source
stringlengths
70
218
subject
stringlengths
18
159
text
stringlengths
329
1.06M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Ke-hoach-28-KH-BCD-2023-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-mua-ban-nguoi-560144.aspx
Kế hoạch 28/KH-BCĐ 2023 thực hiện công tác phòng chống mua bán người
BAN CHỈ ĐẠO 138/CP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 28/KH-BCĐ Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2023 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI NĂM 2023 Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2023, như sau: I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU 1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương và nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mua bán người; thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp tạo chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong phòng, chống mua bán người; khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm mua bán người và những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống mua bán người đã được chỉ ra trong năm 2022. 2. Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan tội phạm mua bán người được tiếp nhận, phân loại; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người hằng năm được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử. 3. Làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ an toàn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường hợp tác quốc tế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người và cải thiện vị trí xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo TIP năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. II. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. Công tác tham mưu, chỉ đạo - Tham mưu chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người. Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, “bảo vệ quyền con người”, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Chỉ đạo triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7”; chỉ đạo điểm Chương trình phòng, chống mua bán người tại các địa phương; triển khai Quyết định 9145/QĐ-BCĐ138/CP ngày 06/12/2022 của Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành biểu mẫu thống kê phòng, chống mua bán người. - Duy trì các hoạt động liên ngành phòng, chống mua bán người: Hội nghị, hội thảo, tổ chức kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết, giao ban định kỳ theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 138/CP,... Kiện toàn và duy trì hoạt động của tổ công tác liên ngành thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người (Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, đào tạo, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 2. Công tác truyền thông, phòng ngừa tội phạm mua bán người 2.1. Công tác truyền thông và phòng ngừa xã hội - Tổ chức mít tinh và các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” phù hợp với thông điệp quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2023 (Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Xây dựng sản phẩm truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Fanpage của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình, tin, bài, phóng sự về phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, chính sách, pháp luật và kết quả đấu tranh phòng, chống mua bán người của các lực lượng chức năng,... trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Cơ quan thông tin, báo chí (Bộ Công an, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Thông tin cảnh báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện). - Tuyên truyền về công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng các tài liệu hướng dẫn, phóng sự, tờ rơi về hỗ trợ nạn nhân (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật và thực hiện phong trào xây dựng làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa; tổ chức hội thảo, tuyên truyền, triển lãm phòng, chống mua bán người gắn với triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông gửi tin nhắn tuyên truyền về phòng, chống mua bán người (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện). - Tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống mua bán người trong các cơ sở giáo dục; đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các chương trình giáo dục công dân, giáo dục ngoại khóa của các cấp học, ngành học, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, trường dân tộc nội trú; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tổ chức Hội thảo về vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và hỗ trợ xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán. Nghiên cứu ứng dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng, chống mua bán người hướng đến cơ sở và các đối tượng có nguy cơ cao là nạn nhân của tội phạm mua bán người; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người với phòng, chống tội phạm, phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người gắn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia bằng nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể. Phát huy vai trò của lực lượng Công an xã, phường, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa bàn cơ sở để tuyên truyền đến mỗi người dân về công tác phòng, chống mua bán người. Lồng ghép nội dung phòng ngừa tội phạm mua bán người vào trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, an dân (như: vấn đề về hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,...) không để nhóm yếu thế này trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 2.2. Công tác phòng ngừa nghiệp vụ: - Lực lượng Công an, chủ công là lực lượng Cảnh sát Hình sự phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ bản; bám sát địa bàn, đổi mới phương pháp thu thập thông tin theo hướng liên kết địa bàn từ nội địa - khu vực biên giới - ngoại biên, tăng cường thu thập thông tin trên “không gian mạng”; phối hợp phối hợp tuần tra, kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán người, xuất cảnh trái phép, đặc biệt là trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia. - Chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến, phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động của tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng theo phương châm “Lấy phòng ngừa làm trọng; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với chủ động tấn công, đánh trúng, đánh đúng, đánh vào gốc các loại tội phạm mua bán người” theo tinh thần “tích cực, khẩn trương, hiệu quả”. Chú trọng công tác phòng ngừa mua bán người trong nội địa, mua bán bộ phận cơ thể người, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, mua bán người để cưỡng bức lao động,... - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Tăng cường công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như: các cơ sở kinh doanh, cho thuê lưu trú, nhà hàng, quán bar, karaoke, massage, vũ trường, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí..., mà tội phạm mua bán người có thể lợi dụng để hoạt động phạm tội hoặc sử dụng làm nơi tập kết nạn nhân trước khi bán ra nước ngoài để chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm mua bán người và nạn nhân bị mua bán. - Khai thác, phát huy tối đa giá trị, hiệu quả của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân và kết quả triển khai Đề án 06 của Chính phủ về “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030” phục vụ công tác phòng, chống mua bán người. (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 3. Công tác đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người - Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các đường dây, tổ chức, cá nhân có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người, mua bán người trong nội địa, mua bán bộ phận cơ thể người, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, các hoạt động lợi dụng tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài trái phép để mua bán, cưỡng bức lao động,.... Mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết 30/9/2023. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác điều tra, xử lý tội phạm bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, phòng chống sai phạm, tiêu cực trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm mua bán người. - Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo các phán quyết của Toà án đúng pháp luật, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động truy tố, xét xử tội phạm mua bán người. - Tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án tiến tới sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi, Bộ luật hình sự; phát triển án lệ và giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ trong giải quyết các vụ án về mua bán người; trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đối với các vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi và một số tội danh liên quan. - Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp, thống nhất xác định các vụ án điểm về mua bán người được dư luận xã hội quan tâm để tập trung điều tra, truy tố, nhanh chóng đưa ra xét xử đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật và phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe, phòng ngừa chung. (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện). 4. Công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán - Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm; thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ bí mật thông tin, an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật. Triển khai hiệu quả Quy chế phối hợp liên ngành giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Tư vấn, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng; duy trì vận hành mô hình Nhà bình yên và Văn phòng hỗ trợ một điểm đến - OSSO tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố; rà soát, sàng lọc, phân loại công dân do nước ngoài trao trả (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Xây dựng Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; Quyết định ban hành Khung kỹ thuật mô hình thí điểm hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Nghiên cứu, thực hiện thí điểm quy trình chuyển tuyến, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán (Xây dựng bộ công cụ sàng lọc, phát hiện, chuyển tuyến và hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân; tổ chức hội thảo tham vấn góp ý Bộ công cụ; khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ trợ của người nghi là nạn nhân bị mua bán; thực hiện thí điểm Bộ công cụ, thí điểm quy trình chuyển tuyến, hỗ trợ nạn nhân và người nghi là nạn nhân; thí điểm mô hình hỗ trợ hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... ). Tổ chức các hội thảo tham vấn tăng cường khả năng kết nối, tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp các bộ, ngành thực hiện). 5. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống mua bán người - Hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh; tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về báo cáo Nghiên cứu, rà soát pháp luật về phòng, chống mua bán người; nghiên cứu, góp ý, đánh giá tác động các chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). - Rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ nạn nhân và đánh giá tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia làm cơ sở đề xuất, sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống mua bán người và các văn bản có liên quan (Bao gồm Công ước TOC về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa khiêu dâm trẻ em... ). (Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người 6.1. Tổ chức sơ, tổng kết việc thực hiện: (1)Hiệp định hợp tác phòng, chống mua bán người với Campuchia; (2)Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len về hợp tác phòng, chống mua bán người; (3)Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Triển khai hiệu quả Sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng về phòng, chống mua bán người (COMMIT). Nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung để tiến hành đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định mới thay thế Hiệp định hiện hành về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Tổ chức đàm phán, tiến tới ký kết Bản ghi nhớ, Hiệp định về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam với Myanma và Malaixia. Tăng cường đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người. (Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện). 6.2. Đẩy mạnh các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác đa phương về phòng, chống mua bán người: Đẩy mạnh thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Thỏa thuận GCM) trong đó có nhiệm vụ về phòng, chống mua bán người trong di cư quốc tế nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, ngăn chặn mua bán người. Tham gia đóng góp tích cực, hiệu quả và thực chất tại các cơ chế, tiến trình quốc tế và khu vực về di cư, phòng, chống mua bán người để kịp thời nắm bắt, nghiên cứu các xu hướng mới cũng như quan điểm của các bên liên quan, trong đó đẩy mạnh tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Tiến trình Bali và đồng chủ trì Nhóm làm việc về triệt phá mạng lưới đưa người di cư trái phép và mua bán người; phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) hoàn thiện Hồ sơ di cư năm 2022; phối hợp với Văn phòng Chương trình ASEAN-ACT triển khai hoạt động xây dựng hướng dẫn về xác minh, xác định và hỗ trợ nạn nhân cho các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Chủ động thông tin đối ngoại về chủ trương, chính sách và nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị mua bán; chủ trì xây dựng tài liệu tình hình, nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam để phục vụ xây dựng Báo cáo TIP năm 2023; tăng cường hợp tác, đấu tranh, vận động Hoa Kỳ có đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác đối với nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam để đưa Việt Nam ra khỏi Nhóm 3 tại Báo cáo TIP năm 2023. (Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện) 6.3. Duy trì và thực hiện cơ chế phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol), Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (Aseanapol), lực lượng chức năng các nước láng giềng, nước có nhiều nạn nhân là người Việt Nam bị mua bán, nghi bị mua bán để trao đổi thông tin, lập đường dây nóng, xác định cơ quan đầu mối phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về. Đẩy mạnh hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Triển khai có hiệu quả các cam kết, tham gia các diễn đàn, các nội dung hợp tác phòng, chống mua bán người với Đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam khi có đề nghị (Các bộ, ngành, địa phương thực hiện). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ vào nội dung kế hoạch này, các bộ, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống mua bán người năm 2023 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế tại địa phương. 2. Định kỳ quý (trước ngày 20/3 và 20/9), 6 tháng (trước ngày 20/6) và năm (trước ngày 20/12) báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo 138/CP (qua Bộ Công an - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) để tổng hợp theo quy định. 3. Bộ Công an - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP - Tổ chức theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch này; thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình kết quả công tác phòng, chống mua bán người, những vấn đề nổi lên về thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và khó khăn, vướng mắc, để tham mưu đề xuất Ban Chỉ đạo 138/CP chỉ đạo, giải quyết. - Kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người. Định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ và Ban Chỉ đạo 138/CP./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo); - Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP (để b/cáo); - Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP (để b/cáo); - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp); - Các Bộ, ngành thành viên BCĐ 138/CP (để p/h chỉ đạo); - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện); - Công an các đơn vị, địa phương (để t/hiện); - Chuyên viên liên ngành BCĐ 138/CP (để thực hiện); - Lưu: VT, BCĐ(V01-P5). KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc
{ "issuing_agency": "Ban Chỉ đạo 138/CP", "promulgation_date": "24/01/2023", "sign_number": "28/KH-BCĐ", "signer": "Nguyễn Duy Ngọc", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-96-2008-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Ngan-hang-nha-nuoc-Viet-Nam-69752.aspx
Nghị định 96/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước Việt Nam
CHÍNH PHỦ ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------ Số: 96/2008/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NGHỊ ĐỊNH Điều 1. Vị trí và chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng thuộc lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 4. Chỉ thị, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. 5. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 6. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 8. Về quản lý ngoại hối: a) Quản lý các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật; b) Xác định Dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát Dự trữ quốc tế; c) Xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ; tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; xây dựng cơ chế tỷ giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 9. Về xây dựng cán cân thanh toán quốc tế: a) Thu nhập, tổng hợp, lập, dự báo và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật. b) Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 10. Về quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật: a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức khác được phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo quy định của pháp luật; b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài hàng năm của khu vực tư nhân trong cả nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; d) Tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung tình hình về vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước; đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh); e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phục vụ cho việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối; g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp; h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 11. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng: a) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn, hình thức, đối tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ; b) Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối với người cư trú là tổ chức tín dụng; c) Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. 12. Về đàm phám, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ về ODA với Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Develoment Bank – ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF); b) Tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng. 13. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ: a) Thực hiện chức năng thành viên tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (International Investment Bank – IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (International Bank For Economic Cooperation – IBEC); b) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện điều lệ, chính sách của IMF, WB, ADB, IIB, IBEC và các chương trình ổn định kinh tế vĩ mô do IMF, WB, ADB thực hiện tại Việt Nam; cung cấp thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của các tổ chức nêu trên; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nêu trên. 14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương: a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước; e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam; g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương. 15. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản trích từ nguồn thu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. 18. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. 19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước: a) Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện sau khi đề án được phê duyệt; b) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng; c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thẩm quyền các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 21. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật. 22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật. 23. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. 24. Quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng; a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch viên chức được phân công, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc lĩnh vực ngân hàng để Bộ Nội vụ ban hành. 25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 26. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế về tiền lương, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Nhà nước. 27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Vụ chính sách tiền tệ 2. Vụ Quản lý ngoại hối 3. Vụ Thanh toán. 4. Vụ Tín dụng. 5. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Vụ Kiểm toán nội bộ. 8. Vụ Pháp chế; 9. Vụ Tài chính – Kế toán. 10. Vụ Tổ chức cán bộ. 11. Vụ Thi đua – Khen thưởng. 12. Văn phòng. 13. Cục Công nghệ tin học. 14. Cục Phát hành và kho quỹ. 15. Cục Quản trị. 16. Sở Giao dịch. 17. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. 18. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 19. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. 20. Viện Chiến lược ngân hàng. 21. Trung tâm Thông tin tín dụng. 22. Thời báo Ngân hàng. 23. Tạp chí Ngân hàng. 24. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các tổ chức từ khoản 20 đến khoản 24 Điều này là tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức phòng; Cục Phát hành và kho quỹ, Cục Công nghệ tin học có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Ngân hàng Nhà nước. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - BQL KKTCKQT Bờ Y; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu Văn thư, TCCV (10b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "26/08/2008", "sign_number": "96/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Chi-thi-22-2001-CT-TTg-chan-chinh-cong-tac-thanh-tra-kiem-tra-doanh-nghiep-48186.aspx
Chỉ thị 22/2001/CT-TTg chấn chỉnh công tác thanh tra kiểm tra doanh nghiệp
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 22/2001/CT-TTg Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2001 CHỈ THỊ VỀ CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt là Nghị định 61), công tác này đã có chuyển biến tích cực, góp phần đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào trật tự, kỷ cương. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn còn trùng lặp, chồng chéo về nội dung giữa các cơ quan có chức năng; hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra mà không có quyết định, tuỳ tiện kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra. Sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ. Vẫn còn tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp. Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 61, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc cho các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình về quan điểm, mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả; chấm dứt sự lợi dụng, lạm dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình. Chánh Thanh tra các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm tốt chức năng đầu mối, tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thuộc quyền quản lý của Bộ và của tỉnh, thành phố; loại bỏ sự trùng lặp về nội dung thanh tra, kiểm tra ngay từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch. Việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp chỉ tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền yêu cầu và phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 61. Đối với những doanh nghiệp cần có sự thanh tra, kiểm tra về nhiều lĩnh vực thì thành lập đoàn liên ngành để giảm bớt các cuộc thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt chú ý thực hiện nghiêm túc quy định của Nghị định 61: "Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường); khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận bằng văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra". Những cán bộ thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật, gây tổn thất cho doanh nghiệp phải bồi thường cho doanh nghiệp và bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc. 2. Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tăng cường việc theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp tự thanh tra, kiểm tra. Thủ trưởng cơ quan quyết định thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền sử dụng văn bản kết luận của Đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã làm trong năm như một cơ sở pháp lý để đề nghị cơ quan ra quyết định thanh tra, kiểm tra rút những nội dung thanh tra, kiểm tra trùng lặp. 3. Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo việc củng cố, chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát kinh tế, An ninh kinh tế, An ninh văn hoá, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội. Các lực lượng này cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động của mình. Việc kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc tiếp cận các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của doanh nghiệp chỉ thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết và phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 61. Chấm dứt tình trạng kiểm tra doanh nghiệp không có quyết định, tránh việc hình sự hoá các quan hệ hành chính, dân sự, kinh tế. Thủ trưởng cơ quan Công an chịu trách nhiệm về những vi phạm trong công tác kiểm tra của lực lượng Công an do mình trực tiếp phụ trách. 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo việc phối hợp các hoạt động thanh tra, kiểm tra về tài chính, thuế; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính doanh nghiệp, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo ngay từ khi xây dựng chương trình, kế hoạch. 5. Tổng Kiểm toán Nhà nước có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Thanh tra Nhà nước để xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo về nội dung trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp. 6. Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, không tuỳ tiện kiểm tra doanh nghiệp về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác. 7. Tổng Thanh tra Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, làm rõ hơn các quy định của Nghị định 61 về điều kiện, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp của từng cơ quan Nhà nước; phân biệt rõ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo với các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; tổng hợp, đánh giá tình hình, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. 8. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có biện pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với các doanh nghiệp để các doanh nghiệp hiểu đúng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện tốt Chỉ thị này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "11/09/2001", "sign_number": "22/2001/CT-TTg", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-20-2020-TT-NHNN-sua-doi-47-2014-TT-NHNN-bao-mat-thiet-bi-thanh-toan-the-ngan-hang-461423.aspx
Thông tư 20/2020/TT-NHNN sửa đổi 47/2014/TT-NHNN bảo mật thiết bị thanh toán thẻ ngân hàng mới nhất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 20/2020/TT-NHNN Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 47/2014/TT-NHNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN BẢO MẬT ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư 47/2014/TT-NHNN). Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN 1. Khoản 9 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “9. Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (256 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit).”. 2. Điểm d khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “d) Không cung cấp địa chỉ mạng (địa chỉ IP) nội bộ và thông tin định tuyến cho các tổ chức khác khi chưa được người có thẩm quyền phê duyệt. Có biện pháp che giấu địa chỉ mạng nội bộ và các thông tin về bảng định tuyến nội bộ khi kết nối với các bên thứ ba;”. 3. Điểm c khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Các truy cập từ môi trường dữ liệu chủ thẻ ra ngoài Internet phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được kiểm soát chặt chẽ.”. 4. Bổ sung khoản 5 vào Điều 4 như sau: “5. Mã hóa tất cả các kết nối truy cập quản trị từ xa bằng phương pháp mã hóa mạnh.”. 5. Bổ sung khoản 8 vào Điều 5 như sau: “8. Thường xuyên rà soát bảo đảm các trang thiết bị phần cứng, phần mềm được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.”. 6. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Việc truy cập vào tất cả thành phần hệ thống thông tin phục vụ thanh toán thẻ phải được xác thực bằng ít nhất một trong các phương thức sau: mã khóa bí mật; thiết bị, thẻ xác thực; sinh trắc học.”. 7. Điểm c khoản 4 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “e) Thu hồi hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không kích hoạt sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày kể từ lần truy cập gần nhất;”. 8. Khoản 3 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Trên tất cả các máy POS phải có số điện thoại liên hệ của TCTTT.”. 9. Điểm c khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho: chủ thẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, một số nhân viên theo yêu cầu công việc được người có thẩm quyền phê duyệt;”. 10. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Sử dụng các phương pháp mã hóa mạnh và các giao thức bảo mật thích hợp để bảo vệ dữ liệu xác thực thẻ trong quá trình truyền thông tin qua mạng kết nối với bên ngoài (mạng Internet, mạng không dây, mạng truyền thông di động và các mạng khác).”. 11. Điểm b khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Sử dụng camera hoặc biện pháp giám sát phù hợp khác để giám sát việc vào, ra các khu vực phòng máy chủ, khu vực in ấn phát hành, nơi lưu trữ, xử lý dữ liệu chủ thẻ. Các dữ liệu giám sát phải được lưu trữ, bảo vệ an toàn và sẵn sàng truy cập tối thiểu 03 tháng.”. 12. Bổ sung điểm i vào khoản 1 Điều 18 như sau: “i) Ban hành chính sách, quy trình thực hiện giám sát tất cả các truy cập tới tài nguyên mạng, dữ liệu chủ thẻ và phổ biến cho tất cả các cá nhân, bộ phận liên quan đến nghiệp vụ thẻ của tổ chức.”. Điều 2. Thay đổi cụm từ “Cục Công nghệ tin học” thành cụm từ “Cục Công nghệ thông tin” tại các Điều 20, 22 và 23 Thông tư 47/2014/TT-NHNN. Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức hoạt động thẻ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Điều 4. Điều khoản thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC, CNTT. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Kim Anh
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "promulgation_date": "31/12/2020", "sign_number": "20/2020/TT-NHNN", "signer": "Nguyễn Kim Anh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-141-2013-TT-BTC-huong-dan-Luat-Thue-thu-nhap-doanh-nghiep-Thue-gia-tri-gia-tang-sua-doi-210455.aspx
Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 141/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013. THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2013/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng như sau: Chương I THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Điều 1. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu của năm trước liền kề của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian từ 01/01/2013 đến hết ngày 30/6/2013 thì doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu "doanh thu phát sinh trong kỳ” (không bao gồm thu nhập khác) mã số [21] trên Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý I và quý II năm 2013 theo Mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp có tổng thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập đến hết kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không đủ 12 tháng hoặc kỳ tính thuế đầu tiên của năm 2012 nhiều hơn 12 tháng theo quy định thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân tháng của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là doanh thu bình quân của các tháng đầu năm 2013 tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 không vượt quá 1,67 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ ngày 01/07/2013 thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 25% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% (trừ các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này). 2. Thuế suất 20% quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các khoản thu nhập sau: a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại Điều 2, Thông tư này), thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 3. Nguyên tắc xác định: a) Doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20%. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập được áp dụng thuế suất 20% và phần thu nhập không được áp dụng thuế suất 20% thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được áp dụng thuế suất 20% trên tổng doanh thu trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. b) Sau khi xác định riêng được thu nhập, doanh nghiệp được phép bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau, phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập. Việc bù trừ lãi, lỗ giữa các hoạt động với nhau trong từng giai đoạn được áp dụng văn bản cụ thể như sau: - Đối với giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2013 thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Kể từ ngày 01/01/2014 thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. c) Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013: - Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 20% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. - Trường hợp doanh nghiệp không xác định được thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 được xác định trên cơ sở số thu nhập được áp dụng thuế suất 20% phát sinh bình quân trong các tháng nhân (×) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh tính từ ngày 01/7/2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính. = Tổng thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% phát sinh trong năm tài chính x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Tổng số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 (năm tài chính liền kề trước đó có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ) có tổng thu nhập chịu thuế là 1.200.000.000 đồng thì việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 1.200.000.000 (đồng) x 9 (tháng) = 900.000.000 (đ) 12 (tháng) Điều 2. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ doanh thu bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 không phụ thuộc vào thời điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội quy định tại khoản này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội ký hợp đồng chuyển nhượng nhà có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ trước ngày 01/7/2013 và còn tiếp tục thu tiền kể từ ngày 01/7/2013 (doanh nghiệp chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu, doanh nghiệp đã kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu thu được tiền) và thời điểm bàn giao nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà này được áp dụng thuế suất 10%. Thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp. 2. Xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% từ 01/7/2013: a) Trường hợp doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thuế suất 10% theo thực tế doanh nghiệp hạch toán được kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. b) Trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính khác năm dương lịch hoặc năm tài chính không bắt đầu từ ngày 01/7/2013 và không xác định được thu nhập chịu thuế từ ngày 01/7/2013 thì thu nhập áp dụng thuế suất 10% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết năm tài chính đó và được xác định theo công thức sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội x Tổng thu nhập tính thuế trong năm (không bao gồm thu nhập khác) : Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính = Thu nhập được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng x Số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 01/7/2013 đến hết năm tài chính Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 31/3/2014 có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như sau: - Tổng doanh thu trong năm tài chính: 100 tỷ đồng Trong đó: Doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội là: 24 tỷ đồng - Tổng thu nhập tính thuế trong năm tài chính: 12 tỷ đồng, trong đó thu nhập khác (bao gồm doanh thu hoạt động tài chính) là 2 tỷ đồng Việc xác định thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 (09 tháng) như sau: Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% bình quân tháng = 24 (tỷ) x [12 (tỷ) – 2 (tỷ)] : 12 (tháng) = 0,2 (tỷ) 100 (tỷ) Thu nhập thuộc diện được áp dụng thuế suất 10% kể từ 01/7/2013 đến ngày 31/3/2014 = 0,2 (tỷ) x 09 (tháng) = 1,8 tỷ Chương II THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Điều 3. Áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội 1. Áp dụng thuế suất 5% kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. 2. Nhà ở xã hội quy định tại Điều này là nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. 3. Trường hợp bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng theo hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở xã hội được ký từ ngày 01/7/2013 và áp dụng với số tiền thanh toán từ ngày 01/7/2013 đối với hợp đồng ký trước ngày 01/7/2013. Trường hợp cho thuê nhà ở xã hội, thuế suất 5% áp dụng căn cứ vào thời điểm thu tiền theo hợp đồng (kể cả trường hợp thu tiền trước cho nhiều kỳ) kể từ ngày 01/7/2013. Trường hợp doanh nghiệp chưa nhận được tiền thuê nhà kể từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng theo thời điểm xuất hoá đơn. Ví dụ 3: Công ty xây dựng Y là chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội X. Tháng 12/2012, Công ty Y và ông B ký hợp đồng mua bán một căn hộ trong khu nhà ở xã hội X. Ông B thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội và việc mua bán giữa Công ty Y và ông B thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về mua bán nhà ở xã hội. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông B cho Công ty xây dựng Y được thực hiện thành nhiều đợt như sau: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 12/2012. Đợt 2: Thanh toán 30% giá trị của căn hộ vào tháng 5/2013. Đợt 3: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 12/2013. Đợt 4: Thanh toán 25% giá trị của căn hộ vào tháng 4/2014. Thực tế, ông B thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng Y áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% đối với số tiền ông B thanh toán vào đợt 3 (vào tháng 12/2013) và đợt 4 (vào tháng 4/2014). 4. Trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thực hiện chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở thì kể từ ngày có quyết định cho phép điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án của cơ quan có thẩm quyền cũng được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% kể từ ngày 01/7/2013 đối với bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội quy định tại Điều này. 5. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn với mức thuế suất 10% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này. Điều 4. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với nhà ở thương mại 1. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. 2. Nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện quy định tại Điều này là căn hộ chung cư được hoàn thành, nghiệm thu theo thiết kế của chủ đầu tư và được sử dụng để ở được ngay sau khi nhận bàn giao và đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này. 3. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê mua nhà ở thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Nhà ở thương mại dùng để bán, cho thuê mua là căn hộ chung cư hoàn thiện có diện tích sàn được ghi trong hợp đồng dưới 70m2 và có giá bán, giá cho thuê mua dưới 15 triệu đồng/m2. b) Giá bán, giá cho thuê mua nhà ở thương mại phải được ghi rõ trong hợp đồng. Giá bán hoặc giá cho thuê mua nhà ở thương mại dưới 15 triệu đồng/m2 quy định tại khoản này là giá bán, giá cho thuê mua đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. Trường hợp nhà ở thương mại bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một lần đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm khoản phí bảo trì công trình theo quy định nhưng không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm và các khoản lãi khác. Ví dụ 4: Tháng 10/2013, ông C có mua một căn hộ chung cư với diện tích là 54m2 từ Công ty xây dựng E với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT và chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 14.000.000 đồng cho 1m2 sàn. Giá bán đã bao gồm thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình là 15.680.000 đồng/m2 (= 14.000.000 + 1.400.000 (thuế GTGT 10%) + 280.000 (phí bảo trì công trình 2%)). Do đó, trường hợp này không thuộc đối tượng được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với các hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại được ký trước ngày 01/7/2013 và hợp đồng ký trong thời gian từ 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 được áp dụng đối với số tiền thanh toán trong giai đoạn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. Ví dụ 5: Tháng 4/2013, Công ty xây dựng X và ông A có ký hợp đồng mua bán 01 căn hộ chung cư có diện tích là 60m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình là 11.000.000 đồng cho 1 m2 sàn. Hợp đồng mua bán giữa hai bên quy định việc thanh toán của ông A cho Công ty xây dựng X được thực hiện thành nhiều đợt: Đợt 1: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - tháng 4/2013. Đợt 2: Thanh toán 60% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2013. Đợt 3: Thanh toán 20% giá trị của căn hộ vào tháng 8/2014. Thực tế, ông A thực hiện thanh toán vào các thời điểm đúng theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định trên, Công ty xây dựng X áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với số tiền ông A thanh toán vào đợt 2 (vào tháng 8/2013). 4. Việc áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với nhà ở thương mại là căn hộ cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Căn hộ cho thuê phải đáp ứng điều kiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá trị tương đương với căn hộ cùng loại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 . Căn hộ cùng loại là căn hộ trong cùng khu vực có diện tích, đặc điểm, vị trí tương tự với căn hộ cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng cho thuê. b) Giá bán của căn hộ cùng loại dùng để làm căn cứ xác định giảm thuế suất thuế GTGT cho căn hộ cho thuê tại Khoản này là giá đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã bao gồm phí bảo trì công trình theo quy định. c) Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê nhà ở thương mại được tính trên số tiền cho thuê trả theo quy định tại hợp đồng cho thuê (không phân biệt ngày ký hợp đồng) từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 (kể cả trường hợp trả trước tiền thuê cho nhiều năm). Trường hợp doanh nghiệp cho thuê nhà từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 mà chưa nhận được tiền cho thuê thì xác định giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT tính trên số tiền cho thuê từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014. 5. Lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT: Khi lập hoá đơn bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc diện giảm thuế suất thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều này, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “10% x 50%”; dòng tiền thuế GTGT ghi theo số tiền thuế đã tính giảm; dòng tổng số tiền thanh toán ghi theo số tiền người mua phải thanh toán. Ví dụ 6: Tiếp theo ví dụ 5, tại thời điểm thu tiền đợt 2, Công ty xây dựng X lập hoá đơn giao cho ông A như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Thanh toán đợt 2 - giảm 50% GTGT". "Đơn giá" ghi: 11.000.000 x 60 (m2) x 60% = 396.000.000 đồng. "Số lượng": 01 (đợt). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 19.800.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 415.800.000 đồng. Ví dụ 7: Tháng 10/2013, Công ty xây dựng A ký hợp đồng bán một căn hộ chung cư hoàn thiện, đã đưa vào sử dụng có diện tích 50m2 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, chưa bao gồm phí bảo trì công trình xây dựng là 12.000.000 đồng/m2 cho ông B. Theo hợp đồng, toàn bộ số tiền mua căn hộ được ông B thanh toán cho Công ty A ngay tại thời điểm ký hợp đồng và căn hộ được bàn giao vào tháng 11/2013. Trường hợp bán căn hộ của Công ty A thuộc đối tượng được giảm 50% thuế suất thuế GTGT (do giá sau khi đã có thuế suất thuế GTGT 10% và phí bảo trì công trình 2% là 12.000.000 + 1.200.000 (thuế 10%) + 240.000 (phí bảo trì công trình) = 13.440.000 đồng/m2) Tại thời điểm thu tiền Công ty A lập hóa đơn giao cho ông B như sau: Tại cột "Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi "Bán căn hộ thuộc diện giảm 50% thuế GTGT". "Đơn giá" ghi: 12.000.000 x 50 (m2) = 600.000.000 đồng. "Số lượng" ghi: 01 (căn hộ). "Thuế suất thuế GTGT" ghi: 10% x 50%. "Tiền thuế GTGT" ghi: 30.000.000 đồng. "Tổng giá thanh toán" ghi: 630.000.000 đồng. 6. Kê khai thuế giá trị gia tăng được giảm a) Thủ tục hồ sơ khai thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. b) Hóa đơn giảm thuế GTGT của nhà ở thương mại bán, cho thuê, cho thuê mua được kê khai theo nhóm “Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10%” trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra kèm theo Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Dòng ghi chú ghi "Giảm 50% nhà ở thương mại". 7. Trường hợp từ ngày 01/7/2013, doanh nghiệp đã lập hoá đơn nhưng không áp dụng giảm 50% thuế suất thuế GTGT đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thuộc đối tượng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo quy định tại Điều này thì lập hoá đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định. Việc điều chỉnh thuế suất nếu làm thay đổi nội dung đã ghi trên hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại thì doanh nghiệp bổ sung phụ lục hợp đồng ghi rõ nội dung điều chỉnh này. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 5. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2013 và áp dụng cho các kỳ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/7/2013. Điều 6. Trách nhiệm thi hành 1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này. 3. Tổ chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng trung ương; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; Website Tổng cục Thuế; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCT (VT, CS). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/10/2013", "sign_number": "141/2013/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-69-2017-TT-BTC-huong-dan-lap-ke-hoach-tai-chinh-ke-hoach-tai-chinh-ngan-sach-nha-nuoc-351922.aspx
"Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính kế hoạch tài chính ng(...TRUNCATED)
"BỘ TÀI CHÍNH\n--------\n\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM\nĐộc lập - Tự do(...TRUNCATED)
{"issuing_agency":"Bộ Tài chính","promulgation_date":"07/07/2017","sign_number":"69/2017/TT-BTC"(...TRUNCATED)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-125-KH-UBND-2023-xay-dung-he-thong-quan-ly-chat-luong-TCVN-ISO-9001-2015-Ha-Noi-564564.aspx
"Kế hoạch 125/KH-UBND 2023 xây dựng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 201(...TRUNCATED)
"ỦY BAN NHÂN DÂN\nTHÀNH PHỐ HÀ NỘI\n-------\n\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT N(...TRUNCATED)
{"issuing_agency":"Thành phố Hà Nội","promulgation_date":"19/04/2023","sign_number":"125/KH-UB(...TRUNCATED)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-48-2011-TT-BTC-huong-dan-xac-dinh-nhu-cau-nguon-va-phuong-thuc-chi-121945.aspx
"Thông tư 48/2011/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi m(...TRUNCATED)
"BỘ TÀI CHÍNH\n-------\n\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM\nĐộc lập - Tự do (...TRUNCATED)
{"issuing_agency":"Bộ Tài chính","promulgation_date":"08/04/2011","sign_number":"48/2011/TT-BTC"(...TRUNCATED)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-5240-KH-VPCP-2013-cai-cach-che-do-cong-vu-cong-chuc-van-phong-Chinh-phu-203715.aspx
"Kế hoạch 5240/KH-VPCP 2013 cải cách chế độ công vụ công chức văn phòng Chính p(...TRUNCATED)
"VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ\n-------\n\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM\nĐộc lập - (...TRUNCATED)
{"issuing_agency":"Văn phòng Chính phủ","promulgation_date":"28/06/2013","sign_number":"5240/KH(...TRUNCATED)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-163-KH-UBND-2016-quan-ly-Internet-diem-cung-cap-tro-choi-dien-tu-cong-cong-Ho-Chi-Minh-546467.aspx
"Kế hoạch 163/KH-UBND 2016 quản lý Internet điểm cung cấp trò chơi điện tử công (...TRUNCATED)
"ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11\n-------\n\nCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM\nĐộc l(...TRUNCATED)
{"issuing_agency":"Quận 11","promulgation_date":"17/10/2016","sign_number":"163/KH-UBND","signer":(...TRUNCATED)
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
56