source
stringlengths
70
218
subject
stringlengths
18
159
text
stringlengths
329
1.06M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-16-2017-TT-BTNMT-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-hien-trang-khai-thac-su-dung-tai-nguyen-nuoc-356938.aspx
Thông tư 16/2017/TT-BTNMT định mức kinh tế kỹ thuật hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/2017/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2017 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017 và thay thế cho Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường; - Công báo, Cổng thông tin điện tử CP; - Website Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, KHTC, PC, KHCN, Cục QLTNN. BỘ TRƯỞNG Trần Hồng Hà FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "25/07/2017", "sign_number": "16/2017/TT-BTNMT", "signer": "Trần Hồng Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-lien-tich-206-2013-TTLT-BTC-BCA-huong-dan-thu-nop-thue-thu-nhap-ca-nhan-sy-quan-Cong-an-218512.aspx
Thông tư liên tịch 206/2013/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân sỹ quan Công an
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 206/2013/TTLT-BTC-BCA Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THU, NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỸ QUAN, HẠ SỸ QUAN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN VIÊN HƯỞNG LƯƠNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Căn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, công chức, viên chức và nhân viên hưởng lương trong Công an nhân dân như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công (sau đây gọi chung là người nộp thuế) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong Công an nhân dân trả (sau đây gọi chung là tổ chức trả thu nhập). 2. Việc khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế có thu nhập khác ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công và đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các doanh nghiệp trong Công an nhân dân trả thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và pháp luật về quản lý thuế. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với: 1. Người nộp thuế gồm: sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Công an nhân dân; công chức, viên chức, nhân viên, lao động hợp đồng hưởng lương từ tổ chức trả thu nhập. 2. Tổ chức trả thu nhập, cá nhân và tổ chức có liên quan đến việc thu, nộp thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 3. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công gồm: 1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công bằng tiền hoặc không bằng tiền ghi trong quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương, nâng bậc, thăng cấp bậc hàm hoặc ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. 2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người nộp thuế nhận được, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: a) Các khoản phụ cấp, đặc thù trong Công an nhân dân: - Phụ cấp đặc biệt; - Phụ cấp thâm niên nghề đối với sỹ quan, hạ sỹ quan công an; phụ cấp thâm niên vượt khung đối với sỹ quan, hạ sỹ quan công an; - Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đối với công chức, viên chức, nhân viên công an. b) Các khoản phụ cấp đặc thù an ninh: - Phụ cấp, bồi dưỡng đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ đảm nhiệm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, nguy hiểm; khi tham gia huấn luyện, chiến đấu, ứng trực sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, thi hành án, phòng chống lụt bão, tai nạn, thương tích và tìm kiếm cứu nạn và một số nhiệm vụ khác; - Phụ cấp, bồi dưỡng đối với lực lượng công an trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cho cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt - Lào; - Phụ cấp đối với cán bộ, chiến sỹ công an công tác ở vùng cao, hải đảo; - Phụ cấp, bồi dưỡng đối với lực lượng cảnh sát đảm bảo trật tự an toàn giao thông; - Phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và trách nhiệm theo nghề thanh tra đối với thanh tra viên thanh tra chuyên ngành công an, phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên (theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng), phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với cán bộ kiểm tra đảng, phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng chống tham nhũng trong Công an nhân dân; - Phụ cấp, bồi dưỡng đối với lực lượng điều tra án, truy nã tội phạm trong Công an nhân dân; - Phụ cấp đối với cán bộ, chiến sỹ lực lượng công an nhân dân trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám bệnh và đấu tranh với đối tượng nhiễm HIV/AIDS; - Phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường giáo dưỡng, trường văn hóa trong Công an nhân dân; - Phụ cấp ưu đãi đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ trong Công an nhân dân; - Phụ cấp đặc biệt và trợ cấp đặc thù đối với lực lượng tình báo; - Phụ cấp, bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định của pháp luật; - Phụ cấp đặc thù đối với cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân theo Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg ngày 06/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ; - Phụ cấp đối với cán bộ chiến sỹ công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật; - Phụ cấp đối với lực lượng làm nhiệm vụ tại K, C; - Phụ cấp bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ phục vụ bảo vệ các hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam, bảo vệ các ngày lễ lớn của đất nước, lễ tết, truyền thống; - Phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác pháp chế và lao động nghệ thuật trong Công an nhân dân; Phụ cấp đặc thù của lực lượng cơ yếu trong Công an nhân dân: Phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật, mật mã, phụ cấp đặc thù ngành cơ yếu (nếu có), phụ cấp trách nhiệm công việc cơ yếu; - Các khoản phụ cấp an ninh khác cho lực lượng công an theo quy định của pháp luật; - Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh theo quy định của pháp luật; - Trợ cấp xuất ngũ, phục viên; trợ cấp tạo việc làm sau xuất ngũ phục viên; - Trợ cấp đặc thù đối với cán bộ chiến sỹ công an khi nghỉ hưu, hy sinh, từ trần, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật; - Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. c) Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân: c.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; c.2) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; c.3) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; c.4) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, ốm đau, sau điều trị tai nạn, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp tiền tuất một lần, trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội; c.5) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật; c.6) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao; c.7) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. 3. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, trừ các khoản tiền thưởng sau đây: a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như: Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến; - Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng; - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng; - Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng; - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước; - Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu; - Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen. - Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng. b) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. c) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. d) Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. e) Tiền thưởng do có thành tích trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia; tiền thưởng do có thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong phong trào thi đua vì an ninh tổ quốc, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. 4. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác; thù lao khác. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức thực hiện như hướng dẫn tại điểm c, d, đ Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. 5. Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: a) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: - Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; - Vợ hoặc chồng; - Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp. a.1) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm. a.2) Tổ chức chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của tổ chức (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của tổ chức (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo. b) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể. c) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật. d) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành ủy, Tỉnh ủy. e) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn. Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. f) Các khoản thu nhập khác cá nhân nhận được không tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định chung của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 6. Trường hợp tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người nộp thuế không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Điều 4. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. 1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ sau: a) Các khoản giảm trừ gia cảnh. b) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. c) Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Các khoản đóng góp vào các quỹ do Bộ Công an thành lập như quỹ phòng chống thiên tai, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, nghĩa tình đồng đội, nghĩa tình chị em và các quỹ khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế thu nhập cá nhân. Cách xác định các khoản được giảm trừ tại khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. 2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần hướng dẫn tại khoản 2, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. 3. Cách tính thuế. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập, số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. Điều 5. Giảm thuế Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể như sau: 1. Xác định số thuế được giảm. a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó. b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế. c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có). d) Số thuế giảm được xác định như sau: d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại; d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp. 2. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế. 3. Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế: Thủ trưởng các tổ chức trả thu nhập thuộc Bộ Công an xem xét, ban hành quyết định giảm thuế và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Điều 6. Đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế 1. Đối với người nộp thuế trong các tổ chức trả thu nhập. a) Đăng ký thuế a.1) Người nộp thuế trong tổ chức trả thu nhập tạm thời chưa phải đăng ký thuế. a.2) Người phụ thuộc của người nộp thuế trong tổ chức trả thu nhập và các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trong Công an nhân dân tạm thời chưa phải đăng ký thuế. a.3) Đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh. - Đăng ký người phụ thuộc lần đầu: Người nộp thuế thực hiện đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc. - Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc: Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc. - Trường hợp người nộp thuế có chung người phụ thuộc với người nộp thuế khác như vợ hoặc chồng, anh, chị, em ruột... thì phải thỏa thuận để khai người phụ thuộc theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế; nếu người nộp thuế và người nộp thuế khác có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng đều khai giảm trừ gia cảnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Người nộp thuế chỉ phải nộp Tờ khai đăng ký người phụ thuộc, có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ và thủ trưởng tổ chức trả thu nhập mà không phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, đồng thời chịu trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai giảm trừ. b) Khấu trừ thuế b.1) Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và nộp về cơ quan tài chính cấp trên. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, đơn vị dự toán cấp 2 trực tiếp thu và tổng hợp số thuế thu nhập cá nhân của các đơn vị trực thuộc và nộp vào Ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện hàng tháng; số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này. b.2) Trường hợp tổ chức trả thu nhập có phát sinh việc trả thu nhập cho các cá nhân ngoài tổ chức trả thu nhập thì thực hiện khấu trừ thuế với mức 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ thuế do cơ quan thuế cấp hoặc tự in chứng từ khấu trừ thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế. c) Nộp thuế c.1) Hàng tháng, chậm nhất là ngày 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo, tổ chức trả thu nhập nộp số thuế đã khấu trừ lên cơ quan tài chính cấp trên. c.2) Hàng quý, chậm nhất là ngày 30 (ba mươi) của tháng đầu quý tiếp theo, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, các đơn vị dự toán cấp 2 nộp số thuế thu nhập cá nhân của đơn vị và các đơn vị trực thuộc vào Ngân sách nhà nước qua tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị giao dịch. c.3) Hết năm chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm sau, trên cơ sở quyết toán thu, nộp thuế, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, các đơn vị dự toán cấp 2 có trách nhiệm xác định tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, số đã nộp và nộp hết số còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước. d) Khai quyết toán thuế - Người nộp thuế không phải lập hồ sơ quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu tại Điều 3 Thông tư này. Tổ chức trả thu nhập, thực hiện quyết toán thuế thay cho từng cá nhân đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu tại Điều 3 Thông tư này và báo cáo quyết toán chung cùng kỳ với báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm với cơ quan cấp trên. - Khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể, nếu người nộp thuế có số thuế đã khấu trừ trong năm lớn hơn số thuế phải nộp thì tổ chức trả thu nhập bù trừ số chênh lệch vào số thuế phát sinh của cá nhân đó ở kỳ tiếp theo. Nếu người nộp thuế có yêu cầu hoàn lại số thuế đã nộp thừa thì tổ chức trả thu nhập phải hoàn trả cho người nộp thuế đó. Người nộp thuế phải làm đơn đề nghị hoàn thuế gửi tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ hoàn thuế; tổ chức trả thu nhập lấy số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chung trong tháng để hoàn trả, số còn lại nộp lên cấp trên. 2. Đối với doanh nghiệp trong Công an nhân dân. a) Các doanh nghiệp trong Công an nhân dân thực hiện khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và pháp luật về quản lý thuế. b) Người nộp thuế làm việc tại doanh nghiệp trong Công an nhân dân thực hiện đăng ký thuế, khai giảm trừ gia cảnh, xác định số thuế phải nộp, quyết toán thuế, hoàn thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và pháp luật về quản lý thuế. Riêng phụ cấp, trợ cấp đặc thù ngành Công an được trừ vào thu nhập chịu thuế như hướng dẫn theo điểm a, khoản 2, Điều 3 Thông tư này. Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. Hiệu lực thi hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 123/2008/TTLT-BTC-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính - Bộ Công an. Các nội dung khác liên quan đến thu nhập từ tiền lương, tiền công không nêu tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Các nội dung về chính sách thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP hiệu lực từ thời điểm Luật, Nghị định có hiệu lực (01/7/2013). Bộ Công an hướng dẫn hệ thống mẫu biểu báo cáo về khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế; hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong hệ thống tổ chức các đơn vị trong Công an nhân dân. 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện. a) Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, Cục Tài chính - Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. b) Tổ chức trả thu nhập và cá nhân có thu nhập chịu thuế chịu trách nhiệm chấp hành và thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và Bộ Công an (Cục Tài chính) để nghiên cứu giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Đặng Văn Hiếu KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng bí thư, Chủ tịch nước, VP Quốc hội; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; - Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở TC, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Công an, Bộ Tài chính; - Lưu: VT Bộ Tài chính, Công an.
{ "issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "25/12/2013", "sign_number": "206/2013/TTLT-BTC-BCA", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Trần Văn Hiếu", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-121-2008-TT-BTC-co-che-uu-dai-ho-tro-tai-chinh-hoat-dong-dau-tu-quan-ly-chat-thai-ran-82694.aspx
Thông tư 121/2008/TT-BTC cơ chế ưu đãi hỗ trợ tài chính hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- Số: 121/2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Thông tư này hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) có một trong các hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn gồm: đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn; thu gom, vận chuyển chất thải rắn và các hợp tác xã, hộ gia đình thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn. 2. Nội dung đầu tư quản lý chất thải rắn được ưu đãi và hỗ trợ tài chính hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của Điều 13 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 3. Để được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ về tài chính, tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Thông tư này. II. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 1. Điều kiện hưởng cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính Tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ về tài chính hướng dẫn tại khoản 2 Mục này nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau: a. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn. b. Có dự án đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình cơ sở xử lý chất thải rắn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c. Sử dụng công nghệ có khả năng xử lý triệt để chất thải rắn và có hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật. d. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường. e) Phù hợp với tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn đối với cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với cơ sở xử lý chất thải rắn 2.1 Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và chi phí giải phóng mặt bằng a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện hướng dẫn tại khoản 1 Mục này được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong các trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, Nhà nước cho thuê đất. Hồ sơ miễn tiền sử dụng đất; trình tự, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt miễn tiền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 và Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP. Hồ sơ miễn tiền thuê đất; trình tự, thủ tục và thẩm quyền miễn tiền thuê đất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 30/12/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, mặt nước; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 và Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 31/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP . b) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện hướng dẫn tại khoản 1 Mục này được Nhà nước xem xét, hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư như sau: - Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn có nghĩa vụ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định (nếu có) theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được hạch toán vào vốn đầu tư của dự án. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ quy mô, tính chất quan trọng của cơ sở xử lý chất thải rắn và khả năng ngân sách địa phương để xem xét, quyết định hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phải bỏ ra để giải phóng mặt bằng. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn không phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; trường hợp đã chi trả thì được được hạch toán vào vốn đầu tư của dự án. 2.2. Hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước a. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương để xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện, năng lượng; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống cấp nước, thoát nước đến chân hàng rào công trình. b. Hỗ trợ đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Các cơ sở xử lý chất thải rắn được ưu tiên thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và được áp dụng cơ chế tài chính như đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải rắn đô thị quy định tại Thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày 07/11/2003 và Thông tư số 08/2008/TT-BTC ngày 20/01/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 2.3. Hỗ trợ đầu tư bằng nguồn tín dụng ưu đãi Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn được hỗ trợ về tín dụng theo các hình thức vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư từ Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương (nếu có) nếu có đủ điều kiện đối với từng hình thức hỗ trợ. Việc hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ của tổ chức cho vay. 2.4 Ưu đãi về thuế a) Ưu đãi về thuế nhập khẩu - Trang thiết bị nhập khẩu để hình thành tài sản cố định của cơ sở xử lý chất thải rắn được miễn thuế nhập khẩu. - Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của cơ sở xử lý chất thải rắn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi cơ sở xử lý chất thải rắn bắt đầu hoạt động. - Hồ sơ, thủ tục miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. b) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Cơ sở xử lý chất thải rắn có đủ điều kiện được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 2.5 Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn thông qua các chương trình và dự án khoa học công nghệ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề án nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do cơ sở thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện. Trình tự, thủ tục xét chọn, cơ quan xét chọn các đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC ngày 28/11/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ. Các nội dung chi cho nghiên cứu khoa học, việc lập, quyết định, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 25/2003/TTLT/BKHCN-BTC ngày 25/8/2003 hướng dẫn bổ sung một số quy định tại Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC ngày 28/11/2000. 2.6 Hỗ trợ đào tạo lao động - Chi phí đào tạo khi cử người lao động đi học tập (do cơ sở xử lý chất thải rắn trả lương) được tính vào chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chuẩn hoá kiến thức cơ bản cho người lao động tại các cơ sở xử lý chất thải rắn, Uỷ ban nhân dân các cấp tuỳ theo khả năng ngân sách của địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các đối tượng này theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và văn bản hướng dẫn. III. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN 1. Điều kiện hưởng cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính Tổ chức, cá nhân đầu tư các trạm trung chuyển, mua sắm trang thiết bị, xe chuyên dụng, các phương tiện khác phục vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ về tài chính hướng dẫn tại khoản 2 Mục này nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau: a. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn. b. Có dự án đầu tư hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về lao động. d) Phù hợp với tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn đối với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn 2.1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng theo hướng dẫn tại điểm 2.1 khoản 2 Mục II của Thông tư này. 2.2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn được hưởng các ưu đãi về tín dụng theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản 2 Mục II của Thông tư này. 2.3. Ưu đãi về thuế a) Ưu đãi thuế nhập khẩu - Trang thiết bị nhập khẩu để hình thành tài sản cố định của dự án đầu tư trạm trung chuyển, thu gom, vận chuyển chất thải rắn được miễn thuế nhập khẩu. - Hồ sơ, thủ tục miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. b) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn có đủ điều kiện được hưởng miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 2.4 Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, ngoài nguồn thu phí vệ sinh theo quy định còn được ngân sách địa phương hỗ trợ để bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng dịch vụ. Việc xây dựng nội dung giá trị hợp đồng dịch vụ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 9/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thông qua kết quả đầu thầu dịch vụ. 3. Hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn được thu phí vệ sinh theo quy định và được ngân sách địa phương hỗ trợ để bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng dịch vụ. Việc xây dựng nội dung giá trị hợp đồng dịch vụ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.4 khoản 2 Mục này. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn ./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "12/12/2008", "sign_number": "121/2008/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-03-KH-UBND-2019-De-an-Xay-dung-van-hoa-ung-xu-truong-hoc-Hai-Phong-412142.aspx
Kế hoạch 03/KH-UBND 2019 Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trường học Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/KH-UBND Hải Phòng, ngày 04 tháng 01 năm 2019 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1299/QĐ-TTG NGÀY 03/10/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhầm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. 2. Mục tiêu cụ thể a) Giai đoạn 2018 - 2020 - 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định quy tắc ứng xử do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với điều kiện và đặc trưng địa phương của mỗi nhà trường. - Hằng năm có ít nhất 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. - Có ít nhất 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. - Có ít nhất 90% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. b) Giai đoạn 2021 - 2025 - 100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. - Có ít nhất 95% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt về tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. - Có ít nhất 95% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học a) Nội dung tuyên truyền - Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, sinh viên, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong trường học. - Xây dựng các tài liệu giáo dục, tuyên truyền về văn hóa học đường, ứng xử văn hóa dành cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người học trong các cơ sở giáo dục. - Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. b) Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trên báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin khác của trung ương, địa phương, nhà trường. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền. 2. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học a) Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định quy tắc ứng xử trong trường học; trên cơ sở đó các cơ sở giáo dục xây dựng, thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh...). b) Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử. Bộ Quy tắc ứng xử phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi, các cấp học và văn hóa đặc trưng của các địa phương (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, đại học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên). c) Người đứng đầu nhà trường có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học biết và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử. d) Bộ Quy tắc ứng xử phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường, trong phòng học, phòng làm việc và những nơi cần thiết khác của nhà trường; gửi tới từng thành viên nhà trường qua hệ thống email, hệ thống liên lạc điện tử. đ) Cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, Công đoàn nhà trường thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học trong các tiết học chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh... e) Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy. Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên; tạo nền tảng về nhận thức và hành động để xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học. 3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục; thể hiện được giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo, địa phương. Giáo dục nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho nhà giáo, người học. a) Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử - Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non trong các chuyên đề lễ giáo, hoạt động giáo dục... để hình thành và phát triển ở trẻ em ý thức, hành vi ứng xử phù hợp với độ tuổi (lễ phép, kính trọng, yêu thương thầy, cô giáo, ông bà, cha mẹ; yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu cái đẹp). - Đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: + Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục phổ thông, lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung của người học. + Xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự đối với các chủ thể trong trường học, như: văn hóa xếp hàng nơi công cộng, triển khai nguyên tắc tự giáo dục (tự phục vụ) trong các hoạt động liên quan (thư viện, căng tin, trực nhật...). - Đối với cơ sở giáo dục đại học, trường có đào tạo sư phạm, giáo dục nghề nghiệp: + Bổ sung nội dung giáo dục văn hóa ứng xử vào các hoạt động giáo dục, thực hành, thực tập, tình nguyện vì cộng đồng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường, các đoàn thể, địa phương tổ chức. + Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống văn hóa, nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước; đặc biệt là sự tự trọng bản thân và trách nhiệm đúng mực, nhân ái với người khác của học sinh, sinh viên thông qua việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết phù hợp với cấp học, lứa tuổi, trình độ đào tạo trong các chương trình, hoạt động giáo dục, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. + Xây dựng nội dung chuyên đề hướng dẫn văn hóa ứng xử trong chương trình đào tạo của nhóm ngành sư phạm trong các cơ sở đào tạo sư phạm. b) Đổi mới phương pháp, hình thức trong giáo dục văn hóa ứng xử - Đổi mới phương pháp dạy học các môn học: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị, Ngữ văn, Lịch sử... theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong đó, đặc biệt coi trọng phương pháp trải nghiệm, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa của người học; giáo dục kiến thức pháp luật, giáo dục công dân. Thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học sinh. - Đa dạng hóa hình thức giáo dục văn hóa ứng xử thông qua các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại...; đặc biệt phát huy vai trò hướng dẫn về ứng xử văn hóa của các học sinh khóa trên, đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn đối với các học sinh khóa sau. - Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động hát Quốc ca, Lễ chào cờ Tổ quốc và các hoạt động tập thể. - Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần trong công tác thi đua xây dựng trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thiết thực, thường xuyên, hiệu quả trong mỗi năm học. - Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia tuyên truyền về trường học văn hóa, những hành vi ứng xử đẹp, phê phán hành vi chưa đẹp của những người xung quanh; nâng cao thẩm mỹ, nghệ thuật cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục và quan tâm đến các sự kiện thời sự - chính trị của đất nước, quốc tế. - Tạo cơ chế để học sinh, sinh viên phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện và tham gia giám sát các hoạt động nhà trường, việc thực hiện văn hóa ứng xử và dân chủ trong trường học; ngăn chặn các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. - Tăng cường giáo dục, định hướng để học sinh, sinh viên sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, khởi nghiệp, giải trí lành mạnh và thể hiện ứng xử văn hóa trong môi trường mạng Internet, các mạng xã hội; thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng. 4. Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử - Xây dựng tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, đội ngũ cán bộ công tác giáo dục chính trị - học sinh, sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập. - Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội Sinh viên trong trường học. - Xây dựng chuyên đề, tài liệu giáo dục, tổ chức các hoạt động về giáo dục văn hóa ứng xử trong chương trình đào tạo giáo viên trong các cơ sở đào tạo sư phạm để xây dựng đội ngũ nhà giáo gương mẫu, có lòng tự trọng, nhân cách và lối sống văn hóa. 5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử a) Nhà trường - Chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho người học thông qua các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục ứng xử văn hóa của cán bộ, nhà giáo, nhân viên nhà trường. - Rà soát, hoàn thiện, ban hành và triển khai bộ quy tắc ứng xử theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của địa phương; các chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị cốt lõi để sử dụng tại nhà trường. - Tổ chức trao đổi về xây dựng văn hóa ứng xử trong các cuộc họp, sinh hoạt tập thể; gặp gỡ với gia đình người học để phối hợp, thông tin, xử lý trong quá trình tổ chức giáo dục, đào tạo, - Chủ động đề xuất, phối hợp với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn để tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa, phối hợp tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên trong và ngoài trường học; biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích; nhân rộng điển hình nói lời hay, cử chỉ đẹp. - Xây dựng và phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của nhà trường, các hình thức phản ánh, trao đổi, thu thập, xử lý thông tin từ người học, cán bộ, nhà giáo, nhân viên nhà trường, gia đình người học, các cá nhân có liên quan khác về văn hóa ứng xử trong trường học và trên môi trường mạng; góp phần thực hiện dân chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thiết lập cơ chế tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời, đạt hiệu quả giáo dục đối với các hành vi bạo lực học đường, vi phạm quy tắc ứng xử cần xử lý. - Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, văn hóa ứng xử trong nhà trường. - Tổ chức xử lý các cá nhân có hành vi vi phạm bộ quy tắc ứng xử, công bố công khai kết quả xử lý các vụ việc liên quan. - Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo; học sinh, sinh viên trong việc tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Tổ chức học sinh, sinh viên trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, tại địa phương trong dịp Tết trồng cây. b) Gia đình - Có trách nhiệm chính giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực trong văn hóa ứng xử tại gia đình và cộng đồng. - Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tham gia tích cực trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lý các tình huống có liên quan. - Tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nêu gương cho người học trong ứng xử văn hóa. - Tôn trọng và tạo điều kiện để học sinh tham gia đầy đủ, hiệu quả, nghiêm túc kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan đến xây dựng văn hóa ứng xử. - Có hình thức phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường. - Phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong từng năm học. c) Chính quyền địa phương - Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền. - Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho người học tại cộng đồng; hỗ trợ người học gặp khó khăn, xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho người học. - Đưa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hằng năm. - Huy động và sử dụng các thiết chế văn hóa tại địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường. - Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng xử trong các nhà trường; có hình thức động viên khen thưởng các trường học làm tốt; xử lý đối với các đơn vị để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa. - Phối hợp với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong công tác tổ chức xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường. III. KINH PHÍ 1. Nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước. 2. Nguồn thu của các cơ sở giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. 3. Kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo Là cơ quan chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện Kế hoạch. a) Hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ các cơ sở giáo dục; phát hiện, nhân rộng và khen thưởng các tấm gương điển hình trong việc xây dựng văn hóa ứng xử. b) Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố tổ chức các hoạt động tạo môi trường văn hóa trong trường học và tuyên truyền các mô hình văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên và đội ngũ giáo viên, giảng viên trẻ, cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong trường học. c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý. 3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Kế hoạch. b) Chủ trì triển khai các nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức về văn hóa ứng xử đối với cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Tổ chức các hoạt động tạo môi trường văn hóa trong nhà trường; tuyên truyền các mô hình văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên và đội ngũ giáo viên, giảng viên trẻ, cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong trường học. c) Chủ trì triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội để thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. 4. Sở Văn hóa và Thể thao a) Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác xây dựng, đánh giá, kiểm tra và công nhận các danh hiệu văn hóa, ứng xử văn hóa cho cá nhân, tổ chức trong ngành Giáo dục, Lao động Thương binh và Xã hội. b) Tiếp tục lồng ghép nội dung văn hóa ứng xử trong trường học vào Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào thi đua yêu nước và các kế hoạch, đề án khác. 5. Công an thành phố a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo công tác an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường; phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội trong cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục. b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng tài liệu tuyên truyền, tài liệu dạy học có nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục. c) Phối hợp với các sở, ngành và các địa phương xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại khu vực trường học; phát hiện, ngăn chặn các hành vi tuyên truyền, phát hành văn hóa phẩm độc hại trong các nhà trường; quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên hư, có biểu hiện vi phạm pháp luật. 6. Sở Thông tin và Truyền thông a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về văn hóa ứng xử trong trường học và hành vi ứng xử trong trường học thể hiện tại gia đình, cộng đồng; phòng chống tác động tiêu cực của mạng Internet, trò chơi trực tuyến đến học sinh, sinh viên. b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền thông: - Quản lý chặt chẽ nội dung các văn hóa phẩm, báo chí, internet và các chương trình phát thanh, truyền hình. - Quản lý chặt chẽ hoạt động, các không gian mạng, các trang mạng xã hội có liên quan đến văn hóa trong trường học. - Kiểm tra, rà soát nội dung trò chơi trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến (online) bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp người Việt Nam. - Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong học sinh, sinh viên tại cộng đồng. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tuyên truyền về xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên và gia đình, dòng họ tại khu dân cư. 7. Sở Tài chính Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành và địa phương liên quan bố trí ngân sách hằng năm để triển khai các giải pháp thực hiện Kế hoạch. 8. Các sở, ngành liên quan a) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng và thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa học đường đối với đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong hệ thống các nhà trường theo phân cấp quản lý. b) Giám sát, kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện hằng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. 9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện a) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các ban, ngành tại địa phương tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn. b) Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong trường học, trong các gia đình học sinh, sinh viên tại địa phương; bồi dưỡng cán bộ về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, hoạt động văn hóa, thể thao cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương, nhất là vào các dịp nghỉ hè, Lễ, lết. Chủ trì xây dựng và chịu trách nhiệm chính về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; môi trường văn hóa ngoài trường học, để không ảnh hưởng xấu đến văn hóa ứng xử trong trường học. c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền các nội dung về ứng xử văn hóa, các tấm gương ứng xử văn hóa trong hệ thống bản tin, hệ thống thông tin của hệ thống các trường học tại địa phương và phát thanh truyền hình trong hệ thống thông tin cơ sở. d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng kế hoạch và thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử từ gia đình, cộng đồng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn cư trú. đ) Giao trách nhiệm các cấp chính quyền tại địa phương chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong các nhà trường. Bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục tại địa phương. g) Chỉ đạo, giám sát; thanh tra, kiểm tra; đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện hằng năm gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. 10. Đề nghị a) Ủy ban Mặt trần Tổ quốc Việt Nam thành phố Chủ trì tuyên truyền vận động các tổ chức thành viên trong việc giáo dục, giám sát, hỗ trợ xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên và gương mẫu trong thực hiện ứng xử tại cơ quan, đơn vị, tổ chức và tại gia đình, cộng đồng, xã hội trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. b) Liên đoàn Lao động thành phố Tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên là cán bộ, nhà giáo, viên chức trong trường học thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. c) Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố - Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong việc tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên trong các phong trào đang triển khai. - Tuyên truyền, vận động các gia đình xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vai trò làm gương của ông bà, cha mẹ trong giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên. d) Hội Khuyến học thành phố Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, tuyên dương, vinh danh các học sinh, sinh viên vượt khó, học giỏi và các tấm gương người tốt, việc tốt, ứng xử tốt. đ) Hội Cựu chiến binh thành phố Tuyên truyền, vận động các cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên là cựu chiến binh, cựu quân nhân trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong các trường học. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ GD&ĐT; - CT, PCT Lê Khắc Nam; - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; - Các sở, ngành thành phố; - Thành đoàn Hài Phòng; - Liên đoàn Lao động TP; - Hội Liên hiệp PN TP; - Hội Khuyến học thành phố; - Hội Cựu chiến binh thành phố; - UBND các quận, huyện; - Đài PT&TH HP, Báo HP; - Cổng TTĐT TP; - CVP, PCVP Tr.H.Kiên; - Phòng KTGSTĐKT; - CV: GD; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Khắc Nam
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "04/01/2019", "sign_number": "03/KH-UBND", "signer": "Lê Khắc Nam", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-03-2018-TT-BGTVT-kiem-tra-chat-luong-an-toan-ky-thuat-doi-voi-o-to-nhap-khau-373289.aspx
Thông tư 03/2018/TT-BGTVT kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với ô tô nhập khẩu mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2018/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬP KHẨU THUỘC ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 116/2017/NĐ-CP Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Căn cứ Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô (sau đây gọi tắt là Nghị định số 116/2017/NĐ-CP). 2. Thông tư này không điều chỉnh đối với các ô tô được nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô vào Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm ô tô. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài là cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật được nước ngoài chấp thuận, thừa nhận, công nhận có chức năng phát hành: giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu; giấy Chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. 2. Ô tô cùng kiểu loại là các xe ô tô có cùng đặc điểm được xác định theo nguyên tắc nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Báo cáo thử nghiệm khí thải là tài liệu do cơ sở thử nghiệm chuyên ngành của Việt Nam cấp cho ô tô mẫu hoặc động cơ ô tô mẫu theo quy định. 4. Báo cáo thử nghiệm an toàn là tài liệu do cơ sở thử nghiệm chuyên ngành của Việt Nam cấp cho ô tô mẫu theo quy định. 5. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng là tài liệu của nhà sản xuất ô tô nước ngoài cấp cho từng chiếc ô tô trong đó có các thông tin sau: số khung (số VIN); số động cơ; thông số kỹ thuật cơ bản tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; kiểu loại xe xuất xưởng theo giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô. 6. Thủ tục đăng kiểm điện tử là việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai đăng kiểm, trao đổi các thông tin về thủ tục đăng kiểm giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đăng kiểm. 7. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đăng kiểm là hệ thống thông tin do Cơ quan kiểm tra quản lý để thực hiện thủ tục đăng kiểm điện tử. 8. Hệ thống khai đăng kiểm điện tử là hệ thống thông tin phục vụ cho doanh nghiệp nhập khẩu khai báo và tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ tục đăng kiểm điện tử. 9. Bản đăng ký kiểm tra điện tử là một dạng chứng từ điện tử bao gồm tập hợp các chỉ tiêu thông tin khai của doanh nghiệp nhập khẩu. 10. Sự cố giao dịch điện tử là trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đăng kiểm, hệ thống khai đăng kiểm điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau do nguyên nhân khách quan. 11. Chứng chỉ chất lượng là các giấy tờ được quy định từ Phụ lục V đến Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. 12. Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu là giấy Chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc gồm giấy Chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với kiểu loại ô tô và giấy Chứng nhận về bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc kiểu loại động cơ. 13. Tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng là kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu theo hệ thống ISO 9001, hệ thống TS 16949, hệ thống chứng nhận của UNECE, EC, EEC về COP hoặc các tài liệu tương đương được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài. 14. Cơ quan kiểm tra là Cục Đăng kiểm Việt Nam, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này. Chương II QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Điều 4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra (bản giấy hoặc bản điện tử) 1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra đối với ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng gồm: a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; c) Bản sao hóa đơn thương mại; d) Bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu); đ) Bản chính Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; e) Bản sao tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất; g) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của Tờ khai đối với hồ sơ điện tử. 2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra đối với ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng: a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; c) Bản sao giấy Chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; d) Bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; đ) Bản sao tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; e) Bản sao hóa đơn thương mại; g) Bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu); h) Bản chính Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; i) Bản sao tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất; k) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của Tờ khai đối với hồ sơ điện tử; l) Bản sao Báo cáo thử nghiệm khí thải; m) Bản sao Báo cáo thử nghiệm an toàn. Điều 5. Nội dung kiểm tra, thử nghiệm ô tô nhập khẩu 1. Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định, cụ thể như sau: a) Về hồ sơ: kiểm tra tính thống nhất của nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra. b) Về thực tế: thực hiện kiểm tra đối với xe được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. Nội dung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định, cụ thể như sau: a) Về hồ sơ: kiểm tra tính đồng nhất về nội dung của các Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; kiểm tra tính thống nhất Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng với giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại trong cùng một kiểu loại ô tô, trong lô xe nhập khẩu doanh nghiệp khai báo. b) Về thực tế: kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng xe trong lô xe nhập khẩu theo hồ sơ đăng ký kiểm tra; kiểm tra tính đồng nhất của các xe thực tế cùng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu; lấy ngẫu nhiên mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu để đối chiếu các thông số kỹ thuật của xe thực tế với nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra. c) Cơ quan kiểm tra lấy ngẫu nhiên 01 xe mẫu hoặc 02 xe mẫu (trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu dùng 01 mẫu để thử nghiệm an toàn và dùng 01 mẫu để thử nghiệm khí thải) đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu đã được kiểm tra để doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa xe đến các cơ sở thử nghiệm. Việc lấy mẫu phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này để doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình khi làm việc với cơ sở thử nghiệm. d) Thử nghiệm khí thải: thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 86: 2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới” (trừ phép thử bay hơi). đ) Thử nghiệm chất lượng an toàn kỹ thuật: thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 09:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô”; QCVN 10:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố”; QCVN 82:2014/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng” và các quy định của pháp luật hiện hành (trừ thử nghiệm các linh kiện: gương chiếu hậu, kính, đèn chiếu sáng phía trước, lốp, vành hợp kim, vật liệu chống cháy, kết cấu an toàn chống cháy). Điều 6. Trình tự, cách thức thực hiện 1. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra a) Doanh nghiệp nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này và nộp cho cơ quan kiểm tra bằng hình thức trực tiếp hoặc thực hiện thủ tục đăng kiểm điện tử. Tại thời điểm đăng ký kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp tối thiểu các tài liệu: từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều 4 đối với xe đã qua sử dụng; các tài liệu từ điểm a đến điểm i khoản 2 Điều 4 đối với xe chưa qua sử dụng. Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu phải nộp khi đề nghị kiểm tra thực tế, các giấy tờ còn lại của hồ sơ phải được bổ sung trước khi cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng. b) Đối với Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, doanh nghiệp nộp bản sao trên hệ thống trực tuyến và nộp bổ sung bản chính cho cơ quan kiểm tra trước khi kiểm tra xe thực tế. 2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra mà doanh nghiệp nhập khẩu nộp trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định, cơ quan kiểm tra xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đủ theo quy định, cơ quan kiểm tra đề nghị doanh nghiệp nhập khẩu bổ sung. 3. Kiểm tra xe a) Doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình ô tô để cơ quan kiểm tra tiến hành việc kiểm tra tại địa điểm và thời gian đã đăng ký. b) Nội dung kiểm tra xe được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 hoặc từ điểm a đến điểm c khoản 2 Điều 5 của Thông tư này. c) Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày đăng ký kiểm tra xe thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu không xuất trình được xe theo hồ sơ đăng ký để kiểm tra thì cơ quan kiểm tra sẽ tạm thời dừng các thủ tục chứng nhận với hồ sơ đó. Để tiếp tục được thực hiện việc kiểm tra thì doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục đăng ký lại từ đầu. 4. Thử nghiệm mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại Đối với ô tô chưa qua sử dụng, doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu mà cơ quan kiểm tra đã lấy mẫu đến cơ sở thử nghiệm để thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Kết quả thử nghiệm là căn cứ để cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng. 5. Cấp chứng chỉ chất lượng Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nhận đủ tài liệu có liên quan để làm căn cứ chứng nhận, cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng (bản giấy hoặc bản điện tử) như sau: a) Cấp giấy Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe trong toàn bộ lô xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đối với ô tô mẫu đưa đi thử nghiệm thì trong giấy Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu có ghi chú “Chiếc xe này đã dùng để thử nghiệm tại Việt Nam”. b) Cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định đối với: các ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu có ít nhất một trong hai kết quả thử nghiệm về khí thải và kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn không đạt yêu cầu theo quy định; ô tô đã qua sử dụng có kết quả kiểm tra thực tế không đạt hoặc không được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. c) Cấp Thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định. Điều 7. Xử lý trong quá trình kiểm tra 1. Trường hợp ô tô đã qua sử dụng có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài đối với xe đã thay đổi. Khối lượng toàn bộ của ô tô nhập khẩu trong trường hợp này không được lớn hơn giá trị nêu trong tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài. 2. Trường hợp ô tô nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu được phép khắc phục một số hạng mục như: thân vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước; ắc quy không hoạt động. 3. Đối với trường hợp ô tô có dấu hiệu của việc tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung hoặc số VIN (trong trường hợp không có số khung), số động cơ thì cơ quan kiểm tra tiến hành trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên ngành để làm căn cứ cho việc cấp chứng chỉ chất lượng. Chi phí cho việc giám định do cơ quan kiểm tra chi trả theo quy định. 4. Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận nếu phát hiện ô tô nhập khẩu thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thì cơ quan kiểm tra ghi nhận bằng chứng xe thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đối với chiếc xe đó, đồng thời cấp thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. Việc kiểm tra, phân loại và lấy mẫu đại diện của lô xe đối với các xe khác được tiếp tục thực hiện theo quy định. Chương III QUY ĐỊNH VỀ TRIỆU HỒI Ô TÔ Điều 8. Quy định về triệu hồi ô tô bị lỗi kỹ thuật 1. Ô tô thuộc diện phải triệu hồi gồm: a) Ô tô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất; b) Ô tô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu. 2. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu Trường hợp các ô tô đã đưa ra thị trường có lỗi kỹ thuật phải triệu hồi, doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện các công việc sau đây: a) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu không bán ra thị trường các ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được khắc phục; b) Trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu phải gửi tới cơ quan kiểm tra báo cáo bằng văn bản các nội dung sau: nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật; biện pháp khắc phục; số lượng ô tô phải triệu hồi; kế hoạch triệu hồi phù hợp; c) Tuân thủ theo đúng kế hoạch triệu hồi, đồng thời doanh nghiệp phải công bố thông tin về kế hoạch triệu hồi và danh sách ô tô phải triệu hồi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, các đại lý bán hàng một cách kịp thời, đầy đủ; d) Báo cáo bằng văn bản đến cơ quan kiểm tra theo định kỳ 03 tháng và ngay sau thời gian kết thúc triệu hồi theo kế hoạch; đ) Đối với ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được cấp chứng chỉ chất lượng, doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình bằng chứng chứng minh ô tô thực tế đã thực hiện xong việc sửa chữa khắc phục lỗi theo quy định của nhà sản xuất làm căn cứ để tiến hành thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng ô tô nhập khẩu. 3. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra a) Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nhập khẩu về việc tiếp nhận kế hoạch triệu hồi. b) Yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện việc triệu hồi. c) Thông tin về ô tô bị triệu hồi trên trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra. d) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện triệu hồi của doanh nghiệp theo kế hoạch. đ) Tạm dừng các thủ tục chứng nhận chất lượng đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không thực hiện trách nhiệm theo quy định từ điểm a đến điểm d khoản 2 Điều này. e) Cơ quan kiểm tra sẽ xem xét dừng thủ tục chứng nhận chất lượng đối với các ô tô của cùng nhà sản xuất nếu doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp được bằng chứng nhà sản xuất đó không phối hợp để thực hiện kế hoạch triệu hồi. Chương IV QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ CHẤT LƯỢNG Điều 9. Nguyên tắc phát hành chứng chỉ chất lượng 1. Đối với hồ sơ giấy, các liên của chứng chỉ chất lượng được phát hành gồm: liên lưu, liên sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan, liên sử dụng để thu phí trước bạ và đăng ký xe. 2. Đối với hồ sơ điện tử: phát hành bản giấy chứng chỉ chất lượng khi cơ quan có liên quan chưa thực hiện việc kết nối sử dụng dữ liệu điện tử với cơ quan kiểm tra. 3. Chứng chỉ chất lượng cấp cho ô tô nhập khẩu (bản giấy hoặc bản điện tử) được sử dụng vào các mục đích: giải quyết thủ tục hải quan; thu phí trước bạ; đăng ký xe; kiểm định lưu hành lần đầu hoặc để giải quyết các thủ tục khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Điều 10. Quy định về cấp lại chứng chỉ chất lượng 1. Chứng chỉ chất lượng được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng. 2. Doanh nghiệp nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ cấp lại chứng chỉ chất lượng trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan kiểm tra. Hồ sơ bao gồm: a) Văn bản đề nghị cấp lại chứng chỉ chất lượng; b) Bản chính chứng chỉ chất lượng (đối với trường hợp bị hỏng). 3. Cách thức cấp lại do bị mất a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản gửi doanh nghiệp nhập khẩu và các cơ quan: hải quan, thuế và công an; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan kiểm tra hướng dẫn doanh nghiệp nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ. b) Sau 30 ngày, kể từ ngày phát hành Thông báo nêu tại điểm a khoản này, nếu không nhận được phản hồi từ các cơ quan có liên quan, cơ quan kiểm tra sẽ cấp bản sao chứng chỉ chất lượng (bản giấy hoặc bản điện tử); trường hợp không cấp lại, cơ quan kiểm tra có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 4. Cách thức cấp lại do bị hỏng: trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan kiểm tra thực hiện việc cấp lại bản sao chứng chỉ chất lượng trong vòng 04 ngày làm việc (bản giấy hoặc bản điện tử); trường hợp không cấp lại, cơ quan kiểm tra có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chương V TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu 1. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp lệ và hợp pháp của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho cơ quan kiểm tra. 2. Đảm bảo giữ nguyên trạng ô tô nhập khẩu để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra. 3. Phối hợp với cơ quan kiểm tra, cơ sở thử nghiệm trong quá trình kiểm tra, thử nghiệm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 4. Trường hợp xảy ra sự cố giao dịch điện tử trên hệ thống khai đăng kiểm điện tử, doanh nghiệp nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan quản lý để phối hợp giải quyết. 5. Nộp các khoản phí (giá), lệ phí theo quy định của pháp luật. Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra 1. Thống nhất phát hành, quản lý chứng chỉ chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, chứng nhận, đảm bảo tính đồng nhất của các xe trong lô chứng nhận đúng với ô tô mẫu, động cơ ô tô mẫu được thử nghiệm. 2. Trường hợp xảy ra sự cố giao dịch điện tử trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đăng kiểm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra chậm nhất 04 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố trong giờ hành chính hoặc 04 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc tiếp theo đối với những sự cố xảy ra trong thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật. 3. Thu các khoản phí (giá), lệ phí liên quan tới việc kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng theo quy định của pháp luật. 4. Lưu trữ hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy đã được điện tử hóa trong thời hạn 05 năm đối với các hồ sơ đã hoàn thiện việc kiểm tra ô tô nhập khẩu. 5. Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu để báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở thử nghiệm 1. Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật của ô tô theo quy định hiện hành theo đề nghị của doanh nghiệp nhập khẩu. 2. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn doanh nghiệp nhập khẩu chuẩn bị ô tô mẫu, động cơ ô tô mẫu để thử nghiệm theo quy định. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018. Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp 1. Các ô tô nhập khẩu có thời điểm mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Luật Hải quan hoặc về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì được kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng xe cơ giới nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT) và Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT). 2. Việc kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu đối với các xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến thời điểm có hiệu lực của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP , quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT và Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT. 3. Các Chứng chỉ chất lượng xe cơ giới nhập khẩu đã cấp cho xe cơ giới nhập khẩu theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT và Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT vẫn có giá trị sử dụng để giải quyết các thủ tục hải quan, thu phí trước bạ, đăng ký xe, kiểm định lưu hành lần đầu hoặc để giải quyết các thủ tục khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Điều 16. Trách nhiệm thi hành 1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để hướng dẫn, xử lý./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Bộ GTVT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Thọ PHỤ LỤC I MẪU - BẢN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------------- BẢN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Application form for technical safety quality and environmental protection inspection for imported motor vehicle) Kính gửi (To): Cục Đăng kiểm Việt Nam Người nhập khẩu (Importer): Địa chỉ (Address): Mã số thuế (Tax code): Thư điện tử (Email): Người đại diện (Representative): Số điện thoại (Telephone N0) Đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu với các nội dung sau (Request for technical safety quality and environmental protection inspection for imported motor vehicles with the following contents): Hồ sơ kèm theo (Attached documents): + Hóa đơn thương mại/giấy tờ tương đương (Commerce invoice/equivalent documents): + Số lượng Bản thông tin xe cơ giới (Quantity of Information sheets): + Số lượng xe (Quantity of vehicles): + Các giấy tờ khác (Other related documents): Thời gian và địa điểm kiểm tra dự kiến (Date and Anticipated inspection site): Người liên hệ (Contact person): Số điện thoại (Telephone N0): Thư điện tử (Email): (người nhập khẩu) cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ và chất lượng của xe cơ giới nhập khẩu. (The Importer undertakes and is responsible for the legality of the application document and the technical safety quality, environment protection of imported motor vehicles) Xác nhận của cơ quan kiểm tra Số đăng ký kiểm tra: (Registered N0 for inspection) (Date) ,ngày tháng năm Đại diện cơ quan kiểm tra (Inspection Body) Người nhập khẩu (Importer) (Date) , ngày tháng năm BẢN KÊ CHI TIẾT XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (List of imported motor vehicles) (Kèm theo Bản đăng ký kiểm, tra số (Attached to Application form with Registered N0 for inspection): ) Số TT (N0) Loại phương tiện (Vehicle’s type) Nhãn hiệu/Tên thương mại (Trade mark/ Commercial name) Số khung (hoặc số VIN) (Chassis or VIN N0) Số động cơ (Engine N0) Năm sản xuất (Production year) Màu xe (Color) Giá NK (Unit Price) Loại tiền tệ (Currency) Tình trạng phương tiện (Vehicle's status) 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. PHỤ LỤC II NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH Ô TÔ CÙNG KIỂU LOẠI (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH Ô TÔ CÙNG KIỂU LOẠI Ô tô cùng kiểu loại là các ô tô của cùng một chủ sở hữu công nghiệp (nhà sản xuất), cùng nhãn hiệu (Trade mark), cùng thiết kế (hoặc Type Approval number), Model Code, cùng các thông số kỹ thuật cơ bản thể hiện trong Chứng chỉ chất lượng, cùng nước sản xuất. Đối với các ô tô có sự thay đổi nhưng vẫn được coi là sản phẩm cùng kiểu loại nếu xe vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật dưới đây: - Loại phương tiện; - Nhãn hiệu phương tiện; - Số người cho phép chở kể cả người lái; - Kiểu dáng, kết cấu của cabin, khung hoặc thân vỏ ô tô; - Ký hiệu của: động cơ, hộp số, cầu chủ động; - Loại nhiên liệu sử dụng; - Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, kiểu cơ cấu phanh; - Hệ thống lái: kiểu loại cơ cấu lái; - Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kết cấu của bộ phận đàn hồi; - Hệ thống chuyển động: ký hiệu của cầu bị động; - Trang thiết bị đặc trưng (nếu có) PHỤ LỤC III MẪU - BẢN THÔNG TIN XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BẢN THÔNG TIN XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Information sheet of imported motor vehicle) I. THÔNG TIN CHUNG (General information) 1. Người nhập khẩu (Importer): 2. Địa chỉ (Address): 3. Người đại diện (Representative): 4. Số điện thoại (Telephone N0): 5. Thư điện tử (Email): 6. Số tham chiếu (Reference certificate N0): 7. Số báo cáo thử nghiệm an toàn (Safety test report N0): 8. Số báo cáo thử nghiệm khí thải (Emission test report N0): 9. Tài liệu đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng (Conformity of Production): 10. Loại phương tiện (Vehicle's type): 11. Nhãn hiệu (Trade mark): 12. Tên thương mại (Commercial name): 13. Mã kiểu loại (Model code): 14. Nước sản xuất (Production country): 15. Nhà máy sản xuất (Production Plant): 16. Địa chỉ nhà máy sản xuất (Address of Production Plant): 17. Tiêu chuẩn khí thải (Emission standard): 18. Số đăng ký kiểm tra (Registered N0 for inspection): II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN (Major technical specification) 1. Công thức bánh xe (Drive configuration): 2. Khối lượng (mass)(kg) 2.1. Khối lượng bản thân (Kerb mass): 2.1.1. Phân bố lên trục 1 (Distributed on 1st axle): (*) … 2.1.10. Phân bố lên trục 10 (Distributed on 10th axle): (*) 2.2. Khối lượng chuyên chở thiết kế lớn nhất (Max. designed pay mass): (*) / / 2.3. Khối lượng hàng chuyên chở cho phép lớn nhất (Max. authorized pay mass): (*) / / 2.4. Khối lượng toàn bộ thiết kế (Max. designed total mass): / / 2.4.1. Phân bố lên trục 1 (Distributed on 1st axle): (*) / / … 2.4. 10. Phân bố lên trục 10 (Distributed on 10th axle): (*) / / 2.5. Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (Max. authorized total mass): / / 2.5.1. Phân bố lên trục 1 (Distributed on 1st axle): (*) / / … 2.5.10. Phân bố lên trục 10 (Distributed on 10th axle): (*) / / 2.6. Khối lượng kéo theo theo thiết kế lớn nhất (Max. designed towed mass): (**) 2.7. Khối lượng kéo theo cho phép lớn nhất (Max. authorized towed mass): (**) 3. Số người cho phép chở, kể cả người lái (Passenger capacity including driver): 3.1. Số người ngồi, kể cả người lái (Seating passenger capacity including driver): 3.2. Số người đứng (Standing passenger capacity): 3.3. Số người nằm (Lying passenger capacity): 3.4. Số người ngồi xe lăn (Wheelchair passenger capacity): 4. Kích thước (Dimensions)(mm) 4.1. Kích thước bao: dài x rộng x cao (Overall dimensions L x W x H): x x 4.2. Khoảng cách trục (Wheel space): + + +... 4.3. Chiều rộng cơ sở trước (Front track): 4.4. Chiều rộng cơ sở sau (Rear track): 4.5. Chiều dài đầu xe (Front over hang) 4.6. Chiều dài đuôi xe (Rear over hang): / 4.7. Khoảng cách từ tâm lỗ lắp chốt kéo đến điểm đầu tiên của ô tô đầu kéo (min/max) (**) / (Distance between coupling pin and front end of tractor truck): 4.8. Kích thước (lớn nhất/nhỏ nhất) của lòng thùng xe hoặc bao ngoài xi téc: (Inside dimensions (max/min) of cargo deck or outside dimensions (max/min) of tank): / x / x / 4.9. Thể tích xi téc/khối lượng riêng hàng chuyên chở (Tank volume/density): / 4.10. Kích thước khoang hành lý (Dài x Rộng x Cao)/số khoang (Dimensions (LxWxH)/number of luggage compartment): x x / 4.11. Wt: 4.12. Offset: / 5. Động cơ (Engine) Lựa chọn 1 trong 3 loại động cơ (5.1 hoặc 5.2 hoặc 5.3) 5.1. Động cơ đốt trong (Internal combustion engine) 5.1.1. Ký hiệu, loại động cơ (Engine model, engine type): , Tăng áp (Turbocharged, Supercharged...) 5.1.2. Thể tích làm việc (Displacement): (cm3) 5.1.3. Công suất lớn nhất/ tốc độ quay (Max output/rpm): / (kW/rpm) 5.1.4. Mô men lớn nhất/ tốc độ quay (Max Torque/rpm): / (N.m/rpm) 5.1.5. Loại nhiên liệu (Fuel): 5.1.6. Thể tích thùng nhiên liệu (Volume of fuel tank): + (lít) 5.2. Động cơ xe hybrid (Engine and motor for Hybrid vehicle) 5.2.1. Ký hiệu, loại động cơ đốt trong (Engine model, engine type): , Tăng áp (Turbocharged, Supercharged...): 5.2.2. Thể tích làm việc (Displacement): (cm3) 5.2.3. Công suất lớn nhất/ tốc độ quay (Max output/rpm): / (kW/rpm) 5.2.4. Mô men lớn nhất/ tốc độ quay (Max Torque/rpm): / (N.m/rpm) 5.2.5. Loại nhiên liệu (Fuel): 5.2.6. Thể tích thùng nhiên liệu (Volume of fuel tank): + (lít) 5.2.7. Công suất lớn nhất của toàn hệ thống (Max. combined system rated power): (kW) 5.2.8. Công suất lớn nhất của động cơ điện dẫn động cầu trước (Max. front motor rated power): (kW) 5.2.9. Công suất lớn nhất của động cơ điện dẫn động cầu sau (Max. rear motor rated power): (kW) 5.3. Động cơ điện (Electric motor) 5.3.1. Ký hiệu, loại động cơ (Motor model, motor type): 5.3.2. Điện áp hoạt động (Operating voltage): (V) 5.5.3. Công suất lớn nhất (Max. rated power): (kW) 5.3.4. Loại ắc quy/Điện áp-Dung lượng (Type of Battery/Voltage-capacity): / (V)- (Ah) 6. Hệ thống truyền lực và chuyển động (Transmission system) 6.1. Loại/dẫn động ly hợp (Type/actuation of clutch): / / 6.2. Ký hiệu/loại/số cấp tiến-Iùi/điều khiển hộp số (model/type/number of forward-backward speed/control of gearbox): / / tiến- lùi/ 6.3. Tỷ số truyền hộp số (Gear ratios): Tỷ số truyền của số tiến / / / / / / / / / / / / / / / / / / / / / / (1) Tỷ số truyền của số lùi / / / (2) 6.4. Ký hiệu/loại/số cấp/điều khiển hộp phân phối (type/model/control of auxiliary gearbox): / / / 6.5. Vị trí/tỷ số truyền cầu chủ động (Position/ratio of drive axles): / 6.6. Ký hiệu/khả năng chịu tải của trục 1 (Model/capacity of 1st axle): / … / 6.7. Ký hiệu/khả năng chịu tải của trục 10 (Model/capacity 10th axle): / 6.8. Số lượng/cỡ/khả năng chịu tải của một lốp trục 1 (Quantity/size/max load of tyre of 1st axle): / / …. / / 6.17. Số lượng/cỡ/khả năng chịu tải của một lốp trục 10 (Quantity/size/max load of tyre of 1st axle): / / 6.18. Số lượng lốp dự phòng (Quantity of spare tyre) 7. Hệ thống treo (Suspension system) 7.1. Loại treo/loại giảm chấn/số lá nhíp + bầu khí trục 1 (Type/type of shock absorber/Quantity of leaf springs + air springs of 1st axle): , / / + … 7.10. Loại treo/loại giảm chấn/số lá nhíp + bầu khí trục 10 (Type/type of sock absorber/Quantity of leaf springs + air springs of 10th axle): , / / + 8. Hệ thống lái (Steering system) Ký hiệu (model): Loại cơ cấu lái (type): Trợ lực (powered) 9. Hệ thống phanh (Brake system) 9.1. Hệ thống phanh chính (Type of braking system): 9.1.1. Loại cơ cấu phanh chính trục 1 (service brake of 1st axle): … 9.1.10. Loại cơ cấu phanh chính trục 10 (service brake of 10th axle): 9.2. Loại phanh đỗ/vị trí tác động (Parking brake/possition): / 9.3. Loại phanh phụ trợ (Auxiliary brake): 10. Thân xe (Body) 10.1. Loại thân xe (type of body work): 10.2. Số lượng cửa sổ (Quantity of window):(***) 10.3. Số lượng cửa thoát hiểm (Quantity of emergency exits): (***) 10.4. Số phê duyệt kiểu cửa kính/gương (Type approval number of glass/mirror): 10.5. Loại dây đai an toàn cho người lái (type of driver's seatbelt): 10.6. Loại/số lượng dây đai an toàn cho hành khách (type/quantity of passenger's seatbelt): / / 11. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và thiết bị điện (Light, light- signaling and electrical equipment) TT Loại đèn (Lamps) Số lượng (quantity) Màu sắc (color) 11.1. Đèn chiếu sáng phía trước (head lamps) 11.2. Đèn sương mù phía trước (front fog lamps) 11.3. Đèn sương mù phía sau (rear fog lamps) 11.4. Đèn báo rẽ phía trước (front turn signal lamps) 11.5. Đèn báo rẽ phía sau (rear turn signal lamps) 11.6. Đèn báo rẽ bên (side turn signal lamps) 11.7. Đèn vị trí phía trước (front position lamps) 11.8. Đèn vị trí phía sau (rear position lamps) 11.9. Đèn báo đỗ phía trước (front parking lamps) 11.10. Đèn báo đỗ phía sau (rear parking lamps) 11.11. Đèn phanh (stop lamps) 11.12. Đèn soi biển số phía sau (rear licence plate lamps) 11.13. Đèn lùi (reversing lamps) 11.14. Số lượng/màu sắc tấm phản quang (quantity/color of reflective panels): / 11.15. Loại ắc quy/Điện áp-Dung lượng (Type of Battery/Voltage-capacity): / (V)- (Ah) 11.16. Số lượng ắc quy (Quantity of battery): 12. Thiết bị đặc trung (Special equipment): III. GHI CHÚ (Remarks): IV. BẢN KÊ CHI TIẾT XE NHẬP KHẨU CÙNG KIỂU LOẠI (List of same type-imported motor vehicles) Số TT (N0) Số khung (hoặc số VIN) (Chassis or VIN N0) Số động cơ (Engine N0) Năm sản xuất (Production year) Màu xe (Color) Giá NK (Unit Price) Loại tiền tệ (Currency) Tình trạng phương tiện (Vehicle's status) 1. 2. 3. 4. 5. (Date) , ngày tháng năm Người nhập khẩu (Importer) Chú thích: (*) Không áp dụng với ô tô con; (**) Chỉ áp dụng với ô tô đầu kéo và ô tô được thiết kế để kéo rơ moóc; (***) Chỉ áp dụng với ô tô khách; Không phải khai nội dung về Ký hiệu tại các mục 4.5, mục 5.3; mục 6, mục 8 và mục 10.4 đối với xe đã qua sử dụng. PHỤ LỤC IV NỘI DUNG KIỂM TRA Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Nội dung kiểm tra Yêu cầu 1. Kiểm tra nhận dạng, tổng quát 1.1 Tình trạng hoạt động của xe Xe cơ giới phải ở trạng thái hoạt động bình thường, bảo đảm đầy đủ công dụng, chức năng, có hình dáng và kết cấu phù hợp với tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật đã đăng ký tại cơ quan kiểm tra. 1.2 Số khung, Số động cơ Số động cơ và số khung hoặc số VIN (trong trường hợp không có số khung) của ô tô không bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại và đúng với hồ sơ đăng ký kiểm tra.. 1.3 Kích thước, khối lượng, sự phân bố khối lượng a) Kích thước, khối lượng và giá trị phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp với tài liệu của nhà sản xuất; b) Kích thước, khối lượng cho phép và giá trị phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp các quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định tương ứng. 2. Kiểm tra khung và các phần gắn với khung 2.1. Khung và các liên kết 2.1.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại; b) Không nứt, gẫy, biến dạng, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt; c) Liên kết chắc chắn; d) Không mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu. 2.1.2 Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau (Ba đờ sốc và rào chắn) a) Đầy đủ, đúng quy cách b) Lắp đặt chắc chắn; c) Không nút, gẫy, hư hỏng gây nguy hiểm. 2.1.3 Móc kéo a) Đúng kiểu loại, đầy đủ chi tiết, lắp đặt chắc chắn; b) Không nứt, gãy, biến dạng, quá mòn; c) Cóc, chốt hãm không tự mở; d) Xích, cáp bảo hiểm (nếu có) lắp đặt chắc chắn; đ) Cóc, chốt hãm không bị kẹt. 2.2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng 2.2.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; b) Không nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng; c) Không lọt khí từ động cơ, khí xả vào trong khoang xe, buồng lái. 2.2.2 Dầm ngang, dầm dọc a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; b) Không nứt, gãy, mục gỉ, biến dạng. 2.2.3 Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Bản lề, chốt đầy đủ, không lỏng, không hư hỏng; c) Đóng, mở nhẹ nhàng; d) Khóa cửa, cửa không tự mở, đóng hết khóa. 2.2.4 Cơ cấu khóa, mở buồng lái; thùng xe; khoang hành lý; khóa hãm công-ten-nơ a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Khóa mở nhẹ nhàng; c) Khóa không tự mở; d) Có tác dụng. 2.2.5 Sàn a) Lắp đặt chắc chắn; b) Không thủng, rách. 2.2.6 Ghế ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm a) Đúng hồ sơ kỹ thuật, bố trí và kích thước ghế, giường đúng quy định: b) Lắp đặt chắc chắn; c) Cơ cấu điều chỉnh (nếu có) có tác dụng; d) Không rách mặt đệm. 2.2.7 Bậc lên xuống a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, không nứt, gãy; b) Không mọt gỉ, thủng. 2.2.8 Tay vịn, cột chống a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, không nứt, gãy; b) Không mọt gỉ. 2.2.9 Giá để hàng, khoang hành lý a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, không nứt, gãy; b) Không mọt gỉ, thủng, rách. 2.2.10 Chắn bùn a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Không rách, thủng, mọt gỉ, vỡ. 2.3. Mâm kéo và cơ cấu kéo của ô tô đầu kéo 2.3.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Các chi tiết không bị biến dạng, gãy, rạn nứt, quá mòn. 2.3.2 Khả năng hoạt động Cơ cấu khóa mở chốt kéo hoạt động đúng chức năng. 3. Kiểm tra khả năng quan sát của người lái 3.1 Tầm nhìn Không lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai bên. 3.2 Kính chắn gió a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Đúng quy cách, phải là kính an toàn; c) Không vỡ, rạn nứt ảnh hưởng đến tầm nhìn người lái; d) Hình ảnh quan sát rõ ràng, không bị méo. 3.3 Gương quan sát phía sau a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Hình ảnh quan sát rõ ràng, không bị méo; c) Không nứt, vỡ; điều chỉnh được. 3.4 Gạt nước a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Lưỡi gạt không quá mòn; c) Đảm bảo tầm nhìn của người lái; đ) Hoạt động bình thường. 3.5 Phun nước rửa kính a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Có hoạt động và phun đúng vào phần được quét của gạt nước. 4. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu 4.1. Hệ thống điện 4.1.1 Dây điện a) Lắp đặt chắc chắn; b) Vỏ cách điện không bị hư hỏng; c) Không bị cọ sát vào các chi tiết chuyển động; 4.1.2 Ắc quy a) Lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; b) Không rò rỉ môi chất. 4.2. Đèn chiếu sáng phía trước 4.2.1 Tình trạng và sự hoạt động a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, không vỡ; b) Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn; c) Sáng khi bật công tắc; d) Thấu kính, gương phản xạ không bị mờ, nứt; đ) Mầu ánh sáng phải là mầu trắng, trắng xanh hoặc vàng nhạt. 4.2.2 Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa (đèn pha) a) Hình dạng của chùm sáng phải đúng; b) Cường độ sáng lớn hơn 10.000 cd. 4.2.3 Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần (đèn cốt) Hình dạng của chùm sáng phải đúng; 4.3. Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên 4.3.1 Tình trạng và sự hoạt động a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, không bị vỡ; b) Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn; c) Sáng khi bật công tắc; d) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng không bị mờ, không bị nứt; đ) Mầu ánh sáng phải là mầu trắng hoặc vàng nhạt đối với đèn phía trước và phải là mầu đỏ đối với đèn phía sau; e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm phải theo từng cặp đối xứng nhau, đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ. 4.3.2 Chỉ tiêu về ánh sáng Cường độ sáng và diện tích phát sáng đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. 4.4. Đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm 4.4.1 Tình trạng và sự hoạt động a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, không vỡ; b) Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn; c) Hoạt động khi bật công tắc; d) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng không bị mờ, nứt; đ) Màu ánh sáng: đèn phía trước xe phải là màu vàng, đèn phía sau xe phải là màu vàng hoặc màu đỏ; e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm phải theo từng cặp đối xứng nhau, đồng bộ về màu sắc và kích cỡ; hoạt động đồng thời, cùng tần số nháy. 4.4.2 Chỉ tiêu về ánh sáng Cường độ sáng và diện tích phát sáng đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. 4.4.3 Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy a) Đèn sáng trong vòng 3 giây kể từ khi bật công tắc; b) Tần số nháy nằm trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút. 4.5. Đèn phanh 4.5.1 Tình trạng và sự hoạt động a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, không vỡ; b) Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn; c) Sáng khi phanh xe; d) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng không bị mờ, nứt; đ) Màu ánh sáng phải màu đỏ; e) Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau đồng bộ về màu sắc và kích cỡ. 4.5.2 Chỉ tiêu về ánh sáng Cường độ sáng và diện tích phát sáng đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. 4.6. Đèn lùi 4.6.1 Tình trạng và sự hoạt động a) Đầy đủ, đúng kiểu loại; b) Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, không bị vỡ; c) Sáng khi cài số lùi; d) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng không bị mờ, nứt; đ) Màu ánh sáng phải là màu trắng. 4.6.2 Chỉ tiêu về ánh sáng Cường độ sáng và diện tích phát sáng đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. 4.7. Đèn soi biển số 4.7.1 Tình trạng và sự hoạt động a) Đầy đủ, đúng kiểu loại; b) Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn; c) Sáng khi bật công tắc; d) Kính tán xạ ánh sáng không bị mờ, nứt, vỡ; đ) Màu ánh sáng phải là màu trắng. 4.7.2 Chỉ tiêu về ánh sáng Cường độ sáng và diện tích phát sáng đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày. 4.8. Còi 4.8.1 Tình trạng và sự hoạt động a) Đầy đủ, đúng kiểu loại; b) Âm thanh phát ra liên tục, âm lượng ổn định; c) Điều khiển không bị hư hỏng, điều khiển dễ dàng, lắp đặt đúng vị trí. 4.8.2 Âm lượng Âm lượng từ 90 dB(A) đến 115 dB(A). 5. Kiểm tra bánh xe 5.1 Tình trạng chung a) Đầy đủ, đúng thông số của lốp do nhà sản xuất xe cơ giới quy định trong tài liệu kỹ thuật; b) Lắp đặt chắc chắn, có đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng; c) Áp suất lốp đúng; d) Vành, đĩa vành không bị rạn, nứt, cong vênh; đ) Vòng hãm khít vào vành bánh xe; e) Lốp không bị nút, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành; g) Lốp bánh dẫn hướng hai bên cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp đồng đều, không sử dụng lốp đắp h) Lốp mòn đều, không bị mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất; i) Bánh xe quay trơn, không bị bó kẹt, không cọ sát vào phần khác; k) Moay ơ không rơ. 5.3 Giá lắp và lốp dự phòng (nếu có theo tài liệu của nhà sản xuất) a) Giá lắp chắc chắn, không nứt gãy; b) Lốp dự phòng gá lắp an toàn; c) Lốp dự phòng đầy đủ; không nứt vỡ, phồng, rộp, mòn đến dấu chỉ báo của nhà sản xuất. 6. Kiểm tra hệ thống phanh 6.1. Dẫn động phanh 6.1.1 Trục bàn đạp phanh a) Đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; b) Trục xoay không quá chặt, kẹt; c) Ổ đỡ, trục không quá mòn, rơ. 6.1.2 Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, không rạn, nứt; b) Không cong vênh; c) Bàn đạp tự trả lại đúng vị trí ban đầu khi nhả phanh; d) Bàn đạp phanh có hành trình tự do, dự trữ hành trình; đ) Mặt chống trượt lắp chặt, không bị mất và quá mòn. 6.1.3 Cần hoặc bàn đạp điều khiển phanh đỗ xe a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, không rạn, nứt; b) Không cong vênh; c) Cóc hãm có tác dụng; d) Chốt, cơ cấu cóc hãm không quá mòn; đ) Hành trình làm việc đúng quy định của nhà sản xuất. 6.1.4 Van phanh điều khiển bằng tay a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Bộ phận điều khiển không nứt, hỏng, không quá mòn; c) Van điều khiển làm việc đúng chức năng, ổn định; Các mối liên kết không bị lỏng, không có sự rò rỉ trong hệ thống. 6.1.5 Ống cứng, ống mềm a) Đúng kiểu loại, lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn; b) Không bị cọ sát vào bộ phận khác của xe; c) Chỗ kết nối ống không bị rò rỉ d) Ống cứng không biến dạng, bị rạn, nứt, mọt gỉ; ống mềm không bị nứt, phồng rộp, vặn xoắn, quá mòn, ống không quá ngắn; 6.1.6 Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; b) Không bị cọ sát vào bộ phận khác của xe; c) Không rạn, nứt, biến dạng, quá mòn, gỉ; d) Đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng; đ) Cáp không bị đứt sợi, thắt nút, kẹt chùng lỏng. 6.1.7 Đầu nối cho phanh rơ moóc, sơ mi rơ moóc a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Khóa, van tự đóng không bị hư hỏng; c) Khóa, van chắc chắn, lắp đặt đúng; d) Không bị rò rỉ. 6.1.8 Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xi lanh phanh) a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Không rạn, nứt, vỡ, biến dạng; c) Không bị rò rỉ; d) Đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng. 6.2. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất 6.2.1 Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước. a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt đúng, chắc chắn; b) Áp suất không giảm rõ rệt, không nghe rõ tiếng rò khí; c) Bình chứa không rạn, nứt, biến dạng, mọt gỉ; d) Các van an toàn, van xả nước, có tác dụng. 6.2.2 Các van phanh a) Đúng kiểu loại, lắp đặt đúng, chắc chắn; b) Không bị hư hỏng, rò rỉ. 6.2.3 Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính a) Đúng kiểu loại, chắc chắn; b) Trợ lực không hư hỏng, có tác dụng; c) Xi lanh phanh chính không bị hư hỏng, rò rỉ; d) Đủ dầu phanh, đèn báo dầu phanh không sáng; đ) Nắp bình chứa dầu phanh kín, không bị mất. 6.3. Sự làm việc và hiệu quả phanh chính 6.3.1 Sự làm việc Lực phanh có tác động. 6.4. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh đỗ 6.4.1 Sự làm việc Có tác động. 6.5. Sự hoạt động của các trang thiết bị phanh khác 6.5.1 Phanh chậm dần bằng động cơ Hệ thống có hoạt động. 6.5.2 Hệ thống chống hãm cứng a) Thiết bị cảnh báo không bị hư hỏng; b) Thiết bị cảnh báo báo hiệu không có hư hỏng trong hệ thống. 7. Kiểm tra hệ thống lái 7.1. Vô lăng lái 7.1.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt đúng; b) Phải bắt chặt với trục lái; c) Vô lăng lái, không bị nứt, gãy, biến dạng. 7.1.2 Độ rơ vô lăng lái Sự dịch chuyển tự do của một điểm trên vô lăng lái không vượt quá 1/5 đường kính vô lăng lái. 7.2. Trụ lái và trục lái Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Trục lái không rơ dọc, rơ ngang; c) Không nứt, gãy, biến dạng; d) Cơ cấu thay đổi độ nghiêng, độ dài đảm bảo khóa vị trí chắc chắn. 7.3. Cơ cấu lái Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không bị hư hỏng; c) Không nứt, vỡ; d) Cao su chắn bụi đầy đủ, không bị rách, vỡ; đ) Không chảy dầu thành giọt. 7.4. Sự làm việc của trục lái và cơ cấu lái Sự làm việc a) Không bó kẹt khi quay; b) Di chuyển liên tục, không giật cục; c) Lực đánh lái ổn định; không có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải; d) Không có sự khác biệt lớn giữa góc quay bánh dẫn hướng về bên trái và bên phải; đ) Không có tiếng kêu bất thường trong cơ cấu lái. 7.5. Thanh và đòn dẫn động lái 7.5.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại; b) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng, lắp đặt chắc chắn; c) Không bị cọ sát vào bộ phận khác của xe; d) Không nứt, gãy, biến dạng. 7.5.2 Sự làm việc a) Di chuyển không bị chạm vào các chi tiết khác; b) Di chuyển liên tục, không bị giật cục; c) Di chuyển không quá giới hạn. 7.6. Khớp cầu và khớp chuyển hướng 7.6.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại; b) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng, lắp đặt chắc chắn; c) Không nứt, gãy, biến dạng; d) Vỏ bọc chắn bụi không thủng, rách, vỡ. 7.6.2 Sự làm việc a) Không bị bó kẹt khi di chuyển; b) Khớp cầu, khớp chuyển hướng không rơ, lỏng, bị giật cục. 7.7. Ngõng quay lái 7.7.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại; b) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng, lắp đặt chắc chắn; c) Không nứt, gãy, biến dạng; d) Không thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi; đ) Trục, khớp cầu không rơ, lỏng. 7.7.2 Sự làm việc a) Không bó kẹt khi quay; b) Di chuyển liên tục, không giật cục. 7.8. Trợ lực lái 7.8.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Không rạn, nứt, biến dạng; c) Không chảy dầu thành giọt, đủ dầu trợ lực. 7.8.2 Sự làm việc a) Có hoạt động; b) Có tác dụng giảm nhẹ lực đánh lái; c) Không có tiếng kêu khác lạ. 8. Kiểm tra hệ thống truyền lực 8.1. Ly hợp 8.1.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Bàn đạp ly hợp có hành trình tự do, mặt chống trượt không quá mòn; c) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng; d) Không rò rỉ môi chất; đ) Các chi tiết không nứt, gãy, biến dạng. 8.1.2 Sự làm việc a) Ly hợp đóng hoàn toàn, cắt dứt khoát, nhẹ nhàng, êm dịu; b) Không có tiếng kêu khác lạ. 8.2. Hộp số 8.2.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng; c) Không chảy dầu thành giọt; d) Các chi tiết không nứt, gãy, biến dạng. 8.2.2 Sự làm việc a) Dễ thay đổi số; b) Không tự nhảy số đối với hộp số cơ khí. 8.2.3 Cần điều khiển số a) Đúng kiểu loại, chắc chắn, không rạn, nứt; b) Không cong vênh. 8.3. Các đăng Tình trạng chung và sự làm việc a) Đúng kiểu loại; b) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng, lắp đặt chắc chắn; c) Các chi tiết không nứt, gãy, biến dạng, cong vênh; d) Then hoa, trục chữ thập, ổ đỡ không bị rơ; đ) Không hỏng các khớp nối mềm; e) Ổ đỡ trung gian không nứt, chắc chắn; g) Không bị cọ sát vào bộ phận khác của xe; 8.4. Cầu xe Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại; b) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng, lắp đặt chắc chắn; c) Không chảy dầu thành giọt; d) Các chi tiết không nứt, gãy, biến dạng; đ) Nắp che đầu trục đầy đủ, không hư hỏng. 9. Kiểm tra hệ thống treo 9.1 Bộ phận đàn hồi (Nhíp, lò xo, thanh xoắn) a) Đúng kiểu loại, số lượng, lắp đặt đúng, chắc chắn; b) Độ võng tĩnh không quá lớn do hiện tượng mỏi của bộ phận đàn hồi; c) Các chi tiết không bị nứt, gẫy, biến dạng; d) Các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng đầy đủ, không hư hỏng; đ) Ắc nhíp không rơ, lỏng. 9.2 Giảm chấn a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Có tác dụng; c) Không rò rỉ dầu; d) Các chi tiết bị không nứt, gẫy, biến dạng; chi tiết cao su bị không vỡ nát. 9.3 Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt đúng, chắc chắn; b) Các chi tiết bị không nứt, gẫy, biến dạng, quá gỉ, chi tiết cao su không bị vỡ nát. 9.4 Khớp nối a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Đầy đủ, không hư hỏng vỏ bọc chắn bụi; c) Các chi tiết bị không nứt, gẫy, biến dạng; d) Không rơ. 9.5 Hệ thống treo khí a) Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; b) Hệ thống có hoạt động; c) Không hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng đến chức năng hệ thống. 10. Kiểm tra các trang thiết bị khác 10.1 Dây đai an toàn a) Đầy đủ theo quy định, lắp đặt chắc chắn; b) Dây không bị rách, đứt; c) Khóa cài đóng mở nhẹ nhàng, tự mở; d) Dây không bị kẹt, kéo ra, tự thu vào được; đ) Cơ cấu hãm giữ chặt dây khi giật dây đột ngột. 10.2 Bình chữa cháy a) Có bình chữa cháy; b) Bình chữa cháy còn hạn sử dụng. 10.3 Trang thiết bị chuyên dùng a) Đúng tài liệu kỹ thuật, lắp đặt chắc chắn; b) Hoạt động, điều khiển bình thường. 10.4 Búa phá cửa sự cố Đầy đủ, được đặt đúng vị trí. 11. Kiểm tra động cơ và môi trường 11.1. Động cơ và các hệ thống liên quan 11.1.1 Tình trạng chung a) Đúng kiểu loại, lắp đặt đúng, chắc chắn; b) Không chảy dầu thành giọt; c) Dây cu roa đúng chủng loại, không chùng lỏng, rạn nứt, rách; d) Các chi tiết không nứt, gãy, vỡ; đ) Đầy đủ, không hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng. 11.1.2 Sự làm việc a) Khởi động được động cơ hoặc hệ thống khởi động hoạt động bình thường; b) Động cơ hoạt động bình thường ở các chế độ vòng quay, không có tiếng gõ lạ; c) Đồng hồ áp suất hệ thống phanh, đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ có hoạt động; d) Các loại đồng hồ khác, đèn báo trên bảng điều khiển có hoạt động. 11.1.3 Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm. a) Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; b) Không mọt gỉ, rách, rò rỉ khí thải. 11.1.4 Bình chứa và ống dẫn nhiên liệu a) Lắp đặt đúng quy định, chắc chắn; b) Bình chứa, ống dẫn không bị biến dạng, nứt, ăn mòn, rò rỉ, không bị cọ sát với các chi tiết khác; c) Bình chứa phải có nắp kín khít; d) Khóa nhiên liệu (nếu có) khóa được, không tự mở; đ) Không có nguy cơ cháy do: - Bình chứa nhiên liệu, ống xả được bảo vệ không chắc chắn; - Tình trạng ngăn cách với động cơ; e) Đối với hệ thống sử dụng LPG/CNG: - Bình chứa LPG/CNG bố trí trong xe được đặt trong khoang kín có thông hơi ra ngoài và ngăn cách với khoang động cơ, khoang hành khách; - Bình chứa LPG/CNG bố trí ngoài xe được bảo vệ bằng tấm chắn thích hợp để phòng hư hỏng do đá bắn vào hoặc do va chạm với các vật khác khi có sự cố; khoảng cách từ bình chứa tới mặt đất lớn hơn 200 mm; - Bình chứa, ống dẫn và các bộ phận khác của hệ thống nhiên liệu LPG/CNG đặt cách ống xả, nguồn nhiệt bất kỳ trên 100 mm và được cách nhiệt thích hợp; - Ngoài các điểm định vị, bình chứa không có tiếp xúc với vật kim loại khác của xe. 11.1.5 Tình trạng bàn đạp ga a) Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, không rạn, nứt, cong vênh; b) Bàn đạp tự trả lại đúng khi nhả ga; c) Mặt chống trượt lắp chặt, không bị mất, quá mòn. 11.2. Khí thải động cơ cháy cưỡng bức Hàm lượng chất độc hại trong khí thải a) Nồng độ CO nhỏ hơn hoặc bằng 3,0 % thể tích; b) Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương) nhỏ hơn: - hoặc bằng 600 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 4 kỳ; - 7800 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 2 kỳ; - 3300 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ đặc biệt. c) Số vòng quay không tải của động cơ nằm trong phạm vi quy định của nhà sản xuất hoặc nhỏ hơn 1000 vòng/phút. 11.3. Khí thải động cơ cháy do nén Độ khói của khí thải a) Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất không vượt quá 10% HSU; b) Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo không vượt quá 60% HSU; c) Giá trị số vòng quay không tải của động cơ nằm trong phạm vi quy định của nhà sản xuất hoặc nhỏ hơn 1000 vòng/phút; d) Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất không vượt quá 02 giây hoặc không vượt quá 05 giây đối với động cơ có kết cấu đặc biệt (là động cơ có đặc tính theo thiết kế nguyên thủy khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ hơn 90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại và thời gian gia tốc lớn); đ) Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ không nhỏ hơn 90% số vòng quay lớn nhất khi kiểm tra thực tế; e) Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ không nhỏ hơn 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt. 11.4. Độ ồn Độ ồn ngoài Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh không vượt quá các giới hạn sau đây: - Ô tô con, ô tô tải và ô tô khách hạng nhẹ có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G ≤ 3500 kg: 103 dB(A); - Ô tô tải và ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P ≤ 150 (kW): 105 dB(A); - Ô tô tải và ô tô khách có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P > 150 (kW); 107 dB(A); PHỤ LỤC V MẪU- GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Giao thông vận tải) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM ------- MINISTRY OF TRANSPORT VIETNAM REGISTER CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness Số (N0): GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Certificate of conformity from inspection of technical safety quality and environmental protection for imported motor vehicle) Tình trạng phương tiện (Vehicle’s status): Người nhập khẩu (Importer): Địa chỉ (Address): Loại phương tiện (Vehicle’s type): Nhãn hiệu (Trade mark): Mã kiểu loại (Model code): Tên thương mại (Commercial name): Màu xe (Vehicle color): Số khung (Chassis No): Số động cơ (Engine No): Nước sản xuất (Production country): Năm sản xuất (Production year): Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ngày (Customs declaration No/date): / Số biên bản kiểm tra (Inspection record No): Thời gian/Địa điểm kiểm tra (Inspection date/site): / Số đăng ký kiểm tra (Registered No for inspection): Số của các báo cáo kết quả thử nghiệm (The results of Testing report N0): THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN (Major technical specification) Khối lượng bản thân (Kerb mass): kg Khối lượng chuyên chở TK lớn nhất /cho phép lớn nhất (Max. pay mass: Designed/Authorized): / kg Khối lượng toàn bộ TK lớn nhất /cho phép lớn nhất (Max. total mass: Designed/Authorized): / kg Khối lượng kéo theo TK lớn nhất/cho phép lớn nhất (Max. towed mass: Designed/Authorized): / kg Số người cho phép chở, kể cả người lái: Tổng (ngồi+đứng+nằm+xe lăn): ( + + + ) người (Passenger capacity including driver: Total (seating+standing+lying+wheelchair)) Kích thước bao: Dài x Rộng x Cao (Overall dimensions: L x W x H): mm Kích thước lòng thùng xe/bao ngoài xi téc: mm (Inside dimensions of cargo deck/outside of tank L x w x H): Công thức bánh xe (Drive configuration): Khoảng cách trục (Wheel space): mm Vết bánh xe trước (Front track) Vết bánh xe sau (Rear track) mm Ký hiệu, loại động cơ (Engine model, engine type): Ký hiệu, loại động cơ điện (Motor model, motor type): Loại nhiên liệu (Fuel): Thể tích làm việc (Displacement): cm3 Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay (Max. engine output/ rpm): kW/rpm Công suất lớn nhất của động cơ điện (Max. electric motor rated power): kW Công suất lớn nhất của toàn hệ thống (Max.combined system output): kW Công suất lớn nhất của động cơ điện dẫn động cầu trước (Max. front motor rated power): kW Công suất lớn nhất của động cơ điện dẫn động cầu sau (Max. rear motor rated power): kW Lốp xe (Tyres) Trục 1 (Axle 1st): Trục 2 (Axle 2nd): Trục 3 (Axle 3rd): Trục 4 (Axle 4th): Trục 5 (Axle 5th): Thiết bị đặc trưng (Special equipment): Ô tô đã được kiểm tra và đạt yêu cầu theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. This motor vehicle has been inspected and satisfied with requirements of the Circular N0 03/2017/TT-BGTVT to be issued on 10.01.2018 by Minister of Ministry of Transport. Ghi chú (Remarks): (Date)…………, ngày tháng năm Cơ quan kiểm tra PHỤ LỤC VI MẪU - THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM ------- MINISTRY OF TRANSPORT VIETNAM REGISTER Số (N0): CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU (Notice of non-conformity from inspection of technical safety quality and environmental protection for imported motor vehicle) Tình trạng phương tiện (Vehicle’s status): Người nhập khẩu (Importer): Địa chỉ (Address): Loại phương tiện (Vehicle's type): Nhãn hiệu (Trade mark): Mã kiểu loại (Model code): Tên thương mại (Commercial name): Màu xe (Vehicle color): Số khung (Chas. No): Số động cơ (Eng. No): Nước sản xuất (Pro. country): Năm sản xuất (Pro. year): Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ngày (Customs declaration No/date): / Số biên bản kiểm tra (Inspection record No): Thời gian/Địa điểm kiểm tra (Inspection date/site): / Số đăng ký kiểm tra (Registered No for inspection): Số của các báo cáo kết quả thử nghiệm (The results of Testing report N0): Ô tô đã được kiểm tra và không đạt yêu cầu theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. This motor vehicle has been inspected and not satisfied with requirements of the Circular N0 03/2018/TT-BGTVT be issued 10.01.2018 by Minister of Ministry of Transport. Lý do không đạt (Reasons of non-conformity): (Date , ngày tháng năm Cơ quan kiểm tra (Inspection body) Nơi nhận (Destination): PHỤ LỤC VII MẪU - THÔNG BÁO XE CƠ GIỚI THUỘC DANH MỤC CẤM NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM ------- MINISTRY OF TRANSPORT VIETNAM REGISTER Số (N0): CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness THÔNG BÁO XE CƠ GIỚI THUỘC DANH MỤC CẤM NHẬP KHẨU (Notice of imported motor vehicles on the list of prohibited import motor vehicles) Tình trạng phương tiện (Vehicle’s status): Người nhập khẩu (Importer): Địa chỉ (Address): Loại phương tiện (Vehicle's type): Nhãn hiệu (Trade mark): Mã kiểu loại (Model code): Tên thương mại (Commercial name): Màu xe (Vehicle color): Số khung (Chas. No): Số động cơ (Eng. No): Nước sản xuất (Pro. country): Năm sản xuất (Pro. year): Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ngày (Customs declaration No/date): / Thời gian/Địa điểm kiểm tra (Inspection date/site): / Số đăng ký kiểm tra (Registered No for inspection): Ô tô nhập khẩu nêu trên thuộc danh mục cấm nhập khẩu của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. This imported motor vehicle on the list of prohibited import according to 187/2013/NĐ-CP decree to be issued by Vietnam Government on November 20th, 2013. Nội dung vi phạm (Violation describe): (Date) , ngày tháng năm Cơ quan kiểm tra (Inspection body) Nơi nhận (Destination): PHỤ LỤC VIII MẪU - BIÊN BẢN LẤY MẪU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- , ngày tháng năm ……. BIÊN BẢN LẤY MẪU Số: ………………….. 1. Doanh nghiệp nhập khẩu: 2. Đại diện doanh nghiệp nhập khẩu: (Họ tên, chức vụ) 3. Đăng kiểm viên lấy mẫu: (Họ tên, đơn vị) 4. Phương pháp lấy mẫu: lấy ngẫu nhiên Số TT Nhãn hiệu, tên thương mại Số khung (hoặc số VIN) Số ĐKKT Yêu cầu thử nghiệm Ghi chú (An toàn) (Khí thải) 5. Tình trạng mẫu: - Mẫu được lấy để doanh nghiệp nhập khẩu đưa đi thử nghiệm. - Mẫu phải được doanh nghiệp nhập khẩu bảo quản nguyên trạng như khi lấy mẫu. Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản./. Đại diện doanh nghiệp nhập khẩu (Ký, ghi rõ họ tên) Đăng kiểm viên lấy mẫu (Ký, ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "10/01/2018", "sign_number": "03/2018/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-30-KH-UBND-2013-to-chuc-ky-niem-ngay-luc-luong-Dan-quan-tu-ve-Quan-8-Ho-Chi-Minh-543105.aspx
Kế hoạch 30/KH-UBND 2013 tổ chức kỷ niệm ngày lực lượng Dân quân tự vệ Quận 8 Hồ Chí Minh
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 30/KH-UBND Quận 8, ngày 06 tháng 3 năm 2013 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2013) Căn cứ Hướng dẫn số 223/HD-BTL ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung tổ chức hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ (28/3/1935 - 28/3/2013); Ủy ban nhân dân Quận 8 ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của lực lượng dân quân tự vệ qua 78 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành. Qua đó, kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, tích cực trong lao động sản xuất và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương, cơ sở trong mọi tình huống. - Phát huy tinh thần trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền, các cơ quan đơn vị, đoàn thể địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và toàn dân chăm lo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ngày càng vững mạnh, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 2. Yêu cầu: - Tổ chức trang trọng, ý nghĩa, thiết thực và tiết kiệm, tạo nên phong trào toàn dân chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng vững mạnh ngang tầm nhiệm vụ mới theo quy định của Chính phủ. - Nội dung hoạt động sâu sắc, tổ chức nhiều hình thức phong phú tạo chuyển biến nhận thức trong nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ địa phương. - Gắn kết chặt chẽ với hoạt động kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2013) và 67 năm ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2013). II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Cấp Quận: - Tổ chức họp mặt ôn lại truyền thống 78 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Dân quân tự vệ, truyền thông hoạt động của dân quân tự vệ địa phương. - Tổ chức tuyên truyền về truyền thống Dân quân tự vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, panô, áp phích…..) - Tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao. - Phát động tham gia đóng góp xây tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ có hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn để động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ an tâm công tác. - Tổ chức khen thưởng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích trong xây dựng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong năm 2012. Tổ chức họp mặt truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ ở cấp quận: - Thời gian: Dự kiến ngày 28 tháng 3 năm 2012 (Thứ năm). - Địa điểm: Hội trường Văn hóa Ủy ban nhân dân Quận 8. - Thành phần tham dự: + Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. + Thường trực Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 8. + Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Quận 8. + Lãnh đạo Văn phòng Quận ủy và các ban Đảng Quận ủy Quận 8. + Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quận. + Lãnh đạo cơ quan doanh nghiệp trường học có xây dựng lực lượng tự vệ. + Cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự quận, Trung đội Dân quân thường trực quận, Đại đội dân quân cơ động quận. + Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Công an, Đoàn thanh niên, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự 16 phường. + Lực lượng Dân quân mỗi phường: 15 đ/c. + Cán bộ phụ trách lực lượng tự vệ mỗi đơn vị 01 đ/c. - Chương trình: + Chương trình văn nghệ với chủ đề dân quân tự vệ. + Diễn văn chào mừng của lãnh đạo Quận 8. + Chính trị viên/Ban Chỉ huy Quân sự Quận 8 phát biểu ôn lại truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ. + Đại diện lực lượng Dân quân tự vệ Quận 8 phát biểu cảm tưởng về ngày truyền thống Dân quân tự vệ. + Tổ chức khen thưởng cho cá nhân có thành tích tốt trong công tác xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ. + Bế mạc. 2. Cấp Phường: - Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về truyền thống lực lượng dân quân tự vệ nhân kỷ niệm 78 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và trưởng thành. - Tổ chức họp mặt, giao lưu cán bộ, chiến sĩ dân quân, đồng thời, thăm hỏi động viên gia đình cán bộ, chiến sĩ dân quân có hoàn cảnh khó khăn. - Tổ chức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân trong năm 2012 (theo thẩm quyền). - Tổ chức lực lượng Dân quân tham gia họp mặt ngày truyền thống Dân quân tự vệ tại quận theo kế hoạch. - Mỗi phường viết 02 bài viết nói về gương tiêu biểu của cán bộ, chiến sĩ dân quân gồm: 01 tập thể và 01 cá nhân (bằng giấy A4, từ 02 đến 03 trang, 02 tấm ảnh khổ 20 x 30) về. hoạt động của lực lượng dân quân, về công tác Giáo dục quốc phòng-an ninh của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự kiêm nhiệm công tác Giáo dục quốc phòng-an ninh phường (năm 2012 và quý I/2013). Bài viết và ảnh gửi về Ban Chỉ huy Quân sự quận (qua Ban Tham mưu) trước ngày 12/3/2013, 3. Các cơ sở tự vệ: - Tổ chức sinh hoạt tuyên truyền về truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ phù hợp với điều kiện từng đơn vị. - Tổ chức họp mặt, giao lưu kết hợp với các phong trào văn hóa-văn nghệ; thể dục-thể thao để tạo khí thế thi đua lao động sản xuất trong cơ quan, doanh nghiệp. - Tổ chức thăm hỏi, tặng quà và phát động tham gia đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho cán bộ, chiến sĩ tự vệ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. - Tổ chức khen thưởng cho cán bộ, chiến sĩ có thành tích trong công tác xây dựng và hoạt động của lực lượng tự vệ trong năm 2012 (theo thẩm quyền). - Mỗi đơn vị tham gia viết 02 bài viết về gương tiêu biểu của cán bộ, chiến sĩ tự vệ (01 tập thể và 01 cá nhân) bằng giấy A4 (từ 02 đến 03 trang); 02 tấm ảnh (20 x 30) minh họa về hoạt động của lực lượng tự vệ, (năm 2012 và quý I/2013). Bài viết và ảnh gửi về Ban Chỉ huy quân sự quận (qua Ban Tham mưu) trước ngày 12/03/2013. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Ban Chỉ huy Quân sự Quận 8: - Phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân quận triển khai kế hoạch tổ chức họp mặt kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống dân quân tự vệ đến các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân 16 phường; đồng thời, chuẩn bị nội dung và bảo đảm các mặt phục vụ buổi họp mặt. - Chủ trì phối hợp Trung tâm Văn hóa quận, Phòng Văn hóa và Thông tin quận, Phòng Tư pháp quận và các đoàn thể quận (Hội Liên hiệp Phụ nữ quận, Quận đoàn) tổ chức tuyên truyền Luật Dân quân tự vệ, truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dàn và cán bộ, công chức, người lao động. Nhằm làm chuyển biến nhận thức trong hệ thống chính trị ở địa phương và toàn dân ý thức nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng “vững mạnh, rộng khắp” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Phối hợp Quận đoàn, Trung tâm Thể dục thể thao quận tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... - Đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích trong xây dựng hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ trong năm 2012 bảo đảm đúng thời gian quy định. - Phối hợp Công an tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu Vực tổ chức họp mặt. 2. Trung tâm Văn hóa Quận 8: - Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ (28/3/1935 - 28/3/2013). - Tuyên truyền, trang trí băng ron khẩu hiệu ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ. 3. Ủy ban nhân dân 16 phường: - Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự phường tham mưu kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ. - Tổ chức họp mặt, giao lưu đối với cán bộ, chiến sĩ dân quân và hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... - Tổ chức tuyên truyền Luật Dân quân tự vệ, truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức. - Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình dân quân có hoàn cảnh khó khăn. 4. Các đơn vị tự vệ: Tổ chức tốt các nội dung hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ. IV. THỜI GIAN TIẾN HÀNH: - Từ ngày 16/3 - 28/3/2013: tổ chức các nội dung hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ (28/3/1935 - 28/3/2013). - Ngày 12/3/2013: các phường, đơn vị tự vệ gửi công văn, danh sách đề nghị, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ năm 2012 về Ban CHQS quận. Căn cứ kế hoạch, đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân 16 phường triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Tư lệnh TP; - TT: QU-UBND Q8; - Ủy ban MTTQ, các đoàn thể Q8; - Công ty, XN, DN trên địa bàn quận; - UBND 16 phường; - VP. (C, PVP, Hiệp); - Lưu VT. CHỦ TỊCH Nguyễn Thành Chung
{ "issuing_agency": "Quận 8", "promulgation_date": "06/03/2013", "sign_number": "30/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Thành Chung", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-21-2009-TT-NHNN-sua-doi-Thong-tu-05-2009-TT-NHNN-95827.aspx
Thông tư 21/2009/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 05/2009/TT-NHNN mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 21/2009/TT-NHNN Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2009 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 05/2009/TT-NHNN NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2009 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH VIỆC HỖ TRỢ LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VAY VỐN TRUNG, DÀI HẠN NGÂN HÀNG THỰC HIỆN ĐẦU TƯ MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT – KINH DOANH Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Căn cứ Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07 tháng 4 năm 2009 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2, 3, 4 Thông tư số 05/2009/TT-NHNN như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau: a) Điểm a khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Các khoản cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính được thống kê theo quy định tại Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 143 TCTK/PPCĐ ngày 22 tháng 12 năm 1993 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế cấp II, cấp III và cấp IV và danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm: - Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; - Ngành thủy sản; - Ngành công nghiệp khai thác mỏ; - Ngành công nghiệp chế biến; - Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; - Ngành xây dựng; trừ các công trình xây dựng: Công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê; công trình xây dựng và sửa chữa nhà ở để bán và cho thuê; công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế không được hỗ trợ lãi suất; - Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; - Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; - Hoạt động khoa học và công nghệ; - Các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động mà chu kỳ sản xuất – kinh doanh trên 12 tháng thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm này.” b) Bổ sung khoản 4 như sau: “4. Các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng thương mại, công ty tài chính không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất: - Các khoản cho vay bằng ngoại tệ; - Các khoản cho vay bằng đồng Việt Nam để nộp trực tiếp cho ngân sách nhà nước (Kho bạc Nhà nước) các khoản thuế, các loại phí và lệ phí; - Các khoản cho vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng hoặc để thanh toán cho nhà phân phối trong nước tiền mua các mặt hàng tiêu dùng có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài với mục đích làm vật tư, vật liệu và tài sản để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, mà các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu này thuộc Danh mục hàng tiêu dùng quy định tại Quyết định số 07/2007/QĐ-BTM ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Bộ Thương mại, Quyết định số 10/2008/QĐ-BCT ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công Thương và Quyết định số 27/2008/QĐ-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Bộ Công Thương; - Các khoản cho vay được thống kê tín dụng vào các ngành, lĩnh vực kinh tế sau đây theo quy định tại Quyết định số 447/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 143/TCTK/PPCĐ: Khách sạn, nhà hàng; tài chính, tín dụng; các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo hiểm xã hội bắt buộc; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; hoạt động văn hóa và thể thao; các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội; hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng; hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân; hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế.” 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau: “3. Mức hỗ trợ cho khách hàng vay: a) Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 đến 31 tháng 12 năm 2011. b) Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính được cầm cố, bảo lãnh bằng giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm và các hình thức bằng tiền khác (gọi chung là giấy tờ có giá), hoặc khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính mà khoản vay đó thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, thì thực hiện hỗ trợ lãi suất như sau: - Đối với giấy tờ có giá được mua hoặc đã có (phát sinh) trước ngày 01 tháng 02 năm 2009, thì ngân hàng thương mại, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất cho toàn bộ dư nợ vay phát sinh; đối với giấy tờ có giá được mua hoặc đã có (phát sinh) kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009, thì ngân hàng thương mại, công ty tài chính chỉ thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với phần dư nợ cho vay bằng tiền chênh lệch giữa số dư nợ cho vay so với giá trị giấy tờ có giá được cầm cố hoặc bảo lãnh của khách hàng. - Đối với khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính đã có (phát sinh) kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính yêu cầu khách hàng tính toàn bộ giá trị tài khoản tiền gửi là vốn tự có ghi trong dự án đầu tư để phát triển sản xuất – kinh doanh và chỉ thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với phần dư nợ cho vay bằng chênh lệch giữa số dư nợ cho vay so với giá trị tài khoản tiền gửi của khách hàng.” 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau: a) Bổ sung điểm e khoản 1 như sau: “e) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu để chứng minh mục đích vay vốn được hỗ trợ lãi suất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp cho ngân hàng thương mại, công ty tài chính.” b) Điểm d khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “đ) Thực hiện việc kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay và có biện pháp phối hợp giữa các ngân hàng thương mại, công ty tài chính trong việc kiểm tra, thẩm định cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó; trường hợp không thu hồi được, thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hoặc khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng vay”. c) Điểm l khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “l) Quản lý và lưu giữ hồ sơ các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng và của pháp luật liên quan”. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các khoản cho vay đã phát sinh từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Thông tư này mà chưa áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất, thì các ngân hàng thương mại, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật kể từ ngày phát sinh khoản vay. Các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính mà không phù hợp với quy định tại Thông tư này, thì các ngân hàng thương mại, công ty tài chính và khách hàng vay tiến hành điều chỉnh hợp đồng tín dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện. 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại và công ty tài chính, khách hàng vay chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như khoản 2 Điều 2; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, Vụ CSTT KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Đồng Tiến
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "09/10/2009", "sign_number": "21/2009/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Đồng Tiến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-18-2010-TT-BKHCN-quan-ly-nhiem-vu-khoa-hoc-cong-nghe-118366.aspx
Thông tư 18/2010/TT-BKHCN quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 18/2010/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 22 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen như sau: Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về: hoạt động mạng lưới quỹ gen; quản lý nhiệm vụ quỹ gen; trình tự xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá nghiệm thu, xử lý và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen. 2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen (sau đây gọi là nhiệm vụ quỹ gen) bao gồm nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh và không bao gồm nhiệm vụ quỹ gen cấp cơ sở. 3. Nhiệm vụ quỹ gen gồm 3 loại: nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen; nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen; nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam liên quan đến hoạt động mạng lưới quỹ gen, quản lý và thực hiện nhiệm vụ quỹ gen có sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 của Thông tư này. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nguồn gen là các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên. 2. Quỹ gen là tập hợp các nguồn gen từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi, nguồn gen người, nguồn gen vi sinh vật và các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu có giá trị sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường. 3. Mạng lưới quỹ gen là mạng lưới liên kết hoạt động của các tổ chức chủ trì thực hiện và lưu giữ kết quả nhiệm vụ quỹ gen trên phạm vi cả nước đã được hình thành ở các Bộ, ngành trong quá trình thực hiện Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và các tổ chức chủ trì nhiệm vụ quỹ gen thực hiện theo Thông tư này. 4. Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen là nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, đánh giá các chỉ tiêu sinh học và tư liệu hóa nguồn gen. 5. Nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen là nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng để khai thác và phát triển nguồn gen đã được bảo tồn phục vụ cho mục đích kinh tế, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường. 6. Nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen là nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật di truyền giống, di truyền phân tử, thống kê sinh học, tin sinh học,… để đánh giá di truyền phục vụ cho việc sàng lọc nguồn gen và lập bản đồ gen một số nguồn gen có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế, an ninh, quốc phòng. 7. Nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước là nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen có tính liên ngành, đa lĩnh vực, được thực hiện bởi sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và các nhà khoa học. Sản phẩm và kết quả nhiệm vụ quỹ gen có phạm vi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường. Các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen do các tổ chức mạng lưới quỹ gen chủ trì thực hiện theo Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) là các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp nhà nước. Nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện. 8. Nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh là nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen có phạm vi ứng dụng trong một lĩnh vực, ngành, địa phương. Nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh do Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện. Điều 4. Đối tượng của nhiệm vụ quỹ gen 1. Đối tượng của nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen a) Các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam đang bị suy giảm hoặc có nguy cơ mất đi; b) Các nguồn gen có giá trị kinh tế-xã hội, y học, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh học; c) Các nguồn gen cần cho công tác tạo giống, lai tạo giống, nghiên cứu khoa học và đào tạo; d) Các nguồn gen có nguồn gốc từ nước ngoài đã thích nghi, phát triển ổn định ở điều kiện Việt Nam và có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. 2. Đối tượng của nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen Các nguồn gen đang được bảo tồn và đã được đánh giá có giá trị kinh tế cao, có thể tạo ra sản phẩm thương mại, có thị trường đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường. 3. Đối tượng của nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen Một số nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi chủ lực; một số nguồn gen người, nguồn gen vi sinh vật, nguồn gen ký sinh trùng, vi rút có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, công nghiệp, y tế, an ninh, quốc phòng. Điều 5. Nội dung của nhiệm vụ quỹ gen 1. Nội dung của nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen a) Lưu giữ, bảo quản các nguồn gen quý, hiếm hiện có; b) Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung nguồn gen; c) Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục tráng các nguồn gen cây trồng, thuần chủng các nguồn gen vật nuôi, chuẩn hoá các chủng vi sinh, nấm, tảo; d) Nghiên cứu xây dựng, phát triển các khu vực nuôi trồng chuyên canh các loài cây, con quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc quan trọng phục vụ kinh tế-xã hội, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường; đ) Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học phù hợp với từng đối tượng; e) Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa); g) Bảo tồn an toàn nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ) và đánh giá kết quả bảo tồn; h) Giới thiệu, cung cấp, trao đổi nguồn gen và các thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân trong nước và đối tác nước ngoài theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung của nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen a) Kiểm tra các nguồn gen quý, đánh giá khả năng phát triển và ứng dụng để định hướng mục tiêu khai thác; b) Xây dựng nguồn vật liệu di truyền: vườn cây đầu dòng, vườn giống (đối với nguồn gen thực vật); đàn hạt nhân, cụ kỵ, ông bà, bố mẹ (đối với nguồn gen động vật); chủng gốc (đối với nguồn gen vi sinh vật, nấm, tảo); c) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (nuôi cấy mô, sản xuất giống, nhân giống, … ) để phát triển nguồn vật liệu di truyền và nhân rộng nguồn gen; d) Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế (thực phẩm, sinh phẩm, dược phẩm, ...) từ nguồn gen; đ) Xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm được tạo ra từ nguồn gen; e) Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm và nguồn gen bản địa. 3. Nội dung của nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen a) Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền; b) Nghiên cứu cấu trúc và chức năng của gen, giải trình tự gen; c) Lập bản đồ gen. Chương II. HOẠT ĐỘNG MẠNG LƯỚI QUỸ GEN Điều 6. Mạng lưới quỹ gen 1. Các tổ chức chủ trì thực hiện và lưu giữ kết quả nhiệm vụ quỹ gen trong quá trình thực hiện Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và các tổ chức chủ trì nhiệm vụ quỹ gen thực hiện theo Thông tư này trên phạm vi cả nước được liên kết với nhau tạo thành mạng lưới quỹ gen. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất nội dung hoạt động của mạng lưới quỹ gen nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ, ngành chủ quản tổ chức rà soát lại điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực của các tổ chức đang chủ trì nhiệm vụ quỹ gen. Trường hợp tổ chức chủ trì không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định hoặc đề nghị Bộ, ngành chủ quản đình chỉ việc thực hiện hoặc chuyển giao nhiệm vụ cho tổ chức khác. Điều 7. Thành viên mạng lưới quỹ gen 1. Thành viên mạng lưới quỹ gen là các tổ chức chủ trì thực hiện và lưu giữ kết quả nhiệm vụ quỹ gen có sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi cả nước. 2. Các tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất-kỹ thuật và nguồn nhân lực để thực hiện và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen chưa được giao chủ trì nhiệm vụ quỹ gen đều được đăng ký để trở thành thành viên mạng lưới. Hồ sơ thành viên mạng lưới quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm: a) Đơn đăng ký thành viên mạng lưới quỹ gen (được cơ quan chủ quản chấp thuận); b) Bản khai năng lực của tổ chức; c) Bản sao Quyết định thành lập. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) tổ chức xem xét, thẩm định hồ sơ và ra quyết định công nhận danh sách thành viên mạng lưới quỹ gen. Danh sách thành viên mạng lưới quỹ gen được Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Điều 8. Quyền và trách nhiệm của thành viên mạng lưới quỹ gen 1. Thành viên mạng lưới quỹ gen có các quyền sau đây: a) Đăng ký tham gia chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen; b) Điều tra, thu thập nguồn gen là đối tượng của nhiệm vụ quỹ gen được giao thực hiện; c) Trao đổi, chuyển giao, cung cấp kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; d) Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân khác tiếp cận nguồn gen chia s theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật Đa dạng sinh học. 2. Thành viên mạng lưới quỹ gen có trách nhiệm sau đây: a) Báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước khác có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng với mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại; b) Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khác được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật Đa dạng sinh học; c) Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen trong phạm vi quản lý; d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước khác có thẩm quyền về việc lưu giữ, sử dụng các kết quả nhiệm vụ quỹ gen. Điều 9. Nội dung hoạt động mạng lưới quỹ gen Theo chỉ đạo của Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen, mạng lưới quỹ gen thực hiện các hoạt động sau đây: - Xây dựng kế hoạch 5 năm và định hướng chiến lược về bảo tồn và phát triển nguồn gen cho giai đoạn 10-20 năm; - Đề xuất và xây dựng thuyết minh nhiệm vụ quỹ gen; - Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quỹ gen, đề xuất xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện; - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện, báo cáo kết quả, đánh giá nghiệm thu, xử lý và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen; - Xây dựng cơ sở dữ liệu, website về quỹ gen; - Tổ chức tham gia hội thảo, tổng kết đánh giá kết quả 5 năm, 10 năm thực hiện nhiệm vụ quỹ gen và kiến nghị các cơ chế, chính sách và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quỹ gen; - Đề xuất khen thưởng đối với các thành viên của mạng lưới có thành tích nổi bật trong quá trình thực hiện và xử lý các thành viên vi phạm các quy định của Thông tư này. Chương III. QUẢN LÝ NHIỆM VỤ QUỸ GEN Điều 10. Quản lý nhiệm vụ quỹ gen 1. Nhiệm vụ quỹ gen được quản lý theo quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước và theo quy định của Thông tư này. 2. Thẩm quyền quản lý được quy định như sau: a) Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước và theo dõi quản lý các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. b) Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. Vụ, đơn vị quản lý khoa học và công nghệ các Bộ, ngành, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh là cơ quan đầu mối giúp thủ trưởng các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quản lý nhiệm vụ quỹ gen trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương. 3. Trách nhiệm phối hợp quản lý: a) Cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước do tổ chức chủ trì thực hiện thuộc Bộ, ngành, địa phương quản lý. b) Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quản lý các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. 4. Biện pháp và nội dung phối hợp quản lý: a) Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm mời đại diện cơ quan chủ quản tham dự các cuộc họp hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng xét chọn, tuyển chọn, hội đồng đánh giá nghiệm thu và tham gia thành viên tổ thẩm định kinh phí, thành viên đoàn kiểm tra các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. b) Cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm mời đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tham dự các cuộc họp hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng xét chọn, tuyển chọn, hội đồng đánh giá nghiệm thu và tham gia thành viên tổ thẩm định kinh phí, thành viên đoàn kiểm tra các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. c) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng định hướng chiến lược về bảo tồn và phát triển nguồn gen cho giai đoạn 10-20 năm và kế hoạch hoạt động chung của mạng lưới; xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện; xây dựng cơ sở dữ liệu, website chung cho mạng lưới quỹ gen; tổ chức hội thảo, tổng kết đánh giá kết quả 5 năm, 10 năm thực hiện nhiệm vụ quỹ gen; xét duyệt thi đua khen thưởng. Điều 11. Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen 1. Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen (sau đây gọi là Ban điều hành) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập có trách nhiệm tư vấn cho Bộ trưởng xây dựng định hướng bảo tồn, phát triển nguồn gen; tổ chức thực hiện, hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen. 2. Thành phần Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen: Trưởng ban là lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó ban là đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, thành viên gồm đại diện một số Bộ, ngành có liên quan đến nguồn gen và một số nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nguồn gen. Giúp việc cho Ban điều hành có Tổ thư ký. 3. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định thành lập. Điều 12. Nội dung hoạt động của Ban điều hành - Chỉ đạo việc xây dựng định hướng chiến lược về bảo tồn và phát triển nguồn gen cho giai đoạn 10-20 năm của mạng lưới quỹ gen làm căn cứ để xây dựng và lựa chọn các nhiệm vụ quỹ gen cho kế hoạch 5 năm và hàng năm; - Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của mạng lưới; - Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp nhà nước trong giai đoạn 5 năm và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về đề án khung các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh; - Chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá nghiệm thu, tổng kết các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, đề xuất xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện; - Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu, website chung cho mạng lưới quỹ gen; - Tổ chức hội thảo, tổng kết đánh giá kết quả 5 năm, 10 năm thực hiện nhiệm vụ quỹ gen và kiến nghị các cơ chế, chính sách và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quỹ gen; - Đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ khen thưởng đối với các thành viên của mạng lưới có thành tích nổi bật trong quá trình thực hiện và xử lý các thành viên vi phạm các quy định của Thông tư này. Chương IV. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU, XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ NHIỆM VỤ QUỸ GEN Điều 13. Xây dựng nhiệm vụ quỹ gen 1. Đối với nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen: a) Căn cứ vào định hướng và nhu cầu về bảo tồn nguồn gen, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có liên quan đến quỹ gen xây dựng đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh và đề xuất danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen đề nghị thực hiện ở cấp nhà nước cho kế hoạch 5 năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ. Ban Điều hành nhiệm vụ quỹ gen tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh. b) Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp nhà nước: Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh, Ban Điều hành nhiệm vụ quỹ gen có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp nhà nước trong giai đoạn 5 năm để đưa ra hội đồng khoa học và công nghệ cấp nhà nước tư vấn xác định nhiệm vụ. c) Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ về đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án khung và danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen dự kiến thực hiện ở cấp bộ, cấp tỉnh để đưa ra hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ. 2. Đối với nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen: a) Hàng năm, các tổ chức, cá nhân hoặc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có nhu cầu thực hiện nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp nhà nước lập đề xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ. Đề xuất các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh gửi về cơ quan quản lý KH&CN của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. b) Nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp nhà nước: Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng danh mục các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp nhà nước để đưa ra hội đồng khoa học và công nghệ cấp nhà nước tư vấn xác định nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp nhà nước để đưa ra tuyển chọn, xét chọn. c) Nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh: Thủ trưởng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức xác định nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định hiện hành về quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Danh mục các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh phải được thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi đưa ra tuyển chọn, xét chọn. 3. Đối với nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen: a) Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ, ngành, địa phương xác định đối tượng nguồn gen cần đánh giá di truyền để giao nhiệm vụ đánh giá di truyền thực hiện ở cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh. b) Nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp nhà nước: Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng danh mục các nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp nhà nước để đưa ra hội đồng khoa học và công nghệ cấp nhà nước tư vấn xác định nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê duyệt danh mục các nhiệm vụ đánh giá di truyền cấp nhà nước để đưa ra tuyển chọn, xét chọn. c) Nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh: Thủ trưởng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức xác định nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định hiện hành về quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Danh mục các nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh phải được thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi đưa ra tuyển chọn, xét chọn. 4. Danh mục nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước có thể được bổ sung khi có nhu cầu đột xuất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định. Điều 14. Tổ chức tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ quỹ gen 1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, xét chọn các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, xét chọn các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. 2. Việc tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen tuân theo quy định hiện hành về tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước. 3. Các tài liệu của Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Các tài liệu phục vụ cho việc đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 15. Tổ chức triển khai nhiệm vụ quỹ gen 1. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công nhận kết quả tuyển chọn, xét chọn, tổ chức thẩm định kinh phí và ký hợp đồng khoa học và công nghệ với tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. 2. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định công nhận kết quả tuyển chọn, xét chọn, tổ chức thẩm định kinh phí và ký hợp đồng khoa học và công nghệ với tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. 3. Mẫu hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 16. Báo cáo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quỹ gen 1. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu, tổ chức chủ trì báo cáo tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước cho Bộ Khoa học và Công nghệ và nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh cho Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. 2. Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. 3. Hàng năm, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổng hợp tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí của các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh và lập báo cáo gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ. Báo cáo được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp với Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện những trường hợp sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ quy định sẽ xử lý theo quy định hiện hành. Điều 17. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen 1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện quỹ gen cấp nhà nước. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức việc đánh giá nghiệm, thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. 2. Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo quy định hiện hành về đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước. Tài liệu đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Trường hợp đánh giá nghiệm thu có những nội dung không đạt yêu cầu do nguyên nhân khách quan, ngoài việc xử lý theo quy định hiện hành, tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp tục lưu giữ kết quả và lập báo cáo gửi về cơ quan quản lý nhiệm vụ quỹ gen và Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, xử lý. Điều 18. Thanh lý hợp đồng, xử lý và sử dụng kết quả nhiệm vụ quỹ gen 1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh. 2. Việc tổ chức thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo quy định hiện hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 3. Xử lý kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ quỹ gen a) Nguồn gen và cơ sở dữ liệu của nhiệm vụ quỹ gen được lưu giữ tại tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen để phục vụ cho các nhiệm vụ kế tiếp và sử dụng theo quy định; b) Các sản phẩm thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được xử lý theo quy định hiện hành đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; c) Các tổ chức chủ trì có trách nhiệm cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về nguồn gen của nhiệm vụ quỹ gen cho cơ quan quản lý nhiệm vụ quỹ gen, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Việc sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đa dạng sinh học và các luật khác có liên quan. Chương V. TÀI CHÍNH NHIỆM VỤ QUỸ GEN Điều 19. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quỹ gen 1. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quỹ gen quy định tại Điều 1 của Thông tư này được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ: a) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh được cân đối và phân bổ về các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. b) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước được cân đối và phân bổ về Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Kinh phí cho hoạt động điều hành và quản lý nhiệm vụ quỹ gen được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm và được giao dự toán về Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. 3. Việc xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo quy định hiện hành. Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Thông tư này thay thế Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. Điều 21. Trách nhiệm thi hành Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này để quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen./. Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, KHCNN. BỘ TRƯỞNG Hoàng Văn Phong FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "24/12/2010", "sign_number": "18/2010/TT-BKHCN", "signer": "Hoàng Văn Phong", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-31-2010-TT-BGTVT-cong-bo-vung-nuoc-cang-bien-dia-phan-thanh-pho-112820.aspx
Thông tư 31/2010/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển địa phận thành phố
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 31/2010/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 THÔNG TƯ CÔNG BỐ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ KHU VỰC QUẢN LÝ CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI HẢI PHÒNG Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3427/BTNMT-KH ngày 25/8/2010 và ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 2046/BKHCN-TĐC ngày 25/8/2010 về việc góp ý danh mục hàng hóa được chuyển tải tại vùng nước cảng biển Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh; Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tại Công văn số 2905/UBND-CN ngày 24 tháng 5 năm 2010 và ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Công văn số 1911/UBND-GT2 ngày 18 tháng 5 năm 2010; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng như sau: Điều 1. Công bố Vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng 1. Vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng bao gồm: a) Vùng nước trước các cầu cảng, bến cảng của cảng biển Hải Phòng: Công ty CP Luyện thép Sông Đà, Lê Quốc, Vật Cách, Nam Ninh, Duy Linh, Công ty CP Vận tải và cung ứng xăng dầu, Công ty CP CNTT và XD Hồng Bàng, Lilama Hải Phòng, Khí hóa lỏng Thăng Long, Công ty CP hóa dầu Quân đội, Công ty CP Sông Đà 12, Thượng Lý, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, Hải Phòng, Cá Hạ Long, Cơ khí Hạ long, Gas Đài Hải, Cửa Cấm, Thủy Sản II, Công ty CP cảng Nam Hải, Đoạn Xá, Transvina, Hải Đăng, Container Việt Nam, Container Chùa Vẽ, Total Gas Hải Phòng, Đông Hải, Thiết bị vật tư Chùa Vẽ, K99, Công ty 128, Biên Phòng, Cảnh sát biển, Xăng dầu Petec Hải Phòng, Công ty 189, Xăng dầu Đình Vũ (19-9), PTSC Đình Vũ, Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ, Tổng hợp Đình Vũ, Liên doanh phát triển Đình Vũ, DAP Đình Vũ, Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines - Đông Đô, Tổng Công ty CNTT Nam Triệu, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng, Caltex, Tổng công ty CNTT Phà Rừng; b) Vùng nước của luồng cảng biển, luồng nhánh cảng biển, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão thuộc cảng biển quy định tại điểm a khoản này. 2. Vùng nước trước cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão khác được công bố theo quy định của pháp luật. Điều 2. Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau: 1. Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm có tọa độ sau đây: HP1: 20049’15”N, 106048’40”E; HP2: 20037’20”N, 106048’40”E; HP3: 20040’03”N, 107007’06”E; HP4: 20046’25”N, 107007’06”E (mép phía Tây hòn Tùng Rượu Con); HP5: 20047’01”N, 107006’51”E (mép phía Tây hòn Giăng Võng); HP6: 20047’01”N, 107006’11”E; HP7: 20046’03”N, 107006’11”E; HP8: 20042’44”N, 107005’19”E (cồn Bê); HP9: 20041’48”N, 107004’06”E (mép phía Đông hòn Đuôi Buồm Đông); HP10: 20042’32”N, 107003’41”E (mép phía Tây hòn Guốc); HP11: 20042’27”N, 107002’34”E (mép Tây Bắc hòn Hang Trống); HP12: 20041’33”N, 107002’43”E (mép Đông hòn Nến); HP13: 20042’27”N, 107001’11”E (mép Tây Nam hòn Rùa Núi); HP14: 20047’42”N, 106055’11”E (mép Tây bãi Phù Long). 2. Ranh giới về phía đất liền được giới hạn như sau: - Từ điểm HP14 chạy dọc theo bờ bên phải luồng Lạch Huyện nối bằng các đoạn thẳng tới các điểm HP15, HP16, HP17 và HP18, có tọa độ sau đây: HP15: 20050’01”N, 106054’17”E; HP16: 20050’01”N, 106053’59”E; HP17: 20049’18”N, 106053’26”E; HP18: 20049’17”N, 106052’40”E (mép bờ phải kênh Hà Nam phía Lạch Huyện). - Từ điểm HP18 chạy dọc theo bờ phải kênh Hà Nam đến điểm HP19 có tọa độ: 20049’02”N, 106050’32”E (điểm cuối bờ phía bên phải kênh Hà Nam, tiếp giáp với sông Bạch Đằng). - Từ điểm HP19 nối với điểm HP20 có tọa độ: 20049’12”N, 106050’25”E (điểm cuối bờ phía bên phải kênh Cái Tráp, tiếp giáp với sông Bạch Đằng). - Trên sông Bạch Đằng: Từ điểm HP20 và điểm HP1 chạy dọc theo hai bờ sông Bạch Đằng đến vĩ tuyến 20056’46”N cắt ngang sông và từ vĩ tuyến này chạy dọc theo hai bờ sông Giá đến đường thẳng cắt ngang sông cách tim đập Minh Đức 200m về phía hạ lưu. - Từ cửa kênh đào Đình Vũ chạy dọc hai bờ sông Cấm đến đường thẳng cắt ngang sông cách chân cầu Kiền 200m về phía hạ lưu. Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, chuyển tải, tránh bão cho tàu thuyền vào cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng, được quy định cụ thể như sau: 1. Vùng đón trả hoa tiêu: a) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng: là vùng nước được giới hạn bởi các vị trí có tọa độ như sau: A1: 20040’07”N, 106059’58”E; A2: 20040’07”N, 107000’11”E; A3: 20039’02”N, 107000’11”E; A4: 20039’02”N, 106059’58”E; b) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai: - Cho tàu thuyền khi thời tiết bình thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: 20043’26”N, 107010’28”E. - Cho tàu thuyền khi thời tiết xấu: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,25 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: 20049’02”N, 107008’16”E. - Cho tàu thuyền Việt Nam có trọng tải đến 5.000 DWT: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: 20052’32”N, 107005’05”E. c) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu chuyển tải, tránh bão tại cảng biển Cẩm Phả: - Cho tàu thuyền khi thời tiết bình thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: 20043’26”N, 107010’29”E. - Cho tàu thuyền khi thời tiết xấu: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: 20049’14”N, 107017’11”E. - Cho tàu thuyền Việt Nam có trọng tải đến 5.000 DWT: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,3 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: 20057’44”N, 107020’29”E. 2. Vùng kiểm dịch: a) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng: - Cho tàu thuyền có trọng tải từ 3.000 DWT trở lên: là vùng nước được quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này. - Cho tàu thuyền có trọng tải dưới 3.000 DWT: là khu neo đậu trên sông Bạch Đằng quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. b) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai và vùng nước cảng biển Cẩm Phả: là vùng nước được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. 3. Khu neo đậu, khu chuyển tải và khu tránh bão: a) Khu vực tại Hòn Dáu: là vùng nước được giới hạn bởi nửa đường tròn về phía Nam có bán kính 02 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: 20040’02” N, 106051’11” E. b) Trên sông Bạch Đằng: - Khu Bạch Đằng: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 6.000 DWT, tại các vị trí từ BĐ1 đến BĐ18, có tọa độ sau đây: BĐ1: 20051’06” N, 106045’48” E; BĐ2: 20051’13” N, 106045’41” E; BĐ3: 20051’21” N, 106045’36” E; BĐ4: 20051’30” N, 106045’33” E; BĐ5: 20051’38” N, 106045’29” E; BĐ6: 20051’50” N, 106045’25” E; BĐ7: 20052’00” N, 106045’19” E; BĐ8: 20052’13” N, 106045’13” E; BĐ9: 20052’28” N, 106045’10” E; BĐ10: 20051’49” N, 106045’15” E; BĐ11: 20051’59” N, 106045’11” E; BĐ12: 20052’55” N, 106045’01” E; BĐ13: 20053’05” N, 106045’02” E; BĐ14: 20053’14” N, 106045’04” E; BĐ15: 20053’23” N, 106045’09” E; BĐ16: 20053’31” N, 106045’14” E; BĐ17: 20053’39” N, 106045’20” E; BĐ18: 20053’47” N, 106045’25” E. Riêng đối với các vị trí BĐ7, BĐ8, BĐ9, BĐ10 được bố trí cho tàu chở dầu, chở hàng nguy hiểm có trọng tải đến 3.000 DWT neo đậu, chuyển tải nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. - Khu bến phao chuyển tải Bạch Đằng: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 7.000 DWT, tại các vị trí PĐ1, PĐ2 và PĐ3, có tọa độ sau đây: PĐ1: 20051’17” N, 106045’30” E; PĐ2: 20051’24” N, 106045’27” E; PĐ3: 20051’32” N, 106045’24” E. - Khu Ninh Tiếp: cho tàu có trọng tải đến 10.000 DWT, tại các vị trí từ NT1 đến NT6, có tọa độ sau đây: NT1: 20047’52” N, 106050’35” E; NT2: 20048’07” N, 106050’32” E; NT3: 20047’40” N, 106050’39” E; NT4: 20047’27” N, 106050’43” E; NT5: 20047’15” N, 106050’48” E; NT6: 20047’05” N, 106050’52” E. - Khu bến phao chuyển tải Ninh Tiếp: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 15.000 DWT, tại các vị trí PT1 và PT2, có tọa độ sau đây: PT1: 20048’40” N, 106050’20” E; PT2: 20048’31” N, 106050’23” E. c) Trên sông Cấm: - Khu Bến Lâm: cho tàu chở hàng khô có trọng tải đến 3.000 DWT, tại vùng nước khu vực bến Lâm. - Khu Thượng Lý: cho tàu chở dầu, khí hóa lỏng, hóa chất có trọng tải đến 3.000 DWT chờ vào cầu cảng Thượng Lý, Công ty CP hóa dầu Quân đội, Thăng Long gas, tại vùng nước trước thủy điện cầu cảng Thượng Lý. - Khu Vật Cách: cho tàu có trọng tải đến 3.000 DWT, tại vùng nước khu vực từ thượng lưu bến cảng Vật Cách đến cách chân cầu Kiền 200m về phía hạ lưu. d) Trên sông Giá: cho tàu có trọng tải đến 1.500 DWT, tại vùng nước khu vực Phà Rừng (Minh Đức). đ) Trên luồng Lạch Huyện - Bến Gót: - Khu Bến Gót: cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, tại các vị trí từ BG3 đến BG9, có tọa độ sau đây: BG3: 20049’12” N, 106054’00” E; BG4: 20049’01” N, 106054’07” E; BG5: 20048’38” N, 106054’21” E; BG6: 20048’16” N, 106054’35” E; BG7: 20048’03” N, 106054’43” E; BG8: 20047’51” N, 106054’50” E; BG9: 20047’39” N, 106054’58” E. - Khu bến phao chuyển tải Bến Gót: cho tàu chở hàng khô có trọng tải 50.000 DWT tại vị trí PG1 và tàu có trọng tải 30.000 DWT tại vị trí PG2, có tọa độ sau đây: PG1: 20049’51” N, 106053’56”E; PG2: 20049’28” N, 106053’56”E. e) Trên vịnh Lan Hạ: cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, tại các vị trí LH1, LH2 và LH3, có tọa độ sau đây: LH1: 20046’21” N, 107006’25”E; LH2: 20046’47” N, 107006’26”E; LH3: 20046’21” N, 107006’44”E. g) Trên vịnh Cát Bà: cho tàu khách, tàu chở hàng thủy sản xuất nhập khẩu, tại vị trí CB1 có tọa độ: 20042’15” N, 107003’17”E. 4. Khu neo đậu chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai và vùng nước cảng biển Cẩm Phả thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh a) Khu tránh bão: tại các vị trí HL2, HL3, HL4 và HL5, có tọa độ sau đây: HL2: 20056’28” N, 107003’52”E; HL3: 20056’38” N, 107003’50”E; HL4: 20056’48” N, 107003’45”E; HL5: 20057’00” N, 107003’42”E. b) Khu neo đậu, chuyển tải, tránh bão để tàu thuyền chuyển tải một phần trước khi vào cảng biển Hải Phòng hoặc chuyển tải nhận thêm hàng sau khi đã nhận hàng một phần tại cảng biển Hải Phòng tại các vị trí HL11, HL12, và HL15 có tọa độ sau đây: HL11: 20051’36” N, 107007’06”E; HL12: 20051’42” N, 107006’36”E; HL15: 20051’48” N, 107006’12”E. Việc chuyển tải hàng hóa của tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng tại các vị trí quy định tại điểm này cho các loại hàng: thức ăn gia súc, phân bón, lương thực, thực phẩm, sắt thép hoặc kim loại ở dạng thỏi, quặng, phụ gia sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm phân bón, hàng đóng trong công-te-nơ, thiết bị máy móc và các loại hàng tương tự khác không phải là hàng hóa gây ô nhiễm, độc hại. Thời gian thực hiện cho đến khi cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) được vào sử dụng đủ điều kiện thay thế. Các loại hàng hóa gây ô nhiễm, độc hại phải chuyển tải tại khu vực Hòn Nét thuộc vùng nước cảng biển Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tại vị trí CO3 có tọa độ: 20057’46” N, 107020’06”E và tại cảng Cái Lân, Quảng Ninh. Điều 4. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng và các đơn vị liên quan 1. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng có trách nhiệm: a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đối với hoạt động hàng hải trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng. b) Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. c) Chỉ cho phép các tàu chở dầu, hàng nguy hiểm và hàng gây ô nhiễm, độc hại được neo đậu, chuyển tải tại các vị trí theo quy định của Thông tư này sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. d) Yêu cầu tàu thuyền vào chuyển tải hàng hóa tại các vị trí HL11, HL12, HL15 quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 của Thông tư này phải tuân thủ việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường, vận tải biển và các Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm không gây rò rỉ, thất thoát, phát tán hàng hóa ra môi trường biển thuộc vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 2. Trách nhiệm phối hợp quản lý giữa Cảng vụ hàng hải Hải Phòng với Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh: a) Cảng vụ hàng hải Hải Phòng: - Thông báo cho Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh biết tên, quốc tịch, các thông số kỹ thuật chính và những thông tin cần thiết khác của tàu thuyền có nhu cầu vào neo đậu, chuyển tải, tránh bão chậm nhất 04 giờ trước khi tàu thuyển đến ranh giới vùng nước cảng biển Hòn Gai hoặc vùng nước cảng biển Cẩm Phả; - Xác báo cho Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh biết việc điều động tàu thuyền rời vị trí neo đậu, chuyển tải, tránh bão chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền rời vị trí vùng nước cảng biển Hòn Gai hoặc vùng nước cảng biển Cẩm Phả; - Thực hiện thủ tục cho tàu thuyền vào, rời các vị trí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này để neo đậu, chuyển tải, tránh bão. b) Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh: Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền neo đậu, chuyển tải, tránh bão đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu, chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai hoặc vùng nước cảng biển Cẩm Phả và thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải Hải Phòng. Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng Ngoài phạm vi vùng nước quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Thông tư này, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng. Điều 6. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2010. Bãi bỏ Quyết định số 44/2007/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng và những quy định trước đây trái với Thông tư này. 2. Hệ tọa độ quy định trong Thông tư này được áp dụng theo Hệ tọa độ VN 2000 và được chuyển đổi thành các Hệ tọa độ tương ứng tại Phụ lục kèm theo. Điều 7. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 7; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ, Website Bộ GTVT; - Lưu VT, PC (5). BỘ TRƯỞNG Hồ Nghĩa Dũng PHỤ LỤC CHUYỂN ĐỔI HỆ TỌA ĐỘ CÁC VỊ TRÍ (Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2010/TT-BGTVT ngày 01/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng) 1. Ranh giới về phía biển, gồm các vị trí từ HP1 đến HP14, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) HP1 20049’15” 106048’40” 20049’12” 106048’29” 20049’11” 106048’47” HP2 20037’20” 106048’40” 20037’17” 106048’29” 20037’16” 106048’47” HP3 20040’03” 107007’06” 20040’00” 107006’55” 20039’59” 107007’13” HP4 20046’25” 107007’06” 20046’22” 107006’55” 20046’21” 107007’13” HP5 20047’01” 107006’51” 20046’58” 107006’40” 20046’57” 107006’58” HP6 20047’01” 107006’11” 20046’58” 107006’00” 20046’57” 107006’18” HP7 20046’03” 107006’11” 20046’00” 107006’00” 20045’59” 107006’18” HP8 20042’44” 107005’19” 20042’41” 107005’08” 20042’40” 107005’26” HP9 20041’48” 107004’06” 20041’45” 107003’55” 20041’44” 107004’13” HP10 20042’32” 107003’41” 20042’29” 107003’30” 20042’28” 107003’48” HP11 20042’27” 107002’34” 20042’24” 107002’23” 20042’23” 107002’41” HP12 20041’33” 107002’43” 20041’30” 107002’32” 20041’29” 107002’50” HP13 20042’27” 107001’11” 20042’24” 107001’00” 20042’23” 107001’18” HP14 20047’42” 106055’11” 20047’39” 106055’00” 20047’38” 106055’18” 2. Ranh giới về phía đất liền: gồm các vị trí từ HP15 đến HP20, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) HP15 20050’01” 106054’17” 20049’58” 106054’06” 20049’57” 106054’24” HP16 20050’01” 106053’59” 20049’58” 106053’48” 20049’57” 106054’06” HP17 20049’18” 106053’26” 20049’15” 106053’15” 20049’14” 106053’33” HP18 20049’17” 106052’40” 20049’14” 106052’29” 20049’13” 106052’47” HP19 20049’02” 106050’33” 20049’00” 106050’22” 20048’59” 106050’39” HP20 20049’13” 106050’25” 20049’10” 106050’14” 20049’09” 106050’32” 3. Vùng đón trả hoa tiêu a) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng: là vùng nước được giới hạn bởi các vị trí từ A1 đến A4, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) A1 20040’07” 106059’58” 20040’05” 106059’47” 20040’04” 107000’04” A2 20040’07” 107000’11” 20040’05” 107000’00” 20040’04” 107000’17” A3 20039’02” 107000’11” 20039’00” 107000’00” 20038’59” 107000’17” A4 20039’02” 106059’58” 20039’00” 106059’47” 20038’59” 107000’04” b) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu, chuyển tải, tránh bão tại cảng biển Hòn Gai: - Cho tàu thuyền khi thời tiết bình thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20043’26” 107010’29” 20043’24.0” 107010’18” 20043’23” 107010’35” - Cho tàu thuyền khi thời tiết xấu: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,25 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20049’02” 107008’17” 20049’00” 107008’06” 20048’59” 107008’23” - Cho tàu thuyền Việt Nam có trọng tải đến 5.000 DWT: là vùng nước được giới hạn bởi đường có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20052’32” 107005’05” 20052’30” 107004’54” 20052’29” 107005’11” c) Đối với tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng nhưng phải neo đậu chuyển tải tại cảng biển Cẩm Phả: - Cho tàu thuyền khi thời tiết bình thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,4 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20043’26” 107010’29” 20043’24” 107010’18” 20043’23” 107010’35” - Cho tàu thuyền khi thời tiết xấu: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20049’14” 107017’11” 20049’12” 107017’00” 20049’11” 107017’17” - Cho tàu thuyền Việt Nam có trọng tải đến 5.000 DWT: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,3 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20057’44” 107020’29” 20057’42” 107020’18” 20057’41” 107020’35” 4. Khu neo đậu, khu chuyển tải và khu tránh bão. a) Khu vực tại Hòn Dáu: là vùng nước được giới hạn bởi nửa đường tròn về phía Nam có bán kính 02 hải lý, với tâm tại vị trí có tọa độ: Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20040’02” 106051’11” 20040’00” 106051’00” 20039’59” 106051’17” b) Trên sông Bạch Đằng: - Khu Bạch Đằng: gồm các vị trí từ BĐ1 đến BĐ18, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) BĐ1 20051’06” 106045’48” 20051’03” 106045’37” 20051’02” 106045’55” BĐ2 20051’13” 106045’41” 20051’10” 106045’30” 20051’09” 106045’48” BĐ3 20051’21” 106045’36” 20051’18” 106045’25” 20051’17” 106045’43” BĐ4 20051’30” 106045’33” 20051’27” 106045’22” 20051’26” 106045’40” BĐ5 20051’38” 106045’29” 20051’35” 106045’18” 20051’34” 106045’36” BĐ6 20051’50” 106045’25” 20051’47” 106045’14” 20051’46” 106045’32” BĐ7 20052’00” 106045’19” 20051’57” 106045’08” 20051’56” 106045’26” BĐ8 20052’13” 106045’13” 20052’10” 106045’02” 20052’09” 106045’20” BĐ9 20052’28” 106045’10” 20052’25” 106044’59” 20052’24” 106045’17” BĐ10 20051’49” 106045’15” 20051’46” 106045’04” 20051’45” 106045’22” BĐ11 20051’59” 106045’11” 20051’56” 106045’00” 20051’55” 106045’18” BĐ12 20052’55” 106045’01” 20052’52” 106044’50” 20052’51” 106045’08” BĐ13 20053’05” 106045’02” 20053’02” 106044’51” 20053’01” 106045’09” BĐ14 20053’14” 106045’04” 20053’11” 106044’53” 20053’10” 106045’11” BĐ15 20053’23” 106045’09” 20053’20” 106044’58” 20053’19” 106045’16” BĐ16 20053’31” 106045’14” 20053’28” 106045’03” 20053’27” 106045’21” BĐ17 20053’39” 106045’20” 20053’36” 106045’09” 20053’35” 106045’27” BĐ18 20053’47” 106045’25” 20053’44” 106045’14” 20053’43” 106045’32” - Khu bến phao chuyển tải Bạch Đằng: gồm các bến phao PĐ1, PĐ2 và PĐ3, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) PĐ1 20051’17” 106045’30” 20051’14” 106045’19” 20051’13” 106045’37” PĐ2 20051’24” 106045’27” 20051’21” 106045’16” 20051’20” 106045’34” PĐ3 20051’32” 106045’24” 20051’29” 106045’13” 20051’28” 106045’31” - Khu Ninh Tiếp: gồm các vị trí từ NT1 đến NT6, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) NT1 20047’52” 106050’35” 20047’49” 106050’24” 20047’48” 106050’42” NT2 20048’07” 106050’32” 20048’04” 106050’21” 20048’03” 106050’39” NT3 20047’40” 106050’39” 20047’37” 106050’28” 20047’36” 106050’46” NT4 20047’27” 106050’43” 20047’24” 106050’32” 20047’23” 106050’50” NT5 20047’15” 106050’48” 20047’12” 106050’37” 20047’11” 106050’55” NT6 20047’05” 106050’52” 20047’02” 106050’41” 20047’01” 106050’59” - Khu bến phao chuyển tải Ninh Tiếp: gồm các bến phao PT1 và PT2, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) PT1 20048’40” 106050’20” 20048’37” 106050’09” 20048’36” 106050’27” PT2 20048’31” 106050’23” 20048’28” 106050’12” 20048’27” 106050’30” c) Trên luồng Lạch Huyện - Bến Gót: - Khu Bến Gót: gồm các vị trí từ BG3 đến BG9, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) BG3 20049’12” 106054’00” 20049’09” 106053’49” 20049’08” 106054’07” BG4 20049’01” 106054’07” 20048’58” 106053’56” 20048’57” 106054’14” BG5 20048’38” 106054’21” 20048’35” 106054’10” 20048’34” 106054’28” BG6 20048’16” 106054’35” 20048’13” 106054’24” 20048’12” 106054’42” BG7 20048’03” 106054’43” 20048’00” 106054’32” 20047’59” 106054’50” BG8 20047’51” 106054’50” 20047’48” 106054’39” 20047’47” 106054’57” BG9 20047’39” 106054’58” 20047’36” 106054’47” 20047’35” 106055’05” - Khu bến phao chuyển tải Bến Gót: gồm các bến phao PG1, PG2, có tọa độ Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) PG1 20049’51” 106053’56” 20049’48” 106053’45” 20049’47” 106054’03” PG2 20049’28” 106053’56” 20049’25” 106053’45” 20049’24” 106054’03” d) Trên vịnh Lan Hạ: gồm các vị trí LH1, LH2 và LH3, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) LH1 20046’21” 107006’25” 20046’18” 107006’14” 20046’17” 107006’32” LH2 20046’47” 107006’26” 20046’44” 107006’15” 20046’43” 107006’33” LH3 20046’21” 107006’44” 20046’18” 107006’33” 20046’17” 107006’51” đ) Trên vịnh Cát Bà: vị trí CB1, có tọa độ Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) 20042’15” 107003’17” 20042’12” 107003’06” 20042’11” 107003’24” 4. Khu neo đậu, chuyển tải, tránh bão tại vùng nước cảng biển Hòn Gai, Cẩm Phả thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. a) Khu neo đậu tránh bão: gồm các vị trí HL2, HL3, HL4, HL5, có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) HL2 20056’28” 107003’52” 20056’25” 107003’41” 20056’24” 107003’59” HL3 20056’38” 107003’50” 20056’35” 107003’39” 20056’34” 107003’57” HL4 20056’48” 107003’45” 20056’45” 107003’34” 20056’44” 107003’52” HL5 20057’00” 107003’42” 20056’57” 107003’31” 20056’56” 107003’49” b) Khu neo đậu, chuyển tải, tránh bão: gồm các vị trí HL11, HL12, HL15 và CO3 có tọa độ: Vị trí Hệ VN - 2000 Hệ Hải đồ Hệ WGS - 84 Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) Vĩ độ (N) Kinh độ (E) HL11 20051’36” 107007’06” 20051’33” 107006’55” 20051’32” 107007’13” HL12 20051’42” 107006’36” 20051’39” 107006’25” 20051’38” 107006’43” HL15 20051’48” 107006’12” 20051’45” 107006’01” 20051’44” 107006’19” CO3 20057’46” 107020’06” 20057’44” 107019’55” 20057’43” 107020’12”
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "01/10/2010", "sign_number": "31/2010/TT-BGTVT", "signer": "Hồ Nghĩa Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Ke-hoach-184-KH-UBND-2022-dao-tao-nghe-nghiep-nguoi-chap-hanh-xong-hinh-phat-tu-Can-Tho-529239.aspx
Kế hoạch 184/KH-UBND 2022 đào tạo nghề nghiệp người chấp hành xong hình phạt tù Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 184/KH-UBND Cần Thơ, ngày 30 tháng 8 năm 2022 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP, TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG HÌNH PHẠT TÙ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng (sau đây viết tắt là Nghị định số 49/2020/NĐ-CP); Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc triển khai Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP , Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù tại thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU 1. Mục tiêu: - Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP đến các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù (sau đây viết tắt là CHXHPT) tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước góp phần phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Huy động các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP nhằm thực hiện đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. - Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người CHXHPT tại thành phố tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng của đối tượng, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương. 2. Chỉ tiêu: Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn sau học nghề, tạo việc làm cho người CHXHPT ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng: - Đảm bảo 100% người chấp hành xong hình phạt tù có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 3 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; - Số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm: 100% trên tổng số người CHXHPT; - Đảm bảo 100% người CHXHPT có nhu cầu vay vốn tạo việc làm có đủ điều kiện vay theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và các văn bản hướng dẫn. - Đảm bảo 100% người CHXHPT có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của công việc làm ở nước ngoài được tư vấn, hỗ trợ các chính sách theo quy định đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt tập trung tuyên truyền, phổ biến kịp thời Nghị định số 49/2020/NĐ-CP đến cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, chi bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, người đang CHXHPT, người được đặc xá, người CHXHPT đã trở về cộng đồng và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người CHXHPT. 2. Tổ chức các hoạt động: Tư vấn học nghề, việc làm, xuất khẩu lao động; định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp; hướng dẫn kỹ năng khởi nghiệp, kiến thức kinh doanh, kỹ năng sống, kỹ năng tìm việc làm cho những người sau khi CHXHPT. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tổ chức tư vấn để vận động người CHXHPT tham gia các khóa học nghề phù hợp. 3. Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương; trên cơ sở đó tổng hợp, phân loại và đề xuất các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở có các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ thích hợp, kịp thời đối với người CHXHPT trở về địa phương để họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. 4. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ hoạt động tái hòa nhập cộng đồng như: Tư vấn và hỗ trợ cho vay vốn sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội, quỹ xã hội quỹ từ thiện ở địa phương; xét hỗ trợ một phần vốn để tạo việc làm và sản xuất kinh doanh đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách; cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh; thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hướng dẫn kỹ thuật, liên kết sản xuất, kinh doanh ... III. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ, QUỐC TỊCH VÀ PHẠM VI CƯ TRÚ 1. Đối tượng hỗ trợ - Phạm nhân trước khi CHXHPT, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân (gọi tắt là phạm nhân chuẩn bị mãn hạn tù). - Người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người CHXHPT đã trở về cộng đồng (gọi tắt là người chấp hành xong hình phạt tù). 2. Quốc tịch Người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại thành phố Cần Thơ. 3. Phạm vi cư trú Đối tượng có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ. IV. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 1. Người CHXHPT tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Người CHXHPT được vay vốn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. 3. Người CHXHPT dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm. V. KINH PHÍ 1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2. Việc lập dự toán, quyết toán, quản lý sử dụng kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành. 3. Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam (được thành lập theo quy định tại Điều 34 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. 4. Nguồn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân người học,... VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công an thành phố - Phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân chuẩn bị CHXHPT; hướng dẫn việc đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân trong các cơ sở giam giữ phạm nhân. - Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho phạm nhân chuẩn bị CHXHPT làm cơ sở để tổ chức đào tạo nghề theo quy định. - Tổng hợp danh sách phạm nhân chuẩn bị CHXHPT không có nơi nương tựa, không xác định được nơi sẽ về cư trú sau khi CHXHPT và thuộc diện đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội để thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ hỗ trợ, hướng dẫn làm các thủ tục tiếp nhận phạm nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố Cần Thơ, triển khai các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân chuẩn bị CHXHPT; hướng dẫn việc đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân trong các cơ sở giam giữ phạm nhân. - Phối hợp với Công an thành phố, nắm thông tin, danh sách những người CHXHPT trên địa bàn để có cơ sở phối hợp tham mưu triển khai thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. - Căn cứ nhu cầu, khả năng của người chấp hành xong hình phạt tù và thực tiễn của thị trường lao động; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người CHXHPT; theo dõi, báo cáo tình trạng việc làm của người CHXHPT. - Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt. - Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phạt tù có hoàn cảnh khó khăn (đối với người chấp hành xong hình phạt tù thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật). 3. Sở Tài chính Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch trên cơ sở lồng ghép các chương trình, đề án, nhiệm vụ chi khác có liên quan. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 4. Sở Nội vụ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đối với việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện để hỗ trợ các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng và giúp đỡ người CHXHPT theo đúng quy định pháp luật. 5. Sở Tư pháp Cập nhật thông tin về tình hình án tích của người CHXHPT và thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. 6. Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người chấp hành xong hình phạt tù và nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị, các tổ chức xã hội, các cá nhân trong việc đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm, tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, góp phần phòng, chống tái phạm tội và vi phạm pháp luật; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền các nội dung qua hệ thống thông tin cơ sở bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. 7. Ủy ban nhân dân quận, huyện - Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng; có chính sách phù hợp khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạo điều kiện để người CHXHPT có điều kiện học nghề, tìm việc làm, ổn định cuộc sống. - Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Công an quận, huyện nghiên cứu đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành các chế độ, chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động các nguồn lực, tranh thủ sự vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn và nhân dân cùng tham gia tạo điều kiện giúp đỡ người CHXHPT được học nghề, giải quyết việc làm, vay vốn để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống theo quy định; lập dự toán kinh phí hàng năm trình Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người CHXHPT tái hòa nhập cộng đồng; xây dựng mới các mô hình tái hòa nhập cộng đồng về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người CHXHPT tái hòa nhập cộng đồng; thường xuyên cập nhật danh sách người CHXHPT từ cơ quan Thi hành án hình sự Công an quận, huyện để kịp thời theo dõi phối hợp tổ chức thực hiện. - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phối hợp với các đơn vị có liên quan trên địa bàn điều tra khảo sát, cập nhật kịp thời danh sách người CHXHPT để thực hiện các giải pháp hỗ trợ trong việc đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm, chú trọng thực hiện kết nối, giải quyết việc làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương có nhu cầu tuyển dụng lao động. - Tổng hợp, cung cấp danh sách người CHXHPT có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm; vay vốn ổn định cuộc sống. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc dạy nghề, giải quyết việc làm giúp người CHXHPT tái hòa nhập cộng đồng; thực hiện các chính sách trợ giúp khác theo quy định của pháp luật. - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện công tác tiếp nhận, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù về nơi cư trú ở địa phương. - Tổng hợp danh sách người tái hòa nhập cộng đồng thuộc diện đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội gửi Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để hỗ trợ làm thủ tục tiếp nhận phạm nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội. 8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ và các đoàn thể Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và tham gia giám sát, giúp đỡ người CHXHPT có điều kiện ổn định cuộc sống, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho người CHXHPT tái hòa nhập cộng đồng tại các khu dân cư. 9. Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ Thực hiện cho vay vốn đối với người chấp hành xong hình phạt tù đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật. VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Đề nghị các Sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ Kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm, trước ngày 20 tháng 12, các đơn vị được phân công nhiệm vụ tại Kế hoạch này báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù tại thành phố Cần Thơ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo kịp thời./. Nơi nhận: - TT TU; TT HĐND TP; - CT, PCT UBND TP; - UBMTTQVN TP và các tổ chức thành viên; - Ban Tuyên giáo Thành ủy; - Ban VH-XH, HĐND TP; - Các Sở: LĐ-TB&XH, TC, TT&TT, Tư pháp, Nội vụ ; - Công an thành phố; - Chi nhánh NHCSXH TP; - UBND quận, huyện; - VP UBND TP (3CE); - Cổng TTĐT TP; - Lưu: VT, MK. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thực Hiện
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "30/08/2022", "sign_number": "184/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Thực Hiện", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-140-KH-UBND-2018-thuc-hien-Quyet-dinh-28-2018-QD-TTg-nhan-van-ban-dien-tu-Can-Tho-399755.aspx
Kế hoạch 140/KH-UBND 2018 thực hiện Quyết định 28/2018/QĐ-TTg nhận văn bản điện tử Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 140/KH-UBND Cần Thơ, ngày 25 tháng 9 năm 2018 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2018/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC GỬI, NHẬN VĂN BẢN ĐIỆN TỬ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và Quyết định số 676/QĐ-VPCP ngày 27 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg , cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Bảo đảm thực hiện theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và Quyết định số 676/QĐ-VPCP ngày 27 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. b) Tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg). c) Kết quả triển khai Kế hoạch này làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg . 2. Yêu cầu a) Bảo đảm triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả và thống nhất. b) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg. c) Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn phải có sự phối hợp chặt chẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH Nhiệm vụ cụ thể theo Phụ lục đính kèm Kế hoạch này. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, chủ động tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ hàng quý (hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu) về tình hình gửi nhận văn bản điện từ của của cơ quan, địa phương mình gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả gửi, nhận văn bản điện tử của cơ quan, địa phương mình và sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Trên đây là kế hoạch thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./. (Kèm theo Phụ lục các nhiệm vụ cụ thể) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Văn Tâm PHỤ LỤC CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2018/QĐ-TTg (Kèm theo Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ) STT Nội dung công việc Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian hoàn thành Ghi chú 1 Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành của thành phố trên nền tảng di động Sở Thông tin và Truyền thông - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Quý II/2019 2 Phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành với trục liên thông văn bản quốc gia. Sở Thông tin và Truyền thông - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Quý IV/2018 3 Hướng dẫn sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong việc gửi, nhận văn bản điện tử Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thường xuyên 4 Triển khai việc sử dụng mã định danh văn bản và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối gửi, nhận văn bản điện tử; cập nhật kịp thời mã định danh cơ quan khi có sự thay đổi, tiếp nhận đăng ký, quản lý, hướng dẫn hệ thống kết nối, liên thông của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố theo quy định. Sở Thông tin và Truyền thông - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Quý IV/2018 5 Thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho Trục liên thông văn bản thành phố; hướng dẫn sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các sở ban, ngành, địa phương theo quy định. Sở Thông tin và Truyền thông - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Công an thành phố; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thường xuyên 6 Đảm bảo kỹ thuật về vận hành hệ thống quản lý văn bản và điều hành của thành phố. Sở Thông tin và Truyền thông - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thường xuyên 7 Bảo đảm đường truyền mạng truyền số liệu chuyên dùng của thành phố thông suốt, ổn định đáp ứng yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử. Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thường xuyên 8 Quản lý, cấp phát chữ ký số trên địa bàn thành phố; hướng dẫn tích hợp chữ ký số và xác thực chữ ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Sở Thông tin và Truyền thông - Sở Nội vụ; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thường xuyên 9 Thử nghiệm gửi, nhận văn bản điện tử giữa Ủy ban nhân dân thành phố và Văn phòng Chính phủ qua trục liên thông văn bản địa phương và trục liên thông văn bản quốc gia. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Quý IV/2018 10 Tham mưu ban hành quy chế, quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trên địa bàn thành phố phù hợp với Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg. Sở Thông tin và Truyền thông - Sở Nội vụ. - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Quý I/2019 11 Tham mưu chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố sử dụng và thực hiện kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành. - Sở Thông tin và Truyền thông. - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở Nội vụ; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thường xuyên 12 Định kỳ báo cáo kết quả tình hình thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sở Thông tin và Truyền thông, - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố - Sở Nội vụ. Định kỳ hàng quý 13 Hướng dẫn lưu trữ văn bản điện tử. Sở Nội vụ - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Sau khi Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Nội vụ về việc lưu trữ điện tử được ban hành 14 Ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử. Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở Thông tin và Truyền thông. Quý II/2019 15 Thực hiện gửi, nhận và gửi, nhận liên thông văn bản điện tử. Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn - Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; - Sở Thông tin và Truyền thông. Thường xuyên 16 Báo cáo gửi, nhận liên thông văn bản điện tử. Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố 17 Bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời trong kế hoạch ngân sách hàng năm để bảo đảm duy trì, phát triển hệ thống quản lý văn bản và điều hành của thành phố, hạ tầng mạng nội bộ và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính - Sở Thông tin và Truyền thông; - Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện Thường xuyên
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "25/09/2018", "sign_number": "140/KH-UBND", "signer": "Lê Văn Tâm", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-08-2010-TT-BGTVT-nhiem-vu-quyen-han-Thanh-tra-duong-bo-103148.aspx
Thông tư 08/2010/TT-BGTVT nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra đường bộ
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 08/2010/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ. 2. Thông tư này áp dụng đối với lực lượng Thanh tra đường bộ, bao gồm: Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ. Điều 2. Phạm vi hoạt động của Thanh tra đường bộ 1. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ của Bộ Giao thông vận tải. 2. Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. 3. Thanh tra Sở Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phạm vi quản lý quốc lộ được ủy thác cho Sở Giao thông vận tải. Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ 1. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, cụ thể như sau: a) Thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; b) Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ; c) Bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ đang khai thác; d) Quản lý, bảo trì đường bộ; đ) Quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; e) Đấu nối vào đường chính; g) Thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ. 2. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và khi phát hiện phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ, cụ thể như sau: a) Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; bằng xe buýt; bằng xe taxi; theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô; b) Vận tải hàng hóa thông thường; vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển hàng nguy hiểm; c) Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, bao gồm: dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ. 3. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an), cụ thể như sau: a) Điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe; b) Tổ chức đào tạo lái xe; thực hiện nội dung, chương trình, lực lượng đào tạo của cơ sở đào tạo; c) Điều kiện, tiêu chuẩn của trung tâm sát hạch lái xe; d) Tổ chức kỳ sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; đ) Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. 4. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; đăng ký, đăng kiểm xe máy chuyên dùng, cụ thể như sau: a) Điều kiện, tiêu chuẩn của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; b) Thực hiện quy trình kiểm định của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; c) Điều kiện, tiêu chuẩn của đăng kiểm viên và các chức danh khác của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; d) Tổ chức thực hiện đăng ký xe máy chuyên dùng. 5. Giám sát đột xuất kỳ sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, cụ thể như sau: a) Thanh tra đường bộ được phân công giám sát kỳ sát hạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giám sát theo quy định tại Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; b) Khi phát hiện kỳ sát hạch có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thanh tra viên hoặc Tổ trưởng Tổ giám sát báo cáo Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải trình Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định thanh tra đột xuất kỳ sát hạch. Trường hợp kiến nghị của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam không được chấp thuận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải để có biện pháp xử lý theo quy định; c) Tổ giám sát và Thanh tra viên được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật đã trang bị trong quá trình giám sát. 6. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. 7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. Điều 4. Dừng phương tiện giao thông đường bộ 1. Dừng phương tiện giao thông đường bộ trong trường hợp cấp thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể như sau: a) Phương tiện giao thông đường bộ đang lưu hành có dấu hiệu vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ; b) Phương tiện giao thông đường bộ đang lưu hành có dấu hiệu vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ; c) Xe bánh xích lưu thông trực tiếp xích trên đường làm hư hại đường bộ; d) Phương tiện giao thông đường bộ đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ. 2. Dừng phương tiện giao thông đường bộ để đình chỉ hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Thanh tra đường bộ quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Thanh tra đường bộ đang thi hành công vụ yêu cầu người điều khiển phương tiện vi phạm dừng phương tiện để lập biên bản và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 3. Khi dừng phương tiện giao thông đường bộ, Thanh tra đường bộ có trách nhiệm sau đây: a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình các giấy tờ liên quan; b) Cân, đo, đếm để xác định tải trọng trục xe, tổng trọng lượng xe, kích thước hàng hóa, khổ giới hạn của phương tiện và ghi rõ vào biên bản vi phạm (nếu có); c) Lập biên bản theo quy định và tạm giữ các giấy tờ liên quan để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; đ) Yêu cầu người điều khiển phương tiện hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ, lắp guốc vào bánh xích; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; e) Yêu cầu người điều khiển phương tiện dọn chuyển ngay phần đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác đã đổ trái phép lên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ; g) Báo cáo cấp trên trực tiếp về việc dừng phương tiện khi kết thúc ca làm việc. 4. Việc dừng phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện bằng hiệu lệnh dừng phương tiện quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 5. Nghiêm cấm việc tùy tiện dừng phương tiện ảnh hưởng đến hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông. Điều 5. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông đường bộ 1. Hiệu lệnh dừng phương tiện được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm: a) Bằng gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP; b) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện; c) Barie hoặc rào chắn. 2. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP khi Thanh tra viên đứng trên đường: Thanh tra viên đứng nghiêm tại vị trí an toàn và người điều khiển phương tiện có thể quan sát được, mặt hướng về phía phương tiện giao thông có dấu hiệu vi phạm, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông (hoặc biển hiệu lệnh STOP) theo phương song song với mặt đất, lòng bàn tay giữ cho gậy chỉ huy giao thông (hoặc cán vợt biển hiệu lệnh STOP) ở vị trí thẳng đứng. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, Thanh tra viên dùng gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn phương tiện đỗ vào vị trí phù hợp và an toàn để thực hiện việc kiểm tra. 3. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP khi Thanh tra viên ngồi trên phương tiện giao thông: Thanh tra viên cầm gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP đưa sang ngang phía phương tiện có dấu hiệu vi phạm để người điều khiển phương tiện có thể nhìn thấy. Trường hợp phương tiện của Thanh tra đường bộ đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện có dấu hiệu vi phạm, thanh tra viên dùng loa yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng lại. Khi người điều khiển phương tiện giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn, phương tiện của Thanh tra đường bộ đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm tra. Điều 6. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với lực lượng Thanh tra đường bộ. 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Giám đốc các Sở Giao thông vận tải; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 6; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia; - Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; - Các Sở Giao thông vận tải; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ, Website Bộ GTVT; - Lưu: VT, TTr (20). BỘ TRƯỞNG Hồ Nghĩa Dũng
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "19/03/2010", "sign_number": "08/2010/TT-BGTVT", "signer": "Hồ Nghĩa Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Chi-thi-04-2004-CT-BXD-chi-dao-thuc-hien-bien-phap-dam-bao-an-toan-lao-dong-nganh-Xay-dung-53107.aspx
Chỉ thị 04/2004/CT-BXD chỉ đạo thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn lao động ngành Xây dựng
BỘ XÂY DỰNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 04/2004/CT-BXD Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2004 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Xây dựng đă áp dụng rộng răi công nghệ xây dựng và máy móc, thiết bị thi công hiện đại làm cho tiến độ thi công và năng suất lao động được nâng cao, điều kiện lao động của người lao động được cải thiện, công tác đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động - pḥng chống cháy nổ đă đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004, t́nh h́nh tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết người xẩy ra vẫn c̣n nhiều. Nguyên nhân là do các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc pháp luật về bảo hộ lao động cũng như các văn bản chỉ đạo của Ngành; c̣n thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động; công tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về bảo hộ lao động cho người lao động chưa được tiến hành thường xuyên; bộ máy làm công tác bảo hộ lao động chưa được kiện toàn; chế độ thống kê báo cáo chưa nghiêm túc; việc sử dụng lao động thời vụ, không qua đào tạo, thiếu kinh nghiệm c̣n khá phổ biến nên ư thức tổ chức kỷ luật và nhận thức về công tác bảo hộ lao động của người lao động c̣n nhiều yếu kém; t́nh trạng chạy theo tiến độ hoặc khoán trắng công việc c̣n xảy ra ở nhiều nơi. Để chấn chỉnh t́nh trạng trên và để tăng cường công tác an toàn - vệ sinh lao động, đề cao trách nhiệm của các đơn vị đối với tính mạng, sức khoẻ của người lao động, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ thị Thủ trưởng các đơn vị trong Ngành phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp tập trung thực hiện những việc sau đây: 1. Kiện toàn Hội đồng bảo hộ lao động của các Tổng công ty, Công ty; có phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể cho mỗi thành viên trong Hội đồng. Các Tổng công ty nhà nước và công ty nhà nước độc lập có sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập Pḥng hoặc Ban An toàn lao động; đơn vị có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động; các đơn vị có từ 300 đến dứơi 1.000 lao động hoặc doanh nghiệp thi công trên nhiều địa bàn phải có ít nhất từ 2 - 3 cán bộ làm công tác bảo hộ lao động. Cán bộ làm công tác này phải có hiểu biết về kỹ thuật, quy tŕnh công nghệ trong thi công xây lắp (trong doanh nghiệp xây lắp), sản xuất vật liệu xây dựng (trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng), được đào tạo chuyên môn hoặc bổ túc chuyên môn, kỹ thuật bảo hộ lao động, có am hiểu pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. 2. Phải tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động theo đúng quy định: khám sức khoẻ khi tuyển dụng, khám sức khoẻ theo định kỳ. Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nơi nguy hiểm (làm việc trên cao, dưới hầm sâu...) trước khi làm việc phải khám sức khoẻ, sau đó cứ 6 tháng tổ chức khám lại một lần. Trên cơ sở phân loại sức khoẻ, người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ người lao động. Tuyệt đối không được sử dụng lao động không đủ sức khoẻ, lao động hợp đồng theo vụ, theo việc, lao động không qua đào tạo nghề vào làm việc ở những vị trí nguy hiểm (tháo lắp giàn giáo, làm việc trên cao, nơi cheo leo, các công tŕnh cao tầng, hầm sâu, giếng ch́m...). 3. Trong kư kết hợp đồng lao động, phải kư hợp đồng lao động trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động; trong đó quy định đầy đủ, rơ ràng các nội dung của hợp đồng: tiền lương, bảo hiểm xă hội, bảo hộ lao động. nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động va người lao động trong quan hệ lao động, trong đó có trách nhiệm về công tác an toàn lao động. 4. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho người lao động về công tác bảo hộ lao động nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của người lao động trong công tác này bằng nhiều h́nh thức phù hợp với t́nh h́nh, đặc điểm của đơn vị, nâng cao chất lượng trong tổ chức thực hiện phong trào “xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động” tại đơn vị. 5. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo chất lượng, phù hợp với công việc của từng người lao động, đồng thời bắt buộc người lao động phải sử dụng trong khi làm việc. 6. Phải có biện pháp đảm bảo an toàn lao động chi tiết đối với từng loại công việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời tổ chức huấn luyện cho ngư3ời lao động trước khi giao việc. Ngô Xuân LộcTại những vị trí nguy hiểm như: xung quanh khu vực đang thi công trên cao, khu vực cần trục đang hoạt động, hầm, hào, hố, kho băi chứa vật liệu có yếu tố độc hại, vật liệu dễ cháy nổ, các lỗ trống trên sàn, chu vi mép sàn, mái phải có biển báo chỉ dẫn và lan can rào chắn an toàn, ban đêm phải có điện chiếu sáng. Đối với công tŕnh sử dụng giàn giáo, sau khi lắp dựng xong phải nghiệm thu mới đưa vào sử dụng. Khi tháo dỡ cốp pha, giàn giáo phải lập biện pháp cụ thể. Khi thi công những công tŕnh cao tầng phải có lưới bảo vệ xung quanh công tŕnh. Phải có đầy đủ sổ theo giới công tác huấn luyện an toàn lao động, sổ giao việc, nhật kư công tác an toàn lao động, sổ theo giới trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, sổ giao ca... và phải được ghi chép chặt chẽ hàng ngày tại công tŕnh đang thi công (do đội hoặc ban chỉ huy công tŕnh trực tiếp quản lư). Nơi làm việc của người lao động phải đảm bảo vệ sinh, pḥng vệ sinh đủ nước sạch. Các công tŕnh xây dựng trên cao phải bố trí nơi vệ sinh phù hợp đặt tại mỗi tầng làm việc. Đối với các công tŕnh có nhiều nhà thầu phụ cùng thi công phải thành lập Ban chỉ huy thống nhất và xây dựng quy chế phối hợp trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; đồng thời thực hiện chế độ tự kiểm tra, báo cáo t́nh h́nh đảm bảo an toàn lao động tại công tŕnh hàng ngày cho Ban chỉ huy thống nhất. 7. Tất cả các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, đồng thời phải xây dựng nội quy vận hành an toàn niêm yết tại vị trí máy, thiết bị. 8. Phải tổ chức huấn luyện cho người lao động về nội quy, quy tŕnh, quy phạm an toàn lao động theo quy định: huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, huấn luyện khi tuyển dụng, trước khi giao việc, khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, sau khi huấn luyện phải tiến hành kiểm tra, sát hạch; chỉ những người đạt yêu cầu mới được bố trí công việc và cấp thẻ. 9. Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên tại các công tŕnh, có chế độ phụ cấp cụ thể để động viên khuyến khích những ngừơi làm công tác này. 10. Thủ trưởng đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá tại cơ sở, có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, xử phạt những trường hợp vi phạm trong công tác bảo hộ lao động. Kiên quyết đ́nh chỉ, xử lư nghiêm khắc những cán bộ quản lư, người lao động không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ theo tŕnh tự quy tŕnh, biện pháp an toàn đă được duyệt. Mỗi vụ tai nạn xẩy ra cần làm rơ trách nhiệm của người quản lư, người lao động trong thời gian ngắn nhất. 11. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về chế độ báo cáo, thống kê t́nh h́nh tai nạn lao động của đơn vị theo quy định hiện hành; các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng phải báo cáo ngay về Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam. Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Ban Chính sách - Kinh tế xă hội công đoàn Xây dựng Việt Nam tổ chức kiểm tra việc thực hiện chỉ thị của Bộ về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các đơn vị; tổ chức các lớp tập huấn về bảo hộ lao động đối với cán bộ quản lư và cán bộ chuyên trách an toàn lao động. Các Sở thuộc ngành Xây dựng căn cứ nội dung Chỉ thị này chỉ đạo việc tổ chức thực hiện tại địa phương. Thủ trưởng các đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị trên đây nhằm đảm bảo an toàn, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho công nhân viên lao động trong toàn Ngành./. Nguyễn Hồng Quân (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "02/07/2004", "sign_number": "04/2004/CT-BXD", "signer": "Nguyễn Hồng Quân", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Chi-thi-17-2013-CT-UBND-trien-khai-thi-hanh-luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-Ho-Chi-Minh-212333.aspx
Chỉ thị 17/2013/CT-UBND triển khai thi hành luật xử lý vi phạm hành chính Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/2013/CT-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2013 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014). Để triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời Chính phủ cũng đã có chỉ đạo liên quan đến việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính tại Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2013 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2013. Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nêu trên, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính, giữ vững trật tự, kỷ cương, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị: 1. Nhiệm vụ chung: Thủ trưởng các Sở - ban, ngành và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm: a) Triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hiểu rõ, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. b) Thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa có hiệu lực thi hành, tiếp tục áp dụng quy định tại các Nghị định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính nếu không trái với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. c) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện việc tham mưu về công tác xử lý vi phạm hành chính. d) Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Sở Tư pháp để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính. đ) Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các mẫu biên bản, quyết định phù hợp để sử dụng trong phạm vi thành phố theo các biểu mẫu biên bản, mẫu quyết định ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. e) Kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn; kiến nghị làm đề xuất xử lý cụ thể gửi Sở Tư pháp để rà soát, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền. g) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị định kỳ 6 tháng và hàng năm, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định. 2. Trách nhiệm của Thủ trưởng các Sở - ban, ngành và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: a) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Chương II Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. b) Xác định nhu cầu kinh phí, lập dự toán và phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và bố trí kinh phí hàng năm để đảm bảo cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác xử lý vi phạm hành chính. c) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố về mức phạt áp dụng trong khu vực nội thành đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội để Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định, ban hành. 3. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp: a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. b) Rà soát, tổng hợp báo cáo đề xuất những khó khăn, vướng mắc hoặc những quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền. c) Phổ biến pháp luật, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền. d) Tổng hợp báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của thành phố để Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định. đ) Trên cơ sở quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. e) Phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các mẫu biên bản, quyết định phù hợp để sử dụng trong phạm vi thành phố. g) Xác định nhu cầu kinh phí, lập dự toán và phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và bố trí kinh phí hàng năm để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 4. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài chính: a) Hướng dẫn Sở Tư pháp và các đơn vị lập dự toán ngân sách để đảm bảo kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo quy định. b) Hướng dẫn Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự toán, bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo quy định. 5. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ: Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về biên chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ về xử lý vi phạm hành chính theo quy định trên cơ sở đề xuất của Thủ trưởng các cơ quan. 6. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: a) Chỉ đạo việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến về Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. b) Phối hợp Sở Tư pháp trong việc xây dựng Đề án về Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. 7. Trách nhiệm của Giám đốc Công an thành phố: Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về mức phạt áp dụng trong khu vực nội thành đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; an ninh trật tự, an toàn xã hội để Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định. 8. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện: a) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền. b) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. c) Bảo đảm kinh phí cho công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định. 9. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn: a) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Tư pháp) kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền. b) Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp vào cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của thành phố. c) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn định kỳ 6 tháng và hàng năm, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định. d) Bảo đảm kinh phí cho công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định. 10. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban, ngành và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ảnh về Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết theo quy định./. Nơi nhận: - Như Khoản 10; - Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Đoàn đại biểu Quốc hội TP; - Thường trực HĐND thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; - Ban Pháp chế HĐND thành phố; - Văn phòng Thành ủy; - VPUB: CVP, các PVP; - Các Phòng Chuyên viên; TTCB; TTTH; - Lưu: VT, (PCNC/TNh) H. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Hoàng Quân
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "31/10/2013", "sign_number": "17/2013/CT-UBND", "signer": "Lê Hoàng Quân", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-dinh-68-2007-ND-CP-bao-hiem-xa-boi-bat-buoc-quan-nhan-cong-an-nguoi-lam-cong-tac-co-yeu-huong-dan-luat-bao-hiem-xa-hoi-19072.aspx
Nghị định 68/2007/NĐ-CP bảo hiểm xã bội bắt buộc quân nhân, công an người làm công tác cơ yếu hường dẫn luật bảo hiểm xã hội
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SỐ 68/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỜNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 thảng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NGHỊ ĐỊNH Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác Cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động thuộc diện hưởng lương quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân; b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân; c) Người làm công tác Cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân. 2. Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: a) Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân. 3. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này. 4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm: a) Các Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; b) Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác Cơ yếu; c) Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc 1. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định này, bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. 2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. 3. Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất. Điều 4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội Nguyên tắc bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên Cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên Cơ sở tiền lương của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này hoặc tính trên mức lương tối thiểu chung đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm Cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. 4. Quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý thống nhất. Phần quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp và phần người sử dụng lao động giữ lại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ đàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội, trong phạm vi, chức năng của mình, thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác Cơ yếu trong quân đội, công an và tổ chức Cơ yếu. 2. Kiến nghị với Chính phủ về các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. 3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội. 4. Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang phục vụ trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ. 5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền. Điều 6. Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 1. Hàng tháng, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 41 Nghị định này. 2. Hàng tháng, người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 42 Nghị định này. Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm Các hành vi bị nghiêm cấm về bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội. Chương 2: CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC MỤC 1: CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU Điều 8. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ ốm đau khi: 1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc cơ sở y tế do Bộ Y tế quy định. Trường hợp ốm đau phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau. 2. Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau (kể cả con nuôi theo quy định của pháp luật), có xác nhận của cơ sở y tế, phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. Điều 9. Thời gian hưởng chế độ ốm đau Thời gian hưởng chế độ ốm đau quy định tại khoản 3 Điều 23 và Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Khi ốm đau, thời gian hưởng chế độ ốm đau tuỳ thuộc vào thời gian điều trị, kể cả điều trị nội trú và ngoại trú. 2. Thời gian tối đa được nghỉ việc hưởng chế độ để chăm sóc con ốm trong một năm đối với mỗi người, cho mỗi con tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ phép hàng năm, cụ thể như sau: a) 20 ngày, đối với con dưới 3 tuổi; 15 ngày, đối với con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi; b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ chăm sóc con ốm đau mà con vẫn ốm, thì người kia được hưởng chế độ chăm sóc con ốm theo quy định tại điểm a khoản này. Điều 10. Mức hưởng chế độ ốm đau Mức hưởng chế độ ốm đau quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Mức trợ cấp khi nghỉ việc do ốm đau bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 2. Mức trợ cấp khi nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Điều 11. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Việc tổ chức thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ quy định tại các Điều 11, 16 và 28 Nghị định này do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quy định, sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong một năm tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung và không tính vào thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong năm, cụ thể: a) Không quá 10 ngày đối với trường hợp sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; b) Không quá 7 ngày đối với trường hợp sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác đã nghỉ ốm từ 30 ngày trở lên trong năm. 3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung, nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung, nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung, bao gồm ăn, ở, đi lại. MỤC 2: CHẾ ĐỘ THAI SẢN Điều 12. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, lao động nữ làm công tác cơ yếu mang thai; b) Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, lao động nữ làm công tác cơ yếu sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi; d) Người lao động thực hiện đặt vòng tránh thai, nạo thai, hút điều hoà kinh nguyệt, triệt sản. 2. Người lao động được hưởng chế độ thai sản quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 3. Trường hợp người lao động đã phục viên, thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi và đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp thai sản quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3; khoản 4 Điều 13 và khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định này. Điều 13. Thời gian hưởng chế độ thai sản Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Trong thời gian mang thai, nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, lao động nữ làm công tác cơ yếu được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; nếu ở xa cơ sở y tế, hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. 2. Khi sẩy thai, nạo thai, hút thai hoặc thai chết lưu được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày, nếu thai được một tháng; 20 ngày, nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; 40 ngày, nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; 50 ngày, nếu thai từ sáu tháng trở lên. 3. Khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau: a) 5 tháng đối với nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, lao động nữ làm công tác cơ yếu nói chung; b) 6 tháng đối với nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, lao động nữ làm công tác cơ yếu là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người tàn tật, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; c) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày; d) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: - Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày, tính từ ngày sinh con; - Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày, tính từ ngày con chết. Tổng số thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm d này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động. đ) Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. 4. Khi nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. 5. Khi đặt vòng tránh thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 7 ngày; khi thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 15 ngày. 6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Điều 14. Mức hưởng chế độ thai sản Mức hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 34 và Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Mức hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liên kề trước khi nghỉ việc. 2. Lao động nữ khi sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, ngoài trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này còn được nhận trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con, thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. 3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 13 Nghị định này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Điều 15. Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Lao động nữ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 13 Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau: a) Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên; b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe; c) Được Thủ trưởng Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đồng ý. 2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 13 Nghị định này. Điều 16. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Lao động nữ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 và các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 13 Nghị định này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. 2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong một năm tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung và không tính vào thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trong năm, cụ thể: a) Không quá 10 ngày đối với trường hợp sinh đôi trở lên; b) Không quá 7 ngày đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. 3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung, bao gồm ăn, ở, đi lại. MỤC 3: CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Điều 17. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ tai nạn lao động: 1. Bị tai nạn trong huấn luyện quân sự, trong học tập, rèn luyện, công tác, lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy đơn vị, kể cả tại nơi làm việc hoặc ngoài nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc. 2. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý: a) Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để người lao động đến cơ quan trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc theo quy định hoặc ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của người chỉ huy đơn vị; b) Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Điều 18. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 1. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: a) Làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại mà bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; b) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 2. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi thi hành nhiệm vụ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí y tế và tiền lương cho người lao động từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật; sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật, giới thiệu người lao động đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động để làm cơ sở giải quyết chế độ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Điều 20. Giám định mức suy giảm khả năng lao động Việc giám định, giám định lại hoặc giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, trên cơ sở thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định. Điều 21. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần Người lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lạo động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Suy giảm 5% thỉ được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. 2. Ngoài mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp một lần tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; từ một năm đóng bảo hiểm xã hội trở xuống được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm một năm đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị vết thương, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Điều 22. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng 1. Người lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: a) Suy giảm 31% thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; từ một năm đóng bảo hiểm xã hội trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm một năm đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị vết thương, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 2. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức trợ cấp của người lao động bị bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% mà không phải qua giám định y khoa. Điều 23. Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hàng tháng và trợ cấp phục vụ (nếu có) được hưởng từ tháng điều trị xong, ra viện. Trường hợp phải nằm viện điều trị nhiều lần rồi mới giám định y khoa thì được hưởng từ tháng ra viện của lần điều trị cuối cùng, trước khi được giám định y khoa. 2. Trường hợp phải giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động thì trợ cấp tính theo kết quả giám định y khoa tổng hợp và được hưởng từ tháng ra viện của lần điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sau cùng. 3. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát mà được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì trợ cấp tính theo kết quả giám định lại và được hưởng từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa. 4. Trường hợp bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà không phải điều trị tại cơ sở y tế thì trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hàng tháng được hưởng từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa. Điều 24. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình Việc cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội. Điều 25. Trợ cấp phục vụ Trợ cấp phục vụ quy định tại Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: Người lao động do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống; bị mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung. Điều 26. Chế độ bảo hiểm y tế Chế độ bảo hiểm y tế quy định tại điểm b khoản 4 Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này, nếu đã nghỉ việc không tham gia đóng bảo hiểm xã hội, hiện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và không thuộc diện hưởng lương hưu thì được hưởng bảo hiểm y tế, do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm. Điều 27. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này đang làm việc mà bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đâu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung; ngoài ra, vẫn được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này. Điều 28. Nghỉ dưỡng sức, phục bồi sức khoẻ sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Người lao động quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này sau thời gian điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. 2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong một năm tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung, cụ thể: a) Không quá 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; b) Không quá 7 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%; c) Bằng 5 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%. 3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung, bao gồm ăn, ở, đi lại. Mục 4: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Điều 29. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nếu nghỉ việc được hưởng lương hưu hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. 2. Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. 3. Những người sau đây đã đóng đủ bảo hiểm xã hội theo quy định, khi nghỉ việc dược hưởng chế độ hưu trí hàng tháng: a) Nam quân nhân có đủ 25 năm, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, trong đó có ít nhất 5 năm tuổi quân, mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong quân đội bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng; b) Nam công an nhân dân có đủ 25 năm, nữ công an nhân dân có đủ 20 năm trở lên công tác trong công an nhân dân, trong đó có ít nhất 5 năm được tính thâm niên, nếu sức khoẻ yếu, năng lực hạn chế, do yêu cầu công tác hoặc tự nguyện xin nghỉ. Thời gian công tác trong công an bao gồm thời gian là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân viên chức công an nhân dân; c) Người làm công tác cơ yếu là nam có đủ 25 năm, nữ có đủ 20 năm trở lên công tác trong cơ quan cơ yếu, trong đó có ít nhất 5 năm được tính thâm niên ngành cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu bao gồm thời gian làm công tác cơ yếu và thời gian làm công tác khác. 4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. Điều 30. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, khi nghỉ việc được hưởng lương hưu hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn so với người nghỉ hưu quy định tại Điều 29 Nghị định này, khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên. 2. Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời. Điều 31. Mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu Mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại Điều 52 và Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Đối với người nghỉ hưu quy định tại Điều 29 Nghị định này thì mức lương hưu hàng tháng tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội: đủ 1 5 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 2. Đối với người nghỉ hưu quy định tại Điều 30 Nghị định này thì mức lương hưu hàng tháng được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 29 Nghị định này thì giảm đi 1% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. 3. Ngoài lương hưu hàng tháng, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ thì khi nghỉ hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo cách tính như sau: kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và từ năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 4. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nếu có tháng lẻ thì cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như sau: dưới 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội thì không được tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính bằng nửa (1/2) mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính bằng mức hưởng của một năm đóng bảo hiểm xã hội. Điều 32. Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng quy định tại Điều 29 hoặc Điều 30 Nghị định này thì được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. 2. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng. 3. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu có tháng lẻ, thì cách tính mức hưởng trợ cấp một lần như quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này. Điều 33. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, nếu có nguyện vọng chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 2. Trong thời gian bảo lưu: a) Nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng tiếp thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đối với từng đối tượng tại thời điểm giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội; b) Nếu có nguyện vọng được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp giải quyết; c) Nếu đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và trong thời gian bảo lưu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa, khi đủ tuổi đời quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 29 Nghị định này thì được hưởng lương hưu hàng tháng, do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp giải quyết; d) Nếu đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong thời gian bảo lưu bị ốm đau hoặc tai nạn rủi ro mà bị suy giảm khả năng lao động thì đối tượng được làm đơn gửi tới Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp đề nghị giới thiệu đi giám định y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động. Nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định này thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp; đ) Nếu chết thì được hưởng chế độ tử tuất quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này. Điều 34. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 và tại các Điều 58, 59, 60 và 61 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện nhu sau: 1. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mà bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc. 2. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mà bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau: a) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân tiền lương tháng của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc; b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân tiền lương tháng của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc. 3. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc. 4. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tính bình quân tiền lương, tiền công chung của các thời gian, trong đó: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tính như các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. 5. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định được quy định tại khoản 4 Điều này, để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng khi giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ quy định. 6. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này bao gồm thời gian là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, công nhân viên chức ngành cơ yếu, lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, cơ yếu; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; lao động hợp đồng theo chế độ hợp đồng làm việc theo pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp Nhà nước. 7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau: a) Được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu; b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở để tính lương hưu. Điều 35. Chế độ bảo hiểm y tế Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu khi hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng bảo hiểm y tế quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội, do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm. MỤC 5: CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT Điều 36. Trợ cấp mai táng 1. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: a) Đang đóng bảo hiểm xã hội; b) Đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; c) Đang hưởng lương hưu hàng tháng hoặc đã nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. 2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung. Điều 37. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc một trong các trường hợp sau, khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (kể cả đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội); b) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đã bị nhiễm HIV/AIDS vì tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu; c) Đang hưởng lương hưu hàng tháng; d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, bao gồm: a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai) chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học hoặc đã đủ 15 tuổi trở lên nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng, dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng mức thu nhập đó thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Điều 38. Trợ cấp tuất hàng tháng Trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định này bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có hoặc không còn người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. 2. Trường hợp một người lao động quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này mà chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá bốn người. 3. Trường hợp có từ hai người lao động quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này trở lên mà chết thì thân nhân được hưởng hai lần mức trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Thời điểm thân nhân nhận trợ cấp tuất hàng tháng được tính từ tháng liền kề sau tháng người lao động quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này bị chết. Điều 39. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này thuộc một trong các trường hợp sau, khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần: 1. Người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này. 2. Người chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện nhận trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định này. Điều 40. Mức trợ cấp tuất một lần Mức trợ cấp tuất một lần quy định tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết, được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi chết: cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng bình quân tiền lương tháng trước khi chết. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi chết thực hiện như quy định tại Điều 34 Nghị định này. 2. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu có tháng lẻ thì cách tính mức hưởng trợ cấp tuất một lần thực hiện như khoản 4 Điều 31 Nghị định này. 3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu mà chết, được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu và mức lương hưu đang hưởng trước khi chết: nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 48 tháng lương hưu; nếu chết vào những tháng sau đó thì cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu; mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết. Chương 3: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Điều 41. Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc diện hưởng lương Hàng tháng, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009: 5% tiền lương tháng; 2. Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 : 6% tiền lương tháng; 3. Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 : 7% tiền lương tháng; 4. Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: 8% tiền lương tháng. Điều 42. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội qui định tại các khoản 1 và 2 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Hàng tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ đóng trên tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể: a) Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản quy định tại các Mục 1 và 2 Chương II Nghị định này, thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức Bảo hiểm xã hội; b) Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau: - Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009: 11% tiền lương tháng; - Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011: 12% tiền lương tháng; - Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013: 13% tiền lương tháng; - Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: 14% tiền lương tháng. 2. Hàng tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ đóng trên mức lương tối thiểu chung cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, cụ thể: a) Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b) Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau: - Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009: 16% tiền lương; - Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011: 18% tiền lương; - Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013: 20% tiền lương; - Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: 22% tiền lương. 3. Hàng tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm chuyển cùng một lúc toàn bộ số thu bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 41 và các khoản 1 và 2 Điều này vào Quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý. Điều 43. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 92 và khoản 1 Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc, và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của mỗi người. Tiền lương này tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn. 2. Đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, công an, cơ yếu hoặc điều động sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên doanh của quân đội, công an, cơ yếu mà vẫn được thăng quân hàm, nâng lương theo quy định của pháp luật thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tính trên mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn. Điều 44. Sử dụng và quyết toán quỹ bảo hiểm xã hội Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 90 và Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Phần quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp và phần giữ lại 2% theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định này được tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ sử dụng để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Chương II Nghị định này cho người lao động khi đang phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu, bao gồm: a) Chế độ ốm đau; b) Chế độ thai sản; c) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần và hàng tháng; d) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; đ) Mai táng phí và trợ cấp tuất một lần. 2. Phần quỹ bảo hiểm xã hội thu từ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, ngoài phần chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ để sử dụng cho những nội dung quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này, còn được sử dụng để chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi thôi phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu và đầu tư để bảo toàn, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. 3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội trong tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, bao gồm: a) Chi thường xuyên của tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm; b) Chi hỗ trợ cho hoạt động bảo hiểm xã hội của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm, bao gồm chi thường xuyên đặc thù và chi không thường xuyên. 4. Tổ chức Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện chế độ thống kê, kế toán, thanh quyết toán với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo quy định hiện hành. Chương 4: THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI Điều 45. Sổ bảo hiểm xã hội Người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với từng cá nhân. Điều 46. Hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội Hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định như sau: 1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội. 2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 113 Luật Bảo hiểm xã hội. 3. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 114 và Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau: a) Sổ bảo hiểm xã hội; b) Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông cra cơ quan công an hoặc của cơ quan điều tra hình sự quân đội lập hoặc biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người có bản trích sao nếu mắc bệnh nghề nghiệp; c) Giấy ra viện của cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định. Trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp mà không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp; d) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; đ) Công văn của thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho từng trường hợp. 4. Hồ sơ hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ thực hiện theo quy định tại Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội. 5. Hồ sơ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội. 6. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội. 7. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất thực hiện theo quy định tại Điều 121 Luật Bảo hiểm xã hội. 8. Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với những người chấp hành xong hình phạt tù mà chưa hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Bảo hiểm xã hội. Chương 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG BỘ QUỐC PHÒNG, BỘ CÔNG AN VÀ BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ Điều 47. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yêu Chính phủ tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Bảo hiểm Xã hội, cụ thể như sau: 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động bảo hiểm xã hội hàng năm và báo cáo Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 2. Hàng năm, lập kế hoạch thu, chi bảo hiểm xã hội và quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3. Trực tiếp thu bảo hiểm xã hội theo quy định đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và hàng tháng nộp về Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ để bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đang làm việc và trước khi nghỉ việc hay chuyển ngành. 4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, xác nhận và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi họ nghỉ việc mà không hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. 5. Xét duyệt hồ sơ, ra quyết định hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; giới thiệu về Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố để hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. 6. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ. Kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với các cá nhân và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ. 7. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Điều 48. Tổ chức bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ Tổ chức bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau: 1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ quyết định thành lập tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc Bộ, ngành mình để giúp Bộ trưởng, Trưởng Ban thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 47 Nghị định này đối với người lao động đang phục vụ trong quân đội, công an và cơ yếu. 2. Tổ chức Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ chịu sự chỉ huy, quản lý về tổ chức, cán bộ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Điều 49. Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và tổ chức Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm: a) Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; b) Trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ để thực hiện việc chi thường xuyên đặc thù và chi không thường xuyên về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 44 Nghị định này. 2. Tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm: a) Hàng tháng, nộp toàn bộ số thu bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội Việt Nam; b) Hàng năm, báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ. Chương 6: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 50. Quy định chuyển tiếp 1. Những người nguyên là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng; thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2007; người bị đình chỉ hưởng bảo hiểm xã hội do vi phạm pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì vẫn thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ ở từng giai đoạn. Trường hợp những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 mà bị chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi thì khi chết được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này. 2. Người lao động đã chết từ ngày 31 tháng 12 năm 2006 trở về trước, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà ra viện trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, nhưng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi mới giải quyết chế độ tử tuất hoặc chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thực hiện theo quy đinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ. Những người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà ra viện từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi thì giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này. 3. Người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, nếu vết thương, bệnh cũ tái phát hoặc lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giám định lại hoặc giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội và được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này. 4. Người lao động đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì khi giải quyết chế độ hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc chế độ tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi được áp dụng quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II Nghị định này. 5. Người lao động có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đã có quyết định nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì được hưởng lương hưu khi đủ tuổi đời theo quy định tại thời điểm nghỉ việc và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ tại thời điểm hưởng lương hưu. 6. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 01 tháng 10 năm 2004, hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần được điều chỉnh theo quy định về tiền lương, phụ cấp tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, bao gồm cả hệ số lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và cả cách tính tiền lương, phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội. 7. Khi xác định điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất hàng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 6 tháng thì đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (đối với trường hợp hưởng lương hưu hàng tháng) hoặc thân nhân (đối với trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng) được đóng tiếp bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu, với mức đóng hàng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động cho quỹ hưu trí và tử tuất, theo mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc hoặc trước khi chết. 8. Học sinh Cơ yếu hưởng phụ cấp được đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý được áp dụng thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội như đối với hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân quy định tại Nghị định này. 9. Hàng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, đề bảo đảm đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này đã hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. 10. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo mức đóng hàng tháng quy định tại Điều 41 và điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định này để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, tính theo mức lương đang hưởng trước khi đi, chuyển đổi theo chế độ tiền lương do Chỉnh phủ quy định từng giai đoạn. 11. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 2 Nghị định này trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết, được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, hoặc liệt sĩ thì ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi người có công do ngân sách nhà nước bảo đảm, vẫn được thực hiện chế độ tai nạn lao động, tử tuất quy định tại Mục 3 và Mục 5 Chương II Nghị định này. 12. Tổ chức Bảo hiểm Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP khi đang phục vụ trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ. 13. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II Nghị định này đối với những người làm công tác cơ yếu không phục vụ trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ. Điều 51. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 45/CP của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995; các Điều 4, 5, khoản 5 Điều 6, Điều 12 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ, sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc chuyển sang công chức quốc phòng; điểm c khoản 1 Điều 17 và điểm e khoản 1 Điều 18 Nghị định số 43/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân; các Điều 4, 5, khoản 4 Điều 6, Điều 12 Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; khoản 1 Điều 1, Điều 3 Quyết định số 595/TTg ngày 15 tháng 12 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ; Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyển ngành về hưu; nội dung quy định đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng, chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp một lần và chế độ tử tuất tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4 Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Điều 52. Hướng dẫn thi hành Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Cơ yếu Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định này. Điều 53. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "19/04/2007", "sign_number": "68/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2020-TT-BVHTTDL-mau-van-ban-thong-bao-thanh-lap-sap-nhap-thu-vien-452688.aspx
Thông tư 01/2020/TT-BVHTTDL mẫu văn bản thông báo thành lập sáp nhập thư viện mới nhất
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2020/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2020 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CÁC MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định các mẫu văn bản thông báo thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Thư viện. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, chia tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư 1. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện cộng đồng/Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng) (M01A). 2. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam) (M01B). 3. Thông báo thành lập thư viện (Dành cho Thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (M01C). 4. Thông báo sáp nhập/hợp nhất/chia/tách thư viện (M02). 5. Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện (M03). Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này. 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý. 3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Điều 5. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2020. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng; - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở VHTTTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Công báo: Cổng TTĐT Chính phủ; - Bộ VHTTDL: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; các đơn vị trực thuộc Bộ; Cổng TTĐT; - Lưu: VT, Vụ TV, NM. 300. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thiện M01A. Thông báo thành lập thư viện cộng đồng/thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ……1…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- , ngày tháng năm THÔNG BÁO THÀNH LẬP THƯ VIỆN (Dành cho Thư viện cộng đồng/Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng) Kính gửi: Ủy ban nhân dân ………………2……………….. .....3 ……...thông báo thành lập thư viện với các nội dung sau: 1. Tên thư viện thành lập: Tên bằng tiếng Việt (viết chữ in hoa): ............................................................... Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): .................................................................. Tên viết tắt (nếu có): ........................................................................................... 2. Địa chỉ trụ sở thư viện:………………………………………………………….…. (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Điện thoại (nếu có)................................... Fax (nếu có): .................................. E-mail (nếu có): ......................................... Website (nếu có):........................... 3. Mục tiêu, đối tượng phục vụ của thư viện: ………………………………………………………………………………….. 4. Tài nguyên thông tin và tiện ích ban đầu của thư viện4: - Tổng số bản sách: …………………………………………………; Số đầu sách: …………………………………………………; - Tổng số đầu báo, tạp chí:………………………………………………… - Tổng số đầu tài liệu số (nếu có): ……………………..………………………….. - Máy tính, cơ sở dữ liệu hoặc trang thiết bị khác (nếu có): …………………… (có Danh mục tài nguyên thông tin, thiết bị thư viện kèm theo) 5. Diện tích thư viện: …………………………………………………m2; Trong đó, diện tích dành cho bạn đọc: …………………………………………………m2 6. Nguồn kinh phí của thư viện:…………………………………. (đóng góp của tư nhân, của cộng đồng, của doanh nghiệp…) 7. Chủ sở hữu thư viện: a) Chủ sở hữu thư viện (đánh dấu vào ô tương ứng): □ Cá nhân □ Nhóm cá nhân □ Cộng đồng □ Tổ chức b) Đối với chủ sở hữu là cá nhân: Họ và tên (viết chữ in hoa): ......................................... Giới tính:……..…… Sinh ngày: ......./....... /......... Dân tộc: ................... Loại giấy tờ chứng thực cá nhân (đánh dấu vào ô tương ứng): □ Chứng minh nhân dân □ Căn cước công dân □ Hộ chiếu Số giấy tờ chứng thực cá nhân: ...................................................................... Ngày cấp: …../……/….…. Ngày hết hạn (nếu có):…/…./… Nơi cấp: ………............................................................................................. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................. Chỗ ở hiện tại: ................................................................................................ (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Điện thoại (nếu có)......................................... Fax (nếu có): ....................... E-mail (nếu có): ............................................................................................. c) Đối với chủ sở hữu là nhóm cá nhân: Kê khai thông tin từng cá nhân trong nhóm theo các thông tin tại điểm b. Trường hợp từ 03 người trở lên có thể lập danh sách riêng gửi kèm theo. d) Đối với chủ sở hữu là tổ chức: Tên tổ chức (viết chữ in hoa): ....................................................................... Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................... (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Điện thoại (nếu có)........................ Fax (nếu có): ........................................... E-mail (nếu có): .................................... Website (nếu có): ........................... đ) Đối với chủ sở hữu là cộng đồng: Ghi rõ tên cộng đồng dân cư (thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương): ............................................................................................ 8. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của thư viện: a) Trường hợp người đại diện theo pháp luật của thư viện không đồng thời là chủ sở hữu Họ và tên (viết chữ in hoa): ......................................... Giới tính:……..…… Sinh ngày: ......./....... /......... Dân tộc: ................... Loại giấy tờ chứng thực cá nhân (đánh dấu vào ô tương ứng): □ Chứng minh nhân dân □ Căn cước công dân □ Hộ chiếu Số giấy tờ chứng thực cá nhân: ...................................................................... Ngày cấp: …../……/….…. Ngày hết hạn (nếu có):…/…./… Cơ quan cấp: ………...................................................................................... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................. Chỗ ở hiện tại: ................................................................................................ (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Điện thoại (nếu có)......................................... Fax (nếu có): ....................... E-mail (nếu có): ............................................................................................. b) Trường hợp người đại diện theo pháp luật đồng thời là chủ sở hữu của thư viện: - Họ và tên:…………………………………………………………………… - Chỗ ở hiện tại: ................................................................................................ (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) 9. Thông tin về người làm công tác thư viện: Số lượng: ………. người (trường hợp có nhiều hơn 02 người, lập danh sách riêng gửi kèm) - Họ và tên: ......................................... Ngày sinh: ......................................... - Trình độ văn hóa: ......................................................................................... - Hình thức được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ thư viện:…………………… 10. Ngày bắt đầu hoạt động: ngày….. tháng……năm……….………….3…………. cam kết: - Quản lý, vận hành thư viện theo đúng mục tiêu, đối tượng và các quy định của pháp luật; sử dụng trụ sở thư viện đúng mục đích. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đã thông báo; - Trường hợp thay đổi một trong các thông tin sau: tên, địa chỉ, mục tiêu, đối tượng phục vụ của thư viện, chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của thư viện, sẽ thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ đính kèm: a) Danh mục tài nguyên thông tin, tiện ích ban đầu của thư viện; b) Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của thư viện; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ của người làm công tác thư viện; c) Lý lịch tư pháp (đối với người làm công tác thư viện là người nước ngoài); d) Tài liệu khác (nếu có). ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CỘNG ĐỒNG/CÁ NHÂN THÀNH LẬP THƯ VIỆN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) ___________________ 1 Tên của tổ chức thành lập thư viện (chỉ áp dụng để ghi tên đối với trường hợp tổ chức thành lập thư viện). 2 Ghi tên Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng), cấp xã (đối với thư viện cộng đồng) nơi đặt trụ sở thư viện. 3 Tổ chức, cộng đồng, cá nhân thành lập thư viện. 4 Ghi số lượng tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện tại thời điểm thông báo. M01B. Thông báo thành lập của thư viện của tổ chức cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ……1…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- , ngày tháng năm THÔNG BÁO THÀNH LẬP THƯ VIỆN (Dành cho Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam) Kính gửi: Ủy ban nhân dân …………………………2………………… ...............3………….. thông báo thành lập thư viện với các nội dung sau: 1. Tên thư viện: Tên viết bằng tiếng nước ngoài (viết chữ in hoa): .................................................. Tên viết bằng tiếng Việt (nếu có): .......................................................................... Tên viết tắt (nếu có): ............................................................................................... 2. Địa chỉ trụ sở thư viện: .................................................................................... (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Điện thoại (nếu có)........................................ Fax (nếu có): ................................. E-mail (nếu có): ........................................Website (nếu có): ................................ 3. Mục tiêu, đối tượng phục vụ của thư viện: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4. Tài nguyên thông tin và tiện ích ban đầu của thư viện4: - Thể loại (tổng hợp/chuyên ngành).............................................................. (nếu là chuyên ngành ghi rõ chuyên ngành gì) …....................................................... - Tổng số bản sách: ….................................................................................... Số đầu sách: ................................................................................................. - Tổng số đầu báo, tạp chí: …......................................................................... - Tổng số đầu tài liệu số (nếu có): ….............................................................. - Máy tính, cơ sở dữ liệu hoặc trang thiết bị khác (nếu có): (Có Danh mục tài nguyên thông tin, thiết bị thư viện kèm theo. Đối với sách, báo, tài liệu nhập từ nước ngoài, kèm theo Giấy phép xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm của cơ quản lý nhà nước về xuất bản) 5. Diện tích thư viện: ……………………m2; Trong đó, diện tích dành cho bạn đọc: ……………………m2 6. Danh mục hoạt động, dịch vụ thư viện sẽ thực hiện ở Việt Nam: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 7. Kinh phí đầu tư ban đầu cho thư viện: Tổng số (bằng số; VNĐ): ...................................................................................... (bằng chữ ......................................................................................) 8. Chủ sở hữu thư viện (đánh dấu vào ô tương ứng): □ Cá nhân □ Nhóm cá nhân □ Tổ chức a) Đối với chủ sở hữu là cá nhân: Họ tên chủ sở hữu (viết chữ in hoa): ......................................... Giới tính: …... Sinh ngày: …../…../…….. Quốc tịch: ....................................................... Loại giấy tờ chứng thực cá nhân (đánh dấu vào ô tương ứng): □ Căn cước công dân □ Hộ chiếu □ Loại khác (ghi rõ):.............................................................................................. Số giấy tờ chứng thực cá nhân: ............................................................................. Ngày cấp: …../…../…….. Ngày hết hạn (nếu có):…../…../…….. Nơi cấp: .................................. Cơ quan cấp……………………………………... Địa chỉ thường trú ở nước ngoài: …………….…………………………………. (ghi rõ: số nhà, đường phố, quận, tỉnh/thành phố, bang, quốc gia) Địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam:…………….……………………………………. (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Điện thoại (nếu có).................................. Fax (nếu có): ....................................... E-mail (nếu có): .................................................................................................... - Thông tin về Giấy đăng ký tạm trú tại Việt Nam: Số:… …………………………….......................................................................... Ngày cấp: …../…../…….. Cơ quan cấp: ................................................................ b) Đối với chủ sở hữu là nhóm cá nhân: Kê khai thông tin từng cá nhân trong nhóm theo quy định tại điểm a. Trường hợp từ 03 người trở lên có thể lập danh sách riêng gửi kèm theo. c) Đối với chủ sở hữu là tổ chức: - Tên tổ chức (viết chữ in hoa): .............................................................................. - Số Quyết định thành lập/Mã số doanh nghiệp (nếu có): ...................................... Ngày cấp: .../…../…….. Nơi cấp: ...................................Cơ quan cấp.................... - Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................. (ghi rõ: số nhà/đường phố/quận/thành phố/quốc gia(nếu có)) Điện thoại (nếu có).................................................. Fax (nếu có): ......................... Email (nếu có): ......................................... Website (nếu có): ................................ Danh sách người đại diện theo ủy quyền (kê khai theo các thông tin quy định tại điểm a - nếu có) Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chỉ kê khai nếu chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam): Mã số dự án:………………………………………............................................... Ngày cấp: …../…../…….. Cơ quan cấp: ............................................................... 9. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của thư viện: a) Trường hợp người đại diện theo pháp luật của thư viện không đồng thời là chủ sở hữu5: - Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ..................... Giới tính: ................................... Sinh ngày: …../…../…….. Quốc tịch: ................................................................... Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: □ Căn cước công dân □ Hộ chiếu □ Loại khác (ghi rõ): .............................................................................................. Số giấy tờ chứng thực cá nhân: .............................................................................. Ngày cấp: …../…../……..Cơ quan cấp: ................................................................. Ngày hết hạn (nếu có):…../…../…….. Địa chỉ thường trú ở nước ngoài: ........................................................................... (ghi rõ địa chỉ: số nhà, đường phố, quận, tỉnh/thành phố, bang, quốc gia) Địa chỉ cư trú ở Việt Nam: ..................................................................................... (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Điện thoại (nếu có).............................. Fax (nếu có): ....................................... Email (nếu có): ................................... b) Trường hợp chủ sở hữu đồng thời là người đại diện theo pháp luật của thư viện: - Họ và tên: ....................................................................................................... - Địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam: ..................................................................... (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) 10. Thông tin về người làm công tác thư viện: a) Tổng số: ……………………………… Số người Việt Nam (nếu có):………. b) Thông tin của người làm công tác thư viện (trường hợp có nhiều hơn 02 người, lập danh sách riêng gửi kèm): - Họ và tên:………………………………………… Sinh ngày:…………... - Trình độ văn hóa:………………………………………………………….. - Nghiệp vụ thư viện:………………………………………………………... 11. Ngày bắt đầu hoạt động: ngày….. tháng……năm.... …………3 cam kết: - Quản lý, vận hành thư viện theo đúng mục tiêu, đối tượng phục vụ; sử dụng trụ sở thư viện đúng mục đích và quy định của pháp luật Việt Nam. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đã thông báo; - Trường hợp thay đổi một trong các thông tin sau: tên, địa chỉ, mục tiêu, đối tượng phục vụ của thư viện, chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của thư viện, sẽ thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ đính kèm: a) Danh mục tài nguyên thông tin, tiện ích ban đầu của thư viện; b) Bản sao Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sách, báo, tài liệu (đối với sách, báo, tài liệu nhập từ nước ngoài); c) Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của thư viện; d) Giấy chứng nhận đăng ký tạm trú Việt Nam hoặc Giấy xác nhận là nhân viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện theo pháp luật của thư viện; Lý lịch tư pháp của người nước ngoài làm việc tại thư viện (nếu có). đ) Tài liệu khác (nếu có). ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN THÀNH LẬP THƯ VIỆN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) ___________________ 1 Tên của tổ chức thành lập thư viện (chỉ áp dụng để ghi tên đối với trường hợp tổ chức thành lập thư viện). 2 Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thư viện đặt trụ sở chính. 3 Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện. 4 Ghi số lượng tại thời điểm thông báo. 5 Ghi thông tin của tất cả người đại diện theo pháp luật trong trường hợp thư viện có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật. M01C. Thông báo thành lập thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) …….1……… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………., ngày … tháng … năm ….. THÔNG BÁO THÀNH LẬP THƯ VIỆN (Dành cho Thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) Kính gửi: …………………………2……………………………… Ngày tháng năm….., ……………………………3…………….. đã ban hành Quyết định số…………………………………………… về việc thành lập thư viện………………………………/thành lập……4….... trong đó có thư viện…………5 ……………(có Quyết định kèm theo). Thông tin về thư viện được thành lập như sau: 1. Thư viện Tên thư viện (ghi bằng chữ in hoa):………………………………………… Tên tiếng nước ngoài (nếu có):……………………………………………... Tên viết tắt (nếu có)…………………………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………..………. Số điện thoại:……………….; Fax:…………………………………..…….. E-mail (nếu có):………………………. Website (nếu có):…………………. Tên cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện (nếu có)…………………… 2. Đối tượng phục vụ ………………..……………..………………………. 3. Tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện ban đầu của thư viện - Tổng số bản sách: ………………….………………………….…………. Số đầu sách: - Tổng số đầu báo, tạp chí:…………………………………………...…...… - Tổng số đầu tài liệu số (nếu có)…………………………………………… - Máy tính, cơ sở dữ liệu hoặc trang thiết bị khác:…………………………. (Có Danh mục tài nguyên thông tin, thiết bị thư viện kèm theo) 4. Diện tích thư viện …………………….. m2 Trong đó, diện tích dành cho bạn đọc: ………………….m2 5. Thông tin nhân sự của thư viện - Giám đốc/người trực tiếp phụ trách thư viện: + Họ và tên: ……………………………………..………………………… + Số điện thoại: ………………….…… E-mail:…………………………… - Tổng số người làm công tác thư viện: 6. Ngày bắt đầu hoạt động: ngày….. tháng……năm…………………… Theo quy định của Luật Thư viện, …………..1………….. trân trọng thông báo./. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Ký, ghi rõ tên, đóng dấu) ___________________ 1 Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập thư viện; Cơ sở giáo dục quản lý thư viện. 2 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện 3 Người/tổ chức có thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập thư viện. 4 Đơn vị mà thư viện là một bộ phận trong đó (áp dụng trong trường hợp thư viện không phải là đơn vị độc lập). 5 Tên thư viện. M02.Thông báo sáp nhập/hợp nhất/chia/tách thư viện (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) …….1……… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………., ngày … tháng … năm ….. THÔNG BÁO SÁP NHẬP/HỢP NHẤT/CHIA/TÁCH THƯ VIỆN Kính gửi: …………………………2……………………………… Triển khai văn bản số .......... ngày............... của ......... /thỏa thuận của các bên liên quan3, …………1………….. đã thực hiện sáp nhập/hợp nhất/chia/tách4 thư viện cụ thể như sau: 1. Thông tin về thư viện trước sáp nhập/hợp nhất/chia/tách: a) Tên thư viện: . .................................................................................................... - Địa chỉ: ................................................................................................................. - Thành lập theo Quyết định số........................../Văn bản thông báo số3................ của …...................................................................................................................... (Trường hợp nhiều thư viện ghi đầy đủ thông tin của từng thư viện bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) b) Phương án bảo toàn tài nguyên thông tin của thư viện5 và trao trả tài nguyên thông tin được tiếp nhận luân chuyển từ thư viện công lập (nếu có) (có phương án kèm theo). 2. Thông tin về thư viện sau sáp nhập/hợp nhất/chia/tách: a) Tên thư viện (ghi bằng chữ in hoa): ................................................................ Tên tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................................... Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................... Địa chỉ:…………………………………………………………………………. (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Số điện thoại:……………….; Fax:…………………………………..…….. E-mail (nếu có):……………………………. Website (nếu có):…………………. Tên cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện (nếu có)………………………….... b) Đối tượng phục vụ (đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục chỉ phải kê khai nếu có đối tượng phục vụ ngoài tổ chức): ………………..……………..………………. c) Tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện của thư viện: - Tổng số bản sách: ………………….………………………….…………. - Tổng số đầu báo, tạp chí:…………………………………………...…...… - Tổng số đầu tài liệu số (nếu có)…………………………………………… - Máy tính, cơ sở dữ liệu hoặc trang thiết bị khác:…………………………. (Có Danh mục tài nguyên thông tin, thiết bị thư viện kèm theo) d) Diện tích thư viện: ………………….m2 Trong đó, diện tích dành cho bạn đọc: ………………….m2 đ) Thông tin nhân sự của thư viện - Giám đốc/người trực tiếp phụ trách thư viện: + Họ và tên: ……………………………………………………………… + Số điện thoại: ………………….… E-mail:…………………………… - Tổng số người làm công tác thư viện: e) Bắt đầu hoạt động từ ngày……tháng…… năm….. 3. Thông tin về thư viện chấm dứt hoạt động sau sáp nhập/hợp nhất/chia/tách Tên thư viện (ghi bằng chữ in hoa): ................................................................... sẽ chấm dứt hoạt động từ ngày……tháng…… năm….. Theo quy định của Luật Thư viện, ...........1……….. trân trọng thông báo đến ………………2…………….../. CƠ QUAN/TỔ CHỨC/CÁ NHÂN THÀNH LẬP THƯ VIỆN (Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu) ___________________ 1 Tên cơ quan thành lập thư viện. 2 Ghi tên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo theo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện. 3 Đối với thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam. 4 Chỉ ghi nội dung sáp nhập hoặc hợp nhất hoặc chia hoặc tách thư viện. 5 Đối với thư viện công lập. M03. Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện (ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BVHTTDL ngày /5/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) …….1……… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …………/TB-TV ………., ngày … tháng … năm ….. THÔNG BÁO Về việc giải thể2/chấm dứt hoạt động của thư viện3 Kính gửi: ………………4………………..…………. ……………..5……………….. trân trọng thông báo: Tên thư viện (viết chữ in hoa): .................................................................... Địa chỉ: ........................................................................................................ (ghi rõ: số nhà; thôn/làng/ấp/bản/buôn/bon/phum/sóc/tổ dân phố/khu phố/khối phố và tương đương; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) Hoạt động từ ngày….. tháng.….. năm..... theo Quyết định số……………. 6/ Thông báo hoạt động thư viện ngày…………………. và Văn bản trả lời số………………………….7 ngày…. tháng…. năm…… của................................... sẽ chấm dứt hoạt động từ ngày……tháng…… năm….. Lý do chấm dứt hoạt động: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Hồ sơ kèm theo: 1. Quyết định/Thông báo thành lập thư viện. 2. Quyết định giải thể thư viện (đối với thư viện công lập); 3. Phương án bảo toàn tài nguyên thông tin thư viện theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt6/Hồ sơ chuyển giao tài nguyên thông tin7. Theo quy định của Luật Thư viện, ............5…………. trân trọng thông báo./. CƠ QUAN THÀNH LẬP THƯ VIỆN/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯ VIỆN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu - nếu có) ___________________ 1 Tên cơ quan, tổ chức thành lập thư viện; cơ sở giáo dục có thư viện. 2 Áp dụng đối với các trường hợp giải thể thư viện công lập. 3 Áp dụng đối với các trường hợp tự chấm dứt hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam; chấm dứt hoạt động của thư viện của tổ chức khác. 4 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện. 5 Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện. 6 Đối với thư viện của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục. 7 Đối với thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "22/05/2020", "sign_number": "01/2020/TT-BVHTTDL", "signer": "Nguyễn Ngọc Thiện", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-14-2010-TT-BVHTTDL-kiem-tra-xu-ly-van-ban-quy-pham-phap-luat-117383.aspx
Thông tư 14/2010/TT-BVHTTDL kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 14/2010/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT; THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT; RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ, GIA ĐÌNH, THỂ DỤC, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đánh giá việc thi hành pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong việc tự kiểm tra và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật và rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. 2. Việc kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nư­ớc trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch thực hiện theo Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 42/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ t­ướng Chính phủ và quy định có liên quan tại Thông tư này. Điều 2. Đối t­ượng áp dụng Thông t­ư này áp dụng đối với các Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Bộ phận tham m­ưu cải cách hành chính (gọi tắt là các cơ quan thuộc Bộ); các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đánh giá việc thi hành pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. Điều 3. Mục đích kiểm tra, xử lý; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật 1. Kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch để xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù hợp của văn bản, kịp thời đình chỉ việc thi hành hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền đình chỉ, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, kiến nghị cấp có thẩm quyền xác định trách nhiệm của đơn vị và cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật. 2. Theo dõi, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn thực hiện hoặc đôn đốc việc tổ chức thực hiện văn bản, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp. Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra, xử lý; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật 1. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch phải đ­ược thực hiện th­ường xuyên, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Thông t­ư này. 2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Vụ trưởng Vụ Pháp chế là đầu mối chủ trì, giúp Bộ tr­ưởng tổ chức kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật với các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác trong quá trình kiểm tra, xử lý; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. 3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các Bộ, cơ quan ngang Bộ cùng tham gia ký, ban hành thông tư­ liên tịch; với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình kiểm tra, xử lý; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. 4. Việc xử lý văn bản trái pháp luật phải khách quan, toàn diện, kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật về xử lý văn bản và quy định cụ thể của Thông tư­ này; bảo đảm kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra. Điều 5. Nội dung kiểm tra văn bản Kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và kiểm tra sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản mới được ban hành của cùng một cơ quan theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và Điều 3 Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Điều 6. Gửi và tiếp nhận văn bản để kiểm tra theo thẩm quyền 1. Đối với các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 9 và khoản 1, 2 và 3 Điều 19 Thông tư này, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ký ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo (đối với văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hoặc cơ quan ban hành văn bản (đối với văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của các Bộ khác, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch một bản để tổ chức kiểm tra. 2. Đối với các văn bản quy định tại khoản 3 Điều 9 và khoản 4 Điều 19 Thông tư này, trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các cơ quan thông tin đại chúng về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Văn phòng, Thanh tra, các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ có trách nhiệm thông báo và chuyển các tài liệu có liên quan cho Vụ Pháp chế để tổ chức kiểm tra. Điều 7. Cộng tác viên kiểm tra văn bản 1. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra văn bản, Vụ Pháp chế lập danh sách cộng tác viên trên cơ sở đề xuất của các cơ quan thuộc Bộ. 2. Cộng tác viên kiểm tra văn bản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có kiến thức, kỹ năng về công tác kiểm tra văn bản; - Có trình độ, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về một hoặc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; - Có thâm niên công tác thuộc lĩnh vực đang đảm nhiệm từ 3 năm trở lên. 3. Cộng tác viên kiểm tra văn bản có thể được lựa chọn ở các đơn vị thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Điều 8. Trách nhiệm thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền 1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế là đầu mối, giúp Bộ trưởng tổ chức tự kiểm tra, kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định của Thông tư này, có trách nhiệm: a) Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền đối với các văn bản thuộc phạm vi quy định tại các Điều 9 và Điều 19 Thông tư này; b) Tổ chức tự kiểm tra văn bản do Vụ chủ trì soạn thảo và đề xuất hình thức xử lý đối với văn bản có nội dung trái pháp luật; c) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo tự kiểm tra, kiểm tra đối với văn bản quy định tại Điều 9 và Điều 19 Thông tư này; d) Gửi thông báo đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; đ) Tham gia xử lý và giải trình, theo dõi kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của cơ quan đã ban hành văn bản. Nếu cơ quan đã ban hành văn bản không kiểm tra, xử lý hoặc kết quả xử lý không đáp ứng yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Vụ trưởng có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với văn bản có nội dung trái pháp luật. e) Sơ kết, tổng kết; báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định của Thông tư này. 2. Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ: a) Tổ chức tự kiểm tra đối với các văn bản quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 Thông tư này do cơ quan mình chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp với Vụ Pháp chế tiến hành kiểm tra khi nhận được thông báo của Vụ Pháp chế về việc kiểm tra nội dung văn bản trái pháp luật; b) Phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức kiểm tra văn bản quy định tại Điều 19 Thông tư này; c) Tham gia xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật theo quy định của Thông tư này trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình. II. TỰ KIỂM TRA, XỬ LÝ KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Điều 9. Các loại văn bản thuộc thẩm quyền tự kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 1. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành dưới hình thức Thông tư, Thông tư liên tịch với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác. 2. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em trước đây ban hành hoặc liên tịch ban hành trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch dưới các hình thức khác trước ngày Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 có hiệu lực nhưng đến thời điểm kiểm tra vẫn còn hiệu lực pháp luật. 3. Văn bản do Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ký ban hành; văn bản do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thừa lệnh Bộ tr­ưởng ký ban hành mà nội dung có chứa quy phạm pháp luật khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra hoặc yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan thông tin đại chúng về dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp của văn bản. Điều 10. Phương thức tự kiểm tra 1. Tổ chức tự kiểm tra thường xuyên các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. 2. Tổ chức tự kiểm tra văn bản quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này khi tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi hoặc khi cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản đã ban hành thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch không còn phù hợp. Điều 11. Trình tự thực hiện tự kiểm tra của Vụ Pháp chế 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo được ban hành hoặc ngày Vụ Pháp chế tiếp nhận văn bản kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản. 2. Đối với văn bản kiểm tra không phát hiện dấu hiệu trái pháp luật thì người kiểm tra lập phiếu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đối với văn bản kiểm tra phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra lập hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. 4. Trên cơ sở kết quả tự kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký báo cáo kết quả tự kiểm tra và đề xuất hình thức xử lý (đối với văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo) hoặc gửi thông báo cho cơ quan chủ trì soạn thảo về nội dung trái pháp luật của văn bản để cơ quan này tiến hành tự kiểm tra, đề xuất hình thức xử lý. 5. Trong quá trình Vụ Pháp chế tiến hành tự kiểm tra văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, các cá nhân, đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu và giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung văn bản được kiểm tra theo yêu cầu của Vụ Pháp chế trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. Điều 12. Trình tự thực hiện tự kiểm tra của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản thuộc Bộ 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi văn bản được ký ban hành hoặc kể từ khi nhận được thông báo của Vụ Pháp chế quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này, Thủ trưởng các cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức thực hiện tự kiểm tra. Tuỳ theo yêu cầu của văn bản được kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan tự kiểm tra quyết định mời cộng tác viên tham gia kiểm tra văn bản. 2. Người được phân công kiểm tra văn bản có trách nhiệm nghiên cứu, kiểm tra văn bản và quy trình xây dựng, ban hành văn bản để xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra. 3. Đối với các Thông tư liên tịch, phạm vi kiểm tra tập trung vào các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị tự kiểm tra phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác đã liên tịch ban hành văn bản để kiểm tra toàn bộ nội dung và quy trình xây dựng, ban hành văn bản. 4. Khi phát hiện dấu hiệu trái pháp luật của văn bản, người được phân công kiểm tra văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tự kiểm tra. Nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. 5. Khi nhận được hồ sơ kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tự kiểm tra xem xét, ký báo cáo kết quả tự kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức thảo luận trong đơn vị hoặc với các đơn vị có liên quan trước khi ký báo cáo kết quả tự kiểm tra. 6. Đơn vị tự kiểm tra chuyển toàn bộ hồ sơ kết quả tự kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đến Vụ Pháp chế để xem xét, báo cáo Bộ trưởng. Điều 13. Trình tự thực hiện phối hợp tự kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật 1. Đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền hoặc có kiến nghị gửi đến Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu tự kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế tổ chức tự kiểm tra hoặc gửi thông báo cho Thủ trưởng đơn vị đã chủ trì soạn thảo tổ chức tự kiểm tra. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này. 2. Đối với các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật được Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức tự kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan đó phối hợp với Vụ Pháp chế làm rõ các nội dung có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản, biện pháp xử lý và chuẩn bị văn bản xử lý. Trong trường hợp Vụ Pháp chế và đơn vị đã chủ trì soạn thảo không thống nhất ý kiến, đơn vị chủ trì soạn thảo phải có văn bản trình bày rõ quan điểm gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này. 3. Đối với văn bản có nội dung trái pháp luật mà biện pháp xử lý được đề xuất là sửa đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản thì đơn vị đã chủ trì soạn thảo phải dự thảo ngay văn bản sửa đổi hoặc thay thế. Trường hợp văn bản có nội dung phức tạp, cần có thêm thời gian nghiên cứu để dự thảo văn bản sửa đổi, cơ quan chủ trì soạn thảo phải có văn bản nêu rõ lý do và xác định thời hạn trình văn bản, đồng thời kiến nghị đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản có nội dung trái pháp luật. Điều 14. Trình tự thực hiện phối hợp tự kiểm tra Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật 1. Đối với Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành có dấu hiệu trái pháp luật thì việc tổ chức tự kiểm tra đối với văn bản đó được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này, đồng thời có sự phối hợp với tổ chức pháp chế hoặc các đơn vị khác của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã cùng ký ban hành. 2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản lấy ý kiến chính thức của Bộ, cơ quan ngang Bộ tham gia ký văn bản về kết quả tự kiểm tra và dự kiến biện pháp xử lý trước khi báo cáo Bộ trưởng theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. Điều 15. Báo cáo Bộ trưởng kết quả tự kiểm tra văn bản có nội dung trái pháp luật 1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng bằng văn bản về kết quả tự kiểm tra kèm theo hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật. Sau khi có ý kiến của Bộ trưởng, Vụ Pháp chế dự thảo Quyết định xử lý văn bản trình Bộ trưởng ký ban hành. 2. Khi các cơ quan chưa thống nhất ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản hoặc biện pháp xử lý, Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng bằng văn bản, nêu rõ quan điểm của Vụ Pháp chế, ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan khác (trong trường hợp văn bản liên tịch), đồng thời đề xuất phương án giải quyết trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. Điều 16. Quyết định xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật 1. Trên cơ sở báo cáo và hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật quy định tại Điều 15 Thông tư này, Bộ trưởng xem xét, ký Quyết định xử lý văn bản trái pháp luật. 2. Việc xử lý Thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành có nội dung trái pháp luật được các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, cùng ký Quyết định xử lý. Điều 17. Quy trình tự kiểm tra, xử lý trong trường hợp văn bản có nội dung trái pháp luật rõ ràng 1. Vụ Pháp chế thông báo và tổ chức ngay cuộc họp với đơn vị đã chủ trì soạn thảo để trao đổi, thảo luận về nội dung trái pháp luật của văn bản và biện pháp xử lý. Trong trường hợp văn bản có nội dung trái pháp luật là Thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham gia ký, cuộc họp phải có sự tham gia của đại diện tổ chức Pháp chế hoặc cơ quan liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ký ban hành Thông tư liên tịch. 2. Trên cơ sở ý kiến kết luận tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo Bộ trưởng về nội dung trái pháp luật của văn bản, cơ sở pháp lý để xác định, ý kiến của đơn vị đã chủ trì soạn thảo, ý kiến của các đơn vị có liên quan, ý kiến đề xuất của Vụ Pháp chế về việc cần thiết đình chỉ thi hành văn bản và biện pháp xử lý. 3. Bộ trưởng xem xét, ký quyết định xử lý văn bản trái pháp luật. Trong trường hợp cần có thêm thời gian để xem xét trước khi quyết định xử lý thì Bộ trưởng quyết định việc đình chỉ thi hành văn bản. Điều 18. Thông báo kết quả xử lý văn bản 1. Việc thông báo kết quả xử lý văn bản trái pháp luật thực hiện như sau: a) Quyết định xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật phải được gửi đăng Công báo; đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định xử lý văn bản trái pháp luật; b) Trong trường hợp văn bản được kiểm tra và xử lý theo yêu cầu, kiến nghị, thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyết định xử lý văn bản trái pháp luật phải đồng thời được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; c) Văn phòng có trách nhiệm gửi đăng Công báo quyết định xử lý văn bản trái pháp luật. 2. Đối với văn bản được kiểm tra theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và kết quả tự kiểm tra cho thấy văn bản được ban hành đúng pháp luật thì Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị đã chủ trì soạn thảo chuẩn bị văn bản thông báo kết quả kiểm tra trình Lãnh đạo Bộ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản. III. KIỂM TRA, XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRAVĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THEO THẨM QUYỀN Điều 19. Các loại văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 1. Thông tư, Thông tư liên tịch do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. 2. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. 3. Quyết định, Chỉ thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. 4. Các văn bản khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch khi có yêu cầu, kiến nghị kiểm tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 20. Phương thức kiểm tra theo thẩm quyền Việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được tiến hành bằng các phương thức sau đây: 1. Tổ chức kiểm tra khi nhận được văn bản quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 19 Thông tư này do các cơ quan có thẩm quyền ban hành gửi đến; 2. Tổ chức đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực; 3. Tổ chức kiểm tra văn bản kịp thời khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, thông báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư này. Điều 21. Trình tự, thủ tục kiểm tra Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản để kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hoặc gửi văn bản đề nghị các quan có liên quan phối hợp tổ chức kiểm tra. Cơ quan nhận được văn bản đề nghị có trách nhiệm cử đại diện cùng Vụ Pháp chế tiến hành kiểm tra. Điều 22. Xử lý kết quả kiểm tra 1. Trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, trái thẩm quyền hoặc không còn phù hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng ký thông báo gửi cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo hoặc kết quả kiểm tra về văn bản có nội dung trái pháp luật, trái thẩm quyền hoặc không còn phù hợp, nếu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản không xử lý hoặc kết quả xử lý không đảm bảo thì Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xử lý như sau: a) Gửi văn bản kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, đã ban hành văn bản trái pháp luật đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. b) Gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. c) Ra quyết định đình chỉ việc thi hành và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ, bãi bỏ Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không nhất trí với quyết định đình chỉ thi hành thì vẫn phải chấp hành quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Điều 23. Thông báo kết quả xử lý Sau khi nhận được kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, Vụ Pháp chế có trách nhiệm gửi kết quả xử lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có kiến nghị xử lý văn bản. Trong trường hợp văn bản đó đã được đăng trên Công báo thì quyết định xử lý cũng phải được Văn phòng gửi đăng Công báo. Điều 24. Tổ chức đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn 1. Căn cứ yêu cầu, kế hoạch hàng năm về công tác kiểm tra văn bản được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoặc quyết định giao Vụ Pháp chế tổ chức các đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn. 2. Quy trình thực hiện kiểm tra: a) Đoàn kiểm tra gửi văn bản thông báo kế hoạch, lịch kiểm tra và các yêu cầu cần thiết khác cho đơn vị được kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra ít nhất là năm ngày làm việc; b) Đơn vị được kiểm tra tập hợp, lập danh mục văn bản và cung cấp văn bản để Đoàn tiến hành kiểm tra, báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; c) Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đơn vị có văn bản được kiểm tra; d) Kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra gửi đơn vị được kiểm tra. 3. Trong trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, trái thẩm quyền hoặc không còn phù hợp, kết quả kiểm tra được xử lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư này. IV. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Điều 25. Nội dung theo dõi, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật Theo dõi, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp tập trung vào các vấn đề sau: 1. Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, biện pháp triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó; 2. Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; 3. Đảm bảo các điều kiện về tài chính; nhân lực để thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; 4. Tính hợp lý, khả thi của văn bản quy phạm pháp luật trên thực tiễn; 5. Mức độ tuân thủ văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều 26. Trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ 1. Theo dõi, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực do đơn vị mình quản lý. 2. Tổ chức theo dõi, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo. 3. Đôn đốc việc tổ chức thực hiện văn bản liên quan đến lĩnh vực do đơn vị mình quản lý. Khi phát hiện các quy định của văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, phải kịp thời phối hợp với Vụ Pháp chế báo cáo, đề xuất Bộ trưởng quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất Bộ trưởng kiến nghị với cấp có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản. 4. Định kỳ hoặc hằng năm tổng hợp, báo cáo đánh giá hiệu quả thi hành văn bản do mình chủ trì soạn thảo gửi Vụ Pháp chế theo thời hạn quy định tại Điều 36 Thông tư này để tổng hợp báo cáo các cơ quan có thẩm quyền. Điều 27. Trách nhiệm đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Vụ pháp chế 1. Hàng năm, tổ chức khảo sát, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. Khi phát hiện các quy định của văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, kịp thời báo cáo Bộ trưởng để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp. 2. Phối hợp, theo dõi, đôn đốc với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc đánh giá việc thi hành văn bản. 3. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng. 4. Hàng năm, tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá việc thi hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, trình Chính phủ. V. RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Điều 28. Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hoá của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nư­ớc của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đ­ược rà soát, hệ thống hóa bao gồm: 1. Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội; 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban th­ường vụ Quốc hội; 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nư­ớc; 4. Nghị định của Chính phủ; 5. Quyết định của Thủ t­ướng Chính phủ; 6. Thông t­ư, thông t­ư liên tịch của Bộ trư­ởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 7. Các điều ư­ớc quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà n­ước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 8. Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch do các cơ quan có thẩm quyền ban hành trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 có hiệu lực thi hành. Điều 29. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ trong công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật 1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm: a) Làm đầu mối tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; b) Tổng hợp danh mục các văn bản còn hiệu lực, hết hiệu lực thi hành, bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc thay thế bởi văn bản khác; c) Trình Bộ trưởng ký ban hành danh mục các văn bản do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành hết hiệu lực thi hành, bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc thay thế bởi văn bản khác; d) Tổng hợp danh mục văn bản còn hiệu lực nhưng trong đó có những quy định cần được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ; danh mục các lĩnh vực cần ban hành văn bản để điều chỉnh theo quy định trong các văn bản của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, đề xuất các cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi, bổ sung hoặc trình Bộ trưởng ban hành văn bản mới thay thế; e) Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ đề xuất các biện pháp xử lý kết quả rà soát văn bản trình Bộ trưởng quyết định. 2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm: a) Tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, tổng hợp kết quả và có báo cáo gửi Vụ Pháp chế theo thời hạn quy định tại Điều 36 Thông tư này; b) Trong trường hợp tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng hoặc các cơ quan có thẩm quyền, việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện kịp thời và có báo cáo theo nhiệm vụ hoặc kế hoạch được phê duyệt. Điều 30. Thời gian rà soát, hệ thống hoá 1. Hàng năm, tiến hành rà soát, hệ thống hoá theo chuyên đề, lĩnh vực. 2. Định kỳ 2 năm 1 lần, tiến hành hệ thống hoá toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. 3. Định kỳ hàng năm, gửi đăng Công báo danh mục văn bản đã hết hiệu lực thi hành. Điều 31. Lập danh mục văn bản rà soát, hệ thống hoá Danh mục văn bản rà soát, hệ thống hoá được lập theo thứ tự sau: 1. Tên văn bản; 2. Số, ký hiệu của văn bản; 3. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản; 4. Cơ quan ban hành văn bản; 5. Trích yếu văn bản; 6. Giá trị hiệu lực của văn bản. Điều 32. Phân loại văn bản rà soát, hệ thống hoá Theo mục đích, yêu cầu của công tác rà soát, hệ thống hoá, văn bản được phân loại theo một hoặc kết hợp các hình thức sau: 1. Theo thẩm quyền ban hành văn bản; 2. Theo nhóm nội dung của văn bản; 3. Theo trình tự thời gian ban hành văn bản; 4. Theo hình thức văn bản. Điều 33. Căn cứ tiến hành rà soát 1. Khi xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới. 2. Có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. 3. Có văn bản mới được ban hành, tác động đến văn bản cần rà soát. 4. Tình hình kinh tế - xã hội có thay đổi tác động đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Điều 34. Quy trình rà soát 1. Xác định phạm vi lĩnh vực rà soát. 2. Tiến hành thu thập các văn bản rà soát và các văn bản làm căn cứ để đối chiếu. 3. Nghiên cứu và đánh giá văn bản dựa trên các nội dung rà soát. 4. Xử lý kết quả rà soát. Điều 35. Quy trình hệ thống hoá 1. Lập kế hoạch hệ thống hoá. 2. Tập hợp, phân loại danh mục hệ thống hoá. 3. Nghiên cứu và đánh giá văn bản theo từng lĩnh vực đã phân loại theo nội dung như đối với hoạt động rà soát. 4. Tập hợp các kết quả, xây dựng báo cáo đánh giá. 5. Công bố kết quả hệ thống hoá. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 36. Chế độ báo cáo 1. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, gửi về Vụ Pháp chế chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 đối với báo cáo 6 tháng và ngày 15 tháng 12 hằng năm đối với báo cáo năm. Báo cáo đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật gửi về Vụ Pháp chế chậm nhất vào ngày 05 tháng 10 hàng năm. 2. Vụ Pháp chế chủ trì tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý, đánh giá việc thi hành văn bản, rà soát, hệ thống hoá văn bản với Bộ trưởng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 37. Nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật 1. Kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm bố trí kinh phí, phương tiện cho công tác kiểm tra, xử lý; theo dõi, đánh giá; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đề xuất của Vụ Pháp chế và các cơ quan thực hiện trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. 3. Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm bố trí biên chế và phối hợp với Vụ Pháp chế bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Điều 38. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi ./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - PTT CP Nguyễn Thiện Nhân; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng; - UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Văn phòng Chủ tịch Nước; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng BVHTTDL; - HĐND và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp; - Các Sở VHTTDL; - Các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Website VPCP; Công báo Chính phủ; - Lưu: VT, PC, NNO (400) BỘ TRƯỞNG Hoàng Tuấn Anh PHỤ LỤC SỐ 01 (Ban hành theo Thông tư số 14/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (Tên đơn vị kiểm tra (tự kiểm tra)) -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày tháng năm 2010 PHIẾU KIỂM TRA (TỰ KIỂM TRA) VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Tên, trích yếu, số, ngày tháng năm ban hành văn bản: Nội dung kiểm tra: STT Các tiêu chí kiểm tra Diễn giải Đề xuất, kiến nghị I Quy trình xây dựng, ban hành 1 Có (không có) sự tham gia của vụ Pháp chế vào Ban soạn thảo, tổ biên tập 2 Có (không có) thẩm định của Vụ Pháp chế hoặc Hội đồng thẩm định 3 Những nội dung trái pháp luật, không khả thi do không tiếp thu ý kiến thẩm định 4 Việc tuân thủ quy trình trình ký ban hành, công bố văn bản II Những điểm chưa đạt yêu cầu về thể thức văn bản và kỹ thuật trình bày 1 Bố cục văn bản 2 Quốc hiệu 3 Tên cơ quan, tổ chức ban hành 4 Số, ký hiệu văn bản 5 Địa danh, ngày tháng năm ban hành 6 Tên loại và trích yếu 7 Chức vụ, họ tên, chữ ký người có thẩm quyền 8 Dấu của cơ quan, tổ chức 9 Nơi nhận 10 Khác III Những điểm chưa đạt yêu cầu về nội dung 1 Văn bản ban hành không đúng căn cứ pháp lý 1.1 Không có căn cứ pháp lý cho việc ban hành 1.2 Căn cứ pháp lý hết hiệu lực tại thời điểm ban hành 1.3 Những đề nghị để ban hành không hợp pháp 2 Tổ chức, cá nhân ban hành văn bản không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật 3 Nội dung các quy định không phù hợp pháp luật 4 Nội dung thiếu chính xác, không khả thi, không phù hợp thực tiễn, không đảm bảo tính minh bạch 5 Hiệu lực thi hành không đúng quy định của pháp luật 6 Khác 3. Nhận xét chung về văn bản 4. Đề xuất h­ướng xử lý nội dung trái pháp luật của văn bản (đình chỉ, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản) 5. Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành, thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra và hướng xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật. NGƯỜI KIỂM TRA VĂN BẢN (Ký và ghi rõ họ tên) LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ KIỂM TRA (Ký và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC SỐ 02 (Ban hành theo Thông tư số 14/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) HỒ SƠ VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ NỘI DUNG TRÁI PHÁP LUẬT 1. Báo cáo kết quả kiểm tra (tự kiểm tra) văn bản quy phạm pháp luật; 2. Văn bản được kiểm tra; 3. Cơ sở pháp lý để kiểm tra; 4. Các văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật; 5. Dự thảo văn bản xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật; 6. Dự thảo văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có) 7. Các tài liệu khác có liên quan đến việc xử lý văn bản. PHỤ LỤC SỐ 03 (Ban hành theo Thông tư số 14/2010/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (Tên đơn vị kiểm tra (tự kiểm tra)) -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày tháng năm 2010 BÁO CÁO Kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (tháng, quý, năm) 1. Đơn vị thực hiện: 2. Lĩnh vực: 3. Kết quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (trong kỳ báo cáo): a) Kết quả công tác kiểm tra: - Số văn bản đã tiến hành tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền (nếu có) hoặc phối hợp kiểm tra (có danh mục văn bản kèm theo) - Số văn bản qua kiểm tra phát hiện có sai sót (nêu rõ những dạng sai sót) - Số văn bản đã, đang được xử lý hoặc phối hợp xử lý - Đánh giá chung về kết quả công tác kiểm tra (nêu rõ những mặt làm được, những tồn tại, phân tích nguyên nhân) - Dự kiến kế hoạch công tác kỳ sau. b) Kết quả công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật: - Tình hình công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật tại đơn vị, gửi kèm theo các danh mục (nếu có): + Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc một (hoặc các) lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch còn hiệu lực thi hành thuộc lĩnh vực phụ trách. + Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc một (hoặc các) lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch hết hiệu lực thi hành thuộc lĩnh vực phụ trách. + Danh mục các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và sự phát triển của ngành văn hoá, thể thao và du lịch cần được sửa đổi, bổ sung kèm theo nội dung văn bản (nếu có). + Danh mục các lĩnh vực cần ban hành văn bản mới để điều chỉnh. + Danh mục rà soát, hệ thống hoá khác - Đánh giá chung về kết quả công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật - Dự kiến kế hoạch công tác kỳ sau. 4. Kiến nghị và đề xuất. Nơi nhận: - Bộ trưởng; - Các Thứ trưởng; - Vụ Pháp chế; - Lưu: … LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ BÁO CÁO (Ký và ghi rõ họ tên)
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "31/12/2010", "sign_number": "14/2010/TT-BVHTTDL", "signer": "Hoàng Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-48-2016-TT-BTNMT-Quy-dinh-ky-thuat-co-so-du-lieu-dia-ly-ty-le-1-250000-333135.aspx
Thông tư 48/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1 250000 mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 48/2016/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:250.000 Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000, bao gồm: hệ quy chiếu tọa độ, cấu trúc nội dung, yêu cầu về trình bày dữ liệu, lược đồ GML trong phân phối dữ liệu. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xây dựng, cập nhật, sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000. Điều 3. Hệ quy chiếu tọa độ Hệ quy chiếu tọa độ cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 quy định tại Phụ lục 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 42:2012/BTNMT) và Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Điều 4. Cấu trúc nội dung 1. Mô hình cấu trúc nội dung dữ liệu không gian và thuộc tính dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Chỉ tiêu nội dung dữ liệu không gian và thuộc tính dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Siêu dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 được lập thành tệp cho từng kiểu đối tượng địa lý, lớp đối tượng địa lý trừ những lớp rỗng và gói dữ liệu cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000. Cấu trúc và tiêu chí thu nhận thông tin siêu dữ liệu được quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo QCVN 42: 2012/BTNMT. 4. Chất lượng và hướng dẫn xây dựng chất lượng dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Mô hình khái niệm dữ liệu không gian, mô hình khái niệm dữ liệu thời gian quy định tại các Phụ lục 3, 4 và 5 của QCVN 42: 2012/BTNMT. Điều 5. Yêu cầu về trình bày dữ liệu 1. Lược đồ, danh mục, chỉ thị trình bày đối tượng địa lý quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo QCVN 42:2012/BTNMT. 2. Màu sắc và ký hiệu trình bày đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 phải đảm bảo thống nhất với trình bày các đối tượng địa lý cùng loại trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Điều 6. Lược đồ GML trong phân phối dữ liệu Lược đồ GML trong phân phối dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 7. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Lãnh đạo Bộ TN&MT; - Kiểm toán nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT; - Lưu: VT, KHCN, PC, ĐĐBĐVN (100b); NTK.O. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Phương Hoa PHỤ LỤC 1 MÔ HÌNH CẤU TRÚC NỘI DUNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN VÀ THUỘC TÍNH DỮ LIỆU ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:250.000 (Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) 1. Dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 (NenDiaLy250N) Hình 1 Tên gói Phạm vi áp dụng Tên Tiếng Việt NenDiaLy250N Nền địa lý tỷ lệ 1:250.000 Quy định kiểu đối tượng địa lý trừu tượng mô tả các thuộc tính chung cho tất cả các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000. CoSoDoDac Cơ sở đo đạc Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 thuộc chủ đề Điểm đo đạc cơ sở. BienGioiDiaGioi Biên giới quốc gia-địa giới hành chính Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 thuộc chủ đề Biên giới quốc gia và Địa giới hành chính. DiaHinh Địa hình Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 thuộc chủ đề Địa hình. ThuyHe Thủy hệ Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 thuộc chủ đề Thủy hệ. GiaoThong Giao thông Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 thuộc chủ đề Giao thông. DanCuCoSoHaTang Dân cư - Cơ sở hạ tầng Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 thuộc chủ đề Dân cư và Công trình hạ tầng. PhuBeMat Phủ bề mặt Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý ở tỷ lệ 1:250.000 thuộc chủ đề Phủ bề mặt. Kiểu đối tượng: Tên NenDiaLy250N Tên tiếng Việt Nền địa lý tỷ lệ 1:250.000 Mô tả Lớp UML trừu tượng mô tả các đặc tính chung của các đối tượng địa lý trên đất liền, biển và đảo Việt Nam được thu nhận ở tỷ lệ 1:250.000. Nền địa lý tỷ lệ 1:250.000 bao gồm 7 gói dữ liệu: Cơ sở đo đạc, Biên giới quốc gia-Địa giới hành chính, Địa hình, Thủy hệ, Giao thông, Dân cư-Cơ sở hạ tầng, Phủ bề mặt Tên các thuộc tính maNhanDang, ngayThuNhan, ngayCapNhat. Thuộc tính đối tượng: Tên maNhanDang Mô tả Mỗi đối tượng địa lý có maNhanDang duy nhất trong cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000. maNhanDang gồm 04 (bốn) phần liên tiếp nhau, trong đó: - Phần 1 gồm 4 ký tự là mã cơ sở dữ liệu tỷ lệ 1:250.000. - Phần 2 gồm 6 ký tự là mã phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000. - Phần 3 gồm 4 ký tự là mã đối tượng địa lý quy định trong Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Trường hợp đối tượng địa lý không có trong Danh mục được bổ sung theo quy định Phụ lục 5. Phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý ban hành kèm theo QCVN 42: 2012/BTNMT. - Phần 4 gồm 6 chữ số là số thứ tự của đối tượng địa lý cùng kiểu trong tập dữ liệu. Ví dụ: 250NF48D01AA01000001 - Phần 1: 250N là mã cơ sở dữ liệu tỷ lệ 1:250.000. - Phần 2: F48D01 là mã của mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000 có phiên hiệu F-48-D-1. - Phần 3: AA01 là mã đối tượng trong Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. - Phần 4: 000001 là số thứ tự của đối tượng trong tập dữ liệu. Kiểu dữ liệu CharacterString. Tên ngayThuNhan Mô tả Ngày thu nhận thông tin đối tượng địa lý. Kiểu dữ liệu DateTime Tên ngayCapNhat Mô tả Ngày cập nhật thông tin đối tượng địa lý. Kiểu dữ liệu DateTime 2. Cơ sở đo đạc (CoSoDoDac) Hình 2 Kiểu đối tượng: Tên CoSoDoDac Tên tiếng Việt Cơ sở đo đạc Mô tả Gói dữ liệu bao gồm đối tượng trừu tượng: Điểm gốc đo đạc quốc gia và Điểm đo đạc cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính soHieuDiem, geo Thuộc tính đối tượng: Tên soHieuDiem Mô tả Số hiệu điểm. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên Geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên DiemGocQuocGia Tên tiếng Việt Điểm gốc đo đạc quốc gia Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trừu tượng, gồm các kiểu đối tượng địa lý: Điểm gốc tọa độ quốc gia, Điểm gốc độ cao quốc gia, Điểm gốc vệ tinh và Điểm gốc trọng lực. Kiểu cơ sở CoSoDoDac Tên các thuộc tính maDoiTuong Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả GA01 Gốc tọa độ Điểm gốc tọa độ quốc gia GA02 Gốc độ cao Điểm gốc độ cao quốc gia GA03 Gốc vệ tinh Điểm gốc vệ tinh GA04 Gốc trọng lực Điểm gốc trọng lực Kiểu đối tượng: Tên DiemCoSoQuocGia Tên tiếng Việt Điểm đo đạc cơ sở quốc gia Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trừu tượng, gồm các kiểu đối tượng địa lý: Điểm tọa độ cơ sở quốc gia, Điểm độ cao cơ sở quốc gia và Điểm trọng lực cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở CoSoDoDac Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiCapHang. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả GB01 Tọa độ Điểm tọa độ cơ sở quốc gia GB02 Độ cao Điểm độ cao cơ sở quốc gia GB04 Trọng lực Điểm trọng lực cơ sở quốc gia. Tên loaiCapHang Mô tả Loại cấp hạng. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Cấp 0 2 Hạng I 3 Hạng II 4 Hạng III 5 Hạng IV 3. Biên giới quốc gia-Địa giới hành chính (BienGioiDiaGioi) Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Tên BienGioiDiaGioi Tên tiếng Việt Biên giới quốc gia và địa giới hành chính Mô tả Gói dữ liệu bao gồm nhóm đối tượng: Đường biên giới quốc gia, Đường địa giới hành chính, Địa phận, Vùng biển và các kiểu đối tượng Điểm cơ sở lãnh hải, Đường cơ sở lãnh hải. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Kiểu đối tượng: Tên DuongBienGioi Tên tiếng Việt Đường biên giới quốc gia Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng gồm các kiểu đối tượng địa lý: Đường biên giới quốc gia trên đất liền và Đường biên giới quốc gia trên biển. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiHienTrangPhapLy, quocGiaLienKe, chieuDai, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả AA01 Trên đất liền Đường biên giới quốc gia trên đất liền AA02 Trên biển Đường biên giới quốc gia trên biển Tên loaiHienTrangPhapLy Mô tả Hiện trạng pháp lý của đường biên giới quốc gia tại thời điểm thu nhận dữ liệu Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Xác định 2 Chưa xác định Tên quocGiaLienKe Mô tả Tên của quốc gia liền kề. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên chieuDai Mô tả Chiều dài của tuyến đường biên giới quốc gia Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Ki lô mét (km) Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Kiểu đối tượng: Tên DuongDiaGioi Tên tiếng Việt Đường địa giới hành chính Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng gồm các kiểu đối tượng địa lý: Đường địa giới hành chính cấp tỉnh và Đường địa giới hành chính cấp huyện. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiHienTrangPhapLy, donViHanhChinhLienKeTrai, donViHanhChinhLienKePhai, chieuDai, geo, edge. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả AC01 Cấp tỉnh Đường địa giới hành chính cấp tỉnh AC02 Cấp huyện Đường địa giới hành chính cấp huyện Tên loaiHienTrangPhapLy Mô tả Hiện trạng pháp lý của đường địa giới hành chính tại thời điểm điều tra. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Xác định Đã được xác nhận bằng văn bản giữa các đơn vị hành chính liền kề. 2 Chưa xác định Chưa được xác nhận bằng văn bản giữa các đơn vị hành chính liền kề. Tên donViHanhChinhLienKeTrai Mô tả Tên của đơn vị hành chính cùng cấp liền kề bên trái đường địa giới hành chính theo hướng từ điểm đầu đến điểm cuối của đường địa giới hành chính. Hướng chỉ mang tính chất tương đối. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên donViHanhChinhLienKePhai Mô tả Tên của đơn vị hành chính cùng cấp liền kề bên phải đường địa giới theo hướng từ điểm đầu đến điểm cuối của đường địa giới, hướng chỉ mang tính chất tương đối. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên chieuDai Mô tả Chiều dài của tuyến địa giới hành chính các cấp. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Ki lô mét (km) Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Tên edge Mô tả Áp dụng để biểu thị quan hệ không gian với kiểu đối tượng DiaPhan. Kiểu dữ liệu TP_Edge Kiểu đối tượng: Tên DiaPhan Tên tiếng Việt Địa phận Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng, gồm: Địa phận hành chính cấp tỉnh và Địa phận hành chính cấp huyện. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, maDonViHanhChinh, ten, dienTich, geo, face Thuộc tính đối tượng: Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Mã Nhãn Mô tả Danh sách giá trị AD01 Cấp tỉnh Địa phận hành chính cấp tỉnh AD02 Cấp huyện Địa phận hành chính cấp huyện Tên maDonViHanhChinh Mô tả Theo quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên ten Mô tả Theo quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên dienTich Mô tả Theo quy định Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Kiểu dữ liệu Real Đơn vi đo Ki lô mét vuông (km2) Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface Tên face Mô tả Quan hệ không gian với kiểu đối tượng DuongDiaGioi. Kiểu đối tượng: Tên DuongCoSoLanhHai Tên tiếng Việt Đường cơ sở lãnh hải Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, chieuDai, geo Tên các vai trò quan hệ diQuaDiemCoSoLanhHai Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả AB01 Đường cơ sở lãnh hải Tên chieuDai Mô tả Chiều dài của đoạn đường cơ sở lãnh nối giữa 2 Điềm cơ sở lãnh hải liền nhau. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Ki lô mét (km) Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Quan hệ đối tượng: Tên diQuaDCSLH Mô tả Biểu thị quan hệ với đối tượng DiemCoSoLanhHai. Kiểu đối tượng: Tên DiemCoSoLanhHai Tên tiếng Việt Điểm cơ sở lãnh hải Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, soHieuDiem, viDo, kinhDo, doCaoH, geo Tên các vai trò quan hệ namTrenDuongCoSoLanhHai. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả AG01 Điểm cơ sở lãnh hải Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Tên soHieuDiem Mô tả Số hiệu điểm. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên viDo Mô tả Vĩ độ của Điểm cơ sở lãnh hải. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Độ Tên kinhDo Mô tả Kinh độ của Điểm cơ sở lãnh hải. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Độ Tên doCaoH Mô tả Giá trị độ cao thủy chuẩn H trong hệ độ cao biên giới của Điểm cơ sở lãnh hải. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Quan hệ đối tượng: Tên namTrenDCSLH Mô trả Áp dụng để biểu thị quan hệ với đối tượng DuongCoSoLanhHai. Kiểu đối tượng: Tên VungBien Tên tiếng Việt Vùng biển Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng, gồm kiểu đối tượng địa lý: Vùng nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải và Vùng nước lịch sử. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, dienTich, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Dan sách giá trị Mã Nhãn Mô tả AE01 Vùng nội thủy Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia AE02 Lãnh hải AE03 Vùng tiếp giáp lãnh hải AE06 Vùng nước lịch sử Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface 4. Địa hình (DiaHinh) Hình 4 Kiểu đối tượng: Tên DiaHinh Tên tiếng Việt Địa hình Mô tả Gói dữ liệu bao gồm các đối tượng địa lý: Địa danh sơn văn, Địa hình đặc biệt, Điểm độ cao, Điểm độ sâu, Đường bình độ. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Kiểu đối tượng: Tên DiaDanhSonVan Tên tiếng Việt Địa danh sơn văn Mô tả Tên gọi các kiểu đối tượng địa lý thuộc chủ đề địa hình: bán đảo, cánh đồng, dãy núi, núi, đồi, mũi đất, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiDoiTuongSonVan, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Mã bổ sung theo phương pháp xây dựng danh mục đối tượng địa lý tại QCVN 42: 2012/BTNMT. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả DA05 Địa danh sơn văn Tên loaiDoiTuongSonVan Mô tả Loại đối tượng sơn văn Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 4 Bán đảo 15 Cánh đồng 29 Dãy núi 35 Đồi 59 Mũi đất 70 Núi 89 Thung lũng 110 Cao nguyên 111 Đồng bằng Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng sơn văn. Kiểu dữ liệu Real Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point. Kiểu đối tượng: Tên DiemDoCao Tên tiếng Việt Điểm độ cao Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiDiemDoCao, doCaoH, geo. Thuộc tính đối tượng Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả EA01 Điểm độ cao Tên loaiDiemDoCao Mô tả Loại điểm độ cao. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Đặc trưng Điểm độ cao tại vị trí đặc trưng địa hình. 2 Thường Điểm độ cao được xác định để đảm bảo mật độ theo quy định Tên doCaoH Mô tả Giá trị độ cao của điểm độ cao. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên DiemDoSau Tên tiếng Việt Điểm độ sâu Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, doSauH, geo Thuộc tính đối tượng Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả EA02 Điểm độ sâu Tên doSauH Mô tả Giá trị độ cao của điểm độ sâu. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên DiaHinhDacBiet Tên tiếng Việt Địa hình đặc biệt Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng gồm các kiểu đối tượng địa hình không thể hiện được bằng đường bình độ. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả EB01 Bãi đá trên cạn Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. EB02 Bờ dốc tự nhiên EB04 Cửa hang động EB06 Địa hình bậc thang EB07 Địa hình lồi EB08 Địa hình cát EB09 Địa hình lõm EB10 Hố cacxtơ EB11 Khe rãnh EB12 Miệng núi lửa EB13 Địa hình núi đá EB15 Sườn đứt gãy EB18 Vách đứng EB21 Địa hình cắt xẻ nhân tạo Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GMPoint, GM Curve, GM_Surface. Quy định cụ thể cho từng đối tượng tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư này. Kiểu đối tượng: Tên DuongBinhDo Tên tiếng Việt Đường bình độ Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng, gồm các kiểu đối tượng: Đường bình độ và đường bình độ sâu. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiDuongBinhDo, doCaoH, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả EA03 Bình độ Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. EA04 Bình độ sâu Tên loaiDuongBinhDo Mô tả Loại đường bình độ. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Cơ bản 2 Nửa khoảng cao đều 3 Phụ 4 Nháp Tên doCaoH Mô tả Giá trị độ cao của đường bình độ. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve 5. Thủy hệ Hình 5.1 Hình 5.2 Tên ThuyHe Tên tiếng Việt Thủy hệ Mô tả Gói dữ liệu bao gồm các kiểu đối đối tượng địa lý: Biển, Đảo, Nước mặt, Biến đổi dòng chảy, Bãi dưới nước, Tim dòng chảy, Nút dòng chảy, Mạch nước, Đường bờ nước, Cửa sông, Đập, Đê, Đầm lầy, Bãi bồi. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Kiểu đối tượng: Tên Bien Tên tiếng Việt Biển Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng, gồm các kiểu đối tượng địa lý: Biển, Vịnh-vũng. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LC03 Biển Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. LC06 Vịnh-vũng Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên Dao Tên tiếng Việt Đảo Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trìu tượng, gồm các kiểu đối tượng địa lý: Đảo, Quần đảo. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiTrangThaiXuatLo, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia, bổ sung đối tượng Quần đảo. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LC04 Đảo Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. LC09 Quần đảo Một vùng gồm tổng thể các đảo, kể cả bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lí, kinh tế, chính trị, hay lịch sử. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface, GM_Point. Kiểu đối tượng Tên CuaSong Tên tiếng Việt Cửa sông Mô tả Cửa sông là nơi dòng sông đổ ra biển hoặc vào hồ lớn. Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Mã bổ sung theo phương pháp xây dựng danh mục đối tượng địa lý tại QCVN 42: 2012/BTNMT. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LC08 Cửa sông Nơi dòng sông chảy ra biển hoặc đổ vào hồ lớn. Quy ước là giao điểm của đường trìu tượng (đường nối 2 điểm tiếp giáp Đường bờ nước của sông và Đường bờ biển nơi sông đổ ra biển) với Tim dòng chảy. Tên ten Mô tả Tên cửa sông. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên BaiDuoiNuoc Tên tiếng Việt Bãi dưới nước Mô tả Đối tượng địa lý trừu tượng, bao gồm: Bãi đá dưới nước, Rạn san hô và Bãi cỏ rong-tảo. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LC01 Bãi đá dưới nước Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. LC07 Rạn san hô LC10 Bãi cỏ rong-tảo Tên loaiTrangThaiXuatLo Mô tả Trạng thái ngập nước của các Bãi dưới nước Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Chìm Luôn chìm dưới mặt nước 2 Nổi Nổi trên mặt nước ngay cả khi thủy triều lên cao nhất. 3 Nửa chìm, nửa nổi Khi thủy triều lên thì nổi, khi thủy triều xuống thì xuất lộ trên mặt nước. Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface Hình 5.3 Kiểu đối tượng: Tên BaiBoi Tên tiếng Việt Bãi Bồi Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiBaiBoi, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LD01 Bãi bồi Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên loaiBaiBoi Mô tả Là loại bãi bồi. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Cát 2 Bùn 3 Đá, sỏi 4 Loại khác Tên loaiTrangThaiXuatLo Mô tả Trạng thái ngập nước của các bãi bồi Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Chìm Luôn chìm dưới mặt nước 2 Nổi Nổi trên mặt nước ngay cả khi thủy triều lên cao nhất. 3 Nửa chìm, nửa nổi Khi thủy triều lên thì nổi, khi thủy triều xuống thì xuất lộ trên mặt nước. Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface Kiểu đối tượng: Tên BienDoiDongChay Tên tiếng Việt Biến đổi dòng chảy Mô tả Là các đối tượng trên sông, suối làm thay đổi dòng chảy tự nhiên. Bao gồm các kiểu đối tượng địa lý: Ghềnh, Thác. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, chieuDai, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LD02 Ghềnh Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. LD03 Thác Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên ChieuDai Mô tả Chiều dài đoạn sông có ghềnh, thác. Kiểu dữ liệu Real Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve, GM_Point Kiểu đối tượng: Tên MachNuoc Tên tiếng Việt Mạch nước Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiNguonNuoc, geo Thuộc tính đối tượng Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LA05 Mạch nước Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng Kiểu dữ liệu CharaterString Tên LoaiNguonNuoc Mô tả Loại nguồn nước Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Khoáng Nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng. 2 Nóng Nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, luôn luôn có nhiệt độ cao theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng. Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng địa lý Kiểu dữ liệu GM_Point Hình 5.4 Kiểu đối tượng: Tên DuongBoNuoc Tên tiếng Việt Đường bờ nước Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiTrangThaiDuongBoNuoc, loaiDuongBoNuoc, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LG01 Đường bờ nước Tên loaiTrangThaiDuongBoNuoc Mô tả Trạng thái đường bờ nước. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Rõ ràng 2 Không rõ ràng Tên loaiDuongBoNuoc Mô tả Phân loại đường bờ nước cho từng loại đối tượng thủy văn Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Ao, hồ Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. 2 Biển 3 Đầm-phá 4 Kênh-mương 5 Hồ chứa 6 Sông suối Kiểu đối tượng: Tên NuocMat Tên tiếng Việt Nước mặt Mô tả Kiểu đối tượng địa lý trừu tượng, gồm các kiểu đối tượng địa lý: Kênh mương, Sông suối và Mặt nước tĩnh. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính face Thuộc tính đối tượng: Tên face Mô tả Quan hệ không gian với kiểu đối tượng DuongBoNuoc. Kiểu dữ liệu TP_Face Kiểu đối tượng: Tên MatNuocTinh Tên tiếng Việt Mặt nước tĩnh Mô tả Kiểu đối tượng trừu tượng gồm các kiểu đối tượng địa lý: Ao, hồ đầm phá, hồ chứa. Kiểu cơ sở NuocMat Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LB01 Ao, hồ Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. LB02 Đầm phá LB03 Hồ chứa Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface. Kiểu đối tượng: Tên KenhMuong Tên tiếng Việt Kênh mương Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NuocMat Tên các thuộc tính maDoiTuong, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LA04 Kênh mương Theo danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface Kiểu đối tượng: Tên SongSuoi Tên tiếng Việt Sông suối Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NuocMat Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiTrangThaiNuocMat, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LA07 Sông suối Tên loaiTrangThaiNuocMat Mô tả Chỉ trạng thái dòng chảy của nước mặt Sông suối: ổn định, không ổn định, khó xác định. Kiểu miền giá trị Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Ổn định Sông suối có trạng thái nước mặt tồn tại quanh năm. 2 Không ổn định Sông suối có trạng thái nước mặt xuất hiện theo mùa. 3 Khó xác định Áp dụng đối với nước mặt không rõ ràng (Dòng chảy qua sình lầy, địa hình dải ven bờ chịu tác động tự nhiên, nhân tạo làm phá vỡ đường bờ tự nhiên). Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface. Kiểu đối tượng: Tim dòng chảy Tên TimDongChay Tên tiếng Việt Tim dòng chảy Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiDongChay, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LA08 Tim dòng chảy Tên loaiDongChay Mô tả Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Sông suối Tim của dòng chảy tự nhiên. 2 Kênh mương Tim dòng chảy nhân tạo. 3 Đoạn qua hồ Đường nối 2 giữa điểm vào và ra khi sông suối, kênh mương chảy vào hồ rồi lại tiếp tục từ hồ chảy tiếp theo quy luật tự nhiên. Tên ten Mô tả Tên gọi của sông suối kênh mương theo Danh mục địa danh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Kiểu đối tượng: Tên NutMangDongChay Tên tiếng Việt Nút Mạng dòng chảy Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia Tên các thuộc tính maDoiTuong, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo danh mục đối tượng địa lý cơ sở. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LA06 Nút mạng dòng chảy Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Tên node Mô tả Thuộc tính quan hệ không gian của đối tượng Kiểu dữ liệu TP_Node Hình 5.5 Kiểu đối tượng: Tên Dap Tên tiếng Việt Đập Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiDap, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LE04 Đập Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên loaiDap Mô tả Loại đập Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Chắn sóng 2 Dâng 3 Tràn Tên dungLamGiaoThong Mô tả Loại Đập được dùng làm đường giao thông. Kiểu dữ liệu Boolean Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Kiểu đối tượng: Tên De Tên tiếng Việt Đê Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, dungLamGiaoThong, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LE05 Đê Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên dungLamGiaoThong Mô tả Tuyến đê được dùng làm đường giao thông. Kiểu dữ liệu Boolean Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Kiểu đối tượng: Tên DamLay Tên tiếng Việt Đầm lầy Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả LH01 Đầm lầy Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên Geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface 6. Giao Thông (GiaoThong) Hình 6.1 Hình 6.2 Kiểu đối tượng: Tên GiaoThong Tên tiếng Việt Giao thông Mô tả Gói dữ liệu bao gồm nhóm kiểu đối tượng: Bến bãi, Đèn biển, Cầu giao thông, Đèo, Hầm giao thông, Đoạn tim đường bộ, Nút mạng đường bộ. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Kiểu đối tượng: Tên DenBien Tên tiếng Việt Đèn biển Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HH02 Đèn biển Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên Geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên BenBai Tên tiếng Việt Bến bãi Mô tả Kiểu đối tượng trìu tượng, gồm các kiểu đối tượng địa lý: Bến phà, Ga đường sắt, Cảng biển, Cảng thủy nội địa, Cảng hàng không. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, capBenBai, ten, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HA03 Bến phà HB02 Ga đường sắt HC03 Cảng biển HC04 Cảng thủy nội địa HD01 Cảng hàng không Tên capBenBai Mã Nhãn Mô tả 1 Quốc tế Có tuyến giao thông nối với nước ngoài. 2 Nội địa Các tuyến giao thông chỉ trong lãnh thổ Việt Nam. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Hình 6.3 Kiểu đối tượng: Tên CauGiaoThong Tên tiếng Việt Cầu giao Thông Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiCauGiaoThong, loaiChucNangCau, taiTrong, chieuDai, chieuRong, geo. Tên các vai trò quan hệ trenDoanDB, trenDoanDS. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HG02 Cầu Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên loaiCauGiaoThong Mô tả Loại cầu giao thông. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Cầu thường Bao gồm các loại cầu 1 tầng có kết cấu kiên cố, thường gặp trên thực tế. Ví dụ như cầu: Bê tông, gạch, đá, sắt... 2 Phao Là loại cầu được thiết kế bằng vật liệu nổi. 3 Treo Là loại cầu được treo trên các trụ cầu, có sử dụng cáp treo mặt cầu. 4 Tầng Là cầu có từ 2 tầng trở lên. 5 Quay Là loại cầu có khớp nối không cố định khi cần thiết có thể quay, gập để tàu thuyền qua lại. 6 Khác Không thuộc các loại cầu đã chỉ ra cụ thể trên. Tên loaiChucNangCau Mô tả Chức năng sử dụng cầu giao thông. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Chung Cầu tàu hỏa và ôtô cùng lưu thông được. 2 Đường bộ Cầu chỉ có ôtô và các phương tiện khác qua được. 3 Đường sắt Cầu chỉ có được sắt được lưu thông. 4 Vượt Cầu vượt qua các đường cao tốc. Tên taiTrong Mô tả Khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để đảm bảo tuổi thọ công trình theo thiết kế. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Tấn Tên chieuDai Mô tả Chiều dài của cầu. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên chieuRong Mô tả Chiều rộng của cầu. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point, GM_Curve. Quan hệ đối tượng Tên trenDoanDB Mô tả Quan hệ với đối tượng DoanTimDuongBo. Tên trenDoanDS Mô tả Quan hệ với đối tượng DoanDuongSat. Kiểu đối tượng: Tên Deo Tên tiếng Việt Đèo Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, chieuDai, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HG04 Đèo Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên chieuDai Mô tả Chiều dài của đèo. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Quan hệ đối tượng Tên trenDoanDB Mô tả Quan hệ với đối tượng DoanTimDuongBo. Tên trenDoanDS Mô tả Quan hệ với đối tượng DoanDuongSat Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên DoanTimDuongBo Tên tiếng Việt Đoạn tim đường bộ Mô tả Tim đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiDuongBo, loaiChatLieuTraiMat, loaiHienTrangSuDung, loaiKetCau, doRong, ten, tenTuyen1, tenTuyen2, tenTuyen3, geo, edge. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HA13 Đoạn tim đường bộ Tên loaiDuongBo Mô tả Phân loại theo cấp quản lý quy định tại Luật giao thông đường bộ. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Cao tốc Đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Đường do Bộ giao thông vận tải đặt tên. 3 Dẫn Tuyến đường nối giữa các đường cao tốc, trục chính, đường dẫn lên cầu. 4 Giao thông nông thôn Là đường bộ ở nông thôn đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và thô sơ tham gia qua lại, phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giao lưu kinh tế xã hội của các làng xã, thôn, xóm. 5 Phố Đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố. 6 Làng, ngõ, phố Là các ngõ, ngách, hẻm trong đô thị; đường trong làng, thôn, xóm, hoặc đường nối giữa các điểm dân cư; đường nội bộ trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại - dịch vụ. 7 Chính Là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực. Bao gồm: đường quốc lộ; đường tỉnh; đường huyện; đường xã và các tuyến đường nối liền các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu. Trong trường hợp đoạn đường chính là đường phố có tên thì ưu tiên đường chính. 8 Đường nội bộ Đường trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại - dịch vụ, đường trong công viên, lâm trường, nông trường, khu công nghiệp, khu chế xuất; đường chia lô rừng, đường băng trong sân bay. 9 Gom Là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. Tên loaiChatLieuTraiMat Mô tả Phân loại chất liệu trải mặt của đoạn mặt đường tương ứng. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả -1 Không xác định 1 Bê tông Đường có bề mặt kết cấu hoàn toàn bằng bê tông. 5 Nhựa Đường có bề mặt kết cấu hoàn toàn nhựa đường. 2 Gạch Đường có bề mặt ốp lát hoàn toàn bằng gạch. 3 Đá sỏi Đường có bề mặt là sỏi, đá hoặc phối hợp cả gạch, sỏi, đá. 4 Đường đất Đường có bề mặt chủ yếu là đất và đường mòn. Tên loaiHienTrangSuDung Mô tả Hiện trạng sử dụng đường bộ. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Đang sử dụng Đoạn đường xe đang lưu thông. 2 Đang xây dựng Đoạn đường đang thi công hoặc đã xong nhưng xe chưa được lưu thông. Tên loaiKetCau Mô tả Mô tả kiểu kết cấu của đoạn đường bộ dựa vào các công trình giao thông trên tuyến. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Qua cầu kiên cố Đoạn tính từ đuôi mố cầu này đến đuôi mố cầu kia. 3 Qua hầm Đoạn tính từ cửa hầm này đến cửa hầm kia. 4 Qua đập Đoạn tính giữa 2 đầu của đập. 5 Trên đê Đoạn đường bộ trùng với đê. 8 Đường trên cao Đoạn đường trên cao không cùng mặt phẳng. Tên doRong Mô tả Độ rộng đoạn đường bao gồm cả lề đường. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên ten Mô tả Tên của đường theo Quyết định Danh mục tên, số hiệu của Bộ Giao thông vận tải; UBND, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành. Tên đường phố. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên tenTuyen1 Mô tả Tên đường quốc lộ trong trường hợp đoạn đường bộ đồng thời thuộc tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường khác. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên tenTuyen2 Mô tả Tên đường tỉnh trong trường hợp đoạn đường bộ đồng thời thuộc tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường khác. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên tenTuyen3 Mô tả Tên đường huyện trong trường hợp đoạn đường bộ đồng thời thuộc tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường khác. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Tên edge Mô tả Thuộc tính mô tả quan hệ không gian giữa các đoạn tim đường bộ. Kiểu dữ liệu TP_Edge Quan hệ đối tượng: Tên trongHamGT Mô tả Biểu thị quan hệ với đối tượng HamGiaoThong. Tên trenCauGT Mô tả Biểu thị quan hệ với đối tượng CauGiaoThong. Kiểu đối tượng: Tên HamGiaoThong Tên tiếng Việt Hầm giao Thông Mô tả Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiHamGiaoThong, chieuCao, chieuRong, chieuDai, geo. Tên các vai trò quan hệ trenDoanDB, trenDoanDS. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HG05 Hầm giao thông Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên loaiHamGiaoThong Mô tả Loại hầm giao thông. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Hầm đường bộ 2 Hầm đường sắt Tên chieuCao Mô tả Là khoảng cách tính từ nền hầm đến trần của hầm. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên chieuRong Mô tả Là chiều rộng hầm là khoảng cách giữa 2 chân tường của hầm Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên chieuDai Mô tả Là khoảng cách giữa 2 cửa hầm vào và ra. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Mét Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve, GM_Point. Quan hệ đối tượng Tên trenDoanDB Mô tả Áp dụng để biểu thị quan hệ với đối tượng DoanTimDuongBo. Tên trenDoanDS Mô tả Áp dụng để biểu thị quan hệ với đối tượng DoanDuongSat. Kiểu đối tượng: Tên NutMangDuongBo Tên tiếng Việt Nút mạng đường bộ Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, geo, node Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HA10 Nút mạng giao thông đường bộ Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Tên node Mô tả Thuộc tính quan hệ không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu TP_Node Hình 6.4 Kiểu đối tượng: Tên DoanDuongSat Tên tiếng Việt Đoạn đường sắt Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiChucNangDuongSat, loaiKetCauDuongSat, loaiDuongSat, loaiHienTrangSuDung, geo, edge. Tên vai trò quan hệ trong HamGT, trenCauGT Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HB01 Đoạn đường sắt Tên loaiChucNangDuongSat Mô tả Chức năng sử dụng đường sắt. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Chuyên dùng Đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân. 2 Đô thị Đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận; 3 Quốc gia Đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế; Tên loaiKetCauDuongSat Mô tả Kết cấu đường sắt. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Qua cầu 2 Trên cao 3 Qua hầm 2 Kết cấu khác Tên loaiDuongSat Mô tả Loại đường sắt Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Đơn Đường sắt trên một nền chỉ có một đường ray cho một loại tàu chạy qua. 2 Lồng Đường sắt mà trên một nền đặt 3 thanh ray để chạy 2 loại tàu có độ rộng khác nhau. 3 Kép Là loại đường sắt trên một nền có 2 đường ray, đảm bảo cho 2 tàu có thể chạy ngược chiều nhau cùng một lúc. Tên loaiHienTrangSuDung Mô tả Hiện trạng sử dụng đoạn đường sắt. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Đang sử dụng Đã thông xe qua lại. 2 Đang xây dựng Đang thi công xe chưa qua lại được. 3 Không sử dụng Đã hỏng không còn sử dụng nữa. Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Kiểu đối tượng: Tên NutDuongSat Tên tiếng Việt Nút đường sắt Mô tả Vị trí mà đoạn đường sắt có sự thay đổi về thuộc tính, nơi giao nhau của các đoạn đường sắt. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, geo, node. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả HB04 Nút đường sắt Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Tên node Mô tả Thuộc tính mô tả quan hệ không gian giữa các đoạn đường sắt. Kiểu dữ liệu TP_Node 7. Dân cư-Công trình hạ tầng (DanCuCoSoHaTang) Hình 7.1 Kiểu đối tượng: Tên DanCuCoSoHaTang Tên tiếng Việt Dân cư-Công trình hạ tầng Mô tả Gói dữ liệu bao gồm các kiểu đối tượng: Điểm dân cư, Nhà độc lập, Vùng nội đô, Đường dây tải điện, Trạm quan trắc, Trạm thu phát sóng, Danh Lam thắng cảnh, Di tích lịch sử văn hóa, Ranh giới khu chức năng, Khu chức năng. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Kiểu đối tượng: Tên DiemDanCu Tên tiếng Việt Điểm dân cư Mô tả Đối tượng trìu tượng bao gồm kiểu đối tượng địa lý: Thôn và Khu đô thị. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, soDan, loaiDiemDanCu, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả CA01 Điểm dân cư Điểm trung tâm của điểm dân cư nông thôn là thôn, xóm, làng, bản, phum, sóc... và khu đô thị trong Vùng nội đô. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên soDan Mô tả Số dân của điểm dân cư theo số liệu do Sở Nội vụ tỉnh cung cấp. Kiểu dữ liệu Integer Tên loaiDiemDanCu Mô tả Loại điểm dân cư. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Thôn Điểm dân cư thuộc đơn vị hành chính cấp xã được thành lập theo quyết định của UBND cấp tỉnh, ví dụ như: thôn, xóm, ấp, bản, phum, sóc, buôn, plei... 3 Khu đô thị Điểm trung tâm của khu vực dân cư trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. Ví dụ: Mỹ Đình, Ecopark, Phú Mỹ Hưng, Royalcity, Ciputra, Timecity...) Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên NhaDoclap Tên tiếng Việt Nhà độc lập Mô tả Đối tượng sử dụng để mô tả đặc trưng phân bố nhà ở của dân cư nông thôn là thôn, xóm, làng bản hoặc tương đương. Các điểm dân cư nông thôn có nhà phân bố tập trung hay rải rác thành một quần cư và có tên gọi riêng; hoặc các nhà có vị trí độc lập, có tính định hướng ở ngoài khu vực dân cư nông thôn và Vùng nội đô. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Mã đối tượng địa lý được bổ sung theo phương pháp xây dựng danh mục đối tượng địa lý cơ sở kèm theo QCVN: 42/2012-BTNMT. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả CB04 Nhà độc lập Nhà được ký hiệu hóa để thể hiện phân bố dân cư. Tương tự đối tượng nhà độc lập của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000. Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên VungNoiDo Tên tiếng Việt Vùng nội đô Mô tả Là vùng khoanh bao nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực dân cư kiểu đô thị. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Mã đối tượng địa lý được bổ sung theo phương pháp xây dựng danh mục đối tượng địa lý cơ sở kèm theo QCVN: 42/2012-BTNMT. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả CA02 Vùng nội đô Khoanh bao trên cơ sở phân bố nhà của vùng trung tâm đô thị. Tên ten Mô tả Tên gọi của thị trấn, thị xã, thành phố của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Vùng nội đô tương ứng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface Hình 7.2 Hình 7.3 Kiểu đối tượng: Tên DuongDayTaiDien Tên tiếng Việt Đường dây tải điện Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, dienAp, geo. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả BA03 Đường dây tải điện Tên dienAp Mô tả Chỉ số điện áp của tuyến đường dây tải điện. Kiểu dữ liệu Real Đơn vị đo Ki lô vôn (KV) Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Hình 7.4 Kiểu đối tượng: Tên TramQuanTrac Tên tiếng Việt Trạm quan trắc Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiTramQuanTrac, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả BI04 Trạm quan trắc Tên loaiTramQuanTrac Mô tả Loại trạm quan trắc. Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Hải văn 2 Khí tượng 4 Thủy văn Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên TramThuPhatSong Tên tiếng Việt Trạm thu phát sóng Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả BB04 Trạm thu phát sóng Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Hình 7.5 Kiểu đối tượng: Tên DiTichLichSuVanHoa Tên tiếng Việt Di tích lịch sử văn hóa Mô tả Đối tượng trìu tượng bao gồm các kiểu đối tượng địa lý: đình, đền, chùa, nhà thờ, cổng thành, cột cờ, tháp cổ, tượng đài hoặc tương tự và các công trình khác được Nhà nước công nhận là các di tích lịch sử văn hóa. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, xepHang, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả BP02 Đình Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. BP03 Đền BO03 Chùa BO04 Nhà thờ BQ03 Cổng thành BQ05 Cột cờ BQ12 Tháp cổ BQ14 Tượng đài BS02 Khu lăng mộ BS05 Di tích khác Tên xepHang Mô tả Phân loại theo tiêu chuẩn và quyết định của cơ quan Nhà nước. Kiểu miền giá trị Xác định Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Di sản thế giới Di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới. 2 Di tích quốc gia đặc biệt Di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng. 3 Cấp Quốc gia Di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định xếp hạng. 4 Cấp tỉnh Di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên DanhLamThangCanh Tên tiếng Việt Danh lam thắng cảnh Mô tả Kiểu đối tượng mô tả cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, geo. Thuộc tính đối tượng Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia và bổ sung mã của đối tượng BT04 - Danh lam thắng cảnh theo quy định phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý cơ sở của QCVN 42:2012/BTNMT. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả BT01 Khu bảo tồn thiên nhiên Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. BT03 Danh lam thắng cảnh Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point. Hình 7.6 Kiểu đối tượng: Tên KhuChucNang Tên tiếng Việt Khu chức năng Mô tả Đối tượng trìu tượng bao gồm vị trí hoặc phạm vi khu vực của đối tượng hạ tầng kinh tế - xã hội. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, diaChi, geo Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả BH02 Khu du lịch Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. BH03 Bãi tắm BK03 Cửa khẩu BL02 Khu chế xuất BL03 Khu công nghiệp BL04 Khu khai thác BL15 Giàn khai thác dầu khí Công trình xây dựng được dùng khoan các giếng để khai thác và xử lý dầu, khí thiên nhiên, và chứa dầu tạm trong khi chờ chuyên chở đến nơi chế biến hoặc bán ra thị trường. Trong nhiều trường hợp, giàn khoan còn các phân khu chức năng khác như nhà ở cho đội ngũ nhân viên. BL07 Nhà máy Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. BL13 Ruộng muối BL14 Khu nuôi trồng thủy sản BM04 Sân gôn BM05 Sân vận động BN08 Trung tâm thương mại BQ04 Công viên BV02 Nghĩa trang liệt sỹ BV03 Nghĩa trang BV09 Nhà hỏa táng Nơi làm lễ hỏa táng cho người đã chết. Tên tên Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên diaChi Mô tả Địa chỉ của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Point Kiểu đối tượng: Tên RanhGioiKhuChucNang Tên tiếng Việt Ranh giới khu chức năng Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N. Tên các thuộc tính maDoiTuong, geo, edge. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả KB03 Ranh giới khu chức năng Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve 8. Phủ bề mặt Hình 8 Kiểu đối tượng: Tên PhuBeMat Tên tiếng Việt Phủ bề mặt Mô tả Gói dữ liệu địa lý bao gồm đối tượng địa lý: Phủ bề mặt, Ranh giới phủ bề mặt. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Kiểu đối tượng: Tên PhuBeMat Tên tiếng Việt Phủ bề mặt Mô tả Kiểu đối tượng mô tả các cảnh quan cơ bản của bề mặt địa hình. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, ten, loaiPhuBeMat, geo, face. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả IA02 Khu dân cư Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. IA03 Khu khai thác IA04 Vùng đất trống IA05 Công trình IB02 Khu canh tác nông nghiệp IB03 Đồng cỏ IB04 Rừng IB05 Thực phủ chưa thành rừng IB06 Thực phủ có dân dân cư IG01 Nước mặt Tên ten Mô tả Tên gọi của đối tượng. Kiểu dữ liệu CharacterString Tên loaiPhuBeMat Mô tả Loại phủ bề mặt Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Cây lúa Thuộc tính của đối tượng Khu canh tác nông nghiệp có mã IB02. 2 Cây lương thực khác Thuộc tính của đối tượng Khu canh tác nông nghiệp có mã IB02. 3 Cây công nghiệp ngắn ngày Thuộc tính của đối tượng Khu canh tác nông nghiệp có mã IB02. 5 Cây ăn quả Thuộc tính của đối tượng Khu canh tác nông nghiệp có mã IB02. 14 Cây công nghiệp dài ngày Thuộc tính của đối tượng Khu canh tác nông nghiệp có mã IB02 13 Cây trồng nông nghiệp khác Thuộc tính của đối tượng Khu canh tác nông nghiệp có mã IB02. Bao gồm tất cả các loại rau màu, cây cảnh, sen súng, cây dược liệu, ớt... 4 Cây dừa, cọ Thuộc tính của đối tượng Rừng có mã IB04 và Thực phủ chưa thành rừng có mã IB05. 6 Cây bụi Thuộc tính của đối tượng Rừng có mã IB04. 7 Cây hỗn hợp Thuộc tính của đối tượng Rừng có mã IB04. 8 Cây lá kim Thuộc tính của Rừng có mã IB04 và Thực phủ chưa thành rừng có mã IB05. 9 Cây lá rộng Thuộc tính của đối tượng Rừng có mã IB04 và Thực phủ chưa thành rừng có mã IB05. 11 Cây ưa mặn, chua phèn Thuộc tính của đối tượng Rừng có mã IB04 và Thực phủ chưa thành rừng có mã IB05. 12 Cây tre nứa Thuộc tính của đối tượng Rừng có mã IB04 và Thực phủ chưa thành rừng có mã IB05. 15 Công trình công nghiệp Thuộc tính của đối tượng Công trình có mã IA05. 16 Công trình giao thông Thuộc tính của đối tượng Công trình có mã IA05. 17 Công trình thủy lợi Thuộc tính của đối tượng Công trình có mã IA05. 18 Công trình đang xây dựng Thuộc tính của đối tượng Công trình có mã IA05. 19 Công trình khác Thuộc tính của Công trình có mã IA05 Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Surface Tên face Mô tả Áp dụng để biểu thị quan hệ không gian với kiểu đối tượng RanhGioiPhuBeMat. Kiểu dữ liệu TP_Face Kiểu đối tượng: Tên RanhGioiPhuBeMat Tên tiếng Việt Ranh giới phủ bề mặt Mô tả Đường giới hạn phạm vi phân bố của từng đối tượng phủ bề mặt. Ranh giới phủ bề mặt có quan hệ Topology với từng đối tượng phủ bề mặt. Kiểu cơ sở NenDiaLy250N Tên các thuộc tính maDoiTuong, loaiRanhGioiPhuBeMat, geo, edge. Thuộc tính đối tượng: Tên maDoiTuong Mô tả Theo Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia. Kiểu miền giá trị Xác định Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả KB02 Ranh giới phủ bề mặt Tên loaiRanhGioiPhuBeMat Mô tả Loại ranh giới phủ bề mặt. Kiểu miền giá trị Xác định Kiểu dữ liệu Integer Danh sách giá trị Mã Nhãn Mô tả 1 Thực vật 2 Khác Tên geo Mô tả Thuộc tính không gian của đối tượng. Kiểu dữ liệu GM_Curve Tên edge Mô tả Quan hệ không gian với kiểu đối tượng PhuBeMat. Kiểu dữ liệu TP_Edge PHỤ LỤC 2 CHỈ TIÊU NỘI DUNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN VÀ THUỘC TÍNH DỮ LIỆU ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:250.000 (Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) I. Quy định chung 1. Nguyên tắc thu nhận đối tượng không gian a) Thu nhận từ các dữ liệu địa lý, bản đồ địa hình và các dữ liệu bản đồ khác mới nhất tính đến thời điểm thi công; có độ chính xác bằng hoặc cao hơn dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000. b) Trong trường hợp cập nhật mới có thể sử dụng ảnh máy bay, ảnh vệ tinh có độ phân giải phù hợp hoặc đo vẽ trực tiếp. c) Nguyên tắc chọn bỏ và khái quát đối tượng không gian: - Đảm bảo tính đầy đủ, độ chính xác theo quy định tại Khoản 3, 4 Mục này và quy định chi tiết tại Mục II Phụ lục này cho từng đối tượng. - Ưu tiên chọn các đối tượng có tính đặc trưng, tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng, có độ chính xác cao hơn; đảm bảo phản ánh đúng sự phân bố, trạng thái và các quan hệ của các đối tượng địa lý khác nhau. - Các chỉ tiêu lựa chọn theo diện tích, chiều dài, chiều rộng, mật độ cho từng đối tượng địa lý quy định tại Mục II Phụ lục này. - Khi khái quát hình dạng các đối tượng hình tuyến cần giữ lại các khúc uốn có đường kính ≥75m; các đối tượng vùng có chiều dài cạnh góc ≥75m. - Đường giao thông cũng như các đối tượng hình tuyến khác không được trùng vào đường bờ nước hoặc Tim dòng chảy. Trong trường hợp chúng quá gần có thể xê dịch cách Tim dòng chảy hoặc Đường bờ nước 50m. d) Kiểu hình học (geo) của từng kiểu đối tượng địa lý tuân theo quy định mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000 tại Phụ lục 1; trong Phụ lục 1, mục “geo” nếu quy định 2 hoặc 3 kiểu dữ liệu GM_Point, GM_Curve, GM_Surface thì thuộc tính từng kiểu đối tượng trong danh sách giá trị được quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục này. 2. Nguyên tắc thu nhận thuộc tính a) Thuộc tính và các quan hệ gán cho mỗi kiểu đối tượng địa lý được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 và chỉ tiêu nội dung quy định tại Mục II của Phụ lục này. b) Các thông tin thuộc tính đảm bảo mô tả đúng đặc trưng, phân loại các đối tượng địa lý; đảm bảo mới nhất, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. c) Thuộc tính “ten” của đối tượng địa lý bao gồm cả yếu tố chung và riêng của địa danh. Địa danh không được viết tắt. d) Thuộc tính “ten” của tất cả các đối tượng địa lý được thu nhận và chuẩn hóa theo các tài liệu và thứ tự ưu tiên sau: - Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thành lập, giải thể, gia nhập hoặc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp. - Các Danh mục địa danh hành chính; Danh mục dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội; Danh mục địa danh biển đảo; Danh mục sông liên tỉnh, ngoại tỉnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Các Danh mục khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu có). - Trường hợp không thể thu thập đủ tài liệu nêu trên thì cho phép thu nhận từ tài liệu khác do các Sở, ngành ở địa phương cung cấp, Niên giám thống kê mới nhất. Khi đó, địa danh phải được chuẩn hóa theo Thông tư số 23/2011/TT-BTNMT ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ (QCVN 37: 2011/BTNMT). - Trường hợp các địa danh không thống nhất giữa các tài liệu trên phải chuẩn hóa theo QCVN 37:2011/BTNMT. đ) Thuộc tính ten đường giao thông: - Thuộc tính ten cho từng tuyến đường bộ theo quyết định đặt tên và Danh mục tên đường do Bộ Giao thông Vận tải, UBND, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện ban hành. - Đoạn đường tim đường bộ có nhiều loại đường bộ trùng nhau (ví dụ: một đường phố đồng thời là đường quốc lộ, đường tỉnh...) thì thu nhận các thuộc tính: Ten, tenTuyen1, tenTuyen2, tenTuyen3. Trong đó: thuộc tính ten là tên phố hoặc tên đường do địa phương quản lý; thuộc tính tenTuyen1 là tên đường quốc lộ; thuộc tính tenTuyen2 là tên đường tỉnh; thuộc tính tenTuyen3 là tên đường huyện. 3. Nguyên tắc thu nhận biên giới quốc gia và địa giới hành chính a) Thu nhận tất cả các đối tượng địa lý liên quan đến đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính đảm bảo tính trọn vẹn lãnh thổ quốc gia và đơn vị hành chính các cấp. b) Các đối tượng không gian và thuộc tính của đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính phải được thu nhận theo pháp luật hiện hành. 4. Nguyên tắc thu nhận đối tượng Đoạn tim đường bộ a) Thu nhận tất cả Đoạn tim đường bộ có chiều dài ≥2,5km. Không thu nhận thuộc tính Đoạn tim đường bộ khi có chiều dài <2,5km và thuộc tính khi đó được khái quát vào Đoạn tim đường bộ liền kề. b) Các Đoạn tim đường bộ cùng thuộc tính phải liên tục kể cả đoạn qua sông có mặt nước, qua cầu, điểm dân cư và các đối tượng độc lập khác. c) Chỗ giao nhau của các Đoạn tim đường bộ (ngã ba, ngã tư..) được phép chồng ký hiệu để đảm bảo tính liên tục của đường giao thông. Tại các điểm này có một đỉnh. d) Thuộc tính loaiDuongBo: được phân loại theo mục đích sử dụng. Chỉ tiêu cụ thể quy định tại Mục II Phụ lục này. d) Thuộc tính DoRong: là độ rộng của Nền đường và lề đường tương ứng với Đoạn tim đường bộ; giá trị độ rộng lấy chẵn mét và theo số liệu do Bộ Giao thông Vận tải công bố hoặc theo kết quả đo đạc thực tế tại thời điểm thi công; Độ rộng của Đoạn tim đường bộ qua cầu, hầm, đập tổng hợp vào độ rộng của đường bộ đi qua. đ) Thuộc tính loaiChatLieuTraiMat - Thuộc tính loaiChatLieuTraiMat được xác định cho từng đoạn đường bộ đang sử dụng khi có chiều dài ≥2,5km; Trường hợp chất liệu trải mặt thay đổi trên đoạn < 2,5km được khái quát vào đoạn Tim đường bộ liền kề có chiều dài lớn hơn; thông tin chất liệu trải mặt theo tài liệu của Bộ Giao thông Vận tải hoặc Sở Giao thông Vận tải ở địa phương; nếu không có phải điều tra thực địa. - Chất liệu trải mặt không xác định cho các đoạn đường bộ đang xây dựng. e) Thuộc tính loaiHienTrangSuDung bao gồm: đang sử dụng và đang xây dựng. g) Thuộc tính loaiKetCau: thu nhận đoạn đường vừa đê (thuộc tính Trên đê); đoạn đường trên cao là đường không cùng mức với các đường trên mặt đất, còn lại là thuộc tính loại Khác. 5. Nguyên tắc thu nhận Tim dòng chảy a) Thu nhận đường trung tuyến giữa 2 đường bờ nước của sông, suối, kênh, mương có chiều dài ≥2,5km. Sông, suối, kênh, mương phải là đối tượng đường liên tục, không đứt đoạn. Mỗi nhánh sông, suối, kênh mương có tên riêng phải là đối tượng riêng biệt. b) Tim dòng chảy phải bắt liền vào Đường bờ nước. Tại các điểm bắt nối phải có một nude. c) Đoạn Tim dòng chảy đi qua Hồ chứa phải vẽ liên tục không ngắt để đảm bảo tính liên tục của dòng chảy sông, suối. Phân biệt đoạn qua hồ chứa bằng nude. d) Thu nhận hướng Tim dòng chảy theo đúng hiện trạng dòng chảy tự nhiên. II. Chỉ tiêu nội dung 1. Cơ sở đo đạc Kiểu đối tượng Mã đối tượng Chỉ tiêu nội dung 1. Điểm gốc đo đạc quốc gia - Thu nhận vị trí, thuộc tính các điểm có mốc còn tồn tại trên thực địa theo số liệu mới nhất do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp. - Đảm bảo tính đồng đều trong khu vực mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000. - Không phân biệt loại mốc chôn dưới đất hay gắn vào địa vật. - Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: gốc, cơ sở; cấp hạng cao đến cấp hạng thấp hơn. - Chỉ tiêu số lượng điểm/625km2 như sau: tất cả các Điểm đo đạc quốc gia; 02 Điểm tọa độ cơ sở quốc gia và 01 Điểm độ cao cơ sở quốc gia. - 01 Điểm trọng lực trong mạng lưới trọng lực quốc gia. Điểm gốc tọa độ quốc gia GA01 Điểm gốc độ cao quốc gia GA02 Điểm gốc vệ tinh GA03 Điểm gốc trọng lực GA04 2. Điểm đo đạc cơ sở quốc gia Điểm tọa độ cơ sở quốc gia GB01 Điểm độ cao cơ sở quốc gia GB02 Điểm trọng lực trong mạng lưới trọng lực quốc gia. GB04 2. Biên giới quốc gia và địa giới hành chính Kiểu đối tượng Mã đối tượng Chỉ tiêu nội dung Đường biên giới - Thu nhận từ các tài liệu, bản đồ biên giới quốc gia, cơ sở dữ liệu địa giới quốc gia mới nhất do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp. - Đảm bảo chính xác và tương quan địa lý với các đối tượng địa lý liên quan. - Thu nhận đầy đủ và chính xác vị trí Đường biên giới quốc gia và phân biệt trên đất liền, trên biển; đảm bảo chính xác các góc ngoặt, ngã 3 biên giới. - Đường biên giới quốc gia trùng với các đối tượng hình tuyến (như sông, suối, kênh, mương, đường giao thông...) thì dữ liệu phải đảm bảo trùng khít vị trí với các đối tượng này. - Thu nhận các thuộc tính Loại hiện trạng pháp lý bao gồm: Xác định và Chưa xác định; Tên quốc gia liền kề; thuộc tính Chiều dài được thu nhận từ tài liệu do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp. Đơn vị là km. Đường biên giới quốc gia trên đất liền AA01 Đường biên giới quốc gia trên biển AA02 Đường địa giới - Thu nhận đầy đủ đường địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện từ Bộ bản đồ địa giới hành chính các cấp trong Hồ sơ địa giới hành chính các cấp mới nhất tính đến thời điểm thi công do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cung cấp. - Trong quá trình thi công phải cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất (tính ở thời điểm thi công) về thành lập mới hoặc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp. - Đảm bảo chính xác và thể hiện rõ vị trí các góc ngoặt, ngã 3, ngã 4 đường địa giới, tính tương quan địa lý với các đối tượng địa lý liên quan. - Đoạn địa giới vừa là địa giới cấp huyện, cấp tỉnh thì tại đó đối tượng không gian được thu nhận là đường địa giới cấp tỉnh; Đoạn địa giới vừa là địa giới cấp huyện, cấp tỉnh trùng với Đường biên giới quốc gia thì tại đó đối tượng không gian được thu nhận là Đường biên giới quốc gia. - Đường địa giới trùng với các đối tượng hình tuyến (như sông, suối, kênh, mương, đường giao thông, các ranh giới khác...) thì dữ liệu phải đảm bảo trùng khít vị trí với các đối tượng này. - Thu nhận các thuộc tính: Loại hiện trạng pháp lý gồm xác định và chưa xác định; Tên đơn vị hành chính các cấp liền kề trái, phải. - Số liệu Chiều dài thu nhận theo tài liệu do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp. Đơn vị là km. Đường địa giới hành chính cấp tỉnh AC01 Đường địa giới hành chính cấp huyện AC02 Địa phận - Đối tượng dạng vùng được tạo ra từ Đường địa giới hành chính các cấp tương ứng và Đường biên giới quốc gia. Bao gồm: địa phận hành chính cấp tỉnh, huyện. Đảm bảo quan hệ Topology với các đường địa giới hành chính. - Số liệu diện tích theo số liệu kiểm kê đất đai công bố kỳ gần nhất và theo Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính các cấp (chia tách, sáp nhập, thành lập mới). Đơn vị là km2. - Tên, mã đơn vị hành chính theo quy định tại Quyết định số 124/2004/TTg ngày 08 tháng 07 năm 2004 về việc ban hành Danh mục và mã các đơn vị hành chính Việt Nam. Địa phận hành chính cấp tỉnh AD01 Địa phận hành chính cấp huyện AD02 Đường cơ sở lãnh hải AB01 - Thu nhận từ các tài liệu, bản đồ biên giới quốc gia, cơ sở dữ liệu biên giới quốc gia do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp. - Thu nhận vị trí, số hiệu điểm, vĩ độ, kinh độ, độ cao H của tất cả các Điểm cơ sở lãnh hải, Đường cơ sở lãnh hải. - Thuộc tính Chiều dài được thu nhận cho từng đoạn Đường cơ sở lãnh hải là đường thẳng nối giữa 2 Điểm cơ sở lãnh hải) và từ các tài liệu do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp. Điểm cơ sở lãnh hải AG01 Vùng biển - Các đối tượng vùng được tạo thành từ ranh giới vùng biển tương ứng theo định nghĩa tại QCVN 42: 2012/BTNMT. - Thu nhận đối tượng không gian và thuộc tính Diện tích từ các văn kiện, tài liệu, bản đồ biên giới quốc gia, cơ sở dữ liệu địa giới quốc gia do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cung cấp. Vùng nội thủy AE01 Lãnh hải AE02 Vùng tiếp giáp lãnh hải AE03 Vùng nước lịch sử AE06 3. Địa hình Kiểu đối tượng Mã đối tượng Chỉ tiêu thu nhận Địa danh sơn văn DA05 - Thu nhận vị trí đối tượng địa lý theo danh sách giá trị ở Phụ lục 1 kèm theo Thông tư. Vị trí đối tượng địa lý của địa danh xác định như sau: . Núi và đồi: thu nhận điểm trùng với điểm độ cao cao nhất của núi, đồi đó. . Mũi đất là điểm nhô ra biển xa nhất của bờ biển có địa danh mũi đất. . Các địa danh khác là điểm trung tâm của các vùng đất được xác định trên cơ sở các mô tả về giới hạn phạm vi đối tượng địa lý của địa danh đó từ các sách địa lý Việt Nam thu thập được. - Dãy núi: Thu nhận đường sống núi đi qua các đỉnh núi chính là thành phần mô tả dãy núi. Xác định núi thành phần trên cơ sở các mô tả trong các sách địa lý thu thập được. - Các Địa danh sơn văn theo Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn và kinh tế - xã hội thể hiện trên bản đồ và các danh mục khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Điểm độ cao EA01 - Thu nhận các điểm tại vị trí đặc trưng địa hình như: đỉnh núi, đỉnh đồi, yên ngựa, đỉnh đèo, điểm thấp nhất của thung lũng, đáy hố, chỗ thay đổi độ dốc, ở chân các đối tượng có tính chất phương vị hoặc ở nơi giao nhau các đường giao thông; xác định giá trị độ cao tại các vị trí thu nhận được. - Giá trị độ cao lấy chẵn đến mét. Khu vực một số đồng bằng thấp hoặc vùng ven biển có độ cao dưới 1 mét thì thu nhận chính xác đến 0,1 mét. - Mật độ điểm độ cao như sau: . Đồng bằng, đồi có độ cao dưới 200 m, độ dốc nhỏ hơn 3°: mật độ 20 điểm/625km2; . Đồi, núi thấp, cao nguyên có độ cao từ 200-1500 m, độ dốc từ 3° - 20°: mật độ 15 điểm/625km2. . Núi trung bình, núi cao có độ cao trên 1500 m, độ dốc lớn hơn 20°: mật độ 10 điểm/625km2. - Đối với khu vực địa hình không thể hiện được bằng đường bình độ thì mật độ điểm tăng gấp đôi. - Thu nhận các điểm cao nhất, thấp nhất trong khu vực mảnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000. - Các đảo có diện tích từ ≥6km2 phải thu nhận điểm cao nhất, thấp nhất của đảo. Điểm độ sâu EA02 Thu nhận điểm độ sâu đáy biển với mật độ như sau: - Đối với khu vực có độ sâu 0-20 mét: 11-15 điểm/625km2. Đối với khu vực sâu dưới 20 m: 5-10 điểm/625km2. - Ưu tiên thu nhận điểm độ sâu tại những vị trí đặc trưng để mô tả đúng bề mặt địa hình đáy biển. - Thu nhận các điểm sâu nhất trong khu vực phạm vi mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000. Địa hình đặc biệt Bãi đá trên cạn EB01 - Thu nhận phạm vi khu vực đá hoặc đất đá lẫn lộn trên bề mặt, tập trung hay rải rác thành bãi có diện tích ≥ 1km². - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Bờ dốc tự nhiên EB02 - Thu nhận Bờ dốc tự nhiên của bờ biển, bờ sông, hồ có độ dài ≥1km. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. Cửa hang động EB04 - Thu nhận điểm vị trí là điểm giữa Cửa hang động nổi tiếng, có ý nghĩa cho khoa học và hoạt động du lịch và thu nhận tên hang động. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Địa hình bậc thang EB06 - Thu nhận địa hình ruộng bậc thang có diện tích ≥ 6km2. không thu nhận tỷ cao. - Thu nhận đường bờ ruộng bậc thang có chiều dài ≥2,5km. Trường hợp đường bờ ruộng bậc thang trùng với đường bình độ thì tại đó 2 đối tượng trùng khít nhau. - Thu nhận có lựa chọn các đường bờ ruộng và đảm bảo dãn cách tối thiểu bằng khoảng cách giữa 2 đường bình độ cơ bản tại đó. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. Địa hình lồi EB07 - Chỉ thu nhận gò đống nhân tạo, tự nhiên đường kính ≥ 250m và có ý nghĩa đặc trưng, định hướng hoặc ở các khu vực có nhiều gò, đống phân bố tập trung hay hiếm địa vật. - Thu nhận vùng theo đường chân gò, đống nơi tiếp giáp với mặt đất. Phân biệt loại tự nhiên và nhân tạo. - Không thu nhận thuộc tính tỷ cao. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Địa hình cát EB08 Thu nhận vùng theo đường khoanh bao phạm vi bề mặt địa hình đặc trưng là cát có diện tích ≥1,5km2. < 1,5km2 không thu nhận. - Địa hình cát ổn định, chưa ổn định có diện tích lớn hơn ≥ 6km2 thu nhận thêm đường bình độ vẽ nháp. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Địa hình lõm EB09 - Chỉ thu nhận hố địa hình đường kính ≥250m và có ý nghĩa đặc trưng, định hướng hoặc ở các khu vực hiếm địa vật. - Thu nhận theo đường bờ ngoài cùng miệng. Phân biệt loại hố tự nhiên và nhân tạo. - Không thu nhận thuộc tính tỷ sâu. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Hố cacxtơ EB10 - Thu nhận vùng Hố cacxtơ có đường kính ≥125m trên cơ sở đường bờ miệng hố hoặc đường bình độ trùng với miệng hố. - Hố cacxtơ có đường kính <125m chỉ thu nhận ở khu vực đặc trưng, có phân bố nhiều đối tượng hoặc có ý nghĩa định hướng; chọn lọc các hố mật độ và đảm bảo hình dạng khu vực phân bố. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Khe rãnh EB11 - Thu nhận Khe rãnh có độ rộng <125m. Khi Khe rãnh có độ rộng ≥125m thu nhận bằng đường bình độ hoặc thu nhận thành đối tượng vách đá, sườn dốc, bờ dốc tùy theo đặc điểm địa hình. Thu nhận độ sâu các khe rãnh có tỷ sâu lớn, đặc trưng. - Thu nhận các khe đảm bảo mật độ sau: Mức độ cắt xẻ địa hình của các vùng địa hình Khoảng cách gần nhất giữa các khe cận kề Cắt xẻ nhiều 3-5 mm Cắt xẻ trung bình 5-8 mm Cắt xẻ ít 8 mm - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. Miệng núi lửa EB12 - Thu nhận vị trí trung tâm toàn bộ đối tượng này và thu nhận độ cao, tên gọi nếu có. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Địa hình núi đá EB13 - Thu nhận vùng là có bề mặt địa hình chủ yếu là núi đá. Chỉ thu nhận khu vực có diện tích ≥1.5km2. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Sườn đứt gãy EB15 - Thu nhận vị trí địa hình bị đứt gãy không theo quy luật của dáng đất tự nhiên có độ dài ≥1km. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. Vách đứng EB18 - Thu nhận vị trí của địa hình, nơi đỉnh vách đá dựng đứng, không thể biểu thị được bằng đường bình độ, có độ dài ≥1km. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve và không thu nhận tỷ cao. Địa hình cắt xẻ nhân tạo EB21 - Thu nhận vị trí nơi địa hình bị cắt xẻ nhân tạo thành vách, tầng bậc do xây dựng các công trình (trừ công trình giao thông, thủy lợi) có độ dài ≥1km. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. Đường bình độ - Lựa chọn khoảng cao đều trên cơ sở phân vùng địa hình Việt Nam như sau: . Vùng đồng bằng là địa hình có độ dốc không quá 3° Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ có độ cao không quá 25m, đồng bằng ven biển miền trung có độ cao 45 đến 50m, đồng bằng vùng Đông Nam bộ có độ cao 120 đến 150m. . Vùng đồi là vùng phần lớn địa hình có độ dốc khoảng 3° đến 15°, độ cao không quá 200m. . Vùng núi thấp là vùng địa hình có độ dốc từ 15° đến 20°, độ cao từ 200-800m. . Vùng núi trung bình là vùng địa hình có độ dốc từ 20° đến 30°, độ cao từ 800-2500m. . Cao nguyên là địa hình vùng núi có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng đôi khi có đồi. Diện tích rộng có độ cao 500m trở lên. . Vùng núi cao là vùng có độ dốc trên 30°, độ cao trên 2500m. Đường bình độ EA03 - Thu nhận chỏm bình độ có đường kính ≥125m; các chỏm bình độ có đường kính <125m và cách nhau 7m có cùng độ cao được phép gộp; những đỉnh núi quan trọng có đường kính <125m phải thu nhận điểm độ cao. - Khái quát đường bình độ giữ lại các khe chính, các khe không được chọn phải nhập vào địa hình dương. Giữ lại các khe có chiều rộng ≥125m. Trường hợp cần thiết để mô tả đúng địa hình cho phép thu nhận khe có chiều rộng ≤125m và được phép xê dịch lên phía địa hình dương để mô tả đúng đặc trưng của địa hình nhưng không được quá ½ khoảng cao đều. - Đường bình độ không được cắt nhau, Đường bình độ phải thể hiện phù hợp với Tim dòng chảy. Phản ánh mức độ chia cắt loại địa hình. Đường bình độ khi đi qua sông suối phải có 1 đỉnh vào sông suối và điểm đó phải là điểm nhọn nhất của đường bình độ tại đó. - Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản được quy định như sau trên cơ sở phân vùng địa hình Việt Nam: Loại địa hình Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản (mét) Độ dốc nhỏ hơn 2° Địa hình đồng bằng, đồi có độ cao dưới 200 m. 20 Độ dốc từ 2°-25° Địa hình đồi, núi thấp, cao nguyên có độ cao từ 200-1500. 20 hoặc 40 Độ dốc lớn hơn 25o. Địa hình núi trung bình, núi cao có độ cao trên 1500 m. 40 hoặc 100 Cơ bản Đường bình độ có các độ cao 20m, 40m, 100 m. Chỉ tiêu cụ thể cần được chỉ ra cho từng khu vực trong Dự án hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán (TKKT-DT). Nửa khoảng cao đều Đường bình độ có giá trị tương ứng bằng ½ khoảng cao đều cơ bản; dùng để thể hiện khu vực địa hình mà đường bình độ cơ bản chưa thể hiện hết được dáng đất. Thường là những nơi mà khoảng cách giữa 2 bình độ cơ bản cách xa nhau hoặc nơi địa hình cắt xẻ phức tạp. Chỉ tiêu này cần được chỉ ra cụ thể cho từng khu vực trong TKKT-DT. Phụ Đường bình độ có giá trị bằng ¼ khoảng cao đều cơ bản. Áp dụng trường hợp đường bình độ cơ bản và đường bình độ nửa khoảng cao đều chưa mô tả đủ chi tiết đặc trưng bề mặt địa hình. Chỉ tiêu này cần được chỉ ra cụ thể cho từng khu vực trong TKKT-DT. Nháp Đường bình độ vẽ có tính chất mô tả khái quát dáng đất ở các địa hình khu vực khai thác, địa hình cát khô, khu vực cửa sông, lạch...). Chỉ tiêu này cần được chỉ ra cụ thể cho từng khu vực trong TKKT-DT. Đường bình độ sâu EA04 - Thu nhận các đường bình độ sâu như sau: 5, 10, 20, 50, 100, 200, 300, 400, 500, 700, 1000, 1500, 2500, 3000, 4000 mét. - Thu nhận chỏm bình độ sâu có đường kính ≥125m; các chỏm bình độ có đường kính <125m cách nhau 75m được phép gộp; cách nhau xa hơn thì thu nhận điểm độ sâu. 4. Thủy hệ Biển Đối tượng trừu tượng bao gồm: Biển, Vịnh - vũng Biển LC03 - Thu nhận vị trí điểm trung tâm và gán tên cho các đối tượng này. Vị trí điểm trung tâm của biển, vũng, vịnh được xác định trên cơ sở phạm vi tương đối của biển, vũng, vịnh dựa vào các tài liệu bản đồ và mô tả từ các tài liệu địa lý có nguồn gốc rõ ràng. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Vịnh - vũng LC06 Đảo LC 04 - Thu nhận tất cả các đảo có diện tích ≥0.03km2 áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Thu nhận vùng trên cơ sở xác định đường bờ nước các đảo, cồn, cù lao, hòn, đá, đảo san hô (gọi chung là đảo) như sau: trường hợp có vết đường bờ thì xác định vị trí vết đường bờ; Trường hợp không có vết đường bờ được xác định là mép nước thủy triều cao nhất tại thời điểm thu nhận. - Trường hợp các đảo có diện tích <0.03km2 áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Chỉ thu nhận khi đảo làm biên giới quốc gia, địa giới hành chính, đảo có tính định hướng và khu vực có nhiều đảo; khu vực có nhiều đảo, đá nhỏ có mật độ dày cho phép chọn bỏ nhưng phải đảm bảo phạm vi và mật độ phân bố; không được gộp, ghép các đảo. Quần đảo LC09 Khoanh vùng tất cả các quần đảo có tên, bao gồm: tổng thể các đảo thành phần kể cả các bộ phận của đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực thể thống nhất về địa lí, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử. Thu nhận thuộc tính “tên” theo Danh mục địa danh biển đảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Áp dụng kiểu dữ liệu GM_Surface. Cửa sông LC08 - Trường hợp sông đổ ra biển: thu nhận vị trí giao điểm của đường nối giữa 2 điểm tiếp giáp giữa đường bờ biển và đường bờ sông suối nơi đổ ra biển với Tim dòng chảy tương ứng. - Trường hợp cửa sông đổ vào hồ: thu nhận vị trí giao điểm của đường nối giữa 2 điểm tiếp giáp giữa đường bờ hồ và đường bờ sông suối nơi đổ vào hồ với Tim dòng chảy sông tương ứng. - Trường hợp cửa biển: thu nhận vị trí trung tâm khu vực cửa biển. - Thuộc tính “ten” bao gồm cả danh từ chung đi kèm (nếu có). - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian không gian GM_Point. Bãi dưới nước Đối tượng trìu tường gồm: Bãi đá dưới nước, Rạn san hô, Bãi cỏ rong. Bãi đá dưới nước LC01 - Khu vực hình thành từ các đá độc lập, bãi đá ngoài biển. Thu nhận vùng từ đường khoanh bao ranh giới ngoài cùng phạm vi phân bố có diện tích ≥1,5km2. - Các Bãi đá dưới nước <1,5km2 thu nhận khi có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính. - Phân biệt loại hiện trạng: nổi, chìm, nửa chìm nửa nổi. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian không gian GM_Surface. Rạn san hô LC07 - Khu vực có các quần thể san hô. Thu nhận vùng theo ranh giới ngoài cùng phạm vi phân bố san hô có diện tích ≥ 1,5km2. - Các Rạn san hô <1,5km2 thu nhận khi có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính. - Phân biệt loại hiện trạng: nổi, chìm, nửa chìm nửa nổi. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian không gian GM_Surface. Bãi cỏ rong, tảo LC10 - Khu vực có Bãi cỏ rong, tảo ngoài biển. Thu nhận theo ranh giới ngoài cùng phạm vi phân bố cỏ rong, tảo có diện tích ≥1,5km2. - Các Bãi cỏ rong, tảo <1,5km2 thu nhận khi có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, địa giới hành chính. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Bãi bồi LD01 - Bãi bồi bao gồm bãi bồi ven sông, cù lao trên sông, bãi bồi ven biển và cù lao trên biển. Thu nhận trên cơ sở phân loại và tài liệu do Tổng cục Quản lý đất đai cung cấp. Thu nhận các cù lao trên sông, cù lao trên biển theo chỉ tiêu thu nhận Đảo; - Thu nhận ranh giới giới hạn các bãi bồi ven sông, ven biển có diện tích ≥1,5km2. - Các bãi bồi, cù lao trên sông <1,5km2 thu nhận khi có liên quan đến biên giới quốc gia, địa giới hành chính. - Thu nhận thuộc tính Loại bãi bồi: cát, bùn, sỏi, đá sỏi và khác; Thu nhận tên các bãi bồi ven sông, biển và cù lao trên sông, biển. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Biến đổi dòng chảy Đối tượng trừu tượng bao gồm: Ghềnh, Thác. Ghềnh LD02 - Thu nhận Ghềnh nổi tiếng có giá trị kinh tế cấp tỉnh, quốc gia; là địa vật xác định biên giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve khi ghềnh dài ≥500m. Thu nhận tại vị trí bắt đầu và kết thúc của đoạn ghềnh và phải trùng với Tim dòng chảy. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point khi đoạn sông có ghềnh dài <500m. Thác LD03 - Thu nhận đường nối 2 bờ sông, suối tại vị trí cao nhất nơi nước đổ xuống khi thay đổi độ cao đột ngột; - Thác trên sông có độ rộng ≥125m áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. - Thu nhận Thác trên sông có độ rộng nhỏ hơn <125m là danh lam thắng cảnh nổi tiếng có giá trị kinh tế cấp tỉnh, quốc gia; là địa vật xác định biên giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. - Không thu nhận thuộc tính chiều cao thác, ghềnh. - Thu nhận tên của Thác đã lựa chọn nếu có. Mạch nước LA05 - Thu nhận điểm trung tâm của nguồn nước khoáng, nước nóng có tính định hướng, có giá trị kinh tế hoặc chữa bệnh. - Thu nhận thuộc tính Loại nguồn nước bao gồm: khoáng, nóng theo tài liệu thu nhận được ở sở chuyên ngành tỉnh, thành phố. Đường bờ nước LG01 - Thu nhận và phân biệt đường bờ biển; đường bờ nước của sông, suối, ngòi, rạch, kênh, mương có độ rộng ≥125m và có chiều dài ≥2,5km; đường bờ nước của hồ, ao, hồ chứa có diện tích ≥0.03km2. - Thu nhận chính xác các loại đường bờ biển của Việt Nam và những đặc điểm địa mạo của chúng. - Đối với các đối tượng hồ chứa, kênh mương: đường bờ nước được xác định thông qua vết cắt xẻ địa hình (đào, đắp) rõ ràng trên thực địa. - Đối với các đối tượng sông suối, hồ, đầm lớn tự nhiên: là đường giới hạn của mức nước cao nhất trung bình nhiều năm được tạo thành bởi hoạt động của nước. Loại bờ này thường có vết hàn do ngấn nước hoặc chỗ thay đổi độ dốc đột ngột. - Khu vực có nhiều hồ, ao, hồ chứa thì được chọn lọc; Khu vực có ít nguồn nước cho phép chọn thêm hồ, ao ngoài chỉ tiêu. Tuy nhiên, cả 2 trường hợp phải đảm bảo mật độ và hình dạng phạm vi phân bố. - Đường bờ nước phải là đối tượng liên tục, đảm bảo quan hệ hình học (Topology) với đối tượng nước mặt tương ứng. - Khi khái quát đường bờ nước giữ lại các khúc uốn có đường kính ≥75m; các khúc uốn nhỏ hơn nhưng mô tả đặc trưng các dạng bờ biển, sông già, sông trẻ, có địa vật độc lập thì phải thu nhận. - Thuộc tính loaiTrangThaiDuongBoNuoc được thu nhận như sau: . Rõ ràng: nhận dạng được chính xác thông qua đường xẻ sâu, bờ lở đất hoặc bờ đắp cao để hình thành lòng chứa của ao, hồ, sông, suối, kênh, mương... trên thực địa. . Không rõ ràng: những khu vực bề mặt địa hình ven bờ phức tạp hoặc đã chịu tác động nhân tạo (xây dựng, canh tác, đào bới)... hoặc không có dấu hiệu để nhận dạng đoạn đường bờ nước, đôi khi phải nội suy từ các đối tượng địa hình có liên quan để đảm bảo tính liên tục trên toàn tuyến. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. Tim dòng chảy LA08 - Là đường trung tuyến của tất cả sông suối, kênh mương có độ rộng ≥125m và sông, suối, kênh mương có độ rộng <125m. Phân biệt 2 loại Tim dòng chảy: sông suối, kênh mương. - Thu nhận tim kênh, mương, sông, suối có chiều dài ≥2,5km; khi chiều dài <2,5km chỉ thu nhận kênh mương, sông suối làm biên giới quốc gia, địa giới hành chính, nhánh duy nhất đổ ra biển, nhánh duy nhất đổ vào hồ. - Đối với khu vực có mật độ kênh mương, sông suối quá dày đặc cho phép chọn bỏ sao cho dãn cách tối thiểu là 0.8km. - Mỗi nhánh kênh mương, sông suối cùng tên phải là một đối tượng riêng biệt và liên tục. Tại các ngã ba, tư sông nơi sông có cấp cao hơn đổ vào sông chính hoặc sông cấp nhỏ hơn phải tạo đỉnh. - Trường hợp sông suối chảy vào hồ sau đó chảy tiếp (sông có Hồ chứa), Tim dòng chảy phải liên tục. Tại nơi Tim dòng chảy cắt đường bờ nước của hồ tạo đỉnh. - Sông có nhiều nhánh đổ ra biển: mỗi nhánh có một Tim dòng chảy. - Trường hợp sông có cù lao, bãi bồi trên sông, suối cho phép Tim dòng chảy phân chia và phù hợp với đặc trưng phân bố của bãi bồi. - Khi thu nhận Tim dòng chảy giữ lại các khúc uốn có đường kính lớn hơn 75m. - Thu nhận tên sông suối, kênh mương nếu có theo quy định tại Mục I. - Xem hướng dẫn thu nhận Tim dòng chảy tại Mục II.8 Phụ lục này. Nút mạng dòng chảy LA06 Nút được tạo tại điểm đầu và cuối của mỗi nhánh sông có tên. Tại nơi sông, suối gặp nhau: Tim dòng chảy của sông chính được vẽ liên tục; các sông là phụ lưu phải bắt liền vào đối tượng đường bờ nước (nếu có) và có đỉnh tại đó, tạo nút cho Tim dòng chảy của sông phụ lưu tại ngã ba. Hướng dẫn tạo nút tại Mục II.8 Phụ lục này. Nước mặt Đối tượng trìu tượng bao gồm: mặt nước tĩnh (Hồ, ao; đầm phá; Hồ chứa) và đối tượng sông suối, kênh mương. Sông suối LA07 - Thu nhận vùng theo đường bờ nước tương ứng của kênh mương, sông suối có độ rộng ≥125m. - Trường hợp kênh mương, sông suối có độ rộng ≤125m không thu nhận do trùng với Tim dòng chảy. - Xác định loại mặt nước: thường xuyên, theo mùa, khó xác định. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Kênh mương LA04 Mặt nước tĩnh Mặt nước tĩnh là đối tượng trìu tượng bao gồm kiểu đối tượng: Hồ ao, Đầm phá, Hồ chứa. Hồ ao, đầm phá, hồ chứa được thu nhận vùng tạo từ đối tượng Đường bờ nước của đối tượng địa lý tương ứng và đảm bảo quan hệ topology với đối tượng này. Ao, hồ LB01 Đầm, phá LB02 Hồ chứa LB03 Đập LE04 - Thu nhận vị trí đường tâm bề mặt của đập. Thu nhận các đập có chiều dài ≥250m, áp dụng kiểu dữ liệu GM_Curve. - Các đập có chiều dài <250m nhưng có ý nghĩa thủy điện, kinh tế đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, áp dụng kiểu dữ liệu GM_Point. Thu nhận loại đập: chắn sóng, dâng, tràn. Đê LE05 - Thu nhận vị trí đường tâm mặt đê (tương tự như thu nhận Tim đường bộ) các đê có chiều dài ≥1,5km. - Phân biệt tuyến đê được dùng làm đường giao thông có chiều dài ≥1,5km, các đê làm giao thông có chiều dài ngắn hơn tổng quát hóa vào đê không làm giao thông. Không thu nhận giá trị tỷ cao. Đầm lầy LH01 - Thu nhận vùng theo đường giới hạn phạm vi các đầm lầy có diện tích ≥1,5km2; - Khu vực đầm lầy có thực vật có diện tích ≥12km2 thì thu nhận tên loại thực vật theo chỉ tiêu nội dung tương ứng ở gói dữ liệu Phủ bề mặt. 5. Giao Thông Kiểu đối tượng Mã đối tượng Chỉ tiêu thu nhận Đèn biển HH02 Thu nhận vị trí toàn bộ Đèn biển đã xây dựng kiên cố tại tâm của chân Đèn biển ở ven bờ biển, trong vùng nước cảng biển và vùng biển của quốc gia. Thu nhận tên riêng nếu có. Bến bãi - Kiểu đối tượng trìu tượng, bao gồm: Bến phà, Ga đường sắt, Cảng biển, Cảng thủy nội địa, Cảng hàng không. - Thu nhận thuộc tính capBenBai: Quốc tế, nội địa. - Thuộc tính ten theo các Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải hoặc các Sở Giao thông Vận tải. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_point. Bến phà HA03 - Thu nhận điểm là vị trí phà neo đậu đón hoặc trả khách qua sông; chỉ thu nhận đối với bến phà ôtô qua được. Thu nhận tên phà nếu có. - Biểu thị quan hệ với đối tượng DuongBo. Ga đường sắt HB02 - Thu nhận các ga chính của đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị. Các ga xép, ga hàng hóa chỉ thu nhận ở loại đường sắt quốc gia. - Thu nhận tại điểm là vị trí nhà ga chính. Cảng biển HC03 - Thu nhận Cảng theo Danh mục phân loại cảng biển do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải công bố theo quy định tại Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 về việc công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam cập nhật nếu có văn bản thay thế ở thời điểm thi công. - Thu nhận điểm là vị trí bến đón trả hành khách hoặc hàng hóa của các cảng biển được xây dựng cố định có các tuyến giao thông hàng hải. Cảng thủy nội địa HC04 - Chỉ thu nhận các Cảng thủy nội địa được xây dựng cố định trên các tuyến giao thông thủy nội địa thuộc loại I, II theo quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 và Danh mục công bố của Bộ Giao thông Vận tải. - Thu nhận điểm là vị trí bến đón, trả hành khách hoặc hàng hóa của các Cảng thủy nội địa được xây dựng cố định có các tuyến giao thông. - Áp dụng kiểu dữ liệu GM_Point. Cảng hàng không HD01 - Thu nhận vị trí trung tâm của nhà chính thuộc cảng hàng không đang hoạt động; không thu nhận cảng hàng không đã ngừng hẳn hoạt động và đường băng đã bị phá hủy, bãi cất hạ cánh đã sử dụng vào mục đích khác. - Thu nhận tên cảng hàng không. - Áp dụng kiểu dữ liệu GM_Point. Cầu giao thông HG02 - Thu nhận đối tượng cầu giao thông có độ dài ≥125m, áp dụng kiểu dữ liệu GM_curve. - Trường hợp qua sông có độ rộng nhỏ hơn thu nhận điểm, áp dụng kiểu dữ liệu GM_Point. Thu nhận vị trí nơi tim cầu cắt Tim dòng chảy. - Phân loại cầu như sau: thường, phao, treo, tầng, quay và cầu khác. - Thu nhận phân biệt chức năng cầu: cầu chung cho cả đường sắt và đường bộ qua được; cầu chỉ có đường bộ qua được, cầu chỉ có đường sắt qua được; cầu vượt. - Thu nhận tên cầu, chiều dài, chiều rộng, trọng tải theo các tài liệu chuyên ngành do Bộ Giao thông Vận tải hoặc Sở Giao thông Vận tải cung cấp. Trường hợp các nguồn tài liệu này không đủ thì lấy theo kết quả đo đạc, điều tra hoặc theo các biển báo ghi chú tại thực địa. Trường hợp đặc biệt nếu không thu nhận được tên gọi và trọng tải cầu cho phép được để trống. Đèo HG04 Thu nhận điểm là vị trí yên ngựa trên Tim đường bộ; Chỉ thu nhận các đèo có tên. Tên, chiều dài theo tài liệu chuyên ngành do Bộ Giao thông Vận tải hoặc Sở Giao thông Vận tải cung cấp hoặc các biển báo ghi chú tại thực địa. Áp dụng kiểu dữ liệu GM_Point. Đoạn tim đường bộ HA13 - Đoạn tim đường bộ là đường nối các điểm trung tuyến của 2 vai đường. - Thu nhận Đoạn tim đường bộ của tất cả các đường có chiều dài tối thiểu là 2.5km. Ưu tiên thu nhận các đường bộ là biên giới quốc gia và địa giới hành chính, các đường ngắn nhất nối với các đường cấp cao hơn. - Đối với những đoạn đường có dải phân cách cố định, mỗi phần đường có một Đoạn tim đường bộ (các Đoạn tim đường bộ song song với nhau). - Khái quát hóa đảm bảo quan hệ với đối tượng Nút mạng đường bộ trong quan hệ Topology. Đoạn tim đường bộ qua cầu, hầm cho phép thu nhận liên tục. Đối tượng cầu, hầm đảm bảo trùng vị trí với Đoạn tim đường bộ. * Chỉ tiêu thu nhận đối tượng không gian như sau: - Thu nhận đầy đủ Đường Cao tốc và Đường dẫn nối giữa các đường cao tốc, trục chính, đường dẫn lên cầu. - Đường chính: Thu nhận đầy đủ các đường quốc lộ; Thu nhận có lựa chọn và ưu tiên theo thứ tự các đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã và các tuyến đường nối liền các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu. Trong trường hợp đoạn đường chính là đường phố có tên thì ưu tiên đường chính. - Đường giao thông nông thôn: thu nhận có chọn lọc và đảm bảo ưu tiên các đường đi đến hoặc đường là biên giới quốc gia, địa giới hành chính; đường ngắn nhất nối các điểm dân cư; đường nối các đường cấp cao hơn; đường đến ga đường sắt, bến tàu; đường dẫn đến các mỏ, các nguồn nước; đường qua vùng đầm lầy. - Thu nhận có chọn lọc đường Phố có tên gọi trong khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn. Đảm bảo rõ ràng chính xác đồ hình chung mạng lưới đường bộ trong đô thị. Thể hiện rõ ràng mối quan hệ với các đường giao thông ngoài đô thị và Vùng nội đô. Chỉ tiêu như sau: . Thu nhận tất cả các đường phố chính là các đường trục, đường qua ga, qua bến tàu, qua trung tâm hành chính, đường vành đai đảm bảo phản ánh đúng đồ hình mặt bằng cơ bản của đô thị. . Các đường phố khác thu nhận đảm bảo dãn cách các đường nhỏ nhất là 750m sao cho thể hiện được mặt bằng và tương quan mật độ giữa các khu vực. - Đường làng-ngõ-phố: Thu nhận có chọn lọc các ngõ, ngách, hẻm trong đô thị; đường trong làng, thôn, xóm, hoặc đường nối giữa các điểm dân cư; Đảm bảo thể hiện được đặc trưng mạng lưới đường. - Đường nội bộ: là đường trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại - dịch vụ, đường trong công viên, lâm trường, nông trường, khu công nghiệp, khu chế xuất; đường chia lô rừng, đường băng trong sân bay. - Đường Gom: là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính. * Thu nhận thuộc tính như sau: - Thuộc tính Chất liệu trải mặt bao gồm các loại: Bê tông, gạch, đá sỏi, đất, nhựa. - Thu nhận thuộc tính Loại hiện trạng sử dụng, gồm: đang sử dụng, đang xây dựng; thu nhận thuộc tính Độ rộng; thuộc tính loại kết cấu: trên đê, đường trên cao, qua cầu, qua hầm, qua đập. - Thu nhận mạng lưới tim đường bộ tuân theo các chỉ dẫn tại Mục II.8 Phụ lục này và đảm bảo quan hệ với đối tượng NutMangDuongBo trong quan hệ Topology. Nút mạng đường bộ HA10 Điểm đầu, cuối của đoạn tim đường bộ. Hướng dẫn tạo nút tại Mục II.8 Phụ lục này. Hầm giao thông HG05 - Thu nhận đối tượng Hầm có chiều dài ≥1km, áp dụng kiểu dữ liệu GM_curve. - Hầm có chiều dài nhỏ hơn thu nhận GM_Point. Thu nhận vị trí chia đôi chiều dài hầm. - Phân biệt Hầm thuộc đường sắt và đường ô tô, không thu nhận hầm cho người đi bộ. - Thu nhận chiều cao, chiều dài, chiều rộng tất cả các Hầm. - Đối tượng Hầm trùng vị trí tuyệt đối tượng Tim đường bộ. Đoạn đường sắt HB01 - Thu nhận vị trí tâm của đường ray thuộc các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, khu mỏ, bến cảng. - Thu nhận đường sắt đang sử dụng. Cho phép lược bỏ các đường sắt trong khu vực ga, đường dẫn vào các đê- pô, xưởng sửa chữa, nhà máy, khu mỏ, bến cảng và các đường nhánh ít quan trọng. - Các đường sắt đang xây dựng chỉ thu nhận khi nền đường đắp bằng đất đã hoàn chỉnh; các đường sắt hỏng không còn sử dụng đủ chỉ tiêu 2.5km mới thu nhận. - Thuộc tính đường sắt thu nhận như sau: - Thu nhận loại chức năng đường sắt: Chuyên dụng, đô thị, quốc gia; loại kết cấu đường sắt: trên cao, kết cấu khác. - Thu nhận loại Đường sắt: lồng, đơn, kép; - Thuộc tính Hiện trạng sử dụng: đang sử dụng, đang xây dựng, không sử dụng. - Biểu thị quan hệ không gian: đối tượng Đoạn đường sắt đảm bảo trùng khít vị trí với cầu, hầm. Nút đường sắt HB04 Nút đường sắt được tạo tại tất cả các điểm đầu, cuối, điểm tại đó đường sắt thay đổi thuộc tính. 6. Dân cư - Công trình hạ tầng (danCuCoSoHatang) Kiểu đối tượng Mã đối tượng Thu nhận Điểm dân cư CA01 - Thu nhận phân biệt điểm dân cư là: thôn xóm, khu đô thị mới. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. - Tất cả các điểm dân cư phải có tên gọi, số dân, theo các tài liệu công bố của nhà nước hoặc do tỉnh cung cấp. - Khu đô thị: thu nhận có chọn lọc các khu đô thị mới, khu nhà đa chức năng có tính định hướng, nổi bật trong và ngoài các loại đô thị (như Phú Mỹ Hưng, Mỹ Đình, Timecity...). - Thôn xóm: thu nhận có chọn lọc các điểm dân cư là thôn, xóm nơi có mật độ dày. Căn cứ vào mật độ và đặc điểm phân bố của điểm dân cư nông thôn để lựa chọn số lượng điểm dân cư. Số lượng điểm dân cư thu nhận trên 625 km2 như sau: . Mật độ dày đặc: trên 75 điểm; . Mật độ trung bình: 50-75 điểm; . Thưa thớt: dưới 50 điểm. - Trường hợp Thôn, xóm có nhà phân bố tập trung, dễ dàng nhận biết được đường bao khu vực phân bố: thu nhận vị trí trung tâm trên cơ sở khoanh vùng phạm vi phân bố nhà. - Trường hợp Thôn xóm có nhà phân bố rải rác hoặc dạng trải dọc hai bên đường giao thông, kênh rạch, sông suối hoặc trên nương, trong khu vực canh tác thì thu nhận điểm duy nhất tại vị trí nhà UBND, trung tâm văn hóa, chính trị hoặc khu vực nhà phân bố dày đặc nhất của Thôn, xóm. Nhà độc lập CB04 - Lựa chọn các nhà đảm bảo mô tả hình dạng phạm vi phân bố, mật độ tương ứng khu vực thôn xóm; phân biệt thôn xóm có dân cư tập trung, dân cư phân bố rải rác, dân cư phân bố dọc đường giao thông, dọc theo sông. - Lựa chọn Nhà đảm bảo tương quan mật độ tương đối giữa các thôn xóm này với thôn xóm khác cũng như mật độ phân bố chung toàn khu vực. - Khi lựa chọn nhà ưu tiên các nhà ở rìa thôn xóm; các nhà cạnh kênh mương rạch; gần các ngã 3 sông, đường giao thông; các nhà xác định đặc trưng hình dạng phạm vi phân bố của thôn xóm cũng như trong cả khu vực. - Đối với thôn, xóm có nhà phân bố tập trung khi phạm vi phân bố có hình dạng rõ rệt, có diện tích ≥0.25km2, đảm bảo sử dụng ít nhất 3 đối tượng Nhà độc lập để thể hiện. - Đối với dân cư nông thôn phân bố rải rác, khó xác định hình dạng phân bố hoặc nhà phân bố rải dọc theo đường giao thông, sông, kênh, mương phải đảm bảo mô tả được các đặc trưng phân bố cơ bản. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Vùng nội đô CA02 - Thu nhận tất cả vùng thuộc nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã, thị trấn và dân cư đô thị loại 5 tại thời điểm thi công; thể hiện rõ ràng, chính xác hình dạng chung của vùng dân cư đô thị. - Thu nhận vùng trên cơ sở vị trí các nhà, khối nhà ngoài cùng tạo nên hình dạng phạm vi phân bố khu vực nội thành, các khu vực kiểu đô thị. Đảm bảo tương quan với các đối tượng đường phố, đường phố dừng tại đường bao Khu nội đô. - Thuộc tính Tên: lấy tên thành phố, thị xã, thị trấn có vùng nội đô hoặc tên xã trường hợp khu vực kiểu dân cư thành thị của xã chưa được công nhận là thị trấn.. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface cho tất cả các khu nội đô. Đường dây tải điện BA03 - Là đường dây điện có điện áp từ 500 KV trở lên; thu nhận chỉ số điện áp. - Trên sơ đồ đường dây phải chỉ rõ vị trí các đường dây giao nhau không cùng mức. Khi thu nhận phải đảm bảo mỗi đường dây là một đối tượng riêng biệt, đặc trưng bởi giá trị điện áp tương ứng. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. Trạm quan trắc BI04 - Là điểm trung tâm trạm khí tượng thủy văn quốc gia và phân biệt các loại Hải văn, Thủy văn, Khí tượng, Môi trường. Thu nhận có tính chất đại diện cho vùng địa lý kinh tế. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Trạm thu phát sóng BB04 Vị trí trung tâm các trạm phát thanh, truyền hình của Đài phát thanh, truyền hình từ cấp tỉnh trở lên. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Khu chức năng - Khu chức năng có tính đại diện, tiêu biểu cho quốc gia, vùng kinh tế, tỉnh, thành phố. - Là vị trí trung tâm hoặc vị trí nhà chính của khu chức năng theo chỉ tiêu quy định dưới đây. - Thuộc tính tên được thu nhận nếu có. Khu du lịch BH02 - Là vị trí trung tâm Khu du lịch có tính tiêu biểu trong tỉnh hoặc quốc gia. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Bãi tắm BH03 - Là vị trí các các bãi tắm chính đang được quản lý và khai thác sử dụng. Thu nhận tên bãi. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Cửa khẩu BK03 - Là điểm tại vị trí nhà chính Cửa khẩu. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Khu chế xuất BL02 - Là vị trí nhà trung tâm của Khu chế xuất. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Khu công nghiệp BL03 - Là điểm tại vị trí nhà xưởng chính Khu công nghiệp. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Khu khai thác BL04 - Là vị trí có hầm, giếng mỏ lớn, nổi tiếng trong khu vực. Những giếng, mỏ dừng khai thác chỉ thu nhận khi có ý nghĩa lịch sử. Thu nhận tên gọi nếu có. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Giàn khai thác dầu khí BL15 - Là vị trí trung tâm các giàn khai thác dầu khí. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Nhà máy BL07 - Là vị trí trung tâm nhà, xưởng chính của Nhà máy nằm ngoài khu đô thị, có tính định hướng rõ rệt. Các nhà máy trong khu đô thị thu nhận những nhà máy có tính định hướng. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Ruộng muối BL13 Là vùng tạo từ ranh giới Ruộng muối có diện tích ≥1,5km2. Nhỏ hơn không thu nhận. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Khu nuôi trồng thủy sản BL14 - Là vùng tạo từ ranh giới Khu nuôi trồng thủy sản có diện tích ≥1,5km2. Nhỏ hơn không thu nhận. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Surface. Sân gôn BM04 - Thu nhận điểm tại vị trí trung tâm Sân gôn được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia. Ưu tiên thể hiện ngoài khu đô thị. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Sân vận động BM05 - Là vị trí trung tâm Sân vận động cấp quốc gia, cấp tỉnh được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia. - Ưu tiên thể hiện ngoài khu đô thị. Trong đô thị chỉ thu nhận các sân vận động có tính quốc gia, tiêu biểu của tỉnh. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Trung tâm thương mại BN08 - Là vị trí trung tâm tòa nhà chính khu trung tâm thương mại đại diện cho tỉnh, quốc gia. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Nghĩa trang liệt sỹ BV02 Điểm trung tâm của vùng theo ranh giới sử dụng đất của các nghĩa trang cấp quốc gia hoặc có diện tích ≥1,5km2. Công viên BQ04 Điểm trung tâm của vùng theo ranh giới sử dụng đất của các công viên cấp quốc gia hoặc có diện tích ≥1,5km2. Nghĩa trang BV03 Điểm là trung tâm vùng theo ranh giới sử dụng đất của các nghĩa trang đã được quy hoạch có diện tích ≥1,5km2. Không thu nhận khu vực mộ rải rác, tự phát. Nhà hỏa táng BV09 Là điểm tại vị trí trung tâm nhà hỏa táng. Danh lam thắng cảnh - Đối tượng trìu tượng bao gồm Khu bảo tồn thiên nhiên, Công viên và Danh lam thắng cảnh khác. - Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học ngoại trừ Khu bảo tồn thiên nhiên. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian. Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Khu bảo tồn thiên nhiên BT01 Điểm là trung tâm vùng theo ranh giới sử dụng đất tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Danh lam thắng cảnh BT03 Điểm là trung tâm Danh lam thắng cảnh khác có giá trị du lịch nổi tiếng có tính tiêu biểu cho một tỉnh và được nhiều người biết đến. Thu nhận tên gọi. Di tích lịch sử - văn hóa - Đối trừu tượng gồm các đối tượng địa vật là di tích lịch sử-văn hóa. - Vị trí trung tâm của khu vực hoặc nhà chức năng là di tích lịch sử - văn hóa theo danh mục quản lý mới nhất thu thập được từ các Sở ngành ở địa phương. - Ưu tiên thể hiện ngoài khu đô thị. Khu vực đô thị chỉ thu nhận có chọn lọc những di tích lịch sử đã xếp hạng cấp quốc gia, tiêu biểu, nổi bật có tính định hướng được nhiều người biết đến. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Point. Đình BP02 Vị trí tại nhà chính của Đền, Đình, Chùa, Nhà thờ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. Đền BP03 Chùa BO03 Nhà thờ BO04 Cổng thành BQ03 Vị trí tại các công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia; hoặc nổi tiếng hoặc có tính định hướng rõ rệt. Cột cờ BQ05 Tháp cổ BQ12 Tượng đài BQ14 Khu lăng mộ BS02 Vị trí trung tâm Khu lăng mộ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. Di tích khác BS05 Là vị trí trung tâm của các di tích không thuộc các đối tượng trên ở cấp quốc gia trở lên. Ranh giới khu chức năng KB03 - Ranh giới khu chức năng được khoanh bao trên cơ sở ranh giới sử dụng đất của các đối tượng Khu chức năng, Di tích lịch sử văn hóa, Danh lam thắng cảnh đã được lựa chọn trong gói dữ liệu này và đối tượng Bến bãi của Gói dữ liệu giao thông có diện tích ≥1,5km2. Trường hợp nhỏ hơn không thu nhận. - Trong trường hợp cá biệt các khu chức năng không có ranh giới sử dụng đất rõ ràng có thể được phép xác định theo phạm vi phân bố thực tế của các đối tượng trên thực địa. - Không phân biệt loại ranh giới khu chức năng là thành lũy, hàng rào hay tường vây. - Áp dụng kiểu dữ liệu không gian GM_Curve. 7. PhuBeMat Kiểu đối tượng Mã đối tượng Thu nhận Phủ bề mặt - Đối tượng thể hiện đặc điểm các cảnh quan cơ bản của bề mặt lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và trên biển bao gồm các đối tượng: Vùng đất trống, Khu dân cư, Khu khai thác, Công trình, Khu canh tác nông nghiệp, Thực phủ trong khu dân cư, Đồng cỏ, Rừng, Thực phủ chưa thành rừng, Nước mặt và Ranh giới phủ bề mặt. - Thu nhận vùng trên cơ sở khoanh bao hình dạng phạm vi phân bố các đối tượng không gian có tính phủ bề mặt của tất cả các nhóm đối tượng địa lý thủy hệ, địa hình, dân cư, công trình hạ tầng, giao thông theo danh sách các đối tượng này ở các gói dữ liệu tương ứng. - Thu nhận các vùng đất trống, thực vật, khu đất nuôi trồng, công viên ở ngoài Vùng nội đô và Khu dân cư nông thôn. - Thu nhận vùng và ranh giới vùng thực vật có diện tích ≥1,5km2; - Các vùng thực vật <1,5km2 cùng loại: nếu cách nhau ≤75m được phép gộp, diện tích sau khi gộp phải đảm bảo có diện tích ≥1,5km2. Các trường hợp khác thì không thu nhận. - Trường hợp Ranh giới phủ bề mặt cách các đối tượng giao thông, đường bờ nước sông suối, kênh mương ≤75m thì ranh giới vùng thực vật trùng với Đường bờ nước, Sông suối, Kênh mương, Tim đường bộ. - Trường hợp vùng Phủ bề mặt quá lớn và phức tạp có thể chia vùng thành nhiều vùng con liền cạnh nhau nhưng không được phép chồng đè lên nhau và giữa chúng có khoảng trống. - Khi thu nhận các đối tượng Phủ bề mặt phải đảm bảo quan hệ Topology với các đối tượng ranh giới tương ứng của chúng. Khu dân cư IA02 - Thu nhận tất cả Vùng nội đô ở gói dữ liệu Dân cư-Công trình hạ tầng. - Thu nhận vùng từ đường bao phạm vi của thôn, xóm, làng, bản phân bố tập trung có diện tích ≥0.03km2. - Trường hợp thôn, xóm dày đặc không phân biệt phạm vi giữa các thôn, xóm khác nhau. - Trường hợp phạm vi phân bố tập trung có diện tích <0.03km2 không thu nhận vùng. - Thể hiện phân biệt vùng dân cư trải dọc theo đường giao thông, sông suối kênh rạch. - Trường hợp dân cư phân tán, cần xác định tương đối phạm vi thôn xóm có tên để khoanh vùng nơi có dân cư tập trung nhất nhưng vẫn đảm bảo tính phân tán. Khu khai thác IA03 Thu nhận vùng theo chỉ tiêu ranh giới khu khai thác ở Gói dữ liệu Dân cư - Công trình hạ tầng. Vùng đất trống IA04 - Vùng đất không có Khu dân cư, Khu khai thác, công trình xây dựng, Khu canh tác nông nghiệp, Rừng, Thực phủ chưa thành rừng, Đồng cỏ, Nước mặt có diện tích ≥1.5km2 (Khu vực còn lại của tất cả các đối tượng phủ bề mặt). Trường hợp nhỏ hơn được gộp vào các vùng phủ bề mặt liền kề. - Tích hợp đối tượng Bãi cát, Vùng núi đá ở gói Địa hình. Công trình IA05 - Là khu vực bao gồm: công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi. - Thu nhận vùng tạo từ Ranh giới khu chức năng của gói dữ liệu Dân cư-Cơ sở hạ tầng theo chỉ tiêu như sau: . Công trình công nghiệp: vùng tạo từ ranh giới khu chế xuất, Khu công nghiệp, Nhà máy, Ruộng muối của gói dữ liệu Dân cư-Cơ sở hạ tầng. . Công trình thủy lợi: Vùng tạo từ Hồ chứa, Kênh mương. . Công trình giao thông: Vùng tạo từ ranh giới khu chức năng Bến bãi của gói Dân cư-Cơ sở hạ tầng. . Công trình khác: vùng tạo theo chỉ tiêu ranh giới các đối tượng Di tích lịch sử; Danh lam thắng cảnh; các khu chức năng còn lại trừ Công trình công nghiệp, Khu khai thác từ gói dữ liệu Dân cư-Cơ sở hạ tầng. Khu canh tác nông nghiệp IB02 - Thu nhận khu vực cây trồng có diện tích ≥1,5km2. Khu vực cây trồng có diện tích <1,5km2 gộp vào vùng đất trống. Chỉ tiêu như sau: . Cây lúa: bao gồm lúa nương và lúa nước; trường hợp chỉ trồng 1 vụ lúa trong năm (vụ khác trồng rau màu) hoặc nhiều vụ lúa trên cùng một diện tích cũng thuộc loại này. . Cây lương thực khác: là các cây lương thực khác trừ lúa. Ví dụ: ngô, khoai, sắn... . Cây công nghiệp ngắn ngày: là loại cây chỉ sống trong một vụ hoặc một hoặc hai năm. Ví dụ: mía, lạc, đậu tương và bông vải... . Cây công nghiệp dài ngày (lâu năm): là cây trồng lâu năm như cây công nghiệp trừ cây ăn quả. Ví dụ: cà phê, chè, tiêu... . Cây ăn quả: là cây công nghiệp dài ngày cho quả. Ví dụ: xoài, cóc, nhãn, vải, bưởi, chanh... . Cây trồng nông nghiệp khác: gồm rau màu, cây cảnh, sen súng, dược liệu, cây trồng thân dây, cây trồng thân cỏ, cây trồng thân bụi... - Không thu nhận các vùng canh tác nông nghiệp có trong khu vực đô thị và khu vực thôn, xóm. - Có quan hệ topo với đối tượng Ranh giới phủ bề mặt tương ứng. Đồng cỏ IB03 Thu nhận vùng Đồng cỏ có diện tích ≥1,5km2, chiều cao ≥0,5 m và có mục đích chăn thả vật nuôi. Các vùng có khác gộp vào Vùng đất trống. Rừng IB04 - Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau: . Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,...có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan. . Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng. . Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,... không được coi là rừng. . Độ tán che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên. . Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Cây trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dài cây hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán. Không thu nhận loại này. - Thuộc tính loaiPhuBeMat quy định cho đối tượng Rừng và Thực phủ chưa thành rừng. Mô tả phân loại theo loài cây như sau: . Cây dừa, cọ: là rừng có thành phần chiếm trên 75% số cây là các loại cọ, cau, dừa. . Cây hỗn hợp: là rừng gỗ có tỷ lệ hỗn giao theo số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che; Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che. . Cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây. . Cây lá rộng: là rừng gỗ có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây. . Cây ưa mặn, chua phèn: thực vật mọc trên đất chua mặn hay còn gọi là đất phèn. Gồm sú, vẹt... chiếm trên 75% số cây. . Cây tre nứa: là các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v... chiếm trên 75% số cây. . Cây bụi: cây bụi hay cây bụi thấp là các loài cây được phân biệt bằng một thân cây có rất nhiều nhánh thấp xum sê và chiều cao dưới 5m nhưng không quá ngắn so với các loài cây thân thảo hay các loài cỏ. - Thu nhận các vùng Rừng có diện tích ≥1,5km2 bao gồm cả trong khu vực đô thị. - Khi diện tích trên 12km2 thu nhận thêm tên loại cây. - Thu nhận vùng là Khu bảo tồn thiên nhiên trên cơ sở ranh giới khu chức năng tương ứng ở gói dữ liệu Dân cư-Công trình hạ tầng. Thực phủ chưa thành rừng IB05 Thu nhận vùng các thực phủ chưa đủ tiêu chí xác định là Rừng có diện tích ≥1,5km2. Thực phủ trong khu dân cư IB06 Thôn xóm, khu đô thị, khu vực nghĩa trang, nghĩa trang liệt sỹ có độ che phủ tán cây ≥20% tổng diện tích. Thu nhận vùng trên cơ sở ranh giới khu vực phân bố nhà của các thôn xóm có diện tích ≥ 1,5km2. Nước mặt IG01 Thu nhận vùng Nước mặt là hồ ao, đầm phá, hồ chứa, sông suối, kênh mương, vùng biển và khu nuôi trồng thủy sản từ gói dữ liệu Thủy hệ. Ranh giới phủ bề mặt KB02 Ranh giới phủ bề mặt bao gồm: ranh giới thực vật và ranh giới Khác. - Ranh giới thực vật: thu nhận ranh giới phân chia các loại thực vật theo chỉ tiêu phân loại trong gói dữ liệu này. Bao gồm ranh giới: các loại rừng; các loại Khu canh tác nông nghiệp; Đồng cỏ; Thực phủ chưa thành rừng. Đảm bảo Ranh giới thực vật có quan hệ toplogy với các đối tượng này. - Ranh giới Khác bao gồm: . Ranh giới Vùng nội đô ở gói dữ liệu Dân cư-Cơ sở Hạ tầng. . Đường bao phạm vi phân bố Nhà độc lập của thôn xóm, làng, bản có diện tích ≥0.03km2 cơ sở tạo nên đối tượng Khu dân cư. . Ranh giới các khu chức năng: Bến bãi, Khu khai thác Ranh giới khu chế xuất, Khu công nghiệp, Nhà máy ở gói dữ liệu Dân cư-Công trình hạ tầng. - Đảm bảo quan hệ Topology với các đối tượng địa lý hình tuyến tham gia phân vùng lớp phủ bề mặt như tim đường bộ, Tim dòng chảy, đường bờ nước. 8. Minh họa cách thu nhận Đoạn tim đường bộ, Tim dòng chảy, đối tượng cửa sông Minh họa Giải thích hình vẽ Mô tả 1 Đường A liên tục không được ngắt đoạn tại chỗ giao với đường B. Tại vị trí giao nhau có 1 đỉnh của đường A. Một nút được tạo ở vị trí cuối đường B. Tim đường phải giao nhau tại ngã ba: - Tim đường nhánh phải được tiếp xúc với tim đường chính. - Tim của các đường cùng cấp tiếp xúc tại vị trí trung tâm ngã ba. 2 Một nút được tạo ở vị trí giao nhau của cả 3 đường A, B, C. 3 Cả hai đường khi qua ngã tư đều không đổi thuộc tính, cho nên không có nút. Tại vị trí giao nhau thì phải tạo đỉnh cho hai đối tượng. Giao nhau tại ngã tư không có đường vòng xuyến: Đoạn tim đường bộ không bị phân đoạn nếu như không thay đổi thuộc tính. 4 Một nút được sinh ra tại vị trí các đối tượng thay đổi thuộc tính. Như hình vẽ là nút của đường A và C Có một trong số các đối tượng thay đổi thuộc tính qua ngã tư: Đối tượng nào thay đổi thuộc tính thì bị phân đoạn tại vị trí giao nhau. 5 Đối với đường có giải phân cách cố định: Các quy tắc thu nhận dữ liệu được áp dụng giống với trường hợp không có giải phân cách. Chỉ khác nhau ở chỗ vị trí sinh nút của mô hình (Xem hình vẽ) Tại vị trí giao nhau giữa các đoạn tim đường thì phải tạo đỉnh cho các đối tượng. Đối với đường có giải phân cách cố định tồn tại tim đường cho mỗi đường một chiều và nút được tạo tại giao điểm của tim mỗi đường với tim của giải phân cách. 6 Giao nhau tại ngã tư có vòng xuyến cố định Đoạn tim đường bộ không phân đoạn nếu không thay đổi thuộc tính và không phải tạo đỉnh tại điểm giao nhau (bỏ vòng xuyến). 7 Trường hợp cầu, hầm và đường không có giải phân cách và đường khác loại, tạo nút tại điểm thay đổi thuộc tính. Đối với đoạn đường qua cầu, hầm không có giải phân cách cố định và các đối tượng vượt sông, suối: - Đoạn tim đường bộ liên tục không đứt quãng kể cả đoạn đường qua sông, suối có đường bờ. - Trường hợp đường thay đổi tính chất thì tạo Nút được tạo tại vị giữa tim cầu. 8 Trường hợp cầu, hầm và đường không có giải phân cách và đường cùng loại. 9 Trường hợp cầu, hầm không có giải phân cách và đường có giải phân cách cùng loại. 10 Trường hợp cầu, hầm có 2 giải phân cách và đường có 2 giải phân cách cùng loại. Đối với đoạn đường qua cầu, hầm có giải phân cách cố định: - Đoạn tim đường bộ liên tục không đứt quãng kể cả đoạn đường qua sông, suối có đường bờ. - Trường hợp đường thay đổi tính chất thì Nút được tạo tại vị giữa tim cầu. - Các đoạn tim đường bộ trên cầu, hầm được phép trùng giải phân cách cố định. 11 Trường hợp cầu, hầm có 2 giải phân cách và đường có 2 giải phân cách nhưng khác loại. 12 Trường hợp cầu, hầm có 1 giải phân cách và đường không có giải phân cách nhưng khác loại. 13 Xác định đối tượng Cửa sông (GM_Point). Tại đây có 2 đối tượng: Nút tim dòng chảy và đối tượng Cửa sông trùng nhau. 14 Hình 1. Xác định đối tượng Tim dòng chảy khi sông đổ vào hồ và không chảy tiếp. Hình 2. Tạo nút tại ngã 3 của 3 sông khác tên nhau. Tim sông liên tục qua hồ, tại giao điểm đường bờ hồ và Tim dòng chảy tạo đỉnh. 15 Xác định đối tượng tim sông khi qua hồ và chảy tiếp (Hồ chứa thủy điện) và sông phụ chảy vào sông chính (sông B chảy vào sông A) Tim dòng chảy liên tục qua hồ; tại chỗ Tim dòng chảy cắt đường bờ nước tạo đỉnh ở cả sông và đường bờ nước; tại chỗ sông B tiếp sông A tạo nút tại sông B và đỉnh trên sông A PHỤ LỤC 3 CHẤT LƯỢNG VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:250.000 (Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) 1. Tiêu chí đánh giá chất lượng lượng dữ liệu địa lý STT Tiêu chí chất lượng dữ liệu địa lý Tiêu chí thành phần Nội dung đánh giá Phép đo chất lượng 1 Mức độ đầy đủ của dữ liệu Mức độ dư thừa thông tin - Đối tượng - Thuộc tính đối tượng. - Quan hệ đối tượng. Xác định tỷ lệ, số phần tử, phần trăm thông tin dư thừa. Mức độ thiếu thông tin - Đối tượng. - Thuộc tính đối tượng - Quan hệ đối tượng. Xác định tỷ lệ, số phần tử, phần trăm thông tin thiếu. 2 Mức độ phù hợp của dữ liệu với mô hình cấu trúc dữ liệu Tuân thủ lược đồ ứng dụng - Kiểu đối tượng. - Thuộc tính đối tượng. Xác định số phần tử thông tin không tuân thủ theo mô cấu trúc dữ liệu khái niệm. Tuân thủ miền giá trị Thuộc tính đối tượng. Xác định số thuộc tính của đối tượng không tuân thủ miền giá trị. Tuân thủ định dạng Tập dữ liệu. Xác định tỷ lệ đối tượng được lưu trữ không tuân thủ mô hình cấu trúc dữ liệu vật lý. Tuân thủ quan hệ không gian - Kiểu đối tượng. - Đối tượng. Xác định số đối tượng trùng lặp. Xác định số lỗi tự chồng đè của cung. Xác định các cung tự chồng đè. Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung. Xác định các cung tự cắt. Xác định số lỗi đỉnh treo của cung. Các cung có đỉnh treo. Xác định tỷ lệ lỗi vùng nhỏ. Xác định lỗi vùng nhỏ. Xác định số bề mặt chồng xếp không hợp lệ. Xác định lỗi chồng xếp bề mặt. Xác định số khoảng hở giữa các bề mặt. Xác định khoảng hở giữa các bề mặt. Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ. Xác định bề mặt tự giao. Điểm không nằm tại vị trí đầu, cuối cung. Đầu, cuối cung không trùng với vị trí của điểm. Xác định cung không trùng với cung. Xác định số lỗi chồng xếp không hợp lệ giữa cung và bề mặt. Xác định số lỗi quan hệ giữa đường biên và bề mặt. Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên. 3 Độ chính xác vị trí của đối tượng địa lý Độ chính xác tuyệt đối về mặt phẳng. Thuộc tính không gian Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng. Độ chính xác tương đối về mặt phẳng. Thuộc tính không gian Độ chính xác tuyệt đối về độ cao. Thuộc tính không gian Xác định sai số trung phương độ cao. Độ chính xác tương đối về độ cao. Thuộc tính không gian 4 Độ chính xác thời gian của đối tượng địa lý Tính hợp lệ Thuộc tính thời gian Xác định độ chính xác thời gian. 5 Mức độ chính xác của thuộc tính chủ đề Phân loại đúng - Đối tượng - Thuộc tính đối tượng Xác định tỷ lệ thông tin phân loại sai. Độ chính xác thuộc tính định tính Thuộc tính đối tượng Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng. Độ chính xác thuộc tính định lượng Thuộc tính đối tượng Xác định độ chính xác thuộc tính định lượng. 2. Phép đo chất lượng 2.1. Phép đo chất lượng cơ bản Tên phép đo chất lượng cơ bản Mô tả Ví dụ Kiểu giá trị Xác định lỗi Xác định phần tử dữ liệu có lỗi hay không. - “Đúng” là có lỗi. - “Sai” là không có lỗi. Sai Boolean (logic) Đếm lỗi Tổng số lỗi được phát hiện trong dữ liệu. 11 Số nguyên Đếm phần tử đúng Tổng số phần tử đúng trong dữ liệu. 189 Số nguyên Tính phần trăm phần tử lỗi Số phần tử lỗi chia cho tổng số phần tử được kiểm tra nhân với 100. 1,89 Phần trăm Tính phần trăm phần tử đúng Số phần tử đúng chia cho tổng số phần tử được kiểm tra nhân với 100. 95 Phần trăm Xác định tỷ lệ lỗi Là tỷ số phần tử lỗi trên số phần tử kiểm tra. 11:582 Tỷ lệ 2.2. Xác định tỷ lệ thông tin dư thừa Tên phép đo chất lượng Xác định tỷ lệ thông tin dư thừa. Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định tỷ lệ lỗi. Định nghĩa Tỷ lệ giữa tổng số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) dư thừa trên tổng số thông tin phải thu nhận trong phạm vi dữ liệu được kiểm tra. Kiểu giá trị Tỷ lệ (ví dụ, 3:1000) Đơn vị đo Phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng). 2.3. Xác định số phần tử thông tin dư thừa Tên phép đo chất lượng Xác định số phần tử thông tin dư thừa. Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi. Định nghĩa Tổng số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) dư thừa trong phạm vi dữ liệu được kiểm tra. Kiểu giá trị Số nguyên. Đơn vị đo Phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng). 2.4. Tính phần trăm thông tin dư thừa Tên phép đo chất lượng Tính phần trăm thông tin dư thừa Tên phép đo chất lượng cơ bản Tính phần trăm phần tử lỗi Định nghĩa Số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) dư thừa chia cho tổng số phần tử thông tin trong phạm vi kiểm tra dữ liệu nhân với 100. Kiểu giá trị Phần trăm Đơn vị đo Phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) 2.5. Xác định tỷ lệ thông tin thiếu Tên phép đo chất lượng Xác định tỷ lệ thông tin thiếu Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định tỷ lệ lỗi Định nghĩa Tỷ lệ giữa tổng số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) thiếu trên tổng số phần tử thông tin phải thu nhận trong phạm vi dữ liệu được kiểm tra. Kiểu giá trị Tỷ lệ (ví dụ, 3:1000) Đơn vị tính Phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) 2.6. Xác định số phần tử thông tin thiếu Tên phép đo chất lượng Xác định số phần tử thông tin thiếu Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Tổng số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) thiếu trong phạm vi dữ liệu được kiểm tra. Kiểu giá trị Số nguyên Đơn vị đo Phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) 2.7. Tính phần trăm thông tin thiếu Tên phép đo chất lượng Tính phần trăm thông tin thiếu. Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng) thiếu chia cho tổng số phần tử thông tin trong phạm vi kiểm tra dữ liệu nhân với 100. Kiểu giá trị Phần trăm Đơn vị đo Phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng, quan hệ đối tượng). 2.8. Xác định số phần tử thông tin không tuân thủ theo mô cấu trúc dữ liệu khái niệm Tên phép đo Xác định số phần tử thông tin không tuân thủ theo mô cấu trúc dữ liệu khái niệm. Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Tổng số phần tử thông tin dữ liệu (đối tượng, thuộc tính đối tượng) không tuân thủ theo mô cấu trúc dữ liệu khái niệm. Kiểu giá trị Số nguyên Đơn vị đo Phần tử thông tin 2.9. Xác định số thuộc tính của đối tượng không tuân thủ miền giá trị Tên phép đo Xác định số thuộc tính của đối tượng không tuân thủ miền giá trị. Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Xác định tổng số thuộc tính của đối tượng không tuân thủ miền giá trị được quy định trong mô hình cấu trúc dữ liệu khái niệm. Kiểu giá trị Số nguyên Đơn vị đo Số thuộc tính 2.10. Xác định tỷ lệ đối tượng được lưu trữ không tuân thủ mô hình cấu trúc dữ liệu vật lý Tên phép đo Xác định tỷ lệ đối tượng được lưu trữ không tuân thủ mô hình cấu trúc dữ liệu vật lý. Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định tỷ lệ lỗi. Định nghĩa Tỷ lệ giữa tổng số đối tượng có cấu trúc dữ liệu vi phạm mô hình cấu trúc dữ liệu vật lý trên tổng số đối tượng thuộc phạm vi dữ liệu kiểm tra. Kiểu giá trị Tỷ lệ. Đơn vị đo Số đối tượng. 2.11. Xác định số đối tượng trùng lặp Tên phép đo Xác định số đối tượng trùng lặp Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi. Định nghĩa Xác định tổng số đối tượng cùng kiểu trùng lặp hoàn toàn về không gian trong dung sai cho phép trên tổng số đối tượng cùng kiểu trong phạm vi dữ liệu kiểm tra. Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ Dung sai tìm kiếm = 1m Đơn vị đo Số lỗi 2.12. Xác định số lỗi tự chồng đè của cung Tên phép đo Xác định số lỗi tự chồng đè của cung Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Tổng số đối tượng tự chồng đè không hợp lệ trong phạm vi dữ liệu. Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ Đơn vị đo Số lỗi 2.13. Xác định các cung tự chồng đè Tên phép đo Xác định các cung tự chồng đè Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định có hay không có cung tự chồng đè Kiểu giá trị Boolean Ví dụ 2.14. Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung Tên phép đo Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Xác định tổng số đối tượng tự cắt nhau không hợp lệ trong phạm vi dữ liệu. Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ Đơn vị đo Số lỗi 2.15. Xác định các cung tự cắt Tên phép đo Xác định các cung tự cắt Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định có hay không có cung tự cắt Kiểu giá trị Boolean Ví dụ 2.16. Xác định số lỗi đỉnh treo của cung Tên phép đo Xác định số lỗi đỉnh treo của cung Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Xác định tổng số đối tượng có đỉnh đầu, cuối là đỉnh treo. Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ Đơn vị đo Số lỗi 2.17. Xác định các cung có đỉnh treo Tên phép đo Xác định các cung có đỉnh treo Tên phép đo chất lượng cơ bản Chỉ thị lỗi Định nghĩa Xác định có hay không cung có đỉnh treo Kiểu giá trị Boolean Ví dụ 2.18. Xác định tỷ lệ lỗi vùng nhỏ Tên phép đo Xác định tỷ lệ lỗi vùng nhỏ Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định tỷ lệ lỗi Định nghĩa Xác định tổng số lỗi vùng nhỏ trên tổng số vùng trong phạm vi dữ liệu kiểm tra. Kiểu giá trị Tỷ lệ Tham số Vùng nhỏ được xác định theo tiêu chí diện tích đã được quy định cho từng kiểu đối tượng địa lý ở Phụ lục số 2. Ví dụ Chỉ thu nhận khu vực núi đá có diện tích <1.5km2. Tức là nhỏ hơn chỉ tiêu cần thu nhận. Đơn vị đo Số lỗi 2.19. Xác định có lỗi vùng nhỏ Tên phép đo Xác định lỗi vùng nhỏ Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định có hay không có lỗi vùng nhỏ trong phạm vi dữ liệu kiểm tra Kiểu giá trị Boolean Tham số Vùng nhỏ được xác định theo tiêu chí diện tích Ví dụ Chỉ thu nhận khu vực núi đá có diện tích <1.5km2. Tức là nhỏ hơn chỉ tiêu cần thu nhận. 2.20. Xác định số bề mặt chồng xếp không hợp lệ Tên phép đo Xác định số bề mặt chồng xếp không hợp lệ Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Tổng số bề mặt chồng xếp không gian sai trong phạm vi dữ liệu kiểm tra Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ 3 - là vùng chồng xếp Đơn vị đo Số lỗi 2.21. Xác định lỗi chồng xếp bề mặt Tên phép đo Xác định lỗi chồng xếp bề mặt Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định có hay không có sự chồng xếp giữa các bề mặt Kiểu giá trị Boolean Ví dụ 3 - là vùng chồng xếp 2.22. Xác định số khoảng hở giữa các bề mặt Tên phép đo Xác định số khoảng hở giữa các bề mặt Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Là tổng số bề mặt khuyết giữa các bề mặt trong phạm vi dữ liệu kiểm tra Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ 5 - là khoảng hở giữa các bề mặt 2.23. Xác định khoảng hở giữa các bề mặt Tên phép đo Xác định khoảng hở giữa các bề mặt Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định có hay không có khoảng hở giữa các bề mặt Kiểu giá trị Boolean Ví dụ 5 - là khoảng hở giữa các bề mặt 2.24. Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ Tên phép đo Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Tổng số đối tượng tự giao không hợp lệ trong phạm vi dữ liệu kiểm tra. Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ 1 - Vùng thực vật 2 - Tự giao không hợp lệ Đơn vị đo Số lỗi Tên phép đo Xác định bề mặt tự giao Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định có hay không có các bề mặt tự giao Kiểu giá trị Boolean Ví dụ: 1- Vùng thực vật; 2 - Tự giao không hợp lệ 2.25. Điểm không nằm tại vị trí đầu, cuối cung Tên phép đo Điểm không nằm tại vị trí đầu, cuối cung Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định xem có hay không đối tượng điểm không nằm tại đầu, cuối cung Kiểu giá trị Boolean (Đúng, nếu có điểm nằm độc lập; ngược lại nhận giá trị Sai) Ví dụ Nút không nằm đầu, cuối Tim đường bộ 2.26. Xác định lỗi đầu, cuối cung không trùng với vị trí của điểm. Tên phép đo Xác định lỗi đầu, cuối cung không trùng với vị trí của điểm. Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định xem có hay không đối tượng cung mà tại đầu, cuối cung không trùng với đối tượng điểm Kiểu giá trị Boolean Ví dụ: Đầu hoặc cuối Tim đường bộ không có Nút 2.27. Xác định cung không trùng với cung Tên phép đo Xác định cung không trùng với cung Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi Định nghĩa Xác định đối tượng dạng cung không trùng với một đối tượng dạng cung của kiểu đối tượng khác. Kiểu giá trị Boolean Ví dụ: Lỗi Tim cầu không trùng với Tim đường 2.28. Xác định số lỗi chồng xếp không hợp lệ giữa cung và bề mặt Tên phép đo Xác định số lỗi chồng xếp không hợp lệ giữa cung và bề mặt Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Là tổng số lỗi chồng xếp không hợp lệ giữa cung và bề mặt Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ: Lỗi Đường sắt đi qua hồ. Đường sắt Đơn vị đo Số lỗi 2.29. Xác định số lỗi quan hệ giữa đường biên và bề mặt Tên phép đo Xác định số lỗi quan hệ giữa đường biên và bề mặt Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Tổng số cung không trùng với biên của bề mặt. Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ: Lỗi trong quan hệ Topo giữa Đường bờ nước và mặt nước Đơn vị đo Số lỗi 2.30. Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Tên phép đo Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi Định nghĩa Tổng số bề mặt có biên không trùng với cung. Kiểu giá trị Số nguyên Ví dụ: Lỗi trong quan hệ Topo giữa Đường bờ nước và mặt nước Đơn vị đo Số lỗi 2.31. Xác định độ chính xác vị trí mặt phẳng Tên phép đo Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng. Tên phép đo chất lượng cơ bản Không áp dụng. Định nghĩa Xác định sai số trung phương của tập điểm trong tập dữ liệu so với tập điểm kiểm tra Mô tả Tính sai số trung phương vị trí mặt phẳng giữa tập điểm dữ liệu và tập điểm kiểm tra theo công thức: Trong đó: - mmp là sai số sai số trung phương vị trí mặt phẳng - mx là sai số trung phương vị trí mặt phẳng theo thành phần x tính theo công thức: - my là sai số trung phương vị trí mặt phẳng theo thành phần y tính theo công thức: - xd,i, yd,i là tọa độ của điểm thứ i trong tập điểm dữ liệu. - xk,i, yk,i là tọa độ của điểm thứ i trong tập điểm kiểm tra. - n là số điểm được kiểm tra. - i là số nguyên dương từ 1 đến n Kiểu giá trị Số thực Đơn vị đo Mét 2.32. Xác định độ chính xác độ cao Tên phép đo Xác định sai số trung phương độ cao. Tên phép đo chất lượng cơ bản Không áp dụng. Định nghĩa Xác định sai số trung phương độ cao của tập điểm kiểm tra với tập điểm tương ứng có độ cao có độ chính xác cao hơn. Mô tả Tính sai số trung phương độ cao theo công thức: Trong đó: - mz là sai số trung phương độ cao. - zd,i là giá trị độ cao của điểm kiểm tra thứ i trong tập dữ liệu. - zk,i là giá trị độ cao của điểm thứ i trong tập kiểm tra. - n là số điểm được kiểm tra. - i là số nguyên dương từ 1 đến n. Kiểu giá trị Số thực Đơn vị đo Mét 2.33. Xác định độ chính xác thời gian Tên phép đo Xác định độ chính xác thời gian. Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định lỗi. Định nghĩa Ngày thu nhận hoặc ngày cập nhật có sai khác so với thông tin ghi nhận trong siêu dữ liệu. Kiểu giá trị Boolean 2.34. Xác định tỷ lệ thông tin phân loại sai Tên phép đo Xác định tỷ lệ thông tin phân loại sai. Tên phép đo chất lượng cơ bản Xác định tỷ lệ lỗi. Định nghĩa Tổng số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng) phân loại sai trên tổng số phần tử thông tin thuộc phạm vi dữ liệu kiểm tra. Kiểu giá trị Tỷ lệ Đơn vị đo Phần tử thông tin. 2.35. Xác định số thông tin phân loại sai Tên phép đo Xác định số thông tin phân loại sai. Tên phép đo chất lượng cơ bản Đếm lỗi. Định nghĩa Xác định tổng số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng) phân loại sai so với thực tế trong phạm vi dữ liệu kiểm tra. Kiểu giá trị Số nguyên Đơn vị đo Phần tử thông tin 2.36. Tính phần trăm thông tin phân loại đúng Tên phép đo Tính phần trăm thông tin phân loại đúng. Tên phép đo chất lượng cơ bản Tính phần trăm phần tử đúng. Định nghĩa Số phần tử thông tin (đối tượng, thuộc tính đối tượng) phân loại đúng chia cho tổng số phần tử thông tin trong phạm vi kiểm tra dữ liệu nhân 100. Kiểu giá trị Phần trăm Đơn vị đo Phần tử thông tin 3.37. Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng Tên phép đo Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng. Tên phép đo chất lượng cơ bản Tính phần trăm phần tử đúng. Định nghĩa Số lượng phần tử dữ liệu đúng chia cho số lượng phần tử dữ liệu trong thực tế cần thu nhận nhân với 100. Kiểu giá trị Phần trăm (%) 2.38. Xác định độ chính xác thuộc tính định lượng Tên phép đo Xác định độ chính xác thuộc tính định lượng. Tên phép đo chất lượng cơ bản Không áp dụng. Định nghĩa Là giá trị số tuyệt đối của hiệu giá trị thuộc tính trong tập dữ liệu và giá trị thuộc tính tương ứng trong tập dữ liệu kiểm tra. Mô tả mi = |ai - Ai| Trong đó: - mi là trị số sai số tuyệt đối. - ai là giá trị thuộc tính của đối tượng thứ i trong tập dữ liệu. - Ai là giá trị thuộc tính của đối tượng thứ i tương ứng trong tập dữ liệu kiểm tra. Kiểu giá trị Số thực 3. Phương pháp đánh giá chất lượng 3.1. Tập dữ liệu kiểm tra Chọn tập dữ liệu kiểm tra theo một trong hai cách sau: - Sử dụng tập dữ liệu hiện thời làm tập dữ liệu kiểm tra. - Sử dụng tập dữ liệu độc lập có độ chính xác cao hơn tập dữ liệu kiểm tra. 3.2. Phạm vi kiểm tra Chọn phạm vi kiểm tra theo một trong hai cách sau: - Kiểm tra toàn bộ tập dữ liệu. - Lấy mẫu kiểm tra (xem mục phương pháp lấy mẫu). 3.3. Cách kiểm tra - Kiểm tra thủ công: Người kiểm tra sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để đưa ra kết luận về chất lượng của tập dữ liệu được kiểm tra. - Kiểm tra tự động: Người kiểm tra sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ đưa ra kết luận về chất lượng của tập dữ liệu được kiểm tra. 3.4. Các phương pháp kiểm tra Tên phương pháp Tập dữ liệu kiểm tra Cách kiểm tra Phạm vi kiểm tra Mô tả phương pháp IMF I M F Kiểm tra thủ công toàn bộ tập dữ liệu. Tập dữ liệu kiểm tra chính là tập dữ liệu hiện thời. IMS I M S Kiểm tra thủ công toàn bộ tập dữ liệu mẫu. Tập dữ liệu kiểm tra thuộc tập dữ liệu hiện thời. IAF I A F Kiểm tra tự động bằng công cụ, phần mềm toàn bộ tập dữ liệu. Tập dữ liệu kiểm tra chính là tập dữ liệu hiện thời. IAS I A S Kiểm tra tự động bằng công cụ phần mềm toàn bộ tập dữ liệu mẫu. Tập dữ liệu kiểm tra thuộc tập dữ liệu hiện thời. EMF E M F Kiểm tra thủ công toàn bộ tập dữ liệu. Tập dữ liệu kiểm tra là độc lập. EMS E M S Kiểm tra thủ công toàn bộ tập dữ liệu mẫu. Tập dữ liệu kiểm tra là độc lập. EAF E A F Kiểm tra tự động bằng công cụ, phần mềm toàn bộ tập dữ liệu. Tập dữ liệu kiểm tra là độc lập. EAS E A S Kiểm tra tự động bằng công cụ phần mềm toàn bộ tập dữ liệu mẫu. Tập dữ liệu kiểm tra là độc lập. Trong đó: I - Tập dữ liệu kiểm tra là tập dữ liệu hiện thời. E - Tập dữ liệu kiểm tra là tập dữ liệu độc lập. A - Sử dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ kiểm tra tự động. M - Kiểm tra thủ công. F - Kiểm tra toàn bộ tập dữ liệu. S - Kiểm tra theo mẫu được chọn. 4. Chỉ tiêu chất lượng đối tượng địa lý 4.1. Chỉ tiêu chất lượng dữ liệu chung cho các đối tượng địa lý Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp KT Xác định số phần tử thông tin không tuân thủ theo mô cấu trúc dữ liệu khái niệm. 0 IAF Xác định số thuộc tính của đối tượng không tuân thủ miền giá trị. 0 4.2. Chất lượng dữ liệu thuộc chủ đề Cơ sở đo đạc Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp KT Tính phần trăm thông tin dư thừa (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 0% EMS Xác định số đối tượng trùng lặp 0 IAF Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng 0 Tính phần trăm thông tin thiếu (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 0% EMS Tính phần trăm thông tin phân loại đúng (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 100% Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng 100% 4.3. Chỉ tiêu chất lượng dữ liệu thuộc chủ đề biên giới quốc gia - địa giới hành chính Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Tính phần trăm thông tin dư thừa (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 0% EMS Xác định số đối tượng trùng lặp 0 IAF Tính phần trăm thông tin thiếu (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 0% EMS Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng ≤ ±90 m Tính phần trăm thông tin phân loại đúng (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 100% Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng 100% Kiểu đối tượng Phép đo chất lượng Kiểu đối tượng quan hệ Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Đường địa giới hành chính Xác định các cung tự chồng đè Sai IAF Xác định các cung tự cắt Sai Xác định số lỗi đỉnh treo của cung Sai Xác định số lỗi quan hệ giữa đường biên và bề mặt Địa phận 0 Địa phận Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Đường địa giới hành chính 0 4.4. Chất lượng dữ liệu thuộc chủ đề Địa hình Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Tính phần trăm thông tin dư thừa (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% EMS Xác định số đối tượng trùng lặp 0 IAF Tính phần trăm thông tin thiếu (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng a) Sai số trung phương vị trí điểm độ cao, địa vật trên đất liền, đảo so với vị trí của điểm khống chế ngoại nghiệp gần nhất: - Đối với khu vực đồng bằng và đồi: ≤ ±90m. - Đối với khu vực núi và núi cao: < ±125m. b) Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của các điểm độ sâu so với các điểm định vị trên bờ không được vượt quá 75 m. c) Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của địa vật nổi trên mặt nước có vị trí tâm là tâm ký hiệu thu nhận trên dữ liệu so với tọa độ điểm định vị trên bờ không được vượt quá 75m. Đối với các địa vật có độ di động trên mặt biển như phao tiêu, đèn luồng, sai số trên được cộng với phạm vi di động có thể của địa vật. d) Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của các địa vật chìm dưới đáy biển, sông cho phép là ±200m. e) Trong mọi trường hợp các sai số không được mang tính hệ thống. EMS Xác định sai số trung phương độ cao a) Sai số trung phương độ cao của đường bình độ, điểm đặc trưng địa hình, điểm ghi chú độ cao thu nhận trên dữ liệu so với độ cao điểm khống chế ngoại nghiệp gần nhất không vượt quá ½ khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần. b) Sai số trung phương độ sâu của điểm độ sâu sau khi đã quy đổi về hệ độ cao nhà nước: ≤ ±0,30 m Độ sâu ≤ 30 m ≤ ±1% giá trị độ sâu Độ sâu > 30 m Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống. c) Sai số trung bình độ sâu của đường bình độ sâu cơ bản so với mốc “0” của trạm nghiệm triều gần nhất: ≤ ±2/3 khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản. Vùng địa hình có độ dốc ≤ 6° ≤ ± 1 khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản. Vùng địa hình có độ dốc > 6° Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống. Tính phần trăm thông tin phân loại đúng (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 95% Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng 95% Xác định độ chính xác thuộc tính định lượng (áp dụng cho các đối tượng có thuộc tính định lượng, đơn vị tính theo đơn vị đo của thuộc tính định lượng tương ứng) 0 m Kiểu đối tượng Phép đo chất lượng Kiểu đối tượng quan hệ Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Đường bình độ Xác định các cung tự chồng đè Sai IAF Xác định các cung tự cắt Sai Địa hình đặc biệt Xác định lỗi vùng nhỏ (chỉ áp dụng quy tắc về diện tích) Sai 4.5. Chất lượng dữ liệu thuộc chủ đề Giao thông Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Tính phần trăm thông tin dư thừa (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% EMS Xác định số đối tượng trùng lặp 0 IAF Tính phần trăm thông tin thiếu (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% EMS Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng Sai số trung phương vị trí địa vật so với vị trí của điểm khống chế ngoại nghiệp gần nhất: - Đối với khu vực đồng bằng và đồi: ≤ ±90 m. - Đối với khu vực núi và núi cao: ≤ ±125 m. - Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần; Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống. Tính phần trăm thông tin phân loại đúng (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 95% Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng 95% Xác định độ chính xác thuộc tính định lượng (áp dụng cho các đối tượng có thuộc tính định lượng, đơn vị tính theo đơn vị đo của thuộc tính định lượng tương ứng) 0 Kiểu đối tượng Phép đo chất lượng Kiểu đối tượng quan hệ Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Tim đường bộ Xác định số lỗi tự chồng đè của cung 0 IAF Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung 0 Xác định đầu, cuối cung không trùng với vị trí của điểm Nút mạng đường bộ Sai Nút mạng đường bộ Xác định điểm không nằm tại vị trí đầu, cuối cung Tim đường bộ Sai Cầu giao thông Xác định cung không trùng với cung thuộc kiểu đối tượng khác Tim đường bộ hoặc Đoạn đường sắt Sai Hầm giao thông Xác định cung không trùng với cung thuộc kiểu đối tượng khác Tim đường bộ hoặc Đoạn đường sắt Sai Đoạn đường sắt Xác định số lỗi tự chồng đè của cung 0 Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung 0 Xác định đầu, cuối cung không trùng với vị trí của điểm Nút mạng đường sắt Sai Nút mạng đường sắt Xác định điểm không nằm tại vị trí đầu, cuối cung Đoạn đường sắt Sai 4.6. Quy định chất lượng đối với dữ liệu thuộc chủ đề Thủy hệ Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Tính phần trăm thông tin dư thừa (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% EMS Xác định số đối tượng trùng lặp 0 IAF Tính phần trăm thông tin thiếu (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% EMS Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng Sai số trung phương vị trí địa vật so với vị trí của điểm khống chế ngoại nghiệp gần nhất: - Đối với khu vực đồng bằng và đồi: ≤ ±90 m. - Đối với khu vực núi và núi cao: ≤ ±125 m. - Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần; Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống. Tính phần trăm thông tin phân loại đúng (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 95% Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng 95% Xác định độ chính xác thuộc tính định lượng (áp dụng cho các đối tượng có thuộc tính định lượng, đơn vị tính theo đơn vị đo của thuộc tính định lượng tương ứng) 0 Kiểu đối tượng Phép đo chất lượng Kiểu đối tượng quan hệ Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Sông suối Xác định số lỗi tự chồng đè của cung 0 IAF Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung 0 Xác định lỗi vùng nhỏ (chỉ áp dụng quy tắc về diện tích) Sai Xác định lỗi chồng xếp bề mặt Sai Xác định khoảng hở giữa các bề mặt Sai Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ 0 Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Đường bờ nước sông suối 0 Kênh mương Xác định số lỗi tự chồng đè của cung 0 IAF Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung 0 Xác định lỗi vùng nhỏ (chỉ áp dụng quy tắc về diện tích) Sai Xác định lỗi chồng xếp bề mặt Sai Xác định khoảng hở giữa các bề mặt Sai Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ 0 Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Đường bờ nước kênh mương 0 Mặt nước tĩnh Xác định số lỗi tự chồng đè của cung 0 IAF Xác định số lỗi tự cắt nhau của cung 0 Xác định lỗi vùng nhỏ (chỉ áp dụng quy tắc về diện tích) Sai Xác định lỗi chồng xếp bề mặt Sai Xác định khoảng hở giữa các bề mặt Sai Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ 0 Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Đường bờ nước Ao/hồ, đầm/phá, hồ chứa 0 4.7. Chất lượng dữ liệu thuộc chủ đề Dân cư - cơ sở hạ tầng Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Tính phần trăm thông tin dư thừa của đối tượng, thuộc tính đối tượng. 5% EMS Xác định số đối tượng trùng lặp 0 IAF Tính phần trăm thông tin thiếu của đối tượng, thuộc tính đối tượng. 5% EMS Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng Sai số trung phương vị trí địa vật so với vị trí của điểm khống chế ngoại nghiệp gần nhất: - Đối với khu vực đồng bằng và đồi: ≤ ±90 m. - Đối với khu vực núi và núi cao: ≤ ±125 m. - Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần; Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống. Tính phần trăm thông tin phân loại đúng (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 95% Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng 95% Xác định độ chính xác thuộc tính định lượng (áp dụng cho các đối tượng có thuộc tính định lượng, đơn vị tính theo đơn vị đo của thuộc tính định lượng tương ứng) 0 Kiểu đối tượng Phép đo chất lượng Kiểu đối tượng quan hệ Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Khu chức năng Xác định lỗi vùng nhỏ (chỉ áp dụng quy tắc về diện tích) Sai IAF Xác định lỗi chồng xếp bề mặt Sai Xác định khoảng hở giữa các bề mặt Sai Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ 0 Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Ranh giới khu chức năng 0 Ranh giới khu chức năng Số lỗi quan hệ giữa đường biên và bề mặt Khu chức năng 0 4.8. Chất lượng dữ liệu thuộc chủ đề Phủ bề mặt Phép đo chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Tính phần trăm thông tin dư thừa (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% EMS Xác định số đối tượng trùng lặp 0 IAF Tính phần trăm thông tin thiếu (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 5% EMS Xác định sai số trung phương vị trí mặt phẳng Sai số trung phương vị trí địa vật so với vị trí của điểm khống chế ngoại nghiệp gần nhất: - Đối với khu vực đồng bằng và đồi: ≤ ±90 m. - Đối với khu vực núi và núi cao: ≤±125 m. Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần; trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống. Tính phần trăm thông tin phân loại đúng (đối tượng, thuộc tính đối tượng) 95% Tính phần trăm thuộc tính nhận giá trị đúng 95% Kiểu đối tượng Phép đo chất lượng Kiểu đối tượng quan hệ Chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Phủ bề mặt Xác định lỗi vùng nhỏ Sai IAF Xác định lỗi chồng xếp bề mặt Sai Xác định khoảng hở giữa các bề mặt Sai Xác định số lỗi bề mặt tự giao không hợp lệ 0 Xác định số lỗi quan hệ giữa bề mặt và đường biên Ranh giới phủ bề mặt 0 Ranh giới phủ bề mặt Xác định số lỗi quan hệ giữa đường biên và bề mặt Phủ bề mặt 0 5. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra 5.1. Kích thước mẫu Để đánh giá độ chính xác của tập dữ liệu thì kích thước mẫu dữ liệu được kiểm tra phải thỏa mãn các điều kiện sau: Thông tin lấy mẫu Kích thước tập dữ liệu Kích thước mẫu so với tập dữ liệu Đối tượng Tổng số đối tượng trong tập dữ liệu 20% Diện tích mẫu Diện tích được bao phủ bởi tập dữ liệu 20% Tổng chiều dài mẫu Tổng chiều dài của các đối tượng trong tập dữ liệu 10% Số đỉnh trong mẫu Tổng số đỉnh của các đối tượng trong tập dữ liệu 10% Đối với trường hợp lấy mẫu kiểm tra độ chính xác vị trí của tập dữ liệu thì phải thỏa mãn thêm các yêu cầu sau: - Phạm vi không gian lấy mẫu phải tương ứng với phạm vi không gian của tập dữ liệu kiểm tra. - Khi phạm vi của tập dữ liệu cần đánh giá độ chính xác có dạng hình chữ nhật thì phân bố của tập điểm kiểm tra phải thỏa mãn 2 điều kiện sau: + Khoảng cách giữa các điểm kiểm tra không được vượt quá 1/10 khoảng cách của đường chéo hình chữ nhật. + Mật độ của các điểm kiểm tra trong mỗi một ¼ hình chữ nhật không được nhỏ hơn 20% tập điểm kiểm tra. 5.2. Xác định mẫu - Lấy mẫu ngẫu nhiên theo các lô dữ liệu. Chọn ngẫu nhiên một hoặc nhiều lô dữ liệu trong phạm vi tập dữ liệu kiểm tra. Tổng hợp các lô dữ liệu trong mẫu phải thỏa mãn các yêu cầu về kích thước mẫu. Lấy mẫu ngẫu nhiên từ các dữ liệu - Lấy mẫu ngẫu nhiên từ các dữ liệu chia sẵn. Phân chia tập dữ liệu cần kiểm tra thành các lô dữ liệu, sau đó chọn mẫu từ một số lô dữ liệu sao cho thỏa mãn điều kiện về kích thước mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên từ những lô dữ liệu chia sẵn PHỤ LỤC 4 LƯỢC ĐỒ GML TRONG PHÂN PHỐI DỮ LIỆU ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:250.000 (Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) 1. Lược đồ ứng dụng GML và cấu trúc dữ liệu Shapefile dạng rút gọn 1.1. Danh mục thẻ GML, tên tệp Shapefile STT Tên đối tượng Tên thẻ GML/Tên tệp SHP Kiểu mô tả không gian hình học GM_Point GM_Curve GM_Surface 1 Điểm gốc tọa độ quốc gia GA01 _0 2 Điểm gốc độ cao quốc gia GA02 _0 3 Điểm gốc vệ tinh GA03 _0 4 Điểm gốc trọng lực GA04 _0 6 Điểm tọa độ cơ sở quốc gia GB01 _0 7 Điểm độ cao cơ sở quốc gia GB02 _0 9 Điểm trọng lực trong mạng lưới trọng lực quốc gia. GB04 _0 10 Đường biên giới quốc gia trên đất liền AA01 _1 11 Đường biên giới quốc gia trên biển AA02 _1 12 Đường địa giới hành chính cấp tỉnh AC01 _1 13 Đường địa giới hành chính cấp huyện AC02 _1 15 Địa phận hành chính cấp tỉnh AD01 _2 16 Địa phận hành chính cấp huyện AD02 _2 18 Đường cơ sở lãnh hải AB01 _1 19 Điểm cơ sở lãnh hải AG01 _0 20 Vùng nội thủy AE01 _2 21 Lãnh hải AE02 _2 22 Vùng tiếp giáp lãnh hải AE03 _2 23 Vùng nước lịch sử AE06 _2 24 Địa danh sơn văn DA05 _0 25 Điểm độ cao EA01 _0 26 Điểm độ sâu EA02 _0 27 Bãi đá trên cạn EB01 _2 28 Bờ dốc tự nhiên EB02 _1 29 Cửa hang động EB04 _0 31 Địa hình bậc thang EB06 _2 32 Địa hình lồi EB07 _2 33 Địa hình cát EB08 _2 34 Địa hình lõm EB09 _2 35 Hố cacxtơ EB10 _2 36 Khe rãnh EB11 _1 37 Miệng núi lửa EB12 _0 38 Địa hình núi đá EB13 _2 40 Sườn đứt gãy EB15 _1 42 Vách đứng EB18 _1 44 Địa hình cắt xẻ nhân tạo EB21 _1 45 Đường bình độ EA03 _1 46 Đường bình độ sâu EA04 _1 47 Biển LC03 _0 48 Vịnh, vũng LC06 _0 49 Đảo LC04 _0 _2 49a Bãi đá dưới nước LC01 _2 49b Rạn san hô LC07 _2 49c Bãi cỏ rong, tảo LC10 _2 49d Cửa sông-Cửa biển LC08 _0 49e Quần đảo LC09 _0 50 Bãi bồi LD01 _2 51 Ghềnh LD02 _0 _1 52 Thác LD03 _0 _1 54 Mạch nước LA05 _0 55 Đường bờ nước LG01 _1 58 Kênh, Mương LA04 _1 _2 58a Tim dòng chảy LA08 _1 58b Nút mạng dòng chảy LA06 _0 59 Ao, hồ LB01 _2 60 Đầm, phá LB02 _2 61 Hồ chứa LB03 _2 62 Sông, Suối LA07 _1 _2 65 Đập LE04 _1 66 Đê LE05 _1 70 Đầm lầy LH01 _2 71 Đèn biển HH02 _0 73 Bến phà HA03 _0 74 Ga đường sắt HB02 _0 77 Cảng biển HC03 _0 78 Cảng thủy nội địa HC04 _0 79 Cảng hàng không HD01 _0 80 Cầu giao thông HG02 _0 _1 82 Đèo HG04 _0 83 Đoạn tim đường bộ HA13 _1 88 Đường nội bộ HA20 _1 89 Hầm giao thông HG05 _0 _1 100 Đoạn đường sắt HB01 _1 101 Nút đường sắt HB04 _0 102 Điểm dân cư CA01 _0 103 Đường dây tải diện BA03 _1 106 Trạm quan trắc BI04 _0 107 Trạm thu phát sóng BB04 _0 108 Cổng thành BQ03 _0 109 Cột cờ BQ05 _0 110 Tháp cổ BQ12 _0 111 Tượng đài BQ14 _0 133 Khu du lịch BH02 _0 134 Bãi tắm BH03 _0 138 Cửa khẩu BK03 _0 139 Khu chế xuất BL02 _0 140 Khu công nghiệp BL03 _0 141 Khu khai thác BL04 _0 143 Lâm trường BL06 _0 144 Nhà máy BL07 _0 145 Nông trường BL08 _0 148 Ruộng muối BL13 _2 149 Khu nuôi trồng thủy sản BL14 _2 151 Sân gôn BM04 _0 152 Sân vận động BM05 _0 159 Trung tâm thương mại BN08 _0 160 Đình BP02 _0 161 Đền BP03 _0 162 Chùa BO03 _0 163 Nhà thờ BO04 _0 165 Công viên BQ04 _0 170 Khu bảo tồn thiên nhiên BT01 _0 175 Danh lam thắng cảnh BT03 _0 176 Khu lăng mộ BS02 _0 177 Nghĩa trang liệt sỹ BV02 _0 178 Nghĩa trang BV03 _0 181 Bến bãi HI01 _0 182 Nhà độc lập CB02 _0 183 Vùng nội đô CB03 _2 184 Ranh giới khu chức năng KB03 _1 185 Khu dân cư IA02 _2 186 Khu khai thác IA03 _2 187 Vùng đất trống IA04 _2 188 Công trình IA05 _2 189 Khu canh tác nông nghiệp IB02 _2 190 Đồng cỏ IB03 _2 191 Rừng IB04 _2 192 Thực phủ chưa thành rừng IB05 _2 193 Thực phủ trong khu dân cư IB06 _2 194 Nước mặt IG01 _2 195 Ranh giới phủ bề mặt KB02 _1 1.2. Danh mục thuộc tính STT Tên đối tượng Tên thuộc tính GML, SHP Kiểu giá trị 1 Điểm gốc tọa độ quốc gia Mã đối tượng MDT C(4) Số hiệu điểm SHD C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 2 Điểm gốc độ cao quốc gia Mã đối tượng MDT C(4) Số hiệu điểm SHD C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 3 Điểm gốc vệ tinh Mã đối tượng MDT C(4) Số hiệu điểm SHD C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 4 Điểm gốc trọng lực Mã đối tượng MDT C(4) Số hiệu điểm SHD C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 6 Điểm tọa độ cơ sở quốc gia Mã đối tượng MDT C(4) Loại cấp hạng CHS N(1,0) Loại mốc LMO N(1,0) Số hiệu điểm SHD C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 7 Điểm độ cao cơ sở quốc gia Mã đối tượng MDT C(4) Loại cấp hạng CHS N(1,0) Loại mốc LMO N(1,0) Số hiệu điểm SHD C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 9 Điểm trọng lực quốc gia Mã đối tượng MDT C(4) Loại cấp hạng CHS N(1,0) Loại mốc LMO N(1,0) Số hiệu điểm SHD C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 10 Đường biên giới quốc gia trên đất liền Mã đối tượng MDT C(4) Loại hiện trạng pháp lý HTP N(1,0) Quốc gia liền kề QGK C(50) Chiều dài CDI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 11 Đường biên giới quốc gia trên biển Mã đối tượng MDT C(4) Loại hiện trạng pháp lý HTP N(1,0) Quốc gia liền kề QGK C(50) Chiều dài CDI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 12 Đường địa giới hành chính cấp tỉnh Mã đối tượng MDT C(4) Loại hiện trạng pháp lý HTP N(1,0) Đơn vị hành chính liền kề trái LKT C(50) Đơn vị hành chính liền kề phải LKP C(50) Chiều dài CDI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 13 Đường địa giới hành chính cấp huyện Mã đối tượng MDT C(4) Loại hiện trạng pháp lý HTP N(1,0) Đơn vị hành chính liền kề trái LKT C(50) Đơn vị hành chính liền kề phải LKP C(50) Chiều dài CDI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 15 Địa phận hành chính cấp tỉnh Mã đối tượng MDT C(4) Mã đơn vị hành chính MHC C(18) Tên TEN C(50) Diện tích DTI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 16 Địa phận hành chính cấp huyện Mã đối tượng MDT C(4) Mã đơn vị hành chính MHC C(18) Tên TEN C(50) Diện tích DTI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 18 Đường cơ sở lãnh hải Mã đối tượng MDT C(4) Chiều dài CDI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 19 Điểm cơ sở lãnh hải Mã đối tượng MDT C(4) Số hiệu điểm SHD C(50) Vĩ độ VDO N(10,4) Kinh độ KDO N(10,4) Độ cao H DAH N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 20 Vùng nội thủy Mã đối tượng MDT C(4) Diện tích DTI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 21 Lãnh hải Mã đối tượng MDT C(4) Diện tích DTI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 22 Vùng tiếp giáp lãnh hải Mã đối tượng MDT C(4) Diện tích DTI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 23 Vùng nước lịch sử Mã đối tượng MDT C(4) Diện tích DTI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 24 Địa danh sơn văn Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 25 Điểm độ cao Mã đối tượng MDT C(4) Độ cao H DAH N(10,4) Loại điểm độ cao LDD N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 26 Điểm độ sâu Mã đối tượng MDT C(4) Độ sâu H DSA N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 27 Bãi đá trên cạn Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 28 Bờ dốc tự nhiên Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 29 Cửa hang động Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 31 Địa hình bậc thang Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 32 Địa hình lồi Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 33 Địa hình cát Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 34 Địa hình lõm Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 35 Hố cacxtơ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 36 Khe rãnh Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 37 Miệng núi lửa Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 38 Địa hình núi đá Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 40 Sườn đứt gãy Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 42 Vách đứng Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 44 Địa hình cắt xẻ nhân tạo Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 45 Đường bình độ Mã đối tượng MDT C(4) Loại đường bình độ LBD N(1,0) Loại khoảng cao đều KCD N(1,0) Độ cao H DAH N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 46 Đường bình độ sâu Mã đối tượng MDT C(4) Loại đường bình độ LBD N(1,0) Loại khoảng cao đều KCD N(1,0) Độ sâu H DSA N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 47 Biển Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 48 Vịnh, vũng Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 49 Đảo Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 49a Bãi đá dưới nước Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 49b Rạn san hô Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 49c Bãi cỏ rong, tảo Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 49d Cửa sông Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 50 Bãi bồi Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại bãi bồi LBA N(1,0) Loại trạng thái xuất lộ TTB N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 51 Ghềnh Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 52a Thác Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 52b Tim dòng chảy Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 53 Sông, Suối Mã đối tượng MDT C(4) Loại trạng thái nước mặt TTD N(1,0) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 55 Đường bờ nước Mã đối tượng MDT C(4) Loại ranh giới nước mặt LRG N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 58 Kênh, Mương Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 59 Ao, hồ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 60 Đầm, phá Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 61 Hồ chứa Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 62 Mạch nước Mã đối tượng MDT C(4) Loại nguồn nước LNN N(1,0) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 65 Đập Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại đập LDA N(1,0) Dùng làm giao thông LGT N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 66 Đê Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Dùng làm giao thông LGT N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME Loại hình thái taluy HTT N(1,0) Tỷ cao tỷ sâu TCS N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 70 Đầm lầy Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 71 Đèn biển Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại báo hiệu giao thông LBG N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 73 Bến phà Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 74 Ga đường sắt Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 77 Cảng biển Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 78 Cảng thủy nội địa Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 79 Cảng hàng không Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 80 Cầu giao thông Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại cầu giao thông LCU N(1,0) Loại chức năng cầu CGT N(1,0) Tải trọng TTR N(10,4) Chiều dài CDI N(10,4) Chiều rộng CRO N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 82 Đèo Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 83 Đoạn tim đường bộ Mã đối tượng MDT C(4) Loại đường bộ LDB N(1,0) Loại chất liệu trải mặt CTM N(1,0) Loại kết cấu LKC N(1,0) Độ rộng DRG N(10,4) Tên TEN C(50) Tên tuyến 1 TU1 C(50) Tên tuyến 2 TU2 C(50) Tên tuyến 3 TU3 C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 88 Đường nội bộ Mã đối tượng MDT C(4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 89 Hầm giao thông Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại hầm giao thông LHA N(1,0) Chiều cao CAO N(10,4) Chiều rộng DRG N(10,4) Chiều dài CDI N(10,4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 94 Phần đường trên cao Mã đối tượng MDT C(4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 95 Nút mạng giao thông đường bộ Mã đối tượng MDT C(4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 100 Đoạn đường sắt Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại chức năng đường sắt CNS N(1,0) Loại kết cấu đường sắt KCS N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 101 Nút đường sắt Mã đối tượng MDT C(4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 102 Điểm dân cư Mã đối tượng MDT C(4) Loại điểm dân cư LDD N(1,0) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 103 Đường dây tải điện Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Điện áp DAP N(10) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 106 Trạm quan trắc Mã đối tượng MDT C(4) Loại trạm quan trắc LTQ N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 107 Trạm thu phát sóng Mã đối tượng MDT C(4) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 108 Cổng thành Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 109 Cột cờ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 110 Tháp cổ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 111 Tượng đài Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 133 Khu du lịch Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 134 Bãi tắm Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 138 Cửa khẩu Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 139 Khu chế xuất Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 140 Khu công nghiệp Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 141 Khu khai thác Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 143 Lâm trường Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 144 Nhà máy Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 145 Nông trường Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 148 Ruộng muối Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 149 Khu nuôi trồng thủy sản Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 151 Sân gôn Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 159 Trung tâm thương mại Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 160 Đình Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 161 Đền Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 162 Chùa Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 163 Nhà thờ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 165 Công viên Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 170 Khu bảo tồn thiên nhiên Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 175 Di tích lịch sử - văn hóa Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 176 Khu lăng mộ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 177 Nghĩa trang liệt sỹ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 178 Nghĩa trang Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 181 Bến bãi Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 182 Nhà độc lập Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 183 Vùng nội đô Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 184 Ranh giới khu chức năng Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Địa chỉ DIC C(50) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 185 Khu dân cư Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(18) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 186 Khu khai thác Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 187 Vùng đất trống Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 188 Công trình Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 189 Khu canh tác nông nghiệp Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 190 Đồng cỏ Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 191 Rừng Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 192 Thực phủ chưa thành rừng Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 193 Thực phủ trong khu dân cư Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 194 Nước mặt Mã đối tượng MDT C(4) Tên TEN C(50) Loại phủ bề mặt LPM N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME 195 Ranh giới phủ bề mặt Mã đối tượng MDT C(4) Loại ranh giới phủ bề mặt LRG N(1,0) Mã nhận dạng MND C(18) Ngày thu nhận NTN DATETIME Ngày cập nhật NCN DATETIME
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "28/12/2016", "sign_number": "48/2016/TT-BTNMT", "signer": "Nguyễn Thị Phương Hoa", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-124-2021-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-115-2018-ND-CP-va-117-2020-ND-CP-499187.aspx
Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP và 117/2020/NĐ-CP mới nhất
CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 124/2021/NĐ-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2018/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2020/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 16 tháng 11 năm 2020; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm 1. Bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau: a) Bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 3 như sau: “m) Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa.”; b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau: “4. Việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt; b) Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi; c) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”. 2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”. 3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 9 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: ‘b) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định;”; c) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 2 như sau: “d) Không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 như sau: "đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau: “d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;"; e) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau: “a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có thiết lập nhưng không đầy đủ theo quy định hoặc không áp dụng đầy đủ trong thực tế hoặc không phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở;”; g) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và b khoản 7 như sau: “a) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp; b) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để sản xuất hoặc để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”. 4. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 10 như sau: “b) Vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cùng các loại hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.”. 5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 11 như sau: “a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản;”. 6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 15 như sau: a) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 1 như sau: “đ) Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau: “d) Cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng; không được che kín;”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 như sau: “e) Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau: “b) Chủ cơ sở không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”; e) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.”. 7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 16 như sau: “b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;”. 8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 18 như sau: “1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”. 9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 19 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: “2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau: “a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư), Giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại giấy tờ, tài liệu khác;”; c) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 2 như sau: “d) Thực hiện xuất khẩu lô hàng thực phẩm không đúng khối lượng, quy cách sản phẩm như đã đăng ký để được thẩm định, cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư).”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau: “a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm;”; đ) Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 6 như sau: “e) Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”. 10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 20 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau: “b) Không công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;”; b) Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 như sau: “e) Không có phiếu kết quả kiểm nghiệm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm còn thời hạn tại thời điểm tự công bố theo quy định.”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau: “a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố;”. 11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau: “ 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố.”. 12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 22 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “ 1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm được quy định như sau: a) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố; sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận tương đương mà không thực hiện theo quy định; b) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia so với tiêu chuẩn đã công bố; c) Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia hoặc có chỉ tiêu an toàn không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.”; b) Bổ sung các điểm h, i, k, l, m và n vào sau điểm g khoản 2 như sau: “h) Nhân sự tham gia sản xuất không được đào tạo, đào tạo lại về các nguyên tắc cơ bản Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe; i) Không có bản mô tả công việc cho nhân sự chủ chốt, nhân sự có trách nhiệm và các nhóm nhân sự của các bộ phận theo quy định; k) Không có quy trình sản xuất được phê duyệt cho mỗi sản phẩm; l) Không thực hiện và không duy trì thường xuyên hoạt động tự kiểm tra để giám sát việc triển khai, áp dụng và tuân thủ quy định Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe và đưa ra biện pháp khắc phục cần thiết, kịp thời; m) Không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không được xác định rõ ràng, thống nhất và không được kiểm soát thực thi chặt chẽ trong trường hợp có sản xuất và/hoặc kiểm nghiệm theo hợp đồng; n) Không thực hiện lưu giữ mẫu nguyên liệu ban đầu, thành phẩm theo quy định hoặc có lưu giữ mẫu nhưng không đủ lượng mẫu và thời gian lưu theo quy định.”; c) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: “2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm.”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau: “a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không phù hợp với thông tin về sản phẩm đã công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau: “a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”; e) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau: “a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;"; g) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 10 như sau: “a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 2a và 7 Điều này;”; h) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 như sau: “b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;”; i) Bổ sung các điểm đ và e vào sau điểm d khoản 11 như sau: “đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này; e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.". 13. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 6 Điều 24 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”. 14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 26 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 26 như sau: “Điều 26. Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Không thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm hoặc có thiết lập nhưng không đầy đủ thông tin; không thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định;”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau: “d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật;”. 15. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 28 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”. 16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 29 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000 đồng đối với tổ chức;”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: "2. Chánh thanh tra Sở Y tế; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, Chánh Thanh tra Sở Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:"; c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở (gồm: Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông (gồm: Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Cục An toàn thực phẩm; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành) có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng đối với cá nhân và 280.000.000 đồng đối với tổ chức;”; e) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau: “5. Chánh Thanh tra Bộ Y tế; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Thanh tra Bộ Công Thương; Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Cục trưởng Cục Thú y; Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật; Cục trưởng Cục Trồng trọt; Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục trưởng Cục Báo chí; Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền:”; g) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”. 17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 30 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: “2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: “3. Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có quyền:”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức;”; d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau: “4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng An ninh kinh tế có quyền:"; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau: “a) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;”; e) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;"; g) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 và điểm c khoản 6 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”; h) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu Khoản 6 như sau: “6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục An ninh nội địa có quyền:”. 18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 31 như sau: a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: “2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền: a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức; b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: “3. Đồn trưởng Đồn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:”; c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b và c khoản 3 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”; d) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau: “3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”; đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau: “4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:”; e) Sửa đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 4 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”. 19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 32 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau: “5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 60.000.000 đồng đối với cá nhân và 120.000.000 đồng đối với tổ chức;”; d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau: “6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”; đ) Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 6 như sau: “a1) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;”; e) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”; g) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 7 như sau: “7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”; h) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 như sau: ”c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”. 20. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 33 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: “2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: “3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:”; c) Sửa đổi, bổ sung các điểm b và c khoản 3 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”; d) Sửa đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 4 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau: “c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”. 21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 34 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: “2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;”; c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: “3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: "b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;"; đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau: "4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:". 22. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 35 như sau: “4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại Điều 31 Nghị định này và Cảnh sát biển quy định tại Điều 32 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động thu gom, bán, cung cấp, nhập khẩu thực phẩm quy định tại khoản 3, điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều 4; các điều 10 và 11; các khoản 1 và 4 Điều 19; điểm a khoản 4 Điều 20; khoản 2 Điều 21; khoản 1, các điểm b và c khoản 6 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 33 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều 19; các khoản 2, 3 và 4 Điều 20; Điều 21; điểm a, b khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 22; khoản 4 Điều 24 Nghị định này nếu phát hiện được các hành vi này tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Hải quan mà Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định.”. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau: "4. Khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7; điểm b khoản 6 Điều 38; các điểm a và b khoản 7 Điều 44; khoản 6 Điều 48; điểm a khoản 2 Điều 52; khoản 3 Điều 53; điểm a khoản 1 Điều 54; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản 5, khoản 7 Điều 57; khoản 7 Điều 58; khoản 7 Điều 59; điểm a khoản 4 Điều 60; điểm c khoản 5 Điều 67; khoản 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; các điểm a và b khoản 3 Điều 73; khoản 4 Điều 80; các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 85; các điểm d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 86 Nghị định này hoặc trường hợp tái phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 7; khoản 9 Điều 15; khoản 6 Điều 40; điểm a khoản 6 Điều 44; điểm b khoản 5 Điều 67 và các khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định này mà căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi xét thấy có dấu hiệu tội phạm theo quy định của điều luật tương ứng trong Bộ luật Hình sự, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.”. 2. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 2 như sau: “đ) Đơn vị sự nghiệp;”. 3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm s khoản 3 như sau: “s) Buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.”; b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau: “4. Việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt; b) Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề; c) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”. 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 4 như sau: "6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.". 5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau: "a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác;"; b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau: "c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm m khoản 5 Điều 38 và điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định này;"; c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau: "a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;"; d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau: "b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền;". 6. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 20 như sau: "e) Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, người đại diện của người đó, trừ trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.". 7. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu của Điều 32 như sau: "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:" 8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau: "a) Người hành nghề đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc hành nghề không đúng điều động, phân công của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;"; b) Bổ sung điểm đ sau điểm d khoản 4 như sau: "đ) Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật."; c) Bổ sung điểm m sau điểm l khoản 5 như sau: "m) Người hành nghề không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm."; d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau: "a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 5 Điều này;". 9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau: a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: "2a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; b) Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 7 như sau: "a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này;". 10. Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 1 Điều 40 như sau: ”đ) Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật.". 11. Bổ sung Điều 48a vào sau Điều 48 như sau: "Điều 48a. Vi phạm quy định về hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không bố trí đủ số lượng người làm công tác dược lâm sàng theo lộ trình quy định của pháp luật; b) Không bố trí người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật làm công tác dược lâm sàng. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người phụ trách công tác dược lâm sàng không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hành nghề dược. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức hoạt động dược lâm sàng theo lộ trình quy định của pháp luật.". 12. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 51 như sau: "đ) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trong cơ sở y tế;". 13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 56 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau: "b) Không thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các thay đổi nhỏ thuộc trường hợp yêu cầu thông báo trước khi lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc;"; b) Sửa đổi, bổ sung điểm c và d khoản 3 như sau: ”c) Không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với các thay đổi lớn, thay đổi nhỏ cần được phê duyệt; d) Sản xuất và lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành."; c) Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau: "6. Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.". 14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 57 như sau: a) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 như sau: "d) Không lưu trữ mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật."; b) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b và c khoản 2 như sau: "a) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi nhỏ so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt thuộc trường hợp phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhưng không thông báo, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Nghị định này; b) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi nhỏ so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định này; c) Không thực hiện lưu mẫu thuốc thành phẩm ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc; không thực hiện lưu mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đó;"; c) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 như sau: "đ) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi lớn so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt nhưng chưa được phê duyệt nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định này;"; d) Bổ sung điểm i vào sau điểm h khoản 4 như sau: “i) Sản xuất thuốc từ dược chất được sản xuất bởi cơ sở sản xuất không có tài liệu chứng minh đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở không đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.”. 15. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 58 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau: "a) Mua, bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ; mua, bán nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu để sản xuất thuốc xuất khẩu không đúng quy định;"; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: “b) Không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt phân phối thuốc theo quy định của pháp luật;”; c) Sửa đổi, bổ sung các điểm d và đ khoản 3 như sau: “d) Không có cơ chế chuyển thông tin hoặc chuyển thông tin không đầy đủ về việc phân phối thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà sản xuất với khách hàng và việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu; đ) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở mức độ 3.”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau: "9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 và khoản 6 Điều này.". 16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 59 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: ”b) Không có khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc hoặc không có biển hiệu tại khu vực riêng ghi rõ "sản phẩm này không phải là thuốc" hoặc để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc đối với trường hợp có kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;"; b) Sửa đổi, bổ sung các điểm đ và e khoản 3 như sau: “đ) Bán lẻ vắc xin; e) Không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định của pháp luật;”; c) Sửa đổi, bổ sung các điểm h và i khoản 3 như sau: "h) Không chuyển thông tin hoặc chuyển thông tin không đầy đủ về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật, trừ cơ sở bán lẻ dược liệu; i) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.”; d) Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 4 như sau: “g) Bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 9 như sau: “c) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, dược liệu đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.”; e) Bổ sung khoản 10 vào sau khoản 9 như sau: “10. Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm quy định tại điểm g khoản 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”. 17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 60 như sau: a) Bổ sung các điểm c và d vào sau điểm b khoản 1 như sau: “c) Không tiến hành lưu mẫu thuốc thành phẩm ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc; d) Không tiến hành lưu mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đó.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: “b) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở mức độ 3;”; c) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 5 như sau: “đ) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ các cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc các trường hợp cơ sở được cung cấp theo quy định của pháp luật.”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 6 như sau: “đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;”. 18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 66 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau: “d) Cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bán thuốc với mức thặng số bán lẻ cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa theo quy định của pháp luật.”; b) Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau: “6. Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”. 19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 68 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật.”; b) Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau: “6. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”. 20. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 70 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau: “a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về khối lượng, thể tích đóng gói quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì không buộc tiêu hủy;”; b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau: “5. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”. 21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 71 như sau: a) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 như sau: “đ) Kinh doanh mỹ phẩm có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: “b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hoặc không xuất trình Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;”; c) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau: “5. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”. 22. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 72 như sau: a) Sửa đổi bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế không công khai kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã ban hành theo quy định của pháp luật.”; b) Sửa đổi, bổ sung các điểm d, đ và e khoản 2 như sau: "d) Không có văn bản báo cáo với cơ quan hải quan nơi đã thực hiện thông quan hàng hóa và cơ quan đã cấp số lưu hành đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng; đ) Văn bản báo cáo cơ quan hải quan đã thực hiện thông quan hàng hóa không nêu số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng; e) Văn bản báo cáo cơ quan đã cấp số lưu hành không nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và các hợp đồng mua bán (nếu có) đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng;”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: “b) Chủ sở hữu số lưu hành không dừng lưu hành trang thiết bị y tế; không thực hiện các biện pháp thu hồi trang thiết bị y tế có số lưu hành mà hồ sơ cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng.”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau: “a) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;”. 23. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 73 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lập văn bản thông báo sự thay đổi kèm theo các tài liệu liên quan đến thay đổi hoặc không cập nhật các tài liệu thay đổi vào hồ sơ công bố đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế theo thời hạn quy định khi có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó theo quy định của pháp luật.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Sản xuất trang thiết bị y tế khi không đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485.”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau: “c) Sản xuất trang thiết bị y tế khi chưa thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau: "4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này."; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau: "a) Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;". 24. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 74 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau: "a) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường khi không có nhãn đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật;"; b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 như sau: "đ) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không cập nhật các tài liệu thay đổi vào hồ sơ đăng ký lưu hành đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị trong thời hạn quy định khi có sự thay đổi theo quy định của pháp luật trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế;"; c) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 như sau: "g) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường mà cơ sở sản xuất chưa được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 và chưa được lưu hành tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu;"; d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau: "a) Không thực hiện lại việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B theo quy định của pháp luật;"; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 như sau: "g) Không báo cáo cơ quan Công an khi phát hiện thất thoát trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất;"; e) Sửa đổi, bổ sung điểm l khoản 2 như sau: "l) Không duy trì hiệu lực của giấy lưu hành, giấy ủy quyền, giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành trong thời gian số lưu hành còn giá trị theo quy định của pháp luật."; g) Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c, d và đ khoản 3 như sau: "b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B; c) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D; d) Tài liệu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật; đ) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.”; h) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và b khoản 4 như sau: "a) Lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại A, B trên thị trường khi không có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu; b) Lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại C, D trên thị trường khi không có số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu;”; i) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau: "a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là phiếu tiếp nhận, giấy chứng nhận, tài liệu, hồ sơ đối với các hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều này;”; k) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 như sau: "b) Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều này.”. 25. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 77 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập văn bản thông báo về sự thay đổi kèm theo các tài liệu có liên quan đến sự thay đổi hoặc không cập nhật các tài liệu vào hồ sơ công bố đã công khai trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời hạn quy định khi có sự thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: "b) Tư vấn trang thiết bị y tế khi chưa được Bộ Y tế công khai thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế;". 26. Bổ sung Điều 78a vào sau Điều 78 như sau: "Điều 78a. Vi phạm quy định về quản lý giá trang thiết bị y tế 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không đăng tải thông tin về kê khai giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam; b) Kê khai giá không kèm theo đầy đủ các thành phần thông tin theo quy định của pháp luật; c) Không thực hiện việc cập nhật giá kê khai trang thiết bị y tế khi có thay đổi; d) Không thực hiện việc giải trình các yếu tố cấu thành giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; đ) Kê khai giá trang thiết bị y tế khi không phải là chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế hoặc không phải là nhà phân phối được chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế chỉ định kê khai giá. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện việc kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam; e) Mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai hoặc mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.". 27. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 103 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;"; b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau: "d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;". 28. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 104 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 600.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 1.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: "2. Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:"; c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau: "d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;"; d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: "3. Chánh Thanh tra Bộ; Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục trưởng Cục Quản lý dược; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:"; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau: "d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 42.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 105.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 140.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;". 29. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 105 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: "2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:"; b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”; c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: “3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”. 30. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 106 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: "2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:"; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: "3. Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có quyền:"; c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;"; d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau: “4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh, gồm: Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Thủy đoàn trưởng có quyền:”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau: "d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;”; e) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau: "d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”; g) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau: “6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu có quyền:”. 31. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 107 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau: “2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng, thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: “3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau: "d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”. 32. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 108 như sau: a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau: "2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính."; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau: "3. Đồn trưởng Đồn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:"; c) Sửa đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 3 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này."; d) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau: "3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”; đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau: “4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:”; e) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 4 như sau: “đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.". 33. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 109 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau: “5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 18.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 60.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”; d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau: “6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”; đ) Bổ sung điểm b1 vào sau điểm b khoản 6 như sau: “b1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;”; e) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”. 34. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 110 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 3 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”; b) Sửa đổi, bổ sung các điểm c và d khoản 4 như sau: “c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau: “d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”. 35. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 111 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau: "b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;"; b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau: “d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau: “b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau: “b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”. đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau: “d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”. 36. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 112 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau: “5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 107 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 11, 12, 13, 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 64, 71, 76; các khoản 1 và 2 Điều 6; điểm b khoản 1 Điều 54; các khoản 6 và 7 Điều 58; các khoản 6 và 7 Điều 59; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 65; các điểm d và d khoản 2 Điều 72; các điểm a, b khoản 4 Điều 74 và điểm c khoản 2 Điều 75 Nghị định này.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau: “7. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 109 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 71, 76, 80, 83, 96, 97, 102; điểm b khoản 3 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; các điểm a và b khoản 3 Điều 16; điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; các khoản 1, 3, 5, 6 và 7 Điều 38; điểm b khoản 4 Điều 39; khoản 4 Điều 40; điểm b khoản 1 Điều 45; điểm b khoản 3 Điều 48; điểm b khoản 1 Điều 52; khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a và b khoản 3 Điều 64; khoản 2 Điều 68; khoản 1 Điều 74; khoản 2 Điều 78 và điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 95 Nghị định này.”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau: “11. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 19, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96, 97; các điểm b và c khoản 3 Điều 12; khoản 2 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29 và điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định này.”. Điều 3. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 1. Thay thế cụm từ “Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi” bằng cụm từ “Buộc nộp lại” tại điểm c khoản 9 Điều 38; điểm c khoản 8 Điều 39; điểm b khoản 5 Điều 52; điểm b khoản 3 Điều 54; điểm b khoản 5 Điều 56; các điểm b và c khoản 9 Điều 57; điểm b khoản 5 Điều 68; điểm b khoản 4 Điều 70; điểm b khoản 4 Điều 71; điểm b khoản 6 Điều 72; các điểm a và b khoản 5 Điều 75; điểm b khoản 4 Điều 76; khoản 4 Điều 77 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. 2. Bãi bỏ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9, điểm d khoản 10 Điều 22, điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. 3. Bãi bỏ quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 39; các điểm b, c, g, h khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 72; điểm b khoản 3 Điều 73; điểm b khoản 1 Điều 74; các điểm b và d khoản 2 Điều 75; khoản 2 Điều 78; điểm c khoản 5 Điều 107; điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 111 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. 2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (2b). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Đức Đam
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "28/12/2021", "sign_number": "124/2021/NĐ-CP", "signer": "Vũ Đức Đam", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-4311-KH-UBND-2021-De-an-phat-trien-du-lich-thong-minh-Ho-Chi-Minh-2021-2025-498056.aspx
Kế hoạch 4311/KH-UBND 2021 Đề án phát triển du lịch thông minh Hồ Chí Minh 2021 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4311/KH-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 Căn cứ Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình triển khai Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025; Căn cứ Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Phê duyệt Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Xét đề xuất của Sở Du lịch tại Công văn số 1520/SDL-CNTTDL ngày 24 tháng 11 năm 2021 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án du lịch thông minh giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: - Góp phần giải quyết các vấn đề thực trạng còn đang tồn tại của ngành du lịch nhằm tăng cường tiện ích và trải nghiệm dành cho khách du lịch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch. - Tích cực số hóa dữ liệu của ngành du lịch và tăng cường hợp tác và kết nối dữ liệu tới các ngành liên quan để thu thập số liệu từ đó có cơ sở thực tiễn để phân tích nhu cầu, xu hướng, sở thích du lịch và dự báo, hoạch định, phát triển ngành du lịch tốt hơn. 2. Yêu cầu: - Các nhiệm vụ triển khai phải bám sát Đề án Phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. - Lựa chọn các giải pháp khả thi và phương thức huy động nguồn lực linh hoạt để thực hiện hiệu quả các giai đoạn của Đề án. - Xây dựng các phương án bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các dự án, giải pháp của Đề án. - Kêu gọi sự tham gia tích cực và chủ động của nhiều doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Thực hiện thủ tục các dự án đầu tư 1.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch nhằm chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu và quản lý các nhóm cơ sở dữ liệu có liên quan đến dịch vụ du lịch. - Thời gian thực hiện: năm 2022 - 2023. - Đơn vị thực hiện: Sở Du lịch. - Đơn vị phối hợp: Tổng Cục du lịch, Cục Thống kê Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Hiệp hội Du lịch Thành phố. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin. 1.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách du lịch nhằm xây dựng và tích hợp các giải pháp thu thập cơ sở dữ liệu về khách du lịch. - Thời gian thực hiện: năm 2022 - 2024. - Đơn vị thực hiện: Sở Du lịch. - Đơn vị phối hợp: Tổng cục Du lịch, Công an Thành phố, Cục Thống kê Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Hiệp hội Du lịch Thành phố. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin. 1.3. Xây dựng hệ thống ứng dụng quản lý du lịch nhằm phát triển và tích hợp các giải pháp thành phần đồng bộ phục vụ quản lý nhà nước về du lịch. - Thời gian thực hiện: năm 2023 - 2024. - Đơn vị thực hiện: Sở Du lịch. - Đơn vị phối hợp: Tổng cục Du lịch, Công an Thành phố, Cục Thống kê, Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Hiệp hội Du lịch Thành phố. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin. 1.4. Xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh. - Thời gian thực hiện: năm 2022 - 2025. - Đơn vị thực hiện: Sở Du lịch. - Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí đầu tư công của đô thị thông minh. 2. Thực hiện các giải pháp tăng cường thu hút và trải nghiệm cho khách du lịch và người dân Xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường thông tin du lịch để thu hút khách du lịch và người dân Thành phố, tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số công cộng và cho phép các khu vực tư nhân tham gia vào các giải pháp thông minh, thu hút các nguồn đầu tư khác nhằm đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả. 2.1. Triển khai cổng tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố. - Thời gian thực hiện: năm 2021 - 2025. - Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Du lịch. - Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Hiệp hội Du lịch Thành phố. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí xúc tiến du lịch hàng năm. 2.2. Xây dựng ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp. - Thời gian thực hiện: năm 2021 - 2025. - Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Du lịch. - Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Du lịch Thành phố. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí xã hội hóa. 2.3. Tiếp tục triển khai hệ thống ứng dụng mã QR trong thông tin, giới thiệu tại các điểm tham quan. - Thời gian thực hiện: năm 2021 - 2025. - Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Du lịch - Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch Thành phố, các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí xã hội hóa. 2.4. Xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống wifi công cộng. - Thời gian thực hiện: năm 2021 - 2025. - Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Du lịch. - Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí xã hội hóa. 2.5. Triển khai hệ thống cung cấp thông tin du lịch kết hợp các chương trình giải trí trực quan truyền thông với công nghệ kỹ thuật số tại Thành phố (City4U). - Thời gian thực hiện: năm 2021 - 2025. - Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Du lịch - Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện. - Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí xã hội hóa. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Du lịch: 1.1. Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và gửi báo cáo tiến độ và kết quả về Ủy ban nhân dân Thành phố (trước ngày 15 tháng 12). 1.2. Chịu trách nhiệm về quản lý thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư và thuê đơn vị tư vấn các dự án, nghiệm thu bàn giao đưa sản phẩm của các dự án vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của các dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. 1.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nội dung được giao trong Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt. 2. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ Sở Du lịch thực hiện Kế hoạch triển khai đối với các hạng mục liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao; phối hợp, hỗ trợ Sở Du lịch các giải pháp kỹ thuật tích hợp cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào hệ thống Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố. 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan trong việc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công theo đúng quy định. 4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định; đối với nội dung sử dụng nguồn sự nghiệp công nghệ thông tin, giao Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung vốn sự nghiệp giao Sở Thông tin và Truyền thông bố trí cho Sở Du lịch triển khai thực hiện. 5. Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, quy định chia sẻ dữ liệu khách du lịch xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất và quản lý lưu trú trực tuyến trên địa bàn Thành phố, tích hợp vào Kho dữ liệu du lịch của Thành phố. 6. Các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp với Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung trong Kế hoạch nhằm đảm bảo chất lượng, đồng bộ, tiết kiệm và hiệu quả. 7. Đề nghị các doanh nghiệp du lịch nghiên cứu, xem xét xây dựng chiến lược kinh doanh của đơn vị phù hợp với định hướng phát triển du lịch thông minh của Thành phố, góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch Thành phố nói riêng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuyển đổi số của đơn vị, đồng thời chia sẻ dữ liệu, tích hợp vào Kho dữ liệu du lịch của Thành phố. 8. Đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh kết nối vào Hệ thống cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam./. (Đính kèm Phụ lục Lộ trình thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025). Nơi nhận: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Tổng cục Du lịch; - Thường trực Thành ủy; - TTUB: CT, các PCT; - Các Sở ngành TP; - UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức; - Lưu VT, (KT/Ngân). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Thị Thắng PHỤ LỤC LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN DU LỊCH THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 STT Thời gian Nội dung thực hiện 1 Năm 2021 - Trình bổ sung 01 dự án đầu tư công vào danh mục dự án thuộc Đề án Đô thị thông minh: Xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh (IOC). - Trình bổ sung 03 dự án đầu tư sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin: (1) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch, (2) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách du lịch và (3) Xây dựng hệ thống ứng dụng quản lý du lịch. - Lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 04 dự án đầu tư nêu trên, trình thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư. - Trình kế hoạch thực hiện các dự án sử dụng nguồn xã hội hóa: Hệ thống cung cấp thông tin du lịch kết hợp các chương trình giải trí trực quan truyền thống với công nghệ kỹ thuật số tại Thành phố Hồ Chí Minh (City4U). 2 Năm 2022 - Trình xin chủ trương thực hiện 01 dự án sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến du lịch năm 2021: Cổng tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố. - Chuẩn bị đầu tư: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi 04 dự án đầu tư công và dự án đầu tư sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin (thuê đơn vị tư vấn). - Lập, trình, thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư). - Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư; nhà thầu tư vấn thẩm tra tính hiệu quả, khả thi của dự án đầu tư. Ký hợp đồng. Triển khai thực hiện hợp đồng. - Lập, trình thẩm định và phê duyệt dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu. - Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập thiết kế thi công tổng dự toán (TKTC-DT). Ký hợp đồng. Triển khai thực hiện hợp đồng. - Trình thẩm định và phê duyệt TKTC-DT. - Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ mời thầu gói thầu. Ký hợp đồng, triển khai thực hiện hợp đồng. - Trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. - Tổ chức lựa chọn nhà thầu. Ký hợp đồng. - Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát. Ký hợp đồng. - Trình xin chủ trương thực hiện các dự án sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến du lịch năm 2022: (1) Cổng tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố; (2) Booth tra cứu thông tin du lịch và tham quan thực tại ảo; (3) Hệ thống chatbot hỗ trợ thông tin du lịch; (4) Hệ thống thông tin quảng bá du lịch qua tin nhắn điện thoại. - Tiếp tục thực hiện dự án xã hội hóa: (1) Ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp; (2) Hệ thống cung cấp thông tin du lịch kết hợp các chương trình giải trí trực quan truyền thống với công nghệ kỹ thuật số tại Thành phố Hồ Chí Minh (City4U). - Trình kế hoạch thực hiện các dự án sử dụng nguồn xã hội hóa: (1) Hệ thống Wifi công cộng; (2) Hệ thống ứng dụng QR code quản lý và truy xuất thông tin, nhằm giới thiệu chi tiết các đặc điểm kèm thuyết minh sinh động những đối tượng có dán mã nhận diện QR tại các điểm tham quan. 3 Năm 2023 - Triển khai thực hiện hợp đồng thực hiện 04 dự án đầu tư. - Đưa vào vận hành sử dụng. - Tiếp tục xin chủ trương thực hiện các dự án sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến du lịch năm 2023: (1) Cổng tích hợp thông tin dịch vụ du lịch Thành phố; (2) Booth tra cứu thông tin du lịch và tham quan thực tại ảo; (3) Hệ thống chatbot hỗ trợ thông tin du lịch; (4) Hệ thống thông tin quảng bá du lịch qua tin nhắn điện thoại. - Tiếp tục thực hiện dự án xã hội hóa: (1) Ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp; (2) Hệ thống cung cấp thông tin du lịch kết hợp các chương trình giải trí trực quan truyền thống với công nghệ kỹ thuật số tại Thành phố Hồ Chí Minh (City4U); (3)Hệ thống Wifi công cộng; (4) Hệ thống ứng dụng QR code quản lý và truy xuất thông tin, nhằm giới thiệu chi tiết các đặc điểm kèm thuyết minh sinh động những đối tượng có dán mã nhận diện QR tại các điểm tham quan. 4 Năm 2024 - Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư công và dự án đầu tư từ nguồn kinh phí công nghệ thông tin. - Tiếp tục thực hiện các dự án sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến du lịch năm 2024: (1) Hệ thống chatbot hỗ trợ thông tin du lịch; (2) Hệ thống thông tin quảng bá du lịch qua tin nhắn điện thoại. - Tiếp tục thực hiện dự án xã hội hóa: (1) Ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số du lịch, tham quan thực tại ảo và lên lịch trình du lịch trực tiếp; (2) Hệ thống cung cấp thông tin du lịch kết hợp các chương trình giải trí trực quan truyền thống với công nghệ kỹ thuật số tại Thành phố Hồ Chí Minh (City4U); (3)Hệ thống Wifi công cộng; (4) Hệ thống ứng dụng QR code quản lý và truy xuất thông tin, nhằm giới thiệu chi tiết các đặc điểm kèm thuyết minh sinh động những đối tượng có dán mã nhận diện QR tại các điểm tham quan. 5 Năm 2025 - Tiếp tục thực hiện các dự án đã nêu trong năm 2024. - Báo cáo đánh giá tổng kết kết quả thực hiện Đề án Du lịch thông minh. - Nghiên cứu giải pháp, dự án cho giai đoạn 2026 - 2030.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "20/12/2021", "sign_number": "4311/KH-UBND", "signer": "Phan Thị Thắng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-lien-tich-30-2007-TTLT-BTC-BLDTBXH-huong-dan-che-do-chinh-sach-co-so-bi-mat-luc-luong-Hai-quan-chuyen-trach-phong-chong-buon-lau-van-chuyen-17955.aspx
Thông tư liên tịch 30/2007/TTLT–BTC–BLĐTBXH hướng dẫn chế độ chính sách cơ sở bí mật lực lượng Hải quan chuyên trách phòng chống buôn lậu vận chuyển
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ******* CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 30 /2007/TTLT – BTC – BLĐTBXH Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2007 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠ SỞ BÍ MẬT CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CHUYÊN TRÁCH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 06 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ - CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Căn cứ Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ sở bí mật của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới như sau: I . ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Cơ sở bí mật do lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (sau đây gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan) tuyển chọn, quản lý và sử dụng theo quy định tại Quyết định 65/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. II. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI 1. Cơ sở bí mật khi thực hiện nhiệm vụ do lực lượng Kiểm soát Hải quan giao được bảo vệ về tính mạng, các lợi ích hợp pháp về chính trị và pháp lý, được hỗ trợ về vật chất; truờng hợp bị ốm đau, bị tai nạn thì được cơ quan Hải quan giao nhiệm vụ xem xét đề nghị hỗ trợ, trợ cấp về vật chất. 2. Cơ sở bí mật được xem xét giải quyết hưởng chế độ như thương binh hoặc liệt sỹ khi bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ do đơn vị Kiểm soát Hải quan giao thuộc một trong các trường hợp sau: 2.1. Đấu tranh chống các tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. 2.2. Dũng cảm làm những công việc cấp bách để bảo vệ tài sản của Nhà nước trong lĩnh vực Hải quan. 3. Cơ sở bí mật không được hưởng các chế độ, chính sách trong các trường hợp sau: 3.1 Cơ sở bí mật không trung thành hoặc lợi dụng việc thi hành nhiệm vụ do lực lượng Kiểm soát Hải quan giao để vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng nhiệm vụ và sự chỉ đạo của người có thẩm quyền. 3.2 Cơ sở bí mật bị thương, bị chết do bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan Hải quan. III. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠ SỞ BÍ MẬT 1. Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản: Cơ sở bí mật bị đe dọa về tính mạng hoặc sức khoẻ khi đang thực hiện nhiệm vụ do lực lượng Kiểm soát Hải quan giao có quyền yêu cầu đơn vị Kiểm soát Hải quan và các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để đảm bảo tính mạng, sức khoẻ và tài sản của bản thân và gia đình. 2. Bảo đảm các lợi ích hợp pháp về chính trị và pháp lý: Cơ sở bí mật bị cơ quan pháp luật bắt tạm giam, tạm giữ hoặc bị khởi tố bị can, hoặc bị truy tố ra toà trong khi thực hiện nhiệm vụ do lực lượng Kiểm soát Hải quan giao, thì đơn vị Kiểm soát Hải quan giao nhiệm vụ cho cơ sở bí mật đó có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét để đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện đúng nhiệm vụ của cơ sở bí mật. Cơ sở bí mật không được hưởng quyền lợi chính trị và pháp lý khi không trung thành hoặc lợi dụng không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. 3. Khen thưởng: Cơ sở bí mật có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau: 3.1. Giấy khen 3.2. Bằng khen 3.3. Danh hiệu vinh dự Nhà nước 3.4. Huy chương 3.5. Huân chương. 4. Chế độ ưu đãi xã hội: Cơ sở bí mật khi thi hành nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Mục II của Thông tư này thì được xem xét xác nhận và giải quyết quyền lợi người hưởng chính sách như thương binh hoặc xác nhận liệt sĩ và giải quyết quyền lợi đối với gia đình liệt sĩ . Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi xã hội theo quy định tại Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. 5. Hỗ trợ về vật chất: 5.1. Cơ sở bí mật khi thực hiện nhiệm vụ do lực lượng Kiểm soát Hải quan giao bị tai nạn, bị ốm đau hoặc bị chết thì được đơn vị Kiểm soát Hải quan giao nhiệm vụ báo cáo cấp có thẩm quyền trợ cấp giúp đỡ các khoản sau: a). Bị tai nạn, ốm đau: - Toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định. - Một khoản tiền trợ cấp tuỳ theo mức độ bệnh tật ốm đau hoặc vết thương do tai nạn. b). Bị chết: - Tiền mai táng phí theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Gia đình được trợ cấp 1 lần theo quy định hiện hành của Nhà nước. 5.2. Trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ, bị truy tố trước toà hoặc bị kết án phạt tù kể cả án treo và trong thời gian thử thách (nếu có) hoặc gia đình có khó khăn đột xuất thì được đơn vị Kiểm soát Hải quan giao nhiệm vụ xem xét từng trường hợp cụ thể để báo cáo cấp có thẩm quyền trợ cấp đối với gia đình. 5.3. Trong trường hợp bị kết án, sau khi thi hành án xong được cơ quan Hải quan xem xét giải quyết các chế độ chính sách sau: a) Được hỗ trợ kinh phí kiểm tra sức khoẻ và điều trị bệnh (nếu có). b) Đặt vấn đề chính thức với chính quyền địa phương nơi cơ sở bí mật cư trú và cơ quan, tổ chức nơi cơ sở bí mật làm việc trước khi bị bắt tạo điều kiện để cơ sở bí mật được tiếp tục làm việc IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG,THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Bùi Hồng Lĩnh KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung Nơi nhận: - Thủ tướng, các PTTg Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Bộ Tư pháp: Cục Kiểm tra VBQPPL; - Công báo; Website Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước - Website Bộ Tài chính; - Lưu VT Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH. PHỤ LỤC: MẪU CÁC VĂN BẢN HƯỞNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI Phụ lục số 1: KÝ HIỆU HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG (Kèm theo Thông tư liên tịch số 30 /2007 /TTLT-BTC - BLĐTBXH ngày 05 tháng 4 năm 2007 của Liên Bộ Tài chính - Lao động-Thương binh và Xã hội) 1- Hồ sơ liệt sỹ: LS 2- Hồ sơ thương binh: AQ Phụ lục số 2 KÝ HIỆU CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (Kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) STT ĐỊA PHƯƠNG KÝ HIỆU STT ĐỊA PHƯƠNG KÝ HIỆU 1 An Giang AG 33 Khánh Hoà KH 2 Bắc Cạn BC 34 Kiên Giang KG 3 Bắc Giang BG 35 Kon Tum KT 4 Bắc Ninh BN 36 Lâm Đồng LĐ 5 Bạc Liêu BL 37 Lào Cai LK 6 Bến Tre BE 38 Lạng Sơn LS 7 Bình Định BĐ 39 Lai Châu LC 8 Bình Dương BD 40 Long An LA 9 Bình Phước BP 41 Nam Định NĐ 10 Bình Thuận BT 42 Nghệ An NA 11 Bà rịa -Vũng tàu BV 43 Ninh Bình NB 12 Cà Mau CM 44 Ninh Thuận NT 13 CAO BẰNG CB 45 PHÚ THỌ PT 14 Cần Thơ CT 46 Phú Yên PY 15 GIA LAI GL 47 QUẢNG BÌNH QB 16 Đà Nẵng ĐA 48 Quảng Nam QA 17 ĐẮK LẮK ĐL 49 QUẢNG NGÃI QN 18 Đắk Nông ĐK 50 Quảng Ninh QH 19 ĐIỆN BIÊN ĐB 51 QUẢNG TRỊ QT 20 Đồng Nai ĐN 52 Sơn La SL 21 ĐỒNG THÁP ĐT 53 SÓC TRĂNG ST 22 Hà Giang HG 54 Tây Ninh TN 23 HÀ NAM HL 55 THÁI BÌNH TB 24 Hà Nội HN 56 Thái Nguyên TU 25 HÀ TÂY HT 57 THANH HOÁ TH 26 Hà Tĩnh HI 58 Thừa Thiên Huế TT 27 HẢI DƯƠNG HD 59 TIỀN GIANG TG 28 Hải Phòng HP 60 Trà Vinh TV 29 HẬU GIANG HU 61 TUYÊN QUANG TQ 30 Hồ Chí Minh HM 62 Vĩnh Long VL 31 HOÀ BÌNH HA 63 VĨNH PHÚC VH 32 Hưng Yên HE 64 Yên Bái YB Phụ lục số 3: HỒ SƠ LIỆT SỸ MẪU SỐ 3-LS1 …………................. .......……………….. Số:......./ CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......., ngày.... tháng.... năm...... GIẤY BÁO TỬ ...................................................................................................................chứng nhận: Ông (bà):............................................................... Năm sinh:...................................... Nguyên quán:................................................................................................................ Trú quán:....................................................................................................................... Nhập ngũ (tham gia cách mạng) ngày..... tháng năm Cấp bậc, chức vụ:......................................................................................................... Cơ quan, đơn vị: .......................................................................................................... Đã hy sinh : Ngày tháng năm Tại:................................................................................................................................ Trong trường hợp:........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thi hài mai táng tại:.................................................................................................... ……………….………………………… trình Chính phủ công nhận và tặng bằng TQGC cho ông (bà):.........................................................................l à liệt sỹ Thân nhân của liệt sĩ: ............................................................... gồm: - Cha là:......................................................... sinh năm:.......... (còn sống, đã chết) - Mẹ là:.......................................................... sinh năm:.......... (còn sống, đã chết) Hiện cư trú tại:......................................................................................................... - Người có công nuôi liệt sĩ (nếu có)....................................................................... Hiện cư trú tại:......................................................................................................... - Vợ hoặc chồng là:........................................ sinh năm:..... (còn sống, đã chết) và ................... con, hiện cư trú tại:......................................................................................... ................................................................................................................................. Đính kèm:................................................................................................................ ………….……………….. (Cơ quan cấp giấy, ghi rõ họ tên, chức vụ) MẪU SỐ 3-LS2 UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)....... Quận (huyện):........................ Xã (phường).......................... GIẤY CHỨNG NHẬN THÂN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH LIỆT SĨ (để xét trợ cấp tuất và giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ) Uỷ ban nhân dân xã(phường): ................................................................................. Chứng nhận ông (bà):............................................................................................... Nguyên quán:............................................................................................................ Có những thân nhân chủ yếu sau: STT Họ và tên Năm sinh Quan hệ Nghề nghiệp và chỗ ở hiện nay Ghi chú (nếu chết thì ghi rõ ngày, tháng, năm) Ghi chú những điều cần thiết ( gia đình có liệt sỹ nào khác, chống Pháp hay chống Mỹ, bảo vệ tổ quốc, ghi rõ họ tên liệt sỹ).............................………….................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .......................................................................…….................................................. Uỷ ban nhân dân xã, phường đã trao đổi thống nhất với gia đình về những điểm ghi trong giấy chứng nhận này. TM. GIA ĐÌNH ......., ngày..... tháng..... năm...... TM .UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ , PHƯỜNG MẪU SỐ 3-LS4 UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ……………………………. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số:.........../ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày.... tháng.... năm.... Số hồ sơ:………………. PHIẾU TRỢ CẤP TIỀN TUẤT THÂN NHÂN LIỆT SỸ Họ và tên liệt sỹ:.....................................................Năm sinh: ................................. Nguyên quán :........................................................................................................... Trú quán :.................................................................................................................. Cấp bậc, chức vụ khi hy sinh:................................................................................... Hy sinh ngày tháng năm tại:......................................................... Theo giấy báo tử số :......................ngày tháng năm của:......................... Gia đình được hưởng tuất hàng tháng kể từ ngày......./....../.... theo quyết định số:..................ngày ……tháng…… năm ..........của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Trợ cấp: - Hàng tháng:............................................................................................. - Nuôi dưỡng hàng tháng:………………………………………………. Sổ A: Người đứng tên:......................... Chỗ ở hiện nay:..................................... Số định xuất : ..........x.........=................ .............................................................. Sổ B: Người đứng tên:........................ Chỗ ở hiện nay:................................... Số định xuất : ..........x.........=.............. ............................................................ Trợ cấp lần đầu: - Trợ cấp 1 lần:.......................................................................................................... - Mai táng phí (nếu có) :............................................................................................. - Chi phí báo tử:........................................................................................................... - Truy lĩnh (nếu có):.................................................................................................... Trợ cấp hàng tháng:................................................................................................... Người lập phiếu Giám đốc (ký tên, đóng dấu) MẪU SỐ 3-LS3 BND TỈNH, THÀNH PHỐ ……………………………. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số:.........../ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày.... tháng.... năm.... Số hồ sơ:………………. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VÀ TRỢ CẤP TIỀN TUẤT GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; - Căn cứ Nghị định số ……/200…/NĐ-CP ngày … tháng … năm 200 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; - Căn cứ hồ sơ liệt sĩ:............…………...…….. Số Bằng TQGC:………… quyết định số………………….. ngày ……tháng…. năm………của……….……………... Xét đề nghị của Trưởng phòng Chính sách Thương binh Liệt sĩ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ:............................................................ và trợ cấp đối với gia đình ông (bà):.............................................................. Điều 2. 1. Trợ cấp một lần khi báo tử:....................................................................... 2. Chí phí báo tử:…………………………………………………………... 3. Trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho những thân nhân của liệt sĩ có tên dưới đây kể từ ngày….. tháng….. năm…….. …………………………… là ……………. của liệt sĩ mức ………. đồng …………………………… là ……………. của liệt sĩ mức ………. đồng …………………………… là ……………. của liệt sĩ mức ………. đồng …………………………… là ……………. của liệt sĩ mức ………. đồng …………………………… là ……………. của liệt sĩ mức ………. đồng Cộng: ………………. định xuất là:..........…....đồng Truy lĩnh (nếu có): …………………….. Điều 3. Các ông (bà) Trưởng phòng Chính sách Thương binh Liệt sĩ, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội…………………… và ông (bà)…………….……………… chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: Giám đốc - Như Điều 3 (ký tên, đóng dấu) - Cục TBLSNCC-Bộ LĐTBXH - Lưu MẪU SỐ 3-LS5 …………................. .......……………….. Số:......./TTr-.... CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......., ngày.... tháng.... năm...... TỜ TRÌNH VỀ VIỆC CẤP BẰNG "TỔ QUỐC GHI CÔNG" Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Thi hành Nghị định số 899/TTg ngày 25 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đặt Bằng "Tổ quốc ghi công" để tặng thưởng các liệt sĩ; Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; …………………………….. trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho …………………. liệt sĩ (Có danh sách kèm theo) ……………….. …………… ……………. Nơi nhận: - Như trên; - Ban Thi đua Khen thưởng TƯ; Phụ lục số 4: HỒ SƠ THƯƠNG BINH MẪU SỐ 5-TB1 ......................... ......................... Số........../......... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY CHỨNG NHẬN BỊ THƯƠNG Ông (bà)....................................... .......…………………..Năm sinh………………… Nguyên quán:………………………………………………………………………… Trú quán……………………………………………………………………………… Nhập ngũ hoặc tham gia công tác ngày....... tháng..... năm ………………………….. Chức vụ khi bị thương ……………………………………… cấp bậc…………… Cơ quan, đơn vị khi bị thương: ……………………………….…………………….. Bị thương ngày.......... tháng......... năm……… Nơi bị thương:…...…………………………………………………………………… Trường hợp bị thương:………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. Các vết thương thực thể:……………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………….. Sau khi bị thương được điều trị tại………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………... Ra viện ngày...... tháng...... năm…….. ....., ngày….. tháng.…. năm..….... ………………………… (Ghi rõ họ tên, chức vụ, ký tên, đóng dấu) MẪU SỐ 5-TB2B ......................... HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA Số........../......... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ... ngày.... tháng... năm BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT Hội đồng Giám định Y khoa......................................…………………..............………... Họp ngày............... tháng............. năm............…tại…… ……………………………….. để giám định thương tật đối với ông (bà)...................................................………........... Nguyên quán...............................................................................................……..……….. Trú quán.........................................................................................……………….……… Chức vụ ……………………………… …….cấp bậc……………….………………..... Cơ quan giới thiệu đến:…………………...………………………………………....... Bị thương ngày..... tháng......... năm............................................................……………… Theo Giấy chứng nhận bị thương số ……………………ngày..... .tháng.........năm......… của………………………………………………………………………………………... Chứng thương ghi...................................................................................................……… ....................................................................................................................………..…….. Kết quả khám hiện tại .......................................................................................................………..…………… ….....................................................................................................................………… ………..………………………………………………………………………………… KẾT LUẬN Theo tiêu chuẩn thương tật ban hành tại Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông (bà)...................……….……..được xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là........% (bằng chữ...............................................................………………..) vĩnh viễn/tạm thời Đề nghị..................................................................…………………......................…….. .........................................................................................................……………………. Uỷ viên Uỷ viên thường trực Chủ tịch Hội đồng MẪU SỐ 5 - TB3B UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ……………………………. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số:.........../ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày.... tháng.... năm.... Số hồ sơ:………………. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT MỘT LẦN GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; - Căn cứ Nghị định số ……/200.../NĐ-CP ngày … tháng … năm 200 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; - Căn cứ Biên bản Giám định Thương tật số................ngày….tháng…..năm…….. của Hội đồng Giám định Y khoa..........……………………........................................... - Xét đề nghị của Trưởng phòng Chính sách Thương binh Liệt sĩ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Trợ cấp thương tật 1 lần đối với: Ông (bà):..........................................................…………………..Năm sinh……….. Nguyên quán:.............................................................................................................. Trú quán:............................................................................................................……. Cơ quan, đơn vị khi bị thương:.................................................................................... Bị thương ngày …..tháng ….. năm……. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động:……% (bằng chữ…………………………….%) Mức trợ cấp 1 lần bằng:...................…...đ x..........tháng = ......................................đ (bằng chữ:...........................................................................................................đồng) Điều 2. Các ông (bà) Trưởng phòng Chính sách Thương binh Liệt sĩ; Trưởng phòng Kế toán - Tài chính; Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội……… ……………………và ông (bà)……………………........chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Giám đốc (Ký tên, đãng dấu) Nơi nhận - Như điều 2 - Cục TBLSNCC-Bộ LĐTBXH - Lưu MẪU SỐ 5 - TB3D UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ……………………………. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số:.........../ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày.... tháng.... năm.... Số hồ sơ:………………. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH VÀ TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; - Căn cứ Nghị định số ……/200.../NĐ-CP ngày … tháng … năm 200 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; - Căn cứ Biên bản Giám định Thương tật số................ngày….tháng…..năm…….. của Hội đồng Giám định Y khoa..........……………………........................................... - Xét đề nghị của Trưởng phòng Chính sách Thương binh Liệt sĩ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. 1. Cấp giấy chứng nhận và trợ cấp thương tật đối với: Ông (bà):.....................…………………………………….Năm sinh……………… Nguyên quán:.................................................................................................………. Trú quán:.................................................................................................…………… Bị thương ngày…….. tháng……… năm………. Cơ quan, đơn vị khi bị thương:.................................................................................... Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động:……% (bằng chữ…………………………….%) 2. Ông (bà) ...................................................................................................… được hưởng trợ cấp thương tật mức ………………đồng. (Bằng chữ…………………………………………………………………………...) kể từ ngày……..tháng………năm …… Điều 2. Ông (bà) Trưởng phòng Chính sách Thương binh Liệt sĩ, Trưởng phòng Kế toán - Tài chính, Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội...........……………….và ông (bà):.............................………........…chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận Giám đốc - Như Điều 2 (Ký tên, đóng dấu) - Cục TBLSNCC-Bộ LĐTBXH - Lưu MẪU SỐ 5- TB4B UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ……………………………. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số:.........../ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......, ngày.... tháng.... năm.... Số hồ sơ:………………. PHIẾU TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT Họ và tên: ……………………………………………Năm sinh…………….. Nguyên quán: Trú quán: Nhập ngũ hoặc tham gia công tác ngày ….. tháng ….. năm ……… Cơ quan, đơn vị khi bị thương: Bị thương ngày …… tháng …. năm …… lần 2 ……………… lần 3 Nơi bị thương: …………………………...lần 2 ……………… lần 3 Giấy chứng nhận bị thương số: ……… ……..ngày …… tháng …. năm …… của Biên bản Giám định Y khoa số: …………… ngày…… tháng ……năm……. của Hội đồng Giám định Y khoa Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là: …….% (…………………………%) Được hưởng trợ cấp kể từ ngày ……… tháng ……… năm Theo Quyết định số ……… ngày …… tháng ……. năm của Chỗ ở khi lập phiếu: Phần trợ cấp, phụ cấp - Trợ cấp một lần: ………………………………………………… đ - Trợ cấp hàng tháng: ……………………………………………... đ - Phụ cấp thương tật đặc biệt nặng: ………………………………. đ - Phụ cấp cần người phục vụ: ……………………………………... đ - Phụ cấp khu vực: ……………………………………………… đ - Trợ cấp thương tật được truy lĩnh: ………………………………. đ Cộng: đ Người lập phiếu Giám đốc (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "05/04/2007", "sign_number": "30/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH", "signer": "Trương Chí Trung, Bùi Hồng Lĩnh", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-85-KH-UBND-2022-quan-ly-dau-tu-phat-trien-cum-cong-nghiep-Ha-Noi-507269.aspx
Kế hoạch 85/KH-UBND 2022 quản lý đầu tư phát triển cụm công nghiệp Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 85/KH-UBND Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2022 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022 Căn cứ các Nghị định: số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017, số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Thông tư số 28/2020/TT-BCT ngày 16/11/2020 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP . UBND Thành phố ban hành Kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 1. Mục đích - Yêu cầu: - Cụ thể hóa Chương trình hành động của UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 của thành phố Hà Nội và Chương trình công tác của UBND Thành phố năm 2022. - Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố; tháo gỡ khó khăn vướng mắc; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố. - Tổ chức quản lý, đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 2. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động (gồm: giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, tường rào bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp) trong hàng rào các cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; - Tiếp tục tổ chức khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2019 - 2020; - Quyết định thành lập, mở rộng 15 - 20 cụm công nghiệp mới; - Bổ sung 04 cụm công nghiệp mới vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, có xét đến năm 2030; - 100% cụm công nghiệp đang hoạt động được quản lý hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; - 100% các cụm công nghiệp xây mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; - 100% các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; II. NỘI DUNG 1. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp - Tổ chức lập Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố để tích hợp vào Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở kết quả rà soát Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, có xét đến năm 2030. - Tiếp tục hoàn thiện Chương trình đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đảm bảo 100% cụm công nghiệp đang hoạt động được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, tường rào bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp. - Rà soát các văn bản quy định hiện hành trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 2. Tổ chức quản lý, phát triển các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động - Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng, thu thập dữ liệu thông tin các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố làm cơ sở cập nhật dữ liệu lên website quản lý cụm công nghiệp của Bộ Công Thương. - Đầu tư, cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm hoàn thiện hạ tầng đảm bảo đồng bộ theo quy định; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2 (đối với các cụm còn diện tích theo quy hoạch có nhu cầu mở rộng). - Tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư lấp đầy các cụm công nghiệp. - Hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động 11 hệ thống xử lý nước thải tập trung tại 11 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 6613/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND Thành phố; Lập dự án đầu tư và tổ chức khởi công 03 hệ thống xử lý nước thải tập trung tại 03 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố còn lại. - Xây dựng, phê duyệt phương án giá dịch vụ, giá xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện làm chủ đầu tư. - Chuyển đổi mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đối với các cụm công nghiệp do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được phê duyệt; đề xuất xử lý các vi phạm (nếu có). - Thường xuyên nắm bắt, đánh giá tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. 3. Triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập - Tổ chức khởi công xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút các dự án đầu tư thứ phát vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại 45 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập bao gồm: + 02 cụm công nghiệp được thành lập theo Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Liên Bộ: Công Thương - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực (Cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên, huyện Thanh Oai; Cụm công nghiệp CN3, huyện Sóc Sơn); + 43 cụm công nghiệp được thành lập giai đoạn 2018 - 2020. - Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ khởi công, triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. 4. Phát triển, thành lập mới cụm công nghiệp - Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. - Hoàn thiện công tác thẩm định, quyết định thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp mới. 5. Công tác thanh tra, kiểm tra Tăng cường tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, tập trung vào các vi phạm về đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường...; Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Công Thương - Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quản lý, phát triển cụm công nghiệp, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu chỉ đạo của Thành phố; tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã: + Tổ chức lập Phương án phát triển cụm công nghiệp để tích hợp vào Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở kết quả rà soát Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, có xét đến năm 2030. + Hoàn thiện, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt Chương trình đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. + Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; tổ chức thẩm định, thành lập mới các cụm công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. + Giám sát thực hiện cam kết tiến độ hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật 70 cụm công nghiệp đang hoạt động và tiến độ khởi công 45 cụm công nghiệp được thành lập... đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của UBND Thành phố. - Chủ trì cùng các Sở: Tài chính, Nội vụ, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan đề xuất phương án chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao; Chủ trì các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố kiểm tra thực hiện trong quản lý hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại các cụm công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, quy quy hoạch đã được phê duyệt. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Phối hợp với Sở Công Thương tích hợp Phương án phát triển cụm công nghiệp vào Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Phối hợp với Sở Công Thương hoàn thiện, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt Chương trình đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. - Nghiên cứu đề xuất phương án thống nhất 01 Chủ đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đối với các cụm công nghiệp thành lập giai đoạn 2 thành lập mới theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ (theo hướng chuyển giao từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang doanh nghiệp) theo đúng quy định của pháp luật. - Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu trình UBND Thành phố và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, các chủ đầu tư, các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục đất đai và môi trường trong quá trình thành lập mới, triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật, quản lý hoạt động các cụm công nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. - Thực hiện các giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ khởi công và triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. - Tham mưu UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, các chủ đầu tư, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. - Thực hiện việc giao đất, cho thuê thực hiện dự án sau khi hoàn thành GPMB theo quy định. - Phối hợp với Sở Công Thương lập Phương án phát triển cụm công nghiệp. - Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định. 4. Sở Quy hoạch - Kiến trúc - Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và Chủ đầu tư về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. - Phối hợp với Sở Công Thương lập Phương án phát triển cụm công nghiệp để tích hợp vào Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định. 5. Sở Tài chính - Phối hợp cùng Sở Công Thương, các đơn vị liên quan: + Rà soát, nghiên cứu đề xuất phương án chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp; báo UBND Thành phố xem xét chỉ đạo. + Nghiên cứu đề xuất phương án thống nhất 01 Chủ đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đối với các cụm công nghiệp thành lập giai đoạn 2 đối với các cụm thành lập mới theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ (theo hướng chuyển giao từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang doanh nghiệp) theo đúng quy định của pháp luật. + Giải quyết các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài chính - Tham mưu giúp UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn và hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện. - Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định. 7. Các Sở, ngành: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các đơn vị liên quan - Thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ khởi công và triển khai xây dựng HTKT các cụm công nghiệp theo chức năng nhiệm vụ. - Phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn UBND các huyện và chủ đầu tư để cập nhật, bổ sung các quy hoạch; sớm có văn bản góp ý quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khi UBND huyện đề nghị. - Phối hợp chuyển đổi mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đối với các cụm công nghiệp do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư. - Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định. 8. UBND các quận, huyện, thị xã có cụm công nghiệp: - Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành và đơn vị liên quan để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; phối hợp với các Sở, ngành Thành phố để giải quyết các nội dung vướng mắc theo thẩm quyền; đề xuất báo cáo UBND Thành phố các nội dung vượt thẩm quyền. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất xử lý vi phạm (nếu có) - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chỉ đạo, đôn đốc các Chủ đầu tư cụm công nghiệp tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo tiến độ khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo kế hoạch và tiến độ đã ban hành. - Cập nhật, bổ sung quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các cụm công nghiệp mới được thành lập để đảm bảo triển khai dự án theo tiến độ. - Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và công tác GPMB đáp ứng tiến độ khởi công các các cụm công nghiệp trên địa bàn đã được phê duyệt. - Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức rà soát Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; lập Phương án phát triển cụm công nghiệp gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tích hợp vào Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Rà soát, xây dựng kế hoạch hoàn thiện hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện theo phân cấp hoặc đề xuất UBND Thành phố đầu tư các hạng mục công trình cấp Thành phố. - Rà soát các cụm công nghiệp chậm triển khai để báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý theo quy định hiện hành. - Thường xuyên tổ chức họp giao Ban chỉ đạo đối với Chủ đầu tư cụm công nghiệp về công tác triển khai dự án; qua đó có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, thực hiện việc đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời đối với việc đầu tư xây dựng. - Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện tập trung ưu tiên, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến triển khai các cụm công nghiệp đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra. - Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định. 9. Chủ đầu tư các cụm công nghiệp: - Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quyết định thành lập, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ quy định. - Xây dựng, phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải... - Cải tạo nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. - Chủ động kêu gọi, thu hút, tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trên cơ sở quy hoạch chi tiết và ngành nghề đã được phê duyệt đảm bảo đúng quy định; ưu tiên các Nhà đầu tư, dự án sử dụng công nghệ mới, kỹ thuật cao, các hộ sản xuất tại các làng nghề, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường. - Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định. IV. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Nguồn ngân sách thành phố cấp và nguồn kinh phí xã hội hóa theo quy định. Giao Sở Tài chính hướng dẫn các sở, ngành. UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan thực hiện theo quy định V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO - Giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố: Định kỳ hàng tháng (trước ngày 25 hàng tháng), hàng quý (trước ngày 25 tháng cuối quý) và cả năm (trước ngày 20/12/2022) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này gửi Sở Công Thương để tổng hợp, phối hợp triển khai thực hiện. - Sở Công Thương: Định kỳ hàng tháng (trước ngày 28 hàng tháng), hàng quý (trước ngày 28 tháng cuối quý) và cả năm (trước ngày 25/12/2022) tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Công Thương tình hình, kết quả thực hiện theo quy định. UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết phải kịp thời báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Công Thương để tổng hợp) xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Bộ Công Thương; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - Bí thư Thành ủy; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Cục CT địa phương - BCT - Các Sở: CT, KHĐT, TC, XD, QH-KT, TN&MT, NN&PTNT, GTVT; TP; NV; - Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Chủ đầu tư các CCN trên địa bàn TP; - CVP, PCVPN.M.Quân, KT, TKBT; - Lưu: VT, KTVũ. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Mạnh Quyền PHỤ LỤC 1 PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2021 (Kèm theo Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND Thành phố) STT Nhiệm vụ Cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện Cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai thực hiện Tiến độ thực hiện 1 Xây dựng, ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Sở Công Thương Các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã Quý I/2022 2 Lập Phương án phát triển cụm công nghiệp để tích hợp vào Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Sở Công Thương Các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã Quý II/2022 3 Chuyển đổi mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đối với các CCN do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư Sở Công Thương Các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các Chủ đầu tư Năm 2022 4 Xây dựng, ban hành Chương trình hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 Sở Công Thương Các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã Quý II/2022 5 Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; tổ chức thẩm định, thành lập mới 10-15 cụm công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành Sở Công Thương Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã Năm 2022 6 Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, giải pháp, trình tự thủ tục về thu hút đầu tư các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các quy định pháp luật khác có liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã; các Chủ đầu tư Quý II/2022 7 Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã thực hiện công tác liên quan đến đất đai, môi trường, GPMB.. Sở Tài nguyên và Môi trường UBND các huyện, thị xã; các Chủ đầu tư; các đơn vị liên quan Năm 2022 8 Tham mưu UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, các chủ đầu tư, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã; các Chủ đầu tư; các đơn vị liên quan Quý II/2022 9 Tham mưu UBND Thành phố báo cáo Bộ Xây dựng đề nghị có văn bản thỏa thuận cho Thành phố tiến hành điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng huyện tại các vị trí thành lập/ mở rộng cụm công nghiệp; Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã thực hiện sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Xây dựng. Sở Quy hoạch - Kiến trúc Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã; các Chủ đầu tư; các đơn vị liên quan Quý I/2022 10 Thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, quy hoạch, đất đai, môi trường... đảm bảo tốt công tác QLNN về CCN và đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng HTKT các cụm công nghiệp trên địa bàn Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã Các chủ đầu tư Năm 2022 11 Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 UBND các quận, huyện, thị xã; các chủ đầu tư Các sở, ngành Từ Quý III/2022 12 Tăng cường tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, tập trung vào các vi phạm về đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường Sở Công Thương; UBND các quận, huyện, thị xã Các sở, ngành; các Chủ đầu tư; các đơn vị liên quan Năm 2022 13 Chỉ đạo, đôn đốc Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tổ chức khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo kế hoạch và tiến độ đã ban hành. UBND các huyện, thị xã; Các sở, ngành; các Chủ đầu tư; các đơn vị liên quan. Năm 2022 14 Cập nhật, bổ sung quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các CCN mới được thành lập để đảm bảo triển khai dự án theo tiến độ đề ra. UBND các huyện, thị xã; Các sở, ngành; các Chủ đầu tư; các đơn vị liên quan Năm 2022 15 Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép; đề xuất xử lý vi phạm (nếu có); Báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý theo quy định đối với các CCN triển khai chậm tiến độ UBND các quận, huyện, thị xã; Các sở, ngành; các Chủ đầu tư. Các đơn vị liên quan Năm 2022 16 Tổ chức khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo kế hoạch và tiến độ đã ban hành Chủ đầu tư Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã Năm 2022 17 Xây dựng, phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải... Chủ đầu tư Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã; các đơn vị liên quan Năm 2022 18 Kêu gọi, thu hút, tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trên cơ sở quy hoạch chi tiết và ngành nghề đã được phê duyệt đảm bảo đúng quy định; Chủ đầu tư Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã; các đơn vị liên quan Năm 2022 19 Cải tạo nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. Chủ đầu tư Các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã Năm 2022 PHỤ LỤC 2 PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ 70 CỤM CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Kèm theo Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND Thành phố) STT Cụm công nghiệp Chủ đầu tư Tỷ lệ lấp đầy Các nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2021 Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện Cơ quan, đơn vị phối hợp A CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÃ HOÀN THIỆN HẠ TẦNG (26 CỤM) I Cụm công nghiệp do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư (12 Cụm) Thị xã Sơn Tây 1 Cụm CN Phú Thịnh BQL dự án đầu tư xây dựng Thị xã 100% - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng thị xã đã được phê duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND thị xã Sơn Tây Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Quốc Oai 2 Cụm CN Ngọc Liệp BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng HTKT giai đoạn 2. UBND huyện Quốc Oai Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Quận Hà Đông 3 Cụm CN Yên Nghĩa BQL dự án đầu tư xây dựng quận 100% - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng thị xã đã được phê duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND quận Hà Đông Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải để đấu nối vào trạm xử lý nước thải đã được xây dựng - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật Chủ đầu tư Huyện Thường Tín 4 Cụm CN Quất Động BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật Chủ đầu tư 5 Cụm CN sơn mài Duyên Thái BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi cụm công nghiệp. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Cải tạo nâng cấp Trạm xử lý nước thải tập trung để đưa vào hoạt động. Chủ đầu tư 6 Cụm CN Liên Phương BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Chương Mỹ 7 Cụm CN Ngọc Hòa BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Chương Mỹ Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Quận Nam Từ Liêm - Bắc Từ Liêm 8 Cụm CN Từ Liêm BQL dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm 100% - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng thị xã đã được phê duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND quận Bắc Từ Liêm Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. Sở Công Thương Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật Chủ đầu tư Huyện Thanh Trì 9 Cụm CN Ngọc Hồi BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thanh Trì Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. Sở Công Thương - Rà soát giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Gia Lâm 10 Cụm CN Phú Thị BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng HTKT cụm công nghiệp giai đoạn 2 UBND huyện Gia Lâm Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 11 Cụm CN Kiêu Kỵ BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Gia Lâm Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà xưởng các DN, cơ sở sản xuất. Chủ đầu tư Huyện Đông Anh 12 Cụm CN Đông Anh BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Đông Anh Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư II Cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư (14 Cụm) Huyện Đan Phượng 13 Cụm CN Thị Trấn Phùng Cty CP ĐT TM Tân Cương 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Đan Phượng Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 14 Cụm CN Tân Hội CTCP ĐTXD và PTĐT Thăng Long 100% - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Đan Phượng Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Rà soát, thực hiện hoàn thiện đồng bộ các công trình, hạng mục HTKT trong năm 2021 theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo đáp ứng điều kiện hoạt động sản xuất. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Hoài Đức 15 Cụm CN Dương Liễu Công ty CP tập đoàn Minh Dương - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng HTKT cụm công nghiệp giai đoạn 2 UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà xưởng đối với các DN. - Đấu nối nước thải cụm công nghiệp vào Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà. Chủ đầu tư Huyện Thường Tín 16 Cụm CN Quất Động 2 (mở rộng) CTCP giao thông Hồng Hà 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 17 Cụm CN Hà Bình Phương I CTCP đầu tư DIA 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 18 Cụm CN Hà Bình Phương II CT TNHH Nam Khải 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 19 Cụm CN Duyên Thái CTCP giao thông Hồng Hà 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 20 Cụm CN Văn Tự 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thường Tín Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Chương Mỹ 21 Cụm CN Ngọc Sơn Công ty CP Lộc Ninh 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Chương Mỹ Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Thanh Oai 22 Cụm CN Thanh Oai CTCP COMA 18 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thanh Oai Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Thanh Trì 23 Cụm CN Tân Triều Cty CP KD XNK Vạn Thuận 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thanh Trì Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Nâng cấp cải tạo Hệ thống XLNT để đưa vào hoạt động. Di dời các hộ dân ra khỏi CCN. Chủ đầu tư Huyện Gia Lâm 24 Cụm CN thực phẩm Hapro TCT Thương mại Hà Nội Hapro 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Gia Lâm Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 25 Cụm CN Ninh Hiệp Cty CP ĐT HT KCN và ĐT số 18 100% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Gia Lâm Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Đông Anh 26 Cụm CN Nguyên Khê Liên danh CTCP Đông Thành và CTCP ĐTPT Việt Nam 27% Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Đông Anh Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp - Kêu gọi đầu tư để lấp đầy diện tích cụm công nghiệp - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư B CỤM CÔNG NGHIỆP CHƯA HOÀN THIỆN HẠ TẦNG (44 CỤM) I Cụm công nghiệp do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư (43 Cụm) Huyện Ba Vì 1 Cụm CN Cam Thượng BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 17% - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Kêu gọi đầu tư xây dựng HTKT phần diện tích còn lại theo quy hoạch UBND huyện Ba Vì Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 2 Cụm CN Đồng Giai BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 5% - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Kêu gọi đầu tư xây dựng HTKT phần diện tích còn lại theo quy hoạch UBND huyện Ba Vì - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 3 Cụm CN Tản Lĩnh BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 10% - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Ba Vì - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Thị xã Sơn Tây 4 Cụm CN Sơn Đông BQL dự án đầu tư xây dựng thị xã 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng HTKT giai đoạn 2 UBND Thị xã Sơn Tây Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Chủ đầu tư Huyện Phúc Thọ 5 Cụm CN TT Phúc Thọ BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 95% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Phúc Thọ Sở Công Thương; Các sở ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp để lấp đầy phần diện tích còn lại Chủ đầu tư 6 Cụm CN Liên Hiệp BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 40% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại khoảng 5ha UBND huyện Phúc Thọ - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. - GPMB, đầu tư xây dựng phần diện tích còn lại khoảng 5ha; Kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp để lấp đầy phần diện tích còn lại Chủ đầu tư 7 Cụm CN Tích Giang BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 50% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Kêu gọi chủ đầu tư xây dựng HTKT giai đoạn 2 UBND huyện Phúc Thọ - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp để lấp đầy phần diện tích còn lại Chủ đầu tư Huyện Đan Phượng 8 Cụm CN Liên Hà BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Đan Phượng Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 9 Cụm CN Đan Phượng BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng HTKH cụm công nghiệp giai đoạn 2 UBND huyện Đan Phượng - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 10 Cụm CN Hồ Điền BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Đan Phượng - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã dược phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Thạch Thất 11 Cụm CN Bình phú BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 68,45% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Tổ chức GPMB và giao đất cho DN, cơ sở sản xuất phần còn lại UBND huyện Thạch Thất Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 12 Cụm CN Cơ kim khí Phùng Xá BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 65,04% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Tổ chức giao đất cho DN, cơ sở sản xuất phần còn lại UBND huyện Thạch Thất - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Xây dựng HTKT cụm công nghiệp phần diện tích còn lại - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 13 Cụm CN Đồ mộc Phùng Xá BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 56,44%. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Tổ chức phê duyệt hồ sơ thuê đất của các hộ UBND huyện Thạch Thất - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 14 Cụm CN Bình phú I BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 88,44%. - Tổ chức bàn giao Lô B đưa vào sử dụng - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thạch Thất - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 15 Cụm CN Canh Nậu BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 71,8%. - Tổ chức GPMB và giao đất cho DN, CSSX phần còn lại - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). UBND huyện Thạch Thất - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Xây dựng HTKT cụm công nghiệp phần diện tích còn lại - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 16 Cụm CN Chàng Sơn BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 82,76%. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xử lý dứt điểm vi phạm đất đai và trật tự xây dựng UBND huyện Thạch Thất - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Xây dựng HTKT cụm công nghiệp phần diện tích còn lại - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 17 Cụm CN Kim Quan BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 50%. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Tổ chức GPMB và giao đất cho DN, cơ sở sản xuất phần còn lại UBND huyện Thạch Thất - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Xây dựng HTKT cụm công nghiệp phần diện tích còn lại - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Quốc Oai 18 Cụm CN Yên Sơn BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi theo quy hoạch đô thị sinh thái Quốc Oai đã được duyệt - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Quốc Oai Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Hoài Đức 19 Cụm CN Lại Yên BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 20 Cụm CN Kim Chung (Lai Xá) BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 21 Cụm CN Đắc Sở BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 22 Cụm CN cầu Nổi - Vân Canh BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 23 Cụm CN La Phù BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 24 Cụm CN Di Trạch BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 25 Cụm CN Đại Tự BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 70% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 26 Cụm CN Trường An BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Hoài Đức Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ XLNT. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Quận Hà Đông 27 Cụm CN Biên Giang BQL dự án đầu tư xây dựng quận 100% - Xây dựng kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND quận Hà Đông Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ XLNT. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Gia Lâm 28 Cụm CN làng nghề Bát Tràng BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Di dời các hộ dân ra khỏi CCN UBND huyện Gia Lâm Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Nâng cấp hệ thống XLNT để đưa vào hoạt động Chủ đầu tư Huyện Thường Tín 29 Cụm CN Ninh Sở BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng HTKT cụm công nghiệp giai đoạn 2 UBND huyện Thường Tín Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 30 Cụm CN Tiền Phong BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng HTKT cụm công nghiệp giai đoạn 2 UBND huyện Thường Tín Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 31 Cụm CN làng nghề Vạn Điểm BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng thị xã đã được phê duyệt. - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi cụm công nghiệp UBND huyện Thường Tín Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Chương Mỹ 32 Cụm CN Tân Tiến BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Chương Mỹ Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 33 Cụm CN Đại Yên BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 50% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Chương Mỹ Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 34 Cụm CN Đông Phú Yên BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 25% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Chương Mỹ Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 35 Cụm CN Phụng Châu BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng thị xã đã được phê duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Chương Mỹ Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 36 Cụm CN Đông Sơn BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi trước năm 2030 theo quy hoạch chung xây dựng thị xã đã được phê duyệt. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Chương Mỹ Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Thanh Oai 37 Cụm CN Thanh Thùy BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 70% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi cụm công nghiệp UBND huyện Thanh Oai Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 38 Cụm CN Bích Hoà BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt băng nguồn ngân sách cấp huyện. - Yêu cầu các doanh nghiệp đã được giao đất phải xây dựng nhà xưởng UBND huyện Thanh Oai Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung trước tháng 10/2022 Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Đông Anh 39 Cụm CN Liên Hà BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi cụm công nghiệp UBND huyện Đông Anh Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 40 Cụm CN Vân Hà BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi cụm công nghiệp UBND huyện Đông Anh Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư Huyện Ứng Hòa 41 Cụm CN Cầu Bầu BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 50% - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bàng nguồn ngân sách cấp huyện. UBND huyện Ứng Hòa Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 42 Cụm CN Xà Cầu BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình HTKT chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi cụm công nghiệp UBND huyện Ứng Hòa Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư 43 Cụm CN Bắc Vân Đình BQL dự án đầu tư xây dựng huyện 100% - Rà soát, tổng hợp các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thành; Xây dựng kế hoạch hoàn thiện HTKT theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn ngân sách cấp huyện. - Quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch được duyệt. Đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). - Kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2 UBND huyện Ứng Hòa Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, xử lý việc xây dựng trái phép tại CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt. - Rà soát, đề xuất chuyển đổi công tác quản lý, kinh doanh, khai thác HTKT từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện sang Doanh nghiệp. - Thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. Sở Công Thương - Xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp. - Xây dựng giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp. - Cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Chủ đầu tư II Cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư (01 Cụm) Huyện Thanh Oai 1 Cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên Công ty CP ĐTXD Hà Tây 10% - Tổ chức GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư thứ phát. - Báo cáo các khó khăn, vướng mắc (nếu có). UBND huyện Thanh Oai Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư - Tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động CCN theo Kế hoạch số 5294/KH-SCT ngày 07/12/2021 của Sở Công Thương; - Chủ trì, phối hợp với các ngành xem xét năng lực của nhà đầu tư, nếu không đáp ứng theo quy định thì báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo Sở Công Thương Phối hợp với UBND huyện Thanh Oai và các ngành để GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư thứ phát. Chủ đầu tư PHỤ LỤC 3 PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TIẾN ĐỘ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 43 CỤM CÔNG NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI GIAI ĐOẠN 2018-2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Kèm theo Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND Thành phố) STT Cụm công nghiệp Chủ đầu tư Thời gian khởi công Nhiệm vụ Cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện Cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện Huyện Phú Xuyên 1 Cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Chí Cường ngày 20/3/2022 Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 2 Cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ Công ty Cổ phần HTC Toàn Cầu ngày 18/5/2022 Phê duyệt phương án đền bù GPMB; Tổ chức GPMB UBND huyện, chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Chủ đầu tư, Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư Huyện Gia Lâm 3 Cụm công nghiệp Đình Xuyên Công ty cổ phần phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam Ngày 30/4/2022 Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 4 Cụm công nghiệp Phú Thị - GĐ2 Công ty Cổ phần Phát triển FUJI Hà Nội Ngày 30/6/2022 Phê duyệt QHCT 1/500; tổ chức GPMB UBND huyện; Chủ đầu tư - Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án; - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Chủ đầu tư, Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư Huyện Thạch Thất 5 Cụm công nghiệp làng nghề Dị Nậu Công ty cổ phần Hoàng Hưng Tiến Ngày 15/4/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (Đã GPMB đạt 76,64% tổng diện tích) UBND huyện, chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 6 Cụm công nghiệp làng nghề Chàng Sơn - Giai đoạn 2 Công ty cổ phần Hoàng Hưng Tiến Ngày 30/6/2022 Phê duyệt phương án đền bù GPMB; Tổ chức GPMB UBND huyện, chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 7 Cụm công nghiệp làng nghề Hữu Bằng Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn xây dựng Trường An Ngày 30/6/2022 Phê duyệt QHCT 1/500; Phê duyệt phương án đền bù GPMB; Tổ chức GPMB UBND huyện, chủ đầu tư - Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Chủ đầu tư, Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 8 Cụm công nghiệp Bình Phú I - Giai đoạn 2 Công ty TNHH xây dựng, giao thông 289 Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện, chủ đầu tư - Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Chủ đầu tư, Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư Huyện Ứng Hòa 9 Cụm công nghiệp Cầu Bầu - GĐ2 Công ty cổ phần Hà Thành - BQP Ngày 15/3/2022 Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 10 Cụm công nghiệp Xà Cầu - GĐ2 Công ty cổ phần Hà Thành - BQP Ngày 15/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện, chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư Huyện Đông Anh 11 Cụm công nghiệp Thiết Bình Công ty cổ phần phát triển ĐTXD Việt Nam Ngày 30/6/2022 Tiếp tục GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB đạt 98,57% tổng diện tích) UBND huyện, chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Đôn đốc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản thẩm định để hoàn thiện Hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha. - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 12 Cụm công nghiệp Liên Hà 2 Công ty cổ phần phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam Ngày 30/6/2022 - Đôn đốc Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản thẩm định để hoàn thiện Hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha. - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 13 Cụm công nghiệp Dục Tú Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội Ngày 30/6/2022 Tiếp tục GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB đạt 98,2% tổng diện tích) UBND huyện, chủ đầu tư - Đôn đốc Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản để hoàn thiện Hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha (Hội đồng thẩm định đã họp ngày 16/11/2021) - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 14 Cụm công nghiệp Thụy Lâm Công ty TNHH tập đoàn XD Thanh Bình Ngày 30/6/2022 Tiếp tục GPMB phần diện tích còn lại UBND huyện, chủ đầu tư - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư Huyện Chương Mỹ 15 Cụm công nghiệp Đông Phú Yên Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ Ngày 31/5/2022 Tiếp tục GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB đạt 91,8% tổng diện tích) UBND huyện, chủ đầu tư - Đôn đốc Bộ Nông nghiệp và PTNT có có văn bản để hoàn thiện Hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha (Hội đồng thẩm định họp ngày 25/11/2021) - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Công Thương; Các sở, ngành; Chủ đầu tư cụm công nghiệp Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư Huyện Đan Phượng 16 Cụm công nghiệp Đan Phượng - Giai đoạn 2 Công ty TNHH Xuân Phương Ngày 20/3/2022 Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 17 Cụm công nghiệp Song Phượng Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Thăng Long Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB đạt 41% tổng diện tích) UBND huyện; chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 18 Cụm công nghiệp Hồng Hà CTCP xây dựng và DVTM Tuấn Quỳnh Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư Huyện Thanh Oai 19 Cụm công nghiệp Thanh Thùy - Giai đoạn 2 Công ty CP Tập đoàn Thăng Long Việt Nam Ngày 31/3/2022 Tổ chức GPMB ngôi mộ tổ diện tích khoảng 49m2 (đã GPMB đạt 99,94%) UBND huyện; chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 20 Cụm công nghiệp Hồng Dương Công ty CP ĐTXD và PTĐT Thăng Long Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng; Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 21 Cụm công nghiệp Kim Bài, thị trấn Kim Bài Công ty Cổ phần Tập đoàn Telin Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 22 Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước Công ty CP Constrexim số 1 Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 23 Cụm công nghiệp Phương Trung Công ty CP TM và XNK Liên Việt Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (Đã GPMB đạt 98% tổng diện tích) UBND huyện; chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư Huyện Quốc Oai 24 Cụm công nghiệp làng nghề Tân Hòa Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Dương Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng, Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 25 Cụm công nghiệp Ngọc Mỹ - Thạch Thán Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng DSG Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện, chủ đầu tư - Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng, Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 26 Cụm công nghiệp Ngọc Liệp (phần mở rộng) Công ty CP xây dựng, giao thông Long Thành Ngày 30/3/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB dạt 98% tổng diện tích) UBND huyện Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 27 Cụm công nghiệp làng nghề Nghĩa Hương Công ty TNHH đầu tư Minh Hà Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng, Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư Huyện Phúc Thọ 28 Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 Công ty CP Tập đoàn T&T Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng, Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 29 Cụm công nghiệp Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ Công ty CP ĐTPT nhà Minh Dương Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại của 09 hộ (đã GPMB được 305 hộ) UBND huyện; chủ đầu tư - Đôn đốc Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản để hoàn thiện hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 30 Cụm công nghiệp Liên Hiệp - Giai đoạn 2 Công ty CP Tập đoàn Minh Dương Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại 20 hộ dân (đã GPMB được 132 hộ dân) UBND huyện; chủ đầu tư - Đôn đốc Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản để hoàn thiện hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 31 Cụm công nghiệp Thanh Đa Công ty CP phát triển dịch vụ Long Biên Ngày 20/3/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB đạt 35,6%) UBND huyện; chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 32 Cụm công nghiệp Võng Xuyên Công ty CP đầu tư hạ tầng Phúc Long Ngày 20/3/2022 - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng, Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 33 Cụm công nghiệp Long Xuyên Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Ân Ngày 30/4/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB đạt khoảng 12%) UBND huyện; chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư Huyện Thường Tín 34 Cụm công nghiệp Tiền Phong - Giai đoạn 2 Công ty CP ĐTPT hạ tầng và đô thị Hoàng Tín Ngày 15/6/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB dạt 71% tổng diện tích) UBND huyện; chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 35 Cụm công nghiệp Ninh Sở - Giai đoạn 2 Công ty Cổ phần Confitech Tân Đạt Ngày 30/4/2022 - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng, Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 36 Cụm công nghiệp Thắng Lợi, xã Thắng Lợi Công ty CP Bất động sản CN V-Park thủ đô Ngày 15/6/2022 Tổ chức GPMB phần diện tích còn lại (đã GPMB đạt 98%) UBND huyện; chủ đầu tư Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư Huyện Sóc Sơn 37 Cụm công nghiệp Xuân Thu, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện, chủ đầu tư 38 Cụm công nghiệp CN2, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn Công ty TNHH hạ tầng và phát triển KCN ASG Ngày 30/6/2022 Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư Huyện Hoài Đức 39 Cụm Công nghiệp Đông La, xã Đông La Công ty CP ĐT tư vấn và XD Việt Nam Ngày 30/3/2022 Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; các Chủ đầu tư cụm công nghiệp Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư 40 Cụm công nghiệp Dương Liễu - Giai đoạn 2 Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Dương Ngày 30/6/2022 Phê duyệt phương án đền bù; Tổ chức GPMB UBND huyện; chủ đầu tư - Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sở Xây dựng, Chủ đầu tư Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND huyện Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND huyện; chủ đầu tư Thị xã Sơn Tây 41 Cụm công nghiệp Sơn Đông Công ty TNHH MTV Vinaconex Đầu tư Ngày 15/6/2022 Tổ chức GPMB UBND thị xã; chủ đầu tư Sở Công Thương; Các sở, ngành của Thành phố; Chủ đầu tư cụm công nghiệp Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ đầu tư - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha; - Thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết định cho thuê đất thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Chủ đầu tư, Sở Xây dựng Phê duyệt dự án đầu tư Chủ đầu tư Cấp phép xây dựng UBND thị xã Tổ chức khởi công xây dựng HTKT UBND thị xã; chủ đầu tư
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "16/03/2022", "sign_number": "85/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Mạnh Quyền", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-01-2014-TT-BGDDT-Khung-nang-luc-ngoai-ngu-6-bac-Viet-Nam-220349.aspx
Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam mới nhất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2014/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2014 THÔNG TƯ BAN HÀNH KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020"; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2014. Các quy định trước đây về chương trình ngoại ngữ trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học Quốc gia, đại học vùng; Giám đốc các học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thủ trưởng các cơ sở đào tạo ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Ban Tuyên giáo TƯ; - UBVHGDTNTN-NĐ của Quốc hội; - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Bộ trưởng (để b/c); - Như Điều 3; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) I. Mục đích 1. Làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo. 3. Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo. 4. Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực của mình. 5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR). II. Đối tượng sử dụng Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây gọi là Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, viết tắt: KNLNNVN) áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. III. Mức độ tương thích giữa Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và Khung tham chiếu chung Châu Âu KNLNNVN được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: KNLNNVN CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1 Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1 Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1 Bậc 6 C2 IV. Nội dung Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam 1. Mô tả tổng quát Các bậc Mô tả tổng quát Sơ cấp Bậc 1 Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. Bậc 2 Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. Trung cấp Bậc 3 Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình. Bậc 4 Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau. Cao cấp Bậc 5 Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết. Bậc 6 Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp. 2. Mô tả các kỹ năng 2.1. Mô tả kỹ năng nghe 2.1.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nghe Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận và xử lý thông tin. Bậc 2 - Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và làm việc…) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng. - Có thể hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng. Bậc 3 - Có thể hiểu được những thông tin hiện thực đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới cuộc sống và công việc thường ngày. - Có thể xác định được ý chính trong các bài nói được trình bày rõ ràng về những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, công việc hay trường học, kể cả các câu chuyện khi được diễn đạt rõ ràng bằng phương ngữ chuẩn phổ biến. Bậc 4 - Có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn. - Có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên môn của mình. - Có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng. Bậc 5 - Có thể theo dõi và hiểu được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp và trừu tượng ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh. - Có thể theo dõi và hiểu được các cuộc trò chuyện sôi nổi giữa những người bản ngữ. - Có thể theo dõi và hiểu được những tranh luận hay lập luận mang tính trừu tượng. - Có thể hiểu được những thông tin cần thiết khi nghe các thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bậc 6 - Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay những bài thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều lối nói thông tục, chứa đựng các yếu tố văn hóa hoặc các thuật ngữ không quen thuộc. - Có thể hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi như pháp luật, tài chính, thậm chí có thể đạt tới trình độ hiểu biết của chuyên gia. - Có thể nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói của người bản ngữ. 2.1.2. Nghe hội thoại giữa những người bản ngữ hay những người không trực tiếp đối thoại Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu được những đoạn hội thoại rất ngắn, cấu trúc rất đơn giản, tốc độ nói chậm và rõ ràng về các chủ đề cá nhân cơ bản, trường lớp học và những nhu cầu thiết yếu. Bậc 2 - Có thể xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra chậm và rõ ràng. Bậc 3 - Có thể hiểu được ý chính của các hội thoại mở rộng nếu lời nói được diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ chuẩn mực. Bậc 4 - Có thể nắm bắt phần lớn nội dung những hội thoại hay độc thoại mặc dù có thể gặp khó khăn để hiểu toàn bộ các chi tiết của một số hội thoại hay độc thoại nếu người nói không điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp. - Có thể theo dõi và hiểu được các hội thoại hay độc thoại sôi nổi của người bản ngữ. Bậc 5 - Có thể theo dõi và hiểu được các hội thoại phức tạp giữa người bản ngữ ngay cả khi nội dung là những chủ đề trừu tượng, phức tạp, không quen thuộc. Bậc 6 - Có thể theo dõi và dễ dàng hiểu được các cuộc giao tiếp, chuyện trò phức tạp giữa người bản ngữ trong các cuộc tranh luận, thảo luận nhóm, ngay cả khi nội dung là những chủ đề trừu tượng, phức tạp, không quen thuộc và sử dụng nhiều thành ngữ. 2.1.3. Nghe trình bày và hội thoại Bậc Đặc tả Bậc 1 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 2 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 3 - Có thể theo dõi và hiểu được dàn ý của các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc nếu được diễn đạt theo giọng chuẩn, rõ ràng. - Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay cuộc nói chuyện về đề tài quen thuộc hoặc trong phạm vi chuyên môn của mình nếu được diễn đạt một cách đơn giản với cấu trúc rõ ràng. Bậc 4 - Có thể theo dõi và hiểu được các ý chính trong các bài giảng, bài phát biểu, bài tường thuật và các dạng trình bày khác trong học thuật hay nghề nghiệp có sử dụng ngôn ngữ và ý tưởng phức tạp. Bậc 5 - Có thể theo dõi và hiểu được một cách khá dễ dàng hầu hết các bài giảng cũng như các cuộc thảo luận và tranh luận. Bậc 6 - Có thể theo dõi, hiểu được những bài giảng và thuyết trình mang tính chuyên ngành, có sử dụng nhiều thành ngữ và phương ngữ. 2.1.4. Nghe thông báo, hướng dẫn, chỉ dẫn Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu, làm theo những chỉ dẫn ngắn và đơn giản được truyền đạt chậm và cẩn thận. Bậc 2 - Có thể hiểu được ý chính trong các thông báo hay tin nhắn thoại ngắn, rõ ràng, đơn giản. - Có thể hiểu những hướng dẫn chỉ đường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng đơn giản. Bậc 3 - Có thể hiểu, làm theo được các thông tin kỹ thuật đơn giản như hướng dẫn vận hành các thiết bị thông dụng. - Có thể hiểu các chỉ dẫn chi tiết (ví dụ như các hướng dẫn về giao thông). Bậc 4 - Có thể hiểu các thông báo và tin nhắn về một đề tài cụ thể hay trừu tượng được diễn đạt bằng phương ngữ chuẩn với tốc độ nói bình thường. Bậc 5 - Có thể hiểu các thông tin cụ thể nhất định từ các thông báo công cộng với âm thanh có nhiễu như ở nhà ga, sân bay v.v... - Có thể hiểu các thông tin kỹ thuật phức tạp như hướng dẫn vận hành, chi tiết kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ quen thuộc. Bậc 6 - Có thể hiểu mọi thông báo, hướng dẫn dù nghe trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông mà không gặp bất cứ khó khăn gì ngay cả khi xung quanh khá ồn ào. 2.1.5. Nghe đài và xem truyền hình Bậc Đặc tả Bậc 1 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 2 - Có thể xác định thông tin chính của các bản tin trên đài và truyền hình tường thuật các sự kiện, tai nạn v.v… Bậc 3 - Có thể hiểu các ý chính của các chương trình điểm tin trên đài phát thanh và những nội dung phỏng vấn, phóng sự, phim thời sự có hình ảnh minh họa cho nội dung cốt truyện được diễn đạt rõ ràng và bằng ngôn ngữ đơn giản. - Có thể nắm bắt được các ý chính trong các chương trình phát thanh và truyền hình về các đề tài quen thuộc và được diễn đạt tương đối chậm và rõ ràng. - Có thể hiểu một phần tương đối nội dung các chương trình phát thanh và truyền hình về các chủ điểm mà bản thân quan tâm, ví dụ như các cuộc phỏng vấn, các bài giảng ngắn và các bản tin được diễn đạt tương đối chậm và rõ ràng. Bậc 4 - Có thể hiểu được hầu hết các chương trình tài liệu trên đài phát thanh và truyền hình. - Có thể nhận ra tâm trạng, giọng điệu của người nói. - Có thể hiểu các văn bản ghi âm, truyền hình sử dụng ngôn ngữ chuẩn thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hay học thuật. Xác định được quan điểm và thái độ của người nói cũng như nội dung thông tin được phát ngôn. Bậc 5 - Có thể hiểu được nhiều loại tài liệu phát thanh, truyền hình có sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực; nhận biết được các chi tiết tinh tế bao gồm cả thái độ và mối quan hệ hàm ẩn giữa những người giao tiếp. Bậc 6 - Có thể thưởng thức tất cả các chương trình phát thanh hay truyền hình mà không cần tới bất kỳ sự cố gắng nào. 2.2. Mô tả kỹ năng nói 2.2.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói độc thoại Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như bản thân, gia đình, trường lớp học hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày. Bậc 2 - Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi. - Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các cuộc hội thoại. Bậc 3 - Có thể giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, học tập và việc làm của mình. Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, giải thích vấn đề nảy sinh. Có thể trình bày ý kiến về các chủ đề văn hóa như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, v.v... - Có thể tham gia đàm thoại về các chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị, thể hiện quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin về các chủ đề quen thuộc liên quan đến sở thích cá nhân, học tập, công việc hoặc cuộc sống hằng ngày. Bậc 4 - Có thể giao tiếp độc lập về nhiều chủ đề, có lập luận và cấu trúc mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn từ trôi chảy, chính xác. - Có thể trình bày về ý nghĩa của một sự kiện hay trải nghiệm của cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách rõ ràng bằng lập luận chặt chẽ và phù hợp. Bậc 5 - Có thể diễn đạt ý một cách trôi chảy và tức thời, gần như không gặp khó khăn. Có thể sử dụng tốt một vốn từ vựng lớn, đủ khả năng xử lý khi thiếu từ bằng lối nói vòng vo. Bậc 6 - Có thể truyền đạt chính xác các sắc thái ý nghĩa tinh tế bằng cách sử dụng nhiều loại hình bổ nghĩa với độ chính xác cao. - Sử dụng thành thạo các cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục với nhận thức rõ về các tầng nghĩa. Có thể đổi cách diễn đạt để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp và thể hiện một cách trôi chảy đến mức người đối thoại khó nhận ra điều đó. 2.2.2. Nói độc thoại: Mô tả kinh nghiệm Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể mô tả về người nào đó, nơi họ sống và công việc của họ. Bậc 2 - Có thể mô tả về gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc hiện tại và công việc gần nhất trước đó. - Có thể mô tả những những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tả người, địa điểm, công việc và kinh nghiệm học tập. - Có thể mô tả các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm cá nhân. - Có thể diễn đạt đơn giản về điều mình thích hay không thích. Bậc 3 - Có thể mô tả đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm. - Có thể trình bày, mô tả bằng các diễn ngôn đơn giản về một câu chuyện ngắn có nội dung gần gũi thuộc các chủ đề quen thuộc. - Có thể kể chi tiết về kinh nghiệm bản thân, cốt truyện của một cuốn sách, bộ phim hay và cảm xúc của mình. - Có thể nói về những ước mơ, hy vọng và ước vọng, các sự kiện có thật hoặc giả tưởng. Bậc 4 - Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết về các chủ đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực quan tâm. Bậc 5 - Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp. - Có thể mô tả, tường thuật tỉ mỉ, tích hợp các chủ đề nhỏ, phát triển các ý cụ thể thành những kết luận phù hợp. Bậc 6 - Có thể mô tả rõ ràng, chi tiết, trau chuốt và trôi chảy giúp người nghe dễ hiểu và dễ nhớ. 2.2.3. Nói độc thoại: Lập luận Bậc Đặc tả Bậc 1 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 2 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 3 - Có thể tranh luận một cách rõ ràng, củng cố quan điểm của mình bằng những lập luận và các ví dụ minh họa thích hợp. - Có thể tạo ra chuỗi lập luận hợp lý. - Có thể tranh luận cho một quan điểm cụ thể bằng cách đưa ra những lập luận ưu, khuyết điểm của mỗi lựa chọn. Bậc 4 - Có thể lập luận một cách có hệ thống, nhấn mạnh được những điểm quan trọng bằng những chi tiết minh họa liên quan. Bậc 5 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 6 - Không có đặc tả tương ứng. 2.2.4. Nói độc thoại: Trình bày trước người nghe Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể đọc những đoạn ngắn đã chuẩn bị trước, ví dụ: giới thiệu một diễn giả, đề nghị nâng ly chúc mừng. Bậc 2 - Có thể trình bày ngắn gọn thông tin đã được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc thường ngày, trình bày được lý do và lý giải một cách ngắn gọn cho những quan điểm, kế hoạch và hành động. - Có thể trả lời những câu hỏi trực tiếp với điều kiện có thể được hỏi lại và người nghe hỗ trợ giúp diễn đạt cách trả lời. Bậc 3 - Có thể trình bày những bài thuyết trình đơn giản, được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc hoặc lĩnh vực bản thân quan tâm một cách rõ ràng để người nghe dễ dàng theo dõi vì những điểm chính đã được giải thích với độ chính xác hợp lý. - Có thể trả lời những câu hỏi về bài trình bày tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại khi câu hỏi quá nhanh. Bậc 4 - Có thể trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, nêu được lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể, đưa ra những lợi thế và bất lợi của những lựa chọn khác nhau. - Có thể trả lời các câu hỏi sau khi trình bày một cách lưu loát, tự nhiên, không gây căng thẳng cho bản thân hay cho người nghe. - Có thể trình bày những bài thuyết trình phức tạp, trong đó nhấn mạnh được những điểm chính và có chi tiết minh họa rõ ràng. Bậc 5 - Có thể trình bày một bài thuyết trình một cách rõ ràng, được tổ chức một cách khoa học về một chủ đề phức tạp, mở rộng và củng cố ý kiến của bản thân bằng những lập luận và các ví dụ minh họa liên quan. - Có thể kiểm soát xúc cảm tốt khi nói, thể hiện một cách tự nhiên và hầu như không cần phải nỗ lực. Bậc 6 - Có thể trình bày một chủ đề phức tạp một cách tự tin và rành mạch cho một đối tượng không quen thuộc bằng cách sử dụng cấu trúc và điều chỉnh cuộc nói chuyện một cách linh hoạt theo nhu cầu của người nghe. 2.2.5. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng nói tương tác Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm và thường xuyên phải yêu cầu người đối thoại với mình nhắc lại hay diễn đạt lại. Có thể hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, khởi đầu và trả lời những câu lệnh đơn giản thuộc những lĩnh vực quan tâm và về những chủ đề quen thuộc. Bậc 2 - Có thể giao tiếp về những vấn đề đơn giản, trao đổi thông tin đơn giản và trực tiếp về những vấn đề quen thuộc liên quan tới công việc và cuộc sống hằng ngày nhưng chưa thể duy trì hội thoại theo cách riêng của mình. - Có thể giao tiếp một cách dễ dàng bằng những hội thoại ngắn trong những tình huống giao tiếp xác định mà không cần nỗ lực quá mức. Bậc 3 - Có thể sử dụng ngôn ngữ đơn giản để giải quyết hầu hết các tình huống có thể phát sinh trong khi đi du lịch. - Có thể bắt đầu một cuộc hội thoại về những chủ để quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, thể hiện những quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin về những chủ đề quen thuộc về cuộc sống thường ngày. - Có thể giao tiếp tương đối tự tin về những vấn đề quen thuộc và không quen thuộc liên quan tới lĩnh vực chuyên môn hoặc quan tâm của mình. Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, xử lý các tình huống ít gặp và giải quyết vấn đề. - Có thể bày tỏ suy nghĩ về những chủ đề văn hóa, có tính trừu tượng như phim ảnh, âm nhạc. Bậc 4 - Có thể giao tiếp khá lưu loát, tự nhiên, duy trì quan hệ với người bản ngữ mà không làm khó cho cả hai bên. Có thể giải trình ý quan trọng thông qua kinh nghiệm cá nhân, lý giải và duy trì quan điểm một cách rõ ràng với những lập luận và minh chứng liên quan. - Có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo, chính xác và hiệu quả về các chủ đề chung, các chủ đề về giải trí, nghề nghiệp và học tập, tạo ra mối liên kết giữa các ý một cách rõ ràng. - Có thể giao tiếp một cách tự nhiên, sử dụng tốt cấu trúc ngữ pháp và không gặp khó khăn khi diễn đạt phù hợp với hoàn cảnh. Bậc 5 - Có thể thể hiện bản thân một cách trôi chảy, tự nhiên và không cần phải quá nỗ lực. Làm chủ được vốn từ vựng và có thể dễ dàng biến báo trong những tình huống quanh co. Không còn phải tìm kiếm cách diễn đạt hay tìm cách né tránh câu hỏi. Bậc 6 - Có thể sử dụng thành ngữ, các lối nói thông tục và ý thức được các nghĩa bóng. Có thể truyền đạt những sắc thái ý nghĩa bằng cách sử dụng các sắc thái biểu cảm chính xác và hợp lý. Có thể thay đổi cách diễn đạt một cách trôi chảy đến mức người đối thoại không nhận ra điều đó. 2.2.6. Nói tương tác: Hội thoại Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể giới thiệu, chào hỏi và tạm biệt trong giao tiếp cơ bản. - Có thể hỏi thăm tình hình của mọi người và phản hồi với các tin tức đó. Bậc 2 - Có thể xử lý các giao tiếp xã hội ngắn nhưng chưa duy trì được hội thoại theo cách riêng của mình. - Có thể sử dụng cách chào hỏi lịch sự, đơn giản thường ngày. - Có thể mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn và trả lời lời mời, đề nghị và xin lỗi. - Có thể nói điều mình thích và không thích. - Có thể tham gia những hội thoại ngắn trong những ngữ cảnh quen thuộc và về những chủ đề quan tâm. Bậc 3 - Có thể tham gia hội thoại về những chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, tuy nhiên đôi lúc vẫn còn khó khăn để thể hiện chính xác điều mình muốn nói. - Có thể hiểu những lời nói trực tiếp trong hội thoại hằng ngày mặc dù thỉnh thoảng vẫn phải hỏi lại những từ và cụm từ cụ thể. - Có thể diễn đạt cảm xúc và ứng xử trước những cảm xúc như ngạc nhiên, vui, buồn, quan tâm và thờ ơ. Bậc 4 - Có thể tham gia vào các hội thoại mở rộng về hầu hết các chủ đề ngay cả trong môi trường có nhiều tiếng ồn. - Có thể duy trì hội thoại với người bản ngữ qua cách pha trò, đàm tiếu, trêu nhau. - Có thể truyền đạt các mức độ cảm xúc và làm nổi bật tầm quan trọng của kinh nghiệm cá nhân. Bậc 5 - Có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho những mục đích xã hội, bao gồm các biểu đạt cảm xúc, cách nói bóng gió, nói đùa. Bậc 6 - Có thể trò chuyện thoải mái về cuộc sống cá nhân và xã hội mà không bị cản trở bởi bất kỳ sự hạn chế về ngôn ngữ nào. 2.2.7. Nói tương tác: Giao dịch hàng hóa và dịch vụ Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể thực hiện các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ một cách đơn giản. - Có thể xử lý con số, khối lượng, chi phí và thời gian. Bậc 2 - Có thể yêu cầu và cung cấp hàng hóa và dịch vụ hằng ngày như gọi ăn trong nhà hàng. - Có thể lấy những thông tin cơ bản về hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng, bưu điện hoặc ngân hàng. - Có thể cung cấp và hiểu các thông tin liên quan tới số lượng, con số, giá cả cho các hàng hóa, dịch vụ. - Có thể xử lý những tình huống hằng ngày khi đi du lịch như về chỗ ở, ăn uống và mua sắm. Bậc 3 - Có thể xử lý hầu hết các tình huống phát sinh trong khi đi du lịch, tổ chức cho chuyến du lịch như đặt chỗ, làm giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền khi đi du lịch nước ngoài. - Có thể xử lý những tình huống bất thường ở các cửa hàng, bưu điện, ngân hàng ví dụ như trả lại hàng hoặc khiếu nại về sản phẩm. - Có thể giải thích một vấn đề phát sinh và làm rõ nguyên nhân để nhà cung cấp dịch vụ hoặc khách hàng phải nhượng bộ. Bậc 4 - Có thể sử dụng ngôn ngữ để đàm phán một phương án giải quyết mâu thuẫn như vé đi lại, dịch vụ kém, trách nhiệm bồi thường tài chính cho những tổn thất hoặc trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ không đúng trong hợp đồng. - Có thể phác thảo một kịch bản đền bù, sử dụng những từ ngữ thuyết phục để đạt được sự hài lòng và làm rõ những giới hạn đối với bất kỳ sự nhượng bộ nào đã chuẩn bị sẵn. Bậc 5 - Như Bậc 4. Bậc 6 - Như Bậc 4. 2.2.8. Nói tương tác: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể trả lời phỏng vấn không sử dụng thành ngữ những câu hỏi trực tiếp đơn giản với tốc độ nói chậm và rõ ràng về thông tin bản thân. Bậc 2 - Có thể trả lời và khẳng định quan điểm của mình bằng diễn ngôn đơn giản khi trả lời phỏng vấn. - Có thể làm cho người phỏng vấn hiểu được và trao đổi ý kiến, thông tin về những chủ đề quen thuộc, đôi khi vẫn cần nhắc lại câu hỏi hoặc tìm cách diễn đạt dễ hiểu hơn. Bậc 3 - Có thể đưa ra ý tưởng trong khi phỏng vấn (ví dụ nhắc tới một chủ đề mới) nhưng phụ thuộc vào việc tương tác với người phỏng vấn. - Có thể sử dụng những câu hỏi và trả lời đã chuẩn bị trước để thực hiện cuộc phỏng vấn nhưng vẫn có khả năng đáp ứng một vài câu hỏi tự phát khi phỏng vấn. - Có thể cung cấp thông tin cụ thể được yêu cầu trong buổi phỏng vấn/tư vấn (ví dụ như xin việc) với độ chính xác hạn chế. - Có thể tiến hành cuộc phỏng vấn, kiểm tra và xác nhận thông tin, mặc dù đôi khi phải yêu cầu nhắc lại. Bậc 4 - Có thể đưa ra ý tưởng, mở rộng và phát triển chủ đề trong khi phỏng vấn nếu có sự giúp đỡ hoặc khuyến khích từ người phỏng vấn. - Có thể tiến hành một cuộc phỏng vấn một cách trôi chảy và có hiệu quả, xuất phát một cách tự nhiên từ các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, tiếp nối bằng phần trả lời sáng tạo, thăm dò. Bậc 5 - Có thể thể hiện tốt vai trò của người phỏng vấn và người được phỏng vấn, mở rộng và phát triển chủ đề được thảo luận một cách trôi chảy mà không cần tới bất kỳ sự hỗ trợ nào và có thể xử lý tốt những phần ngoài chủ đề. Bậc 6 - Có thể duy trì quan điểm của mình trong khi tham gia phỏng vấn, sắp xếp tổ chức lại nội dung trao đổi phù hợp với phong cách diễn đạt của người bản xứ. 2.2.9. Phát âm và độ lưu loát Bậc Đặc tả Bậc 1 - Phát âm rõ ràng những từ, cụm từ và cách diễn đạt đã được học. - Có thể sử dụng các phát ngôn rất ngắn, biệt lập, chủ yếu là những cấu trúc đã học tuy vẫn còn ngập ngừng để tìm cách diễn đạt. Bậc 2 - Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác nhóm từ, cách diễn đạt và câu ngắn tuy người đối thoại đôi khi vẫn phải yêu cầu nhắc lại. - Có thể làm người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn tìm cách diễn đạt lại. Bậc 3 - Phát âm rõ ràng, dễ hiểu mặc dù đôi lúc giọng vẫn chưa tự nhiên và thỉnh thoảng còn phát âm sai. - Có thể nói dài mà vẫn có thể hiểu được, mặc dù còn khó khăn diễn đạt lại về cấu trúc và từ vựng, đặc biệt là khi nói dài và tự do. Bậc 4 - Phát âm và ngữ điệu rõ ràng, tự nhiên. - Có thể giao tiếp dễ dàng và tương đối lưu loát, kể cả với các đoạn nói dài và phức tạp. Bậc 5 - Có thể thay đổi ngữ điệu và đặt trọng âm câu chuẩn xác để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế. - Có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy, tự nhiên và gần như không khó khăn gì. Chỉ một số chủ đề khó về mặt khái niệm mới có thể cản trở được mạch diễn đạt trôi chảy và tự nhiên. Bậc 6 - Có thể thay đổi ngữ điệu, nhịp điệu và đặt trọng âm câu chuẩn xác để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế. - Có thể diễn đạt ý mình một mạch dài một cách tự nhiên, dễ dàng và không ngập ngừng. Chỉ ngừng để lựa chọn từ ngữ đắt nhất để diễn đạt ý mình hoặc để tìm ví dụ hay lời giải thích phù hợp. 2.2.10. Độ chuẩn xác và phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể sử dụng một số ít các cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đã học. - Có thể sử dụng các nhóm từ, cách diễn đạt lịch sự đơn giản nhất hằng ngày, bao gồm: chào hỏi, giới thiệu, nói xin mời, cảm ơn, xin lỗi, v.v… Bậc 2 - Có thể sử dụng một số cách diễn đạt phù hợp liên quan đến các chủ đề hằng ngày. - Có thể giao tiếp phù hợp với vai và hoàn cảnh giao tiếp đơn giản trong gia đình, lớp học, công việc thông thường. Bậc 3 - Có thể sử dụng tốt vốn từ vựng/ngữ pháp căn bản nhưng còn gặp khó khăn khi cố gắng diễn đạt những suy nghĩ phức tạp hoặc các chủ đề, tình huống không quen thuộc. - Có thể giao tiếp trong nhiều tình huống thông thường, sử dụng ngôn ngữ phù hợp. - Ý thức được các phép lịch sự và có cách ứng xử phù hợp theo vai và tình huống giao tiếp hằng ngày ở trường và nơi làm việc. Bậc 4 - Có thể sử dụng tương đối chính xác từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tuy đôi khi vẫn cần hỗ trợ lựa chọn từ ngữ phù hợp. - Có thể diễn đạt ý một cách tự tin, rõ ràng và lịch sự bằng ngôn ngữ trang trọng cũng như thông tục, phù hợp với vai, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Bậc 5 - Có thể sử dụng chính xác, tự tin và hiệu quả cách phát âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tuy nhiên đôi khi vẫn phải ngừng câu, chuyển ý và tìm cách diễn đạt khác. - Có thể nhận diện được nhiều cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục, cảm nhận được những thay đổi về cách giao tiếp, tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại các chi tiết, đặc biệt khi nghe giọng không quen. Bậc 6 - Có thể sử dụng chính xác, phù hợp và hiệu quả cách phát âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp. - Sử dụng thành thạo các cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục với nhận thức rõ về các tầng nghĩa. - Cảm thụ được trọn vẹn các tác động về mặt ngôn ngữ-xã hội và văn hóa-xã hội của ngôn ngữ do người bản ngữ sử dụng và có thể đối đáp lại một cách phù hợp. - Có thể đóng vai trò cầu nối một cách có hiệu quả giữa người sử dụng ngoại ngữ và người sử dụng tiếng mẹ đẻ, ý thức được những khác biệt về mặt văn hóa-xã hội và ngôn ngữ-văn hóa. 2.2.11. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài thi Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể chỉ hoàn thành một số ít phần đơn giản nhất của nhiệm vụ bài thi (trả lời các gợi ý đơn giản) ở mức rất hạn chế; phần lớn các câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản). Bậc 2 - Chỉ hoàn thành phần đơn giản nhất của nhiệm vụ bài thi (trả lời các gợi ý đơn giản) ở mức rất hạn chế; phần lớn các câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản). Bậc 3 - Hoàn thành phần lớn nhiệm vụ bài thi ở mức hạn chế; một số câu trả lời có thể không phù hợp, mơ hồ hoặc bị bỏ qua (có thể do không hiểu văn bản). Bậc 4 - Hoàn thành vừa đủ nhiệm vụ bài thi; phần lớn các câu trả lời phù hợp nhưng một số ít có thể không phù hợp hoặc mơ hồ (có thể do không hiểu văn bản). Bậc 5 - Hoàn thành tốt nhiệm vụ bài thi; các câu trả lời phần lớn là phù hợp. Bậc 6 - Hoàn thành nhiệm vụ bài thi một cách hiệu quả; các câu trả lời thường xuyên phù hợp. 2.3. Mô tả kỹ năng đọc 2.3.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng đọc Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè v.v… Bậc 2 - Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày. Bậc 3 - Có thể đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình. Bậc 4 - Có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc. Có một lượng lớn từ vựng chủ động phục vụ quá trình đọc nhưng có thể vẫn còn gặp khó khăn với các thành ngữ ít xuất hiện. Bậc 5 - Có thể hiểu chi tiết các văn bản dài, phức tạp, kể cả các văn bản không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó. Bậc 6 - Có thể hiểu, lựa chọn và sử dụng có phê phán hầu hết các thể loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc, hay các tác phẩm văn học và phi văn học. - Có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong, giữa nghĩa đen và nghĩa bóng. 2.3.2. Đọc lấy thông tin và lập luận Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu sơ bộ nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, đặc biệt là khi có minh họa kèm theo. Bậc 2 - Có thể xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản đơn giản như thư từ, tờ thông tin và các bài báo ngắn mô tả sự kiện. Bậc 3 - Có thể xác định các kết luận chính trong các văn bản nghị luận có sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ rõ ràng. Có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết. Bậc 4 - Có thể hiểu các bài báo và các báo cáo liên quan đến các vấn đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện lập trường hoặc quan điểm cụ thể. Bậc 5 - Có thể hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật, xác định được các chi tiết tinh tế như thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng. Bậc 6 - Như Bậc 5. 2.3.3. Đọc tìm thông tin Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể nhận diện các tên riêng, các từ quen thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các ghi chú đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Bậc 2 - Có thể tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường gặp hằng ngày như quảng cáo, thực đơn, danh mục tham khảo và thời gian biểu. - Có thể định vị thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin mong muốn (ví dụ: sử dụng danh bạ điện thoại để tìm ra số điện thoại một loại hình dịch vụ nào đó). - Có thể hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống hằng ngày ở nơi công cộng (trên đường phố, trong nhà hàng, ga tàu hỏa…) hay ở nơi làm việc, ví dụ biển chỉ đường, biển hướng dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm. Bậc 3 - Có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn. Bậc 4 - Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích. - Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không. Bậc 5 - Như Bậc 4. Bậc 6 - Như Bậc 4. 2.3.4. Đọc văn bản giao dịch Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp. - Có thể đi theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y). Bậc 2 - Có thể hiểu các loại thư từ và văn bản điện tử cơ bản (thư hỏi đáp, đơn đặt hàng, thư xác nhận, v.v...) về các chủ đề quen thuộc. - Có thể hiểu các loại thư từ cá nhân ngắn gọn, đơn giản. - Có thể hiểu các quy định, ví dụ quy định về an toàn, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản. - Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng đơn giản cho các thiết bị trong đời sống hằng ngày như điện thoại công cộng. Bậc 3 - Có thể hiểu các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong các thư từ cá nhân đủ để đáp lại cho người viết. - Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể. Bậc 4 - Có thể đọc thư từ liên quan đến sở thích của mình và dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cốt yếu. - Có thể hiểu các bản hướng dẫn dài, phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn của mình, bao gồm các chi tiết về điều kiện và cảnh báo, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó. Bậc 5 - Có thể hiểu các loại thư từ, tuy nhiên đôi lúc phải sử dụng từ điển. - Có thể hiểu tường tận các bản hướng dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình mới, kể cả không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình, tuy nhiên vẫn cần đọc lại các đoạn khó. Bậc 6 - Như Bậc 5. 2.3.5. Đọc xử lý văn bản Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể viết lại các từ đơn và các văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn. Bậc 2 - Có thể nhận ra và tái hiện các từ và cụm từ hoặc các câu ngắn từ một văn bản. - Có thể sao chép các văn bản ngắn được trình bày dạng in hoặc viết tay. Bậc 3 - Có thể đối chiếu các đoạn thông tin ngắn từ một số nguồn và viết tóm tắt nội dung. - Có thể diễn đạt lại các đoạn văn bản ngắn theo cách đơn giản, sử dụng cách dùng từ và cấu trúc từ của văn bản gốc. Bậc 4 - Có thể tóm tắt nhiều loại văn bản thực tế và hư cấu, có thể đưa ra nhận định, thảo luận về các quan điểm đối lập và các chủ đề chính. - Có thể tóm tắt các đoạn trích từ báo chí, các đoạn phỏng vấn hoặc các loại tài liệu có bao hàm ý kiến, lập luận và thảo luận. Bậc 5 - Có thể tóm tắt các đoạn văn bản dài, khó. Bậc 6 - Có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau, lập luận và dẫn chứng để trình bày lại vấn đề một cách mạch lạc. 2.4. Mô tả kỹ năng viết 2.4.1. Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết sản sinh Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc. Bậc 2 - Có thể viết các mệnh đề, câu đơn giản và nối với nhau bằng các liên từ như: và, nhưng, vì. Bậc 3 - Có thể viết bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc. Bậc 4 - Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề quan tâm khác nhau, đưa ra những thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau. Bậc 5 - Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, làm nổi bật những ý quan trọng, mở rộng lập luận và quan điểm hỗ trợ cho bài viết với các bằng chứng, ví dụ cụ thể và tóm tắt dẫn đến kết luận phù hợp. Bậc 6 - Có thể viết bài rõ ràng, trôi chảy, bố cục chặt chẽ, chi tiết với văn phong phù hợp và cấu trúc logic, giúp cho độc giả có thể thấy được những điểm quan trọng trong bài viết. 2.4.2. Viết sản sinh: Viết sáng tạo Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể viết những cụm từ, câu đơn giản về bản thân và những người trong tưởng tượng, nơi sống và công việc của họ. Bậc 2 - Có thể viết những cụm từ hay những câu đơn giản về gia đình, điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại. - Có thể viết tiểu sử giả tưởng một cách ngắn gọn. Bậc 3 - Có thể miêu tả chi tiết, dễ hiểu về những chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm. - Có thể viết về các trải nghiệm, miêu tả cảm giác và phản ứng trong một bài viết đơn giản, có tính liên kết. - Có thể miêu tả một sự kiện, một chuyến đi gần đây (thật hoặc giả tưởng). - Có thể viết kể lại một câu chuyện. Bậc 4 - Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về các sự kiện hay những trải nghiệm thật hoặc giả tưởng, thể hiện được mối liên hệ giữa các ý trong một bài viết có liên kết chặt chẽ theo cách hành văn cho thể loại có liên quan. - Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về những chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân. - Có thể viết bài nhận xét về một bộ phim, một cuốn sách hoặc một vở kịch. Bậc 5 - Có thể viết những bài văn miêu tả và bài văn sáng tạo rõ ràng, chi tiết với cấu trúc chặt chẽ, với văn phong tự tin, cá tính, tự nhiên, phù hợp với độc giả. Bậc 6 - Có thể viết những bài văn miêu tả kinh nghiệm và những câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch, ý tứ phong phú và lôi cuốn, văn phong phù hợp với thể loại đã lựa chọn. 2.4.3. Viết sản sinh: Viết báo cáo và tiểu luận Bậc Đặc tả Bậc 1 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 2 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 3 - Có thể viết những bài luận đơn giản, ngắn gọn về các chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân. - Có thể tóm tắt báo cáo và trình bày ý kiến về những thông tin thực tế mà người viết tích luỹ được về những vấn đề quen thuộc có thể xảy ra hằng ngày. - Có thể viết những báo cáo rất ngắn gọn với định dạng chuẩn, cung cấp những thông tin thực tế và nêu lý do cho những kiến nghị đưa ra trong báo cáo. Bậc 4 - Có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo, phát triển các lập luận một cách hệ thống, nêu bật được những ý chính và có những minh họa phù hợp. - Có thể đánh giá các ý kiến khác nhau và các giải pháp cho một vấn đề. - Có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo phát triển một lập luận nào đó, nêu lý do tán thành hay phản đối một quan điểm nào đó và giải thích những ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp khác nhau. - Có thể tổng hợp thông tin và lập luận từ nhiều nguồn khác nhau. Bậc 5 - Có thể viết những bài bình luận rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ về những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh những điểm quan trọng nổi bật có liên quan. - Có thể viết triển khai ý và bảo vệ quan điểm của mình với độ dài nhất định, với các ý kiến, lập luận và các minh chứng cụ thể. Bậc 6 - Có thể viết các báo cáo, bài báo hoặc bài luận phức tạp một cách rõ ràng, rành mạch, ý tứ dồi dào về một vấn đề nào đó hoặc đưa ra những đánh giá sắc bén về những đề xuất, hay bình luận các tác phẩm văn học. - Có thể đưa ra những cấu trúc logic phù hợp và hiệu quả giúp người đọc thấy được những ý quan trọng. 2.4.4. Viết tương tác: Đặc tả tổng quát cho kỹ năng viết tương tác Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể yêu cầu hoặc cung cấp thông tin cá nhân bằng văn bản. Bậc 2 - Có thể viết những ghi chú ngắn, sử dụng biểu mẫu về những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm. Bậc 3 - Có thể truyền đạt thông tin, ý kiến về những chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng, kiểm tra thông tin, hỏi và giải thích vấn đề một cách hợp lý. - Có thể viết thư cá nhân, viết các ghi chú để hỏi hoặc truyền đạt những thông tin đơn giản liên quan trực tiếp, giải quyết những điểm được cho là quan trọng. Bậc 4 - Có thể truyền đạt tin tức, diễn đạt quan điểm một cách hiệu quả dưới hình thức viết và liên kết tin tức, quan điểm của người khác. Bậc 5 - Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác, liên kết người đối thoại một cách linh hoạt và hiệu quả. Bậc 6 - Như Bậc 5. 2.4.5. Viết tương tác: Thư từ giao dịch Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể viết, đáp lời một bưu thiếp, điền các bảng, biểu mẫu đơn giản. Bậc 2 - Có thể viết những thư cá nhân đơn giản để cảm ơn hoặc xin lỗi. Bậc 3 - Có thể viết thư cá nhân mô tả chi tiết kinh nghiệm, cảm xúc, sự kiện. - Có thể viết thư từ giao dịch nhằm cung cấp thông tin cá nhân, trình bày suy nghĩ về những chủ đề liên quan đến công việc, học tập và các chủ đề về văn hóa, âm nhạc, phim ảnh. Bậc 4 - Có thể viết thư từ giao dịch với các mức độ cảm xúc và thái độ, nêu được ý kiến cá nhân, trả lời và bình luận về ý kiến và quan điểm của người nhận thư. Bậc 5 - Có thể thể hiện bản thân rõ ràng và chính xác trong các thư tín cá nhân, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả, bao gồm thể hiện các cung bậc cảm xúc, cách nói bóng gió và bông đùa. Bậc 6 - Như Bậc 5. 2.4.6. Viết tương tác: Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể viết và điền các con số, ngày tháng, tên riêng, quốc tịch, địa chỉ, tuổi, ngày sinh khi đến một quốc gia, ví dụ: điền vào một mẫu đăng ký khách sạn. Bậc 2 - Có thể hiểu được những tin nhắn ngắn, đơn giản. - Có thể viết các tin nhắn ngắn, đơn giản liên quan tới những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm. Bậc 3 - Có thể viết các ghi chú truyền đạt thông tin đơn giản về những nội dung liên quan tới bạn bè, nhân viên dịch vụ, giáo viên và những người thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, làm rõ được các điểm quan trọng trong tin nhắn. - Có thể hiểu các tin nhắn có nội dung yêu cầu hoặc giải thích vấn đề. Bậc 4 - Như Bậc 3. Bậc 5 - Như Bậc 3. Bậc 6 - Như Bậc 3. 2.4.7. Xử lý văn bản Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể chép lại những từ đơn hay văn bản ngắn được trình bày dưới dạng in chuẩn. Bậc 2 - Có thể lựa chọn và tái tạo những từ, cụm từ quan trọng, hay những câu ngắn từ một đoạn văn ngắn trong khả năng và kinh nghiệm giới hạn của bản thân. Có thể chép lại những đoạn văn bản ngắn. Bậc 3 - Có thể tập hợp thông tin ngắn từ một vài nguồn và tóm tắt lại những thông tin đó cho người khác. Có thể diễn đạt lại những đoạn văn theo lối đơn giản, sử dụng cách hành văn và trình tự như trong văn bản gốc. Bậc 4 - Có thể tóm tắt các loại văn bản thực tế hay giả tưởng, nhận xét, thảo luận và đối chiếu những quan điểm khác nhau và các chủ điểm chính. Có thể tóm tắt những đoạn trích từ các nguồn như tin tức, phỏng vấn, hay tư liệu có những quan điểm, tranh luận hay thảo luận. Có thể tóm tắt cốt truyện hay trình tự các sự kiện trong một bộ phim hay một vở kịch. Bậc 5 - Có thể tóm tắt các văn bản dài và khó. Bậc 6 - Có thể tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, qua đó thể hiện khả năng tái cấu trúc những tranh luận và bài viết một cách mạch lạc về kết quả tổng thể. 2.4.8. Tiêu chí ngôn ngữ chung Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có kiến thức cơ bản về cách diễn đạt đơn giản các thông tin cá nhân và nhu cầu cụ thể. Bậc 2 - Có vốn ngôn ngữ cơ bản để xử lý các tình huống hằng ngày với nội dung có thể đoán trước, mặc dù người viết vẫn phải điều chỉnh nội dung thông điệp và tìm từ. Có thể diễn đạt ngắn gọn những nhu cầu đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày cụ thể như thông tin cá nhân, thói quen hằng ngày, mong muốn, nhu cầu, hỏi thông tin. Có thể sử dụng những kiểu câu đơn giản, những đoản ngữ, cụm từ ngắn được ghi nhớ, những mô thức giao tiếp để diễn đạt về bản thân, về người khác, công việc, địa danh, vật sở hữu v.v… Có vốn từ hạn chế gồm những cụm từ ngắn được ghi nhớ về những tình huống cấp thiết có thể đoán trước; trong những tình huống không quen thuộc, vẫn thường xảy ra những hiểu nhầm và gián đoạn giao tiếp. Bậc 3 - Có đủ vốn từ để có thể miêu tả những tình huống không thể đoán trước, giải thích các điểm chính của vấn đề với độ chính xác hợp lý và thể hiện những suy nghĩ về các chủ đề mang tính trừu tượng hay văn hóa như âm nhạc, điện ảnh. Có đủ vốn từ vựng để diễn đạt mong muốn bản thân với một chút do dự hay viết lòng vòng về các chủ đề như gia đình, sở thích, đam mê, công việc, du lịch, các sự kiện đang diễn ra, nhưng do giới hạn về mặt từ vựng nên đôi chỗ viết lặp và thể hiện khó khăn trong cách trình bày. Bậc 4 - Có thể diễn đạt về bản thân một cách rõ ràng, ít có dấu hiệu về giới hạn điều người viết muốn diễn đạt. Có đủ vốn từ để có thể miêu tả một cách rõ ràng, bày tỏ quan điểm và triển khai lập luận mà không thấy có dấu hiệu phải tìm từ, thể hiện khả năng sử dụng một vài kiểu câu phức tạp để diễn đạt. Bậc 5 - Có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp từ một vốn từ rộng để diễn đạt bản thân một cách rõ ràng mà không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt. Bậc 6 - Có thể sử dụng ngôn ngữ ở phạm vi rộng, có khả năng kiểm soát ngôn từ một cách nhất quán để diễn đạt suy nghĩ chính xác, nhấn mạnh, khu biệt và loại bỏ những yếu tố tối nghĩa. Không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt. 2.4.9. Phạm vi từ vựng Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có vốn từ cơ bản gồm các từ, cụm từ đơn lẻ thuộc các tình huống cụ thể. Bậc 2 - Có đủ vốn từ để thực hiện các giao dịch thường nhật liên quan đến các tình huống và chủ đề quen thuộc. Có đủ vốn từ để diễn đạt những nhu cầu giao tiếp cơ bản và để xử lý những nhu cầu tối giản. Bậc 3 - Có đủ vốn từ để diễn đạt bản thân, tuy còn vòng vo, về hầu hết các chủ đề liên quan đời sống hằng ngày như gia đình, thói quen, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện đang diễn ra. Bậc 4 - Có vốn từ rộng về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực của người sử dụng ngôn ngữ và hầu hết các chủ đề chung. Có khả năng hành văn đa dạng nhằm tránh lặp từ thường xuyên, nhưng do vốn từ vẫn còn thiếu nên khi diễn đạt vẫn còn ngập ngừng, dài dòng. Bậc 5 - Thông thạo một lượng từ vựng lớn, có thể cho phép lấp đầy những khoảng trống bằng cách sử dụng những lối nói giải thích dài dòng, phải tìm kiếm từ thích hợp hoặc dùng các lối nói lảng tránh. Thông thạo các cụm từ mang tính thành ngữ và từ ngữ thông tục. Bậc 6 - Thông thạo một lượng từ vựng rất lớn bao gồm các cụm từ mang tính thành ngữ, từ ngữ thông tục, nhận biết được mức độ ý nghĩa biểu cảm. 2.4.10. Kiểm soát từ vựng Bậc Đặc tả Bậc 1 - Không có đặc tả tương ứng. Bậc 2 - Có khả năng kiểm soát được vốn từ hẹp thuộc các nhu cầu cụ thể hằng ngày. Bậc 3 - Kiểm soát tốt lượng từ vựng ở trình độ sơ cấp. Tuy vậy vẫn có những lỗi lớn khi diễn đạt những ý nghĩ phức tạp hay những chủ đề và tình huống không quen thuộc. Bậc 4 - Mức độ chính xác trong việc sử dụng từ nhìn chung là cao. Tuy đôi chỗ còn gây hiểu nhầm và sự lựa chọn từ còn chưa chính xác, nhưng điều đó không làm cản trở quá trình giao tiếp. Bậc 5 - Đôi khi có những khiếm khuyết nhỏ nhưng không có những lỗi nghiêm trọng trong việc sử dụng từ. Bậc 6 - Sử dụng từ luôn chính xác và thích hợp. 2.4.11. Độ chính xác về ngữ pháp Bậc Đặc tả Bậc 1 - Chỉ dùng được một cách hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đơn giản trong vốn ngữ pháp đã được học. Bậc 2 - Sử dụng chính xác một số cấu trúc đơn giản nhưng vẫn mắc các lỗi cơ bản một cách hệ thống như có thiên hướng nhầm lẫn giữa các thì, không sử dụng dạng thích hợp của động từ với chủ ngữ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt. Bậc 3 - Giao tiếp được một cách khá chính xác trong những ngữ cảnh quen thuộc; nhìn chung, có khả năng kiểm soát tốt mặc dù còn có sự ảnh hưởng đáng kể của tiếng mẹ đẻ. Có thể còn mắc lỗi, nhưng người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt. Sử dụng được một cách khá chính xác những mẫu câu thường dùng liên quan tới những tình huống quen thuộc. Bậc 4 - Kiểm soát ngữ pháp tốt, đôi khi cũng có những lỗi nhỏ trong cấu trúc câu nhưng hiếm khi xảy ra và khi nhìn lại thì có thể sửa được ngay. Không mắc lỗi gây ra sự hiểu lầm. Bậc 5 - Luôn duy trì độ chính xác ngữ pháp cao, hiếm khi mắc lỗi mà nếu có thì cũng khó phát hiện. Bậc 6 - Luôn duy trì việc kiểm soát về ngữ pháp đối với những cấu trúc ngôn ngữ phức tạp ngay cả khi phải chú ý đến những điều khác như chuẩn bị cho phần tiếp theo hoặc theo dõi phản ứng của những người khác. 2.4.12. Độ chính xác về chính tả Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể chép lại các từ và các cụm từ ngắn, quen thuộc như các biển hiệu hoặc các lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày, tên các cửa hiệu và các cụm từ thường xuyên sử dụng. Có thể viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác. Bậc 2 - Có thể chép các câu ngắn về các chủ đề hằng ngày, ví dụ các câu chỉ đường. Có thể viết chính xác âm tiết của các từ ngắn (không nhất thiết chuẩn mực tuyệt đối) sẵn có trong vốn từ khẩu ngữ của người học. Bậc 3 - Có thể viết được một đoạn văn nhìn chung là dễ hiểu từ đầu tới cuối với chữ viết, dấu câu và bố cục chính xác để người đọc có thể theo dõi. Bậc 4 - Có thể viết được một đoạn văn rõ ràng, dễ hiểu theo đúng các tiêu chí về phân đoạn và bố cục chuẩn của một đoạn văn. Có thể sử dụng chữ viết và dấu câu tương đối chính xác nhưng vẫn còn dấu hiệu bị ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ. Bậc 5 - Bố cục, phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý. Viết đúng chính tả nhưng đôi chỗ còn lỗi nhỏ do không tập trung. Bậc 6 - Viết không có lỗi chính tả. V. Bảng tự đánh giá năng lực ngoại ngữ Để người học có thể tự đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình trên cơ sở đó lập kế hoạch và xây dựng lộ trình, phương pháp học tập và tự học để đạt được trình độ theo quy định, KNLNNVN cung cấp Bảng tự đánh giá năng lực như sau: Bậc Kỹ năng tiếp nhận Kỹ năng tương tác Kỹ năng sản sinh Nghe Đọc Nói tương tác Viết tương tác Nói sản sinh Viết sản sinh Bậc 1 Tôi có thể nhận biết được các từ và nhóm từ quen thuộc về bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh tôi khi mọi người nói chậm và rõ ràng. Tôi có thể nhận diện các từ, nhóm từ quen thuộc và các câu đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình và môi trường xung quanh gần gũi với tôi. Tôi có thể hiểu các văn bản rất ngắn và đơn giản trên quảng cáo, thông báo. Tôi có thể hỏi và trả lời các câu hỏi đơn giản về các chủ đề quen thuộc về bản thân, gia đình, nhà trường khi người khác nói chậm, rõ ràng và đôi khi nhắc lại để giúp tôi thể hiện điều muốn nói. Tôi có thể viết bưu thiếp đơn giản và ngắn gọn, ví dụ viết bưu thiếp về kỳ nghỉ của bản thân. Tôi có thể điền biểu mẫu với các thông số cá nhân, ví dụ điền tên, quốc tịch, địa chỉ vào biểu đặt phòng khách sạn. Tôi có thể sử dụng các cụm từ và câu đơn giản để nói về các chủ đề quen thuộc về bản thân, gia đình, nhà trường. Tôi có thể viết được những cụm từ hoặc những câu đơn giản. Bậc 2 Tôi có thể hiểu được các nhóm từ và từ vựng thường dùng về những chủ đề liên quan trực tiếp như gia đình, mua sắm, nơi ở, nghề nghiệp. Tôi có thể hiểu được ý chính trong các thông báo ngắn, đơn giản và rõ ràng. Tôi có thể hiểu các cụm từ và các từ ngữ thường gặp về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến tôi (ví dụ: các thông tin cơ bản liên quan tới cá nhân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, việc làm). Tôi có thể hiểu ý chính của các văn bản ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản. Tôi có thể giao tiếp được trong các tình huống đơn giản hằng ngày về bản thân, gia đình, nhà trường, nơi tôi sinh sống. Tôi có thể thực hiện các giao tiếp đơn giản quen thuộc nhưng không duy trì được cuộc hội thoại. Tôi có thể viết tin nhắn đơn giản, ngắn gọn thuộc phạm vi nhu cầu cấp thiết. Tôi có thể viết một lá thư cá nhân rất đơn giản, ví dụ thư cảm ơn. Tôi có thể sử dụng các cụm từ và các câu đã học để mô tả một cách đơn giản về gia đình tôi và những người khác; về điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại hoặc gần đây nhất của tôi. Tôi có thể viết một số cụm từ hoặc câu đơn giản nối với nhau bằng những liên từ đơn giản như: và, nhưng, bởi vì. Bậc 3 Tôi có thể hiểu được ý chính của bài nói về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong trường lớp, giải trí và công việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng. Tôi có thể hiểu được ý chính các chương trình phát thanh hay truyền hình về các vấn đề thời sự hoặc các chủ đề tôi quan tâm khi bài nói tương đối chậm và rõ ràng. Tôi có thể hiểu các ý chính của các văn bản chuẩn mực, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong công việc, học tập. Tôi có thể hiểu được các sự kiện, cảm xúc, mong ước qua các thư trao đổi cá nhân. Tôi có thể giao tiếp được không cần chuẩn bị về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến sở thích cá nhân, cuộc sống hoặc thời sự hằng ngày (ví dụ: gia đình, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện đang diễn ra). Tôi có thể viết bài đơn giản có tính liên kết về những chủ đề quen thuộc hay mối quan tâm cá nhân. Tôi có thể viết thư mô tả trải nghiệm hoặc cảm nhận của bản thân. Tôi có thể kết nối đơn giản các nhóm từ để thuật lại một câu chuyện, sự kiện, mơ ước và hy vọng. Tôi có thể đưa ra lý do và giải thích về quan điểm, kế hoạch của tôi. Tôi có thể kể lại câu chuyện đơn giản về một cuốn sách hoặc bộ phim và bày tỏ suy nghĩ của mình. Tôi có thể viết một bài đơn giản có bố cục về một chủ đề quen thuộc hoặc quan tâm. Bậc 4 Tôi có thể hiểu được các phát biểu hay bài giảng dài, theo dõi và hiểu được các lập luận phức tạp với chủ đề tôi quan tâm hoặc tương đối quen thuộc. Tôi có thể hiểu được hầu hết các chương trình thời sự trên truyền hình, phim ảnh sử dụng ngôn ngữ chuẩn. Tôi có thể hiểu các bài viết, báo cáo liên quan đến các vấn đề thời cuộc mà người viết bày tỏ quan điểm của mình. Tôi có thể hiểu các bài viết về văn học đương thời. Tôi có thể giao tiếp tương đối trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Tôi có thể chủ động tham gia thảo luận về các chủ đề quen thuộc, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình. Tôi có thể viết thư nói lên tầm quan trọng của sự kiện hoặc trải nghiệm đối với bản thân. Tôi có thể trình bày một cách rõ ràng, chi tiết về nhiều loại chủ đề liên quan đến lĩnh vực tôi quan tâm. Tôi có thể giải thích một quan điểm nào đó về một vấn đề thời sự và chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của các phương án khác nhau. Tôi có thể viết một bài viết về các vấn đề khác nhau thuộc mối quan tâm cá nhân. Tôi có thể viết một bài luận hay một báo cáo truyền đạt thông tin hoặc đưa ra lý do tán thành hay phản đối một quan điểm cụ thể nào đó. Bậc 5 Tôi có thể hiểu được các bài nói dài ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng. Tôi có thể hiểu được các chương trình truyền hình và xem các bộ phim mà không phải cố gắng quá nhiều. Tôi có thể hiểu các văn bản dài, các tác phẩm văn học phức tạp và cảm thụ được văn phong. Tôi có thể hiểu được các bài viết dài về chuyên môn hoặc hướng dẫn kỹ thuật ngay cả khi không liên quan đến lĩnh vực của mình. Tôi có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy, tự nhiên. và không gặp khó khăn khi tìm cách diễn đạt. Tôi có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội và chuyên môn. Tôi có thể đưa ra ý kiến, quan điểm chính xác và khéo léo đưa đẩy câu chuyện với những người khác. Tôi có thể viết bài trả lời với cách diễn đạt rõ ràng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả với phong cách thích hợp. Tôi có thể trình bày một cách rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp bao hàm nhiều tiểu chủ đề, đi sâu vào một vài vấn đề cụ thể và đưa ra được kết luận phù hợp. Tôi có thể viết một bài văn diễn đạt ý rõ ràng với bố cục chặt chẽ, trình bày quan điểm với một độ dài nhất định. Tôi có thể viết thư, bài luận hay một báo cáo về những chủ đề phức tạp nêu bật những vấn đề nổi cộm. Tôi có thể lựa chọn văn phong phù hợp với người đọc. Bậc 6 Tôi hoàn toàn không gặp khó khăn trong việc hiểu tất cả các loại phát ngôn dù là nghe trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông, ngay cả khi lời nói được diễn đạt với tốc độ của người bản ngữ, miễn là phải có một khoảng thời gian để làm quen với giọng nói. Tôi có thể hiểu và phân tích một cách có phê phán gần như tất cả các loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc và ngôn ngữ, hay các tác phẩm văn học và phi văn học. Tôi có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong và nghĩa hàm ngôn cũng như hiển ngôn. Tôi có thể tham gia vào bất kỳ cuộc đàm thoại hoặc thảo luận nào mà không gặp khó khăn với các cách dùng thành ngữ, ngôn ngữ thông tục. Tôi có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy và truyền tải các sắc thái ngữ nghĩa tinh tế, chính xác. Nếu gặp khó khăn, tôi có thể diễn đạt cách khác một cách khéo léo, trôi chảy đến mức những người đối thoại với tôi khó nhận ra điều đó. Như Bậc 5. Tôi có thể mô tả hoặc tranh luận một cách rõ ràng, lưu loát theo phong cách phù hợp với bối cảnh và có cấu trúc logic hiệu quả, làm cho người nghe quan tâm và ghi nhớ các ý quan trọng. Tôi có thể viết một bài văn rõ ràng, mạch lạc với văn phong phù hợp. Tôi có thể viết thư, báo cáo hay bài báo phức tạp trình bày một sự việc với cấu trúc logic, hiệu quả giúp cho người đọc có thể nhận biết và nhớ được những ý quan trọng. Tôi có thể viết tóm tắt và viết bài phê bình về những công trình thuộc chuyên môn của mình cũng như các tác phẩm văn học.
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "24/01/2014", "sign_number": "01/2014/TT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Vinh Hiển", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-528-KH-TTKSBT-2021-giam-sat-nguoi-tu-vung-dich-COVID19-trong-nuoc-den-Ho-Chi-Minh-465179.aspx
Kế hoạch 528/KH-TTKSBT 2021 giám sát người từ vùng dịch COVID19 trong nước đến Hồ Chí Minh
SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 528/KH-TTKSBT TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 02 năm 2021 KẾ HOẠCH GIÁM SÁT NGƯỜI TỪ VÙNG DỊCH COVID 19 TRONG NƯỚC ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 2021 Từ ngày 25/01/2021 đến sáng ngày 14/02/2021 cả nước đã ghi nhận 638 trường hợp mắc trong nước tại 13 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương (461), Quảng Ninh (59), Hồ Chí Minh (36), Hà Nội (32), Gia Lai (27), Bình Dương (06), Bắc Ninh (05), Điện Biên (03), Hưng Yên (03), Hòa Bình (02), Bắc Giang (02), Hải Phòng (01), Hà Giang (01). Là trung tâm kinh tế, giáo dục lớn của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận rất nhiều người từ các tỉnh thành trong cả nước đến thành phố để tiếp tục làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 và thời gian tiếp theo. Do đó không tránh khỏi nguy cơ dịch xâm nhập thành phố từ các tỉnh thành khác. Để chủ động kiểm soát nguy cơ trên hướng đến thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố triển khai Kế hoạch Giám sát người từ vùng dịch COVID 19 trong nước đến thành phố Hồ Chí Minh 1 Mục tiêu - Phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm SARS CoV 2 từ các vùng dịch trong nước qua đó kiểm soát kịp thời sự lây nhiễm trong cộng đồng. 2 Hoạt động 2.1 Tổ chức khai báo y tế và giám sát đối với người đến từ các vùng dịch trong nước 2.1.1 Tổ chức khai báo y tế • Nội dung và hình thức khai báo y tế + Những trường hợp đặc biệt cần được giám sát y tế như lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tập trung phải khai báo trực tiếp với cơ quan chức năng theo hướng dẫn của HCDC. Cụ thể như sau: - Những người từ các vùng dịch trong nước đến thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 14 ngày đều phải thực hiện khai báo y tế trực tiếp cho cơ quan chức năng. Căn cứ vào diễn tiến tình hình dịch bệnh trong nước, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) sẽ hướng dẫn hình thức giám sát y tế đối với người đến từ các vùng dịch trong nước và sẽ cập nhật thường xuyên trên Trang thông tin điện tử, trang fanpage của HCDC. - Tại sân bay, nhà ga, bến xe: HCDC phối hợp với các hãng vận tải (hàng không, đường sắt, nhà xe) thông tin đến hành khách trên từng chuyến đi quy định giám sát y tế đối với người từ vùng dịch, vận động khai báo trung thực để được hỗ trợ chăm sóc y tế khi cần thiết; những hành khách khai báo đến từ vùng dịch sẽ được tổ chức cho làm tờ khai trên máy bay / tàu / xe hoặc ngay khu xuống sân bay / ga tàu / bến xe. Trung tâm Y tế quận huyện được phân công thực hiện sàng lọc và chỉ định các hình thức cách ly hoặc giám sát y tế đối với từng cá nhân dựa trên tờ khai y tế của họ. - Tại các khu công nghiệp - khu chế xuất, trường học, Xí nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức... (gọi chung là đơn vị): người đứng đầu đơn vị triển khai cho nhân viên khai báo y tế theo thông tin cập nhật trên Trang thông tin điện tử hoặc trang fanpage của HCDC. Khi có nhân viên đến từ các vùng dịch cần cách ly, giám sát y tế theo hướng dẫn của HCDC, đơn vị cần thông báo ngay cho Trung tâm Y tế quận huyện để phối hợp xử lý tiếp theo. - Tại địa bàn dân cư: Trung tâm Y tế quận huyện tham mưu cho BCĐ PCD QH triển khai cho người dân đến từ vùng dịch thuộc diện cần giám sát y tế phải khai báo trung thực và tiến hành thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của HCDC. Ngoài ra, vận động người dân trong khu phố phối hợp với Tổ Covid Cộng đồng giám sát, phát hiện những đối tượng này trong cộng đồng dân cư nhưng chưa khai báo y tế để triển khai các biện pháp can thiệp theo hướng dẫn. - Tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh: thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người đến bệnh viện, phòng khám qua phần mềm khai báo y tế do Sở Y tế triển khai. + Các trường hợp khác: khai báo trên phần mềm tokhaiyte.vn của Bộ Y tế • Yêu cầu: - Điểm khai báo y tế tại bến bãi, đơn vị phải được đặt ở nơi thông thoáng, có áp phích truyền thông hướng dẫn khai báo, bàn điền tờ khai - Bên cạnh điểm khai báo y tế phải có khu vực cách ly tạm thời đối với các trường hợp cần cách ly tập trung, để chờ đơn vị chức năng đưa đi cách ly tập trung theo quy định. - Khuyến khích các đơn vị ứng dụng CNTT trong khai báo y tế 2.1.2 Chỉ định cách ly, giám sát sức khỏe (*) Đối tượng Hình thức cách ly hoặc giám sát sức khỏe Chỉ định xét nghiệm phết mũi họng Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 xác định cách ly tập trung 14 ngày từ ngày tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân Xét nghiệm ngay khi vào khu cách ly với 4 lần vào các ngày N1, N5, N10 và N14 Những người từng đi, đến, về từ địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg cách ly tập trung 14 ngày từ ngày rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội Xét nghiệm ngay khi vào khu cách ly với 4 lần vào các ngày N1, N5, N10 và N14 Những người từng đi, đến, về từ các ổ dịch đang hoạt động (nhưng không phải là tiếp xúc gần) hoặc từng đi qua các địa điểm Bộ Y tế thông báo (nhưng không trong vùng phải giãn cách xã hội) cách ly tại nhà 14 ngày từ ngày rời các địa điểm như thông báo + Xét nghiệm giám sát 1 lần + Xét nghiệm nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ trong thời gian cách ly Những người từng đi, đến, về từ các địa phương bị phong tỏa, các ổ dịch hoạt động, các địa điểm Bộ Y tế thông báo nhưng khi khai báo đã hơn 14 ngày Tự theo dõi sức khỏe Xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc khi có chỉ định địa danh cụ thể (ví dụ như Cẩm Giang/Hải Dương) (*) : HCDC sẽ cập nhật cụ thể về địa điểm, thời gian có liên quan trên phần mềm khai báo điện tử của các Bv và trên trang web (hcdc.vn hoặc hcdc.gov.vn), trang fanpage (facebook.com/ksbthcm) của HCDC 2.2 Tổ chức xét nghiệm tầm soát ngẫu đối với người đến thành phố bằng các phương tiện giao thông công cộng - Tại sân bay Tân Sơn Nhất: 10 - 20% số lượt hành khách đến sân bay từ các tỉnh thành có nguy cơ sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên. - Tại Ga Sài Gòn: 100 mẫu đơn/ngày đối với hành khách đến từ các tỉnh thành có nguy cơ - Bến xe quận 12, bến xe miền Đông cũ, bến xe Miền Đông mới: 100 mẫu đơn/ngày/địa điểm • Căn cứ vào tình hình dịch bệnh cụ thể tại các địa phương và TPHCM, HCDC sẽ có thông báo điều chỉnh số lượng mẫu giám sát cần lấy tại các địa điểm. 3. Phân công thực hiện 3.1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố - Cập nhật thường xuyên quy định cách ly giám sát y tế đối với người từ vùng dịch trên Trang thông tin điện tử, trang fanpage của Trung tâm. - Phối hợp Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Ga Sài Gòn tổ chức khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm khách đi bằng máy bay, tàu lửa; tổ chức cách ly tạm thời tại sân bay, nhà ga đối với những người thuộc đối tượng cách ly tập trung trong thời gian chờ đưa đến KCL tập trung. - Giám sát việc tổ chức khai báo y tế tại các “đơn vị” và khu dân cư - Giám sát và hỗ trợ các đơn vị lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay, nhà ga và các bến xe khách. - Điều phối mẫu về các phòng xét nghiệm, giải quyết mẫu trong vòng 24 giờ, hạn chế tối đa việc tồn đọng mẫu xét nghiệm. 3.2 Các khu cách ly tập trung - Tiếp nhận người cách ly tập trung từ các nơi phát hiện: o Các khu cách ly tập trung thành phố: những người được chuyển đến từ sân bay, nhà ga, bến xe và các “đơn vị”. o Các khu cách ly tập trung quận huyện: những người được chuyển đến từ địa bàn dân cư. o Trong trường hợp có KCL bị quá tải, HCDC sẽ phối hợp để điều chuyển người cách ly đến nơi cách ly khác - Ban hành Quyết định cách ly, Quyết định kết thúc cách ly. o Lưu ý: Khi các sân bay, nhà ga, bến bãi, “đơn vị” chuyển người đến các KCL tập trung ngoài cần có Thông báo gửi đến các KCL tập trung để làm cơ sở cho các KCL tập trung ra Quyết định cách ly (HCDC sẽ có hướng dẫn các thủ tục liên quan) - Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm theo kế hoạch này hoặc hướng dẫn mới của HCDC phụ thuộc vào tình hình thực tế của dịch bệnh - Nhập dữ liệu vào phần mềm chuỗi hoặc hệ thống báo cáo online theo hướng dẫn của HCDC 3.3 Trung tâm Y tế quận huyện và thành phố Thủ Đức - Phối hợp các “đơn vị” triển khai khai báo y tế tại các “đơn vị” đóng trên địa bàn và các khu dân cư. Khi có trường hợp thuộc đối tượng cách ly tập trung, tổ chức tiếp nhận và làm thủ tục bàn giao người thuộc đối tượng cách ly tập trung cho các KCL tập trung. Đối với người thuộc các “đơn vị” thì chuyển KCL thành phố, người tại địa bàn dân cư thì chuyển KCL QH. - Tổ chức triển khai, giám sát và thực hiện các thủ tục theo quy định mới nhất khi có trường hợp cách ly tại nhà. - Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho những người có chỉ định xét nghiệm nhưng không phải cách ly tập trung - Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tại các bến xe liên tỉnh trên địa bàn, cụ thể: o Trung tâm Y tế quận 12 tổ chức lấy mẫu xét nghiệm giám sát tại Bến xe Ngã 4 ga; o Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh tổ chức lấy mẫu xét nghiệm giám sát tại Bến xe Miền Đông (cũ); o Trung tâm Y tế quận 9 (cũ) tổ chức lấy mẫu xét nghiệm giám sát tại Bến xe Miền Đông (mới). - Báo cáo số liệu khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm và kết quả, số liệu chuyển cách ly tập trung, cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe vào cơ sở dữ liệu HCDC chia sẻ trực tuyến cho các khoa Kiểm soát bệnh tật - Trung tâm Y tế quận huyện. Tần suất nhập dữ liệu 2 lần / ngày vào lúc 12 giờ và 20 giờ hàng ngày. 3.4 Đề nghị Các bệnh viện, CSKCB: - Yêu cầu tất cả người đến Bệnh viện, CS KCB phải thực hiện khai báo y tế qua phần mềm do Sở Y tế triển khai. - Nếu đối tượng cách ly tập trung là người bệnh cần phải chăm sóc y tế: chuyển vào khu cách ly của bệnh viện. - Nếu đối tượng cách ly tập trung không phải là người bệnh: phối hợp TTYT trên địa bàn chuyển đi khu cách ly thành phố - Các đối tượng cách ly tại nhà cần phải báo cáo cho HCDC email [email protected] để chuyển Trung tâm Y tế quận huyện giám sát. 3.5 Các phòng xét nghiệm SARS CoV 2 - Phòng xét nghiệm bệnh viện Quận 2: tiếp nhận mẫu giám sát Ga Sài Gòn - Phòng xét nghiệm bệnh viện Nhi đồng 1: tiếp nhận mẫu giám sát Bến xe Ngã 4 Ga ước tính 100 mẫu đơn / ngày - Phòng xét nghiệm bệnh viện Quận Thủ Đức: tiếp nhận mẫu giám sát 2 Bến xe Miền Đông ước tính 200 mẫu đơn / ngày - Phòng xét nghiệm bệnh viện Nguyễn Tri Phương: tiếp nhận mẫu giám sát hành khách tại Sân bay Tân Sơn Nhất ước tính 200 mẫu đơn / ngày - Phòng xét nghiệm HCDC: tiếp nhận mẫu giám sát nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, 1600 mẫu gộp / ngày x 7 ngày/lần. 3.6 Đề nghị Phòng Nghiệp vụ Y và Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế: - Điều động lực lượng từ các bệnh viện hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay, nhà ga, bến xe theo lịch tổ chức lấy mẫu của HCDC. 4. Thời gian thực hiện: từ ngày 16/02/2021 đến khi có kế hoạch khác thay thế./. Nơi nhận: - BGĐ Sở Y tế; - Phòng NVY, KHTC, TCCB Sở Y tế; - Các BV thành phố, BV ĐKKV, BV QH, BV ngoài công lập; - TTYT, PYT QH và TP. Thủ Đức - BGĐ TTKSBT; - Lưu: PCBTN, XN-CĐHA-TDCN, KHNV, TCHC. (LHN - 6b) KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Nguyễn Hồng Tâm
{ "issuing_agency": "Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "16/02/2021", "sign_number": "528/KH-TTKSBT", "signer": "Nguyễn Hồng Tâm", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-16-2009-TT-BLDTBXH-chuong-trinh-khung-trinh-do-trung-cap-cao-dang-nghe-88635.aspx
Thông tư 16/2009/TT-BLĐTBXH chương trình khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------- Số: 16/2009/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ VÀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Hướng dẫn du lịch; Quản trị lữ hành; Kỹ thuật chế biến món ăn; Quản trị khách sạn; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng: Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này; Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm: 1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Hướng dẫn du lịch” (Phụ lục 1); 2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản trị lữ hành” (Phụ lục 2); 3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” (Phụ lục 3); 4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản trị khách sạn” (Phụ lục 4). Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề: Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường. Điều 4. Điều khoản thi hành: 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp; - Công báo Website Chính phủ (2b); - Lưu Vụ Pháp chế, VP, TCDN (20b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đàm Hữu Đắc PHỤ LỤC 1: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ HƯỚNG DẪN DU LỊCH” (Kèm theo Thông tư số 16 / 2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Phụ lục 1A: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tên nghề: Hướng dẫn du lịch Mã nghề: 40810102 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 25 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức: + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn cơ bản về nghề hướng dẫn: Đặc điểm, giá trị của các tài nguyên và tuyến điểm du lịch; hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có liên quan; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, kiến thức về thuyết minh, hướng dẫn đối tượng tham quan, quy trình xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch; + Người học được trang bị những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam...; + Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Nghiệp vụ lữ hành, các dân tộc Việt Nam, tiến trình lịch sử Việt Nam, lịch sử văn minh thế giới, tổ chức sự kiện, tin học ứng dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ văn phòng, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ lưu trú, môi trường và an ninh- an toàn trong du lịch...; + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ; - Kỹ năng: + Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong các công việc: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự; + Người học có được các kỹ năng bổ trợ khác cho nghề hướng dẫn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức sự kiện...; + Người học có thể sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghề nghiệp; + Người học có được khả năng làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cho công tác hướng dẫn; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề hướng dẫn du lịch. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử; + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. - Thể chất, quốc phòng: + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ; + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí như: hướng dẫn viên tại điểm tham quan, hướng dẫn viên địa phương, hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên dưới các hình thức du lịch khác (chủ yếu đối với khách du lịch Việt Nam), và các vị trí khác... tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian của khóa học: 2 năm - Thời gian học tập: 90 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 180 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2340 giờ + Thời gian học bắt buộc: 1860 giờ; Thời gian học tự chọn: 480 giờ + Thời gian học lý thuyết: 660 giờ; Thời gian học thực hành: 1680 giờ 3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ (Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả). III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 210 106 MH01 Pháp luật 15 10 4 1 MH02 Chính trị 30 22 6 2 MH03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 45 28 13 4 MH05 Tin học 30 13 15 2 MH06 Ngoại ngữ cơ bản 60 30 25 5 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1860 387 1396 77 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 105 90 27 8 MH07 Tổng quan du lịch và khách sạn 30 28 - 2 MĐ08 Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch 75 42 27 6 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1775 297 1369 69 MH09 Ngoại ngữ chuyên ngành 420 90 305 25 MH10 Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam 75 42 29 4 MH11 Văn hóa Việt Nam 75 57 15 3 MH12 Địa lý du lịch Việt Nam 60 56 - 4 MĐ13 Nghiệp vụ hướng dẫn 345 72 240 33 MH14 Thực hành nghề tại cơ sở 780 - 780 Tổng cộng 2070 597 1396 77 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ: 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Tổng thời gian dành cho các môn học đào tạo nghề tự chọn là 480 giờ chiếm 20,51% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học đào tạo nghề (2340 giờ). - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ15 Nghiệp vụ lữ hành 150 43 93 14 MH16 Các dân tộc Việt Nam 45 43 - 2 MH17 Tiến trình lịch sử Việt Nam 60 58 2 MH18 Lịch sử văn minh thế giới 45 43 - 2 MĐ19 Tổ chức sự kiện 45 15 27 3 MH20 Tin học ứng dụng 45 15 27 3 MĐ21 Nghiệp vụ thanh toán 45 15 28 2 MĐ22 Nghiệp vụ văn phòng 45 15 28 2 MH23 Văn hóa ẩm thực 45 15 27 3 MH24 Nghiệp vụ lưu trú 45 15 28 2 MH25 Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch 45 15 27 3 Tổng cộng 615 292 285 38 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học đào tạo nghề tự chọn - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung. - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như: + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp); + Trình độ đội ngũ giáo viên; + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 480 giờ chiếm 20,51% tổng thời gian các môn học đào tạo nghề (trong đó có ít nhất là 225 giờ thực hành). 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Thi viết Không quá 120 phút 2 Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS Viết, trắc nghiệm Không quá 120 phút 3 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề: Ngoại ngữ chuyên ngành/ nghiệp vụ hướng dẫn - Thực hành nghề: Nghiệp vụ hướng dẫn Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày 2. Văn hoá, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể - Ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người họccó thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5. Tham quan thực tế Mỗi học kỳ 1 lần 4.Các chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề hướng dẫn du lịch. - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau: - Mục tiêu môn học. - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học. - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định. - Hướng dẫn thực hiện chương trình. 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp: Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút + Thực hành: Không quá 8 giờ - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn (gọi là bài kiểm tra lý thuyết). - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút. - Bài kiểm tra hết môn có: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1ữ5 phút. + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở: - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế; - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế; - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau: + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề hướng dẫn. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học; + Thực hành các nghiệp vụ hướng dẫn (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch...; + Kết hợp cả hai hình thức nói trên. - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./. Phụ lục 1B: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Tên nghề: Hướng dẫn du lịch Mã nghề: 50810102 Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức: + Người học được trang bị các thức chuyên môn sâu về nghề hướng dẫn: Đặc điểm, giá trị của các tài nguyên và tuyến điểm du lịch; hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có liên quan; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, kiến thức về thuyết minh, hướng dẫn đối tượng tham quan, quy trình xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch; + Người học được trang bị những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam, Tổ chức sự kiện, lịch sử văn minh thế giới, tiến trình lịch sử Việt Nam, các dân tộc Việt Nam; + Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Nghiệp vụ lữ hành, văn học dân gian Việt Nam, kinh tế Việt Nam, nghiệp vụ văn phòng, xây dựng thực đơn, nghiệp vụ thanh toán, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ lưu trú, tin học ứng dụng, môi trường và an ninh- an toàn trong du lịch...; + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn để có thể thực hiện các nghiệp vụ hướng dẫn đối với khách du lịch quốc tế như: kinh tế quốc tế, địa lý du lịch thế giới; + Người học được cung cấp các kiến thức về làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế cơ bản như: Thống kê xã hội, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý nhà nước về du lịch, marketing du lịch; + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ. - Kỹ năng: + Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong các công việc: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự; + Người học có thể sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế ở mức độ tương đối cao; + Người học có được khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho công tác hướng dẫn; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề hướng dẫn du lịch. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử; + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. - Thể chất, quốc phòng: + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ; + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm Sau khi học xong người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí như: hướng dẫn viên tại điểm tham quan, hướng dẫn viên địa phương, hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên dưới các hình thức du lịch khác (đối với khách du lịch Việt Nam và quốc tế), có cơ hội trở thành trưởng nhóm hướng dẫn viên, quản lý nghiệp vụ hướng dẫn của các công ty du lịch và các vị trí khác trong tương lai... tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 3 năm - Thời gian học tập: 131 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 240 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 3300 giờ + Thời gian học bắt buộc: 2520 giờ; Thời gian học tự chọn: 780 giờ. + Thời gian học lý thuyết: 1115 giờ; Thời gian học thực hành: 2175 giờ. III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 450 220 200 30 MH01 Pháp luật 30 21 7 2 MH02 Chính trị 90 60 24 6 MH03 Giáo dục thể chất 60 4 52 4 MH04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 75 58 13 4 MH05 Tin học 75 17 54 4 MH06 Ngoại ngữ cơ bản 120 60 50 10 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 2520 626 1083 91 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 105 70 27 8 MH07 Tổng quan du lịch và khách sạn 30 28 - 2 MĐ08 Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch 75 42 27 6 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 2425 556 1056 83 MH09 Ngoại ngữ chuyên ngành 600 140 430 30 MH10 Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam 75 42 29 4 MH11 Văn hóa Việt Nam 75 57 15 3 MH12 Địa lý du lịch Việt Nam 60 56 - 4 MĐ13 Tổ chức sự kiện 60 30 27 3 MH14 Lịch sử văn minh thế giới 45 43 - 2 MH15 Tiến trình lịch sử Việt Nam 60 58 - 2 MH16 Các dân tộc Việt Nam 45 43 - 2 MĐ17 Nghiệp vụ hướng dẫn 435 87 315 33 MH18 Thực hành nghề tại cơ sở 960 - 960 Tổng cộng 2970 1076 1803 91 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO DẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ: 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 780 giờ chiếm 23,63% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (3300 giờ). - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ19 Nghiệp vụ lữ hành 180 59 103 18 MH20 Marketing du lịch 45 30 12 3 MH21 Văn học dân gian Việt Nam 60 57 - 3 MH22 Lịch sử kinh tế Việt Nam 45 43 - 2 MH23 Địa lý du lịch Thế giới 45 42 - 3 MH24 Quản lý nhà nước về du lịch 45 42 - 3 MĐ25 Nghiệp vụ văn phòng 45 15 28 2 MĐ26 Xây dựng thực đơn 45 15 25 5 MĐ27 Nghiệp vụ thanh toán 45 15 28 2 MH28 Văn hóa ẩm thực 45 15 27 3 MH29 Nghiệp vụ lưu trú 45 15 28 2 MH30 Ngoại ngữ 2 180 60 101 19 MH31 Tin học ứng dụng 45 15 27 3 MH32 Quản lý chất lượng dịch vụ 45 42 - 3 MH33 Thống kê xã hội 45 42 - 3 MH34 Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch 45 15 27 3 Tổng cộng 1005 522 406 77 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học đào tạo nghề tự chọn - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung. - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như: + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp); + Trình độ đội ngũ giáo viên; + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 780 giờ chiếm 20,51% tổng thời gian các môn học đào tạo nghề (trong đó ít nhất có 315 giờ thực hành). 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Thi viết Không quá 120 phút 2 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề: Ngoại ngữ chuyên ngành/ nghiệp vụ hướng dẫn - Thực hành nghề: Nghiệp vụ hướng dẫn Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày 2. Văn hoá, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể - Ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người họccó thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5. Tham quan thực tế Mỗi học kỳ 1 lần 4.Các chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề hướng dẫn du lịch. - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau: - Mục tiêu môn học. - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học. - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định. - Hướng dẫn thực hiện chương trình. 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp: Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút + Thực hành: Không quá 8 giờ - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn (gọi là bài kiểm tra lý thuyết). - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút. - Bài kiểm tra hết môn có: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1÷ 5 phút. + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở: - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế; - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế; - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau: + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề hướng dẫn. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học; + Thực hành các nghiệp vụ hướng dẫn (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch;... + Kết hợp cả hai hình thức nói trên. - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./. PHỤ LỤC 2: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ” QUẢN TRỊ LỮ HÀNH” (Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Phụ lục 2A: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tên nghề: Quản trị lữ hành Mã nghề: 40810103 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ Thông và tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì thêm phần văn hóa phổ Thông theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Về kiến thức: Chương trình đào tạo cung cấp cho người học: + Những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học và ngoại ngữ; + Những kiến thức chuyên sâu của nghiệp vụ lữ hành như: Thiết kế chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến quảng cáo và bán sản phẩm, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, báo cáo kết quả công việc; + Những kiến thức cơ bản về nghề quản trị lữ hành như quản lý, điều hành hoạt động lữ hành; + Những kiến thức cơ sở cần thiết cho nghiệp vụ lữ hành như: Hoạt động du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, lao động và các điều kiện phát triển trong ngành Du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới và Việt Nam, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, đặc điểm văn hóa Việt Nam, các tuyến điểm du lịch chủ yếu, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch và nghiệp vụ thanh toán trong kinh doanh lữ hành; + Những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ lữ hành như: bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ văn phòng, nghiệp vụ lưu trú, tổ chức sự kiện trong du lịch; - Về kỹ năng: + Hình thành cho người học kỹ năng nghề nghiệp của quản trị lữ hành như: Thiết kế và xây dựng chương trình du lịch, tổ chức quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm, điều hành thực hiện chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đối tác, chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, tổng kết và báo cáo kết quả công việc; + Sử dụng ngoại ngữ giao tiếp Thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ Thông tin trong công việc; có khả năng soạn thảo các loại hợp đồng du lịch, thanh quyết toán hợp đồng du lịch và hoàn thành các thủ tục có liên quan đến họat động lữ hành; + Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành; + Khả năng làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhúm hiệu qua;. + Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp. 2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Hiểu biết cơ bản về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; + Có đạo đức tốt, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp; sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc; + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công việc. - Thể chất, quốc phòng: + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ; + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm Sau khi học xong người học có thể đảm đương được các vị trí như: nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên bán chương trình du lịch, trợ lý điều hành tour, nhân viên điều hành tour và các vị trí khác trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian khóa học: 2 năm - Thời gian học tập: 104 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ -Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 180 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2340 giờ + Thời gian học bắt buộc:1815 giờ; Thời gian học tự chọn: 525 giờ + Thời gian học lý thuyết: 750 giờ;Thời gian học thực hành: 1590 giờ 3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ Thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200giờ (Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ Thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lụ gớc sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả). III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 210 106 104 17 MH01 Chính trị 30 22 6 2 MH02 Pháp luật 15 10 4 1 MH03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 45 28 13 4 MH05 Tin học 30 13 15 2 MH06 Ngoại ngữ 60 30 25 5 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1815 630 1201 II.1 Các môn học, mô đun cơ sở nghề 390 285 115 MH07 Tổng quan du lịch 45 30 15 3 MH08 Tâm lý khách du lịch 45 30 15 3 MĐ09 Kỹ năng giao tiếp 45 15 30 3 MH10 Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam 60 45 15 3 MH11 Đại cương lịch sử Việt Nam 45 30 15 3 MH12 Marketing du lịch 45 30 15 3 MĐ13 Tin học ứng dụng 60 15 45 4 MH14 Nghiệp vụ thanh toán 45 30 15 3 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1425 345 1086 MĐ15 Tiếng Anh chuyên ngành 300 90 210 109 MĐ16 Nghiệp vụ lữ hành 345 75 270 19 MĐ17 Nghiệp vụ hướng dẫn 240 60 180 16 MH18 Tuyến điểm du lịch Việt Nam 60 30 30 3 MH19 Quản trị kinh doanh lữ hành 45 30 15 2 MĐ28 Thực hành nghề tại cơ sở 435 - 435 3 Tổng cộng 2025 616 1409 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn 1.1 Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MH20 Tổ chức sự kiện 45 30 15 3 MĐ21 Ngoại ngữ 2 195 60 135 12 MH22 Cơ sở văn hóa Việt Nam 45 30 15 3 MH23 Văn hóa ẩm thực 45 30 15 3 MH24 Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững 45 30 15 3 MĐ25 Nghiệp vụ văn phòng 45 15 30 3 MH26 Lịch sử văn minh thế giới 60 30 30 3 MH27 Nguyên lý kế toán 45 30 15 3 Tổng cộng 525 255 270 - Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung; - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như: + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp) + Trình độ đội ngũ giáo viên + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 468 giờ chiếm 20 % tổng thời gian các môn học đào tạo nghề. 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Viết, vấn đáp Không quá 120 phút 2 Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS Viết, trắc nghiệm Không quá 120 phút 3 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghiệp vụ lữ hành. - Thực hành nghiệp vụ lữ hành Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Thực hành nghiệp vụ lữ hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện). Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày 2. Văn hóa, văn nghệ - Qua các phương tiện Thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể - Ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi tối trong tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Tất cả các ngày làm việc trong tuần 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5. Đi thực tế Mỗi học kỳ 1 lần 4. Các chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và chương trình chi tiết - Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề Quản trị lữ hành; - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Cần căn cứ vào các nội dung trong chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau: - Mục tiêu môn học; - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học; - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định; - Hướng dẫn thực hiện chương trình. 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút + Thực hành: Không quá 4 giờ Mỗi môn học có từ 2 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) sẽ có một bài kiểm tra hết môn. - Bài kiểm tra hết môn lý thuyết có: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong 1đến 5 phút. + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở. - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đó được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế. - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đó được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế. - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau: + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề lữ hành. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm, trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học; + Thực hành các nghiệp vụ lữ hành (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch; + Kết hợp cả hai hình thức nói trên. - Việc lựa chọn hình thức và phân bổ thời gian thực hành tại cơ sở tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở hoặc chia thành các đợt thực hành nhưng phải đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./. Phụ lục 2B: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Tên nghề: Quản trị lữ hành Mã nghề: 50810103 Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ Thông và tương đương; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp -Về kiến thức. Chương trình đào tạo cung cấp cho người học: + Những kiến thức về chính trị, pháp luật, tin học và ngoại ngữ; + Những kiến thức chuyên sâu của nghiệp vụ lữ hành như: Thiết kế chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến, quảng cáo và bán sản phẩm, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành thực hiện chương trình du lịch, đánh giá kết quả kinh doanh và tổng kết công việc; + Những kiến thức về nghề quản trị lữ hành như: Nghiên cứu và khai thác thị trường, tổ chức bộ máy doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý chất lượng sản phẩm và điều hành, giám sát kinh doanh lữ hành; + Những kiến thức cơ sở cần thiết cho nghiệp vụ lữ hành như: Hoạt động du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, lao động và các điều kiện phát triển trong ngành Du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới và Việt Nam, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, đặc điểm văn hóa Việt Nam, các tuyến điểm du lịch cơ bản, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, nghiệp vụ thanh toán trong kinh doanh lữ hành và tổ chức sự kiện trong du lịch; + Những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ lữ hành như: Quản lý nhà nước về du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ văn phòng và nghiệp vụ lưu trú. - Về kỹ năng: + Hình thành cho người học kỹ năng nghề nghiệp của nghiệp vụ lữ hành như: Phân tích, đánh giá xu hướng phát triển thị trường du lịch, thiết kế và xây dựng chương trình du lịch, tổ chức quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm, quản lý và điều hành thực hiện chương trình, chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đối tác, báo cáo đánh giá kết quả công việc nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế; + Hình thành cho người học kỹ năng quản trị nghiệp vụ lữ hành như: Lập kế hoạch, điều hành và giám sát thực hiện, tổng kết đánh giá và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh lữ hành; + Sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp Thông thường và ngoại ngữ chuyên ngành lữ hành, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ Thông tin trong công việc, có khả năng soạn thảo và hoàn thiện các loại hợp đồng du lịch, thanh quyết toán hợp đồng du lịch và hoàn thành các thủ tục có liên quan đến họat động lữ hành; + Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành; + Khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhúm hiệu quả; + Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Hiểu biết cơ bản về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;. + Có đạo đức tốt, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp; sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc; + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công việc. - Thể chất, quốc phòng: + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ; + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm Sau khi học xong người học có thể đảm đương được các vị trí như: nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên bán chương trình du lịch, trợ lý điều hành tour, nhân viên điều hành tour, triển lóm nghiệp vụ, quản lý bộ phận nghiệp vụ và các vị trí khác trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc. II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 3 năm - Thời gian học tập: 131 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 3.750 giờ - Thời gian ụn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 240 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ + Thời gian học bắt buộc: 2620 giờ; Thời gian học tự chọn: 680 giờ + Thời gian học lý thuyết: 1055 giờ; Thời gian học thực hành: 2240 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 450 220 200 30 MH01 Chính trị 90 60 24 6 MH02 Pháp luật 30 21 7 2 MH03 Giáo dục thể chất 60 4 52 4 MH04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 75 58 13 4 MH05 Tin học 75 17 54 4 MH06 Ngoại ngữ 120 60 50 10 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 2720 730 1885 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 630 375 255 MH07 Tổng quan du lịch 45 30 15 3 MH08 Tâm lý khách du lịch 45 30 15 3 MĐ09 Kỹ năng giao tiếp 60 30 30 4 MH10 Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam 90 60 30 5 MH11 Đại cương lịch sử Việt Nam 60 45 15 4 MH12 Marketing du lịch 60 30 30 3 MĐ13 Tin học ứng dụng 60 15 45 4 MH14 Nghiệp vụ thanh toán 45 30 15 3 MH15 Cơ sở văn hóa Việt Nam 60 45 15 4 MH16 Quản trị doanh nghiệp 45 30 15 3 MĐ17 Tổ chức sự kiện 60 30 30 4 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 2090 360 1630 MĐ18 Tiếng Anh chuyên ngành 420 120 300 28 MĐ19 Nghiệp vụ lữ hành 535 90 445 31 MĐ20 Nghiệp vụ hướng dẫn 315 60 255 21 MH21 Tuyến điểm du lịch Việt Nam 90 30 60 6 MH22 Quản trị kinh doanh lữ hành 120 60 60 8 MH35 Thực hành nghề tại cơ sở 510 - 510 21 Tổng cộng 3070 940 2130 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. 1.1 Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MH23 Lịch sử văn minh thế giới 60 30 30 MH24 Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững 45 30 15 MĐ25 Nghiệp vụ văn phòng 45 15 30 MĐ26 Ngoại ngữ 2 270 60 210 MH27 Nguyên lý kế toán 45 30 15 MH28 Quản lý chất lượng dịch vụ 45 30 15 MH29 Phân tích hoạt động kinh doanh lữ hành 60 30 30 MH30 Quan hệ và chăm sóc khách hàng 45 30 15 MH31 Văn hóa ẩm thực 45 30 15 MH32 Quản lý nhà nước về du lịch 45 30 15 MĐ33 Xây dựng thực đơn 45 15 30 MH34 Nghiệp vụ lưu trú 45 15 30 Tổng cộng 795 360 435 - Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung. - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như: + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp) + Trình độ đội ngũ giáo viên. + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 680 giờ chiếm 21 % tổng thời gian các môn học đào tạo nghề. 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Viết, vấn đáp Không quá 120 phút 2 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghiệp vụ lữ hành. - Thực hành nghiệp vụ lữ hành Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Thực hành nghiệp vụ lữ hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày 2. Văn hóa, văn nghệ - Qua các phương tiện Thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể - Ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi tối trong tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Tất cả các ngày làm việc trong tuần 4.Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5.Đi thực tế Mỗi học kỳ 1 lần 4. Các chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và chương trình chi tiết - Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề Quản trị lữ hành. - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Cần căn cứ vào các nội dung trong chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đú, cụ thể như sau: + Mục tiêu môn học; + Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học; + Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đó được xác định; + Hướng dẫn thực hiện chương trình. 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút. + Thực hành: Không quá 4 giờ Mỗi môn học có từ 2 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) sẽ có một bài kiểm tra hết môn. - Bài kiểm tra hết môn lý thuyết cú: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong 1đến 5 phút. + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở. - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đó được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế; - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đó được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế; - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau: + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề lữ hành. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm, trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học; + Thực hành các nghiệp vụ lữ hành (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch; + Kết hợp cả hai hình thức nói trên. - Việc lựa chọn hình thức và phân bổ thời gian thực hành tại cơ sở tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở hoặc chia thành các đợt thực hành nhưng phải đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./. PHỤ LỤC 3: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN” (Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Phụ lục 3A: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tên nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn Mã nghề: 40810204 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 22 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức: + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế; + Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm; + Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ về nghiệp vụ chế biến món ăn như: Văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, hạch toán định mức, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, kỹ thuật trang trí cắm hoa; + Cung cấp cho người học những kiến thức khác có liên quan đến nghề Kỹ thuật chế biến món ăn; + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ; - Kỹ năng: + Hình thành cho người học các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong chế biến món ăn trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác; + Hình thành cho người học khả năng làm việc độc lập; tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cơ bản; + Rèn luyện cho người học sức khoẻ, đạo đức và ý thức kỷ luật cao; + Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp; 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử; + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. - Thể chất, quốc phòng: + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ; + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính...; hoặc các vị trí khác trong nhà bếp tuỳ theo khả năng và yêu cầu của công việc cụ thể. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian của khóa học: 2 năm - Thời gian học tập: 104 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 180 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ, trong đó: + Thời gian học bắt buộc: 1800 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ + Thời gian học lý thuyết: 540 giờ;Thời gian học thực hành: 1800 giờ 3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ (Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả). III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 210 106 87 17 MH01 Pháp luật 15 10 4 1 MH02 Chính trị 30 22 6 2 MH03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH04 Giáo dục quốc phòng-An ninh 45 28 13 4 MH05 Tin học 30 13 15 2 MH06 Ngoại ngữ cơ bản 60 30 25 5 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1800 345 1367 88 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 105 70 27 8 MH07 Tổng quan du lịch và khách sạn 30 28 - 2 MĐ08 Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch 75 42 27 6 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1965 275 1304 80 MH09 Ngoại ngữ chuyên ngành 210 60 120 30 MH10 Quản trị tác nghiệp 45 43 - 2 MH11 Thương phẩm và an toàn thực phẩm 45 42 - 3 MH12 Sinh lý dinh dưỡng 45 43 - 2 MĐ13 Chế biến món ăn 570 87 440 43 MH14 Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở 780 - 780 - Tổng cộng 2010 555 1367 88 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ: 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 540 giờ chiếm 23,1% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (2340 giờ). - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MH15 Văn hoá ẩm thực 45 15 27 3 MĐ16 Xây dựng thực đơn 45 15 25 5 MH17 Hạch toán định mức 45 27 15 3 MĐ18 Nghiệp vụ nhà hàng 135 43 81 11 MĐ19 Chế biến bánh và món ăn tráng miệng 225 42 150 33 MH20 Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch 45 15 27 3 MĐ21 Kỹ thuật trang trí cắm hoa 45 27 15 3 MĐ22 Nghiệp vụ thanh toán 45 15 28 2 Tổng cộng 630 199 368 63 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung; - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như: + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp); + Trình độ đội ngũ giáo viên; + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 540 giờ (chiếm 23,1% tổng thời gian các môn đào tạo nghề) trong đó có ít nhất 360 giờ thực hành. 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Thi viết Không quá 120 phút 2 Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS Viết, trắc nghiệm Không quá 120 phút 3 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề: Quản trị tác nghiệp - Thực hành nghề: Chế biến món ăn Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày 2. Văn hoá, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể - Ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5. Tham quan thực tế Mỗi học kỳ 1 lần 4.Các chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề kỹ thuật chế biến món ăn; - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học/mô đun để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học/mô đun đó, cụ thể như sau: - Mục tiêu môn học/mô đun. - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học. - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài cụ thể đã được xác định. - Hướng dẫn thực hiện chương trình. 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp: Tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút + Thực hành: Không quá 8 giờ - Mỗi môn học/mô đun có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn; - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút; - Bài kiểm tra hết môn có: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng1đến 5 phút; + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở: - Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế; - Nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế; - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở theo ba hướng sau: + Người học thực hành tại các cơ sở chế biến món ăn, nhà hàng, khách sạn... có công việc phù hợp với nghề nghiệp. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học; + Thực hành các nghiệp vụ chế biến món ăn (có giáo viên hướng dẫn) tại các xưởng của nhà trường hoặc các cơ sở do nhà trường liên kết, thỏa thuận; + Kết hợp cả hai hình thức nói trên. - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./. Phụ lục 3B: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Tên nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn Mã nghề: 50810204 Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức: + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm...); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế; + Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện...; + Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch...; + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ; - Kỹ năng: + Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác; + Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao; + Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp; 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử; + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc; - Thể chất, quốc phòng: + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ; + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng...) quản lý chế biến... trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 3 năm - Thời gian học tập: 156 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 240 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 3300 giờ + Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ + Thời gian học lý thuyết: 930 giờ; Thời gian học thực hành: 2370 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 450 220 200 30 MH01 Pháp luật 30 21 7 2 MH02 Chính trị 90 60 24 6 MH03 Giáo dục thể chất 60 4 52 4 MH04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 75 58 13 4 MH05 Tin học 75 17 54 4 MH06 Ngoại ngữ cơ bản 120 60 50 10 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 2640 615 1920 105 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 240 167 54 20 MH07 Tổng quan du lịch và khách sạn 30 28 - 2 MĐ08 Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch 75 42 27 6 MH09 Tin học ứng dụng 45 15 27 3 MH10 Quản lý chất lượng 45 42 - 3 MH11 Thống kê kinh doanh 45 42 - 3 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 2400 448 1826 95 MH12 Ngoại ngữ chuyên ngành 300 90 190 20 MH13 Quản trị tác nghiệp 90 85 - 5 MH14 Thương phẩm và an toàn thực phẩm 45 42 - 3 MH15 Sinh lý dinh dưỡng 45 43 - 2 MH16 Hạch toán định mức 45 27 15 3 MĐ17 Nghiệp vụ nhà hàng 165 43 111 11 MĐ18 Chế biến món ăn 750 116 590 44 MH19 Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở 960 - 960 Tổng cộng 3090 1065 1920 105 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ: 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 660 giờ chiếm 20% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (3300 giờ); - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ20 Chế biến bánh và món ăn tráng miệng 300 57 240 33 MH21 Văn hoá ẩm thực 45 15 27 3 MĐ22 Xây dựng thực đơn 45 15 25 5 MĐ23 Tổ chức sự kiện 45 15 27 3 MH24 Luật kinh tế 45 42 - 3 MH25 Nguyên lý kế toán 45 42 - 3 MĐ26 Nghiệp vụ thanh toán 45 15 28 2 MH27 Marketing du lịch 45 43 - 2 MH28 Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch 45 15 27 3 MH29 Kỹ thuật pha chế đồ uống 90 24 60 6 MĐ30 Kỹ thuật trang trí cắm hoa 45 27 15 3 Tổng cộng 795 310 449 66 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học đào tạo nghề tự chọn - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung; - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như: + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp); + Trình độ đội ngũ giáo viên; + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 660 giờ (chiếm 20% tổng thời gian các môn đào tạo nghề) trong đó có ít nhất 375 giờ thực hành. 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm Không quá 120 phút 2 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề: Quản trị tác nghiệp - Thực hành nghề: Chế biến món ăn Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày 2. Văn hoá, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể - Ngoài giờ học hàng ngày - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật 5. Tham quan thực tế Mỗi học kỳ 1 lần 4.Các chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề kỹ thuật chế biến món ăn; - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học/ mô đun để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học/ mô đun đó, cụ thể như sau: - Mục tiêu môn học/ mô đun - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài cụ thể đã được xác định - Hướng dẫn thực hiện chương trình 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp: Tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút + Thực hành: Không quá 8 giờ - Mỗi môn học/ mô đun có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn. - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút. - Bài kiểm tra hết môn có: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng1đến 5 phút. + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở: - Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế; - Nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế; - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở theo ba hướng sau: + Người học thực hành tại các cơ sở chế biến món ăn, nhà hàng, khách sạn... có công việc phù hợp với nghề nghiệp. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học; + Thực hành các nghiệp vụ chế biến món ăn (có giáo viên hướng dẫn) tại các xưởng của nhà trường hoặc các cơ sở do nhà trường liên kết, thỏa thuận; + Kết hợp cả hai hình thức nói trên. - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./. PHỤ LỤC 4: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ” QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN” (Ban hành kèm theo Thông tư số 16 / 2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Phụ lục 4A: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tên nghề: Quản trị khách sạn Mã nghề: 40810201 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo); Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 26 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO - Chương trình đào tạo Trung cấp nghề “Quản trị khách sạn” nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, buồng, ăn uống và kiến thức, kỹ năng về giám sát. Với các môn học tự chọn được phân thành ba nhóm chuyên ngành hẹp: quản trị lưu trú, quản trị nhà hàng và quản trị hội nghị, hội thảo. Trường có định hướng lựa chọn một chuyên ngành cho người học; - Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt để có khả năng độc lập hoặc làm việc theo nhóm tại bộ phận lễ tân, buồng hoặc nhà hàng. Khi có cơ hội thăng tiến người học có thể đảm nhận các vị trí giám sát tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng tại khách sạn có qui mô vừa và nhỏ. 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức: + Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch và đặc trưng của ngành khách sạn, tác động của ngành khách sạn về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; + Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn; + Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng; + Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị nhân lực, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng; + Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng; + Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn; + Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa; + Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc. - Kỹ năng: + Giao tiếp với khách hàng bằng tiếng Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc tốt khách hàng; + Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn; + Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn; + Làm được các loại báo cáo, hợp đồng thông dụng của khách sạn; + Ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày; + Quản lý được thời gian làm việc hiệu quả; + Giải thích được các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh; + Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; tuân thủ, tôn trọng pháp luật; + Nhận thức đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mục tiêu chủ nghĩa xã hội; + Nâng cao lòng tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, yêu lao động, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; + Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tính trách nhiệm và tác phong chuyên nghiệp; + Hình thành được ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc; + Hình thành phương pháp nghiên cứu của các vấn đề theo quan điểm biện chứng lịch sử và cụ thể; - Thể chất, quốc phòng: + Trình bày được quan điểm quốc phòng toàn dân, sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, rèn luyện sức khỏe; + Thực hiện được các kỹ năng cơ bản để duy trì và phát triển thể chất và triển khai thực hiện được một số nhiệm vụ về bảo vệ an ninh quốc gia. 3. Cơ hội việc làm Sau khi tốt nghiệp người học đủ khả năng làm việc tại các vị trí trực tiếp phục vụ khách tại khách sạn như: nhân viên lễ tân, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên đón tiếp khách tại nhà hàng; nhân viên phục vụ bàn, phục vụ rượu, nhân viên phục vụ buồng khách sạn. Tại khách sạn qui mô nhỏ, nếu có cơ hội và kinh nghiệm nghề nghiệp có thể đảm nhận vị trí giám sát viên lễ tân hoặc buồng hoặc nhà hàng. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 2 năm - Thời gian học tập: 90 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2805 giờ - Thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp : 180 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2595 giờ + Thời gian học bắt buộc: 1965 giờ ; Thời gian học tự chọn: 630 giờ + Thời gian học lý thuyết: 600 giờ; Thời gian học thực hành: 1955 giờ 3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ (Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả). III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 210 106 87 17 MH01 Pháp luật 15 10 4 1 MH02 Chính trị 30 22 6 2 MH03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH04 Giáo dục quốc phòng- An ninh 45 28 13 4 MH05 Tin học 30 13 15 2 MH06 Ngoại ngữ cơ bản 60 30 25 5 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1965 511 1370 84 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 225 138 77 10 MH07 Tổng quan du lịch 45 33 10 2 MH08 Quản trị học 45 38 5 2 MH09 Giao tiếp trong kinh doanh 45 30 13 2 MĐ10 Tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn 45 10 33 2 MH11 Thống kê kinh doanh 45 27 16 2 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1740 373 1293 74 MH12 Tiếng anh chuyên ngành khách sạn 330 120 199 11 MH13 Quan hệ và chăm sóc khách hàng 45 18 25 2 MH14 Nghiệp vụ thanh toán 30 13 15 2 MH15 Kế toán du lịch - khách sạn 45 26 17 2 MH16 Quản trị nguồn nhân lực 45 17 26 2 MĐ17 An ninh - an toàn trong khách sạn 30 10 18 2 MĐ18 Nghiệp vụ lễ tân 225 43 166 16 MĐ19 Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn 210 42 159 9 MĐ20 Nghiệp vụ nhà hàng 210 42 154 14 MĐ21 Nghiệp vụ chế biến món ăn 210 42 154 14 MĐ22 Thực hành nghiệp vụ (tại cơ sở) 360 360 Tổng cộng 2175 721 1370 84 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ: 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. - Tổng thời gian dành cho các môn học đào tạo nghề tự chọn là 630 giờ chiếm 27% trong tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học đào tạo nghề (2340 giờ); - Việc xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được dựa trên phiếu phân tích công việc; - Môn học tự chọn được xác định cơ sở sự khác nhau về tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của người quản lý tại các bộ phận lưu trú khách sạn, bộ phận nhà hàng hoặc bộ phận hội nghị, hội thảo; - Các môn học, mô đun tự chọn được phân chia làm ba nhóm theo ba chuyên ngành sâu của quản trị khách sạn. Trường chỉ chọn một trong ba nhóm môn học tự chọn; - Thời gian thực hành tại khách sạn được chia làm 2 phần: thực hành tại tất cả các bộ phận của khách sạn và thực tập chuyên sâu theo các môn học và mô đun lựa chọn. 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học đào tạo nghề tự chọn: Mã môn học Tên môn học Thời gian của môn học (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ23 Quản trị Buồng khách sạn 45 19 24 2 MĐ24 Quản trị Lễ tân 45 26 17 2 MĐ25 Quản trị tiệc 45 25 18 2 MĐ26 Quản trị nhà hàng 45 15 28 2 MĐ27 Kiểm soát giá vốn 30 14 15 1 MĐ28 Quản trị đồ uống 30 13 15 2 MĐ29 Quản trị hội nghị /hội thảo 60 25 33 2 MĐ30 Quản trị các dịch vụ giải trí 60 21 37 2 MH31 Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp) 60 30 27 3 MH32 Thực hành chuyên sâu (tại cơ sở) 480 - 480 Tổng cộng (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các Trường cần căn cứ vào đặc thù và điều kiện cụ thể của mình như: + Nhu cầu của người học; + Trình độ đội ngũ giáo viên; + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Trường có thể chọn 1 trong 3 nhóm môn học tự chọn tùy thuộc vào hướng nghề nghiệp chuyên sâu như sau: + Nhóm (a) gồm các môn học, mô đun: MĐ23, MĐ24, MH31, MH32 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận lưu trú; + Nhóm (b) gồm các môn học, mô đun: MĐ25, MĐ26, MĐ27, MĐ28, MH32 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận nhà hàng; + Nhóm (c) gồm các môn học, mô đun: MĐ29, MĐ30, MH32 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận hội nghị, hội thảo; - Tổng số thời gian học các môn học tự chọn của người học là 630 giờ (chiếm 27% tổng thời gian các môn học/môđun đào tạo nghề). 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Thi viết Không quá 120 phút 2 Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở Viết, trắc nghiệm Không quá 120 phút 3 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề: Ngoại ngữ chuyên ngành/ nghiệp vụ khách sạn - Thực hành nghề: Nghiệp vụ khách sạn Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; trong tuần (cuối tuần) 2. Văn hoá, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ - Ngoài giờ học hàng ngày - 2 giờ/tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ) 5. Tham quan điểm du lịch, khách sạn Mỗi học kỳ 2 lần 4. Chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề quản trị khách sạn; - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau: - Mục tiêu môn học; - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học; - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định; - Hướng dẫn thực hiện chương trình. 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp: Tất cả các môn học đào tạo nghề, khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành. - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút; + Thực hành: Không quá 8 giờ. - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn. - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút. - Bài kiểm tra hết môn có: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1 đến 2 phút. + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại khách sạn: - Thực hành nghề tại khách sạn nhằm mục tiêu: + Thích nghi được với môi trường làm việc thực tế; + Nắm được hệ thống tổ chức và nhân sự; + Hiểu được các mối quan hệ giữa các cấp quản lý và giữa các thành viên tại bộ phận/tổ nhóm làm việc; + Nắm được mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên phục vụ; + Hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế. - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở: Bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế. - Cách thức tổ chức: Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo các hướng sau: + Thực hành nghiệp vụ sau khi kết thúc các môn học năm thứ 1, bố trí thực tập lần lượt tại các bộ phận (lễ tân, buồng, nhà hàng và chế biến) với lượng thời gian 2 tháng; + Thực hành chuyên sâu sau khi kết thúc các môn học năm thứ 2, bố trí thực tập chuyên sâu theo chuyên ngành đã học ở phần tự chọn với lượng thời gian 3 tháng; + Địa điểm thực hành tại doanh nghiệp được lựa chọn trước khi đi thực hành ít nhất là 1 tháng. Cần có cam kết giữa trường và khách sạn để đảm bảo cho người học được thực tập đúng nghề dưới sự hướng dẫn, giám sát của người giáo viên hướng dẫn của trường và người hướng dẫn của khách sạn được lựa chọn. Mỗi người học có sổ nhật ký thực tập. Hàng ngày, người hướng dẫn thực tập của khách sạn nhận xét về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người thực tập; - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường để có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý nhằm đảm bảo về thời lượng, các mục tiêu và nội dung cơ bản nói trên./. Phụ lục 4B: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Tên nghề: Quản trị khách sạn Mã nghề: 50810201 Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO - Chương trình đào tạo Cao đẳng nghề “Quản trị khách sạn” nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, nhà hàng, buồng, ăn uống, phục vụ tiệc, hội nghị hội thảo. Với các môn học tự chọn được phân ba nhóm gắn với ba chuyên ngành hẹp: quản trị lưu trú, quản trị nhà hàng và quản trị hội nghị, hội thảo, người học có thể lựa chọn con đường thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của mình theo một trong ba lĩnh vực đã nêu; - Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt; - Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại bộ phận lưu trú, ăn uống hoặc hội nghị hội thảo; có thể đảm nhận các vị trí giám sát tại khách sạn vừa và lớn hoặc quản lý khách nhỏ khi có cơ hội thăng tiến. 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức: + Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch và đặc trưng của hoạt động khách sạn, tác động của nó về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; + Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn; mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn; + Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn; + Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng; + Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị con người, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng; + Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng; + Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn; + Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa; + Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc. - Kỹ năng: + Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả; + Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn; + Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn; + Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện; + Làm được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của khách sạn; + ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày; + Quản lý thời gian làm việc hiệu quả; + Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh; + Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức: + Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; tuân thủ, tôn trọng pháp luật; + Nhận thức đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mục tiêu chủ nghĩa xã hội; + Nâng cao lòng tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, yêu lao động, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; + Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tính trách nhiệm và tác phong chuyên nghiệp; + Hình thành được ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc; + Hình thành được phương pháp nghiên cứu của các vấn đề theo quan điểm biện chứng lịch sử và cụ thể; - Thể chất, quốc phòng: + Trình bày được quan điểm quốc phòng toàn dân, sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, rèn luyện sức khỏe; + Thực hiện được các kỹ năng cơ bản để duy trì và phát triển thể chất và triển khai thực hiện được một số nhiệm vụ về bảo vệ an ninh quốc gia. 3. Cơ hội việc làm Sau khi tốt nghiệp, người học đủ khả năng đảm nhiệm một vị trí nhân viên viên lễ tân, nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên phục vụ hội nghi. Tùy theo khả năng cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn, môi trường công tác và loại hình khách sạn, người học có khả năng đảm đương các vị trí công tác cao hơn như giám sát bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc quản lý khách sạn nhỏ. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 3 năm - Thời gian học tập: 131 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 3825 giờ - Thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và thi: 240 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3375 giờ + Thời gian học bắt buộc: 2490 giờ; Thời gian học tự chọn: 885 giờ + Thời gian học lý thuyết: 888 giờ; Thời gian học thực hành: 2367 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 450 220 200 30 MH01 Pháp luật 30 21 7 2 MH02 Chính trị 90 60 24 6 MH03 Giáo dục thể chất 60 4 52 4 MH04 Giáo dục quốc phòng-An ninh 75 58 13 4 MH05 Tin học 75 17 54 4 MH06 Ngoại ngữ cơ bản 120 60 50 10 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 2490 712 1676 102 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ 315 195 106 14 sở MH07 Kinh tế vi mô 45 30 13 2 MH08 Tổng quan du lịch 45 33 10 2 MH09 Quản trị học 45 38 5 2 MH10 Giao tiếp trong kinh doanh 45 30 13 2 MĐ11 Tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn 45 10 33 2 MH12 Quản lý chất lượng dịch vụ 45 27 16 2 MH13 Thống kê kinh doanh 45 27 16 2 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 2175 517 1570 88 MH14 Tiếng anh chuyên ngành khách sạn 420 160 246 14 MH15 Quan hệ và chăm sóc khách hàng 45 18 25 2 MH16 Marketing du lịch 45 29 14 2 MH17 Nghiệp vụ thanh toán 30 13 15 2 MH18 Kế toán du lịch - khách sạn 45 26 17 2 MH19 Quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch - khách sạn 45 30 13 2 MH20 Quản trị cơ sở vật chất và kỹ thuật khách sạn 45 28 15 2 MH21 Quản trị nguồn nhân lực 45 17 26 2 MĐ22 An ninh - an toàn trong khách sạn 30 10 18 2 MĐ23 Nghiệp vụ lễ tân 315 60 234 21 MĐ24 Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn 210 42 159 9 MĐ25 Nghiệp vụ nhà hàng 210 42 154 14 MĐ26 Nghiệp vụ chế biến món ăn 210 42 154 14 MĐ27 Thực hành nghiệp vụ 1 (tại khách sạn hoặc tại trường) 160 - 160 MĐ28 Thực hành nghiệp vụ 2 (tại khách sạn hoặc tại trường) 320 - 320 Tổng cộng 2940 712 1676 102 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRINH FKHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ: 1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 885 giờ chiếm 26,82% trong tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (3375 giờ); - Việc xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được dựa trên phiếu phân tích công việc. - Môn học tự chọn được xác định cơ sở sự khác nhau về tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của người quản lý tại các bộ phận lưu trú khách sạn, bộ phận nhà hàng hoặc bộ phận hội nghị, hội thảo; - Các môn học, mô đun tự chọn được phân chia làm ba nhóm theo ba chuyên ngành sâu của quản trị khách sạn. Trường chỉ chọn một trong ba nhóm môn học tự chọn; - Thời gian thực hành tại khách sạn được chia làm 2 phần: thực hành tại tất cả các bộ phận của khách sạn và thực tập chuyên sâu theo các môn học và mô đun lựa chọn. 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học đào tạo nghề tự chọn: Mã môn học Tên môn học, mô đun Thời gian của môn học (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ29 Quản trị buồng khách sạn 45 19 24 2 MĐ30 Quản trị lễ tân 45 26 17 2 MĐ31 Marketing dịch vụ lưu trú 30 9 20 1 MĐ32 Quản trị doanh thu 30 16 13 1 MĐ33 Thiết kế nội thất khách sạn 45 28 15 2 MĐ34 Quản trị tiệc 45 25 18 2 MĐ35 Quản trị nhà hàng 45 15 28 2 MĐ36 Marketing nhà hàng 30 9 20 1 MĐ37 Quản trị đồ uống 45 16 27 2 MĐ38 Kiểm soát giá vốn 30 14 15 1 MĐ39 Quản trị dịch vụ hội nghị/hội thảo 60 25 33 2 MĐ40 Quản trị các dịch vụ giải trí 60 21 37 2 MĐ41 Tổ chức sự kiện 45 13 30 2 MĐ42 Marketing hội nghị/hội thảo 30 12 17 1 MH43 Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp) 150 78 62 10 MĐ44 Thực hành chuyên sâu (tại cơ sở) 540 - 540 Tổng cộng (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù và điều kiện cụ thể của trường như: + Nhu cầu của người học; + Trình độ đội ngũ giáo viên; + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Trường có thể chọn 1 trong 3 nhóm môn học tự chọn tùy thuộc vào hướng nghề nghiệp chuyên sâu như sau: + Nhóm (a) gồm các môn học, mô đun: MĐ29, MĐ30, MĐ31, MĐ32, MĐ33, MH43, MĐ44 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận lưu trú ; + Nhóm (b) gồm các môn học, mô đun: MĐ34, MĐ35, MĐ36, MĐ37, MĐ38, MH43, MĐ44 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận nhà hàng; + Nhóm (c) gồm các môn học, mô đun: MĐ39, MĐ40, MĐ41, MĐ42, MH43, MĐ44 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận hội nghị, hội thảo; - Tổng số thời gian học các môn học tự chọn của người học là 885 giờ (chiếm 26,82% tổng thời gian các môn học/môđun đào tạo nghề). 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: STT Môn thi tốt nghiệp Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Thi viết Không quá 120 phút 2 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết tổng hợp - Thực hành nghiệp vụ tổng hợp Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Không quá 120 phút Không quá 4 giờ 3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: Nội dung Thời gian 1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; trong tuần (cuối tuần) 2. Văn hoá, văn nghệ - Qua các phương tiện thông tin đại chúng - Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ - Ngoài giờ học hàng ngày - 2 giờ/tuần 3. Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần 4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ) 5. Tham quan điểm du lịch, khách sạn Mỗi học kỳ 2 lần 4. Các chú ý khác: 4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề quản trị khách sạn; - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo. 4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau: - Mục tiêu môn học; - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học; - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định; - Hướng dẫn thực hiện chương trình. 4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp: Tất cả các môn học đào tạo nghề, khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành. - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút; + Thực hành: Không quá 8 giờ. - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn. - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút. - Bài kiểm tra hết môn có: + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1 đến 2 phút. + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút. 4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại khách sạn: - Thực hành nghề tại khách sạn nhằm mục tiêu: + Thích nghi được với môi trường làm việc thực tế; + Nắm được hệ thống tổ chức và nhân sự; + Hiểu được các mối quan hệ giữa các cấp quản lý và giữa các thành viên tại bộ phận/tổ nhóm làm việc; + Nắm được mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên phục vụ; + Hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế. - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở: Bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế. - Cách thức tổ chức: Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo các hướng sau: + Thực hành nghiệp vụ sau khi kết thúc các môn học năm thứ 1 với thời gian 1 tháng và năm thứ 2 với thời gian 2 tháng, bố trí thực tập lần lượt tại các bộ phận (lễ tân, buồng, nhà hàng và chế biến); + Thực hành chuyên sâu sau khi kết thúc các môn học năm thứ 3, bố trí thực tập chuyên sâu theo chuyên ngành đã học ở phần tự chọn với lượng thời gian 4 tháng; + Địa điểm thực hành tại doanh nghiệp được lựa chọn trước khi đi thực hành ít nhất là 1 tháng. Cần có cam kết giữa trường và khách sạn để đảm bảo cho người học được thực tập đúng nghề dưới sự hướng dẫn, giám sát của người giáo viên hướng dẫn của trường và người hướng dẫn của khách sạn được lựa chọn. Mỗi người học có sổ nhật ký thực tập. Hàng ngày, người hướng dẫn thực tập của khách sạn nhận xét về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người thực tập; - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường để có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý nhằm đảm bảo về thời lượng, các mục tiêu và nội dung cơ bản nói trên./.
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "20/05/2009", "sign_number": "16/2009/TT-BLĐTBXH", "signer": "Đàm Hữu Đắc", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-102-KH-UBND-2022-thi-dua-nhan-rong-mo-hinh-cai-cach-hanh-chinh-Quan-11-Ho-Chi-Minh-546379.aspx
Kế hoạch 102/KH-UBND 2022 thi đua nhân rộng mô hình cải cách hành chính Quận 11 Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 102/KH-UBND Quận 11, ngày 13 tháng 5 năm 2022 KẾ HOẠCH PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP, SÁNG KIẾN TIÊU BIỂU VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 NĂM 2022 Căn cứ Kế hoạch số 1018/KH-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố phát động phong trào thi đua về cải cách hành chính và nhân rộng mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu về cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2022; Quyết định số 4424/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2022; Căn cứ Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Quận 11 về thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn Quận 11 giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2022 về thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2022, Ủy ban nhân dân Quận 11 ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua về cải cách hành chính và nhân rộng mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu về cải cách hành chính trên địa bàn Quận năm 2022 cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến về cải cách hành chính; xem đây là một trong những yếu tố quan trọng, có tác dụng nêu gương, động viên các cá nhân, tập thể tham gia sáng tạo, đề xuất các sáng kiến thiết thực, hiệu quả phục vụ công tác cải cách hành chính, là động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giữ ổn định an ninh - trật tự của Thành phố. - Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm, trọng điểm để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình cải cách hành chính. - Thông qua phong trào thi đua để khơi dậy tinh thần tự giác, nỗ lực thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về cải cách hành chính; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. 2. Yêu cầu - Các cơ quan, đơn vị báo cáo cấp ủy cùng cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch, đề ra tiêu chí cụ thể, triển khai và thực hiện tốt quy trình: phát hiện, xây dựng - bồi dưỡng, bình chọn, giới thiệu - nhân rộng, biểu dương, khen thưởng và học tập gương điển hình tiên tiến một cách thiết thực, hiệu quả. - Công tác phát hiện, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến về cải cách hành chính gắn với việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua của đơn vị, cơ quan, tổ chức trong tùng giai đoạn nhất định. Các gương điển hình được nhân rộng phải thực sự tiêu biểu, có sức lan tỏa, tác động tích cực để mọi người có thể học tập, làm theo. - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, có các giải pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tham mưu, sáng tạo và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, TIÊU CHÍ THI ĐUA VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 1. Đối tượng 1.1. Tập thể - Các phòng, ban chuyên môn, đơn vị - Ủy ban nhân dân 16 phường 1.2. Cá nhân - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Quận 11 2. Nội dung thi đua - Thực hiện đột phá các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính theo Kế hoạch thực hiện về thực hiện Chương trình tong thế cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn Quận 11 giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2022. Trọng tâm là nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương. - Thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, vai trò giám sát của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện cải cách hành chính đối với các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Các cá nhân, tập thể có các mô hình sáng kiến, giải pháp, cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện cải cách hành chính theo chủ đề năm 2022 của Thành phố “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”. 3. Tiêu chí thi đua 3.1. Đối với tập thể - Có kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện cải cách hành chính năm 2022 và phát động phong trào thi đua cải cách hành chính năm 2022. Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị và địa phương. - Có đăng ký các mô hình sáng kiến, giải pháp, cách làm hay trong thực hiện cải cách hành chính; mô hình, sáng kiến, giải pháp, cách làm hay phải bảo đảm tính hợp pháp và triển khai, áp dụng có hiệu quả; mang lại chuyển biến tích cực cho công tác cải cách hành chính tại địa phương. - Người đứng đầu cơ quan, đơn vị không bị xử lý kỷ luật trong năm; 100% cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế ứng xử trong thực thi công vụ. - Đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” năm 2022. - Không xem xét, đề nghị khen thưởng đối với tập thể có cá nhân vi phạm pháp luật, quy chế văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ, có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thi hành công vụ. 3.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: - Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thể hiện tính gương mẫu, tiên phong đi đầu trong cải cách hành chính, trong thực hiện quy chế văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ; có giải pháp mang lại hiệu quả cao trong chỉ đạo, điều hành để hoàn thành tốt công tác cải cách hành chính và không để xảy ra trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi mình quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong thi hành công vụ. - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính; quy chế văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ; có giải pháp, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính bảo đảm tính hợp pháp và mang lại hiệu quả. - Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2022 đạt từ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. 3.3. Đối với mô hình, sáng kiến nhân rộng điển hình tiên tiến về cải cách hành chính: - Trên cơ sở kết quả đánh giá các mô hình, sáng kiến của các đơn vị, Phòng Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận xem xét, quyết định công nhận và triển khai áp dụng nhân rộng các mô hình tiên tiến về cải cách hành chính trên địa bàn Quận. Thời gian thực hiện: trong Quý I năm 2023. - Mô hình, giải pháp, sáng kiến xuất sắc tiêu biểu về công tác cải cách hành chính được xem xét nhân rộng điển hình tiên tiến khi đảm bảo các tiêu chí sau: + Bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, hiệu quả theo đánh giá của cơ quan phụ trách lĩnh vực chuyên ngành và cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định pháp luật của từng lĩnh vực. + Giải quyết các vấn đề đặt ra. + Tác động về mặt xã hội. + Tính ưu việt, lợi thế cạnh tranh. + Sự phát triển trong tương lai. + Được đề nghị Ủy ban nhân dân Quận khen thưởng mô hình, giải pháp, sáng kiến xuất sắc về công tác cải cách hành chính. - Phòng Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Quận tổ chức khảo sát thực tế việc áp dụng các mô hình, sáng kiến về cải cách hành chính tại một số đơn vị tiêu biểu trên địa bàn Quận; đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình, giải pháp. Thời gian thực hiện: trước ngày 01 tháng 6 năm 2022. 4. Tiến độ thực hiện 4.1. Đăng ký giải pháp, mô hình, sáng kiến tiêu biểu - Thủ trưởng Phòng, ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường triển khai thực hiện tại đơn vị và đăng ký mô hình, sáng kiến, giải pháp tiêu biểu của cơ quan, đơn vị (Mẫu 1 đính kèm) gửi về Phòng Nội vụ (thông qua địa chỉ mail [email protected]); - Thời gian thực hiện: trước ngày 10 tháng 4 năm 2022. 4.2. Tổng kết, đánh giá khen thưởng - Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp Phòng, ban phụ trách lĩnh vực và thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Quận tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận báo cáo kết quả triển khai thực hiện phong trào thi đua về cải cách hành chính năm 2022; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận xem xét, quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua cải cách hành chính và mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trong công tác cải cách hành chính. Đồng thời, đánh giá, lựa chọn 01 mô hình, sáng kiến đề xuất khen thưởng cấp Thành phố. Thời gian thực hiện: dự kiến trong tháng 01 năm 2023. - Phòng, ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cải cách hành chính và kết quả hoàn thành các giải pháp, mô hình sáng kiến đã đăng ký (Mẫu 2 và đề cương đính kèm) về Phòng Nội vụ (thông qua địa chỉ mail [email protected]) trước ngày 05 tháng 12 năm 2022. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng Phòng, ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường - Xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua cải cách hành chính phủ hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; tổ chức đăng ký thi đua; báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua gửi về Phòng Nội vụ (thông qua mail: [email protected]) theo đúng tiến độ Kế hoạch. - Tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức tại địa phương và thuộc quản lý ngành, lĩnh vực nhiệt tình tham gia các phong trào. - Tổ chức tổng kết phong trào thi đua, xét chọn những tập thể, cá nhân xuất sắc để xây dựng điển hình tiên tiến và đề nghị Ủy ban nhân dân Quận biểu dương, khen thưởng. - Thực hiện đảm bảo các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch đã đề ra. - Phối hợp với Phòng Nội vụ có ý kiến về việc khen thưởng tập thể, cá nhân có mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trong công tác cải cách hành chính và tham gia lựa chọn, nhân rộng mô hình, sáng kiến về cải cách hành chính theo đề nghị của Phòng Nội vụ. 2. Phòng Nội vụ: - Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký phong trào thi đua. - Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận tổ chức tổng kết và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua cải cách hành chính. - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này gắn với các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 của các cơ quan, đơn vị. - Phối hợp với các cơ quan liên quan trong tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. - Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận các biện pháp tổ chức học tập kinh nghiệm, nhân rộng điển hình tiên tiến trên địa bàn Quận. 3. Phòng Văn hóa và Thông tin: - Phối hợp với Ban Tuyên giáo Quận ủy khai thác, phát huy hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông góp phần tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên các đợt thi đua cải cách hành chính của Quận. 4. Trung tâm Văn hóa và Thể thao: - Chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ và Phòng Văn hóa và Thông tin quận thực hiện viết bài tuyên truyền trong phong trào thi đua về cải cách hành chính; có giải pháp, cách làm hay trong công tác tuyên truyền về cải cách hành chính. 5. Thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Quận - Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận, Ban Dân vận Quận rà soát, thẩm định các mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu xuất sắc của các tổ chức, cá nhân đạt thành tích trong phong trào thi đua theo yêu cầu của Kế hoạch để đề nghị khen thưởng. Tuyên truyền, vận động và giám sát các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình triển khai công tác cải cách hành chính và thực hiện kế hoạch này, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và thắng lợi chung của Quận./. Nơi nhận: - Sở Nội vụ; Phòng CCHC; - TT.QU; - UBND Quận (CT, các PCT); - Thành viên BCĐCCHC Quận; - UBMTTQVN và các tổ chức CT - XH Quận; - Các phòng ban, đơn vị sự nghiệp thuộc Quận; - Công an Quận; Bảo hiểm Xã hội Quận; - Chi Cục thuế Quận; - Kho bạc Nhà nước Quận; - Ủy ban nhân dân 16 phường; - Lưu: VT, NN.Mai. CHỦ TỊCH Trần Phi Long
{ "issuing_agency": "Quận 11", "promulgation_date": "13/05/2022", "sign_number": "102/KH-UBND", "signer": "Trần Phi Long", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Giao-duc-2005-38-2005-QH11-2636.aspx
Luật Giáo dục 2005 số 38/2005/QH11
QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 38/2005/QH11 Hà Nội , ngày 14 tháng 6 năm 2005 LUẬT GIÁO DỤC CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 38/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về giáo dục. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. Điều 2. Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục 1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. 2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân 1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. 2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục 1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. 2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Điều 6. Chương trình giáo dục 1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. 2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục. 4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo cao hơn. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ. Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. 2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả. Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ 1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. 2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp. Điều 9. Phát triển giáo dục Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Điều 11. Phổ cập giáo dục 1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. 2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. 3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn. Điều 13. Đầu tư cho giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo dục Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Điều 18. Nghiên cứu khoa học 1. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước. 2. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 3. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi. Chương II HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN MỤC 1: GIÁO DỤC MẦM NON Điều 21. Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Điều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non 1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. 2. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ. Điều 24. Chương trình giáo dục mầm non 1. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non. 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Điều 25. Cơ sở giáo dục mầm non Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: 1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; 2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi; 3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. MỤC 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Điều 26. Giáo dục phổ thông 1. Giáo dục phổ thông bao gồm: a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi; b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi; c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi. 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một. Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông 1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. 3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông 1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. 2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa 1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. 2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông. 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: 1. Trường tiểu học; 2. Trường trung học cơ sở; 3. Trường trung học phổ thông; 4. Trường phổ thông có nhiều cấp học; 5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Điều 31. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông 1. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học. 2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. MỤC 3: GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Điều 32. Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục nghề nghiệp bao gồm: 1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; 2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. Điều 34. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp 1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. 2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. Điều 35. Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp 1. Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình trung cấp chuyên nghiệp, quy định chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của trường mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình dạy nghề, quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn học và các kỹ năng nghề, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác định chương trình dạy nghề của cơ sở mình. 2. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn và duyệt để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập. Điều 36. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: a) Trường trung cấp chuyên nghiệp; b) Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề). 2. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác. Điều 37. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp 1. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự kiểm tra và nếu đạt yêu cầu thì được Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề. 2. Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. 3. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề. Sinh viên học hết chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề. MỤC 4: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Điều 38. Giáo dục đại học Giáo dục đại học bao gồm: 1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; 2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành; 3. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; 4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt. Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học 1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. 3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. 4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. 5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Điều 40. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học 1. Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới. Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn. Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn. Đào tạo trình độ thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình. Đào tạo trình độ tiến sĩ phải bảo đảm cho nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên môn; có đủ năng lực tiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn. 2. Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Phương pháp đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. Điều 41. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học 1. Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác. Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình, luận văn, luận án đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. 2. Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo. Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập; bảo đảm có đủ giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học. Điều 42. Cơ sở giáo dục đại học 1. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm: a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng; b) Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao. Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao. 2. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đủ số lượng, có khả năng xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo và tổ chức hội đồng đánh giá luận án; b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ; c) Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học; đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài khoa học trong các chương trình khoa học cấp nhà nước; có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học. 3. Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường đại học do Chính phủ quy định. Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học 1. Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường cao đẳng hoặc trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng. 2. Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học. Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư; của ngành kiến trúc là bằng kiến trúc sư; của ngành y, dược là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, bằng cử nhân; của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học. 3. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận văn và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ. 4. Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận án và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học cấp bằng tiến sĩ. 5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học trong nước quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. 6. Thủ tướng Chính phủ quy định văn bằng tốt nghiệp tương đương trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của một số ngành chuyên môn đặc biệt. MỤC 5: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Điều 44. Giáo dục thường xuyên Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập. Điều 45. Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên 1. Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây: a) Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Vừa làm vừa học; b) Học từ xa; c) Tự học có hướng dẫn. 3. Nội dung giáo dục của các chương trình quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống. Nội dung giáo dục của chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại các điều 29, 35 và 41 của Luật này. 4. Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. 5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục thường xuyên. Điều 46. Cơ sở giáo dục thường xuyên 1. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm: a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 2. Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. 3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, không thực hiện các chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này. 4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép. Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý cho việc đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học. Điều 47. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên 1. Học viên học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Trừ trường hợp học viên học hết chương trình trung học cơ sở quy định tại khoản này, học viên theo học chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 của Luật này nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp: a) Đăng ký tại một cơ sở giáo dục có thẩm quyền đào tạo ở cấp học và trình độ tương ứng; b) Học hết chương trình, thực hiện đủ các yêu cầu về kiểm tra kết quả học tập trong chương trình và được cơ sở giáo dục nơi đăng ký xác nhận đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục thường xuyên được quy định như thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục quy định tại các điều 31, 37 và 43 của Luật này. 2. Học viên học hết chương trình giáo dục quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 45 của Luật này, nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên. Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên. Chương III NHÀ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC MỤC 1: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân 1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động; c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước. 2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường được quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này. Điều 49. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân 1. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh. 2. Chính phủ quy định cụ thể về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 50. Thành lập nhà trường 1. Điều kiện thành lập nhà trường bao gồm: a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; b) Có trường sở, thiết bị và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. 2. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 51 của Luật này, căn cứ nhu cầu phát triển giáo dục, ra quyết định thành lập đối với trường công lập hoặc quyết định cho phép thành lập đối với trường dân lập, trường tư thục. Điều 51. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường 1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau: a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú; b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh; c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc; d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng, trường dự bị đại học; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trường cao đẳng nghề; đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học. 2. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường ở các cấp học khác. Điều 52. Điều lệ nhà trường 1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệ nhà trường. 2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường; c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo; d) Nhiệm vụ và quyền của người học; đ) Tổ chức và quản lý nhà trường; e) Tài chính và tài sản của nhà trường; g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 3. Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền. Điều 53. Hội đồng trường 1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. 2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây: a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường; b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. 3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường. Điều 54. Hiệu trưởng 1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. 2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. 3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định. Điều 55. Hội đồng tư vấn trong nhà trường Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường. Điều 56. Tổ chức Đảng trong nhà trường Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều 57. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này. MỤC 2: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền; 2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 3. Tuyển sinh và quản lý người học; 4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; 5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; 6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; 7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; 8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục; 9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 59. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học trong nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội 1. Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 58 của Luật này, đồng thời có các nhiệm vụ sau đây: a) Nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; b) Thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có những quyền hạn sau đây: a) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật; b) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường; c) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật. Điều 60. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây: 1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; 2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; 3. Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; 4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; 5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ. MỤC 3: CÁC LOẠI TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học 1. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. 2. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách. Điều 62. Trường chuyên, trường năng khiếu 1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện. Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này. 2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập. 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho trường chuyên, trường năng khiếu. Điều 63. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật 1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng. 2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập. Điều 64. Trường giáo dưỡng 1. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để các đối tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập vào đời sống xã hội. 2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng. MỤC 4: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRƯỜNG DÂN LẬP, TRƯỜNG TƯ THỤC Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường dân lập, trường tư thục 1. Trường dân lập, trường tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ. 2. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục. 3. Văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập, trường tư thục, trường công lập cấp có giá trị pháp lý như nhau. 4. Trường dân lập, trường tư thục chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ. Điều 66. Chế độ tài chính 1. Trường dân lập, trường tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán. 2. Thu nhập của trường dân lập, trường tư thục được dùng để chi cho các hoạt động cần thiết của nhà trường, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của nhà trường. Thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp. 3. Trường dân lập, trường tư thục thực hiện chế độ công khai tài chính và có trách nhiệm báo cáo hoạt động tài chính hằng năm cho cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính có thẩm quyền ở địa phương. Điều 67. Quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn Tài sản, tài chính của trường dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở; tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn. Tài sản, tài chính của trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật. Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn đối với trường tư thục được thực hiện theo quy định của Chính phủ, bảo đảm sự ổn định và phát triển của nhà trường. Điều 68. Chính sách ưu đãi Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 89 của Luật này. Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục. MỤC 5: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC Điều 69. Các cơ sở giáo dục khác 1. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; c) Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ. 2. Viện nghiên cứu khoa học, khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ có trách nhiệm ký hợp đồng với trường đại học để tổ chức đào tạo. 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc phối hợp đào tạo của cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Chương IV NHÀ GIÁO MỤC 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO Điều 70. Nhà giáo 1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; d) Lý lịch bản thân rõ ràng. 3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên. Điều 71. Giáo sư, phó giáo sư Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây: 1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; 2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; 3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; 4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; 5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 73. Quyền của nhà giáo Nhà giáo có những quyền sau đây: 1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo; 2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; 3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác; 4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; 5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động. Điều 74. Thỉnh giảng 1. Cơ sở giáo dục được mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng. 2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật này. 3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác. Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm Nhà giáo không được có các hành vi sau đây: 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; 2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học; 3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; 4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Điều 76. Ngày Nhà giáo Việt Nam Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. MỤC 2: ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO Điều 77. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo 1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau: a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông; d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề; đ) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp; e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ. 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn. Điều 78. Trường sư phạm 1. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 2. Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. 3. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành. Điều 79. Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và người có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. MỤC 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO Điều 80. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ. Điều 81. Tiền lương Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Điều 82. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc các trường chuyên biệt khác được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. 2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. 3. Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng thuận lợi đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng này an tâm công tác; tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học. Chương V NGƯỜI HỌC MỤC 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC Điều 83. Người học 1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm: a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non; b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học; c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học; d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ; đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ; e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên. 2. Những quy định trong các điều 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 và 92 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này. Điều 84. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non 1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây: a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập; c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng. 2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non. Điều 85. Nhiệm vụ của người học Người học có những nhiệm vụ sau đây: 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước; 3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực; 4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Điều 86. Quyền của người học Người học có những quyền sau đây: 1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình; 2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban; 3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định; 4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật; 5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học; 7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt. Điều 87. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước 1. Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. 2. Chính phủ quy định cụ thể thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thời gian chờ phân công công tác và mức bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 88. Các hành vi người học không được làm Người học không được có các hành vi sau đây: 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác; 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; 3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng. MỤC 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC Điều 89. Học bổng và trợ cấp xã hội 1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, khuyết tật. 2. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập. 3. Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật. Điều 90. Chế độ cử tuyển 1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này. Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với những dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào nhu cầu của địa phương, có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề phù hợp, cử người đi học cử tuyển theo đúng chỉ tiêu được duyệt và tiêu chuẩn quy định, phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp. 3. Người được cử đi học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác. Điều 91. Tín dụng giáo dục Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập. Điều 92. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ. Chương VI NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Điều 93. Trách nhiệm của nhà trường Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác. Điều 94. Trách nhiệm của gia đình 1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. 2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây: 1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ; 2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường; 3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ. Điều 96. Ban đại diện cha mẹ học sinh Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính. Điều 97. Trách nhiệm của xã hội 1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây: a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học; b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình. 2. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Điều 98. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục hoạt động theo quy định của pháp luật. Chương VII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MỤC 1: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC Điều 99. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; 3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; 4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; 5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; 6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; 7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; 8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; 9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục; 10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục; 11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục; 12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. Điều 100. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương. MỤC 2: ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC Điều 101. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm: 1. Ngân sách nhà nước; 2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Điều 102. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục 1. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước. 2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắc công khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí giáo dục đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ của năm học. Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Điều 103. Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đưa việc xây dựng trường học, các công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật phục vụ giáo dục vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều 104. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho giáo dục. 2. Các khoản đầu tư, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục và các chi phí của doanh nghiệp để mở trường, lớp đào tạo tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo với cơ sở giáo dục, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp là các khoản chi phí hợp lý, được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được xem xét để miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ. 4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp. Điều 105. Học phí, lệ phí tuyển sinh 1. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác. 2. Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề để quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc trung ương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh. Điều 106. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị dạy học, đồ chơi Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. MỤC 3: HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC Điều 107. Hợp tác quốc tế về giáo dục Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Điều 108. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài 1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ. 3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 109. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Việc hợp tác đào tạo, mở trường hoặc cơ sở giáo dục khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam do Chính phủ quy định. Điều 110. Công nhận văn bằng nước ngoài 1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế. MỤC 4 :THANH TRA GIÁO DỤC Điều 111. Thanh tra giáo dục 1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. 2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây: a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục; b) Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục; c) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; e) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục; g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 112. Quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra. Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điều 113. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục 1. Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm: a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo. 2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra. Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo. Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Chương VIII KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 114. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Điều 115. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 116. Khen thưởng đối với người học Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 117. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự theo quy định của Chính phủ. Điều 118. Xử lý vi phạm 1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: a) Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép; b) Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; c) Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục; d) Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép; đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; e) Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học; g) Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; h) Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định; i) Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; k) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục. 2. Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 119. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. 2. Luật này thay thế Luật giáo dục năm 1998. Điều 120. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Nguyễn Văn An (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "14/06/2005", "sign_number": "38/2005/QH11", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-35-2023-TT-BCT-Quy-chuan-an-toan-cap-dien-phong-no-su-dung-trong-mo-ham-lo-591971.aspx
Thông tư 35/2023/TT-BCT Quy chuẩn an toàn cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 35/2023/TT-BCT Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2023 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁP ĐIỆN PHÒNG NỔ SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò. Điều 1. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò. Ký hiệu: QCVN 21:2023/BCT. Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn được dẫn chiếu tại Quy chuẩn kỹ thuật này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định của văn bản mới đó. Điều 3. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Lãnh đạo Bộ Công Thương; - Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ, Bộ Công Thương; - Lưu: VT, ATMT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Sinh Nhật Tân QCVN 21:2023/BCT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁP ĐIỆN PHÒNG NỔ SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ National technical regulation on safety for explosion-proof electrical cables used in underground mine LỜI NÓI ĐẦU QCVN 21:2023/BCT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 35/2023/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2023. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁP ĐIỆN PHÒNG NỔ SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ National technical regulation on safety for explosion-proof electrical cables used in underground mine I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn và quản lý đối với cáp điện sử dụng trong mỏ hầm lò có khí cháy, nổ và bụi nổ (sau đây gọi là cáp điện phòng nổ), có mã HS quy định tại phụ lục A. 2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, thử nghiệm, kiểm định, sử dụng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Giải thích từ ngữ 3.1. Cáp điện phòng nổ là cáp điện, có ruột dẫn làm bằng đồng ủ có hoặc không có phủ thiếc, có cách điện, màn chắn, vỏ bọc kháng cháy để sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí cháy, nổ và bụi nổ. 3.2. Vỏ bọc kháng cháy là vỏ bọc ngoài của cáp phòng nổ đảm bảo tính năng không lan truyền sự cháy khi ngọn lửa đốt cháy đã tắt. 3.3. Màn chắn bảo vệ là lớp bao bọc bên ngoài cách điện của lõi đơn hoặc các lõi và có tính dẫn điện, bằng cao su bán dẫn điện, băng vải bán dẫn điện, băng plastic phủ nhôm, lưới đồng hoặc băng đồng. 3.4. Vỏ bọc kim là lớp bảo vệ cơ học cho cáp được làm từ kim loại. 3.5. Vỏ bọc là vỏ bọc bên ngoài của cáp điện phòng nổ. 3.6. Cáp cứng là cáp điện có ruột dẫn cấp 1 và cấp 2 được làm từ các sợi đồng theo yêu cầu kỹ thuật trong Điều 5 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004). 3.7. Cáp mềm là cáp điện có ruột được làm từ các sợi đồng mềm cấp 5 và cấp 6 theo yêu cầu kỹ thuật trong Điều 6 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004). II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN 4. Tài liệu viện dẫn 4.1. QCVN QTĐ-5:2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 5 Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện. 4.2. QCVN 01:2011/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò. 4.3. TCVN 5935-1-2013 (IEC 60502-1:2009) Cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện dùng cho điện áp danh định từ 1 kV (Um = 1,2 kV) đến 30 kV (Um = 36 kV) - Phần 1: Cáp dùng cho điện áp danh định bằng 1 kV (Um = 1,2 kV) đến 30 kV (Um = 3,6 kV). 4.4. TCVN 6099-1-2007 (IEC 60060-1:1989) Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm. 4.5. TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004) Ruột dẫn của cáp cách điện 4.6. TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), Thử nghiệm cáp điện và cáp quang trong điều kiện cháy - Phần 1-2: Thử nghiệm cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với một dây có cách điện hoặc một cáp - Quy trình ứng với nguồn cháy bằng khí trộn trước có công suất 1 kW 4.7. TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009), Thử nghiệm cáp điện và cáp quang trong điều kiện cháy - Phần 3-10: Thử nghiệm cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với cụm dây hoặc cụm cáp lắp đặt thẳng đứng - Trang thiết bị thử nghiệm. 4.8. TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy - tính toàn vẹn của mạch điện - Phần 21: Quy trình và yêu cầu - cáp có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1,0 kV 4.9. TCVN 9615-1:2013 (IEC 60245-1:2008) Cáp cách điện bằng cao su - Điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 1: Yêu cầu chung. 4.10. TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011) Khí quyển nổ - Phần 0: : Thiết bị - Yêu cầu chung. 4.11. TCVN 7079-17:2003 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị. 5. Phân loại cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò 5.1. Phân loại theo dạng lắp đặt - Cáp cứng để lắp đặt cố định; - Cáp mềm để lắp đặt cho các thiết bị di động hoặc cố định. 5.2. Phân loại theo chức năng sử dụng - Cáp thông tin để truyền dẫn các loại tín hiệu, dữ liệu và đo lường; - Cáp điều khiển để truyền dẫn các tín hiệu điều khiển và tự động hóa; - Cáp cho đèn ắc quy cài mũ thợ mỏ; - Cáp chiếu sáng cấp điện cho hệ thống chiếu sáng cố định; - Cáp động lực cấp điện cho các phụ tải. 5.3. Phân loại theo số lõi - Cáp một lõi; - Cáp nhiều lõi. 5.4. Phân loại theo vật liệu cách điện - Cáp có cách điện bằng cao su hợp chất EPR hoặc HEPR; - Cáp có cách điện bằng nhựa PVC; - Cáp có cách điện bằng Poyethylen liên kết ngang XLPE. 6. Yêu cầu chung của cáp điện phòng nổ 6.1. Cáp điện phòng nổ dùng trong mỏ hầm lò có khí cháy, nổ và bụi nổ phải thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn về cáp điện sử dụng trong công nghiệp, dân dụng như: TCVN 5935-1-2013 (IEC-60502-1-2009), TCVN 6612-2007 (IEC 60228-2004), TCVN 6610 (IEC 60227), TCVN 9615 (IEC 60245), TCVN 6613-2010 (IEC 60332-2004) và các yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật này. 6.2. Điện áp danh định của cáp điện phòng nổ được biểu thị bằng Uo/U và đơn vị là kV. Uo là điện áp danh định tần số công nghiệp giữa ruột dẫn và đất hoặc màn chắn bảo vệ mà cáp điện phòng nổ được thiết kế, U là điện áp danh định tần số công nghiệp giữa các ruột dẫn mà cáp điện phòng nổ được thiết kế. 6.3. Giá trị điện áp danh định của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò gồm: 6.3.1. Cáp để truyền dẫn các loại tín hiệu, dữ liệu, đo lường, điều khiển, tự động hóa: 12 V, 36 V, 48V, 127 V. 6.3.2. Cáp cho đèn ắc quy: 12 Vdc. 6.3.3. Cáp chiếu sáng và cáp mạch lực: 0,3/0,5 kV, 0,38/0,66 kV, 0,66/1,14 kV, 1,9/3,3 kV, 3,6/6 kV, 6/10 kV, 8,7/10 kV. 6.4. Tên và ký hiệu của cáp điện phòng nổ 6.4.1. Trên vỏ của cáp điện phòng nổ phải ghi các ký hiệu cáp và chỉ số chiều dài của cáp, có màu tương phản với màu của vỏ cáp và khoảng cách in cách nhau là 1 mét. 6.4.2. Ký hiệu của cáp điện phòng nổ phải có các ký tự bằng chữ và số thể hiện được các thông số sau: 6.4.2.1. Ký tự chữ thể hiện: Loại cáp, chức năng sử dụng, kết cấu, điện áp danh định của điện áp pha của cáp. 6.4.2.2. Ký tự số thể hiện: Chỉ số lõi mạch lực và tiết diện, chỉ số lõi nối đất và tiết diện, chỉ số lõi điều khiển và tiết diện. Đơn vị tính là mm2, kết nối các ký tự số là dấu “x”. 6.5. Ruột dẫn điện 6.5.1. Ruột dẫn điện của cáp điện phòng nổ phải được làm bằng đồng ủ. 6.5.2. Ruột dẫn điện của cáp cứng 6.5.2.1. Ruột dẫn điện của cáp cứng sử dụng dây đồng đặc một sợi dạng tròn có điện trở tuân thủ theo quy định tại Bảng 1. Bảng 1. Ruột dẫn một sợi dạng tròn dùng cho cáp một lõi và nhiều lõi Tiết diện danh định (dạng tròn) mm2 Điện trở lớn nhất của ruột dẫn bằng đồng ủ ở 20 °C Không phủ kim loại Ω/km Phủ kim loại Ω/km 0,5 36,0 36,7 0,75 24,5 24,8 1,0 18,1 18,2 1,5 12,1 12,2 2,5 7,41 7,56 4 4,61 4,70 6 3,08 3,11 10 1,83 1,84 16 1,15 1,16 25 0,727 - 35 0,524 - 50 0,387 - 70 0,268 - 95 0,193 - 120 0,153 - 150 0,124 - 185 0,101 - 240 0,0775 - 300 0,0620 - 400 0,0465 - 6.5.2.2. Ruột dẫn bện của cáp cứng 6.5.2.2.1. Các sợi trong từng ruột dẫn phải có cùng đường kính danh định. 6.5.2.2.2. Số lượng sợi trong từng ruột dẫn không được nhỏ hơn số lượng tối thiểu tương ứng có kết cấu và điện trở theo quy định tại Bảng 2. Bảng 2. Ruột dẫn bện của cáp cứng dùng cho cáp một lõi và nhiều lõi Tiết diện danh định mm2 Số lượng sợi tối thiểu trong ruột dẫn bện Điện trở lớn nhất của ruột dẫn bằng đồng ủ ở 20 °C Tròn Tròn bện chặt Định hình Sợi không phủ kim loại Ω/km Sợi phủ kim loại Ω/km 0,5 7 - - 36,0 36,7 0,75 7 - - 24,5 24,8 1,0 7 - - 18,1 18,2 1,5 7 6 - 12,1 12,2 2,5 7 6 - 7,41 7,56 4 7 6 - 4,61 4,70 6 7 6 - 3,08 3,11 10 7 6 - 1,83 1,84 16 7 6 - 1,15 1,16 25 7 6 6 0,727 0,734 35 7 6 6 0,524 0,529 50 19 6 6 0,387 0,391 70 19 12 12 0,268 0,270 95 19 15 15 0,193 0,195 120 37 18 18 0,153 0,154 150 37 18 18 0,124 0,126 185 37 30 30 0,0991 0,100 240 37 34 34 0,0754 0,0762 300 61 34 34 0,0601 0,0607 400 61 53 53 0,0470 0,0475 500 61 53 53 0,0366 0,0369 630 91 53 53 0,0283 0,0286 6.5.3. Ruột dẫn bện của cáp mềm 6.5.3.1. Ruột dẫn điện của cáp mềm 6.5.3.1.1. Các sợi trong từng ruột dẫn phải có cùng đường kính danh định. 6.5.3.1.2. Đường kính của các sợi trong từng ruột dẫn không được vượt quá giá trị lớn nhất tương ứng có kết cấu và điện trở theo quy định tại Bảng 3. Bảng 3. Ruột dẫn điện của cáp mềm dùng cho cáp một lõi và cáp nhiều lõi Tiết diện danh định mm2 Đường kính lớn nhất của các sợi trong ruột dẫn bện mm Điện trở lớn nhất của ruột dẫn ở 20 °C Cáp mềm Cáp đặc biệt mềm Sợi không phủ kim loại Ω/km Sợi phủ kim loại Ω/km 0,5 0,21 0,16 39,0 40,1 0,75 0,21 0,16 26,0 26,7 1,0 0,21 0,16 19,5 20,0 1,5 0,26 0,16 13,3 13,7 2,5 0,26 0,16 7,98 8,21 4 0,31 0,16 4,95 5,09 6 0,31 0,21 3,30 3,39 10 0,41 0,21 1,91 1,95 16 0,41 0,21 1,21 1,24 25 0,41 0,21 0,780 0,795 35 0,41 0,21 0,554 0,565 50 0,41 0,31 0,386 0,393 70 0,51 0,31 0,272 0,277 95 0,51 0,31 0,206 0,210 120 0,51 0,31 0,161 0,164 150 0,51 0,31 0,129 0,132 185 0,51 0,41 0,106 0,108 240 0,51 0,41 0,0801 0,0817 300 0,51 0,41 0,0641 0,0654 400 0,51 0,0486 0,0495 500 0,61 0,0384 0,0391 630 0,61 0,0287 0,0292 6.5.4. Dòng điện cho phép của cáp điện phòng nổ ở nhiệt độ môi trường xung quanh là 25°C theo quy định tại Bảng 4. Bảng 4. Dòng điện cho phép liên tục của ruột dẫn đồng ủ ở 25°C Tiết diện danh định của ruột dẫn bằng đồng ủ mm2 Dòng điện cho phép liên tục A 2,5 28 4 37 6 46 10 63 16 85 25 110 35 135 50 170 70 205 95 250 120 295 150 320 Lưu ý: nNhiệt độ tối đa của ruột dẫn 75 °C. 6.5.5. Hệ số chuyển đổi của dòng điện cho phép của cáp điện phòng nổ ở các nhiệt độ môi trường khác nhau quy định tại Bảng 5. Bảng 5 - Hệ số chuyển đổi Nhiệt độ môi trường xung quanh °C Hệ số chuyển đổi 30 0,93 35 0,87 40 0,80 45 0,73 50 0,66 6.6. Cách điện của lõi cáp 6.6.1. Vật liệu cách điện phải là chất điện môi dạng đùn thuộc một trong các loại vật liệu được quy định tại Bảng 6. Bảng 6. Hợp chất cách điện Hợp chất cách điện Ký hiệu a) Nhựa nhiệt dẻo Polyvinyl clorua được sử dụng cho cáp có điện áp danh định Uo/U ≤ 1,8/3 kV PVC/A Polyvinyl clorua được sử dụng cho cáp có điện áp danh định Uo/U ≤ 3,6/6 kV PVC/B b) Liên kết ngang Cao su etylen propylen hoặc tương tự (EPM hoặc EPDM) EPR Cao su cao phân tử hoặc cao su etylen propylen có độ cứng cao HEPR Polyetylen liên kết ngang XLPE 6.6.2. Nhiệt độ cao nhất của lõi cáp đối với các loại hợp chất cách điện được quy định tại Bảng 7. Bảng 7. Nhiệt độ cao nhất của lõi cáp đối với các loại khác nhau của hợp chất cách điện Hợp chất cách điện Nhiệt độ cao nhất của ruột dẫn °C Làm việc bình thường Ngắn mạch (thời gian dài nhất là 5 s) Polyvinyl clorua PVC/A Tiết diện của ruột dẫn ≤ 300 mm2 70 160 Tiết diện của ruột dẫn > 300 mm2 70 140 Polyetylen liên kết ngang XLPE 90 250 Cao su etylen propylen EPR và HEPR 90 250 6.6.3. Độ dày của lớp cách điện tại điểm mỏng nhất không được nhỏ hơn 90 % giá trị danh định trừ đi 0,1 mm. 6.6.4. Cách điện của lõi cáp phải chịu thử nghiệm điện áp tần số công nghiệp với lõi cáp được ngâm trong nước có giá trị điện áp được quy định tại Bảng 8, kết quả không có sự phóng điện đánh thủng cách điện của ruột dẫn. Bảng 8. Thử nghiệm điện áp tần số công nghiệp với lõi cáp được ngâm trong nước Loại lõi được cách điện Điện áp định mức kV Điện áp thử nghiệm (giá trị hiệu dụng) kV Thời gian áp dụng điện áp, Phút Lõi nguồn 8,7/10 30,5 5 6/10 21 3,6/6 12,5 1,9/3,3 6,8 0,66/1,14 3,7 0,38/0,66 3,0 0,3/0,5 2,0 Lõi điều khiển - 1,5 5 6.6.5. Không được có sự liên kết bám dính giữa lớp cách điện với: 6.6.5.1. Ruột dẫn. 6.6.5.2. Lớp màn chắn bảo vệ bằng cao su bán dẫn. 6.6.5.3. Vỏ bọc. 6.7. Màn chắn bảo vệ kim loại phải tuân thủ theo quy định tại Điều 9 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009). 6.8. Cáp điện sử dụng cho các mỏ hầm lò phải có lớp màn chắn bảo vệ bọc quanh các cách điện của ruột dẫn điện. 6.9. Lớp màn chắn bảo vệ bán dẫn được ép đùn hoặc quấn quanh cách điện của lõi cáp phải có thể bóc ra khỏi lớp cách điện và bề mặt cách điện của phần bị tước không được có hư hỏng hoặc tàn dư của lớp màn chắn bảo vệ bán dẫn. 6.10. Lõi cáp 6.10.1. Các lõi cáp gồm lõi mạch lực và các lõi điều khiển phải được xoắn lại với nhau, bước xoắn của lõi cáp và cách bố trí của các ruột cáp phụ thuộc vào loại cáp cụ thể và được cho trong các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất cáp. 6.10.2. Các lõi cáp phải được phân biệt bằng màu đảm bảo không có các lõi cáp có màu giống nhau, dễ ràng phân biệt các lõi mạch lực, lõi điều khiển và lõi tiếp đất được bố trí có vỏ bán dẫn màu đen hoặc để ruột đồng trần. 6.11. Vỏ bọc kim bảo vệ cáp Vỏ bọc kim để bảo vệ cơ học cho cáp cứng lắp cố định, được làm từ các sợi thép mạ kẽm hoặc bằng thép mạ kẽm, các thông số cho trong tài liệu kỹ thuật của cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp. 6.12. Vỏ bọc 6.12.1. Vỏ bọc của cáp tuân thủ theo quy định tại Điều 13 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009). 6.12.2. Vỏ bọc của cáp phòng nổ sử dụng cho mỏ hầm lò phải có tính chống cháy và được thử nghiệm thỏa mãn tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004) và TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009). 6.12.3. Đối với cáp được gia cường để tăng độ bền cơ học của cáp vỏ bọc bảo vệ phải có hai lớp gồm vỏ bên trong và vỏ bên ngoài, giữa hai lớp vỏ bọc là lớp gia cố có thể được làm từ các sợi bện hoặc lớp dây thép bện. 6.13. Cáp điện phòng nổ hoàn thiện 6.13.1. Đường kính ngoài của cáp đã hoàn thiện phải nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp được chỉ định trong tài liệu của từng loại cáp. 6.13.2. Khả năng chống va đập cơ học, cáp có tiết diện danh định từ 16mm2 trở lên phải đáp ứng yêu cầu về va đập cơ học, số lần tác động được quy định như sau: 6.13.2.1. Tiết diện danh định của lõi nguồn (16 đến 35) mm2: 2 lần. 6.13.2.2. Tiết diện danh định của lõi nguồn (50 đến 150) mm2: 3 lần. 6.13.2.3. Kết quả thử nghiệm va đập của cáp, rơle phát hiện rò điện không được tác động. 6.13.3. Phải có khả năng chống uốn với thử nghiệm 9000 lần mà không bị ngắn mạch hoặc hở mạch. 6.13.4. Bán kính cong nhỏ nhất cho phép đối với: 6.13.4.1. Cáp mềm bằng 6 lần đường kính ngoài. 6.13.4.2. Cáp cứng bằng 15 lần đường kính ngoài. 6.13.5. Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau phải sử dụng các màu khác nhau để nhận dạng như sau: 6.13.5.1. Vỏ màu đỏ cho cáp có điện áp 3,6/6 kV, 6/10 kV và 8,7/10 kV; 6.13.5.2. Vỏ màu đen cho cáp có điện áp 0,66/1,14 kV, 0,38/0,66 kV và thấp hơn. 6.13.6. Tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ các yêu cầu và phép thử nghiệm của các tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009) và TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999). 7. Kết cấu của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò 7.1. Dạng kết cấu của cáp mềm di động phòng nổ có điện áp đến 1,14 kV Chú dẫn: 1 - Lõi dẫn điện; 2 - Dây làm đầy; 3 - Lớp cách điện; 4 - Lớp màn chắn bán dẫn; 5 - Lõi tiếp đất; 6 - Vỏ bọc. Hình 1 - Kết cấu của cáp mềm di động phòng nổ có điện áp đến 1,14 kV 7.1.1. Thông số kỹ thuật của cáp mềm theo quy định tại Bảng 9, Bảng 10 và Bảng 11. Bảng 9. Thông số kích thước cáp mềm có điện áp định mức 0,38/0,66kV Số lõi x tiết diện danh định dây dẫn mm2 Độ dày mm Đường kính ngoài của cáp mm Lõi mạch lực Lõi tiếp đất Cách điện lõi Vỏ bọc 3x4 1x4 1,4 3,5 Từ 22,0 đến 26,5 3x6 1x6 1,4 3,5 Từ 24,0 đến 29,0 3x10 1x10 1,6 4,0 Từ 28,0 đến 32,5 3x16 1x10 1,6 4,0 Từ 30,5 đến 35,5 3x25 1x16 1,8 4,5 Từ 35,5 đến 41,0 3x35 1x16 1,8 4,5 Từ 38,5 đến 44,5 3x50 1x15 2,0 5,0 Từ 44,5 đến 51,0 3x70 1x25 2,0 5,0 Từ 49,0 đến 56,0 3x95 1x25 2,2 5,5 Từ 55,5 đến 63,0 3x120 1x35 2,2 5,5 Từ 59,0 đến 67,0 3x150 1x50 2,4 6,0 Từ 65,5 đến 74,0 Bảng 10. Thông số kích thước cáp mềm điện áp định mức 0,66/1,14kV Số lõi x tiết diện danh định dây dẫn mm2 Độ dày mm Đường kính ngoài của cáp mm Số lõi mạch lực Lõi phụ Cách điện lõi Vỏ bọc 3x10 1x10 1,8 4,5 Từ 30,0 đến 35,0 3x16 1x10 1,8 4,5 Từ 32,5 đến 37,5 3x25 1x16 2,0 5,0 Từ 37,5 đến 43,0 3x35 1x16 2,0 5,0 Từ 40,5 đến 46,5 3x50 1x15 2,2 5,5 Từ 46,5 đến 53,0 3x70 1x25 2,2 5,5 Từ 51,0 đến 58,0 3x95 1x25 2,4 6,0 Từ 57,5 đến 65,0 3x120 1x35 2,4 6,0 Từ 61,0 đến 69,0 3150 1x50 2,6 6,0 Từ 66,5 đến 75,0 Lưu ý: Tiết diện của lõi nối đất là giá trị tối thiểu. Bảng 11. Điện trở cách điện Tiết diện danh định của lõi dẫn mm2 Điện trở cách điện tối thiểu ở 20°C MΩ/km Tiết diện danh định của lõi dẫn mm2 Điện trở cách điện tối thiểu ở 20°C MΩ/km 4 600 90 200 6 450 120 200 10 400 150 180 16 350 185 180 25 300 240 160 35 250 300 140 50 250 400 140 70 200 7.2. Loại cáp mềm có gia cố có điện áp đến 1,14 kV 7.2.1. Loại cáp mềm di động có gia cố sử dụng phổ biến theo quy định tại Bảng 12. Bảng 12. Loại cáp mềm di động có gia cố, cách điện cao su, có vỏ bọc cao su điện áp 0,66/1,14 kV Kiểu Tên Áp dụng 1 Cáp mềm vỏ bọc cao su có gia cố bện, có lõi giám sát, có màn chắn Kết nối nguồn cho điện áp định mức 0,66/1,14kV cho máy và các thiết bị tương tự. Cáp có thể được kéo và sử dụng trực tiếp. 2 Cáp mềm vỏ bọc cao su có bọc gia cố, có lõi giám sát, có màn chắn Kết nối nguồn cho điện áp định mức 0,66/1,14kV cho máy và các thiết bị tương tự. Nhưng cáp phải được sử dụng bên trong tấm bảo vệ. 7.2.2. Kết cấu của cáp mềm di động phòng nổ có gia cố điện áp đến 0,66/1,14 kV Chú dẫn: 1 - Lõi dẫn nguồn; 2 - Lõi dẫn điều khiển; 3 - Cách điện; 4 - Lớp màn chắn bảo vệ; 5 - Vỏ bọc bên trong; 6 - Ruột dẫn lõi dây giám sát; 7 - = Lớp bọc gia cố, ≠ lớp gia cố bện; 8 - Vỏ bọc bên ngoài. Hình 2 - Kết cấu của cáp mềm di động phòng nổ có gia cố điện áp 0,66/1,14 kV 7.2.3. Thông số kỹ thuật của cáp mềm có lõi gia cố đến 1,14 kV theo quy định tại Bảng 13, Bảng 14. Bảng 13. Thông số kích thước cáp mềm có lõi gia cố đến 1,14 kV Số lõi x tiết diện danh định Độ dày cách điện mm Độ dày của vỏ bọc mm Đường kính ngoài của cáp mm Lõi nguồn Lõi nối đất Lõi điều khiển Lõi giám sát Lõi nguồn Vỏ bọc bên trong Vỏ bọc bên ngoài Kiểu 1 Kiểu 2 3x35 16 3x1,5 3x1,5 1,8 1,8 3,0 Từ 40,5 đến 46,0 Từ 43,5 đến 49,0 3x50 25 3x1,5 3x1,5 1,8 2,0 3,5 Từ 46,5 đến 52,5 Từ 49,5 đến 55,7 3x70 35 3x1,5 3x1,5 1,8 2,0 3,5 Từ 51,0 đến 57,5 Từ 54,0 đến 61,0 3x95 50 3x1,5 3x1,5 2,0 2,4 4,0 Từ 57,5 đến 64,5 Từ 60,5 đến 68 Bảng 14. Điện trở cách điện Loại lõi Tiết diện danh định mm Giá trị nhỏ nhất của điện trở cách điện ở 20°C MΩ.km Điện áp định mức 0,66/1,14 kV Lõi mạch lực 35 250 50 250 70 200 95 200 Lõi điều khiển - ≥ 100 7.3. Loại cáp mềm có điện áp 6/10 kV 7.3.1. Loại cáp mềm có vỏ bọc cao su chống cháy điện áp 6/10 kV theo quy định tại Bảng 15. Bảng 15. Loại cáp mềm có vỏ bọc cao su điện áp đến 6/10 kV Kiểu loại Tên Áp dụng Cáp mềm có màn chắn bán dẫn - 3,6/6 Cáp mềm di động, có màn chắn bán dẫn, có vỏ bọc cao su Điện áp định mức 3,6/6kV kết nối nguồn máy khai thác di động Cáp mềm có màn chắn kim loại - 3,6/6 Cáp mềm di động, có màn chắn kim loại, có vỏ bọc cao su Cáp mềm có màn chắn kim loại - 6/10 Cáp mềm di động, có màn chắn kim loại, có vỏ bọc cao su Điện áp định mức 6/10kV kết nối nguồn máy khai thác di động 7.3.2. Kết cấu của cáp mềm di động di động điện áp 6/10 kV Chú dẫn: 1 - Lõi dẫn nguồn; 2 - Cách điện; 3 - Lớp bọc kim loại (lõi nối đất); 4 - Lõi điền đầy; 5 - Lớp bọc bán dẫn; 6 - Lõi nối đất; 7 - Lớp bán dẫn; 8 - Vỏ bọc ngoài. Hình 3 - Kết cấu của cáp mềm di động phòng nổ có điện áp 6/10 kV 7.3.3. Thông số kỹ thuật của cáp mềm điện áp 3,6/6kV theo quy định tại Bảng 16, Bảng 17, Bảng 18 và Bảng 19 Bảng 16. Thông số kích thước cáp mềm, điện áp 3,6/6kV Số lõi x Tiết diện danh định của dây dẫn mm2 Độ dày mm Đường kính ngoài của cáp mm Dây nguồn Dây nối đất Cách điện dây Vỏ bọc Có màn chắn 3x16 1x16 4,0 5,5 Từ 48,0 đến 55,0 3x25 1x16 4,0 5,5 Từ 51,0 đến 58,0 3x35 1x16 4,0 5,5 Từ 54,0 đến 61,5 3x50 1x16 4,0 5,5 Từ 58,0 đến 66,0 3x70 1x25 4,0 6,0 Từ 64,0 đến 72,0 3x95 1x35 4,0 6,0 Từ 68,5 đến 77,0 3x120 1x35 4,0 6,0 Từ 71,5 đến 80,0 3x150 1x50 4,0 6,0 Từ 76,0 đến 85,0 Ghi chú: Tiết diện của lõi nối đất là giá trị tối thiểu Bảng 17. Thông số kích thước cáp mềm, điện áp 3,6/6kV Số lõi x Tiết diện danh định của dây dẫn mm2 Độ dày mm Đường kính ngoài của cáp mm Dây nguồn Dây nối đất Cách điện dây Vỏ bọc Có màn chắn kim loại 3x16 3x16/3 4,0 5,5 Từ 49,0 đến 56,0 3x25 3x16/3 4,0 5,5 Từ 51,5 đến 58,5 3x35 3x16/3 4,0 5,5 Từ 54,5 đến 62,0 3x50 3x16/3 4,0 5,5 Từ 58,5 đến 66,0 3x70 3x25/3 4,0 6,0 Từ 64,0 đến 72,0 3x95 3x35/3 4,0 6,0 Từ 68,0 đến 77,0 3x120 3x35/3 4,0 6,0 Từ 71,5 đến 79,5 3x150 3x50/3 4,0 6,0 Từ 75,5 đến 84,5 Ghi chú: Tiết diện của lõi đất là giá trị tối thiểu Bảng 18. Thông số kích thước cáp mềm, điện áp định mức 6/10kV Số lõi x Tiết diện danh định của dây dẫn mm2 Độ dày mm Đường kính ngoài của cáp mm Dây nguồn Dây nối đất Cách điện dây Vỏ bọc Có màn chắn kim loại 3x16 3x16/3 5,0 6,0 Từ 54,0 đến 61,0 3x25 3x16/3 5,0 6,0 Từ 57,0 đến 64,5 3x35 3x16/3 5,0 6,0 Từ 59,5 đến 67,5 3x50 3x16/3 5,0 6,0 Từ 63,5 đến 72,0 3x70 3x25/3 5,0 6,0 Từ 68,0 đến 76,5 3x95 3x35/3 5,0 6,0 Từ 72,5 đến 81,0 3x120 3x35/3 5,0 6,0 Từ 75,5 đến 84,5 3x150 3x50/3 5,0 6,0 Từ 79,5 đến 89,5 Ghi chú: Tiết diện của lõi đất là giá trị tối thiểu Bảng 19. Điện trở cách điện Tiết diện danh định dây dẫn mm2 Giá trị điện trở cách điện tối thiểu của cách điện lõi nguồn ở 20°C Ω/km Điện áp định mức 3,3/6 kV Điện áp định mức 6/10 kV 15 750 850 25 650 750 35 550 700 50 500 600 70 450 550 95 400 450 120 350 450 150 350 400 7.4. Cáp cứng cách điện XLPE vỏ bọc PVC Cáp điện phòng nổ cứng ruột đồng có cách điện XLPE, vỏ bọc PVC dùng cho mỏ chỉ sử dụng cho các tuyến cáp cố định trên các đường lò của mỏ, loại cáp phổ biến và thông số theo quy định tại Bảng 20, Bảng 21 và Bảng 22. Bảng 20. Loại cáp có cách điện XLPE phổ biến Kiểu loại Tên Cáp cứng có bọc thép Cáp điện có vỏ bọc PVC, có bọc dây thép dày, cách điện XLPE Cáp điện có vỏ bọc PVC, có bọc dây thép mỏng, cách điện XLPE Cáp cứng có bọc băng thép Cáp điện có vỏ bọc PVC, có bọc băng thép, cách điện XLPE Cáp cứng không có bọc thép Cáp điện vỏ bọc PVC điện XLPE Bảng 21. Thông số của cáp cứng có bọc thép điện áp 0,6/1 kV Số lõi + tiết diện Chiều dày cách điện mm Chiều dày vỏ bọc mm Đường kính ngoài mm Khối lượng riêng kg/km R dc max của ruột dẫn ở 20 °C Ω/km Dòng điện danh định cho phép ở 20 °C A min max 3x4 0,7 1,8 15,5 19,5 406 4,61 35 3x6 0,7 1,8 16,6 20,6 492 3,08 45 3x10 0,7 1,8 19,5 23,5 685 1,83 63 3x16 0,7 1,8 21,6 25,6 912 1,15 84 3x25 0,9 1,8 24,7 28,7 1 301 0,727 113 3x35 0,9 1,8 26,8 30,8 1 641 0,524 139 3x50 1,0 1,9 26,1 30,1 1 867 0,387 161 3x70 1,1 2,0 31 35 2 834 0,268 204 3x95 1,1 2,2 34,4 38,4 3 681 0,193 252 3x120 1,2 2,3 37,5 41,5 4 486 0,153 291 3x150 1,4 2,5 41,6 45,6 5 477 0,124 333 3x185 1,6 2,6 45,4 49,4 6 669 0,0991 385 3x240 1,7 2,8 50,7 54,7 8 570 0,0754 457 3x300 1,8 3,0 55,7 59,7 10 532 0,0601 527 Bảng 22. Thông số của cáp cứng có bọc thép điện áp 8,7/10 kV Số lõi + tiết diện Chiều dày cách điện mm Chiều dày vỏ bọc mm Đường kính ngoài mm Khối lượng riêng kg/km R dc max của ruột dẫn ở 20 °C Ω/km Dòng điện danh định cho phép ở 20 °C A min max 3x25 4,5 2,6 46,2 50,2 3 728 0,727 120 3x35 4,5 2,7 48,5 52,5 4 226 0,524 140 3x50 4,5 2,8 51,3 55,3 4 833 0,387 165 3x70 4,5 2,9 55,2 59,2 5 709 0,268 210 3x95 4,5 3,0 58,9 62,9 6 877 0,193 255 3x120 4,5 3,1 61,9 65,9 7 843 0,153 290 3x150 4,5 3,2 65,6 69,6 9 018 0,124 330 3x185 4,5 3,3 69,2 73,2 10 401 0,0991 375 3x240 4,5 3,5 74,2 78,2 12 601 0,0754 435 3x300 4,5 3,7 80,3 84,3 15 788 0,0601 493 7.5. Cáp cứng có cách điện PVC, có vỏ bọc PVC Cáp điện phòng nổ ruột đồng cứng có cách điện PVC, có vỏ bọc ngoài bằng PVC, có hoặc không có băng thép bảo vệ dùng cho mỏ có điện áp đến 1 kV, chỉ sử dụng cho các tuyến cáp cố định trên các đường lò của mỏ, loại cáp phổ biến và thông số theo quy định tại Bảng 23, Bảng 24 và Bảng 25. Bảng 23. Loại cáp có cách điện PVC phổ biến Loại cáp (0,6/1 kV) Số lõi Tiết diện lõi (mm2) Cáp cứng cách điện PVC không có vỏ bọc 3 Từ 1,5 đến 300 Cáp cứng cách điện PVC không có vỏ bọc bằng băng thép 3 Từ 2,5 đến 300 Cáp cứng cách điện PVC không có vỏ bọc 3+1 Từ 4 đến 300 Cáp cứng cách điện PVC không có vỏ bọc bằng băng thép 3+1 Từ 4 đến 300 Bảng 24. Thông số của cáp số lõi 3 không có băng thép, điện áp đến 1 kV Số lõi + tiết diện Chiều dày cách điện mm Chiều dày vỏ bọc mm Đường kính ngoài mm Khối lượng riêng kg/km R dc max của ruột dẫn ở 20 °C Ω/km Dòng điện danh định cho phép ở 20 °C A min max 3x1,5 0,8 1,8 10,9 14,9 165 12,1 13 3x2,5 0,8 1,8 11,7 15,7 206 7,41 20 3x4 1,0 1,8 13,6 17,6 290 4,61 30 3x6 1,0 1,8 14,7 18,7 367 3,08 37 3x10 1,0 1,8 17,6 21,6 536 1,83 53 3x16 1,0 1,8 19,7 23,7 745 1,15 69 3x25 1,2 1,8 22,8 26,8 1 077 0.727 89 3x35 1,2 1,8 24,9 28,9 1 390 0,524 109 3x50 1,4 1,8 24,6 28,6 1 710 0,387 132 3x70 1,4 1,9 27,8 31,8 2 342 0,268 167 3x95 1,6 2,1 32,1 36,1 3 197 0,193 213 3x120 1,6 2,2 34,6 38,6 3 916 0,153 242 3x150 1,8 2,3 38,5 42,5 4 840 0,124 282 3x185 2,0 2,5 42,3 46,3 5 991 0,0991 322 3x240 2,2 2,7 47,9 51,9 7 851 0,0754 385 3x300 2,4 2,9 53,0 57,0 9 770 0,0601 431 Bảng 25. Thông số của cáp cứng cách điện PVC số lõi 3+1, có băng thép, điện áp đến 1 kV Số lõi + tiết diện Chiều dày cách điện của ruột dẫn mm Chiều dày vỏ bọc mm Đường kính ngoài mm Khối lượng riêng kg/km R dc max của ruột dẫn ở 20 °C Ω/km Dòng điện danh định cho phép ở 20 °C A Lớn Nhỏ min max Lớn Nhỏ 3x4+1x2,5 1,0 0,8 1,8 17,0 21,0 462 4,61 7,41 30 3x6+1x4 1,0 1,0 1,8 18,2 22,2 567 3,08 4,61 37 3x10+1x6 1,0 1,0 1,8 21,3 25,3 792 1,83 3,08 53 3x16+1x10 1,0 1,0 1,8 23,7 27,7 1 067 1,15 1,83 69 3x25+1x16 1,2 1,0 1,8 26,8 30,8 1 480 0,727 1,15 89 3x35+1x16 1,2 1,0 1,8 29,4 33,4 1 842 0,524 1,15 109 3x50+1x25 1,4 1,2 1,0 33,4 37,4 2 460 0,387 0,727 132 3x70+1x35 1,4 1,2 1,0 37,7 41,7 3 295 0,268 0,524 167 3x95+1x50 1,6 1,4 1,0 44,4 48,4 4 873 0,193 0,387 213 3x120+1x70 1,6 1,4 1,0 47,5 51,5 5 890 0,153 0,268 242 3x150+1x70 1,8 1,4 1,0 52,7 56,7 7 048 0,124 0,268 282 3x185+1x95 2,0 1,6 1,1 57,4 61,4 8 629 0,0991 0,193 322 3x240+1x120 2,2 1,6 1,1 64,5 68,5 11 025 0,0754 0,153 385 3x300+1x150 2,4 1,8 1,1 71,3 75,3 13 569 0,0601 0,124 431 8. Yêu cầu về lắp đặt vận hành cáp điện phòng nổ trong mỏ hầm lò 8.1. Yêu cầu chung 8.1.1. Trong các mỏ hầm lò phải sử dụng cáp điện phòng nổ, việc lắp đặt và vận hành cáp phải tuân thủ theo quy định tại Điều 95, Điều 99, Điều 102, Điều 106 và Phụ lục IV của QCVN 01:2011/BCT và các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật này. 8.1.2. Cáp vào các thiết bị điện Cáp điện phòng nổ dẫn đến các đầu vào của thiết bị điện phòng nổ phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật và phép thử nghiệm của Điều 16 và Phụ lục A TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011) và các yêu cầu sau: 8.1.2.1. Được bắt chặt hoặc vặn ren vào vỏ thiết bị và có đầy đủ các chi tiết để làm kín và kẹp chặt cáp, một trong các loại cổ cáp như Hình 4. Chú dẫn: 1 - Vòng cao su bịt kín cáp. 2 - Cáp điện cao su. 3 - Chi tiết kẹp cáp. 4 - Chi tiết vào cáp để ép chặt gioăng đệm cao su. 5 - Vỏ thiết bị. d - Đường kính ngoài của cáp điện cao su, mm. D1 - Đường kính trong của cổ cáp, mm. D2, D3 - Đường kính ngoài, trong của gioăng đệm cao su, mm. Hình 4 - Mô hình cổ cáp khi được đấu nối 8.1.2.2. Các chi tiết của cổ cáp phải được vặn chặt để đảm bảo tính năng làm kín cáp. 8.1.2.3. Vòng bịt kín cao su phải đảm bảo không bị nứt, đàn hồi tốt, cáp điện không bị kéo căng hoặc bẻ gập trong quá trình lắp ráp và vận hành. 8.1.2.4. Ở cổ cáp cao áp có sử dụng vật liệu điền đầy cách điện, khối điền đầy khi đông cứng phải đảm bảo không có vết nứt. 8.1.2.5. Tại các vị trí đầu vào thiết bị điện cáp không được để bị kéo căng truyền lực đến các cơ cấu đấu nối làm hư hỏng các kết nối. 8.1.2.6. Lõi dây tiếp đất, màn chắn bảo vệ, vỏ giáp (băng thép hoặc dây thép mạ kẽm) của cáp phải được nối vào cọc tiếp đất của thiết bị điện. 8.2. Lắp đặt cáp trên các đường lò mỏ 8.2.1. Cáp lắp đặt phải thực hiện đúng với sơ đồ nguyên lý cung cấp điện đã được giám đốc mỏ phê duyệt và cập nhật kịp thời khi có sự thay đổi của thực tế hiện trường sản xuất. 8.2.2. Trên dọc sợi cáp tại điểm đầu, điểm cuối, các điểm rẽ nhánh và sau khoảng cách phù hợp với đường lò cụ thể phải có các tấm nhãn mác để chỉ rõ các thông tin sau: Tên của sợi cáp theo sơ đồ nguyên lý, điện áp cung cấp, loại cáp, điểm đầu nguồn cung cấp, điểm đến của phụ tải để nhận biết rõ ràng thuận lợi cho công tác vận hành, kiểm tra và sửa chữa cáp điện. 8.2.3 Cáp được treo trong các đường lò trên các móc hoặc dây treo cáp. Khi đi chung trên cùng một tuyến phải thực hiện lần lượt từ trên xuống theo cấp điện áp của mạng cáp được cung cấp, các cáp của mạng tín hiệu, mạch điều khiển tự động, mạch đo lường giám sát, mạch thông tin liên lạc và cáp quang phải cách các mạch điện lực ít nhất 200 mm. 8.2.4. Các cáp của mạch an toàn tia lửa đi riêng biệt sử dụng loại cáp có vỏ bọc kim, không cho phép các mạch an toàn tia lửa và các mạch không an toàn tia lửa đi chung trong một cáp, trừ trường hợp các sợi cáp của mạch an toàn tia lửa đi trong màn chắn bảo vệ. 8.2.5. Để cung cấp điện cho các phụ tải điện di động phải sử dụng cáp phòng nổ loại mềm, với thiết bị cầm tay phải là cáp đặc biệt mềm. 8.2.6. Để cung cấp điện cho các máy công tác hoặc phụ tải điện được điều khiển tại vị trí của máy phải sử dụng cáp phòng nổ có lõi điều khiển có màn chắn. 8.2.7. Đối với trục chính của tuyến cáp cung cấp điện ít di chuyển trong vận hành cho phép sử dụng cáp phòng nổ cứng có cách điện XLPE, cách điện PVC hoặc cáp phòng nổ mềm có cách điện cao su. 8.2.8. Đối với các tuyến cáp trong vận hành thường xuyên phải thay đổi theo thực tế công nghệ khai thác phải sử dụng các cáp phòng nổ mềm có cách điện cao su. 8.2.9. Để chống nhiễu cho các hệ thống điều khiển, tự động hóa, đo lường giám sát, hệ thống thông tin liên lạc và các mạch an toàn tia lửa các loại cáp sử dụng cho các hệ thống này phải là cáp có vỏ bọc kim bằng băng đồng hoặc lưới đồng. 8.3. Độ tăng nhiệt độ của cáp điện phòng nổ cho mỏ Trong quá trình vận hành nhiệt độ của các đầu vào cáp tuân thủ Điều 16 của TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011) và không được vượt quá 70 °C ở vị trí đầu vào cáp và 80 °C ở các điểm phân nhánh của lõi sợi cáp. 9. Yêu cầu và phương pháp kiểm tra thử nghiệm 9.1. Yêu cầu chung Các phép kiểm tra, thử nghiệm phải được thực hiện theo Điều 14 của TCVN 5935-1:2013 và các yêu cầu trong điều này: 9.1.1. Nhiệt độ môi trường quanh bằng (20±15) °C; 9.1.2. Giá trị độ ẩm tương đối đến 95 % ở nhiệt độ 25 °C; 9.1.3. Hàm lượng ôxy là 21 % về thể tích; 9.1.4. Không có khí cháy, khí độc hại và hơi ăn mòn; 9.1.5. Phương tiện dụng cụ để kiểm tra, thử nghiệm phải đảm bảo hoạt động chính xác, tin cậy và được hiệu chuẩn theo quy định. 9.2. Kiểm tra kích thước kết cấu cáp 9.2.1. Kiểm tra đường kính của sợi dây đơn, đường kính của sợi dây đơn tuân thủ theo Điều 7 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp. 9.2.2. Đo độ dày của cách điện: Độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có cách điện mỏng nhất, giá trị này phải thỏa mãn khoản 6.6.3 của Quy chuẩn kỹ thuật này. 9.2.3. Đo độ dày của vỏ bọc của cáp, độ dày của cách điện là giá trị nhỏ nhất đo được tại điểm có vỏ bọc mỏng nhất, giá trị đo được phải thỏa mãn khoản tuân thủ theo Điều 13 của TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009) và thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp. 9.2.4. Kiểm tra lớp màn chắn bảo vệ: Các lớp màn chắn phải tuân thủ theo khoản 6.6.5 của Quy chuẩn kỹ thuật này và các thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể trong tài liệu do nhà sản xuất cung cấp. 9.2.5. Kiểm tra đường kính ngoài của cáp: Đường kính ngoài của cáp phải phù hợp với thông số kỹ thuật của loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp. 9.2.6. Kiểm tra nhãn mác trên vỏ cáp và độ mài mòn của nhãn mác: Các ký tự của nhãn mác của cáp phải được nhìn rõ, lau nhẹ các vết ghi nhãn mác trên bề mặt bằng 1 miếng bông thấm nước hoặc 1 miếng vải cotton thấm nước. Lau tổng cộng 10 lần kết quả không làm thay đổi hoặc mở các ký tự của nhãn mác. 9.3. Đo điện trở của ruột dẫn Đo điện trở một chiều DC của ruột dẫn điện phải thực hiện theo khoản 15.2 của TCVN 5935-1:2013 giá trị của điện trở DC đo được quy về 20 °C của ruột dẫn điện tuân thủ Điều 5 của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004) khoản 3 Điều 6 của Quy chuẩn kỹ thuật này hoặc theo các thông số kỹ thuật cho trong tài liệu của các loại cáp cụ thể do nhà sản xuất cung cấp. 9.4. Kiểm tra điện trở cách điện của cáp 9.4.1. Kiểm tra đối với cáp mới được sản xuất: Giá trị cách điện phải thỏa mãn các yêu cầu cho trong các tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất cáp cung cấp tham khảo Điều 7 của Quy chuẩn kỹ thuật này. 9.4.2. Đối với kiểm tra các loại cáp điện đang sử dụng: Kiểm tra điện trở cách điện thực hiện trong quá trình kiểm tra bảo trì hoặc sửa chữa cáp theo quy định tại khoản 16 Điều 106 QCVN 01:2011/BCT. 9.5. Thử nghiệm điện áp tần số công nghiệp Thử nghiệm chịu điện áp tần số công nghiệp của từng lõi cáp thực hiện theo khoản 15.3 của TCVN 5935-1:2013 (IEC60502-1:2009) và điểm 5 khoản 4 Điều 6 của Quy chuẩn kỹ thuật này, giá trị điện áp thử nghiệm được tham khảo trong Bảng 9, kết quả thử nghiệm không có sự phóng điện đánh thủng cách điện của ruột dẫn. 9.6. Thử nghiệm va đập 9.6.1. Thử nghiệm được thực hiện trên máy thử va đập bằng búa rơi tự do. 9.6.2. Khối lượng và hành trình của búa theo quy định tại Bảng 26. Bảng 26. Khối lượng và hành trình búa Tiết diện ruột dẫn mạch lực mm2 Khối lượng búa kg Chiều cao rơi m 16 20 0,75 Từ 25 đến 35 20 1,1 Từ 50 đến 150 20 1,5 9.6.3. Nội dung thử nghiệm: Cắt một mẫu dài khoảng 2 m từ sợi cáp đã hoàn thành và lắp vào máy thử nghiệm, như trong Hình 5. Đặt điện áp định mức xoay chiều ba pha giữa mỗi lõi nguồn của mẫu (điện áp 0,66/1,14 kV được áp dụng cho cáp trên điện áp định mức 0,66/1,14 kV) và kết nối rơle phát hiện rò điện, búa rơi tự do từ độ cao quy định va đập với mẫu cáp. Cùng một mẫu nên được thử nghiệm ở 5 vị trí tương ứng và khoảng cách giữa hai vị trí liền kề là khoảng 100 mm. Chú dẫn: 1 - Búa (R=25, L>1,5d); 2 - Mẫu cáp thử nghiệm; 3 - Tấm sắt; R - Bán kính cong của đầu búa 25 mm; h - Hành trình rơi. Hình 5. Mô hình thử tính chịu va đập của cáp điện Kết quả thử nghiệm phải thỏa mãn yêu cầu tại khoản 6.13.2 và cáp không bị hư hỏng làm rơ le rò tác động. 9.7. Thử nghiệm uốn 9.7.1. Mô hình thử nghiệm chung như Hình 6. Hình 6 - Mô hình chung để thử độ uốn cong của cáp điện 9.7.2. Nội dung thử nghiệm uốn: Cáp được lắp vào hệ thống để có thể uốn theo hình chữ “S” theo hai chiều, mẫu cáp thử được bắt chặt vào cơ cấu tạo uốn cong, các ruột dẫn của mạch lực và điều khiển được kết nối đến thiết bị phát hiện đứt, chập cáp của các ruột cáp và bộ nguồn tín hiệu, thực hiện quá trình lặp lại làm cho phần thử nghiệm của cáp tạo thành quá trình uốn từ trạng thái thẳng sang trạng thái hình chữ “S”, bán kính uốn được chọn theo quy định tại Bảng 27. Bảng 27 - Bán kính cong của cáp khi thử nghiệm Tiết diện danh định của ruột dẫn điện mm2 Bán kính uốn cong R mm Từ 16 đến 50 150 ± 10 Từ 70 đến 95 200 ± 10 Từ 120 đến 150 250 ± 10 Kết quả thử nghiệm thỏa mãn theo yêu cầu của khoản 6.13.3, bộ phận tín hiệu kiểm tra không phát hiện được hiện tượng đứt hoặc chập cáp. 9.8. Thử nghiệm tính chống cháy của cáp đơn lắp thẳng đứng Thử nghiệm tính chống cháy của cáp đơn thẳng đứng thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004). 9.8.1. Mô hình thử như Hình 7 Chú dẫn: 1 - Tủ thử bằng kim loại. 2 - Thanh đỡ và dây đồng dùng để cố định. 3 - Đoạn cáp thử nghiệm. Khoảng cách A: Chiều dài tính từ đáy tủ thử đến chỗ thấp nhất của đoạn thử nghiệm = 50 mm (xấp xỉ). Hình 7 - Bố trí đoạn cáp thử nghiệm trên giá thử nghiệm 9.8.2. Sơ đồ bố trí ngọn lửa theo Hình 8 Chú dẫn: 1 - Mép dưới của thanh đỡ trên. 2 - Đoạn cáp thử nghiệm. Hình 8 - Đặt ngọn lửa vào đoạn cáp thử nghiệm 9.8.3. Thời gian thử nghiệm đốt cháy: Ngọn lửa phải được đặt liên tục trong thời gian tương ứng với đường kính quy định trong Bảng 28. Bảng 28 - Thời gian đặt ngọn lửa Đường kính ngoài của cáp thử nghiệm 1) mm Thời gian đặt ngọn lửa s D ≤ 25 60 ± 2 25 < D ≤ 50 120 ± 2 50 < D ≤ 75 240 ± 2 D > 75 480 ± 2 Chú dẫn: 1) Trong trường hợp thử nghiệm cáp không tròn (ví dụ, kết cấu dạng dẹt) thì đo chu vi và từ đó tính đường kính tương đương như với cáp tròn. Kết thúc thời gian thử nghiệm quy định, phải rút mỏ đốt ra rồi dập tắt ngọn lửa của mỏ đốt. Kết quả thử nghiệm phải thỏa mãn yêu cầu của TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004) như sau đây: Mẫu cáp thử là đạt yêu cầu nếu khoảng cách giữa mép dưới của thanh đỡ trên và phần bắt đầu cháy thành than lớn hơn 50 mm. Ngoài ra, nếu phần cháy thành than kéo dài xuống phía dưới vượt quá điểm cách mép dưới của thanh đỡ trên là 540 mm thì được coi là không đạt yêu cầu của thử nghiệm này. 9.9. Thử nghiệm đốt cháy dưới tải Thử nghiệm tính chống cháy của cáp đơn đặt thẳng đứng thực hiện theo yêu cầu và phương pháp thử của TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999). 9.9.1. Mô hình thử nghiệm tính toàn vẹn của cáp khi đốt cháy như Hình 9 Chú dẫn: 1 - Máy biến áp 2 - Cầu chảy (2 A) hoặc áptômát (1.6A). 3 - Nối đến pha L3 (hoặc L1 hoặc L2) 4 - Vòng đỡ 5 - Ruột dẫn hoặc nhóm thử nghiệm 6 - Tải và cơ cấu chỉ thị (ví dụ, bóng đèn) 7 - Mẫu cáp thử nghiệm 8 - Màn chắn kim loại (nếu có) Dây nối và nguồn cung cấp L1, L2, L3 ruột dẫn pha (nếu có) N ruột dẫn trung tính (nếu có) PE ruột dẫn bảo vệ (nếu có) Hình 9. Sơ đồ mạch điện cơ bản thử nghiệm tính toàn vẹn của cáp khi đốt cháy 9.9.2. Thời gian đặt ngọn lửa tối thiểu là 90 phút. Kết quả theo yêu cầu của TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999) cáp có các đặc tính để cung cấp tính toàn vẹn của mạch điện trong quá trình thử nghiệm nếu: Điện áp được duy trì, tức là cầu chảy không chảy hoặc áptômát không tác động. Ruột dẫn không đứt, tức là bóng đèn không bị tắt. 10. Quy định về nhãn 10.1. Nội dung ghi trên nhãn Thông tin ghi trên nhân của cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa và vỏ của cáp điện phòng nổ phải thể hiện các nội dung sau: 10.1.1. Tên của nhà sản xuất; 10.1.2. Mã hiệu; 10.1.3. Điện áp, V; 10.1.4. Số lõi, tiết diện; 10.1.3. Chiều dài, m; 10.1.4. Tiêu chuẩn cáp được áp dụng; 10.1.5. Năm sản xuất. 10.2. Nhận dạng các ruột dẫn của cáp 10.2.1. Màu sắc và trình tự màu của lõi dây cách điện là: a) Màu sắc ưu tiên đối với lõi cách điện của cáp 1 lõi và cáp 2 lõi là màu đỏ và màu trắng; b) Màu sắc ưu tiên đối với lõi dây cách điện của cáp 3 lõi là đỏ, trắng và xanh nhạt; c) Lõi tiếp đất phải có màu đen; d) Lõi dây điều khiển phải dễ nhận biết. 10.2.2. Nhận biết lõi dây cách điện theo các cách sau: a) Màu cao su cách điện khác nhau; b) Các sọc màu khác màu in trên bề mặt cách điện; c) Nhúng sợi màu vào sợi con của lớp dệt; d) Chữ số Ả Rập được in trên bề mặt của lớp cách điện hoặc lớp màn chắn. III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 11. Quy định về quản lý 11.1. Cáp điện phòng nổ thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định về kỹ thuật an toàn tại Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) trước khi lưu thông trên thị trường. 11.2. Cáp điện phòng nổ sản xuất trong nước, nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành. 11.3. Công bố hợp quy 11.3.1. Việc công bố hợp quy cáp điện phòng nổ sản xuất trong nước, nhập khẩu phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2019/TT-BCT) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN). 11.3.2. Chứng nhận hợp quy Chứng nhận hợp quy đối với cáp điện phòng nổ sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường hoặc lô hàng nhập khẩu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” hoặc phương thức 7 “Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa” tại cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN). 11.3.3. Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận hợp quy phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT hoặc tổ chức được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN. 11.3.4. Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với cáp điện phòng nổ sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 36/2019/TT-BCT. 11.4. Dấu hợp quy phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. 12. Yêu cầu về hồ sơ quản lý cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò 12.1. Phải có đầy đủ các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, gồm: Hướng dẫn vận chuyển, sử dụng, bảo dưỡng và bảo quản. Trường hợp tài liệu kỹ thuật tiếng nước ngoài phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng. 12.2. Cáp điện phòng nổ nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. 12.3. Tổ chức, cá nhân sử dụng cáp điện phòng nổ phải lập hồ sơ quản lý từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng bao gồm: 12.3.1. Tính toán, lựa chọn cáp điện phòng nổ được phê duyệt. 12.3.2. Biện pháp thi công, sơ đồ vị trí lắp của cáp điện phòng nổ. 12.3.3. Hồ sơ nghiệm thu sau lắp đặt. 12.3.4. Hồ sơ kiểm định, thí nghiệm hiệu chỉnh. 12.3.5. Quy định vận hành và sử dụng cáp điện. 12.3.6. Nội quy an toàn, quy trình trong vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra, vận hành và bảo quản cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò. 13. Yêu cầu về kiểm tra trong quá trình vận hành 13.1. Kiểm tra, đánh giá các tính năng kỹ thuật được thực hiện theo QCVN QTĐ-5:2009/BCT, QCVN 01:2011/BCT, loạt tiêu chuẩn TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009), TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004), TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009), TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999), loạt tiêu chuẩn TCVN 9615-1:2013 (IEC 60245-1:2008), loạt tiêu chuẩn MT 818 -1~13, TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011), TCVN 7079-17:2003, IEC 60079-17:2013. 13.2. Các phương pháp kiểm tra: Các phương pháp kiểm tra thực hiện theo yêu cầu khoản 3 của IEC 60079-17:2013 gồm: 13.2.1. Kiểm tra bằng trực quan: Kiểm tra xác định, mà không cần sử dụng tiếp cận bằng thiết bị hoặc các dụng cụ. 13.2.2. Kiểm tra trực tiếp: Kiểm tra những bộ phận ở bên ngoài bằng trực quan và xác định các khuyết tật bằng cách sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra trực tiếp không được mở vỏ hoặc cắt điện thiết bị. 13.2.3. Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra trong đó bao gồm những nội dung của kiểm tra trực tiếp và xác định các khuyết tật bằng sử dụng dụng cụ, thiết bị. Kiểm tra chi tiết phải cắt điện và mở vỏ thiết bị. 14. Thời hạn và nội dung kiểm tra 14.1. Trách nhiệm và tần suất kiểm tra: 14.1.1. Người vận hành hoặc thợ điện thường trực kiểm tra hàng ca. 14.1.2. Phó Quản đốc cơ điện phân xưởng hoặc người được ủy quyền kiểm tra hàng tuần. 14.1.3. Trưởng phòng cơ điện hoặc người được ủy quyền kiểm tra hàng quý. 14.1.4. Phó Giám đốc cơ điện hoặc những người được chỉ định kiểm tra hàng năm. 14.2. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật này. 14.3. Kết luận về tình trạng kỹ thuật an toàn cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò và chỉ cho phép đưa vào sử dụng hoặc tiếp tục vận hành khi đảm bảo kỹ thuật an toàn. 14.4. Khi phát hiện thiết bị không đảm bảo an toàn, người theo dõi, vận hành phải dừng sử dụng và báo cáo người có trách nhiệm để xử lý. 15. Yêu cầu về thử nghiệm và kiểm định 15.1. Theo các loại hình kiểm định, các phép thử nghiệm, kiểm định phải được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp thử, quy trình thử nghiệm và các thiết bị thử nghiệm cho trong các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn QCVN QTĐ-5:2009/BCT, QCVN 01:2011/BCT, loạt tiêu chuẩn TCVN 5935-1 (IEC 60502-1), TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004), TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2000), TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999), loạt tiêu chuẩn TCVN 9615-1:2013 (IEC 60245-1:2008), loạt tiêu chuẩn MT 818-(1~13), TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011), TCVN 7079-17:2003, IEC 60079-17:2013. 15.1.1. Các hạng mục và thông số cụ thể của các phép kiểm tra, thử nghiệm thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng và theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo. 15.1.2. Các phương tiện đo (đồng hồ đo U, I, f phương tiện đo điện trở cách điện, nhiệt độ, độ ẩm, khí mêtan) dùng trong các phép kiểm tra, thử nghiệm tại Quy chuẩn kỹ thuật này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo pháp luật đo lường. 15.2. Báo cáo, đánh giá kết quả thử nghiệm, kiểm định Báo cáo, đánh giá kết quả thử nghiệm, kiểm định phải chỉ ra cụ thể kết quả kiểm tra, thử nghiệm đạt hoặc không đạt các yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng. 15.2.1. Thử nghiệm, kiểm định đạt yêu cầu khi: Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng tại Bảng C Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật này. 15.2.2. Thử nghiệm, kiểm định không đạt yêu cầu khi: Không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật của các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng tại Bảng C Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật này. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân 16.1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, thử nghiệm, kiểm định và sử dụng cáp điện phòng nổ trong mỏ hầm lò phải tuân thủ theo các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này. 16.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải: 16.2.1. Thường xuyên kiểm tra cáp điện phòng nổ theo quy định, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền khi phát hiện sự cố, biểu hiện mất an toàn trong quá trình vận hành. 16.2.2. Sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kiểm định cáp điện phòng nổ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này và các yêu cầu của văn bản pháp luật khác có liên quan. 16.2.3. Lập hồ sơ theo dõi, quản lý và sử dụng an toàn cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này. 16.3. Các tổ chức thử nghiệm, kiểm định Tổ chức thử nghiệm, kiểm định phải thực hiện các nội dung quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này và phải chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm, kiểm định theo quy định hiện hành. 17. Tổ chức thực hiện 17.1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương có trách nhiệm: 17.1.1. Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này. 17.1.2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này đối với các tổ chức có liên quan tới cáp điện phòng nổ sử dụng trong hầm lò. 17.2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo chức năng, quyền hạn tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này. 17.3. Tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này, trường hợp có phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./. Phụ lục A MÃ HS CỦA DANH MỤC SẢN PHẨM HÀNG HÓA THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA QUY CHUẨN Tên sản phẩm, hàng hóa Mã HS Cáp điện phòng nổ 8544.20.11 8544.20.19 8544.20.21 8544.20.29 8544.42.94 8544.42.95 8544.42.96 8544.42.97 8544.42.99 8544.49.22 8544.49.23 8544.49.29 8544.49.41 8544.49.49 8544.60.11 8544.60.19 8544.60.21 8544.60.29 Phụ lục B NỘI DUNG KIỂM TRA I. Kiểm tra hàng ca: Nội dung kiểm tra hàng ca theo quy định tại Bảng B1. Bảng B1. Quy định nội dung kiểm tra hàng ca STT Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra cho phép vận hành 1 Vị trí lắp đặt cáp điện phòng nổ Bằng trực quan, trực tiếp - Đảm bảo theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn kỹ thuật này. - Không có nguy cơ bị va đập và nước nhỏ giọt. 2 Lắp đặt Bằng trực quan, trực tiếp Lắp đặt chắc chắn trên các móc treo, giá đỡ và máy công tác, không bị xô lệch rung động trong vận hành. Các đường cáp vào ra đúng kỹ thuật không bị kéo căng, gập gẫy. 3 Tình trạng bên ngoài của vỏ Bằng trực quan, trực tiếp Nguyên vẹn không có các vết va đập, rạn nứt, hư hỏng, biến dạng vĩnh cửu 4 Tiếp đất Bằng trực quan, trực tiếp Các bộ phận tiếp đất của cáp điện phòng nổ gồm: - Các vỏ giáp bảo vệ cáp; - Các dây tiếp đất, màn chắn của các ruột cáp; Phải có đầy đủ, được bắt chắc chắn và tin cậy vào thiết bị điện phòng nổ. 5 Kiểm tra các thông số vận hành của cáp điện phòng nổ thông qua bảng hiển thị hoặc các đồng hồ chỉ thị của thiết bị điều khiển. Bằng trực quan, trực tiếp Các thông số vận hành gồm: Điện áp, dòng điện, các tín hiệu và các thông tin khác trong khi vận hành tiếp tục. Xem xét các thông báo về sự cố đã xảy ra trong ca trước (nếu có). 6 Kiểm tra các tình trạng khác (nếu có): nhiệt độ, mùi vị, khói hơi, muội than Bằng trực quan, trực tiếp Nhiệt độ bên ngoài cáp bình thường, không có sự phát nóng quá mức; Không có mùi lạ, mùi khét của chất cách điện do quá nhiệt. Không có khói hoặc hơi bay ra từ thiết bị. Không có muội than bám trên cáp. 7 Xác nhận các thông tin sự cố (nếu có) của các ca vận hành trước đó Bằng trực quan, trực tiếp - Tác động của bảo vệ dòng điện. - Tác động của bảo vệ điện áp. - Tác động của bảo vệ chạm đất. 8 Kiểm tra sơ đồ nguyên lý cung cấp điện, nội quy an toàn và quy trình vận hành của hệ thống thiết bị điện Bằng trực quan, trực tiếp - Phải có sơ đồ nguyên lý cung cấp điện chính xác rõ ràng được cập nhật theo hiện trạng ở vị trí dễ quan sát và có các thông số tải vận hành của cáp điện phòng nổ trong sơ đồ cung cấp điện. - Phải có nội quy, quy trình vận hành rõ ràng dễ đọc, dễ quan sát. 9 Kiểm tra thiết bị an toàn Bằng trực quan, trực tiếp Phải có đầy đủ trong trạng thái sẵn sàng làm việc tốt: Găng, ủng, ghế cách điện, thùng cát chống cháy, các bình bọt chống cháy, xẻng và phương tiện chữa cháy khác, hàng rào ngăn cách an toàn, các biển báo nguy hiểm và biển thông báo. 10 Kiểm tra các cổ cáp vào, ra Bằng trực quan, trực tiếp - Tất cả các đầu vào của cáp phòng nổ phải còn nguyên vẹn, chắc chắn, kín khít, không bị biến dạng, cong vênh, phải có đầy đủ các bu lông đúng chủng loại, có vòng đệm vênh và được vặn chặt chắc chắn. - Không cho vận hành cáp điện phòng nổ khi có các đầu vào cáp phòng nổ thiếu bất kỳ các bu lông hoặc bị lỏng. - Cáp lắp đặt phải không được chịu lực dọc hoặc lực uốn theo cáp. 11 Vệ sinh, kiểm tra các tấm nhãn của cáp điện phòng nổ Bằng trực quan, trực tiếp - Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bám bên ngoài phía của vỏ cáp. - Các tấm ghi nhãn phải đầy đủ nguyên vẹn, sạch sẽ dễ đọc và không bị hư hỏng, mờ các thông số, không nhìn được rõ ràng. II. Kiểm tra hàng tuần: Ngoài nội dung các công việc kiểm tra hàng ca phải kiểm tra thêm các nội dung theo quy định tại Bảng B2. Bảng B2. Quy định nội dung kiểm tra hàng tuần STT Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra cho phép vận hành 1 Mối ghép phòng nổ các đầu vào của cáp điện phòng nổ Trực tiếp - Kiểm tra khe hở mối ghép phòng nổ theo chu vi của mối ghép, khe hở phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Vặn chặt các bu lông bị lỏng. 2 Các cơ cấu đấu nối cáp vào cổ cáp Trực tiếp Vặn chặt tất cả các cổ cáp và bu lông của cổ cáp và các cơ cấu chống trôi. 3 Các vị trí kết nối của cáp Trực tiếp Không bị lỏng, không bị biến mầu do tác động của điện, chắc chắn tin cậy. III. Kiểm tra hàng quý: Ngoài nội dung các công việc kiểm tra hàng tuần phải kiểm tra thêm các nội dung theo quy định tại Bảng B3. Bảng B3. Quy định nội dung kiểm tra hàng quý STT Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra cho phép vận hành 1 Các kết nối điện của các đầu vào cáp đến thiết bị điện phòng nổ Trực tiếp Vặn chặt tất cả các kết nối điện của các ruột dẫn của cáp. 2 Các cổ cáp vào, ra mạch lực và mạch điều khiển Trực tiếp Vặn chặt tất cả các cổ cáp và bu lông của cổ cáp và các cơ cấu chống trôi. 3 Hệ thống tiếp đất Trực tiếp - Kiểm tra củng cố hệ thống tiếp đất và đo điện trở tiếp đất. - Giá trị điện trở tiếp đất đảm bảo Rtđ ≤ 2 Ω, đo tại bất kỳ vị trí nào. 4 Hệ thống bảo vệ Trực tiếp Kiểm tra hoạt động bảo vệ của các hệ thống bảo vệ của thiết bị điều khiển mà cáp điện đấu đến. IV. Kiểm tra hàng năm: Ngoài nội dung các công việc kiểm tra hàng quý phải kiểm tra thêm các nội dung theo quy định tại Bảng B4. Bảng B4. Quy định nội dung kiểm tra hàng năm STT Nội dung kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra cho phép vận hành 1 Kiểm tra các các đầu vào cáp, các kết nối của cáp. Trực tiếp Vặn chặt tất cả các bu lông hoặc cơ cấu bắt chặt phòng nổ, kiểm tra khe hở mối ghép phòng nổ theo chu vi của mối ghép, vặn chặt tất cả các kết nối điện. 2 Kiểm tra điện trở cách điện Trực tiếp Kiểm tra điện trở cách điện của cáp. Giá trị của điện trở cách điện phải thỏa mãn khoản 16 Điều 106 QCVN 01:2011/BCT Phụ lục C NỘI DUNG THỬ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH I. Nội dung thử nghiệm, kiểm định theo quy định tại Bảng C Bảng C. Quy định nội dung thử nghiệm, kiểm định STT Nội dung thử nghiệm, kiểm định Kiểm định lần đầu Kiểm định định kỳ Kiểm định bất thường I Kiểm tra, thử nghiệm các tính năng kỹ thuật điện 1 Kiểm tra điện trở cách điện của cáp √ √ √ 2 Thử nghiệm chịu điện áp tần số công nghiệp √ - x 3 Kiểm tra cấu trúc của cáp điện - Ghi nhãn trên bề mặt cáp √ - x - Đường kính ngoài của cáp √ - x - Đường kính của sợi dây đơn của ruột dẫn √ - - Độ dày cách điện √ - - Độ dày của vỏ bọc √ - 4 Thử nghiệm tính chống va đập cơ học - - √ 5 Thử nghiệm tính chống uốn - - √ 6 Thử nghiệm tính chống cháy của cáp - Thử nghiệm đốt cháy cáp khi đặt thẳng đứng √ - √ - Thử nghiệm tính toàn vẹn của mạch điện khi đốt cáp √ - √ II Kiểm tra, lắp đặt của cáp điện phòng nổ 7 Kiểm tra sự nguyên vẹn và lắp đặt đúng của các phễu cáp, cổ cáp vào, ra mạch lực và mạch điều khiển √ √ √ 8 Kiểm tra sự kẹp chặt và độ kín của các cổ cáp, phễu cáp mạch lực và mạch điều khiển - - x 9 Kiểm tra sự nguyên vẹn và sự kẹp chặt của các cọc đấu dây √ √ √ 10 Kiểm tra sự nguyên vẹn của các cực đấu của dây tiếp đất. √ √ √ 11 Kiểm tra tuyến cáp theo sơ đồ nguyên lý cung cấp điện Kiểm tra tình trạng bên ngoài của vỏ cáp √ √ √ Chú dẫn: - Kí hiệu “√” chỉ hạng mục bắt buộc thực hiện. - Kí hiệu “x” chỉ hạng mục khi công tác sửa chữa, đại tu có sự thay đổi của các cấu trúc và thông số ảnh hưởng tới các đặc tính kỹ thuật và mức độ của dạng bảo vệ nổ hoặc được thực hiện theo yêu cầu. - Kí hiệu “-” chỉ hạng mục không cần thực hiện. Phụ lục D TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG ÁP DỤNG 1 MT 818 (1~13)-2009 (Cáp cho mỏ than - Phần 1~13). Quy định về cáp điện cho mỏ than 2 IEC 60079-14:2013 Explosive atmospheres - Part 14: Electrical installations design, selection and erection (Khí quyển nổ - Phần 14: Thiết kế lắp đặt điện, lựa chọn và lắp ráp) Quy định về kỹ thuật và thiết kế lắp đặt điện 3 IEC 60079-17:2013 Explosive atmospheres - Part 17: Electrical installations inspection and maintenance (Khí quyển nổ - Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng lắp đặt điện). Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "21/12/2023", "sign_number": "35/2023/TT-BCT", "signer": "Nguyễn Sinh Nhật Tân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-19-2019-TT-BLDTBXH-kien-thuc-toi-thieu-dat-duoc-tot-nghiep-trinh-do-trung-cap-bao-chi-435895.aspx
Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH kiến thức tối thiểu đạt được tốt nghiệp trình độ trung cấp báo chí mới nhất
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 19/2019/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT, BÁO CHÍ VÀ THÔNG TIN Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm: 1. Ngành, nghề: Điêu khắc; 2. Ngành, nghề: Nghệ thuật biểu diễn dân ca; 3. Ngành, nghề: Diễn viên kịch - điện ảnh; 4. Ngành, nghề: Diễn viên múa; 5. Ngành, nghề: Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình; 6. Ngành, nghề: Thiết kế công nghiệp; 7. Ngành, nghề: Kỹ thuật sơn mài - khảm trai; 8. Ngành, nghề: Báo chí; 9. Ngành, nghề: Thư viện. Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình. Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2020. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo, Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ; - Lưu: VT, TCGDNN (20 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quân QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CHO CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT, BÁO CHÍ VÀ THÔNG TIN (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) 1. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: ĐIÊU KHẮC A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Điêu khắc trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, kết hợp kiến thức, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng của nghề tác động vào vật liệu như gỗ, đá, thạch cao để chế tác ra tác phẩm nghệ thuật như bức phù điêu, tượng con giống, tượng người và những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao... trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề. Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ) 2. Kiến thức - Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc; - Trình bày được các đặc điểm cơ bản của các loại vật liệu dùng trong điêu khắc như gỗ, đá, thạch cao; - Phân tích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu; - Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất; - Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc; - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong nghề điêu khắc; - Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc; - Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC dùng trong điêu khắc; - Trình bày được quy trình vận hành máy CNC dùng trong điêu khắc; - Phân tích được quy trình điêu khắc phù điêu, tượng con giống, tượng người bằng vật liệu gỗ, đá, thạch cao; - Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao; - Trình bày được quy trình thiết kế mẫu điêu khắc bằng dụng cụ thủ công và bằng máy vi tính; - Phân tích được đặc điểm của từng thể loại tác phẩm điêu khắc, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm điêu khắc; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp khắc; - Vận hành được máy CNC để điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người; - Vẽ phác họa được tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu; - Điêu khắc được các loại phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động; - Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật; - Thiết kế được một số mẫu phù điêu, tượng con giống, tượng người đương đại, tượng người theo tích cổ; - Điêu khắc được các tác phẩm do mình sáng tác bằng dụng cụ thủ công, bằng máy đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động; - Tổ chức, quản lý, giám sát được công việc của tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho người và thiết bị, dụng cụ; - Tự tổ chức, điều hành được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao; - Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp; - Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; - Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản nhạc cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị; - Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trong phạm vi công việc được giao; - Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Điêu khắc phù điêu gỗ; - Điêu khắc phù điêu đá; - Điêu khắc phù điêu thạch cao; - Điêu khắc tượng con giống gỗ; - Điêu khắc tượng con giống đá; - Điêu khắc tượng con giống thạch cao; - Điêu khắc tượng người gỗ; - Điêu khắc tượng người đá; - Điêu khắc tượng người thạch cao; - Thiết kế mẫu điêu khắc. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Điêu khắc trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. B. TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Điêu khắc trình độ trung cấp là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, kết hợp kiến thức, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng của nghề tác động vào vật liệu như gỗ, đá, thạch cao để chế tác ra sản phẩm nghệ thuật như bức phù điêu, tượng con giống, tượng người và những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao... trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề. Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ) 2. Kiến thức - Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc; - Mô tả được các đặc điểm cơ bản của các loại vật liệu như gỗ, đá, thạch cao; - Trình bày được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu; - Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất; - Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc; - Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong nghề điêu khắc; - Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc; - Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC dùng trong điêu khắc; - Trình bày được quy trình vận hành máy CNC dùng trong điêu khắc; - Trình bày được quy trình điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người bằng vật liệu gỗ, đá, thạch cao; - Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Phân loại được một số loại vật liệu thường dùng trong nghề điêu khắc; - Xác định được kích thước mẫu sản phẩm điêu khắc cần tạo phôi theo bản vẽ thiết kế; - Mài được các loại đục thủ công và lưỡi cắt của máy dùng trong nghề điêu khắc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động; - Tháo, lắp, căn chỉnh được lưỡi cắt cho các máy chuyên dụng dùng trong nghề điêu khắc; - Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công và thiết bị dùng trong nghề điêu khắc; - Vận hành được máy CNC để điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người; - Vẽ phác họa được tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu; - Điêu khắc được một số phù điêu, tượng con giống theo mẫu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động; - Điêu khắc được một số tượng người theo mẫu trên vật liệu gỗ bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động; - Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm - Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao; - Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp; - Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện công việc đã định sẵn, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần với nhóm trong phạm vi công việc được giao; - Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao. - Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng dụng cụ và thiết bị được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị; - Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ. Cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động; 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Điêu khắc phù điêu gỗ; - Điêu khắc phù điêu đá; - Điêu khắc phù điêu thạch cao; - Điêu khắc tượng con giống gỗ; - Điêu khắc tượng con giống đá; - Điêu khắc tượng con giống thạch cao; - Điêu khắc tượng người gỗ. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Điêu khắc trình độ trung cấp tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 2. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN DÂN CA A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Nghệ thuật biểu diễn dân ca là ngành, nghề liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và hoạt động biểu diễn các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền của dân tộc Việt Nam. Các công việc chủ yếu của ngành Nghệ thuật biểu diễn dân ca bao gồm: Biểu diễn đơn ca, biểu diễn kịch hát dân tộc, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam; Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát ca múa nhạc dân tộc, nhà hát sân khấu truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, đoàn nghệ thuật truyền thống; các trung tâm văn hoá, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ dân ca – dân nhạc … Để biểu diễn được các làn điệu, tác phẩm dân ca - kịch hát, người học phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp; Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 110 tín chỉ). 2. Kiến thức - Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân ca, những ảnh hưởng, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển bền vững; - Xác định được kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung, ngành ca múa nhạc kịch truyền thống và ngành âm nhạc cổ truyền, kiến thức về dân ca vùng miền, về dân nhạc, dân vũ; - Mô tả được những kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, hòa âm, hình thức - thể loại; kiến thức về sân khấu; - Phân biệt được đặc trưng, bản sắc các thể loại dân ca Việt Nam, liệt kê và nêu đặc trưng được các loại hình dân ca và hiểu được các làn điệu, bài vở sân khấu kịch hát truyền thống; - Phân tích được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị; - Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các Nhà hát Ca múa nhạc chuyên nghiệp, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, Đoàn nghệ thuật; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở, ...; - Phân loại được các trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ phụ trợ chủ yếu của các bộ phận trong nhà hát ca múa kịch chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở; - Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa; - Mô tả được quy trình lập kế hoạch các hoạt động biểu diễn, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của đơn vị; - Mô tả được các công việc cơ bản trong quản lý chuyên môn, nhân sự, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị như: bài vở, đạo cụ, phục trang, quản lý tài chính... Đánh giá chất lượng hoạt động biểu diễn, nghiên cứu sưu tầm, truyền dạy, quảng bá, biên kịch, …; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Biểu diễn thuần thục thể loại dân ca được đào tạo và một số làn điệu đặc trưng của thể loại dân ca thuộc vùng miền khác bằng hình thức biểu diễn đơn ca, phối hợp biểu diễn trong tốp nhạc, diễn viên sân khấu kịch hát dân tộc; - Biểu diễn tốt các kỹ thuật hát thuộc thể loại dân ca được đào tạo, thể hiện được nét đặc trưng của chất liệu âm nhạc vùng miền cũng như thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật; - Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như: kế hoạch biểu diễn, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đạo cụ, kế hoạch phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện,…; - Thiết kế và tổ chức được các hoạt động chuyên môn như: Tập huấn, biểu diễn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, ...; - Thiết kế và thực hiện được đề cương, kịch bản âm nhạc, nội dung, chương trình cho các hoạt động chuyên môn; - Quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và chất lượng tại các bộ phận làm việc; kết quả hoạt động âm nhạc của các bộ phận trong từng thời điểm; đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động âm nhạc; - Quản lý, kiểm tra và đánh giá vấn đề sử dụng đúng, hiệu quả, an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ biểu diễn như: Sân khấu biểu diễn, hệ thống âm thanh ánh sáng, đạo cụ biểu diễn, phục trang biểu diễn,... theo quy định; - Áp dụng được các giải pháp xử lý tình huống trong quá trình phục vụ biểu diễn, truyền dạy và các hoạt động âm nhạc khác; - Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động; - Thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy tinh hoa của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam qua tuyên truyền, tham gia các hoạt động diễn xướng dân gian; phát hiện, bồi dưỡng và truyền dạy thế hệ trẻ trong lĩnh vực chuyên môn của mình; - Xác định được xu hướng và thị hiếu thưởng thức của khán giả để áp dụng vào hoạt động chuyên môn; - Tạo lập hoặc phối hợp tổ chức hoạt sự kiện cho các đoàn thể, quần chúng, xã hội để trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, tư liệu cho hoạt động nghề nghiệp; - Tích hợp được các kỹ năng làm việc nhóm như: Tổ chức, hợp tác, gắn kết, đồng thuận, lắng nghe, trách nhiệm, trợ giúp để thực hiện tốt các công việc được giao; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học, tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị; - Tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật; - Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; - Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản bài vở, đạo cụ - phục trang biểu diễn và các tài sản chung của cơ quan, đơn vị; - Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Biểu diễn đơn ca; - Biểu diễn kịch hát dân tộc; - Tổ chức biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật; - Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở; - Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghệ thuật biểu diễn dân ca, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo. B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Nghệ thuật biểu diễn dân ca là ngành, nghề liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và hoạt động biểu diễn các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền của dân tộc Việt Nam. Các công việc chủ yếu của ngành Nghệ thuật biểu diễn dân ca bao gồm: Biểu diễn đơn ca, biểu diễn kịch hát dân tộc, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa cơ sở, bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam; Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm tại các nhà hát ca múa nhạc, nhà hát ca múa nhạc dân tộc, nhà hát sân khấu truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, đoàn nghệ thuật truyền thống; các trung tâm văn hoá, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị văn hóa thông tin cơ sở, các câu lạc bộ dân ca - dân nhạc … Để biểu diễn được các làn điệu, tác phẩm dân ca - kịch hát, người học phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp; Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 85 tín chỉ). 2. Kiến thức - Xác định được vị trí, vai trò và đặc trưng của hoạt động nghệ thuật biểu diễn dân ca, những ảnh hưởng, tác động của nó đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đào tạo nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển bền vững; - Xác định được kiến thức cơ sở ngành âm nhạc nói chung, ngành ca múa nhạc kịch truyền thống và ngành âm nhạc cổ truyền, kiến thức về dân ca vùng miền, về dân nhạc, dân vũ; - Mô tả được những kiến thức cơ bản về lý thuyết âm nhạc, hòa âm, hình thức - thể loại; kiến thức về sân khấu; - Phân biệt được đặc trưng, bản sắc các thể loại dân ca Việt Nam, liệt kê được các loại hình dân ca và hiểu được các làn điệu, bài vở sân khấu kịch hát truyền thống; - Mô tả được các quy trình hoạt động nghệ thuật cơ bản của đơn vị; - Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các Nhà hát Ca múa nhạc chuyên nghiệp, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, Đoàn nghệ thuật; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Văn hóa nghệ thuật, các cơ quan đơn vị văn hóa cơ sở...; - Phân loại được các trang thiết bị biểu diễn, đạo cụ phụ trợ chủ yếu của các bộ phận trong nhà hát ca múa kịch chuyên nghiệp, nhà hát nghệ thuật truyền thống, trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật hoặc các đơn vị, văn hóa thông tin cơ sở… - Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định của đơn vị để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có biện pháp phòng ngừa; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Biểu diễn thành thạo thể loại dân ca được đào tạo và một số làn điệu đặc trưng của thể loại dân ca thuộc vùng miền khác bằng hình thức biểu diễn đơn ca, biểu diễn sân khấu kịch hát dân tộc; - Biểu diễn tốt các kỹ thuật hát thuộc thể loại dân ca được đào tạo, thể hiện được nét đặc trưng của chất liệu âm nhạc vùng miền; - Thực hiện được đề cương, kịch bản âm nhạc, nội dung, chương trình cho các hoạt động chuyên môn; - Sử dụng đúng, an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Sân khấu, đạo cụ, phục trang,...; - Áp dụng được các giải pháp xử lý tình huống trong quá trình phục vụ biểu diễn và các hoạt động âm nhạc khác; - Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động; -Thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá, phổ biến về ngành học, tham gia các hoạt động diễn xướng dân gian nhằm góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc; - Phối hợp, tham gia tổ chức sự kiện cho các đoàn thể, quần chúng, xã hội để trải nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, tư liệu cho hoạt động nghề nghiệp; -Tích hợp được các kỹ năng làm việc nhóm như: Tổ chức, hợp tác, gắn kết, đồng thuận, lắng nghe, trách nhiệm, trợ giúp để thực hiện tốt các công việc được giao; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học, tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị; - Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao; - Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản bài vở, trang phục, đạo cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị; - Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Chịu trách nhiệm của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị. 5. Vị trí việc làm người học sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Biểu diễn đơn ca; - Biểu diễn kịch hát dân tộc; - Tổ chức biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật; - Tổ chức và thực hiện các hoạt động văn hóa ở cơ sở; - Bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn dân ca. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghệ thuật biểu diễn dân ca, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 3. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: DIỄN VIÊN KỊCH - ĐIỆN ẢNH A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Diễn viên kịch - điện ảnh trình độ cao đẳng là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình…; đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các nhà hát, sân khấu xã hội hoá; Chương trình Nghệ thuật tổng hợp, chương trình sân khấu truyền hình, chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị; Lễ hội, Festival, Sự kiện mang tính chất trình diễn trong nước và Quốc tế; Diễn viên tự do, MC hoạt động trong các show diễn, tour diễn, TVC quảng cáo, MV ca nhạc, Diễn viên lồng tiếng cho các phim truyền hình, điện ảnh. Công việc chủ yếu của nghề diễn viên là thực hiện các vai trong vở diễn sân khấu, phim truyền hình, phim điện ảnh, tham gia lồng tiếng, người dẫn chương trình truyền hình; ngoài ra nghề diễn viên còn tham gia các sân khấu, hãng phim tư nhân đầu tư theo cơ chế thị trường… tùy theo nhu cầu tuyển dụng. Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, ý chí quyết tâm, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, chủ động, sáng tạo, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ, tương đương 90 tín chỉ 2. Kiến thức - Xác định được vị trí, vai trò của diễn viên đảm nhận một hoặc một số vai diễn trong vở kịch, bộ phim điện ảnh, truyền hình; những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; - Nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành như âm nhạc sân khấu, phân tích tác phẩm sân khấu, hóa trang, múa (vũ đạo)… - Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật hình thể; tiếng nói sân khấu, điện ảnh; kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh; - Xác định được kiến thức, phương pháp sáng tác, quy trình thực hiện và các kỹ năng phân tích kịch bản sân khấu, điện ảnh; - Lựa chọn được các yếu tố cơ bản liên quan đến nghệ thuật sân khấu điện ảnh như: đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật (sân khấu, điện ảnh, truyền hình), họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, âm thanh, âm nhạc, kỹ thuật dựng phim….; - Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình tùy theo từng thể loại sân khấu, tác phẩm kịch/điện ảnh cụ thể; - Nắm được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh, hình ảnh chuyên dụng trong ngành/nghề và giải thích công dụng của chúng; - Lựa chọn được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thể hiện các sắc thái, tình cảm, vai diễn chính diện, phản diện trong các tác phẩm sân khấu kịch - điện ảnh; - Tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tiếng nói, kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh theo hệ thống, đảm bảo tính ứng dụng sáng tạo và mở rộng; - Vận dụng được kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng vai diễn thực hiện các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật; - Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại...; bộ phim điện ảnh, truyền hình...; - Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi diễn xuất, đóng phim; - Diễn đạt được kỹ thuật tâm lý diễn viên, khả năng thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, kỹ thuật hóa trang giọng nói (biến đổi giọng nói) thể hiện vai diễn trong vở kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại..., bộ phim điện ảnh, truyền hình...; - Thể hiện được năng lực diễn xuất, kỹ thuật hóa trang giọng nói, kỹ thuật hình thể trong tạo hình nhân vật và thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ hình thể. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao. - Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng ngành/nghề trong quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình; - Kỹ năng làm việc theo nhóm, phối hợp các bộ phận từ đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế, đạo cụ, hóa trang…; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất. - Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học; - Hoạt động độc lập, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật; - Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; - Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc; - Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; - Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Diễn viên kịch sân khấu; - Diễn viên điện ảnh, truyền hình; - Diễn viên lồng tiếng; - Người dẫn chương trình (MC). 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Diễn viên kịch điện ảnh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Diễn viên kịch - điện ảnh trình độ trung cấp là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình…; đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh - truyền hình, các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo; tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Công việc chủ yếu của nghề diễn viên là thực hiện các vai trong vở diễn sân khấu, phim truyền hình, phim điện ảnh; ngoài ra nghề diễn viên còn tham gia các sân khấu, hãng phim tư nhân đầu tư theo cơ chế thị trường… tùy theo nhu cầu tuyển dụng. Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, ý chí quyết tâm, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, chủ động, sáng tạo, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ, tương đương 60 tín chỉ 2. Kiến thức - Liệt kê được kiến thức cơ bản về lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành như âm nhạc sân khấu, Mô tả tác phẩm sân khấu, hóa trang, múa (vũ đạo)… - Mô tả được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật hình thể; tiếng nói sân khấu, điện ảnh; kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh; - Xác định được kiến thức, phương pháp sáng tác, quy trình thực hiện và các kỹ năng Mô tả kịch bản sân khấu, điện ảnh; - Trình bày được kỹ thuật tâm lý diễn viên, khả năng thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, kỹ thuật hóa trang giọng nói (biến đổi giọng nói) thể hiện vai diễn trong vở kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại..., bộ phim điện ảnh, truyền hình...; - Chỉ ra được chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình như: đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ thiết kế mỹ thuật (sân khấu, điện ảnh, truyền hình), họa sĩ hóa trang, họa sĩ phục trang, âm thanh, âm nhạc, kĩ thuật dựng phim….; - Lựa chọn được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh, hình ảnh chuyên dụng trong ngành/nghề và giải thích công dụng của chúng; - Phân biệt được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thể hiện các sắc thái, tình cảm, vai diễn chính diện, phản diện trong các tác phẩm sân khấu kịch - điện ảnh; - Tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tiếng nói, kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh theo hệ thống; - Vận dụng được kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng vai diễn thực hiện các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật; - Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại...; bộ phim điện ảnh, truyền hình...; - Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi diễn xuất, đóng phim; - Thể hiện được năng lực diễn xuất, kỹ thuật hóa trang giọng nói, kỹ thuật hình thể trong tạo hình nhân vật và thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ hình thể; - Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng ngành/nghề trong quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình; - Lập được kế hoạch làm việc theo nhóm, phối hợp các bộ phận từ đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế, đạo cụ, hóa trang…; - Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức về sáng tạo nghề nghiệp; - Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học; - Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm; - Đánh giá chất lượng công việc cá nhân và một phần kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; - Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Diễn viên kịch sân khấu; - Diễn viên điện ảnh, truyền hình; - Diễn viên lồng tiếng. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Diễn viên kịch điện ảnh trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 4. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: DIỄN VIÊN MÚA A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Diễn viên múa trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và thực hành các dòng múa như cổ điển châu Âu, dân gian dân tộc Việt Nam, đương đại, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Các dòng múa nêu trên là những dòng múa được sử dụng trong các tác phẩm múa chuyên nghiệp và không chuyên tại các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật, có đặc tính, vị trí khác nhau về mọi mặt trong trình diễn nghệ thuật múa. Người học có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, thực hiện các công việc: lập kế hoạch biểu diễn, thực hành các tác phẩm múa; luyện tập kỹ thuật cá nhân; thực hành biểu diễn múa (với các hình thức múa khác như máu đơn, máu đôi, múa tập thể...); thực hiện biểu diễn theo yêu cầu của biên đạo, tapsc phẩm; nghiên cứu xu hướng phát triển của nghệ thuật máu để phát triển kiến thức cho ngành nghề. Người học sau khi tốt nghiệp ngành diễn viên múa trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, đảm nhiệm về văn hóa văn nghệ tại các trung tâm văn hóa, các đơn vị, sự nghiệp... và tiếp tục học ở trình độ cao hơn. Có thể biểu diễn ở các chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình; các chương trình lễ hội, festival múa trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng; Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.400 giờ (tương đương 119 tín chỉ). 2. Kiến thức - Xác định được vị trí, vai trò của nghệ sỹ biểu diễn múa tham gia trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; - Mô tả được những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành múa như phân tích tác phẩm múa, phân tích tác phẩm âm nhạc, giải phẫu học…; - Phân tích được kiến thức cơ bản và hệ thống về kỹ thuật biểu diễn múa, về các dòng múa như cổ điển châu Âu, đương đại, dân gian dân tộc Việt Nam và các phương pháp kỹ thuật biểu diễn; - Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, biểu diễn được các tác phẩm biểu diễn múa theo yêu cầu đề ra; - Trình diễn các yêu cầu kỹ thuật, kỹ xảo trong các tác phẩm múa đơn, múa đôi, múa tập thể... thuộc các dòng múa; - Trình bày, phân tích được các kỹ thuật, kỹ xảo biểu diễn cơ bản của các dòng múa để luyện tập và thực hiện các kỹ thuật đó; - Mô tả được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật trang điểm, trang phục...; - Mô tả được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của nghệ sỹ biểu diễn trên sân khấu tùy theo từng thể loại múa, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể; - Liệt kê được các loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ chuyên dụng trong thực hành và biểu diễn nghệ thuật múa và giải thích công dụng của chúng; - Trình bày được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn; - Trình bày được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, phương pháp khai thác các phần mềm, ứng dụng phục vụ cho ngành, nghề; - Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc khai thác và xử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Phân loại các dòng khi tham gia luyện tập và biểu diễn; - Thực hành tốt các kỹ thuật, kỹ xảo cơ bản của ngành, nghề; các phương pháp để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó; - Luyện tập được thành thạo các kỹ thuật cơ bản của múa; - Thể hiện được kỹ thuật, kỹ năng cơ bản biểu diễn múa với các thể loại múa khác nhau như: múa một người, hai người và tập thể; - Biểu diễn được tác phẩm múa theo đúng đề tài, nội dung, hình thức của tác phẩm; - Tiếp cận linh hoạt các thể loại, hình thức biểu diễn múa; - Biểu diễn, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm múa; ứng tác được với các nghệ sỹ biểu diễn khác; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ luyện tập và biểu diễn múa, , khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn; - Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học; - Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng, khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động; - Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, tiếp thu và học hỏi có chọn lọc, sáng tạo trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật; - Phối hợp với các nghệ sỹ thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước biên đạo múa, chỉ huy đêm diễn, tổng đạo diễn chương trình, lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ; - Chủ động đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của cá nhân và các nghệ sỹ khác; - Có tác phong chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Biểu diễn múa cổ điển châu Âu; - Biểu diễn múa dân gian dân tộc Việt Nam; - Biểu diễn múa đương đại. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Diễn viên múa, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn. - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tư tưởng, tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, mang tính khái quát nghệ thuật cao để diễn đạt những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng tới khán giả. Diễn viên múa đã dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc và tạo ra phong cách cho màn trình diễn. Diễn viên múa dựa và các kỹ thuật, nhịp điệu và thực hiện theo ý tưởng của người biên đạo múa. Do vậy, cơ thể của người Diễn viên múa rất uyển chuyển, họ biết cách điều hòa nhịp thở, đứng và di chuyển cơ thể. Diễn viên múa thường biểu diễn trong các nhà hát, sân khấu và đài truyền hình. Diễn viên biểu diễn múa trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các môn múa ở nước ngoài và trong nước như: múa cổ điển châu Âu, múa đương đại, múa dân gian Việt Nam, múa cổ điển Việt Nam, múa đôi (Duo), múa tính cách nước ngoài, kỹ thuật biểu diễn trong tác phẩm múa, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Diễn viên biểu diễn Kịch múa sau khi tốt nghiệp trở thành diễn viên múa trong các nhà hát chuyên về lĩnh vực múa Ba lê và đương đại, tham gia biểu diễn tại các dàn nhạc giao hưởng, các chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình nghệ thuật; các chương trình cấp quốc gia và tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng của Nhà nước và tư nhân..v.v. Diễn viên biểu diễn múa Dân gian Dân tộc sau khi tốt nghiệp trở thành diễn viên múa hoạt động trong các Nhà hát, Đoàn Ca Múa Nhạc tổng hợp hoặc thành lập nhóm riêng hoạt động tự do trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo của các doanh nghiệp của Nhà nước và tư nhân..v.v... Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2. Kiến thức - Mô tả được những kiến thức cơ bản về lịch sử múa Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như: xướng âm, hình thức âm nhạc, nhạc lý cơ bản; - Có kiến thức cơ bản về biểu diễn múa cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa đôi (Duo) và múa Tính cách của nước ngoài; về biểu diễn múa Dân gian Việt Nam và múa cổ điển Việt Nam trong chương trình đào tạo Trung cấp chính quy của khóa học; - Xác định được các kiến thức, kỹ thuật múa của chuyên ngành cơ bản để luyện tập, thực hiện được các vai diễn trong tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa đạt yêu cầu đề ra; - Nắm được các kỹ thuật cơ bản của ngành, nghề, các kỹ thuật kỹ xảo trong biểu diễn múa để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó; - Có kỹ năng về các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật hóa trang, trang phục...; - Liệt kê được các loại trang thiết bị phục vụ cho biểu diễn và luyện tập chuyên ngành múa, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại đạo cụ chủ yếu sử dụng trong biểu diễn múa. - Biết được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn; -Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Thực hiện được các kỹ thuật, kỹ xảo cơ bản của các môn múa đã được học trong chương trình đào tạo; - Trình diễn được các kỹ thuật cơ bản trong các thể loại múa đơn, múa đôi, múa ba người và múa tập thể; - Thể hiện được kỹ năng, kỹ thuật cơ bản thành thạo trong biểu diễn tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa...; - Biểu diễn được các tác phẩm múa trong và ngoài nước với nhiều phong cách khác nhau; - Sử dụng được các trang thiết bị âm thanh, phần mềm âm nhạc, khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn; - Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả; - Có kỹ năng sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, khoa học; - Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể. - Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động biểu diễn chuyên môn ở quy mô trung bình. - Phối hợp với các thành viên trong nhóm luyện tập và biểu diễn múa; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước biên đạo múa hoặc trưởng nhóm múa. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc: - Diễn viên múa cổ điển châu Âu; - Diễn viên múa Đương đại; - Diễn viên múa Dân gian Việt Nam; - Diễn viên múa cổ điển Việt Nam. Tham gia hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức xã hội. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên múa chuyên nghiệp, trình độ Trung cấp và có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 5. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành/nghề: Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng là ngành, nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, truyền dẫn, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các thể loại chương trình truyền hình (dưới dạng tín hiệu video) theo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập đáp ứng yêu cầu Bậc 5 trong Khung trình độ quốc giaViệt Nam. Phạm vi hoạt động của nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trải dài và xuyên suốt toàn bộ quá trình sáng tạo ra một tác phẩm truyền hình, từ tiền kỳ cho đến hậu kỳ, phát sóng. Nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình là một công việc mang tính tập thể cao, sản phẩm cuối cùng bao giờ cũng là kết quả làm việc của cả một ekip. Tính chất công việc đòi hỏi người làm nghề phải có tính kỷ luật, sự kiên trì, đồng thời phải có tư duy thẩm mĩ và óc sáng tạo. Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng làm việc tại các đài, các kênh truyền hình, các trung tâm báo chí truyền thông trong cả nước. Họ có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm, thực hiện các công việc như: Kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, dựng hình, kỹ thuật đồ họa, phụ trách trường quay… Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2000 giờ (tương đương 71 tín chỉ) 2. Kiến thức: - Phân tích được qui trình sản xuất tiền kỳ; - Phân tích được qui trình sản xuất hậu kỳ; - Phân tích được qui trình sản xuất truyền hình lưu động; - Mô tả được tính năng, tác dụng, qui trình vận hành, bảo quản máy quay và các thiết bị hỗ trợ; - Mô tả được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, lưu trữ dữ liệu; - Phân tích được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, phụ trách trường quay; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ thống thiết bị đường hình tại trường quay và trên xe truyền hình lưu động; - Trình bày khái quát về kỹ thuật âm thanh trong sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ; Mô tả được các thiết bị đường tiếng Mircro, Audio Mixer, tăng âm, các thiết bị xử lý (EQ, Compressor,…), các loại giắc và cáp tín hiệu âm thanh; - Trình bày được việc cài đặt, khai thác các chức năng cơ bản và nâng cao trong các phần mềm dựng phim chuyên dụng; liệt kê, cập nhật được những phần mềm dựng phim mới; - Trình bày được thông số kỹ thuật và chức năng của các thiết bị chiếu sáng; - Phân tích được cấu trúc sơ đồ hệ thống các thiết bị trên xe truyền hình lưu động; Mô tả được cấu tạo, chức năng của các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình lưu động; - Giải thích được nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật của máy phát hình kỹ thuật số mặt đất theo tiêu chuẩn Châu âu DVB- T; - Trình bày được kỹ thuật xử lý tín hiệu cơ bản trong máy phát hình kỹ thuật số mặt đất; - Mô tả được hệ thống mạng và cách thức phát sóng tự động sử dụng server; - Giải thích một cách cơ bản nguyên lý tạo hình ảnh, xử lý và truyền hình ảnh; - Trình bày được lý thuyết về không gian ba chiều, các phương pháp tạo hình cơ bản, bố trí camera, nguồn sáng,…; - Trình bày được các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trên các phương tiện, thiết bị, phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất chương trình truyền hình; - Trình bày được qui trình và các quy định về công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn điện trong sản xuất các chương trình truyền hình; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định. 3. Kỹ năng: - Thành thạo trong việc khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ; - Thành thạo trong việc dựng được các tác phẩm thuộc thể loại tin tức và phóng sự truyền hình; - Sử dụng thành thạo phần mềm dựng âm thanh Adobe Audition CC để thực hiện thu âm, dựng âm thanh, mixing, lồng tiếng; - Sử dụng thành thạo các loại đèn để thiết lập chiếu sáng sản xuất các chương trình truyền hình; Khắc phục sự cố của các loại đèn chiếu sáng; cài đặt một số chương trình chiếu sang cơ bản tại bàn điều khiển ánh sáng; - Thực hiện được việc sử dụng kỹ xảo truyền hình hoàn thiện tác phẩm; - Thực hiện được các thao tác cơ bản trong phần mềm 3D Max, thiết kế được logo, hình hiệu, trường quay ảo cho các chương trình truyền hình; - Sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị đường tiếng trong sản xuất tiền kỳ như: đấu nối, điều chỉnh, xử lý được hệ thống thiết bị đường tiếng trong Audio Studio, trong Video Studio và trong các sự kiện; - Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong hệ thống thiết bị đường hình; đấu nối, kiểm tra thiết bị, khắc phục những sự cố thông thường; - Thực hiện được việc khai thác, bảo quản thiết bị lưu động; đấu nối và vận hành thiết bị lưu động để sản xuất chương trình truyền hình; - Vận hành khai thác phần mềm phát sóng chuyên dụng, lập lịch phát sóng theo yêu cầu; - Phân tích và xử lý thông tin: Có khả năng tìm kiếm, tổng hợp các sự kiện trong xã hội, các thông tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành; - Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, chịu áp lực công việc; - Kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp; - Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong ekip; - Xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo qui định; khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học vào công việc chuyên môn của nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động; - Chấp hành tốt những qui định của Nhà nước, địa phương và cơ quan nơi làm việc; - Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; có hiểu biết và tôn trọng luật sở hữu trí tuệ; - Có tác phong nhanh nhẹn, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; - Chủ động đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành; - Có tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, khoa học và cẩn thận trong công việc; - Có tác phong chuyên nghiệp, nghiêm chỉnh tuân thủ sự chỉ đạo của đạo diễn, cấp trên. 5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Kỹ thuật máy quay và các thiết bị hỗ trợ; - Kỹ thuật ánh sáng; - Thu thanh tiền kỳ; - Dựng hình; - Âm thanh hậu kỳ; - Kỹ thuật đồ họa; - Phụ trách trường quay; - Kỹ thuật xe màu lưu động. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ trung cấp là nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các chương trình truyền hình (dưới dạng tín hiệu video) theo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập đáp ứng yêu cầu Bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình là một công việc mang tính tập thể cao, sản phẩm cuối cùng bao giờ cũng là kết quả làm việc của cả một ekip. Tính chất công việc đòi hỏi người làm nghề phải có tính kỷ luật, sự kiên trì, đồng thời phải có tư duy thẩm mĩ và óc sáng tạo. Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ trung cấp làm việc tại các đài, các kênh truyền hình, các trung tâm báo chí truyền thông trong cả nước. Họ có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm, thực hiện các công việc như: Kỹ thuật máy quay, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, dựng hình, phụ trách trường quay… Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ (tương đương 50 tín chỉ) 2. Kiến thức - Phân tích được qui trình sản xuất tiền kỳ; - Phân tích được qui trình sản xuất hậu kỳ; - Mô tả được tính năng, tác dụng, qui trình vận hành, bảo quản máy quay và các thiết bị hỗ trợ; - Mô tả được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, lưu trữ dữ liệu; - Phân tích được qui trình và yêu cầu của việc quản lý, phụ trách trường quay; - Trình bày khái quát về kỹ thuật âm thanh trong sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ; Mô tả được các thiết bị đường tiếng Mircro, Audio Mixer, tăng âm, các thiết bị xử lý (EQ, Compressor,…), các loại giắc và cáp tín hiệu âm thanh ; - Trình bày được việc cài đặt, khai thác các chức năng cơ bản và nâng cao trong các phần mềm dựng phim chuyên dụng; liệt kê, cập nhật được những phần mềm dựng phim mới; - Trình bày được thông số kỹ thuật và chức năng của các thiết bị chiếu sáng như: Các loại đèn, Dimmer, bàn điều khiển ánh sáng, các phụ kiện chiếu sáng… - Trình bày được lý thuyết về không gian ba chiều, các phương pháp tạo hình cơ bản, bố trí camera, nguồn sáng,… - Trình bày được các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trên các phương tiện, thiết bị, phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất chương trình truyền hình; - Trình bày được qui trình và các quy định về công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn điện trong sản xuất các chương trình truyền hình; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định. 3. Kỹ năng - Thực hiện được việc khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ; - Dựng được các tác phẩm thuộc thể loại tin tức và phóng sự truyền hình; - Sử dụng được phần mềm dựng âm thanh Adobe Audition CC để thực hiện thu âm, dựng âm thanh, mixing, lồng tiếng; - Sử dụng thành thạo các loại đèn để thiết lập chiếu sáng sản xuất các chương trình truyền hình; - Thực hiện được các thao tác cơ bản trong phần mềm 3D Max, thiết kế được logo, hình hiệu, trường quay ảo cho các chương trình truyền hình; - Sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị đường tiếng trong sản xuất tiền kỳ như: đấu nối, điều chỉnh và xử lý được hệ thống thiết bị đường tiếng trong Audio Studio, trong Video Studio và trong các sự kiện; - Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong hệ thống thiết bị đường hình; đấu nối, kiểm tra thiết bị, khắc phục những sự cố thông thường; - Thực hiện được việc khai thác, bảo quản thiết bị lưu động; đấu nối và vận hành thiết bị lưu động để sản xuất chương trình truyền hình; - Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, chịu áp lực công việc; - Kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp; - Xử lý được các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo qui định; khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học vào công việc chuyên môn của nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động; - Chấp hành tốt những qui định của Nhà nước, địa phương và cơ quan nơi làm việc; - Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; có hiểu biết và tôn trọng luật sở hữu trí tuệ; - Chủ động đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành; - Có tinh thần chủ động, tích cực và cẩn thận trong công việc; - Có tác phong nhanh nhẹn, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; - Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của đạo diễn, biên tập và cấp trên. 5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Kỹ thuật máy quay và các thiết bị hỗ trợ; - Kỹ thuật ánh sáng; - Thu thanh tiền kỳ; - Dựng hình; - Âm thanh hậu kỳ; - Phụ trách trường quay. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 6. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề) Thiết kế công nghiệp trình độ cao đẳng là một nghề thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng bao gồm từ việc nghiên cứu các thông tin liên quan đến sản phẩm, xác định bài toán thiết kế, lên ý tưởng, thiết kế kỹ thuật, chế tạo mẫu thử nghiệm để tạo ra một sản phẩm có giá trị nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, kiểu dáng, ... của sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. Sản phẩm của ngành rất đa dạng trong xã hội từ đồ gia dụng, đồ điện tử, phương tiện giao thông, thiết bị máy móc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người hành nghề này làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thiết kế công nghiệp, dịch vụ tư vấn thiết kế sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi người hành nghề phải có khả năng sáng tạo, tư duy phân tích, tổng hợp thông tin, làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2330 giờ (tương đương 89 tín chỉ). 2. Kiến thức - Mô tả được vị trí, vai trò và chức năng ngành thiết kế công nghiệp đối với nhu cầu xã hội; - Trình bày được các kiến thức cơ bản về xã hội học, tâm lý học, marketing; - Phân loại được nhu cầu thị trường, thị hiếu thẩm mỹ, lịch sử sản phẩm; - Mô tả được nội dung cơ bản về mỹ thuật, thẩm mỹ, cơ sở tạo hình, nguyên lý thị giác … trong thiết kế công nghiệp; - Lựa chọn được các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế công nghiệp (Solidwork, rihno,...); - Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế; - Mô tả được quy trình thiết kế các sản phẩm công nghiệp; - Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Phân tích, nghiên cứu về khách hàng; - Phác thảo được ý tưởng sản phẩm; - Phân tích và lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu; - Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm; - Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp; - Giải quyết được các vấn đề cơ bản về thiết kế sản phẩm, tạo mẫu sản phẩm, ...; - Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ; - Tạo hình được mẫu thật và mô hình hóa sản phẩm; - Xây dựng được quy trình thiết kế, quy trình tạo mẫu và quy trình đánh giá của sản phẩm; - Tư vấn và định hướng được nhu cầu xã hội và tâm lý sử dụng sản phẩm thiết kế; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; - Khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; - Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, khả năng tư duy sáng tạo trong công việc; - Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ phục vụ, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Cần cù chịu khó, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị; - Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong xử lý các tình huống công việc; - Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Thiết kế sản phẩm công nghiệp; - Tạo mẫu sản phẩm; - Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thiết kế công nghiệp trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo. B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề) Thiết kế công nghiệp trình độ trung cấp là một nghề thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng bao gồm từ việc tiếp nhận các thông tin liên quan đến sản phẩm để tiến hành tham gia hỗ trợ thiết kế và chế tác mẫu thử nghiệm để tạo ra một sản phẩm có giá trị nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, kiểu dáng, ... của sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. Sản phẩm của ngành rất đa dạng trong xã hội từ đồ gia dụng, đồ điện tử, phương tiện giao thông, thiết bị máy móc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người hành nghề này làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thiết kế công nghiệp, dịch vụ tư vấn thiết kế sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi người hành nghề phải có khả năng sáng tạo trong việc sử dụng các trang thiết bị, có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1480 giờ (tương đương 57 tín chỉ). 2. Kiến thức - Trình bày được các nội dung cơ bản về xã hội học, tâm lý học, marketing; - Mô tả được nội dung cơ bản về mỹ thuật, thẩm mỹ, cơ sở tạo hình, nguyên lý thị giác … trong thiết kế công nghiệp; - Phân biệt được công dụng và chức năng của các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế công nghiệp (solidwork, rihno,...); - Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế; - Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm công nghiệp cơ bản; - Đọc được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp; - Giải quyết được các vấn đề cơ bản về thiết kế sản phẩm, tạo mẫu sản phẩm, ...; - Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ; - Tạo hình được mẫu thật và mô hình hóa sản phẩm; - Tư vấn và định hướng được nhu cầu xã hội và tâm lý sử dụng sản phẩm thiết kế; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; - Khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; - Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm; - Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ phục vụ, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Cần cù chịu khó, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị; - Luôn sẵn sàng giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong xử lý các tình huống công việc; - Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Thiết kế sản phẩm công nghiệp; - Tạo mẫu sản phẩm; - Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thiết kế công nghiệp trình độ trun cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 7. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT SƠN MÀI VÀ KHẢM TRAI A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng mà người học không chỉ được học cách để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật bằng việc sử dụng các chất liệu chủ yếu từ tự nhiên, sơ chế tùy theo mục đích sử dụng để gắn, trang trí lên nền vóc, nền gỗ và sự hỗ hỗ trợ của các loại dụng cụ, máy và thiết bị chuyên dùng của nghề mà còn được học cách để thiết kế ra các mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai đáp ứng nhu cầu của thị trường, của xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề. Người hành nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong kỹ thuật sơn mài và khảm trai. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người hành nghề cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ (tương đương 90 tín chỉ) 2. Kiến thức - Trình bày được nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Trình bày được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất; - Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ; các vật liệu khác dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản; - Mô tả cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của dụng cụ, thiết bị, máy chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Phân tích được đặc tính của các loại sơn dùng trong nghề Sơn mài và khảm trai; - Trình bày được qui trình kỹ thuật pha chế sơn; - Trình bày được các yêu cầu khi lựa chọn nguyên liệu dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Trình bày được qui trình kỹ thuật làm vóc; - Phân tích được bố cục tổng thể mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Trình bày được qui trình thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài; - Trình bày được qui trình vẽ, trang trí hoàn thiện sản phẩm sơn mài; - Trình bày được qui trình khảm theo mẫu; - Trình bày được qui trình xen lọng theo mẫu; - Trình bày được quy trình hoàn thiện sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Trình bày được quy trình thiết kế mẫu sản phẩm khảm trai; - Phân tích và giải thích được các nguyên nhân sai hỏng trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định. 3. Kỹ năng - Thực hiện tốt các nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Phân biệt và lựa chọn được một số loại gỗ thường dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Áp dụng các nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản để vẽ, thiết kế các sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Vận dụng được kiến thức cơ bản về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất để tổ chức sản xuất; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công và các loại máy, thiết bị chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Mài, sửa chữa được dụng cụ thủ công dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy và thiết bị dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Lựa chọn được các nguyên vật liệu phù hợp dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Làm được vóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; - Phân biệt và lựa chọn được các loại sơn dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Pha chế được các loại sơn và tinh chế được các nguyên liệu cần thiết để gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính để thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài; - Phân biệt được các họa tiết hoa văn trang trí, hoa lá cây cảnh, con giống, kiến trúc, người thông thường và nâng cao; - Xác định được hình dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết cần trang trí trên các sản phẩm sơn mài và khảm trai dựa trên mẫu có sẵn; - Khảm được các sản phẩm khảm trai đơn giản và nâng cao theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; - Xen lọng được các họa tiết cơ bản và nâng cao theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; - Hoàn thiện sản phẩm khảm trai đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật; - Thiết kế được mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai theo yêu cầu của khách hàng; - Xử lý, khắc phục được các sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài, khảm trai; - Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất; - Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề. 4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm - Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; - Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc; - Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; - Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; - Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị; - Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. 5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Pha chế sơn; - Làm vóc; - Vẽ, trang trí và hoàn thiện sản phẩm sơn mài; - Thiết kế mẫu sản phẩm sơn mài; - Khảm theo mẫu; - Xen lọng theo mẫu; - Trang sức sản phẩm khảm trai; - Thiết kế mẫu sản phẩm khảm trai. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. B. TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai trình độ trung cấp là ngành, nghề đào tạo thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng mà người học được học cách để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật bằng việc sử dụng các chất liệu chủ yếu từ tự nhiên, sơ chế tùy theo mục đích sử dụng để gắn, trang trí lên nền vóc, nền gỗ và sự hỗ hỗ trợ của các loại dụng cụ, máy và thiết bị chuyên dùng của nghề, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mỹ nghệ trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề. Người hành nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong kỹ thuật sơn mài và khảm trai. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người hành nghề cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1590 giờ (tương đương 60 tín chỉ) 2. Kiến thức - Trình bày được nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Trình bày được khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất; - Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ; các vật liệu khác dùng trong nghề kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong các hình cơ bản; - Mô tả cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của dụng cụ, thiết bị, máy chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Phân tích được đặc tính của các loại sơn dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Trình bày được qui trình kỹ thuật pha chế sơn; - Trình bày được các yêu cầu khi lựa chọn nguyên liệu dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Trình bày được qui trình kỹ thuật làm vóc; - Phân tích được bố cục tổng thể mẫu sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Trình bày được qui trình vẽ, trang trí hoàn thiện sản phẩm sơn mài; - Trình bày được qui trình khảm theo mẫu; - Trình bày được qui trình xen lọng theo mẫu; - Trình bày được quy trình hoàn thiện sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Phân tích và giải thích được các nguyên nhân sai hỏng trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định. 3. Kỹ năng - Thực hiện tốt các nội quy công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Phân biệt và lựa chọn được một số loại gỗ thường dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài khảm trai; - Vận dụng được kiến thức về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất để tổ chức sản xuất; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công và các loại máy, thiết bị chuyên dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Mài, sửa chữa được dụng cụ thủ công dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy và thiết bị dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Lựa chọn được các nguyên vật liệu phù hợp dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Làm được vóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; - Phân biệt và lựa chọn được các loại sơn dùng trong nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai; - Pha chế được các loại sơn và tinh chế được các nguyên liệu cần thiết để gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Phân biệt được các họa tiết hoa văn trang trí, hoa lá cây cảnh, con giống, thông thường và nâng cao; - Xác định được hình dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết cần trang trí trên các sản phẩm sơn mài và khảm trai dựa trên mẫu có sẵn; - Khảm được các sản phẩm khảm trai đơn giản theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; - Xen lọng được các họa tiết cơ bản theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; - Hoàn thiện sản phẩm khảm trai đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật; - Xử lý, khắc phục được các sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công sản phẩm sơn mài, khảm trai; - Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sơn mài và khảm trai; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề. 4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm - Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; - Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi giới hạn của vị trí việc làm; - Chịu trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao; - Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện công việc đã định sẵn; - Chủ động đánh giá kết quả thực hiện của cá nhân và một phần công việc của nhóm theo sự phân công; - Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị. 5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Pha chế sơn; - Làm vóc; - Vẽ, trang trí và hoàn thiện sản phẩm sơn mài; - Khảm theo mẫu; - Xen lọng theo mẫu; - Trang sức sản phẩm khảm trai. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 8. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: BÁO CHÍ A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Báo chí trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề báo chí, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học ngành Báo chí được trang bị kiến thức lý thuyết về báo chí, kiến thức thực tế và trải nghiệm thực tiễn lao động báo chí. Bên cạnh đó, người học được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin ứng dụng cho lĩnh vực báo chí truyền thông. Từ đó, người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc năng động, có thể xuất hiện nhiều thay đổi, phát sinh. Về trách nhiệm, người học nhận thức và thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện theo chức trách được giao. Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông và quảng cáo hay bộ phận truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động ngành báo chí sẽ tham gia thực hiện toàn thể hoặc một phần quy trình sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, từ hình thành ý tưởng về nội dung cho đến sản xuất và phát hành sản phẩm. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.000 giờ (tương đương 71 tín chỉ) 2. Kiến thức - Trình bày được vị trí, vai trò của báo chí, đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí, hiệu ứng xã hội và tác động của sản phẩm báo chí đối với công chúng; - Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan - đơn vị có hoạt động truyền thông; mô tả được các mối quan hệ công việc thông thường trong lĩnh vực báo chí truyền thông; - Phân tích được quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông: lên kế hoạch đề tài, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác; - Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động báo chí truyền thông và giải thích công dụng của chúng; - Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại bộ phận hoạt động báo chí truyền thông; xác định các công việc cơ bản trong quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý phát hành… trong hoạt động báo chí truyền thông. - Trình bày được nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông để nhận diện các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Thực hiện thành thạo công việc trong ê-kip sản xuất ở vị trí được phân công theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông; - Lên được thời gian biểu cho các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; - Phân loại được những vấn đề thông thường hay những tình huống phát sinh trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, giải quyết được tình huống, vấn đề một cách hiệu quả; - Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị - dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện; - Áp dụng được các loại mẫu biểu, báo cáo, thông cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của ngành báo chí truyền thông vào công việc; - Thu thập được những kiến thức mới, cập nhật trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, báo chí truyền thông; thực hành công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động báo chí - truyền thông; - Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Phân loại khách hàng, đối tác và lựa chọn được cách thức tương tác phù hợp để đạt hiệu quả công việc; - Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, với ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong ê-kíp sản xuất, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; - Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông; - Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với sản phẩm làm ra; - Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động báo chí truyền thông; - Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; quan tâm, chăm sóc đối tác, khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện; - Có nhận thức đúng đắn và tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận thông tin - truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí: - Phóng viên - Phóng viên ban bạn đọc - Biên tập viên - Sửa mo-rát - Truyền thông - Biên tập truyền thông - Tổ chức sản xuất - Trợ lý sản xuất - Copywriter (viết cho truyền thông) - Phát thanh viên - Quay phim - Kỹ thuật biên tập video 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề báo chí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Báo chí trình độ trung cấp là ngành, nghề đào tạo người học có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề báo chí đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học ngành Báo chí được trang bị kiến thức lý thuyết về báo chí, kiến thức thực tế và trải nghiệm thực tiễn lao động báo chí. Bên cạnh đó, người học được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin ứng dụng cho lĩnh vực báo chí truyền thông. Từ đó, người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc năng động, có thể xuất hiện nhiều thay đổi, phát sinh. Về trách nhiệm, người học nhận thức và thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm đối với nhóm thực hiện theo chức trách được giao. Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động ngành báo chí sẽ tham gia thực hiện toàn thể hoặc một phần quy trình sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, từ hình thành ý tưởng về nội dung cho đến sản xuất và phát hành sản phẩm. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ) 2. Kiến thức - Trình bày được vị trí, vai trò của báo chí, đặc trưng của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí, hiệu ứng xã hội và tác động của sản phẩm báo chí đối với công chúng; - Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan – đơn vị có hoạt động truyền thông; mô tả các mối quan hệ công việc thông thường trong lĩnh vực báo chí truyền thông; - Phân tích được quy trình nghiệp vụ cơ bản của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông: lên kế hoạch đề tài, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phát hành sản phẩm, tương tác với công chúng và các nghiệp vụ khác; - Liệt kê được các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu của các bộ phận trong cơ quan báo chí, công ty truyền thông, cơ quan, đơn vị có hoạt động báo chí truyền thông và giải thích công dụng của chúng; - Trình bày được nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông để nhận diện các nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Thực hiện được công việc trong ê-kip sản xuất ở vị trí được phân công theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông; - Lên được thời gian biểu cho các công việc hàng ngày và quản lý được thời gian làm việc; - Phân loại được những vấn đề thông thường trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông và giải quyết được vấn đề; - Áp dụng được các loại mẫu biểu thông dụng của ngành báo chí truyền thông vào công việc; - Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, với ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong ê-kíp sản xuất, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; - Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo; có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông; - Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với sản phẩm làm ra; - Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động báo chí truyền thông; - Giao tiếp lịch sự, thân thiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên; quan tâm, chăm sóc đối tác, khách hàng với thái độ lịch sự, thân thiện; - Có nhận thức đúng đắn và tuân thủ các quy ước đạo đức nghề nghiệp. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận thông tin - truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí: - Phóng viên - Phóng viên ban bạn đọc - Sửa mo-rát - Truyền thông - Biên tập truyền thông - Trợ lý sản xuất - Phát thanh viên - Quay phim - Kỹ thuật biên tập video 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề báo chí, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. 9. QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: THƯ VIỆN A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 1. Giới thiệu chung về nghề Thư viện trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện việc thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu, cung cấp thông tin và dịch vụ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác, giải trí của người sử dụng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.. Người làm nghề Thư viện thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng vốn tài liệu; Xử lý tài liệu; Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện; Tổ chức bộ máy tra cứu; Tổ chức và bảo quản tài liệu; Tổ chức dịch vụ thư viện; Truyền thông của thư viện trong các thư viện công lập, thư viện ngoài công lập. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 75 tín chỉ) 2. Kiến thức - Phân tích được phương pháp xây dựng chính sách, kế hoạch bổ sung vốn tài liệu; nhu cầu bổ sung vốn tài liệu của thư viện; quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu; - Giải thích được quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ xử lí kĩ thuật, hình thức và nội dung tài liệu (định chủ đề, định từ khóa tài liệu; tóm tắt, chú giải tài liệu; hiệu đính biểu ghi và chỉnh lí mục lục); - Phân tích được quy trình, phương pháp biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện truyền thống và điện tử; - Phân tích được phương pháp, nội dung xây dựng công cụ tra cứu mục lục truyền thống và hiện đại; tổ chức kho tài liệu tra cứu; bảo trì các công cụ tra cứu; quản lí hệ thống tra cứu và tìm tin; - Phân tích được hình thức, phương pháp tổ chức tài liệu trong thư viện; - Giải thích được các biện pháp, quy trình bảo quản tài liệu trong thư viện; tu bổ phục chế tài liệu; phương pháp, nội dung xây dựng kế hoạch bảo quản tài liệu; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về phương pháp về xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Xây dựng được chính sách, kế hoạch bổ sung tài liệu; Lập được danh mục tài liệu bổ sung; Thực hiện được quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu; - Thực hiện được việc xử lí hình thức và nội dung tài liệu (định chủ đề, định từ khóa tài liệu; tóm tắt, chú giải tài liệu; hiệu đính biểu ghi và chỉnh lí mục lục) theo các quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ thư viện; - Biên soạn được ấn phẩm thông tin thư viện đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, phù hợp với nhu cầu tiếp cận tài liệu của người dùng tin; - Xây dựng được các công cụ tra cứu truyền thống và hiện đại; các chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các công cụ tra cứu; bảo trì được các công cụ tra cứu truyền thống và hiện đại; quản lí được hệ thống tra cứu và tìm tin; - Tổ chức được kho tài liệu; thực hiện được các hình thức bảo quản tài liệu theo quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại hình tài liệu; xây dựng được kế hoạch bảo quản tài liệu; - Xây dựng và phát triển được các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; thực hiện được các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản; đạt bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; khai thác, ứng dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; trung thực, có tính kỉ luật cao; sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thư viện; quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện; - Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Xây dựng vốn tài liệu; - Xử lí tài liệu; - Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện; - Tổ chức tra cứu và tìm tin; - Tổ chức và bảo quản tài liệu; - Tổ chức dịch vụ thư viện; - Truyền thông của thư viện. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thư viện trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1. Giới thiệu chung về nghề Thư viện trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện việc thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu, cung cấp thông tin và dịch vụ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác, giải trí của người sử dụng , đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người làm nghề Thư viện thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng vốn tài liệu; Xử lý tài liệu; Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện; Tổ chức bộ máy tra cứu; Tổ chức và bảo quản tài liệu; Tổ chức dịch vụ thư viện; Truyền thông của thư viện trong các thư viện công lập, thư viện ngoài công lập. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ). 2. Kiến thức - Trình bày được phương pháp xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu; nhu cầu bổ sung vốn tài liệu của thư viện; quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu; - Trình bày được quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ xử lí kĩ thuật hình thức tài liệu, phân loại tài liệu; - Mô tả được quy trình, phương pháp biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện truyền thống và điện tử; - Trình bày được phương pháp, nội dung xây dựng công cụ tra cứu mục lục truyền thống và hiện đại; tổ chức kho tài liệu tra cứu; bảo trì các công cụ tra cứu; - Mô tả được hình thức, phương pháp tổ chức tài liệu trong thư viện; - Trình bày được các biện pháp, quy trình bảo quản tài liệu trong thư viện; tu bổ phục chế tài liệu; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về phương pháp về xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng, an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. 3. Kỹ năng - Xây dựng được kế hoạch bổ sung tài liệu; Lập được danh mục tài liệu bổ sung; Thực hiện được quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng kí, bàn giao tài liệu; kiểm kê vốn tài liệu, thanh lọc tài liệu; - Xử lí được hình thức tài liệu; thực hiện được việc phân loại tài liệu theo các quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ thư viện; - Biên soạn được ấn phẩm thông tin thư viện đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, phù hợp với nhu cầu tiếp cận tài liệu của người dùng tin; - Xây dựng được các công cụ tra cứu truyền thống; các chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các công cụ tra cứu; bảo trì được các công cụ tra cứu truyền thống; - Tổ chức được kho tài liệu; thực hiện được các hình thức bảo quản tài liệu theo quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại hình tài liệu; - Xây dựng và phát triển được các sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thư viện; thực hiện được các phương thức quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thư viện đối với bạn đọc; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản; đạt bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; khai thác, ứng dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn của ngành, nghề. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; trung thực, có tính kỉ luật cao; sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thư viện; quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện; - Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Xây dựng vốn tài liệu; - Xử lí tài liệu; - Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện; - Tổ chức tra cứu và tìm tin; - Tổ chức và bảo quản tài liệu; - Tổ chức dịch vụ thư viện; - Truyền thông của thư viện; 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành/nghề Thư viện trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; - Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "23/12/2019", "sign_number": "19/2019/TT-BLĐTBXH", "signer": "Lê Quân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-57-2018-ND-CP-chinh-sach-khuyen-khich-doanh-nghiep-dau-tu-vao-nong-nghiep-nong-thon-351740.aspx
Nghị định 57/2018/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 57/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2018 NGHỊ ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước và quy định trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và có dự án đầu tư quy định tại khoản 3, 4, 5, Điều 3 Nghị định này. 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố. 2. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm những ngành, nghề được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (Phụ lục I) và những ngành, nghề khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. 3. Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư. 4. Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư. 5. Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại vùng nông thôn, không thuộc địa bàn đã quy định tại khoản 3 và 4 Điều này. 6. Nông nghiệp quy định tại Nghị định này gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng dược liệu). 7. Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. 8. Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập là doanh nghiệp chỉ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đáp ứng điều kiện quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 9. Doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị là doanh nghiệp có hợp đồng thu mua nông sản ổn định (ít nhất có thời hạn là 36 tháng) với nông dân hoặc các tổ chức đại diện của nông dân. Điều 4. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư 1. Nhà nước ưu đãi đầu tư thông qua miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và giảm một số thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. 2. Nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng hình thức hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất cho doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Nghị định này. 4. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu có hợp đồng liên kết với nông dân. 5. Trong cùng một thời gian, nếu dự án đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có các mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất. 6. Doanh nghiệp tự bỏ vốn, huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư theo định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; trình tự, thủ tục hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Chương II CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ Điều 5. Miễn, giảm tiền sử dụng đất Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật đất đai được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi. Điều 6. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước 1. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư khi thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được áp dụng mức giá đất ưu đãi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và giá thuê đất, thuê mặt nước ổn định tối thiểu 05 năm. 2. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước. 3. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo. 4. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 05 năm tiếp theo. 5. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư) được Nhà nước cho thuê đất xây dựng nhà ở cho người lao động của dự án, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa, sân phơi, đường giao thông, cây xanh) kể cả đất được phép chuyển mục đích sang các loại đất quy định tại khoản này để phục vụ dự án đó thì được miễn tiền thuê đất. 6. Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước trong 05 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 10 năm tiếp theo. Điều 7. Hỗ trợ tập trung đất đai 1. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tương đương với 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 05 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; giá thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. 2. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu được Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án và không phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích đất nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 3. Doanh nghiệp tập trung đất đai bằng các hình thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì được Nhà nước hỗ trợ bằng tổng các hỗ trợ theo quy định tại từng khoản nêu trên. 4. Trong chu kỳ thuê đất của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước không điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm ảnh hưởng đến dự án. Trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật đất đai và các trường hợp đặc biệt phải điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Luật đất đai. 5. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, cơ sở hạ tầng đi kèm (kho chứa, trụ sở, đường nội bộ, hệ thống xử lý chất thải). Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng theo quy định của Luật đất đai và Luật xây dựng. Điều 8. Tiếp cận, hỗ trợ tín dụng 1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau: a) Mức hỗ trợ: Bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ. b) Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại: - Tối đa 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; tối đa 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; tối đa 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Trường hợp dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 08 năm. - Dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm. c) Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. d) Chính sách và phương thức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện của địa phương. 2. Các công trình xây dựng trên đất (bao gồm cả nhà lưới, nhà kính, nhà màng và công trình thủy lợi) của doanh nghiệp đầu tư được tính là tài sản để thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Điều 9. Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao 1. Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng: a) Mức hỗ trợ: 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ. b) Điều kiện hỗ trợ - Doanh nghiệp có doanh thu năm trước tối thiểu bằng 10 lần mức hỗ trợ. - Các bản quyền, công nghệ doanh nghiệp đề xuất mua phải phù hợp với định hướng phát triển sản xuất của doanh nghiệp đã đăng ký. - Trường hợp đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng mức hỗ trợ; trường hợp không được áp dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng 50% mức hỗ trợ. 2. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới: a) Ưu tiên doanh nghiệp tham gia, chủ trì các dự án, nhiệm vụ (sau đây gọi là dự án) khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. - Doanh nghiệp được mời tham gia phối hợp thực hiện các nội dung của dự án khoa học công nghệ hoặc xây dựng mô hình thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ triển khai tại địa phương doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; - Đề xuất đặt hàng dự án của doanh nghiệp được xem xét ưu tiên phê duyệt triển khai thực hiện theo hình thức xét chọn hoặc giao trực tiếp; - Doanh nghiệp có nguồn gen quý hiếm được ưu tiên thực hiện dự án quỹ gen cấp quốc gia để phát triển thành sản phẩm thương mại. b) Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nhưng không quá 01 tỷ đồng. c) Điều kiện hỗ trợ - Dự án sản xuất sản phẩm thử nghiệm, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới có văn bản thống nhất của cơ quan quản lý khoa học thuộc cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Nhiệm vụ đề xuất hỗ trợ có nội dung phù hợp với định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp được giao toàn bộ quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sau khi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu và ưu tiên triển khai sản phẩm khoa học công nghệ: a) Doanh nghiệp chủ trì đề tài khoa học và công nghệ, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước chọn, tạo được giống cây trồng, vật nuôi, khi kết thúc dự án nghiệm thu từ mức đạt trở lên được phép triển khai nhân rộng trong thời gian 03 năm kể từ khi kết thúc dự án nghiệm thu. b) Doanh nghiệp chủ trì đề tài khoa học và công nghệ, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước tạo ra các sản phẩm mới được thị trường chấp nhận, khi kết thúc nhiệm vụ nghiệm thu từ mức đạt trở lên được phép triển khai nhân rộng trong thời gian 02 năm kể từ khi kết thúc dự án nghiệm thu. c) Doanh nghiệp chủ trì đề tài khoa học và công nghệ, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước, có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, các kết quả kiểm nghiệm về tiêu chuẩn sản phẩm của doanh nghiệp được chấp nhận khi đăng ký lưu hành sản phẩm tại các cơ quan chức năng theo chuyên môn. 4. Doanh nghiệp có dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô được hỗ trợ như sau: a) Mức hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án. b) Điều kiện hỗ trợ: Quy mô từ 01 triệu cây/năm trở lên. Trường hợp quy mô dự án tăng thì mức hỗ trợ tăng tương ứng nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án. 5. Doanh nghiệp có dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt được hỗ trợ 70% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, cây giống nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án. 6. Doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường. Điều 10. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường 1. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: a) Hỗ trợ cho doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động với mức hỗ trợ 02 triệu đồng/tháng/lao động, thời gian hỗ trợ 03 tháng. Trường hợp doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị được hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, mức hỗ trợ 500 ngàn đồng/nông dân tham gia liên kết được đào tạo. Thời gian hỗ trợ là 03 tháng. b) Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Các khoản hỗ trợ nêu tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo dự án đầu tư. Tổng các khoản hỗ trợ cho một dự án tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 01 tỷ đồng. 3. Hỗ trợ một doanh nghiệp xây dựng và quản lý một trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”. a) Điều kiện hỗ trợ: - Doanh nghiệp có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử và có tài sản đảm bảo tối thiểu 10 tỷ đồng. - Trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia” được xây dựng ít nhất bằng 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung) và cam kết duy trì hoạt động tối thiểu 10 năm. Thông tin sản phẩm của các doanh nghiệp được duy trì ít nhất 03 năm. - Nhà nước bắt đầu hỗ trợ khi có tối thiểu 500 doanh nghiệp đã đăng sản phẩm lên trang thông tin điện tử. b) Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp có trang thông tin điện tử quốc gia là 05 triệu đồng/doanh nghiệp có sản phẩm đã đăng lên trang thông tin điện tử quốc gia. Tổng mức hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng. c) Trường hợp có nhiều doanh nghiệp cùng muốn tham gia xây dựng trang thông tin điện tử giao dịch nông sản quốc gia, thì việc lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu. 4. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được quyền chủ động thu mua nguyên liệu nông sản từ nuôi, trồng để đưa vào bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Nông sản từ nuôi, trồng được tự do lưu thông trên thị trường, cơ quan nhà nước không được có các thủ tục hành chính về xác nhận nguồn gốc nguyên liệu và các thủ tục hành chính khác gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, trừ trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia và dịch bệnh nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng được quy định tại Luật chuyên ngành. Điều 11. Hỗ trợ đầu tư cơ sở: Bảo quản, chế biến nông sản; giết mổ gia súc, gia cầm; chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; sản xuất sản phẩm phụ trợ 1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản; cơ sở giết mổ; cơ sở chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: a) Hỗ trợ cơ sở chế biến nông sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm: 60% kinh phí đầu tư và không quá 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án. b) Hỗ trợ cơ sở sản xuất nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp và nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ: 60% kinh phí đầu tư và không quá 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án. c) Các dự án đầu tư chế biến nông sản phải bảo đảm các điều kiện giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu. 2. Hỗ trợ bảo quản nông sản Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: a) Mức hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị. b) Điều kiện hỗ trợ: - Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, lâm sản phải đạt tối thiểu 100 tấn sản phẩm/ngày; sấy phụ phẩm thủy sản đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày. - Bảo quản rau, hoa quả tươi, chè, hạt tiêu, hạt điều đạt 1.000 tấn kho; bảo quản lưu trữ giống cây trồng đạt công suất 100 tấn kho. 3. Hỗ trợ mua tàu dịch vụ biển: Doanh nghiệp mua tàu làm dịch vụ nghề cá trên biển được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 60% chi phí, mức hỗ trợ tính theo công suất: 30 triệu đồng/tấn tải trọng (DWT); tải trọng tối thiểu tàu 200 DWT, mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/tàu. 4. Trường hợp doanh nghiệp hình thành theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp có xây dựng nhà máy chế biến quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ bổ sung cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu, định mức hỗ trợ là 50 triệu đồng/ha và không quá 05 tỷ đồng/dự án. 5. Trường hợp sản phẩm nông sản chế biến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi được công nhận là sản phẩm chủ lực quốc gia, ngoài mức hỗ trợ quy định tại các khoản trên thì dự án được hỗ trợ bổ sung 03 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều 12. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: 1. Hỗ trợ 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị. 2. Ngoài hỗ trợ hạ tầng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp nhập, bò giống cao sản để nuôi trực tiếp hoặc liên kết nuôi với hộ gia đình thì được hỗ trợ bổ sung là 10 triệu đồng/con. Điều 13. Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 1. Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như sau: a) Hỗ trợ 03 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho xây mới hoặc 02 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho nâng cấp cải tạo nhà máy sản xuất nước sạch. b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đường ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ trở lên. 2. Doanh nghiệp có dự án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề, nông thôn được hỗ trợ 60% chi phí mua thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý, mức hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng/dự án. 3. Doanh nghiệp có dự án nuôi trồng thủy sản có quy mô tối thiểu 05 ha trở lên được hỗ trợ 200 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường. Diện tích nuôi tăng lên mức hỗ trợ được tăng lên tương ứng. Mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/dự án. 4. Doanh nghiệp có dự án xây dựng bến cảng phục vụ vận chuyển sản phẩm nông lâm thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước, công trình thủy lợi làm dịch vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ không quá 20 tỷ đồng/dự án. 5. Hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động: Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có 100 lao động trở lên làm việc thường xuyên tại nhà máy, được hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động mức hỗ trợ là 01 triệu đồng/m2 xây dựng đối với nhà cấp IV, hỗ trợ 02 triệu đồng/m2 xây dựng đối với nhà 02 tầng trở lên. 6. Hỗ trợ ngoài hàng rào: Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, theo quy định của Nghị định này nếu bên ngoài hàng rào dự án chưa có đường giao thông đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án thì được hỗ trợ bổ sung 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục trên. Chương III NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ Điều 14. Nguồn vốn hỗ trợ 1. Ngân sách trung ương dành khoản ngân sách tương đương tối thiểu 5% vốn đầu tư phát triển hàng năm cho ngành nông nghiệp; ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách địa phương hàng năm cho ngành nông nghiệp để thực hiện. Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương được sử dụng nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và các quỹ hợp pháp để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối vốn của từng giai đoạn và hàng năm, nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp trong từng địa phương, báo cáo Chính phủ quyết định về nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện Nghị định này. Điều 15. Cơ chế hỗ trợ sau đầu tư 1. Ngân sách trung ương: Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức vốn hỗ trợ trung hạn và hàng năm cho địa phương theo mục: “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” trong kế hoạch đầu tư công. Khi dự án đủ điều kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao mức chi tiết danh mục và mức vốn hỗ trợ cho dự án theo quy định của Luật đầu tư công. 2. Ngân sách địa phương: Hỗ trợ cho các dự án tại địa phương, đáp ứng quy định của Nghị định này. 3. Quyết định về phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định này và văn bản cam kết hỗ trợ vốn của cấp có thẩm quyền là căn cứ để giao kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp. 4. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư: Khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại. 5. Vốn giao cho doanh nghiệp chưa giải ngân hết trong năm kế hoạch ngân sách sẽ được chuyển sang năm sau giải ngân tiếp. Trường hợp sau 02 năm mà doanh nghiệp vẫn chưa giải ngân hết thì số vốn còn lại chỉ được điều chuyển cho doanh nghiệp khác theo quy định của Nghị định này. 6. Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư) và doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định riêng của pháp luật. 7. Phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không tính vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và được Nhà nước cam kết bảo đảm phần vốn này khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án. Chương IV TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ Điều 16. Trình tự thủ tục đầu tư 1. Thực hiện liên thông và rút gọn thủ tục hành chính như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này). b) Quyết định theo quy định tại điểm a khoản này là quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật đầu tư. Trường hợp có từ 02 doanh nghiệp trở lên cùng đăng ký thực hiện dự án đầu tư trên cùng địa điểm thì thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. c) Doanh nghiệp có dự án thuộc danh mục quy định tại điểm a khoản này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin hoặc cấp giấy phép quy hoạch để lập quy hoạch 1/500. Thời gian cung cấp thông tin hoặc cấp giấy phép quy hoạch tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp. d) Việc thẩm định thiết kế cơ sở các dự án thuộc danh mục quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều 57 Luật xây dựng. đ) Các công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị hoặc xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hoặc trong khu nông nghiệp công nghệ cao có quy hoạch 1/500 được duyệt thì được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng. e) Tất cả các dự án không phải thẩm tra công nghệ trừ các dự án quy định tại Điều 30, Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật đầu tư và Điều 13 Luật Chuyển giao công nghệ. 2. Cho phép chủ đầu tư dự án thực hiện song song hoặc lồng ghép các thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng và nhận hỗ trợ đầu tư. 3. Dự án đầu tư thuộc danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, khi chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ quan Nhà nước tại địa phương không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dưới bất kỳ hình thức nào trừ khi có quy định của Luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng. Điều 17. Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ 1. Hồ sơ, trình tự đề nghị hỗ trợ a) Doanh nghiệp gửi 03 bộ hồ sơ gồm Dự án đầu tư, văn bản đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (Mẫu số 02 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này). b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Mẫu số 03 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này), trong vòng 05 ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (Mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này). Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do. c) Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương thì thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công. 2. Nghiệm thu hạng mục đầu tư hoặc toàn bộ dự án a) Căn cứ đề nghị nghiệm thu của doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì mời các cơ quan liên quan tham gia Hội đồng nghiệm thu. b) Nội dung nghiệm thu: Nghiệm thu hạng mục, toàn bộ dự án theo Định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. c) Biên bản nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu (Mẫu số 05 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ngoài ra các cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các văn bản khác. 3. Thủ tục nhận hỗ trợ Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ gồm: Biên bản nghiệm thu, quyết định giao vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ trong vòng 05 ngày làm việc. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 18. Trách nhiệm của bộ, ngành trung ương 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, bố trí vốn trung hạn và hằng năm hỗ trợ các địa phương theo khả năng cân đối ngân sách trung ương để thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này, trình các cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước và Luật đầu tư công. c) Xây dựng kế hoạch, triển khai theo dõi, kiểm tra thực hiện Nghị định. 2. Bộ Tài chính: a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai theo dõi, kiểm tra thực hiện Nghị định. b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, tiêu chuẩn bò sữa, bò thịt cao sản. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chí dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm tra giám sát thực hiện Nghị định này. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ: Ban hành danh mục sản phẩm công nghệ, đề tài cần nghiên cứu, mua bản quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này. 5. Bộ Công Thương: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư theo Điều 11 Nghị định này. b) Hướng dẫn thực hiện khoản 3, Điều 10 Nghị định này. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này. 7. Hàng năm, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng rà soát, điều chỉnh giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực được giao để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 19. Trách nhiệm của địa phương 1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: a) Rà soát, ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, trong đó quy định chính sách tín dụng tại địa phương quy định tại Điều 8 Nghị định này; vốn cấp bù lãi suất hỗ trợ cho các dự án và mức vốn sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp. b) Ban hành cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thẩm quyền và các quy định của pháp luật. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: a) Ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này. Thời hạn 05 năm một lần; hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát và điều chỉnh. b) Ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh. c) Ban hành định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình phù hợp với các mức hỗ trợ quy định tại Nghị định này. d) Chỉ đạo thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện Nghị định tại địa phương năm trước đó, báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 3 hàng năm. đ) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao danh mục và mức vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp theo từng dự án. 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp: a) Phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, thi công hoặc thuê nhà thầu thi công. b) Các thành viên của doanh nghiệp được phép tính phần hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại Nghị định này vào vốn điều lệ theo Luật doanh nghiệp. Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 210/2013/NĐ-CP). 2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện ưu đãi quy định tại Nghị định này nếu đã triển khai thực hiện dự án sau ngày Nghị định 210/2013/NĐ-CP có hiệu lực mà chưa được hưởng ưu đãi thì được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại của dự án theo quy định tại Nghị định này. 3. Doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 và Nghị định 210/2013/NĐ-CP tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã cấp hoặc có quyền hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này cho thời gian còn lại của dự án nếu đáp ứng được các điều kiện ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. 4. Doanh nghiệp có dự án đang thực hiện và đáp ứng quy định ưu đãi, hỗ trợ tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP thì tiếp tục được ưu đãi hỗ trợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP hoặc theo quy định tại Nghị định này. 5. Dự án đang thực hiện theo quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP và chưa hoàn thành thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường được phép áp dụng quy định về thủ tục tại Điều 16 Nghị định này để thực hiện đầu tư dự án. 6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NN (2).B TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC I DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN (Kèm theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ) 1. Trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 2. Đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Xây dựng cánh đồng lớn. 3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản tập trung. 4. Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. 5. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản. 6. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ. 7. Sản xuất, tinh chế muối. 8. Sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học. 9. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu. 10. Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản. 11. Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. 12. Sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống. 13. Đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. 14. Đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp. 15. Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề. 16. Đầu tư chợ ở vùng nông thôn; đầu tư nhà ở cho người lao động ở vùng nông thôn. 17. Sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm. 18. Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y ở vùng nông thôn. 19. Dịch vụ tư vấn đầu tư, khoa học, kỹ thuật về sản xuất nông, lâm, thủy sản và nghề muối ở vùng nông thôn./. PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG HỖ TRỢ, ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Kèm theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ) Mẫu số 01 Quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Mẫu số 02 Đề nghị hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Mẫu số 03 Công văn của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp Mẫu số 04 Công văn cam kết hỗ trợ của Ủy ban nhân dân với doanh nghiệp Mẫu số 05 Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án đầu tư hoặc hạng mục dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Mẫu số 06 Công văn của doanh nghiệp về việc tạm ứng (thanh toán) kinh phí Mẫu số 01 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số …… của UBND tỉnh/thành phố...) TT Tên dự án Quy mô/công suất (dự kiến) Địa điểm (dự kiến) Dự kiến vốn đầu tư (tr.đ) Dự kiến vốn hỗ trợ (theo Nghị định - tr.đ) Ghi chú Bao gồm cả những danh mục dự án đang thực hiện đầu tư, đáp ứng đúng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Nghị định này nhưng nhà nước chưa đủ nguồn vốn để hỗ trợ cho doanh nghiệp; số “dự kiến” khi phê duyệt chính thức không chênh lệch quá 20%./. Nơi nhận: - … - Các Bộ: KH&ĐT, TC, NN, CT; - Lưu: CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 02 TÊN DOANH NGHIỆP… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………… …., ngày … tháng … năm … ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư …. Doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp)....................................................................................... ; Loại hình doanh nghiệp: .................................................................. (theo Luật doanh nghiệp) Ngành nghề kinh doanh:...................................................................................................... ; Trụ sở chính:....................................................................................................................... ; Điện thoại: …………………………………………………. Fax.................................................... ; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số …..do ……………….. cấp ngày ….tháng …..năm …… I. ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN VỚI NỘI DUNG SAU: 1. Tên Dự án: ...................................................................................................................... 2. Lĩnh vực đầu tư: .............................................................................................................. 3. Địa điểm thực hiện Dự án: ............................................................................................... 4. Mục tiêu và quy mô của dự án: ........................................................................................ 5. Tổng vốn đầu tư của Dự án: ............................................................................................ 6. Diện tích đất dự kiến sử dụng: ......................................................................................... 7. Số lao động Dự án sử dụng bình quân trong năm: ............................................................ 8. Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến: ..................................................................................... II. KIẾN NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (theo Nghị định số …./2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2018 của Chính phủ): 1. Căn cứ hỗ trợ 2. Sự phù hợp với các điều kiện hỗ trợ 3. Các khoản kiến nghị hưởng hỗ trợ đầu tư: TT Nội dung Số tiền Thời gian hỗ trợ (năm) Ghi chú 1 2 III. CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN KIẾN NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ: ........................................................................................................................................... IV. DOANH NGHIỆP CAM KẾT: Nội dung hồ sơ đầu tư 1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam. Nơi nhận: ....., ngày … tháng … năm …. Chức danh người đại diện doanh nghiệp (Ký tên, đóng dấu) Hồ sơ kèm theo:.... Ghi chú: Đối với dự án đã triển khai thực hiện trước thời điểm Nghị định …../2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm.... của Chính phủ có hiệu lực, phần kiến nghị hỗ trợ đầu tư nêu tại Mục II cho thời hạn hoạt động còn lại của Dự án (nếu có). Mẫu số 03 ỦY BAN NHÂN DÂN… SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ….. ….., ngày ….. tháng … năm ….. Kính gửi: Ủy ban nhân dân…… Căn cứ bản đề nghị hỗ trợ số... ngày... tháng… năm…… của doanh nghiệp ….đề nghị hỗ trợ đầu tư dự án (Tên dự án) và hồ sơ dự án kèm theo; Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp.... đầu tư vào Dự án....(Tên dự án) theo quy định tại Nghị định ..../2018/NĐ-CP như sau: I. HỒ SƠ TÀI LIỆU THẨM TRA 1. Bản đề nghị số ................................................................................................................ 2. Báo cáo dự án đầu tư ..................................................................................................... 3. Biên bản kiểm tra thực tế (Đối với dự án thực hiện trước thời điểm đề nghị ưu đãi, hỗ trợ): 4. Ý kiến của các cơ quan liên quan: .................................................................................... 5. Các tài liệu liên quan khác (nếu có). II. THÔNG TIN DỰ ÁN 1. Tên dự án: ...................................................................................................................... 2. Lĩnh vực đầu tư: .............................................................................................................. 3. Mục tiêu và quy mô dự án: (Mục tiêu sản phẩm đầu ra của dự án, số lượng lao động dự kiến, các hạng mục đầu tư và diện tích đất sử dụng ….) 4. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: (nếu có theo quy định của Luật đầu tư) 5. Cấp quyết định đầu tư dự án: (Tên doanh nghiệp) 6. Địa điểm thực hiện dự án: ................................................................................................ 7. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: …….(Trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn vốn doanh nghiệp huy động) 8. Dự kiến mức vốn đề nghị Nhà nước hỗ trợ: ...................................................................... 9. Thời gian thực hiện: ......................................................................................................... 10. Các thông tin khác (nếu có): ........................................................................................... III. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP Tổng hợp ý kiến của các cơ quan phối hợp IV. Ý KIẾN THẨM TRA CỦA CƠ QUAN CHỦ TRÌ 1. Hỗ trợ đầu tư: - Điều kiện đáp ứng: ............................................................................................................ - Mức hỗ trợ: ...................................................................................................................... - Thời gian hỗ trợ: ............................................................................................................... 2. Ý kiến khác: .................................................................................................................... V. KẾT LUẬN Trên đây là ý kiến thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp………… thực hiện Dự án…………………………, kính trình Ủy ban nhân dân.... xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Như trên; - Cơ quan tham gia thẩm tra; - Các cơ quan liên quan khác; - Lưu: …… GIÁM ĐỐC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu số 04 ỦY BAN NHÂN DÂN…. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ….. V/v cam kết hỗ trợ thực hiện Nghị định.. …., ngày … tháng … năm …. Kính gửi: ………………..(Doanh nghiệp) Căn cứ Nghị định số ..../2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Căn cứ đề nghị hỗ trợ tại văn bản số... ngày... tháng... năm... của doanh nghiệp ……. đề nghị ưu đãi, hỗ trợ đầu tư dự án…..; Căn cứ báo cáo thẩm tra số .../BCTT-SKHĐT ngày.... tháng... năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp.... đầu tư vào Dự án...., Ủy ban nhân dân cam kết hỗ trợ doanh nghiệp …., giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (và tương đương) cấp ngày... tháng... năm... thực hiện Dự án.....: 1. Mức hỗ trợ: 2. Thời gian hỗ trợ: 3. Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng các nội dung dự án đã đăng ký./. Nơi nhận: - Sở ngành để thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp: Sở KH&ĐT, Sở TC, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&CN, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện; - Lưu: …. CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu số 05 HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ….. …., ngày …. tháng …. năm …. BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ HOẶC HẠNG MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 1. Dự án (hạng mục dự án): ................................................................................................. 2. Địa điểm xây dựng: ......................................................................................................... 3. Thành phần tham gia nghiệm thu: a) Phía Hội đồng nghiệm thu (Ghi rõ họ tên, chức vụ, cơ quan và số văn bản cử tham gia làm đại diện) b) Phía doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp) Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách đầu tư dự án, hạng mục dự án: c) Nhà thầu thi công Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu và cán bộ phụ trách thi công dự án, hạng mục dự án: 4. Thời gian tiến hành nghiệm thu: Bắt đầu: …… ngày ….. tháng …. năm … Kết thúc: …… ngày ….. tháng …. năm … Tại:...................................................................................................................................... 5. Đánh giá dự án, hạng mục dự án: a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu: ........................................................................................................................................... b) Quy mô, chất lượng dự án, hạng mục dự án (đối chiếu định mức hỗ trợ, thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật); c) Các ý kiến khác nếu có 6. Kết luận: - Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành dự án, hạng mục dự án đáp ứng yêu cầu và được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. - Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có). Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này./. Nơi nhận: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (để báo cáo); - Các Sở: TC, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN, TN&MT (để biết); - Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; - Doanh nghiệp nhận hỗ trợ; - Nhà thầu thi công; - Thành viên Hội đồng nghiệm thu; - Các cơ quan liên quan khác; - Lưu: … HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Thành viên Hội đồng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Sở NN&PTNT) DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu số 06 TÊN DOANH NGHIỆP… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- V/v tạm ứng (Thanh toán) kinh phí ………… Kính gửi: Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố…… Căn cứ Nghị định số .../2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2018 của Chính phủ. Doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp) ....................................................................................... Trụ sở chính: ....................................................................................................................... Điện thoại: ……………………………….Fax: ........................................................................... Tài khoản số ……………………………. tại ............................................................................. - Lý do tạm ứng (thanh toán): ............................................................................................... - Nội dung ưu đãi, hỗ trợ: + Hạng mục hỗ trợ: ............................................................................................................. + ........................................................................................................................................ Số tiền đề nghị tạm ứng (thanh toán):………..…. (Viết bằng chữ): .......................................... - Hồ sơ kèm theo gồm: ....................................................................................................... Nơi nhận: …… CHỨC DANH NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/04/2018", "sign_number": "57/2018/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-02-2008-TTLT-BTNMT-BNV-huong-dan-thuc-hien-che-do-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-68074.aspx
Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG–BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 02/2008/TTLT-BTNMT-BNV Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2008 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ như sau: I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH 1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức của đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường) có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, bao gồm: a) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý (trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc Cục, Tổng cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ các đơn vị sự nghiệp tại khoản 2 Mục I Thông tư này); b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); c) Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có). 2. Các đơn vị sự nghiệp khác thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hướng dẫn tại văn bản khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: a) Các tổ chức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; b) Các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Các đơn vị sự nghiệp y tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo Thông tư số 02/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2008 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 1. Xây dựng, quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch Căn cứ chương trình, kế hoạch dài hạn của đơn vị sự nghiệp do cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đứng đầu đơn vị được: a) Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; b) Quyết định các biện pháp cụ thể và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao hoặc đặt hàng; c) Được tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật; d) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động được quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị. Việc lập dự toán, hạch toán kế toán và báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch của đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Liên doanh, liên kết hoạt động dịch vụ a) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên được chủ động liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội phù hợp với khả năng, lĩnh vực chuyên môn của đơn vị và không trái quy định của pháp luật; b) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, nếu có điều kiện và khả năng thực hiện một số dịch vụ công, trường hợp cần liên doanh, liên kết nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ thì phải xây dựng đề án trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, đơn vị sự nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc bảo mật, quản lý và sử dụng thông tin, tư liệu phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. 3. Hợp tác quốc tế a) Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu đơn vị được: - Phê duyệt kế hoạch đoàn ra, đoàn vào bằng kinh phí tự có của đơn vị theo quy định của pháp luật; - Quyết định việc tổ chức đoàn ra, trực tiếp mời đối tác, chuyên gia nước ngoài đến làm việc, trao đổi, tham gia thực hiện các dự án, đề án, đề tài của đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Quyết định việc thuê và mức lương thuê chuyên gia nước ngoài tùy theo nguồn kinh phí và khả năng tài chính của đơn vị; quản lý các chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật và các chương trình, dự án ODA đầu tư được giao theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Đối với đơn vị sự nghiệp (dự toán cấp III) trực thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp (dự toán cấp II) trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, việc thực hiện chương trình, dự án ODA được xác định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền giao phù hợp với quy định của pháp luật; c) Đơn vị sự nghiệp không thuộc các điểm a, b, khoản 3 Mục II Thông tư này thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về hợp tác quốc tế được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao theo thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ 1. Tổ chức bộ máy a) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc (nếu có); b) Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý là đơn vị tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, người đứng đầu đơn vị được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Đối với đơn vị sự nghiệp không thuộc điểm b khoản 1 Mục III Thông tư này, việc thực hiện nhiệm vụ về tổ chức bộ máy được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phân cấp theo thẩm quyền; d) Đối với đơn vị sự nghiệp thực hiện chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ ngoài công lập, người đứng đầu đơn vị phải làm đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục và thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định theo quy định của pháp luật. 2. Biên chế sự nghiệp a) Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, người đứng đầu đơn vị được quyết định biên chế của đơn vị; b) Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu thực tế công việc, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, người đứng đầu đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế và trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt theo thẩm quyền; c) Người đứng đầu đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị. IV. TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH, NÂNG NGẠCH, CHUYÊN NGẠCH VIÊN CHỨC 1. Tuyển dụng a) Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển và quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị sự nghiệp khác tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, người đứng đầu đơn vị được quyết định việc tuyển dụng theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển; tổ chức tuyển dụng cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt; b) Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, người đứng đầu đơn vị phải trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định việc tuyển dụng theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, nhưng được chủ động tổ chức tuyển dụng cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật. Riêng đối với các Đài khí tượng thủy văn khu vực trực thuộc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, Giám đốc được quyết định việc tuyển dụng theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển và tổ chức tuyển dụng cán bộ, viên chức ngạch cán sự và tương đương trở xuống trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng do Trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia phê duyệt; 2. Bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch a) Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, người đứng đầu đơn vị được quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính trở xuống (trường hợp có đơn vị dự toán cấp III trực thuộc thì chỉ quyết định đối với viên chức ngạch tương đương chuyên viên chính ở đơn vị dự toán cấp III đó). Trường hợp bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên cao cấp thì phải trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; b) Đối với đơn vị sự nghiệp (dự toán cấp III) trực thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp (dự toán cấp II) trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, người đứng đầu đơn vị được quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên trở xuống. Trường hợp bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính thì phải trình cơ quan quản lý trực tiếp quyết định; c) Đối với Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Trung tâm được bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính trở xuống. Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, người đứng đầu đơn vị được quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trường hợp bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên cao cấp thì người đứng đầu đơn vị phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm văn bản đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật; d) Việc bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch của cấp trưởng và cấp phó đơn vị sự nghiệp quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Mục IV Thông tư này do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định (riêng đối với những người giữ ngạch tương tương ngạch chuyên viên cao cấp phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật). V. NÂNG BẬC LƯƠNG, NGHỈ HƯU, THÔI VIỆC, KỶ LUẬT, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC 1. Nâng bậc lương a) Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu đơn vị được quyết định nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên chính trở xuống. Trường hợp nâng bậc lương đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên cao cấp thì phải trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; b) Đối với đơn vị sự nghiệp (dự toán cấp III) trực thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, người đứng đầu được quyết định nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn đối với viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên trở xuống. Trường hợp nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn đối với viên chức ngạch tương tương ngạch chuyên viên chính trở lên thì phải trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; c) Việc nâng bậc lương của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quy định tại các điểm a, b, khoản 1 Mục V Thông tư này do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định (riêng việc nâng bậc lương đối với những người giữ ngạch tương đương ngạch chuyên viên cao cấp phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). 2. Tiếp nhận, điều động, biết phái, nghỉ hưu, thôi việc a) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp được quyết định: - Tiếp nhận cán bộ, viên chức ngoài đơn vị về công tác (trừ việc tiếp nhận để bổ nhiệm giữ chức vụ cấp trưởng và cấp phó của đơn vị phải do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định); - Điều động, biệt phái đối với cán bộ, viên chức trong nội bộ đơn vị theo quy định của pháp luật; - Thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị thuộc các ngạch trong phạm vi thẩm quyền bổ nhiệm; đối với cán bộ, viên chức giữ các ngạch không thuộc thẩm quyền bổ nhiệm thì việc quyết định cho thôi việc, nghỉ hưu phải do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm lập sổ bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ, viên chức của đơn vị theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật. b) Việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc đối với cấp trưởng và cấp phó của đơn vị sự nghiệp do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. 3. Kỷ luật Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc lần đầu, hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động thì được quyết định kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc đơn vị mình bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, buộc thôi việc theo quy định của pháp luật (riêng việc quyết định kỷ luật bằng các hình thức hạ ngạch, buộc thôi việc đối với cán bộ, viên chức giữ ngạch do cấp trên bổ nhiệm thì phải có văn bản đề nghị cấp đó xem xét, đồng ý trước khi ra quyết định). 4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, cho từ chức và cách chức a) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức vụ, cho từ chức và cách chức đối với các chức vụ lãnh đạo của tổ chức, đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức vụ, cho từ chức và cách chức đối với các chức vụ lãnh đạo tổ chức, đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 5. Đào tạo, bồi dưỡng, đi công tác a) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp được: - Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm bằng kinh phí tự có của đơn vị; - Tổ chức việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao; - Quyết định việc cử viên chức (từ cấp phó trở xuống) đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước. Trường hợp cử cấp trưởng của đơn vị đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước thì phải trình cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định; b) Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các quyền hạn nêu tại điểm a khoản 5, người đứng đầu đơn vị được quyết định cử cán bộ, viên chức đi công tác, học tập ở nước ngoài. Việc cử cấp trưởng và cấp phó của đơn vị sự nghiệp đi công tác, học tập ở nước ngoài của những đối tượng này phải trình người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định. VI. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp là người đại diện theo pháp luật của đơn vị trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân; chịu trách nhiệm về các hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao. 2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về hoạt động của đơn vị; báo cáo bằng văn bản xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trong trường hợp cấp ủy Đảng, Ban chấp hành công đoàn cùng cấp có ý kiến chưa thống nhất về những vấn đề có trách nhiệm phải phối hợp trước khi ra quyết định. 3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy Đảng, Ban chấp hành công đoàn cùng cấp về một số việc sau đây: a) Báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp trước khi quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định những vấn đề: điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ quan, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật các chức vụ lãnh đạo thuộc thẩm quyền; phương án sắp xếp lao động trong đơn vị; chương trình, kế hoạch dài hạn (nếu có) và kế hoạch hoạt động hàng năm; b) Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm theo quy định. Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cùng cấp về việc quyết định: quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế dân chủ cơ quan; quy chế làm việc; quy chế khen thưởng, kỷ luật; quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức và người lao động; phương án liên doanh, liên kết; phương án vay vốn tín dụng, hỗ trợ đầu tư; c) Lấy ý kiến hội nghị cán bộ, viên chức hoặc cán bộ chủ chốt của đơn vị trước khi quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề: chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm; phương án sắp xếp lao động; quy chế dân chủ cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; 2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quy định tại Thông tư này triển khai thực hiện các công việc sau đây: a) Phổ biến, quán triệt Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện trong đơn vị; thống nhất trong lãnh đạo, cấp ủy Đảng, tổ chức công đoàn đơn vị về chủ trương, biện pháp thực hiện và định hướng phát triển đơn vị; b) Xây dựng đề án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thời gian ít nhất là 3 năm; trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt; c) Ban hành theo thẩm quyền các quy chế nội bộ (bao gồm: quy chế làm việc; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức và người lao động và các quy chế liên quan khác) nhằm bảo đảm thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp với phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị đã được phê duyệt. 3. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm: a) Phê duyệt đề án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được phương án phù hợp với yêu cầu quy định; b) Hướng dẫn, đôn đốc việc xây dựng đề án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy chế có liên quan của đơn vị sự nghiệp; kiểm tra việc thực hiện đề án và điều lệ đã được phê duyệt; c) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Thông tư này và theo phân cấp cụ thể của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp trực thuộc. 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này; tổ chức việc đánh giá tình hình thực hiện và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Trần Văn Tuấn BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Khôi Nguyên
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "05/06/2008", "sign_number": "02/2008/TTLT-BTNMT-BNV", "signer": "Phạm Khôi Nguyên, Trần Văn Tuấn", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-129-KH-UBND-thuc-hien-1426-QD-TTCP-bo-chi-so-phong-chong-tham-nhung-Ha-Noi-2016-317014.aspx
Kế hoạch 129/KH-UBND thực hiện 1426/QĐ-TTCP bộ chỉ số phòng chống tham nhũng Hà Nội 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 129/KH-UBND Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2016 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1426/QĐ-TTCP NGÀY 06/6/2016 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐỐI VỚI UBND CẤP TỈNH” Thực hiện Quyết định số 1426/QĐ-TTCP ngày 06/6/2016 của Thanh tra Chính phủ về việc phê duyệt “Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với UBND cấp tỉnh”, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Đánh giá khách quan kết quả công tác lãnh đạo và thực hiện phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND Thành phố, phục vụ công tác tổng hợp báo cáo và công khai kết quả đánh giá công tác PCTN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; góp phần xây dựng văn hóa chống tham nhũng, nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo công tác PCTN, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác PCTN. - Việc đánh giá công tác PCTN năm 2016 theo “Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với UBND cấp tỉnh” được phê duyệt tại Quyết định số 1426/QĐ-TTCP ngày 06/6/2016 của Thanh tra Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng, cần được triển khai thực hiện nghiêm túc. Kết quả công tác PCTN được đánh giá cả về định tính và định lượng. Mỗi nội dung đánh giá có số liệu, tài liệu minh chứng cụ thể, để phục vụ yêu cầu giải trình theo yêu cầu Hội đồng đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. II. NỘI DUNG 1. Nội dung đánh giá công tác PCTN 1.1. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác PCTN của UBND Thành phố: - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN; - Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; - Kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về PCTN; - Công tác sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về PCTN. 1.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng: - Việc ban hành và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về PCTN; - Việc thực hiện công khai chính sách, pháp luật theo quy định; - Việc kiểm tra, thanh tra về công khai minh bạch; - Việc phát hiện các hành vi tham nhũng qua công tác tự kiểm tra nội bộ. 1.3. Tình hình và kết quả phát hiện các hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, giải quyết tố cáo tham nhũng. 1.4. Tình hình, kết quả xử lý các hành vi tham nhũng. 1.5. Đánh giá tình hình, nguyên nhân, tiến triển của công tác PCTN. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCTN. 2. Xây dựng Báo cáo đánh giá công tác PCTN - Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND Thành phố báo cáo đánh giá kết quả công tác PCTN ở đơn vị mình và kết quả công tác PCTN của Thành phố theo từng lĩnh vực, nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành để tổng hợp chung, xây dựng báo cáo đánh giá công tác PCTN của UBND Thành phố. - Thời điểm lấy số liệu đánh giá: từ ngày 01/8/2015 đến ngày 30/7/2016. - Xây dựng Báo cáo đánh giá theo 05 nội dung tại mục II.1 của Kế hoạch này và biểu chấm điểm (ban hành kèm theo Quyết định số 1426/QĐ-TTCP ngày 06/6/2016 của Thanh tra Chính phủ). UBND Thành phố báo cáo Thanh tra Chính phủ kết quả đánh giá công tác PCTN trước ngày 20/8/2016. Các đơn vị nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và Quyết định số 1426/QĐ-TTCP ngày 06/6/2016 của Thanh tra Chính phủ trên website: Thanhtra.hanoi.gov.vn. 3. Thu thập hồ sơ tài liệu phục vụ công tác đánh giá PCTN, giải trình theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ (nếu có) để phục vụ công tác công bố Báo cáo đánh giá công tác PCTN trên toàn quốc. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành trực thuộc UBND Thành phố căn cứ Kế hoạch này, tình hình thực tế của đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện đánh giá công tác PCTN, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Thanh tra Thành phố để tổng hợp chung) trước ngày 03 tháng 8 năm 2016 (theo 05 nội dung tại mục II.1 của Kế hoạch này và chấm điểm theo phụ lục kèm theo Quyết định số 1426/QĐ-TTCP ngày 06/6/2016 của Thanh tra Chính phủ). Các đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về nội dung, chất lượng báo cáo, chấm điểm; chuẩn bị các tài liệu phục vụ công tác giải trình trước Hội đồng đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ theo nội dung báo cáo của đơn vị mình và các nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác chuyên môn của ngành. 2. Sở Tài chính: Báo cáo việc công khai, minh bạch trong lĩnh vực đầu tư, mua sắm công, tài chính và ngân sách nhà nước; việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, Thực hiện đánh giá, tự chấm điểm đối với mục 2.1.2.1; 2.1.2.2; 2.6 Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. 3. Sở Nội vụ: Báo cáo việc công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; công tác cải cách hành chính; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; công tác chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức đơn vị quản lý. Thực hiện đánh giá, tự chấm điểm đối với mục 1.2.2.3; 2.1.2.4; 2.2; 2.3; 2.4; 4.2.1 Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. 4. Sở Tư pháp: Báo cáo việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN. Thực hiện đánh giá, tự chấm điểm đối với mục 1.1.3; 1.2.1; 1.2.2.1; 1.2.2.4; 1.2.3; 1.2.4 Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. 5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Báo cáo việc công khai các nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố để thực hiện đánh giá, tự chấm điểm đối với mục 2.1.2.3 Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. 6. Công an Thành phố: Rà soát các vụ việc tham nhũng đã phát hiện, xử lý; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng; đánh giá, tự chấm điểm đối với mục 3.4 Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. 7. Thanh tra Thành phố: Báo cáo việc lãnh đạo, chỉ đạo của UBND Thành phố về công tác PCTN; công tác ban hành chương trình, kế hoạch PCTN; công tác ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về PCTN; công tác sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về PCTN; công tác kê khai tài sản, thu nhập; việc nộp lại quà tặng và tặng quà. Thực hiện đánh giá, tự chấm điểm đối với mục 1.1.1; 1.1.2; 1.2.2.2; 1.6; 2.5 Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ. Tổ chức hướng dẫn các đơn vị thực hiện báo cáo đánh giá công tác PCTN trong tháng 7/2016. Đôn đốc các Sở, ban, ngành xây dựng Báo cáo đánh giá công tác PCTN năm 2016 theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá công tác PCTN của UBND Thành phố; báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/8/2015. Ngoài ra, đối với những nội dung nêu tại mục 1.3; 2.1.1; 2.1.3; 2.7; 3.1; 3.2; 3.3; 4.1; 4.2.2 Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ, các Sở, ban, ngành căn cứ kết quả thực hiện của đơn vị, tập hợp số liệu để đánh giá, tự chấm điểm. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Thanh tra Thành phố tổng hợp, đánh giá, để chấm điểm chung của toàn Thành phố. UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và đơn vị trực thuộc Thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, chủ động báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo, xử lý kịp thời./. Nơi nhận: - Thanh tra Chính phủ; Để b/c - Chủ tịch UBND TP; Để b/c - Các Phó Chủ tịch UBND TP; - VP UBND TP: C/PCVP, các phòng CV; - Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND TP; - Lưu: VT, NCn(2). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Chung
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "08/07/2016", "sign_number": "129/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Chung", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-42-2015-TT-BLDTBXH-dao-tao-trinh-do-so-cap-297838.aspx
Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH đào tạo trình độ sơ cấp mới nhất
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 42/2015/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, gồm: khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; yêu cầu, nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo và quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh đào tạo; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp; mẫu chứng chỉ sơ cấp, in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp; biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trình độ sơ cấp. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo sơ cấp) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là số lượng mô - đun bắt buộc mà người học phải tích lũy được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp. 2. Mô - đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hành trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề. 3. Chương trình đào tạo sơ cấp là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc đơn giản của nghề. 4. Chuẩn đầu ra là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học và xã hội, được công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện. Chương II KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TỐI THIỂU; YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Điều 4. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mô - đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 01 (một) năm học. Điều 5. Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp 1. Kiến thức: a) Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng công việc của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; b) Hiểu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc. 2. Kỹ năng: Làm được các công việc đơn giản hoặc công việc có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề; 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình. Chương III YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO; QUY TRÌNH XÂY DỰNG, BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Mục 1. NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO Điều 6. Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo 1. Yêu cầu về chương trình đào tạo a) Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành; b) Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Khoản 1 và Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng nghề đào tạo và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; c) Chương trình đào tạo phải xác định được số lượng và thời lượng của từng mô - đun tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập; d) Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu; đ) Phân bổ thời gian chương trình và trình tự thực hiện các mô - đun để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả; e) Quy định được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng; g) Đưa ra được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô - đun và của chương trình đào tạo; h) Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp. 2. Yêu cầu về giáo trình đào tạo a) Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các mô - đun trong chương trình đào tạo; b) Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình; c) Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô - đun; d) Mỗi bài, chương của giáo trình phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng; đ) Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng; e) Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác. Điều 7. Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo 1. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau: a) Tên nghề đào tạo; mã nghề; b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào; c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo; d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun; đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm; e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học. g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp; h) Phương pháp và thang điểm đánh giá; i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo. 2. Nội dung và cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau: a) Thông tin chung của giáo trình (tên mô - đun, tên nghề đào tạo, trình độ đào tạo; tuyên bố bản quyền; lời giới thiệu; mục lục;...); b) Mã mô - đun, vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình mô - đun; c) Nội dung của giáo trình mô - đun; tên bài/chương; mã bài/chương; giới thiệu bài/chương; mục tiêu bài/chương; nội dung kiến thức, kỹ năng của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương (gồm: kiến thức, kỹ năng và quy trình, cách thức thực hiện công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ); d) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun. Mục 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Điều 8. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo 1. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo a) Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp, nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp trình độ sơ cấp theo từng nghề, xác định nghề đào tạo trình độ sơ cấp để xây dựng, lựa chọn chương trình đào tạo. b) Bước 2: Thiết kế chương trình đào tạo: - Xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp; - Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề hoặc phân tích nghề, phân tích công việc theo quy định về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (nếu tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chưa được ban hành) để xác định chuẩn đầu ra và khối lượng kiến thức, kỹ năng, nội dung để đưa vào chương trình đào tạo; - Xác định độ quan trọng của các kiến thức, kỹ năng được lựa chọn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp theo các mức độ: Bắt buộc phải học - Cần học - Nên học; - Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo; đối chiếu, so sánh với các chương trình đào tạo cùng nghề, cùng trình độ của cơ sở đào tạo khác ở trong và ngoài nước để tham khảo, lựa chọn thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp; - Xác định yêu cầu, nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học; - Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia về kết cấu chương trình đào tạo; - Tổng hợp, hoàn chỉnh cấu trúc chương trình đào tạo. c) Bước 3: Biên soạn chương trình đào tạo theo nội dung và cấu trúc đã được xác định, trong đó cụ thể hóa từng mô - đun; điều kiện thực hiện mô - đun; phương pháp và nội dung đánh giá. d) Bước 4: Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo - Tổ chức hội thảo chuyên gia (gồm các chuyên gia kỹ thuật của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nghệ nhân và những người có kiến thức, kinh nghiệm, am hiểu về nghề). - Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo. đ) Bước 5: Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo - Hoàn chỉnh hồ sơ và dự thảo chương trình đào tạo. - Ban chủ nhiệm báo cáo và bảo vệ chương trình đào tạo trước Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo. - Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo họp, đánh giá để làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, ra quyết định ban hành chương trình đào tạo. e) Bước 6: Đánh giá và cập nhật nội dung chương trình đào tạo. 2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp giao cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện các Điểm a và e Khoản 1 Điều này và ra quyết định thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo (dưới đây gọi là Ban chủ nhiệm) để thực hiện các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 của Điều này. b) Ban chủ nhiệm có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng chương trình đào tạo cần xây dựng); gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật trong các doanh nghiệp; trong đó, có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy các nghề tương ứng. Ban chủ nhiệm có trưởng ban, phó trưởng ban, thư ký và các ủy viên. - Tiêu chuẩn của thành viên Ban chủ nhiệm: + Có trình độ trung cấp trở lên; + Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần xây dựng chương trình; - Trách nhiệm, quyền hạn của Ban chủ nhiệm: + Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho nghề được phân công theo các quy định của Thông tư này; + Ban chủ nhiệm có thể thành lập các tiểu ban giúp việc để thực hiện từng phần nhiệm vụ, công việc trong trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo; + Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của chương trình đào tạo đối với nghề được giao. Điều 9. Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo 1. Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo. a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo (dưới đây gọi là Hội đồng thẩm định chương trình). b) Hội đồng thẩm định chương trình có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng chương trình đào tạo cần thẩm định) là các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một thành viên là người của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo và có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy trình độ đào tạo sơ cấp với nghề tương ứng. Trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo cơ sở đào tạo, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên. c) Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình - Có trình độ cao đẳng trở lên; - Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần thẩm định. d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chương trình: - Hội đồng thẩm định là tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thẩm định chương trình đào tạo. - Nhận xét, đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng thẩm định; kiến nghị về việc phê duyệt chương trình đào tạo. - Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo và lập báo cáo kết quả thẩm định để làm căn cứ phê duyệt chương trình đào tạo. đ) Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định chương trình: - Hội đồng thẩm định chương trình làm việc dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng; - Phiên họp của Hội đồng thẩm định chương trình chỉ hợp lệ khi có mặt tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng, trong đó có chủ tịch, thư ký và các ủy viên phản biện; các thành viên vắng mặt phải có bản nhận xét, đánh giá về chương trình gửi Hội đồng trước ngày họp; - Hội đồng thẩm định chương trình thảo luận công khai, từng thành viên trong hội đồng có ý kiến phân tích, đánh giá đối với chương trình đào tạo; biểu quyết từng nội dung và kết luận theo đa số (theo ý kiến của từ 2/3 thành viên Hội đồng trở lên); - Cuộc họp của Hội đồng thẩm định chương trình phải được ghi thành biên bản chi tiết; trong đó có các ý kiến của từng thành viên và kết quả biểu quyết đối với từng nội dung kết luận của Hội đồng). Biên bản được các thành viên của Hội đồng dự họp nhất trí thông qua và cùng ký tên. e) Hội đồng thẩm định chương trình có thể thành lập các tiểu ban giúp việc cho hội đồng để thẩm định một hoặc một số mô - đun trong chương trình đào tạo. 2. Bước 2: Thẩm định chương trình đào tạo a) Hội đồng thẩm định chương trình căn cứ vào các quy định hiện hành về chương trình đào tạo; yêu cầu của nghề đào tạo theo khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định để thẩm định chương trình đào tạo. b) Hội đồng thẩm định chương trình phải kết luận rõ một trong các nội dung sau: thông qua chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua chương trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua. 3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo, kèm theo biên bản họp hội đồng, hồ sơ thẩm định để người đứng đầu cơ sở đào tạo xem xét, quyết định ban hành. 4. Bước 4: Ban hành chương trình đào tạo Người đứng đầu cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp căn cứ kết quả thẩm định chương trình đào tạo của hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp để áp dụng cho cơ sở mình. Điều 10. Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra 1. Lựa chọn chương trình đào tạo Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có thể lựa chọn chương trình đào tạo, nhưng phải tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này để phê duyệt áp dụng đối với cơ sở mình. 2. Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo a) Ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo về sự đáp ứng so với chuẩn đầu ra đã xác định và yêu cầu của người sử dụng lao động và những thay đổi của công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất đối với nghề đào tạo; những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá, dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo. b) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành chương trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này. 3. Cơ sở đào tạo sơ cấp phải công khai chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo của cơ sở mình với người học nghề, gia đình họ khi tuyển sinh bằng hình thức niêm yết tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể các nội dung cần công khai gồm: a) Nội dung công khai về chương trình đào tạo: tên chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo; những kiến thức người học sẽ được trang bị, những kỹ năng được thực hành; chứng chỉ sơ cấp; mức học phí phải nộp; các chính sách hỗ trợ (nếu có). b) Nội dung công khai về chuẩn đầu ra gồm: những kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được; những công việc của nghề hoặc vị trí việc làm mà người học có thể thực hiện được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sơ cấp. Mục 3. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO Điều 11. Quy trình biên soạn giáo trình đào tạo 1. Bước 1: Thành lập Tổ biên soạn giáo trình đào tạo a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ra quyết định thành lập Tổ biên soạn giáo trình đào tạo (sau đây gọi là Tổ biên soạn). b) Thành phần Tổ biên soạn có từ 5 đến 7 thành viên, gồm Tổ trưởng, thư ký và các thành viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm đối với nghề đào tạo. c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Tổ biên soạn: có trình độ trung cấp trở lên; có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần biên soạn giáo trình. d) Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ biên soạn: - Tổ biên soạn có thể thành lập các Nhóm để biên soạn giáo trình một số mô đun của nghề; Mỗi nhóm biên soạn có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy đối với nghề biên soạn. Nhóm giúp Tổ biên soạn thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trình đối với nghề được giao; - Quy định trách nhiệm của các nhóm biên soạn giáo trình đào tạo; - Tổ chức hướng dẫn phương pháp, quy trình tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo cho thành viên các nhóm biên soạn; - Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của giáo trình; báo cáo trước Hội đồng thẩm định và hoàn thiện dự thảo theo góp ý của Hội đồng thẩm định. 2. Bước 2: Thiết kế cấu trúc giáo trình đào tạo Tổ biên soạn tổ chức nghiên cứu chương trình đào tạo của nghề, chương trình chi tiết mô - đun; Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trình. Cụ thể: a) Xác định mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô - đun; b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô - đun; c) Tổ chức hội thảo, xin ý kiến chuyên gia về cấu trúc của giáo trình đào tạo; d) Tổng hợp, hoàn thiện các nội dung về cấu trúc của giáo trình đào tạo. 3. Bước 3: Biên soạn giáo trình đào tạo a) Biên soạn nội dung chi tiết giáo trình mô - đun; b) Hội thảo xin ý kiến chuyên gia (gồm các giáo viên, giảng viên đang trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý, nghiên cứu và chuyên gia của nghề đào tạo về nội dung của từng giáo trình mô - đun); c) Tổng hợp, hoàn thiện giáo trình đào tạo sau khi có ý kiến chuyên gia. 4. Bước 4: Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình đào tạo a) Sửa chữa biên tập tổng thể giáo trình đào tạo; b) Gửi xin ý kiến chuyên gia về giáo trình đào tạo, gồm kỹ sư chuyên ngành đang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan trên địa bàn; c) Hoàn thiện giáo trình đào tạo. 5. Bước 5: Thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo a) Gửi bản dự thảo giáo trình tới Hội đồng thẩm định giáo trình kèm theo báo cáo tóm tắt quá trình biên soạn và những nội dung cốt lõi của giáo trình đào tạo; b) Bảo vệ giáo trình trước cuộc họp Hội đồng thẩm định giáo trình; c) Hoàn thiện giáo trình theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình; d) Trình người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp giáo trình đã được hoàn thiện (kèm theo báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình) để xem xét, quyết định ban hành giáo trình đào tạo. 6. Bước 6: Đánh giá và cập nhật nội dung giáo trình đào tạo. Điều 12. Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo 1. Bước 1: Thành lập hội đồng thẩm định giáo trình a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo. b) Hội đồng thẩm định có 5 đến 7 thành viên, gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên. Thành phần Hội đồng gồm các giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của nghề và được thành lập theo từng lĩnh vực chuyên môn của nghề, trong đó phải có ít nhất một thành viên là người của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo. c) Tiêu chuẩn thành viên của Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có trình độ cao đẳng trở lên; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề. d) Hội đồng thẩm định có thể quyết định thành lập các tiểu ban và quy định nhiệm vụ, trách nhiệm các tiểu ban để giúp việc Hội đồng thực hiện thẩm định một số giáo trình mô đun được giao của nghề. Mỗi tiểu ban giúp việc có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy mô đun tương ứng của nghề. đ) Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định giáo trình: Thẩm định giáo trình đào tạo do Tổ biên soạn dự thảo và báo cáo Hội đồng; Trình thủ trưởng cơ sở đào tạo sơ cấp về kết quả thẩm định để làm căn cứ xem xét, quyết định ban hành giáo trình đào tạo. 2. Bước 2: Tổ chức thẩm định giáo trình a) Hội đồng thẩm định căn cứ vào chương trình đào tạo, căn cứ các quy định hiện hành về giáo trình để thẩm định từng giáo trình đào tạo. Cụ thể: - Tổ chức họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng với sự có mặt của đầy đủ các thành viên Hội đồng theo nguyên tắc thảo luận công khai và từng thành viên trong hội đồng phải có ý kiến phân tích, đánh giá đối với giáo trình biên soạn; biểu quyết từng nội dung và đưa ra kết luận. Các ý kiến được thống nhất đưa vào kết luận khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng đồng ý. - Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản họp thẩm định của Hội đồng (trong đó có ý kiến của từng thành viên, kết quả biểu quyết đối với từng kết luận và có chữ ký của các thành viên), để người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt giáo trình để đưa vào đào tạo. b) Tổ biên soạn giáo trình đào tạo có trách nhiệm giải đáp các câu hỏi của thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định. c) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ theo các nội dung sau: Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc hội đồng không thông qua giáo trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua. 3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định Chủ tịch hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo, kèm theo biên bản họp hội đồng và hồ sơ thẩm định để người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, quyết định ban hành. 4. Bước 4: Ban hành giáo trình Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ kết quả thẩm định giáo trình đào tạo của Hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp để áp dụng cho cơ sở mình. Điều 13. Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo 1. Lựa chọn giáo trình đào tạo Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác, nhưng phải tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này để phê duyệt và áp dụng. 2. Cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo a) Ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo. b) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật giáo trình đào tạo và tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này. Chương IV TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh 1. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh Cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ quy mô tuyển sinh đã được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp hàng năm của đơn vị mình. 2. Kế hoạch tuyển sinh a) Trên cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh quy định tại Khoản 1 Điều này; căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhu cầu của người học và kết quả tuyển sinh đào tạo trong năm, trước ngày 31 tháng 10 hằng năm cơ sở đào tạo sơ cấp xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình độ sơ cấp cho năm sau của cơ sở mình, gồm: số lượng, nghề đào tạo, đối tượng, thời gian, địa bàn tuyển sinh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có). b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các Bộ, ngành tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc (nếu có) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11 hằng năm. 3. Thông báo tuyển sinh Chậm nhất 03 (ba) tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề; đối tượng tuyển sinh, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển. Điều 15. Đối tượng và hình thức tuyển sinh 1. Đối tượng tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. 2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm. Điều 16. Đăng ký học trình độ sơ cấp 1. Người học trình độ sơ cấp có thể đăng ký vào học tại một hoặc nhiều cơ sở đào tạo sơ cấp. Người học đăng ký học tại cơ sở đào tạo sơ cấp nào thì nộp hồ sơ đăng ký học tại cơ sở đó. 2. Thủ tục và hồ sơ đăng ký, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển học trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định. 3. Sau khi xem xét đủ điều kiện nhập học, bộ phận phụ trách đào tạo trình người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký quyết định công nhận người đến học là học sinh chính thức, xếp lớp học và cấp thẻ học viên cho từng người. 4. Học sinh nhập học phải được cơ sở đào tạo sơ cấp cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của người học. 5. Các giấy tờ nhập học phải được xếp trong túi đựng hồ sơ của từng học sinh do bộ phận đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp quản lý, lưu giữ. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Điều 17. Thời gian hoạt động đào tạo 1. Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình. 2. Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo a) Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần. b) Một giờ học thực hành hoặc học theo mô - đun là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. c) Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô - đun không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn. d) Một tuần học theo mô - đun hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn. 3. Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp. Điều 18. Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo 1. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là thời gian tích lũy đủ số lượng mô - đun quy định cho từng chương trình đào tạo. Tùy theo điều kiện đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định thời gian tối đa đối với mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế của chương trình đó. 2. Tùy thuộc chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo sơ cấp phân bổ thời gian và kế hoạch đào tạo đối với từng nghề; số lượng mô - đun tối đa, tối thiểu cần tích lũy cho từng kỳ học, đợt học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Thời gian thực học tối thiểu cho chương trình đào tạo là 10 (mười) tuần và tối đa là 42 (bốn hai) tuần. Thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học tối thiểu là 01 (một) tuần và tối đa 02 (hai) tuần. b) Tổng thời gian các hoạt động chung tối thiểu cho chương trình đào tạo là 01 (một) tuần và tối đa là 02 (hai) tuần. 3. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức, kỹ năng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp được quy định trong chương trình đào tạo của từng nghề, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phân bổ số mô - đun cho từng kỳ học, đợt học. Điều 19. Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo 1. Xây dựng kế hoạch đào tạo a) Kế hoạch đào tạo đối với khóa học: Kế hoạch phải thể hiện được các nội dung: mục tiêu đào tạo, số lượng mô - đun, tên từng mô - đun đào tạo; thời gian thực hiện; thời gian kiểm tra, hoặc thi kết thúc khóa học; địa điểm thực hiện. b) Kế hoạch đào tạo đối với kỳ học hoặc đợt học: phải thể hiện được các nội dung: tên mô - đun đào tạo; thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc; thời gian kiểm tra; giáo viên, người dạy và địa điểm thực hiện. Đầu khóa học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học về quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo của khóa học, kỳ học hoặc đợt học; nội dung chương trình đào tạo bắt buộc và tự chọn cho cả khóa học, từng kỳ học hoặc đợt học; danh sách mô - đun sẽ được giảng dạy; lịch kiểm tra, thi, hình thức kiểm tra, thi kết thúc hoặc công nhận kết quả; quyền lợi và nghĩa vụ của người học. 2. Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy a) Giáo viên giảng dạy phải đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. b) Cơ sở đào tạo sơ cấp phải bố trí đủ giáo viên giảng dạy phù hợp từng nội dung trong chương trình đào tạo. 3. Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo a) Tổ chức lớp - Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học. - Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học. - Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp. b) Địa điểm đào tạo Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,... theo yêu cầu của từng mô - đun, chương trình đào tạo. 4. Tổ chức giảng dạy a) Khi bắt đầu khóa học, kỳ học hoặc đợt học và trước khi học từng mô - đun giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề của từng người học; tinh thần thái độ học tập của người học (đánh giá năng lực người học) để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp. b) Chỉ tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mô - đun đã học và tổ chức giảng dạy mô - đun tiếp theo của chương trình đào tạo. c) Trường hợp đào tạo thường xuyên trình độ sơ cấp, khi kết thúc kỳ học hoặc đợt học, người học làm công việc họ được dạy tại nơi ở, nơi làm việc hoặc tự ôn, luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề để chuẩn bị kiểm tra kết thúc mô - đun đã học và học mô - đun, kỳ học hoặc đợt học tiếp theo. Điều 20. Nghỉ học tạm thời 1. Người học được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau: a) Được điều động đi làm nghĩa vụ quân sự, công an nghĩa vụ, thanh niên xung phong; b) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị dài ngày, nhưng phải có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền; c) Trường hợp vì nhu cầu cá nhân, người học phải có đủ các điều kiện: - Đã học ít nhất một mô - đun hoặc một kỳ học, đợt học đối với chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo sơ cấp; - Không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 21 của Thông tư này. 2. Người học, khi muốn trở lại học tiếp tại cơ sở đào tạo sơ cấp, phải báo cho cơ sở đào tạo sơ cấp ít nhất 5 (năm) ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ học, đợt học mới. 3. Thủ tục nghỉ học tạm thời, được bảo lưu kết quả đã học và việc trở lại học tiếp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và phải thông báo công khai tại cơ sở đào tạo sơ cấp. Điều 21. Buộc thôi học, tự thôi học 1. Người học bị buộc thôi học trong quá trình học, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học. b) Đã hết thời gian đào tạo tối đa đối với chương trình đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này. 2. Người học không thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại Khoản 1 Điều này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định, nếu thuộc một trong các trường hợp sau được đề nghị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp cho thôi học: a) Người học sinh tự xét thấy không còn khả năng hoàn thành chương trình đào tạo. b) Vì lý do khác phải thôi học kèm theo minh chứng cụ thể và được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp chấp thuận. 3. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể về thủ tục, trách nhiệm của cơ sở đào tạo, người học và quyết định việc buộc thôi học, tự thôi đối với người học. 4. Chậm nhất là một tháng sau khi người học có quyết định buộc thôi học hoặc tự thôi học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo tới địa phương, nơi người học đăng ký hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú (nếu có). Điều 22. Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp 1. Trong thời gian học, do nhu cầu của bản thân và gia đình (gia đình thay đổi nơi cư trú, hoặc hoàn cảnh riêng của gia đình, bản thân), người học có thể được xem xét, chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp và công nhận kết quả đã học, nếu có đủ các điều kiện sau: a) Người học phải có đơn đề nghị thay đổi cơ sở đào tạo kèm theo hồ sơ xin theo quy định của cơ sở đào tạo sơ cấp nơi đến; b) Cơ sở đào tạo sơ cấp, nơi người học sẽ chuyển đến có nghề đào tạo mà người học đang học; c) Người học không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc thời gian bị xem xét kỷ luật; d) Được sự đồng ý của cả hai cơ sở đào tạo sơ cấp nơi chuyển đi và nơi đến. 2. Căn cứ chương trình đào tạo của hai cơ sở, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp nơi người học xin chuyển đến có quyền quyết định việc học tập tiếp tục và công nhận kết quả học tập trước đó của người học hoặc các mô - đun được chuyển đổi kết quả, số mô - đun phải học bổ sung. Điều 23. Đánh giá, công nhận kết quả học tập 1. Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô - đun. Điểm mô - đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô - đun. 2. Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số. 3. Kết quả học tập được đánh giá theo số mô - đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô - đun theo quy định, có đủ điều kiện thì được người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp. Những mô - đun đã tích lũy được công nhận và không phải học lại khi học các chương trình đào tạo khác hoặc được bảo lưu để học liên thông lên trình độ cao hơn. Chương VI THI, KIỂM TRA, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP Điều 24. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ 1. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ a) Kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học của học sinh theo từng mô - đun cụ thể thông qua việc chấm điểm kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra đánh giá khác. b) Kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện tại thời điểm được quy định trong đề cương chi tiết của mô đun, có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết có thời gian làm bài từ 30 đến 45 phút; làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác. 2. Cách thức thực hiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ a) Kiểm tra đánh giá quá trình học do giáo viên giảng dạy mô - đun thực hiện theo những yêu cầu sau: - Nội dung kiểm tra là những nội dung được quy định trong mô - đun đào tạo đã giảng dạy cho học sinh; - Nội dung cụ thể và hình thức kiểm tra thường xuyên do giáo viên tự quyết định; - Nội dung và hình thức kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định trong đề cương chi tiết mô - đun của chương trình đào tạo. b) Các bài kiểm tra theo hình thức kiểm tra viết, tiểu luận, bài tập sau khi chấm phải trả lại cho học sinh ngay sau khi công bố điểm kiểm tra. 3. Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng mô - đun cụ thể được thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp, bảo đảm trong một mô - đun mỗi người học có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ. 4. Học sinh không dự kiểm tra nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 (không) cho bài kiểm tra đó. Trường hợp có lý do chính đáng thì được giáo viên giảng dạy mô - đun tổ chức làm bài kiểm tra bổ sung. Điều 25. Kiểm tra kết thúc mô - đun 1. Thể lệ kiểm tra kết thúc mô - đun a) Điều kiện dự kiểm tra kết thúc mô - đun: Người học được dự kiểm tra kết thúc mô - đun khi có đủ điều kiện sau: - Tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờ thực hành, thực tập và các yêu cầu của mô - đun được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun. - Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên. Trường hợp người học bị ốm trong quá trình học hoặc trong kỳ kiểm tra kết thúc mô - đun, phải viết đơn xin phép gửi cơ sở đào tạo sơ cấp trong thời hạn không quá một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường hoặc cơ quan y tế cấp xã trở lên nhưng phải đảm bảo tham dự lớp học đủ thời gian theo quy định tại điểm này. b) Hình thức, thời gian kiểm tra - Hình thức kiểm tra kết thúc mô - đun là thực hiện bài kiểm tra kỹ năng tổng hợp, gồm kiến thức và kỹ năng thực hành một hoặc một số khâu công việc của nghề. - Thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô - đun đối với mỗi bài kiểm tra viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài kiểm tra đối với các hình thức kiểm tra khác hoặc thời gian làm bài kiểm tra của mô - đun có tính đặc thù của nghề đào tạo do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quyết định. Hình thức kiểm tra, thời gian làm bài kiểm tra kết thúc mô - đun phải được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun. c) Ra đề kiểm tra và chấm điểm - Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề kiểm tra kết thúc mô - đun. Đề kiểm tra phải phù hợp với nội dung mô - đun đã được quy định trong chương trình và phải được bốc thăm ngẫu nhiên từ ngân hàng đề của cơ sở đào tạo sơ cấp. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phê duyệt đề trước khi sử dụng. - Cách chấm và tính điểm kiểm tra + Mỗi bài kiểm tra kết thúc mô - đun phải do giáo viên chấm điểm và phải ký tên vào bài kiểm tra, phiếu chấm điểm, bảng tổng hợp điểm. Việc chấm điểm bài kiểm tra viết tự luận, chấm điểm vấn đáp, thực hành phải thực hiện trên phiếu chấm thi do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định. + Điểm kiểm tra là điểm trung bình cộng của các giáo viên chấm. Trường hợp điểm của các giáo viên chấm đối với một bài kiểm tra có sự chênh lệch trên 1,0 điểm (theo thang điểm 10) thì phải tổ chức xem xét hoặc chấm lại. Trường hợp chấm lại vẫn không thống nhất được điểm thì trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn xem xét, quyết định cuối cùng về cho điểm đối với bài kiểm tra đó. Bài kiểm tra được chấm thông qua máy, phần mềm chuyên dụng và việc chấm phúc khảo do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và tổ chức thực hiện. Đối với người học không đủ điều kiện dự kiểm tra hoặc vắng mặt buổi kiểm tra không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 cho lần kiểm tra đó; trường hợp có lý do chính đáng thì chưa tính điểm kiểm tra. - Cách tính điểm mô - đun + Điểm mô - đun là điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm kiểm tra kết thúc mô - đun có trọng số 0,6. + Điểm trung bình các điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2. d) Kết quả kiểm tra kết thúc mô - đun; học và kiểm tra lại - Người học đủ điều kiện dự kiểm tra sau mỗi lần học, được dự kiểm tra kết thúc mô - đun nhưng không quá 02 lần kiểm tra. Cụ thể: + Học sinh được dự kiểm tra kết thúc mô - đun lần thứ nhất, nếu điểm mô - đun đạt yêu cầu thì không phải dự kiểm tra lần thứ hai; nếu điểm mô - đun chưa đạt yêu cầu thì phải dự kiểm tra thêm một lần nữa do cơ sở tổ chức. + Học sinh vắng mặt ở lần kiểm tra nào mà không có lý do chính đáng thì vẫn tính số lần dự kiểm tra đó nhưng điểm số là 0; trường hợp có lý do chính đáng thì chưa tính số lần dự kiểm tra và được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp bố trí dự kiểm tra. - Học và kiểm tra lại: Học sinh phải học và kiểm tra lại mô - đun chưa đạt yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Không đủ điều kiện dự kiểm tra lần đầu; + Đã hết số lần (02 lần) dự kiểm tra kết thúc mô - đun, nhưng điểm mô - đun chưa đạt yêu cầu. - Học sinh thuộc diện phải học và kiểm tra lại không được bảo lưu điểm, thời gian học tập của mô - đun lần học trước và phải bảo đảm các điều kiện dự kiểm tra được quy định tại Điểm a Khoản 1 của Điều này mới được dự kiểm tra kết thúc mô - đun. - Trường hợp không còn mô - đun do điều chỉnh chương trình thì người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quyết định chọn mô - đun khác thay thế trên cơ sở phù hợp với mục tiêu của nghề đào tạo. 2. Cách thức tổ chức kiểm tra kết thúc mô - đun a) Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức phổ biến quy chế kiểm tra đối với học sinh tham dự kỳ kiểm tra. Các phiên họp liên quan đến kỳ kiểm tra; việc lựa chọn bốc thăm, bàn giao đề kiểm tra; bài kiểm tra; điểm kiểm tra phải được ghi lại bằng biên bản. b) Lịch kiểm tra của kỳ kiểm tra chính phải được thông báo trước ngày kiểm tra ít nhất 02 tuần. Lịch kiểm tra của kỳ kiểm tra lại phải được thông báo trước ngày kiểm tra ít nhất 01 tuần. Trong kỳ kiểm tra, từng mô - đun được tổ chức kiểm tra riêng biệt, không bố trí kiểm tra ghép một số mô - đun trong cùng một buổi kiểm tra của một học sinh. c) Thời gian dành cho ôn kiểm tra mỗi mô - đun tỷ lệ thuận với số giờ của mô - đun đó và bảo đảm ít nhất là 1/2 ngày ôn thi cho 15 giờ thực học. Tất cả các mô - đun phải bố trí giáo viên hướng dẫn ôn kiểm tra, đề cương ôn thi phải được công bố cho người học ngay khi bắt đầu tổ chức ôn kiểm tra. d) Danh sách học sinh đủ điều kiện dự kiểm tra, không đủ điều kiện dự kiểm tra có nêu rõ lý do phải được công bố công khai trước ngày kiểm tra mô - đun ít nhất 05 ngày làm việc. Danh sách phòng kiểm tra, địa điểm kiểm tra phải được công khai trước ngày kiểm tra kết thúc mô - đun từ 1 - 2 ngày làm việc. đ) Điểm kiểm tra theo hình thức vấn đáp, thực hành, thực tập hoặc bảo vệ báo cáo thực tập phải được công bố cho học sinh biết ngay sau khi chấm. Đối với các hình thức kiểm tra khác phải được công bố cho học sinh biết muộn nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp kết quả kiểm tra. e) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể về tổ chức kiểm tra, kết thúc mô - đun ở cơ sở mình. Điều 26. Kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học (dưới đây gọi là thi kết thúc khóa học) 1. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có trách nhiệm quy định việc ra đề thi kết thúc khóa học; quy định thể lệ thi (thời gian, hình thức thi; thang điểm và cách tính điểm thi...); thành lập Hội đồng thi kết thúc khóa học và chỉ đạo thực hiện kỳ thi kết thúc khóa học công khai, công bằng, đảm bảo chất lượng, đánh giá đúng kết quả học tập và rèn luyện của người học. 2. Điều kiện để người học được dự thi kết thúc khóa học: a) Các điểm tổng kết môn học, mô - đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên; b) Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học. 3. Hình thức thi kết thúc khóa học: Thi kết thúc khóa học theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp để thực hiện các công việc đơn giản của nghề hoặc hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ. 4. Nhiệm vụ của Hội đồng thi kết thúc khóa học: a) Thông qua danh sách học sinh được dự thi kết thúc khóa học và thông báo công khai trước kỳ thi 15 ngày; b) Xây dựng đề, đáp án và quy trình chấm bài thi; c) Tổ chức thi kết thúc khóa học, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy thi và công nhận tốt nghiệp; d) Tổ chức chấm bài thi; đ) Đề xuất việc xếp loại tốt nghiệp cho học sinh sau khi kết thúc khóa học. Điều 27. Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp 1. Cách tính điểm tổng kết khóa học Điểm tổng kết khóa học của người học trình độ sơ cấp được tính theo công thức sau: Trong đó: - ĐTKKH: Điểm tổng kết khóa học - ĐiTKM: Điểm tổng kết mô - đun thứ i - ĐT: Điểm thi kết thúc khóa học - n: Số lượng các mô - đun đào tạo 2. Điều kiện được công nhận tốt nghiệp Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại khoản 1 của Điều này từ 5,0 trở lên. 3. Xếp loại tốt nghiệp a) Việc xếp loại tốt nghiệp cho học sinh được căn cứ vào điểm tổng kết khóa học. b) Các mức xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau: - Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10; - Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0; - Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0; - Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0; - Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0. c) Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô - đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại (không tính mô - đun được tạm hoãn học hoặc được miễn trừ). d) Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi vào chứng chỉ sơ cấp và bảng tổng hợp kết quả học tập của học sinh. 4. Công nhận tốt nghiệp a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ báo cáo của hội đồng kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học ra quyết định công nhận tốt nghiệp và công bố công khai tới người học. b) Cơ sở đào tạo sơ cấp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức đào tạo và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) về kết quả công nhận tốt nghiệp chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc khóa học. Chương VII MẪU CHỨNG CHỈ SƠ CẤP; IN, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THU HỒI, HỦY BỎ CHỨNG CHỈ SƠ CẤP Điều 28. Mẫu chứng chỉ sơ cấp 1. Chứng chỉ sơ cấp, gồm hai mặt, có kích thước 19cm x 18cm. 2. Mặt trước có nền màu đỏ, có hình Quốc huy, các chữ in trên mặt trước có màu vàng; mặt sau nền màu trắng, hoa văn trống đồng màu vàng nhạt, các chữ in trên mặt sau có màu đen, riêng dòng chữ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP” màu đỏ, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm. 3. Nội dung cụ thể của mẫu chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 29. Mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp 1. Mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp là mẫu chứng chỉ sơ cấp theo quy định tại Điều 28 Thông tư này, có thêm dòng chữ “BẢN SAO” màu đỏ, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, không đậm. 2. Nội dung cụ thể của mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 30. In, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp 1. In, quản lý chứng chỉ sơ cấp a) Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp quy định tại các Điều 28 và 29 Thông tư này, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô của cơ sở mình (nếu có). b) Cơ sở đào tạo sơ cấp gửi công văn kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để đăng ký xác nhận. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của cơ sở đào tạo sơ cấp, kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải xác nhận vào từng mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp. Trường hợp không xác nhận, phải có văn bản gửi cơ sở đào tạo sơ cấp, nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không xác nhận hoặc không có văn bản trả lời, cơ sở đào tạo sơ cấp được quyền in, sử dụng chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã gửi để đăng ký xác nhận. d) Mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp đã được xác nhận được lưu giữ tại cơ sở đào tạo sơ cấp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để quản lý. đ) Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã đăng ký xác nhận quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này để sử dụng cấp cho người học. 2. Cấp phát chứng chỉ sơ cấp a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký và cấp chứng chỉ sơ cấp cho từng người học được công nhận tốt nghiệp quy định tại Điều 27 Thông tư này. b) Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học. c) Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp. Điều 31. Thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp 1. Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau: a) Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp. b) Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp; c) Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa; d) Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình. 2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ sơ cấp được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chương VIII SỔ SÁCH, BIỂU MẪU QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Điều 32. Sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo Sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo sơ cấp ban hành kèm theo Thông tư này, gồm: 1. Tiến độ đào tạo Mẫu số 3. 2. Kế hoạch giáo viên Mẫu số 4. 3. Sổ lên lớp Mẫu số 5. 4. Sổ tay giáo viên Mẫu số 6. 5. Kế hoạch đào tạo Mẫu số 7. 6. Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp Mẫu số 8. 7. Sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp Mẫu số 9. 8. Sổ quản lý học sinh Mẫu số 10. Điều 33. Chế độ báo cáo 1. Cơ sở đào tạo sơ cấp thực hiện báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có) về kết quả tuyển sinh, đào tạo sơ cấp định kỳ 6 tháng (trước ngày 30 tháng 6) và 01 năm (trước ngày 31 tháng 12) theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả thực hiện tuyển sinh, đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các Bộ, ngành tổng hợp kết quả thực hiện tuyển sinh, đào tạo sơ cấp đối với các đơn vị trực thuộc (nếu có) và báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 31 tháng 7) và 01 năm (trước ngày 31 tháng 01 của năm liền kề) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Chương IX TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 34. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các Bộ ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. 2. Thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn tổ chức thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định. 2. Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện đào tạo sơ cấp đối với các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp trên địa bàn theo quy định. Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc 1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc tổ chức thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp. 2. Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện đào tạo sơ cấp đối với các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định. Điều 37. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2015. 2. Cơ sở đào tạo sơ cấp tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp nghề trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục tổ chức đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học theo chương trình, quy định về đào tạo sơ cấp nghề. 3. Bãi bỏ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp và các quy định về dạy nghề trình độ sơ cấp trái với các quy định tại Thông tư này. 4. Các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những điểm mới phát sinh, có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, tp trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, TCDN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Văn Tí MẪU SỐ 1 CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) MẪU SỐ 2 BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) MẪU SỐ 3 TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) (Tên cơ sở đào tạo sơ cấp) ……….. Tiến độ đào tạo Lớp học: ………….. Khóa học: …………. Số TT Nội dung hoạt động Tháng Ghi chú Tuần 1 2 3 4 5 6 ….. 47 48 49 50 51 52 Từ ngày Đến ngày …………… …………….. …………….. …………….. …………….. …………….. Khai, bế giảng Hoạt động chung Mô đun đào tạo nghề Thực tập tại doanh nghiệp Kiểm tra, thi kết thúc khóa học Nghỉ lễ Lao động/ngoại khóa Ghi chú: Các cơ sở đào tạo sơ cấp quy định các ký hiệu cụ thể cho từng nội dung sao cho dễ theo dõi, không trùng lặp. Hiệu trưởng/Giám đốc (ký tên, đóng dấu) ………, ngày …. tháng ….. năm ….. Trưởng phòng đào tạo (ký, ghi rõ họ tên) MẪU SỐ 4 KẾ HOẠCH GIÁO VIÊN (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) (Tên cơ sở đào tạo sơ cấp) ……….. Kế hoạch giáo viên Năm học:………………………………. Khóa học: …………………… Số TT Họ và tên giáo viên Bố trí giảng dạy Số giờ giảng Các nhiệm vụ khác Tổng số giờ giảng trong học kỳ Giờ tiêu chuẩn theo quy định So sánh Tháng Nội dung Quy đổi thành giờ giảng Giờ thừa Giờ thiếu Tuần 1 2 3 ....... 25 26 Mô đun Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... Hiệu trưởng/Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) ……….., ngày…… tháng …… năm ……… Trưởng khoa, Bộ môn (ký, ghi rõ họ tên) MẪU SỐ 5 SỔ LÊN LỚP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có) .................................................... Cơ sở đào tạo sơ cấp ................................................... (Trang bìa 1) Sổ lên lớp Lớp: ………………………........................................... Trình độ: .................................................................. Nghề:………………………...................................... Khóa:........................................................................ (Khổ 26x38,5) Năm học:................... MỤC LỤC SỔ LÊN LỚP Số TT Nội dung Trang 1 Danh sách giáo viên 2 Thời khóa biểu 3 Theo dõi ngày học tập 4 Bảng ghi tóm tắt nội dung 5 Bảng ghi điểm 6 Xếp loại kết quả rèn luyện 7 Tổng hợp kết quả học tập 8 Tổng hợp đánh giá cuối năm - cuối khóa 9 Kiểm tra tình hình dạy học 10 Hướng dẫn sử dụng 1. Danh sách giáo viên giảng dạy TT Họ và tên giáo viên Giảng dạy mô-đun Số giờ giảng dạy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 TT Giáo viên chủ nhiệm 1 2 3 2. Thời khóa biểu (Thực hiện từ ngày tháng năm ....... đến ngày ..... tháng ..... năm ........) Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Nội dung Thời gian Nội dung Thời gian Nội dung Thời gian Nội dung Thời gian Nội dung Thời gian Nội dung Thời gian Nội dung Thời gian Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Từ… Đến… Trưởng phòng đào tạo (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 3. Theo dõi ngày học tập Tháng……năm……. TT Họ và tên học sinh Ngày Số giờ nghỉ có phép Số giờ nghỉ không phép Ghi chú 1 2 3 ….. 29 30 31 ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. Cộng Có phép Không phép 4. Bảng ghi tóm tắt nội dung Họ và tên giáo viên:......................................................................................................... Mô-đun:........................................................................................................................... Ngày lên lớp Số giờ Tóm tắt nội dung bài dạy, kiểm tra Số học sinh vắng mặt Chữ ký giáo viên Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 5. Bảng ghi điểm Mô - đun......................... Số TT Họ và tên học sinh Ngày kiểm tra Điểm mô - đun Ghi chú Điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ mô-đun Điểm kiểm tra kết thúc mô-đun Lần 1 Lần 2 Ghi chú: Mỗi mô đun mở 1 trang để ghi điểm của học sinh. 6. Xếp kết quả rèn luyện Kỳ học (đợt học) ..................... Số TT Họ và tên học sinh Nhận xét tóm tắt Xếp loại Xuất sắc Tốt Khá Trung bình khá Trung bình Yếu Kém 7. Tổng hợp kết quả học tập Số TT Họ và tên học sinh Kết quả học tập mô - đun Mô-đun phải học lại Tên MĐ:... Hệ số:...... Tên MĐ:... Hệ số:...... Tên MĐ:... Hệ số:...... Điểm mô - đun Điểm mô - đun Điểm mô - đun 8. Tổng hợp đánh giá cuối khóa Số TT Họ và tên học sinh Số giờ nghỉ học Điểm trung bình chung Kết quả rèn luyện Mô-đun phải học lại Ghi chú Tổng số Có phép Không phép 9. Kiểm tra tình hình dạy học Số TT Thời gian kiểm tra Thành phần đoàn kiểm tra Nội dung kiểm tra Kết quả kiểm tra Kiến nghị/ yêu cầu của đoàn kiểm tra Ghi chú 10. Hướng dẫn sử dụng Sổ lên lớp dùng để theo dõi toàn bộ quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trong toàn khóa học. Sổ được đặt tại Phòng đào tạo hoặc bộ phận phụ trách đào tạo (gọi chung là phòng đào tạo). Phòng đào tạo quy định hình thức nhận sổ trước khi lên lớp và trả sổ sau khi kết thúc ngày học đối với người giáo viên sử dụng. Phương pháp ghi sổ: 1. Danh sách giáo viên giảng dạy và thời khóa biểu do Phòng đào tạo ghi trong một khóa học. 2. Theo dõi ngày học tập của học sinh - Học sinh có mặt: Để trống - Học sinh vắng mặt: + Vắng mặt có lý do, ghi: P + Vắng mặt không lý do, ghi: K Trong thời gian học sinh nghỉ một số giờ học trong ngày thì giáo viên ghi số giờ nghỉ của học sinh. 3. Điểm ghi trong sổ là điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, điểm kiểm tra kết thúc mô - đun và điểm mô - đun. MẪU SỐ 6 SỔ TAY GIÁO VIÊN (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có) ……………………………… Cơ sở đào tạo sơ cấp …………………….. (Trang bìa 1) Sổ tay giáo viên Mô - đun:………………………………………........ Lớp:………………………………………………….. Nghề: ………………………………………………… Họ và tên giáo viên:............................................. Khóa:...................................................................... MỤC LỤC SỔ TAY GIÁO VIÊN Số TT Nội dung Trang 1 Thông tin về lớp học 2 Kết quả học tập 3 Số giờ nghỉ học mô - đun 4 Quản lý học sinh cá biệt 5 Đánh giá quá trình giảng dạy mô - đun 6 Hướng dẫn sử dụng I. Thông tin về lớp học/khóa học 1. Nghề đào tạo: 2. Trình độ đào tạo: 3. Trình độ đầu vào và hình thức đánh giá đầu vào:................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 4. Quyết định thành lập lớp học: ………………………………………………………………………..…………………………………… 5. Tổ chức lớp học a) Sĩ số lớp học: b) Bộ máy quản lý lớp: - Giáo viên chủ nhiệm: - Lớp trưởng: - Lớp phó: + - Các tổ trưởng: + c) Phương thức tổ chức đào tạo: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………........................................................................... II. Kết quả học tập Số TT Họ và tên học sinh Điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ mô - đun Điểm kiểm tra kết thúc mô - đun Điểm mô - đun Lần 1 Lần 2 III. Tổng hợp số giờ nghỉ học mô - đun Số TT Họ và tên học sinh Kỳ học (đợt học) Tổng số IV. Quản lý học sinh cá biệt (Tên học sinh, đặc điểm, hình thức quản lý giáo dục, đánh giá phát triển) .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... V. Đánh giá quá trình giảng dạy mô-đun (Đánh giá chung quá trình tổ chức đào tạo, quản lý lớp học và kết quả học tập của lớp học, kinh nghiệm giảng dạy mô-đun) ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… .………………………………………………………………………………………………………………. ..……………………………………………………………………………………………………………… …..…………………………………………………………………………………………………………… VI. Hướng dẫn sử dụng Sổ tay giáo viên là sổ ghi chép của giáo viên trong quá trình quản lý giảng dạy trên lớp học. Nội dung phản ánh kế hoạch học tập và các quá trình diễn ra trong triển khai kế hoạch học tập mô-đun mà giáo viên tham gia giảng dạy. Phương pháp ghi: 1. Thông tin lớp học và thời khóa biểu được xác định khi bắt đầu tổ chức giảng dạy mô-đun. - Trình độ đầu vào: ghi yêu cầu trình độ đầu vào quy định chung của học sinh tham gia học tập mô-đun hoặc yêu cầu các mô-đun học sinh phải học trước khi vào học mô đun. - Hình thức đánh giá đầu vào là hình thức tuyển sinh hoặc đánh giá kết quả các mô đun học sinh đã học làm tiền đề cho việc học tập mô đun. - Phương thức tổ chức đào tạo: ghi những nét cơ bản của phương thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập trong giảng dạy mô đun. 2. Kết quả học tập: ghi kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc mô đun. 3. Theo dõi giờ lên lớp của học sinh. 4. Ghi về học sinh cá biệt. 5. Đánh giá quá trình giảng dạy mô đun: ghi đặc điểm chung các hoạt động chung của lớp học, các phương thức tổ chức đào tạo đã đưa ra, đánh giá tác động của từng phương thức tổ chức đào tạo, nội dung đào tạo và kết quả học tập chung của lớp học. MẪU SỐ 7 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) (Tên cơ sở đào tạo sơ cấp) ………………………. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO 1. Nghề đào tạo:........................................................................................................................ Mã nghề: ......................................... Lớp:........................................ Khóa: ............................... 2. Trình độ đào tạo: Sơ cấp 3. Đối tượng tuyển sinh: (trình độ học vấn làm căn cứ để xét tuyển) ........................................ .......................................................................................................................................................... 4. Mục tiêu đào tạo: 4.1. Kiến thức: ................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 4.2. Kỹ năng nghề: ........................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm ............................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 5. Thời gian khóa học: ....................tháng (từ ……/…../…..đến …/…../……) 6. Thời gian thực học:………………, trong đó, thời gian ôn, kiểm tra hết mô-đun, thời gian ôn, kiểm tra/thi kết thúc khóa học: ……………………………………………………………………. 7. Thời gian khai, bế giảng:……………………………………………………………………... 8. Quyết định phê duyệt chương trình đào tạo: ………………………………………………………… 9. Phân bổ thời gian đào tạo. Số TT Mô - đun Thời gian đào tạo (giờ) Lịch kiểm tra hết mô - đun Lý thuyết Thực hành Ôn, kiểm tra .../..../.../ .../..../.../ .../..../.../ .../..../.../ .../..../.../ .../..../.../ .../..../.../ .../..../.../ .../..../.../ Kiểm tra/ thi kết thúc khóa học Từ ngày .../..../.... Đến ngày ...../....../...... 10. Quy định kiểm tra/thi kết thúc khóa học. Bài tập kỹ năng tổng hợp Điều kiện kiểm tra/thi Phương pháp đánh giá Ghi chú ...................................... ....................................... ...................................... ....................................... ....................................... ..................................... .................................... .................................... ....................... ........................ ....................... ....................... ......................... ........................ ....................... ....................... ......................... ........................ ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ...................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ..........., ngày...........tháng.........năm........... HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Bảng kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp được phòng đào tạo hoặc bộ phận phụ trách đào tạo (gọi chung là phòng đào tạo) xây dựng vào đầu khóa học, được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phê duyệt và thông báo công khai cho giáo viên, học sinh vào thời điểm mở đầu của khóa học. Phương pháp ghi 1. Mục tiêu đào tạo: ghi đúng như mục tiêu đào tạo trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp đã được phê duyệt. 2. Quyết định tổ chức lớp học: ghi số và tên quyết định của người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phê duyệt tổ chức khóa học. 3. Lịch kiểm tra kết thúc mô - đun: ghi thời điểm dự kiến kiểm tra kết thúc mô - đun. 4. Bài tập kỹ năng tổng hợp: ghi tóm tắt bài kiểm tra kết thúc khóa học hoặc yêu cầu các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết phải đạt được của người học khi kết thúc khóa học. 5. Điều kiện kiểm tra: ghi các điều kiện cần thiết để kiểm tra kết thúc khóa học (địa điểm, thiết bị, máy móc, vật tư, tài liệu,...). MẪU SỐ 8 SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có) ………………………. Cơ sở đào tạo sơ cấp ………………………………. SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP Quyển số: (Trang bìa) MẪU SỐ 8 SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có) ………………………. Cơ sở đào tạo sơ cấp ………………………………. SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP Quyển số: (Trang 1) CHỨNG NHẬN CHỨNG NHẬN Sổ cấp chứng chỉ này có: ............trang Số thứ tự đăng ký từ số: ........ Đánh số trang từ số:........................ Đến số:.................................... Đến số:.................................. Mở sổ ngày:......tháng.......năm....... Khóa sổ ngày:.....tháng.......năm...... HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) SỔ CẤP CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Trang 2 đến trang thứ 100) Số TT Họ tên học sinh Ngày tháng năm sinh Số hiệu chứng chỉ Ngày nhận chứng chỉ Chữ ký của người nhận Ghi chú MẪU SỐ 9 SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có) ………………………. Cơ sở đào tạo sơ cấp ………………………………. (Trang bìa) SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP Quyển số: MẪU SỐ 9 SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có) ………………………. Cơ sở đào tạo sơ cấp ………………………………. (Trang 1) SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP Quyển số: CHỨNG NHẬN CHỨNG NHẬN Sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp có: ...........trang Số thứ tự đăng ký từ số: ........... Đánh số trang từ số:........................ Đến số:....................................... Đến số:.................................. Mở sổ ngày:…......tháng.......năm....... Khóa sổ ngày:.....tháng.......năm...... HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) SỔ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP (Trang 2 đến trang thứ 100) Số TT Họ tên học sinh Ngày tháng năm sinh Số hiệu chứng chỉ Số bản sao chứng chỉ sơ cấp Ngày nhận chứng chỉ Chữ ký của người nhận Ghi chú MẪU SỐ 10 SỔ QUẢN LÝ HỌC SINH (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) (Đơn vị quản lý trực tiếp - nếu có) …………………………… (Tên cơ sở đào tạo sơ cấp) ………………….. (Trang bìa 1) Sổ quản lý học sinh Trình độ sơ cấp Quyển số: (Đơn vị quản lý trực tiếp - nếu có) …………………………… (Tên cơ sở đào tạo sơ cấp) ………………….. (Trang 1) Sổ quản lý học sinh Trình độ sơ cấp Quyển số: CHỨNG NHẬN CHỨNG NHẬN Sổ quản lý học sinh có: ............trang Số thứ tự đăng ký từ số: ........... Đánh số trang từ số:........................ Đến số:....................................... Đến số:.................................. Mở sổ ngày:…......tháng.......năm....... Khóa sổ ngày:.....tháng.......năm...... HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) Ảnh 4x6 I. Sơ yếu lý lịch Số đăng ký……….. Họ và tên khai sinh:.................................................... Nam, nữ:................... Tên thường gọi: ..................................................................................... Sinh ngày …...tháng…..năm…......... Quê quán: ……………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… Nơi đăng ký tạm trú (nếu có): .................................................................................................... Dân tộc: …………… Tôn giáo: ………… Trình độ học vấn trước khi vào học: ……………….. Ngày vào Đảng CSVN:…...........................................Ngày chính thức:……………….. Ngày kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:……......................................…………………… Họ và tên bố:................................................ Nghề nghiệp: ................................................... Họ và tên mẹ:............................................... Nghề nghiệp:..................................................... Họ và tên vợ/chồng:................................... Nghề nghiệp:.................................................. Thuộc diện đối tượng:............................................................................................................. Nghề nghiệp trước khi vào học: ...................................................................................... Khi cần báo tin cho: ........................................................ Điện thoại: .................................... Địa chỉ liên lạc:....................................................................................................................... Nơi làm việc sau khi kết thúc khóa học:.................................................................................... II. Kết quả học tập toàn khóa Lớp:………………Khóa:………….. Thời gian đào tạo: ........................... Từ …../…/…. đến……/…../…… Kết quả học tập cuối khóa Số TT Tên mô - đun Điểm mô-đun Điểm kiểm tra/thi kết thúc khóa học Tóm tắt nhận xét: ................................................... ................................................... ................................................... ................................................... ................................................... ................................................... ................................................... Lần 1 Lần 2 Điểm xếp loại tốt nghiệp: .................. Quyết định công nhận tốt nghiệp số: ........................... Ngày.../..../........ Chứng chỉ sơ cấp số:.............. Ngày cấp chứng chỉ sơ cấp: ......../......../.............. Ghi chú: Mỗi học sinh một trang MẪU SỐ 11 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SƠ CẤP 6 THÁNG/NĂM CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Số TT Nghề đào tạo Số học sinh có mặt đầu kỳ Số học sinh tuyển mới trong kỳ Số học sinh tốt nghiệp trong kỳ Ghi chú Tổng số Nữ DTTS NKT Tổng số Nữ DTTS NKT Tổng số Nữ DTTS NKT CỘNG …......., ngày …… tháng ….. năm…….. HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC (ký tên, đóng dấu) MẪU SỐ 12 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SƠ CẤP 6 THÁNG/NĂM CỦA SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI/ BỘ, NGÀNH CÓ CƠ SỞ ĐÀO TẠO SƠ CẤP TRỰC THUỘC (Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BLĐTBXH ngày / /2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Số TT Tên cơ sở đào tạo sơ cấp Số học sinh có mặt đầu kỳ Số học sinh tuyển mới trong kỳ Số học sinh tốt nghiệp trong kỳ Ghi chú Tổng số Nữ DTTS NKT Tổng số Nữ DTTS NKT Tổng số Nữ DTTS NKT CỘNG ……….., ngày …… tháng ……… năm ……… GIÁM ĐỐC/THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ GDNN BỘ, NGÀNH (ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "20/10/2015", "sign_number": "42/2015/TT-BLĐTBXH", "signer": "Huỳnh Văn Tí", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-dinh-99-2007-ND-CP-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-21293.aspx
Nghị định 99/2007/NĐ-CP quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
CHÍNH PHỦ ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------- Số: 99/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn khác áp dụng các quy định của Nghị định này. Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước( bao gồm vốn ngân sách nhà nước kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước). Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó. Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 1. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường. 2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà nước. 3. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. 4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Chương 2: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 4. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình 1. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. 2. Tổng mức đầu tư bao gồm : chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. 3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau: a) Chi phí xây dựng bao gồm : chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; b) Chi phí thiết bị bao gồm : chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác; c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm : chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác, chi phí thực hiện tái định cư, chi phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, nếu có, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật,,nếu có; d) Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vao khai thác sử dụng; đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm : chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. e) Chi phí khác bao gồm : vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và sản xuất không ổn định đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác; g) Chi phí dự phòng bao gồm : chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. Điều 5. Lập tổng mức đầu tư 1. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây : a) Tính theo thiết kế cơ sở của dự án. Trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải đền bù, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này. b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong gía xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư; c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư; d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c, khoản 1 Điều này. 2. Sơ bộ tổng mức đầu tư của các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình. 3. Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm(%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a), điểm b), điểm c) ,điểm d), điểm đ) và điểm e) khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư 1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm : a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình; b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư; c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có; d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. 2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra . 3. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt. Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư 1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây : a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng : động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng; b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình; c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao hơn . 2. Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư : a) Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước : chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư; b) Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước: chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư; 3. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này. Chương 3: DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 8 . Nội dung dự toán xây dựng công trình 1. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm(%)(sau đây gọi là định mức tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó. 3. Nội dung dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Điều 9. Lập dự toán công trình Dự toán công trình được lập như sau : a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ. Chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. b) Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan, nếu có. Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán; c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ. d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ hoặc lập dự toán. đ) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a), điểm b), điểm c) và điểm d) khoản 1 Điều này và được xác định bằng lập dự toán hoặc định mức tỷ lệ. e) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm(%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a), điểm b), điểm c), điểm d), và điểm đ) khoản 1 Điều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng. 2. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. 3. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án. Điều 10. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình 1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm : a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế; b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình; c) Xác định giá trị dự toán công trình. 2. Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về kết quả thẩm tra. 3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. 4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt. Điều 11. Điều chỉnh dự toán công trình 1. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây : a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. b) Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh. Chương 4 : ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 12. Định mức xây dựng 1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức tỷ lệ. 2. Định mức kinh tế-kỹ thuật là căn cứ để lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp. 3. Định mức tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng bao gồm : tư vấn đầu tư xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác. Điều 13. Lập và quản lý định mức xây dựng 1. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức xây dựng, xây dựng và công bố định mức xây dựng. 2. Căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố các định mức xây dựng cho các công trình, công việc đặc thù của ngành, địa phương. 3. Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình. 4. Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng định mức cho công tác trên hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác. 5. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn, lập hay điều chỉnh các định mức xây dựng quy định ở khoản 3 và khoản 4 Điều này. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức xây dựng này. 6. Các định mức xây dựng mới quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng lập đơn giá để thanh toán cho các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thoả thuận áp dụng. Điều 14. Hệ thống giá xây dựng công trình 1. Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp. Đơn giá xây dựng công trình được lập cho công trình xây dựng cụ thể. Giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp từ các đơn giá xây dựng công trình. 2. Hệ thống giá xây dựng công trình dùng để xác định chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư và dự toán công trình. Điều 15. Lập đơn giá xây dựng công trình 1. Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở định mức kinh tế- kỹ thuật và các yếu tố chi phí sau đây: a) Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật liệu đến chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình; b) Giá nhân công xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính toán căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác ; c) Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn. 2. Đối với những công trình xây dựng sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí theo điều kiện thực tế và đặc thù của công trình. Điều 16. Quản lý giá xây dựng công trình 1. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc bảo đảm tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình do mình lập . 3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình để hướng dẫn lập và quản lý giá xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn. Điều 17. Chỉ số giá xây dựng 1. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo khu vực và được công bố theo từng thời điểm. 2. Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng và phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực xác định, công bố chỉ số giá xây dựng để tham khảo áp dụng. Điều 18. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng 1. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoạt động kinh doanh có điều kiện. 2. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 người có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng được phân thành 2 hạng như sau : a) Hạng 1 có ít nhất 5 Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1. b) Hạng 2 có ít nhất 3 Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1. 3. Cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ là Kỹ sư định giá xây dựng. 4. Tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng chỉ được thực hiện các công việc tư vấn trong phạm vi hoạt động quy định và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về hoạt động tư vấn của mình. 5. Bộ Xây dựng quy định phạm vi hoạt động của cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hạng Kỹ sư định giá xây dựng; hướng dẫn việc đào tạo, cấp, quản lý chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng. Chương V: HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 19. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng để thực hiện toàn bộ hay một số công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật. 2. Hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: các công việc, nhiệm vụ phải thực hiện; các loại bảo lãnh; chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, phương thức thanh toán; điều kiện nghiệm thu và bàn giao; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng; các loại thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. 3. Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng. 4. Hợp đồng xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau : a) Hợp đồng tư vấn : là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng; b) Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị : là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Hợp đồng thi công xây dựng : là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc thi công, lắp đặt thiết bị cho công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; d) Hợp đồng thiết kế- cung ứng vật tư, thiết bị –thi công xây dựng (hợp đồng EPC): là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. đ) Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc: lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi công xây dựng công trình. Điều 20. Hồ sơ hợp đồng xây dựng 1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. 2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn bộ hoặc một phần các tài liệu sau đây : a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu; b) Điều kiện hợp đồng (điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng); c) Đề xuất của nhà thầu; d) Các chỉ dẫn kỹ thuật; Điều kiện tham chiếu; đ) Các bản vẽ thiết kế ; e) Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản; g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh khác, nếu có; h) Các tài liệu khác có liên quan. 3. Các bên tham gia ký kết hợp đồng thoả thuận thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu hợp đồng nếu giữa các tài liệu này có các quy định mâu thuẫn, khác nhau. Điều 21. Giá hợp đồng xây dựng Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí Bên giao thầu trả cho Bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của công trình xây dựng các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận giá hợp đồng xây dựng theo một trong các hình thức sau đây : 1. Giá hợp đồng trọn gói : a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong hợp đồng (nếu có). b) Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các trường hợp sau : - Công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được khối lượng và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói; - Gói thầu hoặc phần việc tư vấn thông thường, đơn giản mà giá hợp đồng được xác định theo phần trăm giá trị công trình hoặc khối lượng công việc. 2. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định : a) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định là giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy định tại hợp đồng (nếu có). b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá; c) Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trừ các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng xây dựng; 3. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh : a) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại hợp đồng. b) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc. c) Giá điều chỉnh sẽ được điều chỉnh khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng. 4. Giá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và Bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc xác định theo giá hợp đồng trọn gói (khoán gọn ), giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh. Điều 22. Điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng Việc điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng phải ghi trong hợp đồng xây dựng và được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây: 1. Khi ký kết hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính đối với những công việc (hoặc khối lượng công việc ) mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện; 2. Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó; 3. Các đơn giá mà chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng và đã được ghi rõ trong hợp đồng; 4. Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định; 5. Do các trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng. Điều 23. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng 1. Giá hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây: a) Bổ sung các công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết; b) Các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này; c) Các khoản trượt giá đã quy định trong hợp đồng. Các căn cứ để tính trượt giá được xác định vào thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán. 2. Trong phạm vi giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng phải được Bên giao thầu và Bên nhận thầu ghi rõ trong hợp đồng xây dựng. 3. Căn cứ quy định tại Điều 22 của Nghị định này, chủ đầu tư được quyền phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trước khi phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư. 4. Trường hợp giá hợp đồng sau khi điều chỉnh vượt giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền chấp thuận trước khi phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh. 5. Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng của dự án không được vượt tổng mức đầu tư trong dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 24. Tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng xây dựng 1. Việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình phải được quy định trong hợp đồng xây dựng và thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau : a) Đối với hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 25% giá hợp đồng; b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng; c) Đối với hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị tuỳ theo giá trị hợp đồng nhưng mức tạm ứng không thấp hơn 10% giá hợp đồng; d) Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua thiết bị được căn cứ theo tiến độ cung ứng trong hợp đồng; các công việc khác như thiết kế, xây dựng mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị phần công việc đó trong hợp đồng. 2. Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng. 3. Bên giao thầu thống nhất kế hoạch tạm ứng và thu hồi vốn với Bên nhận thầu để sản xuất trước một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn bảo đảm thi công hoặc mua một số vật tư phải dự trữ theo mùa. Điều 25. Thanh toán hợp đồng xây dựng 1. Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng. 2. Đối với giá hợp đồng trọn gói : thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của chủ đầu tư. Bên nhận thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với Bên giao thầu và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu. 3. Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định :thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng; 4. Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh : thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. 5. Trường hợp áp dụng giá hợp đồng kết hợp như quy định tại khoản 4 Điều 21 của Nghị định này thì việc thanh toán được thực hiện tương ứng theo các quy định thanh toán tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này. 6. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào các lần thanh toán. Việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng. 7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại để bảo hành công trình theo quy định. Điều 26. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng 1. Các tài liệu, chứng nhận cần thiết trong hồ sơ thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng. Hồ sơ thanh toán do Bên nhận thầu lập bao gồm các tài liệu chủ yếu sau : a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có); b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có); c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng; d) Đề nghị thanh toán của Bên nhận thầu trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm )so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn. 2. Đối với trường hợp thanh toán hợp đồng theo giá hợp đồng trọn gói : biên bản xác nhận khối lượng tại điểm a) khoản 1 Điều này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế (không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết). Điều 27. Đơn giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng 1. Khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng bao gồm : a) Những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định đối với hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói; b) Những khối lượng công việc không có đơn giá hoặc những khối lượng công việc có đơn giá nhưng phát sinh, bổ sung thêm khối lượng đối với hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định và giá điều chỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 của Nghị định này. 2. Đối với khối lượng công việc phát sinh nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng dụng đơn giá đã ghi trong hợp đồng để thanh toán. 3. Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất xác định theo các nguyên tắc quy định trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh . 4. Đối với công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung sẽ được lập dự toán. Bên giao thầu và Bên nhận thầu đàm phán thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này. 5. Chủ đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, thanh toán khối lượng phát sinh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt, thanh toán này. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt đơn giá các công việc phát sinh và thanh toán khối lượng phát sinh, Điều 28. Bảo hiểm công trình xây dựng và bảo hành công trình 1. Đối tượng bảo hiểm, mức bảo hiểm, thời gian bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm của Bên giao thầu và Bên nhận thầu phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng. 2. Bảo hiểm công trình xây dựng và các tài sản thuộc quyền sở hữu của Bên giao thầu sẽ do Bên giao thầu mua; trường hợp phí bảo hiểm này đã được tính vào giá trúng thầu thì Bên nhận thầu mua bảo hiểm. 3. Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của chính Bên nhận thầu. 4. Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất và quy định trong hợp đồng về điều kiện, thời hạn bảo hành và trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng cũng như khoản tiền giữ lại để thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình. Trường hợp được Bên giao thầu chấp thuận, Bên nhận thầu có thể nộp bảo lãnh bảo hành công trình thay cho khoản tiền mà Bên giao thầu giữ lại để bảo hành công trình. Điều 29. Thưởng phạt và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng 1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng. 2. Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. 3.Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hoà giải giữa các bên hoặc do trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật . Điều 30. Quyết toán hợp đồng xây dựng 1. Bên giao thầu và Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng trong vòng 30 ngày sau khi bên nhận thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng (trừ nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định) và đề nghị quyết toán hợp đồng. 2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập quyết toán hợp đồng gửi bên giao thầu. Quyết toán hợp đồng phải xác định rõ giá hợp đồng đã ký kết, giá đã thanh toán, giá được thanh toán và các nghĩa vụ khác mà bên giao thầu cần phải thực hiện theo quy định hợp đồng. Bên giao thầu có trách nhiệm kiểm tra và quyết toán với bên nhận thầu và chịu trách nhiệm về giá trị hợp đồng đã quyết toán. 3. Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, bên giao thầu (hoặc chủ đầu tư ) có trách nhiệm thanh toán khoản tiền giữ lại để bảo hành công trình (nếu có) cho bên nhận thầu và thực hiện việc thanh lý hợp đồng chấm dứt trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng. Chương 6: THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 31. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình 1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán và hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị thanh toán của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch vốn được giao. 2. Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, cho vay vốn. Trong quá trình thanh toán vốn đầu tư xây dựng nếu phát hiện những sai sót, bất hợp lý về giá trị đề nghị thanh toán của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) thì các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư phải thông báo ngay với chủ đầu tư để chủ đầu tư giải trình, bổ sung hoàn thiện hồ sơ. 3. Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra các toà án hành chính, kinh tế đòi bồi thường về những thiệt hại do việc chậm chễ thanh toán của các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư gây ra cho chủ đầu tư. Nghiêm cấm các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư và chủ đầu tư tự đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng. Điều 32. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 1. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu tư xây dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung hoặc là chi phí được thực hiện đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuỳ theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. 2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và 6 tháng đối với dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng. Sau sáu tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại cơ quan thanh toán, cho vay, cấp phát vốn đầu tư. 3. Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư theo quy định của nhà nước và các quy định của Nhà tài trợ (nếu có). Chương VII: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Điều 33. Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình và có trách nhiệm : 1. Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức và giá xây dựng công trình, phương pháp đo bóc khối lượng công trình, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công; 2. Công bố định mức xây dựng , suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng, độ dài thời gian xây dựng; hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình và các nội dung khác quy định tại Nghị định này; 3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Điều 34. Bộ Tài chính 1. Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. 2. Hướng dẫn và ban hành chi phí bảo hiểm tư vấn, bảo hiểm công trình xây dựng. 3.Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Điều 35. Các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 1. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức xây dựng cho các công trình, công việc đặc thù của Bộ, địa phương. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn. Chương 8: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 36. Xử lý chuyển tiếp 1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện thì thực hiện theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định 16//2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình , Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16//2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trường hợp cần thiết điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định tại Nghị định này thì người quyết định đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh và phải bảo đảm không làm gián đoạn các công việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định tại Nghị định này . 3. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được tiếp tục hoạt động đến 31 tháng 12 năm 2008. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các tổ chức, cá nhân này nếu hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải có đủ điều kiện quy định tại Nghị định này. Điều 37. Điều khoản thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Điều 38. Tổ chức thực hiện 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 2. Nghị định này thay thế các quy định về quản chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, về hợp đồng trong hoạt động xây dựng tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác trái với các quy định tại Nghị định này. 3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện theo Nghị định này. T.M CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "13/06/2007", "sign_number": "99/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-42-2013-TT-BTNMT-huong-dan-tham-dinh-dieu-kien-dich-vu-quan-trac-moi-truong-215835.aspx
Thông tư 42/2013/TT-BTNMT hướng dẫn thẩm định điều kiện dịch vụ quan trắc môi trường
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 42/2013/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận, Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi chung là tổ chức) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3. Thẩm quyền và nguyên tắc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 1. Thẩm quyền thẩm định: Tổng cục Môi trường thực hiện việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. 2. Nguyên tắc thẩm định: a) Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ; kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức và kết luận của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi chung là Hội đồng thẩm định); b) Trường hợp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định không thành lập Hội đồng thẩm định, việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức. Điều 4. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ 1. Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 các Điều 12, 13, 14, 15 và phí thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho Tổng cục Môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ). 2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; có văn bản tiếp nhận hồ sơ cho Tổ chức đề nghị chứng nhận trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định; thông báo để tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại điểm b Khoản 3 các Điều 12, 13, 14 và điểm b, c Điều 15 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ. Điều 5. Cơ quan thường trực thẩm định 1. Tổng cục Môi trường giao một đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn phù hợp làm Cơ quan thường trực thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. 2. Nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan thường trực thẩm định: a) Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, đánh giá, xử lý hồ sơ và các tài liệu liên quan do tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gửi đến; b) Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, nhận xét hồ sơ và lập Báo cáo đánh giá hồ sơ; c) Đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thành lập Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; d) Đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định việc thành lập Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; đ) Chuẩn bị, cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên Đoàn đánh giá và thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ cho hoạt động thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; e) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và để Hội đồng tiến hành phiên họp chính thức; g) Tiếp nhận biên bản kiểm tra, đánh giá tại tổ chức của Đoàn đánh giá; kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và tiến hành các thủ tục cần thiết để Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; h) Tổ chức các cuộc họp của Cơ quan thường trực thẩm định để xem xét, đánh giá hồ sơ; các hoạt động của Đoàn đánh giá và họp Hội đồng thẩm định; i) Dự thảo quyết định cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; k) Dự thảo văn bản thông báo cho tổ chức biết trong trường hợp không được cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; l) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quá trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; m) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền các thông tin về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; n) Lập, đăng tải và liên tục cập nhật danh mục các tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Môi trường; o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định, cấp, điều chỉnh nội dung, gia hạn, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Điều 6. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Mẫu Giấy chứng nhận quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Chương 2. THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Điều 7. Quy trình thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 1. Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức: a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan thường trực thẩm định xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ; b) Kết quả xem xét, đánh giá hồ sơ của Cơ quan thường trực thẩm định được tổng hợp thành báo cáo. Báo cáo đánh giá hồ sơ là tài liệu trong hồ sơ thẩm định; c) Cơ quan thường trực thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức. 2. Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức: a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thành lập Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá). Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này; b) Nội dung đánh giá, kiểm tra: Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức; c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập Đoàn đánh giá, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; d) Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về Cơ quan thường trực thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định. 3. Tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định phục vụ cho việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định được quy định tại Điều 9 Thông tư này; b) Hội đồng thẩm định có chức năng tư vấn, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận căn cứ vào kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức; c) Việc tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá tại tổ chức; d) Ngay khi có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, Cơ quan thường trực thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và báo cáo đánh giá hồ sơ, biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức tới các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành phiên họp; đ) Kết quả họp Hội đồng thẩm định phải được lập thành Biên bản và gửi về Cơ quan thường trực thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản họp Hội đồng thẩm định là tài liệu trong hồ sơ thẩm định. Sơ đồ biểu diễn quy trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận được trình bày tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Sơ đồ biểu diễn quy trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ việc cấp lại Giấy chứng nhận được trình bày tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 8. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá 1. Đoàn đánh giá gồm tối đa là 05 thành viên, bao gồm: a) Trưởng đoàn là Lãnh đạo hoặc đại diện Tổng cục Môi trường; b) Các thành viên còn lại bao gồm đại diện Bộ, ngành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có liên quan, lãnh đạo hoặc đại diện Cơ quan thường trực thẩm định và các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường. 2. Trách nhiệm của các thành viên trong Đoàn đánh giá: a) Các thành viên Đoàn đánh giá có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chính xác, khách quan các điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ; b) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và giúp Tổng cục Môi trường thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; c) Quản lý hồ sơ, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu này cho Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ; không sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trái quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; d) Lập Phiếu đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo Mẫu số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và tổng hợp Biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo Mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Tham gia các cuộc họp do Cơ quan thường trực thẩm định triệu tập và các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; hoàn thiện Biên bản thông qua các phiên họp chuyên đề trong trường hợp cần thiết; e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định. 3. Quyền hạn của các thành viên Đoàn đánh giá: a) Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; đề xuất tổ chức các cuộc họp và hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định; b) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ, được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Đoàn đánh giá. 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn Đoàn đánh giá: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này, Trưởng đoàn Đoàn đánh giá còn có trách nhiệm và quyền hạn sau: a) Điều hành mọi hoạt động của Đoàn đánh giá và phân công công việc cho các thành viên trong Đoàn đánh giá trong thời gian thực hiện nhiệm vụ; b) Điều khiển phiên họp của Đoàn đánh giá theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan; c) Tổng hợp, xử lý các ý kiến trao đổi thảo luận tại các phiên họp của Đoàn đánh giá và công bố kết quả kiểm tra, đánh giá tại tổ chức của Đoàn đánh giá; ký biên bản các cuộc họp của Đoàn đánh giá và chịu trách nhiệm về các nội dung trong biên bản các cuộc họp của Đoàn đánh giá; d) Trong trường hợp Trưởng đoàn không thể tham gia Đoàn đánh giá, Trưởng đoàn phải có văn bản ủy quyền cho một thành viên trong Đoàn đánh giá làm Trưởng đoàn và người được ủy quyền có trách nhiệm, quyền hạn như của Trưởng đoàn Đoàn đánh giá. 5. Đoàn đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Đoàn đánh giá và thể hiện ý kiến trên Phiếu đánh giá, kiểm tra tại tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Điều 9. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định 1. Hội đồng thẩm định gồm 05 đến 09 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo hoặc đại diện Tổng cục Môi trường; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là một chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường; c) 01 Ủy viên thư ký là đại diện Cơ quan thường trực thẩm định; d) Các Ủy viên là đại diện các Bộ, ngành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có liên quan và các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường, trong đó 02 Ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện. 2. Phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau: a) Có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng theo quyết định, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và ít nhất 01 Ủy viên phản biện; b) Sau khi có kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. 3. Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan; kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức. 4. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. 5. Trách nhiệm của các Ủy viên Hội đồng: a) Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chính xác, khách quan các điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và chịu trách nhiệm chung về kết luận, kiến nghị của Hội đồng; b) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức; c) Tham gia các hoạt động trước, trong và sau phiên họp chính thức của Hội đồng khi có yêu cầu; d) Thực hiện nhiệm vụ tại phiên họp Hội đồng một cách khoa học, trung thực và khách quan; viết Phiếu đánh giá tại phiên họp chính thức của Hội đồng theo Mẫu số 4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này cho Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ; e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định. 6. Quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng: a) Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; đề xuất tổ chức các cuộc họp và hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định; b) Được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng nếu có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng; c) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ: viết Phiếu nhận xét hồ sơ đề nghị chứng nhận, tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động, công việc khác được giao trong quá trình thẩm định; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng. 7. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau: a) Điều khiển phiên họp của Hội đồng theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan; b) Tổng hợp, xử lý các ý kiến trao đổi, thảo luận tại phiên họp chính thức của Hội đồng, chuẩn bị ý kiến kết luận để đưa ra Hội đồng thông qua và công bố kết quả thẩm định của Hội đồng; c) Ký biên bản các cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của Hội đồng. 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn như của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp có sự ủy quyền bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng. 9. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên thư ký: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều này, Ủy viên thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau: a) Báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những tồn tại chính của hồ sơ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét hồ sơ và tổng hợp ý kiến của Đoàn đánh giá; đọc các báo cáo có liên quan trong phiên họp Hội đồng, chuyển giao biên bản phiên họp chính thức của Hội đồng, toàn bộ hồ sơ và các tài liệu liên quan khác cho Cơ quan thường trực thẩm định; b) Cung cấp phiếu đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho các thành viên Hội đồng. Tổng hợp, kiểm phiếu và lập Biên bản kiểm phiếu thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức trong phiên họp Hội đồng theo Mẫu số 5 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Ghi biên bản phiên họp của Hội đồng một cách đầy đủ, trung thực. Lập và hoàn chỉnh Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 6 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; ký và trình biên bản các cuộc họp của Hội đồng để chủ trì cuộc họp xem xét, ký; d) Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và Cơ quan thường trực thẩm định; đ) Trường hợp không tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy viên thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng để cử một Ủy viên của Hội đồng làm thư ký của phiên họp. Điều 10. Đại biểu tham gia các cuộc họp phục vụ việc thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp phục vụ việc thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Cơ quan thường trực thẩm định lựa chọn và mời tham dự. 2. Đại biểu tham dự được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Đại biểu tham dự không bỏ phiếu trong các phiên họp. Điều 11. Quyết định chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành quyết định chứng nhận kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận. 2. Giấy chứng nhận phải ghi rõ lĩnh vực và phạm vi hoạt động được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Trường hợp tổ chức không đủ điều kiện chứng nhận, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi tổ chức đề nghị chứng nhận theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 3 các Điều 12, 13, 14 và 15 Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ. Điều 12. Cách tính thời hạn hiệu lực chứng nhận 1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu và gia hạn giấy chứng nhận, thời hạn hiệu lực chứng nhận là 36 tháng tính từ ngày ký quyết định chứng nhận. 2. Trường hợp điều chỉnh nội dung và cấp lại giấy chứng nhận, thời hạn hiệu lực của quyết định chứng nhận điều chỉnh nội dung và cấp lại giấy chứng nhận là không thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp. Chương 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2014. Điều 14. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này; tổ chức việc đánh giá, kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết, bảo đảm mọi hoạt động của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện theo đúng quy định. 3. Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về chứng nhận; cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức. 4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị có ý kiến phản ánh bằng văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website của Bộ; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Công báo; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; - Lưu: Văn thư, PC, TCMT (QTMT) (300) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Cách Tuyến PHỤ LỤC 1 CÁC LOẠI BIỂU MẪU (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2013/TT-BTNMT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Phụ lục này bao gồm 06 loại biểu mẫu phục vụ công tác thẩm định, chứng nhận điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, gồm: STT Loại biểu mẫu Nội dung 1. Mẫu số 1 Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (ban hành kèm theo Quyết định chứng nhận) 2. Mẫu số 2 Phiếu đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 3. Mẫu số 3 Biên bản đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 4. Mẫu số 4 Phiếu đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 5. Mẫu số 5 Biên bản kiểm phiếu đánh giá điều kiện của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 6. Mẫu số 6 Biên bản họp Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Mẫu số 1 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN Mặt ngoài Mặt trong BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ---------------------------------------------- ----------------------------------------- CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Số hiệu:……………………. Tên tổ chức:…………………………………. Trụ sở chính : ………………………………. Quyết định số :……ngày….tháng…..năm…. Chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Người đứng đầu tổ chức: Họ và tên:……………………………………. CMND/Hộ chiếu số:………………do………… Cấp ngày…….tháng……năm………………… Thời hạn của Giấy chứng nhận: 03 năm Từ ngày……..tháng…..năm…………………. Đến ngày…….tháng…..năm…………………. LĨNH VỰC VÀ PHẠM VI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUAN TRẮC HIỆN TRƯỜNG A. Nước B. Khí - Nước mặt - Nước thải - Nước dưới đất - Nước mưa - Phóng xạ - Nước biển - Trầm tích đáy - Không khí xung quanh - Khí thải công nghiệp - Không khí môi trường lao động - Phóng xạ € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… c. Đất d. Chất thải rắn đ. Đa dạng sinh học PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG A. Nước B. Khí - Nước mặt - Nước thải - Nước dưới đất - Nước mưa - Phóng xạ - Nước biển - Trầm tích đáy - Không khí xung quanh - Khí thải công nghiệp - Không khí môi trường lao động - Phóng xạ € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… € Thông số:………… c. Đất d. Chất thải rắn đ. Đa dạng sinh học (Thông tin chi tiết về phương pháp thử, giới hạn phát hiện, độ không đảm bảo đo của các Thông số được chứng nhận tại Biểu kèm theo Giấy chứng nhận này) Hà Nội, ngày…..tháng….năm….. BỘ TRƯỞNG Mẫu số 2 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- PHIẾU ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI TỔ CHỨC …………..,ngày tháng năm 20... I. THÔNG TIN CHUNG 1. Đoàn đánh giá, kiểm tra tại tổ chức: Thành lập theo Quyết định số: ......... /QĐ-TCMT ngày .. tháng ... năm 20 ... của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Họ và tên: Trưởng Đoàn đánh giá Học hàm, học vị: Phó Trưởng Đoàn đánh giá Cơ quan: Thành viên Đoàn đánh giá 2. Tổ chức đề nghị chứng nhận: 2.1. Tên tổ chức: ............................................................................................................. 2.2. Địa chỉ: .................................................................................................................... Điện thoại: ………………………………………. Fax: …………………………………………… E-mail: …………………………………………… Website: ……………………………………… 2.3. Tên cơ quan chủ quản: ............................................................................................. 2.4. Đại diện tổ chức: Thủ trưởng cơ quan: ....................................................................................................... Người đại diện:................................................................................................................ 3. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận: Quan trắc hiện trường € Phân tích môi trường € 4. Phạm vi đề nghị chứng nhận: a) Nước: - Nước mặt □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước thải □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước dưới đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ................................................. - Nước mưa □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Phóng xạ trong nước □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................................ - Nước biển □ Số thông số đề nghị chứng nhận:........................................... - Khác: ........................................................................................................................... b) Khí: - Không khí xung quanh □ Số thông số đề nghị chứng nhận:……………………………. - Khí thải công nghiệp □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ……………………………. - Không khí môi trường lao động □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Phóng xạ trong không khí □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Khác: ........................................................................................................................... c) Đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ....................................................................... d) Chất thải rắn □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ........................................................ đ) Đa dạng sinh học □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ................................................ II. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ A. Đánh giá điều kiện quan trắc hiện trường 1. Đánh giá về nhân lực thực hiện quan trắc hiện trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 1.1. Người phụ trách đội quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.2. Cán bộ thực hiện quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện quan trắc hiện trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 2.1. Phương pháp quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.2. Trang thiết bị quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.4. Hóa chất phục vụ quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.5. Điều kiện phòng bảo quản thiết bị quan trắc môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.6. Trang thiết bị quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.7. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.8. Điều kiện về trụ sở, diện tích đặc thù Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.9. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.10. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị) Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.11. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có):................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.12. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... B. Đánh giá điều kiện phân tích môi trường 1. Đánh giá về nhân lực thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 1.1. Người quản lý phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.2. Trưởng nhóm phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.3. Cán bộ QA/QC Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.4. Cán bộ phòng thử nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 2.1. Phương pháp phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.2. Trang thiết bị phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.4. Hóa chất phục vụ phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.6. Điều kiện về trụ sở, diện tích đặc thù Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.7 Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.8. Các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy chữa cháy, thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.9 Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.10. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị; Quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, chất chuẩn; Quy trình xử lý, lưu mẫu phân tích) Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.11. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực Có € Không € Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.12. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo Có € Không € Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.3. Các tài liệu liên quan khác Có € Không € Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ 1. Kết luận: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Kiến nghị: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ (Họ, tên và chữ ký) Mẫu số 3 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI TỔ CHỨC ………….., ngày tháng năm 20... I. THÔNG TIN CHUNG 1. Đoàn đánh giá, kiểm tra tại tổ chức: Thành lập theo Quyết định số: ......... /QĐ-TCMT ngày … tháng ... năm 20 ... của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, gồm: 1.1. Trưởng đoàn: …………………………………................................................................. 1.2. Các thành viên: ……………………………….................................................................. ………………………………............................................................... 2. Tổ chức đề nghị chứng nhận: 2.1. Tên tổ chức: ............................................................................................................. 2.2. Địa chỉ: .................................................................................................................... Điện thoại: ……………………………………… Fax: …………………………………………… E-mail: ……………………………………………Website: ……………………………………… 2.3. Tên cơ quan chủ quản: ............................................................................................. 2.4. Đại diện tổ chức: Thủ trưởng cơ quan:........................................................................................................ Người đại diện:................................................................................................................ 3. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận: Quan trắc hiện trường € Phân tích môi trường € 4. Phạm vi đề nghị chứng nhận: a) Nước: - Nước mặt □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước thải □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước dưới đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ................................................. - Nước mưa □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Phóng xạ trong nước □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................................ - Nước biển □ Số thông số đề nghị chứng nhận:........................................... - Khác: ........................................................................................................................... b) Khí: - Không khí xung quanh □ Số thông số đề nghị chứng nhận:……………………………........ - Khí thải công nghiệp □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ……………………………....... - Không khí môi trường lao động □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Phóng xạ trong không khí □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Khác:............................................................................................................................ c) Đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ....................................................................... d) Chất thải rắn □ Số thông số đề nghị chứng nhận:.......................................................... đ) Đa dạng sinh học □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... II. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ A. Đánh giá điều kiện quan trắc hiện trường 1. Đánh giá về nhân lực thực hiện quan trắc hiện trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 1.1. Người phụ trách đội quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.2. Cán bộ thực hiện quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện quan trắc hiện trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 2.1. Phương pháp quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.2. Trang thiết bị quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.4. Hóa chất phục vụ quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.5. Điều kiện phòng bảo quản thiết bị quan trắc môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.6. Trang thiết bị quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.7. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.8. Điều kiện về trụ sở, diện tích đặc thù Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.9. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.10. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị) Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.11. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.12. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... B. Đánh giá điều kiện phân tích môi trường 1. Đánh giá về nhân lực thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 1.1. Người quản lý phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.2. Trưởng nhóm phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.3. Cán bộ QA/QC Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 1.4. Cán bộ phòng thử nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện phân tích môi trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 2.1. Phương pháp phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.2. Trang thiết bị phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.4. Hóa chất phục vụ phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.6. Điều kiện về trụ sở, diện tích đặc thù Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.7. Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.8. Các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy chữa cháy, thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.9. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.10. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị; Quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, chất chuẩn; Quy trình xử lý, lưu mẫu phân tích) Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.11. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có):................................................................................. ....................................................................................................................................... 2.12. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có):................................................................................. ....................................................................................................................................... 2.13. Các tài liệu liên quan khác Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có):................................................................................. ....................................................................................................................................... III. KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN (nếu có) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA TẠI TỔ CHỨC Đoàn đánh giá đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét trình cấp có thẩm quyền: € Chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận: Quan trắc hiện trường € Phân tích môi trường € Phạm vi đề nghị chứng nhận: a) Nước: - Nước mặt □ Thông số:................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Nước thải □ Thông số:................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Nước dưới đất □ Thông số:........................................................................................... ....................................................................................................................................... - Nước mưa □ Thông số:.................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Phóng xạ trong nước □ Thông số:.................................................................................. ....................................................................................................................................... - Nước biển □ Thông số:.................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Khác:............................................................................................................................ b) Khí: - Không khí xung quanh □ Thông số:................................................................................. ....................................................................................................................................... - Khí thải công nghiệp □ Thông số:................................................................................... ....................................................................................................................................... - Không khí môi trường lao động □ Thông số:................................................................... ....................................................................................................................................... - Phóng xạ trong không khí □ Thông số:........................................................................... ....................................................................................................................................... - Khác:............................................................................................................................ c) Đất € Thông số:........................................................................................................... ....................................................................................................................................... d) Chất thải rắn € Thông số: ............................................................................................ ....................................................................................................................................... đ) Đa dạng sinh học € Thông số:...................................................................................... ....................................................................................................................................... € Không chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Lý do:............................................................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......... ngày ... tháng ... năm… ĐOÀN ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA TẠI TỔ CHỨC Thành phần trong Đoàn Họ và tên, học hàm, học vị Cơ quan Chữ ký Trưởng đoàn Thành viên 1 Thành viên 2 ………… ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 4 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ……….., ngày tháng năm 20… PHIẾU ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Họ và tên: Chủ tịch Hội đồng: Học hàm, học vị: Phó Chủ tịch Hội đồng: Chức vụ: Ủy viên phản biện: Cơ quan: Thành viên hội đồng: I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tổ chức đề nghị chứng nhận: 1.1. Tên tổ chức:.............................................................................................................. ....................................................................................................................................... 1.2. Cơ quan chủ quản:.................................................................................................... 1.3. Người đứng đầu tổ chức:.......................................................................................... 1.4. Địa chỉ:..................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 1.5. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận: Quan trắc hiện trường € Phân tích môi trường € 1.6. Phạm vi đề nghị chứng nhận: a) Nước: - Nước mặt □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước thải □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước dưới đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước mưa □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Phóng xạ trong nước □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................................ - Nước biển □ Số thông số đề nghị chứng nhận:........................................... - Khác:............................................................................................................................ b) Không khí: - Không khí xung quanh □ Số thông số đề nghị chứng nhận:……………………………........ - Khí thải công nghiệp □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ……………………………....... - Không khí môi trường lao động □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Phóng xạ trong không khí □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Khác:............................................................................................................................ c) Đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận:........................................................................ d) Chất thải rắn □ Số thông số đề nghị chứng nhận:.......................................................... đ) Đa dạng sinh học □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... II. Các tiêu chí đánh giá, thẩm định A. Đánh giá điều kiện quan trắc hiện trường đối với thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận 1. Đánh giá chung 1.1. Có Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường Có € Không € - Nhận xét (nếu có):.......................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Đánh giá điều kiện về nhân lực thực hiện quan trắc hiện trường 2.1. Người đứng đầu của tổ chức Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.2. Người phụ trách đội quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 2.3. Cán bộ thực hiện quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 3. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện quan trắc hiện trường (có đối chiếu với Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị chứng nhận) 3.1. Phương pháp quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 3.2. Trang thiết bị quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 3.3. Công cụ, dụng cụ phục vụ quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do:........................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 3.4. Hóa chất phục vụ quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ):............................................................................................ ....................................................................................................................................... 3.5. Điều kiện phòng bảo quản thiết bị quan trắc hiện trường Trang thiết bị quan trắc hiện trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.7. Điều kiện về trụ sở, diện tích đặc thù Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.8. Các phương tiện bảo hộ về an toàn lao động Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.9. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị) Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.10. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.11. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.12. Các tài liệu có liên quan khác Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... B. Đánh giá điều kiện phân tích môi trường đối với thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận 1. Đánh giá chung 1.1. Có Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường Có € Không € - Nhận xét:....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Đánh giá về nhân lực thực hiện phân tích môi trường 2.1. Người quản lý phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.2. Trưởng nhóm phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.3. Cán bộ QA/QC Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.4. Cán bộ phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Đánh giá về chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện phân tích môi trường 3.1. Phương pháp phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.2. Trang thiết bị phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.3. Công cụ, dụng cụ phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.4. Hóa chất phục vụ phân tích môi trường Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.6. Điều kiện về trụ sở, diện tích đặc thù Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.7. Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.8. Các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghệ, an toàn phòng cháy chữa cháy, thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.9. Các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.10. Các tài liệu kèm theo (Sổ tay chất lượng; Quy trình thao tác chuẩn; Quy trình sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị; Quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, chất chuẩn; Quy trình xử lý, lưu mẫu phân tích) Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Ý kiến khác nếu có (ghi rõ): ........................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.11. Tổ chức đã được công nhận ISO/IEC 17025 (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương) cho hoạt động thử nghiệm vẫn còn hiệu lực Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.12. Các tài liệu, bằng chứng tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.13. Các tài liệu có liên quan khác Có € Không € - Ý kiến nhận xét, đánh giá (nếu có): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... III. Nhận xét, đánh giá chung của thành viên Hội đồng về tổ chức đề nghị chứng nhận ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... IV. Kết luận chung Đạt yêu cầu € Không đạt yêu cầu € - Lý do: .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (Họ, tên và chữ ký) Mẫu số 5 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ……….., ngày tháng năm 20… BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tổ chức đề nghị chứng nhận: 1.1. Tên tổ chức: ............................................................................................................. 1.2. Cơ quan chủ quản: ................................................................................................... 1.3. Người đứng đầu tổ chức:.......................................................................................... 1.4. Địa chỉ: .................................................................................................................... 2. Hội đồng thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường: Thành lập theo Quyết định số: ..…./QĐ-TCMT ngày ... tháng ... năm 20... của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. 3. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: ……… người. 4. Số phiếu phát ra: ....................................................................................................... 5. Số phiếu thu về: ......................................................................................................... 6. Số phiếu hợp lệ (phiếu hợp lệ là phiếu đánh giá đủ tất cả các tiêu chí):........................... 7. Số phiếu không hợp lệ:.............................................................................................. II. KẾT QUẢ KIỂM PHIẾU 1. Đánh giá các điều kiện bắt buộc: Đạt: X Không đạt: O STT Họ và tên thành viên hội đồng Tổng hợp Số phiếu đạt/số phiếu hợp lệ * Đạt (*³3/4) hoặc Không đạt (*<3/4) A. Đánh giá điều kiện quan trắc hiện trường Tiêu chí 1.1 Tiêu chí 2.1 Tiêu chí 2.2 Tiêu chí 2.3 Tiêu chí 3.1 Tiêu chí 3.2 Tiêu chí 3.3 Tiêu chí 3.4 Tiêu chí 3.5 Tiêu chí 3.6 Tiêu chí 3.7 Tiêu chí 3.8 Tiêu chí 3.9 B. Đánh giá điều kiện phân tích môi trường Tiêu chí 1.1 Tiêu chí 2.1 Tiêu chí 2.2 Tiêu chí 2.3 Tiêu chí 2.4 Tiêu chí 3.1 Tiêu chí 3.2 Tiêu chí 3.3 Tiêu chí 3.4 Tiêu chí 3.5 Tiêu chí 3.6 Tiêu chí 3.7 Tiêu chí 3.8 Tiêu chí 3.9 Tiêu chí 3.10 Tổng hợp chung (1) (số tiêu chí đạt yêu cầu trên tổng số các tiêu chí đánh giá) 2. Các tiêu chí khác (nếu có): Đạt: X Không đạt: O STT Họ và tên thành viên hội đồng Tổng hợp Số phiếu đạt/số phiếu hợp lệ * Đạt (*>3/4) hoặc Không đạt (*£3/4) A. Đánh giá điều kiện quan trắc hiện trường Tiêu chí 3.10 Tiêu chí 3.11 Tiêu chí 3.12 B. Đánh giá điều kiện phân tích môi trường Tiêu chí 3.11 Tiêu chí 3.12 Tiêu chí 3.13 Tổng hợp chung (2) (số tiêu chí đạt yêu cầu trên tổng số các tiêu chí đánh giá) III. Kết luận của ban kiểm phiếu: Tổng hợp kết quả đánh giá các điều kiện bắt buộc và các tiêu chí khác với số tiêu chí đạt yêu cầu trên tổng số tiêu chí là: Như vậy; tổ chức đủ/không đủ điều kiện chứng nhận hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; (Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc hiện trường khi Tổng hợp chung (1A) có 100% tiêu chí đạt yêu cầu hoặc khi Tổng hợp chung (1A) có từ 90% tiêu chí đạt yêu cầu trở lên và 2/3 tiêu chí của Tổng hợp chung (2A) đạt yêu cầu). (Tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ phân tích môi trường khi Tổng hợp chung (1B) có 100% tiêu chí đạt yêu cầu hoặc khi Tổng hợp chung (1B) có từ 90% tiêu chí đạt yêu cầu trở lên và 2/3 tiêu chí của Tổng hợp chung (2B) đạt yêu cầu). Thư ký Hội đồng (Họ tên và chữ ký) Chủ tịch Hội đồng (Họ tên và chữ ký) Mẫu số 6 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ……….., ngày tháng năm 20… BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tổ chức đề nghị chứng nhận: 1.1. Tên tổ chức:.............................................................................................................. ....................................................................................................................................... 1.2. Cơ quan chủ quản: ................................................................................................... 1.3. Người đứng đầu tổ chức:.......................................................................................... 1.4. Địa chỉ:..................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Hội đồng thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường: Thành lập theo Quyết định số: ……/QĐ-TCMT ngày …. tháng ... năm 20... của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. 3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng: Địa điểm:......................................................................................................................... Thời gian: Ngày ... tháng ... năm 20 ... 4. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: ........ người. Vắng mặt: ...... người, gồm các thành viên:....................................................................... 5. Khách mời tham dự họp Hội đồng: STT Họ và tên Đơn vị công tác 1 2 ……. II. NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG 1. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc. 2. Hội đồng đã thảo luận, nhận định đánh giá khái quát về mặt mạnh, mặt yếu của từng tổ chức theo các điều kiện đã quy định. 3. Hội đồng đã nghe báo cáo nhận xét hồ sơ của Cơ quan thường trực thẩm định; kết quả kiểm tra đánh giá hiện trường của Đoàn đánh giá, kiểm tra tại chỗ. 4. Hội đồng đã nghe các Ủy viên phản biện nhận xét, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận. 5. Hội đồng đã nghe các ý kiến nhận xét của từng Ủy viên. 6. Hội đồng đã nêu câu hỏi đối với các thành viên Đoàn đánh giá, kiểm tra tại chỗ, nêu câu hỏi đối với Ủy viên phản biện về từng điều kiện đã được quy định. 7. Hội đồng đã tiến hành thảo luận, phân tích, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ của tổ chức đề nghị chứng nhận theo từng vấn đề: Tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động quan trắc môi trường thông qua báo cáo nhận xét hồ sơ của Cơ quan thường trực thẩm định và kết quả kiểm tra, kết luận của Đoàn đánh giá, đặc biệt là về năng lực của tổ chức trong lĩnh vực, phạm vi đề nghị chứng nhận. 8. Hội đồng đã bỏ phiếu kín đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận. Kết quả kiểm phiếu đánh giá được tổng hợp trình bày trong Biên bản Kiểm phiếu gửi kèm theo. 9. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị tổ chức đề nghị chứng nhận sau đủ điều kiện/không đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường: Tên tổ chức: ................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Người đứng đầu của tổ chức: ......................................................................................... ....................................................................................................................................... Trụ sở chính: ................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Lĩnh vực đề nghị chứng nhận: Quan trắc hiện trường € Phân tích môi trường € Phạm vi đề nghị chứng nhận: a) Nước: - Nước mặt □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước thải □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Nước dưới đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận: .................................................. - Nước mưa □ Số thông số đề nghị chứng nhận:................................................... - Phóng xạ trong nước □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................................ - Nước biển □ Số thông số đề nghị chứng nhận:........................................... - Khác: ........................................................................................................................... b) Khí: - Không khí xung quanh □ Số thông số đề nghị chứng nhận:……………………………. - Khí thải công nghiệp □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ……………………………. - Không khí môi trường lao động □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Phóng xạ trong không khí □ Số thông số đề nghị chứng nhận:............................... - Khác:............................................................................................................................ c) Đất □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ....................................................................... d) Chất thải rắn □ Số thông số đề nghị chứng nhận: ......................................................... đ) Đa dạng sinh học □ Số thông số đề nghị chứng nhận: .................................................. Hội đồng đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét trình cấp có thẩm quyền: € Không ban hành Quyết định chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Lý do: ............................................................................................................................ ....................................................................................................................................... € Ban hành Quyết định chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận: Quan trắc hiện trường € Phân tích môi trường € Phạm vi đề nghị chứng nhận: a) Nước: - Nước mặt □ Thông số:................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Nước thải □ Thông số:................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Nước dưới đất □ Thông số:........................................................................................... ....................................................................................................................................... - Nước mưa □ Thông số:.................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Phóng xạ trong nước □ Thông số:.................................................................................. ....................................................................................................................................... - Nước biển □ Thông số:.................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Khác:............................................................................................................................ b) Khí: - Không khí xung quanh □ Thông số:................................................................................. ....................................................................................................................................... - Khí thải công nghiệp □ Thông số:................................................................................... ....................................................................................................................................... - Không khí môi trường lao động □ Thông số:................................................................... ....................................................................................................................................... - Phóng xạ trong không khí □ Thông số:........................................................................... ....................................................................................................................................... - Khác:............................................................................................................................ c) Đất □ Thông số:..................................................................................................... ....................................................................................................................................... d) Chất thải rắn □ Thông số: ............................................................................................ ....................................................................................................................................... đ) Đa dạng sinh học □ Thông số:...................................................................................... ....................................................................................................................................... THƯ KÝ HỘI ĐỒNG (Họ, tên và chữ ký) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Họ, tên và chữ ký) PHỤ LỤC 2 SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ VIỆC CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2013/TT-BTNMT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) PHỤ LỤC 3 SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ VIỆC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2013/TT-BTNMT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên môi trường", "promulgation_date": "03/12/2013", "sign_number": "42/2013/TT-BTNMT", "signer": "Bùi Cách Tuyến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Lenh-cong-bo-Luat-sua-doi-Luat-thue-gia-tri-gia-tang-nam-2013-197980.aspx
Lệnh công bố Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013
CHỦ TỊCH NƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2013/L-CTN Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2013 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ Điều 91 của Luật tổ chức Quốc hội; Căn cứ Điều 57 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NAY CÔNG BỐ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trương Tấn Sang
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "28/06/2013", "sign_number": "05/2013/L-CTN", "signer": "Trương Tấn Sang", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-158-KH-UBND-2021-xet-nghiem-SARS-CoV-2-theo-Quyet-dinh-2860-QD-UBND-Da-Nang-491628.aspx
Kế hoạch 158/KH-UBND 2021 xét nghiệm SARS CoV 2 theo Quyết định 2860/QĐ-UBND Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 158/KH-UBND Đà Nẵng, ngày 27 tháng 8 năm 2021 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TẠI CÁC VÙNG NGUY CƠ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2860/QĐ-UBND NGÀY 25/8/2021 CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Thực hiện Quyết định số 2860/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc bổ sung và điều chỉnh một số biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 30/7/2021 và Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Quyết định số 2860/QĐ-UBND); Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 4028/TTr-SYT ngày 27/8/2021, Chủ tịch UBND thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại các vùng nguy cơ theo Quyết định số 2860/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN 1. Mục đích a) Tiếp tục rà soát, phát hiện kịp thời người mắc COVID-19 tại cộng đồng, đặc biệt những trường hợp mắc COVID-19 không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng để khoanh vùng, xử lý, làm sạch cộng đồng, không để dịch COVID-19 lây lan trên địa bàn thành phố. b) Cung cấp dữ liệu dịch tễ góp phần đánh giá và phân vùng nguy cơ để đề ra các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng. 2. Yêu cầu a) Việc tổ chức và lấy mẫu xét nghiệm phải được thực hiện đúng kỹ thuật, quy trình theo quy định; đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch; không để lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức, lấy mẫu xét nghiệm. b) Năng lực lấy mẫu và xét nghiệm SARS-CoV-2 đáp ứng được số lượng mẫu xét nghiệm dự kiến thực hiện. c) Đảm bảo các quy định về phòng chống dịch COVID-19 trong tổ chức triển khai lấy mẫu. d) Các đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện kịp thời, đúng yêu cầu kế hoạch đề ra. 3. Nguyên tắc thực hiện a) Đảm bảo 100% đối tượng được xét nghiệm theo đúng tiêu chuẩn quy định; Không được bỏ sót đối tượng, bỏ sót hộ gia đình. b) Tập trung nguồn lực, hoàn thành việc lấy mẫu nhanh nhất có thể; Phấn đấu hoàn thành trong 3 ngày cho đợt lấy mẫu. c) Lấy mẫu theo nguyên tắc cuốn chiếu, tại thôn/tổ dân phố/khu dân cư và đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch. d) Ưu tiên thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp liên quan đến các bệnh nhân COVID-19 tại cảng cá, chợ đầu mối, các chợ trên địa bàn và các trường hợp liên quan đến các hoạt động được phép thực hiện theo Điều 2, Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố và Điều 2, Quyết định số 2860/QĐ-UBND . đ) Thực hiện tổng hợp báo cáo số lượng, kết quả lấy mẫu, xét nghiệm và dự kiến kế hoạch ngày tiếp theo để phục vụ công tác nhận định, đánh giá tình hình và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 hằng ngày. II. NỘI DUNG 1. Đối tượng được xét nghiệm a) Tại khu vực có mức độ nguy cơ rất cao (vùng đỏ) theo Quyết định số 2860/QĐ-UBND (vùng cách ly y tế, phong tỏa): Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 3 ngày/lần cho toàn bộ người dân theo quy định tại Công điện số 1168/CĐ-BYT ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để giảm mức độ nguy cơ và Thông báo số 379/TB-VP ngày 24/7/2021 của Văn phòng UBND thành phố thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 23/7/2021. b) Tại các khu vực còn lại (gồm: khu vực có mức độ nguy cơ thấp (vùng xanh), khu vực có mức độ nguy cơ và nguy cơ cao (vùng vàng) theo Quyết định số 2860/QĐ-UBND): Xét nghiệm đại diện toàn bộ (100%) hộ gia đình đáp ứng tiêu chuẩn chọn lấy mẫu xét nghiệm: - Tiêu chuẩn chọn: + Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình, là người có nguy cơ lây nhiễm SARS- CoV-2 cao nhất trong hộ gia đình (tiếp xúc nhiều người, thường xuyên phải đi lại hoặc tham gia các hoạt động được phép thực hiện theo Điều 2, Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố; ví dụ: đi cấp cứu, khám chữa bệnh tại cơ sở y tế; tiêm chủng COVID-19; vệ sinh môi trường, xử lý sự cố điện, nước, thông tin; vận chuyển hàng hóa...). + Người trên 18 tuổi, đảm bảo sức khỏe để lấy mẫu tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm tập trung. - Lưu ý tại các khu vực nhà trọ, mỗi phòng trọ phải có ít nhất một đại diện của phòng trọ với tiêu chuẩn như trên tham gia lấy mẫu xét nghiệm. - Tiêu chuẩn loại trừ: Người có biểu hiện ho; sốt; đau họng; khó thở; mệt mỏi, đau người, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác hoặc viêm phổi trong 14 ngày gần đây nhung chưa được lấy mẫu xét nghiệm. Các trường hợp này cần hướng dẫn đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay. 2. Thời gian thực hiện lấy mẫu a) Đợt 1: Từ ngày 28/8/2021 đến ngày 30/8/2021. b) Đợt 2: Từ ngày 31/8/2021 đến ngày 02/9/2021. Lưu ý: - Đối tượng đại diện hộ gia đình lấy mẫu đợt 1 theo Kế hoạch này phải cách đợt lấy mẫu đại diện hộ gia đình theo Kế hoạch 155/KH-UBND ngày 22/8/2021 ít nhất 06 ngày. - Đối tượng đại diện hộ gia đình lấy mẫu đợt 1 theo Kế hoạch này phải cách đợt 2 theo Kế hoạch này ít nhất 03 ngày. 3. Loại xét nghiệm: Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR. 4. Các đơn vị thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm a) Các đơn vị thực hiện lấy mẫu - UBND quận, huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc phối hợp với Trung tâm y tế quận, huyện để tổ chức triển khai tốt công tác vận động, lập danh sách đối tượng xét nghiệm, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực dân cư thuộc địa bàn quản lý. - Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc Sở chịu trách nhiệm tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực dân cư đảm bảo đúng quy trình và yêu cầu kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh. b) Các đơn vị thực hiện xét nghiệm - Các đơn vị thực hiện xét nghiệm theo Kế hoạch này gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện quốc tế Vinmec Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199- Bộ Công an, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Gia đình, Trung tâm Chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao Thiện Nhân. - Căn cứ tình huống, diễn biến của dịch bệnh và năng lực xét nghiệm của các cơ sở y tế, giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm đầu mối tiếp nhận, thông báo điều phối nhận mẫu và làm xét nghiệm cũng như cung ứng vật tư liên quan lấy mẫu cho các đơn vị tham gia xét nghiệm. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. 2. Việc sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí được thực hiện theo các quy định hiện hành. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Y tế: a) Chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo UBND thành phố kết quả, các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời giải quyết. b) Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng: - Dự trù sinh phẩm, vật tư... và xác định phương pháp gộp mẫu thích hợp để thực hiện lây mẫu và xét nghiệm SARS- CoV-2 đáp ứng yêu cầu của Kế hoạch; Thực hiện mua sắm, đấu thầu sinh phẩm, vật tư... theo đúng quy định hiện hành. - Căn cứ tình huống, diễn biến của dịch bệnh và năng lực xét nghiệm của các cơ sở y tế, là đầu mối phân phối mẫu xét nghiệm cho các đơn vị tham gia xét nghiệm SARS-CoV-2 đảm bảo tiến độ thực hiện theo Kế hoạch; Thực hiện xét nghiệm khẳng định đối với các mẫu nghi ngờ dương tính được các phòng xét nghiệm sàng lọc chuyển đến; Thực hiện trả kết quả kịp thời và đầy đủ các thông tin, giấy tờ theo quy định. - Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, kỹ thuật lấy mẫu tại các địa phương - Nhận và thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả hằng ngày (12h00), báo cáo tổng kết hoạt động (ngày 03/9/2021) gửi về Sở Y tế. c) Chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, huyện: - Tham mưu chính quyền địa phương để bố trí địa điểm, thời gian lấy mẫu phù hợp; chịu trách nhiệm tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo đúng quy trình và tiến độ đề ra; lưu ý đảm bảo các yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong quá trình tổ chức lấy mẫu. Trong trường hợp vượt quá năng lực, đề nghị báo cáo Sở Y tế để phối hợp giải quyết. - Hướng dẫn các lực lượng địa phương thực hiện công tác lập danh sách, nhập liệu, an ninh trật tự, giãn cách tại điểm lấy mẫu,.. - Chỉ đạo Trạm y tế các xã, phường bố trí nhân lực lấy mẫu theo khu vực tổ dân phố thuộc địa bàn phụ trách, có sự tăng cường nhân lực từ Trung tâm y tế quận, huyện và Sở Y tế (nếu cần). - Liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để nhận vật tư y tế phục vụ lấy mẫu và vận chuyển mẫu; Gửi mẫu về đơn vị xét nghiệm SARS-CoV-2 theo sự phân bổ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. - Khẩn trương gửi mẫu về các cơ sở xét nghiệm theo sự điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. - Báo cáo kết quả hằng ngày (12h00), báo cáo tổng kết hoạt động (ngày 03/9/2021) về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tổng hợp. d) Các đơn vị thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 - Với sự điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: tiến hành nhận mẫu xét nghiệm của các đơn vị được phân công gửi mẫu đến; nhận test kít và vật tư y tế, sinh phẩm phục vụ cho việc xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (nếu có). - Đảm bảo kỹ thuật vả tính chính xác về kết quả xét nghiệm. - Báo cáo kết quả xét nghiệm hằng ngày (12h00) về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. 2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan tuyên truyền, vận động người dân tham gia lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo nội dung Kế hoạch. 3. Sở Tài chính: a) Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương về kinh phí thực hiện, Sở Tài chính đề xuất bố trí, cân đối kinh phí thực hiện Kế hoạch, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt theo quy định. b) Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn Sở Y tế, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định. 4. UBND các quận, huyện và xã, phường a) Chủ động phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch này. b) Chỉ đạo UBND các xã, phường: - Chịu trách nhiệm trong việc lập danh sách người dân tham gia lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đúng theo tiêu chuẩn, số lượng quy định tại Kế hoạch này, đảm bảo không bỏ sót hộ gia đình, cá nhân nào; chủ động tuyên truyền, vận động, mời người dân tham gia lấy mẫu xét nghiệm; chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tổ chức các buổi lấy mẫu xét nghiệm nhanh chóng, hiệu quả nhưng phải giãn cách, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. - Giao trách nhiệm cho các Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố; Công an khu vực, phường và các ban, ngành, đoàn, thể, hội địa phương: + Tổ chức lấy mẫu tại thôn/tổ dân phố/khu dân cư; phân khung giờ lấy mẫu cho các nhóm hộ gia đình hợp lý. + Thông báo đến tận hộ gia đình về tiêu chuẩn chọn người đại diện của hộ gia đình và thời gian, địa điểm lấy mẫu cho người dân biết để thực hiện đúng quy định. + Vận động người dân đi xét nghiệm đầy đủ, đảm bảo không bỏ sót đối tượng nào theo quy định. + Hỗ trợ công tác an ninh trật tự tại địa điểm lấy mẫu. + Hỗ trợ tối đa công tác tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo theo nguyên tắc lấy mẫu “cuốn chiếu”, xã/phường nào lấy mẫu xong xã/phường đó, thôn/tổ dân phố/khu dân cư nào lấy mẫu xong thôn/tổ dân phố/khu dân cư đó; thực hiện giãn cách tối thiểu 2m. + Chuẩn bị địa điểm lấy mẫu tại khu dân cư đảm bảo rộng rãi, thoáng, giãn cách, bố trí được quạt... + Dẫn đường nhân viên y tế đến địa điểm lấy mẫu, di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, hướng dẫn người được lấy mẫu tuân thủ các quy định. - Huy động các nguồn lực phục vụ nhanh chóng công tác lấy mẫu: đoàn thanh niên, phụ nữ, dân quân, dân phòng,... trong công tác nhập liệu, ghi danh sách, xử lý thông tin, hậu cần... tại buổi lấy mẫu. c) Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố; kịp thời báo cáo các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. d) Chủ động cân đối từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch. 5. Các Sở, ban, ngành và đề nghị các hội, đoàn thể: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế và UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Trên đây là Kế hoạch tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại các vùng nguy cơ theo Quyết định số 2860/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng, yêu cầu Sở Y tế, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Y tế (để báo cáo); - TT Thành ủy Đà Nẵng (để b/cáo); - TT HĐND thành phố (để báo cáo); - CT và các PCT UBND thành phố; - Các sở, ban, ngành (để thực hiện); - UBND quận, huyện (để thực hiện); - CVP, các PCVP UBND TP; - Các cơ quan báo, đài TP; - Lưu: VT, SYT. CHỦ TỊCH Lê Trung Chinh
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "27/08/2021", "sign_number": "158/KH-UBND", "signer": "Lê Trung Chinh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-10-2007-CT-UBND-tang-cuong-quan-ly-gia-suc-gia-cam-ve-sinh-thuc-pham-Can-Tho-187313.aspx
Chỉ thị 10/2007/CT-UBND tăng cường quản lý gia súc gia cầm vệ sinh thực phẩm Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2007/CT-UBND Cần Thơ, ngày 18 tháng 5 năm 2007 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH DOANH, VẬN CHUYỂN GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Thời gian vừa qua, công tác quản lý kinh doanh, vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các sở, ban, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các địa phương tập trung chỉ đạo đạt được những kết quả khá tốt, đảm bảo được nhu cầu cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn dịch cúm gia cầm, cúm A (H5N1) ở người, bệnh lở mồm long móng ở gia súc và phát triển chăn nuôi. Đến nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã hoàn thành việc đưa vào hoạt động các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, xóa bỏ tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, phân tán ở hộ gia đình; kiểm soát trên 95% số gia súc, gia cầm giết mổ, mua bán trên thị trường. Việc kinh doanh, vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm từng bước thực hiện theo quy định; tuy nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế như sau: Thành phố chưa xây dựng quy hoạch các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn. Các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hiện có chủ yếu được hình thành theo nhu cầu thực tế trước đây, đa số lò giết mổ được xây dựng cách xa khu dân cư nhưng trong quá trình đô thị hóa, các khu dân cư mới được hình thành và phát triển dẫn đến việc các lò giết mổ trên không còn phù hợp với điều kiện thực tế, không đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác. Một số cơ sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm chưa thực hiện tốt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; đa số các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm cho các lò giết mổ đều không đạt vệ sinh thú y, phương tiện vận chuyển chuyên dùng rất ít; việc phối hợp giải quyết công việc giữa cơ quan quản lý nhà nước có liên quan chưa được thường xuyên,... Để tăng cường công tác quản lý kinh doanh, vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời, thực hiện tốt Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện khẩn trương triển khai thực hiện các công việc sau: 1. Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ của ngành và địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định bắt buộc về vệ sinh thú y trong kinh doanh buôn bán, giết mổ, chế biến gia súc gia cầm; đồng thời, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân chỉ tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra bảo đảm vệ sinh và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của ngành, đơn vị và địa phương. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: - Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện khẩn trương xây dựng quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chủ trương cấm giết mổ gia súc, gia cầm trong khu vực nội thành, nội thị, khu vực dân cư, khu công nghiệp; đồng thời, kiên quyết di dời các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật đối với việc giết mổ không qua kiểm soát giết mổ, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường; - Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành có liên quan tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp theo tinh thần Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Sở Y tế chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Nông nghiệp thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo cho các cán bộ quản lý trong việc kiểm tra, kiểm soát, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở chế biến sản phẩm động vật. 4. Sở Thương mại chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương quy hoạch, sắp xếp các địa điểm buôn bán gia súc, gia cầm; sắp xếp khu vực mua gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ; đồng thời, chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với ngành Thú y, Y tế, Công an thường xuyên kiểm tra việc vận chuyển, lưu thông và phân phối sản phẩm gia súc, gia cầm. 5. Sở Giao thông Công chính chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông phối hợp trong việc kiểm tra các đơn vị, tổ chức và cá nhân hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhằm hạn chế, phát hiện kịp thời các trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm mang mầm bệnh hoặc không rõ nguồn gốc. 6. Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ, Báo Cần Thơ, các cơ quan thông tin đại chúng đóng trên địa bàn thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh cúm trên gia cầm, đề phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người và bệnh lở mồm long móng ở gia súc; nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ lan truyền dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm do không đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và không thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn như Thú y, Y tế,... nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và cá nhân để tự bảo vệ sức khỏe, chọn và sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo chất lượng, kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; đồng thời, góp phần tích cực cho công tác phòng, chống dịch bệnh của thành phố đạt hiệu quả. 7. Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Sở Giao thông Công chính theo chức năng nhiệm vụ của ngành mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Nông nghiệp, các ngành có liên quan giám sát chặt chẽ vệ sinh môi trường tại các lò giết mổ gia súc, gia cầm; tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về kinh doanh, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm. 8. Ủy ban nhân dân quận, huyện tăng cường công tác quản lý kinh doanh, vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trong Chỉ thị. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo. Chỉ thị này có hiệu lực sau mười ngày và được đăng trên Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày kể từ ngày ký./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Sơn
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "18/05/2007", "sign_number": "10/2007/CT-UBND", "signer": "Nguyễn Thanh Sơn", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-74-KH-UBND-2022-thuc-hien-giam-khai-thac-nuoc-duoi-dat-Quan-11-Ho-Chi-Minh-546262.aspx
Kế hoạch 74/KH-UBND 2022 thực hiện giảm khai thác nước dưới đất Quận 11 Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 74/KH-UBND Quận 11, ngày 05 tháng 4 năm 2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢM KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ TRÁM LẤP GIẾNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 NĂM 2022 Căn cứ Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025; Căn cứ Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030; Căn cứ Kế hoạch số 9155/KH-STNMT-TNNKS ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố; Căn cứ Kế hoạch số 588/KH-STNMT-TNNKS ngày 20 tháng 01 năm 2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố theo Quyết định 1242/QĐ-UBND và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 2422/QĐ-UBND năm 2022, Ủy ban nhân dân Quận 11 xây dựng kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Quận năm 2022 như sau: I. HIỆN TRẠNG: - Năm 2014, Quận 11 đã công bố 100% người dân trên địa bàn có nước sạch sử dụng; - Trên địa bàn Quận 11 hiện nay có 55.207 hộ dân đang sinh sống (theo niên giám thống kê năm 2020). Năm 2021, có 377 hộ gia đình, ngoài hộ gia đình sử dụng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có 334 giếng được người dân sử dụng cho mục đích sinh hoạt và 43 giếng được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Lưu lượng nước hiện đang khai thác, sử dụng khoảng gần 500m3/ngày.đêm. Đến năm 2022, theo thống kê và báo cáo định kỳ của Ủy ban nhân dân 16 phường đã có 121 trường hợp ngưng khai thác nước giếng. - Hiện nay, các đối tượng đang khai thác và sử dụng nước ngầm trên địa bàn đều sử dụng song song hai nguồn nước: nước cấp và nước ngầm. II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU: 1. Mục tiêu - Giảm lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Quận 11, đảm bảo tiến độ đề ra theo Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố. - Trong năm 2022, mỗi phường tiếp tục phấn đấu giảm 30% tổng số hộ khai thác trên địa bàn phường, tương đương tổng giảm trên địa bàn toàn Quận là 116 hộ gia đình và ngoài hộ gia đình (Theo phụ lục 1 đính kèm) 2. Yêu cầu - Đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất gắn với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước. - Giảm lưu lượng khai thác nước dưới đất không gây gián đoạn việc cấp nước cho sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất. - Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện kế hoạch. - Nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe và an toàn nguồn nước cho thành phố. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Rà soát việc cung cấp nước sạch đến từng hộ dân, các cơ quan, đơn vị và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận; đảm bảo 100% các tổ chức, cá nhân được cung cấp nước sạch liên tục. 2. Thống kê tình hình sử dụng nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Giám sát thường xuyên chất lượng nguồn nước cấp và nước dưới đất trên địa bàn quận. 3. Nâng cao ý thức người dân, cộng đồng trong việc sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe; 4. Đối với đối tượng sử dụng nguồn nước dưới đất ngoài hộ gia đình: triển khai tuyên truyền các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vận động chấm dứt khai thác nước dưới đất để phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện trám lấp giếng hư, giếng không sử dụng, giếng không có giấy phép khai thác hoặc giấy phép đã hết hạn khai thác theo quy định. Đề nghị các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác nước dưới đất có kế hoạch giảm lưu lượng khai thác; thực hiện đầy đủ, đúng quy định các nghĩa vụ liên quan nêu trong giấy phép; thực hiện các nghĩa vụ tài chính về thuế tài nguyên nước theo quy định; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác nước dưới đất mà không có giấy phép khai thác theo quy định; IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Phòng Tài nguyên và Môi trường - Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu theo quy định. - Tham mưu Ủy ban nhân dân quận dừng cấp mới, dừng gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước dưới đất theo quy định tại Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. - Phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền đến hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn về sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước của Thành phố, vận động chấm dứt khai thác nước dưới đất và thực hiện trám lấp giếng hư, giếng không sử dụng, giếng không có giấy phép khai thác. - Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân 16 phường và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khai thác, sử dụng nước dưới đất mà không có giấy phép khai thác hoặc giấy phép khai thác đã hết hạn theo quy định. - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến người dân, doanh nghiệp; quy định về tài nguyên nước, phí cấp quyền khai thác cho các mục đích sử dụng nước; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi được cấp phép khai thác; quy định xử lý vi phạm hành chính trọng lĩnh vực tài nguyên nước. - Tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân quận báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất (gồm danh sách tên tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, số lượng công trình, lưu lượng khai thác đã giảm, danh sách giếng đã trám lấp, kết quả xử lý các trường hợp vi phạm nếu có) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo thời gian quy định. 2. Phòng Quản lý đô thị - Chủ trì, phối hợp đơn vị cung cấp nước sạch và các đơn vị có liên quan đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho các hộ dân, các cơ quan, đơn vị và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trú đóng trên địa bàn; kiểm tra, giám sát lưu lượng, áp lực nguồn nước cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của các tổ chức, cá nhân. - Phối hợp Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thống kê, tổng hợp tình hình cung cấp nước sạch cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; theo dõi, báo cáo định kỳ tình hình thay đổi lưu lượng sử dụng nước sạch của các đối tượng hộ gia đình, ngoài hộ gia đình sử dụng nguồn nước cấp. - Phối hợp với Sở Xây dựng khảo sát, lắp đặt thí điểm các công trình cung cấp nước uống tại vòi tại các công trình công cộng như công viên, bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính... 3. Phòng Y tế - Trung Tâm y tế Quận Kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ dân trên địa bàn quận, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân sử dụng nguồn nước an toàn và đảm bảo vệ sinh. 4. Ủy ban nhân dân 16 phường - Có phương án giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất theo mục tiêu chung của Ủy ban nhân dân Quận (chỉ tiêu giảm tại Phụ lục 1) - Thực hiện rà soát, thống kê và báo cáo tình hình khai thác và sử dụng nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn (theo mẫu Phụ lục 2). Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường chịu trách nhiệm đối với số liệu thống kê tình hình khai thác nước ngầm trên địa bàn phường. Chủ động xây dựng lộ trình giảm lưu lượng khai thác nước dưới đất căn cứ vào mục tiêu của Quận đề ra trong Kế hoạch này. - Chủ trì, phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định về khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước dưới đất; tác hại việc sử dụng nguồn nước dưới đất có chất lượng không đạt yêu cầu, vận động sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước của Thành phố và thực hiện trám lấp giếng hư, giếng không sử dụne, giếng không có giấy phép khai thác theo quy định. 5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận và các tổ chức chính trị - Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân trên địa bàn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước của Thành phố; chấm dứt khai thác, sử dụng nước dưới đất và thực hiện việc trám lấp giếng hư, giếng không sử dụng, giếng không có giấy phép hoặc giếng hết hạn khai thác theo quy định. - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến người dân, doanh nghiệp; quy định về tài nguyên nước, phí cấp quyền khai thác cho các mục đích sử dụng nước; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi được cấp phép khai thác; quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO: Các đơn vị được phân công tổ chức triển khai Kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) theo chế độ báo cáo như sau: báo cáo quý trước ngày 10 của tháng cuối quý, báo cáo năm trước ngày 10 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trên đây là Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn quận 11 năm 2022, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp, tổ chức thực hiện./ Đính kèm: Phụ lục 1. Hiện trạng sử dụng nước ngầm trên địa bàn quận 11 năm 2021 và chỉ tiêu giảm sử dụng nước ngầm của từng phường năm 2022; Phụ lục 2. Biểu mẫu Báo cáo thống kê tình hình khai thác nước dưới đất. Nơi nhận: - Sở TNMT (để biết); - UBND Quận (CT, PCT/qlđt); - Các đơn vị được phân công trong Kế hoạch; - VP.UBND (CVP, NCTH/đt); - Lưu: VT, M. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thúc Chương PHỤ LỤC 1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 VÀ CHỈ TIÊU GIẢM KHAI THÁC NƯỚC NGẦM NĂM 2022 Đính kèm Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân quận 11 Stt Phường Số hộ dân (theo niên giám thống kê năm 2019) Số lượng giếng khoan Lưu lượng khai thác (m3/ngày.đêm) Chỉ tiêu đã giảm trong năm 2021 (30%) Chỉ tiêu giảm trong năm 2022 (30%) Hộ gia đình Sản xuất, kinh doanh Hộ gia đình Sản xuất, kinh doanh 1 1 3.235 0 0 0 0 0 0 2 2 2.647 0 0 0 0 0 0 3 3 5.434 80 7 20.6 3.3 26 26 4 4 2.163 5 0 1.45 0 2 2 5 5 8.861 0 11 Không kiểm soát được lưu lượng 3 3 6 6 2.414 6 0 9 0 2 2 7 7 3.415 7 0 2.5 0 7 0 8 8 3.35 2 0 Không kiểm soát được lưu lượng 1 1 9 9 2.17 2 3 2 4 2 2 10 10 2.56 2 0 1 0 1 1 11 11 3.359 53 2 90.8 8 17 17 12 12 2.075 15 0 34 0 5 5 13 13 2.951 25 1 14 1 8 8 14 14 3.76 133 14 210 26.7 44 44 15 15 3.53 2 2 Không kiểm soát được lưu lượng 1 1 16 16 2.993 2 3 7 4 2 2 Tổng 54.917 334 43 392.35 47 121 114 PHỤ LỤC 2 BIỂU MẪU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CÁC HỘ GIA ĐÌNH HOẶC NGOÀI HỘ GIA ĐÌNH (Đính kèm Kế hoạch số 74/KH-UBND của Ủy ban nhân dân quận 11 ngày 05/4/2022) Số thứ tự Tên chủ hộ/cơ sở sản xuất kinh doanh/Công ty Số nhà Đường phường Số Giếng đang sử dụng Mục đích sử dụng (sử dụng cho kinh doanh/sinh hoạt) Lưu lượng khai thác (m3/ngày.đêm) Có hay không lắp đồng hồ theo dõi lưu lượng khai thác (có/không) Năm khoan/ năm sử dụng 1 2 …
{ "issuing_agency": "Quận 11", "promulgation_date": "05/04/2022", "sign_number": "74/KH-UBND", "signer": "Trần Thúc Chương", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-47-2010-TT-BYT-huong-dan-hoat-dong-xuat-nhap-khau-thuoc-bao-bi-116789.aspx
Thông tư 47/2010/TT-BYT hướng dẫn hoạt động xuất, nhập khẩu thuốc bao bì mới nhất
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 47/2010/TT-BYT Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC VÀ BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005; Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược; Căn cứ Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần; Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Căn cứ Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam; Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. 2. Thuốc xuất khẩu, nhập khẩu theo đường phi mậu dịch để chữa bệnh cho bản thân và cho gia đình không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nước xuất xứ là nước sản xuất dạng bào chế cuối cùng và/hoặc xuất xưởng lô hoặc nước nơi sản phẩm được vận chuyển đến nước nhập khẩu. 2. Cơ sở sản xuất là cơ sở thực hiện ít nhất một công đoạn sản xuất và/hoặc xuất xưởng thành phẩm. 3. Bao bì thương phẩm của thuốc là bao bì chứa đựng thuốc và lưu thông cùng với thuốc. Bao bì thương phẩm của thuốc gồm hai loại: - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thuốc; - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc có bao bì trực tiếp. 4. Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ. 5. Dược chất phóng xạ là dược chất có chứa chất phóng xạ dùng cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. 6. Thuốc phóng xạ là thuốc có chứa một hoặc nhiều dược chất phóng xạ dùng để chẩn đoán hay điều trị bệnh. 7. Mức miễn trừ khai báo, cấp phép là mức hoạt độ phóng xạ mà từ mức đó trở xuống chất phóng xạ được coi là không nguy hại cho con người, môi trường. Điều 3. Điều kiện và phạm vi của tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc 1. Đối với thương nhân là doanh nghiệp Việt Nam: a) Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có kho thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y, thuốc phóng xạ được miễn trừ khai báo, cấp phép phự hợp với phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và giấy chứng nhận GSP; b) Doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế và Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác nhập khẩu sinh phẩm chẩn đoán In Vitro; c) Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) được nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp và bán cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc khác; d) Doanh nghiệp sản xuất có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc từ dược liệu được nhập khẩu dược liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp và bán cho các cơ sở sản xuất thuốc khác, các cơ sở khám chữa bệnh đông y; đ) Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có Giấy phép tiến hành các công việc bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực được nhập khẩu trực tiếp thuốc phóng xạ không được miễn trừ khai báo, cấp phép. 2. Đối với thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (phạm vi sản xuất thuốc) được nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc không phục vụ sản xuất thuốc của doanh nghiệp sẽ được Bộ Y tế hướng dẫn tại văn bản khác. 3. Thương nhân Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phúng xạ. 4. Thương nhân được phép ủy thác nhập khẩu thuốc theo đúng phạm vi hoạt động quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phúng xạ. 5. Các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu thuốc phục vụ nhu cầu sử dụng của chính tổ chức, cá nhân đó, trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phúng xạ. 6. Văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, các thương nhân Việt Nam có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được phép nhập khẩu thuốc phục vụ công tác đăng ký lưu hành (bao gồm cả các thuốc để kiểm nghiệm, kiểm định theo yêu cầu của việc đăng ký thuốc). 7. Các cơ sở có chức năng nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở sản xuất thuốc được phép nhập khẩu thuốc phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm nghiệm. 8. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của các tỉnh, thành phố, y tế ngành và các tổ chức của Việt Nam (gọi tắt là bên Việt Nam) được phép nhận thuốc viện trợ từ các tổ chức từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là bên nước ngoài) gửi tặng, viện trợ và chịu trách nhiệm về sử dụng thuốc hiệu quả an toàn, hợp lý, đúng mục đích viện trợ. 9. Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng được nhập khẩu thuốc để phục vụ việc thử lâm sàng theo đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng đó được Bộ Y tế phê duyệt. 10. Tổ chức, cá nhân có đề cương nghiên cứu sinh khả dụng, tương đương sinh học đó được phê duyệt tại cơ quan kỹ thuật chuyên ngành do Bộ Y tế ủy quyền được nhập khẩu thuốc để phục vụ việc nghiên cứu sinh khả dụng, tương đương sinh học. 11. Thương nhân được phép nhập khẩu, xuất khẩu bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. 12. Đối với thương nhân nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam: a) Thương nhân nước ngoài cung cấp thuốc, dược liệu, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y vào Việt Nam phải là doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; b) Thương nhân nước ngoài cung cấp tá dược, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này không bắt buộc phải là các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; c) Trường hợp các thuốc cần cho nhu cầu phòng, điều trị bệnh và nguyên liệu cần cho nhu cầu sản xuất thuốc trong nước nhưng các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam không cung cấp hoặc cung cấp không đủ nhu cầu, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét, quyết định cho phép nhập khẩu từ các doanh nghiệp cung cấp thuốc có uy tớn trên thế giới. Điều 4. Quy định chung về nhập khẩu, xuất khẩu thuốc 1. Chất lượng thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc nhập khẩu Thương nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác, nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của thuốc nhập khẩu theo quy định của Luật Dược, Luật Thương mại và các quy định khác về quản lý chất lượng thuốc hiện hành. 2. Hạn dùng của thuốc nhập khẩu: a) Thuốc thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có hạn dùng trên 24 tháng thì hạn dùng còn lại tối thiểu phải là 18 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam. Đối với thuốc có hạn dùng bằng hoặc dưới 24 tháng thì hạn dùng phải còn tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam; b) Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có hạn dùng còn lại ít nhất là 2/3 hạn dùng kể từ ngày đến cảng Việt Nam; c) Vắc xin, sinh phẩm y tế có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có hạn dùng còn lại ít nhất là 1/2 hạn dùng kể từ ngày đến cảng Việt Nam; d) Sinh phẩm chẩn đóan bệnh In Vitro có hạn dùng bằng hoặc dưới 12 tháng nhập khẩu vào Việt Nam hạn dùng phải còn lại ít nhất 03 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam; đ) Nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam, trừ dược liệu, phải có hạn dùng còn lại trên 36 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam, đối với nguyên liệu có hạn dùng bằng hoặc dưới 36 tháng thì ngày hàng về đến cảng Việt Nam không được quá 06 tháng kể từ ngày sản xuất; e) Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo có hạn dùng lớn hơn hoặc bằng 24 tháng, hạn dùng còn lại của thuốc phải còn tối thiểu 12 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam. Trường hợp thuốc có hạn dùng dưới 24 tháng thì hạn dùng còn lại kể từ ngày đến cảng Việt Nam tối thiểu phải bằng 1/3 hạn dùng của thuốc; g) Các thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đáp ứng các quy định về hạn dùng của thuốc tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này nhưng đảm bảo chất lượng và cần thiết nhập khẩu để phục vụ nhu cầu điều trị, nhu cầu sản xuất thuốc trong nước, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm cho phép nhập khẩu. 3. Yêu cầu đối với phiếu kiểm nghiệm: Khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải xuất trình Hải quan cửa khẩu bản chính phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho từng lô thuốc nhập khẩu của nhà sản xuất trừ dược liệu và các thuốc quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 17 và 18 của Thông tư này. Hải quan cửa khẩu lưu bản sao phiếu kiểm nghiệm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu. 4. Quyền sở hữu trí tuệ về thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc: Thương nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác, nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trớ tuệ của thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc do chính cơ sở sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu. 5. Kiểm định, thử thuốc trên lâm sàng đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể nhập khẩu: a) Đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể dùng để phòng bệnh và chữa bệnh có số đăng ký hoặc chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhập khẩu sau khi thông quan được đưa về kho của doanh nghiệp bảo quản theo qui định và chỉ được phép đưa ra sử dụng khi có văn bản của Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế xác nhận lô vắc xin, huyết thanh có chứa các kháng thể dùng để phòng bệnh và chữa bệnh nhập khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trên động vật thí nghiệm. b) Đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể dùng để phòng bệnh và chữa bệnh chưa có số đăng ký nhập khẩu dùng cho các chương trình, dự án quốc gia phải thực hiện thử thuốc trên lâm sàng theo quy định tại Quyết định số 01/2007/QĐ-BYT ngày 11/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thử thuốc trên lâm sàng. Riêng đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể dùng để phòng bệnh và chữa bệnh chưa có số đăng ký lưu hành nhưng đó được Tổ chức y tế thế giới (WHO) tiền kiểm định và đó được lưu hành rộng rói trên thế giới do các tổ chức quốc tế đó thường xuyên hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế như WHO, UNICEF... viện trợ cho Việt Nam, tựy từng trường hợp cụ thể, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế yêu cầu bằng chứng thực hiện dây chuyền lạnh và có kết quả đạt yêu cầu về thử nghiệm an toàn trên người ở thực địa mới được phép đưa vào sử dụng. c) Đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa kháng thể dùng để phòng bệnh và chữa bệnh được nhập khẩu theo quy định tại Điều 13, 14, 15 và 16 Thông tư này, trường hợp cần thiết, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế sẽ yêu cầu thử nghiệm an toàn trên người ở thực địa và sau khi có kết quả đạt yêu cầu về thử nghiệm an toàn trên người ở thực địa mới được phép đưa vào sử dụng. 6. Nhãn thuốc nhập khẩu: Nhãn thuốc nhập khẩu phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng húa, các quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc trừ nhãn của các thuốc quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Thông tư này. 7. Kê khai, kê khai lại giá thuốc: Việc kê khai, kê khai lại giá thuốc nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người. 8. Báo cáo: a) Trong vũng 10 ngày kể từ khi vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể được nhập khẩu về kho, doanh nghiệp nhập khẩu gửi báo cáo nhập khẩu đối với từng lô hàng nhập về Cục Quản lý dược- Bộ Y tế và Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế (Mẫu số 1a). b) Doanh nghiệp nhập khẩu phải báo cáo về Cục Quản lý dược- Bộ Y tế tình hình xuất, nhập khẩu thuốc định kỳ hàng tháng bằng file điện tử tới hộp thư [email protected] trước ngày 10 tháng sau; báo cáo 06 tháng bằng văn bản trước ngày 10 tháng 7 và báo cáo cả năm trước ngày 10 tháng 01 của năm sau. (Mẫu số 1b1 đến b13). c) Doanh nghiệp nhập khẩu thuốc để tham gia trưng bày, triển lãm hội chợ và các trường hợp tạm nhập, tái xuất khác: trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc hoạt động trưng bày, triển lãm hội chợ hoặc hết hạn tạm nhập phải tái xuất và phải có văn bản báo cáo Cục Quản lý dược- Bộ Y tế về số lượng và tình hình tái xuất (Mẫu số 1c) 9. Lệ phí: Doanh nghiệp nhập khẩu thuốc phải nộp lệ phí theo quy định tại Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược; Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC ngày 21/07/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 10. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc: Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc có giá trị 01 năm kể từ ngày ký. 11. Hồ sơ pháp lý trong hồ sơ nhập khẩu thuốc: a) Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP), giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC), giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc các giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn tương đương đối với sinh phẩm chẩn đoán In Vitro có thể nộp bản chính hoặc bản sao hoặc bản dịch tiếng Việt từ tiếng nước ngoài nhưng phải đáp ứng các quy định cụ thể đối với từng loại giấy chứng nhận quy định tại điểm b, điểm c hoặc điểm d khoản này và các quy định chung như sau: - Trường hợp nộp bản chính: Bản chính phải có đầy đủ chữ ký trực tiếp, họ tên, chức danh, ghi rõ ngày cấp và dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp giấy chứng nhận; phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp các giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam cấp; - Trường hợp nộp bản sao: Bản sao do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực bản sao từ bản chính; - Trường hợp nộp bản dịch tiếng Việt từ tiếng nước ngoài: bản dịch tiếng Việt phải có công chứng theo quy định (công chứng ở đây được hiểu là phải được cơ quan công chứng địa phương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được uỷ quyền của nước ngoài chứng nhận chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật) và phải nộp kèm theo bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận theo quy định nêu trên; - Thời hạn hiệu lực của các giấy chứng nhận: thời hạn hiệu lực phải được ghi cụ thể trên các giấy chứng nhận và phải còn hiệu lực tại thời điểm thẩm định; không chấp nhận công văn gia hạn giấy chứng nhận này. Trường hợp giấy chứng nhận này không ghi rõ thời hạn hiệu lực, chỉ chấp nhận các giấy chứng nhận được cấp trong thời gian 24 tháng kể từ ngày cấp. b) Giấy chứng nhận sản phẩm dược ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này còn phải đáp ứng các quy định sau: - Phải có xác nhận thuốc được phép lưu hành ở nước xuất xứ, trường hợp thuốc không lưu hành ở nước xuất xứ, Công ty cung cấp phải có giải trình lý do để Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét; - Trường hợp thuốc được sản xuất qua nhiều công đoạn ở các nước khác nhau, không thể xác định được nước xuất xứ duy nhất, cơ sở nhập khẩu thuốc phải nộp CPP của nước sản xuất ra dạng bào chế cuối cùng hoặc CPP của nước xuất xưởng lô. Trường hợp không có CPP của cả hai nước xuất xứ nêu trên, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế sẽ xem xét chấp nhận CPP của nước nơi sản phẩm được vận chuyển đến nước nhập khẩu; - Trường hợp không có CPP của các nước xuất xứ nêu trên, chỉ chấp nhận CPP của thuốc đó do cơ quan có thẩm quyền của một trong các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada hoặc của cơ quan thẩm định, đánh giá các sản phẩm y tế của Châu Âu - EMEA cấp; - Do cơ quan quản lý dược có thẩm quyền (theo danh sách của WHO trên website http://www.who.int) của nước xuất xứ ban hành; cấp theo mẫu của WHO áp dụng đối với Hệ thống chứng nhận chất lượng của các sản phẩm dược lưu hành trong thương mại quốc tế. c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này còn phải đáp ứng các quy định sau: - Phải có xác nhận thuốc được phép lưu hành ở nước xuất xứ, trường hợp thuốc không lưu hành ở nước xuất xứ, Công ty cung cấp phải có giải trình lý do để Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét; - Do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ cấp, có đủ các thông tin về thành phần, hàm lượng, dạng bào chế và thời hạn hiệu lực của chứng nhận. d) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc, hoặc các giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng khác (ví dụ ISO 9001…) và phải do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ cấp, có xác nhận tên và địa chỉ nhà sản xuất. Điều 5. Quy định về lập đơn hàng, ngôn ngữ và hình thức hồ sơ 1. Đơn hàng nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được lập thành 03 bản theo mẫu phự hợp với từng loại thuốc theo quy định tại Thông tư này. Sau khi được phê duyệt, 02 bản lưu tại Cục Quản lý dược- Bộ Y tế, 01 bản gửi doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu thuốc. Bản gửi doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu thuốc có đóng dấu "Bản gửi doanh nghiệp" làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu. Đơn hàng nhập khẩu, xuất khẩu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc kể cả dạng đơn chất hoặc phối hợp đó có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực được lập thành 02 bản. 2. Trường hợp doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, phải ghi rõ tên công ty ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc trên đơn hàng. 3. Hồ sơ, tài liệu kèm theo đơn hàng phải được chuẩn bị trên khổ giấy A4, đóng thành 01 bộ chắc chắn. Hồ sơ phải được sắp xếp theo đúng trình tự của mục lục, có phân cách giữa các phần. Các phần phân cách phải được đánh số thứ tự để dễ tham khảo và được đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu ở trang đầu tiên của mỗi phần trong toàn bộ hồ sơ và có trang bìa ghi rõ: tên đơn vị nhập khẩu, số đơn hàng, ngày lập đơn hàng, loại đơn hàng. 4. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ nhập khẩu thuốc: Hồ sơ nhập khẩu thuốc nước ngoài phải viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp hồ sơ viết bằng tiếng Anh, các thông tin trong Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải viết bằng tiếng Việt, trừ các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh: a) Tên biệt dược, tên gốc hoặc tên chung quốc tế của thuốc; b) Tên chung quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; c) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất thuốc. 5. Đối với thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký nhập khẩu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, mỗi thuốc phải lập thành một đơn hàng riêng, trừ trường hợp thuốc có chung tất cả các yếu tố sau có thể xin nhập khẩu trong cùng một hồ sơ: a) Tên thuốc; b) Dạng bào chế; c) Công thức cho một đơn vị liều (đối với dạng thuốc đơn liều) hoặc cùng nồng độ hàm lượng (đối với thuốc đa liều); d) Nhà sản xuất; Điều 6. Một số quy định khác 1. Thuốc nhập khẩu lưu hành trên thị trường phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Dược. 2. Thuốc nhập khẩu phục vụ cho các dự án, chương trình mục tiêu y tế quốc gia, thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo; thuốc nhập khẩu cho mục đích thử lâm sàng, làm mẫu đăng ký, phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định; thuốc nhập khẩu để tham gia trưng bày, triển lãm hội chợ phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và không được phép lưu hành trên thị trường. 3. Thuốc viện trợ do các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều 3 của Thông tư này nhập khẩu, sau khi tiếp nhận đơn vị tiếp nhận phải thành lập Hội đồng để kiểm kê, đánh giá, phân loại thuốc và nhập kho để quản lý. Chỉ được phép đưa những thuốc đảm bảo chất lượng, còn hạn dùng vào sử dụng cho công tác điều trị. Đối với những thuốc không được phép sử dụng, phải thành lập Hội đồng để tiến hành hủy thuốc theo quy định tại Thông tư số 09/2010/TT- BYT ngày 28 tháng 4 năm 2010 về Quản lý chất lượng, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Thủ trưởng các đơn vị tiếp nhận thuốc viện trợ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý và an toàn. 4. Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Phải được phép lưu hành ở nước sở tại. Đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa kháng thể phải thuộc danh mục vắc xin, sinh phẩm y tế đó được Tổ chức Y tế khuyến cáo sử dụng; b) Phải đáp ứng đúng những yêu cầu sử dụng thực tế của đơn vị nhận viện trợ và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam; c) Không thuộc danh mục thuốc gây nghiện, danh mục nguyên liệu và thuốc thành phẩm cấm nhập khẩu để làm thuốc dùng cho người (trừ trường hợp nhập khẩu thuốc phục vụ chương trình, dự án quốc gia đó được Chính phủ phê duyệt); d) Phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn, hiệu quả sử dụng ở cả nước viện trợ và Việt Nam. Vắc xin, sinh phẩm y tế viện trợ phải có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan kiểm định quốc gia nước sở tại hoặc cơ quan có thẩm quyền đối với lô hàng nhập khẩu, đồng thời phải được Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế đánh giá chất lượng trước khi nhập khẩu; đ) Phải được đóng gói trong đồ bao gói thích hợp, có ghi rõ: tên thuốc, hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc và có danh mục chi tiết đi kèm theo từng đơn vị đóng gói e) Trường hợp đặc biệt, thuốc viện trợ phục vụ cho các chương trình nghiên cứu không đáp ứng quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản này, có thể xem xét cho phép tiếp nhận căn cứ trên các tài liệu pháp lý, kỹ thuật liên quan của chương trình nghiên cứu. 5. Dược liệu sử dụng để sản xuất, pha chế và thuốc thang tại các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở khám chữa bệnh bằng đông y phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh cho người phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và được cung cấp bởi các cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh thuốc. 6. Thuốc phóng xạ, ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này phải tuân theo các quy định của Pháp luật có liên quan đến việc đảm bảo an toàn bức xạ. Chương II HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THUỐC VÀ BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC Điều 7. Nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc 1. Cấm nhập khẩu để làm thuốc dùng cho người các thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc quy định tại Danh mục nguyên liệu và thuốc thành phẩm cấm nhập khẩu để làm thuốc (Phụ lục ). 2. Thuốc có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, trừ thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, được nhập khẩu theo nhu cầu không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hoặc xác nhận đơn hàng nhập khẩu. 3. Thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Quản lý dược- Bộ Y tế bao gồm: a) Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, kể cả dạng đơn chất hoặc phối hợp đó có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực; b) Thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký; c) Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Điều 8. Xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc 1. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, kể cả dạng đơn chất hoặc phối hợp khi xuất khẩu phải có giấy phép xuất khẩu của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế . 2. Thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, trừ các thuốc quy định tại khoản 1 Điều này khi xuất khẩu đơn vị xuất khẩu làm thủ tục trực tiếp với Hải quan cửa khẩu không cần có giấy phép xuất khẩu của Bộ Y tế. Chương III HỒ SƠ, THỦ TỤC NHẬP KHẨU THUỐC, BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC, KIỂM ĐỊNH THUỐC NHẬP KHẨU Mục I. NHẬP KHẨU THUỐC CÓ SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CÒN HIỆU LỰC Điều 9. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc 1. Hồ sơ: a) Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 2a, 2b); b) Báo cáo tồn kho thuốc gây nghiện (hoặc thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc) (Mẫu số 3). 2. Thủ tục: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 10. Các thuốc khác, trừ các thuốc quy định tại Điều 9 của Thông tư này Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục trực tiếp tại Hải quan cửa khẩu và xuất trình Hải quan cửa khẩu danh mục thuốc nhập khẩu (Mẫu số 4) kèm theo bản chính hoặc bản sao công chứng hợp lệ các tài liệu sau : a) Giấy phép lưu hành sản phẩm hoặc Quyết định cấp số đăng ký lưu hành; các văn bản cho phép thay đổi, bổ sung, đính chính khác (nếu có); b) Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đối với công ty nước ngoài cung cấp thuốc, trừ các thương nhân quy định tại điểm b, c khoản 12 Điều 3 của Thông tư này. Mục II. NHẬP KHẨU THUỐC CHƯA CÓ SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH Điều 11. Thuốc thành phẩm có chứa dược chất chưa có số đăng ký hoặc dược chất đó có số đăng ký nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán 1. Điều kiện và số lượng thuốc xem xét cấp giấy phép nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam. 2. Hồ sơ: a) Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 5a, 5b, 5c, 5d, 5đ); b) Giấy chứng nhận sản phẩm dược. Trường hợp không có Giấy chứng nhận sản phẩm dược, có thể thay thế bằng FSC và GMP. Trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc phải nộp giấy chứng nhận GMP của tất cả các cơ sở sản xuất có tham gia trong quá trình sản xuất ra thành phẩm; c) Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra chất lượng thuốc; d) Nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng có đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu, bao gồm: 01 bộ nhãn gốc kèm tờ hướng dẫn sử dụng gốc của thuốc đang được lưu hành thực tế ở nước xuất xứ (trừ vắc xin, sinh phẩm y tế); 02 bộ nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt; đ) Báo cáo tồn kho đối với thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc (Mẫu số 3); e) Hồ sơ tiền lâm sàng và lâm sàng đối với thuốc chứa dược chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đó lưu hành. 3. Thủ tục : Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 12. Thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt 1. Hồ sơ: a) Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 6a); b) Dự trự thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt (Mẫu số 6b); c) Các tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, và e khoản 2 Điều 11, trừ các trường hợp sau: - Doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP cần thiết nhập khẩu các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc nhập khẩu cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt để bán tại các nhà thuốc đạt GPP trong hệ thống: phải có văn bản nờu rõ lý do chưa cung cấp được hồ sơ, phiếu kiểm nghiệm gốc, và cam kết chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu; - Doanh nghiệp nhập khẩu những thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc nhập khẩu cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt hoặc những thuốc có hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng được ghi trong các tài liệu chuyên mụn mà không cung cấp được các hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này và phiếu kiểm nghiệm gốc của lụ thuốc nhập khẩu thì hồ sơ phải kèm theo: Văn bản nêu rõ lý do chưa cung cấp được hồ sơ của thuốc nhập khẩu, phiếu kiểm nghiệm gốc của lô thuốc và cam kết về đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu; Báo cáo sử dụng thuốc (nhu cầu sử dụng, tính an toàn, hiệu quả điều trị của thuốc). 2. Thủ tục: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xột cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 13. Vắc xin, sinh phẩm y tế theo nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở điều trị, cơ sở tiêm phòng và cơ sở xét nghiệm 1. Hồ sơ: a) Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 7a); b) Dự trự vắc xin, sinh phẩm y tế của cơ sở tiêm phòng, cơ sở xét nghiệm (Mẫu số 7b); d) Bản cam kết của công ty cung cấp về việc đảm bảo chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế cung cấp cho Việt Nam (Mẫu số 7c); đ) Các tài liệu kèm theo (nếu cú) bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng (ISO) do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với sinh phẩm chẩn đoán In Vitro), Giấy phép lưu hành vắc xin, sinh phẩm y tế, Giấy phép lưu hành tại một số nước khác mà vắc xin, sinh phẩm y tế đó đó được đăng ký và lưu hành. Trong trường hợp đặc biệt, công ty chưa cung cấp đủ các tài liệu này hoặc vắc xin, sinh phẩm y tế không đáp ứng quy định tại điểm b, c, và điểm d khoản 2 Điều 4 của Thông tư này nhưng cần thiết cho nhu cầu sử dụng, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét, quyết định. 2. Thủ tục: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu và yêu cầu gửi hồ sơ, mẫu cho Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế đối với vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu trong trường hợp cần thiết. Trường hợp không cấp giấy phép Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 14. Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa 1. Hồ sơ: Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 8); 2. Thủ tục: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 15. Thuốc phục vụ cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia 1. Hồ sơ: a) Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 9); b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc nhập khẩu thuốc phục vụ chương trình mục tiêu y tế quốc gia (trường hợp cần thiết Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có thể yêu cầu các hồ sơ theo quy định tại điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 11 của Thông tư này); c) Đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể dùng để phòng bệnh, chữa bệnh ngoài các giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này phải có thêm các giấy tờ sau đây: - Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cho phép lưu hành hoặc xuất khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế; - Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP; - Phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế của cơ quan kiểm định quốc gia hoặc cơ quan khác có thẩm quyền nước sở tại đối với lô hàng nhập (có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp nhập khẩu); - Kết quả thử thuốc trên lâm sàng hoặc kết quả thử nghiệm an toàn trên người ở thực địa theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 của Thông tư này. d) Đối với các vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu theo kết quả trúng thầu của đấu thầu quốc gia hoặc quốc tế tại Việt Nam, các giấy tờ theo quy định tại tiết 1, 2 và 3 điểm c khoản 1 Điều này đó được chương trình xem xột khi xột hồ sơ thầu thì hồ sơ đề nghị nhập khẩu không phải bắt buộc có các giấy tờ trên. 2. Thủ tục: a) Thuốc của chương trình mục tiêu y tế quốc gia phải được nhập khẩu ủy thác qua các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu thuốc trực tiếp. Trên nhãn thuốc phải có dũng chữ "Thuốc chương trình không được bán”. b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xột cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 16. Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo 1. Hồ sơ: a) Công văn đề nghị nhập khẩu của cơ sở nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo; b) Danh mục thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo (Mẫu số 10); c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép cơ sở nhận thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo; d) Đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể dùng để phòng bệnh, chữa bệnh ngoài các giấy tờ quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có thêm các giấy tờ quy định tại tiết 1,2 và 3 điểm c khoản 1 Điều 15 của Thông tư này. 2. Thủ tục: Cơ sở nhập khẩu gửi hồ sơ đến Sở Y tế trên địa bàn, trường hợp thuốc chứa dược chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đó lưu hành, vắc xin, sinh phẩm y tế: cơ sở nhập khẩu gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hàng, hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế hoặc Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xột cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Sở Y tế hoặc Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời cơ sở và nờu rõ lý do. Điều 17. Thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, làm mẫu đăng ký và phục vụ việc nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định, nghiên cứu sinh khả dụng/tương đương sinh học Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 9 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam. 1. Hồ sơ: a) Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 11a, 11b, 11c); b) Đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng đó được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt đối với thuốc nhập khẩu để thử nghiệm lâm sàng; c) Đề cương nghiên cứu sinh khả dụng, tương đương sinh học đó được phê duyệt tại cơ quan kỹ thuật chuyên ngành do Bộ Y tế ủy quyền đối với thuốc nhập khẩu để nghiên cứu sinh khả dụng,tương đương sinh học; d) Văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện đối với các đề tài nghiên cứu có phê duyệt hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc nhập khẩu thuốc để kiểm nghiệm, kiểm định; đ) Trường hợp cơ sở sản xuất, nghiên cứu, kiểm nghiệm muốn nhập khẩu thuốc để phục vụ việc nghiên cứu, kiểm nghiệm của chính cơ sở phải kèm theo văn bản đề nghị và cam kết thuốc nhập khẩu chỉ sử dụng để phục vụ việc nghiên cứu, kiểm nghiệm của cơ sở. 2. Thủ tục: Cơ sở nhập khẩu gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hàng, hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xột cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế có văn bản trả lời cơ sở và nờu rõ lý do. Điều 18. Thuốc để tham gia trưng bày, triển lãm hội chợ và các trường hợp tạm nhập, tái xuất thuốc khác Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam và quy định tại Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng húa với nước ngoài. Điều 19. Nguyên liệu làm thuốc, dược liệu chưa có số đăng ký lưu hành, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc 1. Hồ sơ: a) Đơn hàng nhập khẩu (Mẫu số 12a, 12b, 12c, 12d); b) Bản tiêu chuẩn chất lượng và bản phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu, dược liệu, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc đối với các nguyên liệu, bao bì có tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc bản photo chuyên luận tiêu chuẩn chất lượng của dược điển nếu nguyên liệu không áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của dược điển Châu Âu, Anh, Hoa Kỳ, Quốc tế, Nhật Bản; c) Đối với nguyên liệu làm thuốc là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất làm thuốc phải gửi kèm theo Báo cáo tồn kho (Mẫu số 3). 2. Thủ tục: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xột cấp giấy phép nhập khẩu. Đối với nguyên liệu làm thuốc là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất làm thuốc, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xột cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 20. Thuốc phóng xạ 1. Đối với thuốc phóng xạ trong trường hợp được miễn trừ khai báo, cấp phép: thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này. 2. Đối với thuốc phóng xạ trong trường hợp không được miễn trừ khai báo, cấp phép: thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này và kèm theo Giấy phép tiến hành các công việc bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh thuốc phóng xạ. Mục III. KIỂM ĐỊNH THUỐC NHẬP KHẨU Điều 21. Vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể 1. Hồ sơ: a) Phiếu gửi mẫu kiểm định; b) Hồ sơ tóm tắt sản xuất và kiểm định của lô vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu (bản sao có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất); c) Giấy phép xuất xưởng của Cơ quan có thẩm quyền nước sở tại hoặc cơ quan tương đương khác kèm theo từng lô hàng nhập (bản sao có đóng dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp nhập khẩu); d) Bằng chứng bảo đảm về dây chuyền lạnh trong quá trình vận chuyển lụ hàng nhập khẩu. e) Mẫu vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể nhập khẩu để kiểm định (số lượng mẫu theo qui định cho từng loại vắc xin, sinh phẩm y tế). 2. Thủ tục: Doanh nghiệp nhập khẩu gửi hồ sơ đến Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ mẫu và hồ sơ theo qui định, Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế trả lời bằng văn bản về chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế và về an toàn trên động vật thí nghiệm của vắc xin, sinh phẩm y tế gửi doanh nghiệp. Chương IV HỒ SƠ, THỦ TỤC XUẤT KHẨU THUỐC VÀ BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC Điều 22. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất 1. Hồ sơ: a) Đơn hàng xuất khẩu (Mẫu số 13a, 13b ); b) Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu; c) Thuốc thành phẩm gây nghiện dạng phối hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện; thuốc thành phẩm hướng tâm thần, tiền chất dạng phối hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc xuất khẩu để làm mẫu đăng ký, hội chợ, triển lãm, nghiên cứu không bắt buộc phải có hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nhưng phải có văn bản giải trình rõ lý do và mục đích xuất khẩu thuốc của doanh nghiệp xuất khẩu; d) Đối với thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất chưa có số đăng ký: phải có thờm bản cam kết của doanh nghiệp thực hiện theo hợp đồng xuất khẩu và không lưu hành các sản phẩm chưa được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. 2. Thủ tục: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hàng, hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xột cấp giấy phép xuất khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Điều 23. Các thuốc khác không phải là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc ở dạng đơn chất hoặc phối hợp, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc Thuốc sản xuất trong nước được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC) hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP) để xuất khẩu. Số lượng FSC, CPP được cấp theo yêu cầu của cơ sở. 1. Hồ sơ: Đơn đề nghị cấp FSC hoặc CPP (Mẫu số 14); Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu cơ sở nộp FSC hoặc CPP theo mẫu do nước đó quy định, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có thể xem xét cấp FSC dựa trên mẫu được yêu cầu. 2. Thủ tục: a) Thủ tục cấp lại FSC theo quy định của Điều 13 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. b) Cơ sở xuất khẩu thuốc không phải làm thờm thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân để cấp FSC. c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế cấp FSC hoặc CPP (Mẫu số 15a, 15b). Chương V XỬ LÝ VI PHẠM Điều 24. Xử lý vi phạm 1. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu có hành vi giả mạo hoặc tự ý sửa chữa hồ sơ, tài liệu, giấy tờ pháp lý của các cơ quan chức năng của Việt Nam hoặc của nước ngoài; sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký hoặc dấu của cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và các cơ sở liên quan trong hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thì Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có công văn cảnh báo cơ sở và dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu thuốc của cơ sở, cụ thể như sau: a) Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu thuốc của cơ sở trong thời hạn 03 tháng đối với trường hợp vi phạm lần đầu; b) Dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu thuốc của cơ sở 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm 02 lần trong 12 tháng; c) Tùy theo mức độ vi phạm, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế sẽ có công văn gửi công ty sản xuất, công ty cung cấp thuốc và dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thuốc hoặc dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam của công ty nước ngoài. Ngoài các hình thức trên, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế sẽ công khai nội dung vi phạm của cơ sở trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế; thông báo tới cơ quan Thanh tra, cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu thuốc hoặc bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 25. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Thông tư số 06/2006/TT-BYT ngày 16/05/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm; Thông tư số 13/1998/TT-BYT ngày 15/10/1998 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng thuốc viện trợ của nước ngoài vào Việt Nam; các quy định về nhập khẩu vắc xin và sinh phẩm y tế tại Thông tư số 08/2006/TT-BYT ngày 13/06/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Cục Quản lý dược - Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Website CP); - Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải Quan); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); - Bộ trưởng Bộ Y tế; Các Thứ trưởng Bộ Y tế; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế các tỉnh TP trực thuộc TW; - Tổng Công ty dượcVN, các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc, Viện kiểm nghiệm thuốc TW, Viện KN thuốc TP.HCM, Viện KĐ Quốc gia Vắc xin & SPYT; - Hiệp hội SXKDDVN; - Cục Quân Y- Bộ Quốc phòng; - Cục Y tế - Bộ Công An; - Cục Y tế GTVT - Bộ GTVT - Lưu: VT, PC, QLD (02b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Minh Quang FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "29/12/2010", "sign_number": "47/2010/TT-BYT", "signer": "Cao Minh Quang", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-05-2007-TT-BLDTBXH-muc-luong-huu-cong-chuc-vien-chuc-nganh-Hai-quan-nghi-huu-quy-dinh-Quyet-dinh-287-2006-QD-TTg-17926.aspx
Thông tư 05/2007/TT-BLĐTBXH mức lương hưu công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu quy định Quyết định 287/2006/QĐ-TTg mới nhất
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 05/2007/TT-BLĐTBXH Hà nội, ngày 04 tháng 04 năm 2007 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC TÍNH MỨC LƯƠNG HƯU ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH HẢI QUAN NGHỈ HƯU THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 287/2006/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Quyết định số 287/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau: I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 1993 đến ngày 30 tháng 11 năm 2007, có thời gian công tác trong ngành Hải quan trước ngày 01 tháng 12 năm 2002 chưa được tính đủ khoản phụ cấp thâm niên Hải quan theo quy định tại Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. 2. Công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 12 năm 2002 được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan vào tiền lương để tính lương hưu hàng tháng không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này. II. CÁCH TÍNH MỨC LƯƠNG HƯU Mức lương hưu của đối tượng quy định tại khoản 1, Mục I Thông tư này được tính trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, bao gồm cả phụ cấp thâm niên Hải quan như sau: 1. Tính mức lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu được bổ sung phụ cấp thâm niên. Mức lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu mà chưa được tính đủ khoản phụ cấp thâm niên Hải quan thì nay được tính bổ sung thêm khoản phụ cấp thâm niên hàng tháng theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ. Khoản phụ cấp thâm niên bổ sung tính theo số năm công tác trong ngành Hải quan và mức tiền lương tháng đã hưởng và đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối cùng đã được ghi trong hồ sơ hưu trí của mỗi người. 2. Điều chỉnh mức lương hưu trên cơ sở mức lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu đã được tính bổ sung thêm phụ cấp thâm niên. Mức lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu đã được tính theo quy định tại khoản 1 nêu trên được điều chỉnh theo quy định tại các văn bản về điều chỉnh lương hưu qua từng thời kỳ tuỳ theo thời điểm nghỉ hưu theo các văn bản sau: - Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức; lực lương vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội; - Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước; - Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí; - Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương; - Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; - Nghị định số 117/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; - Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; - Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; - Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, kiểm tra viên chính Hải quan nghỉ hưu ngày 01 tháng 01 năm 1999, có 40 năm công tác trong ngành Hải quan, diễn biến tiền lương trong 5 năm cuối chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên Hải quan là: - Từ 01/01/1994 đến 31/12/1995: hưởng lương hệ số 4,85 - Từ 01/01/1996 đến 31/12/1998: hưởng lương hệ số 5,13 Mức lương hưu của ông A được điều chỉnh như sau: a) Tính mức lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu được bổ sung phụ cấp thâm niên. Mức tiền lương khi nghỉ hưu tại thời điểm tháng 01/1999 được tính trên mức tiền lương tối thiểu 144.000 đồng/tháng. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu có bổ sung khoản phụ cấp thâm niên Hải quan của ông A được tính lại như sau: - Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/1994 đến 31/12/1994 (12 tháng) được tính bổ sung khoản phụ cấp thâm niên Hải quan: 4,85 x 144.000 đồng x 1,36 x 12 tháng = 11.397.888 đồng - Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/1995 đến 31/12/1995 (12 tháng) được tính bổ sung khoản phụ cấp thâm niên Hải quan: 4,85 x 144.000 đồng x 1,37 x 12 tháng = 11.481.696 đồng - Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/1996 đến 31/12/1996 (12 tháng) được tính bổ sung khoản phụ cấp thâm niên Hải quan: 5,13 x 144.000 đồng x 1,38 x 12 tháng = 12.233.203 đồng - Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/1997 đến 31/12/1997 (12 tháng) được tính bổ sung khoản phụ cấp thâm niên Hải quan: 5,13 x 144.000 đồng x 1,39 x 12 tháng = 12.321.850 đồng - Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/1998 đến 31/12/1998 (12 tháng) được tính bổ sung khoản phụ cấp thâm niên Hải quan: 5,13 x 144.000 đồng x 1,40 x 12 tháng = 12.410.496 đồng Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng cuối là: 11.397.888 đồng + 11.481.696 đồng + 12.233.203 đồng + 12.321.850 đồng + 12.410.496 đồng = 59.845.133 đồng. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có phụ cấp thâm niên Hải quan của ông A là: 59.845.133 đồng : 60 tháng = 997.419 đồng/tháng Lương hưu của ông A tại thời điểm nghỉ hưu 01 tháng 01 năm 1999 đã được bổ sung phụ cấp thâm niên là: 997.419 đồng/tháng x 75% = 748.064 đồng/tháng b) Điều chỉnh mức lương hưu trên cơ sở mức lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu đã được tính bổ sung thêm phụ cấp thâm niên. Mức lương hưu của ông A tại thời điểm nghỉ hưu 01 tháng 01 năm 1999 đã được tính bổ sung thêm phụ cấp thâm niên, được điều chỉnh như sau: - Từ ngày 01/01/2000, mức lương hưu được điều chỉnh tăng 25% theo quy định tại Nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 của Chính phủ; - Từ ngày 01/01/2001, mức lương hưu được điều chỉnh tăng 16,7% theo quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ; - Từ ngày 01/01/2003, mức lương hưu được điều chỉnh tăng 38,1% theo quy định tại Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ; - Từ ngày 01/10/2004, mức lương hưu được điều chỉnh tăng 10% theo quy định tại Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; - Từ ngày 01/10/2005, mức lương hưu được điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 và tăng 20,7% theo quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ; - Từ ngày 01/10/2006, mức lương hưu được điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 và tăng 28,6% theo quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ; Mức lương hưu hàng tháng ông A được hưởng kể từ ngày 01/01/2007 là: 748.064 đồng/tháng x 1,25 x 1,167 x 1,381 x 1,1 x 1,08 x 1,207 x 1,08 x 1,286 = 3.001.247 đồng/tháng. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc tính và chi trả mức hưởng lương hưu hàng tháng đối với công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu theo quy định tại Quyết định số 287/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này, cụ thể: a) Thực hiện tính và chi trả mức lương hưu đối với công chức, viên chức ngành Hải quan nghỉ hưu có thời gian chưa được tính bổ sung phụ cấp thâm niên Hải quan; b) Hướng dẫn, kiểm tra hệ thống bảo hiểm xã hội trong việc tổ chức, triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm lập danh sách số đối tượng đã nghỉ hưu được tính bổ sung phụ cấp thâm niên Hải quan gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hướng dẫn Hải quan các tỉnh, thành phố cung cấp hồ sơ cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đối với những trường hợp có vướng mắc về thâm niên. 3. Cách tính hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan (kể cả người đã hưởng phụ cấp thâm niên quân đội, công an, cơ yếu chuyển ngành sang Hải quan) được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Thông tư số 40/2003/TT-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên Hải quan. 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo; mức lương hưu được tính theo quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01/01/2007. 5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để có hướng dẫn bổ sung kịp thời./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Công báo; Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp; - Lưu VT, PC, BHXH. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Hằng
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "04/04/2007", "sign_number": "05/2007/TT-BLĐTBXH", "signer": "Nguyễn Thị Hằng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-07-KH-UBND-2018-giai-phap-nang-cao-y-thuc-cong-dong-tham-gia-moi-truong-mang-Ha-Noi-371792.aspx
Kế hoạch 07/KH-UBND 2018 giải pháp nâng cao ý thức cộng đồng tham gia môi trường mạng Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/KH-UBND Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG KHI THAM GIA MÔI TRƯỜNG MẠNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 Thực hiện Chương trình công tác của UBND Thành phố, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia môi trường mạng (MTM), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng khi tham gia MTM. Tập trung vào các nhóm đối tượng thường xuyên tham gia và có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động cung cấp, quản lý, sử dụng thông tin trên MTM. - Nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp thông tin trên MTM (trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội); tạo môi trường thông tin lành mạnh, hạn chế các thông tin xấu, tiêu cực. - Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên MTM. 2. Yêu cầu Công tác tuyên truyền cần đảm bảo đa dạng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng đối tượng. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao tính hướng dẫn thực hiện. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng khi tham gia môi trường mạng - Xây dựng, phổ biến tài liệu hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và cách ứng xử khi tham gia MTM. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật khi cung cấp, sử dụng, quản lý thông tin trên mạng. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền: xây dựng phim tài liệu, phóng sự, video clip, truyện tranh, talkshow... trên nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, mạng xã hội...nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến tới mọi đối tượng trong cộng đồng. - Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và ứng xử văn hóa trên MTM cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố. - Tổ chức tập huấn các kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đối tượng là giáo viên, giảng viên, cán bộ đoàn của trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố nhằm vận động các đoàn viên thanh niên nâng cao ý thức, tránh nhiệm khi tham gia MTM. - Tuyên truyền, vận động quản trị viên các diễn đàn, nhóm kín, mở trên các mạng xã hội có máy chủ ở nước ngoài, các facebooker, blogger có nhiều bài viết thu hút sự quan tâm của dư luận nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia MTM. - Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kỹ năng sử dụng Internet an toàn và hiệu quả. 2. Nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp thông tin trên MTM - Tổ chức đào tạo tập huấn về kiến thức, kỹ năng viết tin bài cho cán bộ phụ trách viết các tin bài trên trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước thành phố, trên cơ sở đó cung cấp đến cho người dân những thông tin chính thống, không để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc. - Khuyến khích các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có mức độ ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, dư luận xã hội xây dựng và phát triển các chuyên trang, chuyên mục cung cấp thông tin chính thống về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô, thu hút được sự tham gia của đông đảo người sử dụng. - Thúc đẩy hình thành văn hóa ứng xử, chia sẻ thông tin lành mạnh, lên án, tẩy chay hành vi đi ngược lại lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia trên MTM. - Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn hoạt động quản lý, điều hành các mạng xã hội đối với các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động mạng xã hội nhằm phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền. - Triển khai việc vận động và hỗ trợ một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trên địa bàn thành phố xây dựng mới một số diễn đàn hoặc nâng cấp diễn đàn hiện có đảm bảo ngoài việc thu hút sự quan tâm của đông đảo thành viên cộng đồng, còn tạo ra một môi trường chia sẻ, trao đổi thông tin lành mạnh, có văn hóa. Tạo ra một mô hình kiểu mẫu về cung cấp thông tin trên mạng cho cộng đồng. 3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước - Thường xuyên rà soát, tham mưu các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quản lý thông tin trên MTM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước, sự phát triển của doanh nghiệp trên lĩnh vực thông tin điện tử, ngăn chặn các hành vi lợi dụng MTM để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật. - Triển khai công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý cho đội ngũ công chức, viên chức tham gia công tác quản lý thông tin trên MTM. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng xã hội và trang thông tin điện tử, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử, đặc biệt là các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật cho các hoạt động giám sát, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, nhất là trong điều kiện các đơn vị đang rất khó khăn về nhân lực. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ những thông tin vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước về thông tin trên mạng để kịp thời xử lý. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Thông tin và Truyền thông - Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này, chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị theo đúng nội dung Kế hoạch. - Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế, chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của Trung ương và Thành phố. - Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và cách ứng xử khi tham gia MTM, xây dựng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn triển khai tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia MTM phù hợp với từng đối tượng cụ thể: Công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước thành phố, giáo viên, học sinh, sinh viên, các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, trang thông tin điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Chủ động phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí Hà Nội, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thông tin điện tử, thông tin trên MTM, từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng khi tham gia MTM. - Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách hiệu quả nhằm chấn chỉnh các sai phạm và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. - Chủ trì lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội có đủ năng lực, có lượng thành viên lớn để xây dựng, nâng cấp thành diễn đàn mẫu. - Định kỳ báo cáo, đánh giá sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch. Căn cứ theo tình hình thực tiễn tham mưu, đề xuất bổ sung, điều chỉnh nội dung và giải pháp để thực hiện. Báo cáo đề xuất UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của đơn vị. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và ứng xử văn hóa trên MTM. - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chính trị cũng như trách nhiệm trong việc cung cấp và sử dụng thông trên MTM cho học sinh, giáo viên tại các trường học trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung vào các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin, đánh giá được những rủi ro khi chia sẻ, cung cấp thông tin trên MTM. 3. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin và ứng xử văn hóa trên MTM. - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, định hướng, vận động về ý thức trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên khi tham gia MTM cho cán bộ đoàn chủ chốt trên địa bàn Thành phố; xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thành phố, trong đó, tập trung vào khối đối tượng học sinh, sinh viên đang học tập, nghiên cứu, sinh hoạt tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn Thành phố. - Tổ chức xây dựng, củng cố, nâng cấp các trang thông tin điện tử, các diễn đàn, nhóm (group), fanpage, tài khoản của các tổ chức Đoàn - Hội trực thuộc theo phương châm lành mạnh hóa thông tin trên MTM. 4. Đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trên địa bàn Thành phố - Tăng cường trách nhiệm quản lý thông tin trên các trang thông tin điện tử do đơn vị mình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. - Tăng cường các giải pháp về kỹ thuật, có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng. - Phối hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin xấu, độc. Nâng cao năng lực quản lý, thiết lập và vận hành hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin, kịp thời phát hiện các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên mạng để hỗ trợ cơ quan chức năng theo dõi, xử lý. - Thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin tức thời, hiệu quả giữa cơ quan chức năng với các doanh nghiệp trong việc điều phối, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. - Thiết lập cơ chế liên lạc đơn giản, thuận tiện, sẵn sàng để người sử dụng phản ánh về các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật, thông tin gây nguy hại đến cá nhân, tổ chức tới cơ quan chức năng. - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng và nâng cấp chất lượng các diễn đàn hiện có, xây dựng diễn đàn kiểu mẫu về cung cấp, sử dụng thông tin trên MTM. 5. Các cơ quan báo chí Thành phố - Tuân thủ định hướng của Ban Tuyên giáo Thành ủy và hướng dẫn về công tác tuyên truyền của Sở Thông tin và Truyền thông trong nâng cao ý thức cộng đồng trên MTM. - Chủ động xây dựng và duy trì chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo phục pháp luật; nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, phản ánh chính xác kịp thời về tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt của Thành phố; chú trọng xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh. - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức các tuyến bài, vệt bài về mạng xã hội và những thành viên tham gia mạng xã hội. Tổ chức các hình thức tuyên truyền hấp dẫn thông qua đó chuyển tải những thông điệp nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng khi tham gia MTM. Lên án phê phán những hành vi lợi dụng Internet để tuyên truyền các quan điểm sai trái; cổ vũ, ngợi khen những việc làm, mô hình làm lành mạnh hóa môi trường thông tin trên mạng. - Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật về thông tin; giám sát chặt chẽ phương thức kiểm duyệt, kiểm soát thông tin (nhất là thông tin từ mạng xã hội) trước khi đăng tải; nắm bắt kịp thời các vấn đề, sự kiện, vụ việc, diễn biến tình hình để kịp thời định hướng, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. 6. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã - Thực hiện tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị; chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp thông tin trên MTM. - Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về thông tin điện tử cho các đối tượng công chức, viên chức, người lao động do đơn vị quản lý. 7. Sở Tài chính Bố trí kinh phí hoạt động, hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị xây dựng dự toán và thực hiện quyết toán theo quy định. 8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy - Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành phố nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia MTM. - Định hướng và hướng dẫn về công tác tuyên truyền trong nâng cao ý thức cộng đồng trên MTM cho các Cơ quan báo chí Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các đơn vị căn cứ vào kế hoạch này, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về UBND Thành phố theo quy định. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Đồng chí Bí thư Thành ủy; - Thường trực Thành ủy; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Thường trực HĐND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Ban Tuyên giáo Thành ủy; - Đoàn TNCS HCM thành phố Hà Nội; - Các Sở: TT&TT, GD&ĐT, TC; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Các cơ quan báo chí Thành phố; - VPUB: CVP, các PCVP, TT TH-CB; KGVX, KT, TKBT; - Lưu: VT, KGVX Dg. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Ngô Văn Quý
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "05/01/2018", "sign_number": "07/KH-UBND", "signer": "Ngô Văn Quý", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-36-2015-TT-BGTVT-quan-ly-gia-dich-vu-van-chuyen-hang-khong-noi-dia-chuyen-nganh-284073.aspx
Thông tư 36/2015/TT-BGTVT quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa chuyên ngành mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 36/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2015 THÔNG TƯ VỀ QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA VÀ GIÁ DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn về nguyên tắc xác định giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, thẩm định phương án giá và quyết định giá, kê khai giá. 2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân cung ứng, sử dụng và quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Điều 2. Đồng tiền thanh toán 1. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa bán trong lãnh thổ Việt Nam, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không cung ứng cho các chuyến bay nội địa được quy định bằng Đồng Việt Nam (VND). 2. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa bán ngoài lãnh thổ Việt Nam được quy định bằng đồng tiền địa phương hoặc đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với quy định tại quốc gia đó. 3. Giá dịch vụ chuyên ngành hàng không cung ứng cho các chuyến bay quốc tế được quy định bằng đồng Đô la Mỹ (USD). Trường hợp thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam thì quy đổi theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Điều 3. Nguyên tắc xác định giá dịch vụ 1. Nguyên tắc chung đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không: a) Giá dịch vụ được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh thực tế hợp lý; phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu trên thị trường; b) Mức giá phù hợp chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mặt bằng giá của cùng loại dịch vụ trong khu vực ASEAN; c) Mức giá dịch vụ phải đảm bảo tính cạnh tranh, không lạm dụng vị trí độc quyền. 2. Ngoài nguyên tắc chung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây: a) Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay quốc tế được xác định trên cơ sở đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, tạo tích lũy cho đơn vị, phù hợp sản lượng, quy mô đầu tư; cho phép áp dụng các phương pháp tính giá nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng của cảng hàng không; b) Giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay nội địa được xác định trên cơ sở giá cả thị trường trong nước, có tính đến quan hệ giữa giá trong nước và quốc tế của cùng loại dịch vụ; c) Giá dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện trên nguyên tắc phi độc quyền, phù hợp thị trường, bảo đảm quyền lợi của khách hàng và quy định của pháp luật về giá. Điều 4. Chính sách giá ưu đãi nhằm khuyến khích, mở rộng người sử dụng dịch vụ 1. Chính sách giá ưu đãi được xây dựng và ban hành trên cơ sở đảm bảo tính minh bạch, công khai, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng sử dụng dịch vụ trong cùng loại dịch vụ cung ứng. 2. Cơ quan có thẩm quyền định giá quy định chính sách giá ưu đãi đối với dịch vụ Nhà nước định giá cụ thể và do doanh nghiệp nhà nước cung ứng. 3. Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ chủ động xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi, giảm giá của đơn vị mình. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1. ĐỊNH GIÁ Điều 5. Danh mục dịch vụ do Bộ Giao thông vận tải định giá, khung giá 1. Quyết định mức giá các dịch vụ hàng không, bao gồm: a) Dịch vụ cất cánh, hạ cánh; b) Dịch vụ điều hành bay đi, đến; c) Dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; d) Dịch vụ phục vụ hành khách; đ) Dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không; e) Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. 2. Quyết định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông bán trong lãnh thổ Việt Nam trên các đường bay do doanh nghiệp có vị trí độc quyền, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khai thác. 3. Quyết định khung giá một số dịch vụ hàng không do doanh nghiệp có vị trí độc quyền, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khai thác tại cảng hàng không, sân bay, bao gồm: a) Dịch vụ thuê sân đậu tàu bay; b) Dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách; c) Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý; d) Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói); e) Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi; g) Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không; h) Dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay. 4. Quyết định khung giá một số dịch vụ phi hàng không: a) Dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa; b) Dịch vụ cơ bản thiết yếu tại nhà ga hành khách. Điều 6. Quy trình lập, thẩm định hồ sơ phương án giá 1. Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ lập 02 bộ hồ sơ phương án giá gửi đến Cục Hàng không Việt Nam theo một trong các cách thức sau: a) Gửi trực tiếp; b) Gửi qua đường công văn; c) Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Biểu mẫu có chữ ký và dấu đỏ hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo, đồng thời gửi qua đường công văn. 2. Hồ sơ phương án giá bao gồm: a) Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá; b) Phương án giá; c) Các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ phương án giá quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá: a) Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá. Trường hợp hồ sơ phương án giá chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời gian thẩm định tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định. b) Tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định giá. Trường hợp không quyết định giá, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến trả lời bằng văn bản. c) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quyết định giá thì Cục Hàng không Việt Nam hoặc Bộ Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn thẩm định giá, quyết định giá quy định tại các điểm a, b khoản này. 4. Điều chỉnh mức giá: a) Khi các yếu tố hình thành giá trong nước và giá thế giới có biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì Bộ Giao thông vận tải kịp thời xem xét, điều chỉnh giá; b) Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân khi kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh mức giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh; c) Trình tự, thời hạn điều chỉnh giá thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này. Mục 2. KÊ KHAI GIÁ Điều 7. Danh mục dịch vụ thực hiện kê khai giá 1. Các dịch vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này. 2. Dịch vụ hàng không thuộc thẩm quyền định giá của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ, bao gồm: a) Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, bưu gửi nội địa; b) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất (trừ dịch vụ cung cấp theo hợp đồng hợp tác song phương, đa phương); c) Dịch vụ phục vụ hàng hóa tại cảng hàng không; d) Dịch vụ sử dụng thiết bị trong nhà ga; đ) Dịch vụ phục vụ khác tại khu bay. Điều 8. Cách thức thực hiện kê khai giá 1. Trước khi thực hiện giá kê khai 05 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ lập 02 bộ hồ sơ kê khai giá gửi Cục Hàng không Việt Nam theo một trong các cách thức sau: a) Gửi trực tiếp; b) Gửi qua đường công văn; c) Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Biểu mẫu có chữ ký và dấu đỏ hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo, đồng thời gửi qua đường công văn. 2. Hồ sơ kê khai giá bao gồm: a) Văn bản của tổ chức, cá nhân trong đó có thời gian, hiệu lực mức giá kê khai và các tài liệu kèm theo; b) Bảng kê khai mức giá cụ thể; Hồ sơ kê khai giá quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Không thực hiện kê khai giá đối với các trường hợp sau: a) Điều chỉnh tăng giá trong phạm vi 5% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó và không vượt mức giá tối đa theo quy định; b) Điều chỉnh giảm giá trong phạm vi 10% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó và không thấp hơn mức giá tối thiểu theo quy định. 4. Trường hợp điều chỉnh tăng giá vượt 5% hoặc giảm giá dưới 10% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, tổ chức cá nhân phải thực hiện kê khai giá theo quy định. Điều 9. Quy trình tiếp nhận, rà soát hồ sơ kê khai giá 1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ: a) Khi nhận được hồ sơ kê khai giá, Cục Hàng không Việt Nam ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản và đóng dấu đến hồ sơ kê khai theo thủ tục hành chính, đồng thời chuyển lại 01 bản hồ sơ cho tổ chức, cá nhân kê khai; b) Trường hợp hồ sơ kê khai giá không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; c) Hết thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kê khai giá đầy đủ, nếu Cục Hàng không Việt Nam không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, bổ sung về các nội dung, thành phần của hồ sơ thì tổ chức, cá nhân được thực hiện giá kê khai. 2. Quy trình rà soát hồ sơ: Thực hiện theo quy trình rà soát văn bản quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Mục 3. ĐẤU THẦU DỊCH VỤ PHI HÀNG KHÔNG VÀ NIÊM YẾT, CÔNG BỐ CÔNG KHAI GIÁ Điều 10. Đấu thầu cung ứng dịch vụ phi hàng không 1. Trường hợp không tự khai thác, sử dụng mặt bằng, cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa phải tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng, cung ứng dịch vụ phi hàng không. 2. Trình tự, thủ tục thực hiện đấu thầu áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Điều 11. Niêm yết giá Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thực hiện việc niêm yết giá dịch vụ phi hàng không theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Điều 12. Công bố công khai giá Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thực hiện: 1. Công bố công khai giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không cho người sử dụng trước khi cung ứng dịch vụ hoặc trước khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ. 2. Thông báo công khai và gửi văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chính sách giá ưu đãi thuộc thẩm quyền của đơn vị. Mục 4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRONG VIỆC THỰC HIỆN GIÁ DỊCH VỤ Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước 1. Bộ Giao thông vận tải: a) Quyết định giá, khung giá các dịch vụ quy định tại Điều 5 của Thông tư này; b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định. 2. Cục Hàng không Việt Nam: a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thực hiện các quy định về quản lý giá theo hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; b) Thông báo, đăng tải danh sách các đường bay nội địa, danh sách tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và dịch vụ chuyên ngành hàng không trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam; c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá theo thẩm quyền. 3. Cảng vụ hàng không: a) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy định về giá dịch vụ phi hàng không của các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không sân bay; b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá theo thẩm quyền. Điều 14. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ 1. Thực hiện các quy định về quản lý giá theo hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Lập và gửi báo cáo về tình hình thực hiện giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015. 2. Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam và Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BTC-BGTVT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2008 hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015. Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp 1. Các mức giá, khung giá dịch vụ hàng không quy định tại Quyết định số 1992/QĐ-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức giá, khung giá một số dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam; Khung giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông quy định tại Quyết định số 3282/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về mức giá, khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và dịch vụ chuyên ngành hàng không. 2. Các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng, cung ứng dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không tiếp tục thực hiện các điều khoản theo hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa đến ngày hợp đồng hết hiệu lực nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm 2016. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 hoặc sau ngày hợp đồng hết hiệu lực (đối với hợp đồng hết hiệu lực trước ngày 31 tháng 12 năm 2016), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng và cung ứng dịch vụ phi hàng không theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này. Điều 17. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 17; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Lưu: VT, VTải (B5) BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng PHỤ LỤC 1 Tên tổ chức, cá nhân đề nghị định giá, điều chỉnh giá ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……….., ngày ….. tháng …. năm …. HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ Tên hàng hóa, dịch vụ: ……………………………………………………….. Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh: …………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………………. Số điện thoại: …………………………………………………………………... Số Fax: …………………………………………………………………………. PHỤ LỤC 1a Tên tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số ……../……... V/v Thẩm định phương án giá ……., ngày... tháng... năm .... Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam. Thực hiện quy định tại Thông tư số .../2015/TT-BGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. ...(Tên đơn vị cung ứng dịch vụ đề nghị định giá, điều chỉnh giá) đã xây dựng phương án giá dịch vụ ... (tên dịch vụ) và kiến nghị mức giá ... (tên dịch vụ)/ khung giá... (tên dịch vụ)... (có phương án giá kèm theo) Đề nghị Quý cơ quan xem xét, quy định giá, khung giá theo quy định hiện hành của pháp luật. Nơi nhận: - Như trên - Lưu: Thủ trưởng đơn vị đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá) (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 1b Tên tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……., ngày... tháng... năm .... PHƯƠNG ÁN GIÁ (Kèm theo công văn số ... ngày ... tháng... năm ... của ….) Tên dịch vụ: Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến ... I. Bảng tổng hợp chi phí tính cho 1 chuyến (1 chiều) STT Nội dung Đơn vị tính Chi phí 1 chuyến bay 1 chiều B737 A320 ... I Một số chỉ tiêu 1 Số ghế thiết kế Ghế 2 Hệ số sử dụng ghế bình quân % 3 Doanh thu vận chuyển hành khách theo giá hiện hành đ/chuyến 4 Doanh thu vận chuyển hàng hóa, hành lý, bưu kiện theo giá hiện hành đ/chuyến II Chi phí 1 Chi phí trực tiếp (Chi tiết loại chi phí tính trực tiếp cho chuyến bay) đ/chuyến 2 Chi phí phân bổ (Chi tiết các loại chi phí phải phân bổ) đ/chuyến III Chi phí vận chuyển hành khách đ/Hk.Km IV Giá cước vận chuyển (đã bao gồm thuế GTGT) Đ/vé 1 chiều V Kiến nghị về khung giá cước vận chuyển Đ/vé 1 chiều II. Giải trình các khoản mục chi phí: Giải thích cụ thể và có tài liệu chứng minh về tiêu thức phân bổ chi phí (đối với các khoản mục chi phí không tính trực tiếp được), cách tính các khoản chi phí (đối với các khoản mục chi phí tính trực tiếp cho chuyến bay như nhiên liệu, khấu hao/thuế tàu bay ...). III. So sánh với mức giá mặt bằng cùng loại dịch vụ của một số nước trong Khu vực ASEAN: Lập biểu so sánh mức giá cước dự kiến điều chỉnh với mức giá cước vận chuyển nội địa của các nước ASEAN (có cự ly vận chuyển tương đương cự ly tuyến đang xây dựng phương án giá). IV. Tính tác động của mức giá đề nghị. Với mức giá dự kiến đề nghị của đơn vị, tổng doanh thu của đơn vị tăng hoặc giảm... tỷ đồng/năm (bằng ...%) so với giá hiện hành. PHỤ LỤC 1c Tên tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ....., ngày... tháng... năm.... PHƯƠNG ÁN GIÁ (Kèm theo công văn số ... ngày ... tháng... năm ... của ....) Tên dịch vụ hàng không: …………………………… Đơn vị cung ứng: …………………………………….. I. Bảng tổng hợp giá dịch vụ STT Nội dung chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A Sản lượng tính giá B Chi phí sản xuất, kinh doanh I Chi phí trực tiếp: 1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp 2 Chi phí nhân công trực tiếp 3 Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao) 4 Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực II Chi phí chung 5 Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp) 6 Chi phí tài chính (nếu có) 7 Chi phí bán hàng 8 Chi phí quản lý Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh C Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có) D Giá thành toàn bộ Đ Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm E Lợi nhuận dự kiến G Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định H Giá bán dự kiến II. Giải trình chi tiết cách tính các khoản mục chi phí cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao) 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực 5. Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp) 6. Chi phí tài chính (nếu có) 7. Chi phí bán hàng 8. Chi phí quản lý 9. Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh 10. Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có) 11. Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm 12. Lợi nhuận dự kiến 13. Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định 14. Giá bán dự kiến 15. Điều kiện cung cấp dịch vụ III. So sánh mức giá đề nghị với mức giá mặt bằng của cùng dịch vụ của các nước ASEAN: Lập biểu so sánh mức giá dự kiến điều chỉnh với mức giá cùng loại dịch vụ của các nước ASEAN. PHỤ LỤC 2 Tên tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số ……/…… V/v: Kê khai giá... …….., ngày ... tháng ... năm … HỒ SƠ KÊ KHAI GIÁ Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam Thực hiện Thông tư số .../2015/TT-BGTVT ngày ... tháng... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày …./ …./ …… ... (tên tổ chức, cá nhân kê khai giá) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà chúng tôi đã kê khai./. Nơi nhận: - Như trên: - Lưu: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) - Họ tên người nộp Biểu mẫu: …………………………………………………………. - Số điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………. - Số fax: ………………………………………………………………………………….. Ghi nhận ngày nộp văn bản kê khai giá của Cục Hàng không Việt Nam 1. (Cục Hàng không Việt Nam ghi ngày, tháng, năm nhận được Văn bản kê khai giá và đóng dấu công văn đến) 2. Hết thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày trên, nếu Cục Hàng không Việt Nam không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá kê khai mới hoặc phải giải trình về các nội dung của Văn bản thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá kê khai. Tên đơn vị thực hiện kê khai giá ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ... ,ngày... tháng... năm.... BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ CỤ THỂ (Kèm theo công văn số …… ngày ….. tháng …. năm ….. của …..) 1/ Mức giá dịch vụ: STT Tên dịch vụ Đơn vị tính Mức giá liền kề trước Mức giá kê khai 2/ Phân tích nguyên nhân tác động làm tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ……………….. Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày …/ …. / …. 3/ Các trường hợp ưu đãi, giảm giá hoặc chiết khấu... đối với các đối tượng khách hàng (nếu có). Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày …./ …./ ……
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "24/07/2015", "sign_number": "36/2015/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-20-2014-TT-BLDTBXH-Danh-muc-nghe-hoc-nang-nhoc-doc-hai-nguy-hiem-trung-cap-cao-dang-nghe-246764.aspx
Thông tư 20/2014/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề học nặng nhọc độc hại nguy hiểm trung cấp cao đẳng nghề
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 20/2014/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2014 THÔNG TƯ BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ HỌC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề (có Phụ lục kèm theo) để áp dụng cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2014. Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề đối với các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội, - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, TCDN (20b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Phi DANH MỤC NGHỀ HỌC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) TT Nghề trình độ trung cấp Nghề trình độ cao đẳng Mã nghề Tên nghề Mã nghề Tên nghề 1 40210401 Đúc, dát đồng mỹ nghệ 50210401 Đúc, dát đồng mỹ nghệ 2 40210402 Chạm khắc đá 50210402 Chạm khắc đá 3 40210413 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc 50210413 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc 4 40510106 Kỹ thuật xây dựng 50510106 Kỹ thuật xây dựng 5 40510107 Kỹ thuật xây dựng mỏ 50510107 Kỹ thuật xây dựng mỏ 6 40510108 Xây dựng cầu đường bộ 50510108 Xây dựng cầu đường bộ 7 40510201 Cắt gọt kim loại 50510201 Cắt gọt kim loại 8 40510202 Gò 50510202 Gò 9 40510203 Hàn 50510203 Hàn 10 40510204 Rèn, dập 50510204 Rèn, dập 11 40510206 Nguội sửa chữa máy công cụ 50510206 Nguội sửa chữa máy công cụ 12 40510215 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy 50510215 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy 13 40510225 Sửa chữa máy tàu thủy 50510225 Sửa chữa máy tàu thủy 14 40510233 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò 50510233 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò 15 40510238 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí 50510238 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí 16 40510247 Vận hành cần, cầu trục 50510247 Vận hành cần, cầu trục 17 40510248 Vận hành máy thi công nền 50510248 Vận hành máy thi công nền 18 40510249 Vận hành máy thi công mặt đường 50510249 Vận hành máy thi công mặt đường 19 40510250 Vận hành máy xây dựng 50510250 Vận hành máy xây dựng 20 40510253 Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt 50510253 Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt 21 40510315 Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở xuống 50510315 Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở xuống 22 40510319 Kỹ thuật lò hơi 50510319 Kỹ thuật lò hơi 23 40510320 Kỹ thuật tua bin hơi 50510320 Kỹ thuật tua bin hơi 24 40510330 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên 50510330 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên 25 40510331 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống 50510331 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống 26 40510341 Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò 50510341 Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò 27 40510401 Luyện gang 50510401 Luyện gang 28 40510402 Luyện thép 50510402 Luyện thép 29 40510409 Công nghệ hóa nhuộm 50510409 Công nghệ hóa nhuộm 30 40510410 Công nghệ mạ 50510410 Công nghệ mạ 31 40510414 Công nghệ sơn tàu thủy 50510414 Công nghệ sơn tàu thủy 32 40510418 Xử lý nước thải công nghiệp 50510418 Xử lý nước thải công nghiệp 33 40510502 Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 50510502 Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 34 40510503 Sản xuất các chất vô cơ 50510503 Sản xuất các chất vô cơ 35 40510508 Sản xuất xi măng 50510508 Sản xuất xi măng 36 40510519 Sản xuất pin, ắc quy 50510519 Sản xuất pin, ắc quy 37 40510906 Khoan thăm dò địa chất 50510906 Khoan thăm dò địa chất 38 40511001 Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò 50511001 Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò 39 40511005 Khoan nổ mìn 50511005 Khoan nổ mìn 40 40511006 Khoan đào đường hầm 50511006 Khoan đào đường hầm 41 40511007 Khoan khai thác mỏ 50511007 Khoan khai thác mỏ 42 40620105 Bảo vệ thực vật 50620105 Bảo vệ thực vật 43 40840101 Điều khiển phương tiện thủy nội địa 50840101 Điều khiển phương tiện thủy nội địa 44 40840103 Khai thác máy tàu thủy 50840103 Khai thác máy tàu thủy 45 40900104 Lặn thi công 50900104 Lặn thi công
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "26/08/2014", "sign_number": "20/2014/TT-BLĐTBXH", "signer": "Nguyễn Ngọc Phi", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-54-2019-ND-CP-kinh-doanh-dich-vu-karaoke-vu-truong-416838.aspx
Nghị định 54/2019/NĐ-CP kinh doanh dịch vụ karaoke vũ trường mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 54/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE, DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. 2. Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam và nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp, hộ kinh doanh) kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định này. 2. Dịch vụ vũ trường là dịch vụ cung cấp sàn nhảy, sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho hoạt động khiêu vũ, ca hát hoặc chương trình nghệ thuật tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường theo quy định của Nghị định này. Điều 3. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường 1. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật khác có liên quan. 2. Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội; tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. 3. Không lợi dụng hoạt động kinh doanh làm phát sinh tệ nạn xã hội, tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác. Chương II ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH KHI KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE, DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke 1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 3. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ. 4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ). Điều 5. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường 1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 3. Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ. 4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ). 5. Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa từ 200 m trở lên. Điều 6. Trách nhiệm chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường 1. Chỉ sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành. 2. Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động. 3. Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. 4. Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu. 5. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. 6. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm: 1. Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. 2. Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng. Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm: 1. Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng. 2. Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi. 3. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật. Chương III CẤP, ĐIỀU CHỈNH, THU HỒI GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE HOẶC DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG Điều 9. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường 1. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh) có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (sau đây gọi là Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh). 2. Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thực hiện phân cấp, ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp huyện được cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương. Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh 1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). 2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Điều 11. Trình tự cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh 1. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. 2. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ. 3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện quy định tại Nghị định này, cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gửi và lưu Giấy phép này như sau: 02 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan công an cấp huyện nơi thực hiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh; đăng tải trên trang Thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Điều 12. Trình tự điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh 1. Trường hợp thay đổi về địa điểm kinh doanh phải thực hiện thủ tục cấp mới Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. 2. Trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc chủ sở hữu phải thực hiện điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này và thực hiện các quy định có liên quan của Luật doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đến cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. 4. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gửi văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ. 5. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế các nội dung thay đổi và cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã được điều chỉnh (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không cấp Giấy phép điều chỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 6. Việc gửi và lưu Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã được điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định này. Điều 13. Cấp bản sao Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh từ sổ gốc 1. Trường hợp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh bị mất, hỏng hoặc rách, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đề nghị cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh cấp bản sao giấy phép từ sổ gốc. 2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Điều 14. Tự chấm dứt kinh doanh Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm gửi văn bản thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã cấp cho cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh không thông báo, sau thời gian 12 tháng liên tục không hoạt động, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định này. Điều 15. Yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh để khắc phục vi phạm 1. Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh yêu cầu tạm dừng kinh doanh bằng văn bản khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau: a) Vi phạm các điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này nhưng chưa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản; b) Vi phạm lần thứ hai về trách nhiệm khi hoạt động kinh doanh quy định tại các điều 6, 7 và 8 Nghị định này. 2. Văn bản yêu cầu tạm dừng kinh doanh phải nêu rõ hành vi vi phạm, thời điểm và thời hạn tạm dừng. Việc xác định thời hạn tạm dừng căn cứ vào mức độ vi phạm, thời hạn khắc phục do cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh quyết định. Thời hạn tạm dừng không quá 03 tháng. 3. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải dừng kinh doanh theo yêu cầu và khắc phục vi phạm. Điều 16. Thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh 1. Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau: a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; b) Vi phạm điều kiện kinh doanh gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản; c) Được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhưng không kinh doanh trong 12 tháng liên tục; d) Không tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; đ) Hết thời hạn tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà không khắc phục hoặc khắc phục không đầy đủ các vi phạm; e) Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, mà tái phạm các hành vi vi phạm đã nêu tại văn bản yêu cầu tạm dừng kinh doanh. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải nộp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã cấp cho cơ quan ban hành Quyết định thu hồi. 3. Cơ quan ban hành Quyết định thu hồi phải đăng tải thông tin về việc thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trên trang Thông tin điện tử của cơ quan. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 17. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 1. Cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (không phải thông báo trước) theo thẩm quyền hoặc tổ chức Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các cấp. 2. Căn cứ kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 18. Trách nhiệm của các bộ 1. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: a) Chịu trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; b) Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; c) Thực hiện công bố, công khai các thủ tục hành chính của kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định của pháp luật; d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; đ) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các cấp đối với kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; e) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm của Bộ Công an: a) Chịu trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về an ninh, trật tự; phòng, chống tội phạm; phòng, chống cháy nổ tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; b) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật. 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn về phí thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn về việc bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. 5. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về công tác quản lý hoạt động khuyến mại, tiếp thị, kinh doanh rượu, bia và các hàng hóa, dịch vụ khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của Bộ Công Thương tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước về lao động, phòng, chống tệ nạn xã hội tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. 7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bảo đảm thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn. 2. Chỉ đạo cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Công Thương, Sở Tài chính, các cơ quan, ban, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn. 3. Thực hiện công bố, công khai các thủ tục hành chính của kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo thẩm quyền. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. 5. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định. 6. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật. Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp 1. Trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa đến thời hạn được cấp thì trình tự, thủ tục sẽ áp dụng theo quy định của Nghị định này. 2. Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được phép hoạt động kinh doanh. 3. Sau thời gian 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và bảo đảm các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này được tiếp tục hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã cấp. Trường hợp có thay đổi hoạt động kinh doanh phải thực hiện theo thủ tục điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này. 4. Sau thời gian 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không bảo đảm các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này phải chấm dứt hoạt động kinh doanh. Điều 21. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2019. 2. Bãi bỏ các nội dung quy định tại: a) Các Điều 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32 và 34, khoản 2 Điều 37, Điều 38 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ; b) Các điểm e, g, h và i khoản 6 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; c) Các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 7 của Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; d) Điều 1 Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và quy định viện dẫn tại Nghị định này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới. 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./ Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (2) TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC (Kèm theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ) Mẫu số 01 Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường Mẫu số 02 Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường Mẫu số 03 Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường Mẫu số 04 Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường Mẫu số 05 Văn bản thông báo chấm dứt kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường Mẫu số 01 ...(1)… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/…………. …., ngày … tháng … năm … ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE HOẶC DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG Kính gửi:…………….. (2) ........... Tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh: ..................................................................................... Người đại diện theo pháp luật: .......................................................................................... Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................... Điện thoại:………………………………….. Fax: ………………………………………………. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ..............do……………………… cấp ngày ..... tháng .... năm ………… Mã số: ……………………………………………………………………………………………… Đề nghị ... (2) ... xem xét cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường, cụ thể là: Kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường tại địa chỉ: ……………………………. Tên, biển hiệu cơ sở kinh doanh (nếu có): ……………………………………………………. Điện thoại:…………………………………………….. Fax:…………………………………….. STT Vị trí, kích thước phòng Diện tích (m2) Tài liệu kèm theo:……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………(3)…………………………………... ... (1) ... xin cam đoan nội dung trình bày trên hoàn toàn chính xác và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../20.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu vi phạm, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) (1) Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (2) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (3) Nêu rõ các tài liệu kèm theo. Mẫu số 02 ...(1)… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/…………. …., ngày … tháng … năm … GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE HOẶC DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẶC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC PHÂN CẤP Căn cứ……………………………………. (2)…………………………………………………...; Căn cứ Nghị định số .../20.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; Xét Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường số ........ ngày... tháng... năm…….. của ............(3)…………………………...; Theo đề nghị của………………………………… (4)…………………………………………… QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường Cho phép:…………………………………………… (3) ………………………………………… Địa chỉ trụ sở chính tại …………………………………………………………………………… Điện thoại:……………………………………………………. Fax: ……………………………… Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số…………. do………………………………… cấp ngày…… tháng .... năm …………… Mã số: ................................................................................................................................. Được phép kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường tại địa chỉ: ………………………… ………………………………………………………………………………… Tên, biển hiệu cơ sở kinh doanh (nếu có): ……………………………………………………. Điện thoại:……………………………………………………. Fax:……………………………… STT Vị trí, kích thước phòng Diện tích (m2) Điều 2. Hiệu Lực của Giấy phép Giấy phép này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm……. Điều 3. Trách nhiệm thực hiện ….(3)... phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../20../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và những quy định của pháp luật có liên quan./. Nơi nhận: - ……(3)……; - ……(5)……; - Lưu: VT, …….(4)….. (Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (1) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (2) Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (3) Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (4) Tên cơ quan, đơn vị trình. (5) Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép. Mẫu số 03 ...(1)… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/…………. …., ngày … tháng … năm … ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE HOẶC DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG Kính gửi: ………………..(2)....................................... Tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh: ……………………………………………………………… Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………….. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………… Điện thoại: ………………………………………………….Fax: .............................................. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số.................... do….…………….. cấp ngày .....tháng ....năm ....................... Mã số: ................................................................................................................................... Đã được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường số……. do……………. cấp ngày .... tháng ... năm ......; Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (điều chỉnh lần thứ……… ) số………. do……………… cấp ngày... tháng ... năm ...... (nếu có); ... (1)... đề nghị... (2) ... xem xét cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường, cụ thể như sau: Thông tin cũ (nếu có)……………………………………………………………………………… Thông tin điều chỉnh ……………………………….(3) .......................................................... ... (1) ... xin cam đoan nội dung trình bày trên hoàn toàn chính xác và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../20.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu vi phạm, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) (1) Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (2) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (3) Ghi rõ nội dung điều chỉnh. Mẫu số 04 ...(1)… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/…………. …., ngày … tháng … năm … GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE HOẶC DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG (Điều chỉnh lần thứ...) THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẶC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC PHÂN CẤP Căn cứ…………………………. (2)……………………………………………………………..; Căn cứ Nghị định số .../20.. /NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; Căn cứ Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường số…………… do……………………………….. cấp ngày ... tháng ... năm ...; Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (điều chỉnh lần thứ ...) số……….. do…………………………cấp ngày ... tháng ... năm ... (nếu có); Xét Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường số .... ngày ... tháng ... năm ... của (3)............................... ; Theo đề nghị của………………………………… (4)…………………………………………… QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường số ................ do…….....cấp ngày ... tháng ... năm như sau:………………… (5)……………... Điều 2. Hiệu lực của Giấy phép 1. Giấy phép này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ……… 2. Giấy phép này là một phần không thể tách rời của Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường số......do …………….cấp ngày ... tháng ... năm ……… Điều 3. Trách nhiệm thực hiện .. .(3)... phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../20../NĐ-CP ngày … tháng ... năm … của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và những quy định của pháp luật có liên quan./. Nơi nhận: - ……(3)…..; - ……(6)…..; - Lưu: VT, …….(4)…… (Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (1) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (2) Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. (3) Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (4) Tên cơ quan, đơn vị trình. (5) Ghi rõ nội dung điều chỉnh. (6) Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi Giấy phép điều chỉnh. Mẫu số 05 ...(1)… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/…………. …., ngày … tháng … năm … VĂN BẢN THÔNG BÁO CHẤM DỨT KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE HOẶC DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG Kính gửi:……………. (2)…………………… Tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh: ……………………………………………………………… Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………….. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………… Điện thoại:……………………………………………… Fax: …………………………………… Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số…………….. do.................................................. cấp ngày ..... tháng .... năm …………. Mã số: ……………………………………………………………………………………………… Đã được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường số……. do ……………………………….cấp ngày ... tháng ... năm……………...; Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (điều chỉnh lần thứ.........) số………… do……………….cấp ngày ... tháng ... năm……… (nếu có); ... (1)... xin thông báo về việc tự chấm dứt hoàn toàn việc kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường tại cơ sở kinh doanh theo Giấy phép đã cấp kể từ ngày .... tháng…… năm………. Gửi kèm thông báo này là các Giấy phép, Giấy phép điều chỉnh đã cấp. ... (1) ... xin cam đoan nội dung trình bày trên hoàn toàn chính xác và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số .../20.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu vi phạm, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) (1) Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường. (2) Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "19/06/2019", "sign_number": "54/2019/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-48-2012-TT-BGTVT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-Tram-dung-nghi-duong-bo-152033.aspx
Thông tư 48/2012/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Trạm dừng nghỉ đường bộ mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 48/2012/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ", Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ - Số hiệu: QCVN 43 : 2012/BGTVT. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2013; bãi bỏ Chương IV. Quy định về Trạm dừng nghỉ tại Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử CP; - Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký); - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Website Bộ GTVT; - Báo GTVT, Tạp chí GTVT; - Lưu VT, KHCN. BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng QCVN 43: 2012/BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ National technical regulation on Roadside Station Lời nói đầu QCVN 43 : 2012/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam soạn thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2012. MỤC LỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh 1.2. Đối tượng áp dụng 1.3. Tài liệu viện dẫn 1.4. Giải thích từ ngữ II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Quy định chung 2.2. Quy định về các hạng mục công trình cơ bản 2.2.1. Công trình dịch vụ công 2.2.2. Công trình dịch vụ thương mại 2.2.3. Công trình bổ trợ 2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình 2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ 2.3.2. Quy định về bãi đỗ xe và đường ra vào bãi đỗ xe 2.3.3. Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách 2.3.4. Quy định về khu vệ sinh 2.3.5. Quy định về nơi cung cấp thông tin 2.3.6. Quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa 2.3.7. Quy định về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát 2.3.8. Quy định về trạm cấp nhiên liệu, xưởng BDSC và nơi rửa xe 2.3.9. Quy định về hệ thống cấp thoát nước 2.4. Quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 3.1. Nội dung quản lý 3.1.1. Quy định về loại hình đơn vị quản lý khai thác trạm dừng nghỉ 3.1.2. Thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác 3.1.3. Thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác 3.1.4. Quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm dừng nghỉ 3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước 3.2.1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải 3.2.2. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam 3.2.3. Trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương 3.3.3. Trách nhiệm của Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương 3.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khai thác và người sử dụng trạm dừng nghỉ 3.3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư 3.3.2. Trách nhiệm của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ 3.3.3. Trách nhiệm của người sử dụng trạm dừng nghỉ IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỤ LỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ National technical regulation on Roadside Station I. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này qui định điều kiện cơ sở vật chất; các yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong đầu tư, xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các trạm dừng nghỉ đường bộ. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ đường bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng dịch vụ, kiểm tra, kiểm chuẩn công bố trạm dừng nghỉ đường bộ đủ điều kiện hoạt động và quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ đường bộ trong phạm vi nước Việt Nam. 1.3. Tài liệu viện dẫn - QCXDVN 01: 2002 “Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng’’ được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BXD ngày 17 tháng 01 năm 2002 của Bộ Xây dựng. - QCXDVN 05: 2008/BXD “Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ” được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 06 tháng 06 năm 2008 của Bộ Xây dựng. - QCVN 07: 2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị" được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Xây dựng. - QCVN 06:2010/BXD "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Bộ Xây dựng. - QCVN 01: 2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế. - QCVN 02: 2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y Tế. - TCVN 5687:2010 Thông gió, điều tiết không khí - Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2010 - TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Bộ Xây dựng công bố năm 1995 - TCXDVN 264:2002 Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng do Bộ Xây dựng công bố năm 2002 - TCXDVN 276:2003 “Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế" được ban hành kèm theo Quyết định số 08/2003/QĐ-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Bộ Xây dựng. - TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2005 - TCVN 4530: 2011 Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2011 - TCVN 5729:1997 Đường ô tô cao tốc. Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 1997 Thông tư số 39/2011/TT- BGTVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1.4. Giải thích từ ngữ a) Trạm dừng nghỉ đường bộ (sau đây gọi là trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông. b) Đường ra vào trạm dừng nghỉ là đường đấu nối từ đường giao thông chính, đường nhánh hoặc đường gom vào trạm dừng nghỉ. c) Bãi đỗ xe: Là nơi dành cho các phương tiện giao thông đường bộ đỗ khi người điều khiển phương tiện và hành khách sử dụng dịch vụ tại trạm dừng nghỉ. d) Nơi cung cấp thông tin là vị trí đặt, để các tài liệu, sách, báo, bản đồ và các trang thiết bị nghe, nhìn khác. đ) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa là nơi trưng bày, giới thiệu và bán đồ lưu niệm, các sản phẩm của địa phương nơi đặt trạm dừng nghỉ và các hàng hóa khác. II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Quy định chung 2.1.1. Trạm dừng nghỉ phải được xây dựng theo Quy hoạch trạm dừng nghỉ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 2.1.2. Điểm đấu nối của đường ra vào trạm dừng nghỉ với đường quốc lộ phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải. Điểm đấu nối của đường ra, vào trạm dừng nghỉ với các đường khác (trừ đường quốc lộ) phải được thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp trạm dừng nghỉ được sử dụng cho phương tiện lưu thông trên cả hai chiều của đường cao tốc thì phải có đường đi trên cao hoặc đi ngầm tại nơi giao cắt với đường cao tốc để sang đường. (Theo quy định tại Điều 11, 13 của TCVN 4054: 2005). 2.1.3. Trạm dừng nghỉ có các chức năng cơ bản sau: a) Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi; b) Quản lý giao thông đường bộ; c) Cung cấp thông tin; d) Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đ) Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương. 2.1.4. Các công trình, thiết bị của trạm dừng nghỉ phải được xây dựng, lắp đặt đảm bảo chất lượng và sự bền vững tương ứng với cấp công trình theo quy định tại TCXDVN 276:2003 và các quy định liên quan khác. 2.1.5. Hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc của trạm dừng nghỉ phải đảm bảo đồng bộ, hoàn chỉnh, tuân thủ theo các quy định để có thể cung cấp an toàn, liên tục và ổn định các dịch vụ cho người và phương tiện tham gia giao thông theo quy định tại QCVN 07 : 2010/BXD và TCXDVN 276:2003 . 2.1.6. Trạm dừng nghỉ phải có điện thoại cố định, được phủ sóng điện thoại di động và có hệ thống thiết bị truyền thanh. 2.2. Quy định về các hạng mục công trình cơ bản Các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ được chia làm 3 nhóm gồm: Các công trình dịch vụ công; các công trình dịch vụ thương mại và các công trình bổ trợ, trong đó bắt buộc phải có các công trình từ a đến e được quy định tại điểm 2.2.1 của Quy chuẩn này (tham khảo sơ đồ bố trí mặt bằng tại Phụ lục 1). 2.2.1. Công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí) a) Bãi đỗ xe; b) Không gian nghỉ ngơi; c) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe; d) Khu vệ sinh; đ) Nơi cung cấp thông tin; e) Nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông; g) Nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông. 2.2.2. Công trình dịch vụ thương mại a) Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát; b) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa; c) Trạm cấp nhiên liệu; d) Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; đ) Nơi rửa xe; e) Phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm. 2.2.3. Công trình bổ trợ (khuyến khích) a) Biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ; b) Nơi sản xuất, chế biến đặc sản của địa phương; c) Nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa). 2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình 2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ: a) Trạm dừng nghỉ được chia làm 4 loại căn cứ vào diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình bắt buộc phải có đối với từng loại như trong bảng sau: TT Hạng mục Đơn vị tính Loại trạm dừng nghỉ Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 01 Tổng diện tích mặt bằng trạm (tối thiểu) m2 10.000 5.000 3.000 1.000 02 Bãi đỗ xe (diện tích tối thiểu) m2 5.000 2.500 1.500 500 03 Đường xe ra, vào Đường ra, vào riêng biệt Đường ra, vào chung rộng tối thiểu 7,5m. 04 Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện Có Khuyến khích có 05 Trạm cấp nhiên liệu Có Khuyến khích có 06 Mặt sân khu vực bãi đỗ xe Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày tối thiểu 07 cm 07 Khu vệ sinh m2 Có diện tích > 1% tổng diện tích xây dựng (có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật - TCXDVN 264:2002 ) 08 Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe m2 36 24 18 18 09 Không gian nghỉ ngơi (Khu vực có mái che và khu vực trồng cây xanh có ghế ngồi) m2 Tối thiểu bằng 10% Tổng diện tích mặt bằng trạm (TCXDVN 276:2003) 10 Nơi cung cấp thông tin Có 11 Khu phục vụ ăn uống, giải khát Có 12 Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa Có 13 Phòng trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông Theo quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT địa phương. b) Phạm vi áp dụng đối với từng loại trạm dừng nghỉ: Quy mô, năng lực cung cấp dịch vụ của trạm dừng nghỉ được tính toán thiết kế căn cứ vào lưu lượng phương tiện, hành khách thông qua tuyến đường và điều kiện cụ thể của khu vực nơi xây dựng trạm dừng nghỉ, đồng thời phải đáp ứng được quy định sau: - Trên các tuyến tỉnh lộ hoặc huyện lộ xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 4 trở lên. - Trên các tuyến quốc lộ có từ 01 đến 02 làn xe mỗi chiều xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 3 trở lên. - Trên các tuyến quốc lộ có từ 03 làn xe mỗi chiều trở lên xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 2 trở lên. 2.3.2. Quy định về bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe a) Khu vực bãi đỗ xe: Thiết kế hướng đỗ xe hợp lý để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện; b) Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25m2 (Theo QCVN 07:2010/BXD); c) Đường lưu thông trong trạm dừng nghỉ phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường; có bán kính quay xe phù hợp (nhưng bán kính tối thiểu không nhỏ hơn 10m tính theo tim đường được quy định tại QCVN 07:2010/BXD để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực trạm dừng nghỉ; d) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được thiết kế theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo lưu thông, hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra và với người đi bộ. 2.3.3. Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách a) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe phải được trang bị ghế ngả, quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ. b) Không gian nghỉ ngơi là khu vực kết cấu kiến trúc có mái che hoặc khu vực trong cây xanh, thảm cỏ có bố trí ghế ngồi (không kể khu vực các công trình dịch vụ thương mại), số lượng ghế ngồi được tính toán căn cứ theo lưu lượng khách vào trạm dừng nghỉ, đảm bảo khách vào trạm dừng nghỉ có nơi nghỉ ngơi khi không sử dụng các dịch vụ thương mại của trạm dừng nghỉ. 2.3.4. Quy định về khu vệ sinh a) Khu vệ sinh phải được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các khu vực ăn uống và nghỉ ngơi của hành khách. Khu vệ sinh phải bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng; nơi vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo theo quy ước quốc tế; b) Khu vệ sinh phải đảm bảo chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị phải luôn sạch sẽ. Số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh phải phù hợp với quy định của từng loại công trình theo TCXDVN 276:2003 ; c) Khu vệ sinh phải được thông gió tự nhiên trực tiếp; nếu thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ giới theo quy định tại TCVN 5687:2010; d) Nền, mặt tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không hút nước, không hút bẩn, chịu xâm thực, dễ làm vệ sinh; đ) Tại các vị trí bố trí chậu để rửa tay nên bố trí bàn, gương, móc treo. 2.3.5. Quy định về nơi cung cấp thông tin a) Nơi cung cấp thông tin: Phải có bản đồ giao thông khu vực và kệ để sách báo để cung cấp cho lái xe, hành khách và người dân địa phương những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các sản phẩm và văn hóa đặc trưng của địa phương; về các điểm du lịch, tài nguyên thiên nhiên, tình hình giao thông, hệ thống trạm dừng nghỉ, mạng lưới đường bộ trong khu vực và các thông tin khác theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền; b) Nơi cung cấp thông tin phải được bố trí ở vị trí thuận tiện để hành khách dễ nhận biết và tiếp cận dễ dàng; c) Tùy theo việc bố trí không gian của trạm dừng nghỉ có thể bố trí phòng cung cấp thông tin riêng biệt hoặc sử dụng chung không gian với các khu vực khác. 2.3.6. Quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa a) Việc bố trí nội thất, kệ, quầy bán hàng phải bảo đảm đồng thời hai yếu tố thẩm mỹ và thông thoáng. Việc bố trí không gian nội thất nên cơ động, linh hoạt, dễ dàng thay đổi khi cần thiết; b) Không gian mua hàng của khách phải đảm bảo thuận tiện để hành khách đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng. 2.3.7. Quy định về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát a) Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát cho hành khách và lái xe phải được bố trí một khu vực riêng; b) Khu vực phục vụ ăn uống phải được bố trí bàn ăn, ghế ngồi và thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường; c) Khu vực chế biến thức ăn và khu vực phục vụ hành khách được ngăn cách bằng vách ngăn lửng hoặc được bố trí khu vực riêng biệt; d) Nền khu vực phục vụ ăn uống phải dùng loại vật liệu dễ làm vệ sinh; đ) Khu vực phục vụ ăn uống phải được thông gió tự nhiên và trang bị hệ thống quạt mát, quạt hút mùi. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng trường hợp có thể thông gió bằng phương pháp cơ giới và thiết bị điều hòa nhiệt độ theo quy định tại TCVN 5687: 2010 ; e) Khu vực ăn uống phải đảm bảo luôn sạch sẽ, đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, các sản phẩm ăn uống phục vụ khách hàng phải đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm. 2.3.8. Quy định về trạm cấp nhiên liệu, xưởng bảo dưỡng sửa chữa và nơi rửa xe. a) Việc thiết kế, xây dựng, hoạt động của khu vực cấp nhiên liệu phải được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành có liên quan của nhà nước; Khoảng cách từ cột bơm và cụm bể chứa nhiên liệu của khu vực cấp nhiên liệu đến các công trình khác phải tuân thủ đúng theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530:2011 ; b) Khu vực cấp nhiên liệu, bảo dưỡng sửa chữa và nơi rửa xe phải được bố trí riêng biệt, có đường ra, vào thuận tiện không ảnh hưởng đến giao thông chung trong khu vực trạm dừng nghỉ. 2.3.9. Quy định về hệ thống cấp thoát nước. a) Hệ thống cấp nước cho trạm dừng nghỉ phải đảm bảo hoạt động ổn định, có khả năng cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu sử dụng của trạm dừng nghỉ; b) Trong trường hợp trạm dừng nghỉ tự khai thác nguồn nước để sử dụng thì: chất lượng nước phục vụ cho ăn uống phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại QCVN 01: 2009/BYT và Chất lượng nước phục vụ cho sinh hoạt phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại QCVN 02: 2009/BYT; c) Hệ thống thoát nước của trạm dừng nghỉ bao gồm hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa và đấu nối với hệ thống thoát nước tại địa phương; d) Hệ thống thoát nước phải đảm bảo không để ứ đọng nước làm gián đoạn hoạt động của trạm dừng nghỉ. 2.4. Quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường a) Trạm dừng nghỉ phải có hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung theo quy định; có hệ thống tiêu thoát nước mưa; b) Có đủ thiết bị, phương tiện và lực lượng lao động thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; c) Bố trí đủ thùng rác tại tất cả các khu vực để đảm bảo vệ sinh môi trường; d) Đối với trạm dừng nghỉ có xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phải có hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (bao gồm: ắc quy, dầu mỡ, săm lốp, linh kiện điện tử) theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Có biện pháp giảm thiểu bụi khí thải, hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt ảnh hưởng đến môi trường xung quanh theo quy định tại QCXDVN 05: 2008/BXD; đ) Trạm dừng nghỉ phải được xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo đúng các quy định tại QCVN 06:2010/BXD và TCVN 2622:1995; e) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh trong khu vực trạm dừng nghỉ. III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 3.1. Nội dung quản lý 3.1.1. Quy định về loại hình đơn vị quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ. Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. 3.1.2. Thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố đưa trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ vào khai thác; b) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố đưa trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ (trừ trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý vào khai thác. 3.1.3. Thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác. 3.1.3.1. Thủ tục công bố lần đầu Gồm 2 bước: a) Bước 1: Trước khi xây dựng. - Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ: Để đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị đầu tư, xây dựng trạm dừng nghỉ phải gửi văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường địa phương; việc chấp thuận vị trí xây dựng được thực hiện qua việc cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. - Riêng đối với các trạm dừng nghỉ được coi là một hạng mục công trình nằm trong dự án xây dựng đường cao tốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì không phải thực hiện bước này. Chú thích: 1) Văn bản chấp thuận vị trí xây dựng trạm dừng nghỉ chỉ xác định vị trí dự kiến xây dựng trạm là phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, không thay thế cho văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào trạm dừng nghỉ với đường giao thông. 2) Đối với các trạm dừng nghỉ đã được xây dựng trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ thì vẫn được xem xét công bố hợp quy theo thủ tục quy định tại bước 2, nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có trạm dừng nghỉ. b) Bước 2: Sau khi hoàn thành việc xây dựng. Đơn vị kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ nộp hồ sơ đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đến cơ quan có thẩm quyền. *) Hồ sơ đề nghị công bố gồm: - Giấy đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2). - Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào trạm dừng nghỉ với đường giao thông của cơ quan có thẩm quyền. - Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật trạm dừng nghỉ. - Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền. - Biên bản nghiệm thu xây dựng. - Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này với các công trình của trạm dừng nghỉ (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3). - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh khai thác trạm dừng nghỉ. - Quy chế quản lý khai thác do trạm dừng nghỉ ban hành. *) Quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố. - Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ không đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì các tiêu chí không đạt yêu cầu, phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và được thông báo ngay cho đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ. - Sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4). Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác có giá trị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký. 3.1.3.2. Thủ tục công bố lại Trước khi hết hạn được phép kinh doanh, khai thác 60 ngày (theo thời hạn quy định tại quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác), đơn vị kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ nộp hồ sơ đề nghị tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đến cơ quan có thẩm quyền. a) Hồ sơ đề nghị công bố lại gồm: - Giấy đề nghị tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại phụ lục 5). - Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng, cải tạo trạm dừng nghỉ (nếu có thay đổi so với lần công bố trước). - Quyết định cho phép đầu tư xây dựng, cải tạo của cơ quan có thẩm quyền (nếu có thay đổi so với lần công bố trước). - Biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng, cải tạo (nếu có thay đổi so với lần công bố trước). - Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này với các công trình của trạm dừng nghỉ (nếu có thay đổi so với lần công bố trước). - Báo cáo kết quả hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6). b) Quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố lại: được thực hiện như quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố lần đầu. 3.1.4. Quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm dừng nghỉ a) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ trên địa bàn địa phương báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động, tình hình an ninh trật tự, việc duy trì, đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn trạm dừng nghỉ và các nội dung cần thiết khác; b) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiết lập đường dây nóng và công bố địa chỉ liên lạc, địa chỉ thư điện tử (Email) của cán bộ hoặc bộ phận tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của người dân về hoạt động của các trạm dừng nghỉ. Các trạm dừng nghỉ phải niêm yết rõ ràng số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thư điện tử (Email) do Sở Giao thông vận tải cung cấp tại nơi cung cấp thông tin của trạm dừng nghỉ; c) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng Thanh tra đường bộ tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các trạm dừng nghỉ, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm nhằm đảm bảo các trạm dừng nghỉ luôn duy trì và thực hiện đúng các quy định của Quy chuẩn trạm dừng nghỉ và các quy định pháp luật liên quan khác; d) Tùy theo mức độ vi phạm các quy định của Quy chuẩn trạm dừng nghỉ, cơ quan công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác có quyền nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh hoặc thu hồi quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đối với đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ có vi phạm; đ) Cơ quan có thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác định kỳ 3 năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động, việc chấp hành các quy định của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác hoặc tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác. 3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước 3.2.1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải a) Phê duyệt quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ; b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, khai thác, kinh doanh trạm dừng nghỉ. 3.2.2. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam a) Chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức xây dựng quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động của trạm dừng nghỉ trong phạm vi toàn quốc; c) Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác trên các tuyến đường quốc lộ. Văn bản công bố được đồng thời gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương để phối hợp quản lý; d) Thống kê, tổng hợp các dữ liệu, quy định và hướng dẫn cách đánh mã số đối với hệ thống trạm dừng nghỉ trong toàn quốc; đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý các vi phạm đối với các đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ trong toàn quốc. 3.2.3. Trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Phê duyệt quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ (trừ trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý. b) Xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng trạm dừng nghỉ theo quy hoạch đã được phê duyệt. 3.2.4. Trách nhiệm của Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. a) Xây dựng quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ (trừ trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý; b) Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác trên các tuyến đường (trừ trạm dừng nghỉ trên tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý. Văn bản công bố được đồng thời gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phối hợp quản lý; c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động của các trạm dừng nghỉ trên địa bàn địa phương; d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ trên địa bàn địa phương. 3.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khai thác và người sử dụng trạm dừng nghỉ 3.3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư a) Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phù hợp với quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này; b) Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phải tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định liên quan khác của pháp luật; bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, bảo vệ môi trường. 3.3.2. Trách nhiệm của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ a) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ tại trạm dừng nghỉ; b) Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại trạm dừng nghỉ; c) Cung cấp các dịch vụ miễn phí tại mọi thời điểm cho người có nhu cầu sử dụng theo quy định tại điểm 2.2.1 của Quy chuẩn này; d) Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của trạm dừng nghỉ, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về trạm dừng nghỉ; đ) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại trạm dừng nghỉ theo quy định; niêm yết nội quy của trạm dừng nghỉ; e) Chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; g) Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình hoạt động cho Sở, Giao thông vận tải địa phương. Báo cáo tình hình hoạt động theo yêu cầu đột xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương. 3.3.3. Trách nhiệm của người sử dụng trạm dừng nghỉ a) Giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực trạm dừng nghỉ; b) Chấp hành nội quy, quy định và hướng dẫn của nhân viên tại trạm dừng nghỉ. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này. 4.2. Trong quá trình áp dụng Quy chuẩn này, nếu có khó khăn vướng mắc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung. 4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo vản bản mới. 4.4. Các trạm dừng nghỉ đã công bố trước ngày Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực phải hoàn tất các thủ tục để được công bố lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2013./ Phụ lục 2 ………(2)…….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./…….. ……….., ngày tháng năm GIẤY ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ ĐƯA TRẠM DỪNG NGHỈ VÀO KHAI THÁC Kính gửi: ………………….. (1) ………………………. 1. Đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ: (2): …………………………………………………………….. 2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ……………………………………………………………………. 3. Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………… 4. Số điện thoại (Fax): ………………………………………………………………………………….. 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………….. do ………………… cấp ngày …….. tháng ………… năm …………………. Đề nghị kiểm tra để đưa trạm dừng nghỉ …….. (3) ………………….. thuộc tỉnh:(4) ………….. vào khai thác. Cụ thể như sau: - Tên: (3) ………………………………………………………………………………………………. - Địa chỉ: (5) ……………………………………………………………………………………………. - Tổng diện tích đất: (6) ……………………………………………………………………………… Sau khi xem xét và đối chiếu với các tiêu chí quy định tại QCVN 43:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ, chúng tôi đề nghị ....(1)....công bố đưa Trạm dừng nghỉ....(3).... đạt loại: ……………. (7): ………………… và được đưa vào khai thác. ....(2).... cam kết những nội dung trên là đúng thực tế. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu... Đại điện đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Hướng dẫn ghi: (1) Gửi Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với trạm dừng nghỉ trên quốc lộ) (2) Ghi tên đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ (3) Ghi tên trạm dừng nghỉ (4) Ghi tên tỉnh (5) Ghi lý trình, địa chỉ của trạm dừng nghỉ (6) Ghi diện tích đất hợp pháp được sử dụng để xây trạm dừng nghỉ (7) Ghi loại trạm dừng nghỉ đề nghị công bố Phụ lục 3 ………(2)…….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./…….. ……….., ngày tháng năm BẢN ĐỐI CHIẾU CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CỦA QUY CHUẨN VỚI CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TRẠM DỪNG NGHỈ Kính gửi: ………………… (1) ……………………………. 1. Đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ: (2): ………………………………………………………… 2. Trụ sở: ……………………………………………………………………………………………. 3. Số điện thoại (Fax): ……………………………………………………………………………… Kết quả đối chiếu các quy định kỹ thuật của quy chuẩn với các hạng mục công trình của trạm dừng nghỉ ……. (3) ………. như sau: TT Tiêu chí phân loại Đơn vị tính Theo quy định kỹ thuật của TDN loại …(4)… Theo thực tế 1 Tổng diện tích mặt bằng trạm (tối thiểu) m2 2 Bãi đỗ xe (diện tích tối thiểu) m2 3 Đường xe ra, vào 4 Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện 5 Trạm cấp nhiên liệu 6 Mặt sân khu vực bãi đỗ xe 7 Khu vệ sinh m2 8 Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe m2 9 Không gian nghỉ ngơi (Khu vực có mái che và khu vực trồng cây xanh có ghế ngồi) m2 10 Nơi cung cấp thông tin 11 Khu phục vụ ăn uống, giải khát 12 Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa ....(2).... cam kết những nội dung trên là đúng thực tế. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu... Đại điện đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Hướng dẫn ghi: (1) Gửi Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với trạm dừng nghỉ trên quốc lộ) (2) Ghi tên đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ (3) Ghi tên trạm dừng nghỉ (4) Ghi loại trạm dừng nghỉ đề nghị công bố Phụ lục 4 ………(2)…….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-……. ……….., ngày tháng năm QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (2) Căn cứ QCVN 43:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày ……… tháng ………. năm 2012 Căn cứ quyết định số …………. của ……………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ………….. (2) …………….. Căn cứ Biên bản kiểm tra của ……… (2) …………. ngày ……/…../……………. Xét đề nghị của ………………………….. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Công bố đưa Trạm dừng nghỉ …….. (1) ……… vào khai thác với các nội dung sau: - Trạm dừng nghỉ: (1) ………………………………………….. Mã số: ……………………………… - Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác: …………………………………………………………………… - Vị trí: ... (3) ……………………………………………………………………………………………… - Tổng diện tích đất:...(4) ………………………………………………………………………………. - Trạm dừng nghỉ ……… (1) ……….. đạt loại: ………………………………………………………. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng..... năm ……….. đến ngày ....tháng... năm ………….. Điều 3. Các ông (bà) ………, Trưởng phòng …………. ; Thủ trưởng ...(1).... và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - ………. - Lưu. Thủ trưởng...(2).... (Ký tên, đóng dấu) Hướng dẫn ghi: (1) Ghi tên trạm dừng nghỉ. (2) Ghi tên cơ quan ban hành quyết định công bố. (3) Ghi lý trình, địa chỉ của trạm dừng nghỉ. (4) Ghi diện tích đất hợp pháp được sử dụng để xây trạm dừng nghỉ. Phụ lục 5 ………(2)…….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./……. ……….., ngày tháng năm GIẤY ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC CÔNG BỐ ĐƯA TRẠM DỪNG NGHỈ VÀO KHAI THÁC Kính gửi: ……………………… (1) ………………………….. 1. Đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ: …………… (2): …………………………………………….. 2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………….. 3. Trụ sở: ……………………………………………………………………………………………… 4. Số điện thoại (Fax): ………………………………………………………………………………. 5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……………. do ………………. cấp ngày ………. tháng ……….. năm …………………….. Đơn vị hiện đang quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ: … (3) ………….. theo Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác số.... ngày.... tháng...năm...của ....(1) thời gian được phép khai thác đến ngày... tháng.... năm...... Sau khi xem xét các quy định tại QCVN 43:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ, chúng tôi đề nghị ………. (1) ………. tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ ….. (3).... đạt loại: ……. (4): ………..vào khai thác. ....(2).... cam kết những nội dung trên là đúng thực tế. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu. Đại diện đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Hướng dẫn ghi: (1) Gửi Sở GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với trạm dừng nghỉ trên quốc lộ) (2) Ghi tên đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ (3) Ghi tên Trạm dừng nghỉ (4) Ghi loại trạm dừng nghỉ đề nghị công bố Phụ lục 6 ………(2)…….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./……. ……….., ngày tháng năm BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Kính gửi: ……….. (1) ………………….. ………. (2) hiện đang quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ ..(3).... theo Quyết định số.... ngày.... tháng...năm... của ….. (1) ….. thời gian được phép khai thác từ ngày ….. tháng ….. năm ….. đến ngày... tháng.... năm .... ………. (2).... Báo cáo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian trên với các nội dung sau: I. Kết quả kinh doanh khai thác. 1. Tổng số phương tiện vào trạm: ………………… (lượt xe) Trong đó: - Xe con: (lượt xe) - Xe Khách trên 30 ghế: (lượt xe) - Xe Khách dưới 30 ghế: (lượt xe) - Xe tải: ……….. (lượt xe) 2. Tổng số khách vào trạm: ………………….. (lượt khách) 3. Bình quân mỗi ngày có: ………. lượt xe và ………….. lượt khách vào trạm. Trong đó có: ………. xe con; ………..xe khách trên 30 ghế; ………. xe khách dưới 30 ghế và .......... xe tải. II. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trạm dừng nghỉ: (Báo cáo về tình trạng hiện tại, việc duy trì, bổ sung, cải tạo, nâng cấp các công trình, trang thiết bị của trạm và đối chiếu với các tiêu chí tương ứng của quy chuẩn QCVN 43:2012/BGTVT) III. Việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ và các quy định pháp luật liên quan khác: IV. Các vi phạm trong quá trình hoạt động (nếu có): (Kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra về các vi phạm của trạm dừng nghỉ; số lần và mức xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền đối với trạm. Các biện pháp và kết quả khắc phục của đơn vị khai thác trạm với các vi phạm trên). V. Kiến nghị, khiếu nại của người sử dụng trạm (nếu có): (Báo cáo từng trường hợp và biện pháp, kết quả giải quyết của đơn vị khai thác trạm) VI. Các kiến nghị của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ: Ý kiến của Sở GTVT địa phương (Ký tên, đóng dấu) Đại diện đơn vị khai thác trạm (Ký tên, đóng dấu) Hướng dẫn ghi: (1) Gửi Sở GTVT, Tổng cục ĐBVN (đối với trạm dừng nghỉ trên quốc lộ) (2) Ghi tên đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ (3) Ghi tên trạm dừng nghỉ (4) Ghi loại trạm dừng nghỉ đề nghị công bố
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "15/11/2012", "sign_number": "48/2012/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-37-2016-TT-BCT-sua-doi-Thong-tu-50-2014-TT-BCT-quan-ly-nhiem-vu-khoa-hoc-cong-nghe-323293.aspx
Thông tư 37/2016/TT-BCT sửa đổi Thông tư 50/2014/TT-BCT quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 37/2016/TT-BCT Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 50/2014/TT-BCT NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ; Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương 1. Sửa đổi Điều 8 như sau: “Điều 8. Quy định chung về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ 1. Việc quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài, đề án, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ, chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương III Thông tư này. 2. Đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế và nhiệm vụ thông tin khoa học và công nghệ a) Căn cứ quy định tại Điều 10, các đơn vị xây dựng hồ sơ đề xuất nhiệm vụ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Trên cơ sở hồ sơ đề xuất của đơn vị, Vụ Khoa học và Công nghệ tiến hành rà soát, tổng hợp và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí của nhiệm vụ. b) Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ của Bộ Công Thương, các tổ chức chủ trì triển khai nhiệm vụ theo nội dung đã được phê duyệt. Riêng đối với nhiệm vụ thông tin, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định cụ thể như sau: Với loại hình nhiệm vụ thông tin đơn thuần là hoạt động mua sắm, tăng cường máy móc, tài liệu, sách báo, tạp chí, nối mạng, bảo dưỡng thiết bị mạng, các tổ chức chủ trì không cần xây dựng thuyết minh và ký hợp đồng khoa học và công nghệ. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ căn cứ vào quyết định giao và các đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo về hồ sơ chứng từ theo quy định. Với các loại hình nhiệm vụ thông tin khác được quy định tại Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, các tổ chức chủ trì hoàn thiện hồ sơ thuyết minh theo mẫu B6e-TMNVTT-BCT và tổ chức ký hợp đồng theo quy định. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng nội dung được giao và hợp đồng đã ký. c) Việc tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 33 Thông tư này. 3. Đối với nhiệm vụ tăng cường năng lực nghiên cứu, sửa chữa chống xuống cấp cho các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Công Thương a) Căn cứ quy định tại Điều 10, các đơn vị xây dựng hồ sơ đề xuất nhiệm vụ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Trên cơ sở hồ sơ đề xuất của đơn vị, Vụ Khoa học và Công nghệ tiến hành rà soát, thẩm định và trình lãnh đạo Bộ quyết định phê duyệt dự án tăng cường trang thiết bị và dự án sửa chữa xây dựng nhỏ. Nội dung dự án phê duyệt được tổng hợp chung vào kế hoạch khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương. b) Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ của Bộ Công Thương, các tổ chức chủ trì triển khai nhiệm vụ theo nội dung đã được phê duyệt và theo các quy định hiện hành của Luật đấu thầu. c) Việc tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 33 Thông tư này. 4. Đối với nhiệm vụ quỹ gen thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 5. Đối với nhiệm vụ tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 46/2014/TT-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Công Thương. 6. Đối với nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, quy trình thủ tục đề xuất, phê duyệt nhiệm vụ, tổ chức triển khai và đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ thực hiện theo các nguyên tắc sau: a) Việc đề xuất và phê duyệt nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng Các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao và các quy định tại Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN lập danh mục các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng theo biểu mẫu B1-ĐXKH-BCT trình Bộ Công Thương để xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở hồ sơ đề xuất của đơn vị và căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN, Vụ Khoa học và Công nghệ tiến hành rà soát, tổng hợp và trình lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng theo hình thức giao trực tiếp. b) Xây dựng và phê duyệt nội dung, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng Việc xây dựng và phê duyệt nội dung, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN. Trong đó, Hội đồng tư vấn thẩm định nội dung, dự toán kinh phí được thành lập theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và không có ủy viên phản biện. c) Ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ Sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt quyết định đặt hàng thực hiện nhiệm vụ, các tổ chức được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện hợp đồng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN. Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Công Thương, lãnh đạo các đơn vị có liên quan tổ chức ký hợp đồng theo quy định hiện hành. Các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng nội dung được giao và hợp đồng đã ký. Nhiệm vụ được xem xét nghiệm thu kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư này. d) Chi tiết các quy định và biểu mẫu áp dụng trong việc xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN." 2. Bổ sung điểm e khoản 5 Điều 9 như sau: "e) Ưu tiên các đề tài gắn công tác nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và ban hành chính sách phục vụ sự phát triển của ngành Công Thương." 3. Sửa đổi Điều 11 như sau: "Điều 11. Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ 1. Hàng năm, căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư này, các tổ chức, cá nhân xây dựng và gửi hồ sơ đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ về Bộ Công Thương. Hồ sơ đề xuất bao gồm: a) Văn bản đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ; b) Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất theo mẫu B1- ĐXKH-BCT. Trường hợp đề xuất từ 02 nhiệm vụ trở lên trong cùng một loại hình nhiệm vụ phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết và khả thi của nhiệm vụ; c) Phiếu đề xuất tương ứng với từng loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định cụ thể như sau: Đề tài, đề án xây dựng theo mẫu B2a-PĐXĐT-BCT. Dự án sản xuất thử nghiệm xây dựng theo mẫu B2b-PĐXDASX-BCT. Dự án khoa học và công nghệ xây dựng theo mẫu B2c-PĐXDAKH-BCT. Các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm thuộc dự án khoa học và công nghệ xây dựng theo các mẫu tương ứng B2a-PĐXĐT-BCT, B2b-PĐXDASX-BCT. Chương trình xây dựng theo mẫu B2d-PĐXCT-BCT. Các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ thuộc chương trình xây dựng theo các mẫu tương ứng B2a-PĐXĐT-BCT, B2b-PĐXDASX-BCT, B2c- PĐXDAKH-BCT. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng cấp bộ tùy theo loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất là đề tài hay dự án khoa học và công nghệ xây dựng theo các mẫu tương ứng B2a-PĐXĐT-BCT, B2c-PĐXDAKH-BCT. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế xây dựng theo mẫu B2đ-PĐXHTQT-BCT. Nhiệm vụ thông tin xây dựng theo mẫu B2e-PĐXNVTT-BCT. Dự án tăng cường trang thiết bị và dự án sửa chữa xây dựng nhỏ lần lượt theo mẫu B2g-PĐXTCTTB-BCT, B2h-PĐXSCXDN-BCT, kèm theo tờ trình về việc xin phê duyệt dự án theo mẫu B25-TTDA-BCT và các văn bản liên quan khác (nếu có). 2. Phương thức gửi hồ sơ đề xuất a) Qua đường bưu điện; b) Nộp trực tiếp tại văn thư Bộ Công Thương; c) Qua Hệ thống quản lý khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương. 3. Quy định về số lượng và định dạng hồ sơ Đối với hồ sơ đề xuất gửi theo phương thức a và b, khoản 2, Điều này: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) đóng thành 01 tập, trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt (Times New Roman) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6909:2001) và 01 bản điện tử các tài liệu của bộ hồ sơ gốc theo định dạng Microsoft Word. 4. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề xuất đặt hàng của Bộ Công Thương cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ theo những căn cứ quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 10 Thông tư này." 4. Sửa đổi khoản 2 Điều 12 như sau: "2. Việc xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp bộ đối với các loại hình nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 3 Điều 4 Thông tư này và được quy định cụ thể như sau: a) Vụ Khoa học và Công nghệ xem xét, đánh giá sơ bộ về tính đầy đủ và cấp thiết của đề xuất; b) Đối với đề xuất đáp ứng quy định, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến tư vấn thông qua hội đồng tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn độc lập để xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ họp cho ý kiến về các đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp Bộ để trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt.” 5. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 13 như sau: "a) Hội đồng tư vấn có từ 05 đến 09 thành viên, gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 thư ký khoa học và các ủy viên hội đồng, trong đó: Thành viên của hội đồng là đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; là các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao tư vấn; Thư ký khoa học của hội đồng tư vấn là cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ." 6. Sửa đổi Điều 14 như sau: “Điều 14. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp bộ 1. Sau khi có kết quả làm việc của hội đồng, Vụ Khoa học và Công nghệ rà soát trình tự, thủ tục làm việc của hội đồng. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến tư vấn bổ sung của các chuyên gia tư vấn độc lập hoặc thành lập hội đồng tư vấn khác để xác định lại nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trên cơ sở kết quả rà soát, Vụ Khoa học và Công nghệ trình lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp bộ. 2. Căn cứ số lượng nhiệm vụ đề xuất và thời gian quy định cho từng năm kế hoạch, danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp bộ được phê duyệt theo đợt.” 7. Sửa đổi khoản 2 Điều 16 như sau: “2. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ thực hiện theo hình thức giao trực tiếp: a) Với các nhiệm vụ do đơn vị đề xuất và được Bộ Công Thương phê duyệt danh mục đầu bài, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức được Bộ chỉ định giao trực tiếp. b) Với các nhiệm vụ do Bộ Công Thương đặt hàng, Bộ Công Thương gửi danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp Bộ đến các cơ quan, tổ chức được Bộ chỉ định giao trực tiếp.” 8. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 18 như sau: "c) Thuyết minh tương ứng với từng loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định cụ thể như sau: Mẫu B6a-TMĐT-BCT áp dụng cho đề tài; Mẫu B6b-TMĐA-BCT áp dụng cho đề án; Mẫu B6c-TMDASX-BCT áp dụng cho dự án sản xuất thử nghiệm; Đối với dự án khoa học và công nghệ, trên cơ sở thuyết minh các nhiệm vụ thuộc dự án khoa học và công nghệ, tổ chức đăng ký chủ trì xây dựng thuyết minh tổng quát dự án khoa học và công nghệ theo mẫu B6d-TMDAKH-BCT; Mẫu B6đ-TMCT-BCT áp dụng cho chương trình; Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng cấp bộ, tùy theo loại hình nhiệm vụ đăng ký là đề tài hay dự án khoa học và công nghệ áp dụng theo các mẫu thuyết minh tương ứng B6a-TMĐT-BCT, B6d-TMDAKH-BCT. Mẫu B6e-TMNVTT-BCT áp dụng cho nhiệm vụ thông tin" 9. Sửa đổi khoản 3 và 4 Điều 18 như sau: "3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) và 07 bản sao đóng thành từng tập, trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode (Times New Roman) theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 6909:2001) và 01 bản điện tử các tài liệu của bộ hồ sơ gốc các tài liệu của bộ hồ sơ gốc ghi trên đĩa quang theo định dạng Microsoft Word. 4. Thời hạn nộp hồ sơ: a) Đối với các nhiệm vụ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16: thời gian nộp hồ sơ theo quy định tại thông báo của Bộ Công Thương trên cổng thông tin điện tử của Bộ. b) Đối với các nhiệm vụ thuộc trường hợp quy định tại mục a Khoản 2 Điều 16: thời hạn nộp hồ sơ theo quy định tại văn bản thông báo của Bộ Công Thương. c) Đối với các nhiệm vụ thuộc trường hợp quy định tại mục b Khoản 2 Điều 16: cơ quan, tổ chức chủ động thời gian nộp hồ sơ. d) Ngày nhận hồ sơ là ngày đóng dấu Bưu điện Hà Nội (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc là ngày đóng dấu đến của văn thư Bộ Công Thương. Đối với trường hợp đơn vị đăng ký là các đơn vị trong Bộ và gửi theo đường công văn nội bộ, ngày nhận hồ sơ là ngày văn thư của Vụ Khoa học và Công nghệ nhận được công văn. đ) Trong thời hạn quy định nộp hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ đã nộp để thay bằng hồ sơ mới hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đã nộp. Hồ sơ sau khi thay mới hoặc sửa đổi, bổ sung phải nộp đúng thời hạn nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều này. Văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của hồ sơ.” 10. Sửa đổi Điều 19 như sau: “Điều 19. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn, hồ sơ giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ 1. Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ và đại diện của các bên liên quan (nếu có) tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Thời gian mở hồ sơ được quy định như sau: a) Đối với các nhiệm vụ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16: trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ thời điểm kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký. b) Đối với các nhiệm vụ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16: mở ngay sau khi nhận được hồ sơ đăng ký. 2. Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá là hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu và đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 17 và Điều 18 Thông tư này.” 11. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 20 như sau: "a) Hội đồng có từ 05 đến 09 thành viên, bao gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 thư ký khoa học và các ủy viên hội đồng, trong đó: 2/3 là các chuyên gia có trình độ, chuyên môn phù hợp với chuyên ngành khoa học được giao tư vấn; 1/3 là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý khoa học, tổ chức sản xuất kinh doanh thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ và các tổ chức khác có liên quan; Thư ký khoa học của hội đồng tư vấn là cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ." 12. Sửa đổi Điều 21 như sau: "Điều 21. Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp và các nguyên tắc đánh giá, chấm điểm, xếp loại hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp 1. Thư ký khoa học đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự. 2. Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ tóm tắt các yêu cầu đối với hội đồng. 3. Hội đồng trao đổi thống nhất về phương thức làm việc. 4. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn, hồ sơ giao trực tiếp a) Các ủy viên trình bày ý kiến nhận xét đánh giá các hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ; b) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo; c) Hội đồng thảo luận, đánh giá hồ sơ: Hội đồng tiến hành thảo luận, phân tích hồ sơ theo các tiêu chí quy định. Sau khi trao đổi, các thành viên hội đồng nhận xét, đánh giá và cho điểm từng hồ sơ tương ứng với từng loại hình nhiệm vụ theo các quy định cụ thể sau: Mẫu B12a-PĐGĐT-BCT áp dụng cho đề tài; Mẫu B12b-PĐGĐA-BCT áp dụng cho đề án; Mẫu B12c-PĐGDASX-BCT áp dụng cho dự án sản xuất thử nghiệm; Đối với dự án khoa học và công nghệ, căn cứ trên kết quả đánh giá, thẩm định các nhiệm vụ thuộc dự án khoa học và công nghệ, hội đồng trao đổi, cho ý kiến hoàn thiện thuyết minh tổng quát dự án khoa học và công nghệ; Mẫu B12d-PĐGCT-BCT áp dụng cho chương trình; Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng cấp bộ, tùy theo loại hình nhiệm vụ đăng ký là đề tài hay dự án khoa học và công nghệ áp dụng các mẫu phiếu đánh giá tương ứng B12a-PĐGĐT-BCT, B12d-PĐGDAKH-BCT. 5. Tổng hợp kết quả đánh giá tuyển chọn, giao trực tiếp a) Thư ký khoa học tổng hợp và báo cáo hội đồng kết quả kiểm phiếu theo mẫu B13-BBKPĐG-BCT; b) Đối với hồ sơ tham gia tuyển chọn, hội đồng xếp hạng các hồ sơ được đánh giá có tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp theo các nguyên tắc sau đây: Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì điểm cao hơn của chủ tịch hội đồng (hoặc điểm của phó chủ tịch hội đồng, trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt) được ưu tiên để xếp hạng; Trường hợp điểm của chủ tịch hội đồng (hoặc điểm của phó chủ tịch hội đồng, trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt) đối với các hồ sơ bằng nhau và hội đồng xếp hạng bằng nhau thì hội đồng kiến nghị phương án lựa chọn. 6. Hội đồng thông qua biên bản về kết quả làm việc của hội đồng a) Đối với hồ sơ tham gia tuyển chọn: Tổ chức, cá nhân được hội đồng đề nghị thực hiện là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình cao nhất theo các nguyên tắc quy định tại điểm b, khoản 5 Điều này và có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt tối thiểu 70/100, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt đánh giá không điểm (0 điểm). Đối với những hồ sơ được đề nghị thực hiện, hội đồng có ý kiến thẩm định về kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến thông qua tổ thẩm định kinh phí được quy định tại Điều 22 Thông tư này. b) Đối với hồ sơ xét giao trực tiếp: Hồ sơ được hội đồng đề nghị thực hiện là hồ sơ có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí đạt tối thiểu 70/100; trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt đánh giá không điểm (0 điểm). Đối với những hồ sơ được đề nghị thực hiện, hội đồng có ý kiến thẩm định về kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến thông qua tổ thẩm định kinh phí được quy định tại Điều 22 Thông tư này. c) Hội đồng thảo luận để thống nhất kiến nghị những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ; các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt; số nhân lực, số công lao động theo các chức danh thực hiện công việc của từng nội dung; số lượng chuyên gia trong nước và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện; phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần. d) Thư ký khoa học của hội đồng lập biên bản làm việc theo mẫu B14a- BBTCĐTDA-BCT.” 13. Sửa đổi khoản 1 Điều 22 như sau: " 1. Hình thức thẩm định kinh phí thông qua tổ thẩm định áp dụng trong trường hợp cần thiết đối với hồ sơ của các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp và đã được hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp đề nghị thực hiện. Hồ sơ để tổ thẩm định xem xét là hồ sơ đã được tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện về mặt nội dung trên cơ sở ý kiến tư vấn của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp." 14. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 22: "a) Tổ trưởng tổ thẩm định là lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ." 15. Sửa đổi Điều 25 như sau: "Điều 25. Phê duyệt danh mục và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ 1. Căn cứ kết quả làm việc của các hội đồng, ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập (nếu có), Vụ Khoa học và Công nghệ thông báo cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ để chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. 2. Tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ đã trúng tuyển chọn, giao trực tiếp có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của hội đồng, tổ thẩm định, chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có). 3. Căn cứ việc rà soát kết quả làm việc của các hội đồng, ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập (nếu có), Vụ Khoa học và Công nghệ trình lãnh đạo Bộ Công Thương quyết định phê duyệt danh mục, nội dung và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ." 16. Sửa đổi khoản 1 Điều 26 như sau: "1. Căn cứ vào thông báo của Bộ Tài chính về phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ, Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, cân đối kinh phí và điều chỉnh danh mục và dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ." 17. Sửa đổi khoản 2 Điều 27 như sau: "2. Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là hợp đồng) được ký kết giữa bên đặt hàng (bên A) do lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Công Thương làm đại diện và bên nhận đặt hàng (bên B) là các tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ được phê duyệt." 18. Sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 27 như sau: "a) Trong thời gian 45 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương phê duyệt quyết định đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức, cá nhân được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải hoàn thiện thủ tục để ký hợp đồng theo quy định. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nêu trên không hoàn thiện thủ tục để ký hợp đồng, Bộ Công Thương sẽ xem xét hủy bỏ quyết định đặt hàng đối với các tổ chức, cá nhân này." 19. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau: "Điều 28. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 1. Điều chỉnh thời gian thực hiện nhiệm vụ a) Việc gia hạn thời gian thực hiện nhiệm vụ chỉ được thực hiện 01 lần đối với mỗi nhiệm vụ. Thời gian gia hạn không quá 12 tháng đối với các nhiệm vụ có thời gian thực hiện trên 24 tháng và không quá 06 tháng đối với nhiệm vụ có thời gian thực hiện dưới 24 tháng. Trường hợp khác do lãnh đạo Bộ Công Thương quyết định. b) Việc gia hạn thời gian thực hiện nhiệm vụ chỉ được xem xét trước khi kết thúc hợp đồng ít nhất 01 tháng. c) Việc rút ngắn thời gian thực hiện chỉ được xem xét khi đã hoàn thành được ít nhất 2/3 nội dung của nhiệm vụ. d) Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, quyết định điều chỉnh trên cơ sở văn bản đề xuất của tổ chức chủ trì nhiệm vụ và ý kiến của Vụ Khoa học và Công nghệ. 2. Điều chỉnh tên, mục tiêu, sản phẩm của nhiệm vụ a) Đối với nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán đến sản phẩm cuối cùng: Không được phép điều chỉnh. b) Đối với nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần: Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, quyết định điều chỉnh trên cơ sở báo cáo giải trình của tổ chức chủ trì nhiệm vụ. 3. Điều chỉnh nội dung của nhiệm vụ a) Đối với nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán đến sản phẩm cuối cùng: Thủ trưởng Tổ chức chủ trì nhiệm vụ được chủ động điều chỉnh nội dung nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình. b) Đối với nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ phải có văn bản báo cáo Bộ Công Thương. Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh nội dung đối với từng trường hợp cụ thể. 4. Trường hợp không phải điều chỉnh tổng dự toán, việc điều chỉnh dự toán chi tiết thực hiện cụ thể như sau: a) Đối với phần kinh phí được giao khoán: thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 10 Thông tư số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. b) Đối với phần kinh phí không được giao khoán: thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 10 Thông tư số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. 5. Thay đổi chủ nhiệm nhiệm vụ a) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có văn bản báo cáo Bộ Công Thương và được quyền chủ động thay đổi chủ nhiệm nhiệm vụ trong các trường hợp sau: Chủ nhiệm nhiệm vụ đi học tập, công tác dài hạn trên 03 tháng liên tục; Chủ nhiệm nhiệm vụ chuyển công tác sang đơn vị khác hoặc nghỉ việc; Chủ nhiệm nhiệm vụ bị ốm đau, bệnh tật không có khả năng điều hành hoạt động nghiên cứu của nhiệm vụ(có văn bản đề nghị của cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ hoặc xác nhận của cơ quan y tế); Chủ nhiệm nhiệm vụ tử vong; mất tích trên 03 tháng; Chủ nhiệm nhiệm vụ có văn bản đề nghị thay đổi chủ nhiệm nhiệm vụ vì lý do cá nhân không thể tiếp tục thực hiện công việc được giao; Chủ nhiệm nhiệm vụ không hoàn thành tiến độ và nội dung nhiệm vụ theo đặt hàng mà không có lý do chính đáng, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính theo kết luận của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc phải đình chỉ công tác; Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có sự thay đổi về phân công nhiệm vụ nhân sự. b) Chủ nhiệm nhiệm vụ mới phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn và tuân thủ các quy định hiện hành để tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ. 6. Thay đổi tổ chức chủ trì nhiệm vụ a) Việc thay đổi tổ chức chủ trì nhiệm vụ áp dụng trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sát nhập, chia tách, giải thể tổ chức chủ trì nhiệm vụ và các trường hợp khác không trái quy định của pháp luật. b) Lãnh đạo Bộ Công Thương ban hành quyết định điều chỉnh tổ chức chủ trì nhiệm vụ trên cơ sở văn bản báo cáo của tổ chức chủ trì nhiệm vụ. 7. Điều chỉnh khác đối với các nhiệm vụ a) Điều chỉnh mua sắm nguyên, vật liệu: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ được chủ động quyết định điều chỉnh kế hoạch mua sắm và dự toán về số lượng, khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu mua bằng ngân sách nhà nước và không làm tăng tổng kinh phí chi cho mục nguyên vật liệu đã được phê duyệt. Sau điều chỉnh, việc mua sắm nguyên vật liệu thực hiện theo quy định hiện hành. b) Điều chỉnh, bổ sung cá nhân tham gia nghiên cứu: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ được chủ động thay đổi cá nhân tham gia nghiên cứu để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, sản phẩm của nhiệm vụ đã được phê duyệt. Việc thay đổi cá nhân tham gia nghiên cứu phải có sự đồng thuận của người được bổ sung và người được thay thế. c) Điều chỉnh đoàn ra: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ được chủ động điều chỉnh nội dung, thời điểm và thời gian tổ chức đoàn ra phù hợp với thực tế, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, sản phẩm của nhiệm vụ; Trường hợp điều chỉnh nước đến, số lượng người tham gia đoàn ra cần có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương; Mọi trường hợp điều chỉnh đoàn ra không được tăng tổng kinh phí chi cho mục đoàn ra đã được phê duyệt. d) Điều chỉnh mua sắm thiết bị, máy móc: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ phải có văn bản báo cáo Bộ Công Thương. Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh đối với từng trường hợp cụ thể. đ) Điều chỉnh dự toán kinh phí ngoài ngân sách nhà nước: Tổ chức chủ trì được phép chủ động điều chỉnh các nội dung và kế hoạch chi nhưng không được giảm tổng kinh phí ngoài ngân sách nhà nước đã được phê duyệt và đảm bảo đúng tỷ lệ quy định giữa ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí đối ứng của đơn vị (trong trường hợp có yêu cầu về nguồn vốn đối ứng). e) Điều chỉnh khác đối với các nội dung không quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều này do Lãnh đạo Bộ Công Thương quyết định. 8. Các văn bản liên quan đến việc điều chỉnh là một bộ phận cấu thành của hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ." 20. Sửa đổi Điều 33 như sau: “Điều 33. Nguyên tắc, phương thức và nội dung đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ 1. Nguyên tắc đánh giá nghiệm thu a) Căn cứ vào hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã ký kết và các nội dung đánh giá được quy định tại Thông tư này; b) Căn cứ vào hồ sơ đánh giá, nghiệm thu; c) Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, trung thực và chính xác. 2. Phương thức đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ a) Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 4 Thông tư này, trình tự đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 34 Thông tư này. b) Đối với chương trình và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình, việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này. c) Đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế và nhiệm vụ thông tin khoa học và công nghệ, việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều này. d) Đối với dự án tăng cường trang thiết bị, dự án sửa chữa xây dựng nhỏ, việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 5 Điều này. 3. Đối với chương trình và nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình a) Trình tự thủ tục đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình theo các quy định tại Thông tư này. b) Việc đánh giá chương trình được thực hiện qua ba giai đoạn: đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá sau kết thúc Ban chủ nhiệm chương trình chủ trì đánh giá kết quả hoạt động chương trình vào giữa kỳ kế hoạch và báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương kết quả đánh giá; Khi kết thúc chương trình, chủ nhiệm chương trình hoàn thiện báo cáo tổng kết chương trình gửi Bộ Công Thương theo mẫu B34-BCTKCT-BCT. Bộ Công Thương chủ trì tổ chức đánh giá hoạt động chương trình khi kết thúc thực hiện và sau khi chương trình đã kết thúc thực hiện. 4. Đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế và nhiệm vụ thông tin khoa học và công nghệ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương báo cáo chi tiết về các nội dung đã thực hiện, trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung và các kết quả thu được sau khi triển khai thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đánh giá, xem xét quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở kế hoạch đã giao và các quy định hiện hành, tổng hợp vào báo cáo chung đánh giá thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm. Trường hợp tổ chức chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế và nhiệm vụ thông tin khoa học và công nghệ không đúng theo nội dung quyết định đã giao, Bộ Công Thương thực hiện xử lý vi phạm theo quy định hiện hành, đồng thời xem xét không giao nhiệm vụ này cho các tổ chức này trong năm tiếp theo. 5. Đối với nhiệm vụ tăng cường năng lực nghiên cứu, sửa chữa chống xuống cấp, việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện như sau: a) Sau khi hoàn thành các hạng mục của dự án, tổ chức chủ trì nhiệm vụ tổng hợp hồ sơ theo quy định tại điểm b Khoản này để chuẩn bị cho việc đánh giá, nghiệm thu. b) Hồ sơ đề nghị nghiệm thu bao gồm: Văn bản đề nghị đánh giá nghiệm thu cấp bộ của tổ chức chủ trì; Quyết định phê duyệt đặt hàng thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ Công Thương; Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu và báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình; Hồ sơ lựa chọn thầu của các gói thầu; Biên bản nghiệm thu, thanh lý, quyết toán các gói thầu; Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành; Báo cáo sơ bộ về hiệu quả đầu tư của dự án. c) Hội đồng nghiệm thu có thành phần và nguyên tắc làm việc như các quy định tại các khoản 4 và khoản 5, Điều 34 Thông tư này. Thành phần Hội đồng nghiệm thu không có ủy viên phản biện. d) Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án thực hiện qua hình thức xem xét hồ sơ, kiểm tra thực tế các hạng mục thực hiện tại đơn vị. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo mẫu B24b-BBNTDA-BCT. 6. Đối với nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng, việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện như sau: a) Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, tổ chức chủ trì nhiệm vụ lập báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ theo nội dung thuyết minh đã được phê duyệt. b) Hội đồng nghiệm thu có thành phần và nguyên tắc làm việc như các quy định tại các khoản 4 và khoản 5, Điều 34 Thông tư này. Thành phần Hội đồng nghiệm thu không có ủy viên phản biện. c) Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thực hiện thông qua hình thức xem xét hồ sơ báo cáo, trường hợp cần thiết có thể tiến hành kiểm tra thực tế tại đơn vị. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo mẫu B24c- BBNTNVTX-BCT.” 21. Sửa đổi khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 34 như sau: "1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ a) Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua hình thức tổ chức Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở và theo các nội dung, yêu cầu chung về sản phẩm của nhiệm vụ quy định tại khoản 7 Điều này. Tổ chức chủ trì vận dụng các quy định tại khoản 4 Điều này để tổ chức thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở, đảm bảo về thành phần tham gia nghiệm thu không trái với các quy định hiện hành. b) Hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được tổng hợp vào báo cáo theo mẫu quy định tại điểm h, khoản 2 Điều này. 2. Hồ sơ đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ bao gồm: a) Công văn đề nghị đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ của tổ chức chủ trì theo mẫu B29-CVNT-BCT; b) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo mẫu B19-BCTK-BCT; c) Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ; d) Hồ sơ đánh giá cấp cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chủ trì bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở; Biên bản họp Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở; Phiếu đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng tư vấn; Văn bản tiếp thu, chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo của Ban chủ nhiệm nhiệm vụ trên cơ sở các ý kiến tư vấn, đánh giá của Hội đồng tư vấn; đ) Các tài liệu khác (nếu cần thiết). 3. Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ a) Thời hạn nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu trong thời hạn chậm nhất 30 ngày trước thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn hợp đồng (nếu có); b) Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương gồm: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) và 07 bản sao, trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode (Times New Roman) theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 6909:2001) và 01 bản điện tử các tài liệu của bộ hồ sơ gốc theo định dạng Microsoft Word. c) Vụ Khoa học và Công nghệ xem xét sơ bộ về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì Vụ Khoa học và Công nghệ thông báo cho tổ chức chủ trì bổ sung theo đúng quy định. 4. Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ a) Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học và Công nghệ trình lãnh đạo Bộ Công Thương quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là hội đồng). b) Hội đồng có từ 05 đến 09 thành viên bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các ủy viên khác, là các nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, uy tín, am hiểu lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ khoa học và công nghệ. c) Những trường hợp không được tham gia hội đồng: Chủ nhiệm, các cá nhân tham gia chính, tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ; Người đang bị xử phạt do vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, thành viên chính tham gia thực hiện nhiệm vụ hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác; Người có bằng chứng xung đột lợi ích với chủ nhiệm hoặc tổ chức chủ trì nhiệm vụ. d) Trường hợp đặc biệt do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ, lãnh đạo Bộ Công Thương có thể quyết định số lượng thành viên và thành phần hội đồng khác với quy định tại điểm b, khoản 4 Điều này. 5. Phiên họp của hội đồng đánh giá, nghiệm thu a) Tài liệu đánh giá, nghiệm thu được quy định tại các khoản 2 Điều này được gửi đến các thành viên hội đồng và tổ chuyên gia (nếu có) trước phiên họp của hội đồng. b) Phiên họp hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 thành viên hội đồng tham dự, trong đó có chủ tịch hoặc phó chủ tịch (trong trường hợp chủ tịch vắng mặt). c) Thành phần tham dự các phiên họp của hội đồng: Thành viên hội đồng, chủ nhiệm nhiệm vụ, đại diện tổ chức chủ trì, đại diện cơ quan chủ quản, đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thương, các thành viên khác do Bộ Công Thương mời trong trường hợp cần thiết; Vụ Khoa học và Công nghệ cử thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của hội đồng. d) Chương trình họp hội đồng: Thư ký khoa học công bố quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần và đại biểu tham dự; Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ nêu những nội dung, yêu cầu chủ yếu đối với việc đánh giá, nghiệm thu quy định tại Thông tư này; Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp của hội đồng. Trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, chủ tịch hội đồng ủy quyền cho phó chủ tịch chủ trì phiên họp. Các thành viên hội đồng căn cứ các yêu cầu và nội dung đánh giá quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều này để tiến hành thảo luận, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ. đ) Trình tự làm việc của hội đồng: Chủ tịch hội đồng thống nhất và thông qua nội dung làm việc của hội đồng theo các quy định của Thông tư này; Chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, báo cáo về sản phẩm khoa học và công nghệ và báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; Các thành viên hội đồng nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm nhiệm vụ về kết quả và các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ. Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân có liên quan trả lời các câu hỏi của hội đồng (nếu có); Các ủy viên phản biện đọc nhận xét đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ; ủy viên thư ký khoa học đọc phiếu nhận xét của thành viên vắng mặt (nếu có); Các thành viên hội đồng nêu ý kiến trao đổi về kết quả nhiệm vụ và bỏ phiếu đánh giá xếp loại nhiệm vụ theo mẫu B23a-PĐGNT-BCT; Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo mẫu B23b-KPĐGNT-BCT; Chủ tịch hội đồng dự thảo kết luận đánh giá của hội đồng. Trường hợp hội đồng đánh giá xếp loại “Không đạt” cần xác định rõ những nội dung đã thực hiện theo hợp đồng để Bộ Công Thương xem xét xử lý theo quy định hiện hành. Hội đồng thảo luận để thống nhất từng nội dung kết luận và thông qua biên bản do thư ký khoa học lập theo mẫu B24a-BBNT-BCT. e) Ý kiến kết luận của hội đồng được Vụ Khoa học và Công nghệ gửi cho tổ chức chủ trì để làm căn cứ cho việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.” 22. Sửa đổi điểm a và b khoản 10 Điều 34 như sau: "a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá xếp loại ở mức “Đạt” trở lên: Sau khi có kết quả đánh giá cấp bộ, chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến, kết luận của hội đồng, xây dựng báo cáo về việc hoàn thiện hồ sơ theo mẫu B32-BCHTHS-BCT gửi về Bộ Công Thương. Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá của nhiệm vụ, là cơ sở cho việc ký thanh lý hợp đồng theo quy định tại điểm đ, khoản 10 Điều này. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành (nếu cần). b) Trường hợp kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ xếp loại ở mức “Không đạt” Nếu chưa được gia hạn trong quá trình thực hiện thì tổ chức chủ trì có thể được xem xét gia hạn thời gian thực hiện nhưng không quá 06 tháng; Để được xem xét gia hạn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải được hội đồng đánh giá kiến nghị gia hạn và tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ, biên bản đánh giá cấp bộ và phương án xử lý) trình Bộ Công Thương; Trên cơ sở công văn đề nghị của tổ chức chủ trì, Bộ Công Thương xem xét, thông báo ý kiến về việc gia hạn đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Sau thời gian gia hạn, việc đánh giá lại được thực hiện theo nội dung và trình tự của Thông tư này nhưng không quá 01 lần đối với mỗi nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Toàn bộ chi phí cho hoàn thiện các nội dung ghi trong hợp đồng, đánh giá lại và tổ chức xử lý vi phạm do tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm." 23. Sửa đổi Điều 40 như sau: "Điều 40. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bô Công Thương 1. Vụ Khoa học và Công nghệ a) Thống nhất quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của Bộ Công Thương; b) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này và định kỳ hàng năm báo cáo lãnh đạo Bộ; c) Chủ trì xây dựng, quản trị và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương, thực hiện các quy định về công bố thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đúng quy định hiện hành. 2. Vụ Tài chính a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ tài chính và các quy định hiện hành cho các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; b) Phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định nội dung, dự toán kinh phí; tham gia kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ trong việc tổng hợp và giao dự toán kinh phí, thẩm tra, quyết toán tài chính theo đúng các quy định hiện hành. 3. Văn phòng Bộ a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn việc giải ngân, thanh quyết toán kinh phí với đơn vị theo đúng tiến độ quyết toán của nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị giao dự toán kinh phí qua Văn phòng Bộ); b) Phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ trong việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi có yêu cầu; c) Phối hợp với Vụ Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ trong việc xét duyệt quyết toán năm ngân sách các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được giao cho các đơn vị (đối với các đơn vị giao dự toán kinh phí qua Văn phòng Bộ); d) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ làm việc với các cơ quan quản lý của Nhà nước trong các đợt thanh tra, kiểm tra (đối với các đơn vị giao dự toán kinh phí qua Văn phòng Bộ). 4. Các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Công Thương a) Tích cực tham gia đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ sự phát triển của ngành Công Thương; b) Phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan trong việc tuân thủ các quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình đề xuất, phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ." Điều 2. Thay thế cụm từ "Vụ Khoa học và Công nghệ hoặc Tổng cục Năng lượng (đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục Năng lượng)" bằng cụm từ "Vụ Khoa học và Công nghệ" trong các điều khoản sau: Khoản 1 Điều 12; khoản 3 Điều 13; điểm b khoản 6 Điều 13; khoản 2 Điều 20; khoản 1 Điều 23; khoản 1 và 2 Điều 24; khoản 6 Điều 27; khoản 2 Điều 32; điểm d khoản 10 Điều 34; điểm b khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 39 Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương. Điều 3. Bãi bỏ khoản 5 Điều 17, Điều 38 Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương. Điều 4. Thay thế các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương bằng phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 5. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2017. 2. Trong trường hợp các văn bản pháp lý dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới thì thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới tương ứng. 3. Đối với những nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được Bộ Công Thương đặt hàng thực hiện thì tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Bộ Tài chính; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; - Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; - Lưu: VT, KHCN. BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU MẪU (Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương) 1. Biểu đề xuất kế hoạch khoa học công nghệ: B1-ĐXKH-BCT 2. Phiếu đề xuất đề tài, đề án: B2a-PĐXĐT-BCT 3. Phiếu đề xuất dự án sản xuất thử nghiệm: B2b-PĐXDASX-BCT 4. Phiếu đề xuất dự án khoa học công nghệ: B2c-PĐXDAKH-BCT 5. Phiếu đề xuất chương trình khoa học công nghệ: B2d-PĐXCT-BCT 6. Phiếu đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế: B2đ-PĐXHTQT-BCT 7. Phiếu đề xuất nhiệm vụ thông tin khoa học công nghệ: B2e-PĐXNVTT-BCT 8. Phiếu đề xuất dự án tăng cường trang thiết bị: B2g-PĐXTCTTB-BCT 9. Phiếu đề xuất dự án sửa chữa xây dựng nhỏ: B2h-PĐXSCXDN-BCT 10. Phiếu tư vấn đánh giá xác định nhiệm vụ: B4a-PĐGĐX-BCT 11. Bảng tổng hợp kiểm phiếu đánh giá xác định nhiệm vụ: B4b-BBKPĐG-BCT 12. Biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ: B4c-BBXĐDM-BCT 13. Báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ: B5-BCĐX-BCT 14. Thuyết minh đề tài khoa học công nghệ: B6a-TMĐT-BCT 15. Thuyết minh đề án khoa học: B6b-TMĐA-BCT 16. Thuyết minh dự án sản xuất thử nghiệm: B6c-TMDASX-BCT 17. Thuyết minh dự án khoa học và công nghệ: B6d-TMDAKH-BCT 18. Thuyết minh chương trình khoa học công nghệ: B6đ-TMCT-BCT 19. Thuyết minh chương trình khoa học công nghệ: B6đ-TMCT-BCT 20. Thuyết minh nhiệm vụ thông tin: B6e-TMNVTT-BCT 21. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ tham gia tuyển chọn: B7-DONTC-BCT 22. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ: B8-LLTC-BCT 23. Lý lịch khoa học của cá nhân: B9-LLCN-BCT 24. Giấy xác nhận phối hợp thực hiện: B10-PHTH-BCT 25. Phiếu đánh giá đề tài khoa học công nghệ: B12a-PĐGĐT-BCT 26. Phiếu đánh giá đề án khoa học: B12b-PĐGĐA-BCT 27. Phiếu đánh giá dự án sản xuất thử nghiệm: B12c-PĐGDASX-BCT 28. Phiếu đánh giá chương trình khoa học công nghệ: 12d-PĐGCT-BCT 29. Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp: B13-BBKPĐG-BCT 30. Mẫu biên bản họp Hội đồng: B14a-BBTCĐTDA-BCT 31. Biên bản họp Tổ thẩm định kinh phí: B15-BBTĐNV-BCT 32. Hợp đồng khoa học và công nghệ: B16a-HĐKHCN-BCT 33. Biên bản thanh lý Hợp đồng khoa học công nghệ: B16b-BBTLHĐ-BCT 34. Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ: B17-BCĐK-BCT 35. Biên bản kiểm tra thực hiện nhiệm vụ: B18-BBKT-BCT 36. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học công nghệ: B19-BCTK-BCT 37. Phiếu nhận xét đánh giá, xếp loại nhiệm vụ: B23a-PĐGNT-BCT 38. Bản tổng hợp kiểm phiếu đánh giá nghiệm thu: B23b-KPĐGNT-BCT 39. Biên bản nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ: B24a-BBNT-BCT 40. Biên bản nghiệm thu dự án tăng cường trang thiết bị, sửa chữa xây dựng nhỏ: B24b-BBNTDA-BCT 41. Biên bản nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: B24c-BBNTNVTX-BCT 42. Tờ trình phê duyệt dự án tăng cường trang thiết bị, sửa chữa xây dựng nhỏ: B25-TTDA-BCT 43. Mẫu tạm ứng kinh phí: B26-TUKP-BCT 44. Bảng xác nhận khối lượng công việc: B27-KLCV-BCT 45. Bảng kê chứng từ thanh toán: B28-BKTT-BCT 46. Công văn đề nghị đánh giá nghiệm thu: B29-CVNT-BCT 47. Báo cáo hoàn thiện hồ sơ sau nghiệm thu: B32-BCHTHS-BCT 48. Báo cáo tổng kết chương trình: B34-BCTKCT-BCT FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "28/12/2016", "sign_number": "37/2016/TT-BCT", "signer": "Trần Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Ke-hoach-171-KH-UBND-2019-tang-cuong-lanh-dao-chi-dao-phong-chong-dich-ta-lon-Hai-Phong-416755.aspx
Kế hoạch 171/KH-UBND 2019 tăng cường lãnh đạo chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 171/KH-UBND Hải Phòng, ngày 17 tháng 6 năm 2019 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THÔNG TRI SỐ 28-TT/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34-CT/TW NGÀY 20/5/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG, KHỐNG CHẾ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI Thực hiện Thông tri số 28-TT/TU ngày 23/5/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau: I. MỤC TIÊU - Tiếp tục xử lý, kiểm soát, khống chế các ổ Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thành phố; chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, xử lý nhanh các ổ dịch mới phát sinh. - Tập trung nhanh chóng khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, bảo vệ sản xuất chăn nuôi, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thịt lợn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cải thiện đời sống nhân dân. II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố: Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 667/CĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y; Thông tri số 28-TT/TU ngày 23/5/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy; Quyết định số 3509/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 và Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 21/02/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố. 2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật a) Công tác giám sát, phát hiện và xử lý dịch - Tổ chức giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, nhanh chóng thực hiện lấy mẫu xét nghiệm hoặc kiểm tra, lập biên bản xác định triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh DTLCP để làm căn cứ triển khai các biện pháp xử lý dịch đúng quy định. - Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP, hoặc có biên bản kiểm tra xác định đàn lợn có các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh DTLCP; Ban chỉ đạo các huyện, quận, xã, phường, thị trấn: + Tổ chức tiêu hủy đàn lợn mắc bệnh trong vòng 12-24 giờ; tổ chức vệ sinh khử trùng tiêu độc ổ dịch, vùng dịch, vùng dịch uy hiếp và vùng đệm đúng quy trình quy định. + Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào địa phương có dịch; quản lý chặt chẽ việc giết mổ lợn tiêu thụ tại địa phương có dịch đúng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y. - Tổ chức triển khai các biện pháp phát hiện, xử lý kịp thời, chấm dứt tình trạng vứt xác lợn chết ra nơi công cộng (sông, kênh mương, bãi rác, ...) gây ô nhiễm môi trường và làm lây lan dịch bệnh. - Tổ chức kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời các hố chôn hủy lợn mắc bệnh tránh gây ô nhiễm môi trường. b) Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ thịt lợn - Quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch vận chuyển lợn xuất đi tỉnh ngoài. - Tăng cường kiểm tra liên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra, vào địa bàn huyện, quận, nguồn gốc lợn nhập về các cơ sở giết mổ; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch hiện hành. - Tổ chức quản lý chặt chẽ việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt và sản phẩm từ lợn trên địa bàn huyện, quận, xã, phường, thị trấn theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3708/BNN-TY ngày 28/5/2019 hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. - Tiếp tục thông tin tuyên truyền, kết nối mở rộng mạng lưới các quầy cung cấp thịt lợn an toàn dịch bệnh, để thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong mọi tầng lớp nhân dân. - Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ, cấp đông thịt lợn khỏe mạnh trên địa bàn thành phố, nhằm ổn định cung cầu thị trường mặt hàng thịt lợn sau dịch. c) Chăn nuôi an toàn sinh học phòng chống dịch - Tổng kết kinh nghiệm của các cơ sở chăn nuôi đã triển khai thực hiện có hiệu quả quy trình chăn nuôi an toàn sinh học trong phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố và phổ biến áp dụng, góp phần khống chế ngăn chặn dịch. - Khuyến khích doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh xây dựng các vùng chăn nuôi, liên kết sản xuất chuỗi thịt lợn an toàn dịch bệnh. - Quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm các hộ chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn khi chưa có công bố hết Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn. Sau khi có quyết định công bố hết Dịch tả lợn Châu Phi, các hộ chăn nuôi lợn muốn thực hiện tái đàn phải đăng ký và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đồng thời triển khai tái đàn lợn theo hướng dẫn và có sự giám sát của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện/Phòng Kinh tế các quận, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện/quận; các hộ chăn nuôi không tuân thủ quy định trên, sẽ không được nhận chính sách hỗ trợ khi có dịch bệnh xảy ra. - Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản thay thế sự thiếu hụt thịt lợn và các sản phẩm từ lợn do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây ra, nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố. - Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ lợn tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật thành phố Chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố theo bản Kế hoạch này. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các biện pháp bổ sung phù hợp. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; phối hợp các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, quận tổ chức triển khai thực hiện, tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. - Tổ chức thực hiện nghiêm và có hiệu quả công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công điện số 02/CĐ-CT ngày 10/6/2019, Văn bản số 1989/VP-NN ngày 04/6/2019, Văn bản số 1987/VP-NN ngày 04/6/2019, Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 06/6/2019, Văn bản số 3117/UBND-NN ngày 29/5/2019. - Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định phòng chống dịch hiện hành. - Phối hợp Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, quận tổng hợp nhu cầu kinh phí phòng, chống dịch báo cáo, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định. - Hướng dẫn các địa phương, người chăn nuôi: (1) Thực hiện kế hoạch tái đàn lợn sau dịch theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo an toàn dịch bệnh dịch. (2) Quy trình chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thủy sản thay thế chăn nuôi lợn sau khi hết dịch. (3) Xây dựng các vùng chăn nuôi, liên kết sản xuất chuỗi thịt lợn an toàn dịch bệnh. - Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân xây dựng các cơ sở giết mổ lợn tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. - Phối hợp Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, quận xác định giá lợn hơi làm căn cứ xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do Dịch tả lợn Châu Phi. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại địa phương; tổng hợp, theo dõi, kiểm soát đàn lợn thống kê trước, trong, sau dịch của các địa phương; kiểm tra công tác niêm yết số lợn tiêu hủy và công tác chi trả tiền hỗ trợ của các địa phương đảm bảo công khai, minh bạch. 3. Ủy ban nhân dân các huyện, quận - Tổ chức thực hiện nghiêm và có hiệu quả công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công điện số 02/CĐ-CT ngày 10/6/2019, Văn bản số 1989/VP-NN ngày 04/6/2019, Văn bản số 1987/VP-NN ngày 04/6/2019, Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 06/6/2019, Văn bản số 3117/UBND-NN ngày 29/5/2019. - Thông tin tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người nhận thức rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi đối với sản xuất chăn nuôi lợn; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, Công an... trên địa bàn chủ động tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch, quyết tâm nhanh chóng khống chế dịch để bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, giảm thiểu tổn thất về kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an ninh nông thôn. - Tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh tới tận các hộ chăn nuôi, xử lý tiêu hủy lợn nhiễm bệnh; triển khai các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đúng quy trình quy định; tiếp tục phát động, tổ chức triển khai tổng vệ sinh môi trường nông thôn. - Tiếp tục duy trì hoạt động thường xuyên của các trạm, chốt kiểm dịch tạm thời tại các đầu mối giao thông; kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn; thực hiện khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy định phòng, chống dịch. - Quản lý chặt chẽ số lượng đàn lợn đã được thống kê theo chỉ đạo tại Công văn số 2447/UBND-NN ngày 04/5/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố; tiếp tục cập nhật, niêm yết công khai, minh bạch kết quả thống kê đàn lợn, số lượng lợn tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo tại Công văn số 960/VP-NN ngày 22/3/2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tiêu hủy lợn tại các địa phương, đảm bảo kết quả thống kê tổng hợp số lượng, trọng lượng lợn tiêu hủy chính xác đúng thực tế; không để “trục lợi chính sách” trong công tác tiêu hủy lợn bệnh; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y; nghiêm cấm hành vi vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Tuyên truyền, xúc tiến tiêu thụ lợn khỏe mạnh, tiêu thụ thịt lợn an toàn trong vùng dịch nhằm giảm số đàn lợn, hạn chế phải tiêu hủy số lượng lớn lợn bệnh khi xảy ra dịch. - Tổ chức tuyên truyền người chăn nuôi không được tái đàn trong điều kiện dịch bệnh lây lan như hiện nay; chỉ thực hiện tái đàn sau khi có quyết định công bố hết dịch và có văn bản hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tái đàn sau dịch; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm theo quy định phòng chống dịch hiện hành. - Hoàn thiện hồ sơ, kịp thời chi trả hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy theo Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 06/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định mức hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, liên kết sản xuất chuỗi thịt lợn an toàn dịch bệnh. - Khuyến khích doanh nghiệp, người dân phát triển chăn nuôi gia súc khác (trâu, bò, dê, thỏ ...), gia cầm, thủy cầm (gà, chim cút, chim bồ câu, vịt, ngan, ngỗng...), thủy sản thay thế sự thiếu hụt thịt lợn và các sản phẩm từ lợn do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây ra, nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố. - Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ lợn tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. - Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định giá lợn hơi làm căn cứ xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do Dịch tả lợn Châu Phi. 4. Sở Công thương - Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt lợn và các sản phẩm của lợn để có giải pháp tránh gây bất ổn về thị trường; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thực hiện kinh doanh, buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn rõ nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm. - Tham mưu, đề xuất giải pháp khuyến khích các các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ, cấp đông thịt lợn khỏe mạnh trên địa bàn thành phố, nhằm ổn định cung cầu thị trường mặt hàng thịt lợn sau dịch. - Phối hợp Sở Tài chính xác định giá lợn hơi làm căn cứ xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do Dịch tả lợn Châu Phi. 5. Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các Hội đoàn thể thành phố chỉ đạo, định hướng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân về tính nguy hiểm, tác hại nghiêm trọng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh gắn với bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, quận, xã, phường, thị trấn tổ chức tiêu hủy lợn, xử lý các hố chôn hủy lợn đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường phục vụ công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. 7. Sở Tài chính - Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, quận tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kinh phí kịp thời phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; - Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Cục Thống kê Hải Phòng, Ủy ban nhân dân các huyện, quận xác định giá lợn hơi hàng tháng làm căn cứ xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố. 8. Sở Nội vụ Tham mưu xây dựng phương án kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống thú y cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đúng quy định tại Điều 6 của Luật Thú y, theo sự chỉ đạo tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Thông tri số 28-TT/TU ngày 23/5/2019 của Ban thường vụ Thành ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. 9. Công an thành phố Chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, tiêu thụ vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 10. Cục Quản lý thị trường thành phố Hải Phòng Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp lực lượng liên ngành: Thú y, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép. 11. Cục Thống kê Hải Phòng Phối hợp Sở Tài chính xác định giá lợn hơi làm căn cứ xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do Dịch tả lợn Châu Phi. 12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội Phối hợp các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch, giám sát tiêu hủy lợn bệnh tại địa phương, cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phát động phong trào hỗ trợ tiêu thụ lợn thịt an toàn và giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại nặng nề trong đợt dịch. Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật thành phố, Ủy ban nhân dân các huyện, quận và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao nghiêm túc khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; thường xuyên tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. Nơi nhận: - Bộ NN và PTNT; - TTTU, TTHĐND TP; - CT và các PCT UBND TP; - UBMTTQVNTP: - Các Hội, đoàn thể TP; - Các thành viên BCĐPCDĐV TP; - UBND các huyện, quận; - Đài PT&TH, Báo Hải Phòng, Báo ANHP; - Cổng TTĐTTP; - CPVP; - CV: NN; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đình Chuyến
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "17/06/2019", "sign_number": "171/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Đình Chuyến", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-665-KH-UBND-2016-Thang-hanh-dong-vi-an-toan-thuc-pham-huyen-Nha-Be-Ho-Chi-Minh-536988.aspx
Kế hoạch 665/KH-UBND 2016 Tháng hành động vì an toàn thực phẩm huyện Nhà Bè Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 665/KH-UBND Nhà Bè, ngày 12 tháng 4 năm 2016 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2016 Căn cứ Kế hoạch số 17/KH-BCĐLNVSATTP ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016, Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè xây dựng Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 trên địa bàn huyện như sau: I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2016 Nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các sản phẩm thực phẩm cũng như rau, thịt nói riêng, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè tổ chức triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 với chủ đề: “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”. II. MỤC TIÊU 1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với rau, thịt là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. 2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm rau, thịt tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ. 3. Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn thực phẩm. III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI - Thời gian: Từ 15/4/2016 đến 15/5/2016. - Phạm vi triển khai: Tháng hành động được triển khai trên toàn địa bàn huyện, ở cả 02 cấp: huyện và xã, thị trấn. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2015 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm nói chung và rau, thịt nói riêng. Đặc biệt chú ý đến các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các đoàn thể chính trị xã hội, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Với chủ đề chính của năm 2016 như đã nêu, các hoạt động chính được triển khai như sau: 1. Tổ chức Lễ phát động 1.1. Cấp huyện - Tổ chức Lễ phát động “ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 tại Hội trường Khu ẩm thực sinh thái Tháp Ngà, số 168, Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. - Thời gian: 8 giờ 00 phút, ngày 15/4/2015 (thứ sáu). - Thành phần tham dự: thành viên Ban chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện. - Ủy ban nhân dân xã Phú Xuân phối hợp với Phòng Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức Lễ phát động cấp huyện. 1.2. Cấp xã, thị trấn - Mỗi xã chọn 1 địa điểm thuận lợi để tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015. - Thời gian tổ chức từ ngày 16/4/2015-20/4/2015. - Phân công thành viên Ban chỉ đạo huyện tham dự Lễ phát động tại xã, thị trấn như sau: STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ XÃ THAM DỰ 01 Ông Nguyễn Văn Hùng Đội Trưởng Đội quản lý thị trường Thị trấn Nhà Bè 02 Ông Phùng Văn Tín Phó Trưởng Phòng Y tế xã Hiệp Phước 03 Ông Nguyễn Mạnh Cường Phó giám đốc TTYTDP xã Phước Kiển 04 Ông Trưởng Trạm Thú Y xã Nhơn Đức 05 Bà Nguyễn Thị Bích Nga Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào Tạo xã Phước Lộc 06 Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân Phó Trưởng Phòng Kinh tế xã Long Thới 2. Các hành động cụ thể hưởng ứng tháng hành động: 2.1. Triển khai chiến dịch truyền thông đảm bảo ATTP 2.1.1. Đối tượng ưu tiên truyền thông - Tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế/giết mổ, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh rau, thịt; cơ sở tiêu dùng rau, thịt (nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn …). - Chính quyền các cấp, ban quản lý chợ, siêu thị, khu du lịch, khu công nghiệp. - Người tiêu dùng thực phẩm. 2.1.2. Phương thức truyền thông - Phát áp phích, tờ rơi, đĩa CD, thực hiện panô, xe loa và phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn và tại các chợ, siêu thị. - Treo các băng rôn khẩu hiệu truyền thông (theo Phụ lục 1) trên các tuyến đường chính, các khu vực chợ, siêu thị. - Tổ chức truyền thông đến từng cơ sở thực phẩm, hội viên và tổ dân phố thông qua các buổi họp. - Công khai thông tin các sản phẩm và tên cơ sở có sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng biết. 2.1.3. Nội dung truyền thông - Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn: không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. - Tuyên truyền, phổ biến nhằm tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. - Công khai các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm ATTP, đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm ATTP trên Đài truyền thanh huyện. - Đưa tin về hoạt động triển khai Tháng hành động của các đơn vị trên bản tin và website của huyện. 2.2. Hoạt động kiểm tra 2.2.1. Thành lập các đoàn kiểm tra - Ủy ban nhân dân huyện thành lập 01 đoàn kiểm tra liên ngành về công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm để kiểm tra các cơ quan quản lý trong đợt triển khai Tháng hành động năm 2016 và đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhất là rau, thịt trên địa bàn. - Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các cơ sở theo phân cấp quản lý. 2.2.2. Đối tượng kiểm tra - Đối với cơ quan quản lý nhà nước: + Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới và triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2016, bao gồm: + Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP xã, thị trấn. + Việc lập kế hoạch và triển khai Tháng hành động năm 2016. + Việc triển khai các quy định về bảo đảm ATTP tại xã, thị trấn. + Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về ATTP tại từng địa phương. + Việc triển khai công tác kiểm tra về ATTP. - Đối với các cơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến, nhập khẩu, kinh doanh rau, thịt: kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP. Đặc biệt kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, thịt đã được xếp loại C trong các đợt kiểm tra theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 2.2.3. Thời gian thanh, kiểm tra: từ ngày 15/4/2015 đến 15/5/2015. V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. Phòng Y tế - Phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các pano, băng rôn tuyên truyền về Tháng hành động trên các đường phố chính của huyện. - Thực hiện xe loa cổ động trong Tháng hành động. - Chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP huyện tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhất là rau, thịt trên địa bàn. - Tổng hợp số liệu, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động về Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố. 2. Trung tâm Y tế dự phòng - Phân phối các tài liệu truyền thông, đĩa CD, bích chương, tờ bướm để cung ứng cho Lễ phát động và cho các ban, ngành, đoàn thể, và các xã, thị trấn. - Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức truyền thông rộng rãi trong cộng đồng và 100% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt là đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố. - Huấn luyện về chuyên môn công tác thanh kiểm tra ATTP cho cán bộ làm công tác ATTP tại xã, thị trấn. Hỗ trợ xã, thị trấn trong công tác tập huấn kiến thức về ATTP. 3. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn - Tiến hành tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015 trên địa bàn. - Treo 02 băng rôn tuyên truyền về VSATTP ở nơi đông người. - Yêu cầu các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tổ chức treo băng rôn tại đơn vị. - Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng tập trung tuyên truyền nâng cao, kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP cho đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống tại khu du lịch, lễ hội; tổ chức truyền thông rộng rãi trong cộng đồng các nội dung hướng dẫn đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm. - Riêng Ủy ban nhân dân xã Phước Kiển chịu trách nhiệm phối hợp với Phòng Y tế tổ chức Lễ phát động cấp huyện. 4. Phòng Giáo dục và Đào tạo Chỉ đạo việc tuyên truyền kiến thức VSATTP, treo băng rôn hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015 tại các trường học. 5. Phòng Kinh tế - Tăng cường tuyên truyền các quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản dưới luật cho các đối tượng kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị trên địa bàn huyện. - Yêu cầu các cơ sở trong phạm vi quản lý treo băng rôn cổ động tại nơi sản xuất, kinh doanh. 6. Đài Truyền thanh Phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phát thanh các kiến thức về VSATTP, phòng chống ngộ độc và các hoạt động bảo đảm VSATTP trên địa bàn huyện. 7. Đề nghị Ban quản lý Khu công nghiệp Hiệp Phước Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong khu công nghiệp treo các băng rôn cổ động tại các đơn vị sản xuất thực phẩm, các bếp ăn tập thể. Vận động các doanh nghiệp có đông công nhân xây dựng bếp ăn tập thể tại chỗ để phục vụ bữa ăn công nhân nhằm bảo đảm sức khỏe công nhân, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tập thể. VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Nguồn kinh phí từ Chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố phân bổ cho các đơn vị. - Kinh phí sự nghiệp của các đơn vị, địa phương. - Nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính. - Kinh phí huy động từ các nguồn xã hội hóa. VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO - Kết thúc “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015, các đơn vị liên quan báo cáo về Ủy ban nhân dân Huyện thông qua Phòng Y tế huyện trước ngày 16/5/2015, địa chỉ 330 Nguyễn Bình, ấp 1, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. - Báo cáo hoạt động thanh, kiểm tra: theo phụ lục 3A. - Báo cáo tổng kết theo phụ lục 3B. Ủy ban nhân dân Huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo phạm vi trách nhiệm được phân công khẩn trương tổ chức thực hiện Kế hoạch này./. Nơi nhận: - BCĐ liên ngành về VSATTP TP; - TT. HU, TT. UBND Huyện; - UBMTTQ và các đoàn thể Huyện; - Thành viên BCĐ liên ngành về VSATTP Huyện; - Các Phòng, ban, đơn vị thuộc Huyện; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu: VP. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Hải Yến PHỤ LỤC 1: KHẨU HIỆU ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THÁNG HÀNH ĐỘNG (Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng năm 2015) 1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015. 2. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng hãy quyết tâm ngăn chặn thực phẩm rau, thịt không an toàn 3. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch. 4. Vì sức khỏe người tiêu dùng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng. 5. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi 7. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm. 8. Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là tự tìm đến bệnh tật 9. Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe 10. Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và báo cho cơ quan chức năng gần nhất 11. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO MẪU 3A BÁO CÁO Kết quả thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành động năm 2015 do địa phương thực hiện I. Công tác chỉ đạo: (nêu cụ thể) II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (đối với quận/huyện không bao gồm các cơ sở do đoàn liên ngành T.Ư và thành phố thực hiện và báo cáo). Lưu ý: tránh báo cáo trùng lắp. 1. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra: Trong đó: 1.1 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến tỉnh: 1.2 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện: 1.3 Số đoàn kiểm tra tuyến xã: 1. Kết quả thanh tra, kiểm tra: Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra: TT Loại hình cơ sở thực phẩm Tổng số cơ sở Số CS được thanh, kiểm tra Số cơ sở đạt Tỷ lệ % đạt 1 Sản xuất 2 Sơ chế, chế biến 3 Kinh doanh Tổng số (1 + 2 + 3) Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm TT Tổng hợp tình hình vi phạm Số lượng Tỷ lệ % so với số được kiểm tra 1 Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra 2 Số cơ sở có vi phạm 3 Số cơ sở vi phạm bị xử lý Trong đó: 3.1 Hình thức phạt chính: Số cơ sở bị cảnh cáo Số cơ sở bị phạt tiền Tổng số tiền phạt 3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả * Số cơ sở bị đóng cửa * Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành * Số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy * Số cơ sở phải khắc phục về nhãn Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục * Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành * Các xử lý khác 3.3 Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý 3.4 Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở) Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu TT Nội dung vi phạm Số CS được thanh tra Số cơ sở vi phạm Tỷ lệ % 1 Quy định về sử dụng thuốc BVTV 2 Quy định về sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi 3 Điều kiện trang thiết bị dụng cụ 4 Điều kiện về con người 5 Công bố sản phẩm 6 Ghi nhãn thực phẩm 7 Quảng cáo thực phẩm 8 Chất lượng sản phẩm thực phẩm 9 Vi phạm khác (ghi rõ) Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm TT Loại xét nghiệm Kết quả xét nghiệm mẫu Tổng số mẫu xét nghiệm Số mẫu không đạt Tỷ lệ % không đạt 1. Xét nghiệm tại labo 1.1 Hóa lý 1.2 Vi sinh Tổng số mẫu XN tại labo 2 XN nhanh 3 Cộng III. Nhận xét, đánh giá chung (Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế tại các bảng từ 1 - 4). IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể) Mẫu 3B Đơn vị:.................................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Ngày tháng năm 2015. PHIẾU BÁO CÁO “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” (Dùng cho báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm của các tuyến) Kính gửi:............................................................................ I. Công tác chỉ đạo TT Nội dung hoạt động Tuyến xã Tuyến huyện Tuyến tỉnh Tổng số xã Số xã có (*) Tổng số huyện Số huyện có (*) 1. Họp BCĐ về tháng hành động 2. Quyết định, chỉ thị (ghi rõ người ký) 3. Kế hoạch (ghi rõ người ký) 4. Công văn (ghi rõ người ký) 5. Hội nghị triển khai 6. Lễ phát động * Ghi chú: Nếu là báo cáo của 1 xã,1 huyện thì đánh dấu vào ô tương ứng (*). II. Chiến dịch truyền thông TT Hoạt động Số lượng/buổi Số người nghe/ phạm vi bao phủ. 1. Nói chuyện 2. Tập huấn 3. Hội thảo 4. Phát thanh 5. Truyền hình 6. Báo viết 7. Sản phẩm truyền thông: - Băng rôn, khẩu hiệu - Tranh áp - phích - Tờ gấp - Băng, đĩa hình - Băng, đĩa âm - Khác:... 8. Hoạt động khác:... III. Chiến dịch kiểm tra, thanh tra 1. Số đoàn:.............................................................................................................. 2. Kết quả kiểm tra, thanh tra: TT Cơ sở thực phẩm Xã Huyện Tỉnh TS cơ sở Số được KT, Th.Tr Số đạt Tỉ lệ đạt (%) TS cơ sở Số được KT, Th.Tr Số đạt Tỉ lệ đạt (%) TS cơ sở Số được KT, Th.Tr Số đạt Tỉ lệ đạt (%) 1. Sản xuất chế biến TP 2. Kinh doanh tiêu dùng 3. Dịch vụ ăn uống Cộng (1+2+3) 4 Số cơ sở vi phạm 5 Xử lý - Số cơ sở bị cảnh cáo - Số cơ sở bị phạt tiền - Số tiền - Số cơ sở bị huỷ SP - Loại SP/SL - Số cơ sở bị đóng cửa - Khác IV. Tình hình ngộ độc thực phẩm: TT Chỉ số Tháng hành động vì CLVSATTP Số cùng kỳ năm trước 1. Số vụ 2. Số mắc 3. Số chết V. Đánh giá chung: 1. Ưu điểm: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 2. Yếu kém, tồn tại: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 3. Kiến nghị: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Huyện Nhà Bè", "promulgation_date": "12/04/2016", "sign_number": "665/KH-UBND", "signer": "Trần Hải Yến", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-10-2010-TT-BGDDT-Chuong-trinh-khung-giao-duc-dai-hoc-nganh-Cong-tac-xa-hoi-trinh-do-dai-hoc-cao-dang-102615.aspx
Thông tư 10/2010/TT-BGDĐT Chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng mới nhất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 10/2010/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2010 THÔNG TƯ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ- CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ kết quả thẩm định ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung Giáo dục đại học ngành Công tác xã hội, gồm: 1. Ngành Công tác xã hội, trình độ đại học. 2. Ngành Công tác xã hội, trình độ cao đẳng. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2010 và thay thế Quyết định số 35/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung giáo dục đại học ngành Công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng. Chương trình khung kèm theo Thông tư này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Điều 3. Căn cứ Bộ chương trình khung quy định tại Thông tư này, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức xây dựng chương trình cụ thể của trường; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học để sử dụng chính thức trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - UBVHGDTTN, NĐ của Quốc hội; - Ban Tuyên giáo; - Kiểm toán Nhà nước; -Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Như điều 4; - Bộ Tư pháp (Cục K.tr. VBQPPL); - Công báo; - Website Chính phủ ([email protected]); - Website Bộ GD&ĐT ([email protected]); - Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDĐH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Vũ Luận FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "22/03/2010", "sign_number": "10/2010/TT-BGDĐT", "signer": "Phạm Vũ Luận", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-04-2002-TT-BXD-huong-dan-dieu-chinh-du-toan-cong-trinh-xay-dung-co-ban-49683.aspx
Thông tư 04/2002/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản
BỘ XÂY DỰNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 04/2002/TT-BXD Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2002 THÔNG TƯ CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 04/2002/TT-BXD NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN Thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 và điều 2 Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 28/CP về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp xây dựng của nhà nước. Căn cứ vào nội dụng quy định trong các mục II, III, V Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28CP ngày 28/3/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp xây dựng của nhà nước. Để thực hiện điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản do có các yếu tố thay đổi nói trên đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước quy định trong các điều 10, 11, 12 Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và khoản 4, khoản 6 điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP; Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh dự toán các công trình xây dựng cơ bản như sau: I- ĐIỀU CHỈNH GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY LẮP: 1. Điều chỉnh chi phí nhân công: - Chi phí nhân công trong dự toán xây lắp công trình xây dựng lập theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tính theo mức lương tối thiểu 144.000,0đ/tháng, được nhân với hệ số điều chỉnh KNC cho địa bàn 1 bằng 1.75, cho địa bàn 2 bằng 1.89, cho địa bàn 3 bằng 2.04. - Chi phí nhân công trong dự toán xây lắp công trình xây dựng lập theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tính theo mức lương tối thiểu là 210.000,0đ/tháng, được nhân với hệ số điều chỉnh KNC cho địa bàn 1 bằng 1,20, cho địa bàn 2 bằng 1,30, cho địa bàn 3 bằng 1,40. - Đối với các công trình xây dựng lập dự toán theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà được hưởng thêm các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20%, hay được hưởng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức lớn hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo các quy định hiện hành. 2. Điều chỉnh chi phí máy thi công: - Chi phí máy thi công trong dự toán xây lắp công trình xây dựng lập theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trong đó, tiền lương công nhân điều khiển, sửa chữa máy và thiết bị thi công đã tính theo mức lương tối thiểu 144.000,0đ/tháng, được nhân với hệ số điều chỉnh KMTC cho địa bàn 1 bằng 1,11, cho địa bàn 2 bằng 1,12, cho địa bàn 3 bằng 1,13. - Chi phí máy thi công trong dự toán xây lắp công trình xây dựng lập theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trong đó, tiền lương công nhân điều khiển, sửa chữa máy và thiết bị thi công đã tính theo mức lương tối thiểu 210.000,0đ/tháng, được nhân với hệ số điều chỉnh KMTC cho địa bàn 1 bằng 1,04, cho địa bàn 2 bằng 1,05, cho địa bàn 3 bằng 1,06. Các hệ số điều chỉnh trên không áp dụng cho việc điều chỉnh chi phí máy thi công dự toán xây lắp của công trình xây dựng mà chi phí máy thi công trong dự toán xây lắp được xác định theo giá ca máy được cấp có thẩm quyền ban hành riêng không có trong bảng giá ca máy ban hành kèm theo Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 18/11/1998 và Quyết định số 10/2001/QĐ-BXD ngày 11/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 3. Các khoản mục chi phí tính bằng định mức tỉ lệ (%) trong giá trị dự toán xây lắp công trình xây dựng (chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng đầu ra): Được tính theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nội dung các khoản mục chi phí trong giá trị dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng như các quy định hiện hành. II- ĐIỀU CHỈNH CÁC CHI PHÍ KHÁC TRONG TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG: 1. Điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng: Dự toán chi phí khảo sát xây dựng lập theo đơn giá khảo sát xây dựng do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định ban hành trên cơ sở định mức dự toán khảo sát xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 06/2000/QĐ-BXD ngày 22/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thông tư số 07/2000/TT-BXD ngày 12/7/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập đơn giá khảo sát và quản lý chi phí khảo sát xây dựng và mức tiền lương tối thiểu 210.000,0đ/tháng thì dự toán chi phí, khảo sát xây dựng được nhân với hệ số điều chỉnh KKS cho địa bàn 1 bằng 1,09, cho địa bàn 2 bằng1,13, cho địa bàn 3 bằng1,18. 2. Một số chi phí khác tính bằng mức tỉ lệ (%) trong tổng dự toán công trình xây dựng: Được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước. III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Việc điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản theo hướng dẫn của Thông tư này áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01/1/2002. Công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nguồn vốn đã nêu trên có thể tham khảo nội dung hướng dẫn của Thông tư này để điều chỉnh dự toán công trình. - Công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng đang được tổ chức thực hiện lập hồ sơ thiết kế - tổng dự toán thì giá trị dự toán xây lắp các hạng mục công trình và các khoản mục chi phí khác trong tổng dự toán của công trình được xác định theo các nội dung hướng dẫn của Thông tư này. - Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp quyết định đầu tư phê duyệt tổng dự toán, dự toán, nhưng chưa hoặc đang tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu thì Chủ đầu tư điều chỉnh lại tổng dự toán, dự toán theo hướng dẫn của Thông tư này để trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt lại. - Không điều chỉnh giá dự toán theo quy định tại Thông tư này đối với những công trình xây dựng đã đấu thầu hoặc chỉ định thầu để tổ chức thực hiện thi công xây dựng từ ngày Thông tư này có hiệu lực. - Đối với những công trình, hạng mục công trình xây dựng thực hiện hình thức đầu tư theo hợp đồng có điều chỉnh giá hoặc chỉ định thầu, thi công từ năm 2001 có khối lượng chuyển tiếp sang năm 2002, thì việc điều chỉnh dự toán cho những khối lượng xây dựng còn lại thực hiện từ 01/01/2002 vẫn thực hiện theo hướng dẫn trong Thông tư số 03/2001/TT-BXD ngày 13/2/2002 của Bộ Xây dựng. Căn cứ những quy định tại Thông tư này, các Sở Xây dựng thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố hướng dẫn địa bàn cụ thể như quy định tại Thông tư số 03/2002/TT-BLĐTBXH để áp dụng cho địa phương mình. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương phản ảnh về Bộ Xây dựng để xem xét giải quyết. Nguyễn Hồng Quân (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "27/06/2002", "sign_number": "04/2002/TT-BXD", "signer": "Nguyễn Hồng Quân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-34-2004-TTLT-BNV-BTC-BLDTBXH-che-do-chinh-sach-can-bo-cong-chuc-xa-phuong-thi-tran-huong-dan-Nghi-dinh-121-2003-ND-CP-5886.aspx
Thông tư liên tịch 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH chế độ chính sách cán bộ công chức xã phường thị trấn hướng dẫn Nghị định 121/2003/NĐ-CP
BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 34/2004/TTLB-BNV-BTC-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2004 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ NỘI VỤ - TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 121/2003/NĐ-CP NGÀY 21/10/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP); sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, liên tịch Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng đẫn thực hiện như sau: I. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1. Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 1.000 dân được bố trí không quá 17 cán bộ, công chức, bao gồm các chức danh sau: 1.1. Bí thư Đảng ủy, Bí thư Chi bộ xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã); 1.2. Phó Bí thư Đảng ủy hoặc Thường trực Đảng ủy (nơi chưa có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng); Phó Bí thư Chi bộ xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã); Chủ tịch Hội đồng nhân dân (do Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm); 1.3. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; 1.4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; 1.5. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; 1.6. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; 1.7. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 1.8. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; 1.9. Chủ tịch Hội Nông dân; 1.10. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; 1.11. Chỉ huy trưởng quân sự; 1.12. Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); 1.13. Văn phòng - Thống kê; 1.14. Tư pháp - Hộ tịch; 1.15. Tài chính - Kế toán; 1.16. Địa chính - Xây dựng; 1.17. Văn hóa - Xã hội. 2. Xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân và xã đồng bằng, phường, thị trấn có dưới 10.000 dân, sau khi sử dụng cán bộ, công chức thuộc các chức danh nêu ở điểm 1 Mục I trên đây, được bố trí thêm 02 cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã trong số các chức danh: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (theo quy định của Chính phủ nơi được bố trí 02 Phó Chủ tịch); Văn phòng - Thống kê; Văn hóa - Xã hội; Tư pháp - Hộ tịch, nhưng tổng số không quá 19 cán bộ, công chức. 3. Xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có từ 5.000 dân trở lên cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm 01 cán bộ chuyên trách, công chức và xã đồng bằng, phường, thị trấn có từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ chuyên trách, công chức, sau khi đã sử dụng các chức danh nêu ở điểm 1 Mục I trên đây, được bố trí thêm cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã trong các chức danh: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (theo quy định của Chính phủ nơi được bố trí 02 Phó Chủ tịch); Văn phòng - Thống kê; Văn hóa - Xã hội; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức. 4. Việc bố trí thêm cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã tăng theo số dân: Ở những nơi được bố trí cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã tăng thêm thì cùng một chức danh được bố trí từ 2 đến 3 cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đảm nhiệm. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và hướng dẫn trên đây, quyết định những chức danh cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được bố trí thêm đồng thời hướng dẫn việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. II. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ 1. Nguyên tắc xếp lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: 1.1. Hiện tại đang giữ chức vụ chuyên trách nào thì xếp lương theo chức vụ chuyên trách đó. Trường hợp được phân công kiêm nhiệm nhiều chức vụ chuyên trách thì được xếp lương theo chức vụ chuyên trách có mức lương cao nhất; khi không kiêm nhiệm chức vụ chuyên trách thì đảm nhận chức vụ chuyên trách nào xếp lương theo chức vụ chuyên trách đó. 1.2. Khi thôi giữ chức vụ chuyên trách thì được giữ nguyên (bảo lưu) mức lương và phụ cấp tái cử (nếu có) trong 6 tháng, sau đó làm công việc gì thì xếp lương theo công việc đó. Trường hợp khi thôi giữ chức vụ chuyên trách mà làm công việc khác có mức lương cao hơn thì được xếp ngay vào mức lương cao hơn đó. Trường hợp trước khi giữ chức vụ chuyên trách cấp xã đã là công chức cấp xã, khi thôi giữ chức vụ chuyên trách nếu trở về ngạch cũ thì thời gian giữ chức vụ chuyên trách được tính để xếp bậc lương thâm niên theo ngạch lương của công chức cấp xã. 2. Chuyển xếp vào hệ số mức lương chức vụ đối với cán bộ chuyên trách cấp xã (bao gồm cả chức vụ được bố trí thêm tăng theo số dân). Căn cứ vào các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP thực hiện chuyển xếp vào hệ số mức lương chức vụ đối với cán bộ chuyên trách cấp xã như sau: 2.1. Bí thư Đảng ủy, Bí thư Chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy xã): xếp hệ số 2,0 mức lương tối thiểu; 2.2. Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Chi bộ cấp xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy xã), Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: xếp hệ số 1,9 mức lương tối thiểu; 2.3. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thường trực Đảng ủy (nơi chưa có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc: xếp hệ số 1,8 mức lương tối thiểu; 2.4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, ủy viên Uỷ ban nhân dân: xếp hệ số 1,7 mức lương tối thiểu. 3. Trường hợp công chức cấp xã được bầu giữ các chức vụ cán bộ chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, xếp lương theo chức vụ bầu cử có mức lương thấp hơn mức lương của công chức đã hưởng trước đó thì được hưởng lương chức vụ và bảo lưu hệ số chênh lệch giữa mức lương của công chức và mức lương chức vụ. Thời hạn bảo lưu hệ số chênh lệch thực hiện trong suốt thời gian giữ chức vụ bầu cử. 4. Cán bộ chuyên trách cấp xã nếu được tái cử cùng chức vụ hoặc được bầu giữ chức vụ khác trong số cán bộ chuyên trách thì từ tháng thứ 61 trở đi kể từ thời điểm được bầu giữ chức vụ lần đầu theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 09/1998/NĐ-CP) hoặc theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP , được hưởng phụ cấp thêm 5% hàng tháng theo mức lương chức vụ hiện đang đảm nhiệm (sau đây gọi là phụ cấp tái cử); mức hưởng phụ cấp tái cử thêm 5% hàng tháng ổn định trong suốt thời gian tái cử. III. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ Công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP (bao gồm cả công chức được bố trí thêm tăng theo số dân) được hưởng chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ như sau: 1. Nguyên tắc xếp lương đối với công chức cấp xã: 1.1. Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên (mã số 01.003) như quy định đối với công chức ngạch chuyên viên từ cấp huyện trở lên. 1.2. Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo trung cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch cán sự (mã số 01.004). Trường hợp được tuyển dụng lần đầu mà có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm thì sau thời gian tập sự được xếp vào bậc 2 của ngạch cán sự (trong thời gian tập sự được hưởng theo phần trăm mức lương bậc 2 của ngạch cán sự). l.3. Công chức cấp xã tốt nghiệp đào tạo sơ cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp lương theo bảng lương hành chính, ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008). 1.4. Những đối tượng quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 121/2003/NĐ-CP đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định của chức danh hiện đang đảm nhiệm, được xếp hệ số mức lương bằng 1,09 so với mức lương tối thiểu đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, sau đó nếu không đảm bảo tiêu chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét cụ thể từng trường hợp để quyết định. 1.5. Công chức cấp xã nếu có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì được xếp lương vào ngạch tương ứng với trình độ đào tạo mới; thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ thời điểm có bằng cấp mới. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc chuyển xếp lương theo quy định này. 2. Chuyển xếp vào ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức cấp xã trước đó là cán bộ chuyên môn hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP: Căn cứ vào thời gian công chức cấp xã đã được hưởng mức sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP tính cho đến ngày 01 tháng 11 năm 2003 (ngày được thực hiện các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư này) để chuyển xếp vào ngạch, bậc lương như sau: 2.1. Trường hợp công chức cấp xã được xếp lương theo ngạch chuyên viên: a) Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc lương công chức) dưới 3 năm (dưới 36 tháng), thì giữ nguyên ngạch, bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày hưởng sinh hoạt phí. b) Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc lương công chức) từ đủ 3 năm (đủ 36 tháng) trở lên, thì được xếp vào một bậc lương trên liền kề (nếu trong ngạch còn bậc) so với bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2003. 2.2. Trường hợp công chức cấp xã được xếp lương theo ngạch cán sự hoặc ngạch nhân viên văn thư: a) Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc lương công chức) dưới 2 năm (dưới 24 tháng), thì giữ nguyên ngạch, bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày hưởng sinh hoạt phí. b) Nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí (theo ngạch, bậc lương công chức) từ đủ 2 năm (đủ 24 tháng) trở lên, thì được xếp vào một bậc lương trên liền kề (nếu trong ngạch còn bậc) so với bậc lương hiện hưởng; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2003. 3. Chuyển xếp vào ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức cấp xã trước đó là cán bộ chuyên trách cấp xã: 3.1. Trường hợp trước khi giữ chức vụ chuyên trách cấp xã đã là cán bộ chuyên môn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP hoặc công chức cấp xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP thì sau khi thôi giữ chức vụ chuyên trách được bảo lưu mức lương và phụ cấp tái cử (nếu có) theo quy định tại tiết 1.2, điểm 1, Mục II trên đây. Sau thời hạn bảo lưu lương được xếp lương như sau: a) Nếu không có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn được đào tạo thì căn cứ vào ngạch, bậc lương chuyên môn đã được xếp trước khi giữ chức vụ bầu cử và thời gian giữ chức vụ bầu cử để xếp vào bậc lương cho phù hợp với quy định về thời gian tính nâng bậc lương đối với công chức cấp xã quy định tại Thông tư này. b) Nếu có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì được xếp lương theo nguyên tắc quy định tại tiết 1.5, điểm 1, Mục III trên đây. 3.2. Trường hợp trước khi giữ chức vụ chuyên trách cấp xã chưa phải là cán bộ chuyên môn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP hoặc chưa phải là công chức cấp xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP thì căn cứ vào bằng cấp chuyên môn hiện có chuyển xếp vào bậc khởi điểm theo trình độ đào tạo quy định tại điểm 1, Mục III trên đây (không phải qua thời gian tập sự), sau đó tính thời gian có bằng cấp chuyên môn để xếp vào bậc lương cho phù hợp như sau: a) Trường hợp có bằng cấp chuyên môn được đào tạo trước khi giữ chức vụ bầu cử thì thời gian tính nâng bậc lương (sau bậc khởi điểm theo trình độ đào tạo) kể từ ngày giữ chức vụ bầu cử. b) Trường hợp có bằng cấp chuyên môn được đào tạo trong khi giữ chức vụ bầu cử thì thời gian tính nâng bậc lương (sau bậc khởi điểm theo trình độ đào tạo) kể từ ngày có bằng cấp chuyên môn. 4. Chế độ tiền lương trong thời gian tập sự đối với công chức cấp xã: Công chức cấp xã đang trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn của ngạch công chức được tuyển dụng; đối với công chức tập sự ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì trong thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn của ngạch công chức được tuyển dụng. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo thâm niên. 5. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức cấp xã: Công chức cấp xã có đủ điều kiện về thời gian giữ bậc cũ là 3 năm (đủ 36 tháng) đối với công chức được xếp ngạch chuyên viên và 2 năm (đủ 24 tháng) đối với công chức được xếp ngạch cán sự hoặc ngạch nhân viên văn thư; đồng thời đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định dưới đây trong suốt thời gian giữ bậc cũ thì được nâng 1 bậc lương (nếu trong ngạch còn bậc): - Hoàn thành các nhiệm vụ được giao; - Không bị một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc chịu hình phạt của Tòa án. Trường hợp công chức cấp xã bị một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc chịu hình phạt của Toà án, thì thời gian nâng bậc lương bị kéo dài thêm một năm (đủ 12 tháng). IV. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VÀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ và được thực hiện chế độ bảo hiểm y tế theo Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ, bao gồm các chế độ: chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và chế độ bảo hiểm y tế. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 20% tiền lương hàng tháng bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp tái cử và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) của cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; trong đó cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đóng bằng 5%, người sử lụng lao động (Uỷ ban nhân dân cấp xã) đóng bằng 15%. Mức đóng bảo hiểm y tế bằng 3% tiền lương hàng tháng bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp tái cử và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) của cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; trong đó cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đóng bằng 1%, người sử dụng lao động (Uỷ ban nhân dân cấp xã) đóng bằng 2%. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã có đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được cấp Sổ bảo hiểm xã hội và phiếu khám, chữa bệnh theo quy định. 3. Cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP nếu có đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và còn thiếu không quá 5 năm tuổi đời để đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định không nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần và tự nguyện đóng tiếp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức đóng bằng 15% tiền lương hàng tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú cho đến khi đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng chế độ hưu trí. 4. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và sau đó được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư này, thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP được cộng với thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. 5. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần về bảo hiểm xã hội như sau: 5.1. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư này, thì tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối, kể cả phụ cấp tái cử, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) để tính lương hưu hoặc trợ cấp một lần về bảo hiểm xã hội; 5.2. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo mức sinh hoạt phí của các chức danh quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP , vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư này, thì tính bình quân các mức sinh hoạt phí và tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối để tính lương hưu hoặc trợ cấp một lần về bảo hiểm xã hội. 6. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, bệnh binh hạng 1 và hạng 2, được hưởng 100% mức lương theo chức danh của Nghị định số 121/2003/NĐ-CP đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 hưởng 40% mức lương theo chức danh của Nghị định số 121/2003/NĐ-CP , không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khi nghỉ việc không được tính hưởng bảo hiểm xã hội quy định tại Thông tư này. 7. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ thương binh các hạng, bệnh binh hạng 3 (trừ những người đang hưởng chế độ quy định tại điểm 6 Mục IV nêu trên), được hưởng 100% mức lương theo chức danh đang đảm nhiệm, được đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 8. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã có thời gian công tác và tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị đinh số 09/1998/NĐ-CP , nay theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP không còn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi nghỉ việc được giải quyết như sau: 8.1. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, có thời gian công tác liên tục từ 15 năm trở lên, có đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của 15 năm đầu bằng 45% mức sinh hoạt phí bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ; sau 15 năm, cứ thêm một năm công tác và có đóng bảo hiểm thì được tính thêm 2% nhưng mức trợ cấp cao nhất không quá 75% mức sinh hoạt phí bình quân của 5 năm cuối trước khi nghỉ; 8.2. Trường hợp chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội liên tục, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, mỗi năm công tác được hưởng một tháng sinh hoạt phí tính theo bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ việc; 8.3. Trường hợp đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội liên tục trở lên nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng mà không hưởng trợ cấp một lần, có đơn tự nguyện chờ giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì được nghỉ chờ đến khi đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại điểm 8.1 Mục IV nêu trên. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm lập đủ hồ sơ như người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng, gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương quản lý, theo dõi và giải quyết trợ cấp hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời. 9. Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2003 đến ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa xếp lương và đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP , khi nghỉ việc được giải quyết chế độ theo điểm 8, Mục IV trên đây. V. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, CÁN BỘ Ở THÔN VÀ TỔ DÂN PHỐ 1. Cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ ở thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Điều 7 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP quy định số lượng và mức phụ cấp hàng tháng cho số cán bộ không chuyên trách nói trên, đảm bảo các yêu cầu sau đây: 2.1. Có nhu cầu cần thiết về công việc thì mới bố trí cán bộ làm việc; 2.2. Mức phụ cấp phải căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và khả năng ngân sách của địa phương để chi trả cho phù hợp. 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và khả năng ngân sách địa phương để quy định mức phụ cấp của Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi cho phù hợp đảm bảo tương quan với các chức danh cán bộ đoàn thể khác. VI. NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách làm việc ở xã, phường, thị trấn và cán bộ thôn, tổ dân phố do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 99/1998/TT-LT ngày 19 tháng 5 năm 1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và - xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. 2. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 11 năm 2003. 3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư này; căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để hướng dẫn thực hiện. Quá trình thực hiện có vướng mắc đề nghị phản ảnh về liên Bộ để hướng dẫn bổ sung.
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/05/2004", "sign_number": "34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH", "signer": "***", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-24-2014-TT-BLDTBXH-sua-doi-21-2012-TT-BLDTBXH-quy-trinh-dieu-tra-ra-soat-ho-ngheo-can-ngheo-hang-nam-249601.aspx
Thông tư 24/2014/TT-BLĐTBXH sửa đổi 21/2012/TT-BLĐTBXH quy trình điều tra rà soát hộ nghèo cận nghèo hàng năm
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 24/2014/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2014 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2012/TT-BLĐTBXH NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm 1. Khoản 1, Điều 2, Chương I được sửa đổi, bổ sung như sau: "1. Tiêu chí: thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, cụ thể: a) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật. b) Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm: + Hộ mới thoát nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo; + Hộ mới thoát nghèo có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật. c) Hộ tái nghèo là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật. d) Hộ nghèo mới phát sinh là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật. đ) Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo, có ít nhất một thành viên trong hộ còn khả năng lao động. e) Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo nhưng không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động." 2. Mục a, Khoản 2, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau: "a) Những điểm cần lưu ý: - Chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua; - Không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình (như trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất...)." 3. Một số nội dung tại Phụ lục 7 (Phiếu C) được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Cột 7, Mục 7 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau: “Đối tượng thuộc chính sách người có công” b) Cột 8, Mục 8 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau: "Đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội" c) Nội dung mã quy định tại Cột 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật". 4. Khoản 5, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau: “5. Phân loại các đối tượng hộ nghèo như sau: a) Hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo, hộ nghèo mới. b) Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội. c) Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công; hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội." 5. Mục c, Khoản 1, Điều 5, Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau: "c) Công nhận đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn." 6. Điều 6, Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 6. Thời điểm điều tra và chế độ báo cáo 1. Thời điểm tổ chức điều tra: Tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện từ ngày 01 tháng 09 hàng năm. 2. Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm do các yếu tố như tai nạn, rủi ro, ốm đau bệnh tật... cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau: a) Hộ gia đình có phát sinh khó khăn trong năm có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Mẫu số 1). b) Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban giảm nghèo xã tổ chức thẩm định đề nghị của các hộ gia đình theo đúng các trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư này (bao gồm nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình, điều tra thu nhập, tổ chức bình xét tại cộng đồng dân cư); tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh của xã, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian thẩm định và xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh không quá 30 ngày kể từ khi tiếp nhận đề nghị của hộ gia đình. d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm; hàng quý báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 3. Chế độ báo cáo a) Thời điểm báo cáo: - Báo cáo sơ bộ gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 12 hàng năm; - Chậm nhất đến ngày 15 tháng 01 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo chính thức kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, ban hành Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn quốc. b) Nội dung báo cáo: - Công văn báo cáo/Quyết định phê duyệt. - Hệ thống các bảng biểu, phụ lục chi tiết: + Phụ lục Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo (theo Mẫu số 2); + Phụ lục Kết quả điều tra, rà soát hộ cận nghèo (theo Mẫu số 3); + Phụ lục Tổng hợp phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng (theo Mẫu số 4); + Phụ lục Tổng hợp phân tích các nguyên nhân nghèo trên địa bàn (theo Mẫu số 5).". Điều 2. Khoản 1, Điều 2; Mục a, Khoản 2, Điều 4; Khoản 5, Điều 4; Mục c, Khoản 1, Điều 5; Điều 6; Cột 7, Mục 7; Cột 8, Mục 8 về thông tin các thành viên của hộ tại Phụ lục 7 (Phiếu C); Nội dung mã quy định tại cột 8 tại Phụ lục 7 (Phiếu C) và các Phụ lục số 8, 9, 10 của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2014. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website: Chính phủ, Bộ LĐTBXH; - Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; - Lưu: VT, Cục BTXH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trọng Đàm Mẫu số 1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT BỔ SUNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ............................ Họ và tên: ................................................................., Giới tính: □ Nam, □ Nữ Sinh ngày............. tháng .......... năm ............, Dân tộc: ........... Số CMTND: ............................... Nơi cấp: ...................... Ngày cấp: ...../...../20...... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............................................................................. .................................................................................................................................. Chỗ ở hiện tại: ......................................................................................................... ................................................................................................................................. Thông tin các thành viên của hộ: Số TT Họ và tên Quan hệ với chủ hộ (Vợ, chồng, con...) Nghề nghiệp 01 02 03 … Lý do đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo/hộ cận nghèo: .................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Xác nhận của trưởng thôn/ấp: (Xác minh thông tin về hộ gia đình, đề xuất UBND xã tiếp nhận, xử lý) ..........., ngày ...... tháng ...... năm 20.... Người viết đơn (Ký, ghi rõ họ và tên) Xác nhận của UBND cấp xã: (Tiếp nhận, xử lý đề nghị) TM. UBND xã ….................... (Ký tên và đóng dấu) Mẫu số 2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO NĂM ..... CẤP XÃ/HUYỆN/TỈNH (Kèm theo Công văn/Quyết định số ..../.... ngày ..... tháng ..... năm 20... của .....) TT Thành phố/ Thị xã/ huyện/ Tổng số hộ dân cư Số hộ nghèo đầu năm (Theo Quyết định đã phê duyệt của UBND tỉnh) Diễn biến hộ nghèo trong năm Số hộ nghèo cuối năm Số hộ thoát nghèo Số hộ tái nghèo Số hộ nghèo phát sinh Số hộ Trong đó Hộ DTTS Số hộ Tỷ lệ % Số hộ DTTS Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ DTTS Tỷ lệ % I Khu vực thành thị 1 ........ 2 ........ 3 ........ II Khu vực nông thôn 4 ........ 5 ........ 6 ........ 7 ........ 8 ........ ... ........ ... ........ Tổng cộng Mẫu số 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ CẬN NGHÈO NĂM ..... CẤP XÃ/HUYỆN/TỈNH (Kèm theo Công văn/Quyết định số ..../.... ngày ..... tháng ..... năm 20... của .....) TT Thành phố/ Thị xã/ huyện/ Tổng số hộ dân cư Số hộ cận nghèo đầu năm (Theo Quyết định đã phê duyệt của UBND tỉnh) Diễn biến hộ cận nghèo trong năm Số hộ cận nghèo cuối năm Số hộ thoát cận nghèo Số hộ tái cận nghèo Số hộ cận nghèo phát sinh Số hộ Trong đó Hộ DTTS Số hộ Tỷ lệ % Số hộ DTTS Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ DTTS Tỷ lệ % I Khu vực thành thị 1 ........ 2 ........ 3 ........ II Khu vực nông thôn 4 ........ 5 ........ 6 ........ 7 ........ 8 ........ ... ........ ... ........ Tổng cộng Mẫu số 4 (Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) BIỂU TỔNG HỢP Phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng (Kèm theo Công văn/Quyết định số ..../.... ngày ..... tháng ..... năm 20... của .....) TT Thành phố/ Thị xã/huyện Tổng số hộ dân cư Hộ nghèo theo các nhóm đối tượng Tổng số hộ Tỷ lệ Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội Tỷ lệ Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo Tổng số hộ Tỷ lệ Trong đó Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công Tỷ lệ Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội Tỷ lệ A B C D E=D/C F G=F/C H I=H/C J K=J/C L M=L/C I Khu vực thành thị 1 ........ 2 ........ 3 ........ II Khu vực nông thôn 4 ........ 5 ........ 6 ........ ... ........ ... ........ Tổng cộng Mẫu số 5 (Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) BIỂU TỔNG HỢP Phân tích các nguyên nhân nghèo năm 20...... trên địa bàn cấp xã/huyện/tỉnh. (Kèm theo Công văn/Quyết định số ..../.... ngày ..... tháng ..... năm 20... của .....) Số TT Tỉnh (huyện) Tổng số hộ nghèo Hộ nghèo do các nguyên nhân nghèo Thiếu vốn sản xuất Thiếu đất canh tác Thiếu phương tiện sản xuất Thiếu lao động Có lao động nhưng không có việc làm Không biết cách làm ăn không có tay nghề Đông người ăn theo Ốm đau nặng Mắc tệ nạn xã hội Chây lười lao động Nguyên nhân khác Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Số hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) A Khu vực thành thị 1 ........ 1 ........ 3 ........ B Khu vực nông thôn 4 ........ ... ........ Tổng số
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "06/09/2014", "sign_number": "24/2014/TT-BLĐTBXH", "signer": "Nguyễn Trọng Đàm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-1152-CT-BNN-TY-2020-tap-trung-trien-khai-giai-phap-phong-chong-dich-benh-gia-suc-gia-cam-441375.aspx
Chỉ thị 1152/CT-BNN-TY 2020 tập trung triển khai giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1152/CT-BNN-TY Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2020 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2020 đến nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật như Cúm gia cầm (đã xảy ra tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Trà Vinh), bệnh Lở mồm long móng (đã xảy ra tại 7 tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Tiền Giang) có diễn biến phức tạp, gia tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo rất cụ thể; đồng thời chỉ đạo thành lập các đoàn công tác đến các địa phương có dịch, địa phương nguy cơ cao để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng,... Tuy nhiên, kết quả kiểm tra tại một số địa phương cho thấy còn nhiều tồn tại, bất cập như: (i) Công tác chủ động giám sát, phát hiện dịch bệnh còn rất hạn chế, nhiều nơi chưa nắm bắt kịp thời, chậm báo cáo tình hình dịch bệnh; (ii) Việc xử lý các ổ dịch chưa được thực hiện triệt để, chưa bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật; (iii) Việc tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, nhất là tiêm phòng bao vây ổ dịch còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu chống dịch; (iv) Khoanh vùng, cảnh báo và quản lý ổ dịch còn khó khăn. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ còn hiện hữu như: (i) Thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là mưa và rét tại các tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện rất thuận lợi cho các loại mầm bệnh đang lưu hành trong môi trường, trong một số quần thể vật nuôi phát triển, gây ra dịch bệnh; (ii) Tổng đàn gia súc ăn cỏ, gia cầm cao nhất từ trước đến nay, nhưng quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn nhiều, bên cạnh đó việc nuôi tái đàn lợn sẽ tăng cao trong thời gian tới; (iii) Hoạt động buôn bán, lưu thông gia súc, gia cầm và các sản phẩm động vật rất lớn; (iv) Tập quán, thói quen buôn bán, giết mổ động vật nhỏ lẻ, theo cách truyền thống (như sử dụng thịt tươi, bán gia cầm sống còn phổ biến,...). Để khẩn trương tổ chức khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên và triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo quyết liệt các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật thú y, Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó cần tập trung các giải pháp chính sau: 1. Đối với các địa phương đang có dịch bệnh động vật (Cúm gia cầm, Lở mồm long móng): Tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài; trường hợp các ổ dịch có nguy cơ phát sinh, lây lan diện rộng, cần công bố dịch và tổ chức chống dịch theo đúng quy định của Luật thú y. 2. Đối với địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao: a) Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; rà soát, kịp thời tổ chức tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Tai xanh, Dại... nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao. b) Chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống Cúm gia cầm (theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025”; Công văn số 167/TTg-NN ngày 05/02/2020 về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm và ở người) và bệnh Lở mồm long móng (theo Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT); trong đó đặc biệt lưu ý tổ chức tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi; có giải pháp bảo đảm cung ứng đủ chủng loại và số lượng vắc xin cho chủ vật nuôi để sử dụng phòng cho đàn gia súc, gia cầm. c) Tổ chức thực hiện đồng loạt cùng thời điểm (trong vòng 7-10 ngày) việc tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại các khu vực đã từng xuất hiện ổ dịch, khu vực chăn nuôi mật độ cao, các chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm. d) Chấn chỉnh các hoạt động thú y cơ sở tại cấp thôn/bản/ấp, xã và huyện; đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc xin không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc xin để tiêm phòng cho đàn vật nuôi. đ) Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây thiệt hại kinh tế, bức xúc cho người dân và cộng đồng. 3. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt có giải pháp cụ thể để ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép vào Việt Nam. 4. Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng và nguy cơ, tác hại của dịch bệnh. 5. Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo các Sở, Ủy ban nhân dân các cấp làm trưởng đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở; bao gồm cả việc kiểm tra, hướng dẫn công tác xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phù hợp để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020 ở các cấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; thường xuyên thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Đài Truyền hình Việt Nam; - Đài Tiếng nói Việt Nam; - Thông tấn xã Việt Nam; - Báo Nông nghiệp Việt Nam; - Sở NN&PTNT, Chi cục CN&TY/TTDVNN các tỉnh, Tp (để t/h); - Cục TY; Cục CN; Trung tâm KNQG (để t/h); - Các đơn vị thuộc Cục Thú y (để t/h); - Lưu: VT, TY. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Xuân Cường
{ "issuing_agency": "Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn", "promulgation_date": "17/02/2020", "sign_number": "1152/CT-BNN-TY", "signer": "Nguyễn Xuân Cường", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-88-KH-UBND-2020-to-chuc-phat-dong-tong-ve-sinh-moi-truong-Quan-11-Ho-Chi-Minh-546273.aspx
Kế hoạch 88/KH-UBND 2020 tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường Quận 11 Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 88/KH-UBND Quận 11, ngày 12 tháng 5 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHÁT ĐỘNG TỔNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN MẢNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NĂM 2020 Căn cứ Kế hoạch số 1633/KH-UBND ngày 04/5/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn thành phố năm 2020, Ủy ban nhân dân quận 11 triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”. - Phát động triển khai Kế hoạch Xây dựng Thành phố Xanh - Thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025. - Nâng cao nhận thức, hành động của toàn dân từ mỗi cá nhân, gia đình đến cộng đồng về không xả rác nơi công cộng, kênh, rạch, cống thoát nước, hố ga, cửa cống... duy trì thường xuyên các hoạt động phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm về rác, khắc phục tình trạng ngập nước, từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân thành phố. - Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm (ngày 05 tháng 6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2020. - Kết hợp việc tổ chức “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn thành phố” cùng với "Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2020" nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố. 2. Yêu cầu: - Đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn quận. - Có sự tham gia của toàn thể cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang, công an, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn, tham gia cùng với khu phố - ấp thực hiện những công trình, phần việc thiết thực, cụ thể góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị. - Đồng loạt ra quân thực hiện cùng một thời điểm nhằm tạo không khí hào hứng, tạo hiệu ứng lan tỏa, thu hút sự chú ý và sự tham gia của đông đảo người dân trên địa bàn quận. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Thực hiện phát động đồng loạt tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn quận, bao gồm các hoạt động: 1.1. Tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau (phát thanh, treo băng rôn, tờ bướm, trang tin điện tử, mạng xã hội...) đến toàn thể hộ gia đình, chủ nguồn thải cùng chung tay thực hiện với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tổng vệ sinh môi trường, phát triển mảng xanh: - Tổng vệ sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường, mỹ quan ở bên trong cửa nhà, công sở, cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ cũng như ở các khu vực bên ngoài như: lòng lề đường, cửa xả, hố ga thoát nước, gốc cây, cột/trụ điện, trạm chờ xe buýt, trụ quảng cáo, khu đất trống, công viên, khu vui chơi giải trí,... đảm bảo không còn tồn đọng rác thải, môi trường thông thoáng và sạch sẽ. - Trồng, bảo vệ và phát triển mảng xanh ở bên trong và tại khu vực trước cửa nhà, công sở, cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ,...; khuyến khích đa dạng các hình thức tăng mảng xanh trên mái nhà, trên mặt đứng tại các công trình nhà cao tầng, công trình cầu và không gian trong nhà, sân, tường rào, tường nhà, mái nhà,... của các hộ gia đình, chủ nguồn thải nhằm cải thiện chất lượng không khí, tạo cảnh quan xanh - sạch trên địa bàn thành phố. 1.2. Thực hiện vớt lục bình, rong cỏ, rác thải khơi thông dòng chảy các tuyến kênh rạch; tiếp tục giải tỏa, cải tạo, chuyển đổi các khu vực ô nhiễm do tồn đọng rác thải lâu ngày; duy trì đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, mỹ quan và trồng cây, trang trí, tạo mảng xanh tại các khu vực đã cải tạo, chuyển đổi; không để phát sinh các điểm rác ô nhiễm mới. 1.3. Tổ chức sửa chữa hoặc thay thế các thùng rác công cộng đã bị xuống cấp, hư hỏng, đảm bảo thùng rác công cộng phải luôn mới. Tổ chức vệ sinh sạch sẽ các thùng rác công cộng. 1.4. Tổ chức vệ sinh toàn bộ điểm hẹn, điểm tập kết, trạm trung chuyển và các phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải. 1.5. Tổ chức thu gom các loại chất thải rắn phát sinh trong dịp “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn thành phố” (có thể gồm các loại rác thải: sinh hoạt, công nghiệp thông thường không nguy hại, cồng kềnh, xây dựng) và vận chuyển ngay đến các Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung của thành phố để xử lý. 2. Tổ chức “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh kết hợp phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2020”. 2.1. Thời gian: vào 07g00 sáng Chủ nhật, ngày 17 tháng 5 năm 2020 2.2. Địa điểm: Công viên Dương Đình Nghệ phường 8 quận 11. 2.3. Thành phần tham dự dự kiến: số lượng 155 người tham dự. - Thành phố: 01 người (theo phân công của Thành phố). - Cấp quận: 42 người, bao gồm: + Thường trực Quận ủy - HĐND - UBND - UB.MTTQ VN quận: 10 người + Lãnh đạo các phòng chuyên môn, Lãnh đạo các đơn vị: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận, Ban chỉ huy Công an quận, Ban chỉ huy Quân sự quận, đại diện trạm trung chuyển Tống Văn Trân và Tân Hóa: 20 người. + Hội Liên hiệp phụ nữ quận, Hội Cựu chiến binh quận, Quận đoàn, Liên đoàn Lao động quận: 3 người/đơn vị (12 người). + Ban chỉ đạo Chỉ thị 19 quận + Bản tin quận: 01 người. - Cấp phường: 112 người, bao gồm: + Ban thường vụ Đảng ủy - Thường trực Ủy ban nhân dân 16 phường: 3 người/phường (48 người) + Đại diện Ban thường trực MTTQ 16 phường: 01 người/phường (16 người) + Đại diện Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM 16 phường: 01 người/đơn vị/phường (48 người). Lưu ý: Đại biểu tham dự chủ động tự trang bị khẩu trang theo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và thành phố 2.4. Nội dung buổi lễ: - Từ 07g00 đến 07g05: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu - Từ 07g05 đến 07g10: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận thông qua nội dung phát động. - Từ 07g10 đến 07g15: Đại diện lãnh đạo quận tặng cây xanh tượng trưng cho Ủy ban nhân dân 16 phường và 01 hộ dân của phường 15. - Từ 07g15 đến 07g25: Đại diện 01 hộ dân phường 15 và đại diện Ủy ban nhân dân phường 3 phát biểu hưởng ứng. - Từ 07g25 đến 07g30: Phát biểu của lãnh đạo Thành phố, quận - 07g30: Kết thúc Lễ phát động. 2.5. Nội dung phát động: - Vận động các cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, công an, đoàn viên, hội viên thực hiện tổng vệ sinh, dọn dẹp rác thải sạch sẽ, trang trí, trồng cây tạo mảng xanh tại các khu vực phía trong khuôn viên, trước cổng và xung quanh nơi làm việc. - Vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hộ gia đình trên địa bàn thành phố thực hiện tổng vệ sinh, dọn dẹp rác thải tồn đọng trước khu vực cửa nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trên vỉa hè; trang trí cây cảnh, tạo mảng xanh trong khuôn viên nhà ở và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 2.6. Phông Lễ phát động: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 LỄ PHÁT ĐỘNG TỔNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN MẢNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NĂM 2020 Quận 11, ngày 17 tháng 5 năm 2020 2.7. Các hoạt động sau Lễ phát động: - Đại biểu khách mời và lãnh đạo cấp quận: thực hiện tổng vệ sinh tại khu vực công viên trước cổng Bệnh viện quận. - Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận: điều phối việc chạy xe loa tuyên truyền của các phường theo lộ trình như sau (Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận có văn bản hướng dẫn, điều phối riêng): + Lộ trình 1: Công viên Dương Đình Nghệ - Lãnh Binh Thăng - Ông Ích Khiêm - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nguyễn Thị Nhỏ - Lữ Gia - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh -Nguyễn Thị Nhỏ (Phường 16) - Hàn Hải Nguyên - Minh Phụng - Bình Thới - Lãnh Binh Thăng - Công viên Dương Đình Nghệ. + Lộ trình 2: Công viên Dương Đình Nghệ - Lãnh Binh Thăng - Bình Thới - Lê Đại Hành - 3/2 - Minh Phụng - Bình Thới - Lạc Long Quân - Ông Ích Khiêm - Lãnh Binh Thăng - Công viên Dương Đình Nghệ. - Ủy ban nhân dân các phường: + Chủ động thực hiện tổng vệ sinh và bôi xóa quảng cáo, rao vặt trái phép trên địa bàn toàn phường. Vận động nhân dân tổng vệ sinh, dọn dẹp rác thải trước khu vực cửa nhà, cơ quan, trên vỉa hè; trang trí cây xanh trong khuôn viên cơ quan, đơn vị; thực hiện phong trào “15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp”; vớt rác thải và khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh rạch. Giải tỏa các khu vực ô nhiễm do tồn đọng rác thải. + Tuyên truyền, vận động các hộ dân sinh sống, kinh doanh ở mặt tiền đường tự giác dọn dẹp vệ sinh môi trường, trang trí cây xanh, tạo mảng xanh và giữ gìn vỉa hè, lề đường thông thoáng. + Tập trung các nguồn lực trong nhân dân để làm sạch và xanh các tuyến đường và mảng tường ở khu vực công cộng. - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận: Duy trì đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường và trang trí, trồng cây, tạo mảng xanh tại các khu vực công cộng. Hỗ trợ Ủy ban nhân dân các phường giải tỏa các khu vực ô nhiễm do tồn đọng rác thải. - Ban Quản lý các chợ và Ban Giám hiệu các trường: tổng vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ rác thải phát sinh, trang trí cây cảnh, tạo mảng xanh trong khuôn viên vào thời điểm phát động nhằm hưởng ứng “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh kết hợp phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2020”. III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN: 1. Giao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường: - Xây dựng kế hoạch tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn quận năm 2020. - Tăng cường kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc thu gom, vận chuyển rác thải không đúng quy định. - Tăng cường kiểm tra tình hình vệ sinh tại các điểm hẹn và Trạm trung chuyển. Kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, xử lý các Trạm trung chuyển, đảm bảo không để rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống của người dân xung quanh. - Đánh giá tình hình vệ sinh môi trường trên địa 16 phường, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân Quận, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định. - Trong buổi Lễ phát động: + Liên hệ phối hợp cùng Ủy ban nhân dân Phường 8 về địa điểm tổ chức, làm đầu mối kiểm tra tiến độ chuẩn bị của các đơn vị được phân công; + Tổng hợp dự trù kinh phí của các đơn vị liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân quận và thực hiện quyết toán theo quy định; + Thông qua nội dung hưởng ứng của Ủy ban nhân dân phường và các đơn vị, hộ dân; + Phối hợp cùng Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân chuẩn bị bài phát động cho lãnh đạo quận. 2. Giao Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin: - Phối hợp Ban Tuyên giáo quận ủy chỉ đạo Bản tin quận thực hiện tuyên truyền “Kế hoạch phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn quận năm 2020” đạt hiệu quả. - Hướng dẫn 16 phường ra quân bôi xóa quảng cáo, rao vặt trái phép trên các tuyến đường, tuyến hẻm của phường. - Trong buổi Lễ phát động: + Phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận triển khai xe loa 16 phường cũng như xây dựng lộ trình di chuyển của xe loa. + Chủ động liên hệ Trung tâm Thông tin triển lãm thành phố - Sở Văn hóa Thông tin về các nội dung tuyên truyền, cổ động. 3. Giao Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận: - Chịu trách nhiệm trang trí sân khấu, âm thanh, bàn đại biểu và ghế phục vụ buổi lễ phát động. Chuẩn bị nhạc cổ động nội dung môi trường vào đầu giờ, phân công người dẫn chương trình. - Chủ động phân bố lộ trình, thiết kế, biên tập tài liệu tuyên truyền (file phát thanh, phông trang trí xe loa...) và hướng dẫn 16 phường thực hiện; phân công đội hình mô-tô dẫn đường cho đội hình xe loa di chuyển đồng thời hướng dẫn xe loa đi qua các tuyến đường theo lộ trình trong ngày Lễ phát động. 4. Giao Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân: - Phát hành thư mời đến đại biểu cấp quận tham dự buổi lễ phát động. - Phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị của các đơn vị, cũng như bài hưởng ứng thi đua của các đơn vị, chậm nhất 15/05/2020 báo cáo kết quả chuẩn bị về Ủy ban nhân dân quận. 5. Giao Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu Ủy ban nhân dân quận thẩm định kinh phí do Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất. 6. Giao Trưởng Phòng Y tế: Phối hợp Trung tâm y tế xây dựng phương án đảm bảo an toàn phòng dịch, chuẩn bị dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt và một số khẩu trang y tế dự phòng cho đại biểu tham dự. 7. Giao Trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ huy Quân sự Quận: - Có phương án điều tiết, hướng dẫn giao thông, phân công lực lượng giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ phát động (mỗi đơn vị 05 người). - Sau khi kết thúc buổi lễ phát động, đề nghị Công an Quận tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, công an 16 phường đồng loại tổ chức ra quân xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông. 8. Giao Trưởng Phòng Quản lý đô thị: Chỉ đạo lực lượng tập trung giữ vững trật tự lòng lề đường, xử lý các trường hợp kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, các điểm tụ tập buôn bán hàng rong, xe đẩy. 9. Giao Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo, Trưởng Ban quản lý các chợ: đồng loạt tổ chức tổng vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ rác thải phát sinh, trang trí cây cảnh, tạo mảng xanh trong khuôn viên các chợ, các trường học, cơ sở giáo dục vào thời điểm phát động nhằm hưởng ứng “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh kết hợp phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2020”. 10. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường: - Triển khai tuyên truyền đến nhân dân cùng tham gia hưởng ứng tổng vệ sinh, dọn dẹp rác thải, trang trí cây cảnh, tạo mảng xanh và giữ gìn vỉa hè, lề đường thông thoáng nhằm hưởng ứng thực hiện “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh kết hợp phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2020”. - Tiếp tục có phương án xử lý các khu vực có rác tồn đọng, chốt chặn và xử lý nghiêm các trường hợp tập kết rác không đúng nơi quy định; thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh, quét rác đường phố, không để phát sinh các điểm rác ô nhiễm mới. - Yêu cầu các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn đồng loạt tổ chức tổng vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ rác thải phát sinh, trang trí cây cảnh, tạo mảng xanh trong khuôn viên vào thời điểm phát động cấp thành phố nhằm hưởng ứng “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh kết hợp phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2020”. - Trong buổi lễ phát động: + Chủ động mời các thành phần cấp phường tham gia buổi lễ theo Kế hoạch. + Thực hiện 1 xe loa tuyên truyền trong ngày Lễ phát động và theo lộ trình di chuyển do Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận hướng dẫn. - Sau buổi lễ phát động của quận, Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức cho nhân dân trên địa bàn ra quân tổng vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ rác thải phát sinh, trang trí cây cảnh, tạo mảng xanh, bôi xóa quảng cáo rao vặt trái phép. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân phường 8: + Chủ động chuẩn bị vật dụng, phương tiện cho lực lượng của phường để cùng tham gia với đại biểu khách mời và lãnh đạo quận thực hiện tổng vệ sinh. Vận động các hộ dân khu vực công viên trước cổng Bệnh viện quận và Câu lạc bộ Môi trường xanh - Chùa Liên Hoa cùng tham gia tổng vệ sinh với đại biểu khách mời và lãnh đạo quận. + Xây dựng sơ đồ bố trí buổi lễ, phân bố lối vào khu vực làm lễ và phối hợp chặt chẽ cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng HĐND-UBND quận trong công tác tổ chức, chuẩn bị khu vực giữ xe, bảng tên lãnh đạo các đơn vị. 11. Giao Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận: - Thực hiện quét dọn thu gom rác trên các tuyến đường và các công trình công cộng như công viên, tiểu đảo, chợ. - Khẩn trương có kế hoạch tu bổ, đầu tư mảng xanh và thường xuyên bảo dưỡng cây xanh trên địa bàn quận. - Tổng kiểm tra và vệ sinh thùng rác công cộng, nhà vệ sinh công cộng; tăng cường thu gom rác tại các thùng rác công cộng, đảm bảo không để phát sinh ụ rác dưới chân và xung quanh các thùng rác công cộng. Đảm bảo rác thải tại các thùng rác công cộng được thu gom thường xuyên, trong ngày. - Trang trí, trồng cây, tạo mảng xanh tại các khu vực công cộng. Tiếp tục hỗ trợ Ủy ban nhân dân các phường giải tỏa các khu vực ô nhiễm do tồn đọng rác thải. - Tổ chức vệ sinh toàn bộ điểm hẹn, điểm tập kết và các phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải. - Trong buổi Lễ phát động: + Chỉ đạo các đội vệ sinh hỗ trợ các phường ra quân thực hiện tổng vệ sinh sau buổi lễ, tăng cường chất lượng quét rác, đối với các điểm tập kết rác hiện hữu phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. + Chủ động chuẩn bị vật dụng, phương tiện cho đại biểu khách mời và lãnh đạo quận thực hiện tổng vệ sinh. + Chuẩn bị các phần cây giống để lãnh đạo quận trao tặng tượng trưng cho Ủy ban nhân dân 16 phường và 01 hộ dân của phường 15. 12. Giao Trạm trung chuyển Tân Hóa và Tống Văn Trân: - Tiếp nhận và vận chuyển các loại chất thải rắn (có thể gồm các loại rác thải: sinh hoạt, công nghiệp thông thường không nguy hại, cồng kềnh, xây dựng) phát sinh nhân dịp “Lễ phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh kết hợp phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2020”, đảm bảo vận chuyển toàn bộ chất thải rắn phát sinh trên địa bàn về các khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố, không để xảy ra tình trạng rơi vãi chất thải và nước thải trên đường vận chuyển từ các phương tiện vận chuyển chất thải. - Tổ chức vệ sinh toàn bộ trạm trung chuyển và các phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải. 13. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN quận và các Hội đoàn thể quận (Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Quận đoàn, Liên đoàn Lao động): - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân 16 phường và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung tuyên truyền, vận động các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân thành phố tham gia các hoạt động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên toàn địa bàn quận. - Trong buổi lễ phát động: + Cử lực lượng đảm bảo theo số lượng để tham gia buổi lễ phát động. + Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp rác thải sạch sẽ, trang trí, trồng cây tạo mảng xanh tại các khu vực phía trong khuôn viên, trước cổng và xung quanh nơi ở và nơi làm việc 14. Đề nghị Thành viên Ban chỉ đạo Chỉ thị 19 quận: Căn cứ địa bàn được phân công phụ trách, đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo Chỉ thị 19 quận xuống địa bàn phụ trách để tham gia tổng vệ sinh và trồng cây nhớ Bác, đồng thời giám sát phường được phân công thực hiện các hoạt động sau Lễ phát động. Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị cấp quận theo nội dung được phân công, nhanh chóng dự trù kinh phí thực hiện, gửi về Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 14/05/2020 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Tài chính Kế hoạch). Trên đây là kế hoạch tổ chức phát động tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh trên địa bàn quận năm 2020. Đề nghị các đơn vị được phân công và Ủy ban nhân dân 16 phường nghiêm túc thực hiện./. Nơi nhận: - UBND TP.HCM, Sở TNMT; - TT.Quận ủy - TT. HĐND Quận; - Ban Dân vận - Ban Tuyên giáo Quận ủy; - UB MTTQ Quận 11 và các đoàn thể; - UBND Quận (CT, các PCT); - P.QLĐT, P.TCKH, P.VHTT, P.TNMT, TTVH, P.GDĐT, P.YT; - Công an - BCH Quân sự Quận; - Đảng ủy, UBND 16 Phường; - Công ty TNHH MTV DVCI Quận 11; - BQL các chợ, TTVH-TT quận; - BGĐ Trung chuyển Tống Văn Trân, Tân Hóa; - VP. HĐND&UBND Quận (CVP, NCTH/qlđt); - Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thúc Chương
{ "issuing_agency": "Quận 11", "promulgation_date": "12/05/2020", "sign_number": "88/KH-UBND", "signer": "Trần Thúc Chương", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-123-KH-UBND-2020-duy-tri-nang-cao-Chi-so-cai-cach-hanh-chinh-Ha-Noi-445310.aspx
Kế hoạch 123/KH-UBND 2020 duy trì nâng cao Chỉ số cải cách hành chính Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 123/KH-UBND Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020 KẾ HOẠCH TIẾP TỤC DUY TRÌ, NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Năm 2019, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của thành phố Hà Nội đạt 84,64%, liên tiếp trong 03 năm xếp thứ 02/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để tiếp tục duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2020 và các năm tiếp theo, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Tiếp tục duy trì các chỉ số, chỉ số thành phần đạt kết quả cao; nâng cao các chỉ số, chỉ số thành phần chưa có sự cải thiện, đạt điểm thấp. - Phấn đấu chỉ số CCHC của Thành phố năm 2020 đạt kết quả cao, đứng đầu cả nước. 2. Yêu cầu - Các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan chủ trì các nội dung, lĩnh vực trong Chỉ số CCHC cấp tỉnh đánh giá đúng kết quả thực hiện các nội dung CCHC liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý. - Có giải pháp khắc phục, triển khai toàn diện, có hiệu quả các nội dung CCHC nhằm duy trì, nâng cao Chỉ số CCHC năm 2020 và các năm tiếp theo của Thành phố. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về CCHC - Tiếp tục triển khai có hiệu quả, toàn diện các Chương trình, Kế hoạch công tác của Thành phố; Kế hoạch CCHC và các Kế hoạch chuyên đề... bảo đảm chất lượng, hoàn thành 100% Kế hoạch và theo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra. Thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy Hà Nội, HĐND Thành phố giao. - Đẩy mạnh các giải pháp thông tin, tuyên truyền CCHC bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nhận thức của người dân, tổ chức về công tác CCHC của Thành phố. - Tăng cường công tác kiểm tra, tái kiểm tra; hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị; xử lý kịp thời các vấn đề phát hiện qua kiểm tra. - Phát huy tính năng động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị trong công tác CCHC; trọng tâm trong năm 2020 là các giải pháp triển khai hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cải thiện, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính. 2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) - Tổ chức triển khai các Kế hoạch: Theo dõi thi hành pháp luật; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện VBQPPL. - Kịp thời phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc hết hiệu lực, cần sửa đổi, bổ sung để đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời. - Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; tính hợp lý; tính khả thi và tính kịp thời trong việc phát hiện và xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thành phố. 3. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông - Tổ chức triển khai Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC theo quy định, đảm bảo thực hiện 100% kế hoạch đề ra. Các vấn đề phát hiện qua rà soát được xử lý và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền. - Các cơ quan, đơn vị kịp thời tham mưu công bố và thực hiện công khai, cập nhật TTHC trên cổng Dịch công Thành phố (liên thông với cổng Dịch vụ công Quốc gia), Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị và tại nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC. - Đảm bảo 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 100%. - Thực hiện nghiêm túc việc thông báo trước khi hồ sơ quá hạn, thực hiện xin lỗi khi để xảy ra trễ hẹn, sai sót trong tiếp nhận hồ sơ; kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị về các quy định TTHC. - Thực hiện đánh giá chất lượng giải quyết TTHC của các sở, ngành; UBND quận, huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn 4. Cải cách tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả - Tiếp tục rà soát quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, các phòng chuyên môn cấp huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành. - Đảm bảo tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015 đạt từ 10% trở lên; tỷ lệ giảm biên chế so với năm 2015 đạt từ 10% trở lên. Tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố không vượt quá số lượng được cấp có thẩm quyền giao. - Tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp do Trung ương, Thành phố ban hành. Rà soát và thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với nhiệm vụ đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý qua kiểm tra. 5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thường xuyên kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch; đặc biệt là việc tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, thái độ giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp công dân, bộ phận Một cửa các cấp. - Thực hiện nghiêm, đúng quy định về bổ nhiệm, tiêu chuẩn, số lượng các chức danh lãnh đạo, quản lý - Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy định về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. 6. Cải cách tài chính công - Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm đạt tỷ lệ từ 90% trở lên so với kế hoạch được giao. - Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô chuyên dùng: Điều 18 Nghị định 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; Quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình: Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Giảm chi trực tiếp ngân sách nhà nước (chi thường xuyên) cho đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố so với năm 2015 đạt từ 10% trở lên. - Thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra tài chính trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định. 7. Hiện đại hóa hành chính, chủ động triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ người dân, doanh nghiệp a) Về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT): - Tổ chức triển khai có hiệu quả, kịp thời Kế hoạch ứng dụng CNTT và đảm bảo hoàn thành 100% các nội dung trong kế hoạch; xây dựng và triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử Thành phố. - Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử của Thành phố nhất là thông tin về CCHC, quy định hành chính, TTHC đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, thuận tiện trong truy cập, khai thác. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT trong xã hội, đặc biệt là công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến, cổng Dịch vụ công trực tuyến đáp ứng đầy đủ các chức năng và yêu cầu kỹ thuật theo quy định. b) Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hiện hành đúng thời hạn: 100% Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xã công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đúng lộ trình. 8. Tác động của CCHC đến phát triển KT-XH của Thành phố - Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 tăng từ 20% trở lên so với năm 2019. - Tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách Thành phố của khu vực doanh nghiệp tăng so với năm 2019. - Thực hiện thu ngân sách năm 2020 của Thành phố vượt chỉ tiêu từ 4% trở lên theo Kế hoạch được Chính phủ giao. - Hoàn thành 100% hoặc vượt chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND Thành phố giao. (Chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này) III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã - Căn cứ Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện cải thiện đối với từng nội dung, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được xác định. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng phục vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý, thông qua khả năng xử lý công việc và hành vi ứng xử của công chức với người dân để cải thiện mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. - Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này (lồng ghép trong báo cáo CCHC) gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND Thanh phố. 2. Sở Nội vụ Là cơ quan thường trực công tác CCHC: - Tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ được phân công. - Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về tình hình và kết quả thực hiện (lồng ghép trong báo cáo CCHC). 3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này. 4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chỉ số CCHC, Chỉ số Hài lòng và kết quả triển khai thực hiện. Trên đây là Kế hoạch duy trì, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính năm 2020 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội. Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - TT Thành ủy, TT HĐND Thành phố: - Chủ tịch, các PCT UBND TP; - Các sở, ban, ngành TP; - Các quận, huyện, thị ủy; - UBND các quận, huyện, thị xã; - UBND các xã, phường, thị trấn; - Đài PTTH HN; các Báo: HNM, KT&ĐT; - VP UBTP: CVP, các PCVP; Các phòng: NC, TK-BT, TH, KS TTHC; - Lưu: VT, NC(B), SNV. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Chung PHỤ LỤC 1 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ GIAO CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 11/6/2020 của UBND thành phố) STT Đơn vị phụ trách/Nhiệm vụ Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian hoàn thành 1. Kế hoạch tìm kiếm mô hình, sáng kiến hoặc giải pháp mới về công tác CCHC. Ưu tiên, khuyến khích các sáng kiến trong triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cải thiện, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính - Sở Nội vụ - Các Sở, ngành; - UBND các quận, huyện, thị xã; - UBND các xã, phường, thị trấn.- - Sở Thông tin và Truyền thông; - Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội; - Báo Hà Nội mới. Hoàn thành 7/2020 2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm Sở Nội vụ - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện Hoàn thành 11/2020 3. Rà soát biên chế, hợp đồng lao động tại các cơ quan, đơn vị đảm bảo theo đúng quy định Sở Nội vụ - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện. Hoàn thành 8/2020 4. Kiểm tra, giám sát kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3595/VPCP-TCCV ngày 03/5/2019 Sở Nội vụ - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện. Hoàn thành 9/2020 5. Triển khai tổng rà soát hệ thống cung cấp thông tin về dịch vụ công trên cổng Dịch vụ công Thành phố Văn phòng UBND Thành phố - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện Hoàn thành 6/2020 6. Triển khai tổng rà soát việc xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp; việc kiện toàn; việc đưa TTHC ra thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông - Văn phòng UBND Thành phố - Các Sở, ngành; - UBND cấp huyện; - UBND cấp xã. - Sở Thông tin và Truyền thông; - Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội; - Báo Hà Nội mới. Hoàn thành 6/2020 7. Tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa và chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai theo phân cấp - Văn phòng UBND Thành phố - UBND cấp huyện - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện - UBND cấp xã Hoàn thành 9/2020 8. Ban hành hướng dẫn và tổ chức đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo quy định Văn phòng UBND Thành phố - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện Hoàn thành 9/2020 9. Thực hiện đưa TTHC ngành dọc thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa các cấp theo danh mục được phê duyệt - Văn phòng UBND Thành phố; - Công an Thành phố; - Bảo hiểm xã hội thành phố; - Bộ Tư lệnh Thủ đô. - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện; - UBND cấp xã Hoàn thành 11/2020 10. Thực hiện xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh Văn phòng UBND Thành phố - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện. Hoàn thành 11/2020 11. Triển khai kiểm tra, rà soát tính đồng bộ, thống nhất, hợp lý, khả thi của hệ thống VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thành phố và kịp thời phát hiện, xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện VBQPPL Sở Tư pháp - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện. Hoàn thành 11/2020 12. Kế hoạch và triển khai tổng rà soát hệ thống cung cấp thông tin về dịch vụ công trên cổng Thông tin điện tử của Thành phố, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị Sở Thông tin và Truyền thông - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện - UBND cấp xã Hoàn thành 7/2020 13. Triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử của Thành phố Sở Thông tin và Truyền thông - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện Hoàn thành 6/2020 14. Tham mưu ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Thành phố về quản lý, sử dụng tài sản công Sở Tài chính - Sở, ban, ngành; s- UBND cấp huyện Hoàn thành 11/2020 15. Tổ chức thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện; - UBND cấp xã Sở Tài chính Hoàn thành 11/2020 16. Đề xuất giải pháp giải ngân Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện; - UBND cấp xã Sở Kế hoạch và Đầu tư Hoàn thành 6/2020 17. Kiểm tra việc chuyển đổi, thực hiện, duy trì, cải tiến ISO 9001 theo quy định Sở Khoa học và Công nghệ - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện - UBND xã, phường, thị trấn Hoàn thành trước 30/6/2020 18. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương và Thành phố về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện Hoàn thành 11/2020 19. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại các cơ quan, đơn vị Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện Hoàn thành 11/2020 20. Tổ chức triển khai Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn Thành phố - Sở, ban, ngành; - UBND cấp huyện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hoàn thành 11/2020 PHỤ LỤC 2 MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CHỈ SỐ CCHC VÀ CHỈ SỐ HÀI LÒNG NĂM 2020 (Kèm theo Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 11/6/2020 của UBND Thành phố) STT Lĩnh vực/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần Điểm tối đa Điểm năm 2019 Mục tiêu năm 2020 Chủ trì tham mưu 1 CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CCHC 8.5 8 8.5 1.1 Thực hiện Kế hoạch CCHC năm của TP 1.5 1.5 1.5 Sở Nội vụ 1.2 Thực hiện chế độ báo cáo CCHC định kỳ của TP 0.5 0.5 0.5 1.3 Kiểm tra CCHC của Thành phố 2 2 2 1.4 Công tác tuyên truyền CCHC 1 1 1 Sở Thông tin và Truyền thông 1.5 Sáng kiến hoặc giải pháp mới trong cải cách hành chính 2 2 2 Sở Nội vụ 1.6 Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 1.5 1 1.5 Văn phòng UBND Thành phố 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI TỈNH 10 8.78 9 2.1 Theo dõi thi hành pháp luật (TDTHPL) 2 2 2 2.2 Xử lý VBQPPL sau rà soát, hệ thống hóa 1.5 1.5 1.5 2.3 Xử lý văn bản phát hiện sai phạm qua kiểm tra 1.5 1.5 1.5 2.4 Tác động của cải cách đến chất lượng VBQPPL do tỉnh ban hành 5 3.781 4 2.4.1 2.4.1. Tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh 1 0.812 0.9 Sở Tư pháp 2.4.2 2.4.2. Tính hợp lý của các VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh 1 0.831 0.85 2.4.3 2.4.3. Tính khả thi của các VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh 1.5 1.106 1.15 2.4.4 2.4.4. Tính kịp thời trong việc phát hiện và xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh 1.5 1.032 1.1 3 CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG 14 13 14 3.1 Kiểm soát quy định thủ tục hành chính (TTHC) 1 1 1 3.2 Công bố, công khai TTHC và kết quả giải quyết hồ sơ 3.5 3.25 3.5 3.2.3 Công bố quy trình nội bộ giải quyết TTHC 0.75 0.5 0.75 3.3 Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông 3.5 3.5 3.5 Văn phòng UBND Thành phố 3.4 Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC 5 4.25 5 3.4.5 Đánh giá chất lượng giải quyết TTHC của địa phương 0.75 0 0.75 3.5 Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh 1 1 1 4 CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH 12 10.169 11.1 4.1 Thực hiện quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành về tổ chức bộ máy 3.5 2.95 3.5 4.1.2 Thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính 1.5 1 1.5 Sở Nội vụ 4.1.3 Tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015 1 0.945 1 4.2 Thực hiện các quy định về quản lý biên chế 2.5 2.31 2.5 4.2.3 Tỷ lệ giảm biên chế so với năm 2015 1.5 1.31 1.5 4.3 Thực hiên phân cấp quản lý 1.5 1.5 1.5 Sở Kế hoạch và Đầu tư 4.4 Tác động của cải cách đến tổ chức bộ máy hành chính 4.5 3.409 3.6 4.4.1 Tình hình thực hiện quy chế làm việc của UBND tỉnh 1.5 1.126 1.2 Văn phòng UBND Thành phố 4.4.2 Tính hợp lý trong việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của tỉnh 1.5 1.137 1.2 Sở Nội vụ 4.4.3 Tính hợp lý trong việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa tỉnh và huyện 1.5 1.146 1.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư 5 XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 14 11.924 13.2 5.1 Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm 2 2 2 5.2 Tuyển dụng công chức, viên chức 1 1 1 5.3 Thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức theo thẩm quyền của tỉnh 0.5 0.5 0.5 5.4 Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại các cơ quan hành chính 0.75 0.75 0.75 5.5 Đánh giá, phân loại công chức, viên chức 1.75 0.75 1.75 5.5.2 Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức được 1.5 0.5 1.5 5.6 Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 1 1 1 5.7 Cán bộ, công chức cấp xã 1 1 1 5.8 Tác động của cải cách đến quản lý cán bộ, công chức 2 1.79 1.9 5.8.1 Tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức 1 0.89 a 95 Sở Nội vụ 5.8.2 Tính công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức 1 0.9 0.95 5.9 Tác động của cải cách đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức 4 3.134 3.3 5.9.1 Năng lực chuyên môn của công chức trong phối hợp, xử lý công việc 1 0.786 0.8 5.9.2 Tinh thần trách nhiệm của công chức trong phối hợp, xử lý công việc 1 0.868 0.9 5.9.3 Tình trạng công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân trong phối hợp, xử lý công việc 1 0.799 0.85 5.9.4 Tính hiệu quả trong việc thực thi chính sách thu hút người có tài năng vào bộ máy hành chính 1 0.681 0.75 6 CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG 12.5 9.244 11.8 6.1 Tổ chức thực hiện công tác tài chính - ngân sách 3 1.797 3 Sở Tài chính 6.2 Công tác quản lý, sử dụng tài sản công 2 1.75 2 6.3 Thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) 3.5 2.5 3.5 6.4 Tác động của cải cách đến quản lý tài chính công 4 3.197 3.3 6.4.1 Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí của cơ quan, đơn vị 1 0.772 0.8 6.4.2 Tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài sản công 1 0.828 0.85 6.4.3 Tính hiệu quả của việc thực hiện cơ chế tự chủ về sử kinh phí quản lý hành chính 1 0.789 0.8 6.4.4 Tính hiệu quả của việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1 0.808 0.85 7 HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH 13 10.83 12.5 7.1 ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh 5.5 4 5.5 Sở Thông tin và Truyền thông 7.1.1 Triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh 0.5 0 0.5 7.1.6 Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh 1 0 1 7.2 Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.25 1.25 1.25 Văn phòng UBND Thành phố 7.3 Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) 1.25 1.25 1.25 7.4 Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) theo quy định 1 1 1 Sở Khoa học và Công nghệ 7.5 Tác động của cải cách đến hiện đại hóa hành chính 4 3.33 3.5 Sở Thông tin và Truyền thông 7.5.1 Tính kịp thời của thông tin được cung cấp trên Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh 1 0.84 0.9 7.5.2 Mức độ đầy đủ của thông tin được cung cấp trên Cổng/Trang thông tin của tỉnh 1 0.83 0.85 7.5.3 Mức độ thuận tiện trong việc truy cập, khai thác thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh 1 0.84 0.9 7.5.4 Tính hiệu quả trong việc thực hiện quy trình ISO 1 0.82 0.85 8 TÁC ĐỘNG CỦA CCHC ĐẾN NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH 16 12.74 14.5 8.1 Kết quả Chỉ số hài lòng (SIPAS) 10 8.74 9 Sở Nội vụ 8.2 Mức độ thu hút đầu tư của tỉnh 1 1 1 Sở Kế hoạch và Đầu tư 8.3 Mức độ phát triển doanh nghiệp của tỉnh 2 1 1.5 8.4 Thực hiện thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo Kế hoạch được Chính phủ giao 1 0.5 1 Cục thuế Thành phố 8.5 Tỷ lệ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 1 1 1 Sở Kế hoạch và Đầu tư 8.6 Mức độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH do HĐND tỉnh giao 1 0.5 1 TỔNG ĐIỂM 100 84.64 94.60
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "11/06/2020", "sign_number": "123/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Chung", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-11-2006-TT-BLDTBXH-huong-dan-xep-hang-co-so-quan-ly-nguoi-nghien-ma-tuy-ban-dam-sau-cai-nghien-ma-tuy-14100.aspx
Thông tư 11/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xếp hạng cơ sở quản lý người nghiện ma tuý bán dâm sau cai nghiện ma tuý mới nhất
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số:11 /2006/TT-BLĐTBXH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2006 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XẾP HẠNG CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ,NGƯỜI BÁN DÂM VÀ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm Nghị định số 34/CP ngày 01/6/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập; Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức; Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2574/BNV-TCBC ngày 27/6/2006, công văn số 3294/BNV-TCBC ngày 29/8/2006 và Bộ Tài chính tại Công văn số 6977/BTC-HCSN ngày 07/6/2006, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp hạng các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý như sau: I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH 1. Các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này gồm: a) Cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Điều 26 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; b) Cơ sở tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương. Các cơ sở được quy định tại Khoản 1 Mục I này bao gồm: các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội; các cơ sở quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý (sau đây gọi tắt là trung tâm). 2. Các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý không thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này. II. MỤC ĐÍCH XẾP HẠNG 1. Từng bước tiêu chuẩn hoá tổ chức bộ máy, cán bộ, viên chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm. 2. Xác định mức phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, viên chức lãnh đạo nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của từng chức danh trong quản lý hoạt động của Trung tâm. 3. Từng bước đầu tư nguồn lực cho Trung tâm, phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong cơ chế quản lý mới đối với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập. III. NGUYÊN TẮC XẾP HẠNG 1. Việc xếp hạng Trung tâm gồm bốn nhóm tiêu chí như sau: a) Quy mô tổ chức, khối lượng công việc và độ phức tạp quản lý 20 điểm b) Cơ cấu và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 15 điểm c) Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị công nghệ, phương tiện làm việc 25 điểm d) Kết quả và hiệu quả hoạt động 40 điểm Tổng số điểm tối đa của bốn nhóm tiêu chí là 100 điểm 2. Hạng của Trung tâm được xác định từ hạng I đến hạng IV. Sau 5 năm (tròn 60 tháng) kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại hạng của Trung tâm. Trung tâm đạt dưới 40 điểm, phải sắp xếp lại. 3. Sau khi đã xếp hạng, nếu Trung tâm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về quy mô hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…làm thay đổi về giá trị và điểm xếp hạng thì sau 2 năm (tròn 24 tháng) kể từ ngày quyết định xếp hạng Trung tâm được xem xét xếp lại hạng. 4. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cán bộ, viên chức lãnh đạo của Trung tâm xếp theo hạng của Trung tâm được quy định tại Mục V của Thông tư này . IV. TIÊU CHÍ VÀ BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG 1. Tiêu chí xếp hạng 1.1. Nhóm tiêu chí I về quy mô tổ chức, khối lượng công việc và độ phức tạp quản lý là các tiêu chí định tính được quy định tại Biểu 1a, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này gồm: a) Quản lý đối tượng: Trung tâm quản lý người nghiện ma tuý hoặc người bán dâm; người nghiện ma tuý và người bán dâm; người nghiện ma tuý, người bán dâm bị nhiễm HIV/AIDS và người sau cai nghiện ma tuý (sau đây gọi chung là đối tượng) tại cơ sở. b) Tổ chức dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, bao gồm: - Tổ chức các lớp học văn hoá: theo chương trình giáo dục thường xuyên như các chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; bổ túc trung học cơ sở; bổ túc trung học phổ thông. - Tổ chức các lớp giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách: theo chương trình giáo dục chuyên đề; giáo dục nhóm; giáo dục cá biệt và sinh hoạt tập thể cho đối tượng. Tổ chức hoạt động tư vấn cho gia đình và cơ sở, hình thành mạng lưới tư vấn tại Trung tâm hoặc cộng đồng. - Tổ chức chương trình dạy văn hoá và giáo dục: được sử dụng tổng hợp các liệu pháp y khoa, liệu pháp tâm lý với các biện pháp giáo dục phù hợp với chương trình chữa trị, cai nghiện phục hồi, bảo đảm chương trình dạy văn hoá, giáo dục theo quy định. Trung tâm có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; nội dung chương trình dạy văn hoá, giáo dục đưa vào kế hoạch, chương trình hàng năm. - Tổ chức cấp giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp: phối hợp cơ sở giáo dục, tạo điều kiện cho đối tượng học đầy đủ chương trình học văn hoá theo quy định, xét tốt nghiệp trung học cơ sở, dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông để cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách. c) Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, bao gồm: - Tổ chức dạy nghề: phối hợp cơ sở dạy nghề hoặc tổ chức lớp theo chương trình dạy nghề ngắn hạn hoặc dài hạn (nếu có) cho đối tượng đủ điều kiện học nghề theo quy định. Trung tâm có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách, địa điểm, trang thiết bị và nội dung dạy nghề đưa vào kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm. - Dạy nghề gắn với lao động sản xuất: tổ chức dạy nghề gắn với lao động sản xuất, tạo việc làm, đảm bảo công tác dạy nghề thường xuyên, phù hợp với sự lưu chuyển của đối tượng tại trung tâm. - Hoàn thiện chương trình, tài liệu dạy nghề: tổ chức hoặc phối hợp biên soạn tài liệu giảng dạy lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề với nội dung, phương pháp phù hợp với chương trình, giáo trình, mục tiêu, nội dung những nghề được tổ chức tại Trung tâm. - Tổ chức cấp chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề: phối hợp với các cơ sở dạy nghề hoặc tổ chức cấp chứng chỉ nghề hoặc bằng tốt nghiệp đào tạo nghề (nếu có) cho các đối tượng đủ điều kiện quy định. d) Tổ chức lao động trị liệu và lao động sản xuất, bao gồm: - Tổ chức lao động trị liệu và lao động sản xuất: có bộ phận chuyên trách tổ chức lao động trị liệu phù hợp độ tuổi, sức khoẻ, giới tính, trình độ, nghề nghiệp của từng người; có nhà xưởng, đất đai, trang thiết bị và vốn đầu tư cho lao động sản xuất, dịch vụ. - Tổ chức liên doanh, liên kết: với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp (kể cả nước ngoài), tạo nguồn vốn, công nghệ, lao động hoặc thực hiện các chương trình, dự án; tạo nguồn thu, cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức và đối tượng. - Tổ chức hạch toán kinh tế: trong hoạt động cung ứng dịch vụ và lao động sản xuất; bảo toàn nguồn vốn (kể cả vốn tự có và vốn vay) nâng cao hiệu quả trong hoạt động lao động sản xuất. - Giới thiệu việc làm: cho đối tượng sau khi kết thúc thời gian chữa trị, cai nghiện, phục hồi sức khoẻ tại Trung tâm. e) Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ Trung tâm quản lý đối tượng, bao gồm: - Cơ quan y tế: phối hợp thường xuyên với cơ sở y tế địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo các hoạt động hỗ trợ chữa bệnh, điều trị, cấp cứu, vệ sinh phòng dịch để nâng cao hiệu quả chữa trị, cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm. - Chính quyền địa phương: phối hợp với cơ quan công an, đơn vị bộ đội (nếu có) và chính quyền địa phương, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, chống thẩm lậu ma tuý, trốn chạy của đối tượng và các vấn đề khác liên quan. - Các đoàn thể của địa phương: phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,… quản lý, giáo dục đối tượng trong Trung tâm và tại cộng đồng. - Các cơ quan khác: ngoài việc phối hợp với cơ quan, tổ chức đã nêu trên, Trung tâm còn phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế,… thực hiện các đề án bảo vệ môi trường, tạo môi trường học tập, thu hút nhiều dự án hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm,… cho đối tượng. 1.2. Nhóm tiêu chí II về cơ cấu và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức là các tiêu chí đảm bảo năng lực quản lý hoạt động Trung tâm được quy định tại Biểu 1b, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này gồm: a) Cán bộ, viên chức lãnh đạo có trình độ trung học, đại học trên tổng số cán bộ lãnh đạo từ Ban giám đốc đến các phòng, đơn vị trong cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm. b) Cán bộ, viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với công việc đang làm trên tổng số cán bộ, viên chức (trừ cán bộ, viên chức lãnh đạo). 1.3. Nhóm tiêu chí III về hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị công nghệ, phương tiện làm việc là các tiêu chí định lượng, đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ và duy trì hoạt động của Trung tâm được quy định tại Biểu 1c, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này gồm: a) Khả năng tiếp nhận đối tượng theo thiết kế. b) Cơ sở vật chất đầu tư: - Diện tích đất quản lý: bao gồm tổng diện tích đất được cơ quan có thẩm quyền giao sử dụng (kể cả diện tích đã sử dụng và chưa sử dụng). - Diện tích nhà, xưởng: bao gồm diện tích xây dựng có mái che như nhà làm việc; nhà ở cho đối tượng; câu lạc bộ, thư viện; phòng học văn hoá, giáo dục; xưởng sản xuất;… được tính theo diện tích xây dựng (nếu là nhà cao tầng thì tính tổng diện tích các tầng). - Diện tích các công trình khác: bao gồm các công trình xây dựng không có mái che như sân chơi, bồn hoa, bể nước ngoài trời… c) Giá trị tài sản cố định hiện có: - Giá trị tài sản còn lại: tổng giá trị hiện tại của các hạng mục xây dựng cơ bản như nhà, xưởng, hệ thống điện, nước… - Trang thiết bị văn phòng, phục vụ sinh hoạt: tổng giá trị hiện có về các trang thiết bị văn phòng, dạy văn hoá, giáo dục và phục vụ sinh hoạt. - Trang thiết bị y tế: tổng giá trị hiện có của các trang thiết bị y tế. - Trang thiết bị dạy nghề, sản xuất: tổng giá trị hiện có của các trang thiết bị dạy nghề và sản xuất. 1.4. Nhóm tiêu chí IV về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, kết quả hoạt động có thu và mức độ đáp ứng nhu cầu phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; phát huy vai trò tác dụng thực tế là các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động trong quá trình quản lý tại Trung tâm được quy định tại Biểu 1d, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này gồm: a) Số lượt đối tượng được tiếp nhận trong một năm: tính cả số đối tượng tự nguyện (nếu có). b) Tỷ lệ đối tượng thường xuyên tính trên khả năng tiếp nhận: bằng số đối tượng có mặt thường xuyên bình quân trong năm hoặc lấy số đối tượng bình quân có mặt vào thời điểm giữa năm với số có mặt cuối năm chia cho tiêu chí a nhóm tiêu chí III. c) Đối tượng được chữa trị, phục hồi sức khoẻ: bao gồm số đối tượng được chữa trị, cai nghiện, phục hồi sức khoẻ trong năm. d) Đối tượng được dạy văn hoá, giáo dục: số đối tượng được dạy văn hoá, giáo dục trong năm, thời gian tối thiểu theo quy định. đ) Tỷ lệ đối tượng được dạy nghề, lao động sản xuất tính trên số lượt đối tượng tiếp nhận: bằng số đối tượng được dạy nghề, lao động sản xuất chia cho tiêu chí a nhóm tiêu chí IV. e) Kết quả lao động sản xuất: là tổng doanh thu từ bán sản phẩm, dịch vụ, trừ các khoản chi phí (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khấu hao tài sản cố định, vận chuyển, dịch vụ). g) Số lượt đối tượng tính trên một cán bộ: bằng tiêu chí a nhóm tiêu chí IV chia cho tổng số cán bộ, viên chức của Trung tâm (kể cả biên chế, hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, biệt phái). h) Số tiền đầu tư tính trên một lượt đối tượng: tổng kinh phí cho các hoạt động của Trung tâm trong năm như nâng cấp sửa chữa, tiền sinh hoạt và chữa bệnh cho đối tượng, trả lương cho cán bộ, viên chức, các hoạt động dạy văn hoá, giáo dục, dạy nghề, tuyên truyền hàng năm chia cho chỉ tiêu a nhóm tiêu chí IV. 2. Bảng điểm xếp hạng Tổng số điểm xếp hạng đạt được của Trung tâm nằm trong giới hạn điểm tối thiểu đến tối đa của từng hạng được quy định từ hạng I đến hạng IV như sau: Hạng I II III IV Tổng số điểm Trung tâm đạt được 90 đến 100 80 đến dưới 90 65 đến dưới 80 40 đến dưới 65 3. Cách tính điểm và xếp hạng 3.1. Căn cứ mức độ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài liệu liên quan các giá trị tiêu chí và nhóm tiêu chí quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, Trung tâm tính điểm đạt được của từng tiêu chí theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này tại thời điểm đánh giá hoặc của năm trước liền kề đề nghị xếp hạng. 3.2. Cách tính điểm các tiêu chí nằm trong giới hạn điểm tối thiểu và tối đa của nhóm tiêu chí III và IV trong bảng điểm xếp hạng Trung tâm, theo công thức sau: Gtc - Gmin Đtc = {------------------- x (Đmax - Đmin)} + Đmin Gmax - Gmin Trong đó: Đtc - điểm tiêu chí mà Trung tâm được tính. Gtc - giá trị tiêu chí để tính điểm của Trung tâm. Gmin - giá trị tối thiểu của tiêu chí tính điểm trong bảng điểm xếp hạng. Gmax - giá trị tối đa của tiêu chí tính điểm trong bảng điểm xếp hạng. Đmax - điểm tối đa của tiêu chí tính điểm trong bảng điểm xếp hạng. Đmin - điểm tối thiểu của tiêu chí tính điểm trong bảng điểm xếp hạng. Ví dụ: Trung tâm A, có khả năng tiếp nhận (sức chứa theo thiết kế) là 300 đối tượng. Khi đó điểm về tiêu chí khả năng tiếp nhận của trung tâm A là: 300-200 100 ĐtcA ={ ---------- x (5 - 2)} + 2 ={ --------- x 3} + 2= 0,4 + 2 = 2,4 (điểm) 1000-200 800 3.3. Những trường hợp sau đây sẽ được cộng thêm điểm: - Với những Trung tâm tiếp nhận trên 1000 lượt đối tượng/năm, thì phần được cộng thêm điểm sẽ được tính từ lượt đối tượng 1001 trở lên: cứ 500 lượt đối tượng vượt thêm sẽ được cộng 1 điểm. Ví dụ: Trung tâm A tiếp nhận 2000 lượt đối tượng/năm, khi đó ngoài điểm được tính cho tiêu chí này, Trung tâm A còn được cộng thêm 2 điểm. - Với những cơ sở tiếp nhận trên 25 lượt đối tượng/1 cán bộ/năm thì phần vượt thêm cứ 10 lượt đối tượng/1 cán bộ/năm sẽ được cộng 1 điểm. 3.4. Những tiêu chí Trung tâm không có hoặc không thực hiện, không tính điểm. 3.5. Đối chiếu tổng số điểm mà Trung tâm đạt được với Bảng điểm xếp hạng quy định tại khoản 2 mục IV trên để xác định hạng của Trung tâm. V. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo Phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương theo từng hạng của Trung tâm được quy định như sau: TT Chức danh Hệ số phụ cấp chức vụ Hạng I Hạng II Hạng III Hạng IV 1 Giám đốc 0,70 0,60 0,50 0,30 2 Phó Giám đốc 0,50 0,40 0,30 0,20 3 Trưởng phòng và các chức vụ tương đương 0,30 0,25 0,20 0,15 4 Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương 0,25 0,20 0,15 VI. THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XẾP HẠNG TRUNG TÂM 1. Các Trung tâm được quy định tại Mục I và Mục III của Thông tư này, trong quá trình quản lý hoạt động của Trung tâm, kể cả trường hợp chưa đủ 5 năm kể từ ngày có quyết định xếp hạng Trung tâm mà có sự thay đổi lớn như thu hẹp hoặc mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm thì Trung tâm lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, hồ sơ gồm: - Công văn đề nghị xếp hạng của Trung tâm. - Bảng kết quả tính điểm xếp hạng Trung tâm theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. - Hồ sơ tài liệu liên quan chứng minh các giá trị tiêu chí và nhóm tiêu chí có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền. 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ và chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định các giá trị tiêu chí và nhóm tiêu chí trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét quyết định xếp hạng cho các Trung tâm. Đối với Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) thành lập thì Trưởng phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trưởng phòng Tài chính thẩm định các giá trị tiêu chí và nhóm tiêu chí trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định xếp hạng cho các Trung tâm. 3. Căn cứ quyết định xếp hạng Trung tâm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm; Giám đốc Trung tâm quyết định phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương của Trung tâm; Đối với Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập thì khi quyết định xếp hạng Trung tâm, đồng thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương của Trung tâm. Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo các chức danh nêu tại khoản 3 mục VI này theo Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo được quy định tại mục V của Thông tư này. 4. Đối với các Trung tâm đã xếp hạng của cơ quan có thẩm quyền, thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn Trung tâm rà soát lại các giá trị chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu xếp hạng của Trung tâm với giá trị tiêu chí và nhóm tiêu chí quy định tại Thông tư này. Trường hợp không có thay đổi lớn về giá trị và điểm xếp hạng thì trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giữ nguyên hạng đã xếp cho Trung tâm. Trường hợp có thay đổi về giá trị và điểm xếp hạng thì trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng mới phù hợp với bảng điểm xếp hạng Trung tâm; hạng mới của Trung tâm được tính kể từ ngày đủ 5 năm (tròn 60 tháng) đã xếp hạng cũ. 5. Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo Trung tâm quy định tại Thông tư này tính từ thời điểm Trung tâm được quyết định xếp hạng cụ thể tương ứng với mức tiền lương tối thiểu chung quy định của Nhà nước. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính tổ chức hướng dẫn việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các tiêu chí xếp hạng Trung tâm theo quy định tại Thông tư này, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định xếp hạng Trung tâm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập; báo cáo kết quả xếp hạng các Trung tâm trên địa bàn tỉnh, thành phố về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. 2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 02/2004/TT-BLĐTBXH ngày 17/02/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp hạng các cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - VP Chủ tịch nước; - VP Quốc hội; - VPTW Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các tổ chức chính trị, xã hội; - HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở LĐTBXH, Sở Nội vụ, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Các Cục, Vụ, Viện, Thanh tra thuộc Bộ LĐTBXH, - Vụ Pháp chế ( Bộ LĐTBXH); - Phòng Công báo, Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ; - Lưu: VP Bộ LĐTBXH, Cục PCTNXH KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đàm Hữu Đắc Ban hành theo Thông tư số 11/2006/TT- BLĐTBXH ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội PHỤ LỤC SỐ 1 Bảng điểm xếp hạng trung tâm Biểu 1a 1) Nhóm tiêu chí I về quy mô tổ chức, khối lượng công việc và độ phức tạp quản lý 20 điểm Số TT tiêu chí Giá trị (Mức độ thực hiện) Điểm a Quản lý một trong các đối tượng - Nghiện ma tuý hoặc người bán dâm - Nghiện ma tuý và người bán dâm - Nghiện ma tuý, người bán dâm bị nhiễm HIV/AIDS. - Người sau cai nghiện ma tuý Tối thiểu 1, tối đa 4 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm b Tổ chức dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách - Tổ chức lớp học văn hoá. - Tổ chức các lớp giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách. - Tổ chức chương trình dạy văn hoá và giáo dục. - Tổ chức cấp giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp. Tối thiểu 1, tối đa 4 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm c Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm - Tổ chức dạy nghề. - Dạy nghề gắn với lao động sản xuất. - Hoàn thiện chương trình, tài liệu dạy nghề. - Cấp chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề (nếu có). Tối thiểu 1, tối đa 4 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm d Tổ chức lao động trị liệu và lao động sản xuất. - Tổ chức lao động trị liệu và lao động sản xuất. - Tổ chức liên doanh, liên kết. - Tổ chức hạch toán kinh tế. - Giới thiệu việc làm . Tối thiểu 1, tối đa 4 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm đ Phối hợp với các cơ quan liên quan - Cơ quan y tế. - Chính quyền địa phương - Các ban, ngành, đoàn thể. - Các cơ quan khác. Tối thiểu 1, tối đa 4 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm Biểu 1b 2) Nhóm tiêu chí II về cơ cấu và Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 15 điểm Số TT tiêu chí Giá trị (Mức độ thực hiện) Điểm a Cán bộ, viên chức lãnh đạo có trình độ trung học, đại học 9 điểm - Từ 80% trở lên - Từ 50% đến dưới 80% - Dưới 30% 9 điểm 6 điểm 3 điểm b Cán bộ, viên chức chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với công việc đang làm 6 điểm - Từ 50% trở lên - Từ 20% đến dưới 50% - Dưới 20% 6 điểm 4 điểm 2 điểm Biểu 1c 3) nhóm tiêu chí III về hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị 25 điểm Số TT tiêu Chí Giá trị (Mức độ thực hiện) Điểm a Khả năng tiếp nhận đối tượng 5 < 200 200 ¸ < 1000 ³ 1000 Tối thiểu 2,tối đa 5 2 Từ > 2 ¸ < 5, áp dụng công thức * 5 b Cơ sở vật chất đầu tư 8 - Diện tích đất quản lý (ha). < 5 5 ¸ <15 ³ 15 Tối thiểu 1, tối đa 3 1 Từ >1 ¸ < 3, áp dụng công thức * 3 - Diện tích nhà, xưởng (m2) < 2000 2000 ¸ <5000 ³ 5000 Tối thiểu 1, tối đa 3 1 Từ >1 ¸ < 3, áp dụng công thức * 3 - Diện tích các công trình khác (m2) < 1000 1000 ¸ < 5000 ³ 5000 Tối thiểu 1, tối đa 2 1 Từ >1 ¸ < 2, áp dụng công thức * 2 c Giá trị tài sản cố định hiện có (triệu đồng) 12 - Giá trị tài sản còn lại < 1000 1000 ¸ < 5000 ³ 5000 Tối thiểu 1, tối đa 2 1 Từ > 1 ¸ < 2, áp dụng công thức * 2 - Trang thiết bị văn phòng, phục vụ sinh hoạt < 500 500 ¸ <1500 ³ 1500 Tối thiểu 1, tối đa 2 1 Từ > 1 ¸ < 2, áp dụng công thức * 2 - Trang thiết bị y tế < 200 200 ¸ < 500 ³ 500 Tối thiểu 1, tối đa 4 1 Từ > 1 ¸ < 4, áp dụng công thức * 4 - Trang thiết bị dạy nghề, sản xuất < 500 500 ¸ <1500 ³ 1500 Tối thiểu 1, tối đa 4 1 Từ >1 ¸ < 4, áp dụng công thức * 4 Ghi chú (* ): áp dụng công thức tại điểm 3.2, khoản 3, mục IV của Thông tư này. Biểu 1d 4) Nhóm tiêu chí IV về Kết quả và hiệu quả hoạt động 40 điểm Số TT tiêu Chí Giá trị (Mức độ thực hiện) Điểm a Số lượt đối tượng được tiếp nhận trong một năm < 200 200 ¸ < 1.000 ³ 1.000 Tối thiểu 2, tối đa 5 2 Từ > 2 ¸ < 5, áp dụng công thức * 5 b Tỷ lệ đối tượng thường xuyên/khả năng tiếp nhận < 35% 35% ¸ < 80% ³ 80% Tối thiểu 2, tối đa 5 2 Từ > 2 ¸ < 5, áp dụng công thức * 5 c Đối tượng được chữa trị, phục hồi sức khoẻ < 200 200 ¸ < 500 ³ 500 Tối thiểu 2, tối đa 7 2 Từ > 2 ¸ < 7, áp dụng công thức * 7 d Đối tượng được giáo dục, học tập. < 200 200 ¸ < 500 ³ 500 Tối thiểu 2, tối đa 7 2 Từ > 2 ¸ < 7, áp dụng công thức * 7 đ Tỷ lệ đối tượng được dạy nghề, lao động sản xuất/số lượt đối tượng tiếp nhận. < 70% 70% ¸ < 90% ³ 90% Tối thiểu 2, tối đa 7 2 Từ > 2 ¸ < 7, áp dụng công thức * 7 e Kết quả lao động sản xuất (triệu đồng) < 100 100 ¸ < 500 ³ 500 Tối thiểu 1, tối đa 3 1 Từ > 1 ¸ < 3, áp dụng công thức * 3 g Số lượt đối tượng / một cán bộ < 10 10 ¸ < 25 ³ 25 Tối thiểu 1, tối đa 3 1 Từ >1 ¸ < 3, áp dụng công thức * 3 h Số tiền đầu tư / một lượt đối tượng (triệu đồng) > 10 5 ¸ 10 < 5 Tối thiểu 1, tối đa 3 1 Từ > 1 ¸ < 3, áp dụng công thức * 3 Ghi chú (*): áp dụng công thức tại điểm 3.2, khoản 3, mục IV của Thông tư này. Ban hành theo Thông tư số 11/2006/TT-BLĐTBXH, ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________- Sở lao động thương binh và xã hội Phụ lục 2 Trung tâm: ............................................................. Bảng kết quả tính điểm xếp hạng trung tâm Biểu 2a 1) Nhóm tiêu chí về quy mô tổ chức, khối lượng công việc và độ phức tạp quản lý. Số TT Tiêu chí Điểm đạt Ghi chú a Quản lý đối tượng. b Tổ chức dạy văn hoá, giáo dục,phục hồi hành vi, nhân cách - Tổ chức các lớp dạy văn hoá. - Tổ chức lớp giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách - Tổ chức chương trình dạy văn hoá và giáo dục - Tổ chức cấp giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp. c Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm - Tổ chức dạy nghề. - Dạy nghề gắn với lao động sản xuất. - Hoàn thiện chương trình, tài liệu dạy nghề. - Cấp chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề. d Tổ chức lao động trị liệu và lao động sản xuất: - Tổ chức lao động trị liệu và lao động sản xuất. - Tổ chức liên doanh, liên kết. - Tổ chức hạch toán kinh tế. - Giới thiệu việc làm đ Phối hợp với các cơ quan liên quan: - Cơ quan y tế. - Chính quyền địa phương. - Các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương. - Các cơ quan khác. Tổng số điểm Biểu 2b 2) Nhóm tiêu chí về cơ cấu và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Số TT Tiêu chí Giá trị thực tế Điểm đạt 1 Cán bộ, viên chức lãnh đạo có trình độ trung học, đại học 2 Cán bộ, viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với công việc đang làm. Tổng số điểm Biểu 2c 3) Nhóm tiêu chí về hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị. Số TT Tiêu chí Giá trị thực tế Điểm đạt a Khả năng tiếp nhận đối tượng b Cơ sở vật chất đầu tư - Diện tích đất quản lý (ha). - Diện tích nhà, xưởng(m2). - Diện tích các công trình khác (m2). c Giá trị tài sản cố định hiện có (triệu đồng) - Giá trị tài sản còn lại. - Trang thiết bị văn phòng, phục vụ sinh hoạt. - Trang thiết bị y tế. - Trang thiết bị dạy nghề, sản xuất. Tổng số điểm Biểu 2d 4) Nhóm tiêu chí về kết quả và hiệu quả hoạt động Số TT Tiêu chí Giá trị thực tế Điểm đạt a Số lượt đối tượng được tiếp nhận trong một năm b Tỷ lệ đối tượng thường xuyên/khả năng tiếp nhận c Đối tượng được chữa trị, phục hồi sức khoẻ. d Đối tượng được giáo dục, học tập. đ Tỷ lệ đối tượng được dạy nghề, lao động sản xuất/số lượt đối tượng tiếp nhận. e Kết quả lao động sản xuất (triệu đồng). g Số lượt đối tượng/một cán bộ. h Số tiền đầu tư/một lượt đối tượng (triệu đồng). Tổng số điểm Số điểm đạt của nhóm tiêu chí I: Số điểm đạt của nhóm tiêu chí II: Số điểm đạt của nhóm tiêu chí III: Số điểm đạt của nhóm tiêu chí IV: Tổng số điểm đạt của bốn nhóm tiêu chí: Đối chiếu với bảng điểm xếp hạng, xác định loại hạng cho Trung tâm trên cơ sở tổng số điểm đạt được từ các nhóm tiêu chí. Trung tâm đạt loại hạng : ..... ngày...... tháng......năm .........
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "12/09/2006", "sign_number": "11/2006/TT-BLĐTBXH", "signer": "Đàm Hữu Đắc", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-30-2010-TT-BNNPTNT-Danh-muc-bo-sung-giong-cay-trong-duoc-phep-105812.aspx
Thông tư 30/2010/TT-BNNPTNT Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép mới nhất
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 30/2010/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2010 THÔNG TƯ BAN HÀNH “DANH MỤC BỔ SUNG GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT KINH DOANH Ở VIỆT NAM” Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP , ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng; Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam” bao gồm: 01 giống lúa lai, 01 giống ngô lai, 01 giống cà chua và 01 giống lúa thuần IR 38 (Phụ lục kèm theo) . Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - VP Chính phủ; - Công báo Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Tổng cục Hải quan; Bộ Tài chính; - Website Chính phủ; - Website Bộ NN & PTNT; - UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW; - Cục BVTV, Vụ PC - Bộ NN & PTNT; - Sở NN và PTNT các tỉnh, Tp. trực thuộc TW; - Lưu: VT, TT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng DANH MỤC BỔ SUNG GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH Ở VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số: 30 /2010/TT-BNNPTNT, ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT Tên giống Mã hàng 1 Giống lúa lai HYT 100 1006-10-10-00 2 Giống ngô lai MB69 1005-10-10-00 3 Giống cà chua DT 28 0702-10-00-00 4 Giống lúa thuần IR 38 1006-10-10-00
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "11/05/2010", "sign_number": "30/2010/TT-BNNPTNT", "signer": "Bùi Bá Bổng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-5386-KH-BHXH-ke-hoach-cai-cach-hanh-chinh-2016-302792.aspx
Kế hoạch 5386/KH-BHXH kế hoạch cải cách hành chính 2016
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 5386/KH-BHXH Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015 KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 Thực hiện công văn số 725/BNV-CCHC ngày 01/3/2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch cải cách hành chính và báo cáo cải cách hành chính hàng năm; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của Ngành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2016 như sau: I. MỤC TIÊU - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động và nhân dân. - Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức để các hoạt động của Ngành đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. - Triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nghiệp vụ của Ngành. II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1. Cải cách thủ tục hành chính - Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành, kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc sửa đổi những TTHC không phù hợp, để các TTHC đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của các tổ chức, cá nhân; xây dựng các quy trình thẩm định việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn của địa phương, tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân đến giao dịch. - Trên cơ sở kết quả rà soát TTHC, ban hành Quyết định công bố công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và Trang tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đồng thời, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện việc niêm yết công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành. - Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các quy định về TTHC với mục tiêu việc ban hành mới phải đảm bảo các yêu cầu về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và tính hiệu quả, không phát sinh TTHC gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. - Tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm TTHC nhằm giảm thời gian thực hiện các TTHC về tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các đơn vị, doanh nghiệp; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao, đến hết năm 2016 giảm thời gian giao dịch bảo hiểm xã hội xuống còn 45 giờ. - Nghiêm túc thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đảm bảo việc thực hiện các quy định hành chính được công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. - Tổ chức tổng kết cuộc thi "Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp", trên cơ sở đó đưa vào triển khai thực hiện những giải pháp, sáng kiến thiết thực, hiệu quả. 2. Cải cách tổ chức bộ máy - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Bảo hiểm xã hội địa phương sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị, phù hợp với thực tế, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. - Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội quận, huyện đảm bảo phù hợp nâng cao hiệu quả trong các hoạt động của Ngành. - Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa tại Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện để thực hiện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch. 3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức trong Ngành; chuyển đổi tác phong làm việc của đội ngũ công chức, viên chức từ hành chính thụ động sang hành chính phục vụ, năng động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Chính phủ giao. - Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đội ngũ công chức, viên chức trong Ngành quán triệt và nghiêm túc thực hiện các văn bản, quy định của Ngành về kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của công chức, viên chức. - Tiếp tục triển khai công tác xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý giai đoạn 2016 - 2021; phối hợp với Ban Thường vụ tỉnh ủy địa phương trong công tác cán bộ; đẩy mạnh thực hiện công tác luân chuyển cán bộ và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh theo quy định. - Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản về công tác cán bộ đảm bảo phù hợp với Luật Cán bộ Công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý bổ nhiệm công chức, viên chức; công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ hàng năm theo đúng quy định hiện hành. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch tinh giản biên chế trong toàn Ngành đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP . - Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân trong giải quyết TTHC. 4. Cải cách tài chính công - Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương, tiền công: + Triển khai thực hiện Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. + Triển khai thực hiện Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13 ngày 16/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2016 - 2018. - Về chính sách an sinh xã hội: + Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo phù hợp với Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và Luật Việc làm. + Tiếp tục thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng qua hệ thống bưu điện tại 63 tỉnh, thành phố; đồng thời đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản thẻ ATM, đảm bảo việc chi trả chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn và an toàn. - Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: + Xây dựng các văn bản hướng dẫn phân bổ dự toán chi quản lý bộ máy cho các đơn vị trực thuộc trong Ngành đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, quy định về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Đổi mới cơ chế phân bổ dự toán gắn liền với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; bổ sung các tiêu chí, định mức phân bổ đơn giản, rõ ràng, khoa học; tăng quyền tự chủ của đơn vị trong việc sử dụng kinh phí. + Tiếp tục đổi mới công tác lập kế hoạch và cấp kinh phí đảm bảo đúng dự toán, đáp ứng nhu cầu chi trả thực tế của các đơn vị và không để tiền tồn dư cao tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện, tăng hiệu quả công tác đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. + Thực hiện công khai, minh bạch các tiêu chí, định mức phân bổ và số liệu phân bổ dự toán năm 2016. - Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Hoàn thành quy chế quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp; chuyển đổi dần các đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. 5. Hiện đại hóa hành chính - Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử theo Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 18/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về giao dịch điện tử trong thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. - Tiếp tục triển khai dự án "Xây dựng phần mềm quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, đồng thời tiếp tục thực hiện nâng cấp các phần mềm nghiệp vụ hiện tại và xây dựng mới một số phần mềm để đáp ứng nhu cầu cấp bách của hoạt động quản lý nghiệp vụ và quản lý điều hành của cơ quan Bảo hiểm xã hội ở cả 03 cấp Trung ương, tỉnh, huyện. - Triển khai đề án “Cơ sở dữ liệu Ngành về người hưởng bảo hiểm xã hội” nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam phục vụ cho việc tra cứu, kiểm tra để chống gian lận trong xét duyệt các chế độ bảo hiểm xã hội. - Xây dựng hệ thống cấp số định danh và quản lý bảo hiểm y tế hộ gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý bảo hiểm y tế hộ gia đình và cấp số định danh cho tất cả đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh và giám định BHYT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. - Tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất ngành Bảo hiểm xã hội để phục vụ việc liên thông kết nối thông tin với các Bộ, ngành đảm bảo việc liên thông Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. - Xây dựng và triển khai hệ thống thu nộp bảo hiểm xã hội điện tử cho các doanh nghiệp, người lao động giai đoạn 1 nhằm thực hiện thí điểm chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử. - Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử giai đoạn 2016 - 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 1499/QĐ-BHXH ngày 10/12/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó tập trung vào việc kết nối phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ, triển khai tích hợp hệ thống ISO điện tử; ... - Thực hiện áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội cấp huyện. - Tiếp tục thực hiện Đề án "Xây dựng, cải tạo mở rộng trụ sở làm việc của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030". 6. Công tác chỉ đạo điều hành - Thường xuyên quan tâm đến việc chỉ đạo, điều hành công tác cải hành chính; xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội quận, huyện trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị mình. - Tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng, có trọng tâm, trọng điểm, bằng nhiều hình thức về các nội dung cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức của Ngành đối với công tác cải cách hành chính nói chung và việc giải quyết các công việc của công dân, tổ chức nói riêng. - Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất các đơn vị trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt và kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Tổ chức cán bộ - Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện kế hoạch công tác cải cách hành chính; chú trọng đôn đốc các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính theo kế hoạch. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác cải cách hành chính; xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ. - Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác cải cách tổ chức bộ máy và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Ngành. 2. Ban Pháp chế Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác cải cách TTHC, trọng tâm là việc rà soát, đề xuất đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định hiện hành của Nhà nước; tổng hợp công tác cải cách thủ tục hành chính theo quy định. Chủ trì, giúp Tổng Giám đốc theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ. 3. Ban Tài chính - Kế toán Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác cải cách tài chính công, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện chính sách và hệ thống tiền lương, tiền công, chính sách an sinh xã hội; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách và cơ chế tài chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 4. Ban Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì tham mưu, giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo thực hiện Đề án "Xây dựng, cải tạo mở rộng trụ sở làm việc của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030". 5. Văn phòng Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác hiện đại hóa hành chính, trọng tâm là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành; áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 6. Trung tâm Công nghệ thông tin - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế đảm bảo đúng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. - Xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Ngành, nhất là xây dựng mới và nâng cấp các phần mềm quản lý nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện nghiệp vụ. 7. Ban Kiểm tra Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác kiểm tra việc thực thi công vụ nhiệm vụ của công chức, viên chức trong Ngành; nhất là việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân tại Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội quận, huyện. 8. Ban Tuyên truyền Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp Tổng Giám đốc tuyên truyền việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của Ngành. 9. Các Ban nghiệp vụ khác Tham mưu, đề xuất Tổng Giám đốc về quy trình, thủ tục hồ sơ thực hiện giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với Ban Pháp chế thực hiện công tác cải cách TTHC; triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị mình đảm bảo phù hợp, hiệu quả. 10. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ Kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tình hình thực tiễn của đơn vị để thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị mình đảm bảo hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. 11. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Căn cứ Kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, xây dựng và triển khai Kế hoạch cải cách hành chính tại đơn vị mình đảm bảo phù hợp, hiệu quả. - Chú trong quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân ngày càng tốt hơn. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác cải cách hành chính theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Nội vụ; - Tổng Giám đốc; - Các Phó Tổng Giám đốc; - Các đơn vị trực thuộc BHXH VN; - BHXH các tỉnh, thành phố; - Lưu: VT, TCCB (3b). TỔNG GIÁM ĐỐC Nguyễn Thị Minh PHỤ LỤC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2016 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 5386/KH-BHXH ngày 30/12/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) TT Nhiệm vụ Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian hoàn thành Ghi chú I Cải cách thủ tục hành chính 1 Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2016. Ban Pháp chế Các Ban nghiệp vụ liên quan Tháng 12/2016 II Cải cách tổ chức bộ máy 1 Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị mới được kiện toàn theo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2014/NĐ-CP . Ban Tổ chức cán bộ Các đơn vị trực thuộc có liên quan Tháng 7/2016 2 Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam đảm bảo phù hợp với Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2014/NĐ-CP . Ban Tổ chức cán bộ Các đơn vị trực thuộc Tháng 12/2016 III Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức 1 Xây dựng Quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ BHXH cấp huyện. Ban Tổ chức cán bộ Các đơn vị trực thuộc; BHXH các tỉnh, thành phố Tháng 6/2016 2 Xây dựng Quy chế tuyển dụng viên chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. Ban Tổ chức cán bộ Các đơn vị trực thuộc; BHXH các tỉnh, thành phố Tháng 9/2016 IV Cải cách tài chính công 1 Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội. Ban Tài chính - Kế toán Các Ban nghiệp vụ liên quan; BHXH các tỉnh, thành phố Tháng 3/2016 2 Xây dựng Phương án sắp xếp lại xe ô tô phục vụ công tác trong toàn Ngành báo cáo Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ. Ban Tài chính - Kế toán Văn phòng; BHXH các tỉnh, thành phố Tháng 3/2016 V Hiện đại hóa hành chính 1 Triển khai thí điểm hệ thống kết nối, liên thông dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh ở 4 tuyến tại BHXH một số tỉnh, thành phố. Trung tâm Công nghệ thông tin Ban Thực hiện chính sách BHYT; BHXH tỉnh, thành phố liên quan Tháng 12/2016 2 Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên toàn bộ hệ thống từ BHXH Việt Nam đến BHXH cấp huyện. Văn phòng Trung tâm Công nghệ thông tin; BHXH tỉnh, thành phố Tháng 9/2016 3 Tích hợp các quy trình giải quyết công việc và quy trình điều hành (ISO điện tử) vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Ngành. Văn phòng Trung tâm Công nghệ thông tin Tháng 12/2016 4 Duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với cơ quan BHXH Việt Nam. Văn phòng Các đơn vị trực thuộc Tháng 12/2016 5 Duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại BHXH các tỉnh, thành phố. Văn phòng BHXH các tỉnh, thành phố Tháng 12/2016
{ "issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "promulgation_date": "30/12/2015", "sign_number": "5386/KH-BHXH", "signer": "Nguyễn Thị Minh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Chi-thi-07-CT-BYT-nam-2008-tang-cuong-cong-tac-ve-sinh-lao-dong-phong-chong-benh-148101.aspx
Chỉ thị 07/CT-BYT năm 2008 tăng cường công tác vệ sinh lao động phòng chống bệnh
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/CT-BYT Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2008 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC VỆ SINH LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH Y TẾ Trong những năm qua công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp đã được các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế coi trọng và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch công tác bảo hộ lao động hàng năm. Nhiều biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường lao động đối với người lao động đã được thực hiện, các chế độ chính sách về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động được thực hiện đầy đủ đã góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp đang còn một số tồn tại cần phải được khắc phục: Số người bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng; Hội đồng bảo hộ lao động tại một số các cơ quan đơn vị còn chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ, hoạt động còn thụ động, chưa xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm; số người được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động còn ít; công tác khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động chưa đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp còn thiếu thốn, chưa được trang bị đầy đủ. Nguyên nhân chính của các tồn tại trên là thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước, thiếu sự quan tâm đầu tư của người đứng đầu các cơ sở y tế. Thực hiện Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho các cơ quan y tế, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện các công việc sau: - Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ. - Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng và phục hồi chức năng nhằm phục hồi khả năng lao động, nâng cao sức khỏe cho người lao động. - Nghiêm chỉnh thực hiện việc tổng hợp, thống kê, báo cáo về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp theo qui định của Bộ Y tế. - Thực hiện tốt các chế độ chính sách về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức trong ngành y tế, đặc biệt là chế độ bồi dưỡng hiện vật đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm . Để thực hiện tốt các công việc nêu trên, yêu cầu: 1. Cục Y tế dự phòng và Môi trường có trách nhiệm : a) Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; b) Chỉ đạo các viện thuộc hệ y tế dự phòng trong việc xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho nhân viên y tế làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp các tuyến; c) Xây dựng các chương trình hành động nhằm đẩy mạnh các hoạt động cải thiện điều kiện lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe và phục hồi khả năng lao động cho người lao động, đặc biệt là cán bộ, viên chức ngành y tế; d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức “Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ” hàng năm; thống kê, báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp theo qui định của pháp luật; đ) Tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc; e) Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động các nguồn kinh phí cho công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; g) Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm; biểu dương khen thưởng kịp thời với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. 2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế có trách nhiệm: a) Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật liên quan đến việc khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp; b) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giám định của các cơ sở y tế trong phạm vi cả nước; c) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khoá đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến về khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp. 3. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế có trách nhiệm: a) Chủ trì và phối hợp với Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Thanh tra Bộ, Công đoàn Y tế Việt Nam kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ các cơ quan, đơn vị trong các đơn vị trực thuộc Bộ; b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp để tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho người sử dụng lao động đối với các đơn vị trực thuộc Bộ. 4. Các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng có trách nhiệm: a) Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe theo nghề, công việc; nghiên cứu, sửa đổi, ban hành bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp mới phù hợp với tình hình hiện nay; tài liệu đào tạo, đào tạo lại về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; b) Kiểm tra năng lực cán bộ và trang bị kỹ thuật của các phòng xét nghiệm phục vụ công tác vệ sinh lao động, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong phạm vi được giao quản lý; c) Tổ chức các lớp cho nhân viên y tế làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp của các tuyến; d) Hỗ trợ kỹ thuật đo đạc, giám sát môi trường lao động tại các cơ quan đơn vị y tế và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành y tế. 5. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm: a) Tổ chức triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm cả việc kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; b) Tổng hợp, thống kê, báo cáo về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp của các đơn vị trực thuộc theo qui định và báo cáo định kỳ về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và môi trường); c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp để tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho người sử dụng lao động ở các cơ quan đơn vị trực thuộc; d) Xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi chức năng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành quản lý phê duyệt; đ) Đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp để Bộ Y tế khen thưởng. 6. Các đơn vị sự nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành y tế có trách nhiệm: a) Kiện toàn công tác tổ chức về lĩnh vực bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động: hội đồng bảo hộ lao động, bộ phận y tế và mạng lưới an toàn vệ sinh viên; b) Tăng cường công tác quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khỏe lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp bao gồm: xây dựng kế hoạch và kinh phí bảo hộ lao động hàng năm; lập hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động, sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện cho người lao động; c) Bảo đảm đầy đủ phương tiện kỹ thuật, vật tư thiết bị bảo hộ lao động, các chế độ chính sách về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo qui định hiện hành của Nhà nước; d) Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm; biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, đồng thời xử lý nghiêm minh với những cá nhân, tập thể không chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Nhận được Chỉ thị này, Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế Bộ, ngành trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả 6 tháng/lần về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường). Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./. Nơi nhận: - Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để biết); - Các Vụ, Cục trong Bộ Y tế; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố; - Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh,thành phố; - Các đơn vị sự nghiệp Bộ Y tế; - Y tế các bộ, ngành; - Website Bộ Y tế; - Lưu: VT, PC, DPMT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trịnh Quân Huấn
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "21/08/2008", "sign_number": "07/CT-BYT", "signer": "Trịnh Quân Huấn", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-42-2016-TT-BCT-che-do-bao-cao-thong-ke-ap-dung-don-vi-hanh-chinh-su-nghiep-337781.aspx
Thông tư 42/2016/TT-BCT chế độ báo cáo thống kê áp dụng đơn vị hành chính sự nghiệp mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 42/2016/TT-BCT Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Luật Thống kê năm 2015; Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương, bao gồm: Việc lập và gửi báo cáo thống kê; giải thích các chỉ tiêu thống kê; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê; kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê. 2. Đối tượng áp dụng Đối tượng thực hiện Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương gồm: Tổng cục Năng lượng; các Cục, Viện trực thuộc Bộ; các Trường thuộc Bộ. Điều 2. Nội dung Chế độ báo cáo thống kê 1. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương nhằm thu thập chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin các chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương cũng như nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 2. Chế độ báo cáo thống kê ban hành kèm theo Thông tư này gồm: a) Hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê (Phụ lục 1). b) Giải thích các chỉ tiêu thống kê và hướng dẫn lập báo cáo thống kê (Phụ lục 2). 3. Đơn vị gửi báo cáo Đơn vị gửi báo cáo là đối tượng áp dụng Chế độ báo cáo thống kê, được quy định cụ thể tại Hệ thống biểu mẫu báo cáo (Phụ lục 1). 4. Đơn vị nhận báo cáo Đơn vị nhận báo cáo được quy định cụ thể tại Hệ thống biểu mẫu báo cáo (Phụ lục 1). 5. Ký hiệu biểu a) Biểu số 01/HCSN-BCT: Báo cáo lao động và thu nhập. b) Biểu số 02a/HCSN-BCT: Báo cáo đào tạo. c) Biểu số 02b/HCSN-BCT: Báo cáo đào tạo sau đại học. d) Biểu số 03/HCSN-BCT: Báo cáo số lượng cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên. đ) Biểu số 04/HCSN-BCT: Báo cáo cơ sở vật chất. e) Biểu số 05/HCSN-BCT: Báo cáo các chỉ tiêu tài chính. g) Biểu số 06/HCSN-BCT: Báo cáo thực hiện dự án đầu tư. h) Biểu số 07/HCSN-BCT: Báo cáo thực hiện giải ngân vốn đầu tư dự án. 6. Kỳ báo cáo a) Biểu số 01/HCSN-BCT: 6 tháng, năm. b) Biểu số 02a/HCSN-BCT: Năm. c) Biểu số 02b/HCSN-BCT: Năm. d) Biểu số 03/HCSN-BCT: Năm. đ) Biểu số 04/HCSN-BCT: Năm. e) Biểu số 05/HCSN-BCT: Năm. g) Biểu số 06/HCSN-BCT: 6 tháng, năm. h) Biểu số 07/HCSN-BCT: 6 tháng, năm. 7. Thời hạn nhận báo cáo a) Biểu số 01/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12. b) Biểu số 02a/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 12. c) Biểu số 02b/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 12. d) Biểu số 03/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 12. đ) Biểu số 04/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 12. e) Biểu số 05/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 12. g) Biểu số 06/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 12. h) Biểu số 07/HCSN-BCT: Ngày 20 tháng 7 và 20 tháng 01 năm sau. 8. Phương thức gửi báo cáo Báo cáo được gửi: Bằng văn bản có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị hoặc bằng tệp dữ liệu báo cáo có quét (scan) chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị (gửi kèm thư điện tử file doc, docx, xls, xlsx, rar, pdf). Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị gửi báo cáo a) Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp theo quy định của pháp luật. b) Chấp hành báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng nội dung thông tin được quy định trong Chế độ báo cáo thống kê và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo. c) Nộp báo cáo đúng thời hạn quy định. d) Kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo. 2. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị nhận báo cáo a) Chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê. b) Yêu cầu đơn vị báo cáo kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi cần thiết. c) Bảo đảm công bố, sử dụng và bảo mật thông tin thống kê theo quy định của pháp luật. d) Cung cấp số liệu, thông tin thống kê tổng hợp cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc các đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật. 3. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện Chế độ báo cáo thống kê Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thống kê; phối hợp thanh tra việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành thống kê. 4. Khen thưởng và xử lý vi phạm a) Đơn vị gửi báo cáo thống kê có thành tích trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê được khen thưởng theo quy định hiện hành. b) Đơn vị gửi báo cáo thống kê có hành vi vi phạm Chế độ báo cáo thống kê, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 5. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 21/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các Trường thuộc Bộ Công Thương. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo); - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; - Tổng cục Thống kê - Bộ KHĐT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Vụ, Tổng cục, Cục (qua mạng nội bộ); - Các Trường trực thuộc Bộ; - Các Viện thuộc Bộ; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; - Lưu: VT, KH (05b). BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC 1 HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG (Kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) TT KÝ HIỆU TÊN BIỂU KỲ BÁO CÁO NGÀY NHẬN BÁO CÁO Đơn vị gửi báo cáo Đơn vị nhận báo cáo TCNL Cục thuộc Bộ Viện thuộc Bộ Trường thuộc Bộ Vụ TCCB Vụ PTNNL Vụ Tài chính Vụ Kế hoạch 1 01/HCSN-BCT Báo cáo lao động và thu nhập 6 tháng, năm Ngày 20 tháng 6, 20 tháng 12 x x x x x x 2 02a/HCSN-BCT Báo cáo đào tạo Năm Ngày 20 tháng 12 x x 3 02b/HCSN-BCT Báo cáo đào tạo sau đại học Năm Ngày 20 tháng 12 x x x 4 03/HCSN-BCT Báo cáo số lượng cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên Năm Ngày 20 tháng 12 x x x 5 04/HCSN-BCT Báo cáo cơ sở vật chất Năm Ngày 20 tháng 12 x x x x x 6 05/HCSN-BCT Báo cáo các chi tiêu tài chính Năm Ngày 20 tháng 12 x x x x 7 06/HCSN-BCT Báo cáo thực hiện các dự án đầu tư 6 tháng, năm Ngày 20 tháng 6, 20 tháng 12 x x x x x x x 8 07/HCSN-BCT Báo cáo thực hiện giải ngân vốn đầu tư dự án 6 tháng, năm Ngày 20 tháng 7, 20 tháng 01 năm sau x x x x x x x Biểu số 01/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: 20 tháng 6; 20 tháng 12 Đơn vị báo cáo: Các đơn vị HCSN thuộc Bộ Đơn vị nhận báo cáo: Vụ TCCB, Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP 6 tháng; Năm TT Ngành kinh tế Mã số Lao động (người) Thu nhập (triệu đồng) Chỉ tiêu bổ sung (người) Tổng số có đến cuối kỳ báo cáo Trong đó Bình quân trong kỳ báo cáo Tổng số Chia ra Bình quân 1 người/ 1 tháng Lao động tăng trong kỳ Lao động giảm trong kỳ Trong đó Nữ Cơ hữu Hợp đồng Lương và các khoản có tính chất lương BHXH trả thay lương Các khoản thu nhập khác Về hưu Lao động dôi dư A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 (Ghi theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 - cấp 1) 1 Thực hiện 6 tháng/năm của năm trước 2 Ước thực hiện 6 tháng/năm của năm báo cáo 3 Kế hoạch 6 tháng cuối năm của năm báo cáo hoặc kế hoạch năm sau (nếu kỳ báo cáo là năm) Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) Biểu số 02a/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: ngày 20 tháng 12 Đơn vị báo cáo: Trường …………. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO ĐÀO TẠO Năm …….. TT Chỉ tiêu ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ NGẮN HẠN Thực hiện năm trước Thực hiện năm báo cáo Trong đó Thực hiện năm trước Thực hiện năm báo cáo Trong đó Thực hiện năm trước Thực hiện năm báo cáo Trong đó Thực hiện năm trước Thực hiện năm báo cáo Trong đó Nữ Dân tộc ít người Nữ Dân tộc ít người Nữ Dân tộc ít người Nữ Dân tộc ít người A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 I Số lượng học sinh, sinh viên theo hình thức đào tạo 1 Đầu năm Tr.đó - Tập trung (Chính quy) - Không tập trung (Tại chức, văn bằng 2) - Liên thông 2 Tuyển mới Tr.đó - Tập trung (Chính quy) - Không tập trung (Tại chức, liên thông, văn bằng 2) - Liên thông 3 Tốt nghiệp ra trường Tr.đó - Tập trung (Chính quy) - Không tập trung (Tại chức, liên thông, văn bằng 2) - Liên thông II Số lượng học sinh, sinh viên theo khối ngành đào tạo 1 Khối ngành I - Đầu năm - Tuyển mới - Tốt nghiệp 2 Khối ngành II - Đầu năm - Tuyển mới - Tốt nghiệp … (Ghi theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam - cấp 2 ) Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) Biểu số 02b/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: ngày 20 tháng 12 Đơn vị báo cáo: Viện/Trường …………. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Năm ………………… TT Chỉ tiêu Thực hiện năm trước Thực hiện năm báo cáo Thực hiện năm báo cáo so với năm trước (%) A B 1 2 3=2/1 I Nghiên cứu sinh Tr.đó - Nghiên cứu sinh đầu năm - Tuyển mới - Tốt nghiệp - Nữ - Tập trung (Chính quy) - Không tập trung (Tại chức, từ xa) Phân theo ngành đào tạo 1 Ngành ……………… 2 Ngành ……………… II Cao học Tr.đó - Học viên cao học đầu năm - Tuyển mới - Tốt nghiệp - Nữ - Tập trung (Chính quy) - Không tập trung (Tại chức, từ xa) Phân theo ngành đào tạo 1 Ngành ……………… 2 Ngành ……………… (Ghi theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ - cấp 2 ) Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) Biểu số 03/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: ngày 20 tháng 12 Đơn vị báo cáo: Viện/Trường …………. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN Năm…………… TT Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Danh hiệu Học hàm Trình độ chuyên môn Nữ Dân tộc ít người Nhà giáo nhân dân Nhà giáo ưu tú Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ khác A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 13 I Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo 1 Ban Giám hiệu 2 Cán bộ quản lý 3 Viên chức phục vụ Trong đó: Kiêm nhiệm giảng dạy II Giảng viên, giáo viên 1 Cơ hữu 2 Hợp đồng dài hạn III Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng Tổng số (I+II+III) Lưu ý: Trình độ chuyên môn ghi theo học vị cao nhất Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) Biểu số 04/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: 20 tháng 12 Đơn vị báo cáo: Viện/Trường …………. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ TC, Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO CƠ SỞ VẬT CHẤT Năm ………. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm trước Năm báo cáo Tỷ lệ (%) Diện tích Số lượng Diện tích Số lượng Diện tích năm báo cáo so với diện tích năm trước Số lượng năm báo cáo so với số lượng năm trước A B 1 2 3 4 5=3/1 6=4/2 1 Tổng diện tích đất quản lý m2 II Diện tích đất do cơ sở đào tạo quản lý m2 Tr.đó Cơ sở 1 m2 Cơ sở 2 m2 … m2 III Tổng diện tích xây dựng m2 Tr.đó - Giảng đường/phòng học m2/phòng - Hội trường m2/phòng - Văn phòng m2/phòng - Thư viện m2/phòng - Phòng thí nghiệm m2/phòng - Xưởng thực tập, thực hành m2/phòng - Ký túc xá m2/phòng IV Diện tích khác m2 V Số lượng máy vi tính cái Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) Biểu số 05/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: 20 tháng 12 Đơn vị báo cáo: Viện/Trường …………. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ TC, Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Năm ………. Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Nội dung Thực hiện năm trước Ước thực hiện năm báo cáo Kế hoạch năm sau A B 1 2 3 I SỐ DƯ NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG II TỔNG THU 1 Thu phí, lệ phí và thu khác - Học phí - Lệ phí - Ngân sách nhà nước cấp bù học phí miễn giảm - Thu khác 2 Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ - Hợp đồng - Dịch vụ …. 3 Ngân sách nhà nước cấp - Cho chi thường xuyên hoạt động bộ máy - Mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất trang thiết bị - Đào tạo bồi dưỡng - Nghiên cứu khoa học - Chương trình mục tiêu việc làm dạy nghề - Chương trình mục tiêu giáo dục đào tạo - Hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng chính sách - Đầu tư xây dựng - Tinh giản biên chế - Khác 4 Thu từ nguồn khác III TỔNG CHI 1 Chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy - Chi cho người lao động - Học bổng cho học sinh, sinh viên - Bù chênh lệch miễn giảm học phí (nếu có) - Chi quản lý bộ máy - Mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản - Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn - Chi tổ chức thu phí, lệ phí - Chi hoạt động thường xuyên khác 2 Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ 3 Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định 4 Chi đào tạo bồi dưỡng 5 Chi nghiên cứu khoa học 6 Chi cho các Chương trình mục tiêu 7 Chi cho các đối tượng chính sách 8 Chi đầu tư xây dựng 9 Tinh giản biên chế 10 Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 11 Trích lập các quỹ - Quỹ dự phòng ổn định thu nhập - Quỹ phúc lợi - Quỹ khen thưởng - Quỹ phát triển HĐSN - Quỹ hỗ trợ sinh viên - Quỹ khác (nếu có) 12 Chi khác IV SỐ DƯ CHUYỂN NĂM SAU Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) Biểu số 06/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: 20 tháng 6 và 20 tháng 12 Đơn vị báo cáo: ……………..…………. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ TC, Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6 tháng, Năm... Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Tên dự án - Chủ đầu tư - Địa điểm Số quyết định Khởi công/ Hoàn thành Tổng mức đầu tư Tổng dự toán được duyệt Kế hoạch năm Ước thực hiện trong kỳ báo cáo Ước thực hiện lũy kế đến hết kỳ báo cáo Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Tổng số Ngân sách NS TP CP TD NN TD NN BL HT PT VTM ĐV NS TP CP TD NN TD NN BL HT PT VTM ĐV NS TP CP TD NN TD NN BL HT PT VTM ĐV A B C D E F G 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Tổng số I Nhóm A 1 Chuẩn bị đầu tư a Chủ trương đầu tư b Quyết định đầu tư 2 Thực hiện dự án a Dự án chuyển tiếp b Dự án hoàn thành c Dự án khởi công mới II Nhóm B 1 Chuẩn bị đầu tư a Chủ trương đầu tư b Quyết định đầu tư 2 Thực hiện dự án a Dự án chuyển tiếp b Dự án hoàn thành c Dự án khởi công mới III Nhóm C 1 Chuẩn bị đầu tư a Chủ trương đầu tư b Quyết định đầu tư 2 Thực hiện dự án a Dự án chuyển tiếp b Dự án hoàn thành c Dự án khởi công mới Ghi chú: Những từ viết tắt: NS: Vốn ngân sách Nhà nước; TPCP: Trái phiếu Chính phủ; TDNN: Vốn tín dụng Nhà nước; TDNNBL: Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; HTPT: Vốn Hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; VTM: Vốn vay thương mại; NT: Vốn của đơn vị Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) Biểu số 07/HCSN-BCT Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ngày nhận báo cáo: 20 tháng 7 và 20 tháng 01 năm sau Đơn vị báo cáo: ……………..…………. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ TC, Vụ PTNNL, Vụ KH BÁO CÁO THỰC HIỆN GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN 6 tháng; Năm Đơn vị tính: Triệu đồng TT Nội dung Kế hoạch vốn đầu tư năm Giá trị khối lượng đã thực hiện Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu Số vốn đã được giải ngân (tạm ứng + khối lượng thanh toán) Giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu chưa được thanh toán Trong kỳ báo cáo Lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư Trong kỳ báo cáo Lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư Trong kỳ báo cáo Lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư Trong kỳ báo cáo Lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư Tổng số Vốn tạm ứng Tổng số Vốn tạm ứng A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng số I Nhóm A 1 Dự án chuyển tiếp 1.1 Dự án.... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 1.2 Dự án .... … 2 Dự án hoàn thành 2.1 Dự án .... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 2.2 Dự án .... … 3 Dự án khởi công mới 3.1 Dự án ... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 3.2 Dự án ... …. III Nhóm B 1 Dự án chuyển tiếp 1.1 Dự án.... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 1.2 Dự án .... …. 2 Dự án hoàn thành 2.1 Dự án .... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 2.2 Dự án ... …. 3 Dự án khởi công mới 3.1 Dự án ... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 3.2 Dự án ... …. III Nhóm C 1 Dự án chuyển tiếp 1.1 Dự án.... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 1.2 Dự án .... …. 2 Dự án hoàn thành 2.1 Dự án .... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 2.2 Dự án ... …. 3 Dự án khởi công mới 3.1 Dự án ... a Vốn Ngân sách - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác b Vốn khác (TPCP; TDNN ...) - Xây lắp - Thiết bị - Chi phí tư vấn đầu tư - Chi phí khác 3.2 Dự án ... …. Người lập biểu (Ký, họ và tên) Người kiểm tra biểu (Ký, họ và tên) ……, ngày ….. tháng ….. năm……. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 2 GIẢI THÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) I. Biểu 01/HCSN-BCT: Báo cáo lao động và thu nhập 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính Lao động của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong đơn vị tại thời điểm thống kê, bao gồm: Lao động trong biên chế, lao động hợp đồng, kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu nhưng vẫn thuộc đơn vị quản lý. Tổng số lao động thời điểm là tổng số lao động tại tất cả các chức danh tại thời điểm báo cáo. Số lao động thời điểm cuối kỳ là số lao động của đơn vị tại thời điểm 30/6 (đối với báo cáo 6 tháng) và tại thời điểm 31/12 (đối với báo cáo năm). Trong đó, ghi riêng số lao động nữ và lao động cơ hữu, hợp đồng. Số lao động tăng trong kỳ là số lao động do đơn vị tuyến mới trong kỳ báo cáo (kể cả có hợp đồng và không có hợp đồng). Số lao động giảm trong kỳ là số lao động trong danh sách quản lý và trả lương trong kỳ của đơn vị thực tế giảm dưới các hình thức như: Nghỉ hưu, cho nghỉ việc do kết thúc hợp đồng, sa thải,... Lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ: ghi số lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ báo cáo (do thay đổi cơ cấu, công nghệ, sáp nhật, hợp nhất, chia tách, dôi dư...) nhưng đơn vị chưa giải quyết được. Lao động cơ hữu là những lao động làm việc lâu dài tại đơn vị, được đơn vị ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Tổng thu nhập của người lao động đang làm việc là thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương, gồm: Tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tự kinh doanh... Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Lương và các khoản có tính chất lương là khoản tiền được trả cho thời gian làm việc bình thường, bao gồm lương cơ bản, tiền trợ cấp sinh hoạt và các khoản trợ cấp thường xuyên khác. Bảo hiểm xã hội trả thay lương là khoản bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động của đơn vị trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, ... Các khoản thu nhập khác bao gồm các khoản chi mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của đơn vị hoặc từ các dịch vụ khác. Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một lao động làm công ăn lương, tự kinh doanh. Phương pháp tính: Thu nhập bình quân của lao động đang làm việc = Trong đó: i: Thời gian tham chiếu (thường là 1 tháng); Li: Số lao động làm công ăn lương tại thời điểm thống kê; Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn lương trong thời gian tham chiếu. Số lao động của đơn vị chỉ tính những lao động trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương, những lao động sau đây không tính vào lao động của đơn vị: + Giảng viên trợ giảng mà Nhà trường không phải trả lương và sinh hoạt phí. + Học sinh, sinh viên của các trường đào tạo, dạy nghề gửi đến thực tập mà đơn vị không phải trả lương và sinh hoạt phí. + Phạm nhân của các trại gửi đến lao động cải tạo. + Những người làm công tác chuyên trách Đảng, đoàn thể do quỹ Đảng, đoàn thể trả lương. - Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương, gồm: + Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; + Các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa ca (trường hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động). Một số chi phí liên quan trực tiếp đến người lao động nhưng không được tính là thu nhập của người lao động như chi phí về quần áo bảo hộ lao động, đào tạo, tuyển mộ, chi phí vui chơi giải trí, tham quan, du lịch, chi phí cho ô tô đưa đón công nhân hàng ngày, ... Chỉ tiêu lao động và thu nhập được ghi theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 - cấp 1 (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007). Số liệu lao động - thu nhập lấy theo số phát sinh trong kỳ của đơn vị, trong đó số thu nhập là số phải thanh toán cho người lao động trong kỳ, cho dù khoản đó đã được thanh toán hay còn nợ người lao động. Các khoản trả cho người lao động bằng hiện vật được tính theo giá mà sổ sách kế toán đã thực hiện. 2. Cách ghi biểu - Cột 1: Ghi tổng số lao động có đến cuối kỳ báo cáo theo từng nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 2, 3: Ghi số lao động của đơn vị phân theo giới tính nữ nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 3: Ghi số lao động cơ hữu của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động cơ hữu của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động cơ hữu của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 4: Ghi số lao động hợp đồng của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động hợp đồng của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động hợp đồng của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 5: Ghi số lao động bình quân trong kỳ báo cáo theo từng nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 6: Ghi tổng số thu nhập có đến cuối kỳ báo cáo theo từng nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số thu nhập của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 7,8,9: Ghi tổng thu nhập của người lao động chia theo từng khoản mục tiền lương và các khoản có tính chất lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương và các khoản thu nhập khác, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12. Lưu ý: Cột 6 = Cột 7 + Cột 8 + Cột 9. - Cột 11: Ghi số lao động tăng trong kỳ tương ứng với các nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 12: Ghi số lao động giảm trong kỳ tương ứng với các nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm 31/12. - Cột 13: Ghi số lao động về hưu trong kỳ báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B. - Cột 14: Ghi số lao động dôi dư trong kỳ báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B. 3. Phân tổ chủ yếu - Phân theo đơn vị thuộc Bộ. - Phân tổ theo ngành kinh tế. 4. Kỳ báo cáo - Báo cáo 6 tháng. - Báo cáo năm. 5. Nguồn số liệu Báo cáo lao động thu nhập (từ sổ sách theo dõi lao động, hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng lương...) của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ. II. Biểu 02a/HCSN-BCT: Báo cáo đào tạo 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính a. Hình thức đào tạo Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 - 6 năm học theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 năm đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2 - 3 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành. Đào tạo trình độ trung cấp được thực hiện từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Đào tạo ngắn hạn được thực hiện dưới 6 tháng đến 1 năm tùy theo ngành nghề đào tạo. b. Số lượng học sinh, sinh viên tuyển mới, theo học, tốt nghiệp Là chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh, sinh viên ở các bậc đào tạo. Đây là cơ sở để xác định đầu vào của lực lượng lao động qua đào tạo, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của ngành, tỉnh, vùng và quốc gia. Số học sinh, sinh viên đầu năm học là những học sinh, sinh viên có tại thời điểm đầu năm. Số lượng học sinh, sinh viên tuyển mới là số học sinh, sinh viên được tuyển vào năm đầu tiên của khóa học theo từng cấp trình độ và hình thức đào tạo khác nhau. Chỉ tính số lượng thực tế nhập học, không tính theo số có giấy báo gọi nhập học. Số lượng học sinh, sinh viên theo học là số người học có tên trong danh sách, đang theo học tất cả các khóa học theo từng cấp trình độ và hình thức đào tạo khác nhau tại thời điểm đầu năm học của mỗi trường. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp là số học sinh, sinh viên đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ tốt nghiệp và đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ theo từng cấp trình độ và các loại hình đào tạo khác nhau. Số học sinh, sinh viên phân theo hình thức đào tạo được tính là số lượng học sinh, sinh viên ở từng trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và được ghi chi tiết theo các hình thức đào tạo gồm: Tập trung (chính quy), không tập trung (tại chức, văn bằng 2) và liên thông. Số học sinh, sinh viên phân theo khối ngành đào tạo được tính là số lượng học sinh, sinh viên ở từng trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và được ghi chi tiết theo khối ngành thuộc Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam cấp 2 ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Phương pháp tính - Số học sinh, sinh viên tuyển mới = Tổng số học sinh, sinh viên tuyển mới và thực tế nhập học trong kỳ báo cáo. - Số học sinh, sinh viên theo học = Tổng số học sinh, sinh viên thực tế đang theo học tất cả các khóa học tại thời điểm báo cáo. - Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp = Tổng số học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp và được cấp bằng hoặc chứng chỉ trong kỳ báo cáo. 2. Cách ghi biểu - Cột B: Tên các chỉ tiêu thu thập. - Cột 1: Ghi tổng số thực tế sinh viên tại năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại học. - Cột 2: Ghi tổng số thực tế sinh viên trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại học. - Cột 3: Ghi số lượng nữ giới trong tổng số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại học. - Cột 4: Dân tộc - thống kê số lượng sinh viên thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại học. - Cột 5: Ghi tổng số thực tế sinh viên tại năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo cao đẳng. - Cột 6: Ghi tổng số thực tế sinh viên trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo cao đẳng. - Cột 7: Ghi số lượng nữ giới trong tổng số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đào tạo cao đẳng. - Cột 8: Dân tộc - thống kê số lượng sinh viên thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo cao đẳng. - Cột 9: Ghi tổng số thực tế học sinh tại năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo trung cấp. - Cột 10: Ghi tổng số thực tế học sinh trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đối với đào tạo trung cấp. - Cột 11: Ghi số lượng nữ giới trong tổng số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo trung cấp. - Cột 12: Dân tộc - thống kê số lượng học sinh thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế học sinh theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo trung cấp. - Cột 13: Ghi tổng số thực tế học sinh tại năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo sơ cấp nghề ngắn hạn. - Cột 14: Ghi tổng số thực tế học sinh trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo sơ cấp nghề ngắn hạn. - Cột 15: Ghi số lượng nữ giới trong tổng số thực tế học sinh theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đối với đào tạo sơ cấp nghề ngắn hạn. - Cột 16: Dân tộc - thống kê số lượng học sinh thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế học sinh theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo sơ cấp nghề ngắn hạn. 3. Phân tổ chủ yếu - Phân theo đơn vị thuộc Bộ. - Phân theo trình độ, hình thức đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề ngắn hạn). - Phân theo khối ngành đào tạo. - Phân theo dân tộc và giới tính. 4. Kỳ báo cáo Báo cáo năm 5. Nguồn số liệu Số liệu từ báo cáo về đào tạo của các Viện, Trường thuộc Bộ. III. Biểu 02b/HCSN-BCT: Báo cáo đào tạo sau đại học 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính Số người được đào tạo sau đại học bao gồm toàn bộ những người hiện đang được đào tạo trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học ở trong nước và nước ngoài. Học viên cao học là những người hiện đang được đào tạo trình độ thạc sỹ, thời gian đào tạo là 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Học viên nghiên cứu sinh là những người hiện đang được đào tạo trình độ tiến sỹ, thời gian đào tạo là 4 năm đối với người có bằng đại học và từ 2 đến 3 năm đối với người có bằng thạc sỹ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sỹ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Phân theo trình tự học tập và thời gian xác định có học viên đầu năm học, học viên tuyển mới và học viên tốt nghiệp. - Số học viên đầu năm học là những học viên có tại thời điểm đầu năm học. - Số học viên theo học gồm tổng số học viên thực tế đang theo học tất cả các khóa học theo hình thức đào tạo (nghiên cứu sinh, cao học) tại các Viện, Trường thuộc Bộ tại thời điểm báo cáo. - Số học viên tuyển mới là số học viên được tuyển vào năm đầu tiên của khóa học. Chỉ tính số lượng thực tế nhập học, không tính theo số có giấy báo gọi nhập học. - Số học viên tốt nghiệp là tổng số học viên đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ tốt nghiệp và đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ của đơn vị đào tạo. - Số học viên phân theo hình thức đào tạo được tính là số lượng học viên được ghi chi tiết theo các hình thức đào tạo: Nghiên cứu sinh và cao học. - Số học viên phân theo ngành đào tạo được ghi chi tiết theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam cấp 2 ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Cách ghi biểu - Cột B: Tên các chỉ tiêu thu thập. - Cột 1: Ghi tổng số học viên tại năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B. - Cột 2: Ghi tổng số thực tế học viên trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B. - Cột 3: Ghi tỷ lệ phần trăm của số học viên trong năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B. 3. Phân tổ chủ yếu - Phân theo đơn vị thuộc Bộ. - Phân theo trình độ, hình thức đào tạo (nghiên cứu sinh, cao học). - Phân theo khối ngành đào tạo. - Phân theo giới tính. 4. Kỳ báo cáo Báo cáo năm 5. Nguồn số liệu Số liệu từ báo cáo về đào tạo của các Viện, Trường thuộc Bộ. IV. Biểu 03/HCSN-BCT: Báo cáo số lượng cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính Là chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ của giảng viên, giáo viên đang làm việc tại các Viện, Trường thuộc Bộ. Đây là cơ sở để lập kế hoạch tuyển sinh đào tạo. Cán bộ quản lý (gọi tắt là cán bộ) là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong Nhà trường. Những người có chức vụ quản lý như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác. Viên chức phục vụ đào tạo (gọi tắt là viên chức) là những người được tuyển dụng vào các vị trí công tác chuyên môn tại các phòng chức năng, Khoa, Bộ môn..., không trực tiếp giảng dạy hoặc có thời gian giảng dạy dưới 50% thời gian làm việc lại trường. Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo được tính tại thời điểm báo cáo và được phân tổ theo chức danh đảm nhận. Giảng viên, giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, bao gồm những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn; các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa... kể cả những người đang trong thời kỳ tập sự hay thỉnh giảng có thời gian giảng dạy tại Viện, Trường trên 50% thời gian làm việc. Không kể những cán bộ ngạch quản lý. Những người có chức vụ quản lý như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng, ban như Phòng Giáo vụ, Kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác có tham gia giảng dạy dưới 50% thời gian không tính là giảng viên, giáo viên giảng dạy. Cơ cấu giảng viên, giáo viên gồm 2 loại: - Cơ hữu là những giảng viên, giáo viên thuộc biên chế nhà nước, tham gia giảng dạy lâu dài tại nhà trường và được hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp, giảng viên được ký hợp đồng dài hạn (lớn hơn 3 năm). - Hợp đồng là những giảng viên, giáo viên không thuộc biên chế nhà nước của trường, chỉ giảng dạy tại trường theo hợp đồng ngắn hạn (nhỏ hơn 3 năm). Các giảng viên, giáo viên này sẽ chỉ được tiếp tục tham gia giảng dạy trên cơ sở một hợp đồng (gia hạn) khác. Giảng viên, giáo viên hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp. - Giảng viên phân tổ theo danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là số lượng giảng viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. - Giảng viên phân tổ theo học hàm là số lượng giảng viên có học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. - Giảng viên, giáo viên phân tổ theo trình độ chuyên môn: là số lượng giảng viên, giáo viên được phân tổ ở các trình độ chuyên môn khác nhau. Trình độ chuyên môn của giảng viên, giáo viên là trình độ theo bằng cấp cao nhất được ngành Giáo dục và Đào tạo cấp (không lấy theo trình độ tương đương), được xếp theo 5 nhóm: Tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trình độ chuyên môn khác. Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng là người có đủ tiêu chuẩn và trình độ nhà giáo được cơ sở giáo dục nghề nghiệp mời đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức khác phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác. Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng được tính là tổng số giảng viên, giáo viên thỉnh giảng tại trường trong năm báo cáo. Phương pháp tính: Thống kê cộng dồn. 2. Cách ghi biểu - Cột 1: Ghi tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên của đơn vị tương ứng với nội dung chỉ tiêu tại Cột B. - Cột 2: Ghi số lượng nữ giới trong mỗi chỉ tiêu. - Cột 3: Ghi số lượng giảng viên, giáo viên thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số giảng viên, giáo viên của đơn vị. - Cột 4, 5: Ghi số giảng viên, giáo viên được phân tổ theo danh hiệu. - Cột 6, 7: Ghi số giảng viên, giáo viên được phân tổ theo học hàm. - Cột 8 đến Cột 13: Ghi số giảng viên, giáo viên được phân tổ theo trình độ chuyên môn. 3. Phân tổ chủ yếu - Phân theo đơn vị thuộc Bộ. - Phân theo học hàm, học vị. - Phân theo trình độ chuyên môn. - Phân theo giới tính. 4. Kỳ báo cáo Báo cáo năm 5. Nguồn số liệu Số liệu từ báo cáo về đào tạo của các Viện, Trường thuộc Bộ. V. Biểu 04/HCSN-BCT: Báo cáo cơ sở vật chất 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính Là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, số lượng cơ sở vật chất của đơn vị. Cơ sở vật chất của Viện, Trường là toàn bộ tài sản, đất đai, máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. Trong chế độ báo cáo này, báo cáo thống kê cơ sở vật chất của Viện, Trường bao gồm các yếu tố sau: - Số lượng cơ sở đào tạo là số địa điểm của Viện, Trường sở hữu dùng cho công tác giáo dục, đào tạo (Không bao gồm cơ sở thực hiện các chương trình liên kết trong nước và nước ngoài đặt tại địa điểm của đơn vị khác). - Diện tích đất quản lý là tổng số diện tích đất thuộc quyền quản lý của Viện, Trường tính đến thời điểm báo cáo hàng năm. - Diện tích đất do cơ sở đào tạo quản lý là số diện tích đất thuộc quyền quản lý của Viện, Trường tại các cơ sở đào tạo tính đến thời điểm báo cáo hàng năm. - Diện tích xây dựng: Là tổng số diện tích đã xây dựng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác thuộc phạm vi Viện, Trường tính đến thời điểm báo cáo hàng năm, bao gồm: + Giảng đường/phòng học: Là nơi tổ chức hoạt động giảng dạy trong trường học. + Văn phòng: Là nơi làm việc của cán bộ quản lý, nghiệp vụ, phục vụ đào tạo và Nhà giáo ngoài thời gian giảng dạy. + Thư viện: Là nơi để tài liệu, giáo trình, sách, báo, tạp chí..., có người quản lý để giáo viên, sinh viên, học sinh đến mượn, đọc và nghiên cứu. + Phòng thí nghiệm; xưởng thực tập, thực hành: Là nơi thực hiện các thí nghiệm, thực tập, thực hành các nội dung học và được sử dụng trong giờ thực hành của học sinh, sinh viên. + Ký túc xá: Là nơi ở của sinh viên, học sinh trong quá trình tham gia học tập tại Viện/Trường. - Diện tích khác: Là diện tích của câu lạc bộ, sân thể thao, bể bơi, sân vận động, vườn thí nghiệm, nhà đa năng... Phương pháp tính: Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất của Viện, Trường được tính theo diện tích (m2) và số phòng thực có tính tại thời điểm báo cáo hàng năm. 2. Cách ghi biểu - Cột 1: Ghi số diện tích của các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B tại thời điểm năm trước năm báo cáo. - Cột 2: Ghi số lượng phòng theo các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B và số lượng máy vi tính tại thời điểm năm trước năm báo cáo. - Cột 3: Ghi số diện tích của các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B ước thực hiện trong năm báo cáo. - Cột 4: Ghi số lượng phòng theo các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B và số lượng máy vi tính trong năm báo cáo. - Cột 5: Ghi tỷ lệ phần trăm số diện tích của các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B ước trong năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo. - Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm của số lượng phòng theo các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B và số lượng máy vi tính trong năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo. Lưu ý: Tổng diện tích đất quản lý = Diện tích đất do cơ sở đào tạo quản lý = Tổng diện tích xây dựng + Diện tích khác. (ô đánh dấu x là không ghi). 3. Phân tổ chủ yếu Phân theo đơn vị thuộc Bộ. 4. Kỳ báo cáo Báo cáo năm 5. Nguồn số liệu Số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp của các Viện, Trường thuộc Bộ. VI. Biểu 05/HCSN-BCT: Báo cáo các chỉ tiêu tài chính 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính a. Tổng thu Tổng thu là tổng giá trị các khoản làm tăng lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền thu về từ các nguồn thu khác nhau trong kỳ kế toán. Tổng thu bao gồm: Thu từ học phí, lệ phí; thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ; thu từ ngân sách nhà nước cấp và thu từ các nguồn khác Trong đó: - Thu học phí, lệ phí là tổng giá trị các khoản thu từ học phí, lệ phí làm tăng lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền thu về từ các nguồn thu học phí, lệ phí trong kỳ kế toán. Tổng thu học phí là tổng tiền thu được từ các loại hình đào tạo trong năm tài khóa. Tổng thu lệ phí là tổng tiền thu được từ các hoạt động đào tạo và hỗ trợ đào tạo, các hoạt động khác (nếu có)... - Thu từ ngân sách nhà nước cấp: Bao gồm kinh phí chi thường xuyên hoạt động bộ máy; mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; kinh phí các chương trình mục tiêu việc làm dạy nghề; kinh phí các chương trình mục tiêu giáo dục đào tạo; kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; tinh giản biên chế; kinh phí khác... - Thu từ các nguồn khác: Bao gồm thu hợp đồng; thu các dự án vay nợ, viện trợ; thu khác. b. Tổng chi Tổng chi là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền chi ra trong kỳ kế toán. Tổng chi được tính bằng tổng số tiền Viện, Trường chi cho các nội dung theo phạm vi tính trong năm báo cáo. Tổng chi bao gồm: - Chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy: Chi cho người lao động; học bổng cho học sinh, sinh viên; chi quản lý bộ máy; chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản; chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; bù chênh lệch miễn giảm học phí (nếu có); chi hoạt động thường xuyên khác. - Chi cho sản xuất, cung ứng dịch vụ. - Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định. - Chi đào tạo bồi dưỡng. - Chi nghiên cứu khoa học. - Chi cho các chương trình mục tiêu việc làm dạy nghề và giáo dục đào tạo. - Chi đầu tư xây dựng. - Chi hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng chính sách. - Chi cho thuế và các khoản phải nộp ngân sách. - Trích lập các quỹ. - Các khoản chi khác. 2. Cách ghi biểu - Cột 1: Ghi số liệu các chỉ tiêu tương ứng tại Cột B tại thời điểm năm trước năm báo cáo. - Cột 2: Ghi số liệu các chỉ tiêu tương ứng tại Cột B tại thời điểm ước thực hiện năm báo cáo. - Cột 3: Ghi số liệu các chỉ tiêu tương ứng tại Cột B cho kế hoạch năm sau. 3. Phân tổ chủ yếu - Phân theo đơn vị thuộc Bộ. - Phân theo nguồn thu. - Phân theo chương trình. - Phân theo mục đích. 4. Kỳ báo cáo Báo cáo năm. 5. Nguồn số liệu Số liệu từ báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán,...) của các Viện, Trường thuộc Bộ. VII. Biểu 06/HCSN-BCT: Báo cáo thực hiện các dự án đầu tư 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính Vốn đầu tư thực hiện là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức song vật chất và tinh thần trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nội hàm của vốn đầu tư thực hiện gồm các nội dung sau: - Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định là chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, gồm: Vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định (tức là những chi phí bằng tiền để tạo mới, mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản mục này. - Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động là chi phí duy trì và phát triển sản xuất gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. Đây là khoản vốn lưu động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu. - Vốn đầu tư thực hiện khác gồm tất cả các khoản đầu tư nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Vốn đầu tư thực hiện được phân tổ như sau: - Chia theo nguồn vốn đầu tư: + Vốn ngân sách nhà nước là khoản chi của ngân sách nhà nước để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để bố trí cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước lấy từ các khoản phí, lệ phí, quảng cáo, xổ số kiến thiết, quỹ đất... để đầu tư cũng được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. + Vốn trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn đầu tư cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước. + Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là vốn đầu tư cho những dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể vay vốn hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước, các vùng khó khăn nhà nước khuyến khích đầu tư bảo đảm có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay. Các dự án đầu tư được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định hiện hành quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. + Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ là nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia. Vốn ODA gồm ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay. Vốn vay ưu đãi là hình thức cung cấp vốn vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của ODA vốn vay. Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi do Chính phủ Việt Nam vay để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phần vốn nước ngoài. + Vốn vay gồm vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác. Đây là khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh. + Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận, trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh... + Vốn khác là nguồn vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, là nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên. 2. Cách ghi biểu - Cột C: Ghi số quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư) và số quyết định đầu tư (đối với dự án được phê duyệt đầu tư) (gồm ký hiệu và ngày tháng năm) lần đầu và các lần điều chỉnh (nếu có). - Cột D: Ghi thời gian khởi công theo quyết định và biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng của dự án đầu tư. - Cột E: Ghi tổng mức đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kể cả tổng mức được điều chỉnh. - Cột F: Ghi giá trị vốn ngân sách nhà nước trong tổng mức đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kể cả tổng mức được điều chỉnh. - Cột G: Ghi tổng dự toán được duyệt của dự án do cấp có thẩm quyền phê duyệt, kể cả tổng dự toán được điều chỉnh. - Cột 2 đến cột 8: Ghi chi tiết số liệu vốn đầu tư của dự án theo kế hoạch phân theo vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn vay thương mại và vốn của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12. - Cột 10 đến cột 16: Ghi chi tiết số liệu vốn đầu tư của dự án ước thực hiện trong kỳ báo cáo phân theo vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn vay thương mại và vốn của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12. - Cột 18 đến cột 24: Ghi chi tiết số liệu vốn đầu tư của dự án ước thực hiện lũy kế đến hết kỳ báo cáo phân theo vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn vay thương mại và vốn của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12. Lưu ý: Cột 1 = Cột 2+ ... + Cột 8. Cột 9 = Cột 10+ ... + Cột 16. Cột 17 = Cột 18+ ... + Cột 21. 3. Phân tổ chủ yếu - Phân theo đơn vị thuộc Bộ. - Phân theo nguồn vốn đầu tư. - Phân theo dự án đầu tư. - Phân theo khoản mục đầu tư. 4. Kỳ báo cáo - Báo cáo 6 tháng. - Báo cáo năm. 5. Nguồn số liệu Số liệu từ báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán,...), báo cáo đầu tư... của các đơn vị thuộc Bộ. VIII. Biểu 07/HCSN-BCT: Báo cáo thực hiện giải ngân vốn đầu tư dự án 1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính Giá trị thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí theo đúng thiết kế dự toán được phê duyệt, hợp đồng đã ký kết và bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được giải ngân trong giới hạn tổng mức đầu tư đã duyệt hoặc đã được điều chỉnh (nếu có). * Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: Chi phí khảo sát, quy hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế; chi phí xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân thành 3 nhóm chính: - Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của công trình gồm chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị vào vị trí công trình, chi phí hoàn thiện công trình. - Vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc mua sắm máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ, gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định hiện hành, gồm: Giá trị thiết bị, máy móc, dụng cụ, khí cụ, gia súc được coi là tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bảo quản, gia công, kiểm tra máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ trước khi đưa vào lắp đặt. Vốn thiết bị gồm cả giá trị mua sắm thiết bị máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp và vốn thiết bị, gồm: Chi phí tư vấn, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lý, chi giải phóng mặt bằng, chi đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành công trình, các khoản chi khác. Chủ đầu tư, cơ quan tài chính, ngân hàng (tùy theo nguồn vốn đầu tư của dự án) có trách nhiệm thanh toán cho nhà thầu theo quy định. Đối với các dự án hoặc gói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu được thực hiện tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành theo quy định sau đây: Tạm ứng vốn: Đối với giá trị gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu; Giá trị gói thầu từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 15% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu; Giá trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu. Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay khi hợp đồng có hiệu lực thi hành và bên nhận tạm ứng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh tiền tạm ứng. Thu hồi vốn tạm ứng: Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết. Đối với việc mua sắm thiết bị, vốn tạm ứng được cấp theo tiến độ thanh toán của chủ đầu tư với đơn vị cung ứng, gia công chế tạo thiết bị đã được quy định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp đặt) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị công nghệ phải lắp đặt). Đối với các hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng và 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc phải thuê tư vấn. Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn hàng năm và được thu hồi khi đã thực hiện công việc đền bù giải phóng mặt bằng. Trong năm kết thúc xây dựng hoặc đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác sử dụng, khối lượng xây lắp hạng mục công trình hoặc công trình của năm đó chỉ được thanh toán hết khi có đủ quyết toán công trình với chủ đầu tư; đối với nhà thầu nước ngoài việc tạm giữ và thanh toán theo thông lệ quốc tế. Việc thanh toán vốn đầu tư được thực hiện theo tiến độ và theo giá trúng thầu (đối với hợp đồng trọn gói) hoặc thanh toán theo đơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng (đối với hợp đồng có điều chỉnh giá) trên cơ sở nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳ thanh toán. Sau khi kết thúc dự án, việc thanh quyết toán các gói thầu không được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì chủ đầu tư phải trả tiền lãi vay ngân hàng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán đó kể cả trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu hoặc các hình thức giao thầu khác. Ngược lại, nhà thầu không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, gây thiệt hại kinh tế cho dự án thì chủ đầu tư thực hiện chế độ phạt theo quy định của pháp luật. Các quy định trên đây được áp dụng cho cả hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ; nhà thầu chính, nhà thầu phụ và chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định nêu trên. Đối với vốn sự nghiệp dùng cho xây dựng, vốn quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, việc thanh toán vốn đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng. * Vốn khác bao gồm: Vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng nhà nước, vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn hỗ trợ phát triển, vốn vay thương mại, vốn đơn vị (được giải thích cụ thể tại Biểu số 06/HCSN-BCT). 2. Cách ghi biểu - Cột 1: Ghi kế hoạch vốn đầu tư năm theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 2: Ghi giá trị khối lượng đã thực hiện nhưng chưa được nghiệm thu trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 3: Ghi giá trị khối lượng đã thực hiện nhưng chưa được nghiệm thu lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định lại cột B. - Cột 4: Ghi giá trị khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 5: Ghi giá trị khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 6: Ghi tổng số vốn đã được giải ngân (tạm ứng + khối lượng thanh toán) trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 7: Ghi số vốn tạm ứng đã được giải ngân trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 8: Ghi tổng số vốn đã được giải ngân (tạm ứng + khối lượng thanh toán) lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 9: Ghi số vốn tạm ứng đã được giải ngân lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 10: Ghi giá trị khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. - Cột 11: Ghi giá trị khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B. 3. Phân tổ chủ yếu - Phân theo đơn vị. - Phân theo nguồn vốn. - Phân theo dự án. - Phân theo nhóm dự án A, B, C. 4. Kỳ báo cáo - Báo cáo 6 tháng. - Báo cáo năm. 5. Nguồn số liệu Số liệu từ báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán,...), báo cáo đầu tư... của các đơn vị./.
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "30/12/2016", "sign_number": "42/2016/TT-BCT", "signer": "Trần Tuấn Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-18-2023-TT-BTNMT-huong-dan-Luat-Thi-dua-khen-thuong-doi-voi-nganh-tai-nguyen-581236.aspx
Thông tư 18/2023/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng đối với ngành tài nguyên mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/2023/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đối với ngành tài nguyên và môi trường. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 4 Điều 24, khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 28, khoản 2 Điều 71, khoản 6 Điều 74, khoản 2 Điều 75, khoản 6 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. 2. Thông tư này áp dụng đối với tập thể, cá nhân tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành tài nguyên và môi trường và các tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành tài nguyên và môi trường. Điều 2. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng 1. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để khen thưởng theo thẩm quyền; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích của tập thể, cá nhân và chịu trách nhiệm về việc đề nghị khen thưởng. 2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan a) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng theo quy định. 3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng truyền thông, báo chí, xuất bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: a) Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Bộ, ngành tài nguyên và môi trường về công tác thi đua, khen thưởng; b) Thường xuyên đăng tải khẩu hiệu, nội dung thi đua; phổ biến, nêu gương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; tuyên truyền phản ánh kết quả đạt được của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Chương II DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG Điều 3. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” 1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho cá nhân tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. 2. Cá nhân được cấp có thẩm quyền cử tham gia các khóa học tập, đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. 3. Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. 4. Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến làm việc tại cơ quan, đơn vị khác, việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cá nhân quyết định. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái có trách nhiệm cho ý kiến nhận xét về việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian điều động, biệt phái. 5. Không bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các trường hợp sau: a) Có thời gian tuyển dụng hoặc đang làm việc theo hợp đồng lao động dưới 06 tháng; b) Nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng trở lên (trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này); c) Cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ. Điều 4. Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài nguyên và Môi trường” 1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài nguyên và Môi trường” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. 2. Đối tượng xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài nguyên và Môi trường” là các tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, gồm: a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thuộc các cụm, khối thi đua do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo quy định. Điều 5. Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” 1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. 2. Đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” là các tập thể, gồm: a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Các đơn vị cấu thành của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; c) Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh trực thuộc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Điều 6. Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” 1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. 2. Đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” là tập thể các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm: a) Tổng cục; b) Vụ, Cục, Thanh tra Bộ và các Văn phòng; c) Đơn vị sự nghiệp; d) Doanh nghiệp, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; đ) Tập thể cấp phòng và tương đương. Điều 7. Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động; b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo có liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường; d) Cá nhân tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở; đ) Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường. 2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận. 3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do ngành tài nguyên và môi trường phát động; b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo có liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường; d) Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xét tặng; thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 4. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường được Bộ, ngành, tỉnh công nhận. 5. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội trong các phong trào thi đua hoặc các chương trình, hoạt động do ngành tài nguyên và môi trường phát động. Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen 1. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để tặng cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nội quy, Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; b) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị phát động; c) Lập được thành tích đột xuất trong lĩnh vực thuộc phạm vi do cơ quan, đơn vị quản lý. 2. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để tặng cho tập thể thuộc thẩm quyền quản lý đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; nội bộ đoàn kết, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể; b) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua; c) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong lĩnh vực thuộc phạm vi do cơ quan, đơn vị quản lý. Điều 9. Số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm 01 bộ hồ sơ khen thưởng theo quy định. Chương III KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG” Điều 10. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường” 1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường” là hình thức ghi nhận của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các cá nhân đã và đang công tác trong và ngoài ngành tài nguyên và môi trường; các cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành tài nguyên và môi trường. 2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường” chỉ xét tặng một lần, không có hình thức truy tặng. Điều 11. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường” 1. Cá nhân đã và đang công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong ngành tài nguyên và môi trường. 2. Cá nhân là người Việt Nam có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành tài nguyên và môi trường. 3. Cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành tài nguyên và môi trường. Điều 12. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài nguyên và môi trường” 1. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này. a) Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường không tính thâm niên công tác khi xét tặng Kỷ niệm chương. b) Có thời gian công tác trong ngành tài nguyên và môi trường từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm trở lên đối với nữ, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường hợp cá nhân có 03 năm công tác liên tục tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phải có đủ từ 15 năm công tác trở lên đối với nam và 10 năm công tác trở lên đối với nữ. Cá nhân công tác ở các ngành, lĩnh vực khác chuyển về công tác tại ngành tài nguyên và môi trường phải có thời gian công tác liên tục từ đủ 25 năm trở lên đối với nam và 20 năm trở lên đối với nữ, trong đó có thời gian công tác trong ngành tài nguyên và môi trường từ đủ 10 năm trở lên đối với nam và 7 năm trở lên đối với nữ. c) Cá nhân đang giữ chức vụ lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục thuộc Bộ và tương đương trở lên, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có thời gian giữ chức vụ từ 5 năm trở lên. 2. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này. a) Có thành tích nổi bật trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành tài nguyên và môi trường; b) Có công lao, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành tài nguyên và môi trường; c) Có sáng kiến, giải pháp, công trình khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường; d) Có giúp đỡ, ủng hộ về tài chính hoặc vật chất cho sự phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc một trong các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường. 3. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này. Có thành tích xuất sắc trong việc củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành tài nguyên và môi trường hoặc một trong các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường. Điều 13. Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương 1. Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. 3. Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 21/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác thi đua, khen thưởng ngành tài nguyên và môi trường. 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. Điều 15. Tổ chức thực hiện 1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ TN&MT; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ TN&MT; - Lưu: VT, TCCB.LT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Phương Hoa
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "15/11/2023", "sign_number": "18/2023/TT-BTNMT", "signer": "Nguyễn Thị Phương Hoa", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-214-2010-TT-BTC-huong-dan-chinh-sach-thue-nhap-khau-uu-dai-116937.aspx
Thông tư 214/2010/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 214/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI VẬT TƯ, THIẾT BỊ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CƠ KHÍ TRỌNG ĐIỂM VÀ ĐỂ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CƠ KHÍ TRỌNG ĐIỂM Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 14/6/2005; Căn cứ Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng; Căn cứ Nghị quyết số 830/2009/UBTV12 ngày 17/10/2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 và Nghị quyết số 710/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 22/11/2008; Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách về thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và để phục vụ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo qui định tại Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm như sau: Điều 1. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi Các vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và để phục vụ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%. Điều 2. Điều kiện, hồ sơ và thủ tục 1. Để được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% nêu tại Điều 1 Thông tư này thì: a) Vật tư, thiết bị nhập khẩu phải là vật tư, thiết bị để phục vụ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và để phục vụ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm qui định tại Phụ lục I (Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015) và Phụ lục II (Danh mục các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015) ban hành kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ; b) Doanh nghiệp phải tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục vật tư, thiết bị nhập khẩu, kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi và đăng ký với cơ quan Hải quan trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu đầu tiên; Danh mục vật tư, thiết bị nhập khẩu và Phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng 1 lần cho cả dự án, hoặc từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, từng sản phẩm cơ khí trọng điểm. Trường hợp số lượng vật tư, thiết bị hoặc trị giá vật tư, thiết bị nhập khẩu ghi trên Danh mục có sai sót hoặc thay đổi thì doanh nghiệp được bổ sung, điều chỉnh nhưng vật tư, thiết bị bổ sung phải phù hợp với nhu cầu dự án sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm hoặc sản phẩm cơ khí trọng điểm. c) Nơi đăng ký Danh mục: Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thực hiện sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm hoặc thực hiện dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý Hải quan đối với một số tỉnh thì ngoài đơn vị đăng ký Danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định giao Chi Cục Hải quan quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục vật tư, thiết bị thuộc địa bàn tỉnh đó. 2. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan Hải quan hồ sơ sau: a) Hồ sơ hải quan theo qui định hiện hành; b) Xác nhận của Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm là loại hình doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cơ khí trọng điểm; c) Công văn đề nghị áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% của doanh nghiệp sử dụng vật tư, thiết bị nhập khẩu; trong đó nêu rõ loại vật tư, thiết bị, trị giá, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại vật tư, thiết bị, thuộc nhiều tờ khai hải quan thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan đề nghị áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích. d) Trên cơ sở điều kiện, hồ sơ nêu trên, cơ quan hải quan cập nhật số lượng, trị giá vật tư, thiết bị đã nhập khẩu vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhận theo qui định, lưu 01 bản sao Danh mục vật tư, thiết bị nhập khẩu áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% và phiếu trừ lùi đã ghi rõ số lượng, trị giá vật tư, thiết bị nhập khẩu đã áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% cùng hồ sơ nhập khẩu. Hết lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu ghi trên Danh mục, lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế, photocopy 01 bản gửi Cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục để làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng vật tư, thiết bị nhập khẩu áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%. Điều 3. Quyết toán việc nhập khẩu, sử dụng vật tư, thiết bị được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% 1. Doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, thiết bị được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% ngoài việc phải sử dụng vật tư, thiết bị nhập khẩu đúng mục đích; có trách nhiệm quyết toán việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng vật tư, thiết bị được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% theo Danh mục đã đăng ký với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục để quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng vật tư, thiết bị được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%. 2. Thời hạn quyết toán: chậm nhất bốn mươi lăm ngày kể từ ngày hoàn thành sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 hoặc kết thúc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015, Doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng vật tư, thiết bị được áp dụng thuế nhập khẩu 0% để phục vụ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm hoặc để phục vụ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm. 3. Nội dung quyết toán: 3.1. Số lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm hoặc để phục vụ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; 3.2. Định mức tiêu hao vật tư, thiết bị nhập khẩu thực tế; 3.3. Số lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm hoặc sử dụng vào dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; 3.4. Số lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đã sử dụng vào mục đích khác; 3.5. Số lượng sản phẩm cơ khí trọng điểm đã sản xuất hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm đã hoàn thành. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 104/2010/TT-BTC ngày 22/7/2010 và khoản 5, mục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính qui định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP; - Văn phòng TW và các ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân TC; - Viện Kiểm sát nhân dân TC; - Kiểm toán Nhà nước; - Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST (PXNK). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "28/12/2010", "sign_number": "214/2010/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Chi-thi-02-2011-CT-UBND-tang-cuong-hieu-qua-cong-tac-thi-hanh-an-dan-su-Binh-Tan-Ho-Chi-Minh-327836.aspx
Chỉ thị 02/2011/CT-UBND tăng cường hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Tân Hồ Chí Minh
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH UBND QUẬN BÌNH TÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2011/CT-UBND Bình Tân, ngày 14 tháng 4 năm 2011 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO SỰ CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Nhằm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/2009/CT-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai Luật Thi hành án dân sự và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án phải được thực thi nghiêm chỉnh. Trong thời gian qua cơ quan Thi hành án dân sự quận Bình Tân đã không ngừng được kiện toàn, đội ngũ chấp hành viên đã tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng; hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự quận và công tác phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác thi hành án dân sự được duy trì khá tốt, đã phối hợp giải quyết được những vụ việc phức tạp, nhờ đó công tác thi hành án dân sự hàng năm đều vượt chỉ tiêu cấp trên giao. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn quận vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đủ điều kiện thi hành chuyển qua năm sau còn nhiều việc khiếu nại, tố cáo trong thi hành án còn diễn biến phức tạp, một số cơ quan, đơn vị đôi lúc chưa phối hợp đồng bộ. Để khắc phục những mặt hạn chế trên, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân chỉ thị các cơ quan, đơn vị quận và Ủy ban nhân dân 10 phường thực hiện các việc sau: 1. Chi cục Thi hành án dân sự quận: a) Chủ động kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Chi cục Thi hành án dân sự quận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới; thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thường xuyên tham mưu Ủy ban nhân dân quận kiện toàn Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự quận theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; b) Chủ động phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân 10 phường xác minh, phân loại và tổ chức thi hành có hiệu quả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi hành án, khắc phục tình trạng việc thi hành án tồn đọng, hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án do cấp trên giao; c) Chủ động làm các thủ tục để kiến nghị cấp trên cấp đất và ngân sách đầu tư xây dựng kho vật chứng thi hành án; 2. Phòng Tư pháp quận: a) Chủ trì, tham mưu giúp Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận xây dựng kế hoạch phổ biến Luật Thi hành án dân sự; biên soạn, in ấn tài liệu hỏi- đáp pháp luật về thi hành án dân sự; phối hợp với Bản tin Bình Tân đăng tải các nội dung liên quan đến pháp luật thi hành án dân sự; b) Tham mưu Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật. 3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan: a) Công an quận bố trí lực lượng cảnh sát hỗ trợ bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự theo kế hoạch, đảm bảo quá trình tổ chức thi hành án dân sự được an toàn, trật tự; b) Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị thực hiện công tác kiểm tra nội nghiệp bản vẽ các tài sản kê biên là bất động sản do cơ quan thi hành án chuyển đến, đảm bảo đúng diện tích, kiến trúc và tiến độ thực hiện. c) Đề nghị Tòa án nhân dân quận, Viện Kiểm sát nhân dân quận và Công an quận: Phối hợp Chi cục Thi hành án dân sự quận xử lý tang tài vật, tiền, tài sản tồn đọng, tập trung rà soát, đối chiếu theo danh sách do Chi cục Thi hành án dân sự quận cung cấp để có biện pháp xử lý đúng quy định pháp luật. 4. Ủy ban nhân dân 10 phường: Chủ động phối hợp UBMTTQ và các đoàn thể phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự cho cán bộ, công chức phường, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn phường; phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thi hành án dân sự trên địa bàn nhất là các vụ án lớn, phức tạp có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể tăng cường giám sát công tác thi hành án dân sự theo quy định pháp luật, kịp thời phản ánh những thiếu sót, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự. 6. Chi cục Thi hành án dân sự quận chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đôn đốc, nhắc nhở các ngành thực hiện định kỳ hàng quý, sáu tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị này cho Ủy ban nhân dân quận. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - UBND thành phố; - Sở Tư pháp thành phố;. - Cục THADS Tp HCM - TT/QU, TT/UBND quận; - Thành viên BCĐ THA DS quận; - Khối nội chính; ĐVSN quận; - Các phòng ban chuyên môn thuộc quận; - UBND 10 phường; - Lưu VT, TH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Văn Chính
{ "issuing_agency": "Quận Bình Tân", "promulgation_date": "14/04/2011", "sign_number": "02/2011/CT-UBND", "signer": "Huỳnh Văn Chính", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Lenh-cong-bo-Nghi-quyet-48-2001-QH10-phe-chuan-Hiep-dinh-giua-Cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-Viet-Nam-va-Hop-chung-quoc-Hoa-Ky-ve-thuong-mai-15-2001-L-CT-60734.aspx
Lệnh công bố Nghị quyết 48/2001/QH10 phê chuẩn "Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thương mại 15/2001/L-CT
CHỦ TỊCH NƯỚC ***** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 15/2001/L-CTN Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2001 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992; Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội; Căn cứ vào Điều 50 của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, NAY CÔNG BỐ: Nghị quyết số 48/2001/QH10 về việc phê chuẩn "Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại", đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 28-11-2001. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trần Đức Lương
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "04/12/2001", "sign_number": "15/2001/L-CTN", "signer": "Trần Đức Lương", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-76-2003-ND-CP-huong-dan-ap-dung-bien-phap-dua-vao-co-so-giao-duc-51074.aspx
Nghị định 76/2003/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 76/2003/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 76/2003/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định cụ thể về đối tượng; trình tự, thủ tục đưa người vào cơ sở giáo dục; tổ chức cơ sở giáo dục; chế độ quản lý người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và những quy định khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Điều 2. Đưa vào cơ sở giáo dục 1. Đưa vào cơ sở giáo dục là biện pháp xử lý hành chính nhằm giúp đỡ, giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 3 Nghị định này có điều kiện học văn hoá, học nghề, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục để sửa chữa lỗi lầm, sớm trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội. 2. Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm. Điều 3. Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục 1. Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bao gồm những người có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi phạm trở lên trong một năm), nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định: a) Xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; b) Xâm phạm tài sản của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài; c) Gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ; d) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đ) Tổ chức cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. 2. Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi; người trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam. Thời điểm tính độ tuổi nêu trên là ngày ký quyết định đưa vào cơ sở giáo dục; căn cứ pháp lý để xác định độ tuổi là giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì phải căn cứ vào giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu. 3. Các trường hợp sau đây thì không ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục hoặc không bắt họ tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà chuyển hồ sơ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với họ theo quy định của pháp luật: a) Người đã bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng đến ngày ký quyết định đưa vào cơ sở giáo dục thì họ đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam; b) Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng chưa chấp hành mà bỏ trốn, đến khi bị bắt lại đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam. 4. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người không có Quốc tịch Việt Nam, người mang hộ chiếu nước ngoài. Điều 4. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một năm, kể từ khi đối tượng bị áp dụng biện pháp này thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này. Nếu trong thời hạn nêu trên, người có hành vi vi phạm cố tình trốn tránh thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. Điều 5. Nguyên tắc xử lý 1. Mọi hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. 2. Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải bảo đảm đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. 3. Khi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải căn cứ vào quy định của pháp luật; căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nhân thân của người vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính để quyết định cho phù hợp. 4. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải học tập, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục để trở thành công dân có ích cho xã hội. 5. Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng để làm ăn, sinh sống lương thiện; khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Điều 6. Thành lập và quản lý cơ sở giáo dục 1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước. Cơ sở giáo dục được thành lập theo từng khu vực. Trường hợp địa phương có nhiều đối tượng thuộc diện cần áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương mình. 2. Cơ sở giáo dục được quy hoạch, thiết kế, xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Công an, nhằm bảo đảm phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục trại viên và bảo đảm các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường. 3. Bộ Công an thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục. Điều 7. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục 1. Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục; cho việc lập, xét duyệt hồ sơ; cho việc tổ chức đưa người vào cơ sở giáo dục, truy tìm đối tượng bỏ trốn; cho ăn, mặc, ở, học tập, phòng bệnh, chữa bệnh của trại viên do ngân sách nhà nước cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an. 2. Cơ sở giáo dục được tiếp nhận sự tài trợ, giúp đỡ về vật chất của các tổ chức, cá nhân; được tham gia hợp đồng, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của cơ sở giáo dục. Điều 8. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Trại viên là người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục tại cơ sở giáo dục. 2. Người đang ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mức không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và theo chỉ định của bác sĩ phải điều trị trong một thời gian nhất định mới có thể bình phục trở lại. 3. Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo. 4. Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt là các trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là người lao động duy nhất để đảm bảo cuộc sống gia đình; gia đình bị thiên tai, hoả hoạn lớn hoặc có thân nhân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai khác để khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh. Chương 2: THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục 1. Đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, có nơi cư trú nhất định và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục gồm có bản tóm tắt lý lịch, biên bản, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; văn bản về các biện pháp giáo dục đã được áp dụng; nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan. 2. Đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, thụ lý, điều tra trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục án và các biện pháp giáo dục đã bị áp dụng (nếu có). 3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp tổ chức quản lý chặt chẽ các đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đưa họ vào cơ sở giáo dục. 4. Công an các cấp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục. 5. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải giao hồ sơ cho cơ quan Công an cùng cấp để xác minh, thẩm tra hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm xác minh, thẩm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo xác minh, thẩm tra của cơ quan Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi hồ sơ, kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn. 6. Trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện thụ lý, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi hồ sơ, kèm theo văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 7. Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, thụ lý, điều tra trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục thì cơ quan Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Nghị định này. Điều 10. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục 1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, trong đó Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng. 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ, làm báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Trường hợp các ý kiến biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo ý kiến có biểu quyết của thường trực Hội đồng tư vấn. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp gửi kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. 3. Đại diện Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Hội đồng tư vấn. Điều 11. Chuyển hồ sơ của đối tượng có dấu hiệu phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để đề xuất hoặc quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, nếu xét thấy các hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì người có thẩm quyền phải làm công văn và chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự. Điều 12. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh Trong trường hợp một người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Cơ quan đã thụ lý hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ đó cho Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh để tiến hành các thủ tục đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Điều 13. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn. 2. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho Công an cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và giao cho người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trước khi thi hành. 3. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản được áp dụng; thời hạn phải chấp hành quyết định; nơi chấp hành quyết định theo hướng dẫn của Bộ Công an; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật. Điều 14. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục 1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp này được đưa đi cơ sở giáo dục. Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, Công an cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Công an cấp tỉnh trong việc đảm bảo thi hành quyết định đó. 2. Trường hợp cần phải có thời gian để tiến hành các thủ tục trước khi đưa người có quyết định vào cơ sở giáo dục thì Công an cấp tỉnh ra quyết định quản lý họ tại Công an cấp tỉnh trong thời hạn không quá 05 ngày để tiến hành các thủ tục cần thiết. Thời gian bị quản lý tại Công an cấp tỉnh được tính vào thời hạn chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục. Chế độ ăn, ở của người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong thời gian bị quản lý tại Công an cấp tỉnh được hưởng như chế độ ăn, ở của trại viên cơ sở giáo dục. Công an cấp tỉnh phải bố trí nơi giành riêng cho việc quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong thời gian họ bị quản lý tại Công an cấp tỉnh. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc quản lý đối tượng tại Công an cấp tỉnh trong trường hợp này. 3. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải có hồ sơ kèm theo; hồ sơ gồm có: a) Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục; b) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; c) Danh bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; d) Những tài liệu cần thiết khác có liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có). 4. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải đối chiếu, kiểm tra người được giao nhận với hồ sơ, căn cước, chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận đối tượng. Điều 15. Cưỡng chế thi hành quyết định Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì có thể bị khoá tay, áp giải hoặc bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an để buộc người đó phải chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Điều 16. Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục hết thời hiệu thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp người bị đưa vào cơ sở giáo dục cố tình trốn tránh việc thi hành thì thời hiệu nêu trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh được chấm dứt. Điều 17. Truy tìm và bắt giữ đối tượng đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bỏ trốn 1. Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở thì Trưởng Công an cấp huyện nơi người đó cư trú hoặc nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm. 2. Trường hợp trại viên cơ sở giáo dục bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi cơ sở giáo dục không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định. 3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm, bắt giữ đối tượng bỏ trốn. Khi tiến hành bắt giữ, nếu đối tượng có hành vi chống đối thì được áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định tại Điều 15 Nghị định này để buộc người đó phải chấp hành. Uỷ ban nhân dân và Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các cơ quan nói trên trong việc truy tìm, bắt giữ đối tượng bỏ trốn. Khi phát hiện đối tượng có quyết định truy tìm, mọi người đều có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất hoặc bắt và dẫn giải ngay đối tượng đến các cơ quan nói trên. 4. Khi bắt được đối tượng bỏ trốn hoặc nhận bàn giao đối tượng, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai của người đó; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết để đến nhận đối tượng. Khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận đối tượng và đưa họ về cơ sở giáo dục; việc giao nhận đối tượng phải được lập biên bản theo đúng quy định. Trong thời gian chờ cơ quan đã ra quyết định truy tìm đến nhận đối tượng, nếu cần thiết thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định tạm giữ hành chính theo quy định của pháp luật hoặc chuyển đối tượng lên Công an cấp tỉnh để quản lý họ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này. Nghiêm cấm việc tạm giữ đối tượng trong các phòng tạm giữ, tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ hành chính. Điều 18. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục 1. Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa đến chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục, được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây: a) Đang ốm nặng có chứng nhận của Trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên; b) Đang mang thai có chứng nhận của Trung tâm y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; c) Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt, có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Khi hết thời hạn được hoãn hoặc khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tiếp tục thi hành ngay. 2. Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa đến chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục, được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây: a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo, có chứng nhận của bệnh viện hoặc Trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội; b) Có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công trong thời gian được hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Giám đốc Công an cùng cấp thẩm tra, xác minh các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi ra quyết định. Chương 3: TỔ CHỨC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ TRẠI VIÊN Điều 19. Tổ chức cơ sở giáo dục 1. Tổ chức, bộ máy của cơ sở giáo dục gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc, cán bộ quản lý, giáo dục, dạy văn hoá, dạy nghề; cán bộ hậu cần, kỹ thuật, y tế và lực lượng Cảnh sát bảo vệ. 2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở giáo dục; quyết định biên chế và tổ chức bộ máy của cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. Quy mô mỗi cơ sở giáo dục quản lý từ 500 đến 2.500 trại viên. Cơ sở giáo dục có trên 1.000 trại viên có thể thành lập các phân khu theo quy định của Bộ Công an. Điều 20. Giám đốc, Phó giám đốc cơ sở giáo dục 1. Giám đốc cơ sở giáo dục là người đứng đầu cơ sở giáo dục và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục. 2. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Điều 21. Tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc và cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục 1. Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ quản lý, giáo dục, cán bộ hậu cần, y tế và Cảnh sát bảo vệ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật. 2. Giám đốc, Phó giám đốc phải là người tốt nghiệp một trong các trường: Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Đại học Luật, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Sư phạm và phải có kinh nghiệm về quản lý, giáo dục những người vi phạm pháp luật. 3. Cán bộ quản lý, giáo dục, cán bộ dạy văn hoá, dạy nghề và chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp Trung học Cảnh sát, Trung học An ninh hoặc tương đương trở lên. 4. Sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ quản lý, dẫn giải, bảo vệ phải là những người đã được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ chuyên ngành theo quy định của Bộ Công an. Điều 22. Điều chuyển trại viên Để phù hợp với quy mô quản lý trại viên của các cơ sở giáo dục hoặc do yêu cầu nghiệp vụ, Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng có thể ra quyết định điều chuyển trại viên từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác theo quy định của Bộ Công an. Điều 23. Trích xuất trại viên 1. Trích xuất trại viên là việc tạm thời đưa trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để họ tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó. Thời hạn trích xuất trại viên được tính vào thời hạn chấp hành tại cơ sở giáo dục. 2. Khi có yêu cầu trích xuất, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có công văn gửi Giám đốc cơ sở giáo dục, trong đó phải ghi rõ họ, tên người cần trích xuất, lý do và thời hạn trích xuất. Căn cứ vào công văn yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định trích xuất trại viên. Quyết định trích xuất trại viên phải ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ của người được trích xuất; cơ quan yêu cầu trích xuất, mục đích và thời hạn trích xuất, cấp bậc, chức vụ của người ký trích xuất. 3. Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa người có quyết định trích xuất đi và trả lại cho cơ sở giáo dục theo đúng thời hạn đã ghi trong quyết định trích xuất. Khi giao nhận người theo quyết định trích xuất phải lập biên bản theo đúng quy định. Điều 24. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục 1. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà sau đó phát hiện hành vi vi phạm đó có dấu hiệu tội phạm và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau: a) Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định đưa vào cơ sở giáo dục và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủy quyết định, phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nếu sau đó hành vi này của đối tượng có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển lại hồ sơ của đối tượng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với người đó. b) Trường hợp người đó đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời, thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa họ vào cơ sở giáo dục để biết. Nếu sau đó hành vi của đối tượng có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển lại hồ sơ của đối tượng cho cơ sở giáo dục để họ tiếp tục chấp hành quyết định. Trường hợp đối tượng bị áp dụng một trong các hình phạt được quy định trong Bộ Luật Hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng đã nhận hồ sơ và đối tượng trước đó phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục biết cụ thể về loại hình phạt, thời hạn bị áp dụng, nơi chấp hành bản án và những nội dung khác có liên quan. Đồng thời phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi trước đó đã ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục để hủy quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với họ. Trường hợp đối tượng bị áp dụng hình phạt tù thì thời gian đã chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Hai ngày chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được tính bằng một ngày chấp hành hình phạt tù. 2. Trường hợp phát hiện người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định thì giải quyết như sau: Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Trường hợp người đó đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở giáo dục ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nếu sau đó, đối tượng bị áp dụng hình phạt tù thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù hoặc là hình phạt tù có thời hạn, nhưng được hưởng án treo thì người đó vẫn có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Điều 25. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục 1. Trại viên đã chấp hành được một nửa thời hạn nêu trong quyết định, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Trong thời hạn chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục, mỗi người chỉ được giảm 1 lần; trường hợp trại viên đã được giảm thời hạn nhưng sau đó lại lập công thì có thể được xét giảm lần thứ 2. 2. Trong trường hợp trại viên bị ốm nặng, cần đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian tạm đình chỉ được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở giáo dục. Trại viên là phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Trại viên bị mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. 3. Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở giáo dục. Quyết định này phải được gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú. 4. Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ và miễn chấp hành quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Điều 26. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục 1. Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong trường hợp người đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi cơ quan Công an cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi về địa phương, người đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục phải đến trình diện Công an xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú. 2. Người đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục được nhận lại tiền, vật gửi lưu ký tại cơ sở (nếu có); được cơ sở giáo dục cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) để trở về nơi cư trú và phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị dùng cho lao động, học tập, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục cho mượn, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường. Chương 4: CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI TRẠI VIÊN Điều 27. Chế độ quản lý trại viên 1. Trại viên phải lao động, học tập và sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát của cơ sở giáo dục. Căn cứ vào số lượng trại viên, thời hạn giáo dục, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ vi phạm, tình trạng sức khoẻ, giới tính, lứa tuổi của từng loại đối tượng, Giám đốc cơ sở giáo dục có biện pháp tổ chức quản lý, giáo dục đối với họ cho phù hợp, theo quy định của Bộ Công an. 2. Trại viên được bố trí ở buồng tập thể theo đội, tổ hoặc nhóm phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục từng loại đối tượng. Trại viên được bố trí giường (hoặc sàn nằm), có chiếu, màn, tấm đắp; chỗ nằm của mỗi trại viên tối thiểu là 2,5 m2. Khu vực ở của nam, nữ tách riêng. 3. Trại viên được mang vào cơ sở giáo dục những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Điều 28. Chế độ ăn, mặc 1. Mỗi năm, mỗi trại viên được cấp 02 bộ quần áo dài, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 01 đôi dép, 01 bàn chải đánh răng, 01 áo mưa, 01 chiếc mũ che mưa nắng; mỗi quý được cấp 01 hộp kem đánh răng, 0,6 kg xà phòng; 02 năm được cấp 01 chăn, 01 màn; đối với những vùng rét phía bắc, trại viên được cấp thêm 01 áo ấm và 01 chăn bông dùng trong 02 năm. Trại viên là phụ nữ được cấp tiền vệ sinh cá nhân mỗi tháng tương đương với 02 kg gạo tính theo giá thị trường của từng địa phương. 2. Định mức ăn hàng tháng của trại viên được quy định như sau: gạo 15 kg, thịt hoặc cá 0,8 kg, đường 0,3 kg, muối 0,5 kg, nước mắm 01 lít, rau xanh 15 kg, chất đốt 15 kg củi hoặc tương đương. Ngày lễ, ngày Tết dương lịch được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết Nguyên đán được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường. Đối với những người lao động nặng hoặc trong môi trường độc hại, định lượng ăn trong tháng có thể tăng thêm theo quy định của pháp luật. Các tiêu chuẩn ăn được tính theo giá thị trường của từng địa phương. 3. Chế độ ăn, nghỉ đối với trại viên bị bệnh do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định theo chỉ định của cơ quan y tế. Điều 29. Chế độ sinh hoạt, học tập 1. Trại viên được hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí; được đọc sách, báo, nghe đài, nghe phổ biến thời sự, chính sách, được xem vô tuyến truyền hình theo quy định của Bộ Công an. 2. Trại viên được học văn hoá để xoá mù chữ mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 4 giờ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục, Giám đốc có thể sắp xếp thời gian học văn hoá cho những đối tượng khác. 3. Trại viên được học các chương trình giáo dục công dân mỗi tuần một buổi, mỗi buổi 4 giờ. 4. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, cơ sở giáo dục, có thể bố trí cho trại viên lao động kết hợp với học những nghề phù hợp. 5. Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình học tập và đào tạo, bố trí giáo viên dạy văn hoá, dạy nghề cho các cơ sở giáo dục. Điều 30. Chế độ lao động 1. Trại viên lao động mỗi ngày 8 giờ, được nghỉ các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp có công việc đột xuất, Giám đốc cơ sở có thể yêu cầu trại viên lao động thêm giờ nhưng cũng không quá 2 giờ trong một ngày và phải được nghỉ bù. 2. Trại viên phải hoàn thành định mức lao động được giao. Ngoài giờ lao động hàng ngày theo quy định, cơ sở giáo dục có thể cho phép trại viên lao động thêm để cải thiện đời sống theo nguyện vọng của họ nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật. 3. Đối với những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động thì cơ sở giáo dục có trách nhiệm trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. Trường hợp làm ca đêm, làm việc ngoài giờ theo yêu cầu đột xuất, làm việc trong các điều kiện độc hại hoặc công việc nặng nhọc thì được bồi dưỡng theo quy định. 4. Trường hợp trại viên bị tai nạn lao động thì cơ sở giáo dục phải tổ chức cứu chữa kịp thời và làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật. Điều 31. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục 1. Cơ sở giáo dục quản lý thống nhất kết quả lao động của cơ sở mình để chi phí cho việc khám, chữa bệnh, bù đắp một phần cho chi phí ăn uống, sinh hoạt của trại viên, khen thưởng cho trại viên có thành tích trong lao động và học tập; để bổ sung cho quỹ phúc lợi của cơ sở; đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục; chi cho việc khen thưởng cán bộ, chiến sĩ của cơ sở giáo dục có thành tích trong tổ chức quản lý sản xuất. Trại viên lao động vượt chỉ tiêu được giao, sẽ được sử dụng một phần kết quả vượt chỉ tiêu đó. 2. Bộ Công an quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục. Điều 32. Chế độ khám, chữa bệnh và giải quyết trường hợp trại viên bị chết 1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở giáo dục tổ chức khám sức khoẻ và có biện pháp phòng bệnh cho trại viên. Tiền thuốc, khám, chữa bệnh thường xuyên hàng tháng cho mỗi trại viên được cấp tương đương với 02kg gạo theo giá thị trường của từng địa phương. Trường hợp trại viên bị bệnh, thì căn cứ vào chỉ định của cán bộ y tế, Giám đốc cơ sở giáo dục xét cho họ tạm nghỉ lao động, học tập hoặc giảm định mức, giảm giờ lao động trong thời gian bị bệnh; trường hợp cần thiết thì cho điều trị tại bệnh xá của cơ sở hoặc cho đi bệnh viện; trường hợp ốm nặng, cần đưa về gia đình điều trị thì Giám đốc cơ sở giáo dục báo cáo Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định theo quy định tại Điều 25 Nghị định này. 2. Trường hợp trại viên bị chết thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết, có trại viên cùng cơ sở giáo dục làm chứng, đồng thời, phải gửi giấy báo tử cho gia đình người chết biết và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trước đây họ cư trú. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục nêu trên, Giám đốc cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức mai táng tử thi; kinh phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp thân nhân người chết có đơn đề nghị đưa tử thi về mai táng thì Giám đốc cơ sở giáo dục có thể quyết định cho họ đưa tử thi về mai táng. Đơn đề nghị đưa tử thi về mai táng phải có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã và phải cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Điều 33. Chế độ thăm gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà 1. Trại viên được gặp người thân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 2 giờ tại nhà tiếp đón của cơ sở giáo dục và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp. Trường hợp gặp lâu hơn thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục, nhưng cũng không quá 4 giờ. Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và nội quy cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà tiếp đón của cơ sở giáo dục. 2. Người đến thăm trại viên phải có giấy chứng minh nhân dân, đơn xin thăm, nếu là vợ hoặc chồng đến thăm và được nghỉ qua đêm thì phải có thêm giấy đăng ký kết hôn. 3. Trại viên được nhận và gửi thư; được nhận quà, tiền (Việt Nam); các thư và quà đều phải qua kiểm tra của cơ sở giáo dục. Riêng tiền mặt, trại viên phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở giáo dục để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Điều 34. Chế độ khen thưởng, kỷ luật 1. Trại viên có thành tích trong rèn luyện, học tập và chấp hành tốt quy định của pháp luật, nội quy cơ sở giáo dục thì được khen thưởng bằng các hình thức: biểu dương, khen, thưởng tiền mặt hoặc hiện vật, tăng số lần và thời gian gặp người thân, được xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. 2. Trại viên vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giáo dục, chây lười lao động, học tập; không tự giác sửa chữa lỗi lầm, thường xuyên không hoàn thành định mức lao động được giao thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức: cảnh cáo, hạn chế số lần gặp người thân, hạn chế nhận quà, bị cách ly tại buồng kỷ luật từ 07 đến 10 ngày; nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã được giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa, không tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đóng xem xét quyết định việc đưa người đó vào cơ sở giáo dục theo thủ tục chung quy định tại Điều 10 Nghị định này. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước đây đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục để biết. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này. Điều 35. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính 1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về việc áp dụng biện pháp đó. 2. Mọi công dân đều có quyền tố cáo những hành vi trái pháp luật trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. 3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thủ tục giải quyết khởi kiện hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hoặc theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Chương 5: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Công an Bộ Công an có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, đảm bảo cho các hoạt động đó theo đúng quy định của pháp luật; ban hành nội quy cơ sở giáo dục, các biểu mẫu để thực hiện thống nhất; phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Tài chính Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho việc xây dựng, tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục và các hoạt động khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an đã được duyệt. Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Y tế Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng bệnh; khám, chữa bệnh cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng chương trình giáo dục, hướng dẫn dạy văn hoá, dạy nghề và thực hiện các chế độ bảo hiểm lao động cho trại viên theo quy định của pháp luật. Điều 40. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này; cấp đất cho việc xây dựng cơ sở giáo dục; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục đóng tại địa phương mình hoàn thành nhiệm vụ; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch quản lý, giáo dục những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục nhưng chưa thực sự tiến bộ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này; có chính sách giúp đỡ những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục tìm việc làm, sớm ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. Chương 6: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 41. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 32/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế về cơ sở giáo dục. Điều 42. Hướng dẫn thi hành Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này. Điều 43. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "27/06/2003", "sign_number": "76/2003/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-18-2014-TT-BGTVT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-vat-lieu-han-thiet-bi-ap-luc-giao-thong-van-tai-238909.aspx
Thông tư 18/2014/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vật liệu hàn thiết bị áp lực giao thông vận tải mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/2014/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2014 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VẬT LIỆU VÀ HÀN THIẾT BỊ ÁP LỰC TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu và hàn thiết bị áp lực trong giao thông vận tải. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu và hàn thiết bị áp lực trong giao thông vận tải. Mã số đăng ký: QCVN 71: 2014/BGTVT. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 8 năm 2014. Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 71: 2014/BGTVT VỀ VẬT LIỆU VÀ HÀN THIẾT BỊ ÁP LỰC TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI National Technical Regulation for Material and Welding of Pressure Equipments of Transport Lời nói đầu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu và hàn thiết bị áp lực trong giao thông vận tải QCVN 71: 2014/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 18/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 5 năm 2014. MỤC LỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh 2. Đối tượng áp dụng 3. Giải thích từ ngữ II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Chương 1: QUY ĐỊNH VỀ VẬT LIỆU DÙNG CHO THIẾT BỊ ÁP LỰC 1. Quy định chung 2. Cấp thép 3. Độ bền thiết kế 4. Vật liệu thay thế và chi tiết thay thế 5. Các giới hạn về ứng dụng của các loại vật liệu 6. Vật liệu cho các ứng dụng nhiệt độ thấp 7. Vật liệu sử dụng ở nhiệt độ cao 8. Thử nghiệm vật liệu Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ HÀN THIẾT BỊ ÁP LỰC 1. Quy định chung 2. Các phương pháp hàn, cắt áp dụng trong hàn thiết bị áp lực 3. Vật liệu hàn 4. Liên kết mối hàn 5. Quy trình hàn 6. Kiểm tra, chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra chất lượng thiết bị, vật liệu, hàn 7. Kiểm tra chất lượng Chương 3: QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ CHẾ TẠO, CƠ SỞ THỬ NGHIỆM, CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THỢ HÀN, GIÁM SÁT VIÊN HÀN, NHÂN VIÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU, HÀN VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC 1. Quy định chung 2. Đánh giá 3. Năng lực và nhân sự của cơ sở 4. Kiểm soát thiết bị đo, kiểm tra và thử 5. Đào tạo và chứng nhận nhân viên III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỤ LỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VẬT LIỆU VÀ HÀN THIẾT BỊ ÁP LỰC TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI National Technical Regulation for Material and Welding of Pressure Equipments of Transport I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về vật liệu và hàn khi thiết kế, chế tạo, sửa chữa, hoán cải, khai thác sử dụng, nhập khẩu, quản lý, thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các thiết bị áp lực trong giao thông vận tải theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải (QCVN 67: 2013/BGTVT). 2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vật liệu và hàn thiết bị áp lực trong giao thông vận tải khi thiết kế, chế tạo, sửa chữa, hoán cải, khai thác sử dụng, nhập khẩu, quản lý, thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các thiết bị này. 3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ, ký hiệu dưới đây được hiểu như sau: 3.1. Đăng kiểm là Cục Đăng kiểm Việt Nam - Vietnam Register (VR). 3.2. Thiết bị áp lực (sau đây ký hiệu là TBAL) là các bình, bồn, bể, xi téc ô tô, chai, thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, các chất lỏng hay chất rắn dạng bột chịu áp lực hoặc không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar; hệ thống khí nén hoặc khí hóa lỏng; hệ thống lạnh, hệ thống điều chế và nạp khí. Nó bao gồm cả các bộ phận, các van, áp kế, và các thiết bị khác ghép nối với nhau từ điểm đầu tiên nối với hệ thống ống. 3.3. Cơ sở chế tạo (sản xuất) là tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải cách thiết bị được Đăng kiểm đánh giá, chứng nhận. 3.4. Cơ sở thử nghiệm là các trạm thử, phòng thí nghiệm (được gọi là Phòng thí nghiệm) của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị áp lực, vật liệu và hàn... được Đăng kiểm chứng nhận hoặc thừa nhận. 3.5. NDT là ký hiệu viết tắt của phương pháp thử, kiểm tra không phá hủy. 3.6. Thợ hàn tay là thợ hàn, người cầm và thao tác bằng tay kìm cặp que hàn, mỏ hàn, đèn hàn hoặc mỏ hàn hơi. 3.7. Thợ hàn máy là thợ hàn, người thao tác thiết bị hàn được cơ giới hóa một phần hoặc toàn bộ về chuyển động tương đối giữa kìm hàn, mỏ hàn, đèn hàn hoặc mỏ hàn hơi và chi tiết hàn. 3.8. Hàn là quá trình tạo ra liên kết không thể tháo rời bằng cách thiết lập sự liên kết giữa các phần được nối. 3.9. Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng là các nhân viên, kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra và thử thiết bị áp lực; kiểm tra, thử bằng các phương pháp phá hủy (DT), không phá hủy (NDT), phân tích thành phần hóa học vật liệu và hàn; thử và kiểm tra khả năng chịu áp lực, thử kín áp lực, thử chân không thiết bị áp lực. 3.10. Cơ sở kiểm tra chuyên môn là cơ sở được Đăng kiểm đánh giá, chứng nhận đủ năng lực bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, kiểm tra sát hạch về thợ hàn, giám sát viên hàn, kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng. 3.11. Tư thế hàn bằng là vị trí hàn trong đó mối hàn được thực hiện từ phía trên của liên kết tại một điểm ở đó trục đường hàn gần như nằm ngang và bề mặt mối hàn nằm gần như trên mặt phẳng nằm ngang. 3.12. Tư thế hàn ngang là vị trí hàn trong đó bề mặt mối hàn nằm gần như trên mặt phẳng thẳng đứng và trục đường hàn gần như nằm ngang. 3.13. Tư thế hàn đứng là vị trí hàn trong đó trục đường hàn và bề mặt mối hàn nằm gần như thẳng đứng. 3.14. Tư thế hàn trần là vị trí hàn trong đó trục đường hàn được thực hiện từ phía dưới của liên kết. 3.15. WPS là ký hiệu viết tắt của quy trình hàn. 3.16. pWPS là ký hiệu viết tắt của quy trình hàn sơ bộ. 3.17. WPAR là ký hiệu viết tắt của biên bản chấp nhận quy trình hàn. II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Chương 1 QUY ĐỊNH VỀ VẬT LIỆU DÙNG CHO THIẾT BỊ ÁP LỰC 1. Quy định chung 1.1. Vật liệu sử dụng để chế tạo thiết bị áp lực phải tuân thủ các quy định của Phần II - Chương 1, Điều 3 “Quy định chung về vật liệu chế tạo thiết bị áp lực” trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải - QCVN 67: 2013/BGTVT và quy định trong Chương này. Khi sử dụng vật liệu không được quy định trong Chương này thì vật liệu phải tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng tương đương. 1.2. Các vật liệu sử dụng để chế tạo các thiết bị áp lực có cấu tạo hàn phải thỏa mãn tính hàn và phải được thử, kiểm tra tại các cơ sở thử nghiệm đã được Đăng kiểm chứng nhận. 1.3. Ký hiệu được sử dụng cho các đặc tính của vật liệu Rm Độ bền kéo nhỏ nhất của cấp vật liệu được đề cập đến ở nhiệt độ phòng RT Độ bền kéo nhỏ nhất của cấp vật liệu được đề cập đến ở nhiệt độ thiết kế T Re Độ bền chảy nhỏ nhất của cấp vật liệu được đề cập đến ở nhiệt độ phòng Khi tiêu chuẩn vật liệu chỉ ra giá trị nhỏ nhất của ReL hoặc Rp0.2 (Rp1.0 đối với thép Austenit) hoặc Rt0.5, những giá trị này được lấy tương ứng với Re Re(T) Giá trị nhỏ nhất của Re hoặc Rp0,2 (Rp1,0 đối với thép Austenit) của cấp vật liệu được đề cập đến ở nhiệt độ T SRt Ứng suất trung bình ước tính gây đứt trong thời gian t (ở nhiệt độ T) của các cấp vật liệu cụ thể. SR Ứng suất trung bình ước tính gây đứt trong 100000 h ở nhiệt độ thiết kế T của cấp vật liệu được đề cập; nếu độ lớn của dải phân tán các kết quả thử nghiệm vượt quá ±20% giá trị trung bình, thì SR sẽ được lấy bằng 1,25 lần ứng suất phá hủy nhỏ nhất. S’C Ứng suất trung bình ước tính gây dãn dài (dão) 1% trong 100000 h ở nhiệt độ thiết kế T đối với các vật liệu được xét đến. f Độ bền kéo của vật liệu được xét đến ở nhiệt độ phòng 2. Cấp thép Vật liệu thép Các bon loại tấm sử dụng để chế tạo thiết bị áp lực được phân thành 7 cấp chính theo Bảng 1. Bảng 1. Cấp của thép Cấp thép Giới hạn chảy Giới hạn bền kéo MPa ksi MPa ksi A 170 25 310 45 B 205 30 345 50 C 230 33 380 55 D 240 35 415 60 E 260 38 450 65 F 290 42 485 70 G 310 45 515 75 2.1. Thành phần hóa học Thành phần hóa học của vật liệu chế tạo thiết bị áp lực phải phù hợp với những yêu cầu quy định ở Bảng 2. Bảng 2. Thành phần hóa học Thành phần Hàm lượng % Cấp A Cấp B Cấp C Cấp D Cấp E Cấp F Cấp G C, (max) 0.15 0.22 0.25 0.25 0.27 0.31 0.31 Mn, (max) 0.90 0.90 0.90 1.20 1.20 1.20 1.35 P, (max) 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 S, (max) 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 0.035 Si * Cu, khi được quy định, min 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 * Thép lắng có thể được cung cấp theo yêu cầu của nhà sản xuất cho các cấp thép A, B, và C. Thép lắng yêu cầu cho cấp thép từ D đến cấp G. Khi hàm lượng Si được quy định, hàm lượng Si sẽ trong phạm vi từ 0,15 đến 0,30. Khi hàm lượng Al (nhôm) được quy định, tổng hàm lượng Al sẽ trong phạm vi từ 0,020 đến 0,080. 2.2. Tính chất cơ học Vật liệu sử dụng để chế tạo thiết bị áp lực phải có tính chất cơ học như quy định ở Bảng 3. Bảng 3. Tính chất cơ học Cấp A Cấp B Cấp C Cấp D Cấp E Cấp F Cấp G Độ bền kéo min, ksi 45 50 55 60 65 70 75 min, MPa 310 345 380 415 450 485 515 max, ksi 60 65 70 75 85 90 95 max, MPa 415 450 485 515 585 620 655 Giới hạn chảy min, ksi 25 30 33 35 38 42 45 min, MPa 170 205 230 240 260 290 310 3. Độ bền thiết kế 3.1. Độ bền kéo thiết kế (f) Độ bền kéo thiết kế được sử dụng với các công thức trong Quy chuẩn này và được đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010. Các độ bền kéo thiết kế cho các vật liệu không đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 phải được xác định theo Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010 làm cơ sở để thiết kế. Với các độ bền thiết kế đó, phải áp dụng những thông số sau một cách phù hợp: a) Hệ số bền mối hàn; b) Hệ số làm yếu do khoét lỗ; c) Hệ số chất lượng đúc được lấy theo một trong các thông số sau: (i) Thép đúc cacbon, thép cacbon-mangan, thép hợp kim thấp và hợp kim cao: 0,80. (ii) Gang cầu và kim loại màu: 0,90. (iii) Với (i) và (ii), khi được kiểm nghiệm bởi thử nghiệm bổ sung theo TCVN 6008: 1,0. (iv) Gang: 1,0. Với một số thiết bị áp lực hoạt động dưới điều kiện đặc biệt và theo yêu cầu của người thiết kế, có thể chấp nhận giảm độ bền thiết kế để: - Giới hạn độ võng trong các cụm lắp kín; - Cho phép mỏi bất thường, sự mỏi do ăn mòn hay điều kiện ăn mòn ứng suất; - Cho phép tuổi thọ kéo dài cá biệt, hay - Đưa ra các điều kiện thiết kế khác không dự kiến được nằm trong tiêu chuẩn độ bền thiết kế trong Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010. 3.2. Độ bền kéo thiết kế cho vật liệu phủ (vật liệu nhiều lớp) và vật liệu lót Các yêu cầu sau áp dụng: a) Các lớp lót chống ăn mòn: Chiều dày của vật liệu sử dụng cho lớp lót phải không bao gồm trong tính toán chiều dày thành cần thiết của bình được lót. Độ bền thiết kế phải là độ bền của vật liệu cơ bản đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 tại nhiệt độ thiết kế; b) Tấm được phủ toàn bộ không tính độ dày của lớp phủ: Trừ trường hợp được phép trong (c), các tính toán thiết kế cần dựa trên cơ sở chiều dày tổng của tấm được phủ trừ đi chiều dày tối thiểu định mức của lớp phủ. Phần chiều dày vượt quá hợp lý của lớp phủ thực hay của kim loại hàn chống ăn mòn có thể đưa vào trong tính toán thiết kế như một chiều dày tương đương của vật liệu cơ sở. Giá trị độ bền thiết kế sẽ là giá trị đưa ra cho vật liệu cơ sở trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 tại nhiệt độ thiết kế; c) Tấm được phủ toàn bộ có tính độ dày lớp phủ: Khi các mối nối tấm được hoàn thiện bằng lớp kim loại hàn chống ăn mòn trên mối hàn nối vật liệu cơ sở nhằm mục đích phục hồi lớp phủ, thì tính toán thiết kế có thể dựa trên việc sử dụng độ bền thiết kế cho vật liệu cơ sở đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010, sử dụng chiều dày tổng bằng: t = tb + tc x Trong đó: tb Chiều dày danh nghĩa của vật liệu cơ sở trừ đi phần bổ sung do ăn mòn, tính bằng milimét (mm); tc Chiều dày danh nghĩa của vật liệu phủ trừ đi phần bổ sung do ăn mòn tính bằng milimét (mm); fc Độ bền kéo thiết kế cho lớp phủ ở nhiệt độ thiết kế, tính bằng megapascal (MPa); fb Độ bền kéo thiết kế cho vật liệu cơ bản ở nhiệt độ thiết kế, tính bằng megapascal (MPa); Khi fc lớn hơn fb, thì giá trị fc/fb phải lấy bằng 1. Các bình hàn mà trong đó lớp phủ được gộp trong tính toán chiều dày thành phải là bình cấu tạo loại 1 hoặc 2A (xem Bảng 1.4) khi chịu áp suất trong. d) Khi các ống được làm từ vật liệu composit cùng các điều kiện tải trọng khác cho phép thì phải sử dụng các yêu cầu của 3.2.(c). 3.3. Độ bền kéo thiết kế cho ứng dụng nhiệt độ thấp Độ bền kéo thiết kế ở nhiệt độ làm việc nhỏ nhất dưới 50oC phải không vượt quá các giá trị đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 và Bảng 3.21.5 của TCVN 8366: 2010 ở 50oC trừ trường hợp nêu ra tại 3.4. Nhiệt độ làm việc nhỏ nhất ở độ bền này phải được xác định tại 6. 3.4. Độ bền kéo thiết kế giảm đối với ứng dụng nhiệt độ thấp Các thép ống, thép tấm, thép rèn, các chi tiết đúc, mối hàn bằng thép cacbon và cacbon-mangan có thể được sử dụng ở nhiệt độ giảm đến dưới 50oC nhiệt độ cho phép về độ bền thiết kế của các bình khi áp suất và ứng suất bị giảm ở nhiệt độ thấp, ví dụ như với khí hóa lỏng trong các bình làm lạnh. 3.5. Độ bền nén thiết kế (fc) Độ bền nén thiết kế ngoại trừ gang phải: a) Không vượt quá độ bền kéo thiết kế; b) Tuân theo các yêu cầu của 3.7.5 cho thân chịu nén dọc trục; c) Tuân theo các yêu cầu của 3.9 đối với các bình chịu áp suất ngoài. Chú thích: Khi xảy ra sự uốn, xoắn của bộ phận do các tải trọng khác mà không phải áp suất bên ngoài, thì nên thực hiện một phân tích để xác định ứng suất làm việc an toàn. Với các chi tiết gang khi độ bền kéo thiết kế dựa trên hệ số an toàn là 10 (xem đoạn A8 của Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010), thì độ bền nén thiết kế sẽ không vượt quá 2 lần giá trị đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010. 3.6. Độ bền cắt thiết kế (fs) Khi ứng suất cắt xuất hiện một mình, độ bền cắt thiết kế phải không vượt quá 60% giá trị đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 và phải không vượt quá 80% giới hạn cắt đối với chốt bulông, đinh tán, hay cấu trúc tương tự có thể bị đứt (hỏng) mà không bị giảm tiết diện. 3.7. Độ bền dọc trục thiết kế (fb) Độ bền dọc trục thiết kế không quá 160% giá trị đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010. 3.8. Độ bền uốn thiết kế cho chi tiết gang Với các chi tiết gang khi độ bền kéo thiết kế dựa trên độ an toàn là 10 (xem Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010), độ bền uốn thiết kế sẽ không vượt quá 150% của giá trị đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010. 3.9. Độ bền thiết kế cao hơn Theo quyết định thay đổi hệ số an toàn thiết kế từ 4,0 đến 3,5 đối với Rm, độ bền thiết kế hiện có trong tiêu chuẩn này có thể thay đổi như đưa ra tại 3.10. Việc sử dụng độ bền thiết kế cao hơn các giá trị đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 là được phép áp dụng cho các vật liệu và bình trừ trường hợp sau: a) Các chi tiết đúc; b) Các bích; c) Các chi tiết lắp xiết; d) Các bình có thể vận chuyển được. Hệ số 3,5 có thể được sử dụng với giá trị Rm để xác định độ bền kéo thiết kế. Trong trường hợp này, độ bền thiết kế sẽ được xác định từ: (i) Bảng 3.10. đối với vật liệu được lựa chọn; hay (ii) Như cho phép bởi Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010. 4. Vật liệu thay thế và chi tiết thay thế Khi không có vật liệu hoặc chi tiết phù hợp với một trong các đặc tính của vật liệu Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010, có thể sử dụng các vật liệu và chi tiết khác tương đương để thay thế với điều kiện chúng tuân thủ các yêu cầu cho các vật liệu thay thế hay vật liệu mới. 4.1. Dạng sản phẩm thay thế Khi không có thông số cho một dạng sản phẩm cá biệt của vật liệu gia công mà có các thông số cho các dạng sản phẩm khác, thì có thể sử dụng dạng sản phẩm đó khi áp dụng các điều kiện sau: a) Hóa tính, cơ tính và lý tính, phạm vi của các yêu cầu thử nghiệm xử lý nhiệt, các yêu cầu về khử ôxy, các yêu cầu về cỡ hạt (độ mịn) phù hợp với những thông số vật liệu được đưa ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010. Giá trị ứng suất tương ứng với các thông số vật liệu đó ghi trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 phải được sử dụng. b) Quy trình sản xuất, dung sai, thử nghiệm và đóng mác phù hợp với các thông số cho dạng sản phẩm của vật liệu tương tự. c) Hai điều kiện trong a) và b) là tương thích về mọi khía cạnh, ví dụ như các yêu cầu về hàn và thử nghiệm trong b) cũng thích hợp với vật liệu được đưa ra trong a). d) Với các ống hàn từ các loại thép tấm, thép lá, thép dải không có bổ sung kim loại đắp, thì sử dụng ứng suất bằng 0,85 lần ứng suất thiết kế thích hợp được kê trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 hoặc được tính toán theo Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010. e) Các báo cáo thử nghiệm của người sản xuất tham chiếu các thông số được sử dụng trong việc chế tạo vật liệu, và tham chiếu đến điều này. 4.2. Sử dụng các loại thép kết cấu và thép có chất lượng tương tự Thép kết cấu và các loại thép cacbon và cacbon-mangan dạng tấm, thép ống, thép tròn và thép hình có chất lượng tương tự mà không được liệt kê trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 cũng có thể được sử dụng cho các bộ phận chịu áp của các bình loại 3 khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Độ bền kéo thấp nhất của thép không lớn hơn 460 MPa. b) Thành phần hóa học không vượt quá các giá trị sau: Cacbon................................................................................ 0,25%. Phot pho.............................................................................. 0,040%. Lưu huỳnh........................................................................... 0,040%. Các bon tương đương dựa trên công thức: C + + + ......................................... 0,45% c) Có chứng chỉ thử nghiệm (hoặc tương đương) nhận dạng thép theo một tiêu chuẩn quốc gia và thép sẽ được đóng mác hoặc ghi nhãn thích hợp. d) Thép tấm sử dụng cho bích có chiều dày không lớn hơn 40 mm; thép ống, thép hình, ống ren ngoài và ren trong đã được gia công có chiều dày không lớn hơn 16 mm; thép tròn có đường kính không lớn hơn 40 mm. e) Ống hàn được chế tạo theo tiêu chuẩn yêu cầu việc thử thủy lực ống. Không phụ thuộc vào phân loại bình, đối với ống hàn sử dụng hệ số bền mối hàn cao nhất là 0,65. Không áp dụng hệ số 0,85 trong 4.1 d) và hệ số 0,92 trong f). f) Ứng suất thiết kế để tính toán được xác định theo Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010 và nhân với hệ số 0,92. g) Tất cả các mép chuẩn bị hàn, các lỗ khoét, thép ống, thép tròn và thép hình phải được kiểm tra bằng mắt để phát hiện sự tách lớp có thể làm cho tấm không được chấp nhận. h) Nhiệt độ thiết kế của bình nằm trong khoảng 0oC và 250oC. i) Bình không được sử dụng cho các ứng dụng có độ rủi ro cao về khả năng bị xé rách hay phồng rộp do hydro. j) Nếu thép được gia công nóng trên 650oC hay thường hóa trong quá trình chế tạo, tính chất của vật liệu phải được kiểm tra lại bằng việc thử nghiệm trên mẫu thử chịu xử lý nhiệt mô phỏng tương đương với quá trình mà thép phải chịu trong gia công chế tạo. k) Thép tròn và thép hình được chế tạo bằng phương pháp cán nguội không được chấp nhận trừ khi có xử lý nhiệt thích hợp như thường hóa. 4.3. Vật liệu được kiểm tra đặc biệt Cho phép sử dụng thép ngoài giới hạn nêu trong 4.2 hoặc các loại vật liệu khác để chế tạo các bộ phận chịu áp lực với điều kiện: a) Vật liệu được chứng minh bởi các thử nghiệm đặc biệt là phù hợp các ứng dụng cụ thể như vật liệu tương tự kê trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010; b) Có sự thống nhất bởi các bên có liên quan. Các thử nghiệm đặc biệt này có thể bao gồm cả việc phân tích thành phần hóa học, thử nghiệm cơ tính và kiểm tra không phá hủy. 5. Các giới hạn về ứng dụng của các loại vật liệu 5.1. Giới hạn áp suất lớn nhất Áp suất lớn nhất đối với các bộ phận chịu áp lực bằng gang phải tuân theo các chú thích trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010. Các phụ kiện phải được giới hạn áp suất lớn nhất mà theo đó chúng đã được phân cấp bởi thông số của phụ kiện và bởi các yêu cầu của tiêu chuẩn này đối với các loại phụ kiện cụ thể. 5.2. Các giới hạn nhiệt độ Với giới hạn nhiệt độ cao và thấp. 5.3. Các giới hạn về ứng dụng 5.3.1. Gang Gang xám, gang dẻo và gang cầu có độ giãn dài nhỏ hơn 14% (trong chiều dài đo là 5,65√ tiết diện), không được sử dụng cho bình chứa chất lỏng nguy hiểm hoặc dễ cháy. 5.3.2. Các kim loại có điểm nóng chảy thấp Điểm nóng chảy thấp của đồng, nhôm và một số hợp kim của chúng phải được tính toán khi các bình có chứa chất lỏng dễ cháy. Các vật liệu mà trong tiêu chuẩn này không đưa ra ứng suất thiết kế ở nhiệt độ trên 350oC thì không được sử dụng cho các bình di động (được vận chuyển) chứa các chất nguy hiểm cũng như chứa các chất dễ cháy, trừ khi bình được cách nhiệt. 5.3.3. Chịu ăn mòn Khi lựa chọn vật liệu cho bình, cần cân nhắc khả năng tổn hao, ăn mòn toàn thể hoặc cục bộ, ăn mòn do ứng suất, mỏi, mài mòn và những khả năng tương tự. 6. Vật liệu cho các ứng dụng nhiệt độ thấp 6.1. Tổng quát Các vật liệu và phụ kiện cho các bộ phận chịu áp lực và các chi tiết không chịu áp lực mà được hàn trực tiếp với các bộ phận chịu áp lực, đối với các ứng dụng nhiệt độ thấp hoặc khi cần bảo vệ chống gãy nứt thì phải tuân thủ các yêu cầu tương ứng của 6. Các yêu cầu này không áp dụng cho các chi tiết không chịu áp như các tấm ngăn, các khay, giá đỡ và các bộ phận tương tự bên trong mà không hàn với các bộ phận chịu áp lực và không phải là một bộ phận tạo thành tổng thể của bộ phận chịu áp lực. Khi các vật liệu được hàn: a) Xem AS 3992 về các yêu cầu thử va đập đối với vùng ảnh hưởng nhiệt và kim loại hàn trong việc thử nghiệm đánh giá quy trình hàn; b) Xem AS 3992 về các yêu cầu thử va đập đối với mẫu thử quy trình hàn. 6.2. Lựa chọn vật liệu 6.2.1. Tổng quan Để lựa chọn vật liệu thích hợp cho mỗi bộ phận của bình, có thể sử dụng trình tự sau: a) Với thép cacbon và cacbon-mangan và thép đúc nhưng ngoại trừ chi tiết lắp xiết - xem thêm 6.2.2, 6.2.3, xác định các thông số sau: i) Nhiệt độ làm việc thấp nhất (MOT) của bộ phận theo 6.3.1; ii) Nhiệt độ thiết kế thấp nhất (MDMT) của vật liệu theo 6.3.2; iii) Chiều dày tham khảo của vật liệu (Tm). iv) Nhập các giá trị nhận được trong a) ii) và a) iii) vào Hình 2(A) hoặc Hình 2(B), một cách thích hợp. Đường cong bên dưới điểm cắt nhau của các giá trị này chỉ ra cấp độ cho phép của thép (và các thử nghiệm va đập cần thiết và chủng loại thép). Xem chú thích 6 ở Hình 1(A) và Hình 1(B) về cách nội suy giữa các đường đồ thị. b) Với các kim loại ngoài thép cacbon và cacbon-mangan, thép đúc và ngoại trừ vật liệu lắp xiết i) Xác định nhiệt độ làm việc thấp nhất (MOT) cho bộ phận của bình dựa theo 6.3.1.; ii) Theo Bảng 6, lựa chọn vật liệu cho phép (và thử nghiệm va đập cần thiết) có nhiệt độ thiết kế thấp nhất (MDMT) cần thiết bằng hoặc nhỏ hơn MOT. Chú thích: Khi có tham chiếu trong Bảng 6. đến Hình 1(A) hay Hình 1(B), xem (a) để được hướng dẫn. Trình tự trên có thể được thay đổi một cách thích hợp để xác định nhiệt độ làm việc thấp nhất (MOT), nhiệt độ thiết kế thấp nhất (MDMT) hay chiều dày tham khảo của vật liệu (Tm). c) Với các vật liệu phi kim loại, xem 6.4. 6.2.2. Các ống thành mỏng bằng thép cacbon và cacbon-mangan (ống cán liền và ống hàn) Các ống trao đổi nhiệt bằng thép cacbon và cacbon-mangan với thành phần các bon nhỏ hơn 0,25% và độ bền kéo nhỏ nhất thấp hơn 450 MPa, có thể được sử dụng với nhiệt độ làm việc thấp nhất (MOT) như chỉ ra trong Bảng 4. với điều kiện: a) Các ống được sử dụng trong các bộ trao đổi nhiệt kiểu nối bằng ống góp; b) Các ống được sử dụng trong các bộ trao đổi nhiệt kiểu ống chữ U được xử lý nhiệt sau khi uốn nguội theo yêu cầu bởi AS 4458; c) Các bộ trao đổi nhiệt kiểu mặt sàng cố định, đã chứng minh được rằng ứng suất trong ống do chênh lệch giãn nở nhiệt là thấp, ví dụ khi sử dụng ống xoắn kiểu lò xo (ruột gà) hoặc hộp xếp giãn nở thì ứng suất tính toán là nhỏ hơn 50 MPa. Bảng 4. Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu dùng cho các ống của bộ trao đổi nhiệt Chiều dày, mm Phương pháp gắn ống vào mặt sàng Hàn, oC Hàn và xử lý nhiệt sau hàn, oC Không hàn, oC 10 8 6 4 2 -15 -20 -25 -40 -55 -30 -35 -40 -55 -70 -70 -75 -80 -95 -110 6.2.3. Vật liệu mỏng Các vật liệu có chiều dày không đủ để tạo mẫu vát mép chữ V 2,5 mm có thể được sử dụng ở nhiệt độ không thấp hơn nhiệt độ cho phép đối với vật liệu không thử va đập hoặc loại tương tự, hay như chỉ dẫn trong 6.2.2, hoặc nhiệt độ được thiết lập bởi thử nghiệm mà các bên có liên quan chấp nhận. Hình 1 (A). Thép cacbon và cacbon-mangan - Lựa chọn vật liệu khi sử dụng ở nhiệt độ thấp - Hàn không xử lý nhiệt Hình 1 (B). Thép cacbon và cacbon-mangan - Lựa chọn vật liệu khi sử dụng ở nhiệt độ thấp - Xử lý nhiệt sau khi hàn Bảng 5. Bảng giải thích cho các đường cong của Hình 1 (A) và 1 (B) Đường cong Nhiệt độ chuẩn thử va đập, oC Giá trị năng lượng va đập chuẩn, (J) Loại thép (được phép bởi Quy chuẩn này) (Chú thích 11) Độ bền kéo, Mpa Giá trị nhỏ nhất, Rm ≤ 450 (Chú thích 8) Giá trị nhỏ nhất, Rm > 450, ≤ 470 (Chú thích 9) Giá trị nhỏ nhất, Rm > 470 (Chú thích 10) A Không thử — — — Tất cả B 0 (Chú thích 1) 27 31 40 (Chú thích 3) Tất cả Không thử — — (Chú thích 4) Thép C-Mn, hạt mịn với Tm ≤ 70 mm (Chú thích 2 và Chú thích 4) C -20 (Chú thích 1) 27 31 40 (Chú thích 3) Thép C-Mn hạt mịn (Chú thích 2) D -40 (Chú thích 1) 27 31 40 (Chú thích 3) Thép C-Mn hạt mịn (Chú thích 2) E -50 (Chú thích 1) 27 31 40 (Chú thích 3) Thép C-Mn hạt mịn (Chú thích 2) Chú thích: cho Hình 1(A), Hình 1(B) và Bảng 5: 1 Được thử nghiệm bởi người sản xuất thép hoặc người chế tạo. 2 Thép được sản xuất theo công nghệ hạt mịn, nghĩa là: a) Thép được thường hóa khi Mn% chia cho C% ≥4; b) Thép được cán có kiểm soát; c) Thép được cán có kiểm soát nhiệt - cơ; hay d) Các nguyên tố làm mịn hạt được đưa vào, ví dụ như nhôm hoặc titan (hoặc cả hai) tối thiểu là 0,01%. 3 Đối với thép có giá trị thử va đập bằng hoặc lớn hơn 27 J và nhỏ hơn 40 J, thì áp dụng nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu cao hơn đường cong 10oC. Khi tiêu chuẩn không quy định nhiệt độ tương ứng với năng lượng va đập mẫu có vát mép chữ V 27 J (hay 31 hoặc 40 J), thì giá trị đưa ra có thể được chuyển đổi thành nhiệt độ ứng với 27 J (hoặc 31 J hay 40 J) trên cơ sở là 1,5 J/oC. Sự chuyển đổi này phải được phép trong khoảng năng lượng va đập mẫu có vát mép chữ V từ 20 J đến 50 J. Ví dụ, AS 1548 cấp 7- 460 cho 47 J tại âm 20oC có thể tương đương với 27 J tại âm 33oC. 4 Chỉ áp dụng đối với thép có độ bền kéo nhỏ nhất bằng hoặc thấp hơn 470 MPa. 5 Thử va đập không yêu cầu đối với vật liệu mỏng hơn 3 mm hoặc khi không thể lấy được mẫu thử 10 mm × 2,5 mm. 6 Các giá trị tại nhiệt độ thử nghiệm trung gian có thể nhận được bằng cách nội suy tuyến tính. 7 Xem về thử va đập. 8 Với các thép này, giới hạn trên của độ bền kéo cũng có thể được lấy như sau: a) Khi thông số của thép bao gồm độ bền kéo lớn nhất (hay độ cứng tương đương) thì lấy bằng giá trị nhỏ hơn giữa 560 MPa và giá trị trong thông số thép. b) Khi thông số của thép không giới hạn độ bền kéo lớn nhất - thì lấy bằng 560 MPa. 9 Với các thép này, giới hạn trên của độ bền kéo cũng có thể được lấy như sau: a) Khi thông số của thép bao gồm độ bền kéo lớn nhất (hay độ cứng tương đương) thì lấy bằng giá trị nhỏ hơn giữa 600 MPa và giá trị trong thông số thép. b) Khi thông số của thép không giới hạn độ bền kéo lớn nhất - thì lấy bằng 600 MPa. 10 Với các thép này, giá trị giới hạn trên của độ bền kéo cũng có thể được lấy như sau: a) Khi thông số của thép bao gồm độ bền kéo lớn nhất (hay độ cứng tương đương) thì lấy bằng giá trị nhỏ hơn giữa 620 MPa và giá trị trong đặc tính yêu cầu kỹ thuật thép. b) Khi thông số của thép không giới hạn độ bền kéo lớn nhất - thì lấy bằng 620 MPa. 11 Hàm lượng cacbon cho phép lớn nhất theo phân tích mẻ nấu là 0,25%; giới hạn này có thể yêu cầu hạn chế hàm lượng các bon thường được nêu trong một số loại thép mà tiêu chuẩn này cho phép. 6.3. Nhiệt độ thấp nhất 6.3.1. Nhiệt độ làm việc thấp nhất (MOT) Nhiệt độ làm việc thấp nhất (MOT) phải là nhiệt độ thấp nhất của bộ phận kim loại được xem xét trong quá trình làm việc bình thường, bao gồm cả những dao động bình thường trong công nghệ và trong khi khởi động và ngừng thiết bị đúng cách. MOT phải là giá trị thấp nhất của những giá trị sau: a) Với các bình được bọc cách nhiệt bên ngoài - là nhiệt độ thấp nhất của môi chất chứa tiếp xúc. b) Với bình không có bảo ôn cách nhiệt - là giá trị thấp hơn trong các giá trị sau: i) Nhiệt độ môi trường trung bình của ngày thấp nhất (LODMAT) cộng với 10oC, tại đó kim loại có thể phải chịu nhiệt độ này trong khi thân bình phải chịu áp suất, hoặc ii) Nhiệt độ nhỏ nhất của môi chất chứa tiếp xúc với bình. Ngoại trừ trường hợp đối với các loại thép nhóm A1, A2, A3, B, C, D1, D2, và G, các bình chứa chất lỏng tại các nhiệt độ được chi phối chỉ bởi điều kiện áp suất khí quyển, và áp suất hóa hơi của các chất lỏng đó giảm đi cùng với việc giảm nhiệt độ, thì có thể sử dụng nhiệt độ tương ứng với áp suất hóa hơi được lấy bằng cách chia áp suất thiết kế của bình cho 2,5. c) Nếu có bằng chứng chỉ ra rằng do bức xạ, giãn nở đoạn nhiệt hay các ảnh hưởng khác, mà những cách trên không cung cấp được nhiệt độ ước định đáng tin cậy, thì phải thỏa thuận về phương pháp được sử dụng trong việc ước định nhiệt độ. Phải tính dự phòng cho mọi khả năng làm lạnh dưới nhiệt độ ngưng tụ trong quá trình giảm áp suất. d) Nhiệt độ thấp hơn các nhiệt độ được xác định từ (a), (b) hoặc (c) khi nhiệt độ đó được chỉ định bởi người đặt hàng hay trong tiêu chuẩn áp dụng. 6.3.2. Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu (MDMT) cho thép cacbon và cacbon-mangan Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu (MDMT) phải được xác định như sau: a) Tổng quát: Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu (MDMT) cần thiết để sử dụng ở Hình 1(A) và Hình 1(B) phải là giá trị thấp nhất trong các giá trị sau, và được điều chỉnh bởi (b) và (c) nếu cần thiết: (i) Nhiệt độ thấp nhất xảy ra trùng khớp với các điều kiện của quá trình, khi quá trình đó tạo ra: Ứng suất tương đương tính toán ³ ¦ h Trong đó: ¦: Độ bền kéo thiết kế tại nhiệt độ môi trường (xem Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010), tính bằng megapascal (MPa). η: Hệ số bền mối hàn. (ii) Nhiệt độ cao hơn 10oC so với nhiệt độ thấp nhất xảy ra trùng khớp với các điều kiện của quá trình, khi quá trình đó tạo ra: Ứng suất tương đương tính toán ≥50 MPa nhưng phải < ¦ h (iii) Nhiệt độ cao hơn 50oC so với nhiệt độ thấp nhất xảy ra trùng khớp với các điều kiện của quá trình, khi các quá trình đó tạo ra các ứng suất tính toán tại bất kỳ tiết diện nào nhỏ hơn 50 MPa đối với ứng suất trung bình và nhỏ hơn 100 MPa với ứng suất tới hạn. Các ứng suất tính toán cần phải tính đến tất cả các tải trọng như áp suất trong và ngoài, ứng suất nhiệt và tải trọng bên ngoài do kết nối đường ống. Khi bình như vậy cũng phải chịu áp suất cao hơn tại nhiệt độ cao hơn, ví dụ như trong hệ thống làm lạnh với khí hóa lỏng, vật liệu và thiết kế phải thích hợp với tất cả những kết hợp dự tính của áp suất và nhiệt độ làm việc. b) Quy định khác đối với chất độc hại: Đối với các bình chứa chất độc hại, nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu cần thiết (MDMT) phải lạnh hơn nhiệt độ làm việc thấp nhất cần thiết (MOT) là 15oC theo 6.3.1, nhưng không nóng hơn 0oC. c) Quy định khác đối với việc xử lý nhiệt sau khi hàn từng phần: Đối với các bình loại 1, khi các tấm có chứa các ống cụt, chân đỡ hoặc các chi tiết hàn vào khác đã được xử lý nhiệt sau khi hàn trước khi chúng được hàn nối với thân, nhưng các mối hàn chính không được xử lý nhiệt sau khi hàn, MDMT cần thiết nhận được từ (a) cho các bộ phận được hàn như vậy có thể được điều chỉnh bằng cách thêm vào 15oC. Khoảng cách tối thiểu từ mép mối hàn của các chi tiết gắn vào bình đến các mối hàn chính phải không nhỏ hơn 150 mm. d) Vật liệu cho các bình chịu va chạm: Tất cả các thép (trừ thép nhóm K sử dụng cho các bình có thể vận chuyển được) phải có MDMT cần thiết lạnh hơn 15oC so với MOT yêu cầu bởi 6.3.1. 6.3.3. MDMT cho các kim loại ngoài thép cacbon và cacbon-mangan Với các kim loại ngoài thép cacbon và cacbon-mangan, MDMT cần thiết phải như đã chỉ ra trong 6.2.1. 6.4. Các vật liệu phi kim loại Các gioăng, đệm hoặc các bộ phận tương tự bằng vật liệu phi kim loại sử dụng cho các ứng dụng nhiệt độ thấp phải thích hợp với ứng dụng tại nhiệt độ làm việc nhỏ nhất (MOT) và phải tính đến khả năng bị hóa cứng hoặc hóa giòn. 6.5. Các lớp lót Các bình có thể được lót toàn bộ hoặc một phần bằng vật liệu chịu ăn mòn. Vật liệu như vậy có thể để rời, hàn không liên tục, bao phủ hoàn toàn, phun hay hàn bề mặt. Các thực hiện dự phòng đặc biệt đối với việc lót men dạng thủy tinh. (xem BS 6374, điều 1 đến điều 5 về hướng dẫn thực hành lót bình). Khi các lớp lót như vậy ngăn cản một cách hiệu quả sự tiếp xúc giữa chất gây ăn mòn và vật liệu cơ bản của bình, thì trong thời gian hoạt động của bình, không cần bổ sung do ăn mòn nữa. Thông thường, các lớp lót như vậy sẽ bao gồm lớp phủ kim loại, lớp lót kim loại sử dụng, lót thủy tinh và lớp lót nhựa hay cao su dày. Các lơn sơn, mạ kẽm nhúng, mạ điện và kim loại phun phủ là không tính đến trừ khi có sự thống nhất giữa người chế tạo và người đặt hàng. Khi sự ăn mòn của vật liệu phủ hay lót có thể xảy ra, chiều dày lớp phủ và lớp lót phải tăng lên một lượng cho phép tuổi thọ phục vụ của bình đạt được theo yêu cầu. 7. Vật liệu sử dụng ở nhiệt độ cao 7.1. Yêu cầu chung Vật liệu của bộ phận chịu áp lực của bình không được sử dụng ở nhiệt độ làm việc cao hơn nhiệt độ thiết kế cao nhất mà theo đó độ bền của vật liệu đó được chỉ ra trong Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010, ngoại trừ trường hợp khi nhiệt độ cao hơn có thể được sử dụng với điều kiện vật liệu cho thấy có thể thích hợp với điều kiện làm việc và được người chế tạo hay người đặt hàng chấp nhận. 7.2. Lựa chọn vật liệu cho sử dụng ở nhiệt độ cao Trong khi lựa chọn vật liệu làm việc lâu dài ở nhiệt độ cao, cần xem xét các yếu tố sau: a) Sự tổn thất về chiều dày do cáu cặn; b) Sự graphít hóa thép cacbon, cacbon-mangan, cacbon-silic ở nhiệt độ cao hơn 425oC và của thép cacbon-molipden ở nhiệt độ trên 470oC; c) Sự hóa giòn của thép hợp kim cao loại 430 ở nhiệt độ trên 425oC; d) Các ảnh hưởng môi trường khác của vật liệu; e) Độ tin cậy của các dữ liệu thử nghiệm nâng nhiệt độ và khả năng áp dụng cơ sở ứng suất thiết kế đã đưa ra trong Bảng 3.3.7 của TCVN 8366: 2010. 7.3. Các loại thép Các loại thép cho bình có hoặc không có các đặc tính khi nâng nhiệt độ do người chế tạo vật liệu xác nhận hay thử nghiệm nóng có thể được sử dụng tới nhiệt độ trên 50oC. Xem Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 về việc độ bền thiết kế tăng thêm đối với thép được xác nhận hoặc thử nghiệm nóng trong một số cấp bền. Khi thép được sử dụng ở nhiệt độ thiết kế trung gian (nghĩa là yêu cầu nội suy từ Bảng 3.3.1 của TCVN 8366: 2010 đối với độ bền thiết kế) và được đặt hàng có thử nghiệm nóng, thì phải tiến hành thử nghiệm và kết quả phải tuân theo đặc tính của từng vật liệu ở nhiệt độ tiêu chuẩn cao hơn gần nhất. Việc sử dụng lớp phủ hoặc lớp lót bằng thép không gỉ crom hợp kim với hàm lượng crom hơn 14% không được khuyến nghị cho nhiệt độ thiết kế lớn hơn 425oC. 8. Thử nghiệm vật liệu 8.1. Thử nghiệm không phá hủy của vật liệu Khi có yêu cầu tăng cường sự đảm bảo chất lượng vật liệu để giúp cho việc chế tạo một cách kinh tế. Thử nghiệm không phá hủy nên được thực hiện đối với vật liệu trước khi gia công theo yêu cầu của người chế tạo hay của người đặt hàng. Khi có yêu cầu kiểm tra bằng siêu âm đối với mối hàn, cần phải xem xét sự cần thiết kiểm tra siêu âm đối với vật liệu cơ bản ở vùng lân cận với vùng được hàn để đảm bảo phần này của vật liệu cơ bản không có khuyết tật có thể cản trở việc kiểm tra bằng siêu âm mối hàn một cách chuẩn xác. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu cơ bản đã được người sản xuất vật liệu kiểm tra siêu âm hoặc người chế tạo bình siêu âm tại chỗ trước khi hàn. 8.2. Thử va đập 8.2.1. Khi có yêu cầu Kim loại gốc của phần chịu áp và phần không chịu áp hàn trực tiếp vào phần chịu áp, cần được thử va đập theo yêu cầu trong Bảng 2.5.3 của TCVN 8366: 2010. Không yêu cầu thử va đập đối với vật liệu không phải là thép C và C-Mn mỏng hơn 3, hoặc khi không thể lấy được mẫu vát mép chữ V 10 mm x 2,5 mm (xem thêm 6.2.3). Không yêu cầu thử va đập đối với thép C và C-Mn có chiều dày từ 10 mm trở xuống với điều kiện nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu tính theo 6.3.2.không thấp hơn nhiệt độ chỉ ra trong Bảng 6. Bảng 6. Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu Chiều dày (mm) Hàn - không xử lý nhiệt sau khi hàn (oC) Hàn - xử lý nhiệt sau khi hàn (oC) 10 8 6 4 ≤ 2 -15 -20 -25 -40 -55 -30 -35 -40 -55 -70 Các báo cáo về thử va đập được thực hiện bởi người chế tạo vật liệu phải được chấp nhận như bằng chứng rằng vật liệu tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này, với điều kiện: a) Các mẫu thử nghiệm là đại diện cho vật liệu được cung cấp và vật liệu không chịu xử lý nhiệt trong và sau quá trình chế tạo mà làm giảm các tính chất về độ dai va đập của vật liệu, hoặc b) Vật liệu lấy mẫu thử đã được xử lý nhiệt riêng và như vậy chúng đại diện cho vật liệu trong một bình hoàn thiện. Người chế tạo bình có thể thực hiện thử va đập để chứng minh tính phù hợp của vật liệu mà người chế tạo vật liệu không thử va đập, với điều kiện số lượng thử nghiệm và sự lựa chọn mẫu thử nghiệm phải đúng như đã quy định trong tiêu chuẩn vật liệu. 8.2.2. Phương pháp thử nghiệm Thử va đập phải tuân theo TCVN 312 (ISO 148), ngoại trừ: a) Thử giãn bên phải được thực hiện theo ASTM A370 và tương đương (xem Bảng 6 về việc sử dụng); và b) Thử va đập thả rơi để xác định nhiệt độ chuyển trạng thái dẻo về không (NDTT) theo AS 1663. 8.2.3. Các mẫu thử nghiệm Các mẫu thử nghiệm cần được lựa chọn và chuẩn bị theo TCVN 312 (ISO 148) và: a) Số lượng mẫu rãnh chữ V: Số lượng và vị trí lấy mẫu vát mép thử va đập phải được lựa chọn để đại diện một cách thỏa đáng cho vật liệu sử dụng trong bình, và sự lựa chọn đó phải tuân theo những thông số thích hợp với dạng sản phẩm. Ví dụ: (i) Tấm.......................................... AS 1548; (ii) Các loại ống........................... ASTM A 524; (iii) Rèn........................................ ASTM A 350; (iv) Đúc.............................. ......... ASTM A 352; (v) Vật liệu lắp xiết....................... ASTM A 320; (vi) Phụ kiện đường ống............. ASTM A 420. Đối với thép nhóm F và nhóm G, ít nhất ba mẫu rãnh chữ V (xem 8.2.6 d) việc thử nghiệm lại và các yêu cầu đối với các mẫu thử bổ sung) phải được lấy từ mỗi tấm đã được xử lý nhiệt, hay từ mỗi mẻ cán của thép tròn, thép ống, thép hình, thép rèn hay thép đúc trong bất kỳ lô xử lý nhiệt nào. Đối với thép tấm mẫu thử phải lấy theo hướng ngang so với chiều cán; đối với thép rèn tròn mẫu thử phải lấy theo hướng tiếp tuyến với đường chu vi; và đối với các loại ống mẫu thử phải phải lấy theo chiều dọc. Đối với vật liệu gia công, ít nhất ba mẫu có rãnh cần được cắt với mẫu song song với hướng nguyên lý cán nóng. Người chế tạo các chi tiết nhỏ ngoài các chi tiết lắp xiết, cũng như đúc hoặc rèn có thể chứng nhận một lô nhiều hơn 20 chi tiết sản xuất hàng loạt bằng việc báo cáo các kết quả của một bộ mẫu thử va đập lấy ngẫu nhiên từ một chi tiết, với điều kiện trong toàn bộ lô sử dụng cùng một mác và mẻ nấu vật liệu, có cùng một quy trình sản xuất bao gồm cả xử lý nhiệt. b) Các kích thước của mẫu rãnh chữ V: Phải sử dụng mẫu tiêu chuẩn 10 mm × 10 mm khi chiều dày hay đường kính cho phép. Với vật liệu có chiều dày danh nghĩa từ 20 mm trở lên, mẫu 10 mm × 10 mm không được bao gồm phần vật liệu cách bề mặt dưới 3 mm. Với vật liệu có chiều dày danh nghĩa dưới 20 mm, các mẫu 10 mm × 10 mm phải được gia công để chúng không bao gồm phần vật liệu cách bề mặt dưới 1 mm. Nếu vật liệu quá móng có thể chuẩn bị mẫu 10 mm × 10 mm, thì kích thước dọc theo đường cơ sở của vát mép phải giảm đến giá trị lớn nhất có thể trong các kích thước 7,5 mm, 5 mm và 2,5 mm. 8.2.4. Các yêu cầu thử va đập Khi thử va đập được yêu cầu bởi 8.2.1, thì kết quả thử nghiệm phải tuân theo các tiêu chí (phương pháp thử và các giá trị) đã đưa ra trong Bảng 6 và những yêu cầu sau: a) Yêu cầu chung: Các yêu cầu chung của các thử va đập như sau (i) Khi các giá trị va đập rãnh chữ V được chỉ ra trong Bảng 6 thì các giá trị năng lượng va đập trung bình của ba mẫu vát mép chữ V 10 mm × 10 mm phải không nhỏ hơn giá trị ghi trong Bảng 6 để thỏa mãn nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu và các giá trị đối với các mẫu đơn lẻ phải không nhỏ hơn 70% giá trị trung bình thấp nhất đã chỉ ra. (ii) Khi các giá trị giãn bên được chỉ ra trong Bảng 6, mỗi mẫu phải cho thấy giãn bên nhỏ nhất là 0,38 mm trên phía đối diện của vát mép không liên quan đến kích cỡ của mẫu. (iii) Khi nhiệt độ chuyển trạng thái dẻo về không (NDTT) được chỉ ra trong Bảng 2.5.3 của TCVN 8366: 2010, NDTT phải bằng hoặc nhỏ hơn MDMT yêu cầu. Chú thích: Năng lượng va đập ở nhiệt độ cụ thể thường thấp hơn đáng kể đối với miếng thử nghiệm cắt theo chiều ngang thớ (nghĩa là chiều ngang so với chiều cán nóng) so với các miếng cắt theo chiều của thớ. Khi các miếng thử nghiệm phải cắt ngang thớ, năng lượng va đập nhỏ nhất chỉ ra với các mẫu theo chiều dọc phải giảm đi. Khi các giá trị thích hợp không được chỉ ra trong thông số vật liệu, thì các yêu cầu cho mẫu cắt ngang phải là vấn đề cần thỏa thuận giữa các bên có liên quan. b) Bích cổ hàn, bích mỏng và bích trượt, mặt sàng và đáy phẳng Năng lượng va đập nhỏ nhất phải tuân theo các quy định của 8.2.4(a) khi sử dụng giá trị Tm thích hợp, tuy nhiên không có trường hợp nào các yêu cầu thử va đập được thấp hơn những quy định nếu chúng không được hàn. Năng lượng va đập nhỏ nhất với mặt sàng hàn ống phải lấy theo 2.5.4(b), tuy nhiên không có trường hợp nào các yêu cầu thử va đập đối với mặt sàng được thấp hơn các yêu cầu đối với ống. c) Các chi tiết gắn vào bình Năng lượng va đập nhỏ nhất đối với các bộ phận không chịu áp lực được hàn trực tiếp vào các bộ phận chịu áp lực phải không nhỏ hơn những yêu cầu đối với bộ phận chịu áp lực mà nó được hàn vào. 8.2.5. Các yêu cầu thử va đập cho các mẫu phụ Với các mẫu vát mép chữ V phụ (nghĩa là nhỏ hơn 10 mm × 10 mm), năng lượng phải không nhỏ hơn các giá trị đưa ra trong Bảng 6 nhân với hệ số năng lượng quy đổi thích hợp đưa ra trong Bảng 7. Bảng 7. Các hệ số năng lượng quy đổi cho các mẫu thử nghiệm phụ Chiều dày mẫu thử, mm Hệ số năng lượng quy đổi 10,0 (mẫu chuẩn) 7,5 5,0 2,5 1,0 0,8 0,7 0,35 CHÚ THÍCH: Với các mẫu thử nghiệm nằm trong khoảng giữa các chiều dày ở trên, cho phép nội suy tuyến tính 8.2.6. Thử nghiệm lại Tùy theo những tình trạng không đạt của thử nghiệm, việc thử nghiệm lại có thể được thực hiện như sau: a) Không đạt một mẫu: Nếu giá trị trung bình của ba thử nghiệm va đập vát mép vượt quá giá trị năng lượng trung bình nhỏ nhất đã chỉ ra trong Bảng 6 nhưng một miếng thử không đạt được giá trị riêng nhỏ nhất, thì phải thử ba miếng bổ sung từ mẫu ban đầu. Kết quả sẽ được thêm vào những kết quả đã nhận được trước đây và phải tính giá trị trung bình mới. Nếu giá trị trung bình của sáu thử nghiệm không nhỏ hơn giá trị trung bình nhỏ nhất quy định, và không có nhiều hơn một trong sáu kết quả thử nghiệm nhỏ nằm dưới giá trị thử nghiệm riêng rẽ đưa ra, thì sản phẩm đáp ứng được 8.2. b) Không đạt về giá trị trung bình của các thử nghiệm: Nếu giá trị trung bình của ba thử nghiệm va đập không đạt được giá trị năng lượng trung bình nhỏ nhất quy định, hay nếu hai trong số các thử nghiệm nằm dưới giá trị nhỏ nhất quy định với từng lần thử riêng, vật liệu đưa ra phải được xem như không đáp ứng được với 8.2. c) Không đạt do khuyết tật mẫu hay lỗi quy trình: Khi sự không đạt xảy ra là do khuyết tật bất thường của mẫu hay có lỗi trong quy trình thử nghiệm, thì hủy bỏ kết quả thay bằng mẫu mới. d) Không đạt trong thử nghiệm giãn bên đối với mẫu các cỡ: Nếu giá trị giãn bên của một mẫu là dưới 0,38 mm nhưng không dưới 0,25 mm và giá trị trung bình của ba mẫu bằng hoặc lớn hơn 0,38 mm thì có thể thực hiện thử nghiệm lại ba mẫu bổ sung, mỗi mẫu trong số đó phải đạt được giá trị bằng hoặc lớn hơn 0,38 mm. Nếu các giá trị yêu cầu không đạt được trong việc thử nghiệm lại hay nếu các giá trị trong lần thử đầu là thấp hơn giá trị nhỏ nhất yêu cầu với thử nghiệm lại, vật liệu phải bị loại bỏ hay đưa tới xử lý nhiệt tiếp. Sau khi xử lý nhiệt lại, phải thử nghiệm lại ba mẫu và sự giãn bên của mỗi mẫu phải bằng hoặc vượt 0,38 mm. e) Không đạt trong thử nghiệm thả rơi: Nếu một trong 2 mẫu thử nghiệm không đạt được chỉ tiêu không vỡ thì phải lấy thêm hai mẫu và thử nghiệm lại. Mỗi mẫu trong hai mẫu đó cần đạt được chỉ tiêu không vỡ. Nếu chỉ tiêu này không đạt trong lần thử lại thì vật liệu phải bị loại bỏ hoặc đưa tới xử lý nhiệt tiếp. Sau khi tái xử lý nhiệt, phải thử nghiệm lại hai mẫu và phải đáp ứng được chỉ tiêu không vỡ. Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ HÀN THIẾT BỊ ÁP LỰC 1. Quy định chung 1.1. Các quy định về hàn thiết bị áp lực theo quy chuẩn này căn cứ vào quy định tại Phần II - Chương 1 Điều 4 “Quy định chung về hàn và kiểm tra không phá hủy (NDT)” trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải - QCVN 67: 2013/BGTVT. 1.2. Hàn áp dụng cho thiết bị áp lực theo Quy chuẩn này nếu không có quy định nào ở các phần khác, phải thỏa mãn những yêu cầu ở Phần này. Hàn không quy định trong phần này có thể được áp dụng nếu được Đăng kiểm xét duyệt và chấp nhận. 1.3. Các cơ sở chế tạo thực hiện việc hàn thiết bị áp lực phải áp dụng và được chứng nhận quá trình sản xuất hàn phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7506: 2011 (ISO 3834: 2005) - Yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại. 1.4. Kiểm tra hàn và chất lượng hàn trước khi hàn, trong khi hàn và sau khi hàn phải được thực hiện bởi Đăng kiểm viên hoặc Giám sát viên hàn đã được cấp Giấy chứng nhận của Đăng kiểm hoặc của Cơ sở đã được Đăng kiểm chứng nhận cấp. 1.5. Các thử nghiệm về hàn không quy định trong phần này phải được thực hiện theo các yêu cầu kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn thử đã được Đăng kiểm duyệt. 1.6. Các thử nghiệm có thể được miễn, nếu các quy trình hàn, thợ hàn, các vật liệu hàn đã được chứng nhận phù hợp được Đăng kiểm chấp nhận. 1.7. Chất lượng hàn phải được tuân thủ các yêu cầu sau: (1) Kiểm tra trong khi hàn; (2) Kiểm tra trực quan; (3) Kiểm tra không phá hủy. 1.8. Quy trình hàn và các thông số kỹ thuật liên quan phải được Đăng kiểm thẩm duyệt, xác nhận trước khi hàn phù hợp các yêu cầu quy định ở Mục 5 Chương 2 của Phần này. 1.9. Các vật liệu hàn, vật liệu cơ bản, chứng nhận thợ hàn phải được Đăng kiểm kiểm tra, phê duyệt trước khi thực hiện công việc hàn. 1.10. Quy trình lắp ghép, chuẩn bị mép hàn, hình dạng, quy cách và khe hở chân của rãnh hàn phải phù hợp với tiêu chuẩn quy định và thông số kỹ thuật của quy trình hàn (WPS) được áp dụng. 2. Các phương pháp hàn, cắt áp dụng trong hàn thiết bị áp lực 2.1. Có thể sử dụng các phương pháp hàn để hàn thiết bị áp lực như hàn hồ quang tay, hàn hồ quang trong khí bảo vệ, hàn dưới lớp thuốc, hàn hồ quang bán tự động trong khí bảo vệ CO2, Ar, hàn chất dẻo... 2.2. Ký hiệu các phương pháp hàn chính 111 Hàn hồ quang điện cực kim loại có thuốc bọc (hàn tay SMAW); 114 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc không có khí bảo vệ; 121 Hàn hồ quang dây kim loại dưới lớp thuốc hàn (SAW); 131 Hàn hồ quang dây kim loại trong khí trơ (hàn MIG); 135 Hàn hồ quang dây kim loại trong khí hoạt tín (hàn MAG); 136 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc trong khí hoạt tính (FCAW); 137 Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc trong khí trơ (GTAW); 141 Hàn hồ quang điện cực vonfram trong khí trơ (hàn TIG); 15 Hàn hồ quang platma; 311 Hàn ôxy-axetylen. 3. Vật liệu hàn 3.1 Quy định chung 3.1.1. Những yêu cầu của mục này áp dụng cho các vật liệu hàn tương ứng với các vật liệu khác nhau được dùng trong hàn thiết bị áp lực quy định trong Quy chuẩn này. Khi sử dụng vật liệu hàn không được quy định trong Chương này thì vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng tương đương như TCVN 3223: 2000, TCVN 3909: 2000, QCVN 21: 2010/BGTVT, AWS. 3.1.2. Loại vật liệu hàn được quy định tùy thuộc vào các quy trình thử đối với loại vật liệu cơ bản, độ bền và tính dẻo của các vật liệu cơ bản. 3.1.3. Các vật liệu hàn sử dụng trong quá trình hàn thiết bị áp lực phải được Đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểu sản phẩm theo mẫu AHKSP ở Phụ lục I của Quy chuẩn này hoặc của Tổ chức chứng nhận được Đăng kiểm chấp nhận phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn vật liệu hàn tương ứng với Quy chuẩn này. 3.1.4. Để được Đăng kiểm chứng nhận, việc thử để chứng nhận với từng loại vật liệu hàn khác nhau phải được tiến hành theo quy định và các yêu cầu trong cuộc thử đó phải đạt kết quả thỏa mãn. 3.1.5. Việc thử để chứng nhận đối với các vật liệu hàn không nằm trong các quy trình thử được quy định ở Chương này phải được tiến hành theo các quy trình thử được Đăng kiểm chấp nhận. 3.1.6. Trường hợp các vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận được chế tạo tại các cơ sở chế tạo khác với các cơ sở chế tạo có vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận thì nội dung thử để chứng nhận vật liệu hàn có thể được giảm với điều kiện phải được Đăng kiểm chấp nhận. 3.1.7. Việc thử để chứng nhận vật liệu hàn được tiến hành đối với các vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận và loại vật liệu hàn theo độ bền và tính dẻo có thể được thay đổi cho phù hợp với kết quả thử. 3.1.8. Nếu xét thấy cần thiết, Đăng kiểm có thể yêu cầu các dạng thử bổ sung khác so với quy định trong Chương này. 3.1.9. Trường hợp vật liệu hàn dùng cho cả hàn giáp mép và hàn góc thì các tư thế hàn để thử mối hàn giáp mép được chấp nhận cho các tư thế hàn tương ứng để thử mối hàn góc. 3.1.10. Các cơ sở chế tạo phải có thiết bị sản xuất, quy trình chế tạo và hệ thống kiểm tra chất lượng và được Đăng kiểm cấp giấy chứng nhận theo mẫu AHCSCT ở Phụ lục II của Quy chuẩn này. 3.1.11. Cơ sở chế tạo phải có trách nhiệm chế tạo các sản phẩm đã được chứng nhận với chất lượng không đổi. 3.1.12. Các vật liệu hàn, cơ sở chế tạo đã được Đăng kiểm chứng nhận phải được kiểm tra hàng năm theo quy định. Việc kiểm tra hàng năm phải được tiến hành trong khoảng thời gian không quá 12 tháng. 3.1.13. Việc thử và kiểm tra để chứng nhận vật liệu hàn và kiểm tra hàng năm phải được tiến hành dưới sự giám sát của Đăng kiểm. Các điều kiện hàn đối với vật liệu thử như dòng điện, điện áp, tốc độ hàn phải được nhà chế tạo vật liệu hàn quy định. Khi có cả dòng điện xoay chiều và một chiều thì phải dùng dòng điện xoay chiều. 3.1.14. Các vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận phải được đóng gói cẩn thận để đảm bảo được chất lượng trong khi vận chuyển và cất giữ. Tất cả các hộp và gói đựng vật liệu hàn phải được ghi nhãn hiệu một cách rõ ràng và bao gồm đầy đủ các số liệu của nhà chế tạo và các số liệu đã được Đăng kiểm chứng nhận. 3.2. Phân loại, thành phần của vật liệu hàn 3.2.1. Que hàn: Điện cực có thuốc bọc được sử dụng trong hàn hồ quang tay. 3.2.2. Lõi que hàn: Lõi kim loại của que hàn bọc thuốc. 3.2.3. Thuốc bọc que hàn: Một hợp chất gồm các chất tạo khí, tạo xỉ, ổn định hồ quang, khử ô xy, hợp kim hóa v.v được bọc lên lõi que hàn. Hợp chất này làm cải thiện khả năng tạo mối hàn có chất lượng tốt (gọi là thuốc). 3.2.4. Đuôi que hàn: Phần không bọc thuốc của que hàn để kìm hàn kẹp vào. 3.2.5. Đường kính que hàn: Đường kính lõi que hàn. 3.2.6. Que hàn phụ: Que hàn dùng để bổ sung kim loại cho mối hàn, không có chức năng dẫn điện trong quá trình hàn. 3.2.7. Độ lệch tâm của que hàn: Giá trị nhỏ nhất của phần trăm sai khác giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của đường kính lõi và chiều dày một phía của lớp bọc. 3.2.8. Đường kính lõi: Đường kính của lõi que hàn bọc thuốc. 3.2.9. Dây đặc: Dây hàn tiết diện đặc và đồng nhất. 3.2.10. Dây hàn: Thuật ngữ chung cho dây lõi đặc và dây lõi thuốc dài ở dạng cuộn được sử dụng cho hàn mà chủ yếu là hàn tự động và hàn bán tự động. 3.2.11. Dây lõi thuốc: Dây hàn rỗng trong đó được điền đầy bởi thuốc hàn. 3.2.12. Đường kính thanh: Đường kính của que hàn phụ. 3.2.13. Điện cực băng: Băng dạng cuộn được sử dụng làm điện cực hàn. 3.2.14. Khí bảo vệ: Khí được sử dụng để ngăn cản khí từ khí quyển xâm nhập vào mối hàn để bảo vệ hồ quang và kim loại nóng chảy khi hàn. 3.2.15. Thuốc hàn: Vật liệu hàn được sử dụng trong quá trình hàn để tạo ra môi trường bảo vệ, hợp kim hóa mối hàn, giảm nhiệt độ nóng chảy của xỉ lỏng đồng thời để thực hiện hàng loạt các chức năng công nghệ khác như ổn định hồ quang, giảm sức căng bề mặt. 3.2.16. Loại ký hiệu thuốc bọc que hàn chính nm không có kim loại bổ sung mối hàn. wm có kim loại bổ sung mối hàn. A thuốc bọc hệ axít B thuốc bọc hệ bazơ C thuốc bọc hệ cenlulo R thuốc bọc hệ rutin RA thuốc bọc hệ rutin-axít RB thuốc bọc hệ rutin-bazơ RC thuốc bọc hệ rutin-cenlulo RR thuốc bọc hệ rutin dầy S thuốc bọc que hàn các dạng khác 3.3. Loại và cấp vật liệu hàn Que hàn thép các bon hàn hồ quang tay (SMAW) Giới hạn bền (MPa) Giới hạn chảy (MPa) Ký hiệu - AWS Classification E6010 414 331 E6011 414 331 E6012 414 331 E6013 414 331 E6019 414 331 E6020 414 331 E6022 414 n/s E6027 414 331 E7014 482 339 E7015 482 339 E7016 482 339 E7018 482 339 E7024 482 339 E7027 482 339 E7028 482 339 E7018M 482 365 đến 496 E7048 482 339 3.3.1 Que hàn thép hợp kim thấp hàn hồ quang tay (SMAW) Giới hạn bền Giới hạn chảy Ký hiệu - AWS Classification (MPa) (MPa) E7010-P1 480 415 E7010-A1 480 390 E7010-G 480 390 E7011-A1 480 390 E7011-G 480 390 E7015-X 480 390 E7015-B2L 520 390 E7015-G 480 390 E7016-X 480 390 E7016-B2L 520 390 E7016-G 480 390 E7018-X 480 390 E7018-B2L 520 390 E7020-A1 480 390 E7020-G 480 390 E7027-A1 480 390 E7027-G 480 390 E8010-P1 550 460 E8010-G 550 460 E8011-G 550 460 E8013-G 550 460 E8015-X 550 460 E8015-B3L 550 460 E8015-G 550 460 E8016-X 550 460 E8016-C3 550 470 đến 550 E8016-C4 550 460 E8016-G 550 460 E8018-X 550 460 E8018-B3L 550 460 E8018-C3 550 470 đến 550 E8018-C4 550 460 E8018-NM1 550 460 E8018-W2 550 460 E8018-G 550 460 E9010-G 620 530 E9011-G 620 530 E9013-G 620 530 E9015-X 620 530 E9015-G 620 530 E9016-X 620 530 E9016-G 620 530 E9018M 620 540 đến 620 E9018-X 620 530 E9018-G 620 530 E10010-G 690 600 E10011-G 690 600 E10013-G 690 600 E10015-X 690 600 E10015-G 690 600 E10016-X 690 600 E10016-G 690 600 E10018M 690 610 đến 690 E10018-X 690 600 E10018-G 690 600 E11010-G 760 670 E11011-G 760 670 E11013-G 760 670 E11015-G 760 670 E11016-G 760 670 E11018-G 760 670 E11018M 760 680 đến 760 E12010-G 830 740 E12011-G 830 740 E12013-G 830 740 E12015-G 830 740 E12016-G 830 740 E12018-G 830 740 E12018M 830 745 đến 830 E12018M1 830 745 đến 830 3.3.2 Dây và thuốc hàn tự động hàn thép các bon (SAW) Giới hạn bền Giới hạn chảy Ký hiệu - AWS Classification (MPa) (MPa) XX-EXXX-X 415 đến 550 331 F7XX-EXXX-X 480 đến 655 400 3.3.3 Dây hàn bán tự động trong khí bảo vệ hàn thép các bon (GMAW) Giới hạn bền Giới hạn chảy Ký hiệu - AWS Classification (MPa) (MPa) ER70S-2 480 400 ER70S-3 480 400 ER70S-4 480 400 ER70S-5 480 400 ER70S-6 480 400 ER70S-7 480 400 ER70S-G 480 400 ER70C-3X 480 400 ER70C-6X 480 400 ER70C-G(X) 480 400 ER70C-GS(X) 480 400 3.3.4 Dây hàn bán tự động lõi thuốc hàn thép các bon (FCAW) Giới hạn bền Giới hạn chảy Ký hiệu - AWS Classification (MPa) (MPa) E7XT-1 480 400 E7XT-2 480 400 E7XT-3 480 n/s E7XT-4 480 400 E7XT-5 480 400 E7XT-6 480 400 E7XT-7 480 400 E7XT-8 480 400 E7XT-9 480 400 E7XT-10 480 400 E7XT-11 480 n/s E7XT-12 480 đến 620 400 E6XT-13 415 n/s E7XT-13 480 n/s E7XT-14 480 n/s E6XT-G 415 330 E7XT-G 480 400 E6XT-GS 415 n/s E7XT-GS 480 n/s 3.4. Thử và kiểm tra que hàn để hàn hồ quang bằng tay đối với thép thường, thép có độ bền cao và thép làm việc ở nhiệt độ thấp 3.4.1. Que hàn dùng cho hàn hồ quang bằng tay đối với hàn thép thường, thép có độ bền cao và thép làm việc ở nhiệt độ thấp được đưa ra ở mục (1) và (2) dưới đây (từ sau đây trong gọi là “que hàn”) phải được Đăng kiểm tiến hành thử để chứng nhận đối với mỗi loại que hàn và kiểm tra hàng năm theo các yêu cầu nêu trong mục này. (1) Que hàn dùng cho hàn bằng tay; (a) Dùng cho mối hàn giáp mép (bao gồm cả hàn một mặt); (b) Dùng cho mối hàn góc; (c) Dùng cho cả mối hàn giáp mép và mối hàn góc. (2) Que hàn dùng trong hàn trọng lực hoặc các phương pháp hàn thẳng đứng tương tự (a) Dùng cho mối hàn góc; (b) Dùng cho mối hàn giáp mép và mối hàn góc. 3.4.2. Dạng thử, số lượng, chiều dày và kích thước của mẫu thử, đường kính que hàn dùng để hàn mẫu thử, tư thế hàn, loại và số lượng mẫu thử lấy từ mỗi mẫu thử que hàn phù hợp với Bảng 8. 3.4.3. Không được dùng bất kỳ một biện pháp nhiệt luyện nào đối với mẫu thử sau khi hàn. 3.4.4. Các mẫu thử có thể được kiểm tra bằng phương pháp kiểm tra NDT mối hàn trước khi cắt lấy mẫu thử. Bảng 8. Các dạng thử đối với que hàn Dạng thử Mẫu thử Loại và số lượng mẫu thử Tư thế hàn Đường kính que hàn (mm) Số mẫu thử Kích thước mẫu thử Chiều dày (mm) Thử kim loại đắp Hàn bằng 4 1(1) Hình 2 20 Thử kéo: 1 Thử va đập: 3 Đường kính max 1(1) Thử mối hàn giáp mép Hàn bằng Lớp thứ nhất: 4 Các lớp tiếp theo: ≥ 5 Hai lớp cuối: max 1 Hình 3 15 - 20 Thử kéo: 1 Thử uốn mặt mối hàn: 1 Thử uốn chân mối hàn: 1 Thử va đập: 3 Lớp thứ nhất: 4 Lớp thứ hai: 5 hoặc 6 Các lớp tiếp theo: max 1(2) Hàn ngang(4) Lớp thứ nhất: 4 hoặc 5 Các lớp sau: 5 1 Hàn đứng đi lên Lớp thứ nhất: 3,2 Các lớp sau 4 hoặc 5 1 Hàn đứng đi xuống (3) 1 Hàn trần Lớp thứ nhất: 3,2 Các lớp tiếp theo: 4 hoặc 5 1 Thử mối hàn góc (5) Hàn theo chiều ngang Cạnh thứ nhất: max Cạnh thứ hai: min 1 Hình 4 20 Mẫu để kiểm tra cấu trúc vĩ mô(7): 3 Mẫu thử độ cứng(7): 3 Mẫu thử đứt: 2 Thử Hydro (6) Hàn bằng 4 4 (8) 12 Mẫu thử Hydro: 1 Chú thích: (1) Khi đường kính que hàn được chế tạo chỉ có một loại thì chỉ cần một mẫu thử. (2) Khi việc thử chỉ tiến hành với tư thế hàn bằng thì số mẫu thử này được tăng thêm. (3) Đường kính que hàn dùng để thử do nhà chế tạo quy định. (4) Đối với que hàn đã được thử hàn giáp mép ở tư thế hàn bằng và hàn đứng đi lên đạt yêu cầu thì việc thử ở tư thế hàn ngang có thể được miễn nếu được Đăng kiểm đồng ý. (5) Dạng thử này chỉ bổ sung cho que hàn dùng cho cả mối hàn giáp mép và mối hàn góc có áp dụng chú thích (4) ở trên. (6) Chỉ áp dụng cho que hàn có hàm lượng Hydro thấp. (7) Các mẫu thử dùng cho thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô và thử độ cứng được coi là như nhau. (8) Vật thử hàm lượng Hydro: Vật thử và quy trình hàn vật thử để thử hàm lượng Hydro sẽ được Đăng kiểm trực tiếp quy định cho từng trường hợp cụ thể. 3.4.5. Mẫu thử kim loại đắp (Hình 2) (1) Các mẫu thử phải được hàn bằng phương pháp hàn một lớp hoặc nhiều lớp theo điều kiện thực tế bình thường và hướng mỗi lớp hàn phải được thay đổi và xuất phát từ mép tấm kim loại làm mẫu thử, chiều dày kim loại hàn của mỗi lớp hàn không được nhỏ hơn 2,0 mm nhưng không lớn hơn 4,0 mm. (2) Sau khi hàn xong mỗi lớp, mẫu thử phải để trong không khí yên tĩnh cho đến khi nó nguội đến nhiệt độ dưới 250oC nhưng không thấp hơn 100oC, nhiệt độ mẫu thử được đo tại tâm bề mặt của đường hàn. Hình 2. Mẫu thử kim loại đắp (đơn vị: mm) 3.4.6. Mẫu thử mối hàn giáp mép (Hình 3) (1) Các mẫu thử phải được hàn ở mỗi tư thế hàn do nhà chế tạo que hàn khuyến nghị (hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng theo chiều đi lên, hàn đứng theo chiều đi xuống và hàn trần). (2) Sau khi hàn xong mỗi lớp, mẫu thử phải được để trong không khí yên tĩnh cho đến khi nhiệt độ của nó xuống dưới 250oC nhưng không dưới 100oC, nhiệt độ được đo tại tâm bề mặt đường hàn. (3) Trong mọi trường hợp, trừ khi hàn một mặt, các lớp hàn bịt ở mặt sau phải được hàn bằng que hàn có đường kính 4 mm và hàn ở tư thế tương ứng với tư thế hàn ở mặt trước sau khi đã dũi chân đường hàn đến tận kim loại sạch (loại bỏ hết tạp chất, khuyết tật ở chân mối hàn). Đối với que hàn chỉ dùng cho hàn bằng, các mẫu thử có thể được lật ngược lại để hàn lớp bịt mặt sau. (4) Đối với mẫu thử mối hàn một mặt, tất cả việc hàn đều phải được thực hiện chỉ ở một mặt và phải đảm bảo không có khuyết tật ở mặt sau của mối hàn. Hơn nữa khe hở chân mối hàn giữa hai tấm thép được hàn phải có giá trị lớn nhất trong phạm vi nhà chế tạo que hàn quy định. Hình 3. Mẫu thử mối hàn giáp mép (đơn vị: mm) 3.4.7. Mẫu thử hàm lượng Hydro Mẫu thử và quy trình hàn mẫu thử để thử hàm lượng Hydro sẽ được Đăng kiểm trực tiếp quy định cho từng trường hợp cụ thể. 3.4.8. Mẫu thử mối hàn góc (Hình 4) (1) Mẫu thử phải được hàn ở mỗi tư thế hàn được nhà chế tạo que hàn khuyến nghị (hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng theo chiều đi lên, hàn đứng theo chiều đi xuống và hàn trần). (2) Đường hàn góc đầu tiên phải được hàn bằng que hàn có đường kính lớn nhất còn đường hàn góc ở mặt đối diện phải được hàn bằng que hàn có đường kính nhỏ nhất trong các cỡ đường kính que hàn được sản xuất. Hình 4. Mẫu thử mối hàn góc (đơn vị: mm) (Chiều dài mẫu thử L phải đủ để hàn hết chiều dài toàn bộ của que hàn được thử) (3) Trường hợp mối hàn góc được hàn bằng phương pháp trọng lực hoặc phương pháp hàn tiếp xúc tương tự thì khi hàn phải dùng loại que hàn có chiều dài lớn nhất. (4) Thông thường kích thước mối hàn góc do cỡ đường kính que hàn và dòng điện hàn quyết định. 3.4.9. Thử kéo kim loại đắp 1 Các mẫu thử kéo phải được cắt ra từ mỗi mẫu thử. Khi cắt lấy mẫu thử chú ý để đảm bảo được rằng đường tâm dọc của mẫu thử phải trùng với đường tâm của mối hàn và đi qua điểm giữa chiều dày tấm kim loại mẫu thử. 2 Mẫu thử kéo có thể được đặt ở nơi có nhiệt độ không quá 250oC trong thời gian không quá 16 giờ để khử Hydro trước khi tiến hành thử. 3 Độ bền kéo, giới hạn chảy và độ dãn dài tương đối của mỗi mẫu thử phải thỏa mãn yêu cầu ở 3.3 tương ứng với từng loại que hàn được thử. Trường hợp độ bền kéo của mẫu thử đạt giá trị lớn hơn thì Đăng kiểm sẽ xem xét một cách đặc biệt để chứng nhận que hàn được thử dựa trên các đặc tính cơ học khác nhận được từ các kết quả thử và thành phần hóa học của kim loại mối hàn. 3.4.10. Thử va đập kim loại đắp 1 Mẫu thử va đập kim loại đắp phải gồm một bộ 3 mẫu được cắt ra từ mỗi mẫu thử kim loại đắp. Mẫu thử phải được cắt sao cho tâm dọc của nó vuông góc với đường hàn và nó nằm ở giữa chiều dày tấm kim loại mẫu thử như Hình 5. 2 Vết khắc chữ V phải được khắc ở mặt mẫu thử tại tâm của mối hàn và vuông góc với bề mặt tấm. 3 Nhiệt độ thử và năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu phải phù hợp với các yêu cầu được đưa ra tương ứng với từng loại que hàn. 4 Khi năng lượng hấp thụ của từ hai mẫu thử trở lên nằm trong một bộ mẫu thử có giá trị thấp hơn năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu yêu cầu hoặc năng lượng hấp thụ của bất kỳ một mẫu thử nào thấp hơn 70% giá trị năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu theo yêu cầu thì cuộc thử không đạt yêu cầu. Hình 5. Vị trí của mẫu thử va đập (Đơn vị: mm, t: chiều dày tấm kim loại được thử) 3.4.11. Thử kéo mối hàn giáp mép 1 Mẫu thử kéo mối hàn giáp mép phải được cắt ra từ mỗi mẫu thử. 2 Độ bền kéo của mẫu thử kéo phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng với từng loại que hàn. 3.4.12. Thử uốn mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử uốn mặt và uốn chân mối hàn phải được cắt ra từ mỗi mẫu thử. 2 Các mẫu phải có khả năng chịu uốn một góc 120o bao quanh một chày ép có bán kính bằng 1,5 lần chiều dày của mẫu thử mà không có vết nứt dài quá 3mm hoặc các khuyết tật khác trên bề mặt phía ngoài của mẫu thử. 3.4.13. Thử độ dai va đập mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử va đập mối hàn giáp mép phải gồm một bộ ba mẫu được cắt ra từ mỗi mẫu thử. Mẫu thử phải được cắt sao cho trục dọc của nó vuông góc với chiều dài đường hàn và tâm của nó phải trùng với tâm chiều dày của tấm kim loại làm mẫu thử. 2 Nhiệt độ thử và năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu phải phù hợp với các yêu cầu tương ứng với từng loại que hàn. 3.4.14. Thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô mối hàn góc 1 Các mẫu thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô mối hàn góc có chiều rộng 25mm phải được cắt ra từ mẫu thử tại 3 vị trí như chỉ ra ở Hình 4. 2 Việc kiểm tra cấu trúc vĩ mô được tiến hành trên mặt cắt ngang của mối hàn và phải không có các khuyết tật như: mối hàn không ngấu, hàn không thấu hoặc các khuyết tật có hại khác. 3.4.15. Thử độ cứng mối hàn góc Độ cứng của kim loại mối hàn, vùng bị ảnh hưởng nhiệt và kim loại cơ bản phải được đo tại các vị trí như được chỉ ra ở Hình 6 đối với từng mẫu thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô như quy định ở mục 3.4.14. Độ cứng của các vùng kim loại nói trên phải thỏa mãn với các yêu cầu của Đăng kiểm. Hình 6. Thử độ cứng (đơn vị: mm) 3.4.16. Thử đứt mối hàn góc 1 Một trong số các mẫu thử còn lại sau khi đã cắt lấy các mẫu thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô phải được cắt bỏ mối hàn góc thứ nhất để cho mối hàn góc còn lại dễ bị đứt khi thử, sau đó dùng lực tác động làm cho mối hàn còn lại bị đứt như được chỉ ra ở Hình 7. Sau khi mối hàn góc còn lại bị đứt, tiến hành kiểm tra bề mặt mối hàn bị đứt. Tiếp theo lấy một mẫu thử còn lại khác tiến hành cắt bỏ mối hàn góc thứ hai và thử đứt tương tự như đã tiến hành. 2 Trên bề mặt của tiết diện mối hàn bị đứt không được có dấu hiệu của mối hàn không thấu hoặc có khuyết tật nguy hại khác. Hình 7. Thử đứt 3.4.17. Kiểm tra hàng năm 1 Trong các lần kiểm tra hàng năm việc thử được quy định ở mục 2 và 3 dưới đây phải được tiến hành đối với mỗi loại que hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận và việc thử đó phải thỏa mãn yêu cầu. 2 Các dạng thử, tư thế hàn, đường kính que hàn trong các lần kiểm tra hàng năm đối với que hàn dùng cho hàn bằng tay phải phù hợp với các yêu cầu nêu ra ở Bảng 9. 3 Các dạng thử, tư thế hàn, đường kính que hàn trong các lần kiểm tra hàng năm đối với que hàn dùng cho hàn trọng lực hoặc phương pháp hàn khác nhưng dùng thiết bị hàn tương tự phải phù hợp với các yêu cầu nêu ra ở Bảng 10. Bảng 9. Dạng thử trong lần kiểm tra hàng năm Dạng thử Mẫu thử Loại và số lượng mẫu thử cắt ra từ một mẫu thử Tư thế hàn Đường kính que hàn (mm) Số lượng Kích thước Chiều dày (mm) Thử kim loại đắp Hàn bằng 4(1) 1 Hình 3 20 Mẫu thử kéo: 1 Mẫu thử va đập: 3 Lớn hơn 4, tối đa 8 1 Chú thích: Khi xét thấy cần thiết Đăng kiểm có thể yêu cầu thử mối hàn giáp mép ở tư thế hàn bằng, hàn đứng (hàn đứng theo chiều đi lên và đi xuống) đã được đưa ra ở Bảng 8 thay cho thử kim loại mối hàn đối với que hàn có đường kính 4,0 mm. Trong trường hợp đó các mẫu thử va đập mối hàn (một bộ ba mẫu thử) phải được chọn để thử. 4 Quy trình hàn và các yêu cầu đối với mẫu thử để thử theo quy định ở mục 2 và 3 ở trên phải phù hợp với những quy định ở mục 3.4.5 đến 3.4.13. 3.4.18. Thay đổi loại que hàn 1 Khi cần thay đổi loại que hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận có liên quan đến độ bền hoặc tính dẻo của que hàn thì các cuộc thử quy định ở mục 2 hoặc 3 dưới đây phải được tiến hành theo các yêu cầu cho từng loại que hàn được thử phải đạt được các kết quả thỏa mãn quy định. Bảng 10. Dạng thử trong lần kiểm tra hàng năm Dạng thử Mẫu thử Loại và số lượng mẫu thử cắt ra từ một mẫu thử Tư thế hàn Đường kính que hàn (mm) Số lượng Kích thước Chiều dày (mm) Thử kim loại đắp Hàn bằng > 4 1 Hình 3 20 Mẫu thử kéo: 1 Mẫu thử va đập: 3 2 Đối với trường hợp thay đổi loại que hàn chỉ liên quan đến độ bền thì việc kiểm tra hàng năm quy định ở mục 3.4.17 và việc thử mối hàn giáp mép phải được thực hiện. 3 Đối với trường hợp thay đổi loại que hàn chỉ liên quan đến tính dẻo thì việc kiểm tra hàng năm quy định ở mục 3.4.17 và thử va đập mối hàn giáp mép phải được thực hiện. 3.5. Vật liệu hàn dùng cho hàn tự động thép thường, thép có độ bền cao và thép làm việc ở nhiệt độ thấp 3.5.1. Các vật liệu hàn dùng cho hàn tự động thép thường, thép có độ bền cao và thép làm việc ở nhiệt độ thấp được đưa ra ở từ mục (1) đến (3) dưới đây (trong trường hợp dây hàn lõi đơn, sau đây được gọi là “vật liệu hàn tự động”), phải được thử để chứng nhận và kiểm tra hàng năm theo các yêu cầu ở mục 3.5. (1) Vật liệu hàn tự động hồ quang dưới lớp thuốc; (2) Vật liệu hàn có khí bảo vệ (vật liệu hàn tự động là dây kim loại thuần nhất và vật liệu có chất gây chảy có khí bảo vệ); (3) Vật liệu hàn tự động không cần khí bảo vệ (vật liệu hàn tự động là dây kim loại có chất gây chảy không cần khí bảo vệ). 3.5.2. Các dạng thử, số lượng, chiều dày và kích thước của mẫu thử, loại và số lượng của các mẫu thử được cắt ra từ mỗi mẫu thử đối với vật liệu hàn tự động được quy định ở Bảng 11. 3.5.3. Thứ tự hàn mẫu thử 1 Các mẫu thử kim loại mối hàn (Hình 8) Hình 8. Mẫu thử kim loại đắp (đơn vị: mm) (1) Các mẫu thử phải được hàn ở tư thế hàn bằng trong điều kiện thực tế bình thường. Điểm xuất phát hàn mỗi lớp phải được thay đổi từ mỗi mép tấm kim loại làm mẫu thử và chiều dày của mỗi lớp hàn không được nhỏ hơn đường kính dây hàn hoặc 4 mm lấy giá trị nào lớn hơn đối với các vật liệu hàn dùng cho hàn hồ quang tự động dưới thuốc. Đối với vật liệu hàn dùng trong hàn tự động có khí bảo vệ và không có khí bảo vệ, chiều dày mỗi lớp hàn không được nhỏ hơn 3mm. (2) Sau khi hàn xong mỗi lớp, mẫu thử phải được để trong không khí yên tĩnh cho đến khi nó nguội xuống dưới 250oC nhưng không thấp hơn 100oC, nhiệt độ được đo tại tâm bề mặt đường hàn. 2 Mẫu thử mối hàn giáp mép (Hình 9) (1) Mặt trên của mẫu thử phải được hàn ở tư thế hàn bằng theo quy trình hàn yêu cầu ở mục 1 ở trên. Tuy nhiên, đối với vật liệu hàn tự động có và không có khí bảo vệ, tư thế hàn mẫu thử phải theo quy định của nhà chế tạo vật liệu hàn. (2) Sau khi hàn xong mặt trên, tiến hành hàn bịt mặt dưới đường hàn của mẫu thử. Khi đó, mặt sau phải được dũi sạch các tạp chất và khuyết tật cho đến tận kim loại mối hàn trước khi hàn mặt sau. Hình 9. Mẫu thử mối hàn giáp mép (đơn vị: mm) Bảng 11. Các dạng thử đối với vật liệu hàn tự động Kỹ thuật hàn Dạng thử (7) Mẫu thử Loại và số mẫu thử được cắt ra từ mẫu thử Số lượng Kích thước Chiều dày(3) (mm) Hàn nhiều lớp Thử kim loại đắp 1 Hình 8 20 Mẫu thử kéo: 2 Mẫu thử va đập: 3 Thử mối hàn giáp mép 1(4) Hình 9 20 ~ 25 Mẫu thử kéo: 2(4) Mẫu thử uốn mặt mối hàn: 2(4) (6) Mẫu thử uốn chân mối hàn: 2(4) ( 6) Mẫu thử va đập: 3 Chú thích: (1) Chiều dày mẫu thử khi chiều dày tấm kim loại lớn nhất được áp dụng trong thực tế không lớn hơn 25mm. (2) Chiều dày của mẫu thử trong trường hợp chiều dày lớn nhất của tấm kim loại được áp dụng lớn hơn 25mm. (3) Trường hợp chiều dày bị hạn chế do phương pháp hàn, thì chiều dày của mẫu thử có thể được thay đổi theo sự đồng ý của Đăng kiểm. Trong trường hợp đó chiều dày thử lớn nhất được lấy làm chiều dày lớn nhất được áp dụng trong thực tế. (4) Số lượng mẫu thử mối hàn giáp mép với kỹ thuật hàn nhiều lớp có khí bảo vệ và không có khí bảo vệ phải là một cho mỗi tư thế hàn. Tuy nhiên khi có từ hai tư thế hàn trở lên thì số mẫu thử kéo và số mẫu thử uốn được cắt ra từ các mẫu thử đối với mỗi tư thế hàn có thể bằng 1/2 số lượng quy định. (5) Các mẫu thử phải được cắt ra từ mẫu thử có chiều dày lớn hơn trong số hai mẫu thử. (6) Việc thử đối với vật liệu hàn dùng cho cả hai phương pháp hàn nhiều lớp và hai lớp phải được tiến hành cho từng phương pháp hàn tương ứng theo từng loại vật liệu hàn, đồng thời số lượng, kích thước và chiều dày của mẫu thử cũng phải phù hợp với từng loại vật liệu hàn. Số lượng các mẫu thử được cắt ra từ mỗi mẫu thử cũng phải phù hợp với từng phương pháp hàn. Tuy nhiên, số lượng mẫu thử kéo trong thử kim loại mối hàn giáp mép được hàn theo kỹ thuật hàn nhiều lớp phải là một mẫu. (7) Việc thử Hydro có thể được áp dụng nếu cơ sở chế tạo yêu cầu. 3.5.4. Thử kéo kim loại đắp 1 Các mẫu thử kéo mỗi mẫu thử phải lấy ra hai mẫu thử. Khi cắt lấy mẫu thử phải chú ý để đảm bảo được rằng đường tâm dọc của mẫu thử phải trùng với đường tâm của mối hàn và ở giữa chiều dày của tấm kim loại mẫu thử. 2 Giới hạn bền kéo, giới hạn chảy và độ dãn dài tương đối của kim loại đắp nhận được trong khi thử phải thỏa mãn các yêu cầu được quy định cho từng loại vật liệu hàn tương ứng. Tuy nhiên, các loại vật liệu hàn có độ bền kéo lớn hơn giới hạn quy định có thể coi là thử đạt yêu cầu sau khi xem xét cụ thể các tính chất cơ học khác của kim loại mối hàn cũng như thành phần hóa học của nó. 3.5.5. Thử va đập kim loại đắp 1 Các mẫu thử va đập phải là một bộ ba mẫu được cắt ra từ mỗi mẫu thử, chiều dọc của mẫu thử phải vuông góc với đường hàn và tâm của mẫu thử phải trùng với vị trí 1/2 chiều dày của tấm kim loại mẫu thử đã đưa ra ở Hình 5. 2 Nhiệt độ thử và năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu phải thỏa mãn các yêu cầu của từng loại vật liệu hàn tương ứng. 3.5.6. Thử kéo mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử kéo gồm hai mẫu thử phải được cắt ra từ mỗi mẫu thử. 2 Độ bền kéo nhận được khi thử phải phù hợp với các yêu cầu của từng loại vật liệu hàn tương ứng. 3 Trường hợp giới hạn của độ bền kéo vượt quá giá trị tiêu chuẩn thì Đăng kiểm sẽ có những xem xét đặc biệt để chứng nhận vật liệu hàn dựa trên những tính chất cơ học khác nhận được từ kết quả thử và các thành phần hóa học của kim loại mối hàn. 3.5.7. Thử uốn mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử uốn mặt và uốn chân mối hàn phải được cắt ra từ mỗi Mẫu thử. Các mẫu thử phải được cắt dọc theo đường hàn từ mỗi mẫu thử. 2 Các mẫu phải có khả năng chịu uốn một góc 120o bao quanh một chày ép có bán kính bằng 1,5 lần chiều dày của mẫu thử mà không có vết nứt dài quá 3 mm hoặc các khuyết tật khác trên bề mặt phía ngoài của mẫu thử. Hình 10. Vị trí của mẫu thử va đập mối hàn giáp mép (đơn vị: mm, t: chiều dày tấm kim loại) 3.5.8. Thử độ dai va đập mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử độ dai va đập phải gồm một bộ ba mẫu được cắt ra từ mỗi mẫu thử sao cho chiều dọc của mẫu thử phải vuông góc với đường hàn và đường tâm của mẫu thử phải trùng với vị trí nằm cách bề mặt tấm kim loại mẫu thử phía hàn lớp thứ hai khoảng 7mm như chỉ ra ở Hình 10. 2 Nhiệt độ thử và năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu phải thỏa mãn các yêu cầu của từng loại vật liệu hàn tự động tương ứng. 3.5.9. Kiểm tra hàng năm 1 Trong các lần kiểm tra hàng năm, việc thử theo quy định ở mục 2 dưới đây phải được tiến hành với từng loại vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận, và các vật liệu hàn đó phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng. 2 Các dạng thử, số lượng mẫu thử, số lượng mẫu thử trong mỗi lần kiểm tra hàng năm phải phù hợp với các yêu cầu được đưa ra ở Bảng 12. 3 Quy trình hàn và các yêu cầu đối với các mẫu thử được quy định ở mục 2 trên phải thỏa mãn các quy định ở các mục từ 3.5.3 đến 3.5.8. Bảng 12. Các dạng thử khi kiểm tra hàng năm Kỹ thuật hàn Dạng thử Mẫu thử Loại và số mẫu thử được cắt ra từ mẫu thử Số lượng Kích thước Chiều dầy (mm) Hàn nhiều lớp Thử kim loại đắp 1 Hình 8 20 Mẫu thử kéo: 2 Mẫu thử độ dai va đập: 3 Hàn hai lớp Thử mối hàn giáp mép 1 Hình 9 20 Mẫu thử kéo: 1 Mẫu thử kéo dọc đường hàn: 1 Mẫu thử uốn mặt mối hàn: 1 Mẫu thử uốn chân mối hàn: 1 Mẫu thử độ dai va đập: 3 Chú thích: Việc thử mối hàn giáp mép với kỹ thuật hàn nhiều lớp và hai lớp phải được tiến hành theo phương pháp hàn hai lớp. 3.5.10. Thay đổi loại vật liệu hàn tự động 1 Trường hợp cần phải thay đổi loại vật liệu hàn tự động liên quan đến độ bền và tính dẻo của vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận thì việc thử theo quy định ở mục 2, 3 hoặc 4 dưới đây phải được tiến hành theo các yêu cầu đối với vật liệu hàn đó phải đạt được kết quả thử thỏa mãn. 2 Việc thay đổi loại vật liệu hàn liên quan đến độ bền và tính dẻo của vật liệu hàn dùng cho hàn tự động nhiều lớp phải theo yêu cầu của mục (1) và (2) dưới đây. (1) Đối với việc thay đổi loại vật liệu hàn liên quan đến độ bền, việc thử mối hàn giáp mép được quy định trong lần kiểm tra hàng năm nêu ra ở mục 3.5.9 và các dạng thử, số lượng, chiều dày và kích thước của mẫu thử, loại và số lượng của các mẫu thử đối với vật liệu hàn tự động được quy định ở Bảng 11 phải được thực hiện. (2) Đối với việc thay đổi loại vật liệu hàn liên quan đến tính dẻo, việc thử va đập mối hàn giáp mép được quy định trong lần kiểm tra hàng năm được nêu ra ở mục 3.5.9 và các dạng thử, số lượng, chiều dày và kích thước của mẫu thử, loại và số lượng của các mẫu thử đối với vật liệu hàn tự động được quy định ở Bảng 11 phải được thực hiện. 3 Việc thay đổi loại vật liệu hàn có liên quan đến độ bền và tính dẻo của vật liệu hàn tự động dùng cho hàn hai lớp phải theo các yêu cầu của mục (1) và (2) dưới đây: (1) Đối với việc thay đổi loại vật liệu hàn liên quan đến độ bền, tất cả việc thử quy định ở Bảng 11 phải được thực hiện. (2) Đối với việc thay đổi loại vật liệu hàn liên quan đến tính dẻo, việc thử va đập mối hàn giáp mép quy định trong lần kiểm tra hàng năm của mục 3.5.9 và ở Bảng 11 đối với mẫu thử có chiều dày lớn nhất phải được thực hiện. 4 Việc thay đổi loại vật liệu hàn liên quan đến độ bền hoặc tính dẻo của vật liệu hàn dùng cho cả hàn nhiều lớp và hai lớp phải theo quy định ở mục 2 hoặc 3 ở trên. 3.6. Vật liệu hàn dùng cho hàn bán tự động thép thường, thép có độ bền cao và thép làm việc ở nhiệt độ thấp 3.6.1. Dây hàn dùng cho hàn bán tự động thép thường, thép có độ bền cao và thép làm việc ở nhiệt độ thấp (sau đây gọi là vật liệu hàn bán tự động) phải được thử để chứng nhận và kiểm tra hàng năm theo các yêu cầu ở mục 3.6. 3.6.2. Để chứng nhận vật liệu hàn bán tự động, việc thử phải được thực hiện với từng vật liệu hàn bán tự động. 3.6.3. Đối với vật liệu hàn bán tự động dùng trong hàn có khí bảo vệ, việc thử phải được tiến hành đối với từng loại khí bảo vệ. 3.6.4. Những điều khoản chung đối với việc thử Các dạng thử, số lượng, chiều dày và kích thước mẫu thử, đường kính dây hàn, loại và số lượng các mẫu thử được cắt ra từ mỗi mẫu thử và các tư thế hàn đối với vật liệu hàn bán tự động dùng cho mối hàn giáp mép hoặc dùng cho cả mối hàn giáp mép và mối hàn góc phải phù hợp với Bảng 13. Bảng 13. Các dạng thử đối với vật liệu hàn bán tự động Dạng thử(6) Mẫu thử Loại và số mẫu thử được cắt ra từ một mẫu thử Tư thế hàn Đường kính dây hàn (mm) Số lượng Kích thước Chiều dày (mm) Thử kim loại đắp Hàn bằng Đường kính lớn nhất 1(1) Hình 11 20 Mẫu thử kéo: 1 Mẫu thử va đập: 3 Đường kính nhỏ nhất 1(1) Thử mối hàn giáp mép Hàn bằng Lớp thứ nhất: Đường kính nhỏ nhất Các lớp còn lại: Đường kính lớn nhất 1(2) Hình 12 15~20 Thử kéo: 1 Thử uốn mặt mối hàn: 1 Thử uốn chân mối hàn: 1 Thử độ dai va đập: 3 Hàn ngang(3) 1 Hàn đứng đi lên 1 Hàn đứng đi xuống 1 Hàn trần 1 Thử mối hàn góc Hàn ngang (4) Cạnh thứ nhất: Đường kính lớn nhất Cạnh thứ hai: Đường kính nhỏ nhất 1 Hình 4 20 Mẫu thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô: 3(5) Mẫu thử độ cứng: 3(5) Mẫu thử đứt: 2 Chú thích: (1) Trường hợp đường kính lõi dây hàn được chế tạo là một loại thì số lượng mẫu thử phải là một. (2) Trường hợp việc thử chỉ được tiến hành với mẫu thử được hàn ở tư thế hàn bằng thì một mẫu thử khác được hàn bằng dây hàn có đường kính khác phải được bổ sung thêm. (3) Đối với vật liệu hàn bán tự động đã được thử mối hàn giáp mép đạt yêu cầu với tư thế hàn bằng và hàn đứng đi lên thì việc thử mối hàn giáp mép ở tư thế hàn ngang có thể được miễn nếu được Đăng kiểm chấp thuận. (4) Việc thử này phải được bổ sung đối với vật liệu hàn dùng cho cả mối hàn giáp mép và mối hàn góc khi các vật liệu hàn đó có áp dụng chú thích (3) ở trên. (5) Các mẫu thử để kiểm tra thử cấu trúc vĩ mô được khắc axít và thử độ cứng phải như nhau. (6) Việc thử hydrô có thể được tiến hành theo yêu cầu của nhà chế tạo vật liệu hàn. 3.6.5. Trình tự hàn mẫu thử 1 Mẫu thử kim loại mối hàn (Hình 11) (1) Mẫu thử phải được hàn ở tư thế hàn bằng theo quy trình hàn do nhà chế tạo vật liệu hàn khuyến nghị và chiều dày mỗi lớp kim loại mối hàn phải nằm trong phạm vi từ 2mm đến 6mm. (2) Sau khi hàn xong mỗi lớp, mẫu thử phải được để trong không khí yên tĩnh cho đến khi nó nguội đến dưới 250oC nhưng không thấp hơn 100oC, nhiệt độ được đo tại tâm bề mặt đường hàn. Hình 11. Mẫu thử kim loại đắp (đơn vị: mm) 2. Mẫu thử mối hàn giáp mép (Hình 12) Hình 12. Mẫu thử mối hàn giáp mép (đơn vị: mm) (1) Các mẫu thử phải được hàn ở mỗi tư thế hàn theo khuyến nghị của nhà chế tạo (hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng theo chiều đi lên, hàn đứng theo chiều đi xuống và hàn trần). (2) Sau khi hàn xong mỗi lớp, mẫu thử phải được để trong không khí yên tĩnh cho đến khi nó nguội đến dưới 250oC nhưng không thấp hơn 100oC, nhiệt độ được đo tại tâm bề mặt đường hàn. 3 Mẫu thử mối hàn góc (Hình 4) Các mẫu thử mối hàn góc phải phù hợp với các yêu cầu đối với mẫu thử mối hàn góc: (1) Mẫu thử phải được hàn ở mỗi tư thế hàn được nhà chế tạo que hàn khuyến nghị (hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng theo chiều đi lên, hàn đứng theo chiều đi xuống và hàn trần). (2) Đường hàn góc đầu tiên phải được hàn bằng que hàn có đường kính lớn nhất còn đường hàn góc ở mặt đối diện phải được hàn bằng que hàn có đường kính nhỏ nhất trong các cỡ đường kính que hàn được sản xuất. (3) Trường hợp mối hàn góc được hàn bằng phương pháp trọng lực hoặc phương pháp hàn tiếp xúc tương tự thì khi hàn phải dùng loại que hàn có chiều dài lớn nhất. (4) Thông thường kích thước mối hàn góc do cỡ đường kính que hàn và dòng điện hàn quyết định. 4 Sau khi hàn xong, các mẫu thử không được qua bất kỳ một phương pháp xử lý nhiệt nào. 5 Các mẫu thử đã được hàn xong phải được kiểm tra bằng phương pháp chụp phim mối hàn trước khi tiến hành cắt lấy mẫu thử. 3.6.6. Thử kéo kim loại đắp 1 Các mẫu thử kéo phải được cắt ra từ mỗi mẫu thử. Khi cắt lấy mẫu thử phải chú ý để đảm bảo được rằng đường tâm dọc của mẫu thử phải trùng với tâm của mối hàn và ở giữa chiều dày của tấm thép làm mẫu thử. 2 Độ bền kéo, ứng suất chảy và độ dãn dài tương đối của mỗi mẫu thử phải thỏa mãn các yêu cầu của tương ứng với từng loại vật liệu hàn bán tự động. Trường hợp độ bền kéo vượt quá giới hạn trên theo quy định thì Đăng kiểm sẽ xem xét một cách đặc biệt để chứng nhận vật liệu hàn dựa trên các tính chất cơ học khác nhận được khi thử và các thành phần hóa học của kim loại mối hàn. 3.6.7. Thử độ dai va đập kim loại đắp 1 Các mẫu thử kim loại mối hàn phải của Quy chuẩn này gồm một bộ ba mẫu được cắt ra từ mỗi mẫu thử kim loại mối hàn. Mẫu thử phải được cắt sao cho trục dọc của nó vuông góc với đường hàn và tâm của mẫu thử phải trùng với giữa chiều dày tấm thép mẫu thử. 2 Nhiệt độ thử và năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu phải phù hợp với các yêu cầu tương ứng với từng cấp vật liệu hàn. 3.6.8. Thử kéo mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử kéo gồm một mẫu được cắt ra từ mỗi mẫu thử. 2 Độ bền kéo của mỗi mẫu thử phải thỏa mãn những yêu cầu tương ứng với từng cấp vật liệu hàn. 3.6.9. Thử uốn mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử uốn mặt và uốn chân mối hàn phải được cắt ra từ mỗi mẫu thử. 2 Các mẫu phải có khả năng chịu uốn một góc 120o bao quanh một chày ép có bán kính bằng 1,5 lần chiều dày của mẫu thử mà không có vết nứt dài quá 3mm hoặc các khuyết tật khác trên bề mặt phía ngoài của mẫu thử. 3.6.10. Thử độ dai va đập mối hàn giáp mép 1 Các mẫu thử va đập phải gồm một bộ ba mẫu được cắt ra từ mỗi Mẫu thử. Mẫu thử phải được cắt sao cho trục dọc của nó vuông góc với đường hàn và tâm của nó trùng với giữa chiều dày tấm kim loại làm mẫu thử. 2 Nhiệt độ thử và năng lượng hấp thụ trung bình tối thiểu phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng với từng loại vật liệu hàn và tư thế hàn. 3.6.11. Kiểm tra cấu trúc vĩ mô mối hàn góc Việc kiểm tra cấu trúc vĩ mô phải được tiến hành theo các yêu cầu đã nêu ở mục 3.4.14. 3.6.12. Thử độ cứng mối hàn góc Việc thử độ cứng mối hàn góc của kim loại mối hàn, vùng bị ảnh hưởng nhiệt và kim loại cơ bản phải được đo tại các vị trí như được chỉ ra ở Hình 6 đối với từng mẫu thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô. Độ cứng của các vùng kim loại nói trên phải thỏa mãn với các quy định của Đăng kiểm 3.6.13. Thử đứt mối hàn góc Việc thử đứt mối hàn góc phải được tiến hành theo các yêu cầu quy định: 1 Một trong số các mẫu thử còn lại sau khi đã cắt lấy các mẫu thử để kiểm tra cấu trúc vĩ mô phải được cắt bỏ mối hàn góc thứ nhất để cho mối hàn góc còn lại dễ bị đứt khi thử, sau đó dùng lực tác động làm cho mối hàn còn lại bị đứt như được chỉ ra ở Hình 7. Sau khi mối hàn góc còn lại bị đứt, tiến hành kiểm tra bề mặt mối hàn bị đứt. Tiếp theo lấy một mẫu thử còn lại khác tiến hành cắt bỏ mối hàn góc thứ hai và thử đứt tương tự như đã tiến hành. 2 Trên bề mặt của tiết diện mối hàn bị đứt không được có dấu hiệu của mối hàn không thấu hoặc có khuyết tật nguy hại khác. 3.6.14. Kiểm tra hàng năm 1 Trong các lần kiểm tra hàng năm, việc thử quy định ở mục 2 dưới đây phải được thực hiện đối với từng loại vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận và những việc thử đó phải đạt được kết quả thỏa mãn. 2 Các dạng thử, tư thế hàn, đường kính dây hàn, số lượng mẫu thử, v.v..., trong các lần kiểm tra hàng năm phải phù hợp với Bảng 14. 3 Quy trình hàn và các yêu cầu đối với mẫu thử theo quy định ở mục 2 ở trên phải phù hợp với các yêu cầu đã nêu ở các mục từ 3.6.5 đến 3.6.10. Bảng 14. Dạng thử trong lần kiểm tra hàng năm Dạng thử Mẫu thử Tư thế hàn Đường kính que hàn (mm) Số lượng Kích thước Chiều dày (mm) Loại và số lượng mẫu thử cắt ra từ một mẫu thử Thử kim loại đắp Hàn bằng (1) 1 Hình 11 20 Mẫu thử kéo: 1 Mẫu thử độ dai va đập: 3 Chú thích: (1) Đường kính của dây hàn phải nằm trong phạm vi do nhà chế tạo quy định. 3.6.15. Thay đổi loại vật liệu hàn 1 Trường hợp phải thay đổi loại vật liệu hàn liên quan đến độ bền hoặc tính dẻo của vật liệu hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận thì việc thử quy định ở mục 2 hoặc 3 phải được tiến hành theo các yêu cầu đã nêu ở trên và vật liệu hàn phải đạt được kết quả thỏa mãn. 2 Khi cần phải thay đổi vật liệu hàn chỉ liên quan đến độ bền thì nội dung kiểm tra hàng năm quy định ở mục 3.6.14 và việc thử mối hàn giáp mép quy định ở mục 3.6.4.-1 phải được tiến hành. 3 Khi cần phải thay đổi vật liệu hàn chỉ liên quan đến tính dẻo của nó thì nội dung kiểm tra hàng năm quy định ở mục 3.6.14 và thử va đập mối hàn giáp mép quy định ở mục 3.6.4.-1 phải được thực hiện. 4. Liên kết mối hàn 4.1. Quy định chung 4.1.1. Hàn giáp mép giữa các tấm có độ dày không bằng nhau Khi 2 tấm được hàn giáp mép có chênh lệch về độ dày quá 25%, hoặc quá 3 mm, thì tấm dày hơn phải được vát nghiêng tại mép tiếp giáp ở mặt trong hoặc mặt ngoài, hoặc cả hai, được mô tả trong Hình 13. Trong tất cả các trường hợp như vậy, cạnh của tấm dày hơn sẽ được vát nghiêng thành một đoạn chuyển tiếp trên khoảng cách ít nhất là 3 lần độ chênh lệch giữa hai mặt phẳng tiếp giáp sao cho các mép liền kề có chiều dày xấp xỉ như nhau. Độ dài phần chuyển tiếp có thể bao gồm cả chiều rộng mối hàn. Đối với các tấm hàn 2 phía và vát mép chữ V hai phía (chữ X), độ chênh lệch giữa bề mặt của cả 2 tấm có thể không lớn hơn 3mm trên mỗi phía, tấm dày hơn cũng được vát nghiêng theo yêu cầu. Khi mối hàn được yêu cầu kiểm tra X quang, độ dày tối đa ở phần mối hàn phải tuân theo quy định TCVN 6008: 2010. Chú thích: 1. Trong tất cả các trường hợp, l không nhỏ hơn 3 lần độ lệch giữa các tấm tiếp giáp. 2. Chiều dài của phần vát nghiêng có thể bao gồm chiều rộng của mối hàn. 3. Độ lệch tâm ≤1/2 (tdày - tmỏng hơn). Hình 13. Mối hàn giáp mép giữa các tấm có chiều dày không bằng nhau 4.1.2. Yêu cầu chung độ bền của những mối hàn vảy cứng Người thiết kế có trách nhiệm dựa vào các thử nghiệm thích hợp và kinh nghiệm thực tế để xác định rằng kim loại điền đầy cụ thể để hàn vảy cứng được lựa chọn có thể tạo ra mối hàn có độ bền thỏa đáng trong khoảng nhiệt độ vận hành. Độ bền của mối hàn vảy cứng phải không nhỏ hơn độ bền của vật liệu cơ bản, hoặc vật liệu yếu hơn trong 2 vật liệu cơ bản trong trường hợp hàn hai vật liệu khác nhau, trong toàn bộ dải nhiệt độ làm việc. Hệ số bền của mối hàn vảy cứng được sử dụng trong thiết kế các bình chịu áp lực và các bộ phận của nó là 1.0 đối với các mối hàn mà ở đó việc kiểm tra bằng mắt có thể thấy được kim loại điền đầy ngấu vào mối nối (xem Hình 14 (a)). Hệ số bền của mối hàn vảy cứng được sử dụng trong thiết kế các bình chịu áp lực và các bộ phận của nó là 0,5 đối với các mối hàn mà ở đó việc kiểm tra bằng mắt không thấy được kim loại điền đầy ngấu vào mối nối (xem Hình 14 (b)). Hình 14. Ví dụ về đắp kim loại điền đầy Những mối hàn vảy cứng sẽ không được sử dụng trong các trường hợp sau: a) Các bình chứa chất gây chết người và các chất nguy hiểm; b) Các bình được đốt nóng trực tiếp; c) Mối nối tại các nhiệt độ thiết kế trên 95oC, ngoại trừ kim loại điền đầy để hàn vảy loại B-CuP được sử dụng ở nhiệt độ tối đa 105oC và B-Ag, B-CuZn, B-Cu và B-Al-Si được sử dụng ở nhiệt độ tối đa 205oC, với điều kiện thử kéo mối hàn thấy độ bền kéo và độ bền chảy không nhỏ độ bền kéo và bền chảy nhỏ nhất của kim loại yếu hơn trong các kim loại cơ bản tại nhiệt độ thiết kế. Nếu thiết kế dựa vào tính chất chịu dão, thì độ bền dão của mối hàn phải được kiểm chứng tương tự. 4.1.3. Những kiểu mối nối được phép Một số kiểu được phép của mối hàn vảy cứng thể hiện trên Hình 15. Đối với mọi kiểu nối, độ bền của phần được hàn phải vượt quá độ bền của phần vật liệu cơ bản trong mẫu thử kéo đánh giá được đưa ra trong AS 3992. Các mối chồng mép phải có phần chồng là 5 lần chiều dày của tấm mỏng hơn đối với những mối nối dọc và không nhỏ hơn ba lần chiều dày của tấm mỏng hơn đối với mối nối theo chu vi để có được độ bền cao hơn trong mối hàn vảy cứng so với trong vật liệu cơ bản. Chú thích: Những kiểu hình học khác về căn bản cho kết quả tương đương có thể chấp nhận được. Hình 15. Một vài kiểu mối hàn vảy cứng được chấp nhận 4.1.4. Khe hở mối hàn Khe hở mối hàn phải được giữ đủ nhỏ sao cho kim loại điền đầy được phân bố bởi tác dụng mao dẫn và phải nằm trong dung sai được chỉ định trong thiết kế mối hàn và quy trình hàn được xác nhận (xem Bảng 15). Bảng 15. Khe hở được khuyến nghị tại nhiệt độ hàn vảy Phân loại kim loại điền đầy hàn vảy (ANSI/AWS A5.8) Khe hở, mm Nhóm B-A1-Si Nhóm B-Cu-P Nhóm B-Ag Nhóm B-Cu-Zn Nhóm B-Cu 0,15 đến 0,25 cho chồng mép ≤ 6mm 0,25 đến 0,64 cho chồng mép ≥ 6mm 0,03 đến 0,13 0,05 đến 0,13 0,05 đến 0,13 0,0 đến 0,05 4.1.5. Mối hàn vảy mềm (hàn thiếc) Các mối hàn vảy mềm cho phép đối với các bình nhỏ hoặc các bộ phận với điều kiện phải tuân thủ các điều sau đây: a) Môi chất chứa không gây chết người. b) Bình không được đốt nóng trực tiếp. c) Nhiệt độ thiết kế không quá 50oC. d) Các mối hàn cho thấy phù hợp với các ứng dụng cụ thể. 4.1.6. Yêu cầu đối với hàn giáp mép Chiều dày chân (ngoại trừ phần nhô lên hay phần dư kim loại hàn bên trên bề mặt vật liệu cơ bản) của các mối hàn dọc và mối hàn theo chu vi trên thân, đáy hoặc các bộ phận nhánh, phải ít nhất bằng chiều dày của phần mỏng hơn được nối. 4.1.7. Yêu cầu đối với hàn góc Không cho phép hàn góc theo chu vi, ngoại trừ như mô tả trong Hình 16(A) và Bảng 3.5.1.7 khi các kích thước phải tăng độ bền cần thiết đối với hệ số bền mối hàn thích hợp. Chú thích: L1 Chiều cao hữu hiệu của chân trên mặt đứng; L2 Chiều cao hữu hiệu của chân trên mặt ngang; T Chiều dày thiết kế của góc mối hàn (0,71 L1 đối với mối hàn cân); Khe hở = 1,5 mm hoặc L1/8, lấy giá trị nhỏ hơn. Phần lồi: Tối thiểu = 0; Tối đa = 1,5mm + L1/8, hoặc 4mm, lấy giá trị nhỏ hơn. Hình 16. Hình dạng mối hàn góc và các kích thước Bảng 16. Hệ số bền mối hàn Kiểu mối hàn Vị trí mối nối được phép Giới hạn mối nối (Chú thích 3 và 6) Kiểm tra bằng tia X hoặc siêu âm (Chú thích 1) Hệ số bền mối hàn lớn nhất đối với bình (Chú thích 4) Loại 1 Loại 2A Loại 2B Loại 3 Mối hàn giáp mép 2 phía, hoặc mối hàn giáp mép khác có chất lượng tương đương (không bao gồm các mối hàn có sử dụng tấm lót được giữ lại khi hoạt động) A, B, C, D Không có Toàn bộ Điểm Không 1,0 — — — 0,85 — — — 0,80 — — 0,70 Mối hàn giáp mép 1 phía với miếng lót được giữ lại khi hoạt động) A,B,C,D Mối hàn theo chu vi - không có giới hạn, ngoại trừ t ≤ 16 mm đối với mối hàn với gờ nổi Mối hàn dọc - giới hạn tới t ≤ 16 mm Toàn bộ Điểm Không 0,90 — — — 0,80 — — — 0,75 — — 0,65 Mối hàn giáp mép 1 phía không sử dụng miếng lót B,C Chỉ cho mối hàn theo chu vi trong bình loại 2 và 3 với t ≤16 mm và đường kính trong tối đa 610 mm Không — 0,70 0,65 0,6 Mối chồng mép được hàn góc kín 2 phía A,B,C Chỉ cho mối hàn theo chu vi trong bình loại 3. Các mối hàn dọc trong bình loại 3 chỉ với t ≤ 10 mm Không — — — 0,55 Mối chồng mép được hàn góc kín 1 phía với hàn hàn nút theo B Chi cho mối hàn theo chu vi trong bình loại 3 để nối đáy chỏm với thân có đường kính trong tối đa 610 mm (Chú thích 2) Không — — — 0,50 Mối chồng mép được hàn góc kín một phía không có hàn nút B Chi cho mối hàn theo chu vi trong bình loại 3 để nối (a) đáy lồi về phía áp lực, với thân bằng mối hàn góc phía bên trong của thân có t ≤16mm (b) đáy lõm về phía áp lực, với thân có chiều dày t ≤8mm, đường kính trong tối đa 610mm bằng mối hàn góc trên vai của đáy Không — — — 0,45 Mối hàn trong ống và ống dẫn A,B Đối với các mối hàn dọc trong các ống thép hợp kim cao, hệ số bền mối hàn đã được bao gồm trong độ bền thiết kế liệt kê trong Bảng 3.3.1(B). Đối với các ống thép cácbon, cácbon - mangan và hợp kim, phải sử dụng hệ số bền mối hàn đối với mối hàn dọc như chỉ ra trong AS 4041. Chú thích: 1 Việc kiểm tra được liệt kê là cho kiểu mối hàn A và B. Xem TCVN 6008: 2010 về việc kiểm tra của tất cả các kiểu mối hàn. 2 Cho các trường hợp ngoại lệ của một vài loại bình hai vỏ. 3 Cho các yêu cầu cụ thể về vật liệu. 4 Các hệ số này áp dụng cho kiểu hàn dọc và hàn theo chu vi. 5 Hệ số bền mối hàn bằng 1,0 được áp dụng khi thiết kế: a) Những sản phẩm không hàn, như các ống không hàn và các sản phẩm rèn; b) Mối hàn giáp mép kiểu dọc và theo chu vi, và hàn góc để gắn các đáy, chỉ đối với các bình chân không. 6 t là chiều dày định mức của thân. Tải trọng cho phép trên các mối hàn góc khác phải căn cứ vào tiết diện chân thiết kế nhỏ nhất của mối hàn khi sử dụng một độ bền thiết kế không lớn hơn 50% của độ bền thiết kế f, cho vật liệu yếu hơn trong mối nối. Tiết diện chân mối hàn thiết kế tối thiểu phải được lấy theo chiều dày thiết kế chân mối hàn cho phép giảm bớt chiều dày chân do khe hở, nhân với chiều dài hữu hiệu của mối hàn bằng chiều dài đo được tại đường tâm của chân. Không có mối hàn góc nào được phép có chiều dài mối hàn hữu hiệu nhỏ hơn 50 mm hay 6 lần chiều dài của chân, tùy theo giá trị nào nhỏ hơn. Hình dạng của mối hàn góc phải phù hợp với Hình 16. Các tấm mỏng của các mối hàn góc chồng mép phải được chồng nhau ít nhất 4 lần bề dày của tấm mỏng hơn, ngoại trừ các đáy cong hàn chồng mép. 4.1.8. Yêu cầu đối với hàn chốt Hàn chốt không được sử dụng để kết nối các bộ phận chịu áp lực. Các kiểu mối hàn phải phù hợp để có thể chuyển mọi tải trọng giữa những phần được nối. Chuẩn bị mép mối hàn phải đảm bảo hàn tốt, ngấu và thấu hoàn toàn phù hợp với các quy trình hàn cụ thể. 4.2. Ký hiệu a Chiều dày danh nghĩa của mối hàn góc BW Mối hàn giáp mép D Đường kính ngoài của ống FW Mối hàn góc P Tấm t Chiều dày tấm hoặc thành ống T Ống z Chiều dài cạnh của mối hàn góc bs Hàn hai phía gg Tạo rãnh mặt sau hoặc mài mặt sau mối hàn mb Hàn có đệm lót mặt sau mối hàn nb Hàn không có đệm lót mặt sau mối hàn ng Không tạo rãnh mặt sau hoặc không mài mặt sau mối hàn ss Hàn một phía 4.3. Các liên kết hàn cơ bản a) Liên kết bản nối b) Liên kết cạnh c) Liên kết chữ T d) Liên kết chồng e) Liên kết vát mép loe f) Vát mép chữ J kép g) Vát mép chữ J đơn h) Vát mép chữ K i) Vát mép chữ U j) Vát mép chữ U kép k) Vát mép chữ V đơn l) Vát mép chữ V kép m) Vát mép chữ Y đơn n) Vát mép chữ Y kép o) Vát mép vuông 4.4. Các loại mối hàn cơ bản 4.5. Liên kết mối hàn thép cácbon, cácbon - mangan, hợp kim crôm-niken áp dụng cho hàn hồ quang tay và hồ quang có khí bảo vệ Hình Kiểu mối hàn (Chú thích 1) Hình dạng mối hàn (hình trích) (Chú thích 2) Chiều dày khuyến nghị t, mm Kích thước của mối hàn Các ứng dụng và lưu ý (xem thêm giới hạn ở Bảng 3.5.1.7) Khe hở g, mm Góc vát α Chân f, mm a Mối hàn giáp mép 1 phía không vát mép 1,5 Tối đa 3 0 đến 1,5 0 đến 2,5 — — — — Các mối hàn theo chu vi nhưng không khuyến nghị. b Mối hàn giáp mép 2 phía không vát mép 1,5 3 Tối đa 5* 0 đến 1,5 0 đến 2,5 0 đến 3 — — — — — — Các mối hàn theo chu vi và hàn dọc. *Quy trình hàn ngấu đến độ sâu tới 10 mm. c Mối hàn giáp mép 1 phía không vát mép có miếng lót 3 5 Tối đa 6 3 đến 6 5 đến 8 6 đến 10 — — — — — — Hình (c) có thể được sử dụng cho mối hàn dọc khi có một mặt không thể hàn. Các mối hàn theo chu vi khi một mặt không thể hàn, và sự ăn mòn hay sự mỏi không quan trọng. Việc gá khít miếng lót, gờ nổi và thanh tựa là thiết yếu. Khi miếng lót hoặc gờ nổi được loại bỏ sau khi hàn, thì mối hàn này thích hợp với các mối nối dọc, với điều kiện chân phải được kiểm tra bằng cách thích hợp. d Hàn giáp mép với gờ nổi 1 phía Tối đa 16 t đến 2,5t 0o đến 30o — e Mối hàn giáp mép vuông 1 phía, sử dụng tấm đỡ ≤5 lớn nhất là t/2 — — f Mối hàn giáp mép chữ V 1 phía (Chú thích 3) 3 đến 10 Trên 10 1,5 đến 3 1,5 đến 5 60o đến 70o 60o đến 70o 0 đến 1,5 0 đến 3 Các mối hàn theo chu vi khi một mặt không thể hàn, và sự ăn mòn hay sự mỏi không quan trọng. Các góc lớn hơn có thể được sử dụng cho các mối hàn đứng. g Mối hàn giáp mép chữ V 2 phía (Chú thích 3) Tất cả 0 đến 3 60o đến 70o 0 đến 3 Các mối hàn theo chu vi và hàn dọc. Mặt thứ 2 phải đào sạch đến kim loại trước khi hàn mặt thứ 2. Chữ V nên đặt vào bên trong đối với các bình có đường kính nhỏ. h Mối hàn giáp mép chữ V 1 phía sử dụng miếng lót (Chú thích 3) 5 6 10 12 Trên 12 Trên 25 khe hở tối thiểu với góc α f tb Các mối hàn theo chu vi và hàn dọc khi một mặt không thể hàn, và sự ăn mòn hay sự mỏi không quan trọng. Các mối hàn dọc bị giới hạn đến tối đa là 16 m. Khi miếng lót hoặc gờ nổi được loại bỏ sau khi hàn, thì mối hàn này thích hợp với tất cả các mối nối dọc, với điều kiện chân phải được kiểm tra bằng cách thích hợp. 45o 30o 15o 5 5 6 8 10 11 6 6 8 10 10 11 8 8 10 11 11 12 0 đến 1,5 0 đến 1,5 0 đến 1,5 0 đến 3 0 đến 3 0 đến 5 2,5 đến 5 3 đến 6 3 đến 8 3 đến 10 3 đến t/2 5 đến t/2 Chú thích: 1 Với thép austenit, (f) và (g) được khuyến nghị sử dụng. 2 Việc sử dụng góc mở nhỏ nhất nên đi cùng với khe hở lớn nhất và ngược lại khe hở nhỏ nhất nên đi cùng với góc mở lớn nhất. 3 Cách khác, thay vì (f), (g) hoặc (h), chuẩn bị vát mép 1 phía như Hình (D) có thể được sử dụng. 4.6. Liên kết mối hàn thép cácbon, cácbon - mangan, hợp kim crôm-niken áp dụng cho hàn hồ quang tay và hồ quang có khí bảo vệ Hình Kiểu mối hàn (Chú thích 1) Hình dạng mối hàn (Hình trích) (Chú thích 2) Chiều dày khuyến nghị t, mm Các ứng dụng và lưu ý (xem thêm giới hạn ở Bảng 3.5.1.7) j Mối hàn giáp mép chữ U 1 phía Tối đa 15 Các mối hàn theo chu vi khi một mặt không thể hàn g = 0 đến 3 mm. k Mối hàn giáp mép chữ U 2 phía Từ15 tới 25 Mối hàn dọc và mối hàn theo chu vi g = 0−5 mm l Mối hàn giáp mép chữ U, 1 phía (chân hàn GTAW – có khí bảo vệ) Tối đa 20 Các mối hàn theo chu vi khi một mặt không thể hàn. Lớp chân phải được thực hiện bằng phương pháp GTAW lót khí trơ bảo vệ. m Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía, 15 đến 38 Các mối hàn dọc và theo chu vi h có thể thay đổi từ t/2 đến t/3. n Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ U 2 phía Trên 25 Các mối hàn dọc và theo chu vi h có thể thay đổi từ t/2 đến t/3. p Mối chồng mép hàn góc kín 2 phía Tối đa 10 Tối đa 12 Các mối hàn dọc trong các bình loại 3. Các mối hàn theo chu vi trong các bình nhóm 3. t1 = bề dày của tấm mỏng hơn. q Mối chống mép hàn góc kín 1 phía với mối hàn nút 1) Giá trị nhỏ nhất Tối đa 12 Các mối hàn theo chu vi trong các bình loại 3 để nối đáy vào thân có đường kính trong tối đa 610 mm. t1 = bề dày của tấm mỏng hơn Mối hàn nút phải phân bổ để nhận 30% của tổng tải trọng. Chú thích: 1. Với thép austenit, (j) và (n) được khuyến nghị sử dụng. 2. Việc sử dụng góc mở nhỏ nhất nên đi cùng với khe hở lớn nhất cực và ngược lại khe hở nhỏ nhất nên đi cùng với góc mở lớn nhất. 4.7. Liên kết mối hàn thép cacbon, cacbon - mangan, hợp kim và thép crom austenite áp dụng cho hàn hồ quang hàn tự động dưới lớp thuốc Hình Kiểu mối hàn (Chú thích 1) Hình dạng mối hàn (Hình trích) (Chú thích 2) Chiều dày khuyến nghị t, mm Các ứng dụng và lưu ý (xem thêm giới hạn ở Bảng 3.5.1.7) a Mối hàn giáp mép vuông 1 phía (có miếng lót tạm thời) 1,5 tới 8 Yêu cầu có tấm đệm tạm thời. b Mối hàn giáp mép vuông 2 phía 3 tới 12 Mặt sau không cần phải tẩy moi nếu các lớp chân ngấu với nhau. c Mối hàn giáp mép chữ V 1 phía (có miếng lót tạm thời) 5 tới 38 Mối hàn theo chiều dọc và theo chu vi. Tấm đệm tạm thời có thể bằng đồng hoặc phủ thuốc. d Mối hàn giáp mép chữ V 1 phía (có miếng lót) 5 và hơn Hàn vài lớp với miếng lót, khi miếng lót được giữ lại sau khi hàn. *Chỉ tới 25 mm khi độ có tham gia làm hỏng hình dạng yêu cầu. e Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía, 10 và hơn Mối hàn theo chiều dọc và theo chu vi. Cạnh thứ 2 không cần phải đào đến kim loại nếu lớp chân ngấu với nhau. Chân có thể lệch tâm. Khe hở: 0 tới 1,5 mm. f Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía (Hàn lót bằng tay) 10 và hơn Có thể lót bằng hàn hồ quang tay và tẩy moi trước khi hàn hồ quang dưới lớp thuốc (hàn tự động). h = 5 mm với t <12 mm h = 6 mm với t ≥12 mm Chú thích: Việc sử dụng góc mở nhỏ nhất nên đi cùng với khe hở lớn nhất cực và ngược lại khe hở nhỏ nhất nên đi cùng với góc mở lớn nhất. 4.8. Liên kết mối hàn thép austenit crôm-niken áp dụng cho hàn khí CO2 và hàn khí argon (GMAW và GTAW) Hình Kiểu mối hàn (Chú thích 1) Hình dạng mối hàn (Hình trích) (Chú thích 2) Chiều dày khuyến nghị t, mm Các ứng dụng và lưu ý (xem thêm giới hạn ở Bảng 3.5.1.7) a Mối hàn giáp mép vuông 1 phía Tối đa 3 Có thể sử dụng lót khí trơ hay thanh tựa. b Mối hàn giáp mép vuông 1 phía có thanh tựa Tối đa 3 Cần có thanh tựa. c Mối hàn chữ V một phía 3 và hơn Nên sử dụng thanh tựa hoặc khí argon. Không được để không khí xâm nhập vào mặt sau của mối hàn. d Mối hàn chữ V một phía có thanh tựa Tối đa 5 Thường không sử dụng que hàn cho lớp đầu tiên. Khi mặt sau của mối hàn không thể làm sạch sau khi hàn thì phải sử dụng khí argon, và không được để không khí xâm nhập vào mặt sau của mối hàn e Mối hàn chữ V một phía có thanh tựa (hoặc có 1 lớp hàn kín, tức là hàn 2 phía) Tối đa 7 Khi không sử dụng thanh tựa thì phải tẩy moi đến kim loại và hàn 1 lớp hàn kín. f Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía 6 và hơn Tẩy đến kim loại trước khi hàn mặt bên dưới. g Mối hàn giáp mép vuông 1 phía Tối đa 3 Mối hàn giáp mép trong tấm không vượt quá 3 mm chiều dày. Hàn 1 lớp hàn leo theo GTAW từ 2 phía. h Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía 3 đến 6 Mối hàn giáp mép trong tấm có chiều dày giữa 3 mm và 6 mm thick. Hàn 1 lớp hàn leo theo GTAW từ 2 phía. 4.9. Liên kết mối hàn nhôm và hợp kim nhôm áp dụng cho hàn GTAW Hình Kiểu mối hàn (Chú thích 1) Hình dạng mối hàn (Hình trích) (Chú thích 2) Chiều dày khuyến nghị t, mm Các ứng dụng và lưu ý (xem thêm giới hạn ở Bảng 3.5.1.7) a Mối hàn giáp mép 1 phía vuông hoặc có bẻ mép tối đa 2 tối đa 1,5. Bẻ mép có thể được sử dụng khi mối hàn 2 cạnh vuông sát nhau không thực hiện được. b Mối hàn giáp mép vuông 1 phía có thanh tựa 2 tới 5 Khi không thể sử dụng thanh tựa thì khuyến nghị nên hàn cả 2 bên. c Mối hàn chữ V một phía có thanh tựa (hoặc có 1 lớp hàn kín, tức là hàn 2 phía) 6 tới 10 Khi không được sử dụng thanh tựa, tốt nhất là tẩy moi đến kim loại và thực hiện hàn kín. d Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía 5 tới 12 Đục tẩy lớp lót đến kim loại trước khi hàn mặt dưới. Có thể cần gia nhiệt trước khi hàn. e Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía 5 tới 6 Các mối hàn leo giáp mép với kỹ thuật thao tác viên đúp. f Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía 6 tới 12 4.10. Liên kết mối hàn nhôm và hợp kim nhôm áp dụng cho hàn GMAW Hình Kiểu mối hàn (Chú thích 1) Hình dạng mối hàn (Hình trích) (Chú thích 2) Chiều dày khuyến nghị t, mm Các ứng dụng và lưu ý (xem thêm giới hạn ở Bảng 3.5.1.7) a Mối hàn giáp mép vuông 1 phía sử dụng thanh tựa 1,5 tới 5 — b Mối hàn giáp mép vuông 2 phía 6 tới 10 Hàn từ cả hai phía, khuyến nghị sighting Vs. 6 mm là chiều dày vật liệu lớn nhất cho việc hàn theo vị trí c Mối hàn giáp mép chữ V một phía có thanh tựa 5 tới 12 Hàn trong 1 đường. Cũng thích hợp cho hàn theo vị trí, khi hàn từ cả hai phía d Mối hàn giáp mép chữ V một phía 6 tới 12 Một hoặc nhiều thao tác từ mỗi cạnh. Sự đánh sạch phía sau được đề nghị sau thao tác đầu tiên. e Mối hàn giáp mép chữ U một phía có thanh tựa 6 tới 20 Một hoặc nhiều đường hàn từ một phía, tùy thuộc vào chiều dày. Cũng thích hợp cho hàn theo vị trí. f Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ V 2 phía 12 tới 25 Khe hở đến 1,5 mm. Một hoặc nhiều đường hàn từ mỗi cạnh. Nên đục tẩy sau đường hàn đầu tiên. g Mối hàn giáp mép 2 phía, chữ U 2 phía 12 tới 25 — Chú thích: Việc sử dụng góc mở nhỏ nhất nên đi cùng với bán kính hoặc khe hở lớn nhất và ngược lại bán kính hoặc khe hở nhỏ nhất nên đi cùng với góc mở lớn nhất. 5. Quy trình hàn 5.1 Quy định chung 5.1.1. Những yêu cầu của mục này quy định cho thử, kiểm tra quy trình hàn (WPS) và các thông số kỹ thuật liên quan áp dụng cho hàn thiết bị áp lực theo quy định của Quy chuẩn này. Quy trình hàn phải được Đăng kiểm kiểm tra, xác nhận trước khi hàn trong các trường hợp từ (1) đến (2) quy định dưới đây: (1) Khi quy trình hàn được lập lần đầu thực hiện việc hàn. (2) Khi các hạng mục của quy trình hàn (WPS) đã được xác nhận bị thay đổi. 5.1.2. Quy trình hàn và các thông số kỹ thuật liên quan đã được Đăng kiểm kiểm tra, xác nhận được áp dụng cho hàn trong xưởng chế tạo và ngoài hiện trường của cơ sở chế tạo thiết bị áp lực. 5.1.3. Để xác nhận quy trình hàn và các thông số kỹ thuật liên quan, các cuộc thử quy định phải được tiến hành trên cơ sở các điều kiện hàn đã mô tả trong các quy trình hàn với kết quả thỏa mãn như vát mép mối hàn, các thông số hàn liên quan. 5.1.4. Đăng kiểm có thể miễn giảm một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu quy định ở 1 trên đối với việc thử để xác nhận quy trình hàn, với điều kiện Đăng kiểm đã xác nhận quy trình hàn. 5.1.5. Phạm vi kiểm tra, xác nhận của quy trình hàn và các thông số kỹ thuật liên quan phải tuân thủ theo các yêu cầu dưới đây: (1) Kiểu mối hàn: Các quy trình hàn cho mối hàn giáp mép đã được duyệt có thể sử dụng cho mối hàn góc có cùng tư thế hàn với mối hàn giáp mép. (2) Cấp của kim loại cơ bản - Trong nhóm vật liệu có cùng mức độ bền, các quy trình hàn thỏa mãn các yêu cầu đối với việc hàn các kim loại cơ bản có độ dai va đập cao hơn sẽ được coi là thỏa mãn các yêu cầu đối với việc hàn của kim loại cơ bản có độ dai va đập thấp hơn (vật liệu có nhiệt độ thử độ dai va đập theo quy định cao hơn). - Trong nhóm vật liệu có cùng mức độ dai va đập, các quy trình hàn thỏa mãn các yêu cầu đối với việc hàn kim loại có cấp độ bền cao hơn được áp dụng cho việc hàn các kim loại cơ bản có độ bền thấp hơn (vật liệu có giới hạn chảy quy định thấp hơn). (3) Loại vật liệu hàn Các vật liệu hàn phải thỏa mãn yêu cầu về cấp vật liệu (bao gồm cả các hậu tố), với điều kiện chúng phải do cùng một cơ sở chế tạo. 5.2. Mẫu thử 5.2.1. Mẫu thử phải được chuẩn bị từ vật liệu giống như vật liệu thực tế hoặc vật liệu tương đương. 5.2.2. Kích thước và dạng của mẫu thử phải như quy định 5.2.3. Mẫu thử phải được hàn đúng tư thế hàn trong thực tế. 5.2.4. Mẫu thử đối với các ống có đường kính lớn hơn 300 mm ngoài thực tế, có thể làm như mẫu thử cho vật liệu dạng tấm. 5.2.5. Đối với mối hàn giáp mép của thép cán tấm làm việc ở nhiệt độ thấp và thép cán có độ bền cao đã tôi và ram dùng cho các kết cấu, thì mẫu thử có thể được gia công sao cho hướng cán song song với hướng hàn. 5.2.6. Chiều dày của mẫu thử dùng để thử chất lượng quy trình hàn phải có chiều dày tương đương với chiều dày của vật liệu dày hơn được hàn thực tế. 5.2.7. Mối hàn đính của mẫu thử phải cùng quy trình như công việc thực tế. 5.3. Các thông số kỹ thuật hàn liên quan Ít nhất các điều kiện hàn sau phải được đưa ra trong Bảng các thông số kỹ thuật của quy trình hàn (WPS): (1) Quy trình hàn. (2) Loại vật liệu cơ bản (cấp thép và chiều dày lớn nhất của vật liệu). (3) Vật liệu hàn (cấp vật liệu hàn, khí bảo vệ, loại vật liệu tấm lót). (4) Kiểu mối hàn (mối hàn giáp mép hoặc mối hàn góc). (5) Tư thế hàn. (6) Chi tiết về vát mép theo chiều dày vật liệu cơ bản (bao gồm tiêu chuẩn dung sai đối với điều kiện chuẩn bị cạnh mối hàn, góc vát mép, khe hở chân, và độ lệch mép), số que hàn và sự bố trí, kích thước chân mối hàn hoặc chiều cao mối hàn góc, số lớp hàn hoặc trình tự đi que và các thông số hàn (loại dòng điện, cường độ dòng điện, điện áp, tốc độ hàn, nhiệt lượng giáng lên mối hàn). (7) Nhiệt độ gia nhiệt và nhiệt độ giữa các lớp hàn. (8) Xử lý nhiệt mối hàn. (9) Các điều kiện khác cần thiết cho quy trình hàn. 5.4. Chấp nhận các quy trình hàn 5.4.1. Quy định chung 5.4.1.1 Các phương pháp chấp nhận Quy chuẩn này xác định một số các phương pháp chấp nhận các quy trình hàn. Mỗi phương pháp chấp nhận có một số giới hạn ứng dụng đối với quá trình hàn, kim loại cơ bản và vật liệu hàn (nếu được sử dụng). Các phương pháp hàn nóng chảy khác theo yêu cầu. Mỗi WPS chỉ được chấp nhận bởi một phương pháp. Việc sử dụng một phương pháp chấp nhận riêng cho một quy trình hàn thường là yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn áp dụng. Trong trường hợp không có yêu cầu này, phương pháp chấp nhận phải được thống nhất giữa các bên tham gia hợp đồng trong giai đoạn khảo sát hoặc đặt hàng. Sự chấp nhận phải ứng dụng theo mỗi phương pháp chấp nhận như: - Kinh nghiệm hàn (xem 5.4.2); - Vật liệu hàn được chấp nhận (xem 5.4.3); - Thử quy trình hàn (xem 5.4.4); - Quy trình hàn tiêu chuẩn (xem 5.4.5); - Thử hàn trước chế tạo (xem 5.4.6). 5.4.1.2 Ứng dụng Cơ sở chế tạo phải chuẩn bị một WPS phù hợp với Điều 4.4. Cơ sở chế tạo phải bảo đảm rằng WPS áp dụng được cho thực tiễn chế tạo khi sử dụng kinh nghiệm của chế tạo trước đây và vốn kiến thức chung của công nghệ hàn. Tiếp theo, WPS phải được chấp nhận bởi một trong các phương pháp được giới thiệu trong 4.4.1.1. Nếu sự chấp nhận đòi hỏi việc hàn các chi tiết kiểm tra thì các chi tiết kiểm tra phải được hàn phù hợp với WPS. Tất cả các quy trình hàn phải được chấp nhận trước khi hàn trong thực tiễn sản xuất. 5.4.1.3 Sự giám sát Khi sự chấp nhận đạt được bằng một phép thử quy trình hàn hoặc thử hàn trước sản xuất, tất cả các hoạt động bao gồm việc chuẩn bị và lắp ráp có liên quan đến hàn, kiểm tra và thử các chi tiết kiểm tra phải được người kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra giám sát. 5.4.2. Chấp nhận bằng kinh nghiệm hàn có trước Cơ sở chế tạo có thể có một WPS được chấp nhận từ kinh nghiệm có trước đây với điều kiện bằng tài liệu xác thực, thích hợp, có tính độc lập, có thể chứng minh được rằng trước đây họ đã hàn có kết quả tốt loại mối hàn và các vật liệu đang được xem xét. Chỉ những quy trình hàn được rút ra từ kinh nghiệm là đáng tin cậy và cần được sử dụng trong những trường hợp này. Phạm vi cho phép đối với một WPS được chấp nhận bởi sự tham khảo kinh nghiệm sẵn có phải được giới hạn cho vật liệu tiêu chuẩn, các quá trình hàn, vật liệu hàn và phạm vi của những thông số công nghệ hàn chủ yếu về hàn mà kinh nghiệm đầy đủ sẵn có có thể được ghi thành tài liệu. Thông tin và các chi tiết kỹ thuật khác quy định các yêu cầu đối với thử chấp nhận khi dùng kinh nghiệm hàn sẵn có sẽ được giới thiệu trong TCVN 6834-2: 2001 (ISO 9956-2). 5.4.3. Chấp nhận bằng cách sử dụng vật liệu hàn đã được chấp nhận Chấp nhận bằng cách sử dụng vật liệu hàn đã được chấp nhận được sử dụng nhiều năm trong một số ngành công nghiệp. Một số vật liệu không bị suy giảm chất lượng một cách đáng kể trong vùng ảnh hưởng nhiệt, miễn là nguồn nhiệt cấp vào ở trong giới hạn quy định. Đối với các vật liệu này, một WPS phải được coi là được chấp nhận với điều kiện là các vật liệu hàn đã được chấp nhận và tất cả các thông số chủ yếu về hàn ở trong phạm vi sử dụng cho việc chấp nhận. Chấp nhận bằng cách sử dụng vật liệu hàn đã được chấp nhận phải được giới hạn cho các quá trình hàn hồ quang có sử dụng kim loại bổ sung. Tất cả các hoạt động có liên quan đến hàn, thử và kiểm tra các chi tiết kiểm tra là trách nhiệm của người kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra. Người kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra phải đề ra phạm vi cho phép của việc chấp nhận đối với các thông số công nghệ hàn chủ yếu cho vật liệu hàn được chấp nhận. Chú thích: Các thông tin bổ sung và các chi tiết kỹ thuật khác quy định các yêu cầu đối với thử chấp nhận khi dùng vật liệu hàn được chấp nhận xem phần tiếp theo của TCVN 6834-2001 (ISO 9956). 5.4.4. Chấp nhận bằng thử quy trình hàn Các phép thử quy trình hàn phải được thực hiện phù hợp với các phần tương ứng của TCVN 6834: 2001 (xem TCVN 6834-3: 2001 (ISO 9956-3), TCVN 6834-4: 2001 (ISO 9956-4). 5.4.5. Chấp nhận bằng một quy trình hàn tiêu chuẩn Một WPS do cơ sở chế tạo chuẩn bị sẽ được chấp nhận nếu các phạm vi đối với tất cả các thông số công nghệ hàn ở trong phạm vi cho phép của một quy trình hàn tiêu chuẩn. Một quy trình hàn tiêu chuẩn phải được chuẩn bị và chấp nhận cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra phải thẩm tra việc chuẩn bị một pWPS, hàn các chi tiết kiểm tra, thử nghiệm và kiểm tra, và phải chuẩn bị một WPS cuối cùng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho việc thử quy trình hàn. Phải đặc biệt lưu ý đến đặc tính kỹ thuật thực sự của các thông số công nghệ hàn chủ yếu để tạo ra WPS được chấp nhận không lệ thuộc vào kết cấu riêng biệt của máy hàn hoặc các điều kiện đặc thù trong quá trình hàn các chi tiết kiểm tra. Khi được người kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra chấp nhận, WPS cuối cùng trở thành một quy trình hàn tiêu chuẩn đối với bất kỳ cơ sở chế tạo nào. Thông tin và các chi tiết kỹ thuật khác quy định các yêu cầu đối với thử chấp nhận khi dùng một quy trình hàn tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu trong TCVN 6834-2: 2001 (ISO 9956-2). 5.4.6. Chấp nhận bằng thử hàn trước khi sản xuất Chấp nhận bằng một phép thử hàn trước khi chế tạo có thể được dùng khi hình dạng và kích thước của các chi tiết kiểm tra xem TCVN 6834-3: 2001 (ISO 9956-3), Điều 4.6.2 không đủ đại diện cho mối nối sẽ được hàn, ví dụ mối hàn đính cho ống mỏng. Trong những trường hợp này phải chế tạo một hoặc nhiều chi tiết kiểm tra đặc biệt để mô phỏng tất cả các tính chất chủ yếu của mối nối trong sản xuất, ví dụ: ảnh hưởng của sự hạn chế, kích thước, hiệu quả của chỗ thoát nhiệt. Phép thử phải được thực hiện trước khi chế tạo và trong các điều kiện đã sử dụng trong sản xuất. Việc kiểm tra và thử các chi tiết kiểm tra phải được tiến hành nghiêm túc trong phạm vi các yêu cầu của các phần tương ứng của TCVN 6834: 2001 (TCVN 6834-3: 2001 và TCVN 6834-4: 2001) nhưng phép thử này có thể được bổ sung hoặc thay thế bằng các phép thử đặc biệt theo tính chất của mối nối và phải được sự đồng ý của người kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra. Phép thử hàn trước khi chế tạo đạt kết quả tốt sẽ chấp nhận bất kỳ WPS nào tương tự với WPS được dùng trong thử nghiệm này. Chú thích 11 - Thông tin và các chi tiết kỹ thuật khác quy định các yêu cầu đối với thử chấp nhận khi dùng một quy trình hàn tiêu chuẩn được giới thiệu trong TCVN 6834-2: 2001 (ISO 9956-2). 5.5. Thử quy trình hàn Các phép thử được thực hiện phù hợp với quy chuẩn này, trừ khi có các phép thử nghiêm ngặt hơn phải được quy định trong các tiêu chuẩn thích hợp hoặc các hợp đồng. Quy này áp dụng cho hàn hồ quang đối với các loại thép. Các nguyên tắc của quy chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các quá trình hàn nóng chảy khác theo thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Chú thích: Trong trường hợp đặc biệt, các điều kiện về vật liệu hoặc chế tạo có thể cần đến thử nghiệm toàn diện hơn so với phép thử được quy định trong quy chuẩn này để thu được nhiều thông tin hơn và tránh lặp lại các phép thử quy trình hàn để đạt được số liệu thử bổ sung. Thợ hàn thực hiện thử quy trình hàn thỏa mãn sẽ được cấp giấy chứng nhận đối với phạm vi chấp nhận thích hợp được quy định trong các quy chuẩn này hoặc tiêu chuẩn TCVN 6700-1: 2000 (ISO 9606-1) hoặc TCVN 6700-2: 2000 (ISO 9600- 2) tương ứng. Chế tạo và thử các chi tiết kiểm tra đại diện cho kiểu hàn được sử dụng trong chế tạo phải phù hợp với các Điều 4.6 và 4.7. 5.6. Chi tiết kiểm tra 5.6.1. Quy định chung Liên kết hàn có sử dụng quy trình hàn điện trong chế tạo phải được đại diện bằng cách chế tạo một hoặc các chi tiết kiểm tra tương ứng. 5.6.2. Hình dạng và kích thước của các chi tiết kiểm tra Các chi tiết kiểm tra phải có đủ kích thước để đảm bảo sự phân bố nhiệt hợp lý. Có thể chuẩn bị các chi tiết kiểm tra bổ sung hoặc các chi tiết kiểm tra dài hơn so với kích thước tối thiểu để chế tạo các mẫu thử bổ sung và/hoặc các mẫu thử lại. Nếu có yêu cầu của tiêu chuẩn, hướng cán của tấm phải được ghi dấu trên chi tiết kiểm tra khi cần thử độ dai va đập đối với vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ). Chiều dày và/hoặc đường kính ngoài của ống của chi tiết kiểm tra phải được chọn phù hợp với 5.8.3.2. Chú thích: Trong các hình từ 1 đến 5, t là chiều dày của chi tiết dày hơn. 5.6.2.1. Mối hàn giáp mép các tấm Chi tiết kiểm tra phải phù hợp với hình 1. Chiều dài của chi tiết kiểm tra phải sao cho có thể chế tạo được các mẫu kiểm tra thích hợp như đã cho trong Bảng 17. 5.6.2.2. Mối hàn giáp mép ống Chi tiết kiểm tra phải phù hợp với Hình 18. Khi đường kính ống nhỏ, có thể dùng vài chi tiết kiểm tra. Chú thích: Từ "ống" được dùng với nghĩa "ống" hoặc "đoạn rỗng". Chuẩn bị mép vát hàn và lắp ghép cho thích hợp như đã chi tiết hóa trong đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn sơ bộ (pWPS). a = 3t (min 150 mm.) b = 6t (min 350 mm.) Hình 17. Chi tiết kiểm tra cho mối hàn giáp mép các tấm a = min 150 mm. D = đường kính ngoài. Hình 18. Chi tiết kiểm tra cho mối hàn giáp mép ống a = 3 t (min 150 mm.) b = 6 t (min 350 mm.) Hình 19. Chi tiết kiểm tra cho mối hàn chữ T a = min 150 mm D1 = đường kính ngoài của ống chính t1 = chiều dày thành của ống chính D2 = đường kính ngoài của ống nhánh t2 = chiều dày thành của ống nhánh Hình 20. Chi tiết kiểm tra cho mối hàn nhánh hoặc mối hàn góc trên ống a = 3 t (min 150 mm.) b = 6 t (min 350 mm.) t1 và t2 = chiều dày của các tấm Hình 21. Chi tiết kiểm tra cho mối hàn góc các tấm 5.6.2.3. Mối nối hàn chữ T Chi tiết kiểm tra phải phù hợp với Hình 19. Chiều dài của chi tiết kiểm tra phải sao cho có thể chế tạo được các mẫu kiểm tra thích hợp như đã cho trong Bảng 17. 5.6.2.4. Mối nối hàn nhánh Chi tiết kiểm tra phải phù hợp với Hình 20. Góc là góc nhỏ nhất được dùng trong sản xuất. Mối nối hàn nhánh được coi là mối nối ngấu hoàn toàn (mối nối đặt lên hoặc mối nối ăn sâu vào hoặc mối nối ăn sâu xuyên qua). 5.6.2.5. Mối hàn góc Chi tiết kiểm tra phải phù hợp với Hình 20 hoặc Hình 21. Đối với các mối nối hàn này, cũng có thể chuẩn bị mép vát để đạt được độ ngấu yêu cầu. 5.6.3. Hàn các chi tiết kiểm tra Việc chuẩn bị và hàn các chi tiết kiểm tra phải được thực hiện phù hợp với pWPS và trong các điều kiện chung của hàn sản xuất mà chi tiết kiểm tra là đại diện. Các tư thế hàn và các giới hạn của các góc nghiêng và quay của chi tiết kiểm tra phải phù hợp với ISO 6947. Nếu các mối hàn đính cần được chảy ra trong mối hàn cuối cùng thì chúng phải có mặt trong chi tiết kiểm tra. Hàn và thử các chi tiết kiểm tra phải có sự chứng kiến của người kiểm tra hoặc cơ quan kiểm tra. 5.7. Kiểm tra và thử quy trình hàn 5.7.1. Phạm vi thử Quá trình thử bao gồm thử không quá hủy (NDT) và thử phá hủy phù hợp với các yêu cầu của Bảng 17. 5.7.2. Vị trí và cắt các mẫu kiểm tra Vị trí của các mẫu kiểm tra phải phù hợp với các Hình 22, Hình 23, Hình 24 và Hình 25. Các mẫu kiểm tra phải được lấy sau khi thử không phá hủy (NDT) đã đạt được kết quả tốt. Cho phép lấy các mẫu kiểm tra từ các vị trí không có các khuyết tật. 5.7.3. Thử không phá hủy 5.7.3.1. Phương pháp Sau khi xử lý nhiệt sau hàn và trước khi cắt các mẫu kiểm tra, tất cả các chi tiết kiểm tra phải được kiểm tra bằng mắt và thử không phá hủy theo 5.7.1. Đối với các chi tiết kiểm tra không xử lý nhiệt sau hàn, cần quan tâm đến các vật liệu dễ bị rạn nứt do hydro và do đó kiểm tra không phá hủy cần được làm chậm lại. Tùy theo kết cấu hình học của mối nối, vật liệu và các yêu cầu đối với công việc sản xuất, phải tiến hành thử không phá hủy phù hợp với các tiêu chuẩn thích hợp (ISO 1106-1; ISO 1106-2 và ISO 1106-3). Bảng 17. Kiểm tra và thử các chi tiết kiểm tra Chi tiết kiểm tra Loại kiểm tra Phạm vi thử Mối hàn giáp mép (xem Hình 17 và Hình 18) Bằng mắt Bức xạ hoặc siêu âm Dò vết nứt bề mặt (1) Thử kéo ngang Thử uốn ngang (2) Thử độ dai va đập (3) Thử độ cứng (4) Kiểm tra vĩ mô 100% 100% 100% Hai mẫu Hai mẫu ở chân và hai mẫu ở mặt Hai bộ Theo yêu cầu Hai mẫu Mối hàn chữ T (5) (xem Hình 3) Mối nối hàn nhánh (5) (xem Hình 20) Bằng mắt Dò vết nứt bề mặt (1) Siêu âm (6), (7) Thử độ cứng (4) Kiểm tra vĩ mô 100% 100% 100% Theo yêu cầu Hai mẫu Mối hàn góc các tấm (5) (xem Hình 21) Mối hàn góc trên ống (5) (xem Hình 20) Bằng mắt Dò vết nứt bề mặt (1) Kiểm tra vĩ mô Thử độ cứng 100% 100% Hai mẫu Theo yêu cầu (1) Chất thẩm thấu nhuộm màu theo ISO 3452 hoặc kiểm tra bằng hạt từ; đối với vật liệu không có từ tính chỉ dùng chất thấm nhuộm màu. (2) Hai mẫu kiểm tra uốn ở chân và hai mẫu kiểm tra uốn ở mặt mối hàn có thể được thay bằng bốn mẫu kiểm tra uốn mặt bên mối hàn đối với t ≥12 mm. (3) Một bộ mẫu kiểm tra mối hàn và một bộ mẫu kiểm tra trong vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ). Chỉ yêu cầu đối với t ≥12 mm và chỉ đối với kiểm tra vật liệu cơ bản có các tính chất va đập quy định hoặc khi có yêu cầu của tiêu chuẩn. Nếu nhiệt độ thử không được quy định thì việc thử phải được thực hiện ở nhiệt độ trong phòng. (4) Không yêu cầu đối với các kim loại cơ bản: - Thép ferit với Rm ≤ 420 N/mm2 (Re ≤275 N/mm2). - Thép nhóm 9. (5) Khi pWPS hoặc WPS chưa được chấp nhận bởi các biện pháp khác, cần xem xét đến các phép thử bổ sung đối với cơ tính của mối nối. (6) Chỉ áp dụng cho thép ferit và đối với t ≥12mm. (7) Đối với các đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 50mm, không cần phải kiểm tra siêu âm, đối với đường kính ngoài lớn hơn 50mm, nếu về mặt kỹ thuật không thực hiện được việc kiểm tra siêu âm thì phải thực hiện kiểm tra bức xạ đối với các chi tiết kiểm tra của mối nối hàn nhánh khi có thể(xem Hình 20). 5.7.3.2. Các mức chấp nhận Vùng 1 cho: - một mẫu thử kéo - một mẫu thử uốn ở chân và một mẫu thử uốn ở mặt hoặc hai mẫu thử uốn ở mặt bên mối hàn Vùng 2 cho: - các mẫu thử độ dai va đập và thử bổ sung nếu cần Vùng 3 cho: - một mẫu thử kéo - một mẫu thử uốn ở chân và một mẫu thử uốn ở mặt hoặc hai mẫu thử uốn ở mặt bên mối hàn Vùng 4 cho: - một mẫu kiểm tra vĩ mô - một mẫu thử độ cứng Hình 22. Vị trí của các mẫu kiểm tra đối với mối hàn giáp mép các tấm Vùng 1 cho: - một mẫu thử kéo - một mẫu thử uốn ở chân và một mẫu thử uốn mặt hoặc hai mẫu thử uốn ở mặt bên mối hàn Vùng 2 cho: - các mẫu thử độ dai va đập và thử bổ sung nếu cần Vùng 3 cho: - một mẫu thử kéo - một mẫu thử uốn ở chân và một mẫu thử uốn mặt hoặc hai mẫu thử uốn ở mặt bên mối hàn Vùng 4 cho: - một mẫu kiểm tra vĩ mô - một mẫu thử độ cứng Hình 23. Vị trí của các mẫu kiểm tra đối với mối hàn giáp mép trên ống Một quy trình hàn được chấp nhận nếu các khuyết tật trong chi tiết kiểm tra ở trong các giới hạn quy định của mức B trong ISO 5817 trừ các khuyết tật sau: kim loại mối hàn quá dư thừa, độ lồi của mặt mối hàn quá lớn, chiều cao hiệu dụng của mối hàn quá lớn và hàn quá thấu - đó là các khuyết tật thuộc mức C. Hình 24. Vị trí của các mẫu kiểm tra trong mối nối hàn chữ T hoặc mối nối hàn góc các tấm Hình 25. Vị trí của các mẫu kiểm tra đối với mối hàn giáp mép trên ống 5.7.4. Thử phá hủy 5.7.4.1. Thử kéo ngang Các mẫu và quá trình thử cho thử kéo ngang đối với các mối nối hàn giáp mép phải phù hợp với ISO 4136. Đối với ống có đường kính ngoài lớn hơn 50mm, phần kim loại tăng cường nhô ra trên mặt và chân mối hàn phải được loại bỏ để mẫu kiểm tra có chiều dày bằng chiều dày thành ống. Đối với ống có đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 50mm và khi sử dụng toàn bộ tiết diện ống có đường kính nhỏ, phần kim loại tăng cường nhô ra ở mặt trong của ống có thể không cần phải loại bỏ. Độ bền kéo của mẫu kiểm tra thường không được nhỏ hơn độ bền kéo nhỏ nhất quy định cho kim loại cơ bản. 5.7.4.2. Thử uốn Các mẫu và quá trình thử cho thử uốn đối với các mối hàn giáp mép phải phù hợp với ISO 5173. Đối với các mối nối hàn kim loại khác nhau hoặc các mối nối hàn giáp mép không đồng nhất trên các tâm, có thể dùng một mẫu kiểm tra uốn dọc thay cho kiểm tra uốn ngang. Đường kính của trục uốn hoặc gối uốn trong phải bằng 4 t và góc uốn 120o trừ khi kim loại cơ bản có độ dẻo thấp hoặc kim loại bổ sung mối hàn có các hạn chế khác. Trong quá trình thử, các mẫu kiểm tra không được xuất hiện bất kỳ vết nứt nào lớn hơn 3mm theo mọi hướng. Các vết nứt xuất hiện tại các cạnh của mẫu kiểm tra trong quá trình thử được bỏ qua trong đánh giá. 5.7.4.3. Kiểm tra vĩ mô Mẫu kiểm tra phải được chuẩn bị và được khắc ăn mòn axit trên một mặt bên để bộc lộ rõ đường nóng chảy. Vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ) và sự tạo thành các đường hàn. Kiểm tra vĩ mô phải bao gồm kim loại cơ bản không chịu ảnh hưởng nhiệt. Các mức chấp nhận trong 5.7.3.2 phải được áp dụng. 5.7.4.4. Thử độ dai va đập Các mẫu kiểm tra và quá trình thử cho thử độ dai va đập các mối nối hàn giáp mép phải phù hợp với tiêu chuẩn này đối với vị trí của mẫu và nhiệt độ thử, phù hợp với ISO 9016 đối với kích thước và thử nghiệm. Đối với kim loại mối hàn phải sử dụng loại mẫu kiểm tra VWT (V là rãnh chữ V – W là rãnh trong kim loại mối hàn - T là rãnh xuyên qua chiều dày) và đối với vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ) phải sử dụng loại mẫu kiểm tra VHT (V là rãnh chữ V - H là rãnh trong vùng chịu ảnh hưởng nhiệt - T là rãnh xuyên qua chiều dày). Mỗi vị trí quy định phải sử dụng một bộ ba mẫu kiểm tra. Các mẫu có rãnh chữ V phải được lấy thấp hơn bề mặt của kim loại cơ bản từ 1 đến 2mm và ngang qua mối hàn. Rãnh chữ V phải được cắt vuông góc với bề mặt của mối hàn. Trong vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ), rãnh phải cách đường nóng chảy ít nhất là 1 đến 2mm và trong kim loại mối hàn rãnh phải ở đường tâm của mối hàn. Đối với chiều dày lớn hơn 50 mm, phải lấy hai bộ mẫu bổ sung, một từ kim loại mối hàn và một từ vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ) ở ngay bên dưới một nửa chiều dày hoặc ở vùng chân mối hàn. Nhiệt độ thử và năng lượng hấp thụ phải phù hợp với các yêu cầu quy định về kết cấu đối với sản phẩm hoàn chỉnh miễn là đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đối với các mối nối hàn kim loại khác nhau, các phép thử độ dai va đập phải được thực hiện trên các mẫu từ vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ) trong mỗi kim loại cơ bản. 5.7.4.5. Thử độ cứng Thử độ cứng phải phù hợp với ISO 9015. Phải sử dụng phương pháp Vickers HV10. Phải khía các rãnh răng cưa trong mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ) và kim loại cơ bản để đo và ghi lại phạm vi của các giá trị trong mối nối hàn. Có các hàng rãnh răng cưa mà một trong các hàng phải ở bên dưới cách bề mặt mối hàn tối đa là 2mm. Các ví dụ điển hình được giới thiệu trên Hình 26. Đối với mỗi hàng rãnh răng cưa, có ít nhất là 3 rãnh răng cưa trong mỗi phần của mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ) (cả hai mặt bên) và kim loại cơ bản (cả hai mặt bên). Đối với vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ), rãnh răng cưa đầu tiên phải được đặt càng gần với đường nóng chảy càng tốt. Các kết quả thử độ cứng phải đáp ứng các yêu cầu cho trong Bảng 18. Kích thước tính bằng milimét Hình 26. Các vị trí điển hình của thử độ cứng Bảng 18. Các giá trị độ cứng lớn nhất cho phép HV10 Nhóm thép Mối hàn giáp mép và mối hàn góc một đường hàn Mối hàn giáp mép và mối hàn góc nhiều đường hàn Không xử lý nhiệt Có xử lý nhiệt Không xử lý nhiệt Có xử lý nhiệt 1 (1), 2 380 320 350 320 3 (2) 450 3) 420 (3) 4,5 (3) 320 (3) 320 6 (3) 350 (3) 350 Ni ≤ 4% (3) 300 320 300 Ni > 4% (3) (3) 400 (3) (1) Nếu yêu cầu thử độ cứng. (2) Đối với thép có Re min > 885 N/mm2 cần có sự thỏa thuận đặc biệt. (3) Cần có sự thỏa thuận đặc biệt. 5.7.5. Thử lại Nếu chi tiết kiểm tra không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào của việc kiểm tra bằng mắt hoặc thử không phá hủy NDT được quy định trong 5.7.3.2 phải hàn một chi tiết kiểm tra khác và tiến hành cùng các phép kiểm tra tương tự. Nếu chi tiết kiểm tra bổ sung này không tuân thủ các yêu cầu thích hợp thì pWPS phải được xem là không có khả năng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này nếu không có sự cải tiến. Nếu một mẫu kiểm tra nào đó không tuân thủ các yêu cầu thích hợp trong 5.7.4 chỉ do các khuyết tật hình học của mối hàn thì phải làm thêm hai mẫu nữa thay cho mỗi mẫu không đạt. Các mẫu này được lấy từ cùng một chi tiết kiểm tra nếu có đủ vật liệu hoặc từ một chi tiết kiểm tra mới và được thực hiện với cùng một phép thử. Nếu một trong hai mẫu kiểm tra bổ sung không tuân thủ các yêu cầu thích hợp, pWPS phải được xem là không có khả năng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này nếu không có sự cải tiến. 5.8. Phạm vi chấp nhận 5.8.1. Quy định chung Tất cả các điều kiện có giá trị được trình bày dưới đây phải được đáp ứng độc lập đối với nhau. Các thay đổi ngoài phạm vi quy định phải cần đến một phép thử quy trình hàn mới. 5.8.2. Các nội dung liên quan đến cơ sở chế tạo Sự chấp nhận một WPS của một cơ sở chế tạo có giá trị đối với việc hàn trong xưởng hoặc trên hiện trường trong cùng một điều kiện kiểm soát kỹ thuật và chất lượng của cơ sở chế tạo đó. 5.8.3. Các nội dung liên quan đến vật liệu 5.8.3.1. Kim loại cơ bản 1) Hệ thống phân nhóm Để giảm tới mức nhỏ nhất sự nhân lên không cần thiết các phép thử quy trình hàn, các loại thép phải được phân nhóm như trong Bảng 19. Bảng 19. Hệ thống phân nhóm đối với thép Nhóm Loại thép 1 Các loại thép có giới hạn chảy nhỏ nhất quy định Re > 355 N/mm2 hoặc Re > 500 N/mm2 và tỷ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố không vượt qua các giá trị sau: C = 0,24 Si = 0,55 Mn = 1,60 Mo = 0,65 S = 0,045 P = 0,045 Một nguyên tố khác = 0,3 Tổng các nguyên tố khác = 0,8 2 Các loại thép hạt mịn được thường hóa hoặc xử lý cơ – nhiệt với giới hạn chảy nhỏ nhất quy định Re > 355 N/mm2 3 Các loại thép hạt mịn được tôi và ram với giới hạn chảy quy định Re > 500 N/mm2 4 (1) Các loại thép với Cr max. 0,6%, Mo max. 0,5%, V max. 0,5% 5 (1) Các loại thép với Cr max. 9%, Mo max. 1,2% 6 (1) Các loại thép với Cr max. 12%, Mo max. 1%, V max. 0,5% 7 (1) Các loại thép với Ni max. 9% 8 (1) Các loại thép không gỉ ferit hoặc mactenxit với Cr từ 12% đến 20% 9 Các loại thép không gỉ austenit (1) Hàm lượng hợp kim được phân tích tại gàu rót. Một phép thử quy trình hàn được thực hiện với một trong các loại thép của một nhóm bao gồm các thép hợp kim thấp hơn của chính nhóm đó với các nguyên tố bổ sung định trước nhưng không được có các tạp chất bất kỳ, hoặc các thép có giới hạn chảy quy định thấp hơn của nhóm này, miễn là các vật liệu hàn cho thử nghiệm cũng có thể được dùng cho các loại thép khác của nhóm này. Nhóm 2 bao hàm nhóm 1. Vật liệu lót cố định mặt sau mối hàn phải được coi là kim loại cơ bản. Phải thực hiện sự chấp nhận một quy trình hàn riêng biệt đối với mỗi loại thép hoặc hỗn hợp loại thép không được bao hàm bởi hệ thống phân nhóm. Nếu một loại thép có thể thuộc về hai nhóm thì nên xếp loại thép này trong nhóm thấp hơn. 2) Các mối nối hàn kim loại khác nhau Đối với các mối nối hàn kim loại khác nhau, phạm vi chấp nhận được cho trong Bảng 20. Đối với một mối nối hàn kim loại khác nhau nào đó không được bao hàm bởi Bảng 20 cần phải có một phép thử riêng và không có phạm vi chấp nhận. 5.8.3.2. Chiều dày của kim loại cơ bản và đường kính ống 1) Quy định chung Chiều dày danh nghĩa t phải được hiểu như sau: a) đối với mối nối hàn giáp mép là chiều dày của kim loại cơ bản, đối với các mối nối giữa các chiều dày khác nhau là chiều dày vật liệu mỏng hơn. b) đối với mối hàn góc là chiều dày của vật liệu cơ bản được chấp nhận, đối với các mối nối hàn giữa các chiều dày khác nhau là chiều dày của vật liệu dày hơn. c) đối với mối nối hàn nhánh đặt lên nhau là chiều dày của ống nhánh. d) đối với mối nối hàn nhánh ăn sâu hoặc xuyên qua là chiều dày của ống chính. e) đối với mối nối hàn chữ T các tấm là chiều dày của tấm được chuẩn bị. Bảng 20. Phạm vi chấp nhận đối với hàn các kim loại khác nhau Thử quy trình hàn được chấp nhận đối với nhóm thép hoặc các mối nối hàn kim loại khác nhau Phạm vi chấp nhận 2 2 được hàn với 1 3 3 được hàn với 1 3 được hàn với 2 8 được hàn với 2 8 được hàn với 1 8 được hàn với 2 8 được hàn với 3 8 được hàn với 1 8 được hàn với 2 8 được hàn với 3 9 được hàn với 2 hoặc 9 được hàn với 3 9 được hàn với 1 9 được hàn với 2 9 được hàn với 3 2) Phạm vi chấp nhận đối với mối hàn giáp mép Một phép thử quy trình hàn đối với mẫu thử có chiều dày t sẽ được chấp nhận cho chiều dày vật liệu được hàn nêu trong phạm vi trong Bảng 21. Bảng 21. Phạm vi chấp nhận cho chiều dày (đơn vị: mm) Chiều dày của mẫu thử, t Phạm vi chấp nhận Cho hàn 1 lớp hoặc hàn 1 lớp từ cả hai phía Cho hàn nhiều lớp hàn t ≤ 3 0,8 đến 1,1 t t đến 2 t 3 < t ≤ 12 0,8 đến 1,1 t 3 đến 2 t 12 < t ≤ 100 0,8 đến 1,1 t 0,5 t đến 2 t (max 150) t > 100 0,8 đến 1,1 t 0,5 t đến 1,5 t Chú thích: 1 Đối với vật liệu có chiều dày nhỏ hơn 12mm không yêu cầu thử độ dai va đập. 2 Phạm vi chấp nhận có thể được giảm đi để tránh vết nứt do hydro. 3) Phạm vi chấp nhận đối với các mối hàn góc Ngoài các yêu cầu của Bảng 21, phạm vi chấp nhận của chiều cao hiệu dụng mối hàn a phải là 0,75 a đến 1,5 a. Tuy nhiên, một phép thử với chiều cao hiệu dụng mối hàn a lớn hơn hoặc bằng 10mm sẽ chấp nhận đối với tất cả các chiều cao hiệu dụng lớn hơn hoặc bằng 10mm. 4) Phạm vi chấp nhận đối với đường kính ống và các mối nối hàn nhánh Sự chấp nhận một phép thử quy trình hàn trên đường kinh D phải bao gồm sự chấp nhận đối với các đường kính được cho trong Bảng 22. Bảng 22. Phạm vi chấp nhận đối với ống và mối nối hàn nhánh Đường kính của chi tiết kiểm tra, D (1), (2), mm Phạm vi chấp nhận D ≤ 168,3 0,5 D đến 2 D D > 168,3 0,5 D và các tấm (3) (1) D là đường kính ngoài của ống hoặc đường kính ngoài của ống nhánh. (2) Sự chấp nhận các tấm cũng bao hàm sự chấp nhận của ống khi đường kính ngoài lớn hơn 500 mm. (3) Xem 8.4.2. 5.8.3.3. Góc của mối nối hàn nhánh Một phép thử quy trình hàn được thực hiện trên một mối hàn nhánh với góc a1 phải chấp nhận tất cả các góc a1 trong phạm vi a ≤ a1 ≤ 90o. 5.8.4. Quy định chung cho tất cả các quy trình hàn 5.8.4.1. Phương pháp hàn Sự chấp nhận chỉ có giá trị đối với phương pháp hàn được dùng trong thử quy trình hàn. Trong một phép thử quy trình hàn có nhiều phương pháp hàn, sự chấp nhận chỉ có giá trị đối với trình tự được dùng trong quá trình thử chấp nhận. Đối với các quy trình hàn có nhiều phương pháp hàn, mỗi phương pháp hàn có thể được chấp nhận riêng biệt hoặc liên hợp với các phương pháp hàn khác. Tương tự như vậy, một hoặc nhiều phương pháp hàn có thể loại bỏ khỏi một WPS đã được chấp nhận miễn là chiều dày của mối nối ở trong phạm vi chiều dày đã được chấp nhận của phương pháp hàn thích hợp được áp dụng. 5.8.4.2. Các tư thế hàn Khi không quy định các yêu cầu về độ dai va đập hoặc độ cứng, việc hàn ở một tư thế nào đó (ống hoặc tấm) chấp nhận các việc hàn ở tất cả các tư thế (ống hoặc tấm). Khi quy định các yêu cầu về độ dai va đập và/hoặc độ cứng, các phép thử độ dai va đập phải được thực hiện từ tư thế có lượng nhiệt cấp vào lớn nhất và các phép thử độ cứng phải được thực hiện từ tư thế có lượng nhiệt cấp vào nhỏ nhất để chấp nhận tất cả các tư thế. 5.8.4.3. Loại mối nối hàn Phạm vi chấp nhận cho các loại mối nối hàn dùng trong phép thử quy trình hàn được cho trong Bảng 23. Trong Bảng này phạm vi chấp nhận được chỉ thị trên cùng một đường nằm ngang. Bảng 23. Phạm vi chấp nhận các loại mối nối hàn Loại mối nối hàn trong chi tiết kiểm tra chấp nhận Phạm vi chấp nhận Mối hàn giáp mép các tấm Mối hàn giáp mép T trên tấm Mối hàn góc trên tấm Mối hàn giáp mép trên ống Mối hàn góc trên ống Hàn một phía Hàn hai phía Hàn một phía Hàn cả hai phía Có đệm lót Không đệm lót Có tạo rãnh Không tạo rãnh Có đệm lót Không đệm lót Mối hàn giáp mép các tấm Hàn một phía Có đệm lót ∗ − x x − x x − − x Không đệm lót x ∗ x x x x x − − x Hàn cả hai phía Có tạo rãnh − − ∗ x x x x − − x Không tạo rãnh − − − ∗ − x x − − x Mối hàn giáp mép trên ống Hàn một phía Có đệm lót x − x x − x x ∗ − x Không đệm lót x x x x x x x x ∗ x Mối hàn giáp mép T trên tấm Hàn cả hai phía − − − − − ∗ x − − X Mối hàn góc Tấm − − − − − − ∗ − − x Ống − − − − − − x − − ∗ * Chỉ mối hàn mà WPS được chấp nhận trong thử chấp nhận x Chỉ các mối hàn mà WPS cũng được chấp nhận - Chỉ các mối hàn mà WPS không được chấp nhận 5.8.4.4. Kim loại bổ sung mối hàn, phân loại Phạm vi chấp nhận của các kim loại bổ sung mối hàn bao hàm các kim loại bổ sung khác nhau miễn là chúng: - Thuộc về cùng một nhóm của các đặc tính kéo trừ khi cần phải thử độ dai va đập. Sự thay đổi về loại thuốc bọc sẽ đòi hỏi sự chấp nhận mới của quy trình hàn; - Hoặc trong cùng một thành phần hóa học danh nghĩa. 5.8.4.5. Kim loại bổ sung mối hàn, nhãn mác Khi cần thử độ dai va đập, sự chấp nhận đã cho chỉ áp dụng được cho mác kim loại bổ sung riêng trong phép thử quy trình hàn. Cho phép thay đổi mác kim loại bổ sung này sang kim loại bổ sung khác thuộc cùng một nhóm phân loại khi hàn chi tiết kiểm tra bổ sung. Chi tiết kiểm tra này phải được hàn khi dùng các thông số về hàn tương tự như đối với phép thử quy trình hàn ban đầu và phải thử độ dai va đập đối với kim loại mối hàn. Điều này không áp dụng cho dây hàn thuộc cùng một nhóm phân loại và cùng thành phần hóa học danh nghĩa. 5.8.4.6. Loại dòng điện Sự chấp nhận đã cho là đối với loại dòng điện (a.c, d.c, dòng điện xung) và tính phân cực được dùng trong phép thử quy trình hàn. 5.8.4.7. Nhiệt cấp vào Chỉ áp dụng các yêu cầu của điều này khi có quy định kiểm tra nhiệt cấp vào. Khi áp dụng các yêu cầu về độ dai va đập, giới hạn trên của nhiệt cấp vào được chấp nhận cần lớn hơn nhiệt cấp vào được dùng trong hàn chi tiết kiểm tra là 15%. Khi áp dụng các yêu cầu về độ cứng, giới hạn dưới của nhiệt cấp vào được chấp nhận cần nhỏ hơn nhiệt cấp vào được dùng để hàn chi tiết kiểm tra là 15%. 5.8.4.8. Nhiệt độ nung nóng trước Giới hạn dưới của chấp nhận là nhiệt độ nung nóng trước danh nghĩa được áp dụng tại lúc bắt đầu thử quy trình hàn. 5.8.4.9. Nhiệt độ giữa các lớp hàn Giới hạn trên của chấp nhận là nhiệt độ danh nghĩa giữa các (lớp) đường hàn đạt được trong phép thử quy trình hàn. 5.8.4.10. Xử lý nhiệt sau hàn Không cho phép bổ sung hoặc loại bỏ xử lý nhiệt sau hàn. Phạm vi nhiệt độ được dùng cho thử quy trình hàn là phạm vi đã được chấp nhận. Khi cần, các tốc độ nung nóng, tốc độ làm nguội và thời gian giữ nhiệt phải có quan hệ với các yếu tố của phương pháp sản xuất. 5.8.5. Đặc trưng cho các phương pháp hàn 5.8.5.1. Các phương pháp hàn 111 và 114 Sự chấp nhận đã cho là đối với đường kính điện cực được dùng trong thử quy trình hàn cộng hoặc trừ một kích thước đường kính điện cực cho mỗi đường hàn, trừ trường hợp đường hàn ở chân của các mối hàn giáp mép một phía không có đệm lót mặt sau mối hàn được phép không thay đổi kích thước. 5.8.5.2. Phương pháp hàn 121 1) Sự chấp nhận đã cho được hạn chế cho hệ thống dây hàn được dùng trong thử quy trình hàn (ví dụ: hệ thống một dây hàn hoặc hệ thống nhiều dây hàn). 2) Sự chấp nhận đã cho đối với thuốc hàn được hạn chế cho việc chế tạo và phân loại được dùng cho thử phương pháp hàn. 5.8.5.3. Các phương pháp hàn 131, 135 và 136 1) Sự chấp nhận đã cho đối với khí bảo vệ mặt mối hàn và/hoặc mặt sau mối hàn được hạn chế cho loại khí (thành phần danh nghĩa) được dùng trong thử quy trình hàn. 2) Sự chấp nhận đã cho được hạn chế cho hệ thống dây hàn được dùng trong thử quy trình hàn (ví dụ hệ thống một dây hàn và hệ thống nhiều dây hàn). 5.8.5.4. Phương pháp 141 Sự chấp nhận đã cho đối với khí bảo vệ mặt mối hàn và/hoặc mặt sau mối hàn được hạn chế cho loại khí (thành phần danh nghĩa) được dùng trong thử quy trình hàn. 5.8.5.5. Phương pháp 15 1) Sự chấp nhận đã cho được giới hạn cho loại khí plasma được dùng trong thử quy trình hàn. 2) Sự chấp nhận đã cho đối với khí bảo vệ mặt mối hàn và/hoặc mặt sau mối hàn được hạn chế cho loại khí (thành phần danh nghĩa) được dùng trong thử quy trình hàn. 5.9. Biên bản chấp nhận quy trình hàn (WPAR) Biên bản chấp nhận quy trình hàn (WPAR) là một bản tường trình các kết quả đánh giá mỗi chi tiết kiểm tra bao gồm cả việc thử lại. Phải dùng WPAR để ghi các chi tiết về quy trình hàn và các kết quả thử nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc trình bày và đánh giá dữ liệu một cách thống nhất. Các nội dung trong WPS phải được nêu trong WPAR cùng với các chi tiết về các đặc trưng đã bị loại bỏ bởi các yêu cầu của Điều 5.7. Nếu không tìm thấy các đặc trưng đã bị loại bỏ hoặc các kết quả thử không chấp nhận được thì WPAR mô tả chi tiết các kết quả của chi tiết thử quy trình hàn sẽ được chấp nhận và phải được người kiểm tra hoặc Đăng kiểm viên ký xác nhận và ghi ngày tháng ký. 6. Kiểm tra, chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra chất lượng thiết bị áp lực, vật liệu hàn 6.1. Quy định chung 6.1.1. Kiểm tra, chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra chất lượng thiết bị, vật liệu hàn thiết bị áp lực trong giao thông vận tải được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải QCVN 67: 2013/BGTVT và của Quy chuẩn này. 6.1.2. Các thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra chất lượng hàn, vật liệu, thiết bị áp lực phải qua bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, qua kỳ thi kiểm tra sát hạch và cấp giấy chứng nhận của Đăng kiểm hoặc của Cơ sở được đánh giá đủ năng lực thực hiện (sau đây gọi là Cơ sở kiểm tra chuyên môn). Cơ sở kiểm tra chuyên môn phải được Đăng kiểm đánh giá cấp Giấy chứng nhận Cơ sở kiểm tra chuyên môn theo mẫu AHCSKTCM ở Phụ lục III của Quy chuẩn này. 6.2. Kiểm tra, chứng nhận thợ hàn 6.2.1. Quy định chung 1 Chương này đưa ra những yêu cầu đối với việc kiểm tra trình độ tay nghề cho thợ hàn thủ công, hàn bán tự động, hàn tự động và hàn bằng điện cực Vônfram trong môi trường khí trơ bảo vệ (TIG - Tungsten Inert Gas). 2 Thợ hàn chỉ được phép hàn trên thiết bị áp lực và các bộ phận chịu áp lực dưới sự giám sát của Đăng kiểm hoặc Giám sát viên hàn sau khi đã qua đào tạo, qua kỳ kiểm tra tay nghề bắt buộc và được Đăng kiểm hoặc Cơ sở kiểm tra chuyên môn cấp giấy chứng nhận thợ hàn của theo mẫu AHTH ở Phụ lục V của Quy chuẩn này. Mỗi thợ vận hành máy hàn tự động, rô bốt phải là thợ hàn đã có nhiều kinh nghiệm đối với loại hàn này. 6.2.2. Kiểm tra lại 1 Khi bất kỳ mẫu thử nào không đạt được yêu cầu về kích thước theo yêu cầu do chất lượng gia công không đạt thì phải làm mẫu thử khác để thử. 2 Đối với thợ hàn không đạt yêu cầu ở một phần nào đó của kỳ kiểm tra thì việc kiểm tra lại phần không đạt có thể được tiến hành trên hai mẫu thử giống như vậy được tách ra từ mẫu thử được hàn trong vòng một tháng tính từ ngày kiểm tra không đạt. 3 Đối với thợ hàn không đạt yêu cầu ở toàn bộ các phần kiểm tra hoặc không đạt yêu cầu khi kiểm tra lại như quy định ở 2 của Điều này thì không được dự đợt kiểm tra tiếp trong vòng một tháng tính từ ngày kiểm tra không đạt. 4 Tùy theo chi tiết, phạm vi chấp nhận thợ hàn được giới thiệu trong Bảng 3 có thể áp dụng các chuẩn mức sau: a) Chấp nhận các mối hàn giáp mép thép ống bao gồm các mối hàn giáp mép đối với các tấm; b) Việc chấp nhận các mối hàn giáp mép các tấm ở tất cả các tư thế có liên quan bao gồm các mối hàn giáp mép thép ống có đường kính ngoài lớn hơn hoặc bằng 500 mm, trừ mục c) cũng áp dụng; c) Chấp nhận các mối hàn giáp mép kiểm tra đối với các tấm được hàn ở tư thế bằng hoặc nằm ngang được chấp nhận các mối hàn giáp mép trên các ống có đường kính ngoài lớn hơn hoặc bằng 150 mm được hàn ở các tư thế tương tự; d) Hàn một phía không có đệm lót mặt sau mối hàn chấp nhận các mối hàn một phía có đệm lót mặt sau mối hàn và các mối hàn hai phía có và không có việc tạo rãnh mặt sau mối hàn bằng điện cực; e) Hàn các tấm hoặc ống có đệm lót mặt sau mối hàn được chấp nhận các mối hàn được hàn hai phía nhưng không chấp nhận các mối hàn không có đệm lót mặt sau mối hàn; f) Các mối hàn giáp mép được chấp nhận cho cả các mối hàn góc đối với các điều kiện hàn tương tự; g) Trong trường hợp công việc gia công sản phẩm phần lớn là hàn góc, chấp nhận thợ hàn bằng một kiểm tra hàn góc thích hợp, nghĩa là hàn trên các tấm, ống hoặc mối nối nhánh (xem ISO 9956-3); h) Khi hàn hai phía không tạo rãnh mặt sau mối hàn được phép chấp nhận các mối hàn một phía có đệm lót mặt sau mối hàn và các mối hàn hai phía có tạo rãnh mặt sau mối hàn; i) Việc chấp nhận các mối hàn giáp mép ống không có đệm lót mặt sau mối hàn được chấp nhận đối với các mối hàn nối nhánh trong cùng một phạm vi chấp nhận tương ứng. Đối với một mối hàn nhánh, phạm vi chấp nhận dựa trên đường kính của nhánh; j) Trong trường hợp công việc sản xuất phần lớn là hàn nối nhánh hoặc đòi hỏi một mối hàn nối nhánh phức tạp, thợ hàn được đào tạo đặc biệt. Trong một số trường hợp, một phép kiểm tra chấp nhận thợ hàn trên một mối hàn nối nhánh là cần thiết. 6.2.3 Hàn và quy trình hàn 1 Mẫu thử có thể được hàn bằng điện xoay chiều hoặc một chiều. 2 Không được xê dịch lên xuống hoặc qua lại mẫu thử trong quá trình hàn. Khi hàn mối hàn ở tư thế đứng phải hàn từ dưới lên. 3 Hàn chỉ được thực hiện ở một mặt. Nếu không có quy định nào khác không được hàn ở mặt sau. 4 Mẫu thử dùng cho vật liệu dạng tấm phải được cố định hoặc kẹp chặt để góc cong vênh do hàn không lớn hơn 5 độ. 5 Không được gõ búa hoặc xử lý nhiệt trước, trong và sau khi hàn mẫu thử. 6.2.4. Trình độ thợ hàn 1 Thợ hàn được kiểm tra và chứng nhận liên quan đến các thông số như sau: a) Vật liệu cơ bản b) Quy trình hàn c) Kiểu liên kết hàn d) Chiều dày e) Tư thế hàn 2 Phân loại thợ hàn theo tư thế hàn 1G - Tư thế hàn bằng 2G - Tư thế hàn ngang 3G - Tư thế hàn đứng 4G - Tư thế hàn trần 5G - Tư thế hàn ống ngang 6G - Tư thế hàn ống đứng cố định 3 Phân loại thợ hàn theo phương pháp hàn trong Bảng 24. M - Hàn tay S - Hàn bán tự động T - Hàn TIG A - Hàn tự động Bảng 24. Quá trình hàn Ký hiệu Quá trình hàn trong thực tế công việc hàn ISO 4063 M Hàn hồ quang điện hồ quang tay 111 S Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc không có khí bảo vệ Hàn hồ quang dây kim loại trong khí trơ (MIG) Hàn hồ quang dây kim loại trong khí hoạt tính (MAG) Hàn hồ quang dây kim loại lõi thuốc trong khí hoạt tính Hàn hồ quang dãy kim loại lõi thuốc trong khí trơ. 114 131 135 136 137 T Hàn hồ quang điện cực vonfram trong khí trơ (TIG) 141 A Hàn hồ quang dưới lớp thuốc 12 Bảng 25. Quá trình hàn (một phần hàn cơ khí và một phần hàn tự động) Quá trình hàn trong thực tế công việc hàn ISO 4063 Hàn cơ khí và hàn tự động Hàn hồ quang dây kim loại dưới lớp thuốc hàn một sợi Hàn hồ quang dây kim loại dưới lớp thuốc hàn nhiều sợi 121 123 4 Loại trình độ thợ hàn được phân chia như ở Bảng 26 tương ứng với quy trình hàn thực tế sử dụng. Bảng 26. Các loại của trình độ thợ hàn Ký hiệu Quy trình hàn thực tế sử dụng A Hàn hai mặt bao gồm cả dũi và hàn mặt sau N Hàn một mặt không có tấm lót 5 Bậc thợ hàn được phân chia như ở Bảng 27 theo chiều dày vật liệu thực tế được hàn. Bảng 27. Bậc thợ hàn và chiều dày vật liệu được hàn Bậc Chiều dày (mm) của vật liệu thực tế có thể hàn 1 Từ 5 trở xuống 2 Từ 19 trở xuống 3 Không giới hạn 6 Cấp thợ hàn theo tư thế hàn đối với mỗi bậc được phân chia như ở Bảng 28. Bảng 28. Cấp thợ hàn theo tư thế hàn đối với mỗi bậc thợ Tay nghề Cấp Tấm Ống Bậc Hàn bằng (Cấp F) Hàn đứng (Cấp V) Hàn ngang (Cấp H) Hàn trần (Cấp O) Hàn ống cố định (Cấp P) Bậc 1 1F 1V 1H 1O 1P Bậc 2 2F 2V 2H 2O 2P Bậc 3 3F 3V 3H 3O 3P 1 Người thợ hàn ở bất kỳ cấp nào, bậc nào của loại N đều được coi là thợ hàn cùng cấp và bậc của loại A. 2 Thợ hàn bậc 3 có thể được coi là thợ hàn bậc 2, bậc 1; thợ hàn bậc 2 tương tự cũng được coi là thợ hàn bậc 1 ở cùng cấp và loại. 6.2.5. Quy trình kiểm tra 1 Quy trình hàn, mẫu thử, tư thế hàn và quy trình kiểm tra đối với mỗi đợt kiểm tra trình độ thợ hàn được quy định ở các Bảng 29, Bảng 30 và Bảng 31. Bảng 29. Quy trình hàn để kiểm tra trình độ thợ hàn Loại Tấm lót Mẫu thử A Có N Không có Bảng 30. Chiều dày mẫu thử, tư thế hàn và quy trình kiểm tra đối với kiểm tra trình độ thợ hàn (vật liệu tấm) Bậc Chiều dày mẫu thử (mm) Cấp Quy trình thử Cấp F Cấp V Cấp H Cấp O Bậc 1 3,2 Hàn bằng Hàn đứng Hàn ngang Hàn trần Thử uốn mặt và thử uốn chân Bậc 2 9 Hàn bằng Hàn đứng Hàn ngang Hàn trần Thử uốn mặt và thử uốn chân Bậc 3 ≥25 Hàn bằng Hàn đứng Hàn ngang Hàn trần Thử uốn cạnh Bảng 31. Mẫu thử và quy trình thử đối với cấp P (ống cố định) Thử Mẫu thử của vật liệu ống cố định Quy trình thử Bậc Thép thường và thép không gỉ Hợp kim nhôm Bậc 1 Chiều dày: 4,0 ~ 5,3 mm Đường kính ngoài: 100 ~ 120 mm Chiều dày: 4,0 ~ 5,3 mm Đường kính ngoài: 100 ~ 150 mm Thử uốn chân (thử uốn mặt và uốn chân đối với hợp kim nhôm). Bậc 2 Chiều dày: 8 ~ 10 mm Đường kính ngoài: 150 ~ 170 mm Chiều dày: 12 ~ 15 mm Đường kính ngoài: 150 ~ 200 mm Thử uốn mặt và uốn chân. Bậc 3 Chiều dày: ≥ 20 mm Đường kính ngoài: 200 ~ 300 mm Chiều dày: ≥ 20 mm Đường kính ngoài: 200 ~ 300 mm Thử uốn cạnh. 2 Tư thế hàn đối với mối hàn giáp mép và ống tương ứng theo quy định ở Hình 27 và Hình 28. Hình 27. Các tư thế hàn vật liệu tấm Hình 28. Tư thế hàn ống 6.2.6. Mẫu thử dùng cho mỗi loại và mỗi bậc thợ hàn 1 Kích thước và dạng của mẫu thử dùng cho vật liệu tấm của Bậc 1 phải theo quy định ở Hình 29. 2 Kích thước và dạng của mẫu thử dùng cho vật liệu tấm của Bậc 2 phải theo quy định ở Hình 30. 3 Kích thước và dạng của mẫu thử dùng cho vật liệu tấm của Bậc 3 phải theo quy định ở Hình 31. 4 Kích thước và dạng của mẫu thử dùng cho vật liệu ống của Bậc 1 phải theo quy định ở Hình 32. Mẫu thử phải được cố định thích hợp như quy định ở Hình 28(a) và tiến hành hàn ở vùng giữa A, B và C như ở Hình 32(a), trong đó A và C phải nằm ngay trên và ngay dưới trục nằm ngang. Sau đó, mẫu thử phải được cố định thẳng đứng như ở Hình 28(b) và phải tiến hành hàn ở vùng giữa A, D và C như ở Hình 32(a). 5 Kích thước và dạng của mẫu thử dùng cho vật liệu ống của Bậc 2 như quy định ở Hình 33. Mẫu thử phải được cố định thích hợp như ở Hình 28(a), và phải tiến hành hàn ở vùng giữa AB và AD như ở Hình 33, trong đó A phải nằm ngay dưới trục hoành. Sau đó mẫu thử phải được đặt cố định thẳng đứng như ở Hình 28(b), và phải tiến hành hàn ở vùng giữa B, C và D như ở Hình 33(a). Có thể bắt đầu hàn từ B hoặc từ D. 6 Kích thước và dạng của mẫu thử cho vật liệu ống của Bậc 3 phải lấy như ở Hình 34. Quy trình hàn cũng như đối với mẫu thử quy định ở 5 trên đây. 6.2.7. Mẫu thử Mẫu thử phải được chế tạo theo quy cách và có kích thước quy định. Bảng 32. Điều kiện thử áp dụng cho thử uốn trên giá trục lăn Mẫu thử Bán kính chày ép Ống của bậc 1 1,5 t Thép thường Vật liệu tấm của bậc 1 Vật liệu tấm của bậc 2 Vật liệu tấm của bậc 3 Vật liệu ống của bậc 2 Vật liệu ống của bậc 3 2,0 t Thép không gỉ Vật liệu tấm của bậc 1 Vật liệu tấm của bậc 2 Vật liệu tấm của bậc 3 Hợp kim nhôm Vật liệu ống của bậc 1 Vật liệu ống của bậc 2 Vật liệu ống của bậc 3 3t t - Chiều dày mẫu thử W1: Khoảng 150 mm đối với hàn thủ công và hàn TIG. Khoảng 200 mm đối với hàn bán tự động. W2: Không lớn hơn 30 mm đối với hàn thủ công và hàn TIG. Khoảng 40 mm đối với hàn bán tự động. Hình 29. Kích thước và dạng của mẫu thử cho vật liệu tấm của Bậc 1 W1: Khoảng 150 mm đối với hàn thủ công và hàn TIG. Khoảng 200 mm đối với hàn bán tự động. W2: Không lớn hơn 30 mm đối với hàn thủ công và hàn TIG. Khoảng 40 mm đối với hàn bán tự động. Hình 30. Kích thước và dạng của mẫu thử cho vật liệu tấm của Bậc 2 (a) Kích thước của mẫu thử (đơn vị: mm) (b) Mối hàn dùng cho mẫu thử bằng thép thường và thép không gỉ (đơn vị: mm) (c) Mối hàn dùng cho mẫu thử bằng hợp kim nhôm (đơn vị: mm) Hình 31. Kích thước và dạng của mẫu thử cho vật liệu tấm của thợ Bậc 3 (a) Kích thước của mẫu thử (đơn vị: mm) (b) Quy cách mối hàn dùng cho thép thường và thép không gỉ (đơn vị: mm) (c) Mối hàn dùng cho hợp kim nhôm (đơn vị: mm) Hình 32. Kích thước và dạng của mẫu thử ống của thợ Bậc 1 (a) Kích thước của mẫu thử (đơn vị: mm) (b) Quy cách mối hàn dùng cho thép thường và thép không gỉ (đơn vị: mm) (c) Quy cách mối hàn dùng cho Hợp kim nhôm (đơn vị: mm) Hình 33. Kích thước và dạng của mẫu thử ống của thợ Bậc 2 (a) Kích thước của mẫu thử (đơn vị: mm) (b) Quy cách mối hàn dùng cho thép thường và thép không gỉ (đơn vị: mm) (c) Quy cách mối hàn dùng cho hợp kim nhôm (đơn vị: mm) Hình 34. Kích thước và dạng của mẫu thử ống của thợ Bậc 3 6.2.8. Quy trình thử cho mỗi mẫu thử 1 Thử phải là thử uốn định hướng hoặc thử uốn trên giá trục lăn. Mẫu thử phải được uốn quá 180 độ. Trường hợp là hợp kim nhôm thì phải thử uốn trên giá trục lăn. Có thể thay thế bằng phương pháp thử uốn định hướng thích hợp nếu được Đăng kiểm chấp nhận. 2 Trong trường hợp thử uốn định hướng, mẫu thử được tách ra từ mẫu thử dạng tấm của Bậc 1 phải được thử trên giá thử uốn cho ở Hình 36, còn mẫu thử tách ra từ mẫu thử dạng tấm hoặc từ mẫu thử dạng ống của Bậc 2 và 3 phải được thử bằng giá thử uốn trình bày ở Hình 35. Tuy nhiên, mẫu thử tách ra từ mẫu thử dạng ống của Bậc 1 phải được thử trên giá trục lăn bằng giá thử uốn như được cho ở Hình 36 theo điều kiện thử quy định ở Bảng 32. 3 Trong trường hợp thử uốn trên giá đỡ trục lăn, việc thử uốn phải tiến hành bằng giá thử uốn như ở Hình 38 theo các điều kiện đã nêu trong Bảng 32. 6.2.9. Tiêu chuẩn nghiệm thu Mẫu thử phải không xuất hiện vết nứt hoặc khuyết tật khác có chiều dài lớn hơn 3 mm ở bất kỳ hướng nào ở mặt ngoài do uốn. Hình 36. Đồ gá thử uốn có ránh dẫn hướng (đơn vị: mm) (Dùng cho mẫu thử uốn có chiều dày 8 - 10 mm) Hình 37. Bộ gá thử uốn (đơn vị: mm) (Dùng cho mẫu thử uốn có chiều dày 3 - 4 mm) 6.3. Giám sát viên hàn 6.3.1. Tất cả việc hàn phải được tiến hành dưới sự giám sát của Giám sát viên hàn đã qua đào tạo, có kinh nghiệm về chế tạo và công nghệ hàn thiết bị áp lực. 6.3.2. Giám sát viên hàn phải qua đào tạo, qua kỳ thi sát hạch của Đăng kiểm hoặc Cơ sở kiểm tra chuyên môn. 6.3.3. Yêu cầu tối thiểu về đào tạo, kiểm tra, chấp nhận cho giám sát viên hàn phải phù hợp với tiêu chuẩn của Viện hàn quốc tế (Doc.IAB-041-2001/EWF-45) (giám sát viên hàn) và TCVN 747302011 (ISO 14731: 2006) - Điều phối viên hàn - Nhiệm vụ và trách nhiệm. 6.3.4. Giám sát viên hàn đã qua đào tạo và đã đạt qua kỳ sát hạch của Đăng kiểm hoặc Cơ sở kiểm tra chuyên môn sẽ được cấp giấy chứng nhận theo mẫu AHGSV ở Phụ lục VI của Quy chuẩn này. 6.4. Nhân viên kiểm tra chất lượng thiết bị, hàn, vật liệu 6.4.1. Nhân viên kiểm tra chất lượng thiết bị, hàn, vật liệu liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các thiết bị áp lực trong giao thông vận tải bao gồm nhân viên kiểm tra và thử thiết bị áp lực; kiểm tra, thử bằng các phương pháp phá hủy (DT), không phá hủy (NDT), phân tích thành phần hóa học vật liệu và hàn; thử và kiểm tra khả năng chịu áp lực, thử kín áp lực, thử chân không thiết bị áp lực. Sau đây gọi là Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng. 6.4.2. Các Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng phải qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, đạt qua kỳ sát hạch của Đăng kiểm hoặc Cơ sở kiểm tra chuyên môn sẽ được cấp Giấy chứng nhận Kỹ thuật viên kiểm tra phù hợp với lĩnh vực chuyên môn nêu ở mục 6.4.1 của Chương này theo mẫu AHNVKT ở Phụ lục VII của Quy chuẩn này. 6.4.3. Các yêu cầu đối với trình độ các Kỹ thuật viên kiểm tra bằng các phương pháp kiểm tra không phá hủy NDT (bao gồm kiểm tra MT, PT, RT, UT, UTM, VT...) khi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, thi sát hạch để cấp giấy chứng nhận tham chiếu các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 5868, ISO 9712, EN 473; SNT-TC-1A. 6.4.4. Trình độ Kỹ thuật viên kiểm tra không phá hủy NDT phân loại theo bậc cho từng phương pháp - Kỹ thuật viên NDT bậc 1 - Kỹ thuật viên NDT bậc 2 - Kỹ thuật viên NDT bậc 3 6.4.5. Khi cấp chứng chỉ cho kỹ thuật viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, người này phải có cả chứng chỉ nhân viên bức xạ theo như quy định của Luật Năng lượng nguyên tử. 6.4.6. Các thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn định kỳ theo quy định. Các thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp phải đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh đối với nguồn bức xạ dùng trong chụp ảnh phóng xạ theo như quy định của Luật Năng lượng nguyên tử. 7. Kiểm tra chất lượng 7.1. Thực hiện kiểm tra chất lượng, thử áp dụng đối với các thiết bị áp lực, vật liệu, thợ hàn, quy trình hàn, vật liệu hàn, liên kết hàn, trước, trong và sau khi hàn phải do các cơ sở thử nghiệm, các kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 ở Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 67: 2013/BGTVT và tại Quy chuẩn này. Cơ sở thử nghiệm được Đăng kiểm đánh giá đủ năng lực sẽ được cấp Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm theo mẫu AHPTN ở Phụ lục IV của Quy chuẩn này. 7.2. Các phương pháp kiểm tra phải được áp dụng phù hợp với từng loại thiết bị áp lực cụ thể và phải được chứng kiến bởi Đăng kiểm viên hoặc Giám sát viên hàn đã được Đăng kiểm chứng nhận. 7.3. Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử mối hàn của thiết bị áp lực tham chiếu Tiêu chuẩn TCVN 6008: 2010. 7.4. Khi việc kiểm tra đạt yêu cầu, Đăng kiểm cấp các giấy chứng nhận theo quy định. 7.5. Kiểm tra không phá hủy (NDT) Đối với kiểm tra chất lượng hàn bằng các phương pháp kiểm tra không phá hủy phải đảm bảo các yêu cầu sau: 7.5.1. Các yêu cầu chung phải nêu rõ - Các phương pháp NDT; - Các tiêu chuẩn về các phương pháp NDT áp dụng; - Trình độ nhân viên NDT. 7.5.2. Thiết bị - Các thiết bị sử dụng phải thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra; - Tất cả các thiết bị phải được được kiểm chuẩn theo quy định và hiệu chuẩn còn hiệu lực. 7.5.3. Quy trình kiểm tra - Quy trình phải được lập thành văn bản; - Quy trình phải được chứng minh trước cán bộ giám sát; - Phải đảm bảo quy trình và nhân viên kiểm tra NDT thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này. 7.5.4. Lập báo cáo/hồ sơ Phải lập báo cáo theo yêu cầu quy định bao gồm các nội dung tối thiểu sau: - Cơ quan soạn thảo và phê chuẩn quy trình; - Phương pháp kiểm tra; - Số hiệu quy trình; - Tên và chứng chỉ của nhân viên thực hiện chứng minh quy trình; - Phải lưu trữ hồ sơ theo quy định. Chương 3 QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ CHẾ TẠO, CƠ SỞ THỬ NGHIỆM, CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THỢ HÀN, GIÁM SÁT VIÊN HÀN, NHÂN VIÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU, HÀN VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC 1. Quy định chung 1.1. Việc đánh giá và chứng nhận được thực hiện phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật nhằm mục đích xác nhận rằng các cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm (phòng thử nghiệm), cơ sở kiểm tra chuyên môn về thợ hàn, giám sát viên hàn, kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng hàn và thiết bị áp lực có đủ năng lực như sau: (a) Đối với cơ sở chế tạo các sản phẩm phải có đủ năng lực để chế tạo các sản phẩm với chất lượng phù hợp với quy định của các quy chuẩn/tiêu chuẩn liên quan. (b) Đối với cơ sở thử nghiệm phải có đủ năng lực để đánh giá chính xác chất lượng các sản phẩm theo những yêu cầu của các quy chuẩn, tiêu chuẩn. (c) Đối với cơ sở kiểm tra chuyên môn trình độ thợ hàn, giám sát viên hàn, kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng vật liệu, hàn và thiết bị áp lực phải có đủ năng lực để bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá chính xác trình độ tay nghề, chuyên môn của thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra chất lượng vật liệu, hàn và thiết bị áp lực phù hợp với những yêu cầu của các quy chuẩn, tiêu chuẩn. 1.2. Khi các cơ sở có yêu cầu để chứng nhận hoặc duy trì sự chứng nhận, các cơ sở này sẽ được Đăng kiểm đánh giá phù hợp các yêu cầu của Chương này và cấp các giấy chứng nhận AHCSCT theo mẫu ở Phụ lục II (cho Cơ sở chế tạo), AHCSKTCM theo mẫu ở Phụ lục III (cho Cơ sở kiểm tra chuyên môn), AHPTN theo mẫu ở Phụ lục IV (cho Cơ sở thử nghiệm). 1.3. Khi các cơ sở đã được Đăng kiểm chứng nhận, các phiếu kết quả, các giấy chứng nhận do các cơ sở này cấp về thử nghiệm, kiểm tra, về chứng nhận trình độ chuyên môn, đào tạo cho thợ hàn, giám sát viên hàn, kỹ thuật viên kiểm tra (NDT, DT...) sẽ được Đăng kiểm và các cơ quan liên quan công nhận phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đánh giá chứng nhận. 2. Đánh giá 2.1. Khi đánh giá, Đăng kiểm sẽ thực hiện xem xét hệ thống chất lượng; các quy trình sản xuất, các quy trình thử nghiệm, hồ sơ đào tạo; các thiết bị sản xuất, thử nghiệm; nguồn nhân lực, trình độ của người thực hiện đào tạo và kiểm tra chuyên môn; các phép thử, thực hành thực tế. 2.2. Các loại hình đánh giá Các loại hình đánh giá bao gồm: đánh giá lần đầu, đánh giá chu kỳ, đánh giá cấp lại và đánh giá bất thường. 2.3. Đánh giá lần đầu Trong trường hợp đánh giá lần đầu, các cơ sở sẽ được Đăng kiểm đánh giá, căn cứ vào kết quả xem xét tài liệu và kiểm tra hiện trường như sau: 1 Xem xét tài liệu (a) Giới thiệu chung về cơ sở; (b) Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan; (c) Hệ thống quản lý chất lượng cùng với các tài liệu và các quy trình liên quan được lập thành hồ sơ. (d) Danh sách các nhân viên kỹ thuật và cán bộ giám sát, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chương trình đào tạo đã tham gia, bản sao các chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm liên quan. (e) Các thiết bị sản xuất, thử, kiểm tra liên quan; (f) Bản sao các giấy chứng nhận cơ sở của các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tổ chức khác, nếu có. 2 Kiểm tra hiện trường Căn cứ theo các hồ sơ đã trình duyệt và thẩm định, Đăng kiểm tiến hành kiểm tra thực tế để xác nhận rằng hệ thống chất lượng, cơ sở vật chất, các trang thiết bị, nhân lực phù hợp với các yêu cầu quy định. 2.4. Đánh giá chu kỳ hệ thống chất lượng của cơ sở (a) Các cơ sở đã được Đăng kiểm chứng nhận phải được đánh giá chu kỳ. (b) Việc đánh giá chu kỳ nhằm mục đích để Đăng kiểm xác nhận rằng cơ sở được duy trì các lĩnh vực được chứng nhận. (c) Thời hạn đánh giá chu kỳ được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng trước hoặc sau ngày ấn định đánh giá chu kỳ (là ngày tương ứng với ngày hết hạn của giấy chứng nhận cơ sở đã cấp). 2.5. Đánh giá cấp lại (a) Đánh giá cấp lại được thực hiện đối với cơ sở đã được chứng nhận nhưng hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận. (b) Khi đánh giá cấp lại được thực hiện xem xét sự phù hợp với đợt đánh giá lần đầu. 2.6. Đánh giá bất thường Đánh giá bất thường được thực hiện đối với cơ sở này có yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung các lĩnh vực đã được chứng nhận tại thời điểm không trùng với đợt đánh giá chu kỳ hoặc cấp lại. 3. Năng lực và nhân sự của cơ sở 3.1. Cơ sở đủ điều kiện nghĩa là phải đáp ứng mọi năng lực cần thiết về các thiết bị sản xuất, kiểm tra, thử nghiệm, đào tạo thực tập tay nghề cần thiết cùng các thiết bị hỗ trợ để thực hiện các công việc theo lĩnh vực được chứng nhận. 3.2. Tại cơ sở, có người chịu trách nhiệm để duy trì một cách thích ứng mọi yêu cầu chất lượng các công việc theo lĩnh vực được chứng nhận. 3.3. Nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng, cơ sở phải thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng, các quy trình phù hợp các yêu cầu của lĩnh vực được chứng nhận, Cơ sở phải biên soạn Sổ tay chất lượng có các quy trình để thực hiện hệ thống chất lượng đã thiết lập trên. 3.4. Các cơ sở phải xác định cụ thể quyền, trách nhiệm và mối liên hệ giữa tất cả những người, bộ phận quản lý, thực hiện và giám sát công việc liên quan. Các cơ sở đào tạo, kiểm tra chuyên môn về hàn phải có từ 2 cán bộ có chứng nhận chuyên môn về hàn trình độ sau đại học hoặc bằng kỹ sư hàn quốc tế, cơ sở đào tạo, kiểm tra chuyên môn về NDT phải có từ 2 cán bộ có chứng nhận chuyên môn về NDT có trình độ bậc 3 tương ứng. 3.5. Cơ sở phải chỉ định người chịu trách nhiệm đối với việc quản lý chất lượng (gọi là "người đại diện lãnh đạo"). Người đại diện lãnh đạo phải có trách nhiệm về mặt tổ chức và quyền cần thiết để thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng. 3.6. Lãnh đạo của cơ sở phải thẩm tra xác nhận chất lượng thông qua việc kiểm tra, thử. Nếu cần thiết, phải chỉ định những người không liên quan đến các bộ phận được thẩm tra để thực hiện việc thẩm tra xác nhận nói trên. Những người thực hiện việc thẩm tra xác nhận phải chịu sự kiểm soát của người đại diện lãnh đạo. 3.7. Lãnh đạo của cơ sở hoặc người được ủy quyền phải thực hiện việc đánh giá chất lượng nội bộ theo chu kỳ. Sau khi hoàn thành mỗi đợt đánh giá nội bộ, phải thực hiện các công việc sau: (a) Kết quả đánh giá phải được báo cáo lên Lãnh đạo của cơ sở và các bộ phận liên quan. (b) Căn cứ vào kết quả đánh giá, Lãnh đạo của cơ sở phải xem xét lại hệ thống chất lượng, nếu cần thiết. (c) Lưu trữ các báo cáo về kết quả đánh giá nội bộ và các báo cáo xem xét hệ thống chất lượng. 4. Kiểm soát thiết bị đo, kiểm tra và thử Các thiết bị đo, kiểm tra và thử phải được kiểm soát một cách thích hợp. Các thiết bị đo, kiểm tra và thử này phải được kiểm chuẩn/hiệu chuẩn theo quy định. 5. Đào tạo và chứng nhận nhân viên 5.1. Tất cả những người tham gia vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực được chứng nhận đều phải được đào tạo một cách thích hợp. Đối với những người tham gia vào các công việc như hàn, kiểm tra không phá hủy phải có các chứng nhận chuyên môn, qua các khóa đào tạo cập nhật, nâng cao để duy trì các chứng chỉ chuyên môn. 5.2. Cơ sở thử nghiệm phải có trách nhiệm, đào tạo trình độ của các nhân viên, giám sát viên và kỹ thuật viên thuộc cơ sở. Quy trình đào tạo được lập thành hồ sơ bao gồm các thông tin về đào tạo đối với những người này. (a) Kiến thức cần có về các yêu cầu chung do luật pháp và các Quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. (b) Hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của những sai lệch được phát hiện liên quan đến việc sử dụng bình thường các đối tượng, vật liệu, sản phẩm. (c) Hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị thử nghiệm; được đào tạo sử dụng thiết bị; nắm chắc hướng dẫn vận hành thiết bị. III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ 1. Vật liệu chế tạo thiết bị áp lực, các công việc liên quan đến hàn và chất lượng các đường hàn, các thợ hàn, giám sát viên hàn, các kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng thiết bị áp lực, vật liệu và hàn (NDT, DT, thử áp lực, thử kín....) phải được Đăng kiểm hoặc các Cơ sở đã được Đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tiến hành thử, kiểm tra, chứng nhận trong chế tạo, sửa chữa, hoán cải, bảo dưỡng, khai thác sử dụng, nhập khẩu, thử nghiệm để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các thiết bị áp lực trong giao thông vận tải như quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải (QCVN 67: 2013/BGTVT) và các yêu cầu của Quy chuẩn, tiêu chuẩn, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan. 2. Các quy trình hàn các thiết bị phải được Đăng kiểm kiểm tra, xác nhận. 3. Vật liệu, chất lượng các đường hàn, mẫu của thợ hàn và các thiết bị áp lực phải được thử, kiểm tra tại các cơ sở thử nghiệm (Phòng thí nghiệm) đã được Đăng kiểm cấp giấy chứng nhận theo mẫu ở Phụ lục IV như quy định tại Điều 8 Phần III của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 67: 2013/BGTVT và Quy chuẩn này. 4. Các cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm, cơ sở kiểm tra chuyên môn phải được Đăng kiểm đánh giá, kiểm tra cấp giấy chứng nhận. Thủ tục kiểm tra, chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng, kiểu sản phẩm, cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm, cơ sở kiểm tra chuyên môn (theo mẫu ở các Phụ lục đi kèm) phải tuân thủ theo quy định về thủ tục tại Phần III của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải QCVN 67: 2013/BGTVT và các quy định có liên quan trong Quy chuẩn này. 5. Các kết quả thử, giấy chứng nhận về thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra chất lượng vật liệu và hàn, nhân viên NDT, cho thiết bị áp lực do các cơ sở thử nghiệm, các cơ sở kiểm tra chuyên môn cấp sẽ được Đăng kiểm chấp nhận tương đương. 6. Giấy chứng nhận thợ hàn, giám sát viên hàn, kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng được Đăng kiểm hoặc được Cơ sở kiểm tra chuyên môn cấp (theo mẫu ở Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII) có giá trị tương đương khi đã qua đào tạo, đạt qua kỳ kiểm tra trình độ tay nghề bắt buộc theo quy định. Các Giấy chứng nhận phải ghi tên, lô gô của đơn vị cấp. 7. Giấy chứng nhận phải xuất trình khi Đăng kiểm yêu cầu. 8. Thời hạn hiệu lực: Giấy chứng nhận thợ hàn có giá trị 02 năm; Giấy chứng nhận giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra, kiểu sản phẩm, cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm (phòng thử nghiệm), cơ sở kiểm tra chuyên môn có giá trị 05 năm. IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN 1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, chế tạo, hoán cải, nhập khẩu, thiết kế, khai thác sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thiết bị áp lực phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. 2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, Cơ sở chế tạo, Cơ sở thử nghiệm, Cơ sở kiểm tra chuyên môn 2.1. Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, hoán cải, nhập khẩu, thử nghiệm, kiểm tra, đào tạo, huấn luyện chuyên môn, chứng nhận liên quan đến các thiết bị áp lực. 2.2. Xây dựng quy trình công nghệ, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng; đầu tư thiết bị kiểm tra, thử nghiệm, sản xuất, đào tạo phù hợp; thiết bị phải được kiểm chuẩn định kỳ theo quy định; tổ chức kiểm tra chất lượng cho sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng. 2.3. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng hàn, đào tạo, kiểm tra chuyên môn liên quan đến các thiết bị áp lực. 3. Trách nhiệm của thợ hàn, giám sát viên hàn, nhân viên kiểm tra 3.1. Tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khi hàn, kiểm tra các thiết bị áp lực. 3.2. Xây dựng quy trình công nghệ, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng; đầu tư thiết bị kiểm tra, thử nghiệm. 3.3. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ các thiết bị hàn, thiết bị kiểm tra và thử. 3.4. Chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu, chất lượng hàn, kết quả kiểm tra chất lượng các thiết bị áp lực. 4. Các tổ chức, cá nhân, cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm, cơ sở kiểm tra chuyên môn chất lượng hàn và thiết bị áp lực, thợ hàn, nhân viên kiểm tra phải bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra, giấy chứng nhận đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền. 5. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam 5.1. Kiểm tra, cấp lần đầu, cấp lại Giấy chứng nhận có liên quan trong việc chế tạo, sửa chữa, hoán cải, khai thác sử dụng, nhập khẩu, thiết kế theo quy định về thủ tục tại Phần III của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo, kiểm tra chứng nhận thiết bị áp lực trong giao thông vận tải QCVN 67: 2013/BGTVT và các Giấy chứng nhận quy định của Quy chuẩn này. 5.2. Báo cáo Bộ GTVT về quá trình triển khai, kết quả thực hiện theo định kỳ hàng năm. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn và thực hiện Quy chuẩn này; tham mưu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết. 2. Khi các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tài liệu viện dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan đến Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới. PHỤ LỤC: MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN 1. Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm 2. Giấy chứng nhận cơ sở chế tạo 3. Giấy chứng nhận cơ sở kiểm tra chuyên môn 4. Giấy chứng nhận phòng thí nghiệm 5. Giấy chứng nhận thợ hàn 6. Giấy chứng nhận giám sát viên hàn 7. Giấy chứng nhận kỹ thuật viên kiểm tra PHỤ LỤC I CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER -------------- AHKSP Số: No.: GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂU SẢN PHẨM CERTIFICATE OF TYPE APPROVAL CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN VIETNAM REGISTER CERTIFIES THAT Kiểu Sản phẩm: Type Product Cơ sở chế tạo: Manufacturer Địa chỉ: Address Đặc tính của sản phẩm: Product description Phù hợp với Quy chuẩn/Tiêu chuẩn In compliance with the Regulation/Standard: Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: This Certificate is valid until Cấp tại: Ngày: Issued at Date CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER PHỤ LỤC II CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER -------------- AHCSCT Số: No.: GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ CHẾ TẠO CERTIFICATE OF MANUFACTURER APPROVAL CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN VIETNAM REGISTER CERTIFIES THAT Cơ sở: Firm: Địa chỉ: Address: Đã được đánh giá và chứng nhận năng lực để chế tạo sản phẩm: Has been assessed and approved to manufacture the following product(s): Đặc tính của sản phẩm/Product description Phù hợp với Quy chuẩn/Tiêu chuẩn In compliance with the Regulation/Standard: Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: This Certificate is valid until: Cấp tại: Ngày: Issued at Date CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER PHỤ LỤC II AHCSCT XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ NHẤT FIRST ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certficate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER __________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ HAI SECOND ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER __________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ BA THIRD ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER __________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ TƯ FOURTH ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER PHỤ LỤC III CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER -------------- AHCSKTCM Số: No.: GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ KIỂM TRA CHUYÊN MÔN CERTIFICATE OF FIRM APPROVAL CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN VIETNAM REGISTER CERTIFIES THAT Cơ sở: Firm: Địa chỉ: Address: Đã được đánh giá và chứng nhận năng lực để: Has been assessed and approved to carrying out Phù hợp với Quy chuẩn/Tiêu chuẩn In compliance with the Regulation/Standard: Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: This Certificate is valid until: Cấp tại: Ngày: Issued at Date CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER PHỤ LỤC III AHCSKTCM XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ NHẤT FIRST ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER ______________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ HAI SECOND ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER ______________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ BA THIRD ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER ______________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ TƯ FOURTH ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER ______________________________________________________________________ PHỤ LỤC IV CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER -------------- AHPTN Số: No.: GIẤY CHỨNG NHẬN PHÒNG THÍ NGHIỆM CERTIFICATE OF TESTING LABORATORY CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN VIETNAM REGISTER CERTIFIES THAT Cơ sở: Firm: Địa chỉ: Address: Đã được đánh giá và chứng nhận để thực hiện thử nghiệm/kiểm tra: Has been assessed and approved for testing/examination: Phù hợp với Quy chuẩn/Tiêu chuẩn In compliance with the Regulation/Standard: Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: This Certificate is valid until Cấp tại: Ngày: Issued at Date CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VIETNAM REGISTER PHỤ LỤC IV AHPT”N XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ NHẤT FIRST ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER ____________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ HAI SECOND ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER ____________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ BA THIRD ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER ____________________________________________________________________ XÁC NHẬN HÀNG NĂM LẦN THỨ TƯ FOURTH ANNUAL ENDORSEMENT Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, Giấy chứng nhận được xác nhận và giữ nguyên hiệu lực. Based on the annual assestment, the Certificate is endorsed and remains its validity. Ngày:........................................................... CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Date VIETNAM REGISTER PHỤ LỤC V LÔ GÔ CƠ QUAN CẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- AHTH Số: No.: GIẤY CHỨNG NHẬN THỢ HÀN CERTIFICATE OF WELDER ‘ S QUALIFICATION Họ tên Name Năm, nơi sinh Date, Place of Birth Nơi công tác Employer Mã số thợ hàn Welder’s Number Đã được kiểm tra và được phép thực hiện has been qualified and permitted for carrying out Phương pháp hàn Welding Process: Kiểu liên kết: Joint Type: Tư thế: Position Kim loại cơ bản Parent Metal: Loại, cấp thợ: Kind, Grade Phù hợp với Quy chuẩn/Tiêu chuẩn In compliance with the Regulation/Standard: Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: This Certificate is valid until: Cấp tại: Ngày: Issued at Date Cơ quan cấp PHỤ LỤC VI LÔ GÔ CƠ QUAN CẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- AHGSV Số: No.: GIẤY CHỨNG NHẬN GIÁM SÁT VIÊN HÀN CERTIFICATE OF WELDING INSPECTOR Họ tên Name Năm, nơi sinh Date, Place of Birth Nơi công tác Employer Đã qua khóa đào tạo và được phép thực hiện has attended training course and permitted for carrying out Phù hợp với Quy chuẩn/Tiêu chuẩn In compliance with the Regulation/Standard: Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: This Certificate is valid until: Cấp tại: Ngày: Issued at Date Cơ quan cấp PHỤ LỤC VII LÔ GÔ CƠ QUAN CẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- AHKTVKT Số: No.: GIẤY CHỨNG NHẬN KỸTHUẬT VIÊN KIỂM TRA CERTIFICATE OF INSPECTOR Họ tên Name Năm, nơi sinh Date, Place of Birth Nơi công tác Employer Đã qua khóa đào tạo và được phép thực hiện has attended training course and permitted for carrying out Phù hợp với Quy chuẩn/Tiêu chuẩn In compliance with the Regulation/Standard: Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày: This Certificate is valid until: Cấp tại: Ngày: Issued at Date Cơ quan cấp
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "27/05/2014", "sign_number": "18/2014/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-104-2020-TT-BCA-sua-doi-Thong-tu-66-2015-TT-BCA-486309.aspx
Thông tư 104/2020/TT-BCA sửa đổi Thông tư 66/2015/TT-BCA mới nhất
BỘ CÔNG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 104/2020/TT-BCA Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2020 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 66/2015/TT-BCA NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH VỀ BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN, TÀNG THƯ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BẰNG THÔNG TƯ SỐ 41/2019/TT-BCA NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 41/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 41/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an (sau đây viết gọn là Thông tư số 66/2015/TT-BCA) 1. Bổ sung điểm g, điểm h khoản 2 Điều 18 Thông tư số 66/2015/TT-BCA như sau: “g) Mục “Phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan”: Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm xác nhận Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân đang cư trú trên địa bàn mình quản lý; h) Mục “Cán bộ đề xuất”: Cán bộ Công an làm công tác thu thập thông tin dân cư đề xuất Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xác nhận Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân trên địa bàn mình quản lý”. 2. Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 18 Thông tư số 66/2015/TT-BCA. 3. Sửa đổi điểm e, điểm g khoản 2 Điều 19 Thông tư số 66/2015/TT-BCA như sau: “e) Mục “Cán bộ đề xuất”: Cán bộ Công an làm công tác thu thập thông tin dân cư đề xuất Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xác nhận Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư của công dân trên địa bàn mình quản lý; g) Mục “Phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan”: Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm xác nhận Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư của công dân đang cư trú trên địa bàn mình quản lý”. 4. Mẫu Phiếu DC01 và mẫu Phiếu DC02 ban hành kèm theo Thông tư này thay thế cho mẫu Phiếu DC01, DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA . Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2020. Điều 3. Trách nhiệm thi hành 1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./. Nơi nhận: - Các đồng chí Thứ trưởng; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; - Công an các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Cổng TTĐT Bộ Công an; - Lưu: VT, C06 (TTDLDC). BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm Mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư số 104/2020/TT-BCA ngày 30/9/2020 Tỉnh/thành phố:…........................ Quận/huyện/thị xã/thành phố…… Xã/phường /thị trấn:……………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN DÂN CƯ 1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh(1): …………………………………………………………….... 2. Ngày, tháng, năm sinh: 3. Nhóm máu: □ O □ A □ B □ AB 4. Giới tính: □ Nam □ Nữ 5. Tình trạng hôn nhân: □ Chưa kết hôn □ Đã kết hôn □ Ly hôn 6. Nơi đăng ký khai sinh(2): ……………………………………………………………………….. 7. Quê quán(2): ……………………………………………………………………………………... 8. Dân tộc:………………………...9. Quốc tịch(3):□ Việt Nam; Quốc tịch khác:………………. 10. Tôn giáo:…………… 11. Số ĐDCN/Số CMND(5): 12. Nơi thường trú(4): ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… 13. Nơi ở hiện tại(Chỉ kê khai nếu khác nơi thường trú)(4): …………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………. 14. Họ, chữ đệm và tên cha(1): …………………………………………………………………….. Quốc tịch: …………………………….. Số CMND Số ĐDCN(5) Họ, chữ đệm và tên mẹ(1): …………………………………………………………………………. Quốc tịch: …………………………….. Số CMND Số ĐDCN(5) Họ, chữ đệm và tên vợ/chồng(1): ………………………………………………………………… Quốc tịch: …………………………….. Số CMND Số ĐDCN(5) Họ, chữ đệm và tên người đại diện hợp pháp (nếu có)(1): ……………………………………. Quốc tịch: …………………………….. Số CMND Số ĐDCN(5) 15. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ(1): ……………………………………………………………….. Số CMND Số ĐDCN(5) 16. Quan hệ với chủ hộ:....................17. Số hồ sơ hộ khẩu(6): ……………………………….. Ngày khai: Phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Cán bộ đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên) Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Ghi chú: (1) Viết IN HOA đủ dấu. (2) Ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp: xã, huyện, tỉnh. (3)Ghi Quốc tịch khác và ghi rõ tên quốc tịch nếu công dân có 02 Quốc tịch. (4)Ghi rõ theo thứ tự số nhà, đường phố, xóm, làng; thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. (5)Ghi số định danh cá nhân (ĐDCN),số Căn cước công dân (CCCD), trường hợp chưa có số ĐDCN thì ghi số CMND.(6)Cán bộ Công an ghi mục này. Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 104/2020/TT-BCA ngày 30/9/2020 Tỉnh/thành phố:…......................... Quận/huyện/thị xã/thành phố……. Xã/phường /thị trấn:………………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- PHIẾU CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA THÔNG TIN DÂN CƯ I. Thông tin về người khai(1) 1. Họ, chữ đệm và tên(2):........................................................................................... 2. Số ĐDCN(3) Số CMND 3. Quan hệ với người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin:....................................... II. Thông tin về người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin(4) 1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh(2):..................................................................... 2. Ngày, tháng, năm sinh: 3. Giới tính: □ Nam □ Nữ 4. Số ĐDCN(3) Số CMND 5. Nơi thường trú(5):............................................................................................................... .............................................................................................................................................. 6. Nơi ở hiện tại (Chỉ kê khai nếu khác nơi thường trú)(5):.................................................... .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. 7. Số hồ sơ hộ khẩu(6):.......................................................................................................... III. Nội dung thông tin cập nhật, chỉnh sửa .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. IV. Hồ sơ, tài liệu kèm theo .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Cán bộ đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên) ........, ngày…tháng…năm… Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Ghi chú: (1)Chỉ phải ghi thông tin về người khai trong trường hợp người khai không phải là người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin. (2)Viết IN HOA đủ dấu.(3)Ghi số định danh cá nhân, số căn cước công dân (CCCD), trường hợp chưa có số ĐDCN thì ghi số CMND.(4)Ghi thông tin của công dân trước khi được cập nhật, chỉnh sửa. (5)Ghi đầy đủ địa danh hành chính 03 cấp: xã, huyện, tỉnh.(6 )Cán bộ Công an ghi mục này.
{ "issuing_agency": "Bộ Công An", "promulgation_date": "30/09/2020", "sign_number": "104/2020/TT-BCA", "signer": "Tô Lâm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-68-2020-QH14-cu-tru-435315.aspx
Luật cư trú 2020 số 68/2020/QH14 áp dụng năm 2024 mới nhất
QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 68/2020/QH14 Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2020 LUẬT CƯ TRÚ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Cư trú. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật. 2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). 3. Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. 5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú. 6. Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. 7. Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. 8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú; 9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. 10. Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống. Điều 3. Nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật 2. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký cư trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả. 4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú. 5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Điều 4. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân 1. Công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây: a) Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; b) Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; c) Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; d) Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này; đ) Các trường hợp khác theo quy định của luật. 3. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan. Điều 5. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và quản lý cư trú 1. Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để bảo đảm việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. 2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại cho hoạt động đăng ký, quản lý cư trú. Điều 6. Hợp tác quốc tế về quản lý cư trú Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về quản lý cư trú phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; thực hiện điều ước quốc tế liên quan đến quản lý cư trú mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú 1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú. 2. Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 3. Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú. 4. Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật. 5. Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật. 6. Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú. 7. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật. 8. Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 9. Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú. 10. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú. 11. Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó. 12. Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó. 13. Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Chương II QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ CƯ TRÚ Điều 8. Quyền của công dân về cư trú 1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật. 3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu. 4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu. 5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu. 6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật Điều 9. Nghĩa vụ của công dân về cư trú 1. Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp. 3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú 1. Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình. 2. Người không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình. 3. Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp. 4. Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ. 5. Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 của Luật này. 6. Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Chương III NƠI CƯ TRÚ Điều 11. Nơi cư trú của công dân 1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. 2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này. Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Điều 13. Nơi cư trú của người được giám hộ 1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. 2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Điều 14. Nơi cư trú của vợ, chồng 1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. 2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Điều 15. Nơi cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang 1. Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này. 2. Nơi cư trú của sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, học sinh, sinh viên, học viên các trường Công an nhân dân, hạ sĩ quan nghĩa vụ, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này. 3. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân đối với người quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, đối với người quy định tại khoản 2 Điều này do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Điều 16. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển 1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này. Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 17. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo 1. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này. 2. Nơi cư trú của trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo. Điều 18. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp 1. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội là cơ sở trợ giúp xã hội. 2. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là nơi cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú 1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. 2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày. 4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin. 5. Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về việc đã cập nhật thông tin. 6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. 7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Chương IV ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú 1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. 3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. 4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú. 5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý. 6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú; b) Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở; c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ. 7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. 8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Điều 21. Hồ sơ đăng ký thường trú 1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này. 3. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. 4. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 20 của Luật này thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 của Luật này; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 của Luật này; c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở; 5. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại điểm d khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng hay người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đăng ký thường trú thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở. 6. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp; c) Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp. 7. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 6 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm; c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ. 8. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. 9. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an. 10. Chính phủ quy định chi tiết về các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân quy định tại Điều này. Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. 2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới 1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. 2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. 3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. 4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 24. Xóa đăng ký thường trú 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này; g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này; h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú. Điều 25. Tách hộ 1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó; c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này. 2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó. 3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau: a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 26. Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú 1. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thay đổi chủ hộ; b) Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; c) Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà. 2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin. 3. Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được thực hiện như sau: a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay đổi thông tin về hộ tịch, người có thông tin được điều chỉnh nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh thông tin có liên quan trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật việc thay đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Chương V ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ, THÔNG BÁO LƯU TRÚ, KHAI BÁO TẠM VẮNG Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú 1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. 2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 29. Xóa đăng ký tạm trú 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này; c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú; e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó; h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan đã đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú. Điều 30. Thông báo lưu trú 1. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. 2. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. 3. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. 4. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. 5. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Điều 31. Khai báo tạm vắng 1. Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây: a) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; b) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; c) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài. 2. Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú; khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân; trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc. 3. Người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ. 4. Nội dung khai báo tạm vắng bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến. 5. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu. Chương VI TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CƯ TRÚ Điều 32. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cư trú trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cư trú và có trách nhiệm sau đây: a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cư trú; b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú; tổ chức việc đăng ký, quản lý cư trú trên toàn quốc, cập nhật thông tin về cư trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; c) Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ quy định về quản lý cư trú trái với quy định của Luật này; d) Ban hành, in ấn và quản lý tờ khai thay đổi thông tin cư trú và các giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu, sổ sách về cư trú; đ) Trang bị máy móc, phương tiện, thiết bị; bố trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý cư trú; e) Thống kê nhà nước về cư trú, tổng kết, nghiên cứu khoa học về quản lý cư trú, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú; g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật; h) Hợp tác quốc tế về quản lý cư trú. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cư trú theo sự phân công của Chính phủ. 4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây: a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú tại địa phương; b) Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về quản lý cư trú; c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cư trú; d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật. Điều 33. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú 1. Niêm yết công khai thủ tục hành chính; hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú; công khai địa điểm, số điện thoại hoặc cách thức khác để tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. 2. Cập nhật thông tin về cư trú của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Xác nhận thông tin về cư trú, thông báo về kết quả thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, khai báo tạm vắng dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử hoặc hình thức khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. 4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về đăng ký, quản lý cư trú và bảo mật thông tin về đăng ký cư trú của công dân. 5. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú theo thẩm quyền. Điều 34. Người làm công tác đăng ký cư trú 1. Người làm công tác đăng ký cư trú phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao. 2. Khi thực hiện nhiệm vụ, người làm công tác đăng ký cư trú phải có thái độ, lời nói, cử chỉ nghiêm túc, khiêm tốn, hòa nhã; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của Luật này; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hướng dẫn đó. Điều 35. Hủy bỏ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú Trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này thì cơ quan đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký đó. Cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do. Điều 36. Cơ sở dữ liệu về cư trú 1. Cơ sở dữ liệu về cư trú được xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú, là tài sản quốc gia do Bộ Công an thống nhất quản lý. 2. Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin. 3. Việc thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng dữ liệu về cư trú phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về cư trú đầy đủ, nhanh chóng, chính xác; bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng nguyên tắc, định dạng hệ cơ sở dữ liệu; b) Bảo đảm an toàn các thiết bị lưu trữ thông tin, tài liệu về cư trú; c) Bảo vệ an ninh mạng, an ninh thông tin về cư trú trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin, tài liệu lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; phòng, chống các hành vi tấn công, xâm nhập, đánh cắp thông tin, phá hoại hoặc làm hư hỏng dữ liệu về cư trú; d) Mọi sự truy nhập đến Cơ sở dữ liệu về cư trú để thay đổi thông tin về cư trú của công dân phải được sự phê duyệt của thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú hoặc cơ quan khác có thẩm quyền; đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, trao đổi, sao chép, in trái phép thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú. 4. Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 37. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan đến quản lý cư trú 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 của Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 như sau: “1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm: a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; b) Ngày, tháng, năm sinh; c) Giới tính; d) Nơi đăng ký khai sinh; đ) Quê quán; e) Dân tộc; g) Tôn giáo; h) Quốc tịch; i) Tình trạng hôn nhân; k) Nơi thường trú; l) Nơi tạm trú; m) Tình trạng khai báo tạm vắng; n) Nơi ở hiện tại; o) Quan hệ với chủ hộ; p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình; s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.”. 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau: “7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.”. 3. Bãi bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô số 25/2012/QH13. 4. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12. Điều 38. Điều khoản thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. 2. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. 3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. 4. Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2020. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Thị Kim Ngân
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "13/11/2020", "sign_number": "68/2020/QH14", "signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-Giao-thong-duong-bo-2001-26-2001-QH10-47925.aspx
Luật Giao thông đường bộ 2001 số 26/2001/QH10
QUỐC HỘI ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 26/2001/QH10 Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2001 LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 26/2001/QH10 GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về giao thông đường bộ. Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. 2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiết bị phụ trợ khác. 3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng. 4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. 5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại. 6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. 7. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn. 8. Đường phố là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và hè phố. 9. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động. 10. Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác. 11. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác. 12. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. 13. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. 14. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. 15. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ. 16. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. 17. Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ. 18. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. 19. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới. 20. Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt. 21. Hàng nguy hiểm là hàng khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ 1. Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội. 2. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông. 3. Việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện đồng bộ về kỹ thuật và an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và các lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông đường bộ. 4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. 5. Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình; nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 5. Chính sách phát triển giao thông đường bộ 1. Nhà nước ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế trọng điểm. 2. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn. 3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ 1. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân. 2. Các cơ quan, tổ chức và gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học. Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông đường bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Phá hoại công trình đường bộ. 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường; mở đường trái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ. 3. Sử dụng lòng đường, hè phố trái phép. 4. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ. 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. 6. Đua xe, tổ chức đua xe trái phép. 7. Người lái xe sử dụng chất ma tuý. 8. Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. 9. Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. 10. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định. 11. Bấm còi và rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. 12. Vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. 13. Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ. 14. Người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm. 15. Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. 16. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe doạ, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý. 17. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật giao thông đường bộ. 18. Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Chương 2: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 9. Quy tắc chung 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ 1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. 2. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông: a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại; b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải; c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông. 3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý. 4. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau: a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. 5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. 6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường. 7. Hàng rào chắn được đặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại. 8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ. Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ 1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe 1. Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể tốc độ của xe cơ giới và việc đặt biển báo tốc độ. 2. Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Điều 13. Sử dụng làn đường 1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. 2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái. 3. Các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Điều 14. Vượt xe 1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. 2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. 3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. 4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; b) Khi xe điện đang chạy giữa đường; c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. 5. Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; b) Trên cầu hẹp có một làn xe; c) Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế; d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt; đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; e) Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Điều 15. Chuyển hướng xe 1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. 2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. 3. Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. 4. Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. Điều 16. Lùi xe 1. Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. 2. Cấm lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ. Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều 1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. 2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau: a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe kia đi. 3. Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần. Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị 1. Khi dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị, người điều khiển phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây: a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì người điều khiển xe phải cho xe dừng, đỗ tại các vị trí đó; d) Sau khi đỗ xe, người điều khiển chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn, nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay báo hiệu để người điều khiển phương tiện khác biết; đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; e) Xe cơ giới khi dừng, người lái xe không được rời khỏi vị trí lái; g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. 2. Cấm dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: a) Bên trái đường một chiều; b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; c) Trên cầu, gầm cầu vượt; d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; e) Nơi đường giao nhau; g) Nơi dừng của xe buýt; h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt; l) Che khuất các biển báo hiệu đường bộ. Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị Khi dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây: 1. Phải cho xe dừng, đỗ sát hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét; 2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Điều 20. Quyền ưu tiên của một số xe 1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự : a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; d) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đ) Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; e) Đoàn xe tang; g) Các xe khác theo quy định của pháp luật. 2. Xe quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe ưu tiên. 3. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên. Điều 21. Qua phà, qua cầu phao 1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông. 2. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người tàn tật. 3. Các loại xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người xuống phà sau; khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông. 4. Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao: a) Các xe ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; b) Xe chở thư báo; c) Xe chở thực phẩm tươi sống; d) Xe chở khách công cộng. Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước. Điều 22. Nhường đường tại nơi đường giao nhau Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây: 1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải; 2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái; 3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. Điều 23. Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt 1. Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua. 2. Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc chuông báo hiệu đã ngừng mới được đi qua. 3. Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi. 4. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt và trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt. 5. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt. Điều 24. Giao thông trên đường cao tốc 1. Người lái xe trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây: a) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, chỉ khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào các làn đường của đường cao tốc; b) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; c) Không được cho xe chạy ở phần lề đường; d) Không được quay đầu xe, lùi xe; đ) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường. 2. Người lái xe phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định khoảng cách an toàn giữa các xe đang chạy trên đường. 3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để các lái xe khác biết. Điều 25. Giao thông trong hầm đường bộ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây: 1. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng, xe thô sơ phải có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; 2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở những nơi quy định; 3. Không được quay đầu xe, lùi xe. Điều 26. Bảo đảm tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ 1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. 2. Trong trường hợp đặc biệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường có thể được lưu hành trên đường nhưng phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ cầu đường, bảo đảm an toàn giao thông. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; quy định về tổ chức, hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ và việc cấp giấy phép cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường. Điều 27. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc 1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây: a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực; b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng; c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu. 2. Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc. 3. Cấm các hành vi sau đây: a) Xe kéo rơ moóc, xe sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác; b) Chở người trên xe được kéo; c) Xe ô tô kéo theo xe thô sơ, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường. Điều 28. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy 1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở hai người lớn. 2. Việc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy do Chính phủ quy định. 3. Cấm người đang điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi sau đây: a) Đi xe dàn hàng ngang; b) Đi xe lạng lách, đánh võng; c) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; d) Sử dụng ô, điện thoại di động; đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; e) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; g) Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường; h) Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. 4. Cấm người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có các hành vi sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh; b) Sử dụng ô; c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; đ) Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Điều 29. Người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác 1. Người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 28 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này. 2. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. 3. Hàng hoá xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Điều 30. Người đi bộ 1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. 2. Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. 3. Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí đó. 4. Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách. 5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Điều 31. Người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông 1. Người tàn tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. 2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị. 3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người tàn tật, người già yếu khi đi qua đường. Điều 32. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ 1. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và phải bảo đảm vệ sinh trên đường; trong trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được cho đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn. 2. Cấm điều khiển, dẫn dắt súc vật đi vào phần đường xe cơ giới. Điều 33. Các hoạt động khác trên đường bộ 1. Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ phải thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quản quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. 3. Cấm các hành vi sau đây: a) Họp chợ trên đường bộ; b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ; c) Thả rông súc vật trên đường bộ; d) Để trái phép vật liệu, phế thải; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông sản và các vật khác trên đường bộ; đ) Đặt các biển quảng cáo trên đất của đường bộ; e) Che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông. Điều 34. Sử dụng đường phố đô thị 1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông; trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời vào mục đích khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Đổ rác hoặc phế thải ra đường phố không đúng nơi quy định; b) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường phố; c) Tự ý tháo mở nắp cống trên đường phố; d) Các hành vi khác gây cản trở giao thông. Điều 35. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông 1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây: a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và các loại phương tiện tham gia giao thông; b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ; c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn. 2. Trách nhiệm về việc tổ chức giao thông : a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông đường bộ và đường đô thị thuộc phạm vi quản lý. 3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông: a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông; b) Khi có tình huống đột xuất gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe. Điều 36. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông 1. Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm: a) Dừng ngay xe lại; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người lái xe cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do bị đe doạ đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an. 2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm: a) Bảo vệ hiện trường; b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; c) Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất; d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn; đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an. 3. Người lái xe khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe ưu tiên, xe của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc phải thực hiện quy định tại khoản này. 4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm nhanh chóng cử người tới hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Uỷ ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. 5. Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an đến giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, nếu người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức chôn cất. 6. Cấm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. Chương 3: KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 37. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phân loại đường bộ 1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ. 2. Mạng lưới đường bộ gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. 3. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu và phân thành các cấp đường. 4. Chính phủ quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường và tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ. Điều 38. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. 2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị là bộ phận quan trọng của quy hoạch phát triển đô thị phải đồng bộ với quy hoạch các công trình ngầm và công trình kỹ thuật hạ tầng khác của đô thị. Quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị phải bảo đảm tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của giao thông đô thị. 3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi phê duyệt phải được công bố rộng rãi để nhân dân biết. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, phê duyệt và công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Điều 39. Phạm vi đất dành cho đường bộ 1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ. 2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, nghiêm cấm xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó. Trên đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng, khai thác nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ. 3. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Điều 40. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông, trong đó có người tàn tật. Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông ngay từ khi lập dự án, thiết kế, thi công và cả trong quá trình khai thác theo quy định của pháp luật. Điều 41. Công trình báo hiệu đường bộ 1. Công trình báo hiệu đường bộ gồm: a) Đèn tín hiệu giao thông; b) Biển báo hiệu; c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ; d) Vạch kẻ đường; đ) Cột cây số; e) Các báo hiệu khác. 2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt. Điều 42. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác 1. Việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi đã có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. 3. Thi công các công trình trên đường đô thị phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quy định sau đây: a) Chỉ được đào đường để sửa chữa các công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường đô thị, trừ trường hợp có sự cố đột xuất; b) Phải có phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông; c) Khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường đô thị. Điều 43. Quản lý, bảo trì đường bộ 1. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây: a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. 2. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ được quy định như sau: a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm; b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định; c) Đường chuyên dùng, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì. Điều 44. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ 1. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý, bảo trì đường bộ bao gồm: a) Ngân sách nhà nước cấp; b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. 2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ. Điều 45. Xây dựng đoạn đường giao cắt giữa đường bộ với đường sắt Việc xây dựng đoạn đường giao cắt giữa đường bộ với đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; có thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều 46. Bến xe, bãi đỗ xe, nơi đỗ xe 1. Bến xe, bãi đỗ xe phải xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 2. Trong đô thị, việc xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm dịch vụ thương mại, văn hoá và khu dân cư phải có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình. Điều 47. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tham gia ứng cứu bảo vệ công trình đường bộ. 3. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. 4. Khi nhận được tin báo, các cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. Chương 4: PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 48. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới 1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; e) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; g) Kính chắn gió, kính cửa phải là loại kính an toàn; h) Có còi với âm lượng đúng tiêu chuẩn; i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói; k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. 2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này. 3. Xe cơ giới phải có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô kinh doanh vận tải. 5. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định kiểu loại, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật của các loại xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Điều 49. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới 1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. 2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng. 3. Chính phủ quy định cụ thể việc thu hồi đăng ký và biển số các loại xe cơ giới. Điều 50. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ 1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Cấm cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách. 2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định). 4. Người đứng đầu cơ quan kiểm định và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định. 5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định. 6. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định và tổ chức việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và kiểm định các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định các loại xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Điều 51. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ Khi tham gia giao thông, các loại xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện an toàn, phạm vi hoạt động, đăng ký và cấp biển số các loại xe thô sơ của địa phương mình. Điều 52. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng 1. Bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sau đây: a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; c) Có đèn chiếu sáng; d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển; e) Có bộ phận giảm thanh, giảm khói. 2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển. 4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu các loại xe máy chuyên dùng phải tuân theo các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. 5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ. 6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, cấp đăng ký, biển số; quy định danh mục các loại xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp đăng ký, biển số và kiểm định các loại xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Chương 5: NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 53. Điều kiện của người lái xe cơ giới tham gia giao thông 1. Người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 2. Người lái xe phải bảo đảm độ tuổi, sức khoẻ theo quy định của Luật này. 3. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. Điều 54. Giấy phép lái xe 1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. 2. Giấy phép lái xe không thời hạn gồm các hạng: a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép hạng A1; c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép hạng A1 và các xe tương tự. 3. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng: a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1000 kg; b) Hạng B1 cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg; c) Hạng B2 cấp cho người lái xe chuyên nghiệp, lái các xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg; d) Hạng C cấp cho người lái các xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2; đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2, C; e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2, C, D; g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép hạng này khi kéo rơ moóc. 4. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước. 5. Giấy phép lái xe bị thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn theo quy định của Chính phủ. Điều 55. Tuổi và sức khoẻ của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau : a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3500kg trở lên; taxi khách; xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; d) Người đủ 25 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; đ) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. 2. Người lái xe phải có sức khoẻ phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe và quy định việc khám sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe ô tô. Điều 56. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe 1. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe. 2. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo. 3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây: a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2; b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D; c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E; d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E; đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc. 4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ngoài việc phải bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này còn phải có đủ thời gian và số cây số lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe. 5. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. 6. Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được cấp phép theo quy định. 7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định. 8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình. 9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển. Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khoẻ và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe. 10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tổ chức đào tạo; sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Điều 57. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông 1. Phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ, có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp. 2. Có độ tuổi và sức khoẻ phù hợp với ngành nghề lao động. Điều 58. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông 1. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ. 2. Có sức khoẻ bảo đảm điều khiển xe an toàn. Chương 6: VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Điều 59. Hoạt động vận tải đường bộ Hoạt động vận tải khách, vận tải hàng bằng đường bộ là hoạt động có điều kiện theo quy định của pháp luật và phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điều 60. Thời gian làm việc của lái xe ô tô Trong một ngày, thời gian làm việc của lái xe không được quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Điều 61. Vận chuyển khách bằng xe ô tô 1. Xe ô tô vận chuyển khách công cộng phải chạy theo tuyến nhất định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. 2. Chủ phương tiện phải chấp hành các quy định sau đây: a) Các quy định về vận chuyển khách; b) Thực hiện đúng lịch trình, hành trình vận tải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; c) Không được giao xe cho người không đủ điều kiện để lái xe. 3. Người lái xe ô tô khách ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này còn phải chấp hành các quy định sau đây: a) Kiểm tra bảo đảm an toàn của xe trước khi xuất bến; b) Hướng dẫn khách ngồi đúng nơi quy định; c) Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hoá bảo đảm an toàn; d) Có biện pháp bảo vệ tài sản của khách đi xe, giữ trật tự trong xe; đ) Phải đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy; e) Đón khách, trả khách đúng nơi quy định; g) Cấm vận chuyển hàng trái pháp luật; h) Cấm chở người trên mui và để người đu bám bên ngoài thành xe; i) Cấm chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối, súc vật đang bị dịch bệnh hoặc hàng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách; k) Cấm chở khách, hành lý, hàng vượt quá trọng tải thiết kế của xe; l) Cấm để hàng trong khoang chở khách. 4. Khách đi xe phải chấp hành các quy định sau đây: a) Thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe về chấp hành các quy định bảo đảm an toàn giao thông; b) Cấm mang theo hàng bị cấm vận chuyển. Điều 62. Tổ chức, hoạt động của bến xe ô tô khách 1. Ban quản lý bến xe ô tô khách có các nhiệm vụ sau đây : a) Tổ chức bán vé cho khách, sắp xếp cho ô tô khách vào bến để đón khách, trả khách bảo đảm trật tự, an toàn; b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận tải khách bằng đường bộ trong bến xe; c) Tổ chức các dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống an toàn của xe và các dịch vụ khác để phục vụ khách bảo đảm trật tự, an toàn trong bến và an toàn giao thông. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức, quản lý hoạt động của bến xe ô tô khách. Điều 63. Vận chuyển hàng bằng xe ô tô 1. Việc vận chuyển hàng bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây: a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và phải được chằng buộc chắc chắn; b) Khi vận chuyển hàng rời phải có mui, bạt che đậy không được để rơi vãi. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe; b) Chở người trong thùng xe; c) Vận chuyển hàng trái pháp luật. 3. Quy định tại điểm b khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây: a) Xe chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; xe chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang đi làm nhiệm vụ; xe chở người bị nạn đi cấp cứu; b) Xe chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; xe tập lái chở người đi thực hành lái xe; xe chở người đi diễu hành theo đoàn và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. Điều 64. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng 1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng thực tế của mỗi kiện hàng vượt quá giới hạn quy định cho phép nhưng không thể tháo rời ra được. 2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Điều 65. Vận chuyển hàng nguy hiểm 1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm. 3. Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, việc vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Điều 66. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị 1. Xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng nơi quy định. 2. Người lái xe taxi khách, xe taxi tải đón, trả khách, hàng theo thoả thuận giữa khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông. 3. Xe vệ sinh công cộng, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời phải được che phủ kín không để rơi vãi trên đường phố và xe chở hàng khác phải hoạt động theo đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe. 4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị. Điều 67. Vận chuyển khách, hàng bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự Việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển khách, hàng phải theo đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông. Căn cứ hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc thực hiện Điều này. Chương 7: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 68. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ 1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ. 3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ. 4. Tổ chức, quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ. 6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe. 7. Tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ. 8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. 9. Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ. Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. 2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. 3. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe. 4. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. 5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. 6. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương. Điều 70. Thanh tra giao thông đường bộ 1. Thanh tra giao thông đường bộ là thanh tra chuyên ngành. 2. Thanh tra giao thông đường bộ có các nhiệm vụ sau đây: a) Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và phương tiện tham gia giao thông tại các điểm giao thông tĩnh; b) Thanh tra việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động vận tải tại các điểm giao thông tĩnh. 3. Thanh tra giao thông đường bộ có các quyền hạn sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; b) Lập biên bản và kiến nghị biện pháp giải quyết; c) Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. 4. Đoàn thanh tra, thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. 5. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông đường bộ. Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra 1. Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây: a) Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra; b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật; c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra. 2. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên; tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật. Điều 72. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý các vi phạm luật giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ. Điều 73. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên, cảnh sát giao thông theo quy định của pháp luật. 2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. 3. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật. Chương 8: KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM Điều 74. Khen thưởng Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 75. Xử lý vi phạm 1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trong hoạt động giao thông đường bộ để gây phiền hà, sách nhiễu, nhận hối lộ hoặc không thực hiện đầy đủ chức trách gây mất an toàn giao thông đường bộ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chương 9: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 76. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Các quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ. Điều 77. Hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Nguyễn Văn An (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "29/06/2001", "sign_number": "26/2001/QH10", "signer": "Nguyễn Văn An", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-3674-KH-SNV-2017-to-chuc-quan-ly-hoat-dong-dich-vu-luu-tru-Thanh-pho-Ho-Chi-Minh-537939.aspx
Kế hoạch 3674/KH-SNV 2017 tổ chức quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3674/KH-SNV Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 2017 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ; Công văn số 7098/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ và Công văn số 849/VTLTNN-NVĐP ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc quản lý phôi và cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, Sở Nội vụ xây dựng Kế hoạch tổ chức quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ của Sở Nội vụ đối với hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa Thành phố Hồ Chí Minh, 2. Quản lý chất lượng hoạt động chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu và giao nộp tài liệu vào Trung tâm lưu trữ lịch sử Thành phố. 3. Tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố để phục vụ công tác quản lý và chế độ thông tin báo cáo, II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Tổ chức cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và theo dõi hoạt động dịch vụ lưu trữ a) Việc cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được thực hiện theo Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Lưu trữ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 849/VTLTNN-NVĐP. b) Phòng Quản lý Văn thư- Lưu trữ thuộc Chi cục Văn thư - Lưu trữ chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố. 2. Tổ chức Hội nghị triển khai quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ a) Nội dung Hội nghị - Triển khai các văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố: + Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ; + Công văn số 1084/BNV-VTLTNN ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV hướng dẫn quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ; + Công văn số 7098/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ; + Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Lưu trữ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh; + Hướng dẫn số 3582/HD-SNV ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ về quy định sử dụng dịch vụ lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố; + Hướng dẫn số 3612/HD-SNV ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ hướng dẫn một số nội dung về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ đối với các tổ chức; cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; + Công văn số 249/SNV-CCVTLT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Sở Nội vụ về việc tổ chức sử dụng dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ; - Phần thảo luận: Nghe ý kiến của tổ chức, cá nhân trong quá trình thành lập, hoạt động dịch vụ lưu trữ và giải đáp khó khăn, vướng mắc trong hoạt động dịch vụ lưu trữ. b) Đối tượng tham dự hội nghị Các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký hoạt động với Chi cục Văn thư - Lưu trữ (Kèm theo Phụ lục). c) Chủ trì Hội nghị: Ông Huỳnh Văn Phùng, Chi cục trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ. d) Thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị - Thời gian tổ chức Hội nghị: Dự kiến vào ngày 10 tháng 10 năm 2017; - Địa điểm tổ chức Hội nghị: Phòng họp Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Tầng 6 Tòa nhà IPC, số 1489 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Quận 7. 3. Tổ chức kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ a) Đối tượng kiểm tra Các tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố. b) Nội dung kiểm tra - Hợp đồng cung cấp dịch vụ lưu trữ; - Phương án thực hiện dịch vụ lưu trữ; - Danh sách lao động thực hiện dịch vụ lưu trữ; - Quy trình thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ; - Chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ lưu trữ; Hồ sơ, tài liệu sau khi được chỉnh lý phải đáp ứng các nội dung chủ yếu sau: có Mục lục hồ sơ (Mục lục hồ sơ bảo quản có thời hạn và Mục lục hồ sơ bảo quản vĩnh viễn); có cơ sở dữ liệu và công cụ thống kê, tra cứu; có Danh mục tài liệu loại ra của phông hoặc khối tài liệu chỉnh lý; hồ sơ bảo quản vĩnh viễn phải đánh số tờ, ghi Mục lục văn bản và Chứng từ kết thúc. c) Thời gian kiểm tra - Thời gian: Kiểm tra định kỳ và đột xuất trong thời gian các tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố. - Địa điểm: Tại địa điểm tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ lưu trữ. d) Thành phần tham dự kiểm tra - Thành phần Đoàn kiểm tra: Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng - Trưởng đoàn; Lãnh đạo Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ và Chuyên viên Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ - Thư ký. - Thành phần của tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ: Đại diện lãnh đạo và người trực tiếp quản lý việc thực hiện dịch vụ lưu trữ. - Thành phần đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ lưu trữ: Đại diện lãnh đạo và Lưu trữ cơ quan. đ) Trình tự và cách thức kiểm tra Đoàn thực hiện kiểm tra theo trình tự như sau: - Nghe báo cáo việc tổ chức, thực hiện dịch vụ lưu trữ; - Kiểm tra thực tế việc tổ chức, thực hiện dịch vụ lưu trữ; - Kết luận của Trưởng Đoàn kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giao Chi cục Văn thư - Lưu trữ tổ chức thực hiện: 1. Theo dõi, quản lý dịch vụ lưu trữ a) Phân công, xác định trách nhiệm công chức theo dõi, tham mưu quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. b) Thông báo trên Cổng Thông tin điện tử Chi cục về việc tiếp tục đăng ký thông tin đối với những cơ quan, tổ chức đang hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố chưa đăng ký với Chi cục Văn thư - Lưu trữ (Sở Nội vụ) theo quy định, tại địa chỉ: Tầng 6 Tòa nhà IPC, số 1489 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Quận 7; hộp thư điện tử: [email protected]. 2. Tổ chức Hội nghị triển khai quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ a) Tham mưu, phát hành thư mời, thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố. b) Chuẩn bị nội dung hướng dẫn, in ấn hồ sơ, tài liệu phục vụ và chủ trì Hội nghị. 3. Tổ chức kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ a) Xây dựng, thông báo và tổ chức kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ. b) Báo cáo đề xuất giải pháp, cách thức quản lý tốt hoạt động dịch vụ lưu trữ. 4. Chế độ thông tin báo cáo - Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này. - Tham mưu Sở Nội vụ báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến hoạt động dịch vụ lưu trữ. Trên đây là nội dung Kế hoạch của Sở Nội vụ về việc tổ chức Hội nghị quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố./. Nơi nhận: - Văn phòng SNV; - Chi cục VTLT (3b); - Ủy ban nhân dân Thành phố (để b/c); - Giám đốc SNV (để b/c); - Lưu: VT. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Đỗ Văn Đạo PHỤ LỤC CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ (Kèm theo Kế hoạch số 3674/KH-SNV ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Sở Nội vụ) 1. Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Lưu trữ Sài Gòn. 2. Công ty TNHH Truyền thông 56. 3. Công ty TNHH MTV Văn thư - Lưu trữ và Tin học Phương Nam. 4. Công ty TNHH Tam Phú. 5. Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. 7. Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. 8. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. 9. Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Văn thư - Lưu trữ. 10. Trung tâm Tin học và Số hóa tài liệu. 11. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ NAHA-METAL. 12. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Nghiệp vụ Văn phòng Lưu trữ Hoàng Phát. 13. Công ty TNHH MTV Tư vấn và Dịch vụ khoa học Văn thư - Lưu trữ Hai Giang. 14. Trung tâm Đào tạo - Nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lý. 15 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh./.
{ "issuing_agency": "Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "13/09/2017", "sign_number": "3674/KH-SNV", "signer": "Đỗ Văn Đạo", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-21-2011-TT-BKHCN-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-thep-lam-cot-be-tong-139971.aspx
Thông tư 21/2011/TT-BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thép làm cốt bê tông
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 21/2011/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2011 THÔNG TƯ BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG” Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông (QCVN 7:2011/BKHCN). Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012. Điều 3. Kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012, thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước và nhập khẩu phải áp dụng các quy định của QCVN 7:2012/BKHCN. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013, thép làm cốt bê tông lưu thông trên thị trường phải áp dụng các quy định của QCVN 7:2011/BKHCN. Điều 4. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến thời điểm quy định tại Điều 3 Thông tư, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối thép làm cốt bê tông phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để áp dụng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Điều 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Thủ tướng CP (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Lưu VT, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Việt Thanh QCVN 7 : 2011/BKHCN QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG National technical regulation on steel for the reinforcerment of concrete Lời nói đầu QCVN 7:2011/BKHCN do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép cốt bê tông biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số: 21/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG National technical regulation on steel for the reinforcerment of concrete 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định mức giới hạn của các yêu cầu kỹ thuật đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép cốt bê tông phủ epoxy (sau đây gọi tắt là thép làm cốt bê tông) và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Quy chuẩn này không áp dụng đối với thép làm cốt bê tông là thép hình, thép mạ và thép cốt bê tông sợi hỗn hợp phân tán. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối thép làm cốt bê tông, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 1.3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Lô sản phẩm: Thép làm cốt bê tông cùng mác, cùng đường kính danh nghĩa và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ. 1.3.2. Lô hàng hoá: Thép làm cốt bê tông cùng mác, cùng đường kính danh nghĩa có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, bán lẻ tại cùng một địa điểm. 1.3.3. Mác thép cốt bê tông: Ký hiệu mác thép cốt bê tông được quy định trong TCVN 1651-1:2008 , Thép cốt bê tông - Phần 1:Thép thanh tròn trơn và TCVN 1651-2:2008 , Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn, ví dụ như sau: - Mác thép thanh tròn trơn: CB240-T; CB300-T; - Mác thép thanh vằn: CB300-V; CB400-V; CB500-V. Trong đó: Chữ "CB" đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông. Ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị quy định của giới hạn chảy tính bằng megapascan (MPa). Ký hiệu cuối cùng "T" là viết tắt của thép thanh tròn trơn và "V" là viết tắt của thép thanh vằn. 1.3.4. Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của thép thanh vằn: Diện tích mặt cắt ngang tương đương với diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của một thanh tròn trơn có cùng đường kính danh nghĩa. 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT 2.1. Thép cốt bê tông 2.1.1. Kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép theo Bảng 1. 2.1.2. Mác và tính chất cơ học của thép thanh tròn trơn theo các quy định của TCVN 1651-1:2008 , Thép cốt bê tông - Phần 1:Thép thanh tròn trơn (không áp dụng tỷ số Rm/ReH ≥ 1,46 trong Bảng 5). 2.1.3. Yêu cầu về gân, mác và tính chất cơ học của thép thanh vằn theo các quy định của TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông - Phần 2:Thép thanh vằn. 2.1.4. Hình dạng, kích thước và tính chất cơ học của lưới thép hàn theo các quy định của TCVN 1651-3:2008 (ISO 6395-3:2007), Thép cốt bê tông - Phần 3: Lưới thép hàn. 2.2. Thép cốt bê tông dự ứng lực Hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, tính chất cơ học của thép cốt bê tông dự ứng lực theo các quy định của TCVN 6284:1997 (ISO 6934:1991), Thép cốt bê tông dự ứng lực: Phần 1 - Yêu cầu chung; Phần 2 - Dây kéo nguội; Phần 3 - Dây tôi và ram; Phần 4 - Dảnh; Phần 5 - Thép thanh cán nóng có hoặc không có xử lý tiếp. 2.3. Thép cốt bê tông phủ epoxy Hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép và tính chất cơ học của thép cốt bê tông phủ epoxy theo các quy định của: - TCVN 7934:2009 (ISO 14654:1999), Thép phủ epoxy dùng cho cốt bê tông; - TCVN 7935:2009 (ISO 14655:1999), Dảnh phủ epoxy dùng cho bê tông dự ứng lực. 2.4. Trong trường hợp thép làm cốt bê tông nhập khẩu và sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài và tiêu chuẩn ASTM thì các yêu cầu về hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, mác, tính chất cơ học cho phép theo quy định của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM được nhà sản xuất công bố áp dụng. Bảng 1 - Kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép Đường kính danh nghĩa d mm Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa a An mm2 Khối lượng 1 m dài Yêu cầu b kg/m Sai lệch cho phép c % 6 28,3 0,222 ±8 8 50,3 0,395 ±8 10 78,5 0,617 ±6 12 113 0,888 ±6 14 154 1,21 ±5 16 201 1,58 ±5 18 255 2,00 ±5 20 314 2,47 ±5 22 380 2,98 ±5 25 491 3,85 ±4 28 616 4,83 ±4 32 804 6,31 ±4 36 1018 7,99 ±4 40 1257 9,86 ±4 50 1964 15,42 ±4 a An = 0,785 4 x d2. b Khối lượng theo chiều dài = 7,85 x 10-3 x An. c Sai lệch cho phép đối với một thanh đơn. 1) Đường kính d50 chỉ áp dụng cho thép thanh vằn. 2) Cho phép sử dụng đường kính danh nghĩa theo các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM do nhà sản xuất công bố áp dụng khác với đường kính nêu trong Bảng 1 nhưng không được trái với các quy định liên quan trong quy chuẩn này. 3. PHƯƠNG PHÁP THỬ 3.1. Phương pháp thử tính chất cơ học đối với thép cốt bê tông và bê tông dự ứng lực theo: 3.1.1. TCVN 7937-1:2009 (ISO 15630-1:2002), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 1: Thanh, dây và sợi. 3.1.2. TCVN 7937-2:2009 (ISO 15630-2:2002), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 2: Lưới thép hàn. 3.1.3. TCVN 7937-3:2009 (ISO 15630-3:2002), Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 3: Thép dự ứng lực. Yêu cầu đối với phép thử độ hồi phục đẳng nhiệt trong 1000 h của thép cốt bê tông dự ứng lực sản xuất trong nước theo quy định của tiêu chuẩn được nhà sản xuất công bố áp dụng. Yêu cầu đối với phép thử độ hồi phục đẳng nhiệt trong 1000 h của thép cốt bê tông dự ứng lực nhập khẩu theo quy định của tiêu chuẩn được nhà sản xuất công bố áp dụng và phải được chứng minh và cam kết đã tiến hành thử trong hồ sơ nhập khẩu. 3.2. Phương pháp thử tính chất cơ học đối với thép phủ epoxy làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực theo : - TCVN 7934:2009 (ISO 14654:1999), Thép phủ epoxy dùng cho cốt bê tông; - TCVN 7935:2009 (ISO 14655:1999), Dảnh phủ epoxy dùng cho bê tông dự ứng lực; - TCVN 7936:2009 (ISO 14656:1999), Bột epoxy và vật liệu gắn kết cho lớp phủ thép cốt bê tông. 3.3. Đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu và sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM thì các yêu cầu về phương pháp thử theo quy định của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM được nhà sản xuất công bố áp dụng. 4. GHI NHÃN 4.1. Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xoá. 4.2. Ghi nhãn trên bó hoặc cuộn thép 4.2.1. Mỗi bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông phải có nhãn. 4.2.2. Nhãn của thép sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau: - Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; - Tên sản phẩm; - Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng; - Dấu hợp quy; - Mác thép; - Khối lượng của bó hoặc cuộn; - Đường kính danh nghĩa; - Số lô sản phẩm; - Tháng, năm sản xuất. 4.2.3. Nhãn phụ bằng tiếng Việt của thép làm cốt bê tông nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau: - Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất; - Tên nước sản xuất; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; - Tên sản phẩm; - Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng; - Dấu hợp quy; - Mác thép; - Khối lượng của bó hoặc cuộn; - Đường kính danh nghĩa; - Số lô sản phẩm; - Tháng, năm sản xuất. 4.3. Ghi nhãn trên thanh thép vằn Trên mỗi thanh thép vằn phải được ghi nhãn trong quá trình cán theo thứ tự sau: - Lô go hoặc tên hoặc chữ viết tắt của nhà sản xuất; - Ký hiệu của mác thép: CB 240 hoặc CB 2; CB 300 hoặc CB 3; CB 400 hoặc CB 4; CB 500 hoặc CB 5. - Đường kính danh nghĩa d. Ví dụ : TISCO CB 240 d10 hoặc TISCO CB 2 d10. 4.4. Đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu và sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM thì các yêu cầu về ghi nhãn theo quy định của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM được nhà sản xuất công bố áp dụng. 5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 5.1. Thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước 5.1.1. Thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 và mục 4 của Quy chuẩn này cho từng loại thép (theo mác và đường kính danh nghĩa của thép làm cốt bê tông) dựa trên một trong các cơ sở sau: a) Kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định hoặc thừa nhận hoặc b) Kết quả thử nghiệm phù hợp Quy chuẩn này của Phòng thử nghiệm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định trong trường hợp cơ sở sản xuất đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 5 trong Phụ lục II, Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và quy định về đánh giá sự phù hợp trong TCVN 1651:2008, Thép cốt bê tông. 5.1.2. Thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy thể hiện trên nhãn của bó hoặc cuộn. 5.2. Thép làm cốt bê tông nhập khẩu 5.2.1. Thép làm cốt bê tông nhập khẩu phải được giám định hoặc chứng nhận phù hợp với quy định tại mục 2 và mục 4 của Quy chuẩn này cho từng loại thép (theo mác và đường kính danh nghĩa) thuộc lô hàng hoá theo phương thức thử nghiệm mẫu, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Phụ lục II Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). Việc giám định hoặc chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông nhập khẩu do Tổ chức giám định hoặc Tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định hoặc thừa nhận. 5.2.2. Thép làm cốt bê tông nhập khẩu nếu đã được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 phù hợp với các quy định tại mục 2 và điều 4.4 bởi tổ chức chứng nhận được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định hoặc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, doanh nghiệp nhập khẩu không phải thực hiện việc giám định hoặc chứng nhận lô hàng hoá theo Phương thức 7. 5.2.3. Thép làm cốt bê tông nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thép làm cốt bê tông đã được kiểm tra nêu trên không phải công bố hợp quy theo quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 5.2.4. Thép làm cốt bê tông nhập khẩu khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy được thể hiện trên nhãn của bó hoặc cuộn. 5.3. Thép làm cốt bê tông lưu thông trên thị trường 5.3.1. Thép làm cốt bê tông lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy được thể hiện trên nhãn và việc ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại mục 4 của quy chuẩn này. 5.3.2. Thép làm cốt bê tông lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại Thông tư số 16/2009/TT- BKHCN ngày 2 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường. 5.4. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, dấu hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp 5.4.1. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, dấu hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại điều 5.1; 5.2 và 5.3 thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 5.4.2. Việc chỉ định hoặc thừa nhận tổ chức chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 09/2009/TT-BKHCN . 5.5. Trường hợp khác Tùy thuộc tình hình thực tế, đối với trường hợp thép làm cốt bê tông sản xuất, kinh doanh trong nước không thể đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nghiên cứu, quyết định việc áp dụng hình thức giám định hoặc chứng nhận hợp quy cho lô sản phẩm theo phương thức 7. 6. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 6.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước phải thực hiện việc công bố hợp quy và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định tại mục 2, mục 4 và mục 5 của Quy chuẩn này. Khi công bố hợp quy theo điểm 5.1.1.b của Quy chuẩn này cơ sở sản xuất phải thực hiện thử nghiệm đối với từng loại thép ít nhất 06 tháng một lần và được lưu hồ sơ ít nhất 10 năm. 6.2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc giám định hoặc chứng nhận hợp quy, đăng ký kiểm tra nhà nước và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định tại mục 2, mục 4 và mục 5 của Quy chuẩn này. 6.3. Tổ chức, cá nhân phân phối, bán lẻ chỉ được kinh doanh thép làm cốt bê tông đảm bảo chất lượng, có dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định tại mục 4 và phải có bản sao công bố hợp quy đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước theo điểm 5.1.1 và bản sao Thông báo kết quả kiểm tra đạt chất lượng nhập khẩu đối với thép làm cốt bê tông nhập khẩu theo điểm 5.2.3 của Quy chuẩn này. 7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này. 7.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "22/09/2011", "sign_number": "21/2011/TT-BKHCN", "signer": "Trần Việt Thanh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-41-2018-TT-BYT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-va-quy-dinh-kiem-tra-chat-luong-nuoc-sach-403511.aspx
Thông tư 41/2018/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra chất lượng nước sạch mới nhất
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 41/2018/TT-BYT Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2018 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VÀ QUY ĐỊNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Điều 1. Ban hành Quy chuẩn Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Điều 2. Quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt 1. Kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước (trường hợp không có trang thông tin điện tử, đơn vị cấp nước phải dán thông báo trước cổng trụ sở) các nội dung sau: a) Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu. b) Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước. c) Biện pháp và thời gian khắc phục các thông số không đạt Quy chuẩn. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra (ngoại kiểm) việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước như sau: a) Kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này; hồ sơ theo dõi, quản lý chất lượng nước sạch; công khai thông tin chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này. b) Lấy mẫu và thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này. c) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả ngoại kiểm chất lượng nước sạch, cơ quan thực hiện ngoại kiểm thông báo bằng văn bản cho đơn vị cấp nước được ngoại kiểm; công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện ngoại kiểm; thông báo cho đơn vị có thẩm quyền lựa chọn đơn vị cấp nước và cơ quan chủ quản đơn vị cấp nước đã được ngoại kiểm (nếu có) về kết quả ngoại kiểm gồm các thông tin sau đây: - Tên đơn vị được kiểm tra. - Kết quả kiểm tra các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này. 3. Tần suất thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch a) Mỗi đơn vị cấp nước phải được ngoại kiểm định kỳ 01 lần/01 năm. b) Ngoại kiểm đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau: - Khi có nghi ngờ về chất lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình chất lượng nước định kỳ, đột xuất của đơn vị cấp nước. - Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. - Khi kết quả kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm. - Khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước. - Khi có các yêu cầu đặc biệt khác của cơ quan có thẩm quyền. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/6/2019. 2. Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. 3. Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT); Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) tiếp tục có hiệu lực để áp dụng cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này đến hết ngày 30/6/2021 khi Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được ban hành và có hiệu lực. Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, đơn vị cấp nước có thể áp dụng một trong hai trường hợp sau: 1. Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt ban hành kèm theo Thông tư này nhưng phải thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch trong danh mục quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn. 2. Tiếp tục áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) cho đến hết ngày 30/6/2021. Điều 5. Trách nhiệm thi hành 1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương. b) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm có hiệu lực trước ngày 01/7/2021. c) Bố trí ngân sách và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đột xuất hoặc định kỳ hằng năm; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng thử nghiệm cho Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) để có đủ khả năng thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch theo quy định của Thông tư này. 3. Các Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm: a) Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách và có kế hoạch đào tạo tập huấn, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương trong việc thực hiện Quy chuẩn; b) Thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch khi có yêu cầu của Bộ Y tế; báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; c) Hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh, thành phố trong địa bàn phụ trách xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch; d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hằng năm cho Cục Quản lý môi trường y tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn phụ trách; b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư này trên địa bàn phụ trách; c) Tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị cấp nước trên địa bàn phụ trách; d) Xây dựng kế hoạch, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hằng năm) cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiểm tra, giám sát chất lượng nước do hộ gia đình tự khai thác ở vùng có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước để có biện pháp đảm bảo sức khỏe người dân. 5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm: a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình); báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Phối hợp với các Trung tâm Y tế huyện thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước của các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình); c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch; d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hằng năm cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm: a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình). Báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Báo cáo bằng văn bản định kỳ hằng quý, 6 tháng và hằng năm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. Nội dung báo cáo theo Mẫu số 04 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm: a) Thực hiện các quy định của Thông tư này. b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp. c) Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch: - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. - Các kết quả thử nghiệm chất lượng nước nguyên liệu định kỳ, đột xuất. - Các kết quả thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch định kỳ, đột xuất. - Các hồ sơ về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch. - Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước (mỗi lần lấy mẫu ghi cụ thể số lượng mẫu lưu; vị trí lấy mẫu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mẫu; người lấy mẫu lưu). - Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch. - Công khai thông tin về chất lượng nước sạch. - Các tài liệu chứng minh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định. d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Đề xuất các thông số chất lượng nước sạch để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; e) Báo cáo kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch hằng quý cho Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo Mẫu số 05, Mẫu số 06 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 8. Các ông bà Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Ủy ban về CVĐXH của Quốc hội (để giám sát); - Văn phòng Chính phủ; (Công báo, Vụ KGVX, Cổng TTĐT Chính phủ); - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL); - Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo); - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các thứ trưởng (để biết); - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; - Y tế các bộ, ngành; - Các Vụ, Cục, Tổng cục, TTra Bộ, VP Bộ; - Cổng TTĐT Bộ Y tế; - Lưu: VT, PC, MT (03b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trường Sơn QCVN 01-1:2018/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT National technical regulation on Domestic Water Quality Lời nói đầu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT do Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT được ban hành lần lượt theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước. 2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (viết tắt là nước sạch). 2. Thông số cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người. 3. AOAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Association of Official Analytical Chemists” có nghĩa là Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống. 4. CFU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Colony Forming Unit” có nghĩa là đơn vị hình thành khuẩn lạc. 5. FCR là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Free Chlorine Residual” có nghĩa là clo dư tự do. 6. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Nephelometric Turbidity Unit” có nghĩa là đơn vị đo độ đục. 7. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water” có nghĩa là các phương pháp chuẩn thử nghiệm nước và nước thải. 8. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “True Color Unit” có nghĩa là đơn vị đo màu sắc. 9. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “United States Environmental Protection Agency” có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. Chương II QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT Điều 4. Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép TT Tên thông số Đơn vị tính Ngưỡng giới hạn cho phép Các thông số nhóm A Thông số vi sinh vật 1 Coliform CFU/100 mL <3 2 E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt CFU/100 mL <1 Thông số cảm quan và vô cơ 3 Arsenic (As)(*) mg/L 0,01 4 Clo dư tự do(**) mg/L Trong khoảng 0,2 - 1,0 5 Độ đục NTU 2 6 Màu sắc TCU 15 7 Mùi, vị - Không có mùi, vị lạ 8 pH - Trong khoảng 6,0- 8,5 Các thông số nhóm B Thông số vi sinh vật 9 Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) CFU/ 100mL < 1 10 Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa) CFU/ 100mL < 1 Thông số vô cơ 11 Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) mg/L 0,3 12 Antimon (Sb) mg/L 0,02 13 Bari (Bs) mg/L 0,7 14 Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) mg/L 0,3 15 Cadmi (Cd) mg/L 0,003 16 Chì (Plumbum) (Pb) mg/L 0,01 17 Chỉ số pecmanganat mg/L 2 18 Chloride (Cl-)(***) mg/L 250 (hoặc 300) 19 Chromi (Cr) mg/L 0,05 20 Đồng (Cuprum) (Cu) mg/L 1 21 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/L 300 22 Fluor (F) mg/L 1,5 23 Kẽm (Zincum) (Zn) mg/L 2 24 Mangan (Mn) mg/L 0,1 25 Natri (Na) mg/L 200 26 Nhôm (Aluminium) (Al) mg/L 0,2 27 Nickel (Ni) mg/L 0,07 28 Nitrat (NO3- tính theo N) mg/L 2 29 Nitrit (NO2- tính theo N) mg/L 0,05 30 Sắt (Ferrum) (Fe) mg/L 0,3 31 Seleni (Se) mg/L 0,01 32 Sunphat mg/L 250 33 Sunfua mg/L 0,05 34 Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) mg/L 0,001 35 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 1000 36 Xyanua (CN-) mg/L 0,05 Thông số hữu cơ a. Nhóm Alkan clo hóa 37 1,1,1 - Tricloroetan μg/L 2000 38 1,2 - Dicloroetan μg/L 30 39 1,2 - Dicloroeten μg/L 50 40 Cacbontetraclorua μg/L 2 41 Diclorometan μg/L 20 42 Tetracloroeten μg/L 40 43 Tricloroeten μg/L 20 44 Vinyl clorua μg/L 0,3 b. Hydrocacbua thơm 45 Benzen μg/L 10 46 Etylbenzen μg/L 300 47 Phenol và dẫn xuất của Phenol μg/L 1 48 Styren μg/L 20 49 Toluen μg/L 700 50 Xylen μg/L 500 c. Nhóm Benzen Clo hóa 51 1,2 - Diclorobenzen μg/L 1000 52 Monoclorobenzen μg/L 300 53 Triclorobenzen μg/L 20 d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp 54 Acrylamide μg/L 0,5 55 Epiclohydrin μg/L 0,4 56 Hexacloro butadien μg/L 0,6 Thông số hóa chất bảo vệ thực vật 57 1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan μg/L 1 58 1,2 - Dicloropropan μg/L 40 59 1,3 - Dichloropropen μg/L 20 60 2,4 - D μg/L 30 61 2,4 - DB μg/L 90 62 Alachlor μg/L 20 63 Aldicarb μg/L 10 64 Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-triazine μg/L 100 65 Carbofuran μg/L 5 66 Chlorpyrifos μg/L 30 67 Clodane μg/L 0,2 68 Clorotoluron μg/L 30 69 Cyanazine μg/L 0,6 70 DDT và các dẫn xuất μg/L 1 71 Dichloprop μg/L 100 72 Fenoprop μg/L 9 73 Hydroxyatrazine μg/L 200 74 Isoproturon μg/L 9 75 MCPA μg/L 2 76 Mecoprop μg/L 10 77 Methoxychlor μg/L 20 78 Molinate μg/L 6 79 Pendimetalin μg/L 20 80 Permethrin μg/L 20 81 Propanil μg/L 20 82 Simazine μg/L 2 83 Trifuralin μg/L 20 Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ 84 2,4,6 - Triclorophenol μg/L 200 85 Bromat μg/L 10 86 Bromodichloromethane μg/L 60 87 Bromoform μg/L 100 88 Chloroform μg/L 300 89 Dibromoacetonitrile μg/L 70 90 Dibromochloromethane μg/L 100 91 Dichloroacetonitrile μg/L 20 92 Dichloroacetic acid μg/L 50 93 Formaldehyde μg/L 900 94 Monochloramine mg/L 3,0 95 Monochloroacetic acid μg/L 20 96 Trichloroacetic acid μg/L 200 97 Trichloroaxetonitril μg/L 1 Thông số nhiễm xạ 98 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/L 0,1 99 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/L 1,0 Chú thích: - Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm. - Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng. - Dấu (***) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo. - Dấu (-) là không có đơn vị tính. - Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau: Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1. Điều 5. Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch 1. Tất cả các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025 và đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 2. Thông số chất lượng nước sạch nhóm A: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm. 3. Thông số chất lượng nước sạch nhóm B: Các thông số phải thử nghiệm thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 4. Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A và nhóm B trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 Quy chuẩn này trong các trường hợp sau đây: a) Trước khi đi vào vận hành lần đầu. b) Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất. c) Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch. d) Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. đ) Định kỳ 03 năm một lần kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất. 5. Thử nghiệm định kỳ: a) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm A: không ít hơn 01 lần/1 tháng b) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm B: không ít hơn 01 lần/6 tháng. c) Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quy định tần suất thử nghiệm nhiều hơn tần suất quy định tại Điểm a và b Khoản này. Điều 6. Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm 1. Số lượng mẫu lấy mỗi lần thử nghiệm: a) Đơn vị cấp nước cho dưới 100.000 dân: lấy ít nhất 03 mẫu nước sạch. b) Đơn vị cấp nước cho từ 100.000 dân trở lên: lấy ít nhất 04 mẫu nước sạch và cứ thêm 100.000 dân sẽ lấy thêm 01 mẫu. 2. Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu tại bể chứa nước đã xử lý của đơn vị cấp nước trước khi đưa vào mạng lưới đường ống phân phối, 01 mẫu lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng cuối mạng lưới đường ống phân phối, các mẫu còn lại lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng trên mạng lưới đường ống phân phối (bao gồm cả các phương tiện phân phối nước như xe bồn hoặc ghe chở nước). 3. Đối với cơ quan, đơn vị, khu chung cư, khu tập thể, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp, khu vực có bể chứa nước tập trung: lấy ít nhất 02 mẫu gồm 01 mẫu tại bể chứa nước tập trung và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. Nếu có từ 02 bể chứa nước tập trung trở lên thì mỗi bể lấy ít nhất 01 mẫu tại bể và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. 4. Trong trường hợp có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh: có thể tăng số lượng mẫu nước lấy tại các vị trí khác nhau để thử nghiệm. Điều 7. Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch được quy định tại Phụ lục số 01 của Quy chuẩn này. Chương III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ Điều 8. Công bố hợp quy Đơn vị sản xuất nước phải tự tiến hành đánh hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Đơn vị sản xuất nước phải tiến hành đánh giá hợp quy theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ và gửi bản tự công bố hợp quy về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị sản xuất nước sạch có trụ sở theo Mẫu tại Phụ lục số 02 của Quy chuẩn này. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện và có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này phù hợp với yêu cầu quản lý. Điều 10. Quy định chuyển tiếp Trong trường hợp các quy định về phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo quy định mới, văn bản mới. FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "14/12/2018", "sign_number": "41/2018/TT-BYT", "signer": "Nguyễn Trường Sơn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Nghi-dinh-14-2007-ND-CP-huong-dan-Luat-Chung-khoan-16571.aspx
Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán
CHÍNH PHỦ ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- Số: 14/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán về chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán. Điều 2. Giải thích thuật ngữ 1. Đại diện người sở hữu trái phiếu là thành viên Trung tâm lưu ký chứng khoán được ủy quyền nắm giữ trái phiếu và đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu. 2. Nước nguyên xứ là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi pháp nhân nước ngoài được thành lập. 3. Giá trị tài sản ròng của quỹ là tổng giá trị các tài sản của quỹ trừ đi tổng giá trị nợ phải trả của quỹ. 4. Hợp đồng quản lý đầu tư là hợp đồng ký kết giữa công ty đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với công ty quản lý quỹ, uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý đầu tư tài sản của mình. Chương 2: CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG Điều 3. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng 1. Chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm: a) Chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho tổ chức phát hành; b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành. 2. Chào bán thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm: a) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ; b) Công ty đại chúng chào bán tiếp cổ phiếu ra công chúng để thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ; c) Công ty quản lý quỹ chào bán thêm chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng; công ty đầu tư chứng khoán chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. 3. Chào bán trái phiếu ra công chúng. Điều 4. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của một số loại hình doanh nghiệp 1. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. 2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng: a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán; b) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh thông qua; c) Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu. 3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành công ty cổ phần: a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán; b) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. 4. Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng: a) Là doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Có cam kết chịu trách nhiệm liên đới của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông sáng lập đối với phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán; d) Có tổ chức bảo lãnh phát hành; đ) Có ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. 5. Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao: a) Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật; b) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều này. 6. Công ty đầu tư chứng khoán chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện theo quy định tại chương V Nghị định này. Điều 5. Điều kiện chào bán các loại chứng khoán khác 1. Công ty cổ phần chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền hoặc chứng quyền kèm theo cổ phiếu ưu đãi ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Các điều kiện quy định tại điểm a, b và d khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán; b) Có phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, kế hoạch phát hành số cổ phiếu cần thiết cho việc chuyển đổi được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Phương án chuyển đổi bao gồm điều kiện, thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, phương pháp tính và các điều kiện khác được xác định ngay trong phương án phát hành. 2. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng theo một trong hai phương thức bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc bảo đảm bằng tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán; b) Có cam kết bảo lãnh thanh toán kèm theo tài liệu chứng minh năng lực tài chính của tổ chức bảo lãnh trong trường hợp bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hoặc có tài sản đủ giá trị thanh toán trái phiếu trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản. Giá trị tài sản dùng để bảo đảm tối thiểu bằng tổng giá trị trái phiếu đăng ký chào bán. Việc định giá tài sản dùng để bảo đảm phải do cơ quan, tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền thực hiện và có giá trị không quá 12 tháng kể từ ngày định giá. Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tổ chức bảo lãnh thanh toán là Chính phủ hoặc Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ bảo lãnh thanh toán theo thẩm quyền. c) Tổ chức phát hành phải chỉ định đại diện người sở hữu trái phiếu để giám sát việc thực hiện các cam kết của tổ chức phát hành. Các đối tượng sau đây không được làm đại diện người sở hữu trái phiếu: - Tổ chức bảo lãnh việc thanh toán nợ của tổ chức phát hành; - Cổ đông lớn của tổ chức phát hành; - Tổ chức có cổ đông lớn là tổ chức phát hành; - Tổ chức có chung cổ đông lớn với tổ chức phát hành; - Tổ chức có chung người điều hành với tổ chức phát hành hoặc cùng chịu sự kiểm soát của tổ chức khác. 3. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán; b) Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Có kế hoạch chào bán trong đó nêu rõ đối tượng, số lượng và thời gian dự kiến chào bán của từng đợt. 4. Tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và c khoản 3 Điều này được đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng chung cho nhiều đợt trong 12 tháng. 5. Bộ Tài chính quy định điều kiện chào bán ra công chúng đối với những trường hợp cụ thể khác căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường. Điều 6. Chào bán chứng khoán ra nước ngoài 1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật; b) Có quyết định thông qua việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài và phương án sử dụng vốn thu được của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước); c) Đáp ứng các điều kiện chào bán theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán. 2. Tối thiểu 10 ngày trước khi gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài, tổ chức phát hành phải gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các tài liệu sau: a) Bản sao hồ sơ đăng ký chào bán với cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức phát hành đăng ký chào bán; b) Các tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trong thời hạn 10 ngày, sau khi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài có hiệu lực, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán đã được chấp thuận ở nước ngoài và phải công bố ra công chúng các thông tin về đợt chào bán. 4. Tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây: a) Công bố thông tin theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam; b) Trường hợp tổ chức phát hành chào bán chứng khoán đồng thời ở trong nước và ra nước ngoài, báo cáo tài chính định kỳ phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc theo chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, kèm theo bản giải trình các điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán. 5. Trong thời hạn 15 ngày, sau khi kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo kết quả đợt chào bán. 6. Thủ tục chuyển các khoản tiền liên quan đến đợt chào bán chứng khoán ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Điều 7. Chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế 1. Điều kiện chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế: a) Tổ chức phát hành phải là tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên; b) Có phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng cho các dự án mà tổ chức đó thực hiện đầu tư tại Việt Nam được Bộ Tài chính chấp thuận; c) Có cam kết thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với các nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác; d) Cam kết thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế bao gồm: a) Giấy đăng ký chào bán trái phiếu; b) Dự án đầu tư bao gồm phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; c) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành; d) Các tài liệu khác theo đề nghị của Bộ Tài chính. Chương 3: NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN MỤC 1: NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN,TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Điều 8. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán 1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu: a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này. 2. Điều kiện niêm yết trái phiếu: a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; c) Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành; d) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này. 3. Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: a) Là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) phát hành từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc công ty đầu tư chứng khoán có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán phải cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo; c) Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; d) Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này. 4. Trong thời gian thực hiện chuyển đổi từ Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 5 Điều 134 Luật Chứng khoán, tổ chức mới đăng ký niêm yết chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Điều 9. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán 1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu: a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này; e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 2. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp: a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn; c) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này. 3. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành trái phiếu. 4. Chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mà chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán được giao dịch tại công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch thông qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán để thanh toán thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán. 5. Việc phân định các khu vực niêm yết giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thực hiện theo Quy chế niêm yết của Trung tâm Giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. 6. Bộ Tài chính quy định cụ thể điều kiện niêm yết đối với các loại chứng khoán khác trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Điều 10. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán 1. Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. 2. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu bao gồm: a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu; b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu; c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; đ) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo; e) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có); g) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký tập trung. 3. Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu bao gồm: a) Giấy đăng ký niêm yết trái phiếu; b) Quyết định thông qua việc niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của cấp có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp nhà nước); c) Sổ đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết; d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; đ) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đăng ký niêm yết đối với người đầu tư, bao gồm các điều kiện thanh toán, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển đổi (trường hợp niêm yết trái phiếu chuyển đổi) và các điều kiện khác; e) Cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm. Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; g) Hợp đồng giữa tổ chức phát hành và đại diện người sở hữu trái phiếu; h) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký, tập trung. 4. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm: a) Giấy đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; b) Quyết định của Đại hội nhà đầu tư về việc niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; c) Sổ đăng ký nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc sổ đăng ký cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; d) Điều lệ Quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và Hợp đồng giám sát đã được Đại hội người đầu tư hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua; đ) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; e) Danh sách và lý lịch tóm tắt của thành viên Ban đại diện quỹ; cam kết bằng văn bản của các thành viên độc lập trong Ban đại diện quỹ về sự độc lập của mình đối với công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát; g) Cam kết của sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán về việc nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo; h) Báo cáo kết quả đầu tư của quỹ và công ty đầu tư chứng khoán tính đến thời điểm đăng ký niêm yết có xác nhận của ngân hàng giám sát; i) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đã đăng ký lưu ký tập trung. 5. Tổ chức đăng ký niêm yết sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán chấp thuận niêm yết phải nộp cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết. 6. Bộ Tài chính quy định cụ thể hồ sơ đăng ký niêm yết đối với các loại chứng khoán khác. Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức đăng ký niêm yết và các tổ chức liên quan 1. Tổ chức đăng ký niêm yết phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký niêm yết. 2. Trong thời gian xem xét hồ sơ, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu tổ chức đăng ký niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết để đảm bảo thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. 3. Trong thời gian Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cổ đông lớn của tổ chức đăng ký niêm yết không được chuyển nhượng cổ phần do mình nắm giữ. 4. Trường hợp phát hiện hồ sơ đã nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán chưa đầy đủ, có những thông tin không chính xác hoặc có những sự kiện mới phát sinh ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp, tổ chức đăng ký niêm yết phải báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán để sửa đổi, bổ sung kịp thời vào hồ sơ đăng ký niêm yết. Điều 12. Thủ tục đăng ký niêm yết 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2. Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký niêm yết chứng khoán tại Quy chế về niêm yết chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Điều 13. Thay đổi đăng ký niêm yết 1. Tổ chức niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ; b) Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập; c) Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. 2. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán bao gồm: a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan; b) Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước); thay đổi niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán. 3. Thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Điều 14. Huỷ bỏ niêm yết 1. Chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán không còn đáp ứng được các điều kiện niêm yết quy định tại điểm a, d khoản 1, điểm a, c khoản 2, điểm a, c khoản 3 Điều 8; điểm a, c khoản 1; điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định này trong thời hạn một năm; b) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một năm trở lên; c) Tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành; d) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng; đ) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất; e) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động; g) Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn; h) Tổ chức kiểm toán có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết; i) Tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết; k) Tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết. 2. Trường hợp tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết, hồ sơ bao gồm: a) Giấy đề nghị huỷ bỏ niêm yết; b) Quyết định thông qua việc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước); huỷ bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán. 3. Tổ chức có chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm yết lại ít nhất 12 tháng sau khi bị hủy bỏ niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ, thủ tục niêm yết lại thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này. 4. Thủ tục huỷ bỏ niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. MỤC 2: NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI Điều 15. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài 1. Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này. 2. Có quyết định thông qua việc niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài của Hội đồng quản trị hoặc của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc của đại diện chủ sở hữu vốn (đối với công ty nhà nước). 3. Đáp ứng các điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán của nước mà cơ quan quản lý thị trường chứng khoán hoặc Sở Giao dịch chứng khoán đã có thoả thuận hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước của Việt Nam. Điều 16. Báo cáo về việc niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài 1. Khi nộp hồ sơ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài, doanh nghiệp phải đồng thời nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài. Trường hợp đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong nước thì doanh nghiệp còn phải gửi bản sao hồ sơ cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đang niêm yết. 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận niêm yết hoặc huỷ bỏ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài, doanh nghiệp phải gửi cho Ủy ban chứng khoán nhà nước bản sao giấy chấp thuận niêm yết hoặc quyết định huỷ bỏ niêm yết và công bố thông tin về việc niêm yết hoặc huỷ bỏ niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài, tại các ấn phẩm và trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều 17. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài 1. Công bố thông tin theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam. 2. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp tổ chức đồng thời niêm yết ở thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, báo cáo tài chính định kỳ phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc theo chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, kèm theo bản giải trình các điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán. 4. Tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam đối với các giao dịch ngoại tệ liên quan đến việc niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài. Chương 4: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Điều 18. Quy định về vốn đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ 1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là: a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam; b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam. 2. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép. 3. Mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ dựa trên quy mô vốn được uỷ thác quản lý. 4. Vốn góp để thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận. 5. Tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật. 6. Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán khác. 7. Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ khác. Điều 19. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1. Hồ sơ bao gồm: a) Các tài liệu theo quy định tại Điều 63 Luật Chứng khoán; b) Hợp đồng liên doanh đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán liên doanh, công ty quản lý quỹ liên doanh hoặc cam kết góp vốn đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn góp của bên nước ngoài; c) Trường hợp bên nước ngoài là pháp nhân, hồ sơ có thêm các tài liệu: Bản sao hợp lệ Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của pháp nhân đó do nước nguyên xứ cấp; Quyết định về việc thành lập hoặc góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam của cấp có thẩm quyền của pháp nhân nước ngoài. 2. Hồ sơ theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 63 Luật Chứng khoán trong trường hợp Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là tổ chức và cá nhân nước ngoài và điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải lập thành hai bản, một bản bằng tiếng Anh, một bản bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh, phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc được công ty luật có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp ở Việt Nam xác nhận. 3. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Điều 65 Luật Chứng khoán. Điều 20. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam 1. Hồ sơ bao gồm: a) Các tài liệu theo quy định tại Điều 63 Luật Chứng khoán; b) Bản sao Điều lệ, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài do nước nguyên xứ cấp; Quyết định thành lập chi nhánh tại Việt Nam và quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài. 2. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành hai bản, một bản bằng tiếng Anh, một bản bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc được công ty luật có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp ở Việt Nam xác nhận. 3. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Điều 65 Luật Chứng khoán. Chương 5: CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Điều 21. Tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán 1. Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, bao gồm các loại sau: a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng; b) Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ. 2. Cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, Công ty đầu tư chứng khoán không có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu đã phát hành. 3. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán cổ phiếu cho tối đa 99 nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư có tổ chức phải đầu tư tối thiểu 3 tỷ đồng và cá nhân đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ không phải tuân thủ các quy định về hạn chế đầu tư như công ty đầu tư chứng khoán đại chúng quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán. 4. Công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác cho một công ty quản lý quỹ quản lý hoặc thuê công ty quản lý quỹ tư vấn đầu tư và tự mình thực hiện giao dịch. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán thuê công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (nếu có), Chủ tịch Hội đồng quản trị và tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán phải độc lập với công ty quản lý quỹ. 5. Công ty đầu tư chứng khoán nước ngoài hoặc quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài dạng pháp nhân muốn đầu tư vào Việt Nam phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ trong nước hoặc thành lập chi nhánh tại Việt Nam để quản lý vốn đầu tư. 6. Bộ Tài chính quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 1. Việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do cổ đông sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ thực hiện. 2. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm: a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ; b) Dự thảo Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; c) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; d) Dự thảo Hợp đồng giám sát; đ) Dự thảo Hợp đồng quản lý đầu tư (trường hợp có công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư); e) Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty đầu tư chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán (trường hợp tự quản lý vốn đầu tư); g) Thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động đầu tư (trường hợp tự quản lý vốn đầu tư); h) Danh sách cổ đông sáng lập kèm theo bản sao Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân; i) Cam kết của các cổ đông sáng lập đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phiếu đăng ký chào bán ra công chúng và nắm giữ số cổ phiếu này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. 3. Hồ sơ tại khoản 2 Điều này được lập thành 2 bản và gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán ra công chúng. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản. Điều 23. Chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 1. Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng được thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật Chứng khoán. 2. Sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, cổ đông sáng lập hoặc công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả đợt phát hành. Đồng thời, cổ đông sáng lập phải hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty đầu tư chứng khoán nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 3. Trong vòng 30 ngày, sau khi nhận được báo cáo kết quả huy động vốn của công ty đầu tư chứng khoán và hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản. Điều 24. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm: a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cổ đông sáng lập; b) Xác nhận của ngân hàng về mức vốn góp gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng; c) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập; d) Dự thảo Hợp đồng giám sát; đ) Danh sách cổ đông sáng lập kèm theo bản sao Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu và lý lịch tư pháp đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Báo cáo tài chính đối với pháp nhân; e) Cam kết của các cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần của mình trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; g) Các tài liệu quy định tại điểm b, đ, e và g khoản 2 Điều 22 Nghị định này. 2. Trường hợp cổ đông sáng lập tham gia góp vốn là pháp nhân nước ngoài, hồ sơ có thêm các tài liệu sau: bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân đó do nước nguyên xứ cấp hoặc tài liệu chứng minh pháp nhân đó được hoạt động kinh doanh chứng khoán tại nước nguyên xứ; Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc góp vốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. 3. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 2 bản. Trường hợp có cổ đông sáng lập tham gia góp vốn là pháp nhân nước ngoài, hồ sơ gồm một bản bằng tiếng Anh, một bản bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc công ty luật có chức năng dịch thuật hoạt động hợp pháp tại Việt Nam xác nhận. 4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản. Điều 25. Tăng, giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán Điều kiện, hồ sơ, thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 26. Chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty đầu tư chứng khoán 1. Công ty đầu tư chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ báo cáo đối với quỹ đầu tư chứng khoán. 2. Công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng, có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 106 Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ không phải thực hiện công bố thông tin theo phương thức quy định tại khoản 4 Điều 100 Luật Chứng khoán. Trong trường hợp này công ty đầu tư chứng khoán gửi nội dung thông tin công bố cho các cổ đông góp vốn theo phương thức quy định tại Điều lệ công ty và đồng thời báo cáo nội dung thông tin công bố cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều 27. Nội dung Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán có những nội dung sau đây: 1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, thông tin tóm tắt về công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ (nếu có), ngân hàng giám sát; 2. Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; thời hạn hoạt động; 3. Vốn điều lệ và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ; 4. Thông tin về các cổ đông sáng lập và số cổ phần của cổ đông sáng lập; 5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông; 6. Cơ cấu tổ chức quản lý; 7. Người đại diện theo pháp luật; 8. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; 9. Các quy định về Hội đồng quản trị; Đại hội đồng cổ đông; 10. Các hạn chế đầu tư; 11. Quy định về việc lựa chọn ngân hàng giám sát; lựa chọn và thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập; 12. Quy định về chuyển nhượng, phát hành, mua lại cổ phần; quy định về việc niêm yết cổ phiếu; 13. Các loại chi phí và doanh thu; mức phí, thưởng đối với bộ máy quản lý của công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát; tổng chi phí ước tính theo năm (trường hợp công ty đầu tư tự quản lý); 14. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; 15. Phương thức xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng của mỗi cổ phần; 16. Quy định về giải quyết xung đột lợi ích có thể phát sinh giữa công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan; 17. Quy định về chế độ báo cáo; 18. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; 19. Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ; 20. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; 21. Các nội dung khác theo thỏa thuận của cổ đông không trái với quy định của pháp luật. Điều 28. Đăng ký lại đối với doanh nghiệp đầu tư chứng khoán thành lập trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực 1. Doanh nghiệp thành lập trước thời điểm Luật Chứng khoán có hiệu lực đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Chứng khoán có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký lại theo mô hình công ty đầu tư chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đầu tư chứng khoán có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan. Chương 6: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 29. Đăng ký lại đối với tổ chức hoạt động về chứng khoán trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành 1. Tổ chức đã niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trước khi Nghị định này có hiệu lực, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán. Quá thời hạn trên nếu không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thì phải chuyển sang niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán 2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không đáp ứng đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định tại Nghị định này phải làm thủ tục tăng vốn trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. 3. Công ty quản lý quỹ muốn thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư phải làm thủ tục đổi lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. 4. Văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đã hoạt động theo Giấy phép thành lập văn phòng đại diện không do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp trước ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành phải làm thủ tục đăng ký lại với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. 5. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán được cấp trước ngày Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành mà còn có hiệu lực trên 6 tháng phải đổi lại theo mẫu chứng chỉ mới. Điều 30. Hiệu lực của Nghị định Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Điều 31. Tổ chức thực hiện 1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - BQL KKTCKQT Bờ Y; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "19/01/2007", "sign_number": "14/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-37-CT-TW-nang-cao-vai-tro-chat-luong-hoat-dong-Hoi-Nha-bao-139907.aspx
Chỉ thị 37-CT/TW nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động Hội Nhà báo
BAN BÍ THƯ -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 37-CT/TW Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2004 CHỈ THỊ VỀ TIẾP TỤC NÂNG CAO VAI TRÒ, CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI Từ ngày thành lập đến nay, dưới sự lãnh dạo của Đảng và Nhà nước, Hội Nhà báo Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc tổ chức, động viên, cổ vũ các nhà báo - hội viên thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam, xây dựng và phát triển đội ngũ những người làm báo; góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về báo chí; có nhiều hoạt động đối ngoại phong phú, không ngừng phát huy và nâng cao vị thế của Hội Nhà báo Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng trong hơn nửa thế kỷ qua. Hội Nhà báo Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở đã từng bước củng cố, kiện toàn về tổ chức, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, để xứng đáng với lời khen tặng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội (6/1950-6/2000): "Báo chí cách mạng Việt Nam trung thành, đoàn kết, trí tuệ, đổi mới vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đối với Hội trong thời gian qua còn một số thiếu sót, khuyết điểm sau đây: - Nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, sức cuốn hút và tập hợp của Hội chưa cao. Ý thức xây dựng Hội của một số hội viên còn mờ nhạt. Chất lượng hoạt động của một số cơ sở Hội và hội viên chưa cao. Những năm gần đây, một số ít cán bộ lãnh đạo và nhà báo - hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội. - Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và tổ chức Hội chưa chặt chẽ, chưa có những quy định cụ thể để tạo điều kiện cần thiết cho các cấp Hội và hội viên phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình. - Cấp ủy, chính quyền một số ban, ngành ở Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác báo chí cũng như hoạt động của Hội Nhà báo. Do đó, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ và chưa tạo những điều kiện cần thiết về biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất để Hội hoạt động và phát triển. Nhằm thực hiện tốt trách nhiệm lớn lao và vẻ vang của báo chí là phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu, có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng đúng đắn dư luận xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đóng góp tích cực, có hiệu quả vào mọi thắng lợi của cách mạng, Hội Nhà báo Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: I- Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới. 1- Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Hội cần được tiếp tục đổi mới, kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà báo trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, chủ động tham gia công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về báo chí để góp phần xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng và đội ngũ những người làm báo Việt Nam trong thời kỳ mới. 2- Hội Nhà báo các cấp cần thường xuyên tổ chức cho các nhà báo - hội viên nghiên cứu, quán triệt sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực, chủ động bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo cho các hội viên, xây dựng đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng. Tiến hành xây dựng, triển khai thực hiện đề án về Giải báo chí quốc gia, thu hút đông đảo những người làm báo cả nước tham gia nhằm phát hiện, cổ vũ những tài năng báo chí, động viên ý thức lao động sáng tạo của những người làm báo Việt Nam. 3- Coi trọng việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo. Xúc tiến việc xây dựng quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam nhằm xây dựng Hội Nhà báo các cấp trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng nhà báo - hội viên. 4- Hội Nhà báo Việt Nam và tổ chức Hội các cấp cần quan tâm làm tốt hơn nữa việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhà báo. Xây dựng cơ chế, chính sách và có hình thức động viên, khen thưởng xứng đáng, kịp thời đối với các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí, nhất là các đơn vị, cá nhân trực tiếp hoạt động ở những địa bàn có nhiều khó khăn, gian khổ. 5- Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội Nhà báo Việt Nam theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, với nhiều hình thức thích hợp để góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Hội Nhà báo Việt Nam và của đất nước trong khu vực và trên thế giới. 6- Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản cùng các cơ quan báo chí cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động và có quy định cụ thể tạo điều kiện cần thiết về cán bộ chuyên trách, kinh phí, điều kiện, phương tiện làm việc để Hội Nhà báo các cấp hoạt động đạt hiệu quả thiết thực. II- Tổ chức thực hiện. 1- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí có trách nhiệm chỉ đạo việc quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị này. 2- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa - Thông tin, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng các quy chế, quy định cụ thể để phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Nhà báo tham gia công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về báo chí, về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí; quy chế bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật nhà báo; bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các cơ quan báo chí, của các nhà báo. Tạo điều kiện để Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện tốt vai trò tư vấn, phản biện, giám định của một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động báo chí, đến đội ngũ các nhà báo. 3. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan, các tỉnh, thành phố tổ chức hướng dẫn và thực hiện cụ thể Chỉ thị 33/98/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm xây dựng, củng cố tổ chức, đảm bảo các điều kiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo các cấp. 4- Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp cơ quan hữu quan xây dựng để trình Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. 5- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc triển khai và thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo Ban Bí thư./. T/M BAN BÍ THƯ Phan Diễn
{ "issuing_agency": "Ban Bí thư", "promulgation_date": "18/03/2004", "sign_number": "37-CT/TW", "signer": "Phan Diễn", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-59-2007-TT-BTC-huong-dan-thi-hanh-thue-xuat-khau-nhap-khau-quan-ly-thue-hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau-21455.aspx
Thông tư 59/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu
BỘ TÀI CHÍNH ***** Số: 59/2007/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ****** Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2007 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU, QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Căn cứ Luật hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế; Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1/7/2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế; Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu như sau: PHẦN A: HƯỚNG DẪN CHUNG I/ Đối tượng chịu thuế: Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Mục II Phần A Thông tư này: 1/ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2/ Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. 3/ Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. II/ Đối tượng không chịu thuế: Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1/ Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan. 2/ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế-xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. 3/ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 4/ Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. Thủ tục, hồ sơ để thực hiện đối với các trường hợp nêu trên theo quy định của Luật hải quan; các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hải quan; và các văn bản khác có liên quan. III/ Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế sau đây gọi chung là người nộp thuế: 1/ Đối tượng nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: 1.1/ Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2/ Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. 1.3/ Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2/ Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm: 2.1/ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2.2/ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế. 2.3/ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định tại Mục IV Phần C Thông tư này. IV/ Áp dụng điều ước quốc tế: Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác với quy định của Thông tư này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. V/ Thuế đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới: Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức. Định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định hiện hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. VI/ Tỷ giá xác định trị giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế: 1/ Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó. Trường hợp người nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày người nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. 2/ Đồng tiền nộp thuế: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. VII/ Nguyên tắc quản lý thuế: Quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; trên cơ sở đánh giá quá trình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế; có ưu tiên và tạo thuận lợi đối với người nộp thuế thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế. Người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan. Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. VIII/ Hồ sơ thuế: 1/ Hồ sơ thuế trong Thông tư này bao gồm hồ sơ khai thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt, gia hạn nộp thuế và truy thu thuế. 2/ Hồ sơ thuế hướng dẫn tại Thông tư này có quy định nộp bản photocopy, bản dịch sang tiếng Việt thì người nộp thuế hoặc người đại diện theo ủy quyền phải xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóng dấu vào bản photocopy, bản dịch sang tiếng Việt ghi rõ đã dịch đúng nội dung bản gốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này. 3/ Ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định, khi nộp hồ sơ thuế, người nộp thuế phải kê danh mục tài liệu của hồ sơ thuế. PHẦN B: CĂN CỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ I/ Hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: 1/ Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1.1/ Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2/ Trị giá tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 1.3/ Thuế suất: 1.3.1/ Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 1.3.2/ Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: 1.3.2.1/ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (Nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương mại thông báo). Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa. 1.3.2.2/ Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính. 1.3.2.3/ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150% Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại điểm 1.3 Mục I này phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác có liên quan. 1.3.3/ Ngoài việc chịu thuế theo quy định tại điểm 1.3.2.1, 1.3.2.2 hoặc 1.3.2.3 Mục I này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng. 2/ Phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số tiền thuế phải nộp theo công thức sau: Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu mặt hàng xăng, trong hóa đơn thương mại có ghi trị giá thực thanh toán cho lô hàng hóa nhập khẩu là 100 lít xăng x 6.000đ/lít = 600.000 đồng. Tuy nhiên, khi làm thủ tục hải quan thì số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu là 95 lít xăng phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì trong trường hợp này số tiền thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho lô hàng hóa nhập khẩu 600.000 đồng và thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng xăng. II/ Hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối: 1/ Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1.1/ Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối. 1.2/ Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá. 2/ Phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Việc xác định số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá PHẦN C: KHAI THUẾ, NỘP THUẾ I/ Khai thuế: 1/ Nguyên tắc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007). 2/ Hồ sơ khai thuế: 2.1/ Hồ sơ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. 2.2/ Trong các trường hợp cụ thể sau đây, hồ sơ khai thuế phải có thêm: - Tờ khai trị giá hàng hoá nhập khẩu đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: 01 bản chính; - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đặc biệt (C/O) đối với trường hợp hàng hoá đủ điều kiện được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: 01 bản gốc; - Trường hợp nhập khẩu hàng hoá là máy móc, thiết bị, vật tư phương tiện vận tải thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm 4 Điều 4 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể phải có thêm một trong các giấy tờ sau: + Giấy báo trúng thầu và hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu (Giấy báo trúng thầu ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu nhập khẩu; + Hợp đồng cho thuê tài chính, đối với trường hợp công ty cho thuê tài chính nhập khẩu để cho thuê tài chính; + Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng và bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ, đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; + Xác nhận của giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học về các loại hàng hóa nhập khẩu để sử dụng làm tài sản cố định; sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sử dụng vào hoạt động thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; là loại chuyên dùng cho máy bay. Riêng đối với máy bay, giàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài, loại trong nước chưa sản xuất được, dùng cho sản xuất, kinh doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng, các cơ sở đi thuê chỉ phải xuất trình cho cơ quan Hải quan hợp đồng thuê ký với nước ngoài. Các loại hàng hoá nhập khẩu trên thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu được xác định căn cứ vào danh mục các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, vật tư, phụ tùng trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. - Đối với hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục I phần D Thông tư này. 3/ Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế; tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ khai thuế: Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế; tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ khai thuế là thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ hải quan, tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ hải quan. 4/ Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: 4.1/ Trường hợp khai bổ sung: Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật quản lý thuế. 4.2/ Nội dung khai bổ sung: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: 4.2.1/ Khai bổ sung tài liệu, thông tin làm cơ sở xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế hoặc xác định đối tượng không chịu thuế; hoặc xác định đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. 4.2.2/ Khai bổ sung số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế chênh lệch còn phải nộp hoặc số tiền thuế chênh lệch nộp thừa (nếu có), số tiền phạt chậm nộp của từng mặt hàng và của cả Tờ khai hải quan; cam kết trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của chứng từ, hồ sơ khai bổ sung. - Trường hợp khai bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế nộp chậm, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp, cơ quan hải quan xác định và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện. - Trường hợp khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế được bù trừ số tiền thuế giảm sau khi đã thực hiện thanh toán tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế. Việc bù trừ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 5 Mục IV Phần E Thông tư này. 4.3/ Văn bản đề nghị khai bổ sung thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. 4.4/ Xử lý hồ sơ khai bổ sung: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan lô hàng khai bổ sung có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả cho người nộp thuế biết: - Trong thời hạn tám 08 giờ làm việc đối với trường hợp người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót và khai bổ sung với cơ quan hải quan trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá; - Trong thời hạn năm 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khác. II/ Thời điểm tính thuế: Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. III/ Thời hạn nộp thuế: 1/ Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: Thời hạn nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. 2/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu: 2.1/ Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trừ các trường hợp sau: 2.1.1/ Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Việc bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Phần này. 2.1.2/ Hàng hoá tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai, tính lại thuế, tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo thời hạn nộp thuế của hàng tiêu dùng nêu tại điểm 2.1 Mục này. 2.2/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế: 2.2.1/ Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố) thì thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. 2.2.1.1/ Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục I Phần này, người nộp thuế phải nộp thêm cho cơ quan hải quan Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày. Thời gian được kéo dài tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm. Để được áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục I Phần này, người nộp thuế phải nộp cho Cục Hải quan địa phương nơi đăng ký Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư các giấy tờ sau đây: + Công văn đề nghị áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế đề nghị, thời hạn đề nghị được kéo dài, mô tả quy trình, thời gian sản xuất, cam kết về nội dung khai báo: 01 bản chính; + Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản chính; Cục Hải quan địa phương nơi đăng ký Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ và xử lý như sau: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng đối tượng thì có ý kiến đề xuất giải quyết chuyển Tổng cục Hải quan xem xét quyết định gia hạn thời hạn nộp thuế. Trường hợp cần kiểm tra xác định thực tế chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu, Tổng cục Hải quan giao Cục Hải quan địa phương phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan có liên quan kiểm tra báo cáo Tổng cục Hải quan trước khi có văn bản trả lời chính thức. Việc kiểm tra phải lập thành biên bản trong đó nêu rõ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu, vật tư đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế. 2.2.1.2/ Nếu quá thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế mới xuất khẩu hoặc không xuất khẩu sản phẩm thì xử lý như sau: - Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan và phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 đến ngày nộp thuế, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; - Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất khẩu hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày thực xuất khẩu). Đối với trường hợp người nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế, thì người nộp thuế phải nộp thuế (trường hợp xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế được áp dụng và được hoàn lại số tiền thuế đã nộp khi sản phẩm thực tế xuất khẩu) và bị xử phạt như nêu trên. 2.2.2/ Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, thì thời hạn nộp thuế là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn). Trường hợp người nộp thuế đã được áp dụng thời hạn nộp thuế của hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì bị xử lý như sau: - Hàng hóa không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố hoặc là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan như đối với hàng hoá khác và bị xử phạt chậm nộp, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; - Hàng hóa đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất khẩu hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày thực xuất khẩu). 2.2.3/ Đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu khác (bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất) ngoài hai trường hợp nêu tại điểm 2.2.1 và 2.2.2 trên đây thì thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. 2.3/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp luật thuế: 2.3.1/ Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn đối với từng trường hợp hướng dẫn tại điểm 2.2 Mục này. Việc bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Phần này. 2.3.2/ Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. 2.3.3/ Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai, tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu dùng và bị phạt chậm nộp thuế tính từ ngày nhận hàng đến ngày nộp thuế. 3/ Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp khác: 3.1/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới, phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. 3.2/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 và 2 Mục này và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ. 3.3/ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 và 2 Mục này và tính từ ngày hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. 3.4/ Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...), thì người nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan với cơ quan hải quan; đồng thời cơ quan hải quan phải thông báo cho người nộp thuế biết lý do phải giám định và nếu kết quả giám định khác so với khai báo của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số thuế phải nộp thì người nộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định. Các chi phí liên quan đến việc giám định sẽ do cơ quan hải quan chi trả trong trường hợp kết quả giám định khác với kết luận của cơ quan hải quan hoặc sẽ do người nộp thuế chi trả trong trường hợp kết quả giám định đúng với kết luận của cơ quan hải quan. 3.5/ Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế: - Trong trường hợp hàng hóa đã được thông quan: đối với phần chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai khi làm thủ tục hải quan, thì thời hạn nộp thuế là 10 (mười) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan ký văn bản ấn định thuế. - Trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan: đối với phần chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai khi làm thủ tục hải quan, thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 và 2 Mục này. IV/ Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp: 1/ Trường hợp người nộp thuế được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng tối đa không quá thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp hướng dẫn tại Mục III trên đây và phải nộp cho cơ quan hải quan văn bản bảo lãnh của tổ chức đó. 1.1/ Văn bản bảo lãnh là bản chính và bao gồm các nội dung chính sau đây: - Tên, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax của người nộp thuế được bảo lãnh và của tổ chức thực hiện bảo lãnh; - Mục đích bảo lãnh; - Tờ khai hải quan được bảo lãnh hoặc số hợp đồng, hoá đơn, vận tải đơn đối với trường hợp thực hiện bảo lãnh trước khi làm thủ tục hải quan; - Ngày phát hành bảo lãnh, số tiền bảo lãnh; - Cam kết của tổ chức nhận bảo lãnh nêu rõ có trách nhiệm đến cùng về việc nộp thuế và nộp phạt chậm nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp hết thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp xong thuế; - Thời hạn bảo lãnh. 1.2/ Hết thời hạn bảo lãnh trong trường hợp thời hạn bảo lãnh ngắn hơn thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp thuế trong trường hợp thời hạn bảo lãnh bằng hoặc dài hơn thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp xong thuế thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho người nộp thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh hoặc hết thời hạn nộp thuế như nêu trên. V/ Địa điểm, hình thức nộp thuế: 1/ Người nộp thuế nộp tiền thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ khác theo quy định của Điều 44 Luật quản lý thuế. 2/ Trường hợp người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước không tổ chức thu thuế bằng tiền mặt tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký Tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. 3/ Trường hợp tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, nợ tiền phạt tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ thuế, nợ phạt đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan, thì người nộp thuế tự khai báo và nộp thuế cho cơ quan hải quan. 4/ Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ khác có trách nhiệm cấp giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp chứng từ thu tiền thuế cho người nộp thuế theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt. 5/ Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ khác, cơ quan hải quan phải chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế vào ngân sách Nhà nước là 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế. VI/ Thứ tự thanh toán tiền thuế: 1/ Người nộp thuế có nghĩa vụ thanh toán tiền thuế theo đúng thứ tự quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế. - Thứ tự thanh toán tiền thuế phải thực hiện theo tuần tự tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt trong trường hợp người nộp thuế vừa có tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt. - Trường hợp người nộp thuế chỉ nợ một loại tiền thuế thì phải nộp theo thứ tự thời gian, khoản tiền phát sinh trước nộp trước, phát sinh sau nộp sau. 2/ Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền thuế, tiền phạt để xác định thứ tự và thu theo đúng thứ tự quy định, cụ thể như sau: 2.1/ Cơ quan hải quan, theo dõi tình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn người nộp thuế nộp theo đúng thứ tự, xây dựng hệ thống tra cứu dữ liệu để người nộp thuế tự tra cứu và chấp hành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định. 2.2/ Căn cứ chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải quan biết để theo dõi và quản lý. 2.3/ Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế không đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết về số tiền thuế, số tiền phạt được điều chỉnh. 2.4/ Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế trên chứng từ nộp thuế, cơ quan hải quan hạch toán số tiền thuế đã thu theo thứ tự, đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo cho người nộp thuế biết. 3/ Khi Bộ Tài chính ban hành quy định mới về việc nộp thuế vào tài khoản thu ngân sách Nhà nước của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước thì việc nộp thuế, hạch toán tiền thuế của người nộp thuế và việc chuyển tiền thuế đã nộp vào ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định mới đó. VII/ Ấn định thuế: 1/ Trường hợp ấn định thuế: Cơ quan hải quan chỉ thực hiện ấn định thuế đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật quản lý thuế; Điều 25, Điều 26 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. 2/ Nguyên tắc ấn định thuế: Việc ấn định thuế phải theo đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 36 Luật quản lý thuế. 3/ Căn cứ ấn định thuế: Căn cứ để cơ quan hải quan ấn định thuế là số lượng, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, tỷ giá tính thuế của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; phương pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác quy định tại Điều 27 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. 4/ Thủ tục, trình tự ấn định thuế: 4.1/ Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan, ấn định tổng số tiền thuế phải nộp của từng mặt hàng, Tờ khai hải quan hoặc ấn định từng yếu tố liên quan làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp của từng mặt hàng, Tờ khai hải quan. 4.2/ Khi ấn định thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết yếu tố ấn định và kết quả ấn định thuế theo Mẫu số 02 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hàng hoá đã được thông quan, người nộp thuế đã nộp số tiền thuế đã khai báo, thì ban hành Quyết định truy thu thuế hoặc Quyết định hoàn lại thuế. 4.3/ Người nộp thuế có trách nhiệm nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định. Trường hợp không đồng ý với số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 4.4/ Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan hải quan lớn hơn số tiền thuế mà người nộp thuế thực phải nộp theo quy định, thì cơ quan hải quan phải hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa và bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án. PHẦN D: MIỄN THUẾ, XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ I/ Miễn thuế: 1/ Đối tượng miễn thuế: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1.1/ Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... trong thời hạn tối đa không quá 90 ngày (trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được xét hoàn thuế quy định tại điểm 9 Mục I Phần E Thông tư này). Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy định của pháp luật thì hàng hóa phải nhập khẩu về Việt Nam đối với hàng hóa tạm xuất và phải xuất khẩu ra nước ngoài đối với hàng hóa tạm nhập. 1.2/ Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm: 1.2.1/ Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam. 1.2.2/ Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài. 1.2.3/ Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; Hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; Riêng ô tô, xe máy đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình. 1.3/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. 1.4/ Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam theo hợp đồng gia công đã ký được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; thuế suất thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm theo quy định về xuất xứ của Bộ Thương mại), bao gồm: - Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công; - Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới, kết tẩy, dầu đánh bóng…) trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt; - Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công; - Máy móc, thiết bị nhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định; - Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu); - Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài thì được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công; (ii) Trong bản định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công phải có định mức của sản phẩm hoàn chỉnh này; (iii) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; - Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu. Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây được gọi là định mức tiêu hao) đối với hàng hóa nhập khẩu sử dụng vào đúng mục đích gia công. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. 1.5/ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh. Định mức miễn thuế được quy định cụ thể như sau: 1.5.1/ Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người xuất cảnh thì không hạn chế định mức. 1.5.2/ Định mức hành lý miễn thuế đối với người nhập cảnh (áp dụng cho từng người và cho từng lần nhập cảnh): STT Đồ dùng, vật dụng Định mức Ghi chú 1 Rượu, đồ uống có cồn: - Rượu từ 22 độ trở lên - Rượu dưới 22 độ - Đồ uống có cồn, bia 1,5 lít 2,0 lít 3,0 lít Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 2 Thuốc lá: - Thuốc lá điếu - Xì gà - Thuốc lá sợi 400 điếu 100 điếu 50 gram Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 3 Chè, cà phê: - Chè - Cà phê 5 kg 3 kg Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 4 Quần áo, đồ dùng cá nhân Số lượng phù hợp phục vụ cho mục đích chuyến đi 5 Các vật phẩm khác ngoài danh mục 1,2,3,4 nêu trên (không nằm trong Danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) Tổng trị giá không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì đối tượng có hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế đối với phần vượt. Nếu tổng số thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm. 1.6/ Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm: 1.6.1/ Thiết bị, máy móc. 1.6.2/ Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy. 1.6.3/ Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm 1.6.1 và 1.6.2 Mục này. 1.6.4/ Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm 1.6.1 Mục này. 1.6.5/ Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. 1.7/ Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. 1.8/ Hàng hóa nhập khẩu của Doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, bao gồm: 1.8.1/ Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị, máy móc, phụ tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công trình). 1.8.2/ Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy. 1.8.3/ Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển nêu tại điểm này, kể cả trường hợp sử dụng cho việc thay thế, bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình. 1.8.4/ Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, kể cả nguyên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất, vận hành công trình. 1.9/ Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm 1.6, 1.7 và 1.8 Mục này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ. 1.10/ Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn. 1.11/ Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: 1.11.1/ Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển nêu trên. 1.11.2/ Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được. 1.11.3/ Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận. 1.11.4/ Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí. 1.11.5/ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí. Trường hợp hàng hoá nêu tại điểm 1.11 Mục này do nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ, nhà thầu phụ hoặc tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu. Số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải truy thu thuế nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này. 1.12/ Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được. 1.13/ Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. 1.14/ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. 1.15/ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A Phụ lục I hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ; hoặc thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. 1.16/ Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục B Phụ lục I; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A Phụ lục I hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. 1.17/ Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu: Thuế suất thuế nhập khẩu tính theo mặt hàng sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thực tế nhập khẩu theo quy định tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện hướng dẫn tại Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính). Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa và trị giá phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài sẽ thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 1.18/ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước ngoài phải tái xuất hàng hoá nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển nhượng tại Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình các nhà thầu nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Mức hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 9 Mục I Phần E Thông tư này. Đối với doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định trong những trường hợp quy định tại điểm 1 Mục này nhưng không nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài mà mua lại hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp khác được phép chuyển nhượng tại Việt Nam thì doanh nghiệp được phép tiếp nhận hàng hoá đó để tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời không truy thu thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp được phép chuyển nhượng hàng hoá. Trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hoá (giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm 1.6, 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14, 1.15, 1.16, 1.17 Mục I Phần D Thông tư này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá trúng thầu. 2/ Hồ sơ miễn thuế: - Hồ sơ hải quan theo qui định của pháp luật về hải quan; - Bản cam kết sử dụng đúng mục đích được miễn thuế của người nộp thuế (trừ hàng hoá thuộc điểm 1.2, 1.5 Mục này): 01 bản chính; - Giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu hàng hoá) trong đó có quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản photocopy; - Các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế từ điểm 1.6 đến điểm 1.17 Mục này phải có thêm Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu do người nộp thuế tự kê khai và đã đăng ký với Cục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc gần trụ sở chính của doanh nghiệp (trong trường hợp nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không có Cục Hải quan), dưới đây gọi là Cục Hải quan địa phương: 01 bản chính. + Việc đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu được thực hiện thống nhất như sau: Trước khi làm thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế tự kê khai, đăng ký Danh mục cho Cục Hải quan địa phương: 02 bản chính. Người nộp thuế căn cứ vào Danh mục vật tư xây dựng; Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí; Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu; Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm mà trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để xác định hàng hóa nào trong nước chưa sản xuất được; Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; và văn bản hướng dẫn phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện do Bộ Thương mại ban hành để xây dựng danh mục hàng hoá miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí phải có xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi phải có xác nhận của Bộ Y tế. + Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký vào sổ công văn và đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá miễn thuế do người nộp thuế lập, lưu 01 bản, trả người nộp thuế 01 bản. Đồng thời lập phiếu theo dõi trừ lùi thành 02 bản chính (lưu 01 bản, giao cho người nộp thuế 01 bản). 3/ Trình tự, thủ tục giải quyết miễn thuế: 3.1/ Căn cứ vào qui định về đối tượng miễn thuế và hồ sơ miễn thuế, người nộp thuế tự kê khai và nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan. 3.2/ Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan kiểm tra khai báo của người nộp thuế và đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế theo quy định. 3.2.1/ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc trả lời lý do không thuộc đối tượng được miễn thuế. 3.2.2/ Trường hợp hồ sơ không thuộc đối tượng miễn thuế, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan tính thuế, thông báo lý do và số tiền thuế phải nộp cho người nộp thuế và xử phạt theo qui định hiện hành. 3.2.3/ Trường hợp đúng đối tượng, hồ sơ đầy đủ, chính xác, thì thực hiện miễn thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và ghi rõ trên Tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và Tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế lưu: "Hàng hoá được miễn thuế theo điểm... Mục... Phần... Thông tư số... ngày... tháng... năm... của Bộ Tài chính". - Riêng hàng hoá miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu, thì thực hiện thêm các việc sau đây: + Kiểm tra Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký do người nộp thuế xuất trình; + Ghi chép, ký xác nhận số lượng, trị giá hàng hoá đã thực tế nhập khẩu vào Phiếu theo dõi trừ lùi, lưu 01 bản photocopy vào bộ hồ sơ nhập khẩu; + Hết lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ghi trên Danh mục, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi, người nộp thuế phải gửi 01 bản photocopy phiếu theo dõi trừ lùi cho Cục Hải quan nơi đăng ký lần đầu khi nhập hết hàng hoá ghi trong Danh mục đã đăng ký. 3.2.4/ Việc xử lý miễn thuế, quản lý, thanh khoản thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng gia công thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. II/ Xét miễn thuế: 1/ Đối tượng xét miễn thuế: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế: 1.1/ Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng theo Danh mục cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu). 1.2/ Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học (trừ trường hợp quy định tại điểm 1.14 Mục I Phần D Thông tư này) theo Danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt. 1.3/ Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo theo Danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt. 1.4/ Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu: Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu thuộc đối tượng được xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm các trường hợp và định mức xét miễn thuế cụ thể sau đây: 1.4.1/ Đối với hàng hoá xuất khẩu: 1.4.1.1/ Hàng hoá được phép xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân từ Việt Nam để biếu tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. 1.4.1.2/ Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam biếu, tặng khi vào làm việc, du lịch, thăm thân nhân tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài. 1.4.1.3/ Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo; sau đó sử dụng để biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. 1.4.1.4/ Đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cử đi công tác, học tập ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài thì ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân xuất cảnh nếu có mang theo hàng hoá làm quà biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cũng được hưởng theo tiêu chuẩn định mức xét miễn thuế xuất khẩu hàng hoá quà biếu, quà tặng. 1.4.1.5/ Hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức được xét miễn thuế xuất khẩu. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 1 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 1 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng được miễn thuế xuất khẩu (không phải làm thủ tục xét miễn thuế xuất khẩu). 1.4.2/ Đối với hàng hoá nhập khẩu: 1.4.2.1/ Hàng hoá là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức Việt Nam có trị giá hàng hoá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng thì được xét miễn thuế. Tổ chức Việt Nam là các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. 1.4.2.2/ Hàng hoá là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá 1 (một) triệu đồng thì được miễn thuế hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 1 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). Trường hợp hàng hoá ghi gửi tặng cho cá nhân nhưng thực tế là gửi tặng cho một tổ chức (có văn bản xác nhận của tổ chức đó) và hàng hoá đó được tổ chức đó quản lý và sử dụng thì mức xét miễn thuế được áp dụng như quy định đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức Việt Nam. 1.4.2.3/ Đối với hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép tạm nhập khẩu vào Việt Nam để dự hội chợ, triển lãm hoặc được nhập vào Việt Nam để làm hàng mẫu, quảng cáo nhưng sau đó không tái xuất mà làm quà biếu, quà tặng, quà lưu niệm cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thì được xét miễn thuế đối với hàng hoá dùng làm tặng phẩm, quà lưu niệm cho khách đến thăm hội chợ, triển lãm có trị giá thấp dưới 50.000 (năm mươi nghìn) đồng/1 vật phẩm và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng để biếu, tặng không quá 10 (mười) triệu đồng. 1.4.2.4/ Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích để làm giải thưởng trong các cuộc thi về thể thao, văn hoá, nghệ thuật,... được xét miễn thuế đối với hàng hoá dùng làm giải thưởng có trị giá không quá 2 (hai) triệu đồng/1 giải (đối với cá nhân) và 30 (ba mươi) triệu đồng/1 giải (đối với tổ chức) và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng làm giải thưởng không quá tổng trị giá của các giải thưởng bằng hiện vật. 1.4.2.5/ Đối với cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân còn được miễn thuế số hàng hoá mang theo có trị giá không quá 1 (một) triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 1 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng để làm quà biếu, tặng, vật lưu niệm (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). 1.4.2.6/ Hàng hoá của các đối tượng được tạm miễn thuế nhưng không tái xuất mà tạm nhập tại chỗ (nếu hàng hóa tạm nhập tại chỗ là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện tại thời điểm tạm nhập tại chỗ thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thì hàng hoá quà biếu, quà tặng được xét miễn thuế là không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức; và hàng hoá quà biếu, quà tặng được miễn thuế là không vượt quá 1 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 1 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). 1.4.2.7/ Hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện theo định mức xét miễn thuế là không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức; và định mức miễn thuế không vượt quá 1 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 1 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng. 1.4.3/ Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế theo quy định trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt. Trừ các trường hợp sau thì được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng: 1.4.3.1/ Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt đồng bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quà tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát. 1.4.3.2/ Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học. 1.4.3.3/ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương. 1.5/ Đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế: cơ quan hải quan quản lý theo chế độ quản lý giám sát hàng hoá nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định tại Quy chế về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp nếu có hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử được phía nước ngoài cung cấp miễn phí cho cửa hàng miễn thuế để bán kèm cùng với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế thì số hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử nêu trên không phải tính thuế nhập khẩu. Hàng hoá khuyến mãi và hàng hoá dùng thử đều chịu sự giám sát và quản lý của cơ quan hải quan như hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế. 2/ Hồ sơ xét miễn thuế: 2.1/ Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan: 01 bản photocopy. 2.2/ Các giấy tờ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể: - Công văn yêu cầu xét miễn thuế của tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong đó nêu rõ loại hàng hoá, trị giá, số tiền thuế, lý do xét miễn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các Tờ khai hải quan xét miễn thuế, cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế; 01 bản chính - Công văn yêu cầu xét miễn thuế của Bộ chủ quản và Danh mục cụ thể về số lượng, chủng loại hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh, quốc phòng do Bộ chủ quản phê duyệt, kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu) đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng; 02 bản chính - Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng hoá nhập khẩu uỷ thác) hoặc giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (nếu là hàng hoá nhập khẩu theo hình thức đấu thầu) trong đó nêu rõ giá thanh toán không bao gồm thuế nhập khẩu; 01 bản photocopy - Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và Danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa nhập khẩu miễn thuế; 02 bản chính - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị và danh mục trang thiết bị thuộc dự án do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa nhập khẩu miễn thuế; 02 bản chính - Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với trường hợp đề nghị xét miễn thuế theo Điều ước quốc tế; 01 bản photocopy - Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá; Giấy thông báo hoặc thoả thuận gửi hàng mẫu; 01 bản photocopy Đối với một số trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu thì hồ sơ xét miễn thuế phải có thêm: + Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường về gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa (đối với trường hợp 1.4.3.3); 01 bản chính + Giấy uỷ quyền của tổ chức, cá nhân được biếu, tặng hoặc nhận hàng mẫu cho doanh nghiệp vận tải đảm nhận vận chuyển và làm thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng hoặc hàng mẫu do các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải đảm nhận vận chuyển và làm thủ tục hải quan; 01 bản photocopy + Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép không tái xuất hàng hoá tạm nhập tái xuất để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam (đối với những trường hợp phải có giấy phép); hoá đơn hoặc phiếu xuất kho của số hàng hoá biếu, tặng, bản giao nhận số hàng hoá giữa đối tượng biếu, tặng và đối tượng nhận biếu, tặng áp dụng đối với trường hợp hàng hoá là quà tặng, quà biếu của các đối tượng đã được miễn thuế theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất; 01 bản photocopy + Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế; 01 bản photocopy - Tài liệu khác liên quan đến việc xác định số thuế được xét miễn; 01 bản photocopy. 3/ Thủ tục, trình tự xét miễn thuế: 3.1/ Nộp và tiếp nhận hồ sơ xét miễn thuế: - Người nộp thuế xác định số tiền thuế được xét miễn đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn thuế; nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền xét miễn thuế; - Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan; - Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ xét miễn thuế do cơ quan hải quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. 3.2/ Xử lý hồ sơ xét miễn thuế: Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét miễn thuế do người nộp thuế khai (kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, thống nhất của hồ sơ, xác định đúng đối tượng xét miễn thuế) và thực hiện như sau: 3.2.1/ Thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. 3.2.2/ Thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng xét miễn thuế, số tiền thuế phải nộp và xử phạt theo qui định hiện hành (nếu có) hoặc ban hành quyết định miễn thuế nếu đúng đối tượng, hồ sơ đầy đủ theo quy định trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn cơ quan hải quan phải ban hành quyết định miễn thuế là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 3.3/ Trên cơ sở quyết định xét miễn thuế, cơ quan hải quan nơi đăng ký Tờ khai hải quan thanh khoản số tiền thuế được xét miễn, ghi rõ trên Tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và Tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế lưu : "Hàng hoá được xét miễn thuế theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của...". 4/ Thẩm quyền xét miễn: 4.1/ Bộ Tài chính thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp 1.4.3.1 và 1.4.3.2. 4.2/ Tổng cục Hải quan thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp 1.1, 1.2, 1.3 và trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế. 4.3/ Cục Hải quan địa phương thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp khác còn lại. III/ Xét giảm thuế: 1/ Đối tượng xét giảm thuế: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. 2/ Hồ sơ xét giảm thuế: - Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số lượng, trị giá, số tiền thuế, lý do xin giảm thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các Tờ khai hải quan xét giảm thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị giảm thuế; 01 bản chính - Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan; 01 bản photocopy - Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chính - Hợp đồng bảo hiểm; 01 bản photocopy - Hợp đồng/biên bản thỏa thuận đền bù của tổ chức nhận bảo hiểm; 01 bản photocopy 3/ Trình tự, thủ tục xét giảm thuế thực hiện như trình tự, thủ tục xét miễn thuế. 4/ Thẩm quyền xét giảm thuế: Cục Hải quan địa phương nơi đăng ký Tờ khai hải quan. PHẦN E: HOÀN THUẾ I/ Các trường hợp được xét hoàn thuế: 1/ Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài. 2/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu. 3/ Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn. 4/ Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; Hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ. 5/ Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu, được xác định cụ thể như sau: 5.1/ Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm: - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả linh kiện lắp ráp, bán thành phẩm, bao bì đóng gói) trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; - Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, chổi quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh bóng,...; - Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài; - Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu. 5.2/ Các trường hợp được xét hoàn thuế, bao gồm: 5.2.1/ Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài, hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu. 5.2.2/ Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu (thời gian tối đa cho phép là 2 năm kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu) và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. 5.2.3/ Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công (không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với khách hàng nước ngoài), khi thực xuất khẩu sản phẩm sẽ được xét hoàn thuế nhập khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. 5.2.4/ Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài. 5.2.5/ Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khi doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần doanh nghiệp khác dùng sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm bán cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu theo bộ linh kiện thì được xét hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm (bộ linh kiện) xuất khẩu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp là một trong những chi tiết, linh kiện của bộ linh kiện xuất khẩu; (ii) Doanh nghiệp mua sản phẩm để kết hợp với phần chi tiết, linh kiện do chính doanh nghiệp sản xuất ra để cấu thành nên bộ linh kiện xuất khẩu. 5.2.6/ Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng sản phẩm thực xuất khẩu. Các trường hợp hoàn thuế quy định tại điểm 5.2.5 và 5.2.6 nêu trên chỉ được xem xét hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp mua hàng thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế; Doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp mã số thuế; Phải có hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị; - Thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Trong thời hạn tối đa 01 năm (tính tròn 365 ngày) kể từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (tính theo ngày đăng ký Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu) đến khi thực xuất khẩu sản phẩm. 5.2.7/ Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu. 5.3/ Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nếu sản phẩm thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế cho phép thì không phải nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tương ứng với số hàng hoá thực tế xuất khẩu. 5.4/ Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế: 5.4.1/ Doanh nghiệp phải tự xây dựng, kê khai, đăng ký định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trước khi xuất khẩu sản phẩm. Trường hợp do thay đổi mẫu mã, chủng loại hàng hoá xuất khẩu trong quá trình sản xuất phát sinh thêm loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu khác với định mức tiêu hao đã kê khai đăng ký với cơ quan hải quan thì chậm nhất 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày có lý do thay đổi nêu trên doanh nghiệp phải tự khai báo và đăng ký lại định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu với cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu do doanh nghiệp xây dựng và Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác đúng đắn của định mức và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu. Trường hợp định mức đăng ký không đúng với định mức thực tế thì doanh nghiệp phải báo cáo ngay với cơ quan hải quan nơi đã đăng ký định mức để làm căn cứ hoàn thuế theo định mức thực tế khi thực tế xuất khẩu sản phẩm. Đối với trường hợp nhập khẩu vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước nhưng sau đó tìm được thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phải xây dựng định mức thực tế gửi cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục hoàn thuế. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về định mức này. Trường hợp nếu thấy có nghi vấn về định mức thực tế nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì cơ quan xét hoàn thuế có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó hoặc chủ trì phối hợp với cơ quan thuế địa phương (nơi doanh nghiệp kê khai mã số thuế) tổ chức kiểm tra tại doanh nghiệp để làm cơ sở xem xét giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan địa phương phối hợp với cơ quan thuế địa phương tổ chức kiểm tra định mức thực tế vật tư, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu liên quan đến việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu. 5.4.2/ Đối với trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Ví dụ: nhập khẩu lúa mì để sản xuất bột mì thu lại được hai sản phẩm là bột mì và cám mì; Nhập khẩu condensate để lọc dầu thu được sản phẩm là xăng và diesel,...) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo với cơ quan hải quan. Số thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây: Số thuế nhập khẩu được hoàn (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu) = Trị giá sản phẩm xuất khẩu x Tổng số thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu Tổng trị giá các sản phẩm thu được - Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu (FOB); - Tổng trị giá của các sản phẩm thu được, được xác định là tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm (kể cả phế liệu, phế phẩm thu hồi và không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra) để tiêu thụ nội địa. 6/ Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu theo phương thức kinh doanh hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hàng hoá tạm xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp đã được miễn thuế quy định tại điểm 1.1 Mục I Phần D Thông tư này) được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất. Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trong thời hạn nộp thuế cho phép thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu. 7/ Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. 7.1/ Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu: - Hàng hoá được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế xuất khẩu; - Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; - Hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó. 7.2/ Trường hợp hàng hoá xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại Việt Nam còn trong thời hạn nộp thuế xuất khẩu cho phép thì không phải nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế nhập khẩu trở lại. 7.3/ Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho phía nước ngoài thuộc diện đã được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải nhập khẩu trở lại Việt Nam để sửa chữa, tái chế sau đó xuất khẩu trở lại cho phía nước ngoài thì cơ quan hải quan quản lý, quyết toán hợp đồng gia công ban đầu phải tiếp tục việc theo dõi, quản lý cho đến khi hàng hoá tái chế được xuất khẩu hết, thanh khoản Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu tái chế. Nếu hàng hoá tái chế không xuất khẩu thì xử lý thuế như sau: - Nếu tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp thuế như sản phẩm gia công xuất nhập khẩu tại chỗ; - Nếu được phép tiêu huỷ tại Việt Nam và đã thực hiện tiêu huỷ dưới sự giám sát của cơ quan hải quan thì được miễn thuế như phế liệu, phế phẩm gia công tiêu huỷ. 7.4/ Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất (thuộc đối tượng được hoàn thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì doanh nghiệp bị truy thu số thuế nhập khẩu lần đầu đã được hoàn lại hoặc sẽ không được xét hoàn lại thuế (nếu chưa hoàn) tương ứng với số hàng hoá phải nhập khẩu trở lại Việt Nam. Khi thực tế xuất khẩu số hàng hoá đã nhập khẩu trở lại Việt Nam thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế xuất khẩu (nếu thuộc đối tượng phải nộp thuế xuất khẩu) và được xét hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm 4, 5 và 6 Mục I Phần E Thông tư này. 8/ Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu. 8.1/ Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu: - Hàng hoá được tái xuất ra nước ngoài trong thời hạn tối đa 1 năm (tính tròn 365 ngày) kể từ ngày thực tế nhập khẩu hàng hoá; - Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam; - Hàng hoá tái xuất ra nước ngoài phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định. 8.2/ Trường hợp hàng hoá phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu cho phép thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá tái xuất. 9/ Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tái xuất) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam, trường hợp thực tế đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. Cụ thể như sau: 9.1/ Trường hợp khi nhập khẩu là hàng hoá mới (chưa qua sử dụng): Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam Số thuế nhập khẩu được hoàn lại Từ 6 tháng trở xuống 90% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 6 tháng đến 1 năm 80% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 1 năm đến 2 năm 70% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 2 năm đến 3 năm 60% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 3 năm đến 5 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 5 năm đến 7 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 7 năm đến 9 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 9 năm đến 10 năm 15% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 10 năm Không được hoàn 9.2/ Trường hợp khi nhập khẩu là loại hàng hoá đã qua sử dụng: Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam Số thuế nhập khẩu được hoàn lại Từ 6 tháng trở xuống 60% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 6 tháng đến 1 năm 50% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 1 năm đến 2 năm 40% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 2 năm đến 3 năm 35% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 3 năm đến 5 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ trên 5 năm Không được hoàn Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được Bộ Thương mại (hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng thì khi chuyển giao không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực tái xuất ra khỏi Việt Nam, đối tượng nhập khẩu ban đầu sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu theo qui định tại điểm này. 10/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 25/5/2004 của liên Bộ Bưu chính, Viễn thông-Tài chính hướng dẫn về trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát thư. 11/ Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan) thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận có sự nhầm lẫn giữa người nộp thuế và cơ quan hải quan. 12/ Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi tắt là hàng hoá vi phạm) đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có), đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định tịch thu hàng hoá thì được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có) đã nộp. 13/ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế. 14/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, nếu đã mở Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khi cơ quan hải quan kiểm tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêu huỷ thì ra quyết định không phải nộp thuế khâu xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có). Việc xử phạt vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng quy định, buộc phải tiêu huỷ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan hải quan nơi mở Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải lưu giữ hồ sơ hàng hoá tiêu huỷ, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám sát việc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 15/ Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế hướng dẫn tại Mục này mà có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng thì cơ quan hải quan không hoàn trả số tiền đó. II/ Hồ sơ hoàn thuế: Khi đề nghị xét hoàn thuế cho các trường hợp thuộc đối tượng xét hoàn thuế, người nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan các loại giấy tờ sau đây: 1/ Đối với trường hợp thuộc điểm 1 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế (01 bản photocopy); c/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận của cơ quan hải quan là hàng hoá thuộc Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan đã thực xuất khẩu (01 bản photocopy); d/ Chứng từ nộp thuế (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu). 2/ Đối với trường hợp thuộc điểm 2 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại tiết a, d điểm 1 Mục này; b/ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan là hàng hoá thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu (01 bản photocopy). 3/ Đối với trường hợp thuộc điểm 3 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại tiết a, d điểm 1 Mục này; b/ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy); c/ Hóa đơn thương mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá (01 bản photocopy). 4/ Đối với trường hợp thuộc điểm 4 Mục I Phần này đã nộp thuế nhập khẩu và đã giao bán cho nước ngoài, hồ sơ gồm: a/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại tiết a, d điểm 1 Mục này; b/ Công văn của Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu (đối với mặt hàng thuộc diện phải xin cấp phép nhập khẩu của Bộ Thương mại) (01 bản chính); c/ Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy); d/ Hóa đơn bán hàng (01 bản photocopy); đ/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy); e/ Hợp đồng làm đại lý giao, bán hàng hoá và hợp đồng, hoặc thỏa thuận cung cấp hàng hoá (01 bản photocopy); g/ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho hàng hoá xuất khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); Bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với lô hàng thanh toán nhiều lần (01 bản chính). 4.1/ Riêng hàng hoá nhập khẩu là đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế, hồ sơ gồm: a/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại tiết a, b, c điểm 4 trên đây; b/ Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của Hải quan cửa khẩu sân bay (01 bản photocopy). 4.2/ Riêng trường hợp các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu hàng hoá (ví dụ: xăng dầu...) được phép bán cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển để bán cho các tàu biển nước ngoài đã nộp thuế nhập khẩu thì sau khi đã bán hàng cho tàu biển nước ngoài, được hoàn thuế nhập khẩu; hồ sơ gồm: a/ Hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn tại điểm 4 trên đây; b/ Hợp đồng, hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển (01 bản photocopy); c/ Bảng kê khai của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hoá mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài; Bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bảng kê khai này (01 bản chính). 5/ Đối với trường hợp thuộc điểm 5.2.1 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu hoàn lại thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và đã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Bảng kê định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của một đơn vị sản phẩm (01 bản chính); c/ Tờ khai hải quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan; Hợp đồng nhập khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); d/ Chứng từ nộp thuế (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); đ/ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); Hợp đồng xuất khẩu (01 bản photocopy); e/ Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (01 bản photocopy); g/ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho các hàng hoá xuất khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); Bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với lô hàng thanh toán nhiều lần (01 bản chính); h/ Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu (01 bản photocopy); i/ Bảng kê các Tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản theo Mẫu số 03 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này (01 bản chính); k/ Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này (01 bản chính); l/ Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này (01 bản chính). - Riêng trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhưng không trực tiếp sản xuất mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để gia công sau đó nhận sản phẩm về để sản xuất tiếp và/hoặc xuất khẩu, đã nộp thuế nhập khẩu thì ngoài các giấy tờ hướng dẫn tại điểm 5 trên đây còn phải bổ sung các giấy tờ sau: + Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho gia công đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); + Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan hoặc nước ngoài đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); + Chứng từ nộp thuế (của sản phẩm gia công nhập khẩu) (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); + Hợp đồng gia công với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc với nước ngoài (01 bản photocopy). 6/ Đối với trường hợp thuộc điểm 5.2.2 Mục I Phần này, hồ sơ xét hoàn thuế tương tự như hướng dẫn tại điểm 5 Mục này. 7/ Đối với trường hợp thuộc điểm 5.2.3 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu hoàn lại thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu (theo hình thức gia công) đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); c/ Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài trong đó quy định rõ mặt hàng, chủng loại, số lượng nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhận gia công nhập khẩu (01 bản photocopy); d/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại tiết b, c, d, e, g, i, k, l điểm 5 nêu trên. 8/ Đối với trường hợp thuộc điểm 5.2.4 Mục I Phần này, hồ sơ như trường hợp nêu tại điểm 5 trên đây. Riêng: a/ Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được thay bằng hợp đồng gia công hàng hoá xuất khẩu ký với khách hàng nước ngoài; Hợp đồng mua sản phẩm sử dụng cho hợp đồng gia công và hợp đồng gia công sản phẩm xuất khẩu với khách hàng nước ngoài có thể được thể hiện trong cùng một bản hợp đồng (01 bản photocopy); b/ Bảng kê định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm đưa vào sản xuất sản phẩm gia công và định mức tiêu hao nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hợp đồng gia công đã ký kết (01 bản chính); c/ Bảng kê khai số lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã thực tế được sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu do giám đốc doanh nghiệp ký và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật (01 bản chính). 9/ Đối với trường hợp thuộc điểm 5.2.5 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu hoàn lại thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể: số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng để sản xuất ra hàng hoá bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; số lượng hàng hoá sản xuất đã bán, số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số thuế nhập khẩu đã nộp; số thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp đã có chứng nhận thực xuất của cơ quan hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); c/ Hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị (01 bản photocopy); Bảng kê hoá đơn bán hàng (01 bản chính); d/ Hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nhập khẩu với doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu, trong đó ghi rõ hàng hoá đó được sử dụng để sản xuất hoặc gia công hàng hoá xuất khẩu (hoặc để xuất khẩu theo bộ linh kiện); Chứng từ thanh toán tiền mua hàng (01 bản photocopy); đ/ Hợp đồng sản xuất, gia công với khách hàng nước ngoài (01 bản photocopy); e/ Bảng kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và định mức thực tế sản phẩm mua về để trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu; f/ Hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ; g/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại b, c, d, e, g, i, k, l điểm 5 nêu trên. 10/ Đối với trường hợp thuộc điểm 5.2.6 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu hoàn lại thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể: Số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng sản phẩm sản xuất đã bán cho doanh nghiệp xuất khẩu; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Bảng kê định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất một đơn vị sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu (01 bản chính); c/ Hợp đồng mua bán; Hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm (01 bản photocopy); d/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại c, d, đ, g, e, i, k, l điểm 5 nêu trên. 11/ Đối với trường hợp thuộc điểm 5.2.7 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng bán cho khách hàng nước ngoài phù hợp với chủng loại, số lượng mặt hàng xuất khẩu theo Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, bao gồm các nội dung sau: số Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số lượng sản phẩm sản xuất đã xuất khẩu; số thuế nhập khẩu đã nộp; số thuế nhập khẩu đề nghị hoàn. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Bảng kê định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu tại chỗ (01 bản chính); c/ Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng) (01 bản photocopy); d/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); đ/ Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu) (01 bản photocopy); e. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại c, d, e, g, i, k, l điểm 5 nêu trên. 12/ Đối với trường hợp thuộc điểm 6 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Hợp đồng mua bán hàng hoá ký với người bán và người mua hoặc hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ký với nước ngoài (01 bản photocopy); c/ Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); d/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại d, e, g điểm 5 nêu trên. 13/ Đối với trường hợp thuộc điểm 7 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, trong đó nêu rõ số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan, cam đoan hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại (01 bản chính); c/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và bộ chứng từ của hàng hoá xuất khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); d/ Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu trở lại, có ghi rõ số hàng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá do phải căn cứ vào kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định theo qui định của Luật hải quan thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại có đúng là hàng đã xuất khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); đ/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại d, e, g (trừ trường hợp chưa thanh toán) điểm 5 nêu trên. 14/ Đối với trường hợp thuộc điểm 8 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, trong đó nêu rõ số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan (ghi rõ số lượng, chủng loại, trị giá... của hàng hoá tái xuất). Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hoá cho phía nước ngoài có ghi rõ lý do, số lượng, chất lượng, chủng loại và xuất xứ của hàng hoá (01 bản chính); c/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có ghi rõ kết quả kiểm hoá và xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan, trong đó có ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá xuất khẩu là theo bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu nào và bộ chứng từ kèm theo của lô hàng xuất khẩu; Trường hợp hàng hoá nhập khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá do phải căn cứ vào kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định theo qui định của Luật hải quan thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực xuất với hồ sơ lô hàng nhập khẩu để xác nhận hàng hoá tái xuất khẩu có đúng là lô hàng đã nhập khẩu hay không (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); d/ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (01 bản photocopy); đ/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại d, e, g (trừ trường hợp chưa thanh toán) điểm 5 nêu trên. 15/ Đối với trường hợp thuộc điểm 9 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận) nhập khẩu, mượn máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển (01 bản photocopy); c/ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép (01 bản photocopy); d/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thanh khoản và xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại hàng hoá thực nhập khẩu, thực tái xuất khẩu và bộ chứng từ kèm theo của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); đ/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại d, e điểm 5 nêu trên. 16/ Đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng, sau đó đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại thực tái xuất ra khỏi Việt Nam, đối tượng nhập khẩu ban đầu được hoàn lại thuế nhập khẩu, ngoài hồ sơ qui định tại điểm 15 nêu trên còn phải bổ sung thêm giấy tờ sau: a/ Công văn của Bộ Thương mại (hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao, tiếp nhận số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển đã tạm nhập (trong trường hợp cần phải có theo quy định của Nhà nước) (01 bản chính); b/ Hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao, giao nhận máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển giữa hai bên (01 bản photocopy); c/ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giao cho bên mua hoặc tiếp nhận (01 bản photocopy); d/ Bộ hồ sơ hàng hoá tạm nhập tại chỗ (01 bản photocopy). 17/ Đối với trường hợp thuộc điểm 10 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (01 bản photocopy); c/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thanh khoản và xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá thực nhập khẩu, xuất khẩu hoặc bị tịch thu, tiêu hủy (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); d/ Chứng từ nộp thuế (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu). 18/ Đối với trường hợp thuộc điểm 11 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); c/ Chứng từ nộp thuế (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu). 19/ Đối với trường hợp thuộc điểm 12 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính); b/ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã thanh khoản của cơ quan hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu); c/ Hoá đơn mua bán hàng hoá (01 bản photocopy); d/ Biên bản xử lý vi phạm (01bản photocopy); đ/ Quyết định tịch thu hàng hoá vi phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (01 bản photocopy); e/ Chứng từ nộp thuế (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu). 20/ Đối với trường hợp quy định tại điểm 13 Mục I Phần này, hồ sơ gồm: a/ Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn thuế (01 bản photocopy); b/ Các loại giấy tờ hướng dẫn tại a, b, c, e điểm 19 nêu trên. III/ Một số hướng dẫn khác về thủ tục hồ sơ xét hoàn thuế: 1/ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong hồ sơ xét hoàn thuế (hoặc không thu thuế) được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đối với xăng dầu tái xuất thì đồng tiền thanh toán phải là USD (đô la Mỹ). 2/ Trường hợp người nộp thuế xuất khẩu hàng hoá nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam (thuộc điểm 7 Mục I Phần E Thông tư này) hoặc nhập khẩu hàng hoá nhưng phải tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang nước thứ ba (thuộc điểm 8 Mục I Phần E Thông tư này), làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác nhau (không cùng một cửa khẩu), nhưng đều trực thuộc một Cục Hải quan địa phương thì được xem xét hoàn thuế xuất khẩu (nếu có), không phải nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu phải tái nhập trở lại hoặc được xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất. 3/ Hồ sơ không thu thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế quy định tại điểm 4, 5, 6, 7, 8 Mục I Phần này, nhưng còn trong thời hạn nộp thuế và chưa nộp thuế, thực tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu, thực hiện như hồ sơ hoàn thuế nhưng không bao gồm chứng từ nộp thuế. IV/ Thủ tục, trình tự xét hoàn thuế: 1/ Nộp, tiếp nhận hồ sơ xét hoàn thuế: Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ xét hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý thuế. 2/ Phân loại hồ sơ hoàn thuế: 2.1/ Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau: là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình chấp hành tốt pháp luật thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác. 2.2/ Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau: là hồ sơ của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau: - Yêu cầu hoàn thuế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu; - Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 (hai) năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước; - Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định; - Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước; - Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan hải quan nhưng người nộp thuế không giải trình thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu; - Hàng hóa đã kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc ưu đãi đề nghị được tính lại theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt và được hoàn lại số tiền thuế chênh lệch; Hàng hoá nhập khẩu là ô tô, linh kiện và phụ tùng; xe mô tô (xe máy), linh kiện và phụ tùng; xăng dầu, sắt thép; Hàng hoá nhập khẩu khác thuộc diện Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật. 3/ Xử lý hồ sơ hoàn thuế: 3.1/ Đối với hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau: Cơ quan hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp lệ của hồ sơ, xác định nếu thuộc đối tượng hoàn thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn thuế theo kê khai của người nộp thuế. Trường hợp qua kiểm tra sơ bộ, có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác thì thông báo cho người nộp thuế biết về việc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, căn cứ văn bản pháp luật quy định, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không hoàn thuế. Thời hạn cơ quan hải quan phải ban hành quyết định hoàn thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế biết về việc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế cho người nộp thuế là trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế. Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế, nếu xác định không đủ điều kiện hoàn thuế thì thu hồi lại quyết định hoàn thuế và thực hiện truy thu, xử phạt theo quy định. 3.2/ Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau: 3.2.1/ Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau, cơ quan hải quan thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp lệ của hồ sơ; - Kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, phiếu nhập xuất kho, chứng từ thanh toán tiền hàng; việc hạch toán kế toán tại đơn vị; định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư; Kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị; - Kiểm tra xác minh đối chiếu các giao dịch kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong trường hợp qua kiểm tra phát hiện vụ việc có tính chất phức tạp, cần tiến hành kiểm tra thêm. 3.2.2/ Trường hợp qua kiểm tra, xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết lý do không hoàn thuế. 3.2.3/ Trường hợp qua kiểm tra xác định thuộc đối tượng hoàn thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn thuế theo kê khai của người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế. 3.3/ Căn cứ vào số tiền thuế người nộp thuế được hoàn, cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế. Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt thì ban hành quyết định hoàn thuế và lệnh thu Ngân sách. 3.4/ Quá thời hạn nêu trên, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan hải quan thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan hải quan còn phải trả tiền lãi tính từ ngày cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn thuế đến ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế. 4/ Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số thuế được hoàn và ghi rõ trên Tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và Tờ khai hải quan gốc người nộp thuế lưu: "Hoàn thuế... đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của..." và thực hiện theo trình tự xử lý tiền thuế được hoàn, nộp thừa, theo hướng dẫn tại điểm 5 dưới đây. 5/ Xử lý số tiền thuế được hoàn, nộp thừa: 5.1/ Trường hợp nguồn tiền hoàn thuế từ tài khoản tạm thu: Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau: 5.1.1/ Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế cho người nộp thuế theo đúng quy định. Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế còn thừa mà cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế. Khi bù trừ vào số tiền thuế phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan phải ghi rõ trên Tờ khai hải quan được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn thuế số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; Đồng thời ghi số tiền thuế đã trừ và số, ngày, tháng, năm của Tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính Quyết định hoàn thuế, các Tờ khai hải quan được hoàn thuế, Chứng từ nộp thuế của Tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi. 5.1.2/ Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế nộp thừa, được hoàn với số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ. 5.1.3/ Nếu sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế còn lại cho người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm 5.1.1 nêu trên. 5.2/ Trường hợp nguồn tiền hoàn thuế từ ngân sách: 5.2.1/ Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, cơ quan hải quan gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế. Căn cứ quyết định hoàn thuế do cơ quan hải quan ban hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế. Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau: - Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, Kho bạc Nhà nước thực hiện thoái thu theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước. - Trường hợp khoản thu đã quyết toán, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn thuế để theo dõi, quản lý. 5.2.2/ Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế và phải nộp bù trừ cho các khoản thuế khác, cơ quan hải quan gửi quyết định hoàn thuế và lệnh thu ngân sách cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hạch toán theo quy định. Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau: - Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 5.2.1 nêu trên; việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơ quan hải quan, thanh toán tiền hoàn thuế còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế. - Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuế theo hướng dẫn tại điểm 5.2.1 nêu trên; chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnh thu ngân sách của cơ quan hải quan cho Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạch toán thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán tiền hoàn thuế còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế. 5.3/ Việc xử lý số tiền thuế nộp thừa hướng dẫn tại điểm này không áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan. Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan, cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuế theo quy định. Việc xác nhận thực hiện như sau: - Người nộp thuế lập và gửi hồ sơ đề nghị xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan nơi đăng ký Tờ khai hải quan. Hồ sơ bao gồm: + Công văn đề nghị xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa, lý do nộp nhầm, nộp thừa: 01 bản chính; + Tờ khai hải quan của số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa: 01 bản chính, 01 bản photocopy; + Chứng từ nộp thuế: 01 bản chính. - Cơ quan hải quan đối chiếu giữa bản chính và bản photocopy của Tờ khai hải quan, chứng từ nộp thuế, trả lại bản chính Tờ khai cho người nộp thuế và cấp giấy xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa. - Trường hợp số tiền thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa do chính cơ quan hải quan phát hiện thì người nộp thuế không phải gửi hồ sơ đề nghị xác nhận. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế biết và cấp giấy xác nhận theo quy định. 6/ Thẩm quyền xét hoàn thuế: Cục trưởng Cục Hải quan địa phương nơi người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa hoặc được hoàn thuế thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Mục này. 7/ Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế: 7.1/ Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế) của các trường hợp thuộc điểm 4, 6, 7, 8, 9 Mục I Phần E Thông tư này cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền hoàn thuế chậm nhất là trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế nhập khẩu hoặc chậm nhất là trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế xuất khẩu. 7.2/ Trường hợp thuộc điểm 5 Mục I Phần E Thông tư này: 7.2.1/ Nếu người nộp thuế thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 (bốn lăm) ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu cuối cùng thuộc Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế. 7.2.2/ Nếu người nộp thuế không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định. Người nộp thuế được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế. Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu. 7.3/ Trường hợp thời hạn thanh toán tại hợp đồng xuất khẩu dài hơn 45 ngày kể từ ngày thực xuất khẩu hàng hoá, người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan hải quan theo đúng thời hạn hướng dẫn tại điểm 7.1 và 7.2 nêu trên đồng thời phải có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng. 7.4/ Nếu quá thời hạn nêu tại điểm 7.1, 7.2 và 7.3 mà người nộp thuế chưa nộp hồ sơ hoàn thuế, thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 8/ Thủ tục, trình tự, thẩm quyền xét không thu thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế còn trong thời hạn nộp thuế và chưa nộp thuế nhưng thực tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu, thực hiện như thủ tục, trình tự, thẩm quyền xét hoàn thuế. Riêng quyết định hoàn thuế được thay bằng quyết định không thu thuế. PHẦN G: GIA HẠN NỘP THUẾ; XOÁ NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT I/ Gia hạn nộp thuế: 1/ Trường hợp gia hạn nộp thuế: Người nộp thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, nộp tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. 2/ Hồ sơ gia hạn nộp thuế: - Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, nộp tiền phạt trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, số tiền phạt, thời hạn xin gia hạn. Trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan đề nghị gia hạn, cam kết kê khai chính xác và cung cấp đúng hồ sơ đề nghị gia hạn; kế hoạch và cam kết nộp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn; 01 bản chính - Hồ sơ khai thuế của số tiền thuế, tiền phạt xin gia hạn; 01 bản photocopy - Biên bản xác định mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kèm theo xác nhận của Sở Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguyên nhân đề nghị gia hạn đối với trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; 01 bản chính - Văn bản xác nhận của cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp người nôp thuế về mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh; do chính sách của Nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân đặc biệt khác; 01 bản chính - Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp di chuyển địa điểm kinh doanh; 01 bản photocopy - Văn bản về chính sách có thay đổi đối với trường hợp bị thiệt hại do chính sách Nhà nước thay đổi; 01 bản photocopy - Các giấy tờ chứng minh lý do đề nghị gia hạn nộp thuế đối với trường hợp do các nguyên nhân đặc biệt khác; 01 bản chính - Báo cáo số tiền thuế phải nộp phát sinh và tiền thuế nợ. 01 bản chính 3/ Tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn: 3.1/ Tiếp nhận hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ gia hạn được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ gia hạn được gửi qua đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan. - Trường nộp hồ sơ gia hạn được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ gia hạn do cơ quan hải quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. 3.2/ Xử lý hồ sơ: Trường hợp người nộp thuế đã gửi hồ sơ gia hạn nhưng chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ. Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan hải quan; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì không được gia hạn nộp thuế theo quy định. Trường hợp hồ sơ gia hạn đầy đủ, chính xác, đúng đối tượng theo quy định, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản về việc đồng ý gia hạn cho người nộp thuế biết trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 4/ Số tiền thuế, số tiền phạt được gia hạn: - Đối với trường hợp bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại vật chất và không có khả năng nộp thuế đúng hạn thì số tiền thuế, tiền phạt được gia hạn tối đa bằng tổng số tiền thuế, tiền phạt người nộp thuế còn nợ tính đến thời điểm xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, nhưng tối đa không quá trị giá vật chất bị thiệt hại. - Đối với các trường hợp do nguyên nhân khác thì số tiền thuế, tiền phạt được gia hạn tối đa bằng số tiền thuế, tiền phạt phát sinh. 5/ Thời gian gia hạn nộp thuế: 5.1/ Trường hợp bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại vật chất và không có khả năng nộp thuế đúng hạn: - Thời gian gia hạn tối đa là 2 (hai) năm nếu số tiền thuế đề nghị gia hạn từ 5 (năm) tỷ đồng trở lên. - Thời gian gia hạn tối đa là 1 (một) năm nếu số tiền thuế đề nghị gia hạn dưới năm (05) tỷ đồng. 5.2/ Trường hợp do các nguyên nhân khác: - Thời gian gia hạn tối đa là 1 (một) năm nếu số tiền thuế đề nghị gia hạn từ 5 (năm) tỷ đồng trở lên. - Thời gian gia hạn tối đa là sáu (06) tháng nếu số tiền thuế đề nghị gia hạn dưới 5 (năm) tỷ đồng. 6/ Người nộp thuế không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế, tiền phạt trong thời gian gia hạn nộp thuế. 7/ Thẩm quyền gia hạn nộp thuế: 7.1/ Đối với trường hợp thuộc tiết a, b, c khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007: 7.1.1/ Chi cục hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt thực hiện gia hạn trong trường hợp số tiền thuế, số tiền phạt phát sinh tại 01 Chi cục hải quan; 7.1.2/ Cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt thực hiện gia hạn trong trường hợp số tiền thuế, số tiền phạt phát sinh tại 02 Chi cục hải quan trở lên nhưng cùng một Cục Hải quan địa phương. 7.1.3/ Tổng cục Hải quan thực hiện gia hạn trong trường hợp số tiền thuế, số tiền phạt phát sinh tại 02 Cục Hải quan địa phương trở lên. 7.2/ Đối với trường hợp thuộc tiết d khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể. II/ Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt: 1/ Trường hợp xóa nợ tiền thuế, tiền phạt: Người nộp thuế được xem xét xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các trường hợp quy định tại Điều 65 Luật quản lý thuế. 2/ Hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: 2.1/ Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt của Chi cục hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, số tiền phạt đề nghị xoá nợ; 01 bản chính 2.2/ Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền phạt xin xoá nợ; 01 bản photocopy 2.3/ Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp người nộp thuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt; 01 bản chính 2.4/ Quyết định hoặc bản án của tòa án tuyên cá nhân được coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ; 01 bản chính 2.5/ Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. 01 bản photocopy 3/ Trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hải quan: 3.1/ Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt nếu người nộp thuế thuộc các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định tại Điều 65 Luật quản lý thuế gửi Cục Hải quan địa phương. 3.2/ Cục Hải quan đia phương có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và thực hiện như sau: - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải hướng dẫn rõ loại giấy tờ còn thiếu, chưa đúng quy định. - Nếu hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, phải gửi Tổng cục Hải quan hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định tại Điều 68 Luật quản lý thuế. 3.3/ Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Cục Hải quan địa phương gửi, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm đề xuất phương án xoá nợ tiền thuế, tiền phạt báo cáo Bộ Tài chính. 3.4/ Bộ Tài chính ban hành quyết định xóa nợ hoặc có văn bản thông báo cho người nộp thuế biết trường hợp không thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt do Tổng cục Hải quan báo cáo. 4/ Số tiền thuế, số tiền phạt được xóa: Số tiền thuế, số tiền phạt được xóa là tổng số tiền người nộp thuế còn nợ tính đến thời điểm bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt hoặc cá nhân được coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. 5/ Các quy định khác về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. PHẦN H: TRUY THU THUẾ I/ Các trường hợp phải truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1/ Các trường hợp đã được miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định của Thông tư này, nhưng sau đó hàng hóa sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã được miễn, xét miễn thuế thì phải nộp đủ thuế; trừ trường hợp chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện được miễn hoặc xét miễn thuế theo quy định tại Thông tư này. 2/ Trường hợp người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế thì phải truy nộp số tiền thuế còn thiếu trong thời hạn 365 ngày trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận có sự nhầm lẫn giữa người nộp thuế và cơ quan hải quan. 3/ Trường hợp nếu phát hiện có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế là ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định truy thu thuế. 4/ Các trường hợp thuộc đối tượng bị truy nộp thuế quy định tại Mục này mà số tiền thuế bị truy nộp dưới 50.000 đồng thì người nộp thuế không phải nộp số tiền đó. II/ Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1/ Đối với trường hợp nêu tại điểm 1 Mục I Phần này thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm có sự thay đổi mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế. Về thuế suất, nếu hàng hóa khi nhập khẩu ban đầu là hàng hóa mới thì áp dụng theo mức thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích của hàng hóa mới; còn nếu hàng hóa khi nhập khẩu ban đầu là hàng hóa đã qua sử dụng thì áp dụng theo mức thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích của hàng hóa đã qua sử dụng. Riêng các trường hợp mua xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu ban đầu thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế thì khi thay đổi mục đích sử dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất của xe đã qua sử dụng theo quy định tại thời điểm thay đổi mục đích sử dụng. Trước 1/5/2006 thì mức thuế suất thuế nhập khẩu xe chở người dưới 16 chỗ đã qua sử dụng được áp dụng là 150%; Từ ngày 1/5/2006 thì áp dụng theo mức thuế tuyệt đối quy định tại Quyết định số 69/2006/QĐ-TTg ngày 28/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 05/2007/QĐ-BTC ngày 15/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (không áp dụng tiêu chí hay điều kiện nhập khẩu loại xe đặc thù này như loại xe đã qua sử dụng quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/3/2006). Về trị giá tính thuế nhập khẩu: được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá, tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo Tờ khai hải quan đến thời điểm tính lại thuế) và được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của trị giá khai báo tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan. Trường hợp tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan mà không có trị giá khai báo hoặc trị giá khai báo không đúng với trị giá thực thanh toán thì giao Cục Hải quan nơi làm thủ tục chuyển nhượng xác định lại trị giá khai báo để làm căn cứ tính thuế. 2/ Đối với trường hợp nêu tại điểm 2 và 3 Mục I Phần này thì căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan trước đây. III/ Thời hạn kê khai tiền thuế là trong vòng 10 (mười) ngày, kể từ ngày thay đổi mục đích đã được miễn, xét miễn thuế trước đây nay phải nộp thuế đối với trường hợp nêu tại điểm 1 Mục I Phần này, trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn đối với trường hợp nêu tại điểm 2 Mục I Phần này; và kể từ ngày kiểm tra, phát hiện có sự gian lận, trốn thuế đối với trường hợp nêu tại điểm 3 Mục I Phần này. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì tổ chức, cá nhân không được tự thay đổi mục đích sử dụng trước khi được phép và ngày thay đổi mục đích là ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trường hợp tổ chức, cá nhân tự thay đổi mục đích sử dụng thì ngày thay đổi mục đích là ngày tổ chức, cá nhân tự thay đổi mục đích sử dụng. IV/ Thời hạn phải nộp số tiền thuế, tiền phạt (nếu có) là trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định về số thuế phải nộp, tiền phạt (nếu có) đối với trường hợp nêu tại điểm 1 Mục I Phần này hoặc kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định về số thuế phải truy thu, tiền phạt (nếu có) đối với trường hợp nêu tại điểm 2 và 3 Mục I Phần này. 1/ Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu người nộp thuế thực sự có khó khăn về tài chính và có văn bản đề nghị được nộp số tiền thuế, tiền phạt nêu trên dài hơn 10 ngày thì người nộp thuế phải đăng ký kế hoạch trả số tiền thuế, tiền phạt nêu trên và đồng thời phải có tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế, tiền phạt. Trong thời gian nộp chậm số tiền thuế, tiền phạt thì người nộp thuế mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp bằng 0,05% số tiền chậm nộp. Cục Hải quan địa phương nơi người nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan xem xét xử lý việc kéo dài thời hạn trong trường hợp này. 2/ Hồ sơ để áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 10 ngày: - Công văn đề nghị được nộp số tiền thuế, tiền phạt dài hơn 10 ngày, trong đó nêu rõ số tiền thuế, tiền phạt, lý do đề nghị, kế hoạch cam kết trả nợ tiền thuế, tiền phạt: 01 bản chính; - Hồ sơ khai thuế của số tiền thuế, tiền phạt đề nghị cho kéo dài thời hạn nộp thuế hơn 10 ngày: 01 bản photocopy; - Giấy bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế, tiền phạt: 01 bản chính. PHẦN K : HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ THUẾ I/ Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh: 1/ Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nợ tiền thuế, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. 2/ Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh. 3/ Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ dừng việc xuất cảnh của người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại điểm 1 trên đây theo đúng quy định tại Điều 53 Luật quản lý thuế. II/ Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động : 1/ Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật quản lý thuế và của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. - Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể. - Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể. - Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản. 2/ Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật: 2.1/ Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại. 2.2/ Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp. 2.3/ Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần nợ thuế còn lại do tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp. III/ Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp: 1/ Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2/ Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao. 3/ Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hải quan về việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại điểm 2 nêu trên. 4/ Thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật quản lý thuế. IV/ Các quy định khác về hoàn thành nghĩa vụ thuế thực hiện theo Luật quản lý thuế và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. PHẦN M : QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ; TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN 1/ Người nộp thuế được hưởng quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật quản lý thuế. 2/ Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật quản lý thuế. 3/ Quyền được cung cấp thông tin, tài liệu, hướng dẫn pháp luật thuế của người nộp thuế và trách nhiệm phải cung cấp thông tin, tài liệu, hướng dẫn pháp luật thuế của cơ quan hải quan cụ thể như sau: - Cơ quan hải quan hướng dẫn pháp luật thuế cho người nộp thuế theo các hình thức: cung cấp thông tin trên trang Web của cơ quan hải quan- http://www.customs.gov.vn; tọa đàm trực tiếp, hỏi đáp; tuyên truyền trên báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình, phát hành tờ rơi hoặc có văn bản hướng dẫn chính sách, pháp luật thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu. - Nội dung hướng dẫn bao gồm các quy định về chính sách thuế, thủ tục quản lý thuế như quy tắc phân loại mã số hàng hóa theo biểu thuế, phương pháp xác định trị giá tính thuế, phương pháp tính thuế, phương thức nộp thuế, thủ tục hồ sơ...; cung cấp thông tin, tài liệu, giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế cho người nộp thuế và các nội dung khác liên quan đến quản lý thuế nhưng không bao gồm những tài liệu, thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật. 4/ Quyền được xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế và trách nhiệm phải xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan hải quan cụ thể như sau: 4.1/ Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, người nộp thuế phải có văn bản đề nghị chính thức bằng văn bản, trong đó nêu rõ các nội dung: - Tên người nộp thuế, mã số thuế; - Nội dung yêu cầu xác nhận; - Tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận. 4.2/ Cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật. - Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo cụ thể lý do không xác nhận; - Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trước khi xác nhận, cơ quan hải quan gửi thông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận; - Thời hạn phải trả kết quả cho người nộp thuế là trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận của người nộp thuế. PHẦN N: KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM I/ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khiếu nại về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan giải quyết khiếu nại về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật quản lý thuế và pháp luật về khiếu nại, tố cáo. II/ Xử lý vi phạm: Người nộp thuế, công chức hải quan hoặc cá nhân khác liên quan có vi phạm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện. PHẦN P: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. 2/ Bãi bỏ Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 3/ Những hướng dẫn khác về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước đây trái với hướng dẫn tại Thông tư này đều bãi bỏ. 4/ Các nội dung về quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không được hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Luật hải quan, Luật quản lý thuế, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật này. 5/ Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi quy định tại Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó; trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi quy định tại Thông tư này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định tại Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại của dự án. Những dự án được cấp phép trước ngày 1/1/2006 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt danh mục hàng hoá miễn thuế thì cơ quan hải quan sẽ giải quyết miễn thuế theo danh mục đã được xét duyệt (nếu doanh nghiệp chưa nhập khẩu thì nhập khẩu từ đầu hoặc mới nhập khẩu một phần thì được nhập khẩu tiếp phần còn lại theo đúng quy định ưu đãi thuế tại giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư). Trường hợp chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt danh mục hàng hoá miễn thuế thì doanh nghiệp tự xác định, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng thuộc diện được miễn thuế theo đúng quy định tại giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nếu phát hiện kê khai không đúng thì sẽ bị truy thu thuế và xử lý theo quy định của pháp luật. 6/ Căn cứ để xác định những dự án được cấp phép kể từ ngày 1/1/2006 đến trước ngày Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thuộc dự án khuyến khích đầu tư là Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ. 7/ Đối với Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu (đối với tạm nhập, tái xuất), tái nhập khẩu (đối với tạm xuất, tái nhập), đã đăng ký với cơ quan hải quan trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - HĐND, UBND, Sở Tài Chính, Cục thuế, Cục Hải quan, Kho bạc NN các địa phương; Công báo; Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, CST, TCHQ. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/06/2007", "sign_number": "59/2007/TT-BTC", "signer": "Trương Chí Trung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-115-2009-TT-BTC-sua-doi-119-2008-TT-BTC-quan-ly-thanh-toan-quyet-toan-von-dau-tu-du-an-y-te-dia-phuong-huong-dan-Nghi-Quyet-18-2008-NQ-QH12-89302.aspx
Thông tư 115/2009/TT-BTC sửa đổi 119/2008/TT-BTC quản lý thanh toán quyết toán vốn đầu tư dự án y tế địa phương hướng dẫn Nghị Quyết 18/2008/NQ-QH12
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 115/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2009 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 119/2008/TT-BTC NGÀY 08/12/2008 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN Y TẾ DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 18/2008/NQ-QH12 NGÀY 03/6/2008 CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII. Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Căn cứ Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII; Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 (sau đây viết tắt là Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg); Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 119/2008/TT-BTC ngày 08/12/2008 hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án y tế đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa 12 như sau: 1. Sửa đổi điểm 1.3, phần II như sau: “1.3. Phân bổ vốn đầu tư hàng năm: Hàng năm, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ cho các địa phương, nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có); Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế thảo luận, thống nhất về danh mục và mức vốn cho từng dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ. Trong quá trình tham gia thảo luận với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế (kể cả trường hợp điều chỉnh phân bổ), Sở Tài chính có ý kiến bằng văn bản về danh mục dự án và mức vốn phân bổ cho từng dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp các dự án được ứng trước kế hoạch vốn năm sau, Ủy ban nhân dân tỉnh phải ưu tiên bố trí đủ số vốn đã ứng trước để thu hồi. Quyết định phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế để theo dõi, quản lý; gửi Kho bạc Nhà nước để có căn cứ thanh toán. Căn cứ Quyết định phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định”. 2. Bỏ điểm 1.4, phần II. 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư) để nghiên cứu, giải quyết. Nơi nhận: - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Website Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Sở Tài chính, KBNN, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Công báo; - Website Bộ Tài chính; - Lưu VT, Vụ Đầu tư. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "03/06/2009", "sign_number": "115/2009/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Hiếu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-16-CT-UBND-nam-2014-thuc-hien-nhiem-vu-nam-hoc-2014-2015-Da-Nang-250192.aspx
Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 2015 Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/CT-UBND Đà Nẵng, ngày 12 tháng 09 năm 2014 CHỈ THỊ VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015 Căn cứ Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 - 2015; Căn cứ tình hình thực tiễn của thành phố; Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học 2014 - 2015, Chủ tịch UBND thành phố chỉ thị: 1. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình và quy định về phân cấp quản lí của thành phố, tập trung triển khai các nhiệm vụ sau: a) Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 15-KH/TU ngày 23/5/2012 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. Hoàn thành việc công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào năm 2014. b) Thực hiện nghiêm túc và đẩy mạnh việc tuyên truyền các quy định về quản lí dạy thêm, học thêm theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 và Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/7/2014 của UBND thành phố; kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. c) Tiếp tục thực hiện các giải pháp giúp đỡ, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học theo Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 10/08/2009 của Thành ủy, rà soát hỗ trợ kịp thời học sinh thuộc diện gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không để học sinh bỏ học vì hoàn cảnh kinh tế. d) Tổ chức thanh, kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lí thu, chỉ trong các trường học, các cơ sở giáo dục; xử lí kịp thời những sai phạm trong các cơ sở giáo dục; tập trung giải quyết triệt để các hiện tượng tiêu cực, gây bức xúc trong nhân dân. Trong đó, chú ý đến việc tuyển sinh đầu cấp không đúng quy định; đặt ra các khoản thu tùy tiện, lạm thu; tổ chức dạy thêm, học thêm sai quy định. e) Chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện công khai các khoản đóng góp của học sinh ngay từ đầu năm học, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thu trái quy định, thực hiện nghiêm túc việc giãn thu và các quy định về tuyển sinh. g) Chỉ đạo các đơn vị, trường học thường xuyên thực hiện việc dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh trong khuôn viên nhà trường nhằm phòng ngừa các loại dịch bệnh. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể, căng tin trường học; phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn - chặn việc bán hàng rong xung quanh khu vực trường học. h) Phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác điều tra thu thập thông tin về nhu cầu gửi trẻ của người lao động tại các khu công nghiệp và khu chế xuất để tham mưu UBND thành phố thực hiện thí điểm xây dựng nhà trẻ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về nhiệm vụ năm 2014; kiểm tra giám sát chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt các nhóm trẻ độc lập, tư thục trên địa bàn các quận, huyện. i) Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đến năm học 2015-2016 có 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày tại trường. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo a) Tổ chức quán triệt sâu rộng trong đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo UBND thành phố. b) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các kế hoạch của thành phố về triển khai Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ; Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/01/2014 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. c) Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện rà soát các đề án, kế hoạch, chương trình về giáo dục và đào tạo đã được UBND thành phố phê duyệt; tham mưu cho UBND thành phố điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. d) Phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố hoàn thiện phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ; rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế để các cơ quan quản lí giáo dục được tham gia quyết định trong công tác quản lí nhân sự và các nguồn tài chính chi cho giáo dục; đẩy mạnh thực hiện giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục một cách thống nhất và hiệu quả. e) Tăng cường công tác giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, an toàn giao thông, rèn luyện thể chất. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập nhà trường; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường. g) Chú trọng công tác giáo dục quốc phòng về tình hình biển đảo, chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển, Luật Biển quốc tế và Luật Biển Việt Nam; tổ chức có hiệu quả các hoạt động hướng về biển đảo cho học sinh, sinh viên. Thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tham mưu ban hành tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương bậc giáo dục trung học, trong đó tập trung lưu ý về giáo dục chủ quyền biển đảo. h) Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học phù hợp với phương án tổ chức các kì thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cao kĩ năng ngoại ngữ, tin học; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới công tác tổ chức các kì thi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp thành phố; nâng cao chất lượng các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh. i) Tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. k) Thực hiện tốt Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường năng lực, trách nhiệm trong điều hành, quản lí tài chính, tài sản công; thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát công quỹ tại các đơn vị, trường học. l) Tham mưu UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/2009/CT-UBND ngày 04/12/2009 về việc tăng cường công tác quản lí nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. m) Phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện trong công tác tuyển dụng giáo viên hằng năm đảm bảo đội ngũ giáo viên giảng dạy ngay từ đầu năm học mới; quan tâm thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách theo quy định có liên quan đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục và người lao động. n) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tổ chức triển lãm giới thiệu các chương trình học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp sau trung học cơ sở với sự tham gia của các cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp. 3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội a) Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề để thu hút học sinh hoàn thành bậc trung học cơ sở nhưng không tiếp tục theo học trung học phổ thông vào học nghề. b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện quan tâm đào tạo nghề, đảm bảo tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề tại huyện Hòa Vang theo các tiêu chí quy định về xây dựng nông thôn mới; quan tâm tạo việc làm, bố trí công tác cho học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số đã hoàn thành chương trình bậc trung học phổ thông và các bậc học tiếp theo. 4. Sở Y tế Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác y tế trường học; thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống các loại dịch bệnh thường xảy ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. 5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư a) Tham mưu UBND thành phố ưu tiên ngân sách cho các đề án phát triển giáo dục đã ban hành, bố trí ngân sách cho các trường học đảm bảo tỷ lệ chi khác theo quy định hiện hành và có cơ chế để các cơ quan quản lí giáo dục được tham gia quyết định trong công tác quản lí các nguồn tài chính chi cho giáo dục. b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia xây dựng, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. c) Ưu tiên kinh phí xây dựng các phòng học để 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày vào năm học 2015-2016. 6. Sở Nội vụ a) Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện trong công tác tuyển dụng giáo viên hằng năm nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên giảng dạy ngay từ đầu năm học mới; rà soát việc thực hiện phân cấp quản lí, hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lí giáo dục giữa thành phố, quận, huyện, các sở, ban ngành đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lí giáo dục theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lí về giáo dục. b) Tham mưu UBND thành phố có cơ chế để các cơ quan quản lí giáo dục được tham gia quyết định trong công tác quản lí nhân sự ngành giáo dục. 7. Đề nghị Thành Đoàn Đà Nẵng a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng sống; giáo dục thể chất, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, tổ chức có hiệu quả các hoạt động hướng về biển đảo; chú trọng triển khai các hoạt động nhằm bồi dưỡng lí tưởng sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. b) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 18/3/2013 của UBND thành phố về Đề án “Tăng cường giáo dục Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các quận, huyện triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - TT TU, TT HĐND, TT UBND TP; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; - UBND các quận, huyện; - Lưu: VT, VX(Hiệp). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Đức Thơ
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "12/09/2014", "sign_number": "16/CT-UBND", "signer": "Huỳnh Đức Thơ", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-4373-KH-UBND-nam-2013-phong-trao-ve-sinh-yeu-nuoc-nang-cao-suc-khoe-Ho-Chi-Minh-205159.aspx
Kế hoạch 4373/KH-UBND năm 2013 phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4373/KH-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2013 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHONG TRÀO VỆ SINH YÊU NƯỚC, NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân, Công văn số 192/BYT-MT ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ Y tế về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân và Công văn số 3062/BYT-MT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh với các hoạt động cụ thể như sau: I. MỤC TIÊU PHONG TRÀO 1. Thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, mỗi đơn vị, mỗi người dân thành phố. Phong trào cần được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của mỗi người dân nhất là trên địa bàn xã, phường, thị trấn, quận, huyện. Triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố. 2. Tăng cường các hoạt động thông tin, thực hiện tốt việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể người dân về vệ sinh nâng cao sức khỏe, bảo đảm phong trào được thực hiện một cách sâu rộng và bền vững. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong, gương mẫu đi đầu trong việc hưởng ứng và thực hiện Phong trào, hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và cải thiện sức khỏe cho nhân dân. 3. Đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án… đang triển khai tại thành phố. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2015 1. Nhóm mục tiêu về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cộng đồng Tăng cường sự hiểu biết của người dân, huy động sự tham gia của cộng đồng và các nguồn lực để đảm bảo: - 100% số hộ gia đình thành thị và 95% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 55% theo quy chuẩn QCVN 02-BYT của Bộ Y tế; - 100% số hộ gia đình ở thành thị và 95% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy chuẩn QCVN 02-BYT của Bộ Y tế. - 95% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; không sử dụng phân tươi để chăm bón cây trồng, nuôi thủy sản; - 100% cơ sở sản xuất, nơi công cộng (trạm y tế xã, trường học, nhà ga, chợ, bến tàu…) có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng; - 100% trường học thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh trong học sinh, sinh viên; - Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định; các thôn ấp bản làng có điểm thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh và thực hiện phong trào phân loại, thu gom rác đảm bảo vệ sinh và thực hiện phong trào phân loại, thu gom và xử lý rác chất thải, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; - 90% người dân thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng. 2. Nhóm mục tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm Tăng sự hiểu biết của người dân về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng số các hộ dân cam kết không sản xuất rau không an toàn; số các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm cam kết thực hiện không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; số cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm cam kết thực hiện không có trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Y tế. 3. Nhóm mục tiêu về vệ sinh lao động Đẩy mạnh công tác vệ sinh lao động trong môi trường nhằm đạt: - 100% cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh nhà xưởng, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng. - 100% người lao động được tuyên tryền vệ sinh cá nhân tại nơi làm việc, sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân theo quy định. III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động chung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 730/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 về việc lấy ngày 02/7 hàng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức nhân dân. Bổ sung nội dung triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân. Toàn thành phố thống nhất chọn ngày chủ nhật đầu mỗi tháng là ngày huy động toàn thể nhân dân tham gia các hoạt động tổng vệ sinh đường phố, cơ quan, trường học tạo thói quen và nếp sống vệ sinh, văn minh trong nhân dân. Các cơ quan thông tin, báo đài tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thành phố về vệ sinh nâng cao sức khỏe, bảo đảm Phong trào được thực hiện sâu rộng và bền vững. 2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cộng đồng Thành phố tiếp tục triển khai các hoạt động về vệ sinh nhằm giải quyết các dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, các bệnh về da, phụ khoa và một số bệnh không lây nhiễm liên quan đến vệ sinh phòng bệnh. a) Thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân có lợi cho sức khỏe - Vận động người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay với xà phòng, vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể… - Thực hiện nếp sống vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, ở sạch; ăn uống hợp lý và rèn luyện thân thể. Đẩy mạnh các hoạt động 3 sạch trong Phong trào "5 không, 3 sạch" bao gồm: sạch nhà gắn với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm; sạch ngõ gắn với vệ sinh môi trường. b) Cải thiện vệ sinh môi trường - Thực hiện tốt vệ sinh nơi công cộng, trên các phương tiện phục vụ giao thông công cộng như: cơ quan công sở, tàu hỏa, bến tàu, nhà ga, chợ, khu du lịch, nơi lễ hội,… - Vận động người dân xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, dời chuồng gia súc xa nhà và không thả rông gia súc. - Vận động người dân xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình. - Vận động người dân thu gom, loại bỏ dụng cụ phế thải xóa bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. - Quản lý, xử lý tốt nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề; không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường. Định kỳ hàng tháng tổ chức đợt tổng vệ sinh đường phố, tổng vệ sinh cơ quan, trường học, nơi công cộng và nhà dân để tạo thói quen và nề nếp vệ sinh trong nhân dân. - Triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn cung cấp nước ăn uống và sinh hoạt, vận động người dân sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh nguồn nước, dụng cụ chứa nước. Thực hiện tốt vệc xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa lũ lụt. 3. Vệ sinh an toàn thực phẩm - Triển khai phong trào "ba không": các hộ dân, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cam kết thực hiện không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn, không bán phụ gia thực phẩm không có trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Y tế. - Thực hành tốt về vệ sinh trong nuôi trồng, giết mổ và sản xuất thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến và phân phối thực phẩm. - Thực hiện tốt vệ sinh trong dịch vụ ăn uống đảm bảo bếp ăn mỗi gia đình, bếp ăn tập thể của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống… ngày càng sạch hơn, an toàn hơn, văn minh hơn. - Tổ chức tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các dịp lễ hội và ăn uống tập thể. - Triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động thúc đẩy "Bữa ăn an toàn". 4. Vệ sinh trong lao động - Triển khai phát động phong trào vệ sinh yêu nước tại nơi làm việc, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất. - Đảm bảo vệ sinh môi trường lao động, vệ sinh cá nhân cho người lao động. IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HUYỆN: 1. Sở Y tế: - Sở Y tế là cơ quan đầu mối phối hợp với các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân của thành phố, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khơi dậy, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân tham gia giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan đến sức khỏe như vệ sinh để phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường cho người lao động, cho bản thân và cộng đồng; vận động người dân thay đổi thói quen, tập quán vệ sinh lạc hậu, thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe. Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; bảo đảm an toàn trong vệ sinh trong lao động để phòng chống tai nan lao động bệnh nghề nghiệp. - Tổng hợp, dự thảo báo cáo kết quả triển khai thực hiện các hoạt động của phong trào vào đầu tháng 12 hàng năm. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu liên quan đến vệ sinh môi trường nông thôn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sản xuất nông nghiệp theo quy trình sản xuất an toàn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm; - Chỉ đạo việc cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân khu vực nông thôn sử dụng. Tiếp tục vận động người dân xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà, không sử dụng phân tươi để chăm bón cây trồng, nuôi thủy sản. Thực hiện tốt vệ sinh trong nông nghiệp, bảo đảm thực phẩm cung cấp cho người dân được an toàn, vệ sinh. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Triển khai các hoạt động giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan đến ô nhiễm môi trường, khai thác nguồn nước ngầm; có kế hoạch cụ thể từng bước giảm thiểu, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường và kiểm soát khai thác nguồn nước ngầm trong khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất,…Đặc biệt có kế hoạch phát động phong trào rộng khắp trong nhân dân nhằm thay đổi tập quán, ý thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường. 4. Sở Giao thông vận tải: Giám sát việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố; tổ chức thực hiện quy hoạch cấp nước, thoát nước của thành phố. 5. Sở Xây dựng: Quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. 6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Đẩy mạnh việc thông tin, giáo dục, truyền thông, giảng dạy lồng ghép kiến thức và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho học sinh, sinh viên trong nhà trường để tạo thói quen thực hành các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe. Hình thành, xây dựng và phát triển các phong trào học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh và nâng cao sức khỏe trong trường học và cộng đồng. 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Bổ sung các hoạt động, tiêu chí về vệ sinh yêu nước vào Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Khơi dậy những nét đẹp văn hóa, giữ gìn nếp sống văn minh. Tuyên truyền và vận động sâu rộng trong quần chúng để mọi người tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động của Phong trào. Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại". 8. Sở Công Thương: Vận động doanh nghiệp, tiểu thương, người kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng tích cực tham gia các hoạt động của phong trào. Tổ chức các hoạt động tổng vệ sinh tại nơi kinh doanh vào ngày chủ nhật đầu mỗi tháng. 9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài thành phố đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân cho các tổ chức, cơ quan và người dân biết để tham gia thực hiện. 10. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư: bố trí kinh phí tạo điều kiện cho Sở Y tế, các sở - ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố tiến hành triển khai các hoạt động của Phong trào. 11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố: Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai phong trào; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tự giác tham gia phong trào; đồng thời lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". 12. Ủy ban nhân dân quận - huyện: Ủy ban nhân dân quận - huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, Ban điều hành các khu phố, tổ dân phố tổ chức phát động và có hướng dẫn việc lồng ghép việc thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân vào các hoạt động của địa phương; nghiên cứu phối hợp tổ chức ngày chủ nhật đầu mỗi tháng là ngày huy động toàn thể nhân dân tham gia các hoạt động tổng vệ sinh đường phố, cơ quan, trường học trên địa bàn. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả hoạt động về Sở Y tế (cơ quan thường trực) vào ngày 30 tháng 11 hàng năm, để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét báo cáo cho Bộ Y tế và Chính phủ./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Y tế; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQVN thành phố; - Các sở-ban-ngành thành phố; - Các đoàn thể thành phố; - Ủy ban nhân dân các quận - huyện; - VPUB: CPVP; Phòng VX, ĐTMT; - Lưu VP (VX/P) P. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hứa Ngọc Thuận
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "20/08/2013", "sign_number": "4373/KH-UBND", "signer": "Hứa Ngọc Thuận", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-2048-KH-BNN-TCCB-2013-kiem-tra-cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-210898.aspx
Kế hoạch 2048/KH-BNN-TCCB 2013 kiểm tra công tác cải cách hành chính
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2048/KH-BNN-TCCB Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2013 KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2013 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ; Căn cứ Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 (Nghị quyết số 30c ngày 08/11/2011 của Chính phủ); Chương trình, Kế hoạch CCHC của Bộ giai đoạn 2011-2015 đến 2020 và Kế hoạch CCHC năm 2013. Trên cơ sở chương trình kế hoạch kiểm tra công tác CCHC năm 2013 của Bộ Nội vụ (Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 17/5/2013), Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC năm 2013, với nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Có căn cứ đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ trong chỉ đạo thực hiện công tác CCHC (theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình, Kế hoạch CCHC của Bộ). - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch CCHC năm 2013, giám sát tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đánh giá tổng hợp kết quả trên các lĩnh vực CCHC đã xác định trong kế hoạch. - Thông qua kiểm tra phát hiện những mặt mạnh, những điển hình, sáng kiến cũng như những tồn tại, thiếu sót và khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo triển khai CCHC của các đơn vị làm cơ sở để tham mưu, kiến nghị, đề xuất những giải pháp khắc phục kịp thời. - Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý trong việc triển khai thực hiện công tác CCHC. 2. Yêu cầu - Tiến hành kiểm tra đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị được kiểm tra. - Việc kiểm tra phải tuân thủ đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao. II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA 1. Hình thức kiểm tra: - Áp dụng hình thức tự kiểm tralà chính, căn cứ nội dung hướng dẫn các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tự kiểm tra ở cơ quan mình và các đơn vị trực thuộc, báo cáo kết quả kiểm tra (theo đề cương hướng dẫn) gửi về Vụ Tổ chức cán bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) theo thời gian quy định. - Bộ sẽ tổ chức Đoàn kiểm tra trực tiếp một số đơn vị như sau: + Các Tổng cục: Thuỷ sản, Thuỷ lợi. + Các Cục: Bảo vệ thực vật, Thú y, Chăn nuôi, Quản lý chất lượng NLS và thuỷ sản, Chế biến thương mại NLTS và nghề muối, Kinh tế hợp tác và PTNT. + Các Vụ: Kế hoạch, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp. + Các Ban quản lý dự án: Lâm nghiệp, Thuỷ lợi. 2. Thời gian kiểm tra - Thời gian: Bắt đầu từ tháng 10/2013, sẽ thông báo lịch cụ thể với từng đơn vị trước 10 ngày làm việc. - Địa điểm: Tại trụ sở đơn vị được kiểm tra. II. NỘI DUNG KIỂM TRA 1. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC. 2. Cải cách thể chế. 3. Cải cách thủ tục hành chính. 4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. 6. Cải cách tài chính công. 7.Hiện đại hoá nền hành chính. (Nội dung cụ thể theo Đề cương báo cáo kèm theo kế hoạch kiểm tra). III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA 1. Thành phần đoàn kiểm tra: - Đoàn kiểm tra của Bộ gồm có Lãnh đạo Vụ TCCB, Văn phòng Thường trực CCHC và đại diện các đơn vị: Vụ Pháp chế, Tài chính, KHCN và môi trường, Trung tâm Tin học và Thống kê. - Riêng một số đơn vị: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Vụ Kế hoạch Bộ sẽ mời Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ (Vụ cải cách hành chính chủ trì và lãnh đạo một số đơn vị có liên quan) kiểm tra theo chương trình kế hoạch kiểm tra công tác CCHC năm 2013 của Bộ Nội vụ (Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 17/5/2013). 2. Thành phần đoàn làm việc của đơn vị được kiểm tra: Đại diện lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo phụ trách CCHC, công chức đầu mối CCHC và công chức có liên quan. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Vụ Tổ chức cán bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) đầu mối tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả kiểm tra. 2. Các đơn vị liên quan thuộc Bộ căn cứ kế hoạch, nội dung hướng dẫn tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra của đơn vị và báo cáo kết quả tự kiểm tra (đối với đơn vị tự kiểm tra) và báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC của đơn vị năm 2013 theo nội dung đề cương, gửi về Vụ tổ chức cán bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) trước ngày 20/9/2013, phối hợp tốt với đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra tại đơn vị (đối với đơn vị được Bộ kiểm tra). 3. Về kinh phí: Thực hiện theo quy định hiện hành từ nguồn kinh phí CCHC đã được phê duyệt năm 2013. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên hệ với Vụ Tổ chức cán bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) đề được hướng dẫn giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, VPCCHC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Văn Tám ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CCHC CỦA ĐƠN VỊ (Kèm theo Kế hoạch số ngày /6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CCHC NĂM 2013 1. Công tác chỉ đạo, điều hành 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạchCCHC II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CCHC (tính từ đầu năm 2013 đến thời gian được kiểm tra) 1. Cải cách thể chế - Hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách - Rà soát văn bản quy phạm pháp luật. - Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL. 2. Cải cách thủ tục hành chính - Thực hiện cải cách thủ tục hành chính. - Kiểm soát thủ tục hành chính và công khai thủ tục hành chính 3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính - Thực hiện theo văn bản hướng dẫn. - Đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của Bộ máy. 4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức. - Về công tác đào tạo bồi dưỡng. 5. Cải cách tài chính công Kết quả thực hiện các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ... 6. Hiện đại hoá nền hành chính - Công tác xây dựng và mở rộng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành chung của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. - Triển khai thực hiện lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của đơn vị ở các mức độ (đặc biệt mức độ 3 trở lên); công tác chuẩn bị triển khai thực hiện thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia (nếu có). - Công tác duy trì áp dụng, phòng ngừa cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 tại đơn vị. - Thực trạng trụ sở làm việc của đơn vị hiện nay. 3. Những khó khăn, đề xuất, kiến nghị 3.1. Khó khăn 3.2. Đề xuất, kiến nghị … BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "20/06/2013", "sign_number": "2048/KH-BNN-TCCB", "signer": "Vũ Văn Tám", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-305-KH-UBND-2022-Giai-quyet-diem-tu-diem-phuc-tap-ve-ma-tuy-tai-xa-phuong-Ha-Noi-543004.aspx
Kế hoạch 305/KH-UBND 2022 Giải quyết điểm tụ điểm phức tạp về ma túy tại xã phường Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 305/KH-UBND Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2022 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN “GIẢI QUYẾT ĐIỂM, TỤ ĐIỂM VÀ CHUYỂN HÓA ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM PHỨC TẠP VỀ MA TUÝ TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thực hiện Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 5027/QĐ-BCA-C04 ngày 05/7/2022 của Bộ Công an ban hành phê duyệt Dự án “Giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn”, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án trên địa bàn Thành phố với nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uy, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể, tổ chức, các lực lượng quần chúng, huy động các cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp phòng, chống ma túy tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố. 2. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm về ma túy trên toàn thành phố; thực hiện có hiệu quả công tác nắm, dự báo tình hình và đánh giá đúng thực trạng về tình hình có liên quan đến tội phạm ma túy tại các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy để đề xuất giải pháp hiệu quả. 3. Xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, địa phương theo phân cấp, theo chức năng nhiệm vụ được giao trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh tội phạm ma túy, không để điểm, tụ điểm tái phức tạp; từng bước đẩy lùi và làm chuyển biến căn bản về tình hình tội phạm ma túy tại xã, phường, thị trấn. 4. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, khám phá các ổ, nhóm, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tại các địa bàn trọng điểm phức tạp, nhất là các đường dây tội phạm về ma túy có tổ chức, liên tỉnh. Tập trung đấu tranh triệt xóa các điểm, tụ điểm và chuyển hóa căn bản các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn liên quan đến tội phạm mua bán, tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy. Phòng ngừa, ngăn chặn không để hình thành các điểm, tụ điểm phức tạp mới, không để xảy ra tình trạng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy công khai ở các địa bàn công cộng, khu dân cư, trường học...; không để tái hình thành các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy đã được triệt phá. 5. Kế hoạch phải được triển khai sâu rộng và xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trong công tác giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn. Hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch theo đúng tiến độ, thời gian quy định với hiệu quả cao nhất. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung - Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của lực lượng chuyên trách trong công tác phòng, chống ma túy nói chung, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn Thành phố nói riêng trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn, không để hình thành các điểm phức tạp về ma túy ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình ANTT, TTATXH, gây bức xúc dư luận; xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh tội phạm, tệ nạn ma túy, không để điểm, tụ điểm tái phức tạp sau khi triệt xóa, từng bước đẩy lùi và làm chuyển biến căn bản về tình hình tội phạm ma túy tại địa bàn xã, phường, thị trấn. - Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và vận động quần chúng tham gia tố giác tội phạm và tệ nạn về ma túy; đảm bảo các kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức, thời lượng, và nội dung phù hợp với tình hình tại các xã, phường, thị trấn, trường học, khu công nghiệp. Chất lượng tin bài, sản phẩm truyền thông về ma túy tăng hàng năm. - Tổ chức rà soát, thống kê lập danh sách các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy và các địa bàn cần lựa chọn để chuyển hóa trên phạm vi toàn quốc, nhằm đánh giá đúng thực trạng để kịp thời có giải pháp phòng ngừa và đấu tranh đạt hiệu quả. Tập trung đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm và chuyển hóa căn bản các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn liên quan đến tội phạm mua bán, tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy. Phòng ngừa, ngăn chặn không để hình thành các điểm, tụ điểm phức tạp mới, không để xảy ra tình trạng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy công khai ở các địa bàn công cộng, khu dân dư, trường học... - Tăng cường công tác quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, công tác quản lý sau cai; triệt để giải quyết tình hình phức tạp về ma túy và chuyển hóa cơ bản các địa bàn phức tạp đã được xác định. - Tập trung đấu tranh triệt phá, bóc gỡ triệt để các dường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý; quản lý chặt chẽ, đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp đã được xác định và các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT có dấu hiệu vi phạm, không để tội phạm lợi dụng mua bán, tổ chức, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. - Nâng cao trách nhiệm, năng lực tổ chức chỉ đạo điều hành của lãnh đạo chỉ huy các cấp trong công tác phòng, chống ma túy tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn trước. - Phấn đấu đến năm 2025 đạt được ca 03 mục tiêu “giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại” về ma túy. 2. Mục tiêu cụ thể (hàng năm) - Số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy được triệt xóa tăng từ 5% so với năm trước, chủ động đưa vào quản lý điểm, tụ điểm phức tạp mới để có giải pháp đấu tranh hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, triệt xóa được 80% các “điểm nóng” về ma túy. - Đối với địa bàn cần chuyển hóa đạt ít nhất 60% tổng số địa bàn được lựa chọn, thực hiện có hiệu quả các giải pháp để duy trì bền vững kết quả đã đạt được, ít nhất 85% các địa bàn đã được chuyển hóa không để phức tạp trở lại sau chuyển hóa (thực hiện theo Kế hoạch 113/KH-BCA-V01 ngày 22/3/2021 của Bộ Công an và Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 19/5/2021 của Ban Chỉ đạo 138 Thành phố về thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025). - Tăng cường công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, đảm bảo trên 80% số người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng; - Kiềm chế tỷ lệ gia tăng số người nghiện ma túy mới dưới 1% so với năm trước; tăng số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy[1]; giảm tính chất phức tạp của 5% xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn ma túy. III. PHẠM VI THỰC HIỆN, THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Phạm vi thực hiện - Dự án được triển khai, thực hiện phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn Thành phố. - Đối tượng thụ hưởng: các lực lượng, đơn vị thuộc Công an Thành phố, trọng tâm là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc phòng PC04 và công an các quận, huyện, thị xã và Công an cấp xã. 2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn từ năm 2022 đến hết năm 2025. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ma túy[2] và Quyết định số 1425/QĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025[3], gắn kết chặt chẽ, lồng ghép nội dung chương trình phòng, chống ma túy với phòng, chống tội phạm và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác ở đơn vị, địa phương. 2. Tham mưu với Ban chỉ đạo 138 cùng cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy; ban hành kế hoạch, xác định địa bàn thực hiện, phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo và các tổ chức đoàn thể có liên quan. 3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên không gian mạng, tập trung vào đối tượng nguy cơ cao; thông qua các hình ảnh trực quan như khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi, cử báo cáo viên, tuyên truyền viên trực tiếp tuyên truyền; tổ chức các buổi mao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu, sân khấu hóa... Thường xuyên cập nhật và tuyên truyền, phổ biến thông tin cho nhân dân về các quy định của pháp luật về ma túy, tác hại của ma túy, cách thức phòng, chống ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp cũng như phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy; xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt dành cho thanh, thiếu niên, học sinh và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, trong đó đặc biệt lưu ý tuyên truyền các quy định của pháp luật trong việc định tội danh và xử lý đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. 4. Đẩy mạnh công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tham gia đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy, tố giác, truy bắt các đối tượng phạm tội về ma túy. Làm tốt công tác biểu dương khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; biểu dương khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến, tập trung vào những người có quá khứ phạm tội về ma túy nay đã tiến bộ, có việc làm và ổn định thu nhập, đảm bảo đời sống. 5. Tập trung công tác phòng ngừa, đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn đã được lựa chọn. - Tổ chức rà soát, thống kê, phân loại và lập hồ sơ quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy; áp dụng các biện pháp quản lý theo đúng quy định của Luật phòng, chống ma túy 2021. Kịp thời tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền cơ sở các giải pháp phòng ngừa xã hội, như: tăng cường giáo dục, quản lý, không để người nghiện tiếp tục gia tăng và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong thủ tục hành chính đưa đi cai nghiện ma túy. - Thực hiện rà soát, thu thập tài liệu của các đối tượng liên quan đến tệ nạn và hoạt động phạm tội về ma túy tại các địa bàn xã, phường, thị trấn; nắm tình hình tại các điểm, tụ điểm, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh vi phạm pháp luật về ma túy để phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước, quản lý nghiệp vụ phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh. - Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công tác điều tra, tăng cường điều tra mở rộng các vụ án về ma túy, hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ để đưa ra truy tố, xét xử các vụ án về ma túy trên địa bàn. Lựa chọn, đưa các vụ án điểm, án điển hình ra xét xử công khai tại địa bàn để răn đe, giáo dục, cảnh báo đối với những đối tượng khác. - Hàng năm, xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyển hóa các địa bàn phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; rà soát, xác minh, lập hồ sơ, phân loại các đối tượng có biểu hiện hoạt động hiện hành, áp dụng các biện pháp và đối sách tiến hành phòng ngừa phù hợp. - Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm có liên quan tại các điểm, tụ điểm và địa bàn phức tạp cần chuyển hóa. 6. Vận động nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy; tổ chức kiểm tra, phát hiện và phá nhổ cây có chứa chất ma túy. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống ma túy; nhận biết về cây có chứa chất ma túy, tác hại của ma túy; phòng ngừa việc trồng cây có chứa chất ma túy tại nhà riêng, chung cư cao tầng ở các khu đô thị lớn, khu đất trống, bãi giữa sông Hồng. - Tổ chức nắm tình hình, kiểm tra, xử lý và phá bỏ cây có chứa chất ma túy (chú ý các khu vực bãi đất trống vắng người qua lại, bãi bồi trên các sông, vườn nhà riêng...) xác định làm rõ những người có liên quan đến hành vi trên. Tổ chức cho người dân trên địa bàn ký cam kết không trồng cây có chứa chất ma túy. 7. Tiếp tục nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra, xử lý tội phạm về ma túy và đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc và kiến nghị việc hướng dẫn thực hiện Chương XX Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; đề xuất bổ sung một số chất gây nghiện mới vào danh mục các chất ma túy và một số loại hình kinh doanh nhạy cảm vào danh mục các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP . 8. Tăng cường nguồn lực cho lực lượng Công an cấp cơ sở; củng cố lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy tại các đơn vị, địa phương các cấp, trọng tâm lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: chú trọng kiện toàn Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Công an các huyện; tiếp tục nghiên cứu thành lập thêm các Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại Công an các huyện chưa có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy riêng, đảm bảo 30 Công an quận, huyện, thị xã đều có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Bổ sung, bổ nhiệm đủ số lượng và nâng cao chất lượng cho đội ngũ Trinh sát viên, Điều tra viên thuộc Công an các huyện làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và lực lượng Công an xã trực tiếp quản lý địa bàn có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. 9. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng của lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy tại các đơn vị, địa phương, chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực cho lực lượng trinh sát, điều tra viên các cấp trong lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Công an thành phố Hà Nội. 10. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma túy, đấu tranh với tội phạm ma túy, cai nghiện ma túy.... ứng dụng các nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại vào công tác phòng, chống ma túy. 11. Đảm bảo các phương tiện, trang thiết bị đặc thù phục vụ công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy tại các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. - Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh, như: xây dựng trụ sở làm việc của Công an cấp xã, bổ sung trang thiết bị phương tiện phục vụ công tác bắt, khám xét, dẫn giải đối tượng phạm tội về ma túy (ô tô, xe máy, xe đặc chủng); các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật phục vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án như: ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can; sử dụng kỹ thuật tại các buồng giam đối tượng phạm tội ma túy, các phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ giám định, test thử chất ma túy... - Tiếp tục hỗ trợ các nguồn kinh phí phục vụ công tác điều tra án về ma túy và kịp thời có hình thức động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong điều tra, xử lý các vụ án về ma túy tại các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN - Nguồn kinh phí thực hiện Dự án: từ nguồn kinh phí Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt theo Quyết định số 5027/QĐ-BCA-C04 ngày 05/7/2022 của Bộ Công an ban hành phê duyệt Dự án “Giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn” và nguồn ngân sách của địa phương theo phân cấp hoặc các nguồn huy động hợp pháp khác. - Nội dung và mức chi trong dự án thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 5026/QĐ-BCA-C04 ngày 05/7/2022 của Bộ Công an và các văn bản hướng dẫn khác theo quy định. VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Công an Thành phố (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 138 Thành phố) - Tham mưu Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ đạo 138 Thành phố: + Xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản về công tác phòng, chống ma túy theo các nội dung của Dự án đề ra; báo cáo sơ, tổng kết các kế hoạch chuyên đề về công tác phòng, chống ma túy và chương trình mục tiêu phòng, chống ma túy (theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương và Thành phố). + Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phân bổ kinh phí Dự án hàng năm cho các đơn vị theo quy định. + Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Dự án; khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy. - Tổ chức rà soát, thống kê, nắm tình hình nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội địa bàn có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, địa bàn thực hiện chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn Thành phố, trọng tâm cấp xã. - Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung lực lượng đấu tranh, triệt xóa các điểm mua bán và tổ chức sử dụng trái phép ma túy; giải quyết điểm, tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma túy. - Thực hiện tốt vai trò Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 138 Thành phố, chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc tham gia tích cực công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. 2. Sở Y tế - Chỉ đạo các cơ sở y tế, đặc biệt là y tế tuyến xã, phường, thị trấn (tập trung vào địa phương nằm trên tuyến, là địa bàn trọng điểm, địa bàn có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, địa bàn thực hiện chuyển hóa...) thực hiện phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương trong việc xác định tình trạng nghiện ma túy theo đúng quy định. - Duy trì hoạt động các cơ sở điều trị Methadone, phối hợp với các ngành chức năng quản lý tốt số người đang điều trị bằng Methadone. Chủ động phối hợp với cơ quan Công an nơi có Cơ sở điều trị Methadone, để bảo vệ an ninh trật tự tại nơi cơ sở trú đóng. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất theo phân cấp quản lý. 3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, dạy nghề quản lý sau cai trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại các địa phương xác định có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, địa bàn thực hiện chuyển hóa. Tích cực triển khai, tập trung hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng và quản lý sau cai. - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống ma túy, các mô hình, điển hình về công tác cai nghiện có hiệu quả, các xã, phường nằm trên địa bàn, tuyến trọng điểm phức tạp về ma túy làm tốt công tác phòng, chống ma túy, Tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện giúp đỡ người cai nghiện thành công, thực hiện tốt phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện hòa nhập cộng đồng”. 4. Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp Công an Thành phố và các sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy trọng tâm tại địa bàn có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, địa bàn thực hiện chuyển hóa.... 5. Sở Giáo dục và Đào tạo Tổ chức các hoạt động giao lưu, tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống ma túy cho học sinh phù hợp với các hình thức dạy và học; phối hợp với các đơn vị có liên quan (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...) triển khai kế hoạch dự phòng nghiện ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. 6. Sở Tài chính - Trên cơ sở đề xuất của Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan, Sở Tài chính rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định giao dự toán chi ngân sách từ nguồn vốn sự nghiệp cho Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan phục vụ công tác phòng, chống ma túy theo quy định của pháp luật. - Tham mưu UBND Thành phố cân đối, đảm bảo các nguồn kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp phục vụ kịp thời nhiệm vụ đột xuất hoặc theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 138 Thành phố và UBND Thành phố phục vụ công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát phát hiện kịp thời các cơ quan, đơn vị, cá nhân trồng trái phép các cây có chứa chất ma tuý; quản lý chặt chẽ thuốc thú y chứa chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất ma túy. 8. Cục Hải quan Thành phố Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực cửa khẩu thuộc các tuyến hàng không, bưu điện, chú ý lĩnh vực xuất nhập khẩu tân được, thuốc thú y, hóa chất, tiền chất... liên quan đến ma túy. Thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố. 9. Sở Công thương Phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu trái phép các loại ma túy, tiền chất, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy theo quy định pháp luật. Thực hiện nghiêm túc các quy định về phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng khí N2O và các hóa chất tương tự để hạn chế tình trạng nghiện sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các quận, huyện, thị xã nhất là tại địa bàn có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, địa bàn thực hiện chuyển hóa và phối hợp chặt chẽ cơ quan điều tra cùng cấp, tăng cường công tác truy tố, xét xử các vụ án phạm tội về ma túy; tăng cường công tác nghiên cứu hồ sơ, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội - Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với chính quyền cùng cấp chủ động lồng ghép các hoạt động Dự án với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực thực hiện phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, phối hợp với các ngành chức năng quản lý giáo dục người nghiện sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn, trọng tâm các địa bàn có điểm, tụ điểm và thực hiện chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị liên quan lựa chọn các tấm gương cá nhân, tập thể, mô hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống ma túy để đề xuất khen thưởng, tổ chức biểu dương, tôn vinh và nhân rộng. 12. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo các cấp, ngành tham mưu Đảng ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền (trọng tâm các địa bàn trọng điểm) đưa nội dung, nhiệm vụ công tác phòng, chống ma túy vào chương trình hoạt động chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và coi đây là một chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Định hướng công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy cho các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố. 13. Đề nghị các Hội, đoàn thể chính trị Thành phố (Cựu Chiến binh, Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy. Tích cực vận động người nghiện và gia đình người nghiện tự nguyện cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy. Phân công hội viên đảm nhận, quản lý, giúp đỡ trực tiếp người nghiện sau cai là con hội viên hoặc ở cộng đồng sau 02 năm không tái nghiện. Tạo việc làm, hỗ trợ người sau cai nghiện vay vốn sản xuất, kinh doanh ổn định đời sống... nhất là tại các địa bàn có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, địa bàn thực hiện chuyển hóa.... Tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy. Tổ chức lồng ghép các hoạt động của hệ thống Hội, đoàn thể với nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các địa bàn trọng điểm; tập trung tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động, mô hình, các gương điển hình của Hội, đoàn thể trong công tác phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó, vận động các tổ chức, gia đình và từng cá nhân quan tâm chăm lo giáo dục, quản lý các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, kiểm soát tốt và bài trừ tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội. 14. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Xây dựng các phóng sự, tài liệu tuyên truyền phòng, chống ma túy nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân; kịp thời cảnh báo phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy, đồng thời nêu gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong đấu tranh phòng, chống ma túy... 15. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và Thành phố triển khai, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép các hoạt động chuyên môn của đơn vị. 16. Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố (Sở Nội vụ) Phối hợp Công an Thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát, báo cáo, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy nói chung, trong việc triển khai Dự án trên địa bàn Thành phố nói riêng; đặc biệt, thông qua việc điều tra, khám phá các vụ án về ma túy, tổng hợp xem xét đề xuất khen thưởng, động viên quần chúng Nhân dân tích cực giúp đỡ cơ quan Công an để kịp thời khích lệ phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. 17. UBND các quận, huyện, thị xã - Xây dựng, triển khai Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố trên địa bàn, để ra các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tiễn, yêu cầu của địa phương; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Đối với địa phương được xác định là địa bàn có điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, địa bàn thực hiện chuyển hóa... đề ra các giải pháp, kế hoạch thực hiện cụ thể, hiệu quả. - Chỉ đạo Công an cùng cấp tổ chức phòng, ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi liên quan đến ma túy. Tổ chức rà soát người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, lập hồ sơ theo dõi, quản lý và làm tốt công tác quản lý người nghiện sau cai nghiện ma túy. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xây dựng các chốt lưu động kiểm tra tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy và địa bàn có nguy cơ phát sinh phức tạp về ma túy. Kịp thời phát hiện và triệt xóa các tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn. - Chỉ đạo cán bộ khối Văn hóa - Xã hội, Tư pháp xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ: Có kế hoạch cụ thể tuyên truyền phòng, chống ma túy phù hợp với từng địa bàn dân cư, trình độ dân trí và đến được các đối tượng có nguy cơ cao. Tham gia hướng dẫn, tư vấn về pháp luật, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và giải quyết các vấn đề sau cai nghiện. - Xây dựng nội dung, chương trình, hướng dẫn xã, phường, thị trấn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phòng chống ma túy cho cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy xã, phường, thị trấn; tổ chức tập huấn tuyên truyền viên phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn. - Thực hiện phân bổ kinh phí của Dự án từ nguồn ngân sách Trung ương, Thành phố theo đúng mục đích, nội dung của Dự án. Bố trí, bổ sung nguồn ngân sách của địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện Dự án. Quản lý và sử dụng hiệu quả kinh phí của Dự án. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể chính trị Thành phố, yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung được phân công, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình đơn vị, địa phương. 2. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo: báo cáo năm: chậm nhất vào ngày 30/11 hàng năm; báo cáo Tổng kết dự án: chậm nhất vào ngày 31/12/2025; báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) gửi Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố (Công an Thành phố) tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định. 3. Giao Công an Thành phố - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này. Chủ động phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo theo quy định./. Nơi nhận: - Chủ tịch UBND Thành phố; - Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Lê Hồng Sơn, Chử Xuân Dũng; - Vụ KGVX - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Bộ Công an; - Cục CS điều tra tội phạm về ma túy - BCA; - Các đơn vị có tên trong KH; - Các cơ quan báo, đài của Hà Nội; - VPUB: CVP, PCVP P.T T.Huyền, phòng KGVX, TH, NC; - Lưu: VT. KGVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Chử Xuân Dũng [1] Tính đến thời điểm 15/10/2022, trên địa bàn Thành phố có 04 xã không có tệ nạn ma túy, gồm: xã Trung Màu - huyện Gia Lâm; xã Tân Dân, xã Quang Trung - huyện Phú Xuyên; xã Đồng Lạc - huyện Chương Mỹ. [2] Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/01/2020 và Kế hoạch số 175-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW. [3] Kế hoạch số 422/KH-BCA-V01 ngày 14/11/2021 của Bộ Công an về việc thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 03/11/2021 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch 113/KH-BCA-V01 ngày 22/3/2021 của Bộ Công an và Kế hoạch số 03/KM-BCĐ ngày 19/5/2021 của Ban Chỉ đạo 138 Thành phố về thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "28/11/2022", "sign_number": "305/KH-UBND", "signer": "Chử Xuân Dũng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-220-2010-TT-BTC-huong-dan-bao-hiem-chay-no-bat-buoc-119452.aspx
Thông tư 220/2010/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------- Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000; Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Căn cứ Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau: Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi tắt là Nghị định số 35/2003/NĐ-CP) có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trường hợp cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP tham gia các loại hình bảo hiểm tài sản khác (trong đó có bảo hiểm cho các rủi ro cháy, nổ bắt buộc) phải đảm bảo tuân thủ mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với rủi ro cháy, nổ theo Biểu phí quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này. 3. Đối với các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ mang tính đặc thù chưa được đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ trong Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được phép thỏa thuận về điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm và phải báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý. Điều 3. Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm: 1. Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo; 2. Máy móc thiết bị; 3. Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác. Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. 2. Bên mua bảo hiểm là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. 3. Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. 4. Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ: a) Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm. b) Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu). 5. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là các cơ sở được quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP. 6. Mức khấu trừ là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm. Mức khấu trừ được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 5. Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Nội dung Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 130/2006/NĐ-CP). Trên cơ sở Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Số tiền bảo hiểm 1. Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm. 2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau: a. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận. b. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm. Điều 7. Hiệu lực bảo hiểm Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Điều 8. Huỷ bỏ bảo hiểm 1. Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực một phần đối với một hoặc một số hạng mục tài sản: a) Bị tháo dỡ hoặc di chuyển ra ngoài khu vực hoặc địa điểm đã được quy định tại Hợp đồng bảo hiểm. b) Không còn thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng hợp pháp của bên mua bảo hiểm. 2. Hợp đồng bảo hiểm có thể bị hủy bỏ toàn bộ trong các trường hợp sau: a) Bên mua bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hợp đồng nếu trong thời hạn Hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước mười lăm (15) ngày. Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến thì Hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được huỷ bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 80% số phí bảo hiểm tương ứng với thời gian huỷ bỏ. b) Doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ hợp đồng theo quy định của pháp luật. Điều 9. Quyền của bên mua bảo hiểm 1. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 3. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và chính xác theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm. 4. Thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về những nội dung của Hợp đồng bảo hiểm nhưng không trái với các quy định của pháp luật. 5. Được hạch toán chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. 6. Khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện không đúng quy định tại Hợp đồng bảo hiểm và pháp luật có liên quan. Điều 10. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm 1. Tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. 2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP. 3. Khi yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. 4. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong Hợp đồng bảo hiểm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác được quy định trong Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 5. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về những yếu tố làm thay đổi mức độ rủi ro để điều chỉnh điều kiện và mức phí bảo hiểm. 6. Hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 7. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ: a) Tuân thủ các quy định về báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP. b) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết chậm nhất không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. c) Trường hợp thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm do người thứ ba gây ra, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm và làm các thủ tục pháp lý cần thiết để bảo lưu quyền khiếu nại của doanh nghiệp bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ ba. Trường hợp thiệt hại do người có hành động cố ý gây ra, bên mua bảo hiểm phải báo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra biết. d) Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm những thông tin cần thiết, gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ngắn nhất các hóa đơn, chứng từ chứng minh thiệt hại cùng với bản kê khai thiệt hại. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm xuất trình sổ tài sản và chứng từ kế toán để kiểm tra. 8. Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của bên mua bảo hiểm. Điều 11. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm 1. Thu phí bảo hiểm theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm và không thấp hơn biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP. 3. Yêu cầu bên mua bảo hiểm xuất trình sổ sách kế toán, chứng từ kế toán để kiểm tra các số liệu đã được thông báo. 4. Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư này. Điều 12. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm 1. Thực hiện bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức tuyên truyền về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm. 3. Bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư này. 4. Giải thích đầy đủ cho bên mua bảo hiểm những thông tin liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và của doanh nghiệp bảo hiểm; cung cấp cho bên mua bảo hiểm nội dung biểu phí, quy tắc bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành. 5. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm và các cơ quan chức năng để giải quyết sự việc, thu thập các thông tin cần thiết có liên quan nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do sự kiện bảo hiểm gây ra. 6. Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết bồi thường trong thời hạn quy định tại Điều 18 Thông tư này. 7. Phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và bên mua bảo hiểm thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và đề phòng, hạn chế tổn thất đối với cơ sở được bảo hiểm. 8. Đóng góp kinh phí để phục vụ cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Mức đóng góp hàng năm bằng 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã thu được tương ứng với mức trách nhiệm thực giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển số tiền đóng góp kinh phí hoạt động phòng cháy và chữa cháy vào Tài khoản tạm giữ của Bộ Công an mở tại Kho bạc nhà nước Trung ương và báo cáo tình hình thực hiện theo Phụ lục 5 và Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Tài chính. 9. Lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ theo quý, năm quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. - Báo cáo quý: Chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc quý (bao gồm cả bản cứng và bản mềm). - Báo cáo năm: Chậm nhất là chín mươi (90) ngày kể từ ngày kết thúc năm (bao gồm cả bản cứng và bản mềm). 10. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 11. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Điều 13. Trách nhiệm bảo hiểm Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong mọi trường hợp sẽ không vượt quá: 1. Số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi hạng mục tài sản và tổng cộng lại, không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm. 2. Số tiền bảo hiểm còn lại sau khi bồi thường bất kỳ tài sản nào bị mất mát, hủy hoại hay hư hại xảy ra trong thời hạn bảo hiểm trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã đồng ý khôi phục lại số tiền bảo hiểm sau mỗi lần thanh toán bồi thường. Điều 14. Giám định tổn thất 1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu. 2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định độc lập. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên. Điều 15. Hình thức bồi thường 1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây: a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại; b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; c) Trả tiền bồi thường. 2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền. 3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản. Điều 16. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra: a) Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên. b) Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt. c) Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt. d) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ. đ) Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ. e) Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh. g) Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của bên mua bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng bảo hiểm. h) Những thiệt hại do bên mua bảo hiểm cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ. i) Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định. k) Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. l) Chất nổ, trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. m) Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải. n) Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba. o) Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính. p) Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra. q) Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận. 2. Đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên (trừ trường hợp quy định tại Điểm g và Điểm h, Khoản 1 của Điều này), nếu bên mua bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm thì các bên vẫn có thể giao kết Hợp đồng bảo hiểm bổ sung cho những sự kiện đó. Điều 17. Hồ sơ yêu cầu bồi thường 1. Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm. 2. Hợp đồng bảo hiểm. 3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. 4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. 5. Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác hoặc các bằng chứng chứng minh tổn thất. 6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại. Điều 18. Thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bồi thường 1. Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm là một (01) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. 2. Thời hạn thanh toán tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm biết lý do trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường. Điều 19. Giải quyết tranh chấp Mọi tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên sẽ được đưa ra Toà án nơi cư trú của bị đơn để giải quyết. Thời hiệu khởi kiện các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm này là ba (03) năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Quá thời hạn trên, mọi khiếu nại sẽ không còn giá trị. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 20. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2011 và thay thế Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính; - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam; - Các DNBH, DNMGBH; - Lưu: VT, QLBH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà PHỤ LỤC 1 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM (Ban hành kèm theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính) Giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp căn cứ Hợp đồng bảo hiểm số ..., ký ngày ... tháng ... năm giữa ... và ... Tên và địa chỉ của bên mua bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm: Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Địa chỉ tài sản được bảo hiểm: Tài sản được bảo hiểm: (danh mục chi tiết tài sản kèm theo) Tổng giá trị tài sản theo danh mục tài sản: Số tiền bảo hiểm: Mức khấu trừ: - Theo danh mục tài sản - Chi phí dọn dẹp hiện trường - Chi phí chữa cháy Thời hạn bảo hiểm: từ đến Phí bảo hiểm (bao gồm cả bảo hiểm chi phí chữa cháy và chi phí dọn dẹp hiện trường, nếu có): ..., ngày ... tháng ... năm ... Doanh nghiệp bảo hiểm PHỤ LỤC 2 MỨC KHẤU TRỪ (Ban hành kèm theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính) Mức khấu trừ tối thiểu được quy định như sau: Đơn vị tính: USD Số tiền bảo hiểm Mức khấu trừ tối thiểu Đến 100.000 Trên 100.000 đến 500.000 Trên 500.000 đến 2.500.000 Trên 2.500.000 đến 5.000.000 Trên 5.000.000 đến 10.000.000 Trên 10.000.000 200 500 1.000 2.000 3.000 5.000 PHỤ LỤC 3 BIỂU PHÍ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC (KHÔNG BAO GỒM THUẾ GTGT) (Ban hành kèm theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính) 1. Đối với các tài sản được bảo hiểm tại một địa điểm có tổng số tiền bảo hiểm có giá trị dưới 30 triệu Đô la Mỹ: Mã hiệu Loại tài sản Phí cơ bản (‰) 01000 Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên 01100 Cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000m3 trở lên 01101 Sản xuất hoặc chế biến tấm bọt xốp 4.00 01102 Sản xuất đồ gỗ gia dụng có nhồi, lót (có sử dụng bọt nhựa hoặc cao su xốp) 3.25 01103 Nhà máy lưu hóa cao su 3.50 01104 Xưởng cưa 4.00 01105 Cơ sở chế biến lông vũ 4.00 01106 Xưởng làm rổ, sọt 3.00 01107 Xưởng sản xuất giấy, chế biến giấy 2.50 01108 Xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng 4.13 01109 Xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng có nhồi, lót (không sử dụng bọt nhựa hoặc cao su xốp) 3.75 01110 Xưởng sản xuất bút chì gỗ 2.00 01111 Xưởng chế biến đồ gỗ khác 3.53 01112 Nhà máy sản xuất lông vũ, thú nhồi bông, đệm 3.00 01113 Nhà máy cưa xẻ gỗ 2.63 01114 Nhà máy sản xuất đồ gỗ 2.63 01115 Nhà máy sản xuất ván ép 2.63 01116 Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 2.63 01117 Sản xuất bao bì carton 2.63 01118 Xưởng khắc, chạm (làm chổi, bàn chải, chổi sơn, trừ phần xử lý gỗ) 2.03 01119 Sản xuất bao bì công nghiệp 2.67 02000 Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng 02200 Kho xăng dầu 3.00 03000 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng 03101 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gas 3.00 03102 Sản xuất, xử lý và phân phối khí, gas 1.73 04000 Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên 04101 Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí, dầu 1.13 04102 Trạm biến áp từ 110KV trở lên 0.98 04103 Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than 0.90 04104 Nhà máy thuỷ điện 0.75 05000 Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên 05101 Chợ kiên cố, bán kiên cố 2.63 05102 Cửa hàng bách hóa tổng hợp 1.50 05103 Trung tâm thương mại, siêu thị 0.90 06000 Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên 06101 Nhà khách 1.00 06102 Khách sạn, nhà nghỉ 1.00 06103 Khách sạn cao cấp (có springkler) 0.70 06104 Nhà ở tập thể, nhà chung cư 1.40 07000 Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên 07101 Cơ sở y tế khám chữa bệnh 0.75 07102 Bệnh viện 0.70 08000 Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên 08101 Bar, sàn nhảy, phòng hòa nhạc 4.00 08102 Rạp hát, rạp chiếu phim 2.40 08103 Nhà thi đấu, trung tâm thể thao (có nhà hàng) 2.00 08104 Nhà thi đấu, trung tâm thể thao (không có nhà hàng) 1.50 08105 Rạp chiếu phim 1.40 08106 Câu lạc bộ, nhà văn hóa, hội trường 1.35 08107 Bể bơi công cộng (có nhà hàng, phòng tập thể dục dụng cụ) 1.30 08108 Trường đua, sân vận động 0.90 08109 Bể bơi công cộng (không có nhà hàng, phòng tập thể dục dụng cụ) 0.80 09000 Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2 09101 Nhà ga, bến tầu, bến xe 1.28 09102 Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông 1.25 09103 Bãi đỗ xe 0.75 10000 Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 10101 Hội chợ, triển lãm 1.70 10102 Cơ sở lưu trữ, thư viện 1.00 11000 Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên 11101 Đài phát thanh, truyền hình 1.00 11102 Bưu điện 1.00 11103 Trạm bưu chính viễn thông 1.00 12000 Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực 1.00 13000 Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên 13101 Kho ngoài trời, hàng hóa tổng hợp 2.85 13102 Kho nhựa đường 2.48 13103 Kho sơn 2.48 13104 Kho chứa hóa chất 2.48 13105 Kho thành phẩm, bán thành phẩm nhựa, cao su 2.25 13106 Kho rượu cồn và các chất lỏng dễ cháy 2.25 13107 Kho bông vải sợi, len dạ, sản phẩm dệt 2.25 13108 Kho giấy, bìa, bao bì 2.25 13109 Kho đồ gỗ và các sản phẩm về gỗ 2.25 13110 Kho tinh dầu, hương liệu, dầu ăn 2.10 13111 Kho ngành thuốc lá 2.10 13112 Kho dược phẩm 1.80 13113 Kho vật tư ngành ảnh 1.50 13114 Kho hàng thiết bị điện, điện tử 1.50 13115 Kho hàng nông sản 1.50 13116 Kho hàng đông lạnh 1.50 13117 Kho vật liệu xây dựng 1.00 13118 Kho gạch, đồ gốm sứ 1.00 13119 Kho kim loại, phụ tùng cơ khí 1.00 14000 Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên 14101 Viện nghiên cứu, trung tâm thí nghiệm 0.90 14102 Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, tòa nhà văn phòng cho thuê 0.68 15000 Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên 15101 Khai thác than bùn 4.36 15102 Nhà máy luyện than cốc 3.41 15103 Nhà máy sản xuất thép 2.00 15104 Nhà máy chế biến, gia công quặng khác 2.00 15105 Nhà máy sản xuất sắt 1.50 15106 Luyện quặng (trừ quặng sắt) 2.00 15107 Khai thác than đá 2.00 15108 Nhà máy sản xuất than đá bánh 2.00 15109 Chế biến (sỏi, đá dăm, than xỉ trộn nhựa) với asphant hoặc bitumen 1.50 15110 Khai khoáng (khai thác, hầm mỏ và nghiền sỏi, đất sét) 1.35 15111 Khai thác mỏ quặng 1.00 15112 Nhà máy sản xuất than non bánh 1.00 15113 Khai thác than non 0.89 15114 Sản xuất khoáng sản (cưa, mài, đánh bóng) 0.89 16000 Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên 1.67 b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610oC với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610oC với khối lượng từ 1.000 lít trở lên 2.00 c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên 7.00 d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên 6.00 đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với oxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên 5.00 16100 Ngành dệt may, da giầy 16101 Cơ sở chế biến phế liệu vải sợi (như phân loại, giặt, chải, buôn bán) 2.50 16102 Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây có phủ nhựa, nhựa đường) 2.50 16103 Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây không có phủ nhựa, nhựa đường) 2.50 16104 Xưởng dệt kim 1.50 16105 Nhà máy sản xuất chế biến lông thú, may da thú 2.00 16106 Nhuộm vải, in trên vải 2.00 16107 Nhà máy dệt các loại sợi khác (cotton, vitco, lanh, gai, đay) 1.50 16108 Xưởng xe, kéo sợi 1.50 16109 Nhà máy sản xuất thảm, tấm trải sàn 2.00 16110 Nhà máy chỉ khâu 2.00 16111 Xưởng giặt, là, tẩy, hấp, nhuộm 2.40 16112 Nhà máy giầy 2.25 16113 May đồ lót, đăng ten các loại 2.00 16114 May quần áo các loại 2.00 16117 Sản xuất các sản phẩm dệt chưa phân loại khác 2.00 16118 Nhà máy sản xuất các mặt hàng làm từ da thuộc 1.50 16119 Xưởng sản xuất dây chun 1.50 16120 Nhà máy sản xuất da thuộc 1.50 16121 Sản xuất lụa, tơ tằm 1.35 16122 Nhà máy dệt tơ, len, sợi tổng hợp 1.35 16200 Ngành nhựa, thủy tinh và hóa chất 16201 Sản xuất và chế biến sợi thủy tinh 2.50 16202 Cơ sở chế biến bàn chải 2.50 16203 Sản xuất sơn 3.00 16204 Nhà máy hóa chất vô cơ và hữu cơ chế biến nguyên liệu và bán thành phẩm, sản phẩm như phân bón dạng hạt, viên nhỏ, bột hoặc axít, muối, dung môi, cao su tổng hợp 2.50 16205 Cơ sở sản xuất áo đi mưa, nhựa tấm, khăn trải bàn 2.73 16206 Sản xuất xi nến, sáp đánh bóng 2.63 16207 Sản xuất nhựa đúc, nhựa thanh 2.63 16208 Cơ sở sản xuất nút chai 2.39 16209 Sản xuất xà phòng, mỹ phẩm 2.25 16210 Sản xuất sản phẩm nhựa lắp ráp 2.10 16211 Sản xuất và chế biến thủy tinh rỗng, chai lọ, dụng cụ quang học 1.50 16212 Sản xuất và chế biến kính cửa 1.50 16213 Xưởng phim, phòng in tráng phim 1.35 16214 Sản xuất vật liệu phim ảnh 1.16 16300 Ngành chế biến thực phẩm, nông sản, cây công nghiệp 16301 Nhà máy xay bột mì 3.00 16302 Nhà máy sản xuất mút hay cao su bọt 3.38 16303 Nhà máy xay xát gạo 3.30 16304 Nhà máy thức ăn gia súc 2.25 16305 Nhà máy sản xuất chất dẻo, cao su đặc 2.25 16306 Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cao su 2.25 16307 Nhà máy sản xuất mì ăn liền, cháo ăn liền 2.01 16308 Nhà máy đánh bóng gạo 1.96 16309 Nhà máy sản xuất chè 1.86 16310 Nhà máy chế biến sản xuất cà phê, hạt điều 1.86 16311 Nhà máy sản xuất, chiết suất chế biến tinh bột 1.86 16312 Nhà máy đường 1.86 16313 Nhà máy sản xuất thực phẩm đồ hộp 1.50 16314 Nhà máy sản xuất bánh kẹo 1.50 16315 Nhà máy sản xuất dầu ăn 1.20 16316 Nhà máy sản xuất nước mắm, dấm 1.05 16400 Giấy và in ấn 16401 Xưởng sản xuất hoa giả 2.63 16402 Nhà máy in, xưởng in (không tính sản xuất giấy, chế biến giấy) 1.73 16403 Xưởng đóng sách 1.73 16500 Đồ uống 16401 Nhà máy rượu 1.65 16502 Xưởng mạch nha 1.58 16503 Nhà máy nước khoáng và nước uống các loại 1.00 16504 Nhà máy bia và nước trái cây 0.83 16505 Xưởng ủ bia 0.83 16600 Sản xuất thuốc lá 16601 Nhà máy sản xuất thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá 1.35 16700 Các ngành khác 16701 Nhà máy làm phân trộn 3.50 16702 Nhà máy đốt rác 1.50 16703 Xưởng sơn 3.23 16704 Xưởng hàn, cắt 2.63 16705 Sản xuất đồ gốm thông thường 2.33 16706 Sản xuất đồ gốm cao cấp như gạch lát, đồ sứ, đồ đất nung, đồ gốm 1.79 16707 Lò đúc 1.50 16708 Nhà máy xi măng 1.50 16709 Cơ sở sản xuất thiết bị điện 1.50 16710 Nhà máy sản xuất cấu trúc kim loại và cấu kiện lắp sẵn 1.13 16711 Nhà máy sản xuất vỏ đồ hộp kim loại 1.09 16712 Nhà máy sản xuất ốc vít và gia công các kim loại khác 1.09 16713 Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí 1.25 16714 Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe đạp, xe máy và phụ tùng các loại 1.10 16717 Lắp ráp xe máy 1.10 16718 Xưởng sửa chữa xe 1.31 16719 Cửa hàng ô tô xe máy 0.90 16720 Sản xuất và chế biến vàng, bạc, đồ trang sức 0.55 16721 Nhà máy đóng tầu và sửa chữa tầu 1.63 16722 Nhà máy sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử (máy in, máy ảnh, máy tính, đồ gia dụng…), thiết bị viễn thông, chất bán dẫn 1.76 16723 Nhà máy sản xuất cáp quang, cáp đồng 1.76 16724 Nhà máy sản xuất kính tấm 1.76 16725 Nhà máy sản xuất phụ tùng máy bay 1.76 16726 Nhà máy sản xuất pin 2.49 16727 Nhà máy sản xuất nội thất văn phòng 2.50 16728 Cơ sở sản xuất giấy ráp 2.67 16729 Cơ sở sản xuất hương, vàng mã 4.00 16730 Nhà máy sản xuất vòng bi, doăng 1.70 16731 Nhà máy sản xuất mực in 3.20 16732 Nhà máy sản xuất khóa kéo 1.62 16733 Nhà máy sản xuất dược phẩm 2.20 16734 Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm (hóa học, lý hóa và vật lý) 1.31 a) + Nếu có máy nén quá 200 bar hoặc nhiệt độ vượt quá 5000C 2.06 b) + Sản xuất, sử dụng chất dễ phát lửa 2.06 c) + Sản xuất, sử dụng peroxyd 2.48 d) + Sản xuất, sử dụng chất nổ (thuốc nổ, đạn, chất nổ, chất kích nổ) 3.30 Ghi chú: Trên cơ sở phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thoả thuận điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm với biên độ là 25% tính trên mức phí quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đối với mỗi tài sản được bảo hiểm tại một địa điểm có tổng số tiền bảo hiểm có giá trị từ 30 triệu Đô la Mỹ trở lên trong một (01) đơn bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận trên cơ sở được các nhà tái bảo hiểm chấp thuận. PHỤ LỤC 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC (Ban hành kèm theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính) Tên doanh nghiệp: Kỳ báo cáo: Quý .../Năm ... STT Mã số Danh mục cơ sở (*) Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Thuộc Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Thuộc Hợp đồng bảo hiểm khác (trong đó có rủi ro cháy, nổ) 1 0100 2 0200 3 0300 4 0400 5 0500 6 0600 … …. (*) Danh mục cơ sở theo quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) ..., ngày ... tháng ... năm ... Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) PHỤ LỤC 5 BÁO CÁO SỐ TIỀN TRÍCH NỘP TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC THEO QUY ĐỊNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính) Kỳ báo cáo Doanh thu phát sinh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Doanh thu thực thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Số tiền trích nộp theo quy định Doanh thu gốc Doanh thu thực giữ lại Doanh thu gốc Doanh thu thực giữ lại Số tiền phải nộp Đã nộp trong kỳ Còn phải nộp trong kỳ 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) ..., ngày ... tháng ... năm ... Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) PHỤ LỤC 6 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ PHẢI ĐÓNG GÓP TRÍCH NỘP TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC (Ban hành kèm theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính) Tên doanh nghiệp bảo hiểm: 1- Doanh thu phát sinh theo quyết toán 2- Doanh thu thực giữ lại theo số liệu quyết toán 3- Số phải trích nộp theo quyết toán 4- Số đã nộp (theo phụ lục 5) 5- Số còn phải nộp Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) ..., ngày … tháng … năm … Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "30/12/2010", "sign_number": "220/2010/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-07-2021-TT-BLDTBXH-phuong-phap-ra-soat-phan-loai-ho-ngheo-ho-can-ngheo-482570.aspx
Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH phương pháp rà soát phân loại hộ nghèo hộ cận nghèo mới nhất
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2021/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2021 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO; XÁC ĐỊNH THU NHẬP CỦA HỘ LÀM NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NGƯ NGHIỆP, DIÊM NGHIỆP CÓ MỨC SỐNG TRUNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ MẪU BIỂU BÁO CÁO Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025; Căn cứ Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg); Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và mẫu biểu báo cáo. Điều 1. Phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo, báo cáo kết quả rà soát 1. Phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau: a) Khảo sát thu thập thông tin của hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp điểm theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau: - Về mức thu nhập bình quân đầu người (gọi là điểm A): ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng. - Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gọi là điểm B): 10 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. b) Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo - Hộ nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị; - Hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị. 2. Việc rà soát đối với hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và lập danh sách hộ gia đình cần rà soát quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau: a) Đối với hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với thôn, tổ dân phố, bản, buôn, khóm, ấp (viết tắt là thôn), rà soát viên lập danh sách và sử dụng Phiếu A theo Phụ lục II và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình. Trường hợp có dưới 04 tiêu chí từ cột 01 đến cột 09 thì đưa vào danh sách hộ gia đình cần rà soát. b) Danh sách hộ gia đình cần rà soát được lập theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Việc thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng thôn và rà soát viên sử dụng Phiếu B theo Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình. 4. Mẫu biên bản kết quả họp dân để thống nhất kết quả rà soát quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg lập theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Mẫu danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo (sau khi rà soát) quy định tại điểm c khoản 4 Điều 4 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg lập theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Mẫu biểu báo cáo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau: a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm trên địa bàn theo Mẫu số 7.1 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 2. Xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình Việc xác định thu nhập của hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg thực hiện theo Phiếu khảo sát, xác định thu nhập của hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương; - Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc trung ương; - VPCP: Vụ KGVX, Công báo; TGĐ Cổng TTĐT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Bộ LĐTBXH: các đơn vị liên quan, Trung tâm Thông tin; - Lưu: VT, VPQGGN (10 bản). BỘ TRƯỞNG Đào Ngọc Dung FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "18/07/2021", "sign_number": "07/2021/TT-BLĐTBXH", "signer": "Đào Ngọc Dung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-21-2023-TT-BCT-tam-ngung-kinh-doanh-tam-nhap-go-tron-rung-tu-nhien-tu-Lao-Campuchia-587193.aspx
Thông tư 21/2023/TT-BCT tạm ngừng kinh doanh tạm nhập gỗ tròn rừng tự nhiên từ Lào Campuchia mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 21/2023/TT-BCT Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT GỖ TRÒN, GỖ XẺ TỪ RỪNG TỰ NHIÊN TỪ LÀO VÀ CAMPUCHIA Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia. 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia. Điều 3. Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 4. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2027. Điều 5. Tổ chức thực hiện 1. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó. 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh vướng mắc, thương nhân, các cơ quan, tổ chức có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Thanh tra Chính phủ; - Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Kiểm toán Nhà nước; - Tổng cục Hải quan; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Bộ Công Thương: Lãnh đạo Bộ, Tổng cục QLTT, các Cục, Vụ thuộc Bộ; - Website Bộ Công Thương; - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Lưu: VT, XNK (15) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Sinh Nhật Tân
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "14/11/2023", "sign_number": "21/2023/TT-BCT", "signer": "Nguyễn Sinh Nhật Tân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-22-2019-ND-CP-to-cao-va-giai-quyet-to-cao-trong-Cong-an-nhan-dan-400815.aspx
Nghị định 22/2019/NĐ-CP tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 22/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018; Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an; Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự; trách nhiệm của Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo; quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. 2. Tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự và hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân trong việc thực hiện quyền tố cáo; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo. 2. Việc tố cáo của người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân được áp dụng theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cán bộ, chiến sĩ Công an là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; học viên các học viện, trường Công an nhân dân; công nhân Công an; công dân được tạm tuyển và lao động hợp đồng trong Công an nhân dân. 2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an là người giữ chức vụ cấp trưởng hoặc cấp phó được giao phụ trách cơ quan, đơn vị Công an khi chưa bổ nhiệm cấp trưởng. 3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự là quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo chức năng của Bộ Công an. 4. Thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an là việc cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 5. Người bị tố cáo trong Công an nhân dân là cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an có hành vi bị tố cáo khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; người không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an nhưng bị tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian là cán bộ, chiến sĩ Công an; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự. 6. Người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân là cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. 7. Giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Chương II TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ Điều 4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều 5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân 1. Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc quyền quản lý trực tiếp, trừ Phó Trưởng Công an cấp xã. 2. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) giải quyết tố cáo đối với Trưởng Công an cấp xã, Phó Trưởng Công an cấp xã và cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng trở xuống, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an cấp xã; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp xã, đội thuộc quyền quản lý trực tiếp. 3. Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp. Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng; Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị tương đương cấp phòng có con dấu riêng thuộc đơn vị cấp cục và tương đương thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp. 4. Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Phó Trưởng Công an cấp huyện; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp huyện, cấp phòng và đơn vị tương đương do Công an cấp tỉnh quản lý trực tiếp. 5. Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng và cán bộ, chiến sĩ thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng; giải quyết tố cáo đơn vị cấp phòng và tương đương cấp phòng thuộc quyền quản lý trực tiếp, đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng. 6. Bộ trưởng giải quyết tố cáo đối với Cục trưởng, Phó Cục trưởng hoặc tương đương thuộc cơ quan bộ, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh, cán bộ khác do Bộ trưởng trực tiếp quản lý (nếu có); giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp tỉnh, cấp cục và tương đương cấp cục. 7. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị Công an do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết. 8. Tố cáo cán bộ, chiến sĩ hoặc cơ quan, đơn vị cấp dưới của cơ quan, đơn vị đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đang quản lý cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị đó chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết. Tố cáo cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân đã bị giải thể do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cơ quan, đơn vị Công an trước khi bị giải thể giải quyết. 9. Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, chiến sĩ Công an có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian trước đây nay đã chuyển cơ quan, đơn vị hoặc không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an theo nguyên tắc sau: a) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ Công an đó công tác tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ Công an đang công tác phối hợp giải quyết; b) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác và giữ chức vụ cao hơn thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đang quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an đó chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác và giữ chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đó thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ đang công tác chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đã quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết; c) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác mà không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đang quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo phối hợp giải quyết; d) Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ Công an tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. 10. Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ Công an biệt phái đến công tác tại cơ quan, tổ chức khác ngoài Công an nhân dân theo nguyên tắc sau: a) Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian công tác trước khi biệt phái thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý trực tiếp tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết; b) Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức mới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ đó đang công tác giải quyết. 11. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu không khách quan. Căn cứ xác định việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan trong giải quyết tố cáo theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Điều 6. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo 1. Thủ trưởng Công an các cấp có trách nhiệm: a) Tiếp nhận hoặc phân công cán bộ thuộc quyền quản lý tiếp nhận thông tin tố cáo; b) Bố trí địa điểm (đối với đơn vị Công an có trụ sở độc lập) và cán bộ tiếp công dân để tiếp nhận thông tin tố cáo. 2. Thanh tra Công an các cấp hoặc người được Thủ trưởng Công an các cấp phân công tiếp nhận thông tin tố cáo có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý thông tin tố cáo theo quy định của pháp luật. 3. Thủ trưởng Công an các cấp và người được giao nhiệm vụ khi tiếp nhận thông tin tố cáo, xử lý như sau: a) Trường hợp tiếp nhận đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ, có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố cáo thì người tiếp nhận tố cáo phân loại, xử lý theo quy định tại Điều 24, Điều 26 của Luật Tố cáo; trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp hoặc nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23, Điều 24, Điều 26 Luật Tố cáo; b) Trường hợp tiếp nhận thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 25 của Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo; c) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo mà người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng quy định của pháp luật thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người tố cáo đến Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo để xem xét, xử lý. Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo xem xét, xử lý hoặc giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 37 của Luật Tố cáo; d) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo về việc quá thời hạn theo quy định mà tố cáo chưa được giải quyết thì Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xử lý theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 38 của Luật Tố cáo; đ) Trường hợp tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hoặc cần áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì xử lý theo quy định tại Điều 27 của Luật Tố cáo. 4. Cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo mà không tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hoặc thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an. Điều 7. Trách nhiệm giải quyết tố cáo và phối hợp trong việc giải quyết tố cáo 1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm: a) Giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo, người thân của người tố cáo; xử lý nghiêm minh cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; b) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong Công an nhân dân khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo. 2. Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. 3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo. Điều 8. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, khoản 1 Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Luật Tố cáo, Điều 13 Nghị định này và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Chương III TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ Điều 9. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân. Điều 10. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự 1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý được giao. Các cơ quan, đơn vị khác liên quan có trách nhiệm phối hợp. 2. Cán bộ, chiến sĩ Công an không giữ chức vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ có thẩm quyền giải quyết đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự mà nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thuộc phạm vi quản lý được giao. 3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan khác ngoài Công an nhân dân, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải trao đổi với cơ quan chức năng có liên quan để thống nhất việc phân công chủ trì, phối hợp giải quyết tố cáo. Nếu không thống nhất được thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp xem xét để báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định. Trong thời gian trao đổi, báo cáo nếu hành vi bị tố cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tố cáo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định hoặc thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị Công an, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm. 4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Điều 11. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, khoản 1 Điều 32, Điều 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Luật Tố cáo, Điều 13 Nghị định này và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều 12. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay 1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây: a) Cán bộ, chiến sĩ Công an có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình thì cán bộ, chiến sĩ Công an tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo; c) Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Hồ sơ vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chương IV CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BỊ TỐ CÁO; TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO Điều 13. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất vụ việc, yêu cầu của việc giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo bằng một hoặc một số hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Việc công khai phải đảm bảo bí mật về thông tin người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước. Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo 1. Người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo theo quy định tại Điều 44 Luật Tố cáo. 2. Người bị tố cáo, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân theo quy định tại Điều 45, 46 Luật Tố cáo. Điều 15. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo 1. Trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo (quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo); phạm vi bảo vệ, trình tự thủ tục, các biện pháp bảo vệ thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47, Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo. Chương V QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN Điều 16. Quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân 1. Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình. Chánh Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng Công an nhân dân; theo dõi kết quả giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an. 2. Thủ trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về việc quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình. Điều 17. Báo cáo công tác giải quyết tố cáo 1. Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Chính phủ qua Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ. 2. Thủ trưởng Công an các cấp báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. Điều 18. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân 1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. 2. Tổng thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng Bộ Công an đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 19. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2019. 2. Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. 3. Tố cáo đã được thụ lý, đang xác minh và chưa có kết luận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục giải quyết theo quy định của Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Điều 20. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐNĐ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, V.I (2). XH TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "25/02/2019", "sign_number": "22/2019/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-23-2011-TT-BYT-huong-dan-su-dung-thuoc-trong-co-so-y-te-co-giuong-benh-126317.aspx
Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh mới nhất
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 23/2011/TT-BYT Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2011 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÓ GIƯỜNG BỆNH Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế; Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Điều 2. Trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc 1. Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh (gọi chung là Thầy thuốc) bao gồm: a) Bác sỹ; b) Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh; c) Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh; d) Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ. 2. Hướng dẫn sử dụng thuốc a) Dược sĩ khoa Dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho Thầy thuốc, dược sĩ, điều dưỡng viên và người bệnh. b) Thầy thuốc hướng dẫn người bệnh (hoặc người nhà người bệnh) cách dùng thuốc. c) Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh. d) Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc. Chương II HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC Điều 3. Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc 1. Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc. 2. Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau: a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh; b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh; c) Phù hợp với tuổi và cân nặng; d) Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có); đ) Không lạm dụng thuốc. 3. Cách ghi chỉ định thuốc a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh. b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác. 4. Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng a) Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm: - Thuốc phóng xạ; - Thuốc gây nghiện; - Thuốc hướng tâm thần; - Thuốc kháng sinh; - Thuốc điều trị lao; - Thuốc corticoid. b) Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư dài ngày thì đánh số thứ tự ngày dựng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc. 5. Chỉ định thời gian dùng thuốc a) Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh. b) Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày. c) Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ). 6. Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp. b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm. 7. Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh). Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dược ngay khi xảy ra (theo mẫu Phụ lục 5). Điều 4. Tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng 1. Điều dưỡng viên tổng hợp thuốc, hóa chất từ bệnh án vào sổ tổng hợp thuốc hàng ngày (theo mẫu Phụ lục 10), sau đó tổng hợp thuốc dùng của cả khoa vào Phiếu lĩnh thuốc (theo mẫu Phụ lục 1), riêng Phiếu lĩnh hóa chất, Phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao (theo mẫu Phụ lục 2, 3) tổng hợp hàng tuần. 2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ phải có phiếu lĩnh thuốc riêng theo quy định hiện hành. 3. Phiếu lĩnh thuốc phải được Trưởng khoa hoặc thầy thuốc được Trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản phê duyệt. Phiếu lĩnh thuốc vào ngày nghỉ và đối với các trường hợp đề nghị cấp thuốc đột xuất, bác sĩ, y sĩ trực được phép ký phiếu lĩnh thuốc. 4. Sổ tổng hợp và các phiếu lĩnh thuốc phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ nội dung, chính xác, không viết tắt, trường hợp sửa chữa phải ký xác nhận bên cạnh. Điều 5. Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc 1. Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát. 2. Tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian. 3. Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong bao bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng. Việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm thực hiện trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác hợp vệ sinh. 4. Tùy theo điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực hiện pha chế thuốc theo y lệnh và cấp phát dưới dạng đã pha sẵn để sử dụng. 5. Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có sai sót. Phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác nhận bên cạnh. 6. Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng tồn trữ. 7. Khoa Dược làm đầu mối trình Lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản ứng có hại của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5) và gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý. Điều 6. Trách nhiệm của khoa lâm sàng trong việc cho người bệnh dùng thuốc 1. Trước khi người bệnh dùng thuốc a) Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai thuốc (theo mẫu Phụ lục 7). Phiếu công khai thuốc để ở kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh. b) Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị. c) Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc) so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc. Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với thầy thuốc điều trị hoặc thầy thuốc trực. d) Chuẩn bị phương tiện và thuốc: - Chuẩn bị đủ phương tiện cho người bệnh dùng thuốc: khay thuốc, nước uống hợp vệ sinh đối với trường hợp người bệnh dùng thuốc uống, lọ đựng thuốc uống theo giờ cho từng người bệnh; - Phương tiện vận chuyển thuốc phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy; - Chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc đối với thuốc phải dùng đường tiêm; - Chuẩn bị dung dịch tiêm cho người bệnh phải pha đúng dung môi, đủ thể tích và theo quy định của nhà sản xuất. 2. Trong khi người bệnh dùng thuốc a) Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn. b) Đảm bảo 5 đúng: - Đúng người bệnh; - Đúng thuốc; - Đúng liều dùng; - Đúng đường dùng; - Đúng thời gian. c) Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc. 3. Sau khi người bệnh dùng thuốc a) Theo dõi người bệnh: - Theo dõi thường xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của người bệnh. Ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án. - Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5). b) Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện. c) Bảo quản thuốc còn lại (nếu có) theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. d) Xử lý và bảo quản dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho người bệnh theo đúng quy định. Điều 7. Quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng 1. Thuốc trong tủ trực thuốc cấp cứu phải theo đúng danh mục và cơ số đã được phê duyệt và được bảo quản theo đúng quy định và yêu cầu của nhà sản xuất. 2. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất và thuốc phóng xạ cần quản lý, bảo quản theo quy định hiện hành. 3. Điều dưỡng viên được phân công kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, chất lượng, dạng bào chế của thuốc trong phiếu lĩnh thuốc khi nhận thuốc từ khoa Dược và khi bàn giao thuốc cho điều dưỡng viên chăm sóc. 4. Điều dưỡng viên khi phát hiện sử dụng nhầm thuốc, mất thuốc, thuốc hỏng cần báo cáo ngay cho người quản lý cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời và đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm. 5. Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong (sau đây gọi chung là xuất viện) được tổng hợp (theo mẫu Phụ lục 4), có xác nhận của trưởng khoa lâm sàng hoặc người được trưởng khoa lâm sàng ủy quyền bằng văn bản và trả lại khoa Dược trong vòng 24 giờ. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ dư ra phải lập biên bản và trả thuốc theo quy định hiện hành. 6. Tổng hợp thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao của từng người bệnh trước khi ra viện chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh toán viện phí. 7. Thực hiện bàn giao số lượng thực tế về thuốc và dụng cụ cho kíp trực sau và ghi Sổ bàn giao thuốc thường trực và Sổ bàn giao dụng cụ thường trực (theo mẫu Phụ lục 8, 9). 8. Nghiêm cấm việc cá nhân vay, mượn, đổi thuốc. Điều 8. Báo cáo 1. Khi xảy ra các trường hợp đặc biệt (tai biến, nhầm lẫn) về sử dụng thuốc các bệnh viện cần xử lý ngay và báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. 2. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5) về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. 3. Báo cáo sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc phóng xạ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 9. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Thông tư này thay thế “Quy chế sử dụng thuốc” trong Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT- QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều 10. Trách nhiệm thi hành Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng các Cục, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, các địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng BYT; - Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; - Y tế các Bộ, Ngành; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế, Website Cục QLKCB; - Lưu: VT, PC, KCB. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "10/06/2011", "sign_number": "23/2011/TT-BYT", "signer": "Nguyễn Thị Xuyên", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Chi-thi-03-2005-CT-TTg-tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-quan-he-hon-nhan-gia-dinh-yeu-to-nuoc-ngoai-52876.aspx
Chỉ thị 03/2005/CT-TTg tăng cường quản lý nhà nước quan hệ hôn nhân gia đình yếu tố nước ngoài
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 03/2005/CT-TTg Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2005 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ngày 10 tháng 7 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưước ngoài. Qua hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị định, việc xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nưước ngoài đã có nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây, phù hợp với bối cảnh mở rộng quan hệ giữa nước ta với nước ngoài. Tuy nhiên, việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với ngưười nước ngoài vẫn còn một số tồn tại sau đây: Ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều trưường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt với người Đài Loan, đã được tiến hành một cách vội vã, không bảo đảm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hoặc, phụ nữ Việt Nam vượt biên trái phép sang chung sống như vợ chồng với công dân nước láng giềng mà không đăng ký kết hôn. Hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn nhằm mục đích trục lợi của một số tổ chức, cá nhân diễn ra dưới nhiều hình thức trá hình, tinh vi, gây mất trật tự xã hội. Nhiều trưường hợp môi giới kết hôn đã làm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng thuần phong, mỹ tục của dân tộc, làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Phần lớn phụ nữ Việt Nam trưước khi ra nước ngoài sinh sống cùng chồng chưa được tư vấn đầy đủ để có những hiểu biết cần thiết về pháp luật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của nước sở tại; do đó, đã gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng và ổn định cuộc sống ở nước ngoài. Một số phụ nữ Việt Nam sau khi ra nước ngoài bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng chưưa được pháp luật nước sở tại bảo vệ kịp thời. Thực trạng nêu trên xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do công tác quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài chưa được thực hiện tốt, việc xử lý những vi phạm, tiêu cực trong lĩnh vực này chưa nghiêm, chưa kịp thời. Để khắc phục tình trạng này, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp cần nhận thức sâu sắc rằng tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, trật tự xã hội, đối ngoại. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan nói trên cần tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan và địa phương có liên quan để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tổ chức, cá nhân sai phạm, chấm dứt ngay tình trạng môi giới kết hôn bất hợp pháp, làm lành mạnh hoá các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, bảo đảm thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; tôn trọng, giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, góp phần bảo vệ uy tín của dân tộc Việt Nam và của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ quốc tế. 2. Bộ Tưư pháp có trách nhiệm: a) Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra các địa phương trong việc thụ lý, giải quyết các hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, tiêu cực trong công tác này. Chỉ đạo các Sở Tư pháp thực hiện nghiêm túc quy định không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba; quy định xác minh, phỏng vấn các bên đương sự trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, góp phần loại trừ những trường hợp kết hôn không bảo đảm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan xác lập cơ chế thông tin về tình hình sinh sống của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký kết thỏa thuận với các nước hữu quan để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài trên các phương diện quốc tịch, cư trú, hôn nhân và gia đình, tài sản... phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. c) Chỉ đạo việc đăng ký khai sinh và tháo gỡ những vướng mắc về hộ tịch cho trẻ em là con chung của phụ nữ Việt Nam và người nước ngoài khi theo mẹ về cư trú ở trong nước. d) Tổ chức biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tài liệu hướng dẫn, tư vấn các vấn đề về hộ tịch, quốc tịch của Việt Nam và nước ngoài nhằm giúp cho các bên kết hôn nhận thức đúng và thực hiện đúng quy định của pháp luật. đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về vấn đề này. e) Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác quốc tịch, bảo đảm điều kiện cần thiết để giải quyết kịp thời các yêu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. 3. Bộ Công an có trách nhiệm: Chỉ đạo cơ quan công an các cấp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết và thông qua quan hệ hợp tác, phối hợp với cảnh sát quốc tế để phát hiện và xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân có hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp. Đối với những trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm, kiên quyết khởi tố để xử lý về hình sự. Từ nay đến cuối quý II năm 2005, chỉ đạo cơ quan công an một số tỉnh, thành phố trọng điểm mở đợt cao điểm rà soát, xóa bỏ các tụ điểm giới thiệu cho người nước ngoài xem mặt phụ nữ Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài; theo dõi, phát hiện và khẩn trương đưa ra xử lý những trường hợp môi giới kết hôn bất hợp pháp. 4. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm: a) Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm chắc tình hình về cuộc sống mọi mặt của cộng đồng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước sở tại hướng dẫn những phụ nữ này thành lập các tổ chức, hiệp hội thích hợp nhằm giúp đỡ họ trong việc hòa nhập với cộng đồng nơi họ đang sinh sống, đồng thời giúp họ giữ mối liên hệ thường xuyên với Tổ quốc, với gia đình ở Việt Nam. b) Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; kịp thời có biện pháp bảo vệ và hỗ trợ những phụ nữ này nếu bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Chỉ đạo các địa phương tiến hành việc kiểm tra, phát hiện, xử lý những doanh nghiệp vi phạm quy định cấm kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. 6. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm: Chỉ đạo định hưướng thông tin báo chí về tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngưười nước ngoài, nhất là với người Đài Loan và người Hàn Quốc, nhằm bảo đảm thông tin chính xác, khách quan, toàn diện, không nên đăng tải thông tin một chiều; đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham gia phát hiện kịp thời những vi phạm trong công tác giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài. 7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiên quyết xóa bỏ các hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp, chấm dứt tình trạng kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, vi phạm truyền thống văn hoá và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp tại địa phương. b) Uỷ ban nhân dân các tỉnh khu vực biên giới có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan hữu quan tại địa phương tăng cường kiểm soát khu vực biên giới, đẩy mạnh công tác quản lý dân cư để ngăn ngừa, chấm dứt tình trạng công dân Việt Nam vượt biên trái phép qua biên giới để chung sống như vợ chồng với công dân nước láng giềng mà không đăng ký kết hôn; đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện việc đăng ký kết hôn ở các xã biên giới theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưước ngoài. c) Rà soát đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, trên cơ sở đó tăng cường bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn làm công tác này; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những cán bộ có hành vi tiêu cực trong việc giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. d) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình tới từng làng, xóm, thôn, bản, ấp, phum, sóc. đ) Hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh trong việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ kết hôn theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưước ngoài. 8. Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Hỗ trợ kết hôn, hỗ trợ các Trung tâm này hoạt động có hiệu quả, góp phần bảo đảm việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đúng pháp luật và lành mạnh. b) Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh trong việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ kết hôn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưước ngoài. Trước mắt, tập trung chỉ đạo việc thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Hỗ trợ kết hôn tại một số tỉnh có số lượng lớn phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Phạm Gia Khiêm (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "25/02/2005", "sign_number": "03/2005/CT-TTg", "signer": "Phạm Gia Khiêm", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Lenh-cong-bo-Luat-Trach-nhiem-boi-thuong-cua-Nha-nuoc-2017-357912.aspx
Lệnh công bố Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
CHỦ TỊCH NƯỚC -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2017/L-CTN Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2017 LỆNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; NAY CÔNG BỐ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017./. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trần Đại Quang
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "03/07/2017", "sign_number": "07/2017/L-CTN", "signer": "Trần Đại Quang", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-97-KH-UBND-to-chuc-cuoc-thi-Tim-hieu-phap-luat-phong-chong-tham-nhung-192916.aspx
Kế hoạch 97/KH-UBND tổ chức cuộc thi Tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 97/KH-UBND Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2013 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI “TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2013 Thực hiện Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 14/01/2013 về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 134/KH-UBND, ngày 24/10/2012 về tuyên truyền, phổ biến pháp luậtI về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đến năm 2016 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về Phòng, chống tham nhũng" tại một số đơn vị làm điểm trên địa bàn Thành phố, như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật phòng chống tham nhũng cho người dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp trong việc tham gia thực hiện pháp luật. 2. Tạo diễn đàn chia sẻ hiểu biết về pháp luật phòng chống tham nhũng đối với người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. II. PHẠM VI, ĐÓI TƯỢNG 1. Phạm vi: làm điểm 10 đơn vị sở, ngành Thành phố, UBND huyện, huyện, thị xã, mỗi đơn vị tổ chức 1 đội tham gia cuộc thi, gồm: 1. Công an Thành phố 2. Thành Đoàn Hà Nội 3. Quận Hoàn Kiếm 4. Quận Đống Đa 5. Quận Ba Đình 6. Quận Thanh Xuân 7. Quận Hà Đông 8. Quận Long Biên 9. Huyện Thanh Trì 10. Thị xã Sơn Tây 2. Đối tượng: Là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị nêu trên. III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC CUỘC THI 1. Nội dung Các đội thi xây dựng tiểu phẩm có nội dung phổ biến qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; biểu dương nhưng cá nhân tích cực, nhân tố mới trong công tác phòng, chống tham nhũng hoặc lên án những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 2. Hình thức cuộc thi: Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi sân khấu. IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN - Tháng 5: Thành lập Ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi; Triển khai cuộc thi đến 10 đơn vị nêu trên. Thông tin tuyên truyền về cuộc thi trên các báo, đài của Hà Nội. - Tháng 6: Các đơn vị tham gia cuộc thi: Triển khai xây dựng nội dung tiểu phẩm và gửi về Ban tổ chức cuộc thi (qua Sở Tư pháp) duyệt; Thành lập đội tham gia dự thi và tổ chức tập luyện; Tổ chức thi (sơ khảo đồng thời chung khảo): dự kiến từ 20-30/6/2013 sẽ tổ chức thi. Trong buổi thi, Ban tổ chức sẽ ghi hình, chọn từ 2-3 tiểu phẩm để gửi dự thi cấp trung ương. V. GIẢI THƯỞNG CUỘC THI 1 Mức giải cụ thể, Ban Tổ chức sẽ có quy định riêng. VI. KINH PHÍ CUỘC THI 1. Kinh phí tổ chức cuộc thi: Được lấy từ nguồn kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 và huy động từ các nhà tài trợ. 2. Mỗi đội dự thi: Được Ban Tổ chức hỗ trợ 10 triệu đồng để xây dựng tiểu phẩm và tổ chức tập luyện (lấy từ nguồn kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố năm 2013). VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tư pháp: Là cơ quan Thường trực của cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng" năm 2013, có nhiệm vụ như sau: - Tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi; Quy chế thi; ban hành các quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi và triển khai thực hiện các công việc chuẩn bị cho cuộc thi. - Phối hợp với các Sờ, ban ngành liên quan lập dự toán kinh phí phục vụ cho cuộc thi, duyệt nội dung tiểu phẩm cuộc thi, tổ chức cuộc thi đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đúng qui định. i 2. Thanh tra Thành phố: Cử cán bộ tham gia Ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi, phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành triển khai đôn đốc, kiểm tra công tác chuẩn bị cuộc thi, duyệt nội dung tiểu phẩm, và hướngng dẫn các đơn vị tổ chức tập luyện theo đúng tiến độ. 3. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Cử cán bộ tham gia Ban tổ chức, ban giám khảo, tổ thư ký cuộc thi, hướng dẫn các đơn vị tham gia cuộc thi phần thi sân khấu theo qui định. 4. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thành phố: Cử cán bộ tham gia Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi; phối hợp với Sơ Tư pháp và các Sở, ban, ngành triển khai đôn đốc, kiểm tra công tác chuẩn bị cuộc thi, hướng dẫn các đơn vị tổ chức tập luyện theo đúng tiến độ. 5. Sở Tài chính: Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, bố trí kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức cuộc thi theo đúng quyết định. 6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy: Cử cán bộ tham gia Ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi; chỉ đạo các cơ quan báo, Đài trên địa bàn Thành phố đưa tin bài tuyên truyền về nội dung cuộc thi. 7. Các đơn vị: Công an, Thành Đoàn Hà Nội và UBND các quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên; huyện Thanh Trì; Thị xã Sơn Tây: Căn cứ nội dung nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch và Quy chế thi của thành phố, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết của đơn vị mình; tổ chức luyện tập và tham gia chung khảo cuộc thi của Thành phố. 8. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế Đô thị, Báo Pháp luật và Xã hội, Báo An ninh Thủ đô : Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đưa tin, tuyên truyền về cuộc thi. UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai kế hoạch này; báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện theo yêu cầu của Ban Tổ chức cuộc thi (qua cơ quan Thương trực là Sở Tư pháp) để Sở tổng hợp bảo cáo UBND Thành phố./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Bích Ngọc
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "06/06/2013", "sign_number": "97/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Thị Bích Ngọc", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-dinh-169-2018-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-36-2016-ND-CP-ve-quan-ly-trang-thiet-bi-y-te-385467.aspx
Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 169/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2018 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 36/2016/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế 1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi như sau: “1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây: a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây: - Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương; - Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý; - Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống; - Kiểm soát sự thụ thai; - Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm; - Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người. b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.” 2. Bổ sung khoản 6 Điều 3 như sau: “6. Kinh doanh trang thiết bị y tế và nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất ngoài việc phải đáp ứng các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.” 3. Chương II được sửa đổi như sau: “Chương II PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Điều 4. Loại, nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế 1. Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó: a) Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp. b) Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó: - Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp; - Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao; - Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao. 2. Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế: a) Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro và phải được thực hiện bởi cơ sở đã công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này; b) Trang thiết bị y tế chỉ có một mục đích sử dụng nhưng mục đích sử dụng đó có thể được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất; c) Trang thiết bị y tế có nhiều mục đích sử dụng và mỗi mục đích sử dụng có mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất; d) Trang thiết bị y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác thì mỗi trang thiết bị y tế có thể được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt nhưng kết quả phân loại phải căn cứ vào mức độ rủi ro cao nhất của mục đích sử dụng cuối cùng của tổng thể trang thiết bị y tế kết hợp đó. 3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên. Điều 5. Cơ sở thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế 1. Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cơ sở đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. 2. Cơ sở thực hiện phân loại phải căn cứ vào định nghĩa quy định tại Điều 2 Nghị định này, các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định này, các tài liệu quy định tại điểm e, g, h, i khoản 1 Điều 26 Nghị định này và các quy tắc phân loại do Bộ Y tế ban hành để thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế. 3. Cơ sở thực hiện phân loại trang thiết bị y tế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại đối với trang thiết bị y tế mà mình đã thực hiện phân loại. 4. Trường hợp có sự khác nhau về kết quả phân loại trang thiết bị y tế giữa các cơ sở phân loại thì Bộ Y tế quyết định việc phân loại trang thiết bị y tế. Điều 6. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế 1. Điều kiện đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề): a) Có trình độ từ đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên; b) Có thời gian công tác trực tiếp về trang thiết bị y tế từ đủ 24 tháng trở lên trong vòng 48 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; c) Đã hoàn thành khóa đào tạo về phân loại trang thiết bị y tế theo chương trình đào tạo của Bộ Y tế tại các cơ sở y tế đã được cấp mã đào tạo liên tục. 2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mới chứng chỉ hành nghề: a) Hồ sơ đề nghị cấp mới chứng chỉ hành nghề: - Văn bản đề nghị cấp mới chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên. Trường hợp văn bằng do nước ngoài cấp thì phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương; - Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đã qua đào tạo về phân loại trang thiết bị y tế còn hiệu lực (03 năm tính từ ngày ký); - Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ; - Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người xin cấp chứng chỉ; - Bản gốc hoặc bản sao Bản xác nhận thời gian công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp người thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế làm việc tại nhiều cơ sở khác nhau mà thời gian công tác tại một cơ sở không đủ 24 tháng thì phải cung cấp Bản xác nhận của từng cơ sở để chứng minh đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. b) Thủ tục cấp mới chứng chỉ hành nghề: - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Y tế phải tiến hành thẩm định hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định, Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và công khai trên cổng thông tin điện tử các thông tin sau: chứng chỉ hành nghề của người thực hiện việc phân loại và hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề của người thực hiện việc phân loại. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi; Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về Bộ Y tế. Sau khi tiếp nhận hồ sơ bổ sung, Bộ Y tế tiếp tục thực hiện việc thẩm định hồ sơ theo quy định tại khoản này; Trường hợp hồ sơ bổ sung hợp lệ: Bộ Y tế thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản này; Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ: Bộ Y tế yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 03 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị. 3. Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh nội dung chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế: a) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung chứng chỉ hành nghề: - Văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin trong chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 18 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản gốc hoặc bản sao giấy tờ chứng minh sự thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin hành chính: tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người thực hiện việc phân loại; - Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đã qua đào tạo về phân loại trang thiết bị y tế đối với trường hợp thay đổi phạm vi hành nghề hoặc cập nhật Giấy chứng nhận đã qua đào tạo về phân loại trang thiết bị y tế; - Bản gốc hoặc bản sao Bản xác nhận thời gian công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp người thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế làm việc tại nhiều cơ sở khác nhau mà thời gian công tác tại một cơ sở không đủ 24 tháng thì phải cung cấp bản xác nhận của từng cơ sở để chứng minh đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. b) Thủ tục điều chỉnh: - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh, Bộ Y tế phải tiến hành thẩm định hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và cập nhật thông tin thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế trong thời hạn 03 ngày làm việc. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo cho người đề nghị điều chỉnh để hoàn thiện hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi. Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị điều chỉnh phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về Bộ Y tế. Sau khi tiếp nhận hồ sơ bổ sung, Bộ Y tế tiếp tục thực hiện việc thẩm định hồ sơ theo quy định tại khoản này. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, Bộ Y tế thực hiện việc điều chỉnh chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ: Bộ Y tế yêu cầu người đề nghị điều chỉnh tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị điều chỉnh phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 03 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị. Điều 7. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế 1. Điều kiện của cơ sở thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là cơ sở phân loại): Có ít nhất 01 người có chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế. 2. Hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế gồm: a) Văn bản công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo bản gốc hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của từng người thực hiện phân loại trang thiết bị y tế có tên trong bản kê khai nhân sự; c) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở hoặc giấy chứng nhận đầu tư. 3. Thủ tục công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế: a) Trước khi thực hiện phân loại trang thiết bị y tế, cơ sở gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định thì khoản 2 Điều này đến Bộ Y tế; b) Khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế, Bộ Y tế có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế các thông tin sau: tên, địa chỉ, số điện thoại và phạm vi của cơ sở phân loại và hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế. 4. Điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế: a) Các trường hợp được điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế: - Thay đổi người thực hiện phân loại trang thiết bị y tế trong trường hợp người thay thế có cùng phạm vi hành nghề với người được thay thế; - Thay đổi thông tin hành chính: địa chỉ, số điện thoại của cơ sở phân loại; thông tin về người đại diện trước pháp luật của cơ sở phân loại. b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế: - Văn bản đề nghị điều chỉnh theo Mẫu số 19 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó phải nêu rõ nội dung thay đổi (bao gồm cả trường hợp thông báo người thực hiện việc phân loại không tiếp tục làm việc tại cơ sở thực hiện việc phân loại); - Trường hợp thay đổi người phân loại: Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người thay thế có cùng phạm vi hành nghề với người được thay thế; - Trường hợp thay đổi thông tin hành chính: Giấy tờ chứng minh sự thay đổi địa chỉ, số điện thoại của cơ sở phân loại; thông tin về người đại diện trước pháp luật của cơ sở phân loại. c) Thủ tục điều chỉnh: - Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế, Bộ Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế theo Mẫu số 13 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; - Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại, Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật thông tin thay đổi trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Trường hợp không chấp nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 5. Cơ sở phân loại chỉ được thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế sau khi đã được Bộ Y tế cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế. 6. Trong quá trình hoạt động, cơ sở phân loại phải thực hiện lại thủ tục công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế nếu có thay đổi người thực hiện phân loại mà phạm vi hành nghề của người đó không có trong hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trước đó. Điều 8. Tạm đình chỉ hoạt động phân loại 1. Các trường hợp tạm đình chỉ: a) Thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế khi chưa công bố đủ điều kiện thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế; b) Sử dụng tài liệu không bảo đảm tính trung thực, chính xác để công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế; c) Không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; d) Ban hành kết quả phân loại sai làm giảm mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế; đ) Ban hành kết quả phân loại được ký bởi người không có tên trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại hoặc không phải là người đại diện hợp pháp; e) Không thực hiện việc khắc phục hậu quả hoặc có khắc phục hậu quả nhưng không đạt yêu cầu của cơ quan quản lý; g) Không thực hiện việc công khai kết quả phân loại đã ban hành quy định tại điểm c khoản 5 Điều 66 và khoản 8 Điều 68 Nghị định này. 2. Thủ tục tạm đình chỉ: a) Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở phân loại hoặc người thực hiện việc phân loại có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm lập biên bản làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cơ sở phân loại, người thực hiện việc phân loại tạm dừng hoạt động phân loại trang thiết bị y tế, đồng thời gửi biên bản về Bộ Y tế trong thời gian 24 giờ, kể từ thời điểm hoàn thành biên bản; b) Trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận được biên bản, Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo đến Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu để tạm dừng việc giải quyết các hồ sơ liên quan đến các trang thiết bị y tế có sử dụng bản kết quả phân loại được ghi trong biên bản làm việc cho đến khi có kết luận chính thức của Bộ Y tế, đồng thời Bộ Y tế gửi văn bản đề nghị cơ sở phân loại giải trình các nội dung được ghi trong biên bản làm việc; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của cơ sở phân loại, Bộ Y tế có trách nhiệm đánh giá các nội dung báo cáo giải trình của cơ sở phân loại; d) Trường hợp chấp nhận giải trình của cơ sở phân loại và không có yêu cầu phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản thông báo về việc chấm dứt tạm đình chỉ hoạt động phân loại. Văn bản chấm dứt tạm đình chỉ hoạt động phân loại được gửi cho cơ sở phân loại, Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu và được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; đ) Trường hợp chấp nhận giải trình của cơ sở phân loại và có yêu cầu phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản thông báo cho cơ sở phân loại để thực hiện việc khắc phục hậu quả. Văn bản này được gửi cho cơ sở phân loại, Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu và được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; Cơ sở phân loại bị tạm đình chỉ hoạt động phân loại phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Y tế sau khi đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở phân loại bị tạm đình chỉ hoạt động phân loại, Bộ Y tế ban hành văn bản chấm dứt tạm đình chỉ hoặc đề nghị tiếp tục biện pháp khắc phục hậu quả hoặc thực hiện thủ tục thu hồi quy định tại Điều 9 Nghị định này. Văn bản này được gửi cho cơ sở thực hiện việc phân loại, Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu và được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. e) Trường hợp không chấp nhận giải trình của cơ sở phân loại, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản đề nghị các cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại thực hiện thủ tục thu hồi quy định tại Điều 9 và xử lý đối với trang thiết bị y tế có sử dụng kết quả phân loại bị thu hồi quy định tại Điều 10 Nghị định này. Điều 9. Thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế, chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế và kết quả phân loại trang thiết bị y tế 1. Thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế: a) Các trường hợp thu hồi: - Giả mạo tài liệu trong hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế; - Không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này; - Ban hành kết quả phân loại khi đang bị tạm đình chỉ hoạt động; - Ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế làm giảm mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế lần thứ 02 trong thời gian 12 tháng; - Không thực hiện việc khắc phục hậu quả hoặc có khắc phục hậu quả nhưng không đạt yêu cầu của cơ quan quản lý. b) Thủ tục thu hồi: - Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về việc cơ sở phân loại có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế, trong đó phải nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đồng thời hủy bỏ thông tin của cơ sở phân loại đã bị thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Văn bản thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế được gửi đến cơ sở phân loại, Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu và được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; - Sau khi nhận được văn bản thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế của Bộ Y tế, cơ sở phân loại có trách nhiệm dừng ngay hoạt động phân loại trang thiết bị y tế và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời phải chịu trách nhiệm giải quyết những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra; - Trường hợp cơ sở phân loại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các nội dung tại văn bản thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế, Bộ Y tế có trách nhiệm chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng khác để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật. 2. Thu hồi chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế: a) Các trường hợp thu hồi: - Giả mạo tài liệu trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế; - Thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế khi không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này; - Thực hiện việc phân loại và ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế khi chứng nhận đã qua đào tạo về phân loại trang thiết bị y tế đã hết hạn; - Phân loại sai làm giảm mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế lần thứ 02 trong thời gian 12 tháng; - Thực hiện việc phân loại và ban hành kết quả phân loại khi đang bị tạm đình chỉ hoạt động, bao gồm cả trường hợp cơ sở thực hiện việc phân loại mà người đó đang làm việc bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện việc phân loại. b) Thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề: - Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về việc người thực hiện việc phân loại có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản thu hồi chứng chỉ hành nghề, trong đó phải yêu cầu cơ sở phân loại nơi người thực hiện việc phân loại đang làm việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của người thực hiện việc phân loại gây ra (nếu có) đồng thời hủy bỏ thông tin của người thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Văn bản thu hồi chứng chỉ hành nghề được gửi cho người thực hiện việc phân loại, cơ sở phân loại nơi người đó đang làm việc, Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu và được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; - Sau khi nhận được văn bản thu hồi chứng chỉ hành nghề, người thực hiện việc phân loại và cơ sở phân loại nơi người đó đang làm việc có trách nhiệm dừng ngay hoạt động phân loại trang thiết bị y tế và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời phải chịu trách nhiệm giải quyết những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra; - Trường hợp người thực hiện việc phân loại và cơ sở phân loại nơi người đó đang làm việc không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các nội dung tại văn bản thu hồi chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế thực hiện thủ tục thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại và chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng khác để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật. 3. Thu hồi kết quả phân loại: a) Các trường hợp thu hồi: - Kết quả phân loại sai làm giảm mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế; - Kết quả phân loại được ký bởi người không có tên trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại hoặc không phải là người đại diện hợp pháp của cơ sở phân loại; - Bản kết quả phân loại bị làm giả; - Kết quả phân loại được ban hành khi cơ sở phân loại đang bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc khi đã bị thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại. b) Thủ tục thu hồi: - Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về việc kết quả phân loại thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản thu hồi kết quả phân loại, trong đó phải yêu cầu cơ sở phân loại thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (nếu có) đồng thời hủy bỏ thông tin về kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã bị thu hồi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; Văn bản thu hồi kết quả phân loại được gửi cho cơ sở phân loại trang thiết bị y tế, Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu và được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. - Sau khi nhận được văn bản thu hồi kết quả phân loại, cơ sở phân loại có trách nhiệm thu hồi toàn bộ các kết quả phân loại được ghi trong văn bản thu hồi, đồng thời phải chịu trách nhiệm giải quyết những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra; Trường hợp cơ sở phân loại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các nội dung tại văn bản thu hồi kết quả phân loại, Bộ Y tế thực hiện thủ tục thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện việc phân loại và chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng khác để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật. - Sau khi nhận được văn bản thu hồi kết quả phân loại, cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đề nghị cấp số lưu hành (sau đây gọi là hồ sơ cấp số lưu hành) có trách nhiệm rà soát các số lưu hành mà mình đã cấp. Trường hợp phát hiện trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị Bộ Y tế ban hành văn bản thu hồi, cơ quan đã cấp số lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành đối với trang thiết bị y tế đó. Điều 10. Xử lý đối với trang thiết bị y tế có sử dụng kết quả phân loại bị thu hồi 1. Trường hợp trang thiết bị y tế đang thực hiện thủ tục đề nghị cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị Bộ Y tế ban hành văn bản thu hồi: a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đề nghị cấp số lưu hành có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành để dừng thủ tục cấp số lưu hành; b) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm từ chối cấp số lưu hành. 2. Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị Bộ Y tế ban hành văn bản thu hồi nhưng chưa thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa: a) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm dừng việc thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa, báo cáo bằng văn bản với Hải quan cửa khẩu nơi dự kiến thông quan hàng hóa để dừng thủ tục thông quan và cơ quan nơi cấp số lưu hành để thu hồi số lưu hành; b) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ sở hữu số lưu hành hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế, cơ quan hải quan có trách nhiệm dừng thủ tục thông quan; cơ quan nơi cấp số lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành. 3. Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã được Bộ Y tế ban hành văn bản thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng: a) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm: - Dừng lưu hành trang thiết bị y tế và thực hiện các biện pháp thu hồi các trang thiết bị y tế có số lưu hành mà hồ sơ cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị Bộ Y tế ban hành văn bản thu hồi; - Báo cáo bằng văn bản với cơ quan hải quan nơi đã thực hiện thông quan hàng hóa trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và không làm thủ tục nhập khẩu cho các lô hàng tiếp theo; - Báo cáo bằng văn bản với cơ quan nơi đã cấp số lưu hành, trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và các hợp đồng mua bán (nếu có); - Thực hiện lại thủ tục đăng ký số lưu hành. b) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ sở hữu số lưu hành hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế: - Cơ quan hải quan có trách nhiệm không giải quyết thủ tục thông quan; - Cơ quan nơi đã cấp số lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành. 4. Trường hợp trang thiết bị y tế đã bán cho các cơ sở y tế: a) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm: - Báo cáo bằng văn bản với cơ quan nơi đã cấp số lưu hành, trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã bán cho các cơ sở y tế; - Thông báo bằng văn bản cho các cơ sở y tế nơi đang sử dụng các trang thiết bị y tế. b) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại nhưng không tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: Cơ sở y tế được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm phải hoàn chỉnh hồ sơ lưu hành trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế sau khi có số lưu hành mới; c) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại có tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: Cơ sở y tế không được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ sở y tế.” 4. Điểm a khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau: “a) Có trình độ từ cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc trình độ từ đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên. Đối với cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa học hoặc sinh học;” 5. Điều 13 được sửa đổi như sau: “Điều 13. Điều kiện về quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế. 1. Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định này. 2. Đối với cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thêm hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho, sử dụng nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất, quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất và kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 80/2001/NĐ-CP).” 6. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Khoản 4 được sửa đổi như sau: “4. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng được công nhận bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ sở không tự thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc không có kho tàng hoặc không có phương tiện vận chuyển mà ký hợp đồng kiểm tra chất lượng, bảo quản, vận chuyển với cơ sở khác thì phải kèm theo các giấy tờ chứng minh cơ sở đó đủ điều kiện kiểm tra chất lượng, kho tàng, vận chuyển trang thiết bị y tế mà mình sản xuất.” b) Bổ sung khoản 5 như sau: “5. Các giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.” 7. Điều 16 được sửa đổi như sau: “1. Cơ sở chỉ được sản xuất trang thiết bị y tế sau khi đã được Sở Y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 2. Thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất: a) Trước khi thực hiện sản xuất trang thiết bị y tế, cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này đến Sở Y tế nơi nhà xưởng hoặc nhà máy sản xuất đặt trụ sở; b) Khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cơ sở công bố sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất thì Sở Y tế có trách nhiệm gửi bản sao Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất cho Bộ Công an. 3. Điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế: a) Các trường hợp được điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế: - Thay đổi người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất; - Thay đổi địa chỉ, số điện thoại liên hệ. b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế: - Văn bản đề nghị điều chỉnh theo Mẫu số 20 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó phải nêu rõ nội dung thay đổi; - Trường hợp thay đổi người phụ trách chuyên môn: Các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này; - Trường hợp thay đổi địa chỉ, số điện thoại liên hệ: Giấy tờ chứng minh sự thay đổi về địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất. c) Thủ tục điều chỉnh: - Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế, Sở Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất, Sở Y tế có trách nhiệm cập nhật thông tin thay đổi trên cổng thông tin điện tử. Trường hợp Sở Y tế không chấp nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 4. Trong quá trình hoạt động, cơ sở sản xuất phải thực hiện lại thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất nếu có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. 5. Trường hợp cơ sở sản xuất thay đổi địa điểm sản xuất từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải thông báo với Sở Y tế nơi cơ sở sản xuất đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện sản xuất trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày chuyển địa điểm sản xuất. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về việc chuyển địa điểm sản xuất sang tỉnh khác của cơ sở sản xuất, Sở Y tế nơi đã tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất có trách nhiệm chấm dứt việc đăng tải các thông tin có liên quan đến cơ sở đó.” 8. Điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 17 được sửa đổi như sau: “a) Đã có số lưu hành hoặc đã được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này, trừ khí y tế; đ) Có thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành;” 9. Điều 22 được sửa đổi như sau: “Điều 22. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A bao gồm: 1. Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ. Đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước phải có thêm Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế. 4. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này. 5. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành. 6. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành. Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định. 7. Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố kèm theo kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu công bố. 8. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế. 9. Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế. 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.” 10. Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Điểm b khoản 2 được sửa đổi như sau: “b) Đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng; Trường hợp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.” b) Bổ sung điểm g khoản 2 như sau: “g) Đối với giấy chứng nhận lưu hành tự do: Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì thời điểm hết hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do được tính là 36 tháng, kể từ ngày cấp.” 11. Bổ sung khoản 4 Điều 24 như sau: “4. Trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan cấp số lưu hành trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi sau: a) Thay đổi địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế; b) Thay đổi tên gọi của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi văn bản thông báo thay đổi kèm theo các giấy tờ chứng minh và mẫu nhãn theo quy định tại Điều 54 Nghị định này; c) Thay đổi một trong các thông tin về tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi kèm theo văn bản thông báo thay đổi các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do và Giấy chứng nhận đặt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ; d) Thay đổi quy cách đóng gói đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi kèm theo văn bản thông báo thay đổi các tài liệu theo quy định tại khoản 6 và 9 Điều 22 Nghị định này; đ) Thay đổi cơ sở bảo hành. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi kèm theo văn bản thông báo thay đổi các tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định này; e) Thay đổi nhãn, thay đổi hướng dẫn sử dụng nhưng không thay đổi chỉ định. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi kèm theo văn bản thông báo thay đổi các tài liệu tương ứng với nội dung thay đổi.” 12. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 25. Các hình thức đăng ký lưu hành 1. Cấp mới số lưu hành áp dụng đối với trang thiết bị y tế trong các trường hợp sau đây: a) Trang thiết bị y tế lần đầu đề nghị cấp số lưu hành; b) Trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành nhưng có một trong các thay đổi sau: Chủng loại trang thiết bị y tế; nguyên liệu sản xuất ảnh hưởng đến chức năng đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro và trang thiết bị y tế dùng một lần; c) Trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành nhưng không thực hiện đăng ký gia hạn số lưu hành trong thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định này. 2. Cấp nhanh số lưu hành mới đối với trang thiết bị y tế trong các trường hợp sau đây: a) Trang thiết bị y tế đã được lưu hành tại ít nhất 02 nước thuộc các nước sau: Nhật Bản, Ca-na-đa, Úc, Mỹ, các nước thành viên EU; b) Đã được lưu hành tại Việt Nam đến trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 và đáp ứng các điều kiện sau: - Đã lưu hành ít nhất 03 năm trong thời hạn 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ; - Không có thông tin cảnh báo liên quan đến chất lượng và an toàn của trang thiết bị y tế đó. 3. Gia hạn số lưu hành áp dụng đối với trường hợp số lưu hành chuẩn bị hết hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định này.” 13. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Sửa đổi khoản 1 như sau: “1. Hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: a) Văn bản đề nghị cấp mới số lưu hành theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; c) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ; d) Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho cơ sở thực hiện việc đăng ký lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này; đ) Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành; e) Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu; g) Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành; Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định; h) Hồ sơ kỹ thuật chung thực hiện theo hướng dẫn tại Hiệp định ASEAN về trang thiết bị y tế; i) Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế; k) Đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D có xâm nhập cơ thể người: Bản tóm tắt dữ liệu thử lâm sàng theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo kết quả nghiên cứu thử lâm sàng, trừ các trường hợp sau: - Trang thiết bị y tế đã được lưu hành và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do của một trong các nước sau: các nước thành viên EU, Nhật Bản, Canada, Úc (TGA), Mỹ (FDA); - Trang thiết bị y tế đã được cấp lưu hành trước khi Nghị định này có hiệu lực; - Các trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. l) Đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro thuộc loại C, D phải có thêm giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, trừ các trường hợp sau: - Trang thiết bị y tế đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do của một trong các nước sau: các nước thành viên EU, Nhật Bản, Canada, Úc (TGA), Mỹ (FDA); - Trang thiết bị y tế đã được cấp lưu hành trước khi Nghị định này có hiệu lực; m) Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế; n) Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất phù hợp với sản phẩm xin cấp số đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước; o) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong thời hạn được cấp số lưu hành theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này đối với trang thiết bị y tế đã được cấp lưu hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc diện miễn nộp bản tóm tắt dữ liệu thử lâm sàng hoặc miễn giấy chứng nhận kiểm định.” b) Sửa đổi điểm c khoản 2 như sau: “c) Giấy tờ theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, m, n và o khoản 1 Điều này.” c) Sửa đổi điểm c khoản 3 như sau: “c) Giấy tờ theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, m, n và o khoản 1 Điều này.” d) Bổ sung khoản 5 như sau: “5. Hồ sơ đề nghị cấp nhanh số lưu hành: a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25: Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này và có thêm ít nhất 01 giấy chứng nhận lưu hành tự do của cơ quan có thẩm quyền của một trong các nước sau: các nước thành viên EU, Nhật Bản, Canada, Úc (TGA), Mỹ (FDA) còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ; b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25: Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này và có thêm các giấy tờ sau: - Có tối thiểu 03 hợp đồng cung cấp trang thiết bị y tế đó với các cơ sở y tế tại Việt Nam; - Văn bản xác nhận của cơ sở y tế về việc trang thiết bị y tế đó không có thông tin cảnh báo liên quan đến chất lượng và an toàn của trang thiết bị y tế đó trong quá trình sử dụng.” 14. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Sửa đổi điểm c khoản 2 như sau: “c) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ;” b) Bổ sung điểm g khoản 2 như sau: “g) Hồ sơ kỹ thuật chung thực hiện theo hướng dẫn tại Hiệp định ASEAN về trang thiết bị y tế đối với trường hợp đã được cấp số lưu hành nhưng tại thời điểm được cấp số lưu hành pháp luật chưa quy định trong hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành phải có hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN.” 15. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Điểm a khoản 2 được sửa đổi như sau: “a) Đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở đề nghị cấp số lưu hành. Trường hợp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.” b) Điểm e khoản 2 được sửa đổi như sau: “e) Đối với giấy chứng nhận kiểm định: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở đề nghị cấp số lưu hành.” 16. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Bổ sung điểm d khoản 3 như sau: “d) Tổ chức thẩm định để cấp mới số lưu hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này.” b) Sửa đổi khoản 5 như sau: “5. Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, cơ sở đề nghị cấp số lưu hành phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Bộ Y tế; Trường hợp cơ sở đề nghị cấp số lưu hành đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho cơ sở để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này; Sau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản yêu cầu mà cơ sở không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành; Trong quá trình sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu các giấy tờ quy định tại điểm c, d, e khoản 1 Điều 26 hết hiệu lực thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp số đăng ký lưu hành phải nộp bổ sung các giấy tờ thay thế còn hiệu lực. Các giấy tờ này phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.” c) Sửa đổi điểm c khoản 8 như sau: “c) Thay đổi một trong các thông tin về tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi kèm theo văn bản thông báo thay đổi các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ;” d) Sửa đổi điểm d khoản 8 như sau: “d) Thay đổi quy cách đóng gói đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi kèm theo văn bản thông báo thay đổi các tài liệu tương ứng với nội dung thay đổi;” đ) Bổ sung điểm e khoản 8 như sau: “e) Thay đổi nhãn, thay đổi hướng dẫn sử dụng nhưng không thay đổi chỉ định: Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi kèm theo văn bản thông báo thay đổi các tài liệu tương ứng với nội dung thay đổi.” 17. Điều 30 được sửa đổi như sau: “Điều 30. Yêu cầu về hồ sơ quản lý trang thiết bị y tế sau bán hàng Chủ sở hữu số lưu hành phải thiết lập, tổ chức, quản lý việc truy xuất nguồn gốc trang thiết bị y tế trên thị trường và lưu trữ đầy đủ hồ sơ quản lý trang thiết bị, tối thiểu gồm: 1. Hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế, trong đó bắt buộc phải lưu bản giấy đối với các giấy tờ sau: a) Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho cơ sở thực hiện việc đăng ký lưu hành, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này; b) Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành; c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do. 2. Hồ sơ phân phối (trường hợp chủ sở hữu số lưu hành là Văn phòng đại diện thì không phải lưu trữ nhưng phải yêu cầu cơ sở mà mình ủy quyền nhập khẩu thực hiện trách nhiệm này). 3. Hồ sơ theo dõi về các sự cố, khiếu nại và biện pháp khắc phục, xử lý; trong đó xác định tên, chủng loại, số lượng, số lô trang thiết bị y tế; đặc biệt đối với các trang thiết bị y tế có lỗi hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng. 4. Hồ sơ quản lý chất lượng trang thiết bị y tế, gồm: a) Chứng nhận xuất xứ thực hiện theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa; b) Chứng nhận chất lượng của từng lô do chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc nhà sản xuất có tên trong hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế cấp; c) Kết quả kiểm định trang thiết bị y tế đối với các trang thiết bị y tế thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định này.” 18. Điều 31 được sửa đổi như sau: “Điều 31. Xử lý đối với trường hợp trang thiết bị y tế có cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng hoặc có thể dẫn đến tử vong cho người sử dụng 1. Trường hợp trang thiết bị y tế có cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc quốc tế về nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng hoặc có thể dẫn đến tử vong cho người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thông báo cho các cơ sở y tế đang sử dụng trang thiết bị y tế đó về nguy cơ được cảnh báo và thực hiện việc điều tra, xác định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cảnh báo. Trường hợp việc điều tra, xác định phải kéo dài hơn 30 ngày, phải có văn bản báo cáo Bộ Y tế, trong đó phải nêu rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng. 2. Trường hợp các trang thiết bị y tế tại khoản 1 Điều này được xác định là trang thiết bị y tế có lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm: a) Tạm dừng việc lưu hành lô trang thiết bị y tế đó; b) Có văn bản thông báo cho Bộ Y tế và các tổ chức, cá nhân đang thực hiện việc phân phối, sử dụng trang thiết bị y tế đó. Trong văn bản thông báo phải nêu rõ lô sản xuất, yếu tố lỗi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng cũng như việc có thể hay không thể khắc phục yếu tố đó; c) Lập kế hoạch xử lý khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế có lỗi; d) Báo cáo Bộ Y tế sau khi hoàn thành việc khắc phục hoặc thu hồi trang thiết bị y tế. 3. Trường hợp trang thiết bị y tế có thể khắc phục được lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng: a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ lưu hành đối với lô trang thiết bị y tế; Nội dung của quyết định đình chỉ lưu hành gồm: - Tên trang thiết bị y tế bị đình chỉ; - Số lô trang thiết bị y tế bị đình chỉ; - Số lưu hành của trang thiết bị y tế bị đình chỉ. h) Sau khi có quyết định đình chỉ lưu hành lô trang thiết bị y tế, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thực hiện việc khắc phục yếu tố lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng của sản phẩm; c) Sau khi đã hoàn thành việc khắc phục yếu tố lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế kèm theo kết quả kiểm định đối với trường hợp trang thiết bị y tế thuộc quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định này hoặc phải có nội dung cam kết về bảo đảm chất lượng của trang thiết bị y tế sau khi đã thực hiện việc khắc phục lỗi trong văn bản báo cáo đối với các trang thiết bị y tế khác; d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục yếu tố lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng của lô trang thiết bị y tế do chủ sở hữu số lưu hành gửi, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt đình chỉ lưu hành lô trang thiết bị y tế. Trường hợp Bộ Y tế không đồng ý chấm dứt đình chỉ lưu hành phải có văn bản trả lời, trong đó phải nêu rõ lý do từ chối. 4. Trường hợp trang thiết bị y tế không thể khắc phục được yếu tố lỗi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng: a) Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi toàn bộ lô trang thiết bị y tế có lỗi. Nội dung của quyết định thu hồi gồm: - Tên trang thiết bị y tế bị thu hồi; - Số lô trang thiết bị y tế bị thu hồi; - Số lưu hành của trang thiết bị y tế bị thu hồi. b) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thu hồi toàn bộ lô trang thiết bị y tế có lỗi trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và chịu mọi chi phí cho việc thu hồi lô trang thiết bị y tế có lỗi. c) Trường hợp quá thời hạn thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu số lưu hành không thực hiện việc thu hồi lô trang thiết bị y tế có lỗi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.” 19. Điều 32 được sửa đổi như sau: “Điều 32. Xử lý đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng 1. Trường hợp trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng hoặc gây tử vong cho người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm: a) Thông báo trên trang thông tin điện tử của chủ sở hữu số lưu hành (nếu có) đồng thời có văn bản thông báo về sự cố cho các cơ sở mua bán, sử dụng lô trang thiết bị y tế và Bộ Y tế; b) Tạm dừng việc lưu hành lô trang thiết bị y tế liên quan đến sự cố; c) Tiến hành điều tra, xác minh nguyên nhân sự cố; d) Báo cáo Bộ Y tế sau khi có kết quả điều tra, xác minh. Trường hợp xác định sự cố xảy ra là do lỗi của trang thiết bị y tế phải nêu rõ yếu tố lỗi cũng như việc có thể hay không thể khắc phục yếu tố đó. Thực hiện việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế có lỗi, báo cáo Bộ Y tế sau khi hoàn thành việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế. 2. Trường hợp trang thiết bị y tế đã xảy ra sự cố không gây tử vong nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm: a) Thông báo bằng văn bản cho Bộ Y tế về sự cố; b) Tiến hành điều tra, xác minh nguyên nhân sự cố; c) Báo cáo Bộ Y tế sau khi có kết quả điều tra, xác minh. Trường hợp xác định sự cố xảy ra là do lỗi của trang thiết bị y tế phải ghi rõ yếu tố lỗi cũng như việc có thể hay không thể khắc phục yếu tố đó. Thực hiện việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế có lỗi, báo cáo Bộ Y tế sau khi hoàn thành việc khắc phục hoặc thu hồi lô trang thiết bị y tế. 3. Việc xử lý trang thiết bị y tế có lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng thực hiện theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 31 Nghị định này.” 20. Điều 33 được sửa đổi như sau: “Điều 33. Các hình thức xử lý, khắc phục, thu hồi trang thiết bị y tế có lỗi 1. Các hình thức xử lý trang thiết bị y tế có lỗi gồm: a) Hướng dẫn về biện pháp khắc phục lỗi; b) Khắc phục lỗi của trang thiết bị y tế; c) Thay thế trang thiết bị y tế có lỗi bằng trang thiết bị y tế tương ứng; d) Thu hồi để tái xuất hoặc tiêu hủy. 2. Trang thiết bị y tế có lỗi bị thu hồi theo các hình thức sau đây: a) Thu hồi tự nguyện do chủ sở hữu số lưu hành thực hiện; b) Thu hồi bắt buộc đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.” 21. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Sửa đổi khoản 2 như sau: “2. Trang thiết bị y tế có 03 lô bị thu hồi trong thời gian số đăng ký lưu hành có hiệu lực, trừ trường hợp chủ sở hữu số lưu hành tự nguyện thu hồi.” b) Bổ sung khoản 10, 11 và 12 như sau: “10. Chủ sở hữu số lưu hành không thực hiện quy định tại điểm i khoản 2 Điều 66 của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 Nghị định này. 11. Hồ sơ công bố của chủ sở hữu số lưu hành không thực hiện đúng theo quy định tại Điều 22, Điều 23 của Nghị định này hoặc trường hợp sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ công bố. 12. Trang thiết bị y tế được phân loại không đúng theo các quy định về phân loại trang thiết bị y tế sau khi có kết luận của Bộ Y tế.” 22. Điểm a khoản 3 Điều 36 được sửa đổi như sau: “a) Đăng tải quyết định thu hồi số lưu hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp số lưu hành, đồng thời gửi quyết định thu hồi số lưu hành đến chủ sở hữu số lưu hành, Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan hải quan;” 23. Điều 37 được sửa đổi như sau: “Điều 37. Điều kiện của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D 1. Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán; 2. Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây: a) Kho bảo quản: - Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản; - Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm; - Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng. b) Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán; Trường hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế. 3. Đối với cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất: a) Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học; b) Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2001/NĐ-CP; c) Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.” 24. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 38. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế 1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau: a) Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; c) Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định này. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán; d) Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất. 2. Thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán: a) Trước khi thực hiện mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, người đứng đầu cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Y tế nơi cơ sở mua bán đặt trụ sở; b) Khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử các thông tin sau: tên, địa chỉ của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế; hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế. 3. Cơ sở chỉ được mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D sau khi đã thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 39 Nghị định này. 4. Điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế: a) Các trường hợp được điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế: - Thay đổi nhân viên kỹ thuật của cơ sở mua bán; - Thay đổi thông tin hành chính về địa chỉ, số điện thoại liên hệ. b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế: - Văn bản đề nghị điều chỉnh có đóng dấu của cơ sở mua bán theo Mẫu số 21 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó phải nêu rõ nội dung thay đổi; - Trường hợp thay đổi nhân viên kỹ thuật: Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó phải ghi rõ nội dung thay đổi; - Trường hợp thay đổi thông tin hành chính: Giấy tờ chứng minh sự thay đổi về địa chỉ, số điện thoại của cơ sở mua bán. c) Thủ tục điều chỉnh: - Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế, Sở Y tế cấp cho cơ sở Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo Mẫu số 15 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; - Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế, Sở Y tế có trách nhiệm cập nhật thông tin thay đổi trên cổng thông tin điện tử. Trường hợp không chấp nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 5. Trong quá trình hoạt động, cơ sở mua bán phải thực hiện lại thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán nếu có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.” 25. Khoản 2 Điều 40 được sửa đổi như sau: “2. Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt, trừ trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.” 26. Khoản 2 Điều 41 được sửa đổi như sau: “2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế đã có số lưu hành phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho cơ quan cấp số lưu hành và cơ quan hải quan; b) Có kho và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định này hoặc có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế; c) Có kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này.” 27. Điều 42 được sửa đổi như sau: “Điều 42. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu 1. Các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu: a) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc kiểm định hoặc đào tạo hướng dẫn việc sử dụng, hướng dẫn sửa chữa trang thiết bị y tế; b) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ, viện trợ nhân đạo; c) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; d) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân bao gồm trang thiết bị y tế được sản xuất theo chỉ định sử dụng riêng biệt cho cá nhân hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế; đ) Trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đã có số đăng ký lưu hành, nguyên liệu để sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất; e) Trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc kiểm định; g) Trang thiết bị y tế đã qua sử dụng nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo (không thực hành trên người và không sử dụng các trang thiết bị y tế này cho mục đích chẩn đoán, điều trị). Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc trường hợp này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; h) Nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu hoặc kiểm định. 2. Các trường hợp phải có giấy phép xuất khẩu: a) Trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất; b) Nguyên liệu để sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất. 3. Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu gồm: a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; c) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế đó có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; d) Đối với trường hợp nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu phải có thêm bản sao có chứng thực quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; đ) Đối với trường hợp nhập khẩu để đào tạo phải có thêm bản gốc chương trình đào tạo và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; e) Đối với trường hợp nhập khẩu để sử dụng cho mục đích kiểm định: Văn bản xác nhận của đơn vị thực hiện việc kiểm định trong đó nêu rõ số lượng; g) Đối với trường hợp nhập khẩu để viện trợ phải có thêm bản sao quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; h) Đối với trường hợp nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; i) Đối với trường hợp nhập khẩu cho nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế phải có thêm tài liệu chứng minh trang thiết bị y tế đề nghị nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành có xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu; k) Đối với trường hợp nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân phải có thêm bản sao văn bản chỉ định của bác sỹ phù hợp với bệnh của cá nhân đề nghị nhập khẩu. 4. Hồ sơ đề nghị nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất: a) Hồ sơ đề nghị nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đã có số đăng ký lưu hành: - Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 13 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó phải giải thích rõ lý do nếu số lượng trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đề nghị nhập khẩu vượt quá 150% so với số lượng nhập khẩu lần trước liền kề; - Báo cáo kết quả kinh doanh trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này; b) Hồ sơ đề nghị nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc kiểm định: - Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 13 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; - Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, e khoản 3 Điều 42 Nghị định này. 5. Hồ sơ đề nghị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất để sản xuất: a) Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm tra chất lượng chất ma túy và tiền chất của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu; c) Bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất của cơ sở sản xuất nguyên liệu do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Giấy phép sản xuất phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật; Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. d) Báo cáo sử dụng nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này; đ) Báo cáo kết quả kinh doanh nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này; e) Kế hoạch sản xuất, sử dụng đối với nguyên liệu đề nghị nhập khẩu và kế hoạch kinh doanh dự kiến đối với thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đề nghị nhập khẩu. 6. Hồ sơ đề nghị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất để nghiên cứu, kiểm định: a) Văn bản đề nghị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế phải có thêm tài liệu có xác nhận của cơ sở sản xuất đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu chứng minh nghiên cứu sử dụng nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất; c) Đối với trường hợp nhập khẩu để sử dụng cho mục đích kiểm định phải có thêm văn bản xác nhận của đơn vị thực hiện việc kiểm định trong đó nêu rõ số lượng dự kiến sử dụng để kiểm định. 7. Hồ sơ đề nghị xuất khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất: a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 15 hoặc Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Báo cáo số lượng, nguồn gốc trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này; c) Văn bản cho phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước nhập khẩu cấp. Trường hợp văn bản cho phép nhập khẩu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Văn bản cho phép nhập khẩu phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật. 8. Trình tự xem xét việc đề nghị cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất: a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, Bộ Y tế gửi cho tổ chức, cá nhân đó Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, Bộ Y tế phải tiến hành thẩm định để cấp phép nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Đối với việc cấp phép xuất khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy hoặc tiền chất, nguyên liệu có chứa chất ma túy hoặc tiền chất, Bộ Y tế phải tiến hành thẩm định để cấp phép xuất khẩu trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo tiền xuất khẩu của Bộ Công an. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan. Trường hợp trang thiết bị y tế, nguyên liệu có chứa chất ma túy hoặc tiền chất, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được gửi thêm cho Bộ Công an, Bộ Tài chính; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu để sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất được cấp cho từng lần xuất khẩu, nhập khẩu và có giá trị trong thời hạn ghi trong giấy phép. c) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế để bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi. d) Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Bộ Y tế; Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đó để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ. đ) Sau 60 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản yêu cầu mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu. e) Nếu không còn yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì Bộ Y tế có trách nhiệm phải cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại điểm b khoản này. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu, xuất khẩu và cơ quan hải quan.” 28. Điều 43 được sửa đổi như sau: “Điều 43. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước Bộ Y tế chỉ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho những mặt hàng trang thiết bị y tế đã được cấp số đăng ký lưu hành. 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do trang thiết bị y tế: a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Nộp bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng được công nhận bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ; c) Nộp bản gốc hoặc bản sao số lưu hành còn thời hạn; 2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. 3. Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.” 29. Mục 2 Chương VI được sửa đổi như sau: “Mục 2. KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Điều 49. Nguyên tắc kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế 1. Trang thiết bị y tế thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố phải kiểm định về an toàn và tính năng kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng (trừ trường hợp quy định tại Điều 51 Nghị định này), định kỳ, sau sửa chữa lớn. Việc kiểm định trang thiết bị y tế là phương tiện đo, thiết bị bức xạ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trang thiết bị y tế là phương tiện đo hoặc thiết bị bức xạ phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường và năng lượng nguyên tử. Điều 50. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế Điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự; hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; hình thức nộp hồ sơ; trình tự cấp mới, cấp bổ sung, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định trang thiết bị y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Trong đó, việc đáp ứng yêu cầu chuyên môn đối với lĩnh vực kiểm định trang thiết bị y tế được quy định như sau: mỗi quy trình kiểm định mà tổ chức kiểm định đăng ký thực hiện phải có tối thiểu 02 kiểm định viên có chứng nhận đã qua đào tạo về quy trình kiểm định đó. Điều 51. Miễn kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng đối với trang thiết bị y tế Trang thiết bị y tế được miễn kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Trang thiết bị y tế đã có chứng nhận hợp quy; 2. Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu với mục đích dùng để nghiên cứu khoa học hoặc dùng để đào tạo hướng dẫn sử dụng, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị y tế; 3. Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh của cá nhân người nhập khẩu hoặc cho mục đích khám chữa bệnh nhân đạo hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt; 4. Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ hoạt động hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Điều 52. Xử lý trang thiết bị y tế không đạt yêu cầu kiểm định 1. Trường hợp trang thiết bị y tế có kết quả kiểm định trước khi đưa vào sử dụng không đạt: a) Cơ sở y tế không được tiếp nhận, sử dụng trang thiết bị y tế; b) Tổ chức kiểm định gửi văn bản thông báo kết quả kiểm định không đạt về Bộ Y tế; c) Trường hợp có 03 trang thiết bị y tế trong cùng một lô có kết quả kiểm định không đạt về an toàn và tính năng, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các chủ sở hữu số đăng ký lưu hành báo cáo số lượng trang thiết bị tế đang lưu thông trên thị trường và đang sử dụng tại cơ sở y tế; Căn cứ báo cáo của chủ sở hữu và kết quả kiểm định không đạt, Bộ Y tế quyết định việc kiểm định lại, số lượng mẫu phải thực hiện việc kiểm định lại hoặc tạm dừng sử dụng trang thiết bị y tế; Căn cứ kết quả kiểm định lại, Bộ Y tế sẽ quyết định việc tiếp tục kiểm định lại, bổ sung số lượng mẫu phải thực hiện việc kiểm định lại hoặc đề nghị các chủ sở hữu số đăng ký lưu hành thu hồi toàn bộ trang thiết bị y tế trong lô đó; Trường hợp có 03 lô trang thiết bị y tế bị thu hồi trong thời hạn có hiệu lực của số lưu hành thì thu hồi số đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế đó. Các trang thiết bị y tế đã được sử dụng tại các cơ sở y tế trước thời điểm có quyết định thu hồi số lưu hành vẫn tiếp tục được sử dụng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu. 2. Trường hợp trang thiết bị y tế có kết quả kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa lớn không đạt: a) Cơ sở y tế không được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế; b) Xóa bỏ dấu hiệu tình trạng kiểm định cũ; c) Phối hợp cùng chủ sở hữu số lưu hành trong việc tiến hành các biện pháp khắc phục và thực hiện kiểm định lại. d) Chỉ được sử dụng trang thiết bị khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu.” 30. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi như sau: “1. Việc ghi nhãn trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về nhãn hàng hóa.” 31. Khoản 2 Điều 55 được sửa đổi như sau: “2. Trang thiết bị y tế phải được bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật khác theo quy định của nhà sản xuất và phải được kiểm định theo quy định tại Nghị định này để bảo đảm chất lượng. Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.” 32. Điều 56 được sửa đổi như sau: “Điều 56. Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước Các cơ sở y tế của Nhà nước ngoài việc thực hiện quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế theo quy định tại Điều 55 Nghị định này, phải thực hiện quản lý trang thiết bị y tế theo các quy định sau: 1. Việc đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế để thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công. 2. Khuyến khích sử dụng các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước.” 33. Bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 57 như sau: “đ) Cơ sở y tế phải kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng khi tiếp nhận trang thiết bị y tế; lưu giữ và cập nhật kết quả kiểm nghiệm của tất cả các lô khí y tế.” 34. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Khoản 7 được sửa đổi như sau: “7. Đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định trang thiết bị y tế.” b) Bổ sung khoản 10 như sau: “10. Cấp chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế.” 35. Bổ sung khoản 5 Điều 60 như sau: “5. Trong quá trình hoạt động, chủ sở hữu số lưu hành được giữ nguyên số phiếu tiếp nhận hồ sơ đã công bố trước đó trong các trường hợp thay đổi tại khoản 4 Điều 24 của Nghị định này;” 36. Khoản 1 Điều 61 được sửa đổi như sau: “1. Trường hợp đăng ký trực tuyến, cơ sở đăng ký phải lưu trữ hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này.” 37. Bổ sung khoản 8, 9 và 10 Điều 62 như sau: “8. Quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên; ban hành chương trình đào tạo thực hành phân loại trang thiết bị y tế. 9. Ban hành danh mục trang thiết bị y tế phải được kiểm định và quy trình kiểm định đối với từng loại trang thiết bị y tế trong danh mục. 10. Hướng dẫn cụ thể cách ghi trong hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN.” 38. Điều 66 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Khoản 2 được sửa đổi như sau: “2. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm: a) Thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế theo quy định của Nghị định này; b) Thành lập, duy trì cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế hoặc ký hợp đồng với cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế; c) Lập, duy trì hồ sơ theo dõi trang thiết bị y tế và thực hiện truy xuất nguồn gốc trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp các trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế; báo cáo Sở Y tế và cơ quan Công an khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất; d) Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, trong tài liệu kèm theo trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và quy định tại Nghị định này; đ) Cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, môi trường; cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; cung cấp thông tin về yêu cầu đối với việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng trang thiết bị y tế; e) Kịp thời ngừng lưu hành, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp xử lý, khắc phục hoặc thu hồi trang thiết bị y tế có lỗi theo quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy trang thiết bị y tế phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó; g) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; h) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi trang thiết bị y tế có lỗi; i) Chịu trách nhiệm bảo đảm các giấy tờ sau luôn có hiệu lực trong thời gian số lưu hành còn giá trị: - Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu; - Giấy ủy quyền trừ trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này; - Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành hoặc tài liệu chứng minh không có điều kiện bảo hành nếu không áp dụng. k) Chịu trách nhiệm bảo đảm trang thiết bị y tế chỉ được sản xuất trong thời gian giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất còn hiệu lực; l) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của các tài liệu đã đăng tải khi thực hiện các thủ tục trong Nghị định này; m) Cung cấp cho cơ sở y tế nơi mua trang thiết bị y tế 01 bộ hồ sơ quản lý chất lượng quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định này của trang thiết bị y tế đó; n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” b) Bổ sung khoản 4 như sau: “4. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất có trách nhiệm: a) Báo cáo mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất theo Mẫu số 05 và 06 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Y tế và gửi Bộ Công an đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất trong vòng 10 ngày, kể từ ngày mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng trang thiết bị y tế hoặc nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất; b) Báo cáo 06 tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu có chứa chất ma túy và tiền chất theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm; c) Báo cáo Sở Y tế theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất.” c) Bổ sung Khoản 5 như sau: “5. Tổ chức thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế: a) Trong quá trình hoạt động, Tổ chức thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế phải có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này; b) Phải chịu trách nhiệm và thực hiện các biện pháp khắc phục đối với những trường hợp ban hành kết quả phân loại sai về mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế hoặc ban hành kết quả phân loại sai về thẩm quyền quy định tại Nghị định này; c) Công bố kết quả phân loại trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.” d) Bổ sung khoản 6 như sau: “6. Các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế được phép nhập khẩu hoạt chất có tác dụng dược lý để sản xuất trang thiết bị y tế. Cơ sở chỉ được sử dụng hoạt chất nhập khẩu để sản xuất trang thiết bị y tế, không được sử dụng với mục đích khác, trừ trường hợp bán cho cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế khác để sản xuất chính sản phẩm đó. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu các hoạt chất có tác dụng dược lý để sản xuất trang thiết bị y tế được thực hiện theo quy định pháp luật về dược.” 39. Điều 68 được sửa đổi như sau: a) Khoản 5 được sửa đổi như sau: “a) Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D đã được cấp trong năm 2018 hết hạn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2018 và các giấy phép nhập khẩu được cấp trong năm 2019 có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42 và điểm d khoản này; Đối với các giấy phép nhập khẩu sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp trong năm 2018, 2019: Có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 và không hạn chế về số lượng nhập khẩu. Cơ quan hải quan không thực hiện việc kiểm soát số lượng nhập khẩu đối với trường hợp này; Tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế chịu trách nhiệm bảo đảm các giấy tờ quy định tại điểm i khoản 2 Điều 66 Nghị định này luôn có hiệu lực trong thời gian giấy phép nhập khẩu còn giá trị. Trường hợp không tiếp tục thực hiện việc duy trì hiệu lực của các giấy tờ trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế phải có trách nhiệm thông báo về Bộ Y tế để thực hiện việc thu hồi giấy phép nhập khẩu đã cấp theo quy định. b) Đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A đã có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng do Sở Y tế cấp được nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng mà không cần văn bản xác nhận là trang thiết bị y tế của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông quan; Đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu và đã có bản phân loại là trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D do tổ chức phân loại được Bộ Y tế công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 theo nhu cầu, không hạn chế số lượng mà không cần văn bản xác nhận là trang thiết bị y tế của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông quan. c) Trang thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp giấy đăng ký lưu hành theo quy định của Luật dược năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì giá trị sử dụng của số lưu hành đã được cấp có hiệu lực đến hết thời gian ghi trên giấy đăng ký lưu hành. Riêng đối với các số đăng ký lưu hành sinh phẩm chẩn đoán in vitro hết hiệu lực sau ngày 01 tháng 01 năm 2019 và trước ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019; Trang thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã nộp hồ sơ đăng ký lưu hành theo quy định của Luật dược 2005 trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được giải quyết theo quy định của Luật dược 2005; Trang thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro nhập khẩu nộp hồ sơ trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 được cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của Luật dược năm 2005 và có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019; Bắt đầu tiếp nhận hồ sơ và cấp số đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro sản xuất trong nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. d) Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chỉ có một mục đích là khử khuẩn trang thiết bị y tế đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành nếu hết hiệu lực sau ngày 01 tháng 7 năm 2016 và trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì tiếp tục được sử dụng giấy chứng nhận lưu hành đó đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019; Bắt đầu tiếp nhận hồ sơ và cấp số đăng ký lưu hành đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chỉ có một mục đích là khử khuẩn trang thiết bị y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. đ) Trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thì giá trị sử dụng của số lưu hành đã được cấp có hiệu lực đến hết thời gian ghi trên giấy đăng ký lưu hành. Riêng đối với các giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hết hiệu lực sau ngày Nghị định này có hiệu lực và trước ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.” b) Khoản 6 được sửa đổi như sau: “6. Bắt đầu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng các trang thiết bị y tế thuộc loại A kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng có hiệu lực kể từ 01 tháng 7 năm 2017; bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký lưu hành các trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 và số lưu hành trang thiết bị y tế có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm c, d khoản 5 Điều này.” c) Bổ sung khoản 8 như sau: “8. Tổ chức thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế có trách nhiệm hoàn thành việc công khai kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế trước ngày 01 tháng 4 năm 2019. Các giấy tờ chứng minh kết quả phân loại theo hình thức thừa nhận đã nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 được tiếp tục sử dụng để đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế đối với hồ sơ đó.” d) Bổ sung khoản 9 như sau: “9. Tất cả các chứng nhận đã qua đào tạo về phân loại trang thiết bị y tế được cấp trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 chỉ có hiệu lực là 03 năm kể từ ngày ký.” đ) Bổ sung khoản 10 như sau: “10. Chủ sở hữu số lưu hành phải thực hiện việc rà soát kết quả phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này và báo cáo Bộ Y tế trước ngày 01 tháng 7 năm 2019. Trường hợp kết quả rà soát có sự thay đổi về mức độ rủi ro thì chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thực hiện lại thủ tục đăng ký lưu hành theo mức độ rủi ro mới. Trang thiết bị y tế nhập khẩu đã được thông quan và trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đã xuất xưởng trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 thuộc trường hợp quy định tại khoản này được lưu hành đến hết thời gian sử dụng của sản phẩm.” e) Bổ sung khoản 11 như sau: “11. Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (CSDT) được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2020. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2020, các cơ sở đề nghị cấp số lưu hành không phải cung cấp các giấy tờ quy định tại điểm g, i, m khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.” g) Bổ sung khoản 12 như sau: “12. Các cơ sở sản xuất khí y tế phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc tương đương kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc quản lý chất lượng khí y tế.” h) Bổ sung khoản 13 như sau: “13. Vật liệu, phần mềm (software), phụ kiện và khí y tế không phải thực hiện đăng ký lưu hành, cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.” Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành. 2. Bãi bỏ các quy định sau của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: a) Khoản 2 Điều 12; b) Điểm b khoản 2 Điều 15; c) Mẫu số 10 Phụ lục I; d) Mẫu số 11 Phụ lục I; đ) Mẫu số 08 Phụ lục IV. Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện 1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (2b). 205 TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC I MẪU VĂN BẢN CÔNG BỐ ĐĂNG KÝ, ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP, ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (Kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ) Mẫu số 01 Văn bản công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 02 Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Mẫu số 03 Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A Mẫu số 04 Văn bản đề nghị cấp mới số lưu hành trang thiết bị y tế Mẫu số 06 Văn bản đề nghị gia hạn số lưu hành trang thiết bị y tế Mẫu số 07 Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Mẫu số 12 Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do Mẫu số 13 Văn bản đề nghị nhập khẩu trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất Mẫu số 14 Văn bản đề nghị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất Mẫu số 15 Văn bản đề nghị xuất khẩu trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất Mẫu số 16 Văn bản đề nghị xuất khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất Mẫu số 17 Văn bản đề nghị cấp mới chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 18 Văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin trong chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 19 Văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin trong phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 20 Văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin trong phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Mẫu số 21 Văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin trong phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Mẫu số 01 TÊN CƠ SỞ PHÂN LOẠI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........... ...1..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN CÔNG BỐ Đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) 1. Tên cơ sở phân loại:........................................................................................................ Mã số thuế hoặc Số giấy phép thành lập Văn phòng đại diện: ........................................... Địa chỉ: 2 .............................................................................................................................. Điện thoại: ……………………. Fax: ..................................................................................... Email: ............................................................. Website (nếu có): ....................................... 2. Người đại diện trước pháp luật của cơ sở: 3 Họ và tên: ............................................................................................................................. Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân: .............................................. ngày cấp: ............. nơi cấp: ................................................................................................................................ Điện thoại di động: ...................................................... Email: ............................................ 3. Người đăng ký thực hiện phân loại4: - Họ và tên: .......................................................................................................................... Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân: .............................................. Ngày cấp: ............ nơi cấp: ................................................................................................................................ Số chứng chỉ hành nghề phân loại: ...5.../BYT-CCHNPL, ngày cấp .................................... Phạm vi thực hiện phân loại: ………………….6.................................................................... - Họ và tên: .......................................................................................................................... Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân: .................................. Ngày cấp: ....................... nơi cấp: ................................................................................................................................ Số chứng chỉ hành nghề phân loại: ...5.../BYT-CCHNPL, ngày cấp .................................... Phạm vi thực hiện phân loại: ………………..6....................................................................... Sau khi nghiên cứu Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, chúng tôi đăng ký đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế và gửi kèm theo văn bản này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau: 1 Bản kê khai nhân sự 2 Chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế 3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư Cơ sở đăng ký đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế cam kết: 1. Cung cấp đầy đủ thành phần hồ sơ và nội dung thông tin đăng ký là chính xác, hợp pháp và theo đúng quy định. Nếu có sự giả mạo, không đúng sự thật cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm thực hiện việc phân loại trang thiết bị y tế theo đúng quy định của pháp luật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả phân loại do cơ sở thực hiện. 3. Thực hiện ngay việc điều chỉnh thông tin trên phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại (Vụ Trang thiết bị và công trình y tế) khi có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ đăng ký. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh. 2 Ghi theo địa chỉ trên giấy đăng ký doanh nghiệp. 3 Là người được ghi trên giấy đăng ký kinh doanh hợp lệ hoặc người được người đại diện trước pháp luật của Công ty ủy quyền. 4 Là người đủ điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định 36. 5 Là số chứng chỉ hành nghề phân loại đã được Bộ Y tế cấp. 6 Trang thiết bị y tế chẩn đoán In vitro hoặc không phải Trang thiết bị y tế chẩn đoán In vitro hoặc khai cả hai. Mẫu số 02 TÊN CƠ SỞ SẢN XUẤT ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........... 1......, ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN CÔNG BỐ Đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Kính gửi: ..................2........................ 1. Tên cơ sở sản xuất: ........................................................................................................ Mã số thuế: .......................................................................................................................... Địa chỉ: ........3....................................................................................................................... Địa chỉ cơ sở sản xuất: ........4 ............................................................................................. Điện thoại: .................................................................. Fax: ................................................ Email: ......................................................................... Website (nếu có): ........................... 2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở sản xuất: Họ và tên: ............................................................................................................................. Số CMND/Định danh/Hộ chiếu: ........................ ngày cấp: .............. nơi cấp: ................... Điện thoại cố định: .......................................... Điện thoại di động: ..................................... 3. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất: Họ và tên: ............................................................................................................................. Số CMND/Định danh/Hộ chiếu: ........................ ngày cấp: .............. nơi cấp: .................... Trình độ chuyên môn: ........................................................................................................... Thời gian công tác trong lĩnh vực trang thiết bị y tế: ............................................................. 4. Các trang thiết bị y tế do cơ sở sản xuất: STT Tên trang thiết bị y tế Quy mô dự kiến (sản phẩm/năm) 1 2 Công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Hồ sơ kèm theo gồm: 1. Bản kê khai nhân sự 2. Văn bản phân công, bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất 3. Văn bằng, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thiết bị y tế hoặc quản lý thiết bị y tế của người phụ trách chuyên môn 4. Bản xác nhận thời gian công tác của người phụ trách chuyên môn 5. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng 6. Hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho, sử dụng nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất, quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất và kho bảo quản Cơ sở công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế cam kết: 1. Nội dung thông tin công bố là chính xác, hợp pháp và theo đúng quy định. Nếu có sự giả mạo, không đúng sự thật cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm và duy trì các điều kiện đã công bố trong quá trình hoạt động của cơ sở. 3. Thông báo cho Sở Y tế nếu có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh 2 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở 3 Ghi theo địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 4 Nếu trùng với địa chỉ đăng ký kinh doanh thì ghi “tại trụ sở” Mẫu số 03 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........... …...1......, ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN CÔNG BỐ Tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A Kính gửi: ..................2........................ 1. Tên cơ sở công bố: ......................................................................................................... Mã số thuế hoặc Số giấy phép thành lập Văn phòng đại diện: ........................................... Địa chỉ: ........3....................................................................................................................... Điện thoại cố định: .......................................... Fax: ........................................................... Email: ................................................................................................................................... 2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở: Họ và tên: ............................................................................................................................. Số CMND/Định danh/Hộ chiếu: ........................ ngày cấp: .............. nơi cấp: ................... Điện thoại cố định: .......................................... Điện thoại di động: ..................................... 3. Trang thiết bị y tế thuộc loại A: Tên trang thiết bị y tế: ......................................................................................................... Chủng loại/mã sản phẩm: ................................................................................................... Quy cách đóng gói (nếu có): ............................................................................................... Tên cơ sở sản xuất: ............................................................................................................. Địa chỉ cơ sở sản xuất: ........................................................................................................ Tiêu chuẩn áp dụng: ............................................................................................................ 4. Thông tin về chủ sở hữu trang thiết bị y tế: Tên chủ sở hữu: .................................................................................................................. Địa chỉ chủ sở hữu: ............................................................................................................. 5. Thông tin về cơ sở bảo hành: Tên cơ sở: ........................................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................................. Điện thoại cố định: .......................................... Điện thoại di động: ................................... Công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A Hồ sơ kèm theo gồm: 1. Bản phân loại trang thiết bị y tế 2. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế 3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng 4. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế 5. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành 6. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế 7. Bản tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố áp dụng 8. Giấy chứng nhận hợp chuẩn 9. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế 10. Mẫu nhãn trang thiết bị y tế 11. Giấy chứng nhận lưu hành tự do Cơ sở công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A cam kết: 1. Nội dung thông tin công bố là chính xác, hợp pháp và theo đúng quy định. Nếu có sự giả mạo, không đúng sự thật cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm chất lượng và lưu hành trang thiết bị y tế theo đúng hồ sơ đã công bố. 3. Thông báo cho Sở Y tế nếu có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số 1 Địa danh 2 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở đặt trụ sở 3 Ghi theo địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Mẫu số 04 TÊN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........... …...1…..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ Cấp mới số lưu hành trang thiết bị y tế Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế). 1. Tên cơ sở đăng ký: .......................................................................................................... Mã số thuế hoặc Số giấy phép thành lập Văn phòng đại diện: ............................................ Địa chỉ: ........2....................................................................................................................... Điện thoại: ...................................................... Fax: ............................................................ Email: ................................................................................................................................... 2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở: Họ và tên: ............................................................................................................................. Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân: .......... ngày cấp: .............. nơi cấp: ................... Điện thoại cố định: .......................................... Điện thoại di động: ..................................... 3. Trang thiết bị y tế đăng ký lưu hành: Tên trang thiết bị y tế: ........................................................................................................... Chủng loại: ........................................................................................................................... Quy cách đóng gói (nếu có): ................................................................................................ Loại trang thiết bị y tế: .......................................................................................................... Tên cơ sở sản xuất: ............................................................................................................. Địa chỉ cơ sở sản xuất: ......................................................................................................... 4. Thông tin về chủ sở hữu trang thiết bị y tế: Tên chủ sở hữu: ................................................................................................................... Địa chỉ chủ sở hữu: .............................................................................................................. 5. Thông tin về cơ sở bảo hành: Tên cơ sở: ........................................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................................. Điện thoại cố định: .......................................... Điện thoại di động: .................................... Hồ sơ kèm theo gồm: 1. Bản phân loại trang thiết bị y tế 2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng 3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế 4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành 5. Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu 6. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế 7. Tài liệu mô tả tính năng kỹ thuật của trang thiết bị y tế 8. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế 9. Bản tóm tắt dữ liệu thử lâm sàng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D có xâm nhập cơ thể người 10. Giấy chứng nhận kiểm định đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro thuộc loại C, D 11. Mẫu nhãn trang thiết bị y tế 12. Giấy chứng nhận hợp quy 13. Quyết định phê duyệt mẫu 14. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất 15. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong thời hạn được cấp số lưu hành Cơ sở đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế cam kết: 1. Nội dung thông tin đăng ký lưu hành là chính xác, hợp pháp và theo đúng quy định. Nếu có sự giả mạo, không đúng sự thật cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm chất lượng và lưu hành trang thiết bị y tế theo đúng hồ sơ đăng ký lưu hành. 3. Thông báo cho Bộ Y tế nếu có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ đăng ký. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh 2 Ghi theo địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Mẫu số 06 TÊN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........... 1......, ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ Gia hạn số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế). Tên cơ sở đăng ký: ............................................................................................................. Mã số thuế hoặc Số giấy phép thành lập Văn phòng đại diện: ........................................... Địa chỉ: ........2....................................................................................................................... Đề nghị được gia hạn số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: Số lưu hành đã được cấp: .................................................................................................. Ngày cấp: ........................................... Thời hạn hiệu lực: ................................................. Ngày gia hạn lần 1: ............................. Thời hạn hiệu lực: ................................................. Ngày gia hạn lần 2: ............................. Thời hạn hiệu lực: ................................................. Hồ sơ kèm theo gồm: 1. Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đã được cấp 2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng 3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế 4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu 5. Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN 6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Cơ sở đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế cam kết: 1. Nội dung thông tin đăng ký lưu hành là chính xác, hợp pháp và theo đúng quy định. Nếu có sự giả mạo, không đúng sự thật cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm chất lượng và lưu hành trang thiết bị y tế theo đúng hồ sơ đăng ký lưu hành. 3. Thông báo cho Bộ Y tế nếu có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ đăng ký. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh 2 Ghi theo địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Mẫu số 07 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ........... …...1…..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN CÔNG BỐ Đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Kính gửi: ..................2........................ 1. Tên cơ sở: ...................................................................................................................... Mã số thuế: ......................................................................................................................... Địa chỉ: ........3....................................................................................................................... Văn phòng giao dịch (nếu có): ............................................................................................ 2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở: Họ và tên: ............................................................................................................................ Số CMND/Định danh/Hộ chiếu: ........................ ngày cấp: .............. nơi cấp: .................. Điện thoại cố định: .......................................... Điện thoại di động: .................................... 3. Cán bộ kỹ thuật của cơ sở mua bán4: Họ và tên: ............................................................................................................................ Số CMND/Định danh/Hộ chiếu: ........................ ngày cấp: .............. nơi cấp: ................... Trình độ chuyên môn: .......................................................................................................... 4. Danh mục trang thiết bị y tế do cơ sở thực hiện mua bán: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Hồ sơ kèm theo gồm: 1. Bản kê khai nhân sự 2. Hồ sơ về kho tàng bảo quản trang thiết bị y tế 3. Hồ sơ về phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế 4. Giấy tờ chứng minh kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế cam kết: 1. Nội dung thông tin công bố là chính xác, hợp pháp và theo đúng quy định. Nếu có sự giả mạo, không đúng sự thật cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm chất lượng và lưu hành trang thiết bị y tế theo đúng quy định của pháp luật. 3. Thông báo cho Sở Y tế ...5... nếu có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh 2 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở đặt trụ sở 3 Ghi theo địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 4 Kê khai cụ thể theo số người hiện có 5 Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở Mẫu số 12 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ......1......, ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do trang thiết bị y tế đã có số đăng ký lưu hành Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế). 1. Đơn vị đăng ký: 1.1. Tên đơn vị: .................................................................................................................. 1.2. Địa chỉ trụ sở: 2 ............................................................................................................ Điện thoại: .............................................................................. Fax: .................................. 2. Đơn vị sản xuất: 2.1. Tên đơn vị: ................................................................................................................... 2.2. Địa chỉ trụ sở (theo đăng ký kinh doanh): ..................................................................... Điện thoại: .............................................................................. Fax: .................................... Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, công ty chúng tôi đề nghị Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các trang thiết bị y tế sau: STT Tên trang thiết bị y tế Chủng loại (Model) Kết quả phân loại trang thiết bị y tế Số đăng ký lưu hành đã được cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất Nước nhập khẩu 1 2 3 Cơ sở đăng ký trang thiết bị y tế cam kết: 1. Cung cấp đầy đủ thành phần hồ sơ và nội dung thông tin hồ sơ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do trang thiết bị y tế là chính xác, hợp pháp và theo đúng quy định. Nếu có sự giả mạo, không đúng sự thật cơ sở xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm và duy trì các điều kiện đã công bố trong quá trình sản xuất. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh 2 Ghi theo địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Mẫu số 13 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .................... . VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT Kính gửi: Bộ Y tế. Tên doanh nghiệp nhập khẩu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): ........................................ Địa chỉ (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): ............................................................................ (Cơ sở nhập khẩu) kính đề nghị Bộ Y tế xét duyệt cho nhập khẩu trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất sau: STT Tên trang thiết bị y tế, dạng bào chế, quy cách đóng gói Hoạt chất, hàm lượng/ nồng độ Số đăng ký lưu hành (nếu có) Đơn vị tính Hạn dùng Số lượng Tên chất ma túy và tiền chất Tổng khối lượng chất ma túy và tiền chất (quy ra gam) Tên & địa chỉ cơ sở sản xuất - Tên nước sản xuất (1) Tên & địa chỉ cơ sở xuất khẩu - Tên nước xuất khẩu (2) Ghi chú 1 2 Cửa khẩu dự định sẽ nhập khẩu (ghi rõ tên sân bay, hải cảng): ......................................... 1. Mục đích nhập khẩu: ........................................................................................................ 2. (Cơ sở nhập khẩu) cam kết: - Chịu trách nhiệm bảo đảm về chất lượng, chủng loại, số lượng trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất nhập khẩu. - Bảo đảm sử dụng trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất được nhập khẩu theo đúng mục đích. Nếu vi phạm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - Lưu tại đơn vị. ........, ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ (1) Phải ghi đầy đủ, chi tiết. (2) Phải ghi đầy đủ, chi tiết. Mẫu số 14 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .................... . VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT Kính gửi: Bộ Y tế. Tên doanh nghiệp nhập khẩu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): ............................................ Địa chỉ (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): ................................................................................ (Cơ sở nhập khẩu) kính đề nghị Bộ Y tế xét duyệt cho nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất sau: STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Tiêu chuẩn chất lượng Số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế (nếu có) Số lượng Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất - Tên nước sản xuất (1) Tên và địa chỉ cơ sở xuất khẩu - Tên nước xuất khẩu (2) Ghi chú 1 2 Cửa khẩu dự định sẽ nhập khẩu (ghi rõ tên sân bay, hải cảng): ........................................ 1. Mục đích nhập khẩu: ....................................................................................................... 2. (Cơ sở nhập khẩu) cam kết: - Chịu trách nhiệm bảo đảm về chất lượng, số lượng nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất nhập khẩu. - Bảo đảm sử dụng nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chất ma túy và tiền chất nhập khẩu theo đúng mục đích. Nếu vi phạm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - Lưu tại đơn vị. ........, ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ (1) Phải ghi đầy đủ, chi tiết. (2) Phải ghi đầy đủ, chi tiết. Mẫu số 15 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .................... . VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT Kính gửi: Bộ Y tế. Tên cơ sở xuất khẩu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): .......................................................... Địa chỉ (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): ................................................................................ (Tên cơ sở xuất khẩu) kính đề nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép xuất khẩu các trang thiết bị y tế sau để .............................................................................................................. STT Tên trang thiết bị y tế, dạng bào chế, quy cách đóng gói Hoạt chất, hàm lượng/ nồng độ Số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu Đơn vị tính Số lượng Tên nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất Tổng số khối lượng nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất tính ra gam Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất - Tên nước sản xuất Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu - Tên nước nhập khẩu 1 2 3 Cửa khẩu dự định sẽ xuất khẩu (ghi rõ tên sân bay, hải cảng): ........................................ Chú ý: Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, cơ sở xuất khẩu phải ghi đầy đủ, chi tiết. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - Lưu tại đơn vị ........, ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số Mẫu số 16 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .................... . VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT Kính gửi: Bộ Y tế. Tên cơ sở xuất khẩu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): .......................................................... Địa chỉ (bằng tiếng Việt và tiếng Anh): ................................................................................ (Tên cơ sở xuất khẩu) kính đề nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép xuất khẩu nguyên liệu sau để .......... STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng Tiêu chuẩn chất lượng Số giấy phép nhập khẩu Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất - Tên nước sản xuất Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu - Tên nước nhập khẩu 1 2 3 Cửa khẩu dự định sẽ xuất khẩu (ghi rõ tên sân bay, hải cảng): ........................................ Chú ý: Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, cơ sở xuất khẩu phải ghi đầy đủ, chi tiết. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - Lưu tại đơn vị ........, ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số Mẫu số 17 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ......1…..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI Chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế Họ và tên: ............................................................................................................................ Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân: .............................................. Ngày cấp: ....................... nơi cấp: .............................................................................................. Phạm vi thực hiện phân loại: ................................................................................................ .............................................................................................................................................. Số chứng chỉ hành nghề phân loại đã được cấp (nếu có): ............/BYT-CCHNPL. Ngày cấp .......... Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ) __________________ 1 Địa danh Mẫu số 18 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ......1…..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH Thông tin trong chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế Điều chỉnh lần: ......... Kính gửi: Bộ Y tế 1. Chứng chỉ hành nghề phân loại đã được cấp số: ............./BYT-CCHNPL. Ngày cấp ................................ 2. Thông tin đã đăng ký: - Họ và tên người thực hiện phân loại: ................................................................................ - Số CMND/căn cước công dân/ hộ chiếu: ........., ngày cấp ............, nơi cấp .................... - Phạm vi thực hiện phân loại: ............................................................................................. - Số chứng nhận đã qua đào tạo: ................................. , ngày cấp .................................... Đề nghị được điều chỉnh: 3. Nội dung xin điều chỉnh: ……………….2........................................................................... 4. Lý do xin điều chỉnh: ......................................................................................................... 5. Thông tin cần cập nhật: - Họ và tên người thực hiện phân loại: ................................................................................. - Số CMND/căn cước công dân/ hộ chiếu: ........................................................................... - Số chứng nhận đã qua đào tạo: ................................. , ngày cấp ..................................... Tôi cam kết: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị điều chỉnh này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người đề nghị điều chỉnh (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ) __________________ 1 Địa danh 2 Khai nội dung cần điều chỉnh: Tên, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu. Mẫu số 19 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …...1…..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH Thông tin trong phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế Điều chỉnh lần: ............. Kính gửi: Bộ Y tế 1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế đã được cấp số: ................/BYT-PCBPL. Ngày cấp: ...................... 2. Thông tin đã đăng ký: Tên cơ sở phân loại: ......................................................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. a) Họ và tên người người đại diện trước pháp luật: - Số CMND/ Hộ chiếu/ căn cước công dân: ................... Ngày cấp: ........ nơi cấp: ......... b) Họ và tên người thực hiện phân loại: ............................................................................ - Số CMND/ Hộ chiếu/ căn cước công dân: ................... Ngày cấp: ........ nơi cấp: ............ - Loại trang thiết bị y tế đăng ký thực hiện phân loại: .......................................................... - Chứng chỉ hành nghề phân loại số: ..../BYT - CCHNPL, ngày.../..../..... Đề nghị được điều chỉnh: 3. Nội dung xin điều chỉnh: .................................................................................................. 4. Lý do xin điều chỉnh: ....................................................................................................... 5. Thông tin cần cập nhật: Tên cơ sở phân loại: ........................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................................ a) Họ và tên người người đại diện trước pháp luật: ........................................................... - Số CMND/ Hộ chiếu/ căn cước công dân: ………. ngày cấp: ………. nơi cấp: ................ b) Họ và tên người thực hiện phân loại: .............................................................................. - Số CMND/ Hộ chiếu/ căn cước công dân: …….. Ngày cấp: ………… nơi cấp: ................ - Phạm vi thực hiện phân loại: ............................................................................................. - Chứng chỉ hành nghề phân loại số: ........./BYT - CCHNPL, ngày..../...../........... Cơ sở xin cam kết: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị điều chỉnh này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh. Mẫu số 20 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ......1…..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH Thông tin trong phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Điều chỉnh lần: ................ Kính gửi: Sở Y tế 1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế đã được cấp số: ................... Ngày cấp: ............................ 2. Thông tin đã đăng ký: Tên cơ sở công bố: ........................................................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. Số điện thoại liên hệ: ......................................................................................................... Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất: ............................................................ Đề nghị được điều chỉnh: 3. Nội dung xin điều chỉnh: ................................................................................................. 4. Lý do xin điều chỉnh: ...................................................................................................... 5. Thông tin cần cập nhật: Tên cơ sở công bố: ........................................................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. Số điện thoại liên hệ: ......................................................................................................... Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất: ........................................................... Cơ sở xin cam kết: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị điều chỉnh này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh. Mẫu số 21 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ......1…..., ngày ... tháng ... năm 20... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH Thông tin trong phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Điều chỉnh lần: .................... Kính gửi: Sở Y tế 1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế đã được cấp số: ...................... Ngày cấp: ................ 2. Thông tin đã đăng ký: Tên cơ sở công bố: ........................................................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. Số điện thoại liên hệ: ......................................................................................................... Người đại diện hợp pháp của cơ sở: ................................................................................ Cán bộ kỹ thuật của cơ sở mua bán: ................................................................................. Đề nghị được điều chỉnh: 3. Nội dung xin điều chỉnh: ................................................................................................. 4. Lý do xin điều chỉnh: ...................................................................................................... 5. Thông tin cần cập nhật: Tên cơ sở công bố: ........................................................................................................... Địa chỉ: ............................................................................................................................... Số điện thoại liên hệ: ......................................................................................................... Người đại diện hợp pháp của cơ sở: ................................................................................. Cán bộ kỹ thuật của cơ sở mua bán: ................................................................................. Cơ sở xin cam kết: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị điều chỉnh này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số __________________ 1 Địa danh. PHỤ LỤC II MẪU BẢN KÊ KHAI NHÂN SỰ (Kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …..1….., ngày ... tháng ... năm 20... BẢN KÊ KHAI NHÂN SỰ Tên cơ sở: ........................................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................................ TT Họ và tên Chức vụ Trình độ chuyên môn Quá trình công tác trong lĩnh vực trang thiết bị y tế Quá trình đào tạo về lĩnh vực trang thiết bị y tế Loại trang thiết bị y tế đăng ký thực hiện phân loại (2) Đơn vị công tác Thời gian công tác Vị trí đảm nhiệm Công việc chính được giao Tên cơ sở đào tạo Chuyên ngành đào tạo Văn bằng chứng chỉ, trình độ Hình thức đào tạo Thời gian đào tạo 1 2 3 Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số 1 Địa danh. 2 Chỉ áp dụng với nhân sự thực hiện phân loại trang thiết bị y tế. Đăng ký phân loại trang thiết bị y tế chẩn đoán invitro hoặc trang thiết bị y tế không phải trang thiết y tế chẩn đoán hoặc cả hai. PHỤ LỤC IV MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (Kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ) Mẫu số 01 Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 02 Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Mẫu số 03 Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A Mẫu số 04 Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế Mẫu số 05 Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Mẫu số 06 Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu/xuất khẩu trang thiết bị y tế/ nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Mẫu số 10 Mẫu chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 11 Mẫu điều chỉnh thông tin chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 12 Mẫu giấy chứng nhận lưu hành tự do Mẫu số 13 Phiếu tiếp nhận điều chỉnh thông tin hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế Mẫu số 14 Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Mẫu số 15 Phiếu tiếp nhận điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Mẫu số 01 BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ......./BYT-PCBPL Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế 1. Tên cơ sở phân loại: ...................................................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................................. - Điện thoại: .................................................... Fax: .......................................................... 2. Người đại diện trước pháp luật của cơ sở: - Họ và tên: ......................................................................................................................... - Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: ................... ngày cấp: .................................. nơi cấp: .............................................................................................................................. - Điện thoại di động: .................................................... Email: ........................................... 3. Người đủ điều kiện phân loại: a) Người 1: - Họ và tên: ......................................................................................................................... - Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: ................... ngày cấp: .................................. nơi cấp: ............................................................................................................................... - Loại trang thiết bị y tế đăng ký thực hiện phân loại: ......................................................... - Số chứng chỉ hành nghề phân loại: ................./BYT-CCHNPL, ngày .../.../........ b) Người 2: - Họ và tên: ......................................................................................................................... - Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: ................... ngày cấp: .................................. nơi cấp: ............................................................................................................................... - Loại trang thiết bị y tế đăng ký thực hiện phân loại: .......................................................... - Số chứng chỉ hành nghề phân loại: ................./BYT - CCHNPL ngày .../.../................ ............................................................................................................................................. NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên) Mẫu số 02 SỞ Y TẾ ...1... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .............. ....2...., ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế 1. Tên cơ sở sản xuất: ....................................................................................................... 2. Địa chỉ: ........................................................................................................................... 3. Điện thoại: .................................................. Fax: .......................................................... 4. Số văn bản đề nghị của cơ sở: ………………… ngày:................................................... 5. Tên trang thiết bị y tế cơ sở công bố sản xuất: ............................................................................................................................................ 6. Thành phần hồ sơ: 1. Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất □ 2. Bản kê khai nhân sự □ 3. Văn bản phân công, bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất □ 4. Bản xác nhận thời gian công tác □ 5. Văn bằng, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thiết bị y tế hoặc quản lý thiết bị y tế của người phụ trách chuyên môn □ 6. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng □ 7. Hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho, sử dụng nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất, quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất và kho bảo quản □ NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên) __________________ 1 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở 2 Địa danh Mẫu số 03 SỞ Y TẾ ...1... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .............. ....2...., ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A 1. Tên cơ sở công bố: ........................................................................................................ 2. Địa chỉ: ........................................................................................................................... 3. Số văn bản đề nghị của cơ sở: ................................ Ngày: .......................................... 4. Trang thiết bị y tế thuộc loại A: Tên trang thiết bị y tế: ......................................................................................................... Chủng loại/mã sản phẩm: ................................................................................................... Tên cơ sở sản xuất: ............................................................................................................ Địa chỉ cơ sở sản xuất: ....................................................................................................... Tiêu chuẩn áp dụng: ........................................................................................................... 5. Thông tin về chủ sở hữu trang thiết bị y tế: Tên chủ sở hữu: .................................................................................................................. Địa chỉ chủ sở hữu: ............................................................................................................. 6. Thông tin về cơ sở bảo hành: Tên cơ sở: ........................................................................................................................... Địa chỉ: ................................................................................................................................. Điện thoại cố định: ...................................................... Điện thoại di động: ........................ 7. Thành phần hồ sơ: 1. Văn bản đề nghị công bố tiêu chuẩn của trang thiết bị y tế thuộc loại A □ 2. Bản phân loại trang thiết bị y tế □ 3. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế □ 4. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng □ 5. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế □ 6. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành □ 7. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế □ 8. Bản tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố áp dụng □ 9. Giấy chứng nhận hợp chuẩn □ 10. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế □ 11. Mẫu nhãn trang thiết bị y tế □ 12. Giấy chứng nhận lưu hành tự do □ NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên) __________________ 1 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở công bố đặt trụ sở 2 Địa danh Mẫu số 04 BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế 1. Tên cơ sở đăng ký: ........................................................................................................ 2. Địa chỉ: ........................................................................................................................... 3. Số văn bản đề nghị của cơ sở: ................................ Ngày: ......................................... 4. Hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế trong các trường hợp: 1. Hồ sơ cấp mới số đăng ký lưu hành □ 2. Hồ sơ gia hạn số đăng ký lưu hành □ 3. Hồ sơ cấp lại số đăng ký □ 5. Thành phần hồ sơ: 1. Văn bản đề nghị cấp số lưu hành □ 2. Bản phân loại trang thiết bị y tế □ 3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng □ 4. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế □ 5. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành □ 6. Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu □ 7. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế □ 8. Tài liệu mô tả tính năng kỹ thuật của trang thiết bị y tế □ 9. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế □ 10. Bản tóm tắt dữ liệu thử lâm sàng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D có xâm nhập cơ thể người □ 11. Giấy chứng nhận kiểm định đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro thuộc loại C, D □ 12. Mẫu nhãn trang thiết bị y tế □ 13. Giấy chứng nhận hợp quy □ 14. Quyết định phê duyệt mẫu □ 15. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất □ 16. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong thời hạn được cấp số lưu hành □ NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên) Mẫu số 05 SỞ Y TẾ ...1... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .............. ....2...., ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế 1. Tên cơ sở mua bán: ....................................................................................................... 2. Địa chỉ: ........................................................................................................................... 3. Số văn bản đề nghị của cơ sở: ........................................................ ngày:.................... 4. Thành phần hồ sơ: 1. Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán □ 2. Bản kê khai nhân sự □ 3. Bản xác nhận thời gian công tác □ 4. Văn bằng, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật trang thiết bị y tế hoặc quản lý trang thiết bị y tế của cán bộ kỹ thuật □ 5. Giấy tờ chứng minh kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất □ NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên) __________________ 1 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở 2 Địa danh Mẫu số 06 BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu/xuất khẩu trang thiết bị y tế/ nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất 1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu/xuất khẩu: .................................................................. 2. Mã số thuế hoặc CMND/Định danh/Hộ chiếu: ............................................................... 3. Số văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân: ............................ ngày .............................. 4. Trang thiết bị y tế/nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đề nghị nhập khẩu/xuất khẩu: ..................................................................................................... STT Tên trang thiết bị y tế/ nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất 1. 2. NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên) Mẫu số 10 BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .........../BYT-CCHNPL ...1..., ngày ... tháng ... năm 20.... CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 về quản lý trang thiết bị y tế; Căn cứ Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế, CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Ảnh (4x6) Họ và tên: ............................................................................................................. Ngày tháng năm sinh: .......................................................................................... CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân: ..........., ngày cấp ......... nơi cấp ............... Số chứng nhận đã qua đào tạo: .........2.............. ngày cấp: ................... Phạm vi hành nghề: ....................................3....................................................... .............................................................................................................................. LÃNH ĐẠO BỘ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 1 Địa danh. Mẫu số 11 BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: .........../BYT-CCHNPL …...1…..., ngày ... tháng ... năm 20.... ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Điều chỉnh lần: ............. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 về quản lý trang thiết bị y tế; Căn cứ Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: 1. Chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế được cấp lần đầu số: ......../BYT-CCHNPL ngày .../.../....; 2. Thông tin đã đăng ký: - Tên người thực hiện phân loại: ........................................................................................ - Số CMND/căn cước công dân/ hộ chiếu: ........................................................................ - Số chứng nhận đã qua đào tạo phân loại: .......................................... , ngày cấp .......... 3. Điều chỉnh là: - Tên người thực hiện phân loại: ........................................................................................ - Số CMND/căn cước công dân/ hộ chiếu: ........................................................................ LÃNH ĐẠO BỘ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) __________________ 1 Địa danh. Mẫu số 12 BỘ Y TẾ VIỆT NAM VIET NAM MINISTRY OF HEALTH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness Ha Noi, date ... month ... year GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO CERTIFICATE OF FREE SALES 1. Giấy chứng nhận số: ............../CFS/BYT-TB-CT Certificate No: .........................../CFS/BYT-TB-CT 2. Sản phẩm: Product(s): 3. Chủng loại/Model: 4. Công ty sở hữu hợp pháp: Product(s) Owner: Địa chỉ: Address: 5. Công ty sản xuất: Manufacturer: Địa chỉ: Address: Văn bản này là để xác nhận rằng các sản phẩm trên tuân theo các tiêu chuẩn liên quan của Việt Nam hoặc tương đương và được phép bán tại Việt Nam. Việc xuất khẩu sản phẩm không bị hạn chế. This is to certify that the above product(s) comply with the relevant standards of the S.R. Vietnam or equivalent and are allowed to be sold in Vietnam. The exportation of the product(s) is not restricted. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký. This certificate is valid for three years from the date of issuance. LÃNH ĐẠO BỘ Danh mục đính kèm/Attachment Giấy chứng nhận số: /CFS/BYT-TB-CT, ngày .../.../20... Certificate No: /CFS/BYT-TB-CT, date .../.../20... TT TÊN SẢN PHẨM NAME OF PRODUCT CHỦNG LOẠI MODEL MÃ SẢN PHẨM CODE 1 2 End of product list Mẫu số 13 BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ............./ĐCTTHSPL Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Điều chỉnh thông tin hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế Điều chỉnh lần: ........... 1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại được cấp lần đầu số: ........../BYT-PCBPL, ngày .../.../..... 2. Thông tin đã đăng ký: a) Tên cơ sở phân loại: ...................................................................................................... - Địa chỉ: ............................................................................................................................. - Họ và tên người người đại diện trước pháp luật: ............................................................. - Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: ................... ngày cấp: .............. nơi cấp: ...... b) Họ và tên người thực hiện phân loại: .............................................................................. - Số CMND/Hộ chiếu/ căn cước công dân: .............. ngày cấp: ............. nơi cấp: ............. - Phạm vi thực hiện phân loại: ........................................................................................... - Chứng chỉ hành nghề phân loại số: .........../BYT - CCHNPL, ngày …..../…..../................ 3. Điều chỉnh là: a) Tên cơ sở phân loại: ...................................................................................................... - Địa chỉ: ........................................................ , Điện thoại: ................................................ - Họ và tên người đại diện trước pháp luật: ....................................................................... - Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: ..................... ngày cấp: .............. nơi cấp: ..... ............................................................................................................................................. b) Họ và tên người thực hiện phân loại: ............................................................................. - Số CMND/Hộ chiếu/ căn cước công dân: ................... ngày cấp: ............. nơi cấp: ........ - Phạm vi thực hiện phân loại: ............................................................................................ - Chứng chỉ hành nghề phân loại số: ......./BYT - CCHNPL, ngày ...../.... /........ NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Mẫu số 14 SỞ Y TẾ......... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ..../........ ...1..., ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Điều chỉnh lần: …….. 1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất được cấp lần đầu số: ......... ngày ..../..../.... 2. Thông tin đã đăng ký: Tên cơ sở công bố: ............................................................................................................ Địa chỉ: ............................................................................................................................... Số điện thoại liên hệ: .......................................................................................................... Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất: ............................................................ 3. Điều chỉnh là: Tên cơ sở công bố: ............................................................................................................ Địa chỉ: ............................................................................................................................... Số điện thoại liên hệ: .......................................................................................................... Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất: ............................................................. NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) 1 Địa danh. Mẫu số 15 SỞ Y TẾ......... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ..../........ ...1..., ngày ... tháng ... năm 20... PHIẾU TIẾP NHẬN Điều chỉnh hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế Điều chỉnh lần: …….. 1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán được cấp lần đầu số: .......... ngày .../.../..... 2. Thông tin đã đăng ký: Tên cơ sở công bố: .............................................................................................................. Địa chỉ: ................................................................................................................................ Số điện thoại liên hệ: .......................................................................................................... Cán bộ kỹ thuật của cơ sở mua bán: ................................................................................. 3. Điều chỉnh là: Tên cơ sở công bố: ............................................................................................................. Địa chỉ: ................................................................................................................................ Số điện thoại liên hệ: .......................................................................................................... Cán bộ kỹ thuật của cơ sở mua bán: ................................................................................. NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) 1 Địa danh. PHỤ LỤC V MẪU BẢN KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ (Kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ) TÊN ...... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …….. ...1..., ngày ... tháng ... năm 20... BẢN KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Căn cứ Nghị định số .../20... /NĐ-CP ngày... tháng... năm 20... của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Căn cứ Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại số.... do Bộ Y tế cấp ngày .../.../20....; Căn cứ giấy chứng chỉ hành nghề phân loại của người thực hiện phân loại số: ...../BYT-CCHNPL, ngày cấp: .............; Theo yêu cầu của ............., có địa chỉ tại .................., chúng tôi phân loại trang thiết bị y tế như sau: TT Tên trang thiết bị y tế Chủng loại/ mã sản phẩm Hãng, nước sản xuất Hãng, nước chủ sở hữu Mục đích sử dụng theo chỉ định của chủ sở hữu Căn cứ để phân loại mức độ rủi ro Mức độ rủi ro được phân loại Người thực hiện phân loại (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Người đại diện hợp pháp của cơ sở thực hiện phân loại (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số Trang thiết bị y tế không là trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro Nơi nhận: - Bộ Y tế; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố; - Hải quan cửa khẩu; - Lưu: VT. 1 Địa danh. PHỤ LỤC VIII MẪU TÀI LIỆU KỸ THUẬT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ (Kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ) Mẫu số 02 Tài liệu kỹ thuật đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro Mẫu số 02 TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THUỐC THỬ, CHẤT HIỆU CHUẨN, VẬT LIỆU KIỂM SOÁT IN VITRO Tên cơ sở đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế (tên, địa chỉ) Ngày ... tháng ... năm 20.... STT Đề mục Nội dung I Tóm tắt chung về trang thiết bị y tế 1.1 Mô tả tổng quan Mô tả giới thiệu về trang thiết bị y tế, các mục đích, sản phẩm sử dụng kết hợp (nếu có) 1.2 Lịch sử đưa sản phẩm ra thị trường Nêu tên nước đầu tiên được cấp phép và năm cấp 1.3 Mục đích sử dụng Nêu mục đích sử dụng/chỉ định sử dụng dự kiến ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng 1.4 Danh mục các nước đã được cấp Liệt kê các nước đã được cấp giấy phép và năm cấp 1.5 Tình trạng các hồ sơ xin cấp phép đã nộp nhưng chưa được cấp phép tại các nước Liệt kê các nước đã nộp hồ sơ nhưng chưa được cấp phép 1.6 Các thông tin quan trọng liên quan đến sự an toàn/ hiệu quả của sản phẩm Cung cấp các báo cáo về phản ứng bất lợi đã xảy ra và hành động khắc phục đã thực hiện kể từ khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường (trong 5 năm gần nhất). II Mô tả trang thiết bị y tế 2.1 Mô tả trang thiết bị y tế Mô tả nguyên lý hoạt động và tính năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế 2.2 Hướng dẫn sử dụng Tóm tắt hướng dẫn về cách sử dụng của trang thiết bị theo như Tờ hướng dẫn sử dụng hoặc Tờ thông tin của trang thiết bị y tế 2.3 Chống chỉ định Thông tin về những trường hợp không được chỉ định sử dụng trang thiết bị vì lý do an toàn cho người bệnh, ví dụ do tiền sử bệnh, đặc điểm sinh lý của người bệnh, vv...; theo đúng nội dung ghi trên nhãn trang thiết bị y tế 2.4 Cảnh báo và thận trọng Những thông tin cảnh báo và những điểm cần thận trọng khi sử dụng trang thiết bị y tế, kể cả những biện pháp dự phòng để bảo vệ người bệnh tránh những rủi ro do sử dụng trang thiết bị y tế; đó có thể là thông tin cảnh báo về tác dụng bất lợi hay sử dụng sai và biện pháp ngăn ngừa 2.5 Tác dụng bất lợi có thể xảy ra Thông tin về các tác dụng bất lợi liên quan đến sử dụng trang thiết bị y tế được ghi nhận qua thử nghiệm lâm sàng và theo dõi hậu mại đã được thực hiện trước đó đối với trang thiết bị y tế 2.6 Phương pháp thay thế (nếu có) Nêu các phương pháp khác để cùng đạt được mục đích sử dụng 2.7 Các thông số kỹ thuật Các đặc điểm về hiệu năng và thông số kỹ thuật gồm: giới hạn phát hiện, độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, độ tin cậy và các yếu tố khác; các thông số kỹ thuật khác bao gồm hóa học, vật lý, sinh học, tiệt trùng, độ ổn định (hạn dùng), bảo quản, vận chuyển, đóng gói. III Sản xuất trang thiết bị y tế 3.1 Nhà sản xuất Nêu các nhà sản xuất tham gia quá trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng áp dụng 3.2 Độ ổn định Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận về độ ổn định của sản phẩm IV Báo cáo nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng Tóm tắt các kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng của sản phẩm 4.2 Tài liệu tham khảo của nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có) Cơ sở đăng ký lưu hành cam kết những nội dung trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai nêu trên. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số PHỤ LỤC X BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ (Kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ) Mẫu số 01 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế Mẫu số 02 Báo cáo kết quả kinh doanh trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất/ nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Mẫu số 03 Báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng nguyên liệu/ trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Mẫu số 04 Báo cáo nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất sử dụng để sản xuất trang thiết bị y tế xuất khẩu Mẫu số 05 Báo cáo xuất khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất/ nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Mẫu số 06 Báo cáo mua bán, nhập khẩu trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất/ nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Mẫu số 07 Báo cáo trong trường hợp thất thoát, nhầm lẫn, nguyên liệu/trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất Mẫu số 01 MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Chủ sở hữu số lưu hành ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................. ...1..., ngày ... tháng ... năm 20... BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế). Tên Chủ sở hữu số lưu hành: .............................................................................................. Mã số thuế hoặc Số giấy phép thành lập Văn phòng đại diện: ............................................ Địa chỉ: ................................................................................................................................. Điện thoại: ...................................................... Fax: ............................................................ Tên người đại diện hợp pháp của cơ sở: ............................................................................ Điện thoại liên hệ: ........................................... Điện thoại di động: .................................... .... “Chủ sở hữu số lưu hành” .... báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong thời hạn được cấp số lưu hành trang thiết bị y tế như sau: TT Tên trang thiết bị y tế Chủng loại Số lượng Hãng/ Nước sản xuất Hãng/ Nước chủ sở hữu Năm sản xuất Số lưu hành 1 2 ... … Các nội dung khác: 1. Các lỗi xảy ra trong quá trình lưu hành: 2. Các thay đổi trong thời gian lưu hành: 3. Liệt kê tên cơ sở y tế đã sử dụng trang thiết bị y tế: Cơ sở xin bảo đảm những nội dung trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai nêu trên. Người đại diện hợp pháp của cơ sở (Ký tên, ghi họ tên đầy đủ, chức danh) Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký số ______________________ 1 Địa danh Mẫu số 02 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................... BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT/NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT (Từ ngày .................. đến ngày .......................) Kính gửi: ...................................... TT Nguyên liệu/Tên trang thiết bị y tế, dạng bào chế, nồng độ/hàm lượng, quy cách đóng gói Đơn vị tính Số lượng tồn kho kỳ báo cáo trước chuyển sang Số lượng nhập trong kỳ báo cáo Tổng số Số lượng xuất trong kỳ báo cáo Tồn kho cuối kỳ báo cáo Tên/Địa chỉ khách hàng Số hóa đơn Nơi nhận: - Như trên; - Lưu tại cơ sở. ..............., ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh đóng dấu (nếu có)) Mẫu số 03 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................... BÁO CÁO XUẤT, NHẬP, TỒN KHO, SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU/TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT Kính gửi: ................................ TT Tên nguyên liệu/trang thiết bị y tế, dạng bào chế, quy cách đóng gói Thành phần, nồng độ/hàm lượng, Tên chất ma túy/tiền chất - hàm lượng có trong 1 đơn vị đã chia liều hoặc chưa chia liều Số giấy phép nhập khẩu Đơn vị tính Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang Số lượng nhập trong kỳ Tổng số Số lượng xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Số lượng hao hụt * Số lượng hao hụt bao gồm cả hỏng, vỡ, hết hạn dùng... Nếu có, cần báo cáo chi tiết ** Chú ý: Số lượng báo cáo phải được cập nhật ngay trước thời gian lập đơn hàng đề nghị nhập khẩu. Báo cáo phải kèm theo danh sách chi tiết tên, địa chỉ khách hàng theo từng lần xuất hàng. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu tại cơ sở. ..............., ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh đóng dấu (nếu có)) Mẫu số 04 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................... BÁO CÁO NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ XUẤT KHẨU Kính gửi: Bộ Y tế. TT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Thông tin về trang thiết bị y tế xuất khẩu Số nguyên liệu sử dụng sản xuất Số nguyên liệu sử dụng cho kiểm định và hao hụt (nếu có)* Tổng số nguyên liệu sử dụng Số lượng tồn kho kỳ trước tính đến:.... (ngày, tháng, năm) Số lượng nhập khẩu/mua trong kỳ:.... (ngày, tháng, năm) Tồn kho cuối kỳ tính đến:.... (ngày, tháng, năm) Tên trang thiết bị y tế xuất khẩu Nồng độ, hàm lượng nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất Số đăng ký lưu hành Số lượng trang thiết bị y tế sản xuất, đơn vị tính nhỏ nhất (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) = (8)+ (9) (11) (12) (13) = (11) + (12)-(10) 1. (Tên nguyên liệu 1) (Tên trang thiết bị y tế 1) (Tên trang thiết bị y tế 2) 2. (Tên nguyên liệu 2) * Nếu có, phải báo cáo chi tiết Nơi nhận: - Như trên; - Lưu tại cơ sở. ..............., ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh đóng dấu (nếu có)) Mẫu số 05 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................... BÁO CÁO XUẤT KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT/ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT (Báo cáo cho từng lần xuất khẩu) Kính gửi: ............................... STT Nguyên liệu/Tên trang thiết bị y tế, dạng bào chế, nồng độ/hàm lượng, quy cách đóng gói Đơn vị tính Số lượng đã duyệt Số lượng thực xuất Số lô Hạn dùng Ngày xuất hàng Số giấy phép xuất khẩu Tên, địa chỉ nhà sản xuất, tên nước sản xuất Tên, địa chỉ nhà nhập khẩu, tên nước nhập khẩu Cửa khẩu xuất hàng Nơi nhận: - Như trên; - Lưu tại cơ sở. ..............., ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh đóng dấu (nếu có)) Mẫu số 06 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................... BÁO CÁO MUA BÁN, NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT/ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT (Báo cáo cho từng lần nhập khẩu, mua bán) Kính gửi: ..................................... STT Nguyên liệu/Tên trang thiết bị tế y tế, dạng bào chế, nồng độ/hàm lượng, quy cách đóng gói Đơn vị tính Số lượng đã duyệt Số lượng thực nhập/mua bán Số lô Hạn dùng Ngày nhập hàng về kho Số giấy phép Tên, địa chỉ nhà sản xuất, tên nước Tên, địa chỉ nhà xuất khẩu/bán Cửa khẩu nhập hàng Tên, địa chỉ đơn vị sử dụng Nơi nhận: - Như trên; - Lưu tại cơ sở. ..............., ngày .... tháng .... năm .... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh đóng dấu (nếu có)) Mẫu số 07 TÊN CƠ SỞ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ................... BÁO CÁO TRONG TRƯỜNG HỢP THẤT THOÁT, NHẦM LẪN NGUYÊN LIỆU/ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY VÀ TIỀN CHẤT Kính gửi: .................................................. TT Nguyên liệu/Tên trang thiết bị y tế, dạng bào chế, nồng độ/hàm lượng, quy cách đóng gói Đơn vị tính Số lượng thất thoát, nhầm lẫn Lý do Biện pháp xử lý Ghi chú Nơi nhận: - Như trên; - Bộ Công an; - Lưu tại cơ sở. ........., ngày ... tháng ... năm ... Người đại diện hợp pháp của cơ sở/Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh đóng dấu (nếu có)) PHỤ LỤC XII MẪU BIÊN BẢN LÀM VIỆC (Kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ) TÊN CƠ QUAN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ...../BB-VPHC BIÊN BẢN LÀM VIỆC Về hoạt động phân loại trang thiết bị y tế Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../............., tại .......................................................... Căn cứ Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 về quản lý trang thiết bị y tế. Chúng tôi gồm: 1. Họ và tên: ............................................................... Chức vụ: ....................................... Cơ quan: ............................................................................................................................. 2. Với sự chứng kiến của: a) Họ và tên: ............................................................... Nghề nghiệp: ................................ Nơi ở hiện nay: .................................................................................................................... b) Họ và tên: ............................................................... Nghề nghiệp: ................................. Nơi ở hiện nay: .................................................................................................................... c) Họ và tên: ............................................................... Chức vụ: ........................................ Cơ quan: .............................................................................................................................. Tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây: <1. Họ và tên>: ........................................................... Giới tính: ....................................... Ngày, tháng, năm sinh: .../ .../ .... Quốc tịch: ....................................................................... Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……; ngày cấp: ..../..../......; nơi cấp: ................... Chứng chỉ hành nghề phân loại trang thiết bị y tế số: ...../BYT-CCHNPL ngày..../..../... <1. Tên tổ chức >: .............................................................................................................. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................... Mã số doanh nghiệp: .......................................................................................................... Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ................ Ngày cấp: .../..../..... ; nơi cấp: ............................................................................................ Người đại diện theo pháp luật: ................................................. Giới tính: ........................ Chức danh: ......................................................................................................................... Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại số: ........./BYT-CBPL ngày ..../..../… 2. Nội dung sự việc (Ghi nhận các sự việc nếu có được nêu trong khoản 1, Điều 8 Nghị định 36/2016/NĐ-CP): ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 3. Quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 về quản lý trang thiết bị y tế. 4. Cá nhân/tổ chức có liên đới: (Đơn vị thụ hưởng kết quả phân loại trang thiết bị y tế) 5. Ý kiến trình bày của cá nhân /đại diện tổ chức bị lập biên bản: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị liên đới (nếu có): ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 8. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm: STT Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề Số lượng Tình trạng Ghi chú Ngoài những các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác. Đề nghị (Cá nhân/tổ chức bị lập biên bản) không được ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế kể từ thời điểm lập biên bản. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Y tế về việc cho phép hoạt động trở lại thì (Cá nhân/tổ chức bị lập biên bản) mới tiếp tục được ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế. 9. Trong thời hạn ... ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, (cá nhân/tổ chức bị lập biên bản) phải có văn bản báo cáo giải trình các nội dung nêu trên gửi đến Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế). Biên bản lập xong hồi .... giờ .... phút, ngày ..../ ..../ ......, gồm .......... tờ, được lập thành bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho (cá nhân /đại diện tổ chức) 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ. <Trường hợp cá nhân /đại diện tổ chức không ký biên bản> Lý do ông (bà) ...................................... cá nhân /đại diện tổ chức không ký biên bản: ….. ............................................................................................................................................. CÁ NHÂN HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC (Ký tên, ghi rõ họ và tên) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên) ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên) NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký tên, ghi rõ họ và tên) NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (Ký tên, ghi rõ họ và tên)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "31/12/2018", "sign_number": "169/2018/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-116-2006-CT-UBTDTT-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sau-dai-hoc-nganh-The-duc-the-thao-giai-doan-2006-2010-12410.aspx
Chỉ thị 116/2006/CT-UBTDTT nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành Thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010
UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 116/2006/CT-UBTDTT Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2006 CHỈ THỊ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Trong những năm qua, công tác đào tạo sau đại học ngành Thể dục thể thao đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Hệ thống đào tạo được xây dựng tương đối hoàn chỉnh bao gồm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Thể dục thể thao; quy mô và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao; nội dung, chương trình đào tạo từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Sau khi tốt nghiệp, đa số thạc sĩ và tiến sĩ đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp Thể dục thể thao của đất nước. Bên cạnh đó, công tác đào tạo sau đại học của ngành hiện còn một số điểm yếu kém như: Thiếu quy hoạch chiến lược và định hướng đào tạo sau đại học theo từng chuyên ngành hẹp gây ra mất cân đối trong đội ngũ cán bộ khoa học; các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo sau đại học với nước ngoài đạt hiệu quả chưa cao; công tác quản lý đào tạo ở một số khâu như tuyển sinh, kiểm tra, đánh giá trình độ học viên chưa chặt chẽ; đội ngũ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư thiếu nghiêm trọng; trình độ ngoại ngữ của nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh còn yếu; các phương tiện phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học như: Tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học, thư viện điện tử, cơ sở nghiên cứu, trang thiết bị và môi trường thực nghiệm, nhất là thực nghiệm về thể thao thành tích cao còn thiếu và lạc hậu. Chương trình đào tạo chưa trang bị được các phương pháp nghiên cứu hiện đại cho học viên. Nguyên nhân chủ yếu của những mặt hạn chế, yếu kém kể trên chủ yếu là do sự chỉ đạo đối với công tác đào tạo sau đại học chưa sâu sát; còn thiếu quy hoạch định hướng phát triển sau đại học của ngành; nội dung và phương thức đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tiễn; nguồn tuyển sinh ít, trình độ đầu vào của học viên cao học và nghiên cứu sinh nhìn chung còn thấp, nhất là ngoại ngữ; điều kiện và phương tiện đào tạo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để khắc phục những yếu kém nêu trên, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học giai đoạn 2006 – 2010, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao yêu cầu: 1. Các cơ sở đào tạo sau đại học trực thuộc Ủy ban Thể dục thể thao phải làm tốt các nhiệm vụ sau đây: 1.1. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010"; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 1.2. Hoàn thiện chương trình các môn học theo hướng dẫn đào tạo tín chỉ; bổ sung một số môn học mới; xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn học; xây dựng mới chương trình khung đào tạo sau đại học và biên soạn giáo trình thống nhất trong toàn ngành; tạo điều kiện cho học viên cao học và nghiên cứu sinh cùng tham gia giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành Thể dục thể thao. Xây dựng đề án trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở các mã số chuyên ngành đào tạo sau đại học thuộc các lĩnh vực Y – Sinh, Tâm lý, Quản lý và Kinh tế - xã hội học Thể dục thể thao. 1.3. Tăng cường đội ngũ cán bộ và trang thiết bị nghiên cứu khoa học hiện đại; phối hợp với các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia để nâng cao chất lượng đào tạo. 1.4. Nâng cao trình độ giảng viên đào tạo sau đại học; tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy, đánh giá kết quả học tập các môn học và nghiên cứu khoa học. Xây dựng giáo trình điện tử, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại. 1.5. Xây dựng định hướng nội dung nghiên cứu khoa học từ nay đến 2010 phục vụ cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu. Thực hiện đầy đủ quy trình thành lập Hội đồng chấm luận văn cao hoc, luận án tiến sĩ theo đúng quy chế đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.6. Xây dựng quy trình đào tạo liên thông từ bậc đại học, cao học đến nghiên cứu sinh; chú trọng việc dạy và học môn ngoại ngữ, từng bước chuẩn hóa yêu cầu học viên cao học, nghiên cứu sinh phải sử dụng thành thạo tối thiểu một trong năm ngoại ngữ theo quy định. 1.7. Xây dựng cơ sở dữ liệu đào tạo cao học, nghiên cứu sinh trong nước. Triển khai việc lập thư viện điện tử phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. 1.8. Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo sau đại học ở nước ngoài; hàng năm, Viện Khoa học Thể dục thể thao tổ chức thi tuyển nghiên cứu sinh để lựa chọn những học viên giỏi gửi ra nước ngoài đào tạo. 1.9. Tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế trong đào tạo sau đại học; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của cơ sở; trong đó chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ; lập kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học ngay từ bậc đại học. 1.10. Hàng năm lập kế hoạch bổ sung trang thiết bị phục vụ đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho học viên cao học và nghiên cứu sinh tiến hành thực nghiệm trên các thiết bị hiện đại. Chủ động liên kết với các cơ sở khoa học – công nghệ trong nước trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. 2. Hàng năm, Vụ Kế hoạch Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp xây dựng kế hoạch ngân sách dành cho việc đào tạo sau đại học và mua sắm trang thiết bị phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học trình lãnh đạo Ủy ban phê duyệt. 3. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sau đại học từ nay đến năm 2010; xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giảng viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học của ngành. 4. Các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo sau đại học trong việc phục vụ các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ của ngành. 5. Chỉ thị này được phổ biến đến tất cả cán bộ, viên chức của các cơ sở đào tạo sau đại học trực thuộc Ủy ban Thể dục thể thao và của các đơn vị có liên quan. Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Giao Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị và định kỳ báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao./. BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM Nguyễn Danh Thái
{ "issuing_agency": "Uỷ ban Thể dục Thể thao", "promulgation_date": "26/05/2006", "sign_number": "116/2006/CT-UBTDTT", "signer": "Nguyễn Danh Thái", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-2499-KH-UBND-2014-tap-huan-cong-tac-cuu-nan-cuu-ho-cho-doanh-nghiep-Nha-Be-Ho-Chi-Minh-536933.aspx
Kế hoạch 2499/KH-UBND 2014 tập huấn công tác cứu nạn cứu hộ cho doanh nghiệp Nhà Bè Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2499/KH-UBND Nhà Bè, ngày 17 tháng 12 năm 2014 KẾ HOẠCH VỀ VIỆC TỔ CHỨC TẬP HUẤN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ CÁC XÃ, THỊ TRẤN, KHU PHỐ, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ. Căn cứ Quyết định số: 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Căn cứ văn bản số: 65/2013/TT-BCA ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công An về chi tiết thi hành một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Căn cứ văn bản số 8370/VP-PCNC ngày 11 tháng 10 năm 2014 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành Phố về truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Tất Thành Cang thống nhất với nội dung kiến nghị của Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tại văn bản số 2812/PCCC-P1 ngày 03 tháng 10 năm 2014 về việc tập huấn đối tượng là các doanh nghiệp trên địa bàn và Cán bộ phường, thị trấn, xã, khu phố, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè ban hành kế hoạch tập huấn công tác cứu nạn, cứu hộ cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nhà Bè và cán bộ các xã, thị trấn, khu phố, tổ dân phố như sau: I/ Mục đích - Yêu cầu: 1. Mục đích: Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân, mà lực lượng nòng cốt là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nhà Bè và cán bộ các xã, thị trấn, khu phố, tổ dân phố về việc thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ và công tác triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình. Nâng cao năng lực tổ chức cứu nạn, cứu hộ hằng ngày trên địa bàn Huyện. Xây dựng kiện toàn lực lượng cứu nạn, cứu hộ đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ các sự cố, thiên tai khi có yêu cầu. 2. Yêu cầu: Các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc theo tiến độ và các nội dung đã đề ra. Các đối tượng tham gia, khi tập huấn phải chấp hành nghiêm túc giờ giấc trong học tập, cuối khóa phải kiểm tra kiến thức và đánh giá kết quả học tập và khen thưởng, phê bình theo quy định. II/ Thời gian, địa điểm tổ chức tập huấn: 1/ Thời gian: 1,5 ngày, dự kiến cuối quý IV năm 2014. 2/ Địa điểm tập huấn: Tại Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy huyện Nhà Bè, số 51 Đặng Nhữ Lâm, Phu phố 6, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. III/ Nội dung tập huấn: 1/ Lý thuyết: Một số văn bản pháp luật của Nhà nước và lãnh đạo các cấp như: - Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2012). - Thông tư số 65/2013/TT-BCA của Bộ Công An quy định thi hành chi tiết một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2014). - Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Các phương pháp thoát nạn cơ bản và tự cứu khi có thiên tai và tai nạn xảy ra. 2/ Thực hành: - Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố cháy, nổ - Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông, suối, hồ, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, bãi tắm. - Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình. - Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. - Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn mắc kẹt trong nhà, thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong công trình ngầm. IV/ Phân công thực hiện: 1. Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy huyện Nhà Bè: Xây dựng chương trình và tài liệu huấn luyện, cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các đối tượng được tập huấn. Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị xây dựng lập dự trù kinh phí phục vụ cho khóa huấn luyện và thông báo thời gian tổ chức tập luyện trước 20/12/2014. 2/ Văn phòng UBND Huyện: Chuẩn bị nội dung bài diễn văn cho Ủy ban nhân dân Huyện trong lễ khai mạc và kết thúc khóa huấn luyện. 3/ Đài truyền thanh Huyện: Chụp ảnh, quay video clip làm tư liệu và viết tin bài đăng website của Huyện 4/ Phòng tài chính - kế hoạch: Tổng hợp các khoản kinh phí theo nội dung kế hoạch, đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt theo quy định. 5/ Ban Thi đua Khen thưởng Huyện: Chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Nhà Bè đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích cao sau khóa tập huấn. 6. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nhà Bè: Lập danh sách tham gia tập huấn đúng thành phần và tổ chức tập huấn lại cho những người là đối tượng tập huấn nhưng không có điều kiện tham gia lớp tập huấn này. Tổ chức rút kinh nghiệm để những khóa tập huấn sau đạt kết quả tốt nhất và là lực lượng nòng cốt thật sự tại địa phương. Trên đây là nội dung kế hoạch tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nhà Bè và cán bộ các xã, thị trấn, khu phố, tổ dân phố./. Nơi nhận: - Văn phòng UBND Thành phố; - Cảnh sát PC&CC Thành phố; - Phòng CS PC&CC H. Nhà Bè; - Văn Phòng UBND H. Nhà Bè; - Công an H. Nhà Bè; - Phòng Quản lý đô thị H Nhà Bè; - Đài truyền thanh H. Nhà Bè; - Phòng tài chính - kế hoạch H. Nhà Bè; - Ban thi đua khen thưởng H. Nhà Bè; - UBND các xã, thị trấn và các Doanh nghiệp; - Lưu: VT-PCH.NB. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Trường
{ "issuing_agency": "Huyện Nhà Bè", "promulgation_date": "17/12/2014", "sign_number": "2499/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Trường", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-04-2008-TT-BYT-guong-dan-ghi-nhan-thuoc-66062.aspx
Thông tư 04/2008/TT-BYT gướng dẫn ghi nhãn thuốc
BỘ Y TẾ ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ------- Số: 04/2008/TT-BYT Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2008 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN GHI NHÃN THUỐC Căn cứLuật Dược số 34/2005-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hoá; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 04 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hoá; Bộ Y tế hướng dẫn việc ghi nhãn thuốc như sau: Phần 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh a) Thông tư này hướng dẫn nội dung, cách ghi nhãn đối với thuốc lưu thông tại Việt Nam, thuốc xuất khẩu, nhập khẩu. b) Nhãn thuốc tạm nhập tái xuất, nhãn thuốc nhập khẩu phi mậu dịch, nhãn thuốc viện trợ, nhãn để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sản xuất thuốc trong cơ sở sản xuất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. c) Nhãn thuốc cần nhập khẩu trong tình trạng khẩn cấp hoặc các trường hợp đặc biệt khác, tuỳ theo điều kiện Bộ Y tế có quy định riêng cho từng trường hợp cụ thể. 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc tại Việt Nam. 3. Giải thích từ ngữ a) Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. b) Nhãn thuốc là bản viết, bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc để thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về thuốc giúp người dùng lựa chọn và sử dụng đúng thuốc và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý. c) Ghi nhãn thuốc là việc thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về thuốc lên nhãn thuốc. d) Nhãn gốc của thuốc là nhãn thể hiện lần đầu được in hoặc dán, đính, gắn chắn chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc sau khi hoàn thành thao tác đóng gói trong dây chuyền sản xuất. đ) Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của thuốc còn thiếu. e) Bao bì thương phẩm của thuốc là bao bì chứa đựng thuốc và lưu thông cùng với thuốc. Bao bì thương phẩm của thuốc gồm hai loại: - Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thuốc; - Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc có bao bì trực tiếp. g) Biệt dược là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế. h) Lưu thông thuốc là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ thuốc trong quá trình mua bán thuốc. i) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc là tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, uỷ thác xuất nhập khẩu thuốc. k) Quy cách đóng gói của thuốc là lượng thuốc được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực hay số lượng theo số đếm. l) Số lô sản xuất là ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ, hoặc kết hợp cả số và chữ nhằm nhận biết lô thuốc và cho phép truy xét toàn bộ lai lịch của một lô thuốc bao gồm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và phân phối lô thuốc đó. m) Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, đóng chai, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của lô thuốc. n) Hạn dùng của thuốc là mốc thời gian được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng. o) Xuất xứ của thuốc là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ thuốc hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với thuốc trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất thuốc đó. p) Hướng dẫn sử dụng là những thông tin cần thiết để hướng dẫn cho người dùng sử dụng thuốc hiệu quả an toàn, hợp lý. Tờ hướng dẫn sử dụng là tài liệu đi kèm theo bao bì thương phẩm của thuốc trong đó ghi hướng dẫn sử dụng và những nội dung khác theo quy định. 4. Thuốc phải ghi nhãn a) Thuốc lưu thông trong nước; thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu thuốc của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn theo hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu thuốc được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của thuốc, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu. 5. Vị trí nhãn thuốc Nhãn thuốc phải được gắn trên bao bì thương phẩm của thuốc ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của thuốc. 6. Kích thước nhãn thuốc Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi nhãn thuốc tự xác định kích thước của nhãn nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc và dễ dàng nhận biết các nội dung bắt buộc bằng mắt thường. 7. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn thuốc phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản so với màu nền của nhãn. 8. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn thuốc a) Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn thuốc phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này. b) Thuốc được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại điểm a khoản này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi đồng thời bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. c) Thuốc nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của thuốc. d) Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh: - Tên biệt dược, tên gốc hoặc tên chung quốc tế của thuốc; - Tên chung quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; - Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất thuốc. 9. Trách nhiệm ghi nhãn thuốc a) Thuốc sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. b) Thuốc sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu thuốc phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. Trong trường hợp thuốc không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa thuốc ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Thông tư này. c) Thuốc nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Thông tư này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại điểm c khoản 8 Phần I Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. d) Nội dung ghi trên nhãn thuốc kể cả nhãn phụ và tờ hướng dẫn sử dụng phải đảm bảo trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của thuốc. 10. Thực hiện quy định về sở hữu trí tuệ Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các nội dung ghi trên nhãn thuốc. Phần 2: NỘI DUNG CỦA NHÃN THUỐC Mục A. NHÃN THUỐC THÔNG THƯỜNG 1. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn thuốc Nhãn của thuốc phải ghi đầy đủ nội dung bắt buộc sau đây: a) Tên thuốc; b) Hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ; c) Quy cách đóng gói; d) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định; đ) Dạng bào chế, số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản; e) Các dấu hiệu lưu ý; g) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc; h) Xuất xứ của thuốc; i) Hướng dẫn sử dụng thuốc. Trong trường hợp không thể thể hiện được tất cả nội dung bắt buộc trên đây thì trên nhãn thuốc phải ghi các nội dung a, b, đ, và h khoản này. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong nhãn phụ hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và trên nhãn thuốc phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. 2. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn thuốc Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại khoản 1 Mục A Phần II Thông tư này, có thể ghi thêm các nội dung khác lên nhãn thuốc. Những nội dung này phải đảm bảo trung thực, chính xác, không được làm hiểu sai bản chất, công dụng của thuốc, không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn. Mục B. NHÃN THUỐC ĐẶC BIỆT 1. Nhãn nguyên liệu a) Nhãn nguyên liệu làm thuốc phải có những nội dung sau: - Tên nguyên liệu; - Hàm lượng hoặc nồng độ (nếu có); - Tiêu chuẩn của nguyên liệu; - Khối lượng tịnh hoặc thể tích; - Số lô sản xuất, ngày sản xuất; - Hạn dùng, điều kiện bảo quản; - Số đăng ký (nếu có); - Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, xuất xứ của thuốc; - Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu (đối với nguyên liệu nhập khẩu). b) Nhãn nguyên liệu làm thuốc thuộc loại gây nghiện phải có chữ “Gây nghiện”. Nhãn nguyên liệu làm thuốc thuộc loại hướng tâm thần phải có chữ “Hướng tâm thần”. Nhãn nguyên liệu làm thuốc thuộc loại tiền chất phải có chữ “Tiền chất dùng làm thuốc”. Các chữ “Gây nghiện”, “Hướng tâm thần”, “Tiền chất dùng làm thuốc” được in đậm trong khung tròn tại góc trên bên phải của nhãn thuốc. 2. Nhãn trên vỉ thuốc a) Nhãn trên vỉ thuốc ít nhất phải có các nội dung sau: - Tên thuốc; - Hoạt chất, hàm lượng: thuốc ở dạng phối hợp có ít hơn hoặc bằng 3 hoạt chất thì phải ghi đủ hoạt chất, hàm lượng của từng hoạt chất; - Số lô sản xuất, hạn dùng; - Tên cơ sở sản xuất. Tên cơ sở sản xuất có thể viết tắt nhưng phải bảo đảm nhận diện được tên cơ sở sản xuất. b) Vỉ thuốc phải được chứa trong bao bì ngoài có nhãn thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Mục A Phần II Thông tư này. 3. Nhãn trên bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ a) Nhãn thuốc trên bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ, có thiết kế hình dạng đặc biệt không thể trình bày đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Mục A Phần II Thông tư này, thì ít nhất phải có các nội dung sau: - Tên thuốc; - Hoạt chất, hàm lượng: thuốc ở dạng phối hợp có ít hơn hoặc bằng 3 hoạt chất thì phải ghi đủ hoạt chất, hàm lượng của từng hoạt chất; - Thể tích hoặc khối lượng; - Số lô sản xuất, hạn dùng; - Tên cơ sở sản xuất. Tên cơ sở sản xuất có thể viết tắt nhưng phải đảm bảo nhận diện được tên cơ sở sản xuất. b) Các bao bì trực tiếp chứa đựng thuốc trên phải được chứa trong bao bì ngoài có nhãn thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Mục A Phần II Thông tư này. 4. Nhãn thuốc pha chế theo đơn phải có những nội dung sau: a) Tên thuốc, dạng bào chế; b) Hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng; c) Ngày pha chế, hạn dùng; d) Đường dùng; đ) Tên bệnh nhân; e) Tên người pha chế; g) Tên, địa chỉ cơ sở pha chế thuốc. 5. Nhãn thuốc phục vụ các chương trình mục tiêu y tế quốc gia a) Nhãn thuốc phục vụ các chương trình mục tiêu y tế quốc gia phải có đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Mục A Phần II Thông tư này. b) Đối với thuốc chương trình có quy định không được bán phải ghi dòng chữ“Thuốc chương trình không được bán”. Phần 3: CÁCH GHI NHÃN THUỐC 1. Tên thuốc a) Tên thuốc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc tự đặt. Tên thuốc không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của thuốc. Chữ viết tên thuốc trên nhãn phải đậm nét, nổi bật. Trường hợp biệt dược là đơn chất thì phải ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế ngay sau tên biệt dược. b) Các kiểu đặt tên thuốc có thể là: - Tên gốc; - Tên chung quốc tế (tên INN); - Tên biệt dược. 2. Hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ a) Ghi hoạt chất và hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Tên hoạt chất ghi theo tên gốc hoặc tên chung quốc tế. Đối với thuốc từ dược liệu: ghi tên các vị thuốc là tên tiếng Việt. Trường hợp thuốc từ dược liệu nhập khẩu không có tên tiếng Việt thì ghi theo tên của nước xuất khẩu kèm thêm tên La-tinh. b) Đơn vị đo lường. - Đơn vị đo khối lượng: dùng gam (viết tắt là g), miligam (viết tắt là mg), microgam (viết tắt là mcg) hoặc kilôgam (viết tắt là kg) nếu thuốc có khối lượng lớn; - Đơn vị đo thể tích: dùng đơn vị mililít (viết tắt là ml), hoặc lít (viết tắt là l) nếu thuốc có thể tích lớn; - Nếu khối lượng nhỏ hơn 1mg, thể tích nhỏ hơn 1ml thì viết dưới dạng số thập phân (ví dụ: 0,25mg; 0,5ml); - Có thể dùng các đơn vị hoạt lực theo quy định quốc tế cho một số hoạt chất đặc biệt. 3. Quy cách đóng gói a) Ghi quy cách đóng gói của thuốc là ghi số lượng, khối lượng tịnh, thể tích thực của thuốc chứa đựng trong bao bì thương phẩm của thuốc. b) Quy cách đóng gói của thuốc phải ghi theo số đếm tự nhiên. c) Cách ghi cụ thể đối với từng dạng thuốc: - Thuốc dạng viên: ghi số lượng viên. Riêng thuốc viên hoàn cứng: ghi khối lượng tịnh; - Thuốc dạng bột, cốm, mỡ: ghi khối lượng tịnh; - Thuốc dạng lỏng: ghi thể tích thực. d) Trường hợp trong một bao bì thương phẩm của thuốc có nhiều đơn vị đóng gói thì phải ghi định lượng của từng đơn vị đóng gói và số lượng đơn vị đóng gói. đ) Một bao bì ngoài của thuốc chứa số bao bì trực tiếp phù hợp với sốlượng thuốc cho một đợt điều trị thông thường. Đối với thuốc cung cấp cho bệnh viện thì không áp dụng điểm này nhưng trên bao bì ngoài của thuốc phải ghi dòng chữ “Thuốc dùng cho bệnh viện”. 4. Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định (nếu có) của thuốc a) Chỉ định điều trị ghi trên nhãn phải phù hợp với công dụng của thuốc. b) Cách dùng phải ghi rõ đường dùng, liều dùng, thời gian dùng thuốc. c) Nếu thuốc có chống chỉ định thì phải ghi rõ các trường hợp không được dùng thuốc. d) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định có thể ghi theo một trong hai cách như sau: - Ghi trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc; - Trường hợp nhãn trên bao bì ngoài không đủ diện tích để ghi nội dung của chỉ định, cách dùng, chống chỉ định thì trên nhãn phải có dòng chữ “Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định: xin đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng” và phải có tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo bao bì thương phẩm của thuốc. 5. Dạng bào chế, số đăng ký, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản a) Dạng bào chế của thuốc: ghi viên nén, viên nang, thuốc tiêm, thuốc đặt… b) Số đăng ký là ký hiệu Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) cấp cho một thuốc để chứng nhận thuốc đó đã được đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Ghi là SĐK: XX-XXXX-XX c) Số giấy phép nhập khẩu là số giấy phép của Cục Quản lý dược cho phép nhập khẩu thuốc không có số đăng ký. Ghi là GPNK: XXXX/QLD-XX. d) Số lô sản xuất, ghi như sau: - Số lô sản xuất: XXXX;hoặc Số lô SX: XXXX. Cấu trúc của số lô sản xuất do cơ sở sản xuất tự quy định. đ) Ngày sản xuất, hạn dùng ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. - Ngày sản xuất, hạn dùng ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: NSX, HD. Ví dụ:- NSX: 050706; hoặc NSX: 05072006; hoặc NSX: 05/07/06; hoặc NSX: 05/07/2006. - HD: 050708; hoặc HD: 05072008; hoặc HD: 05/07/08; hoặc HD: 05/07/2008. - Trường hợp trên nhãn ghi ngày sản xuất, hạn dùng bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn phụ phải ghi như sau: ngày sản xuất, hạn dùng hoặc viết tắt bằng chữ in hoa NSX, HD xem “Mfg Date” “Exp Date” trên bao bì. e) Điều kiện bảo quản là các yếu tố về khí hậu để không làm biến đổi chất lượng thuốc. Phải ghi rõ điều kiện cần thiết để bảo quản thuốc trên nhãn thuốc. Ví dụ:Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 30ºC. 6. Các dấu hiệu cần lưu ý a) Thuốc kê đơn phải ghi ký hiệu Rx ở góc trên bên trái của tên thuốc và dòng chữ“Thuốc bán theo đơn”. b) Thuốc tiêm ghi rõ đường dùng của thuốc. Đường dùng của thuốc có thể viết tắt: tiêm bắp (tb), tiêm dưới da (tdd), tiêm tĩnh mạch (tm). c) Thuốc nhỏ mắt, tra mắt ghi dòng chữ“Thuốc tra mắt”. d) Thuốc nhỏ mũi ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ mũi”. đ) Thuốc dùng ngoài da ghi dòng chữ“Thuốc dùng ngoài”. e) Thuốc đóng ống để uống ghi dòng chữ“Không được tiêm”. g) Trên nhãn thuốc phải ghi dòng chữ“Để xa tầm tay trẻ em”, “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. h) Cách ghi các dấu hiệu lưu ý: - Các chữ, dấu hiệu lưu ý phải được in rõ ràng, đậm nét để có thể nhận biết được dễ dàng; - Trường hợp một thuốc có nhiều dấu hiệu cần lưu ý, cần ghi đầy đủ các dấu hiệu lưu ý đó. 7. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc a) Ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc đối với từng trường hợp cụ thể như sau: - Thuốc được sản xuất trong nước thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc đó; - Thuốc được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi: + Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nước sản xuất; + Tên, địa chỉ (tên tỉnh, thành phố) của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Tên của cơ sở sản xuất không được nhỏ hơn tên của cơ sở nhập khẩu. - Thuốc được đóng gói từ bán thành phẩm của nhà sản xuất khác thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở đóng gói và tên của cơ sở sản xuất bán thành phẩm; Tên của cơ sở đóng gói phải ghi ở cùng một chỗ và có kích thước bằng với tên cơ sở sản xuất bán thành phẩm. - Thuốc được sản xuất nhượng quyền hoặc cho phép của một tổ chức, cá nhân khác thì phải ghi: “Sản xuất theo nhượng quyền của: (ghi tên cơ sở nhượng quyền) tại: (ghi tên cơ sở nhận nhượng quyền)” và địa chỉ của cơ sở nhận nhượng quyền; Tên của cơ sở nhận nhượng quyền không được nhỏ hơn tên của cơ sở nhượng quyền. - Thuốc sản xuất gia công thì ghi: “Sản xuất tại: (ghi tên bên nhận gia công) theo hợp đồng với: (ghi tên bên đặt gia công)” và địa chỉ của bên nhận gia công; Tên của bên nhận gia công không được nhỏ hơn tên của bên đặt gia công. b) Trường hợp trên nhãn có ghi tên, địa chỉ cơ sở phân phối thì tên, địa chỉ của cơ sở phân phối phải ghi ở cùng một chỗ với tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất và có kích thước không được lớn hơn tên của cơ sở sản xuất. c) Tên của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc nêu trong điểm a khoản này phải ghi tên đầy đủ của cơ sở được ghi trong các văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập cơ sở đó. Có thể ghi thêm tên giao dịch nhưng kích thước không được lớn hơn tên đầy đủ. d) Địa chỉ cơ sở sản xuất, cơ sở đóng gói, cơ sở nhận nhượng quyền, cơ sở nhận gia công: ghi số nhà, đường phố (thôn, xóm), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). đ) Tên tổ chức, cá nhân và địa danh không được viết tắt. 8. Xuất xứ của thuốc a) Cách ghi xuất xứ của thuốc như sau: ghi “sản xuất tại”hoặc “chế tạo tại” hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra thuốc đó. b) Đối với thuốc sản xuất tại Việt Nam để l­ưu thông trong n­ước đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra thuốc đó thì không bắt buộc ghi xuất xứ của thuốc. c) Xuất xứ của thuốc phải được ghi trên bao bì ngoài và bao bì trực tiếp của thuốc. 9. Hướng dẫn sử dụng thuốc a) Thuốc phải ghi nhãn theo quy định tại Thông tư này phải có Tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt kèm theo bao bì thương phẩm (trừ nhãn nguyên liệu làm thuốc, nhãn thuốc pha chế theo đơn). Kích thước, màu sắc của chữ ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng phải đủ lớn, rõ ràng để dễ dàng nhận biết các nội dung bằng mắt thường. b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải bao gồm những nội dung sau: - Tên thuốc; - Thành phần, công thức cho một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Trong công thức phải ghi tất cả hoạt chất và tá dược bằng tên gốc hoặc tên chung quốc tế. Ghi rõ hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất, không bắt buộc ghi hàm lượng hoặc nồng độ của tá dược; Đối với thuốc từ dược liệu: ghi tên các vị thuốc là tên tiếng Việt và tên La-tinh. Thuốc từ dược liệu nhập khẩu mà các vị thuốc không có tên tiếng Việt thì ghi tên dược liệu theo nước xuất khẩu và tên La-tinh. - Dạng bào chế của thuốc; - Quy cách đóng gói; - Chỉ định; - Liều dùng, cách dùng, đường dùng: ghi rõ lượng thuốc cho một lần đưa vào cơ thể hay lượng thuốc dùng trong một ngày; ghi rõ liều dùng cho người lớn, trẻ em, người già nếu có; Ghi rõ đường dùng, dùng khi nào (ví dụ: uống trước hoặc sau bữa ăn…), cách dùng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất (ví dụ: uống với nhiều nước…). - Chống chỉ định: phải ghi rõ các trường hợp không được dùng thuốc; - Thận trọng khi dùng thuốc: phải ghi rõ các phòng ngừa, thận trọng khi sửdụng thuốc; các khuyến cáo đặc biệt đối với phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, ảnh hưởng đối với công việc (người đang vận hành máy, đang lái tàu xe …); - Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác (ví dụ: rượu, thực phẩm) có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc; - Tác dụng không mong muốn: phải ghi rõ các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc và ghi câu “Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”. Ghi rõ các trường hợp phải ngừng sử dụng thuốc, các trường hợp phải thông báo cho bác sỹ. - Các đặc tính dược lực học, dược động học (đối với thuốc tân dược); - Quá liều và cách xử trí: các biểu hiện khi sử dụng thuốc quá liều và phương pháp khắc phục, cấp cứu; - Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo: phải ghi các dấu hiệu lưu ý theo quy định tại khoản 6 Phần III Thông tư này. Ghi câu khuyến cáo: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ”. Đối với thuốc kê đơn phải ghi “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”. - Điều kiện bảo quản: ghi rõ điều kiện cần thiết để bảo quản thuốc; - Hạn dùng của thuốc: ghi như quy định tại điểm đ khoản 5 Phần III Thông tư này hoặc ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất (ví dụ: Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất). Ghi thời hạn sử dụng của thuốc kể từ khi mở nắp bao bì trực tiếp đối với thuốc chưa phân liều (nếu có). - Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc. 10. Nhãn phụ đối với thuốc Nhãn phụ phải được gắn trên bao bì ngoài của thuốc và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc và tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi thêm. Cách ghi nhãn phụ như sau: a) Trường hợp nhãn phụ có diện tích đủ rộng thì ghi toàn bộ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Mục A Phần II Thông tư này. b) Trường hợp nhãn phụ có diện tích nhỏ không thể ghi đầy đủ những nội dung bắt buộc thì ít nhất phải ghi các nội dung sau: - Tên thuốc; - Hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ; - Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc (theo quy định tại khoản 7 Phần III Thông tư này); - Số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu; - Quy cách đóng gói; - Ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất. - Xuất xứ của thuốc. Các nội dung bắt buộc khác còn thiếu phải ghi trong Tờ hướng dẫn sử dụng. Khi đó trên nhãn phụ phải ghi dòng chữ: “Các thông tin khác đề nghị xem trong tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo” và coi phần ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng đã được chỉ ra trên nhãn phụ là một phần của nhãn phụ. c) Trường hợp nhãn gốc sử dụng ngôn ngữ có nguồn gốc chữ cái La-tinh mà các nội dung dưới đây đã có trên nhãn gốc thì được phép không dịch sang tiếng Việt và không cần thể hiện trên nhãn phụ: - Tên biệt dược, tên gốc hoặc tên chung quốc tế của thuốc; - Tên chung quốc tế hoặc tên khoa học của từng thành phần của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; - Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất thuốc. Phần 4: KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM 1. Kiểm tra, thanh tra a) Cục Quản lý dược, Thanh tra Bộ Y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này theo thẩm quyền đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc trong cả nước. b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương mình quản lý. 2. Xử lý vi phạm a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc tại Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 và hướng dẫn của Thông tư này. b) Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về nhãn thuốc thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Phần 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 90 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 14/2001/TT-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Bộ Y tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc và nhãn mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, Thông tư số 14/2000/TT-BYT ngày 22 tháng 6 năm 2000 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ đối với ghi nhãn hàng hoá văcxin, sinh phẩm miễn dịch. 2. Thuốc có nhãn ghi theo Thông tư 14/2001/TT-BYT ngày 26/6/2001 và Thông tư số 14/2000/TT-BYT ngày 22 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tếđã đưa vào lưu thông trên thị trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục lưu thông đến hết hạn dùng của thuốc. 3. Cục Quản lý dược, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng công ty dược Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các công ty nước ngoài có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dược có trách nhiệm thực hiện Thông tư này. 4. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) để xem xét, giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Minh Quang
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "12/05/2008", "sign_number": "04/2008/TT-BYT", "signer": "Cao Minh Quang", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-88-2006-TT-BTC-xac-dinh-nhu-cau-nguon-phuong-thuc-chi-thuc-hien-dieu-chinh-muc-luong-toi-thieu-chung-CBCNVC-LLVT-CB-xa-nghi-viec-2006-2007-14529.aspx
Thông tư 88/2006/TT-BTC xác định nhu cầu nguồn phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung CBCNVC LLVT CB xã nghĩ việc 2006 2007
BỘ TÀI CHÍNH ****** Số: 88/2006/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2006 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,VIÊN CHỨC, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP ĐỐI VỚICÁN BỘ XÃ ĐÃ NGHỈ VIỆC NĂM 2006, 2007 Căn cứ Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; Căn cứ Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang năm 2006, 2007 theo quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây gọi là Nghị định 93/2006/NĐ-CP, Nghị định 94/2006/NĐ-CP) như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, các dự án, các cơ quan tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam có cán bộ, công chức, viên chức được Nhà nước cử đến làm việc thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo bảng lương do Nhà nước quy định; phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ không chuyên trách ở xã) và điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi là cán bộ xã đã nghỉ việc) theo quy định tại Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP. 2. Căn cứ quy định tại Nghị định 93/2006/NĐ-CP, Nghị định 94/2006/NĐ-CP, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc, điều chỉnh mức phụ cấp của cán bộ không chuyên trách ở xã của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính theo quy định cụ thể tại Thông tư này. 3. Các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm xác định, bố trí nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và nguồn hỗ trợ của ngân sách (nếu có) để thực hiện chi trả tiền lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình và trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc đúng chế độ quy định và theo các quy định tại Thông tư này. 4. Công tác thực hiện, kế toán và quyết toán kinh phí điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc thực hiện theo đúng chế độ quy định và các quy định cụ thể tại Thông tư này. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Về xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo quy định tại Nghị định 93/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP): a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và số cán bộ xã đã nghỉ việc để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/10/2006 đối với báo cáo nhu cầu năm 2006; số có mặt tại thời điểm 01/01/2007 đối với báo cáo nhu cầu năm 2007) và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt). Riêng số lượng cán bộ không chuyên trách ở xã để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương được căn cứ chức danh quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP, mỗi chức danh được hỗ trợ từ ngân sách trung ương không quá 1 cán bộ. Đối với số biên chế tăng thêm trong năm 2006, 2007 so với số biên chế tại thời điểm báo cáo, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP của số biên chế này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2007; trường hợp không kịp tổng hợp thì báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết. Đối với số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP của số biên chế này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) cụ thể của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định tương tự như đã quy định tại tiết 1.1.1, 1.1.2 điểm 1.1 khoản 1 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Thông tư số 02/2005/TT-BTC). b) Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP nêu tại Thông tư này được xác định căn cứ vào mức lương cơ bản theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp bằng số tiền tuyệt đối) và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và mức tiền lương tối thiểu chung tăng thêm quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP so với Nghị định 118/2005/NĐ-CP theo số biên chế quy định tại điểm a nêu trên. Đối với nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm cả kinh phí tăng thêm đối với trợ cấp của cán bộ xã đã nghỉ việc, cán bộ không chuyên trách ở xã; hoạt động phí tăng thêm của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; kinh phí tăng thêm tiền lương của giáo viên mầm non xã, phường, thị trấn ngoài biên chế, kinh phí tăng thêm tiền lương của cán bộ y tế xã trong định biên do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 94/2006/NĐ-CP đối với cán bộ không chuyên trách ở xã được xác định căn cứ vào mức phụ cấp quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP (150.000 đồng/tháng) tăng thêm so mức quy định tại văn bản số 1561/TTg-KTTH ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ (120.000 đồng/tháng) trên cơ sở số lượng cán bộ quy định tại điểm a khoản 1 mục II Thông tư này. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP đối với cán bộ xã đã nghỉ việc được xác định căn cứ vào mức điều chỉnh trợ cấp tăng thêm giữa Nghị định 93/2006/NĐ-CP so với mức quy định tại Nghị định 119/2005/NĐ-CP ngày 27/9/2005 và mức điều chỉnh trợ cấp tăng thêm giữa Nghị định 94/2006/NĐ-CP so với mức quy định tại Nghị định 93/2006/NĐ-CP. c) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số biên chế tại thời điểm 01/10/2006 tăng thêm so với số biên chế có mặt tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2006 theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 (trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt) và chưa được xử lý thì nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP (sau đây gọi là nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 118/2005/NĐ-CP) của số biên chế này trong năm 2006 (số thực trả đến 31/12/2006) được tổng hợp chung cùng với nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP quý IV năm 2006. d) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số biên chế tại thời điểm 31/12/2006 tăng thêm so với số biên chế có mặt tại thời điểm 01/10/2006 (trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt) và chưa được xử lý thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 118/2005/NĐ-CP của số biên chế này từ khi tuyển dụng đến 31/12/2006 được tổng hợp chung cùng với nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2007. đ) Tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với số lao động không thuộc diện Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế và tiền lương được tính trong đơn giá sản phẩm theo quy định của các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giao thông, địa chính, địa chất,.v.v.; tiền lương tăng thêm đối với lao động trong các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi (như: cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Đài Truyền hình Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt nam...) và trong các quyết định cho phép khoán chi của cấp có thẩm quyền đã quy định trong thời gian khoán đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành; tiền lương tăng thêm đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp: Thực hiện tương tự như quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC (không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). 2. Về xác định nguồn để đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP): a) Nguyên tắc về việc sử dụng nguồn kinh phí trong năm 2006, 2007 để thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP: Thực hiện tương tự như quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC. b) Nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2006: - Trường hợp nguồn để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006 theo quy định tại điểm c khoản 2 mục II Thông tư số 89/2005/TT-BTC ngày 13/10/2005 sau khi trừ đi nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 118/2005/NĐ-CP nếu còn dư: + Nếu số còn dư nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2006 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện. + Nếu số còn dư nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2006 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng số còn dư đó để đảm bảo kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2006, phần còn lại chuyển sang năm 2007 để tiếp tục thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2007; không sử dụng phần còn lại này vào các mục tiêu khác. - Trường hợp nguồn để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung năm 2006 theo quy định tại điểm c khoản 2 mục II Thông tư số 89/2005/TT-BTC đã sử dụng hết cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP: Ngân sách trung ương sẽ bổ sung theo mức nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2006 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này cho các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. c) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP đối với năm 2007: c1) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2007 của các Bộ, cơ quan trung ương: - Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể: + Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2007. + Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2007 (không kể tiền lương, có tính chất lương theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP và chế độ tiền lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 và Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/03/2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng) đối với từng cơ quan. + Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2006 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2007. - Đối với các đơn vị sự nghiệp của nhà nước và của đảng, đoàn thể: + Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2007 (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất) của các đơn vị sau khi trừ đi số đã sử dụng để thực hiện tiền lương tăng thêm theo quy định tại Nghị định 03/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 118/2005/NĐ-CP theo biên chế năm 2007. + Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2007 (không kể tiền lương, có tính chất lương tăng thêm so năm 2006 theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP và chế độ tiền lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP) tăng so dự toán năm 2006 (dự toán năm 2006 bao gồm dự toán được cấp có thẩm quyền giao và số bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định 118/2005/NĐ-CP – nếu có) đối với từng đơn vị sự nghiệp. + Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2006 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2007. Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết c1 điểm c khoản 2 mục II nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2007 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện. Trường hợp các nguồn theo quy định tiết c1 điểm c khoản 2 mục II nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2007 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2007 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này; phần còn lại để chi cho thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm khi Nhà nước tiếp tục ban hành; không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác. c2) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2007 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: - Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2007 (không kể tiền lương, có tính chất lương theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 118/2005/NĐ-CP và chế độ tiền lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 và Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/03/2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng). - Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo chế độ năm 2007 (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất). - 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2006 so dự toán năm 2006 được Thủ tướng Chính phủ giao. - Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm ngân sách 2006 ở địa phương chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2007. Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 2 mục II nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2007 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện. Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 2 mục II nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP năm 2007 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này; phần còn lại để chi cho thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm khi Nhà nước tiếp tục ban hành; không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác. 3. Về chế độ báo cáo về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP: Các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2006, 2007 gửi Bộ Tài chính: - Đối với nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2006: Chậm nhất vào ngày 15/11/2006. - Đối với nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2007: Chậm nhất vào ngày 31/01/2007. (Báo cáo về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2006: Các Bộ, cơ quan trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 1, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 3 đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 2a, 2b, 2c, 2d, báo cáo nguồn theo biểu mẫu 4 đính kèm). Báo cáo về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2007: Các Bộ, cơ quan trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 5, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 7a, 7b, 7c đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 6a, 6b, 6c, 6d, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 8a, 8b, 8c đính kèm). 4. Về phương thức chi thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP: a) Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách có nguồn kinh phí để thực hiện thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP (10% tiết kiệm chi thường xuyên; 35-40% số thu được để lại theo chế độ) lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP thì được chủ động sử dụng các nguồn này để chi trả tiền lương mới tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định. b) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP lớn hơn nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP theo quy định tại Thông tư này: - Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính sẽ thẩm định và bổ sung để các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đủ nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP. - Trên cơ sở đó, các Bộ, cơ quan trung ương thông báo bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; cơ quan tài chính các cấp ở địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp thông báo bổ sung cho các đơn vị dự toán cấp mình và cho ngân sách cấp dưới để thực hiện tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức theo chế độ quy định (sau khi sử dụng nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm theo quy định mà vẫn còn thiếu nguồn). - Căn cứ vào số thông báo bổ sung nêu trên, cơ quan tài chính các cấp thực hiện cấp cho ngân sách cấp dưới để thực hiện. - Các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân bổ số thông báo bổ sung nêu trên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (sau khi sử dụng nguồn thu, tiết kiệm 10% mà vẫn còn thiếu nguồn). Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút tiền tại Kho bạc nhà nước trong phạm vi số được bổ sung cùng với việc chủ động sử dụng nguồn thu được để lại theo chế độ, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để chi trả tiền lương mới tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định. c) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP: - Các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị và cấp ngân sách trực thuộc có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP chủ động sử dụng các nguồn này để chi trả tiền lương mới tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định. - Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn làm lương theo quy định: nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP theo quy trình tương tự nêu tại tiết b nêu trên. d) Nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi thực hiện cải cách tiền lương, không sử dụng kinh phí còn dư cho các mục tiêu khác; cụ thể: - Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách: Đơn vị có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị chuyển nguồn sang năm sau sử dụng tiếp. Kho bạc Nhà nước căn cứ đề nghị của đơn vị hạch toán chuyển năm sau và tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. - Đối với ngân sách các cấp: Cơ quan tài chính lập lệnh chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau. Kho bạc Nhà nước hạch toán theo lệnh chi của cơ quan tài chính. đ) Kế toán và quyết toán: Việc kế toán, quyết toán kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc tăng thêm thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành. Kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc trong quý IV năm 2006: Nếu hoàn thành thủ tục chi theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2006 thì quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2006; nếu không hoàn thành thủ tục chi theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2006 thì quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2007. Kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trong năm 2007 được quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2007. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc xác định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2006, 2007. Căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương mình và các quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo của các đơn vị và các cấp ngân sách trực thuộc phù hợp với quy định về việc tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính tại Thông tư này. 2. Việc xác định, gửi báo cáo, thẩm định nhu cầu kinh phí và thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm theo Nghị định 93/2006/NĐ-CP, 94/2006/NĐ-CP đối với những người nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo có thông tư hướng dẫn riêng. 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Sở Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Công báo; Website Chính phủ; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tá FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "29/09/2006", "sign_number": "88/2006/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-14-2012-TT-BYT-quy-dinh-nguyen-tac-tieu-chuan-Thuc-hanh-tot-san-xuat-146996.aspx
Thông tư 14/2012/TT-BYT quy định nguyên tắc tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất mới nhất
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 14/2012/TT-BYT Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2012 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT BAO BÌ DƯỢC PHẨM” VÀ HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” và hướng dẫn việc triển khai, áp dụng như sau: Mục I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” và hướng dẫn việc triển khai, áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” trong lĩnh vực sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này quy định áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và các cơ sở sản xuất thuốc lưu thông trên thị trường Việt Nam. Mục II NGUYÊN TẮC TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT BAO BÌ DƯỢC PHẨM” VÀ HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG Điều 3. Nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt bao bì dược phẩm” Các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” được quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm Thông tư này. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Cục Quản lý dược chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” (sau đây gọi tắt là GMP bao bì dược phẩm), danh mục kiểm tra GMP bao bì dược phẩm và hướng dẫn triển khai, áp dụng GMP bao bì dược phẩm cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành và các cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. 2. Các cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có nhu cầu đăng ký kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận GMP bao bì dược phẩm: a) Nghiên cứu và huấn luyện các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm và danh mục kiểm tra GMP bao bì dược phẩm và các quy định có liên quan cho cán bộ, nhân viên trong cơ sở. b) Căn cứ các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm, quy mô, nguồn lực và định hướng phát triển để áp dụng phù hợp với thực tế triển khai tại cơ sở. c) Dựa trên danh mục kiểm tra GMP bao bì dược phẩm (Phụ lục 3) để xây dựng danh mục tự kiểm tra của cơ sở mình và tiến hành tự kiểm tra để phát hiện các khiếm khuyết và khắc phục các tồn tại. Điều 5. Đăng ký kiểm tra Các cơ sở sản xuất bao bì có nhu cầu đăng ký kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận GMP bao bì dược phẩm sau khi tự kiểm tra, đánh giá đạt GMP bao bì dược phẩm, nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Cục Quản lý dược - Bộ Y tế. Thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra: 1. Trường hợp đăng ký kiểm tra lần đầu: a) Bản đăng ký kiểm tra GMP bao bì dược phẩm (Phụ lục 4 - Mẫu 1); b) Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có xác nhận của cơ sở; c) Sơ đồ tổ chức nhân sự (bao gồm họ, tên, trình độ chuyên môn của các cán bộ chủ chốt); d) Sơ đồ nhà xưởng và các khu vực kiểm tra chất lượng, bảo quản (bao gồm sơ đồ tổng thể nhà máy; sơ đồ đường đi của nhân viên, nguyên liệu ban đầu, bán thành phẩm; sơ đồ cấp sạch phòng sản xuất, phòng kiểm nghiệm; sơ đồ bố trí máy móc, thiết bị,…); đ) Chương trình, tài liệu và báo cáo tóm tắt về huấn luyện, đào tạo GMP bao bì dược phẩm tại cơ sở; e) Danh mục thiết bị (sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản) hiện có và sản phẩm dự kiến sản xuất; g) Báo cáo tự thanh tra của cơ sở đợt gần nhất (trong vòng 03 tháng). 2. Trường hợp đăng ký tái kiểm tra: Trước 02 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm hết hạn, cơ sở tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tái kiểm tra. Cơ sở sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký tái kiểm tra vẫn được phép sản xuất theo phạm vi quy định trong Giấy chứng nhận. Thành phần hồ sơ đăng ký tái kiểm tra: a) Bản đăng ký tái kiểm tra GMP bao bì dược phẩm (Phụ lục 4 - Mẫu 2); b) Báo cáo khắc phục các tồn tại trong kiểm tra lần trước; c) Báo cáo tóm tắt hoạt động của cơ sở trong 03 năm qua; d) Báo cáo những thay đổi của cơ sở trong 03 năm triển khai GMP bao bì dược phẩm (nếu có). đ) Báo cáo tự thanh tra của cơ sở đợt gần nhất (trong vòng 03 tháng). 3. Cơ sở có nhu cầu bổ sung dây chuyền mới nộp hồ sơ đăng ký như đăng ký kiểm tra lần đầu (theo quy định tại khoản 1, Điều 5). Trường hợp giấy chứng nhận GMP chưa hết hạn nhưng cơ sở có nhu cầu tái kiểm tra cùng với đăng ký kiểm tra bổ sung dây chuyền mới thì có thể nộp hồ sơ đăng ký tái kiểm tra (theo quy định tại khoản 2, Điều 5) đồng thời với đăng ký kiểm tra bổ sung dây chuyền mới. Điều 6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, kiểm tra, và cấp Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm 1. Thẩm quyền Cục Quản lý dược chịu trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra, thành lập đoàn và tổ chức kiểm tra thực tế, xử lý kết quả sau kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm cho cơ sở sản xuất bao bì. 2. Trình tự, thủ tục giải quyết a) Sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra của cơ sở theo quy định tại Điều 5, Cục Quản lý dược tiến hành thẩm định hồ sơ. b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ và phí thẩm định theo quy định hiện hành, Cục Quản lý dược phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết về kế hoạch kiểm tra hoặc tình trạng hồ sơ chưa đạt yêu cầu. c) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi thông báo kế hoạch kiểm tra, Cục Quản lý dược phải ra quyết định thành lập đoàn, tiến hành kiểm tra thực tế. Điều 7. Kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm 1. Thành phần đoàn kiểm tra Đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng đoàn, Thư ký đoàn (Cục Quản lý dược) và các thành viên (đại diện của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có địa điểm cơ sở sản xuất đăng ký kiểm tra GMP bao bì dược phẩm và có thể có thêm đại diện của Cục Quản lý dược). 2. Tiêu chuẩn cán bộ kiểm tra a) Cán bộ kiểm tra phải có trình độ đại học trở lên; có kiến thức, kinh nghiệm về kiểm tra GMP, nắm vững các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, đã được đào tạo huấn luyện về GMP và thanh tra, kiểm tra GMP. b) Có phương pháp thanh tra, kiểm tra khoa học, cương quyết, có khả năng phát hiện nhanh các sai sót của cơ sở đồng thời phải đưa ra được các biện pháp có tính thuyết phục giúp cơ sở khắc phục thiếu sót. c) Trung thực, khách quan và nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế, quy định pháp luật trong quá trình kiểm tra. d) Có đủ sức khỏe, không đang mắc các bệnh truyền nhiễm. 3. Kiểm tra a) Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các hoạt động của cơ sở bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm và các qui định chuyên môn hiện hành: - Bước 1: Thông báo Quyết định thành lập đoàn kiểm tra. - Bước 2: Cơ sở sản xuất trình bày quá trình triển khai GMP bao bì dược phẩm; kết quả tự thanh tra; báo cáo tình hình hoạt động, những thay đổi của cơ sở sau 03 năm triển khai và kết quả khắc phục những tồn tại của lần kiểm tra trước (trong trường hợp đăng ký tái kiểm tra); giải thích, làm rõ các vấn đề theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. - Bước 3: Đoàn kiểm tra tiến hành đánh giá thực tế (nhà xưởng, khu vực kiểm tra chất lượng, bảo quản, các tiện ích phụ trợ) và kiểm tra các hồ sơ, tài liệu có liên quan. - Bước 4: Thảo luận, thống nhất thông qua biên bản kiểm tra. b) Biên bản kiểm tra phải chỉ rõ các tồn tại trong việc triển khai áp dụng GMP bao bì dược phẩm, kết luận về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm. Trong trường hợp cơ sở sản xuất không nhất trí với ý kiến của đoàn kiểm tra, biên bản phải ghi rõ tất cả các ý kiến bảo lưu của cơ sở. Biên bản được phụ trách cơ sở cùng trưởng đoàn và thư ký đoàn kiểm tra ký xác nhận; làm thành 03 bản, 01 bản lưu tại cơ sở, 02 bản lưu tại Cục Quản lý dược. 4. Xử lý kết quả sau kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận. a) Nếu cơ sở được kiểm tra đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm, Cục Quản lý dược phải cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc kiểm tra. Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm có giá trị 03 năm kể từ ngày ký. b) Nếu cơ sở được kiểm tra về cơ bản đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm và còn một số tồn tại nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, có thể khắc phục được trong thời gian ngắn, Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở phải khắc phục, sửa chữa và báo cáo kết quả khắc phục những tồn tại mà đoàn kiểm tra đã nêu ra trong biên bản gửi về Cục Quản lý dược trong vòng 2 tháng kể từ khi kết thúc việc kiểm tra. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo khắc phục, Cục Quản lý dược phải cấp Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm cho cơ sở nếu báo cáo khắc phục đạt yêu cầu hoặc phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết về tình trạng báo cáo không đạt yêu cầu. Quá hai tháng kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, nếu cơ sở không gửi báo cáo khắc phục hợp lệ thì phải tiến hành đăng ký kiểm tra như đăng ký kiểm tra lần đầu và nộp lệ phí theo quy định. c) Nếu cơ sở được kiểm tra chưa đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, cơ sở phải khắc phục sửa chữa các tồn tại được nêu ra trong biên bản kiểm tra. Sau khi tự đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở tiến hành đăng ký kiểm tra như đăng ký kiểm tra lần đầu và nộp lệ phí theo quy định. Điều 8. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 1. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm được tiến hành định kỳ mỗi 03 năm hoặc thanh, kiểm tra đột xuất theo đề nghị của cơ sở hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng do Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) tiến hành. 2. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, trưởng đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở tạm dừng việc sản xuất, lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định xử lý chính thức. Điều 9. Kế hoạch triển khai 1. Các cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc nghiên cứu, áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm. Bộ Y tế ban hành các chính sách cụ thể và những quy định phù hợp nhằm thúc đẩy việc triển khai, áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm. 2. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc phải sử dụng bao bì đạt tiêu chuẩn chất lượng, kiểm soát được chất liệu cấu thành và đảm bảo vệ sinh. 3. Hội đồng Dược điển Việt Nam chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn chất lượng của các loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc và các cơ sở sản xuất, kinh doanh bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có căn cứ thực hiện. 4. Cục Quản lý dược chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác hậu kiểm, nâng cao hiệu quả hoạt động tiền kiểm, đảm bảo sử dụng bao bì đóng gói dược phẩm đạt chất lượng, phù hợp với dạng bào chế và đặc tính hóa, lý, vi sinh của thuốc; đặc biệt chú trọng đến những loại bao bì tác động nhiều đến chất lượng thuốc như bao bì không làm sạch được trước khi sử dụng, bao bì đóng gói các thuốc vô trùng như thuốc tiêm, tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bao bì đóng gói thuốc chứa các hoạt chất kém bền vững, thuốc dùng đường uống, bao bì khó kiểm tra chất lượng cấu thành như bao bì làm bằng thủy tinh, chất dẻo. 5. Lộ trình thực hiện a) Kể từ ngày 01/4/2013, các cơ sở sản xuất thuốc lưu thông trên thị trường chỉ sử dụng các loại bao bì cấp 1 là loại không làm sạch được trước khi dùng như bao bì đóng gói dạng cuộn (màng nhôm, màng PVC), đầu ống xịt của cơ sở đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm. Các lô bao bì sử dụng phải có phiếu kiểm nghiệm, tem nhãn gốc của nhà sản xuất kèm theo. b) Kể từ ngày 01/01/2014, các cơ sở sản xuất thuốc lưu thông trên thị trường chỉ sử dụng các loại bao bì đóng gói cấp 1 đối với các loại bao bì đóng gói khác của cơ sở đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm. Các lô bao bì sử dụng phải có phiếu kiểm nghiệm, tem nhãn gốc của nhà sản xuất kèm theo. c) Trước các thời điểm nêu trên, Bộ Y tế khuyến khích cơ sở sản xuất thuốc lưu thông trên thị trường sử dụng sản phẩm của những cơ sở đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm. Điều 10. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012. 2. Các ông/bà Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh liên quan, đề nghị các tổ chức, cá nhân có báo cáo gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) để kịp thời xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Như khoản 2, Điều 10; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo); - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; - Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL); - Bộ Quốc phòng (Cục Quân y); - Bộ Công an (Cục Y tế); - Bộ GTVT (Cục Y tế GTVT); - Bộ trưởng, các Thứ trưởng BYT; - Hội đồng Dược điển Việt Nam; - Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương; - Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp.HCM; - Viện Kiểm định QG về Vắc xin và Sinh phẩm y tế; - Tổng Công ty Dược Việt Nam; - Hiệp hội các Doanh nghiệp Dược Việt Nam; - Hội Dược học Việt Nam; - Lưu: VT, PC, QLD (02b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Minh Quang PHỤ LỤC 1 NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN GMP BAO BÌ DƯỢC PHẨM (Kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BYT ngày 31/8 2012 của Bộ Y tế) Các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm sau đây là những quy định trong lĩnh vực sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Cơ sở sản xuất bao bì cần tham khảo thêm các nguyên tắc Thực hành tốt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO) trong quá trình triển khai, áp dụng tại cơ sở. 1. Giải thích từ ngữ Một số từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1.1. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc là bao bì dùng để chứa đựng, bảo vệ thuốc và được lưu thông cùng với thuốc, bao gồm bao bì thương phẩm và bao bì không có tính chất thương phẩm. 1.2. Bao bì thương phẩm của thuốc là bao bì chứa đựng thuốc và lưu thông cùng với thuốc. Bao bì thương phẩm của thuốc gồm hai loại: a) Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc (còn gọi là bao bì sơ cấp hay bao bì cấp 1) là bao bì dùng để chứa đựng, có tiếp xúc trực tiếp với thuốc, tạo ra hình, khối hoặc bọc kín thuốc theo hình, khối, như màng nhôm, màng PVC, ống tuýp đựng thuốc… b) Bao bì ngoài (còn gọi là bao bì thứ cấp hay bao bì cấp 2) là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc đã được chứa đựng trong bao bì trực tiếp, không tiếp xúc trực tiếp với thuốc, như hộp giấy, nắp nhôm ngoài… 1.3. Bao bì thành phẩm là sản phẩm bao bì đã trải qua tất cả các công đoạn sản xuất, kể cả đóng trong đồ bao gói cuối cùng và được dán nhãn. 1.4. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị. 1.5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử nghiệm, yêu cầu về bao gói, bảo quản và các yêu cầu khác liên quan đến chất lượng; do cơ sở công bố, áp dụng, hoặc tự xây dựng, công bố áp dụng; được dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn chất lượng phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 1.6. Nguyên liệu là thành phần chính của bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, quyết định chất lượng bao bì thành phẩm và do đó có tác động, ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, như nhôm (bột nhôm, màng nhôm tạo vỉ bấm, vỉ xé, tuýp kem, mỡ), polyme (màng PVC, chai, lọ nhựa), thủy tinh (lọ, ống), cao su (nút), keo dính, mực in, chất màu… 1.7. Sản phẩm trung gian là sản phẩm đã được chế biến một phần, phải trải qua một số giai đoạn sản xuất nữa để được bán thành phẩm. 1.8. Bán thành phẩm là sản phẩm đã trải qua một số công đoạn sản xuất, cần phải trải qua thêm một số công đoạn nữa để được thành phẩm. 1.9. Sản phẩm chờ đóng gói là sản phẩm đã qua các giai đoạn sản xuất, trừ công đoạn đóng gói. 1.10. Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các hoạt động liên quan đến sản phẩm, bắt đầu từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đến hoạt động cung ứng và đánh giá chất lượng nguyên vật liệu ban đầu; sản xuất và kiểm tra/giám sát trong quá trình sản xuất; các hoạt động kiểm tra chất lượng, đánh giá hồ sơ lô, xuất xưởng; và quá trình bảo quản, phân phối sản phẩm và theo dõi hậu mại. Sản xuất hiểu theo nghĩa hẹp là việc tiếp nhận nguyên vật liệu, pha chế, đóng gói và thực hiện các biện pháp kiểm soát những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 1.11. Kiểm tra trong quá trình sản xuất là việc kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, bao gồm đánh giá tình trạng, điều kiện môi trường sản xuất, nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu việc nhầm lẫn, nhiễm, nhiễm chéo, để đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất và xác nhận sự phù hợp của toàn bộ lô, mẻ sản phẩm theo tiêu chuẩn mà kết quả phiếu kiểm nghiệm mẫu đại diện chưa phản ánh hết được chất lượng toàn bộ lô/mẻ sản xuất. 1.12. Lô sản phẩm là bao gồm các sản phẩm đồng nhất về chất lượng được sản xuất với cùng nguyên liệu và phụ liệu, bởi một quy trình và cùng một đợt. Trong thực tế, một lô có thể bao gồm một số mẻ, các mẻ này phải được tập trung lại ở một công đoạn nhất định nhằm đảm bảo tính đồng nhất lô. 1.13. Biệt trữ là tình trạng nguyên liệu, sản phẩm trung gian/bán thành phẩm và thành phẩm được bảo quản riêng biệt bằng biện pháp vật lý hoặc bởi cách thức phù hợp, trong thời gian chờ kiểm nghiệm, đánh giá để quyết định chấp nhận sử dụng, sản xuất tiếp, xuất xưởng, trả nhà cung cấp, tái chế hay loại bỏ. 1.14. Khu vực sạch là vùng có kiểm soát về mức độ nhiễm tiểu phân bụi và vi sinh vật; được thiết kế, xây dựng và sử dụng theo cách thức sao cho có thể giảm thiểu sự phát sinh, phát triển và tích tụ các yếu tố gây nhiễm. Nhà sản xuất có thể quy định yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng hay độ ồn cho các phòng sạch để phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện làm việc của nhân viên. 1.15. Chốt gió là buồng kín có hai hay nhiều cửa, là lối vào, ra các khu vực sạch dành cho người, nguyên vật liệu, nằm giữa hai hay nhiều phòng có cấp sạch khác nhau. Trong một số trường hợp, nhà sản xuất có thể bố trí thêm airshower hoặc lắp đặt tủ gắn quạt hút/thổi hoặc pass-box dùng để chuyển dụng cụ, sản phẩm có tác dụng như chốt gió. 2. Hệ thống quản lý chất lượng 2.1. Cơ sở sản xuất bao bì cần phải thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng hoạt động một cách toàn diện, thống nhất và có hiệu quả; dựa trên các nguyên tắc cơ bản về thực hành tốt sản xuất. 2.2. Hệ thống quản lý chất lượng là công cụ để thực hiện chính sách chất lượng của cơ sở; bao gồm cơ cấu tổ chức, chức năng, trách nhiệm, quy trình, hướng dẫn và các nguồn lực để thực hiện công tác quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng không ngừng được củng cố và hoàn thiện thông qua hoạt động tự thanh tra. 2.3. Hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và kiểm tra chất lượng, bao gồm các hoạt động cung ứng, bảo quản, sản xuất, kiểm nghiệm, việc kiểm soát môi trường sản xuất, việc vận hành thiết bị, các phụ trợ có liên quan và công tác theo dõi hệ thống phân phối, giám sát hậu mại. 2.4. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm bộ phận quản lý sản xuất và bộ phận quản lý hay đảm bảo chất lượng. Hai bộ phận này phải do những người khác nhau phụ trách. Những người này có sự hợp tác và cùng chia sẻ trách nhiệm với nhau về chất lượng nhưng phải độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Bộ phận quản lý chất lượng bao gồm phòng đảm bảo chất lượng và phòng kiểm nghiệm. Phòng đảm bảo chất lượng là đơn vị điều hành trực tiếp hệ thống chất lượng. Phòng kiểm nghiệm là đơn vị tác nghiệp chuyên môn, có thể thuộc phòng đảm bảo chất lượng. Cơ sở có thể gộp chung hoặc bố trí riêng một số bộ phận liên quan đến chất lượng như thiết bị cơ điện, bảo quản; phân công người chịu trách nhiệm theo dõi hệ thống phân phối, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm. 2.5. Cơ sở cần phải thiết lập và duy trì việc kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất. Hoạt động này được thực hiện bởi nhóm các nhân viên trực tiếp sản xuất và nhân viên IPC. Nhiệm vụ các nhóm nhân viên này phải được quy định rõ ràng với tần suất phù hợp đối với những hoạt động cụ thể. Tùy thuộc quy mô, mô hình tổ chức và năng lực quản lý của cơ sở, nhân viên IPC có thể thuộc bộ phận đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng hoặc/và thuộc bộ phận sản xuất. 2.6. Để hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả, cơ sở sản xuất cần xây dựng tiêu chuẩn khách hàng nội bộ giữa các bộ phận của nhà máy theo chu chuyển sản phẩm, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, nghiên cứu sản xuất thử, qua các công đoạn sản xuất, đóng gói, đến hoạt động bảo quản và phân phối sản phẩm. Các bộ phận thực hiện việc đánh giá sự tuân thủ tiêu chuẩn nội bộ lẫn nhau để hỗ trợ công tác quản lý chất lượng toàn diện. 3. Nhân sự và đào tạo 3.1. Nguyên tắc chung a) Cơ sở sản xuất bao bì phải có đủ cán bộ, nhân viên có sức khỏe, trình độ đáp ứng yêu cầu. Có bản mô tả công việc cho mỗi nhóm đối tượng nhân viên. b) Các cán bộ chủ chốt phải có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn để đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ được giao. c) Phải có văn bản quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ chủ chốt. Cán bộ chủ chốt có thể ủy quyền công việc cho cán bộ cấp phó hoặc nhân viên dưới quyền nhưng không được thoái thác trách nhiệm. d) Trưởng bộ phận quản lý sản xuất và trưởng bộ phận quản lý chất lượng có một số trách nhiệm chung hoặc cùng phối hợp thực hiện một số công việc liên quan đến chất lượng như đánh giá thiết bị sản xuất, thẩm định quy trình sản xuất… nhưng phải quy định cụ thể để tránh sự chồng chéo hoặc để lại khoảng trống trong việc áp dụng GMP. 3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng bộ phận quản lý sản xuất a) Điều hành hoạt động sản xuất và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát nhân viên thực hiện đúng các quy định trong sản xuất; b) Tổ chức soạn thảo, phê duyệt và huấn luyện về các SOP trong sản xuất; c) Tham gia soạn thảo quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh thiết bị sản xuất, nhà xưởng, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm trung gian, bán thành phẩm; d) Chủ trì hoạt động đánh giá lắp đặt, vận hành, hiệu năng các thiết bị sản xuất; Tham gia hoạt động thẩm định quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh; đ) Đảm bảo nhà xưởng được bảo dưỡng, điều kiện môi trường sản xuất đáp yêu cầu; các thiết bị sản xuất được bảo trì, trong tình trạng hoạt động tốt, đồng hồ hiển thị thông số vận hành đã được kiểm định, hiêu chuẩn; e) Đảm bảo nhà xưởng thiết bị, dụng cụ sản xuất được vệ sinh sạch, dọn quang dây chuyền trước khi sản xuất, sắp xếp nguyên vật liệu, sản phẩm gọn gàng, không bị nhầm lẫn, nhiễm, nhiễm chéo; g) Đảm bảo việc sản xuất được thực hiện đúng quy trình, kết quả thực hiện được ghi chép kịp thời đúng quy định, hồ sơ lô công đoạn được kiểm tra bởi nhân viên được phân công chính thức và toàn bộ hồ sơ lô đã được soát xét; h) Tổ chức hoạt động kiểm tra trong quá trình sản xuất và đảm bảo tính đồng nhất lô/mẻ sản phẩm trong quá trình sản xuất; i) Gắn nhãn tình trạng biệt trữ đối với sản phẩm chờ chuyển tiếp công đoạn hoặc chờ xuất xưởng; k) Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và chủ trì việc huấn luyện đào tạo cho nhân viên sản xuất; l) Tham gia hoạt động tự thanh tra. 3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng bộ phận đảm bảo chất lượng a) Xây dựng chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng của công ty. b) Điều hành bộ phận đảm bảo chất lượng và tổ chức triển khai hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng; c) Chịu trách nhiệm phê duyệt hoặc kiểm tra các quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, các SOP liên quan đến chất lượng. Tổ chức việc xây dựng các SOP của bộ phận đảm bảo chất lượng. Đảm bảo các quy trình được rà soát định kỳ; d) Phê duyệt các tiêu chuẩn khách hàng nội bộ và giải quyết thắc mắc về chất lượng sản phẩm giữa các bộ phận trong công ty; đ) Tham gia đánh giá nhà cung cấp. Có quyền chấp nhận sử dụng hoặc không sử dụng đối với nguyên liệu, bao bì. Gắn nhãn tình trạng chấp nhận hoặc loại bỏ đối với nguyên liệu đầu vào; e) Xây dựng kế hoạch thầm định gốc và tổ chức hoạt động thẩm định quy trình sản xuất; g) Đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất (hồ sơ lô sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm, kết quả đánh giá điều kiện sản xuất, kiểm tra trong quá trình sản xuất…). Quyết định xuất xưởng và chịu trách nhiệm về chất lượng thành phẩm; h) Theo dõi việc sản xuất/kiểm nghiệm theo hợp đồng. Chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm; i) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo huấn luyện, đào tạo cán bộ, nhân viên toàn nhà máy; k) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức hoạt động tự thanh tra; l) Lưu trữ hệ thống tài liệu và hồ sơ về chất lượng. 3.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng kiểm tra chất lượng a) Điều hành phòng kiểm nghiệm; b) Xây dựng sổ tay chất lượng phòng kiểm nghiệm; c) Chủ trì, phối hợp soạn thảo, rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, bao bì, thành phẩm, các SOP có liên quan; d) Đảm bảo cơ sở vật chất phòng kiểm nghiệm được bảo trì, bảo dưỡng và thiết bị phân tích được kiểm định/hiệu chuẩn đầy đủ; đ) Chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt hoặc kiểm tra các quy trình kiểm nghiệm. Phối hợp bộ phận đảm bảo chất lượng và bộ phận sản xuất thực hiện thẩm định quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh; e) Gắn nhãn tình trạng biệt trữ chờ kiểm nghiệm, chờ tái kiểm đối với nguyên nguyên liệu, bao bì. Tổ chức lấy mẫu, lưu mẫu và kiểm tra chất lượng đối với nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, thành phẩm, thử độ ổn định và các thử nghiệm có liên quan trong việc đánh giá môi trường sản xuất và vệ sinh thiết bị sản xuất; g) Theo dõi kiểm nghiệm theo hợp đồng và đánh giá các phiếu kiểm nghiệm gốc. Tham gia đánh giá nhà cung cấp. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm nhập về phù hợp với tiêu chuẩn thành phẩm và các quy chuẩn liên quan; h) Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và chủ trì việc huấn luyện đào tạo cho nhân viên phòng kiểm nghiệm; i) Tham gia hoạt động tự thanh tra; k) Lưu trữ phiếu kiểm nghiệm, hồ sơ kiểm nghiệm, sổ tay kiểm nghiệm viên và các hồ sơ, tài liệu có liên quan. 3.5. Đào tạo a) Cơ sở phải xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung đào tạo, huấn luyện các kiến thức cơ bản về GMP bao bì dược phẩm, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quy trình sản xuất, kiểm nghiệm, các SOP… cho toàn bộ cán bộ, nhân viên. b) Chương trình, kế hoạch, nội dung cần phải phù hợp với từng nhóm đối tượng cán bộ, nhân viên, phải được cập nhật, duy trì thường xuyên và được người có thẩm quyền xem xét, đánh giá, phê duyệt. c) Người huấn luyện phải có kiến thức, được đào tạo về GMP và các kiến thức có liên quan, là người của cơ sở hoặc do cơ sở mời tham gia. d) Cơ sở cần phải đánh giá kết quả huấn luyện, đào tạo và lưu đầy đủ hồ sơ. 4. Nhà xưởng 4.1. Nhà xưởng được thiết kế, xây dựng đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão, chống côn trùng, chuột bọ xâm nhập; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài. 4.2. Khu vực sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải bố trí biệt lập với khu vực sản xuất các loại sản phẩm khác và cần phù hợp với các khu vực khác như kho bảo quản nguyên liệu ban đầu, vật liệu bao gói, thành phẩm. 4.3. Việc thiết kế, xây dựng phải phù hợp với dây chuyền sản xuất (dạng sản phẩm, công suất dự kiến). Các phòng sản xuất cần được bố trí thuận chiều di chuyển của nhân viên, nguyên liệu, sản phẩm và rác thải. 4.4. Các phòng trong khu vực sản xuất phải đủ rộng để thuận lợi cho việc lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị, đặt để nguyên liệu, sản phẩm, dụng cụ sản xuất và thao tác của nhân viên. 4.6. Cấp độ sạch của phòng sản xuất phải phù hợp với các loại sản phẩm như bao bì đóng gói thuốc vô trùng, thuốc uống, thuốc dùng ngoài không có vết thương hở; phù hợp với những bao bì phải làm sạch (rửa, hấp, sấy, làm khô) trước khi dùng hay không; phù hợp với công đoạn sản xuất (khi sản phẩm đang trong tình trạng hở, tiếp xúc trực tiếp với không khí (cân, pha chế), hoặc bao gói, bảo quản... (Phụ lục 2). 4.7. Đối với dây chuyền sản xuất các sản phẩm không làm sạch được trước khi đóng gói dược phẩm như cuộn màng PVC/màng nhôm dùng để ép túi/vỉ thuốc, tuýp nhôm… nhà sản xuất phải duy trì cấp sạch những khu vực này tương đương với cấp sạch khu vực đóng gói sơ cấp đối với loại dược phẩm tương ứng. 4.8. Các phòng cân, cấp phát, lấy mẫu nguyên liệu, phòng pha chế, biệt trữ bán thành phẩm, hành lang sạch, bao gói lần 1… phải được bố trí trong khu vực có cấp độ sạch thích hợp, cùng với các biện pháp khác như đánh giá nhà cung cấp và kiểm soát giới hạn độ nhiễm khuẩn nguyên vật liệu đầu vào để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn độ sạch trong toàn lô thành phẩm. 4.9. Ở những khu vực có kiểm soát cấp sạch, trần, tường, sàn phải nhẵn, dễ làm vệ sinh, góc tiếp nối được bo tròn, có hệ thống cấp khí gắn màng lọc với số lần trao đổi không khí và mức chênh áp phù hợp, có các airlock hoặc pass-box cho nguyên liệu/sản phẩm, các airlock nhân viên (có thể đồng thời là phòng rửa/sấy tay, thay trang phục lao động, có kệ inox “xoay” để dép/giày thường/sạch), đèn chiếu sáng được lắp sao cho có thể làm vệ sinh từ bên ngoài… để giảm thiểu tích tụ bụi bẩn, nhiễm hay nhiễm chéo. Các thông số như số lần trao đổi không khí, chênh lệch áp suất giữa các phòng với hành lang cần được thiết lập và duy trì để giảm thiểu tình trạng nhiễm, nhiễm chéo. 4.10. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không gian, độ ồn, độ rung, từ trường…tại các phòng sản xuất cần kiểm soát cho phù hợp với quy trình sản xuất, các thao tác vận hành thiết bị, tính chịu nhiệt, ẩm của sản phẩm và điều kiện làm việc của nhân viên (Phụ lục 2). 4.11. Việc cân, cấp phát nguyên liệu nên thực hiện trong khu vực sản xuất. Có phòng bảo quản nguyên liệu sau khi cân chia lô, phân mẻ với các kệ giá, đồ chứa và biện pháp quản lý thích hợp khác để ngăn ngừa sự nhầm lẫn. 4.12. Cần phải có các khu vực bảo quản nguyên liệu ban đầu, đồ bao gói và thành phẩm. Các khu vực này được thiết kế, xây dựng có nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp và được trang bị các giá kệ bảo quản. Có các khu vực biệt trữ (chờ kiểm nhận, xuất xưởng, nhập kho, chờ xử lý hay trả nhà cung cấp), khu vực bảo quản hàng đạt, bảo quản sản phẩm chờ tiêu hủy. Nếu không thể tách riêng các khu vực này thì phải có biện pháp quản lý thích hợp, để tránh nhầm lẫn, lộn xộn. Việc lấy mẫu nếu thực hiện tại kho thì phải có biện pháp phù hợp để tránh sự nhiễm hay nhầm lẫn. Đối với các sản phẩm bị tác động bởi nhiệt độ, độ ẩm như màng PVC, màng nhôm… nhà sản xuất phải duy trì điều kiện bảo quản phù hợp (nhiệt độ £ 28 0C, độ ẩm £ 70 %), tránh ảnh hưởng đến chất lượng (ẩm mốc, giảm độ kết dính hoặc không duy trì được độ kín túi/vỉ) của dược phẩm trong quá trình lưu hành. 4.13. Bố trí phòng bảo quản khuôn, mẫu, phụ kiện thiết bị có thể tháo rời. Cần có ký hiệu nhận biết hoặc mã hóa để tránh nhầm lẫn. 4.14. Các khu vực chứa rác thải, xử lý nước thải, bảo quản hóa chất dễ cháy nổ, nhà xe, phòng thay/gửi đồ quần áo/tư trang cá nhân, phòng vệ sinh, nhà ăn, phòng nghỉ phải bố trí cách biệt khu vực sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản. 4.15. Cơ sở cần phải tiến hành đánh giá tổng thể điều kiện sản xuất trước khi đưa vào vận hành và thực hiện theo định kỳ. 5. Thiết bị 5.1. Nhà sản xuất phải có đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết, phù hợp với hoạt động sản xuất các mặt hàng dự kiến sản xuất. 5.2. Cùng với việc thiết kế, xây dựng nhà xưởng hợp lý, cần bố trí, lắp đặt thiết bị sản xuất (số lượng, công suất) cho từng công đoạn một cách phù hợp. 5.3. Các thiết bị sản xuất phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt thuận lợi và đảm bảo an toàn khi vận hành, dễ bảo trì, bảo dưỡng, làm vệ sinh, tránh tích tụ bụi bẩn và những tác động bất lợi đến sản phẩm. 5.4. Có đề cương và hồ sơ đánh giá lắp đặt, vận hành, hiệu năng, các SOP vận hành và sổ nhật ký vận hành, nhật ký làm vệ sinh đối với mỗi thiết bị. 5.5. Phải có chương trình, nội dung bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị. Thiết bị cần được gắn nhãn chỉ rõ tình trạng đã được bảo trì bảo dưỡng, hoạt động tốt hoặc đang bị hư hỏng, không được sử dụng. 5.6. Cân và các thiết bị/đồng hồ đo áp lực… phải được kiểm định bởi cơ quan chức năng theo quy định. Các thiết bị/đồng hồ hiển thị thông số khác cần được hiệu chuẩn để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đo. 5.7. Cần trang bị phương tiện vận chuyển phù hợp trong quá trình phân phối sản phẩm và có biện pháp kiểm soát điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, …) trong quá trình lưu thông đối với những bao bì chịu tác động như màng nhôm, cuộn ép túi, … 6. Vệ sinh và điều kiện vệ sinh 6.1. Nguyên tắc chung a) Bao bì cấp 1 tiếp xúc trực tiếp với thuốc nên vấn đề vệ sinh trong sản xuất bao bì cấp 1 cũng phải được quan tâm như trong sản xuất thuốc. b) Sản phẩm có thể bị nhiễm bẩn về vật lý, hóa học, vi sinh vật từ nhà xưởng, không khí, thiết bị, dụng cụ sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, nhân viên sản xuất hoặc nhiễm chéo. Nhà sản xuất phải có chương trình, nội dung chi tiết cho việc vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, nhân viên và các biện pháp kiểm soát nhiễm, nhiễm chéo khác. Các SOP vệ sinh cần được thẩm định/đánh giá. c) Mọi nhân viên có liên quan đều phải được huấn luyện và được đánh giá việc huấn luyện các SOP vệ sinh cá nhân, nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ. d) Cần có dấu hiệu nhận biết tình trạng sạch của phòng sản xuất, thiết bị, dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động và ngày làm sạch tiếp theo. đ) Việc làm vệ sinh cần được ghi chép và lưu giữ. 6.2. Vệ sinh cá nhân a) Nhân viên phải có sức khỏe tốt. Hạn chế nhân viên đang mắc bệnh lây nhiễm hay có vết thương hở ảnh hưởng đến sản phẩm đi vào khu vực sản xuất. b) Phải có bảo hộ lao động và quy trình vệ sinh cá nhân phù hợp với cấp sạch phòng làm việc. Cấm ăn uống, hút thuốc hay mang đồ dùng cá nhân vào khu vực sản xuất. c) Chỉ người có phận sự mới được phép vào nhà xưởng. Khách tham quan muốn vào nhà xưởng phải làm vệ sinh cá nhân như nhân viên sản xuất. Cơ sở phải có biện pháp quản lý và hình thức giám sát để đảm bảo mọi người tuân thủ đúng quy định về vệ sinh cá nhân. 6.3. Vệ sinh thiết bị và dụng cụ a) Phải có quy trình vệ sinh cho mỗi loại thiết bị. Phương pháp vệ sinh, thời gian thực hiện, loại chất tẩy rửa… cần được thiết lập từ thực tiễn làm vệ sinh đối với sản phẩm khó làm sạch nhất. b) Cần bố trí riêng phòng vệ sinh các dụng cụ, thiết bị sản xuất có thể tháo rời, di chuyển được. Có phòng bảo quản dụng cụ sạch sau khi làm khô, sạch. c) Nước tráng lần cuối hay khí nén làm khô phải có độ tinh khiết, cấp sạch phù hợp với cấp sạch phòng, thiết bị sản xuất sản phẩm ở công đoạn đó. 6.4. Vệ sinh nhà xưởng a) Nhà xưởng phải được làm vệ sinh thường xuyên. Định kỳ tiệt trùng hệ thống cung cấp không khí và các phòng sản xuất. b) Cần có quy định trách nhiệm làm vệ sinh các airlock, pass-box, hành lang chung, đường cấp/hồi của hệ thống điều hòa không khí, … c) Cần có quy định về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường. 7. Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu bao gồm nguyên liệu ban đầu và đồ bao gói. Nguyên liệu ban đầu có thể là thủy tinh, nhựa PVC, cao su, mực in… hoặc là sản phẩm chưa hoàn tất như ống thủy tinh, màng PVC, màng nhôm dát mỏng sẵn. Quy định chung 7.1. Các nguyên liệu ban đầu phải được kiểm nghiệm, đánh giá hoặc kiểm soát phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, đang trong thời hạn sử dụng, được bộ phận quản lý chất lượng chấp nhận mới đưa vào sử dụng. 7.2. Cần phải có phiếu kiểm nghiệm gốc hay giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà máy sản xuất đối với nguyên liệu ban đầu. Cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng hoặc có biện pháp đánh giá phù hợp đối với những tiêu chí, phép thử mà phòng kiểm nghiệm của cơ sở không thực hiện được như xác định thành phần hóa học, giới hạn kim loại nặng… của nguyên liệu ban đầu. 7.3. Trong trường hợp cơ sở sản xuất bao bì nhập sản phẩm chưa hoàn tất về để gia công thì ngoài việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng, cơ sở cần phải đánh giá nhà cung cấp, xem xét hồ sơ lô sản phẩm, để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đồng nhất trong toàn bộ lô hàng. 7.4. Nước sử dụng để sản xuất bao bì được coi là nguyên liệu ban đầu, cùng với nước nguồn (nước máy thành phố), cần được định kỳ lấy mẫu tại các điểm sử dụng để kiểm tra chất lượng. 7.5. Cơ sở phải lưu đầy đủ hồ sơ kiểm tra, kiểm soát chất lượng và hồ sơ đánh giá nhà cung cấp đối với nguyên liệu ban đầu. Mực in 7.6. Mực in là những chế phẩm gồm có các thành phần như chất màu, chất kết dính, chất hóa dẻo, chất làm khô, … được hòa tan, phân tán trong nước hay dung môi hoặc được xử lý bởi năng lượng UV (ultraviolet), EB (electron beam). 7.7. Mực dùng trong công nghiệp dược có mực in nguyên liệu (vỏ nang) và mực in bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Mực in bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc gồm có mực dùng để in mặt ngoài lọ, nắp, ống, … chứa đựng thuốc (ít có nguy cơ thôi, nhiễm lên thuốc) và mực in bao bì đóng gói dạng cuộn, không thể làm sạch được trước khi sử dụng (màng nhôm, màng chất dẻo, túi đựng chất hút ẩm, …). 7.8. Đối với mực in bao bì sơ cấp có nguy cơ thôi, nhiễm (mực in) lên thuốc, chất lượng mực tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn dùng cho thực phẩm (FDA). Không được sử dụng loại mực in không kiểm soát được độc tố như mực in gốc dung môi. Cơ sở phải cung cấp hồ sơ chứng minh tính an toàn của mực in bao gồm phiếu kiểm nghiệm gốc và các tài liệu có liên quan cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Màng nhôm, màng chất dẻo 7.9. Bao bì màng nhôm, màng chất dẻo được đóng gói dạng cuộn nên không làm sạch được trước khi dùng để ép vỉ, ép túi. Do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ điều kiện sản xuất để đảm bảo yêu cầu vệ sinh trong quá trình sản xuất. 7.10. Các giai đoạn dát phiến, cắt, in, cuốn cuộn, bao gói,… (khi sản phẩm đang trong tình trạng hở, tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí xung quanh) phải được thực hiện ở khu vực đạt cấp sạch D. 7.11. Các cuộn màng nhôm, màng chất dẻo trước và sau khi cắt, in, cuốn cuộn phải đạt yêu cầu về giới hạn độ nhiễm khuẩn (nấm mốc, nấm men: £ 19 cfu / 100 cm2; vi khuẩn hiếu khí: £ 190 cfu / 100 cm2; các vi khuẩn gây bệnh E.coli, S.aureus, P.aeruginosa, Salmonella: không được có). 7.12. Cơ sở sản xuất màng nhôm, màng chất dẻo phải đáp ứng các quy định tại các mục 7.1, 7.2 và 7.3, Phụ lục 1. 8. Sản xuất 8.1. Hoạt động sản xuất phải được tổ chức, quản lý và giám sát bởi những người có trình độ và thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm. 8.2. Tùy theo tiêu chuẩn thành phầm và tính chất của sản phẩm trung gian, bán thành phẩm mà bố trí công đoạn sản xuất tại các phòng có cấp sạch phù hợp. 8.3. Chỉ tiến hành các thao tác sản xuất, bao gồm việc cân, cấp phát nguyên liệu, khi phòng được dọn quang, thiết bị sạch, trong tình trạng hoạt động tốt và các nguyên liệu đều đã được gắn chấp nhận. Nguyên liệu cần phải được làm vệ sinh/gỡ bỏ đồ bao gói bên ngoài trước khi đưa vào khu vực sạch. 8.4. Phải thực hiện đúng quy trình sản xuất và ghi kết quả đầy đủ, kịp thời vào hồ sơ lô. Hạn chế tối đa việc làm không đúng thông số quy định. Trường hợp bất khả kháng thì cần phải được người có thẩm quyền cho phép và ghi rõ lý do. 8.5. Gắn nhãn nhận dạng tình trạng biệt trữ, chấp nhận hay loại bỏ (vàng/trắng, xanh, đỏ) đối với sản phẩm trong quá trình sản xuất, kể cả nguyên liệu sau chia lô, phân mẻ và có phòng lưu giữ với kệ giá, thùng chứa thích hợp. 8.6. Nhà sản xuất cần phải tổ chức hoạt động kiểm tra trong quá trình sản xuất, nhất là với những công đoạn, các thông số trọng yếu, để xác nhận sự phù hợp của toàn bộ lô, mẻ sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh việc xem xét phiếu kiểm nghiệm và đánh giá hồ sơ lô, cần phải căn cứ vào kiểm tra giám sát trong quá trình sản xuất để quyết định cho phép hay không việc sản xuất tiếp hay xuất xưởng thành phẩm. 8.7. Dư, phế phẩm trong quá trình sản xuất phải ghi rõ tình trạng, số lượng, và bảo quản nơi phù hợp để tránh nhầm lẫn. 9. Kiểm tra chất lượng 9.1. Nguyên tắc chung a) Cơ sở sản xuất bao bì dược phẩm phải có phòng kiểm nghiệm và phải được thiết kế và xây dựng phù hợp với các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm và đánh giá môi trường sản xuất tại cơ sở. b) Phải đủ nhân lực có trình độ phù hợp, đã được huấn luyện, đào tạo đáp ứng yêu cầu công tác. Cần bố trí người có trình độ đại học chuyên ngành dược, hóa học, vi sinh phụ trách phòng, các bộ phận. c) Phải có phòng kiểm nghiệm vi sinh vật với cấp sạch theo quy định GMP-WHO để đáp ứng yêu cầu đánh giá môi trường sản xuất và kiểm tra độ nhiễm khuẩn của sản phẩm. d) Phải trang bị các thiết bị, cân phân tích, dụng cụ đo lường đã được kiểm định/hiệu chuẩn, luôn trong tình trạng hoạt động tốt để kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn cơ sở và thử nghiệm được những chỉ tiêu chính của nguyên liệu ban đầu. Các cơ sở sản xuất cuộn màng nhôm, màng PVC phải kiểm nghiệm được các chỉ tiêu về độ dày, khả năng định hình, định lượng khối lượng màng, độ bền cơ học, độ co dãn, độ bám dính và độ kín của túi, vỉ sau khi ép dán. đ) Phải có hệ thống hồ sơ tài liệu, có các quy trình thao tác chuẩn, quy trình phân tích, kiểm nghiệm và được người có thẩm quyền phê duyệt phục vụ hoạt động kiểm tra chất lượng. 9.2. Lấy mẫu và lưu mẫu a) Việc lấy mẫu phải được tiến hành bởi nhân viên được đào tạo, theo quy trình thao tác chuẩn và cho mỗi lần nhập hàng/từng lô nguyên liệu ban đầu cho các lô sản phẩm đảm bảo tính đại diện cho cả lô hàng nhập về. b) Thiết bị, dụng cụ và cách thức lấy mẫu được thực hiện sao cho tránh sự nhiễm hay nhiễm chéo. Cần tính đến các yêu cầu đặc biệt đối với các vật liệu có độc tính, tác động đến môi trường và ảnh hưởng nhân viên lấy mẫu. c) Số lượng mẫu lưu và thời gian lưu mẫu của mỗi đối tượng phải phù hợp với việc theo dõi chất lượng và phục vụ giải quyết khiếu nại sản phẩm. 9.3. Kiểm nghiệm a) Cùng với việc kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, việc kiểm tra chất lượng phải đảm bảo đại diện cho cả lô sản phẩm. b) Phải có hồ sơ kiểm nghiệm, sổ tay kiểm nghiệm viên, nhật ký sử dụng thiết bị phân tích. c) Trong một số trường hợp nhất định, có thể căn cứ phiếu kiểm nghiệm gốc của nguyên liệu ban đầu để xem xét việc đưa vào sử dụng hay không (Xem thêm mục 7.2, Phụ lục 1). 9.4. Theo dõi độ ổn định Bộ phận kiểm tra chất lượng cần phải nghiên cứu độ ổn định để đưa ra hạn sử dụng ở điều kiện bảo quản thích hợp đối với mỗi loại thành phẩm bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc (Xem thêm mục 4.12, 5.7, Phụ lục 1). 10. Thẩm định 10.1. Nguyên tắc chung a) Cơ sở sản xuất phải xác định những công việc thẩm định cần thực hiện để chứng minh các yếu tố trọng yếu tác động đến chất lượng sản phẩm (nhà xưởng, phụ trợ, thiết bị, quy trình) đã được kiểm soát. Các yếu tố này cần được xác định rõ ràng với chương trình phù hợp nêu trong kế hoạch thẩm định gốc. b) Cần phải thành lập ban thẩm định, trong đó có những nhân sự am hiểu, tinh thông lĩnh vực tham gia. Cơ sở có thể mời thêm chuyên gia bên ngoài. c) Cần phải xây dựng đề cương thẩm định bao gồm phương pháp thực hiện, thiết bị sử dụng, nhân sự tham gia, tiêu chuẩn chấp nhận, thời gian tái thẩm định, … cho mỗi nội dung thẩm định. Thực hiện đúng với đề cương đã được phê duyệt. Lưu giữ đầy đủ kết quả thực hiện, báo cáo tóm tắt và kết luận. d) Sau đợt thẩm định tổng thể ban đầu, cơ sở sản xuất cần phải đảm bảo duy trì liên tục hoạt động thẩm định với nội dung và tần suất phù hợp cho mỗi yếu tố cần đánh giá. Bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố có liên quan đều phải được xem xét, cân nhắc để quyết định việc có phải thẩm định lại hay không. 10.2. Một số nội dung thẩm định, đánh giá trong GMP bao bì dược phẩm a) Đánh giá kết quả huấn luyện, đào tạo nhân viên; b) Đánh giá môi trường sản xuất (số liệu, dữ liệu đo đạc, quan trắc về nhiệt độ, độ ẩm, cấp sạch…), cấp sạch và tính hợp lý của phòng kiểm nghiệm vi sinh vật; đánh giá hiệu năng các tiện ích phụ trợ (hệ thống cấp khí nén, nước sạch, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải…); c) Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, đồng hồ, đo lường; d) Đánh giá (hiệu quả thực hiện đúng theo) các quy trình thao tác chuẩn; đ) Đánh giá thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm nghiệm; e) Thẩm định quy trình phân tích, quy trình vệ sinh và quy trình sản xuất; g) Đánh giá nhà cung cấp; sản xuất (gia công), kiểm nghiệm theo hợp đồng. 11. Tài liệu và hồ sơ 11.1. Hồ sơ tài liệu là một phần thiết yếu của hệ thống đảm bảo chất lượng và cần phải có cho mọi khía cạnh của GMP. 11.2. Mục đích của hồ sơ tài liệu là để xác định tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp, cách thức tiến hành; để nhân viên liên quan hiểu cần phải làm gì, làm vào lúc nào; để người có thẩm quyền có được tất cả thông tin cần thiết khi xem xét, quyết định xuất xưởng sản phẩm và xử lý khiếu nại về chất lượng sản phẩm; để đảm bảo số liệu cần thiết cho việc thẩm định, rà soát, thống kê; và để cung cấp bằng chứng cho thanh tra. 11.3. Cần phải có văn bản quy định việc soạn thảo, trích dẫn, tham chiếu, phê duyệt, sao chụp, phân phát, phổ biến, huấn luyện, áp dụng, ghi chép, rà soát, sửa đổi, cập nhật, lưu trữ và tiêu hủy các hồ sơ, tài liệu. 11.4. Trường hợp áp dụng hệ thống máy tính trong việc quản lý hồ sơ, tài liệu thì phải có văn bản quy định về việc truy cập, chỉnh sửa, sao chép, lưu trữ… 11.5. Việc thiết kế, quản lý và sử dụng hệ thống hồ sơ tài liệu tùy thuộc vào nhà sản xuất. Một số trong các hồ sơ tài liệu cơ bản sau đây có thể được gộp chung hoặc tách riêng. Một số hồ sơ tài liệu chính 11.6. Các quy trình thao tác chuẩn Quy trình thao tác chuẩn (Standard operation process - SOP) là văn bản được người có thẩm quyền phê duyệt, đưa ra các chỉ dẫn thực hiện một hoặc một số thao tác. Quy trình thao tác chuẩn không nhất thiết phải chỉ để áp dụng riêng biệt cho mỗi sản phẩm, như SOP vận hành, bảo dưỡng hay vệ sinh một thiết bị sản xuất. Một số SOP có thể được sử dụng để bổ sung cho quy trình sản xuất, ví dụ SOP quy định vận hành máy in, hoặc để bổ sung cho hồ sơ lô sản phẩm như SOP quy định kiểm tra trong quá trình sản xuất công đoạn in màng nhôm, hoặc được quản lý riêng như SOP về thẩm định hệ thống điều hòa không khí, hay SOP đánh giá thiết bị sản xuất. 11.7. Hệ thống nhãn a) Cơ sở cần phải thiết lập hệ thống nhãn theo mẫu thống nhất cho các nhóm đối tượng như nguyên liệu đầu vào, vật liệu bao gói, nhãn sản phẩm luân chuyển trong quá trình sản xuất, thành phẩm; nhãn phòng, thiết bị, khuôn mẫu, dụng cụ… b) Nhãn cần phải có đủ thông tin cần thiết và thể hiện được tình trạng (biệt trữ, loại bỏ, chấp nhận sử dụng hay được phép sản xuất tiếp, ngày tháng vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, thời gian thực hiện tiếp theo). c) Nhãn bao bì thành phẩm tối thiểu phải có các thông tin sau đây: Tên sản phẩm, tên/địa chỉ/số điện thoại cơ sở sản xuất/nhập khẩu, quy cách đóng gói, số lô/ngày sản xuất, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, cảnh báo hay thận trọng cần thiết. 11.8. Tiêu chuẩn chất lượng và hồ sơ kiểm nghiệm a) Cơ sở sản xuất bao bì phải xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của bao bì thành phẩm, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn chấp nhận đối với nguyên liệu ban đầu trong việc đánh giá nhà cung cấp. Trong trường hợp cần thiết cơ sở có thể xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vật liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm (xem thêm mục 2.6, Phụ lục 1). b) Các tiêu chuẩn chất lượng của bao bì thành phẩm và nguyên liệu ban đầu phải phù hợp với những chuyên luận chung về bao bì trong Dược điển Việt Nam. Cơ sở có thể tham khảo và áp dụng các dược điển thông dụng như Dược điển Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu, Quốc tế hoặc theo quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản về tiêu chuẩn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm. c) Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của bao bì thành phẩm và nguyên liệu ban đầu phải tương thích với loại thuốc được đóng gói (thuốc vô trùng, thuốc uống hay dùng ngoài, …), đáp ứng được yêu cầu bảo vệ thuốc, không được tương kỵ với thuốc, phải đảm bảo tính an toàn và tiện dùng cho người sử dụng. d) Phương pháp kiểm nghiệm cần được thẩm định và đánh giá trong hoàn cảnh thực tế tại cơ sở (xem thêm các mục 7.2, 9.1, 12.2, Phụ lục 1). đ) Phiếu kiểm nghiệm bao bì thành phẩm tối thiểu phải có các thông tin sau đây: Số phiếu, tên sản phẩm (mẫu), tên/địa chỉ/số điện thoại cơ sở sản xuất/nhập khẩu, số lô/ngày sản xuất, hạn sử dụng, cỡ lô và quy cách đóng gói, tiêu chuẩn chất lượng (tham chiếu), tên (các) chỉ tiêu/yêu cầu kỹ thuật/kết quả, kết luận, chữ ký/họ, tên/con dấu/ngày, tháng, năm phát hành phiếu. e) Hồ sơ, tài liệu khác: Sổ tay kiểm nghiệm viên, hồ sơ phân tích, sổ giao/nhận mẫu, sổ theo dõi hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn, dung dịch chuẩn độ, hồ sơ về kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị/dụng cụ phân tích/kiểm nghiệm.... 11.9. Quy trình sản xuất a) Quy trình sản xuất bao gồm công thức gốc (thành phần, tiêu chuẩn, số lượng của các nguyên, phụ liệu đầu vào), bản mô tả chi tiết nội dung các bước thực hiện, các thông số vận hành thiết bị sản xuất (nếu có) và những yêu cầu kiểm tra, giám sát đối với các thông số/thao tác trọng yếu trong quá trình sản xuất. b) Cơ sở cần thẩm định quy trình sản xuất để cung cấp chứng cứ bằng hồ sơ rằng khi được sản xuất theo quy trình đó thì các lô sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và đồng nhất. Mỗi sự thay đổi trong quy trình (nếu có) cần được cân nhắc, xem xét mức độ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. 11.10. Hồ sơ lô sản phẩm a) Hồ sơ lô sản phẩm là toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc sản xuất một lô thành phẩm, thể hiện lịch sử mỗi lô sản phẩm và cung cấp thông tin liên quan đến chất lượng lô sản phẩm đó. b) Bộ hồ sơ lô sản phẩm gồm các thành phần cơ bản sau: - Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất nguyên phụ liệu; - Nhãn chấp nhận (QA passed), phiếu kiểm nghiệm/kiểm soát của các nguyên liệu chính, nhãn các nguyên, phụ liệu sau cân và phiếu cân (nếu có); - Nhãn tình trạng sạch phòng, thiết bị sản xuất và phiếu kiểm tra dọn quang dây chuyền trước khi sản xuất; - Kết quả thực hiện quy trình sản xuất và các phiếu/kết quả kiểm tra trong quá trình sản xuất; - Nhãn chấp nhận và phiếu kiểm nghiệm/kiểm soát (nếu có) của các sản phẩm trung gian, bán thành phẩm; - Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm; - Lệnh xuất xưởng. 11.11. Một số hồ sơ, tài liệu khác: - Hồ sơ về nhân sự (bản mô tả trách nhiệm, quyền hạn các cán bộ chủ chốt, mô tả công việc các nhóm nhân viên, hồ sơ đào tạo, hồ sơ khám sức khỏe); - Quy trình và kết quả đánh giá các thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm nghiệm, thiết bị phụ trợ và hệ thống tiện tích liên quan. - Nhật ký sử dụng các thiết bị sản xuất/kiểm nghiệm; - Đề cương và kết quả thẩm định khu vực sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản; - Hồ sơ theo dõi điều kiện sản xuất (nhiệt, ẩm độ, cấp sạch); - Đề cương và kết quả thẩm định quy trình sản xuất; - Hồ sơ bảo quản, lưu thông, phân phối sản phẩm; - Hồ sơ về đánh giá nhà cung cấp, sản xuất/kiểm nghiệm theo hợp đồng, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm; - Hồ sơ về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường; - Hồ sơ tự thanh tra. 12. Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng 12.1. Việc sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng cần phải được xác định rõ ràng, thống nhất và có kiểm soát để tránh hiểu lầm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sản phẩm. 12.2. Việc sản xuất, kiểm nghiệm theo hợp đồng cần phải hạn chế trong phạm vi sản xuất gia công một vài công đoạn nhất định hay kiểm tra chất lượng một số chỉ tiêu cụ thể (không bao gồm các chỉ tiêu cơ bản quy định tại 9.1, Phụ lục 1), khi mà bên giao hợp đồng thực sự không đủ điều kiện đầu tư và/hoặc thực hiện ít. Tránh lạm dụng việc sản xuất, kiểm nghiệm theo hợp đồng. 12.3. Bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, thiết bị, kiến thức, kinh nghiệm và nhân lực tối thiểu đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm mới được thực hiện sản xuất hay kiểm nghiệm theo hợp đồng (những công việc trong phạm vi năng lực của mình). 12.4 Bên giao hợp đồng chịu trách nhiệm đánh giá năng lực bên nhận hợp đồng để đảm bảo nguyên tắc GMP bao bì dược phẩm được tuân thủ. Hồ sơ đánh giá phải được lưu trữ và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. 12.5. Bên nhận hợp đồng không được chuyển cho bên thứ ba công việc đã được giao khi chưa được bên giao hợp đồng đánh giá và chấp nhận. 12.6. Cần xây dựng bản hợp đồng giữa bên giao hợp đồng và bên nhận hợp đồng trong đó nêu rõ trách nhiệm cụ thể của mỗi bên, chẳng hạn trách nhiệm lấy mẫu, kiểm nghiệm, kiểm tra trong quá trình sản xuất, quyết định chấp nhận hay loại bỏ nguyên liệu, quyết định được phép chuyển tiếp công đoạn sản xuất. 12.7. Hợp đồng cần phải chỉ rõ cách thức người được ủy quyền thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với việc phê duyệt xuất xưởng thành phẩm. 12.8. Hợp đồng cần quy định bên giao có quyền kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của bên nhận; bên nhận sẵn sàng tạo điều kiện cho các hoạt động kiểm tra. 12.9. Bên giao hợp đồng phải cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng và đảm bảo các vấn đề có thể gây hại nhà xưởng, thiết bị, nhân viên và sản phẩm đã được bên nhận hợp đồng nhận thức đầy đủ. 12.10. Những quy trình áp dụng trong nhà máy của bên nhận phải phù hợp với các quy trình đã áp dụng trong nhà máy của bên giao. 12.11. Hồ sơ sản xuất, kiểm nghiệm và mẫu lưu phải có sẵn ở bên giao hợp đồng để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng, giải quyết khiếu nại sản phẩm và cung cấp cho thanh tra khi cần thiết. 13. Xử lý khiếu nại, thu hồi sản phẩm và xử lý sản phẩm bị trả về 13.1. Nguyên tắc chung a) Phải áp dụng quy trình chính thức để kiểm tra các khiếu nại sản phẩm nhận được và những thông tin về sản phẩm không đạt hoặc có nghi ngờ về chất lượng khác. b) Nếu cần thu hồi sản phẩm thì cần tiến hành việc này thật nhanh chóng, hiệu quả. c) Phải chỉ định người phụ trách và có nhóm nhân viên chịu trách nhiệm về việc xử lý khiếu nại, thu hồi và xử lý sản phẩm thu hồi về. 13.2. Khiếu nại sản phẩm a) Nếu phát hiện hay nghi ngờ có sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì cần tiến hành xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, nếu cần thì xem xét thêm các lô khác có liên quan. b) Cần phải phân tích nguyên nhân các trường hợp sản phẩm bị khiếu nại để đưa ra các biện pháp khắc phục hay phòng tránh. c) Phải có hồ sơ lưu kết quả xử lý khiếu nại sản phẩm; ghi rõ lô sản xuất có liên quan và biện pháp xử lý tương ứng. 13.3. Thu hồi sản phẩm a) Phải có quy trình chính thức quy định về việc thu hồi sản phẩm và tổ chức được hệ thống có khả năng thu hồi nhanh, có hiệu quả đối với các sản phẩm kém chất lượng. b) Việc thu hồi sản phẩm phải được tiến hành càng sớm càng tốt đến tất cả các cơ sở phân phối, sử dụng những sản phẩm kém chất lượng. Biệt trữ những sản phẩm thu hồi về tại nơi phù hợp trong khi chờ quyết định xử lý. c) Phải theo dõi quá trình thu hồi sản phẩm và lập thành hồ sơ; báo cáo cuối cùng phải cho biết số lượng sản phẩm đã phân phối và số lượng thu hồi được. 14. Tự thanh tra 14.1. Mục đích của hoạt động tự thanh tra là để nhà sản xuất bao bì đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm trong các hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng, phát hiện khiếm khuyết và đề ra chương trình hành động và biện pháp khắc phục phù hợp. 14.2. Cơ sở cần thành lập Ban tự thanh tra. Các thành viên của Ban tự thanh tra là những người có trình độ, năng lực để đánh giá đầy đủ, khách quan việc triển khai, áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm, là trưởng các bộ phận có liên quan của nhà máy. Cơ sở có thể mời chuyên gia bên ngoài. 14.3. Các cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc căn cứ danh mục kiểm tra (Phụ lục 3) để xây dựng danh mục tự thanh tra đáp ứng yêu cầu theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm và phù hợp với thực tế triển khai tại cơ sở. Danh mục này cần được định kỳ rà soát, cập nhật. 14.4. Việc tự thanh tra cần được tiến hành định kỳ ít nhất mỗi năm một lần và tự thanh tra trong một số trường hợp đặc biệt như khi sản phẩm liên tiếp không đạt chất lượng, khi có khiếu nại về sản phẩm hoặc khi nhận được kế hoạch thanh kiểm tra của cơ quan chức năng. 14.5. Sau mỗi đợt tự thanh tra cần phải có báo cáo kết quả tự thanh tra, đánh giá, phân loại mức độ khiếm khuyết; đề ra biện pháp, kế hoạch khắc phục; tiến hành khắc phục, theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành. 14.6. Tùy thuộc nội dung, tính chất của đợt tự thanh tra, phạm vi thực hiện có thể toàn bộ hay một số phần trong các lĩnh vực chính sau đây: a) Nhân sự và đào tạo; b) Nhà xưởng và hệ thống phụ trợ; c) Bảo trì, bảo dưỡng nhà xưởng, thiết bị; d) Vệ sinh nhà xưởng, thiết bị và vệ sinh cá nhân; đ) Nguyên liệu và đánh giá nhà cung cấp; e) Sản xuất và kiểm tra trong quá trình sản xuất; g) Nhãn và ghi nhãn; h) Hoạt động kiểm tra chất lượng và công tác tiêu chuẩn hóa; i) Hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị và dụng cụ đo; k) Công tác bảo quản, lưu thông, phân phối, khiếu nại, thu hồi sản phẩm; l) Đánh giá hoạt động sản và kiểm nghiệm theo hợp đồng; m) An toàn lao động, bảo vệ môi trường. 15. An toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường Cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải tuân thủ các quy định pháp luật về công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. PHỤ LỤC 2 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CẤP SẠCH THEO GMP (Kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BYT ngày 31/8/2012 của Bộ Y tế) Khu vực sạch là những khu vực có kiểm soát vể giới hạn tiểu phân lạ và vi sinh vật trong không khí và bề mặt thiết bị sản xuất, sàn, tường, trần phòng sản xuất. Khu vực này phải được thiết kế, xây dựng nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây nhiễm, nhiễm chéo và duy trì cấp sạch. Cấp độ sạch của các phòng sản xuất cần được thiết lập cho phù hợp với dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm như bao bì đóng gói thuốc vô trùng, thuốc uống hay thuốc dùng ngoài không có vết thương hở…; bao bì phải làm sạch (rửa, hấp, sấy, làm khô, ...) trước khi dùng hay được sử dụng ngay. Cấp sạch phòng sản xuất phải phù hợp với mức độ gây ô nhiễm đến sản phẩm tại nơi diễn ra thao tác sản xuất như các phòng cấp phát nguyên liệu, phòng pha chế (khi sản phẩm đang trong tình trạng hở, tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí), hoặc đã đến giai đoạn bao gói, bảo quản.... Các thông số như số lần trao đổi không khí/đơn vị thời gian, chênh lệch áp suất giữa các phòng/hành lang/phòng được thiết lập cùng với các biện pháp khác để đảm bảo duy trì cấp sạch. Những thông số như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cần được thiết lập, duy trì theo quy định GMP-WHO và phù hợp với đặc tính sản phẩm (chịu nhiệt, ẩm), mức độ phát sinh bụi và điều kiện làm việc của nhân viên. Cấp sạch A B C D E Số lượng tiểu phân có trong 1 m3 không khí: - Lúc ngưng nghỉ: + 0,5 (mm) + 5,0 (mm) 3.520 20 3.520 29 352.000 2.900 3.520.000 29.000 - - - Lúc hoạt động: + 0,5 - 5,0 (mm) + Trên 5,0 (mm) 3.520 20 352.000 2.900 3.520.000 29.000 - - - - Giới hạn vi sinh vật: - cfu/m3 (1) < 1 10 100 200 - - cfu/đĩa/4 giờ (2) < 1 5 50 100 - - cfu/đĩa tiếp xúc (3) < 1 5 25 50 - - cfu/găng tay (4) < 1 5 - - - Nhiệt độ - £ 25 độ £ 25 độ £ 25 độ £ 25 độ Độ ẩm - £ 70 % £ 70 % £ 70 % £ 70 % Áp suất (tuyệt đối) & biên độ (pascal) - 28 ± 5 (23 - 33) 18 ± 4 (14 - 22) 10 ± 3 (7 - 13) 4 ± 2 (2 - 6) Trao đổi không khí (lần/giờ) (4,5 m/s) ³ 20 ³ 20 15 - 20 10 - 15 (1): Phương pháp lấy mẫu không khí; (2): Phương pháp đặt đĩa thạch đường kính 90 mm trong 4 giờ; (3): Phương pháp đĩa thạch tiếp xúc đường kính 55 mm; (4): Phương pháp in 5 ngón găng tay; PHỤ LỤC 3 DANH MỤC KIỂM TRA GMP BAO BÌ DƯỢC PHẨM (Kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BYT ngày 31/8/2012 của Bộ Y tế) Cách ghi kết quả (tùy theo câu hỏi): - Không có/ Không đạt  - Có không đầy đủ/ Chưa đạt ± - Có/ Đạt + - Điền vào chỗ trống (Ghi chú) … (thí dụ: Cấp C) Stt Nội dung Tham chiếu Có Không có Ghi chú Đạt Không đạt (1) (2) (3) (4.1) (4.2) (5) (6) 1. Hệ thống quản lý chất lượng a. Cơ sở có thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình, nguồn lực và cơ cấu tổ chức có liên quan hay không. 2.1 2.2 2.3 b. Bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý chất lượng độc lập có với nhau hay không. 2.4 c. Trưởng bộ phận đảm bảo chất lượng có kiêm trưởng bộ phận kiểm tra chất lượng hay không. 2.4 d. Cơ sở có thiết lập và duy trì hoạt động kiểm tra trong quá trình sản xuất không. 2.5 đ. Cơ sở có tiến hành kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận thông qua việc đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn đã được phê duyệt hay không. 2.6 2. Nhân sự và đào tạo a. Tổng số cán bộ công nhân viên. 3.1 b. Trong đó: Đại học (dược/khác); Cao đẳng, trung cấp (dược/khác); Sơ cấp dược/khác); Lao động phổ thông. 3.1 c. Trong đó: Phòng Đảm bảo chất lượng/ Phòng Kiểm tra chất lượng/ Xưởng sản xuất/ Các bộ phận khác (kho, cơ điện, ...). d. Hàng năm có tiến hành khám sức khỏe cho cán bộ nhân viên hay không. đ. Có bản mô tả công việc của từng nhóm nhân viên hay không. 3.1 e. Có bản mô tả nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng bộ phận quản lý sản xuất 3.2 g. Có bản mô tả nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng bộ phận đảm bảo chất lượng 3.3 h. Có bản mô tả nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng kiểm tra chất lượng 3.4 i. Cơ sở có xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bao gồm đào tạo ở bên ngoài, phù hợp với các đối tượng liên quan hay không. 3.5 k. Liệt kê các nội dung đào tạo theo chuyên đề tại cơ sở. 3.5 l. Người đào tạo có kiến thức, kinh nghiệm và được đào tạo về GMP hay không. 3.5 m. Sau mỗi đợt đào tạo có được đánh giá kết quả và lưu lại đầy đủ hồ sơ hay không. 3.5 3. Nhà xưởng a. Nhà xưởng có được thiết kế và xây dựng đáp ứng yêu cầu phòng chống bão lụt, côn trùng xâm nhập và cách ly các nguồn lây nhiễm. 4.1 b. Nhà vệ sinh (đại tiện) có được bố trí tách biệt khỏi khu vực sản xuất 4.2 c. Khu vực sản xuất bao bì có được bố trí biệt lập với khu vực sản xuất các loại sản phẩm khác và phù hợp với các khu vực khác như kho nguyên liệu ban đầu, khu vực bảo quản vật liệu bao gói, kho thành phẩm hay không. 4.2 d. Các phòng sản xuất có được bố trí theo nguyên tắc một chiều và có không gian đủ rộng hay không. 4.3 4.4 đ. Cấp sạch các phòng sản xuất có được thiết kế, xây dựng phù hợp với các dạng sản phẩm và công đoạn sản xuất hay không. 4.6 4.7 4.8 e. Có các biện pháp để đảm bảo duy trì cấp sạch và điều kiện sản xuất phù hợp như chênh áp, trao đổi không khí,... hay không. 4.9 4.10 g. Các khu vực bảo quản có đáp ứng được điều kiện và phù hợp với đối tượng bảo quản hay không. 4.12 h. Có tiến hành đánh giá tổng thể nhà xưởng trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ thực hiện việc đánh giá lại và lưu lại hồ sơ hay không. 4.15 4. Thiết bị a. Cơ sở có trang bị các thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất, kiểm nghiệm hay không. 5.1 5.2 b. Có xây dựng các đề cương và tiến hành đánh giá thiết bị trước khi đưa vào sử dụng hay không. 5.3 5.4 5.5 c. Các thiết bị có được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, đánh giá lại và gắn nhãn tình trạng phù hợp không. 5.5 d. Có tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn đối với cân, áp kế và những thiết bị đo lường khác hay không. 5.6 đ. Có các phương tiện vận chuyển hàng hóa, sản phẩm phù hợp không. 5.7 5. Vệ sinh và điều kiện vệ sinh a. Có sở có chương trình vệ sinh tổng thể nhà xưởng và biện pháp phòng chống nhiễm, nhiễm chéo hay không. 6.1 b. Có quy định về việc ra vào khu vực sản xuất đối với người không có phận sự, nhân viên mắc bệnh hay khách tham quan hay không. 6.2 c. Có dấu hiệu phân biệt trang phục bảo hộ lao động, giày dép dùng trong nhà máy đối với các nhóm nhân viên đóng gói, nhân viên thao tác trong vùng có kiểm soát cấp sạch và quần áo lần 1 mặc ở bên ngoài không. 6.2 d. Các SOP vệ sinh cá nhân và thiết bị sản xuất có được thẩm định/đánh giá và lưu lại hồ sơ hay không. 6.1 đ. Nhân viên có rửa, sấy tay ngay sau khi vệ sinh và trước khi mặc trang phục bảo hộ hay không. 6.1 e. Có nhãn tình trạng (vệ sinh sạch) đối với thiết bị, dụng cụ sản xuất hay quần áo bảo hộ lao động không. 6.1 g. Có phòng làm vệ sinh, phòng bảo quản riêng cho những dụng cụ sản xuất, phụ kiện tháo rời hay không. 6.3 h. Nước tráng lần cuối các thiết bị, dụng sạch là nước gì. 6.3 i. Khí nén có được đánh giá về nhiễm bụi vật lý và vi sinh không. 6.3 k. Định kỳ có tiến hành thanh, tiệt trùng các phòng sản xuất (bao gồm hệ thống cấp khí) hay không. 6.4 l. Cơ sở có quy định về việc thu gom rác thải, vệ sinh môi trường và làm vệ sinh đối với các khu vực chung như hành lang, pass-box,... hay không. 6.4 6. Nguyên vật liệu a. Liệt kê một số nguyên liệu đầu vào chính được sử dụng tại cơ sở. 7 b. Cơ sở dùng loại nước dùng trong sản xuất bao bì. 7.4 c. Tóm tắt phương pháp, tần suất đánh giá chất lượng nước đầu vào. 7.4 d. Cơ sở có xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của các nguyên vật liệu sử dụng trong nhà máy không. 7.1 đ. Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu ban đầu có phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và mục đích sử dụng của thành phẩm hay không. 11.8 e. Tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu và thành phẩm phù hợp với Dược điển nào, chuyên luận gì. 11.8 g. Có quy trình đánh giá nhà cung cấp, và tiến hành đánh giá, lưu lại hồ sơ hay không. 7.3 h. Nguyên liệu nhận về có được biệt trữ (gắn nhãn vàng) trong thời gian chờ lấy mẫu kiểm nghiệm, đánh giá xem thử có chấp nhận sử dụng hay không. 7.1 i. Nêu điều kiện bảo quản nguyên liệu ban đầu. 4.12 k. Việc xem xét chấp nhận có được thực hiện cho mọi lô, lần nhập hàng và được người có thẩm quyền phê duyệt hay không. 7.1 l. Liệt kê những tiêu chí, phép thử cơ sở chưa kiểm nghiệm được. 7.5 m. Cơ sở đã áp dụng biện pháp gì trong việc kiểm soát, đánh giá chất lượng đối với những tiêu chí, phép thử phòng kiểm nghiệm cơ sở chưa làm được. 7.5 n. Có lưu giữ các phiếu kiểm nghiệm gốc của nguyên liệu ban đầu hay không. 7.5 o. Cơ sở có sử dụng mực in bao bì hay không. Nêu rõ loại mực. 7.8 p. Có sẵn hồ sơ chứng minh tính an toàn loại mực đó hay không. 7.8 7. Sản xuất a. Số lượng, trình độ và kinh nghiệm của người quản lý phân xưởng, các tổ trưởng và nhân viên sản xuất có đáp ứng yêu cầu hay không. 8.1 b. Liệt kê tóm tắt nhân sự tham gia sản xuất trực tiếp. 8.1 c. Các công đoạn sản xuất có được bố trí tại khu vực có cấp sạch phù hợp và đảm bảo nguyên tắc một chiều hay không. 4.3 8.2 d. Nguyên liệu ban đầu có được người có thẩm quyền cho phép, được gắn nhãn cháp nhận (nhãn xanh) trước khi đưa vào sử dụng không. 8.3 đ. Phòng sản xuất và thiết bị có được làm vệ sinh sạch, đảm bảo trong tình trạng vận hành tốt trước mỗi ca sản xuất không. 8.3 e. Có quy trình sản xuất đã được phê duyệt cho mỗi sản phẩm không. 8.4 g. Số quy trình sản xuất được thẩm định / tổng số được ban hành. 10.4 h. Có ghi chép kết quả thực hiện kịp thời vào hồ sơ lô hay không. 8.4 i. Cơ sở có tổ chức hoạt động kiểm tra trong quá trình để đảm bảo thực hiện đúng quy trình sản xuất và tuân thủ nguyên tắc GMP hay không. 8.6 k. Số lượng nhân viên IPC / thuộc bộ phận nào. 2.5 8.6 l. Có SOP mô tả nhiệm vụ nhân viên IPC và nêu rõ tần suất thực hiện cho mỗi hoạt động cụ thể hay không. 2.5 m. Có các SOP vận hành, vệ sinh thiết bị sản xuất hay không. 5.4 6.3 n. Sản phẩm sau mỗi công đoạn chính có được biệt trữ chờ kết quả kiểm nghiệm và/hoặc ý kiến người có thẩm quyền trước khi được phép sản xuất tiếp hay không. 8.6 o. Ai là người có thẩm quyền cho phép xuất xưởng thành phẩm. Căn cứ để xuất xưởng có bao gồm việc xem xét hồ sơ lô, kết quả kiểm tra trong quá trình, các phiếu kiểm nghiệm và các yếu tố liên quan khác hay không. 8.6 p. Có sổ nhật ký ghi chép việc sử dụng và làm vệ sinh đối với những thiết bị sản xuất chính hay không. 5.4 q. Có SOP quy định việc thu gom, biệt trữ, xử lý dư/phế phẩm và hồ sơ ghi chép kết quả thực hiện hay không. 8.7 8. Kiểm tra chất lượng a. Cơ sở có phòng kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian, thành phẩm và đánh giá môi trường sản xuất không? 9.1 b. Số lượng, trình độ và kinh nghiệm của trưởng phòng, các tổ trưởng và nhân viên phòng kiểm nghiệm có đáp ứng yêu cầu hay không. 9.1 c. Liệt kê tóm tắt nhân sự phòng kiểm nghiệm. 9.1 d. Có phòng kiểm nghiệm vi sinh vật đáp ứng yêu cầu về cấp sạch để đánh giá môi trường sản xuất và kiểm tra độ nhiễm khuẩn sản phẩm hay không. 9.1 đ. Có các thiết bị kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm hay không. 9.1 e. Các thiết bị có được bảo trì/bảo dưỡng, kiểm định/hiệu chuẩn hay không. 9.1 5.6 g. Liệt kê các thiết bị kiểm nghiệm hiện có tại cơ sở. 9.1 h. Có các quy trình kiểm nghiệm đã được phê duyệt hay không. 9.1 i. Những phép thử nào cơ sở chưa thực hiện được. 9.3 7.2 k. Nêu một số căn cứ để chấp nhận sự phù hợp tiêu chuẩn của nguyên liệu ban đầu trong trường hợp có một số tiêu chí mà phòng thí nghiệm của cơ sở không thử nghiệm được. 7.2 7.4 l. Việc lấy mẫu nguyên liệu được thực hiện tại nơi nào. 9.2 m. Số lượng, thời gian và điều kiện lưu mẫu, bao gồm mẫu thành phẩm, có đáp ứng yêu cầu theo dõi chất lượng và giải quyết khiếu nại hay không. 9.2 n. Cơ sở có tiến hành nghiên cứu độ ổn định, xác định tuổi thọ các sản phẩm sản xuất tại nhà máy không. 9.4 o. Nêu hạn sử dụng và điều kiện bảo quản tương ứng các sản phẩm của cơ sở. 9.4 p. Nêu điều kiện bảo quản thành phẩm trong quá trình lưu kho và trong quá trình vận chuyển 9.4 4.12 9. Thẩm định a. Cơ sở có kế hoạch thẩm định gốc hay không. 10.1 b. Kế hoạch thẩm định gốc có quy định các nội dung cơ bản cần phải thực hiện. 10.1 c. Cơ sở có thành lập ban thẩm định, nhân sự phù hợp với lĩnh vực thực hiện hay không. 10.2 d. Liệt kê các nội dung mà cơ sở đã thẩm định, đánh giá. 10.5 đ. Có đề cương cho tiết đối với mỗi nội dung cần thẩm định trong đó nêu rõ phương pháp thực hiện, thiết bị sử dụng, nhân sự tham gia, tiêu chuẩn chấp nhận, thời gian tái thẩm định, ... không. 10.3 e. Việc thẩm định có được thực hiện theo đúng kế hoạch và đề cương; có báo cáo đầy đủ và lưu lại hồ sơ hay không. 10.3 10. Tài liệu và hồ sơ a. Có quy trình thao tác chuẩn quy định việc xây dựng, ban hành, quản lý các hồ sồ sơ tài liệu và các SOP không. 11.3 b. Có quy định việc truy cập, sửa chữa, lưu trữ hồ sơ, tài liệu bằng hệ thống máy tính. 11.4 c. Có xây dựng các quy trình thao tác chuẩn hướng dẫn việc thực hiện những thao tác không. 11.6 d. Hồ sơ, tài liệu về kiểm tra chất lượng tối thiểu có: - Tiêu chuẩn chất lượng (yêu cầu, phương pháp thử) nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm; 11.8 - Hồ sơ kiểm nghiệm (sổ tay kiểm nghiệm viên, phiếu phân tích, phiếu kiểm nghiệm); - Nhật ký sử dụng các thiết bị phân tích chính 11.11 - Hồ sơ về kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị/dụng cụ phân tích/kiểm nghiệm,; 11.8 - Sổ theo dõi hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn, dung dịch chuẩn độ; giao, nhận mẫu; 11.8 đ. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản xuất tối thiểu có bao gồm: - Quy trình sản xuất (gốc) cho mỗi sản phẩm. 11.9 - Hồ sơ lô sản phẩm. 11.10 - Đề cương thẩm định và hồ sơ thẩm định từng quy trình sản xuất. 11.9 11.11 - Nhật ký vận hành các thiết bị sản xuất chính và theo dõi điều kiện sản xuất 11.11 e. Cơ sở có thiết lập, thực hiện và lưu giữ các hồ sơ, tài liệu khác như: - Hệ thống nhãn. 11.7 - Hồ sơ đánh giá thiết bị/môi trường sản xuất/kiểm nghiệm/bảo quản; 11.11 - Hồ sơ về bảo quản, lưu thông, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản xuất; 11.11 - Hồ sơ về đánh giá nhà cung cấp, sản xuất/kiểm nghiệm theo hợp đồng; 11.11 - Hồ sơ nhân sự; 11.11 - Hồ sơ về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường 11.11 - Hồ sơ tự thanh tra 11.11 11. Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng a. Cơ cở có thực hiện việc sản xuất hay kiểm nghiệm theo hợp đồng hay không. Nêu cụ thể nội dung. 12.2 b. Có tiến hành đánh giá bên nhận hợp đồng về việc đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm và lưyu lại hồ sơ hay không. 12.4 c. Hợp đồng có nêu cụ thể trách nhiệm mỗi bên hay không. 12.6 12. Xử lý khiếu nại, thu hồi sản phẩm và xử lý sản phẩm bị trả về a. Có quy trình quy định việc tiếp nhận, xử lý thông tin khiếu nại sản phẩm, thu hồi sản phẩm và xử lý sản phẩm bị trả về không. 13.1 13.3 b. Có thành lập ban xử lý khiếu nại, thu hồi sản phẩm. 13.1 c. Có lưu hồ sơ về xử lý khiếu nại, thu hồi sản phẩm. 13.2 13.3 13. Tự thanh tra a. Có quyết định thành lập ban tự thanh tra bao gồm bộ phận quản lý chất lượng và đại diện các bộ phân có liên quan hay không. 14.2 b. Có xây dựng danh mục tự thanh tra phù hợp với thực tế của cơ sở hay không. 14.3 c. Nêu tần suất tự thanh tra tại cơ sở. 14.4 d. Sau mỗi đợt tự thanh tra có báo cáo, phân loại khiếm khuyết, tiến hành khắc phục và đánh giá hành động khắc phục không. 14.5 14. An toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường a. An toàn lao động: 15 - Các khu vực sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản có được kiểm soát về độ ồn, ánh sáng và các tác động khác đến sức khỏe nhân viên. - Các thiết bị có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như lò hơi, khí nén, ... có được kiểm định không. - Nhân viên có được đào tạo về an toàn lao động. b. Phòng cháy, chữa cháy: 15 - Trong xưởng và kho có nội quy phòng và chữa cháy. - Các bộ phận có đầy đủ các thiết bị phòng và chữa cháy. - Tất cả nhân viên đã được đào tạo về phòng và chữa cháy. - Có hồ sơ kiểm tra của cơ quan chức năng về công tác phòng cháy chữa cháy. c. Bảo vệ môi trường: 15 - Có hệ thống hay biện pháp thu gom, xử lý khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất/kiểm nghiệm/bảo quản/khác hay không. - Có hệ thống hay biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất/kiểm nghiệm/bảo quản/khác hay không. - Có hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng phát sinh trong quá trình sản xuất/kiểm nghiệm/bảo quản/khác hay không. - Có tài liệu hướng dẫn và hồ sơ về công tác bảo vệ môi trường. - Có tài liệu tập huấn và hồ sơ đào tạo cho cán bộ/nhân viên liên quan về công tác bảo vệ môi trường. - Có hồ sơ tự kiểm tra định kỳ của cơ sở về công tác bảo vệ môi trường. - Có hồ sơ kiểm tra của cơ quan chức năng về công tác bảo vệ môi trường. PHỤ LỤC 4 MẪU BẢN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA (Kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BYT ngày 31/8/2012 của Bộ Y tế) Mẫu 1 - Bản đăng ký kiểm tra ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN TÊN CƠ SỞ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ….…/….. ........., ngày...... tháng...... năm 20........ BẢN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA “THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT BAO BÌ DƯỢC PHẨM” Kính gửi: Cục Quản lý dược - Bộ Y tế Tên cơ sở: Địa chỉ công ty/nhà máy sản xuất: Điện thoại/Fax/E-Mail: Thực hiện Thông tư số 14/2012/TT-BYT ngày 31 /8/ 2012 của Bộ Y tế về việc các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” và hướng dẫn việc triển khai, áp dụng, sau khi tiến hành tự thanh tra và đánh giá đạt yêu cầu; cơ sở chúng tôi xin đăng ký với Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) kiểm tra GMP bao bì dược phẩm đối với dây chuyền sản xuất các dạng bao bì đóng gói dược phẩm sau: ….. Chúng tôi xin gửi kèm bản đăng ký này các tài liệu sau đây: a) Bản sao Quyết định thành lập cơ sở (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) có xác nhận của cơ sở; b) Sơ đồ tổ chức nhân sự; c) Tài liệu, hồ sơ về huấn luyện, đào tạo; d) Sơ đồ nhà xưởng; đ) Danh mục thiết bị hiện có và sản phẩm dự kiến được sản xuất; e) Kết quả tự thanh tra. Phụ trách cơ sở (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu 2 - Bản đăng ký tái kiểm tra ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN TÊN CƠ SỞ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ….…/….. ........., ngày...... tháng...... năm 20........ BẢN ĐĂNG KÝ TÁI KIỂM TRA “THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT BAO BÌ DƯỢC PHẨM” Kính gửi: Cục Quản lý dược - Bộ Y tế Tên cơ sở: Địa chỉ công ty/nhà máy sản xuất: Điện thoại/Fax/E-Mail: Cơ sở chúng tôi đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) cấp Giấy chứng nhận GMP bao bì dược phẩm theo Quyết định số ..........., ngày ..../...../....., tại ........... đối với những dây chuyền sản xuất các dạng bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Sau khi tiến hành tự thanh tra và đánh giá đạt yêu cầu, chúng tôi xin đăng ký với Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) tái kiểm tra GMP bao bì dược phẩm đối với dây chuyền sản xuất các dạng bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc nêu trên. Chúng tôi xin gửi kèm bản đăng ký này các tài liệu sau đây: a) Báo cáo khắc phục các tồn tại trong kiểm tra lần trước; b) Báo cáo tóm tắt hoạt động của cơ sở trong 03 năm qua; c) Báo cáo những thay đổi của cơ sở trong 03 năm qua. d) Kết quả tự thanh tra. Phụ trách cơ sở (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "31/08/2012", "sign_number": "14/2012/TT-BYT", "signer": "Cao Minh Quang", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-08-KH-UBND-2022-dua-ho-nong-nghiep-len-san-thuong-mai-dien-tu-Ha-Noi-500290.aspx
Kế hoạch 08/KH-UBND 2022 đưa hộ nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 08/KH-UBND Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2022 KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐƯA HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thực hiện các Quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông: số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 về việc ban hành Kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”, số 1369/QĐ-BTTTT ngày 06/9/2021 phê duyệt “Kế hoạch truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của thành phố Hà Nội” như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác nông nghiệp (sau đây gọi chung là hộ SXNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử (TMĐT) theo Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của thành phố Hà Nội, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian; thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. - Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các sàn TMĐT, các tổ chức, doanh nghiệp liên quan phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện Kế hoạch. - Làm tốt công tác truyền thông, thông tin về Kế hoạch trên các phương tiện thông tin: báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại; các nền tảng số, mạng xã hội. II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1. Đối tượng tham gia kế hoạch - Các hộ SXNN tham gia giao dịch mua, bán trên sàn TMĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. - Các sàn TMĐT tham gia kế hoạch để hỗ trợ hộ SXNN quảng bá sản phẩm nông nghiệp, giao dịch bán, mua trên sàn TMĐT theo Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021, bao gồm: + Sàn Postmart.vn - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. + Sàn Voso.vn - Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel. - Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã. - Các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ tham gia phối hợp thực hiện: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Nội dung thực hiện a) Thông tin, tuyên truyền - Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức truyền thông với nhiều hình thức thông qua các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh cơ sở, kênh thông tin đối ngoại của Thành phố, các nền tảng số và mạng xã hội tuyên truyền về Kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của thành phố Hà Nội” và các văn bản liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức truyền thông đến hộ SXNN, người tiêu dùng về đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các chương trình, kế hoạch đã có của các cơ quan, đơn vị. - Các sàn TMĐT: Chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông dài hạn, ngắn hạn về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của thành phố Hà Nội. Bên cạnh việc phối hợp tuyên truyền với các cơ quan nhà nước được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ tại Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 và Quyết định số 1369/QĐ-BTTTT ngày 06/9/2021 phê duyệt Kế hoạch truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, các sàn thương mại điện tử cần chủ động tổ chức triển khai hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả, đưa thông tin đến các hộ sản xuất nông nghiệp để biết, đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử cũng như đưa thông tin đến người tiêu dùng để biết, tiêu thụ sản phẩm. b) Hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cung cấp danh sách các hộ SXNN gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, gửi các sàn TMĐT thực hiện đào tạo, tập huấn, tạo tài khoản, gian hàng trên sàn TMĐT cho các hộ SXNN. - Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã: phối hợp các sàn TMĐT hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT. - Các sàn TMĐT: + Đảm bảo về nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ đáp ứng năng lực vận hành của sàn TMĐT phục vụ các hộ SXNN tham gia giao dịch trên sàn TMĐT. + Đảm bảo an toàn thông tin đối với các hộ SXNN và người tiêu dùng tham gia giao dịch trên sàn TMĐT. + Xây dựng tài liệu hướng dẫn các hộ SXNN đăng ký tài khoản và đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT bằng nhiều hình thức khác nhau. + Đào tạo, hướng dẫn các hộ SXNN về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT. + Xây dựng quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật tác nghiệp cho hộ SXNN trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; thống nhất cách thức đóng gói, bảo quản, giao - nhận, bán hàng. + Triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên sàn TMĐT để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của người tiêu dùng khi mua sản phẩm nông sản. + Tổ chức đào tạo, hướng dẫn theo nhiều hình thức để hỗ trợ hiệu quả các hộ nông dân tham gia giao dịch điện tử. + Đảm bảo cung ứng các nguyên liệu, vật tư đầu vào có thương hiệu và có chính sách ưu đãi cho hộ SXNN phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. + Nghiên cứu phương án, xây dựng mô hình vận hành sàn TMĐT đảm bảo tối ưu hóa khả năng vận hành của sàn TMĐT để đạt hiệu quả cao hơn. + Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan của thành phố Hà Nội để thực hiện Kế hoạch. c) Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: + Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, UBND quận, huyện, thị xã cung cấp thông tin cho các sàn TMĐT gồm: Thông tin về mùa vụ, thời điểm và sản lượng thu hoạch sản phẩm nông sản. + Hướng dẫn các sàn TMĐT triển khai kết nối đồng bộ thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp hiện có của Thành phố đối với các hộ SXNN đảm bảo các sản phẩm được giới thiệu trên sàn TMĐT phải được gắn mã QR để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. + Hỗ trợ thực hiện kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp tham gia tiêu thụ trên các sàn TMĐT; kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm các sản phẩm nông sản. - Sở Công Thương: hỗ trợ sàn TMĐT trong việc thực hiện các thủ tục xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu ra quốc tế, đặc biệt thúc đẩy xuất khẩu thông qua mô hình “TMĐT xuyên biên giới”; hỗ trợ gắn sản phẩm với thương hiệu cụ thể của từng hộ SXNN. - UBND các quận, huyện, thị xã: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các sàn TMĐT để hỗ trợ các hộ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên từng địa bàn. - Các sàn TMĐT: Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp công nghệ, hợp tác với các doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Thành phố giúp người dân tại các địa phương khác trong nước và quốc tế có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng ngay cả trong bối cảnh thành phố Hà Nội thực hiện hạn chế di chuyển do dịch bệnh Covid-19; có chính sách hỗ trợ hộ SXNN mới tham gia sàn TMĐT. d) Hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: + Cung cấp các thông tin hữu ích cho các hộ SXNN như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân. + Tham mưu với UBND Thành phố có chính sách ưu đãi cho hộ SXNN khi mua sắm các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh trên sàn TMĐT. - Sở Công Thương: Hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hỗ trợ, phối hợp với các sàn TMĐT giới thiệu sản phẩm, nguyên liệu đầu vào có thương hiệu, đảm bảo chất lượng và phù hợp cho hộ SXNN phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. đ) Chế độ báo cáo - Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND Thành phố định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công định kỳ 6 tháng và cuối năm (vào ngày 25/6 và 25/12) gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp. - Đối với các sàn TMĐT: tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công và định kỳ báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 1. Năm 2022: các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tập trung công tác thông tin, tuyên truyền; từng bước triển khai các nhiệm vụ: hỗ trợ đưa hộ SXNN được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, VietGAP, GlobalGAP, Nông nghiệp hữu cơ, HACCP lên sàn TMĐT, hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh. 2. Từ năm 2023: đẩy mạnh việc triển khai nhiệm vụ: tiếp tục hỗ trợ đưa hộ SXNN đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông lên sàn TMĐT, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Thông tin và Truyền thông: - Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã, các sàn TMĐT tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch. - Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất. - Yêu cầu các sàn TMĐT đăng ký chỉ tiêu thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả với Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Hà Nội theo quy định. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; phối hợp chặt chẽ với các sàn TMĐT (Sàn Postmart.vn và Sàn Voso.vn) và các cơ quan, đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch. 3. Các sàn TMĐT (Sàn Postmart.vn và Sàn Voso.vn) chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch. Trên đây là Kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của thành phố Hà Nội”. UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Đồng chí Bí thư Thành ủy (để b/c); - Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c); - Chủ tịch UBND Thành phố (để b/c); - T.Trực: HĐND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Ban Tuyên giáo Thành ủy; - Văn phòng Thành ủy; - Văn phòng HĐND Thành phố; - Các Sở, ban, ngành Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Các Doanh nghiệp bưu chính; - Các cơ quan báo chí Thành phố; - Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội; - VPUB: CVP; các PCVP; KGVX, KT, TH, TKBT, TTTHCB; - Lưu: VT, KGVX Dg. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Chử Xuân Dũng
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "07/01/2022", "sign_number": "08/KH-UBND", "signer": "Chử Xuân Dũng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-24-CT-UBND-2014-dam-bao-an-ninh-an-toan-he-thong-thong-tin-co-quan-doanh-nghiep-nha-nuoc-Hai-Phong-256627.aspx
Chỉ thị 24/CT-UBND 2014 đảm bảo an ninh an toàn hệ thống thông tin cơ quan doanh nghiệp nhà nước Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 24/CT-UBND Hải Phòng, ngày 31 tháng 10 năm 2014 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Thực hiện Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến 2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng trong tình hình mới, trong thời gian qua các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thành phố đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức; công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao về an toàn, bảo mật hệ thống thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng như nguy cơ bị tấn công mạng ngày càng lớn thì việc triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin vẫn còn nhiều hạn chế. Đa số cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa xây dựng giải pháp tổng thể về bảo mật, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mà chỉ quan tâm đến khắc phục sự cố. Nguy cơ rò rỉ thông tin từ nhân tố bên trong đang ngày một tăng cao. Đã xảy ra một số vụ việc tội phạm sử dụng công nghệ cao mang tính toàn cầu, không biên giới, gây nguy hại cho kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của thành phố. Để tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu: 1. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm: a) Phối hợp với Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu rõ tầm quan trọng về đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng, chủ động phòng ngừa lộ bí mật nhà nước. b) Chú trọng đầu tư nguồn lực, trang bị và nâng cấp thiết bị kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin mạng; định kỳ 01 năm/01 lần tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với hệ thống mạng nội bộ, các hệ thống mạng thông tin kết nối với đơn vị mình. c) Xây dựng và ban hành quy chế đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của đơn vị mình quản lý. d) Việc khắc phục khi xảy ra sự cố hỏng hóc thiết bị công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm nội bộ, phần mềm thương mại) phải do đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố thiết bị công nghệ thông tin của thành phố hoặc các đơn vị có giấy chứng nhận đủ năng lực chuyên môn về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin thực hiện. Khi phát hiện dấu hiệu hoạt động tấn công mạng vào các mục tiêu quan trọng, bộ phận chứa thông tin, tài liệu bí mật Nhà nước hoặc dấu hiệu chiến tranh không gian mạng, đe dọa tới chủ quyền quốc gia trên không gian mạng phải báo cáo ngay Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông để được kịp thời hướng dẫn, phối hợp trong việc khắc phục, ngăn chặn. 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm: a) Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng, từng bước tự trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết, gương mẫu thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong quản lý, điều hành. b) Quyết liệt chỉ đạo các cá nhân, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin khi tham gia các hệ thống thông tin. c) Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên về việc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị này, cũng như công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. 3. Công an thành phố có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành liên quan: tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng an ninh, an toàn thông tin các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, theo dõi đánh giá tình hình an ninh, an toàn thông tin mạng; điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật các hoạt động lợi dụng thông tin, truyền thông, mạng internet để tấn công mạng, phát tán virút, làm lộ bí mật nhà nước, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch, phương án cảnh báo một số tình huống, cách xử lý, ứng phó khi có sự cố về mất an ninh, an toàn thông tin mạng, lộ bí mật nhà nước tại các cơ quan trọng yếu: Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng, Trung tâm dữ liệu thành phố (do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý), Ủy ban nhân dân các quận huyện, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, thẩm định đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho các hạng mục dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước; d) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Ban Chỉ đạo lực lượng phản ứng nhanh của thành phố để chủ động ứng phó với các hoạt động tấn công mạng. 4. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng, cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và nhân dân về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng. Tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến văn bản của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng bằng nhiều hình thức. b) Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đề xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức về an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng; quản lý và giám sát an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng tại các đơn vị. c) Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, thẩm định, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho các sản phẩm phần mềm nội bộ, phần mềm thương mại thuộc các hạng mục dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước. d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đảm bảo an toàn thông tin của nhà nước và của thành phố, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. e) Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý tốt mạng nội bộ (LAN) tại các đơn vị, mạng diện rộng (WAN) của thành phố, mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức. f) Phối hợp với Công an thành phố định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch diễn tập tình huống và cách xử lý, ứng phó khi có sự cố về mất an ninh, an toàn - thông tin. g) Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn bộ phận trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông sẵn sàng ứng cứu, ứng phó nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng, các sự cố về mạng trên phạm vi toàn thành phố; là đầu mối của thành phố tiếp nhận yêu cầu, xử lý các vấn đề sự cố hỏng hóc về thiết bị công nghệ thông tin (phần cứng, phần mạng, phần mềm nội bộ, phần mềm thương mại) từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong thành phố đảm bảo yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin cho thiết bị sau khi sửa chữa, khắc phục. h) Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành các cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật, quản trị mạng về làm việc cho thành phố; chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức chương trình đào tạo, tập huấn về an ninh, an toàn thông tin mạng; đầu tư nâng cấp các thiết bị, phần mềm cần thiết để phòng chống tấn công mạng, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng. i) Định kỳ hàng năm triển khai kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, xử lý hệ thống máy tính các cơ quan Đảng, Nhà nước thành phố; triển khai kế hoạch rà quét, khắc phục các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống cổng Thông tin điện tử, các trang Thông tin điện tử trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành phố; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm với Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả triển khai thực hiện kế hoạch nêu trên. 6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng. 7. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Cổng thông tin điện tử thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị này và các quy định quản lý nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng. 8. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet có trách nhiệm chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng đối với hạ tầng kết nối internet; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện đối tượng vi phạm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng. Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc các đơn vị thông báo kịp thời về Công an thành phố, Sở thông tin và Truyền thông để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Các Bộ: Công an, TTTT; - TTTU, TT HĐND thành phố; - CT, các PCT UBND thành phố; - Đoàn đại biểu QH Hải Phòng; - Các Sở, ban, ngành TP; - UBND các quận, huyện; - Các DN nhà nước TP; - Các DN viễn thông; - Đài PT&TH HP, Báo HP, Báo ANHP, Cổng TTĐT TP; - CPVP; - Các CV UBND TP; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Khắc Nam
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "31/10/2014", "sign_number": "24/CT-UBND", "signer": "Lê Khắc Nam", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-06-2011-TT-BTP-huong-dan-cong-tac-thi-dua-khen-thuong-119869.aspx
Thông tư 06/2011/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng
BỘ TƯ PHÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 06/2011/TT-BTP Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2011 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH TƯ PHÁP Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, áp dụng pháp luật 1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đối tượng thi đua, khen thưởng, tổ chức phát động phong trào thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, thủ tục đề nghị khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng khoa học, sáng kiến; cụm, khu vực thi đua và Quỹ Thi đua - Khen thưởng trong Ngành Tư pháp. 2. Công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 (sau đây gọi là Luật Thi đua, Khen thưởng); Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây gọi là Nghị định số 42/2010/NĐ-CP); Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 02/2011/TT-BNV); Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều 2. Đối tượng thi đua và khen thưởng 1. Đối tượng thi đua thường xuyên gồm: a) Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; b) Các Cục Thi hành án dân sự; Chi cục Thi hành án dân sự; c) Các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; d) Các tập thể nhỏ trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Cục Thi hành án dân sự, các Sở Tư pháp; đ) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản này, kể cả công chức đang trong thời gian tập sự, nhân viên hợp đồng không xác định thời hạn, nhân viên hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên; công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn. 2. Trong trường hợp tổ chức phong trào thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề thì tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua, ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, đối tượng thi đua còn bao gồm những cá nhân, tập thể khác hoạt động trong các lĩnh vực quản lý của Ngành Tư pháp và được xác định cụ thể trong kế hoạch phát động phong trào thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề của Bộ,Ngành. 3. Đối tượng khen thưởng gồm: a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này; b) Cá nhân thuộc đối tượng được khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” được quy định tại Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; c) Cá nhân, tập thể thuộc tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn Điều lệ; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án Quân khu và tương đương; tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, giám định tư pháp, thừa phát lại, bán đấu giá tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm; cơ quan, tổ chức nước ngoài, cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài và các cá nhân, tập thể khác có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp. Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng Công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp được thực hiên theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 Luật Thi đua, Khen thưởng; Điều 3, Điều 4 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và các nguyên tắc sau đây: 1. Bảo đảm khách quan, dân chủ, thực chất và kịp thời; 2. Công tác thi đua phải được duy trì thường xuyên, nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu, các biện pháp tổ chức phong trào thi đua phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ, Ngành và của từng cơ quan, đơn vị; 3. Thực hiện phân cấp, tăng cường trách nhiệm gắn với quyền hạn của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng, bảo đảm phù hợp và đồng bộ với việc phân cấp quản lý về công tác tổ chức, cán bộ và tài chính hiện hành; 4. Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Ban thường vụ các tỉnh, thành ủy và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng 1. Bộ trưởng tổ chức phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của toàn Ngành, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp. 2. Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu, phối hợp với đơn vị có liên quan thuộc Bộ đề xuất với Bộ trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua; hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong Ngành; thẩm định hồ sơ thi đua, khen thưởng trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Tư pháp xét, trình Bộ trưởng tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật. 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Chủ trì, phối hợp với cấp uỷ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong cơ quan, đơn vị xác định nội dung, chỉ tiêu, các biện pháp tổ chức phong trào thi đua phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, đối tượng quản lý và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; b) Chủ động tổ chức phát động, triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong cơ quan, đơn vị; c) Phát hiện, bình xét, lựa chọn các cá nhân, tập thể thuộc phạm vi quản lý có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật. d) Tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các trường hợp khen thưởng khi được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành yêu cầu; tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành khi được mời tham dự. 4. Cơ quan đại diện của Bộ Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ thi đua – Khen thưởng, Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các trường hợp khen thưởng các cơ quan tư pháp, thi hành án dân sự khu vực phía Nam theo yêu cầu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành. 5. Các cơ quan thông tin, báo chí, xuất bản của Ngành Tư pháp có nhiệm vụ tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng, phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp. 6. Cá nhân, tập thể được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định của Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan về thi đua, khen thưởng. Chương II TỔ CHỨC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA Điều 5. Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua 1. Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và điểm 1, Mục I Thông tư số 02/2011/TT-BNV. 2. Phát động phong trào thi đua: a) Hàng năm Bộ trưởng phát động phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề trong toàn Ngành Tư pháp; b) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung phong trào thi đua do Bộ Tư pháp phát động và điều kiện, đặc điểm cụ thể của cơ quan, đơn vị để xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề và tổ chức phát động phong trào thi đua đối với cá nhân, tập thể thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị; c) Việc tổ chức phong trào thi đua phải căn cứ vào đặc điểm công tác, nghề nghiệp, mô hình tổ chức, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp. Hình thức tổ chức phát động thi đua phải thiết thực, đa dạng, phong phú, có sức lôi cuốn nhiều người hăng hái tham gia; coi trọng công tác tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của phong trào thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Trường hợp cá nhân, tập thể hoàn thành trước hoặc vượt mức chỉ tiêu thi đua thì được biểu dương, khen thưởng kịp thời. Điều 6. Đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua 1. Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cho các cá nhân, tập thể đăng ký phấn đấu thực hiện các nội dung, chỉ tiêu, danh hiệu thi đua và gửi bản đăng ký thi đua về Vụ Thi đua - Khen thưởng chậm nhất là ngày 28 tháng 02 hàng năm. 2. Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức cho cá nhân, tập thể, gồm cả các Chi cục trực thuộc đăng ký thi đua và gửi 01 bản đăng ký thi đua về Vụ Thi đua - Khen thưởng và 01 bản về Tổng cục Thi hành án dân sự chậm nhất là ngày 28 tháng 02 hàng năm. 3. Các cụm, khu vực thi đua tổ chức ký giao ước thi đua thể hiện quyết tâm hưởng ứng, thực hiện phong trào thi đua do Bộ Tư pháp phát động và xác định rõ các chỉ tiêu, nội dung, biện pháp và các danh hiệu thi đua phải thông qua cụm, khu vực bình xét; gửi bản ký giao ước thi đua về Vụ Thi đua - Khen thưởng chậm nhất là ngày 15 tháng 3 hàng năm. 4. Đối với phong trào thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề, nhằm thực hiện một chương trình, đề án lớn hoặc hưởng ứng một cuộc vận động, các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch và đăng ký thi đua theo kế hoạch phát động của Bộ Tư pháp. Điều 7. Các danh hiệu thi đua 1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”. 2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”. Điều 8. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đối với cá nhân 1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” và “Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp” được xét hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 21 và 22 Luật Thi đua, Khen thưởng; khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 14 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm 2, Mục I Thông tư số 02/2011/TT-BNV. Việc xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” và “Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp” phải được cụm hoặc khu vực thi đua bình xét, đề nghị. 2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. “Chiến sỹ thi đua cơ sở” là cá nhân tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác của cơ quan, đơn vị. 3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” a) Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét công nhận hàng năm vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, Khen thưởng. Trong năm, cá nhân có đăng ký thi đua, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, bao gồm hoàn thành số lượng, chất lượng và tiến độ, thì được xét công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Cá nhân đạt danh hiệu “ Lao động tiên tiến ” phải là người đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, công tác, được bình xét, lựa chọn trong số những người hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trường hợp phụ nữ nghỉ thai sản theo quy định pháp luật về chế độ nghỉ thai sản và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, những người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”; b) Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”: không đăng ký thi đua; mới tuyển dụng dưới 10 tháng; nghỉ làm việc từ 40 ngày làm việc trở lên trong năm; bị xử phạt hành chính trong thực hiện nhiệm vụ; đang trong thời gian bị kỷ luật từ khiển trách trở lên; c) Cá nhân được cử đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Cá nhân được cử đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến”, để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác; d) Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ trong trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên. Điều 9. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với tập thể 1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” và “Cờ thi đua Ngành Tư pháp” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 và 26 Luật Thi đua, Khen thưởng, khoản 2 và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm 2, Mục I Thông tư số 02/2011/TT-BNV. Tập thể được xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” phải là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc, được lựa chọn trong số các tập thể đã được xét tặng “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”, dẫn đầu về từng lĩnh vực, ngành, nghề trong toàn quốc, có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập và số lượng đề nghị không quá 20% tổng số những tập thể được xét tặng “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”. Tập thể được xét tặng “Cờ thi đua Ngành Tư pháp” phải là tập thể tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ. Cụm hoặc khu vực thi đua họp bình xét, đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” và “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”. 2. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm công tác cho những tập thể tiêu biểu được lựa chọn trong các tập thể Lao động tiên tiến đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thi đua, Khen thưởng và có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên theo quy định của Luật cán bộ, công chức hoặc hình thức chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng trở lên theo quy định của Bộ luật Lao động. 3. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm công tác cho tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong các tập thể hoàn thành nhiệm vụ đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thi đua, Khen thưởng và phải có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên. Chương III HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG Điều 10. Hình thức tổ chức khen thưởng 1. Khen thưởng thường xuyên là hình thức khen thưởng được tiến hành hàng năm cho cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc sau khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, chương trình công tác hàng năm hoặc nhiều năm. 2. Khen thưởng theo đợt hoặc theo chuyên đề là hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc sau khi kết thúc một đợt thi đua, chương trình hoặc một chuyên đề công tác do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Ngành phát động. 3. Khen thưởng đột xuất là hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể đã đạt được thành tích đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân và của nhà nước. Thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà cá nhân, tập thể phải đảm nhiệm. 4. Khen thưởng quá trình cống hiến là hình thức khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng và giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Ngành Tư pháp. 5. Khen thưởng đối ngoại là hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài đã có thành tích, có công đóng góp xây dựng và phát triển Ngành Tư pháp. Điều 11. Hình thức khen thưởng 1. Hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: a) Huân chương, Huy chương Hữu nghị; b) Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; c) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 2. Hình thức khen thưởng của Ngành Tư pháp : a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp”; b) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; c) Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng, của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự. Điều 12. Tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng 1. Tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm 2, Mục II Thông tư số 02/2011/TT-BNV. 2. Tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng của Ngành Tư pháp: a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” được thực hiện theo Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; b) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được tặng cho cá nhân, tập thể thuộc các đối tượng thi đua quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và 2 Điều 72 Luật Thi đua, Khen thưởng và khoản 2 và khoản 3 Điều 49 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; cá nhân, tập thể lập thành tích xuất sắc đột xuất hoặc được bình xét thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề hoặc khi kết thúc một cuộc vận động do Bộ phát động có tác dụng giáo dục, học tập trong toàn Ngành; c) Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng, của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tặng cho cá nhân, tập thể đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 75 của Luật Thi đua, Khen thưởng; cá nhân tập thể, có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc được bình xét thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề hoặc khi kết thúc một cuộc vận động do cơ quan, đơn vị phát động, có tác dụng giáo dục, học tập trong cơ quan, đơn vị. Chương IV THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG Điều 13. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng 1. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: Huân chương, Huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, Danh hiệu vinh dự Nhà nước; “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được thực hiện theo quy định tại các Điều 77, 78, 79, 80 Luật Thi đua, Khen thưởng và điểm 3, Mục I Thông tư số 02/2011/TT-BNV. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”, “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Ngành Tư pháp”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp”; quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” cho cá nhân, tập thể các đơn vị thuộc Bộ không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản, không có con dấu riêng. 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” và Giấy khen. 4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” và Giấy khen cho tập thể là Cục Thi hành án dân dân sự, cho cá nhân là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và cá nhân, tập thể thuộc cơ quan Tổng cục Thi hành án dân sự. 5. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” và Giấy khen cho cá nhân, tập thể thuộc cơ quan Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc, trừ tập thể, cá nhân quy định tại khoản 4 Điều này. 6. Giám đốc Sở Tư pháp quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các cá nhân, tập thể thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 14. Tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng 1. Nghi thức tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ” và “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 2. Việc tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để biểu dương, tôn vinh gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến, phải đảm bảo trang trọng, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí; khi tổ chức cần kết hợp vào dịp Hội nghị tổng kết công tác của Ngành, của cơ quan, đơn vị hoặc lồng ghép với các nội dung khác để tiết kiệm thời gian và chi phí. 3. Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về việc tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. 4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của mình và được Bộ trưởng ủy quyền trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Ngành. Điều 15. Thủ tục và hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng 1. Thủ tục và hồ sơ đề nghị xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định từ Điều 53 đến Điều 65 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP; điểm 4 Mục III Thông tư số 02/2011/TT-BNV. Ngoài số lượng văn bản trong hồ sơ gửi cho cấp có thẩm quyền theo quy định, thì cơ quan, đơn vị phải gửi thêm 01 bản để lưu tại Bộ Tư pháp. 2. Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp: “Tập thể lao động xuất sắc”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”, “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”, “Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp” gồm: a) Tờ trình đề nghị Bộ trưởng của thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp (theo mẫu số 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng (theo mẫu số 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng có nhận xét, xác nhận của thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp (theo các mẫu số 4, 5, 6, 7 và mẫu số 11 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); c) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen (theo mẫu số 12 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); d) Tờ trình đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen; đ) Báo cáo tóm tắt về nội dung đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm, các giải pháp trong công tác và quản lý được Hội đồng khoa học, sáng kiến của cơ quan, đơn vị xác nhận đối với trường hợp đề nghị “Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp”; tờ trình kèm theo Biên bản Hội nghị tổng kết và biên bản kiểm phiếu bình xét, đề nghị của cụm hoặc khu vực thi đua đối với trường hợp đề nghị “Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp”; “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”; ý kiến của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đối với trường hợp đề nghị khen thưởng tổ chức, cá nhân người nước ngoài. 3. Hồ sơ đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là Giấy khen, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến” gồm: a) Văn bản đề nghị của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cá nhân, tập thể được xét khen thưởng kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng (theo mẫu số 3 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở; c) Tờ trình đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở; d) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng có nhận xét xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp; đ) Bản báo cáo tóm tắt nội dung sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới được Hội đồng sáng kiến cơ sở xác nhận đối với trường hợp đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. 4. Hồ sơ trong trường hợp thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản, không có con dấu riêng đề nghị Bộ trưởng tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” gồm: Tờ trình Bộ trưởng của thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ và các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều này. 5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm: a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của cấp trình khen, kèm theo danh sách cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng (theo mẫu số 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). b) Bản tóm tắt thành tích của cấp quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản (theo mẫu số 6 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng trong trường hợp việc khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên khích lệ quần chúng; cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác, lao động, học tập; thành tích, công trạng rõ ràng. Điều 16. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng 1. Khi báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng phải bám sát tiêu chuẩn, bảo đảm nội dung và hình thức của báo cáo phải phù hợp với từng hình thức khen thưởng. 2. Cơ quan, đơn vị trình khen theo tiêu chuẩn nào thì báo cáo thành tích theo tiêu chuẩn đó; hồ sơ đề nghị khen thưởng phải phù hợp với hình thức khen thưởng. Báo cáo thành tích phải có đủ các căn cứ để đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BNV và Thông tư này. 3. Nội dung báo cáo thành tích thực hiện theo các mẫu từ số 4 đến số 11 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; đối với cơ quan thi hành án dân sự nêu cụ thể chỉ tiêu đạt được về việc, về tiền, về giảm án tồn đọng so với kế hoạch giao, so với năm trước hoặc lần khen thưởng trước. Điều 17. Thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng 1. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì thời gian gửi hồ sơ kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) được quy định như sau: a) Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là ngày 31 tháng 10 hàng năm; b) Các Cục Thi hành án dân sự gửi hồ sơ kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng về Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì, phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng và các đơn vị có liên quan xem xét, tổng hợp trình Bộ trưởng bằng văn bản, kèm theo hồ sơ, danh sách có tóm tắt thành tích của các cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất là ngày 15 tháng 11 hàng năm; c) Các cụm, khu vực thi đua chậm nhất là ngày 15 tháng 11 hàng năm; d) Trường hợp khen thưởng theo đợt, theo chuyên đề thì thời gian gửi hồ sơ theo văn bản hướng dẫn hoặc kế hoạch phát động của Bộ. 2. Đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) được quy định như sau: a) Đối với “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, chậm nhất là ngày 15 tháng 4 năm sau. Đối với “Cờ thi đua của Chính phủ”, chậm nhất là ngày 15 tháng 3 năm sau; đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, chậm nhất là ngày 15 tháng 9 hàng năm. b) Đối với Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” và các hình thức khen thưởng thường xuyên khác cấp Nhà nước, chậm nhất là ngày 15 tháng 5 hàng năm; đối với cơ sở đào tạo thuộc Bộ chậm nhất là ngày 15 tháng 9 hàng năm. 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng quyết định thời gian gửi hồ sơ thi đua khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của mình. Điều 18. Tuyến trình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng 1. Cấp chủ trì phát động các đợt thi đua là cấp lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Tuyến trình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và điểm 1, Mục III Thông tư số 02/2011/TT-BNV. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”cho cá nhân, tập thể thuộc Bộ quản lý. 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trình Bộ trưởng xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định đối với cá nhân, tập thể thuộc phạm vi quản lý của mình. 4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định đối với Tổng cục Thi hành án dân sự, cá nhân, tập thể thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. 5. Vụ Hợp tác quốc tế trình Bộ trưởng xét khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có thành tích xuất sắc tiêu biểu đóng góp cho Ngành Tư pháp. 6. Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”cho tập thể, cá nhân thuộc Sở Tư pháp quản lý. Giám đốc Sở Tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xét tặng “Cờ thi đua Ngành Tư pháp” cho tập thể Sở; “Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp” cho cá nhân là lãnh đạo Sở; “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp” cho cá nhân, tập thể thuộc phạm vi Sở quản lý có thành tích xuất sắc tiêu biểu; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho cá nhân có thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Ngành Tư pháp theo quy định. 7. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng trình đề nghị thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự xét tặng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định. Điều 19. Xét đề nghị khen thưởng 1. Căn cứ vào thành tích thi đua trong năm, tập thể, cá nhân được xem xét tặng danh hiệu thi đua bằng hoặc thấp hơn danh hiệu thi đua đã đăng ký, nếu không đạt các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đó. Trường hợp tập thể, cá nhân có thành tích thi đua trong năm vượt các tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua đã đăng ký đầu năm thì được xem xét tặng danh hiệu thi đua cao hơn tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của thành tích đã đạt được. 2. Đối với hình thức khen thưởng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập” các hạng, danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng Lao động” và khen thưởng các hình thức cấp Nhà nước khác cho các trường hợp cán bộ thuộc diện Ban cán sự Đảng quản lý, sau khi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét, cho ý kiến, Vụ Thi đua - Khen thưởng báo cáo xin ý kiến Ban cán sự Đảng trước khi Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước quyết định. 3. Đối với việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể các đơn vị thuộc Bộ, thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ hoàn thiện hồ sơ gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xem xét và trình Bộ trưởng. 4. Đối với việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét, tổng hợp trình Bộ trưởng bằng văn bản kèm theo hồ sơ, danh sách có tóm tắt thành tích của cá nhân, tập thể được Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đề nghị gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xem xét và trình Bộ trưởng. 5. Đối với việc xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua Ngành Tư pháp” cho tập thể Sở Tư pháp, “Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp” cho Lãnh đạo Sở Tư pháp, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp” cho các tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp hoàn thiện hồ sơ gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xem xét và trình Bộ trưởng. 6. Văn phòng Bộ đề xuất các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với Lãnh đạo Bộ, hoàn thiện hồ sơ gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xem xét và trình Bộ trưởng. 7. Đối với hình thức tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho cá nhân, tập thể quy định tại điểm c khoản 3 Điều 2 của Thông tư này và cho cá nhân, tập thể ngoài Ngành, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao quản lý, theo dõi hoặc có quan hệ trực tiếp hoàn thiện hồ sơ gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xem xét và trình Bộ trưởng. 8. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng hoàn thiện hồ sơ gửi Tổ chức giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở xem xét và trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Điều 20. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình khen thưởng 1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm gửi hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn quy định, Vụ Thi đua - Khen thưởng tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Đối với hồ sơ không đầy đủ, không đúng quy định nếu còn thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Thi đua - Khen thưởng có văn bản gửi cho đơn vị trình và xác định rõ thời hạn hoàn thiện hồ sơ gửi lại cho Vụ Thi đua - Khen thưởng. 2. Đối với các trường hợp hồ sơ đúng quy định, Vụ Thi đua - Khen thưởng thẩm định hồ sơ chậm nhất kể từ khi tiếp nhận là 15 ngày đối với hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp”; 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị xét tặng Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua Ngành Tư pháp, Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động các hạng; 45 ngày đối với hồ sơ đề nghị xét tặng Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng. Các thời hạn nêu trên không áp dụng trong trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định. 3. Chậm nhất sau 5 ngày, kể từ ngày Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Tư pháp họp xét hoặc lấy ý kiến các thành viên, Vụ Thi đua - Khen thưởng phải hoàn tất các thủ tục theo quy định để trình Bộ trưởng, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định. Điều 21. Hiệp y khen thưởng 1. Bộ Tư pháp thực hiện hiệp y khen thưởng theo đề nghị của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. 2. Khi nhận được công văn đề nghị hiệp y của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm soạn thảo văn bản hiệp y, lấy ý kiến Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành Tư pháp, các đơn vị có liên quan và Thứ trưởng phụ trách cơ quan, đơn vị, địa phương. 3. Vụ Thi đua - Khen thưởng tổng hợp các ý kiến tham gia và hoàn chỉnh dự thảo văn bản hiệp y, trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách xem xét, quyết định. Điều 22. Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng 1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ, ghi sổ, thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; thực hiện bàn giao hồ sơ khen thưởng cho Phòng Lưu trữ, Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật hiện hành về lưu trữ. 2. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ, ghi sổ, thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của các cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị mình. Các quyết định về thi đua, khen thưởng của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng phải gửi cho Vụ Thi đua - Khen thưởng chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký ban hành quyết định. 3. Hồ sơ thi đua, khen thưởng được lưu trữ trên giấy và lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật. Chương V HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG, HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN, CỤM VÀ KHU VỰC THI ĐUA Điều 23. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Tư pháp 1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập và chỉ định các thành viên. 2. Thành viên của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành Tư pháp gồm: a) Chủ tịch là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công; b) Phó Chủ tịch Thường trực là Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, một số Phó Chủ tịch và ủy viên do Bộ trưởng chỉ định. c) Thường trực Hội đồng gồm có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành Tư pháp có thể mời một số đại biểu có liên quan tham dự các cuộc họp của Hội đồng; các đại biểu mời được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết tại cuộc họp của Hội đồng. 3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành Tư pháp là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng về công tác thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp; xem xét đề nghị Bộ trưởng tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành Tư pháp làm việc theo quy chế hoạt động do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành. Điều 24. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở 1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở của Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập và chỉ định các thành viên. Tùy thuộc cơ cấu tổ chức và số lượng công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, số lượng thành viên của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ sở có thể là 3,5,7,9 hoặc 11 thành viên với cơ cấu các thành viên gồm: a) Chủ tịch là thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan, đơn vị; b) Phó Chủ tịch là người đứng đầu tổ chức giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; c) Các Ủy viên là đại diện cấp ủy, tổ chức Công đoàn và các thành viên khác là trưởng các đơn vị chuyên môn trực thuộc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị lựa chọn, chỉ định. Trường hợp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở có 9 hoặc 11 thành viên thì chỉ định 2 hoặc 3 Phó Chủ tịch, trong đó người đứng đầu tổ chức giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch Thường trực; Thường trực Hội đồng gồm có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở có thể mời một số đại biểu có liên quan tham dự cuộc họp của Hội đồng cơ sở; các đại biểu mời dự họp được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết tại cuộc họp của Hội đồng. 2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồng ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ sở làm việc theo Quy chế hoạt động do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành. 3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Tổ chức phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phong trào thi đua trong lĩnh vực, nhiệm vụ quản lý của cơ quan, đơn vị, đảm bảo cho phong trào phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, đúng hướng, thiết thực và có hiệu quả; b) Bình xét, lựa chọn những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua, trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn theo quy định; c) Tổng kết, sơ kết phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị, từ đó đề xuất với thủ trưởng cơ quan, đơn vị về kế hoạch tổ chức, phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong cơ quan, đơn vị; d) Thực hiện các nhiệm vụ khác được thủ trưởng cơ quan, đơn vị giao. Điều 25. Hội đồng khoa học, sáng kiến Ngành Tư pháp 1. Hội đồng khoa học, sáng kiến Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập và chỉ định các thành viên. 2. Thành viên của Hội đồng khoa học, sáng kiến gồm: a) Chủ tịch là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công; b) Phó Chủ tịch là Vụ trưởng vụ Thi đua - Khen thưởng; c) Các ủy viên là Viện trưởng Viện khoa học pháp lý và thủ trưởng một số đơn vị khác thuộc Bộ, có năng lực, trình độ về quản lý, nghiên cứu khoa học, đánh giá, thẩm định sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng công nghệ mới, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp lựa chọn và quyết định. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng mời một số chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham gia; các đại biểu mời được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết tại cuộc họp của Hội đồng. 2. Hội đồng khoa học, sáng kiến Ngành Tư pháp có nhiệm vụ xem xét, đánh giá, công nhận sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng công nghệ mới làm cơ sở xét, đề nghị Bộ trưởng quyết định tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp” hoặc trình Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”. Hội đồng khoa học, sáng kiến Ngành Tư pháp làm việc theo Quy chế hoạt động do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành. Điều 26. Hội đồng sáng kiến cơ sở 1. Hội đồng sáng kiến cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập gồm các thành viên sau đây: a) Chủ tịch là thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan, đơn vị; b) Phó Chủ tịch là đại diện lãnh đạo của tổ chức giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; c) Các ủy viên do thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ định gồm những thành viên có trình độ quản lý chuyên môn, có năng lực đánh giá, thẩm định các sáng kiến cải tiến hoặc các giải pháp, đề tài trong quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. 2. Hội đồng sáng kiến cơ sở làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồng ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định. 3. Hội đồng sáng kiến cơ sở có nhiệm vụ giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá, công nhận các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng công nghệ mới, làm cơ sở xét, đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và đề nghị cấp trên tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Hội đồng sáng kiến cơ sở làm việc theo Quy chế hoạt động do thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành. Điều 27. Cụm thi đua, khu vực thi đua 1. Căn cứ đặc điểm về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, phạm vi hoạt động của các đơn vị, Bộ trưởng quyết định thành lập các cụm thi đua của các đơn vị thuộc Bộ. 2. Căn cứ đặc điểm, điều kiện cụ thể theo khu vực, Bộ trưởng quyết định thành lập các khu vực thi đua của các Sở Tư pháp và các Cục Thi hành án dân sự. 3. Cụm, khu vực thi đua có chức năng tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng và tổ chức phát động, triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của cụm, khu vực thi đua. 4. Trưởng cụm, Trưởng khu vực thi đua lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của cụm, khu vực thi đua và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cụm, khu vực thi đua, chủ trì và kết luận các Hội nghị của cụm, khu vực thi đua. Bộ trưởng quyết định cử trưởng và phó trưởng cụm, khu vực thi đua theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Chánh Văn phòng Bộ. Điều 28. Nhiệm vụ của cụm, khu vực thi đua 1. Tổ chức phát động, ký giao ước thi đua thể hiện quyết tâm hưởng ứng, thực hiện phong trào thi đua do Bộ phát động, đồng thời đề ra các chỉ tiêu, nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện nhằm phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đúng hướng, có hiệu quả phong trào thi đua của cụm, khu vực thi đua. 2. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua hàng năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ tổ chức phong trào thi đua của cụm, khu vực thi đua; chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các mô hình mới, các điển hình tiên tiến trong cụm, khu vực. 3. Thống nhất đánh giá hiệu quả, tác dụng của phong trào thi đua, chấm điểm, xếp hạng các cơ quan, đơn vị trong cụm, khu vực theo tiêu trí xếp hạng và chấm điểm thi đua của Bộ. 4. Bình chọn, suy tôn đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong cụm, khu vực, để đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua Ngành Tư pháp”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Chiến sỹ thi đua Ngành Tư pháp” và “Anh hùng Lao động”. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao. Chương VI QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Điều 29. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng 1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định mức trích lập Quỹ thi đua, khen thưởng hàng năm của Ngành Tư pháp và của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ với mức tối đa bằng 20% tổng Quỹ tiền lương theo ngạch bậc của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm của số lao động hợp đồng trả lương theo thang bảng lương do nhà nước quy định trừ Quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. 2. Hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện Quỹ thi đua, khen thưởng năm trước, dự kiến tổng mức chi thi đua, khen thưởng năm hiện hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định mức trích lập Quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp từ dự toán chi ngân sách được giao cho các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Bộ quản lý. Các đơn vị dự toán thuộc Bộ có trách nhiệm chuyển số tiền thi đua, khen thưởng của đơn vị vào tài khoản Quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm trích lại số tiền thi đua, khen thưởng của các đơn vị dự toán trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự giao cho Văn phòng Tổng cục để Văn phòng Tổng cục chuyển vào tài khoản Quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp. 3. Bộ Tư pháp khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài Ngành hỗ trợ, đóng góp để bổ sung, xây dựng và phát triển Quỹ thi đua, khen thưởng. Điều 30. Quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng 1. Quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp có tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng làm chủ tài khoản. Người được ký ủy quyền chủ tài khoản là Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng; được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật. 2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng tổ chức thực hiện phong trào thi đua và quyết định tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền thì chi tiền thi đua, khen thưởng từ Quỹ thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị mình. Đối với đơn vị thuộc Bộ không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản, không có con dấu riêng thì Văn phòng Bộ chi tiền thi đua, khen thưởng từ Quỹ thi đua, khen thưởng của Văn phòng Bộ. 3. Quỹ thi đua, khen thưởng Ngành Tư pháp chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua của toàn Ngành; chi tiền thưởng cho cá nhân, tập thể được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng. Điều 31. Sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng Quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp và Quỹ thi đua khen thưởng của các đơn vị dự toán thuộc Bộ và các Cục Thi hành án dân sự được sử dụng vào các mục đích sau đây: 1. Chi cho việc in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm kỷ niệm chương, cờ thi đua, khung bằng khen. 2. Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng. 3. Chi cho công tác tổ chức phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và họp bình xét thi đua, khen thưởng; đảm bảo không vượt quá 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành Tư pháp; Quỹ thi đua, khen thưởng của các đơn vị dự toán thuộc Bộ. 4. Việc thưởng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương quy định tại các Điều 71, 72, 73, 75 và 76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CPđược áp dụng theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 68 của Nghị định này. 5. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể, cá nhân người nước ngoài được tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì được tặng kèm theo tặng phẩm lưu niệm có giá trị tương đương với mức tiền thưởng quy định cho danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đó. 6. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng hướng dẫn chi tiết việc trích lập Quỹ thi đua, khen thưởng hàng năm và quản lý, sử dụng, quyết toán Quỹ thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 32. Trách nhiệm thi hành 1. Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. 2. Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu, giúp Bộ trưởng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. 3. Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện thanh tra về công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp, kịp thời tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng, Giám đốc Sở giải quyết kịp thời các vi phạm, khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật. 4. Trưởng cụm, trưởng khu vực thi đua, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai kịp thời Thông tư này; định kỳ 6 tháng tiến hành sơ kết, gửi báo cáo về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm đối với các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 15 tháng 7 hàng năm đối với các cụm, khu vực thi đua; định kỳ hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, gửi báo cáo và hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng về Bộ Tư pháp theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này. Điều 33. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2011; bãi bỏ Thông tư số 07/2006/TT-BTP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp; Thông tư số 08/2007/TT-BTP ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng trong Ngành Tư pháp. 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những điểm chưa phù hợp, thì thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tư pháp qua Vụ Thi đua – Khen thưởng để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./. BỘ TRƯỞNG Hà Hùng Cường FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "07/03/2011", "sign_number": "06/2011/TT-BTP", "signer": "Hà Hùng Cường", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-154-2007-TT-BTC-huong-dan-xac-dinh-nhu-cau-nguon-phuong-thuc-chi-dieu-chinh-muc-luong-toi-thieu-chung-CBCNVC-LLVT-dieu-chinh-tro-cap-CB-xa-61035.aspx
Thông tư 154/2007/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu nguồn phương thức chi điều chỉnh mức lương tối thiểu chung CBCNVC LLVT điều chỉnh trợ cấp CB xã mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH --------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 154/2007/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2007 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ ĐÃ NGHỈ VIỆC NĂM 2008 Căn cứ Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; Căn cứ Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17/12/2007 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang năm 2008 theo quy định tại Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17/12/2007 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây gọi là Nghị định 166/2007/NĐ-CP , Nghị định 184/2007/NĐ-CP) như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 166/2007/NĐ-CP đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, các dự án, các cơ quan tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam có cán bộ, công chức, viên chức được Nhà nước cử đến làm việc thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo bảng lương do Nhà nước quy định; phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ không chuyên trách ở xã) và điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi là cán bộ xã đã nghỉ việc) theo quy định tại Nghị định 184/2007/NĐ-CP ; phụ cấp cho nhân viên thú y cấp xã theo công văn số 1569/TTg-NN ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Căn cứ quy định tại Nghị định 166/2007/NĐ-CP , Nghị định 184/2007/NĐ-CP , các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và tổng hợp nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc, điều chỉnh mức phụ cấp của cán bộ không chuyên trách ở xã của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc gửi Bộ Tài chính theo quy định cụ thể tại Thông tư này. 3. Các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm xác định, bố trí nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và nguồn hỗ trợ của ngân sách (nếu có) để thực hiện chi trả tiền lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình và trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc đúng chế độ quy định và theo các quy định tại Thông tư này. 4. Công tác thực hiện, kế toán và quyết toán kinh phí điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc thực hiện theo đúng chế độ quy định và các quy định cụ thể tại Thông tư này. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ: 1. Về xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định 166/2007/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo quy định tại Nghị định 184/2007/NĐ-CP (sau đây gọi là nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP): a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và số cán bộ xã đã nghỉ việc để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/01/2008) và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt). Riêng số lượng cán bộ không chuyên trách ở xã để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương được căn cứ chức danh quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP, mỗi chức danh được hỗ trợ từ ngân sách trung ương không quá 1 cán bộ. Đối với số biên chế tăng thêm trong năm 2008 so với số biên chế tại thời điểm báo cáo (nếu có), nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP của số biên chế này được các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết hoặc tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm sau. Đối với số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP của số biên chế này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) cụ thể của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định tương tự như đã quy định tại tiết 1.1.1, 1.1.2 điểm 1.1 khoản 1 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Thông tư số 02/2005/TT-BTC). b) Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP nêu tại Thông tư này được xác định căn cứ vào mức lương cơ bản theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp bằng số tiền tuyệt đối) và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và mức tiền lương tối thiểu chung tăng thêm quy định tại Nghị định 166/2007/NĐ-CP so với Nghị định 94/2006/NĐ-CP theo số biên chế quy định tại điểm a nêu trên. Đối với nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm cả kinh phí tăng thêm đối với trợ cấp của cán bộ xã đã nghỉ việc, cán bộ không chuyên trách ở xã; hoạt động phí tăng thêm của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; kinh phí tăng thêm tiền lương của giáo viên mầm non xã, phường, thị trấn ngoài biên chế, kinh phí tăng thêm tiền lương của cán bộ y tế xã trong định biên do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; kinh phí hỗ trợ để chi trả cho nhân viên thú y cấp xã bằng 1/3 mức lương tối thiểu hiện hành. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP đối với cán bộ không chuyên trách ở xã được xác định căn cứ vào mức phụ cấp quy định tại Nghị định 166/2007/NĐ-CP (180.000 đồng/tháng) tăng thêm so mức quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP (150.000 đồng/tháng) trên cơ sở số lượng cán bộ quy định tại điểm a khoản 1 mục II Thông tư này. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 184/2007/NĐ-CP đối với cán bộ xã đã nghỉ việc được xác định căn cứ vào mức điều chỉnh trợ cấp tăng thêm giữa Nghị định 184/2007/NĐ-CP so với mức quy định tại Nghị định 93/2006/NĐ-CP , 94/2006/NĐ-CP . c) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số biên chế tại thời điểm 31/12/2007 tăng thêm so với số biên chế có mặt tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2007 theo quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP (trong phạm vi tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt) và chưa được xử lý thì nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 94/2006/NĐ-CP) của số biên chế này trong năm 2007 (số thực trả đến 31/12/2007) được tổng hợp chung cùng với nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP năm 2008. d) Tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với số lao động không thuộc diện Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế và tiền lương được tính trong đơn giá sản phẩm theo quy định của các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giao thông, địa chính, địa chất,.v.v.; tiền lương tăng thêm đối với lao động trong các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi (như: cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Đài Truyền hình Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt nam...) và trong các quyết định cho phép khoán chi của cấp có thẩm quyền đã quy định trong thời gian khoán đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành; tiền lương tăng thêm đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp: Thực hiện tương tự như quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC (không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). 2. Về xác định nguồn để đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP (sau đây gọi là nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP): a) Nguyên tắc về việc sử dụng nguồn kinh phí trong năm 2008 để thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP: Thực hiện tương tự như quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II Thông tư số 02/2005/TT-BTC. b) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP trong năm 2008: b1) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP trong năm 2008 của các Bộ, cơ quan trung ương: - Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể: + Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2008 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 trong năm 2008). + Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2008 (không kể tiền lương, có tính chất lương tăng thêm so năm 2007 theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP và chế độ tiền lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP) tăng so dự toán năm 2007 (dự toán năm 2007 bao gồm dự toán được cấp có thẩm quyền giao và số bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP – nếu có) đối với từng cơ quan. + Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2007 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2008. - Đối với các đơn vị sự nghiệp của nhà nước và của đảng, đoàn thể: + Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2008; riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005, Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định 03/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 trong năm 2008). + Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2008 (không kể tiền lương, có tính chất lương tăng thêm so năm 2007 theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP và chế độ tiền lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP) tăng so dự toán năm 2007 (dự toán năm 2007 bao gồm dự toán được cấp có thẩm quyền giao và số bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP – nếu có) đối với từng đơn vị sự nghiệp. + Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2007 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2008. Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết b1 điểm b khoản 2 mục II nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP năm 2008 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện. Trường hợp các nguồn theo quy định tiết b1 điểm b khoản 2 mục II nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP năm 2008 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP trong năm 2008 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này; phần còn lại để chi cho thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm khi Nhà nước tiếp tục ban hành; không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác. b2) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP trong năm 2008 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: - Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2008 (không kể tiền lương, có tính chất lương tăng thêm so năm 2007 theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ-CP và chế độ tiền lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP) tăng so dự toán năm 2007 (dự toán năm 2007 bao gồm dự toán được cấp có thẩm quyền giao và số bổ sung để thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP – nếu có). - Sử dụng số còn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 93, 94/2006/NĐ-CP trong năm 2008 từ các nguồn: + 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2008 so dự toán năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ giao; + 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2007 so với dự toán năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ giao; + 10% tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, có tính chất lương) dự toán chi năm 2007; + 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp năm 2008 (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao); + Nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm năm 2007 chưa sử dụng hết chuyển sang; + Số đã bố trí hỗ trợ từ NSTW trong dự toán năm 2008 để đảm bảo kinh phí tăng thêm theo mức lương quy định tại Nghị định 93, 94/2006/NĐ-CP (nếu có). Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết b2 điểm b khoản 2 mục II nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP năm 2008 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện. Trường hợp các nguồn theo quy định tại tiết b2 điểm b khoản 2 mục II nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP năm 2008 theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này; phần còn lại để chi cho thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm khi Nhà nước tiếp tục ban hành; không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác. 3. Về chế độ báo cáo về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP: Các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP trong năm 2008 gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 31/01/2008 (kể cả các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đủ nguồn làm lương). (Các Bộ, cơ quan trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 1, báo cáo nguồn theo biểu mẫu số 3a, 3b, 3c đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo nhu cầu theo biểu mẫu số 2a, 2b, 2c, 2d, báo cáo nguồn theo biểu mẫu 4a, 4b, 4c đính kèm). 4. Về phương thức chi thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP: a) Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách có nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP (10% tiết kiệm chi thường xuyên; 35-40% số thu được để lại theo chế độ) lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP thì được chủ động sử dụng các nguồn này để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định. b) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP lớn hơn nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP theo quy định tại Thông tư này: - Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính sẽ thẩm định và thông báo bổ sung để các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đủ nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP . - Trên cơ sở đó, các Bộ, cơ quan trung ương thông báo bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; cơ quan tài chính các cấp ở địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp thông báo bổ sung cho các đơn vị dự toán cấp mình và cho ngân sách cấp dưới để thực hiện tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức theo chế độ quy định (sau khi sử dụng nguồn để thực hiện tiền lương tăng thêm theo quy định mà vẫn còn thiếu nguồn). - Căn cứ vào số thông báo bổ sung nêu trên, cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thực hiện rút dự toán để thực hiện và hạch toán vào khoản bổ sung có mục tiêu năm 2008 (do chưa giao trong dự toán đầu năm); từ năm 2009 trở đi hạch toán vào khoản bổ sung cân đối. Mức rút hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức; riêng lần đầu tiên, mức được rút là tổng số được rút theo nguyên tắc trên của các tháng từ đầu năm đến thời điểm rút. - Các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân bổ số thông báo bổ sung nêu trên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (sau khi sử dụng nguồn thu, tiết kiệm 10% mà vẫn còn thiếu nguồn). Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút tiền tại Kho bạc nhà nước trong phạm vi số được bổ sung cùng với việc chủ động sử dụng nguồn thu được để lại theo chế độ, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định. c) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP: - Các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị và cấp ngân sách trực thuộc có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP chủ động sử dụng các nguồn này để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình theo chế độ quy định. - Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn làm lương theo quy định: nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP theo quy trình tương tự nêu tại tiết b nêu trên. d) Nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi thực hiện cải cách tiền lương, không sử dụng kinh phí còn dư cho các mục tiêu khác; cụ thể: - Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách: Đơn vị có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị chuyển nguồn sang năm sau sử dụng tiếp. Kho bạc Nhà nước căn cứ đề nghị của đơn vị hạch toán chuyển năm sau và tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. - Đối với ngân sách các cấp: Cơ quan tài chính lập lệnh chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau. Kho bạc Nhà nước hạch toán theo lệnh chi của cơ quan tài chính. đ) Kế toán và quyết toán: Việc kế toán, quyết toán kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc, phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, phụ cấp cho cán bộ thú y cấp xã tăng thêm thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc xác định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP trong năm 2008. Căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương mình và các quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo của các đơn vị và các cấp ngân sách trực thuộc phù hợp với quy định về việc tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính tại Thông tư này. 2. Việc xác định, gửi báo cáo, thẩm định nhu cầu kinh phí và thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm theo Nghị định 166/2007/NĐ-CP , 184/2007/NĐ-CP đối với những người nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo có thông tư hướng dẫn riêng. 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, - Lưu: VT, Vụ NSNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tá FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "18/12/2007", "sign_number": "154/2007/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-142-2014-TT-BQP-kiem-dinh-ky-thuat-an-toan-may-thiet-bi-vat-tu-yeu-cau-nghiem-ngat-263105.aspx
Thông tư 142/2014/TT-BQP kiểm định kỹ thuật an toàn máy thiết bị vật tư yêu cầu nghiêm ngặt
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 142/2014/TT-BQP Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ Luật Ban hành hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định công tác đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, kiểm định viên, kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng. 2. Thông tư không điều chỉnh a) Máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của các cơ quan, đơn vị tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) và cá nhân hoạt động ở nước ngoài (thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định pháp luật của nước sở tại); b) Đạn dược, vật liệu nổ quân sự (bao gồm cả dự trữ quốc gia), vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định riêng. Điều 2. Đối tượng áp dụng Cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Kiểm định viên: Là người thuộc một đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi tắt là chứng chỉ kiểm định viên); trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát kỹ thuật viên về thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. 2. Kỹ thuật viên kiểm định: Là người thuộc một đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kỹ thuật kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi tắt là chứng chỉ kỹ thuật viên kiểm định); thực hiện một số công việc cụ thể trong quy trình kiểm định máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động dưới sự chỉ đạo, giám sát của kiểm định viên. 3. Đối tượng kiểm định: Là máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng. 4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là kiểm định): Là hoạt động theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định. 5. Đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: Là đơn vị có đủ các điều kiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Chương II QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG Điều 4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong các trường hợp sau: 1. Lần đầu trước khi đưa vào sử dụng. 2. Định kỳ khi đến hạn kiểm định lại. 3. Sau khi lắp đặt lại. 4. Sau khi có cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật. 5. Khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc theo yêu cầu của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội. Điều 5. Trách nhiệm thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội thuộc Tổng cục Kỹ thuật hoặc tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có đủ tư cách pháp nhân được Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội ủy quyền bằng văn bản thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Cơ sở Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trạm kiểm định chai chứa khí nén thuộc ngành kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một số đối tượng kiểm định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng khi được ủy quyền bằng văn bản của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội. Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Hồ sơ Báo cáo nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định. 2. Trình tự, thủ tục kiểm định a) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội; b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của các cơ quan, đơn vị, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội tổng hợp, xây kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Bộ Quốc phòng; c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu đề nghị kiểm định của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định, đơn vị kiểm định hợp đồng thông qua cục kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để kiểm định; d) Khi kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị kiểm định lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị; dán tem kiểm định hoặc thể hiện ký hiệu các thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định; cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định. 3. Dừng kiểm định, dừng hoạt động đối với đối tượng kiểm định a) Dừng kiểm định trong trường hợp kiểm định mà phát hiện đối tượng kiểm định không đủ các yếu tố kỹ thuật an toàn hoặc có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động; b) Dừng hoạt động trong các trường hợp sau: - Đối tượng kiểm định hết hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận kết quả kiểm định; - Sau khi đã khắc phục mà đối tượng kiểm định vẫn không đạt yêu cầu. Điều 7. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Tổng cục Kỹ thuật (Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội) thống nhất in, phát hành, quản lý phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo Mẫu 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn vị trực tiếp kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chịu trách nhiệm in nội dung chứng nhận kết quả kiểm định trên phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định do Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội phát hành, quản lý. Định kỳ (sáu) tháng và hằng năm, thực hiện kiểm kê, báo cáo việc sử dụng phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định; báo cáo theo Mẫu 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 8. Tem kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định 1. Tem kiểm định hoặc ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định do đơn vị kiểm định phát hành, quản lý và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; tem kiểm định theo Mẫu 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Tem kiểm định phù hợp với kích thước của đối tượng kiểm định, đảm bảo các thông số ghi trên tem và nhận biết được bằng mắt thường. 3. Tem kiểm định được dán lên đối tượng kiểm định ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; tem làm bằng vật liệu không dễ mờ, dễ bong. 4. Ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định khi đối tượng kiểm định không thể dán tem kiểm định. Điều 9. Trường hợp đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Đối tượng kiểm định sau khi kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lần đầu đạt yêu cầu, trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện đăng ký với Cơ quan An toàn bảo hộ lao động quân đội và chỉ thực hiện một lần đối với mỗi đối tượng. 2. Đăng ký lại cho các đối tượng kiểm định a) Thay đổi đơn vị quản lý; b) Sau khi cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật của đối tượng kiểm định đã đăng ký. Điều 10. Trách nhiệm, thủ tục đăng ký các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Trách nhiệm a) Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký đối với các đối tượng kiểm định trong Bộ Quốc phòng. Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; b) Cục Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý an toàn, bảo hộ lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và đơn vị sử dụng các đối tượng kiểm định phải lập sổ đăng ký, theo dõi quản lý các đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý. Mã hiệu đăng ký đối với từng đơn vị theo Phụ lục I, sổ theo dõi quản lý đăng ký các đối tượng kiểm định theo Mẫu 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục a) Hồ sơ, gồm: - Tờ khai đăng ký đối tượng kiểm định theo quy định tại Mẫu 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; - Lý lịch đối tượng kiểm định; - Phiếu kết quả kiểm định. b) Trình tự, thủ tục: - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận kết quả kiểm định, cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định hoặc cơ quan được ủy quyền phải chuyển hồ sơ đăng ký đối tượng kiểm định đến Cơ quan An toàn bảo hộ lao động quân đội; - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký và chuyển đủ hồ sơ đăng ký cho đơn vị, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định. 3. Dừng đăng ký Các đối tượng kiểm định bị hư hỏng không có khả năng sửa chữa hoặc không có nhu cầu sử dụng đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh xử lý đơn vị quản lý sử dụng đối tượng kiểm định phải báo cáo bằng văn bản về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội để dừng việc kiểm định và đăng ký. Chương III CẤP CHỨNG NHẬN, CHỨNG CHỈ VỀ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG Điều 11. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Điều kiện cấp mới a) Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoặc có đăng ký hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Cơ sở vật chất, kỹ thuật: - Có đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo yêu cầu tại quy trình kiểm định; thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật trong thời hạn sử dụng; Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định tối thiểu phải đáp ứng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; - Có thiết bị để nhập, lưu trữ kết quả kiểm định; - Có đủ các quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định. c) Hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động kiểm định: - Đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, đơn vị kiểm định phải có ít nhất 02 kiểm định viên thuộc biên chế chính thức hoặc người lao động ký kết hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên với đơn vị; - Đơn vị kiểm định phải có người chỉ huy phụ trách chung về kỹ thuật. Trong trường hợp có các phòng, ban được phân chia theo phạm vi hoạt động khác nhau thì mỗi phòng, ban phải có một người phụ trách chung về kỹ thuật. Người phụ trách chung về kỹ thuật phải là kiểm định viên, có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến đối tượng thuộc phạm vi kiểm định (thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, vận hành hay bảo trì) hoặc đã trực tiếp làm công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tối thiểu đủ 03 năm (không bao gồm thời gian thử việc và làm kỹ thuật viên kiểm định); - Đơn vị kiểm định phải có quy trình, quy chế giám sát chất lượng đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo hoạt động kiểm định trong phạm vi theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp; tiến hành kiểm định theo đúng quy trình và thực hiện báo cáo kết quả kiểm định theo quy định; phòng ngừa việc giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định; ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động kiểm định; đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm định; - Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị kiểm định phải thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO/IEC 17020:2001. 2. Điều kiện cấp lại, cấp bổ sung a) Cấp lại khi hết thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Bị mất, hỏng; c) Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo Mẫu 7 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đơn vị của cơ quan có thẩm quyền; c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của đơn vị với đầy đủ thông tin theo theo Mẫu 8 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; d) Danh mục tài liệu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình kiểm định tương ứng với các đối tượng kiểm định đăng ký theo Mẫu 9 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Tài liệu về kiểm định viên: - Danh sách phân công kiểm định theo Mẫu 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao có chứng thực chứng chỉ kiểm định viên, thẻ kiểm định viên (nếu có) đang còn hiệu lực hoặc bản phô tô có chứng thực các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phù hợp và đang còn hiệu lực; - Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này (đối với kiểm định viên chưa được cấp chứng chỉ). e) Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư này (bao gồm cả bản sao có chứng thực các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan, số năm công tác do các tổ chức có liên quan xác nhận); g) Quy trình hoặc quy chế giám sát chất lượng hoạt động kiểm định của đơn vị; h) Bản sao có chứng thực chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý chất lượng, năng lực của đơn vị (nếu có); i) Mẫu tem kiểm định, ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định quy định tại Điều 8 Thông tư này. 2. Cấp lại, cấp bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động a) Cấp lại khi hết thời hạn quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn: Trước khi hết hạn ghi trong giấy chứng nhận 90 ngày, đơn vị kiểm định có nhu cầu tiếp tục hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gửi hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận về cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản sao (bản gốc khi thay đổi lĩnh vực kiểm định) giấy chứng nhận đã được cấp; - Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định của đơn vị trong thời gian được cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 12 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; - Tài liệu về kiểm định viên (quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này); - Tài liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này, khi có thay đổi lĩnh vực kiểm định. b) Cấp lại do giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn bị mất, rách, nát, hồ sơ gồm: - Công văn đề nghị cấp lại theo Mẫu 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản gốc giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp bị rách, nát. c) Cấp lại khi thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn, hồ sơ gồm: - Các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; - Tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận. 3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động a) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gửi 01 bộ hồ sơ về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội và chịu các chi phí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của Bộ Tài chính; b) Trong thời hạn 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo Mẫu 13 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội phải có văn bản thông báo lý do cho cơ quan, đơn vị đề nghị biết; c) Thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là 03 năm; đối với giấy chứng nhận được cấp lại do bị mất, hỏng, là thời gian còn lại của giấy chứng nhận đã được cấp. Điều 13. Điều kiện cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động 1. Điều kiện cấp mới a) Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với lĩnh vực, phạm vi kiểm định; thuộc biên chế đơn vị kiểm định hoặc có hợp đồng lao động với đơn vị kiểm định từ 12 tháng trở lên và được đơn vị kiểm định đề nghị; b) Có ít nhất 02 năm công tác làm kỹ thuật viên kiểm định hoặc làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên (bao gồm: Thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, vận hành, bảo trì); c) Có giấy chứng nhận hoàn thành các lớp huấn luyện, bồi dưỡng định kỳ nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Tổng cục Kỹ thuật tổ chức hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền, phù hợp với phạm vi đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên; trừ những người có một trong các điều kiện sau: - Có thời gian thực hiện công tác kiểm định liên tục trên 10 năm tính đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực; - Đã được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phù hợp với phạm vi đề nghị cấp chứng chỉ và còn thời hạn tính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực. 2. Điều kiện cấp lại a) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn sử dụng; b) Bổ sung phạm vi kiểm định trong chứng chỉ kiểm định viên; c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc rách, nát; d) Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Thông tư này. Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động 1. Cấp mới chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, hồ sơ gồm: a) Công văn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên của đơn vị theo Mẫu 14 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên; c) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên theo Mẫu 15 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; d) Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động đang còn hiệu lực hoặc quyết định tuyển dụng của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên; đ) Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc các tài liệu chứng minh thời gian công tác theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư này; e) Hai (02) ảnh màu 3cm x 4cm của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên chụp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày đề nghị. 2. Cấp lại chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động a) Cấp lại khi hết thời hạn quy định trong chứng chỉ kiểm định viên: Trước khi hết hạn ghi trong chứng chỉ 90 ngày, đơn vị kiểm định có nhu cầu sử dụng kiểm định phải lập hồ sơ đề nghị, hồ sơ gồm: - Công văn đề nghị cấp lại theo Mẫu 14 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; - Bản gốc chứng chỉ kiểm định viên hết hạn; bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp bồi dưỡng định kỳ nghiệp vụ kiểm định được thực hiện trong thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên; - Hai (02) ảnh màu 3cm x 4cm của người được đề nghị cấp lại chụp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày đề nghị. b) Cấp lại khi bổ sung phạm vi kiểm định trong chứng chỉ kiểm định viên hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. c) Cấp lại do chứng chỉ kiểm định viên bị rách, nát, hồ sơ gồm: - Các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này (thay bản gốc chứng chỉ kiểm định viên bằng bản sao); - Bản giải trình lý do đề nghị cấp lại của kiểm định viên. d) Cấp lại khi bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ gồm: - Các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này (thay nội dung Điểm đ như sau: Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên có hiệu lực); - Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị khắc phục sai phạm của cơ quan có liên quan. 3. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động: a) Đơn vị kiểm định có nhu cầu cấp mới, cấp lại (trước khi hết thời hạn 03 tháng) chứng chỉ kiểm định viên cho các cá nhân thuộc đơn vị gửi hồ sơ về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội; b) Trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội thẩm định, cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động; đối với hồ sơ gửi cùng với hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của đơn vị, chứng chỉ kiểm định viên sẽ được cấp cùng với giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; chứng chỉ kiểm định viên theo Mẫu 16 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; c) Thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động là 03 năm; đối với giấy chứng nhận được cấp lại do bị mất, hỏng, là thời gian còn lại của giấy chứng nhận đã được cấp. Điều 15. Quản lý, sử dụng chứng chỉ, thẻ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động 1. Đơn vị kiểm định có trách nhiệm quản lý chứng chỉ, thẻ kiểm định viên của các đối tượng thuộc quyền. Khi kiểm định viên không tiếp tục làm việc đơn vị kiểm định có trách nhiệm báo cáo và nộp chứng chỉ kiểm định viên về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội. 2. Trên cơ sở chứng chỉ kiểm định viên và phạm vi hoạt động trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị kiểm định cấp thẻ kiểm định viên cho người có chứng chỉ kiểm định viên thuộc đơn vị. Thẻ kiểm định viên theo Mẫu 17 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình thẻ kiểm định viên theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và đơn vị, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được tiến hành công tác kiểm định kỹ thuật an toàn các đối tượng kiểm định trong phạm vi kiểm định được ghi trên thẻ kiểm định viên. Điều 16. Đình chỉ hoạt động kiểm định, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động 1. Đơn vị kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định từ 01 đến 03 tháng trong các trường hợp sau: a) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, cụ thể: - Không có đủ các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định hoặc có nhưng không có chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; - Không đảm bảo điều kiện có ít nhất 02 kiểm định viên thuộc biên chế chính thức của tổ chức kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi kiểm định; - Không có người chỉ huy phụ trách chung về kỹ thuật hoặc người chỉ huy phụ trách chung về kỹ thuật không đủ điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư này. b) Liên tục trong 03 quý không báo cáo cơ quan quản lý về tình hình hoạt động kiểm định của đơn vị theo quy định tại Khoản 8 Điều 24 Thông tư này. 2. Đơn vị kiểm định bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 06 tháng trong các trường hợp sau: a) Thực hiện hoạt động kiểm định ngoài phạm vi ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không thực hiện đúng quy trình kiểm định; không thực hiện báo cáo cơ quan quản lý về tình hình hoạt động kiểm định của đơn vị theo quy định tại Khoản 8 Điều 24 Thông tư này; b) Cung cấp kết quả kiểm định sai; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định; c) Giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định; gian lận trong hoạt động kiểm định; không đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm định (kiểm định các đối tượng do chính đơn vị trực tiếp sử dụng, kinh doanh); d) Sau 01 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lần đầu, đơn vị kiểm định không thiết lập hệ thống quản lý chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO/IEC 17020:2001. 3. Tùy từng trường hợp cụ thể, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội ra quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kiểm định thuộc phạm vi kiểm định ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp, đồng thời yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng. 4. Thu hồi chứng chỉ kiểm định viên trong các trường hợp: a) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên; b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ kiểm định viên; c) Cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ kiểm định viên; d) Thực hiện kiểm định cho đơn vị kiểm định khác với đơn vị đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên (trừ trường hợp các đơn vị có thỏa thuận hợp tác trong đó ghi rõ trách nhiệm của các bên và các kiểm định viên có liên quan); đ) Kiểm định ngoài nội dung ghi trên thẻ kiểm định viên; e) Tự ý thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định; g) Kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi. 5. Khi kiểm định viên vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên. 6. Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động kiểm định, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên, tùy theo mức độ vi phạm, đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và cá nhân có liên quan còn bị kỷ luật theo quy định của quân đội, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương IV TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁN BỘ, KIỂM ĐỊNH VIÊN, KỸ THUẬT VIÊN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG Điều 17. Chỉ huy phụ trách kỹ thuật, trưởng phòng, ban đơn vị kiểm định 1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Biết thông dụng một ngoại ngữ ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn; c) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn; d) Có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; đ) Có chứng chỉ giảng viên huấn luyện an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp. 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Chủ trì tổ chức, triển khai có hiệu quả nội dung hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài khoa học về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; c) Có năng lực hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; d) Có năng lực tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; đ) Có năng lực tổng hợp, khái quát nội dung hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực kiểm định; đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; e) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kỹ thuật an toàn lao động; các nội dung, phương pháp kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu trong quá trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Điều 18. Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động 1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc quân nhân chuyên nghiệp, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Biết thông dụng một ngoại ngữ ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn; c) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn; d) Có thời gian ở ngạch kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động và tương đương từ 09 năm trở lên; đ) Có đề án hoặc công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Hội đồng khoa học cấp ngành nghiệm thu và đưa vào ứng dụng; e) Có chứng chỉ khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp. 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Chủ trì tổ chức, triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Có năng lực tổ chức, phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; c) Có năng lực tổng hợp, khái quát nội dung hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực kiểm định để có những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; d) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; đ) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài khoa học thuộc chuyên ngành về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; 3. Nhiệm vụ a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền được giao; b) Tổ chức và trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định; c) Thu thập dữ liệu, tổng hợp phân tích và dự báo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn trong phạm vi được phân công. Đánh giá tình hình hoạt động thực tiễn, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn để ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra; d) Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được giao; đề xuất, bổ sung những vấn đề cần sửa đổi trong quy trình kiểm định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn; đ) Thực hiện nhiệm vụ giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra khi có yêu cầu; e) Chủ trì hoặc tham gia các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được phân công; g) Tham gia xây dựng, biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; xây dựng các phương án biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có yêu cầu; h) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình để huấn luyện cho người quản lý về các nguyên tắc quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành, quy trình vận hành và quy định xử lý, biện pháp phòng ngừa sự cố kỹ thuật cho các đối tượng kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành; i) Tham gia biên soạn giáo trình và huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn cho kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công. Điều 19. Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động 1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc quân nhân chuyên nghiệp, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Biết thông dụng một ngoại ngữ ở trình độ A trong hoạt động chuyên môn; c) Sử dụng thành thạo máy vi tính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn; d) Có chứng chỉ khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp. 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Có khả năng độc lập thực hiện thành thạo nghiệp vụ về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; b) Có khả năng nắm bắt và áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; c) Có khả năng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; d) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; đ) Có khả năng nhận biết các nguy cơ xảy ra sự cố và thiết lập biện pháp phòng ngừa trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm định; e) Có khả năng sử dụng thành thạo những trang bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. 3. Nhiệm vụ a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng lĩnh vực được giao; b) Trực tiếp thực hiện việc kiểm định, tư vấn kỹ thuật an toàn cho các cơ quan, đơn vị sản xuất, sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong phạm vi được giao. Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định; c) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn được phân công; d) Tham gia xây dựng, biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; xây dựng các phương án biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có yêu cầu; đ) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình để huấn luyện cho người quản lý về các nguyên tắc quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành quy trình vận hành và quy định xử lý, biện pháp phòng ngừa sự cố kỹ thuật cho các đối tượng kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành; e) Tham gia biên soạn giáo trình và huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn cho kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công. Điều 20. Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động 1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Là quân nhân chuyên nghiệp, tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; b) Sử dụng thành thạo máy vi tính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn; c) Có chứng chỉ khóa huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp. 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Có khả năng độc lập, chủ động, sử dụng thành thạo những trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; b) Nắm vững nguyên lý, cấu tạo của hệ thống thiết bị sử dụng để kiểm định; quy trình kiểm định và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến đối tượng kiểm định được phân công; các quy định về an toàn trong sử dụng điện cơ khí, thiết bị áp lực và các quy định về phòng, chống cháy nổ; c) Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được phân công. 3. Nhiệm vụ a) Thực hiện kiểm định các loại chai chứa khí theo một quy trình cụ thể trên một dây chuyền kiểm định hoàn chỉnh, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật đề ra, b) Tuân thủ một số bước của quy trình kiểm định để phát hiện các lỗi kỹ thuật đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong quá trình kiểm định; c) Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm định; d) Phát hiện kịp thời các hư hỏng của phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định, đề xuất biện pháp khắc phục để bảo đảm chất lượng kiểm định; đ) Chịu trách nhiệm về kết luận của mình tại các bước kiểm định cụ thể được phân công. Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật 1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đăng ký quản lý các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng. 2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ; cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp mới, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên; in, phát hành, quản lý phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng. 3. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các đối tượng kiểm định; xây dựng, thống nhất quản lý và hướng dẫn sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; phát hành, quản lý giấy chứng nhận đăng ký trong Bộ Quốc phòng. 4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, công tác quản lý, sử dụng các đối tượng kiểm định trong Bộ Quốc phòng theo các quy định, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. 5. Đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. 6. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các chuyên ngành kỹ thuật trong Bộ Quốc phòng xây dựng, ban hành hệ thống quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định; xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động cho các đơn vị kiểm định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 7. Định kỳ hằng năm, thông báo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng; báo cáo với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng khi có yêu cầu. Điều 22. Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng 1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đăng ký quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Bộ Quốc phòng. 2. Thanh tra, kiểm tra việc kiểm định, quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Bộ Quốc phòng theo các quy định, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. 3. Định kỳ hằng năm, thông báo tình hình kiểm định, cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Bộ Quốc phòng; báo cáo với Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục Kỹ thuật). Điều 23. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật hoặc Cơ quan Quản lý an toàn, bảo hộ lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng 1. Giúp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với cơ quan chức năng Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định thực hiện Thông tư này. 2. Tiếp nhận hồ sơ khai báo, đề nghị đăng ký, kiểm định của các cơ quan đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định; tổng hợp tờ khai đăng ký các đối tượng kiểm định gửi về Tổng cục Kỹ thuật. Tờ khai đăng ký theo Mẫu 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Ghi sổ theo dõi đăng ký các đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý. 4. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng đối tượng kiểm định tuân thủ theo đúng quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn lao động của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng, 5. Hằng năm, theo kỳ kế hoạch, xây dựng nhu cầu kiểm định trong Kế hoạch công tác kỹ thuật hoặc Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, báo cáo đề nghị về cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị kiểm định quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Chủ động phối hợp, hiệp đồng với đơn vị kiểm định và cơ quan, đơn vị sử dụng thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối tượng kiểm định theo kế hoạch; cử cán bộ kỹ thuật tham gia chứng kiến, giám sát quá trình kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi đầu mối quản lý. Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo tình hình kiểm định các đối tượng kiểm định trong phạm vi quản lý về Bộ Quốc phòng (thông qua Tổng cục Kỹ thuật); báo cáo theo Mẫu 20 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định làm công tác chuẩn bị, bảo đảm đủ điều kiện để kiểm định; khắc phục các hiện tượng không bảo đảm an toàn trong quá trình kiểm định. 7. Kinh phí thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đăng ký các đối tượng kiểm định a) Đối với các đơn vị dự toán, sử dụng từ ngân sách quốc phòng thường xuyên; b) Đối với các đơn vị hạch toán, kinh doanh được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông và được coi là chi phí hợp lý. Điều 24. Trách nhiệm của đơn vị kiểm định 1. Thực hiện kiểm định theo phạm vi, đối tượng được quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Phải tiến hành kiểm định theo đúng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Quốc phòng ban hành. Trường hợp một số đối tượng chưa có quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Quốc phòng ban hành, đơn vị kiểm định căn cứ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm định quốc tế, của các nước đã được Việt Nam thừa nhận để thực hiện kiểm định. 2. Thực hiện các nội dung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này; không được từ chối kiểm định mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu kiểm định phải thông báo bằng văn bản với đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định (nêu rõ lý do, hướng giải quyết) và kịp thời báo cáo với Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội để xử lý. 3. Chỉ được sử dụng kiểm định viên thuộc đơn vị và kiểm định viên thuộc đơn vị kiểm định khác đã có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản với đơn vị để thực hiện kiểm định. Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng định kỳ nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. 4. Chỉ được phép kiểm định lần đầu đối với các đối tượng kiểm định nhập khẩu sau khi đã hoàn thành các thủ tục hải quan; đối với các đối tượng kiểm định sản xuất trong nước sau khi đã được chứng nhận hợp quy và đã được đăng ký hợp quy. 5. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. 6. Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho cơ quan, đơn vị sử dụng đối với đối tượng kiểm định đạt yêu cầu, thời gian cấp trong 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản kiểm định. Không cấp giấy chứng nhận khi đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu, thông báo bằng văn bản kết quả kiểm định đến đơn vị, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định và cơ quan quản lý cấp trên. 7. Báo cáo định kỳ hằng quý (trước ngày 05 tháng đầu của quý tiếp theo), 06 tháng (trước ngày 05 tháng 7), hằng năm (trước ngày 10 tháng 01 của năm liền kề sau năm báo cáo) và nhiều năm tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với Tổng cục Kỹ thuật (qua Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội); báo cáo theo Mẫu 12 và Mẫu 19 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 8. Báo cáo Tổng cục Kỹ thuật (trong 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi) những thay đổi có ảnh hưởng tới hoạt động kiểm định ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được cấp (qua Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội). 9. Nộp Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi hết hạn, các chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn hoặc bị thu hồi. Không được kiểm định các đối tượng kiểm định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong thời gian bị đình chỉ; không cho phép kiểm định viên tham gia thực hiện kiểm định trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên. 10. Đăng ký logo, mẫu các loại tem kiểm định và ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định với Tổng cục Kỹ thuật. Thực hiện việc thu, chi, quản lý sử dụng kinh phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng. 11. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, bồi thường thiệt hại do hoạt động kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật; phải thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện sai phạm. Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định 1. Hợp đồng với đơn vị kiểm định quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này để thực hiện kiểm định; đối với các cơ quan, đơn vị hạch toán kinh doanh, dự toán có thu phải nộp phí kiểm định cho đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của Bộ Tài chính. 2. Lưu trữ lý lịch và các biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định của các đối tượng kiểm định. Trong trường hợp điều chuyển, chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định phải bàn giao đầy đủ các tài liệu này đi kèm các đối tượng kiểm định. 3. Tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị kiểm định thực hiện việc kiểm định chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định. 4. Thực hiện các kiến nghị của đơn vị kiểm định về việc bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định; không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định. 5. Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, điều chuyển các đối tượng kiểm định từ đơn vị này đến đơn vị khác để sử dụng hoặc sau khi cải tạo sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật, đơn vị sử dụng phải gửi phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định và bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm định, giấy chứng nhận đăng ký về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội để thực hiện đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký mới. Phiếu khai báo theo Mẫu 18 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Hằng năm, lập kế hoạch kiểm định đối với các đối tượng kiểm định; báo cáo tình hình kiểm định với cơ quan quản lý cấp trên. Báo cáo ngay cho Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội việc đơn vị kiểm định từ chối tiến hành kiểm định mà không có lý do chính đáng. 7. Quản lý, sử dụng đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn lao động. Điều 26. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 12 năm 2014 và thay thế Thông tư số 93/2012/TT-BQP ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện đăng ký và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Quân đội. Điều 27. Trách nhiệm thi hành Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; - Tổng cục Kỹ thuật; - BTM/TCKT; - Lưu: VT, NCTH, PC; Q80. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Trương Quang Khánh PHỤ LỤC I MÃ HIỆU ĐƠN VỊ (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BQP ngày 22/10/2014 của Bộ Quốc phòng) TT Tên đơn vị Mã đăng ký TT Tên đơn vị Mã đăng ký 1 Quân khu 1 01 31 Binh đoàn 12 31 2 Quân khu 2 02 32 Tổng cục CNQP 32 3 Quân khu 3 03 33 Cục TC-ĐL-CL 33 4 Quân khu 4 04 34 Học viện KTQS 34 5 Quân khu 5 05 35 Tổng cục 2 35 6 Quân khu 7 06 36 Cục Đối ngoại BQP 36 7 Quân khu 9 07 37 Học viện Hậu cần 37 8 BTL Thủ Đô Hà Nội 08 38 Viện KHCNQS 38 9 Quân đoàn 1 09 39 Học viện Lục quân 39 10 Quân đoàn 2 10 40 TT Nhiệt đới Việt - Nga 40 11 Quân đoàn 3 11 41 Học viện Chính trị 41 12 Quân đoàn 4 12 42 Viện 175 42 13 Binh chủng Công binh 13 43 Viện TWQĐ108 43 14 Binh chủng Tăng - TG 14 44 Viện YH cổ truyền QĐ 44 15 Binh chủng Thông tin liên lạc 15 45 BTL Bảo vệ Lăng CTHCM 45 16 Binh chủng Đặc công 16 46 Binh đoàn 15 46 17 Binh chủng Hóa học 17 47 Trường SQLQ2 47 18 Binh chủng Pháo binh 18 48 Trường SQLQ1 48 19 Quân chủng Hải quân 19 49 Học viện Quân y 49 20 Quân chủng PK - KQ 20 50 Tổng Cty Đông Bắc 50 21 BTL Cảnh sát biển 21 51 Binh đoàn 18 51 22 BTL Bộ đội Biên phòng 22 52 Binh đoàn 16 52 23 Tổng cục Kỹ thuật 23 53 Tập đoàn VTQĐ 53 24 Cục Quân y 24 54 Tổng Cty 36 54 25 Tổng cục Chính trị 25 55 Tổng Cty Thái Sơn 55 26 Bộ Tổng Tham mưu 26 56 Tổng Cty 319 56 27 Học viện Quốc phòng 27 57 Tổng Cty ĐTPTN&ĐT 57 28 Tổng cục Hậu cần 28 58 Tổng Cty Xăng dầu QĐ 58 29 Trường SQCT 29 59 Cty Lũng lô 59 30 Binh đoàn 11 30 Ghi chú: Quy định viết tắt các nhóm đối tượng khi đăng ký: Thiết bị áp lực: AL; Thiết bị nâng: MT; Thang máy: TM; Đường ống dẫn khí: ĐÔ PHỤ LỤC II DANH MỤC THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BQP ngày 22/10/2014 của Bộ Quốc phòng) STT Nhóm đối tượng kiểm định Trang thiết bị tối thiểu 1 Nhóm đối tượng kiểm định là nồi hơi và các thiết bị áp lực (trừ chai chứa khí hóa lỏng) 1. Bơm thử thủy lực. 2. Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại. 3. Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm. 4. Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy. 5. Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi. 6. Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học. 7. Thiết bị đo điện trở cách điện. 8. Thiết bị đo điện trở tiếp địa, 9. Thiết bị đo nhiệt độ. 10. Thiết bị đo độ ồn. 11. Thiết bị đo cường độ ánh sáng. 12. Thiết bị kiểm tra phát hiện rò rỉ khí. 13. Thiết bị đo điện vạn năng. 14. Ampe kìm. 15. Kìm kẹp chì. 2 Nhóm đối tượng kiểm định là thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn 1. Máy trắc địa (kinh vĩ và thủy bình). 2. Tốc độ kế (máy đo tốc độ). 3. Thiết bị đo khoảng cách. 4. Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học. 5. Lực kế hoặc cân treo. 6. Thiết bị đo nhiệt độ. 7. Thiết bị đo cường độ ánh sáng. 8. Thiết bị đo điện trở cách điện. 9. Thiết bị đo điện trở tiếp địa. 10. Thiết bị đo điện vạn năng. 11. Ampe kìm. 3 Thiết bị của trạm kiểm định chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng 1. Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp không phá hủy. 2. Thiết bị xử lý khí dư trong chai. 3. Thiết bị tháo lắp van chai. 4. Thiết bị thử thủy lực chai. 5. Thiết bị thử kín chai. 6. Thiết bị thử giãn nở thể tích. 7. Thiết bị làm sạch bên trong chai. 8. Thiết bị kiểm tra bên trong bằng phương pháp nội soi. 9. Thiết bị hút chân không. 10. Thiết bị thử giãn nở thể tích chai. 11. Cân (điện tử) khối lượng. 4 Nhóm đối tượng kiểm định thiết bị đường ống phòng cháy, chữa cháy 1. Thiết bị đo lưu lượng. 2. Thiết bị đo áp suất. 3. Thiết bị đo độ dài. 4. Thiết bị đo đường kính. 5. Thiết bị đo điện trở tiếp đất. 6. Thiết bị đo điện trở cách điện. 7. Bàn tạo áp suất. 8. Bơm thủy lực. 9. Thiết bị sấy. 10. Hộp bảo vệ hoặc thanh chắn để bảo vệ. 11. Cân. 12. Đèn chiếu sáng chuyên dụng. 13. Bộ dụng cụ cơ khí. 14. Lăng, vòi chữa cháy, đường ống phụ... 5 Nhóm đối tượng đặc thù quân sự 1. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định là nồi hơi và các thiết bị áp lực (trừ chai chứa khí hóa lỏng). 2. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định là thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn. 3. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định thiết bị, đường ống phòng cháy, chữa cháy. 4. Các thiết bị đặc thù chuyên dụng khác. PHỤ LỤC III CÁC LOẠI MẪU (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BQP ngày 22/10/2014 của Bộ Quốc phòng) Mẫu 1. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định. Mẫu 2. Tem kiểm định. Mẫu 3. Báo cáo kiểm kê sử dụng phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 4. Sổ đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Mẫu 5. Tờ khai đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Mẫu 6. Giấy chứng nhận đăng ký. Mẫu 7. Đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 8. Danh mục phương tiện phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 9. Danh mục tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 10. Danh sách phân công kiểm định viên. Mẫu 11. Đề nghị cấp lại (sửa đổi, bổ sung) giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 12. Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 13. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 14. Công văn đề nghị cấp (cấp lại) chứng chỉ kiểm định viên. Mẫu 15. Sơ yếu lý lịch kiểm định viên. Mẫu 16. Chứng chỉ kiểm định viên. Mẫu 17. Thẻ kiểm định viên. Mẫu 18. Phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định. Mẫu 19. Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 20. Báo cáo thực lực và tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Mẫu 1. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (MẶT TRƯỚC) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH No: (Số seri)…………. (MẶT SAU) TÊN ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH Địa chỉ:……….. Điện thoại:…… Số đăng ký chứng nhận:...(1)... I. ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Tên đơn vị:.......................................................................... Địa chỉ:................................................................................ II. ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH Tên đối tượng kiểm định:...................................................... Mã hiệu:……………; Số chế tạo:........................................... Nhà sản xuất/nước sản xuất:…………… Năm chế tạo:........... Đặc tính, thông số kỹ thuật:.................................................. ........................................................................................... ........................................................................................... Địa điểm lắp đặt:.................................................................. Đã được kiểm định……… (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số ngày... tháng... năm……. Tem kiểm định số:................................................................ Giấy chứng nhận kết quả kiểm định có hiệu lực đến ngày: ……….. (*) …, ngày tháng năm GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (*) Với điều kiện đơn vị sử dụng phải tuân thủ các quy định về sử dụng và bảo quản. (Giấy chứng nhận có kích thước khổ A5) (1) Số đăng ký chứng nhận của Đơn vị kiểm định do Cơ quan quản lý công tác an toàn lao động thuộc Bộ Quốc phòng cấp. Lưu ý: Có nền lôgô của đơn vị kiểm định Mẫu 2. Tem kiểm định Chú thích: 1. Ngày kiểm định: Ghi ngày, tháng, năm kiểm định (ví dụ: Ngày 01 tháng 5 năm 2014) 2. Có hiệu lực đến ngày: Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của tem kiểm định (ví dụ: Ngày 01 tháng 5 năm 2016). 3. Số seri: Là các số tự nhiên kế tiếp nhau để quản lý và theo dõi, số màu đỏ. 4. Nền tem màu vàng, viền màu xanh, có chi tiết, hoa văn (do đơn vị kiểm định tự chọn). 5. Màu chữ: “Tên đơn vị kiểm định” màu đỏ; các chữ còn lại: Màu đen 6. Kích thước của tem: - B = 5/6 A - C = 1/5 B Mẫu 3. Báo cáo kiểm kê sử dụng phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ………(1)……… ………(2)……… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………., ngày... tháng... năm……. BÁO CÁO KIỂM KÊ, SỬ DỤNG PHÔI GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG (Quý.... năm 20….) Số lượng có trong quý Số lượng sử dụng trong quý Số lượng tồn cuối quý Tồn cũ Nhận mới Tổng cộng Số lượng sử dụng Trong đó Số lượng Từ số Đến số Số lượng Từ số Đến số Số lượng Từ số Đến số Số lượng Từ sổ Đến số Số lượng hỏng Số lượng cấp Các số sê ri hỏng Nơi gửi: - Phòng An toàn, bảo hộ lao động quân đội; - Lưu: VT,……. Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định. Mẫu 4. Sổ đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động I. ĐĂNG KÝ THIẾT BỊ NÂNG TT Đơn vị sử dụng, địa chỉ Số đăng ký Loại thiết bị Mã hiệu Số chế tạo Nước chế tạo Năm chế tạo Trọng tải (kg) Khẩu độ - Tầm với (m) Vận tốc nâng (m/ph) Ngày đăng ký Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Ghi chú: - Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ là cần trục ô tô, cần trục bánh xích, cổng trục, pa lăng... - Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo. II. ĐĂNG KÝ THANG MÁY VÀ THANG CUỐN TT Đơn vị sử dụng, địa chỉ Số đăng ký Loại thiết bị Mã hiệu Số chế tạo Nước chế tạo Năm chế tạo Trọng tải hoặc năng suất Số tầng hoặc bề rộng Vận tốc (m/ph) Ngày đăng ký Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Ghi chú: - Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ là thang máy chở người, thang máy chở hàng kèm người, thang cuốn v.v... - Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo. - Cột 9: Đối với thang máy ghi trọng tải (kg); đối với thang cuốn ghi năng suất (người/h). - Cột 10: Đối với thang máy ghi số tầng phục vụ; đối với thang cuốn ghi bề rộng bậc thang (mm). III. ĐĂNG KÝ THIẾT BỊ ÁP LỰC TT Đơn vị sử dụng, địa chỉ Số đăng ký Loại thiết bị Mã hiệu Số chế tạo Nước chế tạo Năm chế tạo Áp suất làm việc (bar) Dung tích, công suất (dm3-Kg/h) Ngày đăng ký Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Ghi chú: - Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ là nồi hơi, nồi đun nước nóng, hệ thống lạnh, bình chứa khí nén v.v... - Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo. IV. ĐĂNG KÝ THIẾT BỊ ĐẶC THÙ QUÂN SỰ TT Đơn vị sử dụng, địa chỉ Số đăng ký Loại thiết bị Mã hiệu Số chế tạo Nước chế tạo Năm chế tạo Thông số (kg, bar) Thông số (m, dm3, Kg/h) Vận tốc nâng (m/ph) Đặc tính khác Ngày đăng ký Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Ghi chú: - Loại thiết bị (cột 4): Ghi rõ tên thiết bị. - Mã hiệu thiết bị (cột 5): Ghi theo mã hiệu của nhà chế tạo. - Thông số (cột 9 và 10): Ghi thông số tùy thuộc vào đặc điểm của loại thiết bị (nâng hoặc áp lực). - Cột 11: Sử dụng cho thiết bị dùng để nâng hạ, còn các loại máy, thiết bị, vật tư khác bỏ cột này. - Đặc tính khác (cột 12): Ghi đặc điểm của các thiết bị có những quy định đặc thù về an toàn lao động. Mẫu 5. Tờ khai đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động …..(1)*….. …..(2)*….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……, ngày… tháng… năm…… TỜ KHAI Đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Kính gửi: …………..(3)*……………………… Căn cứ Thông tư số /2014/TT-BQP ngày tháng năm 2014 của Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng; Đơn vị....(2)*… đề nghị được đăng ký các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau: TT Quy cách kỹ thuật Tên đối tượng Mã hiệu Nơi chế tạo Nơi lắp đặt Đặc tính kỹ thuật cơ bản Mục đích sử dụng A B C D (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Trưởng ban (Trợ lý) An toàn lao động (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Tờ khai dùng cho đơn vị cơ sở và các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: (1)* Tên đơn vị quản lý cấp trên; (2)* Tên đơn vị, đầu mối khai đăng ký; (3)* Tên đơn vị đăng ký; (2) Tên đối tượng, nước sản xuất, năm sản xuất; (4) Đơn vị chế tạo, địa chỉ đơn vị chế tạo; (5) Đơn vị lắp đặt (sử dụng thiết bị), địa chỉ đơn vị lắp đặt. * Đặc tính kỹ thuật cơ bản (6), (7), (8), (9) ghi các thông số sau: - Đối với thiết bị áp lực, A: Áp suất (bar, 1 bar = 1,02 KG/cm2); B: Dung tích (1); C: Năng suất (kg/h, kcal/h); - Đối với thiết bị nâng, A: Trọng tải (T); B: Khẩu độ (m); C: Vận tốc (m/min); - Đối với thang máy, A: Trọng tải (kg); B: số tầng dừng; C: Vận tốc (m/min). - Đối với các thiết bị đặc thù quân sự, ghi các thông số yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc trưng; * Nếu đăng ký lại cần ghi dòng chữ “Đăng ký lại” dưới dòng “Tờ khai đăng ký”. Mẫu 6. Giấy chứng nhận đăng ký (MẶT TRƯỚC) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - hạnh phúc --------------- GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ Số 1 2 3 (Kích thước 15 x 21cm, có 2 mặt) Ghi chú: - Ô số 1 ghi: Mã hiệu đăng ký của đơn vị; - Ô số 2 ghi: Ký hiệu nhóm đối tượng; - Ô số 3 ghi: Thứ tự trong sổ đăng ký. (MẶT SAU) Căn cứ Thông tư số /TT-BQP ngày tháng năm 2014 của Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng; BỘ THAM MƯU - TỔNG CỤC KỸ THUẬT CHỨNG NHẬN Đơn vị:........................................................................................ Địa chỉ:........................................................................................ Đã đăng ký sử dụng:.................................................................... Với các đặc tính cơ bản sau: ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... Trong quá trình sử dụng đối tượng kiểm định, đơn vị phải tuân thủ quy định của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn lao động. ……, ngày... tháng… năm........ TL. THAM MƯU TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu 7. Đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động …..(1)….. …..(2)….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày… tháng… năm……. ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG Kính gửi: …………..(3)…………………….. 1. Tên đơn vị:............................................................................................................... 2. Địa chỉ liên lạc:......................................................................................................... Điện thoại:……………………….. Fax:………………. E-mail:............................................. 3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số…… Cơ quan cấp:……………… cấp ngày…… tại................................................................................................................. 4. Người đại diện theo pháp luật: Họ tên:…………………………………. Giới tính:............................................................... Chức vụ:...................................................................................................................... Quốc tịch……………………………… Sinh ngày:............................................................. Số CM…………………………………. Cấp ngày………… tại............................................. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................................. Điện thoại:……………………………. E-mail:................................................................... 5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Thông tư số /2014/TT-BQP ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định trong phạm vi sau đây: STT Tên đối tượng kiểm định (Theo danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động hiện hành trong Bộ Quốc phòng) Giới hạn đặc tính kỹ thuật (Giới hạn đặc tính kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư mà đơn vị có thể thực hiện) 1 …………………………………………… 2 …………………………………………… Đề nghị Tổng cục Kỹ thuật xem xét và và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho ...(2)… theo phạm vi nêu trên. 6. Tài liệu gửi kèm theo gồm có: - ................................................................................................................................. - ................................................................................................................................. 7. ……..(2)…… xin cam kết: - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo; - Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./. Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định; - (3) tên Cơ quan quản lý Công tác an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng. Mẫu 8. Danh mục phương tiện phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ……(1)…… ……(2)…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày… tháng… năm…… DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CỦA...(2).. TT Tên phương tiện Thông số kỹ thuật Tình trạng hiệu chuẩn/ Kiểm định Thời hạn hiệu chuẩn Mã số chế tạo thiết bị Tình trạng thiết bị 1 2 3 4 . . Đại diện đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định. Mẫu 9. Danh mục tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ……(1)…… ……(2)…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày… tháng… năm…… DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG STT Tên tài liệu Mã số Tình trạng, hiệu lực Cơ quan ban hành Ghi chú 1 2 3 … … … … Đại diện đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định. Mẫu 10. Danh sách phân công kiểm định viên ……(1)…… ……(2)…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày… tháng… năm…… DANH SÁCH PHÂN CÔNG KIỂM ĐỊNH VIÊN STT Họ và tên Phạm vi kiểm định phân công Ghi chú 1 2 3 4 ….. Đại diện đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định. Mẫu 11. Đề nghị cấp lại (sửa đổi, bổ sung) giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ……(1)…… ……(2)…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày… tháng… năm…… ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG Kính gửi: …………(3)………………………… 1. Tên đơn vị:................................................................................................................. 2. Địa chỉ liên lạc:........................................................................................................... Điện thoại:………………… Fax:…………………… E-mail:.................................................. 3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số…… Cơ quan cấp:………………… cấp ngày………. tại........................................................................................................ 4. Người đại diện theo pháp luật: Họ tên:………………………………. Giới tính:.................................................................... Chức vụ:........................................................................................................................ Quốc tịch……………………………. Sinh ngày:................................................................. Số CM……………………………….. Cấp ngày……………… tại........................................... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................................... Điện thoại:……………………………………… E-mail:......................................................... 5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được cấp số:………………………………………; Hết hiệu lực:........................................................... 6. Lý do đề nghị cấp lại (sửa đổi, bổ sung):.................................................................... 7. Nội dung đề nghị cấp lại (sửa đổi, bổ sung): ….(2)... đề nghị …..(3)... xem xét và cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo phạm vi sau đây: STT Tên đối tượng kiểm định (Theo danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động hiện hành trong Quân đội) Giới hạn đặc tính kỹ thuật (Giới hạn đặc tính kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư mà đơn vị có thể thực hiện) 1 2 ... 8. Tài liệu kèm theo gồm có: - ................................................................................................................................... - ................................................................................................................................... - ................................................................................................................................... 9 ………(2)……… xin cam kết: - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo. - Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./. Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định; - (3) Tên Cơ quan quản lý Công tác an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng. Mẫu 12. Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ……..(1)……… ……..(2)……… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……., ngày… tháng… năm……. BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TỪ NĂM 20... ĐẾN NĂM 20... Kính gửi: ……………….(3)………………………. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ 1. Tên đơn vị:................................................................................................................. 2. Địa chỉ liên lạc:........................................................................................................... Điện thoại:………………… Fax:…………………… E-mail:.................................................. 3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số…… Cơ quan cấp:………………… cấp ngày………. tại........................................................................................................ 4. Người đại diện theo pháp luật: Họ tên:………………………………. Giới tính:.................................................................... Chức vụ:........................................................................................................................ Quốc tịch……………………………. Sinh ngày:................................................................. Số CM……………………………….. Cấp ngày……………… tại........................................... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................................... Điện thoại:……………………………………… E-mail:......................................................... 5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được cấp số:………………………………………; Hết hiệu lực:........................................................... II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH TỪ NĂM 20... ĐỂN NĂM.... 1. Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: 2. Số lượng thiết bị thực hiện kiểm định: STT Đơn vị Số lượng đối trọng đã kiểm định đạt yêu cầu Thiết bị nâng Thiết bị áp lực Thiết bị đặc thù quân sự Thiết bị không đạt yêu cầu về an toàn Lần đầu Định kỳ Lần đầu Định kỳ Lần đầu Định kỳ Lần đầu Định kỳ I Năm 20... … Năm 20… Năm 20… Tổng số … … 3. Những thay đổi về năng lực kiểm định của đơn vị: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 4. Việc thực hiện các đề nghị, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Các hình thức xử lý kỷ luật, khen thưởng (nếu có): ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... III. KIẾN NGHỊ (NẾU CÓ) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định; - (3) Tên đơn vị nhận báo cáo. Mẫu 13. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động TỔNG CỤC KỸ THUẬT BỘ THAM MƯU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày… tháng… năm….. GIẤY CHỨNG NHẬN (Kèm theo Quyết định số ….../QĐ-BTM ngày... tháng... năm………) Tên đơn vị:.................................................................................................................... Địa chỉ:.......................................................................................................................... Số đăng ký chứng nhận:................................................................................................ Được chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng. Phạm vi kiểm định được chứng nhận: Tên đối tượng kiểm định (Theo danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong BQP) Giới hạn đặc tính kỹ thuật (Giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức có khả năng thực hiện) Ngày cấp:........................................................................................................................ Ngày hết hiệu lực: ........................................................................................................... Cấp lần thứ:..................................................................................................................... Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu 14. Công văn đề nghị cấp (cấp lại) chứng chỉ kiểm định viên …..(1)*….. ……(2)*…… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/………. ……., ngày… tháng… năm…….. Kính gửi: ……………………..(3)*………………………………… Tên đơn vị quản lý kiểm định viên:.................................................................................... Địa chỉ:............................................................................................................................ Điện thoại:…………….. Fax:………………… E-mail:............................................................ đề nghị cấp (hoặc cấp lại) chứng chỉ kiểm định viên cho các cá nhân có tên sau đây: STT Họ và tên Năm sinh Trình độ học vấn Kinh nghiệm hoạt động kiểm định Phạm vi đề nghị Hình thức cấp chứng chỉ Ghi chú Tên đối tượng kiểm định Giới hạn đặc tính kỹ thuật (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Hồ sơ kèm theo gồm có: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Nơi nhận: - Như trên; - Lưu:…. Đại diện đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1)* Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2)* Tên đơn vị kiểm định; - (3)* Tên Cơ quan quản lý Công tác an toàn, bảo hộ lao động trong Quân đội; - Cột (8): Ghi rõ cấp lần đầu hoặc cấp lại lần thứ mấy; - Cột (9): Ghi Số hiệu kiểm định viên (nếu là đề nghị cấp lại). Mẫu 15. Sơ yếu lý lịch kiểm định viên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ ………, ngày… tháng… năm…… SƠ YẾU LÝ LỊCH KIỂM ĐỊNH VIÊN I. Thông tin chung Họ và tên:…………………………………………………….. Nam/Nữ:..................................... Ngày tháng năm sinh:..................................................................................................... Nguyên quán:................................................................................................................. Chỗ ở hiện nay:.............................................................................................................. Đơn vị công tác:............................................................................................................ II. Tóm tắt quá trình công tác và huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (*) 1. Trình độ học vấn: 2. Chuyên ngành: 3. Đã hoàn thành các lớp huấn luyện kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên sau: TT Tên lớp huấn luyện, bồi dưỡng Thời gian huấn luyện Nơi huấn luyện Từ Đến 4. Quá trình công tác: TT Nội dung và nơi làm việc Thời gian Ghi chú Từ Đến 5. Khen thưởng, kỷ luật trong công tác kiểm định (nếu có)……………………. Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thực./. Đại diện đơn vị (Ký, ghi, rõ họ tên, đóng dấu) Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) (*): Chỉ khai những thay đổi so với lần khai trước, liền kề đối với trường hợp cấp lại. Mẫu 16. Chứng chỉ kiểm định viên TỔNG CỤC KỸ THUẬT BỘ THAM MƯU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …….., ngày… tháng… năm….. Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi) CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN Số hiệu:……………….. Họ và tên:…………………….. Ngày sinh:……………………………… Đơn vị đề nghị cấp chứng chỉ:…………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ đơn vị:……………………………………………….. Số điện thoại:…………………….. Phạm vi kiểm định: ……………………..……………………..……………………..…………….. STT Tên đối tượng kiểm định (Theo danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng) Giới hạn đặc tính kỹ thuật (Giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà kiểm định viên có khả năng thực hiện) 1 …………………………………………. 2 …………………………………………. Ngày hết hạn:................................................................................................................... Cấp lần thứ:..................................................................................................................... Đai diện đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu 17. Thẻ kiểm định viên (MẶT TRƯỚC) Tên đơn vị: Địa chỉ: Số điện thoại: LOGO THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN Số hiệu: Ảnh 3x4 Họ tên:......................................................................... Ngày sinh:.................................................................... Chức danh:.................................................................. Ngày hết hạn:............................................................... Ngày……tháng……năm 20 Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Số hiệu: Ghi số hiệu quy định tại chứng chỉ kiểm định viên) (MẶT SAU) PHẠM VI KIỂM ĐỊNH (Phạm vi kiểm định của kiểm định viên trong chứng chỉ) Thẻ có kích thước (86mm x 54mm) Mẫu 18. Phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định …...(1)….. …...(2)….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ........., ngày… tháng…. năm……… PHIẾU KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH I. THÔNG TIN ĐƠN VỊ KHAI BÁO 1. Tên đơn vị:................................................................................................................... 2. Địa chỉ:........................................................................................................................ 3. Điện thoại:……………………. 4. Fax:…………………. 5. E-mail:....................................... II. NỘI DUNG KHAI BÁO STT Tên đối tượng kiểm định Số seri Giấy chứng nhận kết quả kiểm định Nơi lắp đặt/ sử dụng đối tượng kiểm định (Kèm theo bản phô tô giấy chứng nhận kết quả kiểm định số:.... do đơn vị kiểm định.... cấp)./. Đại diện đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị sử dụng đối tượng. Mẫu 19. Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động …...(1)….. …...(2)….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………../ ........., ngày… tháng…. năm…… BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG (Từ ngày .../.../20... đến ngày .../.../20...) Kính gửi: …………….(3)………………………………. Thực hiện quy định theo Thông tư số /2014/TT-BQP ngày tháng năm 2014 của Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng, ...(2)... báo cáo tình hình hoạt động kiểm định trong (6 tháng hoặc một năm) như sau: BẢNG 1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH MÁY, THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ STT Tên đơn vị Số lượng đối tượng đã kiểm định Lần đầu Định kỳ 1 2 … Tổng số … … BẢNG 2. PHÂN LOẠI THIẾT BỊ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ Đối tượng kiểm định (Ghi số thứ tự của đối tượng kiểm định theo danh mục tại Bảng 1) Đơn vị tính Kiểm định Lần đầu/ Định kỳ Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu 1 Lần đầu:……….. Định kỳ: ……….. 2 Lần đầu:……….. Định kỳ: ……….. …………. Lần đầu:……….. Định kỳ: ……….. Tổng số Lần đầu:……….. Định kỳ: ……….. Đánh giá, kiến nghị, đề xuất: 1. Đánh giá công tác kiểm định: 2. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm định: 3. Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý công tác an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng để nâng cao hoạt động kiểm định: Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ghi chú: - (1) Tên đơn vị quản lý cấp trên; - (2) Tên đơn vị kiểm định; - (3) Tên đơn vị nhận báo cáo. Mẫu 20. Báo cáo thực lực và tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ……….(1)*……... ……….(2)*……... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../ …….., ngày... tháng... năm…… BÁO CÁO THỰC LỰC VÀ TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG Kính gửi: …………….(3)*………………………….. Căn cứ Thông tư số /2014/TT-BQP ngày tháng năm 2014 của Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng; Đơn vị …………..(2)…….., báo cáo thực lực và tình hình kiểm định trong (sáu tháng, một năm) như sau: TT Tên đơn vị Quy cách kỹ thuật Tên đối tượng Mã hiệu Số đăng ký Nơi chế tạo Nơi lắp đặt Đặc tính kỹ thuật cơ bản Kết quả kiểm định Thời gian kiểm định lần sau A B C D (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Ghi chú: (1)* Tên đơn vị quản lý cấp trên. (2)* Tên đơn vị báo cáo. (3)*Tên đơn vị nhận báo cáo. (4) Tên đối tượng, nước sản xuất, năm sản xuất. (5) Nếu chưa đăng ký theo quy định tại Thông tư này ghi “kiểm định lần đầu”. (6) Đơn vị chế tạo, địa chỉ đơn vị chế tạo. (7) Đơn vị lắp đặt, địa chỉ đơn vị lắp đặt. * Đặc tính kỹ thuật cơ bản (8), (9), (10), (11) ghi các thông số sau: - Đối với thiết bị áp lực, A: Áp suất (bar, 1 bar = 1,02 KG/cm2), B: Dung tích (l), C: Năng suất (kg/h, kcal/h); - Đối với thiết bị nâng, A: Trọng tải (T), B: Khẩu độ (m), C: Vận tốc (m/min); - Đối với thang máy, A: Trọng tải (kg), B: số tầng dừng, C: Vận tốc (m/min); - Đối với các thiết bị đặc thù quân sự, ghi các thông số yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc trưng. (12) Ghi “đạt yêu cầu” hoặc “không đạt yêu cầu”. (13) Tháng/năm kiểm định lại.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "22/10/2014", "sign_number": "142/2014/TT-BQP", "signer": "Trương Quang Khánh", "type": "Thông tư" }