source
stringlengths 70
218
| subject
stringlengths 18
159
| text
stringlengths 329
1.06M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-05-CT-UBND-2019-ve-tang-cuong-van-dong-hien-mau-tinh-nguyen-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-416945.aspx | Chỉ thị 05/CT-UBND 2019 về tăng cường vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/CT-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2019
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN NĂM 2019
Phong trào hiến máu tình nguyện tại thành phố Hồ Chí Minh đã được duy trì thường xuyên và phát triển trong những năm qua, đây là một trong những hoạt động xã hội nhân đạo, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng võ trang, sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và nhân dân thành phố hưởng ứng nhiệt tình. Năm 2018, phong trào hiến máu tình nguyện của thành phố đạt trên 94 % chỉ tiêu được giao, đã góp phần cùng ngành y tế đáp ứng một phần nhu cầu về máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Nhằm đảm bảo đủ máu an toàn cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại thành phố trong năm 2019, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các cơ quan đơn vị, công ty, xí nghiệp, trường học, lực lượng võ trang trên địa bàn thành phố
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện phấn đấu đạt trên 260.000 lượt người hiến máu, trong đó đạt trên 60% túi máu loại 350ml-450ml và chất lượng máu sạch, tốt đạt trên 94%.
2. Phân bổ chỉ tiêu
- Giao Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các quận, huyện, phường, xã, thị trấn:
Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai đảm bảo đạt trên 120.100 lượt người hiến máu, phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo (Hội Chữ thập đỏ thành phố) thực hiện đạt chất lượng máu tốt; tích cực tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện phù hợp với nguyên tắc nhân đạo quốc tế Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và thực hiện đúng chế độ bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu tình nguyện theo Thông tư số 20/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 04 năm 2018 của Bộ Y tế. Tăng cường vận động phát triển lực lượng hiến máu dự bị để sẵn sàng cung cấp máu khi có yêu cầu.
- Giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố, lực lượng võ trang, các công ty, xí nghiệp, trường học trên địa bàn thành phố:
Xây dựng kế hoạch cụ thể vận động ít nhất 30% cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, sinh viên hiến máu tình nguyện trong năm 2019; phấn đấu đạt trên 80.000 lượt người hiến máu trong năm, đồng thời phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố (Trung tâm Hiến máu nhân đạo) tổ chức tốt các điểm tiếp nhận máu tại cơ quan, đơn vị; bộ phận y tế các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra sức khỏe và tuyển chọn người hiến máu đủ điều kiện tham gia hiến máu.
- Giao Giám đốc Sở Y tế:
Chỉ đạo Công đoàn ngành y tế phối hợp Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành y tế tham gia hiến máu tự nguyện và tổ chức tiếp nhận 60.000 túi máu.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Giao Hội Chữ thập đỏ thành phố - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện thành phố:
- Chỉ đạo Trung tâm Hiến máu nhân đạo thành phố thực hiện việc phối hợp với các cơ quan sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố, lực lượng võ trang, các công ty, xí nghiệp, trường học trên địa bàn thành phố và Ban Chỉ đạo - Thường trực Hội Chữ thập đỏ 24 quận, huyện tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận máu, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thành phố giao về số lượng, chất lượng và tỷ lệ túi máu 350 - 450ml.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện thành phố tổ chức các Hội nghị sơ kết, tổng kết và phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố (Sở Nội vụ) kịp thời đề xuất tôn vinh, khen thưởng những tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác hiến máu tình nguyện của thành phố.
- Phối hợp Sở Tài chính tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét tăng cường kinh phí, phương tiện, trang thiết bị y tế phục vụ công tác tiếp nhận máu cho Trung tâm Hiến máu nhân đạo thuộc Hội Chữ thập đỏ thành phố.
- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn các chủ trương, quy định mới của Trung ương, Bộ Y tế vê công tác hiến máu tình nguyện cho thành viên Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố, quận, huyện và phường, xã, thị trấn.
3.2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài thành phố phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố có kế hoạch thông tin tuyên truyền sâu rộng, vận động nhân dân thành phố tích cực tham gia hiến máu tình nguyện trong năm 2019; đặc biệt là "Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Hồng" năm 2019 theo hướng dẫn của Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam.
3.3. Giao Đài Truyền hình thành phố phối hợp Hội Chữ thập đỏ thành phố (Trung tâm Hiến máu nhân đạo), Sở Y tế (Bệnh viện Truyên máu Huyết học) xây dựng kế hoạch tuyên truyền vê công tác hiến máu tình nguyện của thành phố năm 2019, nhân ngày 07 tháng 4 "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", ngày 14 tháng 6 "Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu" và mở chuyên mục "Hiến máu cứu người", để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa nhân đạo của phong trào hiến máu tình nguyện.
3.4. Giao Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Hiến máu nhân đạo thuộc Hội Chữ thập đỏ thành phố thực hiện tốt quy trình chuyển giao máu đạt số lượng, chất lượng theo yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị xét nghiệm, phân tích máu, để bảo đảm an toàn trong tiếp nhận máu, đồng thời chỉ đạo các Bệnh viện quận, huyện, y tế của các cơ quan sở, ban, ngành, đoàn thể, Lực lượng võ trang, công ty, xí nghiệp, trường học tích cực tham gia tuyên truyền vận động hiến máu.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị, lực lượng võ trang, các trường học trên địa bàn thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện và phường, xã, thị trấn có kế hoạch cụ thể vận động, tuyên truyền tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tham gia hiến máu đạt chỉ tiêu trong năm 2019./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Lê Thanh Liêm
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU
HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN NĂM 2019
Số TT
Quận - huyện
Lượt người
Chỉ tiêu
350 - 450
(60%)
1
Quận 1
4.400
2.640
2
Quận 2
3.100
1.860
3
Quận 3
4.500
2.700
4
Quận 4
4.000
2.400
5
Quận 5
4.600
2.760
6
Quận 6
5.200
3.120
7
Quận 7
5.500
3.300
8
Quận 8
6.000
3.600
9
Quận 9
5.000
3.000
10
Quận 10
5.000
3.000
11
Quận 11
4.500
2.700
12
Quận 12
4.700
2.820
13
Quận Gò Vấp
7.200
4.320
14
Quận Tân Bình
5.300
3.180
15
Quận Tân Phú
5.500
3.300
16
Quận Bình Thạnh
7.700
4.620
17
Quận Phú Nhuận
4.200
2.520
18
Quận Thủ Đức
7.200
4.320
19
Quận Bình Tân
6.500
3.900
20
Huyện Củ Chi
6.100
3.660
21
Huyện Hóc Môn
4.200
2.520
22
Huyện Bình Chánh
5.200
3.120
23
Huyện Nhà Bè
2.300
1.380
24
Huyện Cần Giờ
2.200
1.320
(Trung tâm Hiến máu nhân đạo thành phố tiếp nhận)
120.100
72.060
25
Trung tâm Hiến máu nhân đạo thành phố tiếp nhận từ: Thành Đoàn (30.000); các sở, ban, ngành, công ty, xí nghiệp, trực thuộc Liên Đoàn Lao động TP (30.000), các tổ chức, đơn vị khác (19.900).
79.900
47.940
26
Bệnh viện Truyền máu Huyết học tiếp nhận từ: Công đoàn ngành (Sở Y tế) và các đơn vị khác.
60.000
36.000
Tông cộng
260.000
156.000 | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "23/04/2019",
"sign_number": "05/CT-UBND",
"signer": "Lê Thanh Liêm",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-55-2002-TT-BTC-huong-dan-che-do-ke-toan-doanh-nghiep-Viet-Nam-ap-dung-cho-doanh-nghiep-to-chuc-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-hoat-dong-49703.aspx | Thông tư 55/2002/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Số:55/2002/TT-BTC
Hà Nội,ngày26 tháng06 năm2002
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 55/2002/TT- BTC NGÀY 26 THÁNG 06 NĂM 2002HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài);
Căn cứ Luật Thương mại ngày 23/05/1997;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20/05/1988;
Căn cứ Nghị định số 24/ 2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 48/2000/NĐ- CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí;
Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 8/7/1995 của Chính phủ về Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT, ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp và Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính về Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính ban hành và công bố (04) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (giai đoạn 1).
Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); bên nước ngoài hợp doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài không hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài như: Cơ sở thường trú của các Công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam; Chi nhánh Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Chi nhánh Tổ chức luật sư); Chi nhánh thương mại; Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo Luật Dầu khí (sau đây gọi tắt là nhà thầu dầu khí); và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Nhà thầu).
PHẦN I
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
I - QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1- Nguyên tắc áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài (gọi tắt là doanh nghiệp) áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT, ngày 01/11/1995, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính, các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT) và các quy định trong thông tư này, trên các nội dung:
- Chế độ chứng từ kế toán;
- Hệ thống tài khoản kế toán;
- Chế độ sổ kế toán;
- Hệ thống báo cáo tài chính.
Khi thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản chi tiết cho phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. Trong các trường hợp sửa đổi, bổ sung theo quy định tại mục 2, 3, 4, 5 dưới đây phải có giải trình cụ thể và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2- Chứng từ kế toán
2.1- Doanh nghiệp phải tuân thủ
Các nguyên tắc về lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán; kiểm tra chứng từ kế toán; ghi sổ và lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán; xử lý vi phạm đã được quy định trong chế độ về chứng từ kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
2.2- Doanh nghiệp được bổ sung, cụ thể hoá
a) Căn cứ danh mục chứng từ kế toán qui định trong chế độ chứng từ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam để lựa chọn loại chứng từ phù hợp với hoạt động của đơn vị hoặc dựa vào các mẫu biểu của hệ thống chứng từ ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT, ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính để có sự bổ sung, sửa đổi phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Những bổ sung, sửa đổi các mẫu chứng từ doanh nghiệp phải tôn trọng các nội dung kinh tế cần phản ánh trên chứng từ, chữ ký người chịu trách nhiệm phê duyệt và những người chịu trách nhiệm vật chất liên quan đến nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài ra doanh nghiệp có thể bổ sung các mẫu chứng từ cần thiết khác (loại chứng từ hướng dẫn) phục vụ cho hoạt động quản lý kinh doanh. Đối với các chứng từ theo mẫu bắt buộc, nếu có sửa đổi chỉ tiêu, hoặc giảm bớt chỉ tiêu, doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi áp dụng.
b) Đối với hoá đơn bán hàng phải sử dụng mẫu in sẵn do Bộ Tài chính phát hành. Mẫu hoá đơn bán hàng tự in, phải đăng ký với Tổng cục Thuế và được Tổng cục Thuế chấp thuận trước khi sử dụng. Trường hợp phát sinh các giao dịch về hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về hoá đơn chứng từ (Mục IV, Thông tư số 122/2000/TT-BTC, ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng).
3- Tài khoản kế toán
3.1- Doanh nghiệp phải tuân thủ
a) Các qui định về hệ thống tài khoản kế toán, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán từng tài khoản, mối liên hệ có liên quan đến các báo cáo tài chính.
b) Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp bao gồm các tài khoản: Tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 9 - Tài khoản trong Bảng cân đối kế toán; Tài khoản loại 0 - Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp phải cụ thể hóa hệ thống tài khoản kế toán để hình thành một hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
3.2- Doanh nghiệp được bổ sung, cụ thể hoá
a) Doanh nghiệp được chi tiết hóa toàn bộ tài khoản cấp III, cấp IV,... theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp không phải đăng ký với Bộ Tài chính.
b) Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp I hoặc cấp II đối với các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp chưa có các tài khoản để phản ánh nội dung kinh tế riêng có phát sinh của doanh nghiệp và chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
c) Đối với doanh nghiệp áp dụng chương trình phần mềm kế toán có thể được thay đổi một số phương pháp tổng hợp thông tin để lập báo cáo tài chính. Tài khoản loại 0 có thể ghi chép bằng tay.
4- Sổ kế toán
4.1- Doanh nghiệp phải tuân thủ
a) Các quy định chung về sổ kế toán được quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam về mở sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán; sửa chữa sai sót; khoá sổ kế toán; lưu trữ, bảo quản sổ kế toán; xử lý vi phạm.
b) Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong bốn hình thức ghi sổ kế toán (Nhật ký - Sổ Cái; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chung; Nhật ký chứng từ) để ghi sổ kế toán.
c) Doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất theo hình thức kế toán đã đăng ký với Bộ Tài chính được ghi chép bằng tay hoặc trên chương trình phần mềm kế toán để phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp theo hệ thống các tài khoản mà doanh nghiệp đã lựa chọn và theo phương pháp kế toán được quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
d) Hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh và cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế tài chính để lập báo cáo tài chính và đáp ứng các nhu cầu khác về quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
e) Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp, gồm:
e1) Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Cái; sổ Nhật ký hoặc sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ tuỳ theo từng trường hợp. Sổ này dùng để phân loại, tổng hợp thông tin kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế của các tài khoản cấp 1 sử dụng ở doanh nghiệp.
e2) Hệ thống sổ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý kinh doanh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính để lập các báo cáo kế toán mà doanh nghiệp mở đủ các sổ kế toán chi tiết. Các sổ này dùng để phân loại, tổng hợp thông tin kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế của các tài khoản cấp II, III, ... sử dụng ở doanh nghiệp.
4.2- Doanh nghiệp được bổ sung, cụ thể hoá
Doanh nghiệp có thể ghi sổ kế toán bằng tay, hoặc sử dụng chương trình phần mềm kế toán:
a) Hệ thống sổ kế toán nếu xử lý và ghi chép bằng tay theo một hình thức kế toán đã lựa chọn thì phải ghi chép đồng thời trên hai loại sổ: Loại sổ kế toán tổng hợp (sổ Cái, sổ Nhật ký) để phản ánh sự biến động của các tài khoản cấp I và loại sổ kế toán chi tiết để phản ánh sự biến động của các tài khoản cấp II, cấp III,...; phải có bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu sự khớp đúng giữa các tài khoản cấp I và các tài khoản cấp II, cấp III.
b) Trường hợp sử dụng chương trình phần mềm kế toán:
b1) Hệ thống sổ kế toán nếu xử lý và ghi chép bằng chương trình phần mềm kế toán phải đảm bảo nguyên tắc ghi chép theo một hình thức kế toán đã lựa chọn (Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chung,...) và cuối tháng phải in ra các sổ kế toán để sử dụng và lưu trữ.
Hệ thống xử lý và ghi chép kế toán bằng phần mềm máy vi tính có thể ghi nhận và tổng hợp thông tin riêng biệt theo các phần hành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết; hoặc được ghi chép chi tiết cho các tài khoản cấp II, cấp III,... sau đó tổng hợp chi tiết để có thông tin tổng hợp về tài khoản cấp I để lập các báo cáo kế toán nội bộ.
b2) Doanh nghiệp được lựa chọn chương trình phần mềm kế toán phù hợp, không phải đăng ký, nhưng chương trình phần mềm kế toán này phải có tính tương thích với một hình thức kế toán nhất định được quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
5- Báo cáo tài chính
5.1- Doanh nghiệp phải tuân thủ
a) Doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
b) Doanh nghiệp phải chấp hành đúng qui định về các mẫu, nội dung, phương pháp tính toán, trình bày, thời gian lập và nộp báo cáo tài chính theo hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC, ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính và được sửa đổi theo quy định của Thông tư này.
5.2- Doanh nghiệp được bổ sung, cụ thể hoá
a) Báo cáo kế toán nội bộ;
b) Bổ sung các chỉ tiêu cần giải thích trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính;
c) Chuyển đổi báo cáo tài chính theo mẫu của công ty mẹ,...
II - SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ TÀI KHOẢN
1- Không sử dụng TK 142 - Chi phí trả trước (1421 - Chi phí trả trước)
2- Bổ sung TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản không phải là TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, đầu tư dài hạn; các khoản chi phí đã phát sinh nhưng liên quan đến nhiều kỳ hoạt động kinh doanh, hoặc chi phí trả trước và việc kết chuyển các khoản chi phí này được thực hiện vào các năm tài chính tiếp sau.
Đối với các loại chi phí, hoặc tài sản nêu trên thực tế đã phát sinh chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại được ghi nhận ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh ở thời điểm phát sinh chi phí mà không phản ánh vào TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
2.1- Thuộc loại Chi phí trả trước dài hạn, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng,... phục vụ cho kinh doanh nhiều năm tài chính;
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ;
- Chi phí trả trước nhiều năm về dịch vụ hoặc lao vụ cho hoạt động kinh doanh; chi phí quảng cáo,...;
- Chi phí thành lập;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật; chi phí trước hoạt động, chi phí chuẩn bị hoạt động kinh doanh;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;
- Chi phí chạy thử có tải, sản xuất thử phát sinh lớn, phân bổ cho một số năm có liên quan;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm chứng khoán,...) và các loại lệ phí mua và trả một lần cho nhiều năm;
- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;
- Lãi vay, lãi đã trả của TSCĐ thuê tài chính trả trước trong nhiều năm;
- Lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn đầu tư XDCB được xử lý phân bổ dần vào chi phí tài chính của các năm tài chính tiếp sau.
- Chi mua các tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại không thuộc TSCĐ vô hình được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong nhiều năm;
- Chi phí nghiên cứu tính vào chi phí kinh doanh của các năm tài chính tiếp sau với thời hạn phân bổ tối đa là 3 năm;
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ nhiều năm.
2.2- Hạch toán Tài khoản 242 cần tôn trọng một số qui định sau:
- Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều năm tài chính.
- Việc tính và phân bổ chi phí dài hạn vào chi phí kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản mục Chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.
- Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tuỳ theo khả năng kế hoạch mà phân bổ dần chi phí đã phát sinh vào các năm tài chính có liên quan hoặc tiến hành trích trước vào chi phí kinh doanh trước khi chi phí đó thực tế phát sinh. Trường hợp tiến hành phân bổ cho các năm tài chính tiếp sau thì mới phản ánh trên TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
2.3- Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Bên Nợ:
- Tài sản dài hạn phát sinh tăng;
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn thực tế phát sinh.
Bên Có:
- Tài sản dài hạn phát sinh giảm;
- Các khoản chi phí trả trước dài hạn phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ hạch toán;
Số dư bên Nợ:
- Tài sản dài hạn khác và các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí kinh doanh của năm tài chính.
2.4- Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
- Khi phát sinh tăng tài sản dài hạn khác, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, 341,...
- Khi phát sinh các khoản chi phí dài hạn (thuê văn phòng; mua bảo hiểm tài sản, cháy nổ, chi phí nghiên cứu; mua các tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí kinh doanh,...), ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 152 - Vật liệu
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
- Đối với trường hợp thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng, khi trả tiền thuê trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112
- Khi tài sản dài hạn khác giảm, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
- Định kỳ tiến hành tính, phân bổ theo tiêu thức phân bổ hợp lý về chi phí dài hạn có liên quan đến kỳ hoạt động vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
* Đối với công cụ, dụng cụ, xuất dùng một lần có giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có thể thực hiện theo hai phương pháp phân bổ sau:
Phân bổ hai lần;
Phân bổ nhiều lần.
* Trường hợp phân bổ 2 lần:
- Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu (bằng 50% giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng) vào chi phí sản xuất chung, hoặc chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
- Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo qui định, các công cụ, dụng cụ kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại vào chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, theo công thức:
Số phân bổ lần 2
=
Giá trị công cụ
bị hỏng
-
Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
-
Khoản bồi thường vật chất (nếu có)
Kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Vật liệu (giá trị phế liệu thu hồi nếu có)
Nợ TK 138 - Phải thu khác
(số tiền bồi thường vật chất phải thu đối với người làm hỏng, làm mất)
Nợ các TK 627, 641, 642 (số phân bổ lần 2 cho các đối tựợng sử dụng)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (số phân bổ lần 2)
* Trường hợp phân bổ làm nhiều lần:
- Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, đồ dùng cho thuê phải căn cứ vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình sử dụng để xác định số lần phải phân bổ và mức chi phí phân bổ mỗi lần cho từng loại công cụ, dụng cụ. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi lần có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ tham gia kinh doanh trong từng kỳ hạch toán.
. Phương pháp hạch toán như trường hợp phân bổ 2 lần.
. Trong cả hai trường hợp phân bổ hai lần và phân bổ nhiều lần, kế toán đều phải theo dõi chi tiết cho từng khoản chi phí để đảm bảo tổng số chi phí phân bổ phù hợp với số chi phí đã phát sinh và đúng đối tượng chịu chi phí.
- Đối với khoản tiền lãi phải trả của TSCĐ thuê tài chính khi nhận nợ với bên cho thuê ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (giá hiện tại của TSCĐ)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (số nợ gốc phải trả bên cho thuê TSCĐ)
- Trường hợp trả trước nhiều năm lãi phải trả của TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112
Định kỳ tính phân bổ số lãi phải trả của TSCĐ thuê tài chính vào chi phí hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ chi phí vào nhiều kỳ kinh doanh khi công việc sửa chữa hoàn thành:
. Kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản chi phí trả trước dài hạn, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 241 - XDCB dở dang (2413)
. Tính và phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong các kỳ kế toán của năm tài chính có liên quan, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642, ...
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
3- Bổ sung Tài khoản 158 - Hàng hoá Kho bảo thuế
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được lập Kho bảo thuế tại doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại Kho bảo thuế chưa thuộc diện phải nộp thuế nhập khẩu. Hàng hoá trong kho bảo thuế chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, cơ quan Thuế và cơ quan môi trường.
Kế toán mở TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế, để phản ánh sự biến động và số hiện có của hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế.
Tài khoản Hàng hoá kho bảo thuế chỉ phản ánh nguyên vật liệu nhập khẩu để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính doanh nghiệp đó được lưu giữ tại Kho bảo thuế của doanh nghiệp.
3.1- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
Bên Nợ:
Trị giá thành phẩm, hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế tăng lên trong kỳ.
Bên Có:
Trị giá thành phẩm, hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế giảm trong kỳ.
Số dư bên Nợ:
Trị giá thành phẩm, hàng hoá còn lại cuối kỳ tại Kho bảo thuế.
3.2- Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
a) Khi nhập nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, hoặc gia công hàng xuất khẩu nếu được đưa vào Kho bảo thuế doanh nghiệp chưa phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
b) Khi xuất nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu ở Kho bảo thuế ra để sản xuất sản phẩm, hoặc gia công hàng xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
c) Khi xuất kho thành phẩm hoặc hàng hoá của sản phẩm xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu đưa vào Kho bảo thuế (nếu có), ghi:
Nợ TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
Có các TK 156 (1561,1562), 155
d) Khi xuất khẩu hàng hoá của Kho bảo thuế (nếu có):
. Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá xuất khẩu thuộc Kho bảo thuế, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
. Phản ánh doanh thu của hàng hoá xuất khẩu thuộc Kho bảo thuế, ghi:
Nợ các TK 111,112,131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
[3333 - Thuế xuất khẩu (nếu có)]
e) Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ được bảo thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có) ngay cho phần chênh lệch giữa lượng sản phẩm phải xuất khẩu và lượng sản phẩm thực xuất doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có):
. Khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 333 (3333) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(Thuế nhập khẩu)
. Khi xác định thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có), ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 333 (33312) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
. Khi thực nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có), ghi:
Nợ TK 333 (3333) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(Thuế nhập khẩu)
Nợ TK 333 (33312) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có các TK 111, 112
f) Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Thương mại cho phép bán hàng hoá thuộc Kho bảo thuế tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định.
. Khi được phép sử dụng hàng hoá thuộc Kho bảo thuế, doanh nghiệp phải làm thủ tục xuất hàng hoá ra khỏi Kho bảo thuế nhập lại kho hàng hoá của doanh nghiệp và nộp thuế nhập khẩu đối với số hàng hoá này, ghi:
Nợ các TK 155,156, 632
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
Đồng thời, phải nộp thuế nhập khẩu của số hàng hoá, nguyên vật liệu này:
. Khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ các TK 155, 156, 632
Có TK 333 (3333) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(Thuế nhập khẩu)
. Khi xác định thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có), ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 333 (33312) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
. Khi thực nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)
(3333 - Thuế nhập khẩu )
Có các TK 111, 112
g) Trường hợp xuất bán nguyên vật liệu, sản phẩm lưu giữ tại kho bảo thuế tại thị trường nội địa:
. Phản ánh trị giá vốn của nguyên vật liệu, sản phẩm của kho bảo thuế xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
Đồng thời, phải nộp thuế nhập khẩu của số hàng hoá, nguyên vật liệu này và hạch toán như bút toán trên.
. Phản ánh doanh thu của số hàng hoá này xuất bán tại thị trường nội địa, ghi:
Nợ các TK 111,112,131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)
h) Trường hợp hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế, nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu xuất khẩu thì phải tái xuất, hoặc tiêu huỷ:
. Trường hợp tái nhập, ghi:
Nợ các TK 155,156
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
Đồng thời, phải nộp thuế nhập khẩu của số hàng hoá, nguyên vật liệu này, xác định số thuế nhập khẩu phải nộp ghi như bút toán (f); khi thực nộp thuế, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)
(3333 - Thuế nhập khẩu )
Có các TK 111, 112
. Trường hợp tái xuất, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Nợ TK 333 (3333) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(thuế nhập khẩu)
Nợ TK 333 (33312) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
. Trường hợp tiêu huỷ hàng hoá, nguyên vật liệu lưu giữ tại kho bảo thuế, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (hàng hoá, nguyên vật liệu bị tiêu huỷ)
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
. Nếu được phép không phải nộp thuế nhập khẩu của hàng hoá, nguyên vật liệu bị tiêu huỷ, ghi
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)
(3333 - Thuế nhập khẩu, 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 158 - Hàng hoá kho bảo thuế (phần thuế nhập khẩu phải nộp)
III - HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KINH TẾ ĐẶC THÙ
1- Kế toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.1- Chênh lệch tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán ở các đơn vị là Đồng Việt Nam, hoặc có thể sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài đã được Bộ Tài chính chấp thuận để ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán.
Nếu doanh nghiệp có sử dụng các loại đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, thì khi chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc báo cáo cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp sau:
a) Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện): Là khoản chênh lệch từ việc ghi nhận việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay,... bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán. Trong các trường hợp nêu trên, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch).
Nguyên tắc hạch toán ban đầu một giao dịch bằng ngoại tệ phải được ghi nhận theo tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và đơn vị tiền tệ khác tại ngày giao dịch.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá đã thực hiện) ở doanh nghiệp có hai loại:
. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (thời kỳ trước hoạt động);
. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.
b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính (31/12) hàng năm:
Ở thời điểm này các khoản mục tiền tệ (số dư của các tài khoản Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Nợ phải thu, Nợ phải trả được phản ánh đồng thời theo đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và theo đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán) phải được báo cáo bằng tỷ giá cuối năm tài chính (31/12). Vì vậy ở thời điểm (31/12) doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm 31/12 hàng năm.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính (31/12) do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cũng được phân chia ra hai loại:
. Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính (31/12) do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư xây dựng;
. Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính (31/12) do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến giai đoạn sản xuất, kinh doanh.
c) Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
1.1.2- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái:
a) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
Xử lý toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm (31/12) hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch (đã được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ được ghi nhận trực tiếp vào chi phí, hoặc thu nhập hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh của năm tài chính.
Doanh nghiệp không được chia lợi tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ.
b) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) theo hai bước sau:
Bước 1: Khi đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ (31/12) (lỗ, hoặc lãi) phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (khoản mục TK 413 - Chênh lệch tỷ giá).
Bước 2: Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (lỗ, hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá tài sản cố định mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí, hoặc thu nhập hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư đưa vào hoạt động.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng (lỗ, hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá tài sản cố định mà phân bổ vào thu nhập hoặc chi phí hoạt động tài chính của các giai đoạn kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động) và phải phù hợp với thời gian hữu dụng của TSCĐ.
1.2- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái và kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.2.1- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
1.2.1.1- Kế toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh:
a) Khi mua hàng hoá, dịch vụ:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,627,641,642,...(tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái bình quân; tỷ giá hối đoái nhập trước, xuất trước)
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,627,641,642,...(tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái bình quân; tỷ giá hối đoái nhập trước, xuất trước)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
b) Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay dài hạn, ngắn hạn, nợ vay nội bộ,...):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331,311,315,341,342,336,... (tỷ giá hối đoái thực tế ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái bình quân;tỷ giá hối đoái nhập trước, xuất trước)
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331,311,315,341,342,336,... (tỷ giá hối đoái thực tế ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái bình quân; tỷ giá hối đoái nhập trước, xuất trước)
c) Khi thu được tiền nợ phải thu (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,...):
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136 (tỷ giá hối đoái thực tế)
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136 (tỷ giá hối đoái thực tế)
d) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 138 (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 511,711 (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
1.2.1.2- Kế toán và xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư:
a) Khi mua ngoài về hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao:
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán mua ngoài về hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151,152,211,213,241,...(tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131) (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122)
(tỷ giá hối đoái bình quân; hoặc tỷ giá hối đoái nhập trước, xuất trước)
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán mua ngoài về hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151,152,211,213,241,...(tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122)
(tỷ giá hối đoái bình quân, hoặc tỷ giá hối đoái nhập trước, xuất trước)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131) (lãi tỷ giá)
b) Khi thanh toán nợ phải trả {nợ phải trả người bán, nợ vay dài hạn, ngắn hạn, nợ vay nội bộ (nếu có),...}:
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331,311,315,341,342,336,... (tỷ giá hối đoái thực tế)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131) (lỗ tỷ giá)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái bình quân, tỷ giá hối đoái nhập trước, xuất trước)
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331,311,315,341,342,336,... (tỷ giá hối đoái thực tế)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá hối đoái bình quân, tỷ giá
hối đoái nhập trước, xuất trước)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131) (lãi tỷ giá hối đoái)
c) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ, hoặc lãi) đã phát sinh trong giai đoạn đầu tư được luỹ kế trong giai đoạn đầu tư đến thời điểm quyết toán bàn giao đưa công trình vào hoạt động sẽ kết chuyển toàn bộ số dư Nợ, hoặc Có của TK 413 - Chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong năm.
- Kết chuyển toàn bộ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã phát sinh trong giai đoạn đầu tư vào chi phí tài chính của năm tài chính mà dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá (4131) (lỗ tỷ giá hối đoái đã phát sinh)
- Kết chuyển toàn bộ chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ đã phát sinh trong giai đoạn đầu tư vào thu nhập tài chính của năm tài chính mà dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh, ghi:
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá (4131) (lãi tỷ giá hối đoái đã phát sinh)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
1.3.2- Kế toán chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm
a) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm:
Ở thời điểm (31/12) doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính (31/12) ) theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm 31/12 hàng năm, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi, hoặc lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ này của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất, kinh doanh) (4131) và của hoạt động sản xuất, kinh doanh (4132):
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 (1112),112 (1122), 131,136,138,311,315,331,341,342,...
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131, 4132)
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131, 4132)
Có TK 111 (1112),112 (1122), 131,136,138,311,315,331,341,342,...
b) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm:
b1) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm theo phương pháp sau:
Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
- Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
- Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối kỳ vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131)
Chú ý lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện không phải là căn cứ để xác định số lãi kinh doanh chia cho các bên góp vốn.
b2) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
- Ở giai đoạn đang đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm không xử lý mà vẫn phản ánh trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá, số dư Nợ, hoặc Có phản ánh trên bảng CĐKT.
- Ở giai đoạn hoàn thành đầu tư, chuyển sang hoạt động sản xuất, kinh doanh số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được xử lý như sau:
. Kết chuyển số dư Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4132) về TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động) vào chi phí tài chính:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4132)
. Kết chuyển số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4132) về TK 335 - Chi phí phải trả để phân bổ dần số lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động) về doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4132)
Có TK 335 - Chi phí phải trả
2- Kế toán và xử lý các vấn đề có liên quan khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán từ Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại.
2.1- Nguyên tắc chuyển đổi đơn vị tiền tệ
- Doanh nghiệp chỉ được chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
- Việc chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại chỉ được thực hiện khi bắt đầu năm tài chính mới.
- Tuỳ theo tính chất của từng khoản mục trên Bảng Cân đối kế toán mà việc chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện theo trình tự và nguyên tắc sau:
a) Trình tự:
- Khoá sổ, lập bảng cân đối kế toán theo đơn vị tiền tệ đang ghi sổ;
- Lập bút toán điều chỉnh các chênh lệch do chuyển đổi đơn vị tiền tệ đang ghi sổ sang đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới (sau dòng tổng cộng khoá sổ);
- Cộng số liệu sau các bút toán điều chỉnh chênh lệch nói trên;
- Lập bảng cân đối kế toán theo đơn vị tiền tệ mới.
b) Nguyên tắc:
- Nguyên giá tài sản cố định và khấu hao TSCĐ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày mua tài sản, hoặc tại ngày chuyển giao đưa vào sử dụng (đối với TSCĐ hình thành qua đầu tư xây dựng), hoặc đánh giá TSCĐ (đối với TSCĐ được tính theo giá trị đánh giá lại TSCĐ).
- Trị giá hàng tồn kho được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm các chi phí phát sinh, hoặc tỷ giá hối đoái bình quân quý, hoặc theo tỷ giá cuối kỳ (ở thời điểm chuyển đổi).
- Các khoản nợ phải thu, hoặc nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày mà trị giá nợ phải thu, hoặc nợ phải trả đó được xác định (đối với nợ phải thu, hoặc nợ phải trả theo đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán), hoặc theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (ở thời điểm chuyển đổi).
- Vốn góp của chủ sở hữu và các quỹ dự phòng thuộc vốn chủ sở hữu, lãi chưa chia quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (ở thời điểm chuyển đổi).
- Các khoản vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (ở thời điểm chuyển đổi).
. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh (lãi, hoặc lỗ) khi thực hiện chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại không được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh mà phải phân loại coi như một phần riêng biệt của vốn chủ sở hữu và được xử lý khi thanh lý doanh nghiệp.
. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ khác với Đồng Việt Nam, hoặc khi thay đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán phải trình bày rõ lý do trong thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2- Kế toán và xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại:
2.2.1- Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại:
- Trường hợp phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại, ghi:
Nợ các TK 111,112,131,142,211,213,...
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
Có các TK 311, 331, 338, 411,415, 421,....
- Trường hợp phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại, ghi:
Nợ các TK 111,112,131,142,211,213,...
Có các TK 311, 331, 338, 411,415, 421,....
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
2.2.2- Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại:
- Xử lý chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (4122)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (lỗ tỷ giá hối đoái)
- Xử lý chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (lãi tỷ giá hối đoái)
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (4122)
Số dư Có, hoặc số dư Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (4122) được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và được xử lý khi thanh lý doanh nghiệp (khi kết thúc thời hạn kinh doanh theo Giấy phép đầu tư, hoặc khi phá sản doanh nghiệp,...).
3- Chuyển đổi báo cáo tài chính theo yêu cầu của công ty mẹ
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, khi chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ lập báo cáo tài chính sang đơn vị tiền tệ nước ngoài theo yêu cầu của công ty mẹ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
. Tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của các khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ đều được quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.
. Các khoản mục về thu nhập và chi phí của báo cáo kết quả kinh doanh được quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch.
. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ lập báo cáo tài chính sang đơn vị tiền tệ nước ngoài để hợp nhất báo cáo tài chính được phân loại thuộc vốn chủ sở hữu cho đến khi thanh lý doanh nghiệp.
- Ở doanh nghiệp báo cáo (công ty con), chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ lập báo cáo tài chính sang đơn vị tiền tệ nước ngoài theo yêu cầu của công ty mẹ không được phản ánh vào hệ thống sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty con.
4- Kế toán lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi
4.1- Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
a) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm kế hoạch (giảm giá, kém, mất phẩm chất, lỗi mốt...). Doanh nghiệp phải có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá có thể xảy ra trong năm tài chính tiếp theo (dự kiến tại ngày 31/12 ) để làm căn cứ xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập tại ngày 31/12 tính vào chi phí năm tài chính.
Cuối niên độ kế toán, khi thấy giá trị thị trường của nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm tồn kho thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm để xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá cho năm kế hoạch
=
Lượng vật tư, hàng hoá tồn kho tại thời điểm 31/12 năm báo cáo
x
Giá hạch toán trên sổ kế toán
-
Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm 31/12
Doanh nghiệp xác định số phải lập về lập dự phòng, hoặc hoàn nhập giảm giá hàng tồn kho cuối năm để ghi nhận vào giá vốn hàng bán; hoặc phải hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán của năm tài chính.
b) Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá của số lượng hàng tồn kho thực tế, kế toán tính, xác định mức trích lập mới, hoặc lập bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho {nếu số phải lập dự phòng năm nay lớn hơn số đã lập dự phòng năm trước(>0)}, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hoặc, trường hợp nếu số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn số đã lập dự phòng năm trước (0<)}, kế toán tiến hành hoàn nhập trị giá chênh lệch giữa khoản lập dự phòng đã lập cuối năm trước với khoản lập dự phòng cuối năm nay, ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
4.2- Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
a) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu khó đòi, có thể không đòi được do con nợ không có khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
Doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ l năm trở lên, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ, hoặc những khoản nợ tuy thời gian quá hạn chưa tới l năm nhưng con nợ có dấu hiệu không trả được nợ.
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải tính và xác định số lập mới, lập bổ sung, hoặc hoàn nhập khoản dự phòng đã lập năm trước ghi tăng, hoặc giảm giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh của năm tài chính.
Đối với các khoản nợ khó đòi, khi có một trong các bằng chứng sau đây thì được phép xóa nợ:
* Đối với con nợ là pháp nhân:
. Các quyết định của tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản doanh nghiệp và kết quả phân chia tài sản của Tòa án;
.Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải thể doanh nghiệp và kết quả phân chia tài sản thanh lý của cơ quan có thẩm quyền.
* Đối với con nợ là thể nhân:
. Con nợ còn tồn tại nhưng có bằng chứng chứng minh không có khả năng trả nợ;
. Con nợ đã bỏ trốn;
. Con nợ đã chết.
Sau khi xử lý xóa sổ, doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi khoản nợ này trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.
b) Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Cuối năm tài chính kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán xác định mức lập mới, hoặc lập bổ sung dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi (nếu số lập năm nay lớn hơn số đã lập dự phòng năm trước), ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
- Cuối năm tài chính, kế toán tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn số đã lập cuối năm trước) ghi giảm giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khi xác định các khoản nợ là không thu hồi được (có quyết định cho phép xoá nợ), thực hiện bút toán xử lý xoá sổ, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác
............
Đồng thời vẫn phải tiếp tục theo dõi trên TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán), nhằm theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu khách hàng mắc nợ số tiền đó, ghi:
Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý
- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý cho xoá nợ, nếu sau đó truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 711 - Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn:
Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý
5- Kế toán góp vốn kinh doanh
5.1- Góp vốn pháp định
Nguyên tắc phản ánh vốn pháp định là theo giấy phép đầu tư và tiến độ thực tế góp vốn. Các bên có thể góp vốn pháp định bằng: Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam, thiết bị máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, hoặc giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị sử dụng mặt nước, mặt biển, thiết bị máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ (theo điều 7 và 9 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Trường hợp góp vốn bằng nhà xưởng, thiết bị, TSCĐ vô hình thì phải được giám định độc lập, và tính theo giá trị thị trường tại thời điểm góp vốn. Kết quả từng đợt góp vốn phải được Hội đồng quản trị thông qua. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không được giảm vốn pháp định.
Đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán về vốn pháp định thực góp là Đồng Việt Nam, hoặc là đơn vị tiền tệ nước ngoài đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
Việc chuyển đổi giữa tiền nước ngoài và tiền Việt Nam, hoặc ngược lại được thực hiện theo tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm góp vốn và theo tiến độ thực tế của việc góp vốn pháp định.
Doanh nghiệp không được đánh giá lại vốn pháp định, kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá để ghi tăng, giảm vốn pháp định.
Khi doanh nghiệp nhận vốn pháp định thực góp của các bên góp vốn theo quy định của Giấy phép đầu tư căn cứ vào tỷ giá chuyển đổi tại thời điểm góp vốn theo Đồng Việt Nam, hoặc theo đơn vị tiền tệ nước ngoài được Bộ Tài chính chấp thuận để ghi nhận vốn góp đầu tư, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (thiết bị máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị sử dụng mặt nước, mặt biển )
Nợ các TK chi phí, hoặc TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (dịch vụ kỹ thuật)
Nợ các TK 111 (1111, 1112),112(1121,1122) (Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (theo dõi chi tiết cho các bên góp vốn)
5.2- Góp vốn đầu tư khác ngoài vốn pháp định
Trong tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án đầu tư, ngoài vốn pháp định, các bên góp vốn có thể vay vốn dài hạn, ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn đầu tư vào dự án (từ vay công ty mẹ, vay ngân hàng, hoặc các tổ chức tài chính). Vốn đầu tư khác ngoài vốn pháp định do các bên góp vốn chuyển cho công ty nhận góp vốn không được ghi vào vốn pháp định mà phải ghi vào vốn vay, hoặc nợ từ công ty mẹ. Tuỳ theo khoản vay hoặc nợ từ Công ty mẹ là khoản vay ngắn hạn dưới một năm, hay trên một năm mà phản ánh thích hợp trên các Tài khoản: 336- Phải trả nội bộ (vay, hoặc nợ ngắn hạn từ Công ty mẹ); Tài khoản 341 - Vay dài hạn (vay, hoặc nợ dài hạn từ Công ty mẹ).
Căn cứ vào tỷ giá chuyển đổi vốn góp đầu tư khác (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế, hoặc tỷ giá thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh) theo Đồng Việt Nam, hoặc theo đơn vị tiền tệ nước ngoài được Bộ Tài chính chấp thuận tại thời điểm góp vốn, ghi:
Nợ các TK 111,112,152,211,...
Có các TK 336, 341
Lãi suất vay phải trả nếu có về vay vốn đầu tư cho dự án, không bao gồm lãi suất vay trả cho vốn vay để góp vốn pháp định (nếu vay vốn để góp vốn pháp định thì lãi suất vay này công ty mẹ phải chịu) được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111,112,335, 338
5.3- Cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án, đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp khác theo quyết định của Hội đồng quản trị và cơ quan cấp giấy phép đầu tư chuẩn y.
Khi cơ cấu lại vốn pháp định, thay đổi tỷ lệ góp vốn của các bên dẫn đến vốn pháp định tăng lên, hoặc giảm xuống theo quyết định của Hội đồng quản trị và cơ quan cấp giấy phép đầu tư chuẩn y:
- Trường hợp ghi tăng vốn pháp định, căn cứ vào số vốn thực góp (theo tỷ giá chuyển đổi vốn góp ra Đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ nước ngoài được Bộ Tài chính chấp thuận tại thời điểm góp vốn), ghi:
Nợ các TK 111,112,...
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Trường hợp ghi giảm vốn pháp định, căn cứ vào số vốn pháp định của các bên góp vốn giảm xuống (đã được sự nhất trí của Hội đồng quản trị và cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y), ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có các TK 111,112,211,213,...
6- Kế toán chi phí thành lập, quyền sử dụng đất, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí trước hoạt động, chi phí chạy thử, chi phí sản xuất thử
6.1- Kế toán chi phí thành lập
Chi phí thành lập doanh nghiệp là các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn bị cho việc khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi bên và được ghi trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí cho nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, chi phí thẩm định dự án, họp thành lập,... Chi phí này được tính đến thời điểm doanh nghiệp có Giấy phép đầu tư và được coi là chi phí trả trước dài hạn. Các chi phí liên quan đến chi phí thành lập phải có chứng từ chứng minh hợp pháp, hợp lệ. Thời gian phân bổ chi phí thành lập tối đa là 5 năm. Doanh nghiệp cần hạn chế chia lãi tương đương với giá trị của chi phí thành lập còn chưa phân bổ.
- Khi chi phí thành lập doanh nghiệp được các bên tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi bên và được ghi trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (chi tiết chi phí thành lập)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
6.2- Kế toán quyền sử dụng đất
Khi bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất được coi là TSCĐ vô hình và được ghi nhận như sau:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (2131 - Quyền sử dụng đất)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
6.3- Kế toán chi phí đầu tư xây dựng
6.3.1- Nguyên tắc hạch toán chi phí đầu tư xây dựng:
Khi doanh nghiệp có hoạt động thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, hoặc mở rộng, nâng cấp nhà xưởng, vật kiến trúc; mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, thì phải hạch toán đầy đủ, kịp thời và riêng biệt các chi phí thực hiện đầu tư trên TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
Các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện xây dựng cơ bản bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy, chi phí chung (chi phí quản lý hành chính, lương, khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động của ban quản lý dự án đầu tư,...) để thực hiện công tác xây dựng hoặc lắp đặt máy móc thiết bị theo luận chứng kỹ thuật đã phê duyệt.
Công tác XDCB sẽ được thực hiện theo phương thức giao thầu, hoặc tự làm.
Khi kết thúc quá trình đầu tư, doanh nghiệp phải quyết toán công trình và xác định giá trị các tài sản hình thành sau đầu tư. Các tài sản hình thành sau đầu tư gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tài sản lưu động và chi phí tính vào báo cáo kết quả kinh doanh.
. Các chi phí đầu tư được tính vào giá trị TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc, gồm: Chi phí xây dựng (theo hợp đồng giao nhận thầu, hoặc những chi phí trực tiếp để thực hiện khối lượng xây dựng), chi phí thiết kế, lập dự toán công trình, chi phí về mặt bằng xây dựng, chi phí ban quản lý dự án đầu tư phân bổ;
. Các chi phí đầu tư được tính vào giá trị TSCĐ hữu hình là máy móc thiết bị, gồm giá trị máy móc thiết bị (giá mua, chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu (nếu có), phí hải quan,...), chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có), chi phí ban quản lý dự án đầu tư phân bổ.
. Các chi phí đầu tư được tính vào giá trị TSCĐ vô hình, gồm các chi phí liên quan đến đất (chi phí đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng xây dựng, đền bù,...).
. Các chi phí đầu tư được tính vào giá trị tài sản lưu động, gồm: trị giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ) đi kèm theo thiết bị đồng bộ (nếu có).
. Các chi phí đầu tư khác được tính ngay hoặc phân bổ dần vào báo cáo kết quả kinh doanh, gồm: Chi phí đào tạo công nhân, nhân viên, cán bộ quản lý trong giai đoạn đầu tư dự án; chi phí chuẩn bị sản xuất, kinh doanh để sẵn sàng phục vụ cho vận hành dự án khi giai đoạn đầu tư kết thúc và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư và chênh lệch đánh giá lại các tài khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ trong giai đoạn đầu tư không tính vào giá trị TSCĐ hữu hình, vô hình, TSLĐ mà hạch toán riêng biệt và xử lý như Điểm 1.2- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái và kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của Mục III, phần II, Thông tư này.
Doanh nghiệp cần hạn chế chia lãi tương đương với giá trị của các chi phí đầu tư chờ kết chuyển còn chưa phân bổ.
Các chi phí khác phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB, không liên quan trực tiếp đến việc hình thành TSCĐ, khi phát sinh chi phí phải phản ánh vào báo cáo kết quả kinh doanh.
6.3.2- Kế toán chi phí thực hiện đầu tư xây dựng
- Khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện xây dựng cơ bản hình thành tài sản cố định theo phương thức tự làm hoặc giao thầu, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có các TK liên quan
- Khi quyết toán công trình, căn cứ vào báo cáo quyết toán được phê duyệt ghi tăng giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất: Những chi phí liên quan đến đất xây dựng,...)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (chi phí đầu tư phân bổ dần)
Nợ các TK 152, 153,...
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
* Chú ý: Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, các chi phí phát sinh không liên quan trực tiếp đến hình thành TSCĐ không ghi nhận vào chi phí đầu tư thực hiện dự án mà phải phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp và kết chuyển vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm tài chính, ghi:
- Khi phát sinh chi phí không liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK liên quan
- Kết chuyển chi phí này vào báo cáo kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.4- Kế toán chi phí trước hoạt động
a) Chi phí trước hoạt động bao gồm: các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến công tác đào tạo (đào tạo công nhân, nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý,...) và chuẩn bị sản xuất (các công việc chuẩn bị bộ máy,...). Các chi phí này thường phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất, kinh doanh đưa các tài sản đầu tư hoàn thành vào sử dụng. Nếu các chi phí này có tính chất liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh và phát sinh lớn, doanh nghiệp có thể phân bổ vào các năm tiếp sau với thời gian phân bổ tối đa là 3 năm. Doanh nghiệp cần hạn chế chia lãi tương đương với giá trị của chi phí trước hoạt động còn chưa phân bổ.
b) Kế toán chi phí trước hoạt động
- Khi các khoản chi phí trước hoạt động không có tính chất liên quan nhiều kỳ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK liên quan
- Sau đó kết chuyển chi phí trước hoạt động vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khi phát sinh các chi phí trước hoạt động có liên quan đến công tác đào tạo và chuẩn bị sản xuất doanh nghiệp có thể phản ánh vào TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn và phân bổ vào các kỳ kế toán tiếp theo:
. Khi phát sinh chi phí trước hoạt động, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK liên quan
. Khi phân bổ chi phí trước hoạt động này vào các kỳ kinh doanh tiếp sau, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
6.5- Kế toán chi phí, doanh thu hoạt động chạy thử, sản xuất thử
6.5.1- Nguyên tắc kế toán chi phí chạy thử, chi phí sản xuất thử, doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ trong giai đoạn chạy thử, sản xuất thử
Nếu trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có hoạt động chạy thử toàn bộ dây truyền (có tải hoặc không có tải), hoặc sản xuất thử trước khi chính thức đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư (không bao gồm chạy thử các máy lẻ do bên lắp đặt thực hiện), thì các chi phí của hoạt động chạy thử, sản xuất thử này sẽ được hạch toán như sau:
Trường hợp các chi phí phát sinh trong giai đoạn chạy thử, hoặc sản xuất thử phát sinh không lớn thì chi phí chạy thử, hoặc sản xuất thử phát sinh và các khoản thu bán được trong giai đoạn này được hạch toán ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm tài chính. Các chi phí phát sinh cho các hoạt động chạy thử, hoặc sản xuất thử này được tập hợp vào các tài khoản chi phí có liên quan và ghi nhận vào giá vốn hàng bán của năm tài chính; Các khoản thu được về dịch vụ, hoặc sản phẩm bán ra được ghi nhận là doanh thu của năm tài chính. Doanh thu này cũng phải thực hiện theo các quy định của Luật Thuế GTGT và Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (nếu có).
Trường hợp các chi phí trong giai đoạn chạy thử, hoặc sản xuất thử phát sinh lớn, các khoản thu bán về sẩn phẩm sản xuất thử, chạy thử không đáng kể. Các chi phí phát sinh trong giai đoạn chạy thử, hoặc sản xuất thử sau khi bù trừ với các khoản thu được trong giai đoạn này được hạch toán vào Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn của Bảng cân đối kế toán và được tính vào Báo cáo kết quả kinh doanh của các năm tài chính tiếp theo với thời gian tối đa là 3 năm. Các khoản thu được trong giai đoạn chạy thử vẫn phải chấp hành Luật thuế GTGT.
Doanh thu trong giai đoạn sản xuất thử phải thực hiện theo quy định của Luật thuế GTGT và được tính trừ vào chi phí trong giai đoạn sản xuất thử.
6.5.2- Kế toán chi phí, doanh thu hoạt động chạy thử, sản xuất thử
a) Kế toán chi phí chạy thử, chi phí sản xuất thử
a1) Kế toán chi phí chạy thử, chi phí sản xuất thử
- Khi phát sinh các chi phí trong giai đoạn chạy thử, sản xuất thử, kế toán ghi:
Nợ các TK 621,622,627
Có các TK 152,153,334,338,214,111, 112, 331,...
- Khi kết chuyển chi phí để tập hợp chi phí chạy thử, sản xuất thử phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có các TK 621,622,627
- Nhập kho thành phẩm (nếu có), ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
a2) Trường hợp ghi nhận chi phí chạy thử, sản xuất thử vào báo cáo kết quả kinh doanh
. Khi xuất kho thành phẩm sản xuất thử tiêu thụ, khuyến mại, hoặc kết chuyển chi phí chạy thử, sản xuất thử vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 154, 155
a3) Trường hợp ghi nhận các chi phí chạy thử, hoặc sản xuất thử thực tế phát sinh sau khi bù trừ với các khoản thu được trong giai đoạn này vào TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn của Bảng Cân đối kế toán và được tính vào Báo cáo kết quả kinh doanh với thời gian phân bổ tối đa 3 năm:
. Cuối kỳ, ghi nhận chi phí thực tế phát sinh trong giai đoạn chạy thử, sản xuất thử vào TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn của Bảng Cân đối kế toán, ghi:
TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Hoặc, nhập kho thành phẩm sản xuất thử (nếu có), ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
. Khi doanh nghiệp bán sản phẩm sản xuất thử, kế toán kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm sản xuất thử được tiêu thụ vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm
. Khi phân bổ chi phí trong giai đoạn chạy thử, sản xuất thử vào chi phí kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử, hoặc phân bổ theo thời hạn tối đa là 3 năm, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
b) Kế toán doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử (nếu có)
Trong giai đoạn chạy thử, sản xuất thử có thể phát sinh doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử:
b1) Trường hợp doanh nghiệp kế toán doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ:
Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi nhận doanh thu:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN (33311)
b2) Trường hợp doanh nghiệp bù trừ doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử với chi phí chạy thử, sản xuất thử phản ánh trên TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn của Bảng cân đối kế toán, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
c) Xác định kết quả kinh doanh bán sản phẩm sản xuất thử
- Kết chuyển doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm sản xuất thử, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Xác định lãi, lỗ hoạt động sản xuất thử, ghi:
. Nếu lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
. Nếu lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
7- Ghi nhận vốn pháp định, đánh giá lại tài sản, bảo toàn vốn pháp định góp bằng đơn vị tiền nước ngoài
7.1- Ghi nhận vốn pháp định, đánh giá lại tài sản
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, khi thực nhận vốn pháp định góp bằng tiền nước ngoài phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi. Doanh nghiệp không được đánh giá lại vốn góp pháp định, đánh giá lại giá trị tài sản sau thời điểm thực góp và đã chuyển đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán.
- Khi thực nhận được vốn góp pháp định bằng tiền nước ngoài, thiết bị máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật có giá trị bằng tiền nước ngoài quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1122), 211,213,...
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
7.2- Bảo toàn vốn pháp định
Doanh nghiệp bảo toàn vốn pháp định theo giá trị vốn góp pháp định ghi nhận trên Giấy phép đầu tư bằng tiền nước ngoài từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cách lập quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế do doanh nghiệp quyết định, ghi:
Nợ TK 421 - Thu nhập chưa phân phối
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
8- Kế toán các trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức đầu tư (gọi chung là tổ chức lại doanh nghiệp)
8.1- Kế toán hoạt động chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
8.1.1- Hoạt động chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp (Điều 19A-Luật Đầu tư nước ngoài).
Các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức đầu tư (gọi chung là tổ chức lại doanh nghiệp) phải được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y. Doanh nghiệp mới kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũ (Điều 31,32 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính Phủ).
Hợp nhất doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cùng loại có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp mới theo quyết định của các nhà đầu tư và được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y. Việc hợp nhất doanh nghiệp phải tuân theo thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp do pháp luật qui định. Sau khi hợp nhất, các doanh nghiệp cũ chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự được chuyển giao cho doanh nghiệp mới.
Sáp nhập doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có thể được sáp nhập (gọi là doanh nghiệp bị sáp nhập) vào một doanh nghiệp khác cùng loại (gọi là doanh nghiệp được sáp nhập) theo quyết định của các nhà đầu tư và được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y. Sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của doanh nghiệp đó được chuyển giao cho doanh nghiệp được sáp nhập.
Chia, tách doanh nghiệp
- Một doanh nghiệp có thể chia, tách thành nhiều doanh nghiệp theo quyết định của các nhà đầu tư và được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y.
. Sau khi chia, doanh nghiệp bị chia chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của doanh nghiệp đó được chuyển giao cho các doanh nghiệp mới theo quyết định chia doanh nghiệp phù hợp với mục đích hoạt động của doanh nghiệp
. Sau khi tách, các doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động của doanh nghiệp đó
8.1.2- Nguyên tắc và phương pháp hạch toán kế toán trong các trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia doanh nghiệp:
a) Nguyên tắc hạch toán khi hợp nhất, sáp nhập, chia doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập phải ghi giảm sổ kế toán toàn bộ tài sản, công nợ và nguồn vốn để chuyển giao cho doanh nghiệp mới.
- Đối với doanh nghiệp mới hình thành do hợp nhất hoặc doanh nghiệp được sáp nhập:
. Ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh cả kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập.
. Ghi trong sổ kế toán toàn bộ tài sản, công nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp bị sáp nhập, cả lợi thế kinh doanh (goodwill) và bất lợi kinh doanh (negative goodwill) phát sinh từ việc sáp nhập.
b) Kế toán hoạt động hợp nhất, sáp nhập, chia doanh nghiệp:
- ở doanh nghiệp bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chia căn cứ vào biên bản chuyển giao tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp mới, ghi:
Nợ các TK 411, 331, 311, 333, 338, 334, 335, 214, ...
Có các TK 111,112, 131, 141, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 213, ...
- Ở doanh nghiệp mới, căn cứ biên bản chuyển giao tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu từ các doanh nghiệp cũ, ghi:
Nợ các TK 111,112, 131, 141, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 213, ...
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
(Chi phí về lợi thế thương mại)(goodwill)
Có các TK 411, 331, 311, 333, 338, 334, 335, ...
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (negative goodwill)
8.1.3- Kế toán trường hợp tách doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị tách ghi giảm phần tài sản, công nợ và nguồn vốn để chuyển giao cho doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp mới ghi tăng phần tài sản, công nợ và nguồn vốn theo quyết định tách doanh nghiệp phù hợp với quyền và nghĩa vụ phân chia.
- Doanh nghiệp bị tách, căn cứ vào biên bản chuyển giao tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp mới, ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh, hoặc
Nợ các TK 331, 311, 341, hoặc
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có các TK 111, 112, 131, hoặc
Có các TK 211, 213
- Doanh nghiệp mới, căn cứ vào biên bản chuyển giao tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu từ doanh nghiệp bị tách, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Nợ các TK 211, 213
Có TK 411-Nguồn vốn kinh doanh, hoặc
Có các TK 331, 311, 341
8.2 - Kế toán hoạt động chuyển nhượng vốn góp
8.2.1- Hoạt động chuyển nhượng vốn góp
Các bên trong doanh nghiệp liên doanh hoặc nhà đầu tư trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn của mình trong doanh nghiệp. Trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 34, Luật ĐTNN).
8.2.2- Nguyên tắc kế toán
a) Trường hợp chuyển nhượng phần vốn giữa các nhà đầu tư cùng tham gia góp vốn trong doanh nghiệp thì các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng của các bên không hạch toán trên sổ sách của doanh nghiệp mà chỉ làm thủ tục chuyển đổi tên chủ sở hữu trên Giấy phép kinh doanh.
b) Trường hợp một bên mua lại (bên Việt Nam hoặc bên nước ngoài) phần vốn góp của các bên khác trong liên doanh để trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Việc mua các phần vốn góp cần được hạch toán theo giá phí, tức là khoản tiền mặt tương đương thì bên mua được phép ghi nhận chi phí mua phần vốn góp này (có thể cao hoặc thấp hơn giá trị sổ sách của phần vốn góp chuyển nhượng) được thực hiện ở ngày chuyển nhượng.
- Trường hợp chi phí mua cao hơn giá trị sổ sách thì phần chênh lệch được hạch toán như một khoản lợi thế thương mại và được ghi nhận là chi phí trả trước dài hạn, được phân bổ theo thời gian sử dụng có ích ước tính và theo phương pháp đường thẳng.
- Trường hợp chi phí mua nhỏ hơn phần mà doanh nghiệp sở hữu trong giá trị tương đương của các tài sản và công nợ xác định được mua tại ngày trao đổi thì giá trị tương đương của các tài sản phi tiền tệ đó cần được ghi giảm tương ứng cho tới khi không còn chênh lệch. Trường hợp không thể loại bỏ hoàn toàn chênh lệch bằng cách ghi giảm giá trị tương đương của tài sản phi tiền tệ, thì phần chênh lệch còn lại cần được phản ánh như bất lợi kinh doanh (Negative Goodwill) và hạch toán như thu nhập để lại. Phần chênh lệch này cần được ghi nhận như thu nhập trong một khoảng thời gian không quá 5 năm, trừ khi có lý do xác đáng được phân bổ trong một khoảng thời gian dài hơn nhưng không quá 20 năm kể từ ngày mua doanh nghiệp.
8.2.3- Phương pháp hạch toán chuyển nhượng vốn góp
a) Kế toán các giao dịch có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng góp vốn trong trường hợp một bên mua lại (bên Việt Nam hoặc bên nước ngoài) phần vốn góp của các bên còn lại trong doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp (tương tự như phần kế toán trong các trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia doanh nghiệp: mục 8.1.2 -b).
b) Trường hợp đặc thù, bên Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh, trả lại quyền sử dụng đất để chuyển sang hình thức thuê đất, thì phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm vốn pháp định tương ứng với quyền sử dụng đất ghi giảm; khi bên nước ngoài thực trả tiền thuê đất sẽ ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng.
- Khi trả lại vốn góp bằng quyền sử dụng đất của bên Việt Nam, ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (2131 - Quyền sử dụng đất)
- Khi doanh nghiệp thực nhận tiền của bên nước ngoài để trả về tiền thuê đất (do bên nước ngoài mua lại phần vốn góp của phía Việt Nam bằng quyền sử dụng đất và chuyển sang hình thức thuê đất), đồng thời ghi tăng vốn pháp định thực góp của bên nước ngoài tương ứng với trị giá của mua lại phần vốn góp của bên chuyển nhượng, hoặc ghi tăng khoản vay, nợ dài hạn nếu số tiền vay, nợ nước ngoài chuyển vào Việt Nam để trả về tiền thuê đất, ghi:
Nợ TK 111, 112, 242
Có các TK 411, 341, 342
9- Kế toán đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ trong hoạt động hợp tác kinh doanh và các hoạt động thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh
9.1- Tổ chức kế toán hoạt động thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt nam, trong đó qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Việc thực hiện công tác kế toán có thể theo một trong các hình thức sau đây tuỳ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia vào Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trường hợp 1: Các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể thỏa thuận để một bên (Bên hợp doanh nước ngoài hoặc bên hợp doanh Việt Nam) chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán cho Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bộ phận kế toán cho Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được tổ chức riêng biệt với bộ phận kế toán của bên nhận thực hiện công tác kế toán và mọi hoạt động của Hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện dưới danh nghĩa pháp lý của bên nhận thực hiện công tác kế toán. Nội dung công việc kế toán gồm: kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh trước thuế.
Cuối mỗi năm tài chính hoặc khi kết thúc Hợp đồng hợp tác kinh doanh, bên thực hiện công tác kế toán phải quyết toán về tình hình thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh để làm căn cứ phân chia lợi nhuận kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lãi hoặc lỗ). Căn cứ lợi nhuận trước thuế được chia, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật Đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các qui định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
Trường hợp 2: Trong quá trình kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết, các bên hợp doanh có thể thỏa thuận thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ban điều phối có thể tổ chức bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Công tác kế toán trong trường hợp này được tổ chức thực hiện như một doanh nghiệp, bao gồm các nội dung kế toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh và phân chia kết quả kinh doanh trước thuế.
Cuối mỗi năm tài chính hoặc khi kết thúc Hợp đồng hợp tác kinh doanh, bộ phận kế toán tiến hành tính toán, phân chia lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp cho các bên tham gia theo tỷ lệ góp vốn và thỏa thuận giữa các bên. Căn cứ lợi nhuận trước thuế được chia, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật Đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các qui định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
Trường hợp 3: Mỗi bên có thể tổ chức bộ phận kế toán riêng để theo dõi những quyền lợi và nghĩa vụ của bên mình trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Cuối mỗi năm tài chính hoặc khi kết thúc Hợp đồng hợp tác kinh doanh, bộ phận kế toán của mỗi bên tiến hành tính toán và thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước trong phạm vi trách nhiệm của mình. Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật Đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các qui định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
9.2- Kế toán đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ trong hoạt động hợp tác kinh doanh
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động hợp tác kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có thực hiện đầu tư xây dựng mới nhà xưởng trên đất của đơn vị hợp tác kinh doanh, hoặc cải tạo nhà xưởng cũ của đơn vị hợp tác kinh doanh, hoặc mua sắm máy móc thiết bị sử dụng ở đơn vị hợp tác kinh doanh thì tuỳ theo tính chất của các chi phí đầu tư này để hạch toán tăng TSCĐ hữu hình (nhà xưởng mới, máy móc thiết bị), chi phí chờ phân bổ của doanh nghiệp, mức khấu hao TSCĐ này theo quy định hiện hành. Khi hết thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ thanh lý, hoặc nhượng bán, hoặc chuyển các tài sản này về doanh nghiệp. Việc thanh lý, hoặc nhượng bán các tài sản đó phải chấp hành các quy định hiện hành của các luật Thuế có liên quan.
- Khi phát sinh chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, hoặc sửa chữa nhà xưởng, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (sửa chữa nhà xưởng)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111,112,331,...
- Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Đồng thời ghi Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh:
. Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111,112,138
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)
. Giá trị còn lại của TSCĐ và các chi phí thanh lý, nhượng bán thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại)
Có các TK 111,112,331,... (phát sinh chi phí thanh lý)
10- Kế toán về nghiệp vụ giao, nhận gia công sản phẩm trong hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Khi xuất nguyên vật liệu giao gia công, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Khi nhận lại sản phẩm giao gia công, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
- Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ (thiết bị, nhà xưởng) xây dựng trên đất người khác để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có), ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141)
- Kế toán các chi phí có liên quan khác đến hoạt động giao gia công, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có các TK 111, 112
- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giao gia công được thực hiện như đối với các sản phẩm khác của doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp.
11- Kế toán doanh thu kinh doanh sân gôn; kinh doanh cơ sở hạ tầng, cho thuê tài sản nhiều năm (cho thuê hoạt động), uỷ thác nhập khẩu
11.1- Kế toán kinh doanh sân gôn, cho thuê bất động sản, cho thuê tài sản:
Trường hợp đối với hoạt động kinh doanh sân gôn, cho thuê bất động sản, cho thuê tài sản có phát sinh doanh thu thu tiền trước cho nhiều năm, thì phải ghi nhận doanh thu theo năm tài chính:
a) Đối với doanh thu chưa thực hiện:
a1) Doanh thu chưa thực hiện hạch toán vào TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho nhiều kỳ, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Đồng thời xác định số doanh thu của kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
- Khi thực nộp thuế GTGT trên số tiền thực thu của doanh thu nhiều năm (đã được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của kỳ kế toán), ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có các TK 111, 112
- Khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho năm tài chính, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
(thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3334)
a2) Khi thực nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (từng kỳ, hoặc nộp nốt), ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3334)
Có các TK 111,112
a3) Sang năm tài chính tiếp sau, xác định doanh thu của năm tài chính hiện tại của doanh thu thu tiền một lần (ở năm tài chính trước) phù hợp với kỳ kế toán (tháng, quý), ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
- Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
b) Đối với chi phí kinh doanh của các hoạt động này:
Chỉ hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ các chi phí phát sinh thực tế:
- Khi khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình vào chi phí, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141,2143)
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 621, 622, 627
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 152, 331, 334, 338, 111, 112,...
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được tập hợp trên các TK 621, 622, 627, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Có các TK 621, 622, 627
- Xác định trị giá vốn của dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
- Kết chuyển trị giá vốn của dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hạch toán vào TK 641, 642. Cuối kỳ được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
c) Các khoản đặt cọc dài hạn, ngắn hạn của khách hàng được hạch toán vào bên Có TK 344, 338 (3388)
- Khi nhận tiền đặt cọc dài hạn, ngắn hạn của khách hàng, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (tiền đặt cọc dài hạn)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (tiền đặt cọc ngắn hạn)
- Khi hoàn trả tiền đặt cọc cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ các TK 344, 338 (3388)
Có các TK 111, 112
- Các khoản phạt vi phạm hợp đồng tính trừ vào khoản đặt cọc, ghi:
Nợ các TK 344, 338 (3388)
Có TK 711 - Thu nhập khác
11.2- Kế toán hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao:
- Hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng là hoạt động chuyển giao đất, hoặc cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng và cung cấp các dịch vụ điện, nước (nếu có), tiện ích công cộng,... trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao,...
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (nhận đất chuyển giao) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.
- Doanh thu kinh doanh cơ sở hạ tầng, gồm: Doanh thu chuyển giao đất, hoặc cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng cơ sở và doanh thu cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng (tiện ích công cộng và phí duy tu, bảo dưỡng).
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chuyển giao đất, hoặc cho thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng trả tiền một lần theo phương pháp "lô đất" tức doanh thu được ghi nhận khi đất được chuyển giao cho bên đi thuê trên thực địa và thanh toán tiền một lần.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ (tiện ích công cộng và phí duy tu, bảo dưỡng) theo quy định tại đoạn 16 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác - Chuẩn mực số 14.
- Doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng phải thực hiện các nghĩa vụ thuế có liên quan đến doanh thu cho thuê, hoặc cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng và doanh thu cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành.
- Ghi nhận chi phí liên quan đến "lô đất" hạ tầng đã chuyển giao cho bên sử dụng (bên đi thuê) và thu tiền một lần theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
11.2.1) Kế toán nhận vốn góp kinh doanh cơ sở hạ tầng:
- Khi nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất tính từ khi bàn giao đất trên thực địa để kinh doanh cơ sở hạ tầng, ghi:
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (chi tiết - Đất cơ sở hạ tầng)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Khi nhận vốn góp bằng tiền, các máy móc, thiết bị, TSCĐ khác,..., ghi:
Nợ TK 111,112,211
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
11.2.2) Kế toán quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Khi phát sinh các chi phí liên quan đến đất, như: chi phí đền bù, giải toả mặt bằng, san lấp,..., ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111,112,152,153,331,...
- Khi hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quyết toán được phê duyệt, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nhà cửa, vật kiến trúc - TSCĐ phục vụ chung
cho hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng - Nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (nếu có)
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (Nhà cửa, vật kiến trúc, công trình hạ tầng trên đất, đất đã đầu tư hạ tầng với mục đích cho thuê đất đã phát triển hạ tầng)
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
11.2.3) Kế toán chi phí thực tế phát sinh về hoạt động đầu tư phát triển đất cơ sở hạ tầng và chi phí cung cấp dịch vụ {nước, điện (nếu có)}, tiện ích công cộng và duy tu, bảo dưỡng):
11.2.3.1 Kế toán trị giá vốn đất đã phát triển hạ tầng cho thuê:
Khi cho thuê cơ sở hạ tầng, chuyển giao diện tích đất cho thuê cho các đối tác thuê cơ sở hạ tầng:
- Xác định trị giá vốn "lô đất" đã phát triển hạ tầng cho thuê (quyền sử dụng đất, chi phí liên quan đến đất để hình thành đất đã phát triển hạ tầng, TSCĐ, vật kiến trúc gắn liền trên đất cho thuê - Nếu có), ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (Đất cơ sở hạ tầng,.... )
11.2.3.2) Kế toán chi phí dịch vụ điện, nước (nếu có), tiện ích công cộng và chi phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cung cấp cho bên thuê cơ sở hạ tầng:
- Khi phát sinh chi phí trực tiếp để thực hiện các dịch vụ cung cấp nước, điện (nếu có), tiện ích công cộng và chi phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng,... , ghi:
Nợ các TK 621,622, 627
Có các TK 152,153,331,334,338,111,112,...
- Kết chuyển chi phí trực tiếp liên quan đến dịch vụ để tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ điện, nước (nếu có), tiện ích công cộng và duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (chi tiết theo dịch vụ)
Có các TK 621,622, 627
- Xác định giá vốn dịch vụ cơ sở hạ tầng cung cấp cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
11.2.3.3) Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Khi phát sinh chi phí về bán hàng (quảng cáo, khuyến mại,...), chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 152,153,331,334,338, 214,111,112,...
11.2.3.4) Xác định và kết chuyển trị giá vốn "lô đất" cho thuê cơ sở hạ tầng, trị giá vốn dịch vụ cơ sở hạ tầng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh:
- Xác định trị giá vốn đất cơ sở hạ tầng cho thuê được tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
- Xác định trị giá vốn của dịch vụ cơ sở hạ tầng được tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Kết chuyển trị giá vốn đất cơ sở hạ tầng chuyển giao, hoặc cho thuê lại đất và của chi phí dịch vụ cơ sở hạ tầng được tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 635 - Chi phí tài chính
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có các TK 641, 642
11.2.3.5) Kế toán doanh thu kinh doanh cơ sở hạ tầng:
- Doanh thu cho thuê đất, hoặc cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng được tính theo diện tích đất thuê ("lô đất") và thời gian thuê đất:
. Doanh thu chuyển nhượng đất, hoặc cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng ("lô đất") thu tiền một lần, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách {3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)} (không tính trên tiền cho thuê đất)
- Doanh thu chuyển nhượng đất, hoặc cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng ("lô đất") bị trả lại (nếu có), ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách (33311)
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Có các TK 111,112,131,338 (3388)
- Kết chuyển doanh thu chuyển nhượng, hoặc cho thuê đất bị trả lại ("lô đất") (nếu có), ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có)
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại
- Doanh thu cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
- Thu phạt vi phạm hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111,112,138
Có TK 711 - Thu nhập khác
- Kết chuyển doanh thu thuần, thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 511,711
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
- Xác định kết quả kinh doanh cơ sở hạ tầng (cho thuê đất, cung cấp dịch vụ):
. Lãi kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
. Lỗ kinh doanh, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
11.3- Kế toán hoạt động uỷ thác nhập khẩu
11.3.1- ở đơn vị thực hiện hoạt động nhập khẩu theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu- Gọi là bên nhận uỷ thác nhập khẩu (gọi tắt là B1) sẽ kế toán về các nội dung: Nhận giá trị thiết bị theo hợp đồng nhận uỷ thác nhập khẩu ban đầu; các chi phí liên quan đến thiết bị, hàng hoá nhập khẩu (chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu theo uỷ thác phí thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu,...); nhận thiết bị, hàng hoá bổ sung theo hợp đồng uỷ thác do có sự thay đổi cấu hình thiết bị, hoặc do thay đổi thiết kế lắp đặt thiết bị trong hợp đồng đã ký,... {Giá trị thiết bị bổ sung này cùng mọi phí tổn kèm theo (chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu uỷ thác, phí thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu,...)} là do bên người bán thiết bị, hàng hoá chịu toàn bộ; Nhận các khoản tiền của bên giao uỷ thác nhờ thanh toán hộ: Tiền mua hàng nhập khẩu kể cả các chi phí vận chuyển hàng, bảo hiểm hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có), phí lệ phí hải quan, ...; Chuyển giao số thiết bị, hàng hoá nhập uỷ thác, kể cả thiết bị, hàng hoá nhập bổ sung cho bên giao uỷ thác và thu phí hoa hồng uỷ thác nhập khẩu như sau:
a) Khi nhập thiết bị, hàng hoá uỷ thác nhập khẩu
a1) Kế toán giá trị thiết bị, hàng hoá theo hợp đồng nhận uỷ thác nhập khẩu; các chi phí liên quan đến hàng hoá, thiết bị nhập khẩu (chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu uỷ thác trong nước, thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu phí thủ tục hải quan,...):
- Kế toán giá trị thiết bị, hàng hoá nhập khẩu uỷ thác (theo giá FOB, hoặc giá CIF) và thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường
Nợ TK 156 - Hàng hoá (1561) (Giá trị thiết bị, hàng hoá và thuế các loại: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT nhập khẩu)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
(giá trị thiết bị theo giá FOB, hoặc giá CIF)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(3333 - Thuế nhập khẩu; 3332 - Thuế TTĐB;
33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp)
a2) Kế toán đối với các chi phí liên quan đến hàng hoá nhập khẩu (chi phí thuê kho bãi, phí thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu uỷ thác trong nước,...):
Nợ TK 156 - Hàng hoá (1562)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Người bán trong nước) (chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu uỷ thác trong nước,...)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)(Phí thủ tục hải quan)
a3) Kế toán nhận thiết bị bổ sung theo hợp đồng uỷ thác mà giá trị thiết bị bổ sung này cùng mọi phí tổn kèm theo (chi phí thuê kho bãi, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, phí thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu uỷ thác trong nước đối với số thiết bị bổ sung,...) là do bên người bán thiết bị chịu hoàn toàn, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (1561, 1562) (giá trị thiết bị, thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu và các chi phí khác kèm theo)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Bên giao uỷ thác)
(giá trị thiết bị theo giá CIF do người bán báo giá)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Người bán trong nước)(chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu uỷ thác trong nước,...)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(3333 - Thuế nhập khẩu; 3332 - Thuế TTĐB;
33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
3339 - Phí thủ tục hải quan)
b) Khi bên nhập khẩu uỷ thác thực nhận tiền của bên giao uỷ thác về các khoản trả hộ cho bên giao uỷ thác, như tiền mua thiết bị nhập uỷ thác, kể cả chi phí vận chuyển, tiền bảo hiểm hàng nhập khẩu, phí thủ tục hải quan, chi phí khác liên quan đến hàng uỷ thác nhập khẩu; hoa hồng uỷ thác nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
c) Khi thanh toán các khoản liên quan đến lô hàng nhập khẩu uỷ thác bằng tiền mặt, hoặc bằng tiền gửi ngân hàng, hoặc bên nhờ uỷ thác nhập khẩu nộp thuế theo thoả thuận, ghi:
Nợ các TK 331, 333 (3332, 3333, 33312), 156 (1562)
Có các TK 111, 112, 338
d) Khi bên nhập uỷ thác giao trả số thiết bị, hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu, thủ tục xuất trả hàng cho bên giao uỷ thác nhập khẩu phải tuân thủ quy định tại điểm 5.3, Mục IV của Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi:
d1) Trả hàng nhập uỷ thác nhập khẩu cho bên giao uỷ thác nhập khẩu (kể cả hàng nhập lần đầu, hoặc nhập bổ sung):
- Khi trả hàng nhập khẩu uỷ thác cho bên giao uỷ thác, căn cứ vào phiếu xuất kho và hoá đơn bán hàng xuất trả hàng cho bên giao uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Đơn vị giao uỷ thác)
Có TK 156 - Hàng hoá (1561, 1562)
Có TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường
d2) Ghi doanh thu bán hàng (hoa hồng uỷ thác) và thuế GTGT phải nộp (tính trên phí hoa hồng nhập uỷ thác được hưởng ở lần nhập uỷ thác đầu tiên và các lần nhập bổ sung - nếu có):
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Đơn vị giao uỷ thác)
(nếu tính trừ vào các khoản đã nhận của bên giao uỷ thác)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (hoa hồng uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Thuế GTGT phải nộp tính trên hoa hồng uỷ thác nhập khẩu được hưởng)
11.3.2- ở đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu theo hợp đồng giao uỷ thác nhập khẩu- Gọi là bên giao uỷ thác nhập khẩu (gọi tắt là B2):
a) Kế toán giá trị thiết bị, hàng hoá và các chi phí liên quan đến thiết bị, hàng hoá giao uỷ thác nhập khẩu (thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, phí thủ tục hải quan, chi phí thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu theo uỷ thác,...); Xuất thiết bị vào sử dụng:
- Khi chuyển tiền về các khoản nhờ thanh toán hộ (mua hàng, nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu - Nếu có, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá, phí lệ phí hải quan,...), hoặc nộp thuế theo thoả thuận với bên nhận uỷ thác nhập khẩu ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Đơn vị nhập uỷ thác nhập khẩu)
Có các TK 111, 112
- Khi nhận thiết bị, hàng hoá do bên nhận uỷ thác nhập khẩu theo hợp đồng giao uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hoá đơn bán hàng của bên nhận uỷ thác, ghi:
Nợ các TK 152, 211,...
Hoặc Nợ TK 156 - Hàng hoá (1561, 1562)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Đơn vị nhận uỷ thác) (về các khoản phải trả cho bên nhập uỷ thác nhập khẩu: Tiền mua hàng, thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu, phí thủ tục hải quan, các chi phí vận chuyển trong nước) (đơn vị nhận uỷ thác - nếu đã chuyển tiền nhờ trả hộ trước)
- Khi xuất thiết bị, hàng hoá vào sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 157, 211, 241, 621, 632
Có các TK 152, 156
- Nếu có thiết bị đưa vào sử dụng bị hư hỏng mà bên cung cấp thiết bị chấp thuận đền bù bằng hiện vật, ghi trị giá thiết bị bị hư hỏng, ghi:
Nợ các TK 131, 331
Có các TK 241, 621, 632
Đồng thời ghi giảm trừ số thuế GTGT được khấu trừ của các thiết bị hư hỏng, ghi:
Nợ các TK 131, 331
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331)
Hoặc Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
b) Kế toán nhận thiết bị bổ sung theo hợp đồng giao uỷ thác mà giá trị thiết bị bổ sung này cùng mọi phí tổn kèm theo (chi phí thuê kho bãi, thuế nhập khẩu, phí thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu theo uỷ thác,...) là do bên bán thiết bị chịu hoàn toàn:
- Căn cứ vào hoá đơn bên nhận uỷ thác nhập khẩu và hàng hoá đã thực nhận, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (1561, 1562)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 131, 331 (Trị giá thiết bị đền bù)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Đơn vị nhận uỷ thác)(Về các khoản chi phí có liên quan: Thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu, phí thủ tục hải quan, chi phí thuê kho bãi, thuê vận chuyển trong nước mà đơn vị nhận uỷ thác đã chi trả phải đòi của người bán, hoặc đã ứng trước của bên giao uỷ thác)
b1) Trường hợp ứng, hoặc thanh toán toàn bộ các khoản thuế nhập khẩu, thuế GTGT nhập khẩu, phí thủ tục hải quan và các chi phí có liên quan đến thiết bị nhập bổ sung cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu sau đó sẽ đòi lại của người bán toàn bộ các chi phí này (Do người bán chịu toàn bộ phí tổn kể cả giá trị thiết bị bổ sung).
- Khi ứng, thanh toán cho bên nhận uỷ thác, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112
- Khi nhận được hoá đơn của bên nhập khẩu uỷ thác về các khoản phải thanh toán liên quan đến thiết bị nhập bổ sung, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 331- Phải trả cho người bán (đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
- Khi thực nhận lại tiền do người bán trả, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 138 - Phải thu khác
b2) Trường hợp bên giao uỷ thác nhập khẩu chỉ nhận lại số thiết bị, hoặc linh kiện thiết bị thông qua bên nhận uỷ thác nhập khẩu, còn các chi phí khác kèm theo lô thiết bị nhập bổ sung sẽ do bên giao uỷ thác quan hệ trực tiếp với người bán để đòi lại các phí tổn này, thì bên giao uỷ thác nhập khẩu chỉ nhận hoá đơn bán hàng của B1 ghi nhận giá trị thiết bị được bồi hoàn để ghi bút toán:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (1561, 1562)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 138, 331(trị giá thiết bị đền bù)
12- Kế toán chia lợi nhuận
- Hàng năm căn cứ vào lãi kinh doanh sau Thuế Thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ góp vốn của từng bên được quy định trong Giấy phép đầu tư doanh nghiệp xác định lợi nhuận chia cho các bên và được Hội đồng quản trị biểu quyết thông qua, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 - Chi tiết lợi nhuận chia cho các bên góp vốn)
- Hết thời hạn tái đầu tư, bên nước ngoài chuyển lợi nhuận được chia trên thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn do tái đầu tư ra nước ngoài, ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nguồn vốn kinh doanh tái đầu tư)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 - Chi tiết lợi nhuận chia cho các bên góp vốn)
- Khi thực trả lợi nhuận cho các bên góp vốn, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 - Chi tiết lợi nhuận chia cho các bên góp vốn)
Có các TK 111, 112
13- Kế toán thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp tái đầu tư, thuế chuyển nhượng vốn góp
13.1- Kế toán thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- Khi bên nước ngoài chuyển lợi nhuận được chia (gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn do tái đầu tư và lợi nhuận thu được do chuyển nhượng vốn) về cho công ty mẹ, hoặc cho người đầu tư góp vốn kinh doanh vào doanh nghiệp ở nước ngoài, thì phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định hiện hành, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 - Chi tiết lợi nhuận chia cho bên nước ngoài)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
- Khi thực nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
Có các TK 111,112
13.2- Kế toán hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp tái đầu tư
Khi nhà đầu tư nước ngoài nhận được khoản hoàn Thuế Thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư vào dự án đang thực hiện, hoặc đầu tư vào dự án mới theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
- Trường hợp nhận được khoản hoàn Thuế Thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư vào dự án đang thực hiện, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nguồn vốn kinh doanh tái đầu tư)
- Trường hợp nhận được khoản hoàn Thuế Thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư vào dự án mới, ở doanh nghiệp nhận khoản hoàn thuế để tái đầu tư ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nguồn vốn kinh doanh tái đầu tư)
- Nếu Nhà đầu tư nước ngoài không sử dụng khoản hoàn thuế Thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư thì phải nộp lại khoản hoàn thuế này và phải nộp cả khoản tiền lãi được tính bằng lợi tức tiền vay trên số thuế phải nộp lại và các nghiệp vụ này không được phản ánh trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
13.3- Kế toán thuế chuyển nhượng vốn góp
Trường hợp phát sinh lợi nhuận do chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài do một bên (bên Việt Nam hoặc bên nước ngoài) mua lại phần vốn góp của các bên còn lại trong doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Việc mua các phần vốn góp cần được hạch toán theo giá phí, tức là khoản tiền mặt tương đương thì bên mua được phép ghi nhận chi phí mua phần vốn góp này (có thể cao hoặc thấp hơn giá trị sổ sách của phần vốn góp chuyển nhượng) được thực hiện ở ngày chuyển nhượng. Thì đối tác chuyển nhượng vốn góp có thu nhập của chuyển nhượng vốn phải chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp. Doanh nghiệp không hạch toán thuế chuyển nhượng vốn góp của các bên đối tác.
14- Về trích lập, sử dụng, quyết toán khoản trích trước chi phí trợ cấp thôi việc
a) Chi phí trợ cấp thôi việc
Chi phí trợ cấp thôi việc là khoản doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi thôi việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9, Chương II của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp các khoản chi phí này dự kiến phát sinh lớn khi chấm dứt thời hạn hoạt động của Giấy phép đầu tư, có liên quan đến thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước đối với người lao động và theo cam kết trong hợp đồng lao động ký kết với người lao động, về nguyên tắc doanh nghiệp có thể dự kiến trích trước vào chi phí kinh doanh của các năm tài chính có liên quan theo từng người lao động để dự phòng về các chi phí này.
Căn cứ để lập khoản dự phòng về trích trước chi phí khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động được tính trên khoản phải trả dự kiến đối với từng người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với ngưòi lao động và hợp đồng lao động ký kết với người lao động. Mức trích lập khoản dự phòng này không vượt quá một tháng lương của số người lao động trong danh sách trả lương bình quân của các tháng trong năm.
Hàng năm doanh nghiệp phải quyết toán rành mạch về khoản trích trước và sử dụng khoản trích trước về khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động, cũng như số dư về trích trước khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động chuyển sang năm tài chính tiếp sau.
Đối với khoản trích trước về khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động không sử dụng phải hoàn nhập ghi giảm chi phí.
b) Kế toán khoản trích trước chi phí trợ cấp thôi việc
- Khi trích trước về khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động tính vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
(chi tiết trích trước về khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động)
- Đối với khoản trích trước về khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động không sử dụng phải hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, khi hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
(chi tiết về trích trước về khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động)
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
15- Về phân bổ dần, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
a) Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước, hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp, hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Đối với một số ngành đặc thù mà chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh không đều giữa các năm tài chính. Nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào năm tài chính hiện tại và công tác sửa chữa lớn TSCĐ sẽ phát sinh ở các năm tài chính tiếp sau thì phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết. Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa lớn đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa lớn thực tế lớn hơn, hoặc nhỏ hơn số trích trước thì được tính thêm vào chi phí kinh doanh trong kỳ hoặc phân bổ dần (chênh lệch chi thực tế lớn hơn số đã trích trước), hoặc hoàn nhập số trích thừa (chênh lệch giữa số đã trích trước lớn hơn chi thực tế phát sinh).
Các doanh nghiệp thuộc các ngành đặc thù nếu áp dụng phương pháp phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, doanh nghiệp cũng phải lập kế hoạch phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết.
b) Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước, hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642,...
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 334, 338, 331,...
- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh lớn, liên quan đến nhiều kỳ kế toán, doanh nghiệp thực hiện phân bổ dần chi phí này:
. Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (phân bổ dần vào các năm tài chính tiếp sau)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 334, 338, 331,...
. Khi phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ đã phát sinh vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642,...
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
(phân bổ dần vào các năm tài chính tiếp sau)
- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh không đều giữa các năm tài chính, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào năm tài chính hiện tại và công tác sửa chữa lớn TSCĐ sẽ phát sinh ở các năm tài chính tiếp sau thì phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và phải quyết toán số trích trước với thực tế đã chi tiêu:
. Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí của kỳ kế toán, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642,...
Có TK 335 - Chi phí phải trả
. Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 334, 338, 331,...
. Khi hoàn thành công tác sửa chữa lớn, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh vào TK 335 - Chi phí phải trả, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dở dang
. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước, ghi nhận nốt số chênh lệch chi thực tế lớn hơn số trích trước:
Nợ các TK 627, 641, 642 (chênh lệch chi thực tế lớn hơn số đã trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (bằng số đã trích trước)
Có TK 241 - XDCB dở dang (quyết toán số chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh)
. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước, phải hoàn nhập số chênh lệch giữa khoản trích trước với chi thực tế:
Kết chuyển số chi thực tế về sửa chữa lớn, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dở dang (quyết toán số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh)
Hoàn nhập số trích thừa về sửa chữa lớn TSCĐ:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (số đã trích trước thừa )
Có TK có liên quan
IV- BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Một số bổ sung về phương pháp lập báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN) (Phụ lục số 01):
1.1- Mục A - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Bỏ chỉ tiêu chi phí trả trước (mã số 152); bổ sung thêm chỉ tiêu Phần IV. Hàng tồn kho (Mã số 140): Kho bảo thuế (Mã số 149)
1.2- Mục B - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Bổ sung thêm chỉ tiêu Phần V- Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 241): Phản ánh các khoản chi phí phân bổ trên một năm tài chính tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ của TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn trên Sổ Cái. Mục B - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (Mã số 200) sẽ được tính = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 + Mã số 241.
2) Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B 02 - DN) (Phụ lục số 02): Bổ sung sửa đổi một số tiêu của Phần I - Lãi, lỗ của Báo cáo kết quả kết quả kinh doanh.
2.1- Chỉ tiêu Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 40): Phản ánh kết quả kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp.
2.2- Chỉ tiêu Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Mã số 41): Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ báo cáo được xác định trên cơ sở Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 41) cộng vào (+) những chi phí không được trừ để tính thu nhập chịu thuế; trừ đi (-) những khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có), trong đó phản ánh cả số lỗ năm trước mang sang (theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp) nhân (x) với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trên Giấy phép đầu tư.
2.3- Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế (29 - 30) (Mã số 42): Là lợi nhuận sau thuế năm nay của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở điều chỉnh về nội dung được xác định ở mục 1.1 và 1.2 phần trên.
2.4- Trong trường hợp doanh nghiệp có lỗ kinh doanh năm trước mang sang, tiếp sau Mã 42, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm chỉ tiêu Lỗ tích luỹ mang sang năm sau (Mã số 43): Phản ánh lỗ năm nay mang sang năm sau, trong đó có lỗ mang sang năm sau theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
3) Sửa đổi mẫu và bổ sung một số chỉ tiêu chi tiết trong Thuyết minh báo cáo tài chính (Phụ lục số 04 kèm theo).
Bổ sung thêm các giải trình về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
PHẦN II
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CƠ SỞ THƯỜNG TRÚ CỦA CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI ĐẶT TẠI VIỆT NAM VÀ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
1- Các nguyên tắc áp dụng chế độ kế toán
- Cơ sở thường trú của các Công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam, như chi nhánh thương mại; Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Nhà thầu nước ngoài), phải:
- Chấp hành các quy định tại Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20/05/1988 và tại Thông tư số 60 TC/CĐKT, ngày 01/09/1997, Thông tư số 155/1998/TT/BTC ngày 08/12/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện công tác kế toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Thực hiện công tác kế toán để phản ánh trung thực, đầy đủ thực trạng biến động và số hiện có của tài sản, nguồn vốn thuộc sở hữu, hoặc đang sử dụng, quản lý theo các cam kết phù hợp với quy định của pháp luật; phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
2- Chế độ kế toán áp dụng
- Đối với cơ sở thường trú của các Công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam phải chấp hành các quy định tại Thông tư số 60 TC/CĐKT, ngày 01/09/1997, Thông tư số 155/1998/TT/BTC ngày 08/12/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện công tác kế toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định tại Thông tư này.
- Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Nhà thầu nước ngoài) có thể thực hiện công tác kế toán theo hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, hoặc chế độ kế toán thông dụng khác.
- Đối với các nhà thầu dầu khí thực hiện chế độ kế toán do nhà thầu đệ trình và được Bộ Tài chính chấp thuận.
3- Đăng ký chế độ kế toán áp dụng
3.1. Đối với cơ sở thường trú của các Công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam: Phải chấp hành các quy định về đăng ký chế độ kế toán áp dụng tại Điểm B, phần III, Thông tư số 60 TC/CĐKT, ngày 01/09/1997 của Bộ Tài chính.
3.2. Đối với Nhà thầu nước ngoài:
a) Đối với Nhà thầu nước ngoài thực hiện nộp Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp phải thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và đăng ký chế độ kế toán áp dụng với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện (theo quy định tại Điểm B, phần III, Thông tư số 60 TC/CĐKT, ngày 01/09/1997 của Bộ Tài chính).
b) Đối với Nhà thầu nước ngoài thực hiện nộp Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp ấn định thuế phải thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và đăng ký chế độ kế toán áp dụng với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện (quy định tại Điểm B, phần III, Thông tư số 60 TC/CĐKT, ngày 01/09/1997 của Bộ Tài chính). Trong trường hợp này Nhà thầu nước ngoài có thể mở hệ thống sổ kế toán đầy đủ, hoặc mở hệ thống sổ kế toán đơn giản bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để theo dõi nợ phải trả người bán, tình hình hiện có và biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mua vào và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ; doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp và thuế giá trị gia tăng phải nộp; nợ phải thu của khách hàng để làm căn cứ lập các báo cáo kê khai hàng tháng và quyết toán thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Các Nhà thầu nước ngoài nêu trên (điểm b) trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng với bên Việt Nam, hoặc nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài phải đăng ký chế độ kế toán Việt Nam với Bộ Tài chính. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ có ý kiến chính thức bằng văn bản về việc đăng ký chế độ kế toán của Nhà thầu.
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp ấn định thuế được áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác không phải đăng ký chế độ kế toán áp dụng với Bộ Tài chính.
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm tài chính 2002 .
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết.
PHỤ LỤC 01
DOANH NGHIỆP:........
Mẫu số B 01-DN
Ban hành theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và Thông tư
số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 của Bộ Tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Tại ngày ... tháng ... năm ...)
Đơn vị tính:.............
Tài sản
Mã số
Số
đầu năm
Số
cuối
kỳ
1
2
3
4
A - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ
NGẮN HẠN
(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160)
100
I. Tiền
110
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
111
2. Tiền gửi Ngân hàng
112
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
129
(...)
(...)
III. Các khoản phải thu
130
1. Phải thu của khách hàng
131
2. Trả trước cho người bán
132
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
133
4. Phải thu nội bộ
134
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
135
- Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
139
(...)
(...)
IV. Hàng tồn kho
140
1. Hàng mua đang đi trên đường
141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
142
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
143
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
144
5. Thành phẩm tồn kho
145
6. Hàng hóa tồn kho
146
7. Hàng gửi đi bán
147
8. Kho bảo thuế
148
9. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
(...)
(...)
V. Tài sản lưu động khác
150
1. Tạm ứng
151
2. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
3. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
155
B - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
(200 = 210 + 220 + 230 + 240 + 241)
200
I. Tài sản cố định
210
1. Tài sản cố định hữu hình
211
- Nguyên giá
212
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
213
(...)
(...)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
214
- Nguyên giá
215
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
216
(...)
(...)
3. Tài sản cố định vô hình
217
- Nguyên giá
218
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
219
(...)
(...)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
3. Đầu tư dài hạn khác
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)
229
(...)
(...)
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
V. Chi phí trả trước dài hạn
241
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200)
250
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320 + 330)
300
I. Nợ ngắn hạn
310
1. Vay ngắn hạn
311
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả cho người bán
313
4. Người mua trả tiền trước
314
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
315
6. Phải trả công nhân viên
316
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
318
II. Nợ dài hạn
320
1. Vay dài hạn
321
2. Nợ dài hạn
322
III. Nợ khác
330
1. Chi phí phải trả
331
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410 + 420)
400
I. Nguồn vốn, quỹ
410
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3. Chênh lệch tỷ giá
413
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
6. Lợi nhuận chưa phân phối
416
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
421
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
422
3. Quỹ quản lý của cấp trên
423
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400)
430
Ghi chú: . Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).
. Các chỉ tiêu không có số liệu có thể không báo cáo.
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối kỳ
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại
6. Hạn mức kinh phí còn lại
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 02
BỔ SUNG, SỬA ĐỔI PHẦN I - LÃI, LỖ CỦA BÁO CÁO
KẾT QUẢ KINH DOANH - B02 - DN
(Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính)
PHẦN MẪU BIỂU
Phần I - Lãi, lỗ của Báo cáo kết quả kinh doanh - B02 - DN theo mẫu sau đây:
DOANH NGHIỆP:.......
Mẫu số B 02-DN
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC.
ngày 25/10/2000 và Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 của Bộ Tài chính
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý ... Năm ...
Phần I - lãi, lỗ
Đơn vị tính:............
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ
này
Kỳ
trước
Luỹ kế từ đầu năm
1
2
3
4
5
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
01
Các khoản giảm trừ (03 = 05 + 06 + 07 + 08)
03
- Chiết khấu thương mại
05
- Giảm giá hàng bán
06
- Hàng bán bị trả lại
07
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
08
1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 03)
10
2. Giá vốn hàng bán
11
3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)
20
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
5. Chi phí tài chính
22
- Trong đó: Lãi vay phải trả
23
6. Chi phí bán hàng
24
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
[30 = 20 + (21 - 22) - (24+ 25)]
30
9. Thu nhập khác
31
10. Chi phí khác
32
11. Lợi nhuận khác
(33 = 31 - 32)
33
11. Tổng lợi nhuận trước thuế (40 = 30 + 33)
40
12. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
41
13. Lợi nhuận sau thuế (50 = 40 - 41)
50
PHẦN GIẢI THÍCH MẪU BIỂU
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Mẫu số B 02 - DN)
PHẦN I - LÃI, LỖ:
a) Nội dung báo cáo
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; Số liệu của kỳ trước (để so sánh); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
b) Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
c) Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:
Số liệu ghi vào cột 4 (Kỳ trước) của Phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 “Kỳ này” của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.
Số liệu ghi vào cột 5 (Luỹ kế từ đầu năm) của Phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 (Luỹ kế từ đầu năm) của báo cáo này kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 (Kỳ này), kết quả tìm được ghi vào cột 5 của báo cáo này kỳ này theo từng chỉ tiêu phù hợp.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 (Kỳ này) của Phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này, như sau:
PHẦN I
- LÃI, LỖ
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (Mã số 01):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” và Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ (Mã số 03):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo.
Mã số 03 = Mã số 04 + 05 + Mã số 06 + Mã số 07.
Chiết khấu thương mại (Mã số 04):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chiết khấu thương mại theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
Giảm giá hàng bán (Mã số 05):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số giảm giá hàng bán theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán" trong kỳ báo cáo.
Giá trị hàng bán bị trả lại (Mã số 06):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá bán của số hàng hoá, thành phẩm đã bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" trong kỳ báo cáo.
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (Mã số 07):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho ngân sách nhà nước theo số doanh thu phát sinh, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của các Tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần thuế xuất khẩu) và Tài khoản 3331 “Thuế GTGT”, trong kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ (Mã số 10):
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã trừ thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) và các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 03.
Giá vốn hàng bán (Mã số 11):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán, chi phí khác được tính vào hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo (sau khi trừ (-) trị giá mua của hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ bị trả lại trong kỳ báo cáo), trừ (-) khoản chênh lệch hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911“Xác định kết quả kinh doanh”.
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh đã trừ đi (-) khoản chênh lệch hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kỳ báo cáo.
Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11.
Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu hoạt động tài chính đã trừ (-) đi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp liên quan đến hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” trừ đi (-) phát sinh bên Nợ TK 515 về thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trong kỳ báo cáo (nếu có).
Chi phí tài chính (Mã số 22):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... đã trừ đi (-) khoản chênh lệch hoàn nhập nợ phải thu khó đòi phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ của Tài khoản 635 “Chi phí tài chính" đã trừ (-) số phát sinh Bên Có TK 635 liên quan đến khoản chênh lệch hoàn nhập nợ phải thu khó đòi phát sinh trong kỳ báo cáo của hoạt động tài chính.
Chi phí bán hàng (Mã số 24):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” và số phát sinh Có của Tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển" (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” sau khi trừ đi khoản hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi (31/12) của hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và số phát sinh Có của Tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển" (chi tiết phần chi phí quản lý doanh nghiệp), đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Mã số 30):
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) chi phí tài chính (đã giảm trừ khoản hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi của hoạt động tài chính), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Mã số 25 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - (Mã số 24 + Mã số 25).
Thu nhập khác (Mã số 31):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Chi phí khác (Mã số 32):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Có của Tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận khác (Mã số 33):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác trong kỳ báo cáo.
Mã số 33 = Mã số 31 - Mã số 32.
Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 40):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 40 = Mã số 30 + Mã số 33.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Mã số 41):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo cuả cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.
Lợi nhuận sau thuế (Mã số 50):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 50 = Mã số 40 - Mã số 41.
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
Chỉ tiêu
Mã số
Số còn phải
Số phát sinh
trong kỳ
Luỹ kế
từ đầu năm
Số còn phải nộp cuối kỳ
nộp đầu kỳ
Số phải nộp
Số đã nộp
Số phải nộp
Số đã nộp
1
2
3
4
5
6
7
8 = 3+4-5
I. Thuế (10 = 11 + 12 + 13 + 14 +
15 + 16 + 17 + 18 + 19 + 20)
10
1. Thuế GTGT hàng bán nội địa
11
2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu
12
3. Thuế Tiêu thụ đặc biệt
13
4. Thuế Xuất, Nhập khẩu
14
5. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
15
6. Thuế Tài nguyên
16
7. Thuế Nhà đất
17
8. Tiền thuê đất
18
9. Các loại thuế khác
19
II. Các khoản phải nộp khác
(30 = 31 + 32 + 33)
30
1. Các khoản phụ thu
31
2. Các khoản phí, lệ phí
32
3. Các khoản khác
33
Tổng cộng (40 = 10 + 30)
40
Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm nay đến cuối kỳ báo cáo......
Trong đó: Thuế Thu nhập doanh nghiệp..............................................
PHẦN III
THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ, THUẾ GTGT ĐƯỢC HOÀN LẠI,THUẾ GTGT ĐƯỢC GIẢM, THUẾ GTGT HÀNG BÁN NỘI ĐỊA
Đơn vị tính:...........
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
Kỳ này
Luỹ kế từ đầu năm
1
2
3
4
I. Thuế GTGT được khấu trừ
1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ
10
x
2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh
11
3. Số thuế GTGT đã khấu trừ, đã hoàn lại, thuế GTGT hàng mua trả lại và không được khấu trừ
(12 = 13 + 14 + 15 + 16)
12
Trong đó:
a/ Số thuế GTGT đã khấu trừ
13
b/ Số thuế GTGT đã hoàn lại
14
c/ Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua
15
d/ Số thuế GTGT không được khấu trừ
16
4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại
cuối kỳ (17 = 10 + 11 - 12)
17
x
II. Thuế GTGT được hoàn lại
1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ
20
x
2. Số thuế GTGT được hoàn lại phát sinh
21
3. Số thuế GTGT đã hoàn lại
22
4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ
(23 = 20 + 21 - 22)
23
x
III. Thuế GTGT được giảm
1. Số thuế GTGT còn được giảm đầu kỳ
30
x
2. Số thuế GTGT được giảm phát sinh
31
3. Số thuế GTGT đã được giảm
32
4. Số thuế GTGT còn được giảm cuối kỳ
(33 = 30 + 31 - 32)
33
x
IV. Thuế GTGT hàng bán nội địa
1. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ
40
x
2. Thuế GTGT đầu ra phát sinh
41
3. Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
42
4. Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá
43
5. Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp
44
6. Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Ngân sách
Nhà nước
45
7. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ
(46 = 40 + 41 - 42 - 43 - 44 - 45)
46
x
Ghi chú: . Các chỉ tiêu có dấu (x) không có số liệu.
. Các chỉ tiêu không có số liệu có thể không báo cáo.
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập, ngày... tháng... năm...
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 03
DOANH NGHIỆP:..........
Mẫu số B 03 - DN
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC.ngày 25/10/2000 và Thông tư số 55 /2002/TT-BTC ngày 26/ 06/2002 của Bộ Tài chính
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Quý ... Năm ...
Đơn vị tính: ..............
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
Kỳ trước
1
2
3
4
I - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
01
Điều chỉnh cho các khoản:
- Khấu hao tài sản cố định
02
- Các khoản dự phòng
03
- Lãi, lỗ do bán tài sản cố định
04
- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ
05
- Lãi do đầu tư vào các đơn vị khác
06
- Thu lãi tiền gửi
07
Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động
10
- Tăng, giảm các khoản phải thu
11
- Tăng, giảm hàng tồn kho
12
- Tăng, giảm các khoản phải trả
13
- Tiền thu từ các khoản khác
14
- Tiền chi cho các khoản khác
15
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
20
II - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác
21
Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác
22
- Tiền thu do bán tài sản cố định
23
- Tiền đầu tư vào các đơn vị khác
24
- Tiền mua tài sản cố định
25
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
III - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
- Tiền thu do đi vay
31
- Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn
32
- Tiền thu từ lãi tiền gửi
33
- Tiền đã trả nợ vay
34
- Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu
35
- Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
Tiền tồn đầu kỳ
60
Tiền tồn cuối kỳ
70
Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu có thể không báo cáo.
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
DOANH NGHIỆP:...........
Mẫu số B 03 - DN
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC.ngày 25/10/2000 và Thông tư số 55 /2002/TT-BTC ngày 26/ 06/2002 của Bộ Tài chính
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp)
Quý ... Năm ...
Đơn vị tính: ..............
Mã số
Kỳ này
Kỳ trước
1
2
3
4
I - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
1. Tiền thu bán hàng
01
2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu
02
3. Tiền thu từ các khoản thu khác
03
4. Tiền đã trả cho người bán
04
5. Tiền đã trả cho công nhân viên
05
6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước
06
7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác
07
8. Tiền đã trả cho các khoản khác
08
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh
20
II - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác
21
2. Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác
22
3. Tiền thu do bán tài sản cố định
23
4. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác
24
5. Tiền mua tài sản cố định
25
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
III - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu do đi vay
31
2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn
32
3. Tiền thu từ lãi tiền gửi
33
4. Tiền đã trả nợ vay
34
5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu
35
6. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
Tiền tồn đầu kỳ
60
Tiền tồn cuối kỳ
70
Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu có thể không báo cáo.
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 04
DOANH NGHIỆP:...........
Mẫu số
Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC.ngày 25/10/2000 và Thông tư số 55 /2002/TT-BTC ngày 26/ 06/2002 của Bộ Tài chính
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quý ... Năm ...
1 - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1.1 - Hình thức sở hữu vốn:
1.2 - Lĩnh vực kinh doanh:
1.3 - Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo:
2 - Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
2.1 - Chế độ kế toán áp dụng:
2.2 - Niên độ kế toán
2.3 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:
2.4 - Hình thức sổ kế toán áp dụng:
2.5 - Phương pháp kế toán tài sản cố định:
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định;
- Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt.
2.6 - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ).
2.7 - Các khoản phải thu.
2.8- Tài sản cố định.
2.9- Tài sản thuê tài chính.
2.10- Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ.
2.11 - Chi phí trước hoạt động.
2.12 - Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.
2.13- Phân chia lợi nhuận.
2.14- Thuế.
2.15- Công cụ tài chính.
2.16- Những thay đổi trong chính sách kế toán.
Đơn vị tính: .............
3 - Tiền
Năm n-1
Năm n
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
VND
Ngoại tệ
Đơn vị tính: .............
4- Hàng tồn kho
Năm n-1
Năm n
Nguyên liệu, vật liệu
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Thành phẩm
Hàng hoá
Hàng gửi đi bán
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
5 - Tài sản cố định
Theo từng nhóm tài sản cố định, mỗi loại tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định thuê tài chính; tài sản cố định vô hình) trình bày trên một biểu riêng:
Đơn vị tính: .............
Nhà cửa,
vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
...
Tổng cộng
5.1. Nguyên giá tài sản cố định
5.1.1. Số dư đầu kỳ
5.1.2. Số tăng trong kỳ
Trong đó: - Mua sắm mới
- Xây dựng mới
5.1.3. Số giảm trong kỳ
Trong đó: - Thanh lý
- Nhượng bán
5.1.4. Số cuối kỳ
Trong đó: - Chưa sử dụng
- Đã khấu hao hết
- Chờ thanh lý
5.2. Giá trị đã hao mòn
5.2.1. Đầu kỳ
5.2.2. Tăng trong kỳ
5.2.3. Giảm trong kỳ
5.2.4. Số cuối kỳ
5.3. Giá trị còn lại
5.3.1. Đầu kỳ
5.3.2. Cuối kỳ
Lý do tăng, giảm:
6 - Chi phí sản xuất và chi phí hoạt động
Chi phí sản xuất và chi phí hoạt động bao gồm:
Đơn vị tính: .............
Năm n-1
Năm n
Nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khác
7 - Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:
Đơn vị tính: .............
Số
đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số
cuối kỳ
Kết quả đầu tư
7.1. Đầu tư ngắn hạn:
7.1.1. Đầu tư chứng khoán
7.1.2. Đầu tư ngắn hạn khác
7.2. Đầu tư dài hạn:
7.2.1. Đầu tư chứng khoán
7.2.2. Đầu tư vào liên doanh
7.2.3. Đầu tư dài hạn khác
Tổng cộng
Lý do tăng, giảm:
8 - Các khoản phải thu và nợ phải trả:
Đơn vị tính: .............
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
Tổng số
Số quá hạn
Tổng số
Số quá hạn
Tổng số tiền tranh chấp, mất khả năng thanh toán
8.1. Các khoản phải thu
- Phải thu từ khách hàng
- Trả trước cho người bán
- Cho vay
- Phải thu tạm ứng
- Phải thu nội bộ
- Phải thu khác
8.2. Các khoản phải trả
8.2.1. Nợ dài hạn
- Vay dài hạn
- Nợ dài hạn
8.2.2. Nợ ngắn hạn
- Vay ngắn hạn
- Phải trả cho người bán
- Người mua trả trước
- Doanh thu chưa thực hiện
- Phải trả công nhân viên
- Phải trả thuế
- Các khoản phải nộp Nhà nước
- Phải trả nội bộ
- Phải trả khác
Tổng cộng
Trong đó:
- Số phải thu bằng ngoại tệ (quy ra USD):
- Số phải trả bằng ngoại tệ (quy ra USD):
- Lý do tranh chấp, mất khả năng thanh toán:
9 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Công ty có nghĩa vụ nộp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng _% trên lợi nhuận thu được
Thuế chuyển lợi nhuận bằng _% số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam
Các loại thuế khác theo qui định hiện hành tại Việt Nam
Dự phòng thuế thu nhập doanh nghiệp
Đơn vị tính: .............
Năm n-1
Năm n
Lợi nhuận thuần
Các khoản không được khấu trừ
Các khoản không được khấu trừ từ năm trước
Chi phí quảng cáo
Quyên góp
Các khoản chưa được khấu trừ
Thay đổi dự phòng phải thu khó đòi
Thay đổi dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thu nhập doanh nghiệp chịu thuế ước tính năm nay
Thuế thu nhập doanh nghiệp ước tính
Thuế thu nhập doanh nghiệp được khấu trừ do chuyển lỗ từ năm trước sang
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả năm nay
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã trả trong năm
Dự phòng thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm nay
Thuế thu nhập doanh nghiệp ghi nhận trước
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp ghi nhận trước
Số dự đầu kỳ
Thuế thu nhập doanh nghiệp chờ phân bổ
Số dư cuối kỳ
Chuyển lỗ
Công ty được chuyển khoản lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm tính thuế tiếp theo và được trừ khoản lỗ đó vào lợi nhuận của những năm tiếp theo, nhưng không quá 5 năm
10 - Vốn vay
Vay ngân hàng:
Lãi suất: %/năm
11- Nghiệp vụ với công ty liên kết
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty phát sinh các nghiệp vụ với các công ty liên kết. Các nghiệp vụ chủ yếu như sau:
Công ty liên kết
Mối quan hệ
Nội dung nghiệp vụ
Giá trị
Công ty X
Công ty mẹ
Mua nguyên vật liệu
Công ty Y
Công ty mẹ
Góp vốn
Cho đến ngày lập Bảng cân đối kế toán, các khoản chưa được thanh toán với các công ty liên kết như sau:
Công ty liên kết
Mối quan hệ
Nội dung
nghiệp vụ
Khoản phải thu (phải trả)
Công ty X
Công ty mẹ
Công ty Y
Công ty mẹ
12 - Vốn pháp định đã góp
Vốn pháp định
Vốn đã góp
Vốn chưa góp
Số tiền
%
Bên Việt Nam
Bên nước ngoài
Sau ngày lập Bảng cân đối kế toán năm n, lịch biểu góp vốn của bên nước ngoài như sau:
Năm
Số tiền
Năm n
Năm n+1
Năm n+2
13- Lợi nhuận
Đơn vị tính: .............
Năm n-1
Năm n
Thu nhập khác
Lãi tiền gửi
Lãi do thanh lý tài sản
Lãi chênh lệch tỷ giá
Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
(Thu nhập hoạt động khác)
Chi phí khác
Chi phí khấu hao
Chi phí phân bổ
Chi phí lãi vay
Lỗ do thanh lý tài sản
Lỗ chênh lệch tỷ giá
Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
(Chi phí hoạt động khác)
14- Công cụ tài chính
Toàn bộ công cụ tài chính Công ty sử dụng được ghi nhận trong báo cáo tài chính
15- Tài sản thế chấp
- Giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
TSCĐ
Tài sản khác
16- Các kiến nghị
Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu có thể không báo cáo.
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập, ngày... tháng... năm...
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "26/06/2002",
"sign_number": "55/2002/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-05-2001-TT-BTC-huong-dan-quan-ly-va-su-dung-kinh-phi-dao-tao-boi-duong-can-bo-cong-chuc-Nha-nuoc-48790.aspx | Thông tư 05/2001/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 105/2001/TT-BTC
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2001
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 105/2001/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp, quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI:
1. Đối tượng đào tạo:
- Cán bộ, công chức hành chính đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể ở Trung ương và địa phương.
- Cán bộ, công chức sự nghiệp.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, trưởng thôn, trưởng bản.
2. Phạm vi sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước:
- Kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức ( bao gồm cả bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý ngành ) cho các đối tượng cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành, địa phương ( bao gồm đào tạo trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác), theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.
- Tuỳ theo khả năng bố trí kinh phí và nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức của mình, các Bộ, ngành, địa phương có thể sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước để hỗ trợ một phần chi phí cho đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước được cử đi học Đại học (và tương đương), trên đại học (và tương đương). Số kinh phí dành cho việc hỗ trợ này tối đa không quá 10% tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước được phân bổ trong năm.
- Nguồn kinh phí này không sử dụng để chi cho bộ máy quản lý công tác đào tạo của các Bộ, ngành, địa phương; không dùng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Đối với các Bộ, ngành, địa phương được Chính phủ cho phép thành lập các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước thì kinh phí quản lý bộ máy do các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo từ kinh phí chi thường xuyên hàng năm.
II. NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI:
1- Chi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
1.1- Mức chi ngân sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở trong nước là 3,6 triệu đồng/1 suất đào tạo (10 tháng học/người tính bằng một suất; mỗi tháng học là 360.000 đồng/ 1 học viên). Trường hợp các lớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian học tập từ 10 ngày trở xuống được bố trí kinh phí theo mức chi bằng 50% định mức chi cho 1 ( một ) tháng. Đối với những lớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian học tập trên 10 ngày được bố trí kinh phí theo định mức chi của 1( một ) tháng.
1.2- Trách nhiệm của cơ quan cử cán bộ, công chức đi học:
- Tạo điều kiện về thời gian và bố trí công việc chuyên môn để thuận lợi cho việc đi học của cán bộ, công chức;
- Trả lương và các khoản tiền thưởng, phúc lợi khác cho cán bộ, công chức trong thời gian đi học theo đúng qui định phân phối tiền thưởng và phúc lợi của cơ quan, đơn vị;
- Thanh toán chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập ( một lượt đi và về) cho cán bộ, công chức đi học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo qui định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức đi công tác trong nước;
- Thanh toán cho cán bộ, công chức chi phí phải nộp cho cơ sở đào tạo trong trường hợp gửi cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo khác. Căn cứ để thanh toán là chứng từ thu tiền theo qui định của Bộ Tài chính do cơ sở nhận đào tạo cấp. Mức thanh toán tối đa không quá 360.000 đồng/ 1 người 1 tháng.
1.3- Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lớp học:
1.3.1- Chi cho giảng viên:
1.3.1.1- Chi thù lao giảng viên: (Một buổi giảng được tính bao gồm 4 tiết)
- Đối với giảng viên là Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương: 150.000 đ/buổi.
- Đối với giảng viên là cấp Cục, Vụ, Viện, các giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên cao cấp và tương đương: 120.000 đ/buổi.
- Đối với giảng viên là các đối tượng khác: 90.000 đ/buổi.
- Đối với giảng viên nước ngoài được cấp có thẩm quyền cho phép mời giảng dậy: Mức thù lao do cơ quan, đơn vị thoả thuận với chuyên gia trên cơ sở khả năng bố trí kinh phí của cơ quan, đơn vị.
Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các Trường bồi dưỡng cán bộ, hưởng lương giáo viên (Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Trường Chính trị tỉnh, thành phố ...), thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán phụ cấp giảng bài theo chế độ giảng vượt giờ áp dụng cho giảng viên các trường cao đẳng, đại học, không trả theo mức trên khi tham gia giảng dạy các lớp học do cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các trường thực hiện; còn khi được mời giảng dạy tại các lớp học khác vẫn được hưởng theo chế độ qui định nêu trên.
1.3.1.2- Chi phí cho việc đi lại, bố trí nơi ở cho giảng viên. Trường hợp không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ, cơ quan tổ chức lớp học phải thuê ngoài thì được chi với mức chi không quá mức chi được qui định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính.
1.3.2- Chi cho học viên:
- Hỗ trợ một phần tiền ăn, ở cho học viên ở xa: Căn cứ khả năng bố trí kinh phí, điều kiện tổ chức lớp học ( về địa điểm, thành phần học viên, thời gian học tập...) mà các Bộ, ngành, địa phương xem xét quyết định nhưng tối đa không quá 10.000 đồng/1 người/1 ngày.
- Chi mua, in ấn giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ lớp học ( không bao gồm tài liệu tham khảo).
- Trả tiền thuê xe và chi phí cho việc liên hệ tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có).
1.3.3- Chi cho công tác tổ chức lớp học:
- Tiền thuê hội trường ( hoặc phòng học), thuê dụng cụ phục vụ giảng dạy như đèn chiếu, máy vi tính...: Thanh toán theo thực tế.
- Chi tiền văn phòng phẩm và nước uống phục vụ lớp học.
- Chi tiền điện, tiền nước, tiền phục vụ, trông coi xe.
- Chi khai giảng, bế giảng, chấm thi, cấp chứng chỉ, khen thưởng học viên suất sắc; chi quản lý lớp học.
2- Chi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
2.1- Trách nhiệm của cơ quan cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
Ngoài những nội dung chi được qui định tại tiết 1,2,3-điểm 1.2 nêu trên, cơ quan cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài còn có trách nhiệm thanh toán các khoản chi làm thủ tục xuất, nhập cảnh ( hộ chiếu, visa), cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo.
2.2- Trách nhiệm của cơ quan tổ chức đoàn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
- Chi phí dịch vụ phải trả cho tổ chức dịch vụ theo hợp đồng ( nếu có ).
- Chi học phí và các khoản lệ phí bắt buộc phải trả ( nếu có) cho các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở dịch vụ ở nước ngoài theo các hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết.
- Chi phí cho công tác phiên dịch ( nếu có).
- Chi phí bảo hiểm y tế (theo qui định cụ thể của từng nước) trong thời gian học tập ở nước ngoài: Khoản chi này được tính toán theo nguyên tắc bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho việc khám chữa bệnh.
- Chi phí cho công tác tổ chức lớp học: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Chi phí ăn, ở, đi lại, lệ phí sân bay được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 04/5/1999 và Thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 04/9/1999 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài.
III. LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ:
1- Đào tạo cán bộ, công chức ở trong nước:
- Đối với các Bộ, cơ quan trung ương: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ dự kiến và khả năng của Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bố trí ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở trong nước.
Trên cơ sở dự toán ngân sách được quyết định, căn cứ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ phân bổ; Bộ Tài chính dự kiến phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước cho các Bộ, cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cùng với giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước thuộc địa phương quản lý được bố trí chung trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm; căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của địa phương do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn, khả năng cân đối ngân sách địa phương; các tỉnh, thành phố chủ động bố trí ngân sách để tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của địa phương đảm bảo theo kế hoạch.
- Ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước được bố trí hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng ngân sách của mình, có thể tăng chi cho nhiệm vụ này theo chế độ, định mức qui định.
2- Đào tạo cán bộ, công chức ở nước ngoài:
2.1- Lập và giao dự toán:
Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch cử cán bộ, công chức đi đào tạo ở nước ngoài của các Bộ, ngành, địa phương; Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở nước ngoài, gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính kèm theo dự toán chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở nước ngoài trong năm theo những tiêu chí sau:
- Cơ quan được giao tổ chức các đoàn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
- Đối tượng cán bộ, công chức dự kiến cử đi đào tạo.
- Thời gian học tập tại nước ngoài.
- Cơ sở đào tạo được cử đến đào tạo.
- Kinh phí dự kiến cho từng đoàn.
- Tổng kinh phí cho đào tạo cán bộ, công chức nhà nước ở nước ngoài.
Căn cứ kế hoạch của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và khả năng của Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở nước ngoài trong tổng dự toán chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm.
Sau khi có quyết định giao dự toán ngân sách năm của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ bố trí kinh phí cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị được giao chủ trì thực hiện.
2.2- Quản lý và sử dụng:
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước ở nước ngoài được thực hiện như qui định đối với các khoản chi bằng ngoại tệ được cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí năm tính bằng đồng Việt nam cho các đoàn đi công tác nước ngoài tại Thông tư số 40/2001/TT-BTC ngày 5/6/2001 " Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ qua Kho bạc nhà nước Trung ương" của Bộ Tài chính.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 và thay thế thông tư số 150/1998/TT-BTC ngày 19/8/1998 của Bộ Tài chính.
Hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước về Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ:
- Báo cáo 6 tháng: gửi trước ngày 31 tháng 7
- Báo cáo cả năm: gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm sau.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn Thị Kim Ngân
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "27/12/2001",
"sign_number": "105/2001/TT-BTC",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-110-2021-ND-CP-bai-bo-van-ban-quy-pham-phap-luat-cua-Chinh-phu-497101.aspx | Nghị định 110/2021/NĐ-CP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ mới nhất | CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 110/2021/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021
NGHỊ ĐỊNH
BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
Bãi bỏ toàn bộ các Nghị định sau đây:
1. Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
2. Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
3. Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
4. Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
5. Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.
6. Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.
7. Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
8. Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú, quản chế.
9. Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.
10. Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
11. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
12. Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.
13. Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2021.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "09/12/2021",
"sign_number": "110/2021/NĐ-CP",
"signer": "Phạm Bình Minh",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-81-2006-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-bao-ve-moi-truong-13443.aspx | Nghị định 81/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 81/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường;
b) Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
4. Những hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường được quy định trong các nghị định có liên quan thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các nghị định có liên quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.
2. Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trường hợp cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ liên quan đến bảo vệ môi trường mà có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.
Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả về môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến môi trường.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần.
Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.
Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nêu trên được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 7. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường);
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này.
Chương 2 :
CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 8. Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã ghi trong Bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trường hợp phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng Bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải đăng ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã tiến hành xây dựng hoặc đưa công trình vào hoạt động đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc trong thời hạn bốn mươi lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp dự án chưa đi vào hoạt động chính thức đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc trong thời hạn một trăm tám mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép trong trường hợp dự án đã đi vào hoạt động chính thức đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc lập báo cáo môi trường chiến lược trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các trường hợp vi phạm tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày (24 giờ).
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
4. Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
7. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
8. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
9. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
10. Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
11. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 33.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
12. Phạt tiền từ 34.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
13. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
14. Phạt tiền từ 19.000.000 đồng đến 21.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
15. Phạt tiền từ 22.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
16. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
17. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
18. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 33.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
19. Phạt tiền từ 34.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
20. Phạt tiền từ 37.000.000 đồng đến 39.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
21. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 42.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
22. Phạt tiền từ 43.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày.
23. Phạt tiền từ 46.000.000 đồng đến 49.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày.
24. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày trở lên.
25. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
26. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và khoản 25 Điều này;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 19, 20 và khoản 21 Điều này;
c) Cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường đối với các vi phạm quy định tại các khoản 10, 11, 12, 22, 23, 24 và khoản 25 Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 11. Vi phạm các quy định về thải khí, bụi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường dưới hai lần;
b) Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
5. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
6. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
7. Phạt tiền từ 17.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
8. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 23.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
9. Phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 26.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
10. Phạt tiền từ 27.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
11. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
12. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ .
13. Phạt tiền từ 21.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
14. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 27.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
15. Phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
16. Phạt tiền từ 31.000.000 đồng đến 34.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới ba lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
17. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 37.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
18. Phạt tiền từ 38.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
19. Phạt tiền từ 41.000.000 đồng đến 44.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ ba lần đến dưới năm lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
20. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 47.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5.000 m3/giờ.
21. Phạt tiền từ 48.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m3/giờ đến dưới 20.000 m3/giờ.
22. Phạt tiền từ 51.000.000 đồng đến 54.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m3/giờ trở lên.
23. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
24. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm tại các khoản 2, 3, 4, 11, 12 và khoản 13 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết đối với các vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7, 17, 18 và khoản 19 Điều này;
c) Cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường đối với các vi phạm quy định tại các khoản 8, 9,10, 20, 21, 22 và khoản 23 Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 13. Vi phạm các quy định về độ rung
1. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 7 giờ đến 19 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính; từ 6 giờ đến 22 giờ đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 7 giờ hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ; từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
2. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất công nghiệp:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép trong thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 14. Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thải chất thải rắn không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 15. Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải, các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại đối với trường hợp đối với trường hợp phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ chín mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại
các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này gây ra.
Điều 16. Vi phạm các quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu không đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường;
b) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ không đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển quá cảnh hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ Việt Nam khi chưa được phép và chưa bị kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;
b) Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức;
c) Nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu không đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính quy định tại Điều này gây ra.
Điều 17. Vi phạm các quy định về an toàn sinh học
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các quy định về quản lý an toàn sinh học đối với người và sinh vật;
b) Nhập khẩu, quá cảnh sinh vật ngoài danh mục cho phép.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
4. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ sáu mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại
các khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 18. Vi phạm các quy định về bảo tồn thiên nhiên
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, khu du lịch, điểm du lịch.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây suy thoái môi trường.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác vườn quốc gia và di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường, gây suy thoái môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 19. Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các sự cố rò rỉ, tràn dầu khác
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị phương tiện phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không có phương án phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này gây ra.
Điều 20. Vi phạm các quy định về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng pháo nổ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ gây ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại thuốc nổ lấy từ bom, mìn, lựu đạn và các loại vũ khí khác để sản xuất pháo hoa.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển pháo nổ.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này gây sự cố môi trường.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này gây ra.
Điều 21. Vi phạm quy định về ô nhiễm đất
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm đất.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này gây ra.
Điều 22. Vi phạm quy định về ô nhiễm môi trường nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả, thải vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép;
b) Đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật;
c) Đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này gây ra.
Điều 23. Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm không khí.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại gây hậu quả xấu đến con người và thiên nhiên.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 24. Vi phạm về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các cơ sở không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kho tàng sau đây đặt trong khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người;
đ) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép;
e) Bệnh viện, cơ sở y tế xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại khoản 1, điểm d và điểm e khoản 2 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
5. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước Giấy phép môi trường từ sáu mươi ngày làm việc đến một trăm tám mươi ngày làm việc đối với các vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Tước Giấy phép môi trường không thời hạn đối với các vi phạm tại
các khoản 3 và khoản 4 Điều này.
b) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc di chuyển địa điểm ra khỏi khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ra.
Điều 25. Vi phạm các quy định về ứng cứu và khắc phục hậu quả sự cố môi trường
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường;
b) Không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trường;
c) Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi gây sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này không khắc phục sự cố môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 26. Vi phạm quy định bắt buộc thu hồi sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng đối với trường hợp bắt buộc phải thu hồi sản phẩm, bao bì đó.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Điều 27. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về môi trường;
b) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền;
c) Không công khai thông tin, dữ liệu về môi trường.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xoá dữ liệu, thông tin về môi trường.
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán; các kết luận điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm tại các khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này gây ra.
Điều 28. Vi phạm các quy định về hành nghề tư vấn, dịch vụ thẩm định đánh giá tác động môi trường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn đánh giá tác động môi trường không đúng theo nội dung giấy phép hành nghề.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành nghề tư vấn đánh giá tác động môi trường mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thẩm định đánh giá tác động môi trường không đúng theo nội dung giấy phép hành nghề.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ thẩm định đánh giá tác động môi trường mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Vi phạm các quy định về đánh giá hiện trạng môi trường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không chính xác về hiện trạng môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu qủa:
Buộc phải báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Điều 30. Vi phạm các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2. Biện pháp khắc phục hậu qủa:
Buộc phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Vi phạm về việc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Điều 32. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu qủa:
Buộc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Chương 3;
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm gây ra;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
3. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;
e) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;
g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 36. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt; cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng hàng hóa, vật phẩm bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người bị hại.
3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.
Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Người bị phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.
4. Trường hợp tịch thu hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản, trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, chất lượng của hàng hóa, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
6. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 37. Tước quyền sử dụng giấy phép
1. Cá nhân, tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp các loại giấy phép môi trường đều có thể bị tước quyền sử dụng nếu có các vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến quy định về sử dụng giấy phép đó.
Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ vi phạm.
Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 33; khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định này. Quyết định phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý, đồng thời thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.
Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép môi trường thu hồi giấy phép.
2. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với các vi phạm lần đầu, có thể khắc phục được. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân được sử dụng giấy phép.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Giấy phép có nội dung trái với quy định về bảo vệ môi trường;
c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường xét thấy không thể cho tiếp tục hoạt động được.
Điều 38. Những quy định khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 33, Điều 34 và Điều 35 Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn mười ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chịu trách nhiệm.
3. Trong trường hợp các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chương 4:
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 39. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 40. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, không kịp thời, xử phạt vượt thẩm quyền, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Xử lý tồn tại
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành đã lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà có hành vi vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này thì bị xử phạt như đối với cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường.
Điều 43. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 44. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG .
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
NGUYỄN TẤN DŨNG | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "09/08/2006",
"sign_number": "81/2006/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-07-2013-TT-BLDTBXH-tieu-chuan-nghiep-vu-cong-tac-vien-cong-tac-xa-hoi-190728.aspx | Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 07/2013/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cộng tác viên công tác xã hội cấp xã).
2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã là căn cứ để thực hiện việc sử dụng và quản lý đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội làm việc tại cấp xã.
Điều 2. Đối tượng phục vụ của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã
Đối tượng phục vụ của cộng tác viên công tác xã hội gồm: người cao tuổi; người khuyết tật; người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí; người nhiễm HIV/AIDS; người nghèo; trẻ em; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân của bạo lực gia đình và phân biệt đối xử về giới; đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội (sau đây gọi là Nghị định số 68/2008/NĐ-CP); người nghiện ma túy, người bán dâm; người sau cai nghiện; cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp; đối tượng khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
Điều 3. Nhiệm vụ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã
1. Nhiệm vụ chung
Cộng tác viên công tác xã hội cấp xã thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Thu thập, tiếp nhận thông tin, yêu cầu trợ giúp của đối tượng trên địa bàn để báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức văn hóa-xã hội cấp xã có hướng giải quyết; sàng lọc, phân loại đối tượng và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giới thiệu chuyển tuyến đối tượng đến các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội, cơ sở y tế-phục hồi chức năng, cơ sở giáo dục-đào tạo và các cơ sở khác phù hợp.
b) Theo dõi, đánh giá diễn biến tình trạng sức khỏe, quan hệ gia đình, xã hội và các nhu cầu trợ giúp của đối tượng, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện hoặc các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp, trực tiếp giải quyết, như: Tư vấn, tham vấn, trị liệu, hòa giải, giáo dục thuyết phục, ngăn chặn, cách ly.
c) Tham gia triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trên địa bàn.
d) Kiểm tra, giám sát, rà soát và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội trên địa bàn với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
đ) Tham gia các cuộc điều tra, khảo sát về lao động - người có công và xã hội do cấp trên tổ chức tại địa bàn (nếu có).
e) Tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội tại cộng đồng.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 4. Tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã
1. Tiêu chuẩn năng lực
a) Nắm được quy trình, kỹ năng thực hành công tác xã hội ở mức độ cơ bản để trợ giúp đối tượng;
b) Hiểu biết về chế độ chính sách trợ giúp đối tượng;
c) Nắm vững chức trách, nhiệm vụ của cộng tác viên công tác xã hội;
d) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội.
2. Tiêu chuẩn về trình độ
Có chứng chỉ, chứng nhận đã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức hoặc có bằng cấp về nghiệp vụ công tác xã hội, tâm lý, xã hội học, giáo dục đặc biệt và các chuyên ngành xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Từ năm 2015, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã đạt chuẩn tối thiểu trình độ trung cấp nghề công tác xã hội hoặc chuyên ngành khác có liên quan đến công tác xã hội.
3. Tiêu chuẩn về đạo đức
Cộng tác viên công tác xã hội cấp xã phải có tư cách đạo đức tốt; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; chưa có tiền án, tiền sự.
Điều 5. Chế độ phụ cấp cộng tác viên công tác xã hội cấp xã
Cộng tác viên công tác xã hội cấp xã làm việc theo chế độ hợp đồng cộng tác viên công tác xã hội, được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo:
1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tài chính:
a) Tổng hợp kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội của tỉnh, thành phố; báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
b) Lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp cộng tác viên công tác xã hội cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hướng dẫn việc lựa chọn, ký hợp đồng cộng tác viên công tác xã hội; thanh tra, kiểm tra thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính - Kế hoạch:
a) Tổng hợp kết quả tuyển chọn, sử dụng, quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã của các xã, phường, thị trấn; nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;
b) Lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp cộng tác viên công tác xã hội cấp xã gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, thống nhất với Sở Tài chính và Sở Nội vụ trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
a) Tuyển chọn người làm cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;
b) Ký kết hợp đồng cộng tác viên, tạo điều kiện để cộng tác viên hoàn thành công việc;
c) Tạo điều kiện để cộng tác viên được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cấp trên tổ chức.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng CP, các Phó TTg CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội;
- VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
- VP BCĐ Phòng, chống tham nhũng TW;
- Ủy ban giám sát tài chính quốc gia;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH thuộc các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban thuộc Bộ NV và Bộ
LĐTBXH;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục BTXH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "24/05/2013",
"sign_number": "07/2013/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Trọng Đàm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-59-2012-TT-BGDDT-cong-nhan-truong-tieu-hoc-dat-chuan-quoc-gia-163114.aspx | Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 59/2012/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT MỨC CHẤT LƯỢNG TỐI THIỂU, TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Điều 2. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2013.
Thông tư này thay thế Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTNNĐ của QH;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan trực thuộc CP;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KtrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT MỨC CHẤT LƯỢNG TỐI THIỂU, TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra và công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Các mức độ công nhận
Đánh giá trường tiểu học được chia làm ba mức độ:
1. Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu;
2. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1;
3. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu là trường đáp ứng những yêu cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học;
2. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học;
3. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Điều 4. Mục đích công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
1. Mức chất lượng tối thiểu là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư các nguồn lực cho giáo dục tiểu học, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ em ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng được thụ hưởng về giáo dục ở mức cần thiết, cơ bản, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.
2. Tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư các nguồn lực cho giáo dục tiểu học, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tạo điều kiện đảm bảo cho trường tiểu học không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Điều 5. Điều kiện và thời hạn công nhận
1. Đối với trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu
a) Điều kiện để trường tiểu học được kiểm tra, công nhận đạt mức chất lượng tối thiểu:
- Có cơ sở vật chất độc lập, có đủ các khối lớp của toàn cấp học;
- Đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Mục 1 ở Chương II của Thông tư này.
b) Thời hạn công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu là 5 năm kể từ ngày ký Quyết định công nhận. Trong thời hạn 5 năm, nếu trường đã đạt mức chất lượng tối thiểu vi phạm các tiêu chuẩn quy định thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị thu hồi Quyết định công nhận. Sau 5 năm kể từ ngày ký Quyết định công nhận, các trường phải tự đánh giá, làm hồ sơ trình các cấp theo thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận lại. Những trường đã đạt mức chất lượng tối thiểu cần phải tiếp tục phấn đấu để đạt chuẩn quốc gia. Những trường qua kiểm tra chưa đạt mức chất lượng tối thiểu cần tiếp tục phấn đấu và chỉ được đề nghị kiểm tra lại vào năm học sau.
2. Đối với trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
a) Điều kiện để trường tiểu học được kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia:
- Đạt danh hiệu trường tiểu học tiên tiến của năm học trước;
- Đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Mục 2, Chương II của Thông tư này đối với trường đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 hoặc đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Mục 3, Chương II của Thông tư này đối với trường đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
b) Thời hạn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là 5 năm kể từ ngày ký Quyết định công nhận. Trong thời hạn 5 năm, nếu trường đã đạt chuẩn quốc gia vi phạm tiêu chuẩn quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị thu hồi Quyết định và Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Sau 5 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận, các trường phải tự đánh giá, làm hồ sơ trình các cấp theo thẩm quyền để được kiểm tra, công nhận lại. Những trường qua kiểm tra chưa đạt chuẩn quốc gia cần tiếp tục phấn đấu và chỉ được đề nghị kiểm tra lại vào năm học sau.
Điều 6. Thẩm quyền công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
1. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) quyết định công nhận đối với trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quyết định công nhận đối với trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Chương II
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Mục 1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT MỨC CHẤT LƯỢNG TỐI THIỂU
Điều 7. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường
a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác) thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
b) Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
c) Nhà trường có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và hoạt động theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.
2. Lớp học, số học sinh, trường, điểm trường
a) Lớp học, số học sinh trong một lớp thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
b) Địa điểm đặt trường, điểm trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.
3. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường
a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
4. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua
a) Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
5. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh:
- Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể hàng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường bao gồm nhiệm vụ giáo dục, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;
- Có số liệu theo dõi đánh giá theo quy định về số lượng và chất lượng giáo dục học sinh trong từng năm học và trong 5 năm học liên tiếp;
- Có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo về quản lý các lớp học ở điểm trường đảm bảo chất lượng giảng dạy;
- Có kế hoạch, thực hiện và phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho học sinh trước khi vào học lớp 1;
- Thống kê và theo dõi học sinh đang học tại trường và số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ngoài nhà trường, trong địa bàn xã, phường mà trường theo dõi phổ cập (chia theo độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn);
- Thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý tài sản, tài chính hiện hành; công khai các nguồn thu, chi hằng năm do hiệu trưởng quản lý;
- Có sổ liên lạc với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.
b) Thực hiện tuyển dụng, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;
c) Quản lý, sử dụng đúng quy định và hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
6. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
a) Thực hiện các quy định và xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học;
b) Bảo đảm an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
Điều 8. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
1. Năng lực của cán bộ quản lý
a) Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ trung cấp sư phạm trở lên. Hiệu trưởng có ít nhất 4 năm dạy học, phó hiệu trưởng có ít nhất 2 năm dạy học (không kể thời gian tập sự);
b) Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt từ mức trung bình trở lên;
c) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.
2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên
a) Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,5 giáo viên/lớp;
b) Có giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
c) Có ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên;
d) Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên
a) Những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo được đánh giá theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học phải đạt từ trung bình trở lên;
b) Có ít nhất 40% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường;
c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; có ít nhất 50% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên;
d) Bảo đảm các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.
4. Nhà trường có nhân viên phụ trách và hoàn thành các nhiệm vụ; được bảo đảm các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước về kế toán, thủ quỹ, văn thư, y tế trường học, viên chức làm công tác thiết bị dạy học.
5. Học sinh
a) Bảo đảm quy định về tuổi học sinh theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
b) Học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và không bị kỉ luật do vi phạm các hành vi học sinh không được làm theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
c) Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học.
Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
1. Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập
a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục;
b) Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh;
c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.
2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
a) Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học ba ca. Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;
b) Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học.
3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học
a) Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiết bị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp;
c)) Phòng y tế trường học có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu;
d) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí và giảng dạy.
4. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
a) Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ;
b) Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;
c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường.
5. Thư viện
a) Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh;
c) Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hàng năm.
6. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Nhà trường có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trình giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần thiết khác;
- Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tập tối thiểu. Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp để hỗ trợ học tiếng Việt;
b) Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học ở Tiểu học.
c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng năm.
Điều 10. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
a) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;
c) Tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Công tác tham mưu của nhà trường với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương
a) Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương;
b) Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo.
3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục
a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
b) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.
4. Thực hiện công khai các nguồn thu của nhà trường theo quy định hiện hành về công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 11. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
1. Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
b) Dạy đủ các môn học theo quy định ở tiểu học; có kế hoạch tăng thời lượng dạy hai môn Tiếng Việt và Toán cho học sinh có khó khăn về nhận thức; bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh để đảm bảo chất lượng dạy và học, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển trong điều kiện thực tế của địa phương;
c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.
2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường
a) Có chương trình, kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
b) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch, phù hợp với lứa tuổi học sinh;
c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học
a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
b) Tổ chức "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; huy động được ít nhất 95% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 85% trở lên;
c) Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
4. Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30%; xếp loại giỏi đạt ít nhất 5%;
c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức.
5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
a) Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh;
b) Tổ chức khám sức khỏe, tiêm chủng cho học sinh;
c) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
6. Hiệu quả đào tạo của nhà trường
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 85%;
b) Trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 90% trở lên.
7. Giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập
a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;
b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;
c) Khuyến khích học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập; chủ động hợp tác, giúp đỡ bạn trong học tập.
Mục 2. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 1
Điều 12. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Đạt các quy định tại Điều 7 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng
Nhà trường tổ chức định kì các hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm với các trường bạn và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với mỗi hoạt động này.
2. Quản lý hành chính và thực hiện các phong trào thi đua
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý;
b) Chủ động, sáng tạo và đạt kết quả cao trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
3. Quản lý các hoạt động giáo dục
a) Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kì, tháng, tuần; có phương hướng phát triển từng thời kì; có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ;
b) Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động dạy, học và các hoạt động giáo dục khác;
c) Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng nhà trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả;
d) Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo. Thực hiện nghiêm túc báo cáo định kì và đột xuất (nếu có) tình hình giáo dục tiểu học ở địa phương với cấp trên theo quy định.
Điều 13. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Đạt các quy định tại Điều 8 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Năng lực của cán bộ quản lý
a) Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ Cao đẳng Sư phạm trở lên; hiệu trưởng có ít nhất 5 năm dạy học, phó hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy học (không kể thời gian tập sự);
b) Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt từ mức khá trở lên.
2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên
a) Bảo đảm đủ số lượng và cơ cấu giáo viên để dạy các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên dạy các môn thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, ngoại ngữ và tin học chưa qua đào tạo sư phạm tiểu học phải được tập huấn và được cấp Chứng chỉ sư phạm tiểu học;
b) Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn;
c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có quy hoạch xây dựng đội ngũ, kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có ít nhất 70% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 25% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên
a) Có ít nhất 50% giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 15% giáo viên đạt loại xuất sắc theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
b) Có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 14. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Đạt các quy định tại Điều 9 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Diện tích, khuôn viên, sân chơi, sân tập
a) Diện tích, khuôn viên, sân chơi, sân tập thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
b) Đối với những trường ở thành phố, thị xã và thị trấn đã được xây dựng từ năm 1997 trở về trước, do điều kiện đặc thù, có thể vận dụng để tính diện tích khuôn viên nhà trường là diện tích mặt bằng sử dụng; có sân chơi, sân tập đảm bảo yêu cầu cho học sinh luyện tập thường xuyên, có hiệu quả; tổ chức được ít nhất 1 buổi/tháng cho học sinh học tập thực tế ở ngoài lớp học;
c) Bảo đảm yêu cầu môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh học tập, vui chơi; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường; môi trường xung quanh khu vực trường sạch, đẹp, an toàn;
d) Diện tích sân chơi, sân tập thể dục thể thao (hoặc nhà đa năng) được bố trí, xây dựng theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học; sân trường có trồng cây bóng mát và có thảm cỏ.
2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
a) Trường có tối đa không quá 30 lớp; mỗi lớp có tối đa không quá 35 học sinh. Có đủ 1 phòng học/1 lớp. Diện tích phòng học đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
b) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc bàn ghế học sinh bảo đảm quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học
a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
b) Khu nhà bếp, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh cho học sinh.
4. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
a) Khu vệ sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận tiện, sạch sẽ và được xây dựng ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường;
b) Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đảm bảo an toàn, tiện lợi.
5. Thư viện
a) Có thư viện đạt chuẩn trở lên theo quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh.
6. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
Sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp được quy định trong Chương trình giáo dục Tiểu học.
Điều 15. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Đạt các quy định tại Điều 10 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Nhà trường chủ động, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương.
2. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
3. Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với Nước, Mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa phương.
4. Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất; bổ sung phương tiện, thiết bị dạy và học; khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo.
Điều 16. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Đạt các quy định tại Điều 11 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
a) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của từng học sinh;
b) Có ít nhất 50% học sinh học 2 buổi/ngày và có kế hoạch từng năm để tăng số lượng học sinh học 2 buổi/ngày.
2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức phong phú phù hợp với lứa tuổi học sinh và đạt kết quả thiết thực.
3. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học
a) Nhà trường đạt các tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 trở lên; không có hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
b) Tổ chức tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 90% trở lên.
4. Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 96%;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 50%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 15%;
c) Có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện trở lên tổ chức.
5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
a) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cho học sinh;
b) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, vui chơi, thể dục thể thao...
6. Hiệu quả đào tạo của nhà trường
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 90%;
b) Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 95% trở lên.
Mục 3. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2
Điều 17. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Đạt các quy định tại Điều 12 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Quản lý hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý của nhà trường có hiệu quả.
2. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên
a) Thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo, phát huy được khả năng của giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường;
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể hằng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường trong các hoạt động giáo dục, trong đó có công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;
c) Tổ chức cho 100% giáo viên được tham gia bồi dưỡng thường xuyên và sinh hoạt chuyên đề thiết thực và hiệu quả.
Điều 18: Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Đạt các quy định tại Điều 13 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Năng lực của cán bộ quản lý
a) Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ Đại học Sư phạm trở lên;
b) Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hàng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt mức xuất sắc.
2. Số lượng, trình độ đào tạo và năng lực của giáo viên
a) Có giáo viên chuyên dạy các môn thể dục, âm nhạc, mĩ thuật, ngoại ngữ và tin học; có giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chuyên trách;
b) Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 70% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn;
c) Năng lực chuyên môn:
- Linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh. Hàng năm, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt loại khá, giỏi từ cấp trường trở lên;
- Có kế hoạch giảng dạy riêng cho học sinh giỏi, học sinh yếu của lớp;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hiệu quả;
- Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức;
- Mỗi giáo viên phải có kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn. Kế hoạch này phải được lưu trong hồ sơ cá nhân của giáo viên.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên
a) Có ít nhất 75% giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 25% giáo viên đạt loại xuất sắc theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
b) Có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Có ít nhất 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.
Điều 19. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Đạt các quy định tại Điều 14 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Bàn ghế học sinh
Đảm bảo theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2. Khối phòng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, dạy và học
a) Có các phòng riêng biệt để dạy các môn âm nhạc, mĩ thuật và tin học; có phòng thường trực, có phòng để dạy riêng cho học sinh có khó khăn đặc biệt;
b) Các phòng chức năng có các thiết bị thiết yếu được sắp xếp hợp lý, khoa học để phục vụ các hoạt động của nhà trường và được ghi đầy đủ trong sổ nhật ký;
c) Khu nhà bếp, nhà ăn của học sinh, nhà nghỉ phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh cho học sinh;
d) Có nơi lưu trữ hồ sơ, tài liệu chung.
3. Thư viện phải đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và có sổ nhật ký ghi đầy đủ hoạt động của thư viện.
4. Thiết bị phục vụ dạy và học
a) Nhà trường có một số thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu projector) để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập;
b) Có tủ đựng hồ sơ, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh tại mỗi phòng học;
c) Thiết bị phục vụ dạy học và thiết bị dạy học tự làm được sử dụng hiệu quả cao và được tăng cường, bổ sung hàng năm.
Điều 20. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Đạt các quy định tại Điều 15 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
Hàng năm, nhà trường tham mưu với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) tổ chức tọa đàm, cam kết và kí biên bản giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh về việc huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đi học, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật.
Điều 21. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Đạt các quy định tại Điều 16 của Thông tư này, bổ sung một số yêu cầu sau:
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
a) Có kế hoạch giáo dục cụ thể để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo nâng cao trình độ cho học sinh yếu và kế hoạch giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật;
b) Có chủ đề giáo dục mỗi năm học phù hợp với đặc điểm riêng của nhà trường;
c) Có ít nhất 80% học sinh học 2 buổi/ngày và có kế hoạch để tất cả học sinh được học 2 buổi/ngày.
2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
a) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh và đạt kết quả tốt;
b) Tăng cường giáo dục kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi học sinh;
c) Dành thời gian thích hợp cho học sinh được học tập và thực hiện các hoạt động ngoại khóa trong năm học.
3. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học
a) Xã nơi trường đóng được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I trở lên. Không có người mù chữ trong độ tuổi;
b) Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để huy động tối đa trẻ trong độ tuổi tới trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
4. Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 98%;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 70%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 25%;
c) Có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh trở lên tổ chức.
5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
a) Tăng cường các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao nhằm phát triển thể chất cho học sinh; phát hiện, tạo điều kiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu;
b) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
6. Hiệu quả đào tạo của nhà trường
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt ít nhất 95%;
b) Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 98% trở lên.
Chương III
HỒ SƠ, QUY TRÌNH KIỂM TRA, CÔNG NHẬN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT MỨC CHẤT LƯỢNG TỐI THIỂU, TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Điều 22. Hồ sơ
1. Đối với trường tiểu học đề nghị công nhận mức chất lượng tối thiểu, hồ sơ gửi về phòng giáo dục và đào tạo gồm:
a) Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã;
b) Văn bản của nhà trường đề nghị phòng giáo dục và đào tạo kiểm tra, công nhận.
2. Đối với trường tiểu học đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia
a) Hồ sơ gửi về UBND cấp huyện gồm:
- Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã;
- Văn bản Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, thẩm định;
b) Hồ sơ gửi về UBND cấp tỉnh gồm:
- Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã;
- Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện;
- Văn bản của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận.
Điều 23. Trình tự, thủ tục kiểm tra, xét duyệt, công nhận
1. Đối với trường đạt mức chất lượng tối thiểu:
a) Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học và UBND cấp xã tự kiểm tra, đánh giá. Xét thấy đạt yêu cầu, UBND cấp xã làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị phòng giáo dục và đào tạo thẩm định, đánh giá;
b) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng giáo dục và đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định kết quả kiểm tra của trường tiểu học và UBND cấp xã. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, phòng giáo dục và đào tạo trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu nhà trường và UBND cấp xã bổ sung hồ sơ cho hợp lệ;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra, phòng giáo dục và đào tạo làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận đối với những trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu;
d) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo, chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định công nhận đối với trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu.
2. Đối với trường đạt chuẩn quốc gia:
a) Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học và UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các mức độ đạt chuẩn (mức độ 1 hoặc mức độ 2). Xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, UBND cấp xã làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thẩm định theo mức độ đó;
b) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp xã. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND cấp huyện trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp xã bổ sung cho hợp lệ;
c) Đoàn kiểm tra cấp huyện (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do chủ tịch UBND cấp huyện chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp xã. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, đoàn kiểm tra làm văn bản báo cáo UBND cấp huyện và UBND cấp huyện làm tờ trình đề nghị UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định theo mức độ đó;
d) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp huyện. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND cấp tỉnh trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp huyện bổ sung cho hợp lệ;
e) Đoàn kiểm tra cấp tỉnh (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp huyện. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, đoàn kiểm tra cấp tỉnh làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó;
g) Trong thời gian 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đoàn kiểm tra cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1 hoặc mức độ 2) cho trường tiểu học.
Điều 24. Nội dung kiểm tra, đánh giá
1. Kiểm tra các hồ sơ, sổ sách: sổ đăng bộ, sổ phổ cập giáo dục tiểu học, sổ theo dõi đánh giá xếp loại học sinh, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, kế hoạch năm học của hiệu trưởng, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sổ tài sản nhà trường và các văn bản khác có liên quan đến các tiêu chuẩn mà đoàn kiểm tra yêu cầu.
2. Kiểm tra cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học của nhà trường.
3. Thu thập ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường về hoạt động giáo dục của nhà trường và những vấn đề khác có liên quan nếu thấy cần thiết.
4. Dự giờ, khảo sát chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
5. Ghi biên bản kiểm tra, đánh giá từng tiêu chuẩn và kết luận chung.
Điều 25. Kiểm tra, công nhận lại trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia
Hết thời hạn 05 năm kể từ ngày kí quyết định công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia, các trường tiểu học tự kiểm tra và làm thủ tục đề nghị các cấp có thẩm quyền kiểm tra, công nhận lại.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 26. Trách nhiệm của trường tiểu học
1. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường để đạt các tiêu chuẩn trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu hoặc đạt chuẩn quốc gia.
2. Tổ chức tự đánh giá và đề nghị cấp có thẩm quyền kiểm tra, công nhận nhà trường đạt mức chất lượng tối thiểu hoặc đạt chuẩn quốc gia nếu xét thấy đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
3. Đối với trường tiểu học được công nhận đạt mức chất lượng tối thiểu hoặc đạt chuẩn quốc gia, cần tiếp tục duy trì, giữ vững, phát huy các kết quả đã đạt được và tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn của trường tiểu học ở mức độ cao hơn.
Điều 27. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu với UBND cấp huyện trong việc lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho các trường tiểu học trên địa bàn để đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia.
2. Đôn đốc, giám sát và kiểm tra các trường tiểu học trong việc phấn đấu đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia. Đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận đối với trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu; tham mưu với UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá đối với những trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.
Điều 28. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu với UBND cấp tỉnh trong việc chỉ đạo UBND cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho các trường tiểu học trên địa bàn phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Đôn đốc, giám sát và là cơ quan thường trực tham mưu với UBND cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định kết quả đánh giá của UBND cấp huyện đối với các trường tiểu học đề nghị kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia.
2. Tham mưu với UBND cấp tỉnh về việc đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với những trường tiểu học đạt các tiêu chuẩn ở từng mức độ theo quy định; thu hồi Quyết định và Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với những trường đã được công nhận nhưng không giữ vững và phát huy kết quả đạt được.
3. Hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa phương.
4. Định kỳ mỗi năm một lần, tại thời điểm kết thúc năm học, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo kết quả xây dựng và công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia về Bộ Giáo dục và Đào tạo. | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "28/12/2012",
"sign_number": "59/2012/TT-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Vinh Hiển",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-28-2013-TTLT-BYT-BLDTBXH-ty-le-ton-thuong-co-the-thuong-tich-benh-tat-benh-nghe-nghiep-209666.aspx | Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH tỷ lệ tổn thương cơ thể thương tích bệnh tật bệnh nghề nghiệp | BỘ Y TẾ - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2013
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH, BỆNH, TẬT VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế và Cục trưởng Cục An toàn lao động, Cục Người có công, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.
Điều 1. Quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể áp dụng trong giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần như sau: Bảng 1. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích; Bảng 2. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật; Bảng 3. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh nghề nghiệp.
2. Trong Thông tư này, tỷ lệ tổn thương cơ thể (sau đây được gọi tắt là: TTCT) được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe.
Điều 2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.
2. Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A bị tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ gây teo cơ bàn tay phải, thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A chỉ được tính theo tỷ lệ % tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ (31-35%). Trong trường hợp này, không tính tỷ lệ % tổn thương teo cơ bàn tay phải, vì teo cơ bàn tay phải là do hậu quả của tổn thương dây thần kinh trụ đã được tính ở trên.
3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B được xác định là bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định, có triệu chứng ảo giác và căng trương lực cơ, thì tỷ lệ % TTCT được tính theo tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định (51-55%); không được xác định tỷ lệ TTCT bằng cách cộng tỷ lệ % TTCT ảo giác và tỷ lệ % TTCT căng trương lực cơ.
4. Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C bị cụt 1/3 giữa cánh tay phải, theo quy định tại Bảng 1, Điều 1 Thông tư này, tỷ lệ % TTCT là 61 - 65% thì tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn C được xác định là 65%.
5. Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần, từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.
6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.
Điều 3. Phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.
T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 - T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.
T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.
Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.
2. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 TTCT:
- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, tỷ lệ % TTCT là 61 - 65%.
- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT là 21 - 25%.
- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của Ông Nguyễn Văn D được tính như sau:
T1 = 65%,
T2 = (100 - 65) x 41/100% = 14,35%, làm tròn số thành 14,0 %.
T3 = (100 - 65 - 14,0) x 21/100% = 4,41 %, làm tròn số thành 4,0%.
Tổng tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 65% + 14,0 % + 4 % = 83 %
Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83 %.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp người khám giám định y khoa giám định tái phát, khám giám định phúc quyết do thương tật, bệnh, tật mà tỷ lệ % TTCT được xác định khi áp dụng theo Thông tư này thấp hơn tỷ lệ % TTCT đã được kết luận theo các quy định của pháp luật về tỷ lệ % TTCT do thương tật, bệnh, tật trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì giữ nguyên tỷ lệ % TTCT mà người đó đã được xác định trước đây.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Thông tư liên bộ số 12-TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1995 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Bãi bỏ bảng tỷ lệ mất sức lao động do bệnh nghề nghiệp được ban hành kèm theo các Thông tư: Thông tư liên bộ số 29/TT- LB ngày 25 tháng 12 năm 1991 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ sung một số bệnh nghề nghiệp; Thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 19 tháng 5 năm 1976 của Bộ Y tế, Bộ Thương binh và Xã hội, Tổng Công đoàn Việt Nam quy định một số bệnh nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp; Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm; Quyết định số 167/1997/QĐ-BYT ngày 04/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp vào danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Bộ, ngành thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Cục An toàn lao động, Cục Người có công Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Bùi Hồng Lĩnh
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Viện KSND tối cao; Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Y tế: Cục QLKCB, Vụ PC, Thanh tra Bộ, Viện GĐ Y khoa, Viện Pháp y QG,
Viện Giám định pháp y tâm thần TW, Cổng TTĐT BYT, Website Cục QL KCB;
- Bộ LĐTB&XH: Cục ATLĐ, Cục Người có công, Vụ BHXH, Cổng TTĐT Bộ LĐTB&XH;
- Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc TW; Y tế Bộ, ngành;
- Sở LĐTB&XH tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu BYT: VT, KCB, PC;
- Lưu LĐTB&XH: VT, ATLĐ, PC.
BẢNG 1
BẢNG TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH
(Kèm theo Thông tư liên tịch số: 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não
Di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não
Tỷ lệ (%)
1. Sa sút trí tuệ (mất trí Dementia)
1.1. Sa sút trí tuệ mức độ nhẹ
21 - 25
1.2. Sa sút trí tuệ mức độ vừa (trung bình)
41 - 45
1.3. Sa sút trí tuệ mức độ nặng (trầm trọng)
61 - 65
1.4. Sa sút trí tuệ mức độ rất nặng (hoàn toàn)
81 - 85
2. Hội chứng sau chấn động não
2.1. Hội chứng sau chấn động não điều trị khỏi
0
2.2. Hội chứng sau chấn động sọ não điều trị ổn định
11 - 15
2.3. Hội chứng sau chấn động não điều trị không kết quả
26 - 30
3. Rối loạn nhân cách
3.1. Rối loạn nhân cách điều trị khỏi
0
3.2. Rối loạn nhân cách điều trị ổn định
21 - 25
3.3. Rối loạn nhân cách điều trị không ổn định
31 - 35
3.4. Rối loạn nhân cách điều trị không kết quả
41 - 45
4. Rối loạn cảm xúc
4.1. Rối loạn cảm xúc điều trị khỏi
0
4.2. Rối loạn cảm xúc điều trị ổn định
21 - 25
4.3. Rối loạn cảm xúc điều trị không ổn định
31 - 35
4.4. Rối loạn cảm xúc điều trị không kết quả
41 - 45
5. Hội chứng Korsakoff
5.1. Hội chứng Korsakoff điều trị khỏi
0
5.2. Hội chứng Korsakoff điều trị ổn định
21 - 25
5.3. Hội chứng Korsakoff điều trị không kết quả
31 - 35
6. Quên ngược chiều
6.1. Quên ngược chiều điều trị khỏi
0
6.2. Quên ngược chiều điều trị ổn định
21 - 25
6.3. Quên ngược chiều điều trị không kết quả
31 - 35
7. Ảo giác
7.1. Ảo giác điều trị khỏi
0
7.2. Ảo giác điều trị ổn định
21 - 25
7.3. Ảo giác điều trị không ổn định
31 - 35
7.4. Ảo giác điều trị không kết quả
41 - 45
8. Hoang tưởng hoặc rối loạn dạng tâm thần phân liệt
8.1. Hoang tưởng điều trị khỏi
0
8.2. Hoang tưởng điều trị ổn định
31 - 35
8.3. Hoang tưởng điều trị không ổn định
51 - 55
8.4. Hoang tưởng điều trị không kết quả
61- 65
9. Rối loạn lo âu thực tổn
9.1. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị khỏi
0
9.2. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị ổn định
11 - 15
9.3. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị không ổn định
21 - 25
9.4. Rối loạn lo âu thực tổn điều trị không kết quả
31 - 35
10. Rối loạn phân ly thực tổn
10.1. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị khỏi
0
10.2. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị ổn định
11 - 15
10.3. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị không ổn định
21 - 25
10.4. Rối loạn phân ly thực tổn điều trị không kết quả
31 - 35
11. Ám ảnh
11.1. Ám ảnh điều trị khỏi
0
11.2. Ám ảnh điều trị ổn định
16 - 20
11.3. Ám ảnh điều trị không ổn định
31 - 35
11.4. Ám ảnh điều trị không kết quả
41 - 45
2. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
Tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
Tỷ lệ (%)
1. Tổn thương xương sọ
1.1. Chạm sọ
6 - 10
1.2. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới 3cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng
11 - 15
1.3. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ từ 3cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng
16 - 20
1.4. Mất xương bản ngoài, diện tích dưới 3cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng
16 - 20
1.5. Mất xương bản ngoài, diện tích từ 3cm² trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng
21 - 25
1.6. Khuyết sọ đáy chắc diện tích dưới 3cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng
21 - 25
1.7. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 3 đến 5cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng
26 - 30
1.8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 5 đến 10cm² điện não có ổ tổn thương tương ứng
31 - 35
1.9. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10cm² , điện não có ổ tổn thương tương ứng
Ghi chú (Mục 1.1 đến 1.9) Nếu điện não không có ổ tổn thương lấy tỷ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề
36 - 40
1.10. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích dưới 2cm²²
26 - 30
1.11. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích từ 2 đến 5cm²
31 - 35
1.12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 5 đến 10cm²
36 - 40
1.13. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10cm²
41 - 45
1.14. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý không có di chứng thần kinh
21 - 25
1.15. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý còn ổ dịch không có di chứng thần kinh
26 - 30
2. Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ Thần kinh
2.1. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước dưới 2 cm²
31 - 35
2.2. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước từ 2 đến 5 cm²
36 - 40
2.3. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 5 đến 10 cm²
41 - 45
2.4. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 10 cm²
51 - 55
2.5. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất
56 - 60
2.6. Chấn thương - vết thương não gây rò động - tĩnh mạch không gây di chứng chức năng
(Nếu gây di chứng chức năng tính theo tỷ lệ di chứng)
21 - 25
3. Dị vật trong não (mảnh kim khí, xương vụn, nốt vôi hóa…) không có di chứng chức năng hệ Thần kinh
3.1. Một dị vật
21 - 25
3.2. Từ hai dị vật trở lên
26 - 30
4. Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh
4.1. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật
100
4.2. Liệt
4.2.1. Liệt tứ chi mức độ nhẹ
61 - 65
4.2.2. Liệt tứ chi mức độ vừa
81 - 85
4.2.3. Liệt tứ chi mức độ nặng
91 - 95
4.2.4. Liệt hoàn toàn tứ chi
99
4.2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ
36 - 40
4.2.6. Liệt nửa người mức độ vừa
61 - 65
4.2.7. Liệt nửa người mức độ nặng
71 - 75
4.2.8. Liệt hoàn toàn nửa người
85
4.2.9. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ
36 - 40
4.2.10. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa
61 - 65
4.2.11. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng
76 - 80
4.2.12. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân
86 - 90
4.2.13. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ
21 - 25
4.2.14. Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa
36 - 40
4.2.15. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng
51 - 55
4.2.16. Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân
Ghi chú: Mục 4.2.9 đến 4.2.16: Liệt chi trên lấy tỷ lệ tối đa, liệt chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu
61 - 65
4.3. Rối loạn ngôn ngữ
4.3.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ
16 - 20
4.3.2. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa
31 - 35
4.3.3. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng
41 - 45
4.3.4. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng
51 - 55
4.3.5. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn
61
4.3.6. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ
16 - 20
4.3.7. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa
31 - 35
4.3.8. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng
41 - 45
4.3.9. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng
51 - 55
4.3.10. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn
65
4.3.11. Mất đọc
41 - 45
4.3.12. Mất viết
41 - 45
4.4. Quên (không chú ý) sử dụng nửa người
31 - 35
4.5. Tổn thương ngoại tháp
(Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run)
4.5.1. Mức độ nhẹ
26 - 30
4.5.2. Mức độ vừa
61 - 65
4.5.3. Mức độ nặng
81 - 85
4.5.4. Mức độ rất nặng
91 - 95
4.6. Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực. thính lực... tính theo tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng)
5. Tổn thương tủy
5.1. Tổn thương tủy toàn bộ kiểu khoanh đoạn
5.1.1. Tổn thương nón tủy không hoàn toàn
36 - 40
5.1.2. Tổn thương nón tủy toàn bộ (mất cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ tròn, không liệt hai chi dưới)
55
5.1.3. Tổn thương tủy thắt lưng toàn bộ kiểu khoanh đoạn
96
5.1.4. Tổn thương tủy ngực toàn bộ kiểu khoanh đoạn
97
5.1.5. Tổn thương tủy cổ toàn bộ kiểu khoanh đoạn
99
5.1.6. Tổn thương nửa tủy toàn bộ (hội chứng Brown-Sequard, tủy cổ C4 trở lên)
89
5.2. Tổn thương tủy gây liệt đơn thuần: Tỷ lệ tính theo Mục 4.2
5.3. Tổn thương tủy gây mất cảm giác kiểu đường dẫn truyền
5.3.1. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống
26 - 30
5.3.2. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống (dưới khoanh đoạn ngực T5)
31 - 35
5.3.3. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người
31 - 35
5.3.4. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người
45
6. Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh
6.1. Tổn thương rễ thần kinh
6.1.1. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (trừ các rẽ C4, C5, C6,, C7, C8,, T1, L5, S1) một bên
3 - 5
6.1.2. Tổn thương hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6,, C7, C8,, T1, L5, S1) một bên
9
6.1.3. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6,, C7, C8,, T1 một bên
11 - 15
6.1.4. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6,, C7, C8,, T1 một bên
21
6.1.5. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên
16 - 20
6.1.6. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên
26 - 30
6.1.7. Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn)
61 - 65
6.1.8. Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa
90
6.2. Tổn thương đám rối thần kinh một bên
6.2.1. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ
11 - 15
6.2.2. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ
21 - 25
6.2.3. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất giữa
26 - 30
6.2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất dưới
46 - 50
6.2.5. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất trên
51 - 55
6.2.6. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước trong
46 - 50
6.2.7. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước ngoài
46 - 50
6.2.8. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì sau
51 - 55
6.2.9. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay
65
6.2.10. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (có tổn thương thần kinh đùi)
26 - 30
6.2.11. Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng
41 - 45
6.2.12. Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng
36 - 40
6.2.13. Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng
61
6.3. Tổn thương dây thần kinh một bên
6.3.1. Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ
11 - 15
6.3.2. Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ
21 - 25
6.3.3. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai
3 - 5
6.3.4. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai
11
6.3.5. Tổn thương không hoàn dây thần kinh dưới vai
3 - 5
6.3.6. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai
11
6.3.7. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài
5 - 9
6.3.8. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài
Ghi chú: Mục 6.3.7 và 6.3.8 Nữ được tỉnh tỷ lệ tối đa, Nam: tỷ lệ tối thiểu
11 - 15
6.3.9. Tổn thương một dây thần kinh liên sườn
6 - 10
6.3.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ
16 - 20
6.3.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ
31 - 35
6.3.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì
11 - 15
6.3.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì
26 - 30
6.3.14. Tổn thương nhánh thần kinh quay
11 - 15
6.3.15. Tổn thương bán phần thần kinh quay
26 - 30
6.3.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay
41 - 45
6.3.17. Tổn thương nhánh thần kinh trụ
11 - 15
6.3.18. Tổn thương bán phần thần kinh trụ
21 - 25
6.3.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ
31 - 35
6.3.20. Tổn thương nhánh thần kinh giữa
11 - 15
6.3.21. Tổn thương bán phần thần kinh giữa
21 - 25
6.3.22. Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa
31 - 35
6.3.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong
11 - 15
6.3.24. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong
11 - 15
6.3.25. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới
11 - 15
6.3.26. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới
21 - 25
6.3.27. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau
1 - 3
6.3.28. Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau
6 - 10
6.3.29. Tổn thương nhánh thần kinh đùi
11 - 15
6.3.30. Tổn thương bán phần thần kinh đùi
21 - 25
6.3.31. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi
36 - 40
6.3.32. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi - bì
1 - 3
6.3.33. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi - bì
6 - 10
6.3.34. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt
6 - 10
6.3.35. Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt
16 - 20
6.3.36. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi
5 - 9
6.3.37. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi
11 - 15
6.3.38. Tổn thương nhánh thần kinh hông to
16 - 20
6.3.39. Tổn thương bán phần thần kinh hông to
26 - 30
6.3.40. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to
41 - 45
6.3.41. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài
6 - 10
6.3.42. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài
16 - 20
6.3.43. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài
26 - 30
6.3.44. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong
6 - 10
6.3.45. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong
11 - 15
6.3.46. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong
21 - 25
6.4. Tổn thương thần kinh sọ một bên
6.4.1. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I
11 - 15
6.4.2. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I
21 - 25
6.4.3. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Áp dụng theo mức độ giảm thị lực trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác
6.4.4. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III
11 - 15
6.4.5. Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III
21 - 25
6.4.6. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III
31 - 35
6.4.7. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV
3 - 5
6.4.8. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV
11 - 15
6.4.9. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V
6 - 10
6.4.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V
16 - 20
6.4.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V
26 - 30
6.4.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI
6 - 10
6.4.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI
16 - 20
6.4.14. Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII
6 - 10
6.4.15. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII
16 - 20
6.4.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII
26 - 30
6.4.17. Tổn thương thần kinh sọ số VIII một bên: Áp dụng tỷ lệ di chứng Hội chứng Tiền đình và/hoặc mất thính lực
6.4.18. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên
11 - 15
6.4.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên
21 - 25
6.4.20. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên
11 - 15
6.4.21. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên
21 - 25
6.4.22. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên
11 - 15
6.4.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên
21 - 25
6.4.24. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên
21 - 25
6.4.25. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên
36 - 40
7. Hội chứng bỏng buốt: Cộng thẳng 10 - 15% với tỷ lệ tổn thương dây thần kinh tương ứng
8. Hội chứng chi ma: Tỷ lệ bằng tỷ lệ tổi thiểu của mức cắt đoạn chi cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại
9. U thần kinh ở mỏm cụt: Tỷ lệ bằng tỷ lệ tổi thiểu của mức cắt đoạn chi cao hơn liền kề với tổn thương hiện tại
10. Hội chứng giao cảm cổ (Hội chứng Claude Bernard - Horner)
31 - 35
11. Rối loạn cơ tròn
11.1. Đại tiểu tiện không tự chủ không thường xuyên (Bệnh nhân vẫn tự chủ được nhưng không thường xuyên nên són phân, són tiểu không thường xuyên không thường xuyên)
31 - 35
11.2. Bí đại tiểu tiện
51 - 55
11.3. Đại tiểu tiện không tự chủ (đại tiểu tiện dầm dề)
61
12. Rối loạn sinh dục: Áp dụng theo Tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục
13. Động kinh
13.1. Động kinh cơn co cứng - co giật
13.1.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)
11 - 15
13.1.2. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn hiếm
21 - 25
13.1.3. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn thưa
31 - 35
13.1.4. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn mau
61 - 65
13.1.5. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn rất mau
81 - 85
13.2. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần
13.2.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)
6 - 10
13.2.2. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm
11 - 15
13.2.3. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa
21 - 25
13.2.4. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau
31 - 35
13.2.5. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau
61 - 65
13.3. Động kinh cơn cục bộ phức hợp
13.3.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)
11 - 15
13.3.2. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng hiếm
16 - 20
13.3.3. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng thưa
26 - 30
13.3.4. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng mau
41 - 45
13.3.5. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên lâm sàng rất mau
66 - 70
13.4. Động kinh cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát: Tỷ lệ như động kinh toàn thể
13.5. Động kinh có biến chứng rối loạn tâm thần, hành vi: Tỷ lệ được tính bẳng tổng tỷ lệ động kinh cộng tỷ lệ biến chứng rối loạn tâm thần và hành vi (cộng lùi).
14. Hội chứng tiền đình (trung ương, ngoại vi)
14.1. Hội chứng tiền đình mức độ nhẹ
21 - 25
14.2. Hội chứng tiền đình mức độ vừa
41 - 45
14.3. Hội chứng tiền đình mức độ nặng
61 - 65
14.4. Hội chứng tiền đình mức độ rất nặng
81 - 85
15. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay)
15.1. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng nhẹ đến lao động, sinh hoạt
6 - 10
15.2. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng vừa đến lao động, sinh hoạt
16 - 20
15.3. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) ảnh hưởng nặng đến lao động, sinh hoạt
26 - 30
16. Tổn thương hạ não gây biến chứng rối loạn nội tiết: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Nội tiết
3. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tim Mạch
Tổn thương hệ Tim Mạch
Tỷ lệ (%)
1. Tổn thương Tim
1.1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim
1.1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng
31 - 35
1.1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...)
1.1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả
36 - 40
1.1.2.2. Suy tim độ II
41 - 45
1.1.2.3. Suy tim độ III hoặc rối loạn nhip tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp
61 – 65
1.1.2.4. Suy tim độ IV
71 - 75
1.2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương
1.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt
21 - 25
1.2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp
1.2.2.1. Kết quả tốt
21 - 25
1.2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
41 - 45
1.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
31 - 35
1.3. Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương
1.3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%)
31 - 35
1.3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)
41 - 45
1.4. Dị vật màng ngoài tim
1.4.1. Chưa gây tai biến
21 - 25
1.4.2. Có tai biến phải phẫu thuật
1.4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%)
36 - 40
1.4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%)
41 - 45
1.5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim
1.5.1. Chưa gây biến chứng
41 - 45
1.5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim ...)
1.5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt
61 - 65
1.5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng
81
Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 có suy tim thì áp dụng tỷ lệ mức độ suy tim
2. Tổn thương Mạch
2.1. Phình động, tĩnh mạch chủ chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ
2.1.1. Chưa phẫu thuật
31 - 35
2.1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật
2.1.2.1. Kết quả tốt
51 - 55
2.1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan
61 - 65
2.1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại
81
2.1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại
81
2.1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 2.1.2.2; 2.1.2.3; 2.1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng
2.2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi)
2.2.1. Ở các chi, đã xử lý
2.2.1.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch
6 - 10
2.2.1.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi
11 - 15
2.2.1.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên
21 - 25
2.2.1.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi
21 - 25
2.2.1.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên
31 - 35
2.2.1.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng
2.2.2. Vết thương động mạch cảnh
2.2.2.1. Chưa có rối loạn về huyết động
21 - 25
2.2.2.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ
41 - 45
2.2.2.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối: Áp dụng tỷ lệ tính theo các di chứng
2.3. Hội chứng Wolkmann
(co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay)
Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương khớp
2.4. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương)
2.4.1. Giãn tĩnh mạch chưa có biến chứng
11 - 15
2.4.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét
21 - 25
2.4.3. Biến chứng viêm tắc gây loét
31 - 35
4. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Hô hấp
Tổn thương hệ Hô hấp
Tỷ lệ (%)
Tổn thương xương ức
1.1. Tổn thương xương ức đơn thuần, không biến dạng hoặc biến dạng lồng ngực ít
11 - 15
1.2. Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều
16 - 20
Tổn thương xương sườn và thần kinh liên sườn
2.1. Gãy một hoặc hai xương sườn, can tốt
3 - 5
2.2. Gãy một hoặc hai xương sườn can xấu hoặc gãy ba đến năm xương sườn, can tốt
6 - 9
2.3. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc gãy sáu xương sườn trở lên, can tốt
11 - 15
2.4. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu
16 - 20
2.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn
11 - 15
2.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn
16 - 20
2.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên
21 - 25
Ghi chú: - Tỷ lệ từ Mục 2.1 đến 2.7 đã tính tổn thương thần kinh liên sườn
- Tỷ lệ từ Mục 2.2 đến 2.7 đã tính cả lồng ngực biến dạng
Tổn thương màng phổi
3.1. Tổn thương màng phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng
3 - 5
3.2. Dị vật màng phổi đơn thuần
16 - 20
3.3. Dị vật màng phổi gây biến chứng dày dính phế mạc: Áp dụng tỷ lệ tổn thương màng phổi Mục 3.4 hoặc 3.5 hoặc 3.6 tuỳ thuộc mức độ biến chứng
3.4. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi dưới một phần tư diện tích hai phế trường
21 - 25
3.5. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường
26 - 30
3.6. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi trên một phàn hai diện tích hai phế trường
31 - 35
Tổn thương phổi
4.1.Tổn thương nhu mô phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng
6 - 10
4.2. Dị vật đơn thuần nhu mô phổi
16 - 20
4.3. Tổn thương nhu mô phổi một bên đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần dưới một phần tư diện tích hai phế trường
26 - 30
4.4. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường
31 - 35
4.5. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần trên một phần hai diện tích hai phế trường
41 - 45
4.6. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ một đến hai phân thùy phổi
26 - 30
4.7. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên
31 - 35
4 8. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi)
21 - 25
4 9. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên
31 - 35
4.10. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi
56 - 60
Tổn thương khí quản, phế quản
Tổn thương khí quản, phế quản đơn thuần
16 - 20
5.2. Tổn thương khí quản, phế quản gây khó thở, không rối loạn giọng nói, tiếng nói và/ hoặc không rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hỗn hợp
21 - 25
5.3. Tổn thương khí quản, phế quản đoạn trung thất gây khó thở và rối loạn giọng nói, tiếng nói
26 - 30
5.4. Mổ phục hồi khí quản, phế quản sau tổn thương khí quản, phế quản hoặc sau cắt thùy phổi
31 - 35
Tổn thương cơ hoành
Tổn thương cơ hoành, không phải can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng
3 - 5
6.2. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả tốt
21 - 25
6.3. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp, kết quả không tốt phải phẫu thuật lại hoặc gây dày dính màng phổi
26 - 30
Rối loạn thông khí phổi
7.1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ
11 - 15
7.2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình
16 - 20
7.3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng
31 - 35
Tâm phế mạn tính
8.1. Mức độ 1: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường
16 - 20
8.2. Mức độ 2: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1-2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường
31 - 35
8.3. Mức độ 3: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường
51 - 55
8.4. Mức độ 4: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim
81
5. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa
Tổn thương hệ Tiêu hóa
Tỷ lệ (%)
1. Tổn thương thực quản
1.1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống
31
1.2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống: chỉ ăn được thức ăn mềm
41 - 45
1.3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng
61 - 65
1.4. Chít hẹp thực quản do chấn thương (mọi nguyên nhân: bỏng, chấn thương..) gây chít hẹp phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống
71 - 75
1.5. Phẫu thuật cắt thực quản
1.5.1. Cắt một phần thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)
61
1.5.2. Cắt toàn bộ thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)
2. Tổn thương dạ dày
2.1. Thủng dạ dày đã xử lý
2.1.1. Không gây biến dạng dạ dày
26 - 30
2.1.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi.
41 - 45
2.1.3. Có viêm loét phải điều trị nội khoa
2.1.4. Không biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa
41 - 45
2.1.5. Có biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa ổn định
46 - 50
2.1.6. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa
51 - 55
2.2. Cắt đoạn dạ dày, sau phẫu thuật không có biến chứng
2.2.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày
51 - 55
2.2.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày trở lên
61 - 65
2.3. Cắt đoạn dạ dày (như trong Mục 2.2), có biến chứng phải phẫu thuật lại
71 - 75
2.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng
81
3. Tổn thương ruột non
3.1. Tổn thương gây thủng
3.1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí
31 - 35
3.1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí
36 - 40
3.2. Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét
3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng
41 - 45
3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng
51 - 55
3.3. Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa
3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng
51 - 55
3.3.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng
61
3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng
91
4. Tổn thương đại tràng
4.1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí
36 - 40
4.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí
46 - 50
4.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng
51 - 55
4.2. Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn:
4.2.1. Cắt đoạn đại tràng
51 - 55
4.2.2. Cắt nửa đại tràng phải
61 - 65
4.2.3. Cắt nửa đại tràng trái
71
4.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng
81
4.3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
4.3.1. Cắt đoạn đại tràng
66 - 70
4.3.2. Cắt nửa đại tràng phải
75
4.3.3. Cắt nửa đại tràng trái
81
4.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng
85
5. Tổn thương trực tràng
5.1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí
36 - 40
5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí
46 - 50
5.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài
51 - 55
5.2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng
51 - 55
5.2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng
61 - 65
5.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
61 - 65
5.3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
71 - 75
6. Tổn thương hậu môn
6.1. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện
21 - 25
6.2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện
6.2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện
31 - 35
6.2.2. Đại tiện không tự chủ
41 - 45
6.3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại
6.3.1. Phẫu thuật có kết quả
31 - 35
6.3.2. Không có kết quả
51 - 55
7. Tổn thương gan, mật
7.1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt
6 - 10
7.2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương
7.2.1. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thuỳ gan
36 - 40
7.2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thuỳ gan
41 - 45
7.3. Cắt bỏ gan
7.3.1. Cắt bỏ một phân thuỳ gan phải hoặc phân thuỳ IV
46 - 50
7.3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải
61
7.3.3. Cắt bỏ gan phải, có rối loạn chức năng gan
71
7.4. Dị vật nằm trong nhu mô gan
7.4.1. Chưa gây tai biến
11 - 15
7.4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác
41
7.5. Tổn thương cắt bỏ túi mật
31
7.6. Mổ xử lý ống mật chủ
7.6.1. Kết quả tốt
31 - 35
7.6.2. Kết quả không tốt
41 - 45
7.6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật
61
7.7. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non
61
7.8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật
71 - 75
8. Tổn thương tuỵ
8.1. Tổn thương tuỵ phải khâu
8.1.1. Khâu đuôi tuỵ
31 - 35
8.1.2. Khâu thân tuỵ
36 - 40
8.1.3. Khâu đầu tuỵ
41 - 45
8.2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tuỵ - ruột non
51 - 55
8.3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tuỵ
8.3.1. Cắt đuôi tuỵ kết quả tốt
41 - 45
8.3.2. Cắt đuôi tuỵ biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn
61
8.3.3. Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy
81
8.3.4. Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn
85
9. Tổn thương lách
9.1. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách
21 - 25
9.2. Cắt lách
Nếu cắt lách gây biến chứng thiếu máu thì cộng lùi với tỷ lệ thiếu máu
31 - 35
10. Các tổn thương khác của hệ Tiêu hóa
10.1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật
10.1.1. Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng
21 - 25
10.1.2. Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng
26 - 30
10.2. Sau phẫu thuật ổ bụng (đã xác định tỷ lệ) nhưng có biến chứng dính tắc ruột ... phải phẫu thuật lại
10.2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất
21 - 25
10.2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai
31 - 35
10.2.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên
41 - 45
10.3. Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo
10.3.1. Khâu cầm máu đơn thuần
26 - 30
10.3.2. Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối
31
10.4. Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng
10.4.1. Phẫu thuật kết quả tốt
21 - 25
10.4.2. Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng
26 - 30
10.4.3. Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng
31 - 35
6. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục
Tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục
Tỷ lệ (%)
1. Thận
1.1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng)
1.1.1. Một thận
6 - 10
1.1.2. Hai thận
11 - 15
1.2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận
1.2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận
35
1.2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 1.2.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận
1.3. Viêm thận, bể thận
1.3.1. Chưa có biến chứng
11 - 15
1.3.2. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.4. Suy thận mạn tính
1.4.1. Giai đoạn I
41 - 45
1.4.2. Giai đoạn II
61 - 65
1.4.3. Giai đoạn IIIa
71 - 75
1.4.4. Giai đoạn IIIb, IV (có chỉ định chạy thận nhân tạo)
91
1.5. Chấn thương thận - Mổ cắt thận
1.5.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường
21 - 25
1.5.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường
45
1.5.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 1.5.1 hoặc 1.5.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại
1.6. Dị vật trong thận chưa lấy ra
1.6.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng
11 - 15
1.6.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng
21 - 25
1.6.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.6.1 hoặc 1.6.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2. Niệu quản (một bên)
2.1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả
21 - 25
2.2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5cm trở lên
2.2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng
26 - 30
2.2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3. Bàng quang
3.1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt
26 - 30
3.2. Tổn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: "hội chứng bàng quang nhỏ" (dung tích dưới 100ml)
41 - 45
3.3. Tạo hình bàng quang mới
45
3.4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn
61
4. Niệu đạo
4.1. Điều trị kết quả tốt
11 - 15
4.2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả
31 - 35
4.3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không kết quả
41 - 45
5. Tầng sinh môn
5.1. Điều trị kết quả tốt
1 - 5
5.2. Có biến chứng rò bàng quang - âm đạo hay niệu đạo, trực tràng
5.2.1. Phẫu thuật kết quả tốt
11 - 15
5.2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế
31 - 35
5.2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả
51 - 55
6. Tinh hoàn, Buồng trứng
6.1. Mất một bên
11 - 15
6.2. Mất cả hai bên
36 - 40
7. Dương vật
7.1. Mất một phần dương vật
21 - 25
7.2. Mất hoàn toàn dương vật
41
7.3. Sẹo dương vật
7.3.1. Gây co kéo dương vật
11 - 15
7.3.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt
11 - 15
7.3.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt
21
8. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn
8.1. Đã có con
41
8.2. Chưa có con
51 - 55
9. Vú
9.1. Mất một vú
26 - 30
9.2. Mất hai vú
41 - 45
10. Ống dẫn tinh, Vòi trứng
10.1. Đứt một bên
5 - 9
10.2. Đứt cả hai bên
10.2.1. Đã có con
15
10.2.2. Chưa có con
36 - 40
11. Vết thương âm hộ, âm đạo và sẹo co kéo
11.1. Trên 50 tuổi
21
11.2. Dưới 50 tuổi
31 - 35
7. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Nội tiết
Tổn thương hệ Nội tiết
Tỷ lệ (%)
1. Tuyến yên
1.1. Dị vật tuyến yên chưa gây biến chứng (Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh)
1.2. Vết thương, chấn thương tuyến yên gây biến chứng
1.2.1. Rối loạn chức năng thuỳ sau tuyến yên gây đái tháo nhạt
26 - 30
1.2.2. Rối loạn chức năng thuỳ trước tuyến yên
1.2.2.1. Rối loạn một loại hormon
26 - 30
1.2.2.2. Rối loạn từ hai đến ba loại hormon
41 - 45
1.2.2.3. Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên (rối loạn chức năng thuỳ trước tuyến yên)
56 - 60
1.2.3. Rối loạn chức năng toàn bộ tuyến yên (rối loạn chức năng cả thuỳ trước và thuỳ sau)
61 - 65
Ghi chú: Nếu di chứng tổn thương tuyến yên xảy ra trước tuổi dậy thì tỷ lệ được cộng thêm từ 15 đến 20% (cộng lùi)
2. Tuyến giáp
2.1. Dị vật tuyến giáp chưa gây biến chứng
2.1.1. Dị vật một bên
11 - 15
2.1.2. Dị vật hai bên
21
2.2. Vết thương, chấn thương tuyến giáp gây biến chứng
2.2.1. Nhiễm độc giáp
2.2.1.1. Dưới lâm sàng
21 - 25
2.2.1.2. Lâm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng
31 - 35
2.2.1.3. Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.2.1.2 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2.2.2. Suy giáp
2.2.2.1. Suy giáp dưới lâm sàng (suy giáp còn bù)
21 - 25
2.2.2.2. Suy giáp rõ ràng (suy giáp mất bù)
31 - 35
2.2.3. Cắt bỏ tuyến giáp một bên
2.2.3.1. Cắt bỏ một phần không rối loạn chức năng tuyến giáp
11 - 15
2.2.3.2. Cắt bỏ một bên không rối loạn chức năng tuyến giáp
16 - 20
2.2.3.3. Có biến chứng rối loạn chức năng tuyến giáp: Tỷ lệ Mục 2.2.3.1 và/hoặc 2.2.3.2 cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
2.2.4. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp
61
3. Tuyến cận giáp
3.1. Dị vật tuyến cận giáp chưa gây biến chứng
3.1.1. Dị vật một bên
11 - 15
3.1.2. Dị vật hai bên
21
3.2. Vết thương, chấn thương tuyến cận giáp gây suy chức năng tuyến cận giáp
21 - 25
3.3. Cắt tuyến cận giáp chức năng tuyến cận giáp vẫn ổn định
21
4. Tuyến thượng thận
4.1. Dị vật tuyến thượng thận chưa gây biến chứng
4.1.1. Dị vật một bên
11 - 15
4.1.2. Dị vật hai bên
21
4.2. Vết thương, chấn thương tuyến thượng thận gây biến chứng
4.2.1. Suy thượng thận
4.2.1.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid
36 - 40
4.2.1.2. Thể không đáp ứng với Corticoid
61 - 65
4.2.2. Cắt tuyến thượng thận
4.2.2.1. Cắt thượng thận một bên: Chức năng tuyến thượng thận vẫn ổn định
21
4.2.2.2. Cắt thượng thận một bên và cắt một phần bên đối diện
31 - 35
4.2.2.3. Cắt cả hai bên tuyến thượng thận
4.2.2.3.1. Thể đáp ứng tốt với Corticoid
66 - 70
4.2.2.3.2. Thể không đáp ứng với Corticoid
81 - 85
5. Tuyến tụy
5.1. Dị vật, vết thương, chấn thương tuyến tụy: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa
5.2. Vết thương, chấn thương tụy gây biến chứng đái tháo đường
5.2.1. Rối loạn đường máu lúc đói và/hoặc giảm dung nạp glucose
11 - 15
5.2.2. Đái tháo đường chưa biến chứng
31 - 35
5.2.3. Đái tháo đường có biến chứng: Tỷ lệ Mục 5.2.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
6. Buồng trứng, tinh hoàn
Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục
Ghi chú: Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được cộng thêm (cộng lùi) 15 - 20%.
8. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ - Xương - Khớp
Tổn thương Cơ - Xương - Khớp
Tỷ lệ (%)
I. Cánh tay và khớp vai
1.1. Cụt hai chi trên
1.1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay)
82
1.1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia
83
1.1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay
83
1.1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay
84
1.1.5. Tháo hai khớp khủyu tay
85
1.1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại
85
1.1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia
86
1.1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại
87
1.1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại
88
1.1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa - 1/3 dưới
89
1.1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên.
91
1.1.12. Tháo hai khớp vai
95
1.2. Cụt hai chi: một chi trên và một dưới, cùng bên hoặc khác bên
1.2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kì đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên)
83
1.2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay)
84
1.2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay)
86
1.2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại
88
1.2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi
91
1.2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên
95
1.3. Cụt một chi trên và mù một mắt
1.3.1 Tháo khớp cổ tay và mù một mắt
82
1.3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt
83
1.3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả
84
1.3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả
86
1.3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt
87
1.3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả
93
1.3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả
95
1.4. Tháo một khớp vai
72
1.5. Cụt một cánh tay
1.5.1. Đường cắt 1/3 giữa
61 - 65
1.5.2. Đường cắt 1/3 trên
66 - 70
1.6. Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)
1.6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim Xquang xác định)
41 - 45
1.6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa
21 - 25
1.6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều
31 - 35
1.7. Gẫy thân xương cánh tay một bên
1.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường
11 - 15
1.7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi
21 - 25
1.7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động
1.7.3.1. Ngắn dưới 3cm
26 - 30
1.7.3.2. Ngắn từ 3cm trở lên
31 - 35
1.7.4. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau
41
1.8. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên
1.8.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khủyu
21 - 25
1.8.2. Gẫy như Mục 1.8.1, nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khủyu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khủyu
1.8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp
3 - 5
1.9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả
1.9.1. Khớp giả chặt
31 - 35
1.9.2. Khớp giả lỏng
41 - 44
1.10. Tổn thương khớp vai một bên
1.10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 - 2/7 động tác)
11 - 15
1.10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 - 5/7 động tác)
21 - 25
1.10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn
31 - 35
1.11. Cứng khớp vai hoàn toàn
1.11.1. Tư thế thuận: tư thế nghỉ - O°
46 - 50
1.11.2 . Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao
51 - 55
1.12. Sai khớp vai cũ dễ tái phát (không còn điều trị hoặc điều trị không kết quả)
21 - 25
1.13. Cứng nhiều khớp lớn chi trên
1.13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khủyu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng
51 - 55
1.13.2. Cứng cả ba khớp: vai - khủyu - cổ tay
61
2. Cẳng tay và khớp khủyu tay
2.1. Tháo một khớp khủyu
61
2.2. Cụt một cẳng tay
2.2.1. Đường cắt 1/3 giữa
51 - 55
2.2.2. Đường cắt 1/3 trên
56 - 60
2.3. Cứng một khớp khủyu
2.3.1. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145°
11 - 15
2.3.2. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 45° đến 90°
26 - 30
2.3.3. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng 0° đến 45°
31 - 35
2.3.4. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150°
51 - 55
2.4. Gẫy hai xương cẳng tay
2.4.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương
2.4.1.1. Khớp giả chặt
26 - 30
2.4.1.2. Khớp giả lỏng
31 - 35
2.4.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường
6 - 10
2.4.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3 cm
26 - 30
2.4.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3 cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay
31 - 35
2.4.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ
31 - 35
2.5. Gẫy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay
2.5.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay)
11 - 15
2.5.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay)
21 - 25
2.5.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°)
21 - 25
2.5.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa
31 - 35
2.5.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại
26 - 30
2.6. Gẫy thân xương quay
2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường
6 - 10
2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa
21 - 25
2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay
2.6.3.1. Khớp giả chặt
11 - 15
2.6.3.2. Khớp giả lỏng
21 - 25
2.7. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khủyu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ
21 - 25
2.8. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)
2.8.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể
8
2.8.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay
11 - 15
2.9. Gẫy thân xương trụ
2.9.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng
6 - 10
2.9.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay
21 - 25
2.9.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả
2.9.3.1. Khớp giả chặt
11 - 15
2.9.3.2. Khớp giả lỏng
16 - 20
2.10. Gẫy mỏm khủyu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khủyu, cứng khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp khủyu
2.11. Gẫy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khủyu hạn chế sấp - ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp khủyu
2.12. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay
6 - 10
3. Bàn tay và khớp cổ tay
3.1. Tháo khớp cổ tay một bên
52
3.2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường)
3.2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°)
21 - 25
3.2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa
31 - 35
3.2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa)
26 - 30
3.3. Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên
3.3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay
5 - 9
3.3.2. Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo Mục 3.2
3.4. Gẫy xương bàn tay
3.4.1. Gẫy một - hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay - ngón tay
6 - 10
3.4.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay
16 - 20
3.4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều
21 - 25
4. Ngón tay
4.1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay
4.1.1. Cụt (mất) năm ngón tay
47
4.1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay
50
4.2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay
4.2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV
45
4.2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác
4.2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V)
43
4.2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)
43
4.2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II)
43
4.2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I)
41
4.2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gẫy, khuyết…) từ một đến ba xương bàn tay
45 - 47
4.3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay
4.3.1. Mất ngón I và hai ngón khác
4.3.1.1. Mất các ngón I + II + III
41
4.3.1.2. Mất các ngón I + II + IV
39
4.3.1.3. Mất các ngón I + II + V
39
4.3.1.4. Mất các ngón I + III + IV
37
4.3.1.5. Mất các ngón I + III + V
35
4.3.1.6. Mất các ngón I + IV + V
35
4.3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)
4.3.2.1. Mất các ngón II + III + IV
31
4.3.2.2. Mất các ngón II + III + V
31
4.3.2.3. Mất các ngón II + IV + V
29
4.3.3. Mất các ngón III + IV + V
25
4.3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4– 6 % (cộng lùi)
4.4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay
4.4.1. Mất ngón I và một ngón khác
4.4.1.1. Mất ngón I và ngón II
35
4.4.1.2. Mất ngón I và ngón III
33
4.4.1.3. Mất ngón I và ngón IV
32
4.4.1.4. Mất ngón I và ngón V
31
4.4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)
4.4.2.1. Mất ngón II và ngón III
25
4.4.2.2. Mất ngón II và ngón IV
23
4.4.2.3. Mất ngón II và ngón V
21
4.4.3. Mất ngón tay III và ngón IV
19
4.4.4. Mất ngón tay III và ngón V
18
4.4.5. Mất ngón IV và ngón út V
Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 – 4 % vào tỷ lệ mất ngón
18
4.5. Cụt (mất) một ngón tay
4.5.1. Ngón I (ngón cái)
4.5.1.1. Cứng khớp liên đốt
6 - 8
4.5.1.2. Hàn khớp đốt - bàn
11 - 15
4.5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái
11 - 15
4.5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai)
11 - 15
4.5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn)
21 - 25
4.5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I
26 - 30
4.5.2. Ngón II (ngón trỏ)
4.5.2.1. Cứng một khớp liên đốt
3 - 5
4.5.2.2. Cứng khớp đốt - bàn
7 - 9
4.5.2.3. Cứng các khớp liên đốt
11 - 12
4.5.2.4. Mất đốt ba
3 - 5
4.5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)
6 - 8
4.5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón – bàn)
11 - 15
4.5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn
16 - 20
4.5.3. Ngón III (ngón giữa)
4.5.3.1. Cứng một khớp liên đốt
1 - 3
4.5.3.2. Cứng khớp đốt – bàn
5 - 6
4.5.3.3. Cứng các khớp liên đốt
7 - 9
4.5.3.4. Mất đốt ba
1 - 3
4.5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)
4 - 6
4.5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón – bàn)
8 - 10
4.5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng
11 - 15
4.5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn)
4.5.4.1. Cứng một khớp liên đốt
1 - 3
4.5.4.2. Cứng khớp ngón – bàn
4 - 5
4.5.4.3. Cứng các khớp liên đốt
6 - 8
4.5.4.4. Mất đốt ba
1 - 3
4.5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3)
4 - 6
4.5.4.6. Mất trọn ngón IV
8 - 10
4.5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng
11 - 15
4.5.5. Ngón V (ngón tay út)
4.5.5.1. Cứng một khớp liên đốt
1 - 2
4.5.5.2. Hàn khớp đốt ngón – bàn
3 - 4
4.5.5.3. Cứng các khớp liên đốt
5 - 6
4.5.5.4. Mất đốt ba
1 - 3
4.5.5.5. Mất đốt hai và ba
4 - 5
4.5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn)
6 - 8
4.5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng
11 - 15
4.6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay
4.6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái)
36 - 40
4.6.2. Cụt hai ngón II
21 - 25
4.6.3. Cụt hai ngón III
16 - 20
4.6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV
16 - 20
4.6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V
16 - 20
4.6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận)
61
4.7. Gẫy xương một đốt ngón tay
1
5. Xương đòn và xương bả vai
5.1. Gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa hoặc trong)
5.1.1. Can liền tốt, không di chứng
6 - 10
5.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác
16 - 20
5.2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn
16 - 20
5.3. Sai khớp đòn - mỏm - bả
11 - 15
5.4. Sai khớp ức - đòn
11 - 15
5.5. Gẫy xương bả vai một bên do chấn thương
5.5.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương
6 - 10
5.5.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang
11 - 15
5.5.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai
5.5.3.1. Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai
16 - 20
5.5.3.2. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tổn thương khớp vai
6. Đùi và khớp háng
6.1. Cụt hai chi dưới
6.1.1. Tháo hai khớp cổ chân
81
6.1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân
83
6.1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân
84
6.1.4. Tháo khớp gối hai bên
85
6.1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia
85
6.1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại
86
6.1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại
87
6.1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa
87
6.1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên
91
6.1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi
92
6.1.11. Tháo hai khớp háng
95
6.2. Cụt một chi dưới và mù một mắt
6.2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu
85
6.2.2. Cụt một đùi và mù một mắt
87
6.2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt
88
6.2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu
91
6.2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả
91
6.2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả
95
6.3. Tháo một khớp háng
72
6.4. Cụt một đùi
6.4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa
65
6.4.2. Đường cắt ở 1/3 trên
67
6.4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn
68 - 69
6.5. Gẫy đầu trên xương đùi
6.5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ
26 - 30
6.5.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4cm, chức năng khớp háng bị hạn chế
31 - 35
6.5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm
41 - 45
6.5.4. Gẫy cổ xương đùi gây tiêu chỏm
51
6.5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi
6.5.5.1. Khớp giả chặt
41 - 45
6.5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo
51
6.6. Trật khớp háng hoặc gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo
35
6.7. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định
6.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường
21
6.7.2. Can liền xấu, trục lệch
26 - 30
6.7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4cm
31 - 35
6.7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4cm
41
6.8. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
6.9. Sai khớp háng kết quả điều trị
6.9.1. Tốt
6 - 10
6.9.2. Gây lỏng khớp háng
21 - 25
6.10. Cứng một khớp háng sau chấn thương
6.10.1. Chi ở tư thế thẳng trục
6.10.1.1. Từ 0 - 90°
21 - 25
6.10.1.2. Từ 0 đến 60°
31 - 35
6.10.1.3. Từ 0 đến 30°
41 - 45
6.10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo
6.10.2.1. Từ 0 đến 90°
31 - 35
6.10.2.2. Từ 0 đến 60°
41 - 45
6.10.2.3. Từ 0 đến 30°
46 - 50
6.11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương
51 - 55
6.12. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới
6.12.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối
61 - 65
6.12.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân
41 - 45
6.12.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối)
66 - 70
6.12.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân
61 - 65
6.12.5. Cứng ba khớp (gối và cổ chân)
61 - 65
7. Cẳng chân và khớp gối
7.1. Tháo một khớp gối
61
7.2. Cụt một cẳng chân
7.2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường
7.2.1.1. Lắp được chân giả
51
7.2.1.2. Không lắp được chân giả
55
7.2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới
7.2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt
41 - 45
7.2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó
46 - 50
7.3. Gãy hai xương cẳng chân
7.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi
16 - 20
7.3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2cm
21 - 25
7.3.3. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm
26 - 30
7.3.4. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 5cm trở lên
31 - 35
7.4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả
7.4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5cm
31 - 35
7.4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5cm
41 - 45
7.5. Gẫy thân xương chày một chân
7.5.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi
11 - 15
7.5.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2cm
16 - 20
7.5.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm
21 - 25
7.5.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5cm trở lên
26 - 30
7.5.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn
21 - 25
7.6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả
7.6.1. Khớp giả chặt
21 - 25
7.6.2. Khớp giả lỏng
31 - 35
7. Gẫy 7.7. Gẫy hoặc vỡ mâm chày
7.7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng
15
7.7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Áp dụng tổn thương khớp gối
7.8. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày
6 - 10
7.9. Gẫy thân xương mác một chân
7.9.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liến tốt
3 - 5
7.9.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu
5 - 7
7.9.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu
7.9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân
6 - 10
7.9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ
11 - 15
7.10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác
11 - 15
7.11. Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp
7.11.1. Tầm vận động từ 0° đến trên 125°
11 - 15
7.11.2 . Tầm vận động từ 0° đến 90°
16 - 20
7.11.3. Tầm vận động từ 0° đến 45°
26 - 30
7.11.4. Cứng khớp tư thế 0°
36 - 40
7.12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt
6 - 10
7.13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này
7.14. Gẫy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này
7.15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối
7.15.1. Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mãn tính
16 - 20
7.15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
7.15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này
7.16. Dị vật khớp gối
7.16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối
11 - 15
7.16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại
21 - 25
7.17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối
7.17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt
11 - 15
7.17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị
21 - 25
7.17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt
6 - 10
7.17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị
11 - 15
Ghi chú: Tổn thương gẫy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng
8. Bàn chân và khớp cổ chân
8.1. Tháo khớp cổ chân một bên
45
8.2. Tháo khớp hai cổ chân
81
8.3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc)
35
8.4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff)
41
8.5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp
8.5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°)
21
8.5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân
31
8.6. Đứt gân gót (gân Achille)
8.6.1. Đã nối lại, không ngắn gân
11 - 15
8.6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước
21 - 25
8.6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn
26 - 30
8.7. Cắt bỏ hoàn toàn xương gót
31 - 35
8.8. Gẫy hoặc vỡ xương gót
8.8.1. Vỡ tước một phần phía sau xương gót
6 - 10
8.8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động
11 - 15
8.8.3. Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau
21 - 25
8.9. Cắt bỏ xương sên
26 - 30
8.10. Gẫy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó
16 - 20
8.11. Gẫy xương thuyền
6 - 10
8.12. Gẫy/vỡ xương hộp
11 - 15
8.13. Gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân
16 - 20
8.14. Tổn thương mắt cá chân
8.14.1. Không ảnh hưởng khớp
6 - 10
8.14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp cổ chân
8.15. Gẫy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân
8.15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng
3 - 5
8.15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động
11 - 15
8.16. Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân
8.16.1. Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn
16 - 20
8.16.2. Gẫy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động
21 - 25
8.17. Mảnh kim khí nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên)
16 - 20
8.18. Còn nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động
8.18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ
11 - 15
8.18.2. Có từ 10 mảnh trở lên
16 - 20
8.19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi
16 - 20
8.20. Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân
16 - 20
9. Ngón chân
9.1. Cụt năm ngón chân
26 - 30
9.2. Cụt bốn ngón chân
9.2.1. Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I)
16 - 20
9.2.2. Cụt bốn ngón I + II +III + IV (còn lại ngón út)
21 - 25
9.2.3. Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV)
21 – 25
9.2.4. Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)
21 - 25
9.3. Cụt ba ngón chân
9.3.1. Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I
11 - 15
9.3.2. Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I
16 - 20
9.4. Cụt hai ngón chân
9.4.1. Cụt hai ngón III + IV hoặc hai ngón III +V hoặc hai ngón IV + V
6 - 10
9.4.2. Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I)
11 - 15
9.4.3. Cụt ngón chân I và một ngón khác
16 - 20
9.5. Cụt ngón chân I
11 - 15
9.6. Cụt một ngón chân khác
3 - 5
9.7. Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân)
6 - 10
9.8. Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân)
1 - 3
9.9. Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác
2 - 4
9.10. Cứng khớp liên đốt ngón chân I
9.10.1. Tư thế thuận
3 - 5
9.10.2. Tư thế bất lợi
7 - 9
9.11. Cứng khớp đốt - bàn của ngón chân I
7 - 9
9.12. Cứng khớp đốt - bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác
9.12.1. Cứng ở tư thế thuận
1 - 3
9.12.2. Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng
4 - 5
9.13. Gẫy xương một đốt ngón chân
1
10. Chậu hông
10.1. Gẫy gai chậu trước trên
6 - 10
10.2. Gẫy mào chậu
11 - 15
10.3. Gẫy một bên cánh chậu
16 - 20
10.4. Gẫy xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu
10.4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ
31 - 35
10.4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
41 - 45
10.4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già
41 - 45
10.5. Gẫy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới)
16 - 20
10.6. Gẫy ngành ngang xương mu
10.6.1. Gẫy ở một bên
11 - 15
10.6.2. Gẫy cả hai bên
16 - 20
10.7. Gẫy ổ chảo (Cotyle) khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng)
21 - 25
10.8. Gẫy xương cụt không tổn thương thần kinh
3 - 5
10.9. Gẫy xương cùng không tổn thương thần kinh
5 - 7
11. Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh
11.1. Tổn thương cột sống cổ
11.1.1. Tổn thương bản lề cổ - lưng
26 - 30
11.1.2. Tổn thương đốt sống C1 và C2
31 - 35
11.1.3. Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương
11.1.3.1. Xẹp, viêm dính một - hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ - đầu (Gấp - dưỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 0 đến 20°)
31 - 35
11.1.3.2. Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống cổ, đau nhiều, trở ngại đến vận động cổ đầu (Trên 20° ở tất cả các động tác)
41 - 45
11.2. Tổn thương cột sống lưng - thắt lưng
11.2.1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống
21 - 25
11.2.2. Gẫy, xẹp thân hai hoặc ba đốt sống trở lên
11.2.2.1. Xẹp thân hai đốt sống
26 - 30
11.2.2.2. Xẹp ba đốt sống
36 - 40
11.2.2.3. Xẹp trên ba đốt sống
41 - 45
11.3. Gẫy, vỡ mỏm gai
11.3.1. Của một đốt sống
6 - 10
11.3.2. Của hai hoặc ba đốt sống
16 - 20
11.3.3. Của trên ba đốt sống
26 - 30
11.4. Gẫy, vỡ mỏm bên
11.4.1. Của một đốt sống
3 - 5
11.4.2. Của hai hoặc ba đốt sống
11 - 15
11.4.3. Của trên ba đốt sống
21 - 25
11.5. Viêm cột sống dính khớp do chấn thương cột sống
11.5.1. Dính khớp cột sống giai đoạn I
21 - 25
11.5.2. Dính khớp cột sống giai đoạn II
41 - 45
11.5.3. Dính khớp cột sống giai đoạn II – III
61 - 65
11.5.4. Dính khớp cột sống giai đoạn IV
81
11.6. Trượt thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm
11.6.1. Trượt một ổ không tổn thương thần kinh
21 - 25
11.6.2. Trượt nhiều tầng không tổn thương thần kinh
31 - 35
Ghi chú: Tổn thương xương, nếu có biểu hiện loãng xương kèm theo thì được cộng 5-10% (cộng lùi) (loãng xương do liệt thần kinh gây giảm vận động, do cố định xương kéo dài, không tính loãng xương do tuổi)
9. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Phần mềm và Bỏng
Tổn thương Phần mềm và Bỏng
Tỷ lệ (%)
1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ
1.1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: cứ 5% diện tích cơ thể
3
1.2. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
11 - 15
1.3. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ trên 3% diện tích cơ thể trở lên
16 - 20
1.4. Sẹo ở các vùng da hở khác diện tích trên 1% diện tích cơ thể gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ
2
2. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng chức năng da, các cơ quan liên quan và thẩm mỹ
2.1. Sẹo vùng Đầu - Mặt - Cổ
2.1.1. Sẹo vùng da đầu có tóc
2.1.1.1. Nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi vết sẹo dưới 2cm
3 - 5
2.1.1.2. Sẹo vùng da đầu đường kính trên 5cm hoặc nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi sẹo từ 2 đến 5cm
7 - 9
2.1.1.3. Lột hoặc bỏng nửa da đầu hoặc bỏng rộng hơn nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc sau chấn thương.kèm theo di chứng đau đầu
26 - 30
2.1.1.4. Lột da đầu toàn bộ hoặc vết thương bỏng rộng hơn nửa da đầu sẹo dính, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu
31 - 35
2.1.2. Sẹo vùng mặt
2.1.2.1. Sẹo đường kính dưới 5cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ
11 - 15
2.1.2.2. Sẹo đường kính 5cm đến 10cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ
21 - 25
2.1.2.3. Sẹo đường kính trên 10cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ
31 - 35
2.1.3. Sẹo vùng cổ
2.1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ
5 - 9
2.1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ
11 - 15
2.1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (sẹo dính cằm - cổ - ngực) mất ngửa, quay cổ
21 - 25
Ghi chú: Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam, nữ thanh niên chưa lập gia đình ... tỷ lệ được cộng thêm 5 – 10% (cộng lùi)
2.2. Sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng: lồi, dính, co kéo, phì đại
2.2.1. Diện tích sẹo từ 6% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
2.2.2. Diện tích sẹo từ 9% đến 11% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2.3. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 12% đến 17% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2.4. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
26 - 30
2.2.5. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
31 - 35
2.2.5. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 36% diện tích cơ thể trở lên
46 - 50
Ghi chú:
- Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng 10% (cộng lùi)
- Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ mất vú
2.3. Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương - Khớp
2.4. Sẹo một bên chi dưới gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương - Khớp
Ghi chú: Tổn thương trong Mục 2.3 và 2.4 có diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể được cộng 2% đối với vùng da kín, và 5% đối với vùng da hở (cộng lùi).
2.5. Sẹo vùng tầng sinh môn – sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục
3. Rối loạn trên vùng sẹo
3.1. Các vết loét, vết dò không liền do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo
3.1.1. Đường kính vết loét dưới 1,5cm
1 - 2
3.1.2. Đường kính vết loét từ 1,5cm đến dưới 3cm
3 - 5
3.1.3. Đường kính vết loét từ 3cm đến dưới 5cm
6 - 10
3.1.4. Đường kính vết loét từ 5 đến 10cm
16 - 20
3.1.5. Đường kính vết loét trên 10cm
21 - 25
3.2. Bỏng buốt, seọ lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm:
Ghi chú: Nếu do nguyên nhân thần kinh: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh.
6 - 10
4. Ung thư phát triển trên sẹo
4.1. Chưa di căn
4.1.1. Đã phẫu thuật hiện tại kết quả tốt
41 - 45
4.1.2. Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật
71
4.2. Đã di căn
81
5. Mảnh kim khí ở phần mềm
5.1. Còn mảnh kim khí không để lại di chứng
1 - 3
5.2. Vết thương phần mềm còn mảnh kim khí gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó
6. Tổn thương móng tay, móng chân
6.1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoăc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi)
6.1.1. Từ một đến ba móng
1 - 4
6.1.2. Từ bốn đến năm móng
6 - 10
6.2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi
6.2.1. Từ một đến ba móng
6 - 10
6.2.2. Từ bốn đến năm móng
11 - 15
10. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác
Tổn thương cơ quan Thị giác
Tỷ lệ (%)
1. Tổn thương hai mắt ảnh hưởng đến thị lực
1.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
1.2. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay từ 3m trở xuống)
81 - 85
1.3. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng
87
1.4. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính)
87
1.5. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng
88 - 89
1.6. Khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả
91
1.7. Khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả
95
2. Tổn thương một mắt ảnh hưởng đến thị lực
2.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
2.2. Mù một mắt (mắt còn lại bình thường), nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu
41
2.3. Khoét bỏ nhẵn cầu, lắp được mắt giả
51
2.4. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ
55
3. Đục nhân mắt do chấn thương
3.1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10%
3.2. Đã mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể vì giảm thị lực do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá 41% một mắt.
4. Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt)
4.1. Tắc lệ đạo, rò lệ đạo
4.1.1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật)
6 - 10
4.1.2. Rò lệ đạo
4.1.2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt
6 - 10
4.1.2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật
11 - 15
4.2. Khuyết xương thành hốc mắt
11 - 15
4.3. Rò viêm xương thành hốc mắt
11 - 15
4.4. Sẹo co kéo hở mi
11 - 15
5. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác
5.1. Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác nằm ở thuỳ chẩm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác
5.2. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương)
5.2.1. Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định
5.2.1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt
6 - 10
5.2.1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt
21 - 25
5.2.2. Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định
5.2.2.1. Ở một bên mắt
21 - 25
5.2.2.2. Ở cả hai mắt
61 - 65
5.3. Ám điểm trung tâm
5.3.1. Ám điểm ở một bên mắt
21 - 25
5.3.2. Ám điểm ở cả hai mắt
41 - 45
5.4. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác)
5.4.1. Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm)
5.4.1.1. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái)
26 - 30
5.4.1.2. Bán manh khác bên phía mũi
21 - 25
5.4.1.3. Bán manh khác bên phía hai thái dương
61 - 65
5.4.1.4. Bán manh góc 1/4 trên
11 - 15
5.4.1.5. Bán manh góc 1/4 dưới
21 - 25
5.4.1.6. Bán manh ngang trên
11 - 15
5.4.1.7. Bán manh ngang dưới
36 - 40
5.4.2. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81%
5.5. Song thị
5.5.1. Song thị ở một mắt
11 - 15
5.5.2. Song thị cả hai mắt
21 - 25
5.6. Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối
11 - 15
5.7. Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III)
5.7.1. Độ 1: Sụp mi che giác mạc > 2mm: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.7.2. Độ 2: Sụp mi che giác mạc đến trên đồng tử: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.7.3. Độ 3: Sụp mi che giác mạc qua bờ đồng tử phía dưới: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ
5.8. Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ và khô mắt không phục hồi
5.9. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử
5.9.1. Một bên mắt
11 - 15
5.9.2. Cả hai mắt
21 - 25
5.10. Rung giật nhãn cầu đơn thuần
5.10.1. Rung giật ở một mắt
6 - 10
5.10.2. Rung giật cả hai mắt
11 - 15
5.11. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III – nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
5.12. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
5.13. Viêm giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực tối đa không quá 45% cộng cả tỷ lệ ở Mục 5.12
5.14. Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác
6. Tổn thương võng mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
7. Sẹo giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 5% - 10%
8. Tổn hại môi trường trong suốt (thủy dịch - thủy tinh dịch)
8.1. Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị nhiễm đồng hoặc sắt
8.2. Tổ chức hóa dịch kính
Mục 8: Căn cứ thị lực, áp dụng thị lực tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% vì nguy cơ ảnh hưởng thị lực và kích thích viêm lâu dài
TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO GIẢM THỊ LỰC VÌ TỔN THƯƠNG
CƠ QUAN THỊ GIÁC
Giao điểm của 2 trục tung – trục hoành là tỷ lệ % tổn thương cơ thể chung của 2 mắt do giảm thị lực (sau khi đã được chỉnh kính). Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 – 10/10 (bình thường), 7/10 – 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10 ... đến sáng - tối âm tính. Thị lực đếm ngón tay 3m trở xuống được coi là mù.
Thị lực
10/10
8/10
7/10
6/10
5/10
4/10
3/10
2/10
1/10
1/20
dưới
1/20
ST
(-)
10/10 - 8/10
0
5
8
11
14
17
21
25
31
41
7/10 - 6/10
5
8
11
14
17
21
25
31
35
45
5/10
8
11
14
17
21
25
31
35
41
51
4/10
11
14
17
21
25
31
35
41
45
55
3/10
14
17
21
25
31
35
41
45
51
61
2/10
17
21
25
31
35
41
45
51
55
65
1/10
21
25
31
35
41
45
51
55
61
71
1/20
25
31
35
41
45
51
55
61
71
81
dưới 1/20
31
35
41
45
51
55
61
71
81
85
ST (-)
41
45
51
55
61
65
71
81
85
87
11. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng - Hàm - Mặt
Tổn thương Răng – Hàm - Mặt
Tỷ lệ (%)
1. Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương - hàm
1.1. Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gãy xương gò má, cung tiếp can tốt, không ảnh hưởng chức năng
6 - 10
1.2. Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn
21 - 25
1.3. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt
16 - 20
1.4. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn
31 - 35
1.5. Gẫy xương gò má cung tiếp can xấu
16 - 20
1.6. Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)
31 - 35
1.7. Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)
1.7.1. Cùng bên
41 - 45
1.7.2. Khác bên
51 - 55
1.8. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới
61
1.9. Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng
1.9.1. Từ 1,5 đến 3cm
21 - 25
1.9.2. Dưới 1,5cm
36 - 40
2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn)
2.1. Mất một răng
2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1,2,3)
1,5
2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4,5)
1,25
2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7
1,5
2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6
2,0
2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1
Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi.
Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tính bằng 50% mất răng
2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm
15 - 18
2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm
21 - 25
2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm
31
3. Phần mềm
Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tổn thương mũi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói
51 - 55
4. Lưỡi
4.1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói
6 - 10
4.2. Mất một nửa đến hai phần ba lưỡi
31 - 35
4.3. Mất ba phần tư lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi)
51 - 55
5. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt
5.1. Gây hậu quả khô miệng
21 - 25
5.2. Gây rò kéo dài
26 - 30
12. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Tai - Mũi - Họng
Tổn thương Tai - Mũi - Họng
Tỷ lệ (%)
1. Tai
1.1. Nghe kém hai tai
1.1.1. Nghe kém nhẹ hai tai
6 - 10
1.1.2. Nghe kém nhẹ một tai – trung bình một tai
16 - 20
1.1.3. Nghe kém nhẹ một tai – nặng một tai
21 - 25
1.1.4. Nghe kém nhẹ một tai – quá nặng một tai
26 - 30
1.1.5. Nghe kém trung bình hai tai
1.1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36 đến 45%)
21 - 25
1.1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46 đến 55%)
26 - 30
1.1.6. Nghe kém trung bình một tai – nghe kém nặng một tai
31 - 35
1.1.7. Nghe kém trung bình một tai – nghe kém rất nặng một tai
36 - 40
1.1.8. Nghe kém nặng hai tai
1.1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56 đến 65%)
41 - 45
1.1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66 đến 75%)
46 - 50
1.1.9. Nghe kém nặng một tai - Nghe kém quá nặng một tai
51 - 55
1.1.10. Nghe kém quá nặng hai tai
1.1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76 đến 95%)
61 - 65
1.1.10.2 Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%)
71
1.2. Nghe kém một tai
1.2.1. Nghe kém nhẹ một tai
3
1.2.2. Nghe kém trung bình một tai
9
1.2.3. Nghe kém nặng một tai
11 - 15
1.2.4. Nghe kém quá nặng một tai
16 - 20
1.3. Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ do sóng nổ làm giảm sức nghe . Xác định tỷ lệ theo mức độ nghe kém
1.4. Viêm tai giữa mạn tính sau chấn thương sóng nổ gây tổn thương tai giữa
Tỷ lệ theo sức nghe và cộng thêm từ 5 đến 10 % (cộng lùi) tuỳ theo viêm tai giữa một bên hay hai bên, có kèm theo cholesteatome cộng thêm từ 11 đến 15 % (cộng lùi)
1.5. Vết thương vành tai
1.5.1. Mất một phần một vành tai hoặc sẹo co rúm một vành tai
5 - 9
1.5.2. Mất hoàn toàn một vành tai
16 - 20
1.5.3. Mất hoàn toàn hai vành tai
26 - 30
1.6. Sẹo chít hẹp ống tai
1.6.1. Sẹo làm hẹp ống tai một bên (hạn chế âm thanh)
3 - 6
1.6.2. Sẹo làm hẹp ống tai hai bên
11 - 15
1.6.3. Nếu ống tai bị bít kín tỷ lệ tính theo mức độ nghe kém cộng lùi tỷ lệ ống tai bị bịt kín
1.6.4. Nếu ống tai bị bít kín gây viêm ống tai ngoài thì cộng từ 5 đến 7% ở từng bên tai (cộng lùi)
1.7. Vỡ xương đá không để lại di chứng
16 - 20
1.8. Vỡ xương đá để lại di chứng: Tỷ lệ Mục 1.7 cộng tỷ lệ di chứng (cộng lùi)
2. Mũi xoang
2.1. Khuyết mũi
2.1.1. Khuyết một phần mũi ảnh hưởng ít thẩm mỹ
5 - 9
2.1.2. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da
11 - 15
2.1.3. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da và sụn
21 - 25
2.1.4. Khuyết nửa mũi
31 - 35
2.1.5. Khuyết hoàn toàn mũi
41 - 45
2.2. Sẹo chít hẹp lỗ mũi (do chấn thương) ảnh hưởng đến thở
2.2.1. Sẹo chít hẹp một lỗ mũi
6 - 10
2.2.2. Sẹo bít cả một lỗ mũi
16 - 20
2.2.3. Sẹo chít hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều đến thở, ngửi
26 - 30
2.2.4. Sẹo bít hoàn toàn cả hai lỗ mũi phải thở bằng mồm
36 - 40
2.3. Tổn thương tháp mũi (Gẫy, sập xương sống mũi,vẹo vách ngăn)
2.3.1. Không ảnh hưởng đến chức năng thở và ngửi
6 - 10
2.3.2. Ảnh hưởng nhiều đến thở và ngửi
26 - 30
2.4. Rối loạn khứu giác một bên
2.4.1.Rối loạn khứu giác một bên
6 - 10
2.4.2. Mất khứu giác hoàn toàn một bên
Tỷ lệ được cộng lùi từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác (sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn....)
11 - 15
2.5. Viêm mũi teo (Trĩ mũi)
2.5.1. Viêm mũi teo một bên mũi
16 - 20
2.5.2. Viêm mũi teo hai bên
31 - 35
2.6. Chấn thương xoang
2.6.1. Vỡ rạn hay lún thành xoang hàm hoặc xoang trán không di lệch
11 - 15
2.6.2. Mất một phần hay vỡ di lệch thành xoang hàm hoặc xoang trán
16 - 20
2.6.3. Chấn thương phức hợp mũi – sàng (vỡ kín mũi - sàng - bướm) cộng lùi với các tổn thương phối hợp đi kèm của các cơ quan khác
36 - 40
2.7. Chấn thương sọ - mặt (tầng trên, giữa, dưới) theo tỷ lệ tổn thương các chức năng liên quan
2.8. Viêm xoang sau chấn thương
2.8.1. Viêm đơn xoang
2.8.1.1. Một bên
6 - 10
2.8.1.2. Hai bên
11 - 15
2.8.2. Viêm đa xoang
2.8.2.1. Một bên
16 - 20
2.8.2.2. Hai bên
26 - 30
2.8.3. Viêm xoang còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy ra được hoặc mổ không lấy ra được) hoặc có lỗ rò: Tỷ lệ Mục 2.8.1 hoặc 2.8.2 cộng lùi 5%
3. Họng
3.1. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc)
11 - 15
3.2. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng khó nuốt (khó nuốt chất lỏng)
26 - 30
3.3. Ăn qua ống thông dạ dầy (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua đường họng
71 - 75
3.4. Mất vị giác: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh
4. Thanh quản
4.1. Rối loạn tiếng nói do tổn thương của thanh quản - họng hoặc các cơ vùng cổ
4.1.1. Nói khó
4.1.1.1. Nói khó mức độ nhẹ (câu ngắn)
16 - 20
4.1.1.2. Nói khó mức độ vừa (từng tiếng)
26 - 30
4.1.1.3. Nói khó mức độ nặng (không rõ tiếng)
41 - 45
4.1.2. Không nói được phải giao tiếp bằng hình thức khác
61
4.2. Rối loạn giọng nói (do tổn thương nội thanh quản – dây thanh)
4.2.1. Nói khản giọng
11 - 15
4.2.2. Nói không rõ tiếng
21 - 25
4.2.3. Mất tiếng
41 - 45
Ghi chú: Tỷ lệ được cộng lùi thêm 10% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ hơi...)
4.3. Rối loạn hô hấp (khó thở thanh quản)
4.3.1.Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt)
21 - 25
4.3.2. Khó thở vừa (trung bình: khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ)
41 - 45
4.3.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi)
61 - 65
4.3.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn
81
BẢNG 2
BẢNG TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH, TẬT
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do Bệnh lý rối loạn Tâm thần và hành vi
Bệnh lý rối loạn tâm thần, hành vi
Tỷ lệ (%)
1. Sa sút trí tuệ (Mất trí – Dementia)
1.1. Mức độ nhẹ
21 - 25
1.2. Mức độ vừa (trung bình)
41 - 45
1.3. Mức độ nặng (trầm trọng)
61 - 65
1.4. Mức độ rất nặng (hoàn toàn)
81 - 85
2. Chậm phát triển tâm thần
2.1. Mức độ nhẹ
21 - 25
2.2. Mức độ vừa
41 - 45
2.3. Mức độ nặng
61 - 65
2.4. Mức độ trầm trọng
81 - 85
3. Bệnh tâm thần phân liệt
3.1. Điều trị ổn định
31 - 35
3.2. Điều trị không ổn định
51 - 55
3.3. Điều trị không kết quả
61 - 65
4. Rối loạn loạn thần dạng ảo giác
4.1. Ảo giác điều trị khỏi
0
4.2. Ảo giác điều trị ổn định
21 - 25
4.3. Ảo giác điều trị không ổn định
31 - 35
4.4. Ảo giác điều trị không kết quả
41 - 45
5. Rối loạn khí sắc (cảm xúc)
5.1. Điều trị khỏi
0
5.2. Điều trị ổn định
21 - 25
5.3. Điều trị không ổn định
31 - 35
5.4. Điều trị không kết quả
41 - 45
6. Rối loạn khí sắc (cảm xúc) đơn độc khác
6.1. Điều trị khỏi
0
6.2. Điều trị ổn định
11 - 15
6.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
6.4. Điều trị không kết quả
31 - 35
7. Phản ứng với Stress (căng thẳng) trầm trọng và rối loạn sự thích ứng
7.1. Điều trị khỏi
0
7.2. Điều trị ổn định
6 - 10
7.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
7.4. Trường hợp cá biệt tổn thương mạn tính dạng suy giảm chức năng cơ quan, bộ phận tỷ lệ được tính theo mức độ suy giảm chức năng cơ quan, bộ phận đó (tỷ lệ tạm thời)
8. Các rối loạn dạng cơ thể
8.1. Điều trị khỏi
0
8.2. Điều trị ổn định
6 - 10
8.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
9. Các rối loạn tâm căn khác
9.1. Điều trị khỏi
0
9.2. Điều trị ổn định
6 - 10
9.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
10. Rối loạn lo âu
10.1. Điều trị khỏi
0
10.2. Điều trị ổn định
11 - 15
10.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
10.4. Điều trị không kết quả
31 - 35
11. Rối loạn phân ly
11.1. Điều trị khỏi
0
11.2. Điều trị ổn định
11 - 15
11.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
11.4. Điều trị không kết quả
31 - 35
12. Rối loạn ám ảnh
12.1. Điều trị khỏi
0
12.2. Điều trị ổn định
16 - 20
12.3. Điều trị không ổn định
31 - 35
12.4. Điều trị không kết quả
41 - 45
13. Rối loạn nhân cách đặc hiệu dạng Paranoid, dạng phân liệt, dạng chống xã hội
13.1. Điều trị khỏi
0
13.2. Điều trị ổn định
21 - 25
13.3. Điều trị không ổn định
41 - 45
13.4. Điều trị không kết quả
61 - 65
14. Các rối loạn nhân cách đặc hiệu khác
14.1. Điều trị khỏi
0
14.2. Điều trị ổn định
21 - 25
14.3. Điều trị không ổn định
31 - 35
14.4. Điều trị không kết quả
41 - 45
15. Các rối loạn nhân cách khác
15.1. Điều trị khỏi
0
15.2. Điều trị ổn định
21 - 25
15.3. Điều trị không ổn định
31 - 35
15.4. Điều trị không kết quả
41 - 45
16. Các rối loạn thói quen, tác phong và xung động, Tic
16.1. Điều trị khỏi
0
16.2. Điều trị ổn định
1 - 3
16.3. Điều trị không ổn định
6 - 10
16.4. Điều trị không kết quả
Ghi chú: Đối với trẻ em dưới 18 tuổi cho tỷ lệ tạm thời.
11 - 15
17. Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ, các kỹ năng học tập
17.1. Mức độ nhẹ
16 - 20
17.2. Mức độ vừa
31 - 35
17.3. Mức độ nặng
41 - 45
17.4. Mức độ rất nặng
Ghi chú: Đối với trẻ em dưới 18 tuổi cho tỷ lệ tạm thời.
51 - 55
18. Rối loạn lan tỏa sự phát triển
18.1. Mức độ nhẹ
16 - 20
18.2. Mức độ vừa
41 - 4 5
18.3. Mức độ nặng
61 – 65
18.4. Mức độ rất nặng
Ghi chú: Đối với trẻ em dưới 18 tuổi cho tỷ lệ tạm thời.
81 - 85
19. Các rối loạn ăn uống
19.1. Đều trị khỏi
0
19.2. Điều trị ổn định
1 - 3
19.3. Điều trị không ổn định
11 - 15
19.4. Điều trị không kết quả
31 - 35
20. Các rối loạn giấc ngủ
20.1. Điều trị khỏi
0
20.2. Điều trị ổn định
1 - 5
20.3. Điều trị không ổn định
11 - 15
20.4. Điều trị không kết quả
21 - 25
21. Rối loạn tăng động và hành vi ở thanh thiếu niên
21.1. Mức độ nhẹ
6 - 10
21.2. Mức độ trung bình
11 - 15
21.3. Mức độ nặng
21 - 25
Ghi chú: Bệnh lý Tâm thần và rối loạn hành vi nếu có biến chứng, di chứng tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng, di chứng đó.
2. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
Bệnh, tật hệ Thần kinh
Tỷ lệ (%)
1. Sống kiểu thực vật
100
2. Liệt
2.1. Liệt tứ chi
2.1.1. Mức độ nhẹ
61 - 65
2.1.2. Mức độ vừa
81 - 85
2.1.3. Mức độ nặng
91 - 95
2.1.4. Liệt hoàn toàn tứ chi
99
2.2. Liệt nửa người
2.2.1. Mức độ nhẹ
36 - 40
2.2.2. Mức độ vừa
61 - 65
2.2.3. Mức độ nặng
71 - 75
2.2.4. Liệt hoàn toàn nửa người
85
2.3. Liệt hai tay hoặc hai chân
2.3.1. Mức độ nhẹ
36 - 40
2.3.2. Mức độ vừa
61 - 65
2.3.3. Mức độ nặng
76 - 80
2.3.4. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân
86 - 90
2.4. Liệt một tay hoặc một chân
2.4.1. Mức độ nhẹ
21 - 25
2.4.2. Mức độ vừa
36 - 40
2.4.3. Mức độ nặng
51 - 55
2.4.4. Liệt hoàn toàn
Ghi chú: Tổn thương trong Mục 2.3 và Mục 2.4 nếu tổn thương chi trên lấy tỷ lệ tối đa, tổn thương chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu
61 - 65
3. Bệnh liệt chu kỳ
3.1. Bệnh liệt chu kỳ đã không tái phái từ một năm trở lên (tính đến thời điểm khám giám định)
1 - 3
3.2. Bệnh liệt chu kỳ còn tái phát ít nhất một lần/năm (tính đến thời điểm khám giám định)
11- 15
4. Chậm phát triển vận động (Rối loạn đặc hiệu sự phát triển chức năng vận động)
4.1. Mức độ nhẹ
31 - 35
4.2. Mức độ vừa
41 - 45
4.3. Mức độ nặng
61 - 65
4.4. Mức độ rất nặng
71 - 75
5. Hội chứng ngoại tháp
(Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, múa vờn, múa giật, run, loạn trương lực toàn thể hóa …)
5.1. Mức độ nhẹ
26 - 30
5.2. Mức độ vừa
61 - 65
5.3. Mức độ nặng
81 - 85
5.4. Mức độ rất nặng
91 - 95
6. Loạn trương lực khu trú hoặc phân đoạn
6.1. Loạn trương lực khu trú hoặc phân đoạn chưa gây suy giảm chức năng của cơ quan, bộ phận
1 - 5
6.2. Loạn trương lực khu trú hoặc phân đoạn liên tục, gây suy giảm chức năng của cơ quan, bộ phận được tính theo tỷ lệ suy giảm chức năng của cơ quan bộ phận do tình trạng loạn trương lực cơ gây ra
7. Mất thực dụng
31 - 35
8. Rối loạn cảm giác
8.1. Rối loạn cảm giác (không bao gồm mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau) một bên từ bụng trở xuống (từ khoanh đoạn thắt lưng L1)
11 - 15
8.2. Mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau một bên từ bụng trở xuống
16 - 20
8.3. Rối loạn cảm giác (không bao gồm mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau) một bên từ ngực trở xuống (từ khoanh đoạn ngực T5/D5)
26 - 30
8.4. Mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau một bên từ ngực trở xuống (từ khoanh đoạn ngực T5/D5)
31 - 35
8.5. Rối loạn cảm giác (không bao gồm mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau) nửa người
31 - 35
8.6. Mất cảm giác hoặc loạn cảm giác đau nửa người
45
9. Rối loạn ngôn ngữ
9.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca
9.1.1. Nhẹ
16 - 20
9.1.2. Vừa
31 - 35
9.1.3. Nặng
41 - 45
9.1.4. Rất nặng
51 - 55
9.1.5. Hoàn toàn
61
9.2. Mất hiểu lời kiểu Wernicke
9.2.1. Mức độ nhẹ
16 - 20
9.2.2. Mức độ vừa
31 - 35
9.2.3. Mức độ nặng
41 - 45
9.2.4. Mức độ rất nặng
51 - 55
9.2.5. Mức độ hoàn toàn
65
9.3. Mất đọc
41 - 45
9.4. Mất viết
41 - 45
9.5. Quên sử dụng nửa người
31 - 35
10. Bệnh lý rễ, đám rối thần kinh một bên
10.1. Tổn thương rễ thần kinh
10.1.1. Tổn thương một rễ
10.1.2. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (trừ các rễ: C4, C5, C6,, C7, C8,, T1 (D1), L5, S1)
3 - 5
10.1.3. Tổn thương hoàn toàn một rễ (trừ các rễ: C4, C5, C6,, C7, C8,, T1 (D1), L5, S1)
9
10.1.4. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6,, C7, C8,, T1 (D1)
11 - 15
10.1.5. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6,, C7, C8,, T1 (D1)
21
10.1.6. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1
16 - 20
10.1.7. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1
26 - 30
10.2. Tổn thương đuôi ngựa
10.2.1. Không hoàn toàn (có rối loạn cơ tròn)
61 - 65
10.2.2. Hoàn toàn
90
10.3. Tổn thương đám rối thần kinh một bên
10.3.1. Tổn thương đám rối thần kinh cổ
10.3.1.1. Không hoàn toàn
11 - 15
10.3.1.2. Hoàn toàn
21 - 25
10.3.2. Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
10.3.2.1. Tổn thương thân nhất giữa
26 - 30
10.3.2.2. Tổn thương thân nhất dưới
46 - 50
10.3.2.3. Tổn thương tổn thương thân nhất trên
51 - 55
10.3.2.4. Tổn thương thân nhì trước trong
46 - 50
10.3.2.5. Tổn thương thân nhì trước ngoài
46 - 50
10.3.2.6. Tổn thương thân nhì sau
51 - 55
10.3.2.7. Tổn thương hoàn toàn
65
10.3.3. Tổn thương đám rối thắt lưng
10.3.3.1. Không hoàn toàn (có tổn thương thần kinh đùi)
26 - 30
10.3.3.2. Hoàn toàn
41 - 45
10.3.4. Tổn thương đám rối cùng
10.3.4.1. Không hoàn toàn
36 - 40
10.3.4.2. Hoàn toàn
61
11. Tổn thương dây thần kinh tủy sống một bên
11.1. Tổn thương các dây thần kinh cổ
11.1.1. Không hoàn toàn
11 - 15
11.1.2. Hoàn toàn
21 - 25
11.2. Tổn thương dây thần kinh trên gai hoặc dưới gai
11.2.1. Không hoàn toàn
3 - 5
11.2.2. Hoàn toàn
11
11.3. Tổn thương dây thần kinh ngực dài
11.3.1. Không hoàn toàn
5 - 9
11.3.2. Hoàn toàn
Ghi chú: Mục 11.3.1 và 11.3.2 Nữ được tỉnh tỷ lệ tối đa, Nam được tính tỷ lệ tối thiểu
11 - 15
11.4. Tổn thương một dây thần kinh liên sườn
6 - 10
11.5. Tổn thương thần kinh mũ
11.5.1. Không hoàn toàn
16 - 20
11.5.2. Hoàn toàn
31 - 35
11.6. Tổn thương thần kinh cơ bì
11.6.1. Không hoàn toàn
11 - 15
11.6.2. Hoàn toàn
26 - 30
11.7. Tổn thương thần kinh quay
11.7.1. Tổn thương nhánh
11 - 15
11.7.2. Tổn thương bán phần
26 - 30
11.7.3. Tổn thương hoàn toàn
41 - 45
11.8. Tổn thương thần kinh trụ
11.8.1. Tổn thương nhánh
11 - 15
11.8.2. Tổn thương bán phần
21 - 25
11.8.3. Tổn thương hoàn toàn
31 - 35
11.9. Tổn thương thần kinh giữa
11.9.1. Tổn thương nhánh
11 - 15
11.9.2. Tổn thương bán phần
21 - 25
11.9.3. Tổn thương hoàn toàn
31 - 35
11.10. Tổn thương thần kinh cánh tay bì trong
11 - 15
11.11. Tổn thương thần kinh cẳng tay bì trong
11 - 15
11.12. Tổn thương thần kinh mông trên và mông dưới
11.12.1. Không hoàn toàn
11 - 15
11.12.2. Hoàn toàn
21 - 25
11.13. Tổn thương thần kinh da đùi sau
11.13.1. Không hoàn toàn
1 - 3
11.13.2. Hoàn toàn
6 - 10
11.14. Tổn thương thần kinh đùi
11.14.1. Tổn thương nhánh
11 - 15
11.14.2. Tổn thương bán phần
21 - 25
11.14.3. Tổn thương hoàn toàn
36 - 40
11.15. Tổn thương thần kinh đùi bì
11.15.1. Không hoàn toàn
1 - 3
11.15.2. Hoàn toàn
6 - 10
11.16. Tổn thương thần kinh bịt
11.16.1. Không hoàn toàn
6 - 10
11.16.2. Hoàn toàn
16 - 20
11.17. Tổn thương thần kinh sinh dục – đùi
11.17.1. Không hoàn toàn
5 - 9
11.17.2. Hoàn toàn
11 - 15
11.18. Tổn thương thần kinh hông to
11.18.1. Tổn thương nhánh
16 - 20
11.18.2. Tổn thương bán phần
26 - 30
11.18.3. Tổn thương hoàn toàn
41 - 45
11.19. Tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài
11.19.1. Tổn thương nhánh
6 - 10
11.19.2. Tổn thương bán phần
16 - 20
11.19.3. Tổn thương hoàn toàn
26 - 30
11.20. Tổn thương thần kinh hông khoeo trong
11.20.1. Tổn thương nhánh
6 - 10
11.20.2. Tổn thương bán phần
11 - 15
11.20.3. Tổn thương hoàn toàn
21 - 25
12. Tổn thương dây thần kinh sọ một bên
12.1. Tổn thương dây thần kinh sọ số I
12.1.1. Không hoàn toàn
11 - 15
12.1.2. Hoàn toàn
21 - 25
12.2. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Áp dụng theo mức độ giảm thị lực trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ quan Thị giác
12.3. Tổn thương thần kinh sọ số III
12.3.1. Tổn thương một nhánh
11 - 15
12.3.2. Tổn thương bán phần
21 - 25
12.3.3. Tổn thương hoàn toàn
31 - 35
12.4. Tổn thương thần kinh sọ số IV
12.4.1. Không hoàn toàn
3 - 5
12.4.2. Hoàn toàn
11 - 15
12.5. Tổn thương thần kinh sọ số V
12.5.1. Tổn thương một nhánh
6 - 10
12.5.2. Tổn thương không hoàn toàn
16 - 20
12.5.3. Tổn thương hoàn toàn
26 - 30
12.6. Tổn thương thần kinh sọ số VI
12.6.1. Không hoàn toàn
6 - 10
12.6.2. Hoàn toàn
16 - 20
12.7. Tổn thương thần kinh sọ số VII
12.7.1. Tổn thương nhánh
6 - 10
12.7.2. Tổn thương không hoàn toàn
16 - 20
12.7.3. Tổn thương hoàn toàn
26 - 30
12.8. Tổn thương thần kinh sọ số VIII: Tỷ lệ tính theo di chứng Hội chứng Tiền đình và/hoặc mất thính lực
12.9. Tổn thương thần kinh sọ số IX
12.9.1. Không hoàn toàn
11 - 15
12.9.2. Hoàn toàn
21 - 25
12.10. Tổn thương thần kinh sọ số X
12.10.1. Không hoàn toàn
11 - 15
12.10.2. Hoàn toàn
21 - 25
12.11. Tổn thương thần kinh sọ số XI
12.11.1. Không hoàn toàn
11 - 15
12.11.2. Hoàn toàn
21 - 25
12.12. Tổn thương thần kinh sọ số XII
12.12.1. Không hoàn toàn
21 - 25
12.12.2. Hoàn toàn
36 - 40
13. Hội chứng giao cảm cổ (Hội chứng Claude Bernard - Horner)
31 - 35
14. Rối loạn cơ tròn
14.1. Đại, tiểu tiện không tự chủ không thường xuyên (Bệnh nhân vẫn tự chủ được nhưng không thường xuyên nên đại, tiểu tiện dầm không thường xuyên)
31 - 35
14.2. Bí đại, tiểu tiện
51 - 55
14.3. Đại, tiểu tiện không tự chủ (đại, tiểu tiện dầm dề)
61
15. Rối loạn hoạt động cơ quan sinh dục do tổn thương thần kinh
Áp dụng theo Tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục
16. Động kinh
16.1. Động kinh cơn co cứng - co giật
16.1.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)
11 - 15
16.1.2. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn hiếm
21 - 25
16.1.3. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn thưa
31 - 35
16.1.4. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn mau
61 - 65
16.1.5. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn rất mau
81 - 85
16.2. Động kinh cơn cục bộ đơn thuần
16.2.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)
6 - 10
16.2.2. Không đáp ứng điều trị còn cơn hiếm
11 - 15
16.2.3. Không đáp ứng điều trị còn cơn thưa
21 - 25
16.2.4. Không đáp ứng điều trị còn cơn trên mau
31 - 35
16.2.5. Không đáp ứng điều trị còn cơn rất mau
61 - 65
16.3. Động kinh cơn cục bộ phức hợp
16.3.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)
11 - 15
16.3.2. Không đáp ứng điều trị còn cơn hiếm
16 - 20
16.3.3. Không đáp ứng điều trị còn cơn thưa
26 - 30
16.3.4. Không đáp ứng điều trị còn cơn mau
41 - 45
16.3.5. Không đáp ứng điều trị còn cơn rất mau
66 - 70
16.4. Động kinh cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát: Tỷ lệ được tính như động kinh toàn thể
16.5. Động kinh có biến chứng rối loạn tâm thần, hành vi: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ động kinh tương ứng cộng tỷ lệ biến chứng rối loạn tâm thần và hành vi (cộng lùi).
16.6. Động kinh có điều trị can thiệp: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ động kinh tương ứng cộng tỷ lệ di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên (cộng lùi).
17. Hội chứng tiền đình (trung ương, ngoại vi)
17.1. Hội chứng tiền đình (dạng cơn) điều trị ổn định
6 - 10
17.2. Hội chứng tiền đình điều trị không ổn định
17.2.1. Mức độ nhẹ
21 - 25
17.2.2. Mức độ vừa
41 - 45
17.2.3. Mức độ nặng
61 – 65
17.2.4. Mức độ rất nặng
81 - 85
18. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay)
18.1. Ra mồ hôi chân, tay ẩm ướt thường xuyên
6 - 10
18.2. Ra mồ hôi chân, tay chảy thành giọt không thường xuyên
16 - 20
18.3. Ra mồ hôi chân, tay chảy thành giọt thường xuyên
26 - 30
18.4. Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi chân, tay) đã điều trị can thiệp
18.4.1. Kết quả tốt
1 - 3
18.4.2. Kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 18.4.1 cộng lùi tỷ lệ Mục 18.1 hoặc 18.2 hoặc 18.3.
19. Nhức nửa đầu (Migraine), bệnh Horton ...
19.1. Bệnh lý nhức đầu điều trị ổn định
6 - 10
19.2. Bệnh lý nhức đầu điều trị không ổn định
16 - 20
20. U rễ, dây thần kinh
20.1. Chưa điều trị can thiệp
16 - 20
20.2. Chưa điều trị can thiệp gây rối loạn chức năng thần kinh: Áp dụng tỷ lệ Mục 20.1 cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh
20.3. Đã điều trị can thiệp
20.3.1. Kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên
20.3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 20.3.1 cộng lùi tỷ lệ tổn thương rễ, dây thần kinh tương ứng
21. U màng tủy, u tủy
21.1. Chưa điều trị can thiệp, chưa gây rối loạn chức năng thần kinh
16 - 20
21.2. Chưa điều trị can thiệp, gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 21.1 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn chức năng
21.3. Đã điều trị can thiệp
21.3.1. Kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên
21.3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 21.3.1 cộng lùi tỷ lệ tổn thương thần kinh tương ứng
22. Ổ tổn thương não, khối choán chỗ màng não, não
22.1. Chưa gây rối loạn chức năng hệ Thần kinh
31 - 35
22.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 22.1 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn chức năng
22.3. Đã điều trị can thiệp
22.3.1. Kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên
22.3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 22.3.1 cộng lùi tỷ lệ tổn thương thần kinh tương ứng
23. Bệnh, Hội chứng nhược cơ
23.1. Nhược cơ loại I
11 - 15
23.2. Nhược cơ loại II
21 - 25
23.3. Nhược cơ loại III
31 - 35
23.4. Nhược cơ loại IV
41 - 45
23.5. Nhược cơ loại V
Nếu có biến chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
61 - 65
24. Dị dạng, dị tật hệ thần kinh
24.1. Dị dạng, dị tật hệ thần kinh nếu tương tự như các tổn thương hệ thần kinh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
0 - 5
24.2. Dị dạng, dị tật hệ thần kinh khác
24.2.1. Chưa ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh
0 - 5
24.2.2. Có ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh: Áp dụng tỷ lệ Mục 24.2.1 cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng thần kinh hoặc các cơ quan khác (nếu có)
24.2.3. Đã điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ di chứng tổn thương bộ phận cơ thể do phương pháp can thiệp gây nên
24.2.4. Đã điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 24.2.3 cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
3. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tim Mạch
Bệnh tật hệ Tim Mạch
Tỷ lệ (%)
1. Bệnh tật màng ngoài tim
1.1. Điều trị kết quả tốt (không để lại di chứng, biến chứng)
11 - 15
1.2. Điều trị kết quả không tốt (có biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim): Tỷ lệ được tính theo mục tương ứng trong bảng này
1.3. Di chứng viêm màng ngoài tim co thắt, phải xử trí bằng phẫu thuật
1.3.1. Kết quả tương đối tốt (hết các triệu chứng suy tim)
31 - 35
1.3.2. Kết quả hạn chế gây biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.3.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
2. Viêm cơ tim
2.1. Viêm cơ tim không có biến chứng
2.1.1. Viêm cơ tim đơn thuần điều trị nội khoa có kết quả tốt (khỏi hoàn toàn)
11 - 15
2.1.2. Viêm cơ tim điều trị kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF%)
31 - 35
2.1.3. Điều trị kết quả hạn chế (EF% < 50%) nhưng chưa phải điều trị can thiệp
41 - 45
2.1.4. Viêm cơ tim phải điều trị can thiệp (cấy thiết bị hỗ trợ thất) và/hoặc phẫu thuật
71 - 75
2.2. Viêm cơ tim có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ tại các Mục 2.1.2 hoặc 2.1.3 hoặc 2.1.4 nói trên cộng lùi với tỷ lệ của biến chứng
3. Bệnh cơ tim tiên phát
3.1. Bệnh cơ tim giai đoạn đầu gây giảm chức năng thất (phát hiện, đánh giá chủ yếu bằng Siêu âm tim Doopler)
41 - 45
3.2. Bệnh cơ tim giai đoạn biến chứng (suy tim, rối loạn nhịp tim,…): Tỷ lệ tính theo Mục 3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
4. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định)
4.1. Hội chứng đau thắt ngực (đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa)
4.1.1. Cơn thưa nhẹ (Độ I)
31 - 35
4.1.2. Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (Độ II, III)
56 - 60
4.1.3. Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (Độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não,…)
71 - 75
4.2. Hội chứng đau thắt ngực đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp can thiệp động mạch vành
4.2.1. Kết quả tương đối tốt
51 - 55
4.2.2. Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng (biến đổi EF%, suy tim, rối loạn nhịp): Áp dụng tỷ lệ Mục 4.2.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
5. Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim
5.1. Đau thắt ngực không ổn định
61 - 65
5.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng
5.2.1. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định)
61 - 65
5.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả phải can thiệp nong, đặt Stent…
71 - 75
5.2.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành (đã tính cả tỷ lệ phẫu thuật)
76 - 80
5.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng: thông liên thất do thủng vách liên thất, các rối loạn nhịp tim, suy tim, tắc động mạch não, viêm màng ngoài tim, phình tim,…
81 - 85
6. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
6.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt
31 - 35
6.2. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế để lại di chứng nhẹ
41 - 45
6.3. Điều trị kết quả không tốt, bị biến chứng nặng (Nhồi máu cơ tim, áp xe cơ tim, thông liên nhĩ, thông liên thất sau viêm, phình tim, block nhĩ thất, đứt trụ cơ dây chằng, biến chứng tắc mạch,…) đã phẫu thuật
6.3.1. Kết quả tốt
61 - 65
6.3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 6.3.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
7. Các bệnh lý tổn thương van tim, thấp tim (thấp khớp cấp)
7.1. Các bệnh lý tổn thương van tim
7.1.1. Các bệnh lý tổn thương van tim, điều trị nội khoa
7.1.1.1. Chưa ảnh hưởng chức năng tâm trương, tâm thu
21 - 25
7.1.1.2. Có rối loạn chức năng tâm trương tim
26 - 30
7.1.1.3. Có biến chứng suy tim và/hoặc có rối loạn nhịp tim và/ hoặc biến chứng cơ quan khác: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.1.1 cộng lùi với tỷ lệ các biến chứng
7.1.2. Các bệnh lý tổn thương van tim phải điều trị can thiệp
7.1.2.1. Điều trị can thiệp nong van, tách van kết quả tương đối tốt (triệu chứng suy tim tuy có giảm nhưng vẫn còn)
61 - 65
7.1.2.2. Điều trị can thiệp nong van, tách van kết quả hạn chế (loạn nhịp, sa van hai lá, hở van hai lá hơn 2/4...)
66 - 70
7.1.2.3. Thay van (Phẫu thuật tim hở): Kết quả tương đối tốt, không có rối loạn nhịp
61 - 65
7.1.2.4. Thay van (Phẫu thuật tim hở) có biến chứng sau thay van: (áp-xe quanh vòng van, loạn nhịp, dính kết Fibrin sau đó vôi hóa tại van, rối loạn hoạt động của van, hở hoặc hẹp van động mạch chủ thứ phát, suy tim tiến triển...)
71 - 75
7.2. Thấp tim (thấp khớp cấp)
7.2.1. Thấp tim đơn thuần (không để lại di chứng tổn thương cơ tim, van tim…) tái phát dưới 2 lần/năm
11 - 15
7.2.2. Thấp tim đơn thuần tái phát từ hai lần/năm trở lên
21 - 25
7.2.3. Thấp tim có biến chứng hở, hẹp van, sùi, vôi hóa van đơn thuần, hoặc có biến chứng rung nhĩ, cục máu đông buồng nhĩ trái, tắc động mạch phổi, tắc động mạch ngoại vi, suy tim…
7.2.3.1. Điều trị nội khoa có kết quả
41 - 45
7.2.3.2. Điều trị nội khoa không kết quả, hoặc kết quả hạn chế, có chỉ định phẫu thuật
61 - 65
7.2.3.3. Điều trị nong van tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.2.1 hoặc 7.1.2.2.
7.2.3.4. Thay van: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.2.3, 7.1.2.4
7.2.4. Tổn thương nhiều van tim kết hợp: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1, 7.2 tuỳ hình thái tổn thương và cộng lùi 10 đến 15% tuỳ số lượng van tim tổn thương.
8. Rối loạn nhịp tim
8.1. Các rối loạn nhịp tim (không thuộc Mục 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6, 8.7)
8.1.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt (không tái phát)
0
8.1.2. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)
21 - 25
8.1.3. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp
8.1.3.1. Kết quả tốt (không còn rối loạn nhịp)
0
8.1.3.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
41 - 45
8.1.4. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
31 - 35
8.2. Nhịp tim chậm
8.2.1. Hội chứng suy nút xoang
8.2.1.1. Nhịp chậm xoang
21 - 25
8.2.1.2. Ngừng xoang
41 - 45
8.2.2. Blốc nhĩ thất, blốc nhánh trái
8.2.2.1. Blốc nhĩ thất độ I
6 - 10
8.2.2.2. Blốc nhĩ thất độ II, blốc nhánh trái
21 - 25
8.2.2.3. Blốc nhĩ thất độ III
51 - 55
8.2.2.4. Blốc nhĩ thất độ III điều trị nội khoa kết quả hạn chế phải cấy máy tạo nhịp hoặc điều trị bằng các phương pháp khác, kết quả tốt
31 - 35
8.2.2.5. Blốc nhĩ thất độ III điều trị không có kết quả mặc dù đã cấy máy tạo nhịp hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác
61 - 65
8.3. Loạn nhịp ngoại tâm thu
8.3.1. Độ I - II
11 - 15
8.3.2. Độ III trở lên
8.3.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)
21 - 25
8.3.2.2. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ (cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio,…)
46 - 50
8.4. Nhịp nhanh xoang không rõ căn nguyên, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt
6 - 10
8.5. Cơn nhịp nhanh kịch phát
8.5.1. Điều trị kết quả tốt
11 - 15
8.5.2. Tái phát nhiều lần, hết cơn không khó chịu, chưa có biến chứng (suy tim, tắc mạch,…)
31 - 35
8.6. Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng động nhĩ, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất…
8.6.1. Điều trị kết quả tốt (bằng sốc điện, thuốc,….) hết các rối loạn (trên điện tim)
51 - 55
8.6.2. Điều trị không kết quả: không hết các rối loạn nhịp trên điện tim
61 - 65
8.6.3. Điều trị không kết quả, gây biến chứng (tắc mạch máu gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan do cục máu đông): Áp dụng tỷ lệ Mục 8.6.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng cơ quan bị tổn thương
8.7. Suy nhược thần kinh tuần hoàn (nhịp nhanh lúc thức, nhịp chậm hay bình thường lúc ngủ)
8.7.1. Điều trị nội khoa ổn định (không hoặc tái phát dưới 4 lần/năm)
3 - 5
8.7.2. Điều trị nội khoa không tốt (tái phát trên 3 lần/năm) kèm suy nhược cơ thể
11 - 15
9. U tiên phát: u nhày, u mỡ, u máu cơ tim, màng tim, ...
9.1. Chưa phẫu thuật
26 - 30
9.2. Đã phẫu thuật
9.2.1. Kết quả tốt (ổn định)
21 - 25
9.2.2. Kết quả không tốt, có biến chứng (rối loạn nhịp tim, tắc mạch, suy tim,...): Áp dụng tỷ lệ Mục 9.2.1 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng
10. U thứ phát: Sarcome, Carcinome, u sắc tố tiên lượng xấu
81
11. Bệnh tăng huyết áp
11.1. Tăng huyết áp giai đoạn I
21 - 25
11.2. Tăng huyết áp giai đoạn II
41 - 45
11.3. Tăng huyết áp giai đoạn III: Áp dụng tỷ lệ Mục 11.2 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
12. Bệnh huyết áp thấp (Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg)
12.1. Nếu chưa có ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng ít (mệt mỏi từng lúc), điều trị có kết quả
6 - 10
12.2. Nếu ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị có kết quả
21 - 25
12.3. Ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị không có kết quả (phải nghỉ việc nghỉ trên ba tháng trong một năm) tỷ lệ này đã bao gồm cả tâm căn suy nhược, suy nhược cơ thể
41 - 45
13. Các bệnh khác về động mạch (Viêm tắc động mạch, phồng động mạch, phình tách động mạch...)
13.1. Chỉ có rối loạn cơ năng (cơn đau cách hồi), chưa có loạn dinh dưỡng ở chi hoặc biến chứng ở các cơ quan nội tạng
21 - 25
13.2. Đã có rối loạn dinh dưỡng và/ hoặc biến chứng nhẹ (đau liên tục, ảnh hưởng sinh hoạt, vận động)
31 - 35
13.3. Đã có rối loạn dinh dưỡng gây biến chứng nặng, đã có hoặc không phải can thiệp ngoại khoa (hoại tử, nhồi máu, cắt cụt một phần bộ phận cơ thể bị tổn thương,...): Áp dụng tỷ lệ Mục 13.2 cộng lùi với tỷ lệ cơ quan, bộ phận bị tổn thương
14. Bệnh về hệ thống tĩnh mạch
14.1. Suy tĩnh mạch
14.1.1. Suy tĩnh mạch đơn thuần
6 - 10
14.1.2. Suy tĩnh mạch có huyết khối, hoặc chưa có huyết khối nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, vận động
16 - 20
14.2. Viêm, tắc tĩnh mạch
14.2.1. Viêm tĩnh mạch chưa có huyết khối
6 - 10
14.2.2. Viêm tĩnh mạch có huyết khối
16 - 20
14.2.3. Tắc tĩnh mạch có hoại tử (loét da) diện tích dưới 10%
21 - 25
14.2.4. Tắc tĩnh mạch có hoại tử (loét da) diện tích từ 10% trở lên
31 - 35
14.2.5. Tắc tĩnh mạch gây tổn thương các cơ quan: Áp dụng tỷ lệ Mục 14.2.2 cộng lùi với tỷ lệ cơ quan, bộ phận bị tổn thương
14.3. Trĩ nội, trĩ ngoại: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiêu hóa
15. Bệnh hệ thống bạch huyết và mao mạch
15.1. Viêm bạch mạch cấp tính, điều trị ổn định
6 - 10
15.2. Viêm bạch mạch mạn tính gây viêm nghẽn tĩnh mạch, nhiễm khuẩn thứ phát có loét
15.2.1. Ảnh hưởng ít đi lại, vận động, sinh hoạt
11 - 15
15.2.2. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đi lại, vận động
21 - 25
15.2.3. Điều trị không kết quả
31 - 35
15.3. Hội chứng bệnh mạch máu đầu chi: (bệnh Raynaud, tím đầu chi, cước, xanh tím dạng lưới, bệnh Acrorighos, đỏ đầu chi)
15.3.1. Ảnh hưởng ít đến sinh hoạt
21 - 25
15.3.2. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, điều trị ổn định
31 - 35
15.3.3. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và/hoặc điều trị không có kết quả
41 - 45
16. Bệnh tim bẩm sinh (Thông liên nhĩ, Thông liên thất, Tồn tại ống thông động mạch, Hẹp động mạch chủ, Hẹp eo động mạch chủ, Hẹp động mạch phổi, Tứ chứng Fallot, Thiếu hụt bẩm sinh màng ngoài tim, Bệnh van tim bẩm sinh, Hội chứng Eisenmenger,…)
16.1. Chưa có biến chứng (tăng áp động mạch phổi thứ phát), điều trị nội khoa
16.1.1. Kết quả tốt (hết các triệu chứng có trước khi can thiệp)
21 - 25
16.1.2. Kết quả không tốt (còn tồn tại triệu chứng có trước khi can thiệp)
41 - 45
16.2. Có biến chứng tăng áp động mạch phổi thứ phát, điều trị nội khoa
16.2.1. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ nhẹ
21 - 25
16.2.2. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ trung bình
41 - 45
16.2.3. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ nặng
61 - 65
16.2.4. Có biến chứng suy tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 16.2.1 hoặc 16.2.2 hoặc 16.2.3 cộng lùi với tỷ lệ suy tim
16.2.5. Có biến chứng rối loạn nhịp tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 16.2.1; 16.2.2; 16.2.3 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn nhịp tim
16.2.6. Các biến chứng khác như: Viêm phổi nặng; Viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn; Vôi hóa, đứt, vỡ ống thông động mạch; Phù phổi cấp tính; Tắc mạch; Thiếu máu;…: Áp dụng tỷ lệ Mục 16.2.1 hoặc 16.2.2 hoặc 16.2.3 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
16.3. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hoặc can thiệp qua da (bít, nong…)
16.3.1. Kết quả tốt (hết các triệu chứng có trước khi can thiệp)
11 - 15
16.3.2. Kết quả không tốt (còn tồn tại các triệu chứng có trước khi can thiệp)
16.3.2.1. Kết quả không tốt, còn tăng áp lực động mạch phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 16.2 tương ứng cộng lùi với tỷ lệ Mục 16.3.1
16.3.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây biến chứng (suy tim, rối loạn nhịp,…): Áp dụng tỷ lệ Mục 16.2 tương tứng cộng lùi với tỷ lệ các biến chứng
16.3.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hoặc phải can thiệp lại
71 - 75
16.3.2.4. Không có chỉ định mổ hoặc phải mổ lại
81
17. Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát
17.1. Mức độ nhẹ
41 - 45
17.2. Mức độ trung bình
51 - 55
17.3. Mức độ nặng: có biến chứng (tâm phế mạn tính,…): Áp dụng tỷ lệ Mục 17.2 cộng lùi với tỷ lệ các biến chứng
18. Suy tim
18.1. Suy tim độ 1
21 - 25
18.2. Suy tim độ 2
41 - 45
18.3. Suy tim độ 3
61 - 65
18.4. Suy tim độ 4
71 - 75
19. Dị dạng, dị tật hệ Tim, Mạch khác (không thuộc các tổn thương nêu trên)
19.1. Dị dạng, dị tật hệ tim mạch nếu tương tự như các tổn thương hệ tim mạch đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
19.2. Dị dạng, dị tật hệ tim mạch khác
19.1. Không gây rối loạn chức năng tim mạch
0 - 5
19.2.1. Gây rối loạn chức năng tim mạch: Áp dụng tỷ lệ tỷ lệ Mục 19.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng tương ứng
19.2.3. Đã điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra
19.2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 19.2.3 cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
4. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Hô hấp
Bệnh, tật hệ Hô hấp
Tỷ lệ (%)
1. Bệnh cơ, xương lồng ngực: Tỷ lệ được tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Cơ – Xương – Khớp
2. Bệnh lý màng phổi
2.1. Không gây hoặc gây tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng
0
2.2. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi tái phát phải chọc dịch nhiều lần, hoặc mổ dẫn lưu mở không để lại di chứng
6 - 10
2.3. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, không có rối loạn thông khí phổi
2.3.1. Diện tích dưới một nửa phế trường ở một bên
21 - 25
2.3.2. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở một bên
26 - 30
2.3.3. Diện tích dưới một nửa phế trường ở hai bên
31 - 35
2.3.4. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở hai bên
36 - 40
2.4. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi có để lại di chứng dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.
3. Xẹp phổi
3.1. Một bên chưa rối loạn thông khí phổi
3.1.1. Xẹp từ một đến hai phân thùy phổi
26 - 30
3.1.2. Xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên
31 - 35
3.2. Hai bên phổi chưa rối loạn thông khí phổi
3.2.1. Xẹp từ một đến hai phân thùy phổi
31 - 35
3.2.2. Xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên
41 - 45
3.3. Xẹp phổi kèm theo rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tương ứng của Mục 3.1 hoặc 3.2 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.
3.4. Các tổn thương trên kèm theo tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng của Mục 3.1 hoặc 3.3 cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.
4. Vôi hóa màng phổi (Mảng màng phổi)
4.1. Vôi hóa màng phổi, chưa có rối loạn thông khí phổi
4.1.1. Diện tích dưới một nửa phế trường ở một bên
26 - 30
4.1.2. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở một bên
36 - 40
4.1.3. Diện tích dưới một nửa phế trường ở hai bên
36 - 40
4.1.4. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở hai bên
46 - 50
4.2. Vôi hóa màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.1 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.
4.3. Các bệnh lý màng phổi, điều trị nội khoa không kết quả phải điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)
4.3.1. Phẫu thuật, kết quả tốt (tỷ lệ này đã tính cả hậu quả của phẫu thuật làm tổn thương cơ, xương lồng ngực)
21 - 25
4.3.2. Phẫu thuật, kết quả hạn chế (dày dính, rối loạn chức năng hô hấp): Áp dụng tỷ lệ tương ứng theo Mục 2 hoặc 4.1 hoặc 4.2 nêu trên. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
4.4. Bệnh lý màng phổi biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tương ứng Mục 2 hoặc 4 cộng lùi với tỷ lệ tâm phế mạn tính tuỳ theo mức độ. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
5. Bệnh khí quản, phế quản mạn tính
5.1. Viêm phế quản mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản
5.1.1. Bệnh tái phát dưới 4 lần/năm, chưa có rối loạn thông khí phổi
21 - 25
5.1.2. Bệnh tái phát trên 3 lần/năm hoặc tái phát dưới 4 lần/tháng chưa có rối loạn thông khí phổi
31 - 35
5.1.3. Bệnh tái phát trên 3 lần/tháng chưa có rối loạn thông khí phổi
41 - 45
5.1.4. Bệnh khí quản, phế quản mạn ở Mục 5.1.1, 5.1.2, 5.1.3 đã có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng Mục 5.1.1, 5.1.2, 5.1.3 nêu trên và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
5.1.5. Các bệnh khí quản, phế quản mạn ở mục 5.1.4 có tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 5.1.4 tương ứng và cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
5.2. Giãn phế quản
5.2.1. Giãn phế quản đơn thuần
41 - 45
5.2.1.1. Giãn phế quản có biến chứng áp xe phổi mạn tính hoặc ho ra máu nhiều lần, chưa rối loạn thông khí phổi
51 - 55
5.2.1.2. Giãn phế quản có biến chứng áp xe phổi mạn tính hoặc ho ra máu nhiều lần, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 5.2.1.1 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
5.2.1.3. Giãn phế quản ở Mục 5.2.1.1, 5.2.1.2 nêu trên có biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 5.2.1.1, 5.2.1.2 cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
5.2.1.4. Giãn phế quản phải mổ cắt phổi: Tính tỷ lệ như tỷ lệ mổ cắt phổi
5.3. Các bệnh khác của phế quản (sỏi phế quản ...)
5.3.1. Các bệnh khác của phế quản, chưa có rối loạn thông khí phổi
11 - 15
5.3.2. Bệnh tật như Mục 5.3.1 và có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 5.3.1 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
5.3.3. Bệnh tật như Mục 5.3.2 có kèm theo tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 5.3.2 và cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể
6. Bệnh lý nhu mô phổi: Viêm phổi
6.1. Điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng và/ hoặc không tái phát
0
6.2. Bệnh tái phát dưới bốn lần/năm
3 - 5
6.3. Bệnh tái phát trên ba lần/năm
6 - 10
6.4. Bệnh tái phát trên một lần/tháng
11 - 15
6.5. Bệnh lý phổi có biến chứng áp xe phổi mạn tính
16 - 20
6.6. Bệnh lý phổi có suy hô hấp phải đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy
21 - 25
6.7. Dãn phế nang, bóng khí phổi, bệnh phổi đột lỗ (LAM), bệnh tích protein phế nang, bệnh phổi kẽ …
6.7.1. Không rối loạn thông khí phổi
21 - 25
6.7.2. Có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ mục 6.7.1 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí
6.8. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính
6.8.1. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính đơn thuần trên 3 tháng
16 - 20
6.8.2. Bệnh tật như Mục 6.8.1 và có biến chứng rối loạn thông khí và/hoặc ho ra máu và/hoặc tâm phế mạn: Áp dụng tỷ lệ Mục 6.8.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng. Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể
6.8.3. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính phải mổ cắt phổi: Tính tỷ lệ như tỷ lệ mổ cắt phổi
6.9. Lao phổi
6.9.1. Điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng
11 - 15
6.9.2. Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng xơ phổi, vôi hóa...
36 - 40
6.9.3. Điều trị không có kết quả (không khỏi hoặc kháng thuốc hoặc khỏi nhưng sau đó tái phát), chưa có rối loạn thông khí phổi (Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể)
61 - 65
6.9.4. Bệnh tật như Mục 6.9.3 và có biến chứng ra ho máu và/hoặc rối loạn thông khí và/hoặc tâm phế mạn, và/hoặc xẹp phổi...: Áp dụng tỷ lệ Mục 6.9.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
6.9.5. Lao phổi phải mổ cắt thuỳ phổi: Tính tỷ lệ như tỷ lệ mổ cắt phổi
6.10. Mổ cắt phổi
6.10.1. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi)
21 - 25
6.10.2. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên
31 - 35
6.10.3. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi
56 - 60
7. Bệnh lý trung thất (Tràn khí, tràn máu, tràn mủ trung thất)
7.1. Điều trị kết quả tốt
21 - 25
7.2. Điều trị kết quả hạn chế
31 - 35
7.3. Gây suy hô hấp: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.2 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi
7.4. Bệnh tật như Mục 7.3 có biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.3 cộng lùi với tỷ lệ tâm phế mạn tính
8. Bệnh, tật cơ hoành
8.1. Liệt cơ hoành, nhão cơ hoành, thoát vị hoành chưa gây biến chứng
11 - 15
8.2. Liệt cơ hoành, thoát vị hoành gây biến chứng
8.2.1. Suy hô hấp: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.1 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi
8.2.2. Suy hô hấp và Tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ tâm phế mạn tính
8.2.3. Tắc ruột phải can thiệp ngoại khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.1 và cộng lùi với tỷ lệ các tạng bị tổn thương
9. U lành tính, ác tính hệ hô hấp
9.1. U lành tính
9.1.1. U lành tính chưa gây biến chứng
21 - 25
9.1.2. U lành tính có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 9.1.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
9.1.3. U lành tính đã can thiệp ngoại khoa kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các bộ phận do can thiệp ngoại khoa
9.1.4. U lành tính đã can thiệp ngoại khoa kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ mục 9.1.3 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng
9.2. U ác tính (u phế quản, u phế quản - phổi, ...)
9.2.1. Chưa phẫu thuật
9.2.1.1. Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi
61 - 65
9.2.1.2. Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi
71 - 75
9.2.1.3. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi và/hoặc tâm phế mạn tính
81 - 85
9.2.1.4. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác và hoặc có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 9.2.1.3 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn và/hoặc biến chứng
9.2.2. Đã phẫu thuật
9.2.2.1. Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng, ...)
61 - 65
9.2.2.2. Kết quả không tốt
81 - 85
10. Bệnh mạch máu phổi
10.1. Dãn động mạch phế quản, ho ra máu nhiều lần chưa gây biến chứng
41 - 45
10.2. Dãn động mạch phế quản, ho ra máu nhiều lần gây biến chứng mất máu, suy hô hấp, tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 10.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
10.3. Tắc động mạch phổi gây nhồi máu phổi: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ tim, mạch
10.4. Tắc động mạch phổi gây nhồi máu phổi gây biến chứng suy hô hấp, tâm phế cấp hoặc mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 10.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
11. Rối loạn thông khí phổi
11.1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ
11 - 15
11.2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình
16 - 20
11.3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng
31 - 35
12. Tâm phế mạn tính
12.1. Mức độ 1: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường
16 - 20
12.2. Mức độ 2: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1-2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường
31 - 35
12.3. Mức độ 3: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường.
51 - 55
12.4. Mức độ 4: Có biểu hiện trên siêu âm (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim
81
13. Thiểu sản phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 3. Xẹp phổi
14. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp
14.1. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp nếu tương tự như các tổn thương hệ hô hấp đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
14.2. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp khác
14.2.1. Không gây rối loạn chức năng hô hấp
0 - 5
14.2.2. Gây rối loạn chức năng hô hấp: Áp dụng tỷ lệ Mục 14.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng tương ứng
14.2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra
14.2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 14.2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
5. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiêu hóa
Bệnh, tật hệ Tiêu hóa
Tỷ lệ %
1. Bệnh lý thực quản
1.1. Viêm thực quản (mọi nguyên nhân trừ viêm do trào ngược dạ dày thực quản)
21
1.2. Viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản
1.2.1. Mức độ 1 (tương đương độ A và B)
21 - 25
1.2.2. Mức độ 2 (tương đương độ C và D)
31 - 35
1.3. Barrett thực quản (bao gồm cả viêm nếu có)
1.3.1. Mức độ 1 (tương đương độ A và B)
36 - 40
1.3.2. Mức độ 2 (tương đương độ C và D)
41 - 45
1.4. Loét thực quản (mọi nguyên nhân, bao gồm cả viêm nếu có)
1.4.1. Loét nhẹ (chưa ảnh hưởng chức năng thực quản)
11 - 15
1.4.2. Loét vừa (có ảnh hưởng chức năng thực quản)
21 - 25
1.4.3. Loét nặng (ảnh hưởng nặng nề chức năng thực quản)
36 - 40
1.5. U thực quản
1.5.1. U lành
1.5.1.1. Chưa ảnh hưởng chức năng thực quản
6 - 10
1.5.1.2. Có ảnh hưởng chức năng thực quản (chưa phải can thiệp)
21 - 25
1.5.1.3. Đã điều trị can thiệp không ảnh hưởng chức năng thực quản: Tỷ lệ tính theo tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây nên
1.5.1.4. Đã điều trị can thiệp có ảnh hưởng chức năng thực quản: Tỷ lệ tính tính theo Mục 1.5.1.3 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
1.5.2. Ung thư thực quản
1.5.2.1. Không còn chỉ định phẫu thuật
71
1.5.2.2. Phải mở thông dạ dày (không còn chỉ định phẫu thuật thực quản)
81
1.6. Rãn tĩnh mạch thực quản
1.6.1. Rãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan (tính tỷ lệ theo bệnh xơ gan)
1.6.2. Rãn tĩnh mạch thực quản bẩm sinh
1.6.2.1. Chưa phải phẫu thuật, chưa ảnh hưởng chức năng thực quản
6 - 10
1.6.2.2. Chưa phải phẫu thuật, có ảnh hưởng chức năng thực quản
21 - 25
1.6.2.3. Phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.11
1.7. Thoát vị hoành
31 - 35
1.8. Phình thực quản
1.8.1. Không phải phẫu thuật
16 - 20
1.8.2. Phải phẫu thuật Áp dụng tỷ lệ Mục 1.11
1.9. Dị tật teo thực quản bẩm sinh
1.9.1. Chưa phẫu thuật
41 - 45
1.9.2. Đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.11
1.10. Chít hẹp thực quản không do ung thư
1.10.1. Gây ảnh hưởng đến ăn uống, chỉ ăn được thức ăn mềm
41 - 45
1.10.2. Gây ảnh hưởng đến ăn uống, chỉ ăn được chất lỏng
61 - 65
1.10.3. Phải mở thông dạ dày
71 - 75
1.11. Phẫu thuật cắt thực quản
1.11.1. Cắt một phần thực quản không do ung thư (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)
61
1.11.2. Cắt toàn bộ thực quản không do ung thư (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)
81
1.11.3. Phẫu thuật cắt thực quản do ung thư: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 1.11.1 hoặc 1.11.2 cộng lùi với 61%.
1.12. Rối loạn nhu động thực quản
11 - 15
1.13. Co thắt tâm vị
1.13.1. Co thắt tâm vị không phải phẫu thuật
16 - 20
1.13.2. Co thắt tâm vị phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.11
2. Bệnh lý dạ dày
2.1. Viêm dạ dày
2.1.1. Viêm dạ dày các thể (trừ 2 thể ở Mục 2.1.2 và 2.1.3)
11 - 15
2.1.2. Viêm dạ dày thể teo
26 - 30
2.1.3. Viêm dạ dày có dị sản ruột
36 - 40
2.2. Loét dạ dày
2.2.1. Loét dạ dày chưa có biến chứng (đã gồm cả tổn thương viêm dạ dầy nếu có)
2.2.1.1. Ổ loét dưới 1cm
11 - 15
2.2.1.2. Ổ loét 1cm đến 2cm
21 - 25
2.2.1.3. Ổ loét trên 2cm
Ghi chú: Nếu nhiều ổ loét thì tỷ lệ chỉ được tính theo kích thước ổ loét lớn nhất
31 - 35
2.2.2. Loét dạ dày có biến chứng thủng đã xử lý
2.2.2.1. Không gây biến dạng
26 - 30
2.2.2.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi
41 - 45
2.2.2.3. Không gây biến dạng sau mổ có viêm phải điều trị nội khoa
41 - 45
2.2.2.4. Có biến dạng dạ dày hình hai túi sau mổ có viêm phải điều trị nội khoa
46 - 50
2.2.2.5. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa
51 - 55
2.2.3. Loét dạ dày có biến chứng chảy máu, điều trị (không phẫu thuật) ổn định
36 - 40
2.2.4. Loét dạ dày có biến chứng hẹp môn vị chưa phải can thiệp ngoại khoa
46 - 50
2.2.5. Loét dạ dày có biến chứng phải phẫu thuật cắt dạ dày: Áp dụng ty lệ Mục 2.3
2.3. Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày
2.3.1. Cắt hai phần ba dạ dày kết quả tốt
51 - 55
2.3.2. Cắt từ ba phần tư dạ dày trở lên kết quả tốt
61 - 65
2.3.3. Cắt đoạn dạ dày có biến chứng phải phẫu thuật lại
71 - 75
2.3.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột, cơ thể suy nhược nặng
81
2.3.5. Có biến chứng: Tỷ lệ tương ứng tại các Mục 2.3.1, 2.3.2, 2.3.3, 2.3.4 cộng lùi tỷ lệ tương ứng Mục 2.5
2.4. U dạ dày
2.4.1. U lành tính: đa polyp, u dưới niêm mạc…
11 - 15
2.4.2. Bệnh polyp (Polypose)
2.4.2.1. Bệnh polyp chưa phẫu thuật (cắt dạ dày)
51 - 55
2.4.2.2. Bệnh polyp đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3
2.4.3. Ung thư dạ dầy
2.4.3.1. Không còn chỉ định phẫu thuật, điều trị bằng hóa chất…
81
2.4.3.2. Đã phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày
81
2.4.3.3. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột, cơ thể suy nhược nặng
91
2.4.3.4. Phẫu thuật nối vị tràng do các biến chứng của bệnh lý dạ dầy
91
2.5. Biến chứng sau cắt đoạn dạ dày
2.5.1. Viêm miệng nối
21 - 25
2.5.2. Loét miệng nối
26 - 30
2.5.3. Loét, viêm miệng nối (viêm ngoài ổ loét)
31 - 35
2.5.4. Hẹp miệng nối
31 - 35
2.5.5. Hội chứng Dumping
21 - 25
3. Bệnh lý hành tá tràng
3.1. Viêm hành tá tràng
11 - 15
3.2. Loét hành tá tràng (bao gồm cả viêm nếu có)
3.2.1. Ổ loét dưới 1cm
11 - 15
3.2.2. Ổ loét từ 1 đến 2cm
21 - 25
3.2.3. Ổ loét từ 2cm trở lên
31 - 35
3.3. Loét hành tá tràng có biến chứng
3.3.1. Thủng hành tá tràng đã xử lý
3.3.1.1. Kết quả ổn định
26 - 30
3.3.1.2. Có biến chứng viêm loét phải điều trị nội khoa
36 - 40
3.3.1.3. Có biến chứng gây hẹp nhưng chưa phải mổ lại
41 - 45
3.3.1.4. Có biến chứng rò mỏm tá tràng phải mổ lại
61 - 65
3.3.2. Chảy máu hành tá tràng
3.3.2.1. Chảy máu hành tá tràng điều trị nội khoa hoặc nội soi can thiệp ổn định
31 - 35
3.3.2.2. Chảy máu hành tá tràng phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.3.1
3.3.3. Phẫu thuật nối vị tràng do các biến chứng của bệnh lý hành tá tràng
61 - 65
3.4. U hành tá tràng
3.4.1. U lành
3.4.1.1. Đơn Polyp, u dưới niêm mạc
11 - 15
3.4.1.2. Đa polyp
21 - 25
3.4.1.3. Bệnh polyp (Polypose) chưa phẫu thuật
51 - 55
3.4.1.4. Bệnh polyp (Polypose) đã phẫu thuật
61 - 65
3.4.2. Ung thư hành tá tràng
3.4.2.1. Ung thư hành tá tràng chưa phẫu thuật (có chỉ định phẫu thuật)
71
3.4.2.2. Ung thư hành tá tràng đã phẫu thuật
81
3.4.2.3. Ung thư hành tá tràng không còn chỉ định phẫu thuật
85
3.4.3. Biến chứng sau phẫu thuật ung thư hành tá tràng: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.4.2.3 cộng lùi tỷ lệ trong Mục 3.3.1 tương ứng
4. Bệnh lý ruột non
4.1. Viêm loét ruột non
4.1.1. Viêm ruột non không rõ nguyên nhân, điều trị nội khoa ổn định
11 - 15
4.1.2. Viêm ruột non chảy máu, điều trị nội khoa ổn định
21 - 25
4.1.3. Viêm loét ruột non chảy máu, hoại tử, điều trị nội khoa ổn định
31 - 35
4.1.4. Viêm loét ruột non chảy máu, hoại tử, điều trị nội khoa không kết quả phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.3
4.1.5. Bệnh Crohn ruột non
51 - 55
4.2. U ruột non
4.2.1. U lành, đơn polyp, u máu…
11 - 15
4.2.2. Đa polyp
21 - 25
4.2.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật
61 - 65
4.2.4. Bệnh đa polyp (polypose) đã mổ: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.3
4.2.5. U ác tính chưa mổ
71
4.2.6. U ác tính đã mổ: Áp dụng Mục 4.3
4.3. Bệnh lý phải phẫu thuật ruột non
4.3.1. Bệnh lý gây thủng ruột non
4.3.1.1. Bệnh lý gây thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí
31 - 35
4.3.1.2. Bệnh lý gây thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí
36 - 40
4.3.2. Bệnh lý phải cắt ruột non dưới một mét
4.3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng
41 - 45
4.3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng
51 - 55
4.3.3. Bệnh lý phải cắt ruột non trên một mét có rối loạn tiêu hóa
4.3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng
51 - 55
4.3.3.2. Cắt đoạn hồi tràng
61
4.3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng
91
4.4. Biến chứng sau phẫu thuật
4.4.1. Điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ trong Mục 4.3 và cộng lùi với 16% đến 20%
4.4.2. Phải phẫu thuật lại: Áp dụng tỷ lệ trong Mục 4.3 và cộng lùi với 21% đến 25%
4.5. Túi thừa ruột non
4.5.1. Túi thừa ruột non chưa có biến chứng
11 - 15
4.5.2. Túi thừa ruột non có biến chứng
4.5.2.1. Túi thừa ruột non có biến chứng loét, áp xe… điều trị nội khoa ổn định
21 - 25
4.5.2.2. Túi thừa ruột non có biến chứng phải mổ: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.3
5. Bệnh lý đại tràng
5.1. Viêm đại tràng mạn
5.1.1. Viêm đại tràng kích thích (Hội chứng IBS - Irritable Bowel Sydrome)
26 - 30
5.1.2. Viêm đại tràng amip, do trực khuẩn
21 – 25
5.1.3. Bệnh Crohn
5.1.3.1. Bệnh Crohn chưa có biến chứng
51 - 55
5.1.3.2. Bệnh Crohn đã có biến chứng
56 - 60
5.1.4. Rối loạn cơ năng đại tràng
16 - 20
5.2. Viêm loét đại, trực tràng
5.2.1. Viêm loét đại, trực tràng chảy máu
5.2.1.1. Điều trị ổn định
31 - 35
5.2.1.2. Có di chứng, biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.2.1.1 và cộng lùi tỷ lệ di chứng, biến chứng đó
5.2.2. Viêm loét đại tràng do lao
5.2.2.1. Viêm loét đại tràng do lao không có biến chứng
31 – 35
5.2.2.2. Viêm loét đại tràng do lao có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
5.3. Túi thừa, phình đại tràng
5.3.1. Túi thừa, phình đại tràng không có biến chứng
11 - 15
5.3.2. Túi thừa đại tràng có biến chứng
5.3.2.1. Túi thừa đại tràng có biến chứng loét áp xe … điều trị nội khoa ổn định
31 - 35
5.3.2.2. Phình đại tràng, túi thừa đại tràng có biến chứng loét, áp xe, thủng phải mổ: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.5
5.4. U đại tràng
5.4.1. Polyp đại tràng hoặc u lành
5.4.1.1. Đơn polyp hoặc u lành
11 - 15
5.4.1.2. Bệnh đa polyp
21 - 25
5.4.1.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật
51 - 55
5.4.1.4. Bệnh đa polyp (polypose) đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ ở Tiểu mục 5.5
5.4.2. Ung thư đại tràng, u ác tính ruột thừa
5.4.2.1. Không còn khả năng phẫu thuật
81
5.4.2.2. Ung thư đại tràng đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.5 cộng lùi với 61%
5.4.2.3. U ác tính ruột thừa đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.6 cộng lùi với 61%
5.5. Bệnh lý phải phẫu thuật đại tràng
5.5.1. Bệnh lý gây thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí
36 - 40
5.5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí
46 - 50
5.5.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng
51 - 55
5.5.2. Bệnh lý phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.5.2.1. Cắt đoạn đại tràng
51 - 55
5.5.2.2. Cắt nửa đại tràng phải
61 - 65
5.5.2.3. Cắt nửa đại tràng trái
71
5.5.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng
81
5.5.3. Bệnh lý phải cắt đoạn đại tràng và làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
5.5.3.1. Cắt đoạn đại tràng
66 - 70
5.5.3.2. Cắt nửa đại tràng phải
75
5.5.3.3. Cắt nửa đại tràng trái
81
5.5.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng
85
5.6. Bệnh viêm ruột thừa
5.6.1. Bệnh viêm ruột thừa cấp phẫu thuật kết quả tốt
16 - 20
5.6.2. Đám quánh viêm ruột thừa đã phẫu thuật kết quả tốt
26 - 30
5.6.3. Biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa phải mổ lại kết quả tốt
31 - 35
5.6.4. Biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa phải mổ lại nhiều lần hoặc cắt đoạn đại tràng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.5
6. Bệnh lý trực tràng hậu môn
6.1. Viêm trực tràng
11 - 15
6.2. Loét trực tràng
26 - 30
6.3. U trực tràng
6.3.1. U lành
6.3.1.1. Đơn polyp và u lành khác
11 - 15
6.3.1.2. Bệnh đa polyp
21 - 25
6.3.1.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật
51 - 55
6.3.2. Ung thư
6.3.2.1. Ung thư trực tràng không còn khả năng phẫu thuật
81
6.3.2.2. Ung thư trực tràng đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 6.9
6.4. Trĩ nội
6.4.1. Độ I chưa can thiệp
6 - 10
6.4.2. Độ II chưa can thiệp
16 - 20
6.4.3. Độ III chưa can thiệp
21 - 25
6.4.4. Độ IV chưa can thiệp
31 - 35
6.4.5. Đã can thiệp kết quả tốt
16 - 20
6.4.6. Đã can thiệp có biến chứng
6.4.6.1. Gây hẹp đại tiện khó
31 - 35
6.4.6.2. Gây đại tiện mất tự chủ
41 - 45
6.4.6.3. Phải can thiệp lại kết quả tốt
31 - 35
6.4.6.4. Phải can thiệp lại kết quả xấu
46 - 50
6.4.7. Trĩ ngoại
6.4.7.1. Đã phẫu thuật
11 - 15
6.4.7.2. Chưa phẫu thuật
21 - 25
6.4.8. Trĩ phối hợp (hỗn hợp)
6.4.8.1. Đã phẫu thuật
21 - 25
6.4.8.2. Chưa phẫu thuật
26 - 30
6.5. Bệnh Crohn trực tràng
41 - 45
6.6. Nứt kẽ hậu môn
6.6.1. Điều trị nội khoa
11 - 15
6.6.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt
21 - 25
6.7. Dò hậu môn trực tràng
6.7.1. Điều trị nội khoa
21 - 25
6.7.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt
31 - 35
6.8. Áp xe hậu môn mạn tính
6.8.1. Chưa can thiệp
16 - 20
6.8.2. Đã can thiệp kết quả không tốt
26 - 30
6.9. Bệnh lý phải phẫu thuật trực tràng
6.9.1. Bệnh lý gây thủng trực tràng, đã phẫu thuật, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
6.9.1.1. Thủng một lỗ đã phẫu thuật
36 - 40
6.9.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã phẫu thuật
46 - 50
6.9.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài
51 - 55
6.9.2. Bệnh lý phải cắt trực tràng, không làm hậu môn nhân tạo
6.9.2.1. Cắt bỏ một phần trực tràng
51 - 55
6.9.2.2. Cắt bỏ hoàn toàn trực tràng
61 - 65
6.9.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
6.9.3.1. Cắt bỏ một phần trực tràng và có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
61 - 65
6.9.3.2. Cắt bỏ hoàn toàn trực tràng và có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
71 - 75
7. Bệnh lý gan, mật
7.1. Viêm gan mạn
7.1.1. Viêm gan mạn ổn định
26 - 30
7.1.2. Viêm gan mạn tiến triển
41 - 45
7.2. Gan nhiễm mỡ
7.2.1. Gan nhiễm mỡ chưa biến đổi chức năng gan (xét nghiệm sinh hóa)
11 - 15
7.2.2. Gan nhiễm mỡ có biến đổi chức năng gan (xét nghiệm sinh hóa)
21 - 25
7.2.3. Gan nhiễm mỡ có biến đổi chức năng gan và biến chứng khác: Áp dụng tỷ lệ mục 7.2.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
7.3. Áp xe gan do amip
7.3.1. Điều trị nội khoa và chọc hút mủ
21 - 25
7.3.2. Phải phẫu thuật áp xe của một thùy gan
36 - 40
7.3.3. Phải phẫu thuật áp xe của hai thùy gan
41 - 45
7.3.4. Phải phẫu thuật cắt gan: Áp dụng tỷ lệ mục 7.14
7.4. Áp xe gan do vi khuẩn
31 - 35
7.5. Xơ gan
7.5.1. Giai đoạn 0
31 - 35
7.5.2. Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ I)
41 - 45
7.5.3. Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ II)
61 - 65
7.5.4. Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ III)
71 - 75
7.6. Xơ gan mật tiên phát
61 - 65
7.7. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Tỷ lệ tính theo tổn thương tại bộ phận, cơ quan
7.8. Suy chức năng gan
7.8.1. Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm)
21 - 25
7.8.2. Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh B)
41 - 45
7.8.3. Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-PughC)
61 - 65
7.9. Sỏi mật
7.9.1. Sỏi túi mật không viêm túi mật mạn tính
11 - 15
7.9.2. Sỏi túi mật có viêm túi mật mạn tính, điều trị nội khoa ổn định
16 - 20
7.9.3. Sỏi ống mật không viêm đường mật
16 - 20
7.9.4. Sỏi ống mật có viêm đường mật điều trị nội khoa ổn định
21 - 25
7.10. Viêm túi mật mạn tính không do sỏi
16 - 20
7.11. Viêm đường mật mạn tính không do sỏi
21 - 25
7.12. U gan (u nhu mô gan)
7.12.1. U gan lành tính (u máu, nang gan...), sỏi gan
11 - 15
7.12.2. U gan ác tính
7.12.2.1. Ung thư gan nguyên phát chưa phẫu thuật (không còn khả năng phẫu thuật)
71
7.12.2.2. Ung thư gan thứ phát (tỷ lệ này đã bao gồm tỷ lệ ung thư cơ quan bị di căn)
81
7.12.2.3. Ung thư gan đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 7.14 và cộng lùi với 61%
7.13. U túi mật, đường mật
7.13.1. U lành tính: polyp túi mật
11 - 15
7.13.2. U ác tính chưa phẫu thuật
81
7.13.3. U ác tính đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 7.15
7.14. Phẫu thuật cắt gan
7.14.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV
46 - 50
7.14.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải
61
7.14.3. Cắt bỏ gan phải có rối loạn chức năng gan
71
7.15. Phẫu thuật túi mật, đường mật
7.15.1. Cắt túi mật qua nội soi
16 - 20
7.15.2. Phẫu thuật cắt túi mật bằng phẫu thuật truyền thống
36 - 40
7.15.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ
7.15.3.1. Kết quả tốt
31 - 35
7.15.3.2. Kết quả không tốt
41 - 45
7.15.4. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật
56 - 60
7.15.5. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non
56 - 60
7.15.6. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật
71 - 75
7.15.7. Phẫu thuật hoặc can thiệp nang ống mật chủ
21 - 25
7.16. Biến chứng sau phẫu thuật gan mật
7.16.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt: Giữ nguyên tỷ lệ cũ
7.16.2. Phải phẫu thuật lại: Cộng lùi tỷ lệ cũ với tỷ lệ do phẫu thuật mới
8. Bệnh lý tụy, lách
8.1. Viêm tụy mạn tính
31 - 35
8.2. U tụy lành tính (gồm cả nang tụy)
8.2.1. U tụy lành tính chưa phẫu thuật chưa có biến chứng
11 - 15
8.2.2. U tụy lành tính chưa phẫu thuật có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
8.2.3. U tụy lành tính đã phẫu thuật (không cắt tụy) kết quả tốt
21 - 25
8.2.4. U tụy lành tính đã phẫu thuật (không cắt tụy) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.2.3 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng
8.2.5. U tụy lành tính đã phẫu thuật cắt tụy: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.5
8.3. U nang giả tụy
8.3.1. U nang giả tụy chưa mổ
31 - 35
8.3.2. U nang giả tụy đã phẫu thuật
8.3.2.1. U nang giả tụy đã phẫu thuật nối tụy- ruột
41 - 45
8.3.3.2. U nang giả tụy cắt u nang (cắt tụy): Áp dụng tỷ lệ Mục 8.5
8.4. U tụy ác tính
8.4.1.U tụy ác tính không còn khả năng phẫu thuật
81
8.4.2. U tụy ác tính đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Mục 8.5 và cộng lùi với 71%
8.5. Phẫu thuật cắt tụy
8.5.1. Phẫu thuật cắt đuôi tụy (không phải ung thư) kết quả tốt
41 - 45
8.5.2. Phẫu thuật cắt đuôi tụy (không phải ung thư), biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn
56 - 60
8.5.3. Phẫu thuật cắt khối tá tụy (không phải ung thư) ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy
76 - 80
8.5.4. Phẫu thuật cắt khối tá tụy (không phải ung thư) biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng gầy, suy mòn
81 - 85
8.6. Phẫu thuật cắt lách
Nếu có biến chứng thiếu máu cộng lùi tỷ lệ biến chứng
31 - 35
9. Phẫu thuật gỡ dính, tắc ruột do biến chứng phẫu thuật hệ tiêu hóa
9.1. Mổ gỡ dính lần một
21 - 25
9.2. Mổ gỡ dính lần hai
31 - 35
9.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên
41 - 45
10. Dị dạng, di tật hệ tiêu hóa
10.1. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa nếu tương tự như các tổn thương hệ tiêu hóa đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
10.2. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa khác
10.2.1. Không gây rối loạn chức năng
0 - 5
10.2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 10.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng tương ứng
10.2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra
10.2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 10.2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
6. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu – Sinh dục
Bệnh, tật hệ Tiết niệu – Sinh dục
Tỷ lệ (%)
1. Thận
1.1. Suy thận mạn tính
1.1.1. Giai đoạn I
41 - 45
1.1.2. Giai đoạn II
61 - 65
1.1.3. Giai đoạn IIIa
71 - 75
1.1.4. Giai đoạn IIIb, IV
91
1.2. Sỏi thận
1.2.1. Chưa phẫu thuật lấy sỏi, chưa có biến chứng
6 - 10
1.2.2. Chưa phẫu thuật lấy sỏi, có biến chứng (suy thận, viêm thận…): Tỷ lệ Mục 1.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.2.3. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên kết quả tốt
21 - 25
1.2.4. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên có biến chứng (suy thận, viêm thận, cắt thận…): Tỷ lệ Mục 1.2.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.3. Bệnh cầu thận, hội chứng thận hư
1.3.1. Điều trị nội khoa ổn định
21 - 25
1.3.2. Tái phát từ hai lần trong một năm trở lên chưa có biến chứng
31 - 35
1.3.3. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.3.1 hoặc 1.3.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.4. Viêm thận – bể thận
1.4.1. Chưa có biến chứng
11 - 15
1.4.2. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.4.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.5. Xơ teo và mất chức năng một thận
1.5.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận
35
1.5.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 1.5.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận
1.6. U thận, nang thận lành tính một bên
1.6.1. Chưa phẫu thuật, chưa có biến chứng
11 - 15
1.6.2. Chưa phẫu thuật, có biến chứng Tỷ lệ Mục 1.6.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.6.3. Đã phẫu thuật không có biến chứng
21 - 25
1.6.4. Đã phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.6.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.7. Ghép thận kết quả tốt dùng thuốc chống thải ghép thường xuyên
81
1.8. Ung thư thận
1.8.1. Chưa di căn
81
1.8.2. Đã di căn: Tỷ lệ Mục 1.8.1 cộng lùi tỷ lệ ung thư cơ quan bị di căn
81
1.9. Phẫu thuật cắt bỏ thận
1.9.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường
21 - 25
1.9.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường
45
1.9.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 1.9.1 hoặc 1.9.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại
2. Niệu quản
2.1. Sỏi niệu quản
2.1.1. Chưa phẫu thuật lấy sỏi, chưa có biến chứng
6 - 10
2.1.2. Chưa phẫu thuật lấy sỏi có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.1.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2.1.3. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên, không có biến chứng
16 - 20
2.1.4. Đã phẫu thuật lấy sỏi một bên, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.1.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2.2. U niệu quản (một bên)
2.2.1. Chưa phẫu thuật, không có biến chứng
11 - 15
2.2.2. Chưa phẫu thuật, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2.2.3. Đã phẫu thuật, không có biến chứng
21 - 25
2.2.4. Đã phẫu thuật, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2.3. Cắt niệu quản
2.3.1. Cắt niệu quản dưới 5cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả
21 - 25
2.3.2. Cắt niệu quản phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng
26 - 30
2.3.3. Cắt niệu quản phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.3.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3. Bàng quang
3.1. Sỏi
3.1.1. Chưa phẫu thuật lấy sỏi chưa gây biến chứng
6 - 10
3.1.2. Chưa phẫu thuật lấy sỏi có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.1.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3.1.3. Đã phẫu thuật lấy sỏi, không có biến chứng
16 - 20
3.1.4. Đã phẫu thuật lấy sỏi, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.1.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3.2. Viêm bàng quang
3.2.1. Không có biến chứng
6 - 10
3.2.2. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3.3. Rối loạn tiểu tiện
3.3.1. Điều trị nội khoa ổn định
5 - 7
3.3.2. Không đáp ứng điều trị, tái phát từng đợt (tái phát ít nhất 06 đợt trong một năm)
16 - 20
3.4. U lành tính
3.4.1. Chưa phẫu thuật không có biến chứng
11 - 15
3.4.2. Chưa phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.4.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3.4.3. Đã phẫu thuật, không có biến chứng
21 - 25
3.4.4. Đã phẫu thuật, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.4.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
3.5. U ác tính
3.5.1. Chưa phẫu thuật
61
3.5.2. Phẫu thuật cắt bán phần bàng quang
71
3.5.3. Phẫu thuật cắt bỏ toàn phần bàng quang và chuyển lưu nước tiểu
81
3.5.4. Phẫu thuật cắt bỏ toàn phần bàng quang và chuyển lưu nước tiểu, có di căn: Tỷ lệ Mục 3.5.3. cộng lùi tỷ lệ ung thư cơ quan bị di căn
4. Niệu đạo
4.1. Viêm niệu đạo
4.1.1. Không có biến chứng
6 - 10
4.1.2. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 4.1.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
4.2. Chít hẹp hoặc dò niệu đạo
4.2.1. Chưa phẫu thuật
11 - 15
4.2.2. Đã phẫu thuật không có biến chứng
16 - 20
4.2.3. Đã phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ Mục 4.2.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
4.3. U lành niệu đạo
4.3.1. Chưa phẫu thuật không biến chứng
6 - 10
4.3.2. Phẫu thuật không biến chứng
16 - 20
4.3.3. Đã phẫu thuật có biến chứng: Tỷ lệ Mục 4.3.2.cộng lùi tỷ lệ biến chứng
4.4. Ung thư niệu đạo: Áp dụng tỷ lệ ung thư dương vật
5. Lao thận, tiết niệu – sinh dục
5.1. Lao thận
5.1.1. Lao thận điều trị nội khoa kết quả tốt, không có biến chứng
11 - 15
5.1.2. Lao thận điều trị nội khoa kết quả tốt, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 5.1.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
5.1.3. Lao thận không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc…) chưa có biến chứng
46 - 50
5.1.4. Lao thận không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc) có biến chứng: Tỷ lệ Mục 5.1.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
5.2. Lao bàng quang hoặc tinh hoàn
5.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt, không có biến chứng
6 - 10
5.2.2. Điều trị nội khoa kết quả tốt, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 5.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
5.2.3. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc…) chưa có biến chứng
36 - 40
5.2.4. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc…) có biến chứng: Tỷ lệ Mục 5.2.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
5.3. Lao toàn bộ cơ quan tiết niệu, sinh dục
81
6. Dương vật
6.1. Xơ cứng vật hang
6.1.2. Đã phẫu thuật, kết quả tốt
11 – 15
6.1.3. Đã phẫu thuật, kết quả không tốt
6.1.3.1. Ảnh hưởng chức năng ít, liệt dương không hoàn toàn
21 - 25
6.1.3.2. Ảnh hưởng chức năng, liệt dương hoàn toàn
31 - 35
6.2. Ung thư dương vật
6.2.1. Chưa di căn phẫu thuật cắt một phần dương vật
61
6.2.2. Chưa di căn, phẫu thuật cắt toàn bộ dương vật
71
6.2.3. Đã di căn, phẫu thuật cắt toàn bộ dương vật, nạo vét hạch: Tỷ lệ mục 6.2.2 cộng lùi tỷ lệ ung thư cơ quan bị di căn
7. Tinh hoàn
7.1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
7.1.1. Chưa phẫu thuật
6 - 10
7.1.2. Phẫu thuật một bên kết quả tốt
3 - 5
7.1.3. Phẫu thuật hai bên kết quả tốt
11 - 15
7.1.4. Phẫu thuật một bên không kết quả
11 - 15
7.1.5. Phẫu thuật hai bên không kết quả
16 - 20
7.2. Ung thư tinh hoàn một hoặc hai bên
7.2.1. Chưa di căn, chưa phẫu thuật
61
7.2.2. Chưa di căn, đã phẫu thuật cắt bỏ
71
7.2.3. Đã di căn: Tỷ lệ Mục 7.2.2. cộng lùi tỷ lệ cơ quan bị di căn
7.3. Bệnh lý phải cắt bỏ tinh hoàn
7.3.1. Cắt bỏ một bên
11 - 15
7.3.2. Cắt bỏ hai bên
36 - 40
8. Tuyến tiền liệt
8.1. Viêm tuyến tiền liệt điều trị nội khoa, không có biến chứng
6 - 10
8.2. Viêm hoặc u lành tuyến tiền liệt điều trị ngoại khoa
8.2.1. Kết quả tốt
16 - 20
8.2.2. Kết quả không tốt, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 8.2.1 cộng lùi biến chứng
8.3. Ung thư tuyến tiền liệt
8.3.1. Chưa di căn, không phẫu thuật
61
8.3.2. Chưa di căn đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt cùng các túi tinh
71
8.3.3. Đã di căn: Tỷ lệ Mục 8.3.1 hoặc 8.3.2 cộng lùi tỷ lệ ung thư cơ quan bị di căn
9. Âm hộ, âm đạo
9.1. Các tổn thương lành tính
9.1.1. Điều trị nội khoa ổn định
0 - 5
9.1.2. Phẫu thuật kết quả tốt không có biến chứng
16 - 20
9.1.3. Phẫu thuật kết quả không tốt, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 9.1.2 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
9.2. Ung thư
9.2.1. Giai đoạn 0
41 - 45
9.2.2. Giai đoạn I và II
61 - 65
9.2.3. Giai đoạn III và IV
81
10. Tử cung
10.1. Cổ tử cung
10.1.1. Các tổn thương lành tính điều trị ổn định
0 - 5
10.1.2. Các tổn thương lành tính điều trị không ổn định
6 - 10
10.1.3. Các tổn thương lành tính đã phẫu thuật (ở người đã có con)
10.1.3.1. Kết quả tốt
11 - 15
10.1.3.2. Tái phát
21 - 25
10.1.3.3. Đã phẫu thuật khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung
31
10.1.4. Các tổn thương nghi ngờ (Cervical Intraepithelial Neoplasia - CIN 1, CIN 2)
10.1.4.1. Chưa điều trị
11 - 15
10.1.4.2. Đã điều trị cần theo rõi tiếp
21 - 25
10.1.4.3. Loạn sản vi xâm nhập (CIN III, Carcinome insitu - CIS) chưa phẫu thuật
21 - 25
10.1.4.4. Loạn sản vi xâm nhập (CIN III, CIS) đã phẫu thuật
31
10.1.5. Ung thư cổ tử cung
10.1.5.1. Giai đoạn 0
41 - 45
10.1.5.2. Giai đoạn I và II
61 - 65
10.1.5.3. Giai đoạn III và IV
81
10.2. Thân tử cung
10.2.1. U xơ, polyp, dị vật, dính
10.2.1.1. Điều trị nội khoa
6 - 10
10.2.1.2. Đã phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)
21 - 25
10.2.1.3. Phẫu thuật cắt tử cung (bán phần hoặc hoàn toàn) đã có con
41
10.2.1.4. Phẫu thuật cắt tử cung (bán phần hoặc hoàn toàn) chưa có con
51 - 55
10.2.2. Rong kinh, rong huyết cơ năng
10.2.2.1. Rong kinh, rong huyết cơ năng chưa có biến chứng thiếu máu
0 - 5
10.2.2.2. Rong kinh, rong huyết cơ năng có biến chứng thiếu máu: Áp dụng theo tỷ lệ của mức độ thiếu máu tương ứng
10.3. Phẫu thuật lấy thai
10.3.1. Phẫu thuật 01 lần
25
10.3.2. Phẫu thuật từ 02 lần trở lên
31 - 35
10.3.3. Phẫu thuật lấy thai có cắt tử cung: Áp dụng tỷ lệ cắt tử cung
10.3.4. Có biến chứng sau phẫu thuật: Tỷ lệ tương ứng tại Mục 10.3.1 hoặc 10.3.2 hoặc 10.3.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
10.4. Ung thư thân tử cung
10.4.1. Giai đoạn 0
41 - 45
10.4.2. Giai đoạn I và II
61 - 65
10.4.3. Giai đoạn III và IV
81
10.5. Sa sinh dục
10.5.1. Chưa phẫu thuật
10.5.1.1. Độ I
6 - 10
10.5.1.2. Độ II
11 - 15
10.5.1.3. Độ III
21- 25
10.5.2. Đã phẫu thuật
10.5.2.1. Kết quả tốt
16 - 20
10.5.2.2. Tái phát
26 - 30
10.5.2.3. Có biến chứng: áp dụng tỷ lệ Mục 10.5.2.1. hoặc 10.5.2.2 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng
11. Vòi tử cung – buồng trứng
11.1. Tổn thương vòi tử cung (viêm phần phụ, ứ dịch, tắc vòi…)
11.1.1. Điều trị nội khoa ổn định
0 - 5
11.1.2. Phẫu thuật bảo tồn vòi tử cung
3 - 5
11.1.3. Phẫu thuật cắt một vòi tử cung
5 - 9
11.1.4. Phẫu thuật cắt hai vòi tử cung
11.1.4.1. Đã có con
16 - 20
11.1.4.2. Chưa có con
36 - 40
11.2. Chửa ngoài tử cung
11.2.1. Điều trị nội khoa
11 - 15
11.2.2. Phẫu thuật cắt bỏ khối chửa
21 - 25
11.3. U buồng trứng lành tính
11.3.1. Chưa phẫu thuật
3 - 5
11.3.2. Đã phẫu thuật bóc u
11 - 15
11.3.3. Đã phẫu thuật cắt u buồng trứng một bên
11 - 15
11.3.4. Đã phẫu thuật cắt hai buồng trứng
11.3.4.1. Đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống đã có con
21 - 25
11.3.4.2. Đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở xuống chưa có con
36 - 40
11.3.4.3. Đối với phụ nữ trên 50 tuổi
21 - 25
11.4. Bệnh suy sớm buồng trứng
31
11.5. Ung thư buồng trứng
11.5.1. Giai đoạn 0
31 - 35
11.5.2. Giai đoạn I, giai đoạn II
41 - 45
11.5.3. Giai đoạn III
61 - 65
11.5.4. Giai đoạn IV
81
11.6. Chửa trứng
11.6.1. Điều trị kết quả tốt
11 - 15
11.6.2. Điều trị kết quả không tốt, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 11.6.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
11.7. U nguyên bào nuôi
11.7.1. Chưa di căn
41 - 45
11.7.2. Đã di căn
61 - 65
12. Vú
12.1. U vú lành tính hoặc viêm, áp xe tuyến vú
12.1.1. Chưa phẫu thuật
1 - 5
12.1.2. Đã phẫu thuật
6 - 10
12.2. Phì đại tuyến vú
12.2.1. Chưa phẫu thuật
16 - 20
12.2.2. Đã phẫu thuật tạo hình vú
11 - 15
12.3. Phẫu thuật cắt bỏ vú
12.3.1. Cắt bỏ một bên
26 - 30
12.3.2. Cắt bỏ hai bên
41 - 45
12.4. Ung thư vú
12.4.1. Giai đoạn 0
31 - 35
12.4.2. Giai đoạn I, giai đoạn II
41 - 45
12.4.3. Giai đoạn III
61 - 65
12.4.4. Giai đoạn IV
81
13. Rò tiết niệu – sinh dục
13.1. Chưa phẫu thuật
16 - 20
13.2. Phẫu thuật kết quả tốt
11 - 15
13.3. Phẫu thuật kết quả không tốt, tái phải phẫu thuật lại
21 - 25
13.4. Phẫu thuật kết quả không tốt, tái phát phải phẫu thuật lại từ 2 lần trở lên
41 - 45
13.5. Phẫu thuật không có kết quả
51 - 55
14. Bệnh lý hệ sinh dục gây mất chức năng sinh con (vô sinh): Áp dụng tỷ lệ cắt hai tinh hoàn đối với vô sinh nam và cắt hai buồng trứng đối với vô sinh nữ.
15. Dị tật, dị dạng hệ tiết niệu – sinh dục
15.1. Dị tật, dị dạng hệ tiết niệu – sinh dục tương tự như các tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng (ví dụ: Thận đơn độc: Áp dụng tỷ lệ xơ, teo một thận, Không có tinh hoàn: Áp dụng tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn)
15.2. Dị dạng, dị tật hệ tiết niệu – sinh dục khác
15.2.1. Chưa gây rối loạn chức năng
0 - 5
15.2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 15.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
15.2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây
15.2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt, có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 15.2.3 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
7. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ Nội tiết và rối loạn chuyển hóa
Bệnh lý hệ Nội tiết và rối loạn chuyển hóa
Tỷ lệ (%)
1. Tuyến yên
1.1. Rối loạn chức năng tuyến
1.1.1. Rối loạn toàn bộ chức năng tuyến yên (rối loạn chức năng cả thuỳ trước và thuỳ sau)
61 - 65
1.1.2. Rối loạn chức năng thuỳ trước
1.1.2.1. Rối loạn từ bốn loại hormon trở lên
56 - 60
1.1.2.2. Rối loạn từ hai đến ba loại hormon
41 - 45
1.1.2.3. Rối loạn một loại hormon
26 - 30
1.1.3. Rối loạn chức năng thuỳ sau tuyến yên gây Đái tháo nhạt
26 - 30
1.1.4. Rối loạn chức năng tuyến yên gây biến chứng tại cơ quan khác: Áp dụng tỷ lệ tương ứng Mục 1.1.2 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng
1.2. Khối u tuyến yên
1.2.1. U lành tính
1.2.1.1. Chưa gây biến chứng
11 - 15
1.2.1.2. Phẫu thuật, chức năng tuyến ổn định
21 - 25
1.2.1.3. U lành tính nếu có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.2.1.1; 1.2.1.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
1.2.2. U ác tính
1.2.2.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa
61 - 65
1.2.2.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.2.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở cơ quan tương ứng
1.2.2.3. Đáp ứng điều trị phẫu thuật
81 - 85
1.2.2.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật
91
1.2.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật
91
1.3. Khối u tuyến tùng
1.3.1. U lành
1.3.1.1. U lành chưa gây biến chứng
6 - 10
1.3.1.2. U lành gây biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.3.1.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
1.3.2. U ác tính
1.3.2.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa
61 - 65
1.3.2.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.3.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
1.3.2.3. Đáp ứng điều trị phẫu thuật
81 - 85
1.3.2.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật
91
1.3.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật
91
2. Tuyến giáp
2.1. Rối loạn chức năng tuyến giáp
2.1.1. Suy giáp
2.1.1.1. Suy giáp dưới lâm sàng (suy giáp còn bù)
21 - 25
2.1.1.2. Suy giáp rõ ràng (suy giáp mất bù)
31 - 35
2.1.2. Nhiễm độc giáp
2.1.2.1. Dưới lâm sàng
21 - 25
2.1.2.2. Lâm sàng (bệnh Basedow) chưa có biến chứng
31 - 35
2.1.2.3. Lâm sàng (bệnh Basedow) có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.1.2.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
2.2. Viêm tuyến giáp mạn tính
21 - 25
2.3. Rối loạn thiếu hụt Iốt
21 - 25
2.4. Khối u tuyến giáp
2.4.1. U lành tuyến giáp (bao gồm cả bướu cổ đơn thuần)
2.4.1.1. Chưa phẫu thuật chưa gây rối loạn chức năng tuyến giáp
6 - 10
2.4.1.2. Cắt bỏ tuyến giáp một phần không rối loạn chức năng tuyến giáp
11 - 15
2.4.1.3. Cắt bỏ một bên không rối loạn chức năng tuyến giáp
16 - 20
2.4.1.4. Cắt toàn bộ tuyến giáp
61
2.4.1.5. Chưa phẫu thuật hoặc phẫu thuật có biến chứng rối loạn chức năng tuyến giáp: Tỷ lệ Mục 2.4.1.1 hoặc 2.4.1.2, 2.4.1.3 cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
2.4.2. Ung thư tuyến giáp
2.4.2.1. Thể chưa biệt hóa
71
2.4.2.2. Thể biệt hóa
81
3. Tuyến cận giáp
3.1. Rối loạn chức năng tuyến cận giáp
3.1.1. Suy cận giáp
21 - 25
3.1.2. Cường cận giáp
21 - 25
3.2. Khối u tuyến cận giáp
3.2.1. U lành tính
3.2.1.1. Chưa gây biến chứng
3 - 7
3.2.1.2. Sau can thiệp chức năng tuyến ổn định
11 - 15
3.2.1.3. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.2.1.1 hoặc 3.2.1.2 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
3.2.2. Ung thư
3.2.2.1. Đáp ứng điều trị nội khoa
31 - 35
3.2.2.2. Không đáp ứng điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.2.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
3.2.2.3. Điều trị phẫu thuật kết quả tốt
31 - 35
3.2.2.4. Điều trị phẫu thuật không kết quả
81
3.2.2.5. Không còn chỉ định phẫu thuật
81
4. Tuyến thượng thận
4.1. Rối loạn chức năng tuyến
4.1.1. Suy thượng thận chưa có biến chứng
4.1.1.1. Do thuốc
36 - 40
4.1.1.2. Nguyên nhân tại tuyến
61 - 65
4.1.2. Cường vỏ thượng thận (Hội chứng Cushing) chưa có biến chứng
31 - 35
4.1.3. Rối loạn aldosterol, androgen, estrogen chưa có biến chứng
4.1.3.1. Rối loạn một loại hormon
26 - 30
4.1.3.2. Rối loạn hai loại hormon
31 - 35
4.1.3.3. Rối loạn ba loại hormon
41 - 45
4.1.4. Rối loạn chức năng tuyến thượng thận có biến chứng: Tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Mục 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
4.2. Khối u vỏ thượng thận
4.2.1. U lành tính chưa có biến chứng
4.2.1.1. U một bên điều trị nội khoa ổn định
11 - 15
4.2.1.2. U một bên điều trị phẫu thuật ổn định
21
4.2.1.3. U hai bên điều trị nội khoa ổn định
21
4.2.1.4. U hai bên điều trị phẫu thuật ổn định
26 - 30
4.2.2. U lành tính có biến chứng: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Mục 4.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
4.2.3. U ác tính
4.2.3.1. Ung thư một bên đáp ứng với điều trị nội khoa
51 - 55
4.2.3.2. Ung thư một bên không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ Mục 4.2.3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
4.2.3.3. Ung thư một bên phẫu thuật kết quả tốt
71
4.2.3.4. Ung thư một bên phẫu thuật không kết quả hoặc không còn chỉ định phẫu thuật
81
4.2.3.5. Ung thư hai bên đáp ứng điều trị nội khoa
61
4.2.3.6. Ung thư hai bên không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ Mục 4.2.3.5 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
4.2.3.7. Ung thư hai bên đáp ứng với điều trị phẫu thuật
71 - 75
4.2.3.8. Ung thư hai bên không đáp ứng với điều trị phẫu thuật
81
4.2.3.9. Ung thư hai bên không còn chỉ định phẫu thuật
81
4.3. U tủy thượng thận gây tăng huyết áp
4.3.1. Đáp ứng với điều trị nội khoa
51 - 55
4.3.2. Không đáp ứng với điều trị nội khoa: Tỷ lệ Mục 4.3.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
4.3.3. Đáp ứng với điều trị phẫu thuật
61
4.3.4. Không đáp ứng với điều trị phẫu thuật
81
4.3.5. Không còn chỉ định phẫu thuật
81
Ghi chú: Nếu bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục xảy ra trước 16 tuổi thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được cộng thêm (cộng lùi) 15 - 20%
5. Tuyến tụy
5.1. Rối loạn chức năng tuyến chưa có biến chứng
5.1.1. Rối loạn đường máu lúc đói và (hoặc) giảm dung nạp glucose
11 - 15
5.1.2. Đái tháo đường
31 - 35
5.1.3. Hội chứng Insulinnom
21 - 25
5.1.4. Hội chứng Gastrinom
21 - 25
5.1.5. Hội chứng VIPOM
21 - 25
5.1.6. Hội chứng Somatostatinom
21 - 25
5.2. Khối u tuyến tụy chưa có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiêu hóa
5.3. Rối loạn chức năng tuyến hoặc u tuyến tụy có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.1; 5.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
6. Buồng trứng, tinh hoàn
Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục
7. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa
7.1. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa có biểu hiện trên xét nghiệm cận lâm sàng chưa gây tổn thương cơ quan, nội tạng
6 - 10
7.2. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa có biến chứng tổn thương cơ quan, nội tạng: Tỷ lệ Mục 7.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
8. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật Cơ - Xương - Khớp
Bệnh, tật Cơ - Xương - Khớp
Tỷ lệ (%)
1. Bệnh cơ vân chi trên
1.1. Teo xơ cơ Delta hạn chế các động tác của khớp vai một bên
1.1.1. Mức độ nhẹ
11 - 15
1.1.2. Mức độ vừa
21 - 25
1.1.3. Mức độ nặng
31 - 35
1.2. Teo cơ một bàn tay
1.2.1. Mức độ nhẹ
16 - 20
1.2.2. Mức độ vừa
26 - 30
1.2.3. Mức độ nặng
36 - 40
1.2.4. Teo cơ mất chức năng hoàn toàn một bàn tay
45
1.3. Teo cơ một cẳng tay: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối các cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
1.4. Teo cơ một cánh tay: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối các cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
1.5. Teo cơ một tay (bao gồm cánh, cẳng, bàn tay): Áp dụng tỷ lệ tổn thương Liệt một tay trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
2. Bệnh cơ vân chi dưới
2.1. Teo cơ một bàn chân mức độ nhẹ
6 - 10
2.1.1. Teo cơ một bàn chân mức độ vừa
16 - 20
2.1.2. Teo cơ một bàn chân mức độ nặng
26 - 30
2.1.3. Teo mất chức năng hoàn toàn một bàn chân
35
2.2. Teo cơ một cẳng chân: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh
2.3. Teo cơ một đùi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh
2.4. Teo cơ một bên mông: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các dây thần kinh chi phối cơ tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh
2.5. Teo cơ một chân (bao gồm đùi, cẳng, bàn chân): Áp dụng tỷ lệ tổn thương Liệt một chân trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
3. Tổn thương cơ kiểu giả phì đại: Áp dụng tỷ lệ mức độ liệt trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
4. Loãng xương, Nhuyễn xương
4.1. Loãng xương, nhuyễn xương không gãy xương kể cả biến dạng xương
11 - 15
4.2. Loãng xương, nhuyễn xương có biến chứng gãy xương bệnh lý: Tỷ lệ Mục 4.1 cộng lùi tỷ lệ gẫy xương tương ứng
5. Viêm xương tủy xương một bên (Xương cánh tay, cẳng tay; xương chậu, xương đùi; xương cẳng chân)
5.1. Viêm xương tủy xương chưa phẫu thuật
11 - 15
5.2. Viêm xương tủy xương đã phẫu thuật chưa có teo cơ kèm theo
16 - 20
5.3. Viêm xương tủy xương đã phẫu thuật nhiều lần có teo cơ kèm theo: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.2 cộng lùi tỷ lệ teo cơ tương ứng
5.4. Tiêu chỏm xương đùi do viêm xương tủy xương
5.4.1. Gây lỏng khớp háng
21 - 25
5.4.2. Hoại tử chỏm xương đùi một bên chưa thay chỏm
41 - 45
5.4.3. Hoại tử chỏm xương đùi đã thay bằng chỏm nhân tạo
35
5.5. Viêm xương tủy xương gây gẫy xương ở đoạn hoặc xương nào: Áp dụng tỉ lệ gẫy xương tương ứng và cộng lùi với tỉ lệ teo cơ kèm theo
6. Tổn thương xương sọ
6.1. Mất xương bản ngoài xươmg sọ, đường kính 1 cm
5 - 9
6.2. Mất xương bản ngoài xương sọ, đường kính từ 2 đến 3 cm điện não chưa có ổ tổn thương
11 - 15
6.3. Mất xương bản ngoài, đường kính dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng
16 - 20
6.4. Mất xương bản ngoài, đường kính từ 3 cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng
21 - 25
6.5. Khuyết sọ đáy chắc đường kính dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng
21 - 25
6.6. Khuyết sọ đáy chắc đường kính từ 3 cm đến 5 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng
26 - 30
6.7. Khuyết sọ đáy chắc đường kính từ 5 cm đến 10 cm điện não có ổ tổn thương tương ứng
31 - 35
6.8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng
Ghi chú (Mục 6.3 - 6.8): Nếu điện não không có ổ tổn thương, tính tỷ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề
36 - 40
6.9. Khuyết sọ đáy phập phồng đương kính dưới 2 cm
26 - 30
6.10. Khuyết sọ đáy phập phồng đường kính từ 2 cm đến 5 cm
31 - 35
6.11. Khuyết sọ đáy phập phồng đường kính 5 cm đến 10 cm
36 - 40
6.12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10 cm
41 - 45
7. Tổn thương xương ức
7.1. Không biến dạng lồng ngực, không ảnh hưởng chức năng thông khí phổi
3 - 5
7.2. Biến dạng lồng ngực ít
11 - 15
7.3. Biến dạng lồng ngực nhiều
16 - 20
7.4. Tổn thương xương ức gây biến dạng lồng ngực, rối loạn chức năng thông khí phổi thì tỷ lệ được cộng lùi tỷ lệ mức độ rối loạn hô hấp tương ứng
8. Tổn thương xương sườn (đã bao gồm tổn thương thần kinh liên sườn)
8.1. Tổn thương xương sườn không gây rối loạn chức năng thông khí phổi
1 - 5
8.2. Tổn thương xương sườn gây rối loạn thông khí: Tỷ lệ Mục 8.1 cộng lùi tỷ lệ rối loạn thông khí tương ứng
9. Tổn thương xương đòn (không gẫy xương)
9.1. Không gây rối loạn chức năng thông khí phổi
1 - 2
9.2. Gây rối loạn thông khí, tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí tương ứng
10. U xương lành và ác tính
10.1. U xương lành tính
10.1.1. Chưa có biến chứng gãy xương
11 - 15
10.1.2. Có biến chứng gãy xương: Tỷ lệ Mục 10.1.1 cộng lùi tỷ lệ gẫy xương
10.2. U xương ác tính
10.2.1. U xương ác tính chưa di căn không cắt đoạn chi
61
10.2.2. U xương ác tính đã có di căn không cắt đoạn chi
81
10.2.3. U xương ác tính phải cắt đoạn chi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng Mục 10.2.1 hoặc 10.2.2 cộng lùi với tỷ lệ cắt đoạn chi tương ứng
11. Khớp vai một bên
Ghi chú: Tổn thương khớp dạng “đau, hạn chế vận động” chỉ được xác định khi thời hạn tổn thương đó kéo dài liên tục từ 06 tháng trở lên
11.1. Mức độ hạn chế các động tác ít một bên (hạn chế một hoặc hai trong bẩy động tác)
11 - 15
11.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế ba đến năm trong bẩy động tác)
21 - 25
11.3. Bán cứng khớp vai hoặc cứng khớp vai gần hoàn toàn
31 - 35
11.4. Cứng khớp vai hoàn toàn
11.4.1. Tư thế thuận, tư thế nghỉ
46 - 50
11.4.2. Thế không thuận (ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao)
51 - 55
12. Khớp khủyu một bên
12.1. Cẳng tay gấp ruỗi trong khoảng 5° - 145°
11 - 15
12.2. Cẳng tay gấp ruỗi trong khoảng 0° - 45°
31 - 35
12.3. Cẳng tay gấp ruỗi được trong khoảng trên 45° - 90°
26 - 30
12.4. Cẳng tay gấp ruỗi được trong khoảng trên 100° - 150°
51 - 55
13. Khớp cổ tay một bên
13.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (một hoặc hai trong năm động tác cổ tay)
11 - 15
13.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên hai động tác)
21 - 25
13.3. Cứng khớp tư thế cơ năng (0°)
21 - 25
13.4. Cứng khớp tư thế gấp hoặc ngửa tối đa
31 - 35
13.5. Cứng khớp tư thế còn lại
26 - 30
14. Khớp bàn tay và các ngón tay một bên
14.1. Biến dạng các khớp bàn - ngón tay và các khớp của các ngón gây mất chức năng bàn tay
41 - 45
14.2. Ngón IV hoặc ngón V
14.2.1. Cứng khớp liên đốt
6 - 8
14.2.2. Cứng khớp bàn - ngón
4 - 6
14.2.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt
8 - 10
14.3. Ngón II hoặc ngón III
14.3.1. Cứng khớp liên đốt
3 - 5
14.3.2. Cứng khớp bàn ngón
7 - 9
14.3.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt
11 - 15
14.4. Ngón I
14.4.1. Cứng khớp liên đốt
5 - 10
14.4.2. Cứng khớp bàn ngón
11 - 15
14.4.3. Cứng khớp bàn ngón và các khớp liên đốt
21 - 25
14.5. Hội chứng “Ngón tay lò so”
14.5.1. Hội chứng “Ngón tay lò so” điều trị kết quả tốt
1 - 3
14.5.2. Hội chứng “Ngón tay lò so” điều trị kết quả không tốt: Tùy thuộc ngón tay nào tỉ lệ được tính theo Mục 14.2 hoặc 14.3 hoặc 14.4
14.6. Tổn thương gây đau (không cứng khớp) hạn chế vận động một bàn tay
14.6.1. Mức độ nhẹ
5 - 8
14.6.2. Mức độ vừa
11 - 15
14.6.3. Mức độ nặng
21 - 25
14.7. Tổn thương các xương nhỏ bàn tay (thuyền, nguyệt, tháp đậu…): Áp dụng tỷ lệ theo mức độ hạn chế vận động một bàn tay hoặc hạn chế chức năng khớp cổ tay
15. Khớp háng một bên
15.1. Hạn chế tầm vận động khớp háng do đau từ 0° - 90°
5 - 9
15.2. Hạn chế vận động khớp háng do đau từ 0° - 60°
11 - 15
15.3. Hạn chế vận động khớp háng do đau từ 0° - 30°
21 - 25
15.4. Cứng khớp háng chi ở tư thế thẳng trục
15.4.1. Từ 0° - 90°
21 - 25
15.4.2. Từ 0° - 60°
31 - 35
15.4.3. Từ 0° - 30°
41 - 45
15.5. Cứng khớp háng chi ở tư thế vẹo hoặc gấp
15.5.1. Từ 0° - 90°
31 - 35
15.5.2. Từ 0° - 60°
41 - 45
15.5.3. Từ 0° - 30°
46 - 50
15.5.4. Cứng hoàn toàn
51 - 55
16. Khớp gối một bên
16.1. Đau khớp gối hạn chế vận động ít
3 - 5
16.2. Đau khớp gối hạn chế vận động vừa
6 - 10
16.3. Đau khớp gối hạn chế vận động nhiều
11 - 15
16.4. Cứng khớp gối tầm vận động từ 0° - 125°
11 - 15
16.5. Cứng khớp gối tầm vận động từ 0° - 90°
16 - 20
16.6. Cứng khớp gối tầm vận động từ 0° - 45°
26 - 30
16.7. Cứng khớp gối ở tư thế 0°
36 - 40
16.8. Thay khớp gối nhân tạo
41 - 45
17. Khớp cổ chân một bên
17.1. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động nhẹ
3 - 5
17.2. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động vừa
8 - 10
17.3. Đau khớp cổ chân hạn chế vận động nặng
11 - 15
17.4. Cứng ở tư thế cơ năng
21
17.5. Cứng ở tư thế bất lợi
31
18. Khớp bàn chân và các ngón chân một bên
18.1. Tổn thương xương bàn chân (xương gót, sên, hộp…)
18.1.1. Đi, đứng khó và đau
11 - 15
18.1.2. Dẫn đến hàn khớp các xương bàn chân
16 - 20
18.2. Khớp ngón chân
18.2.1. Ngón cái
18.2.1.1. Cứng khớp liên đốt
3 - 5
18.2.1.2. Cứng khớp đốt - bàn
7 - 9
18.2.1.3. Cứng khớp đốt - bàn và các khớp liên đốt
11 - 15
18.2.2. Các ngón khác
18.2.2.1. Cứng khớp liên đốt
1 - 3
18.2.2.2. Cứng khớp đốt - bàn
4 - 5
18.2.2.3. Cứng khớp đốt - bàn và các khớp liên đốt
6 - 10
Ghi chú: Tổn thương gây đau khớp ngón chân (không cứng khớp) được áp dụng tỷ lệ tối thiểu
19. Viêm khớp đốt sống, khớp cùng chậu đơn thuần
19.1. Viêm một đến hai khớp đốt sống
19.1.1. Mức độ nhẹ
3 - 5
19.1.2. Mức độ vừa
11 - 15
19.1.3. Mức độ nặng
21 - 25
19.2. Viêm từ ba khớp đốt sống trở lên
19.2.1. Mức độ nhẹ
11 - 15
19.2.2. Mức độ vừa
21 - 25
19.2.3. Mức độ nặng
31 - 35
19.3. Viêm khớp cùng chậu
6 - 10
20. Gẫy, xẹp thân đốt sống (đã bao gồm tỉ lệ tổn thương khớp tương ứng)
20.1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống
20.1.1. Gẫy, xẹp một phần thân đốt sống
16 - 20
20.1.2. Gẫy, xẹp cả thân đốt sống
21 - 25
20.2. Gẫy, xẹp thân hai đốt sống
26 - 30
20.3. Gẫy, xẹp ba đốt sống
36 - 40
20.4. Gẫy, xẹp trên ba đốt sống
41 - 45
21. Gẫy, vỡ mỏm gai
21.1. Của một đốt sống
6 - 10
21.2. Của hai hoặc ba đốt sống
16 - 20
21.3. Của trên ba đốt sống
26 - 30
22. Gẫy, vỡ mỏm bên
22.1. Của một đốt sống
3 - 5
22.2. Của hai hoặc ba đốt sống
11 - 15
22.3. Của trên ba đốt sống
21 - 25
23. Viêm dính cột sống hoặc đã phẫu thuật làm cứng cột sống
23.1. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống cổ
21 - 25
23.2. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống ngực
36 - 40
23.3. Viêm dính khớp cột sống các đốt sống lưng
51 - 55
23.4. Viêm dính khớp cột sống cả ba đoạn (cổ, ngực, lưng)
81
24. Thoái hóa cột sống
24.1. Thoái hóa một đến hai đốt sống
24.1.1. Mức độ nhẹ (Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng nhưng chưa có biểu hiện rõ trên phim Xquang)
1 - 3
24.1.2. Mức độ vừa (Phim Xquang có hình ảnh: phì đại xương và/hoặc gai xương ở rìa khớp và/hoặc hẹp khe khớp không đồng đều và / hoặc đậm đặc xương dưới sụn)
6 - 10
24.1.3. Mức độ nặng: (Phim Xquang có hình ảnh như mục 24.1.2 và có hốc ở đầu xương và/ hoặc hẹp lỗ liên hợp…)
16 - 20
24.2. Thoái hóa từ 3 đốt sống trở lên
24.2.1. Mức độ nhẹ
6 - 10
24.2.2. Mức độ vừa
16 - 20
24.2.3. Mức độ nặng
26 - 30
25. Thoát vị đĩa đệm
25.1. Thoát vị đĩa đệm không gây hẹp ống sống
25.1.1. Một ổ
5 - 9
25.1.2. Hai ổ
11 - 15
25.1.3. Từ ba ổ trở lên
21 - 25
25.2. Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống, lỗ đốt sống, chưa tổn thương thần kinh
25.2.1. Một ổ
11 - 15
25.2.2. Hai ổ
21 - 25
25.2.3. Từ ba ổ trở lên
31 - 35
25.3. Thoát vị đĩa đệm đã phẫu thuật:
25.3.1. Mổ một ổ
21 - 25
25.3.2. Mổ hai ổ
31 - 35
25.3.3. Mổ ba ổ
36 - 40
Ghi chú: Tổn thương cột sống gây tổn thương thần kinh: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cột sống và cộng lùi tổn thương thần kinh tương ứng
26. Viêm màng hoạt dịch và viêm bao gân
26.1. Viêm 1 hoặc 2 gân hoặc 1 hoặc 2 màng hoạt dịch chưa gây ảnh hưởng hoạt động khớp
1 - 5
26.2. Viêm từ 2 gân hoặc màng hoạt dịch và bao gân chưa gây ảnh hưởng hoạt động khớp
11 - 15
26.3. Nếu viêm gân hoặc màng hoạt dịch ảnh hưởng đến vận động khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp tương ứng
27. U nang bao hoạt dịch
27.1. Chưa ảnh hưởng vận động của khớp
6 - 10
27.2. Ảnh hưởng vận động của khớp: Áp dụng theo tầm hoạt động của từng khớp
27.3. U nang bao hoạt dịch đã mổ
27.3.1. Kết quả tốt
6 - 10
27.3.2. Kết quả chưa tốt, hoặc bị tái phát
11 - 15
28. Viêm sụn (kể cả sụn chêm): Áp dụng theo tổn thương khớp tương ứng
29. Dị dạng, dị tật cột sống gây gù, vẹo, ưỡn
16 - 20
30. Dị tật hệ Cơ, Xương, Khớp
30.1. Dị dạng, dị tật hệ Cơ Xương Khớp nếu tương tự như các tổn thương hệ Cơ Xương Khớp đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
30.2. Dị dạng, dị tật hệ Cơ Xương Khớp khác
30.2.1. Không gây rối loạn chức năng
0 - 5
30.2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 30.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
30.2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra
30.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 30.2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
31. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do gẫy xương bệnh lý
31.1. Gẫy xương cánh tay
31.1.1 Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)
31.1.1.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay dẫn đến hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim Xquang xác định)
41 - 45
31.1.1.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa
21 - 25
31.1.1.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều
31 - 35
31.1.2. Gẫy thân xương cánh tay một bên
31.1.2.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường
11 - 15
31.1.2.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi
21 - 25
31.1.2.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động, ngắn dưới 3 cm
26 - 30
31.1.2.4. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động, ngắn từ 3 cm trở lên
31 - 35
31.1.2.5. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau
36 - 40
31.1.3. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên
31.1.3.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khủyu nhẹ
21 - 25
31.1.3.2. Gẫy như 31.1.3.1 nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khủyu. Tỷ lệ được tính như tổn thương khớp khủyu
31.1.3.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp
3 - 5
31.1.4. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả
31.1.4.1. Khớp giả chặt
31 - 35
31.1.4.2. Khớp giả lỏng
41 - 45
31.2. Gẫy xương cẳng tay
31.2.1. Gẫy hai xương cẳng tay
31.2.1.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương, khớp giả chặt
26 - 30
31.2.1.2. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương, khớp giả lỏng
31 - 35
31.2.1.3. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường
6 - 10
31.2.1.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn chi ngắn dưới 3 cm
26 - 30
31.2.1.5. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3 cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay
31 - 35
31.2.1.6. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ kèm theo
31 - 35
31.2.2. Gẫy đầu dưới cả hai xương quay trụ sát cổ tay
31.2.2.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1-2/5 động tác cổ tay)
11 - 15
31.2.2.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay)
21 - 25
31.2.3. Gẫy thân xương quay
31.2.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường
6 - 10
31.2.3.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa
21 - 25
31.2.3.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay, khớp giả chặt
11 - 15
31.2.3.4. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay, khớp giả lỏng
21 - 25
31.2.4. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khủyu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ
21 - 25
31.2.5. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles)
31.2.5.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể
6 - 10
31.2.5.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay
11 - 15
31.2.6. Gẫy thân xương trụ
31.2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng
6 - 10
31.2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay
21 - 25
31.2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả, khớp giả chặt
11 - 15
31.2.6.4. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả, khớp giả lỏng
16 - 20
31.2.7. Gẫy mỏm khủyu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khủyu, cứng khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp
31.2.8. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay
6 - 10
31.3. Gẫy xương bàn tay
31.3.1. Gẫy một, hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay - ngón tay
6 - 10
31.3.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay
16 - 20
31.3.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều.
21 - 25
31.4. Gẫy xương ngón tay
31.4.1. Gẫy xương một ngón tay không ảnh hưởng vận động
1 - 2
31.4.2. Gẫy xương một ngón tay ảnh hưởng vận động tính theo mức độ hạn chế vận động của khớp tương ứng tại. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Cơ Xương Khớp
1 - 3
31.5. Gẫy xương đùi
31.5.1. Gẫy đầu trên xương đùi
31.5.1.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ
26 - 30
31.5.1.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4 cm, chức năng khớp háng bị hạn chế
31 - 35
31.5.1.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4 cm
41 - 45
31.5.1.4. Gẫy cổ xương đùi, tiêu chỏm
51
31.5.1.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi, khớp giả chặt
41 - 45
31.5.1.6. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi, khớp giả lỏng lẻo
51
31.5.2. Gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo
35
31.5.3. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định
31.5.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường
21
31.5.3.2. Can liền xấu, trục lệch
26 - 30
31.5.3.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4 cm
31 - 35
31.5.3.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4 cm
41
31.5.4. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu hoặc tổn thương lồi cầu di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối
31.6. Gẫy xương cẳng chân
31.6.1. Gãy hai xương cẳng chân
31.6.1.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi
16 - 20
31.6.1.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2 cm
21 - 25
31.6.1.3. Di chứng như Mục 31.6.1.2 nhưng chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm
26 - 30
31.6.1.4. Di chứng như Mục 31.6.1.2 nhưng chi ngắn từ 5 cm trở lên
31 - 35
31.6.2. Gẫy gây mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả
31.6.2.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5 cm
31 - 35
31.6.2.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5 cm
41 - 45
31.6.3. Gẫy thân xương chày một chân
31.6.3.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi
15
31.6.3.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2 cm
21
31.6.3.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2cm đến < 5cm
21 - 25
31.6.3.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên
26 - 30
31.6.3.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn
21 - 25
31.6.4. Gẫy gây mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả
31.6.4.1. Khớp giả chặt
21 - 25
31.6.4.2. Khớp giả lỏng
31 - 35
7. Gẫ 31.6.5. Gẫy hoặc vỡ mâm chày
31.6.5.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng
15
31.6.5.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp theo Mục tổn thương khớp gối
31.6.6. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày
9
31.6.7. Gẫy thân xương mác một chân
31.6.7.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liền tốt
5
31.6.7.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu
7
31.6.7.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu, hạn chế nhẹ khớp cổ chân
6 - 10
31.6.7.4. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu, cổ chân bị cứng khớp nhẹ
11 - 15
31.6.8. Gẫy gây mất đoạn xương mác
11 - 15
31.7. Gẫy xương đòn và xương bả vai
31.7.1. Gẫy xương đòn
31.7.1.1. Can liền tốt, không di chứng
6 - 10
31.7.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác
16 - 20
31.7.2. Gẫy xương bả vai một bên
31.7.2.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương
6 - 9
31.7.2.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang
11 - 15
31.7.2.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai
16 - 20
31.7.2.4. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp vai
31.8. Gẫy xương sườn
31.8.1. Tổn thương một hoặc hai xương sườn, (can tốt)
3 - 5
31.8.2. Gãy một hoặc hai xương sườn, can xấu hoặc tổn thương ba đến năm xương sườn can tốt
6 - 9
31.8.3. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc tổn thương sáu xương sườn trở lên, can tốt
11 - 15
31.8.4. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu
16 - 20
31.8.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn
11 - 15
31.8.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn
16 - 20
31.8.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên
21 - 25
31.8.8. Tổn thương xương sườn gây rối loạn thông khí tỷ lệ được cộng lùi tỷ lệ rối loạn thông khí tương ứng.
9. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ Miễn dịch
Bệnh lý hệ Miễn dịch
Tỷ lệ (%)
Tổn thương do tăng đáp ứng miễn dịch (quá mẫn)
1.1. Quá mẫn type I (quá mẫn nhanh)
1.1.1. Sốc phản vệ không để lại di chứng
0
1.1.2. Sốc phản vệ có tổn thương cơ quan đích để lại di chứng: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ quan bộ phận tương ứng
1.1.3. Bệnh Atopi (mày đay atopi, chàm atopi, hen atopi, chứng sốt mùa atopi,…): Áp dụng tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng
1.2. Quá mẫn type II (quá mẫn gây độc tế bào)
1.2.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng
6 - 10
1.2.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố
21 - 25
Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ tổn thương được xác định bằng tỷ lệ của Mục 1.2.2 cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó
1.3. Quá mẫn type III (quá mẫn do lắng đọng phức hợp miễn dịch)
1.3.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng
6 - 10
1.3.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố
21 - 25
Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ tổn thương được xác định bằng tỷ lệ của Mục 1.3.2 cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó
1.4. Quá mẫn type IV (quá mẫn muộn)
1.4.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng
6 - 10
1.4.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố
21 - 25
Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ tổn thương được xác định bằng tỷ lệ của Mục 1.4.2 cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó
Tổn thương do thiểu năng miễn dịch (suy giảm miễn dịch)
2.1. Suy giảm miễn dịch trong HIV/AIDS
2.1.1. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 500 tế bào/µl trở lên
31 - 35
2.1.2. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 350 đến dưới 500 tế bào/µl
41 - 45
2.1.3. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 200 đến dưới 350 tế bào/µl
51 - 55
2.1.4. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ dưới 200 tế bào/µl
61 - 65
2.1.5. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ dưới 100 tế bào/µl
71 - 75
Ghi chú: Nếu có biến chứng ở cơ quan bộ phận nào thì được cộng lùi với tổn thương cơ quan bộ phận đó
2.2. Suy giảm miễn dịch liên quan đến quá trình lão hóa
2.2.1. Người cao tuổi trở lên (Nam ≥ 60 tuổi, Nữ ≥ 55 tuổi) bị suy giảm miễn dịch được đánh giá trên xét nghiệm miễn dịch, chưa có biểu hiện trên lâm sàng
11 - 15
2.2.2. Nếu có tổn thương trên lâm sàng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận tương ứng
2.3. Suy giảm miễn dịch liên quan đến các bệnh lý ác tính
Suy giảm miễn dịch được xác định do một bệnh lý ác tính: tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó tại các Bảng tỷ lệ tương ứng (không tính đến các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu)
2.4. Suy giảm miễn dịch do quá trình điều trị các bệnh lý dị ứng và tự miễn (Suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị)
2.4.1. Suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị, chưa có biểu hiện trên lâm sàng
11 - 15
2.4.2. Có biểu hiện trên lâm sàng: Áp dụng tỷ lệ tại Mục 2.4.1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận tương ứng
3. Tổn thương do các bệnh lý tự miễn
3.1. Chưa có biểu hiện lâm sàng
11 - 15
3.2. Có biểu hiện tổn thương trên lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị ổn định
21 - 25
Ghi chú: Khi bệnh có di chứng tổn thương giải phẫu, chức năng cơ quan, bộ phận khá: Áp dụng tỷ lệ tại Mục 3.2 và cộng lùi tổn thương cơ quan, bộ phận tương ứng
4. Tổn thương hệ miễn dịch dạng hỗn hợp (rối loạn miễn dịch tăng, giảm hỗn hợp)
Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tại các bảng tỷ lệ tương ứng theo nguyên tắc cộng lùi
10. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý Máu và cơ quan tạo máu
Bệnh lý Máu và cơ quan tạo máu
Tỷ lệ (%)
1. Thiếu máu
1.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
1.2. Mức độ 2 (vừa)
26 - 30
1.3. Mức độ 3 (nặng)
41 - 45
1.4. Mức độ 4 (rất nặng)
61 - 65
Ghi chú: Bệnh thiếu máu nếu có biến chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
2. Các bệnh tăng sinh tăng sinh tương mạn, ác tính
2.1. Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Polycythaemia vera), Tăng tiểu cầu nguyên phát (Primary thrombocythemia), Xơ tủy nguyên phát (Myelofibrosis), Lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt
2.1.1. Chưa biến chứng
2.1.1.1. Chưa có chỉ định điều trị
21 - 25
2.1.1.2. Có chỉ định điều trị
61 - 65
2.1.2. Có biến chứng (tắc mạch, chảy máu, sỏi thận, gút, loét dạ dày hành tá tràng…): Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1.1.và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan.
2.2. Lơxêmi kinh dòng lympho (phân loại giai đoạn theo Rai – Sawitsky)
2.2.1. Giai đoạn không (0), một và hai
2.2.1.1. Chưa có chỉ định điều trị
21 - 25
2.2.1.2. Có chỉ định điều trị
41 - 45
2.2.2. Giai đoạn 3
61 - 65
2.2.3. Giai đoạn 4
71 - 75
Ghi chú: Bệnh tăng sinh lympho mạn ác tính nếu có biến chứng thì áp dụng tỷ lệ các giai đoạn và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan
3. Lơ - xê - mi cấp
3.1. Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn
61
3.2. Điều trị không đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc tái phát
71 - 75
3.3. Không đáp ứng điều trị
91
4. U lympho ác tính (U lympho Hodgkin và U lympho không Hodgkin)
4.1. Giai đoạn 1
61 - 65
4.2. Giai đoạn II
71 - 75
4.3. Giai đoạn III
81 - 85
4.4. Giai đoạn IV (IVA hoặc IVB)
91
Ghi chú: Bệnh U lympho ác tính gây biến chứng tại cơ quan/bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ giai đoạn tương ứng của bệnh và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
5. Nhóm các bệnh gây giảm số lượng và/hoặc hình thái, chức năng tế bào máu
5.1.Giảm hồng cầu: Tỷ lệ được tính như tỷ lệ của mức độ thiếu máu (Mục 1)
5.2. Giảm bạch cầu
5.2.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
5.2.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
5.2.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
5.2.4. Mức độ 4 (rất nặng)
51 - 55
5.3. Giảm Tiểu cầu
5.3.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
5.3.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
5.3.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
5.3.4. Mức độ 4 (rất nặng)
41 - 45
5.4. Hội chứng rối loạn sinh tủy, Tủy giảm sinh; Hội chứng thực bào Tế bào máu; Tan máu
5.4.1. Giảm một dòng tế bào máu: Áp dụng tỷ lệ các Mục 5.1; 5.2; 5.3 tương ứng
5.4.2. Giảm từ hai dòng trở lên: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.4.1 cộng lùi với tỷ lệ giảm các dòng khác tương ứng
Ghi chú: Nhóm các bệnh gây giảm số lượng và hoặc hình thái, chức năng tế bào máu nếu có biến chứng tại cơ quan, bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ mức độ bệnh và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng.
6. Bệnh đa u tủy xương
6.1. Giai đoạn 1
6.1.1. Điều trị kết quả tốt
41
6.1.2. Điều trị kết quả không tốt
61 - 65
6.2. Giai đoạn 2
6.2.1. Điều trị kết quả tốt
61 - 65
6.2.2. Điều trị kết quả không tốt
71 - 75
6.3. Giai đoạn 3
6.3.1. Điều trị kết quả tốt
71 - 75
6.3.2. Điều trị không kết quả
91
7. Bệnh thiếu yếu tố đông máu
7.1. Bệnh Hemophilia (A: thiếu yếu tố VIII; B: thiếu yếu tố IX), bệnh Von Willebrand (bệnh chảy máu di truyền do thiếu hụt yếu tố VIIIc và yếu tố Willlebrand)
7.1.1. Mức độ 1: nồng độ yếu tố đông máu từ 5 đến 30%
21
7.1.2. Mức độ 2: nồng độ yếu tố đông máu từ 1 đến 5%
26 - 30
7.1.3. Mức độ 3: nồng độ yếu tố đông máu < 1%
31 - 35
7.2. Bệnh thiếu yếu tố đông máu khác
7.2.1. Mức độ 1: nồng độ yếu tố đông máu 5 đến 30%
21 - 25
7.2.2. Mức độ 2: nồng độ yếu tố đông máu 1 đến 5%
26 - 30
7.2.3. Mức độ 3: nồng độ yếu tố đông máu < 1%
31 - 35
Ghi chú:
- Trường hợp thiếu yếu tố đông máu nhưng có kháng đông lưu hành cần kết hợp thuốc ức chế miễn dịch, yếu tố VIIa,…thì tỷ lệ được cộng thêm 10% (cộng lùi)
- Các bệnh lý thiếu yếu tố đông máu gây biến chứng tổn thương cơ quan bộ phận khác (xuất huyết, huyết khối,…) thì áp dụng tỷ lệ bệnh lý thiếu yếu tố đông máu và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng.
8. Đông máu rải rác trong lòng mạch
31 - 35
Ghi chú: Nếu đông máu rải rác trong lòng mạch có biến chứng ở cơ quan, bộ phận khác (xuất huyết, huyết khối, suy gan, suy thận,…) thì tỷ lệ được cộng lùi với biến chứng
9. Tổn thương hạch ngoại biên không do các bệnh máu và cơ quan tạo máu (viêm hạch, lao hạch …) gây tổn thương cơ quan lân cận: Áp dụng tỷ lệ tổn thương của cơ quan đó
11. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật Da và mô dưới da
Bệnh tật Da và mô dưới da
Tỷ lệ (%)
1. Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ
1.1. Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố
1.1.1. Vùng mặt, cổ
1.1.1.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 2
1.1.1.2. Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
1.1.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
5 - 9
1.1.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
11- 15
1.1.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
16 - 20
1.1.2. Vùng lưng - ngực - bụng
1.1.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
1- 2
1.1.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
1.1.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
1.1.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
1.1.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
16 - 20
1.1.2.6. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
21 - 25
1.1.2.7. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
26 - 30
1.1.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
1.1.3.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 2
1.1.3.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
1.1.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
1.1.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
1.1.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2. Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa
1.2.1. Vùng mặt, cổ
1.2.1.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 3
1.2.1.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
5 - 9
1.2.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
11 - 15
1.2.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
21 - 25
1.2.2. Vùng lưng, ngực, bụng
1.2.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 2
1.2.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
1.2.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể
11 - 15
1.2.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
21 - 25
1.2.2.6. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
26 - 30
1.2.2.7. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
31 - 35
1.2.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
1.2.3.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 3
1.2.3.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
5 - 9
1.2.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
1.2.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
21 - 25
1.3. Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi
1.3.1. Vùng mặt, cổ
1.3.1.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
5 - 9
1.3.1.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
11- 15
1.3.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
16 - 20
1.3.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể
21 - 25
1.3.1.5. Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên
26 - 30
1.3.2. Vùng lưng, ngực, bụng
1.3.2.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 3
1.3.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
5 - 9
1.3.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể
16 - 20
1.3.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
21 - 25
1.3.2.5. Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
26 - 30
1.3.2.6. Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể
31 - 35
1.3.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
1.3.3.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
5 - 9
1.3.3.2. Diện tích tổn thương từ 5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
11 - 15
1.3.3.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
16 - 20
1.3.3.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
21 - 25
1.3.3.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
26 - 30
2. Tổn thương da dạng xơ cứng da hoặc nứt da hoặc giãn da hoặc tổn thương da gây co kéo biến dạng ảnh hưởng chức năng da, chức năng cơ quan liên quan và thẩm mỹ
2.1. Vùng đầu, mặt, cổ
2.1.1. Vùng da đầu
2.1.1.1. Nhiều tổn thương (từ năm tổn thương trở lên) và đường kính của mỗi tổn thương dưới 2 cm
3 - 5
2.1.1.2. Tổn thương đường kính trên 5 cm hoặc nhiều tổn thương (từ năm tổn thương trở lên) và đường kính của mỗi tổn thương từ 2 cm đến 5 cm
7 - 9
2.1.1.3. Diện tích hơn nửa da đầu hoặc nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc kèm theo di chứng đau đầu
26 - 30
2.1.1.4. Diện tích hơn nửa diện tích da đầu, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu
31 - 35
2.1.2. Vùng da mặt
2.1.2.1. Tổn thương đường kính dưới 5 cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ
11 - 15
2.1.2.2. Tổn thương đường kính từ 5 cm đến 10 cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ
21 - 25
2.1.2.3. Tổn thương đường kính trên 10 cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ
31 - 35
2.1.3. Tổn thương vùng cổ
2.1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ
5 - 9
2.1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ
11 - 15
2.1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (Tổn thương gây dính cằm - cổ - ngực) mất ngửa quay cổ
21 - 25
Ghi chú:
- Nếu có tổn thương đến chức năng của các cơ quan, bộ phận thì áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương chức năng của các cơ quan, bộ phận.
- Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam nữ thanh niên chưa lập gia đình được cộng thêm (cộng lùi) 5 – 10%.
2.2. Vùng lưng, ngực, bụng
2.2.1. Diện tích dưới 6% diện tích cơ thể
6 - 10
2.2.2. Diện tích từ 6% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
2.2.3. Diện tích từ 9% đến 11% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2.4. Diện tích từ 12 % đến 17% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2.5. Diện tích từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
26 - 30
2.2.6. Diện tích từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
31 - 35
2.2.7. Diện tích trên 36% diện tích cơ thể
46 - 50
Ghi chú: Tổn thương Mục 2.2:
- Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20 % diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng thêm (cộng lùi) 10%.
- Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương mất vú.
2.3. Tổn thương ở một bên chi trên
2.3.1. Vùng nách, cánh tay: gây ảnh hưởng đến động tác của khớp vai: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp
2.3.2. Vùng khủyu tay, cẳng tay: Ảnh hưởng đến chức năng khớp khủyu, tổn thương thần kinh: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp
2.3.3. Vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay: Ảnh hưởng chức năng bàn tay, ngón tay: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp
2.4. Tổn thương ở một bên chi dưới
2.4.1. Vùng mông, đùi: Ảnh hưởng đến chức năng của khớp háng (dạng, khép, gấp xoay trong, xoay ngoài, duỗi ra sau) và tổn thương thần kinh, cơ: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp
2.4.2. Vùng khoeo chân, gối: Ảnh hưởng chức năng khớp gối, tổn thương thần kinh, cơ: Áp dụng tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp
2.4.3. Vùng cẳng chân: Ảnh hưởng vận động: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp
2.4.4. Vùng cổ chân – bàn chân – ngón chân: Ảnh hưởng đến chức năng khớp cổ chân: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ Thần kinh, Cơ, Xương, Khớp
2.5. Tổn thương bỏng buốt do nguyên nhân thần kinh cộng lùi tổn thương thần kinh tương ứng tại Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ hệ Thần kinh
2.6. Vùng tầng sinh môn, sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục
3. Tổn thương loét hoại tử da và mô dưới da
3.1. Tổng đường kính các ổ loét dưới 1,5 cm
1 - 2
3.2. Tổng đường kính các ổ loét từ 1,5 cm đến dưới 3 cm
3 - 5
3.3. Tổng đường kính các ổ loét từ 3 cm đến dưới 5 cm
6 - 10
3.4. Tổng đường kính các ổ loét từ 5 cm đến 10 cm
16 - 20
3.5. Tổng đường kính các ổ loét trên 10 cm
21 - 25
Ghi chú: Nếu nhiều loại tổn thương (trong Mục 1, 2, 3 nêu trên) trên cùng một vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất
4. Các bệnh da để lại di chứng ảnh hưởng chức năng da, thẩm mỹ và các cơ quan liên quan
4.1. Tổ đỉa lòng bàn tay, bàn chân
4.1.1. Điều trị nhưng tái phát dưới 4 lần trong một năm
11 - 15
4.1.2. Điều tri nhưng tái phát bằng hoặc trên 3 lần trong một năm
16 - 20
4.1.3. Điều trị không kết quả
26 - 30
4.2. Bệnh phong
4.2.1. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, hết thời gian giám sát nhưng còn di chứng thì tỷ lệ được tính theo mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận
4.2.2. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, nhưng đang thời gian giám sát
Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận.
11 - 15
4.2.3. Điều trị đủ liều đa hóa trị liệu, nhưng đang thời gian giám sát bị biến chứng (còn vi khuẩn và/hoặc tái phát, cơn phản ứng phong)
Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận.
41 - 45
4.3. Lao da
4.3.1. Điều trị kết quả tốt
Tỷ lệ tổn thương được tính theo di chứng tổn thương của da ở Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3.
Nếu có di chứng ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận
4.3.2. Điều trị kết quả không tốt (Tổn thương không khỏi và/hoặc còn vi khuẩn và/hoặc tái phát)
Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận
31 - 35
4.4. Bệnh vảy nến
4.4.1. Tổn thương ít, khu trú dưới 10% diện tích cơ thể
4.4.1.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm
11 - 15
4.4.1.2. Điều trị duy trì tái phát trên bốn lần trong một năm
16 - 20
4.4.2. Tổn thương lan rộng vừa từ 10% đến dưới 50% diện tích cơ thể hoặc mảng lớn
4.4.2.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm
16 - 20
4.4.2.2. Điều trị duy trì tái phát trên bốn lần trong một năm
21 - 25
4.4.2.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục
26 – 30
4.4.3. Tổn thương lan rộng bằng hoặc lớn hơn 50% diện tích cơ thể, vảy nến thể khớp, vảy nến thể mủ, thể đỏ da toàn thân
4.4.3.1. Điều trị duy trì tái phát dưới năm lần trong một năm hoặc nhỏ hơn hoặc bằng hai vị trí khớp hoặc vảy nến thể mủ khu trú
31 - 35
4.4.3.2. Điều trị duy trì tái phát trên năm lần trong một năm hoặc trên hai vị trí khớp hoặc vảy nến thể mủ toàn thân hoặc thể đỏ da toàn thân
36 - 40
4.4.3.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục
41 - 45
Ghi chú: Nếu có tổn thương tới các cơ quan, bộ phận liên quan thì cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của các cơ quan liên quan.
4.5. Bệnh da do nấm
4.5.1. Các bệnh nấm nông tuỳ theo mức độ tổn thương tỷ lệ tổn thương được áp dụng như Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3.
4.5.2. Các bệnh nấm sâu, nấm hệ thống
Tuỳ theo mức độ tổn thương da áp dụng tỷ lệ tương ứng như Mục 1, Mục 2, Mục 3. Nếu có tổn thương các cơ quan liên quan thì cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ quan đó.
4.6. Bệnh Bạch tạng
Nếu có di chứng tổn thương ảnh hưởng tới cơ quan, bộ phận khác thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ quan, bộ phận đó
56 - 60
4.7. Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân
4.7.1. Điều trị nhưng tái phát dưới bốn lần trong một năm
11 - 15
4.7.2. Điều trị nhưng tái phát trên ba lần trong một năm
16 - 20
4.7.3. Điều trị không kết quả bệnh diễn biến liên tục
26 - 30
4.8. Các bệnh da khác
4.8.1. Để lại di chứng tại da thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo từng mức độ tổn thương của da tương ứng (Mục 1, Mục 2, Mục 3)
4.8.2. Các bệnh da để lại di chứng tại da và ảnh hưởng tới các cơ quan liên quan thì tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo từng mức độ tổn thương của da tương ứng (Mục 1, Mục 2, Mục 3) cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của các cơ quan liên quan (áp dụng theo các Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật tương ứng).
4.9. Các bệnh tự miễn, hệ thống (áp dụng theo tiêu chuẩn Miễn dịch)
Nếu có tổn thương da thì tỷ lệ đựơc cộng lùi theo Mục 1 hoặc Mục 2 hoặc Mục 3
5. Bệnh của tuyến bã
5.1. Trứng cá thể thông thường
Tuỳ theo mức tổn thương tỷ áp dụng lệ tính như Mục 1.3
5.2. Trứng cá dạng sẩn đỏ, nang bọc, xơ xung quanh kèm theo quá phát lồi, lõm
Tuỳ theo mức độ sẹo tỷ lệ tổn thương áp dụng Mục 1.3 và Mục 2 (cộng lùi)
5.3. Trứng cá dạng sẩn đỏ, nang bọc, xơ xung quanh kèm theo quá phát lồi, lõm. Tuỳ theo mức độ sẹo tỷ lệ tổn thương áp dụng Mục 1.4 và Mục 2 (cộng lùi)
5.4. Trứng cá đỏ thông thường
5.4.1. Đỏ mặt không thường xuyên (Rocasea)
6 - 10
5.4.2. Đỏ mặt thường xuyên
5.4.2.1. Có giãn mao mạch
11 - 15
5.4.2.2. Có giãn mao mạch và có sẩn
16 - 20
5.4.2.3. Có giãn mao mạch nhiều, phù cứng, có sẩn
Nếu kèm theo biến dạng cơ quan vùng mặt, cổ ngực, liên bả, lưng gây chứng mũi sư tử thì tỷ lệ được cộng lùi với mức độ biến dạng cơ quan (tổn thương da áp dụng Mục 2)
21 - 25
6. Các u da và mô dưới da
6.1. Các u lành tính
6.1.1. Chưa ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan
6.1.1.1. Số lượng dưới 10 hoặc tổng diện tích nhỏ hơn 10 cm²
6 - 10
6.1.1.2. Số lượng bằng hoặc lớn 10 hoặc tổng diện tích từ 10 cm² đến 100 cm²
16 - 20
6.1.1.3. Các u có đường kính lớn hơn 10 cm rải rác khắp cơ thể hoặc liên kết lại tạo thành khối lớn
21 - 25
6.1.2. Ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan
Tỷ lệ áp dụng Mục 6.1.1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của các cơ quan liên quan tương ứng
Ghi chú: Nếu tổn thương ở mặt thì tỷ lệ được cộng thêm (cộng lùi) 10%
6.2. Các u tiền ung thư và ung thư da
6.2.1. Các tiền ung thư da điều trị hiện tại ổn định
31 - 35
6.2.2. Các tiền ung thư da điều trị hiện tại không ổn định
36 - 40
6.2.3. Các ung thư da
6.2.3.1. Điều trị hoặc đã phẫu thuật hiện tại ổn định.
41 - 45
6.2.3.2. Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật
71
6.2.3.3. Đã di căn: Tùy tổn thương áp dụng tỷ lệ Mục 6.2.3.1 hoặc 6.2.3.2 cộng lùi tỷ lệ cơ quan bộ phận bị di căn
7. Các bệnh về lông tóc
7.1. Rụng tóc không sẹo
7.1.1. Tóc rụng lan toả làm cho tóc mỏng và thưa đi
16 - 20
7.1.2. Tóc rụng thành đám (nếu bị bị hói cũng được tính theo mục này)
7.1.2.1. Số lượng nhỏ hơn 5 đám, đường kính dưới 5 cm
6 - 10
7.1.2.2. Số lượng bằng hoặc lớn hơn 5 đám, đường kính bằng hoặc lớn hơn 5cm
11 - 15
7.1.2.3. Diện tích trên 50% da đầu tóc không mọc lại được phải mang tóc giả
26 - 30
7.1.2.4. Rụng tóc toàn bộ (Rụng tóc và rụng lông mày, lông mi, lông sinh dục, lông tay, lông chân)
46 - 50
7.2. Rụng tóc có sẹo (kèm theo tổn thương da đầu)
7.2.1. Rụng tóc lan toả nhỏ hơn hoặc bằng 50% diện tích da đầu hoặc rụng tóc thành từng đám đường kính dưới 5cm tóc thưa dễ gẫy, đổi màu, sợi tóc biến dạng kèm theo dày sừng nang lông da đầu khô, xù xì thô ráp hoặc sẹo xơ, teo.
26 - 30
7.2.2. Rụng tóc lan toả trên 50% diện tích da đẩu hoặc rụng tóc thành từng đám đường kính bằng hoặc lớn hơn 5cm da đầu khô xù xì thô ráp hoặc xơ, teo phải mang tóc giả
Nếu kèm theo tổn thương ở vùng râu, lông sinh dục tuỳ theo mức được cộng lùi thêm 10% (Mục 7.2.1) hoặc 15% (Mục 7.2.2)
31 - 35
Ghi chú: Nếu sẹo rụng tóc do bệnh khác gây nên thì áp dụng tỷ lệ Mục 7.2 và cộng lùi với tỷ lệ di chứng tổn thương của các bệnh tương ứng.
7.3. Rậm lông gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ
7.3.1. Diện tích dưới 10% diện tích cơ thể
11 - 15
7.3.2. Diện tích từ 10% đến dưới 30% diện tích cơ thể
16 - 20
7.3.3. Diện tích từ 30% đến dưới 60% diện tích cơ thể
21 - 25
7.3.4. Diện tích từ 60% đến dưới 90% diện tích cơ thể
26 - 30
7.3.5. Diện tích từ 90% diện tích cơ thể trở lên (người sói)
31 - 35
Ghi chú:
- Nếu tổn thương ở mặt được cộng thêm (cộng lùi) 10% .
- Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam nữ thanh niên chưa lập gia đình ... được cộng thêm (cộng lùi) 5 - 10%.
- Nếu có tổn thương ở các cơ quan, bộ phận liên quan thì thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương đó.
8. Bệnh về móng và các di chứng (tính cho một chi)
8.1. Tổn thương móng tay hoặc móng chân của một chi để lại di chứng: đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoăc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát.
8.1.1. Từ một đến ba móng
1 - 4
8.1.2. Từ bốn đến năm móng
6 - 10
8.2. Vết thương móng tay hoặc móng chân của một chi bị biến dạng móng hoặc cụt rụng
8.2.1. Từ một đến ba móng
6 - 10
8.2.2. Từ bốn đến năm móng
11 - 15
9. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
9.1. Bệnh lậu
9.1.1. Điều trị kết quả tốt (khỏi hoàn toàn) nhưng còn di chứng
Áp dụng tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan tương ứng
9.1.2. Điều trị kết quả không tốt
9.1.2.1. Còn biểu hiện viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, tiết dịch âm đạo, niệu đạo
21 - 25
9.1.2.2. Có di chứng
Áp dụng tỷ lệ như Mục 9.1.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ di chứng các bộ phận, cơ quan tương ứng
9.2. Bệnh giang mai
9.2.1. Điều trị kết quả không tốt nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với mức độ di chứng của các bộ phận, cơ quan tương ứng
21 - 25
9.2.2. Giang mai bẩm sinh
Nếu có di chứng được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các bộ phận, cơ quan tương ứng
26 - 30
9.3. Sùi mào gà
9.3.1. Điều trị kết quả tốt (không có di chứng và/hoặc không tái phát)
6 - 10
9.3.2. Điều trị kết quả không tốt (tái phát và/ hoặc tổn thương lan rộng)
Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ di chứng tổn thương của các cơ quan, bộ phận bị biến chứng.
21 - 25
9.4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiết niệu - Sinh dục, Bệnh Suy giảm miễn dịch mắc phải áp dụng theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ Miễn dịch.
10. Các bệnh niêm mạc miệng
Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Răng, Hàm, Mặt
10. Dị dạng, dị tật da và mô dưới da
10.1. Dị dạng, dị tật Da và mô dưới da nếu tương tự như các tổn thương Da và mô dưới da đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
10.2. Dị dạng, dị tật da và mô dưới da khác
10.2.1. Chưa gây tổn thương chức năng
0 - 5
10.2.2. Gây tổn thương chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 10.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
10.2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra
10.2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 10.2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
12. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ quan thị giác
Bệnh, tật cơ quan thị giác
Tỷ lệ (%)
1. Tổn thương thực thể ở một mắt ảnh hưởng đến thị lực
1.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
1.2. Mù một mắt, nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu
41
1.3. Khoét bỏ nhẵn cầu, lắp được mắt giả
51
1.4. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ
55
2. Tổn thương thực thể ở hai mắt ảnh hưởng đến thị lực
2.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
2.2. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng
2.2.1. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng
88 - 89
2.2.2. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng
87
2.3. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay ≤ 3,0m)
81 - 85
2.4. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính)
87
2.5. Khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả
91
2.6. Khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả
95
3. Ám điểm trung tâm
3.1. Ám điểm ở một bên mắt
21 - 25
3.2. Ám điểm ở cả hai mắt
41 - 45
4. Song thị
4.1. Song thị ở một mắt
11 - 15
4.2. Song thị cả hai mắt
21 - 25
5. Bệnh lý sắc giác
5.1. Dị thường sắc giác bẩm sinh
11 - 15
5.2. Rối loạn sắc giác mắc phải
16 - 20
6. Tổn thương võng mạc vùng võng mạc trung tâm
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác
7. Tổn hại dịch kính
7.1. Vẩn đục dịch kính
7.2. Tổ chức hóa dịch kính
Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 5% - 10% do nguy cơ ảnh hưởng kích thích viêm lâu dài.
8. Đục nhân mắt do các nguyên nhân
8.1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 10%.
8.2. Đã mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể vì giảm thị lực do tổn thương cơ quan thị giác và được cộng lùi 10% vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá 41% một mắt.
9. Sẹo giác mạc do các nguyên nhân
Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10%.
10. Bệnh lý thị giác hai mắt
10.1. Không có đồng thị
21 - 25
10.2. Không có hợp thị
31 - 35
10.3. Không có phù thị
36 - 40
11. Mù do bệnh lý thần kinh (mù não, teo thần kinh thị): Áp dụng Mục 1 hoặc 2 trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ quan thị giác
12. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm)
12.1. Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định
12.1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt
6 - 10
12.1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt
21 - 25
12.2. Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định
12.2.1. Ở một bên mắt
21 - 25
12.2.2. Ở cả hai mắt
61 - 65
13. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác)
13.1. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81%
13.2. Bán manh còn thị lực trung tâm
13.2.1. Bán manh góc 1/4 trên
11 - 15
13.2.2. Bán manh góc 1/4 dưới
21 - 25
13.2.3. Bán manh ngang trên
11 - 15
13.2.4. Bán manh ngang dưới
36 - 40
13.2.5. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái)
26 - 30
13.2.6. Bán manh khác bên
13.2.6.1. Phía mũi
21 - 25
13.2.6.2. Phía hai thái dương
61 - 65
14. Các rối loạn vận động của mi mắt
14.1. Sụp mi
14.1.1. Độ 1: Sụp mi che giác mạc > 2mm: Căn cứ thị lực, tỷ lệ tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
14.1.2. Độ 2: Sụp mi che giác mạc đến trên đồng tử: Căn cứ thị lực, tỷ lệ tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ
14.1.3. Độ 3: Sụp mi che giác mạc qua bờ đồng tử phía dưới: Căn cứ thị lực, tỷ lệ tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ
14.2. Hở mi: Căn cứ vào thị lực, Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc khô mắt
15. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử
15.1. Một bên mắt
11 - 15
15.2. Cả hai mắt
21 - 25
16. Rung giật nhãn cầu
16.1. Rung giật ở một mắt
6 - 10
16.2. Rung giật cả hai mắt
11 - 15
Nếu giảm thị lực tỷ lệ đựơc cộng lùi tỷ lệ giảm thị lực tương ứng
17. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III - nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
18. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V (V1)
Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
19. Các dị tật bẩm sinh, thoái hóa và loạn dưỡng (giác mạc, kết mạc)
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác. Nếu có ảnh hưởng thẩm mỹ cộng lùi với 5% - 10% nhưng tỷ lệ % tổn thương cơ thể do tổn thương một mắt không quá 41%
20. Khối u (của mi, hệ thống lệ, kết mạc và giác mạc)
20.1. Khối u lành tính
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ thể và cộng lùi 5% đến 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ
20.2. Khối u ác tính
20.2.1. Chưa phẫu thuật
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi từ 5% đến 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ
20.2.2. Đã được phẫu thuât
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi từ 5% đến 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ
20.2.3. Không có chỉ định phẫu thuât
Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, tối đa không quá 61% và cộng lùi các tổn thương do di căn ngoài mắt nếu có
21. Lác mắt
21.1. Không có chỉ định mổ hoặc chưa mổ
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi từ 5% đến 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ, xếp tỷ lệ tạm thời.
21.2. Có chỉ định mổ
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% nếu còn ảnh hưởng thẩm mỹ
22. Di chứng bệnh mắt hột
Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi từ 5% đến 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ (nếu có)
23. Bệnh kết mạc và bờ mi mãn tính
1 - 3
24. Bệnh lệ đạo
24.1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật)
6 - 10
24.2. Rò lệ đạo
24.2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt
6 - 10
24.2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật
11 - 15
25. Dị dạng, dị tật cơ quan thị giác
25.1. Dị dạng, dị tật cơ quan thị giác nếu tương tự như các tổn thương cơ quan thị giác đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
0 - 5
25.2. Dị dạng, dị tật cơ quan thị giác khác
25.2.1. Chưa gây tổn thương chức năng
0 - 5
25.2.2. Gây tổn thương chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 25.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
25.2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra
25.2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 25.2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
BẢNG TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO GIẢM THỊ LỰC
VÌ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC
- Giao điểm của 2 trục tung - trục hoành là tỷ lệ % tổn thương cơ thể chung của hai mắt do giảm thị lực (thị lực sau khi đã được chỉnh kính, các mức độ từ giảm rất nhẹ đến mù tuyệt đối).
- Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 - 10/10 (bình thường), 7/10 - 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10 ... đến sáng/tối âm tính.
- Thị lực đếm ngón tay từ 3 mét trở xuống được coi là mù.
Thị lực
10/10
8/10
7/10
6/10
5/10
4/10
3/10
2/10
1/10
1/20
Dưới
1/20
SángTối
(-)
10/10
8/10
0
5
8
11
14
17
21
25
31
41
7/10
6/10
5
8
11
14
17
21
25
31
35
45
5/10
8
11
14
17
21
25
31
35
41
51
4/10
11
14
17
21
25
31
35
41
45
55
3/10
14
17
21
25
31
35
41
45
51
61
2/10
17
21
25
31
35
41
45
51
55
65
1/10
21
25
31
35
41
45
51
55
61
71
1/20
25
31
35
41
45
51
55
61
71
81
Dưới
1/20
31
35
41
45
51
55
61
71
81
85
Sáng Tối (-)
41
45
51
55
61
65
71
81
85
87
13. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật Răng – Hàm – Mặt
Bệnh, tật hệ Răng – Hàm - Mặt
Tỷ lệ (%)
1. Răng
1.1. Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc thẳng có lợi trùm
1.1.1. Chưa có biến chứng
1 - 3
1.1.2. Đã có biến chứng tại chỗ (viêm nhiễm, sâu cổ răng 7…)
6 - 10
1.2. Răng sâu ngà sâu; Mòn cổ răng; Mòn mặt nhai; Thiểu sản men răng (chưa hoặc đã điều trị)
1.2.1. Từ 5 đến 10 răng
3 - 5
1.2.2. Từ 11 đến 20 răng
6 - 10
1.2.3. Trên 20 răng
11 - 15
1.3. Mất răng
1.3.1. Mất mỗi răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3)
1,50
1.3.2. Mất mỗi răng hàm nhỏ (số 4, 5)
1,25
1.3.3. Mất mỗi răng hàm lớn số 7
1,50
1.3.4. Mất mỗi răng hàm lớn số 6
2
1.3.5. Mất toàn bộ răng hai hàm
31
1.3.6. Mất toàn bộ 1 hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả 2 hàm
21 - 25
1.3.7. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả 2 hàm
15 - 18
1.3.8. Mất dưới 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 1.3.1 đến 1.3.4
Ghi chú: Răng viêm tủy, hoại tử tủy chưa điều trị hoặc có biến chứng viêm quanh cuống răng gây mất khả năng nhai; Răng bị gãy, vỡ hoàn toàn thân răng; răng lung lay nhiều (độ 3, độ 4), không còn tác dụng nhai, có chỉ định nhổ thì coi như mất răng: Áp dụng tỷ lệ theo Mục 1.3
Mất một răng thì răng đối xứng không còn tác dụng nữa nên tỷ lệ được nhân đôi (nếu không lắp răng giả).
Trường hợp đã lắp răng giả thì tính bằng 50% của tỷ lệ mất mỗi răng.
2. Bệnh quanh răng
2.1. Viêm lợi
2.1.1. Viêm lợi mạn tính toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng trở xuống bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm
3 - 5
2.1.2. Viêm lợi mạn tính toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm
6 - 10
2.2. Viêm quanh răng
2.2.1. Viêm quanh răng thời kỳ đầu toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng bị viêm quanh răng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≤ 3 mm
6 - 10
2.2.2. Viêm quanh răng thời kỳ đầu toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm quanh răng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≤ 3 mm
11 - 15
2.2.3. Viêm quanh răng nặng toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng trở xuống bị viêm quanh răng nặng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≥ 4 mm
16 - 20
2.2.4. Viêm quanh răng nặng toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm quanh răng nặng ở cả hai hàm, túi lợi sâu ≥ 4 mm
21 - 25
2.3. Viêm quanh răng có biến chứng mất răng:
2.3.1. Mất dưới 19 răng: Cộng lùi tỷ lệ viêm quanh răng với tỷ lệ mất răng (Mục 1.3.1 đến 1.3.4 và 1.3.7)
2.3.2. Mất từ 20 răng trở lên: áp dụng tỷ lệ mất răng Mục 1.3.5 và 1.3.6
3. Bệnh lý khớp Thái dương – Hàm
3.1. Viêm khớp Thái dương – Hàm mạn tính; Thoái hóa khớp Thái dương - Hàm (một hoặc cả hai bên) hoặc trật khớp hàm hay tái phát
16 - 20
3.2. Viêm khớp Thái dương – Hàm mạn tính; Thoái hóa khớp Thái dương – Hàm (một hoặc cả hai bên) gây dính khớp, hạn chế há miệng
3.2.1. Từ 1,5 cm đến 3 cm
21- 25
3.2.2. Dưới 1,5 cm
36 - 40
4. Sai khớp cắn
4.1. Khớp cắn loại I (răng chen chúc lộn xộn)
1 - 3
4.2. Khớp cắn Angle II
6 - 10
4.3. Khớp cắn Angle III
11 - 15
4.4. Khớp cắn chéo
6 -10
4.5. Khớp cắn hở (ở vùng răng cửa) răng cắn sâu
11 - 15
5. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt
5.1. Khe hở môi đơn thuần
5.1.1. Khe hở môi không toàn bộ một bên
11 - 15
5.1.2. Khe hở môi không toàn bộ hai bên
16 - 20
5.2. Khe hở môi toàn bộ
5.2.1. Khe hở môi toàn bộ một bên
16 - 20
5.2.2. Khe hở môi toàn bộ hai bên
26 - 30
5.3. Khe hở vòm miệng đơn thuần
5.3.1. Khe hở lưỡi gà
11 - 15
5.3.2. Khe hở lưỡi gà – vòm miệng mềm
26 - 30
5.3.3. Khe hở lưỡi gà – vòm miệng mềm – vòm miệng cứng tới lỗ răng cửa trước
31 - 35
5.4. Khe hở môi kết hợp với khe hở vòm miệng
5.4.1. Một bên
41 - 45
5.4.2. Hai bên
51 - 55
5.5. Khe hở mặt hiếm (Khe hở chéo mặt; Khe hở ngang mặt)
41 - 45
5.6. Các biến dạng mặt trong quá trình phát triển (Teo nửa mặt dần dần; Quá phát nửa mặt)
46 - 50
5.7. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt đã phẫu thuật không ảnh hưởng đến chức năng phát âm, hô hấp, ăn nhai, chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ
11 - 15
5.8. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt đã phẫu thuật có ảnh hưởng đến chức năng phát âm, hô hấp, ăn nhai và thẩm mỹ
31 - 35
5.9. Dị dạng lưỡi (Lưỡi sẻ đôi ở đầu lưỡi; Dính lưỡi vào sàn miệng; Tật lưỡi to hoăc phì đại lưõi…)
5.9.1. Chưa ảnh hưởng chức năng lưỡi (phát âm, nuốt, hô hấp…)
6 - 10
5.9.2. Có ảnh hưởng chức năng lưỡi
21 - 25
6. Ung thư vùng miệng – hàm mặt
6.1. Chưa di căn
61
6.2. Đã di căn
81
7. Nang và u lành tính vùng miệng – hàm mặt:
7.1. U hoặc nang chưa làm biến dạng xương vùng hàm mặt nhưng có ảnh hưởng thẩm mỹ (u máu, u sắc tố…): Áp dụng tỷ lệ tổn thương mục tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật da và mô dưới da
7.2. U hoặc nang làm biến dạng xương hàm trên hoặc dưới; ảnh hưởng thẩm mỹ; sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng ăn nhai…
21 - 25
7.3. U hoặc nang làm biến dạng cả xương hàm trên và dưới; ảnh hưởng thẩm mỹ; sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng ăn nhai…
31 - 35
7.4. Sau điều trị phẫu thuật u, nang xương hàm trên hoặc xương hàm dưới
6 - 10
7.4.1. Kết quả tốt, ảnh hưởng ít tới chức năng hoặc thẩm mỹ
6 - 10
7.4.2. Ảnh hưởng thẩm mỹ
11 - 15
7.4.3. Kết quả không tốt, can xấu, di lệch khớp cắn
21 - 25
7.4.4. Kết quả không tốt, can xấu, viêm xương, di lệch khớp cắn, ảnh hưởng thẩm mỹ…
26 - 30
7.5. Khuyết một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)
31 - 35
7.6. Khuyết một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)
7.6.1. Cùng bên
41 - 45
7.6.2. Khác bên
51 - 55
7.6.3. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới
61
Ghi chú: Trong trường hợp phẫu thuật phải ghép xương, ghép mô, da, cơ … tự thân thì tỷ lệ được cộng thêm (cộng lùi) với tỷ lệ của phần xương, mô… đã lấy.
8. Các bệnh ở lưỡi (phải phẫu thuật)
8.1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, có ảnh hưởng đến ăn, nói
11 - 15
8.2. Cắt cụt 1/2 đến 2/3 lưỡi
31 - 35
8.3. Cắt cụt (mất) 3/4 lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi)
51 - 55
Ghi chú: Nếu liệt lưỡi do tổn thương thần kinh áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
9. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt
9.1. Gây tăng tiết nước bọt
3 - 5
9.2. Chưa gây khô miệng hoặc tắc ống tuyến nước bọt
6 - 10
9.3. Gây hậu quả khô miệng
21 - 25
10. Phần mềm, sẹo
10.1. Khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, tổn thương môi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói
51 - 55
10.1.1. Kết quả sau phẫu thuật tốt, nhưng có ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ
26 - 30
10.1.2. Kết quả sau phẫu thuật chưa tốt, còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng
31 - 35
11. Viêm loét ở niêm mạc miệng
11.1. Nếu là triệu chứng biểu hiện tại miệng do các bệnh, tật không thuộc Răng Hàm Mặt gây ra áp dụng tỷ lệ theo bệnh, tật là nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng
11.2. Viêm loét niêm mạc miệng: ecpet; áp-tơ… hay tái phát, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống
1 - 3
Ghi chú: Các tổn thương da và phần mềm khác áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật Da và mô dưới da
12. Dị dạng, dị tật Răng Hàm mặt
12.1. Dị dạng dị tật Răng Hàm Mặt tương tự như các tổn thương Răng Hàm Mặt đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng
12.2. Dị dạng dị tật Răng Hàm mặt khác
12.2.1. Chưa gây tổn thương chức năng
0 - 5
12.2.2. Gây tổn thương chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 12.2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng
12.2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra
12.2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 12.2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng
14. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật Tai - Mũi - Họng
Bệnh, tật Tai - Mũi - Họng
Tỷ lệ (%)
1. Nghe kém
1.1. Nghe kém hai tai
1.1.1. Nghe kém nhẹ hai tai
6 - 10
1.1.2. Nghe kém nhẹ một tai, trung bình một tai
16 - 20
1.1.3. Nghe kém nhẹ một tai, nặng một tai
21 - 25
1.1.4. Nghe kém nhẹ một tai, quá nặng một tai
26 - 30
1.1.5. Nghe kém trung bình hai tai
1.1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36% đến 45%)
21 - 25
1.1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46% đến 55%)
26 - 30
1.1.6. Nghe kém trung bình một tai, nghe kém nặng một tai
31 - 35
1.1.7. Nghe kém trung bình một tai, nghe kém rất nặng một tai
36 - 40
1.1.8. Nghe kém nặng hai tai
1.1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56% đến 65%)
41 - 45
1.1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66% đến 75%)
46 - 50
1.1.9. Nghe kém nặng một tai, nghe quá nặng một tai
51 - 55
1.1.10. Nghe kém quá nặng hai tai
1.1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76% đến 95%)
61 - 65
1.1.10.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%)
71
1.2. Nghe kém một tai
1.2.1. Nghe kém nhẹ
3
1.2.2. Nghe kém trung bình
9
1.2.3. Nghe kém nặng
11 - 15
1.2.4. Nghe kém quá nặng
16 - 20
2. Bệnh tai ngoài
2.1. Lồi xương không ảnh hưởng đến chức năng một hoặc hai tai
1 - 3
2.2. Lồi xương ống tai ngoài một hoặc hai tai gây thuận lợi hình thành nút dáy tái phát
6 - 10
2.3. Lồi xương ống tai ngoài có kích thước lớn ảnh hưởng đến chức năng nghe: Áp dụng tỷ lệ mất sức nghe dẫn truyền
2.4. Dị dạng vành tai ảnh hưởng thẩm mỹ đơn thuần một tai
3 - 5
2.5. Dị dạng vành tai ảnh hưởng thẩm mỹ đơn thuần hai tai
6 - 10
2.6. Dị dạng hẹp ống tai ngoài: Áp dụng tỷ lệ nghe kém
2.7. Dị dạng vành tai và ống tai ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ và chức năng nghe: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.4 hoặc 2.5 cộng lùi tỷ lệ nghe kém
2.8. Dò luân nhĩ gây áp-xe sẹo xấu hoặc dò tái phát sau mổ (một hoặc tai)
6 - 10
2.9. Viêm da ống tai khô hoặc viêm ống tai ngoài hoặc chàm một tai hay tái phát
3 - 5
2.10. Nấm ống tai ngoài hay tái phát áp dụng theo tỷ lệ mất sức nghe (tỷ lệ tạm thời)
2.11. Cholesteatom ống tai ngoài
2.11.1. Một bên
11 - 15
2.11.2. Hai bên
Nếu có nghe kém thì được cộng lùi tỷ lệ nghe kém
21 - 25
2.12. Polyp ống tai ngoài
2.12.1. Một bên
3 - 5
2.12.2. Hai bên
Nếu có nghe kém thì được cộng lùi tỷ lệ nghe kém
6 - 10
3. Bệnh tai giữa
3.1. Viêm màng nhĩ đơn thuần (không tổn thương các thành phần khác của tai giữa), viêm tai giữa mạn tính đã điều trị nội khoa ổn định chưa ảnh hưởng chức năng thính lực
6 - 10
3.2. Di chứng viêm tai giữa thanh dịch (túi co kéo, xẹp nhĩ, sẹo thủng màng nhĩ sau đặt ống thông khí…): Tính theo mức độ nghe kém; Giai đoạn cuối của viêm tai xẹp và túi co kéo tính theo viêm tai cholesteatome
3.3. Viêm tai giữa
3.3.1. Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có cholesteatome: Áp dụng tỷ lệ theo mức độ nghe kém cộng cộng lùi với 10% (nếu viêm một tai) hoặc 15% (nếu viêm hai tai)
3.3.2. Viêm tai giữa có biến chứng tại các cơ quan khác (như viêm tắc tĩnh mạch bên, áp - xe não, liệt dây thần kinh số VII…): Áp dụng tỷ lệ theo mức độ nghe kém và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
3.4. Lao tai giữa: Áp dụng tỷ lệ nghe kém
3.5. Xốp xơ tai: Áp dụng tỷ lệ nghe kém
3.6. Dị tật bẩm sinh hệ thống dẫn truyền của tai giữa: Áp dụng tỷ lệ nghe kém
3.7. U cuộn cảnh
3.7.1. Loại A – U cuộn nhĩ
41 - 45
3.7.2. Loại B – U cảnh – nhĩ
56 - 60
3.7.3. Loại C – U cuộn cảnh
3.7.3.1. Loại C 1 – 2
61 - 65
3.7.3.2. Loại C 3 – 4
71 - 75
3.7.4. Loại D lan vào trong sọ
81 - 85
3.8. U vùng tai - xương thái dương
3.8.1. U lành tính: Áp dụng tỷ lệ nghe kém và cộng lùi tổn thương tiền đình và tổn thương thần kinh (nếu có)
3.8.2. U ác tính
Nếu có tổn thương tiền đình, thần kinh thì được cộng lùi với tổn thương đó
61
3.8.3. Granulome
Nếu có tổn thương tiền đình, thần kinh thì được cộng lùi với tổn thương đó
41
3.9. Các bệnh về tai giữa đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ nghe kém.
- Nếu có Cholesteatom một tai được cộng lùi 10%, hoặc 15% nếu cholesteatom hai tai
- Nếu can thiệp phẫu thuật có biến chứng thì được cộng lùi tỷ lệ biến chứng
Lưu ý: Trừ bệnh u cuộn cảnh, u thần kinh số VIII, ung thư tai đã tính tỷ lệ theo giai đoạn, không tính theo hiệu quả điều trị
4. Tai trong
4.1. Tất cả các trường hợp gây điếc tiếp nhận: Áp dụng tỷ lệ mất sức nghe
4.2. Viêm mê nhĩ hoặc bệnh sũng nước mê nhĩ (bệnh meniere): Áp dụng tỷ lệ mất sức nghe và cộng lùi với mức độ rối loạn thăng bằng
4.3. Rối loạn thăng bằng (hội chứng tiền đình): Áp dụng tỷ lệ Hội chứng tiền đình trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
4.4. U dây thần kinh số VIII: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
5. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên
Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Thần kinh
6. Bệnh mũi, xoang
6.1. Viêm mũi đơn thuần chưa quá phát hoặc thoái hóa
1 - 3
6.2. Viêm mũi có quá phát chưa có thoái hóa
6.2.1. Còn đáp ứng với thuốc co mạch
6 - 10
6.2.2. Lấp đường thở, đáp ứng kém với thuốc co mạch
11 - 15
6.2.3. Lấp đường thở, không đáp ứng với thuốc co mạch
16 - 20
6.3. Viêm mũi có thoái hóa
6.3.1. Cuốn dưới thoái hóa, đáp ứng kém với thuốc co mạch
11 - 15
6.3.2. Cuốn dưới thoái hóa nhiều, không đáp ứng với thuốc co mạch tại chỗ
16 - 20
6.4. Bệnh lý vách ngăn
6.4.1. Dị hình vách ngăn
6.4.1.1. Không ảnh hưởng tới chức năng thở, ngửi
1 - 3
6.4.1.2. Ảnh hưởng chức năng thở, ngửi
11 - 15
6.4.1.3. Ảnh hưởng chức năng thở, ngửi
16 - 20
6.4.2. Thủng vách ngăn
11 - 15
6.5. Bệnh lý da ở mũi: viêm tuyến nang lông, giãn mao mạch đầu mũi…: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Da và mô dưới da
6.6. Trĩ mũi (Ozen) – viêm mũi teo
6.6.1. Một bên
16 - 20
6.6.2. Hai bên
31 - 35
6.7. Tổn thương ở mũi do lao gây sẹo hẹp lỗ mũi, ảnh hưởng tới chức năng thở
16 - 20
6.8. Giang mai mũi
6.8.1.Tổn thương xương, biến dạng mũi
6.8.1.1. Mũi “yên ngựa”: Sập 1/3 trên và 1/3 giữa của sống mũi do tổn thương phần xương vách ngăn mũi
11 - 15
6.8.1.2. Mũi “ống nhòm” do sẹo tạo thành ở rìa hố lê của mũi
11 - 15
6.8.1.3. Mũi “vẹt” do hủy hoại phần sụn của vách ngăn và vùng da của nó nhưng xương sống mũi vẫn còn
11 - 15
6.8.1.4. Mũi “chó bulơđô” do phần trước vách ngăn mũi và các sụn nhỏ ở mũi bị phá hủy, toàn bộ mũi ngoài (cánh và đỉnh mũi) lõm sâu vào trong hốc mũi
16 - 20
6.8.2. Tổn thương niêm mạc, xương cuốn mũi, tổn thương tổ chức cương của cuốn dưới áp dụng tỷ lệ như viêm mũi teo
6.9. Viêm đơn xoang
6.9.1. Một bên
6 - 10
6.9.2. Hai bên
11 - 15
6.10. Viêm đa xoang
6.10.1. Một bên
16 - 20
6.10.2. Hai bên
26 - 30
6.11. Viêm mũi xoang do nấm
6.11.1. Một bên
21 - 25
6.11.2. Hai bên
31 - 35
6.12 Viêm xoang có biến chứng sang cơ quan khác (mắt…) cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
7. Khối u vùng mũi – xoang
7.1. U lành tính
7.1.1. Polype mũi - xoang (ảnh hưởng tới chức năng thở)
7.1.1.1. Một bên độ 1,2
11 - 15
7.1.1.2. Một bên độ 3
16 - 20
7.1.1.3. Một bên độ 4
21 - 25
7.1.1.4. Hai bên: cộng lùi tỷ lệ tương ứng với độ của polyp từng bên
7.1.2. Papilom mũi (ảnh hưởng tới chức năng thở, chỉ gặp ở một bên)
7.1.2.1. Nhẹ: u còn nhỏ, gây ngạt mũi nhẹ
16 - 20
7.1.2.2. Vừa: u sần sùi, ngạt mũi tăng lên, dễ chảy máu
21 - 25
7.1.2.3. Nặng: u sần sùi, bịt tắc một bên mũi, dễ chảy máu
31 - 35
7.1.3. U xơ vòm mũi họng (gây ngạt, tắc mũi)
7.1.3.1. Nhẹ: ngạt mũi nhẹ một bên
16 - 20
7.1.3.2. Vừa: ngạt mũi tăng lên, soi mũi thấy u nhẵn, chiếm một phần phía sau hoặc sàn mũi
21 - 25
7.1.3.3. Nặng: ngạt mũi cả hai bên, nói giọng mũi kín, khám mũi sau thấy u che lấp cả hai lỗ mũi sau
26 - 30
7.1.3.4. Rất nặng u xơ phát triển vào các tổ chức xung quanh: sập hàm ếch, hố chân bướm hàm, ổ mắt, nền sọ
(Cộng lùi với tình trạng thiếu máu đi kèm do xuất huyết)
36 - 40
7.1.4. U xương mũi xoang
7.1.4.1. U xương khu trú trong xoang chưa có triệu chứng
11 - 15
7.1.4.2. U xương khu trú trong xoang gây ngạt mũi, niêm mạc thối
21 - 25
7.1.4.3. U xương gây biến dạng mặt và đẩy dồn các tổ chức xung quanh
36 - 40
7.1.5. U lành tính mũi xoang khác (u nhày…)
7.1.5.1. U lành tính khu trú ở mũi chưa ảnh hưởng đến chức năng ngửi, thở...
6 - 10
7.1.5.2. U lành tính khu trú xoang chưa ảnh hưởng đến chức năng
11 - 15
7.1.5.3. U lành tính khu trú mũi ảnh hưởng đến chức năng ngửi, thở
16 - 20
7.1.6. Granuloma hàm mặt
51 - 55
7.2. U ác tính
7.2.1. U ác tính vòm mũi họng
7.2.1.1. Giai đoạn 1
51 - 55
7.2.1.2. Giai đoạn 2
61 - 65
7.2.1.3. Giai đoạn 3
71 - 75
7.2.1.4. Giai đoạn 4
81
7.2.2. U ác tính mũi xoang
7.2.2.1. Giai đoạn 1
51 - 55
7.2.2.2. Giai đoạn 2
61 - 65
7.2.2.3. Giai đoạn 3
71 - 75
7.2.2.4. Giai đoạn 4
81
8. Rối loạn khứu giác
8.1. Rối loạn khứu giác
8.1.1. Một bên
6 - 10
8.1.2. Hai bên
16 - 20
8.2. Mất khứu giác hoàn toàn
8.2.1. Một bên
11 - 15
8.2.2. Hai bên
Ghi chú: Cộng thêm (cộng lùi) từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác như: sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn…
21 - 25
9. Bệnh tật mũi, xoang đã được phẫu thuật
9.1. Phẫu thuật có kết quả tốt không ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ
Trường hợp trước phẫu thuật, bệnh chỉ có tỷ lệ ≤ 10% thì không cho tỷ lệ nếu sau phẫu thuật bệnh khỏi hoàn toàn
6 - 10
9.2. Phẫu thuật kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến thẩm mỹ
9.2.1. Sẹo vùng mặt dính xấu: Áp dụng tỷ lệ ở mục 9.1 cộng lùi với tỷ lệ tổn thương da
9.2.2. Phải phẫu thuật tạo hình gây biến dạng mặt
21 - 25
9.3. Phẫu thuật kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến chức năng
9.3.1. Bệnh vẫn không khỏi: Áp dụng tỷ lệ bệnh như chưa phẫu thuật
9.3.2. Hội chứng mũi rỗng (empty nose): do cắt một phần hoặc gần hoàn toàn một hoặc nhiều cuốn mũi gây ra ảnh hưởng đến chức năng thở, ngửi, gây khô mũi ...
26 - 30
9.3.3. Phẫu thuật mũi - xoang gây di chứng ở các cơ quan khác thì cộng lùi tỷ lệ di chứng các cơ quan đó
10. Di chứng do bệnh về họng, thanh quản ảnh hưởng các chức năng phát âm, nuốt, thở
10.1. Khó nuốt do bệnh tích ở họng ảnh hưởng
10.1.1. Khó nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc)
11 - 15
10.1.2. Khó nuốt chất lỏng
26 - 30
10.1.3. Ăn qua ống thông (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua đường họng
71 - 75
10.2. Rối loạn tiếng nói do bệnh tích của thanh quản - họng hoặc các cơ vùng cổ
10.2.1. Nói khó
10.2.1.1. Mức độ nhẹ (câu ngắn)
16 - 20
10.2.1.2. Mức độ vừa (từng tiếng)
26 - 30
10.2.1.3. Mức độ nặng (không rõ tiếng)
41 - 45
10.2.2. Không nói được phải giao tiếp bằng chữ viết, hình
61
10.2.3. Rối loạn phát âm (do bệnh tích nội thanh quản – dây thanh)
10.2.3.1. Nói khàn tiếng
11 - 15
10.2.3.2. Giọng đôi
16 - 20
10.2.3.3. Nói giọng mũi (mũi kín- mũi hở)
16 - 20
10.2.3.4. Nói không rõ tiếng
21 - 25
10.2.3.5. Mất tiếng
41 - 45
Tỷ lệ được cộng lùi thêm 10% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ hơi...).
10.3. Hội chứng ngưng thở do các nguyên nhân thuộc tai mũi họng
11 - 15
10.4. Rối loạn hô hấp do nguyên nhân ở thanh quản gây nên
10.4.1. Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt)
21 - 25
10.4.2. Khó thở vừa (khó thở xuất hiện khi hơi gắng sức)
41 - 45
10.4.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi)
61 - 65
10.4.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn (đã bao gồm biến chứng)
81
11. Bệnh, tật họng
11.1. Viêm họng mạn tính
3 - 5
11.2. Bệnh của Amidan
11.2.1. Viêm amidan mạn tính
11.2.1.1. Chưa có chỉ định mổ
3 - 5
11.2.1.2. Có chỉ định mổ
6 - 10
11.2.2. Quá phát mỏm trâm amidan gây triệu chứng cơ năng như đau nhói, cảm giác vướng (ăn uống bình thường)
11.2.2.1. Một bên
3 - 5
11.2.2.2. Hai bên
6 - 10
11.3. Viêm đặc hiệu ở họng, thanh quản do lao, nấm tỷ lệ áp dụng theo mức ảnh hưởng chức năng của họng: nuốt, thở, phát âm
11.4. Di chứng tổn thương họng, thanh quản do giang mai
11.4.1. Chưa gây ảnh hưởng các chức năng nuốt, phát âm, thở (sẹo vùng họng và thanh quản)
6 - 10
11.4.2. Gây ảnh hưởng đến các chức năng nuốt, phát âm, thở (thủng màn hầu, sẹo rúm họng và thanh quản) tính theo tỷ lệ tương ứng với mức ảnh hưởng các chức năng đó
11.5. Nang và rò vùng cổ và mặt
11.5.1. Nang bên cổ
11 - 15
11.5.2. Rò khe mang 4
11 - 15
11.5.3. Rò khe mang 1
16 - 20
11.5.4. Rò khe mang 2
16 - 20
11.5.5. Rò khe mang 3
21 - 25
11.6. Nang và rò giữa mặt cổ
11.6.1. Rò rễ mũi
11 - 15
11.6.2. U nang giáp móng (nang ống giáp lưỡi)
11 - 15
11.6.3. Rò ống giáp lưỡi thứ phát sau u nang giáp móng
16 - 20
11.6.4. Nếu nang và rò giữa mặt cổ đã phẫu thuật kết quả tốt tỷ lệ theo tổn thương bộ phận do phẫu thuật đó gây nên
11.6.5. Nếu nang và rò giữa mặt cổ đã phẫu thuật có biến chứng thì cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
11.7. U lành tính vùng họng
11.7.1. U lành tính chưa ảnh hưởng chức năng
6 - 10
11.7.2. U lành tính ảnh hưởng tới chức năng: Tỷ lệ tính theo ảnh hưởng chức năng (nuốt, thở, cảm giác...)
11.7.3. U lành tính sau phẫu thuật
11.7.3.1. Điều trị khỏi: Tỷ lệ tính theo tổn thương do phẫu thuật gây nên
11.7.3.2. Không khỏi, tái phát: Áp dụng tỷ lệ Mục 11.7.3.1 và cộng lùi với tỷ lệ di chứng chức năng
11.8. Ung thư Amidan, thành bên và thành sau họng
11.8.1. Giai đoạn 1
51 - 55
11.8.2. Giai đoạn 2
61 - 65
11.8.3. Giai đoạn 3
71 - 75
11.8.4. Giai đoạn 4: Cộng lùi với các tổn thương di căn tại các cơ quan khác và toàn trạng
81
11.9. Ung thư hạ họng
11.9.1. Giai đoạn 1
51 - 55
11.9.2. Giai đoạn 2
61 - 65
11.9.3. Giai đoạn 3
71 - 75
11.9.4. Giai đoạn 4: Cộng lùi với các tổn thương di căn tại các cơ quan khác và toàn trạng
81
12. Bệnh, tật thanh quản
12.1. Bệnh tích ở thanh quản
12.1.1. Viêm dầy niêm mạc mạn tính, hạt xơ, polyp, u nang dây thanh
11 - 15
12.1.2. Liệt hoặc nhược cơ dây thanh một hoặc hai bên dây thanh (mức độ liệt nhẹ, gần hoàn toàn và hoàn toàn): Áp dụng tỷ lệ khó thở và phát âm
12.1.3. Papilome thanh quản
36 - 40
12.1.4. Bạch sản dây thanh
46 - 50
12.2. Các khối u lành tính sụn thanh quản chưa ảnh hưởng tới chức năng thì cho tỷ lệ tương tự như u nang đáy lưỡi
6 - 10
12.3. Ung thư thanh quản
12.3.1. Giai đoạn 1
51 - 55
12.3.2. Giai đoạn 2
61 - 65
12.3.3 Giai đoạn 3
71 - 75
12.3.4. Giai đoạn 4: Cộng lùi với các tổn thương di căn tại các cơ quan khác và toàn trạng
81
12.4. Dị tật - dị dạng thanh quản: Tính theo tỷ lệ theo mức độ khó thở và phát âm
12.5. Bệnh tật về họng – thanh quản không phải bệnh ác tính đã phẫu thuật
12.5.1. Kết quả tốt không ảnh hưởng đến chức năng
Riêng trường hợp u lành tính dây thanh hoặc u lành tính vùng họng (u nang...) sau điều trị phẫu thuật bệnh khỏi hoàn toàn không tái phát thì không tính tỷ lệ
6 - 10
12.5.2. Kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến chức năng:
- Bệnh chưa khỏi tính theo tỷ lệ của bệnh chưa phẫu thuật
- Ảnh hưởng đến chức năng nào thì tính theo tỷ lệ tương ứng của từng chức năng: nuốt, phát âm, thở
- Gây các di chứng ở các cơ quan khác do biến chứng sau phẫu thuật họng thanh quản thì cộng lùi tỷ lệ di chứng các cơ quan đó
12.5.3. Kết quả chưa tốt ảnh hưởng đến thẩm mỹ áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật da và mô dưới da
12.5.4. Kết quả chưa tốt ảnh hưởng cả thẩm mỹ và chức năng thì cộng lùi với tỷ lệ tương ứng với từng mức độ di chứng
BẢNG 3
BẢNG TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư liên tịch số: 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc Benzen nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Giảm Bạch cầu
1 năm
1.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
1.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
1.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
1.4. Mức độ 4 (rất nặng)
51 - 55
2. Giảm dòng hồng cầu đơn thuần (thiếu máu)
1 năm
2.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
2.2. Mức độ 2 (vừa)
26 - 30
2.3. Mức độ 3 (nặng)
41 - 45
2.4. Mức độ 4 (rất nặng)
61 - 65
3. Giảm Tiểu cầu
3.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
3.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
3.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
3.4. Mức độ 4 (rất nặng)
41 - 45
4. Suy tủy
2 năm
- Giảm một dòng tế bào máu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại các Mục 1, 2, 3.
- Giảm từ hai dòng trở lên: Tỷ lệ được tính bằng tổng tỷ lệ các tổn thương tương ứng tại các Mục 1, 2, 3 (cộng lùi).
5. Bệnh bạch cầu cấp (Lexemi)
10 năm
5.1. Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn
61
5.2. Điều trị không đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc tái phát
71 - 73
5.3. Không đáp ứng điều trị
91
Ghi chú: Bệnh tăng sinh lympho mạn ác tính nếu có biến chứng thì tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ các giai đoạn cộng lùi với tỷ lệ biến chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan.
2. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc Asen nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Tổn thương dầy sừng lòng bàn tay hoặc chân một bên
3 tháng
1.1. Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể
5 - 9
1.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
11 - 15
1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
16 - 20
1.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
21 - 25
2. Sạm da
3 tháng
2.1. Vùng mặt, cổ
2.1.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
2.1.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
5 - 9
2.1.3. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
11- 15
2.1.4. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2. Vùng lưng - ngực - bụng
2.2.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
2.2.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
2.2.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
2.2.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2.5. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2.6. Diện tích tổn thương từ 27% đến 36% diện tích cơ thể
26 - 30
2.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
2.3.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1- 4
2.3.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
2.3.3. Diện tích tổn thương từ 4% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
2.3.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
16 - 20
3. Viêm loét mũi
1 tháng
3.1. Viêm loét mũi chưa gây biến chứng thủng vách ngăn
5 - 9
3.2. Thủng vách ngăn
11-15
4. Viêm kết mạc, viêm bờ mi mắt mạn tính
1 - 3
1 tháng
5. Liệt do viêm đa dây thần kinh
6 tháng
5.1. Liệt hai tay hoặc hai chân
5.1.1. Mức độ nhẹ
36 - 40
5.1.2. Mức độ vừa
61- 65
5.1.3. Mức độ nặng
76 - 80
5.1.4. Liệt hoàn toàn
86 - 90
5.2. Liệt một tay hoặc một chân
5.2.1. Mức độ nhẹ
21 - 25
5.2.2. Mức độ vừa
36 - 40
5.2.3. Mức độ nặng
51 - 55
5.2.4. Liệt hoàn toàn
61 - 65
6. Ung thư da nguyên phát
30 năm
6.1. Điều trị hoặc đã phẫu thuật hiện tại ổn định.
41 - 45
6.2. Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật
71
6.3. Đã di căn: Tùy tổn thương áp dụng Mục 6.1 hoặc 6.2 cộng lùi tỷ lệ cơ quan bộ phận bị di căn
7. Ung thư phổi
30 năm
7.1. Điều trị nội khoa:
7.1.1. Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi
61 - 65
7.1.2. Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi
71 - 75
7.1.3. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi và/hoặc tâm phế mạn tính
81 - 85
7.1.4. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.2 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn và/hoặc biến chứng
7.2. Điều trị phẫu thuật:
7.2.1. Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng ...)
61 - 65
7.2.2. Kết quả không tốt
81 - 85
8. Ung thư gan
30 năm
8.1. Ung thư gan chưa phẫu thuật
71
8.2. Ung thư gan đã phẫu thuật cắt gan: Tỷ lệ Mục 8.1 cộng lùi tỷ lệ phẫu thuật tương ứng trong các mục sau:
8.2.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV
46 - 50
8.2.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải
61
8.2.3. Cắt bỏ gan phải có rối loạn chức năng gan
71
9. Ung thư xương sàng
30 năm
9.1. Giai đoạn 1
51 - 55
9.2. Giai đoạn 2
61 - 65
9.3. Giai đoạn 3
71 - 75
9.4. Giai đoạn 4
81
3. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc chì hữu cơ nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Hội chứng ngoại tháp (run)
1 năm
1.1. Mức độ nhẹ
26 - 30
1.2. Mức độ vừa
61 - 65
1.3. Mức độ nặng
81 - 85
1.4. Mức độ rất nặng
91 - 95
2. Hạ huyết áp (HA tối đa 70-80mmHg)
1 năm
2.1. Nếu chưa có ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng ít (mệt mỏi từng lúc), điều trị có kết quả
6 - 10
2.2. Nếu ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị có kết quả
21 - 25
2.3. Ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị không có kết quả (phải nghỉ việc nghỉ trên 3 tháng trong 1 năm) tỷ lệ này đã bao gồm cả tâm căn suy nhược, suy nhược cơ thể
41 - 45
3. Rối loạn tâm thần (hoang tưởng, phân liệt)
1 năm
3.1. Điều trị khỏi
0
3.2. Điều trị ổn định
31 - 35
3.3. Điều trị không ổn định
51 - 55
3.4. Điều trị không kết quả
61 - 65
3.5. Có các biến chứng (di chứng) khác: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.2 hoặc 3.3 hoặc 3.4 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng, di chứng
4. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Hội chứng đau bụng chì
11-15
6 tháng
2. Thiếu máu
1 năm
2.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
2.2. Mức độ 2 (vừa)
26 - 30
2.3. Mức độ 3 (nặng)
41 - 45
2.4. Mức độ 4 (rất nặng)
61 - 65
3. Viêm thận
3 năm
3.1. Chưa có biến chứng
11 - 15
3.2.Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
4. Tổn thương dây thần kinh (chi phối cơ duỗi)
3 năm
4.1. Tổn thương thần kinh quay
4.1.1. Tổn thương nhánh
11 - 15
4.1.2. Tổn thương bán phần
26 - 30
4.1.3. Tổn thương hoàn toàn
41 - 45
4.2. Tổn thương liệt một bàn tay
4.2.1. Mức độ nhẹ
16 - 20
4.2.2. Mức độ vừa
26 - 30
4.2.3. Mức độ nặng
36 - 40
4.2.4. Mất chức năng hoàn toàn
41 - 45
4.3. Tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài
4.3.1. Tổn thương nhánh
6 - 10
4.3.2. Tổn thương bán phần
16 - 20
4.3.3. Tổn thương hoàn toàn
26- 30
5. Tăng Huyết áp
1 năm
5.1. Giai đoạn 1
21 - 25
5.2. Giai đoạn 2
41 - 45
5.3. Giai đoạn 3: Áp dụng tỷ lệ % Mục 5.2 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ quan do biến chứng (áp dụng Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh, tật).
6. Tâm căn suy nhược
2 tháng
6.1. Điều trị khỏi
0
6.2. Điều trị ổn định
6 - 10
6.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
7. Tổn thương não
2 tháng
Tùy theo loại tổn thương áp dụng tỷ lệ tổn thương trong Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh tật
5. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc Cacbon monoxit nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Tổn thương động mạch vành
30 ngày
1.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định)
1.1.1. Hội chứng đau thắt ngực (đã được chẩn đoán xác định), điều trị nội khoa:
1.1.1.1. Cơn thưa nhẹ (độ I)
31 - 35
1.1.1.2. Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (độ II - III)
56 - 60
1.1.1.3. Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não, …)
71 - 75
1.1.2. Hội chứng đau thắt ngực đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp (can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành, …)
1.1.2.1. Kết quả tương đối tốt
51 - 55
1.1.2.2. Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng: Tuỳ theo biến chứng gây biến đổi EF% (mức độ), hoặc các loại rối loạn nhịp, hoặc phải điều trị can thiệp: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.1.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ của biến chứng đó
1.2. Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim
1.2.1. Đau thắt ngực không ổn định
61 - 65
1.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng:
1.2.2.1. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định)
61 - 65
1.2.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải can thiệp nong, đặt Stent…)
71 - 75
1.2.2.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành; đã tính cả tỷ lệ phẫu thuật).
76 - 80
1.2.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng: thông liên thất do thủng vách liên thất; các rối loạn nhịp tim; suy tim; tắc động mạch não; viêm màng ngoài tim; phình tim; …
81 - 85
2. Rối loạn nhịp tim dạng nhịp nhanh
30 ngày
2.1. Nhịp nhanh xoang không rõ căn nguyên, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt
6 - 10
2.2. Cơn nhịp nhanh kịch phát:
2.2.1. Điều trị kết quả tốt
11 - 15
2.2.2. Điều trị nhưng tái phát nhiều lần, hết cơn không khó chịu, chưa có biến chứng (suy tim, tắc mạch, …)
31 - 35
2.3. Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng động nhĩ, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất …:
2.3.1. Điều trị kết quả tốt (bằng sốc điện, thuốc, ...) hết các rối loạn (trên điện tim)
51 - 55
2.3.2. Điều trị không kết quả: không hết các rối loạn (trên điện tim)
61 - 65
2.3.3. Điều trị không kết quả, gây biến chứng (tắc mạch máu gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan do cục máu đông): Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng (áp dụng Tiêu chuẩn giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật)
3. Rối loạn nhịp tim dạng nhịp chậm (dưới 55 lần/phút)
30 ngày
3.1. Hội chứng suy nút xoang (Nhịp chậm xoang, ngừng xoang, …)
3.1.1. Nhịp chậm xoang
21 - 25
3.1.2. Ngừng xoang, …
41 - 45
3.2. Blốc nhĩ thất, blốc nhánh trái:
3.2.1. Blốc nhĩ thất độ I
6 - 10
3.2.2. Blốc nhĩ thất độ II, blốc nhánh trái không hoàn toàn hoặc hoàn toàn
21 - 25
3.2.3. Blốc nhĩ thất độ III điều trị bằng nội khoa thông thường
51 - 55
3.2.4. Blốc nhĩ thất độ III điều trị bằng nội khoa kết quả hạn chế phải cấy máy tạo nhịp hoặc điều trị bằng các phương pháp khác, kết quả tốt
31 - 35
3.2.5. Blốc nhĩ thất độ III điều trị không có kết quả mặc dù đã cấy máy tạo nhịp hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác
61 - 65
4. Loạn nhịp ngoại tâm thu
30 ngày
4.1. Ngoại tâm thu thưa không có hoặc có rất ít triệu chứng cơ năng khó chịu (độ I - II theo phân loại của Lown B đối với ngoại tâm thu thất)
11 - 15
4.2. Ngoại tâm thu mau và dài gây nhiều khó chịu, phải điều trị kéo dài (độ III trở lên theo phân loại của Lown B đối với ngoại tâm thu thất)
4.3. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (thỉnh thoảng tái phát)
21 - 25
4.4. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ (cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio,…).
46 - 50
5. Tâm căn suy nhược
30 ngày
5.1. Điều trị khỏi
0
5.2. Điều trị ổn định
6 - 10
5.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
6. Di chứng tổn thương do nhồi máu não
Tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo loại và mức độ tổn thương chức năng của vùng não bị tổn thương tương ứng áp dụng theo Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh tật
30 ngày
7. Rối loạn thị giác
30 ngày
Tỷ lệ tổn thương được tính theo mức độ suy giảm thị lực áp dụng theo Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh tật
6. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Tâm căn suy nhược
2 tháng
1.1. Điều trị khỏi
0
1.2. Điều trị ổn định
6 - 10
1.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
2. Rung giật nhãn cầu
3 tháng
2.1. Rung giật ở một mắt
6 - 10
2.2. Rung giật cả hai mắt
11 - 15
Nếu giảm thị lực tỷ lệ đựơc cộng lùi tỷ lệ giảm thị lực tương ứng
3. Rung cơ cục bộ
6 tháng
3.1. Chưa gây suy giảm chức năng
6 - 10
3.2. Gây suy giảm chức năng: Tỷ lệ áp dụng theo suy giảm chức năng của bộ phận đó
4. Tổn thương liệt
6 tháng
4.1. Liệt hai tay hoặc hai chân
4.1.1. Mức độ nhẹ
36 - 40
4.1.2. Mức độ vừa
61 - 65
4.1.3. Mức độ nặng
76 - 80
4.1.4. Liệt hoàn toàn
86 - 90
4.2. Liệt một tay hoặc một chân
4.2.1. Mức độ nhẹ
21 - 25
4.2.2. Mức độ vừa
36 - 40
4.2.3. Mức độ nặng
51 - 55
4.2.4. Liệt hoàn toàn
61 - 65
5. Động kinh
6 tháng
5.1. Đáp ứng điều trị tốt (không còn cơn trên lâm sàng)
11 - 15
5.2. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn hiếm (từ 1 đến 3 cơn/năm)
21 - 25
5.3. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn thưa (từ 4 cơn/năm đến 3 cơn/tháng)
31 - 35
5.4. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn mau (từ 4 cơn/tháng đến 25 cơn/tháng)
61 - 65
5.5. Không đáp ứng điều trị hiện còn cơn rất mau (từ 26 cơn/tháng trở lên)
81 - 85
7. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc Mangan và các hợp chất Mangan nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Bệnh Parkinson
1 năm
1.1. Mức độ nhẹ
26 - 30
1.2. Mức độ vừa
61 - 65
1.3. Mức độ nặng
81 - 85
1.4. Mức độ rất nặng
91 - 95
2. Bệnh về phổi do Mangan (Viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn tính)
2.1. Bệnh thỉnh thoảng tái phát, chưa có rối loạn thông khí phổi
21 - 25
1 năm
2.2. Bệnh tái phát nhiều lần (> 3 lần) trong năm hoặc tái phát ít lần (≤ 3 lần) trong tháng chưa có rối loạn thông khí phổi
31 - 35
2.3. Bệnh tái phát nhiều lần (> 3 lần) trong tháng chưa có rối loạn thông khí phổi
41 - 45
2.4. Bệnh về phổi do Mangan nếu có rối loạn thông khí phổi: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương của một trong các mức độ của Mục 2 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi
3. Rối loạn thông khí phổi
3.1. Hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ
11 - 15
3.2. Hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình
16 - 20
3.3. Hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng
31 - 35
8. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Viêm kết mạc mạn tính
6 - 10
3 tháng
2. Viêm da mạn tính do dị ứng
3 tháng
2.1. Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da
2.1.1. Vùng mặt, cổ
2.1.1.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 2
2.1.1.2. Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
2.1.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
5 - 9
2.1.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
11- 15
2.1.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
16 - 20
2.1.2. Chi trên hoặc chi dưới một bên
2.1.2.1. Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 2
2.1.2.2. Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
2.1.2.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
2.1.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
2.1.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2. Tổn thương da dạng vảy da (khô hoặc mỡ), vảy tiết, mụn nước
2.2.1. Vùng mặt, cổ
2.2.1.1. Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 3
2.2.1.2. Tổn thương da từ 0,5 đến dưới 1% diện tích cơ thể
5 - 9
2.2.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
11 - 15
2.2.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2.2. Chi trên hoặc chi dưới một bên
2.2.2.1. Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể
1 - 3
2.2.2.2. Tổn thương da từ 0,5 đến dưới 1% diện tích cơ thể
5 - 9
2.2.2.3. Diện tích tổn thương dưới 5% diện tích cơ thể
11 - 15
2.2.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến dưới 9% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
21 - 25
2.3. Tổn thương da dạng sẩn, củ, cục
2.3.1. Vùng mặt, cổ
2.3.1.1. Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể
5 - 9
2.3.1.2. Tổn thương da từ 5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
11- 15
2.3.1.3. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
16 - 20
2.3.1.4. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
21 - 25
2.3.1.5. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
26 - 30
2.3.2. Chi trên hoặc chi dưới
2.3.2.1. Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể
5 - 9
2.3.2.2. Tổn thương da từ 5% đến dưới 1% diện tích cơ thể
11 - 15
2.3.2.3. Diện tích tổn thương dưới 5% diện tích cơ thể
16 - 20
2.3.2.4. Diện tích tổn thương từ 5% đến dưới 9% diện tích cơ thể
21 - 25
2.3.2.5. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
26 - 30
3. Hạ huyết áp (Huyết áp tâm thu 70 – 80 mmHg)
3 tháng
3.1. Nếu chưa có ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng ít (mệt mỏi từng lúc), điều trị có kết quả
6 - 10
3.2. Nếu ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị có kết quả
21 - 25
3.3. Nếu điều trị không có kết quả (phải nghỉ việc nghỉ trên 3 tháng trong 1 năm) kèm theo suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể
41 - 45
4. Tăng huyết áp
3 tháng
4.1. Giai đoạn 1
21 - 25
4.2. Giai đoạn 2
41 - 45
4.3. Giai đoạn 3: Áp dụng Mục 4.2 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ quan do tăng huyết áp gây nên (áp dụng theo các tổn thương tương ứng tại Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh, tật)
5. Loạn nhịp ngoại tâm thu
3 tháng
5.1. Ngoại tâm thu thưa không có hoặc có rất ít triệu chứng cơ năng khó chịu (độ I - II theo phân loại của Lown B đối với ngoại tâm thu thất)
11 - 15
5.2. Ngoại tâm thu mau và dài gây nhiều khó chịu, phải điều trị kéo dài (độ III trở lên theo phân loại của Lown B đối với ngoại tâm thu thất)
5.3. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (thỉnh thoảng tái phát)
21 - 25
5.4. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ (cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio, …)
46 - 50
6. Nhịp chậm (dưới 55 lần/phút)
6.1. Hội chứng suy nút xoang (Nhịp chậm xoang, ngừng xoang, …)
6.1.1. Nhịp chậm xoang
21 - 25
6.1.2. Ngừng xoang, …
41 - 45
6.2. Blốc nhĩ thất, blốc nhánh trái
6.2.1. Blốc nhĩ thất độ I, blốc nhánh phải cơ năng hoặc thực thể, hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
6 - 10
6.2.2. Blốc nhĩ thất độ II, blốc nhánh trái không hoàn toàn hoặc hoàn toàn
21 - 25
6.2.3. Blốc nhĩ thất độ III điều trị bằng nội khoa thông thường
51 - 55
6.2.4. Blốc nhĩ thất độ III điều trị bằng nội khoa kết quả hạn chế phải cấy máy tạo nhịp hoặc điều trị bằng các phương pháp khác, kết quả tốt
31 - 35
6.2.5. Blốc nhĩ thất độ III điều trị không có kết quả mặc dù đã cấy máy tạo nhịp hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác
61 - 65
7. Tổn thương động mạch vành
7.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định)
7.1.1. Hội chứng đau thắt ngực (đã được chẩn đoán xác định), điều trị nội khoa
7.1.1.1. Cơn thưa nhẹ (độ I)
31 - 35
7.1.1.2. Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (độ II – III)
55 - 60
7.1.1.3. Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não …)
71 - 75
7.1.2. Hội chứng đau thắt ngực đã được chuẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp (can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành, …)
7.1.2.1. Kết quả tương đối tốt
51 – 55
7.1.2.2. Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng: Tuỳ theo biến chứng gây biến đổi EF% (mức độ), hoặc các loại rối loạn nhịp, hoặc phải điều trị can thiệp: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ % của biến chứng đó
7.2. Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim
7.2.1. Đau thắt ngực không ổn định
61 - 65
7.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng:
7.2.2.1. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định)
61 - 65
7.2.2.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải can thiệp nong, đặt Stent…)
71 - 75
7.2.2.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành; đã tính cả tỷ lệ phẫu thuật).
76 - 80
7.2.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng: thông liên thất do thủng vách liên thất; các rối loạn nhịp tim; suy tim; tắc động mạch não; viêm màng ngoài tim; phình tim; …
81 - 85
8. Tâm căn suy nhược
8.1. Điều trị khỏi
0
8.2. Điều trị ổn định
6 - 10
8.3. Điều trị không ổn định
21 - 25
9. Viêm phế quản mạn tính
9.1. Bệnh thỉnh thoảng tái phát, chưa có rối loạn thông khí phổi
21 - 25
9.2. Bệnh tái phát trên 3 lần trong năm hoặc dưới 3 lần hoặc bằng 3 lần trong tháng, chưa có rối loạn thông khí phổi
31 - 35
9.3. Bệnh tái phát trên 3 lần trong tháng, chưa có rối loạn thông khí phổi
41 - 45
Nếu có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tương ứng tại Mục 9 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi
10. Rối loạn thông khí phổi
10.1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ
11 - 15
10.2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn hoặc hỗn hợp mức độ trung bình
16 - 20
10.3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn hoặc hỗn hợp mức độ nặng
31 - 35
9. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc Thủy ngân và các hợp chất Thủy ngân nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Viêm lợi mạn tính
30 ngày
1.1. Viêm lợi mạn tính toàn bộ một hàm hoặc có từ 12 răng trở xuống bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm
3 - 5
1.2. Viêm lợi mạn tính toàn bộ hai hàm hoặc có trên 12 răng bị viêm lợi mạn tính ở cả hai hàm
6 - 10
2. Viêm dạ dày, tá tràng
21 - 25
15 ngày
3. Tăng hưng phấn hệ thần kinh thực vật: Tỷ lệ được tính theo tổn thương cơ quan, bộ phận tương ứng tại Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật (Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh tật)
1 năm
4. Hội chứng ngoại tháp (run, thất điều tiểu não)
1 năm
4.1. Mức độ nhẹ
26 - 30
4.2. Mức độ vừa
61 - 65
4.3. Mức độ nặng
81 - 85
4.4. Mức độ rất nặng
91 - 95
5. Viêm thận (chưa suy thận)
1 năm
5.1. Chưa có biến chứng
11 - 15
5.2. Có biên chứng: Tỷ lệ Mục 5.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
41 - 45
6. Suy thận mạn tính
1 năm
6.1. Giai đoạn I
41- 45
6.2. Giai đoạn II
61- 65
6.3. Giai đoạn IIIa
71- 75
6.4. Giai đoạn IIIb, IV (có chỉ định thẩm phân máu chu kỳ hoặc ghép thận)
91
7. Đục thủy tinh thể, ám điểm: Áp dụng tỷ lệ giảm thị lực theo Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh tật.
10. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nhiễm độc Trinitrotoluen nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Thiếu máu
1 năm
1.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
1.2. Mức độ 2 (vừa)
26 - 30
1.3. Mức độ 3 (nặng)
41 - 45
1.4. Mức độ 4 (rất nặng)
61 - 65
2. Suy tủy
5 năm
2.1.Giảm Hồng cầu: tỷ lệ được tính như tỷ lệ của mức độ thiếu máu (Mục 1)
2.2. Giảm Bạch cầu
2.2.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
2.2.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
2.2.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
2.2.4. Mức độ 4 (rất nặng)
51 - 55
2.3. Giảm Tiểu cầu
2.3.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
2.3.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
2.3.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
2.3.4. Mức độ 4 (rất nặng)
41 - 45
Ghi chú: Giảm từ 2 dòng trở lên: tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ mục tổn thương một dòng (2.1; 2.2; 2.3) cộng lùi với tỷ lệ giảm các dòng khác tương ứng.
3. Viêm gan mạn
2 năm
3.1.Viêm gan mạn ổn định
26 - 30
3.2. Viêm gan mạn tiến triển
41 - 45
4. Xơ gan
4.1 Giai đoạn 0 (còn bù)
31 - 35
4.2. Giai đoạn 1 (còn bù)
41 - 45
4.3. Giai đoạn 2 (mất bù)
61 - 65
4.4. Giai đoạn 3 (mất bù)
71 - 75
5. Đục nhân mắt: Căn cứ theo mức độ suy giảm thị lực để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Áp dụng Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh tật.
11. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Bụi phổi - Amiăng nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Tổn thương nhu mô phổi
Từ 5 năm trở lên
1.1. Thể 0/1s; 0/1t; 0/1u
15
1.2. Thể 1/0s; 1/0t
31
1.3. Thể 1/0u; 1/1s; 1/1t
41
1.4. Thể 1/1u; 1/2s; 1/2t
45
1.5. Thể 1/2u; 2/2s; 2/2t
51
1.6. Thể 2/2u; 2/3s; 2/3t
55
1.7. Thể 2/3u; 3/3s; 3/3t
61
1.8. Thể 3/3u; 3/+s; 3/+t
65
Lưu ý: Các thể từ 1/0s trở lên nếu có rối loạn thông khí tuỳ theo mức độ thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi ở Mục 3 của tiêu chuẩn này.
2. Tổn thương màng phổi
Từ 5 năm trở lên
2.1. Dầy màng phổi khu trú/mảng màng phổi có hoặc không có can xi hóa màng phổi
2.1.1. Độ dày dưới 5mm (Ký hiệu = a trên phim mẫu ILO - 2000)
25
2.1.2. Độ dày từ 5mm đến 10mm (Ký hiệu = b trên phim mẫu ILO - 2000)
31
2.1.3. Độ dày trên 10 mm (Ký hiệu = c trên phim mẫu ILO - 2000)
51
2.2. Bất thường/tù góc sườn hoành một bên
25
2.3. Dày màng phổi lan tỏa - có hoặc không có can xi hóa màng phổi
2.3.1. Tổng đường kính dưới 2cm
25
2.3.2. Tổng đường kính từ 2cm đến 10cm
35
2.3.3. Tổng đường kính trên 10cm
45
Lưu ý: Các tổn thương tại Mục 2 nếu có rối loạn thông khí phổi tùy theo mức độ thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi ở Mục 3 của tiêu chuẩn này.
3. Rối loạn thông khí phổi
3.1. Mức độ nhẹ
11 - 15
3.2. Mức độ trung bình
16 - 20
3.3. Mức độ nặng và rất nặng
31 - 35
4. Suy tim: Chỉ tính khi có tổn thương nhu mô phổi từ thể 1/0s, 1/0t, 1/0u trở lên và/hoặc tổn thương dày màng phổi từ 5mm trở lên.
Suốt đời
4.1. Độ 1
21 - 25
4.2. Độ 2
41 - 45
4.3. Độ 3
61 - 65
4.4. Độ 4
71 - 75
5. Ung thư phổi
Suốt đời
5.1. Chưa phẫu thuật
5.1.1. Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi
61 - 65
5.1.2. Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi
71 - 75
5.1.3. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi và/hoặc tâm phế mạn tính
81 - 85
5.1.4. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác và hoặc có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.1.3 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn và/hoặc biến chứng
5.2. Đã phẫu thuật
5.2.1. Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng, ...)
61 - 65
5.2.2. Kết quả không tốt
81 - 85
6. Ung thư trung biểu mô (Mesothelioma)
Suốt đời
6.1. Giai đoạn I
61 - 65
6.2. Giai đoạn II
71 - 75
6.3. Giai đoạn III
81 - 85
6.4. Giai đoạn IV
91
12. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Bụi phổi bông nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Dấu hiệu tổn thương:
- Tức ngực vào ngày làm việc đầu tiên trong tuần và vào cả các ngày khác trong tuần
- Đo chức năng hô hấp: Có dấu hiệu tắc nghẽn, chỉ số FEV1 lớn hơn hoặc bằng 80%
1.1. Hồi phục hoàn toàn sau Test giãn phế quản với thuốc Salbutamol
11 - 15
6 tháng
1.2. Hồi phục không hoàn toàn sau Test giãn phế quản với thuốc Salbutamol
21 - 25
6 tháng
1.3. Không hồi phục sau Test giãn phế quản với thuốc Salbutamol
Nếu có rối loạn thông khi tùy theo mức độ tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi
31 - 35
1 năm
2. Rối loạn thông khí phổi
2.1. Mức độ nhẹ
11 - 15
2.2. Mức độ trung bình
16 - 20
2.3. Mức độ nặng và rất nặng
31 - 35
3. Suy tim
4.1. Độ 1
21 - 25
4.2. Độ 2
41 - 45
4.3. Độ 3
61 - 65
4.4. Độ 4
71 - 75
13. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Bụi phổi Silic nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Tổn thương trên phim Xquang phổi thẳng
1.1. Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với thể p,q,r trên phim mẫu ILO 1980 và ILO 2000)
Từ 5 năm trở lên
1.1.1. Thể 0/1p; 0/1q; 0/1r
11
1.1.2. Thể 1/0p; 1/0q
31
1.1.3. Thể 1/0r; 1/1p; 1/1q
41
1.1.4. Thể 1/1r; 1/2p; 1/2q
45
1.1.5. Thể 1/2r; 2/2p; 2/2q
51
1.1.6. Thể 2/2r; 2/3p; 2/3q
55
1.1.7. Thể 2/3r; 3/3p; 3/3q
61
1.1.8. Thể 3/3r; 3/+p và 3/+q
65
Lưu ý: Các thể từ 1/0p trở lên nếu có rối loạn thông khí tuỳ theo mức độ thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi ở Mục 2 của tiêu chuẩn này.
1.2. Hình ảnh đám mờ lớn - Xơ hóa khối
Từ 5 năm trở lên
1.2.1. Thể A
65
1.2.2. Thể B
71
1.2.3. Thể C
81
Lưu ý: Tổn thương tại Mục 1.2 nếu có rối loạn thông khí phổi thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi ở Mục 2 của tiêu chuẩn này.
2. Rối loạn thông khí phổi
2.1. Mức độ nhẹ
11 - 15
2.2. Mức độ trung bình
16 - 20
2.3. Mức độ nặng và rất nặng
31 - 35
3. Biến chứng hệ tim mạch: (chỉ tính từ thể 1/0p; 1/0q trở lên)
3.1. Rối loạn nhịp tim
3.1.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt (không tái phát)
0
3.1.2. Điều trị nội khoa kết quả không tốt (có tái phát)
21 - 25
3.1.3. Điều trị nội khoa không kết quả phải điều trị can thiệp
3.1.3.1. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
31 - 35
3.1.3.2. Không kết quả ảnh hưởng đến sinh hoạt
41 - 45
3.2. Suy tim
3.2.1. Độ 1
21 - 25
3.2.2. Độ 2
41 - 45
3.2.3. Độ 3
61 - 65
3.2.4. Độ 4
71 - 75
4. Bệnh kết hợp (lao phổi)
4.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt không để lại di chứng
11 - 15
4.2. Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng xơ phổi, vôi hóa...
36 - 40
4.3. Điều trị không có kết quả (không khỏi hoặc kháng thuốc hoặc khỏi nhưng sau đó tái phát), chưa có rối loạn thông khí phổi (Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể)
61 - 65
4.4. Bệnh tật như Mục 4.3 và có biến chứng ra ho máu và/hoặc rối loạn thông khí và/hoặc tâm phế mạn, và/hoặc xẹp phổi ...: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
61 - 65
5. Với đối tượng dưới 25 tuổi có thể bệnh từ 1/0p; 1/0q trở lên được cộng thêm 5% - 10% (cộng lùi) vào tỷ lệ chung của tổn thương cơ thể.
14. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Điếc do tiếng ồn nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Căn cứ biểu đồ thính lực âm có biểu hiện thiếu hụt thính lực đặc hiệu của điếc nghề nghiệp
1.1. Tính phần trăm thiếu hụt thính lực (% THTL) bảng Fowler Sabine cho từng tai
1.2. Tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo bảng Felmann Lessing cải tiến – 1995
2. Mức độ nghe kém
2.1. Nghe kém nhẹ hai tai
2.1.1. Độ I (thiếu hụt thính lực từ 15 - 25%)
5 - 7
2.1.2. Độ II (thiếu hụt thính lực từ 26 - 35%)
8 - 10
2.2. Nghe kém vừa (trung bình) hai tai
2.2.1. Độ I (thiếu hụt thính lực từ 36 - 45%)
21 - 25
2.2.2. Độ II (thiếu hụt thính lực từ 46 - 55%)
26 - 30
2.3. Nghe kém nặng hai tai
2.3.1. Độ I (thiếu hụt thính lực 56 - 65%)
41 - 45
2.3.2. Độ II (thiếu hụt thính lực 66 - 75%)
46 - 50
2.4. Nghe kém quá nặng (điếc) hai tai
2.4.1. Độ I (thiếu hụt thính lực 76 - 90%)
61 - 65
2.4.2. Điếc đặc (thiếu hụt thính lực từ 91% - 100%)
71
15. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Giảm áp nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
Hội chứng tiền đình
3 tháng
1.1. Mức độ nhẹ
21 - 25
1.2. Mức độ vừa1.
41 - 45
1.3. Mức độ nặng
61 - 65
1.4. Mức độ rất nặng
81 - 85
2. Viêm đa xoang mạn tính
3 tháng
2.1. Một bên
16 - 20
2.2. Hai bên
26 - 30
2.3. Viêm xoang có biến chứng sang cơ quan khác: Tỷ lệ trong Mục 2 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng tương đương trong tiêu chuẩn bệnh tật.
3. Giảm thính lực – nghe kém (có hoặc không có tổn thương màng nhĩ hoặc viêm tai)
3 tháng
3.1. Nghe kém một tai
3.1.1. Nghe kém nhẹ
03
3.1.2. Nghe kém trung bình
09
3.1.3.Nghe kém nặng
11 - 15
3.1.4. Nghe kém quá nặng
16 - 20
3.2. Nghe kém hai tai
3.2.1. Nghe kém nhẹ hai tai
6 - 10
3.2.2. Nghe kém nhẹ một tai – trung bình một tai
16 - 20
3.2.3. Nghe kém nhẹ một tai – nặng một tai
21 - 25
3.2.4. Nghe kém nhẹ một tai – quá nặng một tai
26 - 30
3.2.5. Nghe kém trung bình hai tai
3.2.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36% đến 45%)
21 - 25
3.2.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46% đến 55%)
26 - 30
3.2.6. Nghe kém trung bình một tai – nghe kém nặng một tai
31 - 35
3.2.7. Nghe kém trung bình một tai – nghe kém rất nặng một tai
36 - 40
3.2.8. Nghe kém nặng hai tai
3.2.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực 56% đến 65%)
41 - 45
3.2.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực 66% đến 75%)
46 - 50
3.2.9. Nghe kém nặng một tai - Nghe quá nặng một tai
51 - 55
3.2.10. Nghe kém quá nặng hai tai
3.2.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực 76% đến 90%)
61 - 65
3.2.10.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực 91% đến 100%)
71
4. Biến dạng và hạn chế vận động các khớp do biến đổi cấu trúc xương (Xquang xương khớp và các xét nghiệm chuyển hóa canxi): Áp dụng tỷ lệ được tính theo các tổn thương tương ứng trong tiêu chuẩn bệnh tật hệ Xương – Cơ – Khớp ở khớp khủyu, khớp vai, khớp gối, khớp háng.
20 năm
5. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
12 tháng
5.1. Hội chứng đau thắt ngực (đã được chẩn đoán xác định)
5.1.1. Cơn thưa nhẹ (độ I theo phân loại của CCS)
31 - 35
5.1.2. Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (độ II, độ III theo phân loại của CCS)
56 - 60
5.1.3. Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (độ IV theo phân loại của CCS) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não,…)
71 - 75
5.2. Hội chứng đau thắt ngực đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp (can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành,…)
5.2.1. Kết quả tương đối tốt
61 - 65
5.2.2. Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng (suy tim; rối loạn nhịp tim): Tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng áp dụng tổn thương tương ứng trong các tiêu chuẩn hiện hành.
6. Liệt (một tay hoặc một chân, hai tay hoặc hai chân; nửa người, tứ chi): Áp dụng tỷ lệ tương ứng do bệnh, tật hệ thần kinh trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật.
3 tháng
16. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Ho và khạc đờm tái phát trên 2 tháng/năm và liên tục trên 2 năm
12 tháng
1.1. Chưa có rối loạn thông khí phổi
15
1.2. Có rối loạn thông khí phổi: Tỷ lệ được tính như Mục 1.1 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí ở Mục 2 trong tiêu chuẩn này.
2. Rối loạn thông khí phổi
2.1. Mức độ nhẹ
11 - 15
2.2. Mức độ trung bình
16 - 20
2.3. Mức độ nặng và rất nặng
31 - 35
3. Biến chứng tim mạch (suy tim)
5 năm
3.1. Độ 1
21 - 25
3.2. Độ 2
41 - 45
3.3. Độ 3
61 – 65
3.4. Độ 4
71 - 75
17. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể bệnh Hen phế quản nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Hen
7 ngày
1.1. Mức độ 1: Có 1 – 2 cơn hen/tuần, nhỏ hơn hoặc bằng 2 cơn vào ban đêm/ tháng
11 - 15
1.2. Mức độ 2: Có trên 2 cơn hen/tuần nhưng dưới 1 cơn/ngày. Cơn vào ban đêm trên 2 cơn/tháng.
21
1.3. Mức độ 3: Cơn hen ngày xuất hiện thường xuyên, cơn hen đêm lớn hơn 1 cơn/tuần
31
1.4. Mức độ 4: Cơn hen ngày xuất hiện liên tục, cơn hen đêm xuất hiện thường xuyên
41
Lưu ý: Hen từ mức độ 2 trở lên, nếu có rối loạn thông khí phổi tùy theo mức độ, tỷ lệ được cộng lùi với rối loạn thông khí.
2. Rối loạn thông khí phổi
2.1. Mức độ nhẹ
11 - 15
2.2. Mức độ trung bình
16 - 20
2.3. Mức độ nặng và rất nặng
31 - 35
3. Suy tim: Chỉ tính từ mức độ 3 trở lên
5 năm
3.1. Độ 1
21 - 25
3.2. Độ 2
41 - 45
3.3. Độ 3
61 - 65
3.4. Độ 4
71 - 75
18. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Lao nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Lao phổi
1 năm
1.1. Điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng
11 - 15
1.2. Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng xơ phổi, vôi hóa...
36 - 40
1.3. Điều trị không có kết quả (không khỏi hoặc kháng thuốc hoặc khỏi nhưng sau đó tái phát), chưa có rối loạn thông khí phổi (Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể)
61 - 65
1.4. Bệnh tật như Mục 1.1; 1.2; 1.3 và có biến chứng ra ho máu và/hoặc rối loạn thông khí và/hoặc tâm phế mạn, và/hoặc xẹp phổi thì được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng
2. Lao ruột
6 tháng
2.1. Đáp ứng điều trị nội khoa
2.1.1. Không tái phát
21 - 25
2.1.2. Có tái phát
26 - 30
2.2. Không đáp ứng điều trị nội khoa – có biến chứng: Tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ của các biến chứng tương ứng trong tiêu chuẩn bệnh tật
61 - 65
3. Lao màng (não, tim, phổi, ruột, bao hoạt dịch)
6 tháng
3.1. Đáp ứng điều trị nội khoa, không tái phát, không ảnh hưởng cơ quan bộ phận kèm theo
21 - 25
3.2. Đáp ứng điều trị nội khoa, có tái phát, không ảnh hưởng cơ quan bộ phận kèm theo
31 - 35
3.3. Không đáp ứng điều trị nội khoa (kháng thuốc)
61 - 63
3.4. Tổn thương như Mục 3.1; 3.2; 3.3. nếu có tổn thương cơ quan bộ phận kèm theo thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương các cơ quan bộ phận tương ứng trong tiêu chuẩn bệnh tật
4. Lao da
6 tháng
4.1. Điều trị kết quả tốt
Tỷ lệ tổn thương được tính theo di chứng tổn thương của da ở Mục 1.Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ hoặc Mục 2. Tổn thương da dạng xơ cứng da hoặc nứt da hoặc giãn da hoặc tổn thương da gây co kéo biến dạng ảnh hưởng chức năng da, chức năng cơ quan liên quan và thẩm mỹ hoặc Mục 3. Tổn thương loét hoại tử da và mô dưới da của Bảng tỷ lệ bệnh, tật Da và mô dưới da.
Nếu có di chứng ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận.
4.2. Điều trị kết quả không tốt (Tổn thương không khỏi và/hoặc còn vi khuẩn và/hoặc tái phát)
Nếu có di chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ mức độ di chứng của các cơ quan, bộ phận.
31 - 35
5. Lao hạch (Hạch ngoại biên)
6 tháng
5.1. Đáp ứng điều trị, không tái phát
5
5.2. Không đáp ứng điều trị, phải can thiệp
5.2.1. Từ một đến hai ổ tổn thương
21 - 25
5.2.2. Đa ổ tổn thương
31 - 35
6. Lao xương - khớp
1 năm
6.1. Đáp ứng điều trị nội khoa không có di chứng
6.1.1. Không tái phát
21 - 25
6.1.2. Có tái phát
26 - 30
6.2. Có di chứng tổn thương xương và/hoặc khớp ảnh hưởng vận động (hạn chế hoặc cứng khớp) tỷ lệ được tính bằng Mục 6.1.2. cộng lùi với tỷ lệ tổn thương các xương/khớp tương ứng trong tiêu chuẩn bệnh tật
7. Lao tiết niệu - sinh dục
1 năm
7.1. Lao thận
7.1.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt, không có biến chứng
11 - 15
7.1.2. Điều trị nội khoa kết quả tốt, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 7.1.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
7.1.3. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc…) chưa có biến chứng
46 - 50
7.1.4. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc…) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
7.2. Lao bàng quang hoặc tinh hoàn hoặc cơ quan sinh dục nữ
7.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt, không có biến chứng
6 - 10
7.2.2. Điều trị nội khoa kết quả tốt, có biến chứng: Tỷ lệ Mục 7.2.1. cộng lùi tỷ lệ biến chứng
7.2.3. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc…) chưa có biến chứng
36 - 40
7.2.4. Không đáp ứng điều trị nội khoa (tái phát, kháng thuốc…) có biến chứng: Tỷ lệ Mục 7.2.3 cộng lùi tỷ lệ biến chứng
7.3. Lao toàn bộ cơ quan tiết niệu, sinh dục
81
19. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Leptospiro nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Bị bệnh Leptospira không có biến chứng, điều trị khỏi không để lại di chứng
5
21 ngày
2. Bị bệnh Leptospira có biến chứng điều trị khỏi không để lại di chứng
21 - 25
21 ngày
3. Có di chứng tổn thương cơ quan bộ phận (thiếu máu, phổi, tim, thần kinh, gan, thận, xương khớp, mắt): Áp dụng tỷ lệ tổn thương các cơ quan tương ứng trong Bảng tỷ lệ bệnh tật hiện hành.
Tử 6 tháng trở lên
20. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ(%)
Thời gian bảo đảm
1. Viêm da kích ứng - loét đặc hiệu (loét da “mắt chim câu”)
30 ngày
1.1. Mức độ nhẹ: đường kính vết loét dưới 5cm
6 - 10
1.2. Mức độ vừa: đường kính vết loét từ 5cm đến 10cm
16 - 20
1.3. Mức độ nặng: đường kính vết loét trên 10cm
21- 25
2. Viêm da mạn tính (tổn thương bong vảy, da khô, vảy tiết - mụn nước, dày sừng, lichen hóa)
6 tháng
2.1. Vùng mặt, cổ
2.1.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 9
2.1.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
11 - 15
2.1.3. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
16 - 20
2.1.4. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2. Vùng lựng - ngực - bụng
2.2.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
2.2.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
2.2.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2.5. Diện tích tổn thương từ 17% đến 27% diện tích cơ thể
26 - 30
2.2.6. Diện tích tổn thương từ 28 % đến 36% diện tích cơ thể
31 - 35
2.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
2.3.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 9
2.3.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
2.3.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
2.3.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
21 - 25
3. Tổn thương vách ngăn mũi
6 tháng
3.1. Loét vách ngăn mũi một bên
3 - 5
3.2. Loét vách ngăn mũi hai bên
6 - 10
3.3. Thủng vách ngăn (đã phẫu thuật vá không kết quả)
11 - 15
Ghi chú: Các tổn thương nêu trên nếu có ảnh hưởng đến chức năng, hoặc các bộ phận có liên quan hoặc ung thư hóa thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương tương ứng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật.
21. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Nốt dầu nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Da có hạt dầu ở lỗ chân lông, rụng lông, có thể có thay đổi màu sắc da (sạm da)
6 tháng
1.1. Vùng mặt, cổ
1.1.1. Diện tích tổn thướng dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
1.1.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
5 - 9
1.1.3. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
11 - 15
1.1.4. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2. Vùng lưng - ngực - bụng
1.2.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
1.2.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
1.2.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
1.2.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2.5. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
21 - 25
1.2.6. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
26 - 30
1.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
1.3.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
1.3.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
1.3.3. Diện tích tổn thương từ 5 đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
1.3.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
16 - 20
2. Da khô, bong vảy, da dầy Lichen hóa
6 tháng
2.1. Vùng mặt, cổ
2.1.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 9
2.1.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
11 - 15
2.1.3. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
16 - 20
2.1.4. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2. Vùng lưng - ngực - bụng
2.2.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
3 - 4
2.2.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
2.2.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
2.2.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
21 - 25
2.2.5. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
26 - 30
2.2.6. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
31 - 35
2.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
2.3.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 9
2.3.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
2.3.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
2.3.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
21 - 25
22. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Quang tuyến X và các chất phóng xạ nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ(%)
Thời gian bảo đảm
1. Da
1.1. Viêm da mạn tính (tổn thương là các dát tăng sắc tố, sừng hóa, khô da)
6 tháng
1.1.1. Vùng mặt, cổ
1.1.1.1. Diện tích tổn thướng dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
1.1.1.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
5 - 9
1.1.1.3. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
11- 15
1.1.1.4. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
16 - 20
1.1.2. Vùng lưng - ngực - bụng:
1.1.2.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
1.1.2.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
1.1.2.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
1.1.2.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
16 - 20
1.1.2.5. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
21 - 25
1.1.2.6. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
26 - 30
1.1.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên
1.1.3.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
1.1.3.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
5 - 9
1.1.3.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
11 - 15
1.1.3.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2. Rụng tóc và sẹo bỏng: Áp dụng tỷ lệ trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật
6 tháng
1.3. Ung thư da
15 năm
1.3.1. Điều trị hoặc đã phẫu thuật hiện tại ổn định.
41 - 45
1.3.2. Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật
71
1.3.3. Đã di căn: Tùy tổn thương áp dụng tỷ lệ Mục 1.3.1 hoặc 1.3.2 cộng lùi tỷ lệ cơ quan bộ phận bị di căn
2. Mắt
2.1. Bệnh kết mạc và bờ mi mạn tính
1 - 3
30 ngày
2.2. Viêm giác mạc, đục nhân mắt tỷ lệ được tính theo mức độ giảm thị lực trong tiêu chuẩn thương tật hoặc bệnh tật hiện hành.
1 năm
3. Ung thư xương
Từ 5 năm trở lên
3.1. Chưa di căn, không cắt đoạn chi
61
3.2. Có di căn không cắt đoạn chi
81
3.3. Phải cắt đoạn chi: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương tương ứng Mục 3.1; 3.2 cộng lùi với tỷ lệ cắt đoạn chi tương ứng (Tỷ lệ cắt đoạn chi áp dụng trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật)
4. Máu và cơ quan tạo máu
4.1. Giảm Bạch cầu
1 năm
4.1.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
4.1.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
4.1.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
4.1.4. Mức độ 4 (rất nặng)
51 - 55
4.2. Giảm Tiểu cầu
1 năm
4.2.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
4.2.2. Mức độ 2 (vừa)
21 - 25
4.2.3. Mức độ 3 (nặng)
31 - 35
4.2.4. Mức độ 4 (rất nặng)
41 - 45
4.3. Giảm hồng cầu
1 năm
4.3.1. Mức độ 1 (nhẹ)
11 - 15
4.3.2. Mức độ 2 (vừa)
26 - 30
4.3.3. Mức độ 3 (nặng)
41 - 45
4.3.4. Mức độ 4 (rất nặng)
61 - 65
4.4. Suy tủy: Tỷ lệ được tính bằng mức độ giảm các dòng tương ứng. Nếu giảm từ 2 dòng trở lên, tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ dòng thứ nhất cộng lùi với tỷ lệ mức độ giảm các dòng khác tương ứng.
10 năm
4.5. Bệnh Bạch cầu tủy (Lơ xê mi)
15 năm
4.5.1. Lơ xê mi cấp
4.5.1.1. Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn
61
4.5.1.2. Điều trị không đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc tái phát
71 - 75
4.5.1.3. Không đáp ứng điều trị
91
4.6. Lơ xê mi kinh dòng lympho
4.6.1. Giai đoạn không (0); một hoặc hai
4.6.1.1. Chưa có chỉ định điều trị
21 - 25
4.6.1.2. Có chỉ định điều trị
41 - 45
4.6.2. Giai đoạn 3
61 - 65
4.6.3. Giai đoạn 4
71 - 75
5. Ung thư phổi
15 năm
5.1. Chưa phẫu thuật
61 - 65
5.1.1. Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi
61 - 65
5.1.2. Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi
71 - 75
5.1.3. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi và/hoặc tâm phế mạn tính
81 - 85
5.1.4. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác và hoặc có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.1 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn và/hoặc biến chứng
5.2. Đã phẫu thuật
5.2.1. Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng, ...)
61 - 65
5.2.2. Kết quả không tốt
81 - 85
23. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Rung chuyển nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Tổn thương xương thuyền, bán nguyệt (Xquang có hình ảnh loãng xương, khuyết hoặc mất xương)
1 năm
1.1. Xương thuyền
1.1.1. Một bên
11
1.1.2. Hai bên
21
1.2. Xương bán nguyệt
1.2.1. Một bên
11
1.2.2. Hai bên
21
2. Hạn chế vận động khớp
1 năm
2.1 Khớp cổ tay một bên
2.1.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay)
11 - 15
2.1.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác)
21 - 25
2.1.2.1. Cứng khớp tư thế cơ năng (0°)
21 - 25
2.1.2.2. Cứng khớp tư thế gấp hoặc ngửa tối đa
31 - 35
2.1.2.3. Cứng khớp ở tư thế còn lại
26 - 30
2.2. Khớp khủyu một bên
2.2.1. Mức độ ít gấp, duỗi trong khoảng 5° đến 145° (hạn chế 5°)
11 - 15
2.2.2. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng 0° đến 45°
31 - 35
2.2.3. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng trên 45° đến 90°
26 - 30
2.2.4. Cẳng tay gấp duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150°
51 - 55
3. Hội chứng Raynaud (rối loạn thần kinh vận mạch đầu ngón tay)
30 ngày
3.1. Chỉ có rối loạn cơ năng: Chưa có rối loạn dinh dưỡng (cơn đau cách hồi)
21 - 25
3.2. Đã có rối loạn dinh dưỡng hoặc biến chứng nhẹ (đau liên tục, ảnh hưởng vận động và sinh hoạt)
31 - 35
24. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Xạm da nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
Tổn thương da có di chứng: sạm da, da khô, bong vảy, có thể teo da xen kẽ hoặc dầy sừng lichen hóa
6 tháng
1. Khu trú
1.1. Vùng mặt, cổ
1.1.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 9
1.1.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể
11 - 15
1.1.3. Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể
16 - 20
1.1.4. Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể
21 - 25
1.2. Chi trên hoặc chi dưới một bên
1.2.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 9
1.2.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
1.2.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
1.2.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
21 - 25
2. Lan tỏa (Vùng lưng - ngực - bụng)
2.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
1 - 4
2.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
2.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
2.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể
21 - 25
2.5. Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể
26 - 30
2.6. Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể
31 - 35
25. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Viêm gan vi rút nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Tiền sử viêm gan: hiện tại hết triệu chứng lâm sàng, còn virus trên xét nghiệm
11 - 15
06 tháng
2. Viêm gan mạn
06 tháng
2.1. Thể ổn định
26 - 30
2.2. Thể tiến triển
41 - 45
3. Xơ gan
10 năm
3.1. Giai đoạn 0
31 - 35
3.2. Giai đoạn 1
41 - 45
3.3. Giai đoạn 2
61 - 65
3.4. Giai đoạn 3
71 - 75
4. Ung thư gan
10 năm
4.1. Ung thư gan nguyên phát chưa di căn
71
4.2. Ung thư gan đã di căn
81
26. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh Viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể
Tỷ lệ (%)
Thời gian bảo đảm
1. Da có dát tăng sắc tố, da khô, bong vảy hoặc sẩn phù trợt loét Xét nghiệm nấm/vi khuẩn âm tính
6 tháng
1.1. Tháp mũi
4 - 7
1.2. Dái tai một bên
3
1.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên hoặc các vùng da khác
1.3.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
5 - 9
1.3.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
11 - 15
1.3.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
16 - 20
1.3.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
21 - 25
1.4. Tổn thương da vùng ngón và kẽ ngón
1.4.1. Từ một đến ba ngón và kẽ ngón
5 - 9
1.4.2. Từ bốn đến năm ngón và kẽ ngón
11 - 15
2. Da có dát tăng sắc tố, da khô, bong vảy hoặc sẩn phù trợt loét, xét nghiệm nấm/vi khuẩn dương tính
6 tháng
2.1. Tháp mũi
8 - 10
2.2. Dái tai một bên
5
2.3. Chi trên hoặc chi dưới một bên hoặc các vùng da khác
2.3.1. Diện tích tổn thương dưới 1% diện tích cơ thể
11 - 15
2.3.2. Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể
16 - 20
2.3.3. Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể
21 - 25
2.3.4. Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể
26 - 30
2.4. Ngón, kẽ ngón và kẽ móng
2.4.1. Từ một đến ba
11 - 15
2.4.2. Từ bốn đến năm
16 - 20
3. Móng
9 tháng
3.1. Móng mất bóng, xám bẩn hoặc có những chấm trắng, lõm, có vằn ngang dọc
3.1.1. Từ một đến ba
1 - 4
3.1.2. Từ bốn đến năm
6 - 10
3.2. Móng dày, sần sùi, gốc móng tụt, rụng móng
3.2.1. Từ một đến ba
6 - 10
3.2.2. Từ bốn đến năm
11 - 15 | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "27/09/2013",
"sign_number": "28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH",
"signer": "Bùi Hồng Lĩnh, Nguyễn Viết Tiến",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Ke-hoach-43-KH-UBND-2019-thuc-hien-tham-dinh-xet-duyet-quyet-toan-Quan-11-Ho-Chi-Minh-2018-546214.aspx | Kế hoạch 43/KH-UBND 2019 thực hiện thẩm định xét duyệt quyết toán Quận 11 Hồ Chí Minh 2018 | ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 11
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 43/KH-UBND
Quận 11, ngày 28 tháng 02 năm 2019
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH, XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN NĂM 2018.
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm;
Căn cứ Quyết định số 6385/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố về thời hạn quyết toán ngân sách các cấp;
Căn cứ Quyết định số 329/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2018 của UBND thành phố quy định về thời hạn nộp báo cáo quyết toán và thời gian xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách năm;
Ủy ban nhân dân Quận 11 xây dựng Kế hoạch thực hiện thẩm định, xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2018 đối với các đơn vị trên địa bàn quận như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Việc kiểm tra nhằm đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động tài chính của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và UBND các phường; kịp thời giúp các đơn vị chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm, thiếu sót trong công tác quản lý tài chính theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước thông qua thẩm định, xét duyệt quyết toán năm 2018.
2. Yêu cầu:
- Công tác kiểm tra phải được thực hiện trực tiếp tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và UBND các phường; đảm bảo thực hiện công tác quản lý thu chi tài chính chế độ, đạt hiệu quả.
- Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và UBND 16 phường được kiểm tra cần chuẩn bị đầy đủ báo cáo, tiếp đoàn và trực tiếp trao đổi với đoàn về những nội dung làm việc theo Kế hoạch này.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA:
1. Số đơn vị được thẩm định, xét duyệt quyết toán:
- Khối Phường: 16 đơn vị.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể quận: 05 đơn vị.
- Văn phòng HĐND & UBND quận và các phòng ban chuyên môn, Chi cục Thống kê: 13 đơn vị.
- Khối Giáo dục: 47 đơn vị (Khối Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Giáo dục khác).
- Khối Trung tâm: 5 đơn vị: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp & Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và Nhà Thiếu nhi.
- Khối Y tế: 02 đơn vị.
- Khối Chợ: 04 đơn vị.
- Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận: 02 đơn vị.
- Ban Chỉ huy Công an quận và Ban chỉ huy Quân sự quận: 2 đơn vị
- Các cơ quan thuộc Khối nội chính quận: Tòa án nhân dân quận, Viện Kiểm sát nhân dân quận, Chi cục Thi hành án dân sự quận: 3 đơn vị.
2. Nội dung chuẩn bị phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán của đơn vị:
2.1 Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể quận, Ban chỉ huy Công an quận, Ban chỉ huy Quân sự quận, Văn phòng HĐND & UBND quận, các phòng ban chuyên môn, Chi cục Thống kê, các cơ quan thuộc khối nội chính quận và các đơn vị sự nghiệp công lập chuẩn bị báo cáo các biểu mẫu như sau:
- Biểu công khai dự toán, quyết toán theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Mẫu biểu 1a, 1b, 1c kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính.
+ Số liệu đối chiếu biểu 1b trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động theo mẫu B02/BCTC và thuyết minh báo cáo tài chính theo Mẫu B04/BCTC ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC .
+ Số liệu đối chiếu biểu 1c trên cơ sở Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động theo Mẫu số 01/BCQT ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC .
- Sổ sách, chứng từ kế toán và báo cáo tài chính năm phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, thông tin khác: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC .
- Báo cáo tình hình thu, chi các quỹ năm 2018.
- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018 và các biên bản họp thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2.2 Đối với UBND 16 phường chuẩn bị báo cáo đầy đủ các biểu, mẫu như sau:
- Mẫu số 4 - Báo cáo tình hình thu chi các quỹ năm 2018.
- Mẫu số 5 - Báo cáo chi tiết kinh phí không tự chủ năm 2018.
- Biểu mẫu số 07, 08, 09, 10, 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.
- Biểu công khai dự toán, quyết toán theo Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.
- Biểu mẫu 1a, 1c kèm theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính.
- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018.
- Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2018.
2.3 Để công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán năm 2018 được đảm bảo đúng thời gian và chất lượng, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo quyết toán và gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch trước 03-05 ngày so với lịch được kiểm tra để Đoàn kiểm tra, xét duyệt quyết toán rà soát, thẩm định trước khi tiến hành kiểm tra.
3. Nội dung thực hiện của Đoàn kiểm tra thẩm định, xét duyệt quyết toán:
- Kiểm tra và đánh giá nội dung thuyết minh tổng hợp các hoạt động thu chi các nguồn kinh phí năm 2018 (Riêng các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, Đoàn kiểm tra thêm công tác phối hợp đối với kinh phí hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ học sinh).
- Thực hiện kiểm tra số liệu quyết toán, chứng từ, sổ sách, công tác quyết toán biên lai và theo dõi, quản lý, sử dụng và báo cáo tài sản cố định năm 2018.
- Đánh giá việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thời gian làm việc: Sáng: Từ 7h30 đến 11h30 - Chiều: Từ 13h30 đến 17h00.
2. Thời gian kiểm tra: Bắt đầu từ ngày 01/03/2019 và kết thúc ngày 26/4/2019 (Ngày làm việc không bao gồm ngày thứ 7, Chủ nhật hàng tuần và các ngày nghỉ Lễ theo quy định (Chi tiết theo lịch kiểm tra đính kèm).
2.1 Đối với các đơn vị được thực hiện kiểm tra điểm:
a) Khối phường: Gồm các phường 9, 13. Thời lượng kiểm tra: 02 ngày/đơn vị.
b) Khối giáo dục: Gồm các trường Mầm non Phường 14, Tiểu học Thái Phiên, THCS Nguyễn Văn Phú. Thời lượng kiểm tra: 01 ngày/đơn vị.
c) Khối phòng ban: Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội. Thời lượng kiểm tra: 01 ngày/đơn vị.
2.2 Đối với các đơn vị không thực hiện kiểm tra điểm:
- Khối phường: thực hiện việc kiểm tra tại đơn vị với thời lượng kiểm tra dự kiến là 01 ngày/đơn vị.
- Các đơn vị còn lại: Kiểm tra tại đơn vị với thời lượng kiểm tra dự kiến là 0,5 ngày/đơn vị (Riêng Bệnh viện quận, Trung tâm Y tế quận thời lượng kiểm tra dự kiến là 01 ngày/đơn vị).
3. Thành phần Đoàn thẩm định, xét duyệt quyết toán năm 2018:
- Bà Hoàng Thị Nga: Trưởng phòng TCKH - Trưởng Đoàn
- Bà Phan Thị Huyền: Phó Trưởng phòng TCKH - Phó Đoàn
- Ông Hồ Đức Huấn: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Bà Ngô Thị Cẩm Hường: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hồng: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Bà Dương Thu Thanh: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Bà Phạm Thị Hồng Nhung: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Bà Phạm Huyền Trân: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Bà Nguyễn Thị Thanh San: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Ông Nguyễn Văn Trung: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
- Bà Tăng Hồng Phương Thảo: Chuyên viên phòng TCKH - Thành viên
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
1. Trưởng và Phó Đoàn phụ trách theo phân công: Triển khai nội dung kiểm tra và thông qua kiến nghị biên bản thẩm định, xét duyệt quyết toán đơn vị được kiểm tra.
2. Các thành viên của Đoàn thực hiện nhiệm vụ được phân công và tham mưu Trưởng, Phó Đoàn nội dung thẩm định xét duyệt quyết toán năm 2018 để báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân quận nhằm biểu dương những đơn vị đã thực hiện tốt và chấn chỉnh những đơn vị chưa thực hiện tốt, nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức, thực hiện kiểm tra toàn bộ số liệu quyết toán, chứng từ quyết toán ngân sách, nguồn thu sự nghiệp theo các biểu mẫu theo quy định; kiểm tra đánh giá thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện kiểm tra công tác quản lý tài sản cố định.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiến nghị Ủy ban nhân dân quận nhằm biểu dương những đơn vị đã thực hiện tốt và chấn chỉnh những đơn vị chưa thực hiện tốt
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện thẩm định và xét duyệt quyết toán năm 2018, Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTQU, TTHĐND quận;
- UBND quận (CT, PCT);
- Văn phòng HĐND&UBND quận;
- BCHCA, BCHQS quận;
- UBMTTQ và các Đoàn thể quận;
- Các phòng ban chuyên môn thuộc quận;
- UBND 16 phường;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Lưu: VT, TCKH (H110b).
CHỦ TỊCH
Trần Thị Bích Liên
LỊCH THẨM ĐỊNH, XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - SỰ NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2019 của UBND quận)
Thời gian
BUỔI SÁNG (7h30 - 11h30)
BUỔI CHIỀU (13h30 - 17h00)
01/03/2019
Trường Tiểu học Đại Thành
Trường THCS Nguyễn Minh Hoàng
04/03/2019
Trường THCS Lữ Gia
05/03/2019
Trường Mầm non Phường 5
Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
06/03/2019
Trường Mầm non Phường 11
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Nhỏ
07/03/2019
Trường Mầm non Phường 14
Trường Mầm non Phường 14
11/03/2019
Trường Mầm non Phường 10
12/03/2019
Trường Mầm non Phường 2
Trường Mầm non Phường 12
13/03/2019
Trường Bồi dưỡng giáo dục
Trường Giáo dục chuyên biệt 15/5
14/03/2019
Trường Mầm non Phường 6
Trường Mầm non Phường 7
15/03/2019
Trường Mầm non Phường 8
Trường THCS Nguyễn Huệ
18/03/2019
Trường THCS Nguyễn Văn Phú
Trường THCS Nguyễn Văn Phú
19/03/2019
Trường Tiểu học Lê Đình Chinh
Trường Mầm non Phường 4
20/03/2019
Trường Mầm non Phường 1
Trường Tiểu học Hưng Việt
21/03/2019
Trường Tiểu học Phùng Hưng
Trường Mầm non Phường 3
22/03/2019
Trường Mầm non Phường 9
Trường Tiểu học Hàn Hải Nguyên
25/03/2019
Trường Tiểu học Phú Thọ
26/03/2019
Trường Tiểu học Quyết Thắng
Trường Mầm non Phường 13
27/03/2019
Trường Mầm non Phường 15
Trường Tiểu học Trưng Trắc
01/04/2019
Trường Tiểu học Thái Phiên
Trường Tiểu học Thái Phiên
02/04/2019
Trường Tiểu học Hòa Bình
Trường THCS Lê Quý Đôn
03/04/2019
Trường Mầm non Phường 16
Trường THCS Phú Thọ
04/04/2019
Trường Mầm non Quận
Trường Tiểu học Lạc Long Quân
05/04/2019
Trường Tiểu học Phạm Văn Hai
Trường THCS Lê Anh Xuân
08/04/2019
Trường Tiểu học Đề Thám
09/04/2019
Trường Tiểu học Nguyễn Thi
Trường THCS Chu Văn An
10/04/2019
Trường Tiểu học Âu Cơ
Trường THCS Hậu Giang
11/04/2019
Trường Tiểu học Quyết Thắng
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
12/04/2019
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị
Trung tâm GDNN - GDTX
16/04/2019
Trung tâm Y tế quận
Trung tâm Y tế quận
17/04/2019
Trung tâm Thể dục Thể Thao
Trung tâm Văn hóa
18/04/2019
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng
19/04/2019
Ban Quản lý Chợ Thiếc
Ban Quản lý Chợ Phú Thọ
22/04/2019
Ban Quản lý Chợ Bình Thới
Ban Quản lý Chợ Lãnh Binh Thăng
23/04/2019
Bệnh viện quận
Bệnh viện quận
LỊCH THẨM ĐỊNH, XÉT DUYỆT QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2018 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ NGÀNH DỌC, CÁC ĐƠN VỊ THUỘC QUẬN, ĐOÀN THỂ VÀ KHỐI PHƯỜNG
(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 28/02/2019 của Ủy ban nhân dân quận 11)
STT
Thời gian
Đơn vị
Địa điểm làm việc
I. Các đơn vị thuộc quận:
1
06/03/2019
Thanh tra quận (Buổi sáng)
Tại Thanh tra quận
2
07/03/2019
Phòng Y tế (Buổi chiều)
Tại Phòng Y tế
3
11/03/2019
Phòng VHTT (Buổi chiều)
Tại Phòng VHTT
4
12/03/2019
Phòng Nội vụ (cả ngày)
Tại Phòng Nội vụ
5
13/03/2019
Phòng Kinh Tế (Buổi sáng)
Tại Phòng Kinh Tế
6
14/03/2019
Phòng QLĐT (Buổi chiều)
Tại Phòng QLĐT
7
15/03/2019
Phòng Tư pháp (Buổi sáng)
Tại Phòng Tư pháp
8
18/03/2019
Phòng TNMT (Buổi chiều)
Tại Phòng TNMT
9
19/03/2019
Phòng LĐ-TBXH (Đơn vị được chọn điểm) (cả ngày)
Tại phòng LĐ-TBXH
10
20/03/2019
Văn phòng HĐND&UBND quận (cả ngày)
Tại quận
11
21/03/2019
Phòng GDĐT (cả ngày)
Tại Phòng GDĐT
12
26/03/2019
Chi cục thống kê Q11
Tại Chi cục thống kê quận
13
27/03/2019
Tòa án ND Q11
Tại Tòa án ND quận
14
03/04/2019
Viện kiểm soát ND Q11
Tại Viện kiểm soát ND quận
15
04/04/2019
Chi cục thi hành án dân sự Q11
Tại Chi cục thi hành án dân sự quận
16
18 và 19/04/2019
Công an quận
Tại Công an quận
17
25 và 26/04/2019
Ban Chỉ huy quân sự quận
Tại BCH quân sự quận
II. Đoàn thể
1
28/03/2019
Hội Cựu Chiến Binh
Tại Hội Cựu Chiến binh quận
2
29/03/2019
Quận Đoàn
Tại Quận Đoàn
3
04/04/2019
Mặt Trận Tổ Quốc
Tại MTTQ quận
4
10/04/2019
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ
Tại Hội Liên Hiệp Phụ Nữ quận
5
12/04/2019
Hội Chữ Thập Đỏ
Tại Hội Chữ Thập Đỏ quận
III. Khối phường
1
19/03/2019
Ủy ban nhân dân phường 16
Tại UBND phường
2
20/03/2019
Ủy ban nhân dân phường 7
Tại UBND phường
3
21/03/2019
Ủy ban nhân dân phường 4
Tại UBND phường
4
22/03/2019
Ủy ban nhân dân phường 8
Tại UBND phường
5
26/03/2019
Ủy ban nhân dân phường 5
Tại UBND phường
6
27/03/2019
Ủy ban nhân dân phường 10
Tại UBND phường
7
2-3/4/2019
Ủy ban nhân dân phường 13 (phường được chọn làm điểm)
Tại UBND phường
8
05/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 6
Tại UBND phường
9
09/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 15
Tại UBND phường
10
11/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 3
Tại UBND phường
11
16/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 1
Tại UBND phường
12
17/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 14
Tại UBND phường
13
19/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 12
Tại UBND phường
14
23-24/4/2019
Ủy ban nhân dân phường 9 (phường được chọn làm điểm)
Tại UBND phường
15
25/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 11
Tại UBND phường
16
26/04/2019
Ủy ban nhân dân phường 2
Tại UBND phường | {
"issuing_agency": "Quận 11",
"promulgation_date": "28/02/2019",
"sign_number": "43/KH-UBND",
"signer": "Trần Thị Bích Liên",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-11-CT-TW-tang-cuong-lanh-dao-Dang-cong-tac-khuyen-hoc-khuyen-tai-xay-dung-xa-hoi-hoc-tap-67528.aspx | Chỉ thị 11-CT/TW tăng cường lãnh đạo Đảng công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
----------------
Số: 11-CT/TW
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2007
CHỈ THỊ
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI, XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) về xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập, Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam; những năm qua, tổ chức đảng các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, động viên nhân dân tham gia học tập. Phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học được đẩy mạnh, hàng nghìn trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn được xây dựng và đi vào hoạt động. Việc phát huy vai trò của các lực lượng trong xã hội tham gia khuyến học, khuyến tài, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục ngày càng hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hội Khuyến học Việt Nam đã phát triển rộng khắp trên cả nước, hoạt động đạt nhiều kết quả tốt. Đây là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy cuộc vận động xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu. Nhận thức của nhiều cấp uỷ đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ mới chưa thật sự đầy đủ; một số cấp uỷ đảng chưa chỉ đạo chính quyền, đoàn thể phối hợp thực hiện; hoạt động ở một số nơi còn mang tính hình thức; phong trào phát triển không đồng đều, triển khai còn lúng túng, hiệu quả thấp; cán bộ chuyên trách chưa đáp ứng yêu cầu; việc huy động các nguồn lực của xã hội thông qua các chủ trương, biện pháp tuyên truyền, vận động thực hiện xã hội hoá để mọi người tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế; cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý cho công tác này chậm được ban hành...
Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về ''chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập'' và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời gian tới, tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản sau đây:
l- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và nhân dân với nhiều hình thức phong phú, thiết thực để nhận thức rõ về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta hiện nay; xác định xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta.
2- Cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập trong phạm vi từng địa phương, đơn vị. Trước mắt rà soát, bổ sung nội dung kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong ''Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010'' mà Chính phủ đã ban hành. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3- Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong giảng dạy và học tập; xây dựng gia đình hiếu học; cộng đồng, dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khuyến học. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị.
Chú trọng và kịp thời phát hiện, có chính sách cụ thể để bồi dưỡng nhân tài, nhất là tài năng trẻ trên các lĩnh vực.
Vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp, chuyên môn nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống. Gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, với phong trào làm kinh tế giỏi, xoá đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
Chỉ đạo nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm và có hình thức khen thưởng, tuyên dương, nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập ở các địa phương, đơn vị.
4- Củng cố, xây dựng Hội Khuyến học các cấp vững mạnh, lành nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hoá giáo dục.
5- Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện ''Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010'' của Chính phủ, nhất là các chủ trương, chính sách bảo đảm phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, tổ chức dạy nghề ở các quận, huyện, tạo điều kiện cho hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; có biện pháp tích cực, nội dung cụ thể giúp các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương có khó khăn trong việc triển khai xây dựng xã hội học tập. Ban hành cơ chế giao cho hội khuyến học các cấp thực hiện nhiệm vụ triển khai phong trào khuyến học, khuyến tài, nghiên cứu xây dựng mô hình xã hội học tập; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách, tổ chức bộ máy, kinh phí hoạt động của hội khuyến học các cấp theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tăng cường các hoạt động phối hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác này.
6- Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo các địa phương chủ trì, phối hợp với ban dân vận cùng cấp giúp cấp uỷ theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này. Hằng năm, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (ở địa phương báo cáo thường vụ cấp uỷ đảng) về kết quả thực hiện.
Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.
Nơi nhận:
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc trung ương.
- Các đồng chí uỷ viên ban chấp hành trung ương
- Lưu văn phòng trung ương
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Trương Tấn Sang | {
"issuing_agency": "Bộ Chính trị",
"promulgation_date": "13/04/2007",
"sign_number": "11-CT/TW",
"signer": "Trương Tấn Sang",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-42-2018-TT-BLDTBXH-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-huan-luyen-an-toan-ve-sinh-lao-dong-406240.aspx | Thông tư 42/2018/TT-BLĐTBXH định mức kinh tế kỹ thuật huấn luyện an toàn vệ sinh lao động mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 42/2018/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
Căn cứ Quyết định số 1508/QĐ-Ttg ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục 1;
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục 2;
3. Định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục 3;
4. Định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 5: Người làm công tác y tế được quy định tại Phụ lục 4;
5. Định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên được quy định tại Phụ lục 5.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Tấn Dũng
PHỤ LỤC I
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI QUẢN LÝ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 1)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)
PHẦN THUYẾT MINH
Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1) là lượng tiêu hao về các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 lớp học trong điều kiện chuẩn 60 học viên hoặc cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
I. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1)
1. Định mức lao động
- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật hoặc theo lớp học.
- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy về lý thuyết và thực hành cho lớp học. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.
2. Định mức thiết bị
- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu, tiêu thụ điện năng, phụ kiện và tính khấu hao thiết bị.
- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.
3. Định mức vật tư, công cụ
- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức này chưa bao gồm:
+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ quá trình huấn luyện.
+ Định mức nguyên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.
+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho huấn luyện đáp ứng của một modul cho 01 người học hoặc 01 lớp hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).
4. Định mức sử dụng cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết)
Định mức sử dụng cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết) để hoàn thành cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật.
5. Định mức văn phòng phẩm, tài liệu
5.1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung: Là số trang giấy in, phô tô sử dụng trong quá trình huấn luyện từ khâu chuẩn bị trước khi huấn luyện đến khâu sau kết thúc huấn luyện cho 01 lớp hoặc tính cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
5.2. Định mức văn phòng phẩm cho 01 người học: Là các loại văn phòng phẩm cần thiết sử dụng cho 01 người học hoàn thành lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
6. Định mức chi phí khác
Định mức chi phí khác là các loại chi khác liên quan đến việc huấn luyện được sử dụng để hoàn thành cho một người học hoặc cho 01 lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
II. Hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:
- Xác định chi phí (giá) trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1).
- Làm căn cứ để xem xét chi trả hỗ trợ từ nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong điều kiện lớp học chuẩn 60 học viên, trường hợp số lượng học viên thay đổi tuy nhiên tối đa không quá 120 học viên/lớp, tối thiểu 30 học viên/lớp; trường hợp số lượng học viên thay đổi so với lớp chuẩn 60 học viên thì tính giá sẽ thay đổi theo số lượng học viên đối với những yếu tố biến đổi (yếu tố cố định không thay đổi), thời gian huấn luyện: 16 giờ.
- Yếu tố cố định: là những yếu tố không thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức lao động, thiết bị phục vụ học lý thuyết, tài liệu, hồ sơ chung cho 01 lớp học...).
- Yếu tố biến đổi: là những yếu tố thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức phòng học lý thuyết, văn phòng phẩm cho học viên, giải khát, hỗ trợ tiền ăn cho học viên...).
3. Trường hợp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động khác với các điều kiện tại khoản 2, mục II, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.
BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 1)
Tên lớp huấn luyện: an toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng: Nhóm 1 (người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động).
Định mức kinh tế kỹ thuật về huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động cho 01 người học, trong điều kiện lớp học 60 người.
I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Stt
Định mức lao động
Định mức (giờ)
Loại yếu tố
A
Định mức lao động trực tiếp
1
Định mức giờ dạy lý thuyết
16
Cố định
2
Định mức giờ dạy thực hành
0
Cố định
B
Định mức lao động gián tiếp
27,5
Cố định
Thuyết minh:
1. Thời lượng chương trình học (01 buổi = 4 tiết = 4 giờ)
TT
Nội dung huấn luyện
Số giờ
Thời gian huấn luyện
Lý thuyết
Thực hành Thảo luận
Kiểm tra
1
Hệ thống chính sách, pháp luật
8
8
0
0
2
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
7
7
0
0
3
Kiểm tra kết thúc
1
1
0
0
Cộng
16
16
0
0
2. Người huấn luyện và cán bộ quản lý
Nội dung công việc của người huấn luyện phải thực hiện:
- Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy
- Đánh giá kết quả học tập của học viên: soạn đề kiểm tra; coi thi kiểm tra, chấm bài, lên điểm, đánh giá kết quả học tập của học viên
- Tham gia quản lý công tác huấn luyện.
- Tiêu chuẩn người huấn luyện: căn cứ theo Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
2.1. Người huấn luyện:
- Số lượng Người huấn luyện: 03 người trong đó có 01 huấn luyện chính sách pháp luật; 02 người huấn luyện nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Định mức tiền lương người huấn luyện: Thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính.
2.2. Định mức cán bộ quản lý:
Số cán bộ quản lý lớp học: từ 01-02 người
Quy trình và nội dung thực hiện cho khóa huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động gồm: Tính thời gian tham gia quản lý lao động đối với cán bộ trực tiếp quản lý lao động cho 01 khóa học.
TT
Nội dung công việc
Định mức thời gian (Giờ/ nội dung)
Số người thực hiện
Thành giờ quy đổi
Loại yếu tố
A
Chuẩn bị trước khi huấn luyện
1
Xây dựng kế hoạch huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Khảo sát, thông tin về lớp học, đối tượng huấn luyện.,.
- Hợp đồng huấn luyện.
- Xây dựng chương trình huấn luyện và các điều kiện chuẩn bị huấn luyện.
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh
3 giờ
2 người
6 giờ
- Công văn chiêu sinh.
- Phiếu đăng ký học.
- Gửi thông báo chiêu sinh và tiếp nhận đăng ký, tổng hợp danh sách lớp học.
3
Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập các nội dung huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Photo tài liệu học tập các nội dung chương trình học.
4
Xây dựng kế hoạch huấn luyện và điều kiện vật chất phục vụ cho việc huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thời khóa biểu.
- Kế hoạch huấn luyện:
+ Vật tư, thiết bị.
+ Người huấn luyện.
+ Văn phòng phẩm khác
+ Hội trường, xưởng thực hành và các điều kiện khác
B
Tổ chức thực hiện
5
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện
3 giờ
1 người
3 giờ
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên.
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện.
6
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tập hợp điều kiện dự kiểm tra của học viên, trình lãnh đạo.
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
C
Kết thúc huấn luyện
7
Tổng hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tổng hợp kết quả kiểm tra; bảng điểm kiểm tra.
- Ra quyết định.
8
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên
4 giờ
1 người
4 giờ
- In cấp giấy chứng nhận cho học viên.
- Lưu trữ hồ sơ
9
Thanh toán tiền giảng dạy của người huấn luyện và các chế độ khác của lớp học
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thanh toán tiền giảng dạy.
- Thanh toán tiền vật tư, thiết bị, tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát...
Cộng
22 giờ
25 giờ
10
Trách nhiệm quản lý của đơn vị tổ chức, bộ phận đào tạo, các bộ phận có liên quan (văn phòng, các phòng chuyên môn) chiếm 10% giờ tổng số giờ cán bộ quản lý lớp học
2,2 giờ
2,5 giờ
Tổng cộng
24,2 giờ
27,5 giờ
II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ
STT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Định mức sử dụng thiết bị (giờ)
Loại yếu tố
1
Máy tính
Cái
1
16
Cố định
2
Máy chiếu
Cái
1
16
Cố định
3
Bảng viết
Cái
1
16
Cố định
4
Âm thanh( loa, micro, âm li...)
Bộ
1
16
Cố định
5
Bút trình chiếu
Cái
1
16
Cố định
III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ, CÔNG CỤ
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao vật tư
Loại yếu tố
1
Giấy A0
Tờ/lớp
20
Cố định
2
Giấy A4
Ram/lớp
0,5
Cố định
3
Bút viết bảng: cho người huấn luyện: 01 cái/ngày; cho nhóm thảo luận: 10 người/nhóm/bút)
Cái/lớp
6
Cố định
4
Vật tư, công cụ khác
IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT
Stt
Tên gọi
Diện tích chỗ tính cho 1 học viên (m2)
Thời gian học tính cho 1 học viên (giờ)
Loại yếu tố
1
Định mức phòng học lý thuyết
2
16
Biến đổi
V. ĐỊNH MỨC VĂN PHÒNG PHẨM, TÀI LIỆU: 60 học viên/lớp
1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung khi thực hiện 01 lớp học
TT
Nội dung công việc
Số bộ
Số lượng trang/1 bộ
Tổng số trang (khổ A4)
Loại yếu tố
1
Khảo sát, cập nhật chương trình huấn luyện phù hợp cho từng đối tượng, ngành nghề với các bộ phận chuyên môn liên quan:
Cố định
- Hợp đồng giảng dạy
4
4
16
- Chương trình giảng dạy và các điều kiện giảng dạy (gửi cho Người huấn luyện: Giảng viên)
4
3
12
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh:
Cố định
- Công văn thông báo đăng ký học
1
5
5
- Gửi thông báo và tiếp nhận đăng ký học
80
5
400
3
Chuẩn bị tài liệu học tập:
Cố định
- In phôi tài liệu học tập cho các học viên
1
150
150
4
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện:
Cố định
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên
2
2
4
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện
1
2
2
5
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học:
Cố định
- Tập hợp điều kiện dự thi của học sinh, trình lãnh đạo
2
2
4
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
60
5
300
6
Tập hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định:
Cố định
- Bảng điểm quá trình học tập; bảng điểm kiểm tra
2
2
4
- In quyết định
10
3
30
7
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên:
Cố định
- In phôi giấy chứng nhận cho học viên
1
1
1
- Lưu trữ hồ sơ
2
3
6
8
Hồ sơ thanh toán tài chính lớp học tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát…….
01
40
40
Cố định
Tổng cộng
974 tờ
Cố định
2. Định mức chi phí văn phòng phẩm cho học viên (lớp học 60 người)
STT
NỘI DUNG
ĐVT
SỐ LƯỢNG
Loại yếu tố
1
Cặp đựng tài liệu cho học viên
Cái
60
Biến đổi
2
Vở viết cho học viên
Quyển
60
Biến đổi
3
Bút viết cho học viên
Cái
60
Biến đổi
4
Tài liệu cho học viên
Bộ
60
Biến đổi
5
In giấy chứng nhận
Cái
60
Biến đổi
VI. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ KHÁC
Stt
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Thuê hội trường (nếu có)
ngày
6
Theo giá thị trường thực tế
2
Giải khát giữa giờ
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
3
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
4
Chấm bài kiểm tra cho lớp học: 200.000 đồng/ngày/người
ngày
1
Theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp
5
Chi giảng viên tối đa: 2.000.000 đồng/buổi, tùy thuộc vào đối tượng giảng viên
Ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính
6
Chi phí thuê xe cho học viên đi thực tế (nếu có)
Theo giá thị trường thực tế
7
Chế độ công tác phí, cán bộ quản lý lớp học
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
8
Chi khác: Chuyển phát nhanh, điện thoại
Theo giá thị trường thực tế
9
Chi khác
Ghi chú:
- Trường hợp các văn bản hướng dẫn các mục chi trên thay đổi sẽ áp dụng theo văn bản mới hiện hành.
- Trên đây là định mức kinh tế kỹ thuật sau khi áp giá tính giá cho 01 lớp, từ đó tính chi phí cho 01 học viên.
- Tổng chi phí biến đổi cho 01 lớp học = Định mức sử dụng cho 01 học viên x số lượng học viên thực tế
* VÍ DỤ MINH HỌA CHO LỚP HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG SAU KHI ĐÃ ÁP GIÁ (Ví dụ chung, tùy theo từng nhóm để áp dụng cho phù hợp)
Giả sử lớp chuẩn trong điều kiện 40 học viên sau khi áp giá:
Tổng kinh phí cho 01 lớp là: 100.000.000 đồng, trong đó:
- Chi phí theo yếu tố cố định là: 60.000.000 đồng
- Chi phí theo yếu tố biến đổi là: 40.000.000 đồng/40học viên
► Chi phí biến đổi cho 01 học viên là: 40.000.000 đồng/40 học viên = 1.000.0000 đồng/người
► Để tính tiếp kinh phí cho các lớp có số lượng học viên thay đổi so với điều kiện chuẩn 40 học thực hiện như sau:
* Giả sử lớp học trong điều kiện có 30 học viên thì kinh phí thực hiện sẽ là:
- Chi phí theo yếu tố cố định là: 60.000.000 đồng
- Chi phí theo yếu tố biến đổi là: 30 học viên x 1.000.000 đồng/người = 30.000.000 đồng.
Tổng kinh phí thực hiện cho lớp 30 học viên là: 60.000.000 đồng + 30.000.000 đồng = 90.000.000 đồng.
* Giả sử lớp học trong điều kiện có 60 học viên thì kinh phí sẽ là:
- Chi phí theo yếu tố cố định là: 60.000.000 đồng
- Chi phí theo yếu tố biến đổi là: 60 học viên x 1.000.000 đồng/người = 60.000.000 đồng.
Tổng kinh phí thực hiện cho lớp 60 học viên là: 60.000.000 đồng + 60.000.000 đồng = 120.000.000 đồng.
PHỤ LỤC 2
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 2)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)
PHẦN THUYẾT MINH
Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2) là lượng tiêu hao về các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất và chi phí phí khác để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 lớp học trong điều kiện chuẩn 40 học viên hoặc cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
I. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2)
1. Định mức lao động
- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật hoặc cho 01 lớp học.
- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy về lý thuyết và thực hành cho lớp học. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.
2. Định mức thiết bị
- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu, tiêu thụ điện năng, phụ kiện và tính khấu hao thiết bị.
- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.
3. Định mức vật tư, công cụ
- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức này chưa bao gồm:
+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ quá trình huấn luyện.
+ Định mức nguyên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.
4 Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho huấn luyện đáp ứng của một modul cho 01 người học hoặc 01 lớp hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).
4. Định mức sử dụng cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, xưởng thực hành)
Định mức sử dụng cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, xưởng thực hành) để hoàn thành cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật.
5. Định mức văn phòng phẩm, tài liệu
5.1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung: Là số trang giấy in, phô tô sử dụng trong quá trình huấn luyện từ khâu chuẩn bị trước khi huấn luyện đến khâu sau kết thúc huấn luyện cho 01 lớp hoặc tính cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
5.2. Định mức văn phòng phẩm cho 01 người học: Là các loại văn phòng phẩm cần thiết sử dụng cho 01 người học hoàn thành lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
6. Định mức chi phí khác
Định mức chi phí khác là các loại chi khác liên quan đến việc huấn luyện được sử dụng để hoàn thành cho một người học hoặc cho 01 lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
II. Hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:
- Xác định chi phí (giá) trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2).
- Làm căn cứ để xem xét chi trả hỗ trợ từ nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động này trong điều kiện 01 lớp học chuẩn 40 học viên, trường hợp số lượng học viên thay đổi tuy nhiên tối đa không quá 60 học viên/lớp, tối thiểu 20 học viên/lớp; trường hợp số lượng học viên thay đổi so với lớp chuẩn 40 học viên thì tính giá sẽ thay đổi theo số lượng học viên đối với những yếu tố biến đổi (yếu tố cố định không thay đổi); thời gian huấn luyện: 48 giờ.
- Yếu tố cố định: là những yếu tố không thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức lao động, thiết bị phục vụ học lý thuyết, tài liệu, hồ sơ chung cho 01 lớp học...).
- Yếu tố biến đổi: là những yếu tố thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức phòng học lý thuyết và thực hành, văn phòng phẩm cho học viên, giải khát, hỗ trợ tiền ăn cho học viên, định mức sử dụng thiết bị thực hành...)
3. Trường hợp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động khác với các điều kiện tại khoản 2, mục II, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.
BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 2)
Tên lớp huấn luyện: An toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng: Nhóm 2 (cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động).
Định mức kinh tế kỹ thuật về huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động cho 01 người học, trong điều kiện lớp học 40 người.
I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Stt
Định mức lao động
Định mức (giờ)
Loại yếu tố
A
Định mức lao động trực tiếp
1
Định mức giờ dạy lý thuyết
42
Cố định
2
Định mức giờ dạy thực hành
6
Cố định
B
Định mức lao động gián tiếp
38,5
Cố định
Thuyết minh:
I. Thời lượng chương trình học (01 buổi = 4 tiết = 4 giờ)
TT
Nội dung huấn luyện
Số giờ
Thời gian huấn luyện
Lý thuyết
Thực hành Thảo luận
Kiểm tra
1
Hệ thống chính sách, pháp luật
8
8
0
0
2
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
28
24
4
0
3
Nội dung Huấn luyện chuyên ngành
8
6
2
0
4
Kiểm tra kết thúc
4
2
0
2
Cộng
48
40
6
2
2. Người huấn luyện và cán bộ quản lý
Nội dung công việc của người huấn luyện phải thực hiện:
- Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
- Đánh giá kết quả học tập của học viên: soạn đề kiểm tra; coi kiểm tra, chấm bài, lên điểm, đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Tham gia quản lý công tác huấn luyện.
- Tiêu chuẩn người huấn luyện: căn cứ theo Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
2.1 Người huấn luyện:
- Số lượng người huấn luyện: 6 người trong đó có 01 người huấn luyện chính sách pháp luật; 02 người huấn luyện nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động (lý thuyết và thực hành), 02 người huấn luyện chuyên ngành (lý thuyết và thực hành) và 01 người huấn luyện Sơ cấp cứu (lý thuyết và thực hành).
- Định mức tiền lương người huấn luyện: Thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính.
2.2. Định mức cán bộ quản lý:
Số cán bộ quản lý lớp học: 01-02 người
Quy trình và nội dung thực hiện cho khóa huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động gồm: Tính thời gian tham gia quản lý lao động đối với cán bộ trực tiếp quản lý lao động cho 01 khóa học.
TT
Nội dung công việc
Định mức thời gian (Giờ/ nội dung)
Số người thực hiện
Thành giờ quy đổi
Ghi chú
A
Chuẩn bị trước khi huấn luyện
1
Xây dựng kế hoạch huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Khảo sát, thông tin về lớp học, đối tượng huấn luyện...
- Hợp đồng huấn luyện.
- Xây dựng chương trình huấn luyện và các điều kiện chuẩn bị huấn luyện.
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh
3 giờ
2 người
6 giờ
- Công văn chiêu sinh.
- Phiếu đăng ký học.
- Gửi thông báo chiêu sinh và tiếp nhận đăng ký, tổng hợp danh sách lớp học.
3
Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập các nội dung huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Photo tài liệu học tập các nội dung chương trình học.
4
Xây dựng kế hoạch huấn luyện và điều kiện vật chất phục vụ cho việc huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thời khóa biểu.
- Kế hoạch huấn luyện:
+ Vật tư, thiết bị.
+ Người huấn luyện.
+ Văn phòng phẩm khác
+ Hội trường, xưởng thực hành và các điều kiện khác
B
Tổ chức thực hiện
5
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện
7 giờ
1 người
7 giờ
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên.
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện.
6
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tập hợp điều kiện dự kiểm tra của học viên, trình lãnh đạo.
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
C
Kết thúc huấn luyện
7
Tổng hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định
2 giờ
2 người
4 giờ
- Tổng hợp kết quả kiểm tra; bảng điểm kiểm tra.
- Ra quyết định.
8
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên
4 giờ
2 người
8 giờ
- In cấp giấy chứng nhận cho học viên.
- Lưu trữ hồ sơ
9
Thanh toán tiền giảng dạy của người huấn luyện và các chế độ khác của lớp học
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thanh toán tiền giảng dạy.
- Thanh toán tiền vật tư, thiết bị, tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát...
Cộng
22 giờ
35 giờ
10
Trách nhiệm quản lý của đơn vị tổ chức, bộ phận đào tạo, các bộ phận có liên quan (văn phòng, các phòng chuyên môn) chiếm 10% giờ tổng số giờ cán bộ quản lý lớp học
2,2 giờ
3,5 giờ
Tổng cộng
28,2 giờ
38,5 giờ
II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ
STT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Định mức sử dụng thiết bị cho 01 lớp học (giờ)
Loại yếu tố
A
THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT
1
Máy tính
Cái
1
42
Cố định
2
Máy chiếu
Cái
1
42
Cố định
3
Bảng viết
Cái
1
42
Cố định
4
Âm thanh (loa, micro, âm li...)
Bộ
1
42
Cố định
5
Bút trình chiếu
Cái
1
42
Cố định
B
THIẾT BỊ THỰC HÀNH
ĐVT
Số lượng
Định mức sử dụng cho 01 học viên (giờ)
Loại yếu tố
1
Thiết bị chịu áp lực
+ Nồi hơi (có áp suất làm việc định mức hơi trên 0,7 bar
+ Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar
+ Hệ thống lạnh
+ Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hoá lỏng, khí hoà tan
Cái
1
0,15
Biến đổi
2
Thiết bị nâng hạ
+ Cần trục các loại
+ Cầu trục
+ Cổng trục
+ Pa lăng điện
+ Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên
Cái
1
0,15
Biến đổi
3
Thang máy, thang cuốn
Cái
1
0,15
Biến đổi
4
Trò chơi đưa người lên cao
Bộ
1
0,15
Biến đổi
5
Cáp treo vận chuyển người
Bộ
1
0,15
Biến đổi
6
Máy thi công xây dựng:
+ Máy đóng cọc
+ Máy ép cọc
+ Khoan cọc nhồi
+ Búa máy
+ Trạm nghiền
+ Máy xúc
Bộ
1
0,15
Biến đổi
7
Máy thiết bị cơ khí
+ Máy mài
+ Máy cưa
+ Máy phay
+ Máy bào
+ Máy tiện
Cái
1
0,15
Biến đổi
8
Hệ thống máy công nghiệp chế tạo
+ Khuôn đúc
+ Máy cán
+ Máy đúc
+ Máy đánh bóng kim loại
Bộ
1
0,15
Biến đổi
9
Làm việc trên cao
+ Xe nâng người tự hành
+ Giàn giáo thủy lực
Cái
1
0,15
Biến đổi
10
Làm việc trên sông, nước (tàu, thuyền, xà lan..)
Chiếc
1
0,15
Biến đổi
11
Làm việc trong không gian hạn chế (hệ thống bồn, bể.,)
Hệ thống
1
0,15
Biến đổi
12
Máy bức xạ ion hóa
Cái
1
0,15
Biến đổi
13
Máy, thiết bị làm việc trong không gian hạn chế phát sinh hơi khí độc (bồn bể, thiết bị phòng nổ, thiết bị làm việc..)
Hệ thống
1
0,15
Biến đổi
14
Máy, thiết bị vệ sinh công nghiệp (máy hút bụi, máy lau nhà, hóa chất, máy giặt..)
Bộ
1
0,15
Biến đổi
15
Máy, thiết bị liên quan quan đến khai thác khoáng sản (máy xúc, máy đào, băng tải, máy khoan, thủy lực...)
Hệ thống
1
0,15
Biến đổi
16
Thiết bị thi công xây dựng (máy trộn bê tông, giàn giáo...)
Cái
1
0,15
Biến đổi
17
Thiết bị điện, hệ thống điện (tủ điện, dây dẫn, thiết bị điện)
Cái, hệ thống
1
0,15
Biến đổi
18
Hàn, cắt kim loại
+ Máy hàn điện
+ Máy hàn hơi
Bộ
1
0,15
Biến đổi
19
Manacanh thực hành sơ cấp cứu
Cái
2
0,15
Biến đổi
20
Thiết bị khác
0,15
Biến đổi
(Tùy vào đối tượng tập huấn để xác định thiết bị thực hành phù hợp cho từng lớp học)
III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ, CÔNG CỤ
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao vật tư
Loại yếu tố
1
Giấy A0
Tờ/lớp
20
Cố định
2
Giấy A4
Ram/lớp
1
Cố định
3
Bút viết bảng: cho người huấn luyện: 01 cái/ngày; cho nhóm thảo luận: 10 người/nhóm/bút)
Cái/lớp
10
Cố định
4
Chi xăng dầu
Lít/lớp
15
Cố định
5
Mẫu hóa chất
Mẫu/lớp
6
Cố định
6
Khí hàn
Kg/học viên
2
Biến đổi
7
Que hàn
Kg/học viên
0,1
Biến đổi
8
Phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
Bộ/giờ
Bộ x 6 giờ
Biến đổi
9
Vật tư, công cụ khác
IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT
Stt
Tên gọi
Diện tích chỗ tính cho 1 học viên (m2)
Thời gian học tính cho 1 học viên (giờ)
Loại yếu tố
1
Định mức phòng học lý thuyết
2
42
Biến đổi
2
Định mức phòng/xưởng thực hành
7
6
Biến đổi
V. ĐỊNH MỨC VĂN PHÒNG PHẨM, TÀI LIỆU: 40 học viên/lớp
1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung khi thực hiện 01 lớp học
TT
Nội dung công việc
Số bộ
Số lượng trang/1 bộ
Tổng số trang (khổ A4)
Loại yếu tố
1
Khảo sát, cập nhật chương trình huấn luyện phù hợp cho từng đối tượng, ngành nghề với các bộ phận chuyên môn liên quan:
Cố định
- Hợp đồng giảng dạy
12
4
48
- Chương trình giảng dạy và các điều kiện giảng dạy (gửi cho Người huấn luyện: Giảng viên)
4
3
12
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh:
Cố định
- Công văn thông báo đăng ký học
1
5
5
- Gửi thông báo và tiếp nhận đăng ký học
60
5
300
3
Chuẩn bị tài liệu học tập:
Cố định
- In phôi tài liệu học tập cho các học viên
1
300
300
4
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện:
Cố định
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên
2
2
4
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện
1
2
2
5
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học:
Cố định
- Tập hợp điều kiện dự thi của học sinh, trình lãnh đạo
2
2
4
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra,
40
5
200
6
Tập hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định:
Cố định
- Bảng điểm quá trình học tập; bảng điểm kiểm tra
2
2
4
- In quyết định
10
3
30
7
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên:
Cố định
- In phôi giấy chứng nhận cho học viên
1
1
1
- Lưu trữ hồ sơ
2
3
6
8
Hồ sơ thanh toán tài chính lớp học tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát …..
1
50
50
Cố định
TỔNG CỘNG
966 tờ
2. Định mức chi phí văn phòng phẩm cho học viên (lớp học 40 học viên)
STT
NỘI DUNG
ĐVT
SỐ LƯỢNG
Loại yếu tố
1
Cặp đựng tài liệu cho học viên
Cái
40
Biến đổi
2
Vở viết cho học viên
Quyển
40
Biến đổi
3
Bút viết cho học viên
Cái
40
Biến đổi
4
Tài liệu cho học viên (300 trang + bìa)
Bộ
40
Biến đổi
5
In giấy chứng nhận
Cái
40
Biến đổi
VI. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ KHÁC
Stt
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Thuê hội trường (nếu có)
ngày
6
Theo giá thị trường thực tế
2
Giải khát giữa giờ
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
3
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
4
Chấm bài kiểm tra cho lớp học: 200.000 đồng/ngày/người
ngày
1
Theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp
5
Chi giảng viên tối đa: 2.000.000 đồng/buổi, tùy thuộc vào đối tượng giảng viên
Ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính
6
Chi phí thuê xe cho học viên đi thực tế (nếu có)
Theo giá thị trường thực tế
7
Chế độ công tác phí, cán bộ quản lý lớp học
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
8
Chi khác: Chuyển phát nhanh, điện thoại
Theo giá thị trường thực tế
9
Chi thuê máy móc, thiết bị huấn luyện thực hành (nếu có)
Theo giá thị trường thực tế
10
Chi khác
Ghi chú:
- Trường hợp các văn bản hướng dẫn các mục chi trên thay đổi sẽ áp dụng theo văn bản mới hiện hành.
- Trên đây là định mức kinh tế kỹ thuật sau khi áp giá tính giá cho 01 lớp, từ đó tính chi phí cho 01 học viên.
- Tổng chi phí biến đổi cho 01 lớp học = Định mức sử dụng cho 01 học viên x số lượng học viên thực tế
PHỤ LỤC 3
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 3)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)
PHẦN THUYẾT MINH
Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động (nhóm 3) là lượng tiêu hao về các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 lớp học trong điều kiện chuẩn 40 học viên hoặc 1 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
I. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 3)
1. Định mức lao động
- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc huấn luyện cho 1 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật hoặc cho 1 lớp học hoặc cho 1 lớp học.
- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy về lý thuyết và thực hành cho lớp học. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.
2. Định mức thiết bị
- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị để hoàn thành việc huấn luyện cho 1 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu, tiêu thụ điện năng, phụ kiện và tính khấu hao thiết bị.
- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.
3. Định mức vật tư, công cụ
- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc huấn luyện cho 1 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức này chưa bao gồm:
+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ quá trình huấn luyện.
+ Định mức nguyên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.
+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho huấn luyện đáp ứng của một modul cho 1 người học hoặc 1 lớp hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).
4. Định mức sử dụng cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, xưởng thực hành)
Định mức sử dụng cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, xưởng thực hành) để hoàn thành cho 1 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật.
5. Định mức văn phòng phẩm, tài liệu
5.1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung: Là số trang giấy in, phô tô sử dụng trong quá trình huấn luyện từ khâu chuẩn bị trước khi huấn luyện đến khâu sau kết thúc huấn luyện cho 01 lớp hoặc tính cho 1 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
5.2. Định mức văn phòng phẩm cho 1 người học: Là các loại văn phòng phẩm cần thiết sử dụng cho 1 người học hoàn thành lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
6. Định mức chi phí khác
Định mức chi phí khác là các loại chi khác liên quan đến việc huấn luyện được sử dụng để hoàn thành cho một người học hoặc cho 1 lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
II. Hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động (nhóm 3)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:
- Xác định chi phí (giá) trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 3).
- Làm căn cứ để xem xét chi trả hỗ trợ từ nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Xây dựng dự toán kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 3) trong điều kiện lớp học chuẩn 40 học viên, trường hợp số lượng học viên thay đổi tuy nhiên tối đa không quá 60 học viên/lớp, tối thiểu 20 học viên/lớp; trường hợp số lượng học viên thay đổi so với lớp chuẩn 40 học viên thì tính giá sẽ thay đổi theo số lượng học viên đối với những yếu tố biến đổi (yếu tố cố định không thay đổi), thời gian huấn luyện: 24 giờ.
- Yếu tố cố định: Là những yếu tố không thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức lao động, thiết bị phục vụ học lý thuyết, tài liệu, hồ sơ chung cho 01 lớp học...).
- Yếu tố biến đổi: Là những yếu tố thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức phòng học lý thuyết và thực hành, văn phòng phẩm cho học viên, giải khát, hỗ trợ tiền ăn cho học viên, định mức sử dụng thiết bị thực hành...).
3. Trường hợp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 3) khác với các điều kiện tại khoản 2, mục II, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.
BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 3)
Tên lớp huấn luyện: An toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng: Nhóm 3 (người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).
Định mức kinh tế kỹ thuật về huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động cho 1 người học, trong điều kiện lớp học 40 người.
I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Stt
Định mức lao động
Định mức (giờ)
Loại yếu tố
A
Định mức lao động trực tiếp
1
Định mức giờ dạy lý thuyết
22
Cố định
2
Định mức giờ dạy thực hành
2
Cố định
B
Định mức lao động gián tiếp
38,5
Cố định
Thuyết minh:
1. Thời lượng chương trình học (1 buổi = 4 tiết = 4 giờ)
TT
Nội dung huấn luyện
Số giờ
Thời gian huấn luyện
Lý thuyết
Thực hành Thảo luận
Kiểm tra
1
Hệ thống chính sách, pháp luật
8
8
0
0
2
Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
8
8
0
0
3
Huấn luyện chuyên ngành
6
4
2
0
4
Kiểm tra kết thúc
2
2
0
0
Cộng
24
22
2
0
2. Người huấn luyện và cán bộ quản lý
Nội dung công việc của người huấn luyện phải thực hiện:
- Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
- Đánh giá kết quả học tập của học viên: soạn đề kiểm tra; coi kiểm tra, chấm bài, lên điểm, đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Tham gia quản lý công tác huấn luyện.
- Tiêu chuẩn người huấn luyện: căn cứ theo Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
2.1. Người huấn luyện:
- Số lượng Người huấn luyện: 4 người trong đó có 1 huấn luyện chính sách pháp luật; 01 người huấn luyện kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động , 2 người huấn luyện chuyên ngành và thực hành.
- Định mức tiền lương người huấn luyện: Thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính.
2.2. Định mức cán bộ quản lý:
Số cán bộ quản lý lớp học: từ 1- 2 người
Quy trình và nội dung thực hiện cho khóa huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động gồm: Tính thời gian tham gia quản lý lao động đối với cán bộ trực tiếp quản lý lao động cho 01 khóa học.
TT
Nội dung công việc
Định mức thời gian (Giờ/ nội dung)
Số người thực hiện
Thành giờ quy đổi
Ghi chú
A
Chuẩn bị trước khi huấn luyện
1
Xây dựng kế hoạch huấn.
2 giờ
1 người
2 giờ
- Khảo sát, thông tin về lớp học, đối tượng huấn luyện...
- Hợp đồng huấn luyện.
- Xây dựng chương trình huấn luyện và các điều kiện chuẩn bị huấn luyện.
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh.
3 giờ
2 người
6 giờ
- Công văn chiêu sinh.
- Phiếu đăng ký học.
- Gửi thông báo chiêu sinh và tiếp nhận đăng ký, tổng hợp danh sách lớp học.
3
Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập các nội dung huấn luyện.
2 giờ
1 người
2 giờ
- Photo tài liệu học tập các nội dung chương trình học.
4
Xây dựng kế hoạch huấn luyện và điều kiện vật chất phục vụ cho việc huấn luyện.
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thời khóa biểu.
- Kế hoạch huấn luyện:
+ Vật tư, thiết bị.
+ Người huấn luyện.
+ Văn phòng phẩm
+ Hội trường, xưởng thực hành và các điều kiện khác
B
Tổ chức thực hiện
5
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện
3 giờ
1 người
3 giờ
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên.
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện.
6
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học.
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tập hợp điều kiện dự kiểm tra của học viên, trình lãnh đạo.
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
C
Kết thúc huấn luyện
7
Tổng hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định.
2 giờ
2 người
4 giờ
- Tổng hợp kết quả kiểm tra; bảng điểm kiểm tra.
- Ra quyết định.
8
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên;
4 giờ
2 người
8 giờ
- In cấp giấy chứng nhận cho học viên.
- Lưu trữ hồ sơ
9
Thanh toán tiền giảng dạy của người huấn luyện và các chế độ khác của lớp học;
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thanh toán tiền giảng dạy.
- Thanh toán tiền vật tư, thiết bị, tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát...
Cộng
22 giờ
31 giờ
10
Trách nhiệm quản lý của đơn vị tổ chức, bộ phận đào tạo, các bộ phận có liên quan (văn phòng, các phòng chuyên môn) chiếm 10% giờ tổng số giờ cán bộ quản lý lớp học
2,2 giờ
3,1 giờ
Tổng cộng
24,2 giờ
34,1 giờ
II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ
STT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Định mức sử dụng thiết bị lớp học (giờ)
Loại yếu tố
A
THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT
1
Máy tính
Cái
1
22
Cố định
2
Máy chiếu
Cái
1
22
Cố định
3
Bảng viết
Cái
1
22
Cố định
4
Âm thanh (loa, micro, âm li…)
Bộ
1
22
Cố định
5
Bút trình chiếu
Cái
1
22
Cố định
B
THIẾT BỊ THỰC HÀNH
ĐVT
Số lượng
Định mức sử dụng thiết bị cho 1 học viên (giờ)
Loại yếu tố
1
Thiết bị chịu áp lực:
+ Nồi hơi (có áp suất làm việc định mức hơi trên 0,7 bar
+ Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar
+ Hệ thống lạnh
+ Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hoá lỏng, khí hoà tan
Cái
1
0,05
Biến đổi
2
Thiết bị nâng hạ:
+ Cần trục các loại
+ Cần trục
+ Cổng trục
+ Pa lăng điện
+ Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên
Cái
1
0,05
Biến đổi
3
Thang máy, thang cuốn
Cái
1
0,05
Biến đổi
4
Trò chơi đưa người lên cao
Bộ
1
0,05
Biến đổi
5
Cáp treo vận chuyển người
Bộ
1
0,05
Biến đổi
6
Máy thi công xây dựng:
+ Máy đóng cọc
+ Máy ép cọc
+ Khoan cọc nhồi
+ Búa máy
+ Trạm nghiền
+ Máy xúc
Bộ
1
0,05
Biến đổi
7
Máy thiết bị cơ khí:
+ Máy mài
+ Máy cưa
+ Máy phay
+ Máy bào
+ Máy tiện
Cái
1
0,05
Biến đổi
8
Hệ thống máy công nghiệp chế tạo:
+ Khuôn đúc
+ Máy cán
+ Máy đúc
+ Máy đánh bóng kim loại
Bộ
1
0,05
Biến đổi
9
Làm việc trên cao:
+ Xe nâng người tự hành
+ Giàn giáo thủy lực
Cái
1
0,05
Biến đổi
10
Làm việc trên sông, nước (tàu, thuyền, xà lan..)
Chiếc
1
0,05
Biến đổi
11
Làm việc trong không gian hạn chế (hệ thống bồn, bể..)
Hệ thống
1
0,05
Biến đổi
12
Máy bức xạ ion hóa
Cái
1
0,05
Biến đổi
13
Máy, thiết bị làm việc trong không gian hạn chế phát sinh hơi khí độc (bồn bể, thiết bị phòng nổ, thiết bị làm việc..)
Hệ thống
1
0,05
Biến đổi
14
Máy, thiết bị vệ sinh công nghiệp (máy hút bụi, máy lau nhà, hóa chất, máy giặt..)
Bộ
1
0,05
Biến đổi
15
Máy, thiết bị liên quan quan đến khai thác khoáng sản (máy xúc, máy đào, băng tải, máy khoan, thủy lực...)
Hệ thống
1
0,05
Biến đổi
16
Thiết bị thi công xây dựng (máy trộn bê tông, giàn giáo...)
Cái
1
0,05
Biến đổi
17
Thiết bị điện, hệ thống điện (tủ điện, dây dẫn, thiết bị điện)
Cái, hệ thống
1
0,05
Biến đổi
18
Hàn, cắt kim loại:
+ Máy hàn điện
+ Máy hàn hơi
Bộ
1
0,05
Biến đổi
19
Manacanh thực hành sơ cấp cứu
Cái
2
0,05
Biến đổi
20
Thiết bị khác
(Tùy vào tính công việc, nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động để xác định thiết bị thực hành phù hợp cho từng lớp học)
III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ, CÔNG CỤ
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao vật tư
Loại yếu tố
1
Giấy A0
Tờ/lớp
10
Cố định
2
Giấy A4
Ram/lớp
0,5
Cố định
3
Bút viết bảng: cho người huấn luyện: 01 cái/ngày; cho nhóm thảo luận: 10 người/nhóm/bút)
Cái/lớp
6
Cố định
4
Chi xăng dầu
Lít/lớp
15
Cố định
5
Mẫu hóa chất
Mẫu/lớp
6
Cố định
6
Khí hàn
Kg/học viên
2
Biến đổi
7
Que hàn
Kg/học viên
0,1
Biến đổi
8
Phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
Bộ/giờ
Bộ x 2 giờ
Biến đổi
9
Vật tư, công cụ khác
IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT
Stt
Tên gọi
Diện tích chỗ tính cho 1 học viên (m2)
Thời gian học tính cho 1 học viên (giờ)
Loại yếu tố
1
Định mức phòng học lý thuyết
2
22
Biến đổi
2
Định mức phòng/xưởng thực hành
7
2
Biến đổi
V. ĐỊNH MỨC VĂN PHÒNG PHẨM, TÀI LIỆU: 40 học viên/lớp
1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung khi thực hiện 1 lớp học
TT
Nội dung công việc
Số bộ
Số lượng trang/ 1 bộ
Tổng số trang (khổ A4)
Loại yếu tố
1
Khảo sát, cập nhật chương trình huấn luyện phù hợp cho từng đối tượng, ngành nghề với các bộ phận chuyên môn liên quan:
Cố định
- Hợp đồng giảng dạy
4
4
16
- Chương trình giảng dạy và các điều kiện giảng dạy (gửi cho Người huấn luyện: Giảng viên)
4
3
12
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh:
Cố định
- Công văn thông báo đăng ký học
1
5
5
- Gửi thông báo và tiếp nhận đăng ký học
60
5
400
3
Chuẩn bị tài liệu học tập:
Cố định
- In phôi tài liệu học tập cho các học viên
1
200
200
4
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện:
Cố định
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên
2
2
4
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện
1
2
2
5
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học:
Cố định
- Tập hợp điều kiện dự thi của học sinh, trình lãnh đạo
2
2
4
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
40
5
300
6
Tập hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định:
Cố định
- Bảng điểm quá trình học tập; bảng điểm kiểm tra
2
2
4
- In quyết định
10
3
30
7
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên:
Cố định
- In phôi giấy chứng nhận cho học viên
1
1
1
- Lưu trữ hồ sơ
2
3
6
8
Hồ sơ thanh toán tài chính lớp học tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát ……
1
40
40
Cố định
Tổng cộng
1.024 tờ
2. Định mức chi phí văn phòng phẩm cho học viên (lớp học 40 học viên)
STT
NỘI DUNG
ĐVT
SỐ LƯỢNG
Loại yếu tố
1
Cặp đựng tài liệu cho học viên
Cái
40
Biến đổi
2
Vở viết cho học viên
Quyển
40
Biến đổi
3
Bút viết cho học viên
Cái
40
Biến đổi
4
Tài liệu cho học viên (300 trang + bìa)
Bộ
40
Biến đổi
5
In giấy chứng nhận
Cái
40
Biến đổi
...
...
VI. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ KHÁC
Stt
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Thuê hội trường
ngày
6
Theo giá thị trường thực tế
2
Giải khát giữa giờ
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC
3
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC
4
Chấm bài kiểm tra cho lớp học: 200.000 đồng/ngày/người
ngày
1
Theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TTLT- BTC-BTP
5
Chi giảng viên tối đa: 2.000.000 đồng/buổi, tùy thuộc vào đối tượng giảng viên
Ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC
6
Chi phí thuê xe cho học viên đi thực tế (nếu có)
Theo giá thị trường thực tế
7
Chế độ công tác phí, cán bộ quản lý lớp học
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC
8
Chi khác: Chuyển phát nhanh, điện thoại
Theo giá thị trường thực tế
9
Chi thuê máy móc, thiết bị huấn luyện thực hành (nếu có)
Theo giá thị trường thực tế
10
Chi khác
Ghi chú:
- Trường hợp các văn bản hướng dẫn các mục chi trên thay đổi sẽ áp dụng theo văn bản mới hiện hành.
- Trên đây là định mức kinh tế kỹ thuật sau khi áp giá tính giá cho 01 lớp, từ đó tính chi phí cho 01 học viên.
- Tổng chi phí biến đổi cho 01 lớp học = Định mức sử dụng cho 01 học viên x số lượng học viên thực tế
PHỤ LỤC 4
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ (NHÓM 5)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)
PHẦN THUYẾT MINH
Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác y tế (nhóm 5) là lượng tiêu hao về các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 lớp học trong điều kiện chuẩn 60 học viên hoặc 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
I. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác y tế (nhóm 5)
1. Định mức lao động
- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật hoặc cho 01 lớp học.
- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy về lý thuyết và thực hành cho lớp học. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.
2. Định mức thiết bị
- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu, tiêu thụ điện năng, phụ kiện và tính khấu hao thiết bị.
- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.
3. Định mức vật tư, công cụ
- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức này chưa bao gồm:
+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ quá trình huấn luyện.
+ Định mức nguyên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.
+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho huấn luyện đáp ứng của một modul cho 01 người học hoặc 01 lớp hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).
4. Định mức sử dụng cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết)
Định mức sử dụng cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết) để hoàn thành cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật.
5. Định mức văn phòng phẩm, tài liệu
5.1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung: Là số trang giấy in, phô tô sử dụng trong quá trình huấn luyện từ khâu chuẩn bị trước khi huấn luyện đến khâu sau kết thúc huấn luyện cho 01 lớp hoặc tính cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
5.2. Định mức văn phòng phẩm cho 01 người học: Là các loại văn phòng phẩm cần thiết sử dụng cho 01 người học hoàn thành lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
6. Định mức chi phí khác
Định mức chi phí khác là các loại chi khác liên quan việc huấn luyện sử dụng để hoàn thành cho một người học hoặc cho 01 lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
II. Hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác y tế (nhóm 5)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:
- Xác định chi phí (giá) trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác y tế (nhóm 5)
- Làm căn cứ để xem xét chi trả hỗ trợ từ nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người làm công tác y tế từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người làm công tác y tế trong điều kiện lớp học chuẩn 60 học viên, trường hợp số lượng học viên thay đổi tuy nhiên tối đa không quá 120 học viên/lớp, tối thiểu 30 học viên/lớp; trường hợp số lượng học viên thay đổi so với lớp chuẩn 60 học viên thì tính giá sẽ thay đổi theo số lượng học viên đối với những yếu tố biến đổi (yếu tố cố định không thay đổi), thời gian huấn luyện: 16 giờ.
- Yếu tố cố định: là những yếu tố không thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức lao động, thiết bị phục vụ học lý thuyết, tài liệu, hồ sơ chung cho 01 lớp học...).
- Yếu tố biến đổi: là những yếu tố thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức phòng học lý thuyết, văn phòng phẩm cho học viên, giải khát, hỗ trợ tiền ăn cho học viên...).
3. Trường hợp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng người làm công tác y tế khác với các điều kiện tại khoản 2, mục II, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.
BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 5)
Tên lớp huấn luyện: An toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng: Nhóm 5 (người làm công tác y tế).
Định mức kinh tế kỹ thuật về huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động cho 01 người học, trong điều kiện lớp học 60 người.
I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Stt
Định mức lao động
Định mức (giờ)
Loại yếu tố
A
Định mức lao động trực tiếp
1
Định mức giờ dạy lý thuyết
16
Cố định
2
Định mức giờ dạy thực hành
0
Cố định
B
Định mức lao động gián tiếp
27,5
Cố định
Thuyết minh:
1. Thời lượng chương trình học (01 buổi = 4 tiết = 4 giờ)
TT
Nội dung huấn luyện
Số giờ
Thời gian huấn luyện
Lý thuyết
Thực hành Thảo luận
Kiểm tra
1
Hệ thống chính sách, pháp luật
8
8
0
0
2
Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
7
7
0
0
3
Kiểm tra kết thúc
1
1
0
0
Cộng
16
16
0
0
2. Người huấn luyện và cán bộ quản lý
Nội dung công việc của người huấn luyện phải thực hiện:
- Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
- Đánh giá kết quả học tập của học viên: soạn đề kiểm tra; coi thi kiểm tra, chấm bài, lên điểm, đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Tham gia quản lý công tác huấn luyện.
- Tiêu chuẩn người huấn luyện: căn cứ theo Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
2.1. Người huấn luyện:
- Số lượng người huấn luyện: 03 người trong đó có 01 người huấn luyện chính sách pháp luật; 02 người huấn luyện nghiệp vụ công tác ATVSLĐ.
Định mức tiền lương người huấn luyện: Thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính.
2.2. Định mức cán bộ quản lý:
Số cán bộ quản lý lớp học: từ 01 - 02 người
Quy trình và nội dung thực hiện cho khóa huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động gồm: Tính thời gian tham gia quản lý lao động đối với cán bộ trực tiếp quản lý lao động cho 01 khóa học.
TT
Nội dung công việc
Định mức thời gian (Giờ/ nội dung)
Số người thực hiện
Thành giờ quy đổi
Ghi chú
A
Chuẩn bị trước khi huấn luyện
1
Xây dựng kế hoạch huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Khảo sát, thông tin về lớp học, đối tượng huấn luyện...
- Hợp đồng huấn luyện.
- Xây dựng chương trình huấn luyện và các điều kiện chuẩn bị huấn luyện.
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh
3 giờ
2 người
6 giờ
- Công văn chiêu sinh.
- Phiếu đăng ký học.
- Gửi thông báo chiêu sinh và tiếp nhận đăng ký, tổng hợp danh sách lớp học.
3
Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập các nội dung huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Photo tài liệu học tập các nội dung chương trình học.
4
Xây dựng kế hoạch huấn luyện và điều kiện vật chất phục vụ cho việc huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thời khóa biểu.
- Kế hoạch huấn luyện:
+ Vật tư, thiết bị.
+ Người huấn luyện.
+ Văn phòng phẩm khác
+ Hội trường, xưởng thực hành và các điều kiện khác
B
Tổ chức thực hiện
5
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện
3 giờ
1 người
3 giờ
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên.
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện.
6
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học.
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tập hợp điều kiện dự kiểm tra của học viên, trình lãnh đạo.
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
C
Kết thúc huấn luyện
7
Tổng hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tổng hợp kết quả kiểm tra; bảng điểm kiểm tra.
- Ra quyết định.
8
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên
4 giờ
1 người
4 giờ
- In cấp giấy chứng nhận cho học viên.
- Lưu trữ hồ sơ
9
Thanh toán tiền giảng dạy của người huấn luyện và các chế độ khác của lớp học
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thanh toán tiền giảng dạy.
- Thanh toán tiền vật tư, thiết bị, tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát...
Cộng
22 giờ
25 giờ
10
Trách nhiệm quản lý của đơn vị tổ chức, bộ phận đào tạo, các bộ phận có liên quan (văn phòng, các phòng chuyên môn) chiếm 10% giờ tổng số giờ cán bộ quản lý lớp học
2,2 giờ
2,5 giờ
Tổng cộng
24,2 giờ
27,5 giờ
II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ
STT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Định mức sử dụng thiết bị (giờ)
Loại yếu tố
1
Máy tính
Cái
01
16
Cố định
2
Máy chiếu
Cái
01
16
Cố định
3
Bảng viết
Cái
01
16
Cố định
4
Âm thanh( loa, micro, âm li...)
Bộ
01
16
Cố định
5
Bút trình chiếu
Cái
01
16
Cố định
III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ, CÔNG CỤ
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao vật tư
Loại yếu tố
1
Giấy A0
Tờ/lớp
20
Cố định
2
Giấy A4
Ram/lớp
0,5
Cố định
3
Bút viết bảng: cho người huấn luyện: 01 cái/ngày; cho nhóm thảo luận: 10 người/nhóm/bút)
Cái/lớp
6
Cố định
4
Vật tư, công cụ khác
IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT
Stt
Tên gọi
Diện tích chỗ tính cho 1 học viên (m2)
Thời gian học tính cho 1 học viên (giờ)
Loại yếu tố
1
Định mức phòng học lý thuyết
2
16
Biến đổi
V. ĐỊNH MỨC VĂN PHÒNG PHẨM, TÀI LIỆU: 60 học viên/lớp
1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung khi thực hiện 01 lớp học
TT
Nội dung công việc
Số bộ
Số lượng trang/1 bộ
Tổng số trang (khổ A4)
Loại yếu tố
1
Khảo sát, cập nhật chương trình huấn luyện phù hợp cho từng đối tượng, ngành nghề với các bộ phận chuyên môn liên quan:
Cố định
- Hợp đồng giảng dạy
4
3
12
- Chương trình giảng dạy và các điều kiện giảng dạy (gửi cho Người huấn luyện: Giảng viên)
4
4
16
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh:
Cố định
- Công văn thông báo đăng ký học.
1
5
5
- Gửi thông báo và tiếp nhận đăng ký học.
80
5
400
3
Chuẩn bị tài liệu học tập:
Cố định
- In phôi tài liệu học tập cho các học viên
1
150
150
4
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện:
Cố định
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên
2
2
4
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện
1
2
2
5
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học:
Cố định
- Tập hợp điều kiện dự thi của học sinh, trình lãnh đạo.
2
2
4
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra
60
5
300
6
Tập hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định:
Cố định
- Bảng điểm quá trình học tập; bảng điểm kiểm tra.
2
2
4
- In quyết định.
10
3
30
8
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên:
Cố định
- In phôi giấy chứng nhận cho học viên.
1
1
1
- Lưu trữ hồ sơ
2
3
6
9
Hồ sơ thanh toán tài chính lớp học: thanh toán tài chính cho người huấn luyện, tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát....
01
40
40
Cố định
Tổng cộng:
974 tờ
2. Định mức chi phí văn phòng phẩm cho học viên (lớp học 60 người)
STT
NỘI DUNG
ĐVT
SỐ LƯỢNG
Loại yếu tố
1
Cặp đựng tài liệu cho học viên
Cái
60
Biến đổi
2
Vở viết cho học viên
Quyển
60
Biến đổi
3
Bút viết cho học viên
Cái
60
Biến đổi
4
Tài liệu cho học viên (150 trang + bìa)
Bộ
60
Biến đổi
5
In giấy chứng nhận
Cái
60
Biến đổi
VI. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ KHÁC
Stt
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Thuê hội trường
ngày
6
Theo giá cả thị trường thực tế
2
Giải khát giữa giờ
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
3
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên
ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
4
Chấm bài kiểm tra cho lớp học: 200.000 đồng/ngày/người
ngày
1
Theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TTLT-BTC- BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp
5
Chi giảng viên tối đa: 2.000.000 đồng/buổi, tùy thuộc vào đối tượng giảng viên
Ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính
6
Chi phí thuê xe cho học viên đi thực tế (nếu có)
Theo giá cả thị trường thực tế
7
Chế độ công tác phí, cán bộ quản lý lớp học
Theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính
8
Chi khác: Chuyển phát nhanh, điện thoại
Theo giá cả thị trường thực tế
9
Chi khác
Ghi chú:
- Trường hợp các văn bản hướng dẫn các mục chi trên thay đổi sẽ áp dụng theo văn bản mới hiện hành.
- Trên đây là định mức kinh tế kỹ thuật sau khi áp giá tính giá cho 01 lớp, từ đó tính chi phí cho 01 học viên.
- Tổng chi phí biến đổi cho 01 lớp học = Định mức sử dụng cho 01 học viên x số lượng học viên thực tế
PHỤ LỤC 5
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO AN TOÀN, VỆ SINH VIÊN (NHÓM 6)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)
PHẦN THUYẾT MINH
Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho An toàn, vệ sinh viên (nhóm 6) là lượng tiêu hao về các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc huấn luyện cho 1 lớp học trong điều kiện chuẩn 60 học viên hoặc cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
I. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho an toàn, vệ sinh viên (nhóm 6)
1. Định mức lao động
- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật hoặc cho 01 lớp học.
- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy về lý thuyết và thực hành cho lớp học. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.
2. Định mức thiết bị
- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu, tiêu thụ điện năng, phụ kiện và tính khấu hao thiết bị.
- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.
3. Định mức vật tư, công cụ
- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc huấn luyện cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
- Định mức này chưa bao gồm:
+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ quá trình huấn luyện.
+ Định mức nguyên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.
+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho huấn luyện đáp ứng của một modul cho 01 người học hoặc 1 lớp hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).
4. Định mức sử dụng cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết)
Định mức sử dụng cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết) để hoàn thành cho 01 người học đạt được kết quả theo quy định của pháp luật.
5. Định mức văn phòng phẩm, tài liệu
5.1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung: Là số trang giấy in, phô tô sử dụng trong quá trình huấn luyện từ khâu chuẩn bị trước khi huấn luyện đến khâu sau kết thúc huấn luyện cho 01 lớp hoặc tính cho 01 người học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
5.2. Định mức văn phòng phẩm cho 01 người học: Là các loại văn phòng phẩm cần thiết sử dụng cho 01 người học hoàn thành lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
6. Định mức chi phí khác
Định mức chi phí khác là các loại chi khác liên quan việc huấn luyện sử dụng để hoàn thành cho một người học hoặc cho 01 lớp học đạt kết quả theo quy định của pháp luật.
II. Hướng dẫn sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho an toàn, vệ sinh viên (nhóm 6)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:
- Xác định chi phí (giá) trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho an toàn, vệ sinh viên (nhóm 6).
- Làm căn cứ để xem xét chi trả hỗ trợ từ nguồn quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng an toàn, vệ sinh viên từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng an toàn, vệ sinh viên trong trong điều kiện lớp học chuẩn 60 học viên, trường hợp số lượng học viên thay đổi tuy nhiên tối đa không quá 120 học viên/lớp, tối thiểu 30 học viên/lớp; trường hợp số lượng học viên thay đổi so với lớp chuẩn 60 học viên thì tính giá sẽ thay đổi theo số lượng học viên đối với những yếu tố biến đổi (yếu tố cố định không thay đổi), thời gian huấn luyện: 4 giờ.
- Yếu tố cố định: là những yếu tố không thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức lao động, thiết bị phục vụ học lý thuyết, tài liệu, hồ sơ chung cho 01 lớp học...).
- Yếu tố biến đổi: là những yếu tố thay đổi trong quá thực hiện hiện lớp học, phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng học viên (định mức phòng học lý thuyết, văn phòng phẩm cho học viên, giải khát, hỗ trợ tiền ăn cho học viên...).
3. Trường hợp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng an toàn, vệ sinh viên khác với các điều kiện tại khoản 2, mục II, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.
BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (NHÓM 6)
Tên lớp huấn luyện: An toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng: Nhóm 6 (An toàn, vệ sinh viên).
Định mức kinh tế kỹ thuật về huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động cho 01 người học, trong điều kiện lớp học 60 người.
I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Stt
Định mức lao động
Định mức (giờ)
Loại yếu tố
A
Định mức lao động trực tiếp
1
Định mức giờ dạy lý thuyết
4
Cố định
2
Định mức giờ dạy thực hành
0
Cố định
B
Định mức lao động gián tiếp
27,5
Cố định
Thuyết minh:
1. Thời lượng chương trình học (1 buổi = 4 tiết = 4 giờ)
TT
Nội dung huấn luyện
Số giờ
Thời gian huấn luyện
Lý thuyết
Thực hành Thảo luận
Kiểm tra
1
Kỹ năng phương pháp hoạt động an toàn vệ sinh viên
3
3
0
0
2
Kiểm tra kết thúc
1
1
0
0
Cộng
4
4
0
0
2. Người huấn luyện và cán bộ quản lý
Nội dung công việc của người huấn luyện phải thực hiện:
- Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
- Đánh giá kết quả học tập của học viên: soạn đề kiểm tra; coi thi kiểm tra, chấm bài, lên điểm, đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Tham gia quản lý công tác huấn luyện.
- Tiêu chuẩn người huấn luyện: căn cứ theo Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
2.1. Người huấn luyện:
- Số lượng người huấn luyện: 03 người trong đó có 01 người huấn luyện chính sách pháp luật; 02 người huấn luyện nghiệp vụ công tác ATVSLĐ.
- Định mức tiền lương người huấn luyện: Thực hiện theo Thông tư số: 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính.
2.2. Định mức cán bộ quản lý:
Số cán bộ quản lý lớp học: từ 01-02 người
Quy trình và nội dung thực hiện cho khóa huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động gồm: Tính thời gian tham gia quản lý lao động đối với cán bộ trực tiếp quản lý lao động cho 01 khóa học.
TT
Nội dung công việc
Định mức thời gian (Giờ/ nội dung)
Số người thực hiện
Thành giờ quy đổi
Ghi chú
A
Chuẩn bị trước khi huấn luyện
1
Xây dựng kế hoạch huấn
2 giờ
1 người
2 giờ
- Khảo sát, thông tin về lớp học, đối tượng huấn luyện...
- Hợp đồng huấn luyện.
- Xây dựng chương trình huấn luyện và các điều kiện chuẩn bị huấn luyện.
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh
3 giờ
2 người
6 giờ
- Công văn chiêu sinh.
- Phiếu đăng ký học.
- Gửi thông báo chiêu sinh và tiếp nhận đăng ký, tổng hợp danh sách lớp học.
3
Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập các nội dung huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Photo tài liệu học tập các nội dung chương trình học.
4
Xây dựng kế hoạch huấn luyện và điều kiện vật chất phục vụ cho việc huấn luyện
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thời khóa biểu.
- Kế hoạch huấn luyện:
+ Vật tư, thiết bị.
+ Người huấn luyện.
+ Văn phòng phẩm khác.
+ Hội trường, xưởng thực hành và các điều kiện khác.
B
Tổ chức thực hiện
5
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện
3 giờ
1 người
3 giờ
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên.
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện.
6
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tập hợp điều kiện dự kiểm tra của học viên, trình lãnh đạo.
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
C
Kết thúc huấn luyện
7
Tổng hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định
2 giờ
1 người
2 giờ
- Tổng hợp kết quả kiểm tra; bảng điểm kiểm tra.
- Ra quyết định.
8
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên
4 giờ
1 người
4 giờ
- In cấp giấy chứng nhận cho học viên.
- Lưu trữ hồ sơ.
9
Thanh toán tiền giảng dạy của người huấn luyện và các chế độ khác của lớp học
2 giờ
1 người
2 giờ
- Thanh toán tiền giảng dạy.
- Thanh toán tiền vật tư, thiết bị, tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát...
Cộng
22 giờ
25 giờ
10
Trách nhiệm quản lý của đơn vị tổ chức, bộ phận đào tạo, các bộ phận có liên quan (văn phòng, các phòng chuyên môn) chiếm 10% giờ tổng số giờ cán bộ quản lý lớp học
2,2 giờ
2,5 giờ
Tổng cộng
24,2 giờ
27,5 giờ
II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ
STT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Định mức sử dụng thiết bị (giờ)
Loại yếu tố
1
Máy tính
Cái
1
4
Cố định
2
Máy chiếu
Cái
1
4
Cố định
3
Bảng viết
Cái
1
4
Cố định
4
Âm thanh (loa, micro, âm li...)
Bộ
1
4
Cố định
5
Bút trình chiếu
Cái
1
4
Cố định
III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ, CÔNG CỤ
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Định mức tiêu hao vật tư
Loại yếu tố
1
Giấy A0
Tờ/lớp
5
Cố định
2
Giấy A4
Ram/lớp
0,3
Cố định
3
Bút viết bảng:
Cái/lớp
02
Cố định
4
Vật tư, công cụ khác
IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT
Stt
Tên gọi
Diện tích chỗ tính cho 1 học viên (m2)
Thời gian học tính cho 1 học viên (giờ)
Loại yếu tố
1
Định mức phòng học lý thuyết
2
4
Biến đổi
V. ĐỊNH MỨC VĂN PHÒNG PHẨM, TÀI LIỆU: cho 60 học viên/lớp
1. Định mức tài liệu, hồ sơ chung khi thực hiện 01 lớp học
TT
Nội dung công việc
Số bộ
Số lượng trang/1 bộ
Tổng số trang (khổ A4)
Loại yếu tố
1
Khảo sát, cập nhật chương trình huấn luyện phù hợp cho từng đối tượng, ngành nghề với các bộ phận chuyên môn liên quan:
Cố định
- Hợp đồng giảng dạy.
1
4
4
- Chương trình giảng dạy và các điều kiện giảng dạy (gửi cho Người huấn luyện: Giảng viên).
4
3
12
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiêu sinh:
Cố định
- Công văn thông báo đăng ký học.
1
3
3
- Gửi thông báo và tiếp nhận đăng ký học.
80
3
240
3
Chuẩn bị tài liệu học tập:
Cố định
- In phôi tài liệu học tập cho các học viên.
1
60
60
4
Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện:
Cố định
- Theo dõi quá trình lên lớp của học viên.
1
1
1
- Kiểm tra điều kiện lên lớp của Người huấn luyện.
1
2
2
5
Tổ chức kiểm tra cuối khóa học:
Cố định
- Tập hợp điều kiện dự thi của học sinh, trình lãnh đạo.
2
2
4
- Chuẩn bị, in đề kiểm tra, giấy kiểm tra, phiếu đánh giá, vật tư, thiết bị phục vụ kiểm tra. Theo dõi kiểm tra.
60
2
120
6
Tập hợp kết quả kiểm tra; chuẩn bị biểu mẫu hồ sơ theo quy định:
Cố định
- Bảng điểm quá trình học tập; bảng điểm kiểm tra.
2
2
4
- In quyết định.
10
3
30
7
Cấp chứng nhận huấn luyện và quản lý hồ sơ, chứng nhận học tập của học học viên:
Cố định
- In phôi giấy chứng nhận cho học viên
1
1
1
- Lưu trữ hồ sơ
2
3
6
8
Hồ sơ thanh toán tài chính lớp học tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, giải khát…….
1
30
30
Cố định
Tổng cộng
517 tờ
Cố định
2. Định mức chi phí văn phòng phẩm cho học viên (lớp học 60 người)
Stt
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Loại yếu tố
1
Cặp đựng tài liệu cho học viên
Cái
60
Biến đổi
2
Vở viết cho học viên
Quyển
60
Biến đổi
3
Bút viết cho học viên
Cái
60
Biến đổi
4
Tài liệu cho học viên (60 trang + bìa)
Bộ
60
Biến đổi
5
In giấy chứng nhận
Cái
60
Biến đổi
VI. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ KHÁC
Stt
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Thuê hội trường
Ngày
6
Theo giá thị trường thực tế
2
Giải khát giữa giờ
Ngày
6
Theo quy định tại Thông tư: 40/2017/TT-BTC
3
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên
Ngày
6
Theo quy định tại Thông tư: 40/2017/TT-BTC
4
Chấm bài kiểm tra cho lớp học: 200.000 đồng/ngày/người
Ngày
1
Theo quy định tại Thông tư: 14/2014/TTLT-BTC-BTP
5
Chi giảng viên tối đa: 2.000.000 đồng/buổi, tùy thuộc vào đối tượng giảng viên
Ngày
6
Theo quy định tại Thông tư số: 36/2018/TT-BTC
6
Chi phí thuê xe cho học viên đi thực tế (nếu có)
Theo giá thị trường thực tế
7
Chế độ công tác phí, cán bộ quản lý lớp học
Theo quy định tại Thông tư: 40/2017/TT-BTC
8
Chi khác: Chuyển phát nhanh, điện thoại
Theo giá thị trường thực tế
9
Chi khác
Ghi chú:
- Trường hợp các văn bản hướng dẫn các mục chi trên thay đổi sẽ áp dụng theo văn bản mới hiện hành.
- Trên đây là định mức kinh tế kỹ thuật sau khi áp giá tính giá cho 01 lớp, từ đó tính chi phí cho 01 học viên.
- Tổng chi phí biến đổi cho 01 lớp học = Định mức sử dụng cho 01 học viên x số lượng học viên thực tế | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "28/12/2018",
"sign_number": "42/2018/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Lê Tấn Dũng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-15-KH-UBND-2023-Ke-hoach-phong-ngua-ung-pho-su-co-hoa-chat-doc-cap-tinh-Ha-Noi-551265.aspx | Kế hoạch 15/KH-UBND 2023 Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/KH-UBND
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC CẤP TỈNH CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-BCT ngày 09/6/2022 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh của thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh của thành phố Hà Nội đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-BCT ngày 09/6/2022; dự báo được các tình huống có nguy cơ xảy ra sự cố, diễn biến sự cố, các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và phối hợp của các lực lượng có liên quan xử lý có hiệu quả cao nhất khi có sự cố về hóa chất công nghiệp xảy ra, đảm bảo chủ động, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.
- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm ngay tại các đơn vị cơ sở để phòng ngừa có hiệu quả sự cố hóa chất độc hại tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.
- Xác định tính chất nguy hiểm độc hại của các hóa chất và đánh giá, dự báo các nguy cơ sự cố hóa chất độc trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề ra giải pháp làm giảm nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất độc trên địa bàn thành phố và hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của sự cố hóa chất đến con người và môi trường.
2. Yêu cầu:
- Các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Kế hoạch này có hiệu quả, đồng thời bám sát vào mục đích nêu trên, chủ động phối hợp thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất đúng quy định pháp luật; xây dựng cơ chế phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc; Phương án khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc trên địa bàn Thành phố.
II. NỘI DUNG
1. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cộng đồng doanh nghiệp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh, tồn trữ, vận chuyển và sử dụng hóa chất độc theo quy định của Luật Hóa chất trên địa bàn Thành phố.
2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động hóa chất độc trên địa bàn thành phố Hà Nội, thông qua tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy định pháp luật, trong đó cập nhật xu hướng mới trong quản lý hóa chất bao gồm các nội dung: Phân loại hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS); Khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; Phương thức quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro; Nhận diện hóa chất cần phải kiểm soát,...
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất theo đúng quy định. Đào tạo kỹ thuật an toàn hóa chất cho người lao động tiếp xúc với hóa chất trong quá trình làm việc theo quy định quản lý hóa chất hiện nay. Đào tạo an toàn hóa chất cho người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. Đào tạo an toàn hóa chất cho cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy định pháp luật. Khi có thay đổi quy mô, vị trí sản xuất, kinh doanh, sử dụng ảnh hưởng đến nội dung bản Kế hoạch hoặc Biện pháp cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm báo cáo theo các quy định của văn bản pháp luật về quản lý hóa chất.
4. Lập phương án thực hiện diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc của Thành phố nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó, chủ động khi có sự cố hóa chất xảy ra. Ứng dụng khoa học và công nghệ thông qua hoạt động nghiên cứu, xây dựng, thiết kế hệ thống phần mềm mô phỏng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Thành phố, phân bố lực lượng tham gia ứng phó sự cố hóa chất và mô tả phạm vi ảnh hưởng và bố trí trang thiết bị, nguồn lực khác ứng phó khi xảy ra sự cố để thuận lợi cho công tác chỉ đạo.
5. Từng bước trang bị các phương tiện bảo hộ, trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất độc cho Ban chỉ huy; đảm bảo kinh phí tập huấn, huấn luyện phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc.
6. Tăng cường hoạt động phối hợp trong công tác quản lý hoạt động hóa chất giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Thường xuyên tổ chức hoạt động phối hợp, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý hoạt động hóa chất thuộc lĩnh vực công thương.
7. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra công tác an toàn hóa chất tại các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kinh phí thực hiện Kế hoạch, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định; Việc sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nguồn huy động của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cộng đồng doanh nghiệp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh, tồn chứa, vận chuyển và sử dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
- Rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất.
- Thường xuyên cập nhật các tính chất nguy hiểm, quy định tiêu chuẩn về bảo quản, kinh doanh, sử dụng của các loại hóa chất nguy hiểm, quy định tiêu chuẩn về bảo quản, kinh doanh, sử dụng của các loại hóa chất hiện có và các loại hóa chất mới xuất hiện trên địa bàn, phạm vi tác động trong trường hợp xảy ra sự cố và hướng dẫn cách ứng phó phù hợp.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy định pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng phương án diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố định kỳ hằng năm theo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với quy mô cấp Thành phố có sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, với nhiều cấp độ (từ cấp cơ sở đến cấp Thành phố) và với các tình huống giả định khác nhau.
- Xây dựng chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố hóa chất độc xảy ra trên thực tế
- Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó sự cố hóa chất độc cho cán bộ đơn vị mình tham gia trong Ban chỉ huy.
- Giám sát các lớp đào tạo, huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất, cách nhận biết nhãn mác, ký hiệu quy định hóa chất độc hại.
2. Công an Thành phố
- Phối hợp với Sở Công Thương, Bộ Tư lệnh Thủ đô và các đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm tra tình hình xây dựng các kế hoạch công tác huấn luyện, diễn tập, ứng phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lý hóa chất trong lĩnh vực an ninh theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất độc trên địa bàn thành phố; phát hiện điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động hóa chất theo quy định.
- Tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố đối với hóa chất độc. Chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, phương tiện vận chuyển hóa chất; hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở theo quy định của pháp luật. Xây dựng chương trình, nội dung về ứng phó sự cố hóa chất đốc và chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị bảo hộ phục vụ ứng phó sự cố hóa chất độc cho lực lượng Công an.
3. Bộ Tư lệnh Thủ đô:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương tổ chức huấn luyện định kỳ cho lực lượng ứng phó sự cố hóa chất tại các cơ sở hoạt động hóa chất, tiền chất thuốc nổ theo quy định; cùng với các Sở, ngành, UBND các quận huyện và đơn vị hoạt động hóa chất độc xây dựng và tổ chức diễn tập ứng phó định kỳ theo Kế hoạch.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định. Xây dựng chương trình, nội dung, lực lượng ứng phó, trang thiết bị bảo hộ ứng phó sự cố hóa chất độc và tổ chức lực lượng tham gia ứng phó đối với sự cố hóa chất độc.
4. Sở Y tế
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoá thực phẩm trong ngành y tế cho các tổ chức, cá nhân thuộc diện quản lý.
- Rà soát, đánh giá thực trạng đê xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý hóa chất thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Y tế (hóa chất sử dụng trong bào chế dược phẩm cho người, hóa chất trong diệt khuẩn, diệt côn trùng gia dụng y tế và hóa chất dùng làm phụ gia trong thực phẩm...).
- Xây dựng chương trình, nội dung, lực lượng ứng phó, trang thiết bị bảo hộ ứng phó sự cố hóa chất độc.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Rà soát, đánh giá thực trạng để xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản chế biến nông sản, lâm sản, thủy - hải sản.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong ngành nông nghiệp cho các tổ chức, cá nhân thuộc diện quản lý.
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Xây dựng chương trình, nội dung, lực lượng ứng phó, trang thiết bị bảo hộ ứng phó sự cố hóa chất độc.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động hóa chất độc; xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến công tác bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động hóa chất độc.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động hóa chất độc trong việc quản lý chất thải nguy hại có nguồn gốc từ hóa chất độc.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục, phối hợp điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý, xử lý, thải bỏ hóa chất độc hại tồn dư trong sản xuất, kinh doanh theo quy định.
- Phối hợp xây dựng chương trình, nội dung, lực lượng ứng phó, trang thiết bị bảo hộ ứng phó sự cố hóa chất độc.
7. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ, tác hại của sự cố hóa chất và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Công Thương và các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm; nội dung và các hoạt động triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu đẩy mạnh việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn Thành phố.
10. Sở Tài Chính: Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Thực hiện việc tổng hợp khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến sự cố hóa chất theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
12. Sở, ban, ngành khác trên địa bàn:
Huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ của cơ quan hỗ trợ lực lượng ứng phó sự cố khi cần thiết.
13. Ban Quản lý khu công nghiệp:
- Phối hợp với Sở Công Thương thành phố Hà Nội thông tin, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động hóa chất cho các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
- Nhắc nhở các doanh nghiệp báo cáo định kỳ theo đúng quy định.
- Thông tin cho Sở Công Thương thành phố Hà Nội khi có doanh nghiệp mới hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định.
14. Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội
- Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc chủ động, phối hợp các lực lượng chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất độc theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp, cùng Sở Công Thương tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố theo quy định; trong công tác diễn tập Phương án ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Thành phố.
15. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã xây dựng phương án di dời dân khi có sự cố hóa chất độc xảy ra trên địa bàn.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế cấp huyện phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng quản lý đô thị, các phòng ban có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo đúng quy định.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý. Đặc biệt là kiểm tra việc ghi nhãn hóa chất, điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển.
16. Các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn:
- Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định nhà nước về an toàn trong hoạt động hóa chất. Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khu vực có hoạt động hóa chất, duy trì công tác an toàn trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.
- Thực hiện nghiêm việc huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho người quản lý, người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất của đơn vị. Lập kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất độc, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp nâng cao nhận thức các quy định của pháp luật về hóa chất. Thường xuyên cập nhập thông tin về an toàn hóa chất, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động hóa chất. Tập huấn, bổ sung kiến thức chuyên môn cho lực lượng công nhân làm việc có liên quan đến hóa chất để đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường xung quanh.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ 6 (trước ngày 15/6 hằng năm), năm (trước ngày 15/11 hằng năm) và theo yêu cầu về UBND Thành phố (qua Sở Công Thương) để tổng hợp, báo cáo và Bộ Công Thương theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ngành: CT, TC, TN&MT, TT&TT
CATP, NV, BTLTĐ, BQLKCN-CX, QLTT;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân, KTN, NC, ĐT, TH;
- Cổng thông tin điện tử Thành phố;
- Lưu VT, KTN(vân).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 11/01/2023 của UBND thành phố Hà Nội)
TT
Tên nhiệm vụ, dự án
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Ghi chú
1
Phổ biến nâng cao nhận thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc trong sản xuất, kinh doanh, tồn trữ, vận chuyển và sử dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất trên địa bàn Thành phố.
Sở Công Thương
UBND các quận, huyện thị xã; các doanh nghiệp hoạt động hóa chất độc trên địa bàn Thành phố
Hằng năm
2
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Sở Công Thương
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Công an thành phố Hà Nội, Bộ tư lệnh Thủ đô, UBND các quận, huyện, thị xã, các hoạt động hóa chất độc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hằng năm
3
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch đầu tư cơ bản cho lực lượng ứng phó sự cố hóa chất thành phố Hà Nội
Sở Công Thương
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Công an thành phố Hà Nội, Bộ tư lệnh Thủ đô, UBND các quận, huyện, thị xã, các hoạt động hóa chất độc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hằng năm
4
Kiểm tra công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn Thành phố.
Sở Công Thương
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Công an thành phố Hà Nội, Bộ tư lệnh Thủ đô, UBND các quận, huyện, thị xã
Hằng năm
5
Phối hợp quản lý hoạt động hóa chất với Sở Công Thương các tỉnh bạn, nhất là các tỉnh, thành phố có cửa khẩu hóa chất và các tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất
Sở Công Thương
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
Hằng năm | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "11/01/2023",
"sign_number": "15/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-237-2009-TT-BTC-huong-dan-xu-ly-thue-nhap-khau-thue-gia-tri-gia-tang-nguyen-lieu-may-moc-nhap-khau-theo-hop-dong-gia-cong-99450.aspx | Thông tư 237/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng nguyên liệu, máy móc nhập khẩu theo hợp đồng gia công | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 237/2009/TT-BTC
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2009
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, MÁY MÓC NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG GIA CÔNG, SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU NHƯNG BỊ HƯ HỎNG, TỔN THẤT DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN NHƯ: BỊ THIÊN TAI, HỎA HOẠN, TAI NẠN BẤT NGỜ
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ công văn số 2927/VPCP-KTTH ngày 8/5/2009 của Văn Phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, máy móc nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu nhưng bị hư hỏng, tổn thất do nguyên nhân khách quan như: bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Điều 2. Đối tượng và điều kiện được miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng
Nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Đã thông quan và được cơ quan chức năng xác định rõ việc thiệt hại có nguyên nhân do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ và tỷ lệ thiệt hại;
- Được cơ quan hải quan và cơ quan thuế kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các giấy tờ liên quan, xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị đã nhập khẩu nhưng thực tế thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra có thực hiện bảo hiểm và đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại bao gồm cả tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thì không được xử lý miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Điều 3. Số thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng được miễn, giảm, không thu
1- Miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng nếu nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiệt hại toàn bộ không còn giá trị sử dụng.
2- Giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng tương ứng với tỷ lệ tổn thất của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu đối với trường hợp bị thiệt hại một phần hoặc còn giá trị sử dụng.
Điều 4. Hồ sơ miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng
1- Công văn đề nghị miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại trong đó nêu rõ nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, tỷ lệ tổn thất của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, số tiền thuế đề nghị được miễn, giảm và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo;
2- Hồ sơ hải quan theo qui định tại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
3- Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại như: Biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thiên tai, bão, lũ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu;
4- Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá nhập khẩu;
5- Cam kết của doanh nghiệp về việc không mua bảo hiểm cho lô hàng bị thiệt hại; hoặc đối với trường hợp Hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế thì phải có xác nhận của cơ quan bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, chứng từ liên quan.
6- Các giấy tờ khác có liên quan đến vụ việc;
7- Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị miễn, giảm, không thu thuế.
Điều 5. Thủ tục, trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng
1- Nộp và tiếp nhận hồ sơ:
1.1- Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn, giảm, không thu thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn, giảm, không thu thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; Nộp hồ sơ cho Cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu.
a) Trường hợp hồ sơ xét miễn, giảm, không thu thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
b) Trường hợp hồ sơ gửi bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan.
2- Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi người nộp thuế nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Trường hợp không đúng đối tượng thì yêu cầu thực hiện nộp đủ thuế theo quy định;
c) Nếu hồ sơ đầy đủ thì phối hợp với cơ quan thuế địa phương kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ nhập kho, xuất kho liên quan đến lô hàng bị thiệt hại; đối chiếu các giao dịch kinh doanh của Doanh nghiệp theo hướng dẫn về kiểm tra trước hoàn thuế sau tại khoản 5 Điều 127 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 để xác định thực tế và mức độ thiệt hại của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, nguyên nhân thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu không tiêu thụ tại thị trường nội địa và không xuất khẩu;
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra là sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp.
d) Kết quả kiểm tra nếu xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu đủ điều kiện miễn, giảm, không thu thuế theo quy định: Cục Hải quan địa phương lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan, gồm:
- Hồ sơ do Doanh nghiệp lập (theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này);
- Biên bản kiểm tra tại doanh nghiệp như nêu tại điểm c khoản 2 Điều này;
- Văn bản báo cáo về đề nghị miễn, giảm, không thu thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ: Nguyên nhân dẫn đến việc nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiệt hại, tổn thất; Số tiền thuế được miễn, giảm nêu cụ thể số thuế nhập khẩu, số thuế GTGT; Số tiền thuế còn phải nộp;
3- Trên cơ sở hồ sơ và báo cáo do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm, không thu thuế theo quy định.
Điều 6: Hiệu lực thi hành
1- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những trường hợp đăng ký tờ khai hải quan từ ngày 1/7/2007 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ mà thỏa mãn các điều kiện quy định tại Thông tư này thì phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết từng trường hợp cụ thể.
2- Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết ./.
Nơi nhận :
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Viện Kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài Chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT; TCHQ (05)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "18/12/2009",
"sign_number": "237/2009/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-76-2002-TT-BTC-huong-dan-nhung-van-de-tai-chinh-khi-chuyen-doanh-nghiep-Nha-nuoc-thanh-Cong-ty-co-phan-49970.aspx | Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 76/2002/TT-BTC
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2002
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 76/2002/TT-BTC NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Thi hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (sau đây viết tắt là Nghị định số 64/2002/NĐ-CP); Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính như sau:
Phần thứ nhất:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định này.
Những doanh nghiệp thuộc Mục III, Phần A, Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng công ty Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì không thuộc đối tượng cổ phần hoá.
2. Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
2.1 "Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập" là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đã có đủ điều kiện tổ chức hạch toán kế toán, thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đến kết quả cuối cùng và thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước quy định.
2.2 "Tiền thu về bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" là số tiền thu được khi bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, không bao gồm giá trị ưu đãi cho người lao động và người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản.
2.3 "Thời điểm doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp" là thời điểm Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Tuỳ theo quy mô vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, khi xác định phương án cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước có thể lựa chọn và áp dụng một trong những hình thức cổ phần hoá quy định tại Điều 3 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
Trong đó trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP: "Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn" thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào Công ty được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ (-) chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị cổ phần bán trả chậm cho người nghèo) và người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
4. Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50% vốn điều lệ) của doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động trong những ngành nghề và có các điều kiện như quy định tại điểm 1 mục II của Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Nhà nước sau khi cổ phần hoá mà Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ thì vẫn là thành viên của Tổng Công ty, nhưng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và không phải nộp kinh phí cấp trên. Tổng Công ty chỉ được quyền chuyển nhượng phần vốn Nhà nước góp tại công ty cổ phần trên cơ sở đảm bảo các qui định của pháp luật và Điều lệ công ty.
6. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải khẩn trương thực hiện thanh quyết toán thuế, xử lý tồn tại về tài chính của doanh nghiệp và triển khai thực hiện các bước để cổ phần hoá. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và cơ quan Thuế có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh quyết toán và xử lý những tồn tại về tài chính của doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước đã quy định.
Phần thứ hai:
NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI VỀ CHÍNH KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHẦN
I. KIỂM KÊ VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng ở thời điểm lập báo cáo quyết toán tài chính của quý gần nhất trước ngày ra quyết định cổ phần hoá:
1. Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tại thời điểm kiểm kê. Xác định tài sản thừa thiếu so với sổ sách kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu.
2. Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:
2.1 Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.
2.2 Tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2.3 Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).
2.4 Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận ký gửi.
3. Đối chiếu xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với từng loại công nợ theo quy định sau:
3.1 Nợ phải trả, trong đó:
a. Các khoản nợ phải trả đã quá hạn trả.
b. Các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại để đòi (doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ nợ đã chết) hoặc chủ nợ không đến đối chiếu đòi nợ mặc dù doanh nghiệp đã có văn bản yêu cầu chủ nợ hoặc đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3.2 Nợ phải thu, trong đó: nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Phân tích rõ từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc đã ngừng hoạt động không có khả năng chi trả.
- Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo phán quyết của Toà án không có khả năng chi trả. Khách nợ đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử nhưng có đủ căn cứ chứng minh là nợ không có khả năng thu hồi.
- Các khoản nợ phải thu của các khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.
- Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên mà khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc quá khó khăn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
4. Tổ chức đánh giá và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
5. Kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá.
II. XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
1. Xử lý tài sản
Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
1.1 Đối với tài sản thừa, thiếu trong kiểm kê thì doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân tài sản thừa, thiếu và xử lý như sau:
- Đối với tài sản thiếu phải xác định mức độ trách nhiệm đền bù của tổ chức, cá nhân kèm theo các biện pháp xử lý hành chính theo các quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản đền bù trách nhiệm, doanh nghiệp hạch toán vào kết quả kinh doanh.
- Đối với tài sản thừa nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán vào kết quả kinh doanh.
1.2 Đối với những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý thì xử lý như sau:
a. Doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác quản lý và sử dụng cụ thể:
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị trong ngành thuộc Bộ thì Bộ quản lý ngành quyết định; chuyển cho đơn vị thuộc tỉnh, thành phố quản lý thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.
- Nếu điều chuyển cho các đơn vị ngoài ngành, ngoài địa phương thì Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản theo quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hoá và doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chỉnh tăng, giảm vốn theo giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp cổ phần hoá.
b. Trường hợp không có đơn vị tiếp nhận tài sản thì doanh nghiệp chủ động tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản theo chế độ Nhà nước đã quy định. Việc nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo qui định hiện hành của Nhà nước. Doanh nghiệp phải tổ chức Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản do Giám đốc doanh nghiệp làm Chủ tịch.
Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn này được hạch toán vào thu nhập và chi phí bất thường của doanh nghiệp theo chế độ của Nhà nước quy định.
c. Trường hợp đến thời điểm định giá mà vẫn chưa kịp xử lý tài sản thì giá trị của tài sản không cần dùng được loại trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý trong thời gian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
1.3 Đối với tài sản là công trình phúc lợi như: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá, nhà ở của cán bộ công nhân viên được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá mà chuyển giao cho tập thể người lao động quản lý và sử dụng thông qua tổ chức công đoàn.
Riêng nhà ở của cán bộ công nhân viên (kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước) thì doanh nghiệp có trách nhiệm tập hợp hồ sơ và làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
1.4 Tài sản được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phức lợi của doanh nghiệp nhưng đang dùng trong sản xuất kinh doanh thì được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo giá trị tài sản đánh giá lại. Phần giá trị tài sản này được chuyển thành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá và được chia theo thời gian thực tế đã làm việc của từng người tại doanh nghiệp.
2. Xử lý nợ phải thu khó đòi
Các khoản nợ phải thu khó đòi được xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
2.1 Đối với những khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng cụ thể để chứng minh như:
- Các căn cứ chứng minh doanh nghiệp hoặc tổ chức đã ngừng hoạt động nhưng không có khả năng thanh toán nợ.
- Đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản phải có quyết định giải thể của cơ quan quyết định thành lập hoặc quyết định của Toà án xử lý đối với đơn vị phá sản.
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, không có tài sản thừa kế để trả nợ hoặc đang thi hành án, đang bị truy tố, giam giữ, xét xử không có khả năng trả nợ.
- Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xoá nợ không thu hồi được của doanh nghiệp.
- Đối với những khoản nợ phải thu đã phát sinh trên 3 năm mà khách nợ vẫn còn tồn tại nhưng không có khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng không thu hồi được thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng như: Biên bản đối chiếu công nợ với khách nợ, công văn đòi nợ, công văn đề nghị Toà án thực hiện phá sản theo Luật định.
Các khoản nợ phải thu có đủ căn cứ chứng minh là không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp xử lý theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
2.2 Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặc bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ theo giá thoả thuận, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
2.3 Trong thời gian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản công nợ đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
3. Xử lý các khoản nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả được xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
3.1 Đối với các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả được hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.
3.2 Đối với các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước: Sau khi xử lý các khoản nợ phải thu theo quy định tại mục 2 nói trên mà doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước thì căn cứ vào thực trạng tài chính và nguyên nhân của các khoản nợ đọng, doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo Cục thuế để kiểm tra trước khi trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ vốn đầu tư hoặc xoá nợ đọng thuế và các khoản phải nộp Ngân sách tối đa bằng số lỗ luỹ kế đến thời điểm định giá. Trình tự, thủ tục theo hướng dẫn tại Phần B, Mục IV Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày 10/04/2002 của Bộ Tài chính về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan.
3.3 Đối với các khoản nợ đọng vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước: Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được khoanh, giãn các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm Quyết định cổ phần hoá trong thời hạn 3 đến 5 năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay bao gồm cả lãi đã nhập gốc với mức không vượt quá số lỗ còn lại.
Doanh nghiệp cổ phần hoá chủ động phối hợp với Ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hay bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp của ngân hàng vào doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp.
3.4 Đối với các khoản nợ phải trả nước ngoài quá hạn có bảo lãnh thì doanh nghiệp và người bảo lãnh phải đàm phán với chủ nợ để xoá lãi, khoanh nợ hoặc giảm nợ gốc và bố trí nguồn để trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp không bố trí được nguồn trả nợ thì người bảo lãnh có trách nhiệm bố trí nguồn để trả nợ theo kỳ hạn đã cam kết cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặc chuyển thành vốn của người bảo lãnh góp vào Công ty cổ phần.
3.5 Đối với khoản nợ BHXH, nợ cán bộ công nhân viên: Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi cổ phần hoá để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3.6 Việc chuyển nợ phải trả thành vốn góp cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hoá phải đảm bảo yêu cầu sau:
Đước thực hiện thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần.
Trường hợp chủ nợ không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá thì doanh nghiệp và chủ nợ ký thoả thuận về giá chuyển đổi nợ thành vốn góp cổ phần trước khi đấu giá và đây là giá chủ nợ tham gia đấu giá. Trường hợp các bên tham gia có giá đấu bằng nhau thì chủ nợ được quyền ưu tiên thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo giá đã thoả thuận. Riêng việc chuyển nợ phải trả người lao động trong doanh nghiệp thành cổ phần thì thực hiện theo giá "sàn" quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
b. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quyền mua cổ phần lần đầu và quyền nắm giữ cổ phần chi phối của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
4. Các khoản dự phòng và lãi chưa phân phối
Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính...và các khoản lãi chưa phân phối được xử lý theo quy định sau:
a. Số dư về dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán (sau khi bù đắp tổn thất về giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán và xử lý công nợ khó đòi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định) được hoàn nhập vào thu nhập của doanh nghiệp.
b. Số dư về chênh lệch tỷ giá được xử lý như sau:
- Đối với giá trị công trình xây dựng cơ bản dở dang nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì sau khi bù trừ giữa số tăng, số giảm phải tính vào giá trị công trình khi xác định giá trị doanh nghiệp.
- Đối với chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ ngoại tệ khác, sau khi bù trừ giữa số tăng và số giảm thì hạch toán vào chi phí, thu nhập tài chính của doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước quy định.
c. Số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được giữ lại để giải quyết chính sách lao động dôi dư theo chế độ hiện hành. Nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết thì phải hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.
d. Số dư Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ dự phòng tài chính được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất về tài sản và bù lỗ (nếu có) của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số còn lại, hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.
e. Trường hợp doanh nghiệp còn số lỗ luỹ kế của các năm trước thì được dùng thu nhập trước thuế có đến thời điểm cổ phần hoá để bù đắp trước khi thực hiện các biện pháp xoá nợ đối với các khoản nợ thuế, phải nộp Ngân sách và các khoản nợ đọng vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Các khoản thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo quy định hiện hành.
5. Tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài.
Tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
5.1 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá có kế thừa các hoạt động liên doanh thì phải tính giá trị tài sản góp vốn liên doanh vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
5.2 Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các hoạt động liên doanh thì lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá để xem xét, quyết định và xử lý tài sản góp vốn liên doanh như sau:
+ Thoả thuận để mua hoặc bán lại vốn góp liên doanh.
+ Thoả thuận với đối tác góp vốn liên doanh với doanh nghiệp để chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và đối tác nước ngoài thống nhất chấm dứt hợp đồng liên doanh thì xử lý theo quy định tại Thông tư số 22/2002/TT-BTC ngày 11/3/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý tài chính và hạch toán đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động.
6. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: được chia cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá để mua cổ phần. Phương thức chia do Giám đốc doanh nghiệp sau khi thoả thuận với tổ chức công đoàn quyết định tuỳ theo mức độ đóng góp của từng người lao động. Người lao động không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.
Trường hợp trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp đã chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì được xử lý như một khoản phải thu tồn đọng. Cụ thể:
- Đối với khoản chi cho người lao động còn đang làm việc trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá thì được giảm trừ vào phần giá trị tài sản dùng để chia cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại tiết 1.4 điểm 1 Mục II Thông tư này (nếu có); Phần còn thiếu doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi của người lao động trước khi thực hiện chính sách ưu đãi giảm giá bán cổ phần hoặc trợ cấp thôi việc, mất việc.
- Đối với các khoản chi vượt Quỹ khen thưởng, phúc lợi do phải hạch toán các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bị xuất toán, các khoản chi biếu, tặng; các khoản chi bổ sung lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động đã nghỉ việc, thôi việc trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan tài chính doanh nghiệp, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp để xem xét, xử lý như 1 khoản nợ không có khả năng thu hồi.
III. XỬ LÝ TÀI CHÍNH TỪ THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ĐẾN THỜI ĐIỂM DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC CHUYỂN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp phải điều chỉnh sổ kế toán và bảng cân đối kế toán theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; hạch toán đầy đủ các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện cổ phần hoá phát sinh trong kỳ.
2. Đến thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải chủ động lập báo cáo tài chính, tiếp tục xử lý những vấn đề về tài chính theo qui định tại Mục II Thông tư này và thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế để xác định lại giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá và thực hiện bàn giao giữa doanh nghiệp Nhà nước với công ty cổ phần.
3. Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau:
a. Trường hợp có chênh lệch tăng thì nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cùng cấp.
b. Trường hợp có chênh lệch giảm thì doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm để xử lý như sau:
- Xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành đối với phần chênh lệch giảm thuộc trách nhiệm cá nhân, tập thể.
- Toàn bộ khoản chênh lệch giảm sau khi bồi thường vật chất (nếu có) thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá quyết định giảm giá trị doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cùng cấp bổ sung vốn để đảm bảo tỷ lệ cổ phần Nhà nước cần thiết nắm giữ trong cơ cấu vốn điều lệ của Công ty cổ phần.
4. Đối với các khoản nợ và tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp:
a. Trong giai đoạn chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi công nợ, thanh lý, nhượng bán tài sản nói trên (bao gồm cả việc bán lại cho các tổ chức có chức năng kinh doanh mua bán nợ và tài sản tồn đọng) và nộp toàn bộ số tiền thu được về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
b. Trường hợp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần vẫn chưa xử lý xong các khoản nợ và tài sản trên thì cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định chuyển giao việc xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá cho doanh nghiệp khác hoặc uỷ quyền cho công ty tiếp tục bảo quản và xử lý. Công ty cổ phần được hưởng 10% tổng số tiền thu được từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản và thu hồi công nợ để bù đắp chi phí và có trách nhiệm nộp số thu còn lại về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Công ty cổ phần phải tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản này trong thời hạn 6 tháng, nếu quá thời hạn trên phải báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để xử lý. Nếu Công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng thì báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để thuê hoặc mua theo giá thị trường.
IV. BÁN CỔ PHẦN
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng phương án bán cổ phần theo trình tự ưu tiên và cơ cấu cổ phần được quy định tại Điều 23 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
1.1 Phương án bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 96/2001/TT-BTC ngày 23/11/2001 của Bộ Tài chính. Trong đó, phương án bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp thuỷ sản được xác định trên cơ sở diện tích nuôi thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản cung cấp cho doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá và tổng giá trị cổ phần bán theo giá ưu đãi.
1.2 Căn cứ vào số lượng cổ phần thực tế bán ra bên ngoài và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tiếp thu công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường; doanh nghiệp cổ phần hoá tính toán số cổ phần bán ra bên ngoài để xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Số lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài được xác định theo công thức sau:
Số lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài
=
Tổng số cổ phần của công ty (tương ứng với vốn điều lệ)
-
Số lượng cổ phần Nhà nước tham gia tại công ty cổ phần
-
Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho NLĐ trong DN
-
Số lượng cổ phần dự kiến bán cho người SX và cung cấp NL
x
30%
Những doanh nghiệp cổ phần hoá có tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải đảm bảo các điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của Pháp luật về chứng khoán.
1.3 Ngoài số cổ phần được mua theo giá ưu đãi, người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được quyền đăng ký mua số cổ phần còn lại (sau khi đã xác định số lượng cổ phần bán ra bên ngoài) theo giá sàn.
Trường hợp người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký mua không hết thì doanh nghiệp phải kịp thời điều chỉnh phương án bán cổ phần, bổ sung số lượng cổ phần bán ra bên ngoài.
2. Việc bán cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP .
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có số lượng cổ phần bán ra bên ngoài với mệnh giá cổ phiếu dưới 500 triệu đồng hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa ở vùng sâu, vùng xa có khó khăn trong việc bán thông qua các tổ chức tài chính trung gian hoặc dự kiến chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần của tổ chức trung gian vượt quá mức hoa hồng cho phép thì cơ quan quyết định cổ phần hóa giao cho doanh nghiệp tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài theo hình thức đấu giá.
V. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ BÁN CỔ PHẦN
1. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần do thực hiện đấu giá) tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa từ ngày 05/7/2002 trở đi được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và Quy chế quản lý, sử dụng tiền thu, tiền bán cổ phần của Bộ Tài chính. Tiền thu từ bán phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trước ngày 05/7/2002 được quản lý, sử dụng theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Tiền thu từ bán cổ phần do doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn được để lại công ty cổ phần và quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
VI. CHI PHÍ CỔ PHẦN HÓA
1. Chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
- Chi phí in tài liệu, tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Chi phí cho việc lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần;
- Tiền thuê tư vấn, kiểm toán (nếu có);
- Chi phí cho Đại hội CNVC doanh nghiệp bất thường để triển khai cổ phần hóa;
- Chi phí cho các hoạt động tuyên truyền thực hiện cáo bạch các thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần (bao gồm cả chi phí cho hoạt động đấu giá);
- Chi phí cho Đại hội cổ đông lần đầu;
- Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
2. Mức chi phí tối đa cho việc thực hiện chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần được xác định như sau:
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế dưới 5 tỷ đồng được chi không quá 100 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng được chi không quá 150 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 10 tỷ - 20 tỷ đồng được chi không quá 200 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 20 tỷ - 30 tỷ đồng được chi không quá 250 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 30 tỷ - 40 tỷ đồng được chi không quá 350 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 40 tỷ - 50 tỷ đồng được chi không quá 400 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 50 tỷ - 60 tỷ đồng được chi không quá 450 triệu đồng;
+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 60 tỷ đồng được chi không quá 500 triệu đồng;
Giám đốc doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quyết định các chi phí thực tế cần thiết phục vụ quá trình cổ phần hóa theo nguyên tắc hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm và có đầy đủ chứng từ. Trường hợp doanh nghiệp chi vượt mức khống chế trên thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hoá với cơ quan quyết định cổ phần hoá. Tổng số chi phí cổ phần hoá được trừ (-) vào tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
VII. BÀN GIAO TÀI SẢN, TIỀN VỐN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Hồ sơ bàn giao tài sản, tiền vốn bao gồm:
- Báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần và báo cáo quyết toán thuế.
- Quyết định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.
- Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao.
2. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá, đại diện doanh nghiệp Nhà nước (gồm: Giám đốc, kế toán trưởng), đại diện của công ty cổ phần (Hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng) và đại diện của tổ chức công đoàn trong công ty. Biên bản bàn giao giữa 2 bên phải thể hiện rõ:
- Tình hình tài sản, tiền vốn, lao động có tại thời điểm chuyển giao.
- Quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ phần được tiếp tục kế thừa.
- Những tồn tại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp tục giải quyết (bao gồm cả việc tiếp tục theo dõi, thu hồi công nợ, tài sản đã được loại trừ, thu hồi tiền bán cổ phần trả chậm...).
VIII. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN.
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần
Chế độ ưu đãi với doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trong đó:
1.1 Các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá được hưởng ưu đãi về thuế theo mức quy định tại Điều 18 và Điều 21 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 đối với doanh nghiệp thành lập mới.
Căn cứ vào điều kiện của doanh nghiệp và các tiêu chuẩn để xác định miễn giảm thuế, doanh nghiệp chủ động xác định và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện chính sách ưu đãi về thuế. Đồng thời phải gửi kèm bản sao quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để cơ quan thuế có căn cứ xác định mức ưu đãi.
1.2 Công ty cổ phần có trách nhiệm quản lý, duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật được doanh nghiệp Nhà nước chuyển giao để bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Trường hợp người lao động không có nhu cầu sử dụng và công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thì Công ty cổ phần mua lại hoặc bán cho các đối tượng khác, số tiền thu được chuyển về Quỹ phúc lợi của công ty.
2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Chế độ ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP , trong đó:
2.1 Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hoá tại thời điểm quyết định cổ phần hoá, cứ mỗi năm làm việc cho Nhà nước thì được Nhà nước bán tối đa 10 cổ phần (mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với mệnh giá. Theo quy định này thì khi mua mỗi cổ phần ưu đãi, người lao động chỉ phải trả 70.000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị ưu đãi của Nhà nước cho người lao động.
2.2 Người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá được mua cổ phần hoá với giá ưu đãi theo phương thức trả góp trong 10 năm, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải trả lãi suất. Tổng số cổ phần bán cho người lao động nghèo theo phương thức trả góp tối đa không quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
2.3 Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động, ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản và giá trị cổ phần ưu đãi bán chịu cho người lao động nghèo được trừ vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và không vượt quá giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi đã trừ phần vốn Nhà nước cần nắm giữ và chi phí cổ phần hoá.
Việc bán cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện xong phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
(Phương pháp xác định số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá theo Phụ lục đính kèm).
Công ty cổ phần có trách nhiệm theo dõi và tổ chức thu hồi giá trị cổ phần mua trả chậm và kịp thời nộp về Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và cổ phần doanh nghiệp Nhà nước.
2.4 Cổ phiếu của cổ phần bán theo giá ưu đãi là cổ phiếu có ghi tên, người sở hữu chỉ được chuyển nhượng cổ phiếu này sau 3 năm kể từ khi mua. Đối với cổ phần bán theo phương thức trả góp cho người nghèo thì người sử hữu cổ phiếu chỉ được bán sau khi đã trả hết nợ cho Nhà nước. Trường hợp người sở hữu cổ phiếu có nhu cầu chuyển nhượng trước thời hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận. Công ty cổ phần ưu tiên mua lại số cổ phần này theo giá thị trường và hạch toán vào nguồn cổ phiếu ngân quỹ để quản lý và sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.
2.5 Người lao động được tuyển dụng trước ngày 21/04/1998 bị mất việc, nghỉ hưu sớm tại thời điểm cổ phần hoá hoặc trong 12 tháng sau khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì được hưởng trợ cấp theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và do Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán.
Người lao động bị thôi việc, mất việc không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo qui định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và các văn bản trên thì được hưởng trợ cấp theo qui định của Bộ Luật lao động và được quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ thanh toán như qui định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Phần thứ ba:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Doanh nghiệp được chủ động xử lý tài chính theo chế độ tài chính hiện hành và những điểm hướng dẫn trong Thông tư này trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Cơ quan quyết định cổ phần hoá có trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá xử lý những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra doanh nghiệp xử lý những vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hoá theo đúng qui định của Nhà nước. Nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời cho cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
4. Thông tư này thay thế Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 4/7/2002.
Các văn bản hướng dẫn về các vấn đề xử lý tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Trần Văn Tá
(Đã ký)
PHỤ LỤC
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN BÁN ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ.
(Ban hành kèm Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002)
I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CỔ PHẦN BÁN ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Gọi S1 là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa;
- Gọi S2 là số lượng cổ phần thực tế được phép bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (xác định theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp).
- Gọi T là tổng thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước của toàn bộ lao động trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
- Gọi G1 là tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tối đa; G2 là tổng giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động xác định theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi C1 là giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo tính theo mức tối đa; C2 là giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo xác định lại theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi H là giá trị thực tế phần vốn Nhà nước còn lại sau khi trừ đi chi phí cổ phần hoá và giá trị vốn Nhà nước cần thiết nắm giữ tại công ty cổ phần.
Số lượng cổ phần bán ưu đãi và giá trị ưu đãi cho người lao động và người cung cấp nguyên liệu xác định như sau:
1. Số lượng cổ phần bán ưu đãi tối đa là:
S1 = T x 10 cổ phần
2. Giá trị ưu đãi tối đa là:
G1= S1 x 30.000 (đồng)
3. Giá trị bán chậm trả tối đa là:
C1 = S1 x 20% x 70.000 (đồng)
- Trường hợp G1 +C1 Ê H thì người lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổ phần chậm trả theo mức tối đa tính trên.
- Trường hợp G1 +C1 > H thì phải tính lại số lượng cổ phần bán ưu đãi, giá trị ưu đãi và giá trị trả chậm của người lao động như sau:
1. Số lượng cổ phần được phép bán ưu đãi:
S1 =
H
--------- x S1
G1 + C1
2. Giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động:
G2 =
H
--------- x G1
G1 +C1
3. Giá trị cổ phần chậm trả thực tế:
C2 =
H
--------- x C1
G1 + C1
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BÁN CHO NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN HÀNG NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN.
- Gọi K là mức khống chế tổng giá trị cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. Thì K = 10% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Gọi G3 là giá trị ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
G3 = 30% K
- Gọi S3 là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.
Phương pháp xác định:
a. Trường hợp H - (G1 + C1) ³ G3 thì số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu được xác định như sau:
S3 =
G3
---------
30.000đ
b. Trường hợp H - (G1 + C1) < G3 thì giá trị ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:
H - (G1 + C1)
Số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:
S3 =
H - (G1 + C1)
----------------
30.000đ | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "09/09/2002",
"sign_number": "76/2002/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-31-2011-TT-BGTVT-kiem-tra-chat-luong-an-toan-ky-thuat-123242.aspx | Thông tư 31/2011/TT-BGTVT kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2011/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới nhập khẩu.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu;
b) Xe cơ giới nhập khẩu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Xe cơ giới nhập khẩu thực hiện các mục đích đặc biệt và không để tham gia giao thông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) nhập khẩu xe cơ giới và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe cơ giới là các loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ (trừ mô tô, xe gắn máy) được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 6211 và TCVN 7271, kể cả ô tô sát xi.
2. Xe cơ giới cùng kiểu loại là các xe cơ giới của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, cùng thiết kế, cùng các thông số kỹ thuật, cùng nước sản xuất.
Điều 4. Xe cơ giới nhập khẩu phải tuân theo các quy định hiện hành về kiểu loại và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Điều 5. Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra) tổ chức và tiến hành việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra) xe cơ giới nhập khẩu trong phạm vi cả nước.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 6. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm các tài liệu sau:
a) Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản xuất của xe cơ giới theo mẫu nêu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu bao gồm: Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương; Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
c) Bản sao chụp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong đó có thể hiện các nội dung cơ bản sau: Các thông số về kích thước cơ bản; Các thông số về khối lượng: khối lượng bản thân, khối lượng chuyên chở, khối lượng toàn bộ, khối lượng bản thân phân bố trên các trục xe (chỉ áp dụng đối với các xe cơ giới có khối lượng toàn bộ từ 15 tấn trở lên); Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ; Số người cho phép chở kể cả người lái; Cỡ lốp xe; Giới thiệu về các hệ thống chính như: hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống đèn chiếu sáng tín hiệu, cơ cấu chuyên dùng lắp trên xe (nếu có);
Riêng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng thì ngoài tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật nêu trên, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bổ sung các tài liệu sau:
- Bản chính Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng xe cơ giới có ghi số khung, số động cơ (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới nhập khẩu.
- Tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới chưa qua sử dụng, nhập khẩu bao gồm bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu của một trong các tài liệu sau:
+ Báo cáo thử nghiệm khí thải do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) trong đó có ghi các kết quả thử nghiệm của các phép thử quy định tại các quy chuẩn tương ứng;
+ Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) đã thỏa mãn yêu cầu về khí thải như quy định hiện hành hoặc cao hơn đối với từng loại xe và phép thử quy định tại các quy chuẩn tương ứng.
+ Giấy xác nhận (hoặc chứng nhận) của nhà sản xuất cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) trong đó có xác nhận kiểu loại xe hoặc động cơ xe cơ giới thoả mãn yêu cầu về khí thải như quy định hiện hành hoặc cao hơn đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng nhập khẩu thuộc các đối tượng là: Xe cơ giới đã được cơ quan có thẩm quyền các nước áp dụng tiêu chuẩn khí thải Châu Âu cấp Giấy chứng nhận kiểu loại xe hoặc Ô tô hạng nặng được sản xuất tại các nước không áp dụng tiêu chuẩn khí thải Châu Âu nhưng thoả mãn yêu cầu của các nước này và các yêu cầu này tương đương hoặc cao hơn mức hiện hành.
Việc sử dụng Giấy xác nhận (hoặc chứng nhận) của nhà sản xuất cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới (đối với ô tô hạng nặng) thay thế cho Báo cáo thử nghiệm khí thải hoặc Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài như nêu ở trên chỉ được áp dụng trong thời gian 02 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
- Yêu cầu về tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới không áp dụng cho các đối tượng sau:
+ Xe cơ giới không tham gia giao thông công cộng, hoạt động chủ yếu tại khu vực mỏ, bến cảng, sân bay, kho bãi, nhà máy, khu du lịch và vui chơi giải trí;
+ Xe cơ giới nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;
+ Xe cơ giới nhập khẩu là hàng viện trợ không hoàn lại hoặc quà tặng cho các cơ quan tổ chức.
d) Đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng, ngoài các tài liệu nêu tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 của Thông tư này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bổ sung bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu của một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoặc một trong các loại giấy tờ có giá trị tương đương;
- Giấy chứng nhận lưu hành;
- Giấy huỷ Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy huỷ Giấy chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ô tô được đăng ký lưu hành cấp cho phương tiện.
Riêng đối với trường hợp phương tiện đã thay đổi chủ sở hữu nhiều lần trước khi nhập khẩu về Việt Nam và trên Giấy chứng nhận đăng ký hoặc các Giấy tờ thay thế không có đủ cơ sở để xác định thời gian đăng ký sử dụng xe thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thể bổ sung các bằng chứng hợp pháp thể hiện các lần đăng ký trước của cơ quan hoặc tổ chức chuyên ngành về quản lý phương tiện tại các nước xuất khẩu xe.
2. Miễn tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật và tài liệu liên quan đến khí thải nêu tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Thông tư này đối với các xe cơ giới nhập khẩu cùng kiểu loại với loại xe đã được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (sau đây gọi là Giấy chứng nhận chất lượng). Riêng trường hợp đối với các xe cơ giới đã qua sử dụng thì tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật có thể được thay thế bằng Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe cơ giới nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập theo nội dung nêu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Các tài liệu như: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu; Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe cơ giới nhập khẩu ; Tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới chưa qua sử dụng có thể được tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp trước khi tiến hành kiểm tra phương tiện.
Điều 7. Kiểm tra đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng
Xe cơ giới chưa qua sử dụng (bao gồm cả ô tô sát xi) được kiểm tra theo quy định sau đây:
1. Kiểm tra xác nhận kiểu loại
a) Phương thức kiểm tra này áp dụng đối với các xe cơ giới chưa qua sử dụng, được sản xuất trước thời điểm nhập khẩu không quá 03 năm, có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Xe cơ giới đã được kiểm tra theo Hiệp định hoặc thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và sự phù hợp mà Việt Nam tham gia ký kết;
- Xe cơ giới được nhập khẩu bởi đại lý uỷ quyền về bán hàng và bảo hành của nhà sản xuất, có cùng kiểu loại với loại xe đã được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng.
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự phù hợp về kiểu loại xe thể hiện trong hồ sơ đăng ký kiểm tra so với các kiểu loại đã được kiểm tra chứng nhận;
Kiểm tra tình trạng của số khung, số động cơ của từng chiếc xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với kiểu loại thể hiện trong hồ sơ đăng ký kiểm tra.
2. Kiểm tra thử nghiệm xe mẫu
a) Phương thức kiểm tra này áp dụng đối với các xe cơ giới chưa qua sử dụng không thuộc đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư này và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xe cơ giới có tài liệu liên quan đến khí thải nhưng không có tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật không phù hợp với xe thực tế nhập khẩu;
- Xe cơ giới có kiểu loại chưa được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài chứng nhận về kiểu loại.
b) Nội dung kiểm tra: Thử nghiệm 01 xe mẫu lấy ngẫu nhiên của mỗi kiểu loại xe có trong hồ sơ đăng ký kiểm tra theo các hạng mục quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
Kiểm tra tình trạng của số khung, số động cơ của từng chiếc xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với xe mẫu.
3. Kiểm tra xác suất
a) Phương thức này áp dụng đối với mỗi kiểu loại xe cơ giới chưa qua sử dụng, có hồ sơ đầy đủ theo quy định, không thuộc đối tượng nêu tại các khoản 1, 2 Điều 7 của Thông tư này và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xe cơ giới đã được Cơ quan kiểm tra chứng nhận về kiểu loại nhưng thuộc đối tượng mà cơ quan kiểm tra có cơ sở chứng minh sự sai khác về thông số kỹ thuật giữa tài liệu kỹ thuật với xe cơ giới nhập khẩu hoặc tài liệu kỹ thuật không đủ tin cậy để làm căn cứ kiểm tra.
- Xe cơ giới thuộc kiểu loại chưa được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng;
- Xe cơ giới có cùng kiểu loại với loại xe đã được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng nhưng được nhập khẩu bởi tổ chức hoặc cá nhân không phải là đại lý uỷ quyền về bán hàng và bảo hành của nhà sản xuất.
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra 01 xe mẫu lấy ngẫu nhiên của mỗi kiểu loại xe có trong hồ sơ đăng ký kiểm tra theo các hạng mục kiểm tra tổng quát, kiểm tra động cơ, kiểm tra hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, kiểm tra hệ thống lái, kiểm tra trang thiết bị điện, đèn chiếu sáng tín hiệu theo quy định nêu tại Điều 8;
Kiểm tra tình trạng của số khung, số động cơ của từng chiếc xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với xe mẫu.
4. Kiểm tra từng xe
a) Phương thức này áp dụng đối với các xe cơ giới không thuộc các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 của Thông tư này.
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra theo các hạng mục kiểm tra tổng quát, kiểm tra động cơ, kiểm tra hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, kiểm tra hệ thống lái, kiểm tra trang thiết bị điện, đèn chiếu sáng tín hiệu theo quy định nêu tại Điều 8.
5. Kiểm tra thử nghiệm khí thải (trừ phép thử bay hơi)
a) Phương thức này áp dụng đối với các xe cơ giới thuộc các đối tượng sau đây:
- Xe cơ giới không có tài liệu liên quan tới khí thải theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
- Xe cơ giới có tài liệu liên quan tới khí thải nhưng trong tài liệu không thể hiện đầy đủ các phép thử áp dụng đối với loại xe đó như quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 05: 2009/BGTVT “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới ”;
- Xe cơ giới có kết cấu không phù hợp với tài liệu liên quan tới khí thải.
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra 01 mẫu lấy ngẫu nhiên của mỗi kiểu loại xe theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 05: 2009/BGTVT “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới ” và được thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc tại một trong những cơ sở thử nghiệm khí thải đã được Cơ quan kiểm tra thừa nhận.
Điều 8. Kiểm tra đối với xe cơ giới đã qua sử dụng
Xe cơ giới đã qua sử dụng (bao gồm cả ô tô tải không có thùng chở hàng) nhập khẩu, có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này, được kiểm tra từng xe theo quy định sau đây:
1. Kiểm tra tổng quát
a) Số khung và/hoặc số VIN, số động cơ không bị đục sửa, đóng lại và đúng với hồ sơ đăng ký kiểm tra của xe ;
b) Xe cơ giới phải ở trạng thái hoạt động bình thường, bảo đảm đầy đủ công dụng, chức năng, có hình dáng và kết cấu phù hợp với tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật đã đăng ký tại Cơ quan kiểm tra (trừ trường hợp ô tô tải không có thùng chở hàng);
c) Xe cơ giới phải có kích thước, khối lượng và sự phân bố khối lượng trên các trục xe phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Kiểm tra thân vỏ, buồng lái, thùng hàng
a) Không nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách;
b) Cửa lên xuống đóng, mở nhẹ nhàng, không tự mở khi xe chạy;
c) Kính chắn gió và kính cửa sổ là loại kính an toàn, đúng chủng loại của phương tiện đó, phù hợp với các quy định về an toàn cho người ngồi trong xe; không vỡ, rạn nứt hoặc đổi màu;
d) Gương chiếu hậu đủ số lượng, đúng chủng loại, lắp đặt chắc chắn;
đ) Ghế người lái và ghế hành khách có sơ đồ bố trí đúng với tài liệu kỹ thuật, lắp ghép chắc chắn và có kích thước phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
e) Dây đai an toàn: đầy đủ theo quy định và tài liệu kỹ thuật của loại xe đó, lắp ghép chắc chắn, không bị rách, khoá cài phải đóng mở nhẹ nhàng và không tự mở, dây không bị kẹt, cơ cấu hãm phải giữ chặt dây khi giật đột ngột.
3. Kiểm tra khung xe
Không nứt, gãy, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt. Không mọt gỉ làm ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của các kết cấu.
4. Kiểm tra động cơ
a) Đúng kiểu loại hoặc là loại có công suất tương đương. Công suất động cơ cho 01 tấn khối lượng toàn bộ của ô tô phải đạt từ 7,35 kW trở lên (yêu cầu này không áp dụng cho xe chuyên dùng, xe điện và xe có khối lượng toàn bộ từ 30 tấn trở lên); Trường hợp xe cơ giới có công suất động cơ cho 01 tấn khối lượng toàn bộ của xe không thoả mãn yêu cầu thì Cơ quan kiểm tra sẽ điều chỉnh lại khối lượng chuyên chở và khối lượng toàn bộ của xe cho phù hợp với quy định;
b) Không có hiện tượng rò rỉ thành giọt của nhiên liệu, dầu bôi trơn và nước làm mát;
c) Động cơ phải hoạt động được khi khởi động bằng máy khởi động điện liên tiếp không quá 3 lần, mỗi lần không quá 5 giây;
d) Động cơ phải hoạt động ổn định ở chế độ vòng quay không tải; không có tiếng gõ lạ;
đ) Áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát khi động cơ làm việc ổn định phải nằm trong giới hạn cho phép;
e) Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải động cơ phải thỏa mãn quy định sau đây:
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức, 4 kỳ: hàm lượng CO không vượt quá 3,0 % thể tích; hàm lượng HC không vượt quá 600 ppm thể tích;
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức, 2 kỳ: hàm lượng CO không vượt quá 3,0 % thể tích; hàm lượng HC không vượt quá 7800 ppm thể tích;
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức, loại đặc biệt (là các loại động cơ như động cơ Wankel và một số loại động cơ khác có kết cấu đặc biệt khác với kết cấu của các loại động cơ có píttông, vòng găng (xéc măng) thông dụng hiện nay): hàm lượng CO không vượt quá 3,0 % thể tích; hàm lượng HC không vượt quá 3300 ppm thể tích;
- Đối với phương tiện lắp động cơ cháy do nén: độ khói không vượt quá 60% HSU;
g) Tiếng ồn do xe phát ra khi đỗ không được vượt quá mức ồn tối đa cho phép quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
h) Thể tích làm việc của động cơ được ghi nhận theo trị số thể hiện trong tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc ê tơ két gắn trên động cơ hoặc các thông tin của nhà sản xuất. Trường hợp tài liệu kỹ thuật không thể hiện trị số này hoặc có nghi vấn về trị số thể hiện trong tài liệu kỹ thuật thì thể tích làm việc của động cơ được ghi nhận theo kết quả đo thể tích làm việc thực tế của động cơ.
5. Kiểm tra hệ thống truyền lực và hệ thống chuyển động
a) Ly hợp: Lắp đặt chắc chắn, có hành trình tự do. Điều khiển nhẹ nhàng, đóng hoàn toàn, cắt dứt khoát. Không có hiện tượng rò rỉ dầu thành giọt trong toàn bộ hệ thống;
b) Hộp số, hộp số phụ: Ra vào số dễ dàng, không kẹt số, không tự nhảy số và không rò rỉ dầu thành giọt;
c) Không được có tiếng gõ lạ ở hộp số, hộp số phụ, cơ cấu truyền lực chính... khi vận hành;
d) Trục các đăng không biến dạng, không có vết nứt, gãy;
đ) Cầu chủ động hoạt động bình thường, không có vết nứt, không rò rỉ dầu thành giọt;
e) Cầu bị động không biến dạng, không có vết nứt;
g) Các moay ơ không rơ, không bó kẹt;
h) Lốp xe đúng tài liệu kỹ thuật, đủ số lượng, không phồng rộp, không nứt, vỡ.
6. Kiểm tra hệ thống phanh
a) Có đầy đủ các bộ phận, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của kiểu loại xe đó;
b) Các đường ống dẫn dầu, dẫn khí không nứt vỡ, không mòn, bẹp, không rò rỉ;
c) Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, làm việc ổn định, không có hư hỏng;
d) Phanh chân:
- Đối với hệ thống phanh dầu: sau không quá 2 lần đạp phanh thì hệ thống phanh phải có tác dụng.
- Đối với hệ thống phanh khí nén: sau khi đạp phanh thì hệ thống phanh phải có tác dụng. Khi đạp hết hành trình phanh, áp suất trong bình khí nén không nhỏ hơn 5 kG/cm2.
đ) Phanh tay: có tác dụng sau khi điều khiển;
e) Đầu nối phanh rơ moóc, sơ mi rơ moóc: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn; không bị hư hỏng, rò rỉ.
7. Kiểm tra hệ thống lái
a) Có đầy đủ các cụm, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của loại xe đó và hoạt động bình thường, ổn định;
b) Vô lăng lái: bố trí ở bên trái của xe (trừ loại xe đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép), đúng kiểu loại, không nứt, gãy; Độ rơ góc của vô lăng lái phải thoả mãn : sự dịch chuyển của một điểm trên vành vô lăng lái không vượt quá 1/5 đường kính vành vô lăng lái;
c) Trục lái: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, không có độ rơ dọc trục và độ rơ hướng kính, không nứt, gãy, không bó kẹt khi quay;
d) Cơ cấu lái: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, không chảy dầu, không có tiếng kêu bất thường khi hoạt động;
đ) Thanh và đòn dẫn động lái: không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, không nứt, gãy, không được hàn nối;
e) Các khớp cầu và khớp chuyển hướng: lắp ghép chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không rơ, không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái, không nứt, gãy, di chuyển không bị giật cục;
g) Ngõng quay lái: lắp ghép chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không có độ rơ giữa bạc và trục, không nứt, gãy, không bó kẹt khi quay;
h) Trợ lực lái: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc chắn, không rạn nứt, không chảy dầu thành giọt.
8. Kiểm tra hệ thống treo
a) Các bộ phận đàn hồi: nhíp, lò xo, thanh xoắn, .... phải đúng chủng loại, đủ số lượng, không nứt, gãy, xô lệch. Không mòn thành gờ ở mặt tiếp giáp giữa các lá nhíp. Đảm bảo khoảng sáng gầm xe đúng với tài liệu kỹ thuật của loại xe đó;
b) Đối với bộ phận đàn hồi khí nén: không rò rỉ khí nén, đảm bảo cân bằng thân xe theo các hướng;
c) Các giảm chấn thủy lực hoạt động bình thường, không rò rỉ dầu thành giọt.
9. Kiểm tra trang thiết bị điện, đèn chiếu sáng và tín hiệu
a) Có đầy đủ các trang thiết bị điện của loại xe đó và hoạt động bảo đảm chức năng;
b) Còi, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gạt mưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định hiện hành đối với xe cơ giới đang lưu hành.
10. Kiểm tra cơ cấu chuyên dùng
Đối với xe cơ giới chuyên dùng thì cơ cấu chuyên dùng phải đầy đủ, đảm bảo các chức năng phù hợp với tài liệu kỹ thuật của loại xe đó.
Điều 9. Xử lý kết quả
1. Sau khi kiểm tra xe cơ giới và nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định liên quan đến xe cơ giới nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra sẽ cấp các chứng chỉ chất lượng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Xe cơ giới thoả mãn các yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều 7 thì Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng (sau đây gọi tắt là Thông báo miễn kiểm tra) theo mẫu nêu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
b) Xe cơ giới thoả mãn các yêu cầu nêu tại các khoản 2, 3, 4 Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này thì Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng theo mẫu nêu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;
c) Xe cơ giới qua kiểm tra, thử nghiệm không đạt yêu cầu thì Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu nêu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này và gửi cho các cơ quan liên quan biết để có biện pháp xử lý.
2. Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra đối với xe cơ giới nhập khẩu được sử dụng để giải quyết các thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật lần đầu, đăng ký phương tiện và được sử dụng để giải quyết các thủ tục nhập khẩu khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra nhưng bị hư hỏng trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản gây ra việc không bảo đảm chất lượng của phương tiện thì Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra đã cấp cho xe cơ giới đó sẽ không còn giá trị.
3. Việc xử lý một số trường hợp đặc biệt trong quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Trường hợp xe cơ giới đã qua sử dụng không có tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc nội dung của tài liệu kỹ thuật không đầy đủ thì thông số kỹ thuật cơ bản của xe được xác định trên cơ sở kiểm tra, thử nghiệm thực tế;
Riêng trường hợp các xe cơ giới có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe cơ sở thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của Cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài đối với xe đã thay đổi. Khối lượng toàn bộ của xe cơ giới nhập khẩu trong trường hợp này không được lớn hơn giá trị nêu trong tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài đối với xe đã thay đổi;
b) Đối với các xe chở hàng có khối lượng phân bố trên các trục xe lớn hơn quy định thì khối lượng chuyên chở của xe nhập khẩu được xác định theo kết quả tính toán tải trọng trục cho phép theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trường hợp các xe cơ giới chuyên dùng có kích thước và/hoặc khối lượng lớn hơn quy định tương ứng hoặc các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp được phép nhập khẩu như nêu tại mục 5, phần II, phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ thì được kiểm tra để nhập khẩu nhưng trong chứng chỉ chất lượng có ghi là: Chiếc xe này chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp, khi tham gia giao thông phải được phép của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
d) Trường hợp các xe cơ giới nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp hàng về Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu được phép hoàn thiện một số cụm như sau: Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước hoặc ô xi hóa cục bộ nhưng không bị mọt, thủng; Kính chắn gió, kính cửa sổ bị nứt vỡ; Hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu: Bị nứt, vỡ; Các rơ le điều khiển bị thiếu; Gương chiếu hậu bị nứt, vỡ; Gạt nước mưa bị hư hại hoặc hoạt động không bình thường; Ắc qui không hoạt động;
đ) Trường hợp xe cơ giới chưa qua sử dụng có kích thước lớn hơn quy định hiện hành được tháo rời để thuận tiện cho việc vận chuyển về Việt Nam thì Cơ quan kiểm tra chỉ kiểm tra chất lượng nhập khẩu khi xe đã được lắp ráp hoàn chỉnh;
e) Trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng phải triệu hồi (recall) để sửa chữa, khắc phục các lỗi theo quy định hiện hành về triệu hồi các sản phẩm ô tô bị lỗi kỹ thuật, được nhà sản xuất xe (hoặc cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài thông báo chính thức vào thời điểm kiểm tra xe nhập khẩu thì Cơ quan kiểm tra chỉ cấp chứng chỉ chất lượng sau khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu có văn bản cam kết kèm theo văn bản của nhà sản xuất hoặc của các cơ sở được uỷ quyền của nhà sản xuất xác nhận chiếc xe nhập khẩu đã thực hiện xong việc sửa chữa khắc phục lỗi và đảm bảo an toàn;
g) Trường hợp trên xe không có số khung và/ hoặc số động cơ hoặc trên xe có nhiều số khung và/ hoặc số động cơ không bị đục sửa, đóng lại thì Cơ quan kiểm tra sẽ ghi nhận cụ thể về tình trạng của số khung và/hoặc số động cơ vào chứng chỉ chất lượng của xe;
Trường hợp xe cơ giới có số khung và/hoặc số động cơ bị đục sửa thì được kiểm tra chất lượng nhưng trong chứng chỉ chất lượng có ghi rõ về việc đục sửa số khung và/hoặc số động cơ của chiếc xe đó;
Khi có nghi vấn về tình trạng số khung và/hoặc số động cơ của xe thì Cơ quan kiểm tra sẽ trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên ngành để xử lý cụ thể;
h) Năm sản xuất của xe cơ giới được xác định theo các căn cứ như sau:
- Theo số nhận dạng của xe (số VIN);
- Theo số khung của xe;
- Theo các tài liệu của nhà sản xuất như: catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của nhà sản xuất;
- Thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên xe;
- Theo năm sản xuất được ghi nhận trong bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành tại nước ngoài;
Đối với các trường hợp đặc biệt khác thì Cơ quan kiểm tra thành lập Hội đồng giám định trong đó có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành để quyết định.
Điều 10. Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và nộp trực tiếp cho Cơ quan kiểm tra;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cơ quan kiểm tra sẽ xem xét, đối chiếu hồ sơ đăng ký kiểm tra với các quy định hiện hành liên quan đến xe cơ giới và xử lý như sau: Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cơ quan kiểm tra sẽ hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại;
Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này thì Cơ quan kiểm tra sẽ xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra đồng thời thống nhất với tổ chức, cá nhân nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra;
c) Cơ quan kiểm tra tiến hành việc kiểm tra xe cơ giới nhập khẩu tại địa điểm đã thống nhất với tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cấp ra Thông báo miễn kiểm tra chất lượng hoặc Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra và nhận chứng chỉ chất lượng sau khi đã nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành liên quan tới việc kiểm tra và cấp chứng chỉ chất lượng xe cơ giới nhập khẩu.
3. Thời hạn giải quyết
a) Đối với việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: trong vòng 01 ngày làm việc;
b) Đối với việc kiểm tra xe và cấp chứng chỉ chất lượng: Trong phạm vi 10 ngày làm việc (đối với xe cơ giới chở người dưới 16 chỗ ngồi, chưa qua sử dụng) hoặc 05 ngày làm việc (đối với các loại xe cơ giới khác) kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe cơ giới đạt yêu cầu và nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Chương III
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
2. Giấy chứng nhận chất lượng và Thông báo miễn kiểm tra đã được cấp trước ngày có hiệu lực của Thông tư này vẫn có giá trị sử dụng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu
1. Chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho Cơ quan kiểm tra.
2. Đảm bảo giữ nguyên trạng xe cơ giới để Cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra;
3. Thực hiện quyết định xử lý của Bộ Giao thông vận tải khi vi phạm quy định về kiểm tra Nhà nước về chất lượng xe cơ giới nhập khẩu.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra
1. Thực hiện quy định này đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong việc bảo đảm các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhập khẩu.
2. Thống nhất phát hành, quản lý chứng chỉ chất lượng.
3. Xây dựng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới nhập khẩu.
4. Thu các khoản thu liên quan tới việc kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng theo quy định hiện hành.
5. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra xe cơ giới nhập khẩu trong thời hạn 02 năm.
6. Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng xe cơ giới nhập khẩu để báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 14;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
PHỤ LỤC I
MẪU - GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Declaration form for quality, technical safety and environmental inspection for imported motor vehicle)
Kính gửi (To): Cục Đăng kiểm Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer):
Địa chỉ (Address):
Đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu với các nội dung sau (Request for quality, technical safety and environmental protection inspection for imported motor vehicle with the following contents):
Hồ sơ kèm theo (Attached document)(*):
+ Hóa đơn thương mại/giấy tờ tương đương(Commerce invoice / equivalent document): □
+ Tài liệu kỹ thuật (Technical document): □
+ Giấy chứng nhận chất lượng số (Certificate of Quality): □
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe (Certificate of Registration) hoặc các giấy tờ tương đương (or equivalent document) (chỉ áp dụng đối với ô tô chở người đã qua sử dụng, dưới 16 chỗ ngồi (To be applied for used vehicles designed for the transport of under 16 persons only)): □
+ Bản kê chi tiết kèm theo gồm (Attachment ):. . . . . . . . trang (page(s)) □
+ Các giấy tờ khác (Other related documents): □
Thời gian và Địa điểm kiểm tra dự kiến (Date and Anticipated inspection site):
.......................................................................................................................................................
Người đại diện (Representative): ............................... Số điện thoại (Telephone No): .................
Xác nhận của Cơ quan kiểm tra
Vào sổ đăng ký số:
(Registered N 0).
, ngày (date) tháng năm
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Importer)
. . . . . . , ngày (date) tháng năm
Đại diện Cơ quan kiểm tra
( Inspection Body)
Chú thích: (*) đánh dấu “√” nếu là có; đánh dấu “/” nếu không có; ghi chữ “BS” nếu bổ sung sau.
BẢN KÊ CHI TIẾT XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Imported motor vehicle list )
(Kèm theo Giấy đăng ký kiểm tra số (Attached to Declaration form with Registered N0 ) : . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . )
Số TT
(N0)
Nhãn hiệu/số loại
(Trade mark/Model)
Loại phương tiện
(Vehicle’s type)
Năm sản xuất
(Production year)
Số khung (hoặc số VIN)
(Chassis or VIN N0)
Số động cơ
(Engine N0)
Tình trạng phương tiện (Vehicle’s status)
Chưa qua sử dụng
(Brand New)
Đã qua sử dụng
(Used)
1
2
3
4
5
6
7
8
BẢN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Chỉ sử dụng khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu thay đổi thời gian, địa điểm kiểm tra)
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Số đăng ký kiểm tra (Registered N0 for inspection): ....................... Số Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Customs declaration N0):............
Thời gian kiểm tra (Inspection date):. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Địa điểm kiểm tra (Inspection site): . . . . . . . . . . . . . . . . .
Người liên hệ (Contact person):. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . Số điện thoại (Tel N0): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .
TT
Nhãn hiệu/số loại
(Trade mark/Model)
Loại phương tiện
(Vehicle’s type)
Số khung (hoặc số VIN)
(Chassis or VIN N0)
Số động cơ
(Engine N0)
Ghi chú
(Remarks)
1
2
3
4
5
6
7
8
Thông tin khác (nếu có):
, ngày (date) tháng năm
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu
(Importer)
PHỤ LỤC II
MẪU - BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Specification sheet of imported motor vehicle)
1. THÔNG TIN CHUNG (General information)
1.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer) :
1.2. Địa chỉ (Address) :
1.3. Người đại diện (Representative) : 1.4. Điện thoại (Tel) :
1.5. Tình trạng phương tiện (Vehicle's status) :
1.6. Nhãn hiệu (Trade mark) : 1.7. Số loại (Model) :
1.8. Nước sản xuất (Production country) : 1.9. Năm sản xuất (Production year) :
1.10. Loại phương tiện (Vehicle's type) :
2.CÁC THÔNG SỐ VÀ TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CƠ BẢN (Specification and feature)
2.1. Khối lượng (mass) (kg)
2.1.1. Khối lượng bản thân (Kerb mass) :
2.1.1.1. Phân bố lên trục 1 (Axle 1 st )* : 2.1.1.3. Phân bố lên trục 3 (Axle 3th )* :
2.1.1.2. Phân bố lên trục 2 (Axle 2nd )* : 2.1.1.4. Phân bố lên trục 4 (Axle 4th )* :
2.1.1.5. Phân bố lên trục 5 (Axle 5th )* :
2.1.2. Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (Design pay mass) **:
2.1.3. Số người cho phép chở, kể cả người lái (Seating capacity, including driver) : (người/person )
2.1.4. Khối lượng toàn bộ theo thiết kế (Design total mass) :
2.1.4.1. Phân bố lên trục 1 (Axle 1st )* : 2.1.4.3. Phân bố lên trục 3 (Axle 3th )* :
2.1.4.2. Phân bố lên trục 2 (Axle 2nd )* : 2.1.4.4. Phân bố lên trục 4 (Axle 4th )* :
2.1.4.5. Phân bố lên trục 5 (Axle 5th )* :
2.1.5. Khối lượng kéo theo cho phép (Towed mass) ***:
2.2. Kích thước (Dimension) (mm)
2.2.1. Kích thước bao: dài x rộng x cao (Overall dimensions L x W x H) :
2.2.2. Chiều dài cơ sở (Wheel base) :
2.2.3. Vết bánh xe trước/sau (Track Front/Rear) :
2.3. Động cơ (Engine)
2.3.1. Kiểu động cơ (Engine model) :
2.3.2. Thể tích làm việc (Displacement) : (cm3)
2.3.3. Công suất lớn nhất/ tốc độ quay (Max output/rpm) : (kW/vòng/phút (kW/rpm) )
2.3.4. Mô men lớn nhất/ tốc độ quay (Max Torque/rpm) : ( N.m/vòng/phút (N.m/rpm) )
2.3.5. Loại nhiên liệu (Fuel kind) :
2.4. Hệ thống truyền lực và chuyển động (Transmission and motion system)
2.4.1 Ly hợp (Clutch) :
2.4.1.1. Kiểu (type) : 2.4.1.2. Dẫn động (actuation) :
2.4.2. Hộp số chính (main gearbox) :
2.4.2.1. Kiểu (type) : 2.4.2.2. Điều khiển hộp số (control) :
2.4.3. Hộp số phụ (auxiliary gearbox) :
2.4.3.1. Kiểu (type): 2.4.3.2. Điều kiển hộp số phụ (control) :
2.4.4. Công thức bánh xe (wheel formula) :
2.4.5. Cầu chủ động (active axle) :
2.4.6. Lốp xe (tire) :
2.4.6.1. Trục 1: Số lượng/Cỡ lốp (Axle 1st : Quantity/tire size) :
2.4.6.2 Trục 2: Số lượng/Cỡ lốp (Axle 2nd : Quantity/tire size) :
2.4.6.3 Trục 3: Số lượng/Cỡ lốp (Axle 3th : Quantity/tire size) :
2.4.6.4 Trục 4: Số lượng/Cỡ lốp (Axle 4th : Quantity/tire size) :
2.4.6.5 Trục 5: Số lượng/Cỡ lốp (Axle 5th : Quantity/tire size) :
2.5. Hệ thống treo (Suspension system)
2.5.1. Kiểu treo trục 1 (type of 1st axle) : Giảm chấn (sock absorber) :
2.5.2. Kiểu treo trục 2 (type of 2nd axle) : Giảm chấn (sock absorber):
2.5.3. Kiểu treo trục 3 (type of 3th axle) : Giảm chấn (sock absorber) :
2.5.4. Kiểu treo trục 4 (type of 4th axle) : Giảm chấn (sock absorber) :
2.5.5. Kiểu treo trục 5 (type of 5th axle) : Giảm chấn (sock absorber) :
2.6. Hệ thống lái (Steering system)
2.6.1. Kiểu cơ cấu lái (type) :
2.6.2. Dẫn động (actuation) :
2.7. Hệ thống phanh (Brake system)
2.7.1. Phanh chính (service brake) :
2.7.1.1. Trục 1 (Axle 1th ) : 2.7.1.2. Trục 2 (Axle 1nd ) :
2.7.1.3 Trục 3 (Axle 3th ) : 2.7.1.4. Trục 4 (Axle 4th ) :
2.7.1.5. Trục 5 (Axle 5th ) :
2.7.2. Dẫn động phanh chính (actuation) :
2.7.3. Phanh đỗ xe (parking brake) :
2.7.3.1. Kiểu (type) : 2.7.3.2. Dẫn động (actuation) :
2.7.4. Hệ thống phanh dự phòng (reserve brake system) :
2.8. Thân xe (Body)
2.8.1. Kiểu thân xe/ cabin (body type) :
2.8.2. Cửa sổ/cửa thoát hiểm (window/emergency exits) ****:
2.8.2.1 Số lượng (quantity)**** : 2.8.2.2. Loại kính (type of glass)**** :
2.8.3. Dây đai an toàn (seatbelt) :
2.8.3.1. Dây đai an toàn cho người lái (driver's seatbelt) :
2.8.3.2. Dây đai an toàn cho hành khách (passenger's seatbelt) : Số lượng (quantity) :
2.9. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị khác (Electrical equipments)
2.9.1 Đèn chiếu sáng phía trước (head lamps) :
2.9.1.1. Số lượng (quantity) : 2.9.1.2. Màu sắc (color) :
2.9.2. Đèn sương mù (fog lamp) :
2.9.2.1. Số lượng (quantity) : 2.9.2.2 Màu sắc (color) :
2.9.3. Đèn soi biển số phía sau (rear licence plate lamp) :
2.9.3.1. Số lượng (quantity) : 2.9.3.2. Màu sắc (color) :
2.9.4. Đèn phanh (stop lamps) :
2.9.4.1. Số lượng (quantity) : 2.9.4.2. Màu sắc (color) :
2.9.5. Đèn lùi (tail lamps) :
2.9.5.1 Số lượng (quantity) : 2.9.5.2. Màu sắc (color) :
2.9.6. Đèn kích thước trước/sau (Dimension warning lamps) :
2.9.6.1. Số lượng (quantity) : 2.9.6.2. Màu sắc (color) :
2.9.7. Đèn báo rẽ trước/sau/bên (turn signal lamps) :
2.9.7.1. Số lượng (quantity) : 2.9.7.2. Màu sắc (color) :
2.9.8. Đèn đỗ xe (parking lamps) :
2.9.8.1. Số lượng (quantity) : 2.9.8.2. Màu sắc (color) :
2.9.9. Tấm phản quang (Reflective panels) :
2.9.9.1. Số lượng (quantity) : 2.9.9.2. Màu sắc (color) :
2.10. Cơ cấu chuyên dùng và các trạng thiết bị khác (Special and other equipments):
Ghi chú: * Chỉ áp dụng với ô tô có khối lượng toàn bộ từ 15 tấn trở lên;
** Không áp dụng đối với ô tô con;
*** Chỉ áp dụng với ô tô đầu kéo;
**** Chỉ áp dụng với ô tô khách.
Tổ chức/cá nhân nhập khẩu
(Importer)
PHỤ LỤC III
MẪU - THÔNG BÁO MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
MINISTRY OF TRANSPORT
VIETNAM REGISTER
-----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------
Số (N0) :
THÔNG BÁO MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Notice of exemption from inspection of quality, technical safety and environmental protection for imported motor vehicle)
Tình trạng phương tiện (Vehicle’s status ) :
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer):
Địa chỉ (Address):
Nhãn hiệu phương tiện (Trade mark): Số loại (Model):
Nước sản xuất (Production country): Năm sản xuất (Production year):
Loại phương tiện (Vehicle’s type) :
Số khung(Chassis N0): Số động cơ (Engine N0):
Số tờ khai hàng nhập khẩu (Customs declaration N0):
Số đăng ký kiểm tra (Registered No for inspection):
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
(Technical specification)
Khối lượng bản thân (Kerb mass): kg
Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (Design pay mass): kg
Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông không phải xin phép (Authorized pay mass): kg
Khối lượng toàn bộ theo thiết kế (Design total mass): kg
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông không phải xin phép (Authorized total mass): kg
Khối lượng kéo theo cho phép (Towed mass): kg
Số người cho phép chở, kể cả người lái (Seating capacity including driver): người
Kích thước bao : Dài x Rộng x Cao (Overall dimensions L x W x H) mm
Chiều dài cơ sở (Wheelbase): mm
Vết bánh xe trước (Front track): mm - Vết bánh xe sau (Rear track): mm
Kiểu động cơ (Engine model):
Loại nhiên liệu (Fuel kind): Thể tích làm việc (Displacement): cm3
Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay (Max. output/ rpm): kW(hp)/r/min
Công thức bánh xe (Wheel formula): Số trục (Quantity of axle):
Lốp xe (Tyres) Trục 1 (Axle 1st): Trục 2 (Axle 2nd):
Trục 3 (Axle 3th): Trục 4 (Axle 4th):
Trục 5 (Axle 5th):
Cơ cấu chuyên dùng (Special purpose equipment):
Xe cơ giới được miễn kiểm tra theo Thông tư số /2011/TT-BGTVT, ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
The motor vehicle is exempted from inspection in compliance with The Circular N0 /2011/TT-BGTVT issued by Minister of Ministry of Transport on … 2011.
Ghi chú:
Date) , ngày tháng năm
Cơ quan kiểm tra
(Inspection body)
Lưu ý: Thông báo này sẽ không còn giá trị nếu chất lượng của phương tiện bị ảnh hưởng do vận chuyển, bảo quản, bốc xếp vvv…
Note: This notice will be expired if quality of the motor vehicle is influenced by carrying, landing, storing, etc…
PHỤ LỤC IV
MẪU - GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
MINISTRY OF TRANSPORT
VIETNAM REGISTER
-----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------
Số (N0) :
GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Certificate of conformity from inspection of quality, technical safety and environmental protection for imported motor vehicle)
Tình trạng phương tiện (Vehicle’s status ) :
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer):
Địa chỉ (Address):
Nhãn hiệu phương tiện (Trade mark): Số loại (Model):
Nước sản xuất (Production country): Năm sản xuất (Production year):
Loại phương tiện (Vehicle’s type) :
Số khung(Chassis N0): Số động cơ (Engine N0):
Số tờ khai hàng nhập khẩu (Customs declaration N0):
Địa điểm kiểm tra (Inspection site):
Thời gian kiểm tra (Inspection date):
Số biên bản kiểm tra (Inspection record N0):
Số đăng ký kiểm tra (Registered No for inspection):
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
(Technical specification)
Khối lượng bản thân (Kerb mass): kg
Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (Design pay mass): kg
Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông không phải xin phép (Authorized pay mass): kg
Khối lượng toàn bộ theo thiết kế (Design total mass): kg
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông không phải xin phép (Authorized total mass): kg
Khối lượng kéo theo cho phép (Towed mass): kg
Số người cho phép chở, kể cả người lái (Seating capacity including driver): người
Kích thước bao : Dài x Rộng x Cao (Overall dimensions L x W x H) mm
Chiều dài cơ sở (Wheelbase): mm
Vết bánh xe trước (Front track): mm - Vết bánh xe sau (Rear track): mm
Kiểu động cơ (Engine model):
Loại nhiên liệu (Fuel kind): Thể tích làm việc (Displacement): cm3
Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay (Max. output/ rpm): kW(hp)/r/min
Công thức bánh xe (Wheel formula): Số trục (Quantity of axle):
Lốp xe (Tyres) Trục 1 (Axle 1st): Trục 2 (Axle 2nd):
Trục 3 (Axle 3th): Trục 4 (Axle 4th):
Trục 5 (Axle 5th):
Cơ cấu chuyên dùng (Special purpose equipment):
Xe cơ giới được miễn kiểm tra theo Thông tư số /2011/TT-BGTVT, ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
The motor vehicle is exempted from inspection in compliance with The Circular N0 /2011/TT-BGTVT issued by Minister of Ministry of Transport on … 2011.
Ghi chú:
Date) , ngày tháng năm
Cơ quan kiểm tra
(Inspection body)
Lưu ý: Giấy chứng nhận này sẽ không còn giá trị nếu chất lượng của phương tiện đã kiểm tra bị ảnh hưởng do vận chuyển, bảo quản, bốc xếp vvv…
Note: This certificate will be expired if quality of the inspected motor vehicle is influenced by carrying, landing, storing, etc…
PHỤ LỤC V
MẪU - THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
MINISTRY OF TRANSPORT
VIETNAM REGISTER
-----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------
Số (N0) :
THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
(Notice of non-conformity from inspection of quality, technical safety and environmental protection for imported motor vehicle)
Tình trạng phương tiện (Vehicle’s status ) :
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Importer):
Địa chỉ (Address):
Nhãn hiệu phương tiện (Trade mark):
Số loại (Model):
Nước sản xuất (Production country): Năm sản xuất (Production year):
Loại phương tiện (Vehicle’s type) :
Số khung(Chassis N0): Số động cơ (Engine N0):
Số tờ khai hàng nhập khẩu (Customs declaration N0):
Địa điểm kiểm tra (Inspection site):
Thời gian kiểm tra (Inspection date):
Số biên bản kiểm tra (Inspection record N0):
Số đăng ký kiểm tra (Registered No for inspection):
Xe cơ giới được miễn kiểm tra theo Thông tư số /2011/TT-BGTVT, ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
The motor vehicle is exempted from inspection in compliance with The Circular N0 /2011/TT-BGTVT issued by Minister of Ministry of Transport on … 2011.
Lý do không đạt (Reasons of non-conformity):
Date) , ngày tháng năm
Cơ quan kiểm tra
(Inspection body)
Nơi nhận: | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "15/04/2011",
"sign_number": "31/2011/TT-BGTVT",
"signer": "Hồ Nghĩa Dũng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-47-2013-TT-BNNPTNT-chuyen-doi-trong-lua-sang-trong-cay-hang-nam-ket-hop-nuoi-trong-thuy-san-212983.aspx | Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây hàng năm kết hợp nuôi trồng thủy sản | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 47/2013/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2013
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA SANG TRỒNG CÂY HÀNG NĂM, KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương nhưng không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại khi cần thiết và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.
2. Thông tư này không áp dụng đối với chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp bao gồm chuyển từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm, chăn nuôi, chuyên nuôi trồng thủy sản ổn định, lâu dài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm, kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá năm (05) năm;
2. Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm;
3. Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản;
b) Trồng lúa xen canh với nuôi trồng thủy sản.
Điều 4. Nguyên tắc chuyển đổi
Người sử dụng đất được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: không làm mất đi hoặc biến dạng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa (mặn hóa, chua hóa...); không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
2. Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa).
Điều 5. Thủ tục đăng ký, báo cáo chuyển đổi
1. Đối với đất chuyên trồng lúa nước:
a) Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân gửi trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hoặc người có trách nhiệm tương đương đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa (sau đây gọi tắt là đăng ký chuyển đổi) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, theo mẫu tại Phụ lục lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Người sử dụng đất là tổ chức gửi trực tiếp đăng ký chuyển đổi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Khi tiếp nhận đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện đúng theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã ghi ” tiếp nhận đăng ký chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký gửi lại người sử dụng đất, vào sổ theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa; trường hợp không tiếp nhận , Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do, theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với đất lúa khác
a) Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đổi đất lúa khác sang trồng cây hàng năm khác phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hoặc người có trách nhiệm tương đương, theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với tổ chức khi chuyển đổi đất lúa khác sang trồng cây hàng năm khác phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
a) Xác định các loại cây trồng hàng năm khác hoặc loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi để nuôi, trồng trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định tại Thông tư này và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trình cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương;
d) Kiểm tra việc thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
đ) Tổng hợp, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ở cấp xã;
c) Tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương; thông báo công khai; tuyên truyền, hướng dẫn để người sử dụng đất thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn;
c) Lập sổ theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa ở địa phương;
d) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Cục Trồng trọt là cơ quan đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện:
a) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện Thông tư này;
b) Xây dựng đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình chuyển đổi và đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc theo quy định.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cổng TTĐT, Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Lưu: Văn thư, TT.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
PHỤ LỤC 1
MẪU ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI
CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2013/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
.........., ngày tháng năm
ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI
CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn….
1. Tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:
Địa chỉ:
2. Diện tích chuyển đổi … (m2, ha), thuộc thửa đất số … khu vực, cánh đồng…
3. Mục đích và thời gian chuyển đổi:
- Trồng cây hàng năm:
+ Chuyển đổi 1vụ lúa/năm: tên cây trồng…., vụ…, từ tháng… năm…
+ Chuyển đổi các vụ lúa/năm: tên cây trồng…, từ năm …
- Kết hợp nuôi trồng thủy sản: Loại thủy sản…, vụ lúa chuyển đổi…, từ tháng … năm…
4. Cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
UBND cấp xã tiếp nhận
(Ký, họ tên và đóng dấu)
Người đại diện tổ chức/hộ gia đình/cá nhân
(Ký, họ tên và đóng dấu, nếu có)
PHỤ LỤC 2
MẪU THÔNG BÁO KHÔNG TIẾP NHẬN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI
CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2013/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN….
( cấp xã)
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …
…, ngày tháng năm 200…
THÔNG BÁO
Không tiếp nhận đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất chuyên trồng lúa nước
Căn cứ quy định tại Thông tư số /2013/TT- BNNPTNT ngày tháng năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa và các quy định khác của pháp luật liên quan, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn…thông báo:
Không tiếp nhận bản đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất chuyên trồng lúa nước của …( họ, tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình), địa chỉ …
Lý do không tiếp nhận: …
Yêu cầu ông/bà… thực hiện Thông báo này và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
Nơi nhận:
- Người sử dụng đất;
- Lưu
T/M.Ủy ban nhân dân cấp xã
(Ký, họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO CHUYỂN ĐỔI
CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA KHÁC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2013/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
........., ngày tháng năm
BÁO CÁO CHUYỂN ĐỔI
CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA KHÁC
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn….
1. Tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:
Địa chỉ:
2. Diện tích chuyển đổi … (m2, ha), thuộc thửa đất số … khu vực, cánh đồng…
3. Tên cây trồng hàng năm:
4. Thời gian chuyển đổi: từ tháng… năm…
5. Cam kết thực hiện đúng các quy định khác của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
Người đại diện hộ gia đình/cá nhân
(Ký, họ tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "08/11/2013",
"sign_number": "47/2013/TT-BNNPTNT",
"signer": "Cao Đức Phát",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-23-2009-TT-BGTVT-kiem-tra-chat-luong-an-toan-ky-thuat-va-bao-ve-moi-truong-xe-may-chuyen-dung-96525.aspx | Thông tư 23/2009/TT-BGTVT kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 23/2009/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 7 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là kiểm tra) đối với các loại xe máy chuyên dùng khi nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo và khai thác sử dụng trong giao thông vận tải.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo và khai thác sử dụng xe máy chuyên dùng trong phạm vi cả nước.
3. Thông tư này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh.
Điều 2. Căn cứ kiểm tra
Căn cứ kiểm tra bao gồm:
1. Các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Hồ sơ thiết kế hoặc hồ sơ kỹ thuật.
Điều 3. Các loại xe máy chuyên dùng phải kiểm tra
1. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu, sản xuất lắp ráp trong nước, căn cứ theo Danh mục sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với xe máy chuyên dùng đang khai thác sử dụng, căn cứ theo Danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định được quy định tại Phụ lục1 của Thông tư này.
Chương II
KIỂM TRA XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Mục 1. KIỂM TRA XE MÁY CHUYÊN DÙNG KHI NHẬP KHẨU
Điều 4. Hồ sơ kiểm tra
Hồ sơ kiểm tra đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu được lập thành 01 bộ bao gồm các tài liệu sau:
1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản xuất của từng xe máy chuyên dùng;
2. Bản sao Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
3. Bản sao Hoá đơn mua bán (Invoice) hoặc chứng từ tương đương;
4. Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật cơ bản của từng loại xe máy chuyên dùng nhập khẩu (bản chính hoặc bản sao) hoặc Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe máy chuyên dùng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập;
5. Bản chính giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) của nhà sản xuất cấp đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng nhập khẩu (nếu có);
6. Miễn tài liệu quy định tại khoản 4 của Điều này đối với những kiểu loại xe máy chuyên dùng đã được xác nhận kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
Điều 5. Phương thức, nội dung và địa điểm kiểm tra
1. Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng, có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này được kiểm tra xác nhận các thông số về hình dáng, kích thước, kết cấu chung, số khung, số động cơ.
2. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này hoặc xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng không có C/Q được kiểm tra từng chiếc theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
3. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu có số khung hoặc số động cơ bị đục sửa do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất thì phải được nhà sản xuất xác nhận. Trường hợp có nghi vấn về số khung hoặc số động cơ của xe thì cơ quan kiểm tra chất lượng có thể trưng cầu giám định của cơ quan giám định chuyên ngành.
4. Địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng tại nơi tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe máy chuyên dùng yêu cầu.
Điều 6. Xác nhận kết quả kiểm tra
1. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu chưa qua sử dụng đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này thì được cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu (sau đây gọi chung là Thông báo miễn kiểm tra) theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
2. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này thì được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận xe nhập khẩu) theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
3. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu qua kiểm tra không đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này thì được cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu (sau đây gọi chung là Thông báo không đạt chất lượng) theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
Mục 2. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ VÀ KIỂM TRA XE MÁY CHUYÊN DÙNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP, CẢI TẠO
Điều 7. Hồ sơ thiết kế
Hồ sơ thiết kế được lập thành 03 bộ gửi cơ quan đăng kiểm để thẩm định.
1. Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, hồ sơ thiết kế gồm có:
a) Bản vẽ kỹ thuật:
- Bản vẽ tổng thể của xe máy chuyên dùng;
- Bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, hệ thống được sản xuất trong nước;
- Tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống nhập khẩu.
b) Bản thuyết minh, tính toán:
- Thuyết minh đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng;
- Tính toán thiết kế xe máy chuyên dùng.
2. Đối với xe máy chuyên dùng cải tạo, hồ sơ thiết kế gồm có:
a) Bản vẽ tổng thể của xe máy chuyên dùng trước và sau cải tạo;
b) Bản vẽ, tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống được sử dụng để cải tạo;
c) Bản thuyết minh, tính toán liên quan đến nội dung cải tạo.
Điều 8. Thẩm định thiết kế
1. Việc thẩm định hồ sơ thiết kế (sau đây gọi chung là thẩm định) được thực hiện đối với các xe máy chuyên dùng trước khi sản xuất, lắp ráp lần đầu hoặc cải tạo.
2. Thẩm định là việc xem xét, đối chiếu sự phù hợp của hồ sơ thiết kế xe máy chuyên dùng với các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Việc thẩm định được thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế thì cơ quan đăng kiểm thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế.
3. Sau khi thẩm định, hồ sơ thiết kế được chuyển 02 bộ tới cơ sở sản xuất hoặc cơ sở thiết kế và 01 bộ lưu trữ tại cơ quan đăng kiểm.
Điều 9. Kiểm tra xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp
1. Hồ sơ sử dụng trong quá trình kiểm tra bao gồm:
a) Hồ sơ thiết kế xe máy chuyên dùng đã được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
b) Hồ sơ kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm của cơ sở sản xuất.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm: Xem xét, đánh giá chất lượng xe máy chuyên dùng theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
3. Phương thức kiểm tra: Kiểm tra từng chiếc.
Điều 10. Kiểm tra xe máy chuyên dùng cải tạo
1. Hồ sơ sử dụng trong quá trình kiểm tra bao gồm:
a) Hồ sơ thiết kế cải tạo xe máy chuyên dùng đã được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
b) Hồ sơ kiểm tra và nghiệm thu xe máy chuyên dùng của cơ sở sản xuất.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm: Xem xét, đánh giá chất lượng xe máy chuyên dùng cải tạo theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế cải tạo đã được thẩm định.
3. Phương thức kiểm tra: Kiểm tra từng chiếc.
Điều 11. Xác nhận kết quả thẩm định thiết kế, kết quả kiểm tra
1. Đối với hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thẩm định quy định tại Điều 8 của Thông tư này thì được cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe máy chuyên dùng theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư này.
2. Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, cải tạo đạt yêu cầu kiểm tra quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư này thì được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, cải tạo (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận xe sản xuất, lắp ráp, cải tạo) theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư này.
Mục 3. KIỂM TRA XE MÁY CHUYÊN DÙNG ĐỂ KHAI THÁC SỬ DỤNG
Điều 12. Hồ sơ kiểm tra
1. Hồ sơ kiểm tra lần đầu bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là Sổ kiểm định) do chủ sở hữu xe máy chuyên dùng lập.
b) Một trong các tài liệu sau đây:
- Bản sao tài liệu kỹ thuật có giới thiệu bản vẽ tổng thể và tính năng kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng; Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe máy chuyên dùng do tổ chức, cá nhân lập; Thông báo miễn kiểm tra; Giấy chứng nhận xe nhập khẩu; Giấy chứng nhận xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, cải tạo.
2. Hồ sơ kiểm tra định kỳ bao gồm:
a) Giấy đề nghị kiểm tra đối với xe máy chuyên dùng yêu cầu kiểm tra ngoài địa điểm của đơn vị đăng kiểm;
b) Sổ kiểm định (để xuất trình);
c) Giấy đăng ký xe máy chuyên dùng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (để xuất trình).
Điều 13. Nội dung và địa điểm kiểm tra
1. Xe máy chuyên dùng được kiểm tra theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
2. Địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng tại nơi chủ sở hữu xe máy chuyên dùng yêu cầu và phải phù hợp với điều kiện kiểm tra quy định tại quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
Điều 14. Xác nhận kết quả kiểm tra
1. Xe máy chuyên dùng kiểm tra lần đầu đạt yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thì được cấp Sổ kiểm định theo mẫu tại Phụ lục 8, Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận kiểm định) theo mẫu tại Phụ lục 9 và Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Tem kiểm định) theo mẫu tại phụ lục 10 của Thông tư này.
2. Xe máy chuyên dùng kiểm tra định kỳ đạt yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định.
Điều 15. Chu kỳ kiểm định
1. Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng, chu kỳ kiểm định lần đầu là 24 tháng.
2. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng, chu kỳ kiểm định là 12 tháng.
Mục 4. THỜI HẠN XÁC NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA, LƯU TRỮ HỒ SƠ
Điều 16. Thời hạn xác nhận kết quả kiểm tra
1. Thời hạn cấp Thông báo miễn kiểm tra, Giấy chứng nhận xe nhập khẩu, Thông báo không đạt chất lượng, Giấy chứng nhận xe sản xuất, lắp ráp, cải tạo là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, Sổ kiểm định, Giấy chứng nhận thẩm kiểm định là 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
3. Tem kiểm định được dán trên xe máy chuyên dùng sau khi kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật.
Điều 17. Lưu trữ hồ sơ
1. Hồ sơ kiểm tra quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10 của Thông tư này và các loại biên bản kiểm tra, tài liệu được thiết lập trong quá trình kiểm tra được lưu trữ tại cơ quan đăng kiểm trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày cấp xác nhận kết quả kiểm tra.
2. Hồ sơ thiết kế quy định tại Điều 7 của Thông tư này sau khi thẩm định được lưu trữ tại cơ quan đăng kiểm trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày dừng sản xuất xe máy chuyên dùng.
3. Hồ sơ kiểm tra quy định tại Điều 12 của Thông tư này được lưu trữ trong suốt quá trình hoạt động của xe máy chuyên dùng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 18. Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra xe máy chuyên dùng trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác đăng kiểm xe máy chuyên dùng theo thẩm quyền.
3. Tổ chức đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm đăng kiểm viên xe máy chuyên dùng.
4. Thống nhất in, quản lý, phát hành các biểu mẫu kiểm tra xe máy chuyên dùng được quy định tại Thông tư này.
5. Tổ chức chỉ đạo và quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ các đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra định kỳ xe máy chuyên dùng đang khai thác, sử dụng tham gia giao thông.
6. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
Điều 19. Sở Giao thông vận tải
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra định kỳ xe máy chuyên dùng để khai thác sử dụng tham gia giao thông tại các đơn vị đăng kiểm trực thuộc.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, LẮP RÁP, CẢI TẠO, NHẬP KHẨU VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp, cải tạo, nhập khẩu xe máy chuyên dùng
1. Tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khi nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cải tạo xe máy chuyên dùng.
2. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị kiểm tra phù hợp với sản xuất; thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn định kỳ; tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
3. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng xe máy chuyên dùng nhập khẩu.
Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng xe máy chuyên dùng
Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng giữa hai kỳ kiểm tra của đơn vị đăng kiểm.
Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp, cải tạo, nhập khẩu, khai thác sử dụng xe máy chuyên dùng
Bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xoá giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền.
Chương V
HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Mục 3 tại Quy định về việc cấp đăng ký, biển số, kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 4381/2001/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Các loại giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra cấp cho xe máy chuyên dùng trước thời hạn hiệu lực của Thông tư này vẫn còn giá trị sử dụng theo thời hạn quy định tại các giấy tờ đó.
Điều 24. Tổ chức thực hiện
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 24;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "15/10/2009",
"sign_number": "23/2009/TT-BGTVT",
"signer": "Hồ Nghĩa Dũng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-14-2019-TT-BNV-tang-Ky-niem-chuong-ve-cac-linh-vuc-thuoc-tham-quyen-quan-ly-Bo-Noi-vu-428536.aspx | Thông tư 14/2019/TT-BNV tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý Bộ Nội vụ mới nhất | BỘ NỘI VỤ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2019/TT-BNV
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Khoản 1, Điều 37, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, hồ sơ xét và trao tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Điều 2. Các loại Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
1. Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là hình thức tặng thưởng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để ghi nhận thành tích, cống hiến, đóng góp của các cá nhân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ Nội vụ.
2. Các loại Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”.
b) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”.
c) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”.
d) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng. Cá nhân trong quá trình công tác có thể được tặng nhiều loại Kỷ niệm chương.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự xét và trao tặng Kỷ niệm chương được quy định tại Thông tư này, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và kịp thời.
3. Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Điều 4. Kinh phí phục vụ tặng Kỷ niệm chương
1. Kinh phí phục vụ tặng Kỷ niệm chương bao gồm: kinh phí chi cho việc in chứng nhận Kỷ niệm chương, chế tác logo biểu trưng của ngành, hộp, khung và kinh phí khác (nếu có).
2. Kinh phí in chứng nhận Kỷ niệm chương và chế tác biểu trưng (logo) và kinh phí khác được trích từ kinh phí cấp cho: Văn phòng Bộ đối với Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”; Ban Tôn giáo Chính phủ đối với Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đối với Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đối với Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Điều 5. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương và biểu trưng (logo) của ngành, lĩnh vực.
2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống của Bộ Nội vụ, gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Tổ chức đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về trình tự, hồ sơ, thời hạn gửi và đảm bảo tính chính xác của hồ sơ theo quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan về thi đua, khen thưởng.
4. Người xác nhận thành tích, cá nhân báo cáo không trung thực về tiêu chuẩn, điều kiện để được xét tặng Kỷ niệm chương thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
5. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về việc đề nghị và xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 6. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong các ngành Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ:
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:
Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ bao gồm: Các vụ chức năng, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tổ chức cán bộ tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Công chức làm công tác tổ chức cán bộ tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Sở Nội vụ, Ban Tổ chức - Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức công tác trong lĩnh vực tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ tại HĐND, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”:
Lãnh đạo và thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương, Hội đồng Thi đua, khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, Hội đồng Thi đua, khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức, viên chức, nhân viên và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Cán bộ, công chức công tác tại Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố; công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại các sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.
Cán bộ, công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại HĐND - UBND các xã, phường, thị trấn; HĐND - UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; HĐND - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”:
Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban (Phòng) Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại các Ban Dân tộc - Tôn giáo thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công chức làm công tác quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo tại các Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Công chức, viên chức, người lao động trực tiếp làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo hoặc liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại các tại các cơ quan, ban, ngành như: Dân vận, Mặt trận tổ quốc, Công an, Quân đội, Ngoại giao, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh từ trung ương đến địa phương.
Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm công tác quản lý tín ngưỡng, tôn giáo.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia công tác trong các Tổ công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp được tính vào thời gian kiêm nhiệm làm công tác tôn giáo.
d) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”:
Công chức, viên chức, người lao động công tác ở các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Chi cục Văn thư, Lưu trữ.
Công chức, viên chức, người lao động chuyên trách, kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cán bộ, công chức làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cấp tỉnh, cấp huyện; viên chức quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức, viên chức, người lao động chuyên trách, kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và đoàn thể trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.
3. Cá nhân là người nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài có công xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.
Điều 7. Tiêu chuẩn và điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 6:
a) Hoạt động chuyên trách từ đủ 15 năm trở lên và hoạt động kiêm nhiệm từ đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm. Trường hợp được cử đi học tập hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì thời gian đi học, đi làm nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp cá nhân không công tác liên tục thì thời gian xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn thời gian thực tế cá nhân công tác trong ngành Nội vụ.
b) Hệ số quy đổi giữa hoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm được tính như sau: 1 năm hoạt động chuyên trách bằng 1,5 năm hoạt động kiêm nhiệm; 1 năm hoạt động kiêm nhiệm bằng 0,67 năm hoạt động chuyên trách.
c) Đối với các cá nhân công tác trong ngành Nội vụ có thời gian của mỗi ngành, lĩnh vực không đủ thời gian để xét tặng kỷ niệm chương thì tổng thời gian công tác trong ngành Nội vụ của cá nhân đó được tính để xét tặng Kỷ niệm chương. Cá nhân được xét tặng loại Kỷ niệm chương tại thời điểm đề nghị.
2. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 6:
a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có nhiều công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của Bộ Nội vụ.
b) Lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Bí Thư, Phó Bí thư Thường trực; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phụ trách một trong 04 lĩnh vực/ngành của Bộ Nội vụ); lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Có thời gian giữ chức vụ từ 01 nhiệm kỳ trở lên.
c) Lãnh đạo và thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương: Kiêm nhiệm từ 01 nhiệm kỳ trở lên; lãnh đạo và thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh: Kiêm nhiệm từ 02 nhiệm kỳ trở lên.
d) Lãnh đạo các sở, ban ngành ở địa phương (cấp trưởng và cấp phó phụ trách một trong 04 lĩnh vực của Bộ Nội vụ); Lãnh đạo các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (Bí Thư, Phó Bí thư Thường trực; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phụ trách một trong 04 lĩnh vực/ngành của Bộ Nội vụ): có thời gian giữ chức vụ từ 02 nhiệm kỳ trở lên.
3. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 6:
Có thành tích xuất sắc trong việc củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành hoặc lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Điều 8. Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
3. Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
Điều 9. Đối tượng không được xét tặng Kỷ niệm chương
Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù.
Điều 10. Những trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương
Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 6, được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
1. Cá nhân được khen thưởng:
a) Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, “Anh hùng lao động”, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, đề nghị xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng.
b) Cá nhân được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương các loại (trừ các loại Huân chương nêu trên) được đề nghị xét tặng sớm hơn 05 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1, Điều 7.
c) Cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đề nghị xét tặng sớm hơn 3 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1, Điều 7.
d) Các danh hiệu, hình thức khen thưởng để tính ưu tiên thời gian xét tặng Kỷ niệm chương phải được tặng và công nhận trong thời gian cá nhân công tác trong ngành; cá nhân được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì được tính thời gian ưu tiên của danh hiệu, hình thức khen thưởng cao nhất.
2. Cá nhân công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo: Thời gian công tác thực tế tại các địa bàn trên được nhân hệ số 1,5 để tính thời gian xét tặng Kỷ niệm chương.
3. Cá nhân nữ được xét tặng sớm hơn 03 năm so với thời gian quy định.
4. Tính đến thời điểm nghỉ hưu, nếu cá nhân còn thiếu từ 01 đến dưới 12 tháng thời gian so với quy định thì được ưu tiên xem xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu.
Chương III
TRÌNH TỰ, HỒ SƠ XÉT TẶNG VÀ TỔ CHỨC TRAO TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 11. Trình tự xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”
a) Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ trước ngày 30/6 hàng năm.
b) Vụ Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các cá nhân thuộc quyền quản lý; các cá nhân công tác thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Nội vụ các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và các trường hợp thuộc Khoản 2, Khoản 3, Điều 6 Thông tư này, kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn, báo cáo lãnh đạo cùng cấp xem xét, gửi Bộ Nội vụ trước ngày 30/6 hàng năm.
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”
a) Đối với các cá nhân quy định tại Điểm b, Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 6: Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng của bộ, ngành, đoàn thể trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, đối chiếu với tiêu chuẩn, lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn, báo cáo lãnh đạo cùng cấp xem xét, gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trước ngày 10/4 hàng năm.
b) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 10/5 hàng năm.
3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, tôn giáo”
a) Đối với cá nhân quy định tại Điểm c, Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 6: Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng của bộ, ngành, đoàn thể trung ương; Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tôn giáo Chính phủ; Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân, đơn vị, đối chiếu tiêu chuẩn, lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn, báo cáo lãnh đạo cùng cấp xem xét, gửi hồ sơ về Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 30/5 hàng năm.
b) Ban Tôn giáo Chính phủ tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30/6 hàng năm.
4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”
a) Đối với cá nhân quy định tại Điểm d, Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 6: Văn phòng các bộ, ngành, cơ quan trung ương của các tổ chức, đoàn thể và Sở Nội vụ (Chi cục Văn thư, Lưu trữ) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm tra, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn báo cáo lãnh đạo cùng cấp xem xét và gửi về Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trước ngày 05/11 hàng năm.
b) Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 01/8 hàng năm.
5. Phòng Thi đua, Khen thưởng và Truyền thông, Văn phòng Bộ Nội vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Ban Tôn giáo Chính phủ; Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Điều 12. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, số lượng 02 bộ gồm:
a) Tờ trình đề nghị của đơn vị (theo mẫu tại Phụ lục I);
b) Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV);
c) Bản khai thành tích và quá trình công tác đối với cá nhân trong ngành (theo mẫu tại Phụ lục V);
d) Những trường hợp thuộc diện ưu tiên xét tặng được quy định tại Điều 10 Thông tư này kèm theo bản sao Quyết định khen thưởng và Bằng công nhận.
2. Lưu hồ sơ: 01 bộ lưu tại đơn vị đề nghị; 01 bộ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ.
Điều 13. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương
1. Thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành: Tổ chức nhà nước (28/8); Thi đua yêu nước (11/6); Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo (02/8) và Văn thư, Lưu trữ (03/01).
2. Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm xem xét, trình Bộ trưởng quyết định khen thưởng chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ, đúng quy định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm tổ chức lễ trao tặng cho các cá nhân theo quy định hiện hành, đảm bảo trang trọng, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế cho Thông tư số 01/2014/TT-BNV ngày 10/01/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
1. Văn phòng Bộ Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ; các bộ, ngành, cơ quan trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Mẫu giấy chứng nhận Kỷ niệm chương về các lĩnh vực sử dụng thống nhất theo một mẫu quy định tại Phụ lục số VI.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước; ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh;
- Website Chính phủ, Công báo;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Các đơn vị, tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: Văn thư, VP (TĐKT&TT,NS).
BỘ TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Thông tư số …../2019/TT-BNV ngày …./11/2019 của Bộ Nội vụ)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/……….
Địa danh, ngày……. tháng…… năm……
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “……………..”
Kính gửi: ……………………..
Căn cứ Thông tư số ……/2019/TT-BNV ngày … tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định xét tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ;
(Tên cơ quan, tổ chức) đề nghị (tên cơ quan, tổ chức) thẩm định, xét duyệt và trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương “…….” năm … cho … cá nhân.
Trong đó:
1. Đối tượng là cá nhân trong ngành:
a) Đang công tác: …. người;
b) Đã nghỉ công tác: … người.
2. Đối tượng là cá nhân ngoài ngành: …. người.
3. Đối tượng là người nước ngoài (nếu có): …. người .
(Danh sách và báo cáo thành tích cá nhân kèm theo)./.
Nơi nhận:
-
- Lưu: VT, …
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Thông tư số …../2019/TT-BNV ngày …./11/2019 của Bộ Nội vụ)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày……. tháng…… năm……
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “………”
(Kèm theo Tờ trình số: … ngày… tháng … năm ….. của ……)
(Đối với các cá nhân đã và đang công tác trong ngành)
STT
Họ và tên
Năm sinh
Chức vụ, đơn vị công tác (hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu)
Thời gian công tác được tính để xét tặng Kỷ niệm chương (đã trừ thời gian kỷ luật, nếu có)
Đã nghỉ hưu
Ghi chú
Nam
Nữ
1.
2.
3.
…
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Thông tư số …../2019/TT-BNV ngày …./11/2019 của Bộ Nội vụ)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “………”
(Kèm theo Tờ trình số: … ngày… tháng … năm ….. của …) (Đối với cá nhân ngoài ngành)
Số TT
Họ và tên
Ngày sinh
Chức vụ và nơi công tác (Hiện nay hoặc trước khi nghỉ hưu)
Thành tích đã đóng góp cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
1
2
…
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC IV
(Kèm theo Thông tư số …../2019/TT-BNV ngày …./11/2019 của Bộ Nội vụ)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “………”
(Kèm theo Tờ trình số: … ngày… tháng … năm ….. của …)
(Đối với cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài)
Số TT
Họ và tên
Ngày sinh
Quốc tịch
Thành tích đã đóng góp cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
1
2
…
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC V
(Kèm theo Thông tư số …../2019/TT-BNV ngày …./11/2019 của Bộ Nội vụ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày …… tháng ……. năm …….
BÁO CÁO
Thành tích và quá trình công tác đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “……”
(Đối với những cá nhân đã và đang công tác trong ngành….)
I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN
- Họ và tên: Nam, nữ:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Nơi ở hiện nay:
- Chức vụ và nơi công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu):
- Ngày nghỉ hưu (nếu có):
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TRONG NGÀNH…
Thời gian
(Từ tháng…năm… đến tháng…năm…)
Chức vụ, đơn vị công tác
Số năm công tác trong ngành
Số năm công tác trong ngành (đã quy đổi)
Danh hiệu và hình thức khen thưởng được ưu tiên theo Điều 10 của Thông tư (nếu có) (Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định)
III. KỶ LUẬT (Nếu có):
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC VI
(Kèm theo Thông tư số …../2019/TT-BNV ngày …./11/2019 của Bộ Nội vụ)
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
1. Kích thước: 297 x 210 mm (khổ giấy A4).
2. Bìa: Màu đỏ cờ; ruột: In màu và logo (mẫu kèm theo).
3. Tặng Kỷ niệm chương về lĩnh vực nào, in logo về lĩnh vực đó. | {
"issuing_agency": "Bộ Nội vụ",
"promulgation_date": "15/11/2019",
"sign_number": "14/2019/TT-BNV",
"signer": "Lê Vĩnh Tân",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-85-2018-TT-BQP-quy-dinh-ve-quan-ly-hoat-dong-vat-lieu-no-cong-nghiep-tien-chat-thuoc-no-374744.aspx | Thông tư 85/2018/TT-BQP quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp tiền chất thuốc nổ mới nhất | BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 85/2018/TT-BQP
Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; thủ tục cập Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép dịch vụ nổ mìn; cơ quan có thẩm quyền tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Đơn vị, doanh nghiệp Quân đội.
2. Tổ chức, doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu.
3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý và hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Chương II
CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 3. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp lần đầu
1. Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao quyết định thành lập đơn vị hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn hiệu lực;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với doanh nghiệp. Giấy xác nhận đủ điều kiện an toàn, an ninh do cơ quan bảo vệ an ninh cấp thực hiện theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối với đơn vị quân đội không phải là doanh nghiệp.
d) Bản sao Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, dầu khí; bản sao quyết định trúng thầu thi công công trình, bản sao hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp còn hiệu lực; bản sao văn bản giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đối với các nhiệm vụ khác cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
đ) Bản sao thiết kế, bản vẽ thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
e) Thiết kế hoặc phương án nổ mìn được lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp ký duyệt.
Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật phải có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý; đồng thời, thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải có phê duyệt của cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
g) Bản sao văn bản nghiệm thu hoặc kiểm tra định kỳ về phòng cháy và chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp và điều kiện bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
h) Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có bản sao hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với tổ chức, doanh nghiệp có kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phòng cháy và chữa cháy hoặc bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;
i) Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của chỉ huy đơn vị hoặc lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp, người phục vụ (bảo vệ, bốc dỡ và vận chuyển tại kho, vị trí trung chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tại khu vực nổ mìn); giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (nếu có); bản sao chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của người chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, thủ kho vật liệu nổ công nghiệp, người phục vụ;
k) Bản sao giấy tờ chứng minh đã nộp tiền lệ phí thẩm định cấp phép theo quy định;
l) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao Chứng minh sĩ quan hoặc Chứng minh thư quân đội (đối với quân nhân), thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đến liên hệ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
2. Đơn vị quân đội không phải là doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công các công trình quốc phòng, an ninh, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, an toàn do cơ quan bảo vệ an ninh cấp thực hiện theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao Chứng minh sĩ quan hoặc Chứng minh thư quân đội (đối với quân nhân), thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đến liên hệ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
3. Tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ nổ mìn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ gồm:
a) Giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm a, e, g, h, i khoản 1 Điều này;
b) Bản sao Giấy phép dịch vụ nổ mìn do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Bản sao hợp đồng dịch vụ nổ mìn giữa tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
d) Bản sao giấy tờ chứng minh đã nộp tiền lệ phí thẩm định cấp phép theo quy định;
đ) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao Chứng minh sĩ quan hoặc Chứng minh thư quân đội (đối với quân nhân), thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đến liên hệ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
4. Hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này lập thành 01 bộ và nộp tại Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp bản sao các loại giấy tờ, tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc quân bưu, tổ chức, doanh nghiệp nộp bản sao các loại giấy tờ, tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này là bản sao có chứng thực.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức, doanh nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra thực tế hiện trường, kho vật liệu nổ công nghiệp trước khi xem xét, cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì thời gian thẩm định cấp phép không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính; không áp dụng đối với đơn vị không phải là doanh nghiệp thi công công trình quốc phòng, an ninh.
Điều 4. Cấp lại, cấp đổi, cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Trường hợp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hết hạn, tổ chức, doanh nghiệp nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng vật liệu nổ công nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này đề nghị cấp lại Giấy phép; hồ sơ gồm báo cáo kết quả sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và giấy tờ, tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Trường hợp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bị mất hoặc bị hư hỏng, tổ chức, doanh nghiệp làm văn bản thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm k, l khoản 1; điểm c khoản 2 và các điểm d, đ khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
3. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp còn thời hạn nhưng có thay đổi về tên tổ chức, doanh nghiệp hoặc quy mô, điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này, đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép; hồ sơ gồm giấy tờ, tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư này.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cấp lại, cấp đổi, điều chỉnh Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức, doanh nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại, cấp đổi, cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính; không áp dụng đối với đơn vị không phải là doanh nghiệp thi công công trình quốc phòng, an ninh.
Chương III
CẤP MỆNH LỆNH VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
Điều 5. Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp dưới báo cáo cấp trên là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu báo cáo Bộ Tổng Tham mưu về nhu cầu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và báo cáo nhu cầu bổ sung định kỳ hàng quý thực hiện theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo các loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vận chuyển gồm:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; bản sao Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề vận chuyển hàng hóa.
b) Danh sách phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ kèm theo bản sao Chứng nhận đăng ký, Giấy phép lưu hành của phương tiện.
c) Danh sách người điều khiển phương tiện, áp tải, bốc dỡ kèm theo bản sao Giấy phép điều khiển phương tiện đối với người điều khiển phương tiện, Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy còn hiệu lực.
2. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp, xây dựng kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ hàng năm, xây dựng kế hoạch bổ sung định kỳ hàng quý thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này báo cáo Tổng Tham mưu trưởng.
3. Tổng Tham mưu trưởng xem xét, phê duyệt kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 6. Cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Tổng Tham mưu trưởng cấp, điều chỉnh, thu hồi hoặc ủy quyền cho người chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc quyền dưới một cấp cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho cá 5 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu.
Đối với trường hợp đột xuất khác không có trong kế hoạch được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt như quy định tại Điều 5 Thông tư này, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp dưới báo cáo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị Tổng Tham mưu trưởng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
2. Người chỉ huy cơ quan, đơn vị (không phải doanh nghiệp) trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ vào kế hoạch được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt, thực hiện hoặc ủy quyền cho người chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc quyền dưới một cấp cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
3. Hiệu lực của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ do người chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Mệnh lệnh quy định nhưng không quá 30 ngày.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển, 01 bộ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mệnh vận chuyển thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, nêu rõ lý do, chủng loại, số lượng, khối lượng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cần vận chuyển; nơi giao, nơi nhận, thời gian thực hiện và tuyến đường vận chuyển; họ và tên của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;
b) Bản sao hợp đồng mua bán hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (trường hợp thực hiện vận chuyển nhiều lần, thì gửi một lần cho cả thời hạn thực hiện hợp đồng); bản sao văn bản cho phép thử nổ (trường hợp vận chuyển đi thử nổ) hoặc bản sao văn bản cho phép thu gom, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển thu gom đi hủy) hoặc bản sao quyết định cho phép thu hồi thuốc thải loại từ việc tiêu hủy đạn các loại (trường hợp tận thu thuốc thải loại) của cơ quan có thẩm quyền; văn bản xác nhận về điều kiện tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của cơ quan công an có thẩm quyền đối với trường hợp vận chuyển đến nơi tiếp nhận là kho của các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
c) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao Chứng minh sĩ quan hoặc Chứng minh thư quân đội (đối với quân nhân), thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đến liên hệ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
5. Hồ sơ điều chỉnh Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ 01 bộ gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, nêu rõ lý do đề nghị điều chỉnh;
b) Bản sao Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cần điều chỉnh nội dung.
c) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao Chứng minh sĩ quan hoặc Chứng minh thư quân đội (đối với quân nhân), thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đến liên hệ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
6. Hồ sơ quy định tại các khoản 4, 5 Điều này nộp tại cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp bản sao quy định tại các khoản 4, 5 Điều này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện tổ chức, doanh nghiệp nộp bản sao các loại giấy tờ, tài liệu quy định tại các khoản 4, 5 Điều này là bản sao có chứng thực.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 Điều này thực hiện cấp, điều chỉnh Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển.
8. Trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp 01 Mệnh lệnh vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện, giao thông thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 Mệnh lệnh vận chuyển.
9. Trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên các đường không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng thì không phải đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển, nhưng phải thực hiện đúng quy định tại các điểm b, c, đ và e khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
10. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội liên quan đến các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở những khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự, việc tạm ngừng cấp hoặc ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ được thực hiện như sau:
a) Tổng Tham mưu trưởng quyết định tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
b) Người chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này quyết định tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đã cấp cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
c) Quyết định tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ lý do, thời gian tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành Mệnh lệnh vận chuyển cho đến khi hoạt động vận chuyển được tiếp tục thực hiện.
11. Cơ quan, đơn vị khi cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đơn vị, doanh nghiệp phải gửi 01 bản chính cho Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu và các Quân khu có tuyến đường vận chuyển đi qua địa bàn để theo dõi, quản lý và phối hợp kiểm soát.
12. Thủ tục thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển thực hiện như quy định về thu hồi giấy phép tại Điều 18 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Chương IV
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ; THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, GIẤY PHÉP DỊCH VỤ NỔ MÌN
Điều 7. Cơ quan có thẩm quyền huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, Giấy chứng
nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm:
1. Huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho đối tượng là người quản lý.
2. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho các đối tượng sau:
a) Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
b) Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;
c) Chỉ huy nổ mìn;
d) Thợ mìn;
đ) Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
e) Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp;
3. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho đối tượng là người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ.
Điều 8. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép dịch vụ nổ mìn
1. Đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép dịch vụ nổ mìn lập hồ sơ theo quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gửi về Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng thẩm định hồ sơ, làm văn bản đề nghị Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép dịch vụ nổ mìn cho đơn vị, doanh nghiệp.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 9. Bộ Tổng Tham mưu
1. Chỉ đạo, quản lý hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong Quân đội.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp kiểm tra công tác sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Quân đội.
Điều 10. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các quy định tại Thông tư này.
2. Nghiên cứu xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm, tổng hợp kết quả công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng; xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong Quân đội, báo cáo Bộ Quốc phòng.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong Quân đội, báo cáo Bộ Quốc phòng; phối hợp tham gia kiểm tra liên ngành của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Điều 11. Các cơ quan, đơn vị không phải doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng khi tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
2. Xem xét, xác nhận đủ điều kiện về an ninh, an toàn cho các đơn vị thuộc quyền có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình quốc phòng, an ninh trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
3. Tổ chức, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý và đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
4. Hàng năm, tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.
5. Định kỳ 6 tháng, phải tiến hành kiểm tra các điều kiện vận chuyển đối với các đơn vị, doanh nghiệp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền cấp Mệnh lệnh.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Bãi bỏ Thông tư số 22/2013/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong Quân đội.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Tổng Tham mưu trưởng - Thứ trưởng BQP;
- Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (04);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Công an;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (63b);
- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc BQP (73b);
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Văn Phòng/BQP (NCTH, THBĐ, CCHC: 03);
- Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
- Công báo Chính phủ;
- Lưu: VT, THBĐ; Th153b.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Bế Xuân Trường
PHỤ LỤC
CÁC MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT NỔ THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2018/TT-BQP ngày 23/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mẫu số 01. Nhu cầu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 02. Kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 03. Văn bản đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 04. Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 05. Giấy đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 06. Giấy xác nhận đủ điều kiện về an toàn, an ninh.
Mẫu số 07. Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp./.
Mẫu số 01. Nhu cầu vận chuyển VLNCN, tiền chất thuốc nổ
......……………(1)…………………
……………(2)…………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …(3)…/….(4)….
V/v báo cáo nhu cầu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ năm……….
…(5)…, ngày …. tháng …. năm 20…..
Kính gửi: ……………………………………………(1b)……………………………….
Căn cứ Thông tư số: .../2018/TT-BQP ngày .../.../2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ năm 20..., ...(2)... báo cáo nhu cầu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ năm ... như sau:
1. Nhu cầu vận chuyển
TT
Chủng loại
ĐVT
Số lượng
Trọng lượng
Ghi chú
I
Thuốc nổ công nghiệp (6)
1
Thuốc nổ...
kg
...
...
II
Phụ kiện nổ (7)
1
Kíp nổ...
cái
...
...
III
Tiền chất thuốc nổ (8)
1
Amoni nitrat...
tấn
...
...
2. Nơi nhận, nơi giao
Vật liệu nổ công nghiệp nhận từ (kho chứa, địa điểm....) đến giao tại (kho chứa, địa điểm …).
3. Phương tiện vận chuyển
TT
Biển kiểm soát
Kiểu phương tiện (tải, bán tải...)
Tải trọng
Giấy đăng ký (số, ngày)
Giấy phép lưu hành (số, ngày, thời hạn)
4. Danh sách người điều khiển phương tiện
TT
Họ và tên
Cấp bậc
Giấy phép điều khiển phương tiện
Chứng minh thư
GCN
HL nghiệp vụ PCCC
GCN huấn luyện KTAT VLNCN
Số
Thời hạn
Hạng xe (C, D...)
Số
ngày cấp
Số
Thời hạn
Số
Thời hạn
5. Danh sách người áp tải, bốc dỡ
TT
Họ và tên
Chứng minh thư
GCN
HL nghiệp vụ PCCC
GCN huấn luyện KTAT VLNCN
Số
Ngày cấp
Số
Thời hạn
Số
Thời hạn
6. Kiến nghị
Nơi nhận:
- ………………….;
- Lưu: VT,……..; S...
…………..(9)……………
(Chữ ký, dấu, ghi rõ họ và tên)
Ghi chú: Khổ giấy A4 (210x297) mm
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản, trực tiếp;
(1b) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận báo cáo;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện báo cáo;
(3) Số và ký hiệu văn bản;
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện báo cáo;
(5) Địa danh ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
(6), (7), (8) Ghi rõ chủng loại thuốc nổ, phụ kiện nổ, tiền chất thuốc nổ;
(9) Quyền hạn, chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).
Mẫu số 02. Kế hoạch vận chuyển VLNCN, tiền chất thuốc nổ
.………(1)…………………
……………(2)…………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …(3)…/….(4)….
…(5)…, ngày …. tháng …. năm 20…..
PHÊ DUYỆT
Ngày….tháng…..năm 20…..
TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG
KẾ HOẠCH
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất nổ năm…..
Căn cứ Thông tư số: .../2018/TT-BQP ngày .../6/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
...(2)... báo cáo Kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ năm ... và xây dựng kế hoạch vận chuyển năm .... như sau:
I. KẾT QUẢ VẬN CHUYỂN NĂM...
1. Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đã thực hiện vận chuyển
TT
Chủng loại
ĐVT
Thực hiện
Ghi chú
1
Thuốc nổ ...(6)…
kg
2
Phụ kiện nổ ...(7)...
cái
3
Tiền chất thuốc nổ ...(8)...
kg
...
2. Đánh giá chung
Thuận lợi, khó khăn, các sự cố trong quá trình vận chuyển..., nguyên nhân...
II. KẾ HOẠCH VẬN CHUYỂN NĂM...
1. Dự kiến chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cần vận chuyển
TT
Chủng loại
ĐVT
Số lượng
Trọng
lượng
Ghi chú
I
Thuốc nổ công nghiệp (6)
1
Thuốc nổ…
kg
2
Thuốc nổ...
kg
…
…
II
Phụ kiện nổ (7)
1
Kíp nổ…
cái
2
Dây nổ
mét
...
...
II
Tiền chất thuốc nổ (8)
1
Amoni nitrat
kg
...
...
2. Nơi nhận, nơi giao: Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ nhận từ (kho chứa, địa điểm....) đến giao tại (kho chứa, địa điểm…).
3. Phương tiện vận chuyển:
(Ghi rõ biển kiểm soát phương tiện của từng đơn vị, doanh nghiệp)
4. Danh sách người điều khiển phương tiện: (Ghi rõ theo từng đơn vị, doanh nghiệp)
TT
Họ và tên
Cấp bậc
TT
Họ và tên
Cấp bậc
1
5. Danh sách người áp tải, bốc dỡ: (Ghi rõ từng đơn vị, doanh nghiệp)
TT
Họ và tên
Cấp bậc
TT
Họ và tên
Cấp bậc
6. Kiến nghị
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Nơi nhận:
- ………………….;
- Lưu: VT,……..; S...
…………..(9)……………
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú: Khổ giấy A4 (210 x 297) mm.
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện báo cáo;
(3), (4), (5) như Mẫu số 01;
(6), (7), (8) Ghi rõ chủng loại thuốc nổ, phụ kiện nổ, tiền chất thuốc nổ;
(9) Quyền hạn, chức vụ người ký.
Mẫu số 03. Văn bản đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
......……(1)…………………
……………(2)…………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …(3)…/….(4)….
V/v đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
…(5)…, ngày …. tháng …. năm 20…..
Kính gửi: …………………………………….(1b) ...............................................
Căn cứ Thông tư số .../2018/TT-BQP ngày .../.../2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Kế hoạch số: ... ngày ... của ...(1)... về việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ năm ... được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt;
Căn cứ Hợp đồng số ... giữa ...(2) và ... về việc mua bán vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ vào Hợp đồng số ... giữa ...(2)... và đơn vị ... về việc thuê vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng trong trường hợp thuê vận chuyển),
Để thực hiện hợp đồng nêu trên, ...(2)... đề nghị ...(1b)... xem xét cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ như sau:
1. Chủng loại, số lượng, nơi nhận, nơi giao:
2. Phương tiện vận chuyển, lái xe, áp tải:
3. Tuyến đường vận chuyển:
(Trường hợp có nhiều chủng loại, nơi nhận, nơi giao, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải, tuyến đường vận chuyển thì xây dựng thành phụ lục)
4. Thời gian thực hiện từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm).
Đơn vị cam kết chấp hành nghiêm các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số .../2018/TT-BQP ngày .../.../2018 và các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm an toàn./.
Nơi nhận:
- ………………….;
- Lưu: VT,……..; S...
…………..(6)……………
(Chữ ký, dấu, ghi rõ họ và tên)
Phụ lục
CHI TIẾT VẬN CHUYỂN
(Kèm theo Công văn số: ….(3).../…(4)... ngày .../.../20... của ...(2)….)
1. Số lượng, chủng loại, nơi nhận, nơi giao, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải
TT
Chủng loại VLNCN, tiền chất thuốc nổ
ĐVT
Số lượng
Nơi nhận
Nơi giao
Biển kiểm soát Phương tiện
Người điều khiển phương tiện
Người áp tải
1
2
2. Tuyến đường vận chuyển
...................................................................................................................................
Ghi chú: Khổ giấy A4 (210x297) mm.
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực tiếp;
(1b) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Mệnh lệnh vận chuyển;
(2) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển
(3) , (4), (5) như Mẫu số 01;
(6) Quyền hạn, chức vụ người ký (Giám đốc, Chỉ huy trưởng, Phó giám đốc kỹ thuật, kinh doanh, Chỉ huy phó phụ trách tham mưu).
- Nơi nhận, nơi giao: Ghi rõ kho chứa, xã, huyện, tỉnh.
- Người điều khiển phương tiện, người áp tải: Ghi họ và tên, cấp bậc (nếu có).
- Tuyến đường vận chuyển: Ghi rõ tên đường vận chuyển từ nơi nhận đến nơi giao.
Mẫu số 04. Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
.....……(1)…………………
……………(2)…………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …(3)…/….(4)….
…(5)…, ngày …. tháng …. năm 20…..
MỆNH LỆNH
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
Căn cứ Thông tư số: .../2018/TT-BQP ngày .../6/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của ...(6)... tại Công văn số ... ngày ... về việc cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
Xét đề nghị của Thủ trưởng cơ quan Tham mưu ...(2)...,
...........................................(7)……………………………
Điều 1. Cho phép ...(6)... được vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, cụ thể như sau:
1. Chủng loại, số lượng, nơi nhận, nơi giao: .............................................................
2. Phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp áp tải: ............
...................................................................................................................................
3. Tuyến đường vận chuyển: ......................................................................................
(Trường hợp có nhiều chủng loại, nơi giao, nơi nhận, người áp tải, người điều khiển phương tiện, phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, xây dựng thành phụ lục )
Điều 2. Thời gian thực hiện từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm).
Điều 3. ...(6)... cử cán bộ giám sát, kiểm tra công tác giao nhận, sắp xếp xe, người điều khiển phương tiện, người áp tải, bốc dỡ và vận chuyển đúng chủng loại, số lượng, đúng thời gian, địa điểm, trữ lượng kho và đảm bảo an toàn.
Quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. Không được dừng, nghỉ khi vận chuyển qua các thành phố, thị xã, thị trấn và các khu đông dân cư. Không được vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ vào các ngày lễ, tết theo quy định và các ngày có thông báo cấm vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị, Chỉ huy (hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc) ...(6)..., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các trạm Kiểm soát quân sự dọc trên tuyến đường vận chuyển chịu trách nhiệm thi hành Mệnh lệnh này, ...(6)... có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (bằng văn bản)./.
Nơi nhận:
- ………………….;
- Lưu: VT,……..; S...
…………..(8)……………
(Chữ ký, dấu, ghi rõ họ và tên)
Phụ lục
CHI TIẾT VẬN CHUYỂN
(Kèm theo Mệnh lệnh số: ….../ML-(4) ngày .../.../... của ...(2)….)
1. Số lượng, chủng loại, nơi nhận, nơi giao, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải
TT
Chủng loại VLNCN, tiền chất thuốc nổ
ĐVT
Số lượng
Nơi nhận
Nơi giao
Phương tiện vận chuyển
Người điều khiển phương tiện
Người áp tải
1
2
2. Tuyến đường vận chuyển
(Ghi rõ tuyến đường vận chuyển từ nơi nhận đến nơi giao
...................................................................................................................................
Ghi chú: Khổ giấy A4 (210x297) mm.
(1) Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Mệnh lệnh vận chuyển;
(2) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Mệnh lệnh vận chuyển
(3), (4), (5) Như Mẫu số 01;
(6) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển.
(7) Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Mệnh lệnh vận chuyển;
(8) Quyền hạn, chức vụ người ký (Ví dụ: Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh, Chủ nhiệm, Cục trưởng...).
- Nơi nhận, nơi giao: Ghi rõ kho chứa, xã, huyện, tỉnh.
- Người điều khiển phương tiện, người áp tải: Ghi họ và tên, cấp bậc (nếu có).
- Tuyến đường vận chuyển: Ghi rõ tên đường vận chuyển từ nơi nhận đến nơi giao.
Mẫu số 05. Giấy đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
.....…………(1)……………
……………(2)…………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …(3)…/….(4)….
…(5)…, ngày …. tháng …. năm 20…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Cấp
(cấp lại, cấp đổi, điều chỉnh)
Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Kính gửi: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Căn cứ Thông tư số .../2018/TT-BQP ngày .../.../2018 của Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-... ngày .../.../... của (cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) về việc giao nhiệm vụ thi công công trình... (đối với trường hợp giao nhiệm vụ thi công công trình quốc phòng, an ninh);
Căn cứ vào Hợp đồng số ... giữa ...(2)... và đơn vị ... về việc thi công công trình... (đối với trường hợp nhận thầu thi công);
Căn cứ Giấy phép khai thác khoáng sản số .... (đối với trường hợp khai thác khoáng sản);
Để thực hiện (Quyết định, Hợp đồng, Giấy phép khai thác khoáng sản...),
………………………………………………………. (2) .......................................................
Trụ sở chính: ...............................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………Fax: ..........................................................
Quyết định hoặc giấy phép thành lập số: ......................................................................
Do ………………………………….cấp ngày ....................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………..do………. cấp ngày…../……/………..
Đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng xem xét và cấp (cấp lại, cấp đổi, điều chỉnh) Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ... cho ...(2)… như sau:
1. Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp (6):
TT
Chủng loại
ĐVT
Số lượng
1
Thuốc nổ...
kg
2
Kíp nổ...
cái
...
...
2. Mục đích sử dụng (7): ..............................................................................................
3. Địa điểm sử dụng (8): ..............................................................................................
4. Thời gian: Từ ngày .../.../... đến ngày .../../ ................................................................
5. Lý do cấp lại, cấp đổi (đối với trường hợp cấp lại, cấp đổi do Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bị mất hoặc bị hư hỏng): ....................................................................................................................
Đơn vị cam kết chấp hành nghiêm các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số .../2018/TT-BQP ngày .../.../2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng và các quy định của pháp luật có liên quan./.
XÁC NHẬN CỦA (1b)
(Thủ trưởng cơ quan; đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là cấp trên của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ký, đóng dấu ghi rõ quyền hạn, chức vụ, họ và tên)
……………..(9)……………
(Chữ ký, dấu, ghi rõ họ và tên)
Ghi chú: Khổ giấy A4 (210x297) mm.
(1), (3), (4), (5) Như Mẫu số 01;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
(6) Ghi rõ chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng;
(7) Ghi rõ mục đích sử dụng, tên công trình thi công có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
(8) Ghi rõ xã, huyện, tỉnh;
(9) Quyền hạn, chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).
Mẫu số 06. Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, an toàn
......…………(1)………………
……………(2)…………….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …(3)…/….(4)….
…(5)…, ngày …. tháng …. năm 20…..
GIẤY XÁC NHẬN
Đủ điều kiện an toàn, an ninh
Căn cứ…………………………………….(6) .....................................................................
Căn cứ Thông tư số .../2018/TT-BQP ngày ... của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan bảo vệ an ninh ...(2).../ ...(1)...;
Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, hồ sơ và các tài liệu có liên quan theo quy định về quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp,
Cơ quan bảo vệ an ninh ....................................(2) ......................................................
XÁC NHẬN:
(Tên đơn vị sử dụng VLNCN) .......................................................................................
1. Có đủ điều kiện về an toàn, an ninh trong việc sử dụng và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp:
Tại công trình (mật danh), địa điểm:……………………..(7) ..............................................
1.2. Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp tại ……………….(7) ...................................... có:
- Trữ lượng thuốc nổ: ... tấn.
- Phụ kiện nổ: Kíp nổ ... cái; dây nổ ... mét; mồi nổ ... quả;...
2. Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng, như sau (8):
TT
Chủng loại
ĐVT
Số lượng
1
Thuốc nổ...
kg
2
Kíp nổ...
cái
….
….
3. Giấy xác nhận này có giá trị từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm...
Nơi nhận:
- ………………….;
- Lưu: VT,……..; S...
…………..(9)……………
(Chữ ký, dấu, ghi rõ họ và tên)
Ghi chú: Khổ giấy A4 (210x297) mm
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan Bảo vệ an ninh;
(2) Tên cơ quan bảo vệ an ninh cấp Giấy xác nhận;
(3), (4), (5) như Mẫu số 01;
(6) Nêu các căn cứ để cấp giấy xác nhận;
(7) Ghi rõ địa điểm (xã, huyện, tỉnh) sử dụng và kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
(8) Ghi rõ chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp;
(9) Quyền hạn, chức vụ người ký (Thủ trưởng cơ quan bảo vệ an ninh).
Mẫu số 07. Mặt ngoài Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Lưu Giấy phép tại trụ sở chính và xuất trình Giấy phép khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
2. Không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy phép.
3. Không được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.
BỘ QUỐC PHÒNG
TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
GIẤY PHÉP
SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Số: /20.../GP-CNQP
Mẫu 07: Mặt trong Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
BỘ QUỐC PHÒNG
TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /20…./GP-CNQP
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
GIẤY PHÉP
Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp, và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số .../2018/TT-BQP ngày .../.../2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Quyết định số ... ngày ... của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng;
Xét Giấy đề nghị số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...(1)... về việc cấp (cấp lại, cấp đổi, điều chỉnh) Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
Xét đề nghị của Tham mưu trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép ………………(1)……………,
Trụ sở tại:…………………………………………
Số điện thoại: ………………..FAX: ……………,
Được sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để nổ mìn ………………………………………………..
……………………………………………………..
Điều 2. Địa điểm, chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp được phép sử dụng:
1. Địa điểm: …………………(2) ………………..
2. Chủng loại và số lượng:
TT
Chủng loại
ĐVT
Số lượng
1
Thuốc nổ...
kg
2
Kíp nổ ...
cái
3
Dây nổ....
mét
4
Mồi nổ loại... gam
quả
5
Dây cháy chậm
mét
…..
Điều 3. Trách nhiệm đơn vị
...(1)... phải thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 71/2018/NĐ-CP; Thông tư số .../2018/TT-BQP; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng có liên quan; đảm bảo an toàn lao động và trật tự, an ninh xã hội.
Điều 4. Giấy phép có giá trị đến ngày ... tháng ... năm...
Điều 5. Tham mưu trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Giám đốc (người chỉ huy) ...(1)..., Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện theo Giấy phép này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 1;
- …………………….;
- Bộ Tham mưu;
- Lưu: VT, TM;……
CHỦ NHIỆM
(Chữ ký, dấu, ghi rõ họ và tên)
Ghi chú: Khổ giấy A4 (210x297) mm ngang.
(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
(2) Địa điểm sử dụng chỉ ghi huyện, tỉnh đối với công trình quốc phòng, an ninh. | {
"issuing_agency": "Bộ Quốc phòng",
"promulgation_date": "23/06/2018",
"sign_number": "85/2018/TT-BQP",
"signer": "Bế Xuân Trường",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-20-2011-TT-NHNN-mua-ban-ngoai-te-tien-mat-ca-nhan-128505.aspx | Thông tư 20/2011/TT-NHNN mua bán ngoại tệ tiền mặt cá nhân | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2011/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC MUA, BÁN NGOẠI TỆ TIỀN MẶT CỦA CÁ NHÂN VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
2. Hoạt động đổi ngoại tệ của cá nhân với các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về quy chế Đại lý đổi ngoại tệ.
3. Việc sử dụng thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác hoặc mua ngoại tệ dưới hình thức chuyển khoản tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán ra nước ngoài của cá nhân cho các mục đích hợp pháp được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:
a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
2. Đối với các mục đích hợp pháp khác quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng.
3. Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
4. Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Điều 3. Địa điểm mua, bán ngoại tệ
1. Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
Điều 4. Loại ngoại tệ được mua
Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này theo nguyên tắc sau:
1. Được mua loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến.
2. Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến, tổ chức tín dụng được phép thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác.
Điều 5. Hạn mức mua ngoại tệ
1. Cá nhân là công dân Việt Nam được quyền mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này với mức 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ.
2. Tổ chức tín dụng được phép có nghĩa vụ bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân là công dân Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều này trên cơ sở hồ sơ, chứng từ xuất trình.
3. Căn cứ khả năng tự cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt, tổ chức tín dụng được phép có thể bán vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều này để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
Điều 6. Thông báo về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành Thông tư này, tổ chức tín dụng được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm:
a) Thông báo bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép.
c) Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các tổ chức tín dụng được phép chưa thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, khi có nhu cầu thực hiện có trách nhiệm thông báo theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện nghiệp vụ.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có thay đổi về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt (bổ sung, giảm bớt địa điểm, chấm dứt hoạt động mua, bán) tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm thông báo và cập nhật danh sách địa điểm mua bán ngoại tệ tiền mặt bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép
1. Thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân cho các mục đích theo quy định tại Thông tư này sau khi thông báo với Ngân hàng Nhà nước.
2. Niêm yết công khai tỷ giá mua, bán các loại ngoại tệ với cá nhân tại địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt, trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép và có nghĩa vụ thực hiện mua, bán các loại ngoại tệ tiền mặt theo quy định hiện hành của pháp luật về tỷ giá.
3. Ban hành quy trình nội bộ về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân, quy định cụ thể về thủ tục, hồ sơ, chứng từ có liên quan chứng minh nhu cầu sử dụng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt ở nước ngoài của cá nhân để đảm bảo giao dịch được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định khác về quản lý ngoại hối.
4. Thực hiện chế độ chứng từ, sổ sách liên quan đến hoạt động mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng các quy định hướng dẫn trong nội bộ tổ chức tín dụng được phép để quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển ngoại tệ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích cá nhân sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu hợp pháp ở nước ngoài.
Điều 8. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức tín dụng được phép trên địa bàn chấp hành nghiêm túc các quy định tại Thông tư này.
2. Kiểm tra các địa điểm mua, bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép trên địa bàn. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm có liên quan đến hoạt động mua, bán ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này.
3. Thiết lập và công bố số điện thoại để tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Thông tư này trên phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 9. Trách nhiệm của cá nhân
1. Xuất trình đầy đủ các chứng từ, giấy tờ cần thiết theo quy định của tổ chức tín dụng được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình.
2. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt mua tại tổ chức tín dụng được phép đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 10. Chế độ báo cáo
Hàng tháng, chậm nhất ngày 10 (mười) tháng kế tiếp, tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo theo quy định sau:
1. Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn về tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt phát sinh trong tháng trên địa bàn đó theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổng hợp và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) về tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống phát sinh trong tháng theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2011.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 11 (để thực hiện);
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- NHNN chi nhánh tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các TCTD được phép hoạt động ngoại hối;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ QLNH.
THỐNG ĐỐC
Nguyễn Văn Bình
PHỤ LỤC 1
Tên tổ chức tín dụng
được phép
-------
…, ngày … tháng … năm …..
THÔNG BÁO VỀ VIỆC THỰC HIỆN MUA, BÁN
NGOẠI TỆ TIỀN MẶT VỚI CÁ NHÂN
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Vụ Quản lý ngoại hối)
Tên tổ chức tín dụng được phép:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Giấy phép hoạt động:
Giấy xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối:
(Tên tổ chức tín dụng được phép) đăng ký thực hiện mua, bán các loại ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định tại Thông tư số …../TT-NHNN ngày …/…/2011 (kèm theo danh sách các địa điểm mua, bán).
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
LẬP BIỂU
KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(hoặc Người được ủy quyền)
(Ký tên & đóng dấu)
PHỤ LỤC 2
Tên tổ chức tín dụng
được phép
-------
…, ngày … tháng … năm …..
Kính gửi:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1)
(Vụ Quản lý ngoại hối)
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố … (2)
DANH SÁCH CÁC ĐỊA ĐIỂM MUA BÁN
NGOẠI TỆ TIỀN MẶT VỚI CÁ NHÂN
1. Tỉnh, thành phố A:
STT
Tên địa điểm
Địa chỉ
Nội dung nghiệp vụ (mua, bán)
1.
2.
…
2. Tỉnh, thành phố B:
STT
Tên địa điểm
Địa chỉ
Nội dung nghiệp vụ (mua, bán)
1.
2.
…
3. Tỉnh, thành phố …
LẬP BIỂU
KIỂM SOÁT
…, ngày … tháng … năm …
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(hoặc Người được ủy quyền)
(Ký tên & đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tổ chức tín dụng được phép thông báo tất cả các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt thuộc TCTD trên phạm vi toàn quốc.
(2) Tổ chức tín dụng được phép thông báo các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt thuộc TCTD trên từng địa bàn hoạt động.
PHỤ LỤC 3
Tên tổ chức tín dụng
được phép
-------
…, ngày … tháng … năm …..
Kính gửi:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Vụ Quản lý ngoại hối)(1)
- NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố … (2)
Tháng … năm …..
BÁO CÁO TÌNH HÌNH MUA, BÁN NGOẠI TỆ
TIỀN MẶT VỚI CÁ NHÂN
1. Số liệu ngoại tệ tiền mặt thực hiện mua, bán với cá nhân:
Loại ngoại tệ
Lượng ngoại tệ mua, bán
Mua
Bán
Nguyên tệ
Quy USD(3)
Nguyên tệ
Quy USD(3)
USD
EUR
GBP
AUD
JPY
SGD
Ngoại tệ khác
Tổng số
(Quy USD)(3)
2. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị:
LẬP BIỂU
KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(hoặc Người được ủy quyền)
(Ký tên & đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tổ chức tín dụng được phép báo cáo số liệu của toàn hệ thống.
(2) Tổ chức tín dụng được phép báo cáo số liệu trên từng địa bàn hoạt động
(3) Tỷ giá áp dụng để lập báo cáo: Tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quy định tại ngày làm việc cuối cùng của báo cáo. | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "29/08/2011",
"sign_number": "20/2011/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Văn Bình",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-lien-tich-69-2005-TTLT-BTC-BGD-DT-thu-su-dung-phi-du-thi-tuyen-vao-co-so-giao-duc-dao-tao-quoc-dan-sua-doi-28-2003-TTLT-BTC-BGD-DT-3472.aspx | Thông tư liên tịch 69/2005/TTLT-BTC-BGD&ĐT thu sử dụng phí dự thi tuyển vào cơ sở giáo dục đào tạo quốc dân sửa đổi 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT | BỘ TÀI CHÍNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 69/2005/TTLT-BTC-BGD&ĐT
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2005
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 69/2005/TTLT-BTC-BGD&ĐT NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2005 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT NGÀY 04/4/2003CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU VÀ SỬ DỤNG PHÍ DỰ THI, DỰ TUYỂN (LỆ PHÍ TUYỂN SINH) VÀO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Căn cứ Luật giáo dục và Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí,
Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 04/4/2003 quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư liên tịch số 71/2004/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 14/7/2004 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT nêu trên; nay Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT nêu trên như sau:
1. Thay thế điểm b.1, khoản 2.1, Mục II bằng điểm b.1 mới như sau:
"b.1. Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng: 15.000 (mười lăm nghìn) đồng/thí sinh/hồ sơ. Riêng thí sinh thuộc diện xét tuyển và tuyển thẳng vào các trường trung học chuyên nghiệp không tổ chức thi: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/thí sinh/hồ sơ (không áp dụng đối với các trường trung học chuyên nghiệp tổ chức thi tuyển)".
2. Sửa đổi điểm a, khoản 1, Mục III như sau:
"a) Toàn bộ số tiền phí đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; phí xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường trung học chuyên nghiệp do các Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp thu được phân phối như sau:...".
3. Thay thế điểm b, khoản 1, Mục III bằng điểm b mới như sau:
"b) Toàn bộ số tiền phí đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; phí xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường trung học chuyên nghiệp do các cơ sở giáo dục - đào tạo trực tiếp thu phải trích nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo 4.000 (bốn nghìn) đồng/hồ sơ/thí sinh để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh và công tác khác liên quan đến công tác tuyển sinh của Bộ; Số tiền còn lại để chi cho công tác tuyển sinh tại cơ sở giáo dục - đào tạo".
4. Thay thế điểm c, khoản 1, Mục III bằng điểm c mới như sau:
"c) Toàn bộ số tiền phí dự thi, dự tuyển còn lại ngoài quy định tại điểm a và b nêu trên do các cơ sở giáo dục - đào tạo trực tiếp thu và chi theo quy định".
5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những nội dung khác không sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu giải quyết.
Trương Chí Trung
(Đã ký)
Bành Tiến Long
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "29/08/2005",
"sign_number": "69/2005/TTLT-BTC-BGD&ĐT",
"signer": "Trương Chí Trung, Bành Tiến Long",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-02-CT-BYT-bao-dam-cong-tac-y-te-trong-dip-Tet-Nguyen-dan-Dinh-Dau-2017-338225.aspx | Chỉ thị 02/CT-BYT bảo đảm công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/CT-BYT
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2017
CHỈ THỊ
VỀ BẢO ĐẢM CÔNG TÁC Y TẾ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ĐINH DẬU 2017
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Bộ Y tế yêu cầu Lãnh đạo các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị y tế ngành, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, thực hiện tốt những nội dung sau đây:
1. Tăng cường công tác phòng chống dịch
a) Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các địa phương:
- Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch, đặc biệt các bệnh cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), Ebola, MER-CoV, Zika, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, rubella, tiêu chảy do vi rút Rota và các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa khác có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân, nhất là dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội.
- Tăng cường công tác giám sát dịch tễ tại tuyến xã, huyện, các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời những trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan, bùng phát thành dịch. Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
b) Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Viện Y tế công cộng trực tiếp chỉ đạo, tham gia công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, hướng dẫn địa phương tăng cường giám sát chủ động, sẵn sàng đáp ứng chống dịch.
c) Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phát sinh đối với vùng thiên tai bão, lũ; có phương án bảo đảm đủ thuốc thiết yếu hỗ trợ phục vụ nhân dân vùng thiên tai, bão, lũ.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm tập trung vào các vùng có nguy cơ cao, địa phương có ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thương quốc tế hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc, tử vong; củng cố các đội cơ động chống dịch sẵn sàng triển khai nhiệm vụ.
- Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế cần kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, vùng có ổ dịch cũ để phát hiện, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam. Cơ quan kiểm dịch phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành trong việc kiểm tra, giám sát gia cầm, động vật, thực phẩm nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới.
- Thành lập các Đội cơ động phòng chống dịch tại Trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh để sẵn sàng đi điều tra, xử lý ổ dịch khi có yêu cầu. Chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời.
- Phân công cán bộ, tổ chức trực dịch 24/24 giờ trong các ngày nghỉ lễ Tết Nguyên đán Đinh Dậu để theo dõi, nắm tình hình bệnh dịch xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị trực và báo cáo tình hình bệnh dịch theo đúng quy định.
2. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán
a) Cục An toàn thực phẩm:
- Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thịt, cá, trứng, sữa, bánh mứt kẹo, rượu, bia, nước giải khát.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung tại Kế hoạch số 1244/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 16/12/2016 của ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017; xử lý nghiêm các vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông đại chúng cung cấp kịp thời, đầy đủ những nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác tuyên truyền thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra các đơn vị không đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tại địa phương tăng cường công tác tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm và thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo nội dung hướng dẫn tại Kế hoạch số 1244/KH- BCĐTƯVSATTP ngày 16/12/2016 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những vi phạm an toàn thực phẩm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
3. Tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch, thành lập các Đoàn kiểm tra các bệnh viện trong dịp Tết. Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
b) Các bệnh viện Trung ương, bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến bảo đảm kế hoạch trực 24/24 giờ, bố trí nhân lực và phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do tuyến dưới chuyển lên, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho tuyến dưới khi có yêu cầu.
c) Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, các cơ sở điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS; chuẩn bị đủ thuốc, bố trí cán bộ trực Tết để bảo đảm việc cung cấp đầy đủ, liên tục thuốc cho bệnh nhân.
d) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Quán triệt cán bộ y tế ở các tuyến nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ người bệnh, đặc biệt chú ý đến phong cách giao tiếp, ứng xử ân cần, hòa nhã, thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại các cơ sở công theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
- Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo công tác khám, chữa bệnh theo chỉ đạo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh tại Mục a, Điểm 3 Chỉ thị này.
e) Các cơ sở khám, chữa bệnh phải có phương án thường trực, dự trữ cơ số thuốc, dịch truyền, vật tư, hóa chất, bố trí cơ số giường bệnh và các phương tiện cấp cứu hiện có để sẵn sàng đáp ứng khi dịch xảy ra và phải bảo đảm tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị và cách ly người bệnh theo đúng các hướng dẫn hiện hành về phòng chống dịch bệnh, ngộ độc.
4. Bảo đảm thuốc chữa bệnh phục vụ nhân dân
a) Cục Quản lý Dược chỉ đạo các bệnh viện, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa) phải xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh để đảm bảo cung ứng đủ thuốc, có chất lượng, giá cả hợp lý; không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt. Bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ thuốc khi có yêu cầu phục vụ công tác cấp cứu hoặc phòng chống bệnh dịch, đặc biệt là bệnh dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.
b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24 giờ và công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đáp ứng nhu cầu người bệnh trong những ngày nghỉ Tết.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn về dược và các quy định về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành và các hành vi đầu cơ, tích trữ ảnh hưởng đến các công tác bình ổn và quản lý giá thuốc dùng cho người.
5. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các cơ sở y tế tuyến Trung ương và trực thuộc Sở Y tế
Các cơ sở y tế phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự, Công an địa phương rà soát, bổ sung Kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cơ quan, đơn vị trong các ngày nghỉ Tết. Kiểm tra kỹ hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống điện; tiến hành niêm phong, cắt cầu dao điện các kho hàng và phòng làm việc trước khi về nghỉ Tết. Các đơn vị tổ chức trực cơ quan, đơn vị theo 4 cấp: Trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. Niêm yết danh sách cán bộ trực công khai hàng ngày để lãnh đạo đơn vị đi kiểm tra, đôn đốc khi cần thiết. Các đơn vị phải nhanh chóng đi vào hoạt động bình thường ngay sau Tết.
6. Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe
a) Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng: Làm đầu mối chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong dịp Tết Nguyên đán, chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm. Chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Đinh Dậu 2017. Làm đầu mối phối hợp Văn phòng Bộ và các Vụ, Cục, Tổng cục liên quan tổng hợp thông tin y tế trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 trên các phương tiện thông tin đại chúng, đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Bộ để chủ động, kịp thời xử lý khi cần thiết.
b) Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các Sở Y tế hướng dẫn các Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh, thành phố các nội dung truyền thông nguy cơ phòng chống dịch; vận động nhân dân ăn uống hợp vệ sinh; không vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm mắc bệnh, không rõ nguồn gốc; không ăn thức ăn sống, hải sản chưa được chế biến kỹ; không uống rượu bia khi trực tiếp tham gia giao thông để giảm bớt tai nạn giao thông; các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
c) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương:
Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh, thành phố và huy động các cơ quan thông tin đại chúng, nguồn lực, nhân lực, phương tiện truyền thông tại các địa phương tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục các nội dung do Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương hướng dẫn.
7. Tổ chức đón Tết đầm ấm, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm
a) Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 20/12/2016 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017 đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các cán bộ y tế cần nghiêm túc thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức.
b) Các tập thể, cá nhân không được lợi dụng dịp Tết để tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí; nghiêm cấm sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước để thưởng, biếu, cho các tổ chức, cá nhân không đúng với quy định của Nhà nước. Không được sử dụng xe ô tô công phục vụ việc riêng trong dịp Tết.
8. Công tác báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán
a) Cục trưởng các Cục: Quản lý Khám, chữa bệnh, Y tế dự phòng, An toàn thực phẩm, Quản lý Dược chỉ đạo việc tổ chức thường trực báo cáo, tổng hợp số liệu báo cáo từ các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ và các đơn vị liên quan theo lĩnh vực chuyên môn và gửi về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ và Chính phủ. Các nội dung báo cáo gồm:
- Cục Y tế dự phòng báo cáo về tình hình dịch bệnh tại địa phương;
- Cục An toàn thực phẩm báo cáo về tình hình ngộ độc thực phẩm và các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết;
- Cục Quản lý Khám chữa bệnh báo cáo về tình hình khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế; tình hình cấp cứu các trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, tai nạn do cháy nổ, do pháo, ngộ độc...;
- Cục Quản lý Dược báo cáo về tình hình cung ứng thuốc cho công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết.
b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện Trung ương và địa phương; Trung tâm y tế dự phòng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp các số liệu báo cáo nhanh hàng ngày, báo cáo nhanh trong 3 ngày Tết (từ 29 Tháng Chạp đến Mùng 1 Tết) và trong cả dịp Tết (từ 29 Tháng Chạp đến Mùng 5 Tết) về công tác khám bệnh, xử trí cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, dược và an toàn thực phẩm gửi về Bộ Y tế theo từng lĩnh vực quản lý.
c) Chánh Văn phòng Bộ Y tế chỉ đạo tổng hợp báo cáo nhanh và báo cáo đầy đủ, trình Lãnh đạo Bộ Y tế ký gửi Văn phòng Chính phủ đúng thời gian quy định.
d) Đề nghị các Cục gửi Báo cáo về Văn phòng Bộ theo thời gian quy định, cụ thể như sau:
- Báo cáo nhanh hàng ngày gửi về Văn phòng Bộ trước 14h00 hàng ngày (bắt đầu từ ngày 26/01/2017, tức ngày 29 Tết đến hết ngày 01/02/2017, tức ngày Mùng 5 tháng Giêng);
- Báo cáo nhanh 03 ngày Tết (ngày 29 Tháng Chạp, ngày 30 Tháng Chạp và Mùng 1 Tết) về Văn phòng Bộ trước 14h00 chiều ngày 28/01/2017 (tức Mùng 1 Tết).
- Báo cáo đầy đủ về tình hình công tác bảo đảm y tế trong những ngày Tết gửi về Văn phòng Bộ trước 14h00 chiều ngày 01/02/2017 (tức Mùng 5 Tết).
Các báo cáo gửi qua E-mail theo địa chỉ: [email protected].
Nhận được Chỉ thị này, Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện tốt các nội dung trên./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- VPCP: Vụ KGVX, TH;
- Cổng TT điện tử Đảng CSVN (để đưa tin);
- Công TT điện tử Chính phủ (để đưa tin);
- TTXVN, Đài TNVN, THVN (để đưa tin);
- BYT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Các Vụ, Cục, VPB, TTrB, TCDS (để thực hiện);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ (để thực hiện);
- Cổng TT điện tử BYT (để đưa tin);
- Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Y tế các ngành, Cục Quân y;
- Lưu: VT, VPB1.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "11/01/2017",
"sign_number": "02/CT-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-01-CT-BXD-2023-phat-dong-thi-dua-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-nganh-Xay-dung-558579.aspx | Chỉ thị 01/CT-BXD 2023 phát động thi đua phát triển kinh tế xã hội của ngành Xây dựng | BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/CT-BXD
Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2023
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG ĐỢT THI ĐUA ĐẶC BIỆT THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGÀNH XÂY DỰNG NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM (2021 - 2025) HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH XÂY DỰNG (29/4/1958 - 29/4/2023)
Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 19/CT-TTg); Nghị quyết số 38-NQ/BCSĐ ngày 19/01/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành Xây dựng năm 2023 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 38-NQ/BCSĐ); Quyết định số 42/QĐ-BXD ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (sau đây viết tắt là Quyết định số 42/QĐ-BXD); để thiết thực lập thành tích hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng (29/4/1958 - 29/4/2023), Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát động đợt thi đua đặc biệt trong toàn Ngành với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” gồm những nội dung cụ thể như sau:
1. Quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 19/CT-TTg và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tư tưởng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 38-NQ/BCSĐ, Quyết định số 42/QĐ-BXD và Quyết định số 804/QĐ-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết liệt hành động, tạo những chuyển biến rõ nét trong các lĩnh vực quản lý của Ngành.
3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng và các cơ quan, đơn vị; tạo động lực khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây viết tắt là CBCCVCLĐ) hăng hái thi đua lao động, học tập, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và Kế hoạch 5 năm của ngành Xây dựng.
4. Triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”1; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.
5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước của ngành Xây dựng: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng thi đua thực hiện văn hóa công sở”, “Ngành Xây dựng chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, “Tổ chức tốt hơn điều kiện sống và làm việc cho công nhân viên chức ngành Xây dựng”, “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Đảm bảo nâng cao chất lượng các công trình xây dựng”.v.v... và các phong trào thi đua chuyên đề trong toàn Ngành trên các lĩnh vực. Hướng các phong trào thi đua vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó, vấn đề cấp bách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và ngành Xây dựng. Đó là:
5.1. Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế pháp luật về xây dựng. Hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án của Bộ Xây dựng năm 20232. Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, đồng thời đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
5.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của ngành Xây dựng. Cải cách chế độ công vụ, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ngành Xây dựng; tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.
5.3. Tổ chức triển khai hiệu quả, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng triển khai Nghị quyết.
5.4. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; trọng tâm là triển khai thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, ổn định.
5.5. Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình. Tập trung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức và giá xây dựng.
5.6. Chú trọng phát triển vật liệu xây dựng gắn với bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Triển khai thực hiện các chương trình, chiến lược, đề án, kế hoạch hành động của ngành Xây dựng về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển vật liệu xây dựng đến năm 20303.
5.7. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành Xây dựng. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng đến năm 2030. Đổi mới cơ chế hoạt động khoa học công nghệ; tập trung nghiên cứu khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất.
5.8. Triển khai Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm 20304. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ tri thức ngành Xây dựng. Tăng cường chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn kết công tác đào tạo với thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Ngành.
5.9. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước. Thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
5.10. Triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng về tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2022 - 20255. Mở rộng hợp tác, liên kết; ứng dụng công nghệ mới, đầu tư thiết bị hiện đại, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động.
5.11. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, liên kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng, gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
5.12. Tăng cường công tác xây dựng Đảng; thực hiện phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Xây dựng với các bộ, ngành, địa phương và các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ được giao.
6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Ngành. Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới, đảm bảo thực hiện đồng bộ tốt cả 4 khâu: phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
7. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện khen thưởng kịp thời, công khai, minh bạch, đúng quy định. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, người trực tiếp sản xuất, lao động, công tác. Quan tâm khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất, đóng góp cho sự phát triển của ngành Xây dựng.
8. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; kiện toàn tổ chức bộ máy về thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có phẩm chất đạo đức, tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới.
9. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này; tổ chức sơ kết, tổng kết, bình xét khen thưởng đợt thi đua đặc biệt theo quy định của pháp luật; quán triệt tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm ngày truyền thống ngành Xây dựng đảm bảo quy định tại Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
10. Các đơn vị thông tin, báo chí, xuất bản tổ chức tuyên truyền, xuất bản các ấn phẩm về những thành tựu, phát triển của ngành Xây dựng. Thông tin đầy đủ, kịp thời hoạt động của các cơ quan đơn vị thuộc Ngành trên các phương tiện truyền thông đúng tôn chỉ, mục đích. Mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, mô hình mới, nhân tố mới trong các phong trào thi đua yêu nước.
11. Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Công đoàn cơ quan Bộ, Đoàn thanh niên Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị; phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng.
12. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ kết quả thực hiện Chỉ thị này./
Nơi nhận:
- Hội đồng TĐKTTW (để b/c);
- Ban TĐKTTW (để b/c);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Thành viên HĐTĐKT Bộ;
- Đảng ủy Bộ Xây dựng;
- Công đoàn Xây dựng VN;
- Công đoàn CQ BXD, Đoàn TN BXD;
- Sở Xây dựng các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở QH-KT TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh;
- Sở GTVT và XD tỉnh Lào Cai;
- Các hội, hiệp hội chuyên ngành XD;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu VT, TCCB.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Nghị
1 Theo Quyết định số 1478/QĐ-TTg ngày 28/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2 Trọng tâm là: hoàn thiện dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết của Quốc hội; nghiên cứu, xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sau khi được Chính phủ thông qua chính sách, Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý và phát triển đô thị, Luật Cấp, thoát nước; tổ chức nghiên cứu Luật điều chỉnh về quản lý không gian ngầm.
3 Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050; Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030 và các Đề án đã được phê duyệt. Kế hoạch hành động ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục triển khai nhiệm vụ được giao trong Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.
4 Quyết định 1413/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2022-2030.
5 Theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ. | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "06/03/2023",
"sign_number": "01/CT-BXD",
"signer": "Nguyễn Thanh Nghị",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-21-2003-CT-UB-5-nam-thuc-hien-Chi-thi-15-1998-CT-TTg-TPHCM-179774.aspx | Chỉ thị 21/2003/CT-UB 5 năm thực hiện Chỉ thị 15/1998/CT-TTg TPHCM | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 21/2003/CT-UB
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 8 năm 2003
CHỈ THỊ
VỀ SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15/1998/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG-AN NINH Ở CÁC XÃ-PHƯỜNG BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO (1998 - 2003).
Thực hiện Chỉ thị số 15/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh ở các xã-phường biên giới, hải đảo; trong 5 năm qua, với mục tiêu xây dựng khu vực biên phòng thành phố Hồ Chí Minh thành một khu vực phát triển về kinh tế-xã hội và vững mạnh về quốc phòng-an ninh, các ngành, các cấp, Mặt trận, Đoàn thể và Bộ đội Biên phòng thành phố đã thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhiều mặt trên địa bàn biên phòng của thành phố, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân; tăng cường sức mạnh “Biên phòng toàn dân”, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc.
Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII, yêu cầu của tình hình mới và tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thành phố thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu, yêu cầu nội dung Chỉ thị số 15/1998/CT.TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998, Chỉ thị số 13/2003/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 78/2003/TT-QP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Bộ Quốc phòng; Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị:
1- Tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 15/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 3640/CV-UB-NC ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh ở các xã- phường biên giới, hải đảo; qua đó, nêu bật kết quả đạt được, đồng thời làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra những biện pháp cụ thể, gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội và công tác củng cố quốc phòng-an ninh tại khu vực trọng điểm để tiếp tục thực hiện tốt hơn các Văn bản chỉ đạo nêu trên.
2- Thông qua công tác sơ kết để phát hiện, lựa chọn, đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào nhân dân xây dựng và bảo vệ biên giới Tổ quốc; trên cơ sở đó tiếp tục bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiêu biểu đẩy mạnh phong trào thi đua, động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tích cực tham gia xây dựng bảo vệ biên giới, hải đảo.
3- Việc tổ chức sơ kết ở cấp thành phố và cấp cơ sở cần gắn với các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (ngày 22 tháng 12 năm 1944 đến ngày 22 tháng 12 năm 2004); 15 năm “Ngày Biên phòng” (ngày 03 tháng 3 năm 1989 đến ngày 03 tháng 3 năm 2004); 45 năm ngày thành lập Bộ đội Biên phòng (ngày 03 tháng 3 năm 1959 đến ngày 03 tháng 3 năm 2004). Các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chính trị, tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân về truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân, xây dựng và bảo vệ biên giới Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị ở địa bàn; quán triệt các chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, trọng tâm là các địa bàn đặc biệt khó khăn của khu vực biên phòng thành phố Hồ Chí Minh để có chương trình hoạt động cụ thể, động viên cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới vùng biển, hải đảo Tổ quốc. Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung:
3.1- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố hướng dẫn kế hoạch sơ kết “Ngày Biên phòng”, nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 15 năm qua và chỉ đạo Mặt trận các cấp phối hợp với các Đoàn thể tiếp tục đỡ đầu các đơn vị Bộ đội Biên phòng đóng quân trên địa bàn thành phố với các hoạt động nhằm tiếp tục ổn định đời sống vật chất và văn hóa của cán bộ, chiến sỹ Biên phòng.
3.2- Ủy ban nhân dân các huyện-quận, xã-phường ở khu vực biên phòng Cần Giờ, khu vực hành lang cảng Sài Gòn có kế hoạch phối hợp với các đơn vị Bộ đội Biên phòng đóng trên địa bàn và các Đoàn thể thực hiện sơ kết “Ngày Biên phòng” từ cơ sở; tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong nhân dân và các cơ quan, trường học về truyền thống đoàn kết đấu tranh xây dựng, bảo vệ biên giới của dân tộc Việt Nam, nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chủ trương, quy chế, quy định về biên giới; tiếp tục củng cố và phát huy hiệu quả các phong trào toàn dân tham gia xây dựng, bảo vệ biên giới, xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng vững mạnh, chính quy.
3.3- Giao trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ căn cứ Chỉ thị số 15/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 3640/CV-UB-NC ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chỉ thị số 13/2003/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Công chánh, Sở Tài chánh-Vật giá và các ngành có liên quan để xây dựng, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu ở khu vực biên phòng của thành phố.
3.4- Giao trách nhiệm Ban Tổ chức Chính quyền thành phố phối hợp với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tạo nguồn cán bộ người địa phương; đảm bảo xây dựng các tổ chức nhân dân vững mạnh, cùng Bộ đội Biên phòng, Công an, Dân quân tự vệ hoạt động có hiệu quả, không để xảy ra tình trạng biến động tiêu cực về an ninh-chính trị, trật tự-an toàn xã hội.
3.5- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố phối hợp với Sở Văn hoá và Thông tin lập kế hoạch tuyên truyền, cổ động về truyền thống của Bộ đội Biên phòng từ nay đến ngày 03 tháng 3 năm 2004, thực hiện tốt chương trình đưa văn hoá thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn biên phòng thành phố. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với Sở Tài chánh-Vật giá lập kế hoạch kinh phí tổ chức các hoạt động này trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
4- Thủ trưởng các sở-ngành thành phố theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình chỉ đạo việc tổ chức sơ kết và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 20 tháng 10 năm 2003. Đối với các huyện-quận biên phòng của thành phố tổ chức sơ kết từ cấp cơ sở. Việc tổ chức sơ kết ở các cấp phải đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, đạt hiệu quả thiết thực.
5- Để việc tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 15/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả:
5.1- Thành lập một Tổ công tác để chỉ đạo triển khai thực hiện công tác này và phân công Đồng chí Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố; Giám đốc các Sở Tài chánh-Vật giá, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố và đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố làm thành viên của Tổ công tác.
5.2- Giao Ban tổ chức Lễ thành phố phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố liên hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố xây dựng kế hoạch tiến hành hội nghị sơ kết với phương châm thiết thực, cụ thể, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, kết hợp với các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 15 năm “Ngày Biên phòng” và 45 năm Ngày thành lập Bộ đội Biên phòng.
Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở-ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Lê Thanh Hải | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "14/08/2003",
"sign_number": "21/2003/CT-UB",
"signer": "Lê Thanh Hải",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Thong-tu-38-2015-TT-BGTVT-sua-doi-11-2014-TT-BGTVT-thiet-ke-thi-cong-nghiem-thu-cau-treo-dan-sinh-285684.aspx | Thông tư 38/2015/TT-BGTVT sửa đổi 11/2014/TT-BGTVT thiết kế thi công nghiệm thu cầu treo dân sinh mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/2015/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2015
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 11/2014/TT-BGTVT NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CẦU TREO DÂN SINH
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh
1. Sửa đổi, bổ sung điểm d, điểm đ khoản 10 Điều 4 như sau:
“d) Ngoài hệ thống cáp chủ, phải bố trí các dây neo chống dao động thẳng đứng và dao động ngang cho hệ dầm mặt cầu.
đ) Các nhịp cầu ≤ 50 m hoặc có tỷ số B/L ≥ 1/25 có thể không cần bố trí hệ dây neo chống dao động ngang; các nhịp cầu 50m < L ≤ 80 m hoặc có tỷ số 1/35 ≤ B/L < 1/25 có thể bố trí hệ thống dây neo chống dao động thẳng đứng đồng thời chống dao động ngang; các nhịp cầu có L > 80m hoặc có tỷ số B/L < 1/35 phải bố trí hệ dây neo chống dao động thẳng đứng và dao động ngang riêng biệt để giữ ổn định.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 8 Điều 5 như sau:
“4. Cầu ở miền núi không đặt ở thượng lưu thác, trường hợp cần thiết phải cách xa thác ít nhất 2 km hoặc các trụ phải đặt tại vị trí cao hơn đỉnh thác và phải có giải pháp bảo vệ đặc biệt đối với người, phương tiện qua cầu.”
“8. Không bố trí cầu treo dân sinh trong phạm vi 1 km tính từ khu vực có đập thủy điện. Trường hợp cần thiết phải có những thông số về thủy điện để đảm bảo tính ổn định của công trình.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 8 như sau:
“b) Hệ số tải trọng của xe và người lấy bằng 1,5; không xét tác động xung kích của hoạt tải người và phương tiện thô sơ.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 8 Điều 9 như sau:
“4. Độ vồng tương đối của mặt cầu sau khi thi công xong phải đạt trị số không nhỏ hơn 1,5L/100.”
“8. Độ dốc dọc đường đầu cầu tùy theo điều kiện cục bộ không dốc hơn 11%. Trong trường hợp đặc biệt khó khăn về địa hình, có thể châm chước độ dốc dọc tối đa 15%.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 13 như sau:
“đ) Hệ số sức kháng của cáp chủ lấy bằng 0,6 đối với các tính duyệt trạng thái giới hạn cường độ.”
Điều 2. Bãi bỏ khoản 4 Điều 6 và khoản 4 Điều 15 của Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015.
2. Đối với các dự án đã được phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì tiếp tục áp dụng Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "30/07/2015",
"sign_number": "38/2015/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Chi-thi-22-CT-UBND-quan-ly-Nha-nuoc-hieu-qua-cong-tac-dau-gia-quyen-su-dung-dat-tren-Ha-Noi-2016-332730.aspx | Chỉ thị 22/CT-UBND quản lý Nhà nước hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên Hà Nội 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 22/CT-UBND
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Năm 2016, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, trong đó Thành phố tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 49 dự án (quy mô trên 5000m2) với tổng diện tích 75,57ha và đấu giá các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt (quy mô dưới 5000m2) với tổng diện tích 28,6 ha; tổng số tiền sử dụng đất dự kiến thu 3.050 tỷ đồng.
Thực hiện Kế hoạch, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, sát sao các biện pháp tổ chức thực hiện; Các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch ngay từ ngày đầu, tháng đầu, quý đầu. Kết quả thực hiện (tính đến ngày 15/10/2016), toàn Thành phố đã tổ chức đấu giá được 23,8 ha đất (trong tổng số 104,17 ha đất đủ điều kiện tổ chức đấu giá), thu 2.977 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí đầu tư xây dựng HTKT phải hoàn trả lại ngân sách và Quỹ phát triển đất Thành phố) đạt 96 % kế hoạch (3.050 tỷ) (trong đó: đã nộp ngân sách 2.402 tỷ đồng). Công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách Thành phố và các quận, huyện, thị xã để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giải quyết nhu cầu đất ở cho nhân dân, góp phần ổn định thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện nêu trên chưa tương xứng với tiềm năng về đất đai; quy trình tổ chức thực hiện và thủ tục hành chính còn tồn tại một số bất cập; việc công khai trong tổ chức thực hiện chưa cao; công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng sau đấu giá quyền sử dụng đất bộc lộ nhiều hạn chế; hầu hết các khu đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố công trình xây dựng không đồng bộ, nhiều diện tích đất chậm đưa vào sử dụng, không tạo ra được khu đô thị, khu nhà ở văn minh, hiện đại; hiệu quả công tác đấu giá không cao do các khu đất xa khu vực trung tâm, suất đầu tư xây dựng xây dựng HTKT ngày càng tăng nhưng giá bán thấp.
Để tăng cường quản lý Nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1- Tổ chức thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về thu tiền sử dụng đất trong kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2016, phấn đấu thu trên 3.500 tỷ đồng. Yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất kiểm tra, rà soát các dự án, xác định cụ thể các khu đất đủ điều kiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, hoàn thành các thủ tục, lựa chọn thời điểm phù hợp để tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất trong năm 2016. Đôn đốc thu tiền sử dụng đất, nộp ngân sách Thành phố theo đúng quy chế đấu giá quyền sử dụng đất.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện, chủ động báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xử lý, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2- Yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của các quận, huyện, thị xã, trong đó phải thể hiện nội dung quỹ đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, nhu cầu bố trí vốn (nếu ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất Thành phố), thời gian ứng vốn; Căn cứ Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 được phê duyệt, khẩn trương lập và trình UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2017 trong tháng 12 năm 2016.
3- Thực hiện công khai minh bạch, quán triệt sâu sắc phương châm 5 rõ của Thành ủy “Rõ người, rõ
việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả” trong tổ chức thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị tổ chức đấu giá thực hiện ngay các nội dung sau:
a) Thông báo thư mời đấu giá quyền sử dụng đất phải thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và Điều 14 Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp; được thực hiện đồng thời tại Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin điện tử UBND cấp huyện nơi có đất đấu giá, Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội, Báo Kinh tế và đô thị, Báo Hà Nội Mới, Báo Đấu thầu.
b) Niêm yết Hồ sơ mời đấu giá bằng bản giấy tại trụ sở cơ quan và thực hiện cung cấp Hồ sơ mời đấu giá bằng bản số để thực hiện niêm yết công khai tại Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường và Cổng thông tin điện tử UBND cấp huyện nơi có đất đấu giá. Hồ sơ mời đấu giá (theo mẫu) được in, tải miễn phí. Thời gian niêm yết công khai hồ sơ mời đấu giá quyền sử dụng đất kể từ ngày thông báo đến khi kết thúc phiên đấu giá quyền sử dụng đất.
c) Việc đăng ký được thực hiện thông qua các hình thức: gửi đơn trực tiếp tới cơ quan tổ chức đấu giá, đăng ký trực tuyến trên mạng điện tử của cơ quan tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (nếu có) hoặc gửi bằng thư bảo đảm; đồng thời nộp tiền đăng ký tham gia đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND Thành phố. Người tham gia đấu giá tự lựa chọn hình thức chuyển khoản qua tài khoản của đơn vị tổ chức đấu giá hoặc nộp tiền trực tiếp tại cơ quan tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
Hồ sơ tham gia đấu giá được tiếp nhận không hạn chế về số lượng và được bảo quản theo chế độ “mật”. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá không được ít hơn 05 ngày làm việc (thời gian tính từ đầu giờ làm việc ngày phát hành đến hết giờ ngày kết thúc). Thời điểm nộp tiền đăng ký tham gia đấu giá và tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá chỉ thực hiện sau ngày hết thời hạn của Thông báo thư mời đấu giá.
d) Khi lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất phải cụ thể, chi tiết về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; dự án đấu giá quyền sử dụng đất tối thiểu phải có hạ tầng kỹ thuật khung và phải đánh giá hiệu quả trên cơ sở phân tích tổng số tiền thu được với chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng HTKT, khung giá đất quy định của Thành phố số tiền thực tế thu ngân sách (sau khi đã trừ chi phí), đảm bảo giá đất tại các dự án đấu giá quyền sử dụng đất không thấp hơn giá đất tại các dự án giao đất thông qua đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư tại khu vực có vị trí tương đương.
4- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp cho UBND cấp huyện trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện có hiệu quả.
a) Tiếp tục giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt có diện tích dưới 5.000m2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt để cấp thông tin quy hoạch; cấp chỉ giới đường đỏ; cấp chỉ giới xây dựng; thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng. Trường hợp khu đất tận dụng được hạ tầng kỹ thuật hiện trạng thì không phải đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nội dung này phải được thể hiện cụ thể trong dự án và phương án đấu giá quyền sử dụng đất được phê duyệt.
b) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thiện, trình UBND Thành phố quyết định bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND Thành phố quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố theo hướng tiếp tục phân cấp cho Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã trong tổ chức thực hiện, báo cáo UBND Thành phố quyết định trước ngày 10/12/2016.
5- Tăng cường quản lý sử dụng đất, quy hoạch và đầu tư xây dựng sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, có biện pháp khắc phục tình trạng không đưa đất vào sử dụng, xây dựng sai quy hoạch, sai phép, yêu cầu thực hiện các giải pháp sau:
a) Các dự án đấu giá quyền sử dụng đất phải có quy chế quản lý, sử dụng đất, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng và phải nghiêm túc thực hiện theo quy chế đó;
b) Quy hoạch chi tiết các khu đất nhỏ lẻ, các khu đất tại khu vực nông thôn ngoại thành để bán đấu giá cho các hộ gia đình tự xây dựng nhà ở phải theo hướng đô thị, văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường, ưu tiên diện tích đất cây xanh công cộng;
c) Yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường phối hợp trong việc quản lý trật tự xây dựng, không công nhận và xét cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho các trường hợp xây dựng không phép, sai phép;
d) Hạn chế việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết để tăng các chỉ tiêu sử dụng đất sau khi đấu giá quyền sử dụng đất; các trường hợp đặc biệt phải được cho phép của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố và phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất theo quy định và hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nộp ngân sách Thành phố;
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp không đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa.
6. Yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý, đất thuộc quỹ đất công ích, đất bãi bồi ven sông, đất chưa sử dụng; chỉ đấu giá cho thuê để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản với thời hạn sử dụng đất không quá 05 (năm) năm theo quy định của Luật Đất đai 2013, nghiêm cấm việc tự ý đấu giá, giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, xây dựng công trình trái phép.
7. Tổ chức thực hiện
a) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có quỹ đất đấu giá) lập kế hoạch, phân công cán bộ, phòng, ban liên quan thực hiện Chỉ thị này.
b) Các Sở: Quy hoạch Kiến trúc, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin truyền thông, Tư pháp, Cục Thuế Thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường và hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện.
c) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các quận, huyện và thị xã thực hiện Chỉ thị; tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất và trong việc thực hiện Chỉ thị này, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; Để báo cáo
- Thường trực Thành ủy; Để báo cáo
- Đoàn Đại biểu Quốc hội HN; Để báo cáo
- Thường trực HĐND Thành phố; Để báo cáo;
- Văn phòng Chính phủ; Để báo cáo
- Các Bộ: TN&MT, Tài chính, KH&ĐT; Để báo cáo
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CPVP, TH, TKBT, ĐT, KT;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Báo: Hà Nội mới, KT&ĐT;
- Lưu, VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "25/11/2016",
"sign_number": "22/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Ke-hoach-1193-KH-BHXH-trien-khai-Phong-trao-Ve-sinh-yeu-nuoc-nang-cao-suc-khoe-180484.aspx | Kế hoạch 1193/KH-BHXH triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe | BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1193/KH-BHXH
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2013
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI PHONG TRÀO VỆ SINH YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN
Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xây dựng kế hoạch triển khai như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH trong việc thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị có nếp sống văn minh, lành mạnh.
b) Là hoạt động thiết thực của BHXH các cấp trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu:
a) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến và thực hiện nghiêm các nội dung Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ngành về phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
b) Từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành BHXH phải nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào vệ sinh yêu nước, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tích cực tham gia các phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
II. NỘI DUNG
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành BHXH tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh và cải thiện sức khỏe. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh yêu nước.
2. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt vệ sinh nơi công sở, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phòng chống dịch bệnh; an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Tăng cường các hoạt động thiết thực để thực hiện Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó tập trung chủ yếu vào một số hoạt động sau:
- Tổ chức các buổi nói chuyện, cung cấp các tài liệu tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trong ăn uống, sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường … cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.
- Thực hiện việc tổng vệ sinh cơ quan vào mỗi buổi chiều ngày làm việc cuối tuần, xây dựng cơ quan xanh-sạch-đẹp.
- Vận động cán bộ, công chức, viên thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường tại các khu dân cư và trong từng gia đình cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Vận động cán bộ, công chức, viên chức có ý thức trong việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc.
- Vận động cán bộ, công chức, viên chức cơ quan tích cực hưởng ứng tham gia phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, các quy định trong hương ước, quy ước văn hóa của thôn, bản, phố, giữ gìn nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu gây mất vệ sinh không có lợi cho sức khỏe cộng đồng.
- Ở những nơi có điều kiện, tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động rèn luyện thể dục thể thao ngoài giờ làm việc.
4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm và đưa ra những bài học, những mô hình, sáng kiến hay để nhân rộng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch. Định kỳ tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này trong báo cáo công tác về BHXH Việt Nam.
2. Giao Văn phòng BHXH Việt Nam tổng hợp tình hình thực hiện chung của toàn Ngành và báo cáo kết quả với Tổng Giám đốc./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam (để t/h);
- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để t/h);
- Lưu: VT, VP (2).
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đỗ Thị Xuân Phương | {
"issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam",
"promulgation_date": "01/04/2013",
"sign_number": "1193/KH-BHXH",
"signer": "Đỗ Thị Xuân Phương",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-58-2010-TT-BNNPTNT-bien-phap-phong-tru-benh-lun-soc-den-hai-lua-112766.aspx | Thông tư 58/2010/TT-BNNPTNT biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 58/2010/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Nghị định số 58/2002/NĐ–CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều lệ Kiểm dịch thực vật, Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa;
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực hiện biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Điều 2. Chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh
Việc hỗ trợ phòng, trừ dịch bệnh được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa; văn bản số 1486/TTg-KTN ngày 09/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, văn bản số 291/TTg-KTN ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên phạm vi cả nước.
Điều 3. Điều kiện, thẩm quyền công bố dịch và bãi bỏ công bố dịch
1. Điều kiện công bố dịch
a) Bệnh xảy ra ở địa phương, có nguy cơ lây lan nhanh về quy mô và mức độ, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất;
b) Có báo cáo về tình hình dịch hại của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra dịch hại;
c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật ở địa phương.
2. Thẩm quyền công bố dịch
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố dịch tại địa phương khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bãi bỏ công bố dịch
Sau thời gian công bố dịch, nếu dịch hại không còn khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quyết định hết dịch trên theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật ở địa phương.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi công bố dịch
1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch;
b) Chỉ đạo ngành nông nghiệp, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp chống dịch;
c) Tổ chức phòng trừ dịch hại.
2. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo chống dịch
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch khống chế, dập tắt dịch hại;
b) Huy động nguồn lực để thực hiện các biện pháp chống dịch;
c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch theo quy định.
3. Cơ quan bảo vệ thực vật địa phương đề xuất các biện pháp dập tắt dịch không để lây lan và có kế hoạch phòng chống dịch tái phát.
4. Tổ chức, cá nhân có liên quan ở nơi có dịch hại phải thực hiện các biện pháp để dập tắt dịch theo hướng dẫn tại Thông tư này và của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật địa phương.
Chương 2.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
Điều 5. Biện pháp phòng bệnh
1. Vệ sinh đồng ruộng
Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày vùi gốc rạ ngay sau khi thu hoạch để ngăn ngừa lúa chét, lúa tái sinh phát triển; dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, tàn dư từ cây ngô (các kí chủ trên đồng ruộng). Hạn chế lúa tái sinh để tận thu thóc, đặc biệt là tại các vùng đã có dịch.
2. Phòng trừ rầy môi giới
a) Né rầy
Theo dõi bẫy đèn để xác định đỉnh cao của các đợt rầy lưng trắng và các loại rầy hại lúa khác, kết hợp với phân tích mẫu rầy để xác định mức độ nguồn rầy mang vi rút. Thời điểm gieo mạ, cấy lúa hoặc gieo thẳng có thể né rầy là khoảng 4 đến 6 ngày sau đỉnh cao của rầy vào đèn, nếu thời vụ cho phép.
b) Bảo vệ mạ
Thực hiện gieo mạ tập trung theo vùng, có che phủ ny lon để kết hợp với chống rét cho mạ trong vụ Đông Xuân và có thể che chắn rầy bằng lưới mắt dày hoặc các vật liệu khác trong vụ Hè, Thu, Mùa. Không gieo mạ ở gần những ruộng đang có nguồn bệnh, ven đường giao thông, những nơi có nguồn ánh sáng thu hút rầy vào ban đêm.
Ở những địa bàn vụ trước lúa bị bệnh lùn sọc đen, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy và tiến hành phun thuốc trừ rầy nội hấp cho mạ trước cấy 2 đến 3 ngày, khi phát hiện có rầy lưng trắng.
Thường xuyên thăm đồng, kết hợp theo dõi bẫy đèn để dự báo mật độ rầy trên đồng ruộng, xét nghiệm mẫu rầy để phát hiện nguồn rầy mang vi rút.
Khi bệnh xuất hiện trên mạ, tùy theo mức độ nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun bằng thuốc trừ rầy tiếp xúc; gieo bổ sung mạ nếu thời vụ cho phép.
c) Các biện pháp canh tác
Hạn chế sử dụng những giống lúa đã xác định nhiễm bệnh lùn sọc đen nặng, sử dụng các giống kháng (chống chịu) rầy hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng.
Bón phân cân đối, đặc biệt không bón thừa phân đạm, áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” hoặc “ hệ thống thâm canh lúa cải tiến” (SRI) ở nơi có điều kiện để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại;
Bố trí cơ cấu mùa vụ lúa hợp lý theo hướng giảm tỷ lệ trà lúa Đông Xuân sớm, Xuân trung. Bố trí có thời gian cách ly giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu - Mùa tiếp theo trong khung thời vụ cho phép và không làm ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông để cắt cầu nối truyền bệnh và có đủ thời gian để vệ sinh đồng ruộng.
Điều 6. Các biện pháp trừ bệnh
1. Trừ bệnh khi lúa xuất hiện bệnh
a) Giai đoạn lúa từ gieo cấy - đứng cái
Nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm bằng cây lúa khỏe.
Căn cứ vào tuổi, pha phát dục, mật độ rầy và điều kiện cụ thể, do cơ quan bảo vệ thực vật (BVTV) địa phương xác định để chỉ đạo phun thuốc chống lột xác đối với rầy tuổi 1, tuổi 2 hoặc nội hấp trên ruộng bị bệnh và phun thuốc các ruộng xung quanh.
Chăm sóc để cây lúa mau chóng phục hồi cần bón cân đối phân N-P-K, khi lúa chưa phục hồi ra lá mới, chỉ nên bón phân lân và phân kali;
b) Giai đoạn lúa từ phân hóa đòng trở đi
Thường xuyên quan sát kỹ ruộng bị bệnh lùn sọc đen để phát hiện rầy lưng trắng. Khi phát hiện rầy lưng trắng mật độ từ 3 con/dảnh trở lên, tiến hành phun ngay bằng thuốc chống lột xác đối với rầy tuổi 1, tuổi 2, hoặc các loại thuốc trừ rầy phù hợp với tuổi rầy, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, do cơ quan bảo vệ thực vật địa phương xác định.
2. Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh
a) Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa bị bệnh nặng, khó có khả năng phục hồi và không còn khả năng cho năng suất. Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc;
b) Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ. Trường hợp hết thời vụ gieo cấy, chuyển sang trồng cây khác (ngoại trừ ngô) nếu điều kiện cho phép;
c) Tiêu hủy bằng cày vùi phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác.
Đặc điểm chính của bệnh lùn sọc đen hại lúa được trình bày ở Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các loại hoạt chất trừ rầy
Danh mục các hoạt chất phổ biến trừ rầy được đính kèm tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của các Cục, cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cục Bảo vệ thực vật
a) Tập huấn cho cán bộ bảo vệ thực vật các cấp về bệnh lùn sọc đen hại lúa;
b) Củng cố hệ thống báo cáo dịch bệnh từ cơ sở, cập nhật thông tin hằng ngày trên trang Thông tin điện tử của Cục;
c) Chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường điều tra diễn biến bệnh và hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời;
d) Cử cán bộ giúp các địa phương kiểm tra, giám sát tình hình bệnh đối với từng địa bàn cụ thể;
đ) Chỉ đạo các Trung tâm kỹ thuật của Cục phối hợp chặt chẽ với các Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh lấy mẫu, giám định nhanh tác nhân gây bệnh; tổ chức tập huấn phương pháp nhận biết và biện pháp kỹ thuật phòng, trừ bệnh lùn sọc đen cho nông dân;
e) Kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh;
g) Hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh; phối hợp với các địa phương thẩm định và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch .
2. Cục Trồng trọt
a) Theo dõi tình hình sản xuất lúa ở địa phương để phối hợp chỉ đạo về cơ cấu giống, thời vụ xuống giống và các biện pháp canh tác, khuyến cáo các biện pháp chăm sóc lúa để nhanh phục hồi ở những ruộng lúa bị bệnh;
b) Đối với những diện tích lúa bị bệnh đã tiêu hủy toàn bộ, hướng dẫn việc cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ, nếu thời vụ lúa không còn hướng dẫn khả năng chuyển trồng cây khác.
3. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
a) Chỉ đạo Viện Bảo vệ thực vật thu mẫu ở các địa phương để xét nghiệm vi rút gây bệnh, báo cáo kết quả xét nghiệm; chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật để điều phối, củng cố hệ thống xét nghiệm vi rút gây bệnh;
b) Chỉ đạo, điều phối các Viện thành viên tham gia công tác giám sát dịch bệnh tại các địa phương khi có yêu cầu, tiến hành nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy lưng trắng, đánh giá tính kháng rầy lưng trắng của các giống lúa, chọn tạo giống lúa kháng rầy lưng trắng, kháng bệnh lùn sọc đen;
c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu về bệnh lùn sọc đen.
4. Trung tâm Khuyến nông quốc gia
a) Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa;
b) Xây dựng mô hình về phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chủ động trích ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác chi cho công tác thiết lập và duy trì hoạt động hệ thống bẫy đèn; thông tin, tuyên truyền, tập huấn, in ấn tài liệu hướng dẫn và công tác phòng bệnh.
2. Trong điều kiện công bố dịch, chủ động tạm ứng kinh phí địa phương để triển khai kịp thời công tác phòng, trừ dịch hại; kịp thời tổng hợp báo cáo, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí (phần ngân sách Trung ương hỗ trợ) theo quy định.
3. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giúp nông dân có kiến thức về cách phát hiện và phòng trừ rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen hại lúa, tuyên truyền phổ biến các điển hình tiên tiến trong phòng trừ dịch bệnh.
4. Củng cố công tác giám sát dịch bệnh trên đồng ruộng, giao nhiệm vụ giám sát cho cấp chính quyền cơ sở và cán bộ bảo vệ thực vật; chỉ đạo việc thiết lập hệ thống bẫy đèn và vận hành để dự báo mật độ rầy.
5. Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương, nghiêm cấm việc kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, tăng giá thuốc, vi phạm qui định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
6. Thực hiện kịp thời công tác thi đua, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thời gian chống dịch hại.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Khi phát hiện có địa điểm xuất hiện lúa bị bệnh lùn sọc đen, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, đánh giá tỷ lệ lúa bị nhiễm, đánh giá nguy cơ lây lan để làm cơ sở tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công bố dịch bệnh ở những địa bàn cụ thể (thôn, xã). Trường hợp công bố dịch trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố báo cáo khẩn cho Cục Bảo vệ thực vật để cùng tham gia kiểm tra, đánh giá trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, công bố dịch.
2. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá tình hình dịch hại làm cơ sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bãi bỏ công bố dịch, nếu không còn đủ điều kiện công bố dịch hoặc kết thúc vụ.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, bãi bỏ Thông tư số 17/2010/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Các Bộ: KHCN, Y tế, Công Thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, BVTV.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
PHỤ LỤC I
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 58 /2010/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa)
1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là vi rút lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridae và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền vi rút này.
2. Triệu chứng và tác hại
Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng.
Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Khi bị bệnh nặng cây lúa không trổ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen. Ở giai đoạn trỗ bông, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các dảnh trên cùng một khóm, hoặc chỉ ở một số dảnh, các dảnh khác vẫn phát triển bình thường.
Bụi lúa bị bệnh có mầu xanh đậm
Mép lá xoắn vặn
Lớp u sáp, sọc đen dọc theo lóng thân
Ruộng bị bệnh
3. Côn trùng môi giới truyền bệnh và cơ chế lan truyền của bệnh
Rầy lưng trắng là côn trùng môi giới chính truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh.
Rầy lưng trắng sau khi đã nhiễm vi rút có thể truyền bệnh đến khi chết. Vi rút không truyền qua trứng rầy, do vậy ấu trùng nở ra từ các trứng này cũng không mang mầm bệnh.
Bệnh không truyền qua hạt giống lúa, không truyền qua đất và tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe.
4. Tồn tại của bệnh trên đồng ruộng
Ngoài cây lúa, bệnh lùn sọc đen còn gây hại trên ngô, lúa mì, cỏ lồng vực, cỏ chát, cỏ đuôi phụng, vì các cây này cũng là ký chủ của rầy lưng trắng và cũng là nguồn chứa vi rút để rầy lưng trắng truyền sang cây lúa. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó.
Rầy lưng trắng mang vi rút có thể sống qua Đông, vi rút vẫn tồn tại trong cơ thể rầy và di chuyển rất xa theo gió, bão để gây bệnh cho lúa và một số loài cây khác ở các vùng khác hoặc vụ lúa tiếp theo.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC HOẠT CHẤT PHỔ BIẾN TRỪ RẦY
(TRONG ĐÓ CÓ RẦY LƯNG TRẮNG) HẠI LÚA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 58 /2010/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa)
1. Hoạt chất Dinotefuran
- Nhóm thuốc Neonicotinoid.
- Nhóm độc III (WHO).
- Thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp.
- Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc. Hiệu lực của thuốc thể hiện rõ ngay sau vài giờ phun thuốc.
- Lượng dùng: Thuốc dạng 20WP dùng 50 - 100 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
2. Hoạt chất Clothanindin
- Nhóm thuốc Neonicotinoid.
- Nhóm độc III (WHO).
- Thuốc có tác dụng nội hấp.
- Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc.
- Lượng dùng: Thuốc dạng 16WGS dùng 140 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
3. Hoạt chất Thiamethoxam
- Nhóm thuốc Neonicotinoid.
- Nhóm độc III (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh vào cây và có tính hướng ngọn.
- Thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.
- Liều lượng sử dụng: Dạng 25 WG dùng 25 - 80 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
4. Hoạt chất Pymetrozine
- Nhóm thuốc Pyridine azomethine.
- Nhóm độc III (WHO).
- Thuốc có tác dụng nội hấp, làm ngưng hoạt động của hệ tiêu hoá.
- Lượng dùng: Thuốc dạng 50WG dùng 300 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
5. Hoạt chất Imidacloprid
- Nhóm Neonicotionoid.
- Nhóm độc II (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh chóng và có tính hướng ngọn.
- Thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.
- Lượng dùng:
Thuốc dạng 100 SL dùng 0,4 - 0,5 lít/ha, pha trong 400 lít nuớc.
Thuốc dạng 10 WP, 100 WP dùng 0,4- 0,5 kg/ha, pha trong 400 lít nước.
Thuốc ở dạng 700 WG dùng 40 g/ha, pha trong 400 lít nước.
Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
6. Hoạt chất Fenobucarb
- Nhóm thuốc Carbamate.
- Nhóm độc II (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, không lưu dẫn.
- Thuốc diệt rầy non và rầy trưởng thành, không diệt trứng.
- Liều lượng sử dụng: 1,5 - 2,0 lít/ha, pha trong 400 lít nước. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
7. Hoạt chất Isoprocarb
- Nhóm thuốc Carbamate.
- Nhóm độc II (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc có tính xông hơi nhẹ.
- Lượng dùng:
Thuốc dạng 20 EC dùng 1,5 - 2,0 lít /ha pha trong 400 lít nước.
Thuốc dạng 25WP dùng 1,5 - 2,0 kg /ha pha trong 400 lít nước.
Thuốc dạng 50WP dùng 0,7 - 1,0 kg/ha pha trong 400 lít nước.
Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
8. Hoạt chất Abamectin
- Nhóm thuốc Avermectin.
- Nhóm độc Ib (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
- Thuốc có tác dụng trừ rầy non và rầy trưởng thành hiệu quả cao.
- Lượng dùng: dạng 1,8EC: 0,25 - 0,5 lít/ha; dạng 3,6EC: 0,2 - 0,4 lít/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
9. Hoạt chất Fipronil
- Nhóm thuốc Phenyl pyrazoles.
- Nhóm độc II (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
- Lượng dùng: dạng 0,3G: 10 kg/ha; dạng 5SC: 0,4 - 0,5 lít/ha; dạng 800WG: 25 - 30 g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun hoặc rải thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
10. Hoạt chất Chlorpyrifos Methyl
- Nhóm thuốc Organophosphate.
- Nhóm độc II (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
- Thuốc có tác dụng xử lý hạt giống.
- Lượng dùng: dạng 40EC: 25 ml/20 lít nước cho 15 - 20 kg hạt giống. Ngâm hạt giống vào trong dung dịch thuốc từ 12 - 14 giờ, sau đó vớt ra ủ bình thường.
11. Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl
- Nhóm thuốc Organophosphate.
- Nhóm độc II (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
- Lượng dùng: 0,4 - 0,6 kg/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
12. Hoạt chất Acetamiprid
- Nhóm thuốc Neonicotinoid.
- Nhóm độc II (WHO).
- Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
- Lượng dùng: dạng 200WP: 300 - 500 g/ha; dạng 200EC: 300 - 400 ml/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
13. Hoạt chất Buprofezin
- Nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng
- Nhóm độc III (WHO)
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu không lưu dẫn. Thuốc kiềm hãm tổng hợp chitin, cản trở quá trình lột xác của rầy non, làm rầy non bị chết. Thuốc không diệt được rầy trưởng thành nhưng làm hạn chế khả năng đẻ trứng của chúng. Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm (sau 2 - 3 ngày khi rầy non lột xác mới chết nhưng thời gian duy trì hiệu lực kéo dài).
- Lượng dùng:
Thuốc ở dạng 10 WP hoặc 10 BTN dùng 1,0 - 1,2 kg/ha pha trong 400 lít nước.
Thuốc ở dạng 25 WP dùng 0,6 kg/ha pha trong 400 lít nước.
Phun thuốc khi rầy non mới nở, rầy tuổi còn nhỏ.
14. Hoạt chất Nitenpyram
- Nhóm thuốc Neonicotinoid.
- Nhóm độc III.
- Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
- Lượng dùng: dạng 50WP: 300 - 500 g/ha; dạng 10EC: 400 - 600 ml/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
15. Có thể dùng các loại thuốc BVTV có chứa hỗn hợp các hoạt chất trên như trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam./. | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "05/10/2010",
"sign_number": "58/2010/TT-BNNPTNT",
"signer": "Bùi Bá Bổng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-13-2021-TT-BKHCN-che-do-bao-cao-dinh-ky-thuoc-quan-ly-Bo-Khoa-hoc-512525.aspx | Thông tư 13/2021/TT-BKHCN chế độ báo cáo định kỳ thuộc quản lý Bộ Khoa học mới nhất | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2021/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Thông tư này không điều chỉnh:
a) Chế độ báo cáo thống kê ngành khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật về thống kê;
b) Chế độ báo cáo trong nội bộ cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Chế độ báo cáo mật theo quy định pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đại học quốc gia, Ban quản lý khu công nghệ cao và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 3. Nguyên tắc, yêu cầu chung về thực hiện chế độ báo cáo định kỳ
1. Tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu ban hành chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Điều 5 và Điều 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).
2. Bảo đảm tính rõ ràng, công khai, cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu báo cáo, tính an toàn, an ninh và tính bảo mật theo quy định pháp luật; bảo đảm khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Chương II
NỘI DUNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 4. Chế độ báo cáo định kỳ
Chế độ báo cáo định kỳ trong Thông tư này bao gồm:
1. Báo cáo tình hình xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và kết quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
2. Báo cáo kết quả phân bổ và sử dụng kinh phí khoa học và công nghệ.
3. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; kết quả hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ, thông tin khoa học và công nghệ.
4. Báo cáo tình hình hoạt động thẩm định cơ sở khoa học chương trình phát triển kinh tế - xã hội và thẩm định công nghệ dự án đầu tư; thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Báo cáo về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ.
6. Báo cáo kết quả cấp Giấy chứng nhận trong hoạt động khoa học và công nghệ.
7. Báo cáo tình hình triển khai phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, thị trường khoa học và công nghệ.
8. Báo cáo tình hình nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
9. Báo cáo kết quả hoạt động của các Khu công nghệ cao.
10. Báo cáo hoạt động sở hữu trí tuệ.
11. Báo cáo tình hình xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật; hoạt động tiếp nhận công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
12. Báo cáo tình hình quản lý xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố.
13. Báo cáo kết quả hoạt động của Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp Việt Nam và kết quả hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
14. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về đo lường.
15. Báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp.
16. Báo cáo công tác quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân và phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Điều 5. Cơ quan thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo
1. Cơ quan thực hiện báo cáo:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ, ngành) và các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
c) Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Đại học quốc gia) và các đơn vị trực thuộc;
d) Ban quản lý Khu công nghệ cao và các đơn vị trực thuộc.
2. Cơ quan nhận báo cáo:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ nhận báo cáo của các cơ quan thực hiện báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 6. Nội dung yêu cầu báo cáo
1. Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong từng chế độ báo cáo theo Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
3. Phương hướng, nhiệm vụ của kỳ tiếp theo.
Điều 7. Tần suất báo cáo, thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo
1. Tần suất thực hiện báo cáo:
a) Hằng năm;
b) Năm (05) năm đối với báo cáo kết quả hoạt động đổi mới công nghệ trên cả nước do Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Chính phủ (Biểu số 03c/ĐMCN tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo:
a) Báo cáo định kỳ hằng năm: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
b) Báo cáo định kỳ năm (05) năm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước năm bắt đầu tính kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm cuối kỳ báo cáo.
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu công nghệ cao tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ chậm nhất là ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chậm nhất là ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.
Điều 8. Phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện trên Hệ thống theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Cơ quan gửi báo cáo thực hiện ký số báo cáo và các biểu mẫu kèm theo, gói tin dữ liệu báo cáo trên Hệ thống theo quy định pháp luật.
2. Trường hợp Hệ thống có sự cố kỹ thuật dẫn tới không thể triển khai gửi, nhận báo cáo trong thời hạn quy định, việc gửi, nhận báo cáo thực hiện bằng hình thức văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia (có gửi kèm theo báo cáo dưới dạng file word, excel) hoặc các phương thức khác theo quy định pháp luật.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN BÁO CÁO CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 9. Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là Hệ thống) là hệ thống thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo, cung cấp số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Khoa học và Công nghệ và cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền; được vận hành, khai thác, duy trì hoạt động tại địa chỉ: https://bcbkhcn.most.gov.vn.
2. Hệ thống có các chức năng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP. Hệ thống này được kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Điều 10. Tài khoản sử dụng, khai thác Hệ thống
1. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu Công nghệ cao sử dụng chứng thư số của tổ chức được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số để đăng ký tài khoản trên Nền tảng trao đổi định danh điện tử và được Bộ Khoa học và Công nghệ phân quyền tài khoản trên Hệ thống.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân liên quan đăng ký tài khoản trên Nền tảng trao đổi định danh điện tử để cơ quan quản lý phân quyền khai thác, sử dụng Hệ thống; bảo quản tài khoản, mật khẩu theo quy định.
Điều 11. Quy trình thực hiện chế độ báo cáo trên Hệ thống
1. Định kỳ vào ngày 25 tháng 11 hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tạo yêu cầu báo cáo trên Hệ thống gửi đến Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu Công nghệ cao.
2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu Công nghệ cao thực hiện theo quy trình như sau:
a) Khi nhận được yêu cầu báo cáo trên Hệ thống, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu Công nghệ cao phân công cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện báo cáo.
b) Đơn vị chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nhập liệu, tổng hợp báo cáo; trình Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu công nghệ cao phê duyệt và gửi báo cáo được ký số theo quy định tại Điều 8 Thông tư này đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, duyệt báo cáo hoặc trả lại báo cáo đối với báo cáo không đảm bảo yêu cầu, cập nhật, tổng hợp gửi báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Công bố danh mục báo cáo định kỳ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hoặc tham mưu ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
2. Tổ chức rà soát, đánh giá quy định về việc thực hiện chế độ báo cáo theo thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và Thông tư này.
3. Triển khai vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ; tổ chức kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu báo cáo với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
4. Theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu Công nghệ cao thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nhập liệu (đối với các số liệu do đơn vị được giao trực tiếp quản lý); tổng hợp báo cáo từ các cơ quan thực hiện báo cáo, trình Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Văn phòng Bộ) gửi báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
6. Văn phòng Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này.
7. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ bảo đảm theo quy định.
8. Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm:
a) Chủ trì thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng quy chế vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống; tài liệu hướng dẫn và tổ chức hướng dẫn khai thác, sử dụng Hệ thống;
c) Phân quyền khai thác, sử dụng Hệ thống cho các đối tượng thực hiện báo cáo và các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Kịp thời xử lý khi phát hiện hoặc được các cơ quan, đơn vị, cá nhân thông báo về việc Hệ thống có sai sót, sự cố kỹ thuật.
Điều 13. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu công nghệ cao
1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy trình, thời hạn của các chế độ báo cáo. Các thông tin, số liệu báo cáo bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực tế.
2. Phân công cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đại học quốc gia, Ban quản lý Khu công nghệ cao thực hiện báo cáo phù hợp với từng chế độ báo cáo. Phân công cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, chuyên môn phù hợp để thực hiện công tác báo cáo.
3. Thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ (Trung tâm Công nghệ thông tin) ngay sau khi phát hiện Hệ thống có sai sót, sự cố kỹ thuật dẫn tới ảnh hưởng hoạt động hoặc an ninh, an toàn thông tin của Hệ thống.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2022.
2. Các quy định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 03/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Khoản 4 Điều 28 Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu;
c) Khoản 3 Điều 29 Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Điểm h khoản 2 Điều 12 Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Đại học quốc gia, Trưởng ban quản lý khu công nghệ cao và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Thế Duy
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "30/12/2021",
"sign_number": "13/2021/TT-BKHCN",
"signer": "Bùi Thế Duy",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-55-2014-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Dai-Tieng-noi-Viet-Nam-232791.aspx | Nghị định 55/2014/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Đài Tiếng nói Việt Nam | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 55/2014/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và công chúng bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên Internet, báo hình và báo in.
2. Đài Tiếng nói Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án quan trọng khác của Đài Tiếng nói Việt Nam; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.
3. Quyết định chương trình, thời lượng, phương án và địa điểm sản xuất, phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức sản xuất các chương trình và thực hiện truyền dẫn, phát sóng; thu thập tin tức, tư liệu, sản phẩm nghe - nhìn, sản phẩm truyền thông đa phương tiện; thực hiện quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia các tư liệu phát thanh, truyền hình.
5. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
6. Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát thanh.
7. Hướng dẫn các đài phát thanh, đài phát thanh - truyền hình địa phương về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phát thanh; tư vấn và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phát thanh.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
10. Tham gia xây dựng các chương trình, đề án, dự án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
11. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam.
12. Thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
13. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Tiếng nói Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
14. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
15. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách hàng năm của Đài Tiếng nói Việt Nam sau khi được phê duyệt; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được giao ở trong và ngoài nước; điều phối các nguồn tài chính giữa các đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
17. Tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
19. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Các đơn vị giúp việc Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam:
a) Ban Thư ký biên tập và Thính giả;
b) Ban Tổ chức cán bộ;
c) Ban Kế hoạch - Tài chính;
d) Ban Hợp tác quốc tế;
đ) Ban Kiểm tra;
e) Văn phòng.
2. Các đơn vị sản xuất chương trình:
a) Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1);
b) Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo (VOV2);
c) Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí (VOV3);
d) Hệ Phát thanh dân tộc (VOV4);
đ) Hệ Phát thanh đối ngoại quốc gia (VOV5);
e) Trung tâm Tin;
g) Trung tâm Kỹ thuật phát thanh;
h) Trung tâm Âm thanh;
i) Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông đa phương tiện (VOV AMS);
k) Trung tâm Ứng dụng tin học và Phát triển công nghệ phát thanh (RITC);
l) Báo Điện tử VOV (VOV.VN);
m) Báo Tiếng nói Việt Nam (Báo VOV);
n) Kênh VOV Giao thông Quốc gia (VOVGT);
o) Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam;
p) Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV);
q) Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc;
r) Cơ quan thường trú khu vực miền Trung;
s) Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên;
t) Cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh;
u) Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
v) Các cơ quan thường trú tại nước ngoài do Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Các đơn vị tại khoản 1 và khoản 2 điều này được tổ chức cấp phòng.
4. Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc.
Điều 4. Lãnh đạo
1. Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.
2. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam.
3. Các Phó Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc; giúp việc Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 16/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
3. Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "30/05/2014",
"sign_number": "55/2014/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-136-KH-UBND-2018-thuc-hien-Nghi-dinh-61-2018-ND-CP-ve-co-che-mot-cua-Can-Tho-399754.aspx | Kế hoạch 136/KH-UBND 2018 thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP về cơ chế một cửa Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 136/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 24 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2018/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thực hiện Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Bảo đảm thực hiện theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
b) Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 61/2018/NĐ-CP) đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn thành phố;
c) Kết quả triển khai Kế hoạch này làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả và thống nhất;
b) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP;
c) Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh.
II. NỘI DUNG
Nhiệm vụ cụ thể theo phụ lục đính kèm Kế hoạch này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
a) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng nội dung, tiến độ đối với các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
b) Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố việc thành lập hoặc kiện toàn Bộ phận Một cửa theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương;
c) Định kỳ hàng quý tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Kế hoạch này, lồng ghép trong báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa;
b) Chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn lưu trữ hồ sơ, dữ liệu điện tử.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp Công an thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thực hiện việc kết nối Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp thành phố với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký kinh doanh và cổng thanh toán tập trung quốc gia để hỗ trợ xác thực thông tin người dân, doanh nghiệp và có thể thanh toán phí, lệ phí trực tuyến theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ;
b) Thực hiện các biện pháp giám sát, bảo đảm an toàn thông tin cho Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp thành phố theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Sở Tài chính
a) Phối hợp Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa;
b) Bố trí kinh phí bảo đảm việc nâng cấp phần mềm một cửa điện tử thành phố hoặc triển khai xây dựng thông tin một cửa điện tử đảm bảo theo tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật, yêu cầu kết nối theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Căn cứ vào tính chất công việc và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị trang bị cho cơ quan nhà nước, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định về trang thiết bị, phương tiện làm việc của Bộ phận Một cửa, đáp ứng nhu cầu làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Sở, ban ngành
a) Chủ động tham mưu các nội dung công việc được giao tại Kế hoạch này, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng tiến độ thời gian đối với các nhiệm vụ được giao;
b) Bố trí công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP đến làm việc tại Bộ phận Một cửa;
c) Thực hiện việc chi trả tiền hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo quy định;
d) Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Kế hoạch này, lồng ghép trong báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố để tổng hợp.
6. Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
a) Chủ động tham mưu các nội dung công việc được giao tại Kế hoạch này, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng tiến độ thời gian đối với các nhiệm vụ được giao;
b) Bố trí công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP đến làm việc tại Bộ phận Một cửa;
c) Căn cứ vào tính chất công việc và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị trang bị cho cơ quan nhà nước, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định theo thẩm quyền về trang thiết bị, phương tiện làm việc của Bộ phận Một cửa, đáp ứng nhu cầu làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
d) Thực hiện việc chi trả tiền hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo quy định;
đ) Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Kế hoạch này, lồng ghép trong báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố để tổng hợp;
e) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địa phương.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được dự toán trong tổng kinh phí chi thường xuyên và đầu tư phát triển cho hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể về kinh phí thực hiện được quy định tại Điều 38 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành và địa phương phản ánh về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo kịp thời./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Thành Thống
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2018/NĐ-CP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT
Nội dung thực hiện
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian hoàn thành
Sản phẩm dự kiến hoàn thành
1
Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP tại cơ quan
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Quý IV/2018
Kế hoạch của Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
2
Thành lập hoặc kiện toàn tổ chức Bộ phận Một cửa và ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Quý IV/2018
Bộ phận Một cửa tại sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
3
Hoàn thành việc bố trí trụ sở (ưu tiên chuyển đổi công năng hoặc nâng cấp, cải tạo trụ sở), bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa:
a
Cấp thành phố
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ
Sở, ban ngành
Quý IV/2018
Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận Một cửa tại sở, ban ngành
b
Cấp huyện
Ủy ban nhân dân quận, huyện
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ
Quý I/2019
Bộ phận Một cửa Ủy ban nhân dân quận, huyện
c
Cấp xã
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ
Quý II/2019
Bộ phận Một cửa Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
4
Tham mưu công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng dịch vụ công cấp thành phố
Sở, ban ngành
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Quý IV/2018 và hàng năm
Quyết định công bố danh mục
5
Ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hành chính
Sở, ban ngành
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Quý I/2019 và hàng năm
Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy trình thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã
6
Tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả) tại Bộ phận Một cửa
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Quý II/2019
Tối thiểu 10% số thủ tục hành chính thường xuyên phát sinh hồ sơ được thực hiện toàn bộ quy trình tại Bộ phận Một cửa sở, ban ngành; 20% số thủ tục hành chính thường xuyên phát sinh hồ sơ được thực hiện toàn bộ quy trình tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; 50% số thủ tục hành chính thường xuyên phát sinh hồ sơ được thực hiện toàn bộ quy trình tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện
7
Tổ chức đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Hàng năm
Kết quả đánh giá được công khai
8
Xây dựng hoặc nâng cấp Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp thành phố theo tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật, yêu cầu kết nối theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Chính phủ
Sở Thông tin và Truyền thông
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Quý II/2019
Các hệ thống được vận hành, sử dụng hoặc hoàn thiện
9
Ban hành quy chế hoạt động của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử thành phố
Sở Thông tin và Truyền thông
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Quý II/2019
Quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố
10
Triển khai nhân rộng phần mềm một cửa điện tử thống nhất theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Chính phủ và ban hành quy chế hoạt động
Sở Thông tin và Truyền thông
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Quý III/2020
Phần mềm một cửa điện tử thống nhất được triển khai và quy chế hoạt động được ban hành
11
Tổ chức chuyển đổi hồ sơ, tài liệu giấy liên quan đến hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ
Thường xuyên
Các hồ sơ, tài liệu giấy liên quan đến thủ tục hành chính được chuyển đổi thành hồ sơ điện tử ngay khi tiếp nhận, giải quyết
12
Kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp thành phố với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký kinh doanh và cổng thanh toán tập trung quốc gia để hỗ trợ xác thực thông tin người dân, doanh nghiệp và có thể thanh toán phí, lệ phí trực tuyến
Sở Thông tin và Truyền thông
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố, Ngân hành nhà nước Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ
Các hệ thống được kết nối
13
Tham dự hội nghị quán triệt Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Theo Kế hoạch của Văn phòng Chính phủ
Tham dự hội nghị
14
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, sử dụng hệ thống thông tin một cửa điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Sau khi tham dự tập huấn do Văn phòng Chính phủ tổ chức
Các lớp tập huấn được tổ chức theo kế hoạch
15
Tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Báo Cần Thơ, Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ, Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, Đài truyền thanh quận, huyện…
Thường xuyên
Văn bản, trang tin…
16
Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, Kế hoạch này và việc triển khai thành lập, hoạt động của Bộ phận Một cửa của sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Hàng năm
Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "24/09/2018",
"sign_number": "136/KH-UBND",
"signer": "Võ Thành Thống",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-2835-KH-BNV-2019-kiem-tra-cong-tac-can-bo-493814.aspx | Kế hoạch 2835/KH-BNV 2019 kiểm tra công tác cán bộ | BỘ NỘI VỤ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2835/KH-BNV
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2019
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CÁN BỘ NĂM 2019 CỦA BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;
Căn cứ Quy định số 179-QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác tổ chức cán bộ;
Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cán bộ năm 2019, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Kịp thời phát hiện, đề xuất nêu gương người tốt, việc tốt đối với các tập thể, cá nhân; đánh giá đúng công tác cán bộ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh, chính xác các vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định. Góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
2. Yêu cầu: Triển khai có hiệu quả Quy định số 179-QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác tổ chức cán bộ tại văn bản số 44-CV/BCSĐ ngày 20/3/2019 của Ban Cán sự đảng Bộ.
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác cán bộ phải tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
Phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Đối tượng, thời gian: Các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và cá nhân có liên quan, cụ thể:
- Quý III: Ban Tôn giáo Chính phủ, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
- Quý IV: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Thời gian kiểm tra sẽ thông báo sau.
2. Nội dung
a) Kiểm tra công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức và tổ chức thi tuyển, xét tuyển để tuyển dụng cán bộ.
- Việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức.
- Việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức.
b) Kiểm tra công tác đánh giá công chức, viên chức và người lao động
- Việc thực hiện nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động.
- Việc cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá công chức, viên chức và người lao động.
- Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động.
- Trình tự, thủ tục đánh giá hàng năm; trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, khi kết thúc thời hạn luân chuyển, biệt phái.
c) Kiểm tra về công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý
- Việc rà soát, thẩm định cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch.
- Việc bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín cán bộ, công chức, viên chức trước khi quy hoạch.
- Việc quy hoạch gắn với luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
d) Kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và theo chức danh.
- Việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.
- Việc chuẩn hoá trình độ, kiến thức cho công chức, viên chức đương chức và cán bộ, công chức, viên chức dự nguồn trong quy hoạch.
- Việc thực hiện chế độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với công chức, viên chức.
đ) Kiểm tra công tác bổ nhiệm
- Việc thực hiện nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm.
- Trình tự, thủ tục bổ nhiệm.
e) Kiểm tra công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức
- Việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc theo dõi, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức khi điều động, luân chuyển và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau điều động, luân chuyển.
g) Kiểm tra việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
- Về trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân người đứng đầu trong phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
- Về trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp khi xảy ra vi phạm.
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
h) Kiểm tra việc thực hiện chính sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
- Việc thực hiện chính sách về lương, thưởng, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Việc bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch công chức, viên chức.
i) Kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ
- Việc rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc thực hiện công tác cán bộ đối với người có vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay.
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KIỂM TRA
- Yêu cầu cơ quan, đơn vị cá nhân là đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu; báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Thu thập, kiểm tra, xác minh và nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra làm cơ sở để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng Bộ.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp Văn phòng Ban Cán sự đảng, Thanh tra Bộ, Vụ Công chức - Viên chức triển khai kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; báo cáo Ban Cán sự đảng Bộ và Bộ trưởng kết quả thực hiện.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra công tác cán bộ theo quy định tại Quy định số 179-QĐ/TW và Kế hoạch này; thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Bộ Nội vụ về công tác cán bộ, chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự đảng Bộ và Bộ trưởng về thực hiện công tác cán bộ trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
3. Văn phòng Bộ bố trí phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động, kiểm tra theo quy định./.
Nơi nhận:
- Các cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Văn phòng BCSĐB (để thực hiện);
- Vụ Tổ chức cán bộ (để thực hiện);
- Thanh tra Bộ (để thực hiện);
- Vụ Công chức - Viên chức (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ.
- Lưu: VT, TTB (10 bản).
BỘ TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân | {
"issuing_agency": "Bộ Nội vụ",
"promulgation_date": "26/06/2019",
"sign_number": "2835/KH-BNV",
"signer": "Lê Vĩnh Tân",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-115-2012-TTLT-BTC-BLDTBXH-quy-dinh-quan-ly-su-dung-kinh-phi-143926.aspx | Thông tư liên tịch 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý sử dụng kinh phí | BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2020
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011 -2020;
Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án),
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động của Đề án.
2. Trường hợp Đề án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn viện trợ không hoàn lại thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ hướng dẫn riêng cho các nguồn vốn này.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể:
a) Ngân sách Trung ương:
- Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án thuộc nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan Trung ương;
- Hỗ trợ có mục tiêu cho một số địa phương nâng cấp, mở rộng, nâng công suất và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cần thiết phục vụ các hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần; xây dựng thí điểm mô hình cơ sở phòng và trị liệu cho người rối nhiễu tâm trí theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ có mục tiêu đối với các địa phương nhận bổ sung; cân đối từ ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng.
+ Truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng.
b) Ngân sách địa phương chủ động bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện các hoạt động của Đề án quy định tại Quyết định số 1215/QĐ-TTg theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước và quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế (nếu có) cho các hoạt động của Đề án.
3. Đóng góp của gia đình người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần. Đối tượng thu, nội dung thu và mức thu do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể.
Điều 3. Nội dung và mức chi cho các hoạt động của Đề án
1. Chi hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần từ nguồn vốn sự nghiệp đảm bảo xã hội thuộc ngân sách trung ương:
a) Tùy theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và khả năng, của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) phê duyệt Dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần (sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quy định chuẩn trang thiết bị phù hợp với quy mô của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
c) Bảo đảm kinh phí trong dự toán chi của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để mua sắm trang thiết bị chuyên môn phục vụ cho hoạt động chăm sóc, trị liệu, phục hồi chức năng cho người tâm thần đối với Dự án xây dựng mới cơ sở bảo trợ xã hội khu vực đã hoàn thành.
d) Hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để nâng cấp, mở rộng, nâng công suất và mua sắm trang thiết bị chuyên môn cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Mức hỗ trợ như sau:
+ Tối đa 10.000 triệu đồng/cơ sở đối với Dự án nâng cấp, mở rộng, nâng công suất cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần từ 300 lên 500 đối tượng.
+ Tối đa 5.000 triệu đồng/cơ sở đối với Dự án mua sắm trang thiết bị chuyên môn và đồ dùng ban đầu cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần xây dựng mới đã hoàn thành.
+ Tối đa 2.000 triệu đồng/cơ sở đối với Dự án mua sắm trang thiết bị chuyên môn cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần.
2. Chi phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng:
2.1. Chi đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo và tập huấn cho gia đình đối tượng; về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
a) Nội dung và mức chi đào tạo, tập huấn thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
b) Chi biên soạn tài liệu tập huấn. Mức chi 70.000 đồng/trang chuẩn.
c) Cơ sở đào tạo hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, tập huấn từ nguồn kinh phí của Đề án được chi hỗ trợ cho cộng tác viên, gia đình đối tượng trong những ngày đào tạo, tập huấn tập trung. Nội dung hỗ trợ gồm:
- Chi phí đi lại từ nơi cư trú đến nơi học tập (một lượt đi và về);
- Chi hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ (trường hợp cơ sở đào tạo không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho học viên mà phải đi thuê);
- Hỗ trợ tiền ăn, tiền giải khát giữa giờ.
Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 97/2010/TT-BTC).
2.2. Chi hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định xây dựng giáo trình cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
3. Chi hỗ trợ xây dựng thí điểm cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí từ nguồn vốn sự nghiệp đảm bảo xã hội thuộc ngân sách trung ương:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế ban hành chuẩn trang thiết bị phù hợp với quy mô của cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí.
b) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt danh sách cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Bộ và danh sách cơ sở bảo trợ xã hội địa phương xây dựng Đề án thí điểm cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Số lượng mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ xây dựng thí điểm giai đoạn 2011- 2015 tối thiểu là 10 mô hình.
c) Bố trí kinh phí trong dự toán chi của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện xây dựng thí điểm đối với cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí:
- Chi nghiên cứu ban hành tiêu chí, điều kiện của mô hình điểm cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Nội dung và mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo và mua sắm trang thiết bị chuyên môn đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí thuộc Bộ.
d) Hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để sửa chữa, cải tạo và mua sắm trang thiết bị chuyên môn, đồ dùng cần thiết phục vụ hoạt động của mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Mức hỗ trợ tối đa 3.000 triệu đồng/cơ sở.
đ) Giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ nhân rộng mô hình tới các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có đông đối tượng để cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho những người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện mô hình điểm cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011 -2015.
4. Truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng:
a) Chi công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí); xây dựng, sản xuất, nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình, sản phẩm truyền thông do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung và mức chi theo Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Chi xây dựng và vận hành trang website. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử; Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của liên Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Chi xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
6. Chi nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKH&CN ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
7. Chi điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 10 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
8. Chi cho công tác kiểm tra giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC .
9. Chi hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí; Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).
10. Ngân sách nhà nước bảo đảm chi hoạt động thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí theo phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước. Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và một số nội dung chi đặc thù sau:
a) Chi mua tài liệu hướng dẫn chuyên môn về phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
b) Chi lập hồ sơ đối tượng 30.000 đồng/hồ sơ (bao gồm cả ảnh).
c) Chi quản lý đối tượng do tính chất đặc thù là 30.000 đồng/đối tượng/tháng.
d) Chi hỗ trợ cho người trực tiếp tư vấn trị liệu tâm lý, hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí khi đi lưu động tại cộng đồng (ngoài chế độ công tác phí hiện hành) 100.000 đồng/ngày.
đ) Chi phí mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết cho đối tượng; chi phí khám, chữa bệnh thông thường trong thời gian đối tượng lưu trú tại cơ sở: Cơ sở lập dự toán phù hợp với tình hình thực tế hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Chi phí vận chuyển đối tượng trong trường hợp phải chuyển tuyến điều trị; chi hỗ trợ tiền tàu xe cho các đối tượng thuộc hộ nghèo đã hồi phục trở về cộng đồng sau khi điều trị. Mức chi theo giá cước phương tiện công cộng áp dụng tại địa phương hoặc chi phí thực tế (nếu đơn vị tự bố trí phương tiện vận chuyển) hoặc hợp đồng thuê xe (nếu thuê ngoài).
g) Chi hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng tâm thần lang thang trong thời gian lưu trú tại cơ sở. Mức hỗ trợ tiền ăn áp dụng theo mức quy định của địa phương đối với đối tượng nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 4. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
1. Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong đó quy định rõ các chỉ tiêu, các hoạt động của Đề án và trách nhiệm của từng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí căn cứ nhiệm vụ được giao, nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này và số đối tượng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí chăm sóc, điều trị tại cơ sở, lập dự toán cùng với dự toán chi thường xuyên hàng năm gửi cơ quan chủ quản tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành và địa phương, căn cứ nguồn kinh phí thực hiện Đề án được phê duyệt theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg , Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, dự kiến phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành và địa phương (phần kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách trung ương), tổng hợp gửi Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
5. Việc quản lý và sử dụng và quyết toán kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phuơng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2006/TT-BTC ngày 18/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
6. Việc quản lý và sử dụng kinh phí sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu: Thông tư số 86/2011/TT-BTC hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 3 tháng 9 năm 2012 và được áp dụng từ năm ngân sách 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website BTC- Bộ LĐTBXH;
- Các đơn vị thuộc BTC, Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT: Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH. | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "18/07/2012",
"sign_number": "115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Trọng Đàm, Nguyễn Thị Minh",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-579-KH-BGDDT-thuc-hien-Tieu-De-an-2-Tuyen-truyen-giao-duc-pham-chat-186646.aspx | Kế hoạch 579/KH-BGDĐT thực hiện Tiểu Đề án 2 Tuyên truyền giáo dục phẩm chất | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 579/KH-BGDĐT
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2013
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 2 TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG TRƯỜNG HỌC (NĂM 2013)
Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước giai đoạn 2010 - 2015” (sau đây gọi tắt là Đề án);
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 về “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong trường học” (sau đây gọi tắt là Tiểu Đề án 2) năm 2013 như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trong trường học theo tiêu chí: có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2013, công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong trường học đạt được những kết quả sau:
- Có 60% trở lên học sinh, sinh viên nữ trong trường học được tuyên truyền, giáo dục về các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phù hợp với lứa tuổi bậc học, cấp học khu vực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;
- Có 70% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ, giáo viên nữ thuộc các địa phương và của các cơ sở giáo dục trực thuộc, được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và trong trường học phù hợp với bậc học, cấp học, khu vực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;
II. Thời gian, địa bàn thực hiện
1- Thời gian: Từ quý 2 năm 2013 đến quý 4 năm 2013;
2- Địa bàn: Tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
III. Đối tượng
Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhà giáo, giáo viên và học sinh, sinh viên nữ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo trên toàn quốc.
IV. Một số hoạt động cụ thể
1. Hoạt động 1: Kiện toàn, nâng cao năng lực Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Tiểu đề án 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục các tỉnh, thành phố, các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc các bộ, ban ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Hoạt động 2: In ấn và phát hành các tài liệu hướng dẫn tuyên truyền Tiểu Đề án 2:
- In ấn và phát hành các tài liệu hướng dẫn tuyên truyền Tiểu Đề án 2, cụ thể hoá các tài liệu hướng dẫn tuyên truyền Tiểu Đề án 2 trong các chương trình tập huấn của địa phương và của các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và trực thuộc các bộ, ban ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Hoạt động 3: Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên nòng cốt ngoài ngành GD:
Tập huấn, đào tạo tuyên truyền viên chủ chốt về nội dung và nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; hướng dẫn xây dựng các mô hình điểm về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong trường học.
(Hình thức thực hiện gửi văn bản hướng dẫn và tài liệu tuyên truyền cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp).
4. Hoạt động 4: Kết hợp chỉ đạo Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức cuộc thi “Cô giáo của tôi”.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục cả nước hưởng ứng cuộc thi “Cô giáo của tôi” trên Báo Giáo dục và Thời đại , bắt đầu từ ngày 20/11/2012 và tổng kết cuộc thi vào dịp kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013.
5. Hoạt động 5: Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Tiểu Đề án 2
- Hoàn thành Bộ Tiêu chí giám sát thực hiện Tiểu Đề án 2 (tháng 5-2012)
- Kiểm tra việc thực hiện Tiểu Đề án 2 tại các đơn vị, lồng ghép cùng với nội dung kiểm tra thực hiện Kế hoạch bình đẳng giới, thực hiện kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ.
- KiÓm tra, giám sát, đánh giá và híng dẫn c¸c ®¬n vÞ tù kiÓm tra, giám sát, tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Tiểu Đề án 2.
6. Hoạt động 6: Sơ kết tiểu đề án giai đoạn 2010-2013, triển khai hoạt động giai đoạn 2014-2015
- Ban chỉ đạo của các sở Giáo dục các tỉnh, thành phố, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng chủ động sơ kết việc thực hiện Tiểu đề án 2 giai đoạn 2010-2013 và triển khai hoạt động giai đoạn 2014-2015 tại đơn vị mình; báo cáo về Ban chỉ đạo Tiểu đề án 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30-11-2013.
- Ban chỉ đạo Tiểu đề án 2 của Bộ Giáo dục tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Tiểu đề án 2 giai đoạn 2010-2013 và xác định nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Tiểu đề án 2 giai đoạn 2014-2015 (tháng 12/2013).
V. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Ban chỉ đạo Tiểu Đề án 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với TW Hội LHPN Việt Nam, TW Đoàn TNCS HCM và các Bộ, ngành liên quan phân công cho các thành viên phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2.
- Ban chỉ đạo Tiểu đề án 2 phân công cho các các thành viên và phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành Giáo dục để triển khai các hoạt động của Tiểu đề án 2. Tập hợp, báo các các hoạt động thực hiện Tiểu Đề án 2 về Ban Điều hành Đề án TW để tổng hợp, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Giáo dục các tỉnh, thành phố:
- Phối hợp với Hội LHPN, Đoàn TNCS HCM của tỉnh, thành phố và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 tại địa phương.
- Báo cáo kết quả thực hiện Tiểu Đề án 2 của tỉnh, thành về Ban chỉ đạo Tiểu Đề án 2 của Bộ (trước ngày 30-11-2013).
3. Cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực thuộc các bộ, ban ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành Giáo dục, Ban Tuyên giáo-Nữ công của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đoàn TNCS HCM của tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Tiểu Đề án 2 tại đơn vị.
- Báo cáo kết quả thực hiện Tiểu Đề án 2 gửi về Ban chỉ đạo Tiểu Đề án 2 của Bộ (trước ngày 30-11-2013, qua bộ phận Thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục, Email: [email protected], điện thoại: 04.38694886)
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- TW Hội LHPNVN (để ph/h);
- TW Đoàn TNCSHCM (để ph/h);
- Các sở GD&ĐT tỉnh, thành phố (để th/h);
- Các đại học, học viện, các trường ĐH,CĐ
- Và TCCN (để th/h);
- Lưu: VT, Vụ TCCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "09/05/2013",
"sign_number": "579/KH-BGDĐT",
"signer": "Nguyễn Thị Nghĩa",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-158-2009-TT-BTC-bieu-thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-Viet-Nam-thuc-hien-Hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-Viet-Nam-Nhat-Ban-giai-doan-2009-2012-93028.aspx | Thông tư 158/2009/TT-BTC biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 2009-2012 | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 158/2009/TT-BTC
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2009
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BAN HÀNH BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2009-2012
Căn cứ Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản ký ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Nhật Bản và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 57/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 tháng 2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Bộ Tài chính ban hành Thông tư về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản như sau:
Điều 1: Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 2009-2012 (thuế suất áp dụng viết tắt là thuế suất VJEPA).
+ Cột “Mã hàng hóa” và cột “Mô tả hàng hóa”, được xây dựng trên cơ sở HS 2007, AHTN 2007 và phân loại theo cấp độ 12 số;
+ Cột “Thuế suất VJEPA”: mức thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm:
- 01/10/2009-31/3/2010: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 3 năm 2010;
- 01/4/2010-31/3/2011: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2010 đến ngày 31 tháng 3 năm 2011;
- 01/4/2011-31/3/2012: thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2011 đến ngày 31 tháng 3 năm 2012.
Điều 2: Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam;
c) Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương;
d) Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa Việt Nam-Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam-Nhật Bản (viết tắt là C/O mẫu VJ) theo quy định của Bộ Công Thương.
Điều 3: Thông tư này có hiệu lực thi hành và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với Cơ quan Hải quan kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc
Chính phủ;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra Văn bản-Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính
- Lưu: VT, Vụ HTQT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "06/08/2009",
"sign_number": "158/2009/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-44-2013-TT-BLDTBXH-khung-trinh-do-trung-cap-nghe-Ban-hang-Van-hanh-may-Cot-thep-Han-220236.aspx | Thông tư 44/2013/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp nghề Bán hàng Vận hành máy Cốt thép Hàn | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 44/2013/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO 03 NGHỀ: BÁN HÀNG TRONG SIÊU THỊ, VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP, CỐT THÉP - HÀN
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho 03 nghề: Bán hàng trong siêu thị, Vận hành máy nông nghiệp, cốt thép - Hàn như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề các nghề: Bán hàng trong siêu thị, Vận hành máy nông nghiệp, Cốt thép - Hàn; để áp dụng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Bán hàng trong siêu thị” (Phụ lục 1).
2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Vận hành máy nông nghiệp” (Phụ lục 2).
3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Cốt thép - Hàn'’ (Phụ lục 3).
Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này; hiệu trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề cho 03 nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, TCDN (20 b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Phi
PHỤ LỤC 1
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “BÁN HÀNG TRONG SIÊU THỊ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Bán hàng trong siêu thị
Mã nghề: 40340118
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 31
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Xác định được nội dung cơ bản về quy trình và phương thức thực hiện bán hàng trong siêu thị;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về khoa học hàng hóa;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về giao tiếp, tư vấn và chăm sóc khách hàng;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về quảng cáo, tiếp thị hàng hóa trong siêu thị;
+ Xác định được quy trình cơ bản về trưng bày, bảo quản hàng hóa trong siêu thị;
+ Xác định được nội dung cơ bản về quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, nổ trong siêu thị;
+ Xác định được nội dung cơ bản về quy trình kiểm kê hàng hóa trong siêu thị;
+ Nhận biết được các quy trình sử dụng thiết bị, máy móc chuyên dụng và phần mềm quản lý bán hàng trong siêu thị.
- Kỹ năng:
+ Giao tiếp, tư vấn, chăm sóc được khách hàng;
+ Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp trong nghiệp vụ bán hàng;
+ Thiết kế và tổ chức được chương trình quảng cáo hàng hóa;
+ Làm được công việc trưng bày hàng hóa trong siêu thị;
+ Lựa chọn phương pháp hợp lý để bố trí các gian hàng, các loại hàng hóa theo không gian được thiết kế trong siêu thị;
+ Sử dụng được các biện pháp và quy trình bảo quản hàng hóa trong siêu thị;
+ Xuất và nhập được hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại;
+ Xây dựng được trình tự kiểm kê bàn giao ca bán hàng;
+ Lập và quản lý được chứng từ, báo cáo bán hàng;
+ Tổ chức thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng, quy trình của nghiệp vụ thu ngân;
+ Làm được nội dung công việc của một ca bán hàng;
+ Làm được công việc vận chuyển hàng hóa trong siêu thị và cho khách hàng;
+ Làm được công việc vệ sinh an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ tại nơi làm việc;
+ Sử dụng được các thiết bị, máy móc chuyên dụng và phần mềm quản lý bán hàng trong siêu thị;
+ Sử dụng được các công cụ, phần mềm trong bán hàng trực tuyến;
+ Hướng dẫn được những người có trình độ sơ cấp nghề;
+ Biết tổ chức làm việc nhóm trong hoạt động bán hàng.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
+ Có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;
+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;
+ Tuân thủ các quy chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Rèn luyện để có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh,...
+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề “Bán hàng trong siêu thị”, học sinh sẽ làm việc tại:
- Tổ thị trường; tổ bán hàng; tổ thu ngân; tổ trưng bày hàng hóa, tổ quảng cáo; tổ giám sát; tổ thu mua; tổ lễ tân - quan hệ chăm sóc khách hàng; tố nhập liệu, tổ giao nhận; tổ kho... trong các siêu thị, trung tâm thương mại.
- Mở các cửa hàng tiện lợi; mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tự chọn do bản thân đăng ký hoạt động kinh doanh;
- Làm việc tại các doanh nghiệp thương mại.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm
- Thời gian học tập: 70 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ; (trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1800 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 514 giờ; Thời gian học thực hành: 1286 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MĐ/MH
Tên mô đun, môn học
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
I
Các môn học chung
210
106
87
17
MH 01
Chính trị
30
22
6
2
MH 02
Pháp luật
15
10
4
1
MH 03
Giáo dục thể chất
30
3
24
3
MH 04
Giáo dục quốc phòng - An ninh
45
28
13
4
MH 05
Tin học
30
13
15
2
MH 06
Ngoại ngữ (Anh văn)
60
30
25
5
II
Các mô đun, môn học đào tạo nghề bắt buộc
1400
402
929
69
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
435
227
182
26
MH 07
Cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại
30
20
8
2
MH 08
Kinh tế thương mại cơ bản
45
25
17
3
MH 09
Tâm lý học kinh doanh
45
22
21
2
MH 10
Marketing thương mại
60
40
16
4
MH 11
Tổng quan về siêu thị
45
25
17
3
MH 12
Thương phẩm học
75
40
32
3
MĐ 13
Tin học văn phòng
75
15
55
5
MH 14
Thương mại điện tử căn bản
30
20
8
2
MH 15
An toàn vệ sinh lao động
30
20
8
2
II.2
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
965
175
747
43
MĐ 16
Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
75
15
55
5
MĐ 17
Kỹ thuật quảng cáo trong siêu thị
60
15
42
3
MĐ 18
Vận chuyển hàng hóa trong siêu thị
60
15
42
3
MĐ 19
Kỹ thuật trưng bày hàng hóa
75
20
50
5
MĐ 20
Kỹ thuật bảo quản hàng hóa
60
15
42
3
MĐ 21
Nghiệp vụ xuất và nhập hàng hóa trong siêu thị
75
20
50
5
MĐ 22
Nghiệp vụ bán hàng trong siêu thị
135
35
91
9
MĐ 23
Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng
75
20
50
5
MĐ 24
Sử dụng phần mềm và thiết bị bán hàng
90
20
65
5
MĐ 25
Thực tập tốt nghiệp
260
0
260
0
Tổng cộng
1610
508
1016
86
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương;
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 400 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình;
- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
Mã MH/MĐ
Tên môn học, mô đun tự chọn
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý, thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MH 26
Kỹ thuật soạn thảo văn bản
30
15
13
2
MĐ 27
Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên bán hàng
135
40
90
5
MĐ 28
Hành vi người tiêu dùng
45
10
33
2
MĐ 29
Khởi sự doanh nghiệp
45
15
27
3
MĐ 30
Nghiệp vụ bán hàng điện máy
70
17
50
3
MĐ 31
Siêu thị trực tuyến
75
15
55
5
MH 32
Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong các doanh nghiệp thương mại
60
30
27
3
MH 33
Quản trị mua hàng và lưu kho
60
30
27
3
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định;
- Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;
- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.
Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như danh mục sau:
Mã MH/MĐ
Tên môn học, mô đun tự chọn
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MH 26
Kỹ thuật soạn thảo văn bản
30
15
13
2
MĐ 27
Tiếng Anh giao tiếp cho nhân viên bán hàng
135
40
90
5
MĐ 28
Hành vi người tiêu dùng
45
10
33
2
MĐ 29
Khởi sự doanh nghiệp
45
15
27
3
MĐ 30
Nghiệp vụ bán hàng điện máy
70
17
50
3
MĐ 31
Siêu thị trực tuyến
75
15
55
5
Cộng
400
112
268
20
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Chính trị
Viết
Không quá 120 phút
2
Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở
Viết, trắc nghiệm
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết nghề
Viết
hoặc Trắc nghiệm
Không quá 120 phút
Không quá 120 phút
Vấn đáp
Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)
- Thực hành nghề
Bài thi thực hành
Không quá 4 giờ
* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành
Không quá 6 giờ
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
- Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.
Số TT
Nội dung
Thời gian
1
Văn hóa, văn nghệ:
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
Sinh hoạt tập thể
Ngoài giờ học hàng ngày
2
Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
3
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu
4
Tham quan, dã ngoại
Mỗi học kỳ 1 lần
5
Giáo dục định hướng nghề “Bán hàng trong siêu thị”
Trước, trong và sau đào tạo nghề
4. Các chú ý khác:
Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ sơ cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trung cấp nghề;
- Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý./.
PHỤ LỤC 2
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “VẬN HÀNH MÁY NÔNG NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Nghề: Vận hành máy nông nghiệp
Mã nghề: 40510252
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 26
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có những kiến thức cơ bản về: Điện kỹ thuật, Cơ ứng dụng, Vẽ kỹ thuật, Vật liệu học, Nguội cơ bản,... cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Vận hành máy nông nghiệp;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được các kỹ thuật vận hành đối với tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch;
+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy nông nghiệp;
+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thực hiện vận hành tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy nông nghiệp;
+ Trình bày được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan;
+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi tổ chức sản xuất đối với các loại máy nông nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành máy nông nghiệp và xử lý được các tình huống khi xảy ra tai nạn;
+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan trước khi tổ chức sản xuất;
+ Sử dụng được các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Vận hành được tổ hợp máy làm đất, máy thu hoạch và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
+ Làm được một số kỹ năng cơ bản về nguội phục vụ cho việc sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp;
+ Lựa chọn được phương án sản xuất đối với các loại máy nông nghiệp;
+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thực hiện sản xuất nông nghiệp và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp;
+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc vận hành máy nông nghiệp;
+ Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng.
+ Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường;
+ Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống trong thực tế;
+ Có kỹ năng giao tiếp tốt với lãnh đạo, với đồng nghiệp và với khách hàng.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Vận hành máy nông nghiệp, học sinh sẽ hành nghề tại:
+ Liên hợp máy làm đất, máy gieo trồng, máy thu hoạch chăm sóc, máy nông nghiệp, máy xúc, máy chế biến bảo quản trên đồng ruộng, nông trường và tại các xưởng chế biến, bảo quản.
+ Phụ trách các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng thông thường các loại máy nông nghiệp; phụ trách kỹ thuật tại các cơ sở kinh doanh máy nông nghiệp.
+ Làm việc tại các nhà máy chế tạo máy nông nghiệp.
+ Tự tạo việc làm cho mình và người khác.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm
- Thời gian học tập: 68 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2022 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 174 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)
2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các mô đun, môn học đào tạo nghề: 1812 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1412 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 453 giờ; Thời gian học thực hành: 1359 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC MÔ ĐUN, MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:
Mã MĐ/MH
Tên mô đun, môn học
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
I
Các môn học chung
210
106
87
17
MH 01
Chính trị
30
22
6
2
MH 02
Pháp luật
15
10
4
1
MH 03
Giáo dục thể chất
30
3
24
3
MH 04
Giáo dục quốc phòng - An ninh
45
28
13
4
MH 05
Tin học
30
13
15
2
MH 06
Ngoại ngữ (Anh văn)
60
30
25
5
II
Các mô đun, môn học đào tạo nghề bắt buộc
1412
389
969
54
II.1
Các mô đun, môn học kỹ thuật cơ sở
300
154
130
16
MH 07
Vẽ kỹ thuật
30
20
8
2
MH 08
Cơ ứng dụng
30
23
5
2
MH 09
Điện kỹ thuật
30
23
5
2
MH 10
Vật liệu học
30
20
8
2
MH 11
An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
30
20
8
2
MH 12
Kỹ năng giao tiếp
30
18
10
2
MĐ 13
Hàn cơ bản
80
20
58
2
MĐ 14
Nguội cơ bản
40
10
28
2
II.2
Các mô đun, môn học chuyên môn nghề
1112
235
839
38
MĐ 15
Bảo dưỡng động cơ đốt trong
80
24
53
3
MĐ 16
Bảo dưỡng hệ thống điện
60
15
43
2
MĐ 17
Bảo dưỡng hệ thống thủy lực
60
15
43
2
MĐ 18
Bảo dưỡng gầm máy kéo nông nghiệp
80
24
53
3
MĐ 19
Vận hành máy làm đất
200
50
143
7
MĐ 20
Vận hành máy gieo trồng
80
20
57
3
MĐ 21
Vận hành máy thu hoạch
180
45
129
6
MĐ 22
Thực tập sản xuất
240
30
202
8
MĐ 23
Thực tập tốt nghiệp
132
12
116
4
Tổng cộng:
1622
495
1056
71
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1, để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 400 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình.
- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
Mã MH/MĐ
Tên môn học, mô đun tự chọn
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 24
Vận hành máy chăm sóc
80
14
63
3
MĐ 25
Vận hành máy chế biến nông sản
120
16
100
4
MĐ 26
Vận hành máy sấy
96
16
77
3
MĐ 27
Vận hành máy xúc
160
20
135
5
MĐ 28
Vận hành máy ủi
120
16
100
4
MĐ 29
Sửa chữa những hư hỏng thông thường máy nông nghiệp
120
16
100
4
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Tổng thời gian cho các môn học, mô đun tự chọn tối thiểu 400 giờ. Căn cứ vào sự phân bổ thời gian, hiệu trưởng/giám đốc các cơ sở đào tạo nghề cần tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình cơ giới hóa nông nghiệp của vùng miền nơi trường trú đóng và vùng tuyển sinh của cơ sở để chọn các môn học, mô đun tự chọn sao cho đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, phục vụ sự phát triển của nền nông nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cũng có thể xây dựng thêm một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn khác để người học có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển cơ giới hóa nông nghiệp của vùng miền sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền;
- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.
Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 03 trong số 07 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình dạy nghề, cụ thể như sau:
Mã MH/MĐ
Tên môn học, mô đun tự chọn
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 27
Vận hành máy xúc
160
20
135
5
MĐ 28
Vận hành máy ủi
120
16
100
4
MĐ 29
Sửa chữa những hư hỏng thông thường máy nông nghiệp
120
16
100
4
Tổng cộng
400
52
335
13
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Chính trị
Viết
Không quá 120 phút
2
Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở
Viết, trắc nghiệm
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết nghề
Viết
hoặc trắc nghiệm
Không quá 120 phút
Không quá 120 phút
Vấn đáp
Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút)
- Thực hành nghề
Bài thi thực hành
Không quá 4 giờ
* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành
Không quá 6 giờ
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số nông trường, vùng sản xuất nông nghiệp, cơ sở sản xuất nông nghiệp,...
- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
Số TT
Nội dung
Thời gian
1
Thể dục, thể thao
Từ 5 giờ ÷ 6 giờ và từ 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày
2
Văn hóa, văn nghệ:
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
Sinh hoạt tập thể
Ngoài giờ học hàng ngày
Từ 19 giờ ÷ 21 giờ (một buổi/tuần)
3
Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5
Thăm quan, dã ngoại
Mỗi học kỳ 1 lần
4. Các chú ý khác:
- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ trình độ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ sơ cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trung cấp nghề;
- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
PHỤ LỤC 3
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “CỐT THÉP - HÀN”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: cốt thép - Hàn
Mã nghề: 40510103
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 25
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế;
+ Trình bày được phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc trong nghề cốt thép - Hàn (chuẩn bị thi công; gia công các chi tiết cốt thép bằng thủ công, bằng máy; lắp đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông đổ tại chỗ, cấu kiện bê tông đúc sẵn; hàn, cắt cốt thép; công việc liên quan) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;
+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;
+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;
+ Biết được cách tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;
+ Nêu được trình tự, phương pháp lập dự toán các công việc của nghề.
- Kỹ năng:
+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật của nghề, chọn được các loại vật liệu;
+ Gia công và lắp dựng được các loại cốt thép bằng phương pháp thủ công;
+ Gia công được các loại cốt thép bằng máy;
+ Lắp đặt được các loại cốt thép trong kết cấu thép, bê tông cốt thép;
+ Hàn, cắt được các loại cấu kiện đơn giản đúng yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm và an toàn;
+ Tính toán được khối lượng công việc, dự trù được các loại vật tư, vật liệu;
+ Xử lý được các sai phạm dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu được chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước;
+ Hiểu được kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước và Luật Lao động;
+ Hiểu được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển xây dựng của địa phương, khu vực, vùng, miền;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Có ý thức, trách nhiệm cao trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của công trong học tập lao động sản xuất.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ hợp tác với đồng nghiệp tích cực, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, công ty;
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Luôn ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;
+ Hiểu được các phương pháp rèn luyện thể chất;
+ Hiểu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong trình độ trung cấp nghề “Cốt thép - Hàn”, học sinh sẽ:
+ Làm thợ thực hiện các công việc trong lĩnh vực cốt thép - Hàn ở các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp kinh doanh cốt thép, Hàn;
+ Tự tổ chức được tổ, nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề ”Cốt thép - Hàn”.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm
- Thời gian học tập: 68 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 86 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 24 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1800 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 520 giờ; Thời gian học thực hành: 1490 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC MÔ ĐUN, MÔN HỌC ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH/MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
1
Các môn học chung
210
106
87
17
MH 01
Chính trị
30
22
6
2
MH 02
Pháp luật
15
10
4
1
MH 03
Giáo dục thể chất
30
3
24
3
MH 04
Giáo dục quốc phòng - An ninh
45
28
13
4
MH 05
Tin học
30
13
15
2
MH 06
Ngoại ngữ (Anh văn)
60
30
25
5
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
1400
329
994
77
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
240
147
76
17
MH 07
Vẽ kỹ thuật
75
41
28
6
MH 08
Vật liệu
45
27
15
3
MH 09
Điện kỹ thuật
30
27
0
3
MH 10
Tổ chức sản xuất
15
14
0
1
MH 11
Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
30
17
11
2
MH 12
Tiên lượng dự toán
45
21
22
2
II.2
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
1160
182
918
60
MĐ 13
Chuẩn bị thi công
60
12
44
4
MĐ 14
Gia công các chi tiết cốt thép bằng phương pháp thủ công
150
25
115
10
MĐ 15
Gia công các chi tiết cốt thép bằng máy
150
26
114
10
MĐ 16
Lắp đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông đổ tại chỗ
150
37
103
10
MĐ 17
Lắp đặt cốt thép trong cấu kiện bê tông đúc sẵn
110
19
83
8
MĐ 18
Hàn cốt thép
230
34
186
10
MĐ 19
Cắt cốt thép
70
13
53
4
MĐ 20
Các công việc liên quan
80
16
60
4
MĐ 21
Thực tập tốt nghiệp
160
0
160
0
Tổng cộng
1610
435
1081
94
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương;
- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 400 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình;
Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.
1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
Mã MH/MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 22
Kỹ thuật xây trát
80
12
64
4
MĐ 23
Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo
85
24
57
4
MĐ 24
Trộn, đổ, đầm bê tông
85
11
70
4
MĐ 25
Lắp đặt mạng điện sinh hoạt
150
30
112
8
MĐ 26
Hàn ống
80
20
52
8
MĐ 27
Gá lắp kết cấu hàn
60
15
41
4
MĐ 28
Nguội cơ bản
60
14
61
MH 29
Lắp mạch điện cơ bản
60
11
44
5
MĐ 30
Hàn điện cơ bản
60
10
46
4
MĐ 31
Hàn, cắt khí cơ bản
60
10
45
5
MĐ 32
Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà
145
15
122
8
MĐ 33
Lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh
105
15
88
2
MH 34
Cơ học xây dựng
60
45
11
4
MH 35
Dung sai lắp ghép
45
34
8
3
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
- Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung;
- Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng trên hoặc các môn học, mô đun mà các trường tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 400 giờ.
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định;
- Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền;
- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.
Ví dụ có thể chọn 04 mô đun tự chọn theo bảng sau:
Mã MH/MĐ
Tên môn học, mô đun tự chọn
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 22
Kỹ thuật xây trát
80
12
64
4
MĐ 23
Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo
85
24
57
4
MĐ 24
Trộn, đổ, đầm bê tông
85
11
70
4
MĐ 25
Lắp đặt mạng điện sinh hoạt
150
30
112
8
Tổng cộng
400
77
303
20
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Chính trị
Viết
Không quá 120 phút
Trắc nghiệm
Không quá 60 phút
2
Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở
Viết, trắc nghiệm
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3
Kiến thức, kỹ năng nghề
- Lý thuyết nghề
Viết
Không quá 120 phút
Vấn đáp
Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị, 20 phút trả lời/ học sinh)
Trắc nghiệm
Không quá 60 phút
- Thực hành nghề
Bài thi thực hành
Không quá 8 giờ
* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
Bài thi lý thuyết và thực hành
Không quá 24 giờ
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
- Trong thời gian nghỉ hè trường tổ chức các hoạt động đi thực tế, dã ngoại và tham gia các hoạt động xã hội để bổ trợ kỹ năng và kiến thức thực tế nghề nghiệp;
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. Nội dung cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:
Số TT
Nội dung
Thời gian
1
Thể dục, thể thao
5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày
2
Văn hóa, văn nghệ:
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
Sinh hoạt tập thể
Vào ngoài giờ học hàng ngày.
19 giờ ÷ 21 giờ vào 1 buổi trong tuần.
3
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu
5
Tham quan, dã ngoại
Mỗi học kỳ 1 lần
4. Các chú ý khác:
Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý;
Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên trung cấp nghề./. | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "30/12/2013",
"sign_number": "44/2013/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Ngọc Phi",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-9864-CT-BNN-BVTV-2018-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-chuot-bao-ve-san-xuat-trong-trot-403143.aspx | Chỉ thị 9864/CT-BNN-BVTV 2018 tăng cường công tác phòng chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 9864/CT-BNN-BVTV
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2018
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT
Trong những năm gần đây chuột có xu hướng gây hại gia tăng trên nhiều loại cây trồng. Theo báo cáo của các địa phương, chỉ tính riêng trên cây lúa, hàng năm có khoảng 60-70 ngàn ha bị chuột gây hại, trong đó có nhiều diện tích bị mất trắng, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất trồng trọt. Biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật thời tiết, bên cạnh đó cây trồng nông nghiệp ngày càng đa dạng, canh tác xen canh, gối vụ có xu thế tăng là điều kiện thuận lợi để chuột sinh sản phát triển quần thể nhanh, nguy cơ cao bùng phát gây hại cho sản xuất nông nghiệp.
Để chủ động công tác phòng chống, giảm tới mức thấp nhất tác hại do chuột gây ra, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất với các giải pháp cụ thể. Ngành nông nghiệp phối hợp với ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức, phát động các đợt “diệt chuột tập trung” vào thời gian chuột chưa vào mùa sinh sản, giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (khi đồng trắng), giữa vụ gieo trồng hoặc trong các đợt lũ khi chuột còn đang co cụm. Tùy theo tình hình cụ thể tiến hành từ 3 - 5 đợt diệt chuột/năm, thực hiện đồng bộ các biện pháp diệt chuột, trong đó coi trọng thực hiện biện pháp thủ công như đào, bắt, bẫy chuột và sử dụng thuốc diệt chuột sinh học; hạn chế tối đa việc dùng các loại thuốc hóa học độc hại; tuyệt đối không được dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, dùng điện và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi để diệt chuột.
b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền về tác hại của chuột và hướng dẫn các biện pháp diệt chuột an toàn, hiệu quả.
c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn hướng dẫn các biện pháp diệt chuột đến tận hộ nông dân; phối hợp các xã, hợp tác xã tổ chức thực hiện.
d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương; phát hiện và xử nghiêm các trường hợp kinh doanh, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục và các biện pháp diệt chuột nguy hiểm cho người và vật nuôi.
2. Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
a) Cục Bảo vệ thực vật
- Chỉ đạo các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên điều tra nắm chắc diễn biến, sự phân bố và dự báo khả năng phát sinh gây hại của chuột, trên cơ sở đó tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch, phương án tổ chức cộng đồng diệt chuột hiệu quả;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện tốt các đợt ra quân diệt chuột tập trung, đồng loạt.
- Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu đề xuất, hướng dẫn các biện pháp diệt chuột an toàn và hiệu quả để các địa phương thực hiện.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân khảo nghiệm và đăng ký các loại thuốc diệt chuột sinh học.
b) Cục Trồng trọt
Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc sản xuất, chăm sóc cây trồng kết hợp với công tác phòng, chống chuột.
c) Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật thông tin tuyên truyền về tác hại và các biện pháp diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện khẩn trương các nội dung trên và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) kết quả thực hiện cũng như khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để báo cáo);
- UBND và Sở NNPTNT các tỉnh, thành;
- Các Cục: Trồng trọt, BVTV;
- TT Khuyến nông Quốc gia;
- Đài PT&THVN;
- Báo Nông nghiệp VN;
- Lưu: VT, Cục BVTV.(235)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quốc Doanh | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "19/12/2018",
"sign_number": "9864/CT-BNN-BVTV",
"signer": "Lê Quốc Doanh",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-84-2004-ND-CP-phe-chuan-so-luong-danh-sach-don-vi-bau-cu-dai-bieu-duoc-bau-Hoi-dong-nhan-dan-tinh-Quang-Nam-nhiem-ky-2004-2009-5999.aspx | Nghị định 84/2004/NĐ-CP phê chuẩn số lượng, danh sách đơn vị bầu cử đại biểu được bầu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2004 - 2009 mới nhất | CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 84/2004/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2004
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ PHÊ CHUẨN SỐ LƯỢNG, DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM NHIỆM KỲ 2004 - 2009
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 429/2003/NQ-UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 23 tháng 12 năm 2003 về ấn định ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phê chuẩn số lượng 21 (hai mươi mốt) đơn vị bầu cử, 59 (năm mươi chín) đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2004 - 2009 (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận :
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
- HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam,
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
- Ban Tổ chức Trung ương,
- Ban Nội chính Trung ương,
- Văn phòng Quốc hội,
- Bộ Nội vụ,
- Công báo,
- VPCP: BTCN, các PCN, TBNC, Các Vụ: TH, PC, TCCB,
- Lưu: V.III (5b), Văn thư.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
DANH SÁCH ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH QUẢNG NAM NHIỆM KỲ 2004-2009
TT
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
ĐƠN VỊ BẦU CỬ
SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ
1
Huyện Điện Bàn
Đơn vị bầu cử số 01
Đơn vị bầu cử số 02
04 đại biểu
04 đại biểu
2
Thị xã Hội An
Đơn vị bầu cử số 03
03 đại biểu
3
Huyện Duy Xuyên
Đơn vị bầu cử số 04
05 đại biểu
4
Huyện Đại Lộc
Đơn vị bầu cử số 05
Đơn vị bầu cử số 06
03 đại biểu
03 đại biểu
5
Huyện Đông Giang
Đơn vị bầu cử số 07
01 đại biểu
6
Huyện Tây Giang
Đơn vị bầu cử số 08
01 đại biểu
7
Huyện Nam Giang
Đơn vị bầu cử số 09
01 đại biểu
8
Huyện Phước Sơn
Đơn vị bầu cử số 10
01 đại biểu
9
Huyện Hiệp Đức
Đơn vị bầu cử số 11
02 đại biểu
10
Huyện Quế Sơn
Đơn vị bầu cử số 12
05 đại biểu
11
Huyện Thăng Bình
Đơn vị bầu cử số 13
Đơn vị bầu cử số 14
04 đại biểu
03 đại biểu
12
Thị xã Tam Kỳ
Đơn vị bầu cử số 15
Đơn vị bầu cử số 16
04 đại biểu
03 đại biểu
13
Huyện Núi Thành
Đơn vị bầu cử số 17
Đơn vị bầu cử số 18
03 đại biểu
03 đại biểu
14
Huyện Tiên Phước
Đơn vị bầu cử số 19
03 đại biểu
15
Huyện Bắc Trà My
Đơn vị bầu cử số 20
02 đại biểu
16
Huyện Nam Trà My
Đơn vị bầu cử số 21
01 đại biểu | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "21/02/2004",
"sign_number": "84/2004/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-63-2010-TT-BTC-dieu-chinh-muc-thue-suat-thue-nhap-khau-uu-dai-104565.aspx | Thông tư 63/2010/TT-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 63/2010/TT-BTC
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG TRONG BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:
Điều 1. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi:
Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng gồm hạt nhựa ABS mã số 3903.30.90.10; hạt nhựa GPPS mã số 3903.11.00.10; hạt nhựa HIPS mã số 3903.19.00.10 quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế thành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành:
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VP BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
DANH MỤC
THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI MỘT SỐ MẶT HÀNG TẠI BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính)
Mã hàng
Mô tả hàng hoá
Thuế suất (%)
39.03
Polyme từ styren, dạng nguyên sinh.
- Polystyren:
3903
11
00
- - Loại giãn nở được:
3903
11
00
10
- - - Dạng hạt
2
3903
11
00
90
- - - Dạng khác
5
3903
19
00
- - Loại khác:
3903
19
00
10
- - - Dạng hạt
2
3903
19
00
90
- - - Dạng khác
5
3903
20
- Copolyme styren-acrylonitril (SAN) :
3903
20
30
- - Dạng phân tán:
3903
20
30
10
- - - Trong nước
10
3903
20
30
90
- - - Loại khác
5
3903
20
90
00
- - Loại khác
5
3903
30
- Copolyme acrylonitril-butadie-styren (ABS):
3903
30
30
- - Dạng phân tán:
3903
30
30
10
- - - Trong nước
10
3903
30
30
90
- - - Loại khác
5
3903
30
90
- - Loại khác:
3903
30
90
10
- - - Dạng hạt
2
3903
30
90
90
- - - Dạng khác
5
3903
90
- Loại khác:
3903
90
30
- - Dạng phân tán:
3903
90
30
10
- - - Trong nước
5
3903
90
30
90
- - - Loại khác
5
3903
90
90
00
- - Loại khác
5 | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "22/04/2010",
"sign_number": "63/2010/TT-BTC",
"signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Lenh-cong-bo-Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-cua-Hoi-dong-nhan-dan-Uy-ban-nhan-dan-27-2004-L-CTN-59965.aspx | Lệnh công bố Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 27/2004/L/CTN | CHỦ TỊCH NƯỚC
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Số: 27/2004/L/CTN
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004
LỆNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Điều 91 của Luật tổ chức Quốc hội;
Căn cứ vào Điều 50 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
NAY CÔNG BỐ
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004./.
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trần Đức Lương | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "14/12/2004",
"sign_number": "27/2004/L/CTN",
"signer": "Trần Đức Lương",
"type": "Lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-94-2013-ND-CP-chi-tiet-thi-hanh-Luat-Du-tru-quoc-gia-205036.aspx | Nghị định 94/2013/NĐ-CP chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia mới nhất | CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 94/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2013
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật dự trữ quốc gia ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia; Danh mục hàng dự trữ quốc gia và phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia; chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia; xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, loại khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia, tiêu hủy và xử lý hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc hình thành, tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.
Chương 2.
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 3. Chính sách huy động nguồn lực cho dự trữ quốc gia
1. Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản để sử dụng cho dự trữ quốc gia.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia khi tiếp nhận tài sản tự nguyện đóng góp để sử dụng cho dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đóng góp tài sản cho các tổ chức, cá nhân.
2. Trong tình huống đột xuất, cấp bách, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ lây lan trên diện rộng, phục vụ quốc phòng, an ninh cần được giải quyết ngay Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương huy động tài sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị của các tổ chức, cá nhân cho dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
3. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này quyết định huy động, quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; thanh toán, bồi thường thiệt hại đối với tài sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị huy động, phục vụ dự trữ quốc gia cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 4. Chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho dự trữ quốc gia
1. Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho dự trữ quốc gia.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý sử dụng kho do các tổ chức, cá nhân tự nguyện đầu tư xây dựng kho trong quy hoạch mạng lưới kho dự trữ quốc gia để cho dự trữ quốc gia thuê hoặc nhận thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích; đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đã tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kho trong quy hoạch mạng lưới kho dự trữ quốc gia để nhận thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ, hướng dẫn về công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin về dự trữ quốc gia
1. Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc các tổ chức, cá nhân cung cấp giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin miễn phí phục vụ quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý sử dụng giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ thông tin miễn phí phục vụ quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia được tổ chức, cá nhân cung cấp đúng mục đích; đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đó.
Điều 6. Chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân cống hiến những thành tựu nghiên cứu khoa học áp dụng có hiệu quả trong ngành dự trữ quốc gia
1. Nhà nước khuyến khích đồng thời ghi nhận bằng văn bản việc tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp những phát minh, sáng chế áp dụng có hiệu quả trong quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia khi tiếp nhận những phát minh, sáng chế có trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đóng góp phát minh, sáng chế cho các tổ chức, cá nhân.
2. Tổ chức, cá nhân được đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng và đổi mới thiết bị công nghệ với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách để giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp thiết của công tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Chương 3.
DANH MỤC CHI TIẾT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ PHÂN CÔNG CƠ QUAN QUẢN LÝ
Điều 7. Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia
1. Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia và phân công bộ, ngành quản lý được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp cần điều chỉnh bổ sung Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ quyết định điều chỉnh bổ sung Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia.
Điều 8. Thực hiện Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, Danh mục hàng dự trữ quốc gia
1. Hằng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia rà soát, cân đối, tổng hợp trình Chính phủ quyết định Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia để giao cho các bộ, ngành triển khai thực hiện trong năm kế hoạch.
2. Trong trường hợp cần điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Chương 4.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 9. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
a) Công chức, viên chức, có thời gian công tác tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên;
b) Quân nhân, công an nhân dân có thời gian làm công tác dự trữ quốc gia đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách, làm công tác dự trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại Điểm a Khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian phục vụ trong quân đội, công an được hưởng phụ cấp thâm niên, thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, cơ yếu, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và nhà giáo (nếu có);
c) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự hoặc thời gian hợp đồng làm việc có thời hạn;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 10. Mức phụ cấp thâm niên
1. Người làm công tác dự trữ quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 11. Điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề
1. Người trực tiếp làm nhiệm vụ dự trữ quốc gia tại các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách.
2. Người trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia tại các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Điều 12. Mức phụ cấp ưu đãi nghề
1. Mức phụ cấp ưu đãi được quy định như sau:
a) Mức phụ cấp ưu đãi bằng 25% áp dụng đối với công chức thuộc các ngạch chuyên ngành dự trữ quốc gia;
b) Mức phụ cấp ưu đãi bằng 15% áp dụng đối với công chức thuộc các ngạch khác trực tiếp làm nhiệm vụ tại Chi cục dự trữ Nhà nước, văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách; người trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia tại các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Các mức phụ cấp ưu đãi nghề quy định tại Điều này được tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 13. Nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia
1. Người làm công tác dự trữ quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Điều 11 Nghị định này nếu đang hưởng nhiều phụ cấp cùng loại thì chỉ được hưởng một phụ cấp có mức phụ cấp cao nhất.
2. Nguồn kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
Chương 5.
THANH LÝ, XUẤT LOẠI KHỎI DANH MỤC HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA, TIÊU HỦY VÀ XỬ LÝ HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA DÔI THỪA, THIẾU HỤT; TRÍCH THƯỞNG GIẢM HAO HỤT SO VỚI ĐỊNH MỨC TRONG BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 14. Thanh lý hàng dự trữ quốc gia
1. Hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng vẫn còn giá trị sử dụng và được phép lưu thông trên thị trường được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng đã gia công tái chế, sửa chữa hoặc xét thấy việc gia công tái chế, sửa chữa không có hiệu quả, không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Hàng dự trữ quốc gia hết giá trị sử dụng theo đúng tính năng của hàng hóa nhưng có thể chuyển sang mục đích sử dụng khác.
2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định thanh lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Phương thức, trình tự, thủ tục, tổ chức thanh lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3. Số tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia, sau khi trừ chi phí hợp lý phục vụ cho công tác thanh lý theo quy định của pháp luật được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 15. Xuất loại khỏi Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia
1. Hàng dự trữ quốc gia không thuộc Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia quy định tại Nghị định này thì Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất bán loại khỏi Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia; phương thức xuất bán theo quy định của Luật dự trữ quốc gia.
Hàng dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh xuất loại khỏi Danh mục chỉ được xuất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Số tiền thu được từ xuất bán hàng dự trữ quốc gia tại Khoản 1 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 16. Tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia
1. Hàng dự trữ quốc gia quá niên hạn sử dụng bị giảm phẩm chất không còn sử dụng được và không được phép lưu hành trên thị trường phải tiêu hủy.
2. Hàng dự trữ quốc gia tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
3. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia.
4. Kinh phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 17. Xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt
1. Hàng dự trữ quốc gia hao hụt trong quá trình bảo quản bằng hoặc dưới tỷ lệ định mức hao hụt quy định thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách được giảm vốn dự trữ quốc gia và báo cáo quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định.
2. Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm; biên bản xác định hao hụt hoặc biên bản xác nhận hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hàng dự trữ quốc gia; biên bản hàng dự trữ quốc gia bị mất do Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia của cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia từng cấp xem xét, xác định rõ nguyên nhân hao hụt, hư hỏng, thiệt hại và xử lý theo quy định như sau:
a) Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với phần hao hụt vuợt định mức; giá bồi thường do Thủ trưởng đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định căn cứ trên giá thị trường của hàng hóa đó hoặc hàng hóa cùng loại tại thời điểm xử lý bồi thường;
b) Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức do nguyên nhân khách quan thì thực hiện xử lý, giảm vốn dự trữ theo thẩm quyền phân cấp tại Khoản 3 Điều này.
3. Thẩm quyền quyết định xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, hoặc bị mất được quy định như sau:
a) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Thủ trưởng cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách được quyết định giảm vốn đối với lượng hàng dự trữ quốc gia xử lý một lần có giá trị thiệt hại dưới 300 triệu đồng tính theo giá hạch toán trên sổ kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Thủ trưởng cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định giảm vốn đối với lượng hàng dự trữ quốc gia xử lý một lần có giá trị thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng tính theo giá hạch toán trên sổ kế toán;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giảm vốn đối với lượng hàng dự trữ quốc gia xử lý một lần có giá trị thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên tính theo giá hạch toán trên sổ kế toán.
Điều 18. Xử lý hàng dự trữ quốc gia dôi thừa
1. Hàng dự trữ quốc gia có số lượng kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán phải được nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia.
2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quyết định nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia và báo cáo cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Điều 19. Trích thưởng giảm hao hụt so với định mức
1. Trong quá trình bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia, trường hợp giảm tỷ lệ hao hụt so với định mức, đơn vị dự trữ quốc gia được thưởng tương ứng với 50% giá trị hàng hao hụt dưới định mức.
2. Nguồn kinh phí trích thưởng theo Khoản 1 Điều này được bảo đảm từ dự toán ngân sách cho công tác quản lý dự trữ quốc gia để trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức.
3. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Thủ trưởng cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách xem xét, phê duyệt khoản trích thưởng do thực hiện bảo quản hao hụt dưới định mức quy định của các đơn vị trực thuộc cùng với việc phê duyệt báo cáo quyết toán năm.
4. Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện việc lập dự toán, quyết toán nguồn kinh phí trích thưởng từ giảm hao hụt so với định mức.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia và Nghị định số 43/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia. Bãi bỏ Quyết định số 77/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề dự trữ quốc gia.
Điều 21. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nuớc;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHI TIẾT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ PHÂN CÔNG CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ)
TT
Danh mục hàng
Phân công quản lý
I
1. Lương thực
a) Thóc tẻ;
b) Gạo tẻ.
2. Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn:
a) Nhà bạt cứu sinh các loại;
b) Phao áo cứu sinh;
c) Phao tròn cứu sinh;
d) Bè nhẹ cứu sinh;
đ) Xuồng cao tốc các loại;
e) Xuồng bơm hơi cứu nạn;
g) Bè cứu sinh tự thổi;
h) Phao áo cứu sinh tự thổi;
i) Máy bơm nước chữa cháy (đồng bộ thiết bị chữa cháy rừng);
k) Trang phục đồng bộ cách nhiệt cho người làm công tác chữa cháy;
l) Thiết bị tìm kiếm nạn nhân bằng hình ảnh và âm thanh;
m) Máy xúc, đào đa năng;
n) Máy phát điện;
o) Máy khoan cắt bê tông;
p) Xe cứu hộ đa năng;
q) Ống thoát hiểm;
r) Động cơ thủy các loại;
s) Thiết bị khoan cắt;
t) Thiết bị phóng dây cứu hộ;
u) Hóa chất chữa cháy.
3. Vật tư thông dụng động viên công nghiệp
a) Kim loại đen (thép, thép dầm cầu);
b) Kim loại màu (đồng, nhôm, thiếc, kẽm, chì).
4. Muối trắng:
- Muối ăn.
Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)
II
1. Nhiên liệu:
a) Xăng ô tô;
b) Dầu Diesel;
c) Mazut;
d) Dầu thô.
2. Vật liệu nổ công nghiệp:
a) Thuốc nổ TEN;
b) Thuốc nổ TNT.
Bộ Công Thương
III
1. Thuốc bảo vệ thực vật
2. Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản
a) Hóa chất sát trùng cho gia súc, gia cầm;
b) Hóa chất sát trùng cho nuôi trồng thủy sản.
3. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản:
a) Thuốc thú y;
b) Vắc xin các loại.
4. Hạt giống:
a) Hạt giống lúa;
b) Hạt giống rau;
c) Hạt giống ngô.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
IV
1. Một số vật tư phục vụ quốc phòng, bảo vệ biên giới, biển, đảo và động viên công nghiệp:
a) Vũ khí các loại;
b) Phương tiện tác chiến đa năng;
c) Xe nghiệp vụ chuyên dụng;
d) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ;
đ) Trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
e) Hệ thống thông tin liên lạc và giám sát thông tin;
g) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng quốc phòng;
h) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị quốc phòng;
i) Thuốc nổ và vật liệu nổ quân dụng.
2. Nhiên liệu:
a) Nhiên liệu chuyên dùng cho quân sự;
b) Xăng ô tô;
c) Dầu Diesel.
3. Vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng ngành cơ yếu
Bộ Quốc phòng
V
1. Một số vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện đặc chủng, chuyên dùng cho lực lượng công an nhân dân
a) Xe nghiệp vụ chuyên dụng;
b) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng an ninh;
c) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị an ninh.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại thiết bị phục vụ cho đấu tranh phòng, chống tội phạm
a) Vũ khí các loại;
b) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ;
Bộ Công an
VI
1. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người.
2. Hóa chất khử khuẩn, khử trừng xử lý nguồn nước.
Bộ Y tế
VII
1. Ray, dầm cầu đường sắt.
2. Nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng.
Bộ Giao thông vận tải
VIII
Hệ thống thu, phát thanh đồng bộ.
Đài Tiếng nói Việt Nam
IX
Hệ thống thu, phát hình đồng bộ.
Đài Truyền hình Việt Nam | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "21/08/2013",
"sign_number": "94/2013/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-57-2007-CT-BGDDT-tang-cuong-cong-tac-giao-duc-quoc-phong-an-ninh-nganh-giao-duc-56410.aspx | Chỉ thị 57/2007/CT-BGDĐT tăng cường công tác giáo dục quốc phòng an ninh ngành giáo dục | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 57/2007/CT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2007
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH TRONG NGÀNH GIÁO DỤC
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 12/2/2001 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới, ngày 3/7/2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 25/2001/CT-BGD&ĐT về các biện pháp tăng cường công tác giáo dục quốc phòng ở các cơ sở thuộc ngành trong tình hình mới.
Trong 6 năm qua, giáo dục quốc phòng, an ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp đã bước đầu được hình thành và phát triển. Nhiều sở giáo dục và đào tạo đã từng bước thực hiện biên chế giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành; việc tổ chức học theo phân phối chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. Giáo dục quốc phòng, an ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ngày càng có chất lượng, hiệu quả; việc kiện toàn, phát triển hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên theo Quyết định 07/2003/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên giai đoạn 2001 - 2010 đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện hiệu quả cho sinh viên.
Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh; tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh của ngành còn bộc lộ một số hạn chế như sau:
Nhận thức và trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo các nhà trường và địa phương đối với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh chưa sâu sắc, từ đó chưa thật sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức cho công tác này. Còn có những cơ sở giáo dục và địa phương chưa coi giáo dục quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ lâu dài, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các đơn vị và cơ quan quân sự địa phương; chưa thực hiện tốt chế độ giao ban, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định dẫn đến việc quản lý, chỉ đạo chưa kịp thời, kém hiệu quả.
Đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng, an ninh chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt có địa phương gần như chưa có giáo viên đã qua đào tạo dù ở bất cứ hình thức nào. Việc đào tạo giáo viên cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự mang tính chiến lược; chưa có phương án và giải pháp cụ thể cho việc tạo nguồn giảng viên giáo dục quốc phòng trong các trường đại học, cao đẳng. Việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học ở các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo còn hạn chế.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng và thực hiện thường xuyên nên những sai sót ở cơ sở chậm được chấn chỉnh kịp thời.
Để tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh, ngày 03 tháng 5 năm 2007 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Triển khai thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục trong ngành thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị tới từng cơ sở giáo dục và mọi cán bộ đảng viên trong ngành giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cơ sở giáo dục và mỗi cán bộ đảng viên đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Đặt công tác giáo dục quốc phòng, an ninh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các tổ chức cơ sở đảng, sự điều hành của các cấp chính quyền.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện. Tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng. Quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện, nhận thức đúng vị trí của môn học giáo dục quốc phòng, an ninh đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
2. Các cơ quan chức năng thuộc Bộ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quốc phòng.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và chỉ đạo đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng- an ninh, đẩy nhanh tiến độ đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng- an ninh cho cấp trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo đến năm 2015 có đủ giáo viên theo biên chế. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo lại tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và giảng viên giáo dục quốc phòng- an ninh theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục quốc phòng, an ninh phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng với yêu cầu phát triển, trong đó chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lịch sử truyền thống của Đảng, của dân tộc, lòng tự tôn dân tộc và ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân trước tình hình mới.
d) Tổ chức biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chỉ đạo sản xuất và hướng dẫn các địa phương, nhà trường mua sắm thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên theo Quyết định 07/2003/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên giai đoạn 2001 - 2010. Hoàn chỉnh quy định liên kết đào tạo và phân luồng các trường đưa sinh viên vào học tại các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên hợp lý và hiệu quả.
3. Đối với các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp:
a) Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục quốc phòng - an ninh.
b) Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nội dung, chương trình môn học giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định. Xây dựng đội ngũ giáo viên cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp theo biên chế đã quy định. Có kế hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên để đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực, chất lượng giảng dạy; nhanh chóng chuyển từ hình thức học tập trung sang hình thức học tập theo phân phối chương trình.
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu môn giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định.
d) Các đại h��c, trường đại học và địa phương được giao nhiệm vụ xây dựng trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên khẩn trương hoàn thiện dự án để sớm đưa trung tâm vào hoạt động đáp ứng yêu cầu số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng. Các trường đại học, cao đẳng thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phân luồng, liên kết giảng dạy giáo dục quốc phòng- an ninh cho sinh viên; kiên quyết không mời những cán bộ không có chức năng và không đủ tiêu chuẩn làm giảng viên theo quy định tham gia giảng dạy.
e) Thực hiện tốt các công tác quốc phòng, quân sự địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quân sự địa phương.
g) Hàng năm, theo định kỳ các sở giáo dục và đào tạo, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng- an ninh và công tác quốc phòng, quân sự địa phương của đơn vị mình về Bộ Giáo dục và Đào tạo và hội đồng giáo dục quốc phòng- an ninh tỉnh, thành phố.
4. Vụ Giáo dục Quốc phòng chủ trì cùng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Quốc phòng đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung trên. Xây dựng kế hoạch và định kỳ kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong các nhà trường và địa phương.
Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng GDQP TW;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT ;
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Các đại học, học viện, trường ĐH, trường CĐ, trường TCCN;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ GDĐT ;
- Lưu: VT; Vụ GDQP; Vụ Pháp chế.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "04/10/2007",
"sign_number": "57/2007/CT-BGDĐT",
"signer": "Bành Tiến Long",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-1500-KH-BYT-2023-hoat-dong-huong-ung-Ngay-Quyen-nguoi-tieu-dung-589236.aspx | Kế hoạch 1500/KH-BYT 2023 hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền người tiêu dùng | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1500/KH-BYT
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2023
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG NGÀY QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2024
Căn cứ Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 265/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng;
Căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam;
Căn cứ Kế hoạch 6022/KH-BCT ngày 31/8/2023 của Bộ Công thương về Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày quyền của người dùng Việt Nam năm 2024.
Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, THỜI GIAN TỔ CHỨC VÀ CHỦ ĐỀ
1. Mục đích, yêu cầu
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 nhằm tiếp tục kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống - kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh cho đất nước.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và người dân về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 được tổ chức đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung các hoạt động đảm bảo ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm, đúng mục đích, yêu cầu của Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
2. Thời gian tổ chức thực hiện
- Các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng được khuyến khích tổ chức và thực hiện trong năm 2024, trong đó tập trung vào thời gian cao điểm về kinh doanh và tiêu dùng như: Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, các mùa mua sắm hoặc các ngày cao điểm mua sắm trên thị trường.
- Các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu từ mùa mua sắm cuối năm 2023 (tháng 11), được tổ chức trong tháng 3 (tháng cao điểm) và kéo dài trong cả năm 2024.
- Việc tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động, cần kết hợp, lồng ghép với các hoạt động triển khai Nghị quyết số 82/NĐ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Chủ đề
Chủ đề cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 là: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”.
II. NỘI DUNG
1. Các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
- Các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 được triển khai từ ngày 15/11/2023 đến ngày 29/02/2024. Các cơ quan, các tổ chức và các đơn vị tổ chức các hoạt động hoặc lồng ghép các hoạt động chuyên môn các nội dung nhằm tăng cường quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
- Các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 được tổ chức thường xuyên liên tục, tạo nền tảng, cơ sở cho các hoạt động trong Tháng cao điểm (tháng 3) hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
- Tổ chức Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 năm 2023 đúng quy định hiện hành.
- Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Quyết định số 2388/QĐ-BYT ngày 2/6/2023 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” năm 2023.
- Tăng cường tuyên truyền các nội dung hoạt động hưởng ứng như: tăng thời lượng tin, bài, phóng sự viết về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm tuyên truyền các văn bản quy định theo lĩnh vực quản lý; các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; tuyên truyền, phổ biến các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phản ánh ý kiến người tiêu dùng, nêu gương cơ quan, doanh nghiệp làm tốt.
2. Các hoạt động trong Tháng cao điểm (tháng 3) hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
- Đăng tải các tin, bài và thực hiện các hoạt động tuyên truyền khác trên các phương tiện thông tin, đại chúng, trên các trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội do Bộ Y tế quản lý.
- Tăng cường tuyên truyền các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng theo chức năng nhiệm vụ, quản lý nhà nước của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, cụ thể:
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo thực phẩm sai sự thật, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác.
+ Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
- Căn cứ Kế hoạch và chủ đề do Bộ Công Thương phát động, các đơn vị chủ động thực hiện hoặc tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, phù hợp của đơn vị.
3. Các hoạt động tiếp nối Tháng cao điểm và hoạt động tổng kết
- Kết thúc tháng cao điểm, trong tháng 4, tháng 5 năm 2024, các đơn vị, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phát huy những kết quả đạt được trong tháng cao điểm (tháng 3), tiếp tục quan tâm, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng tại đơn vị và trong phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài ra, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có thể xây dựng và thực hiện các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng theo định kỳ hằng tháng, hằng quý tập trung vào nhóm người tiêu dùng.
- Thực hiện tổng kết, đánh giá về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được triển khai tại đơn vị trong lĩnh vực phạm vi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình. Tham khảo, nhân rộng các hoạt động, mô hình thực hiện tốt và hiệu quả. Kịp thời biểu dương, động viên đối với các đơn vị, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động.
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 từ nguồn ngân sách nhà nước, và các nguồn hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Bộ
- Đôn đốc các đơn vị thực hiện và tổng hợp báo cáo Bộ Y tế để báo cáo Bộ Công thương trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
- Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống; Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương; các cơ quan báo chí triển khai công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024.
2. Cục An toàn thực phẩm
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm như: sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, sử dụng chất cấm, chất ngoài danh mục, lợi dụng mạng xã hội, bán hàng online để quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng v.v....
- Tiếp tục công tác truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời cảnh báo thực phẩm không bảo đảm an toàn, công khai cơ sở vi phạm để người dân biết, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Cục Quản lý Dược
- Tổ chức Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2, năm 2023 đúng quy định hiện hành.
- Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Quyết định số 2388/QĐ-BYT ngày 2/6/2023 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” năm 2023.
- Tăng cường tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
4. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ Y tế bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động theo quy định.
6. Báo Sức khỏe và Đời sống, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện; đưa tin, bài, ảnh tuyên truyền về hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
- Tăng cường thời lượng tin, bài, phóng sự viết về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm tuyên truyền các văn bản quy định theo lĩnh vực quản lý; các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; tuyên truyền, phổ biến các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phản ánh ý kiến người tiêu dùng, nêu gương cơ quan, doanh nghiệp làm tốt.
7. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan và đơn vị.
- Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Chỉ đạo đơn vị, phối hợp tổ chức viết bài, đăng tin, đăng tải văn bản tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử, Website của đơn vị.
- Các đơn vị thực hiện các hoạt động tổng kết, đánh giá về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (qua Văn phòng Bộ Y tế email: [email protected], trước ngày 10/6/2024) để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Bộ Công thương (để ph/h);
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu VT, VPB9.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "04/12/2023",
"sign_number": "1500/KH-BYT",
"signer": "Đỗ Xuân Tuyên",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-166-2015-TT-BTC-quan-ly-su-dung-kinh-phi-dao-tao-ngan-han-an-toan-an-ninh-thong-tin-phat-trien-nhan-luc-2020-295814.aspx | Thông tư 166/2015/TT-BTC quản lý sử dụng kinh phí đào tạo ngắn hạn an toàn an ninh thông tin phát triển nhân lực 2020 | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
Số: 166/2015/TT-BTC
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2015
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN TRONG NƯỚC THUỘC ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án Đào tạo ngắn hạn về an toàn, an ninh thông tin trong nước thuộc Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án Đào tạo ngắn hạn về an toàn, an ninh thông tin (ATANTT) trong nước thuộc Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 (sau đây gọi tắt là Đề án 99).
Điều 2. Đối tượng thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước.
Điều 3. Nguồn kinh phí
1. Ngân sách nhà nước, gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Nguồn thu của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Đối tượng đào tạo
1. Cán bộ, công chức, viên chức làm về ATANTT trong các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương.
2. Cán bộ, công chức, viên chức làm về ATANTT trong các đơn vị, bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc các Tổng cục, Cục hoặc đơn vị sự nghiệp (nếu có).
3. Cán bộ, công chức, viên chức làm về ATANTT trong các Sở Thông tin và Truyền thông, các Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm cả các Trung tâm Dữ liệu, Trung tâm Tích hợp dữ liệu và bộ phận kỹ thuật vận hành các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương như hệ thống cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử, hệ thống một cửa điện tử, hệ thống quản lý văn bản điện tử).
4. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương.
5. Cán bộ chuyên trách về ATANTT tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước.
Điều 5. Nội dung chi, mức chi
Nội dung chi, mức chi các hoạt động triển khai dự án Đào tạo ngắn hạn về ATANTT thuộc Đề án 99 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung chi, mức chi như sau:
1. Chi thuê cơ sở vật chất, bao gồm:
a) Chi thuê phòng học.
b) Chi thuê máy tính, máy chiếu, thuê thiết bị chuyên dụng phục vụ thực hành về an toàn thông tin như Firewall, IPS/IDS, Router, Switch và các thiết bị cần thiết khác.
Mức chi theo thực tế thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên.
2. Chi cho giảng viên chính, trợ giảng, cán bộ kỹ thuật trong nước:
a) Chi bồi dưỡng giảng viên chính, trợ giảng, cán bộ kỹ thuật:
Căn cứ tình hình thực tế, khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền giao và mức độ phức tạp của khóa học, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khóa đào tạo quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp đối với khóa học đòi hỏi chuyên môn cao, có thể thuê chuyên gia giảng dạy với mức thù lao theo thỏa thuận hoặc áp dụng hệ số tăng cao từ 1,5 - 3,0 lần so với định mức thù lao hiện hành, cụ thể như sau:
- Chi bồi dưỡng giảng viên chính trong nước: Mức tối đa không quá 100.000 đồng/giờ/giảng viên đối với các khóa học đào tạo kiến thức về quản lý và nghiệp vụ bảo đảm ATANTT cho cán bộ quản lý; không quá 120.000 đồng/giờ/giảng viên đối với các khóa học nâng cao kỹ năng về ATANTT dành cho đội ngũ nhân lực làm ATANTT; không quá 200.000 đồng/giờ/giảng viên đối với các khóa học lấy chứng chỉ quốc tế về ATANTT;
- Chi bồi dưỡng trợ giảng, cán bộ kỹ thuật: không quá 50.000 đồng/giờ/người.
Trường hợp phát sinh các khóa đào tạo với yêu cầu kỹ thuật đặc biệt, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi thù lao giảng viên cụ thể bằng văn bản để thực hiện.
b) Chi phí ăn, ở cho giảng viên chính, trợ giảng, cán bộ kỹ thuật trong nước:
Tùy theo địa điểm, thời gian tổ chức lớp học, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên nhưng tối đa không vượt quá mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
c) Chi phí đi lại cho giảng viên chính, trợ giảng, cán bộ kỹ thuật: gồm vé máy bay, vé tàu, vé taxi đi lại trong quá trình giảng dạy được thanh toán theo thực tế phát sinh.
3. Chi cho giảng viên nước ngoài:
a) Mức thù lao đối với giảng viên nước ngoài do cơ sở đào tạo thỏa thuận với giảng viên nhưng không quá 20.000.000 đồng/người/ngày.
b) Các chi phí khác cho giảng viên nước ngoài như ăn, ở, đi lại, dịch thuật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
4. Chi đào tạo, bồi dưỡng theo chứng chỉ quốc tế của các hãng (các đơn vị được ủy quyền của các hãng): thanh toán theo hợp đồng giữa các cơ sở đào tạo và nhà cung cấp, trong đó bao gồm chi phí bản quyền đào tạo và giáo trình đào tạo chính hãng (nếu có); bảo đảm tuân thủ quy định hóa đơn chứng từ và quy định về đấu thầu, mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
5. Đối với đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến, ngoài các khoản chi được quy định trong Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính, còn được chi cho các nội dung sau:
a) Chi xây dựng chương trình khung, biên soạn chương trình, giáo trình: thực hiện theo Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
b) Chi số hóa bài giảng phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
c) Chi xây dựng video bài giảng: áp dụng định mức chi đối với xây dựng chương trình phổ biến kiến thức quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BTTTT ngày 31/12/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức áp dụng tạm thời về hao phí lao động, hao phí thiết bị trong sản xuất các chương trình truyền hình.
d) Chi mua sắm, xây dựng các phần mềm phục vụ đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến: thực hiện theo quy định về xây dựng, mua sắm phần mềm.
đ) Chi thuê, mua các dịch vụ để duy trì, lưu trữ bài giảng trên mạng internet: được thanh toán theo hợp đồng giữa các cơ sở đào tạo và nhà cung cấp, bảo đảm tuân thủ quy định hóa đơn chứng từ và quy định về đấu thầu, mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 6. Lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí
1. Lập dự toán: Hàng năm, vào thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo quy định tại Đề án 99 căn cứ nhu cầu đào tạo ngắn hạn về ANATTT xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ ANATTT của cơ quan, đơn vị mình, tổng hợp chung trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC của năm kế hoạch gửi Bộ Nội vụ tổng hợp (đối với các Bộ, cơ quan Trung ương), gửi Sở Nội vụ (đối với các cơ quan ở địa phương), đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch của Bộ, cơ quan để gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Phân bổ và giao dự toán: Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán kinh phí cho các đơn vị tổ chức thực hiện (trong đó bao gồm cả kinh phí thực hiện Đề án 99).
3. Sử dụng và quyết toán kinh phí: Việc sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện Đề án 99 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định tại Thông tư này; cuối năm tổng hợp chung trong quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đào tạo của các khóa đào tạo ngắn hạn; tổ chức lựa chọn các đơn vị đào tạo có năng lực để triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật ATANTT cho đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin và ATANTT kỹ thuật cao trong các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương; đào tạo kiến thức ATANTT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các Bộ, ngành, địa phương; đào tạo theo chứng chỉ quốc tế về ATANTT.
2. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ chương trình, giáo trình và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, căn cứ khả năng kinh phí của mình để tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về ATANTT cho đội ngũ cán bộ làm về ATANTT trong các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan Trung ương; trong các Sở Thông tin và Truyền thông, các Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến ATANTT khác trong phạm vi quản lý của mình.
3. Các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước: Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh phí của mình, chủ động thỏa thuận với các cơ sở đào tạo để cử cán bộ tham dự các khóa học và nộp kinh phí cho phù hợp.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, BTC;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ HCSN (300b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "05/11/2015",
"sign_number": "166/2015/TT-BTC",
"signer": "Huỳnh Quang Hải",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-30-2019-TT-BLDTBXH-huong-dan-lap-danh-sach-doi-tuong-tham-gia-bao-hiem-y-te-434131.aspx | Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2019/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ DO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Điểm b Khoản 4 Điều 42 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật và đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
3. Người phục vụ người có công với cách mạng, bao gồm:
a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;
b) Người phục vụ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
4. Cựu chiến binh, gồm:
a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại Khoản 1,2,3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).
b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm- pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:
a) Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau: Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
b) Người được hưởng chế độ chính sách theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu- chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng chế độ theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
d) Thanh niên xung phong được hưởng chế độ theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965- 1975;
đ) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế.
6. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
8. Trẻ em dưới 6 tuổi.
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Người đang sinh tại xã đảo, huyện đảo theo quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
10. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
11. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 9 Điều này.
12. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý.
13. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Nguyên tắc lập danh sách
1. Người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì chỉ lập danh sách đối tượng hưởng mức bảo hiểm y tế cao nhất.
2. Việc lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý phải căn cứ vào giấy tờ, hồ sơ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phải tuân theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).
Điều 4. Thẩm quyền lập danh sách
1. Đối tượng đang sinh sống tại cộng đồng do Ủy ban nhân cấp xã, phường, thị trấn lập danh sách (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
2. Đối tượng đang được nuôi dưỡng thường xuyên trong Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công với cách mạng, Cơ sở trợ giúp xã hội (sau đây gọi là Cơ sở nuôi dưỡng) do Cơ sở nuôi dưỡng lập.
3. Học sinh, sinh viên đang theo học tại Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách.
Điều 5. Giấy tờ làm căn cứ xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người có công với cách mạng.
Căn cứ vào Quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc Quyết định giải quyết chế độ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thân nhân người có công với cách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, người phục vụ người có công với cách mạng.
Căn cứ vào Quyết định giải quyết chế độ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp không có quyết định thì căn cứ vào danh sách chi trả chế độ đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng.
3. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ tổ quốc, Cựu chiến binh.
Căn cứ vào Quyết định hưởng chế độ trợ cấp của cơ quan có thẩm quyền.
4. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật.
a) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng: căn cứ vào Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
b) Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng không hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng: căn cứ vào bản sao giấy xác nhận khuyết tật.
5. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào Quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trẻ em dưới 6 tuổi.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của liên Bộ Tư pháp, Công an, Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
7. Người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Căn cứ vào danh sách được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận hằng năm.
8. Người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội đang được nuôi dưỡng trong Cơ sở nuôi dưỡng.
Căn cứ vào danh sách nuôi dưỡng của Cơ sở nuôi dưỡng.
9. Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Căn cứ vào danh sách học sinh, sinh viên của Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 6. Trình tự lập danh sách
1. Đối với đối tượng đang sinh sống tại cộng đồng:
a) Người làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã hoặc người được phân công căn cứ vào Điều 5 của Thông tư này để rà soát, thống kê và lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã duyệt.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi danh sách đã được phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) và cơ quan bảo hiểm xã hội huyện;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể tù ngày nhận được danh sách, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện rà soát, kiểm tra danh sách.
Trường hợp phát hiện sai đối tượng hoặc thông tin của đối tượng không đầy đủ, thì cơ quan chuyên môn về lao động cấp huyện chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã lập lại danh sách.
d) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.
đ) Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện chuyển danh sách kèm theo thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng cho Ủy ban nhân dân cấp xã để bàn giao cho đối tượng.
Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện phải gửi danh sách đối tượng đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, quản lý.
2. Đối với đối tượng đang được nuôi dưỡng thường xuyên trong Cơ sở nuôi dưỡng:
a) Cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách theo mẫu quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP gửi cơ quan bảo hiểm xã hội huyện.
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện kiểm tra và thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện chuyển danh sách kèm theo thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng cho Cơ sở nuôi dưỡng.
3. Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại Cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách theo mẫu quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP gửi cơ quan bảo hiểm xã hội huyện.
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện kiểm tra và thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện chuyển danh sách kèm theo thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng cho Cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bàn giao cho đối tượng.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các cấp
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Thông tư này; bảo đảm xác định đúng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực hiện, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện: chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động cấp huyện rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; định kỳ báo cáo hằng năm về cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã: lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này; định kỳ hàng quý rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế để gửi cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.
2. Cơ sở nuôi dưỡng, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở nuôi dưỡng theo quy định tại Thông tư này; định kỳ hằng quý rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế để gửi cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam: chỉ đạo triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ trong hệ thống cơ quan Bảo hiểm xã hội; chỉ đạo cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Điền 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020. Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Các giấy tờ, hồ sơ quy định bởi các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này mà bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì được áp dụng thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kiểm tra liên ngành và tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho những người triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc CP;
- HĐND, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đăng Công báo;
- Website của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "26/12/2019",
"sign_number": "30/2019/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Lê Quân",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-140-2007-TT-BTC-huong-dan-ke-toan-ap-dung-co-so-ngoai-cong-lap-59684.aspx | Thông tư 140/2007/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cơ sở ngoài công lập mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
*****
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 140 /2007/TT-BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2007
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
Căn cứ Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho Cơ sở ngoài công lập, như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là tất cả các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em (sau đây gọi tắt là cơ sở ngoài công lập) theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ.
2. Cơ sở ngoài công lập thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (dưới đây gọi là Quyết định 48/2006/QĐ-BTC) và Thông tư này. Thông tư này hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản và phương pháp ghi chép một số tài khoản kế toán, sổ kế toán, mẫu báo cáo tài chính, giải thích nội dung, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính có thay đổi so với Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
3. Cơ sở ngoài công lập phải mở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ và lập báo cáo tài chính theo quy định.
4. Kỳ kế toán: Kỳ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập là kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Cơ sở ngoài công lập có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau. Khi thực hiện phải thông báo cho cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan Thuế quản lý trực tiếp biết.
5. Công khai
5.1. Nội dung công khai
Tình hình hoạt động và tình hình tài chính, bao gồm các nội dung:
- Công khai mức thu phí, lệ phí;
- Công khai mức hỗ trợ và số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập;
- Công khai các khoản đóng góp cho NSNN của cơ sở ngoài công lập;
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Trích lập và sử dụng các quỹ;
- Kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác;
- Thu nhập của người lao động;
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
5.2. Hình thức và thời hạn công khai
Việc công khai được thực hiện theo các hình thức:
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo bằng văn bản;
- Niêm yết;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở ngoài công lập phải công khai hàng năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
5.3. Trách nhiệm công khai: Hội đồng quản trị, Hội đồng trường hoặc Thủ trưởng (Đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập thực hiện công khai theo điều lệ hoạt động của đơn vị mình.
6. Những quy định khác về kế toán không quy định trong Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư này được thực hiện theo Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính.
II- HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và các sửa đổi, bổ sung sau:
1. Bổ sung 4 tài khoản cấp 1:
Tài khoản 161 - Chi dự án
Tài khoản 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí dự án
Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
và 1 tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán: Tài khoản 008 - Dự toán chi chương trình, dự án.
2. Không áp dụng các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán sau:
Tài khoản 3413 - Trái phiếu phát hành
Tài khoản 34131 - Mệnh giá trái phiếu
Tài khoản 34132 - Chiết khấu trái phiếu
Tài khoản 34133 - Phụ trội trái phiếu
Tài khoản 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ.
Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Cơ sở ngoài công lập xem Phụ lục số 01.
3. Giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán bổ sung áp dụng cho cơ sở ngoài công lập
3.1. Tài khoản 161 - Chi dự án
Tài khoản này dùng để phản ánh số chi cho chương trình, dự án, đề tài đã được Nhà nước phê duyệt bằng nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số qui định sau:
- Tài khoản 161 “Chi dự án” chỉ sử dụng ở những cơ sở ngoài công lập được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và được NSNN cấp kinh phí để thực hiện chương trình, dự án, đề tài theo chương trình mục tiêu quốc gia đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết chi phí của từng chương trình, dự án và tập hợp chi phí cho việc quản lý dự án, chi phí thực hiện dự án theo Mục lục Ngân sách Nhà nước và theo nội dung chi trong dự toán được duyệt của từng chương trình, dự án, đề tài;
- Đối với những khoản thu (nếu có) trong quá trình thực hiện chương trình, dự án được hạch toán vào bên Có TK 711 “Thu nhập khác” (Chi tiết: Thu thực hiện dự án). Tùy thuộc vào qui định xử lý của cơ quan cấp phát kinh phí, số thu trong quá trình thực hiện dự án được kết chuyển vào các tài khoản có liên quan;
- Tài khoản 161 được mở theo dõi luỹ kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng;
- Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi chương trình, dự án trong năm được chuyển từ TK 1612 “Năm nay” sang TK 1611 “Năm trước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt.
b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 161 - Chi dự án
Bên Nợ: Chi thực tế cho việc quản lý, thực hiện chương trình, dự án.
Bên Có:
- Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi;
- Số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí dự án.
Số dư bên Nợ: Số chi chương trình, dự án chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.
Tài khoản 161- Chi dự án, có 2 tài khoản cấp 2 sau:
- Tài khoản 1611- Năm trước: Dùng để phản ánh các khoản chi chương trình, dự án thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán.
- Tài khoản 1612- Năm nay: Phản ánh các khoản chi chương trình, dự án thuộc kinh phí năm nay.
Trong từng tài khoản cấp 2, cơ sở ngoài công lập có thể mở chi tiết chi quản lý chương trình, dự án và chi thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu quản lý.
c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi xuất quỹ tiền mặt, rút tiền gửi chi cho dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:
Nợ TK 161- Chi dự án
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
- Xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:
Nợ TK 161- Chi dự án
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
- Dịch vụ mua ngoài sử dụng cho dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:
Nợ TK 161 - Chi dự án
Có các TK 111, 112, 331,...
- Tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ chuyên trách và nhân viên hợp đồng của dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:
Nợ TK 161 - Chi dự án
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
- Thanh toán tạm ứng tính vào chi dự án, ghi :
Nợ TK 161 - Chi dự án
Có TK 141 - Tạm ứng.
Rút dự toán chi chương trình, dự án để chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:
Nợ TK 161 - Chi dự án
Có TK 461 - Nguồn kinh phí dự án.
Đồng thời ghi Có TK 0081- Dự toán chi chương trình, dự án (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).
- Mua TSCĐ sử dụng cho chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:
Nợ TK 211 - Tài sản cố định
Có các TK 111,112, 331…
Đồng thời ghi:
Nợ TK 161- Chi dự án
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
- Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của dự án hoàn thành, ghi:
Nợ TK 161 - Chi dự án
Có TK 241 - XDCB dở dang.
Những khoản chi dự án không đúng chế độ, quá tiêu chuẩn, định mức, không được duyệt y phải thu hồi chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388- Phải thu khác)
Có TK 161 - Chi dự án.
- Khi phát sinh các khoản thu ghi giảm chi dự án, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 161 - Chi dự án.
- Khi thu hồi các khoản chi dự án không đúng chế độ, quá tiêu chuẩn, định mức không được duyệt y theo quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ các TK 111, 334
Có TK 138 - Phải thu khác (1388- Phải thu khác)
- Khi nộp ngân sách Nhà nước các khoản chi dự án không đúng chế độ, quá tiêu chuẩn, định mức, không được duyệt y, ghi:
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí dự án
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
- Khi quyết toán chi dự án được duyệt kết chuyển số chi dự án để ghi giảm nguồn kinh phí, ghi:
Nợ TK 461 - Nguồn kinh phí dự án
Có TK 161 - Chi dự án.
3.2. Tài khoản 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở ngoài công lập.
Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở ngoài công lập được hình thành do Ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
- Tài khoản 441 “Nguồn kinh phí đầu tư XDCB” chỉ sử dụng ở cơ sở ngoài công lập được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB được dùng để mua sắm TSCĐ, xây dựng các công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Công tác đầu tư XDCB ở cơ sở ngoài công lập phải chấp hành và tôn trọng quy định của Luật xây dựng;
- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB phải được theo dõi cho từng công trình, hạng mục công trình, theo nội dung kinh phí đầu tư XDCB và phải theo dõi số kinh phí nhận được từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng;
- Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành, cơ sở ngoài công lập phải tiến hành bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng và thực hiện quyết toán kinh phí đầu tư XDCB, phải ghi giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Bên Nợ: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB giảm, do:
- Các khoản chi về đầu tư XDCB xin duyệt bỏ đã được duyệt y;
- Chuyển nguồn kinh phí đầu tư XDCB thành nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi XDCB và mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
- Hoàn lại kinh phí đầu tư XDCB cho Ngân sách;
- Các khoản khác làm giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB.
Bên Có: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB tăng do nhận được kinh phí đầu tư XDCB do ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Số dư bên Có: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa được quyết toán.
c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi nhận được kinh phí đầu tư XDCB do ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.
- Khi nhận được kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp theo dự toán chi đầu tư XDCB được giao:
+ Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB, ghi Nợ TK 0082 "Dự toán chi đầu tư XDCB” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán)
+ Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng: ghi Có TK 0082 "Dự toán chi đầu tư XDCB” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
Căn cứ vào tình hình rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, kế toán ghi vào các TK có liên quan, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Rút về quỹ để chi)
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Mua vật tư, thiết bị về nhập kho)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Mua công cụ, dụng cụ về nhập kho)
Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Các khoản chi trực tiếp)
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (3331) (Các khoản ứng trước hoặc thanh toán cho người bán, người nhận thầu)
Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.
- Khi nhận kinh phí đầu tư XDCB để chuyển trả kinh phí đã tạm ứng từ Kho bạc khi được giao dự toán, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tạm ứng kinh phí của Kho bạc)
Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.
Đồng thời ghi Có TK 0082 "Dự toán chi đầu tư XDCB” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
- Khi việc mua sắm TSCĐ, xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB được phê duyệt, ghi:
Nợ TK 211 - Tài sản cố định
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ đã được duyệt)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ hoặc số chi sai không được duyệt phải thu hồi)
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (TK 2412- XDCB).
Đồng thời ghi giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
- Khi nộp lại kinh phí đầu tư XDCB thừa cho Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
3.3. Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí dự án
Tài khoản này dùng cho cơ sở ngoài công lập để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí chương trình, dự án, đề tài do NSNN cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số qui định sau:
- Tài khoản 461 “Nguồn kinh phí dự án” chỉ sử dụng cho những cơ sở ngoài công lập được cấp kinh phí chương trình, dự án, đề tài để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Không phản ánh vào tài khoản này nguồn kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tài khoản 461 được hạch toán chi tiết theo từng chương trình, dự án và theo từng nguồn cấp phát kinh phí. Quá trình sử dụng kinh phí phải phản ảnh theo Mục lục Ngân sách nhà nước;
- Kinh phí chương trình, dự án phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung hoạt động và trong phạm vi dự toán được duyệt;
- Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc chương trình, dự án cơ sở ngoài công lập phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí chương trình, dự án với cơ quan Tài chính;
Ngoài ra, các cơ sở ngoài công lập còn phải làm thủ tục quyết toán theo nội dung công việc, theo từng kỳ (năm, 6 tháng,...), từng giai đoạn và toàn bộ chương trình theo các nội dung chi và Mục lục Ngân sách Nhà nước của từng chương trình.
b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 461- Nguồn kinh phí dự án
Bên Nợ:
- Số kinh phí sử dụng không hết phải nộp lại cho NSNN;
- Các khoản được phép ghi giảm nguồn kinh phí chương trình, dự án;
- Kết chuyển số chi của chương trình, dự án được quyết toán với nguồn kinh phí của từng chương trình, dự án.
Bên Có:
- Số kinh phí chương trình, dự án đã thực nhận trong kỳ;
- Khi Kho bạc thanh toán số kinh phí tạm ứng, chuyển số đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí dự án.
Số dư bên Có: Số kinh phí chương trình, dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng quyết toán chưa được duyệt.
Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí dự án, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4611- Năm trước: Phản ánh nguồn kinh phí dự án thuộc ngân sách năm trước đã sử dụng, nhưng quyết toán chưa được duyệt y;
- Tài khoản 4612 - Năm nay: Phản ánh nguồn kinh phí dự án thuộc ngân sách năm nay bao gồm các khoản kinh phí năm trước chưa sử dụng chuyển sang năm nay, các khoản kinh phí được cấp năm nay.
c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi cơ sở ngoài công lập nhận được quyết định của cấp có thẩm quyền giao dự toán chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi đơn bên Nợ TK 0081 "Dự toán chi chương trình, dự án" (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán);
- Khi rút dự toán ra sử dụng, căn cứ vào Giấy rút dự toán chi chương trình, dự án và các chứng từ có liên quan, ghi đơn bên Có TK 0081 "Dự toán chi chương trình, dự án" (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán), đồng thời ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu rút tiền mặt về nhập quỹ)
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Mua nguyên liệu, vật liệu nhập kho)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Mua công cụ, dụng cụ nhập kho)
Nợ TK 211 - Tài sản cố định
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 161 - Chi dự án (Chi trực tiếp)
Có TK 461 - Nguồn kinh phí dự án.
- Khi chưa được giao dự toán, cơ sở ngoài công lập được Kho bạc Nhà nước cho tạm ứng kinh phí, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 161 - Chi dự án
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết tạm ứng kinh phí của Kho bạc Nhà nước).
- Khi cơ sở ngoài công lập tiến hành thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước (khi được giao dự toán), căn cứ vào giấy đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán tạm ứng và giấy rút dự toán, chuyển số đã thanh toán tạm ứng thành nguồn kinh phí dự án, ghi Có TK 0081 "Dự toán chi chương trình, dự án" (TK ngoài Bảng Cân đối tài khoản), đồng thời ghi:
Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3388)
(Chi tiết tạm ứng kinh phí của Kho bạc Nhà nước)
Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.
- Trường hợp cơ sở ngoài công lập được ngân sách cấp kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia bằng Lệnh chi tiền, khi nhận được Giấy báo Có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.
- Tiếp nhận kinh phí chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia bằng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liêu, vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.
- Nhận kinh phí chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định
Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.
Đồng thời ghi:
Nợ TK 161- Chi dự án
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
- Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc chương trình, dự án, kết chuyển số chi dự án vào nguồn kinh phí dự án khi quyết toán được duyệt, ghi:
Nợ TK 461- Nguồn kinh phí dự án
Có TK 161- Chi dự án.
- Cuối kỳ kế toán năm hoặc khi kết thúc chương trình, dự án số kinh phí dự án sử dụng không hết phải nộp NSNN, ghi:
Nợ TK 461- Nguồn kinh phí dự án
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng.
3.4. Tài khoản 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định của cơ sở ngoài công lập.
Tài khoản 466 chỉ sử dụng đối với cơ sở ngoài công lập được NSNN cấp kinh phí để đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau
- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tăng trong các trường hợp:
+ Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm TSCĐ bằng các nguồn kinh phí đầu tư XDCB hoặc kinh phí dự án do NSNN cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;
+ Các trường hợp khác.
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm trong các trường hợp:
+ Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng;
+ Các trường hợp ghi giảm TSCĐ: Thanh lý, nhượng bán;
+ Các trường hợp khác.
b) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Bên Nợ: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do:
- Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hàng năm;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán và các trường hợp giảm khác...
- Giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm).
Bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do:
- Giá trị TSCĐ mua sắm, xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng;
- Tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng).
Số dư bên Có: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của cơ sở ngoài công lập.
c) Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi mua sắm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng:
+ Trường hợp rút dự toán chi chương trình, dự án để chi trả việc mua tài sản cố định để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi Có TK 008 - Dự toán chi chương trình, dự án.
Nếu không phải qua lắp đặt (Mua về dùng ngay), ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định
Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.
Nếu phải qua lắp đặt, chạy thử,... trong quá trình lắp đặt, chạy thử... phản ánh các khoản chi thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2412)
Có TK 111- Tiền mặt (Xuất quỹ chi phí lắp đặt)
Có TK 331- Phải trả cho người bán (Phải trả người nhận thầu)
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 461- Nguồn kinh phí dự án.
+ Khi lắp đặt, chạy thử... xong, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định
Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2412).
+ Các trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định:
Nợ TK 161- Chi dự án (Nếu TSCĐ mua bằng nguồn kinh phí chương trình, dự án)
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
- Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hình thành do Ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, khi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 211 - Tài sản cố định (Nguyên giá).
Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Cuối năm, tính và phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định hình thành do Ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, ghi:
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
3.5. Tài khoản 008 - Dự toán chi chương trình, dự án
Tài khoản này dùng cho cơ sở ngoài công lập được ngân sách cấp kinh phí để thực hiện chương trình, dự án để phản ánh số dự toán kinh phí ngân sách nhà nước giao cho các chương trình, dự án và việc rút dự toán chi các chương trình, dự án ra sử dụng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 008 - Dự toán chi chương trình, dự án.
Bên Nợ:
- Dự toán chi chương trình, dự án được giao;
- Số dự toán điều chỉnh trong năm (Tăng ghi dương (+), giảm ghi âm (-))
Bên Có:
- Rút dự toán chương trình, dự án ra sử dụng;
- Số nộp khôi phục dự toán (ghi âm (-)).
Số dư bên Nợ: Dự toán chương trình, dự án còn lại chưa rút
Tài khoản 008 có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 0081 “Dự toán chi chương trình, dự án”
- Tài khoản 0082 “Dự toán chi đầu tư XDCB”.
4. Hướng dẫn một số nội dung kế toán đặc thù của cơ sở ngoài công lập
4.1. Kế toán tài sản cố định
4.1.1. Nguyên tắc kế toán TSCĐ:
Cơ sở ngoài công lập phải thực hiện các nguyên tắc kế toán đối với tài sản cố định theo quy định trong các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó cần chú ý tiêu chuẩn quy định cho từng loại TSCĐ như sau:
- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do cơ sơ ngoài công lập nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định hữu hình:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
+ Có giá trị theo quy định hiện hành (từ 10.000.000 đồng trở lên).
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định đều được coi là một tài sản cố định hữu hình.
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do cơ sở ngoài công lập nắm giữ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi một tài sản thoả mãn đồng thời: Định nghĩa TSCĐ vô hình và 4 tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình.
- TSCĐ thuê tài chính: Thuê tài chính là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
4.1.2. Phương pháp kế toán TSCĐ:
Cơ sở ngoài công lập phải thực hiện các phương pháp kế toán cho từng loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính theo đúng quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hướng dẫn bổ sung sau:
a) Kế toán các trường hợp tăng, giảm TSCĐ hình thành bằng nguồn kinh phí ngân sách cấp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia như hướng dẫn trong các tài khoản 161 “Chi dự án”, tài khoản 441 “Nguồn kinh phí đầu tư XDCB”, tài khoản 461 “Nguồn kinh phí dự án”, tài khoản 008 “Dự toán chi chương trình, dự án” mục 3 phần II Thông tư này.
b) Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa, thiếu:
Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào "Biên bản kiểm kê TSCĐ" và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:
- TSCĐ phát hiện thừa:
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ
Có các TK 241, 331, 338, 411,…
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 154, 631, 642 (TSCĐ dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác)
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (TSCĐ dùng cho hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141).
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) để theo dõi giữ hộ.
- TSCĐ phát hiện thiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
+ Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ "Biên bản xử lý TSCĐ thiếu" đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:
Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác phát hiện thiếu, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ các TK 111, 334, 138 (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn )
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu cơ sở ngoài công lập chịu tổn thất)
Có TK 211 - TSCĐ.
Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia phát hiện thiếu :
Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).
Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu thu tiền)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)
Có các TK liên quan (Tuỳ theo quyết định xử lý).
+ Trường hợp TSCĐ chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:
Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác phát hiện thiếu: Phản ánh giảm TSCĐ. Phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).
Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tiền bồi thường)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu cơ sở ngoài công lập chịu tổn thất)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381).
c) TSCĐ hữu hình giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ:
- Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động dự án, ghi:
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).
- Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ các TK 154, 631, 642 (Giá trị còn lại nếu nhỏ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Giá trị còn lại nếu lớn phải phân bổ dần)
Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).
d) Kế toán khấu hao TSCĐ:
TSCĐ hiện có của cơ sở ngoài công lập có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác (gồm cả TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành.
- Định kỳ hàng tháng, khi tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang, hoặc
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo.phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh
Nợ TK 811- Chi phí khác (Khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
- Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
4.2. Kế toán các khoản thu hộ, chi hộ trong cơ sở đào tạo ngoài công lập
a) Nguyên tắc kế toán các khoản thu hộ, chi hộ
- Các cơ sở đào tạo ngoài công lập sử dụng TK 338 - Phải trả, phải nộp khác để phản ánh các khoản mang tính chất thu hộ, chi hộ không thuộc các khoản doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác như: Bảo hiểm y tế, phí dịch vụ bảo hiểm, ...
- Cơ sở ngoài công lập chỉ sử dụng TK 338 - Phải trả, phải nộp khác để phản ánh các khoản thu hộ, chi hộ trong trường hợp chênh lệch giữa số thu hộ lớn hơn chi hộ phải hoàn trả cho các đối tượng nộp theo thoả thuận giữa cơ sở ngoài công lập với đối tượng nộp.
- Cơ sở đào tạo ngoài công lập phải theo dõi chi tiết, rõ ràng, rành mạch để thanh quyết toán theo từng khoản thu hộ, chi hộ và xử lý số chênh lệch (nếu có) theo quy chế của cơ sở ngoài công lập với các đối tượng nộp là học sinh, trẻ em,... (là khách hàng được cung cấp dịch vụ).
b) Phương pháp kế toán
- Các khoản thu hộ, chi hộ khi thu được tiền, căn cứ vào phiếu thu và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (Chi tiết từng khoản thu hộ, chi hộ và chi tiết theo từng đối tượng nộp).
- Khi phát sinh các khoản chi hộ như: Trả tiền thu hộ cho các doanh nghiệp bảo hiểm (về phí dịch vụ bảo hiểm) hoặc cho cơ quan quản lý quỹ BHXH (đối với bảo hiểm y tế),..., ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có các TK 111, 112, 141...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
- Cuối kỳ kế toán hoặc khi kết thúc công việc, trường hợp các khoản thu hộ không chi hết, căn cứ vào thoả thuận theo quy chế giữa cơ sở đào tạo ngoài công lập với đối tượng nộp, khi trả lại cho các đối tượng nộp các khoản thu lớn hơn chi, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết từng khoản thu hộ, chi hộ và chi tiết theo từng đối tượng nộp)
Có các TK 111, 112.
4.3. Kế toán các khoản nhận hỗ trợ từ NSNN
a) Nguyên tắc kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN
- Cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chi tiết và thanh quyết toán theo quy định về chế độ báo cáo, quyết toán của nhà nước cho từng loại kinh phí được nhà nước cấp hỗ trợ, gồm: Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ; Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động; Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất; Khoản kinh phí khác.
- Cơ sở ngoài công lập phải công khai mức hỗ trợ và số tiền NSNN hỗ trợ.
- Cơ sở ngoài công lập hạch toán vào các tài khoản có liên quan các khoản hỗ trợ từ NSNN phù hợp chính sách tài chính cho từng loại kinh phí được NSNN hỗ trợ.
b) Phương pháp kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN
- Trường hợp cơ sở ngoài công lập được NSNN hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Trường hợp cơ sở ngoài công lập được NSNN cấp kinh phí chương trình, dự án hoặc kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thì quá trình tiếp nhận, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí NSNN hỗ trợ được phản ánh vào các tài khoản kế toán bổ sung như hướng dẫn ở mục 1, 3 phần I Thông tư này.
- Khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia, nếu TSCĐ sử dụng cho hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia được bàn giao bổ sung ghi tăng nguồn vốn kinh doanh để sử dụng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
Các TSCĐ này khi dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác, hàng tháng phải tính khấu hao TSCĐ và cuối năm không phải tính hao mòn TSCĐ.
- Kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Trường hợp cơ sở ngoài công lập được NSNN hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, bổ sung vốn hoạt động khi mới thành lập hoặc trong quá trình hoạt động, khi nhận được các khoản kinh phí hỗ trợ từ NSNN, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211,...
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4118).
- Kế toán các khoản hỗ trợ từ NSNN ghi tăng doanh thu
+ Khi nhận được khoản kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để đào tạo bồi dưỡng người lao động cho cơ sở ngoài công lập, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118).
+ Các khoản NSNN cấp để tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho cơ sở ngoài công lập, khi nhận được các khoản hỗ trợ từ NSNN, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
4.4. Kế toán các khoản tiền thưởng, tài trợ, biếu, tặng
- Khi cơ sở ngoài công lập nhận được các khoản tiền thưởng, tài trợ, biếu tặng của các tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị (trừ các khoản kinh phí hỗ trợ từ ngân sách) bằng tiền, vật tư, dụng cụ, TSCĐ..., cho các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao... ghi:
Nợ TK 111, 152, 211...
Có TK 711- Thu nhập khác.
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nếu phần còn lại được phép ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (4118), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (4118).
4.5. Kế toán doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ
Doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em của cơ sở ngoài công lập được phản ánh vào Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
4.5.1. Hạch toán doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ cần tôn trọng một số quy định sau:
a) Các khoản thu phản ánh vào tài khoản 511 gồm:
- Thu học phí (bao gồm cả thu bán trú, học lại, thi lại), thu tiền hướng dẫn chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp, phí tuyển sinh, phí thi, thu tiền hỗ trợ giáo dục như tư vấn hướng nghiệp, tâm lý,...; các khoản thu đào tạo theo chuyên đề của học sinh, sinh viên, học viên,... trong các cơ sở giáo dục đào tạo;
- Thu viện phí bao gồm: thu tiền khám bệnh, chữa bệnh, làm xét nghiệm, tiền điều trị nội, ngoại trú, phục hồi chức năng,… trong các cơ sở y tế;
- Thu tiền bán vé vào cửa xem biểu diễn nghệ thuật, xem phim, xem triển lãm, xem thi đấu hoặc tập luyện thể thao, … trong các cơ sở văn hoá, thể thao;
- Thu từ các hợp đồng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân về đào tạo, dạy nghề, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện thể thao,...;
- Thu từ hoạt động cho thuê tài sản;
- Thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng người lao động của các cơ sở ngoài công lập;
- Các khoản Nhà nước thanh toán cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;
- Các khoản chênh lệch thu lớn hơn chi không phải hoàn trả phát sinh từ các khoản thu hộ, chi hộ trong cơ sở đào tạo ngoài công lập;
- Các khoản thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ khác (như thu tiền bán sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, bán thuốc, bán băng đĩa, tranh ảnh, đồ lưu niệm, quần áo, dụng cụ thể thao, thu dịch vụ phô tô, thu dịch vụ trông giữ xe, thu dịch vụ căng tin, giải khát, quầy kiốt,.. (do cơ sở ngoài công lập tự tổ chức, ...).
Trường hợp cơ sở ngoài công lập giao thầu cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài thực hiện các dịch vụ như phô tô, trông giữ xe, căng tin, quầy kiốt,... thì chỉ phản ánh vào Tài khoản 511 số phải thu theo mức khoán từng kỳ theo hợp đồng giao thầu với các tổ chức, cá nhân bên ngoài đó.
b) Khi thu tiền, cơ sở ngoài công lập phải sử dụng hoá đơn, chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đồng ý bằng văn bản cho phép in và sử dụng. Nếu được Bộ Tài chính cho in, cơ sở ngoài công lập phải tuân thủ đúng quy định về chế độ quản lý, phát hành và sử dụng hoá đơn, chứng từ của Bộ Tài chính.
c) Tất cả các khoản thu về hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào Bên Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hoá đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
d) Đối với những hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
đ) Đối với trường hợp thu học phí, thu bán vé xem thi đấu hoặc tập luyện thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật,… cho nhiều kỳ thì chỉ được ghi nhận vào doanh thu trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.
e) Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như miễn giảm học phí, viện phí cho học sinh, sinh viên, bệnh nhân là con em gia đình thương binh, liệt sĩ hoặc gia đình khó khăn hoặc là con em cán bộ hoặc là sinh viên, học sinh giỏi,... thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.
g) Không hạch toán vào TK 511 các trường hợp sau:
- Các khoản thu tiền tạm ứng viện phí, học phí, thu tiền bán vé,... trước khi dịch vụ thực hiện;
- Kinh phí Nhà nước hỗ trợ để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Kinh phí Nhà nước hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất của Nhà nước;
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, lãi từ cổ phiếu, trái phiếu;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác và các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
h) Tài khoản 511 phải được chi tiết theo từng loại dịch vụ cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, như trong lĩnh vực giáo dục, trường đại học ngoài công lập phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng hệ đào tạo chính quy và hệ không chính quy, theo từng bậc đại học, cao đẳng, trên đại học; trong hệ không chính quy phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng hình thức đào tạo: Tại chức, chuyên tu, liên thông, từ xa; trong đào tạo tại chức phải theo dõi chi tiết doanh thu theo đơn vị mở lớp: mở tại trường hoặc mở ngoài trường,... Đồng thời phải theo dõi chi tiết doanh thu các dịch vụ khác ngoài dịch vụ đào tạo như nghiên cứu khoa học, thực hành và thực nghiệm làm kinh tế, cho thuê ký túc xá, trông giữ xe, căng tin giải khát,... Trong lĩnh vực y tế, bệnh viện ngoài công lập phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng loại dịch vụ như: khám chữa bệnh; cho thuê giường bệnh, phòng bệnh; dịch vụ khác (căng tin ăn uống, trông giữ xe,....).
Cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chi tiết doanh thu theo từng loại hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, như chi tiết doanh thu cho từng loại hàng hoá, dịch vụ nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý của cơ sở ngoài công lập và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
4.5.2. Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động cung ứng dịch vụ:
- Doanh thu của khối lượng dịch vụ được xác định đã tiêu thụ trong kỳ kế toán.
+ Đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ như dạy học, dạy nghề, khám chữa bệnh, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao,... không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ đã hoàn thành theo số tiền học phí, viện phí, vé bán vào cửa,... không có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, hoặc
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 (5113) (chi tiết cho từng dịch vụ, từng khoản thu).
+ Khi cơ sở ngoài công lập hoàn trả lại học phí cho học sinh, sinh viên thôi học, trả lại tiền viện phí cho bệnh nhân thôi khám chữa bệnh hoặc khi hoàn trả lại tiền bán vé, khi chi trả tiền, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có các TK 111, 112.
+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
Trường hợp cơ sở ngoài công lập nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
Trường hợp cơ sở ngoài công lập nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).
- Trường hợp thu tạm ứng viện phí của bệnh nhân khi vào khám chữa bệnh, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Khi xác định số viện phí và các khoản khác phải thu (tiền phòng điều trị, tiền xét nghiệm, tiền thuốc,...) của bệnh nhân khi ra viện, ghi:
+ Trường hợp số phải nộp lớn hơn số tiền thu ứng trước của bệnh nhân, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (số phải thu thêm)
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (số đã thu)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu viện phí và các khoản khác) (ghi vào các TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra (nếu có).
+ Trường hợp số phải nộp nhỏ hơn số tiền thu ứng trước của bệnh nhân, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Số đã thu)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu viện phí và các khoản khác) (ghi vào các TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra (nếu có)
Có các TK 111, 112 (số thu quá trả lại bệnh nhân).
- Khi thu học phí, thu bán vé tập luyện thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật,… cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, TK 112 (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán tương ứng với khối lượng dịch vụ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Phần doanh thu của kỳ kế toán)
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).
Trường hợp trả lại tiền học phí, tiền bán vé do sinh viên, học sinh thôi học hoặc do phải huỷ bỏ cuộc biểu diễn, thi đấu, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có các TK 111, TK 112
- Khi quyết toán các khoản thu hộ, chi hộ trong cơ sở đào tạo ngoài công lập, nếu có phần chênh lệch thu lớn hơn chi không phải hoàn trả, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).
- Phần hoa hồng do các tổ chức, cá nhân chi trả cho cơ sở ngoài công lập liên quan đến các hoạt động thu hộ, chi hộ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 338
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118).
- Doanh thu các dịch vụ cơ sở ngoài công lập giao khoán cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài được phản ánh theo số phải thu theo mức khoán từng kỳ, ghi:
Nợ các TK 111,112 (Nếu đã thu tiền)
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Nếu chưa thu tiền)
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Số phải thu).
- Trường hợp cơ sở ngoài công lập thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước, khi có khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành nghiệm thu bàn giao, kế toán phản ánh doanh thu được Nhà nước thanh toán căn cứ vào đơn giá thanh toán và khối lượng thực tế được nghiệm thu thanh toán, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ khác của cơ sở ngoài công lập hạch toán theo hướng dẫn tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC .
- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
+ Đối với các khoản học phí, viện phí đã ghi nhận doanh thu, khi có quyết định miễn giảm học phí, viện phí cho các đối tượng theo quy chế của cơ sở ngoài công lập, ghi:
Nợ TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (5213)
Có các TK 111, 112, 131.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu do miễn giảm học phí, viện phí,... phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
4.6. Kế toán chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ
Chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em của cơ sở ngoài công lập được phản ánh vào Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
a) Hạch toán chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ cần tôn trọng một số quy định sau
- Chỉ được phản ánh vào TK 154 những nội dung chi phí sau:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho việc cung cấp dịch vụ (như giấy, bút, mực, phấn, sổ công tác, văn phòng phẩm, giáo cụ, đồ dùng giảng dạy, thí nghiệm, thực hành,... đối với hoạt động giáo dục đào tạo; hoá chất, thuốc dịch truyền, máu và các vật tư y tế tiêu hao khác đối với dịch vụ y tế; công cụ, dụng cụ tập luyện,... đối với lĩnh vực thể thao,...);
+ Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của cơ sở ngoài công lập và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản trích theo lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, ....;
+ Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở các khoa, phòng, ban, bộ phận phục vụ trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận, chi phí sửa chữa và khấu hao TSCĐ, tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, chi phí thuê tài sản, ... chi phí dịch vụ mua ngoài khác bằng tiền phát sinh ở các khoa, phòng, ban, bộ phận trực tiếp cung cấp dịch vụ.
- Tài khoản 154 phải được chi tiết theo từng loại dịch vụ cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, như trong lĩnh vực giáo dục, trường đại học ngoài công lập phải theo dõi chi tiết theo từng hệ đào tạo chính quy và hệ không chính quy, theo từng bậc đại học, cao đẳng, trên đại học; trong hệ không chính quy phải theo dõi chi tiết chi phí theo từng hình thức đào tạo: Tại chức, chuyên tu, liên thông, từ xa; trong đào tạo tại chức phải theo dõi chi tiết theo đơn vị mở lớp: mở tại trường hoặc mở ngoài trường,... Đồng thời phải theo dõi chi tiết chi phí cho các dịch vụ khác ngoài dịch vụ đào tạo như nghiên cứu khoa học, thực hành và thực nghiệm làm kinh tế, cho thuê ký túc xá, trông giữ xe, căng tin giải khát,... Trong lĩnh vực y tế, bệnh viện ngoài công lập phải được mở chi tiết theo từng loại dịch vụ như: khám chữa bệnh; cho thuê giường bệnh, phòng bệnh; dịch vụ khác (căng tin ăn uống, trông giữ xe,....).
- Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:
+ Chi phí quản lý kinh doanh (như quảng cáo, tiếp thị, tiếp khách, chi vận hành trang web, chi làm tờ rơi, tờ gấp, chi phí về lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận quản lý cơ sở ngoài công lập,...);
+ Chi cho hoạt động tài chính của đơn vị (như chi đầu tư chứng khoán, chi trả lãi tiền vay,...);
+ Chi phí khác (như chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ của đơn vị, chi các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt thuế,...;
+ Chi chương trình, dự án;
+ Các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộ tổ chức cá nhân khác;
+ Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác như chi khen thưởng, phúc lợi, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất…
b) Phương pháp kế toán chi phí hoạt động cung ứng dịch vụ:
- Khi xuất vật liệu, công cụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 152, 153 (Nếu xuất kho vật liệu, công cụ ra sử dụng)
Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Nếu vật liệu, công cụ mua ngoài đưa vào sử dụng ngay).
- Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ cung cấp dịch vụ thì phải phân bổ dần (như thiết bị, máy móc không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ....). Khi xuất dùng, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Nếu phân bổ ngắn hạn)
Nợ TK TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phân bổ dài hạn)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
Định kỳ, khi phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận, thực hiện dịch vụ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
- Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tính trên tiền lương phải trả của người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ và quản lý các khoa, phòng, ban, bộ phận theo quy định của Nhà nước và theo cam kết của cơ sở ngoài công lập với người lao động, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
- Chi phí điện, nước, điện thoại, vệ sinh,... thuộc các khoa, phòng, ban, bộ phận thực hiện dịch vụ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,...
- Chi phí đào tạo bồi dưỡng người lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, thuê địa điểm, trụ sở làm việc, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ trực tiếp cho hoạt động cung ứng dịch vụ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có các TK 111, 112, 331,...
- Trường hợp trả tiền thuê trụ sở, văn phòng làm việc phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ cho nhiều kỳ, kế toán phải phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi trả tiền, ghi:
Nợ các TK 142, 242
Có các TK 111, 112.
Khi phân bổ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có các TK 142, 242.
- Trường hợp cơ sở ngoài công lập có thực hiện hoạt động dịch vụ không thu tiền như khám và phát thuốc miễn phí, biểu diễn hoặc luyện tập thể thao miễn phí,... chi phí cho các hoạt động này khi phát sinh, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Nếu chi phí cho các hoạt động trên tính vào chi phí kinh doanh)
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Nếu chi phí cho các hoạt động trên lấy từ quỹ phúc lợi)
Có các TK 111, 112, 331,...
- Kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
4.7. Kế toán phân chia lợi nhuận
a) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận:
- Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, lợi nhuận của cơ sở ngoài công lập sau khi đã trang trải các khoản chi phí, chi trả lãi vay, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối để trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn;
- Việc trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở.
b) Phương pháp kế toán phân chia lợi nhuận
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối ( 4212).
+ Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối ( 4212)
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
- Khi có quyết định về trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Khi
Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập quyết định chia lãi cho các thành viên góp vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có các TK 111, 112 ... (Nếu chi trả lãi ngay cho các thành viên góp vốn)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Nếu chưa chi trả lãi ngay cho thành viên góp vốn)
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (Nếu bổ sung vốn góp từ các chia lãi cho các thành viên góp vốn).
- Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
III- BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho cơ sở ngoài công lập được thực hiện theo quy định tại Phần thứ Ba - Hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và các nội dung bổ sung, sửa đổi sau:
1. Bổ sung báo cáo
Báo cáo tài chính của cơ sở ngoài công lập được bổ sung thêm 01 báo cáo B04- NCL và 03 phụ biểu bắt buộc:
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
B04- NCL
- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án
F04- 1NCL
- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước
F04- 2NCL
- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước
F04- 3NCL
2. Bổ sung, sửa đổi các chỉ tiêu trong các báo cáo sau:
a) Bảng Cân đối kế toán:
- Bỏ 2 chỉ tiêu “Thặng dư vốn cổ phần” (Mã số 412) và chỉ tiêu “Cổ phiếu quỹ” (Mã số 414).
- Bổ sung 03 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Mã số 416)
+ Chỉ tiêu Nguồn kinh phí (Mã số 432)
+ Chỉ tiêu Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433)
- Bổ sung 01 chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán: Chỉ tiêu Dự toán chi chương trình, dự án
b) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Sửa đổi 03 chỉ tiêu sau trong Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ :
- Sửa chỉ tiêu “Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 31) thành chỉ tiêu “Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu”;
- Sửa chỉ tiêu “Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành” (Mã số 32) thành chỉ tiêu “Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu”;
- Sửa chỉ tiêu “Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu” (Mã số 36) thành chỉ tiêu “Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu”.
c) Thuyết minh Báo cáo tài chính:
- Trong mục 7- Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu, phần III: Bỏ 2 chỉ tiêu “Thặng dư vốn cổ phần” và “Cổ phiếu quỹ”;
- Bổ sung thêm Mục 8- Số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập (Chi tiết theo từng loại kinh phí) trong phần III.
3. Hệ thống báo cáo tài chính của cơ sở ngoài công lập
Hệ thống báo cáo tài chính quy định cho cơ sở ngoài công lập gồm:
a) Báo cáo bắt buộc
- Bảng Cân đối kế toán:
Mẫu số B01- NCL
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:
Mẫu số B02- DNN
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán
kinh phí đã sử dụng
Mẫu số B04- NCL
- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án
Mẫu số F04- 1NCL
- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại
Kho bạc Nhà nước
Mẫu số F04- 2NCL
- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước
Mẫu số F04- 3NCL
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B09- NCL
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F01- DNN
b) Báo cáo khuyến khích lập:
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- NCL
Mẫu biểu báo cáo tài chính áp dụng cho cơ sở ngoài công lập xem Phụ lục số 02
4. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
a) Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
Tất cả các cơ sở ngoài công lập phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định trong Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Đối với cơ sở giáo dục đào tạo chọn kỳ kế toán năm theo năm học khác với năm dương lịch, nếu được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thì cuối năm dương lịch vẫn phải lập báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B04- NCL) và 3 phụ biểu: Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Mẫu số F04- 1NCL), Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước (Mẫu số F04- 2NCL), Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước (Mẫu số F04- 3NCL) để gửi cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính.
b) Nơi nhận báo cáo tài chính năm:
Báo cáo tài chính năm của cơ sở ngoài công lập phải gửi cho các cơ quan: Cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan thống kê.
5. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu có bổ sung, sửa đổi trong các báo cáo tài chính áp dụng cho cơ sở ngoài công lập.
5.1. Bảng Cân đối kế toán:
5.1.1. Mục B Phần vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430)
a) Vốn chủ sở hữu (Mã số 410 = Mã số 411 + mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416).
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của các thành viên góp vốn vào cơ sở ngoài công lập. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” là số dư Có của Tài khoản 4111 “Nguồn vốn kinh doanh” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4111.
- Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 412): Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản vốn khác của chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn khác của chủ sở hữu” là số dư Có TK 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 413): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là số dư Có của Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Chỉ tiêu này chỉ có số liệu đối với báo cáo tài chính của những cơ sở ngoài công lập mới thành lập đang trong quá trình đầu tư XDCB có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ.
- Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 414): Chỉ tiêu này phản ánh các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” là số dư Có của TK 418 “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” trên sổ Cái, hoặc Nhật ký- Sổ Cái.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 415): Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (lỗ) chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ” là số dư Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB (Mã số 416): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.
b) Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433)
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431): Chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của TK 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.
- Nguồn kinh phí (Mã số 432): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn kinh phí dự án được cấp nhưng chưa sử dụng hết, hoặc số chi dự án lớn hơn nguồn kinh phí dự án. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí” là số chênh lệch giữa số dư Có của Tài khoản 461 “Nguồn kinh phí dự án” với số dư Nợ Tài khoản 161 “Chi dự án” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 “Chi dự án” lớn hơn số dư Có TK 461“Nguồn kinh phí dự án” thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” là số dư Có của Tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.
5.1.2. Chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán
Dự toán chi chương trình, dự án: Phản ánh số dự toán chi chương trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi chương trình, dự án ra sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 008 “Dự toán chi chương trình, dự án” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái.
5.2. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
- Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do chủ sở hữu của cơ sở ngoài công lập góp vốn dưới hình thức góp vốn bằng tiền, tiền nhận được do Nhà nước cấp hỗ trợ được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Nguồn vốn kinh doanh" (Chi tiết vốn góp của chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo.
- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu (Mã số 32):
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của cơ sở ngoài công lập dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Nguồn vốn kinh doanh" trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
- Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36):
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả lợi nhuận được chia cho chủ sở hữu của cơ sở ngoài công lập trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Lợi nhuận chưa phân phối", sổ kế toán tài khoản “Phải trả, phải nộp khác" (Chi tiết số tiền đã trả về lợi nhuận) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Chỉ tiêu này không bao gồm lợi nhuận được chia nhưng không trả cho chủ sở hữu mà được chuyển thành vốn.
IV- HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN
Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và các sửa đổi, bổ sung sau:
1. Bổ sung các sổ sau:
- Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí : (S31- NCL)
- Sổ chi tiết chi dự án : (S32- NCL)
- Sổ theo dõi dự toán : (S33- NCL)
- Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của kho bạc (S34- NCL)
Mẫu các sổ bổ sung xem Phụ lục số 03.
2. Bỏ các mẫu sổ
Cơ sở ngoài công lập không áp dụng 02 mẫu sổ quy định tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC như sau:
- Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ : (S22-DNN)
- Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu (S21-DNN)
Danh mục sổ kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập xem Phụ lục số 03.
3. Giải thích phương pháp ghi chép các mẫu sổ bổ sung:
3.1. Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí (Mẫu số S31- NCL)
a) Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí dự án và nguồn kinh phí đầu tư XDCB của cơ sở ngoài công lập được NSNN cấp kinh phí.
b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được theo dõi riêng cho từng loại kinh phí (Kinh phí dự án, kinh phí đầu tư XDCB) theo loại, khoản và nhóm mục hoặc mục.
Mỗi loại kinh phí (Kinh phí dự án, kinh phí đầu tư XDCB) phải theo dõi riêng 1 quyển, mỗi nhóm mục hoặc mục được theo dõi trên một số trang sổ riêng.
Căn cứ để ghi sổ là những chứng từ liên quan đến rút dự toán ngân sách và các chứng từ khác có liên quan;
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng chứng từ kế toán;
- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán;
- Cột 1: Ghi số kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang;
- Cột 2: Ghi số kinh phí thực nhận trong kỳ;
- Cột 3: Ghi số kinh phí được sử dụng kỳ này (Cột 3 = Cột 1 + Cột 2);
- Cột 4: Ghi số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán trong kỳ;
- Cột 5: Ghi số kinh phí giảm trong kỳ;
- Cột 6: Ghi số kinh phí còn lại chưa sử dụng chuyển kỳ sau, số này được tính như sau: Lấy số kinh phí được sử dụng kỳ này trừ (-) Số đã sử dụng, trừ (-) Số kinh phí giảm (Cột 6 = Cột 3 - cột 4 - cột 5).
3.2. Sổ chi tiết chi dự án (Mẫu số S32- NCL)
a) Mục đích: Sổ này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí đã sử dụng cho từng chương trình, dự án nhằm quản lý, kiểm tra tình hình chi tiêu kinh phí chương trình, dự án, kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí chương trình, dự án và kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Căn cứ ghi sổ là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán chi cho dự án. Sổ được đóng thành quyển và theo dõi riêng từng chương trình, dự án và theo nội dung chi quản lý dự án, chi thực hiện dự án và theo mục lục NSNN;
- Mỗi loại, khoản mở một số trang, mỗi mục mở riêng một trang;
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ;
- Cột D: Nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ kế toán;
- Cột 1: Tổng số tiền phát sinh bên Nợ TK có liên quan (TK161 “Chi dự án” hoặc TK 241 “XDCB dở dang”) trên chứng từ;
- Cột 2 đến cột 7: Căn cứ vào nội dung ghi trên chứng từ để ghi vào các tiểu mục tương ứng;
- Cột 8: Ghi tổng số tiền phát sinh bên Có TK có liên quan (TK161 “Chi dự án” hoặc TK 241 “XDCB dở dang”)
(Các khoản ghi giảm chi - nếu có);
Cuối kỳ: Cộng tổng số phát sinh, số luỹ kế từ đầu năm, luỹ kế từ khi khởi đầu đến cuối kỳ.
3.3. Sổ theo dõi dự toán (Mẫu số S33- NCL)
a) Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi dự toán được giao và việc tiếp nhận dự toán của cơ sở ngoài công lập được cấp dự toán chương trình, dự án để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Căn cứ vào Quyết định giao dự toán và Giấy rút dự toán để ghi cho từng loại dự toán và theo từng Loại, Khoản, Nhóm mục, Mục. Sổ chia làm 2 phần:
- Phần I: Giao dự toán
+ Cột A: Ghi tình hình dự toán, gồm: Số dự toán năm trước còn lại chuyển sang; Số dự toán giao đầu năm nay và số dự toán giao bổ sung trong năm (Bổ sung vào quý nào thì ghi vào quý đó), Số dự toán được sử dụng trong năm (Số dự toán được sử dụng = Số dự toán năm trước còn lại chuyển sang + Dự toán giao đầu năm + Dự toán giao bổ sung).
+ Cột 1: Ghi tổng số dự toán
+ Cột 2 đến Cột 5: Ghi số dự toán giao năm nay
Trong đó:
Dự toán phân bổ cho quý I: Ghi vào Cột 2
Dự toán phân bổ cho quý II: Ghi vào Cột 3
Dự toán phân bổ cho quý III: Ghi vào Cột 4
Dự toán phân bổ cho quý IV: Ghi vào Cột 5
- Phần II: Theo dõi nhận dự toán
+ Cột A: Ghi Mục đã rút của Loại, Khoản, nhóm mục
+ Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ nhận dự toán
+ Cột D: Ghi nội dung rút dự toán
+ Cột 1: Ghi số dự toán đã rút
+ Cột 2: Ghi số dự toán phải nộp khôi phục
+ Cột 3: Ghi số dự toán bị huỷ
+ Cột 4: Ghi số dự toán còn lại
Cuối quý cộng số đã nhận trong quý
3.4. Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc
(Mẫu số S34- NCL)
a) Mục đích: Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc dùng cho các cơ sở ngoài công lập được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí chương trình, dự án và kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để theo dõi tình hình tạm ứng kinh phí, thanh toán kinh phí đã tạm ứng và số kinh phí đã tạm ứng nhưng chưa thanh toán với KBNN.
b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
- Loại tạm ứng: Ghi rõ thuộc loại kinh phí tạm ứng khi chưa được giao dự toán và kinh phí tạm ứng khi đã được giao dự toán (nhưng chưa đủ điều kiện thanh toán);
- Loại kinh phí tạm ứng: Ghi rõ thuộc loại kinh phí chương trình, dự án hay kinh phí đầu tư XDCB;
Căn cứ vào số liệu trên các chứng từ liên quan đến việc nhận tạm ứng của Kho bạc và giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng, giấy rút dự toán ngân sách ,... để ghi sổ.
- Cột A, B, C: Ghi ngày tháng ghi sổ, số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ;
- Cột D: Diễn giải nội dung ghi trên chứng từ;
- Cột 1: Ghi số kinh phí đã tạm ứng;
- Cột 2: Ghi số kinh phí tạm ứng đã thanh toán;
- Cột 3: Ghi số kinh phí tạm ứng nộp trả;
- Cột 4: Ghi số kinh phí tạm ứng còn lại chưa thanh toán.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2008. Các hoạt động kinh tế phát sinh trước ngày 01/01/2008 thực hiện theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các cơ sở ngoài công lập tiến hành khoá sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2007 để tính chuyển số dư tài khoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới từ ngày 01/01/2008 theo Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư này.
Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hoá, y tế, thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em hết hiệu lực từ ngày 01/01/2008.
2. Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ kế toán cho cơ sở ngoài công lập ở các đơn vị trên địa bàn quản lý.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./../.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Toà án NDTC;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ
- Website Bộ Tài chính
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá
PHỤ LỤC SỐ 01
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
Số hiệu TK
TÊN TÀI KHOẢN
Ghi chú
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
1
2
3
4
5
6
LOẠI TÀI KHOẢN 1
TÀI SẢN NGẮN HẠN
1
111
Tiền mặt
1111
Tiền Việt Nam
1112
Ngoại tệ
1113
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
2
112
Tiền gửi Ngân hàng
Chi tiết theo từng ngân hàng
1121
Tiền Việt Nam
1122
Ngoại tệ
1123
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
3
121
Đầu tư tài chính ngắn hạn
4
131
Phải thu của khách hàng
Chi tiết theo từng khách hàng
5
133
Thuế GTGT được khấu trừ
1331
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
6
138
Phải thu khác
1381
Tài sản thiếu chờ xử lý
1388
Phải thu khác
7
141
Tạm ứng
Chi tiết theo đối tượng
8
142
Chi phí trả trước ngắn hạn
9
152
Nguyên liệu, vật liệu
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
10
153
Công cụ, dụng cụ
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
11
154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
12
155
Thành phẩm
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
13
156
Hàng hóa
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
14
157
Hàng gửi đi bán
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
15
159
Các khoản dự phòng
1591
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn
1592
Dự phòng phải thu khó đòi
1593
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
16
161
Chi dự án
1611
Năm trước
1612
Năm nay
LOẠI TÀI KHOẢN 2
TÀI SẢN DÀI HẠN
17
211
Tài sản cố định
2111
TSCĐ hữu hình
2112
TSCĐ thuê tài chính
2113
TSCĐ vô hình
18
214
Hao mòn TSCĐ
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142
Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143
Hao mòn TSCĐ vô hình
2147
Hao mòn bất động sản đầu tư
19
217
Bất động sản đầu tư
20
221
Đầu tư tài chính dài hạn
2212
Vốn góp liên doanh
2213
Đầu tư vào công ty liên kết
2218
Đầu tư tài chính dài hạn khác
21
229
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
22
241
Xây dựng cơ bản dở dang
2411
Mua sắm TSCĐ
2412
Xây dựng cơ bản dở dang
2413
Sửa chữa lớn TSCĐ
23
242
Chi phí trả trước dài hạn
24
244
Ký quỹ, ký cược dài hạn
LOẠI TÀI KHOẢN 3
NỢ PHẢI TRẢ
25
311
Vay ngắn hạn
26
315
Nợ dài hạn đến hạn trả
27
331
Phải trả cho người bán
Chi tiết theo đối tượng
28
333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331
Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311
Thuế GTGT đầu ra
33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332
Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333
Thuế xuất, nhập khẩu
3334
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335
Thuế thu nhập cá nhân
3336
Thuế tài nguyên
3337
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3338
Các loại thuế khác
3339
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
29
334
Phải trả người lao động
30
335
Chi phí phải trả
31
338
Phải trả, phải nộp khác
3381
Tài sản thừa chờ giải quyết
3382
Kinh phí công đoàn
3383
Bảo hiểm xã hội
3384
Bảo hiểm y tế
3386
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
3387
Doanh thu chưa thực hiện
3388
Phải trả, phải nộp khác
32
341
Vay, nợ dài hạn
3411
Vay dài hạn
3412
Nợ dài hạn
3414
Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
33
351
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
34
352
Dự phòng phải trả
LOẠI TÀI KHOẢN 4
VỐN CHỦ SỞ HỮU
35
411
Nguồn vốn kinh doanh
4111
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4118
Vốn khác
36
413
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
37
418
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
38
421
Lợi nhuận chưa phân phối
4211
Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
4212
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
39
431
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
4311
Quỹ khen thưởng
4312
Quỹ phúc lợi
40
441
Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
41
461
Nguồn kinh phí dự án
4611
Năm trước
4612
Năm nay
42
466
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
LOẠI TÀI KHOẢN 5
DOANH THU
42
511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
5111
Doanh thu bán hàng hóa
5112
Doanh thu bán các thành phẩm
5113
Doanh thu cung cấp dịch vụ
5118
Doanh thu khác
43
515
Doanh thu hoạt động tài chính
44
521
Các khoản giảm trừ doanh thu
5211
Chiết khấu thương mại
5212
Hàng bán bị trả lại
5213
Giảm giá hàng bán
LOẠI TÀI KHOẢN 6
CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
45
611
Mua hàng
Áp dụng cho PP kiểm kê định kỳ
46
631
Giá thành sản xuất
Áp dụng cho PP kiểm kê định kỳ
47
632
Giá vốn hàng bán
48
635
Chi phí tài chính
49
642
Chi phí quản lý kinh doanh
6421
Chi phí bán hàng
6422
Chi phí quản lý doanh nghiệp
LOẠI TÀI KHOẢN 7
THU NHẬP KHÁC
50
711
Thu nhập khác
Chi tiết theo hoạt động
LOẠI TÀI KHOẢN 8
CHI PHÍ KHÁC
51
811
Chi phí khác
Chi tiết theo hoạt động
52
821
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
LOẠI TÀI KHOẢN 9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
53
911
Xác định kết quả kinh doanh
LOẠI TÀI KHOẢN 0
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
1
001
Tài sản thuê ngoài
2
002
Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
3
003
Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4
004
Nợ khó đòi đã xử lý
5
007
Ngoại tệ các loại
6
008
Dự toán chi chương trình, dự án
0081
Dự toán chi chương trình, dự án
0082
Dự toán chi đầu tư XDCB
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP
1. Bảng cân đối kế toán:
Đơn vị:…………
Địa chỉ:…………
Mẫu số B01 - NCL
(Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC và sửa đổi, bổ sung theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày…… tháng…… năm……
Đơn vị tính:…………
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A
B
C
1
2
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100 = 110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
(III.01)
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
120
(III.05)
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*)
129
(…)
(…)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
1. Phải thu của khách hàng
131
2. Trả trước cho người bán
132
3. Các khoản phải thu khác
138
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
139
(…)
(…)
IV. Hàng tồn kho
140
1. Hàng tồn kho
141
(III.02)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
(…)
(…)
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
151
2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
152
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200 = 210+220+230+240)
200
I. Tài sản cố định
210
(III.03.04)
1. Nguyên giá
211
2. Giá trị hao mòn lũy kế (*)
212
(…)
(…)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
213
II. Bất động sản đầu tư
220
1. Nguyên giá
221
2. Giá trị hao mòn lũy kế (*)
222
(…)
(…)
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
230
(III.05)
1. Đầu tư tài chính dài hạn
231
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
239
(…)
(…)
IV. Tài sản dài hạn khác
240
1. Phải thu dài hạn
241
2. Tài sản dài hạn khác
248
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
249
(…)
(…)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(250 = 100 + 200)
250
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
(300 = 310 + 320)
300
I. Nợ ngắn hạn
310
1. Vay ngắn hạn
311
2. Phải trả cho người bán
312
3. Người mua trả tiền trước
313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
III.06
5. Phải trả người lao động
315
6. Chi phí phải trả
316
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
318
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
319
II. Nợ dài hạn
320
1. Vay và nợ dài hạn
321
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
322
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
328
4. Dự phòng phải trả dài hạn
329
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410 + 430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
III.07
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
2. Vốn khác của chủ sở hữu
412
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
413
4. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
414
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
415
6. Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
416
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
431
2. Nguồn kinh phí
432
III.08
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440 = 300 + 400)
440
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu
Số cuối năm
Số đầu năm
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại
6. Dự toán chi chương trình, dự án
Lập, ngày… tháng… năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(2) Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo nhưng không được đánh lại “Mã số”.
(3) Cơ sở ngoài công lập có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị:…………
Địa chỉ:…………
Mẫu số B02 - DNN
(Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm……
Đơn vị tính:…………
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
A
B
C
1
2
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
IV.08
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
7. Chi phí tài chính
22
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí quản lý kinh doanh
24
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + 21 - 22 - 24)
30
10. Thu nhập khác
31
11. Chi phí khác
32
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
IV.09
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51)
60
Lập, ngày… tháng… năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
Đơn vị:.........................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số B04- NCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG
Năm..............
PHẦN I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ
(Đơn vị tính: ........)
STT
NGUỒN KINH PHÍ
CHỈ TIÊU
Mã số
Số tiền
A
B
C
1
I
KINH PHÍ DỰ ÁN
Loại...................Khoản.....................
1
Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang
01
2
Kinh phí thực nhận kỳ này
02
3
Lũy kế từ đầu năm
03
4
Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này (04 = 01 + 02)
04
5
Lũy kế từ đầu năm
05
6
Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này
06
7
Lũy kế từ đầu năm
07
8
Kinh phí giảm kỳ này
08
9
Lũy kế từ đầu năm
09
10
Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau (20 = 14-16-18)
10
Loại...................Khoản.....................
II
KINH PHÍ ĐẦU TƯ XDCB
Loại...................Khoản.....................
1
Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang
11
2
Kinh phí thực nhận kỳ này
12
3
Lũy kế từ đầu năm
13
4
Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này (14 = 11 + 12)
14
5
Lũy kế từ đầu năm
15
6
Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này
16
7
Lũy kế từ đầu năm
17
8
Kinh phí giảm kỳ này
18
9
Lũy kế từ đầu năm
19
10
Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau (10 = 04-06-08)
20
Loại...................Khoản.....................
PHẦN II- KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
Loại
Khoản
Nhóm
mục chi
Mục
Tiểu mục
Nội dung chi
Mã số
Số tiền
A
B
C
D
E
G
H
1
I- Chi dự án
100
1- Chi quản lý dự án
101
2- Chi thực hiện dự án
102
II- Chi đầu tư XDCB
200
1- Chi xây lắp
201
2- Chi thiết bị
202
3- Chi phí khác
203
Cộng
Ngày .... tháng .... năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị:..........................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số F04- 1NCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO CHI TIẾT KINH PHÍ DỰ ÁN
Năm..........................
Tên dự án:.................mã số................... thuộc chương trình...................khởi đầu..................kết thúc......................................................................
Cơ quan thực hiện dự án:...........................................................................................................................................................................................
Tổng số kinh phí được duyệt toàn dự án............................................số kinh phí được duyệt kỳ này........................................................................
Loại........................Khoản...........................
I- TÌNH HÌNH KINH PHÍ
Đơn vị tính:....................
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
Lũy kế từ đầu năm
Lũy kế từ khi khởi đầu
A
B
C
1
2
3
1
Kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang
01
2
Kinh phí thực nhận
02
3
Tổng kinh phí được sử dụng (03 = 01 + 02)
03
4
Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán
04
5
Kinh phí giảm
05
6
Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau (06 = 03 - 04 - 05)
06
II- CHI TIẾT KINH PHÍ DỰ ÁN ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
STT
Mục
Tiểu mục
Chỉ tiêu
Kỳ này
Lũy kế từ đầu năm
Lũy kế từ khi khởi đầu
A
B
C
D
1
2
3
III- THUYẾT MINH
Mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo tiến độ đã quy định:............................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................
Khối lượng công việc dự án đã hoàn thành.................................................................................................................................................................
Ngày .... tháng .... năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị:..........................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số F04- 2aNCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
BẢNG ĐỐI CHIẾU DỰ TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Quý:........... năm:.............
Đơn vị tính:............
Loại
Khoản
Nhóm mục chi
Dự toán năm trước còn lại
Dự toán giao trong năm (Kể cả bổ sung)
Dự toán được sử dụng trong năm
Dự toán đã rút
Nộp khôi phục dự toán
Dự toán bị huỷ
Dự toán còn lại ở Kho bạc
Trong kỳ
Lũy kế từ đầu năm
Trong kỳ
Lũy kế từ đầu năm
A
B
C
1
2
3 = 1 + 2
4
5
6
7
8
9 = 3-5+7-8
Cộng
Xác nhận của Kho bạc
Đơn vị sử dụng ngân sách
Kế toán
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ngày....tháng.....năm.....
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị :..........................
Địa chỉ:..........................
Mẫu số F04- 2bNCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
BẢNG ĐỐI CHIẾU TÌNH HÌNH TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN TẠM ỨNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Quý ....năm ....
Đơn vị tính:...............
Loại
Khoản
Nhóm mục
NỘI DUNG
Tạm ứng còn lại đầu kỳ
Rút tạm ứng tại KB
Thanh toán tạm ứng
Tạm ứng nộp trả
Tạm ứng còn lại cuối kỳ
Trong kỳ
Lũy kế từ đầu năm
Trong kỳ
Lũy kế từ đầu năm
Trong kỳ
Lũy kế từ đầu năm
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8 = 1+3-5-7
I- Tạm ứng khi chưa giao dự toán
II- Tạm ứng khi chưa đủ điều kiện thanh toán
1- Kinh phí dự án
2- Kinh phí đầu tư XDCB
Xác nhận của Kho bạc
Đơn vị sử dụng ngân sách
Kế toán
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ngày....tháng.....năm.....
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Đơn vị:...........................
Địa chỉ:..........................
Mẫu số B09 – NCL
(Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC và sửa đổi, bổ sung theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (*)
Năm ...
I. Đặc điểm hoạt động của Cơ sở ngoài công lập
1. Hình thức sở hữu vốn (dân lập, tư thục)
2. Lĩnh vực hoạt động
3. Tổng số công nhân viên và người lao động
4. Đặc điểm hoạt động của cơ sở ngoài công lập trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính
II. Chính sách kế toán áp dụng tại cơ sở ngoài công lập
1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày .../.../... kết thúc vào ngày.../.../...)
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
3. Chế độ kế toán áp dụng
4. Hình thức kế toán áp dụng
5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ;
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ)
6. Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng
7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay
8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
10. Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá
11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch vụ.
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
(Đơn vị tính...........)
1. Tiền và tương đương tiền
Cuối năm
Đầu năm
- Tiền mặt
- Tiền gửi Ngân hàng
- Tương đương tiền
....
....
....
....
....
....
Cộng
2. Hàng tồn kho
Cuối năm
Đầu năm
- Nguyên liệu, vật liệu
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí SX, KD dở dang
- Thành phẩm
- Hàng hóa
- Hàng gửi đi bán
....
....
....
.....
......
......
....
....
....
.....
.....
.....
Cộng
* Thuyết minh số liệu và giải trình khác (nếu có).........................................................................
3. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản mục
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải truyền dẫn
...
TSCĐ hữu hình khác
Tổng cộng
1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
Trong đó: + Mua sắm
+ Xây dựng
- Số giảm trong năm
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
Trong đó: + Thanh lý
+ Nhượng bán
+ Chuyển sang BĐS đầu tư
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
- Số dư cuối năm
2. Giá trị đã hao mòn Lũy kế
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
- Số giảm trong năm
- Số dư cuối năm
3. Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình (1-2)
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
Trong đó:
+ TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay
+ TSCĐ tạm thời không sử dụng
+ TSCĐ chờ thanh lý
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
* Thuyết minh số liệu và giải trình khác:
- TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng:...........................................................................
- Lý do tăng, giảm:.............................................................................................................
4. Tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình
Khoản mục
Quyền sử dụng đất
Quyền phát hành
Bản quyền, bằng sáng chế
...
TSCĐ vô hình khác
Tổng cộng
1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
Trong đó:
+ Mua trong năm
+ Tạo ra từ nội bộ đơn vị
- Số giảm trong năm
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
Trong đó:
+ Thanh lý, nhượng bán
+ Giảm khác
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
- Số dư cuối năm
2. Giá trị hao mòn lũy kế
- Số dư đầu năm
- Số tăng trong năm
- Số giảm trong năm
- Số dư cuối năm
3. Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
* Thuyết minh số liệu và giải trình khác (Nếu có)........................................................................
5. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:
Cuối năm
Đầu năm
1. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư tài chính ngắn hạn khác
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
- Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
- Đầu tư vào công ty liên kết
- Đầu tư tài chính dài hạn khác
.....
......
......
.....
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
Cộng
* Lý do tăng, giảm: ......................................................................................................................
6. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:
Cuối năm
Đầu năm
- Thuế giá trị gia tăng phải nộp
.....
.....
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
.....
.....
- Thuế xuất, nhập khẩu
.....
.....
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
.....
.....
- Thuế thu nhập cá nhân
.....
.....
- Thuế tài nguyên
.....
.....
- Thuế nhà đất, tiền thuê đất
.....
.....
- Các loại thuế khác
.....
.....
- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
.....
.....
7. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Tăng trong năm
Giảm trong năm
Số cuối năm
A
1
2
3
4
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu vốn
2. Vốn khác của chủ sở hữu
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
4. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
(.....)
(.....)
(.....)
(.....)
Cộng
* Lý do tăng, giảm: ......................................................................................................................
8. Số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập (Chi tiết theo từng loại kinh phí)
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tính.........)
9. Chi tiết doanh thu và thu nhập khác
Năm nay
Năm trước
- Doanh thu bán hàng
Trong đó: Doanh thu trao đổi hàng hóa
.....
.....
.....
.....
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
Trong đó: Doanh thu trao đổi dịch vụ
.....
.....
.....
.....
- Doanh thu hoạt động tài chính
.....
.....
Trong đó:
+ Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia
......
......
+ Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
+ Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
......
......
......
......
+ ....
......
......
10. Điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập chịu thuế TNDN
Năm nay
Năm trước
1. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế
......
......
2. Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN
......
......
3. Các khoản chi phí không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN
......
......
4. Số lỗ chưa sử dụng (Lỗ các năm trước được trừ vào lợi nhuận trước thuế)
......
......
5. Số thu nhập chịu thuế TNDN trong năm (5 = 1-2+3-4)
......
......
11. Chi phí SXKD theo yếu tố:
Năm nay
Năm trước
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
.....
.....
.....
.....
......
......
......
......
.....
.....
Cộng
.......
.......
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Đơn vị tính.............)
12. Thông tin về các giao dịch không bằng tiền phát sinh trong năm báo cáo
Năm nay
Năm trước
- Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;
.....
......
- Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
.......
.......
13. Các khoản tiền và tương đương tiền cơ sở ngoài công lập nắm giữ nhưng không được sử dụng:
Năm nay
Năm trước
- Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược;
.....
......
- Các khoản khác...
.......
.......
VI. Những thông tin khác
- Những khoản nợ tiềm tàng
- Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Thông tin so sánh
- Thông tin khác (2)
VII. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị:........................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
1. Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu.
2. Cơ sở ngoài công lập được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.
5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Đơn vị:..........................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số B03-NCL
(Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC và sửa đổi, bổ sung theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
Năm…. Đơn vị tính: ............
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
A
B
C
1
2
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
01
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
02
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
4. Tiền chi trả lãi vay
04
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
05
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
06
7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác
21
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác
22
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác
24
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
25
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
26
7.Tiền thu lãi cho vay và lợi nhuận được chia
27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu
32
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
34
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6. Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40)
50
Tiền và tương đương tiền đầu năm
60
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61)
70
V.11
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: * Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”.
Đơn vị:.......................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số B03 – NCL
(Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC và sửa đổi, bổ sung theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp) (*)
Năm…..
Đơn vị tính: ...........
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
01
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ
02
- Các khoản dự phòng
03
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
04
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
05
- Chi phí lãi vay
06
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động
08
- Tăng, giảm các khoản phải thu
09
- Tăng, giảm hàng tồn kho
10
- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp)
11
- Tăng, giảm chi phí trả trước
12
- Tiền lãi vay đã trả
13
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
14
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
15
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
16
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác
21
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác
22
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác
24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
26
7. Tiền thu lãi cho vay và lợi nhuận được chia
27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu
32
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6. Lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40)
50
Tiền và tương đương tiền đầu năm
60
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61)
70
V.11
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: (*) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”.
6. Bảng cân đối tài khoản:
Đơn vị:.........................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số F01 – DNN
(Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN (*)
Năm…..
Đơn vị tính: ...........
Số hiệu
Tên tài khoản
Số dư
đầu năm
Số phát sinh
trong năm
Số dư
cuối năm
TK
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
A
B
1
2
3
4
5
6
Cộng
Ghi chú: (*) Có thể lập cho Tài khoản cấp 1 hoặc cả Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2, chỉ gửi cho cơ quan thuế.
Lập, ngày... tháng... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 03
DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
Số TT
Tên sổ
Ký hiệu
Hình thức kế toán
Nhật ký chung
Nhật ký - Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ
01
Nhật ký - Sổ Cái
S01-DNN
-
x
-
02
Chứng từ ghi sổ
S02a-DNN
-
-
x
03
Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
S02b-DNN
-
-
x
04
Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)
S02c1-DNN
S02c2-DNN
-
-
x
x
05
Sổ Nhật ký chung
S03a-DNN
x
-
-
06
Sổ Nhật ký thu tiền
S03a1-DNN
x
-
-
07
Sổ Nhật ký chi tiền
S03a2-DNN
x
-
-
08
Sổ Nhật ký mua hàng
S03a3-DNN
x
-
-
09
Sổ Nhật ký bán hàng
S03a4-DNN
x
-
-
10
Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
S03b-DNN
x
-
-
11
Bảng cân đối số phát sinh
S04-DNN
x
-
x
12
Sổ quỹ tiền mặt
S05a-DNN
x
x
x
13
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
S05b-DNN
x
x
x
14
Sổ tiền gửi ngân hàng
S06-DNN
x
x
x
15
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
S07-DNN
x
x
x
16
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
S08-DNN
x
x
x
17
Thẻ kho (Sổ kho)
S09-DNN
x
x
x
18
Sổ tài sản cố định (TSCĐ)
S10-DNN
x
x
x
19
Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng
S11-DNN
x
x
x
20
Thẻ Tài sản cố định
S12-DNN
x
x
x
21
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)
S13-DNN
x
x
x
22
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ
S14-DNN
x
x
x
23
Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ
S15-DNN
x
x
x
24
Sổ chi tiết tiền vay
S16-DNN
x
x
x
25
Sổ chi tiết bán hàng
S17-DNN
x
x
x
26
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
S18-DNN
x
x
x
27
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
S19-DNN
x
x
x
28
Sổ chi tiết các tài khoản
S20-DNN
x
x
x
29
Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán
S23-DNN
x
x
x
30
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh
S24-DNN
x
x
x
31
Sổ chi phí đầu tư xây dựng
S25-DNN
x
x
x
32
Sổ theo dõi thuế GTGT
S26-DNN
x
x
x
33
Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại
S27-DNN
x
x
x
34
Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm
S28-DNN
x
x
x
35
Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí
S31- NCL
x
x
x
36
Sổ chi tiết chi dự án
S32-NCL
x
x
x
37
Sổ theo dõi dự toán
S33-NCL
x
x
x
38
Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc
S34-NCL
x
x
x
39
Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Đơn vị:.........................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số: S31 - NCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
SỔ THEO DÕI SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ
Năm...........
Loại kinh phí...........................Nguồn kinh phí: ................. Nơi cấp:.................
Loại ...............Khoản ................Nhóm mục ......... (Hoặc mục):.........................
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
KP chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang
Kinh phí thực nhận
Kinh phí được sử dụng kỳ này
KP đã sử dụng đề nghị quyết toán
Kinh phí giảm
Kinh phí còn lại chuyển kỳ sau
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
Số dư đầu kỳ
- Cộng phát sinh trong kỳ
- Số dư cuối kỳ
- Sổ này có...trang, đánh số từ trang 01 đến trang..........
- Ngày mở sổ:......................
Ngày... tháng... năm.....
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị:.........................
Địa chỉ:.........................
Mẫu số: S32 - NCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
SỔ CHI TIẾT CHI DỰ ÁN
Năm:..................
Tên dự án: ............................................... Mã số: ................................
Thuộc chương trình: .............................................................................
Năm khởi đầu: ...........................Năm kết thúc: ....................................
Loại....................Khoản...............Nhóm mục...............Mục ..................
Tên tài khoản cấp 2: ..............................................
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK ………
Ghi Có TK .....
Số hiệu
Ngày tháng
Tổng số
Chia ra tiểu mục
.....
.....
.....
.....
.....
.....
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu kỳ
Cộng phát sinh tháng
Số dư cuối tháng
Lũy kế từ đầu năm
Lũy kế từ khi khởi đầu dự án
- Sổ này có... trang, đánh số từ trang 01 đến trang...
- Ngày mở sổ:...
Ngày ... tháng ... năm ...
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị:...
Địa chỉ:...
Mẫu số: S 33 - NCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
SỔ THEO DÕI DỰ TOÁN
Loại dự toán: .............................................
Loại.........Khoản..........Nhóm mục: ............
I- GIAO DỰ TOÁN
Dự toán
Tổng số
Chia ra
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
A
1
2
3
4
5
1- Dự toán năm trước còn lại chuyển sang
2- Dự toán giao đầu năm
3- Dự toán giao bổ sung
4- Dự toán được sử dụng
(4 = 1 + 2 + 3)
Cộng
II- THEO DÕI RÚT DỰ TOÁN
Mục
Chứng từ
Nội dung
Số dự toán đã rút
Số dự toán phải nộp khôi phục
Số dự toán bị huỷ
Số dự toán còn lại
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
C
D
1
2
3
4
Quý I
....
Cộng quý I
Lũy kế từ đầu năm
Quý II
....
Cộng quý II
Lũy kế từ đầu năm
- Sổ này có... trang, đánh số từ trang 01 đến trang...
- Ngày mở sổ: ...
Ngày ... tháng ... năm ...
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị: ..............
Địa chỉ:...............
Mẫu số: S 34 - NCL
(Ban hành theo TT số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính)
SỔ THEO DÕI TẠM ỨNG KINH PHÍ CỦA KHO BẠC
Năm:..............
- Loại tạm ứng..........................(Đã được giao dự toán, chưa được giao dự toán)
- Loại kinh phí tạm ứng: .........(Kinh phí dự án, kinh phí đầu tư XDCB)
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tạm ứng đã rút
Thanh toán tạm ứng
Tạm ứng nộp trả
Tạm ứng còn lại
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
C
D
1
2
3
4
Số dư đầu kỳ
Cộng
- Sổ này có... trang, đánh số từ trang 01 đến trang...
- Ngày mở sổ:...
Ngày ... tháng ... năm ...
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "30/11/2007",
"sign_number": "140/2007/TT-BTC",
"signer": "Trần Văn Tá",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-53-2006-TT-BTC-huong-dan-ap-dung-ke-toan-quan-tri-doanh-nghiep-12534.aspx | Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị doanh nghiệp mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 53/2006/TT-BTC
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2006
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổ chức tốt công tác kế toán, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, như sau:
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Kế toán quản trị
a/ Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán, khoản 3, điều 4).
Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.
b/ Đối tượng nhận thông tin kế toán quản trị là Ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải công khai các thông tin về kế toán quản trị trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
c/ Đơn vị tính sử dụng trong Kế toán quản trị, gồm: Đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật, thời gian lao động hoặc các đơn vị tính khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
d/ Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị: Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị.
đ/ Doanh nghiệp được sử dụng mọi thông tin, số liệu của phần kế toán tài chính để phối hợp và phục vụ cho kế toán quản trị.
2. Đối tượng áp dụng Thông tư
Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Riêng các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán, Tổ chức tín dụng, Tổ chức tài chính,... vận dụng các nội dung phù hợp hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp
a/ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
b/ Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.
c/ Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.
d/ Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
4. Nội dung, phạm vi, kỳ kế toán quản trị
4.1. Nội dung kế toán quản trị
a/ Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồm:
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm;
- Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
- Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;
- Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;
- Kế toán quản trị một số khoản mục khác:
+ Kế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ);
+ Kế toán quản trị hàng tồn kho;
+ Kế toán quản trị lao động và tiền lương;
+ Kế toán quản trị các khoản nợ.
b/ Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các nội dung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi kế toán quản trị không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.
4.3. Kỳ kế toán quản trị thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính. Doanh nghiệp được quyết định kỳ kế toán quản trị khác (có thể là ngày, tuần hoặc bất kỳ thời hạn nào) theo yêu cầu của mình.
5. Các thuật ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
- Trung tâm trách nhiệm: Là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất; một phòng, ban; một công ty hoặc toàn bộ công ty) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận (phân xưởng, đội, tổ,...) hoặc từng giai đoạn hoạt động (giai đoạn làm thô, giai đoạn cắt gọt, giai đoạn đánh bóng,…).
- Chi phí chênh lệch: Là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí cơ hội: Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án (hoặc hành động) này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác.
- Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm tồn tại ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh, lựa chọn phương án, hành động tối ưu.
- Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí): Là những chi phí sản xuất, kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm, gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản chi phí sản xuất chung, như: Chi phí nhân công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy,...Chi phí khả biến không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc.
- Chi phí bất biến (còn gọi là định phí): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhân viên, cán bộ quản lý,...Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc.
- Lãi trên biến phí: Là số chênh lệch giữa doanh thu với biến phí toàn bộ (gồm giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp).
- Điểm hoà vốn: Là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc là một điểm mà tại đó lãi trên biến phí bằng tổng chi phí bất biến.
- Quyết định ngắn hạn: Là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường dưới 1 năm hoặc ngắn hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường như: Quyết định về sự tồn tại hay loại bỏ một bộ phận kinh doanh trong kỳ kế hoạch; Quyết định phương án tự sản xuất hay mua ngoài nguyên vật liệu, sản phẩm; Quyết định bán ở giai đoạn bán thành phẩm hay giai đoạn thành phẩm;…).
- Quyết định dài hạn: Là những quyết định có thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thời gian thực thi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (Ví dụ, như: Quyết định đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp; Quyết định đầu tư tài chính dài hạn;…).
- Thông tin thích hợp: Là những thông tin phải đạt hai tiêu chuẩn cơ bản:
+ Thông tin đó phải liên quan đến tương lai;
+ Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.
Phần II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1. Việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp có các yêu cầu sau:
a/ Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý về chi phí của từng công việc, bộ phận, dự án, sản phẩm,…;
b/ Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức, đơn giá,... phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành và ra quyết định;
c/ Đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính;
d/ Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động, giữa dự toán và thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo các nội dung: Tổ chức vận
dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán; Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị và tổ chức phân tích thông tin kinh tế, tài chính.
3. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Chứng từ kế toán
a/ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
b/ Cụ thể hoá và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đã được quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ doanh nghiệp.
c/ Sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Lệnh sản xuất; Bảng kê khối lượng; Quyết định điều động lao động; Quyết định điều động (di chuyển) tài sản; Biên bản điều tra tình hình sản xuất,…) để kế toán quản trị khối lượng sản phẩm (công việc), thời gian lao động, lập kế hoạch.
d/ Được thiết kế và sử dụng các chứng từ nội bộ dùng cho kế toán quản trị mà không có quy định của Nhà nước (Bảng tính phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…); Được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tin nhanh, kịp thời qua Email, Fax và các phương tiện thông tin khác.
4. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Tài khoản kế toán
4.1. Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
4.2. Việc chi tiết hoá các cấp tài khoản kế toán dựa trên các yêu cầu sau:
a/ Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị của từng cấp quản lý.
b/ Các tài khoản có mối quan hệ với nhau cần đảm bảo tính thống nhất về ký hiệu, cấp độ,…(Ví dụ: TK 15411, 51111, 63211, 91111,...).
c/ Việc chi tiết hoá tài khoản không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của tài khoản.
4.3. Doanh nghiệp được mở tài khoản kế toán chi tiết theo các cấp trong các trường hợp sau:
a/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng công việc; Sản phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...
b/ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo từng công việc; Sản phẩm, mặt hàng, bộ phận sản xuất, kinh doanh,...
c/ Kế toán hàng tồn kho theo từng thứ, loại.
d/ Kế toán các nguồn vốn, các khoản vay, các khoản nợ phải thu, phải trả,...theo chủ thể và từng loại.
Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà doanh nghiệp thiết kế chi tiết hoá các tài khoản kế toán cho phù hợp.
5. Nguyên tắc tổ chức vận dụng Sổ kế toán
a/ Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể phục vụ cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên sổ kế toán và cần phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
b/ Doanh nghiệp có thể thiết kế các sổ kế toán mới phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo bộ phận, mặt hàng, công việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị (Phiếu tính giá thành sản phẩm; Báo cáo sản xuất; Sổ chi tiết bán hàng theo khách hàng,..như mẫu sổ ở phụ lục kèm theo).
6. Yêu cầu, nội dung Báo cáo kế toán quản trị
6.1. Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị
a/ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.
b/ Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
c/ Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
6.2. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị
6.2.1 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao gồm:
a/ Báo cáo tình hình thực hiện:
Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ;
- Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng
khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;
- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;
- Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;
- Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;
- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng
hoá;
- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;
- Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;
- Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;
- Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.
b/ Báo cáo phân tích:
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính;
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
6.2.2 Một số mẫu báo cáo kế toán quản trị chủ yếu: Xem phụ lục kèm theo.
7. Lưu trữ tài liệu kế toán quản trị
Việc lưu trữ tài liệu kế toán quản trị, đặc biệt là các báo cáo kế toán quản trị mang tính tổng hợp, phân tích kết quả kinh doanh, chiến lược kinh doanh,...được thực hiện theo quyết định của Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán trên cơ sở vận dụng các quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu kế toán.
Phần III
MỘT SỐ NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
1. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
1.1. Kế toán quản trị chi phí
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá trình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
1.1.1 Phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp.
a/ Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia làm hai loại:
+ Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung;
+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí được chia ra:
+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời gian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí thời kỳ có đặc điểm là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ kinh doanh mà chi phí đó phát sinh;
+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán.
b/ Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra:
+ Chi phí khả biến;
+ Chi phí bất biến;
+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ: Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ,...).
- Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra:
+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định hoàn thành (Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp,...);
+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch vụ khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ví dụ: Chi phí quản lý hành chính, chi phí lương nhân viên quản lý,...). Chi phí gián tiếp phải được phân bổ vào từng đơn vị, sản phẩm, công việc;
+ Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó;
+ Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.
c/ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau:
- Chi phí thích hợp;
- Chi phí chênh lệch;
- Chi phí cơ hội;
- Chi phí chìm.
1.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí
Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp từng loại chi phí:
a/ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
b/ Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc.
1.1.3 Xác định trung tâm chi phí
Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp. Các trung tâm chi phí thường được phân loại là:
- Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (các phân xưởng, bộ phận sản xuất);
- Trung tâm phụ, như: Trung tâm hành chính, quản trị, trung tâm kế toán, tài chính,…
1.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm
1.2.1 Phương pháp tính giá thành
Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Các phương pháp tính giá thành chủ yếu là:
a/ Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm
Tính giá thành theo công việc (hoặc sản phẩm) là quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt;
+ Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ.
Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để chọn một trong những phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, như sau:
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức thực tế;
Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số chênh lệch giữa số ước tính phân bổ và chi phí chung thực tế phát sinh ghi tăng hoặc giảm “Giá vốn hàng bán” trong kỳ (Nếu số chênh lệch nhỏ không đáng kể) hoặc sẽ phân bổ số chênh lệch cho số chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán trên cơ sở tỷ lệ với số dư (hoặc số luỹ kế) của các tài khoản này trước khi phân bổ mức chênh lệch chi phí sản xuất chung.
+ Ước tính chi phí sản xuất chung của từng công việc, sản phẩm,... ngay từ đầu kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và mức chi phí sản xuất chung đã ước tính.
b/ Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng chi phí);
c/ Phương pháp tính giá thành theo định mức;
d/ Phương pháp hệ số;
đ/ Phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ.
1.2.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành
a/ Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm, nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực. Doanh nghiệp có thể dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp:
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý;
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất;
+ Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
b/ Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.
1.2.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau:
+ Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ);
+ Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu;
+ Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang;
+ Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng;
+ Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm.
2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh
2.1. Định giá bán sản phẩm
a/ Doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc: Giá bán đủ bù đắp chi phí và đạt được lợi nhuận mong muốn.
b/ Doanh nghiệp có thể căn cứ vào từng hoàn cảnh, điều kiện và từng loại giá bán (giá bán sản phẩm thông thường, giá bán sản phẩm mới, giá bán nội bộ, giá bán trong điều kiện cạnh tranh,...) để lựa chọn căn cứ làm cơ sở xác định giá bán hợp lý (Ví dụ: căn cứ vào giá thành sản xuất, căn cứ vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm, dựa vào chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công,...).
Ví dụ: Định giá bán dựa trên giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp cộng thêm vào chi phí tỷ lệ tăng thêm theo công thức:
Giá bán = Giá thành sản xuất sản phẩm x (1 + % cộng thêm)
Tỷ lệ phần trăm tăng thêm
=
Mức hoàn vốn mong muốn
+
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Số sản phẩm đã bán
x
Giá thành sản xuất 1 sản phẩm đã bán
Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư x Tổng vốn đầu tư
2.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng
a/ Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo từng phương thức bán hàng và thanh toán tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thông qua đại lý hàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực 1, khu vực 2,...), theo từng nhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán bán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
b/ Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bán hàng và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phù hợp với các trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, gồm:
+ Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí);
+ Tổng lãi tính trên biến phí;
+ Tỷ suất lãi tính trên biến phí;
+ Kết cấu chi phí;
+ Đòn bẩy kinh tế;
+ Điểm hoà vốn (sản lượng, doanh thu, công suất, thời gian hoà vốn,…);
…………..
Việc phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định trong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất, giá bán, định mức chi phí.
4. Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
Ra quyết định là chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp. Quyết định phổ biến ở doanh nghiệp, gồm: Quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn.
4.1. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn
Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản trị doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau :
+ Thu thập thông tin (chi phí, doanh thu) liên quan đến các phương án kinh doanh cần ra quyết định;
+ Loại bỏ các thông tin không thích hợp là các chi phí chìm, chi phí giống nhau (cả lượng và tính chất) và doanh thu như nhau của các phương án đang xem xét;
+ Xác định các thông tin thích hợp;
+ Ra quyết định.
4.2. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định đầu tư dài hạn
Quyết định đầu tư dài hạn thường là: Quyết định đầu tư tài sản mới hay tiếp tục sử dụng tài sản cũ; mở rộng quy mô sản xuất; thuê hay mua TSCĐ; lựa chọn các thiết bị khác trong thời gian thích hợp;…
Để cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định đầu tư, kế toán quản trị của doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:
- Phân loại các quyết định thành hai loại sau:
+ Quyết định có tính sàng lọc;
+ Quyết định có tính ưu tiên.
- Thu thập thông tin và phân loại thông tin phù hợp với loại quyết định.
- Lựa chọn một trong các phương pháp thích hợp để xác định thông tin (lập dự án đầu tư) phù hợp với loại quyết định:
+ Phương pháp kỳ hoàn vốn;
+ Phương pháp giá trị hiện tại ròng;
+ Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian;
+ Phương pháp chỉ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian.
- Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.
5. Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
5.1. Yêu cầu lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
a/ Hệ thống chỉ tiêu dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh được xây dựng riêng cho từng quá trình, như: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiết cho từng nội dung: Vốn bằng tiền; Hàng tồn kho; Từng loại chi phí nghiệp vụ kinh doanh: Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Từng loại báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…
b/ Dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh được lập cho cả năm và chia ra các quý, các tháng trong năm. Song, để việc lập dự toán được chính xác và có tính khả thi thì cuối tháng, cuối quý doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán tháng, quý đó và các yếu tố ảnh hưởng của tháng, quý tiếp theo để lập dự toán.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng từng chỉ tiêu dự toán, doanh nghiệp cần gắn với các chỉ tiêu dự toán khác nhằm tạo thành hệ thống các chỉ tiêu dự toán.
Hệ thống các chỉ tiêu dự toán bao gồm:
- Chỉ tiêu dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Chỉ tiêu dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm, dịch vụ;
- Chỉ tiêu dự toán chi phí sản xuất, dịch vụ;
- Chỉ tiêu dự toán hàng tồn kho;
- Chỉ tiêu dự toán chi phí bán hàng;
- Chỉ tiêu dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chỉ tiêu dự toán vốn bằng tiền;
- Chỉ tiêu dự toán Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh;
- Chỉ tiêu dự toán Bảng cân đối kế toán.
5.2. Trình tự lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
a/ Các bộ phận trong doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh của bộ phận mình.
b/ Phòng kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp dự toán của các bộ phận thành dự toán ngân sách chung của toàn doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc họp cùng với các bộ phận liên quan để nhận ý kiến sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh dự toán.
c/ Đệ trình lên lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi có ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành phổ biến lại cho các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện.
6. Kế toán quản trị một số khoản mục khác
6.1. Kế toán quản trị TSCĐ
a/ Doanh nghiệp cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu về giá trị hiện vật của quá trình quản lý, sử dụng và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn đơn vị, các bộ phận, các đối tượng TSCĐ chủ yếu, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng tài sản cố định của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp một cách cụ thể để giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực tài sản cố định hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả.
b/ Doanh nghiệp có thể xác định cơ cấu TSCĐ theo cách phân loại TSCĐ phù hợp, đồng thời kết hợp kế toán theo từng đối tượng TSCĐ của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho từng thời kỳ, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như các khoản tổn thất do sử dụng TSCĐ không đúng mục đích.
c/ Doanh nghiệp cần xác định phạm vi tổ chức kế toán quản trị cụ thể để xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán TSCĐ thích hợp hoặc sử dụng các tài liệu của kế toán tài chính để phân tích.
6.2. Kế toán quản trị hàng tồn kho
a/ Doanh nghiệp cần lập danh điểm vật tư và tổ chức kế toán quản trị về số hiện có, số đã sử dụng, đã bán cả về số lượng và giá trị phù hợp danh điểm vật tư, sản phẩm, hàng hoá đã lập theo yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
b/ Để kế toán được số vật tư đã sử dụng và số tồn kho hợp lý, doanh nghiệp cần xác định được phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như lập kế hoạch cho tương lai.
c/ Doanh nghiệp lập định mức chi phí nguyên liệu, vật liệu cho từng công việc, sản phẩm và lập định mức dự trữ cho từng danh điểm hàng tồn kho.
d/ So sánh giữa định mức đã lập và thực tế thực hiện, đưa ra nhận xét và kiến nghị.
6.3. Kế toán quản trị lao động và tiền lương
a/ Yêu cầu doanh nghiệp cần thực hiện được các việc sau:
- Lập được định mức giờ công và đơn giá tiền lương cho các bậc thợ, nhân viên của doanh nghiệp;
- Lập được định mức chi phí nhân công tiêu hao cho từng giai đoạn công việc, sản phẩm, dịch vụ,...;
- Xác định và kiểm soát được thời gian làm việc của từng lao động;
- Tính toán đầy đủ và phân bổ chi phí nhân công vào các giá phí, trung tâm chi phí và giá thành hợp lý, phù hợp.
b/ Phương pháp thực hiện:
- Doanh nghiệp cần thiết kế và vận hành tốt hệ thống chấm công, tính lương và bảng thanh toán lương phù hợp với các trung tâm chi phí và giá thành.
- Áp dụng phương pháp kế toán chi phí nhân công phù hợp (với từng thời gian, điều kiện):
+ Phương pháp trực tiếp;
+ Phương pháp phân bổ: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp người lao động cùng một lúc tham gia nhiều công việc và doanh nghiệp cần lựa chọn căn cứ phân bổ thích hợp.
6.4. Kế toán quản trị các khoản nợ
a/ Yêu cầu kế toán quản trị các khoản nợ là đảm bảo cung cấp được các thông tin về: Chủ nợ, loại nợ theo kỳ hạn, thời hạn thanh toán và chất lượng của khoản nợ vào bất kỳ lúc nào khi nhà quản lý cần;
b/ Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để thiết kế các tài khoản phản ánh các khoản nợ theo chủ nợ, khách nợ đồng thời phân tích theo chất lượng nợ và kỳ hạn thanh toán hoặc phản ánh các khoản nợ theo thời hạn nợ, đồng thời phân tích theo chủ nợ, chất lượng của khoản nợ.
Phần IV
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
1.1. Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.
1.2. Các doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể của mình (Quy mô; Trình độ cán bộ; Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật...) để tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo một trong các hình thức sau:
a/ Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm.
b/ Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Hình thức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,...
c/ Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp.
2. Người làm kế toán quản trị
2.1. Doanh nghiệp cần bố trí người làm kế toán quản trị có đủ năng lực, trình độ trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán quy định tại Luật Kế toán.
Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị tách biệt riêng với bộ phận kế toán tài chính thì người làm kế toán quản trị phải có tiêu chuẩn, có quyền và trách nhiệm sau:
a/ Tiêu chuẩn của người làm kế toán quản trị:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
b/ Quyền hạn của người làm kế toán quản trị:
Người làm kế toán quản trị có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, hoặc thống kê; Có quyền chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất.
c/ Trách nhiệm của người làm kế toán quản trị:
Người làm kế toán quản trị có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Khi thay đổi người làm kế toán quản trị, người làm kế toán quản trị cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán quản trị mới. Người làm kế toán quản trị cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán quản trị.
2.2. Thuê làm kế toán quản trị
Đối với đơn vị kế toán không có điều kiện hoặc không bố trí người làm kế toán quản trị thì có thể thuê người làm kế toán quản trị theo hướng dẫn sau:
- Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán quản trị theo quy định của pháp luật;
- Việc thuê làm kế toán quản trị phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Đơn vị kế toán thuê người làm kế toán quản trị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng;
- Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán quản trị phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
3. Kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo doanh nghiệp về các thông tin, số liệu kế toán quản trị đã cung cấp.
Phần V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Các doanh nghiệp căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này làm cơ sở xây dựng và tổ chức kế toán quản trị thích hợp và có hiệu quả tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành viên (đối với Tổng công ty), đơn vị trực thuộc, phụ thuộc (đối với Công ty).
3. Các Trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung học Kinh tế - Tài chính - Kế toán, trên cơ sở nội dung của Thông tư này xây dựng giáo trình giảng dạy về kế toán quản trị phù hợp.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Các Bộ; cơ quan ngang Bộ; CQ trực thuộc CP;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Tổng công ty 90, 91;
- Các trường ĐH, Học viện, Cao đẳng, Trung học TC-KT;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT&KT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006 của Bộ Tài chính)
Phụ lục 01
Đơn vị:…….....
Bộ phận:….....
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG VIỆC
Doanh nghiệp:………………………………………………………………...................
(Tên khách hàng):………………...........(Địa chỉ):….................(Ngày đặt hàng):…..
Loại sản phẩm:………………………….Ngày bắt đầu sản xuất:………....................
Mã số công việc:…………………………. (Ngày hẹn giao hàng):..………................
Số lượng sản xuất:………………………....Ngày hoàn thành:………………............./
Đơn vị tính…….đ
Diễn giải
Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng chi phí
Số lượng SP hoàn thành
Chứng từ
Số tiền
Chứng từ
Số tiền
Tỷ lệ (đơn giá)
Căn cứ phân bổ
Số phân bổ
Chứng từ
Số lượng
Ngày
Số hiệu
Ngày
Số hiệu
Ngày
Số hiệu
Giá thành đơn vị
x
x
x
x
x
x
x
Ngày,…… tháng…….năm….
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập và ghi phiếu
(Ký, họ tên)
Phụ lục 02
Đơn vị:…….....
Bộ phận:…......
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG, KẾT QUẢ
Tên sản phẩm, (hàng hoá, dịch vụ).....
Đơn vị tính…….đ
STT
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Doanh thu
Các khoản giảm trừ
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý DN
Lãi lỗ
Số
Ngày
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chiết khấu
Giảm giá
…
Tổng cộng
Ngày,…… tháng…….năm….
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Phụ lục 03
Đơn vị:…….....
Bộ phận:….....
BÁO CÁO SẢN XUẤT
Tháng......Quý.....Năm....
( Phương pháp bình quân)
Đơn vị tính…..đ
Chỉ tiêu
Tổng số
Khối lượng tương đương
Nguyên vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
A
1
2
3
4
A - Khối lượng hoàn thành tương đương
- Khối lượng hoàn thành
- Khối lượng dở dang cuối kỳ
+ Nguyên vật liệu trực tiếp
+ Nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Cộng
B - Tổng hợp chi phí và xác định giá thành đơn vị sản phẩm
- Chi phí dở dang đầu kỳ
- Chi phí phát sinh trong tháng
Tổng cộng chi phí
Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành
C - Cân đối chi phí
- Nguồn chi phí đầu vào
+ Chi phí dở dang đầu kỳ
+ Chi phí phát sinh trong kỳ
- Phân bổ chi phí (đầu ra)
+ Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành
+ Chi phí dở dang cuối kỳ
+ Nguyên vật liệu trực tiếp
+ Nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách
bộ phận báo cáo
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục 04
Đơn vị:…….....
Bộ phận:….....
BÁO CÁO SẢN XUẤT
Tháng......Quý.....Năm....
( Phương pháp nhập trước - xuất trước)
Đơn vị tính……đ
Chỉ tiêu
Tổng số
Khối lượng tương đương
Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
A
1
2
3
4
A - Khối lượng hoàn thành tương đương
- Khối lượng dở dang đầu kỳ
- Khối lượng mới đưa vào sản xuất
- Khối lượng dở dang cuối kỳ
Cộng
B - Tổng hợp chi phí và tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương
+ Chi phí phát sinh trong kỳ
+ Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương
C - Cân đối chi phí
- Nguồn chi phí (đầu vào)
+ Chi phí dở dang đầu kỳ
+ Chi phí phát sinh trong kỳ
Cộng
- Phân bổ chi phí (đầu ra)
+ Chi phí dở dang đầu kỳ
• Kỳ trước
• Kỳ này: * Nhân công trực tiếp
* Chi phí sản xuất chung
Cộng
+ Bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
+ Chi phí dở dang cuối kỳ
+ Nguyên vật liệu trực tiếp
+ Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng
Tổng cộng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách
bộ phận báo cáo
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục 05a
Đơn vị:…….....
Bộ phận:….....
BÁO CÁO GIÁ THÀNH
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính…….đ
Chi phí phát sinh
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí để tính giá thành
Ý kiến
Tên sản phẩm
(Công việc)
Dở dang đầu kỳ
Chi Phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng cộng
Nhận xét, nguyên nhân
Kiến nghị biện pháp
Cố định
Biến đổi
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cộng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục 05b
Đơn vị:……......
Bộ phận:….......
BÁO CÁO GIÁ THÀNH
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính…….đ
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
….
Tổng cộng
Chỉ tiêu
Kỳ trước
Kỳ này
Kỳ trước
Kỳ này
Kỳ trước
Kỳ này
KH
Thực hiện
KH
Thực hiện
.....
KH
Thực hiện
A
1
2
3
4
5
6
…..
…
…
…
1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3. Chi phí SX chung
+
+
+
Giá thành SX sản phẩm hoàn thành
4. Chi phí bán hàng phân bổ
5. Chi phí quản lý DN phân bổ
6. Ý kiến nhận xét
- Nguyên nhân
- Kiến nghị
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 06
Đơn vị:………….
Bộ phận:…………
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH
Tháng…..Quý.......Năm…..
PHẦN I –DOANH THU
Đơn vị tính…….đ
Chỉ tiêu
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
….
Tổng cộng
Kỳ
Kỳ này
Kỳ
Kỳ này
......
Kỳ
Kỳ này
trước
KH
TH
trước
KH
TH
trước
KH
TH
A
1
2
3
4
5
6
…...
…
…
…
1. Doanh thu
2.Các khoản giảm trừ
- Chiết khấu TM
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB,
Thuế XK, thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)
3. Doanh thu thuần
PHẦN II – CHI PHÍ
Chỉ tiêu
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
….
Tổng cộng
Kỳ
Kỳ này
Kỳ
Kỳ này
Kỳ
Kỳ này
trước
KH
TH
trước
KH
TH
trước
KH
TH
A
1
2
3
4
5
6
…
…
…
…
1. Giá vốn hàng bán
2. Chi phí bán hàng phân bổ
3.Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ
Tổng cộng chi phí
PHẦN III – XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
Chỉ tiêu
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
Sản phẩm
(Bộ phận, lĩnh vực)
….
Tổng cộng
Kỳ
Kỳ này
Kỳ
Kỳ này
.....
Kỳ
Kỳ này
trước
KH
TH
trước
KH
TH
trước
KH
TH
A
1
2
3
4
5
6
…
…
…
…
1. Lãi gộp trước thuế
2. Chi phí thuế TNDN
3. Lợi nhuận sau thuế
PHẦN IV - Ý KIẾN
+ Nhận xét, đánh giá tình hình và nguyên nhân:.......................................................
+ Kiến nghị biện pháp:..............................................................................................
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 07
Đơn vị:………….
Bộ phận:…………
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính…….đ
SP (bộ phận, lĩnh vực)
SP (bộ phận, lĩnh vực)
.......
Tổng cộng toàn DN
Ý kiến
Chỉ tiêu
Kỳ
Kỳ này
Kỳ
Kỳ này
.......
Kỳ
Kỳ này
Nhận xét nguyên nhân
Kiến nghị biện pháp
trước
KH
TH
trước
KH
TH
trước
KH
TH
A
1
2
3
4
5
6
........
....
....
....
....
......
1. Doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu TM
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB, thuế NX, thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)
2. Doanh thu thuần
Trừ chi phí khả biến
- Chi phí khả biến của hàng bán
- Chi phí khả biến khác
3.Số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí khả biến trừ chi phí bất biến thuộc sản phẩm, bộ phận...
4. Số chênh lệch của sản phẩm (bộ phận, lĩnh vực)
- Trừ chi phí bất biến chung toàn doanh nghiệp phân bổ
5.Thu nhập thuần trước thuế TNDN
6. Chi phí thuế TNDN
7. Thu nhập thuần sau thuế TNDN
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 08
Đơn vị:………….
Bộ phận:…………
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính…….đ
Doanh thu
Chi phí sản xuất, kinh doanh
Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó
Ý kiến
Sản phẩm.....
Bộ phận.......
Doanh thu bán hàng
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Thuế TTĐB, XK, thuế GTGT phải nộp
Doanh thu thuần
Tổng cộng chi phí
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng phân bổ
Chi phí quản lý phân bổ
Lãi trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Nhận xét, nguyên nhân
Kiến nghị, biện pháp
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
SP...
Kỳ trước
(Bộ phận, lĩnh vực)
Kỳ này
KH
TH
SP.......
Kỳ trước
(Bộ phận, lĩnh vực)
Kỳ này
KH
TH
SP.....
Kỳ trước
.......
....
KH
TH
Tổng cộng
Kỳ trước
Kỳ này
KH
TH
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 09
Đơn vị:………….
Bộ phận…………
BÁO CÁO BÁN HÀNG
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính..........đ
Bán buôn
Bán lẻ
Đơn giá
Thành tiền
Chi phí cho việc bán
Đơn giá
Thành tiền
Chi phí cho việc bán
Sản phẩm
Số lượng
Giá vốn
Giá bán
Giá Vốn
Doanh thu
Chi phí bán hàng phân bổ
Chi phí quản lý chung phân bổ
Cộng
Lãi (lỗ) gộp
Số lượng
Giá vốn
Giá bán
Giá Vốn
Doanh thu
Chi phí bán hàng phân bổ
Chi phí quản lý chung phân bổ
Cộng
Lãi (lỗ) gộp
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Sản
KH
phẩm......
TH
Sản
KH
phẩm......
TH
...........
KH
TH
Tổng
KH
cộng
TH
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 10
Đơn vị:………….
Bộ phận:…………
BÁO CÁO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính:.............đ
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh KH/TH
Ý kiến
Đối tượng sử dụng
Số công
Đơn giá
Thành tiền
Số công
Đơn giá
Thành tiền
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Nhận xét, nguyên nhân
Kiến nghi, biện pháp
Công
Tiền
Số công
Đơn giá
Thành tiền
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
- Sản phẩm (bộ phận)
-
-
-
Tổng cộng
x
x
x
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 11
Đơn vị:………….
Bộ phận…………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính:...........đ
Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu
Kế hoạch mua vào
Thực hiện mua trong kỳ
Thực xuất kho trong kỳ
Số tồn kho đầu kỳ
Số tồn kho cuối kỳ
Ý kiến
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Dùng SX SP
Dùng cho quản lý
Khác
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Nhận xét, nguyên nhân
Kiến nghị, biện pháp
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Tổng cộng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục số 12
Đơn vị:………….
Bộ phận:…………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Tháng…..Quý.......Năm…..
Đơn vị tính:............đ
Sản phẩm (hàng hoá)
Kế hoạch
Sản xuất, mua vào trong kỳ
Số xuất bán, sử dụng trong kỳ
Số tồn kho đầu kỳ
Số tồn kho cuối kỳ
Ý kiến
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
So sánh với KH (%)
Bán
Xuất sử dụng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Nhận xét, nguyên nhân
Kiến nghị, biện pháp
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Sản xuất
Quản lý
Khác
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Tổng cộng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ lục 13
Đơn vị:..........................
Bộ phận:.......................
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
Từ ngày........ đến ngày........
Khách hàng:............................................................................................................................
Tên hàng
(Chứng từ)
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thuế GTGT
Các khoản giảm trừ doanh thu
Tổng cộng
Chiết khấu TM
Giảm giá
......
A
B
C
D
1
2
3
...
.....
Chứng từ số...ngày
-
-
-
Chứng từ số...ngày
-
-
-
-
-
Tổng cộng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Phụ lục 14
Đơn vị:...........................
Bộ phận:........................
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT
Tháng ......Quý.....năm....
Mã số
Sản phẩm
Đơn vị
Kế hoạch sản xuất
Thực tế thực hiện
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Ý kiến
tính
Số lượng
Chi phí
Số lượng
Chi phí
Số lượng
Chi phí
Số lượng
Chi phí
Nhận xét
Kiến nghị
A
B
C
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng cộng
Phụ trách
bộ phận báo cáo
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Phụ lục 15
Đơn vị:...........................
Bộ phận:........................
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NỢ THEO THỜI HẠN NỢ VÀ KHÁCH HÀNG
Từ ngày ............. đến ngày.............
Mã số
Khách hàng
Tổng nợ
Thời hạn nợ
Đánh giá tình trạng nợ
Ý kiến kiến nghị
.........
.......
.......
......
A
B
C
1
2
3
4
Tổng cộng
Phụ trách
bộ phận báo cáo
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Phụ lục 16
Đơn vị:...........................
Bộ phận:........................
BÁO CÁO DỰ BÁO VẬT TƯ THEO KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH
Tháng .......Quý..........năm........
Danh điểm vật tư
Tên, quy cách vật tư
Đơn vị tính
Nhu cầu
Số tồn kho thực tế
Số cần nhập bổ sung
Kế hoạch
Đã sử dụng
Số chưa sử dụng
A
B
C
1
2
3
4
5
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách
bộ phận báo cáo
(Ký, họ tên)
Ngày…..tháng….năm…
Người lập
(Ký, họ tên) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "12/06/2006",
"sign_number": "53/2006/TT-BTC",
"signer": "Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-31-2021-TT-BGDDT-xet-thang-hang-vien-chuc-giang-day-trong-truong-cao-dang-su-pham-494265.aspx | Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT xét thăng hạng viên chức giảng dạy trong trường cao đẳng sư phạm mới nhất | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2021/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2021
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG; NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN TRONG KỲ XÉT THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 4621/BNV-CCVC ngày 20 tháng 9 năm 2021;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập, các trường cao đẳng công lập có nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là trường cao đẳng sư phạm) và cơ sở giáo dục đại học công lập.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập, viên chức các trường cao đẳng công lập giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm), cơ sở giáo dục đại học công lập đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương II
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG
Mục 1. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21
Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập.
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 5 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20
Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
Mục 2. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.
5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.
6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.
Điều 6. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.
5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.
6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.
Chương III
NỘI DUNG, HÌNH THỨC XÉT THĂNG HẠNG VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN TRONG KỲ XÉT THĂNG HẠNG
Điều 7. Nội dung và hình thức xét thăng hạng
1. Nội dung xét thăng hạng
Nội dung xét thăng hạng bao gồm thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng; trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hình thức xét thăng hạng
Hình thức xét thăng hạng bao gồm việc xét hồ sơ theo Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng; trong đó, có tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và được thực hiện qua 02 (hai) bước như sau:
a) Bước 1: Xét hồ sơ và thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng;
b) Bước 2: Tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức dự xét đã đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện chung của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng ở Bước 1, thực hiện tính điểm theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tính điểm quy đổi
1. Kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tính điểm quy đổi (chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) gồm:
a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
b) Bài báo khoa học;
c) Sách phục vụ đào tạo: Sách chuyên khảo, sách giáo trình, sách tham khảo, sách hướng dẫn;
d) Kết quả hướng dẫn học viên được cấp bằng thạc sỹ; hướng dẫn học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sỹ nội trú đối với giảng viên giảng dạy các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe; hướng dẫn nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ;
đ) Công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng quốc gia, quốc tế đối với giảng viên giảng dạy các ngành nghệ thuật; thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế đối với giảng viên giảng dạy các ngành thể dục thể thao.
2. Mỗi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được quy đổi tại khoản 1 Điều này phải có nội dung phù hợp với ngành, chuyên ngành đang giảng dạy của viên chức, phù hợp với vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhiệm. Đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01, điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được được tính từ sau khi viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương.
3. Bài báo khoa học, sách phục vụ đào tạo đã công bố có nội dung trùng lặp từ 30% trở lên với công trình khác của cùng tác giả chỉ được tính điểm quy đổi một lần. Không thực hiện tính điểm quy đổi đối với sách phục vụ đào tạo, bài báo khoa học được hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được tính điểm quy đổi.
4. Kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi có nhiều tác giả tham gia thì tác giả chính được hưởng 1/3 số điểm, số điểm còn lại được chia theo giá trị đóng góp của từng thành viên giam gia, kể cả tác giả chính; trường hợp không thể xác định cụ thể giá trị đóng góp của mỗi người thì số điểm còn lại được chia đều cho các thành viên tham gia, kể cả tác giả chính. Trường hợp không thể xác định được tác giả chính thì chia đều cho từng người
Điều 9. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
1. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số: V07.08.21 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 2,0 (hai) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao;
b) Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số: V07.08.20 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 4,0 (bốn) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao;
c) Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số: V.07.01.02 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 3,5 (ba phẩy năm) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao;
d) Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số: V.07.01.01 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 8,0 (tám) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
2. Trường hẹp có từ 02 (hai) người trở lên có điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Viên chức là nữ;
b) Viên chức là người dân tộc thiểu số;
c) Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn;
d) Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh).
3. Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
4. Không bảo lưu kết quả cho các kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.
5. Thông báo kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày hoàn thành việc xét, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức về kết quả xét; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức dự xét về điểm xét thăng hạng để thông báo cho viên chức được biết;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm xét thăng hạng, viên chức dự xét có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả điểm xét thăng hạng. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thành lập Ban phúc khảo và tổ chức xét phúc khảo, công bố kết quả xét phúc khảo chậm nhất 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả xét phúc khảo, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển;
d) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2021.
2. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập;
b) Thông tư số 08/2018/TT-BGDĐT ngày 12 năm 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Điều 11. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Hội đồng Giáo sư nhà nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
- Như Điều 11;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, NGCBQLGD (10).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
PHỤ LỤC
CÁCH TÍNH ĐIỂM QUY ĐỔI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
(Kèm theo Thông tư số 31/2021/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM QUY ĐỔI
ĐIỂM QUY ĐỔI
I
Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được nghiệm thu từ mức đạt trở lên
1
Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia
3,0 điểm
2
Thành viên thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia
1,0 điểm
3
Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh
1,0 điểm
4
Thành viên thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh
0,5 điểm
5
Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
0,5 điểm
II
Bài báo khoa học
Cho điểm tối đa theo khung điểm đối với các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định
III
Sách phục vụ đào tạo đã xuất bản
1
Sách chuyên khảo về vấn đề khoa học liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực
3,0 điểm
2
Sách chuyên khảo về vấn đề khoa học trong phạm vi ngành, lĩnh vực
2,0 điểm
3
Giáo trình được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
3,0 điểm
4
Giáo trình được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học hoặc hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm phê duyệt, lựa chọn
2,0 điểm
5
Sách tham khảo
1,5 điểm
6
Sách hướng dẫn
1,0 điểm
IV
Kết quả đào tạo
1
Hướng dẫn chính nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ
2,0 điểm
2
Hướng dẫn phụ nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ
1,0 điểm
3
Hướng dẫn học viên được cấp bằng thạc sỹ
0,5 điểm
4
Hướng dẫn học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sỹ nội trú
0,5 điểm
V
Công trình nghiên cứu, sáng tác trong lĩnh vực nghệ thuật được giải thưởng quốc gia, quốc tế
1
Tác phẩm nghệ thuật đạt giải thưởng quốc tế (giải nhất)
2,0 điểm
2
Tác phẩm nghệ thuật đạt giải thưởng quốc tế (giải nhì)
1,5 điểm
3
Tác phẩm nghệ thuật đạt giải thưởng quốc tế (giải ba)
1,0 điểm
4
Tác phẩm nghệ thuật đạt giải thưởng quốc gia (giải nhất)
1,0 điểm
5
Tác phẩm nghệ thuật đạt giải thưởng quốc gia (giải nhì)
0,75 điểm
6
Tác phẩm nghệ thuật đạt giải thưởng quốc gia (giải ba)
0,5 điểm
VI
Thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế
1
Thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế (giải nhất)
2,0 điểm
2
Thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế (giải nhì)
1,5 điểm
3
Thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế (giải ba)
1,0 điểm
4
Thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia (giải nhất)
1,0 điểm
5
Thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia (giải nhì)
0,75 điểm
6
Thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia (giải ba)
0,5 điểm | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "10/11/2021",
"sign_number": "31/2021/TT-BGDĐT",
"signer": "Phạm Ngọc Thưởng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-07-2022-TT-NHNN-sua-doi-Thong-tu-07-2019-TT-NHNN-ty-le-dam-bao-an-toan-520532.aspx | Thông tư 07/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 07/2019/TT-NHNN tỷ lệ đảm bảo an toàn mới nhất | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/2022/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 07/2019/TT-NHNN NGÀY 03 THÁNG 7 NĂM 2019 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2019/TT-NHNN ngày 03 tháng 7 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2019/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 1 như sau:
“c) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu là 0,6%.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ (USD), tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau:
LDR =
L
x 100%
D
Trong đó:
- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay;
- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 Điều này;
- D: là tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay, bao gồm vốn huy động theo quy định tại khoản 3 Điều này và vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Tổng dư nợ cho vay bao gồm:
a) Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu;
b) Dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
c) Dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư;
d) Dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
đ) Dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư;
e) Dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
g) Dư nợ vay bắt buộc bảo lãnh;
h) Dư nợ các khoản cho vay khác (không bao gồm dư nợ nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không chịu rủi ro);
i) Dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.
3. Vốn huy động được sử dụng để cho vay là vốn huy động theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
4. Vốn chủ sở hữu được sử dụng để cho vay là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ các khoản sau đây:
a) Giá trị còn lại của tài sản cố định (được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao lũy kế) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Số vốn điều lệ thực tế đã sử dụng để góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam;
c) Quỹ dự phòng tài chính.
5. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay tối đa là 95%.”
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 08 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TTGSNH6 (03 bản).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đoàn Thái Sơn | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam",
"promulgation_date": "30/06/2022",
"sign_number": "07/2022/TT-NHNN",
"signer": "Đoàn Thái Sơn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Chi-thi-11-2007-CT-UBND-cong-tac-tuyen-truyen-Luat-quan-ly-thue-58720.aspx | Chỉ thị 11/2007/CT-UBND công tác tuyên truyền Luật quản lý thuế | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 11/2007/CT-UBND
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2007
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
Những năm qua, Thành phố Hà Nội liên tục hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước, thuế đã thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của Thủ đô.
Tuy nhiên công tác tuyên truyền pháp luật thuế vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: chưa làm rõ ý nghĩa quan trọng và sâu sắc của các chủ trương, chính sách thuế, bản chất tốt đẹp của thuế tới nhân dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vì vậy tình trạng trốn lậu thuế, vi phạm pháp luật thuế vẫn diễn ra ở một số nơi, nguồn thu về thuế chưa tương xứng với khả năng hiện có.
Căn cứ Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007; Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật thuế nói chung và Luật Quản lý thuế, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, chính quyền các cấp thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện tốt công tác quán triệt, tuyên truyền về nội dung Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn bộ cán bộ công chức ngành thuế. Tổ chức tập huấn giới thiệu nội dung Luật quản lý thuế cho các tổ chức và người nộp thuế trên địa bàn, có biện pháp tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.
Tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, như: tuyên truyền trực quan, khẩu hiệu, pano, áp phích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật thuế, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế để giải đáp các vướng mắc về thủ tục hành chính thuế bảo đảm quyền lợi hợp pháp và điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế; biên soạn, phát hành các loại tài liệu tuyên truyền về Luật quản lý thuế dưới dạng hỏi đáp đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp cho từng đối tượng.
2. Cục Thuế Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức tuyên truyền Luật Quản lý thuế tới tất cả các cấp ủy, Đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên, phóng viên các báo, đài trung ương và địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.
3. UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan thuế để triển khai tuyên truyền về Luật Quản lý thuế cho lãnh đạo chủ chốt các ban ngành, đoàn thể, tổ dân phố và tuyên truyền sâu rộng đến hộ kinh doanh và dân cư trên địa bàn.
4. Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo kinh tế đô thị… phối hợp với cơ quan thuế làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến nội dung về Luật quản lý thuế, đặc biệt những nội dung mới về quản lý thuế, quyền và trách nhiệm của người nộp thuế, các chế tài xử lý, cưỡng chế thuế; kịp thời biểu dương các đơn vị điển hình chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Cơ quan báo, đài cần mở các chuyên mục về thuế định kỳ để giới thiệu Luật Quản lý thuế. Cơ quan thuế chủ động phối hợp, cung cấp kịp thời các nội dung cụ thể cần thiết về hoạt động tuyên truyền Luật quản lý thuế cho các báo đài.
5. Sở Văn hóa thông tin phối hợp với cơ quan thuế và cơ quan địa phương để bố trí các khẩu hiệu, tranh tuyên truyền về nội dung Luật quản lý thuế tại các khu trung tâm thương mại, trục đường giao thông chính và các điểm dừng xe buýt để góp phần nâng cao ý thức về trách nhiệm của mọi công dân trong công tác quản lý thuế.
UBND các cấp, các Sở ban ngành tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền theo kế hoạch ban hành kèm Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời tổng hợp báo cáo những khó khăn vướng mắc về UBND Thành phố. Định kỳ hàng quý, Cục thuế Thành phố Hà Nội có trách nhiệm báo cáo về công tác triển khai tuyên truyền và thực hiện Luật quản lý thuế về UBND Thành phố Hà Nội.
Nơi nhận:
- Thường trực TƯ, HĐND;
- Chủ tịch UBND TP;
- Bộ Tài chính;
- Các đồng chí Phó Chủ tịch;
- Các Sở, Ban, Ngành;
- UBND Các Quận, Huyện;
- Đài PTTH Hà Nội, các báo: Hà Nội Mới, KT Đô thị, An ninh Thủ đô;
- CPVP, các Phòng CV;
- Lưu: VT, KT
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Mạnh Hiển
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
(ban hành kèm theo Chỉ thị số 11/2007/CT-UBND ngày 22/05/2007 của UBND Thành phố Hà Nội)
Luật quản lý thuế số 78/2006 QH11 đã được Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. Để đảm bảo Luật quản lý thuế được thực hiện hiệu quả, thống nhất ngay từ khi có hiệu lực thi hành, UBND TP Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền trên toàn địa bàn TP Hà Nội như sau:
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1 - Để các cấp Ủy đảng, Chính quyền, Các ban ngành, Các tổ chức Đoàn thể, trong hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố nắm được nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế; để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia và thực hiện luật quản lý thuế.
2 - Nâng cao nhận thức cho Cán bộ Đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hiểu được các nội dung trong công tác quản lý thuế đặc biệt các nội dung về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người nộp thuế, thủ tục hành chính thuế, xử phạt vi phạm thuế từ đó tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
3 - Qua công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nộp thuế và các Công chức thuế, tạo sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các cơ quan, ban ngành liên quan. Để việc thực hiện Luật quản lý thuế được thống nhất, hiệu quả.
II - NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
Để việc tuyên truyền Luật quản lý thuế có hiệu quả thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nhận thức và chấp hành đúng Pháp luật thuế của cán bộ, Đảng viên, Nhân dân, các Tổ chức, doanh nghiệp.
Kế hoạch tuyên truyền Luật quản lý thuế cần tập trung vào các nội dung và hình thức sau:
1 - Biên soạn các tài liệu tuyên truyền về Luật quản lý thuế phù hợp với từng đối tượng:
a - Đối với đội ngũ Công chức thuế tài liệu biên soạn dùng để tập huấn chuyên sâu là toàn bộ nội dung cơ bản Luật quản lý thuế.
b - Đối với đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên về thuế, Phóng viên báo chí, tài liệu biên soạn đề cương tuyên truyền, dưới dạng hỏi đáp ngắn gọn về sự cần thiết ban hành Luật quản lý thuế, mục tiêu của dự án Luật quản lý thuế, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, Tổ chức, các Doanh nghiệp, Cá nhân trong công tác quản lý thuế.
c - Đối với các Doanh nghiệp, Cá nhân người nộp thuế tài liệu biên soạn phải phản ánh đầy đủ nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế và những vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm.
Đối với các tầng lớp nhân dân khác, tài liệu tuyên truyền dưới dạng tờ rơi, tờ bướm, các ấn phẩm về nội dung chính sách thuế mới. Tài liệu này phát hành miễn phí có giá sách tại các công sở cơ quan thuế, cơ quan Kho bạc, Ngân hàng, Bến xe, Bưu điện… để cung cấp rộng rãi cho đối tượng nộp thuế và nhân dân.
2 - Thực hiện hình thức tuyên truyền trực quan: khẩu hiệu, pano áp phích, băng rôn, tranh cổ động về chính sách thuế, nghĩa vụ, quyền lợi của người nộp thuế tại các khu trung tâm thành phố, các khu công nghiệp có nhiều Doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, trục đường giao thông chính, các điểm dừng xe buýt (đã có nhà chờ)
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế, các tuyên truyền viên giỏi về thuế trong đội ngũ cán bộ thuế và các cộng tác viên tuyên truyền.
- Tổ chức các hội nghị tọa đàm, đối thoại trực tiếp với tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh để trao đổi các nội dung liên quan đến quyền nghĩa vụ hợp pháp của Doanh nghiệp, các thủ tục hành chính thuế, xử lý vi phạm về thuế, cưỡng chế thuế…
3 - Tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu về Luật quản lý thuế với nội dung phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.
3.1 - Tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ công chức thuế về toàn bộ các nội dung quy định của Luật quản lý thuế, đặc biệt những điểm mới về công tác quản lý thuế liên quan đến các thủ tục hành chính:
+ Thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, theo quy định mới.
+ Thủ tục miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
+ Kiểm tra thuế, Thanh tra thuế.
+ Cưỡng chế thi hành quy định hành chính thuế.
+ Trách nhiệm của người nộp thuế, của Cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, Cơ quan Nhà nước khác trong việc quản lý thuế.
+ Hoạt động của Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
+ Những nội dung sửa đổi bổ sung về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT.
+ Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
+ Trách nhiệm của Cơ quan quản lý thuế, Công chức thuế.
+ Tiêu chuẩn Công chức quản lý thuế.
+ Xử lý vi phạm Pháp luật về thuế đối với Công chức quản lý thuế.
3.2 - Tập huấn đối với các Cán bộ, Đảng viên chủ chốt, đội ngũ Báo cáo viên, Cộng tác viên tuyên truyền pháp luật, Lãnh đạo các ban ngành đoàn thể.
+ Sự cần thiết ban hành Luật quản lý thuế.
+ Nội dung cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế 1 cửa tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế.
+ Những yêu cầu về đổi mới sắp xếp bộ máy tổ chức và đội ngũ Cán bộ thuế khi tập huấn Luật quản lý thuế.
+ Trách nhiệm của HĐND, UBND, Hội đồng tư vấn, Cơ quan thông tấn, Báo chí, Các cơ quan nhà nước khác trong việc quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
3.3 - Nội dung tập huấn cho Doanh nghiệp và người nộp thuế.
+ Những nội dung cơ bản và các điểm mới về quản lý thuế.
+ Sự cần thiết ban hành Luật quản lý thuế.
+ Thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, theo quy định mới.
+ Thủ tục miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
+ Kiểm tra thuế, Thanh tra thuế.
+ Cưỡng chế thi hành quy định hành chính thuế.
+ Quyền hạn, trách nhiệm của người nộp thuế, của Cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, Cơ quan Nhà nước khác trong việc quản lý thuế.
+ Hoạt động của Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
+ Những nội dung sửa đổi bổ sung về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT.
+ Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
3.4 - Nội dung giới thiệu cho các tổ dân phố (Tổ trưởng, Tổ phó)
+ Sự cần thiết ban hành Luật quản lý thuế
+ Nội dung cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế 1 cửa tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế
+ Những yêu cầu về đổi mới sắp xếp bộ máy tổ chức và đội ngũ Cán bộ thuế khi tập huấn Luật quản lý thuế
+ Trách nhiệm của HĐND, UBND, Hội đồng tư vấn, Cơ quan thông tấn, Báo chí, Các cơ quan nhà nước khác trong việc quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
4 - Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến về Luật quản lý thuế.
Các báo, đài địa phương cần mở các chuyên trang, chuyên mục về thuế định kỳ hàng tuần, hàng ngày để giới thiệu về Luật quản lý thuế, nội dung cải cách thủ tục hành chính thuế, giải đáp vướng mắc về thuế…
Thông tin các hoạt động của ngành thuế triển khai Luật quản lý thuế, các điển hình về thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân chưa thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp tin bài cần thiết theo từng nội dung cụ thể để cập nhật cho các báo đài và phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan thông tin đại chúng để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả.
III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1 - Cục thuế TP Hà Nội phối hợp với Ban tuyên giáo tổ chức Hội nghị giới thiệu về Luật quản lý thuế cho đội ngũ Báo cáo viên, cộng tác viên, Lãnh đạo chủ chốt, các Đảng ủy và thủ trưởng các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
+ Các cơ quan Báo, Đài địa phương có kế hoạch tuyên truyền về ý nghĩa của việc ban hành Luật quản lý thuế - Những nội dung đổi mới về thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, tiếp tục nêu gương Tổ chức cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế, phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
2 - Cục thuế TP Hà Nội, Chi cục thuế Quận, Huyện phối hợp với Ban tuyên giáo Quận, Huyện để tuyên truyền phổ biến Luật quản lý thuế đến các cấp Ủy Đảng cơ sở, các đoàn thể, các hội nghề nghiệp, Cộng tác viên, Hội viên tuyên truyền pháp luật.
3 - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội và các tổ chức thành viên của Mặt trận, vận động tuyên truyền Luật quản lý thuế đối với các đoàn thể (đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…).
4 - Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với Cơ quan thuế để triển khai tuyên truyền Luật quản lý thuế sâu rộng đến các Doanh nghiệp và hộ kinh doanh và các tầng lớp dân cư trên địa bàn.
5 - Cục thuế TP Hà Nội chủ động:
+ Phối hợp với Tổng cục thuế nhận các tờ rơi, ấn phẩm tuyên truyền, đồng thời biên soạn các tài liệu tuyên truyền cấp phát cho các đối tượng.
+ Có kế hoạch tập huấn cho trên 2.000 cán bộ công chức thuế toàn ngành thuế về toàn bộ các nội dung về Luật quản lý thuế vào trung tuần tháng 5/2007
+ Tháng 6/2007 Cục thuế trực tiếp tổ chức 10 lớp tập huấn cho trên 5.000 Doanh nghiệp thuộc văn phòng cục quản lý
Các Chi cục thuế Quận, Huyện lập kế hoạch tổ chức tập huấn ngay vào cuối tháng 5 và tháng 6/2007 cho các doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý khoảng trên 20.000 doanh nghiệp
+ Phối hợp với các cơ quan báo chí (Báo Hà Nội mới, Đài truyền hình Hà Nội) để cung cấp nội dung cần thiết cụ thể để cập nhật về hoạt động của ngành thuế cho các báo, đài phát thanh và truyền hình
+ Chỉ đạo các chi cục thuế Quận, Huyện thực hiện công tác tuyên truyền Luật quản lý thuế một cách hiệu quả trong địa bàn quản lý
5 - Sở văn hóa thông tin phối hợp với các Cơ quan thuế và chính quyền địa phương trong việc bố trí các panô, áp phích, tranh tuyên truyền cổ động,… tuyên truyền về nội dung Luật quản lý thuế trên địa bàn TP Hà Nội
6 - Cục thuế TP Hà Nội có kế hoạch lập dự trù kinh phí để triển khai những nội dung tuyên truyền Luật quản lý thuế theo kế hoạch của Thành phố. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "22/05/2007",
"sign_number": "11/2007/CT-UBND",
"signer": "Hoàng Mạnh Hiển",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-19-CT-TTg-2022-day-nhanh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-thuc-hien-Chuong-trinh-quoc-gia-532680.aspx | Chỉ thị 19/CT-TTg 2022 đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công thực hiện Chương trình quốc gia | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19/CT-TTG
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2022
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, THỰC HIỆN 03 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NHỮNG THÁNG CÒN LẠI NĂM 2022 VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2023
Trong thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành chủ động, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, kết quả giải ngân 9 tháng năm 2022 cao hơn khoảng 35.000 tỷ đồng (tăng 16%) so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt 46,7% kế hoạch năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm, chưa bảo đảm yêu cầu đề ra.
Việc giải ngân chậm có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ; công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân; giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; sự phối hợp giữa các cơ quan có trường hợp thiếu chặt chẽ; công tác kiểm tra, đôn đốc thiếu quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh...
Để tiếp tục thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 (mục tiêu giải ngân năm 2022 từ 95 - 100%) và cả giai đoạn 2021 - 2025, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia những tháng cuối năm 2022 và những năm sau là một trong những nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng, cần ưu tiên tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đặc biệt là trong hai năm 2022 - 2023, chúng ta phải giải ngân số vốn lớn hơn các năm trước (ngoài kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, còn có thêm phần vốn đầu tư công từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
1. Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hai năm 2022-2023. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
2. Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để hoàn thành các mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra; khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; phát huy dân chủ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ hơn, có giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu công việc.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
a) Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022, Nghị quyết số 124/NQ- CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
b) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định.
c) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể, nhất là các dự án khởi công mới; kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư và kết quả đầu ra của từng dự án; nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.
d) Xây dựng phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phải phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
đ) Đối với các dự án dự kiến giao kế hoạch năm 2023: chỉ đạo chủ đầu tư chủ động chuẩn bị thật tốt các thủ tục, điều kiện cần thiết ngay trong năm 2022 để sẵn sàng triển khai các công việc thực hiện, giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2023, không để sau khi giao kế hoạch vốn mới bắt đầu triển khai các công việc. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn được giao.
e) Các địa phương đề xuất kế hoạch vốn nước ngoài hằng năm phải đảm bảo cân đối tỷ lệ cấp phát vay lại của từng dự án, phù hợp với cơ chế tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cắt giảm kế hoạch vốn các dự án không có khả năng triển khai, không có nhu cầu cấp bách, tránh trường hợp đề xuất nhiều kế hoạch vốn nhưng không giải ngân hết.
g) Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trước tháng 11 năm 2022 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; rà soát ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp, sắp xếp thứ tự ưu tiên khởi công mới các dự án trong năm 2023 bảo đảm tính khả thi về thủ tục đầu tư, thực hiện và giải ngân; hoàn thành một số dự án trọng điểm, tạo động lực mới phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
a) Theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả, quyết liệt Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022; đôn đốc đẩy mạnh thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
b) Tổng hợp phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 để trình cấp có thẩm quyền, bảo đảm việc bố trí vốn năm 2023 tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, chia cắt.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan
a) Chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm nguồn thanh toán cho các dự án; phối hợp với nhà tài trợ, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán, đàm phán, ký kết hiệp định, rút vốn từ nhà tài trợ.
b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến kịp thời trong quản lý vốn đầu tư công (phân bổ, điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công…) theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Đối với việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia:
a) Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, giải pháp hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai một số nội dung, dự án thuộc thẩm quyền được giao của các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định.
b) Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lắp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện phân bổ và giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn cho các dự án năm 2023 bảo đảm đúng thời gian quy định Luật Đầu tư công.
- Đẩy mạnh phân cấp, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kịp thời tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này, chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "17/10/2022",
"sign_number": "19/CT-TTg",
"signer": "Phạm Minh Chính",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-14-2021-TT-BGTVT-bai-bo-Dieu-22-Thong-tu-31-2018-TT-BGTVT-482740.aspx | Thông tư 14/2021/TT-BGTVT bãi bỏ Điều 22 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT mới nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2021/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2021
THÔNG TƯ
BÃI BỎ ĐIỀU 22 THÔNG TƯ SỐ 31/2018/TT-BGTVT NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN AN TOÀN HỆ THỐNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư bãi bỏ Điều 22 Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá,chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.
Điều 1.
Bãi bỏ Điều 22 Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị (Điều này đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 2 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông; Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "28/07/2021",
"sign_number": "14/2021/TT-BGTVT",
"signer": "Nguyễn Ngọc Đông",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-26-2009-TT-BTNMT-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-dieu-tra-danh-gia-tai-nguyen-nuoc-98253.aspx | Thông tư 26/2009/TT-BTNMT định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 26/2009/TT-BTNMT
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước.
Điều 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước được áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2010.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử CP, Công báo;
- Lưu: VT, Cục QLTNN, Vụ KH, Vụ PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thái Lai
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước là định mức về hao phí lao động, hao phí vật liệu và định mức sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị để thực hiện một khối lượng công việc nhất định. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật hiện tại của lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời có tính đến việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước là căn cứ để xây dựng đơn giá và dự toán cho việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước cho một lưu vực sông, vùng lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính (sau đây gọi tắt là vùng điều tra, đánh giá).
3. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước áp dụng cho các công việc sau:
3.1. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt, gồm:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tương ứng với bản đồ tỷ lệ (sau đây gọi tắt là tỷ lệ) 1:200.000;
b) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:100.000;
c) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:50.000;
d) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:25.000.
3.2. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, gồm:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
b) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
c) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
d) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000.
4. Các định mức quy định tại Phần II của Thông tư này là toàn bộ hao phí cho việc thực hiện các bước công việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước theo yêu cầu kỹ thuật, trình tự thực hiện các nội dung công việc cụ thể quy định tại Phần III của Thông tư này.
5. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thành phần sau:
5.1. Nội dung công việc: bao gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện bước công việc.
5.2. Các công việc không tính trong định mức: là các công việc không được tính hao phí lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị trong định mức này.
5.3. Điều kiện áp dụng và các hệ số điều chỉnh:
a) Điều kiện áp dụng: là tổ hợp các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của bước công việc làm căn cứ để xây dựng tổ hợp điều kiện chuẩn. Các điều kiện của vùng chuẩn được quy định riêng cho từng công việc tại mục 3, Phần I của Thông tư này;
b) Hệ số điều chỉnh: là hệ số được xây dựng tương ứng với mỗi loại điều kiện chuẩn trong điều kiện áp dụng. Trong trường hợp điều tra, đánh giá tài nguyên nước với điều kiện áp dụng khác với điều kiện chuẩn thì định mức được điều chỉnh theo các hệ số điều chỉnh tương ứng.
5.4. Định biên lao động: bao gồm số lượng, cơ cấu thành phần, trình độ chuyên môn của một nhóm lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của từng nhóm công việc chính.
5.5. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là định mức lao động): quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một bước công việc chính, đơn vị tính là công nhóm/đơn vị sản phẩm. Đối với những công việc bình thường, một công làm việc tính là 8 giờ.
5.6. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
a) Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn vị sản phẩm; định mức vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ (%) định mức vật liệu chính trong bảng định mức vật liệu;
b) Định mức sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị: là thời gian sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm; thời hạn sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị tính là tháng; định mức dụng cụ phụ được tính bằng tỷ lệ (%) định mức dụng cụ chính trong bảng định mức dụng cụ;
c) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, máy móc, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị được tính theo công thức:
Định mức điện = (công suất thiết bị/giờ × 8 giờ làm việc × số ca sử dụng máy móc, thiết bị) + 5% hao hụt.
6. Cách tính định mức:
6.1. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
a) Điều kiện áp dụng:
Định mức được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau:
- Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100 km2;
- Vùng đồng bằng, điều kiện đi lại thuận lợi;
- Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5-< 1,0 km/km2, sông suối có chiều dài 10km trở lên và có dòng chảy liên tục;
- Vùng có 1 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh (nếu vùng điều tra là liên tỉnh), liên quốc gia (nếu vùng điều tra bị ảnh hưởng bởi lưu vực sông liên quốc gia);
- Toàn bộ diện tích của vùng điều tra, đánh giá thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng điều tra là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng điều tra là nội tỉnh);
- Vùng không bị ảnh hưởng triều. b) Cách tính mức:
Khi vùng điều tra, đánh giá có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng được tính cho vùng chuẩn thì định mức cho vùng cụ thể sẽ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- MV là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của phạm vi vùng có các hệ số điều chỉnh;
- Mtb là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của vùng có điều kiện chuẩn;
- Kđh là hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình;
- Kmđ là hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của mật độ sông suối;
- Ksl là hệ số điều chỉnh số lượng lưu vực sông;
- Khc là hệ số điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính;
- Ktt là hệ số điều chỉnh theo mức ảnh hưởng triều;
- Fdt là diện tích vùng điều tra, đánh giá (km2).
c) Các hệ số điều chỉnh:
Bảng 1. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình (Kđh)
TT
Đặc điểm của vùng
Kđh
1
Vùng đồng bằng
1,00
2
Vùng trung du
1,20
3
Vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa
1,40
Bảng 2. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp theo mật độ sông suối (Kmđ)
TT
Mật độ sông suối
Kmđ
1
Vùng có mật độ sông suối < 0,5 km/km2
0,85
2
Vùng có mật độ sông suối từ 0,5 - < 1,0 km/km2
1,00
3
Vùng có mật độ sông suối từ 1,0 - < 1,2 km/km2
1,10
4
Vùng có mật độ sông suối từ 1,2 - < 1,5 km/km2
1,20
5
Vùng có mật độ sông suối từ 1,5 - < 2,0 km/km2
1,35
6
Vùng có mật độ sông suối ≥ 2,0 km/km2
1,50
Bảng 3. Hệ số điều chỉnh theo số lượng lưu vực sông (Ksl)
TT
Số lượng lưu vực sông và mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia
Ksl
1
Vùng có 1 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia
1,00
2
Vùng có 2 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia
1,10
3
Vùng có > 2 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia
1,20
4
Vùng có LVS có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia
1,30
Bảng 4. Hệ số điều chỉnh theo số đơn vị hành chính (Khc)
TT
Số lượng đơn vị hành chính (cấp tỉnh hoặc cấp huyện)
Khc
1
Một đơn vị
1,00
2
Từ 2 đến 5
1,05
3
Từ 6 đến 10
1,10
4
Từ 11 đến 15
1,20
5
Trên 15
1,30
Bảng 5. Hệ số điều chỉnh theo mức ảnh hưởng triều (Ktt)
TT
Đặc điểm vùng sông
Ktt
1
Vùng không ảnh hưởng triều
1,00
2
Vùng ảnh hưởng triều
1,40
6.2. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:
a) Điều kiện áp dụng:
Định mức được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau:
- Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100 km2;
- Vùng đồng bằng, điều kiện đi lại thuận lợi;
- Toàn bộ diện tích của vùng điều tra, đánh giá thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng điều tra là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng điều tra là nội tỉnh);
- Vùng điều tra, đánh giá có mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn thuộc loại trung bình.
b) Cách tính mức:
Khi vùng điều tra, đánh giá có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng được tính cho vùng chuẩn thì định mức cho vùng cụ thể sẽ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- MV là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của phạm vi vùng có các hệ số điều chỉnh;
- Mtb là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của vùng có điều kiện chuẩn;
- Kđh là hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình;
- Khc là hệ số điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính;
- Kct là hệ số điều chỉnh theo mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn;
- Fdt là diện tích vùng điều tra, đánh giá (km2).
c) Các hệ số điều chỉnh:
Bảng 6. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình (Kđh)
TT
Đặc điểm của vùng
Kđh
1
Vùng đồng bằng
1,00
2
Vùng trung du
1,20
3
Vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa
1,40
Bảng 7. Hệ số điều chỉnh theo số đơn vị hành chính (Khc)
TT
Số lượng đơn vị hành chính (cấp tỉnh hoặc cấp huyện)
Khc
1
Một đơn vị
1,00
2
Từ 2 đến 5
1,05
3
Từ 6 đến 10
1,10
4
Từ 11 đến 15
1,20
5
Trên 15
1,30
Bảng 8. Hệ số điều chỉnh theo mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn (Kct)
TT
Cấu trúc địa chất thủy văn *[1]
Kct
1
Đơn giản
0,75
2
Trung bình
1,00
3
Phức tạp
1,20
7. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật:
- Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông;
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính quy định về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về điều tra, đánh giá nước dưới đất;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
- Quyết định số 06/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất;
- Quyết định số 54/2000/QĐ-BCN ngày 14 tháng 09 năm 2000 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy chế lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:50.000 (1:25.000);
- Hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1607/BTNMT- KHTC ngày 18 tháng 4 năm 2006 về việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật;
- Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị, bảo hộ lao động cho người sản xuất;
- Quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật – công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật thi công và an toàn lao động hiện hành;
- Trang bị kỹ thuật hiện đang sử dụng phổ biến trong ngành Tài nguyên Môi trường.
8. Quy định những chữ viết tắt trong định mức:
TT
Nội dung viết tắt
Viết tắt
1
Bảo hộ lao động
BHLĐ
2
Địa chất thuỷ văn
ĐCTV
3
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất
ĐTĐGTNNDĐ
4
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt
ĐTĐGTNNM
5
Định mức lao động
ĐMLĐ
6
Đơn vị tính
ĐVT
7
Kinh tế - xã hội
KT-XH
8
Kỹ sư bậc 1
KS1
9
Kỹ sư bậc 2
KS2
10
Kỹ sư bậc 3
KS3
11
Kỹ sư bậc 5
KS5
12
Kỹ sư bậc 7
KS7
13
Kỹ sư chính bậc 1
KSC1
14
Lái xe bậc 5
LX5
15
Lưu vực sông
LVS
16
Nước dưới đất
NDĐ
17
Nước mặt
NM
18
Số thứ tự
TT
19
Tài nguyên nước
TNN
20
Tài nguyên nước dưới đất
TNNDĐ
21
Tài nguyên nước mặt
TNNM
22
Thời hạn sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị
Thời hạn
(tháng)
Phần II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Chương I
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
A. TỶ LỆ 1:200.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa: các sông có chiều dài ≥ 40km; các hồ chứa có dung tích ≥ 1triệu m3;
- Xác định tuyến điều tra, đánh giá trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200.000;
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra tại thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm, tình hình tài nguyên nước mặt tại các cơ quan ở địa phương vùng điều tra;
- Đi lộ trình điều tra tổng hợp theo các tuyến đã xác định dọc hai bên bờ sông, suối, bãi sông và tuyến vuông góc với sông, suối để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, đặc điểm hồ; các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết;
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm;
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Xử lý, chỉnh lý các kết quả điều tra;
- Tổng hợp kết quả điều tra thực địa, xây dựng sơ đồ, biểu bảng thống kê;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế của các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình, tỷ lệ 1:200.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra chi tiết ở từng đoạn sông, hồ và công trình khai thác, sử dụng đối với từng sông, hồ theo từng lưu vực sông, theo đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục đoạn sông, hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các công trình khai thác, sử dụng nước trên sông đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê, đánh giá tính đầy đủ, mức độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Thống kê, lập danh mục các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Rà soát, lập kế hoạch triển khai dự án;
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
2.2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại, các thông tin, dữ liệu thu thập, điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra và đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị;
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước mặt.
2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt:
- Phân tích, đánh giá các đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông, đặc điểm hồ chứa, ao hồ tự nhiên thuộc đối tượng điều tra theo các nhóm thông tin sau:
+ Các thông tin chung về số lượng, phạm vi phân bố, hướng chảy, diện tích, chiều dài, độ rộng, độ dốc, mật độ lưới sông của lưu vực; mô đun dòng chảy;
+ Đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông; các hiện tượng lũ, lũ quét; hiện trạng cạn kiệt, mất dòng, đổi dòng;
+ Đặc trưng của hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số kỹ thuật của hồ chứa, các thông số đặc trưng của ao hồ tự nhiên; mục đích sử dụng, phạm vi cấp nước của hồ chứa, ao hồ tự nhiên; hiệu quả sử dụng của từng hồ chứa;
+ Đặc điểm các yếu tố tự nhiên và các ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy như địa hình, thảm phủ thực vật, lớp phong hóa, hiện trạng sử dụng đất, các công trình khai thác, sử dụng nước mặt và các yếu tố khác.
- Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến của tài nguyên nước mưa theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra về lượng mưa tháng, mùa, năm; phân bố lượng mưa theo thời gian và không gian; ảnh hưởng của lượng mưa đến chế độ dòng chảy;
- Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá tổng lượng nước trung bình;
+ Xác định tổng lượng nước tương ứng với các mức bảo đảm khác nhau;
+ Đặc điểm, đặc trưng phân bố nguồn nước sông theo không gian;
+ Đặc điểm phân phối trong năm theo các tháng, mùa lũ, mùa kiệt;
+ Biến đổi tổng lượng nước trong thời kỳ nhiều năm;
+ Các đặc trưng dòng chảy trong mùa kiệt, tình hình hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông;
+ Đặc điểm, đặc trưng dòng chảy lũ: lưu lượng lũ lớn nhất, mô đun dòng chảy đỉnh lũ;
+ Đặc điểm nguồn nước của các hồ chứa; hồ, ao tự nhiên.
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, độ tổng khoáng hóa, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng triều, vùng ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình khai thác chính;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho các mục đích sử dụng.
- Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho các mục đích, gồm: sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, giao thông thủy, dịch vụ du lịch và các mục đích khác;
- Phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước mặt và tác động của điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển KT - XH để xác định các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1:200.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm hệ thống sông, hồ;
- Đặc điểm tài nguyên nước mưa;
- Đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt;
- Đặc điểm, diễn biến chất lượng nước mặt;
- Khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
- Các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 200.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 200.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1: 200.000.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp; danh mục đoạn sông, hồ, ao và công trình khai thác, sử dụng nước đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 01 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc mực nước, lưu lượng, mặt cắt sông, suối;
- Thuê phương tiện lấy mẫu chất lượng nước; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước mặt;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:200.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.1, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.1, Phần I của Thông tư này. Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:200.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Kmđ, Ksl, Khc và Ktt;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 9. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 10. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
0,30
2
Tiến hành điều tra thực địa
3,65
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,88
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
0,12
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,21
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
1,47
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,23
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,54
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,06
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,06
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 11. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,2
0,2
2
Bóng đèn điện tròn 100W
Cái
1,2
1,2
3
Dầu Diezel
Lít
-
1,5
4
Đĩa CD
Cái
2
1,2
5
Gáy xoắn khổ A4
Hộp
0,06
0,01
6
Giấy A4
Gram
1
0,25
7
Hộp đựng bút
Hộp
0,6
0,3
8
KhNu trang
Cái
-
1,8
9
Mực in A0
Hộp
0,03
-
10
Mực in A3
Hộp
0,06
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,03
-
12
Mực in A4
Hộp
0,15
0,01
13
Mực photocopy
Hộp
0,02
-
14
Xăng
Lít
-
8
15
Điện năng
KW
163,54
62,61
17
Vật liệu khác
%
7,16
7,28
2. Dụng cụ:
Bảng 12. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Ba lô
Cái
24
-
39,57
2
Bàn làm việc
Cái
96
26,16
9,89
3
Bình đựng nước uống
Cái
6
-
39,57
4
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
26,16
-
5
Camera kỹ thuật số
Cái
60
2,18
9,89
6
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
39,57
7
Máy Fax
Cái
60
6,54
-
8
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
9,89
9
Máy in A4 0,5Kw
Cái
60
6,54
-
10
Máy in đen trắng A3 0,5Kw
Cái
60
6,54
-
11
Máy scan A4 0,02Kw
Cái
60
6,54
-
12
Máy tính 0,6Kw
Cái
60
26,16
-
13
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
39,57
14
Ổ ghi CD 0,04 Kw
Cái
60
26,16
-
15
Phao cứu sinh
Chiếc
24
-
39,57
16
Phao đo lưu lượng
Chiếc
24
-
9,89
17
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
39,57
18
Quần áo mưa
Bộ
12
-
39,57
19
Thiết bị đun nước
Cái
60
6,54
-
20
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
39,57
21
USB
Cái
12
26,16
9,89
22
Dụng cụ khác
%
19,86
7,66
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 13. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU
Bộ
96
4,89
-
2
Máy chiếu
Cái
60
1,96
-
3
Máy đo dòng chảy cầm tay
Cái
120
-
7,40
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
120
-
7,40
5
Máy in màu A0
Cái
60
1,96
-
6
Máy phát điện
Cái
96
-
2,47
7
Máy Photocopy
Cái
96
1,96
-
8
Máy scan A0
Cái
60
1,96
-
9
Máy Scan A3
Cái
60
1,96
-
10
Máy tính xách tay
Cái
60
4,89
7,40
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
2,47
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên tính cho toàn bộ công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 14. Hệ số điều chỉnh định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị cho từng bước công việc của công tác điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:200.000
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,07
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,73
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,2
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
0,04
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,08
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
0,55
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,09
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,20
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,02
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,02
B. TỈ LỆ 1:100.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa: các sông có chiều dài ≥ 30km; các hồ chứa có dung tích ≥ 0,5triệu m3;
- Xác định tuyến điều tra, đánh giá trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000;
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra tại thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm, tình hình tài nguyên nước mặt tại các cơ quan ở địa phương vùng điều tra;
- Đi lộ trình điều tra tổng hợp theo các tuyến đã xác định dọc hai bên bờ sông, suối, bãi sông và tuyến vuông góc với sông, suối để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, đặc điểm hồ; các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết;
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm;
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Xử lý, chỉnh lý các kết quả điều tra;
- Tổng hợp kết quả điều tra thực địa, xây dựng sơ đồ, biểu bảng thống kê;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm, gồm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế của các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình, tỷ lệ 1:100.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra chi tiết ở từng đoạn sông, hồ và công trình khai thác, sử dụng đối với từng sông, hồ theo từng lưu vực sông, theo đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục đoạn sông, hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các công trình khai thác, sử dụng nước trên sông đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê, đánh giá tính đầy đủ, mức độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Thống kê, lập danh mục các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Rà soát, lập kế hoạch triển khai dự án;
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
2.2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại các thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra và đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu, và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị;
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1: 100.000.
2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt:
- Phân tích, đánh giá các đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông, đặc điểm hồ chứa, ao hồ tự nhiên thuộc đối tượng điều tra theo các nhóm thông tin sau:
+ Các thông tin chung về số lượng, phạm vi phân bố, hướng chảy, diện tích, chiều dài, độ rộng, độ dốc, mật độ lưới sông của lưu vực; mô đun dòng chảy;
+ Đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông; các hiện tượng lũ, lũ quét; hiện trạng cạn kiệt, mất dòng, đổi dòng...;
+ Đặc trưng của hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số kỹ thuật của hồ chứa, các thông số đặc trưng của ao hồ tự nhiên; mục đích sử dụng, phạm vi cấp nước của hồ chứa, ao hồ tự nhiên; hiệu quả sử dụng của từng hồ chứa...;
+ Đặc điểm các yếu tố tự nhiên và các ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy như địa hình, thảm phủ thực vật, lớp phong hóa, hiện trạng sử dụng đất, các công trình khai thác, sử dụng nước và các yếu tố khác.
- Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến của tài nguyên nước mưa theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra về lượng mưa tháng, mùa, năm; phân bố lượng mưa theo thời gian và không gian; ảnh hưởng của chế độ mưa đến chế độ dòng chảy;
- Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá tổng lượng nước trung bình;
+ Xác định tổng lượng nước tương ứng với các mức bảo đảm khác nhau;
+ Đặc điểm, đặc trưng phân bố nguồn nước sông theo không gian;
+ Đặc điểm phân phối trong năm theo các tháng, mùa lũ, mùa kiệt;
+ Biến đổi tổng lượng nước trong thời kỳ nhiều năm;
+ Các đặc trưng dòng chảy trong mùa kiệt, tình hình hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông;
+ Đặc điểm, đặc trưng dòng chảy lũ: lưu lượng lũ lớn nhất, mô đun dòng chảy đỉnh lũ;
+ Đặc điểm nguồn nước của các hồ chứa; hồ, ao tự nhiên.
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, độ tổng khoáng hóa, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng triều, vùng ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình khai thác chính;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho các mục đích sử dụng.
- Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho các mục đích, gồm: sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, giao thông thủy, dịch vụ du lịch và các mục đích khác;
- Phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước mặt và tác động của điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển KT - XH để xác định các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1:100.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm hệ thống sông, hồ;
- Đặc điểm tài nguyên nước mưa;
- Đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt;
- Đặc điểm, diễn biến chất lượng nước mặt;
- Khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
- Các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 100.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 100.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1: 100.000.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp; danh mục đoạn sông, hồ, ao và công trình khai thác, sử dụng nước đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 01 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc mực nước, lưu lượng, mặt cắt sông, suối;
- Thuê phương tiện lấy mẫu chất lượng nước; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước mặt;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:100.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.1, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.1, Phần I của Thông tư này.
Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:100.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Kmđ, Ksl, Khc và Ktt;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 15. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 16. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
0,75
2
Tiến hành điều tra thực địa
9,13
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
2,20
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
0,30
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,53
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
3,68
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,58
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1,35
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,15
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,15
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 17. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,4
0,40
2
Bóng đèn điện tròn 100W
Cái
3,6
3,60
3
Dầu Diezel
Lít
-
-
4
Đĩa CD
Cái
6
3,60
5
Gáy xoắn khổ A4
Hộp
0,18
0,03
6
Giấy A4
Gram
3
0,75
7
Hộp đựng bút
Hộp
1,80
0,90
8
KhNu trang
Cái
-
1,00
9
Mực in A0
Hộp
0,09
-
10
Mực in A3
Hộp
0,18
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,09
-
12
Mực in A4
Hộp
0,45
0,03
13
Mực photocopy
Hộp
0,06
-
14
Xăng
Lít
-
8,00
15
Điện năng
KW
408,85
156,53
17
Vật liệu khác
%
7,16
7,28
2. Dụng cụ:
Bảng 18. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Ba lô
Cái
24
-
98,93
2
Bàn làm việc
Cái
96
65,40
24,73
3
Bình đựng nước uống
Cái
6
-
98,93
4
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
65,40
-
5
Camera kỹ thuật số
Cái
60
5,45
24,73
6
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
98,93
7
Máy Fax
Cái
60
16,35
-
8
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
24,73
9
Máy in A4 0,5Kw
Cái
60
16,35
-
10
Máy in đen trắng A3 0,5Kw
Cái
60
16,35
-
11
Máy scan A4 0,02Kw
Cái
60
16,35
-
12
Máy tính 0,6Kw
Cái
60
65,40
-
13
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
98,93
14
Ổ ghi CD 0,04 Kw
Cái
60
65,40
-
15
Phao cứu sinh
Chiếc
24
-
98,93
16
Phao đo lưu lượng
Chiếc
24
-
24,73
17
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
98,93
18
Quần áo mưa
Bộ
12
-
98,93
19
Thiết bị đun nước
Cái
60
16,35
-
20
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
98,93
21
USB
Cái
12
65,40
24,73
22
Dụng cụ khác
%
19,86
7,66
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 19. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU
Bộ
96
8,51
-
2
Máy chiếu
Cái
60
3,41
-
3
Máy đo dòng chảy cầm tay
Cái
120
-
17,03
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
120
-
17,03
5
Máy in màu A0
Cái
60
3,41
-
6
Máy phát điện
Cái
96
-
5,68
7
Máy photocopy
Cái
96
3,41
-
8
Máy scan A0
Cái
60
3,41
-
9
Máy scan A3
Cái
60
3,41
-
10
Máy tính xách tay
Cái
60
8,51
17,03
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
5,68
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên tính cho toàn bộ công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 20. Hệ số điều chỉnh định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị cho từng bước công việc của công tác điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:100.000
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,07
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,73
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,20
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
0,04
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,08
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
0,54
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,09
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,21
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,02
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,02
C. TỈ LỆ 1:50.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa: các sông có chiều dài ≥ 20km; các hồ chứa có dung tích ≥ 0,25triệu m3;
- Xác định tuyến điều tra, đánh giá trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000;
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra tại thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm, tình hình tài nguyên nước mặt tại các cơ quan ở địa phương vùng điều tra;
- Đi lộ trình điều tra tổng hợp theo các tuyến đã xác định dọc hai bên bờ sông, suối, bãi sông và tuyến vuông góc với sông, suối để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, đặc điểm hồ; các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết;
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm;
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Xử lý, chỉnh lý các kết quả điều tra;
- Tổng hợp kết quả điều tra thực địa, xây dựng sơ đồ, biểu bảng thống kê;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm, gồm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế của các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình, tỷ lệ 1:50.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra chi tiết ở từng đoạn sông, hồ và công trình khai thác, sử dụng đối với từng sông, hồ theo từng lưu vực sông, theo đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục đoạn sông, hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các công trình khai thác, sử dụng nước trên sông đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê, đánh giá tính đầy đủ, mức độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Thống kê, lập danh mục các thông tin, dữ liệu, tài liệu đã thu thập;
- Rà soát, lập kế hoạch triển khai dự án;
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
2.2. Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu đã thu thập và điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại các thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra và đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu, và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị;
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1: 50.000.
2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt:
- Phân tích, đánh giá các đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông, đặc điểm hồ chứa, ao hồ tự nhiên thuộc đối tượng điều tra theo các nhóm thông tin sau:
+ Các thông tin chung về số lượng, phạm vi phân bố, hướng chảy, diện tích, chiều dài, độ rộng, độ dốc, mật độ lưới sông của lưu vực; mô đun dòng chảy;
+ Đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông; các hiện tượng lũ, lũ quét; hiện trạng cạn kiệt, mất dòng, đổi dòng...;
+ Đặc trưng của hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số kỹ thuật của hồ chứa, các thông số đặc trưng của ao hồ tự nhiên; mục đích sử dụng, phạm vi cấp nước của hồ chứa, ao hồ tự nhiên; hiệu quả sử dụng của từng hồ chứa...;
+ Đặc điểm các yếu tố tự nhiên và các ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy như địa hình, thảm phủ thực vật, lớp phong hóa, hiện trạng sử dụng đất, các công trình khai thác, sử dụng nước và các yếu tố khác.
- Phân tích, đánh giá đặc điểm của tài nguyên nước mưa theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra về lượng mưa tháng, mùa, năm; phân bố lượng mưa theo thời gian và không gian; ảnh hưởng của chế độ mưa đến chế độ dòng chảy;
- Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá tổng lượng nước trung bình;
+ Xác định tổng lượng nước tương ứng với các mức bảo đảm khác nhau;
+ Đặc điểm, đặc trưng phân bố nguồn nước sông theo không gian;
+ Đặc điểm phân phối trong năm theo các tháng, mùa lũ, mùa kiệt;
+ Biến đổi tổng lượng nước trong thời kỳ nhiều năm;
+ Các đặc trưng dòng chảy trong mùa kiệt, tình hình hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông;
+ Đặc điểm, đặc trưng dòng chảy lũ: lưu lượng lũ lớn nhất, mô đun dòng chảy đỉnh lũ;
+ Đặc điểm nguồn nước của các hồ chứa; hồ, ao tự nhiên.
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, độ tổng khoáng hóa, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng triều, vùng ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình khai thác chính;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho các mục đích sử dụng.
- Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho các mục đích, gồm: sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, giao thông thủy, dịch vụ du lịch và các mục đích khác;
- Phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước mặt và tác động của điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển KT - XH để xác định các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1:50.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm hệ thống sông, hồ;
- Đặc điểm tài nguyên nước mưa;
- Đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt;
- Đặc điểm, diễn biến chất lượng nước mặt;
- Khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
- Các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 50.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 50.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1: 50.000.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp; danh mục đoạn sông, hồ, ao và công trình khai thác, sử dụng nước đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 01 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc mực nước, lưu lượng, mặt cắt sông, suối;
- Thuê phương tiện lấy mẫu chất lượng nước; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước mặt;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:50.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.1, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.1, Phần I của Thông tư này.
Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:50.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Kmđ, Ksl, Khc và Ktt;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 21. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 22. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
1,35
2
Tiến hành điều tra thực địa
16,43
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
3,96
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
0,54
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,95
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
6,62
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1,04
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
2,43
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,27
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,27
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 23. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,5
0,5
2
Bóng đèn điện tròn 100W
Cái
7,2
7,2
3
Dầu Diezel
Lít
-
1,5
4
Đĩa CD
Cái
12
7,2
5
Gáy xoắn khổ A4
Hộp
0,36
0,06
6
Giấy A4
Gram
6
1,5
7
Hộp đựng bút
Hộp
3,6
1,8
8
KhNu trang
Cái
-
2
9
Mực in A0
Hộp
0,18
-
10
Mực in A3
Hộp
0,36
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,18
-
12
Mực in A4
Hộp
0,9
0,06
13
Mực photocopy
Hộp
0,12
-
14
Xăng
Lít
-
8
15
Điện năng
KW
735,92
281,75
16
Vật liệu khác
%
7,16
7,28
2. Dụng cụ:
Bảng 24. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Ba lô
Cái
24
-
178,08
2
Bàn làm việc
Cái
96
117,72
44,52
3
Bình đựng nước uống
Cái
6
-
178,08
4
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
117,72
-
5
Camera kỹ thuật số
Cái
60
9,81
44,52
6
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
178,08
7
Máy Fax
Cái
60
29,43
-
8
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
44,52
9
Máy in A4 0,5Kw
Cái
60
29,43
-
10
Máy in đen trắng A3 0,5Kw
Cái
60
29,43
-
11
Máy scan A4 0,02Kw
Cái
60
29,43
-
12
Máy tính 0,6Kw
Cái
60
117,72
-
13
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
178,08
14
Ổ ghi CD 0,04 Kw
Cái
60
117,72
-
15
Phao cứu sinh
Chiếc
24
-
178,08
16
Phao đo lưu lượng
Chiếc
24
-
44,52
17
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
178,08
18
Quần áo mưa
Bộ
12
-
178,08
19
Thiết bị đun nước
Cái
60
29,43
-
20
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
178,08
21
USB
Cái
12
117,72
44,52
22
Dụng cụ khác
%
19,86
7,66
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 25. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU
Bộ
96
19,15
-
2
Máy chiếu
Cái
60
7,66
-
3
Máy đo dòng chảy cầm tay
Cái
120
-
38,32
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
120
-
38,32
5
Máy in màu A0
Cái
60
7,66
-
6
Máy phát điện
Cái
96
-
12,77
7
Máy photocopy
Cái
96
7,66
-
8
Máy scan A0
Cái
60
7,66
-
9
Máy scan A3
Cái
60
7,66
-
10
Máy tính xách tay
Cái
60
19,15
38,32
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
12,77
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên tính cho toàn bộ công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 26. Hệ số điều chỉnh định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị cho từng bước công việc của công tác điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:50.000
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,07
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,73
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,20
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
0,04
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,08
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
0,55
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,09
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,20
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,02
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,02
D. TỈ LỆ 1:25.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa là tất cả các sông có chiều dài >10km, các hồ chứa có dung tích ≥ 0,1triệu m3;
- Xác định tuyến điều tra, đánh giá trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000;
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra tại thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm, tình hình tài nguyên nước mặt tại các cơ quan ở địa phương vùng điều tra;
- Đi lộ trình điều tra tổng hợp theo các tuyến đã xác định dọc hai bên bờ sông, suối, bãi sông và tuyến vuông góc với sông, suối để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, đặc điểm hồ; các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết;
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm;
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Xử lý, chỉnh lý các kết quả điều tra;
- Tổng hợp kết quả điều tra thực địa, xây dựng sơ đồ, biểu bảng thống kê;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm, gồm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế của các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình, tỷ lệ 1:25.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra chi tiết ở từng đoạn sông, hồ và công trình khai thác, sử dụng đối với từng sông, hồ theo từng lưu vực sông, theo đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục đoạn sông, hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các công trình khai thác, sử dụng nước trên sông đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê, đánh giá tính đầy đủ, mức độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Thống kê, lập danh mục các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Rà soát, lập kế hoạch triển khai dự án;
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
2.2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại các thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra và đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị;
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1: 25.000.
2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt:
- Phân tích, đánh giá các đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông, đặc điểm hồ chứa, ao hồ tự nhiên thuộc đối tượng điều tra theo các nhóm thông tin sau:
+ Các thông tin chung về số lượng, phạm vi phân bố, hướng chảy, diện tích, chiều dài, độ rộng, độ dốc, mật độ lưới sông của lưu vực; mô đun dòng chảy;
+ Đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông; các hiện tượng lũ, lũ quét; hiện trạng cạn kiệt, mất dòng, đổi dòng...;
+ Đặc trưng của hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các yếu tố liên quan, gồm: các thông số kỹ thuật của hồ chứa, các thông số đặc trưng của ao hồ tự nhiên; mục đích sử dụng, phạm vi cấp nước của hồ chứa, ao hồ tự nhiên; hiệu quả sử dụng của từng hồ chứa...;
+ Đặc điểm các yếu tố tự nhiên và các ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy như địa hình, thảm phủ thực vật, lớp phong hóa, hiện trạng sử dụng đất, các công trình khai thác, sử dụng nước và các yếu tố khác.
- Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến của tài nguyên nước mưa theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra về lượng mưa tháng, mùa, năm; phân bố lượng mưa theo thời gian và không gian; ảnh hưởng của chế độ mưa đến chế độ dòng chảy;
- Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá tổng lượng nước trung bình;
+ Xác định tổng lượng nước tương ứng với các mức bảo đảm khác nhau;
+ Đặc điểm, đặc trưng phân bố nguồn nước sông theo không gian;
+ Đặc điểm phân phối trong năm theo các tháng, mùa lũ, mùa kiệt;
+ Biến đổi tổng lượng nước trong thời kỳ nhiều năm;
+ Các đặc trưng dòng chảy trong mùa kiệt, tình hình hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông;
+ Đặc điểm, đặc trưng dòng chảy lũ: lưu lượng lũ lớn nhất, mô đun dòng chảy đỉnh lũ;
+ Đặc điểm nguồn nước của các hồ chứa; hồ, ao tự nhiên;
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, độ tổng khoáng hóa, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng triều, vùng ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình khai thác chính;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho các mục đích sử dụng.
- Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho các mục đích, gồm: sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, giao thông thủy, dịch vụ du lịch và các mục đích khác;
- Phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước mặt và tác động của điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển KT - XH để xác định các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1:25.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm hệ thống sông, hồ;
- Đặc điểm tài nguyên nước mưa;
- Đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt;
- Đặc điểm, diễn biến chất lượng nước mặt;
- Khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
- Các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 25.000;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, tỷ lệ 1: 25.000;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, tỷ lệ 1: 25.000.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp; danh mục đoạn sông, hồ, ao và công trình khai thác, sử dụng nước đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 01 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc mực nước, lưu lượng, mặt cắt sông, suối;
- Thuê phương tiện lấy mẫu chất lượng nước; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước mặt;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:25.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.1, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.1, Phần I của Thông tư này.
Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:25.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Kmđ, Ksl, Khc và Ktt;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 27. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 28. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
4,35
2
Tiến hành điều tra thực địa
52,93
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
12,76
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
1,74
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
3,05
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
21,32
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
3,34
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
7,83
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,87
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,87
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 29. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,8
0,8
2
Bóng đèn điện tròn 100W
Cái
21,6
21,6
3
Dầu Diezel
Lít
-
1,5
4
Đĩa CD
Cái
18
21,6
5
Gáy xoắn khổ A4
Hộp
1,08
0,18
6
Giấy A4
Gram
18
4,5
7
Hộp đựng bút
Hộp
10,8
5,4
8
KhNu trang
Cái
-
6
9
Mực in A0
Hộp
0,54
-
10
Mực in A3
Hộp
1,08
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,54
-
12
Mực in A4
Hộp
2,7
0,18
13
Mực photocopy
Hộp
0,36
-
14
Xăng
Lít
-
8
15
Điện năng
KW
2.371,31
907,85
16
Vật liệu khác
%
7,16
7,28
2. Dụng cụ:
Bảng 30. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Ba lô
Cái
24
-
573,80
2
Bàn làm việc
Cái
96
379,33
143,45
3
Bình đựng nước uống
Cái
6
-
573,80
4
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
379,33
-
5
Camera kỹ thuật số
Cái
60
31,61
143,45
6
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
573,80
7
Máy Fax
Cái
60
94,83
-
8
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
143,45
9
Máy in A4 0,5KW
Cái
60
94,83
-
10
Máy in đen trắng A3 0,5KW
Cái
60
94,83
-
11
Máy scan A4 0,02KW
Cái
60
94,83
-
12
Máy tính 0,6KW
Cái
60
379,33
-
13
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
573,80
14
Ổ ghi CD 0,04 Kw
Cái
60
379,33
-
15
Phao cứu sinh
Chiếc
24
-
573,80
16
Phao đo lưu lượng
Chiếc
24
-
143,45
17
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
573,80
18
Quần áo mưa
Bộ
12
-
573,80
19
Thiết bị đun nước
Cái
60
94,83
-
20
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
573,80
21
USB
Cái
12
379,33
143,45
22
Dụng cụ khác
%
19,86
7,66
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 31. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNM tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU
Bộ
96
59,59
-
2
Máy chiếu
Cái
60
23,84
-
3
Máy đo dòng chảy cầm tay
Cái
120
-
119,21
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
120
-
119,21
5
Máy in màu A0
Cái
60
23,84
-
6
Máy phát điện
Cái
96
-
39,74
7
Máy photocopy
Cái
96
23,84
-
8
Máy scan A0
Cái
60
23,84
-
9
Máy scan A3
Cái
60
23,84
-
10
Máy tính xách tay
Cái
60
59,59
119,21
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
39,74
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên toàn bộ công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 32. Hệ số điều chỉnh định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị cho từng bước công việc của công tác điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:25.000
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,07
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,74
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,20
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNM
0,04
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,08
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt
0,55
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,09
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,20
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,02
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,02
Chương II
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
A. TỶ LỆ 1:200.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa với mật độ điểm điều tra là 0,75 điểm/km2 trong vùng điều tra, gồm:
+ Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan;
+ Xác định khối lượng công việc thực địa;
+ Xác định ranh giới giữa các thành tạo địa chất chủ yếu, các đứt gãy có trong khu vực trên bản đồ;
+ Xác định phạm vi phân bố trên bản đồ của các phức hệ chứa nước lớn, chứa nước yếu và cách nước có trong vùng điều tra.
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm tài nguyên nước dưới đất tại các cơ quan liên quan trong vùng điều tra;
- Đi lộ trình điều tra tổng hợp theo tuyến dọc các ranh giới giữa các phức hệ chứa nước lớn, dọc các đứt gãy kiến tạo, vuông góc với những cấu trúc chứa nước lớn để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng các hệ chứa nước, cách nước; các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất; tổng quan tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết, gồm:
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về các đặc điểm khái quát, đặc trưng của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước lớn và của các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về phạm vi và diện tích phân bố của lớp phủ thực vật;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về một số yếu tố, hoạt động ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất;
+ Xác định vị trí cần tiến hành khoan địa chất thủy văn, bơm nước, múc nước, đổ nước thí nghiệm, lấy mẫu nước, đo địa vật lý, đo trắc địa, quan trắc nước dưới đất;
+ Xác định, khoanh vùng các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết.
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm, gồm:
+ Các phức hệ chứa nước, cách nước chủ yếu;
+ Vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Xác định tọa độ, vị trí hành chính, vị trí trên bản đồ; điều tra sơ bộ chất lượng nước về màu, mùi, nhiệt độ; xác định thành phần, mức độ nứt nẻ của đất đá; đặc điểm địa hình, địa mạo, chiều dày và đặc điểm của lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật; chiều sâu mực nước tĩnh; địa tầng khai thác nước; lưu lượng, hoặc chế độ khai thác, mực nước động tại các nguồn lộ.
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Xử lý, chỉnh lý tổng hợp các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa, sơ đồ, biểu bảng thống kê, tổng hợp kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm, gồm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế của các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp và điều tra chi tiết và công trình khai thác, sử dụng nước chủ yếu theo đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê, đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Xác định các thông tin, dữ liệu còn thiếu cần thu thập bổ sung;
- Giao nhiệm vụ điều tra, đánh giá cho các nhóm thực hiện.
2.2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại các thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị, gồm:
+ Lập danh mục các phức hệ chứa nước, cách nước;
+ Lập danh mục vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Lập danh mục vùng cấp, miền thoát nước tự nhiên;
+ Lập danh mục giếng khoan, giếng đào khai thác nước dưới đất;
+ Lập danh mục nguồn lộ;
+ Lập danh mục hang động karst;
+ Lập các loại đồ thị diễn biến hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất theo thời gian; đồ thị biểu diễn thành phần hóa học, chất lượng nước; đồ thị dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất của các khu vực trong tương lai.
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước dưới đất, gồm:
+ Sơ đồ phân bố các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước và phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực cung cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất;
+ Sơ đồ phân bố các công trình khai thác, điểm lộ, hang động karst;
+ Sơ đồ diện phân bố và chiều dày của lớp vỏ phong hóa;
+ Sơ đồ diện phân bố lớp phủ thực vật.
2.3. Phân tích đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất:
- Phân tích, đánh giá khái quát đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Diện tích phân bố, thành phần đất đá chủ yếu, chiều sâu thế nằm, chiều sâu phân bố trên mặt cắt, nguồn gốc đất đá; diện tích chủ yếu tại một số đơn vị hành chính;
+ Đặc tính nứt nẻ; sơ bộ khả năng chứa nước;
+ Đặc tính thủy lực chủ yếu;
+ Đặc điểm vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Đặc điểm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đặc điểm thủy lực;
+ Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nước.
- Phân tích, đánh giá và sơ bộ phân vùng mức độ chứa nước của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Phân vùng miền cấp, miền thoát;
+ Phân vùng đẳng chiều sâu mực nước, độ cao cột áp lực;
+ Phân vùng đẳng bề dày, đẳng đặc tính thấm của lớp đất đá đới thông khí;
+ Phân vùng đẳng đặc tính thấm của các cấu trúc chứa nước lớn, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Phân vùng phân bố chủ yếu của lớp phủ thực vật.
- Phân tích, đánh giá khái quát và xác định những đặc trung cơ bản của trữ lượng động, tĩnh nước dưới đất theo cấu trúc chứa nước, vùng điều tra và đơn vị hành chính, gồm:
+ Tổng trữ lượng, trữ lượng động, tĩnh của nước dưới đất;
+ Diễn biến trữ lượng theo không gian, thời gian;
+ Đặc điểm các công trình, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trữ lượng nước dưới đất;
+ Đánh giá khái quát khả năng khai thác của nguồn nước dưới đất.
- Phân tích, đánh giá và phân vùng đẳng mô đun dòng ngầm, lượng cung cấp thấm trung bình năm, mùa kiệt, ba tháng kiệt và tháng kiệt nhất cho vùng điều tra;
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản, độ tổng khoáng hóa; loại hình hóa học chủ yếu của nước dưới đất; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho mục đích khác nhau.
- Đánh giá khái quát khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, cấp nước cho các đô thị, các khu vực trọng điểm về KTXH; đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nước dưới đất cho từng ngành, từng lĩnh vực theo đơn vị hành chính.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các loại bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ, gồm:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:200.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất;
- Hiện trạng và diễn biến tài nguyên nước dưới đất;
- Đặc điểm chất lượng nước dưới đất.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:200.000;
- Các bản vẽ, mặt cắt khác.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp, chi tiết theo cấu trúc chứa nước và đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 02 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc, khoan, bơm hút nước thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước dưới đất;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Khc và Kct;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 33. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 34. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
0,33
2
Tiến hành điều tra thực địa
3,70
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,27
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
0,17
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,32
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
0,85
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,17
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,75
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,09
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,08
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 35. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,20
0,20
2
Bìa mầu A4
Gram
0,36
0,18
3
Bút bi
Cái
0,90
0,45
4
Bút kim
Cái
0,90
0,45
5
Bút nhớ dòng (highlight)
Cái
0,90
0,45
6
Bút xoá
Cái
1,00
0,50
7
Dầu Diezel
Lít
0,30
1,50
8
Giấy A4
Gram
1,00
0,25
9
Mực in A0
Hộp
0,01
-
10
Mực in A3
Hộp
0,01
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,01
-
12
Mực in A4
Hộp
0,06
-
13
Mực in phun màu
Hộp
0,01
-
14
Mực photocopy
Hộp
0,01
-
15
Sổ ghi chép
Quyển
0,50
0,20
16
Xăng
Lít
-
8,00
17
Điện năng
KW
140,70
57,23
18
Vật liệu khác
%
11
19
2. Dụng cụ:
Bảng 36. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bình cứu hoả
Bình
24
14,37
-
2
Ba lô
Cái
24
-
88,51
3
Bàn làm việc
Cái
96
57,47
22,13
4
Bình đựng nước uống
Bình
6
-
88,51
5
Bộ đo mực nước giếng khoan
Bộ
96
-
22,13
6
Bộ dụng cụ đo mực nước di chuyển bằng điện
Cái
24
-
22,13
7
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
57,47
-
8
Camera kỹ thuật số
Cái
60
4,79
22,13
9
Đèn neon sạc điện
Cái
12
-
22,13
10
Êke
Bộ
24
14,37
7,38
11
Ghế văn phòng
Cái
96
57,47
22,13
12
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
88,51
13
Máy Fax
Cái
60
14,37
-
14
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
22,13
15
Máy in A4 0,5Kw
Cái
60
14,37
-
16
Máy in đen trắng A3 0,5KW
Cái
60
4,79
-
17
Máy scan A4 0,02KW
Cái
60
14,37
7,38
18
Máy tính 0,6KW
Cái
60
57,47
-
19
Máy tính bỏ túi
Cái
60
57,47
22,13
20
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
88,51
21
Ổ ghi CD 0,04 KW
Cái
60
57,47
-
22
Ổn áp 10A
Cái
96
14,37
-
23
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
88,51
24
Quần áo mưa
Bộ
12
-
88,51
25
Thiết bị đun nước
Cái
60
14,37
-
26
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
88,51
27
USB
Cái
12
57,47
22,13
28
Dụng cụ khác
%
15,8
11,25
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 37. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:200.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 Kw
Bộ
96
3,60
-
2
Máy chiếu 0,5KW
Cái
60
1,44
-
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
60
-
7,66
5
Máy in màu A0 - 0,8KW
Cái
60
1,44
-
6
Máy phát điện 5KW
Cái
96
-
2,55
7
Máy Photocopy - 1KW
Cái
96
1,44
-
8
Máy scan A0 - 2KW
Cái
60
1,44
-
9
Máy Scan A3 - 0,5KW
Cái
60
1,44
-
10
Máy tính xách tay - 0,04KW
Cái
60
3,60
7,66
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
2,55
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên tính cho toàn bộ công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 38. Hệ số điều chỉnh định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị cho từng bước công việc của công tác điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:200.000
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,08
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,86
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,06
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
0,07
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,13
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
0,35
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,07
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,31
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,04
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,03
B. TỶ LỆ 1:100.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa với mật độ điểm điều tra là 1,5 điểm/km2 trong vùng điều tra, gồm:
+ Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan;
+ Xác định khối lượng công việc thực địa;
+ Xác định ranh giới giữa các thành tạo địa chất chủ yếu, các đứt gãy có trong khu vực trên bản đồ;
+ Xác định phạm vi phân bố trên bản đồ của các phức hệ chứa nước lớn, chứa nước yếu và cách nước có trong vùng điều tra.
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm tài nguyên nước dưới đất tại các cơ quan liên quan trong vùng điều tra;
- Đi lộ trình điều tra tổng hợp đi theo tuyến dọc các ranh giới giữa các phức hệ chứa nước lớn, dọc các đứt gãy kiến tạo, vuông góc với những cấu trúc chứa nước lớn để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng các hệ chứa nước, cách nước; các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất; tổng quan tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết, gồm:
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về các đặc điểm khái quát, đặc trưng của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về các phạm vi và diện tích phân bố của lớp phủ thực vật;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về một số yếu tố, hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất;
+ Xác định vị trí cần tiến hành khoan địa chất thủy văn, bơm nước, múc nước, đổ nước thí nghiệm, lấy mẫu nước, đo địa vật lý, đo trắc địa, quan trắc nước dưới đất;
+ Xác định, khoanh vùng các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết.
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm, gồm:
+ Các phức hệ chứa, cách nước chủ yếu;
+ Vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Xác định tọa độ, vị trí hành chính, xác định vị trí trên bản đồ; điều tra sơ bộ chất lượng nước về màu, mùi, nhiệt độ; xác định thành phần, mức độ nứt nẻ của đất đá; đặc điểm địa hình, địa mạo, chiều dày và đặc điểm của lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật; chiều sâu mực nước tĩnh; địa tầng khai thác nước; lưu lượng, hoặc chế độ khai thác, mực nước động tại các nguồn lộ.
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Xử lý, chỉnh lý tổng hợp các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa, sơ đồ, biểu bảng thống kê, tổng hợp kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm, gồm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế của các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp và điều tra chi tiết và công trình khai thác, sử dụng nước chủ yếu theo đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê, đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của các tài liệu đã thu thập;
- Xác định các thông tin, dữ liệu, tài liệu còn thiếu cần thu thập bổ sung;
- Giao nhiệm vụ điều tra, đánh giá cho các nhóm thực địa.
2.2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại, các thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị, gồm:
+ Lập danh mục các phức hệ chứa nước, cách nước;
+ Lập mục vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Lập danh mục vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Lập danh mục giếng khoan, giếng đào khai thác nước dưới đất;
+ Lập danh mục nguồn lộ;
+ Lập danh mục hang động karst;
+ Lập các loại đồ thị diễn biến hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất theo thời gian; đồ thị biểu diễn thành phần hóa học, chất lượng nước; đồ thị dự báo nhu cầu
sử dụng nước dưới đất của các khu vực trong tương lai.
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước dưới đất, gồm:
+ Sơ đồ phân bố các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước và phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực cung cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất;
+ Sơ đồ phân bố các công trình khai thác, điểm lộ, hang karst;
+ Sơ đồ diện phân bố và chiều dày của lớp vỏ phong hóa;
+ Sơ đồ diện phân bố lớp phủ thực vật.
2.3. Phân tích đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất:
- Phân tích, đánh giá khái quát các đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Diện tích phân bố, thành phần đất đá chủ yếu, chiều sâu thế nằm, chiều sâu phân bố trên mặt cắt, nguồn gốc đất đá; diện tích chủ yếu tại một số đơn vị hành chính;
+ Đặc tính nứt nẻ; sơ bộ khả năng chứa nước;
+ Đặc tính thủy lực chủ yếu;
+ Đặc điểm vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Đặc điểm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đặc điểm thủy lực;
+ Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nước.
- Phân tích, xác định và phân vùng mức độ chứa nước của các cấu trúc chứa nước lớn, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước chủ yếu thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Phân vùng miền cấp, miền thoát;
+ Phân vùng đẳng chiều sâu mực nước, độ cao cột áp lực;
+ Phân vùng đẳng bề dày, đẳng đặc tính thấm của lớp đất đá đới thông khí;
+ Phân vùng đẳng đặc tính thấm của các cấu trúc chứa nước lớn, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Phân vùng phân bố chủ yếu của lớp phủ thực vật.
- Phân tích, đánh giá khái quát và xác định những đặc trung cơ bản của trữ lượng động, tĩnh nước dưới đất theo cấu trúc chứa nước, vùng điều tra và đơn vị hành chính, gồm:
+ Tổng trữ lượng, trữ lượng động, tĩnh của nước dưới đất;
+ Diễn biến trữ lượng theo không gian, thời gian;
+ Đặc điểm các công trình, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trữ lượng nước dưới đất;
+ Đánh giá khái quát khả năng khai thác của nguồn nước dưới đất.
- Phân tích, đánh giá và sơ bộ phân vùng đẳng mô đun dòng ngầm, lượng cung cấp thấm trung bình năm, mùa kiệt, ba tháng kiệt và tháng kiệt nhất cho vùng điều tra;
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản, độ tổng khoáng hóa; loại hình hóa học chủ yếu của nước dưới đất; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho mục đích khác nhau.
- Đánh giá khái quát khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, cấp nước cho các đô thị, các khu vực trọng điểm về KTXH; đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nước dưới đất cho từng ngành, từng lĩnh vực theo đơn vị hành chính.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các loại bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ, gồm:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:100.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất;
- Hiện trạng và diễn biến tài nguyên nước dưới đất;
- Đặc điểm chất lượng nước dưới đất.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:100.000;
- Các bản vẽ, mặt cắt khác.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp, chi tiết theo cấu trúc chứa nước và đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện các báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo chuyên đề và các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm.
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 02 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc, khoan, bơm hút nước thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước dưới đất;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Khc và Kct;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 39. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 40. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
0,55
2
Tiến hành điều tra thực địa
6,17
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,46
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
0,40
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,73
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
1,95
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,38
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1,73
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,22
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,18
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 41. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,4
0,4
2
Bìa mầu A4
Gram
0,90
0,45
3
Bút bi
Cái
2,25
1,13
4
Bút kim
Cái
2,25
1,13
5
Bút nhớ dòng (highlight)
Cái
2,25
1,13
6
Bút xoá
Cái
2,50
1,25
7
Dầu Diezel
Lít
0,75
3,75
8
Giấy A4
Gram
2,50
0,63
9
Mực in A0
Hộp
0,03
-
10
Mực in A3
Hộp
0,03
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,03
-
12
Mực in A4
Hộp
0,50
0,10
13
Mực in phun màu
Hộp
0,03
-
14
Mực photocopy
Hộp
0,03
-
15
Sổ ghi chép
Quyển
1,25
0,50
16
Xăng
Lít
-
20,00
17
Điện năng
KW
351,74
143,08
18
Vật liệu khác
%
11
19
2. Dụng cụ:
Bảng 42. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bình cứu hoả
Bình
24
28,74
-
2
Ba lô
Cái
24
-
177,02
3
Bàn làm việc
Cái
96
114,94
44,25
4
Bình đựng nước uống
Bình
6
-
177,02
5
Bộ đo mực nước giếng khoan
Bộ
96
-
44,25
6
Bộ dụng cụ đo mực nước di chuyển bằng điện
Cái
24
-
44,25
7
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
114,94
-
8
Camera kỹ thuật số
Cái
60
9,58
44,25
9
Đèn neon sạc điện
Cái
12
-
44,25
10
Êke
Bộ
24
28,74
14,75
11
Ghế văn phòng
Cái
96
114,94
44,25
12
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
177,02
13
Máy Fax
Cái
60
28,74
-
14
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
44,25
15
Máy in A4 0,5KW
Cái
60
28,74
-
16
Máy in đen trắng A3 0,5KW
Cái
60
9,58
-
17
Máy scan A4 0,02KW
Cái
60
28,74
14,75
18
Máy tính 0,6KW
Cái
60
114,94
-
19
Máy tính bỏ túi
Cái
60
114,94
44,25
20
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
177,02
21
Ổ ghi CD 0,04 KW
Cái
60
114,94
-
22
Ổn áp 10A
Cái
96
28,74
-
23
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
177,02
24
Quần áo mưa
Bộ
12
-
177,02
25
Thiết bị đun nước
Cái
60
28,74
-
26
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
177,02
27
USB
Cái
12
114,94
44,25
28
Dụng cụ khác
%
5,91
6,54
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 43. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:100.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 Kw
Bộ
96
7,21
-
2
Máy chiếu 0,5KW
Cái
60
2,88
-
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
60
-
15,32
5
Máy in màu A0 - 0,8KW
Cái
60
2,88
-
6
Máy phát điện 5KW
Cái
96
-
5,11
7
Máy photocopy - 1KW
Cái
96
2,88
-
8
Máy scan A0 - 2KW
Cái
60
2,88
-
9
Máy scan A3 - 0,5KW
Cái
60
2,88
-
10
Máy tính xách tay - 0,04KW
Cái
60
7,21
15,32
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
5,11
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên tính cho công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 44. Hệ số điều chỉnh định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị cho từng bước công việc của công tác điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:100.000
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,08
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,86
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,06
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
0,07
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,13
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
0,35
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,07
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,31
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,04
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,03
C. TỶ LỆ 1:50.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa với mật độ điểm điều tra là 3 điểm/km2 trong vùng điều tra, gồm:
+ Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan;
+ Xác định khối lượng công việc sẽ thực hiện;
+ Xác định ranh giới giữa các thành tạo địa chất chủ yếu, các đứt gãy có trong khu vực trên bản đồ;
+ Xác định phạm vi phân bố trên bản đồ của các phức hệ, tầng chứa nước, chứa nước yếu và cách nước có trong vùng điều tra.
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm tài nguyên nước dưới đất tại các cơ quan liên quan trong vùng điều tra;
- Đi lộ trình điều tra tổng hợp đi theo tuyến dọc các ranh giới giữa các phức hệ chứa nước lớn, dọc các đứt gãy kiến tạo, vuông góc với những cấu trúc chứa nước lớn để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng các hệ chứa nước, cách nước; các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất; tổng quan tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết, gồm:
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về các đặc điểm khái quát, đặc trưng của cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về các phạm vi và diện tích phân bố của lớp phủ thực vật;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về một số yếu tố, hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất;
+ Xác định vị trí cần tiến hành khoan địa chất thủy văn, bơm nước, múc nước, đổ nước thí nghiệm, lấy mẫu nước, đo địa vật lý, đo trắc địa, điểm quan trắc nước dưới đất;
+ Xác định, khoanh vùng các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết.
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm, gồm:
+ Các phức hệ chứa nước, cách nước chủ yếu;
+ Vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Xác định tọa độ vị trí hành chính, vị trí trên bản đồ; điều tra sơ bộ chất lượng nước về màu, mùi, nhiệt độ; xác định thành phần, mức độ nứt nẻ của đất đá; đặc điểm địa hình, địa mạo, chiều dày và đặc điểm của lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật; chiều sâu mực nước tĩnh; địa tầng khai thác nước; lưu lượng, hoặc chế độ khai thác, mực nước động tại các nguồn lộ;
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Xử lý, chỉnh lý tổng hợp các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa, sơ đồ, biểu bảng thống kê, tổng hợp kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm, gồm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế của các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp và điều tra chi tiết và công trình khai thác, sử dụng nước chủ yếu theo đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê; đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Xác định các thông tin, dữ liệu, tài liệu còn thiếu cần thu thập bổ sung;
- Giao nhiệm vụ điều tra, đánh giá cho các nhóm thực hiện.
2.2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại, các thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị, gồm:
+ Lập danh mục các phức hệ chứa nước, cách nước;
+ Lập mục vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Lập danh mục vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Lập danh mục giếng khoan, giếng đào khai thác nước dưới đất;
+ Lập danh mục nguồn lộ;
+ Lập danh mục hang động karst;
+ Lập các loại đồ thị diễn biến hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất theo thời gian; đồ thị biểu diễn thành phần hóa học, chất lượng nước; đồ thị dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất của các khu vực trong tương lai.
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước dưới đất, gồm:
+ Sơ đồ phân bố các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước và phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực cung cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất;
+ Sơ đồ phân bố các công trình khai thác, điểm lộ, hang động karst;
+ Sơ đồ diện phân bố và chiều dày của lớp vỏ phong hóa;
+ Sơ đồ diện phân bố lớp phủ thực vật.
2.3. Phân tích đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất:
- Phân tích, đánh giá khái quát đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Diện tích phân bố, thành phần đất đá chủ yếu, chiều sâu thế nằm, chiều sâu phân bố trên mặt cắt, nguồn gốc đất đá; diện tích chủ yếu tại một số đơn vị hành chính;
+ Đặc tính nứt nẻ; sơ bộ khả năng chứa nước;
+ Đặc tính thủy lực chủ yếu;
+ Đặc điểm vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Đặc điểm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đặc điểm thủy lực;
+ Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nước.
- Phân tích, đánh giá và sơ bộ phân vùng mức độ chứa nước của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Phân vùng miền cấp, miền thoát;
+ Phân vùng đẳng chiều sâu mực nước, độ cao cột áp lực;
+ Phân vùng đẳng bề dày, đẳng đặc tính thấm của lớp đất đá đới thông khí;
+ Phân vùng đẳng đặc tính thấm của các cấu trúc chứa nước lớn, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Phân vùng phân bố chủ yếu của lớp phủ thực vật.
- Phân tích, đánh giá khái quát và xác định những đặc trung cơ bản của trữ lượng động, tĩnh nước dưới đất theo cấu trúc chứa nước, vùng điều tra và đơn vị hành chính, gồm:
+ Tổng trữ lượng, trữ lượng động, tĩnh của nước dưới đất;
+ Diễn biến trữ lượng theo không gian, thời gian;
+ Đặc điểm các công trình, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trữ lượng nước dưới đất;
+ Đánh giá khái quát khả năng khai thác của nguồn nước dưới đất.
- Phân tích, đánh giá và phân vùng đẳng mô đun dòng ngầm, lượng cung cấp thấm trung bình năm, mùa kiệt, ba tháng kiệt và tháng kiệt nhất cho vùng điều tra;
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản, độ tổng khoáng hóa; loại hình hóa học chủ yếu của nước dưới đất; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho mục đích khác nhau.
- Đánh giá khái quát khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, cấp nước cho các đô thị, các khu vực trọng điểm về KTXH; đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nước dưới đất cho từng ngành, từng lĩnh vực theo đơn vị hành chính.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các loại bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ, gồm:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:50.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất;
- Hiện trạng và diễn biến tài nguyên nước dưới đất;
- Đặc điểm chất lượng nước dưới đất.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:50.000;
- Các bản vẽ, mặt cắt khác.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp, chi tiết theo cấu trúc chứa nước và đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 02 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc, khoan, bơm hút nước thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước dưới đất;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Khc và Kct;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 45. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 46. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
1,23
2
Tiến hành điều tra thực địa
13,88
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
1,02
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
0,90
2
Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa theo nội dung đánh giá
1,64
3
Phân tích đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
4,38
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,86
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
3,89
6
Kiểm tra, nghiệm thu
0,49
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,41
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 47. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,60
0,60
2
Bìa mầu A4
Gram
1,62
0,81
3
Bút bi
Cái
4,05
2,03
4
Bút kim
Cái
4,05
2,03
5
Bút nhớ dòng (highlight)
Cái
4,05
2,03
6
Bút xoá
Cái
4,50
2,25
7
Dầu Diezel
Lít
1,35
6,75
8
Giấy A4
Gram
4,50
1,13
9
Mực in A0
Hộp
0,05
-
10
Mực in A3
Hộp
0,05
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,05
-
12
Mực in A4
Hộp
1,80
-
13
Mực in phun màu
Hộp
0,05
-
14
Mực photocopy
Hộp
0,05
-
15
Sổ ghi chép
Quyển
2,25
0,90
16
Xăng
Lít
-
36,00
17
Điện năng
KW
633,14
257,55
18
Vật liệu khác
%
11
19
2. Dụng cụ:
Bảng 48. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bình cứu hoả
Bình
24
64,65
-
2
Ba lô
Cái
24
-
398,29
3
Bàn làm việc
Cái
96
258,62
99,57
4
Bình đựng nước uống
Bình
6
-
398,29
5
Bộ đo mực nước giếng khoan
Bộ
96
-
99,57
6
Bộ dụng cụ đo mực nước di chuyển bằng điện
Cái
24
-
99,57
7
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
258,62
-
8
Camera kỹ thuật số
Cái
60
21,55
99,57
9
Đèn neon sạc điện
Cái
12
-
99,57
10
Êke
Bộ
24
64,65
33,19
11
Ghế văn phòng
Cái
96
258,62
99,57
12
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
398,29
13
Máy Fax
Cái
60
64,65
-
14
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
99,57
15
Máy in A4 0,5Kw
Cái
60
64,65
-
16
Máy in đen trắng A3 0,5Kw
Cái
60
21,55
-
17
Máy scan A4 0,02Kw
Cái
60
64,65
33,19
18
Máy tính 0,6Kw
Cái
60
258,62
-
19
Máy tính bỏ túi
Cái
60
258,62
99,57
20
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
398,29
21
Ổ ghi CD 0,04 Kw
Cái
60
258,62
-
22
Ổn áp 10A
Cái
96
64,65
-
23
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
398,29
24
Quần áo mưa
Bộ
12
-
398,29
25
Thiết bị đun nước
Cái
60
64,65
-
26
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
398,29
27
USB
Cái
12
258,62
99,57
28
Dụng cụ khác
%
5,91
6,54
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 49. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:50.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 Kw
Bộ
96
16,22
-
2
Máy chiếu 0,5KW
Cái
60
6,49
-
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
60
-
34,47
5
Máy in màu A0 - 0,8KW
Cái
60
6,49
-
6
Máy phát điện 5KW
Cái
96
-
11,49
7
Máy photocopy - 1KW
Cái
96
6,49
-
8
Máy scan A0 - 2KW
Cái
60
6,49
-
9
Máy scan A3 - 0,5KW
Cái
60
6,49
-
10
Máy tính xách tay - 0,04KW
Cái
60
16,22
34,47
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
11,49
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên tính cho toàn bộ công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 50. Hệ số điều chỉnh mức cho từng bước công việc
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,08
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,86
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,06
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
0,07
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,13
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
0,35
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,07
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,31
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,04
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,03
D. TỶ LỆ 1:25.000
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Công tác ngoại nghiệp:
1.1. Chuẩn bị:
- Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
- Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa với mật độ điểm điều tra là 6 điểm/km2 trong vùng điều tra, gồm:
+ Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan;
+ Xác định khối lượng công việc sẽ thực hiện;
+ Xác định ranh giới giữa các thành tạo địa chất chủ yếu, các đứt gãy có trong khu vực trên bản đồ;
+ Xác định phạm vi phân bố trên bản đồ của các phức hệ, tầng chứa nước, chứa nước yếu và cách nước có trong vùng điều tra.
- Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra thực địa;
- Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra;
- Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
1.2. Tiến hành điều tra thực địa:
- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm tài nguyên nước dưới đất tại các cơ quan liên quan trong vùng điều tra;
- Lộ trình điều tra tổng hợp đi theo tuyến dọc các ranh giới giữa các phức hệ chứa nước lớn, dọc các đứt gãy kiến tạo, vuông góc với những cấu trúc chứa nước lớn để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng các hệ chứa nước, cách nước; các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất; tổng quan tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết, gồm:
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về các đặc điểm khái quát, đặc trưng của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước, hệ chứa nước và của các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về phạm vi và diện tích phân bố của lớp phủ thực vật;
+ Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về một số yếu tố, hoạt động ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất;
+ Xác định vị trí khoan địa chất thủy văn, bơm nước, múc nước, đổ nước thí nghiệm, lấy mẫu nước, đo địa vật lý, đo trắc địa, điểm quan trắc nước dưới đất;
+ Xác định, khoanh vùng các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết.
- Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm, gồm:
+ Các phức hệ chứa nước, cách nước chủ yếu;
+ Vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Xác định tọa độ; vị trí hành chính; vị trí trên bản đồ; đánh giá sơ bộ chất lượng nước về màu, mùi, nhiệt độ; xác định thành phần, mức độ nứt nẻ của đất đá; đặc điểm địa hình, địa mạo, chiều dày và đặc điểm của lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật; chiều sâu mực nước tĩnh; địa tầng khai thác nước; lưu lượng, hoặc chế độ khai thác, mực nước động tại các nguồn lộ.
- Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm;
- Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày.
1.3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
- Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
- Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực hiện;
- Xử lý, chỉnh lý tổng hợp các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra;
- Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa, sơ đồ, biểu bảng thống kê, tổng hợp kết quả điều tra thực địa;
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm, gồm:
+ Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
+ Sơ đồ tài liệu thực tế: các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000;
+ Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp và điều tra chi tiết và công trình khai thác, sử dụng nước chủ yếu theo từng phúc hệ chứa nước và đơn vị hành chính;
+ Bảng thống kê danh mục các khu vực đã điều tra tổng hợp;
+ Bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết;
+ Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
2. Công tác nội nghiệp:
2.1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:
- Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
- Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
- Rà soát, thống kê, đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập;
- Xác định các thông tin, dữ liệu, tài liệu còn thiếu cần thu thập bổ sung;
- Giao nhiệm vụ điều tra, đánh giá cho các nhóm thực địa.
2.2. Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu thu thập và điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
- Rà soát, phân loại, các thông tin, dữ liệu đã thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất;
- Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
- Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
- Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị, gồm:
+ Lập danh mục các phức hệ chứa nước, cách nước;
+ Lập mục vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Lập danh mục vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Lập danh mục giếng khoan, giếng đào khai thác nước dưới đất;
+ Lập danh mục nguồn lộ;
+ Lập danh mục hang động karst;
+ Lập các loại đồ thị diễn biến hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất theo thời gian; đồ thị biểu diễn thành phần hóa học, chất lượng nước; đồ thị dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất của các khu vực trong tương lai.
- Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước dưới đất, gồm:
+ Sơ đồ phân bố các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước và phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực cung cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Sơ đồ phân bố các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất;
+ Sơ đồ phân bố các công trình khai thác, điểm lộ, hang động karst;
+ Sơ đồ diện phân bố và chiều dày của lớp vỏ phong hóa;
+ Sơ đồ diện phân bố lớp phủ thực vật.
2.3. Phân tích đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất:
- Phân tích, đánh giá khái quát đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước lớn và của các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Diện tích phân bố, thành phần đất đá chủ yếu, chiều sâu thế nằm, chiều sâu phân bố trên mặt cắt, nguồn gốc đất đá; diện tích chủ yếu tại một số đơn vị hành chính;
+ Đặc tính nứt nẻ; sơ bộ khả năng chứa nước;
+ Đặc tính thủy lực chủ yếu;
+ Đặc điểm vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
+ Đặc điểm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đặc điểm thủy lực;
+ Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nước.
- Phân tích, đánh giá và sơ bộ phân vùng mức độ chứa nước của cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước lớn và của các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá, gồm:
+ Phân vùng miền cấp, miền thoát;
+ Phân vùng đẳng chiều sâu mực nước, độ cao cột áp lực;
+ Phân vùng đẳng bề dày, đẳng đặc tính thấm của lớp đất đá đới thông khí;
+ Phân vùng đẳng đặc tính thấm của các cấu trúc chứa nước lớn, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước chủ yếu;
+ Phân vùng phân bố chủ yếu của lớp phủ thực vật.
- Phân tích, đánh giá khái quát và xác định những đặc trung cơ bản của trữ lượng động, tĩnh nước dưới đất theo cấu trúc chứa nước, vùng điều tra và đơn vị hành chính, gồm:
+ Tổng trữ lượng, trữ lượng động, tĩnh của nước dưới đất;
+ Diễn biến trữ lượng theo không gian, thời gian;
+ Đặc điểm các công trình, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trữ lượng nước dưới đất;
+ Đánh giá khái quát khả năng khai thác của nguồn nước dưới đất.
- Phân tích, xác định và phân vùng đẳng mô đun dòng ngầm, lượng cung cấp thấm trung bình năm, mùa kiệt, ba tháng kiệt và tháng kiệt nhất cho vùng điều tra;
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước, gồm:
+ Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
+ Đánh giá khái quát tính chất vật lý, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản, độ tổng khoáng hóa; loại hình hóa học chủ yếu của nước dưới đất; sự biến đổi các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
+ Đặc điểm vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng;
+ Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho các mục đích sử dụng.
- Đánh giá khái quát khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, cấp nước cho các đô thị, các khu vực trọng điểm về KTXH; đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nước dưới đất cho từng ngành, từng lĩnh vực theo đơn vị hành chính.
2.4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các loại bản đồ:
a) Chuẩn bị nội dung thông tin cho các bản đồ, gồm:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:25.000. b) Biên tập các bản đồ.
2.5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất;
- Hiện trạng và diễn biến tài nguyên nước dưới đất;
- Đặc điểm chất lượng nước dưới đất.
đ) Các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm tỷ lệ 1:25.000;
- Các bản vẽ, mặt cắt khác.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp, chi tiết theo cấu trúc chứa nước và đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
2.6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
2.7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
(Chi tiết nội dung công việc của từng bước theo Phần III, Phụ lục số 02 của Thông tư này).
II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHƯA TÍNH TRONG ĐỊNH MỨC:
- Khảo sát, đo đạc, khoan, bơm hút nước thí nghiệm;
- Lập mô hình dòng chảy nước dưới đất;
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;
- Vận chuyển nhân công, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị từ trụ sở đến hiện trường và ngược lại; vận chuyển mẫu phân tích chất lượng nước từ hiện trường về phòng thí nghiệm.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ CÁC HỆ SỐ HIỆU CHỈNH:
1. Điều kiện áp dụng:
Định mức điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000 được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng được quy định tại điểm a, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
2. Các hệ số điều chỉnh:
Khi vùng điều tra, đánh giá khác với các quy định về điều kiện áp dụng nêu trên, thì áp dụng các hệ số điều chỉnh cho định mức lao động, định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị được quy định và hướng dẫn áp dụng tại điểm c, mục 6.2, Phần I của Thông tư này.
Các hệ số điều chỉnh được áp dụng cho điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000, gồm:
- Hệ số điều chỉnh theo mức độ khó khăn: Kđh, Khc và Kct;
- Hệ số điều chỉnh theo quy mô diện tích vùng điều tra, đánh giá Fdt.
IV. ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG:
Bảng 51. Định biên lao động công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: người/100km2
TT
Nội dung công việc
Định biên lao động
KSC1
KS7
KS5
KS3
KS2
KS1
LX5
Nhóm
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
-
1
3
3
2
1
1
11
2
Tiến hành điều tra thực địa
-
1
3
3
2
1
1
11
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
-
1
3
3
2
1
1
11
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
1
3
2
2
1
1
-
10
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
1
3
2
2
1
1
-
10
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
1
3
2
2
1
1
-
10
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
1
3
2
2
1
1
-
10
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1
3
2
2
1
1
-
10
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1
3
2
2
1
1
-
10
V. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:
Bảng 52. Định mức lao động trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: công nhóm/100km2
TT
Nội dung công việc
Định mức
A
Công tác ngoại nghiệp
1
Chuẩn bị
3,81
2
Tiến hành điều tra thực địa
43,03
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
3,17
B
Công tác nội nghiệp
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
2,79
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
5,08
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
13,58
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
2,67
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
12,06
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
1,52
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
1,27
VI. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
1. Vật liệu:
Bảng 53. Định mức sử dụng vật liệu trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: mức sử dụng/100km2
TT
Danh mục vật liệu
ĐVT
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bản đồ địa hình
Mảnh
0,80
0,80
2
Bìa mầu A4
Gram
5,22
2,61
3
Bút bi
Cái
13,05
6,53
4
Bút kim
Cái
13,05
6,53
5
Bút nhớ dòng (highlight)
Cái
13,05
6,53
6
Bút xoá
Cái
14,50
7,25
7
Dầu Diezel
Lít
4,35
21,75
8
Giấy A4
Gram
14,50
3,63
9
Mực in A0
Hộp
0,15
-
10
Mực in A3
Hộp
0,15
-
11
Mực in A3 màu
Hộp
0,15
-
12
Mực in A4
Hộp
3,20
1,20
13
Mực in phun màu
Hộp
0,15
-
14
Mực photocopy
Hộp
0,15
-
15
Sổ ghi chép
Quyển
7,25
2,90
16
Xăng
Lít
-
116,00
17
Điện năng
KW
2.040,11
829,88
18
Vật liệu khác
%
11
19
2. Dụng cụ:
Bảng 54. Định mức sử dụng dụng cụ trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục dụng cụ
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Bình cứu hoả
Bình
24
201,15
-
2
Ba lô
Cái
24
-
1.239,11
3
Bàn làm việc
Cái
96
804,59
309,78
4
Bình đựng nước uống
Bình
6
-
1.239,11
5
Bộ đo mực nước giếng khoan
Bộ
96
-
309,78
6
Bộ dụng cụ đo mực nước di chuyển bằng điện
Cái
24
-
309,78
7
Bộ lưu điện UPS
Cái
96
804,59
-
8
Camera kỹ thuật số
Cái
60
67,05
309,78
9
Đèn neon sạc điện
Cái
12
-
309,78
10
Êke
Bộ
24
201,15
103,26
11
Ghế văn phòng
Cái
96
804,59
309,78
12
Giầy BHLĐ
Đôi
6
-
1.239,11
13
Máy Fax
Cái
60
201,15
-
14
Máy GPS cầm tay
Cái
60
-
309,78
15
Máy in A4 0,5Kw
Cái
60
201,15
-
16
Máy in đen trắng A3 0,5Kw
Cái
60
67,05
-
17
Máy scan A4 0,02Kw
Cái
60
201,15
103,26
18
Máy tính 0,6Kw
Cái
60
804,59
-
19
Máy tính bỏ túi
Cái
60
804,59
309,78
20
Mũ BHLĐ
Cái
12
-
1.239,11
21
Ổ ghi CD 0,04 Kw
Cái
60
804,59
-
22
Ổn áp 10A
Cái
96
201,15
-
23
Quần áo BHLĐ
Bộ
12
-
1.239,11
24
Quần áo mưa
Bộ
12
-
1.239,11
25
Thiết bị đun nước
Cái
60
201,15
-
26
Ủng BHLĐ
Đôi
6
-
1.239,11
27
USB
Cái
12
804,59
309,78
28
Dụng cụ khác
%
5,91
6,54
3. Máy móc, thiết bị:
Bảng 55. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong công tác ĐTĐGTNNDĐ tỷ lệ 1:25.000
ĐVT: ca/100km2
TT
Danh mục thiết bị
ĐVT
Thời hạn
(tháng)
Định mức
Nội nghiệp
Ngoại nghiệp
1
Điều hòa 2 chiều 12000 BTU - 2,2 KW
Bộ
96
50,45
-
2
Máy chiếu 0,5KW
Cái
60
20,18
-
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Cái
60
-
107,23
5
Máy in màu A0 - 0,8KW
Cái
60
20,18
-
6
Máy phát điện 5KW
Cái
96
-
35,74
7
Máy photocopy - 1KW
Cái
96
20,18
-
8
Máy scan A0 - 2KW
Cái
60
20,18
-
9
Máy scan A3 - 0,5KW
Cái
60
20,18
-
10
Máy tính xách tay - 0,04KW
Cái
60
50,45
107,23
11
Ô tô 12 chỗ
Cái
120
-
35,74
Ghi chú: Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị nêu trên tính cho toàn bộ công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp, mức cho từng bước được xác định theo bảng hệ số điều chỉnh sau:
Bảng 56. Hệ số điều chỉnh định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị cho từng bước công việc của công tác điều tra, đánh giá tỷ lệ 1:25.000
TT
Nội dung công việc
Hệ số
A
Công tác ngoại nghiệp
1
1
Chuẩn bị
0,08
2
Tiến hành điều tra thực địa
0,86
3
Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm
0,06
B
Công tác nội nghiệp
1
1
Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và triển khai công tác ĐTĐGTNNDĐ
0,07
2
Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá
0,13
3
Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất
0,35
4
Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ
0,07
5
Tổng hợp, xây dựng hồ sơ, sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá
0,31
6
Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu
0,04
7
In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm
0,03
Phần III.
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01
YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
I. CÔNG TÁC NGOẠI NGHIỆP:
1. Chuẩn bị:
1.1. Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa.
1.2. Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa:
- Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan;
- Nghiên cứu các loại bản đồ: địa hình, hành chính, lưu vực sông;
- Xác định các đối tượng cần điều tra và khoanh vùng phạm vi cần tập trung điều tra trên bản đồ:
+ Tỷ lệ 1/200.000: các sông có có chiều dài ≥ 40km; các hồ chứa có dung tích ≥ 1triệu m3;
+ Tỷ lệ 1/100.000: các sông có chiều dài ≥ 30km; các hồ chứa có dung tích ≥ 0,5triệu m3;
+ Tỷ lệ 1/50.000: các sông có chiều dài ≥ 20km; các hồ chứa có dung tích ≥ 0,25triệu m3;
+ Tỷ lệ 1/25.000: tất cả các sông có chiều dài ≥ 10km; các hồ chứa có dung tích ≥ 0,1triệu m3.
1.3. Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi thực địa điều tra tài nguyên nước mặt:
- Xác định các tuyến lộ trình đi dọc theo hai bờ sông, suối và các tuyến lộ trình vuông góc các sông, suối;
- Xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể thực hiện công tác điều tra thực địa.
1.4. Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra:
- Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ công tác điều tra;
- Lắp đặt, kiểm tra, kiểm chuẩn, kiểm định và thử nghiệm hoạt động của máy móc trước khi đi điều tra thực địa;
- Chuẩn bị tài liệu, giấy tờ cần thiết và phiếu điều tra;
- Chuẩn bị các trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động;
- Đóng gói thiết bị, tài liệu, dụng cụ, vật tư để phục vụ cho công tác vận chuyển tới nơi tập kết tại hiện trường.
1.5. Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
2. Tiến hành điều tra thực địa:
2.1. Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm, tình hình tài nguyên nước mặt tại các cơ quan ở địa phương vùng điều tra.
2.2. Đi lộ trình điều tra tổng hợp theo các tuyến đã xác định:
Lộ trình dọc hai bên bờ sông, suối, bãi sông và theo phương vuông góc với sông, suối để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng; thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, đặc điểm của các hồ, ao; các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết:
a) Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, số liệu:
- Các đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, gồm: lòng sông, bờ sông, bãi sông, vùng đất ven sông;
- Đặc điểm của các hồ, ao;
- Những đặc điểm chung về nguồn nước ở thời điểm điều tra và diễn biến nguồn nước theo thời gian trong năm, theo mùa cạn, mùa lũ;
- Tình hình diễn biến dòng chảy, mực nước, chất lượng nước, gồm: màu sắc, mùi vị... và tình hình khô hạn, thiếu nước, lũ lụt, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các thông tin, dữ liệu khác liên quan đến sông, hồ và nguồn nước;
b) Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt:
- Công trình khai thác, sử dụng nước: vị trí công trình, tên nguồn nước đang khai thác, mục đích sử dụng nước, đối tượng, phạm vi cấp nước;
- Thảm phủ thực vật trên lưu vực sông, gồm: loại cây ngắn ngày, dài ngày, rừng rậm, rừng thưa...;
- Các khu công nghiệp, khu đô thị tập trung, các cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Các thông tin, số liệu hiện trạng sử dụng đất, gồm: đất nông nghiệp, đất ở, đất khu công nghiệp, đất đô thị... và thông tin khác có liên quan.
c) Xác định tại thực địa các vị trí, tọa độ các điểm, tuyến hoặc khu vực cần tiến hành các công tác khảo sát, đo đạc đã được bố trí cùng với nhiệm vụ điều tra, đánh giá, gồm: khảo sát, đo đạc mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, đo đạc mực nước, lưu lượng, chất lượng nước và các công việc khảo sát khác;
d) Xác định trên thực địa, khoanh vùng các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết:
- Các sông chính, đoạn sông quan trọng trong lưu vực và từng tiểu lưu vực;
- Các đoạn sông cạn kiệt, mất dòng;
- Các đoạn sông đã xảy ra lũ lụt (kể cả lũ quét, lũ bùn đá);
- Các đoạn sông bồi xói, sạt lở;
- Các đoạn sông có phân lưu, nhập lưu, thay đổi mạnh về hướng dòng chảy;
- Các đoạn sông có hiện tượng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước;
- Các đoạn sông có hồ chứa, đập dâng;
- Các đoạn sông nằm trên ranh giới hành chính, ranh giới vùng điều tra hoặc cắt ngang ranh giới hành chính, ranh giới vùng;
- Các đoạn sông chịu ảnh hưởng triều và xâm nhập mặn;
- Các ao, hồ tự nhiên;
- Các công trình khai thác nước quy mô lớn, quan trọng và những khu vực khác có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng nguồn nước sông, suối, ao, hồ.
2.3. Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm:
a) Các sông chính, đoạn sông quan trọng trong lưu vực và từng tiểu lưu vực:
- Xác định tên, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ điểm đầu, điểm cuối đoạn sông;
- Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, thu thập thông tin, dữ liệu về: đặc điểm lòng sông, bãi sông, bờ sông; các công trình, các hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt trên đoạn sông; đặc điểm hệ sinh thái thủy sinh;
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ và các thông tin khác có liên quan.
b) Đối với đoạn sông cạn kiệt, mất dòng:
- Xác định tên sông, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ điểm đầu, điểm cuối đoạn sông, độ dài đoạn sông, độ rộng lòng sông, bãi sông;
- Ước lượng vận tốc dòng chảy, độ sâu mực nước tại thời điểm điều tra;
- Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm lòng sông, bãi sông, bờ sông, các hồ chứa, đập dâng, các công trình khai thác nước, đặc điểm và diễn biến dòng chảy, độ sâu mực nước, thời gian xảy ra cạn kiệt, mất nước;
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ và các thông tin khác có liên quan.
c) Các đoạn sông đã xảy ra lũ lụt (kể cả lũ quét, lũ bùn đá):
- Xác định tên đoạn sông, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ;
- Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa; thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm lòng sông, bờ sông, bãi sông; vị trí thường xảy ra hoặc đã xảy ra lũ lụt nghiêm trọng.
d) Đối với đoạn sông bị bồi xói, sạt lở:
- Xác định tên sông, phạm vi hành chính; xác định vị trí bờ trái, bờ phải, hướng dòng chảy; độ dài đoạn bồi xói, sạt lở;
- Xác định vị trí, độ dài đoạn sông thường xảy ra hoặc xảy ra bồi xói, sạt lở nghiêm trọng; thu thập thông tin về diễn biến, nguyên nhân và mức độ thiệt hại;
- Ước lượng vận tốc dòng chảy, độ sâu mực nước tại thời điểm điều tra;
- Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm hình thái, địa hình, lớp phủ thực vật, cấu tạo địa chất lòng sông, bãi sông, bờ sông, đặc điểm dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm, quan hệ giữa dòng mặt và dòng ngầm trong khu vực đoạn sông, dao động mực nước và tình hình diễn biến dao động mực nước theo thời gian;
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ và các thông tin khác có liên quan.
đ) Đối với đoạn sông có nhập lưu, phân lưu, thay đổi mạnh về hướng dòng chảy:
- Xác định tên sông, phạm vi hành chính, tọa độ các vị trí phân lưu, nhập lưu, hướng dòng chảy;
- Ước lượng độ rộng, vận tốc dòng chảy của dòng chính và các nhánh sông nhập lưu, phân lưu;
- Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm lòng sông, bãi sông, bờ sông của các nhánh sông, độ sâu dòng chảy, lưu lượng, mực nước trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất đã từng xảy ra trên từng nhánh;
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ và các thông tin khác có liên quan.
e) Đối với đoạn sông có hiện tượng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước:
- Xác định tên sông, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ điểm đầu, điểm cuối đoạn sông, độ dài đoạn sông, hướng dòng chảy;
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ;
- Quan sát, sơ bộ xác định các vị trí, lưu lượng, loại hình nước thải chủ yếu xả vào nguồn nước và các nguyên nhân chính gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên nước mặt;
- Sơ bộ xác định mức độ ảnh hưởng, phạm vi bị ảnh hưởng bởi đoạn sông đó.
g) Đối với đoạn sông có hồ chứa, đập dâng:
- Tại các hồ chứa, đập dâng, gồm:
+ Xác định tên, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ hồ chứa, đập dâng;
+ Quan sát, chụp ảnh, sơ họa, mô tả đặc điểm hình thái của hồ về hình dạng, địa hình bờ hồ, thảm phủ thực vật ven hồ;
+ Các thông số chủ yếu của hồ chứa đập dâng, gồm: mục đích sử dụng nước, tổng dung tích, dung tích hữu ích, dung tích chết, mực nước dâng bình thường, mực nước chết, mực nước gia cường, diện tích mặt nước ứng với mực nước dâng bình thường, lưu lượng xả, chế độ vận hành, diễn biến lưu lượng dòng chảy đến hồ, lưu lượng hạ lưu hồ chứa, đập dâng.
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ và các thông tin khác có liên quan;
- Tại các đoạn sông sau hồ chứa, đập dâng, gồm:
+ Quan sát, chụp ảnh, sơ họa, mô tả đặc điểm hình thái đoạn sông sau hồ chứa, đập dâng về hình dạng, địa hình, cấu tạo địa chất lòng sông, bờ sông...;
+ Đặc điểm nguồn nước hạ lưu hồ, đập, gồm: dòng chảy, mực nước, mục đích sử dụng.
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ, vị trí, chiều dài đoạn sông mất nước và các thông tin khác có liên quan.
h) Đối với đoạn sông nằm trên ranh giới hành chính, ranh giới vùng điều tra hoặc cắt ngang ranh giới hành chính (kể cả sông liên quốc gia), ranh giới vùng:
- Xác định tên sông, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ điểm đầu, điểm cuối đoạn sông;
- Ước lượng độ dài đoạn sông, hướng dòng chảy; ước lượng độ rộng bờ sông, bãi sông, lòng sông; ước lượng độ sâu, vận tốc dòng chảy;
- Xác định các vị trí, tọa độ, loại hình, phương thức xả nước thải; ước lượng lưu lượng của nguồn xả nước thải vào nguồn nước;
- Quan sát, chụp ảnh, sơ họa, mô tả đặc điểm đoạn sông về hình dạng, địa hình, cấu tạo địa chất lòng sông, bãi sông, bờ sông; đặc điểm thảm phủ thực vật, hiện trạng sử dụng đất vùng ven sông, đặc điểm nguồn nước về dòng chảy, mực nước; tình hình khai thác, sử dụng nước; điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ và các thông tin khác có liên quan;
- Sơ bộ nhận định mối quan hệ của nguồn nước nằm giữa phần lưu vực sông thuộc các đơn vị hành chính khác nhau, giữa phần lưu vực thuộc vùng điều tra và phần lưu vực nằm ngoài vùng điều tra.
i) Đối với các đoạn sông chịu ảnh hưởng triều và xâm nhập mặn:
- Xác định tên sông, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ;
- Ước lượng vận tốc dòng chảy, độ sâu mực nước, mực nước triều, chế độ triều;
- Quan sát, mô tả đặc điểm lòng sông (độ rộng, độ sâu), bờ sông, bãi sông;
- Quan sát, mô tả, thu thập thông tin diễn biến chất lượng nước sông, diễn biến độ mặn, ranh giới xâm nhập mặn, vùng ảnh hưởng triều; mục đích sử dụng nước của đoạn sông; vị trí khu vực thường bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thủy triều và xâm nhập mặn; phạm vi ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng, mức độ thiệt hại.
k) Đối với hồ, ao tự nhiên:
- Xác định tên, phạm vi hành chính, vị trí tọa độ của hồ, ao;
- Ước lượng độ rộng, độ sâu hồ, ao;
- Quan sát, chụp ảnh, sơ họa, mô tả đặc điểm hồ, ao; đặc điểm nguồn nước hồ, ao (mực nước hồ, ao tại thời điểm điều tra, màu sắc, mùi vị nước hồ, diễn biến mực nước, diễn biến chất lượng nước, đặc điểm nguồn nước cấp);
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ và các thông tin khác có liên quan.
l) Đối với các công trình khai thác nước quy mô lớn, quan trọng và những khu vực khác có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng nguồn nước sông, suối, ao, hồ:
- Xác định phạm vi hành chính, vị trí tọa độ công trình;
- Xác định tên nguồn nước khai thác, quy mô và loại hình công trình;
- Quan sát, mô tả, thu thập thông tin, số liệu về mục đích khai thác, sử dụng nước chính, các mục đích sử dụng khác, lượng nước khai thác, chế độ khai thác, quy trình vận hành và các thông số khác của công trình; xác định phạm vi, đối tượng cấp nước của công trình.
2.4. Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm.
2.5. Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày:
- Kiểm tra, chỉnh lý tài liệu, sổ nhật ký điều tra thực địa;
- Kiểm tra, chỉnh lý các tài liệu, kết quả điều tra từ các vị trí điều tra;
- Bảo dưỡng máy móc, thiết bị;
- Sơ bộ nhận định khối lượng các thông tin đã điều tra để điều chỉnh kế hoạch/phương án lộ trình.
3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
3.1. Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa, gồm: phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra, sơ đồ, bản đồ và các tài liệu điều tra khác;
3.2. Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
3.3. Xử lý, chỉnh lý các kết quả điều tra;
3.4. Tổng hợp kết quả điều tra thực địa, xây dựng sơ đồ, biểu bảng thống kê;
3.5. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa;
3.6. Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm:
- Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
- Sơ đồ tài liệu thực tế: tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ điều tra;
- Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính;
- Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra chi tiết ở từng đoạn sông cạn kiệt, mất dòng, lũ lụt, bồi xói, sạt lở, ở các ao hồ và công trình khai thác, sử dụng nước quan trọng đối với từng sông, hồ theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính;
- Bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp;
- Bảng thống kê danh mục đoạn sông, hồ, ao và công trình khai thác, sử dụng nước đã điều tra chi tiết;
- Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
II. CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP:
1. Thu thập, rà soát, thông tin, dữ liệu và triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
a) Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
b) Thu thập các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước mặt và các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra:
- Điều kiện tự nhiên, KT - XH;
- Giới hạn các lưu vực sông, các tiểu lưu vực;
- Các hệ thống sông quan trọng (bao gồm cả sông liên quốc gia) trong lưu vực và từng tiểu lưu vực;
- Đặc trưng hình thái lưu vực sông và đặc trưng hình thái các sông chính, sông quan trọng, gồm: tên, phạm vi hành chính, vị trí địa lý, diện tích lưu vực, mật độ lưới sông, độ dốc, độ sâu, độ rộng, hệ số uốn khúc, tính liên tục của sông...(đối với sông liên quốc gia có thêm thông tin về lượng nước chảy vào, chảy ra khỏi đoạn sông, chiều dài đoạn sông và lưu lượng nước phần trong nước và ở nước ngoài);
- Các vùng cửa sông quan trọng và đặc trưng vùng cửa sông (độ sâu, độ rộng);
- Tổng lượng nước mặt hiện có, lượng nước bình quân tính theo đầu người;
- Dòng chảy trung bình năm, từng tháng trong năm, dòng chảy mùa mưa và mùa khô, dòng chảy 3 tháng kiệt nhất;
- Danh mục các công trình có tác dụng đáng kể trong điều tiết dòng chảy và các thông số liên quan; tác động của các công trình này đến biến động dòng chảy;
- Tình hình chuyển nước giữa các lưu vực, tiểu lưu vực (lượng nước, chế độ chuyển nước);
- Mức độ đáp ứng của tài nguyên nước mặt cho sinh hoạt, sản xuất và ảnh hưởng của phát triển KT - XH đến tài nguyên nước mặt.
c) Rà soát, thống kê, đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của các tài liệu đã thu thập;
d) Thống kê, lập danh mục các thông tin, dữ liệu, tài liệu đã thu thập được:
- Lập danh mục các thông tin, dữ liệu có đủ độ tin cậy phục vụ cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
- Xác định các thông tin, dữ liệu, tài liệu còn thiếu cần thu thập bổ sung.
đ) Rà soát, lập kế hoạch triển khai dự án;
e) Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
2.1. Rà soát, phân loại, các thông tin, dữ liệu thu thập, điều tra theo các nội dung đánh giá.
2.2. Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu thu thập, điều tra; tiến hành lựa chọn và lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu.
2.3. Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu.
2.4. Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị:
a) Lập danh mục các sông đã điều tra;
b) Lập danh mục các sông, đoạn sông, hồ chứa, hồ ao tự nhiên trong danh mục được điều tra chi tiết;
c) Lập danh mục các hồ chứa, ao, hồ tự nhiên của vùng đã được điều tra; phân loại theo quy mô, mục đích sử dụng nước;
d) Lập bảng thống kê, tổng hợp diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng và thảm phủ thực vật trên từng lưu vực sông;
đ) Lập các bảng biểu, đồ thị về đặc trưng mưa:
- Danh sách các vị trí có số liệu quan trắc, đo đạc lượng mưa và các thông tin về yếu tố đo, thời gian đo;
- Các bảng đặc trưng lượng mưa tháng, năm, thời kỳ, ngày tại từng vị trí quan trắc theo từng lưu vực và đơn vị hành chính;
- Các đồ thị biểu diễn đường quá trình mưa tháng, năm, thời kỳ tại các vị trí quan trắc.
e) Lập các bảng biểu, đồ thị về lượng nước sông, hồ:
- Danh sách các vị trí có số liệu quan trắc, đo đạc, khảo sát lưu lượng, mực nước trên sông và các thông tin về yếu tố đo, thời gian đo;
- Các bảng đặc trưng lưu lượng, mực nước theo ngày, tháng, 3 tháng kiệt, mùa, năm, thời kỳ tại từng vị trí quan trắc theo từng lưu vực và đơn vị hành chính;
- Các đồ thị biểu diễn đường quá trình lưu lượng, mực nước theo tháng, 3 tháng kiệt, mùa, năm, thời kỳ tại các vị trí quan trắc;
- Bảng lưu lượng lũ, mô đun dòng chảy lũ lớn nhất đã quan trắc tại các vị trí khác nhau trên các sông.
g) Lập các bảng về hiện trạng chất lượng nước sông, hồ.
2.5. Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước mặt theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ điều tra:
- Sơ đồ vị trí các lưu vực sông, hồ chứa, đập dâng thuộc đối tượng điều tra, đánh giá;
- Sơ đồ vị trí các điểm điều tra;
- Sơ đồ phân bố các loại thảm phủ thực vật, sử dụng đất;
- Sơ đồ phân bố vùng mục đích sử dụng nước tại thời điểm điều tra;
- Sơ đồ sơ bộ khoanh vùng các sông, đoạn sông cần điều tra chi tiết, gồm: các sông chính, đoạn sông quan trọng trong lưu vực và từng tiểu lưu vực; các đoạn sông cạn kiệt, mất dòng; các đoạn sông đã xảy ra lũ lụt (kể cả lũ quét, lũ bùn đá); các đoạn sông bồi xói, sạt lở; các đoạn sông có phân lưu, nhập lưu, thay đổi mạnh về hướng dòng chảy; các đoạn sông có hiện tượng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước; các đoạn sông có hồ chứa, đập dâng; các đoạn sông nằm trên ranh giới hành chính, ranh giới vùng điều tra hoặc cắt ngang ranh giới hành chính, ranh giới vùng; các đoạn sông chịu ảnh hưởng triều và xâm nhập mặn; các ao, hồ tự nhiên; các công trình khai thác nước quy mô lớn, quan trọng và những khu vực khác có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng nguồn nước sông, suối, ao, hồ...;
- Sơ đồ phân bố các đặc trưng lượng mưa theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra;
- Sơ đồ phân bố các đặc trưng lưu lượng, mực nước theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra.
3. Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước mặt:
3.1. Phân tích, đánh giá đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông, đặc điểm của hồ chứa, ao hồ tự nhiên thuộc đối tượng điều tra:
a) Các thông tin chung của các sông, lưu vực sông, hồ chứa, ao hồ tự nhiên:
- Số lượng sông, lưu vực sông, hồ chứa, ao hồ tự nhiên;
- Phạm vi phân bố (tên, vị trí tọa độ, phạm vi hành chính);
- Hướng dòng chảy, tổng chiều dài sông, độ rộng, độ dốc, mật độ lưới sông của lưu vực, mô đun dòng chảy;
- Diện tích lưu vực sông, diện tích của hồ chứa, ao hồ tự nhiên;
- Hiện trạng chất lượng nước và mức độ đáp ứng cho các mục đích sử dụng;
- Các mục đích sử dụng, hiệu quả sử dụng.
b) Đặc trưng hình thái sông, lưu vực sông và các yếu tố liên quan:
- Mật độ lưới sông; tổng chiều dài sông, độ rộng sông; độ dốc, độ uốn khúc...;
- Các hiện tượng lũ lụt, lũ quét;
- Hiện trạng dòng chảy, lòng dẫn, gồm:
+ Cạn kiệt, mất dòng chảy, đổi dòng đoạn sông mất nước;
+ Bồi xói, lở bờ sông, bãi sông.
- Các công trình, hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt trên sông.
c) Đặc trưng của hồ chứa, ao hồ tự nhiên và các yếu tố liên quan:
- Dung tích, dung tích hữu ích, độ rộng, độ sâu, độ dốc lòng hồ, biến động mực nước của các hồ chứa, ao hồ tự nhiên theo các thời kỳ trong năm;
- Lưu lượng nước chảy vào, chảy ra của từng hồ chứa;
- Mục đích sử dụng, phạm vi cấp nước, hiệu quả sử dụng của từng hồ chứa.
d) Đặc điểm các yếu tố tự nhiên và các ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy: địa hình, thảm phủ thực vật, lớp phong hóa, hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực, công trình khai thác, sử dụng nước và các yếu tố khác.
3.2. Phân tích, đánh giá đặc điểm của tài nguyên nước mưa theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra:
a) Xác định lượng mưa tháng, mùa, năm:
- Xác định lượng mưa năm, mùa, tháng trung bình nhiều năm của từng lưu vực sông;
- Xác định lượng mưa năm, mùa, tháng của năm tiến hành điều tra của từng lưu vực sông;
- Xác định lượng mưa năm của toàn vùng trong năm tiến hành điều tra và trung bình nhiều năm.
b) Phân tích, đánh giá đặc điểm phân bố lượng mưa theo không gian;
c) Phân tích, đánh giá đặc điểm phân bố lượng mưa theo các tháng trong năm;
d) Phân tích, đánh giá đặc điểm phân bố lượng mưa theo thời gian trong năm và trong thời kỳ nhiều năm;
đ) Nhận định, đánh giá về đặc điểm tài nguyên nước mưa trong năm điều tra; đánh giá so với thời kỳ nhiều năm;
e) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của chế độ mưa đến chế độ dòng chảy trong vùng điều tra.
3.3. Phân tích, đánh giá đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra:
a) Đánh giá tổng lượng nước trung bình:
- Xác định tổng lượng nước năm, tháng, trung bình nhiều năm của từng sông;
- Xác định tổng lượng nước năm, tháng từng sông trong năm tiến hành điều tra;
- Tính toán, xác định tổng lượng nước mặt năm của cả vùng trung bình thời kỳ nhiều năm và trong năm điều tra bao gồm tổng lượng nước từ ngoài chảy vào và lượng nước sinh ra trong phạm vi của vùng.
b) Xác định tổng lượng nước tương ứng với các mức bảo đảm khác nhau:
- Xác định tổng lượng nước mặt năm, tháng tương ứng với các mức bảo đảm tại các vị trí có số liệu đo đạc, quan trắc của từng sông;
- Đánh giá tổng lượng nước mặt năm tương ứng với các mức bảo đảm của cả vùng.
c) Đặc điểm, đặc trưng phân bố nguồn nước sông theo không gian;
d) Đặc điểm phân phối trong năm theo các tháng, mùa lũ, mùa kiệt của nguồn nước các sông;
đ) Biến đổi tổng lượng nước trong thời kỳ nhiều năm;
e) Các đặc trưng dòng chảy mùa kiệt, tình hình hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông;
g) Đặc điểm, đặc trưng dòng chảy lũ: lưu lượng lũ lớn nhất, mô đun dòng chảy đỉnh lũ;
h) Đặc điểm nguồn nước của các hồ chứa, hồ, ao tự nhiên.
3.4. Phân tích, đánh giá chất lượng nước mặt theo lưu vực sông, đơn vị hành chính và vùng điều tra:
a) Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
b) Đánh giá khái quát tính chất vật lý, độ tổng khoáng hóa, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản; sự biến đổi các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
c) Xác định đặc điểm vùng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước, ảnh hưởng triều, công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng nước:
- Các loại hình ô nhiễm chủ yếu;
- Phạm vi phân bố; vị trí hành chính và trên bản đồ;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, gồm: đặc điểm địa hình; lớp phủ thực vật; lớp phong hóa; các công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng nước và một số yếu tố liên quan; sự phân bố độ mặn, ranh giới xâm nhập mặn, chế độ triều, biên độ triều trên các sông.
d) Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho các mục đích sử dụng.
3.5. Đánh giá khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho các mục đích:
a) Các mục đích sử dụng nước:
- Cấp nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, cấp nước cho các đô thị;
- Sản xuất công nghiệp;
- Canh tác nông nghiệp;
- Nuôi trông thủy sản;
- Thủy điện;
- Giao thông thủy; dịch vụ du lịch và các mục đích khác.
b) Phân tích, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên nước mặt và mức độ đáp ứng của tài nguyên nước mặt cho các mục đích sử dụng, cho từng mục đích sử dụng xét theo từng giai đoạn (5 năm hoặc 10 năm) trên toàn vùng điều tra/ theo từng lưu vực sông/ theo từng tiểu lưu vực sông/theo đơn vị hành chính.
3.6. Phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước mặt và tác động của điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển KT - XH để xác định các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các loại bản đồ về tài nguyên nước mặt:
4.1. Chuẩn bị nội dung thông tin thể hiện của các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt, gồm các thông tin về:
+ Hiện trạng hệ thống sông, suối, hồ chứa, hồ ao tự nhiên, các công trình khai thác, sử dụng nước mặt trên sông;
+ Hiện trạng hệ thống sông, hồ: mạng lưới sông; sự phân bố các hồ chứa, đập dâng, ao, hồ tự nhiên;
+ Các đoạn sông bồi xói, sạt lở; các đoạn sông bị cạn kiệt, mất dòng; các đoạn sông có hiện tượng lũ lụt; các đoạn sông có hiện tượng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước;
+ Hiện trạng sử dụng đất, thảm phủ thực vật trên lưu vực sông.
- Bản đồ tài nguyên nước mặt, gồm các thông tin về:
+ Mạng lưới sông, suối, hồ chứa, đập dâng, hồ, ao tự nhiên;
+ Lượng mưa năm trung bình của các lưu vực sông;
+ Tổng lượng nước năm trung bình của các lưu vực sông;
+ Mô đun dòng chảy năm trung bình của các lưu vực sông;
+ Tổng lượng nước mùa kiệt trung bình của các lưu vực sông;
+ Tổng lượng nước 3 tháng kiệt nhất;
+ Tổng lượng nước tháng kiệt nhất;
+ Mô đun dòng chảy tháng kiệt nhất;
+ Lưu lượng nước nhỏ nhất;
+ Mô đun dòng chảy ngày nhỏ nhất;
+ Lưu lượng nước lớn nhất;
+ Mô đun đỉnh lũ lớn nhất.
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt, gồm các thông tin về:
+ Các thông số đo nhanh chất lượng nước sông hồ;
+ Các thông số theo kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước.
4.2. Biên tập bản đồ (tương ứng theo các tỷ lệ điều tra):
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt.
5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm hệ thống sông, hồ;
- Đặc điểm tài nguyên nước mưa;
- Đặc điểm, diễn biến số lượng tài nguyên nước mặt;
- Đặc điểm, diễn biến chất lượng nước mặt;
- Khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
- Các vấn đề nổi cộm liên quan đến tài nguyên nước mặt.
đ) Các bản đồ (tương ứng theo các tỷ lệ điều tra):
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước mặt;
- Bản đồ tài nguyên nước mặt;
- Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp theo từng lưu vực sông, đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các sông và các điểm, khu vực đã điều tra tổng hợp; danh mục đoạn sông, hồ, ao và công trình khai thác, sử dụng nước đã điều tra chi tiết và thông tin khác.
6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ;
- Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự án.
7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
Phụ lục số 02
YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
I. CÔNG TÁC NGOẠI NGHIỆP:
1. Chuẩn bị:
1.1. Nhận nhiệm vụ điều tra thực địa;
1.2. Xác định nội dung, đối tượng, phạm vi điều tra thực địa:
Mật độ điểm điều tra là 0,75 điểm/km2 đối với điều tra, đánh giá tương ứng với tỷ lệ bản đồ 1/200.000; 1,5 điểm/km2 tương ứng với tỷ lệ 1/100.000; 3 điểm/km2 tương ứng với tỷ lệ 1/50.000 và 6 điểm/km2 tương ứng với tỷ lệ 1/25.000 trong vùng điều tra, gồm:
- Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra thực địa và các tài liệu liên quan;
- Xác định khối lượng công việc sẽ thực hiện;
- Xác định ranh giới giữa các thành tạo địa chất chủ yếu, các đứt gãy có trong khu vực trên bản đồ;
- Xác định phạm vi phân bố trên bản đồ của các phức hệ chứa nước lớn, chứa nước yếu và cách nước có trong vùng điều tra (tỷ lệ 1/100.000 và tỷ lệ 1/200.000);
- Xác định phạm vi phân bố trên bản đồ của các phức hệ, tầng chứa nước, chứa nước yếu và cách nước có trong vùng điều tra (tỷ lệ 1/25.000 và tỷ lệ 1/50.000).
1.3. Lập kế hoạch, phương án, lộ trình đi điều tra thực địa:
- Xác định vị trí các tuyến đi lộ trình điều tra thực địa trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ điều tra;
- Xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể về thời gian thực hiện công tác điều tra thực địa.
1.4. Chuẩn bị biểu mẫu, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị phục vụ điều tra:
- Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ công tác điều tra;
- Lắp đặt, kiểm tra, kiểm chuẩn, kiểm định và thử nghiệm hoạt động của máy móc trước khi đi điều tra thực địa;
- Chuẩn bị tài liệu, giấy tờ cần thiết và phiếu điều tra;
- Chuẩn bị các trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động;
- Đóng gói thiết bị, tài liệu, dụng cụ, vật tư để phục vụ cho công tác vận chuyển tới nơi tập kết tại hiện trường.
1.5. Liên hệ địa phương và các công tác chuẩn bị khác.
2. Tiến hành điều tra thực địa:
2.1. Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về đặc điểm, tình hình nguồn nước dưới đất tại các cơ quan ở địa phương nơi điều tra.
2.2. Đi lộ trình điều tra tổng hợp:
Theo tuyến dọc các ranh giới giữa các phức hệ chứa nước, tầng chứa nước, dọc các đứt gãy kiến tạo, vuông góc với những cấu trúc chứa nước để quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về đặc điểm, đặc trưng của phức hệ, tầng chứa nước, cách nước; các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất; tổng quan tình hình khai thác, sử dụng và xác định các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết, bao gồm:
a) Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về:
- Các đặc điểm, đặc trưng khái quát của các hệ chứa nước, tầng chứa nước, gồm:
+ Phạm vi phân bố miền cấp, miền thoát, hướng vận động của nước dưới đất;
+ Hiện trạng và diễn biến nguồn nước, gồm: mực nước, thời gian xuất lộ, lưu lượng xuất lộ, màu sắc, mùi vị theo thời gian trong năm, mùa cạn, mùa lũ và nhiều năm.
- Tình hình khô hạn, thiếu nước, tình hình lũ lụt, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các thông tin, dữ liệu khác liên quan đến nguồn nước dưới đất.
b) Quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, khoanh vùng, thu thập thông tin, dữ liệu về một số yếu tố, hoạt động ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất:
- Hồ chứa, đập dâng trên sông và các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất;
- Đặc trưng khái quát của lớp phủ thực vật, mục đích sử dụng nước dưới đất;
- Nguồn nước đang sử dụng chủ yếu trong vùng điều tra như sông, hồ, nước dưới đất, công trình cấp nước và các thông tin, số liệu có liên quan.
c) Xác định chính xác, cụ thể các vị trí, tọa độ các vị trí cần tiến hành khoan địa chất thủy văn, bơm nước thí nghiệm, múc nước thí nghiệm, đổ nước thí nghiệm, lấy mẫu nước, đo địa vật lý, đo trắc địa, điểm quan trắc nước dưới đất… để tiến hành các công tác khảo sát, đo đạc đã được bố trí cùng với nhiệm vụ điều tra, đánh giá;
d) Xác định, khoanh vùng các đối tượng, khu vực trọng điểm cần điều tra, đánh giá chi tiết:
- Các phức hệ, tầng chứa nước, cách nước chủ yếu;
- Các vùng có nguy cơ gây ô nhiễm, xâm nhập mặn và các công trình ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất;
- Vùng cấp, thoát tự nhiên và các công trình ảnh hưởng đến số lượng; các công trình khai thác và các đặc điểm nguồn nước.
2.3. Tiến hành điều tra chi tiết tại các vùng, khu vực, đối tượng trọng điểm:
Điều tra chi tiết cần quan sát, mô tả, chụp ảnh, sơ họa, thu thập thông tin, dữ liệu của các loại điểm điều tra, gồm:
a) Đối với các phức hệ, tầng chứa nước, cách nước chủ yếu:
- Phạm vi phân bố;
- Vị trí hành chính và trên bản đồ; thành phần đất đá chủ yếu;
- Đặc điểm địa hình; lớp phủ; lớp phong hóa; mức độ nứt nẻ;
- Vị trí, tọa độ ranh giới giữa các phức hệ, tầng chứa nước;
- Đặc điểm lớp phủ; hướng vận động của nước dưới đất và một số yếu tố liên quan.
b) Vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn:
- Các loại hình chủ yếu là nguyên nhân ô nhiễm;
- Phạm vi phân bố; vị trí hành chính và trên bản đồ;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập và một số yếu tố liên quan.
c) Vùng cấp, thoát nước tự nhiên:
- Phạm vi phân bố; thuộc phức hệ, tầng chứa nước;
- Vị trí hành chính và trên bản đồ;
- Đặc điểm địa hình; lớp phủ thực vật; lớp phong hóa; mức độ nứt nẻ;
- Sơ bộ vị trí, tọa độ ranh giới vùng cấp, thoát chủ yếu; nơi thoát nước tự nhiên chủ yếu đặc điểm lớp phủ và một số yếu tố liên quan.
d) Đối với giếng khoan, giếng đào khai thác nước dưới đất:
- Tọa độ; vị trí hành chính; xác định vị trí trên bản đồ;
- Sơ bộ chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ;
- Thành phần, mức độ nứt nẻ của đất đá; đặc điểm địa hình, địa mạo, chiều dày và đặc điểm của lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thực vật;
- Chiều sâu, đường kính giếng khoan; mực nước tĩnh; địa tầng khai thác nước; lưu lượng hoặc chế độ khai thác, lượng nước khai thác trong ngày; mực nước động hoặc vị trí đặt máy bơm khai thác, ống hút nước; biên độ dao động mực nước; mục đích sử dụng khác nhau; thời gian khai thác nước và các thông tin khác có liên quan.
đ) Đối với nguồn lộ:
- Tọa độ; vị trí hành chính; xác định vị trí trên bản đồ;
- Vị trí xuất lộ so với địa hình xung quanh; xác định vị trí trên bản đồ;
- Sơ bộ chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ;
- Thành phần, mức độ nứt nẻ của đất đá; đặc điểm địa hình, địa mạo, chiều dày và đặc điểm của lớp phong hóa; lớp phủ thực vật; đặc điểm xuất lộ; lưu lượng nguồn lộ;
- Hiện trạng sử dụng và các thông tin khác có liên quan. e) Đối với hang động karst:
- Tọa độ; vị trí hành chính; xác định vị trí trên bản đồ;
- Sơ bộ chất lượng nước về màu, mùi, vị, pH, độ dẫn điện, độ mặn, DO, nhiệt độ;
- Thành phần, mức độ nứt nẻ của đất đá;
- Đặc điểm địa hình, địa mạo, chiều dày và đặc điểm của lớp phong hóa; lớp phủ thực vật; độ cao tương đối của hang so với địa hình xung quanh;
- Tình trạng hiện tại về kích thước hang; mối liên hệ của hang với nước dưới đất và các thông tin khác có liên quan.
2.4. Lấy và bảo quản mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm.
2.5. Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hàng ngày:
- Kiểm tra, chỉnh lý tài liệu, sổ nhật ký điều tra thực địa;
- Bảo dưỡng máy móc, thiết bị;
- Sơ bộ nhận định khối lượng, các thông tin đã điều tra để điều chỉnh kế hoạch/phương án lộ trình.
3. Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm:
a) Chỉnh lý, hoàn thiện các thông tin, dữ liệu điều tra thực địa: phiếu điều tra, sổ nhật ký, bản đồ và các các tài liệu khác;
b) Nhập kết quả, thông tin, dữ liệu điều tra thực địa;
c) Xử lý, chỉnh lý tổng hợp các thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra;
d) Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa, sơ đồ, biểu bảng thống kê; tổng hợp kết quả điều tra thực địa;
đ) Hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu kết quả điều tra thực địa và bàn giao sản phẩm:
- Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
- Sơ đồ tài liệu thực tế: các tuyến và vị trí các điểm điều tra trên nền bản đồ địa hình tương ứng với tỷ lệ điều tra;
- Các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp và điều tra chi tiết và công trình khai thác, sử dụng nước chủ yếu theo cấu trúc chứa nước, vùng điều tra và đơn vị hành chính;
- Bảng thống kê danh mục các khu vực đã điều tra tổng hợp;
- Bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết;
- Phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra thực địa và các tài liệu điều tra thực địa khác.
II. CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP:
1. Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:
a) Nghiên cứu đề cương, hồ sơ dự án đã được phê duyệt;
b) Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vùng điều tra;
c) Rà soát, thống kê, đánh giá tính đầy đủ, mức độ tin cậy của các tài liệu đã thu thập;
d) Thống kê, lập danh mục các thông tin, dữ liệu, tài liệu đã thu thập được:
- Lập danh mục các thông tin, dữ liệu có đủ độ tin cậy phục vụ cho công tác điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất;
- Xác định các thông tin, dữ liệu, tài liệu còn thiếu, cần thu thập bổ sung.
đ) Rà soát, lập kế hoạch triển khai dự án;
e) Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
2. Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá:
a) Rà soát, phân loại các thông tin, dữ liệu đã thu thập và điều tra thực địa phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất;
b) Đánh giá độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu thu thập, điều tra và lựa chọn, lập danh mục các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung yêu cầu;
c) Nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra, đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu;
d) Xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu và xây dựng các biểu, bảng, đồ thị:
- Lập danh mục các phức hệ, tầng chứa nước, cách nước;
- Lập danh mục vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn;
- Lập danh mục vùng cấp, thoát nước tự nhiên;
- Lập danh mục nguồn lộ; hang động karst; giếng khoan, giếng đào khai thác nước dưới đất;
- Lập các loại đồ thị diễn biến hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất theo thời gian; đồ thị biểu diễn thành phần hóa học, chất lượng nước; đồ thị dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất của các khu vực trong tương lai.
đ) Lập các sơ đồ điều tra tài nguyên nước dưới đất:
- Sơ đồ phân bố các phức hệ chứa nước chủ yếu;
- Sơ đồ phân bố các khu vực cấp, thoát nước tự nhiên;
- Sơ đồ phân bố các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất;
- Sơ đồ phân bố các công trình khai thác, điểm lộ, hang động karst;
- Sơ đồ diện phân bố và chiều dày của lớp phong hóa;
- Sơ đồ diện phân bố lớp phủ thực vật.
3. Phân tích đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất:
a) Phân tích, đánh giá khái quát các đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của các cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước lớn và của các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá:
- Diện tích phân bố, thành phần đất đá chủ yếu, chiều sâu thế nằm, chiều sâu phân bố trên mặt cắt, nguồn gốc đất đá; diện tích chủ yếu tại một số đơn vị hành chính;
- Đặc tính nứt nẻ; sơ bộ khả năng chứa nước;
- Đặc tính thủy lực chủ yếu, gồm: chiều sâu mực nước tĩnh, độ cao cột áp lực, động thái nước dưới đất tại các điểm lộ, lỗ khoan, giếng khoan đặc trưng; hướng vận động chủ yếu của nước dưới đất;
- Đặc điểm vùng cấp, thoát nước tự nhiên, gồm: phạm vi phân bố; vị trí hành chính; các ảnh hưởng đến sự cấp, thoát của nguồn nước dưới đất;
- Đặc điểm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đặc điểm thủy lực, gồm: lớp phủ thực vật; lớp phong hóa; đới thông khí và một số yếu tố khác liên quan;
- Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng chất lượng nguồn nước, gồm:
+ Các công trình, loại hình chủ yếu có ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nước;
+ Phạm vi phân bố; vị trí hành chính và trên bản đồ;
+ Bảng tổng hợp thông số đặc trưng của cấu trúc chứa nước, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước lớn và các thành tạo đất đá chứa nước yếu hoặc cách nước với các thông tin chính sau: phạm vi phân bố; vị trí hành chính và trên bản đồ; đặc điểm địa hình; lớp phủ thực vật; lớp phong hóa; mức độ nứt nẻ; vị trí, tọa độ ranh giới giữa các phức hệ; đặc điểm lớp phủ thực vật; hướng vận động của nước dưới đất và một số yếu tố liên quan.
b) Phân tích, xác định và phân vùng mức độ chứa nước của các cấu trúc chứa nước, tầng chứa nước, cách nước thuộc phạm vi điều tra, đánh giá:
- Phân vùng miền cấp, miền thoát;
- Phân vùng đẳng chiều sâu mực nước, độ cao cột áp lực;
- Phân vùng đẳng bề dày, đẳng đặc tính thấm của lớp đất đá đới thông khí;
- Phân vùng đẳng tính thấm của các cấu trúc chứa nước lớn, thành tạo đất đá chứa nước, phức hệ chứa nước chủ yếu;
- Phân vùng phân bố chủ yếu của lớp phủ thực vật.
c) Phân tích, đánh giá khái quát và xác định những đặc trưng cơ bản của trữ lượng động, tĩnh nước dưới đất theo cấu trúc chứa nước, vùng điều tra và đơn vị hành chính:
đất;
- Tổng trữ lượng, trữ lượng động, tĩnh của nước dưới đất;
- Diễn biến trữ lượng theo không gian, thời gian;
- Đặc điểm các công trình, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trữ lượng nước dưới
- Đánh giá khái quát khả năng khai thác của nguồn nước dưới đất tại các công trình khai thác được điều tra, gồm:
+ Các giếng khoan, giếng đào;
+ Các nguồn lộ, hang động karst;
+ Khoanh vùng có triển vọng khai thác;
+ Sơ bộ trữ lượng có thể khai thác.
d) Phân tích, xác định và phân vùng đẳng mô đun dòng ngầm, lượng cung cấp thấm trung bình năm, mùa kiệt, ba tháng kiệt và tháng kiệt nhất cho vùng điều tra;
đ) Phân tích, đánh giá chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước:
- Đánh giá khái quát chất lượng nước theo các mục đích sử dụng khác nhau;
- Đánh giá khái quát tính chất vật lý, hàm lượng các thành phần hoá học cơ bản, độ tổng khoáng hóa; loại hình hóa học chủ yếu của nước dưới đất; sự biến đổi của các đặc trưng chất lượng nước qua các thời kỳ;
- Đặc điểm vùng có nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng: các loại hình chủ yếu là nguyên nhân ô nhiễm; Phạm vi phân bố; vị trí hành chính và trên bản đồ; các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ô nhiễm, xâm nhập mặn, gồm: đặc điểm địa hình; lớp phủ thực vật; lớp phong hóa; các công trình chính ảnh hưởng đến chất lượng nước và một số yếu tố liên quan;
- Khoanh vùng chất lượng nước đáp ứng cho mục đích khác nhau.
e) Đánh giá khái quát khả năng khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, cấp nước cho các đô thị, các khu vực trọng điểm về KTXH; đánh giá khả năng khai thác, sử dụng nước dưới đất cho từng ngành, lĩnh vực theo đơn vị hành chính.
4. Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các loại bản đồ:
4.1. Chuẩn bị nội dung thông tin thể hiện của các bản đồ:
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất, gồm các thông tin về:
+ Phân bố các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa, cách nước lớn; hệ thống sông hồ trên bình diện;
+ Hiện trạng sử dụng đất, thảm phủ thực vật trên lưu vực;
+ Mực nước, độ sâu mực nước, lưu lượng tại các điểm điều tra;
+ Các điểm lấy mẫu, phân tích chất lượng nước;
+ Các vị trí điều tra thực địa;
+ Các vùng cấp, thoát nước dưới đất;
+ Hướng vận động chủ yếu của nước dưới đất;
+ Vùng có nguy cơ ô nhiễm;
+ Các tuyến điều tra, đánh giá và các thông tin khác liên quan trong điều tra, đánh giá thực địa.
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất, gồm các thông tin về:
+ Lớp thông tin thành phần hóa học của nước tại các vị trí có kết quả phân tích;
+ Lớp thông tin thành phần các nguyên tố vi lượng;
+ Lớp thông tin thành phần các chất ô nhiễm nhóm hữu cơ;
+ Lớp thông tin kết quả mẫu phân tích vi sinh tại từng điểm lấy mẫu;
+ Lớp thông tin vùng ô nhiễm, xâm nhập mặn;
+ Lớp thông tin về chất lượng nước cho các mục tiêu sử dụng và thông tin khác.
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất, gồm các thông tin về:
+ Phân bố các cấu trúc chứa nước, phức hệ, tầng chứa, cách nước; hệ thống sông hồ trên bình diện;
+ Mực nước, độ sâu mực nước, lưu lượng tại các điểm điều tra và một số thông tin khác;
+ Vùng có triển vọng khai thác, trữ lượng có thể khai thác;
+ Các lớp thông tin về phân bố các phức hệ, tầng chứa nước, đặc trưng nguồn nước; khả năng khai thác và các thông tin khác liên quan đến tài nguyên nước dưới đất.
- Bản đồ mô đun dòng ngầm, gồm các thông tin về:
+ Vùng đẳng mô đun dòng ngầm, giá trị mô đun dòng ngầm;
+ Các điểm giá trị mô đun dòng ngầm và các thông tin khác.
4.2. Biên tập bản đồ (tương ứng theo các tỷ lệ điều tra):
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm.
5. Tổng hợp, xây dựng hồ sơ sản phẩm kết quả điều tra, đánh giá:
a) Báo cáo kết quả điều tra thực địa;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
c) Báo cáo tóm tắt;
d) Các báo cáo chuyên đề:
- Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất;
- Hiện trạng và diễn biến tài nguyên nước dưới đất;
- Đặc điểm chất lượng nước dưới đất.
đ) Các bản đồ (tương ứng theo các tỷ lệ điều tra):
- Bản đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất;
- Bản đồ tài nguyên nước dưới đất;
- Bản đồ chất lượng nước dưới đất;
- Bản đồ mô đun dòng ngầm.
e) Phụ lục: các bảng tổng hợp, thống kê kết quả điều tra tổng hợp, chi tiết theo cấu trúc chứa nước và đơn vị hành chính; bảng thống kê danh mục các điểm đã điều tra chi tiết và thông tin khác. Các bản vẽ mặt cắt, hình vẽ khác
6. Hội thảo, kiểm tra, nghiệm thu:
- Hoàn thiện báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề, các bản đồ; Lấy ý kiến chuyên gia, kiểm tra;
- Chuẩn bị tài liệu, báo cáo và các nội dung liên quan phục vụ hội thảo;
- Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ dự án.
7. In, nhân sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm:
- Ghi đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm, nhân bộ;
- In ấn sản phẩm báo cáo, bản đồ, nhân bộ;
- Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
Phụ lục số 03
PHÂN CẤP THEO MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
TT
Mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn
Đặc điểm
1
Đơn giản
Chủ yếu là các tầng chứa nước loại vỉa ít thay đổi theo đường phương và bề dày, nước dưới đất nằm trùng với các vỉa đất đá trước Đệ tứ có thành phần thạch học, trầm tích tương đối đồng nhất, các trầm tích aluvi, cát sét và các trầm tích tương tự. Thành phần hóa học của nước dưới đất tương đối đồng nhất.
2
Trung bình
Chủ yếu là các trầm tích chứa nước loại vỉa, bị thay đổi cả theo đường phương, góc dốc và bề dày. Nước dưới đất nằm trùng vào đá kết tinh dạng khối, các hệ tầng đất đá trước đệ tứ có hướng thay đổi. Thành phần hóa học của nước dưới đất không đồng nhất.
3
Phức tạp
Có nhiều loại nước dưới đất khác nhau. Có mối quan hệ qua lại phức tạp, thành phần hóa học của nước thay đổi, các loại nước khe nứt castơ, các hệ tầng trầm tích Đệ tứ dày có tướng thay đổi, nước bị nhiễm mặn.
MỤC LỤC
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
PHẦN II. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHƯƠNG I. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
A. TỶ LỆ 1:200.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
B. TỈ LỆ 1:100.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
C. TỈ LỆ 1:50.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
D. TỈ LỆ 1:25.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
CHƯƠNG II. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
A. TỶ LỆ 1:200.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
B. TỶ LỆ 1:100.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
C. TỶ LỆ 1:50.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
D. TỶ LỆ 1:25.000
I. Nội dung công việc:
II. Những công việc chưa tính trong định mức:
III. Điều kiện áp dụng và các hệ số hiệu chỉnh:
IV. Định biên lao động:
V. Định mức lao động:
VI. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
PHẦN III. PHỤ LỤC
Phụ lục số 01. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt
I. Công tác ngoại nghiệp:
II. Công tác nội nghiệp:
Phụ lục số 02. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất
I. Công tác ngoại nghiệp:
II. Công tác nội nghiệp:
Phụ lục số 03. Phân cấp theo mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn.
[1] Các mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thuỷ văn được quy định tại Phần III, Phụ lục số 03 của Thông tư này | {
"issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường",
"promulgation_date": "30/11/2009",
"sign_number": "26/2009/TT-BTNMT",
"signer": "Nguyễn Thái Lai",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-82-2021-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-quan-ly-lao-dong-Tap-doan-Vien-thong-Quan-doi-487045.aspx | Nghị định 82/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quản lý lao động Tập đoàn Viễn thông Quân đội mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 82/2021/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2021
NGHỊ ĐỊNH
VỀ KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 121/2016/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2016 ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 74/2020/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 (sau đây gọi là Nghị định số 121/2016/NĐ-CP) đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 74/2020/NĐ-CP) về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ như sau:
1. Sửa đổi tên gọi Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP thành “về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội”.
2. Sửa đổi Điều 1 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổng công ty và công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”
3. Sửa đổi khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP như sau:
“3. Đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Nghị định này là công nhân quốc phòng xếp lương theo Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng. Đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Nghị định này là viên chức quốc phòng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
4. Các đối tượng không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này thì xếp lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương do công ty xây dựng, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động.”
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được giao ổn định đơn giá tiền lương (tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương) trong giai đoạn 2016 - 2020 và từ năm 2021 trở đi trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 3%.”
5. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao ổn định đơn giá tiền lương (tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương hoặc theo chỉ tiêu tổng sản phẩm hoặc tổng sản phẩm quy đổi) trong giai đoạn 2016 - 2020 và từ năm 2021 trở đi trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011 - 2015 khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm không thấp hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
Đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011 - 2015 được tính trên quỹ tiền lương thực hiện và chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương hoặc chỉ tiêu tổng sản phẩm hoặc tổng sản phẩm quy đổi thực hiện hằng năm trong giai đoạn 2011 - 2015.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:
“5. Trong năm 2020 và từ năm 2021 trở đi, khi thực hiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ phải tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới thì quỹ tiền lương của người lao động thực hiện như sau:
a) Trường hợp tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới hoặc nhận sáp nhập, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó tại công ty chuyển giao hoặc công ty bị sáp nhập trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao hoặc bị sáp nhập; trường hợp mức tiền lương bình quân này thấp hơn so với mức tiền lương bình quân của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tương tự tại công ty nhận sáp nhập thì được tính tối đa bằng mức lương bình quân trong năm liền kề ở công ty nhận sáp nhập trước thời điểm sáp nhập.
b) Trường hợp phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới (ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương quy định tại khoản 1 Điều này và ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận từ Công ty mẹ quy định tại điểm a khoản này), từ khi phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân do công ty quyết định bảo đảm tương quan chung nhưng tối đa bằng tiền lương của người lao động làm nghề, công việc tương tự trong Tập đoàn.
c) Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này, công ty phải bảo đảm: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, có lợi nhuận và phải báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.”
7. Bổ sung khoản 4 vào Điều 7 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:
“4. Từ năm 2021 trở đi, đối với những nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương trong giai đoạn 2016 - 2020 thì tiếp tục thực hiện đơn giá tiền lương này theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này; đối với những nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tiếp nhận từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thì việc xác định quỹ tiền lương thực hiện đối với các nhiệm vụ này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này; đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới phát sinh (ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương quy định tại khoản 1 và ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội quy định tại khoản 2 Điều này) thì việc xác định quỹ tiền lương thực hiện đối với nhiệm vụ này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định này; đối với những công ty thành lập từ năm 2020 thì việc xác định quỹ tiền lương thực hiện từ năm 2021 đối với các công ty này thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều này.”
8. Bỏ cụm từ “đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020” tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 121/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/2020/NĐ-CP .
Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kê từ ngày ký ban hành.
2. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Từ năm 2021 trở đi, đối với những công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, khi đã được giao đơn giá tiền lương ổn định mà có chỉ tiêu năng suất lao động hoặc lợi nhuận bị giảm chủ yếu do yếu tố khách quan dẫn đến tiền lương bình quân của người lao động hưởng lương theo đơn giá tiền lương được giao ổn định thấp hơn 65% so với mức lương bình quân năm 2020 của số lao động đó thì được tính cao hơn đến 65% mức tiền lương bình quân năm 2020 và bảo đảm không thấp hơn mức tiền lương xác định theo thang lương, bảng lương, phụ cấp lương quy định tại Điều 4 Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này. Khi xác định tiền lương bình quân theo quy định này, công ty phải bảo đảm: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và phải báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.
4. Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tiếp tục áp dụng tiền lương, thù lao, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP , không áp dụng quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "06/09/2021",
"sign_number": "82/2021/NĐ-CP",
"signer": "Lê Minh Khái",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-lien-tich-86-2014-TTLT-BTC-NHNNVN-huong-dan-hoat-dong-dai-ly-bao-hiem-to-chuc-tin-dung-238276.aspx | Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm tổ chức tín dụng | BỘ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2014
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI CHO DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu khách hàng:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện tư vấn, chào bán bảo hiểm.
2. Chào bán bảo hiểm:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chào bán, giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thông tin về các khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để thẩm định và phát hành hợp đồng bảo hiểm.
3. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của khách hàng;
b) Đối với các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm không yêu cầu phải thẩm định hoặc được ủy quyền cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
c) Đối với các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm yêu cầu phải thẩm định trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển hồ sơ cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ để tiến hành thẩm định. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát hành hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng hoặc ủy quyền cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng.
4. Thu phí bảo hiểm:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.
5. Thu xếp giải quyết trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, nhận hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ để thẩm định, ra quyết định trả tiền bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chi trả tiền bảo hiểm hoặc ủy quyền cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng.
6. Thực hiện các hoạt động, nghĩa vụ khác có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Điều kiện để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm trong Giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm được đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mà mình đang làm đại lý; không được tác động để khách hàng mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; không được xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
2. Nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quản lý theo hệ thống đại lý bảo hiểm chung của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được liên kết sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhưng phải đảm bảo việc giao kết hợp đồng bảo hiểm riêng, tách biệt với các giao kết khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm độc lập về sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp.
Điều 6. Hợp đồng đại lý bảo hiểm
1. Hợp đồng đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Tên, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
c) Ngày hiệu lực và thời hạn của hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Nội dung, phạm vi hoạt động đại lý mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ủy quyền cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện;
đ) Hoa hồng bảo hiểm và các khoản thanh toán khác (nếu có);
e) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
g) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
h) Thỏa thuận về cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
i) Điều khoản về chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm;
k) Quy định về giải quyết tranh chấp và tài phán.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng đại lý bảo hiểm có thể có các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận.
Điều 7. Hoa hồng bảo hiểm và chi quản lý đại lý
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện chi trả hoa hồng bảo hiểm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm nhưng không được vượt quá mức quy định của pháp luật hiện hành về hoa hồng bảo hiểm.
2. Ngoài hoa hồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được chi trả chi quản lý đại lý và các chi phí khác theo quy định pháp luật và được thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các quyền trong hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các nghĩa vụ trong hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các nghĩa vụ sau đây:
a) Thiết kế sản phẩm bảo hiểm, tính phí, tính toán giá trị hoàn lại, trích lập dự phòng nghiệp vụ và tính toán lãi chia cho chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (nếu có) theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Thông báo cho khách hàng bằng văn bản hoặc các hình thức khác về việc chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm hướng dẫn các trường hợp khách hàng mua bảo hiểm qua các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đóng phí bảo hiểm định kỳ, thông báo những thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng và yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các quyền của đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và không mang tính bắt buộc;
b) Quản lý, lưu trữ danh sách các nhân viên thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
c) Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo dõi đầy đủ, chính xác và chuyển toàn bộ các khoản phí bảo hiểm thu được và bất kỳ khoản thanh toán của khách hàng liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Bồi thường và bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ các khoản phí và chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải gánh chịu do hành vi vi phạm của nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gây ra khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Điều 10. Cung cấp và đối chiếu thông tin
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ các thông tin tối thiểu sau đây:
a) Đối với hoạt động chào bán bảo hiểm: Tên, tuổi, giới tính, địa chỉ liên lạc của khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm;
b) Đối với hoạt động thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm: Cung cấp và đối chiếu thông tin liên quan đến khách hàng mua bảo hiểm và các thông tin cần thiết cho việc thẩm định ra quyết định phát hành hợp đồng bảo hiểm;
c) Đối với hoạt động thu phí bảo hiểm: Bảng kê số lượng khách hàng đã thu phí, tổng số phí thu được, số phí còn phải thu, tên và địa chỉ, số hợp đồng của khách hàng còn nợ phí;
d) Đối với hoạt động thu xếp giải quyết trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm: Bảng kê số tiền bảo hiểm phải trả và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm;
đ) Cung cấp thông tin về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phục vụ cho việc thiết kế sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhưng không trái với quy định của pháp luật về bảo mật thông tin.
2. Định kỳ hàng tháng hoặc theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm đối chiếu dữ liệu về hợp đồng bảo hiểm mới, doanh thu phí, biến động hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện.
Điều 11. Đào tạo nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải xây dựng chương trình đào tạo, phối hợp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức đào tạo và chịu trách nhiệm về việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận, lựa chọn hình thức đào tạo đối với chương trình đào tạo cơ bản, bao gồm đào tạo tập trung, trực tuyến hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Đối với chương trình đào tạo sản phẩm, hình thức đào tạo là tập trung, trừ các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ.
3. Thời gian đào tạo tối thiểu là 04 (bốn) giờ đối với 01 (một) sản phẩm bảo hiểm và tối thiểu 16 (mười sáu) giờ đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.
4. Thời gian đào tạo thường xuyên định kỳ hàng quý đối với nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị tối thiểu là 03 (ba) giờ.
Điều 12. Bảo mật thông tin khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu trách nhiệm về bảo mật thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu của quý tiếp theo, ngoài các báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải nộp cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) báo cáo tình hình triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong quý theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Định kỳ hàng quý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo theo quy định về chế độ báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tình hình triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong quý theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát, quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
3. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, giải quyết./
KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đặng Thanh Bình
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Công báo;
- Website: Chính phủ; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Hiệp hội bảo hiểm, Hiệp hội Ngân hàng;
- Lưu: VT, QLBH, CQTTGS (NHNN).
PHỤ LỤC I
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI CHO DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 2 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Tên doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
Báo cáo quý:
I. Báo cáo hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
STT
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký hợp đồng đại lý bảo hiểm
Sản phẩm bảo hiểm triển khai
Hợp đồng khai thác mới
Số lượng hợp đồng có hiệu lực
Số lượng hợp đồng hủy bỏ năm đầu lũy kế từ đầu năm
Số lượng hợp đồng
Phí bảo hiểm (tr.đ)
Số lượng hợp đồng
Phí bảo hiểm (tr.đ)
Trong quý
Lũy kê
Cùng kỳ năm trước
Trong quý
Lũy kế
Cùng kỳ năm trước
Cuối quý
Cùng kỳ năm trước
Cuối quý
Cùng kỳ năm trước
1
2
Tổng số
II. Báo cáo tình hình doanh thu, chi phí hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký hợp đồng đại lý bảo hiểm
Tổng doanh thu phí trong kỳ
Hoa hồng thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong kỳ
Các khoản thanh toán khác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong kỳ
1
2
…
Tổng
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
……Ngày …. tháng …. năm ….
Người lập biểu
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)
Người đại diện theo pháp luật
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC II
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI CHO DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ
(ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 2 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Tên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Báo cáo quý:
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ký hợp đồng đại lý
Tổng doanh thu phí trong kỳ
Hoa hồng nhận được từ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ
Các khoản thanh toán khác nhận được từ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ
1
2
….
Tổng
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
……Ngày …. tháng …. năm ….
Người lập biểu
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)
Người đại diện theo pháp luật
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "02/07/2014",
"sign_number": "86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN",
"signer": "Đặng Thanh Bình, Trần Xuân Hà",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-40-2014-TT-NHNN-huong-dan-ky-quy-quan-ly-tien-ky-quy-cua-doanh-nghiep-cho-thue-lai-lao-dong-259961.aspx | Thông tư 40/2014/TT-NHNN hướng dẫn ký quỹ quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 40/2014/TT-NHNN
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ TIỀN KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động (sau đây gọi là Nghị định 55/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cho thuê mở tài khoản giao dịch chính (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp cho thuê.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ.
3. Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động ký quỹ cho thuê lại lao động.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ
1. Khi doanh nghiệp cho thuê có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp cho thuê thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ phù hợp với những nội dung quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng ký quỹ phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp cho thuê và của ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Số tiền ký quỹ;
c) Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
d) Trả lãi tiền ký quỹ;
đ) Sử dụng tiền ký quỹ;
e) Rút tiền ký quỹ;
g) Hoàn trả tiền ký quỹ;
h) Trách nhiệm của các bên liên quan.
3. Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp cho thuê theo mẫu quy định tại Phụ lục III đính kèm Nghị định 55/2013/NĐ-CP .
Điều 4. Quản lý tiền ký quỹ
1. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ và quản lý theo đúng các quy định của Nghị định 55/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật về ký quỹ.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ trích số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê để thanh toán, bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
3. Ngân hàng nhận ký quỹ theo dõi việc sử dụng số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức quy định, ngân hàng nhận ký quỹ phải thông báo cho doanh nghiệp cho thuê nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có biện pháp xử lý.
4. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, ngân hàng nhận ký quỹ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động trong hệ thống ngân hàng mình theo mẫu tại Phụ lục IV đính kèm Nghị định 55/2013/NĐ-CP .
Điều 5. Lãi suất tiền gửi ký quỹ và trả lãi tiền gửi ký quỹ
1. Doanh nghiệp cho thuê được ngân hàng nhận ký quỹ trả lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Trên cơ sở thỏa thuận về lãi suất từ tiền ký quỹ được ghi trong hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp cho thuê và ngân hàng nhận ký quỹ, ngân hàng tính lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ và trả cho doanh nghiệp cho thuê theo thỏa thuận.
Điều 6. Thủ tục rút tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp cho thuê khi có yêu cầu rút tiền ký quỹ để sử dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định 55/2013/NĐ-CP thực hiện thủ tục như sau:
a) Lập, gửi ngân hàng văn bản đề nghị và chứng từ rút tiền ký quỹ theo mẫu của ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Xuất trình văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép doanh nghiệp cho thuê được rút tiền ký quỹ;
c) Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn) của người rút tiền ký quỹ là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cho thuê. Trường hợp người rút tiền là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ rút tiền ký quỹ và các văn bản, giấy tờ cần thiết nêu trên, nếu hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng cho doanh nghiệp cho thuê thực hiện rút tiền ký quỹ.
Điều 7. Thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp cho thuê khi có yêu cầu ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện thủ tục như sau:
a) Lập, gửi ngân hàng văn bản đề nghị và chứng từ hoàn trả tiền ký quỹ theo mẫu của ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Xuất trình văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 19 Nghị định 55/2013/NĐ-CP;
c) Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn) của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cho thuê. Trường hợp người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ và các văn bản, giấy tờ cần thiết nêu trên, nếu hợp pháp, hợp lệ thì thực hiện hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp cho thuê.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Thanh toán có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động của các ngân hàng nhận ký quỹ, định kỳ báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê tại các ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại; Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp cho thuê lại lao động chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 10;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT (5b).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Toàn Thắng | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "11/12/2014",
"sign_number": "40/2014/TT-NHNN",
"signer": "Nguyễn Toàn Thắng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-08-2019-TT-BKHCN-Quy-chuan-quoc-gia-san-pham-chieu-sang-bang-cong-nghe-LED-428028.aspx | Thông tư 08/2019/TT-BKHCN Quy chuẩn quốc gia sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED mới nhất | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2019/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2019
THÔNG TƯ
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM CHIẾU SÁNG BẰNG CÔNG NGHỆ LED”
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED”.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED (QCVN 19:2019/BKHCN).
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
Các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN được sản xuất, nhập khẩu trước lộ trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 thì tiếp tục được lưu thông trên thị trường đến hết ngày 01 tháng 6 năm 2022.
Điều 4. Lộ trình áp dụng QCVN
1. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
2. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN 19:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo VPCP;
- Lưu: VT, TĐC, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tùng
QCVN 19:2019/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM CHIẾU SÁNG BẰNG CÔNG NGHỆ LED
National technical regulation on LED lighting products
Lời nói đầu
QCVN 19:2019/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số /2019/TT-BKHCN ngày... tháng ... năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ SẢN PHẨM CHIẾU SÁNG BẰNG CÔNG NGHỆ LED
National technical regulation on LED lighting products
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng thông dụng sử dụng công nghệ đi-ốt phát sáng - LED (sau đây gọi là sản phẩm chiếu sáng LED) được quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với:
- Thiết bị chiếu sáng bằng công nghệ LED trên các phương tiện giao thông vận tải quy định tại QCVN 35:2017/BGTVT;
- Thiết bị chiếu sáng trong công trình chiếu sáng quy định tại QCVN 07-7:2016/BXD;
- Thiết bị chiếu sáng trong phương tiện quảng cáo ngoài trời quy định tại QCVN 17:2018/BXD.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm chiếu sáng LED quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Công nghệ LED: là công nghệ phát sáng sử dụng các đi-ốt có thể phát ra các bước sóng ánh sáng khi có dòng điện đi qua, có thể là vùng hồng ngoại, tử ngoại hoặc vùng ánh sáng nhìn thấy.
1.3.2. Bóng đèn LED: là tập hợp các linh kiện thành một thiết bị sử dụng công nghệ LED để chiếu sáng, có thể có hoặc không tích hợp bộ điều khiển, được thiết kế để kết nối với nguồn điện thông qua đầu đèn tiêu chuẩn được tích hợp.
1.3.3. Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền: là khối khi tháo rời sẽ bị hỏng vĩnh viễn, được lắp cùng với đầu đèn và kết hợp với nguồn sáng LED và phần tử bổ sung cần thiết để vận hành ổn định các nguồn sáng.
1.3.4. Nguồn sáng LED: là tập hợp các linh kiện thành một thiết bị sử dụng công nghệ LED để chiếu sáng.
1.3.5. Đèn điện LED: là một thiết bị hoàn chỉnh bao gồm một hoặc nhiều nguồn sáng LED, bộ điều khiển LED, bộ phận phân phối ánh sáng, các bộ phận để cố định và bảo vệ bóng đèn, các bộ phận để kết nối với nguồn điện và các bộ phận khác.
1.3.6. Đèn điện LED thông dụng: là đèn điện LED không được thiết kế dùng cho mục đích đặc biệt. Ví dụ: đèn điện LED sử dụng cho quay phim, chụp ảnh, bể bơi, nuôi trồng, đánh bắt, đèn trên phương tiện giao thông.
1.3.7. Đèn điện LED thông dụng cố định: là đèn điện LED dùng với mục đích chiếu sáng và được thiết kế để chỉ có thể tháo khi có dụng cụ hỗ trợ hoặc sử dụng ngoài tầm với.
1.3.8. Đèn điện LED thông dụng di động: là đèn điện LED dùng với mục đích chiếu sáng và có thể di chuyển từ một vị trí này sang vị trí khác trong khi vẫn được nối với nguồn.
1.3.9. Sản phẩm chiếu sáng LED: là tên gọi chung cho các sản phẩm được quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này.
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT
Các sản phẩm chiếu sáng LED quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này phải bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng như sau:
2.1. Yêu cầu về an toàn
2.1.1. Đèn điện LED (bao gồm đèn điện LED thông dụng cố định và đèn điện LED thông dụng di động) phải phù hợp với quy định tại TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014/AMD1:2017) Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm). Đồng thời, tùy công năng sử dụng theo thiết kế, mỗi loại đèn điện LED phải tuân thủ theo một phần tương ứng của bộ TCVN 7722-2 (IEC 60598-2)(1) Đèn điện - Phần 2: Yêu cầu cụ thể.
Trường hợp không có phần tương ứng thì áp dụng phần thích hợp nhất của TCVN 7722-2 (IEC 60598-2). Khi thiết kế của đèn điện LED có thể áp dụng hai hoặc nhiều phần của TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) thì đèn điện LED phải tuân thủ cả hai hoặc tất cả các mục thích hợp.
2.1.2. Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng phải phù hợp với quy định tại TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2011+AMD1:2015) Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50 V. Quy định về an toàn.
2.1.3. Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng phải phù hợp với quy định tại TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014) Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng. Quy định về an toàn.
2.1.4. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này phải nằm trong nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học hoặc nhóm 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông thường khi thử nghiệm, đánh giá, phân loại theo IEC 62471:2006 Photobiological safety of lamps and lamp systems (An toàn quang sinh học đối với bóng đèn và hệ thống bóng đèn).
2.2. Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC)
2.2.1. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này phải bảo đảm nhiễu điện từ (EMI) không vượt quá các giới hạn quy định trong TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018) Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số ra-đi-ô của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự.
2.2.2. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này phải bảo đảm miễn nhiễm điện từ (EMS) phù hợp với quy định tại IEC 61547:2009 Ed 2.0 Equipment for general lighting purposes - EMC immunity requirements (Thiết bị với mục đích chiếu sáng thông dụng - Yêu cầu về miễn nhiễm EMC).
3. YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ
3.1. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục Quy chuẩn kỹ thuật này phải công bố hợp quy phù hợp quy định kỹ thuật tại mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
3.2. Các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất trong nước phải thực hiện việc công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
3.3. Các sản phẩm chiếu sáng LED nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
3.4. Công bố hợp quy
3.4.1 Việc công bố hợp quy phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP), Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN).
3.4.2 Chứng nhận hợp quy
a) Việc chứng nhận thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) quy định trong Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/BKHCN.
b) Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN. Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
c) Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm.
3.4.3. Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
3.5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy
Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với thiết bị điện, điện tử sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
3.6. Đối với sản phẩm Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền, nếu đã được chứng nhận hợp quy về tương thích điện từ (EMC) theo Quy chuẩn kỹ thuật này thì không phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN về EMC đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN
4.1. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chiếu sáng LED phải bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4.2. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Mục 2, thực hiện quy định tại Mục 3 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.3. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chiếu sáng LED sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
4.4. Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm chiếu sáng LED sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN.
4.5. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với Quy chuẩn kỹ thuật này khi có yêu cầu hoặc khi được kiểm tra theo quy định đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này có sự thay đổi thì thực hiện theo văn bản hiện hành./.
PHỤ LỤC
Danh mục các sản phẩm chiếu sáng LED phải bảo đảm các yêu cầu theo QCVN 19:2019/BKHCN
STT
Tên sản phẩm theo mã HS
Mã HS
Phạm vi điều chỉnh
1.
Đèn đi-ốt phát sáng (LED)
85395000
- Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.
- Đèn điện LED thông dụng cố định.
- Đèn điện LED thông dụng di động.
- Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.
2.
Đèn rọi
94051091
- Đèn điện LED thông dụng cố định.
3.
Loại khác
94052090
- Đèn điện LED thông dụng di động.
(1) Bộ tiêu chuẩn TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) bao gồm nhiều phần với năm công bố khác nhau. Khi áp dụng phần nào sẽ sử dụng phiên bản mới nhất của phần đó tại thời điểm áp dụng, bao gồm cả các sửa đổi. | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "25/09/2019",
"sign_number": "08/2019/TT-BKHCN",
"signer": "Trần Văn Tùng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-77-KH-UBND-2021-Chuong-trinh-Khuyen-cong-thanh-pho-Ha-Noi-470181.aspx | Kế hoạch 77/KH-UBND 2021 Chương trình Khuyến công thành phố Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 77/KH-UBND
Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2021
KẾ HOẠCH
KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
Căn cứ: Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025; các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: số 4159/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 về việc phê duyệt Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và số 21/2019/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 về việc Ban hành “Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội; Trên cơ sở kết quả thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch Khuyến công thành phố Hà Nội năm 2021, với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc các ngành có tiềm năng, thế mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu nâng cao năng lực, tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm, thị trường hướng tới phát triển bền vững;
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho khu vực nông thôn Thành phố. Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
- Thông qua hoạt động khuyến công, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng trưởng 6-8%/năm;
- Tạo ra 500-700 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ 450-500 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn
a) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh:
Tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở công nghiệp nông thôn, với các nội dung: Khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và Marketing; Giảng viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên gia đầu ngành đến từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu lớn trên địa bàn Hà Nội.
b) Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ: Hội nghị sẽ kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhằm gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết hợp tác cung ứng nguyên liệu, bao tiêu gia công bán thành phẩm ngành thủ công mỹ nghệ.
c) Tổ chức hội thảo chuyên đề: Tổ chức hội thảo giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chuyển đổi số, tổ chức sản xuất, kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm.
d) Phát hành ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành: Thuê chuyên gia tư vấn thu thập tài liệu, biên tập, biên dịch các tiêu chuẩn, quy chuẩn đủ điều kiện xuất khẩu theo hiệp định thương mại thế hệ mới; Thiết kế, in ấn ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành (gốm sứ; mây tre đan; sơn mài).
2. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
a) Hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất. Trong đó tập trung vào các dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.
b) Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn hoàn chỉnh tài liệu quy trình sản xuất có hiệu quả: Hỗ trợ các cơ sở đang hoạt động hiệu quả hoàn chỉnh tài liệu, quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Trong đó, ưu tiên các cơ sở có sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
3. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
a) Tổ chức hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ 2021
Tổ chức Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021 với quy mô khoảng 450-500 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao đến từ Hà Nội và khoảng các tỉnh, thành phố trong nước, cùng 10 đến 12 nước trên thế giới. Thu hút khoảng 10.000 đến 12.000 lượt khách tham quan, trong đó có từ 450 đến 600 nhà nhập khẩu, khách quốc tế. Trong đó tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương trực tuyến, ứng dụng công nghệ thực tế ảo.
b) Tổ chức hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ Đô
Tổ chức Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021 - Hanoi Great Souvenirs 2021, với quy mô khoảng 200 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa nông thôn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu phục vụ các sự kiện lớn của Thành phố năm 2021. Thu hút khách tham quan, mua sắm với giá trị đạt khoảng 10 tỷ đồng.
c) Tổ chức mời và hỗ trợ các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2021.
Tổ chức mời và hỗ trợ các nhập khẩu nước ngoài, khách quốc tế đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021. Với mục tiêu mời khoảng 450 đến 600 nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ (Trong trường hợp dịch Covid-19 được kiểm soát). Nhằm tạo điều kiện, cơ hội gặp gỡ, kết nối giao thương, ký kết hợp đồng xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ của Hà Nội với các đối tác nước ngoài, Thành phố sẽ hỗ trợ: phiên dịch, tham quan các cơ sở công nghiệp nông thôn tiềm năng, kết nối online (trực tuyến).
d) Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2021
Tổ chức bình chọn và tôn vinh các sản phẩm CNNT có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển bền vững theo chuỗi giá trị.
e) Hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hội chợ; triển lãm chuyên ngành trong nước:
- Hỗ trợ cơ sở sản xuất hàng TCMN Hà Nội tham gia Hội chợ quốc tế hàng TCMN, quà tặng, đồ gia dụng (Hội chợ Lifestyle VietNam 2021 theo phương thức online - offline) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc hội chợ, các doanh nghiệp, cơ sở tìm kiếm được các nhà nhập khẩu tiềm năng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT tham gia Hội chợ, triển lãm: hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công nghiệp - thương mại, công thương tại các tỉnh, thành phố trong cả nước (tập trung vào các hội chợ triển lãm thuộc chương trình khuyến công quốc gia). Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; gặp gỡ, tìm kiếm nhà phân phối nhằm mở rộng thị trường.
f) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ xuất khẩu hàng TCMN ở nước ngoài
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tham gia một số Hội chợ quốc tế chuyên ngành TCMN (định hướng vào các hội chợ tại Tokyo - Nhật Bản, Hồng Kông - Trung Quốc, một số nước nhóm EU, G7... theo phương thức online - offline) nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm khách hàng đẩy mạnh xuất khẩu (trong trường hợp dịch COVID-19 được kiểm soát).
Ngoài ra, việc tham gia các Hội chợ nước ngoài còn góp phần quảng bá và mời các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ Quốc tế quà tặng hàng TCMN Hà Nội năm 2021, cũng như quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, văn hóa Hà Nội đến với bạn bè quốc tế.
g) Tổ chức hoạt động triển lãm chuyên đề tại "Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại 176 Quang Trung, Hà Đông
Tổ chức 03 triển lãm chuyên đề giới thiệu: các sản phẩm OCOP Hà Nội (sản phẩm ngành hàng thủ công mỹ nghệ đạt 3 Sao trở lên); sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm các nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
4. Cung cấp thông tin phát triển sản phẩm mới
a) Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021
Tổ chức cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021 với mục tiêu thu hút khoảng từ 100 đến 150 tổ chức, cá nhân tham dự cuộc thi với 300-350 mẫu sản phẩm mới được tạo ra. Kết quả dự kiến có từ 80 đến 100 sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được UBND Thành phố công nhận đạt giải. Tổ chức lễ trao giải và tôn vinh các đơn vị, cá nhân có sản phẩm đạt giải Cuộc thi.
b) Tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo năm 2021
Tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo năm 2021 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, cơ sở công nghiệp nông thôn... sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiếp cận, kết nối với các thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới nhất của Nghệ nhân, thợ giỏi, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà thiết kế, các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm xuất khẩu, để từ đó đưa các thiết kế này vào sản xuất sản phẩm và đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
c) Hỗ trợ tư vấn, trợ giúp cơ sở CNNT thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm
Thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm.
d) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn cho các cơ sở CNNT trên địa bàn Thành phố.
e) Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về khuyến công
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội, các đơn vị tư vấn truyền thông thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác khuyến công trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường ứng dụng các phương tiện truyền thông, thông tin tiên tiến để tổ chức tốt tuyên truyền về hoạt động Khuyến công.
5. Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công trên địa bàn Thành phố
a) Tổ chức tham gia hội nghị khảo sát chia sẻ kinh nghiệm tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai hoạt động khuyến công;
h) Tổ chức tập huấn về chế độ chính sách khuyến công: Tổ chức 02 lớp tập huấn giới thiệu các chế độ chính sách mới về hoạt động Khuyến công và công nghiệp nông thôn cho cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, thị xã, xã và các cơ sở công nghiệp nông thôn.
c) Duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về khuyến công: Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu, cập nhật thường xuyên dữ liệu về cơ sở công nghiệp nông thôn Hà Nội phục vụ công tác hỗ trợ và quản lý các hoạt động khuyến công trên cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương hoặc Trung tâm Khuyến công và và tư vấn PTCN.
d) Quản lý chương trình khuyến công: Tổ chức các đoàn công tác thẩm tra, khảo sát, nghiệm thu các đề án khuyến công tại 17 huyện, 01 thị xã có các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thụ hưởng kinh phí khuyến công; tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai Kế hoạch, đề án và nghiệm thu kết quả thực hiện đề án tại các đơn vị.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021, gồm:
- Kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 9/12/2020 của UBND Thành phố Hà Nội;
- Kinh phí đối ứng tự chi trả của các cơ sở công nghiệp nông thôn theo quy định.
- Các nguồn huy động hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021 đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả, không chồng chéo, đúng quy định và gắn với tình hình phòng chống dịch COVID-19. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn những đề án của các đơn vị, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có đủ năng lực triển khai thực hiện hỗ trợ năm 2021; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn Thành phố đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật và Thành phố; Xây dựng kế hoạch chi tiết: Các đoàn tham gia hội chợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài; Tổ chức Hội chợ quốc tế quà tặng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021; Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả; trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
- Là cơ quan Thường trực tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo năm 2021, chịu trách xây dựng và ban hành Kế hoạch chi tiết tổ chức Cuộc thi; Nguyên tắc chấm điểm cuộc thi; thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, các Tiểu ban giúp việc Cuộc thi; Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Cuộc thi đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và đạt được các mục tiêu Thành phố đề ra; Trình UBND Thành phố công nhận các tổ chức, cá nhân đạt giải Cuộc thi.
- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) lựa chọn, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến công năm 2021 trình UBND Thành phố khen thưởng.
2. Sở Tài chính
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch khuyến công năm 2021 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
3. Các sở, ngành có liên quan
- Các sở, ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Nội vụ, Ngoại vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm: Phối hợp Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021; Lồng ghép các chương trình, kế hoạch do đơn vị mình tổ chức thực hiện (nếu có) với Kế hoạch khuyến công Thành phố năm 2021 đảm bảo không trùng lặp, nâng cao hiệu quả công tác khuyến công trên địa bàn Thành phố.
- Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội: Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô 2021- Hà Nội Great Souvenir 2021 đảm bảo thiết thực hiệu quả, đúng quy định. Chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí mặt bằng để Sở Công Thương thi công, trang trí và tổ chức Hội chợ đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
- Phối hợp Sở Công Thương trong khảo sát, thẩm tra, lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện để hỗ trợ kinh phí khuyến công Thành phố năm 2021. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các đề án khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả và quy định của pháp luật.
- UBND huyện Phú Xuyên: Chỉ đạo các đơn vị liên quan đảm bảo bố trí mặt bằng để Sở Công Thương thi công, trang trí và tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng hàng TCMN mới, sáng tạo năm 2021 đảm bảo tiến độ, thiết thực, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương tổ chức tuyên truyền, giới thiệu hoạt động của triển lãm tới mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Hỗ trợ, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tham quan triển lãm để cập nhật, kết nối và đưa các thiết kế mới vào thực tế sản xuất tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT cấp huyện phù hợp với kế hoạch cấp Thành phố; Thành lập hội đồng bình chọn và phê duyệt quyết định công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện; Tuyên truyền vận động các cơ sở CNNT trên địa bàn đăng ký tham gia các cấp; phê duyệt danh sách SPCNNTTB cấp huyện để đăng ký tham gia bình chọn SPCNNTTB cấp Thành phố; Lập kế hoạch phát triển SPCNNTTB ở địa phương. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện, để cơ sở công nghiệp nông thôn có SPCNNTTB được thụ hưởng chính sách khuyến công.
- Chủ động cân đối một phần ngân sách khuyến công cấp huyện hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất.
5. Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các Hội, Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn Thành phố
Đề xuất các đề án khuyến công và đơn vị thụ hưởng; phối hợp Sở Công Thương khảo sát, thẩm tra, lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí khuyến công năm 2021. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các đề án khuyến công được hỗ trợ kinh phí đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả.
Yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc, tổng hợp, đề xuất gửi Sở Công Thương để tham mưu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các Sở, ngành: LĐTB&XH, KH&ĐT, KH&CN, VH&TT, NN&PTNT, DL, NV, Ngoại vụ, TTXTĐTTMDL, KBNN TP;
- UBND các huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP VT.Anh, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT Vân.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
PHỤ LỤC
DANH MỤC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội)
STT
Nhiệm vụ hoạt động khuyến công
Kết quả cần đạt được
Thời gian thực hiện
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
I.
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO CÁC DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1
Tổ chức 14 lớp tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở công nghiệp nông thôn, với các nội dung: Khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và Marketing;
Khoảng 1400 học viên được tập huấn; Thời gian học 02 ngày; Giảng viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên gia đầu ngành đến từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu lớn trên địa bàn Hà Nội.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội.
2
Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Thu hút khoảng 100 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn của Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; ký kết hợp tác cung ứng nguyên liệu, bao tiêu gia công bán thành phẩm,...
Tháng 03- 11/2020
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.
3
Tổ chức hội thảo chuyên đề.
Tổ chức 02 hội thảo chuyên đề giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, chuyển đổi số, kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm.
Tháng 03- 10/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các cơ sở CNNT.
4
Phát hành ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành đạt điều kiện xuất khẩu theo hiệp định thương mại thế hệ mới.
Thuê chuyên gia tư vấn thu thập tài liệu, biên tập, biên dịch các tiêu chuẩn, quy chuẩn đủ điều kiện xuất khẩu theo hiệp định thương mại thế hệ mới; Thiết kế, in ấn 6000 ấn phẩm hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành (3 ngành: gốm sứ; mây tre đan; sơn mài).
Tháng 03-10/2021
Sở Công Thương
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các cơ sở công nghiệp nông thôn.
II. HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG MÁY MÓC TIÊN TIẾN, TIẾN BỘ KHKT VÀO SẢN XUẤT CN-TTCN
5
Hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất.
16 dự án đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại được đưa vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- Sở khoa học và công nghệ;
- UBND các huyện, thị xã.
6
Hỗ trợ cơ sở CNNT hoàn chỉnh tài liệu quy trình công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật (áp dụng các bước theo tiêu chuẩn ISO 50001: 2018)
- Hoàn chỉnh 06 quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc gia tăng năng suất, trình diễn kỹ thuật.
- Biên tập xây dựng 06 video về quy trình sản xuất để phục vụ việc trình diễn kỹ thuật.
- Tổ chức 06 hội nghị phổ biến và trình diễn kỹ thuật.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã; Các cơ sở CNNT;
- Các Hội, Hiệp hội.
III. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU
7
Tổ chức hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021.
Hội chợ có quy mô khoảng 450-500 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có thị phần xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao đến từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong nước, 10 đến 12 gian hàng một số nước trên thế giới. Thu hút khoảng 10.000 đến 12.000 lượt khách tham quan, trong đó có từ 650 đến 700 nhà nhập khẩu nước ngoài, tạo ra giá trị xuất khẩu ước đạt 5 triệu USD.
Tháng 10/2021
Sở Công Thương
- Cục Công Thương địa phương;
- Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội;
- Thương vụ Việt Nam tại các nước.
8
Tổ chức Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô năm 2021 - Tại khu Hoàng Thành Thăng Long.
Hội chợ có quy mô khoảng 220 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng lưu niệm chất lượng cao ngành công mỹ nghệ tiêu biểu. Thu hút khách tham quan, mua sắm với giá trị đạt khoảng 10 tỷ đồng.
Tháng 11/2021
Sở Công Thương
- Các sở, ngành: Du lịch; VH&TT, CATP, Trung tâm Xúc tiến ĐTTMDL Thành phố. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội.
9
Mời và hỗ trợ các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
- Thuê phiên dịch hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT kết nối giao thương với nhà nhập khẩu, khách quốc tế trong nước tại hội chợ. Tham quan các cơ sở CNNT.
- Kết nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài qua ứng dụng trực tuyến, online.
Tháng 10/2021
Sở Công Thương
- Các sở, ngành: Ngoại vụ; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương, mại, du lịch thành phố
- Cục XTTM;
- Thương vụ Việt Nam tại các nước.
10
Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài.
Dự kiến 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tham gia một số Hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghệ (định hướng vào các hội chợ tại Tokyo - Nhật Bản, Hồng Kông - Trung Quốc), kết hợp mời nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan giao dịch tại Hội chợ quốc tế quà tặng hàng TCMN Hà Nội.
Tháng 03- 10/2021
Sở Công Thương
- Các sở, ngành: Ngoại vụ; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch thành phố
- Cục XTTM;
- Thương vụ Việt Nam tại các nước.
11
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và hàng quà tặng Việt Nam (Hội chợ Lifestyle 2021) tại TP Hồ Chí Minh.
Dự kiến 12 đến 15 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội tham gia Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, quà tặng và hàng gia dụng Việt Nam (Hội chợ Lifestyle Vietnam 2021) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương, ký kết hợp đồng xuất khẩu ước đạt giá trị khoảng 250.000USD.
Tháng 4/2021
Sở Công Thương
- Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam;
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
12
Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công thương, công nghiệp thương mại thuộc chương trình khuyến công quốc gia do các tỉnh, thành phố trong nước tổ chức.
Dự kiến 30-40 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia 03 hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công nghiệp - thương mại, công thương tại các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm của Hà Nội.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
13
Tổ chức hoạt động triển lãm chuyên đề tại "Điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô" tại 176 Quang Trung, Hà Đông.
- Tổ chức 03 kỳ triển lãm chuyên đề giới thiệu các sản phẩm OCOP Hà Nội (3 sao trở lên), sản phẩm CNNT tiêu biểu và sản phẩm các nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
- Thiết kế thi công, trang trí lắp đặt biểu trưng, ánh sáng trang trí điểm trưng bày giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô; Thiết kế dàn dựng, thi công khu triển lãm giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân ngành TMCN của Thành phố Hà Nội;
- Hiệu chỉnh, bổ sung thông tin thiết kế in ấn tài liệu giới thiệu quảng bá điểm trưng bày OCOP Thủ đô (bổ sung phiên dịch tiếng Anh, Nhật, Hàn).
- Kết nối trưng bày quảng bá một số sản phẩm OCOP, CNNT của các Tỉnh Thành phố Trực thuộc Trung Ương.
Tháng 03-12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
14
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Tổ chức hội nghị triển khai chương trình; hội đồng bình chọn (ban tổ chức, ban giám khảo); Thiết kế và in cuốn cataloge về sản phẩm/bộ sản phẩm tham gia chương trình; tổng kết trao giấy chứng nhận các sản phẩm tiêu biểu; Bình chọn và tôn vinh 10-15 sản phẩm CNNT có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển bền vững theo chuỗi giá trị.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
IV. CUNG CẤP THÔNG TIN, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ MỚI
15
Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội
- Tổ chức phát động cuộc thi; Hội nghị tư vấn, định hướng các sản phẩm dự thi;
- Cuộc thi thu hút khoảng 100 đến 150 tổ chức, cá nhân tham dự cuộc thi, với khoảng 300-350 mẫu sản phẩm mới được tạo ra. Có từ 80 đến 100 sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được UBND Thành phố công nhận đạt giải. Tổ chức lễ tổng kết trao giải cuộc thi.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- Sở VH và TT, Sở Du lịch;
- Hiệp hội làng nghề Việt Nam;
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
16
Tổ chức triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo năm 2021 tại huyện Phú Xuyên
- Quy mô triển lãm khoảng 100 gian hàng. Và khu trưng bày các sản phẩm có thiết kế mới sáng tạo.
- Đối tượng tham gia: doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiếp cận, kết nối với các thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới nhất của Nghệ nhân, thợ giỏi, chuyên gia trong và ngoài nước, nhà thiết kế... đưa vào sản xuất tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương và UBND huyện Phú Xuyên
- Các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Sinh viên, chuyên gia các trường đại học chuyên ngành mỹ thuật.
17
Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; thiết kế bao bì sản phẩm mới
Hỗ trợ trực tiếp: 20 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội thiết kế mẫu mã sản phẩm; 10 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ thiết kế bao bì sản phẩm mới.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
18
Hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn
Dự kiến 10 cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
19
Tuyên truyền về hoạt động khuyến công trên các phương tiện truyền thông
- 50 tin bài truyền thông trên các trang thông tin điện tử tuyên truyền về các hiệp định thương mại thế hệ mới ngành TCMN, các hoạt động khuyến công Thành phố.
- 80 bản tin bản tin về nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về các sản phẩm TCMN, CNTT.
- Biên tập xây dựng video TVC quảng bá các hoạt động khuyến công trên các ứng dụng di động thông minh, mạng xã hội, ...
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
Các cơ quan, đơn vị truyền thông
V. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
20
Tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước về triển khai hoạt động khuyến công
Tổ chức 03 chuyến tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công tại các tỉnh thành phố trong cả nước (2 đoàn phía Bắc; 01 đoàn phía Nam).
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
Sở Công Thương; Trung tâm khuyến công các tỉnh, thành phố
21
Tổ chức 2 lớp tập huấn giới thiệu công tác quản lý, các chế độ chính sách mới về hoạt động Khuyến công.
Khoảng 150-200 cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, thị xã, xã và các cơ sở công nghiệp nông thôn được cập nhật chế độ chính sách mới về hoạt động khuyến công.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội;
- Các tổ chức chính trị xã hội
22
Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu, cập nhật thường xuyên dữ liệu về cơ sở công nghiệp nông thôn Hà Nội phục vụ công tác hỗ trợ và quản lý các hoạt động khuyến công.
Xây dựng tập cơ sở dữ liệu về cơ sở công nghiệp nông thôn.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- UBND các huyện, thị xã;
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
23
Quản lý chương trình khuyến công
Tổ chức đoàn đi thẩm tra, khảo sát, kiểm tra giám sát, nghiệm thu đề án khuyến công tại các đơn vị, cơ sở CNNT trên địa bàn Thành phố.
Tháng 03- 12/2021
Sở Công Thương
- Sở, ngành; UBND các huyện, thị xã liên quan
- Các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Các tổ chức chính trị - xã hội. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "24/03/2021",
"sign_number": "77/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-01-2008-CT-UBND-tang-cuong-van-dong-hien-mau-nhan-dao-nam-2008-61203.aspx | Chỉ thị 01/2008/CT-UBND tăng cường vận động hiến máu nhân đạo năm 2008 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Số: 01/2008/CT-UBND
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 01 năm 2008
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO NĂM 2008
Trong nhiều năm qua, phong trào hiến máu nhân đạo của thành phố ngày càng phát triển, đã đáp ứng phần nhu cầu về máu cho cấp cứu và điều trị ở các bệnh viện trên địa bàn thành phố, góp phần cứu sống hàng ngàn bệnh nhân khỏi cơn bệnh hiểm nghèo. Hàng năm với số lượng máu sạch, an toàn, tiếp nhận được năm sau cao hơn năm trước nhưng nhu cầu cho cấp cứu, phẫu thuật điều trị ngày càng tăng, nên có lúc vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, người bệnh vẫn còn chờ đợi máu.
Để đáp ứng nhu cầu đủ máu an toàn cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân, Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị như sau:
1. Thủ trưởng các Sở-ngành, các tổ chức Đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị, Công ty, Xí nghiệp, Trường học, các đơn vị Lực lượng vũ trang thành phố và Ủy ban nhân dân 24 quận-huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo, phấn đấu năm 2008 đạt trên 85.000 đơn vị máu, chất lượng máu sạch trên 94% tích cực vận động người hiến máu nhân đạo tự nguyện hiến 350ml - 450ml trên 30%, với chỉ tiêu cụ thể như sau:
a) Giao Trung tâm Hiến máu nhân đạo trực thuộc Hội Chữ thập đỏ thành phố phối hợp với các sở - ngành, các Đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị Lực lượng vũ trang, các Công ty, Xí nghiệp, Trường học, Hội Sinh viên thành phố tiếp tục tuyên truyền vận động phấn đấu đạt trên 32.800 đơn vị máu trong năm 2008.
b) Giao Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo 24 quận-huyện tiếp tục tuyên truyền vận động phấn đấu đạt trên 52.200 đơn vị máu trong năm 2008 theo chỉ tiêu phân bổ sau:
+ Quận 3, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp : 3.300 đơn vị
+ Quận 1, quận 5, quận 6, quận 10 : 3.200 đơn vị
+ Quận 11 : 3.100 đơn vị
+ Quận Phú Nhuận : 3.000 đơn vị
+ Quận Thủ Đức : 2.600 đơn vị
+ Quận 8, quận Tân Bình : 2.500 đơn vị
+ Quận 4 : 2.000 đơn vị
+ Quận 7, quận Tân Phú : 1.600 đơn vị
+ Quận 9, quận Bình Tân : 1.500 đơn vị
+ Huyện Bình Chánh : 1.400 đơn vị
+ Quận 2, quận 12 : 1.200 đơn vị
+ Huyện Củ Chi : 1.100 đơn vị
+ Huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ: 900 đơn vị
2. Trung tâm Hiến máu nhân đạo, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo các quận - huyện, phường-xã cần có kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo số lượng và chất lượng về máu, tích cực tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo phù hợp với nguyên tắc nhân đạo quốc tế Hội Chữ thập đỏ và thực hiện đúng chế độ bồi dưỡng sức khoẻ đối với người hiến máu nhân đạo theo Thông tư số 40/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính.
3. Sở Văn hóa và Thông tin, Đài Tiếng nói nhân dân, Đài Truyền hình thành phố phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm nhân ngày 07 tháng 4 “Ngày toàn dân hiến máu nhân đạo”, ngày 14 tháng 6 “Ngày Thế giới tôn vinh hiến máu” và mở chuyên mục “Hiến máu cứu người”. Đồng thời có kế hoạch tập trung tuyên truyền các đợt cao điểm của chương trình hiến máu nhân đạo thành phố.
4. Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Hiến máu nhân đạo chuyển giao máu đạt số lượng, chất lượng, đảm bảo yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, trang thiết bị xét nghiệm, phân tích máu, để đảm bảo cung cấp an toàn cho bệnh nhân. Đồng thời chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận, huyện, y tế cơ quan các Sở, Ban, ngành, Lực lượng vũ trang, Công ty, Xí nghiệp, Trường học tích cực tham gia tuyên truyền vận động phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo khám tuyển chọn người hiến máu, nhằm đảm bảo nguồn máu cung cấp có chất lượng và an toàn.
5. Trung tâm Hiến máu nhân đạo trực thuộc Hội Chữ Thập đỏ thành phố phối hợp chặt chẽ với Ban Thi đua khen thưởng kịp thời tôn vinh khen thưởng các cá nhân, gia đình, tập thể và người có công tuyên truyền vận động nhiều người tham gia hiến máu nhân đạo.
6. Trung tâm Hiến máu nhân đạo có kế hoạch duy trì bảo quản trang thiết bị phục vụ cho công tác tiếp nhận máu. Thường xuyên phối hợp Ban Dự án Trung tâm Truyền máu khu vực Chợ Rẫy tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ năng vận động hiến máu nhân đạo, kỹ năng tiếp xúc với người hiến máu nhân đạo nhằm thực hiện đạt kết quả cao công tác hiến máu nhân đạo năm 2008.
Phong trào vận động hiến máu nhân đạo của thành phố là một phần trong những hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và triển khai sâu rộng trong toàn thể cán bộ, công nhân viên, hội viên, tình nguyện viên Hội Chữ Thập đỏ, đoàn viên thanh niên, hội sinh viên và nhân dân cùng tham gia. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở-ngành, Đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo; đồng thời quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận :
- Bộ Y tế;
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- UBMTTQ và các Đoàn thể TP;
- Các Sở, Ngành TP;
- UBND các quận, huyện;
- Hội Chữ thập đỏ thành phố;
- Bệnh viện Chợ Rẫy;
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học;
- Trung tâm Hiến máu nhân đạo;
- Các Báo, Đài thành phố;
- VPHĐ-UB: CPVP;
- Phòng VX, THKH;
- TTCB; Lưu: VT, (VX/P) D.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Hà | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "04/01/2008",
"sign_number": "01/2008/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Thu Hà",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-39-2015-TT-BGTVT-huong-dan-Hiep-dinh-Nghi-dinh-thu-van-tai-duong-bo-Viet-Nam-Campuchia-292464.aspx | Thông tư 39/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định Nghị định thư vận tải đường bộ Việt Nam Campuchia | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 39/2015/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIỆP ĐỊNH VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA
Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998 (sau đây gọi tắt là “Hiệp định”);
Căn cứ Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký ngày 10 tháng 10 năm 2005 (sau đây gọi tắt là “Nghị định thư”);
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải người và hàng hóa bằng đường bộ qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Chương II
CÁC CẶP CỬA KHẨU VÀ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN, LÁI XE, NGƯỜI ĐI TRÊN XE
Điều 3. Các cặp cửa khẩu
Việt Nam
Campuchia
1. Lệ Thanh (Gia Lai)
1. Oyadav (Andong Pich-Rattanakiri)
2. Bu Prăng (Đắc Nông)
2. O Raing (Mundulkiri)
3. Hoa Lư (Bình Phước)
3. Trapeang Sre (Snoul-Kratie)
4. Xa Mát (Tây Ninh)
4. Trapeing Phlong (Tbong Khmum)
5. Mộc Bài (Tây Ninh)
5. Bavet (Svay Rieng)
6. Tịnh Biên (An Giang)
6. Phnom Den (Takeo)
7. Hà Tiên (Kiên Giang)
7. Prek Chak (Lork-Kam Pot)
Điều 4. Quy định đối với phương tiện
1. Phương tiện của Việt Nam thực hiện Hiệp định là phương tiện có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.
2. Phương tiện thương mại bao gồm:
a) Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch: có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe);
b) Xe taxi: có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái xe);
c) Xe vận tải hàng hóa: xe tải, xe đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đi theo đầu kéo. Xe tải hoặc xe đầu kéo nối với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được tính là một xe.
3. Phương tiện phi thương mại không quá 09 chỗ ngồi (kể cả người lái xe) bao gồm:
Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:
Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam;
Xe của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương và địa phương;
b) Xe do người ngoại quốc tự lái: phương tiện sử dụng bởi người có hộ chiếu của nước thứ ba cấp (hộ chiếu không phải của Việt Nam hoặc Campuchia);
c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương.
4. Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có niên hạn sử dụng và có phù hiệu, biển hiệu theo quy định hiện hành.
5. Phương tiện khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.
Điều 5. Thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện
1. Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của Bên ký kết kia không quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định mà có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn xuất cảnh.
2. Phạm vi hoạt động: các phương tiện được phép hoạt động tại các tỉnh, thành phố của Bên ký kết kia và qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
3. Phương tiện không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia cho phép).
Điều 6. Quy định về giấy tờ của phương tiện
Khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu và lưu hành, phương tiện phải có các giấy tờ còn hiệu lực cùng bản dịch tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng quốc gia của nước đến có chứng thực (trừ trường hợp giấy tờ được in song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me hoặc tiếng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng Khơ-me và tiếng Anh) để xuất trình các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu và cơ quan chức năng khi được yêu cầu, cụ thể:
1. Đối với phương tiện thương mại vận tải hành khách
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
d) Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này; đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch được quy định tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này). Riêng với vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách hành khách phải có xác nhận của bến xe (đối với phía Campuchia nếu chưa có bến xe thì xác nhận của nơi đón trả khách). Danh sách hành khách không áp dụng đối với vận tải hành khách bằng xe taxi;
đ) Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng);
e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
2. Đối với phương tiện thương mại vận tải hàng hóa
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
d) Phiếu gửi hàng;
đ) Tờ khai hải quan đối với hàng hóa;
e) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
g) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
3. Đối với phương tiện phi thương mại
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
d) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
Điều 7. Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện
1. Ký hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia là KH; ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam là VN. Ký hiệu phân biệt quốc gia do cơ quan cấp phép phát hành cùng với việc cấp Giấy phép liên vận. Phương tiện của Việt Nam phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia ở kính trước và phía sau phương tiện.
2. Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Quy định đối với lái xe, người đi trên phương tiện
1. Lái xe điều khiển phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải có hộ chiếu hoặc có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế phù hợp với điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) cùng với giấy phép lái xe quốc gia hoặc quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.
2. Người đi trên phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế phù hợp với điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực).
3. Lái xe điều khiển phương tiện, người đi trên phương tiện khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.
Chương III
GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Điều 9. Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia
Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia là các doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hoạt động kinh doanh vận tải trong nước từ 03 năm trở lên; không bị tuyên bố phá sản hoặc không ở trong tình trạng tuyên bố phá sản.
2. Đối với người điều hành vận tải: phải có trình độ từ đại học trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật và có tổng thời gian công tác tại doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải liên tục từ 03 năm trở lên.
3. Đối với vận tải hành khách: phải đăng ký và thực hiện hạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách từ hạng 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn cơ sở chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Điều 10. Quy định về cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia
1. Cơ quan cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
c) Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 3 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác nhận;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng của người điều hành vận tải và hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ trường hợp người điều hành vận tải là một trong các chức danh sau: Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc hợp tác xã, Chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã, Chủ nhiệm hợp tác xã);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách).
3. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở của cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lệ phí cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia là 05 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
6. Mẫu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Khi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia hết thời hạn, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định tại khoản 2 của Điều này. Trường hợp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia bị mất hoặc hư hỏng (trường hợp bị mất giấy phép phải nêu rõ lý do), doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia hết hạn hoặc hư hỏng nộp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
8. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn của Giấy phép và phải đăng ký thực hiện hạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
Điều 11. Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia;
b) Không kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia trong thời hạn 01 năm liên tục;
c) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia;
d) Khi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;
đ) Khi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu;
e) Không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
2. Trình tự thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép đến Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia và Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải Việt Nam - Campuchia ngay khi Quyết định thu hồi có hiệu lực.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm khoản 1 của Điều này sẽ không được cấp Giấy phép mới trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bị thu hồi.
Chương IV
GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN
Điều 12. Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia để đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
2. Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cấp cho phương tiện phi thương mại đi lại một lần và có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày cấp.
3. Xe cứu hỏa, xe cứu thương được miễn Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia khi đi qua lại biên giới giữa hai nước.
4. Mẫu Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia (gồm sổ Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia dành cho phương tiện thương mại và phi thương mại,
phù hiệu liên vận Việt Nam - Campuchia) quy định tại Phụ lục 6a, phụ lục 6b và Phụ lục 6c ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phù hiệu liên vận Việt Nam - Campuchia được gắn ở góc phía trên bên phải của kính trước (nhìn từ trong xe).
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Đối với phương tiện thương mại
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 7a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d) Bản sao văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe khách ở Việt Nam và bến xe khách hoặc nơi đón trả khách ở Campuchia (đối với phương tiện kinh doanh tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia).
2. Đối với phương tiện phi thương mại
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 7b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy đăng ký phương tiện, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
d) Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (trừ xe do người ngoại quốc tự lái).
3. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 của Điều này và các điểm b, c, d khoản 2 của Điều này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Điều 14. Quy định về cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, cơ quan cấp phép thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
2. Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Khi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia hết hạn, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này. Trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng (trường hợp bị mất phải có văn bản nêu rõ lý do), tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định tại khoản 1 Điều 13 (đối với phương tiện thương mại) hoặc khoản 2 Điều 13 (đối với phương tiện phi thương mại) của Thông tư này. Giấy phép cấp cho phương tiện thương mại hết hạn hoặc hư hỏng nộp về cơ quan cấp Giấy phép cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia.
Điều 15. Cơ quan cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho các loại phương tiện sau:
a) Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:
Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ; thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ;
Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Nội;
Xe của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương.
b) Phương tiện thương mại.
2. Sở Giao thông vận tải địa phương cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho phương tiện phi thương mại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương.
3. Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia theo quy định tại Hiệp định, ngoài việc cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều này còn được cấp Giấy phép cho phương tiện phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu tại địa phương mình quản lý.
Điều 16. Thu hồi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong Giấy phép liên vận hoặc vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải;
b) Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép liên vận không hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia;
c) Trong thời gian 06 tháng liên tục không hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia từ 03 chuyến trở lên (chuyến được tính là cả lượt xe đi và về);
d) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;
đ) Bị thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm khoản 1 của Điều này sẽ không được cấp Giấy phép mới cho phương tiện trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.
3. Giấy phép liên vận đã cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn của Giấy phép.
4. Trình tự thu hồi Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia:
a) Cơ quan cấp Giấy phép liên vận ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép và thông báo đến cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép liên vận và dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải Việt Nam - Campuchia ngay khi Quyết định thu hồi có hiệu lực.
Điều 17. Gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Campuchia
1. Đối tượng được gia hạn: phương tiện của Campuchia hết hạn giấy phép hoặc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn và mỗi lần gia hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn lưu trú.
2. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phương tiện gặp sự cố.
3. Hồ sơ gia hạn bao gồm: Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam (bản chính); Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); đơn đề nghị gia hạn theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quy định về xử lý hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện gặp sự cố;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam cho phương tiện của Campuchia, việc gia hạn được thực hiện tại mục gia hạn trong Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.
Chương V
QUY ĐỊNH VỀ TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Điều 18. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định hiện hành được đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
2. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến bao gồm:
a) Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
c) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quy định về xử lý hồ sơ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan quản lý tuyến. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, cơ quan quản lý tuyến thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan quản lý tuyến ra văn bản chấp thuận khai thác tuyến. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý tuyến, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Văn bản chấp thuận khai thác tuyến có giá trị kể từ ngày ký và có thời hạn hiệu lực theo hiệu lực của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia. Sau 60 ngày, kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đưa phương tiện vào khai thác thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực. Văn bản chấp thuận khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia phải xuất phát và kết thúc (trên lãnh thổ Việt Nam) tại bến xe khách từ loại 01 đến loại 04 hoặc bến xe loại 05 thuộc địa bàn huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
6. Phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia phải có lệnh vận chuyển. Lệnh vận chuyển cấp cho từng chuyến xe lượt đi và lượt về (trường hợp chuyến xe thực hiện trong nhiều ngày), cấp hàng ngày (trường hợp trong ngày thực hiện nhiều chuyến). Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Lệnh vận chuyển phải được đánh số thứ tự theo năm để quản lý.
7. Cơ quan quản lý tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 19. Bổ sung, thay thế phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên tuyến được quyền bổ sung, thay thế phương tiện.
2. Hồ sơ đăng ký bổ sung phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký thay thế phương tiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 18 của Thông tư này.
4. Trình tự xử lý hồ sơ, hiệu lực của văn bản bổ sung, thay thế phương tiện, lệnh vận chuyển và cơ quan chấp thuận thay thế, bổ sung phương tiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 7 Điều 18 của Thông tư này. Văn bản chấp thuận bổ sung, thay thế phương tiện khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 20. Ngừng khai thác tuyến, điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
1. Ngừng khai thác tuyến.
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia khi không có nhu cầu khai thác trên tuyến phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan quản lý tuyến trước 15 ngày;
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị ngừng khai thác tuyến, cơ quan quản lý tuyến ra văn bản chấp thuận ngừng khai thác tuyến theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo công khai để các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đăng ký khai thác;
c) Sau thời điểm ngừng khai thác 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại chấp thuận khai thác tuyến, Ký hiệu phân biệt quốc gia, giấy phép liên vận của các xe ngừng khai thác trên tuyến cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến
a) Trước khi điều chỉnh tần suất chạy trên tuyến ít nhất 10 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan quản lý tuyến;
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, cơ quan quản lý tuyến ra văn bản chấp thuận điều chỉnh tần suất chạy xe trên tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trước khi thực hiện việc điều chỉnh tần suất chạy xe ít nhất 03 ngày, bến xe có trách nhiệm thông báo công khai tại bến;
d) Trường hợp xe ô tô ngừng khai thác trên tuyến, chậm nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại Ký hiệu phân biệt quốc gia, Giấy phép liên vận của xe ô tô ngừng khai thác trên tuyến cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Chế độ báo cáo
Chậm nhất ngày 20 tháng 01 và ngày 20 tháng 7 hàng năm, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải Việt Nam - Campuchia phải báo cáo tình hình hoạt động vận tải Việt Nam - Campuchia 06 tháng đầu năm và cả năm của đơn vị gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này, mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định ban hành kèm theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với các phương tiện qua lại biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia;
b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và xử lý phương tiện thương mại và phi thương mại của Việt Nam và Campuchia hoạt động qua lại biên giới giữa hai nước;
c) Thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia;
d) Thông báo danh sách phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho Tổng cục Vận tải Campuchia và các cơ quan có liên quan để phối hợp quản lý;
đ) Xây dựng, triển khai và hướng dẫn thực hiện phần mềm quản lý hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia;
e) Công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục: danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia; số lượng giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia đã cấp và thu hồi; danh sách, thứ tự hồ sơ đã tiếp nhận và loại hình vận tải đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia;
g) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hội nghị thường niên hàng năm với Tổng cục Vận tải Campuchia và các cơ quan có liên quan của Campuchia để trao đổi, giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước;
h) In và phát hành ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia, Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia, mẫu danh sách hành khách;
i) Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định của pháp luật;
k) Báo cáo Bộ Giao thông vận tải định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất công tác quản lý và cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia, Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia.
2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn;
b) Thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia trên địa bàn địa phương và theo thẩm quyền;
c) Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình tổ chức và quản lý hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, tổ chức, cá nhân liên hệ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo thực hiện.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia; Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 07 tháng 7 năm 2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện phi thương mại.
3. Bãi bỏ Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 258/1998/TT-BGTVT ngày 18 tháng 8 năm 1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 24;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ủy ban ATGTQG;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, HTQT.
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
PHỤ LỤC 1A.
MẪU DANH SÁCH HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST)
(Sử dụng cho xe vận tải hành khách theo tuyến cố định tạm xuất-tái nhập)
(For temporary export and re-import vehicle on scheduled
passenger transport)
Số (No.):
Số đăng ký phương tiện
(Registration No.): ……………………………………
Tên Công ty (Name of company):........................................................................................
Địa chỉ (Address):..............................................................................................................
Số điện thoại (Tel No.): …………………….., Số fax/Fax No.:................................................
Tuyến vận tải (Route): từ
(from) …………. đến (to) ………… và ngược lại (and vice versa).
Bến đi (Departure terminal): ……………………..; Bến đến (Arrival terminal): ..........................
Giờ khởi hành từ bến đi (Departure time): ………………, ngày
(date) …../…../20..................
1. Danh sách hành khách khởi hành từ bến xe (Passengers departing from the terminal):
Số TT
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
1
17
33
2
18
34
3
19
35
4
20
36
5
21
37
6
22
38
7
23
39
8
24
40
9
25
41
10
26
42
11
27
43
12
28
44
13
29
45
14
30
46
15
31
47
16
32
48
Tổng cộng số hành khách khởi hành từ bến xe: ............ người
Total passengers departing
from the terminal ………………. persons
Xác nhận của Bến xe/ Terminal
(Ký, đóng dấu /Signature and seal)
……………………………
Ngày (date)……/……/20…….
2. Danh sách hành khách mua vé dọc đường do lái xe khai báo (Other passengers declared by driver):
Số TT
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger ’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger ’s full name)
Số vé
(Ticket No.)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
1
6
11
2
7
12
3
8
13
4
9
14
5
10
15
Tổng cộng khách chặng: … người
Total of stage passengers ....
persons
Lái xe ký tên xác nhận số lượng khách:
(Name of Driver and signature)
………………………….
(Ghi chú: Danh sách này gồm 4 liên: Liên 1 (gốc) giao cơ quan Hải quan cửa khẩu; Liên 2 giao Chủ phương tiện; Liên 3 giao Bến xe; Liên 4 giao Biên phòng cửa khẩu)/(Note: List of passenger includes 04 copies; 01 copy for customs: 01 copy for carrier; 01 copy for the terminal; 01 copy for borderguard officer)./.
PHỤ LỤC 1B.
MẪU DANH SÁCH HÀNH KHÁCH HỢP ĐỒNG, DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST)
(Sử dụng cho phương tiện vận tải khách du lịch và theo hợp đồng tạm xuất-tái nhập)
(For temporary export and re-import vehicle on tourist and non-scheduled passenger transport)
Số (No.):
Số đăng ký phương tiện
(Registration number): ……………………………
Tên người vận chuyển (Carrier name): ...............................................................................
Địa chỉ (Address): .............................................................................................................
Số điện thoại (Tel No.): ……………………; Số Fax/Fax No.: ................................................
Phạm vi hoạt động của chuyến đi (Route of itinerary):........................................................
.........................................................................................................................................
Thời hạn chuyến đi
(Duration of the journey): ……………………. ngày (date)
Từ ngày (From date) ……../…../20……… đến ngày (to date) ……/…../20……
Danh sách hành khách
(Passenser list):
Số
TT
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số Hộ chiếu
(Passport No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số Hộ chiếu
(Passport No.)
(No.)
Họ tên hành khách
(Passenger’s full name)
Số Hộ chiếu
(Passport No.)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
1
19
37
2
20
38
3
21
39
4
22
40
5
23
41
6
24
42
7
25
43
8
26
44
9
27
45
10
28
46
11
29
47
12
30
48
13
31
49
14
32
50
15
33
51
16
34
52
17
35
53
18
36
54
Tổng cộng số hành khách …….……… người
Total passengers departing form the terminal ……. persons
Xác nhận của người vận tải/Carrier
(Ký tên, đóng dấu/ Signature, seal):
Ngày (Date) …./…./20….
(Ghi chú: Danh sách này gồm 3 liên: Liên 1 (gốc) giao cho cơ quan Hải quan cửa khẩu; Liên 2 giao cho Chủ phương tiện; Liên 3 giao cho Biên phòng cửa khẩu)/(Note: list of passenger includes 03 copies; 01 copy for customs; 01 copy for carrier; 01 copy for borderguard officer)./.
PHỤ LỤC 2.
KÝ HIỆU PHÂN BIỆT QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Ghi chú: Chữ hoa Latinh, chữ có chiều cao 80 mm, nét chữ có bề rộng 10 mm, các chữ có màu đen trên một biển nền trắng có dạng hình elip với trục chính nằm ngang.
PHỤ LỤC 3.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp/HTX
Đề nghị cấp giấy phép
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ:..........................................................................................................................
3. Số điện thoại: …………………………… Số Fax: ..............................................................
4. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) số: ……….. Ngày cấp: ………… Cơ quan cấp: ....................................................................................................................
5. Đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia như sau:
- Loại hình hoạt động (ghi rõ một hoặc một số loại hình đề nghị cấp, gồm: vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; vận tải hành khách theo hợp đồng; vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, vận tải hành khách bằng xe taxi; vận tải hàng hóa bằng xe ô tô):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Loại hình đề nghị cấp (cấp mới, cấp lại. Trường hợp đề nghị cấp lại do bị mất, đề nghị nêu rõ lý do và cam kết):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……, ngày tháng năm
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 4.
MẪU PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp/HTX
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……./……..
………………, ngày... tháng....năm…..
PHƯƠNG ÁN
KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ chuyên ngành.
- Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ).
- Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.
II. Phương án kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
- Tuyến khai thác, số chuyến, hình thức triển khai bán vé.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ, thâm niên của lái xe khách có giường nằm hai tầng.
- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Màu sơn xe của đơn vị.
- Vị trí gắn hộp đèn xe taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên đơn vị vận tải.
- Hệ thống điều hành: địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.
- Lái xe taxi: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.
- Đồng phục của lái xe.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải du lịch.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.
- Đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa
- Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa thông thường...).
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện.
- Lái xe: số lượng, hạng Giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ.
- Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5.
MẪU GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MINISTRY OF TRANSPORT
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
DIRECTORATE FOR ROADS OF VIET NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independence - Freedom - Happiness
---------------
GIẤY PHÉP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA INTERNATIONAL ROAD TRANSPORT LICENCE
Số Giấy phép (Licence No.): …………………………
Đăng ký lần đầu ngày ….. tháng …… năm 20……
First Registration date: …… month ….. year 20……
1. Tên công ty (Name of company): ...................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Địa chỉ (Address):...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điện thoại (Tel): …………………………… Fax: .....................................................................
Email: ……………………………………… Website: ...............................................................
3. Loại hình hoạt động vận tải (Type of transport services):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Giấy phép có hiệu lực đến (This licence is valid until): Ngày ……. tháng ……. năm…….
Date …….. month ……. Year....
……, ngày ….. tháng ….. năm....
………., issuing date month year
Cơ quan cấp phép (Issuing Authority)
(Ký tên, đóng dấu/Signature, seal)
PHỤ LỤC 6A.
MẪU GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS-BORDER ROAD VEHICLE
TRANSPORT PERMIT
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Socialist Republic of VietNam
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đề nghị các cơ quan hữu quan cho phép phương tiện vận tải đường bộ này đi lại dễ dàng và hỗ trợ hoặc bảo vệ khi cần thiết
The Ministry of Transport of VietNam requests all those whom it may concern to allow the vehicle to pass freely and afford the vehicle any such assistance and protection as may be necessary
Mặt sau bìa trước/Back side
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam
Ministry of Transport of Viet Nam
GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS-BORDER
ROAD VEHICLE TRANSPORT PERMIT
Số (No.):
Không cho người khác sử dụng (Non transferable)
Không được chuyển nhượng (Non negotiable)
Xe kinh doanh vận tải
Commercial Vehicle
Trang 1
Số đăng ký phương tiện (Registration number)
……………………….
Ký hiệu nhận biết (Distinguishing sign)
VN
Chi tiết về nhà vận tải
Status of transport operator
Tên đơn vị (Company/Agency):
……………………………………..
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
Địa chỉ (Address): ……………………………………
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
Lĩnh vực hoạt động vận tải (Type of transport operation):
…………………………………………………………….
……………………………………………………………
…………………………………………………………
Số giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (Number of International Road Transport Licence: ……….
Ngày phát hành (Date of issue) …………………
Ngày hết hạn (Date of expire) …………………..
Trang 2
GHI CHÚ
NOTICES
Giấy phép này có giá trị
This Permit is valid
Từ ngày: From date.... month …. year ……
Đến ngày: To date.... month ….. year …….
Cửa khẩu, vùng hoạt động, nơi đến
Border gate, traveling area, destinatinon
Cửa khẩu (Border gate): ………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Vùng hoạt động (Traveling area): …………………..
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Nơi đến (Destination): ……………………………….
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Ngày cấp (Date of issue): …………………………..
Issuing Authority
(Signature, stamp)
Trang 3
GHI CHÚ
NOTICES
Giấy phép này được gia hạn
This Permit is renewed until
Đến ngày (To date) …. month …. year....
Cửa khẩu, vùng hoạt động, nơi đến
Border gate, traveling area, destination
Cửa khẩu (Border gate): ……………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Vùng hoạt động (Traveling area): …………………..
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Nơi đến (Destination): ……………………………….
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Ngày cấp (Date of issue): …………………………..
Issuing Authority
(Signature, stamp)
Trang 4
Chuyến đi (Trip)
Ngày vào (Date of entry)
Gia hạn đến
(Extension until)
(nếu có/if any)
Ngày ra
(Date of exit)
(1)
(2)
(3)
(4)
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Chuyến đi (Trip)
Ngày vào (Date of entry)
Gia hạn đến
(Extension until)
(nếu có/if any)
Ngày ra
(Date of exit)
(1)
(2)
(3)
(4)
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
- Thời hạn tạm nhập (Duration of admission):... ngày (days)
- Cửa khẩu vào (entry point):…
- Cửa khẩu ra (exit point):….
- Tuyến đường (Route):....
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs Seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Dấu Hải quan
Customs seal
Hướng dẫn (Instruction)
1. Sổ giấy phép này bao gồm 20 trang (hoặc 50 trang) không bao gồm trang bìa, cần phải được giữ sạch sẽ.
This permit contains 20 pages (or 50 pages) excluding the covers, which should be kept as clean as possible.
2. Khi giấy phép bị mất hoặc không đọc được vì bất cứ nguyên nhân gì có thể xảy ra, người giữ giấy phép phải yêu cầu cấp giấy phép mới tại Bộ Giao thông vận tải Việt Nam.
When this permit get lost or illegible for any reasons as it may occurred, the holder should request the new one at issuing office.
3. Giấy phép này phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
This permit shall be produced to the competent authorities upon request.
4. Nghiêm cấm việc tẩy xóa, thay đổi các điều khoản đã ghi trong giấy phép này.
It is prohibited to erase, add or falsify any terms specified in this permit.
5. Giấy phép này chỉ sử dụng cho phương tiện đã được ghi trong giấy và phải được gia hạn trước ngày hết hạn một tháng.
This permit shall be used for the specified vehicle only and shall be renewed one month before the expried date
Ghi chú (note):
Khổ giấy rộng: 105 mm, dài 150 mm
Page size: 105 mm x 150 mm
Loại bìa màu xanh dùng để cấp cho xe tải
Green cover used for truck
Loại bìa màu vàng cấp cho xe bus
Yellow cover used for bus
Loại bìa màu hồng cấp cho xe phi thương mại
Pink cover used for non-commercial vehicle
PHỤ LỤC 6B.
MẪU GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM CẤP CHO PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
SỔ GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS-BORDER
TRANSPORT PERMIT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đề nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan cho phép phương tiện vận tải đường bộ này được đi lại dễ dàng và tạo mọi sự giúp đỡ cần thiết
The Ministry of Transport of Viet Nam requests all those whom it may concern to allow the vehicle to pass freely and to afford the vehicle such assistance and protection as may be necessary
Bộ Giao thông vận tải Việt Nam
Ministry of Transport of Viet Nam
SỔ GIẤY PHÉP LIÊN VẬN
VIỆT NAM - CAMPUCHIA
VIET NAM - CAMBODIA
CROSS - BORDER
ROAD VEHICLE TRANSPORT PERMIT
Phương tiện phi thương mại
Non - commercial vehicle
Thông tin cơ bản về phương tiện
General data of the vehicle
1. Số đăng ký phương tiện: …………………….…………………….
(Registration number)
2. Thông số kỹ thuật: ………………………………………………….
(Technical data)
- Năm sản xuất (Manufacture year): ………………………………..
- Nhãn hiệu (Mark): …………………………………………………..
- Loại xe (Model): …………………………………………………….
- Màu sơn (Colour): …………………………………………………..
- Số máy (Engine No.): ……………………………………………….
- Số khung (Chassic No.): ……………………………………………
- Trọng tải (Weight): …………………………………………………..
Chi tiết về Cơ quan được cấp phép
Details of Organization that has their non-commercial vehicle permitted for cross-border
Tên đơn vị (Organization): ……………………………………..
……………………………………………………………………..
Địa chỉ (Address): ……………………………………………….
…………………………………………………………………….
Điện thoại (Tel): ………………………. Fax: …………………
Mục đích chuyến đi (Purpose of the trip): …………………..
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………..
Số giấy phép (Permit number): …………………………….
Ngày hết hạn (Date of expire): …………………………….
GHI CHÚ
NOTICES
Sổ này có giá trị tối đa 30 ngày
This book is valid for 30 days
Từ ngày: From date ….. month ….. year…...
Đến ngày: To date …. month ….. year…...
Cửa khẩu, vùng hoạt động, nơi đến
Border, traveling area, destination
Cửa khẩu (Border gate): …………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Vùng hoạt động (Traveling area): .....................................
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Nơi đến (Destination):………………………………………
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Ngày cấp (Date of issue): …………………………………..
Cơ quan cấp phép
Issuing Authority
(Signature, stamp)
Trang 3
HẢI QUAN
FOR CUSTOMS
Ngày khởi hành
(Date of Departure)
Ngày về
(Date of Arrival)
Trang tiếp theo
HẢI QUAN
FOR CUSTOMS
Ngày khởi hành
(Date of Departure)
Ngày về
(Date of Arrival)
HẢI QUAN
FOR CUSTOMS
Ngày khởi hành
(Date of Departure)
Ngày về
(Date of Arrival)
Hướng dẫn (Instruction)
1. Sổ giấy phép này bao gồm 10 trang và cần phải được giữ sạch sẽ
This permit contains 10 pages excluding the covers and should be kept as clean as possible.
2. Khi giấy phép bị mất hoặc không đọc được vì bất cứ nguyên nhân gì có thể xảy ra, người giữ giấy phép phải đề nghị cấp giấy phép mới.
When this permit gets lost or illegible for any reasons as it may occur, the holder should request the new one at issuing office.
3. Giấy phép này phải được trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
This permit should be produced to competent authorities upon request.
4. Nghiêm cấm việc tẩy xóa, thay đổi các điều khoản đã ghi trong giấy phép này.
It is prohibited to erase, add or falsify any terms specified in this permit.
5. Giấy phép này chỉ sử dụng cho phương tiện đã được ghi trong giấy.
This permit shall be used for the specified vehicle only.
PHỤ LỤC 6C.
MẪU PHÙ HIỆU LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Ban hành kèm Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Number: ……………
CROSS-BORDER
TRANSPORT
VIET NAM - CAMBODIA
Organization: …………………………………………
…………………………………………………………
Registered Number: …………………………………
Valid: …………………………………………………..
Entry point: ………………. Exit point: ………………
Route: ………………………………………………….
Issuing office
(Signature, Stamp)
Ghi chú: Kích thước 115 mm x 210 mm, nền trắng chữ đỏ, khung viền mầu đỏ.
PHỤ LỤC 7A.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp/HTX
đề nghị cấp giấy phép
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ……………………… Số Fax: .....................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: ……………… ngày cấp: ………………….
5. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho phương tiện vận tải sau:
Số TT
Biển số xe
Trọng tải (ghế)
Năm sản xuất
Nhãn hiệu
Số khung
Số máy
Màu sơn
Thời gian đề nghị cấp Giấy phép
Cửa khẩu Xuất- Nhập
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
Đối với phương tiện thay thế: ghi rõ phương tiện Biển kiểm soát…… thay thế phương tiện Biển kiểm soát ………………
6. Loại hình kinh doanh vận tải:
a) Hành khách theo tuyến cố định:
b) Khách du lịch:
c) Hành khách theo hợp đồng:
d) Vận tải taxi:
đ) Vận tải hàng hóa:
Ghi chú: Đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định bổ sung thêm các thông tin sau:
Tuyến: …………….. đi ………………. và ngược lại
Bến đi: Bến xe ………………………………. (thuộc tỉnh: …………………………….. Việt Nam)
Bến đến: Bến xe ………………………………….. (thuộc tỉnh: ……………………………….)
Cự ly vận chuyển: ………………….. km
Hành trình tuyến đường: ……………………………………………………………………………….
Đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận khai thác tuyến tại công văn số …………….. ngày ………………….
……..., ngày tháng năm
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 7B.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA CHO PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên đơn vị/cá nhân
đề nghị cấp giấy phép
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Kính gửi: ……………………………….
1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân): .............................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ………………………. Số Fax:.....................................................................
4. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam (hoặc Sở Giao thông vận tải địa phương) cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cho phương tiện vận tải sau:
Số TT
Biển số xe
Trọng tải (ghế)
Năm sản xuất
Nhãn hiệu
Số khung
Số máy
Màu sơn
Thời gian đề nghị cấp phép
Cửa khẩu xuất - nhập
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
…...., ngày tháng năm
Đại diện đơn vị hoặc cá nhân
(Ký tên, đóng dấu (nếu có))
PHỤ LỤC 8.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CHO XE CỦA CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên đơn vị/cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép liên vận của Campuchia
Company/Individual name applying for extension of Cambodia - Viet Nam Cross-border Transport Permit
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independence - Freedom - Happiness
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIA HẠN GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CAMPUCHIA - VIỆT NAM
APPLICATION FOR EXTENDING OF CAMBODIA-VIET NAM
CROSS - BORDER TRANSPORT PERMIT
Kính gửi (To): ……………………………………………..
1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân): Name (organization or individual) .............................................
2. Địa chỉ: (Address) ..........................................................................................................
3. Số điện thoại: (Tel
No.) …………………… Số Fax: (Fax No.): ………………
Ngày cấp (Date of issue) ………………….. Cơ quan cấp (Issuing Authority) …………………..
4. Đề nghị Sở Giao thông vận tải ……………….. gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam cho phương tiện vận tải sau: Kindly request Provincial Transport Department of …..…….. to extend the validity of Cambodia - Viet Nam Cross-Border Transport Permit(s) for the following vehicle(s):
- Biển số xe xin gia hạn (Registration No.): ..........................................................................
- Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam số: .... Ngày cấp ... Nơi cấp: …………….
Có giá trị đến: …………………………..
Cambodia - Viet Nam Cross-Border Transport Permit No.:.... Date of issue …… Issuing Authority... Date of expiry ……..
- Thời gian nhập cảnh vào Việt Nam: ngày ……… tháng ………. năm ……….
Date of entry into Viet Nam: …….. month ……… year ………….
- Thời hạn đề nghị được gia hạn thêm (lựa chọn 1 trong 2 nội dung sau để khai):
Proposed extended duration (choose one of the two following options):
+ Gia hạn Giấy phép liên vận: ......ngày, từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...
Extension for: ………….days, from date …… month….. year …… to date …… month ... year ….
+ Gia hạn chuyến đi: ……….ngày, từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm …….
Extension for Journey: ………... days, from date ... month ... year ... to date .....month... year...
5. Lý do đề nghị gia hạn (The reasons for extension): ……………………………………….
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết (We commit):
a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép liên vận Campuchia - Việt Nam cho phương tiện và các văn bản kèm theo (To take full responsibility for the truthfulness and accuracy of the application for extending Cambodia-Viet Nam Cross-Border Transport Permit for vehicles and the attached documents).
b) Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định ghi trong Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Campuchia và Việt Nam. (To comply strictly with all provisions of Vietnamese Laws as well as the provisions of the Protocol implementation of the Road Transport Agreement Cambodia and Viet Nam).
…., ngày (date)
….. tháng (month)
……. năm (year)....
Đại diện đơn vị (Representative of the Company)
Ký tên/Signature
Lái xe, chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền
(Driver, vehicle owner or authorized person).
PHỤ LỤC 9.
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……../………
………., ngày.... tháng....năm……..
GIẤY ĐĂNG KÝ KHAI THÁC
TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, hợp tác xã: .......................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ………………………… Số Fax: .................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: ………………………… ngày cấp: …………………….
5. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia như sau:
Tỉnh/thành phố đi: ……………………. Tỉnh/thành phố đến:
………………………
Bến đi: …………………………. Bến đến (Nơi đón trả khách): ………………
Cự ly vận chuyển: ………………km
Hành trình chạy xe: ……………………….. cửa khẩu đi/cửa khẩu đến
…………………………
6. Danh sách xe:
TT
Biển kiểm soát xe
Tên đăng ký sở hữu xe
Loại xe
Số ghế
Năm sản xuất
Cửa khẩu
xuất - nhập
1
2
…
7. Doanh nghiệp, hợp tác xã cam kết:
a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định ghi trong Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia.
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 10.
PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX...
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
1. Đặc điểm tuyến
Tên tuyến: ………………………….đi ………………………………và ngược lại.
Bến đi:...............................................................................................................................
Bến đến:............................................................................................................................
Cự ly vận chuyển: ……………………km.
Hành trình: ………………………………………………. cửa khẩu đi/cửa khẩu đến.....................
2. Biểu đồ chạy xe
Số chuyến tài (nốt) trong .... ngày/tuần/ tháng.
a) Tại bến lượt đi: bến xe: ..................................................................................................
Hàng ngày có …………….. nốt (tài) xuất bến như sau:
+ Tài (nốt) 1 xuất bến lúc ………………. giờ
+ Tài (nốt) 2 xuất bến lúc ……………… giờ
+ ………
b) Tại bến lượt về: bến xe: .................................................................................................
Hàng ngày có ……… nốt (tài) xuất bến như sau:
+ Nốt (tài) 1 xuất bến lúc …….. giờ
+ Nốt (tài) 2 xuất bến lúc …….. giờ
+ ....
c) Thời gian thực hiện một hành trình chạy xe ……… giờ.
d) Tốc độ lữ hành: …….. km/giờ.
e) Thời gian dừng nghỉ dọc đường: ……. phút.
3. Các điểm dừng nghỉ trên đường
a) Lượt đi từ Bến xe: …………………….. đến Bến xe: .........................................................
(Yêu cầu ghi rõ lý trình các chuyến xe sẽ dừng, nghỉ tại các trạm dừng nghỉ hoặc các nhà hàng được quy định trên tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại).
- Điểm dừng thứ nhất.........................................................................................................
- Điểm dừng thứ hai...........................................................................................................
- Điểm dừng thứ ba: ..........................................................................................................
b) Lượt về từ Bến xe: …………………….. đến Bến xe:.........................................................
(Yêu cầu ghi rõ lý trình các chuyến xe sẽ dừng, nghỉ tại các trạm dừng nghỉ hoặc các nhà hàng được quy định trên tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại).
- Điểm dừng thứ nhất ........................................................................................................
- Điểm dừng thứ hai ..........................................................................................................
- Điểm dừng thứ ba: ..........................................................................................................
c) Thời gian dừng, nghỉ từ ………. đến …………. phút/điểm
4. Phương tiện bố trí trên tuyến
Số TT
Biển số xe
Trọng tài (ghế)
Năm sản xuất
Nhãn hiệu
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
1
2
3
5. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
a) Số lượng:
b) Điều kiện của lái xe:
- Có bằng lái xe phù hợp với xe điều khiển
- Có đủ điều kiện về sức khỏe, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ
- Có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe mặc đồng phục, mang bảng tên
.........................................................................................................................................
c) Điều kiện của nhân viên phục vụ trên xe
- .......................................................................................................................................
6. Các dịch vụ khác
a) Dịch vụ chung chạy xe trên tuyến: ..................................................................................
b) Dịch vụ đối với những xe chất lượng cao: ......................................................................
7. Giá vé
a) Giá vé:
- Giá vé suốt tuyến: …………………đồng/HK.
- Giá vé chặng (nếu có): ……………….. đồng/HK.
Giá vé
đồng/HK
Trong đó:
- Giá vé (*)
đồng/HK
- Chi phí các bữa ăn chính
đồng/HK
- Chi phí các bữa ăn phụ
đồng/HK
- Phục vụ khác: khăn, nước ...
đồng/HK
(*) Giá vé đã bao gồm bảo hiểm HK, phí cầu phà và các dịch vụ bến bãi.
b) Hình thức bán vé
- Bán vé tại quầy ở bến xe: ................................................................................................
- Bán vé tại đại lý:........................................................ (ghi rõ tên đại lý, địa chỉ, điện thoại).
- Bán vé qua mạng:............................................................................... (địa chỉ trang Web).
Xác nhận của Sở GTVT
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 11.
MẪU CHẤP THUẬN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
Hà Nội, ngày tháng năm
CHẤP THUẬN
KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Tuyến: …………. đi …………. và ngược lại
Giữa: Bến xe ………….. và Bến xe ………………..
Kính gửi: ……………………………..
Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được công văn số ……. ngày ... tháng ....năm... và hồ sơ kèm theo của doanh nghiệp (hợp tác xã) ……… về việc đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
Thực hiện Điều .... Thông tư số .../2015/TT-BGTVT ngày .../.../2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo như sau:
Chấp thuận cho phép doanh nghiệp (hợp tác xã)... được khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: …………. đi …………… và ngược lại
Bến đi: Bến xe …………… (tên tỉnh đi).
Bến đến: Bến xe …………. (tên tỉnh đến).
Hành trình: …………………………… cửa khẩu đi/cửa khẩu đến ..........................................
Số xe tham gia khai thác: .................................................................................................
Thời hạn tham gia khai thác: Theo thời hạn quy định của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày ký văn bản này, doanh nghiệp (hợp tác xã) phải đưa phương tiện vào triển khai thực hiện, doanh nghiệp (hợp tác xã) phải ký hợp đồng khai thác với bến xe hai đầu tuyến, báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải …… Quá thời hạn nêu trên, văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trân trọng đề nghị Tổng cục Vận tải Campuchia và Sở Giao thông công chính ……….. bố trí cho phương tiện theo danh sách nêu trên của doanh nghiệp (hợp tác xã) ………….. được hoạt động tại Bến xe (Nơi đón trả khách) ………….. (tỉnh ……….., Vương quốc Campuchia).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp (hợp tác xã) ………………. tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên tuyến theo đúng các quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 12.
MẪU LỆNH VẬN CHUYỂN DÙNG CHO XE Ô TÔ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN ĐƠN VỊ: ……
Điện thoại: ……..
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …../20…../LVC
…….., ngày ….. tháng….. năm ……
LỆNH VẬN CHUYỂN
Dùng cho xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định giữa Việt Nam và Campuchia
Có giá trị từ ngày ……………….. đến ngày ………………………..
Cấp cho Lái xe 1: ……………………………. hạng GPLX: …………………....
Lái xe 2: ……………………………. hạng GPLX: ……………………
Nhân viên phục vụ trên xe: …………………………………………….
Biển số đăng ký: ……………….. số ghế theo ĐK:……… Loại xe: …………
Bến đi, bến đến: ………………………………………………………………..
Hành trình tuyến: ……………………………………………………………..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Cán bộ kiểm tra kiểm tra xe
Lượt xe thực hiện
Bến xe đi, đến
Giờ xe chạy
Số khách
Bến xe
(Ký tên, đóng dấu)
Lượt đi
Bến xe đi: …………..
xuất bến .... giờ...ngày
Bến xe nơi đến: ……
đến bến .... giờ...ngày...
Lượt về
Bến xe đi: …………..
xuất bến.... giờ...ngày...
Bến xe nơi đến: …..
đến bến.... giờ...ngày...
LÁI XE 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
LÁI XE 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRÊN XE
(Ký và ghi rõ họ tên)
* Ghi chú:
- Bến xe ghi vào ô ngày giờ đi đến, đóng dấu.
- Trên một tờ Lệnh vận chuyển chỉ được phép bố trí tối đa 4 lượt đi và 4 lượt về.
- Ngoài các nội dung nêu trên, đơn vị kinh doanh vận tải bổ sung các nội dung khác để phục vụ công tác quản lý, điều hành của đơn vị.
PHỤ LỤC 13.
MẪU CHẤP THUẬN BỔ SUNG (THAY THẾ) PHƯƠNG TIỆN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
Hà Nội, ngày tháng năm
CHẤP THUẬN
BỔ SUNG (THAY THẾ) PHƯƠNG TIỆN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: ………………………………
Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được công văn số …. ngày ... tháng ....năm... và hồ sơ kèm theo của doanh nghiệp (hợp tác xã) về việc đăng ký bổ sung (thay thế) phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo như sau:
Chấp thuận cho phép doanh nghiệp (hợp tác xã) …… được bổ sung (thay thế) phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: ……………… đi……………. và ngược lại
Bến đi: Bến xe …………. (tên tỉnh đi).
Bến đến: Bến xe ………………. (tên tỉnh đến).
Hành trình: ……………………. cửa khẩu đi/cửa khẩu đến ...................................................
Số xe bổ sung (thay thế): …………………………………
Số xe ngừng khai thác: ……………………………. (đối với trường hợp thay thế phương tiện)
Thời hạn tham gia khai thác: Theo thời hạn quy định của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.
Thời hạn triển khai hoạt động vận tải hành khách trên tuyến cho xe được bổ sung (thay thế): 30 ngày kể từ ngày ký văn bản, trong thời hạn này doanh nghiệp (hợp tác xã) phải ký hợp đồng khai thác với bến xe hai đầu tuyến, báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải …………… Quá thời hạn nêu trên, văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trân trọng đề nghị Tổng cục Vận tải Campuchia bố trí cho phương tiện của doanh nghiệp (hợp tác xã) được hoạt động tại Bến xe …….. (tỉnh …….., Vương quốc Campuchia).
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Sở Giao thông vận tải …….. chỉ đạo Bến xe ……. ký hợp đồng khai thác với phương tiện của doanh nghiệp (hợp tác xã) theo danh sách đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận ở trên.
Yêu cầu doanh nghiệp (hợp tác xã) ……… tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên tuyến theo đúng các quy định hiện hành./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 14.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……..
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……./……..
…………, ngày ….. tháng….. năm……
THÔNG BÁO
NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại (Fax): .......................................................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: …………………. ngày cấp: ………………..
5. Kể từ ngày ……/……/……. doanh nghiệp (HTX) ………… sẽ ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia.
6. Tên tuyến đề nghị ngừng khai thác: ................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 15.
MẪU CHẤP THUẬN NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
….., ngày ….. tháng..... năm …..
CHẤP THUẬN
NGỪNG KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: ………………… (tên doanh nghiệp, HTX gửi hồ sơ đăng ký)……
Căn cứ các quy định hiện hành về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận cho doanh nghiệp, HTX ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: ……. đi ……….. và ngược lại.
Bến đi: Bến xe ………….. (thuộc tỉnh (TP) …… (tỉnh đi) ……….)
Bến đến: Bến xe …………. (thuộc tỉnh (TP) ……… (tỉnh đến)....).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu:
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 16.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH TẦN SUẤT CHẠY XE TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ......../……..
……., ngày…. tháng…... năm…..
THÔNG BÁO
TĂNG/GIẢM TẦN SUẤT CHẠY XE TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Tên doanh nghiệp (HTX): ................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại (Fax): .......................................................................................................
4. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp số: …………… ngày cấp: …………………..
5. Kể từ ngày ……/…../………, doanh nghiệp (HTX) ……. sẽ tăng/giảm tần suất chạy xe trên tuyến
6. Danh sách/số chuyến xe tăng/ giảm tần suất khai thác: ...................................................
tmai
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 17.
MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN ĐIỀU CHỈNH TẦN SUẤT CHẠY XE TRÊN TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số /TCĐBVN-VT
……, ngày ….. tháng..... năm…..
CHẤP THUẬN
TĂNG/ GIẢM TẦN SUẤT CHẠY XE TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
Kính gửi: ………………………..…………….
Căn cứ các quy định hiện hành về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng ô tô giữa Việt Nam và Campuchia;
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận cho doanh nghiệp, HTX tăng/giảm tần suất chạy xe tuyến vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia.
Tên tuyến: ………..đi ………. và ngược lại.
Số chuyến/xe tăng /giảm khai thác trên tuyến: ....................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Cục Vận tải Campuchia;
- Sở GTVT liên quan;
- Bến xe hai đầu tuyến;
- Lưu;
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 18.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/……….
……….., ngày tháng năm
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Thời gian từ …………… đến …………………)
Kính gửi:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Sở Giao thông vận tải …………….
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: ………………………….. Số Fax: ...............................................................
4. Địa chỉ Email .................................................................................................................
5. Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số tuyến tham gia khai thác
tuyến
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
3.1
Tháng ....
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
3.2
Tháng ...
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
4
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
6. Kết quả hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số phương tiện được cấp phép
xe
2
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
2.1
Tháng ....
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
2.2
Tháng ...
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
3
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
7. Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số phương tiện được cấp phép
xe
2
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
2.1
Tháng ....
Xe ...
Xe ...
…
chuyến
chuyến
chuyến
2.2
Tháng ...
Xe ...
Xe ...
….
chuyến
chuyến
chuyến
3
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
8. Đề xuất, kiến nghị: .........................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 19.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên doanh nghiệp, HTX: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/……….
……….., ngày tháng năm
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Thời gian từ …………………… đến …………………………..)
Kính gửi:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Sở Giao thông vận tải ………
1. Tên doanh nghiệp, HTX: .................................................................................................
2. Địa chỉ: .........................................................................................................................
3. Số điện thoại: …………………………….. Số fax: .............................................................
4. Địa chỉ email ..................................................................................................................
5. Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Số phương tiện được cấp phép
xe
2
Số chuyến xe thực hiện
chuyến xe
3
Sản lượng hàng hóa vận chuyển
tấn
3. Đề xuất, kiến nghị ..........................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đại diện doanh nghiệp, HTX
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 20.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
Sở STVT……………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………/………
……., ngày …. tháng ….. năm ….
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Thời gian từ ………….. đến…………..)
Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Sở Giao thông vận tải ……………… báo cáo kết quả hoạt động vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia trên địa bàn ………………. như sau:
1. Kết quả hoạt động vận tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia
a) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số tuyến tham gia khai thác
tuyến
3
Số phương tiện được cấp phép
xe
4
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
5
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
b) Kết quả hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
4
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
c) Kết quả hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc bằng xe du lịch giữa Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
4
Sản lượng khách vận chuyển
hành khách
d) Kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số đơn vị vận tải tham gia khai thác
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số chuyến xe thực hiện
chuyến
4
Sản lượng hàng hóa vận chuyển
tấn
2. Kết quả cấp Giấy phép liên vận phi thương mại
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Số cơ quan, đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép
đơn vị
2
Số phương tiện được cấp phép
xe
3
Số lượng cấp Giấy phép liên vận
giấy phép
3. Những khó khăn, vướng mắc (nếu có), kiến nghị đề xuất liên quan đến việc thực hiện Hiệp định để tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia …………………
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Lãnh đạo Sở GTVT ……..
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "31/07/2015",
"sign_number": "39/2015/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-61-KH-UBND-2022-Chuong-trinh-phat-trien-thanh-nien-Hai-Phong-2022-2025-516362.aspx | Kế hoạch 61/KH-UBND 2022 Chương trình phát triển thanh niên Hải Phòng 2022 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 61/KH-UBND
Hải Phòng, ngày 14 tháng 3 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN NĂM 2022
Căn cứ Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1113/QĐ-BNV ngày 17/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Công văn số 438/BNV-CTTN ngày 09/02/2022 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022; Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 3600/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 và công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 3600/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi tắt là Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021- 2030) đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, gắn thực hiện Luật Thanh niên năm 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 28/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2021 - 2030).
b) Xác định tiến độ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030 đảm bảo kịp thời, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thành phố và thực tiễn phát triển thanh niên thành phố trong giai đoạn 2022 - 2025, gắn với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022 của thành phố.
c) Xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021- 2030, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên.
2. Yêu cầu
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được Ủy ban nhân dân thành phố phân công theo từng năm và giai đoạn 2022 - 2025, bố trí và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên bảo đảm tiến độ, thực chất và hiệu quả, tránh lãng phí.
b) Nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình phát triển thanh niên giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các tổ chức của thanh niên được thành lập theo quy định của pháp luật.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
1. Mục tiêu
Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 triển khai thực hiện 07 nhóm mục tiêu với 27 chỉ tiêu, trong đó: 16 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 11 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn, cụ thể:
- Mục tiêu 1: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên với 05 chỉ tiêu, gồm 04 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 01 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 2: Giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng; tạo điều kiện để thanh niên bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo với 05 chỉ tiêu, gồm 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 03 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao với 07 chỉ tiêu, gồm 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 05 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 4: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên với 03 chỉ tiêu thực hiện hàng năm.
- Mục tiêu 5: Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên với 02 chỉ tiêu, gồm 01 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 01 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 6: Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc với 03 chỉ tiêu, gồm 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm và 01 chỉ tiêu thực hiện trong cả giai đoạn.
- Mục tiêu 7: Nâng cao lý tưởng cách mạng, đạo đức, văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ với 02 chỉ tiêu thực hiện hàng năm.
(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)
2. Nội dung
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp
- Tăng cường phổ biến, quán triệt Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên đến các cấp, các ngành.
- Kết hợp chặt chẽ giáo dục pháp luật với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa; lịch sử, truyền thống và ý thức tự tôn dân tộc; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân; phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chương trình phát triển thanh niên
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Chương trình phát triển thanh niên trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc lồng ghép các hội nghị phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, tổng kết, triển khai nhiệm vụ..., phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương; qua đó nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030.
- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi các nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về thanh niên và Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thanh niên và các văn bản liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng mở chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng tuyên truyền trong suốt quá trình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên, Chương trình phát triển thanh niên và Kế hoạch này.
- Đề nghị Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố, Hội Sinh viên thành phố tổ chức tuyên truyền Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2021 - 2030 đến thanh niên trong toàn thành phố.
c) Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên
Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận huyện xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm và giai đoạn 2022 - 2025 với các chỉ tiêu, lộ trình cụ thể; kế hoạch thực hiện phải bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình phát triển thanh niên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời khi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm phải lồng ghép các chỉ tiêu phát triển thanh niên được Ủy ban nhân dân thành phố giao để triển khai có hiệu quả.
d) Tăng cường cung cấp dịch vụ, hoạt động hỗ trợ thanh niên
- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố và chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về chuyển đổi số; xây dựng các chương trình đào tạo ngoại ngữ trên mạng internet nhằm tạo điều kiện để thanh niên là học sinh ở các vùng nông thôn được tiếp cận, học tập miễn phí.
- Triển khai cơ chế hợp tác giữa các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu với các tổ chức kinh tế; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn; tổ chức các cuộc thi tay nghề, sáng kiến cho thanh niên.
- Đầu tư cơ sở vật chất, con người và tạo điều kiện phát triển hệ thống các trường, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ về việc làm và khởi nghiệp; định hướng và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; chăm sóc sức khỏe; tư vấn và trợ giúp pháp lý cho thanh niên; chỉ đạo các sở, ban, ngành chủ động, tích cực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Hải Phòng nhằm tạo điều kiện về mọi mặt cho đoàn viên thanh niên thành phố tham gia khởi nghiệp, lập nghiệp.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý cho thanh niên; xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao, công trình phúc lợi xã hội cho thanh niên; trong đó chú trọng đối tượng thanh niên di cư, thanh niên công nhân tại các khu, cụm công nghiệp.
đ) Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình, đề án, dự án thực hiện Chương trình phát triển thanh niên
- Các sở, ban, ngành thành phố triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình, đề án, dự án quy định tại Kế hoạch này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện hoặc lồng ghép với các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình, kế hoạch trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên tại địa phương và theo hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
e) Theo dõi, kiểm tra, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển thanh niên
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thành đoàn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển thanh niên theo chuyên đề, đột xuất hoặc lồng ghép kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên phù hợp với thực tiễn và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Chương trình lồng ghép vào trong báo cáo định kỳ hàng năm theo quy định.
g) Tổ chức sơ kết thực hiện Chương trình phát triển thanh niên trên địa bàn thành phố
Giao Sở Nội vụ chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chương trình phát triển thanh niên vào năm 2025; đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích theo quy định.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN NĂM 2022
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2020, trong đó cụ thể:
a) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; các chính sách pháp luật đối với thanh niên theo quy định tại Luật Thanh niên, Nghị định số 17/2021/NĐ-CP ngày 09/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.
b) Tổ chức chương trình đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố với thanh niên thành phố năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP , Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 13/2021/NĐ-CP và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức Hội nghị đối thoại.
2. Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, trong đó tập trung vào các nội dung đề ra trong giai đoạn 2022 - 2025 tại Kế hoạch này và một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022.
3. Trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết về phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2030.
4. Tập trung giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 quy định tại Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ; chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính; các quy định tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ và Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
5. Triển khai thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam theo các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: số 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam; số 07/2020/TT-BNV ngày 15/12/2020 chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam.
6. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
7. Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành và địa phương.
8. Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
9. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh niên theo quy định, gồm các nội dung sau:
- Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên.
- Kết quả ban hành Nghị quyết phát triển thanh niên; Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên.
- Kết quả thu hút, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
- Kết quả thực hiện chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.
- Kết quả tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết về phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2030.
- Đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 và các nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm.
- Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển thanh niên của thành phố.
- Tổng hợp khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và các nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Phối hợp kiện toàn, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên; tham mưu Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 và Thông tư số 07/2020/TT-BNV ngày 15/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Nội vụ kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 theo quy định.
- Tham mưu tổ chức sơ kết Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2022 - 2025 và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chương trình phát triển thanh niên.
2. Đề nghị Thành đoàn Hải Phòng, Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố, Hội Sinh viên thành phố
- Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch này đến các cơ sở Đoàn, Hội trên địa bàn thành phố.
- Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố, Hội Sinh viên thành phố xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo các cơ sở Đoàn - Hội trực thuộc tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025.
- Phối hợp cùng với Sở Nội vụ và các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm trên địa bàn thành phố.
3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này bảo đảm tiến độ theo quy định.
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên hàng năm để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện; căn cứ vào điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương, xem xét lồng ghép, tích hợp các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của công tác thanh niên vào kế hoạch hàng năm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị và địa phương.
- Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của năm và gửi về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) trước ngày 01/12 để tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ.
- Bố trí kinh phí hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Chương trình phát triển thanh niên, Kế hoạch phát triển thanh niên của Ủy ban nhân dân thành phố và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý nhà nước về thanh niên hàng năm.
- Đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ trên, căn cứ vào điều kiện thực tế, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành Nghị quyết phát triển thanh niên tại địa phương.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện Kế hoạch này và giám sát việc triển khai, kết quả thực hiện chính sách pháp luật đối với thanh niên.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2022 - 2025 và công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2022. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- UBMTTQVN và các đoàn thể TP;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Các Phòng: KSTTHC, VX;
- CV: NV2;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
PHỤ LỤC 1
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 14/03/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
TT
Mục tiêu/Chỉ tiêu
Cơ quan chủ trì thực hiện
Cơ quan phối hợp
Tiến độ, kết quả thực hiện
Hàng năm
Giai đoạn I (2022-2025)
I
Mục tiêu 1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên
1
Hàng năm, 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn được trang bị kiến thức về quốc phòng và an ninh.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố
Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
3
Hàng năm, 100% thanh niên trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật tại nước sở tại dự kiến thanh niên đến làm việc và các văn bản pháp lý có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.
Sở Lao động - Thương binh - Xã hội
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
4
Đến năm 2030, trên 90% thanh niên nói chung và 100% thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên khu vực thành thị được tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Sở Tư pháp
Đạt 80% chỉ tiêu
5
Hàng năm, 100% thanh niên làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến giáo dục pháp luật.
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
II
Mục tiêu 2. Giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng; tạo điều kiện để thanh niên bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo
1
Hàng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm và các kiến thức xã hội phù hợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành đoàn Hải Phòng, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Đến năm 2030, trên 95% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
3
Đến năm 2030, tăng 15% số thanh niên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống; tăng 15% số công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì; tăng 10% số thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ so với năm 2020.
Sở Khoa học và Công nghệ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 70% chỉ tiêu
4
Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, điều hành, thực thi công vụ, ngoại ngữ, tin học, hội nhập quốc tế, chuyển đổi số cho thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức.
Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
5
Đến năm 2030: Trên 25% thanh niên là cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể tại thành phố; cấp quận, huyện đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và trên 30% thanh niên là cán bộ, công chức phường, trên 20% thanh niên là cán bộ, công chức xã, thị trấn đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định để nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 70% chỉ tiêu
III
Mục tiêu 3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao
1
Hàng năm, 100% học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên được cung cấp thông tin về tình hình lao động, việc làm trên địa bàn thành phố và được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, thích ứng được ngay với các yêu cầu cơ bản của xã hội sau khi tốt nghiệp.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, phấn đấu có trên 30% số ý tưởng, dự án khởi nghiệp là của thanh niên, trong đó có 40% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên là học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
3
Đến năm 2030, phấn đấu 100% thanh niên được tư vấn hướng nghiệp việc làm; trên 70% thanh niên được đào tạo nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ. Hàng năm, có ít nhất 35.000 đến 40.000 thanh niên được giải quyết việc làm.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Nội vụ, Thành đoàn, các địa phương
Đạt 70% chỉ tiêu
4
Đến năm 2030, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở đô thị dưới 4%; tỉ lệ thanh niên thiếu việc làm ở nông thôn dưới 5%.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
5
Đến năm 2030, có ít nhất 80% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sử dụng ma túy, thanh niên là nạn nhân của tội phạm buôn bán người, thanh niên vi phạm pháp luật được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng. Phấn đấu tạo việc làm ổn định cho 20% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, sau cải tạo, thanh niên là người Việt Nam không có quốc tịch.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
6
100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, thích ứng được ngay với các yêu cầu cơ bản của xã hội sau khi tốt nghiệp
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
7
Phấn đấu nâng cấp hệ thống các trường, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đáp ứng ít nhất 80% các ngành nghề theo nhu cầu của xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
IV
Mục tiêu 4. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên
1
Hàng năm, trên 85% thanh niên được trang bị kiến thức, kỹ năng rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe; chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần; dân số và phát triển; bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS (trong đó: tỷ lệ thanh niên là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đạt 100%; tỷ lệ thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên 90%)
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành đoàn, Sở Y tế, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, trên 90% thanh niên được cung cấp thông tin và tiếp cận các dịch vụ thân thiện về tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; 90% cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; 100% nữ thanh niên được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản.
Sở Y tế
Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
3
Hàng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe ban đầu; 100% thanh niên công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế được khám sức khỏe và chăm sóc y tế định kỳ.
Sở Y tế
Thành đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
V
Mục tiêu 5. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên
1
Hàng năm, có trên 90% thanh niên đô thị và 85% thanh niên ở nông thôn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng nơi học tập, làm việc và cư trú.
Sở Văn hóa và Thể thao
Thành đoàn, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Đến năm 2030, ít nhất 90% thanh niên sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật số nhằm mục đích giao tiếp, truyền thông, kinh doanh trên nền tảng kinh tế số.
Sở Thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 80% chỉ tiêu
VI
Mục tiêu 6. Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc
1
Hàng năm, có 100% thanh niên trong độ tuổi quy định của pháp luật, có đủ năng lực hành vi dân sự sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và lực lượng dân quân tự vệ.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
Thành đoàn, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Đến năm 2030, phấn đấu 20% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp sở, phòng và tương đương; 15% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
các cơ quan, đơn vị, địa phương
Sở Nội vụ
Đạt 80% chỉ tiêu
3
Hàng năm, có 100% tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam các cấp và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập theo quy định của pháp luật; phát động phong trào và huy động thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Thành đoàn
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
VII
Mục tiêu số 7. Nâng cao lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ
1
Hàng năm, 100% thanh niên được tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, văn hóa truyền thống; phấn đấu có 80% thanh niên được tham gia các hoạt động tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc giáo dục pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành đoàn, Sở Văn hóa và Thể thao, các địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu
2
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp tăng cường công tác nắm bắt dư luận trong thanh niên, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến thanh niên.
Thành đoàn
Các cơ quan, đơn vị, địa phương
Đạt 100% chỉ tiêu
Đạt 100% chỉ tiêu | {
"issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng",
"promulgation_date": "14/03/2022",
"sign_number": "61/KH-UBND",
"signer": "Lê Khắc Nam",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-15-2012-TT-BKHCN-quy-dinh-to-chuc-va-hoat-dong-cua-Ban-lien-nganh-145942.aspx | Thông tư 15/2012/TT-BKHCN quy định tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành | BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 15/2012/TT-BKHCN
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN NGÀNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (tiếng Anh Technical Barriers to Trade - viết tắt là TBT). gọi tắt là Ban liên ngành TBT.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành có liên quan), các thành viên Ban liên ngành TBT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương 2.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Chức năng của Ban liên ngành TBT
Ban liên ngành TBT có chức năng tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, và các Bộ, ngành có liên quan trong việc:
1. Phối hợp đảm bảo thi hành các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi là Hiệp định TBT) ở Việt Nam, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến chính sách và cơ chế thực thi Hiệp định TBT, tham mưu giải quyết tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại phát sinh giữa Việt Nam với các nước Thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ngược lại.
2. Điều phối thực hiện triển khai Đề án thực thi Hiệp định TBT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và việc phối kết hợp với các chương trình, đề án, dự án có liên quan.
Điều 4. Nhiệm vụ của Ban liên ngành TBT
1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chương trình hành động và các biện pháp nhằm thực hiện những nghĩa vụ quy định trong Hiệp định TBT ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các biện pháp nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định hoặc để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định TBT, theo yêu cầu của Ủy ban hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Ủy ban TBT) của WTO, Hội nghị Bộ trưởng của WTO và của các Bộ, ngành có liên quan.
3. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ cụ thể quy định trong Hiệp định TBT liên quan đến:
a) Việc xây dựng, soát xét văn bản quy phạm pháp luật có yếu tố quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp;
b) Việc hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài;
c) Việc tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa và các hệ thống đánh giá sự phù hợp khu vực hoặc quốc tế.
4. Xem xét, tham mưu, đề xuất biện pháp nhằm xử lý các tranh chấp, khiếu nại về TBT phát sinh giữa các nước Thành viên WTO với Việt Nam và ngược lại.
5. Xem xét và đưa ra kết luận về các vấn đề chuyên môn liên ngành làm cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ thông báo, hỏi đáp, khi có đề nghị của Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (gọi tắt là Văn phòng TBT Việt Nam).
6. Tham gia các hoạt động của WTO về TBT theo sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ.
7. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức của các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các dự án, đề án, chương trình và kế hoạch thực thi Hiệp định TBT; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, địa phương trong triển khai các chương trình và dự án thực thi Hiệp định TBT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, tư vấn khác về TBT khi có yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan.
Điều 5. Quyền hạn của Ban liên ngành TBT
1. Được tiếp cận với các thông tin, tài liệu về TBT nhận được từ WTO và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam; tham dự các hoạt động về TBT tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
2. Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng mời các chuyên gia của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham vấn về các vấn đề chuyên môn cụ thể liên quan đến TBT.
3. Sử dụng nhân viên và phương tiện của Văn phòng TBT Việt Nam để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.
Chương 3.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Ban liên ngành TBT
1. Trưởng ban là đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Phó Trưởng ban là đại diện lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
3. Thành viên thư ký là Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam.
4. Các thành viên khác là đại diện lãnh đạo cấp Vụ hoặc tương đương của các cơ quan sau:
a) Văn phòng Chính phủ;
b) Bộ Công Thương;
c) Bộ Y tế;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Bộ Thông tin và Truyền thông;
g) Bộ Giao thông vận tải;
h) Bộ Xây dựng;
i) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
k) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
l) Bộ Tư pháp;
m) Bộ Tài chính;
n) Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban liên ngành TBT, có trách nhiệm điều phối các hoạt động của Ban liên ngành TBT thông qua Văn phòng TBT Việt Nam, có trụ sở tại số 8 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
6. Ban liên ngành TBT được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các văn bản chính thức gửi các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 7. Nhiệm vụ của Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký và Thành viên của Ban liên ngành TBT
1. Nhiệm vụ của Trưởng ban:
a) Lãnh đạo Ban liên ngành TBT hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Điều 3, 4 và 5 của Thông tư này;
b) Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Ban liên ngành TBT;
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban liên ngành TBT;
d) Thay mặt Ban liên ngành TBT ký các văn bản gửi các tổ chức, cá nhân;
đ) Căn cứ yêu cầu của Ủy ban TBT của WTO và theo sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ cử đại diện của Ban liên ngành TBT tham gia các cuộc họp của Ủy ban TBT và các hoạt động khác có liên quan của WTO.
2. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ban:
a) Giúp Trưởng ban trong việc điều hành hoạt động của Ban liên ngành TBT và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phân công tác được phân công phụ trách;
b) Thay mặt Trưởng ban điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Trưởng ban khi Trưởng ban vắng mặt.
3. Nhiệm vụ của Thư ký
Thực hiện nhiệm vụ của Thành viên được quy định tại khoản 4 Điều này và các nhiệm vụ sau:
a) Chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho các cuộc họp của Ban liên ngành TBT theo chỉ đạo của Trưởng ban và Phó trưởng ban;
b) Thư ký cho các cuộc họp của Ban liên ngành TBT;
c) Soạn thảo, phân phát và lưu giữ, bảo quản các tài liệu chung của Ban liên ngành TBT;
d) Phát ngôn của Ban liên ngành TBT;
đ) Phối hợp với Văn phòng TBT Việt Nam, các thành viên Ban liên ngành TBT tiếp nhận, giải đáp các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh ngoài các kỳ họp;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng Ban, Phó trưởng ban phát sinh ngoài các kỳ họp.
4. Nhiệm vụ của Thành viên:
a) Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban liên ngành TBT;
b) Nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp Ban liên ngành TBT hoặc góp ý kiến vào các văn bản do Trưởng ban, Phó trưởng ban yêu cầu;
c) Theo dõi việc triển khai các hoạt động về TBT trong thực tế và đề xuất các vấn đề cần thảo luận tại các phiên họp của Ban liên ngành TBT;
d) Bảo quản tài liệu mật theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 8. Quyền lợi của Thành viên Ban liên ngành TBT
1. Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về các vấn đề có liên quan đến TBT; các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ thực thi Hiệp định TBT ở Việt Nam và các hoạt động về TBT khác ở trong nước và nước ngoài theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Được đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 và Điều 5 cùa Thông tư này.
3. Được hưởng thù lao khi thực hiện các công việc góp ý kiến, đề xuất phương án, biện pháp liên quan đến thực thi Hiệp định TBT theo quy định của Nhà nước.
Điều 9. Công nhận, thay đổi thành viên Ban liên ngành TBT
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định công nhận, thay đổi thành viên của Ban liên ngành TBT dựa trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Bộ, ngành có liên quan.
Chương 4.
PHƯƠNG THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
Điều 10. Quyết định của Ban liên ngành TBT
Quyết định của Ban liên ngành TBT được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận, nguyên tắc quá bán sẽ được áp dụng.
Các thành viên có thể bảo lưu ý kiến của mình song phải chấp hành các quyết định Ban liên ngành TBT. Trong trường hợp có bảo lưu, các kiến nghị, đề xuất của Ban liên ngành TBT khi gửi cho cơ quan nhà nước liên quan phải kèm theo ý kiến bảo lưu và giải trình về ý kiến bảo lưu đó (nếu cần).
Các kiến nghị, đề xuất của Ban liên ngành TBT được cơ quan có thẩm quyền xem xét sử dụng để ra các quyết định của mình.
Điều 11. Họp của Ban liên ngành TBT
1. Họp thường kỳ
Các cuộc họp thường kỳ của Ban liên ngành TBT được tổ chức 02 lần một năm vào sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm. Nội dung cuộc họp bao gồm đánh giá chương trình làm việc thời gian qua, thông qua chương trình làm việc thời gian tới và xem xét các vấn đề, đề xuất phát sinh.
Thành phần cuộc họp bao gồm các thành viên của Ban liên ngành TBT và các đại diện tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành phần và số lượng đại điện của các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự cuộc họp thường kỳ do Trưởng ban quyết định trước mỗi cuộc họp.
Tài liệu phục vụ các cuộc họp thường kỳ được gửi cho các thành viên của Ban tối thiểu một tuần làm việc trước khi họp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử.
2. Họp đột xuất
Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban triệu tập các cuộc họp đột xuất của Ban liên ngành TBT. Thành phần của cuộc họp đột xuất, tùy thuộc vào nội dung và phạm vi của vấn đề cần giải quyết, sẽ do Trưởng ban quyết định.
Tài liệu phục vụ cho cuộc họp đột xuất sẽ được gửi cho các thành viên của Ban liên ngành TBT trước khi họp qua phương tiện điện tử hoặc được cung cấp tại cuộc họp, tùy thuộc vào vấn đề phát sinh.
3. Trong trường hợp thành viên của Ban liên ngành TBT không thể tham dự cuộc họp của Ban liên ngành TBT thì có thể ủy quyền cho người khác tham dự và thông báo cho thành viên Thư ký. Người được ủy quyền phải nắm được nội dung vấn đề dự kiến cuộc họp thảo luận và có quyền tham gia phát biểu ý kiến, song không có quyền biểu quyết.
4. Báo cáo kết quả của các cuộc họp thường kỳ và đột xuất sẽ được gửi cho các thành viên của Ban liên ngành TBT, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành có liên quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu cần).
Điều 12. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan
1. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cử đại diện tham gia Ban liên ngành TBT và tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ thành viên của Ban liên ngành TBT theo quy định tại Thông tư này.
2. Hỗ trợ hoạt động của Ban liên ngành TBT giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu có liên quan trực tiếp tới Bộ, ngành, tổ chức. Theo đề nghị của Trưởng ban hoặc trong trường hợp cần thiết các Bộ, ngành, tổ chức có thể giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, góp ý kiến.
Điều 13. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban liên ngành TBT được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước và có thể huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác như viện trợ, tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài.
Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động của Ban liên ngành TBT được bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực của Thông tư
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2012 và thay thế Quyết định số 07/2006/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Khoa học Công nghệ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ,chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTg Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Sở KH&CN, Chi cục TCĐLCL; các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Trang thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Việt Thanh | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "08/08/2012",
"sign_number": "15/2012/TT-BKHCN",
"signer": "Trần Việt Thanh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-67-KH-UBND-2024-quan-ly-nguon-luc-phuc-vu-phong-chong-dich-COVID-19-Da-Nang-603415.aspx | Kế hoạch 67/KH-UBND 2024 quản lý nguồn lực phục vụ phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 67/KH-UBND
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 3 năm 2024
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 218/NQ-CP NGÀY 18/12/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 99/2023/QH15 NGÀY 24/6/2023 CỦA QUỐC HỘI GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ VIỆC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19; VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ CƠ SỞ, Y TẾ DỰ PHÒNG
Căn cứ Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 99/2023/QH15); Thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 218/NQ-CP);
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 853/TTr-SYT ngày 28/02/2024, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 218/NQ- CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 99/2023/QH15 để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh;
b) Xác định cụ thể các nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15.
2. Yêu cầu
a) Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 99/2023/QH15, Nghị quyết số 218/NQ-CP , các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, bộ, ngành để xây dựng giải pháp, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự.
b) Xác định nội dung nhiệm vụ phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các sở, ngành, địa phương.
c) Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15 và Nghị quyết số 218/NQ-CP .
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15 và Nghị quyết số 218/NQ-CP .
a) Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15, Nghị quyết số 218/NQ-CP
b) Cập nhật, quán triệt kịp thời các nội dung thay đổi, điều chỉnh, bổ sung của các Luật, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, bộ, ngành để triển khai thực hiện theo quy định về sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Cập nhật, rà soát, xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 99/2023/QH15 và Nghị quyết số 218/NQ-CP để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
b) Căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, lộ trình thời gian hoàn thành được nêu tại Nghị quyết số 218/NQ-CP , khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại và ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc (nếu có) trong quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó tập trung xử lý:
- Việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có đơn giá đặt hàng hoặc chưa có hợp đồng đặt hàng;
- Việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế và hàng hóa khác với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp, phát sinh;
- Việc sử dụng số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế đã mua từ ngân sách nhà nước cho khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 mà người bệnh không phải trả tiền chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh thông thường do người bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành;
- Vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh COVID-19, các chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19;
- Vướng mắc trong thanh toán, quyết toán đối với việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID- 19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn, huy động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022;
- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản được tài trợ, cho, biếu, tặng để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022 tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực tế đã tiếp nhận, quản lý, sử dụng mà không có đủ hồ sơ, tài liệu, không xác định được giá trị hoặc giá trị tài trợ trong biên bản tài trợ có sự chênh lệch cao hơn so với giá mặt hàng tương đương được công bố, công khai trên thị trường hoặc trên cổng thông tin của cơ quan chức năng;
- Việc giải thể và xử lý tài sản khi giải thể các trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19;
- Rà soát, hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí còn dư được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các cơ sở y tế trong phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.
c) Cập nhật, căn cứ các quy định, hướng dẫn của Trung ương, các bộ, ngành liên quan và thực tế tại địa phương, rà soát, hoàn thành dứt điểm việc thực hiện các giải pháp được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội khóa XV về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024.
d) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nguồn lực, khả năng dự báo, thúc đẩy nghiên cứu, triển khai ứng dụng các nghiên cứu y sinh học, phát triển công nghiệp dược, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế trong nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ứng phó với các biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thời gian thực hiện: Căn cứ tiến độ, quy định, hướng dẫn của Trung ương, các bộ, ngành liên quan, phấn đấu hoàn thành các nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố Đà Nẵng trong tháng 12/2024.
3. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, các Bộ, ngành liên quan; cập nhật, rà soát, xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện; chủ động triển khai theo chức năng, nhiệm vụ, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền triển khai các nội dung, hoạt động:
a) Tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng theo hướng:
- Y tế cơ sở bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe nhằm bảo đảm mọi người dân được chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở từng khu vực, địa bàn sau khi có văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về tổ chức bộ máy y tế cơ sở.
- Tổ chức hoạt động của trạm y tế gắn với quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng và thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, kết hợp quân y và dân y; gắn hoạt động của y tế trường học với trạm y tế.
- Huy động các cơ sở y tế tư nhân, y tế cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng theo quy định của pháp luật và thực hiện kết nối với y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe cá nhân.
- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Y tế dự phòng tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, nâng cao sức khỏe, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng, vệ sinh sức khỏe môi trường, y tế trường học, chăm sóc sức khỏe người lao động, người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em, dân số, truyền thông giáo dục sức khỏe.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
b) Đổi mới chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhất là nhân viên làm việc tại trạm y tế, nhân viên y tế thôn; tiếp tục áp dụng chính sách đào tạo cử tuyển đối với người học là người dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực nhân viên y tế cơ sở; điều động, luân phiên bác sỹ, nhân viên y tế về công tác tại y tế cơ sở, nhất là tại trạm y tế. Triển khai thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của ngành y tế sau khi có văn bản quy định của cấp có thẩm quyền.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
c) Tham mưu, đề xuất triển khai theo thẩm quyền chính sách thu hút cán bộ, nhân viên y tế về làm việc tại tuyến y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng. Căn cứ thực tế của địa phương và chỉ đạo, hướng dẫn, quy định của Trung ương và các bộ, ngành liên quan; đề xuất giải pháp bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên y tế nói chung, y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng theo quy định hiện hành.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
d) Nâng cao năng lực phòng, chống dịch, bệnh gắn với đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế; căn cứ các quy định hiện hành và sự cung ứng của các cơ quan Trung ương, bảo đảm thuốc, vắc-xin, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; bố trí, tham mưu bảo đảm nguồn lực tiếp tục thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia bảo đảm thống nhất, hiệu quả; tăng cường năng lực của y tế cơ sở, y tế dự phòng trong việc ứng phó với dịch bệnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
đ) Căn cứ thực tế của địa phương và chỉ đạo, hướng dẫn, quy định của Trung ương và các bộ, ngành liên quan, đề xuất, tham mưu giải pháp để hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện theo lộ trình được xác định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động của y tế cơ sở, y tế dự phòng và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân.
- Xây dựng, thực hiện chiến lược truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân; có giải pháp đồng bộ để mỗi người dân tự bảo vệ, chăm sóc, rèn luyện và nâng cao sức khỏe bản thân.
- Phát huy vai trò của trạm y tế trong truyền thông về nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch, bệnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan.
e) Thực hiện thống nhất trung tâm y tế quận, huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện theo lộ trình, chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Trung ương và các bộ, ngành liên quan; bảo đảm quản lý toàn diện của chính quyền địa phương, nhất là về nhân lực và cơ sở vật chất, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với việc quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của ngành y tế nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
g) Căn cứ chỉ đạo, quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương và các bộ, ngành liên quan, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng đến năm 2030; hướng dẫn cách xác định phạm vi chi, nội dung chi bảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện và các sở, ngành liên quan.
h) Cập nhật kịp thời, thực hiện chỉ đạo, quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương và các bộ, ngành liên quan và Luật Bảo hiểm y tế về mức đóng bảo hiểm y tế và mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, thiết bị, vật tư y tế ở y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mức tăng bảo hiểm y tế. Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội thành phố, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan.
i) Tập trung triển khai các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa trong lĩnh vực y tế; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã và đang được phân bổ, sớm đưa các công trình, dự án vào sử dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan.
k) Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, y tế cơ sở, y tế dự phòng; khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; Rà soát, tổng hợp, khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chức nhất là lực lượng tuyến đầu có thành tích trong công tác phòng, chống dịch; xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc và các hành vi vi phạm.
Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, đoàn thể.
k) Cập nhật kịp thời, thực hiện chỉ đạo, quy định, hướng dẫn hiện hành của Trung ương và các bộ, ngành liên quan về tiêu chí và thực hiện thường xuyên việc thống kê, quản lý dữ liệu về y tế thống nhất trong cả nước và trên địa bàn thành phố.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, trong phạm vi và địa bàn quản lý, tích cực triển khai Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.
2. Căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tiễn, các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện tại sở, ngành, địa phương mình.
3. Sở Y tế có trách nhiệm giúp UBND thành phố theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo tiến độ và tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan được phân công chủ trì, phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động sắp xếp, tham mưu bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan để thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đề nghị các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan căn cứ thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời có văn bản gửi Sở Y tế để tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND thành phố xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Y tế (báo cáo);
- TTTU, TT HĐND TP (báo cáo);
- UBMTQVN TP (phối hợp);
- CT và PCT UBNDTP;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- CVP và PCVP UBND TP;
- Báo ĐN, Đài PT-TH ĐN, Cổng TTĐT TP,
- Lưu: VT, SYT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Chí Cường | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "15/03/2024",
"sign_number": "67/KH-UBND",
"signer": "Trần Chí Cường",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-10-2012-TT-BNNPTNT-danh-muc-thuoc-bao-ve-thuc-vat-duoc-phep-su-dung-135336.aspx | Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2012/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, HẠN CHẾ SỬ DỤNG, CẤM SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 1 kèm theo gồm:
a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 662 hoạt chất với 1549 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 468 hoạt chất với 1098 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 195 hoạt chất với 584 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 49 hoạt chất với 133 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 21 hoạt chất với 120 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm
b. Thuốc trừ mối: 12 hoạt chất với 16 tên thương phẩm
c. Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thương phẩm
d. Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm
e. Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 2 kèm theo gồm:
a. Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu: 4 hoạt chất với 7 tên thương phẩm
- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
b. Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm
c. Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm
d. Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm
3. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 3 kèm theo gồm:
a. Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất
Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất
b) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất
c) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất
Điều 2.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Điều 3. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
Điều 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thay thế các Thông tư số 73/2011/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2011, số 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 5. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Chi cục BVTV các tỉnh, TP;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế Bộ NN và PTNT;
- Vụ KHCN Bộ NN và PTNT;
- Lưu: VT, Cục BVTV.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "22/02/2012",
"sign_number": "10/2012/TT-BNNPTNT",
"signer": "Bùi Bá Bổng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-09-2012-TT-BYT-huong-dan-giam-sat-dich-te-hoc-HIV-AIDS-va-nhiem-trung-139769.aspx | Thông tư 09/2012/TT-BYT hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và nhiễm trùng | BỘ Y TẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2012/TT–BYT
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS VÀ GIÁM SÁT CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Căn cứ Điều 24, 25 và 34 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ - CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như sau:
Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định các biện pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm: giám sát phát hiện HIV/AIDS, giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát phát hiện HIV/AIDS là việc thu thập thông tin liên quan đến đối tượng được xét nghiệm HIV có kết quả dương tính, người bệnh AIDS và người nhiễm HIV tử vong để cung cấp thông tin cho lập kế hoạch, dự phòng, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
2. Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống các câu hỏi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng được lựa chọn của giám sát trọng điểm HIV.
3. Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là các nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, đơn bào hoặc các tác nhân khác lây truyền do quan hệ tình dục.
4. Giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là việc thu thập thông tin liên quan đến đối tượng được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
5. Giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là việc thu thập thông tin liên tục và có hệ thống thông qua xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trong các nhóm đối tượng được lựa chọn, tại các vị trí được lựa chọn.
6. Giám sát nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên là thu thập thông tin định kỳ và hệ thống dựa vào xét nghiệm tìm tác nhân các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
7. Giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo hội chứng là thu thập thông tin định kỳ và hệ thống dựa vào triệu chứng và các dấu hiệu qua khám lâm sàng để quy theo hội chứng đối với các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
8. Thành thị là các đơn vị hành chính có tên gọi là phường, thị trấn.
9. Nông thôn là các đơn vị hành chính có tên gọi là xã.
Điều 3. Nguyên tắc chung trong thực hiện giám sát
1. Các trường hợp xét nghiệm HIV, chẩn đoán người bệnh AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đều phải được báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này.
2. Một trường hợp giám sát chỉ được phân loại và báo cáo theo một nhóm đối tượng giám sát. Trường hợp đối tượng có nhiều hành vi nguy cơ phải thống kê toàn bộ hành vi nguy cơ của đối tượng và phân loại đối tượng theo nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao nhất.
3. Giữ bí mật thông tin về tên, địa chỉ, hình ảnh và kết quả xét nghiệm của người được xét nghiệm HIV, người bệnh AIDS.
Mục 2. GIÁM SÁT PHÁT HIỆN HIV
Điều 4. Đối tượng giám sát phát hiện HIV
1. Người được xét nghiệm HIV.
2. Người bệnh AIDS.
3. Người nhiễm HIV tử vong.
Điều 5. Nội dung giám sát phát hiện HIV
1. Thu thập thông tin của người được xét nghiệm HIV theo các nội dung sau:
a) Họ và tên hoặc mã số của người được xét nghiệm HIV; năm sinh; giới tính; dân tộc; nghề nghiệp; nơi cư trú (nếu có);
b) Các nhóm đối tượng:
- Nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma tuý; phụ nữ bán dâm; người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; nam có quan hệ tình dục đồng giới;
- Nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV thấp: phụ nữ mang thai; người hiến máu; thanh niên tham gia khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây được gọi là thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự);
- Nhóm bệnh nhân lao;
- Nhóm đối tượng khác.
c) Nguy cơ lây nhiễm HIV: lây truyền qua đường máu, lây truyền qua đường tình dục, lây truyền HIV từ mẹ sang con;
d) Ngày khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
đ) Nơi lấy mẫu máu;
e) Phòng xét nghiệm HIV đã xét nghiệm khẳng định mẫu máu HIV dương tính;
g) Kết quả xác minh hiện trạng cư trú của người nhiễm HIV tại địa phương (sau khi thực hiện quy trình phản hồi danh sách người nhiễm HIV): hiện đang sinh sống tại địa phương hoặc đã chuyển đi nơi khác hoặc mất dấu hoặc địa chỉ đã thu thập được không có tại địa phương;
h) Tiền sử điều trị thuốc kháng HIV: ngày bắt đầu điều trị, phác đồ điều trị, số lượng tế bào CD4, nơi điều trị.
2. Thu thập thông tin của người bệnh AIDS theo các nội dung sau:
Ngoài việc thu thập các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, phải thu thập thêm các thông tin sau:
a) Ngày chẩn đoán AIDS;
b) Đơn vị chẩn đoán;
c) Các hội chứng lâm sàng theo quy định tại Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS" (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3003/QĐ-BYT);
3. Thu thập các thông tin của các trường hợp nhiễm HIV tử vong:
Ngoài việc thu thập các thông tin theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải thu thập thêm các thông tin sau:
a) Ngày tử vong;
b) Nguyên nhân tử vong: tử vong do bệnh AIDS hoặc do mắc bệnh khác hoặc do sốc vì sử dụng ma túy quá liều hoặc tự tử hoặc tai nạn hoặc do các nguyên nhân khác.
Điều 6. Thống kê các thông tin trong giám sát phát hiện HIV
1. Giá trị của số liệu trong kỳ báo cáo:
a) Giá trị của số liệu báo cáo hằng tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng đó;
b) Giá trị của số liệu báo cáo hằng quý được quy định như sau:
- Số liệu của Quý I được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 3 hằng năm;
- Số liệu của Quý II được tính từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 30 tháng 6 hằng năm;
- Số liệu của Quý III được tính từ ngày 01 tháng 7 đến hết ngày 30 tháng 9 hằng năm;
- Số liệu của Quý IV được tính từ ngày 01 tháng 10 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
2. Thống kê các thông tin của người được xét nghiệm HIV trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thu thập thông tin, quản lý thông tin người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính được phát hiện trên địa bàn, người bệnh AIDS, người nhiễm HIV tử vong thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Quy trình thực hiện giám sát phát hiện HIV
1. Tư vấn trước xét nghiệm, lấy mẫu máu làm xét nghiệm, tư vấn sau xét nghiệm cho các đối tượng đến xét nghiệm HIV tại cơ sở theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Thu thập và xử lý số liệu về các trường hợp đến xét nghiệm HIV tại cơ sở.
3. Quản lý danh sách người nhiễm HIV, người bệnh AIDS, người nhiễm HIV tử vong.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Mục 3. GIÁM SÁT PHÁT HIỆN CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Điều 8. Nguyên tắc giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc chung được quy định tại Điều 3 Thông tư này, việc giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thực hiện theo nguyên tắc: một trường hợp nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục chỉ được báo cáo hoặc theo căn nguyên hoặc theo hội chứng. Trường hợp đã xác định được căn nguyên phải thực hiện báo cáo theo căn nguyên, không được báo cáo theo hội chứng.
Điều 9. Đối tượng giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Những người bệnh đã được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Điều 10. Nội dung giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thông tin cá nhân: tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
2. Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
a) Theo căn nguyên: giang mai, lậu, nhiễm Chlamydia, viêm âm đạo do trùng roi, bệnh hạ cam, bệnh u hạt bẹn, viêm âm đạo do vi khuẩn, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục, viêm âm hộ, âm đạo do Candida và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác;
b) Theo hội chứng: tiết dịch niệu đạo ở nam, tiết dịch âm đạo, hội chứng loét sinh dục, hội chứng đau bụng dưới ở nữ, các hội chứng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.
3. Tình trạng nhiễm HIV của các trường hợp bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Điều 11. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát trên địa bàn theo căn nguyên: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát trên địa bàn theo hội chứng: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thu thập và thống kê các thông tin của đối tượng giám sát trên địa bàn theo kết quả xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Quy trình thực hiện giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thu thập thông tin cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, tìm hiểu bệnh sử, khám, tư vấn cho tất cả đối tượng đến khám tại các cơ sở có khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
2. Chẩn đoán các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: lấy mẫu làm xét nghiệm và kết luận chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả xét nghiệm. Trường hợp không có điều kiện làm xét nghiệm thì căn cứ vào các hội chứng của người bệnh để chẩn đoán theo hội chứng.
3. Thu thập và thống kê số liệu về các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo hội chứng hoặc theo căn nguyên và tình trạng nhiễm HIV theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 10 Thông tư này.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Mục 4. GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV LỒNG GHÉP HÀNH VI
Điều 13. Nguyên tắc thực hiện giám sát trọng điểm
1. Bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Điều 25 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (sau đây gọi tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS).
2. Việc lấy mẫu trong giám sát trọng điểm phải thực hiện độc lập với các giám sát và nghiên cứu khác.
3. Không được sử dụng số liệu của giám sát phát hiện HIV/AIDS, số liệu của các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và kết quả của các nghiên cứu khác để báo cáo số liệu giám sát trọng điểm.
4. Việc chọn đối tượng trong giám sát trọng điểm HIV không được căn cứ vào tình trạng nhiễm HIV hiện tại của đối tượng.
5. Bảo đảm duy trì địa bàn giám sát trọng điểm qua các năm.
6. Không được lấy mẫu giám sát trọng điểm trong các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
7. Việc lấy mẫu máu, dịch cơ thể và nước tiểu phải được thực hiện nơi kín đáo, riêng tư.
8. Không được lấy mẫu xét nghiệm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục lặp lại trên cùng một đối tượng trong cùng một năm giám sát trọng điểm.
9. Không được sử dụng kết quả xét nghiệm giám sát trọng điểm để chẩn đoán xác định nhiễm HIV.
10. Các xét nghiệm HIV và xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phải được thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm HIV giấu tên.
11. Phải giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ của chương trình phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng tham gia giám sát trọng điểm.
Điều 14. Đối tượng giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Đối tượng giám sát trọng điểm HIV:
Tùy theo tình hình thực tế của từng tỉnh để lựa chọn các nhóm đối tượng giám sát trọng điểm sau:
a) Nam nghiện chích ma túy;
b) Phụ nữ bán dâm;
c) Nam mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
d) Phụ nữ mang thai;
đ) Nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự;
e) Nam có quan hệ tình dục đồng giới;
g) Nhóm khác: Căn cứ vào nguy cơ lây truyền HIV của từng tỉnh để lựa chọn nhóm đối tượng có vai trò làm gia tăng lây truyền HIV tại địa phương, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này phải ước lượng trên 1% và phải bảo đảm thực hiện giám sát liên tục qua các năm.
2. Đối tượng giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
a) Giang mai: giám sát trọng điểm đối với các đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Lậu: giám sát trọng điểm ở các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
c) Chlamydia: giám sát trọng điểm ở các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
d) Trùng roi âm đạo: giám sát trọng điểm ở các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 15. Thời gian thực hiện giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Thời gian thực hiện giám sát trọng điểm: bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 và kết thúc vào ngày 30 tháng 9 hằng năm.
2. Riêng nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, tiến hành giám sát trọng điểm theo lịch khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của địa phương nhưng không được chậm hơn ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Điều 16. Phương pháp lựa chọn địa điểm giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Nhóm nam nghiện chích ma túy: theo kết quả lập bản đồ, chọn tối đa 5 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) có số người nghiện chích ma túy trong cộng đồng nhiều nhất. Hằng năm, các huyện đã được lựa chọn sẽ tiến hành hoạt động lập bản đồ để làm cơ sở phân bổ và chọn mẫu cho từng xã, phường, thị trấn.
2. Nhóm phụ nữ bán dâm: theo kết quả lập bản đồ, chọn tối đa 5 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) có số phụ nữ bán dâm trong cộng đồng nhiều nhất. Trên cơ sở các huyện được lựa chọn, tiến hành lập bản đồ xác định các tụ điểm và số lượng phụ nữ bán dâm hoạt động tại các tụ điểm đó trước khi thực hiện giám sát trọng điểm hằng năm.
3. Nhóm nam mắc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: chọn tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện việc khám, điều trị cho người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn tỉnh.
4. Nhóm phụ nữ mang thai:
a) Chọn bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện phụ sản hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với phụ nữ mang thai cư trú ở thành thị;
b) Chọn tối đa 5 bệnh viện huyện nơi có số dân nhiều nhất để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với phụ nữ mang thai cư trú ở nông thôn.
5. Nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự:
a) Chọn tối đa 5 quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở thành thị;
b) Chọn tối đa 5 huyện để thực hiện việc giám sát trọng điểm đối với thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở khu vực nông thôn.
6. Nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới: chọn tối đa 5 huyện ước tính có số nam có quan hệ tình dục đồng giới nhiều nhất. Trên cơ sở các huyện được lựa chọn, tiến hành lập bản đồ xác định các tụ điểm và số lượng nam có quan hệ tình dục đồng giới tại các điểm đó trước khi thực hiện giám sát trọng điểm hằng năm.
7. Nhóm đối tượng khác: Chọn các địa điểm nơi các đối tượng giám sát hiện đang cư trú.
Điều 17. Tiêu chuẩn lựa chọn các nhóm đối tượng trong giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Tiêu chuẩn chung: chọn các đối tượng đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
2. Các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng nhóm giám sát trọng điểm:
a) Nhóm nam nghiện chích ma túy: có ít nhất một lần tiêm chích ma túy trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
b) Nhóm phụ nữ bán dâm: đã từng bán dâm qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc hậu môn ít nhất một lần trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu tại địa bàn tỉnh;
c) Nhóm nam mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
- Đã được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên hoặc theo hội chứng;
- Hiện đang cư trú tại tỉnh.
d) Nhóm phụ nữ mang thai:
- Đang mang thai (không phân biệt phụ nữ đến nạo phá thai hoặc khám thai hoặc đến đẻ);
- Hiện đang cư trú tại tỉnh.
đ) Nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự: nam thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại địa phương;
e) Nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới: nam giới có quan hệ tình dục qua đường hậu môn với nam giới khác trong vòng 12 tháng qua;
g) Nhóm đối tượng khác:
- Có hành vi làm tăng nguy cơ lây truyền HIV trên địa bàn tỉnh;
- Hiện đang cư trú tại tỉnh.
Điều 18. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và bệnh phẩm trong giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Nhóm nam nghiện chích ma túy:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Trên cơ sở các huyện được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số người nghiện chích ma túy ước lượng tại mỗi huyện;
- Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) có người nghiện chích ma túy và ước lượng số người nghiện chích ma túy tại mỗi xã;
- Tính số xã cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số người nghiện chích ma túy tại mỗi xã;
- Chọn ngẫu nhiên các xã thực hiện giám sát trọng điểm;
- Tại xã đầu tiên được lựa chọn, dựa vào nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng hoặc thông qua những người nghiện chích ma túy để vận động tất cả những người nghiện chích ma túy đang cư trú tại địa bàn xã tham gia vào giám sát trọng điểm;
- Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các xã còn lại trong danh sách cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện đó.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
2. Nhóm phụ nữ bán dâm:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Trên cơ sở các huyện được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số phụ nữ bán dâm ước lượng tại mỗi huyện;
- Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các tụ điểm có phụ nữ bán dâm và ước lượng số phụ nữ bán dâm tại mỗi tụ điểm;
- Tính số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số phụ nữ bán dâm tại mỗi tụ điểm;
- Chọn ngẫu nhiên số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm;
- Tại tụ điểm đầu tiên được lựa chọn, dựa vào nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng hoặc thông qua người đứng đầu hoặc người quản lý các tụ điểm để vận động tất cả phụ nữ bán dâm tại tụ điểm tham gia vào giám sát trọng điểm;
- Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các tụ điểm còn lại cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện đó.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: máu, dịch tiết cổ tử cung và dịch tiết âm đạo. Đối với các tỉnh không thực hiện giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì không phải lấy dịch tiết cổ tử cung và dịch tiết âm đạo của đối tượng giám sát.
3. Nhóm nam mắc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu liên tiếp của tất cả nam giới mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại các địa điểm giám sát đã được lựa chọn từ thời điểm bắt đầu thực hiện giám sát trọng điểm đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định hoặc đến
khi kết thúc thời gian thực hiện giám sát trọng điểm;
c) Bệnh phẩm cần thu thập: máu, dịch tiết niệu đạo. Đối với các tỉnh không thực hiện giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì không phải lấy dịch tiết niệu đạo của đối tượng giám sát.
4. Nhóm phụ nữ mang thai:
a) Cỡ mẫu:
- Phụ nữ mang thai cư trú ở thành thị: 400 mẫu;
- Phụ nữ mang thai cư trú ở nông thôn: 400 mẫu.
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Phụ nữ mang thai thành thị: lấy mẫu liên tiếp của tất cả phụ nữ mang thai đang cư trú tại thành thị đến khám thai tại cơ cở y tế được lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Thông tư này từ thời điểm bắt đầu thực hiện giám sát trọng điểm đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định hoặc đến khi kết thúc thời gian thực hiện giám sát trọng điểm;
- Phụ nữ mang thai nông thôn: lấy mẫu liên tiếp của tất cả phụ nữ mang thai đang cư trú tại nông thôn đến khám thai tại cơ cở y tế được lựa chọn theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 16 Thông tư này từ thời điểm bắt đầu thực hiện giám sát trọng điểm đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định hoặc đến khi kết thúc thời gian thực hiện giám sát trọng điểm.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
5. Nhóm nam thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự:
a) Cỡ mẫu:
- Nam thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở thành thị: 400 mẫu;
- Nam thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang cư trú ở nông thôn: 400 mẫu.
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cư trú ở thành thị: trên cơ sở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Thông tư này, chọn các phường, thị trấn có thực hiện khám sơ tuyển thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, ước lượng trung bình số thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự mỗi phường, thị trấn. Xác định số phường, thị trấn cần thực hiện giám sát trọng điểm thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự bằng cách chia cỡ mẫu quy định cho số trung bình thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự của mỗi phường, thị trấn. Chọn ngẫu nhiên các phường, thị trấn cho đến khi đủ số phường cần chọn giám sát trọng điểm. Tại mỗi phường, thị trấn được chọn, chọn tất cả thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại phường, thị trấn đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định;
- Thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cư trú ở nông thôn: trên cơ sở các huyện được lựa chọn theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 16 Thông tư này, chọn các xã có thực hiện khám sơ tuyển thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, ước lượng trung bình số thanh niên tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự mỗi xã.
Xác định số xã cần thực hiện giám sát trọng điểm thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự bằng cách chia cỡ mẫu quy định cho ước lượng trung bình số thanh niên khám sơ tuyển tham gia nghĩa vụ quân sự của mỗi xã. Chọn ngẫu nhiên các xã cho đến khi đủ số xã cần chọn giám sát trọng điểm. Tại mỗi xã được chọn, chọn tất cả thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại xã đến khi đủ cỡ mẫu theo quy định.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
6. Nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới:
a) Cỡ mẫu: 150-300 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu:
- Trên cơ sở các huyện được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số nam có quan hệ tình dục đồng giới ước lượng tại mỗi huyện;
- Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các tụ điểm có nam có quan hệ tình dục đồng giới và ước lượng số nam có quan hệ tình dục đồng giới tại mỗi tụ điểm;
- Tính số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số nam có quan hệ tình dục đồng giới tại mỗi tụ điểm;
- Chọn ngẫu nhiên số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm;
- Tại tụ điểm đầu tiên được lựa chọn, dựa vào các nhân viên tiếp cận cộng đồng tiến hành mời tất cả nam có quan hệ tình dục đồng giới có mặt tại tụ điểm tham gia vào giám sát trọng điểm;
- Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các tụ điểm còn lại cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện đó.
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
7. Nhóm khác:
a) Cỡ mẫu: 400 mẫu;
b) Phương pháp chọn mẫu: căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được quy định tại điểm b của các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này để lựa chọn phương pháp chọn mẫu phù hợp với thực tế tại địa phương;
c) Bệnh phẩm cần thu thập: mẫu máu.
Điều 19. Quy trình thực hiện giám sát đối với các tỉnh thực hiện cả giám sát trọng điểm HIV và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm.
2. Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm; tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng và các đối tượng khác có tham gia vào quá trình thực hiện giám sát trọng điểm.
3. Tổ chức triển khai giám sát trọng điểm tại các địa điểm đã được lựa chọn:
a) Thỏa thuận với các đối tượng đồng ý tham gia giám sát trọng điểm;
b) Lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm. Việc phân tách mẫu để làm xét nghiệm được tiến hành như sau:
- Mẫu máu: do đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh lấy và vận chuyển toàn bộ số mẫu thu được về cơ sở của mình. Sau đó, tiến hành phân tách mỗi mẫu huyết thanh thu được thành 2 phần huyết thanh bằng nhau: 01 phần dùng để xét nghiệm HIV tại đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; 01 phần để tiến hành xét nghiệm phát hiện giang mai tại đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh;
- Mẫu bệnh phẩm dịch tiết cổ tử cung, âm đạo và niệu đạo: do đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh lấy và vận chuyển toàn bộ số mẫu thu được về đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh để tiến hành xét nghiệm phát hiện lậu và Chlamydia.
4. Thực hiện xét nghiệm:
a) Xét nghiệm HIV thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng việc xét nghiệm phát hiện trùng roi phải được tiến hành ngay sau khi lấy mẫu dịch tiết âm đạo bằng phương pháp soi tươi tại địa điểm giám sát.
5. Thống kê số liệu sau khi thực hiện xét nghiệm:
a) Đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh lập danh sách kết quả xét nghiệm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 8, 9, 10, 11, 12 và 13 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh lập danh sách kết quả xét nghiệm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 ban hành kèm theo Thông tư này và tổng hợp kết quả xét nghiệm giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh gửi đến.
6. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Điều 20. Quy trình thực hiện giám sát trọng điểm đối với các tỉnh chỉ thực hiện giám trọng điểm HIV
1. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện giám sát trọng điểm HIV hằng năm.
2. Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm; tập huấn cho các nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng và các đối tượng khác có tham gia vào quá trình thực hiện giám sát trọng điểm.
3. Tổ chức triển khai giám sát trọng điểm tại các địa điểm đã được lựa chọn:
a) Thỏa thuận với các đối tượng đồng ý tham gia giám sát trọng điểm;
b) Lấy mẫu, vận chuyển bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
4. Thống kê số liệu các đối tượng giám sát trọng điểm HIV theo các mẫu quy định tại Phụ lục 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Điều 21. Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi
1. Đối tượng của giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi là đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này. Tùy theo thực tế của từng tỉnh và hướng dẫn của Bộ Y tế để lựa chọn nhóm đối tượng cho giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi hằng năm.
2. Người được lựa chọn vào giám sát trọng điểm HIV theo đúng hướng dẫn đã được quy định tại Điều 14, 15, 16, 17 và 18 Thông tư này sẽ được đề nghị trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra hành vi.
3. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, tổng hợp, phân tích, viết báo cáo kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
Mục 5. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 22. Quy định về nguyên tắc báo cáo và chế độ bảo mật thông tin trong báo cáo giám sát
1. Đối với các trường hợp xét nghiệm HIV, chẩn đoán AIDS và chẩn đoán các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì các cơ sở trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm chịu trách nhiệm báo cáo danh sách này. Đối với các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả và báo cáo.
2. Trong quá trình vận chuyển, danh sách người nhiễm HIV phải được cho vào phong bì dán kín có niêm phong và ghi rõ tên, địa chỉ người nhận.
3. Chỉ những người được giao trách nhiệm quản lý danh sách người nhiễm HIV của các cơ quan sau đây mới được quyền tra cứu thông tin liên quan đến danh tính người nhiễm HIV thuộc cơ sở dữ liệu giám sát dịch tễ học HIV/AIDS:
a) Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế;
b) Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và các Viện khu vực;
c) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
d) Trung tâm Y tế huyện hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện đối với các huyện không có Trung tâm Y tế huyện (sau đây gọi tắt là đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện);
đ) Trạm Y tế xã.
Điều 23. Quy định về báo cáo giám sát phát hiện HIV
1. Tuyến xã:
a) Đơn vị gửi báo cáo: Trạm Y tế xã, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn;
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 01 đến ngày 05 hằng tháng;
c) Nội dung báo cáo: theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
2. Tuyến huyện:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Bệnh viện (đối với huyện có bệnh viện huyện độc lập);
- Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS;
- Phòng tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện.
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 01 đến ngày 05 hằng tháng;
c) Nội dung báo cáo: theo các mẫu quy định tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
3. Tuyến tỉnh:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
- Các cơ sở y tế nhà nước tuyến tỉnh;
- Các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn tỉnh;
- Đơn vị y tế ngành đóng trên địa bàn tỉnh.
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 06 đến ngày 10 hằng tháng;
c) Nội dung báo cáo: theo các mẫu quy định tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
4. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thực hiện báo cáo bằng hệ thống báo cáo trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các báo cáo do các đơn vị khác gửi đến.
5. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thực hiện báo cáo bằng hệ thống báo cáo trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các báo cáo do các đơn vị khác gửi đến.
Điều 24. Quy trình phản hồi danh sách người nhiễm HIV
1. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thực hiện việc phản hồi số liệu HIV/AIDS như sau:
a) Căn cứ danh sách người nhiễm HIV được tổng hợp qua hệ thống báo cáo trực tuyến lập:
- Danh sách người nhiễm HIV mới phát hiện của từng huyện và gửi cho người đứng đầu đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
- Danh sách người nhiễm HIV mới phát hiện không thuộc địa bàn tỉnh và gửi cho người đứng đầu cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh nơi người nhiễm HIV cư trú.
b) Thời gian phản hồi: chậm nhất là ngày 15 của tháng tiếp sau tháng báo cáo.
2. Đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện thực hiện việc phản hồi số liệu HIV/AIDS như sau:
a) Căn cứ danh sách người nhiễm HIV do đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phản hồi tiến hành phân loại và lập danh sách người nhiễm HIV mới phát hiện của từng xã và gửi cho Trạm trưởng Trạm Y tế xã;
b) Thời gian phản hồi: 5 ngày sau khi nhận thông báo đề nghị rà soát của đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
3. Trạm trưởng Trạm Y tế xã tiến hành:
a) Đối chiếu tên, năm sinh, nơi cư trú của người nhiễm HIV có tên trong danh sách với thực tế nhân khẩu tại địa bàn;
b) Hiệu chỉnh danh sách đối với những trường hợp phát hiện có sai sót về năm sinh, nơi cư trú hoặc người nhiễm HIV không có thực trên địa bàn và gửi danh sách này cho đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
c) Thời gian phản hồi: 10 ngày kể từ khi nhận thông báo đề nghị rà soát của đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS huyện.
4. Phản hồi số liệu sau khi đã được tuyến xã rà soát về các đơn vị đầu mối tuyến trên:
a) Sau khi tiếp nhận danh sách hiệu chỉnh của trạm y tế xã, trong thời gian 10 ngày làm việc, đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện gửi báo cáo tổng hợp về đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổng hợp các danh sách hiệu chỉnh và thực hiện cập nhật bổ sung trên hệ thống báo cáo trực tuyến.
Điều 25. Quy định về báo cáo giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
1. Tuyến xã:
a) Đơn vị gửi báo cáo: Trạm Y tế xã, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn;
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm;
c) Nội dung báo cáo: báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
2. Tuyến huyện:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Bệnh viện (đối với huyện có bệnh viện huyện độc lập).
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 06 đến ngày 10 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm;
c) Nội dung báo cáo: báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện.
3. Tuyến tỉnh:
a) Đơn vị gửi báo cáo:
- Đơn vị đầu mối về y tế dự phòng huyện;
- Các cơ sở y tế nhà nước tuyến tỉnh;
- Đơn vị y tế ngành đóng trên địa bàn tỉnh.
b) Thời gian gửi báo cáo: từ ngày 11 đến ngày 15 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm;
c) Nội dung báo cáo: báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đơn vị nhận báo cáo: đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh.
4. Đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh tổng hợp và gửi báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước (bao gồm cả các trường hợp do đơn vị thực hiện) về Bệnh viện Da liễu trung ương trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 20 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tổng hợp và gửi báo cáo số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước về Bệnh viện Da liễu trung ương trong khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng 07 và tháng 01 hằng năm theo các mẫu quy định tại Phụ lục 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bệnh viện Da liễu trung ương tổng hợp số người bệnh khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của các tỉnh trong phạm vi toàn quốc, danh sách các trường hợp được xét nghiệm HIV đã thực hiện tại Bệnh viện và gửi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng 7 và tháng 01 hằng năm.
Điều 26. Quy định báo cáo trong giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi
1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hằng năm, đơn vị đầu mối về da liễu tỉnh phải gửi báo cáo giám trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Bệnh viện Da liễu trung ương theo các mẫu quy định tại Phụ lục 8, 9, 10, 11, 12 và 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chậm nhất ngày 31 tháng 10 hằng năm, đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phải gửi báo cáo kết quả giám sát trọng điểm HIV và giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện khu vực bằng hệ thống báo cáo trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Riêng báo cáo giám sát trọng điểm HIV đối với nhóm đối tượng là thanh niên khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự được báo cáo chậm nhất vào 31 tháng 12 hằng năm. Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản các báo cáo do các đơn vị khác gửi đến.
3. Chậm nhất ngày 31 tháng 10 hằng năm, đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phải gửi báo cáo và số liệu thô đã nhập vào phần mềm nhập liệu giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện khu vực.
4. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương gửi báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trọng điểm HIV, báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi, Bệnh viện Da liễu trung ương gửi báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục về Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Mục 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Trách nhiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động và tổng hợp số liệu giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên phạm vi toàn quốc.
2. Đề xuất các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm HIV và các tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt.
3. Hằng năm, chủ trì và phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Da liễu trung ương, các Viện khu vực xét duyệt kế hoạch giám sát trọng điểm cho các tỉnh.
4. Chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Da liễu trung ương và các Viện khu vực xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn về giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các đơn vị, địa phương.
5. Cập nhật, hoàn chỉnh và từng bước mở rộng phạm vi sử dụng phần mềm giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; xây dựng quy định về phân quyền tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về giám sát HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
6. Hằng năm, chủ trì, phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá và triển khai công tác giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi.
Điều 28. Trách nhiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
1. Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt kế hoạch giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm.
Phối hợp với các Viện khu vực hướng dẫn các tỉnh lập kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm.
2. Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc.
3. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS tại các tỉnh thuộc khu vực Viện phụ trách.
4. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả giám sát dịch tễ học HIV/AIDS trong cả nước về Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
5. Tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
6. Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các Viện khu vực:
a) Xây dựng các tài liệu và tổ chức tập huấn về giám sát dịch tễ HIV/AIDS;
b) Tiến hành các nghiên cứu, đánh giá về chất lượng sinh phẩm sử dụng để xét nghiệm phát hiện HIV;
c) Tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp giám sát HIV/AIDS mới.
7. Hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm HIV hằng năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Hằng năm, phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị đánh giá và triển khai công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Điều 29. Trách nhiệm của Bệnh viện Da liễu trung ương
1. Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt kế hoạch giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm của các tỉnh.
Tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật liên quan đến giám sát các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục về Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
3. Tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này trong phạm vi toàn quốc.
4. Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đơn vị liên quan:
a) Xây dựng các tài liệu và tổ chức tập huấn về giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
b) Xây dựng, cập nhật phầm mềm giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
c) Xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
5. Hỗ trợ kỹ thuật về giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các tỉnh trong phạm vi toàn quốc.
6. Hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hằng năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 30. Trách nhiệm của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
1. Phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để tham mưu cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt kế hoạch giám sát trọng điểm của các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách.
2. Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách.
3. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả giám sát dịch tễ học HIV/AIDS của các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.
4. Tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
5. Tham gia tổ chức, tập huấn cho các tỉnh về công tác giám sát dịch tễ HIV/AIDS.
6. Hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm hằng năm theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 31. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn tỉnh.
2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này và phần mềm giám sát dịch tễ học HIV/AIDS trong phạm vi tỉnh.
3. Giao cho đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chịu trách nhiệm triển khai công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
4. Giao cho đơn vị đầu mối về da liễu của tỉnh chịu trách nhiệm triển khai công tác giám sát phát hiện các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn tỉnh.
5. Chỉ đạo đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chủ trì và phối hợp với đơn vị đầu mối về da liễu của tỉnh (đối với các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục) lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện các quy trình thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 19 và 20 Thông tư này.
6. Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan hỗ trợ và tổ chức giám sát việc triển khai giám sát HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (đối với các tỉnh triển khai giám sát trọng điểm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục).
7. Chỉ đạo các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh có thực hiện việc tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị cho người bệnh AIDS thực hiện đúng chế độ báo cáo quy định tại Mục 5 Thông tư này.
8. Tổ chức tổng kết đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của tỉnh hằng năm và xác định giai đoạn của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
Mục 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 33. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2012.
Bãi bỏ Quyết định số 1418/2000/QĐ-BYT ngày 04/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam” và Quyết định số 2691/2002/QĐ-BYT ngày 19/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Thường quy giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam”
Điều 34. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Y tế để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo; Cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để biết);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cổng thông tin điện tử BYT;
- Lưu: VT, PC, AIDS (05 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "24/05/2012",
"sign_number": "09/2012/TT-BYT",
"signer": "Nguyễn Thanh Long",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-73-2009-ND-CP-huong-dan-Phap-lenh-Cong-an-xa-94347.aspx | Nghị định 73/2009/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã mới nhất | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Số: 73/2009/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CÔNG AN XÃ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Công an xã về: khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên; tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã; chế độ, chính sách và Điều kiện vật chất bảo đảm cho hoạt động của Công an xã.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với Công an xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Công an xã trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên
1. Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự là xã có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng hoặc nơi có tình hình an ninh chính trị thường xuyên có diễn biến phức tạp.
Việc xác định xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Hàng năm, các địa phương rà soát, đề nghị Điều chỉnh, bổ sung xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
2. Khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên được quy định như sau:
a) Mỗi xã được bố trí 01 Phó trưởng Công an xã; xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1 và xã loại 2 được bố trí không quá 02 Phó Trưởng Công an xã;
b) Mỗi thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương được bố trí 01 Công an viên. Đối với thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1 và xã loại 2 được bố trí không quá 02 Công an viên;
c) Trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã được bố trí không quá 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ hàng ngày.
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển chọn vào Công an xã
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ các tiêu chuẩn dưới đây thì được xem xét, tuyển chọn vào Công an xã nơi mình cư trú:
a) Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp Luật của Nhà nước. Trưởng Công an xã phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ Công an xã (được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận);
c) Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải là người đã học xong chương trình trung học phổ thông trở lên (có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận đã học hết chương trình trung học phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp); Công an viên phải là người đã tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên;
Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định tại điểm này thì trình độ học vấn của Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học trở lên;
d) Có khả năng thực hiện nhiệm vụ và có đơn tự nguyện tham gia Công an xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã, bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở; ưu tiên tuyển chọn chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tham gia lực lượng Công an xã.
Việc tuyển chọn người tham gia Công an xã phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, theo đúng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Công an.
Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã.
Điều 5. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng Công an xã
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an cấp tỉnh hoặc các trường Trung học Cảnh sát nhân dân, Trung học An ninh nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thời gian, chương trình, nội dung đào tạo Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã.
Điều 6. Trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã
1. Trang phục và niên hạn sử dụng trang phục của Công an xã được quy định như sau:
STT
Tên trang phục
Đơn vị tính
Số lượng
Niên hạn (năm)
1
Mũ mềm
cái
1
2
2
Mũ cứng
cái
1
3
3
Mũ bảo hiểm
cái
1
5
4
Quần, áo thu đông
bộ
1
2
5
Áo sơ mi
cái
2
2
6
Quần, áo xuân hè
bộ
1
1
7
Dây lưng nhỏ
cái
1
3
8
Giầy da
đôi
1
2
9
Bít tất
đôi
2
1
10
Áo ấm
cái
1
3
11
Ca ra vát
cái
1
2
12
Quần, áo đi mưa
bộ
1
3
Quần, áo thu đông và áo ấm được trang bị cho các địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên; các địa phương còn lại được trang bị quần, áo xuân hè.
2. Màu trang phục:
- Quần, áo, mũ, bít tất màu cỏ úa;
- Dây lưng nhỏ màu nâu, khóa màu vàng;
- Giầy da màu đen.
3. Kiểu trang phục
a) Áo thu đông:
- Áo mặc trong may kiểu sơ mi dài tay, cổ đứng (có thắt ca ra vát);
- Áo mặc ngoài may kiểu veston dài tay, thân áo trước có 4 túi may ốp ngoài, cúc áo bằng nhựa cùng màu vải. Trên tay trái của áo có gắn phù hiệu Công an xã.
b) Áo xuân hè may kiểu bludong dài tay, cổ đứng; thân áo trước có 2 túi ngực may ốp ngoài, cúc áo bằng nhựa cùng màu vải. Trên tay trái áo có gắn phù hiệu Công an xã (hình lá chắn cao 90 mm, rộng 70 mm, nền màu xanh lục, đường viền xung quanh phù hiệu màu vàng, trên nền phù hiệu có hàng chữ Công an xã);
c) Quần may theo kiểu quần âu;
d) Mũ mềm, phía trên có gắn phù hiệu Công an xã (hình lá chắn, trên nền biểu tượng ở giữa có hình thanh kiếm và ngôi sao năm cánh màu vàng, dưới biểu tượng là hình nửa bánh xe và có hình cuốn thư màu vàng, trên nền cuốn thư có chữ “Công an xã” màu đỏ).
4. Trang phục, phù hiệu và Giấy chứng nhận của Công an xã phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định và chỉ được sử dụng khi thi hành công vụ.
Nghiêm cấm việc cho mượn, cho thuê, mua, bán trái phép trang phục, phù hiệu Công an xã.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã; quy định việc cấp, đổi, thu hồi và xử lý vi phạm đối với trường hợp làm mất Giấy chứng nhận Công an xã.
Điều 7. Chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên
1. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
3. Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ Điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm hiện hưởng.
Phụ cấp thâm niên được chi trả hàng tháng cùng kỳ lương và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng; khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.
5. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung. Trường hợp làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có Điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan đã ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về.
6. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị ốm đau trong thời gian công tác được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương, mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
7. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị tai nạn trong làm nhiệm vụ, trong khi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ, trên đường đi, về nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền thì được hưởng các chế độ như sau:
a) Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định thương tật, xuất viện;
b) Sau khi Điều trị, được Ủy ban nhân dân xã giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp Luật.
Trường hợp người có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể;
c) Người bị tai nạn làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập gặp nhiều khó khăn thì được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp Luật đối với người tàn tật;
d) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian Điều trị lần đầu, nếu người bị chết có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp Luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp người bị chế chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người chịu trách nhiệm mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu.
8. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ hoặc vì lý do thi hành công vụ, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp Luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
9. Kinh phí chi trả các chế độ bị tai nạn do ngân sách địa phương chi trả. Đối với người có tham gia bảo hiểm xã hội thì do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Điều 8. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an xã
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách và các Điều kiện cần thiết khác cho Công an xã.
3. Chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện như sau:
a) Nhiệm vụ chi của Bộ Công an:
- Bảo đảm công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
- Sản xuất, mua sắm, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã;
- Chi tổng kết, khen thưởng trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức;
- Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp Luật thuộc trách nhiệm của Bộ Công an.
b) Nhiệm vụ chi của địa phương:
- Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Thực hiện các chế độ, chính sách: bồi dưỡng, trợ cấp, ốm đau, thai sản, tai nạn, bị thương, bị hy sinh hoặc từ trần;
- Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ do địa phương tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các đợt đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
- Mua sắm trang phục, phù hiệu và in, cấp Giấy chứng nhận Công an xã theo mẫu quy định của Bộ Công an;
- Chi sơ kết, tổng kết và khen thưởng đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do địa phương tổ chức;
- Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp Luật thuộc trách nhiệm của địa phương.
Đối với một số nhiệm vụ chi nếu đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, ngân sách nhà nước không thực hiện nhiệm vụ chi này;
c) Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện Pháp lệnh Công an xã và Nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2009 và thay thế Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Công an xã.
2. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "07/09/2009",
"sign_number": "73/2009/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-01-2005-CT-BYT-phuc-vu-y-te-Tet-nguyen-dan-At-Dau-2005-53246.aspx | Chỉ thị 01/2005/CT-BYT phục vụ y tế Tết nguyên đán Ất Dậu 2005 | BỘ Y TẾ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 01/2005/CT-BYT
Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2005
CHỈ THỊ
VỀ PHỤC VỤ Y TẾ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT DẬU 2005
Thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 30/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 48/2004/CT-TTg, ngày 24-12-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức đón Tết Ất Dậu, để đảm bảo đón xuân mới an toàn, tiết kiệm và phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong dịp Tết, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho lãnh đạo các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và y tế các ngành trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, phải tổ chức triển khai thực hiện thật tốt những việc sau đây:
1. Tổ chức đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và triệt để tiết kiệm. Không được lợi dụng dịp Tết để tổ chức ăn uống lãng phí hoặc sử dụng tiền, tài sản của tập thể hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, từ công quỹ không đúng với chế độ qui định của Nhà nước.
2. Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh viêm phổi cấp do Virut H5N1 và các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác. Tăng cường việc kiểm tra vệ sinh môi trường, khống chế các ổ dịch cũ; tập trung kiểm tra và phối hợp với các ngành tại địa phương để làm tốt vệ sinh môi trường tại các bến xe, nhà ga, bến tàu là nơi hay bị ô nhiễm do tập trung đông người dễ phát sinh dịch bệnh. Tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là tại các chợ, các nơi bán thực phẩm phục vụ Tết. Hệ thống giám sát dịch phải bố trí người trực thường xuyên trước, trong và sau các ngày nghỉ Tết nhằm phát hiện sớm, cách li và điều trị kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nếu có dịch phải báo cáo ngay tới các cơ quan y tế cấp trên và báo cáo về Bộ, phải tiến hành ngay các biện pháp khoanh vùng dập tắt kịp thời, không để dịch lan rộng.
3. Tổ chức tốt việc khám bệnh và chữa bệnh trong dịp Tết. Các cơ sở y tế phải bố trí các kíp trực có đủ khả năng xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu, sinh đẻ trong các ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ bất cứ trường hợp cấp cứu nào; nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu, qua giai đoạn nguy hiểm mới được chuyển đi các cơ sở y tế khác sau khi đã giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà cùng đi. Tổ chức tốt việc vận chuyển người bệnh lên tuyến trên khi cần thiết. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ người bệnh, hết sức chú ý đến cách giao tiếp, ứng xử ân cần, hoà nhã, thực hiện đúng các qui định về chuyên môn kỹ thuật. Bố trí chăm sóc, phục vụ chu đáo mọi người bệnh còn nằm lại điều trị tại các bệnh viện hoặc người bệnh vào cấp cứu trong các ngày Tết cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo. Bộ giao cho Vụ Điều trị lập kế hoạch cùng Lãnh đạo Bộ tổ chức kiểm tra các bệnh viện trong dịp Tết.
4. Các Bệnh viện, công ty dược trung ương, địa phương phải chuẩn bị sẵn sàng đủ thuốc chữa bệnh với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo. Nghiêm cấm việc bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng và tăng giá thuốc tại các hiệu thuốc của Nhà nước cũng như tư nhân trong dịp Tết. Sẵn sàng cung cấp thuốc khi có cấp cứu hàng loạt hoặc dịch bệnh xẩy ra, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng vừa xẩy ra thiên tai trong năm qua. Phải công bố tên, địa chỉ các hiệu thuốc thường trực bán thuốc cả ngày và đêm trong các ngày nghỉ Tết để nhân dân biết.
5. Phối hợp với các lực lượng bảo vệ trật tự trị an tại địa phương để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đơn vị trong các ngày nghỉ Tết. Phải kiểm tra kỹ hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống điện, kho xăng dầu, niêm phong, cắt cầu dao điện các kho tàng và phòng làm việc trước khi về nghỉ Tết. Các đơn vị tổ chức trực đơn vị theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hậu cần và trực bảo vệ – tự vệ; niêm yết danh sách cán bộ trực công khai hàng ngày để lãnh đạo đơn vị đi kiểm tra, đôn đốc khi cần thiết.
6. Các đơn vị phải nhanh chóng đi vào hoạt động bình thường ngay sau Tết. Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp số liệu báo cáo nhanh về Bộ trong ngày 6 Tết; các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng tại Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh (cả trung ương và địa phương) tập hợp các số liệu về khám bệnh và xử trí cấp cứu, về dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết báo cáo Bộ Y tế trước 10 giờ sáng mồng 6 tết, tức ngày 14/02/2005 (Vụ Điều trị, Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS và Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm đối với khu vực Hà Nội; Phòng Quản trị Hành chính II đối với các đơn vị đóng tại thành phố Hồ Chí Minh). Vụ Điều trị, Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm và Văn phòng Bộ cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết và thông báo sớm kế hoạch này đến các đơn vị để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này, đồng thời, thu thập đủ thông tin, số liệu, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ để báo cáo Chính phủ theo quy định.
Lãnh đạo các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và y tế các bộ, ngành có trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Trần Thị Trung Chiến
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "19/01/2005",
"sign_number": "01/2005/CT-BYT",
"signer": "Trần Thị Trung Chiến",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-50-2012-TT-BGTVT-quan-ly-tiep-nhan-va-xu-ly-chat-thai-long-162253.aspx | Thông tư 50/2012/TT-BGTVT quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 50/2012/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Phụ lục I của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, được sửa đổi bằng Nghị định thư 1978 (Công ước Marpol 73/78);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về Quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam.
2. Việc quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển phải tuân thủ theo quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Thông tư này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển.
2. Chất thải lỏng có dầu từ tàu biển là chất thải lỏng có lẫn dầu tiếp nhận từ hệ thống la canh buồng máy, nước vệ sinh hầm hàng của tàu dầu, nước vệ sinh két dầu nhiên liệu, dầu thải, cặn dầu thải, dầu rò rỉ, nước từ két dằn lẫn dầu, nước la canh hầm hàng có lẫn dầu.
3. Phương tiện tiếp nhận là các phương tiện chuyên dùng để tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu, bao gồm phương tiện thủy, xe ô tô bồn hoặc két chứa có thể tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu, hệ thống đường ống có mặt bích nối tiêu chuẩn phù hợp theo mục 2.2.3 Chương 2 Phần 3 Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu (QCVN 26:2010/BGTVT) và phù hợp quy định 13 Phụ lục I của Công ước Marpol 73/78.
4. Xử lý chất thải lỏng có dầu là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu hủy hoặc phá hủy tính chất, thành phần nguy hại của chất thải lỏng có dầu (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.
5. Quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển là các hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận, lưu giữ tạm thời, vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải lỏng có dầu từ hoạt động tàu biển tại cảng biển Việt Nam:
6. Hoạt động hàng/dằn là các hoạt động của tàu chở dầu khi chở hàng, hoặc khi chạy dằn tàu.
7. Dầu là dầu mỏ dưới bất kỳ dạng nào, kể cả dầu thô, dầu đốt, dầu cặn, dầu thải và các sản phẩm dầu mỏ đã được lọc và bao gồm cả các chất được hiện tại Phụ lục I của Thông tư này.
Chương 2.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG VÀ DẦU TỪ TÀU BIỂN
Điều 4. Yêu cầu đối với cảng biển và bến cảng
1. Cảng biển, bến cảng phải trang bị phương tiện tiếp nhận hoặc trạm xử lý chất thải lỏng có dầu nếu có các hoạt động như sau:
a) Tiếp nhận tàu nhận dầu thô mà ngay trước khi cập cảng đã thực hiện chuyến đi chạy dằn không quá 72 giờ hoặc không quá 1.200 hải lý;
b) Tiếp nhận tàu nhận dầu không phải dầu thô dạng xô với số lượng trung bình lớn hơn 1.000 tấn trong một ngày;
c) Có các xưởng sửa chữa tàu hoặc có thiết bị vệ sinh két;
d) Tiếp nhận các tàu biển có két dầu cặn;
e) Tiếp nhận các tàu biển khác có nước la canh lẫn dầu và cặn khác không được phép thải ra biển;
g) Nhận hàng dạng xô mà những cặn dầu từ các tàu chở hàng hỗn hợp không thể thải ra biển.
2. Đối với cảng biển, bến cảng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chưa trang bị phương tiện tiếp nhận hoặc trạm xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển, phải có danh mục các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu do Cảng vụ hàng hải tại khu vực cung cấp.
Điều 5. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển
1. Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển phải được cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 và Điều 14 của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 (sau đây gọi là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT) của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
2. Sau mỗi lần thực hiện giao nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu:
a) Đối với tổ chức, cá nhân có phương tiện tiếp nhận và hệ thống xử lý chất thải lỏng có đầu tại khu vực cảng: có trách nhiệm báo cáo kết quả giao nhận và xử lý tới Cảng vụ hàng hải tại khu vực theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này;
b) Đối với tổ chức, cá nhân không có hệ thống xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng biển, có trách nhiệm báo cáo kết quả giao nhận chất thải lỏng có dầu tới Cảng vụ hàng hải tại khu vực theo Mẫu số 02 kèm theo chứng từ chất thải nguy hại.
Điều 6. Đăng ký hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển, bến cảng
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển, bến cảng Việt Nam nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu chính tới Cảng vụ hàng hải khu vực. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển theo Mẫu số 03 kèm theo Thông tư này;
b) Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp phép (bản sao có chứng thực);
c) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền cấp phép (bản sao có chứng thực).
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý:
Cảng vụ hàng hải tại khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, thành phần hồ sơ, cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả theo quy định:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Cảng vụ hàng hải tại khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cảng vụ hàng hải tại khu vực có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển Việt Nam theo Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Yêu cầu đối với tàu biển
1. Tàu biển vào cập cảng phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại các Điều 49, 50, 51, 52, 54 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải (sau đây gọi là Nghị định số 21/2012/NĐ-CP).
2. Tàu biển vào cảng biển phải khai báo về lượng chất thải lỏng có dầu hiện có trên tàu vào mục 16 của Bản khai chung theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 21/2012/NĐ-CP , việc khai báo này được thức hiện đồng thời với quá trình làm thủ tục cho tàu thuyền vào cảng biển.
3. Tàu biển có yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu phải khai báo với Cảng vụ hàng hải tại khu vực tại Bản khai chung - Mẫu số 03, mục 21, Nghị định số 21/2012/NĐ-CP .
4. Kế hoạch giao nhận chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng biển, bến cảng nơi tàu đến phải được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực theo Mẫu số 27, Nghị định số 21/2012/NĐ-CP .
5. Đối với tàu dầu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên và tàu bất kỳ khác có tổng dung tích từ 400 GT trở lên đều phải trang bị Nhật ký dầu phần I - hoạt động buồng máy; tàu dầu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên phải trang bị Nhật ký dầu phần II - hoạt động hàng/dằn (theo quy định tại Phụ lục I của Công ước Marpol 73/78). Nhật ký này phải được ghi chép đầy đủ và trình cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
6. Nghiêm cấm việc chuyển giao chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tới phương tiện tiếp nhận khi chưa được đồng ý của Cảng vụ hàng hải tại khu vực.
7. Đối với tàu biển đến các cảng biển mà tại đó không có phương tiện tiếp nhận chất thải lỏng có dầu và không có danh mục đơn vị được phép thực hiện hoạt động tiếp nhận chất thải lỏng có dầu, phải giữ lại chất thải lỏng có dầu trên tàu và thực hiện theo hướng dẫn của Cảng vụ hàng hải tại khu vực.
Chương 3..
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA QUẢN LÝ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
1. Chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải tại khu vực tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.
2. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
3. Tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ một lần một năm. Thời gian báo cáo trước ngày 31 tháng 12 hàng năm theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải tại khu vực
1. Kiểm tra, giám sát trực tiếp việc tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu đối với các cảng biển được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, tàu biển đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tại Điều 5, Điều 7 của Thông tư này tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương kiểm tra, giám sát theo chuyên ngành của mình việc thực hiện quy định trong Thông tư này đối với hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển.
4. Tạo điều kiện cho các tàu biển có nhu cầu thải chất thải lỏng có dầu tiến hành xả thải theo quy định.
5. Lập Sổ theo dõi và hồ sơ lưu về tình hình quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu hàng năm. Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ thông tin về thời gian, số lần tiếp nhận xử lý chất thải lỏng có dầu, khối lượng chất thải lỏng có dầu đã xử lý. Sổ theo dõi hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu hàng năm thực hiện theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này.
a) Đối với cảng biển có hệ thống xử lý chất thải lỏng có dầu, hồ sơ lưu phải có hồ sơ quan trắc, hoặc phiếu phân tích chất lượng môi trường của cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành của Luật Bảo vệ môi trường;
b) Đối với cảng biển không có hệ thống xử lý chất thải lỏng có dầu, hồ sơ lưu phải có chứng từ chất thải nguy hại phù hợp theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT .
6. Sổ theo dõi tình hình quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển phải trình cho các cơ quan quản lý khi kiểm tra và được lưu giữ tại Cảng vụ hàng hải tại khu vực tối thiểu 5 năm kể từ khi kết thúc vào sổ.
7. Tổng hợp và cập nhật danh mục các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có đầu từ tàu biển; cung cấp danh mục này cho các cảng biển, bến cảng và tàu biển lần đầu đến cảng.
8. Thông báo và hướng dẫn việc thải chất thải lỏng có dầu cho tàu biển đến cảng nêu tại khoản 7 Điều 7 của Thông tư này.
9. Báo cáo tình hình quản lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển thuộc khu vực mình quản lý tới Cục Hàng hải Việt Nam 6 tháng một lần. Thời gian báo cáo trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2013
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục Hàng hải Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 11;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT; Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, MT.
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Danh mục dầu:
Dung dịch Asphalt: cấu tử pha trộn, nhựa đường sản phẩm, cặn dư sau chưng cất.
Xăng cấu tử pha trộn: nhiên liệu alkylates, reformates, nhiên liệu polimes.
Dầu: dầu được lọc, dầu thô, hỗn hợp chứa dầu thô, dầu diesel, dầu đốt N°4, dầu đốt N°5, dầu đốt N°6, dầu đốt nặng, dầu rải đường, dầu biến thế, dầu thơm (trừ dầu thực vật), dầu bôi trơn và các cấu tử pha trộn, dầu khoáng chất, dầu mô tơ, dầu thẩm thấu, dầu trục quay, dầu tua bin.
Xăng: phần ngưng tụ tự nhiên, xăng ô tô, xăng máy bay, xăng chưng cất trực tiếp, dầu đốt N°1, dầu đốt N°1-D, dầu đốt N°2, dầu đốt N°2-D.
Nhiên liệu: JP-1, JP-3, JP-4, JP-5, nhiên liệu tuabin, dầu hỏa, spirit khoáng chất.
Sản phẩm chưng cất: sản phẩm chưng cất trực tiếp, sản phẩm cracking nhiệt.
Naphtha: dung môi nhẹ, dung môi nặng, dầu cất trung bình.
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên cơ quan quản lý)
SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU
CỦA (1)
NĂM: (2)
Địa danh, tháng … năm …
(1). Đơn vị quản lý (2). Năm báo cáo
MẪU CÁC TRANG BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN
TT
Thời gian
Tiếp nhận từ tàu
Quốc tịch của tàu
Khối lượng, m3
Đơn vị tiếp nhận và xử lý
Kết quả xử lý
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1.
2.
Trong đó:
(1). Thứ tự các lần tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu biển
(2). Ngày tháng năm thực hiện tiếp nhận
(3). Tên và số hiệu của tàu biển có nhu cầu xử lý chất thải lỏng có dầu
(4). Quốc tịch của tàu
(5). Khối lượng xử lý, tính bằng m3
(6). Đơn vị tiếp nhận và xử lý
(7). Kết quả xử lý: đạt hay không đạt
(8). Ghi chú: có hồ sơ kèm theo hay không (các mẫu văn bản khai báo chất thải lỏng có dầu, bản đăng ký xử lý, bản đồng ý giao nhận/xử lý chất thải lỏng có dầu của Cảng vụ hàng hải khu vực, bản báo cáo quá trình giao nhận chất thải lỏng có dầu, các kết quả xử lý kèm theo)
Mẫu số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU
REPORT OF OIL-WASTE WATER DELIVERY
- Tên cơ quan báo cáo (Name of office): ...
- Địa chỉ liên hệ (Address): ...
- Điện thoại (Tel): ……….; Fax:………; E-mail...
Tiếp nhận từ tàu (Name of ship): ……………………………..
Quốc tịch của tàu (Flag State of ship): …………………………………….
Tổng khối lượng nước thải lẫn dầu đã tiếp nhận (Total amount of received oil waste water): ... m3
Thời gian giao nhận (Time of delivery oil waste water):
Hình thức giao nhận (Term of Delivery):
Giao nhận và xử lý tại khu vực cảng
(Delivery and treatment at port area)
□
Chỉ thực hiện quá trình giao nhận chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng
(Only delivery at port area)
□
Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
Head of office
(Sign, write full name and seal)
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
………….(1)…………
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
(Địa danh), ngày …. tháng … năm ….
THÔNG BÁO THAM GIA HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU
Kính gửi: ………………(2)…………………
Tên tổ chức, cá nhân:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Để được tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng (3), chúng tôi xin gửi tới (2) 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- (liệt kê các giấy tờ của tổ chức, cá nhân)
Kính đề nghị (2) tổng hợp, thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trân trọng cảm ơn.
……….(4)………..
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Trong đó:
(1). Tên tổ chức, cá nhân
(2). Cảng vụ hàng hải tại khu vực nơi thông báo
(3). Tên cảng nơi thông báo
(4). Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
………….(1)…………
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số:
V/v thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu
(Địa danh), ngày …. tháng … năm ….
Kính gửi: ………………(2)…………………
(1) đã nhận được hồ sơ thông báo thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu của (2). Sau khi xem xét hồ sơ, (1) thông báo cho (2) được hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng (3).
Thời hạn hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng: (5)
Khi hoạt động tại cảng (3), yêu cầu (2) thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.
(1) thông báo để (2) được biết và thực hiện.
Nơi nhận:
- Như điều 1;
- Cảng (3);
- Lưu: VT.
……….(4)………..
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Trong đó:
(1). Tên Cảng vụ hàng hải tại khu vực
(2). Tên tổ chức, cá nhân thông báo tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có đầu
(3). Tên cảng nơi tổ chức, cá nhân thông báo
(4). Người có thẩm quyền ký của Cảng vụ hàng hải tại khu vực
(5). Thời hạn hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng: Cùng thời hạn với giấy phép hành nghề QLCTNH
Mẫu số 05
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
TỪ THÁNG ….. ĐẾN THÁNG …. NĂM …….
- Tên cơ quan báo cáo: ...
- Địa chỉ liên hệ: ...
- Điện thoại:……; Fax:……; E-mail ...
Tổng khối lượng nước thải lẫn dầu đã tiếp nhận: .... m3
Trong đó:
- Xử lý tại khu vực cảng: …….m3
- Chỉ thực hiện quá trình tiếp nhận chất thải lỏng có dầu: .....m3
Chi tiết quá trình quản lý, tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển như sau:
TT
Ngày tháng năm
Tiếp nhận từ tàu
Quốc tịch của tàu
Tổng khối lượng nước thải xử lý, m3
Xử lý tại khu vực cảng, m3
Xử lý tại các đơn vị có chức năng xử lý CTNH, m3
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1.
2.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
____________
(1). Thứ tự các lần tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu biển
(2). Ngày tháng năm thực hiện tiếp nhận
(3). Tên và số hiệu của tàu biển có nhu cầu xử lý chất thải lỏng có dầu
(4). Quốc tịch của tàu
(5). Tổng khối lượng nước thải cần xử lý, tính bằng m3
(6). Khối lượng xử lý tại cảng
(7) Đơn vị tiếp nhận và xử lý bên ngoài
Mẫu số 06
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: ....
V/v: Kết quả kiểm tra hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam năm…..
(Địa danh), ngày …. tháng … năm ….
Kính gửi: ………………………(1)
Thực hiện Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải, và Thông tư số /2012/TT-BGTVT ngày tháng năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam xin báo cáo Bộ Giao thông vận tải về hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu năm (2) như sau:
1. Tổng hợp thông tin, số liệu về hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam
2. Những khó khăn, vướng mắc (nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện).
Trên đây là báo cáo của Cục HHVN xin được gửi đến Bộ Giao thông vận tải để xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …….
- Lưu: VT.
(3)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
Ghi chú:
(1) Quy định tại khoản 3 Điều 8;
(2) Năm báo cáo;
(2) Người đại diện của Cục HHVN có thẩm quyền ký văn bản. | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "19/12/2012",
"sign_number": "50/2012/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-253-KH-UBND-2021-Chuong-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-mien-nui-Thu-do-Ha-Noi-494643.aspx | Kế hoạch 253/KH-UBND 2021 Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi Thủ đô Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 253/KH-UBND
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2021
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2030
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày 15/9/2020 của Thủ tướng chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII về nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII;
Xét đề nghị của UBND các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, đề nghị của các sở, ngành liên quan và đề nghị của Ban Dân tộc thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 15/TTr-BDT ngày 23/7/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021- 2030.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô toàn diện, bền vững, phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
- Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với vùng đồng bằng và đô thị; phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; thực hiện bình đẳng giới; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tăng cường đồng thuận xã hội; phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hòa nhập phát triển cùng Thủ đô và đất nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền các cấp từ Thành phố đến cơ sở.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
* Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt được các mục tiêu sau:
- Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 20%/năm; đến năm 2025 cơ bản bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn ngoại thành của Thành phố;
- Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố;
- Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa: 65%;
- Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86 - 88%;
- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 100% thôn, làng có nhà văn hóa;
- Duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;
- Tỷ lệ trường công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 80 - 85%;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75 - 80%;
- Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch từ các nguồn và tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo quy định;
- 100% xã (vùng DTTS) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
3. Định hướng mục tiêu đến năm 2030
- Mức sống và thu nhập của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố; giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 60% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- 100% xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
- Hoàn thành các chỉ tiêu trong mục tiêu Quốc gia về phát triển bền vững đến năm 2030.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
Kế hoạch này được thực hiện ở địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội.
2. Đối tượng thụ hưởng
- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số.
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh sinh sống ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Doanh nghiệp, Hợp tác xã, các tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Thời gian thực hiện
Từ năm 2021 đến năm 2030, kế hoạch chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2026 đến năm 2030.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung
Căn cứ vào 10 dự án nêu trong Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội khóa XIV và đặc điểm tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội, tại Kế hoạch này đề ra 09 nội dung thực hiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030.
* Trong giai đoạn 2021-2025 cơ cấu nguồn vốn dự kiến cho từng nội dung cụ thể như sau:
1.1. Nội dung 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Kinh phí: 144 tỷ đồng
1.2. Nội dung 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Kinh phí: 3,061 tỷ đồng;
1.3. Nội dung 3: Phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, du lịch, củng cố phát triển ngành, nghề truyền thống, làng nghề, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Kinh phí: 369,783 tỷ đồng;
1.4. Nội dung 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kinh phí: 1.500 tỷ đồng;
1.5. Nội dung 5: Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kinh phí: 8,324 tỷ đồng;
1.6. Nội dung 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Kinh phí: 33,600 tỷ đồng;
1.7. Nội dung 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Kinh phí: 32,739 tỷ đồng;
1.8. Nội dung 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Kinh phí: 9,490 tỷ đồng;
1.9. Nội dung 9: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kinh phí: 43,526 tỷ đồng;
* Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 là: 2.144,523 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Nguồn vốn đầu tư XDCB: 1.647,702 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn sự nghiệp: 496,821 tỷ đồng;
(có phụ lục và các biểu mẫu kèm theo)
* Trong giai đoạn 2026-2030 cơ cấu nguồn vốn cho từng nội dung cụ thể: Được xác định sau khi tổng kết giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.
2. Cơ chế quản lý
Các chương trình, dự án đầu tư được triển khai phải đảm bảo các điều kiện:
- Đúng đối tượng, đúng danh mục đầu tư được phê duyệt trong Kế hoạch.
- Dự án được triển khai lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố Hà Nội; tuân thủ quy định của UBND Thành phố về phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án đầu tư.
- Đối với các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền UBND huyện phê duyệt theo phân cấp, UBND các huyện căn cứ mức vốn dự kiến đầu tư cho từng chương trình, dự án tại Kế hoạch này để phê duyệt đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, không trùng lắp.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận, quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc; trọng tâm là Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV gắn với thực hiện Kế hoạch số 201-KH/TU ngày 11/8/2020 của Ban thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Nghị quyết Đại hội Thành phố lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025.
2. Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên đầu tư cho các xã, thôn còn nhiều khó khăn, chưa đạt chuẩn Nông thôn mới; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, không để trùng lắp, chồng chéo với các chương trình, kế hoạch khác.
3. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, công khai minh bạch trong phân bổ vốn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, góp phần đẩy mạnh CCHC và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân.
4. Phân quyền, phân cấp cho các huyện, các xã trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội phục vụ đời sống của nhân dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô; trọng tâm là các lĩnh vực: Giao thông, thủy lợi, giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực, y tế, văn hóa, du lịch, nước sạch, điện, thông tin truyền thông, các dự án phát triển sản xuất, bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái...
6. Việc đầu tư xây dựng đảm bảo theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng đồng bộ, tránh đầu tư dàn trải, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, đầu tư đúng đối tượng theo mục tiêu được duyệt, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình triển khai thực hiện.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
8. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chống mọi biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban Dân tộc Thành phố theo hướng là đầu mối thống nhất theo dõi, tổng hợp các chính sách dân tộc đề xuất và tham gia thẩm định chính sách, các dự án đầu tư liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
9. Cơ bản hoàn thành việc quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí các hộ đang cư trú phân tán rải rác trong rừng đặc dụng, nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.
10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch ở các cấp, các ngành. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thực hiện Kế hoạch; làm tốt công tác phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc Thành phố
- Là đầu mối thống nhất theo dõi, đôn đốc, tổng hợp các chính sách dân tộc; đề xuất và tham gia thẩm định chính sách, các dự án đầu tư liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội.
- Chủ trì, tổng hợp nhu cầu của UBND các huyện, đề xuất UBND Thành phố về kế hoạch vốn hàng năm và cả giai đoạn đảm bảo thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch này chuyển qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND Thành phố; theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại các huyện và các sở, ngành báo cáo UBND Thành phố.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện xác định quy mô, tổng mức đầu tư từng nhiệm vụ, chương trình, dự án, trình UBND Thành phố phê duyệt và bố trí vốn theo quy định.
- Cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương liên quan xây dựng và thực hiện Nội dung 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện Nội dung 9: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất Thành phố có chính sách đặc thù về tuyển dụng công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện Nội dung 8: Thực hiện công tác bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung trong Kế hoạch này, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
- Hằng năm tiến hành sơ kết, đánh giá các chỉ tiêu trong Kế hoạch, phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính rà soát, đề xuất, điều chỉnh bổ sung các dự án đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế, báo cáo UBND Thành phố. Tham mưu UBND Thành phố tổng kết Kế hoạch giai đoạn I vào cuối năm 2025 và trình HĐND Thành phố xem xét quyết định việc thực hiện Kế hoạch giai đoạn II từ năm 2026-2030.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Là cơ quan đầu mối hướng dẫn về quản lý đầu tư và xây dựng; tổng hợp giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định.
- Thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án chưa có quyết định phê duyệt tại Kế hoạch này và các dự án điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư để UBND các huyện làm cơ sở phê duyệt dự án theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố trong việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư hàng năm chi tiết cho từng dự án theo danh mục dự án nêu tại Kế hoạch này (giao kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn), đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư theo tiến độ của Kế hoạch.
- Cùng với Ban Dân tộc Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện Nội dung 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị và khả năng cân đối của ngân sách, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện các dự án trong danh mục Kế hoạch được giao (kèm theo) đảm bảo hiệu quả, đúng quy định hiện hành. Phối hợp thực hiện Nội dung 3: Phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư.
5. Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, thực hiện thúc đẩy tiêu thụ, xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua các hệ thống kênh phân phối (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP...) và phát triển chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đối với lao động dân tộc thiểu số, thanh niên dân tộc thiểu số, gắn với kế hoạch thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện Nội dung 5: Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
8. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện Nội dung 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
9. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với Sở Du lịch, Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện Nội dung 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thông tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
10. Sở Du lịch
Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, thực hiện và phối hợp thực hiện nội dung: Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND Thành phố các nhiệm vụ, giải pháp về khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; phối hợp tham mưu giải pháp về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
12. Sở Tư pháp
Phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc; hàng năm tổng hợp Kế hoạch và kinh phí của Ban Dân tộc Thành phố về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi vào Kế hoạch tuyên truyền pháp luật chung của Thành phố, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
13. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố, các sở, ngành địa phương liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển giao thông phục vụ sản xuất và đời sống, thúc đẩy giao thông hàng hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với các địa phương khác.
14. Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc
Căn cứ các nhiệm vụ giải pháp đã được phê duyệt và chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện, hỗ trợ ổn định dân cư ở những nơi cần thiết đối với hộ DTTS và hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phối hợp với đơn vị chủ trì khi có yêu cầu.
15. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố, các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn trực tiếp với đồng bào dân tộc.
16. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố, các cơ quan báo, đài Thành phố và các địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch đề ra.
17. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố
Phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các Sở, ngành liên quan đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách Xã hội theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, tham mưu UBND Thành phố. Trên cơ sở đó đề xuất bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 phù hợp với thực tế ngân sách Thành phố và sự phát triển của vừng DTTS Thủ đô,
18. Công an Thành phố và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và quốc phòng, quân sự địa phương trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội.
- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội địa phương xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
19. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất Thành phố có chính sách đặc thù về tuyển dụng công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số;
- Xây dựng, triển khai kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
20. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
Chủ trì thực hiện nội dung 8: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
21. Kho bạc Nhà nước Thành phố
- Hướng dẫn, kiểm tra và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư thực hiện giải ngân vốn theo quy định.
- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm tổng hợp tình hình giải ngân các dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
22. Đối với các sở, ban, ngành khác của Thành phố
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để có kế hoạch cụ thể và phối hợp với các đơn vị chủ trì triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
23. Các cơ quan Báo, Đài của thành phố Hà Nội
Xây dựng các chuyên trang chuyên mục tuyên truyền về việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Kịp thời nêu những gương điển hình người tốt, việc tốt, các mô hình phát triển kinh tế xã hội tiêu biểu trong đồng bào DTTS ở Thủ đô và những gương điển hình về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn Hà Nội.
24. UBND các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ
- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về tính chính xác các thông tin, số liệu liên quan đến các công trình, dự án, số vốn đầu tư đề xuất và thực hiện đúng mục tiêu được duyệt.
- Công khai danh mục chi tiết các công trình, dự án nêu trong Kế hoạch tại cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo tính minh bạch để đồng bào, nhân dân tham gia giám sát. Trong quá trình thực hiện nếu có điều chỉnh danh mục công trình, dự án, các địa phương phải báo cáo UBND Thành phố chấp thuận.
- Triển khai phân giao chi tiết các chỉ tiêu cho từng xã, từng đơn vị và thực hiện Kế hoạch trên địa bàn huyện.
- Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các công trình, dự án theo quy định.
- Triển khai lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, của Thành phố và các yêu cầu tại Kế hoạch này.
- Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch này đáp ứng yêu cầu tiến độ và chất lượng của Thành phố, khuyến khích các địa phương bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện hoàn thành trước tiến độ, đảm bảo đúng quy định.
25. UBND Thành phố trân trọng đề nghị:
- Ban Dân vận Thành ủy, Văn phòng Thành ủy và các Ban Đảng Thành ủy tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy lãnh đạo các cấp ủy và hệ thống chính trị Thành phố thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- HĐND Thành phố, các Ban của HĐND Thành phố xem xét phê duyệt kinh phí thực hiện kế hoạch này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thành phố giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 và kinh phí hàng năm theo đề nghị của UBND Thành phố, đồng thời tăng cường giám sát trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng, triển khai các chuyên đề, đề án, đề tài liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trong công tác dân tộc; phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực tiếp thực hiện các dự án trong Kế hoạch và UBND các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ nghiêm túc triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng, năm có báo cáo tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch và khó khăn, vướng mắc về Ban Dân tộc Thành phố và các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (để b/c)
- Ủy ban Dân tộc; (để b/c)
- Các bộ, ngành liên quan; (để b/c)
- TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để b/c)
- Chủ tịch, các PCT, UBND TP; (để b/c)
- Ủy ban MTTQ Thành phố;
- Các Ban thuộc HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Kho bạc NN, chi nhánh NHNN, NHCSXH TP;
- Các cơ quan Báo, Đài TP;
- CVP, PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
Biểu số 01
DANH MỤC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (ĐÃ ĐƯỢC UBND THÀNH PHỐ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2021-2025 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TẠI PHỤ LỤC 6, QUYẾT ĐỊNH SỐ 4681/QĐ-UBND NGÀY 01/11/2021)
(Kèm theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Tên dự án
Nhóm dự án
Địa điểm xây dựng
Thời gian thực hiện dự án
Năng lực thiết kế dự án
Quyết định đầu tư
Kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025
CTHT giai đoạn 2021 - 2025
Chủ đầu tư
Ghi chú
B
C
Số, ngày quyết định
TMĐT dự kiến
Tổng cộng
Đã bố trí vốn năm 2021
KHV giai đoạn 2022 - 2025
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
TỔNG CỘNG
109
1,709,391
1,500,000
743,000
757,000
109
I
DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC BỐ TRÍ VỐN NĂM 2021
70
-
-
-
-
948,091
743,000
743,000
-
70
I.1
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
3
-
-
-
-
75,848
44,500
44,500
-
3
1
Trường mầm non Ba Trại B
1
xã Ba Trại
2021-2025
5409/QĐ-UBND 24/9/2020
14,998
13,000
13,000
1
UBND huyện Ba Vì
2
Trường tiểu học Ba Trại (điểm trường thôn 8)
1
xã Ba Trại
2021-2025
6909/QĐ-UBND 13/11/2020
11,250
10,500
10,500
1
UBND huyện Ba Vì
3
Xây mới điểm trường mầm non trung tâm xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
Xây mới
4732/QĐ-UBND 22/10/2020
49,600
21,000
21,000
1
UBND huyện Quốc Oai
Dự án cắt giảm quy mô
I.2
Lĩnh vực y tế
5
57,390
50,500
50,500
5
1
Trạm y tế xã Tản Lĩnh
1
Xã Tản Lĩnh
2021-2025
Nhà Khám bệnh 2 tầng + nhà để xe + nhà bảo vệ +Các công trình phụ trợ khác
5477/QĐ-UBND 28/9/2020
14,174
12,000
12,000
1
UBND huyện Ba Vì
2
Trạm y tế xã Khánh Thượng
1
Xã Khánh Thượng
2021-2025
Nhà Khám bệnh 2 tầng + nhà để xe + nhà bảo vệ + Các công trình phụ trợ khác
6905/QĐ-UBND 13/11/2020
11,590
10,000
10,000
1
UBND huyện Ba Vì
3
Trạm Y tế xã Yên Bài
1
Xã Yên Bài
2021-2025
6907/QĐ-UBND 13/11/2020
8,500
8,000
8,000
1
UBND huyện Ba Vì
4
Xây dựng mới trạm y tế xã Yên Bình
1
Xã Yên Bình
2021-2025
Xây dựng trạm Y tế đạt chuẩn Quốc gia
5679/QĐ-UBND ngày 12/11/2020
8,500
8,000
8,000
1
UBND huyện Thạch Thất
5
Trạm y tế xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai
1
Xã Phú Mãn
2021-2025
Nhà khám bệnh 711,93m, nhà thường trực để xe và các hạng mục phụ trợ
2560/QĐ-UBND 21/8/2014; 9394/QĐ-UBND 27/12/2017
14,626
12,500
12,500
1
UBND huyện Quốc Oai
I.3
Lĩnh vực Thủy lợi
20
195,642
169,000
169,000
20
1
Công trình mương, vai thủy lợi nội đồng thôn Gò Đình Muôn xã Khánh Thượng
1
Xã Khánh Thượng
2021-2025
Kiên cố hóa mương vai thủy lợi tổng chiều dài L=7,94km
3363/QĐ-UBND 12/6/2021
11,000
9,000
9,000
1
UBND huyện Ba Vì
2
Công trình mương, vai thủy lợi nội đồng thôn Đồng Sông xã Khánh Thượng
1
Xã Khánh Thượng
2021-2025
Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi tổng chiều dài L=6,22km
3365/QĐ-UBND 12/6/2021
9,000
8,000
8,000
1
UBND huyện Ba Vì
3
Công trình thủy lợi nội đồng thôn Muồng Cháu xã Vân Hòa
1
Xã Vân Hòa
2021-2025
Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi tổng chiều dài L=8,21km
3366/QĐ-UBND 12/6/2021
11,000
9,000
9,000
1
UBND huyện Ba Vì
4
Công trình mương, vai thủy lợi nội đồng thôn Rùa xã Vân Hòa
1
Xã Vân Hòa
2021-2025
Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi tổng chiều dài L=6,8km
3367/QĐ-UBND 12/6/2021
9,000
8,000
8,000
1
UBND huyện Ba Vì
5
Cải tạo nâng cấp hệ thống kênh mương xã Tản Lĩnh
1
Xã Tản Lĩnh
2021-2025
Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi tổng chiều dài L=5,56km
3339/QĐ-UBND 12/6/2021
12,218
10,000
10,000
1
UBND huyện Ba Vì
6
Cải tạo, nâng cấp hồ Phú Lội, xã Minh Quang
1
Xã Minh Quang
2021-2025
Cải tạo, NC hồ 1,5ha
6903/QĐ-UBND 13/11/2020
9,000
8,500
8,500
1
UBND huyện Ba Vì
7
Xây dựng cống, bai mương dẫn nước thoát lũ khu vực nhà văn hóa, trường mầm non xã Tiến Xuân
1
xã Tiến Xuân
2021-2025
XD 01 bai điều tiết và mương dẫn nước BTCT, tổng chiều dài 600m
5758/QĐ-UBND 18/11/2020
5,000
4,500
4,500
1
UBND huyện Thạch Thất
8
Xử lý cấp bách cống thoát lũ hạ lưu hồ Cố Đụng xã Tiến Xuân
1
xã Tiến Xuân
2021-2025
Phá dỡ cống cũ, tường, cửa vào cống; thiết kế cống hộp BTCT cống 2 khoang, xử lý sạt lở mang cống kết hợp làm đường giao thông;...
5686/QĐ-UBND 13/11/2020
3,000
2,500
2,500
1
UBND huyện Thạch Thất
9
Cải tạo, nạo vét và xây đập hồ Chằm Nứa, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai
1
Xã Phú Mãn
2021-2025
Nạo vét lòng hồ tạo bụng hồ chiều sâu khoảng 1m, chiều dài L=400m, với diện tích S=2,51ha
3237/QĐ-UBND 13/10/2014; 9098/QĐ-UBND 09/12/2017
11,952
10,500
10,500
1
UBND huyện Quốc Oai
10
Cải tạo nạo vét hồ Chằm Khoai, Chằm Mai thôn Đồng Bèn xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
Hồ Chằm Khoai diện tích 21.000m, hồ Chằm Mai diện tích 25.000m
3245/QĐ-UBND 13/10/2014; 9221/QĐ UBND 13/12/2017
14,662
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
11
Xây dựng đập Vai và hệ thống mương thủy lợi nội đồng thôn Đồng Bồ xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
Kiên cố hóa kênh mương gạch chỉ VXM M75; L=3,43930km, mương tiêu thoát nước
3160/QĐ-UBND 06/10/2014; 9302/QĐ-UBND 18/12/2017
14,345
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
12
Xây dựng hệ thống mương thủy lợi nội đồng thôn Đồng Bèn xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
Kiên cố hóa kênh mương xây gạch chỉ; Chiều dài tuyến 3.747,9m, mặt đường bê tông xi măng
3147/QĐ-UBND 02/10/2014; 9037/QĐ-UBND 09/12/2017
12,305
10,500
10,500
1
UBND huyện Quốc Oai
13
Cải tạo hồ Đồng Âm xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai
1
Xã Phú Mãn
2021-2025
Nạo vét lòng hồ tạo bụng hồ chiều sâu khoảng 1m, chiều dài L=595m, với diện tích S=18.733,8m2
2687/QĐ-UBND 06/9/2014; 9031/QĐ-UBND 01/12/2017
11,215
10,000
10,000
1
UBND huyện Quốc Oai
14
Xây dựng và cứng hóa hệ thống mương thủy lợi thôn Lập Thành xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai
1
xã Đông Xuân
2021-2025
Kiên cố hóa kênh mương xây gạch chỉ; Chiều dài tuyến 2.059m, mặt đường bê tông xi măng, kênh tiêu thoát nước
3172/QĐ-UBND 08/10/2014; 9036/QĐ-UBND 04/12/2017
14,580
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
15
Kè bờ suối quán Bồng thôn Đồng Ké, xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Tổng chiều dài 534,5 m
2892/QĐ-UBND 25/5/2021
5,572
5,000
5,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
16
Nạo vét suối vai Cời và cải tạo nâng cấp kênh tưới trạm bơm Đồng Ké
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Tổng chiều dài 385m; Cải tạo nâng cấp kênh tưới trạm bơm với chiều dài 465m
3352/QĐ-UBND 18/6/2021
2,683
2,500
2,500
1
UBND huyện Chương Mỹ
17
Cứng hóa hệ thống kênh thủy lợi nội đồng xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Tổng chiều dài 3974,76 m gồm 10 tuyến
2891/QĐ-UBND 25/5/2021
7,183
6,500
6,500
1
UBND huyện Chương Mỹ
18
Xây dựng kênh mương tưới thôn Đồng Chiêm, Ái Nàng, Đồng Văn xã An Phú.
1
Xã An Phú
2021-2025
Cứng hóa kênh mương Dài 4,5 km.
864/QĐ-UBND 30/5/2014; 3031/QĐ-UBND 31/12/2017
10,985
9,000
9,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
19
Xây dựng kênh mương tưới thôn Đức Dương, Phú Thanh, Đồi Dùng, Đồi Lý xã An phú
1
Xã An Phú
2021-2025
1411/QĐ-UBND 24/6/2021
10,859
10,000
10,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
20
Xây dựng kênh mương tưới thôn Nam Hưng, Thanh Hà, vùng 3 thôn, Rộc Éo, Bơ Môi xã An Phú
1
Xã An Phú
2021-2025
1409/QĐ-UBND 24/6/2021
10,083
9,500
9,500
1
UBND Huyện Mỹ Đức
I.4
Lĩnh vực Giao thông
32
532,871
416,500
416,500
32
1
Đường trục Vân Hòa đi Tản Lĩnh
1
Xã Vân Hòa
2021-2025
Chiều dài L=4.09km Bm:5m đường BTXM
3343/QĐ-UBND 12/6/2021
38,150
15,000
15,000
1
UBND huyện Ba Vì
2
Đường nối tỉnh lộ 414 đi Vân Hòa
1
Xã Tản Lĩnh
2021-2025
Chiều dài L=5,2km. Bm: 5-7m (tuyến chính); tuyến nhánh Bm: 3- 4m (tuyến nhánh). Mặt đường BTXM
3344/QĐ-UBND 12/6/2021
35,693
14,000
14,000
1
UBND huyện Ba Vì
3
Đường trực thôn Yên Thành xã Tản Lĩnh
1
Xã Tản Lĩnh
2021-2025
Chiều dài L=1,86km. Bm: 5m (tuyến chính); tuyến nhánh Bm: 3-3,5m (tuyến nhánh). Mặt đường BTXM
3359/QĐ-UBND 12/6/2021
10,171
9,000
9,000
1
UBND huyện Ba Vì
4
Đường giao thông thôn Gò Đình Muôn xã Khánh Thượng
1
Xã Khánh Thượng
2021-2025
Chiều dài L=4,64km. Bm: 3,5-5m Mặt đường BTXM
3360/QĐ-UBND 12/6/2021
14,988
13,500
13,500
1
UBND huyện Ba Vì
5
Đường giao thông thôn Đồng Sống xã Khánh Thượng
1
Xã Khánh Thượng
2021-2025
Chiều dài L=3,29km. Bm: 3,5-5m. Mặt đường BTXM
3361/QĐ-UBND 12/6/2021
12,000
10,500
10,500
1
UBND huyện Ba Vì
6
Đường GT từ thôn Phú Thứ xã Khánh Thượng đến thôn Đầm Sản xã Minh Quang
1
xã Minh Quang
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
5414/QĐ-UBND 24/9/2020
14,312
13,500
13,500
1
UBND huyện Ba Vì
7
Đường trục xã Ba Trại
1
xã Ba Trại
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
6892/QĐ-UBND 13/11/2020
14,998
14,000
14,000
1
UBND huyện Ba Vì
8
Đường GT thôn Sui Quán xã Khánh Thượng
1
xã Khánh Thượng
2021-2025
Chiều dài 3,6Km đường BTXM, mặt đường 3,5-4m
1970/QĐ-UBND; 31/12/2014
14,996
14,000
14,000
1
UBND huyện Ba Vì
9
Đường GT thôn Ninh, xã Khánh Thượng
1
xã Khánh Thượng
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
5705/QĐ-UBND; 13/10/2020
14,973
14,000
14,000
1
UBND huyện Ba Vì
10
Đường GT các thôn Quảng Phúc, Chóng, Quýt xã Yên Bài
1
xã Yên Bài
2021-2025
Chiều dài 3,57 km chiều rộng 3,5 m kết cấu bê tông xi măng cống rãnh kè đảm bảo an toàn giao thông
6895/QĐ-UBND 13/11/2020
14,373
13,500
13,500
1
UBND huyện Ba Vì
11
Đường GT các thôn Muỗi, Bài, Mít Mái xã Yên Bài
1
xã Yên Bài
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
6900/QĐ-UBND 13/11/2020
14,712
14,000
14,000
1
UBND huyện Ba Vì
12
Đường giao thông các thôn 8,9 xã Ba Trại
1
xã Ba Trại
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
6901/QĐ-UBND 13/11/2020
14,990
14,000
14,000
1
UBND huyện Ba Vì
13
Đường GT thôn Dy xã Minh Quang
1
Xã Minh Quang
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
6902/QĐ-UBND 13/11/2020
12,000
11,000
11,000
1
UBND huyện Ba Vì
14
Đường trục GT các thôn Xuân Thọ, Pheo xã Minh Quang
1
xã Minh Quang
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
6890/QĐ-UBND 13/11/2020
9,218
8,500
8,500
1
UBND huyện Ba Vì
15
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông xã Yên Trung
1
xã Yên Trung
2021-2025
2 tuyến dài 0,64km; Bn=5,5-9m; Bm=3,5-5,5m; BTXM, kè, cống hộp, rãnh thoát nước, ATGT,...
5683/QĐ-UBND 12/11/2020
7,500
7,000
7,000
1
UBND huyện Thạch Thất
16
Đường giao thông, thoát nước từ ĐT446 đi thôn Chùa 2 và thôn Đồng Dâu đi suối Cao xã Tiến Xuân
1
xã Tiến Xuân
2021-2025
Tổng chiều dài 1,88km; hiện trạng đường rải base; nền đường 4,5-6m; dự kiến đầu tư mặt đường BTXM, Nền mặt đường, hệ thống rãnh thoát nước, cống thoát nước,...
5682/QĐ-UBND ngày 12/11/2020
9,960
9,000
9,000
1
UBND huyện Thạch Thất
17
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết hợp kênh tưới thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, Huyện Quốc Oai
1
Xã Phú Mãn
2021-2025
Chiều dài tuyến 3.256m, mặt đường bê tông xi măng, kiên cố hóa kênh mương tưới nước
2578/QĐ-UBND 21/8/2014; 9476/QĐ-UBND 30/12/2017
14,900
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
18
Cải tạo nâng cấp đường trục xã đi khu du lịch Hà Phú xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai
1
Xã Phú Mãn
2021-2025
Chiều dài tuyến 1,450km, mặt đường bê tông xi măng.
2373/QĐ-UBND 18/7/2014; 9088/QĐ- UBND 09/12/2017
14,946
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
19
Cải tạo đường giao thông thôn Đồng Âm, thôn Đồng Vàng, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
1
Xã Phú Mãn
2021-2025
Chiều dài tuyến 2.908,59m, mặt đường bê tông xi măng
2457/QĐ-UBND 12/8/2014; 9087/QĐ-UBND 09/12/2017
14,804
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
20
Xây dựng đường giao thông nội đồng và cứng hóa mương thủy lợi thôn Đồng Âm xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
Chiều dài tuyến 2.606,08m, mặt đường bê tông xi măng
3235/QĐ-UBND 13/10/2014; 9080/QĐ-UBND 09/12/2017
13,534
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
21
Xây dựng đường giao thông nông thôn Đồng Bèn 1, thôn Cửa Khâu xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
Chiều dài tuyến 2,993m, mặt đường bê tông xi măng
3248/QĐ-UBND 13/10/2014; 9099/QĐ-UBND 09/12/2017
13,486
12,000
12,000
1
UBND huyện Quốc Oai
22
Cầu Đồng Bồ, xã Đông Xuân
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
9500/QĐ-UBND 30/12/2017
14,800
11,000
11,000
1
UBND huyện Quốc Oai
23
Cầu Đá Liềm, xã Đông Xuân
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
9501/QĐ-UBND 30/12/2017
14,500
11,000
11,000
1
UBND huyện Quốc Oai
24
Cứng hóa đường giao thông nội đồng xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Tổng chiều dài 8326,22 m
3085/QĐ-UBND 02/6/2021
32,500
15,000
15,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
25
Rãnh thoát nước đường giao thông các thôn xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Tổng chiều dài 3122,12m
3087/QĐ-UBND 02/6/2021
8,315
7,500
7,500
1
UBND huyện Chương Mỹ
26
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã An Phú đoạn từ thôn Đồng chiêm đến đường liên xã
1
xã An Phú
2021-2025
Tiêu chuẩn đường GTNT
1412/QĐ-UBND 24/6/2021
10,014
9,000
9,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
27
Cải tạo, nâng cấp đường Thanh Hà xã An Phú (giai đoạn 2)
1
xã An Phú
2021-2025
1,354 km
1410/QĐ-UBND 24/6/2021
6,196
5,500
5,500
1
UBND Huyện Mỹ Đức
28
Cải tạo nâng cấp đường trục chính xã An Phú đoạn từ UBND xã đến QL21A
1
Xã An Phú
2021-2025
1394/QĐ-UBND 23/6/2021
23,926
21,000
21,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
29
Xây dựng, nâng cấp đường giao thông xã An Phú và 03 cầu: Phú Thanh, Thoáng, Đống Gạch xã An Phú.
1
Xã An Phú
2021-2025
Chiều dài tuyến L=3500m, đường cấp VI vùng núi Bnền=6.0m; Bmặt=5m, nề 0,5x2m, kè 2 bên, mặt đường BTXM mác 250 dày 25cm, xây dựng 3 cầu dân sinh kết cấu BTCT.
39,175
30,000
30,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
30
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông xã An Phú đoạn Núi Dài xã An Phú
1
Xã An Phú
2021-2025
Chiều dài tuyến L=3500m, đường cấp VI vùng núi Bnền=6.0m; Bmặt=5m, nề 0,5x2m, kè 2 bên, mặt đường BTXM mác 250 dầy 25cm.
35,035
30,000
30,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
31
Đường trực chính đi khu chuyển đổi thôn Thanh Hà, xã An Phú, huyện Mỹ Đức
1
Xã An Phú
2021-2025
Chiều dải tuyến L=750m, đường GTNT loại B, chiều rộng nền đường Bnền=5,0m, Chiều rộng mặt đường Bmặt=3,5m mặt đường BTXM
9,861
9,000
9,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
32
Đường trục chính đi khu chuyển đổi thôn Nam Hưng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức
1
Xã An Phú
2021-2025
Chiều dài tuyến L=1,25Km, đường GTNT loại B, chiều rộng nền đường Bnền=5,0m, Chiều rộng mặt đường Bmặt=3,5m mặt đường BTXM
13,845
13,000
13,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
I.5
Lĩnh vực Văn hóa
4
36,507
26,500
26,500
4
1
Xây dựng nhà văn hóa thôn 6 xã Tiến Xuân, thôn 2 xã Yên Bình
1
xã Tiến Xuân, Yên Bình
2021-2025
xây mới 2 NVH
3399 ngày 28/7/2020
7,000
1
UBND huyện Thạch Thất
Ngân sách huyện Thạch Thất bố trí
2
Xây dựng nhà văn hóa thôn Luồng Lặt xã Yên Trung, thôn Cao Dâu xã Tiến Xuân
1
xã Yên Trung, Tiến Xuân
2021-2025
Xây dựng NVH diện tích khoảng 300m2 mỗi nhà, sân vườn và phụ trợ
22/NQ-HĐND 04/11/2020
7,000
6,500
6,500
1
UBND huyện Thạch Thất
3
Nhà văn hóa các dân tộc thiểu số xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai
1
xã Phú Mãn
2021-2025
Nhà truyền thống văn hóa và trưng bày S=500m2, Nhà hội họp S=450m2, các hạng mục phụ trợ khác
2658/QĐ-UBND 24/10/2014; 8351/QĐ-UBND 15/11/2017
12,457
11,000
11,000
1
UBND huyện Quốc Oai
4
Nhà văn hóa trung tâm xã An phú
1
Xã An Phú
2021-2025
Xây dựng nhà văn hóa trung tâm theo quy mô nhà văn hóa cấp xã
524/QĐ-UBND 28/3/2014; 3032/QĐ- UBND 31/12/2017
10,050
9,000
9,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
I.6
Lĩnh vực khác
6
49,833
36,000
36,000
6
1
Đầu tư xây dựng trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND xã Tiến Xuân
1
Xã Tiến Xuân
2021-2025
GPMB 4500m2; Xây dựng khối nhà làm việc trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND; Cải tạo nhà làm việc hiện trạng; xây nhà bảo vệ, để xe, phụ trợ, mua sắm trang thiết bị...
5680/QĐ-UBND 12/11/2020
30,000
18,000
18,000
1
UBND huyện Thạch Thất
Do vướng GPMB, không đáp ứng tiến độ giải ngân năm 2021
2
Cải tạo, mở rộng sân thể thao trung tâm xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Xây dựng sân thể thao; Các hạng mục phụ trợ
2063/QĐ-UBND 15/4/2021
4,449
4,000
4,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
3
Sân thể thao khu Đồng Ké, xã Trần Phú
1
xã Trần Phú
2021-2025
Xây dựng sân thể thao; Các hạng mục phụ trợ
2064/QĐ-UBND 15/4/2021
3,303
3,000
3,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
4
Cải tạo, nâng cấp trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Cải tạo nhà làm việc 2 tầng; Cải tạo nhà làm việc 1 cửa; các hạng mục phụ trợ
2065/QĐ-UBND 15/4/2021
4,726
4,500
4,500
1
UBND huyện Chương Mỹ
5
Cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Cải tạo, sửa chữa đài tưởng niệm; các hạng mục phụ trợ
2062/QĐ-UBND 15/4/2021
2,162
2,000
2,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
6
Xây dựng Chợ An Phú
1
Xã An Phú
2021-2025
5.120 m2
1408/QĐ-UBND 24/6/2021
5,193
4,500
4,500
1
UBND Huyện Mỹ Đức
II
DỰ ÁN BỐ TRÍ VỐN GIAI ĐOẠN 2022-2025
39
761,300
757,000
757,000
39
II.1
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
12
328,500
342,000
342,000
12
1
Trường mầm non Minh Quang B (khu đá chông)
1
Minh Quang
2021-2025
Cải tạo nhà lớp học 2 tầng, xây mới các phòng bộ môn, hiệu bộ, phụ trợ
15,000
30,000
30,000
1
UBND huyện Ba Vì
2
Trường mầm non Khánh Thượng B
1
Khánh Thượng
2021-2025
Xây dựng các phòng học, hiệu bộ, cải tạo 2 nhà lớp học 2 tầng, phụ trợ
14,500
30,500
30,500
1
UBND huyện Ba Vì
3
Trường THCS Minh Quang
1
Minh Quang
2021-2025
Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục
25,000
25,000
25,000
1
UBND huyện Ba Vì
4
Trường Tiểu học Khánh Thượng (khu A)
1
Khánh Thượng
2021-2025
Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục
25,000
25,000
25,000
1
UBND huyện Ba Vì
5
Xây dựng trường Mầm non Yên Bình (điểm 1)
1
xã Yên Bình
2021-2025
Xây mới nhà hiệu bộ, 06 phòng bộ môn, bếp, tường bao, các hạng mục phụ trợ...; cải tạo nhà lớp học 2 tầng 10 phòng
35,000
35,000
35,000
1
UBND huyện Thạch Thất
6
Cải tạo phòng học, phòng bộ môn, hiệu bộ, khu thể chất, sân vườn, phụ trợ trường THCS Tiến Xuân, THCS Yên Bình
1
xã Tiến Xuân, Yên Bình
2021-2025
Chuẩn lại mức độ 2; Cải tạo phòng học, phòng bộ môn, hiệu bộ, vệ sinh, khu thể chất, sân vườn, phụ trợ
23,000
23,000
23,000
1
UBND huyện Thạch Thất
7
Xây dựng, cải tạo khối trường Tiểu học Yên Trung, Yên Bình A, Yên Bình B, Tiến Xuân B
1
xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung
2021-2025
Xây dựng khu thể chất, cải tạo nhà lớp học, sân vườn, phụ trợ các trường Tiểu học Yên Trung, Yên Bình A, Yên Bình B, Tiến Xuân B
50,000
50,000
50,000
1
UBND huyện Thạch Thất
8
Xây dựng mới trường mầm non khu B, xã Trần Phú
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Xây mới nhà lớp học 2T8P; Khối nhà hiệu bộ + phòng học chức năng và khu bếp 2 tầng; Các hạng mục phụ trợ, trang thiết bị
25/NQ-HĐND 19/12/2020
36,000
33,000
33,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
9
Trường mầm non An Phú B điểm trường Đồng Chiêm
1
Xã An Phú
2021-2025
30,000
25,000
25,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
10
Trường mầm non An Phú A (Điểm trường Thanh Hà);
1
Xã An Phú
2021-2025
30,000
25,000
25,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
11
Trường Tiểu học An Phú khu Thanh Hà
1
Xã An Phú
2021-2025
20,000
18,000
18,000
1
UBND Huyện Mỹ Đức
12
Cải tạo, nâng cấp trường THCS An Phú
1
Xã An Phú
2021-2025
25,000
22,500
22,500
1
UBND Huyện Mỹ Đức
II.2
Lĩnh vực Y tế
3
74,500
71,500
71,500
3
1
Cải tạo nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực Minh Quang
1
Minh Quang
2021-2025
Cải tạo, sửa chữa
35,000
35,000
35,000
1
UBND huyện Ba Vì
2
Xây dựng, mở rộng trạm y tế xã Tiến Xuân
1
Xã Tiến Xuân
2021-2025
Xây dựng nhà khám chữa bệnh với đầy đủ các phòng chức năng, mua sắm thiết bị và hạng mục phụ trợ; Mở rộng khoảng 2000m2
06/NQ-HĐND 25/6/2020
9,500
9,500
9,500
1
UBND huyện Thạch Thất
3
Xây dựng mới phòng khám đa khoa Yên Bình
1
xã Yên Bình
2021-2025
Xây dựng mới phòng khám bệnh, nội trú, phụ trợ; mở rộng, GPMB 0,3ha
30,000
27,000
27,000
1
UBND huyện Thạch Thất
II.3
Lĩnh vực Thủy lợi
4
-
-
-
-
70,050
70,050
-
70,050
4
-
-
1
Kiên cố hóa hệ thống đường giao thông nội đồng xã Đông Xuân
1
xã Đông Xuân
2021-2025
10,000
10,000
10,000
1
UBND huyện Quốc Oai
2
Cải tạo, nạo vét hồ thủy lợi Trung Tiến
1
Xã Trần Phú
2021-2025
Nạo, vét lòng hồ phục vụ tưới tiêu 13ha đất nông nghiệp
25,000
25,000
25,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
3
Cải tạo, nâng cấp đập tràn suối Bóp thôn Hương Canh, xã Khánh Thượng
1
xã Khánh Thượng
2022-2024
Cải tạo, nâng cấp, xây mới
24,050
24,050
24,050
1
UBND huyện Ba Vì
4
Nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước đường Ba Vành suối Mơ xã Vân Hòa đi xã Yên Bài
1
Xã Yên Bài
2022-2024
Cải tạo, nâng cấp
11,000
11,000
11,000
1
UBND huyện Ba Vì
II.4
Lĩnh vực Giao thông
7
-
-
-
-
199,500
196,000
-
196,000
7
-
-
1
Đường liên xã từ thôn Đồng Âm, thôn Đồng Bèn, xã Đông Xuân đi xã Phú Mãn
1
Đồng Rằng, Đồng Bèn
2021-2025
11,000
11,000
11,000
1
UBND huyện Quốc Oai
2
Nâng cấp, cải tạo đường giao thông liên xã Đông Xuân đi xã Phú Mãn và hệ thống thoát nước xã Đông Xuân
1
Đông Xuân
2021-2025
10,000
11,000
11,000
1
UBND huyện Quốc Oai
3
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng kết hợp mương tưới tiêu xã Đông Xuân
1
Đông Xuân
2021-2025
10,000
12,500
12,500
1
UBND huyên Quốc Oai
4
Cải tạo, nâng cấp đường từ TL 446 đi hồ C5 xã Thạch Hòa
1
Xã Đông Xuân
2021-2025
10,000
10,000
10,000
1
UBND huyện Quốc Oai
5
Cải tạo, mở rộng đường giao thông liên xã Trần Phú đi xã Hồng Phong
1
Xã Trần Phú
2021-2025
150,000
144,000
144,000
1
UBND huyện Chương Mỹ
6
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông thôn Gò Đá Chẹ, xã Khánh Thượng
1
Xã Khánh Thượng
2022-2024
Cải tạo, nâng cấp
6,000
5,500
5,500
1
UBND huyện Ba Vì
7
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông thôn Minh Hồng, xã Minh Quang
1
Xã Minh Quang
2022-2024
Cải tạo, nâng cấp
2,500
2,000
2,000
1
UBND huyện Ba Vì
II.5
Lĩnh vực Văn hóa
7
-
-
-
-
30,000
22,500
-
22,500
7
1
Cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa các thôn xã Yên Trung
1
xã Yên Trung
2021-2025
Cải tạo nhà văn hóa các thôn Đầm bối, Đồng Sổ, Đồng Tơi, Hội, Lặt
5,000
5,000
5,000
1
UBND huyện Thạch Thất
2
Xây dựng nhà văn hóa thôn Lụa-Vao xã Yên Bình
1
xã Yên Bình
2021-2025
5,000
5,000
5,000
1
UBND huyện Thạch Thất
3
Xây dựng nhà văn hóa thôn Bơn, xã Vân Hòa
1
Xã Vân Hòa
2022-2023
XD mới nhà văn hóa 01 tầng, 150 chỗ ngồi, HTTK, thiết bị...
4,000
2,500
2,500
1
UBND huyện Ba Vì
4
Xây dựng nhà văn hóa thôn Đa Cuống, xã Vân Hòa
1
Xã Vân Hòa
2022-2023
XD mới nhà văn hóa 01 tầng, 150 chỗ ngồi, HTTK, thiết bị ...
4,000
2,500
2,500
1
UBND huyện Ba Vì
5
Xây dựng nhà văn hóa thôn Muồng Voi, xã Vân Hòa
1
Xã Vân Hòa
2022-2023
XD mới nhà văn hóa 01 tầng, 150 chỗ ngồi, HTTK, thiết bị...
4,000
2,500
2,500
1
UBND huyện Ba Vì
6
Xây dựng nhà văn hóa thôn Nghe, xã Vân Hòa
1
Xã Vân Hòa
2022-2023
XD mới nhà văn hóa 01 tầng, 150 chỗ ngồi, HTTK, thiết bị...
4,000
2,500
2,500
1
UBND huyện Ba Vì
7
Xây dựng nhà văn hóa thôn Xoan, xã Vân Hòa
1
Xã Vân Hòa
2022-2023
XD mới nhà văn hóa 01 tầng, 150 chỗ ngồi, HTTK, thiết bị...
4,000
2,500
2,500
1
UBND huyện Ba Vì
II.6
Lĩnh vực khác
6
-
-
-
-
58,750
54,950
-
54,950
6
1
Xây dựng, cải tạo chợ nông thôn xã Tiến Xuân
1
xã Tiến Xuân
2021-2025
Diện tích khuôn viên hiện trạng 4500m2; xây dựng nhà cầu chợ, san nền, xây cổng, tường bao và phụ trợ
5,000
4,500
4,500
1
UBND huyện Thạch Thất
2
Cải tạo, nâng cấp chợ Cò xã Yên Bình
1
xã Yên Bình
2021-2025
Diện tích khuôn viên hiện trạng 4500m2; xây dựng nhà cầu chợ, san nền, xây cổng, tường bao và phụ trợ
7,000
6,500
6,500
1
UBND huyện Thạch Thất
3
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng điểm chợ nông thôn xã Yên Trung
1
xã Yên Trung
2021-2025
Diện tích khuôn viên hiện trạng 1,500m2; Mở rộng, GPMB 3,000m2, xây dựng nhà cầu chợ, san nền, xây cổng, tường bao, PCCC và phụ trợ
7,000
6,500
6,500
1
UBND huyện Thạch Thất
4
Cải tạo, sửa chữa trụ sở UBND xã Yên Trung
1
Xã Yên Trung
2021-2025
Cải tạo nhà làm việc, khuôn viên trụ sở UBND xã
4,800
4,500
4,500
1
UBND huyện Thạch Thất
5
Mở rộng, xây dựng, cải tạo, sửa chữa trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND xã Yên Bình
1
Xã Yên Bình
2021-2025
Mở rộng, xây dựng, cải tạo trụ sở
20,000
18,000
18,000
1
UBND huyện Thạch Thất
6
Cải tạo nhà làm việc kết hợp hội trường UBND xã Ba Trại
1
Xã Ba Trại
2022-2024
Cải tạo và xây mới Hội trường
14,950
14,950
14,950
1
UBND huyện Ba Vì
Biểu số 02
DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (CÁC DỰ ÁN NÀY BỔ SUNG THÊM NGOÀI QUYẾT ĐỊNH SỐ 4681/QĐ-UBND NGÀY 01/11/2021 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
(Kèm theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Nội dung
Địa điểm
Tổng số
NS Thành phố
Chủ đầu tư
Ghi chú
Tổng cộng
147,702
147,702
I
Nội dung 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, gồm các công trình, dự án:
144,000
144,000
1
Đề nghị đầu tư khoan giếng nước sạch cho các thôn ở xa trung tâm xã
Thôn: Rộc éo, bơ môi, đình, gốc báng, nam hưng và thanh hà, xóm quèn danh = 7 thôn
3,000
3,000
UBND huyện Mỹ Đức
2
Đề nghị lắp đặt đường ống cung cấp nước sạch cho các thôn gần trung tâm xã
6 thôn
3,000
3,000
UBND huyện Mỹ Đức
-
3
Xây dựng hệ thống nước sạch xã Đông Xuân
Xã Phú Mãn
60,000
60,000
UBND huyện Quốc Oai
4
Xây dựng hệ thống nước sạch xã Phú Mãn
Xã Đông Xuân
60,000
60,000
UBND huyện Quốc Oai
5
Hỗ trợ lắp đặt đồng hồ nước
Xã Phú Mãn
9,000
9,000
UBND huyện Quốc Oai
6
Hỗ trợ lắp đặt đồng hồ nước
Xã Đông Xuân
9,000
9,000
UBND huyện Quốc Oai
II
Nội dung 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, gồm các công trình, dự án:
412
412
1
Xây dựng lại cổng trạm cho phù hợp với công tác phòng chữa cháy
Xã An Phú
50
50
UBND huyện Mỹ Đức
2
Xây dựng nhà để xe cho người nhà bệnh nhân
Xã An Phú
50
50
UBND huyện Mỹ Đức
3
Làm mái tôn chống nóng, chống dột cho nhà bếp ăn DT 80 m2
Xã An Phú
12
12
UBND huyện Mỹ Đức
4
Lắp đặt hệ thống lọc nước đảm bảo theo tiêu chuẩn
Xã An Phú
100
100
UBND huyện Mỹ Đức
5
Lắp đặt hệ thống xử lý rác thải y tế theo quy định
Xã An Phú
200
200
UBND huyện Mỹ Đức
III
Nội dung 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, gồm các công trình, dự án:
3,290
3,290
1
Xây dựng nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thực hiện tư vấn
7 xã miền núi
3,290
3,290
UBND huyện Ba Vì
Biểu số 03
DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN THUỘC NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Nội dung
Địa điểm
Tổng số
NS Thành phố
Chủ đầu tư
Ghi chú
Tổng cộng
496,821
496,821
I
Nội dung 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, gồm các công trình, dự án:
3,061
3,061
1
Quy hoạch điểm dân cư nông thôn, khu trung tâm xã Phú Mãn
Xã Phú Mãn
391
391
UBND huyện Quốc Oai
2
Quy hoạch điểm dân cư nông thôn, khu trung tâm xã Đông Xuân
Xã Đông Xuân
470
470
UBND huyện Quốc Oai
3
Quy hoạch phân khu xây dựng khu vực Khu du lịch Thác Bạc - Suối Sao, huyện Thạch Thất tỷ lệ 1/2.000
2,200
2,200
UBND huyện Thạch Thất
II
Nội dung 3: Phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, du lịch, củng cố phát triển ngành, nghề truyền thống, làng nghề, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, gồm các công trình, dự án:
369,783
369,783
1
Huyện Ba Vì
290,555
290,555
1.1
Xã Tản Lĩnh
41,710
41,710
-
Phát triển trồng hoa, cây cảnh (Hoa đào, hoa mai trắng)
Các thôn: Cua Chu, Bát Đầm, Ké Mới, Hiệu Lực, Cẩm Phương, An Hòa
1,525
1,525
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Phát triển trồng cây dược liệu
Các thôn: Cua Chu, Bát Đầm
1,050
1,050
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Phát triển trồng cây ăn quả
Các thôn: Yên Thành, Ké Mới
250
250
Sở Nông nghiệp Và PTNT chủ trì
-
Phát triển chăn nuôi bò sinh sản
Các thôn: Cua Chu, Hà Tân, Gò Sống, Bát Đầm, Yên Thành, Ké Mới, Hiệu Lực,
5,640
5,640
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Phát triển chăn nuôi bò sữa
Các thôn: Hà Tân, Ké Mới, Hát Giang, Cẩm Phương, Tam Mỹ, Đức Thịnh, Việt Long
18,025
18,025
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Phát triển chăn nuôi lợn
Các thôn: Cua Chu, Ké Mới, Hiệu Lực, Cẩm Phương, Tam Mỹ
1,100
1,100
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Phát triển chăn nuôi gia cầm, gà đồi
Các thôn: Cua Chu, Yên Thành, Hiệu Lực, Tam Mỹ, Hoàng Long
3,220
3,220
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Phát triển chăn nuôi đà điểu
Các thôn: Ké Mới, An Hòa, Tam Mỹ
400
400
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi ong lấy mật
Tại 03 thôn
500
500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm
Toàn xã
10,000
10,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
1.2
Xã Khánh Thượng
14,555
14,555
-
Dự án hỗ trợ trồng cây dược liệu
Toàn xã
1,725
1,725
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây có múi
420
420
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây rong giềng
960
960
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ nuôi bò sinh sản
3,000
3,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi gà đồi
4,200
4,200
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi ong lấy mật
250
250
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ vườn trồng cây thuốc nam
4,000
4,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
1.3
Xã Minh Quang
38,890
38,890
-
Dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, con giống chăn nuôi bò
Toàn xã
22,500
22,500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, con giống chăn nuôi Đà điểu
Toàn xã
5,000
5,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi ong lấy mật
500
500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi dê
300
300
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án nuôi cá lồng trên sông
500
500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây dong riềng
90
90
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm cộng đồng
10,000
10,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
1.4
Xã Ba Vì
31,250
31,250
-
Dự án hỗ trợ cây giống thuốc nam
Thôn Hợp Nhất, Hợp Sơn, Yên Sơn
5,250
5,250
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ máy hoàn viên thuốc và máy thái
Thôn Hợp Nhất, Hợp Sơn, Yên Sơn
9,000
9,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án vườn ươm cây thuốc nam
2,000
2,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án Phát triển trang trại gắn với du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm cộng đồng
5,000
5,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm làng nghề cây thuốc nam
10,000
10,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
1.5
Xã Ba Trại
44,950
44,950
-
Dự án chăn nuôi bò
Toàn xã
2,100
2,100
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi lợn
2,000
2,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng, chế biến chè
30,000
30,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây thuốc nam
Thôn 5,6,7,8,9 xã Ba Trại
750
750
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm cộng đồng vùng trồng chè
10,000
10,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi ong lấy mật
100
100
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
1.6
Xã Yên Bài
61,250
61,250
-
Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sữa
Toàn xã
21,000
21,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ chăn nuôi đà điểu
250
250
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò thịt
6,000
6,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây thuốc nam
600
600
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm
5,000
5,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển sản xuất chè Yên Bài
12,000
12,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển Bưởi Yên Bài
4,500
4,500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án trang trại tổng hợp
10,000
10,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi gà đồi
1,400
1,400
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án chăn nuôi lợn mường
500
500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
1.7
Xã Vân Hòa
57,950
57,950
-
Dự án hỗ trợ chăn nuôi Bò sữa
Toàn xã
56,000
56,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ chăn nuôi Đà điểu
300
300
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ chăn nuôi Bò thịt
600
600
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây thuốc nam
1,050
1,050
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
2
Huyện Thạch Thất
11,490
11,490
2.1
Xã Yên Bình
1,350
1,350
-
Dự án hỗ trợ giống Hoa Ly
Thôn 1,3,5
75
75
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ giống Bò Ba Bê
Thôn 3,4,6
600
600
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ nhà lưới trồng hoa
Thôn 1,2,3
225
225
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ giống hoa Lay ơn
150
150
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây Ba Kích
300
300
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
2.2
Xã Yên Trung
7,940
7,940
-
Dự án hỗ trợ giống Bò sinh sản
1,800
1,800
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ nuôi Trâu
2,340
2,340
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ Lợn Nái sinh sản
2,840
2,840
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ Gà thả đồi
840
840
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây thanh long ruột đỏ
120
120
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
2.3
Xã Tiến Xuân
2,200
2,200
-
Dự án hỗ trợ giống Lợn sinh sản
Thôn 1,3,7
250
250
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ giống Gà ta lai
Thôn 2,5,6,7
840
840
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ giống Bò sinh sản
Thôn 1,2,3,6,4
660
660
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ Bò Ba Bê
Thôn 1,2,3,6,4
450
450
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
3
Huyện Quốc Oai
16,864
16,864
3.1
Xã Phú Mãn
3,164
3,164
-
Hỗ trợ cung cấp cây giống trồng cây ăn quả (Thanh long ruột đỏ, bưởi, nhãn....)
5 thôn
520
520
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Hỗ trợ cung cấp giống cây trồng rừng (Bạch đàn, Keo, và các cây trồng hiệu quả)
5 thôn
570
570
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Hỗ trợ cung cấp giống và kỹ thuật nuôi lợn rừng, gà thả đồi, nhím, dúi...
5 thôn
1,624
1,624
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ trồng cây Hồng
5 thôn
450
450
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
3.2
Xã Đông Xuân
13,700
13,700
-
Hỗ trợ cung cấp cây giống trồng cây ăn quả (Thanh long ruột đỏ, bưởi, nhãn, cây dược liệu....)
7 thôn
3,000
3,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Hỗ trợ cung cấp cây giống trồng rừng (Bạch đàn hương, Keo và cây trồng hiệu quả khác...)
7 thôn
4,500
4,500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Hỗ trợ cung cấp giống và kỹ thuật nuôi lợn rừng, gà thả đồi, nhím, dúi...
7 thôn
4,200
4,200
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm cộng đồng
2,000
2,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
4
Huyện Chương Mỹ
14,100
14,100
-
Mô hình sản xuất Bưởi VietGap ứng dụng công nghệ cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ chứng nhận VietGap
xã Trần Phú
2,000
2,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Mô hình sản xuất gà ta thả vườn theo hướng VietGap, gắn với tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ chứng nhận VietGap
5,600
5,600
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển trồng cây dược liệu (cây cà gai leo, mật gấu,...)
1,500
1,500
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm cộng đồng
5,000
5,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
5
Huyện Mỹ Đức
8,830
8,830
-
Mô hình phát triển cây dược liệu
xã An Phú
60
60
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Nuôi trâu sinh sản
2,640
2,640
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Chuỗi tiêu thụ sản phẩm sen
1,000
1,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Máy cơ giới hóa
1,000
1,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Phát triển HTX thủy sản
600
600
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Mô hình nuôi lợn nái sinh sản
580
580
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Sản xuất lúa chất lượng cao
750
750
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án hỗ trợ nuôi dê
200
200
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
-
Dự án phát triển trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm cộng đồng ở vùng trồng sen
2,000
2,000
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì
*
Các Dự án do các huyện chủ trì
27,944
27,944
-
Hỗ trợ sản xuất xã Yên Trung
Xã Yên Trung
16,920
16,920
UBND huyện Thạch Thất
-
DA trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng và kết hợp du lịch sinh thái 141,65 ha
Xã Phú Mãn
6,000
6,000
UBND huyện Quốc Oai
-
Tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi
Xã Đông Xuân
100
100
UBND huyện Quốc Oai
-
Hỗ trợ về con giống, thuốc thú y
Xã Đông Xuân
2,500
2,500
UBND huyện Quốc Oai
-
Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản
Xã Đông Xuân
1,024
1,024
UBND huyện Quốc Oai
-
Hỗ trợ cải tạo khu ao hồ
Xã Đông Xuân
1,400
1,400
UBND huyện Quốc Oai
III
Nội dung 5: Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
8,324
8,324
1
Tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại
1,500
1,500
UBND huyện Ba Vì
2
Tổ chức các lớp dạy nghề, đào tạo và nhân cấy nghề cho người dân
Xã Đông Xuân
2,000
2,000
UBND huyện Quốc Oai
3
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho vùng sản xuất VietGAP
Xã Trần Phú
504
504
UBND huyện Chương Mỹ
4
Hỗ trợ dạy nghề xã Yên Trung
Xã Yên Trung
4,320
4,320
UBND huyện Thạch Thất
IV
Nội dung 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tất đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, gồm các công trình, dự án:
33,600
33,600
1
Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và các điểm du lịch gắn với các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
Các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức
2,500
2,500
Sở Du lịch chủ trì
2
Tổ chức thường xuyên các hội nghị trao đổi về kỹ năng, ứng xử văn minh du lịch cho cộng đồng dân cư
Các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức
1,000
1,000
Sở Du lịch chủ trì
*
Các Dự án do các huyện chủ trì
30,100
30,100
1
Nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn 7 xã miền núi
Các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại
8,450
8,450
UBND huyện Ba Vì
2
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ gắn với bảo tồn giá trị văn hóa DTTS miền núi
Các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại
1,200
1,200
UBND huyện Ba Vì
3
Sưu tầm, mua sắm cồng chiêng cho các thôn trên địa bàn 7 xã miền núi còn lại (54 bộ x 40 triệu/bộ)
Các xã: Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài
2,160
2,160
UBND huyện Ba Vì
4
Sưu tầm, mua sắm trang phục cho người uy tín và người làm công tác bảo tồn trên địa bàn 7 xã miền núi còn lại (630 bộ x 3 triệu/bộ)
Các xã: Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài
1,890
1,890
UBND huyện Ba Vì
5
Đề án:"Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc Văn hóa DTTS xã An Phú huyện Mỹ Đức giai đoạn 2021-2025"
Xã An Phú
5,000
5,000
UBND huyện Mỹ Đức
6
Mở các lớp tập huấn nâng cao đội cồng chiếng, đội nhạc cụ dân tộc, CLB dân ca Mường
6 thôn xã An Phú
1,500
1,500
UBND huyên Mỹ Đức
7
Khôi phục, bảo tồn lễ hội truyền thống của người Mường
4 thôn xã An Phú
1,200
1,200
UBND huyên Mỹ Đức
8
Thực hiện đề án quảng bá, xúc tiến du lịch Hoa sen gắn với phát triển văn hóa dân tộc
Xã An Phú
5,200
5,200
UBND huyên Mỹ Đức
9
Mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa cộng đồng xã Đông Xuân
Xã Đông Xuân
500
500
UBND huyện Quốc Oai
10
Đề án “Khôi phục và bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai giai đoạn 2021-2030"
Huyện Quốc Oai
3,000
3,000
UBND huyện Quốc Oai
V
Nội dung 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, gồm các công trình, dự án:
32,327
32,327
1
Trung tâm y tế huyện Ba Vì
11,200
11,200
-
Đầu tư trang thiết bị y tế chuyên dùng
11,200
11,200
Sở Y tế Hà Nội
2
Trung tâm y tế huyện Mỹ Đức
1,325
1,325
-
Xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế và hệ thống xử lý nước sạch TYT xã An Phú
900
900
Sở Y tế Hà Nội
-
Đầu tư trang thiết bị y tế chuyên dùng
425
425
Sở Y tế Hà Nội
3
Trung tâm y tế huyện Thạch Thất
5,685
5,685
-
Đầu tư trang thiết bị y tế chuyên dùng
5,685
5,685
Sở Y tế Hà Nội
4
Trung tâm y tế huyện Quốc Oai
48
48
-
Đầu tư trang thiết bị y tế chuyên dùng
48
48
Sở Y tế Hà Nội
*
Các Dự án do các huyện chủ trì
14,069
14,069
1
Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ xã, y tế thôn và cộng tác viên dinh dưỡng
Các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại
246
246
UBND huyện Ba Vì
2
Tập huấn chuyên môn cho cán bộ Y tế xã, y tế thôn bản, Y tế trường học, Cộng tác viên dinh dưỡng:
Các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại
161
161
UBND huyện Ba Vì
3
Tăng cường công tác truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 5 tuổi
Các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại
512
512
UBND huyện Ba Vì
4
Tổ chức hoạt động nâng cao chất lượng y tế cho trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tại 7 xã miền núi
Các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại
13,000
13,000
UBND huyện Ba Vì
10
Chính sách đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế xã Phú Mãn
Xã Phú Mãn
100
100
UBND huyện Quốc Oai
11
Tuyên truyền công tác y tế, vệ sinh, phòng chống dịch xã Phú Mãn
Xã Phú Mãn
50
50
UBND huyện Quốc Oai
VI
Nội dung 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, gồm các công trình, dự án:
6,200
6,200
1
Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019-2025 (Theo Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 12/01/2019 của UBND Thành phố).
Các xã vùng DTTS và miền núi thuộc 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ
3,100
3,100
Ban Dân tộc Thành phố
2
Đề án: Tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ người dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025
14 xã DTTS thuộc 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ
1,200
1,200
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
*
Các Dự án do các huyện chủ trì
1,900
1,900
1
Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ nữ vùng dân tộc thiểu số
7 xã miền núi
1,400
1,400
UBND huyện Ba Vì
2
Tổ chức dạy nghề phụ cho phụ nữ
Xã An Phú
500
500
UBND huyện Mỹ Đức
VII
Nội dung 9: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gồm các công trình, dự án:
43,526
43,526
1
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc của thành phố Hà Nội
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
14,910
14,910
Ban Dân tộc Thành phố
2
Nâng cấp trang thông tin điện tử Ban Dân tộc Thành phố
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
113
113
Ban Dân tộc Thành phố
3
Nâng cấp phần mềm hệ chương trình quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
100
100
Ban Dân tộc Thành phố
4
Đánh giá, giải pháp xử lý an toàn thông tin, an toàn an ninh mạng
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
393
393
Ban Dân tộc Thành phố
5
An toàn thông tin, an toàn an ninh mạng và cơ sở dữ liệu theo mô hình 4 lớp
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
477
477
Ban Dân tộc Thành phố
6
Chương trình phối hợp tuyên truyền về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc với các cơ quan Đài, Báo
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
1,500
1,500
Ban Dân tộc Thành phố
7
Xây dựng, phát hành Bản tin Dân tộc
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
1,238
1,238
Ban Dân tộc Thành phố
8
Chương trình Tập huấn kiến thức tuyên truyền pháp luật PT Kinh tế xã hội cho cán bộ và đồng bào DTTS tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
3,868
3,868
Ban Dân tộc Thành phố
9
Kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật theo chương trình, đề án, Kế hoạch của UBND Thành phố
12 Nguyễn Trãi, Hà Đông
4,637
4,637
Ban Dân tộc Thành phố
Sở Tư pháp tổng hợp đề xuất kinh phí hàng năm
*
Các Dự án do các huyện chủ trì
16,290
16,290
10
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thông tin tuyên truyền
7 xã miền núi
8,090
8,090
UBND huyện Ba Vì
11
Đề án "Tập huấn, tuyên truyền PBGDPL nhằm nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong phát triển kinh tế và nâng cao dân trí, nhận thức pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số xã An Phú, huyện Mỹ Đức, giai đoạn 2021-2025"
Xã An Phú
3,000
3,000
UBND huyện Mỹ Đức
12
Xây dựng các trạm loa phát thanh thôn
Xã An Phú
1,200
1,200
UBND huyện Mỹ Đức
13
Nâng cấp cải tạo hệ thống Đài TT xã An Phú
Xã An Phú
800
800
UBND huyện Mỹ Đức
14
Hạ tầng Hệ thống truyền thanh xã Phú Mãn
Xã Phú Mãn
3,200
3,200
UBND huyện Quốc Oai | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "11/11/2021",
"sign_number": "253/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-22-2001-TT-BTC-mien-thue-giam-thue-cho-cac-doi-tuong-duoc-huong-uu-dai-dau-tu-Thong-tu-146-1999-TT-BTC-47594.aspx | Thông tư 22/2001/TT-BTC miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư Thông tư 146/1999/TT-BTC | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 22/2001/TT-BTC
Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2001
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 22/2001/TT-BTC NGÀY 03 THÁNG 04 NĂM 2001 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 146/1999/TT-BTC NGÀY 17/12/1999 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/1999/NĐ-CP NGÀY 8/7/1999 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC (SỬA ĐỔI) SỐ 03/1998/QH1O
Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10;
Căn cứ Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện ưu đãi về thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước như sau:
A - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, bao gồm:
1. Doanh nghiệp nhà nước;
2. Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;
3. Doanh nghiệp nhà nước giao cho tập thể người lao động, bán cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định tại Nghị định số l03/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ;
4. Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh;
5. Doanh nghiệp tư nhân,
6. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã;
7. Cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập; cơ sở văn hoá dân tộc được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật,
8. Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
9. Cá nhân, nhóm kinh doanh hoạt động theo Nghị định số 66-HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
10. Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam.
II. Các đối tượng nêu tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Mục I nêu trên (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh) có dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện về lao động, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư và đã được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (gọi chung là ưu đãi về thuế) theo hướng dẫn tại phần B Thông tư này khi:
- Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh;
- Đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế;
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
B. CÁC ƯU ĐÃI VỀ THUẾ
I. VỀ THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Đối tượng áp dụng:
Các đối tượng nêu tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Mục I Phần A Thông tư này được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 20 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo các mức thuế suất ưu đãi dưới đây:
2. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:
2.1. Thuế suất 25% đối với dự án đầu tư vào ngành nghề quy định tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
2.2. Thuế suất 25% đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
2.3. Thuế suất 20% đối với dự án đầu tư vào ngành nghề quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
2.4. Thuế suất 20% đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
2.5. Thuế suất 15% đối với dự án đầu tư vào ngành nghề quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại điểm 1 Mục I Phần B Thông tư này, ngoài ngành nghề kinh doanh được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, còn có các ngành nghề kinh doanh khác, thì cơ sở phải theo dõi hạch toán riêng phần thu nhập chịu thuế của ngành nghề được hưởng thuế suất ưu đãi với phần thu nhập chịu thuế của các ngành nghề kinh doanh khác và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp riêng theo đúng các mức thuế suất quy định đối với từng ngành nghề mà cơ sở có kinh doanh. Trường hợp cơ sở không theo dõi hạch toán riêng được phần thu nhập chịu thuế của từng ngành nghề kinh doanh có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau thì toàn bộ thu nhập của cơ sở phải kê khai theo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất mà cơ sở đang thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện dự án đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu thì các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi nêu tại điểm 2 Mục I Phần B Thông tư này được áp dụng trong thời gian dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và chỉ áp dụng đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại. Hết thời gian trên, toàn bộ phần thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu phải thực hiện kê khai theo các mức thuế suất quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
II. VỀ THỜI GIAN VÀ MỨC MIỄN, GIẢM CÁC LOẠI THUẾ
1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1. Đối với các dự án đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới:
a. Đối tượng áp dụng.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập theo dự án đầu tư, doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước giao cho tập thể người lao động, doanh nghiệp nhà nước bán cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo thời gian và các mức ưu đãi dưới đây:
b. Thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế:
- Được miễn hai năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho hai năm tiếp theo đối với dự án đáp ứng một điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn hai năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho bốn năm tiếp theo đối với dự án đáp ứng cả hai điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn ba năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho năm năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn ba năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho bảy năm tiếp theo đối với dự án đầu tư đáp ứng cả hai điều kiện quy định tại Điều 15 và được thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho bảy năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho chín năm tiếp theo đối với dự án đầu tư đáp ứng cả hai điều kiện quy định tại Điều 15 và được thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
Các mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế nêu trên chỉ áp dụng đối với phần thu nhập chịu thuế của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư. Trường hợp, cơ sở sản xuất kinh doanh không hạch toán riêng được phần thu nhập chịu thuế của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư, thì phần thu nhập chịu thuế được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế xác định tương ứng theo tỷ lệ (%) doanh thu của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư với tổng doanh thu của cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập theo dự án đầu tư có thu nhập chịu thuế ngay từ năm hoàn thành đầu tư đưa vào sản xuất, kinh doanh, nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm đầu dưới 6 tháng thì doanh nghiệp có thể đăng ký thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế địa phương bắt đầu từ năm tiếp sau.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động có dự án đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư thì việc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện như sau:
- Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập là đơn vị được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh và thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế thì đơn vị được áp dụng thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại điểm 1.1.b Mục II Phần B Thông tư này;
- Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập là đơn vị hạch toán phụ thuộc và thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tập trung tại cơ sở sản xuất, kinh doanh chính thì thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh chính theo hướng dẫn tại điểm 1.2 Mục II phần B Thông tư này.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh được thành lập do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu, đổi tên từ những cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động trước đây (bao gồm cả trường hợp giải thể doanh nghiệp tư nhân để thành lập doanh nghiệp tư nhân mới hoặc tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Giám đốc công ty trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) thì không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Mục I và điểm 1.1 Mục II Phần B Thông tư này;
1.2. Đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu:
a. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề quy định tại Danh mục A Nghị định số 51/1999/NĐ-CP được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo thời gian và mức ưu đãi dưới đây:
b. Thời gian và mức ưu đãi:
- Được miễn một năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm tiếp theo;
- Được miễn ba năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu được xác định theo một trong hai cách sau đây:
- Tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh;
- Tính từ năm tiếp sau năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Đối với những dự án đầu tư có thời gian thực hiện trên một năm và chia ra làm nhiều hạng mục đầu tư thì cơ sở sản xuất, kinh doanh được áp dụng thời gian tính miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh hoặc tính chung cho cả dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ vào tình hình thực hiện dự án đầu tư và thời gian tính miễn thuế, giảm thuế nêu trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế thời gian miễn thuế, giảm thuế cụ thể đối với đơn vị mình. Bản đăng ký thời gian miễn thuế, giảm thuế được lập và gửi cơ quan thuế cùng với bản sao giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hạch toán riêng phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu thì thu nhập chịu thuế tăng thêm được xác định căn cứ theo tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng trên tổng giá trị còn lại của tài sản cố định (bao gồm cả giá trị của tài sản đầu tư mới đưa vào sử dụng) tại thời điểm xét miễn thuế, giảm thuế.
1.3. Đối với dự án BOT, BTO:
a. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hoặc hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo thời gian và mức ưu đãi dưới đây:
b. Thời gian và mức ưu đãi:
Miễn thuế bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với phần thu nhập có được do thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BOT và BTO cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại điểm I.3.a Mục II Phần B Thông tư này.
Cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài thu nhập từ các dự án BTO hoặc BOT còn có thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác thì cơ sở phải hạch toán riêng kết quả kinh doanh của từng hoạt động để thực hiện chế độ ưu đãi về thuế cũng như việc kê khai nộp thuế theo quy định riêng đối với từng hoạt động mà cơ sở có kinh doanh.
1.4. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện dự án đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu nếu dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Danh mục A hoặc dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B hoặc Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP , thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP
1.5. Ưu đãi bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu:
a. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, ngoài các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 và 24 của Nghị định số 51/1999/NĐ-CP còn được hưởng thêm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 27 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo thời gian và mức ưu đãi dưới đây:
b. Thời gian và mức ưu đãi:
b.1. Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp:
+ Năm đầu tiên xuất khẩu được thực hiện bằng cách xuất khẩu trực tiếp;
+ Năm đầu tiên xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế - kỹ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây doanh nghiệp đã xuất khẩu;
+ Năm đầu tiên xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới, hoặc lãnh thổ mới khác với thị trường trước đây.
b.2. Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập tăng thêm do xuất khẩu trong năm tài chính đối với cơ sở có doanh thu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước;
b.3. Được giảm 20% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với các trường hợp:
+ Có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu;
+ Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong ba năm liên tục trước đó.
b.4. Được giảm thêm 25% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại tiết b.1 , b.2 và b.3 điểm này, nếu dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
b.5. Được miễn toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại tiết b.1 , b.2 và b.3 điểm này, nếu thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
Để có cơ sở thực hiện các mức ưu đãi bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại điểm 1.5 Mục II Phần B Thông tư này, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu phải hạch toán riêng được phần thu nhập được hưởng ưu đãi theo từng trường hợp nêu trên. Trường hợp không hạch toán riêng được phần thu nhập được hưởng ưu đãi theo quy định đối với xuất khẩu nêu trên thì phần thu nhập này được xác định tương ứng với tỷ lệ (%) doanh thu xuất khẩu theo quy định với tổng doanh thu của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Về thuế sử dụng đất
2.1. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư được miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất (bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất) quy định tại Điều 19 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo thời gian và mức ưu đãi dưới đây:
2.2. Thời gian và mức ưu đãi:
a. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP được miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất, kể từ khi được giao đất như sau:
- Được giảm 50% thuế sử dụng đất trong bảy năm đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Mục II Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Mục I Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
b. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn quy định tạt Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP được miễn nộp thuế sử dụng đất, kể từ khi được giao đất như sau:
- Được miễn bảy năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
- Được miễn mười năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục I Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
c. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP , đồng thời đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định 51/1999/NĐ-CP được miễn nộp thuế sử dụng đất, kể từ khi được giao đất như sau:
- Được miễn mười một năm đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn mười lăm năm đối với dự án đáp ứng đồng thời hai điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 51/1999/NĐ-CP .
d. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP được miễn nộp thuế sử dụng đất, kể từ khi được giao đất như sau:
- Được miễn mười một năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
- Được miễn mười lăm năm đối với dự án tại địa bàn quy định lại MụC I Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
- Được miễn thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Danh mục A và được thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
Hàng năm, trong thời hạn ưu đãi về thuế sử dụng đất, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tự xác định và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh số thuế sử dụng đất còn phải nộp sau khi trừ đi số thuế sử dụng đất được miễn, giảm theo các mức đã hướng dẫn tại điểm 2.2 Mục II Phần B Thông tư này.
3. Về thuế nhập khẩu
3.1. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành, nghề quy định tại Danh mục A hoặc dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B và Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 5 l/1999/NĐ-CP, được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định quy định tại Điều 26 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo mức ưu đãi dưới đây.
3.2. Mức ưu đãi:
Thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định loại trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng (nằm trong dây chuyền công nghệ) nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ. Phương tiện vận chuyển chuyên dùng đưa đón công nhân.
Thiết bị, máy móc và phương tiện chuyên dùng nêu trên muốn được hưởng miễn thuế nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hưởng ưu đãi đầu tư chấp nhận và phải đăng ký với hải quan cửa khẩu để thực hiện.
4. Về thuế chuyển lợi nhuận (thu nhập) ra nước ngoài
4.1. Đối tượng áp dụng:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần khi chuyển thu nhập hợp pháp ra nước ngoài được ưu đãi về thuế chuyển lợi nhuận (thu nhập) ra nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo mức ưu đãi dưới đây:
4.2. Mức ưu đãi:
Nộp một khoản thuế bằng 5% số thu nhập hợp pháp chuyển ra nước ngoài.
Cách xác định số thuế phải nộp, thủ tục nộp thuế thực hiện theo Mục V Phần C Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.
5. Về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
III. MIỄN, GIẢM TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh được nhà nước giao đất để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất phải nộp quy định tại Điều 17 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo mức ưu đãi dưới đây.
2. Mức ưu đãi:
a. Được giảm 50% tiền sử dụng đất, nếu dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/199/NĐ-CP
b. Được giảm 75% tiền sử dụng đất, nếu dự án đầu tư được thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
c. Được miễn nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp:
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực quy định lại Danh mục A và được thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Dự án đầu tư được thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
Các mức ưu đãi về tiền sử dụng đất nêu trên được xác định một lần tại thời điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh được giao đất và phải tính số tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
IV. MIỄN, GIẢM TIỀN THUÊ ĐẤT
1. Đối tượng áp dụng:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh được nhà nước cho thuê đất để hoạt động sản xuất kinh doanh, được ưu đãi về tiền thuê đất quy định tại Điều 18 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP theo thời gian và mức ưu đãi dưới đây.
2. Thời gian và mức ưu đãi:
a. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP được miễn tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất như sau:
- Được miễn ba năm đối với dự án đầu tư đáp ứng một điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn sáu năm đối với dự án đầu tư đáp ứng đủ hai điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
b. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP được miễn nộp tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất như sau:
- Được miễn bảy năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
- Được miễn mười năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục I Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
c. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP , đồng thời đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định 51/1999/NĐ-CP được miễn tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất như sau:
- Được miễn mười một năm đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ;
- Được miễn mười ba năm đối với dự án đầu tư đáp ứng đồng thời hai điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 51/1999/NĐ-CP .
d. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP được miễn nộp tiền thuê đất, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất như sau:
- Được miễn mười một năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
- Được miễn mười lăm năm đối với dự án tại địa bàn quy định tại Mục I Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
- Được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề quy định tại Danh mục A và thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
Hàng năm, trong thời hạn được ưu đãi về tiền thuế đất, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tự xác định và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh số tiền thuê đất phải nộp Ngân sách nhà nước, sau khi trừ đi số tiền thuê đất được ưu đãi theo các mức hướng dẫn tại điểm 2 Mục IV Phần B Thông tư này.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này phải gửi bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư để làm căn cứ thực hiện các ưu đãi về thuế cho cơ sở theo đúng quy định tại Điều 37 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP.
Hàng năm, căn cứ theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã được cấp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định các khoản được ưu đãi về thuế, các khoản còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước và thực hiện kê khai, nộp Ngân sách nhà nước theo từng kỳ cũng như quyết toán cả năm với cơ quan thuế theo chế độ qui định.
2. Riêng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại điểm 3 Mục II và Mục III Phần B Thông tư này thì trình tự, thủ tục ưu đãi về thuế thực hiện như sau:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại điểm 3 Mục II phải có đơn đề nghị và gửi bản sao giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư kèm theo bản giải trình kinh tế kỹ thuật về danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng (nằm trong dây chuyền công nghệ), phương tiện vận tải chuyên dùng đưa đón công nhân cho cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi cơ sở thực tế nhập khẩu. Cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi cơ sở nhập khẩu các loại máy móc thiết bị phương tiện vận tải, thực hiện việc miễn thuế nhập khẩu từng lần cho cơ sở theo thực tế nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì cơ sở nhập khẩu uỷ thác xuất trình hồ sơ trên kèm theo cả hợp đồng nhập khẩu uỷ thác cho cơ quan Hải quan).
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại Mục III thì hồ sơ và thẩm quyền xét miễn, giảm tiền sử dụng đất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 115/2000/'TT-BTC ngày 11/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
3. Trong quá trình thực hiện dự án, các cơ sở sản xuất kinh doanh không đáp ứng đủ những điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế theo mức đã đăng ký vì lý do khách quan hoặc chủ quan thì cơ sở phải thông báo bằng văn bản với cơ quan đã quyết định cấp ưu đãi đầu trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi dự án không còn đủ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định để điều chỉnh giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho phù hợp với điều kiện hưởng ưu đãi thực tế.
4. Cơ sở sản xuất kinh doanh có hành vi gian dối để được hưởng ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc khi thay đổi điều kiện đầu tư không khai báo thì phải bồi thường thiệt hại và hoàn trả các khoản ưu đãi về thuế đã được hưởng. Ngoài ra, tuỳ theo mức độ vi phạm mà cơ sở sản xuất kinh doanh còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
II. ĐỐI VỚI CƠ QUAN THU THUẾ
1. Cơ quan thu thuế (bao gồm cơ quan thuế, cơ quan Hải quan dưới đây gọi chung là cơ quan thuế) căn cứ vào các khoản ưu đãi về thuế đã được ghi rõ trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư để xác định số thuế được miễn, giảm khi các cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hướng dẫn tại Phần A Thông tư này và đã gửi cho cơ quan thuế bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cùng các giấy tờ cần thiết khác theo hướng dẫn tại Phần B Thông tư này.
2. Trường hợp phát hiện mức ưu đãi đầu tư ghi trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh không phù hợp với điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo thực tế, thì cơ quan thuế tạm thời áp dụng các mức ưu đãi về thuế theo đúng điều kiện thực tế, đồng thời thông báo lại cho cơ sở biết và đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư điều chỉnh một phần hoặc rút bỏ toàn bộ ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP .
Hàng năm, khi thực hiện quyết toán thuế cơ quan thuế phải xác định chính thức các khoản ưu đãi về thuế mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi đầu tư, số còn phải nộp Ngân sách nhà nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh và thông báo cho cơ sở biết để nộp đủ số còn thiếu trong thời hạn quy định, hoặc số nộp thừa so với số phải nộp đã ghi trong thông báo của cơ quan thuế để giảm trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo.
3. Cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế, nếu phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi khai man, trốn thuế, thì không được giải quyết ưu đãi về thuế cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cơ quan thuế phải thực hiện truy thu đủ số thuế đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi khai man, trốn thuế và áp dụng các biện pháp xử phạt theo luật định.
4. Cơ quan thuế các cấp phải mở hồ sơ, sổ theo dõi, lưu giữ đầy đủ các tài liệu liên quan đến các dự án được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này. Hàng năm cơ quan thuế thực hiện báo cáo về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) số đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và số thuế và thu ngân sách nhà nước khác thực tế đã miễn, giảm cùng với báo cáo kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước của năm trên địa bàn.
5. Cán bộ thuế, hải quan, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
III. HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hưởng ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước trước ngày 22 tháng 6 năm 1994 hoặc theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15/1/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước được tiếp tục hưởng các ưu đãi về đầu tư cho đến hết thời gian còn lại theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp. Ưu đãi về thuế lợi tức ghi trong giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được chuyển thành ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ ngày 1/1/1999 ưu đãi về thuế doanh thu ghi trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được thực hiện đến hết ngày 31/12/1998.
2. Đối với các dự án có Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước trước ngày 22 tháng 6 năm 1994 hoặc theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15/1/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước thuộc diện được hưởng các ưu đãi bổ sung về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP , nếu được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư bổ sung thì chỉ được hưởng ưu đãi cho thời gian ưu đãi còn lại, kể từ ngày Nghị định số 51/1999/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hưởng các mức ưu đãi về thuế theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP , nếu trong quá trình hoạt động có sự thay đổi về điều kiện hưởng ưu đãi thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc chấm dứt ưu đãi trước thời hạn theo đúng quy định tại Điều 34 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP.
4. Trường hợp có sự thay đổi về chủ sở hữu (hoặc quản lý) đối với các dự án được hưởng ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này thì chủ sở hữu (hoặc quản lý) mới tiếp tục được hưởng mức ưu đãi về thuế đã ghi trong giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong thời gian còn lại của dự án và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà chủ sở hữu (hoặc quản lý) cũ đã cam kết.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/12/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
Đối với các dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và đã áp dụng các mức ưu đãi về thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 146/1999/TT-BTC , nếu mức ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này làm ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư thì cơ quan thuế xem xét giải quyết cho các dự án đầu tư trên được hưởng theo các mức ưu đãi về thuế hướng dẫn tại Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Các khoản ưu đãi về thuế cho các dự án đầu tư đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu mức ưu đãi không phù hợp với mức ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này thì không xử lý truy thu hoặc hoàn trả.
Vũ Văn Ninh
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "03/04/2001",
"sign_number": "22/2001/TT-BTC",
"signer": "Vũ Văn Ninh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-01-2014-CT-UBND-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-Quan-12-Ho-Chi-Minh-532627.aspx | Chỉ thị 01/2014/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quận 12 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 12
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2014/CT-UBND
Quận 12, ngày 28 tháng 02 năm 2014
CHỈ THỊ
VỀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ NGÂN SÁCH QUẬN NĂM 2014
Căn cứ Chỉ thị của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố năm 2014; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ quận và những kết quả đã đạt được về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013. Tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, tạo sự đồng thuận của xã hội, tập trung dồn sức chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm, đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014, Ủy ban nhân dân Quận 12 yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm sau:
1. Tổ chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị về mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố năm 2014, Nghị quyết số 38/2013/NQ-HĐNĐ ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014, Chỉ thị số 21/2013/CT-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố năm 2014, Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của UBND thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và ngân sách Thành phố năm 2014, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của quận và các chương trình, kế hoạch liên quan nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ngay từ những tháng đầu năm 2014, hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo Kế hoạch đã đề ra.
2. Căn cứ Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của quận năm 2014, Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chủ động xây dựng Kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị theo hướng đề ra các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện, đồng thời làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của từng cơ quan, đơn vị. Hàng tháng, hàng quý tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm; rà soát kỹ từng chỉ tiêu, đặc biệt là những chỉ tiêu chưa đạt để kịp thời chỉ đạo khắc phục các mặt trì trệ, thiếu sót; đề xuất kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện.
3. Tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ.
4. Tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp đảm bảo công tác thu ngân sách Nhà nước ngay từ những tháng đầu năm 2014, phấn đấu hoàn thành và vượt 8% chỉ tiêu pháp lệnh năm. Tiết kiệm chi ngân sách; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các khoản chi ngân sách và mua sắm, quản lý tài sản công của các đơn vị; kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
5. Tập trung thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các Chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, các Công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ IV. Chủ động phối hợp với các sở, ngành Thành phố để giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, thực hiện dự án nhằm nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phấn đấu tỷ lệ giải ngân trên 95%.
6. Tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiên quyết kéo giảm số vụ vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các sai phạm ngay từ đầu. Tổ chức thực hiện hoàn thành các Quyết định xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai, xây dựng còn tồn đọng năm 2013 và không để phát sinh, tồn đọng mới trong năm 2014.
7. Tổ chức thực hiện kịp thời các biện pháp an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; tổ chức thực hiện Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá với các biện pháp, cách làm phong phú, đa dạng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các cấp học, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện chặt chẽ, khoa học trong công tác phân luồng học sinh và dự báo tình hình học sinh đầu cấp. Duy trì thường xuyên và quan tâm thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật - thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp kéo giảm tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên người theo hướng chủ động phòng ngừa và tích cực khống chế, dập dịch (nếu có), đặc biệt là bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết và các chủng virut cúm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về văn hóa - xã hội.
8. Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại. Tiếp tục tăng cường trật tự kỷ cương hành chính trong công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành công vụ. Tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực cụ thể theo tình hình địa bàn. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục chủ động ngăn ngừa và không để phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người. Tăng cường công tác tự kiểm tra tại cơ quan, đơn vị và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực, như: công tác quản lý Nhà nước đất đai, xây dựng; đầu tư xây dựng cơ bản; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư; công tác giải quyết hồ sơ hành chính cho nhân dân. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.
9. Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh năm 2014, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh; kiềm chế sự gia tăng tội phạm và kéo giảm tỷ lệ phạm pháp hình sự; nâng tỷ lệ điều tra khám phá án hình sự, trong đó án đặc biệt nghiêm trọng và các án cướp, cướp giật, trộm cắp theo chỉ tiêu đã đề ra; tăng cường nắm tình hình, nâng cao hiệu quả các mặt công tác về an ninh trong tình hình mới; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy, nổ, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Tổ chức thực hiện hoàn thành công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và diễn tập khu vực phòng thủ năm 2014.
10. Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc nỗ lực thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể Ủy ban nhân dân quận; sự quyết liệt, đồng bộ trong việc chỉ đạo, điều hành; đặc biệt sự đồng thuận và ủng hộ của Ủy ban Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tại địa phương.
11. Tổ chức thực hiện
a) Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cụ thể hóa Kế hoạch chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và ngân sách quận năm 2014 thành Chương trình làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; theo dõi, đôn đốc thủ trưởng cơ quan, đơn vị chuẩn bị nội dung, sắp xếp, bố trí lịch để xem xét, thông qua các đề án, kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quận ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận xây dựng Chương trình công tác, hoạt động của hệ thống chính trị Quận đồng bộ, hiệu quả.
b) Yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, Ủy ban nhân dân Quận tổ chức họp thường kỳ, để kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, để thúc đẩy cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ chung và chuyên môn.
Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quận năm 2014./.
Nơi nhận:
- UBND Thành phố;
- Đ/c Võ Tiến Sĩ- UV BTV.TU- TB TC.TU;
- Đ/c Nguyễn Chí Thành- UV BTV.TU- GĐ CATP;
- VP.UBND/TP;
- Sở KH&ĐT;
- TT.QU; VP.QU;
- UBND/Q (CT, các PCT);
- Các phòng, ban ngành;
- UBND 11 phường;
- VP.UBND quận (CVP, PVP);
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Toàn Thắng | {
"issuing_agency": "Quận 12",
"promulgation_date": "28/02/2014",
"sign_number": "01/2014/CT-UBND",
"signer": "Nguyễn Toàn Thắng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-87-2003-TT-BTC-huong-dan-chinh-sach-uu-dai-tai-chinh-doanh-nghiep-co-khi-san-xuat-o-to-cho-khach-tu-25-cho-ngoi-51360.aspx | Thông tư 87/2003/TT-BTC hướng dẫn chính sách ưu đãi tài chính doanh nghiệp cơ khí sản xuất ô tô chở khách từ 25 chỗ ngồi mới nhất | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 87/2003/TT-BTC
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2003
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 87/2003/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ SẢN XUẤT XE ÔTÔ CHỞ KHÁCH TỪ 25 CHỖ NGỒI TRỞ LÊN
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 175/2002/QĐ ngày 03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020;
Căn cứ Quyết định 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020.
Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách ưu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp cơ khí sản xuất ôtô buýt chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên (Sau đây gọi là xe ôtô chở khách) như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ về tài chính và ưu đãi thuế theo quy định tại thông tư này là các doanh nghiệp (Bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp thực hiện việc sản xuất ôtô chở khách. Riêng Công ty cơ khí ôtô 1-5 thuộc Tổng công ty cơ khí Giao thông Vận tải được áp dụng các chính sách hỗ trợ về tài chính theo quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung sản phẩm ôtô chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên vào danh mục các sản phẩm cơ khí ưu đãi được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển.
Các doanh nghiệp cơ khí sản xuất xe ôtô chở khách phải đăng ký với Bộ Công nghiệp về tỷ lệ nội địa hoá xe ôtô chở khách đạt được đến 20% vào năm 2005 và từ 35-40% vào năm 2010 theo quy định tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
Chính sách ưu đãi về vốn cho doanh nghiệp.
1. Khi tiến hành đầu tư các dự án xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất xe ôtô chở khách được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp được vay vốn đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển, thời hạn vay không quá 12 năm trong đó có 2 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm, lãi suất vay là 3%/năm tính riêng cho từng khoản vay. Doanh nghiệp vay vốn không phải thế chấp tài sản, nhưng không được chuyển nhượng tài sản trước khi trả xong nợ (Cả gốc và lãi) đối với từng khoản vay.
2. Trong trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển chưa đáp ứng được các khoản vay này, các doanh nghiệp được phép vay các Ngân hàng thương mại để triển khai dự án. Bộ Tài chính xem xét, làm thủ tục cấp bù chênh lệch giữa lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại và lãi suất tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển.
Hồ sơ, thủ tục cấp bù chênh lệch giữa lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại và lãi suất tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển bao gồm:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi Bộ Tài chính đề nghị cấp bù chênh lệch giữa lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại và lãi suất tiền vay của Quỹ hỗ trợ phát triển. Trong đó ghi rõ tổng số tiền vay, lãi suất đề nghị cấp bù và số tài khoản giao dịch tại các Ngân hàng thương mại.
- Hồ sơ dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xác nhận của Ngân hàng thương mại đã cho vay.
Chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp
Ngoài các ưu đãi quy định tại Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp được áp dụng các chính sách ưu đãi quy định dưới đây, trường hợp các ưu đãi quy định tại thông tư này trùng với quy định tại các văn bản pháp luật trên thì doanh nghiệp được hưởng mức ưu đãi cao nhất.
1. Thuế nhập khẩu
- Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được theo quy định của Bộ Công nghiệp (Hoặc có xác nhận của Bộ Công nghiệp).
- Hàng năm hoặc định kỳ (Quý, 6 tháng), các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất, lập danh mục và kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị phương tiện vận tải (Nằm trong dây chuyền công nghệ) để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được gửi cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký việc thực hiện miễn thuế nhập khẩu.
- Cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với Cục Thuế địa phương nơi quản lý trực tiếp doanh nghiệp kiểm tra và quyết toán tình hình sử dụng số máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (Nằm trong dây chuyền công nghệ), trường hợp nếu phát hiện sử dụng hàng nhập khẩu sai mục đích phải xử lý truy thu thuế nhập khẩu đã được miễn và xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Các doanh nghiệp sản xuất xe ôtô chở khách được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian 2 năm kế tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm là xe ôtô chở khách, còn các hoạt động sản xuất các sản phẩm khác vẫn thực hiện theo cơ chế hiện hành.
b. Các doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng đúng mục đính nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn hoặc giảm nộp để đầu tư các dự án nhằm phát triển, nâng cao năng lực sản xuất xe ôtô chở khách.
3. Đối với tiền thuê đất
Được giảm 50% tiền thuê đất cho các dự án sản xuất ôtô chở khách đầu tư xây dựng mới đến hết năm 2005.
Chính sách về hỗ trợ nghiên cứu phát triển.
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước sản xuất ôtô chở khách được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các hoạt động như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của doanh nghiệp thuộc các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp sản xuất xe ôtô khách được trích tối đa đến 2% trên doanh số sản phẩm xe chở khách bán ra để lập quỹ nghiên cứu và phát triển. Doanh nghiệp xây dựng quy chế sử dụng nguồn quỹ này đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông từ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời bổ sung cho phù hợp.
Lê Thị Băng Tâm
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "15/09/2003",
"sign_number": "87/2003/TT-BTC",
"signer": "Lê Thị Băng Tâm",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-02-2013-CT-UBND-quan-ly-nha-nuoc-buu-chinh-vien-thong-cong-nghe-thong-tin-Can-Tho-223833.aspx | Chỉ thị 02/2013/CT-UBND quản lý nhà nước bưu chính viễn thông công nghệ thông tin Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2013/CT-UBND
Cần Thơ, ngày 20 tháng 12 năm 2013
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Những năm qua, hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố có tốc độ phát triển khá nhanh; từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin liên lạc, truy cập dữ liệu, vận chuyển hàng hóa; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các thế lực thù địch và đối tượng phạm tội không ngừng lợi dụng hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin để vận chuyển hàng cấm, phát tán tài liệu phản động, tuyên truyền, kích động chống phá chế độ, phá hoại an ninh mạng... gây thiệt hại về kinh tế, dao động về tư tưởng, làm mất ổn định, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau đây:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong việc quản lý bảo vệ các công trình phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn;
b) Tăng cường công tác tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; tổ chức phát động rộng khắp phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, không để lộ, lọt thông tin bí mật của Đảng và Nhà nước;
c) Ủy ban nhân dân quận, huyện tăng cường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
d) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ gửi Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (trừ trường hợp báo cáo đột xuất hoặc theo yêu cầu).
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông thực hiện Chỉ thị, hướng dẫn nội dung, hình thức tuyên truyền; biên soạn, phát hành đề cương, tài liệu phục vụ tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
b) Tăng cường phối hợp với Công an thành phố, Cục Hải quan, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực IV, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
c) Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong các hoạt động sản xuất; kinh doanh và sử dụng thiết bị bưu chính, viễn thông;
d) Trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định huy động một phần hay toàn bộ cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin để phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
3. Công an thành phố:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông điều tra khảo sát, đánh giá, xác định những mục tiêu, địa bàn trọng điểm để chỉ đạo xây dựng kế hoạch tăng cường công tác bảo vệ an toàn mạng lưới và an ninh thông tin;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xây dựng các phương án bảo vệ phòng, chống cháy nổ, tuần tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông; phương án phối hợp hành động khi có tình huống khẩn cấp xảy ra;
c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng mạng lưới trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn quản lý;
d) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức điều tra phá án kịp thời, hiệu quả để đưa ra xét xử nghiêm minh tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, các vụ trộm cắp cáp viễn thông, trộm cắp cước viễn thông quốc tế, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính;
đ) Khi cần thiết chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai lực lượng công an canh gác bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng khác về cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
e) Kịp thời thông báo với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và nhân dân về những âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch và bọn tội phạm lợi dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông để xâm phạm đến an ninh quốc gia; bảo vệ tài sản công và các lợi ích hợp pháp về lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin của các cơ quan doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
4. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ mạng lưới thông tin liên lạc của đơn vị mình; tổ chức lực lượng, các trang thiết bị bảo vệ mạng lưới và các công trình viễn thông thuộc quyền quản lý, vận hành, khai thác; tăng cường kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các đại lý dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm xâm hại đến công trình bưu chính, viễn thông; phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, điều tra và xét xử nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
b) Thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông về kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông của đơn vị mình;
c) Phối hợp với các doanh nghiệp khác trên địa bàn trong việc cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện những hành vi xâm hại mạng lưới bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
d) Phối hợp với Công an địa phương xây dựng phương án giải quyết các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt khi có tình huống khẩn cấp xảy ra như: phá hoại mạng lưới, công trình bưu chính, viễn thông;
đ) Chủ động phối hợp và cung cấp thông tin cần thiết về tuyến cáp, công trình bưu chính, viễn thông bị xâm hại cho các cơ quan có liên quan (Công an các cấp, Sở Thông tin và Truyền thông) để phục vụ cho công tác xác minh, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trộm cắp, phá hoại công trình bưu chính, viễn thông;
e) Xây dựng hệ thống cảnh báo, chống trộm, đảm bảo phát hiện ngay khi có người xâm hại đến công trình bưu chính, viễn thông;
g) Thiết lập đường dây nóng phục vụ việc xử lý nguồn thông tin do người dân cung cấp để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra thiệt hại;
h) Chú trọng việc tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ an toàn mạng lưới, an ninh thông tin;
i) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ gửi Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (trừ trường hợp báo cáo đột xuất hoặc theo yêu cầu).
5. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố:
Tăng cường phối hợp tổ chức xét xử lưu động các vụ án liên quan đến hành vi trộm cắp, hủy hoại cơ sở hạ tầng và các hành vi khác trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 12 năm 2013, đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là ngày 25 tháng 12 năm 2013 và thay thế Chỉ thị số 14/2007/CT-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT. Thành ủy, TT. HĐND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Công an thành phố;
- Lữ đoàn Thông tin 29 Quân khu 9;
- UBMTTQVN TP và đoàn thể;
- Các sở, ban, ngành TP;
- Các doanh nghiệp BC,VT & CNTTT;
- Báo Cần Thơ;
- Đài PT&TH TP Cần Thơ;
- Trung tâm Công báo;
- Cổng TTĐT thành phố;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND thành phố (3C);
- Lưu: VT,ND
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hùng Dũng | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "20/12/2013",
"sign_number": "02/2013/CT-UBND",
"signer": "Lê Hùng Dũng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-07-2008-TT-BTC-huong-dan-le-phi-dang-ky-cu-tru-61643.aspx | Thông tư 07/2008/TT-BTC hướng dẫn lệ phí đăng ký cư trú | BỘ TÀI CHÍNH
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
Số: 07/2008/TT-BTC
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2008
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chấn chính việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
Sau khi trao đổi với Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú, như sau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Cơ quan thực hiện đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú là cơ quan thu lệ phí đăng ký cư trú.
3. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.
II. MỨC THU LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ
1. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:
a) Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 10.000 đồng/lần đăng ký;
b) Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 8.000 đồng/lần cấp;
c) Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): không quá 5.000 đồng/lần đính chính;
2. Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại khoản 1, mục này.
3. Mức thu lệ phí đăng ký cư trú do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại khoản 1 và khoản 2, mục này.
III. MIỄN LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ
Miễn thu lệ phí khi cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ nội dung quy định về “lệ phí hộ khẩu” quy định tại gạch đầu dòng thứ 2, điểm b.1, khoản 4, mục III, Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 16/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Đối với những công việc đăng ký và quản lý hộ khẩu được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật cư trú thì được tạm thời tiếp tục áp dụng mức thu theo văn bản quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho đến khi có văn bản quy định mới theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Đối với những công việc đăng ký cư trú mới được hướng dẫn tại Thông tư này mà chưa có văn bản hướng dẫn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì chưa được phép thu cho đến khi có văn bản quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
5. Các nội dung khác liên quan đến việc đăng ký, kê khai, thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu lệ phí đăng ký cư trú không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc
nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Trang Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (CST3).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "15/01/2008",
"sign_number": "07/2008/TT-BTC",
"signer": "Trương Chí Trung",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-51-2018-TT-BLDTBXH-yeu-cau-ve-nang-luc-ma-nguoi-hoc-phai-dat-duoc-sau-khi-tot-nghiep-422059.aspx | Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp mới nhất | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 51/2018/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-Ttg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:
1. Ngành, nghề: Chế biến lương thực;
2. Ngành, nghề: Công nghệ chế biến chè;
3. Ngành, nghề: Chế biến rau quả;
4. Ngành, nghề: Chế biến mủ cao su;
5. Ngành, nghề: Công nghệ thực phẩm;
6. Ngành, nghề: Chế biến thực phẩm;
7. Ngành, nghề: Chế biến và bảo quản thủy sản;
8. Ngành, nghề: Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm;
9. Ngành, nghề: Kiểm nghiệm bột giấy và giấy;
10. Ngành, nghề: May thời trang;
11. Ngành, nghề: Kỹ thuật xây dựng;
12. Ngành, nghề: Xây dựng cầu đường bộ;
13. Ngành, nghề: Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ;
14. Ngành, nghề: Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt;
15. Ngành, nghề: XD và hoàn thiện công trình thủy lợi.
Điều 2. Ủy quyền cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành quy định chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo từng ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 của Thông tư này và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CHO CÁC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến lương thực trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu lương thực; trực tiếp tham gia sản xuất và bảo quản sản phẩm; giám sát các quy trình sản xuất: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng…; phân tích các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm; tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo đánh giá quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến lương thực có các dây chuyền sản xuất bán thủ công hoặc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề này thường làm việc trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, tiếng ồn, nhiều khói bụi và tiếp xúc thường xuyên với các máy, thiết bị chế biến lương thực như máy xay thóc, lau bóng, máy nghiền, máy trộn, máy cán, máy cắt, máy sấy… nên phải thao tác cẩn thận, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.
Người hành nghề Chế biến lương thực sẽ trực tiếp tham gia vận hành, vệ sinh các máy và thiết bị trên dây chuyền chế biến lương thực; thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm lương thực tại các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng kỹ thuật của các nhà máy chế biến lương thực; tổ chức các ca sản xuất ở nhà máy chế biến lương thực.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Phân tích được đặc điểm, tính chất, thành phần của nguyên liệu và sản phẩm lương thực;
- Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng, công dụng và qui trình vận hành, của một số máy, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong chế biến lương thực;
- Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh các thiết bị chế biến lương thực;
- Giải thích được phương pháp phân tích cơ bản, đặc tính của nguyên liệu trong chế biến lương thực và sự biến đổi của các thành phần trong quá trình chế biến lương thực, đặc điểm và hoạt động của một số loại vi sinh vật;
- Phân tích, đánh giá được chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong chế biến lương thực;
- Giải thích được một số nguyên lý cơ bản, các quá trình cơ bản của quá trình chế biến lương thực;
- Mô tả được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm phổ biến như: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng...;
- Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ lương thực;
- Trình bày được các nội dung tổ chức quản lý sản xuất ở cơ sở sản xuất, chế biến lương thực;
- Giải thích được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được nguyên liệu, bán thành phẩm đảm bảo cho quá trình chế biến;
- Lựa chọn được các loại máy, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu, sản phẩm bán thành phẩm, sản phẩm thành phẩm trong chế biến lương thực;
- Làm thành thạo các thao tác đối với từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chế biến lương thực, cụ thể như các sản phẩm: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng...;
- Thực hiện thành thạo các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh thiết bị chế biến theo đúng trình tự quy định, đảm bảo an toàn;
- Chế biến được sản phẩm lương thực theo quy trình công nghệ đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;
- Khắc phục kịp thời được những sự cố thường xảy ra trong quá trình kiểm tra, thực hiện các giải pháp phòng ngừa và cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm;
- Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm lương thực nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện công việc;
- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng;
- Làm việc độc lập hoặc tham gia làm việc nhóm trong điều kiện môi trường biến động; đánh giá được kết quả thực hiện công việc của cá nhân và của nhóm; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của nhóm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu;
- Sơ chế nguyên liệu;
- Xử lý cơ học;
- Phối trộn nguyên liệu;
- Định hình nguyên liệu;
- Xay xát;
- Phân loại nguyên vật liệu lương thực dạng hạt rời;
- Phân riêng dịch bột ướt;
- Xử lý nhiệt;
- Làm khô nguyên liệu;
- Bao gói sản phẩm;
- Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến lương thực, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến lương thực trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu lương thực; trực tiếp tham gia sản xuất và bảo quản sản phẩm; giám sát các quy trình sản xuất như: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng…; phân tích các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm; tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo đánh giá quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến lương thực có các dây chuyền sản xuất bán thủ công hoặc công nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề này thường làm việc trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, tiếng ồn, nhiều khói bụi và tiếp xúc thường xuyên với các máy, thiết bị chế biến lương thực như máy xay thóc, lau bóng, máy nghiền, máy trộn, máy cán, máy cắt, máy sấy… nên phải thao tác cẩn thận, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.
Người hành nghề Chế biến lương thực sẽ trực tiếp tham gia vào dây chuyền chế biến lương thực; người kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm lương thực; thực hiện công tác kiểm nghiệm tại các phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng kỹ thuật của các nhà máy chế biến lương thực; trực tiếp vận hành, vệ sinh các thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất; tổ chức các ca sản xuất ở nhà máy chế biến lương thực;
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm, tính chất, thành phần của nguyên liệu và sản phẩm lương thực;
- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại thiết bị chính thường được sử dụng trong chế biến lương thực;
- Mô tả được các thao tác, cách hiệu chỉnh, vận hành các thông số kỹ thuật, chế độ vệ sinh các thiết bị chế biến lương thực;
- Trình bày được một số nguyên lý cơ bản của quá trình chế biến lương thực;
- Mô tả được các bước và yêu cầu của từng bước thực hiện các công việc trong qui trình chế biến đối với một sản phẩm lương thực cụ thể như: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng...;
- Trình bày được nội dung công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến từ lương thực;
- Trình bày được các nội dung tổ chức quản lý sản xuất ở cơ sở sản xuất, chế biến lương thực;
- Trình bày được nguyên tắc và các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng một số chỉ tiêu nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm trong dây chuyền chế biến lương thực;
- Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được nguyên liệu, bán thành phẩm đảm bảo cho quá trình chế biến;
- Vận hành và sử dụng được các loại máy, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế biến lương thực;
- Kiểm tra, vệ sinh, thiết bị chế biến theo đúng trình tự quy định, đảm bảo an toàn;
- Thực hiện được các thao tác cơ bản đối với từng công đoạn trong quá trình chế biến các sản phẩm chế biến từ lương thực: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng...;
- Chế biến được sản phẩm lương thực theo qui trình công nghệ, đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự rèn luyện nâng cao sức khỏe bản thân;
- Giải quyết được công việc một cách độc lập, đồng thời phối hợp được với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu;
- Sơ chế nguyên liệu;
- Xử lý cơ học;
- Phối trộn nguyên liệu;
- Định hình nguyên liệu;
- Xay xát;
- Phân loại nguyên vật liệu lương thực dạng hạt rời;
- Phân riêng dịch bột ướt;
- Xử lý nhiệt;
- Làm khô nguyên liệu;
- Bao gói sản phẩm;
- Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến lương thực, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
2.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ chế biến chè trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc chuyên môn quản lý, giám sát quy trình sản xuất; phân tích, kiểm tra chất lượng chè từ khâu cân nhận nguyên liệu chè tươi; chế biến; đến khi bao gói sản phẩm, đưa ra thị trường tiêu thụ từ các sản phẩm truyền thống như chè xanh, chè đen, chè hương, chè hoa, chè ô long cho đến các sản phẩm theo nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Công nghệ chế biến chè làm việc tại các cơ sở, nhà máy sản xuất chè; thường làm việc tiếp xúc với các máy móc, thiết bị trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, tiếng ồn, khói và bụi, các thao tác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm… nên phải rèn luyện tinh thần nghiêm túc, thao tác cẩn thận, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm đồ uống.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chế biến chè: chè đen OTD, chè đen CTC, chè ô long, chè hòa tan, chè xanh, chè ướp hoa tươi...;
- Giải thích được các nguyên lý của các quá trình cơ bản trong công nghệ chế biến chè;
- Phân tích được quy trình công nghệ sản xuất các loại chè phổ biến ở Việt Nam và một số nước trên thế giới: chè xanh, chè đen, chè ô long, chè hương, chè hoa tươi, chè hòa tan...;
- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ, từng công đoạn sản xuất: Bảo quản chè tươi, làm héo chè, diệt men chè, lên men chè, làm khô chè, phân loại, đấu trộn chè, chè ô long, chè ướp hương, ướp hoa tươi, chè hòa tan; bảo quản chè khô;
- Đề ra được giải pháp xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề: chế biến chè đen OTD, CTC, chè xanh, chè ô long, chè ướp hương, ướp hoa tươi, chè hòa tan, chè xanh dẹt, chè xanh duỗi, chè xanh viên...;
- Giải thích rõ được các biến đổi lý-hoá- sinh của chè trong quá trình bảo quản nguyên liệu, làm héo, diệt men, vò, lên men, làm khô, bảo quản chè khô;
- Trình bày được phương pháp kiểm tra, tổ chức và quản lý sản xuất trong nghề chế biến chè;
- Phân tích, kiểm tra, kiểm soát được các nội dung công việc đánh giá chất lượng sản phẩm chè dựa trên các chỉ tiêu cảm quan, vật lý và phân tích hóa sinh;
- Phân tích được các phương án tiếp cận, chăm sóc khách hàng, các loại hình kinh doanh phổ biến, hiệu quả, phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường chè;
- Phân tích được các chỉ tiêu hóa sinh của chè;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Vận hành, bảo dưỡng và hiệu chỉnh được các loại thiết bị chế biến chè: chè đen, chè xanh, chè ô long, chè hòa tan, chè hương chè hoa tươi...;
- Làm thành thạo các công việc trong công nghệ sản xuất chè đen, chè xanh, chè ô long, chè hương, chè hoa...;
- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng chè ở từng công đoạn sản xuất trên dây chuyền chế biến khác nhau;
- Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất và đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu;
- Tổng hợp được số liệu để viết báo cáo quá trình sản xuất;
- Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất được một tổ sản xuất, một ca sản xuất hoặc một phân xưởng;
- Tổ chức thực hiện được công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có tinh thần học tập và làm việc nghiêm túc, cẩn thận, tỷ mỉ, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;
- Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp, luôn phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm chè Việt Nam;
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất;
- Làm việc độc lập, phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất;
- Ứng dụng được các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực chế biến chè;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận nguyên liệu;
- Sản xuất chè xanh bán thành phẩm;
- Sản xuất chè đen bán thành phẩm;
- Phân loại chè;
- Sản xuất chè ướp hoa tươi;
- Sản xuất chè ướp hương liệu;
- Sản xuất chè ô long;
- Sản xuất bột chè hòa tan;
- Bao gói chè;
- Sản xuất nước giải khát từ chè;
- Phân tích, kiểm tra chất lượng chè;
- Quản lý sản xuất chè;
- Tiêu thụ sản phẩm.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ chế biến chè, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ chế biến chè trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc chuyên môn từ khâu cân nhận nguyên liệu chè tươi đến khi bao gói sản phẩm, đưa ra thị trường tiêu thụ với các sản phẩm truyền thống như chè xanh, chè đen; đóng gói các loại bao bì đa dạng như: chè gói nhỏ, chè đóng hộp, chè túi lọc, chè đóng bao, đóng thùng.... đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Công nghệ chế biến chè làm việc tại các cơ sở, nhà máy sản xuất chè, thường làm việc tiếp xúc với các máy móc, thiết bị trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao, tiếng ồn, khói và bụi, các thao tác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm… nên phải rèn luyện tinh thần làm việc nghiêm túc, thao tác cẩn thận, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm đồ uống.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo các bộ phận chính của thiết bị và nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị chế biến chè: chè đen OTD, chè đen CTC... và một số nguyên lý của các quá trình cơ bản sử dụng trong các thiết bị này;
- Nêu được các công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất chè xanh, chè đen...;
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ, từng công đoạn sản xuất: Bảo quản chè tươi, làm héo chè, diệt men chè, lên men chè, làm khô chè, phân loại, đấu trộn chè; bảo quản chè khô;
- Trình bày được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề: chế biến chè đen OTD, CTC, chè xanh... và một số biện pháp phòng tránh;
- Nêu được các biến đổi lý-hoá- sinh của chè trong quá trình bảo quản chè tươi; làm héo, diệt men, vò, lên men, làm khô, bảo quản chè khô;
- Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm chè dựa trên một số chỉ tiêu cảm quan và vật lý;
- Liệt kê được các phương án tiếp cận, chăm sóc khách hàng, các loại hình kinh doanh phổ biến, hiệu quả, phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường chè;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Vận hành, bảo dưỡng và điều chỉnh được các loại thiết bị chế biến chè: chè đen, chè xanh;
- Làm được các công việc trong công nghệ sản xuất chè đen, chè xanh;
- Kiểm tra, đánh giá cảm quan được chất lượng chè ở từng công đoạn sản xuất trên dây chuyền chế biến chè xanh, chè đen và chất lượng sản phẩm;
- Xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất và đề ra được biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Tập hợp được số liệu để viết báo cáo quá trình thực hiện của một tổ sản xuất;
- Tổ chức thực hiện được công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Rèn luyện tinh thần học tập và làm việc nghiêm túc, cẩn thận, tỷ mỉ, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;
- Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp, luôn phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm chè Việt Nam;
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất;
- Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Làm việc độc lập, phối hợp với đồng nghiệp trong tổ sản xuất;
- Ứng dụng được các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực chế biến chè;
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận nguyên liệu;
- Sản xuất chè xanh bán thành phẩm;
- Sản xuất chè đen bán thành phẩm;
- Phân loại chè;
- Bao gói chè;
- Phân tích, kiểm tra chất lượng chè;
- Tiêu thụ sản phẩm.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ chế biến chè, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
3.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CHẾ BIẾN RAU QUẢ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến rau quả trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề trực tiếp thực hiện các công việc tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu rau quả, trực tiếp tham gia sản xuất và bảo quản sản phẩm, giám sát các quy trình sản xuất: đồ hộp quả nước đường, nước quả, rau quả sấy, rau quả dầm dấm, rau quả muối chua, rau quả đông lạnh… kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Công việc làm của nghề chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở chế biến rau quả có các quy mô nhỏ và vừa hoặc quy mô công nghiệp, cơ sở kinh doanh và nghiên cứu phát triển các sản phẩm rau quả với điều kiện và môi trường làm việc bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động.
Điều kiện làm việc của nghề là thường xuyên tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, tiếp xúc với các máy gọt, máy cắt, máy sấy, các thiết bị gia nhiệt, theo yêu cầu đặc thù công nghệ của từng loại sản phẩm…
Để thực hiện công việc, người lao động phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, làm việc được trong các điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ, hoá chất theo yêu cầu đặc thù công nghệ của từng loại sản phẩm; có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, người lao động phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ, làm chủ thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa; rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng và đam mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.450 giờ (tương đương 88 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Giải thích được tính chất, thành phần của nguyên vật liệu và ảnh hưởng của chúng đến công nghệ, chất lượng sản phẩm;
- Trình bày được quy trình công nghệ và giải thích được các điều kiện kỹ thuật trong chế biến các sản phẩm rau quả;
- Phân tích được các sự cố và cách khắc phục sự cố trong chế biến rau quả;
- Giải thích được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành máy, thiết bị và nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình chế biến rau quả;
- Trình bày được cách sử dụng các dụng cụ trong quá trình chế biến rau quả;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến;
- Trình bày được các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO và HACCP;
- Giải thích được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn đúng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu công nghệ và chất lượng sản phẩm;
- Thực hiện được đúng các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến;
- Phát hiện được các sự cố trong quá trình thực hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời trong từng công đoạn của quy trình chế biến;
- Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến rau quả;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra thiết bị trên dây chuyền sản xuất;
- Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu rau quả, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Ứng dụng được công nghệ mới và hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO22000, GMP vào trong sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;
- Làm thành thạo công tác vệ sinh thiết bị định kỳ theo đúng quy trình;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm tra nhà xưởng;
- Tiếp nhận nguyên liệu sản xuất;
- Sản xuất rau quả tiêu thụ tươi;
- Sản xuất đồ hộp quả nước đường;
- Sản xuất nước quả;
- Sản xuất rau quả sấy;
- Sản xuất rau quả dầm dấm;
- Sản xuất rau quả muối chua;
- Sản xuất rau quả lạnh đông;
- Sản xuất mứt quả.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến rau quả, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến rau quả trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề trực tiếp thực hiện các công việc tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu rau quả, trực tiếp tham gia sản xuất và bảo quản các sản phẩm: đồ hộp quả nước đường, nước quả, rau quả sấy, rau quả dầm dấm, rau quả muối chua, rau quả đông lạnh… kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các việc làm của nghề chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở chế biến rau quả có các quy mô nhỏ và vừa hoặc quy mô công nghiệp, cơ sở kinh doanh và nghiên cứu phát triển các sản phẩm rau quả, với điều kiện và môi trường làm việc bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động.
Điều kiện làm việc của nghề là thường xuyên tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, tiếp xúc với các máy gọt, máy cắt, máy sấy, các thiết bị gia nhiệt, theo yêu cầu đặc thù công nghệ của từng loại sản phẩm…
Để thực hiện công việc, người lao động có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, người lao động phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ, làm chủ thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa; rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng và đam mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Nêu được tính chất, thành phần của nguyên vật liệu và ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm;
- Trình bày được quy trình công nghệ và các điều kiện kỹ thuật trong chế biến các sản phẩm rau quả; liệt kê nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục trong chế biến rau quả;
- Nêu được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành an toàn máy và thiết bị trong quá trình chế biến rau quả;
- Trình bày được cách sử dụng các dụng cụ trong quá trình chế biến rau quả;
- Trình bày được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được nguyên liệu đáp ứng yêu cầu công nghệ và chất lượng sản phẩm;
- Thực hiện được các thao tác trong một số công đoạn của quy trình chế biến;
- Phát hiện được các sự cố trong quá trình thực hiện;
- Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến rau quả;
- Sử dụng được các dụng cụ đo, kiểm tra thiết bị trên dây chuyền sản xuất;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;
- Thực hiện được công tác vệ sinh thiết bị định kỳ theo đúng quy trình;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc;
- Tự giác học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm tra nhà xưởng;
- Tiếp nhận nguyên liệu sản xuất;
- Sản xuất rau quả tiêu thụ tươi;
- Sản xuất đồ hộp quả nước đường;
- Sản xuất nước quả;
- Sản xuất rau quả sấy;
- Sản xuất rau quả dầm dấm;
- Sản xuất rau quả muối chua;
- Sản xuất rau quả lạnh đông;
- Sản xuất mứt quả.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến rau quả, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
4.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CHẾ BIẾN MỦ CAO SU
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc làm thay đổi cơ bản về lý, hoá tính của mủ cao su nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các chủng loại sản phẩm cao su thiên nhiên (SVR, RSS và latex cô đặc v.v… ) cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề sử dụng nguyên liệu mủ cao su thiên nhiên được thu hoạch từ cây cao su (Hevea brasiliensis) để chế biến thành các sản phẩm như SVR, RSS và latex cô đặc. Quy trình chế biến theo đúng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, gồm các công đoạn: chọn nguồn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, gia công cơ học, gia công nhiệt, hoàn thiện và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình chế biến các loại mủ cao su có sử dụng các máy và thiết bị như: xe vận chuyển mủ, cân, máy cán, máy băm, lò sấy, máy ép bành, máy ly tâm,... Sử dụng một số loại hóa chất như Amoniac, Axit Axeticv.v… Môi trường làm việc để chế biến mủ cao su thường gặp: độ ẩm cao, tiếng ồn, nhiệt độ cao, mùi hôi, độc hại do hóa chất và khí thải.
Trong quá trình chế biến các loại mủ cao su có sử dụng các máy và thiết bị như: xe vận chuyển mủ, cân, máy cán, máy băm, lò sấy, máy ép bành, máy ly tâm,... Sử dụng một số loại hóa chất như Amoniac, Axit Axeticv.v… Môi trường làm việc để chế biến mủ cao su thường gặp: độ ẩm cao, tiếng ồn, nhiệt độ cao, mùi hôi, độc hại do hóa chất và khí thải.
Người hành nghề chế biến mủ cao su phải có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm và điều hành được phân xưởng chế biến, ca và tổ sản xuất được phân công; có trách nhiệm và có kỷ luật lao động thực hiện đúng các quy định trong quy trình chế biến; có đủ sức khỏe, vững vàng, phản ứng nhanh đảm bảo an toàn khi lao động, vệ sinh công nghiệp và xử lý môi trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về hóa học đại cương, hóa phân tích và cao su thiên nhiên;
- Giải thích được cấu tạo, thành phần, tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến mủ cao su nguyên liệu;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng, công dụng, quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Giải thích được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
- Trình bày được quy trình phân tích các chỉ tiêu của mủ cao su và cao su nguyên liệu;
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cao su nguyên liệu;
- Đánh giá được chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn trong quản lí chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2008;
- Giải thích được tầm quan trọng của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn, tính toán và pha chế được các hóa chất sử dụng trong chế biến và bảo quản mủ cao su;
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Vận hành được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
- Xác định được các chỉ tiêu hóa lý của mủ cao su và cao su nguyên liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam;
- Phân loại được chất lượng các loại mủ cao su;
- Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng được các loại dụng cụ, thiết bị chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Phát hiện và khắc phục được các sự cố xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản mủ cao su;
- Áp dụng được các biện pháp cải tiến kỹ thuật, quản lý sản xuất, tham gia nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm;
- Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm cao su nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định ngành, nghề.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận mủ nguyên liệu đầu vào;
- Xử lý mủ nguyên liệu đầu vào;
- Gia công cơ học mủ cao su;
- Gia công nhiệt cao su;
- Hoàn thiện sản phẩm cao su;
- Bảo quản sản phẩm cao su;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm cao su.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến mủ cao su, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến mủ cao su trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc làm thay đổi cơ bản về lý, hoá tính của mủ cao su nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các chủng loại sản phẩm cao su thiên nhiên (SVR, RSS và latex cô đặc v.v… ) cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề sử dụng nguyên liệu mủ cao su thiên nhiên được thu hoạch từ cây cao su (Hevea brasiliensis) để chế biến thành các sản phẩm như SVR, RSS và latex cô đặc. Quy trình chế biến theo đúng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, gồm các công đoạn: chọn nguồn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, gia công cơ học, gia công nhiệt, hoàn thiện và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình chế biến các loại mủ cao su có sử dụng các máy và thiết bị như: xe vận chuyển mủ, cân, máy cán, máy băm, lò sấy, máy ép bành, máy ly tâm,... Sử dụng một số loại hóa chất như Amoniac, Axit Axeticv.v… Môi trường làm việc để chế biến mủ cao su thường gặp: độ ẩm cao, tiếng ồn, nhiệt độ cao, mùi hôi, độc hại do hóa chất và khí thải.
Người hành nghề chế biến mủ cao su phải có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm và điều hành được phân xưởng chế biến, ca và tổ sản xuất được phân công; có trách nhiệm và có kỷ luật lao động thực hiện đúng các quy định trong quy trình chế biến; có đủ sức khỏe, vững vàng, phản ứng nhanh đảm bảo an toàn khi lao động, vệ sinh công nghiệp và xử lý môi trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Tóm tắt được những kiến thức cơ bản hóa học đại cương và cao su thiên nhiên;
- Trình bày được cấu tạo, thành phần, tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến mủ cao su nguyên liệu;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng, công dụng, quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Tóm tắt được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cao su nguyên liệu;
- Trình bày được tầm quan trọng của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Tính toán và pha chế được các hóa chất sử dụng trong chế biến và bảo quản mủ cao su;
- Vận hành và sử dụng được các loại dụng cụ, thiết bị dùng trong chế biến mủ cao su;
- Thực hiện được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
- Phân loại được chất lượng các loại mủ nguyên liệu cao su;
- Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng được các loại dụng cụ, thiết bị chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Phát hiện được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản mủ cao su;
- Áp dụng được các biện pháp cải tiến kỹ thuật, quản lý sản xuất, tham gia nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc;
- Tự giác học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về ngành, nghề.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận mủ nguyên liệu đầu vào;
- Xử lý mủ nguyên liệu đầu vào;
- Gia công cơ học mủ cao su;
- Gia công nhiệt cao su;
- Hoàn thiện sản phẩm cao su;
- Bảo quản sản phẩm cao su.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến mủ cao su, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
5.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ thực phẩm trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc có liên quan đến thực phẩm như: sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm tiêu dùng trong đời sống hàng ngày; bảo quản các loại nguyên liệu cũng như sản phẩm thực phẩm; kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm từ đầu vào nguyên liệu cho đến khi kết thúc quá trình chế biến; cải tiến về mặt kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn mà tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí năng lượng; kiểm tra, sửa chữa, vận hành được các máy móc máy thiết bị thực phẩm trên dây chuyền sản xuất; thực hiện được các công việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm trong phòng thí nghiệm; giới thiệu sản phẩm thực phẩm đến người tiêu dùng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề phải có kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình chế biến; các quá trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm.
Tính chất công việc đòi hỏi người hành nghề phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm, làm việc nhóm; vì vậy, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quản lý công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, xây dựng ý thức nghề và sự say mê yêu nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được tính chất, thành phần của nguyên vật liệu và ảnh hưởng của chúng đến công nghệ, chất lượng sản phẩm;
- Mô tả được nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu thực phẩm;
- Giải thích được các biến đổi của nguyên vật liệu trong quá trình bảo quản, chế biến và phân phối sản phẩm thực phẩm;
- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu trong suốt quá trình bảo quản, chế biến và phân phối sản phẩm;
- Trình bày được mục đích của các quá trình công nghệ trong công nghệ thực phẩm;
- Trình bày được cơ sở khoa học của các quá trình công nghệ trong chế biến thực phẩm;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm;
- Trình bày được các vấn đề về an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất;
- Mô tả được nguyên lý hoạt động của máy thiết bị trong ngành thực phẩm;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn máy thiết bị;
- Trình bày được nội dung của các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO22000;
- Trình bày được kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các lĩnh vực chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Nêu được các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: xử lý môi trường, marketting, bao bì, phụ gia thực phẩm;
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất và chỉ đạo sản xuất;
- Kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các quá trình trong công nghệ thực phẩm, quản lý công nghiệp, dự án và quản trị marketing sản phẩm;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh theo quy định.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được các dụng cụ, máy móc thiết bị phù hợp cho quá trình sản xuất, cho quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ của nghề công nghệ thực phẩm theo đúng nguyên tắc;
- Vệ sinh được máy móc trang thiết bị, nhà xưởng theo đúng quy định, đúng nguyên tắc;
- Vận hành thành thạo các máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất thực trình sản xuất thực phẩm;
- Đánh giá được chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan và các phương pháp hóa học, vi sinh;
- Chỉ đạo được các công đoạn chế biến thực phẩm;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh được các máy móc trang thiết bị chế biến thực phẩm theo kế hoạch;
- Xây dựng được các kế hoạch sản xuất, các kế hoạch giám sát chất lượng;
- Tính toán và đưa ra được các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất;
- Tính toán được kết quả của quá trình sản xuất;
- Kiểm soát được quá trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Kiểm tra được chất lượng sản phẩm theo đúng quy định;
- Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các lĩnh vực chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi khi thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo vị trí việc làm của ngành, nghề công nghệ thực phẩm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân hoặc nhóm;
- Có khả năng chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc cho bản thân hoặc nhóm;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Chấp hành đúng nội quy, quy định của đơn vị;
- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
- Có khả năng quản lý, chỉ đạo một nhóm làm việc hiệu quả.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sản xuất thực phẩm;
- Kiểm soát chất lượng;
- Đảm bảo chất lượng;
- Kiểm tra, bảo dưỡng máy thiết bị;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Cải tiến kỹ thuật;
- Tiêu thụ sản phẩm.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ thực phẩm, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ thực phẩm trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc có liên quan đến thực phẩm như: sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm tiêu dùng trong đời sống hàng ngày; bảo quản các loại nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm từ đầu vào nguyên liệu cho đến khi kết thúc quá trình chế biến; kiểm tra, sửa chữa, vận hành được các máy móc máy thiết bị thực phẩm trên dây chuyền sản xuất; thực hiện được các công việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm trong phòng thí nghiệm; giới thiệu sản phẩm thực phẩm đến người tiêu dùng…, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề phải có kiến thức cơ bản về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình chế biến; các quá trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm.
Tính chất công việc đòi hỏi người hành nghề phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm, làm việc nhóm; vì vậy, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, xây dựng ý thức nghề và sự say mê yêu nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm cơ bản về công nghệ thực phẩm;
- Mô tả được nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu thực phẩm;
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu trong suốt quá trình bảo quản, chế biến và phân phối sản phẩm;
- Trình bày được mục đích của các quá trình công nghệ trong công nghệ thực phẩm;
- Trình bày được cơ sở khoa học của các quá trình công nghệ trong chế biến thực phẩm;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm;
- Trình bày được các vấn đề về an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất;
- Mô tả được nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị trong ngành thực phẩm;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn máy thiết bị;
- Trình bày được nội dung của các hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO22000, GMP;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được các dụng cụ, máy móc thiết bị phù hợp cho quá trình sản xuất, cho quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm;
- Sử dụng được các dụng cụ, máy móc thiết bị trong nghề công nghệ thực phẩm theo đúng nguyên tắc;
- Vệ sinh được máy móc trang thiết bị, nhà xưởng theo đúng quy định, đúng nguyên tắc;
- Vận hành được các máy móc, thiết bị cơ bản trên dây chuyền sản xuất thực phẩm;
- Thực hiện thành thạo các thao tác kỹ thuật trong các công đoạn của quy trình sản xuất thực phẩm;
- Đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan, và các phương pháp hóa học, vi sinh;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh được các máy móc trang thiết bị chế biến thực phẩm theo kế hoạch;
- Tính toán và đưa ra được các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất;
- Kiểm soát được quá trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Kiểm tra được chất lượng sản phẩm theo đúng quy định;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình chế biến;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của ngành, nghề công nghệ thực phẩm;
- Có khả năng chủ động thực hiện công việc;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Chấp hành đúng nội quy, quy định của đơn vị;
- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Sản xuất thực phẩm;
- Kiểm soát chất lượng;
- Kiểm tra, bảo dưỡng máy thiết bị;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Tiêu thụ sản phẩm.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ thực phẩm, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
6.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến thực phẩm trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu thực phẩm, định hình nguyên liệu thực phẩm để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm, sử dụng các quy trình công nghệ và thiết bị chuyên dụng để chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề được thực hiện tại các cơ sở chế biến, sản xuất, nghiên cứu và kinh doanh thực phẩm với điều kiện môi trường không ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, tiếp xúc với thiết bị, máy và hóa chất.
Để làm việc, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức xã hội, chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng cập nhật công nghệ, rèn luyện tính cẩn thận, trung thực và xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng và đam mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được các thành phần hóa học, các quá trình biến đổi của nguyên liệu trong bảo quản và chế biến thực phẩm;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến;
- Trình bày được quy trình công nghệ và các điều kiện kỹ thuật trong chế biến các sản phẩm thực phẩm;
- Phân tích được các sự cố và cách khắc phục sự cố trong chế biến thực phẩm;
- Trình bày được các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm;
- Mô tả được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành an toàn máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
- Mô tả được các phương pháp phân loại, kỹ thuật bao gói và bảo quản sản phẩm thực phẩm;
- Trình bày được các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO và HACCP;
- Mô tả được phương pháp lập kế hoạch và xây dựng phương án quản lý sản xuất;
- Giải thích được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất, từ đó hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn đúng nguyên liệu sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm và bảo quản được từng loại nguyên liệu theo đúng yêu cầu;
- Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến, phát hiện được các sự cố trong quá trình thực hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ chế biến; kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến;
- Thực hiện thành thạo các phương pháp phân loại, kỹ thuật bao gói và bảo quản sản phẩm thực phẩm;
- Kiểm tra, đánh giá được các nội dung của hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO và HACCP;
- Xây dựng được kế hoạch và phương án quản lý sản xuất;
- Tổ chức thực hiện được việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại khu vực sản xuất;
- Ứng dụng được công nghệ mới vào trong sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi của ngành, nghề;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận và bảo quản nguyên, vật liệu;
- Sơ chế nguyên liệu;
- Phối trộn nguyên liệu thực phẩm;
- Định hình nguyên liệu thực phẩm;
- Lắng, lọc, ly tâm;
- Đồng hóa nguyên liệu thực phẩm;
- Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ thấp;
- Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ cao;
- Thanh trùng và tiệt trùng thực phẩm;
- Làm lạnh và đông lạnh;
- Đóng gói;
- Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm;
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ trong quá trình chế biến;
- Vệ sinh nhà xưởng trong quá trình chế biến;
- Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị;
- Kiểm tra chất lượng;
- Quản lý sản xuất.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến thực phẩm, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến thực phẩm trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu thực phẩm, định hình nguyên liệu thực phẩm để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm, sử dụng các quy trình công nghệ và thiết bị chuyên dụng để chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề được thực hiện tại các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu thực phẩm với điều kiện môi trường không ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, tiếp xúc với thiết bị, máy và hóa chất nên cần đảm bảo an toàn lao động, an toàn thực phẩm.
Các trang thiết bị, dụng cụ chính và cơ sở vật chất phục vụ cho nghề gồm: thiết bị đồng hóa, thiết bị định hình, thiết bị cô đặc, thiết bị sấy, các loại máy sàng, máy trộn, máy li tâm, máy cán, máy cắt, thiết bị chiên...
Để làm việc, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức xã hội, chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng cập nhật công nghệ, rèn luyện tính cẩn thận, trung thực và xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng và đam mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được các quá trình biến đổi của nguyên liệu trong bảo quản và chế biến thực phẩm;
- Trình bày được quy trình công nghệ trong chế biến các sản phẩm thực phẩm; liệt kê được các sự cố thông thường trong chế biến thực phẩm;
- Mô tả nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật và qui trình vận hành an toàn máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
- Mô tả được các phương pháp phân loại và bảo quản sản phẩm thực phẩm.
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến;
- Giải thích được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được các nguyên liệu cơ bản sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm và bảo quản nguyên liệu theo đúng yêu cầu;
- Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến;
- Thực hiện được các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến;
- Thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;
- Tổ chức thực hiện được việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại khu vực sản xuất;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Đánh giá hoạt động của cá nhân và một phần kết quả thực hiện của nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ trong dây chuyền sản xuất;
- Tự giác học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận và bảo quản nguyên, vật liệu;
- Sơ chế nguyên liệu;
- Phối trộn nguyên liệu thực phẩm;
- Định hình nguyên liệu thực phẩm;
- Lắng, lọc, ly tâm;
- Đồng hóa nguyên liệu thực phẩm;
- Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ thấp;
- Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ cao;
- Thanh trùng và tiệt trùng thực phẩm;
- Làm lạnh và đông lạnh;
- Đóng gói;
- Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm;
- Vệ sinh nhà xưởng trong quá trình chế biến;
- Kiểm tra chất lượng.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến thực phẩm, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
7.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc thu mua nguyên liệu thủy sản, chế biến lạnh đông thủy sản, chế biến Surimi, chế biến chả thủy sản, chế biến đồ hộp thủy sản, chế biến khô thủy sản, chế biến bột các chế biến dầu cá, chế biến chitosan, chế biến Agar- Agar, chế biến nước mắm, chế biến mắm các loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm …, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề tham gia vào dây chuyền sản xuất của một công việc độc lập hoặc tổ chức theo nhóm trong cơ sở chế biến và bảo quản thủy sản của cá nhân, tập thể; viện nghiên cứu; các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố; các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh ở trong và người nước...
Người hành nghề Chế biến và bảo quản thủy sản đòi hỏi phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực; có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.200 giờ (tương đương 78 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Nhận dạng và gọi được tên và tên thương mại các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế bằng tiếng Việt và tên tiếng Anh thương mại;
- Phân tích được quy trình đánh giá chất lượng nguyên liệu tươi sống;
- Phân tích được quy trình chế biến các sản phẩm thủy sản: sản phẩm đông lạnh, sản phẩm khô, sản phẩm đồ hộp,...;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm thủy sản;
- Phân tích được chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP;
- Trình bày được nguyên tắc và đặc điểm quá trình vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp chế biến thủy sản;
- Nêu được nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất;
- Nêu được cách tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến thủy sản;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đánh giá được chất lượng nguyên liệu tươi sống;
- Phân loại thành thạo nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;
- Xây dựng được chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP;
- Thực hiện thành thạo công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thủy sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;
- Thực hiện thành thạo các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản;
- Khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến thủy sản;
- Lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
- Áp dụng được chương trình HACCP vào trong thực tế sản xuất;
- Kiểm tra, đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các hoạt động của một ca sản xuất tại cơ sở chế biến thủy sản;
- Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng tiếp nhận công việc nghề Chế biến và bảo quản thủy sản, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc;
- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình và với tập thể;
- Có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thu mua nguyên liệu thủy sản;
- Chế biến lạnh đông thủy sản;
- Chế biến Surimi;
- Chế biến chả thủy sản;
- Chế biến đồ hộp thủy sản;
- Chế biến khô thủy sản;
- Chế biến bột cá;
- Chế biến Agar - Agar;
- Chế biến chitosan;
- Chế biến dầu cá;
- Chế biến nước mắm;
- Chế biến mắm các loại;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP;
- Phát triển sản phẩm;
- Xử lý chất thải trong chế biến thủy sản;
- Quản lý sản xuất.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến và bảo quản thủy sản, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến và bảo quản thủy sản trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện việc thu mua nguyên liệu thủy sản, chế biến lạnh đông thủy sản, chế biến Surimi, chế biến chả thủy sản, chế biến đồ hộp thủy sản, chế biến khô thủy sản, chế biến bột các chế biến dầu cá, chế biến chitosan, chế biến Agar- Agar, chế biến nước mắm, chế biến mắm các loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm…, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề tham gia vào dây chuyền sản xuất của một công việc độc lập hoặc tổ chức theo nhóm trong cơ sở chế biến và bảo quản thủy sản của cá nhân, tập thể; viện nghiên cứu; các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố; các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh ở trong và người nước...
Người hành nghề Chế biến và bảo quản thủy sản đòi hỏi phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực; có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Nhận dạng và gọi được tên các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế;
- Trình bày được phương pháp thu mua, bảo quản và vận chuyển nguyên liệu thủy sản;
- Trình bày được quy trình chế biến các sản phẩm thủy sản: sản phẩm đông lạnh, sản phẩm khô, sản phẩm đồ hộp...;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chính xác chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm thủy sản;
- Trình bày được nguyên tắc và đặc điểm quá trình vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp chế biến thủy sản;
- Nêu được nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;
- Thực hiện được công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thủy sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;
- Thực hiện được các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản;
- Khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến thủy sản;
- Lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
- Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình và một phần công việc của nhóm;
- Có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thu mua nguyên liệu thủy sản;
- Chế biến lạnh đông thủy sản;
- Chế biến Surimi;
- Chế biến chả thủy sản;
- Chế biến đồ hộp thủy sản;
- Chế biến khô thủy sản;
- Chế biến bột cá;
- Chế biến Agar - Agar;
- Chế biến chitosan;
- Chế biến dầu cá;
- Chế biến nước mắm;
- Chế biến mắm các loại.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến và bảo quản thủy sản, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
8.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện việc lấy mẫu; phân tích các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm; phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của một số nhóm lương thực thực phẩm và đánh giá chất lượng lương thực thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo chính xác an toàn và hiệu quả; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và tham gia kiểm soát hoạt động thử nghiệm tại các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng thử nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề này thường xuyên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các loại hóa chất phân tích, các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, máy và thiết bị phân tích đòi hỏi độ chính xác cao, cần thao tác cẩn thận, tỉ mỉ; đồng thời cũng thường tiếp xúc với các máy móc, trang thiết bị, điều kiện làm việc trong các môi trường sản xuất kinh doanh thực phẩm khác nhau.
Người hành nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm sẽ thực hiện nhiệm vụ của người kiểm nghiệm viên, người quản lý công tác kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm định chất lượng, trung tâm y tế dự phòng, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo quản lương thực thực phẩm, phòng kiểm nghiệm lương thực thực phẩm của các cơ sở đào tạo, các đơn vị nghiên cứu …
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.220 giờ (tương đương 80 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và quy trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong phòng kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm;
- Trình bày được những kiến thức về phương pháp phân tích cơ bản, phương pháp đánh giá cảm quan, phương pháp vi sinh, đặc tính và sự biến đổi của các thành phần dinh dưỡng của lương thực thực phẩm, đặc điểm và hoạt động của các loại vi sinh vật để phân tích;
- Phân tích được chất lượng của nguyên liệu, bán sản phẩm và sản phẩm lương thực thực phẩm;
- Trình bày được những kiến thức về các phương pháp lấy mẫu và quản lý mẫu thử nghiệm để lựa chọn cách lấy mẫu và quản lý mẫu phù hợp với từng đối tượng cần phân tích;
- Giải thích được nguyên tắc và trình tự thực hiện quy trình xác định các chỉ tiêu chất lượng của lương thực thực phẩm;
- Phân tích được các nguyên nhân làm sai lệch hoặc làm giảm độ chính xác của các kết quả phân tích thường xảy ra trong quá trình xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm; đề xuất được các giải pháp khắc phục, phòng ngừa hoặc phương án cải tiến sản phẩm lương thực thực phẩm;
- Trình bày được những kiến thức về quản lý điều kiện thử nghiệm để tham gia xây dựng, duy trì các thủ tục kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh theo quy định.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn được chính xác các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để thực hiện phân tích xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm;
- Bố trí, sắp xếp được phòng kiểm nghiệm theo đúng yêu cầu về chuyên môn;
- Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ để lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu theo đúng quy trình vận hành và đảm bảo an toàn;
- Xác định được các chỉ tiêu chất lượng của lương thực thực phẩm bằng các phương pháp vật lý, hóa học, hóa lý và vi sinh theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn;
- Đánh giá được chất lượng lương thực thực phẩm bằng phương pháp cảm quan theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn;
- Tham gia đánh giá được quá trình sản xuất lương thực thực phẩm dựa trên các kết quả đã phân tích;
- Khắc phục kịp thời được những sự cố thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm;
- Thực hiện được các giải pháp phòng ngừa và cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác;
- Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành;
- Tổ chức thực hiện được an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực hướng dẫn, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định;
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lấy mẫu và quản lý mẫu kiểm nghiệm;
- Pha hóa chất phục vụ kiểm nghiệm;
- Đánh giá chất lượng lương thực thực phẩm bằng phương pháp cảm quan;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm bằng phương pháp lý hóa;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm bằng phương pháp vi sinh;
- Kiểm tra nhanh chỉ tiêu an toàn của lương thực thực phẩm;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của lương thực;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của rau quả và sản phẩm chế biến;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của bia, rượu, nước giải khát;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của dầu mỡ;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của thủy sản, súc sản và sản phẩm chế biến;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của đường, nha, sữa, bánh kẹo;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của chè, cà phê, ca cao;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng nước.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thực hiện việc lấy mẫu; phân tích các chỉ tiêu chất lượng cơ bản, phổ biến của nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm; phân tích chỉ tiêu đặc trưng của một số nhóm lương thực thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo chính xác an toàn và hiệu quả; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích tại các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng thử nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề này thường xuyên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các loại hóa chất phân tích, các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, máy và thiết bị phân tích đòi hỏi độ chính xác cao, cần thao tác cẩn thận, tỉ mỉ; đồng thời cũng thường tiếp xúc với các máy móc, trang thiết bị, điều kiện làm việc trong các môi trường sản xuất kinh doanh thực phẩm khác nhau.
Người hành nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm sẽ thực hiện nhiệm vụ của người kiểm nghiệm viên tại các Trung tâm kiểm định chất lượng, Trung tâm y tế dự phòng, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo quản lương thực thực phẩm, phòng kiểm nghiệm lương thực thực phẩm của các cơ sở đào tạo, các đơn vị nghiên cứu ….
2. Kiến thức
- Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng công dụng và quy trình vận hành của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thông thường sử dụng trong phòng kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm;
- Trình bày được những kiến thức về phương pháp phân tích cơ bản; đặc tính và sự biến đổi của các thành phần dinh dưỡng của lương thực thực phẩm, để đánh giá chất lượng của nguyên liệu, bán sản phẩm và sản phẩm lương thực thực phẩm;
- Trình bày được những kiến thức về các phương pháp lấy mẫu kiểm nghiệm để lựa chọn cách lấy mẫu hợp với từng đối tượng cần phân tích;
- Trình bày được nguyên tắc và trình tự thực hiện quy trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng chính (thông dụng, phổ biến) của lương thực thực phẩm đảm bảo chính xác, an toàn, hiệu quả;
- Mô tả được một số nguyên nhân phổ biến làm sai lệch hoặc làm giảm độ chính xác của các kết quả phân tích thường xảy ra trong quá trình xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Lựa chọn chính xác các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để thực hiện phân tích xác định các chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm;
- Bố trí, sắp xếp được phòng thử nghiệm theo đúng yêu cầu về chuyên môn;
- Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ để lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu theo đúng quy trình vận hành và đảm bảo an toàn;
- Xác định được các chỉ tiêu chất lượng chính, thông dụng và phổ biến của lương thực thực phẩm bằng các phương pháp vật lý, hóa học, hóa lý theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, đảm bảo chính xác và an toàn;
- Đưa ra được các kết luận đánh giá chất lượng các sản phẩm chế biến lương thực thực phẩm dựa trên các kết quả đã phân tích;
- Khắc phục được một số sự cố đơn giản thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm;
- Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lấy mẫu kiểm nghiệm;
- Pha hóa chất phục vụ kiểm nghiệm;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng lương thực thực phẩm bằng phương pháp lý hóa;
- Kiểm tra nhanh chỉ tiêu an toàn của lương thực, thực phẩm;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của lương thực;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của rau quả và sản phẩm chế biến;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của bia, rượu, nước giải khát;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của dầu mỡ;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của thủy sản, súc sản và sản phẩm chế biến;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của đường, nha, sữa, bánh kẹo;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng của chè, cà phê, ca cao;
- Phân tích chỉ tiêu chất lượng nước.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
9.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KIỂM NGHIỆM BỘT GIẤY VÀ GIẤY
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, hóa chất đầu vào; kiểm tra giám sát các chỉ tiêu, thông số công nghệ của quá trình sản xuất; kiểm tra, đánh giá chất lượng bán thành phẩm và sản phẩm bột giấy và giấy; thực nghiệm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm và hoàn thiện quy trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy là người làm việc trong các phòng thí nghiệm, phòng hóa nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất bột giấy và giấy. Người lao động làm nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau về kiểm tra, giám sát, giám định nguyên liệu, hóa chất, vật tư và sản phẩm ngành giấy.
Các nhiệm vụ chính của nghề: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng hóa chất, kiểm tra trong quá trình sản xuất bột giấy; kiểm tra chất lượng của sản phẩm bột giấy; kiểm tra trong quá trình sản xuất giấy; kiểm tra chất lượng của sản phẩm giấy và cactông; kiểm nghiệm nước sử dụng cho sản xuất; pha chế các dung dịch hóa chất chuẩn độ, dung dịch gần đúng, dung dịch chỉ thị màu; thực nghiệm sản xuất bột giấy và giấy.
Người hành nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy làm việc trong môi trường luôn tiếp xúc với các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, các hóa chất thí nghiệm. Công việc gắn với dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy, công việc đòi hỏi phải có tính kịp thời, có khả năng làm việc theo tổ nhóm, có khả năng ứng dụng công nghệ mới.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.060 giờ (tương đương 72 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động như chính sách, chế độ, nội quy, quy trình làm việc an toàn đối với người và thiết bị;
- Trình bày được sơ đồ công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, liệt kê được các điểm lấy mẫu phân tích;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo, kiểm tra, đánh giá tính chất của bột giấy và giấy;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu, hóa chất cơ bản sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy và giấy như: các loại nguyên liệu đầu vào, xút rắn, tinh bột, keo AKD, bentonite, keo dán giấy, bột đá, phẩm màu; các loại dịch trắng, dịch xanh, dịch đen, dung dịch Cl2, NaClO, ClO2, NaOH; xác định tỷ lệ bột sống, tàn kiềm, nồng độ bột, pH dung dịch bột, độ nghiền của bột (0SR), độ thoát nước CSF của bột, hiệu suất thu hồi bột nổi; lưu lượng các chất phụ gia...;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng cơ bản của vôi sống, muối Na2SO4, chất tăng trắng, nước thủy tinh, dung dịch H2O2, tàn clo sau tẩy;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm bột giấy, của sản phẩm giấy và cactông;
- Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Trình bày được cách tính toán cho quá trình kiểm nghiệm bột giấy và giấy;
- Trình bày được tính năng, tác dụng, cách pha chế các chất chỉ thị màu cơ bản sử dụng cho phân tích;
- Trình bày được tính năng, tác dụng, cách pha chế các dung dịch chuẩn độ, dung dịch gần đúng sử dụng cho phân tích;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về 5S trong lĩnh vực của nghề;
- Trình bày được nguyên tắc, quy trình đo nhiệt độ, đo pH, quy trình xác định độ đục, độ kiềm, độ cứng, hàm lượng sắt, nhôm, huyền phù và tổng chất rắn hòa tan của nước;
- Mô tả được phương pháp nghiên cứu cơ bản cải tiến kỹ thuật công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới và nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh theo quy định.
3. Kỹ năng
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sơ cứu được một số tình huống tai nạn thường xảy ra tại nơi làm việc;
- Thực hiện được các quy trình xử lý trường hợp khẩn cấp tại đơn vị;
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm hóa học;
- Tính toán được kết quả phân tích theo các phương pháp cơ bản;
- Lấy, điều hòa được mẫu mảnh nguyên liệu, bột giấy, giấy, hóa chất đúng phương pháp, đúng quy trình;
- Phân tích, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu, hóa chất cơ bản sử dụng trong quá trình sản xuất bột và giấy như: các loại nguyên liệu đầu vào, xút rắn, tinh bột, keo AKD, bentonite, keo dán giấy, bột đá, phẩm màu; các loại dịch trắng, dịch xanh, dịch đen, dung dịch Cl2, NaClO, ClO2, NaOH;
- Xác định được tỷ lệ bột sống, tàn kiềm, nồng độ bột, pH dung dịch bột, độ nghiền của bột (oSR), độ thoát nước CSF của bột, hiệu suất thu hồi bột nổi; lưu lượng các chất phụ gia...;
- Phân tích, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu, hóa chất cơ bản sử dụng trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy như: vôi sống, muối Na2SO4, của chất tăng trắng, nước thủy tinh, dung dịch H2O2, tàn clo sau tẩy;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng của bột giấy, của sản phẩm giấy và các tông;
- Tính toán và pha được các dung dịch chỉ thị màu theo yêu cầu như metyl đỏ, phenolphtalein, hồ tinh bột, Feroin, ETOO, metyl da cam;
- Tính toán và pha được các dung dịch chuẩn độ, dung dịch gần đúng sử dụng cho phân tích;
- Áp dụng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá, phân loại nguyên vật liệu, hóa chất, chất lượng sản phẩm bột giấy và giấy;
- Phát hiện và xử lý được các sự cố thông thường xảy ra trong quá trình làm việc;
- Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
- Đo được nhiệt độ, đo pH, xác định độ đục, độ kiềm, độ cứng, hàm lượng sắt, nhôm, huyền phù, tổng chất rắn hòa tan của nước theo yêu cầu kỹ thuật;
- Thực nghiệm sản xuất được bột giấy và giấy để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản xuất;
- Lập, tổ chức và quản lý được các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả, phối hợp tốt với các đồng nghiệp và bộ phận khác trong quá trình làm việc; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định và tuân thủ sự hướng dẫn của người phụ trách phòng thí nghiệm;
- Đánh giá được chất lượng công việc của bản thân và các thành viên trong nhóm;
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thu gom chất thải, chất thải nguy hại;
- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp của nghề trong điều kiện làm việc thay đổi.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và hóa chất đầu vào trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất bột giấy;
- Kiểm tra chất lượng bột giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất giấy;
- Kiểm tra chất lượng giấy và cactông;
- Pha chế dung dịch chỉ thị màu phục vụ phân tích;
- Pha chế dung dịch chuẩn độ, dung dịch gần đúng;
- Kiểm nghiệm nước trong sản xuất bột giấy và giấy;
- Thực nghiệm sản xuất bột giấy và giấy;
- Kinh doanh nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ ngành giấy.
6. Khả năng học tập nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, hóa chất đầu vào, kiểm tra giám sát các chỉ tiêu, thông số công nghệ của quá trình sản xuất, pha chế các chất chỉ thị phục vụ cho phân tích, kiểm tra, đánh giá chất lượng bán thành phẩm và sản phẩm bột giấy và giấy, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy là người làm việc trong các phòng thí nghiệm, phòng hóa nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất bột giấy và giấy; người hành nghề có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau về kiểm tra, giám sát, giám định nguyên liệu, hóa chất, vật tư và sản phẩm ngành giấy.
Các nhiệm vụ chính của nghề: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và hóa chất đầu vào; kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy; kiểm tra chất lượng của các sản phẩm bột giấy và giấy; pha chế các dung dịch chỉ thị màu.
Người hành nghề kiểm nghiệm bột giấy và giấy làm việc trong môi trường luôn tiếp xúc với các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, các hóa chất độc hại. Công việc gắn với dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy, công việc đòi hỏi phải có tính kịp thời, có khả năng làm việc theo tổ nhóm, có khả năng ứng dụng công nghệ mới.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động như chính sách, chế độ, nội quy, quy trình làm việc an toàn đối với người và thiết bị
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về hóa phân tích, về công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, liệt kê được các điểm lấy mẫu phân tích;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo, kiểm tra, đánh giá tính chất của bột giấy và giấy;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu, hóa chất cơ bản sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy và giấy như: các loại nguyên liệu đầu vào, xút rắn, tinh bột, keo AKD, bentonite, keo dán giấy, bột đá, phẩm màu; các loại dịch trắng, dịch xanh, dịch đen, dung dịch Cl2, NaClO, ClO2, NaOH; Xác định tỷ lệ bột sống, tàn kiềm, nồng độ bột, pH dung dịch bột, độ nghiền của bột (0SR), độ thoát nước CSF của bột, hiệu suất thu hồi bột nổi; lưu lượng các chất phụ gia...;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm bột giấy, của sản phẩm giấy và cactông;
- Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Trình bày được cách tính toán cho quá trình kiểm nghiệm giấy và bột giấy;
- Trình bày được tính năng, tác dụng, cách pha chế các chất chỉ thị màu cơ bản sử dụng cho phân tích;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về 5S trong lĩnh vực của nghề;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sơ cứu được một số tình huống tai nạn thường xảy ra tại nơi làm việc;
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm hóa học;
- Thực hiện được các phương pháp phân tích cơ bản và tính toán được kết quả phân tích;
- Lấy, điều hòa được mẫu mảnh nguyên liệu, bột giấy, giấy, hóa chất đúng phương pháp, đúng quy trình;
- Phân tích, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu, hóa chất cơ bản, các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất bột và giấy như: các loại nguyên liệu đầu vào, xút rắn, tinh bột, keo AKD, bentonite, keo dán giấy, bột đá, phẩm màu; các loại dịch trắng, dịch xanh, dịch đen, dung dịch Cl2, NaClO, ClO2, NaOH;
- Xác định được tỷ lệ bột sống, tàn kiềm, nồng độ bột, pH dung dịch bột, độ nghiền của bột (oSR), độ thoát nước CSF của bột, hiệu suất thu hồi bột nổi; lưu lượng các chất phụ gia...;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng của bột giấy, của sản phẩm giấy và cac tông;
- Tính toán được cho quá trình pha chế và pha được các dung dịch chỉ thị màu theo yêu cầu như metyl đỏ, phenolphtalein, hồ tinh bột, Feroin, ETOO, metyl da cam;
- Áp dụng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá, phân loại nguyên vật liệu, hóa chất, chất lượng sản phẩm bột giấy và giấy;
- Phát hiện và xử lý được các sự cố đơn giản xảy ra trong quá trình làm việc;
- Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn khi sử dụng hóa chất, các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm;
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, phối hợp tốt với các đồng nghiệp và bộ phận khác trong quá trình làm việc; chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn người khác thực hiện công việc định sẵn và tuân thủ sự hướng dẫn của người phụ trách phòng thí nghiệm;
- Đánh giá được chất lượng công việc của bản thân và một phần kết quả thực hiện của nhóm;
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thu gom chất thải, chất thải nguy hại.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và hóa chất đầu vào trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất bột giấy;
- Kiểm tra chất lượng bột giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất giấy;
- Kiểm tra chất lượng giấy và cactông;
- Pha chế dung dịch chỉ thị màu phục vụ phân tích;
- Kinh doanh về nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ ngành giấy.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
10.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: MAY THỜI TRANG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
May thời trang trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc thiết kế, cắt, may các kiểu sản phẩm may từ cơ bản đến phức tạp, những sản phẩm áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, váy, áo Jăcket, áo Vest nữ, thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực tư vấn, thiết kế và may các sản phẩm thời trang đơn chiếc theo đơn đặt hàng tại các cửa hàng may đo hoặc sản xuất hàng loạt số lượng lớn trong các công ty may sản phẩm thời trang, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra, người hành nghề phải thực hiện được các công việc kỹ thuật, may mẫu, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra giám sát, kiểm soát chất lượng, quản lý điều hành tổ sản xuất.
Người hành nghề May thời trang thực hiện tại các cửa hàng may đo thời trang, các cơ sở may vừa và nhỏ, các công ty, xí nghiệp may các sản phẩm thời trang…
Người làm nghề May thời trang cần phải có sức khoẻ tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức về chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng được vị trí công việc, có kiến thức về mỹ thuật và sở thích thẩm mỹ, có khả năng giao tiếp tốt để tư vấn thời trang cho khách hàng, tư vấn về nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động của nghề;
- Trình bày được nguyên lý, tính năng, tác dụng của các thiết bị trên dây chuyền may;
- Phân tích được các bản vẽ mặt cắt các chi tiết của sản phẩm may;
- Trình bày được phương pháp và công thức thiết kế các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy và áo Vets nữ;
- Phân tích được quy trình thiết kế các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy và áo Vets nữ;
- Trình bày được phương pháp may các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy và áo Vets nữ;
- Phân tích được quy trình công nghệ may các loại sản phẩm;
- Trình bày được các sự cố tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện công việc;
- Phân tích được các nguyên nhân sai hỏng, sự cố phát sinh;
- Phân tích được quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Phân tích được quy trình quản lý tổ sản xuất và phương pháp giải quyết những tình huống phát sinh;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về 5S, phương pháp cải tiến kỹ thuật công nghệ;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh theo quy định.
3. Kỹ năng
- Phân biệt và lựa chọn được vật liệu may phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và đối tượng sử dụng;
- Thực hiện được công việc trên phần mềm ứng dụng chuyên ngành;
- Thiết kế được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy và áo Vets nữ cơ bản và thời trang trên phần mềm máy tính;
- Nhảy mẫu được trên phần mềm đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Thiết kế được các loại mẫu phục vụ quá trình may sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ tai nơi làm việc;
- Vận hành, sử dụng thành thạo được các thiết bị may cơ bản, thiết bị may điện tử, các thiết bị chuyên dùng ngành may;
- May được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy, áo Vets nữ cơ bản và thời trang;
- Cắt, may được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy, áo Vets nữ cơ bản và thời trang đảm bảo đúng kỹ thuật;
- Xây dựng được quy trình công nghệ may các loại sản phẩm;
- Sử dụng thành thạo các đồ gá, ke, cữ…;
- Phát hiện, xử lý được những sai hỏng, sự cố từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình thiết kế và may sản phẩm;
- Thực hiện và vận dụng được một số kỹ năng mềm vào quá trình làm việc;
- Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ và chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ chức;
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm để giải quyết công việc chung và quản lý nhóm;
- Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc;
- Thích nghi tốt trong môi trường làm việc khắc nghiệt;
- Có ý thức trách nhiệm, gương mẫu trong quá trình làm việc;
- Có tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc;
- Thân thiện, hoà nhã với bạn bè đồng nghiệp;
- Chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ và công việc được giao;
- Chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân đưa ra.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- May dây chuyền;
- May đo thời trang;
- Thiết kế;
- May mẫu;
- Giám sát quy trình sản xuất;
- Giám sát triển khai sản xuất;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Quản lý hoạt động may đo thời trang
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề May thời trang, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
May thời trang trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc thiết kế, cắt, may các kiểu sản phẩm may từ cơ bản đến phức tạp, những sản phẩm áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, váy, áo Jacket, áo Vest nữ, thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực tư vấn, thiết kế và may các sản phẩm thời trang đơn chiếc theo đơn đặt hàng tại các cửa hàng may đo hoặc sản xuất hàng loạt số lượng lớn trong các công ty may sản phẩm thời trang, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề May thời trang thực hiện tại các cửa hàng may đo thời trang, các cơ sở may vừa và nhỏ, các công ty, xí nghiệp may các sản phẩm thời trang…
Người làm nghề May thời trang cần phải có sức khoẻ tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức về chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng được vị trí công việc, có kiến thức về mỹ thuật và sở thích thẩm mỹ, có khả năng giao tiếp tốt để tư vấn thời trang cho khách hàng, tư vấn về nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.650 giờ (tương đương 58 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được kiến thức về an toàn lao động vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề;
- Trình bày được nguyên lý, tính năng, tác dụng của các thiết bị trên dây chuyền may;
- Trình bày được phương pháp may các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, váy, áo Jăckét;
- Phân tích được quy trình công nghệ may các loại sản phẩm;
- Trình bày được các sự cố tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện công việc;
- Phân tích được các nguyên nhân sai hỏng, sự cố phát sinh;
- Phân tích được quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về 5S;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Phân biệt và lựa chọn được vật liệu may phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và đối tượng sử dụng;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sơ cứu được một số tình huống tai nạn thường xảy ra tại nơi làm việc;
- Thiết kế được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket;
- Vận hành, sử dụng thành thạo các thiết bị may cơ bản, thiết bị may điện tử, các thiết bị chuyên dùng ngành may;
- Cắt, may được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jackét;
- Xây dựng được quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm may;
- Phát hiện, xử lý được những sự cố thông thường trong quá trình may sản phẩm;
- Sử dụng được đồ gá, ke, cữ…;
- Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ và chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ chức;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc nhóm để giải quyết công việc chung;
- Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc;
- Có khả năng thích nghi trong môi trường làm việc có áp lực cao;
- Có ý thức trách nhiệm, gương mẫu trong quá trình làm việc;
- Có tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc;
- Thân thiện, hoà nhã với bạn bè đồng nghiệp;
- Chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ và công việc được giao;
- Chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân đưa ra.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- May dây chuyền;
- May đo thời trang;
- May mẫu;
- Giám sát triển khai sản xuất;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề May thời trang, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
11.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật xây dựng trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc quản lý, tổ chức thi công, giám sát thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp phục vụ đời sống của con người, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Kỹ thuật xây dựng quản lý, giám sát, hướng dẫn người khác hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xây, trát, lát, ốp, sơn, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp các thiết bị vệ sinh; gia công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, làm cốt thép và đổ bê tông; tiến hành nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; bảo đảm an toàn, đúng kỹ thuật, đúng tiến độ.
Các nhiệm vụ chính của nghề: quản lý, tổ chức thi công các hạng mục của công trình như: thi công đất, thi công phần xây thô, gia công, lắp dựng cốt thép, lắp dựng cốp pha - giàn giáo, thi công bê tông, thi công hoàn thiện công trình, giám sát thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Đặc điểm môi trường làm việc: hầu hết các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng được thực hiện ngoài trời và ở trên cao nên đòi hỏi người làm nghề này phải có sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc trên cao, có độ tập trung, có kiến thức kỹ năng về bảo hộ an toàn, chuyên môn cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.950 giờ (tương đương 70 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm, tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật xây dựng;
- Phân tích được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng và phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
- Trình bày được khái niệm về sinh thái học, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; phương thức “xanh hóa” trong kỹ thuật xây dựng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành, nghề;
- Phân tích được tính chất cơ, lý, hóa của các loại vật liệu, và cập nhật kiến thức về các loại vật liệu mới;
- Trình bày được phương pháp tính toán khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về kỹ thuật thi công đất, kỹ thuật xây, kỹ thuật hoàn thiện, kỹ thuật thi công cốp pha giàn giáo, kỹ thuật thi công cốt thép, kỹ thuật thi công bê tông: các công việc chủ yếu, yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về quản lý thi công: trình tự, biện pháp thực hiện, những yêu cầu trong quá trình tổ chức thi công và tổ chức nghiệm thu;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
- Giải thích được các yêu cầu kỹ thuật cho từng công việc của ngành, nghề;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
3. Kỹ năng
- Đọc và phát hiện được các lỗi thông thường trong của bản vẽ kỹ thuật, thi công xây dựng;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường trong cuộc sống và công việc của nghề;
- Tổ chức thực hiện được quy trình 5S trong tổ chức thi công xây dựng;
- Lựa chọn được vật liệu, phương tiện,... theo quy chuẩn công nghệ xây dựng xanh;
- Sử dụng thành thạo các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;
- Thực hiện được công việc quản lý và tổ chức thi công bao gồm: lập biện pháp, tiến độ, dự trù khối lượng, dụng cụ, máy móc, phân công công việc, kiểm tra, giám sát an toàn, tiến độ thi công;
- Hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra, giám sát và khắc phục được sai sót về an toàn lao động và vệ sinh mỗi trường;
- Dự trù được vật tư; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu hoàn công được khi thi công đất, xây, hoàn thiện, thi công cốp pha - giàn giáo, thi công cốt thép, thi công bê tông;
- Thực hiện thành thạo các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, bạ mát tít, sơn vôi, trần tường thạch cao và một số công việc khác có liên quan theo yêu cầu kỹ thuật;
- Đánh giá được tầm quan trọng của từng công đoạn trong mỗi công việc của ngành nghề;
- Phát hiện được các sai hỏng, sự cố kỹ thuật và có phương án xử lý kịp thời;
- Nghiệm thu được khối lượng và chất lượng công trình;
- Lập được báo cáo tổng hợp trình cấp trên;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Thực hiện độc lập hoặc làm việc theo nhóm để giải quyết công việc của nghề trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ như quản lý thi công, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường và tổ chức thi công; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm khi thực hiện công việc;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thẳng thắn;
- Xử lý được những vấn đề phức tạp của nghề nảy sinh trong quá trình làm việc.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản lý thi công;
- Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
- Thi công đất;
- Xây;
- Hoàn thiện;
- Thi công cốt thép;
- Thi công cốp pha - giàn giáo;
- Thi công bê tông.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật xây dựng trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc tổ chức thi công, thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp phục vụ đời sống của con người như: nhà dân dụng, nhà chung cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, nhà xưởng…, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Kỹ thuật xây dựng hướng dẫn người khác hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xây, trát, lát, ốp, sơn, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp các thiết bị vệ sinh; gia công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, làm cốt thép và đổ bê tông; tiến hành nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; bảo đảm an toàn, đúng kỹ thuật, đúng tiến độ.
Các nhiệm vụ chính của nghề: thi công các hạng mục của công trình như: thi công đất, thi công phần xây thô, gia công, lắp dựng cốt thép, lắp dựng cốp pha - giàn giáo, thi công bê tông, thi công hoàn thiện công trình, thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Đặc điểm môi trường làm việc: hầu hết các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng được thực hiện ngoài trời và ở trên cao nên đòi hỏi người làm nghề này phải có sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc trên cao, có độ tập trung, có kiến thức kỹ năng về bảo hộ an toàn, chuyên môn cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm, tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật xây dựng;
- Trình bày được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng và phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
- Trình bày được những nội dung cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành, nghề;
- Trình bày được khái niệm về sinh thái học, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; phương thức “xanh hóa” trong kỹ thuật xây dựng;
- Nêu được phương pháp, nguyên tắc, dấu hiệu nhận biết các loại vật liệu xây dựng;
- Trình bày được phương pháp tính toán khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về kỹ thuật thi công đất, kỹ thuật xây, kỹ thuật hoàn thiện, kỹ thuật thi công cốp pha giàn giáo, kỹ thuật thi công cốt thép, kỹ thuật thi công bê tông: các công việc chủ yếu, yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc và phát hiện được các lỗi thông thường trong của bản vẽ kỹ thuật, thi công xây dựng;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường trong cuộc sống và công việc của nghề;
- Tổ chức thực hiện được quy trình 5S trong tổ chức thi công xây dựng;
- Lựa chọn được vật liệu, phương tiện,... theo quy chuẩn công nghệ xây dựng xanh;
- Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;
- Làm được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, bạ mát tít, sơn vôi , trần tường thạch cao và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà theo yêu cầu kỹ thuật;
- Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;
- Nghiệm thu được khối lượng và chất lượng công trình;
- Lập được báo cáo tổng hợp trình cấp trên;
- Phát hiện được một số sai hỏng, sự cố kỹ thuật và có phương án đề xuất xử lý kịp thời;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc nhóm trong những điều kiện làm nhất định;
- Hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ như: thi công đất, xây, hoàn thiện, thi công cốt thép, thi công cốp pha - giàn giáo, thi công bê tông khi được phân công;
- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Đánh giá hoạt động của nhóm và một phần kết quả thực hiện đã được phân công;
- Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thẳng thắn.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thi công đất;
- Xây;
- Hoàn thiện;
- Thi công cốt thép;
- Thi công cốp pha - giàn giáo;
- Thi công bê tông.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
12.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG BỘ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng cầu đường bộ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý và bảo trì các công trình cầu đường bộ từ đường giao thông nông thôn cho đến đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ, đường cao tốc và hệ thống đường chuyên dùng trong phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người lao động trong ngành, nghề này có thể làm việc ở các vị trí việc làm chủ yếu như: thi công đường, thi công cầu, trắc địa cầu đường bộ, giám sát thi công cầu đường bộ, quản lý và bảo trì cầu đường bộ tại các doanh nghiệp tư vấn, thiết kế công trình giao thông, các doanh nghiệp xây dựng cầu đường bộ, các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành khai thác công trình cầu đường bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ,...
Các công việc của ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ chủ yếu được thực hiện trên công trình xây dựng cầu đường bộ, môi trường và bối cảnh làm việc luôn thay đổi tùy theo điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, điều kiện tự nhiên, xã hội tại vị trí xây dựng và tính đặc thù của các công trình cầu đường bộ.
Đặc điểm làm việc của ngành, nghề xây dựng cầu đường bộ là làm việc theo tổ, đội, nhóm kết hợp với việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng vị trí công việc; thường xuyên học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chuẩn xác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm, phân loại, đặc điểm của loại vật liệu xây dựng cầu đường bộ và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng một số loại vật liệu phổ biến;
- Trình bày được cấu tạo, đặc điểm làm việc của kết cấu công trình cầu, đường bộ;
- Nêu được đặc điểm, tính năng, phạm vi áp dụng và phương pháp tính năng suất của các loại máy móc và thiết bị thi công công trình cầu đường bộ;
- Trình bày được các nội dung, phương pháp đo đạc, định vị trong quá trình khảo sát địa hình, thi công các hạng mục công trình cầu đường bộ;
- Phân tích được biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết cho các hạng mục công trình cầu đường bộ theo từng điều kiện cụ thể về địa chất, địa hình, chế độ thủy lực, thủy văn;
- Phân tích được các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và các nội dung nghiệm thu các hạng mục công trình cầu đường bộ;
- Trình bày được quy định về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá chất lượng quá trình thực hiện các công việc trong thi công công trình cầu đường bộ;
- Trình bày được các thành phần và phương pháp lập hồ sơ hoàn thành công trình cầu đường bộ;
- Trình bày được các quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu đường bộ;
- Trình bày được quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong xây dựng cầu đường bộ;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
3. Kỹ năng
- Sử dụng được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong khảo sát địa hình, đo đạc, định vị, bố trí công trình;
- Đọc được bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công; bóc tách được khối lượng vật tư, vật liệu theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;
- Đánh giá được chủng loại, chất lượng vật liệu, cấu kiện đúc sẵn và các loại vật tư, thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật trước khi thi công xây dựng;
- Lựa chọn được máy móc, thiết bị phù hợp để thi công các hạng mục công trình cầu đường bộ;
- Lập được kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết và biện pháp thi công cho các hạng mục công trình cầu đường bộ;
- Thi công được các hạng mục công trình cầu đường bộ đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường;
- Tổ chức được công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng các quy định pháp luật hiện hành;
- Giám sát được quá trình thi công các hạng mục kết cấu công trình cầu đường bộ theo quy định của tiêu chuẩn thi công nghiệm thu và các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Lập được hồ sơ hoàn thành công trình cầu đường bộ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi khi thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo vị trí việc làm của ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo vị trí việc làm của ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm khi thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo vị trí việc làm của ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, doanh nghiệp và xã hội; luôn cẩn thận, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành trong khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thi công đường;
- Thi công cầu;
- Trắc địa cầu đường bộ;
- Giám sát thi công cầu đường bộ;
- Quản lý và bảo trì cầu đường bộ.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng cầu đường bộ trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện công tác khảo sát thiết kế, thi công, quản lý và bảo trì các công trình cầu đường bộ từ đường giao thông nông thôn cho đến đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ, đường cao tốc và hệ thống đường chuyên dùng trong phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người lao động có thể làm việc theo các vị trí việc làm chủ yếu như: thi công đường, thi công cầu, trắc địa cầu đường bộ, quản lý và bảo trì cầu đường bộ tại các doanh nghiệp tư vấn, thiết kế công trình giao thông, các doanh nghiệp xây dựng cầu đường bộ, các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành khai thác công trình cầu đường bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ...
Các công việc của ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ chủ yếu được thực hiện trên công trình xây dựng cầu đường bộ. Môi trường và bối cảnh làm việc luôn thay đổi thùy theo điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, điều kiện tự nhiên, xã hội tại vị trí xây dựng cầu đường bộ và tính đặc thù của các công trình cầu đường bộ.
Đặc điểm của ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ là làm việc theo tổ, đội, nhóm kết hợp với việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, người lao động phải có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng vị trí công việc; thường xuyên học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật các công nghệ kỹ thuật tiên tiến; rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chuẩn xác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo các bộ phận chủ yếu của kết cấu công trình cầu, đường bộ;
- Nêu được đặc điểm, tính năng của các loại máy móc và thiết bị thi công các hạng mục công trình cầu đường bộ;
- Trình bày được các nội dung, phương pháp đo đạc, định vị trong quá trình khảo sát địa hình, thi công các hạng mục công trình cầu đường bộ;
- Nêu được biện pháp thi công chi tiết cho một số hạng mục công trình cầu đường bộ theo bản vẽ thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
- Liệt kê được các quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu đường bộ;
- Nêu được quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong xây dựng cầu đường bộ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Sử dụng được máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ và máy thủy bình trong khảo sát địa hình, đo đạc, định vị, bố trí công trình;
- Đọc được bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công; bóc tách được khối lượng vật tư, vật liệu theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của một số kết cấu giản đơn;
- Thi công được các hạng mục công trình cầu đường bộ theo bản vẽ thiết kế biện pháp thi công được duyệt, đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường;
- Thực hiện được công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng các quy định pháp luật hiện hành;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với tổ, đội thi công khi thực hiện các nhiệm vụ của ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và biện pháp thi công được duyệt;
- Đánh giá một phần kết quả hoạt động của nhóm khi được phân công;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, doanh nghiệp và xã hội; luôn cẩn thận, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành trong khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thi công đường;
- Thi công cầu;
- Trắc địa cầu đường bộ;
- Quản lý và bảo trì cầu đường bộ.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
13.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: THÍ NGHIỆM VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CẦU ĐƯỜNG BỘ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc xác định các chỉ tiêu chất lượng của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc kết cấu công trình cầu, đường bộ theo đúng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ thực hiện các công việc: lấy mẫu vật liệu, đo đạc, thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng và hỗn hợp vật liệu xây dựng; kiểm tra, thử nghiệm kết cấu công trình; thử nghiệm kiểm tra chất lượng cầu trên đường bộ và đường bộ theo đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo kết quả chính xác, làm việc an toàn và đúng thời gian yêu cầu.
Các công việc của ngành, nghề này được thực hiện trong phòng thí nghiệm, trên công trình xây dựng, nơi sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng và diễn ra ở các giai đoạn của dự án xây dựng từ công tác khảo sát thiết kế, thi công, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình cầu đường bộ. Người lao động trong ngành, nghề này có thể làm việc tại các phòng thí nghiệm ở các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông; phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng; viện nghiên cứu chuyên ngành xây dựng; doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng...
Đặc điểm làm việc của ngành, nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ là làm việc độc lập hoặc theo tổ, nhóm kết hợp với việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, người hành nghề phải có đủ sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được nguyên tắc đọc bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ chuyên ngành;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tái tạo;
- Phân tích được cấu tạo, đặc điểm làm việc, yêu cầu vật liệu của các bộ phận công trình cầu và đường bộ;
- Phân tích được các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thí nghiệm, kiểm tra chất lượng cầu đường bộ;
- Trình bày được quy trình vận hành các máy móc, thiết bị thí nghiệm;
- Trình bày được phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của: xi măng, bitum và nhũ tương; cốt liệu cho bê tông xi măng, vữa, bê tông nhựa; bê tông xi măng; bê tông nhựa; hỗn hợp vật liệu gia cố chất kết dính vô cơ; kim loại và mối hàn; vải địa kỹ thuật; sơn và gạch theo quy định hiện hành;
- Trình bày được phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của: nền, móng và các bộ phận kết cấu của công trình cầu theo quy định hiện hành;
- Trình bày được phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của: vật liệu thi công; chất lượng thi công và các chỉ số đánh giá công trình đường bộ theo quy định hiện hành;
- Trình bày được phương pháp tính toán, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả thí nghiệm theo quy định hiện hành;
- Trình bày được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ;
- Trình bày được các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp khi thực hiện công việc;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
3. Kỹ năng
- Đọc bản được các bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ chuyên ngành;
- Tổ chức thực hiện được các nội dung về sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Tổ chức thực được các nội dung về phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc theo mô hình 5S trong sản xuất;
- Lập được đề cương công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu thi công công trình cầu đường bộ;
- Xác định được các chỉ tiêu chất lượng của đất xây dựng, vật liệu thành phần và hỗn hợp bê tông xi măng; vật liệu thành phần và hỗn hợp bê tông nhựa, hỗn hợp vật liệu gia cố chất kết dính vô cơ; kim loại và mối hàn; vải địa kỹ thuật; sơn, gạch theo quy định hiện hành;
- Xác định được các chỉ tiêu chất lượng của nền, móng và các bộ phận kết cấu của công trình cầu theo quy định hiện hành;
- Xác định các chỉ tiêu chất lượng của vật liệu thi công; chất lượng thi công nền, mặt đường và các chỉ số đánh giá công trình đường bộ theo quy định hiện hành;
- Lập được báo cáo kết quả thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thí nghiệm hiện hành;
- Tổ chức thực hiện được công tác phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn lao động, sơ cứu người bị nạn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết các công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi và ứng dụng được công nghệ mới vào công việc của nghề;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và đánh giá kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có đạo đức nghề nghiệp, cẩn thận, chính xác trong công việc; có tinh thần kỷ luật trong công việc;
- Có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng cầu đường bộ;
- Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu;
- Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng đường bộ.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc xác định các chỉ tiêu chất lượng của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc kết cấu công trình cầu, đường bộ theo đúng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ thực hiện các công việc: lấy mẫu vật liệu, đo đạc, thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng và hỗn hợp vật liệu xây dựng; kiểm tra, thử nghiệm kết cấu công trình; thử nghiệm kiểm tra chất lượng cầu trên đường bộ và đường bộ theo đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo kết quả chính xác, làm việc an toàn và đúng thời gian yêu cầu.
Các công việc của ngành, nghề này được thực hiện trong phòng thí nghiệm, trên công trình xây dựng, nơi sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng và diễn ra ở các giai đoạn của dự án xây dựng từ công tác khảo sát thiết kế, thi công, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình cầu đường bộ. Người lao động trong ngành, nghề này có thể làm việc tại các phòng thí nghiệm ở các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông; phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng; viện nghiên cứu chuyên ngành xây dựng; doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng...
Đặc điểm làm việc của ngành, nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ là làm việc độc lập hoặc theo tổ, nhóm kết hợp với việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, người hành nghề phải có đủ sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu công việc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Nêu được nguyên tắc đọc bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ chuyên ngành;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ môi trường;
- Nêu được cấu tạo, đặc điểm làm việc, yêu cầu vật liệu của các bộ phận cơ bản của công trình cầu đường bộ;
- Liệt kê được các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thí nghiệm, kiểm tra chất lượng cầu đường bộ;
- Mô tả được quy trình vận hành các máy móc, thiết bị thí nghiệm;
- Nêu được phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu chất lượng của: xi măng, bitum và nhũ tương; cốt liệu cho bê tông xi măng, vữa, bê tông nhựa; bê tông xi măng; bê tông nhựa;
- Trình bày được phương pháp thử nghiệm xác định các chỉ tiêu chất lượng của nền, móng và các bộ phận kết cấu của công trình cầu theo quy định hiện hành;
- Nêu được phương pháp thử nghiệm xác định các chỉ tiêu chất lượng của vật liệu thi công; chất lượng thi công và các chỉ số đánh giá công trình đường bộ theo quy định hiện hành;
- Nêu được các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp khi thực hiện công việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ chuyên ngành;
- Thực hiện được các nội dung về sắp xếp nơi làm việc theo mô hình 5S trong sản xuất;
- Thực hiện được một số nội dung cơ bản về sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm và bảo vệ môi trường;
- Sử dụng được các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm chuyên dùng;
- Xác định được các chỉ tiêu chất lượng của đất xây dựng, vật liệu thành phần và hỗn hợp bê tông xi măng; vật liệu thành phần và hỗn hợp bê tông nhựa theo quy định hiện hành;
- Xác định được một số chỉ tiêu chất lượng của nền, móng và các bộ phận kết cấu của công trình cầu theo quy định hiện hành;
- Xác định được một số chỉ tiêu chất lượng của vật liệu thi công; chất lượng thi công nền, mặt đường và các chỉ số đánh giá công trình đường bộ theo quy định hiện hành;
- Tổ chức thực hiện được công tác phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn lao động;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức nghề nghiệp, cẩn thận, chính xác trong công việc; có tinh thần kỷ luật trong công việc cũng như ý thức xây dựng đơn vị vững mạnh;
- Có ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm;
- Có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Đánh giá kết quả thực hiện của bản thân và một phần của nhóm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng cầu đường bộ;
- Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu;
- Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng đường bộ.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu đường bộ, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
14.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: XÂY DỰNG VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện việc thi công xây dựng mới các công trình trên tuyến đường sắt, cũng như thực hiện các công việc bảo trì công trình trên tuyến đường sắt đang khai thác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt làm việc ở doanh nghiệp bảo trì đường sắt, doanh nghiệp xây lắp công trình đường sắt với các công việc của nghề vừa liên quan đến yếu tố kỹ thuật công trình đường sắt vừa liên quan đến công tác đảm bảo an toàn chạy tàu. Vì vậy, người hành nghề phải có khả năng làm việc nhóm để phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí công tác trong hệ thống đường sắt và cần có ý thức tổ chức kỷ luật cao khi thực hiện nhiệm vụ, vì chỉ cần sơ suất nhỏ cũng gây hậu quả rất lớn.
Người làm công việc Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt phải có sức khỏe theo quy định, để có thể làm việc trong mọi thời điểm với thời tiết khác nhau. Mặt khác cần phối hợp sử dụng các giác quan, đặc biệt là thính giác, thị giác để quan sát tín hiệu đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho người và máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ (tương đương 80 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được quy định về bản vẽ kỹ thuật, nguyên tắc đọc bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ chuyên ngành;
- Phân tích được cấu tạo các bộ phận cấu thành hệ thống đường sắt; công trình cầu, cống, hầm đường sắt;
- Phân tích được trình tự bảo trì nền đường sắt, kết cấu tầng trên đường sắt, đường ngang;
- Trình bày được trình tự thi công xây dựng mới nền đường sắt, kết cấu tầng trên đường sắt, đường ngang;
- Trình bày được trình tự thi công xây dựng móng, mố trụ, lắp đặt gối cầu;
- Phân tích được các phương án lao, lắp kết cấu nhịp cầu dầm, dàn thép và kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép lắp ghép;
- Trình bày được trình tự thi công xây dựng cầu dầm hộp bê tông theo công nghệ đúc hẫng;
- Phân tích được nguyên nhân gây ra sự hư hỏng của đường sắt, cầu, cống, hầm và đề ra được biện pháp đề phòng và sửa chữa khi bị hư hỏng;
- Trình bày được những kiến thức Pháp luật về đường sắt;
- Trình bày được phạm vi áp dụng, quy trình vận hành máy thi công sửa chữa công trình giao thông đường sắt loại cầm tay;
- Phân tích được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng trong bảo dưỡng đường sắt, cầu, cống, hầm đường sắt vào công tác xây dựng và bảo trì đường sắt, cầu, cống, hầm đường sắt;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về trắc địa công trình phục vụ cho công tác khảo sát, thiết kế, thi công công trình giao thông đường sắt;
- Trình bày được các văn bản quy phạm pháp luật trong bảo đảm an toàn chạy tàu, lắp đặt và bảo dưỡng đường sắt, xây dựng, bảo dưỡng cầu, cống, hầm;
- Trình bày được các quy tắc an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường khi thực hiện xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc và vẽ thành thạo các bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc thi công xây dựng và bảo dưỡng sửa chữa đường sắt, cầu, cống, hầm;
- Tổ chức thực hiện thành thạo những công việc thi công nền đường sắt;
- Lắp đặt thành thạo hệ thống đường sắt trên đường thẳng và đường cong, đường ngang bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Đặt và thay được ghi bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Thi công được móng, mố, trụ cầu và lắp được gối cấu đúng theo thiết kế;
- Thi công lao lắp được kết cấu nhịp cầu dầm, cầu giàn thép, cầu bê tông lắp ghép đường sắt;
- Xây dựng mới được cầu dầm hộp bê tông theo công nghệ đúc hẫng ở quy mô trung bình;
- Bảo dưỡng thành thạo đường sắt, đường ngang, cầu, cống, hầm trên đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn nghiệm thu kỹ thuật;
- Vận hành được máy thi công đường sắt loại cầm tay đúng quy định;
- Tính toán và bố trí được chi tiết công trình giao thông đường sắt trên mặt bằng, mặt đứng;
- Kiểm tra được độ chính xác thi công công trình giao thông đường sắt;
- Đo vẽ được hoàn công công trình giao thông đường sắt;
- Quản lý, tổ chức và điều hành được tổ, đội sản xuất thi công lắp đặt đường sắt; xây dựng cầu, cống đường sắt;
- Quản lý, tổ chức và điều hành được cung, tổ, đội bảo trì đường sắt, bảo trì cầu, cống, hầm đường sắt;
- Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể; có ý thức tự chủ trong công tác quản lý; chịu được áp lực cao, cường độ lao động vất vả; có trách nhiệm trong công việc để đảm bảo an toàn chạy tàu;
- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết các công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi và ứng dụng được công nghệ mới vào công việc của nghề;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và đánh giá kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Xây dựng đường sắt;
- Bảo trì đường sắt;
- Xây dựng cầu;
- Bảo trì cầu, cống đường sắt;
- Bảo trì hầm đường sắt;
- Trắc địa công trình.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện tổ chức thi công xây dựng mới các công trình trên tuyến đường sắt, cũng như thực hiện các công việc bảo trì công trình trên tuyến đường sắt đang khai thác, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt làm việc ở doanh nghiệp bảo trì đường sắt, doanh nghiệp xây lắp công trình đường sắt với các công việc của nghề vừa liên quan đến yếu tố kỹ thuật công trình đường sắt vừa liên quan đến công tác đảm bảo an toàn chạy tàu. Vì vậy, người hành nghề phải có khả năng làm việc nhóm để phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí công tác trong hệ thống đường sắt và cần có ý thức tổ chức kỷ luật cao khi thực hiện nhiệm vụ, vì chỉ cần sơ suất nhỏ cũng gây hậu quả rất lớn.
Người hành nghề Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt phải có sức khỏe theo quy định, để có thể làm việc trong mọi thời điểm với thời tiết khác nhau. Mặt khác cần phối hợp sử dụng các giác quan, đặc biệt là thính giác, thị giác để quan sát tín hiệu đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho người và máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Nêu được quy định về bản vẽ kỹ thuật, nguyên tắc đọc bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ chuyên ngành;
- Mô tả được cấu tạo các bộ phận cấu thành đường sắt, cầu, cống, hầm;
- Trình bày được nguyên nhân gây ra sự hư hỏng của đường sắt, cầu, cống, hầm và đề ra được biện pháp đề phòng và sửa chữa khi bị hư hỏng;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về Pháp luật về đường sắt;
- Nêu được phạm vi áp dụng, quy trình vận hành máy thi công sửa chữa đường sắt loại cầm tay;
- Phân tích được trình tự bảo trì nền đường sắt, kết cấu tầng trên đường sắt, đường ngang;
- Trình bày được trình tự thi công xây dựng mới nền đường sắt, kết cấu tầng trên đường sắt, đường ngang;
- Nêu được trình tự thi công xây dựng móng, mố trụ, lắp đặt gối cầu;
- Trình bày được phương án lao, lắp kết cấu nhịp cầu dầm, dàn thép và kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép lắp ghép;
- Nêu được nguyên nhân gây ra sự hư hỏng của đường sắt, cầu, cống, hầm và đề ra được biện pháp đề phòng và sửa chữa khi bị hư hỏng;
- Trình bày được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và bảo dưỡng đường sắt, tiêu chuẩn bảo dưỡng cầu, cống, hầm để áp dụng vào công tác bảo trì đường sắt, bảo trì cầu, cống, hầm;
- Trình bày được các văn bản quy phạm pháp luật về biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu trong công việc lắp đặt và bảo dưỡng đường sắt, bảo dưỡng cầu, cống, hầm;
- Trình bày được các quy tắc an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường khi thực hiện xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc và vẽ được ở mức cơ bản các bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc thi công xây dựng và bảo dưỡng sửa chữa đường sắt, bảo dưỡng cầu, cống, hầm;
- Lắp đặt được đường sắt trên đường thẳng và đường cong, đường ngang bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Đặt và thay được ghi bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Thi công được móng, mố, trụ cầu và lắp được gối cấu đúng theo thiết kế;
- Thi công lao lắp được kết cấu nhịp cầu dầm, cầu giàn thép, cầu bê tông lắp ghép đường sắt;
- Bảo dưỡng được đường sắt, đường ngang, cầu, cống, hầm trên đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Vận hành được máy thi công đường sắt loại cầm tay đúng quy định;
- Phát hiện và giải quyết được tình huống nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ chức trách của chức danh đảm nhiệm;
- Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể; có ý thức tự chủ trong công tác quản lý; chịu được áp lực cao, cường độ lao động vất vả; có trách nhiệm trong công việc để đảm bảo an toàn chạy tàu;
- Có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Đánh giá kết quả thực hiện của bản thân.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Xây dựng đường sắt;
- Bảo trì đường sắt;
- Xây dựng cầu;
- Bảo trì cầu, cống đường sắt;
- Bảo trì hầm đường sắt.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng công trình giao thông đường sắt, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
15.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện việc duy tu, sửa chữa, tu bổ hoặc thi công mới công trình thủy lợi bao gồm các công việc: quản lý, tổ chức thi công, giám sát thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng thủy lợi phục vụ ngành sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi quản lý, giám sát, hướng dẫn người khác hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Chuẩn bị mặt bằng, điện nước thi công; tổ chức thi công; thi công đào đắp đất đá; xử lý nền móng; gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn đặc thù công trình thủy lợi, lắp dựng giàn giáo; gia công lắp đặt cốt thép; thi công bê tông; xây lát gạch, xây lát đá; lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ; thi công tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún; hoàn thiện bề mặt công trình các công trình thủy lợi.
Đặc điểm môi trường làm việc: Các công việc của nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi được thực hiện ngoài trời gần gũi với thiên nhiên; hồ nước, dòng sông, kênh tưới, tiêu, cầu máng, si phông, bậc nước, dốc nước. Có những công việc phải làm việc ở trên cao, dưới sâu, trong môi trường nước nên đòi hỏi người làm nghề này phải có kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp, an toàn lao động, và ý thức trách nhiệm cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Phân tích được các tiêu chuẩn, qui chuẩn, qui phạm trong xây dựng thủy lợi;
- Xác định được phương pháp, trình tự đọc bản vẽ thiết kế thi công công trình thủy lợi;
- Phân tích được cấu tạo, tính chất, trạng thái làm việc của các kết cấu cơ bản công trình thủy lợi;
- Phân tích được tính chất, ứng dụng một số loại vật liệu thường dùng trong xây dựng thủy lợi;
- Phân tích được tính năng, tác dụng và phạm vi sử dụng dụng cụ cầm tay;
- Phân tích được phương pháp vẽ bằng thủ công và vẽ bằng phần mềm Autocad, ứng dụng phần mềm lập dự toán một số hạng mục công trình cơ bản;
- Giải thích được trình tự và phương pháp chuẩn bị mặt bằng, nhân lực, thiết bị và dụng cụ, nguồn điện nước, biện pháp thi công;
- Mô tả được phương pháp nhận biết cấp đất, độ dẻo của đất;
- Phân tích được phương pháp xử lý nền móng các trường hợp đơn giản, phức tạp;
- Phân tích được trình tự và phương pháp xác định tim mốc, phóng tuyến, lên ga, giác móng bằng thủ công, đào đắp đất đá bằng thủ công, thi công tầng lọc ngược;
- Phân tích được trình tự và phương pháp tiêu nước hố móng, đóng cọc tre, xử lý mạch đùn cát chảy;
- Phân tích được trình tự và phương pháp gia công, lắp dựng cốt thép, cốp pha, giàn giáo;
- Phân tích được phương pháp trộn vữa bằng thủ công và bằng máy;
- Mô tả được trình tự, phương pháp trộn, vận chuyển, san, đầm, cán phẳng, làm mặt, bảo dưỡng bê tông;
- Phân tích được trình tự thi công một số kết cấu bê tông: Móng, cột, dầm, sàn, tường và xử lý được mạch ngừng, thi công tầng lọc ngược, khớp nối và khe lún;
- Mô tả được phương pháp đo xác định tim trục, vạch dấu kích thước, cao trình để thi công các hạng mục công trình;
- Phân tích được trình tự và phương pháp xây gạch các kết cấu: Móng, tường, trụ vuông chữ nhật, trụ liền tường, trụ tròn, gờ, vòm, lanh tô, bậc tam cấp;
- Phân tích được trình tự và phương pháp xây đá các kết cấu: Móng, tường thẳng, tường chắn đất, tường vặn vỏ đỗ, xếp rồng đá, rọ đá, thả đá rối kè;
- Xác định được trình tự và phương pháp lát: Đá khan, gạch dày, gạch mỏng, lát tấm bê tông đúc sẵn trên mái kênh;
- Trình bày và phân tích được trình tự và phương pháp ốp: Gạch tráng men, đá xẻ, gạch thẻ trang trí;
- Phân tích được trình tự và phương pháp trát: Tường, trần, gờ thẳng, gờ cong, chỉ vuông, chỉ tròn, phào đơn, phào kép, dầm, trần, hèm má cửa;
- Phân tích được trình tự và phương pháp bả ma tít, lăn sơn, quét vôi, láng thô, láng có đánh màu, lợp ngói Phi prô xi măng;
- Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh, khuôn cửa, goong cửa;
- Giải thích được các sai hỏng thường gặp nguyên nhân biện pháp phòng tránh;
- Mô tả được các tiêu chuẩn về công tác giám sát, hướng dẫn, thực hiện 5S và an toàn vệ sinh môi trường lao động;
- Giải thích được phương pháp bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng thủy lợi;
- Phân tích được phương pháp tự phát triển nghề nghiệp cho bản thân và tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao, thi kỹ năng nghề;
- Giải thích được các phương pháp ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc thành thạo các bản vẽ thiết kế thi công các công trình xây dựng thủy lợi vừa và nhỏ;
- Lựa chọn và sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng, dụng cụ đo kiểm tra trong nghề xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi;
- Đánh giá thành thạo hiện trạng nền móng, cấp đất, độ dẻo của đất;
- Tổ chức thực hiện và giám sát thành thạo công tác chuẩn bị mặt bằng, nhân lực, thiết bị và dụng cụ, nguồn điện nước, lập được biện pháp thi công, nhận triển khai kế hoạch sản xuất;
- Đo, xác định tim trục, vạch dấu kích thước, cao trình thành thạo để thi công các hạng mục công trình;
- Xác định được tim mốc, phóng tuyến, lên ga, giác móng bằng thủ công, đào đắp đất đá bằng thủ công một cách thành thạo;
- Xử lý nền móng trường hợp đơn giản; tiêu nước hố móng, đóng cọc tre, xử lý mạch đùn cát chảy một cách thành thạo;
- Trộn bê tông, trộn vữa bằng thủ công, bằng máy thành thạo đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Vận chuyển, san, đầm, làm mặt, bảo dưỡng bê tông thành thạo đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Thi công thành thạo một số kết cấu bê tông: Móng, cột, dầm, sàn, tường, tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún và xử lý được mạch ngừng bê tông;
- Xây gạch các kết cấu: Móng, tường, trụ vuông chữ nhật, trụ liền tường, trụ tròn, gờ, vòm, lanh tô, bậc tam cấp thành thạo đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Xây đá các kết cấu: Móng, tường thẳng, tường chắn đất, tường vặn vỏ đỗ, xếp rồng đá, rọ đá, thả đá rối kè thành thạo đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lát thành thạo các kết cấu: Đá khan, gạch dày, gạch mỏng;
- Ốp thành thạo đá xẻ, gạch tráng men, gạch thẻ trang trí;
- Trát các kết cấu tường, trần, gờ thẳng, gờ cong, chỉ vuông, chỉ tròn, phào đơn, phào kép, dầm, trần, hèm má cửa thành thạo đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Bả ma tít, lăn sơn, quét vôi, láng thô, láng có đánh màu, lợp ngói phi prô xi măng, lắp đặt thiết bị vệ sinh, khuôn cửa, goong cửa thành thạo đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lập được phiếu nghiệm thu, bàn giao đúng quy trình;
- Tổ chức thực hiện và giám sát được công tác 5S, hướng dẫn an toàn và vệ sinh môi trường lao động;
- Ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng thủy lợi như: Sử dụng gạch không nung, hạn chế tối đa hoặc thay thế sử dụng cốp pha, giàn giáo tre gỗ bằng cốp pha, giàn giáo thép, sử dụng luân chuyển nhiều lần; hạn chế xả thải, xử lý nước thải, phế tải công trường, trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực công trình nhà trạm … hợp lý;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề đơn giản và phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Thực hiện cẩn thận tỉ mỉ trong từng công việc của ngành nghề.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chuẩn bị thi công, tổ chức sản xuất;
- Thi công đất đá, xử lý nền bằng phương pháp thủ công;
- Thi công bê tông các kết cấu đơn giản và phức tạp;
- Thi công các kết cấu bằng gạch đơn giản và phức tạp;
- Thi công kết cấu bằng đá đơn giản và phức tạp;
- Gia công, lắp dựng cốt thép, cốp pha, giàn giáo các kết cấu đơn giản và phức tạp;
- Thi công tầng lọc ngược, khớp nối khe lún;
- Trát hoàn thiện bề mặt công trình các kết cấu đơn giản và phức tạp;
- Ốp, lát, láng hoàn thiện bề mặt công trình các kết cấu đơn giản và phức tạp;
- Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện việc duy tu, sửa chữa, tu bổ hoặc thi công mới công trình thủy lợi bao gồm các công việc: chuẩn bị thi công, thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, nghiệm thu các công trình xây dựng thủy lợi phục vụ ngành sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Chuẩn bị mặt bằng, điện nước thi công; thi công đào đắp đất đá; xử lý nền móng theo phương pháp thủ công; gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn giàn giáo các kết cấu đơn giản; gia công lắp đặt cốt thép các kết cấu đơn giản; thi công bê tông; xây lát gạch, xây lát đá các kết cấu đơn giản; lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ; thi công tầng lọc ngược, khớp nối, khe lún; hoàn thiện bề mặt một số kết cấu đơn giản của công trình thủy lợi.
Các công việc của nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi được thực hiện ngoài trời gần gũi với thiên nhiên; hồ nước, dòng sông, kênh tưới, tiêu, cầu máng, si phông; có những công việc phải làm việc ở trên cao, dưới sâu, trong môi trường nước nên đòi hỏi người làm nghề này phải có kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp, an toàn lao động, và ý thức trách nhiệm cao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.540 giờ (tương đương 55 tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày được tiêu chuẩn, qui chuẩn, qui phạm trong xây dựng thủy lợi;
- Mô tả được phương pháp, trình tự đọc bản vẽ thiết kế thi công công trình thủy lợi;
- Trình bày được cấu tạo, tính chất, trạng thái làm việc của các kết cấu cơ bản công trình thủy lợi;
- Trình bày được tính chất, ứng dụng một số loại vật liệu thường dùng trong xây dựng thủy lợi;
- Mô tả được tính năng, tác dụng và phạm vi sử dụng dụng cụ cầm tay;
- Trình bày được phương pháp vẽ bằng thủ công một số hạng mục công trình đơn giản;
- Trình bày được trình tự và phương pháp chuẩn bị mặt bằng, nhân lực, thiết bị và dụng cụ, nguồn điện nước;
- Trình bày được phương pháp xử lý nền móng các trường hợp đơn giản;
- Trình bày được trình tự và phương pháp xác định tim mốc, phóng tuyến, lên ga, giác móng bằng thủ công, đào đắp đất đá bằng thủ công, thi công tầng lọc ngược;
- Trình bày được trình tự và phương pháp tiêu nước hố móng, đóng cọc tre, xử lý mạch đùn cát chảy;
- Trình bày được trình tự và phương pháp gia công, lắp dựng cốt thép, cốp pha, giàn giáo các cấu kiện đơn giản;
- Trình bày được phương pháp trộn vữa bằng thủ công và bằng máy;
- Trình bày được trình tự, phương pháp trộn, vận chuyển, san, đầm, cán phẳng, làm mặt, bảo dưỡng bê tông các cấu kiện đơn giản;
- Trình bày được trình tự thi công một số kết cấu bê tông: Móng, cột, dầm, sàn, tường và xử lý được mạch ngừng, thi công tầng lọc ngược, khớp nối và khe lún;
- Trình bày được phương pháp đo xác định tim trục, vạch dấu kích thước, cao trình để thi công các hạng mục công trình đơn giản;
- Trình bày được trình tự và phương pháp xây gạch các kết cấu: Móng, tường, trụ vuông chữ nhật, trụ liền tường, gờ, tường chắn đất;
- Trình bày được trình tự và phương pháp xây đá các kết cấu: Móng, tường thẳng, tường chắn đất, tường vặn vỏ đỗ, xếp rồng đá, rọ đá, thả đá rối kè;
- Trình bày được trình tự và phương pháp lát: Đá khan, gạch dày, gạch mỏng, lát tấm bê tông đúc sẵn trên mái kênh;
- Trình bày được trình tự và phương pháp ốp: Gạch tráng men;
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát: Tường, trần, gờ thẳng, chỉ vuông, phào đơn, dầm, trần, khe van, khe phai;
- Trình bày được trình tự và phương pháp quét vôi, láng thô, lợp mái;
- Giải thích được các sai hỏng thường gặp nguyên nhân biện pháp phòng tránh;
- Mô tả được các tiêu chuẩn về công tác thực hiện 5S và an toàn vệ sinh môi trường lao động;
- Trình bày được phương pháp bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng thủy lợi;
- Mô tả được phương pháp ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công
nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc được các bản vẽ thiết kế thi công các công trình xây dựng thủy lợi đơn giản;
- Lựa chọn và sử dụng được các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng, dụng cụ đo kiểm tra trong nghề xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi;
- Xác định được hiện trạng nền móng, cấp đất, độ dẻo của đất;
- Chuẩn bị được mặt bằng, nhân lực, thiết bị và dụng cụ, nguồn điện nước nhận triển khai kế hoạch sản xuất;
- Đo và xác định được tim trục, vạch dấu kích thước, cao trình để thi công các hạng mục công trình đơn giản;
- Xác định được tim mốc, phóng tuyến, lên ga, giác móng bằng thủ công, đào đắp đất đá bằng thủ công;
- Xử lý được nền móng trường hợp đơn giản; tiêu nước hố móng, đóng cọc tre, xử lý mạch đùn cát chảy;
- Trộn được bê tông, trộn vữa bằng thủ công, bằng máy;
- Thực hiện được công tác vận chuyển, san, đầm, làm mặt, bảo dưỡng bê tông một số kết cấu đơn giản;
- Thi công được một số kết cấu bê tông: Móng, cột, dầm, sàn, tường, tầng lọc ngược, khớp nối và khe lún và xử lý được mạch ngừng bê tông;
- Xây được gạch trong các kết cấu: Móng, tường, trụ vuông chữ nhật, trụ liền tường, gờ, tường chắn đất đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Xây được đá trong các kết cấu: Móng, tường thẳng, tường chắn đất, tường vặn vỏ đỗ, xếp rồng đá, rọ đá, thả đá rối kè đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lát được đá khan, gạch dày, gạch mỏng của các hạng mục công trình đơn giản;
- Ốp được gạch tráng men;
- Trát được các kết cấu tường, trần, gờ thẳng, chỉ vuông, phào đơn, dầm, trần, khe van khe phai;
- Quét vôi, láng thô đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lập được phiếu nghiệm thu, bàn giao đúng quy định;
- Tổ chức thực hiện được công tác 5S và vệ sinh môi trường lao động;
- Ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng thủy lợi như: Sử dụng gạch không nung, hạn chế tối đa hoặc thay thế sử dụng cốp pha, giàn giáo tre gỗ bằng cốp pha, giàn giáo thép, sử dụng luân chuyển nhiều lần; hạn chế xả thải, xử lý nước thải, phế tải công trường, trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực công trình nhà trạm …;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề đơn giản trong khi làm việc;
- Thực hiện các nhiệm vụ đơn giản; chịu trách nhiệm cá nhân về công việc thực hiện;
- Đánh giá chất lượng các công việc đơn giản sau khi hoàn thành;
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công việc của ngành, nghề.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Chuẩn bị thi công;
- Thi công đất đá, xử lý hố móng bằng phương pháp thủ công;
- Thi công bê tông các cấu kiện đơn giản;
- Thi công các kết cấu bằng gạch các cấu kiện đơn giản;
- Thi công kết cấu bằng đá các cấu kiện đơn giản;
- Gia công, lắp dựng cốt thép, cốp pha, giàn giáo các cấu kiện đơn giản;
- Thi công tầng lọc ngược, khớp nối khe lún các cấu kiện đơn giản;
- Trát hoàn thiện bề mặt công trình các cấu kiện đơn giản;
- Ốp, lát, láng hoàn thiện bề mặt công trình các cấu kiện đơn giản;
- Tổ chức thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./. | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "28/12/2018",
"sign_number": "51/2018/TT-BLĐTBXH",
"signer": "Lê Quân",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-55-2016-ND-CP-dieu-chinh-muc-luong-huu-tro-cap-mat-suc-lao-dong-giao-vien-mam-non-314549.aspx | Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu trợ cấp mất sức lao động giáo viên mầm non | CHÍNH PHỦ
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 55/2016/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG, TRỢ CẤP HẰNG THÁNG VÀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON CÓ THỜI GIAN LÀM VIỆC TRƯỚC NĂM 1995
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, cán bộ xã đã nghỉ việc; trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995.
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng, bao gồm các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hằng tháng.
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
d) Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
đ) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
g) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 05 năm 2016.
3. Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở.
4. Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng.
Điều 3. Thời điểm và mức điều chỉnh
1. Điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này. Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Riêng các đối tượng đã được Điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
2. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, giữ nguyên mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng của các đối tượng đã được Điều chỉnh tăng 8% trước đó; đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 trở đi, lương hưu được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng theo cách tính quy định tại Luật bảo hiểm xã hội.
3. Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng, thì mức hưởng được điều chỉnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với người đang hưởng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với người bắt đầu hưởng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, mức điều chỉnh cụ thể như sau:
a) Tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
4. Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 nếu mức lương hưu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này mà thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu thì được trợ cấp thêm để mức lương hưu bằng mức lương cơ sở.
5. Mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Điều 4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được quy định như sau:
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với: Các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995; hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và đối tượng quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 2 Nghị định này; hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006, Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 và Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 và đối tượng thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ Quốc phòng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 và đối tượng thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ Công an quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm.
5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh, chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc chi trả trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "15/06/2016",
"sign_number": "55/2016/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Ke-hoach-335-KH-UBATGTQG-to-chuc-cuoc-thi-An-toan-cung-xe-dap-dien-xe-may-dien-2014-258227.aspx | Kế hoạch 335/KH-UBATGTQG tổ chức cuộc thi An toàn cùng xe đạp điện xe máy điện 2014 | ỦY BAN AN TOÀN
GIAO THÔNG QUỐC GIA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 335/KH-UBATGTQG
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CUỘC THI “AN TOÀN CÙNG XE ĐẠP ĐIỆN, XE MÁY ĐIỆN” NĂM 2014
Thực hiện Kế hoạch số 334/KH-UBATGTQG ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban ATGT Quốc gia triển khai Chiến dịch tuyên truyền và xử lý vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng xe đạp điện, xe máy điện; Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm 2014, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm nâng cao nhận thức của người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, đặc biệt là các em học sinh Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
2. Tuyên truyền văn hóa giao thông đối với người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, phòng tránh tai nạn giao thông góp phần giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN
1. Đối tượng
Cuộc thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm 2014 dành cho học sinh tại các trường THCS và THPT trên toàn quốc.
2. Thời gian
Cuộc thi dự kiến diễn ra trong vòng 8 tuần từ 01/12/2014 đến 25/01/2015.
III. HÌNH THỨC VÀ CÁCH THỨC DỰ THI
1. Hình thức dự thi
Cuộc thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm 2014 bao gồm 3 hình thức dự thi: thi trắc nghiệm, thi viết và thi tập thể.
2. Cách thức dự thi
2.1. Đăng ký dự thi
- Thí sinh tham gia dự thi phần thi trắc nghiệm và thi viết phải truy cập vào Website của cuộc thi tại địa chỉ www.xedapdienantoan.com đăng ký tài khoản và tham gia dự thi.
- Thí sinh đăng ký tài khoản dự thi phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân bắt buộc: Họ tên, địa chỉ, trường, lớp, số điện thoại liên hệ.
- Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký một tài khoản dự thi.
2.2. Phần thi trắc nghiệm
- Phần thi trắc nghiệm bao gồm 04 vòng thi, mỗi vòng thi diễn ra trong 02 tuần.
- Thí sinh tham gia dự thi phải trả lời 15 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm cho mỗi vòng thi.
2.3. Phần thi viết
Phần thi viết với chủ đề: “Tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện như thế nào để góp phần xây dựng văn hóa giao thông”. Bài dự thi được trình bày trực tiếp trên Website của cuộc thi thi tại địa chỉ www.xedapdienantoan.com
2.4. Phần thi tập thể
- Phần thi dành cho tập thể các trường THCS và THPT trên toàn quốc. Phần thi với chủ đề: “Thực trạng sử dụng xe đạp điện, xe máy điện của các bạn học sinh tại ngôi trường của mình”.
- Bài dự thi được trình bày dưới dạng kỷ yếu hoặc videoclip dài tối đa không quá 05 phút.
- Bài dự thi phải ghi đầy đủ thông tin của trường và gửi về:
+ Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
+ Địa chỉ: 80B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Điện thoại: 04.39412550 - FAX: 04.38223592.
IV. THỂ LỆ CUỘC THI
1. Phần thi trắc nghiệm
- Thí sinh tham gia phần thi phải trả lời 15 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm cho mỗi vòng thi. Thí sinh đạt giải là những thí sinh trả lời đúng 15/15 câu hỏi trắc nghiệm trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tiêu chí phụ để đánh giá là thời điểm tham gia thi trắc nghiệm.
- Mỗi tài khoản dự thi chỉ được tham gia trả lời trắc nghiệm 01 lần cho mỗi vòng thi.
2. Phần thi viết
- Bài dự thi được trình bày dưới dạng text, độ dài từ 500 đến 1000 từ bằng tiếng Việt có dấu, font Unicode, bài dự thi có thể kèm ảnh minh họa.
- Bài dự thi hợp lệ là bài dự thi phản ánh được chủ đề của phần thi viết.
- Ban tổ chức sẽ căn cứ vào nội dung và hình thức của bài dự thi làm tiêu chí để chấm điểm.
- Mỗi tài khoản dự thi chỉ được tham dự 01 bài thi viết.
- Trong trường hợp nhiều bài thi có nội dung trùng lặp, Ban tổ chức sẽ căn cứ vào thời điểm nhận bài thi trên Website của cuộc thi để xét duyệt.
3. Phần thi dành cho tập thể
- Bài dự thi được trình bày dưới dạng kỷ yếu hoặc videoclip có độ dài tối đa không quá 05 phút.
- Bài dự thi hợp lệ là bài dự thi phản ánh được chủ đề của phần thi, nêu được thực trạng sử dụng xe đạp điện, xe máy điện và biện pháp nhằm nâng cao ý thức của người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện tham gia giao thông.
- Ban tổ chức sẽ căn cứ vào nội dung và hình thức của tác phẩm làm tiêu chí để chấm điểm và trao giải thưởng.
4. Những quy định khác
- Ban tổ chức khuyến khích thí sinh tham gia dự thi phát huy khả năng quan sát và sáng tạo, tránh sao chép từ những bài viết và tài liệu có sẵn.
- Bài dự thi phải có nội dung trong sáng, không được trái với các quy định của Nhà nước, pháp luật hiện hành và các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Ban Tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thay đổi, biến dạng do sự cố về mạng Internet, do chất lượng đường truyền hoặc trong quá trình gửi bài dự thi về Ban tổ chức.
- Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi. Nếu tác phẩm đoạt giải nhưng vi phạm bản quyền sẽ bị thu hồi giải thưởng.
- Ban tổ chức được toàn quyền sử dụng các tác phẩm dự thi cho mục đích tuyên truyền và không phải trả lại tác giả.
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Giải thưởng dành cho phần thi trắc nghiệm
Giải thưởng dành cho phần thi trắc nghiệm được trao 2 tuần một lần. Cơ cấu giải thưởng trong 2 tuần bao gồm:
- 1 giải nhất: 2 triệu đồng và một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng HKbike trị giá 200.000 đồng/chiếc.
- 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 1 triệu và một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng HKbike trị giá 200.000 đồng/chiếc.
- 3 giải ba: mỗi giải trị giá 500.000 đồng và một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng HKbike trị giá 200.000 đồng/chiếc.
2. Giải thưởng dành cho cuộc thi viết
Giải thưởng dành cho phần thi viết của cuộc thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm 2014 bao gồm:
- 1 giải đặc biệt: một chiếc xe đạp điện HKbike trị giá 12,5 triệu đồng và một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng HKbike trị giá 200.000 đồng/chiếc.
- 1 giải nhất: 7 triệu đồng và một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng HKbike trị giá 200.000 đồng/chiếc.
- 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 5 triệu đồng và một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng HKbike trị giá 200.000 đồng/chiếc.
- 3 giải ba: mỗi giải trị giá 2 triệu đồng và một chiếc mũ bảo hiểm chính hãng HKbike trị giá 200.000 đồng/chiếc.
3. Giải thưởng dành cho phần thi tập thể
Giải thưởng dành cho phần thi tập thể bao gồm:
- 1 giải nhất: 15 triệu đồng và bằng khen của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
- 1 giải nhì: 10 triệu đồng và cờ lưu niệm.
- 1 giải ba: 5 triệu đồng và cờ lưu niệm.
- 1 giải khuyến khích: 3 triệu đồng và cờ lưu niệm.
VI. KINH PHÍ
- Kinh phí tuyên truyền, tổ chức phát động và trao giải cuộc thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm 2014 được lấy từ nguồn kinh phí đảm bảo an toàn giao thông năm 2014.
- Kinh phí giải thưởng của cuộc thi do Công ty xe đạp điện HKbike tài trợ.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm 2014.
- Ban hành quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi thành phần bao gồm: Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hãng xe đạp điện HKbike và các chuyên gia.
- Giao Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trong các hoạt động tổ chức họp báo, tuyên truyền, truyền thông, công bố kế hoạch cuộc thi; sản xuất các ấn phẩm tuyên truyền về cuộc thi; xây dựng hệ thống bình chọn và thi trắc nghiệm trực tuyến; tổ chức trao giải thưởng cho các tập thể, cá nhân đoạt giải.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cử cán bộ tham gia vào Ban tổ chức và Ban giám khảo cuộc thi.
- Phát động cuộc thi đến các trường THCS và THPT trên toàn quốc.
- Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Ban tổ chức tổ chức lễ phát động và trao giải cuộc thi năm 2014.
- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Lễ phát động cuộc thi năm 2014 và trao giải thưởng cho các cá nhân, tập thể đoạt giải.
3. Hãng xe đạp điện HKbike
- Đảm bảo kinh phí tổ chức cuộc thi.
- Cử cán bộ tham gia vào Ban tổ chức và Ban giám khảo cuộc thi.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi “An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” năm 2014.
- Sản xuất các ấn phẩm tuyên truyền về cuộc thi.
- Xây dựng hệ thống bình chọn và thi trắc nghiệm trực tuyến. Có trách nhiệm đảm bảo cuộc thi diễn ra công khai và minh bạch.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp danh sách các thí sinh đoạt giải, công bố kết quả và tổ chức trao giải cuộc thi.
Kế hoạch này ban hành thay thế Kế hoạch 221/KH-UBATGTQG ngày 26 tháng 9 năm 2014./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ GTVT, PCT Thường trực (để b/c);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Hãng xe đạp điện HKbike;
- Lưu: VT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Khuất Việt Hùng | {
"issuing_agency": "Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia",
"promulgation_date": "17/11/2014",
"sign_number": "335/KH-UBATGTQG",
"signer": "Khuất Việt Hùng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-84-KH-UBND-tuyen-truyen-pho-bien-phap-luat-kien-thuc-phong-chay-chua-chay-Ha-Noi-2017-2021-345774.aspx | Kế hoạch 84/KH-UBND tuyên truyền phổ biến pháp luật kiến thức phòng cháy chữa cháy Hà Nội 2017 2021 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Số: 84/KH-UBND
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2017
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN THỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2017-2021
Thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ số 1926/CĐ-TTg ngày 02/11/2016 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 19/11/2014 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 09/02/2015 của UBND TP Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (viết tắt là PCCC&CNCH) trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới; Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy và Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 04/4/2016 của UBND Thành phố về thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017-2021, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân tự giác, tích cực trong việc tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Củng cố, kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành vững mạnh, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
- Biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển hình tiên tiến về phòng cháy và chữa cháy; phê phán, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi, hiện tượng gây mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Yêu cầu
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy được tổ chức với nhiều hình thức, phù hợp với nội dung và đối tượng đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
- Phấn đấu hàng năm 100% cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở và hộ gia đình trên địa bàn Thành phố cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
1. Đối tượng
- Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở, ban, ngành và đoàn thể.
- Người sử dụng lao động, người đứng đầu cơ sở.
- Cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, lực lượng vũ trang; học sinh và sinh viên.
- Người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Người dân thành thị và nông thôn.
2. Nội dung tuyên truyền
- Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác PCCC&CNCH.
- Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PCCC&CNCH.
- Vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân trong công tác PCCC&CNCH.
- Kiến thức phổ thông, khoa học, lý luận về PCCC&CNCH.
- Thông tin về hoạt động PCCC&CNCH của các cấp, ngành và lực lượng Công an; phản ánh về tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố, các vụ cháy điển hình trong nước và thế giới.
- Các nguy cơ, nguyên nhân cơ bản để dẫn đến cháy, nổ và các biện pháp phòng cháy, kỹ năng thoát nạn và xử lý khi có cháy, nổ xảy ra.
- Biểu dương và nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC&CNCH.
- Tổ chức giao lưu, giải đáp, hướng dẫn những thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến công tác PCCC&CNCH.
3. Hình thức tuyên truyền
- Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, hệ thống Internet; đăng tải trên Công báo Thành phố, cổng giao tiếp điện tử Thành phố và các trang thông tin điện tử sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; Website của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức và khu dân cư; in, dán logo trên các phương tiện giao thông công cộng. Nâng cao chất lượng tuyên truyền trong chuyên mục “An toàn phòng cháy và chữa cháy” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, Báo Lao động Thủ đô, Báo An ninh Thủ đô bằng các hình thức, phương thức đa dạng và hiệu quả cao.
- Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, pa nô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, xe thông tin lưu động; tổ chức các hội thi, cuộc thi có liên quan về phòng cháy và chữa cháy. Thời gian chú trọng vào các dịp mùa nắng nóng, mùa hanh khô, Tết Nguyên đán; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 04/10; các dịp lễ, hội hàng năm,
- Tuyên truyền miệng (trực tiếp): theo các chuyên đề phù hợp với từng đối tượng cụ thể; kết hợp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH; giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; ký cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị, đoàn thể, câu lạc bộ tại các cơ sở, khu dân cư, tổ dân phố; hoạt động tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính và hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Tổ chức các hoạt động thiết thực như: thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia; mít tinh, hội thao, hội thi chấm điểm biểu dương các cá nhân, tổ chức, các điển hình tiên tiến trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Biên soạn, phát hành tài liệu, thông cáo báo chí tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy.
III. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian
a. Năm 2017
- Tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2017-2021.
- Tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ (theo phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP) và người dân trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng chuyên mục “An toàn phòng cháy và chữa cháy” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, Báo Lao động Thủ đô, Báo An ninh Thủ đô tần suất 1 tháng 1 số (phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội mỗi số thời lượng 15 đến 20 phút).
- Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về phòng cháy và chữa cháy trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, hệ thống Internet; đăng tải trên Công báo Thành phố, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố và các trang thông tin điện tử sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; Website của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức và khu dân cư.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền pháp luật về phòng cháy chữa cháy và kiến thức phòng cháy, chữa cháy.
- Xây dựng đơn vị điển hình tiên tiến về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, pa nô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, xe thông tin lưu động.
- Biên soạn tài liệu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh ở xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật về pháp luật phòng cháy và chữa cháy, kiến thức pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức các cuộc họp báo và ra thông cáo báo chí định kỳ hàng quý và khi có sự việc lớn xảy ra về PCCC&CNCH.
- Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia.
b. Năm 2018-2020
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hội thao nghiệp vụ PCCC&CNCH; giao lưu, giải đáp, hướng dẫn những thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến công tác PCCC&CNCH.
- Tiếp tục duy trì chuyên mục “An toàn phòng cháy và chữa cháy” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các Báo của Hà Nội.
- Tuyên truyền pháp luật về phòng cháy và chữa cháy trên các phương tiện truyền thông đại chúng; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức và khu dân cư.
- Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; in tờ rơi về kiến thức phòng cháy, chữa cháy để phát cho hộ gia đình ở xã, phường, thị trấn (dán tại gia đình).
- Thực hiện tuyên tuyền (trực tiếp) đến các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy (theo phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP) và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia.
- Nhân rộng đơn vị điển hình tiên tiến về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, pa nô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, xe thông tin lưu động.
- Tổ chức tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật đến phòng cháy và chữa cháy cho người dân ở xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức các cuộc họp báo và ra thông cáo báo chí định kỳ hàng quý và khi có sự việc lớn xảy ra về PCCC&CNCH.
- Hàng năm kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
c. Năm 2021
- Tiếp tục duy trì chuyên mục “An toàn phòng cháy và chữa cháy” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các Báo của Hà Nội.
- Tuyên truyền pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Thực hiện tuyên tuyền trực tiếp đến các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy (theo phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP) và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia.
- Tổ chức tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật đến phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, pa nô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, xe thông tin lưu động.
- Tổ chức các cuộc họp báo và ra thông cáo báo chí định kỳ hàng quý và khi có sự việc lớn xảy ra về PCCC&CNCH.
- Tổng kết kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017-2021.
- Biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Hưởng ứng kỷ niệm 20 năm ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (4/10/2001-4/10/2021).
2. Kinh phí
- Kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021 của các đơn vị thuộc cấp ngân sách nào do ngân sách đó đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố
- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, đơn vị và cơ sở trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch hàng năm phối hợp; với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy; hàng năm dự trù kinh phí công tác tuyên truyền phòng cháy và chữa cháy.
- Hướng dẫn xây dựng điển hình tiên tiến về phòng cháy và chữa cháy và mô hình an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Xây dựng một số mô hình điển hình tiên tiến về phòng cháy và chữa cháy và mô hình an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có nhiều lực lượng của Thành phố tham gia; tổ chức hội thao, hội thi nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy hàng năm.
- Chủ trì sơ kết, tổng kết và đề xuất UBND Thành phố khen thưởng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy hàng năm, theo giai đoạn.
- Định kỳ hàng quý báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố để tổng hợp).
2. Sở Tư pháp
- Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố thực hiện kế hoạch; đồng thời, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo dõi, kiểm tra, các ngành, đơn vị và cơ sở trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố và các hình thức phổ biến pháp luật khác về phòng cháy và chữa cháy.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên Trang thông tin điện tử tuyên truyền pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố.
3. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017-2021 theo Kế hoạch được phê duyệt.
4. Công an Thành phố
Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố; tuyên truyền trên hệ thống loa giao thông và kiểm tra đôn đốc các cơ quan, doanh nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Chú trọng công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
5. Bộ Tư lệnh Thủ đô
Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ. Kiểm tra, đôn đốc đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ đối với các cơ sở an ninh quốc phòng trên địa bàn Thành phố.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo chí của Thành phố, hệ thống truyền thanh các quận, huyện, thị xã dành thời lượng phù hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy. Chủ trì họp báo và thông cáo báo chí về tình hình cháy, nổ xảy ra trên địa bàn Thành phố.
7. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy trên hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các cơ sở văn hóa; hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 04/10; Tết Nguyên đán ...
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố tuyên truyền pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy, nổ; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ trong các cơ sở, doanh nghiệp và công trình.
9. Sở Công Thương
Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong lĩnh vực công thương; cấp giấy phép cho các cơ sở kinh doanh; cung cấp các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố trong việc:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy cho lãnh đạo các đơn vị, cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên.
+ Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia tại các nhà trường, trung tâm và cơ sở giáo dục.
+ Biên soạn tài liệu lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường và cơ sở giáo dục phù hợp với từng ngành học, cấp học.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục.
11. Sở, ban, ngành khác của Thành phố
Chủ động phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy; đặc biệt trong các dịp lễ, hội, các sự kiện của Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn Thành phố; mùa hanh khô, mùa nắng nóng, Tết Nguyên đán, hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ” và “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 4/10 ” hàng năm trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức tuyên truyền sâu rộng kiến thức về phòng cháy, chữa cháy đến các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình và nhân dân biết để thực hiện.
12. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
- Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy đối với các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp và Chế xuất trên địa bàn Thành phố; thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, Công ty đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp và Chế xuất trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy trong việc quy hoạch, đầu tư xây dựng.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Liên Đoàn lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội...
- Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố thực hiện:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho các đơn vị trực thuộc và tổ chức thành viên.
+ Tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy, lập và thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở cơ quan, các tổ chức thành viên ở các quận, huyện, thị xã và khu dân cư.
+ Giám sát và phản biện việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy ở các quận, huyện, thị xã và khu dân cư
- Hướng dẫn cho các tổ chức đoàn thể tại quận, huyện, thị xã hàng tháng triển khai cung cấp các tin bài, phóng sự, tài liệu khuyến cáo về phòng cháy và chữa cháy đến Đài Phát thanh quận, huyện, thị xã để phát thanh tuyên truyền trên hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.
14. Các Cơ quan thông tin Báo, Đài (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Hà Nội mới, Lao động Thủ đô, An ninh Thủ đô ...)
Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, bài viết để tuyên tuyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy vào các dịp mùa nắng nóng, mùa hanh khô, Tết Nguyên đán; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 04/10; các dịp lễ, hội hàng năm; chú trọng xây dựng chuyên mục “An toàn phòng cháy và chữa cháy”, đưa các tin, bài khuyến cáo, cảnh báo an toàn, kỹ năng xử lý các tình huống và tình hình cháy, nổ trên địa bàn Thành phố.
15. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn mình và cụ thể hóa vào chương trình nhiệm vụ công tác hàng năm; chủ động bố trí kinh phí triển khai kế hoạch.
- Lựa chọn các nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy, thực hiện tốt theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
- Thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và Chữa cháy, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ và Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng vững mạnh làm nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường trực tại chỗ nhằm chữa cháy kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
- Tăng cường tập huấn kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tại địa bàn.
- Biên soạn tài liệu pháp luật ngắn gọn, dễ hiểu và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trên Đài Truyền thanh địa phương.
16. Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội có trách nhiệm tạo điều kiện và phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy và các cơ quan chức năng của Thành phố thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy.
Nhằm làm giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả gửi Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Ban Nội chính TU;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Ban Pháp chế HĐND TP;
- Cảnh sát PC&CC;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Thành viên Hội đồng PBGDPL TP;
- Các Báo, Đài: Đài PT&TH Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, Hà Nội mới, Lao động Thủ đô, An ninh Thủ đô;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, PVP Phạm Chí Công;
Phòng: NC, KT, TKBT, TH;
- Lưu VT, NC(B).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "07/04/2017",
"sign_number": "84/KH-UBND",
"signer": "Lê Hồng Sơn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-26-2013-TT-BTTTT-quy-hoach-su-dung-kenh-tan-so-truyen-hinh-mat-dat-bang-tan-UHF-den-2020-218521.aspx | Thông tư 26/2013/TT-BTTTT quy hoạch sử dụng kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF đến 2020 | BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 26/2013/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY HOẠCH SỬ DỤNG KÊNH TẦN SỐ CHO TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT BĂNG TẦN UHF (470-806) MHZ ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình tới năm 2020;
Thực hiện Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806)MHz đến năm 2020,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806)MHz bao gồm việc bố trí và điều kiện sử dụng các kênh tần số cho hệ thống truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng kênh tần số truyền hình mặt đất.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất là tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất.
2. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất là tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép phát sóng truyền hình tương tự mặt đất.
3. Kênh tần số ưu tiên là kênh tần số được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
4. Khu vực Bắc Bộ là khu vực bao gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang.
5. Khu vực Tây Bắc là khu vực gồm các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hòa Bình.
6. Khu vực Trung Bộ là khu vực gồm các tỉnh, thành phố Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
7. Khu vực Tây Nguyên là khu vực gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
8. Khu vực Nam Bộ là khu vực bao gồm các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Điều 3. Mục tiêu quy hoạch
1. Phân bổ kênh tần số cho các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
2. Quy định việc sử dụng kênh tần số đối với truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số hóa quy định tại Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 (sau đây gọi là Đề án số hóa).
3. Giải phóng một phần băng tần UHF (470-806) MHz để phát triển dịch vụ thông tin di động IMT và các dịch vụ thông tin vô tuyến điện khác, hài hòa với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.
Điều 4. Yêu cầu của quy hoạch
1. Đáp ứng nhu cầu phổ tần để phát sóng truyền hình số mặt đất các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của Trung ương và địa phương theo Kế hoạch số hóa của Đề án số hóa (sau đây gọi là Kế hoạch số hóa).
2. Tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng truyền hình đã được đầu tư, sử dụng chung kết cấu hạ tầng truyền dẫn, phát sóng giữa các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình ở Trung ương và địa phương.
3. Phân bổ kênh tần số cho các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số và hiệu quả đầu tư; ưu tiên sử dụng mạng đơn tần, có kết hợp mạng đa tần khi cần thiết.
Điều 5. Phân bổ kênh tần số băng tần UHF (470-806) MHz cho truyền hình mặt đất
1. Phân kênh tần số băng tần UHF (470-806) MHz cho truyền hình mặt đất quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phân bổ kênh tần số băng tần UHF (470-806) MHz cho truyền hình mặt đất như sau:
a) Ba đoạn băng tần B1 (các kênh 25, 26, 27), B2 (các kênh 29, 30, 31), B3 (các kênh 43, 44, 45) được ưu tiên phân bổ cho ba đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc. Đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc được phân bổ đoạn băng tần B3 tạm thời sử dụng các kênh 57, 58, 59 và phải chuyển về sử dụng đoạn băng tần B3 trước ngày 01/7/2017.
b) Các kênh tần số 24, 32, 42 được ưu tiên phân bổ thêm cho các đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc, sử dụng các đoạn băng tần B1, B2, B3 tương ứng, để đáp ứng nhu cầu thực tế về tăng dung lượng phát sóng truyền hình số mặt đất. Trong trường hợp chưa thể sử dụng được các kênh tần số này, có thể xem xét cấp phép tạm thời kênh tần số khác; đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc phải chuyển về sử dụng kênh tần số ưu tiên sau khi kênh này được giải phóng.
c) Đoạn băng tần C1 (các kênh 33, 34) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Nam Bộ. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.
d) Đoạn băng tần C4 (các kênh 47, 48) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Bắc Bộ. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.
đ) Các kênh tần số 35, 46 được ưu tiên phân bổ thêm cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Nam Bộ, Bắc Bộ tương ứng, để đáp ứng nhu cầu thực tế về tăng dung lượng phát sóng truyền hình số mặt đất. Trong trường hợp chưa thể sử dụng được các kênh tần số này, có thể xem xét cấp phép tạm thời kênh tần số khác; đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực phải chuyển về sử dụng kênh tần số ưu tiên sau khi kênh này được giải phóng. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng kênh tần 35, 46 và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.
e) Đoạn băng tần C2 (các kênh 36, 37) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Tây Nguyên, khu vực Tây Bắc. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.
g) Đoạn băng tần C3 (các kênh 40, 41) được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực tại khu vực Trung Bộ. Tại các khu vực khác, truyền hình tương tự mặt đất được sử dụng đoạn băng tần này và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.
h) Các kênh tần số thuộc các đoạn băng tần A1 (các kênh 21, 22, 23), A2 (các kênh 38, 39) và kênh 28 được sử dụng cho hệ thống truyền hình tương tự mặt đất và phải ngừng việc phát sóng theo Kế hoạch số hóa để sử dụng cho truyền hình số mặt đất.
i) Đoạn băng tần D (694-806) MHz được sử dụng tạm thời cho cả truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất. Đoạn băng tần này sẽ được dành cho thông tin di động IMT và các dịch vụ thông tin vô tuyến điện khác sau khi ngừng việc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số hóa.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch số hóa và thực trạng sử dụng kênh tần số truyền hình mặt đất, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz để thực hiện quy hoạch này.
2. Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm:
a) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện thông tư này;
b) Căn cứ vào Thông tư này, Cục Tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên cơ sở xem xét sự phù hợp giữa yêu cầu sử dụng tần số với dung lượng phát sóng truyền hình số mặt đất thực tế của đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với các hệ thống truyền hình mặt đất trên phạm vi địa bàn tỉnh.
3. Các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất có trách nhiệm:
a) Ngừng sử dụng các kênh tần số phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo Kế hoạch số hóa;
b) Thực hiện việc chuyển đổi kênh tần số truyền hình tương tự tới kênh tần số phù hợp khi việc sử dụng kênh tần số hiện tại gây ảnh hưởng đến các kênh tần số ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
4. Các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất có trách nhiệm:
a) Triển khai thực hiện đúng quy hoạch, áp dụng tối đa các giải pháp kỹ thuật, ghép kênh tần số liền kề để sử dụng chung cột anten, anten phát sóng, nhằm tăng hiệu quả sử dụng kết cấu hạ tầng và tần số vô tuyến điện; triển khai phát sóng truyền hình số mặt đất mạng đơn tần tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ;
b) Phối hợp với các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để giải phóng kênh tần số truyền hình tương tự theo Kế hoạch số hóa;
c) Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi tần số về những kênh tần được ưu tiên phân bổ, giải phóng các kênh tần số đã được ưu tiên phân bổ cho đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khác.
d) Có biện pháp xử lý và hạn chế nhiễu có hại từ các kênh truyền hình tương tự đang được cấp phép hoạt động trong giai đoạn phát song song truyền hình tương tự và truyền hình số mặt đất;
đ) Tại khu vực không hình thành hoặc chưa hình thành đơn vị truyền dẫn, phát sóng mạng truyền hình số mặt đất khu vực, đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc phải dành một phần dung lượng để chuyển tải các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các địa phương tại khu vực đó theo phân công của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp này, các kênh tần số được phân bổ cho phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực có thể được cấp phép tạm thời cho các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc để ưu tiên phát sóng các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của những địa phương thuộc khu vực đó.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình, Đài phát thanh - truyền hình, chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan tại địa phương phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện thực hiện Thông tư này.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất, các đơn vị truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như điều 7;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VP Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân TC;
- Viện kiểm sát nhân dân TC;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ủy ban Tần số VTĐ quốc gia;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT; Cổng thông tin điện tử Bộ TT&TT;
- Lưu:VT, CTS.NAT.350
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Bắc Son
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN KÊNH TẦN SỐ BĂNG TẦN UHF (470-806)MHZ CHO TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Băng tần
Kênh
Giới hạn kênh (MHz)
Tần số trung tâm (MHz)
Băng tần
Kênh
Giới hạn kênh (MHz)
Tần số trung tâm (MHz)
IV
21
470 - 478
474
V
42
638 - 646
642
22
478 - 486
482
43
646 - 654
650
23
486 - 494
490
44
654 - 662
658
24
494 - 502
498
45
662 - 670
666
25
502 - 510
506
46
670 - 678
674
26
510 - 518
514
47
678 - 686
682
27
518 - 526
522
48
686 - 694
690
28
526 - 534
530
49
694 - 702
698
29
534 - 542
538
50
702 - 710
706
30
542 - 550
546
51
710 - 718
714
31
550 - 558
554
52
718 - 726
722
32
558 - 566
562
53
726 - 734
730
33
566 - 574
570
54
734 - 742
738
34
574 - 582
578
55
742 - 750
746
35
582 - 590
586
56
750 - 758
754
V
36
590 - 598
594
57
758 - 766
762
37
598 - 606
602
58
766 - 774
770
38
606 - 614
610
59
774 - 782
778
39
614 - 622
618
60
782 - 790
786
40
622 - 630
626
61
790 - 798
794
41
630 - 638
634
62
798 - 806
802 | {
"issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông",
"promulgation_date": "27/12/2013",
"sign_number": "26/2013/TT-BTTTT",
"signer": "Nguyễn Bắc Son",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-3550-KH-UBND-NCPC-2020-to-chuc-Ngay-Phap-luat-nuoc-Viet-Nam-09-11-Ho-Chi-Minh-536459.aspx | Kế hoạch 3550/KH-UBND-NCPC 2020 tổ chức Ngày Pháp luật nước Việt Nam 09 11 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3550/KH-UBND-NCPC
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2020
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC “NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - 09/11” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Công văn số 979/BTP-PBGDPL ngày 19/3/2020 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2018 - 2021, Kế hoạch 7207/KH-UBND ngày 31/7/2018 về tổ chức và phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam - 09/11 giai đoạn 2018 - 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm triển khai Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam - 09/11 (2013 - 2023) trên địa bàn Thành phố, Kế hoạch số 7612/KH-UBND ngày 27/12/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) năm 2020 trên địa bàn Thành phố với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tiếp tục tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020 thiết thực, hiệu quả, qua đó tiếp tục tôn vinh, khẳng định vị trí, vai trò Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người trong xã hội.
b) Gắn với quán triệt, triển khai các nội dung theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020; các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016-2020); chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định... quan trọng mới ban hành hoặc có hiệu lực năm 2020, 2021 có liên quan thiết thực đến cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
c) Tạo sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tinh thần yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
a) Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân cần xác định hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam là việc làm hàng ngày, thường xuyên, bằng hành động, việc làm cụ thể, thường xuyên nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện và bền vững trong ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật; gắn công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam sâu rộng, thiết thực, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp và tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm, không phô trương, hình thức, phù hợp với từng ngành, từng cấp, từng địa phương, cơ quan, đơn vị nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân Thành phố.
c) Tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí trong tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về Ngày Pháp luật Việt Nam cho các tầng lớp Nhân dân; tăng cường xã hội hóa trong tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam tại cơ quan, đơn vị và địa phương.
II. CHỦ THỂ THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc phối hợp thực hiện.
2. Các đơn vị thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố.
4. Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
5. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp thuộc sự quản lý của Thành phố theo phân cấp.
6. Các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lý của Thành phố theo phân cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
7. Các cơ quan báo, đài trên địa bàn Thành phố.
III. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2020
Khẩu hiệu tuyên truyền: đề nghị tham khảo và sử dụng các khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và Cổng thông tin Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn).
Ngoài ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các sở, ngành, đoàn thể Thành phố, các quận, huyện có thể xây dựng các khẩu hiệu khác phù hợp với chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam, tạo sự đa dạng phong phú về nội dung tuyên truyền nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020 tổ chức thường xuyên, liên tục, tập trung trong thời gian từ ngày kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành đến hết ngày 30/11/2020; đặc biệt trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10/2020 đến ngày 15/11/2020, tập trung triển khai đồng loạt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020 của cơ quan, đơn vị, địa phương.
V. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020; các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016-2020); 7 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, giai đoạn 2016 - 2020; Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương, của cán bộ, công chức nhà nước, Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc Hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh; các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XIV thông qua hoặc có hiệu lực năm 2019, 2020; Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 (Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 2686/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021); Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ); chủ trương của Đảng và Nhà nước về khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước (Kết luận số 77-KL/TW ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước); các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp, tập trung phổ biến, tuyên truyền các lĩnh vực pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; lao động, bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo; phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, tội phạm, các tệ nạn xã hội và cháy nổ; bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội..., cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự... và các nội dung phát sinh đột xuất khác (nếu có).
2. Tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và công tác chuẩn bị của Thành phố về đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn thành phố và tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Đẩy mạnh phổ biến, thông tin về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đồng bộ các biện pháp đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; cải cách chính sách pháp luật về đất đai, bảo hiểm xã hội... góp phần xây dựng Chính phủ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”.
4. Đẩy mạnh giáo dục ý thức và lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng, khen thưởng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; phát huy tinh thần gương mẫu tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên; kết hợp chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện; củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân vào chế độ; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật để tạo đồng thuận xã hội; có các giải pháp cụ thể để tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
6. Rà soát, điều chỉnh, cập nhật, công bố công khai danh sách báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
VI. HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật gắn với triển khai nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân.
Các hoạt động cụ thể: tổ chức hội nghị triển khai, tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật; lồng ghép việc phổ biến văn bản pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức mít tinh, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm; tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật (trực tuyến, sân khấu hóa); tổ chức biên soạn, cấp phát tài liệu pháp luật; tổ chức chiếu phim về câu chuyện pháp luật; tổ chức biểu diễn các tiểu phẩm pháp luật hoặc tổ chức trợ giúp, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân ở cơ sở, các đối tượng đặc thù theo quy định...; có thể lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...Trong tháng cao điểm tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật, khuyến khích các sở, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức hoạt động đối thoại chính sách - pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân và doanh nghiệp...
2. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng internet, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; sử dụng hiệu quả mạng lưới thông tin cơ sở; tăng cường thời lượng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm, phóng sự chuyên sâu, phim tài liệu, tin, bài, ảnh, các thông điệp ngắn, đối thoại, trả lời phỏng vấn và các hình thức phù hợp khác về Ngày Pháp luật Việt Nam, về Hiến pháp, pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động ra quân tình nguyện, hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp gắn với giáo dục khởi nghiệp; tư vấn pháp luật, thực hiện trợ giúp pháp lý, lồng ghép tuyên truyền pháp luật tại các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng, chống tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; tăng cường công khai thông tin theo quy định nhằm thực hiện có hiệu quả dân chủ tại cơ sở; phổ biến quy định của pháp luật qua các vụ việc, tình huống, sự kiện pháp lý cụ thể, gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, các vấn đề còn nổi cộm trong đời sống thu hút sự quan tâm của dư luận hoặc cần định hướng dư luận xã hội;
3. Khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa tuyên truyền, phổ biến về Ngày pháp luật thông qua các hình thức truyền thông trực quan sinh động tại địa phương như treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn tại trụ sở các cơ quan, đơn vị hành chính, các trường học, địa điểm công cộng; tổ chức diễu hành xe loa, xe hoa trên các tuyến đường phố chính, các khu trung tâm; tổ chức triển lãm tranh, hình ảnh, tài liệu về Ngày Pháp luật Việt Nam, các kết quả, thành tích đáng khích lệ về xây dựng và thực hiện pháp luật.
4. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa PBGDPL trong việc treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn về Ngày Pháp luật; in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật như tờ gấp, tờ bướm... về các luật có liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức; các quyền, nghĩa vụ cơ bản và các vấn đề người dân và doanh nghiệp quan tâm.
5. Rà soát, đánh giá, tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhân rộng mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
6. Tăng cường viết bài đăng tin phổ biến pháp luật trên Cổng thông tin/Trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội..., Cổng thông tin Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thành phố (https://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn) về các Luật, các quy định mới có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các hoạt động tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 năm 2020.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm chung các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương
a) Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020 tại cơ quan, đơn vị; chú trọng tuyên truyền bằng hình thức cổ động trực quan trong trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 đến ngày 15 tháng 11 năm 2020; trong đó:
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn có biện pháp tích cực vận động các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân trên địa bàn tham gia xã hội hóa PBGDPL, hỗ trợ in ấn, treo, đặt pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ phướn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2020 trên các tuyến đường phố chính, các khu trung tâm, các địa điểm công cộng của địa phương.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị hành chính, trường học, cơ sở y tế, doanh nghiệp trực thuộc, cửa hàng... trên địa bàn chủ động lựa chọn tuyên truyền một hoặc nhiều khẩu hiệu hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2020 tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
b) Tổ chức rà soát, đánh giá, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào xây dựng nông thôn mới tại cộng đồng dân cư tại địa phương và đơn vị.
c) Rà soát các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch tổ chức và hưởng ứng phong trào thi đua hưởng ứng 05 năm lần thứ 2 (2018 - 2023), hướng tới kỷ niệm 10 năm thực hiện Ngày Pháp luật (2013 - 2023) của sở, ngành, đoàn thể, địa phương, từ đó, tiếp tục đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp, tiến độ thực hiện hàng năm và cả giai đoạn tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Trách nhiệm cụ thể:
a) Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố:
Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn Thành phố năm 2020 về Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tư pháp trước ngày 30/11/2020.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, các đài, báo khác trên địa bàn Thành phố, Trang Thông tin điện tử thành phố bằng hình thức, biện pháp thiết thực để tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn Thành phố các nội dung nêu tại Kế hoạch này.
c) Sở Văn hóa và Thể thao:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền bằng các hình thức cổ động trực quan trên các tuyến đường phố chính, các khu trung tâm, các điểm công cộng...
d) Sở Tài chính:
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng dự trù và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch theo quy định pháp luật.
đ) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố hướng dẫn, tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật đến các tổ chức thành viên; tích cực vận động thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân hưởng ứng và tham gia thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
3. Chế độ báo cáo
Các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020 cho Ủy ban nhân dân Thành phố (báo cáo gửi về Sở Tư pháp trước ngày 20/11/2020, để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố).
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động PBGDPL tại Kế hoạch này thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố và các văn bản có liên quan.
1. Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, quận huyện đối với các nội dung PBGDPL thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố, quận huyện giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thực hiện.
2. Từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên... của cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Từ các nguồn kinh phí xã hội hóa, hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác./.
Nơi nhận:
- Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp;
- Cục công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND TP;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND quận, huyện;
- Các báo, đài thành phố;
- Các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước
thuộc sự quản lý của Thành phố theo phân cấp;
- Khối Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã
và Liên minh Hợp tác xã thành phố;
- Các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp thuộc sự quản lý
của Thành phố theo phân cấp;
- Lưu: VT, STP-PBGDPL(VTH).
KT. CHỦ TỊCH
ỦY VIÊN
GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP
Huỳnh Văn Hạnh | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "28/07/2020",
"sign_number": "3550/KH-UBND-NCPC",
"signer": "Huỳnh Văn Hạnh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-21-2011-TT-BCA-quy-dinh-ve-trinh-tu-thu-tuc-thuc-hien-quyet-dinh-chua-124336.aspx | Thông tư 21/2011/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết định chưa | BỘ CÔNG AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 21/2011/TT-BCA
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH CHƯA CHO NHẬP CẢNH, CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
Căn cứ Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an,
Sau khi trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh và việc gia hạn, giải tỏa các quyết định đó như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh và việc gia hạn, giải tỏa các quyết định đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh và gia hạn, giải tỏa các quyết định đó; với cơ quan thực hiện và với người có nghĩa vụ chấp hành các quyết định đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chưa cho nhập cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định không cho phép người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
2. Chưa được xuất cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định không cho phép công dân Việt Nam xuất cảnh.
3. Tạm hoãn xuất cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam.
4. Gia hạn quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định kéo dài thêm thời hạn áp dụng các quyết định đó.
5. Giải tỏa quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định không áp dụng các biện pháp này nữa.
Chương 2.
TIẾP NHẬN VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CHƯA CHO NHẬP CẢNH, CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
MỤC 1. TIẾP NHẬN VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ QUYẾT ĐỊNH CHƯA CHO NHẬP CẢNH, CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
Điều 4. Tiếp nhận văn bản thông báo về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Văn bản thông báo về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan, người có thẩm quyền gồm:
a) Về việc chưa cho nhập cảnh:
- Văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết gọn là Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10);
- Văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10.
b) Về việc chưa được xuất cảnh:
- Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền nêu tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2007/NĐ-CP) đối với các trường hợp chưa được xuất cảnh quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 Nghị định này;
- Văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế đối với những trường hợp quy định tại điểm a và điểm c Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
- Đối với những trường hợp có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh quy định tại Khoản 7 Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trực tiếp ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó theo quy định của Thông tư này.
c) Về việc tạm hoãn xuất cảnh:
- Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền nêu tại Khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh này;
- Văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an đối với những trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế đối với những trường hợp quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
2. Văn bản thông báo về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Khoản 1 Điều này được gửi tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an ngay sau khi người có thẩm quyền ra quyết định.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện các quyết định đó theo các quy định tại Mục 2 của Thông tư này.
Điều 5. Về thời hạn áp dụng quyết định, việc gia hạn và hiệu lực thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Thời hạn áp dụng quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh ghi tại văn bản thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ, yêu cầu của từng trường hợp cụ thể, nhưng không quá 03 năm cho mỗi trường hợp.
2. Trường hợp cần gia hạn thời hạn áp dụng quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh thì trước khi hết thời hạn áp dụng đã ghi trong quyết định ít nhất 30 ngày, cơ quan, người có thẩm quyền nêu tại Điều 4 Thông tư này phải có văn bản thông báo về việc gia hạn thời hạn áp dụng quyết định gửi tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện.
3. Hiệu lực của quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh được tính từ khi Cục Quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan tới việc thực hiện các quyết định đó theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này đến khi hết thời hạn áp dụng quyết định ghi trong văn bản thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền. Các quyết định này đương nhiên hết hiệu lực khi đã hết thời hạn áp dụng quyết định nếu Cục Quản lý xuất nhập cảnh không nhận được văn bản về việc gia hạn của cơ quan, người có thẩm quyền.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Điều 6. Nội dung, cách thức thông báo quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Văn bản thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 của Thông tư này phải là bản chính, gồm:
a) Tên cơ quan, chữ ký của người có thẩm quyền (ghi rõ họ tên, chức danh) và đóng dấu của cơ quan; số điện thoại liên hệ của cán bộ cơ quan mà người có thẩm quyền giao trách nhiệm trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến người có nghĩa vụ chấp hành quyết định việc chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh.
b) Thông tin về người có nghĩa vụ chấp hành quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh gồm những nội dung cụ thể sau:
- Họ và tên;
- Ngày tháng năm sinh, nơi sinh;
- Giới tính;
- Quốc tịch;
- Số hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân;
- Ảnh cỡ 4x6 cm;
- Địa chỉ cư trú hiện tại;
- Thời hạn, lý do ngăn chặn;
- Biện pháp xử lý khi phát hiện.
2. Văn bản thông báo này được gửi ngay tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh bằng cách trực tiếp, qua đường công văn hoặc đường chuyển phát nhanh của bưu điện.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (kể cả khi gia hạn và giải tỏa các quyết định này) có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người có nghĩa vụ chấp hành các quyết định đó biết, trừ trường hợp vì lý do cần giữ bí mật cho công tác điều tra tội phạm hoặc lý do an ninh.
4. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an nêu tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan, người có thẩm quyền đã đề nghị tạm hoãn xuất cảnh.
MỤC 2. THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CHƯA CHO NHẬP CẢNH, CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
Điều 7. Kiểm tra, bổ sung thông tin liên quan tới việc thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra tính hợp lệ và nội dung văn bản thông báo về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp văn bản thông báo không đủ thông tin theo quy định thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị bổ sung.
2. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin đã ghi tại văn bản thông báo thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời có văn bản thông báo về sự thay đổi đó cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Điều 8. Nhập dữ liệu và thông báo để thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm nhập đầy đủ, chính xác dữ liệu thông tin ghi tại văn bản thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, việc gia hạn của các quyết định này và thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện.
2. Việc nhập dữ liệu và thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh nêu tại Khoản 1 Điều này phải được hoàn tất trong thời hạn không quá 24 giờ, kể từ khi nhận được văn bản thông báo hợp lệ của cơ quan, người có thẩm quyền.
Điều 9. Thi hành quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Khi nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh nêu tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý; lực lượng Bộ đội biên phòng kiểm soát tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Trường hợp cơ quan nêu tại Khoản 1 Điều này phát hiện người có nghĩa vụ chấp hành quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, thì sau khi thực hiện quyết định đó phải thông báo kết quả về Cục Quản lý xuất nhập cảnh để thống nhất quản lý theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp cần thiết, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc không cấp hoặc hủy hộ chiếu, thị thực, giấy tờ khác có giá trị xuất nhập cảnh của Việt Nam đối với người có nghĩa vụ chấp hành quyết định chưa được nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh và thông báo cho cơ quan đã cấp các giấy tờ này biết.
Điều 10. Về việc giải tỏa quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
1. Trong thời hạn áp dụng quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (kể cả gia hạn các quyết định này), nếu thấy cần phải giải tỏa các quyết định này thì cơ quan, người có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh và cho người có nghĩa vụ chấp hành quyết định này biết để thực hiện.
2. Sau khi tiếp nhận văn bản thông báo về việc giải tỏa quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh nhập dữ liệu và thông báo cho các cơ quan liên quan để thực hiện.
3. Các cơ quan nêu tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm thực hiện việc giải tỏa quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Giao Cục Quản lý xuất nhập cảnh chủ trì tổ chức thực hiện Thông tư này; ban hành quy trình nhập dữ liệu và thông báo thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Các quy định trước đây của Bộ Công an trái với Thông tư này đều bãi bỏ./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ (để phối hợp thực hiện);
- Tòa án nhân dân tối cao (để phối hợp thực hiện);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp thực hiện);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp thực hiện);
- Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ (để thực hiện);
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Sở Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ TP. Hồ Chí Minh (để thực hiện);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Luu: VT, A61, V19, 300b.
BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Lê Hồng Anh | {
"issuing_agency": "Bộ Công An",
"promulgation_date": "25/04/2011",
"sign_number": "21/2011/TT-BCA",
"signer": "Lê Hồng Anh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-2894-CT-BNN-TY-2021-trien-khai-dong-bo-giai-phap-phong-chong-benh-Dai-o-dong-vat-474619.aspx | Chỉ thị 2894/CT-BNN-TY 2021 triển khai đồng bộ giải pháp phòng chống bệnh Dại ở động vật | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2894/CT-BNN-TY
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2021
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên ngành thú y và y tế của địa phương, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 15 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 10 tỉnh, thành phố và trên 140.000 người phải đi điều trị dự phòng bệnh Dại. Trên động vật, qua công tác giám sát chủ động, đã phát hiện 33 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 06 tỉnh (bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đắk Lắk, Đắk Nông). Nguy cơ cao dịch bệnh Dại tiếp tục xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa hè nắng nóng.
Nguyên nhân chính: (i) Công tác quản lý đàn chó tại một số địa phương còn lỏng lẻo, chưa tốt, người nuôi chó không chấp hành việc nuôi nhốt, chó thả rông cắn người tiếp tục xuất hiện, gây bức xúc cho cộng đồng; (ii) Việc tiêm phòng Dại cho chó, mèo đạt tỷ lệ rất thấp, số lượng chó, mèo được tiêm phòng chủ yếu theo kế hoạch hàng năm của địa phương, thấp hơn thực tế rất nhiều so với tổng đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng của địa phương (nhiều địa phương tỷ lệ tiêm vắc xin đạt dưới 30%); (iii) Chưa thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; (iv) Việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, về tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo chưa được thực hiện nghiêm theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ; (v) Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh Dại.
Để khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế nêu trên và đặc biệt để giảm thiểu tình trạng chó thả rông cắn người, giảm thiểu số người bị tử vong vì bệnh Dại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp về quản lý đàn chó, mèo, phòng, chống bệnh Dại theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021 (Chương trình quốc gia) ban hành kèm theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ; tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh xảy ra trên động vật và gây bệnh trên người; đặc biệt cần chú trọng thực hiện nhũng nội dung sau đây:
1. Rà soát, bổ sung, xây dựng, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch, bố trí kinh phí và các nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại tại địa phương, bao gồm: (i) Rà soát, thống kê chính xác và báo cáo số hộ nuôi chó ở từng khu dân cư, từng xã, huyện; (ii) Hướng dẫn, yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc xích, nhốt, khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó theo quy định; thành lập và có cơ chế cho các đội xử lý chó thả rông, đặc biệt tại các khu vực đô thị; (iii) Lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin Dại; (iv) Hỗ trợ vắc xin Dại và tổ chức chủ động giám sát lưu hành mầm bệnh Dại để cảnh báo cộng đồng.
2. Tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định; tỷ lệ tiêm phòng cần tính theo số lượng tổng đàn chó, mèo thực tế thuộc diện tiêm phòng của địa phương (không tính theo kế hoạch tiêm phòng nếu số lượng chó, mèo tiêm theo kế hoạch không phải là số lượng tổng đàn thuộc diện tiêm); thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót đối tượng chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.
3. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó nghi mắc bệnh Dại cắn hoặc khi động vật nghi mắc bệnh Dại, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các cơ quan liên quan để tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch theo hướng dẫn của Cục Thú y.
4. Tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, khu đông dân cư.
5. Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo UBND các cấp làm trưởng đoàn phối hợp với các đơn vị chuyên môn như thú y, y tế đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại; kiểm tra công tác quản lý đàn chó, công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn vật nuôi.
6. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của năm cuối và tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021. Trong đó cần đánh giá, phân tích chi tiết các nội dung và kết quả đã đạt được; các nội dung chưa làm được, những tồn tại, bất cập, khó khăn gặp phải, nguyên nhân và giải pháp khắc phục; đề xuất cụ thể các nội dung, giải pháp phòng, chống bệnh Dại cho giai đoạn tiếp theo.
7. Triển khai truyền thông sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại tại cộng đồng và quản lý chó nuôi.
Đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên và thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y, địa chỉ: Số 15 Ngõ 78, đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội; email: [email protected]) các vấn đề phát sinh để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (để b/c);
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế; các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế (để p/h);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục (để t/h);
- Sở NN&PTNT, Cơ quan QLCN thú y các tỉnh, TP (để t/h);
- Lưu: VT, TY.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "18/05/2021",
"sign_number": "2894/CT-BNN-TY",
"signer": "Phùng Đức Tiến",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-10-2020-TT-BNNPTNT-danh-muc-thuoc-bao-ve-thuc-vat-duoc-phep-su-dung-tai-Viet-Nam-452219.aspx | Thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2020/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2020
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2015:
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 861 hoạt chất với 1821 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 587 hoạt chất với 1282 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ có: 241 hoạt chất với 702 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 8 hoạt chất với 26 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 54 hoạt chất với 157 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 151 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mồi: 15 hoạt chất với 25 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 7 hoạt chất với 8 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 10 tên thương phẩm.
đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 2 hoạt chất với 2 tên thuơng phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt giống:
- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 15 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 12 hoạt chất với 13 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
3. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 25 và Mục 26 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan.
Điều 2. Quy định chuyển tiếp
1. Các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chlorpyrifos ethyl và fipronil không được sản xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 12/2/2021.
2. Các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất glyphosate không được sản xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 30/6/2021.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau:
a) Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam;
b) Thông tư số 06/2020/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2020 của Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trường Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét và kịp thời giải quyết /.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Công báo Chính phủ
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Tổng Cục Hải quan;
- Chi cục BVTV các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, BVTV (………. bản)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quốc Doanh
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "09/09/2020",
"sign_number": "10/2020/TT-BNNPTNT",
"signer": "Lê Quốc Doanh",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-129-2006-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-quan-ly-bao-ve-bien-gioi-quoc-gia-14900.aspx | Nghị định 129/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia | CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : 129/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; hình thức xử phạt, mức phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thì việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại các Nghị định đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này tiến hành theo quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt từng cá nhân, tổ chức vi phạm.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, mức phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định tại Nghị định này. Những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng theo quy định tại các Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện; đối với vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
Nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự về tội phạm có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nhưng có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm người đó thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Thời hiệu được coi là chưa bị xử phạt
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nếu quá một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 6. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 30.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm phương tiện;
d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
đ) Buộc phải rời khỏi khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới;
e) Buộc nộp lại giấy phép đi bờ đã cấp cho thuyền viên, nhân viên, hành khách khi tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng.
Chương 2:
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT
Điều 7. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại, xê dịch hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới mốc quốc giới; dấu hiệu đường biên giới.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) In ấn, nhân bản, phát hành tài liệu về đường biên giới quốc gia không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) In ấn, nhân bản, phát tán tài liệu thể hiện không đúng đường biên giới quốc gia.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất và khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia; mốc quốc giới;
b) Xây kè, đào kênh, mương, đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối, kênh rạch biên giới làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm thay đổi đường biên giới quốc gia;
c) Xây dựng các công trình thuỷ lợi trên sông, suối, kênh, rạch biên giới không được phép của cấp có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm các quy định về qua lại biên giới, xâm canh, xâm cư và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh, sức khoẻ con người ở khu vực biên giới
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới không có giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Qua lại biên giới không đúng các điểm quy định dành cho việc qua lại biên giới; vi phạm quy định về thời gian qua lại biên giới;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận hoặc giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chăn, thả gia súc qua biên giới;
b) Chôn, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển hài cốt qua biên giới trái phép.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được phép qua lại biên giới nhưng đi vượt quá phạm vi quy định;
b) Dẫn dắt, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người, phương tiện đi lại quá phạm vi quy định cho phép.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vận chuyển trái phép hàng hoá, hàng cấm qua biên giới;
b) Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, vườn, săn bắn, khai thác lâm thổ sản, khoáng sản, thuỷ sản và các hoạt động khác trái pháp luật;
c) Xâm cư ở khu vực biên giới;
d) Phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ nhân dân, môi trường và trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm a, điểm d khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b, điểm c khoản 4 Điều này;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu huỷ tang vật gây tổn hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cư trú, đi lại, hành nghề trái phép trong khu vực biên giới;
b) Không khai báo hoặc che dấu, giúp đỡ người khác đi lại, cư trú, hành nghề trái phép trong khu vực biên giới;
c) Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ vành đai biên giới.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người nước ngoài vào khu vực biên giới, vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định;
b) Người Việt Nam, người nước ngoài có đủ điều kiện vào vành đai biên giới nhưng không trình báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền sở tại;
c) Cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tổ chức cho người nước ngoài vào khu vực biên giới không cử người đi cùng, hoặc không được phép của cơ quan Công an, không thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc rời khỏi khu vực biên giới đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình biên giới, biển báo, vùng cấm trong khu vực biên giới
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới", "vùng cấm", "khu vực cửa khẩu" và các biển báo khác trong khu vực biên giới;
b) Ra, vào, đi lại, hoạt động trái phép trong vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đốt nương, rẫy, gây nổ, nổ súng trái phép trong vành đai biên giới;
b) Quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ thuộc phạm vi vùng cấm nằm trong khu vực biên giới mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Làm hư hỏng, xê dịch, tháo dỡ các biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới", "vùng cấm", "khu vực cửa khẩu" và các biển báo khác trong khu vực biên giới.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá, dỡ hoặc làm hư hỏng kết cấu, thiết bị của công trình biên giới.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 11. Hành vi vi phạm các quy định về xây dựng các công trình trong khu vực biên giới
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình giao thông, du lịch, thuỷ lợi, thuỷ điện, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trang trại, các công trình, cảng, khu kinh tế liên doanh, liên kết với nước ngoài thăm dò, khai thác tài nguyên và các dự án xây dựng khác trong khu vực biên giới mà cơ quan chủ quản, chủ công trình không thông báo cho cấp có thẩm quyền, Đồn Biên phòng sở tại.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này không được phép của cơ quan có thẩm quyền; không đúng địa điểm, làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới hoặc gây cản trở đến hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ thiết bị, công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định của người và tàu thuyền trong khu vực biên giới biển
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người từ tàu thuyền nước ngoài lên bờ hoặc từ bờ xuống tàu thuyền nước ngoài không có các loại giấy phép theo quy định;
b) Làm mất giấy phép đi bờ, thẻ hoặc giấy phép xuống tàu mà không khai báo kịp thời với cơ quan chức năng;
c) Sử dụng giấy phép đã hết hạn;
d) Không đăng ký, xuất trình giấy phép đi bờ, thẻ hoặc giấy phép xuống tàu cho cơ quan chức năng trước khi lên bờ hoặc xuống tàu;
đ) Không chấp hành quy định về thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động được cấp phép;
e) Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc không chấp hành nội quy bến bãi, hướng dẫn của cơ quan chức năng.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không nộp lại giấy phép đi bờ hoặc giấy phép xuống tàu khi hết hạn;
b) Thuê, mượn hoặc cho thuê, mượn giấy phép đi bờ, thẻ hoặc giấy phép xuống tàu;
c) Khai không đúng chức vụ, số lượng thuyền viên, nhân viên, hành khách trên tàu theo danh sách đã đăng ký;
d) Người nước ngoài vào khu vực biên giới biển mà không có giấy phép do Công an cấp tỉnh trở lên cấp theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy phép đi bờ hoặc giấy phép xuống tàu.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thuyền trưởng hoặc người phụ trách tàu gây tai nạn trong khu vực biên giới biển mà bỏ trốn;
b) Khi hoạt động trong khu vực biên giới biển mà thuyền trưởng hoặc người phụ trách tàu không đủ giấy tờ theo quy định, không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người điều khiển phương tiện khi cơ quan kiểm tra, kiểm soát yêu cầu.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn, tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển mà không có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt, không thông báo cho đối tượng liên quan cũng như các cơ quan chức năng theo quy định.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu nước ngoài có một trong những hành vi sau:
a) Đưa hàng hoá lên, xuống tàu thuyền không đúng nơi quy định;
b) Có hành vi phóng lên các phương tiện bay, hạ xuống các tàu thuyền, vật thể khác trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, điểm b khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy phép đi bờ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 13. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa xẩy ra ở khu vực biên giới
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa xẩy ra ở khu vực biên giới có liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì Trưởng Đồn Biên phòng có quyền xử lý. Mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cư trú, đi lại, hành nghề trái phép trong phạm vi khu vực cửa khẩu;
b) Không đăng ký, trình báo với cơ quan chức năng khi thực hiện các hoạt động tại khu vực cửa khẩu.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chấp hành, lăng mạ hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng bảo vệ, kiểm soát biên giới, cửa khẩu;
b) Người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu không có giấy tờ theo quy định;
c) Điều khiển phương tiện giao thông trong phạm vi khu vực cửa khẩu đi quá phạm vi được phép; dùng phương tiện đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hoá trong khu vực cửa khẩu không đúng nơi quy định hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm;
d) Chủ hàng vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá tại khu vực cửa khẩu không đúng địa điểm quy định;
đ) Tẩy xoá, sửa chữa, thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy phép hoạt động tại khu vực cửa khẩu;
e) Nhập cảnh, xuất cảnh không đúng các cửa khẩu quy định.
3. Hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với người Việt Nam và nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Chương 3:
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.
2. Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
g) Buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới;
h) Buộc nộp lại giấy phép đi bờ đối với thuyền viên, nhân viên, hành khách khi tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
g) Buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới;
h) Buộc nộp lại giấy phép đi bờ đối với thuyền viên, nhân viên, hành khách khi tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
h) Buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
h) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
i) Buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này nhưng thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý thì có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này và quy định của Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 18. Ủy quyền xử phạt trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 của Nghị định này và những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được uỷ quyền theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; người được ủy quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.
Điều 19. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể; trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
3. Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này khi phát hiện hành vi vi phạm thì xử phạt theo thẩm quyền; nếu không thuộc thẩm quyền thì lập biên bản và chuyển cho Bộ đội Biên phòng hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt nơi gần nhất theo quy định của pháp luật.
Chương 4:
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 20. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản được quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định xử phạt theo quy định.
3. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
4. Người chưa thành niên vi phạm hành chính từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
Điều 21. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
1. Để ngăn chặn kịp thời các vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 43 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được thực hiện theo quy định tại các Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 15 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Mẫu biên bản áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ.
Điều 22. Thu nộp tiền phạt
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và đã nhận biên lai thu tiền phạt. Nếu trốn tránh hoặc không nộp đúng thời hạn thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Việc thu nhận tiền phạt được xác nhận bằng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo quy định.
Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Người bị phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.
Điều 23. Chấp hành quyết định xử phạt
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế theo Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Mẫu quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ.
Điều 24. Xử lý tang vật, phương tiện
1. Tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng bị buộc tiêu huỷ hoặc tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu xử lý theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ.
2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương hoặc Trung ương ít nhất là hai lần liên tiếp và phải niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu trong thời hạn 30 ngày. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
4. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
5. Chi phí kho, bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 25. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nhưng sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày kể từ ngày huỷ quyết định, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 62 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chương 5:
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 26. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này; tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính làm trái các quy định của Nghị định này.
3. Thẩm quyền, thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 27. Khởi kiện hành chính
Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 28. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nếu lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm; không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức; xử phạt vượt quá thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, nếu gây thiệt hại cho nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này nếu không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ hoặc thủ đoạn khác để trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Điều 20 (hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới, cột mốc, dấu hiệu biên giới quốc gia), Điều 21 (hành vi vi phạm quy chế quản lý khu vực biên giới, cửa khẩu) của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Điều 30. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "31/10/2006",
"sign_number": "129/2006/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Chi-thi-05-2003-CT-UB-thuc-hien-Nghi-dinh-68-2002-CP-huong-dan-luat-Hon-nhan-gia-dinh-35223.aspx | Chỉ thị 05/2003/CT-UB thực hiện Nghị định 68/2002/CP hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình | ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 05/2003/CT-UB
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2003
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2002/CP CỦA CHÍNH PHỦ QUI ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ; Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp qui định chỉ tiết thi hành một số điều của luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài, UBND Thành phố giao Sở Tư pháp, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện cùng các sở, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc Nghị định số 68/CP; Thông tư số 07/TT-BTP từ ngày 1/1/2003, đặc biệt tập trung giải quyết ngay một số nội dung công tác chính như sau :
1. Sở Tư pháp Thành phố tham mưu, giúp UBND thành phố trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được qui định tại chương I, điều 1 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; tiếp nhận hồ sơ, thu phí, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ; giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc tiến hành xác minh, phỏng vấn các bên đương sự khi có nghi vấn.
Chủ động phối hợp với Công an Thành phố xác minh, làm rõ mục đích các trường hợp xin đăng ký kết hôn, nhận nuôi con nuôi có yếu tố người nước ngoài; tổng hợp báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất ý kiến trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và cơ quan liên quan soạn thảo qui chế phối hợp hoạt động giữa Sở Tư pháp với Công an Thành phố và các sở, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện đúng các qui định của Nghị định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 07/TT-BTP của Bộ Tư pháp, trình UBND Thành phố cho phép ban hành.
2. Công an Thành phố phối hợp với Sở Tư pháp thường xuyên trao đổi thông tin về an ninh quốc gia, trật tự xã hội liên quan đến các trường hợp xin kết hôn, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; xác minh, làm rõ nghi vấn, thống nhất hướng giải quyết và có văn bản trả lời Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến đề nghị xác minh của Sở Tư pháp.
3. Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà hộ sinh khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương và hoàn tất các thủ tục chuyển trẻ bị bỏ rơi vào Trung tâm nuôi dưỡng của Thành phố.
Phối hợp với Sở Tư pháp làm thủ tục chỉ định một số điểm khám chuyên khoa về y tế của Thành phố, có chức năng khám và cấp giấy xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hành vi của mình, đủ sức khoẻ để đăng ký kết hôn hoặc nhận con nuôi.
4. Sở Lao động Thương binh xã hội có kế hoạch kiểm tra, đánh giá năng lực hoạt động của các Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy để tiếp nhận bị bỏ rơi từ các cơ sở y tế chuyển đến; chỉ đạo các Trung tâm lập hồ sơ trẻ em được xin làm con nuôi theo đúng quy định của Nghị định 68/CP của Chính phủ; Thông tư 07/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn về trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Khi có đủ điều kiện, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố phối hợp với Sở Tư pháp có thể thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn; hoạt động theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận; nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dịch vụ, môi giới kết hôn hoặc lợi dụng việc hỗ trợ kết hôn nhằm mục đích buôn bán, xâm phạm tình dục đối với Phụ nữ hay vì mục đích trục lợi khác.
6. UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn khi xác nhận, chứng thực nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong lĩnh vực nhận cha, mẹ, con; đăng ký kết hôn; công nhận kết hôn; nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài phải chấp hành đúng quy định tại Nghị định 68/CP của Chính phủ; Thông tư 07/TT-BTP của Bộ Tư pháp và các quy định khác của Pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Yêu cầu Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Sở Lao động Thương binh xã hội, Sở Y tế, Hội LHPN Thành phố, UBND các quận, huyện chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị này.
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Triệu | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "20/02/2003",
"sign_number": "05/2003/CT-UB",
"signer": "Nguyễn Quốc Triệu",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-98-KH-UBND-2019-xet-danh-hieu-gia-dinh-van-hoa-khu-pho-van-hoa-Quan-11-Ho-Chi-Minh-546339.aspx | Kế hoạch 98/KH-UBND 2019 xét danh hiệu gia đình văn hóa khu phố văn hóa Quận 11 Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 98/KH-UBND
Quận 11, ngày 14 tháng 5 năm 2019
KẾ HOẠCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY TRÌNH XÉT TẶNG DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”; “KHU PHỐ VĂN HÓA” THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 122/2018/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XÉT TẶNG DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”, “THÔN VĂN HÓA”, “LÀNG VĂN HÓA”, “ẤP VĂN HÓA”, “BẢN VĂN HÓA”, “TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA”
Căn cứ Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” (sau đây gọi tắt là Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ);
Căn cứ Hướng dẫn số 411/HD-SVHTT-XDNSVHGĐ ngày 30 tháng 1 năm 2019 của Sở Văn hóa và Thể thao về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ;
Ủy ban nhân dân quận 11 triển khai Kế hoạch hướng dẫn thực hiện Quy trình xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Khu phố văn hóa” trên địa bàn quận với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Tập trung công tác tuyên truyền vận động các ngành, các cấp cùng tham gia thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy vai trò tự quản của cơ sở để thực hiện tốt các Tiêu chuẩn văn hóa theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ, góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.
2. Thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động áp dụng từ năm 2019, chú trọng việc nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa bằng các biện pháp như hỗ trợ các điều kiện cần thiết của địa phương về nhiều mặt để thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn văn hóa phải đảm bảo đúng thực chất, kết nối, lồng ghép nhiều nội dung khác vào trong phong trào để thực hiện các tiêu chí nhưng không dàn trải, tránh trùng lắp, đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức thực hiện.
3. Kế thừa và phát triển các phong trào như: Gương điển hình “Người tốt, việc tốt”; xây dựng Gia đình văn hóa; Khu phố văn hóa; Phường văn minh đô thị; cơ quan đơn vị văn hóa; doanh nghiệp văn hóa.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, NGUYÊN TẮC XÉT TẶNG, CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU
1. Đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xét tặng danh hiệu, Giấy khen Gia đình văn hóa; danh hiệu Giấy khen Khu dân cư văn hóa.
2. Nguyên tắc xét tặng
2.1. Bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác và công khai.
2.2. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2.3. Thực hiện việc xét tặng khi hộ gia đình, khu dân cư có đăng ký tham gia thi đua hàng năm.
2.4. Căn cứ bình xét theo thang điểm nhưng phân theo khu vực để phù hợp điều kiện từng địa phương.
2.5. Tỷ lệ tặng Giấy khen Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa không quá 15% trên tổng số gia đình, khu dân cư được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đủ 03 năm liên tục; khu dân cư văn hóa được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa đủ 05 liên tục.
2.6. Việc đăng ký các danh hiệu văn hóa phải được thực hiện trước ngày 30/01 và bình xét trước ngày 20/12 hàng năm. Trường hợp đặc biệt thời gian bình xét phải thực hiện trước ngày 30/1 của năm tiếp theo.
III. TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH XÉT TẶNG DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA; GIẤY KHEN GIA ĐÌNH VĂN HÓA
A. Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa
Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa gồm có 03 tiêu chuẩn với 24 tiêu chí.
B. Quy trình xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm
1. Thành phần, số lượng hồ sơ
Nộp trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường.
1.1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.2. Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa của Trưởng thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng khu dân cư)
1.3. Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa của hộ gia đình (Mẫu số 01); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 03).
1.4. Biên bản họp bình xét ở khu dân cư (Mẫu số 07).
1.5. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ),
2. Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm
Bước 1: Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
Bước 2: Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm, thành phần gồm:
- Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, tổ chức đoàn thể;
- Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.
Bước 3: Tổ chức cuộc họp bình xét:
a) Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
b) Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
c) Kết quả bình xét: Các gia đình được đề nghị tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định.
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm (Mẫu số 11).
C. Quy trình tặng Giấy khen Gia đình văn hóa
1. Hồ sơ đề nghị tặng Giấy khen Gia đình văn hóa
1.1. Văn bản đề nghị tặng Giấy khen Gia đình văn hóa của Trưởng Khu dân cư (kèm theo danh sách hộ gia đình đủ tiêu chuẩn).
1.2. Bản sao Quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa của các hộ gia đình trong 03 năm liên tục.
1.3. Biên bản họp xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa.
2. Trình tự tặng Giấy khen Gia đình văn hóa
Bước 1: Trưởng khu dân cư tổng hợp danh sách các hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa đủ điều kiện tặng Giấy khen Gia đình văn hóa.
Bước 2: Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, thành phần gồm:
a) Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể;
b) Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.
Tổ chức cuộc họp bình xét:
a) Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
b) Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
c) Kết quả: Các gia đình được đề nghị tặng Giấy khen Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý. Trong trường hợp số lượng gia đình được đề nghị tặng Giấy khen vượt quá 15% tổng số gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa 3 năm liên tục thì căn cứ số phiếu đồng ý, lấy từ cao xuống thấp.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường quyết định.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tặng Giấy khen, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra Quyết định tặng Giấy khen Gia đình văn hóa.
3. Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa
Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường sau:
3.1. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3.2. Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế.
3.3. Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
3.4. Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết thống.
3.5. Có bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính.
3.6. Mắc các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, trộm cắp, tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc.
3.7. Tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
4. Thang điểm, cách chấm điểm đối với danh hiệu Gia đình văn hóa
1. Thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 04) là 100 điểm.
2. Tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn quy định xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa không dưới 50% số điểm tối đa.
3. Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa: Đạt từ 90 điểm trở lên;
4. Giấy khen Gia đình văn hóa được tặng không quá 15% trên tổng số gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đủ 03 năm liên tục.
IV. TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH XÉT TẶNG DANH HIỆU KHU DÂN CƯ VĂN HÓA, XÉT TẶNG GIẤY KHEN KHU DÂN CƯ VĂN HÓA (KHU PHỐ VĂN HÓA)
A. Tiêu chuẩn của danh hiệu Khu dân cư văn hóa: Gồm có 05 tiêu chuẩn với 27 tiêu chí.
B. Quy trình xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa
1. Thành phần, số lượng hồ sơ
Nộp trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa của Ủy ban nhân dân cấp phường.
2. Bản đăng ký tham gia xây dựng danh hiệu Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 02); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 05).
3. Biên bản họp bình xét danh hiệu Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 09).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trưởng Khu dân cư chuẩn bị hồ sơ đề nghị xét tặng Khu dân cư văn hóa theo quy định trực tiếp gửi tại Ủy ban nhân dân phường.
Bước 2: Ủy ban nhân dân phường căn cứ bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của khu dân cư để tổng hợp danh sách khu dân cư đủ điều kiện bình xét.
Bước 3: Ủy ban nhân dân phường triệu tập cuộc họp bình xét, thành phần gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, đại diện các đoàn thể phường và Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;
- Đại diện khu dân cư trong danh sách được bình xét.
Tổ chức cuộc họp bình xét:
- Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
- Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
- Kết quả bình xét: Khu dân cư được đề nghị tặng danh hiệu văn hóa và Giấy công nhận khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Ủy ban nhân dân phường lập hồ sơ theo quy định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định.
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định tặng danh hiệu và Giấy công nhận Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 12).
C. Quy trình xét tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa
1. Hồ sơ đề nghị tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa
1.1. Văn bản đề nghị tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa của Ủy ban nhân dân phường (kèm theo Danh sách các khu dân cư đủ điều kiện).
1.2. Bản sao Quyết định tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa trong 05 năm liên tục.
1.3. Biên bản họp xét tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa.
2. Trình tự tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa
2.1. Ủy ban nhân dân phường tổng hợp danh sách khu dân cư văn hóa đủ điều kiện xét tặng Giấy khen.
2.2. Ủy ban nhân dân phường triệu tập cuộc họp bình xét, thành phần gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, đại diện các đoàn thể phường và Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;
- Đại diện khu dân cư trong danh sách được bình xét.
Tổ chức cuộc họp bình xét:
- Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
- Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
- Kết quả: Các Khu dân dư được đề nghị tặng Giấy khen khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý. Trong trường hợp số lượng khu dân cư được đề nghị tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa vượt quá 15% tổng số khu dân cư được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa 5 năm liên tục thì căn cứ số phiếu đồng ý, lấy từ cao xuống thấp.
2.3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Ủy ban nhân dân phường lập hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này trình Ủy ban nhân dân quận.
2.4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận tổ chức họp Hội đồng thi đua - khen thưởng theo quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng.
2.5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả Hội đồng thi đua - khen thưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 14).
3. Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa
Khu dân cư vi phạm một trong các trường hợp sau:
- Có khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
- Có điểm, tụ điểm ma túy, mại dâm.
- Có hoạt động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.
4. Thang điểm, cách chấm điểm đối với danh hiệu Khu dân cư văn hóa
1. Thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 06) là 100 điểm.
2. Tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn quy định xét công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa không dưới 50% số điểm tối đa.
3. Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa: Đạt từ 90 điểm trở lên.
4. Giấy khen Khu dân cư văn hóa được tặng không quá 15% trên tổng số khu dân cư được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa đủ 05 năm liên tục.
V. KINH PHÍ CHO VIỆC XÉT TẶNG DANH HIỆU VĂN HÓA, XÉT TẶNG GIẤY KHEN
1. Đối với Gia đình văn hóa
Thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 20 Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Đối với Khu dân cư văn hóa
Thực hiện theo quy định tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Khoản 4, Điều 20 Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận thống nhất thực hiện như sau:
1. Trách nhiệm của Phòng Văn hóa và Thông tin và các đơn vị liên quan
1.1. Trách nhiệm của Phòng Văn hóa và Thông tin
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận về công tác quản lý nhà nước đối với việc xét tặng danh hiệu, Giấy khen Gia đình văn hóa và danh hiệu, Giấy khen “Khu phố văn hóa”. Đảm bảo việc thực hiện quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu, xét tặng Giấy khen các danh hiệu, tránh hình thức, chạy theo thành tích.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tập trung tổ chức tập huấn hướng dẫn cho các bộ quận, phường, Ban điều hành khu phố về các biện pháp triển khai Hướng dẫn quy trình xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa” theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Hướng dẫn tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xét tặng danh hiệu, Giấy khen Gia đình văn hóa và danh hiệu, Giấy khen “Khu phố văn hóa”. Phối hợp tổ chức công tác tuyên truyền vận động đến từng hộ dân, khu dân cư để đăng ký thực hiện.
d) Phối hợp kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quá trình xét tặng danh hiệu, Giấy khen Gia đình văn hóa và danh hiệu, Giấy khen “Khu phố văn hóa” theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
1.2. Các đơn vị liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các nội dung có liên quan trong quá trình xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa và “Khu phố văn hóa”.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời biểu dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện thiếu trách nhiệm, vi phạm trong việc xét công nhận, xét tặng Giấy khen các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa” trên địa bàn quận hàng năm.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân 16 phường:
2.1. Thực hiện quản lý nhà nước về xét tặng danh hiệu, Giấy khen Gia đình văn hóa và danh hiệu, lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân quận tặng Giấy khen “Khu phố văn hóa” không quá 15% tổng số khu phố được công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa” 5 năm liên tục.
2.2. Ưu tiên bố trí, sắp xếp nhân sự, bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện xét tặng danh hiệu, Giấy khen “Gia đình văn hóa” và danh hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
2.4. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
3. Phân công thực hiện:
Đối với Thang điểm áp dụng Bình xét Khu dân cư văn hóa:
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Điểm
Chịu trách nhiệm
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, gồm: (20 điểm)
a) Người trong độ tuổi lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
5
Phòng LĐTB&XH
b) Thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là mức bình quân chung).
5
Phòng LĐTB&XH
c) Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn mức bình quân chung.
3
Phòng LĐTB&XH
d) Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố cao hơn mức bình quân chung, không có nhà ở dột nát.
3
Phòng LĐTB&XH
đ) Hệ thống giao thông chính được cứng hóa, đảm bảo đi lại thuận tiện.
2
Phòng QLĐT
e) Có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật; phát triển ngành nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
2
Phòng Kinh tế
2. Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú, gồm (20 điểm)
a) Có nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của khu dân cư.
5
TTVH TTTDTT
b) Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên.
5
Phòng GD&ĐT
c) Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh; có điểm đọc sách phục vụ cộng đồng; thực hiện tốt công tác hòa giải.
5
Trung tâm Văn hóa
d) Bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của địa phương.
3
Trung tâm Văn hóa
đ) Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được giữ gìn, bảo vệ.
2
Phòng VH&TT
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp, gồm: (20 điểm)
a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5
Phòng TN&MT
b) Có hệ thống cấp, thoát nước.
3
Phòng TN&MT
c) Nhà ở, công trình công cộng, nghĩa trang phù hợp quy hoạch của địa phương;
2
Phòng TN&MT
d) Các địa điểm vui chơi công cộng được tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ.
2
Phòng VH&TT
đ) Có địa điểm bố trí vị trí quảng cáo rao vặt.
2
Phòng VH&TT
e) Có điểm thu gom rác thải.
2
Phòng TN&MT
g) Có hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường.
2
Phòng TN&MT
h) Tổ chức, tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
2
Phòng Y tế
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gồm: (30 điểm)
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách dân số.
5
Phòng Y tế
b) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động cơ quan nhà nước; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận
c) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần từng năm; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ.
5
Phòng Y tế
d) Có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
5
Phòng Tư pháp
đ) Đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.
5
Công an quận
e) Chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
5
Ban Dân vận Quận ủy
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, gồm: (10 điểm)
a) Thực hiện chính sách của Nhà nước về các hoạt động nhân đạo, từ thiện và đẩy mạnh thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Cuộc vận động vì người nghèo” và các cuộc vận động khác.
5
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận
b) Quan tâm, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em, người có công, người khuyết tật, người lang thang, cơ nhỡ và người có hoàn cảnh khó khăn.
5
Phòng LĐTB&XH
+ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Tiêu chí a, b, c, d tiêu chuẩn 1; tiêu chí b tiêu chuẩn 5;
+ Phòng Quản lý đô thị: Tiêu chí đ tiêu chuẩn 1;
+ Phòng Kinh tế: Tiêu chí e tiêu chuẩn 1;
+ Trung tâm văn hóa: tiêu chí a, c, d tiêu chuẩn 2;
+ Trung tâm thể dục thể thao: tiêu chí a tiêu chuẩn 2;
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo: tiêu chí b tiêu chuẩn 2;
+ Phòng Văn hóa và Thông tin: tiêu chí đ tiêu chuẩn 2; tiêu chí d, đ tiêu chuẩn 3;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: tiêu chí a, b, c, e, g tiêu chuẩn 3;
+ Phòng Y tế: tiêu chí h tiêu chuẩn 3; tiêu chí a, c tiêu chuẩn 4;
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận: tiêu chí b tiêu chuẩn 4, tiêu chí a tiêu chuẩn 5;
+ Phòng Tư pháp: tiêu chí d tiêu chuẩn 4;
+ Công an quận: tiêu chí đ tiêu chuẩn 4;
Các cơ quan, đơn vị được phân công có nhiệm vụ tổng hợp bảng điểm gửi về Phòng Văn hóa và Thông tin - Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trước ngày 31 tháng 10 năm 2019 để tổng hợp báo cáo cho Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch hướng dẫn thực hiện Quy trình xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Khu phố văn hóa” theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, đề nghị các cơ quan, đơn vị quận và Ủy ban nhân dân 16 phường nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch đã đề ra./.
Nơi nhận:
- Phòng XDNSVHGĐ-Sở VH&TT TP;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- UBND quận (CT; các PCT);
- Thành viên BCĐ PT “TDĐKXDĐSVH” Quận;
- VP.HĐND-UBND Quận;
- UBND 16 Phường;
- Lưu: VT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phi Long
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01.
Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa.
Mẫu số 02.
Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Khu dân cư văn hóa.
Mẫu số 03.
Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa.
Mẫu số 04.
Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa.
Mẫu số 05.
Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Khu dân cư văn hóa.
Mẫu số 06.
Thang điểm áp dụng bình xét Khu dân cư văn hóa
Mẫu số 07.
Biên bản họp bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa.
Mẫu số 08.
Biên bản họp xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa.
Mẫu số 09.
Biên bản họp bình xét danh hiệu Khu dân cư văn hóa.
Mẫu số 10.
Biên bản họp xét tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa.
Mẫu số 11.
Quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa.
Mẫu số 12.
Quyết định công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa.
Mẫu số 13.
Giấy khen Gia đình văn hóa.
Mẫu số 14.
Giấy khen Khu dân cư văn hóa.
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……., ngày ... tháng ... năm 20..
---------------
BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA
THI ĐUA XÂY DỰNG DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Năm...
Kính gửi: …………………………………………..
Thực hiện Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”,“Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.
Hộ gia đình: ………………………………………………………………………………………..,
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm……
Đề nghị Khu phố theo dõi quá trình phấn đấu của hộ gia đình: ………… trong năm…… ./.
TM. KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02
Huyện, (Thị xã, Thành phố) ……
Xã, (Phường, thị trấn) ………….
Khu phố, ấp: ………
-------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ... tháng ... năm 20...
BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA THI ĐUA XÂY DỰNG DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA CỦA ... (1)
Năm...
Kính gửi:………………………………………………
Thực hiện Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”,“Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.
Đơn vị đăng ký: ……………………………………………………………………………………..
Đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Khu phố văn hóa” hàng năm và tổ chức thực hiện tốt các tiêu chuẩn theo quy định trong năm..../.
XÁC NHẬN CỦA UBND PHƯỜNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
TM. KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: (1) Ghi tên của khu dân cư: Khu phố.
Mẫu số 03
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ BÌNH XÉT GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Tiêu chí
Có
Không
I
Không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa có thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường sau
1
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2
Vi phạm nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế.
3
Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
4
Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết thống.
5
Bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính.
6
Mắc các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, trộm cắp, tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc.
7
Tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
II
Tự đánh giá thực hiện tiêu chí
1
Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật;
Bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập.
2
Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú.
3
Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định.
4
Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
5
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định.
6
Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
7
Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định.
8
Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú.
9
Vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.
10
Vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ.
11
Vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
12
Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng.
13
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung.
14
Thực hiện chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới.
15
Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe.
16
Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
17
Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.
18
Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng.
19
Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức.
20
Người trong độ tuổi lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
21
Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.
22
Sử dụng nước sạch.
23
Có công trình phụ hợp vệ sinh.
24
Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội.
Ghi chú: Căn cứ việc thực hiện các tiêu chí, hộ gia đình lựa chọn đánh dấu (x) vào ô “có” hoặc “không”.
Mẫu số 04
THANG ĐIỂM ÁP DỤNG BÌNH XÉT GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Điểm
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú, gồm: (40 điểm)
a) Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập.
5
b) Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng.
5
c) Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định.
5
d) Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
5
đ) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định.
3
e) Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
3
g) Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định.
3
h) Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú.
3
i) Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.
3
k) Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ.
3
l) Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
2
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, gồm: (30 điểm)
a) Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng.
5
b) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung.
5
c) Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới.
5
d) Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe.
5
đ) Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
5
e) Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.
5
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, gồm: (30 điểm)
a) Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng.
5
b) Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức.
5
c) Người trong độ tuổi lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
5
d) Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.
5
đ) Sử dụng nước sạch.
5
e) Có công trình phụ hợp vệ sinh.
3
g) Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội.
2
Mẫu số 05
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ BÌNH XÉT KHU DÂN CƯ VĂN HÓA
Tiêu chí
Có
Không
I
Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa
1
Khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
2
Có điểm, tụ điểm ma túy, mại dâm.
3
Có hoạt động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.
II
Tự đánh giá thực hiện tiêu chí
1
Người trong độ tuổi lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
2
Thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là mức bình quân chung).
3
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn mức bình quân chung.
4
Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố cao hơn mức bình quân chung, không có nhà ở dột nát.
5
Hệ thống giao thông chính được cứng hóa, đảm bảo đi lại thuận tiện.
6
Có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật; phát triển ngành nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
7
Nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của khu dân cư.
8
Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên.
9
Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh; có điểm đọc sách phục vụ cộng đồng; thực hiện tốt công tác hòa giải.
10
Bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của địa phương.
11
Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được giữ gìn, bảo vệ.
12
Hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13
Có hệ thống cấp, thoát nước.
14
Nhà ở, công trình công cộng, nghĩa trang phù hợp quy hoạch của địa phương.
15
Các địa điểm vui chơi công cộng được tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ.
16
Có điểm thu gom rác thải.
17
Có hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường.
18
Tổ chức, tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
19
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách dân số.
20
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động cơ quan nhà nước; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
21
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần từng năm; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ.
22
Có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
23
Đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.
24
Chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
25
Thực hiện chính sách của Nhà nước về các hoạt động nhân đạo, từ thiện và đẩy mạnh thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Cuộc vận động vì người nghèo” và các cuộc vận động khác.
26
Quan tâm, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em, người có công, người khuyết tật, người lang thang, cơ nhỡ và người có hoàn cảnh khó khăn.
Ghi chú: Căn cứ vào việc thực hiện các tiêu chí tại khu dân cư để lựa chọn đánh dấu (x) vào ô “có” hoặc “không”.
Mẫu số 06
THANG ĐIỂM ÁP DỤNG BÌNH XÉT KHU DÂN CƯ VĂN HÓA
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Điểm
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, gồm: (20 điểm)
a) Người trong độ tuổi lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
5
b) Thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là mức bình quân chung).
5
c) Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn mức bình quân chung.
3
d) Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố cao hơn mức bình quân chung, không có nhà ở dột nát.
3
đ) Hệ thống giao thông chính được cứng hóa, đảm bảo đi lại thuận tiện.
2
e) Có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật; phát triển ngành nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
2
2. Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú, gồm (20 điểm)
a) Có nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của khu dân cư.
5
b) Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên.
5
c) Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh; có điểm đọc sách phục vụ cộng đồng; thực hiện tốt công tác hòa giải.
5
d) Bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của địa phương.
3
đ) Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được giữ gìn, bảo vệ.
2
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp, gồm: (20 điểm)
a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5
b) Có hệ thống cấp, thoát nước.
3
c) Nhà ở, công trình công cộng, nghĩa trang phù hợp quy hoạch của địa phương;
2
d) Các địa điểm vui chơi công cộng được tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ.
2
đ) Có địa điểm bố trí vị trí quảng cáo rao vặt.
2
e) Có điểm thu gom rác thải.
2
g) Có hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường.
2
h) Tổ chức, tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
2
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gồm: (30 điểm)
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách dân số.
5
b) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động cơ quan nhà nước; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5
c) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần từng năm; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ.
5
d) Có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
5
đ) Đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.
5
e) Chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
5
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, gồm: (10 điểm)
a) Thực hiện chính sách của Nhà nước về các hoạt động nhân đạo, từ thiện và đẩy mạnh thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Cuộc vận động vì người nghèo” và các cuộc vận động khác.
5
b) Quan tâm, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em, người có công, người khuyết tật, người lang thang, cơ nhỡ và người có hoàn cảnh khó khăn.
5
Mẫu số 07
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN HỌP
Về việc xét, đề nghị công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa
Thời gian: ……………….. giờ ……………… phút, ngày ... tháng ... năm ………………..…
Địa điểm: …………………………………………………………………………………………...
Khu dân cư …… tiến hành họp xét, đề nghị công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.... công nhận cho hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong xây dựng Gia đình văn hóa năm...
Chủ trì cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Thư ký cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Các thành viên tham dự (vắng …………………………), gồm:
1. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
2. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
3. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
Sau khi nghe Trưởng khu dân cư quán triệt về tiêu chuẩn, điều kiện và tóm tắt thành tích của hộ Gia đình đề nghị khen thưởng; các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết (hoặc bỏ phiếu kín), kết quả nhất trí ………%, đề nghị Trưởng khu dân cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường công nhận cho các hộ gia đình có tên sau:
STT
Tên hộ gia đình
Cuộc họp kết thúc vào lúc ……… giờ ....phút, ngày ... tháng .... năm 20...
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN HỌP
Về việc xét, đề nghị tặng Giấy khen Gia đình văn hóa
Thời gian: ……………….. giờ ……………… phút, ngày ... tháng ... năm ………………..…
Địa điểm: …………………………………………………………………………………………...
Khu dân cư …… tiến hành họp xét, đề nghị tặng giấy khen Gia đình văn hóa, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường... khen thưởng cho hộ gia đình có thành tích xuất sắc đạt danh hiệu Gia đình văn hóa 3 năm liên tục.
Chủ trì cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Thư ký cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Các thành viên tham dự (vắng …………………………), gồm:
1. ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………
2. ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………
3. ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………
4. ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………
Sau khi nghe Trưởng khu dân cư quán triệt về tiêu chuẩn, điều kiện và tóm tắt thành tích của hộ Gia đình đề nghị khen thưởng; các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết (hoặc bỏ phiếu kín), kết quả nhất trí ………%, đề nghị Trưởng khu dân cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tặng giấy khen cho các hộ gia đình có tên sau:
STT
Tên hộ gia đình
Cuộc họp kết thúc vào lúc ……giờ ....phút, ngày ... tháng .... năm 20...
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 09
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN HỌP
Về việc xét, đề nghị công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa năm...
Thời gian: ……………….. giờ ……………… phút, ngày ... tháng ... năm ………………..…
Địa điểm: …………………………………………………………………………………………...
Ủy ban nhân dân phường .... tiến hành họp xét, đề nghị công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận công nhận cho Khu dân cư có thành tích xuất sắc trong xây dựng Khu dân cư văn hóa năm...
Chủ trì cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Thư ký cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Các thành viên tham dự (vắng ………………………), gồm:
1. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
2. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
3. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
4. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
Sau khi nghe quán triệt về tiêu chuẩn, điều kiện và tóm tắt thành tích của khu dân cư đề nghị khen thưởng; các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết (hoặc bỏ phiếu kín), kết quả nhất trí …..%, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận công nhận cho khu dân cư sau:
STT
Tên khu dân cư
Cuộc họp kết thúc vào lúc ……….giờ ....phút, ngày ... tháng .... năm 20...
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN HỌP
Về việc xét, đề nghị tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa
Thời gian: ……………….. giờ ……………… phút, ngày ... tháng ... năm ………………..…
Địa điểm: …………………………………………………………………………………………...
Ủy ban nhân dân phường .... tiến hành họp xét, đề nghị tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận công nhận cho Khu dân cư có thành tích xuất sắc trong xây dựng Khu dân cư văn hóa 5 năm liên tục.
Chủ trì cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Thư ký cuộc họp: …………………………………………………………………………………..
Các thành viên tham dự (vắng ………………………), gồm:
1. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
2. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
3. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
4. ……………………………………………… Chức vụ ………………………………………….
Sau khi nghe quán triệt về tiêu chuẩn, điều khiển và tóm tắt thành tích của Khu dân cư đề nghị khen thưởng; các thành viên tham dự họp thảo luận, biểu quyết (hoặc bỏ phiếu kiến), kết quả nhất trí ………%, đề nghị Ủy ban nhân dân phường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận tặng Giấy khen cho khu dân cư sau:
STT
Tên khu dân cư
Cuộc họp kết thúc vào lúc ……….giờ ....phút, ngày ... tháng .... năm 20...
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 11
ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG……..
-----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..…../………….
…………., ngày ... tháng ... năm 20...
QUYẾT ĐỊNH
Công nhận danh hiệu gia đình văn hóa năm ………..
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG……………………
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
Theo đề nghị xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa năm ... của ………………(1)………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận các gia đình trong danh sách kèm theo Quyết định này đạt danh hiệu Gia đình văn hóa năm ………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Công chức Văn phòng Thống kê Ủy ban nhân dân phường, ……………… các cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- ………………..;
- Lưu: VT,………….
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
____________________
Chú thích:
(1): Trưởng khu dân cư đề nghị tặng danh hiệu.
Mẫu số 12
ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN ……..……..
------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ..…../………….
…………., ngày ... tháng ... năm 20...
QUYẾT ĐỊNH
Công nhận danh hiệu …………(1)………… năm …………
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN……
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
Theo đề nghị xét tặng danh hiệu …………(1)………… năm …… của ………………(3)………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận các …………(2)………… trong danh sách kèm theo Quyết định này đạt danh hiệu …………(1)………… năm………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận, ... các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- ………………..;
- Lưu: VT,………….
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
____________________
Chú thích:
(1): Ghi rõ: “Khu dân cư văn hóa”.
(2): Ghi rõ: Khu phố.
(3): Ghi rõ Ủy ban nhân dân phường.
Mẫu số 13
(Quốc huy)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG………
Tặng
GIẤY KHEN “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”
Gia đình Ông (bà): ………..
Địa chỉ: ………..
Đã có thành tích 3 năm liên tục đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (20..-20..)
Quyết định số: ………
Số sổ vàng: .......
………., ngày... tháng... năm 20…
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)
Mẫu số 14
(Quốc huy)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN………
Tặng
GIẤY KHEN “………………………” (1)
Khu phố …., phường ….., quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Đã có thành tích 5 năm liên tục đạt danh hiệu “…..” (1) (20.. - 20..)
Quyết định số: ………
Số sổ vàng: .......
………., ngày... tháng... năm 20…
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): Điền loại danh hiệu khu dân cư văn hóa: “Khu dân cư văn hóa”. | {
"issuing_agency": "Quận 11",
"promulgation_date": "14/05/2019",
"sign_number": "98/KH-UBND",
"signer": "Trần Phi Long",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-153-2003-ND-CP-thanh-lap-thi-xa-Phuc-Yen-huyen-Tam-Dao-tinh-Vinh-Phuc-53824.aspx | Nghị định 153/2003/NĐ-CP thành lập thị xã Phúc Yên huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất | CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 153/2003/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2003
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP THỊ XÃ PHÚC YÊN VÀ HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mê Linh để thành lập thị xã Phúc Yên, điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Vĩnh Yên để thành lập huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc như sau :
1. Thành lập thị xã Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Phúc Yên, thị trấn Xuân Hòa và các xã Phúc Thắng, Tiền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Ngọc Thanh thuộc huyện Mê Linh.
Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên và 82.730 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị xã Phúc Yên: Đông giáp thành phố Hà Nội; Tây giáp huyện Bình Xuyên; Nam giáp huyện Mê Linh; Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
2. Thành lập các phường thuộc thị xã Phúc Yên:
a) Thành lập phường Hùng Vương trên cơ sở 65,20 ha diện tích tự nhiên và 7.430 nhân khẩu của thị trấn Phúc Yên; 93,40 ha diện tích tự nhiên và 1.911 nhân khẩu của xã Phúc Thắng.
Phường Hùng Vương có 158,60 ha diện tích tự nhiên và 9.341 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Hùng Vương : Đông giáp phường Phúc Thắng; Tây giáp xã Tiền Châu; Nam giáp huyện Mê Linh; Bắc giáp phường Trưng Trắc.
b) Thành lập phường Trưng Trắc trên cơ sở 97,24 ha diện tích tự nhiên và 8.168 nhân khẩu của thị trấn Phúc Yên.
Địa giới hành chính phường Trưng Trắc : Đông giáp phường Phúc Thắng; Tây giáp xã Tiền Châu; Nam giáp phường Hùng Vương; Bắc giáp các phường Trưng Nhị, Phúc Thắng.
c) Thành lập phường Trưng Nhị trên cơ sở 169,04 ha diện tích tự nhiên và 6.934 nhân khẩu của thị trấn Phúc Yên.
Địa giới hành chính phường Trưng Nhị : Đông giáp phường Phúc Thắng; Tây giáp xã Tiền Châu; Nam giáp phường Trưng Trắc; Bắc giáp các xã Nam Viêm, Tiền Châu.
d) Thành lập phường Phúc Thắng trên cơ sở toàn bộ 637,29 ha diện tích tự nhiên và 8.261 nhân khẩu còn lại của xã Phúc Thắng.
Địa giới hành chính phường Phúc Thắng : Đông giáp thành phố Hà Nội; Tây giáp các phường Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị; Nam giáp huyện Mê Linh; Bắc giáp xã Nam Viêm.
đ) Thành lập phường Xuân Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Xuân Hòa.
Phường Xuân Hòa có 763,66 ha diện tích tự nhiên và 17.333 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Xuân Hòa : Đông giáp thành phố Hà Nội; Tây giáp xã Cao Minh; Nam giáp xã Nam Viêm và thành phố Hà Nội; Bắc giáp xã Ngọc Thanh.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Phúc Yên và các phường :
- Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên và 82.730 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Phúc Thắng, Xuân Hòa và các xã Tiền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Ngọc Thanh.
- Huyện Mê Linh còn lại 14.095,74 ha diện tích tự nhiên và 174.782 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Quang Minh, Thạch Đà, Tiến Thắng, Tự Lập, Thanh Lâm, Tam Đồng, Liên Mạc, Vạn Yên, Đại Thịnh, Chu Phan, Tiến Thịnh, Mê Linh, Văn Khê, Hoàng Kim, Tiền Phong, Tráng Việt, Kim Hoa.
3. Thành lập huyện Tam Đảo trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã : Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương thuộc huyện Lập Thạch; các xã : Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu thuộc huyện Tam Dương; xã Minh Quang thuộc huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo thuộc thị xã Vĩnh Yên.
Huyện Tam Đảo có 23.641,60 ha diện tích tự nhiên và 65.912 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo.
Địa giới hành chính huyện Tam Đảo : Đông giáp huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên; Tây giáp các huyện Lập Thạch, Tam Dương; Nam giáp các huyện Tam Dương, Bình Xuyên; Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Tam Đảo :
- Huyện Lập Thạch còn lại 32.307,17 ha diện tích tự nhiên và 207.326 nhân khẩu, có 36 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Tứ Yên, Đình Chu, Ngọc Mỹ, Tiên Lữ, Bắc Bình, Cao Phong, Tử Du, Liễn Sơn, Đồng Thịnh, Yên Thạch, Vân Trục, Đôn Nhân, Quang Yên, Tam Sơn, Hải Lựu, Như Thụy, Đồng Ích, Sơn Đông, Đức Bác, Liên Hòa, Xuân Lôi, Tân Lập, Nhạo Sơn, Thái Hòa, Nhân Đạo, Văn Quán, Triệu Đề, Quang Sơn, Bạch Lưu, Bàn Giản, Lãng Công, Đồng Quế, Phương Khoan, Xuân Hòa, Hợp Lý và thị trấn Lập Thạch.
- Huyện Tam Dương còn lại 10.713,65 ha diện tích tự nhiên và 92.624 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Vân Hội, Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Duy Phiên, An Hòa, Đạo Tú, Hoàng Lâu, Hướng Đạo, Kim Long, Hoàng Đan, Hợp Thịnh, Thanh Vân và thị trấn Hợp Hòa.
- Huyện Bình Xuyên còn lại 14.510,74 ha diện tích tự nhiên và 103.160 nhân khẩu có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Trung Mỹ, Bá Hiến, Gia Khánh, Thiện Kế, Tam Hợp, Tân Phong, Phú Xuân, Thanh Lãng, Đạo Đức, Sơn Lôi, Hương Sơn, Quất Lưu và thị trấn Hương Canh.
- Thị xã Vĩnh Yên còn lại 4.983,47 ha diện tích tự nhiên và 76.523 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường Ngô Quyền, Liên Bảo, Đống Đa, Tích Sơn, Hội Hợp, Đồng Tâm và các xã Khai Quang, Định Trung, Thanh Trù.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "09/12/2003",
"sign_number": "153/2003/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-87-2007-ND-CP-Quy-che-thuc-hien-dan-chu-o-cong-ty-co-phan-trach-nhiem-huu-han-20500.aspx | Nghị định 87/2007/NĐ-CP Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn | CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : 87/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN,CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.
Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây về thực hiện dân chủ trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b). A.305
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
QUY CHẾ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
(Ban hành kèm theo nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của chính phủ )
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sau đây gọi chung là công ty).
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi chung là người quản lý công ty); Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời; người lao động trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điều 2.
Mục đích thực hiện dân chủ trong công ty
1. Tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
2. Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho người lao động.
3. Thiết lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của người quản lý công ty và người lao động
1. Người quản lý và người lao động trong công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chấp hành các nội quy, quy chế của công ty và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người quản lý và người lao động.
2. Người lao động có quyền tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
3. Người lao động có quyền gia nhập các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong phát huy dân chủ của người lao động
1. Công đoàn công ty là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể người lao động, có trách nhiệm tổ chức để người lao động thực hiện quyền được biết, được tham gia, được kiểm tra, giám sát và được quyết định những vấn đề trực tiếp liên quan đến người lao động.
2. Chủ tịch Công đoàn công ty hoặc người do Ban Chấp hành Công đoàn công ty ủy quyền được mời dự họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên công ty và được tham gia ý kiến về vấn đề liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động trong công ty.
Điều 5. Tổ chức Hội nghị người lao động trong công ty
1. Hàng năm người quản lý công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động trong công ty.
2. Nội dung chủ yếu của Hội nghị người lao động là bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của công ty; những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Chương 2:
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY PHẢI CÔNG KHAI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BIẾT
Điều 6. Người quản lý công ty phải công khai cho người lao động được biết
1. Các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan trực tiếp đến người lao động.
2. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty, của phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội.
3. Các nội quy, quy chế, quy định của công ty.
a) Nội quy lao động, trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy móc, thiết bị; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;
b) Quy chế tiền lương, tiền thưởng;
c) Quy định về định mức lao động, định mức khoán;
d) Các quy định về thi đua, khen thưởng.
4. Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ trong công ty liên quan đến người lao động.
a) Mức trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hàng năm theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên;
b) Trích nộp kinh phí công đoàn;
c) Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
5. Công khai tài chính hàng năm của công ty về các nội dung liên quan đến người lao động.
6. Điều lệ công ty.
7. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Hình thức công khai
Tuỳ theo nội dung công khai, người quản lý công ty chủ trì, phối hợp với tổ chức Công đoàn lựa chọn những hình thức công khai sau đây:
1. Thông báo tại Hội nghị người lao động trong công ty.
2. Thông báo trong các hội nghị giao ban.
3. Thông báo trực tiếp cho người lao động hoặc qua hệ thống thông tin nội bộ của công ty.
4. Thông báo cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
5. Thông báo cho Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời công ty.
6. Các hình thức khác.
Chương 3:
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN
Điều 8. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.
2. Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trước khi ký kết.
3. Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động.
4. Các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Điều 9. Hình thức tham gia ý kiến của người lao động
1. Thông qua Hội nghị người lao động trong công ty.
2. Thông qua hội nghị triển khai công tác của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
3. Thông qua đối thoại giữa người quản lý công ty và tập thể người lao động.
4. Thông qua tổ chức Công đoàn.
5. Thông qua hòm thư góp ý.
6. Người quản lý công ty tiếp người lao động theo định kỳ.
Chương 4:
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH
Điều 10. Những nội dung người lao động quyết định
1. Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Thông qua nội dung thoả ước lao động tập thể; các nội dung sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trước khi người đại diện Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời công ty ký kết với người quản lý công ty.
3. Thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động.
4. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hình thức quyết định của người lao động
Người lao động quyết định những nội dung quy định tại Điều 10 Quy chế này thông qua các hình thức sau:
1. Người lao động tự quyết định bằng văn bản.
2. Biểu quyết tại Hội nghị người lao động.
3. Thông qua tổ chức Công đoàn công ty.
Chương 5:
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều 12.
Những nội dung người lao động giám sát
1. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.
2. Thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, điều lệ của công ty.
3. Thực hiện thoả ước lao động tập thể.
4. Thực hiện hợp đồng lao động.
5. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp.
6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động.
7. Kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm.
Điều 13.
Hình thức giám sát của người lao động
1. Thông qua tổ chức Công đoàn công ty.
2. Thông qua việc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Người quản lý công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 15. Bộ Nội vụ chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện và hàng năm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này.
Điều 16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức hoạt động của Hội nghị người lao động trong công ty.
Điều 17. Các công ty, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./. | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "28/05/2007",
"sign_number": "87/2007/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-301-KH-UBND-2021-van-dong-kinh-doanh-nong-san-an-toan-Ha-Noi-2021-2025-499202.aspx | Kế hoạch 301/KH-UBND 2021 vận động kinh doanh nông sản an toàn Hà Nội 2021 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 301/KH-UBND
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021
KẾ HOẠCH
PHỐI HỢP THỰC HIỆN VỀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG SẢN THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.
Thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 (viết tắt là Chương trình phối hợp); trên cơ sở văn bản số 7438/BNN-QLCL ngày 08/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 441/TTr-SNN ngày 01/12/2021; UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch phối hợp triển khai Chương trình phối hợp như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đảm bảo việc phối hợp đồng bộ, kịp thời, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu Chương trình phối hợp giữa Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.
- Cụ thể hóa nhiệm vụ các sở, ngành, UBND cấp huyện trong việc phối hợp với Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; kịp thời phát hiện, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm.
II. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Về Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương và Thành phố cung cấp và phản ánh thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; phê phán, đấu tranh với các cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm, coi nhẹ sức khỏe cộng đồng.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. Phổ biến kinh nghiệm về quy trình, mô hình sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản thực phẩm an toàn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chế biến nông sản thực phẩm. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức, kỹ năng nhận diện sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
- Tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, không phân biệt sản xuất để ăn với để bán.
2. Vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng và nhân rộng mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản an toàn
- Vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, sản phẩm OCOP.
- Hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ áp dụng quy trình, chương trình quản lý chất lượng, bảo đảm đảm an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế (GAP, HACCP, ISO 22000...) trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; chuỗi giá trị nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn các sản phẩm nông sản chủ lực của Thành phố theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; triển khai hiệu quả Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025”.
- Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hội viên Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
3. Hỗ trợ kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn
- Xây dựng mô hình thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản; hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm nông lâm thủy sản nhằm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, chủ động kết nối phát triển thị trường.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố có sản phẩm tiêu thụ tại Hà Nội.
- Tổ chức các hội nghị xúc tiến giới thiệu sản phẩm an toàn của các chuỗi tới người tiêu dùng, kết nối với các sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại. Tổ chức các hoạt động thăm quan nơi sản xuất chế biến, hướng dẫn để người tiêu dùng dần thay đổi thói quen tiêu dùng. Vận động các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cùng tham gia vào việc thực hiện chương trình.
4. Hỗ trợ các cấp Hội và hội viên Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố trong tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên tiến; đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm.
- Biên soạn và phổ biến các thông tin, tài liệu, ấn phẩm truyền thông, tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông về an toàn thực phẩm cho các cấp hội và hội viên Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.
- Phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, vận động người có uy tín trong cộng đồng tham gia các hoạt động truyền thông định kỳ cũng như chiến dịch truyền thông trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; lồng ghép truyền thông về an toàn thực phẩm với các cuộc họp tại cộng đồng dân cư. Xử lý kịp thời các thông tin sai, thiếu chính xác gây hoang mang cho cộng đồng.
- Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn, đấu tranh lên án các hành vi, các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn.
- Hỗ trợ cho các cấp Hội và hội viên Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố trong tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, tham gia giám sát việc thực hiện các luật pháp, chính sách về an toàn thực phẩm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Là cơ quan đầu mối phối hợp, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình phối hợp và báo cáo hàng tháng về công tác chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; Tổng kết, báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tổng hợp báo cáo Chính phủ theo quy định.
- Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm cho các cấp hội tại địa phương.
- Chủ trì biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tài liệu hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; yêu cầu, tiêu chuẩn của một số thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản của Việt Nam.
- Hàng năm phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức Hội nghị sinh hoạt với các cấp Hội nhằm tuyên truyền, nhận diện các sản phẩm nông sản an toàn và kết hợp tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ trên địa bàn theo kế hoạch Hội được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ trì vận động, hướng dẫn, tập huấn cho các cấp Hội áp dụng xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; áp dụng chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế, chuỗi giá trị nông sản thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu, tiêu chuẩn cơ sở, quảng bá sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối giao thương sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố theo Chương trình phối hợp giữa UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021 - 2025”.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức triển khai các nội dung Kế hoạch này theo đúng quy định.
2. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc biên soạn tài liệu chuyên môn chuyên ngành và cử cán bộ làm giảng viên trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên các cấp theo đúng đúng quy định; đẩy mạnh các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu để hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố tổ chức tuyên truyền, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực được phân công cho các cấp hội Thành phố.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền về Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025” để tổ chức triển khai hiệu quả Đề án.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo lĩnh vực được phân công, quản lý.
3. Sở Y tế
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc biên soạn tài liệu chuyên môn chuyên ngành và cử cán bộ làm giảng viên trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên các cấp theo đúng đúng quy định.
- Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố để tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm lĩnh vực được phân công cho các cấp hội Thành phố.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm.
4. Sở Tài chính
Tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố trí nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định của pháp luật.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của Thành phố, phối hợp cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vỉ sức khỏe cộng đồng và công tác triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. UBND các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai nội dung Kế hoạch phối hợp trên địa bàn.
- Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Bố trí kinh phí và tạo điều kiện để thực hiện nội dung Kế hoạch phối hợp này đến cấp xã và khu dân cư.
7. Các cơ quan báo chí của Thành phố: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Hà Nội mới và các cơ quan báo chí Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố và các Sở, ngành liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; biểu dương các điển hình tiên tiến; đưa tin kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm.
8. Đề nghị Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố: Chỉ đạo các các cơ quan, cấp hội trực thuộc chủ động phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH- CP-HNDVN-HLHPNVN ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách Thành phố cho quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm.
2. Vốn sự nghiệp kinh tế giao cho các cấp, các ngành.
3. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
1. Các cơ quan phối hợp thường xuyên cập nhập thông tin, kết quả thực hiện Chương trình phối hợp, Kế hoạch này, kịp thời trao đổi, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Kế hoạch.
Định kỳ hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch phối hợp này báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội.
2. Kết thúc giai đoạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Chương trình, Kế hoạch phối hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và UBND Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các Sở: NN&PTNT, TC,YT, CT, TT&TT;
- Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&TH HN, Báo: HNM, Báo KT&ĐT;
- VPUB: CVP, PCVP N.M.Quân.KT, KGVX, TH;
- Lưu: VT, KT Vân.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "24/12/2021",
"sign_number": "301/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-17-2017-TT-BNNPTNT-sua-doi-Thong-tu-21-2016-TT-BNNPTNT-ve-khai-thac-chinh-361750.aspx | Thông tư 17/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT về khai thác chính | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/2017/TT-BNNPTNT
Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2017
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 21/2016/TT-BNNPTNT NGÀY 28/6/2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC CHÍNH VÀ TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản
1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi tiêu đề của Điều 6 như sau:
“Điều 6. Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng”
b) Điểm b Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ, chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến cấp thẩm quyền, cụ thể:
Chủ rừng là tổ chức, gửi đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm lâm).
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã”.
c) Bổ sung Khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Khai thác, tận thu gỗ rừng trồng là rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
a) Được khai thác, tận thu gỗ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 3, Điều 21 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
b) Thời điểm khai thác, tận thu gỗ: sau khi các công trình, đề tài nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đã kết thúc, được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá; nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng kế tiếp.
c) Trước khi khai thác, tận thu gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến cấp thẩm quyền, cụ thể:
Đối với đơn vị trực thuộc Trung ương, gửi đến Tổng cục Lâm nghiệp;
Đối với đơn vị trực thuộc tỉnh, gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Chủ rừng tự tổ chức khai thác, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng gỗ khai thác, tận thu”.
2. Điểm b Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trường hợp cần xác nhận nguồn gốc gỗ: Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Khoản 4 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Phụ lục 1: Mẫu hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản áp dụng đối với: Điểm a, b Khoản 3 Điều 4; Điểm b, c Khoản 2 Điều 6.
b) Phụ lục 2: Bảng kê lâm sản khai thác áp dụng đối với Điểm a Khoản 2 Điều 5; Điểm b Khoản 1 và Điểm c Khoản 3 Điều 6; Điểm b Điều 7; Khoản 3 Điều 8; Khoản 2, 3 Điều 9; Điểm a, b Khoản 2 Điều 10; Khoản 1, Điểm b, c Khoản 2 và Điểm b, c Khoản 3 Điều 11.
c) Phụ lục 3: Giấy đề nghị cấp phép khai thác áp dụng đối với: Điểm b Khoản 3 Điều 4; Điểm c Khoản 2 Điều 6; Điểm b Khoản 2 Điều 10; Điểm c Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 11.
d) Phụ lục 4: Mẫu báo cáo khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ áp dụng đối với Điều 19.
4. Bảng kê lâm sản quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 4; Điểm c Khoản 1 và Điểm đ Khoản 2 Điều 6; Khoản 3 Điều 8; Khoản 3 Điều 10; Khoản 4 Điều 11 được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 4/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
5. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản (Phụ lục 2 kèm theo).
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện KSND Tối cao, Tòa án ND Tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCLN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
Phụ lục 2: Mẫu bảng kê lâm sản khai thác (Kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được sửa đổi, bổ sung như sau:
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
----------------
BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………
- Diện tích khai thác: ………………..ha;
- Thời gian khai thác: Từ ……….đến………….
2. Nội dung
a) Đối với gỗ rừng tự nhiên:
TT
Địa danh
Loài cây
Đường kính (cm)
Chiều cao (m)
Khối lượng (m3)
Tiểu khu
khoảnh
lô
TK: 150
K: 4
a
b
giổi
dầu
45
10
1,5
Tổng
b) Đối với gỗ rừng trồng:
TT
Địa danh
Loài cây
Cấp đường kính (cm)
Số cây
Khối lượng (m3)
Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất…vv).
Keo
<15
15 đến <25
25 đến ….
5
1,5
-
Tổng
c) Đối với lâm sản khác ngoài gỗ:
TT
Địa danh
Loài lâm sản
Khối lượng (m3, cây, tấn)
Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất…vv ).
Song mây
1000 cây
Tổng
Chủ rừng /đơn vị khai thác” | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "11/09/2017",
"sign_number": "17/2017/TT-BNNPTNT",
"signer": "Hà Công Tuấn",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-67-2013-TT-BGTVT-trach-nhiem-cua-ca-nhan-xu-ly-vi-pham-cong-tac-thanh-tra-nganh-Giao-thong-222281.aspx | Thông tư 67/2013/TT-BGTVT trách nhiệm của cá nhân xử lý vi phạm công tác thanh tra ngành Giao thông | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 67/2013/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN VÀ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra của ngành Giao thông vận tải.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính của ngành Giao thông vận tải (sau đây gọi là công tác thanh tra).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải ở Trung ương và địa phương, Cơ quan thanh tra nhà nước, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải, cộng tác viên thanh tra và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải, bao gồm: Cơ quan thanh tra nhà nước và Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
2. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) và Thanh tra Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
3. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, bao gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa và Chi cục Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
4. Cá nhân thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải, bao gồm:
a) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ;
b) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam;
c) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Cấp trưởng, cấp phó: Vụ Pháp chế - Thanh tra; Phòng Pháp chế - Thanh tra; Phòng Thanh tra - An toàn; Đội Thanh tra - An toàn;
đ) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở; Đội trưởng, Phó Đội trưởng thuộc Thanh tra Sở;
e) Trưởng đoàn thanh tra;
g) Thành viên đoàn thanh tra;
h) Thanh tra viên các ngạch, công chức thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra);
i) Viên chức được phân công tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính (sau đây gọi là viên chức);
l) Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng để phục vụ trong các cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải (sau đây gọi là nhân viên).
Điều 4. Căn cứ xác định trách nhiệm
1. Nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của cá nhân và những việc cá nhân không được làm theo quy định của pháp luật.
2. Vị trí việc làm, thẩm quyền, mối quan hệ và nội dung phân công công tác trong chỉ đạo, quản lý, điều hành của cơ quan, đơn vị.
3. Nội dung, phạm vi chịu trách nhiệm tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Nguyên tắc xem xét trách nhiệm
1. Việc xem xét trách nhiệm đối với cá nhân phải phù hợp với nội dung phân cấp quản lý, thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được giao và thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Cấp phó chịu trách nhiệm tương đương với cấp trưởng khi cấp trưởng giao quyền hoặc ủy quyền thực hiện thẩm quyền của cấp trưởng.
2. Chỉ xem xét trách nhiệm đối với cá nhân khi đã có đủ căn cứ để xác định chế độ trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ cương, kỷ luật trong công tác thanh tra.
3. Việc xử lý cá nhân vi phạm chế độ trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ trong công tác thanh tra phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, đúng thủ tục, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm; không xử lý oan sai; không bỏ sót hành vi vi phạm.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
Mục 1: TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THANH TRA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Điều 6. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra thuộc thẩm quyền trong phạm vi quản lý nhà nước, bao gồm:
a) Ban hành quy chế, quy định nội bộ theo thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan thanh tra;
b) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng Thanh tra, Đội trưởng;
c) Tổ chức họp để thảo luận những nội dung về công tác thanh tra mà theo quy định của pháp luật, Chánh Thanh tra phải thảo luận trước khi quyết định;
d) Chỉ đạo, phân công để triển khai thực hiện công tác thanh tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải;
đ) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải; kiểm tra đối với các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Lãnh đạo cơ quan thanh tra:
a) Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra hàng năm;
b) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải ban hành đúng thời gian quy định;
c) Tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định;
d) Chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm, quý, tháng theo quy định;
đ) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với các báo cáo, kiến nghị, đề xuất của cấp dưới;
e) Không can thiệp trái pháp luật vào công tác thanh tra của cấp dưới;
g) Quyết định hoặc giao quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng thời gian, trình tự, thủ tục quy định;
h) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thanh tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
3. Xử lý kịp thời việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
4. Ban hành quyết định thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra lại kịp thời theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo các đoàn thanh tra thực hiện đúng kế hoạch thanh tra được duyệt.
6. Giám sát các đoàn thanh tra theo quy định về giám sát khi được cấp quyết định thanh tra giao.
7. Ban hành văn bản yêu cầu đối với Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
8. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị; xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải bảo đảm kịp thời, đúng quy định của pháp luật, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
9. Báo cáo về công tác thanh tra với cấp trên đúng thời hạn; chỉ đạo sử dụng, quản lý ấn chỉ, mẫu biểu đúng hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
10. Chỉ đạo thực hiện vận hành, khai thác phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải (tInspect); công tác lưu trữ khoa học, đầy đủ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chánh Thanh tra Bộ.
11. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam
1. Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi chung là Thanh tra Cục).
a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi chung là Cục trưởng);
b) Phân công rõ nhiệm vụ cho Phó Chánh Thanh tra, công chức để theo dõi, thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra Cục;
c) Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, chỉ đạo về công tác thanh tra chuyên ngành của cấp trên và các nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác;
d) Tổ chức họp để thảo luận về những nội dung trong công tác thanh tra trước khi quyết định theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo về công tác thanh tra cho Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Chánh Thanh tra Bộ) theo quy định về báo cáo;
e) Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định.
2. Lãnh đạo về công tác thanh tra chuyên ngành
a) Hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch thanh tra của các Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải;
b) Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra;
c) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với các báo cáo, kiến nghị, đề xuất của cấp dưới;
d) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra của cấp dưới;
đ) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hàng hải hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
3. Giúp Cục trưởng xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Quyết định thành lập đoàn thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc phân công thanh tra viên, công chức thuộc Thanh tra Cục thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng, thanh tra hàng hải theo thẩm quyền.
5. Trình Cục trưởng thanh tra lại đối với vụ việc đã được Giám đốc Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hàng không dân dụng, hàng hải hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ.
6. Chỉ đạo các đoàn thanh tra thực hiện đúng kế hoạch, nội dung thanh tra.
7. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra.
8. Kiến nghị Cục trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải kịp thời, đúng pháp luật.
9. Quyết định đình chỉ (bao gồm buộc chấm dứt hành vi vi phạm) hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi đó gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc gây trở ngại cho quá trình thanh tra.
10. Kiến nghị với Cục trưởng hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn, an ninh và phòng ngừa, bảo vệ môi trường theo quy định.
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng hoặc Chánh Thanh tra Bộ giao theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bao gồm:
a) Ban hành quy chế, quy định nội bộ theo thẩm quyền để quản lý, điều hành và triển khai nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
b) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng bộ phận tham mưu;
c) Tổ chức họp để thảo luận những nội dung về công tác thanh tra mà theo pháp luật, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải thảo luận trước khi quyết định;
d) Chỉ đạo, phân công để triển khai thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc của Chánh Thanh tra Bộ;
đ) Báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc Chánh Thanh tra Bộ những nội dung phải báo cáo theo quy định của pháp luật hoặc quy chế của cơ quan;
e) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân làm công tác thanh tra chuyên ngành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chỉ đạo của cấp trên.
2. Lãnh đạo Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
a) Chỉ đạo, triển khai việc lập kế hoạch thanh tra hàng năm đối với cấp dưới;
b) Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình cấp có thẩm quyền đúng thời gian quy định;
c) Điều chỉnh hoặc trình cấp trên điều chỉnh kế hoạch thanh tra theo quy định;
d) Chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm, kế hoạch thanh tra quý, tháng theo quy định;
đ) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời đối với các báo cáo, kiến nghị, đề xuất của cấp dưới;
e) Không can thiệp trái pháp luật vào công tác thanh tra của cấp dưới;
g) Quyết định hoặc giao quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng thời gian, trình tự, thủ tục quy định;
h) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thanh tra theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
3. Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Ban hành quyết định thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra lại kịp thời theo chỉ đạo của cấp trên hoặc Chánh Thanh tra Bộ và đúng quy định của pháp luật, tránh gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
5. Chỉ đạo, giám sát các đoàn thanh tra thực hiện đúng kế hoạch thanh tra được duyệt.
6. Ban hành văn bản yêu cầu đối với Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới tiến hành thanh tra kịp thời, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị; xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên bảo đảm kịp thời, đúng quy định của pháp luật, tránh gây hậu quả.
8. Báo cáo về công tác thanh tra với cấp trên đúng thời hạn; chỉ đạo sử dụng, quản lý ấn chỉ, mẫu biểu đúng hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
9. Lựa chọn công chức để trình cấp có thẩm quyền công nhận là công chức thanh tra đúng tiêu chuẩn theo quy định.
10. Chỉ đạo thực hiện vận hành, khai thác phần mềm tInspect, công tác lưu trữ khoa học, đầy đủ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chánh Thanh tra Bộ.
11. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải, bao gồm:
a) Ban hành quy định, quy chế nội bộ để làm cơ sở quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động đối với Thanh tra Sở;
b) Chỉ đạo Thanh tra Sở thực hiện đúng chức năng thanh tra, không làm thay công việc thuộc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị khác hoặc việc khác không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở, trừ trường hợp thiên tai, bão lũ hoặc lý do yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp trong một thời gian nhất định;
c) Xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về công tác thanh tra của Thanh tra Sở;
d) Không can thiệp trái pháp luật vào công tác thanh tra của Thanh tra Sở.
2. Phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm đúng thời gian, nội dung và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
3. Quyết định thanh tra; quyết định xử lý các kiến nghị của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là Chánh Thanh tra Sở) kịp thời, đúng pháp luật.
4. Cấp thẻ nghiệp vụ đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của cấp Trưởng bộ phận tham mưu
1. Tham mưu cho Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải.
2. Chấp hành sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
3. Có văn bản phân công nội bộ đối với công chức thanh tra, nhân viên thực hiện công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ.
4. Giúp Thủ trưởng Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với cấp dưới.
5. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của nhân viên thuộc mình quản lý.
6. Báo cáo công tác thanh tra đúng thời gian, nội dung và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
7. Tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu đầy đủ, đúng quy định.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Đội trưởng thuộc Thanh tra Sở
1. Giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải.
2. Chấp hành sự phân công của Chánh Thanh tra Sở trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Có văn bản phân công nội bộ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của mình để thực hiện nhiệm vụ.
4. Giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt.
5. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính của nhân viên thuộc mình quản lý.
6. Báo cáo kết quả thanh tra đúng thời gian, nội dung và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
7. Tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu đầy đủ, đúng quy định theo phân cấp.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Mục 2: TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG ĐOÀN THANH TRA, THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA, NHÂN VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA
Điều 12. Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra theo quyết định thanh tra, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xây dựng đề cương, hướng dẫn báo cáo theo đúng kế hoạch thanh tra được duyệt.
3. Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra.
4. Ghi chép, ký đầy đủ Nhật ký đoàn thanh tra.
5. Báo cáo trung thực, đầy đủ, đúng tiến độ, đúng thời hạn cho người ra quyết định thanh tra hoặc cho cấp có thẩm quyền nếu được người ra quyết định thanh tra ủy quyền.
6. Kiến nghị kịp thời với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
7. Thực hiện đúng thẩm quyền trong việc yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra; niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra.
8. Lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Thực hiện đúng thẩm quyền, quy trình trong việc tạm đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
10. Lập hồ sơ thanh tra theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của thanh tra viên, công chức thanh tra
1. Chấp hành sự phân công của cấp có thẩm quyền.
2. Trong quá trình thanh tra, chịu sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
3. Không được thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra.
4. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.
5. Phải từ chối tham gia đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
6. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, phát hiện, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, dừng phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
7. Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.
8. Mặc trang phục, đeo cấp hiệu, biển hiệu đúng quy định trong khi thi hành công vụ.
9. Bảo quản, giữ gìn thẻ nghiệp vụ được cấp.
10. Thực hiện quy định bảo mật thông tin trong hoạt động thanh tra theo quy định.
11. Thực hiện đúng tác phong, quy trình khi làm nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra hoặc thực hiện thẩm quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính, dừng phương tiện.
12. Ứng xử với đối tượng thanh tra, người vi phạm đúng mực, theo quy tắc của cơ quan.
13. Báo cáo kết quả công tác thanh tra đầy đủ, trung thực, đúng thời hạn trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
14. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của viên chức
1. Chấp hành sự phân công của cấp có thẩm quyền.
2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quyết định kiểm tra hoặc sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; giúp thanh tra viên, công chức thanh tra tiến hành thanh tra độc lập.
3. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền; lập biên bản vi phạm hành chính hoặc lập kết quả kiểm tra theo mẫu quy định của pháp luật hoặc tài liệu, mẫu biểu theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra; vụ việc vi phạm hành chính kịp thời, đầy đủ.
5. Không được thông đồng với đối tượng kiểm tra và những người có liên quan trong vụ việc kiểm tra để làm sai lệch kết quả kiểm tra.
6. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn kiểm tra để bao che cho đối tượng kiểm tra và những người có liên quan.
7. Phải từ chối tham gia đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra, kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra.
8. Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.
9. Bảo quản, giữ gìn thẻ nghiệp vụ được cấp.
10. Sử dụng trang phục, biển hiệu đúng quy định trong khi thi hành công vụ.
11. Thực hiện quy định bảo mật thông tin theo quy định.
12. Ứng xử với đối tượng thanh tra, kiểm tra; người vi phạm chuẩn mực, theo quy tắc ứng xử do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
13. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của nhân viên
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Chấp hành các quy định, nghĩa vụ trong hợp đồng lao động.
3. Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc trưởng đoàn, thanh tra viên khi hỗ trợ hoạt động thanh tra.
4. Không lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ.
5. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của cộng tác viên thanh tra
1. Chấp hành sự phân công thực hiện nhiệm vụ cộng tác viên của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và tham gia đoàn thanh tra đầy đủ theo kế hoạch.
2. Thực hiện quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 7, 10, 12, 13 và khoản 14 Điều 13 của Thông tư này.
Điều 17. Trách nhiệm liên đới
1. Thủ trưởng Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành giao thông vận tải quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm liên đới khi Trưởng đoàn thanh tra vi phạm trách nhiệm.
2. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm liên đới khi thành viên Đoàn thanh tra vi phạm trách nhiệm.
3. Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành giao thông vận tải chịu trách nhiệm liên đới khi để công chức, viên chức, nhân viên thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình vi phạm trách nhiệm trong công tác thanh tra.
Chương 3.
THẨM QUYỀN VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM
Điều 18. Thẩm quyền xem xét trách nhiệm đối với cá nhân
1. Bộ trưởng xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra Bộ sau khi có ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, thanh tra viên, công chức thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
3. Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Cảng vụ xem xét và xử lý trách nhiệm đối với cá nhân làm công tác thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.
4. Giám đốc Sở Giao thông vận tải xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra Sở sau khi có ý kiến của Chánh Thanh tra cấp tỉnh; xem xét và xử lý trách nhiệm đối với Phó Chánh Thanh tra và các chức danh khác thuộc Thanh tra Sở theo phân cấp.
5. Thanh tra viên, công chức thanh tra, viên chức, cộng tác viên và nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó có thẩm quyền xem xét và xử lý trách nhiệm.
Điều 19. Xử lý vi phạm đối với cá nhân là công chức
1. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và Điều 13 của Thông tư này, công chức, công chức giữ chức vụ lãnh đạo sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
2. Ngoài hình thức xử lý kỷ luật, thanh tra viên, công chức thanh tra còn bị thu hồi thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức thanh tra theo quy định.
Điều 20. Xử lý vi phạm đối với cá nhân là viên chức
1. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 của Thông tư này, viên chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc theo quy định của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
2. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, viên chức còn bị đình chỉ sử dụng thẻ nghiệp vụ trong thời hạn tối đa 06 tháng.
3. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, viên chức còn bị thu hồi thẻ nghiệp vụ theo quy định.
Điều 21. Xử lý vi phạm đối với cá nhân là người lao động.
1. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 của Thông tư này, người lao động sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, kéo dài thời gian nâng bậc lương hoặc chuyển việc khác có mức lương thấp hơn, sa thải theo Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995.
2. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời gian nâng bậc lương hoặc chuyển việc khác có mức lương thấp hơn, cá nhân là người lao động còn bị đình chỉ sử dụng thẻ nghiệp vụ trong thời hạn tối đa 06 tháng.
3. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, cá nhân là người lao động còn bị thu hồi thẻ nghiệp vụ theo quy định.
Điều 22. Xử lý vi phạm đối với cộng tác viên
1. Theo đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan sử dụng cộng tác viên xem xét, tạm đình chỉ tham gia Đoàn đối với cộng tác viên vi phạm quy định tại Điều 16 của Thông tư này, đồng thời có văn bản đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp cộng tác viên xem xét, xử lý.
2. Căn cứ vào mức độ và hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Thông tư này, cộng tác viên sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật quy định tại Điều 19 hoặc Điều 20 của Thông tư này.
Chưong 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 1467/2003/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc quy định tạm thời trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và hình thức xử lý vi phạm đối với cá nhân trong hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như khoản 1 Điều 24;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Thanh tra các Sở Giao thông vận tải;
- Các Vụ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải;
- Công báo, Cổng TTĐTCP, Website Bộ Giao thông vận tải;
- Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT, TTr (10b).
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "31/12/2013",
"sign_number": "67/2013/TT-BGTVT",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-1172-KH-UBDT-2018-bien-soan-So-tay-cho-nguoi-co-uy-tin-va-to-chuc-cac-hoi-nghi-tap-huan-396130.aspx | Kế hoạch 1172/KH-UBDT 2018 biên soạn Sổ tay cho người có uy tín và tổ chức các hội nghị tập huấn | ỦY BAN DÂN TỘC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1172/KH-UBDT
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2018
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2018/QĐ-TTG NGÀY 06/3/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2018 VỀ VIỆC BIÊN SOẠN SỔ TAY DÀNH CHO NGƯỜI CÓ UY TÍN VÀ TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-UBDT ngày 20/9/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 cho Văn phòng Ủy ban để thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Ủy ban Dân tộc ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 về lựa chọn công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về tình hình dân tộc, công tác dân tộc và tình hình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tạo sự đồng thuận trong xã hội và các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động trong kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát các nội dung chính sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung thực hiện: Xây dựng văn bản đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Biên soạn Sổ tay người có uy tín cấp cho địa phương vùng dân tộc thiểu số.
- Nội dung: Biên tập một số thông tin cơ bản về đời sống kinh tế-xã hội của các dân tộc thiểu số và nội dung Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/22018 của Thủ tướng Chính phủ; số trang còn lại có dòng kẻ để người sử dụng Sổ tay ghi chép.
- Khuôn khổ: 16,5x23 cm, bìa da cao cấp in chữ nổi "Sổ tay công tác người có uy tín".
- Số trang: gồm 200 trang, trong đó: có 4 trang màu (phụ bìa, hình ảnh hoạt động của người có uy tín các dân tộc tiêu biểu, có yếu tố đại diện vùng miền, lịch các năm 2019- 2021) in giấy coucher định lượng 150 g/m2; các trang còn lại in giấy offset định lượng 80 g/m2.
- Đối tượng phát hành: Người có uy tín, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh; đại biểu dự tập huấn do Ủy ban Dân tộc tổ chức và lưu chiểu theo quy định.
- Số lượng in: 1.530 quyển.
- Phương thức thực hiện: Vụ Dân tộc thiểu số chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban ký hợp đồng với đơn vị liên quan tổ chức biên soạn, in ấn Sổ tay người có uy tín để cấp cho các đối tượng phát hành.
- Thời gian thực hiện: Quý III, quý IV năm 2018.
3. Tổ chức tập huấn
3.1. Thành lập Ban Tổ chức lớp tập huấn gồm lãnh đạo Vụ Dân tộc thiểu số, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố nơi tổ chức tập huấn, Văn phòng và các Vụ, đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc.
3.2. Đối tượng tham dự tập huấn: Công chức Ban Dân tộc tỉnh; phòng Dân tộc huyện và một số ban, ngành liên quan; đại diện cán bộ xã, thôn, bản và người có uy tín của 12 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số của 04 vùng: Tây Bắc, Tây Nam bộ và miền Đông nam bộ.
3.3. Số lượng đại biểu mỗi lớp tập huấn từ 120 -140 người, trong đó khoảng 100 -120 đại biểu không hưởng lương (người có uy tín, cán bộ thôn, bản...) của các địa phương tham dự tập huấn.
- Địa điểm: Tổ chức 04 lớp tập huấn tại các khu vực:
+ Khu vực Tây Bắc (gồm các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ): dự kiến tổ chức tại tỉnh Yên Bái.
+ Khu vực Đông Bắc (gồm các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Bắc Giang): dự kiến tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn.
+ Khu vực Tây Nam bộ (gồm các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu): dự kiến tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng.
+ Khu vực Đông Nam bộ (gồm các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và Đồng Nai): Dự kiến tổ chức tại tỉnh Bình Phước.
3.4. Nội dung tập huấn (Dự kiến 04 chuyên đề, trong đó 02 chuyên đề do địa phương thực hiện), Vụ Dân tộc thiểu số phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố thống nhất nội dung tập huấn và phần thông tin của các địa phương, báo cáo nội dung cụ thể với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, chủ động mời giảng viên thực hiện:
- Giới thiệu tổng quan về người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về tình hình dân tộc, chính sách dân tộc và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước và khu vực.
- Định hướng công tác vận động tuyên truyền cho đội ngũ người có uy tín trong tình hình mới.
- Một số kiến thức, kinh nghiệm mô hình về công tác tuyên truyền, vận động quần chúng và phát huy vai trò của người có uy tín ở cơ sở.
3.5. Thời gian thực hiện: Trong Quý IV năm 2018 (dự kiến thực hiện xong trong tháng 10 và tháng 11 năm 2018). Thời gian công tác tổ chức 01 lớp tập huấn dự kiến 04 ngày (01 ngày đi, 01 ngày về, 02 ngày tổ chức tập huấn).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nội dung nhiệm vụ trong Kế hoạch năm 2018 là 1.085 triệu đồng (một tỷ, không trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn) được giao Quyết định số 579/QĐ-UBDT ngày 20/9/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Vụ Dân tộc thiểu số tham mưu trực tiếp cho Lãnh đạo Ủy ban chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Ủy ban và các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, nội dung và dự toán kinh phí chi tiết triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số và Văn phòng Ủy ban thẩm định dự toán kinh phí thực hiện trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt.
3. Văn phòng Ủy ban tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch.
Các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung và tiến độ thời gian đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc phát sinh, Vụ Dân tộc thiểu số, Văn phòng Ủy ban tổng hợp kịp thời báo cáo Lãnh đạo Ủy ban để giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, CNUB (để b/c);
- Vụ KHTC, VPUB (để t/h);
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu VT, DTTS (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Hoàng Thị Hạnh | {
"issuing_agency": "Uỷ ban Dân tộc",
"promulgation_date": "03/10/2018",
"sign_number": "1172/KH-UBDT",
"signer": "Hoàng Thị Hạnh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-275-KH-UBND-2021-tang-cuong-tiet-kiem-dien-Ha-Noi-2022-496737.aspx | Kế hoạch 275/KH-UBND 2021 tăng cường tiết kiệm điện Hà Nội 2022 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 275/KH-UBND
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2021
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 27/11/2020 của UBND Thành phố về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025; Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc tiết kiệm điện để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gắn với phát triển các nguồn năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 27/11/2020 của UBND Thành phố về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025; phấn đấu năm 2022, đạt mức tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho các khu vực tiêu dùng, sử dụng điện trên địa bàn, bao gồm: khu vực sản xuất nông nghiệp; khu vực sản xuất công nghiệp; khu vực thương nghiệp; quản lý và tiêu dùng; hoạt động khác.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Thực hiện tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở, tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện...
- Phổ biến, quán triệt việc thực hiện tiết kiệm điện đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đưa nội dung sử dụng điện tiết kiệm vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hàng năm; thường xuyên rà soát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định hiện hành về tiết kiệm điện. Xây dựng, đăng ký kế hoạch năm và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn theo quy định.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả quy định về sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị tiêu thụ điện tại cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp với Công ty điện lực địa phương xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện cho đơn vị mình, đảm bảo hằng năm tối thiểu tiết kiệm 5,0% tổng điện năng trong năm.
- Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi sửa chữa, thay thế hoặc mua mới các phương tiện, thiết bị
- Tận dụng và huy động các nguồn lực để lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia.
2. Thực hiện tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời, chiếu sáng giao thông
- Các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp điện xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, theo đó, phải đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 20% tổng điện năng tiêu thụ trong giai đoạn 2020 - 2025 cho các hoạt động chiếu sáng trên.
- Áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành trong chiếu sáng công cộng; thay thế các đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn quảng cáo bằng đèn tiết kiệm điện. Áp dụng công nghệ điều khiển tự động trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời.
- Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tích hợp năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Việc sử dụng đèn điện led khi thay thế hoặc lắp đặt mới trong hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố cần đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Đẩy nhanh lộ trình thực hiện tự động hóa chiếu sáng theo khung thời gian và điều kiện thời tiết của các công trình chiếu sáng công cộng.
- Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối của hệ thống điện theo yêu cầu của cơ quan điện lực địa phương; tuân thủ các quy định về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của cơ quan điện lực tại địa phương trong trường hợp xảy ra thiếu điện.
3. Thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình
- Sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
- Thường xuyên thực hành hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình như: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết; ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; hạn chế tối đa sử dụng bóng đèn sợi đốt; Khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời.
4. Thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ
- Thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia.
- Nghiên cứu áp dụng chuyển đổi công nghệ, thiết bị, máy móc phương tiện, vật liệu, nguyên, nhiên liệu theo hướng tiết kiệm điện; phát động các phong trào về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật về tiết kiệm điện tại cơ sở.
- Xây dựng và phổ biến thực hiện nội quy tiết kiệm điện của đơn vị cho khách hàng, nhân viên; phối hợp với Công ty điện lực địa phương thực hiện các quy định về Quản lý nhu cầu điện.
- Các cơ sở dịch vụ, thương mại nhà hàng, khách sạn là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn.
5. Thực hiện tiết kiệm điện tại doanh nghiệp sản xuất:
- Xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả như: đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã ký kết trong hợp đồng mua bán điện; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải.
- Khuyến khích lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, rác,...; ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao; sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng ở giờ thấp điểm để sử dụng vào giờ cao điểm.
- Nghiên cứu áp dụng chuyển đổi công nghệ, thiết bị, máy móc phương tiện, vật liệu, nguyên, nhiên liệu theo hướng tiết kiệm điện; phát động các phong trào về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật về tiết kiệm điện tại cơ sở.
- Chuẩn bị các nguồn dự phòng đế đáp ứng nhu cầu sản xuất khi xảy ra thiếu điện; phối hợp với Công ty điện lực địa phương thực hiện các quy định về Quản lý nhu cầu điện.
- Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm mỗi năm; phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn.
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm phải tuân thủ định mức tiêu hao năng lượng theo quy định.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này lồng ghép với kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan, đơn vị hoặc kinh phí ngân sách Thành phố cấp cho đơn vị năm 2022.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, nội dung công việc được phân công trong Kế hoạch; chế độ, định mức chi hiện hành của Trung ương và Thành phố, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2022 trong dự toán chi ngân sách năm 2022 của đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định; đồng thời gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công thương Hà Nội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện và các chương trình quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố năm 2022; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn kiểm toán năng lượng, đánh giá suất tiêu hao năng lượng, tập huấn đào tạo cán bộ và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; thúc đẩy phát triển mô hình cơ sở sử dụng năng lượng xanh và phong trào Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng; Khuyến khích lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chỉ đạo của UBND Thành phố và theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng xác định mục tiêu tiết kiệm điện hằng năm và giai đoạn của địa phương, tổ chức phân bổ chỉ tiêu và xác định, đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm điện năng cho từng quận, huyện, thị xã trong năm kế hoạch; Tổ chức thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu về sử dụng điện và tiềm năng tiết kiệm điện.
- Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các đơn vị trên địa bàn Thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật. Tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 27/11/2020 tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Giám sát việc thực hiện cung cấp điện của Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội và các Công ty điện lực quận, huyện, thị xã; giải quyết các khiếu nại của khách hàng về tình trạng cung cấp điện không tuân thủ các quy định trên địa bàn.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hăng năm, 05 năm theo quy định.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu báo cáo UBND Thành phố cân đối bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp các Sở quản lý chuyên ngành thông tin, hướng dẫn (cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và nguồn vốn đầu tư) và tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khuyến khích lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Xây dựng
- Chủ trì đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì thẩm định theo thẩm quyền dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình có lắp đặt điện mặt trời trên mái các tòa nhà theo quy định cần lưu ý việc kết nối giữa các hệ thống năng lượng trong tòa nhà với nhau.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, 05 năm theo quy định; chủ trì, phối với với các Sở Công Thương tổng hợp chung, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
5. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương tham mưu UBND Thành phố về việc áp dụng các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, 05 năm theo quy định; chủ trì, phối với với các Sở Công Thương tổng hợp chung, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
6. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố triển khai các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, phát triển làng nghề.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, 05 năm theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Sở Công Thương tổng hợp chung, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
7. Sở Văn hóa và Thể thao
Kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia quảng cáo sử dụng tiết kiệm điện, lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các thiết bị có hiệu suất cao trong các bảng quảng cáo có chiếu sáng đèn, hạn chế sử dụng bóng đèn có công suất lớn.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông trong giáo dục đào tạo tại các cấp.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tiết kiệm điện, ứng dụng vào thực tế sản xuất trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc giới thiệu, triển khai ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ về tiết kiệm điện.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Công Thương, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện; hướng dẫn, chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chương trình, tổ chức các chuyên mục, đưa tin, bài tuyên truyền chủ trương của Thành phố và các giải pháp tiết kiệm điện, lợi ích của các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Phối hợp với Sở Công Thương, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội tuyên truyền, phổ biến Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện; vận động các doanh nghiệp trong khu công nghiệp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà để đáp ứng một phần nhu cầu điện năng của đơn vị và triển khai các biện pháp tiết kiệm điện.
12. Các Sở, ban, ngành và đơn vị Thành phố
Quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghiêm túc chấp hành các quy định về tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở; Khi thẩm định, cấp phép các dự án, công trình đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư dự án, đơn vị quản lý, sử dụng các công trình trụ sở, tòa nhà, cơ sở sản xuất kinh doanh, hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Thành phố nghiên cứu ứng dụng lắp đặt hệ thống điện mặt trời, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, dán nhãn năng lượng và tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
13. UBND cấp huyện:
- Xây dựng và tổ chức các triển khai Chương trình Quản lý nhu cầu điện, Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện năm 2022, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng và đảm bảo phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tiết kiệm điện tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chủ trương và các quy định về tiết kiệm điện; cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và các văn bản khác có liên quan tới đông đảo nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp trên địa bàn nghiêm túc thực hiện. Chỉ đạo, tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục tại các phường, xã, khu dân cư về cách lựa chọn và sử dụng thiết bị điện trong gia đình; các tấm gương, kỹ năng, các điển hình sáng tạo trong sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả... Quản lý sử dụng tiết kiệm điện trong cơ sở hoạt động dịch vụ, cơ sở lưu trú hai sao trở xuống, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn chiếu sáng công cộng các khu vực dân cư để đảm bảo tiết kiệm điện năng theo đúng quy định.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định hiện hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo thẩm quyền; giám sát chi phí sử dụng điện trong chi thường xuyên của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo quy định mức tiết kiệm điện tại Kế hoạch này.
- Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn theo quy định. Công bố mức độ hoàn thành mục tiêu tiết kiệm điện trong năm vào tháng 01 của năm kế tiếp.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành.
14. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội và các tổ chức kinh doanh điện khác
- Thực hiện nghiêm các quy định về tiết kiệm điện trong phân phối điện, bán lẻ điện; đảm bảo phương thức vận hành an toàn, ổn định trong hệ thống điện; các giải pháp quản lý, kỹ thuật, đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện; bố trí kế hoạch cải tạo lưới điện hợp lý, hạn chế sự cố và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất. Tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý nhu cầu điện như: Quản lý phụ tải, lắp công tơ điện tử nhiều giá,... nhằm khuyến khích khách hành sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả; khuyến khích sử dụng điện năng lượng mặt trời trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp Sở Công Thương xây dựng phương pháp xác định mục tiêu tiết kiệm điện hằng năm và giai đoạn của địa phương, tổ chức phân bổ chỉ tiêu và xác định, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tiết kiệm điện năng cho từng quận, huyện, thị xã trong năm kế hoạch; Tổ chức thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu về sử dụng điện và tiềm năng tiết kiệm điện.
- Tổ chức thống kê, theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có so sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài chính để có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin, tuyên truyền rộng rãi các biện pháp tiết kiệm điện, kế hoạch cung cấp điện của Thành phố.
Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND cấp huyện và các tổ chức liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế và Kế hoạch này xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện năm 2022 tại đơn vị, địa bàn quản lý theo đúng quy định.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện chế độ báo cáo định kỷ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6), năm (trước ngày 15 tháng 12) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Công Thương theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội;
- Đoàn TNCS HCM thành phố Hà Nội;
- Đài PT&TH Hà Nội, Báo HNM, Báo KT& ĐT;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND cấp huyện;
- T.cty Điện lực thành phố Hà Nội;
- Các tổ chức kinh doanh điện khác (giao SCT sao gửi);
- VPUB: CVP, các PCVP; KT, KGVX, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "03/12/2021",
"sign_number": "275/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Ke-hoach-so-33-KH-UBATGTQG-nam-2014-tang-cuong-giai-phap-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-nong-thon-230068.aspx | Kế hoạch số 33/ KH-UBATGTQG năm 2014 tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn | ỦY BAN AN TOÀN
GIAO THÔNG QUỐC GIA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 33/KH-UBATGTQG
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN
Trong thời gian qua, hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) đã có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, làm cho GTNT ở Việt Nam thay đổi một cách căn bản, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Tuy nhiên, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn nông thôn liên tục gia tăng và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông ở cả hạ tầng giao thông (HTGT), phương tiện và người tham gia giao thông. TNGT xảy ra ở khu vực nông thôn chiếm 29,3% và vẫn có chiều hướng tăng. Nguyên nhân trước hết là do hiểu biết pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của người dân khu vực nông thôn còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, tỷ lệ người vi phạm TTATGT vẫn còn ở mức cao, nhất là người điều khiển mô tô xe máy; đường giao thông nông thôn mặc dù được cải tạo mở rộng, nâng cấp bê tông hóa nhưng còn thiếu hệ thống biển báo và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông, tầm nhìn tại các điểm giao cắt bị che khuất bởi nhà cửa, cây trồng trong khi nhận thức trách nhiệm của một số lãnh đạo, chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, chưa huy động được các lực lượng bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn.
Nhằm ngăn chặn tình trạng TNGT gia tăng khu vực nông thôn và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ủy ban ATGT Quốc gia xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn; huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, đồng thời huy động các lực lượng tham gia bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn;
2. Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của người dân khu vực nông thôn khi tham gia giao thông, giảm tai nạn giao thông trong nông dân, nông thôn;
3. Các hoạt động được triển khai thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên toàn quốc để tạo sự chuyển biến trong hoạt động bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
II. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TTATGT TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, thực hiện các biện pháp phòng, tránh tai nạn giao thông.
2. Bảo đảm an toàn phương tiện và nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông cho người dân ở nông thôn.
3. Huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tăng cường biện pháp tổ chức giao thông và các điều kiện bảo đảm an toàn đường giao thông nông thôn.
4. Huy động các lực lượng tham gia bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn, nòng cốt là lực lượng công an huyện, công an xã.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương huy động các lực lượng, trong đó có lực lượng công an xã phối hợp cùng, lực lượng CSGT của Công an huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ở các tuyến đường GTNT thường xảy ra tai nạn. Duy trì tập huấn công tác đảm bảo TTATGT cho lực lượng Công an xã, đồng thời phân công mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT huyện phụ trách 1 xã, thị trấn để nắm tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ Công an xã tham gia giữ gìn TTATGT.
- Công an xã phối hợp cùng lực lượng thanh niên, tổ tự quản ATGT tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật an toàn giao thông đến các ấp, xã; tăng cường công tác kiểm tra các điểm thường xảy ra tai nạn ở các tuyến đường giao thông nông thôn, nắm những đối tượng thanh thiếu niên điều khiển mô tô, xe gắn máy lạng lách để giáo dục.
2. Bộ GTVT huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn. Các địa phương huy động đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tư, lao động... để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
- Bộ GTVT phối hợp với các Bộ ngành liên quan sớm triển khai chương trình hỗ trợ xi măng để xây dựng GTNT.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý phương tiện nông cụ về điều kiện an toàn của phương tiện và người điều khiển, sớm đưa ra phương tiện phù hợp thay thế xe công nông.
- Chỉ đạo Sở GTVT các địa phương lắp đặt hệ thống biển báo và thiết bị đảm bảo ATGT trên địa bàn giao thông nông thôn, làm gờ giảm tốc từ đường phụ ra đường chính; đồng thời vận động người dân phát quang cây cối, chỉnh sửa tường rào để bảo đảm tầm nhìn tại các điểm giao cắt trên đường liên xã, liên thôn.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông, các nguy cơ và nguyên nhân TNGT khu vực nông thôn đến cơ sở, từ xã phường đến thôn bản; phát huy hiệu quả các đội tuyên truyền lưu động và hệ thống đài truyền thanh xã, phường để tuyên truyền ATGT. Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, tránh tai nạn mô tô, xe gắn máy: đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; tuân thủ tốc độ quy định; giảm tốc độ quan sát an toàn từ đường phụ ra đường chính; đã uống rượu, bia không lái xe; xe mô tô không chở 3, chở 4 người và quan sát an toàn khi qua đường sắt; chấp hành quy định an toàn khi đi đò.
- Hàng tháng, Bộ Thông tin và Truyền thông có chuyên đề tuyên truyền an toàn giao thông khu vực nông thôn để phát trên hệ thống phát thanh huyện, thị và hệ thống truyền thanh xã, phường.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục-Đào tạo yêu cầu các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng cường giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh tự giác, tạo thói quen chấp hành quy tắc giao thông.
5. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho khu vực nông thôn, tập trung vào giới trẻ thông qua công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học và hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Triển khai thực hiện các Chương trình phối hợp về bảo đảm TTATGT đã ký với các tổ chức đoàn thể. Xây dựng và phát hành cẩm nang điều khiển phương tiện giao thông an toàn dùng cho người dân khu vực nông thôn; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chuyên đề tuyên truyền an toàn giao thông khu vực nông thôn theo từng tháng.
6. Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Nông dân tham gia bảo đảm TTATGT” với 3 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, vận động người dân ở nông thôn thực hiện các quy định về bảo đảm TTATGT; tham gia xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn an toàn; phổ biến, hướng dẫn và vận động người dân kỹ năng điều khiển các phương tiện giao thông an toàn. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành quy tắc giao thông, tuân thủ quy định tốc độ, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện, quan sát an toàn khi qua đường sắt; chấp hành quy định an toàn khi đi đò.
7. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT”; cuộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”; cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT” và tuyên truyền tiêu chí “Văn hóa giao thông” đến hội viên, đoàn viên.
8. Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo về bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn chỉ đạo việc kiện toàn Ban hoạt động TTATGT; yêu cầu Trưởng ban ATGT huyện tổ chức ký cam kết với Trưởng ban ATGT các xã trên địa bàn về bảo đảm an toàn giao thông. Yêu cầu đài truyền thanh xã phường mỗi tuần phải phát ít nhất 2 lần nội dung tuyên truyền chuyên đề ATGT (Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) và cẩm nang ATGT (Ủy ban ATGT Quốc gia cấp); tổ chức các đội tuyên truyền lưu động về ATGT. Ban ATGT xã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp cùng lực lượng Công an huyện tăng cường TTKS trên địa bàn phức tạp; phát huy vai trò các tổ tự quản ATGT để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện pháp luật về TTATGT, giải tỏa các chướng ngại, đảm bảo hành lang an toàn các tuyến đường thuộc đường nông thôn, khu vực chợ ở địa phương.
- Chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, thành phố tăng cường công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hạng A1, A4 cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm TTATGT, tập trung kiểm tra tại địa bàn nông thôn, nhất là tuyến đường, các huyện có TNGT tăng cao.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn tại địa phương; tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện thành một nội dung trong báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, năm.
3. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Phó Chủ tịch UBATGTQG;
- Trưởng Ban ATGT tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban ATGT tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Các ủy viên Ủy ban ATGTQG;
- Thành viên Ban Thường trực UBATGTQG;
- Chánh VP, Phó Văn phòng UBATGTQG;
- Lưu: VT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Đinh La Thăng | {
"issuing_agency": "Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia",
"promulgation_date": "27/02/2014",
"sign_number": "33/KH-UBATGTQG",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-23-KH-UBND-2023-kiem-tra-hoat-dong-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinh-Can-Tho-553387.aspx | Kế hoạch 23/KH-UBND 2023 kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 06 tháng 02 năm 2023
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2020/TT-VPCP ngày 21 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ quy định chế độ báo cáo định kỳ và quản lý, sử dụng, khai thác hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ; để có cơ sở đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI KIỂM TRA
1. Mục đích
a) Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nhất là trong việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đánh giá tác động thủ tục hành chính; công bố, công khai thủ tục hành chính; chuyển đổi hồ sơ điện tử, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Nắm tình hình triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính để có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính;
b) Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành về kiểm soát và cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, thay thế, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp pháp, không phù hợp với thực tế;
c) Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính. Nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Yêu cầu
a) Việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch và không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị kiểm tra;
b) Việc kiểm tra phải thực hiện đúng nội dung, thẩm quyền, quy trình; phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
c) Kết quả kiểm tra được tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để biểu dương những tập thể, cá nhân triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và chấn chỉnh xử lý kịp thời các hành vi sai trái, thiếu sót trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; xử lý nghiêm các trường hợp tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính và gây khó khăn phiền hà, nhũng nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Những kiến nghị sau khi kiểm tra phải được các cơ quan đơn vị thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả khắc phục. Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc phúc tra, tái kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị;
d) Thủ trưởng sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính là công việc trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Phạm vi
a) Kiểm tra trực tiếp việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất đối với một số cơ quan, địa phương có phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí;
c) Những cơ quan, địa phương không thuộc đối tượng được kiểm tra theo kế hoạch có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, địa phương mình và báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 31 tháng 10 năm 2023 để tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
a) Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính:
b) Việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo (nếu có).
c) Việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính:
d) Việc giải quyết thủ tục hành chính:
đ) Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính:
g) Công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính:
h) Triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
i) Công tác triển khai thực hiện Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025 và Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
k) Tình hình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
l) Tình hình, kết quả triển khai Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cách thức kiểm tra
Đoàn kiểm tra sẽ thông báo cho cơ quan, địa phương được kiểm tra về chương trình, thời gian kiểm tra chậm nhất 10 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Đoàn kiểm tra và thông báo cho cơ quan, địa phương được kiểm tra chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra; hoặc được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố và Tổ công tác theo dõi việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với cơ quan, địa phương được kiểm tra để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Cơ quan, địa phương được kiểm tra báo cáo tình hình, kết quả triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo các nội dung của kế hoạch kiểm tra. Sau khi kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra thông qua biên bản kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra, tổ chức, cá nhân được kiểm tra đưa ra ý kiến tiếp thu, giải trình cụ thể đối với các nội dung kiểm tra nêu tại dự thảo kết luận. Chậm nhất sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, cơ quan, địa phương được kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản đến Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập với thành phần như sau:
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng đoàn;
- Lãnh đạo, công chức một số sở, ngành liên quan (nếu có);
- Công chức phụ trách Kiểm soát thủ tục hành chính.
IV. DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện kiểm tra toàn diện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn thành phố và thông báo thời gian kiểm tra cụ thể đến các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
Thời gian kiểm tra:
- Kiểm tra định kỳ: thực hiện từ tháng 01 đến hết tháng 10 năm 2023.
- Kiểm tra đột xuất: Trong năm 2023.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA; ĐOÀN KIỂM TRA VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ PHỐI HỢP KIỂM TRA
1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra
a) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra;
b) Báo cáo trung thực, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Tiếp thu và thực hiện các kiến nghị, yêu cầu, kết luận của Đoàn kiểm tra hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Chậm nhất sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra
a) Xây dựng chương trình kiểm tra cụ thể trên cơ sở các thông tin, hồ sơ, tài liệu về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị được kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo đúng Kế hoạch đã được phê duyệt;
c) Thu thập và sử dụng các thông tin, hồ sơ, tài liệu do cơ quan, đơn vị được kiểm tra cung cấp phục vụ cho việc kiểm tra;
d) Kịp thời báo cáo kết quả kiểm tra với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra để ban hành và thông báo kết luận kiểm tra cho các cơ quan, đơn vị được kiểm tra biết, thực hiện;
đ) Căn cứ điều kiện cụ thể và nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền để mời một số cơ quan, đơn vị và các cơ quan thông tấn, báo chí cử cán bộ, công chức tham dự hoạt động của Đoàn kiểm tra;
e) Lập và lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm tra.
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị phối hợp kiểm tra
a) Cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn kiểm tra đầy đủ, đúng thành phần;
b) Thực hiện nội dung công việc được phân công;
c) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố.
2. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị được kiểm tra sắp xếp thành phần tham gia làm việc với Đoàn kiểm tra, bao gồm: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị; Lãnh đạo, công chức phòng chuyên môn nghiệp vụ; Lãnh đạo, công chức khác nếu cơ quan, đơn vị được kiểm tra xét thấy cần thiết; Công chức đầu mối thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị.
3. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố chậm nhất trước 05 ngày làm việc tính từ ngày Đoàn kiểm tra đến làm việc (theo Đề cương đính kèm).
4. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch và tự tổ chức kiểm tra tại các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc (việc kiểm tra phải đảm bảo trên 50% phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc có thực hiện thủ tục hành chính được kiểm tra);
b) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức;
c) Báo cáo kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị và đơn vị trực thuộc vào nội dung báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính định kỳ của cơ quan, đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố./.
(Đính kèm Đề cương Báo cáo)
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC, VPCP:
- TT. TU, TT. HĐND TP;
- UBMTTQVN TP và các đoàn thể;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBNBTP;
- BQL các KCX&CN Cần Thơ;
- UBND quận, huyện;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- VP UBND TP (2,3,4,5,6,7);
- Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT, QN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 23/KH-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính:
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
- Tình hình đôn đốc, tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
- Công tác tổ chức, nhân sự thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
- Tình hình bố trí và sử dụng kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
2. Đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo
Việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố (nếu được giao trong luật).
Cơ quan, đơn vị cần nêu rõ việc tiếp thu, giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo đối với ý kiến về quy định thủ tục hành chính của các cơ quan tham gia thẩm định (nếu có).
3. Về công bố, công khai thủ tục hành chính
- Tình hình công bố thủ tục hành chính: tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định công bố kịp thời theo quy định; tổng số Quyết định công bố đang áp dụng, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị trong đó bao gồm cả thủ tục giải quyết qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thủ tục thực hiện qua bưu chính công ích, thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Tình hình, kết quả công khai thủ tục hành chính: tính đầy đủ, kịp thời của thủ tục hành đã được công bố (niêm yết tại đơn vị và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị); nội dung, kết cấu và hình thức công khai.
4. Về giải quyết thủ tục hành chính
- Việc giải quyết thủ tục hành chính dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, nội dung thủ tục hành chính được niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông tin công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ;
- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị
+ Tổng hồ sơ giải quyết bao gồm hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, theo dịch vụ công trực tuyến, qua bưu chính công ích. Trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận, Số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển qua..;
+ Giải quyết đúng hạn, trễ hạn.
- Việc triển khai mẫu văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức khi giải quyết trễ hạn hồ sơ thủ tục hành chính quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.
- Việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính và trách nhiệm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.
5. Về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
- Việc xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và tổ chức triển khai kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
- Tiến độ, kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
- Việc xử lý kết quả rà soát, đánh giá; tình hình, kết quả thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền thông qua hoặc phê duyệt.
6. Về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính
- Tổng số phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo, trong đó: Số phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; Số phản ánh, kiến nghị về hành vi hành chính;
- Tình hình, kết quả xử lý: Số phản ánh, kiến nghị đã chuyển xử lý, số phản ánh, kiến nghị đã có kết quả xử lý.
7. Công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Kế hoạch và quá trình triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính (bao gồm cả truyền thông nội bộ và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng);
- Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch truyền thông về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
- Tính đầy đủ, kịp thời, chính xác việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
8. Triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Tình hình bố trí công chức Bộ phận Một cửa; trang thiết bị Bộ phận Một cửa....;
- Xây dựng quy trình nội bộ;
- Tỷ lệ thủ tục hành chính thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa;
- Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương (việc lập sổ theo dõi tình hình giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị; triển khai thủ tục hành chính tiếp nhận toàn bộ quy trình, việc cập nhật chính xác, kịp thời hồ sơ giải quyết lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử...);
- Triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính;
- Tình hình, kết quả thực hiện đánh giá về việc giải quyết thủ tục hành chính;
- Tình hình, kết quả đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông (nếu có).
9. Công tác triển khai thực hiện Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025 và Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Rà soát, phân loại kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực;
- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác số hóa;
- Bố trí cán bộ công chức phụ trách việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Tỷ lệ số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;
- Kết quả thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực (triển khai tại Công văn số 223/STTTT-TTCNTT&TT ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Sở Thông tin và Truyền thông).
- Tình hình thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành và các phần mềm nghiệp vụ ngành dọc với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính.
10. Tình hình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Rà soát, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng;
- Thực hiện thanh toán phí/lệ phí trực tuyến;
- Tình hình thực hiện cung cấp dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
- Ký số, trả kết quả trên môi trường mạng.
11. Nội dung khác
- Phúc tra việc thực hiện kết luận kiểm tra của Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính của lần kiểm tra trước;
- Về công tác thanh tra, kiểm tra: số lần kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; hình thức kiểm tra; kết quả kiểm tra;
- Việc khen thưởng, xử lý cán bộ, công chức vi phạm quy định về kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính;
- Tình hình, kết quả thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Tình hình thực hiện liên thông các thủ tục hành hành chính về Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế (cấp mới, cấp đổi và cấp lại) cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc và điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất, hỗ trợ mai táng phí, hưởng mai táng phí trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Tình hình thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa các cấp.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Đánh giá chung về hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị. So sánh hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính kỳ này với cùng kỳ năm trước;
- Tự đánh giá mức độ hoàn thành công tác kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị;
- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
+ Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính sẽ được tập trung thực hiện trong thời gian tới.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính (nếu phát hiện có thiếu sót, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, khắc phục những khó khăn, vướng mắc;
- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất./.
Ghi chú: Các mục không có nội dung, số liệu báo cáo, đề nghị cơ quan, đơn vị ghi rõ “không có”. | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "06/02/2023",
"sign_number": "23/KH-UBND",
"signer": "Trần Việt Trường",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-22-2008-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-xa-de-thanh-lap-thuoc-huyen-Loc-Ninh-Phuoc-Long-Bu-Dang-tinh-Binh-Phuoc-63235.aspx | Nghị định 22/2008/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thuộc huyện Lộc Ninh, Phước Long Bù Đăng, tỉnh Bình Phước mới nhất | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 22/2008/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2008
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ ĐỂ THÀNH LẬP XÃ THUỘC CÁC HUYỆN LỘC NINH, PHƯỚC LONG VÀ BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước như sau:
1. Thành lập xã Lộc Phú thuộc huyện Lộc Ninh trên cơ sở điều chỉnh 3.026 ha diện tích tự nhiên và 7.035 nhân khẩu của xã Lộc Quang.
- Xã Lộc Phú có 3.026 ha diện tích tự nhiên và 7.035 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Lộc Phú: Đông giáp xã Bình Thắng, huyện Phước Long; Tây giáp xã Lộc Thuận; Nam giáp xã Lộc Quang; Bắc giáp xã Lộc Hiệp.
2. Thành lập xã Phước Minh thuộc huyện Phước Long trên cơ sở điều chỉnh 6.532,71 ha diện tích tự nhiên và 7.430 nhân khẩu của xã Đa Kia.
- Xã Phước Minh có 6.532,71 ha diện tích tự nhiên và 7.430 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Phước Minh: Đông giáp xã Phú Nghĩa; Tây giáp thị trấn Thanh Bình, xã Thanh Hoà, huyện Bù Đốp và xã Bình Thắng huyện Phước Long; Nam giáp xã Đa Kia; Bắc giáp xã Thiện Hưng và xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp.
3. Điều chỉnh 6.208,34 ha diện tích tự nhiên và 2.559 nhân khẩu của xã Minh Hưng thuộc huyện Bù Đăng về xã Bom Bo quản lý.
Xã Bom Bo có 24.402 ha diện tích tự nhiên và 25.539 nhân khẩu.
4. Thành lập xã Bình Minh thuộc huyện Bù Đăng trên cơ sở điều chỉnh 13.286,34 ha diện tích tự nhiên và 11.201 nhân khẩu của xã Bom Bo.
- Xã Bình Minh có 13.286,34 ha diện tích tự nhiên và 11.201 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Bình Minh: Đông giáp xã Đắk Nhau, xã Thọ Sơn và xã Đoàn Kết; Tây giáp xã Phước Tín, xã Đức Hạnh và thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long; Nam giáp xã Đức Liễu và xã Minh Hưng; Bắc giáp xã Bom Bo.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã:
- Xã Lộc Quang còn lại 4.545 ha diện tích tự nhiên và 5.714 nhân khẩu.
Huyện Lộc Ninh có 85.395,15 ha diện tích tự nhiên và 115.268 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Lộc An, Lộc Hoà, Lộc Hiệp, Lộc Tấn, Lộc Thạch, Lộc Thiện, Lộc Thái, Lộc Thuận, Lộc Hưng, Lộc Điền, Lộc Thành, Lộc Khánh, Lộc Thịnh, Lộc Quang, Lộc Phú và thị trấn Lộc Ninh.
- Xã Đa Kia còn lại 7.201,68 ha diện tích tự nhiên và 8.905 nhân khẩu.
Huyện Phước Long có 185.496,87 ha diện tích tự nhiên và 185.248 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa Kia, Phước Minh, Bình Tân, Bình Sơn, Long Bình, Sơn Giang, Phước Tín, Long Hưng, Bù Nho, Long Hà, Phú Riềng, Phú Trung, Long Tân, thị trấn Phước Bình và thị trấn Thác Mơ.
- Xã Minh Hưng còn lại 6.082,27 ha diện tích tự nhiên và 8.676 nhân khẩu.
- Xã Bom Bo còn lại 11.116,59 ha diện tích tự nhiên và 14.338 nhân khẩu.
Huyện Bù Đăng có 150.300,48 ha diện tích tự nhiên và 123.891 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Đắk Nhau, Minh Hưng, Bom Bo, Bình Minh, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đoàn Kết, xã Phước Sơn, Thống Nhất, Đức Liễu, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình, Đăng Hà và thị trấn Đức Phong.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Pháp luật của QH;
- Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải;
- HĐND, UBND tỉnh Bình Phước;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ: ĐP, TCCB, TH, CN, NN, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).Trang (45b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/03/2008",
"sign_number": "22/2008/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-96-2006-ND-CP-ban-chap-hanh-cong-doan-lam-thoi-tai-doanh-nghiep-huong-dan-bo-luat-lao-dong-14197.aspx | Nghị định 96/2006/NĐ-CP ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp hướng dẫn bộ luật lao động | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 96/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 153 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Điều 153 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định quy định việc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức công đoàn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nơi chưa thành lập được tổ chức công đoàn.
Điều 3. Chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được thành lập, chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành (bao gồm Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở khác… sau đây gọi là công đoàn cấp trên) có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.
2. Sau thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời để đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.
3. Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản, có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
4. Thời gian hoạt động và việc kéo dài thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 4. Điều kiện, thẩm quyền và trình tự chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
1. Doanh nghiệp sau sáu tháng đi vào hoạt động nhưng chưa thành lập được tổ chức công đoàn thì được chỉ định thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.
2. Công đoàn cấp trên theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định này có thẩm quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.
3. Công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động trong doanh nghiệp gia nhập tổ chức công đoàn; ra quyết định kết nạp đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong số những đoàn viên được kết nạp.
Chương 2:
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
1. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn, pháp luật về lao động, các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tuyên truyền về tổ chức công đoàn, vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và kết nạp đoàn viên, đề nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khi đủ điều kiện.
3. Tham gia với người sử dụng lao động đề ra các biện pháp nhằm phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp; đảm bảo việc làm, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động.
4. Thực hiện thu, chi và quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 6. Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn lâm thời
1. Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên cử và chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
2. Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc người được Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời ủy quyền được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp của doanh nghiệp bàn về những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Có quyền bảo lưu ý kiến trong các trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là cán bộ do công đoàn cấp trên cử làm chuyên trách thì được hưởng lương và các khoản phụ cấp do quỹ công đoàn trả; được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể; được đảm bảo các điều kiện hoạt động công đoàn theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước
Chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các ngành liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.
2. Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền công đoàn của người lao động và điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền phát triển đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
2. Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoạt động. Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động. Mời đại diện Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tham dự các cuộc họp có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại doanh nghiệp.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn các cấp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, Vụ III (5b).
TM CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "14/09/2006",
"sign_number": "96/2006/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Ke-hoach-195-KH-UBND-2023-Khac-phuc-He-thong-ha-tang-giao-thong-chua-dong-bo-Ha-Noi-574015.aspx | Kế hoạch 195/KH-UBND 2023 Khắc phục Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 195/KH-UBND
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2023
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN “HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG CHƯA ĐỒNG BỘ; TÌNH TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG CÒN XẢY RA Ở MỘT SỐ NƠI” ĐƯỢC CHỈ RA SAU HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM NĂM 2022 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG VÀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO UBND THÀNH PHỐ
Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về việc xây dựng Kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban cán sự Đảng và tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố trong đó có nhiệm vụ khắc phục “Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; Tình trạng ùn tắc giao thông còn xảy ra ở một số nơi”. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch nhằm khắc phục tồn tại trên với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tiến tới xây dựng Thủ đô có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường.
- Phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện đối với các Lãnh đạo, Phòng, ban, đơn vị trên nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể UBND Thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Phấn đấu tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tăng từ 0,25-0,3% (tổng diện tích đất dành cho giao thông năm 2023 đạt 10,65% đất xây dựng đô thị).
2. Phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông trên cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), phấn đấu không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
3. Vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2023 đạt 21,5-23%.
4. Hằng năm xử lý từ 8 điểm đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ trọng tâm
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia; chỉ đạo của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban An toàn giao thông Thành phố và Ban An toàn giao thông các quận, huyện, thị xã đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải; quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép gây cản trở giao thông, nguy cơ mất an toàn giao thông.
- Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; phối hợp với Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.
- Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn Thành phố.
- Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa Ngành giao thông vận tải, Công an, Y tế, Bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 31/8/2022 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch triển khai, dự toán ngân sách thực hiện hàng năm trình HĐND Thành phố thông qua để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
b) Xây dựng cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chủ động tích cực rà soát để kịp thời đề xuất với UBND Thành phố xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về “Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải”; Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 11/02/2022 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025.
c) Rà soát xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch và kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của thủ đô gắn với quy hoạch giao thông vận tải của cả nước và vùng Thủ đô.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội, trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Thực hiện đồng bộ các chính sách, giảm tải cho các đô thị lớn, đưa người dân ra các đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (Loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị mới phù hợp với thực tiễn, chú trọng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD).
- Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ Sông Hồng và các sông lớn trong vùng. Phát triển Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết cùng đô thị phía Bắc.
- Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội. Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.
d) Huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, đặc biệt là những công trình giao thông có vai trò giảm ùn tắc giao thông.
- Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.
- Đầu tư kết nối, khép kín các tuyến vành đai (trong đó tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 và Vành đai 4); các trục hướng tâm, các trục chính đô thị chủ yếu, các tuyến có tính liên vùng; hệ thống các cầu qua sông; các nút giao thông trọng điểm, nút giao khác mức; các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; các công trình cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông... để tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông.
- Tổ chức, triển khai xây dựng các trạm dừng nghỉ theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh, đảm bảo người lái xe không quá 04 giờ là được dừng nghỉ theo quy định.
- Đẩy nhanh phát triển mạng lưới giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận, các đầu mối giao thông công cộng...) theo quy hoạch; tăng cường công tác giám sát đầu tư và ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe sử dụng công nghệ đỗ xe thông minh, hiện đại. Chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.
- Triển khai rà soát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp.
đ) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy hiệu quả tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có:
- Đảm bảo nguồn lực cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
- Chỉ đạo kiểm tra thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông theo thẩm quyền; đối với đường bộ đi song song với đường sắt qua khu vực dân cư cần phải xây dựng đường gom; xây dựng lộ trình thực hiện để hoàn thành việc xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trước năm 2030; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống tự động giám sát giao thông tại các giao cắt đường bộ với đường sắt.
e) Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% -35% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII.
- Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng theo quy hoạch, hình thành một mạng lưới vận tải hành khách công cộng đa phương thức tiên tiến, kết nối hiệu quả và thân thiện môi trường nhằm hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 16/10/2020 của UBND Thành phố về “Phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2021 đến 2030”.
g) Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, đảm bảo công khai, minh bạch.
h) Ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông nhằm tối ưu hóa khả năng thông hành của phương tiện; trong đó tập trung phát triển giao thông thông minh trong thành phố, thị xã, thị trấn, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
i) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.
- Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông; sử dụng kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại đối với thiết bị cân, trạm kiểm tra tải trọng xe.
k) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội để tạo chuyển biến tích cực trong hành vi của người tham gia giao thông.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố:
a) Quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên gương mẫu chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống thông tin, truyền thông, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; đưa nội dung tuyên truyền an toàn giao thông trong các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ của chi bộ, tổ dân phố, họp thôn, Ban công tác mặt trận khu dân cư, họp các đoàn thể tại địa phương, đảm bảo từng người dân biết và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
2. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và Chủ tịch UBND Thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên toàn địa bàn Thành phố và từng địa bàn quận, huyện, thị xã.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 11/02/2022 của UBND Thành phố về Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao và bảo đảm an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách thực hiện hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
3. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tổ chức, quản lý điều hành giao thông; ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, xây dựng hệ thống giao thông thông minh trong thành phố thông minh; công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; phát triển và nâng cao chất lượng, dịch vụ vận tải hành khách công cộng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
4. Công an Thành phố: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để giám sát, xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ, các điểm ùn tắc giao thông; chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác tổ chức giao thông trên địa bàn Thành phố, công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các công trình thi công trên đường bộ đang khai thác nhất là các công trình trọng điểm.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố; phối hợp với Sở, ban, ngành Thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh bằng xe hợp đồng và tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tại khu vực cổng trường học.
6. Sở Y tế: Chủ trì, nghiên cứu thành lập mới các Trạm cấp cứu hoặc nâng cao năng lực hiện có đồng thời phối hợp với Hội chữ thập đỏ triển khai mô hình đội, nhóm sơ cứu tai nạn giao thông theo quy định. Ứng trực 24/24h tại các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện trở lên tại các trạm dừng nghỉ trên đường bộ hoặc tại các địa điểm đảm bảo bán kính phục vụ trung bình 50km; bố trí lực lượng ứng trực để tiếp nhận thông tin, cấp cứu trong thời gian nhanh nhất khi có tai nạn giao thông trên đường cao tốc, trên các quốc lộ,...; Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho các lực lượng chức năng; Phối hợp với Công an Thành phố xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, thống kê số liệu (số người chết, số người bị thương) do tai nạn giao thông được cứu chữa tại các cơ sở y tế.
7. Sở Tư pháp:
a) Tham mưu chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các quận, huyện, thị xã.
b) Phối hợp xây dựng cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải
8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải triển khai công tác tuyên truyền; hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, các cơ quan báo chí Trung ương ký Chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và văn hóa giao thông trên địa bàn Thành phố; Phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai các nhiệm vụ ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, xây dựng hệ thống giao thông thông minh trong thành phố thông minh.
9. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện và cụ thể hóa các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông bằng hình ảnh sinh động; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông.
10. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã quản lý công tác quy hoạch và xây dựng đô thị, bảo đảm các kết nối giao thông, công trình an toàn giao thông tiếp cận cho người khuyết tật và an toàn cho đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương.
b) Chỉ chấp thuận, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ quy hoạch các dự án khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại... khi các nội dung đề xuất phù hợp với định hướng quy hoạch, tuân thủ các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu, quy định về chỉ tiêu diện tích bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các đường trục chính trong đô thị, không gia tăng áp lực gây ùn tắc giao thông.
11. Sở Xây dựng: Phối hợp hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã về chuyên môn nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị, kết nối giao thông, công trình giao thông tiếp cận, ... không gây gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông; đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về quy hoạch và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông đường bộ.
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
13. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan thực hiện tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
14. Cục quản lý thị trường Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn Thành phố.
15. Bộ Tư lệnh Thủ đô: Chủ trì thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến cán bộ, chiến sĩ, quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động trong quân đội; tăng cường công tác quản lý, sử dụng phương tiện vận tải quân sự; kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường xe - máy quân sự; tuần tra, kiểm soát, duy trì việc chấp hành các quy định của pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ của quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự khi tham gia giao thông.
16. UBND các quận, huyện, thị xã:
a) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
b) Căn cứ tình hình cụ thể công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại địa phương, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện, ban hành và thực hiện kế hoạch đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quản lý.
c) Chủ động bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ được giao.
17. Thời gian thực hiện kế hoạch: Năm 2023 và các năm tiếp theo.
18. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch: Theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông chi cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
(Chi tiết các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Hàng quý, 06 tháng các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch này vào báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
2. UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành Thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Kế hoạch này; Trong quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh có văn bản đề xuất gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất, báo cáo./.
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy; để báo cáo
- Thường trực Thành ủy; để báo cáo
- Thường trực HĐNDTP; để báo cáo
- Chủ tịch UBNDTP; để báo cáo
- Các PCT UBNDTP; để báo cáo
- Ban Tuyên giáo Thành ủy; để báo cáo
- Ủy ban MTTQ và các Tổ chức
chính trị - xã hội Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Các quận ủy, huyện ủy, thị ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, các PCVP, ĐT,TH,
NC, KTTH, KGVX;
- Lưu: VT, ĐT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Đức Tuấn
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
(Kèm theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2023 của UBND Thành phố)
TT
Nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian thực hiện
Ghi chú
a
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện.
Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các quận, huyện, thị xã
1
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 31/8/2022 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch triển khai, dự toán ngân sách thực hiện hàng năm trình HĐND Thành phố thông qua để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
- Sở GTVT (chủ trì tham mưu cho UBND Thành phố);
- Công an Thành phố (ban hành Kế hoạch của các lực lượng Công an Thành phố).
- Công an Thành phố;
- Sở Tài chính;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
Quý II năm 2022 ban hành kế hoạch
Thực hiện giai đoạn 2022-2025
- UBND các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch trên địa bàn quản lý.
- Sở GTVT;
- Công an Thành phố;
- Sở Tài chính.
b
Xây dựng cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chủ động tích cực rà soát để kịp thời đề xuất với UBND Thành phố xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố
- Sở GTVT (chủ trì tham mưu cho UBND Thành phố)
- Sở Tư pháp;
- Công an Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã
2022-2025
1
Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về “Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải”; Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025
- Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 28/9/2017 thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017; số 63/KH-UBND ngày 24/3/2020 thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019; số 202/KH-UBND ngày 01/9/2021 thực hiện Chương trình 03-Ctr/TU ngày 17/3/2021; số 46/KH-UBND ngày 11/02/2022 thực hiện Nghị quyết 33/NQ-HĐND
- Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo nhiệm vụ được phân công trong các Kế hoạch của UBND Thành phố.
c
Rà soát xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch và kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của thủ đô gắn với quy hoạch giao thông vận tải của cả nước và vùng Thủ đô: Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung Ương, các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Thực hiện đồng bộ các chính sách giảm tải cho các đô thị lớn, đưa người dân ra các đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (Loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị mới phù hợp với thực tiễn, chú trọng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD). Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ Sông Hồng và các sông lớn trong vùng. Phát triển Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết cùng đô thị phía Bắc.
-
Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội. Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.
Sở Quy hoạch - kiến trúc
- Các Sở, ngành
- Công an thành phố
- UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây
d
Huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, đặc biệt là những công trình giao thông có vai trò giảm ùn tắc giao thông.
Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.
Sở GTVT
- Công an Thành phố;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Ban QLDA ĐTXD CTGT Thành phố
2022-2027
Đầu tư kết nối, khép kín các tuyến vành đai (trong đó tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 và Vành đai 4); các trục hướng tâm, các trục chính đô thị chủ yếu, các tuyến có tính liên vùng; hệ thống các cầu qua sông; các nút giao thông trọng điểm, nút giao khác mức; các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; các công trình cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông... để tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông.
Sở Kế hoạch và đầu tư
- Các Sở: Quy hoạch - kiến trúc, GTVT, Xây dựng
- UBND các quận, huyện, thị xã
- Ban QLDA ĐTXD CTGT Thành phố
- Tổ chức, triển khai xây dựng các trạm dừng nghỉ theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh, đảm bảo người lái xe không quá 04 giờ là được dừng nghỉ theo quy định.
- Đẩy nhanh phát triển mạng lưới giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận, các đầu mối giao thông công cộng...) theo quy hoạch; tăng cường công tác giám sát đầu tư và ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe sử dụng công nghệ đỗ xe thông minh, hiện đại. Chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.
- Triển khai rà soát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp.
- Sở GTVT
- UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây
- Công an Thành phố;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Sở Quy hoạch - kiến trúc
đ
Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy hiệu quả tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có
- Đảm bảo nguồn lực cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
- Sở GTVT
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Công an Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã
Chỉ đạo kiểm tra thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông theo thẩm quyền; đối với đường bộ đi song song với đường sắt qua khu vực dân cư cần phải xây dựng đường gom, hạn chế đấu nối; xây dựng lộ trình thực hiện để hoàn thành việc xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trước năm 2030; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống tự động giám sát giao thông tại các giao cắt đường bộ với đường sắt.
UBND các quận, huyện, thị xã.
- Sở Xây dựng;
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc;
- Sở GTVT.
Nhiệm vụ thường xuyên
e
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% - 35% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII:
- Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng theo quy hoạch, hình thành một mạng lưới vận tải hành khách công cộng đa phương thức tiên tiến, kết nối hiệu quả và thân thiện môi trường nhằm hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 16/10/2020 của UBND Thành phố về “Phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2021 đến 2030”.
Sở GTVT
- Tổng Cục ĐBVN;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
- Công ty TNHH MTV đường sắt
- UBND các quận, huyện, thị xã.
2022-2025
g
Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hợp lý hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, đảm bảo công khai, minh bạch.
Sở GTVT
- Đề nghị: Tổng Cục ĐBVN;
- Công an Thành phố.
Nhiệm vụ thường xuyên
h
Ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông nhằm tối ưu hóa khả năng thông hành của phương tiện; trong đó tập trung phát triển giao thông thông minh trong thành phố, thị xã, thị trấn, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Sở GTVT
- Công an Thành phố;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Khoa học và Công nghệ;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
2022-2025
i
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải
Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông; sử dụng kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại đối với thiết bị cân, trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Sở GTVT;
- Công an Thành phố;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đề nghị: Tổng Cục ĐBVN - Bộ GTVT; Cục CSGT - Bộ Công an;
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ thường xuyên
Báo cáo kết quả hàng quý; báo cáo tổng kết năm
k
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến tích cực trong hành vi của người tham gia giao thông
- Sở GTVT (cơ quan thường trực Ban ATGT Thành phố);
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố;
- Sở Văn hóa và Thể thao;
- Sở Giáo dục và đào tạo;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
- Các cơ quan báo, đài Thành phố.
Nhiệm vụ thường xuyên | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "25/07/2023",
"sign_number": "195/KH-UBND",
"signer": "Dương Đức Tuấn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-lien-tich-02-2013-TTLT-BLDTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC-huong-dan-thu-thap-170664.aspx | Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thu thập | BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2013/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2013
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VIỆC THU THẬP, QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG SỐ LIỆU VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
Để phục vụ công tác phòng ngừa, xử lý, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu thống kê về người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; bị xử lý hình sự; tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng (gọi chung là số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật).
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục Hệ thống chỉ tiêu thống kê số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án, Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Điều 3. Mục đích, yêu cầu thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật
1. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật phục vụ công tác nghiên cứu, tham mưu, hoạch định chính sách, nhằm hạn chế tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích cho xã hội.
2. Thu thập đầy đủ, kịp thời và chính xác số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; bị xử lý hình sự; tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 4. Nguyên tắc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời.
2. Bảo đảm tính thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị tính, thời hạn và kỳ hạn thống kê.
3. Không trùng lặp, chồng chéo các số liệu, báo cáo thống kê số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật nhà nước.
Điều 5. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện việc thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH & ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của liên Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Chương 2.
THU THẬP, QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG SỐ LIỆU VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 6. Trách nhiệm thu thập, quản lý, cung cấp và sử dụng số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào Phụ lục Hệ thống chỉ tiêu thống kê số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật ban hành kèm theo Thông tư này tổ chức thực hiện việc thu thập số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật và cung cấp số liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý.
Điều 7. Chế độ thu thập, cung cấp và quản lý số liệu người chưa thành niên vi phạm pháp luật
1. Việc thu thập số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật được thực hiện theo hai kỳ thống kê như sau:
a) Kỳ sáu tháng (từ 01 tháng 01 đến hết 30 tháng 6);
b) Kỳ một năm (từ 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12).
2. Chậm nhất là sau 30 ngày khi kết thúc kỳ thống kê, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm cung cấp số liệu về người chưa thành niên vi phạm pháp luật cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
3. Số liệu người chưa thành niên vi phạm pháp luật do ngành nào thu thập, thì ngành đó có trách nhiệm quản lý. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý số liệu chung của hệ thống và là cơ quan đầu mối cung cấp số liệu của hệ thống cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 03 năm 2013. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này./.
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Hoàng Nghĩa Mai
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN THƯỜNG TRỰC
Đặng Quang Phương
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu
Nơi nhận:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Công an;
- Bộ LĐTBXH;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Công an tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Lưu VT: BLĐTBXH, BCA, VKSNDTC, TANDTC.
PHỤ LỤC
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 02/2013/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 04 tháng 02 năm 2013)
STT
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
ĐƠN VỊ
KHÁI NIỆM/ĐỊNH NGHĨA
PHÂN TỔ/NHÓM
CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH
GHI CHÚ
Thống kê chung về người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật
1.
NCTN bị khởi tố hình sự
Người
Số NCTN phạm tội đã bị khởi tố bị can và quyết định khởi tố đã được Viện kiểm sát phê chuẩn
Giới tính, nhóm tuổi[1], nhóm dân tộc[2], tỉnh/thành phố, tội danh theo Chương của Bộ luật Hình sự, trình độ văn hóa[3]
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2.
NCTN bị truy tố
Người
Số NCTN phạm tội đã bị Viện Kiểm sát ra quyết định truy tố
Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, tội danh theo Chương của Bộ luật Hình sự, trình độ văn hóa
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
3.
NCTN bị xét xử sơ thẩm
Người
Số NCTN phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm
Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tội danh theo Chương của Bộ luật Hình sự, tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NCTN vi phạm pháp luật để giao cho gia đình, tổ chức giám sát giáo dục
4.
Bị can là NCTN được cơ quan điều tra ra quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
Người
Số bị can là NCTN được cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS và Điều 164 BLTTHS để giao cho gia đình, tổ chức giám sát, giáo dục
Tỉnh/thành phố
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
5.
Bị can là NCTN được Viện Kiểm sát miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
Người
Số bị can chưa thành niên được Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS và Điều 169 BLTTHS để giao cho gia đình, tổ chức giám sát, giáo dục
Tỉnh/thành phố
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
6.
NCTN được Tòa án miễn trách nhiệm hình sự
Người
Số bị cáo là NCTN được Tòa án tuyên miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS
Tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
7.
NCTN được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án do Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố vì có căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự
Người
Số bị cáo là NCTN đuợc Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án do Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS
Tỉnh/thành phố
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tạm giữ, Tạm giam
8.
NCTN bị tạm giam trong giai đoạn điều tra
Người
Số NCTN vi phạm pháp luật bị cơ quan điều tra tạm giam trong giai đoạn điều tra
Tỉnh/thành phố
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
9.
NCTN bị tạm giam trong giai đoạn truy tố
Người
Số NCTN vi phạm pháp luật bị Viện kiểm sát tạm giam trong giai đoạn truy tố
Tỉnh/thành phố
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
10.
NCTN bị tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Người
Số NCTN vi phạm pháp luật bị Tòa án tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
Nhân thân của người chưa thành niên phạm tội
11.
NCTN tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
Người
Số bị cáo là NCTN bị Tòa án cấp sơ thẩm xác định thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
Giới tính, tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
12.
NCTN phạm tội cùng đồng phạm là người đã thành niên
Người
Những NCTN cùng thực hiện tội phạm với người đã thành niên
Tỉnh/thành phố
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Áp dụng chế tài
13.
NCTN bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Người
Tổng số NCTN vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Giới tính, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, hành vi vi phạm, trình độ văn hóa, thời hạn áp dụng.
Tòa án nhân dân tối cao
14.
NCTN bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Người
Số NCTN bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Giới tính, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, hành vi vi phạm, trình độ văn hóa
Bộ Công an
15.
Bị cáo là NCTN bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc một trong các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ
Người
Số bị cáo là NCTN bị Tòa án sơ thẩm quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc một trong các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ
Tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
16.
Bị cáo là NCTN bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Người
Số bị cáo là NCTN bị Tòa án sơ thẩm quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
17.
Bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo
Người
Số bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo
Tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
18.
Bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn
Người
Số bị cáo là NCTN bị kết án tù có thời hạn, không kể những người đuợc hưởng án treo
Tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
19.
Bị cáo là NCTN được tuyên là không có tội
Người
Số bị cáo là NCTN được tuyên là không có tội
Tỉnh/thành phố
Tòa án nhân dân tối cao
Tái hòa nhập cộng đồng
20.
NCTN vi phạm pháp luật trở về cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Nguời
Tổng số NCTN vi phạm pháp luật trở về địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình
Bộ Công an
21.
NCTN vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Người
Tổng số NCTN vi phạm pháp luật sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng trở về địa phương được tiếp tục (hoặc không tiếp tục) học văn hóa hoặc học nghề, tạo việc làm nhằm phòng ngừa tái vi phạm pháp luật
Giới tính, nhóm tuổi, nhóm dân tộc, tỉnh/thành phố, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
[1] Người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính: NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự: NCTN bị khởi tố hình sự
[2] Nhóm dân tộc gồm: dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số
[3] Trình độ văn hóa gồm: Mù chữ; Tiểu học; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông | {
"issuing_agency": "Bộ Công An, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "04/02/2013",
"sign_number": "02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC",
"signer": "Đặng Quang Phương, Doãn Mậu Diệp, Đặng Văn Hiếu, Hoàng Nghĩa Mai",
"type": "Thông tư liên tịch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-16-CT-UBND-nam-2013-tang-cuong-quan-ly-bao-ve-tai-nguyen-khoang-san-Da-Nang-214406.aspx | Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản Đà Nẵng | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 16/CT-UBND
Đà Nẵng, ngày 13 tháng 11 năm 2013
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt được nhiều kết quả. Cụ thể, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã đã đi dần vào nề nếp. Công tác giám sát các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, nhất là giám sát, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép được thực hiện tương đối tốt do có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, thời gian qua, công tác thực hiện pháp luật về khoáng sản trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế, cụ thể: tại một số mỏ, chủ đầu tư còn khai thác ngoài diện tích cho phép, chưa tuân thủ nghiêm quy trình khai thác mỏ; tại một số địa phương, một số tổ chức, cá nhân còn lợi dụng việc cải tạo, hạ thấp cao trình để khai thác khoáng sản, không có giấy phép của Ủy ban nhân dân thành phố; công tác phối hợp giữa các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc kiểm tra, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép có lúc, có nơi chưa đồng đồng bộ, thiếu kiên quyết chưa nghiêm; việc tuyên truyền pháp luật về khoáng sản chưa được quán triệt thường xuyên đến tận các tổ chức, cá nhân, do vậy, hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao.
Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Luật khoáng sản năm 2010, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, các văn bản pháp luật liên quan về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố; ngăn chặn kịp thời các hành vi thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép.
2. Việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật hiện hành; phải phù hợp quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn trong khai thác, vận hành máy móc thiết bị... theo các quy định hiện hành, tuân thủ nghiêm ngặt quy định về môi trường trong khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản.
3. Trường hợp cải tạo mặt bằng, hạ thấp cao trình, hoặc nạo vét hồ, đầm kênh, mương, sông, biển kết hợp khai thác, vận chuyển khoáng sản đi tiêu thụ phải được Ủy ban nhân dân thành phố đồng ý bằng văn bản.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010, Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ và các văn bản liên quan, tình hình thực tế trên địa bàn thành phố, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố; ra văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản, để các tổ chức, cá nhân thực hiện.
- Rà soát lại các quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân thành phố được quy định tại khoản 2, Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010.
- Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khoanh định khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 5 Điều 28 và điểm b khoản 1 Điều 81 Luật Khoáng sản năm 2010.
- Căn cứ tình hình thực tế của thành phố, đề xuất khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, công bố theo quy định tại khoản 3, Điều 11 Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan rà soát lại các mỏ đang có giấy phép hoạt động khoáng sản, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy trình khai thác, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trường hợp nghiêm trọng, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét thu hồi giấy phép khai thác.
- Phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi có khoáng sản giám sát, kiểm tra hoạt động khoáng sản trái pháp luật. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đến các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, tổng hợp tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản hàng năm, hoặc đột xuất khi cần, xử lý theo thẩm quyền, hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
5. Sở Công Thương, Sở Xây dựng:
Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc thẩm định thiết kế cơ sở đối với Dự án đầu tư công trình mỏ, hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình mỏ đối với các mỏ không phải lập dự án đầu tư công trình mỏ theo quy định. Kiểm tra, giám sát thực hiện thiết kế mỏ khi mỏ đã đi vào hoạt động.
6. Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện:
- Khảo sát, quy hoạch các địa điểm nạo vét, khai thác cát sỏi sông phù hợp với luồng giao thông đường thủy nội địa;
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có tàu thuyền khai thác, vận chuyển cát, sỏi sông đăng ký, đăng kiểm phương tiện theo quy định;
- Giám sát, kiểm tra các phương tiện khai thác khoáng sản, đảm bảo không vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham gia trong việc khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
9. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành và địa phương liên quan bố trí kinh phí từ ngân sách để cùng với các nguồn thu khác được trích lại của đơn vị theo quy định, đảm bảo cho công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn thành phố.
10. Công an thành phố:
- Chủ động phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ, hóa chất trái phép để khai thác khoáng sản; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
11. Cục Thuế thành phố:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát các đơn vị khai thác khoáng sản, yêu cầu nộp đúng, nộp đủ các khoản thuế, các khoản thu khác liên quan thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế. Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về quản lý thuế.
12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn sau khi được cấp có thẩm quyền cấp phép; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xử lý kịp thời các sai phạm theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản; giải quyết hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và các bộ phận liên quan theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để truy quét, ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái phép.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; nếu để xảy ra các hành vi thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện./.
CHỦ TỊCH
Văn Hữu Chiến | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "13/11/2013",
"sign_number": "16/CT-UBND",
"signer": "Văn Hữu Chiến",
"type": "Chỉ thị"
} |