id
int64 2
19.8M
| revid
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 37
44
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 2
259k
|
---|---|---|---|---|
7,772 | 345883 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7772 | In màu | In màu là một kiểu in ấn tạo ra hình ảnh và chữ có màu sắc (đối lập với in đen trắng).
Kỹ thuật phổ biến là in bốn màu sử dụng hệ màu CMYK. Một kỹ thuật đang phát triển khác là in sáu màu, thêm màu gốc da cam và xanh lá cây vào hệ CMYK để tạo phổ màu rộng hơn.
Các bước chính trong in bốn màu được miêu tả sau đây.
Tách màu.
Trong bước này, hình ảnh màu ban đầu được số hóa (ví dụ như thu qua máy quét ảnh) và tách ra thành 3 phần đỏ, xanh lá cây, và xanh lam. Trước khi kỹ thuật ảnh số ra đời, phương pháp truyền thống là chụp ảnh hình ảnh màu 3 lần, sử dụng 3 kính lọc màu tương ứng. Khi thu được 3 thành phần ảnh này, mỗi bức ảnh riêng rẽ chỉ có độ sáng tối, thể hiện các mức độ đỏ, lục và lam trong ảnh ban đầu:
Bước tiếp theo là nghịch đảo các ảnh này để thu các âm bản. Âm bản của thành phần đỏ thể hiện mức độ màu hồ thủy của ảnh ban đầu. Tương tự âm bản của lục và lam tương ứng với thành phận màu cánh sen và màu vàng.
Các màu hồ thủy, cánh sen và vàng tạo nên các màu gốc in ấn. Khi các màu này trộn với nhau trên bản in, hình ảnh sẽ có màu sắc giống như nguyên bản, theo nguyên lý của phối màu hấp thụ. Tuy nhiên, các mực màu có hạn chế là không tạo ra màu đen thực sự. Để tăng độ nét, người ta thêm quy trình tách thành phần màu đen, và in thêm mực đen lên bản cần in. Có nhiều cách để thu được thành phần màu đen từ nguyên bản như: kỹ thuật thay màu xám, kỹ thuật thay màu dưới, kỹ thuật cộng màu dưới. Kỹ thuật in này do vậy được gọi là in bốn màu hay in CMYK.
Kỹ thuật ảnh số ngày nay có thể không bị giới hạn về không gian màu như các phương pháp CMYK truyền thống. Người ta có thể xử lý dữ liệu màu từ các ảnh theo chế độ RGB hay CMYK. Khả năng tái tạo màu trung thực thay đổi tùy theo các không gian màu của kỹ thuật in. Để đảm bảo có được màu chuẩn xác so với một mẫu màu, người ta dùng kỹ thuật so màu.
Lồng màu.
Trên thực tế, mực in không thể trộn với nhau hoặc in đè lên nhau. Tại một điểm trên tờ giấy, chỉ có thể in một màu. Do đó các màu được in thành các điểm nhỏ nằm sát nhau, để khi nhìn, ta không trông rõ các điểm màu và ta cảm thấy như có màu sắc tự nhiên trên ảnh. Việc lồng các điểm màu như này gọi là kỹ thuật lồng màu hay lưới màu.
Trong phương pháp lồng màu truyền thống, người ta tạo ra các điểm lưới màu trên các phim bằng cách đặt trước các phim này một tấm lưới ca-rô khi chụp ảnh. Tấm lưới ca-rô có thể được chế tạo bằng cách in các đường mực đen song song lên 2 tấm thủy tinh, rồi dán 2 tấm này vào nhau sao cho các đường mực đen trên 2 tấm vuông góc với nhau. Sau khi chụp, trên phim sẽ có các chấm nằm rải rác, do ánh sáng lọt qua lưới để lại. Đường kính chấm thể hiện cường độ sáng: cường độ sáng càng mạnh thì đường kính của chấm càng lớn. Khi đem in theo ảnh thu được, đường kính các chấm sẽ điều khiển mức độ sáng tối của màu mực tại điểm in. Lưới màu của các màu khác nhau nằm hơi lệch nhau một góc nghiêng, để khi in, các điểm lưới màu không chồng lên nhau mà chỉ nằm sát nhau.
Thông thường, trong các báo chí, người ta dùng độ phân giải cho các tấm lưới ca-rô là từ 60 đến 120 đường kẻ trên một inch (còn gọi là lpi). Độ phân giải này không cao, nhưng kinh tế và phù hợp với giấy báo, có độ thấm hút lớn và không thể in được các chấm màu nhỏ hơn thế.
Theo từ chuyên môn, các giấy báo có cỡ điểm ?? (dot gain) lớn. Lưới có độ phân giải 133 đến 175 lpi được dùng cho họa báo và in ấn thương mại. Có thể nhìn rõ các chấm lưới màu khi dùng kính lúp để xem báo.
Các tấm lưới trong kỹ thuật chụp âm bản khi tách màu đã được thay thế việc sử dụng laser để tạo lưới màu trực tiếp trên phim. Kỹ thuật gần đây nhất áp dụng xử lý ảnh kỹ thuật số, xếp chữ máy tính (CTP), cho phép bỏ qua giai đoạn chụp phim âm bản, và xếp chữ thẳng từ tín hiệu số của máy tính. Tín hiệu máy tính điều khiển laser chiếu các lưới màu trực tiếp lên bản xếp chữ. Phương pháp này kinh tế, tăng chất lượng (chất lượng ảnh không bị mất qua khâu trung gian), tiết kiệm thời gian, và giảm lượng chất thải hóa học độc hại ra môi trường do việc rửa phim gây nên.
Lồng màu ngẫu nhiên.
Xử lý ảnh kỹ thuật số cho phép lồng màu theo nhiều phân bố khác với lưới ca-rô. Phương pháp được biết đến nhiều nhất là lồng màu ngẫu nhiên. Các điểm màu lúc này đều có cùng đường kính, nhưng mật độ phân bố tăng giảm theo cường độ sáng của màu, và vị trí của từng điểm riêng biệt được rải ra ngẫu nhiên. Phương pháp này loại bỏ hiệu ứng moiré vốn gây khó chịu khi xem ảnh với lưới màu ca-rô truyền thống. Phương pháp cũng này cho độ phân giải tối ưu. Khi sử dụng thêm các màu gốc mới như da cam hay xanh lục, phổ màu sẽ được tăng thêm.
Hầu hết các máy in phun hiện nay dùng phương pháp lồng màu ngẫu nhiên này. Dùng kính lúp, mọi người có thể quan sát các điểm màu ngẫu nhiên trên bản in của máy in phun ở nhà họ. Lồng màu ngẫu nhiên, đôi khi kết hợp với lồng màu ca-rô truyền thống, là tiêu chuẩn hiện nay cho nhiều in ấn bao bì sản phẩm. |
7,780 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7780 | Thư rác (điện tử) | Thư rác, thư linh tinh, hay còn được dùng dưới tên gốc Anh ngữ là spam hay spam mail, là các thư điện tử vô bổ thường chứa các loại quảng cáo được gửi một cách vô tội vạ và nơi nhận là một danh sách rất dài gửi từ các cá nhân hay các nhóm người và chất lượng của loại thư này thường thấp. Đôi khi, nó dẫn dụ người nhẹ dạ, tìm cách đọc số thẻ tín dụng và các tin tức cá nhân của họ.
Lịch sử của spam mail.
Có nhiều tác giả đã không thống nhất với nhau trong lịch sử của SPAM Mail.
"Green Card Lottery 1994 May Be The Last One!THE DEADLINE HAS BEEN ANNOUNCED.The Green Card Lottery is a completely legal program giving away a certain annual allotment of Green Cards to persons born in certain countries. The lottery program was scheduled to continue on a permanent basis. However, recently, Senator Alan J Simpson introduced a bill into the U. S. Congress which could end any future lotteries. THE 1994 LOTTERY IS SCHEDULED TO TAKE PLACE SOON, BUT IT MAY BE THE VERY LAST ONE.PERSONS BORN IN MOST COUNTRIES QUALIFY, MANY FOR FIRST TIME.The only countries NOT qualifying are: Mexico; India; P.R. China; Taiwan, Philippines, North Korea, Canada, United Kingdom (except Northern Ireland), Jamaica, Domican Republic, El Salvador and Vietnam.Lottery registration will take place soon. 55,000 Green Cards will be given to those who register correctly. NO JOB IS REQUIRED.THERE IS A STRICT JUNE DEADLINE. THE TIME TO START IS NOW!!For FREE information via Email, send request [email protected]..." |
7,783 | 903240 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7783 | Ampe kế | Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện được mắc nối tiếp trong mạch. Ampe kiềm dùng để đo dòng rất nhỏ cỡ miliampe gọi là miliampe . Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe.
Ampe kế can thiệp.
Các ampe kế can thiệp khi đo dòng điện chạy trong một dây điện phải được mắc nối tiếp với dây điện.
Mọi ampe kế đều tiêu thụ một hiệu điện thế nhỏ nối tiếp trong mạch điện.
Ký hiệu ampe kế trong mạch điện là một vòng tròn có chữ A ở giữa và có thể thêm ký hiệu các cực dương và âm hai bên cho dòng điện một chiều.
Để giảm ảnh hưởng đến mạch điện cần đo, hiệu điện thế tiêu thụ trong mạch của ampe kế phải càng nhỏ càng tốt. Điều này nghĩa là trở kháng tương đương của ampe kế trong mạch điện phải rất nhỏ so với điện trở của mạch.
Khi mắc ampe kế vào mạch điện một chiều, chú ý nối các cực điện theo đúng chiều dòng điện.
Luôn chọn thang đo phù hợp trước khi đo: chọn thang lớn nhất trước, rồi hạ dần cho đến khi thu được kết quả nằm trong thang đo.
Trong nhiều thiết kế, ampe kế là một điện kế có mắc sơn. Tùy theo loại điện kế mà ampe kế thuộc các loại khác nhau: ampe kế điện từ có khung quay chỉ đo được dòng 1 chiều, ampe kế có sắt quay hoặc amppe kế nhiệt do được cả dòng một chiều và xoay chiều.
Ampe kế khung quay.
Ampe kế truyền thống, còn gọi là Gavanô kế (điện kế), là một bộ chuyển đổi từ cường độ dòng điện sang chuyển động quay, trong một cung, của một cuộn dây nằm trong từ trường.
Loại ampe kế truyền thống này thường dùng để đo cường độ của dòng điện một chiều chạy trong một mạch điện. Bộ phận chính là một cuộn dây dẫn, có thể quay quanh một trục, nằm trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây được gắn với một kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Một lò xo xoắn kéo cuộn và kim về vị trí số không khi không có dòng điện. Trong một số dụng cụ, cuộn dây được gắn với một miếng sắt, chịu lực hút của các nam châm và cân bằng tại vị trí số không.
Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây, dòng điện chịu lực tác động của từ trường (do các điện tích chuyển động bên trong dây dẫn chịu lực Lorentz) và bị kéo quay về một phía, xoắn lò xo, và quay kim. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với cường độ dòng điện qua cuộn dây. Các ampe kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Foucault. Cuộn dây được gắn cùng một đĩa kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Foucault trong đĩa. Dòng này làm nóng đĩa lên, tiêu hao năng lượng dao động và dập tắt dao động.
Để giảm điện trở của ampe kế, cuộn dây trong nó được làm rất nhỏ. Cuộn dây đó chỉ chịu được dòng điện yếu, nếu không cuộn dây sẽ bị cháy. Để đo dòng điện lớn, người ta mắc song song với cuộn dây này một điện trở nhỏ hơn, gọi là "shunt", để chia sẻ bớt dòng điện. Các thang đo cường độ dòng điện khác nhau ứng với các điện trở shunt khác nhau. Trong các ampe kế truyền thống, các điện trở shunt được thiết kế để cường độ dòng điện tối đa qua cuộn dây không quá 50mA.
Việc đọc kết quả do kim chỉ trên thước có thể sai sót nếu nhìn lệch. Một số ampe kế lắp thêm gương tạo ra ảnh của kim nằm sau thước đo. Với ampe kế loại này, kết quả đo chính xác được đọc khi nhìn thấy ảnh của kim nằm trùng với kim.
Ampe kế sắt từ.
Ampe kế sắt từ cấu tạo từ hai thanh sắt non nằm bên trong một ống dây. Một thanh được cố định còn thanh kia gắn trên trục quay, và gắn với kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Khi cho dòng điện qua ống dây, dòng điện sinh ra một từ trường trong ống. Từ trường này gây nên cảm ứng sắt từ trên hai thanh sắt, biến chúng thành các nam châm cùng chiều. Hai nam châm cùng chiều luôn đẩy nhau, không phụ thuộc vào chiều dòng điện qua ống dây. Vì lực đẩy này, thanh nam châm di động quay và góc quay tương ứng với cường độ dòng điện qua ống dây.
Ampe kế sắt từ có thể đo dòng xoay chiều, do góc quay của kim không phụ thuộc chiều dòng điện.
Ampe kế nhiệt.
Bộ phận chính của ampe kế nhiệt là một thanh kim loại mảnh và dài được cuộn lại giống một lò xo xoắn với một đầu gắn cố định, còn đầu kia gắn với một kim chuyển động trên nền một thước hình cung. Khi dòng điện chạy qua, thanh xoắn nóng lên đến nhiệt độ cân bằng (công suất nhiệt nhận được từ dòng điện bằng công suất nhiệt tỏa ra môi trường), và giãn nở nhiệt, đẩy đầu tự do quay. Góc quay, thể hiện bởi vị trí đầu kim trên thước đo, tương ứng với cường độ dòng điện.
Ampe kế điện tử.
Ampe kế điện tử thường là một chế độ hoạt động của vạn năng kế điện tử. Bản chất hoạt động của loại ampe kế này có thể mô tả là một vôn kế điện tử đo hiệu điện thế do dòng điện gây ra trên một điện trở nhỏ gọi là "shunt". Các thang đo khác nhau được điều chỉnh bằng việc chọn các shunt khác nhau. Cường độ dòng điện được suy ra từ hiệu điện thế đo được qua định luật Ohm.
Ampe kế không can thiệp.
Ampe kế can thiệp có nhược điểm là cần phải được lắp đặt như một thành phần trong mạch điện. Chúng không dùng được cho các mạch điện đã được chế tạo khó thay đổi. Đối với các mạch điện này, người ta có thể đo đạc từ trường sinh ra bởi dòng điện để suy ra cường độ dòng điện. Phương pháp đo như vậy không gây ảnh hưởng đến mạch điện, an toàn, nhưng đôi khi độ chính xác không cao bằng phương pháp can thiệp.
Đầu dò hiệu ứng Hall.
Phương pháp đo này sử dụng hiệu ứng Hall tạo ra một hiệu điện thế tỷ lệ thuận (với hệ số tỷ lệ biết trước) với cường độ dòng điện cần đo.
Hiệu điện thế Hall "v"H gần như tỷ lệ thuận với cường độ từ trường sinh ra bởi dòng điện, do đó tỷ lệ thuận với cường độ của dòng điện đó. Chỉ cần cuốn một hoặc vài vòng dây mang dòng điện cần đo quanh một lõi sắt từ của đầu đo là ta có được từ trường đủ để kích thích hoạt động của đầu đo. Thậm chí đôi khi chỉ cần kẹp lõi sắt cạnh đường dây là đủ.
Tuy nhiên hiện tượng từ trễ không tuyến tính trong sắt từ có thể làm giảm độ chính xác của phép đo. Trên thực tế người ta có thể sử dụng một mạch điện hồi tiếp để giữ cho từ thông trong lõi sắt luôn xấp xỉ không, giảm thiểu hiệu ứng từ trễ và tăng độ nhạy của đầu đo, như trong hình vẽ. Dòng điện hồi tiếp "i"S được chuyển hóa thành hiệu điện thế ra "v"S nhờ bộ khuếch đại điện. Tỷ lệ giữa số vòng cuốn trên lõi sắt từ "m" (thường trong khoảng từ 1000 đến 10000) cho phép liên hệ giữa dòng cần đo và dòng hồi tiếp: "i"S = 1/"m" · "i"P.
Các ưu điểm:
Hệ thống này cũng được ứng dụng trong vạn năng kế điện tử, hay thậm chí trong dao động kế.
Ampe kế kìm.
Trong dòng điện xoay chiều, từ trường biến thiên sinh ra bởi dòng điện có thể gây cảm ứng điện từ lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện. Đây là cơ chế hoạt động của Ampe kế kìm. |
7,784 | 630332 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7784 | Địa lý Thụy Sĩ | Thụy Sĩ nằm ở Trung Âu, phía tây giáp Pháp, phía bắc giáp Đức, phía nam giáp Ý và phía đông giáp Liechtenstein và Áo. Tọa độ chính xác: 47 độ vĩ Bắc, 8 độ kinh Đông.
Khí hậu.
Thụy Sĩ có khí hậu ôn đới, tuy nhiên khí hậu thay đổi nhiều theo độ cao. Mùa đông lạnh, nhiều mây, nhiều mưa hoặc tuyết. Mùa hè mát hoặc ấm, nhiều mây, ẩm ướt và thỉnh thoảng có mưa rào.
Địa hình.
Thụy Sĩ là nước nhiều núi, với dãy Anpơ ở miền Nam, dãy Jura về phía tây Bắc. Khu vực trung tâm đất nước là một cao nguyên với địa hình trập trùng và nhiều hồ lớn.
Tài nguyên thiên nhiên.
Thụy Sĩ có tiềm năng thủy điện lớn, ngoài ra cũng có gỗ và một vài mỏ muối.
Thiên tai.
Gồm có: đá lở, đất lở, lụt.
Môi trường.
Ô nhiễm không khí từ khí thải xe và hoạt động công nghiệp. Ngoài ra còn có: mưa axít, ô nhiễm nước có nguồn gốc phân nông nghiệp, mất dần đa dạng sinh học. |
7,785 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7785 | Khảo cổ học | Khảo cổ học (tiếng Hán , bính âm, tiếng Hy Lạp cổ đại "archaiologia""arkhaios" "cổ""-logia", "khoa học") là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong quá khứ, thường bằng cách tìm kiếm, phục chế, sắp xếp và nghiên cứu những chi tiết văn hóa và dữ liệu môi trường mà họ để lại, bao gồm vật tạo tác, kiến trúc, hiện vật sinh thái và phong cảnh văn hóa. Khảo cổ học được coi là một Khoa học xã hội và Nhân văn, tại Hoa Kỳ, khảo cổ học được coi là một phân ngành của Nhân học nhưng tại châu Âu, nó được coi là một ngành khoa học riêng biệt.
Khảo cổ học nghiên cứu về thời Tiền sử và lịch sử loài người từ khi tạo nên công cụ đá đầu tiên Đông Phi 4 triệu năm trước cho đến vài thập niên gần đây (Khảo cổ không bao gồm Cổ sinh vật học). Khảo cổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu về xã hội nguyên thủy, từ thời Đồ đá cũ cho đến khi chữ viết xuất hiện, chiếm tới 99% lịch sử loài người nhưng không có văn bản nào để nghiên cứu. Khảo cổ học có rất nhiều mục đích, từ tìm hiểu Sự tiến hóa của loài người đến Sự phát triển của văn hóa.
Nghiên cứu trên một phạm vi rộng lớn, khảo cổ sử dụng những thành quả và tác động lên nhiều ngành học khác nhau như: Nhân học, Lịch sử, Lịch sử nghệ thuật, Học thuật cổ điển, Dân tộc học, Địa lý, Địa chất học, Ngôn ngữ học, Ký hiệu học, Vật lý, Hóa học, Khoa học thông tin, Khoa học thống kê, Cổ sinh thái học, Cổ sinh vật học, Cổ động vật học, Cổ thực vật học và Cổ dân tộc thực vật học.
Phát triển từ Antiquarius ở châu Âu trong thế kỉ 19, ngày nay khảo cổ học đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi khắp thế giới. Từ buổi sơ khai, khảo cổ đã có nhiều phân ngành khác nhau, được ứng dụng những phương pháp khoa học và kĩ thuật tiên tiến vào nghiên cứu. Những vấn đề mà các nhà khảo cổ phải đối mặt hiện nay là: giả khảo cổ, hư hỏng, mất mát hiện vật, sự thiếu quan tâm của xã hội và sai lầm khi khai quật.
Lịch sử.
Sơ khai.
Ban đầu, Khảo cổ học xuất phát từ Sử học và những người ham mê nghiên cứu về quá khứ. Herodotus (c. 484-c. 425 TCN) là học giả đầu tiên nghiên cứu khảo cổ có hệ thống. Ông được biết đến với bộ sách 9 cuốn có tên , "Historiai", trong đó ông viết về mọi hiện vật được tìm thấy ở nhiều vùng khác nhau. Từ đó, ông có thể tìm thấy nguyên nhân và diễn biến của một số sự kiện lịch sử như Chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư. Tuy nhiên các học giả đã tìm thấy một số lỗi trong ghi chép của Herodotus, ví dụ như ông đã không đi xa về phía nam dòng Nile như ông viết.
Khảo cổ học sau đó gắn với Antiquarius: là học thuật về lịch sử, có sự quan tâm về việc nghiên cứu những hiện vật, tư liệu cùng với di tích lịch sử. Các học giả cũng dùng những dấu hiệu được kiểm chứng để hiểu quá khứ. Nhà cổ học thế kỉ 18 Richard Colt Hoare nói "Chúng ta nói từ sự thật, không phải giả thuyết". Những thử nghiệm để hệ thống hóa, dần đưa khảo cổ trở thành một khoa học diễn ra vào Kỉ nguyên ánh sáng ở châu Âu trong thế kỉ 17 và 18.
Sự quan tâm học thuật về phần còn lại của nền văn minh Hy - La và những cuộc tái khám phá văn hóa cổ điển bắt đầu từ cuối thời kì Trung Cổ. Nhà sử học nhân văn Phục Hưng Ý Flavio Biondo đã tiến hành cuộc khám phá có hệ thống các phế tích và nghiên cứu Cổ địa hình vào đầu thế kỉ 15. Ông được coi là một trong những người sáng lập Khảo cổ học. Các nhà cổ học như John Leland và William Camden khảo sát vùng nông thôn nước Anh, vẽ, mô tả và giải thích những di tích mà họ phát hiện được.
Những cuộc khai quật đầu tiên.
Những địa điểm được tiến hành khai quật đầu tiên là Stonehenge và những di tích cự thạch khác ở Anh. John Aubrey, một nhà khảo cổ tiên phong đã ghi nhận nhiều cự thạch và những di tích lộ thiên khác ở miền Nam nước Anh. Ông là người đi trước thời đại qua việc phân tích những kết quả khám phá. Ông cố gắng sắp xếp theo thời gian và loại sự tiến hóa của văn bản, kiến trúc, trang phục và hình lá chắn.
Những cuộc khai quật khác cũng được tiến hành tại hai thành phố cổ Pompeii và Herculaneum, nơi từng bị chôn vùi bởi dung nham sau vụ phun trào núi Vesuvius năm 79. Pompeii được khai quật từ năm 1748 trong khi Herculaneum được khám phá từ 1738. Việc tìm thấy toàn bộ thành phố cùng với dụng cụ, phần cơ thể người và những bức bích họa dưới lòng đất gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn châu Âu.
Tuy nhiên, trước khi kĩ thuật khảo cổ hiện đại ra đời, công việc khai quật còn kém hiệu quả. Sự quan trọng của nhận thức về phân tầng và đơn vị địa tầng bị bỏ qua.
Sự phát triển của phương pháp khảo cổ.
Cha đẻ của kĩ thuật khai quật hiện đại là William Cunnington (1754–1810). Với sự tài trợ của Richard Colt Hoare, ông đã tiến hành một số cuộc khai quật tại Wiltshire trong năm 1798. Ông ghi nhận tỉ mỉ về nấm mồ thời Đá mới và Đồ đồng, những khái niệm mà ông sử dụng để phân loại và mô tả vẫn được dùng bởi các nhà khảo cổ hiện đại.
Một trong những thành tựu quan trọng trong thế kỉ 19 là việc sử dụng và phát triển khái niệm địa tầng. Ý tưởng về các tầng đá được sử dụng từ những nghiên cứu mới về địa chất học và cổ sinh vật học của một số học giả như William Smith, James Hutton và Charles Lyell. Với các cuộc khai quật di chỉ thời Tiền sử và Đồ đồng, địa tầng đã trở thành một khái niệm căn bản của khảo cổ học. Vào những thập niên cuối thế kỉ 19, các nhà khảo cổ như Jacques Boucher de Perthes và Christian Jürgensen Thomsen đã sắp xếp những hiện vật phát hiện được theo thứ tự thời gian. Khái niệm niên đại địa chất cũng được đưa ra trong thời gian này, phá vỡ thành kiến của mọi người cho rằng tuổi Trái Đất khá thấp.
Trước khoảng giữa thế kỉ 19, khảo cổ vẫn được coi là hoạt động thêm của các học giả. Nhân vật quan trọng đưa khảo cổ trở thành một khoa học hoàn chỉnh là Augustus Pitt Rivers, sĩ quan quân đội và nhà dân tộc học người Anh. Ông tiến hành khai quật trên lãnh địa của mình từ thập niên 1880. Phương pháp tiếp cận, sắp xếp hiện vật theo tính chất vật lý và thứ tự thời gian làm nổi bật sự tiến hóa của loài người và không loại trừ bất kì hiện vật nào của ông rất tiên tiến so với thời bấy giờ (trước đó, những hiện vật đẹp và độc đáo mới được thu thập và phân loại). Ông là người đầu tiên được coi là nhà khảo cổ học thực thụ.
Một nhà khoa học khác được coi như Cha đẻ Khảo cổ học là William Flinders Petrie, người đầu tiên khảo sát Kim tự tháp Kheops một cách khoa học, nhờ đó ông đã khám phá ra cách xây dựng Kim tự tháp. Petrie đã xây dựng hệ thống phân loại hiện vật, làm cách mạng hóa nền móng của Ai Cập học, đồng thời tạo dựng nên các nhà Ai Cập học tiêu biểu, trong đó có Howard Carter, người khám phá hầm mộ của Pharaon Tutankhamun.
Cuộc khai quật di chỉ Hissalirk, một phần của thành Troy tiến hành bởi Heinrich Schliemann, Frank Calvert, Wilhelm Dörpfeld và Carl Blegen vào thập niên 1870, là cuộc khai quật đầu tiên được biết đến rộng rãi. Họ đã tìm thấy 9 di chỉ văn hóa khác nhau, từ thời Tiền sử đến thời kỳ Hy Lạp hóa. Cùng thời gian, cuộc khai quật ở Knossos trên đảo Crete do Author Evans tổ chức đã phát hiện nền văn minh Minoan.
Khảo cổ học hiện đại.
Một thành tựu quan trọng khác là sự ra đời của phương pháp Wheeler-Kenyon do Mortime Wheeler sáng lập và Kathleen Kayon, học trò của ông phát triển trong nửa đầu thế kỉ 20. Nó đánh dấu sự tiến bộ của phương pháp khai quật, làm khảo cổ phát triển nhanh chóng.
Khảo cổ trở thành một ngành chuyên nghiệp từ nửa đầu thế kỉ 20 và bắt đầu trở thành một bộ môn tại trường đại học, thậm chí các cấp học thấp hơn. Vào cuối thế kỉ 20, hầu hết các nhà khảo cổ chuyên nghiệp đều được đào tạo và có chứng chỉ. Khảo cổ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ có thêm ứng dụng và kĩ thuật hiện đại: Định tuổi bằng đồng vị cacbon 14C, kĩ thuật không ảnh và ảnh vệ tinh, GIS, bộ cảm biến ánh sáng (LIDAR), bộ cảm ứng dưới lòng đất và kĩ thuật phân tích DNA.
Mục đích.
Mục đích của khảo cổ học là nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người và hoạt động của con người trong quá khứ. Gần như toàn bộ lịch sử loài người nằm trong thời nguyên thủy. Nhiều bước tiến vĩ đại diễn ra trong thời kì này như: sự tiến hóa từ vượn cổ phương Nam đến người hiện đại, những tiến bộ kĩ thuật và tiến bộ về xã hội, nhưng không có văn bản nào để nghiên cứu. Chúng ta không thể hiểu được thời đại này nếu không dùng đến những phương pháp khảo cổ.
Không chỉ thời Tiền sử, mà thời kì con người đã có lịch sử và văn hóa vẫn cần đến khảo cổ học, thông qua phân ngành khảo cổ học lịch sử. Vì nhiều nền văn minh như Hy Lạp cổ đại hay Lưỡng Hà, văn bản thường chưa hoàn thiện và có sự thiên vị. Học vấn trong nhiều xã hội rất hạn chế, thường chỉ giới hạn ở tầng lớp quý tộc và tăng lữ. Thị hiếu và thế giới quan của nhóm người này khác biệt rất lớn với phần còn lại của xã hội. Văn bản đại diện cho quan điểm và nhận thức chung của xã hội rất hiếm, hầu như không được lưu trữ. Bởi vậy, văn bản không được tin cậy như nguồn nghiên cứu độc nhất.
Học thuyết.
Không có một phương pháp tiếp cận nào được tất cả nhà khảo cổ tán thành. Khi khảo cổ mới được hoàn thiện cuối thế kỉ 19, phương pháp tiếp cận đầu tiên là khảo cổ lịch sử - văn hóa, chú trọng giải thích nguyên nhân văn hóa thay đổi và thích nghi nhiều hơn là tìm sự thật về những gì đã diễn ra, vì vậy nó nhấn mạnh chủ nghĩa cá biệt lịch sử, cho rằng các nền văn hóa có thể đến cùng một đích qua nhiều con đường khác nhau. Đầu thế kỉ 20, các nhà khảo cổ dùng phương pháp tiếp cận trực tiếp lịch sử, khảo sát di tích từ thời Tiền sử đến hiện đại.
Vào thập niên 60 thế kỉ 20, trào lưu khảo cổ mới xuất hiện bởi các nhà khảo cổ Mĩ, tiêu biểu là Lewis Binford và Kent Flannery, đối nghịch lại khảo cổ lịch sử - văn hóa. Khảo cổ mới được coi là khoa học hơn, nhân học hơn với sự sử dụng giả thuyết và các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại. Đến thập niên 80, trào lưu hậu khảo cổ mới xuất hiện dưới sự lãnh đạo của các nhà khảo cổ Anh Michael Shanks, Christopher Tilley, Daniel Miller và Ian Hodder , đặt dấu hỏi cho khảo cổ mới về sức hấp dẫn của chủ nghĩa thực chứng và tính khách quan và nó nhấn mạnh quy luật nhân quả. Tuy nhiên các nhà khảo cổ mới cho rằng hậu khảo cổ mới thiếu tính khoa học cần thiết, tính đúng đắn của khảo cổ mới và hậu khảo cổ mới vẫn còn được tranh cãi.
Ngày nay, lý thuyết khảo cổ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều học thuyết như thuyết Tân Darwin, thuyết hiện tượng, thuyết hậu hiện đại, thuyết can thiệp, khoa học nhận thức, thuyết chức năng, khảo cổ các học giả tính, khảo cổ học nữ quyền và thuyết hệ thống.
Phương pháp.
Một cuộc khảo sát khảo cổ bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn cần đến nhiều phương pháp. Trước khi cuộc khảo sát bắt đầu, di tích cần được làm rõ và được sự nhất trí giữa các nhà khảo cổ. Sau đó, họ tiến hành thăm dò thực địa để tìm kiếm vị trí xác thực nhất của di tích. Di tích được khai quật và thu thập tất cả những hiện vật phát hiện được. Thông tin từ cuộc khai quật được phân tích, nghiên cứu và đánh giá để đạt được mục đích nghiên cứu ban đầu. Sau đó, kết quả khảo cổ được coi là có thể công khai và trở thành nguồn tư liệu cho sử gia và các nhà khảo cổ khác, nhưng nó vẫn bị bác bỏ trong một số trường hợp.
Quan sát từ xa.
Trước khi tiến hành khai quật, di tích được tìm kiếm bằng kĩ thuật ảnh vệ tinh trên một vùng rộng lớn.
Thăm dò thực địa.
Dự án được tiếp tục (hay bắt đầu) bằng cuộc thăm dò thực địa. Thăm dò khu vực là xác định vị trí di chỉ trên một vùng, trong khi thăm dò di chỉ là xác định những di vật có trong một di chỉ, ví dụ: nhà cửa hay hầm mộ. Hai kiểu thăm dò này sử dụng rộng rãi những phương pháp giống nhau.
Thời gian đầu, các nhà khảo cổ vẫn chưa ứng dụng rộng rãi thăm dò thực địa. Họ xác định di chỉ nhờ dân địa phương và chỉ khai quật khi có thể nhìn thấy tận mắt. Gordon Willey, người đi tiên phong, đã tiến hành thăm dò toàn bộ khu vực thay vì khảo sát từng di chỉ trong cuộc khảo sát thung lũng Viru, Peru năm 1949. Từ đó, thăm dò thực địa ngày càng tiến bộ cùng với sự ra đời của lý thuyết khảo cổ mới vài năm sau đó.
Thăm dò có nhiều lợi ích khi nó được tiến hành như một cuộc tập dượt trước khai quật. Thời gian ngắn, chi phí thấp do không phải đào một khối lượng khổng lồ đất đá để tìm hiện vật (tuy nhiên các nhà khảo cổ dùng phương pháp lấy mẫu để tìm kiếm trong một khu vực rộng lớn, khi thăm dò trở nên đắt đỏ). Ngoài ra, thăm dò còn ngăn ngừa sự tàn phá của con người đối với di chỉ và là cách duy nhất để thu thập một vài dạng thông tin như điểm dân cư. Thông tin thăm dò thường được ghi lại dưới dạng bản đồ, nhờ đó nhà khảo cổ có thể dễ dàng xác định các vị trí cần thiết.
Phương pháp thăm dò đơn giản nhất là thăm dò bề mặt, được thực hiện bằng cách lùng tìm những di chỉ, hiện vật có thể quan sát bằng mắt thường trên mặt đất. Nhà khảo cổ thường đi bộ hay sử dụng một số phương tiện giao thông và dùng những công cụ khai quật đơn giản như khoan, xẻng khai quật và dụng cụ lấy lõi. Nếu không phát hiện được vật gì, vùng thăm dò bị coi là trống rỗng.
Thăm dò từ trên không được thực hiện bằng cách gắn camera trên các phương tiện bay như máy bay, khinh khí cầu hay diều. Phương pháp này giúp xác định được hiện vật ẩn dưới lòng đất, nhờ tính chất của thực vật khi mọc trên các loại đất khác nhau. Kĩ thuật thăm dò từ trên không còn bao gồm sử dụng tia cực tím, tia hồng ngoại, LIDAR, cảm ứng nhiệt.
Thăm dò địa vật lý là phương pháp tốt nhất để dò tìm những vật dưới lòng đất, bằng việc sử dụng một số phương pháp như radar quét (GPR), từ trường, điện từ cảm ứng... có thể thấy được sự khác biệt giữa hiện vật với đất và các hiện vật khác nhau. Đo radar quét 3D có thể dựng lại hình ảnh khu vực bị chôn vùi do bùn hay tro núi lửa.
Trong khảo cổ dưới mặt nước, một số công cụ dùng để thăm dò là: từ kế hải dương, sonar quét sườn, sonar quét đáy.
Khai quật.
Khai quật được bắt đầu khi di chỉ vẫn chưa được đi sâu và phần lớn thông tin còn nằm dưới lòng đất, điều này thường thấy ở đa số dự án khảo cổ. Khai quật đem lại những thứ mà thăm dò không thể phát hiện như địa tầng, cấu trúc không gian và đơn vị địa tầng được thẩm định trước.
Kĩ thuật khảo cổ hiện đại yêu cầu nguồn gốc của di tích và các vật thể liên quan phải được ghi nhận. Các nhà khảo cổ xác định vị trí cụ thể trong không gian của từng hiện vật trong di tích, tìm mối liên hệ và tổ chức giữa chúng để tiếp tục phân tích. Nhờ đó, họ xác định được chính xác thông tin cần tìm hiểu về di tích. Ví dụ: Vật thể có niên đại nhỏ hơn thường nằm phía trên vật thể có niên đại lớn.
Khai quật là công đoạn tốn nhiều chi phí nhất trong dự án. Khai quật mang tính phá hủy và đi kèm một số tác động tiêu cực của con người. Vì thế rất ít di tích được khám phá toàn bộ. Hiệu suất khai quật phổ biến trong khoảng 90%, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội và phương pháp làm việc. Máy xúc được sử dụng rộng rãi để đào tầng đất mặt, tuy nó được cảnh báo về sự nguy hiểm đối với di tích. Sau khi đào xong tầng mặt, khu đất mới phát lộ được làm sạch bằng phương pháp thủ công như dùng bay hay cuốc để đảm bảo tất cả vật thể cần tìm kiếm đều xuất hiện.
Nhiệm vụ tiếp theo là thiết lập bản vẽ của di tích để quyết định phương pháp cho công đoạn khai quật sau. Người ta đào bới thủ công tầng đất tự nhiên để tạo ra khung cảnh thích hợp cho việc ghi nhận thông tin, thường là hố hay hào. Những khung cảnh này gồm 2 phần cắt và lấp. Cắt là đường bao của khung cảnh còn lấp là cái bao phủ nó trước khi khai quật, hơi khác với đất tự nhiên. Chúng cùng với hiện vật được thu thập được đo đạc, vẽ, chụp ảnh và ghi chú cẩn thận. Thông tin này được coi như chứng cứ vĩnh viễn để nghiên cứu di tích.
Sau khai quật.
Di tích cùng với những thứ liên quan cần được nghiên cứu chính xác ngay sau khi khai quật để thu thập nhiều thông tin nhất có thể. Công đoạn này gọi là phân tích sau khai quật, tốn nhiều thời gian nhất trong toàn dự án. Những di tích lớn cần hàng năm liền để hoàn tất kết quả nghiên cứu.
Cách phân tích giản đơn nhất là làm sạch, lập danh mục, so sánh với kết quả nghiên cứu trước đó, phân loại và tìm kiếm di tích có cùng hiện vật. Những phương pháp phức tạp hơn được khảo cổ khoa học nghiên cứu. Nhờ đó, ta có thể biết mọi thứ liên quan đến những mẩu xương, lá cây hay phấn hoa bị chôn vùi từ hàng ngàn năm trước (cùng với công cụ của Cổ động vật học, Cổ dân tộc thực vật học và Phấn hoa học) hay giải nghĩa các văn tự cổ đại.
Điện tử và tự động hóa.
Khoảng năm 1995, các nhà khảo cổ bắt đầu sử dụng đồ họa máy tính để thiết lập mô hình 3D của di tích, ví dụ như phòng ngai của cung điện La Mã cổ đại, bằng cách sưu tập hình ảnh kết hợp với công nghệ đồ họa. Thậm chí, họ còn thiết lập được điều kiện sống và môi trường xung quanh thời đó hay cách các loài cây cổ đại mọc, sự liên hệ đối với các hiện tượng thiên văn như nhật thực.
Máy bay không người lái đang dần thay thế máy bay, khinh khí cầu và diều trong việc thăm dò. Nó có giá khoảng 650 bảng nhưng bay cao từ 3000-4000m và có thể thiết lập mô hình 3D thay vì bản đồ phẳng, việc đó tiết kiệm rất nhiều thời gian so với trước đây - vài ngày, vài tuần thay vì hàng tháng hoặc hàng năm. Trong năm 2013, máy bay không người lái đã bay trên ít nhất 6 điểm khảo cổ tại Peru, trong đó có thị trấn thời thuộc địa Machu Llacta cao 4000m trên mực nước biển. Máy bay không người lái góp phần giải quyết vấn đề độ cao trên dãy Andes. Tháng 9 năm 2014, máy bay không người lái được dùng để thiết lập mô hình 3D của phế tích thành phố Hi Lạp cổ đại Aphrodisias. Dữ liệu được phân tích tại Học viện khảo cổ Áo, Viên.
Phân ngành.
Giống với những cách phân ngành học thuật khác, các phân ngành của khảo cổ học được phân chia theo phương pháp nghiên cứu, loại đối tượng (phân tích công cụ đá, khảo cổ học thực vật), vị trí địa lý (Khảo cổ học Cận Đông) hay thời gian (Khảo cổ học Trung Cổ) và một số chủ đề khác (khảo cổ học chiến trường, khảo cổ học phong cảnh) đặc biệt là khảo cổ văn hóa và nền văn minh (Ai Cập học, Ấn Độ học)
Khảo cổ học lịch sử.
Khảo cổ học lịch sử nghiên cứu văn hóa với một số dạng văn tự.
Khảo cổ học dân tộc.
Khảo cổ học dân tộc ứng dụng phương pháp của dân tộc ký để nghiên cứu khảo cổ học.
Khảo cổ học thí nghiệm.
Khảo cổ học thí nghiệm sử dụng những phương pháp thực nghiệm khoa học để thử nghiệm và chứng minh những giả thuyết khảo cổ, nâng cao kết quả nghiên cứu. Với việc thử nghiệm những kiến trúc, hiện vật được phục chế, nó làm tăng tính khoa học và nhận thức khảo cổ.
Khảo cổ khoa học.
Khảo cổ khoa học ứng dụng những phương pháp khoa học vào phân tích sau khai quật, trợ giúp việc xác định niên đại hiện vật.
Vấn đề khảo cổ.
Giả khảo cổ.
Giả khảo cổ là những hoạt động được tuyên bố như nghiên cứu khảo cổ học nhưng thực tế là chống lại khoa học khảo cổ. Nó bao gồm tiểu thuyết khảo cổ hay một số hoạt động thực tế có liên quan.
Mất mát hiện vật.
Mất mát hiện vật là một vấn đề cổ xưa. |
7,786 | 689276 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7786 | Tâm lý học | Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất sâu rộng.
Các nhà tâm lý học tìm hiểu về những tính chất rõ nét của não bộ và những hiện tượng đa dạng liên kết với những tính chất trên. Ở phương diện y sinh này, tâm lý học gắn bó chặt chẽ và là một phần của khoa học thần kinh. Từ phương diện khoa học xã hội, tâm lý học tìm hiểu về các cá nhân và cộng đồng bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp đặc trưng.
Trong lĩnh vực này, người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu lý thuyết được gọi là nhà tâm lý học, hoặc có thể được phân loại thành nhà nghiên cứu xã hội, nhà nghiên cứu hành vi hay nhà nghiên cứu nhận thức. Nhiệm vụ của nhà tâm lý học là tìm hiểu vai trò của chức năng tâm thần ("mental functions") trong hành vi cá nhân hay hành vi xã hội, cùng với việc khám phá những quy trình sinh học thần kinh và sinh lý, là cơ sở của chức năng nhận thức và hành vi.
Nhà tâm lý học khám phá các quy trình tâm thần và hành vi, bao gồm những khái niệm như tri giác, nhận thức, chú ý, cảm xúc, trí tuệ, trải nghiệm chủ quan, động cơ, chức năng não, và nhân cách; mở rộng ra những lĩnh vực về giao tiếp con người như mối quan hệ cá nhân, bao gồm bình tâm năng, gia tâm năng và những khái niệm có liên quan khác. Các trạng thái và hoạt động của tâm trí vô thức cũng được nghiên cứu và xem xét trong tâm lý học. Nhà tâm lý học sử dụng các phương thức nghiên cứu kinh nghiệm để diễn giải mối quan hệ nhân quả và tương quan giữa những yếu tố tâm lý - xã hội. Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm và suy diễn, một số nhà tâm lý học - nhất là các nhà tâm lý học lâm sàng và tham vấn "-" đôi khi cũng dựa vào thông diễn học và các phương pháp quy nạp khác. Tâm lý học được miêu tả như một ngành"khoa học trung tâm", với những khám phá trong ngành có ảnh hưởng đến những nghiên cứu và quan điểm của những bộ môn như khoa học xã hội, khoa học thần kinh, và y học.
Bên cạnh việc những kiến thức tâm lý học thường được ứng dụng vào việc đánh giá tâm lý và trị liệu cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nó còn trực tiếp hỗ trợ cho việc nắm bắt và xử lý những vấn đề thuộc về hành vi và hoạt động của con người. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tâm lý học có mục đích cuối cùng là mang lại ích lợi cho xã hội. Phần đông những nhà tâm lý học có liên quan đến vai trò trị liệu, điều trị lâm sàng, tham vấn hoặc làm việc trong trường học. Nhiều người khác thực hiện nghiên cứu khoa học về nhiều chủ đề có liên quan đến quy trình tâm thần và hành vi, thường làm việc trong những khoa tâm lý học trực thuộc các trường đại học, hoặc làm công tác giảng dạy và đào tạo tại các môi trường học thuật khác (như trường y hay bệnh viện). Một số làm về tâm lý học nghề nghiệp trong các tổ chức, công ty; hoặc trong những lĩnh vực khác như tâm lý học phát triển và lão hóa, tâm lý trong thể thao, tâm lý trong y học cộng đồng, tâm lý trong truyền thông đại chúng, tâm lý trong lĩnh vực pháp y.
Tư vấn tâm lý thường được nhầm lẫn với tâm lý học lâm sàng vì chúng khá giống nhau. Mặc dù hai lĩnh vực này có một số điểm tương đồng, nhưng chúng là hai chuyên ngành hoàn toàn khác biệt. Tư vấn tâm lý chủ yếu tập trung giúp đỡ những người khoẻ mạnh về mặt tâm lý và cảm xúc. Trong khi đó, tâm lý học lâm sàng quan tâm nhiều hơn đến việc điều trị và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn (đa nhân cách, tâm thần phân liệt, rối loạn sau sang chấn).
Từ nguyên và định nghĩa.
Từ "psychology" ("tâm lý học") có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp cổ nghĩa là "sự học về tâm hồn" ("study of the psyche or soul"), ghép lại từ chữ "psychē" (ψυχή")" có nghĩa là """tâm hồn"("breath, spirit, soul"), và hậu tố "-logia" (λογία) có nghĩa là "học" hay "nghiên cứu"("study of", "research"). Từ Latin hiện đại "psychologia" lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà thơ Latin và nhà nhân đạo học người Croatia Marko Marulić trong một khái luận tiếng Latin tên "Psichiologia de ratione animae humanae" vào cuối thế kỷ XV hoặc đầu thế kỷ XVI. Bản thân khái luận này không còn được lưu giữ, nhưng tiêu đề của nó xuất hiện trong danh sách những tác phẩm của Marulić tổng hợp bởi Franjo Bozicevic-Natalis trong tác phẩm"Vita Marci Maruli Spalatensis".
Tham chiếu từ điển sớm nhất về từ "psychology" trong tiếng Anh là bởi Steven Blankaart vào năm 1694 trong từ điển "The Physical Dictionary" như sau: "Giải phẫu học, nghiên cứu về cơ thể và Tâm lý học, nghiên cứu về linh hồn" ("Anatomy, which treats the Body, and Psychology, which treats of the Soul").
Năm 1890, William James định nghĩa "psychology" ("tâm lý học") là "khoa học về đời sống tâm thần, bao gồm cả những hiện tượng và trạng thái của nó". Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi trong nhiều thập niên. Nhưng nó cũng bị phản bác, đáng chú ý nhất là từ những nhà hành vi học cực đoan như John B. Watson, trong một tuyên bố của ông vào 1913, định nghĩa bộ môn tâm lý học là một bộ môn thu thập các thông tin hữu ích nhằm mục tiêu kiểm soát hành vi. Ngoài ra, từ thời định nghĩa của James, thuật ngữ này thường có ý bao hàm tính kỹ thuật trong thí nghiệm khoa học. Trong khi đó, tâm lý học bình dân thường dùng để chỉ hiểu biết về tâm lý của đại chúng, phân biệt với hiểu biết của nhà tâm lý học.
Lịch sử.
Hiểu biết tâm lý cổ đại.
Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư đều có nghiên cứu ở tầm triết học về tâm lý học. Ở Ai Cập cổ đại, sách Ebers Papyrus đã nhắc đến chứng trầm cảm và rối loạn tư duy. Các nhà sử học cho rằng các triết gia La Mã, bao gồm Thales, Plato, và Aristotle (đặc biệt là trong luận thuyết Bàn về Linh Hồn "De Anima" của ông), đều đề cập đến cách thức hoạt động của trí óc. Từ thế kỷ IV TCN, thầy thuốc người Hy Lạp cổ đại Hippocrates đã cho rằng rằng bệnh tâm thần có nguyên do sinh lý chứ không phải tâm linh.
Ở Trung Quốc, hiểu biết về tâm lý học được phát triển trong các công trình triết học của Lão Tử và Khổng Tử, và sau này từ các học thuyết của Phật giáo. Các kiến thức này phát triển từ quan sát và nội quan, cũng như các kỹ thuật tư duy sâu. Tư tưởng chung là cho rằng vũ trụ bao gồm, và là kết quả của sự tương tác giữa, thế giới vật chất và thế giới tinh thần, trong đó nhấn mạnh vào việc thanh lọc tâm hồn để tăng cường đức hạnh và năng lực. Tác phẩm cổ đại Hoàng Đế Nội Kinh xác định não bộ là mối liên hệ giữa trí tuệ và cảm giác, bao gồm những giả thuyết rằng nhân cách được dựa trên sự cân bằng âm - dương, và từ đó phân tích bệnh tâm thần dựa trên sự mất cân bằng sinh lý và xã hội. Giới học thuật Trung Quốc tập trung vào não bộ có bước phát triển tiếp theo vào thời nhà Thanh với các công trình của học giả được đào tạo từ phương Tây như Phương Dĩ Trí (1611–1671), Lưu Chí (1660–1730), và Vương Thanh Nhân (1768–1831). Vương Thanh Nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của não bộ như là trung tâm của hệ thống thần kinh, đề ra mối liên kết giữa bệnh tâm thần với các bệnh về não, nghiên cứu các nguyên nhân gây nên giấc mơ và chứng mất ngủ, và phát triển một lý thuyết về sự chuyên biệt hóa của chức năng não trên bán cầu đại não.
Phân biệt về các loại nhận thức khác nhau cũng đã xuất hiện trong các tư tưởng cổ đại ở Ấn Độ, dưới ảnh hưởng của đạo Hindu. Tư tưởng chủ đạo của Áo Nghĩa Thư là sự phân biệt giữa bản ngã trần tục tạm thời của một người và linh hồn bất biến vĩnh cửu của họ. Các học thuyết đạo Hindu khác, và đạo Phật, có những bất đồng về cấu trúc bản ngã này, nhưng đều nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đạt đến cảnh giới nhận thức cao hơn. Yoga là một tập hợp các kỹ thuật được dùng để theo đuổi mục đích này. Phần lớn các tập văn tiếng Phạn đã bị trấn áp dưới ảnh hưởng thời công ty Đông Ấn Anh và sau đó là thời Raj thuộc Anh vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, các học thuyết Ấn Độ vẫn ảnh hưởng tư tưởng phương Tây thông qua hội Thông Thiên, một tổ chức thời đại mới phổ biến trong giới tri thức Âu - Mỹ.
Tâm lý học là một chủ đề phổ biến trong thời kỳ Khai sáng ở châu Âu. Tại Đức, Gottfried Wilhelm Leibniz (1646–1716) đã áp dụng các nguyên lý giải tích của ông cho trí não, chủ yếu cho rằng các hoạt động tâm thần diễn ra trên một trục liên tục không thể bị chia nhỏ, và rằng trong số vô số nhận thức và ham muốn của con người, sự khác biệt giữa nhận biết có ý thức và nhận biết vô thức là rất nhỏ. Christian Wolff xác định tâm lý học là một môn khoa học riêng, viết tác phẩm "Psychologia empirica" năm 1732 và "Psychologia rationalis" năm 1734. Tư tưởng này tiếp tục được phát triển bởi Immanuel Kant, người đã đề ra ý tưởng về ngành nhân chủng học, với tâm lý học là một nhánh quan trọng trong đó. Tuy nhiên, Kant dứt khoát phản đối ý tưởng về tâm lý học dựa trên thí nghiệm, viết rằng"học thuyết kinh nghiệm về tâm hồn không bao giờ có thể đạt tới [những bộ môn như] hóa học kể cả chỉ như là một nghệ thuật phân tích có hệ thống hay là một học thuyết dựa trên thí nghiệm [khoa học]; vì trong nó tính đa chiều của nội quan có thể bị phân tách chỉ bởi sự phân tách ý niệm [mất tập trung], và không thể bị giữ ở trạng thái độc lập và tái hợp lại theo ý muốn [của người thí nghiệm] được (nhưng dù là vậy cũng không có nhiều chủ thể tư duy chịu để bị thí nghiệm cho phù hợp với mục đích của chúng ta) và kể cả sự quan sát [tâm lý] chính nó cũng làm thay đổi và phá hỏng trạng thái vốn có của khách thể được quan sát."Năm 1783, Ferdinand Ueberwasser (1752-1812) tự xác định ông là giáo sư môn Logic học và Tâm lý học kinh nghiệm và bắt đầu giảng dạy Tâm lý học một cách khoa học. Những bước phát triển này sớm bị ngừng lại do chiến tranh Napoleon, sau đó Đại học Münster (cũ) bị đình chỉ bởi chính quyền Phổ. Tuy nhiên, với sự tư vấn của triết gia Hegel và Herbart, vào năm 1825, nước Phổ đã thiết lập tâm lý học như một ngành học bắt buộc trong hệ thống giáo dục đang phát triển nhanh và rất có ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, ngành học này chưa bao gồm thí nghiệm thực chứng. Tại Anh, tâm lý học thời kỳ đầu bao gồm não tướng học và các nghiên cứu về các vấn đề xã hội như nghiện rượu, bạo lực và các trại điên đông đúc của nước này.
Giai đoạn khởi đầu thí nghiệm tâm lý.
Gustav Fechner bắt đầu những nghiên cứu tâm vật lý học tại Leipzig vào những năm 1830, phổ biến nguyên lý cơ bản Weber–Fechner rằng nhận thức của con người về một kích thích nào đó biến thiên theo hàm logarit của mật độ kích thích. Tác phẩm "Elements of Psychophysics" của Fechner năm 1860 đã phản bác lại sự cứng nhắc của Kant chống lại các nghiên cứu định tính về trí não. Ở Heidelberg, Hermann von Helmholtz đã tiến hành các nghiên cứu song song về nhận thức giác quan, và đào tạo nhà sinh lý học Wilhelm Wundt. Đến lượt Wundt, ông đến đại học Leipzig, thành lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên và đưa thế giới đến với tâm lý học dựa trên thí nghiệm thực chứng. Wundt tập trung vào việc phân tích các tiến trình tâm thần thành các cấu phần cơ bản nhất, lấy cảm hứng từ các tiến bộ thời bấy giờ trong hóa học trong việc khám phá ra các nguyên tố và cấu trúc vật liệu. Paul Flechsig và Emil Kraepelin sau đó cũng thành lập một phòng thí nghiệm tâm lý có ảnh hưởng tại Leipzig, tập trung nhiều hơn vào các thí nghiệm tâm thần y khoa.
Các nhà tâm lý học ở Đức, Đan Mạch, Áo, Anh Quốc và Hoa Kỳ nhanh chóng theo Wundt thiết lập các phòng thí nghiệm. G. Stanley Hall theo học với Wundt, thành lập một phòng thí nghiệm tâm lý có tầm ảnh hưởng quốc tế ở đại học Johns Hopkins ở Maryland. Đến lượt Hall, ông đào tạo Yujiro Motora, người đã mang tâm lý học thực nghiệm, với trọng tâm về tâm vật lý học, về đại học Tokyo. Trợ lý của Wundt là Hugo Münsterberg dạy tâm lý học tại Harvard cho những sinh viên như Narendra Nath Sen Gupta—người mà vào năm 1905, đã thành lập khoa tâm lý học và phòng thí nghiệm ở đại học Calcutta. Học trò của Wundt như Walter Dill Scott, Lightner Witmer, và James McKeen Cattell là những người đã phát triển các bài trắc nghiệm để xác định năng lực tâm lý. Catell, người cũng đã theo học với nhà ưu sinh học Francis Galton, là người thành lập công ty Psychological Corporation (nay trực thuộc tập đoàn xuất bản phẩm Pearson). Wittmer tập trung vào các kiểm nghiệm tâm thần ở trẻ em; còn Scott tập trung vào tâm lý trong tuyển dụng nhân viên.
Một học trò khác của Wundt, Edward Titchener, thành lập chương trình tâm lý học ở đại học Cornell và phát triển học thuyết tâm lý"cấu trúc luận". Tâm lý học cấu trúc tìm cách phân tích và xếp loại các thành phần của tâm hồn, chủ yếu thông qua phương pháp nội quan. William James, John Dewey và Harvey Carr phát triển một học thuyết rộng hơn gọi là tâm lý học chức năng, tập trung nhiều hơn vào các hành vi của con người và môi trường. Năm 1890, James viết một cuốn sách có ảnh hưởng lớn, "The Principles of Psychology (Các nguyên lý của Tâm lý học)", trong đó mở rộng giới hạn của tâm lý học cấu trúc, đáng chú ý nhất là mô tả con người như"một chuỗi ý thức"("stream of consciousness"), và thu hút nhiều sinh viên Hoa Kỳ vào ngành học mới mẻ này. Dewey tích hợp tâm lý học với các vấn đề xã hội, đáng kể nhất là đấu tranh cho việc phát triển giáo dục tiến bộ dễ hòa nhập dành cho người nhập cư và khắc sâu giá trị đạo đức ở trẻ em.
Một hướng phát triển khác của tâm lý thực nghiệm có liên hệ với sinh lý học cũng được phát triển tại Nam Mỹ dưới sự lãnh đạo của Horacio G. Piñero tại trường đại học Buenos Aires. Ở Nga, nghiên cứu về nền tảng sinh học của tâm lý được chú trọng, bắt đầu với bài viết khoa học"Ngành tâm lý học được phát triển bởi ai và như thế nào?"của Ivan Sechenov. Sechenov phát triển ý tưởng về phản xạ não bộ và ủng hộ mạnh mẽ thuyết quyết định về hành vi con người.
Wolfgang Kohler, Max Wertheimer và Kurt Koffka đồng sáng lập một trường phái tâm lý mang tên Gestalt (tâm lý hình thức) (không liên quan đến liệu pháp Gestalt của Fritz Perls). Trường phái này dựa trên ý tưởng rằng mỗi cá nhân trải nghiệm và nhận thức vật thể hay thế giới xung quanh mình một cách tổng thể chứ không phải riêng biệt. Thay vì tìm cách phân tách tư tưởng và hành vi thành từng yếu tố nhỏ để nghiên cứu như tâm lý học cấu trúc, các nhà tâm lý Gestalt cho rằng trải nghiệm tổng thể mới quan trọng, và khác biệt với tổng thành phần của các trải nghiệm riêng lẻ. Những nhà khoa học khác cũng đóng góp vào trường phái này trong thế kỷ 19 như nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus, người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu trí nhớ và đã phát triển các mô hình về cơ chế học tập và lãng quên tại Đại học Berlin, và nhà sinh lý học Xô Viết nổi tiếng Ivan Pavlov, người phát hiện trên chó cơ chế học tập hành vi mà sau này được gọi là phản xạ có điều kiện và áp dụng trên người.
Giai đoạn thể chế hoá và quỹ nghiên cứu.
Một trong những cộng đồng nghiên cứu tâm lý học đầu tiên mang tên "La Société de Psychologie Physiologique" tồn tại ở Pháp từ 1885 đến 1893. Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Quốc tế về Tâm lý học diễn ra tại Paris vào mùa thu 1889, tại hội chợ quốc tế kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, tài trợ bởi tiền thân của Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Tâm lý (IUPsyS). William James là một trong số ba người Mỹ trong số bốn trăm đại biểu tham dự. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) ra đời sau đó vào năm 1892. Hội đồng này tiếp tục họp ở nhiều địa điểm khác ở châu Âu, thu hút sự chú ý tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Hội nghị lần thứ sáu tổ chức ở Geneva năm 1909, bao gồm phần trình bày tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản cũng như tiếng Esperanto. Sau khi tạm gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hội đồng họp lần thứ bảy tại Oxford, với sự tham gia đông đảo hơn từ các quốc gia giành chiến thắng trong khối Anh - Mỹ. Năm 1929, hội đồng họp tại đại học Yale, New Haven, Connecticut với sự tham gia của hàng trăm thành viên APA. Đại học Tokyo dẫn đầu trong việc mang bộ môn này sang phương Đông và từ Nhật Bản lan truyền sang Trung Quốc.
Ngành tâm lý học tại Hoa Kỳ bắt đầu có địa vị trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi một uỷ ban thường trực đứng đầu là Robert Yerkes ứng dụng việc kiểm tra tâm lý (bài kiểm tra quân đội Alpha và Beta) với 1,8 triệu binh lính. Nguồn quỹ cho các nghiên cứu hành vi sau đó chủ yếu đến từ gia đình Rockefeller thông qua Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội. Các quỹ từ thiện của gia đình Rockefeller cũng tài trợ cho Uỷ ban quốc gia về An sinh Tâm lý, là tổ chức đã phổ biến khái niệm về bệnh tâm thần và vận động hành lang cho các biện pháp kiểm soát tâm lý trong phát triển ở trẻ em. Thông qua Cục An sinh Xã hội và sau đó là từ nguồn quỹ của Alfred Kinsey, quỹ Rockefeller đặt nền móng cho nghiên cứu tâm lý học tình dục trở thành một bộ môn nghiên cứu hợp lệ tại Hoa Kỳ. Với ảnh hưởng từ Văn phòng Nghiên cứu Ưu sinh tài trợ bởi Carnegie, quỹ Pioneer của Draper, và các thể chế khác, phong trào ưu sinh cũng đã có những ảnh hưởng to lớn đến ngành tâm lý Hoa Kỳ: trong thập niên 1910 - 1920, ưu sinh là một chủ đề thảo luận thường trực trong các khoá học tâm lý.
Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và Chiến tranh lạnh, quân đội Hoa Kỳ và các cơ quan tình báo là những đơn vị tài trợ chính cho ngành tâm lý - thông qua quỹ của các đơn vị tác chiến và Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS). Nhà tâm lý thuộc đại học Michigan là Dorwin Cartwright cho biết các nhà nghiên cứu ở trường đại học đã thực hiện các nghiên cứu về tuyên giáo quy mô lớn từ 1939 - 1941, và"trong những tháng cuối của cuộc chiến, một nhà tâm lý học xã hội là người chịu trách nhiệm chính các chính sách tuyên giáo hàng tuần cho chính quyền Hoa Kỳ."Cartwright cũng viết rằng các nhà tâm lý học có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế nội địa. Quân đội Hoa Kỳ cũng bắt đầu triển khai Bài kiểm tra phân loại quân binh phổ thông (AGCT) và bắt đầu nghiên cứu quy mô lớn về tinh thần của binh sĩ. Trong những năm 1950, quỹ Rockefeller và quỹ Ford phối hợp với Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) tài trợ các nghiên cứu về tâm lý chiến. Năm 1965, dư luận tranh cãi về dự án Camelot - hay thường biết đến như"dự án Manhattan"trong khoa học xã hội - của quân đội Hoa Kỳ, một dự án nhắm đến việc tập hợp các nhà tâm lý và nhân chủng học để phân tích các quốc gia khác nhằm mục đích chiến lược.
Tại Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tâm lý học có vai trò ở tầm đơn vị hỗ trợ trong quân đội, và sau đó phát triển cùng với quân đội dưới thời Đức Quốc Xã. Dưới sự lãnh đạo của Matthias Göring - anh em họ của Hermann Göring, Viện Phân tâm học Berlin được đổi tên thành Viện Göring. Các nhà phâm tâm học theo trường phái Freud bị đuổi hoặc xử tội dưới chính sách chống Do Thái của Đảng Quốc Xã, và mọi nhà phân tâm học phải từ bỏ tư duy theo Freud và Adler. Viện Göring được tài trợ đầy đủ trong suốt chiến tranh với tôn chỉ tạo ra"Liệu pháp Tâm lý Đức mới", nhằm định hướng những người dân Đức phù hợp theo những mục tiêu chung của Đức Quốc Xã. Theo mô tả bởi một bác sĩ thì:"Bỏ qua tầm quan trọng của việc phân tích tâm lý, các lời chỉ dụ tâm linh và sự hợp tác chủ động của bệnh nhân là cách tốt nhất để vượt qua các vấn đề tâm thần cá nhân và dẫn dắt họ theo con đường của "Volk" (linh hồn dân tộc) và "Gemeinschaft". (cộng đồng và xã hội)"Các nhà tâm lý học có nhiệm vụ cung cấp "Seelenführung" (định hướng tâm linh), để giúp mọi người hoà hợp với tầm nhìn mới về cộng đồng nước Đức. Harald Schultz-Hencke kết hợp tâm lý học với các lý thuyết Phát xít về sinh học và nguồn gốc chủng tộc, chỉ trích phân tâm học là bộ môn của những kẻ yếu và lệch lạc. Johannes Heinrich Schultz, một nhà tâm lý học người Đức được biết đến qua việc phát triển kỹ thuật thiền kiểu Đức, kêu gọi việc triệt sản và giết không gây đau đớn ("euthanasia") với những đàn ông được cho là có bộ gen không mong muốn, và phát triển những kỹ thuật cần thiết cho quá trình này. Sau chiến tranh, một vài viện nghiên cứu mới được thành lập và một số nhà tâm lý học bị mất uy tín do có liên đới với Đức Quốc Xã. Alexander Mitscherlich thành lập một tạp chí khoa học về phân tâm học ứng dụng có tiếng tăm là "Psyche", và với tài trợ từ quỹ Rockefeller, mở khoa y sinh tâm lý lâm sàng đầu tiên ở đại học Heidelberg. Năm 1970, tâm lý học trở thành môn bắt buộc của sinh viên y khoa ở Đức.
Sau cách mạng Nga, tâm lý học được giới thiệu rộng rãi bởi giới Bolsheviks như là một cách để kiến tạo"con người mới"cho chủ nghĩa xã hội. Vì thế, khoa tâm lý học của các trường đại học đã đào tạo một số lượng lớn sinh viên, làm việc tại các trường, công sở, tổ chức văn hoá, và quân đội. Một trong tâm đặc biệt là thiếu nhi học, nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ nhỏ, trong đó Lev Vygotsky là một tác giả lớn. Đảng Bolsheviks cũng giới thiệu các khái niệm như tự do yêu đương và xem học thuyết phân tâm học như một lời giải cho việc cấm đoán tình dục. Mặc dù thiếu nhi học và việc kiểm tra trí thông minh dần không còn được ưa chuộng từ 1936, tâm lý học vẫn có chỗ đứng trong thời kỳ Xô Viết. Cuộc Đại thanh trừng của Stalin gây tổn hại lớn và tạo ra không khí sợ hãi trong ngành này, cũng như ở mọi nơi khác trong xã hội Xô Viết. Theo sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà tâm lý học người Do Thái ở quá khứ và đương thời (bao gồm Lev Vygotsky, A.R. Luria, and Aron Zalkind) bị hạ bệ, Ivan Pavlov (truy phong) và bản thân Stalin được nâng tầm thành những anh hùng của tâm lý học Xô Viết. Giới học thuật Xô Viết nhanh chóng được tự do hoá trong thời kỳ Khrushchyov và các chủ đề như điều khiển học, ngữ âm học, di truyền học... được chấp nhận trở lại. Một lĩnh vực mới ra đời, gọi là"tâm lý học kỹ thuật"(ngày nay là một lĩnh vực thuộc công thái học và tương tác người - máy) nghiên cứu về các yếu tố tâm lý trong những công việc phức tạp như phi công hay phi hành gia. Các nghiên cứu liên ngành cũng phổ biến và các học giả như Georgy Shchedrovitsky đã phát triển các hệ thống lý luận chung về hành vi con người.
Ngành tâm lý học từ thế kỷ 20 tại Trung Quốc ban đầu đi theo mô hình Hoa Kỳ, với các bản dịch từ các tác giả Hoa Kỳ như William James, việc thành lập các khoa tâm lý học ở các trường đại học và tạp chí khoa học chuyên ngành, và các tổ chức như Hiệp hội Đánh giá Tâm lý Trung Quốc (1930) và Cộng đồng Tâm lý học Trung Quốc (1921). Các nhà tâm lý học Trung Quốc thường được khuyến khích tập trung vào lĩnh vực học tập và ngôn ngữ học, với khát vọng rằng giáo dục sẽ giúp hiện đại hoá và quốc hữu hoá đất nước. John Dewey, người có những bài giảng cho cộng đồng Trung Quốc vào những năm 1918–1920, là người có ảnh hưởng lớn trong học thuyết này. Hiệu trưởng Thái Nguyên Bồi đã giới thiệu ông tại đại học Bắc Kinh như là một nhà tư tưởng lớn hơn cả Khổng Tử. Quách Nhậm Viễn (tiếng Anh: Kuo Zing-yang, tiếng Trung Quốc giản thể: 郭任远) nhận bằng tiến sĩ tại đại học California, Berkeley, trở thành chủ tịch của đại học Chiết Giang là người đã phổ biến thuyết hành vi ở Trung Quốc. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền đất nước, Liên Bang Xô Viết của Stalin có ảnh hưởng lớn, với học thuyết Marx - Lenin trở thành học thuyết xã hội chính và phản xạ Pavlov trở thàn khái niệm được chấp nhận trong giải thích các thay đổi hành vi. Các nhà tâm lý học Trung Quốc phát triển mô hình của Lenin về ý thức"chiêm nghiệm"(""reflective"consciousness"), cho rằng một ý thức chủ động sẽ có thể vượt qua được các điều kiện vật chất thông qua lao động và đấu tranh tư tưởng. Họ phát triển một khái niệm về"ghi nhận"("recognition") để chỉ tương quan giữa nhận thức cá nhân và cái nhìn được chấp nhận của xã hội. Kiến thức học thuật về tâm lý được tập trung tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, dưới sự quản lý của Quốc vụ viện Trung Hoa. Năm 1951, Viện Hàn lâm này xây dựng một Văn phòng Nghiên cứu Tâm lý, sau trở thành Viện Tâm lý học vào năm 1956. Phần lớn các nhà tâm lý học đầu ngành được đào tạo tại Hoa Kỳ và mục tiêu đầu tiên của Viện là tái đào tạo những nhà tâm lý này theo học thuyết Xô Viết. Tâm lý học trẻ em và sư phạm tiếp tục là mục tiêu trọng tâm của bộ môn này tại Trung Quốc.
Tổ chức quản lý ngành.
Các thể chế quản lý.
Năm 1920, Édouard Claparède và Pierre Bovet sáng lập một tổ chức tâm lý học ứng dụng mới gọi là Hội đồng Quốc tế về Kỹ thuật Tâm lý ứng dụng Hướng nghiệp ("International Congress of Psychotechnics Applied to Vocational Guidance"), về sau đổi tên thành Hội đồng Quốc tế về Kỹ thuật Tâm lý ("International Congress of Psychotechnics") và rồi trở thành Hiệp hội Quốc tế về Tâm lý học Ứng dụng (IAAP). IAAP được xem là hiệp hội quốc tế về tâm lý học lâu đời nhất hiện nay. Ngày nay, có tối thiểu 65 tổ chức quốc tế làm việc về các lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong tâm lý học. Phản ứng lại với sự thống trị của nam giới trong lĩnh vực này, các nhà tâm lý học nữ ở Hoa Kỳ thành lập Uỷ ban Quốc gia các nhà Tâm lý học nữ vào năm 1941. Tổ chức này trở thành Uỷ ban Quốc tế các nhà Tâm lý học nữ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sau đó trở thành Uỷ ban Quốc tế các nhà Tâm lý học vào năm 1959. Một vài hiệp hội như Hiệp hội các nhà Tâm lý học da đen và Hiệp hội các nhà Tâm lý học Á Mỹ cũng ra đời nhằm phát triển các nhóm chủng tộc phi Âu châu trong ngành.
Liên đoàn cấp thế giới của các cộng đồng tâm lý học quốc gia là Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Tâm lý ("International Union of Psychological Science"- IUPsyS), thành lập năm 1951 dưới sự đỡ đầu của UNESCO, cơ quan văn hoá và khoa học của Liên Hợp Quốc. Các khoa tâm lý học bắt đầu nở rộ trên toàn cầu, chủ yếu dựa theo mô hình Âu - Mỹ. Từ 1966, Liên đoàn bắt đầu đăng tải tạp chí khoa học "International Journal of Psychology". IAAP và IUPsyS đồng ý vào năm 1976 mỗi bên sẽ tổ chức hội nghị toàn cầu luân phiên nhau.
Liên đoàn Quốc tế công nhận 66 hiệp hội quốc gia thành viên và tối thiểu 15 hiệp hội khác tồn tại. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ là đơn vị lớn và lâu đời nhất, với số lượng thành viên từ 5000 năm 1945 lên đến trên 100 000 hiện nay. APA bao gồm 54 đơn vị thành viên và từ năm 1960 đã nhanh chóng mở rộng bao gồm nhiều hơn những chuyên ngành khác nhau. Một số trong những đơn vị thành viên trên, ví dụ như Cộng đồng Nghiên cứu Tâm lý các Vấn đề Xã hội và Cộng đồng Luật - Tâm lý Hoa Kỳ khởi đầu là đơn vị độc lập.
Cộng đồng Tâm lý liên châu Mỹ thành lập từ 1951, với mục tiêu phát triển và điều phối cộng đồng tâm lý xuyên suốt Tây bán cầu. Cộng đồng này tổ chức Hội nghị Tâm lý học liên châu Mỹ và có trên 1000 thành viên vào năm 2000. Hiệp hội Liên đoàn Tâm lý học chuyên nghiệp châu Âu, thành lập từ năm 1981, đại diện cho 30 hiệp hội quốc gia thành viên với tổng cộng trên 100 000 thành viên cá nhân. Có tối thiểu 30 tổ chức quốc tế khác quản lý ngành tâm lý học ở các châu lục khác.
Ở một vài nơi, chính quyền có quy định cụ thể về mặt pháp luật ai có thể cung cấp dịch vụ tâm lý hoặc được xưng là"nhà tâm lý học". APA định nghĩa nhà tâm lý học là người có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực tâm lý kèm theo nhiều điều kiện khác.
Giới hạn.
Những nhà tâm lý học thực chứng thời kỳ đầu phân biệt bản thân với tâm linh học, bộ môn ở cuối thế kỷ 19 rất được ưa chuộng (thu hút cả sự chú ý của những học giả như William James), và đúng thực tâm linh học bao hàm khá nhiều những thứ thường được mọi người gọi là"tâm lý". Tâm linh học, thôi miên, và ngoại cảm là những chủ đề lớn trong những hội nghị quốc tế đầu tiên. Nhưng những học giả của các trường phái trên dần bị khai trừ và trục xuất khỏi Hội đồng trong khoảng 1900–1905. Tâm linh học tiếp tục tồn tại thêm một thời gian ở đại học Tokyo với những ấn phẩm như "Clairvoyance and Thoughtography" ("Thuật tiên tri và đọc vị suy nghĩ") bởi Tomokichi Fukurai, nhưng kể cả ở đây chuyên ngành này cũng dần bị loại trừ từ 1913.
Là một bộ môn khoa học, tâm lý học từ lâu đã cố gắng để chống lại những chỉ trích cho rằng nó là một bộ môn khoa học"yếu". Chỉ trích của triết gia khoa học Thomas Kuhn năm 1962 cho rằng tâm lý học nói chung còn ở trong giai đoạn chưa định hình, thiếu vắng một sự đồng thuận chung về một hệ lý thuyết toàn diện mà những bộ môn khoa học hoàn thiện khác như hoá học hay vật lý đều có. Vì nhiều lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học dựa trên phương pháp nghiên cứu như khảo sát và bảng câu hỏi, các nhà bình luận cho rằng tâm lý học không phải là một khoa học khách quan. Giới theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng tính cách, suy nghĩ, và cảm xúc, không thể được đo lường trực tiếp và thường chỉ được suy ra từ các báo cáo chủ quan, nên dễ có vấn đề. Các nhà tâm lý học thực chứng đã thiết kế ra nhiều phương pháp để đo lường một cách gián tiếp các hiện tượng khó nắm bắt trên.
Trong chính lĩnh vực cũng có sự phân hoá, với một số nhà tâm lý học tập trung vào những trải nghiệm độc nhất của mỗi người, vốn không thể dùng làm dữ liệu cho một tập cộng đồng lớn hơn được. Giới bình luận trong và ngoài lĩnh vực cho rằng các chuyên ngành chính của tâm lý học dần trở nên lệ thuộc vào"đạo chủ nghĩa kinh nghiệm", chỉ dựa trên các phương thức nghiên cứu phát triển từ các bộ môn khoa học thực tế trước đó và giới hạn quy mô nghiên cứu của ngành. Các nhà hoạt động nữ quyền cũng cho rằng nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm khiến cho việc bám lấy tính khách quan khoa học đã che giấu đi hệ giá trị và thành kiến của các nhà nghiên cứu (đa số là nam giới trong lịch sử). Ví dụ, Jean Grimshaw, cho rằng các nghiên cứu tâm lý chính thống đã thúc đẩy tính gia trưởng thông qua các nỗ lực điều khiển hành vi của ngành tâm lý học.
Các lĩnh vực của tâm lý học.
Lục Đỏ LamTím Lam Tím
Lam Tím ĐỏLục Tím Lục
Hiệu ứng Stroop khẳng định rằng việc nêu tên các màu trong đoạn thứ nhất dễ hơn và nhanh hơn đoạn thứ hai.
Tâm lý học là một lĩnh vực nghiên cứu về quy luật chung nhất của sự vận động thế giới đời sống con người dưới sự tác động qua lại tích cực của cá nhân với thực tại khách quan. Chi tiết về các lĩnh vực cụ thể trong Tâm lý học có thể tìm Các chủ đề về tâm lý học và Các môn tâm lý. Có thể chia tâm lý học thành: tâm lý học thường nghiệm, tâm lý học thực nghiệm và tâm lý học siêu hình.
Tâm lý học đại cương - tổng quát.
Tâm lý học: Nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới tinh thần con người trong sự vận động tương tác với thực tại khách quan (tâm lý đại cương) và những quy luật riêng biệt trong đời sống (tâm lý học chuyên ngành: Tâm Lý học bất thường, Tâm lý học động học, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học so sánh, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học cá nhân, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học nghệ thuật, Tâm lý học quân sự, Tâm lý học tội phạm,Tâm lý học sáng tạo,Tâm lý học lao động, Tâm lý học trị liệu,Tâm lý học tư vấn, Tâm lý học kinh tế, Cận tâm lý... và ứng dụng trong thực tiễn đời sống con người.
Tâm lý học chuyên ngành - chuyên sâu.
Tâm lý học ứng dụng là nghiên cứu tâm lý học nhằm khắc phục đặc biệt các vấn đề về thực hành và ứng dụng của việc nghiên cứu này là đem ra áp dụng. Nhiều nghiên cứu tâm lý học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau: Quản lý kinh doanh, Thiết kế sản phẩm, Lao động học, Dinh dưỡng, và Y học lâm sàng. Tâm lý học ứng dụng bao gồm các lĩnh vực: Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học công nghiệp và tổ chức, Các nhân tố con người, Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học sức khỏe, Tâm lý học trường học và các lĩnh vực khác.
Các học thuyết tâm lý học nổi tiếng.
Thuyết hành vi.
Tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lý người thời đó. Kết quả là đã hình thành trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý học Mĩ và thế giới trong suốt thế kỷ XX: Tâm lý học hành vi, mà đại biểu là các nhà tâm lý học kiệt xuất: E.L.Thorndike (1874-1949), J.B.J.Watson (1878-1958), E.C.Tolman (1886-1959), K.L.Hull (1884-1952) và B.F.Skinner (1904-1990) và A. Bandura v.v…
Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản hệ thống quan niệm về tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của tâm lý học là hành vi chứ không phải ý thức. Phương pháp nghiên cứu là quan sát và thực nghiệm khách quan chứ không phải là nội quan. Trước và trong thời kỳ xuất hiện Thuyết hành vi, tâm lý học được hiểu là khoa học về ý thức và phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát và giải thích). Ngay từ khi ra đời ở Đức năm 1879, với tư cách là khoa học độc lập, tâm lý học đã được mệnh danh là Tâm lý học nội quan. W.Wundt - người sáng lập ra Tâm lý học này, đã xác định đối tượng của tâm lý học là tổ hợp các trạng thái mà ta nghiệm thấy - các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép kín. Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học nội quan đã hình thành nên Tâm lý học cấu trúc ở Mĩ. Mặt khác, do nhu cầu khắc phục sự bế tắc của Tâm lý học nội quan, cũng ở Mĩ những năm này đã xuất hiện Tâm lý học chức năng. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai dòng phái đều không tạo lập được khoa học khách quan về ý thức. Lý luận của chúng gắn liền với phương pháp chủ quan, điều này gây sự thất vọng ở khắp mọi nơi.
Kết quả là, những vấn đề cơ bản của tâm lý học trở nên mờ mịt đối với nhiều người: Đối tượng nghiên cứu (ý thức) và nguồn gốc của nó (ý thức bắt đầu từ đâu), phương pháp nghiên cứu (nội quan, nguyên tắc giải thích: nguyên nhân tâm lý như là sự chế uớc của một số hiện tượng ý thức đối với các hiện tượng khác). Từ đó đã xuất hiện nhu cầu cấp thiết về đối tượng, phương pháp và nguyên tắc mới, đặc biệt ở Mĩ, nơi mà cách tiếp cận thực dụng trong nghiên cứu con người chiếm vai trò thống trị. Điều này đã được chứng minh bằng khuynh hướng chức năng, mà trọng tâm chú ý là vấn đề thích ứng của cá nhân với môi trường. Nhưng chủ nghĩa chức năng, vốn bắt nguồn từ các quan niệm thời cổ đại về ý thức như là một bản thế đặc biệt vươn tới mục đích, đã bị bất lực khi giải thích nguyên nhân điều khiển hành vi con người, sự tạo ra những hình thức hành vi mới.
Phương pháp chủ quan đã mất uy tín, phải nhường vị trí cho phương pháp khách quan. Ở đây, sinh lý học, đặc biệt là sinh lý học thần kinh đã đóng vai trò quan trọng, trong đó công đầu thuộc về nhà sinh lý học người Nga I.P.Pavlov, với khái niệm phản xạ có điều kiện. Về phương diện kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu phản xạ có điều kiện cho phép ta nhận biết khách quan các phản ứng của cơ thể đối với một kích thích. Các nhà hành vi học đã không bỏ qua thành tựu này. Phương pháp phản xạ trở thành cứu cánh của họ. Mặt khác, sự phát triển của tâm lý học động vật đã mang lại cho Tâm lý học hành vi đối tượng nghiên cứu mới: hành vi của động vật. Sự xuất hiện những nghiệm thể mới – động vật - không có khả năng nội quan, đã đóng vai trò quan trọng giúp nhà nghiên cứu chuyển từ quan sát sang thực nghiệm. Hiệu quả tác động của nghiệm viên bây giờ không phải là tự "thông báo" của nghiệm thể về các trạng thái của mình (như trong Tâm lý học nội quan) mà là những phản ứng vận động - một điều hoàn toàn khách quan. Trong biên bản thực nghiệm đã xuất hiện các thông tin kiểu mới về nguyên tắc. Hơn nữa, chính những nguyên tắc và phương pháp này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của triết học thực chứng và chủ nghĩa cơ học, đang chi phối tinh thần nước Mĩ. Đó chính là hoàn cảnh tư tưởng - lý luận đã sinh ra Thuyết hành vi.
Nhân vật hàng đầu của Tâm lý học hành vi là J.Watson. Các luận điểm của ông là nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học này. Nói tới Tâm lý học hành vi, không thể không nói nhiều về các quan điểm đó. Tuy nhiên, một mình J.Watson không làm nên trường phái thống trị tâm lý học Mĩ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm lý học thế giới suốt thế kỷ XX. Trước J.Watson có nhiều bậc tiền bối, mà tư tưởng và kết quả thực nghiệm của họ là cơ sở trực tiếp, để trên đó Watson xây dựng các luận điểm then chốt của Tâm lý học hành vi. Sau J.Watson nhiều nhà tâm lý học lớn khác của Mĩ đã phát triển học thuyết này, đưa nó thành hệ thống tâm lý học đa dạng và bám rễ vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể chia quá trình phát triển của Tâm lý học hành vi thành ba giai đoạn không hoàn toàn theo trật tự tuyến tính về thời gian: những cơ sở lý luận và thực nghiệm đầu tiên hình thành các luận điểm cơ bản (Thuyết hành vi cổ điển); sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học hành vi, sau khi có các luận điểm của J.Watson (các thuyết hành vi mới và hậu hành vi).
Thuyết phân tâm.
Ngày nay, thuật ngữ"Phân tâm học"cùng với tên tuổi của người sáng lập nó là Sigmund Freud đã trở lên quá quen thuộc đối với nhiều người. Trong khi những tên tuổi vĩ đại khác của khoa học tâm lý như W.James, J.Watson, J.Piaget, L.X.Vygotsky, v.v ít được biết ngoài phạm vi tâm lý học, thì S.Freud nổi tiếng đối với nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực: tâm lý học, giáo dục học, y học, văn học - nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, v.v… 40 năm sau ngày mất của ông, tạp chí"News week"đánh giá rằng tư tưởng của Freud đã đi sâu vào ý thức của chúng ta đến nỗi"khó mà tưởng tượng được thế kỷ XX lại thiếu ông"(30/11/1981). Ông thuộc về một trong số ít nhà tư tưởng đã làm thay đổi căn bản cái nhìn của chúng ta về bản thân mình.
Lý thuyết Phân tâm học cố gắng miêu tả cấu trúc của bộ máy tâm trí của con người bao gồm miền vô thức, tiền ý thức và ý thức và sự vận hành của bộ máy tâm trí này chính là những xung đột, những cuộc đấu tranh giữa các"lực"bên trong mà con người không hề ý thức được. Đó là các bản năng, xung năng, tính dục luôn chi phối sự hành động của con người, là cái thúc đẩy khiến con người vận động và phát triển. Sau này, S. Frued đã phát triển thêm Cái ấy (Id), Cái tôi (Ego) và Super Ego trong lý thuyết của mình.
+ Cái ấy (Id): vận hành theo nguyên tắc khoái lạc và phải thoả mãn ngay lập tức các nhu cầu tính dục hoặc giải phóng các xung năng.
+ Siêu tôi (Super Ego): Vận hành theo nguyên tắc ngăn cấm, kiểm duyệt. Cái siêu tôi bao gồm lương tâm (các giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội mà con người lĩnh hội được thời thơ ấu) và lý tưởng.
+ Cái tôi (Ego) vận hành theo nguyên tắc hiện thực nhằm tìm kiếm cách thoả mãn các nhu cầu, đòi của Cái ấy phù hợp với thực tế nhưng cũng phải điều hoà sự tranh đấu giữa Cái ấy và Siêu tôi.
Ngoài ra, Phân tâm học còn mô tả mô hình phát triển nhân cách của con người qua năm giai đoạn:
1. Giai đoạn môi miệng (oral stage)
Độ tuổi: Mới sinh – 1 tuổi
Vùng tập trung khoái cảm: Miệng
2. Giai đoạn hậu môn (anal stage)
Độ tuổi: 1 – 3 tuổi
Vùng tập trung khoái cảm: Việc kiểm soát trực tràng và bàng quang.
3. Giai đoạn dương vật tượng trưng (phallic stage)
Độ tuổi: 3 – 6 tuổi
Vùng tập trung khoái cảm: Bộ phận sinh dục
4. Giai đoạn ẩn tàng (latent period)
Độ tuổi: 6 – dậy thì
Vùng tập trung khoái cảm: Các cảm xúc tính dục không hoạt động
5. Giai đoạn phát dục (genital stage)
Độ tuổi: dậy thì trở đi
Vùng tập trung khoái cảm: Hứng thú tính dục trưởng thành (Maturing Sexual Interests).
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất mà Phân tâm học có được đó là tạo ra một trào lưu tâm lý trị liệu cho những người mắc rối loạn tâm thần thông qua liên tưởng tự do, diễn giải giấc mơ, phân tích các cơ chế phòng vệ, nhận biết được các giai đoạn chuyển dịch (trong mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu). Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp trị liệu tâm lý được ra đời, nhưng cách tiếp cận phân tâm học không hề bị lãng quên.
Mặc dù Phân tâm học là một học thuyết lớn (có thể nói là cả đời người), sâu rộng, cũng như sức ảnh hưởng của nó nhưng không tránh khỏi những chỉ trích, phê phán các luận điểm của Phân tâm học ở một số điểm (1) không có tính khoa học hoặc là một khoa học yếu, (2) không đưa ra các dự đoán mà chủ yếu rút ra từ hậu đoán, lâm sàng, nghiên cứu trường hợp, (3) không có nhiều số liệu thống kê, (4) khó chứng minh là sai hay đúng vì không thể thực nghiệm.
Thậm chí, những môn đệ của S.Freud, những nhà Phân tâm học xảy ra những mâu thuẫn với các lý thuyết của S. Freud mà tự phát triển và xây dựng một lý thuyết về tâm lý khác dựa trên nền tảng Phân tâm học mà người ta gọi là Phân tâm học mới theo hướng nghiên cứu khoa học hơn. Có thể nói, S. Frued đã viết ra kinh Cựu ước (Phân tâm học cổ điển) và những người sau ông viết ra kinh Tân ước (Phân tâm học mới).
Thuyết phát sinh nhận thức.
"Từ đây cho tới cuối thế kỷ, tôi e rằng tâm lý học thế giới chỉ việc khai thác riêng các ý tưởng của J. Piaget thì cũng không làm sao hết được"-Paulpraisse.
Cho tới cuối thế kỷ XX, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu sự phát sinh nhận thức và trí tuệ trẻ em được sâu sắc, hệ thống bằng J.Piaget. Suốt bảy thập kỷ kiên trì và sáng tạo khoa học, ông đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển lĩnh vực khoa học mới: Tâm lý học phát triển. Cả cuộc đời của J.Piaget là cuộc đời của nhà Bác học và lao động không ngừng. Các thầy cô giáo, bậc cha mẹ và trẻ thơ trên thế giới biết ơn những cống hiến lớn lao và tâm huyết của ông trong lĩnh vực này.
Jean Piaget sinh ngày 9 tháng 8 năm 1896 tại Nêuchâtel Thụy Sĩ, trong một gia đình tri thức danh tiếng.
Từ nhỏ ông đã bộc lộ thiên tư trí tuệ tuyệt vời, xuất chúng. Năm 10 tuổi ông đã công bố bài báo khoa học đầu tiên của mình, mô tả các quan sát về một con chim sẻ bạch tạng quý hiếm. Ít lâu sau, ông theo học một tớp giúp việc người quản lý bảo tàng lịch sử thiên nhiên ở địa phương. 15 tuổi J.Piaget đã bộc lộ rõ xu hướng nghiên cứu sinh học và đã công bố những bài báo khoa học, nghiên cứu về động vật có vú.
Năm 18 tuổi J.Piaget đỗ cử nhân và năm 1918, J.Piaget hoàn thành luận án Tiến sĩ thuộc lĩnh vực động vật học, tại Viện đại học Nêuchâtel, với đề tài"Sự thích ứng của loài nhuyễn thể". Trong thời gian này, ông đã công bố 25 công trình nghiên cứu sự sinh trưởng, thích nghi của loài sò quanh hồ Nêuchâtel. Những kiến thức sinh học và ấn tượng về sự thích nghi của loài sò óc đã hình thành trong ông các khái niệm cơ bản để nghiên cứu sự phát triển trí năng của trẻ em sau này.
Ngoài sinh học, mối quan tâm thứ hai của ông là khoa học luận (Epistemology) - một ngành triết học đề cập đến nguồn gốc phát sinh của hiểu biết, ông nuôi hy vọng táo bạo là có thể hợp nhất hai vấn đề mà ông quan tâm. Vào thời điểm đó, ông cảm thấy, tâm lý học chính là câu trả lời. Ông chuyển đến Paris và dành ra 2 năm để học tâm lý học lâm sàng, lôgíc và triết lý khoa học tại Sorbonne. Trong thời gian ở Pari, J.Piaget được đề nghị đảm trách công việc chuẩn hoá những trắc nghiệm trí thông minh tại phòng thí nghiệm của A.Binet. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng nghề nghiệp của ông. J.Piaget sớm nhận thấy và quan tâm nhiều hơn đến những"câu trả lời sai"của trẻ so với các kết quả trắc nghiệm. Ông nghĩ rằng, dường như trẻ em cùng độ tuổi thường mắc phải những loại câu trả lời sai giống nhau đối với một số câu hỏi nhất định. Vậy tại sao? J.Piaget tiếp tục tìm hiểu về những nhận thức sai lệch của trẻ bằng phương pháp lâm sàng mà ông đã học được trước đây, khi còn làm việc trong một bệnh viện tâm thần thực hành. Không bao lâu sau, ông lại phát hiện ra rằng, trẻ ở những độ tuổi khác nhau, thường có những loại câu trả lời sai khác nhau, và ông đi đến kết luận: trí tuệ phải là một thuộc tính đa diện. Những đứa trẻ lớn tuổi hơn không chỉ đơn giản là thông minh hơn những đứa trẻ ít tuổi, mà quá trình suy nghĩ của chúng cũng hoàn toàn khác. Những phát hiện này đã cuốn hút J.Piaget và ông cố gắng xác định xem trẻ tiến triển từ phương thức (hay giai đoạn) suy nghĩ này sang phương thức suy nghĩ khác như thế nào. Việc nghiên cứu của con người đáng lưu ý này còn tiếp tục khoảng 60 năm nữa, cho đến khi ông mất vào năm 1980.
Năm 1921 (25 tuổi), theo đề nghị của Giáo sư Claparède - Viện trưởng Viện khoa học giáo dục, ông chuyển từ Paris về Genève để đảm nhận chức Trưởng phòng tâm lý thực nghiệm. Năm 1925, ông nhận chức Giáo sư Đại học Nêuchâtel, dạy bao cả ba ngành: Tâm lý học, Xã hội học và Triết học. Năm 1929, được bổ nhiệm Giáo sư Đại học Genève về môn Lịch sử tư tưởng khoa học, Giám đốc Trung tâm giáo dục quốc tế của Unesco và ở cương vị này cho tới năm về hưu (1972). Năm 1933 là Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Thụy Sĩ tại Genève. Năm 1940, Giáo sư tâm lý thực nghiệm và năm 1952 là Giáo sư Trường Đại học Sorbonne, Paris.
Trong suốt những năm 1921 đến 1940, mối quan tâm chủ yếu của J.Piaget là lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là sự phát sinh nhận thức và trí tuệ của trẻ em. Trong thời gian này, nhiều công trình đã được ông công bố."Ngôn ngữ và tư duy của trẻ"(1923),"Mệnh đề và kết luận của trẻ"(1924),"Biểu tượng về thế giới của trẻ"(1926) v.v. Những nghiên cứu về lĩnh vực trên được ông tập hợp trong hai công trình nổi tiếng:"Tâm lý học trí tuệ"(1946) và"Tâm lý học trẻ em"(1966).
Từ năm 1940 J.Piaget chuyển dần lĩnh vực nghiên cứu từ tâm lý trẻ em sang Lôgic học và Khoa học luận. Từ năm 1950 chuyển hẳn sang lĩnh vực này, đặc biệt là nghiên cứu quá trình phát triển tư duy con người. Năm 1956, ông thành lập ở Genève Trung tâm nghiên cứu quốc tến về nhận thức luận khoa học (Centre international d’ épistemologie Scientifique), với sự tham gia của nhiều nhà Bác học lớn đương thời như Albert Einstein (Vật lý), B.Grize (Toán và Lôgic), W.Mc.Cullôch (Sinh học thần kinh) v.v. Kết quả là trong thời gian này nhiều tác phẩm khoa học của ông đã được xuất bản:"Lớp, quan hệ và số"(1942),"Tiểu luận lôgic"(1952),"Nghiên cứu sự chuyển hoá của các thao tác lôgíc"(1953) và"Khái niệm về nhận thức phát sinh"(1950), với hơn 1000 trang, gồm 3 tập:"ý tưởng toán học","ý tưởng vật lý học","ý tưởng sinh học, ý tưởng tâm lý học và ý tưởng xã hội học".
Ngay từ những năm 1935-1965, J.Piaget đã quan tâm tới việc vận dụng kết quả nghiên cứu tâm lý học trẻ em vào các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đặc biệt là vào phương pháp giáo dục trẻ em. Ông đã phân tích và phê phán hạn chế của phương pháp giáo dục cổ truyền, quảng bá các phương pháp giáo dục mới, trong đó đề cao vai trò của phương pháp hoạt động trong dạy học. Coi đó là phương pháp mang lại hiệu quả hơn hẳn những phương pháp đương thời. Các tác phẩm:"Giáo dục đang đi về đâu"(1948),"Tâm lý học và giáo dục học"(1969) phản ánh khá rõ trăn trở và tư tưởng đổi mới của J.Piaget trong lĩnh vực này. Nhiều đề xuất của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
J.Piaget là người lao động không mệt mỏi. Suốt cuộc đời, ông quan sát, thử nghiệm, tích luỹ khối lượng khổng lồ dữ kiện về sự phát triển tâm lý trẻ em. Hàng năm, khi kết thúc năm học, ông mang tài liệu thu thập được đến một trang trại vắng người dưới chân núi Alpea. Ở đó, cả mùa hè, ông không tiếp xúc với khách, miệt mài phân tích, tổng hợp tư liệu, hình thành nên các tác phẩm khoa học. Trong suốt 70 năm làm việc J.Piaget đã công bố hàng trăm cuốn sách và bài viết về các lĩnh vực sinh học, tâm lý học, ngôn ngữ, lôgic… trong hệ thống lý thuyết liên bộ môn đồ sộ.
J.Piaget mất ngày 16.9.1980 tại Genève.
Sinh thời, J.Piaget được kính trọng trên khắp thế giới. Ông là giáo sư của nhiều trường Đại học lớn ở Pháp và Thụy Sĩ Giám đốc phòng thực nghiệm, phụ trách văn phòng Quốc tế về giáo dục, Uỷ viên Hội đồng chấp hành của Unesco, Viện sĩ và tiến sĩ danh dự của nhiều trường Đại học, Viện hàn lâm danh tiếng: Harvard (1936), Columbia (1970), Bruvtelle (1940), Brazill (1949).
J.Piaget là nhà Bác học đa lĩnh vực: Bắt đầu từ sinh học, sang tâm lý học đến nhận thức luận, trong lĩnh trực nào ông cũng ông có nhiều cống hiến lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học trẻ em. Những công trình về lĩnh vực này của ông uyên bác đến mức, trong diễn văn khai mạc Hội nghị tâm lý học thế giới lần thứ 21, năm 1976, Chủ tịch hội tâm lý học thế giới, nhà Tâm lý học Pháp Paul Praisse đã phát biểu:"Từ đây cho tới cuối thế kỷ, tôi e rằng tâm lý học thế giới chỉ việc khai thác riêng các ý tưởng của J.Piaget thì cũng không làm sao hết được".
Thuyết hoạt động.
Do các nhà tâm lý học Liên Xô cũ như L.X.Vugotxki, X.L Rubinstein, A.N Leonchev cùng với nhiều nhà tâm lý của Đức, Pháp, Bungari sáng lập. Các nhà Tâm lý học hoạt động cho rằng, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não. Tâm lý có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, và được hình thành trong hoạt động, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Vì vậy họ kết luận, tâm lý mang tính lịch sử và bản chất xã hội, là sản phẩm của giao tiếp và hoạt động. |
7,788 | 739642 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7788 | Giao thương | Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng ("barter"). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng ("barter"), trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm.
Vì thế tiền được hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được liên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị ví dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát.
Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực.
"Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ." |
7,794 | 536098 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7794 | Ấn Độ Dương | Ấn Độ Dương là đại dương có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, bao phủ 75.000.000 km² hay 19,8% diện tích mặt nước trên Trái Đất. Đại dương này được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran về hướng Bắc, bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương) về hướng Đông, cũng như bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi về phía Tây. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi của đại dương này được đặt theo Ấn Độ. Sử sách tiếng Việt trước thế kỷ XX còn gọi nó này là Tiểu Tây Dương.
Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania (phía nam của mũi Agulhas) ở kinh tuyến 146°55' Đ. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương, về phía bắc ở khoảng 30 độ Bắc trong vịnh Ba Tư. Đại dương này rộng gần 10.000 km tại khu vực giữa Úc và châu Phi và diện tích 73.556.000 km² bao gồm cả biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Ấn Độ Dương có thể tích ước khoảng 292.131.000 km³.
Địa lý.
Phạm vi.
Năm 1953, Tổ chức Thủy văn Quốc tế quy định rằng ranh giới của Ấn Độ Dương bao gồm Nam Đại Dương nhưng không bao gồm các biển rìa lục địa ở phía Bắc của nó. Năm 2000, tổ chức này tách Nam Đại Dương khỏi Ấn Độ Dương, đồng thời gộp các biển rìa lục địa ở phía Bắc vào đại dương này. Ấn Độ Dương giáp Đại Tây Dương ở 20 độ kinh Đông và với Thái Bình Dương ở 146°49 độ kinh Đông. Về phía Bắc, Ấn Độ Dương (bao gồm cả các biển rìa lục địa) kết thúc ở xấp xỉ 30 độ vĩ Bắc trên vịnh Ba Tư.
Ấn Độ Dương có diện tích (bao gồm Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư và không bao gồm Nam Đại Dương), hay 19,5% bề mặt của tất cả các đại dương trên thế giới. Đại dương này có thể tích hay 19,8% tổng thể tích của tất cả các đại dương; với độ sâu trung bình và độ sâu tối đa .
Toàn bộ đại dương này nằm ở Đông Bán Cầu; điểm chính giữa Đông Bán Cầu, 90 độ kinh Đông, đi qua rãnh Ninety East.
Đường bờ biển và thềm lục địa.
Khác với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương không trải dài từ cực này đến cực kia của Trái Đất mà được các lục địa và quần đảo bao quanh ở ba phía, và vì thế có thể được xem như một vịnh khổng lồ. Trung tâm của đại dương này là bán đảo Ấn Độ. Mặc dù tiểu lục địa này có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử của Ấn Độ Dương, đại dương này vẫn là nơi giao thoa giữa nhiều khu vực thông qua các hoạt động giao thương và tôn giáo từ giai đoạn đầu của lịch sử loài người.
Ở các rìa hoạt động, Ấn Độ Dương có độ sâu trung bình và độ sâu tối đa . Ở các rìa thụ động, đại dương này có độ sâu trung bình . Các sườn lục địa có chiều rộng trung bình là lần lượt ở các rìa hoạt động và ở các rìa thụ động, và có độ sâu tối đa là .
Australia, Indonesia và Ấn Độ là ba quốc gia có đường bờ biển dài nhất và đặc khu kinh tế lớn nhất. Thềm lục địa chiếm 15% diện tích Ấn Độ Dương. Hơn 2 tỉ người sinh sống ở các quốc gia giáp với Ấn Độ Dương, con số này là 1,7 tỉ với Đại Tây Dương và 2,7 tỉ với Thái Bình Dương (một số quốc gia giáp với nhiều hơn một đại dương).
Sông.
Lưu vực của Ấn Độ Dương có diện tích (hay 30% tổng diện tích đại dương này), gần như bằng đúng lưu vực của Thái Bình Dương và bằng một nửa lưu vực của Đại Tây Dương. Lưu vực của Ấn Độ Dương bao gồm khoảng 800 lưu vực nhỏ, bằng một nửa so với Thái Bình Dương, trong đó 50% nằm ở châu Á, 30% nằm ở châu Phi và 20% nằm ở châu Úc. So với các đại dương khác, các dòng sông đổ ra Ấn Độ Dương có chiều dài trung bình ngắn hơn (), trong đó lớn nhất là sông Zambezi, sông Hằng-Brahmaputra, sông Ấn, sông Jubba, sông Murray, sông Shatt al-Arab, sông Wadi Ad Dawasir (một hệ thống sông đã khô cạn ở Bán đảo Ả Rập) và sông Limpopo.
Sau khi lục địa Đông Gondwana tan rã và dãy Himalaya được hình thành, sông Hằng-Brahmaputra chảy vào đồng bằng Bengal, đồng bằng sông lớn nhất thế giới.
Biển rìa lục địa.
Ấn Độ Dương có các biển rìa lục địa, vịnh và eo biển sau:
Dọc theo bờ biển phía Đông Ấn Độ, eo biển Mozambique ngăn cách Madagascar khỏi lục địa châu Phi, còn biển Zanj thì nằm ở phía Bắc Madagascar.
Phía Bắc biển Ả Rập, Vịnh Aden được eo biển Bab-el-Mandeb nối với biển Đỏ. Trên Vịnh Aden, vịnh Tadjoura nằm ở Djibouti, còn eo biển Guardafui ngăn cách đảo Socotra khỏi Sừng châu Phi. Biển Đỏ kết thúc về phía Bắc ở vịnh Aqaba and vịnh Suez. Ấn Độ Dương được kết nối với Địa Trung Hải bởi kênh đào Suez.
Vịnh Oman và eo biển Hormuz nối biển Ả Rập với vịnh Ba Tư. Trên vịnh Ba Tư, vịnh Bahrain ngăn giữa Qatar và Bán đảo Ả Rập.
Dọc theo bờ biển phía Tây Ấn Độ, vịnh Kutch và vịnh Khambat nằm ở phía Bắc Gujarat, còn biển Laccadive thì ngăn giữa Maldives và điểm cực Nam của Ấn Độ.
Vịnh Bengal nằm ở ngoài khơi phía Đông Ấn Độ. Vịnh Mannar và eo biển Palk ngăn giữa Sri Lanka và Ấn Độ, còn cầu Adam thì ngăn cách vịnh và eo biển này. Biển Andama nằm giữa Vịnh Bengal và Quần đảo Andama.
Các eo biển Malacca, Sunda và Torres nằm trên đường bờ biển của Indonesia. Vịnh Carpentaria và vịnh Đại Úc lần lượt nằm ở ngoài khơi phía Bắc và phía Nam Australia.
Khí hậu.
Khí hậu của Ấn Độ Dương có nhiều điểm độc đáo. Đại dương này chiếm phần lớn diện tích khu vực trung tâm của bể nước nóng nhiệt đới. Tương tác giữa bể nước nóng này và khí quyển tác động đến khí hậu trên quy mô cả khu vực lẫn toàn cầu. Gió mùa trên Ấn Độ Dương gây ra những biến động theo mùa cho các dòng hải lưu trên quy mô lớn, trong đó có việc đảo ngược hải lưu Somali và hải lưu Gió mùa Ấn Độ. Hiện tượng nước trồi xảy ra trên Nam Bán cầu ở gần Sừng châu Phi và bán đảo Ả Rập, cũng như trên Nam Bán cầu ở phía Bắc gió mậu dịch.
Ở phía Bắc xích đạo, Ấn Độ Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Các luồng gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4; còn các luồng gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Trên biển Ả Rập, gió mùa mang mưa đến cho tiểu lục địa Ấn Độ. Trên Nam Bán cầu, nhìn chung gió thổi nhẹ hơn, nhưng gần Mauritius có thể có những cơn bão mùa hè mạnh. Khi gió mùa đổi hướng, các đường bờ biển giáp với biển Ả Rập và vịnh Bengal có thể phải hứng chịu xoáy thuận.
Ấn Độ nhận được khoảng 80% tổng lượng mưa hàng năm vào mùa hè. Ở khu vực này, mưa đóng vai trò quan trọng đến mức nhiều nền văn minh tại đây đã diệt vong khi không được mùa mưa cung cấp đủ lượng mưa. Trong suốt thời tiền sử, mùa mưa ở Ấn Độ đã trải qua nhiều biến động to lớn, bao gồm một giai đoạn có lượng mưa lớn từ năm 33.500–32.500 BP; một giai đoạn khô hạn từ năm 26.000–23.500 BC; và một giai đoạn mưa yếu từ năm 17.000–15.000 BP,
tương ứng với các sự kiện toàn cầu: Bølling-Allerød, Heinrich và Younger Dryas.
Ấn Độ Dương là đại dương có nước biển ấm nhất trên thế giới. Theo các số liệu về nhiệt độ đại dương, trong giai đoạn 1901–2012, nhiệt độ nước biển tại Ấn Độ Dương đã tăng lên một cách nhanh chóng và liên tục (so với con số ở vùng bể nước nóng). Các nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân của điều này là hiệu ứng nhà kính do con người gây ra cũng như những thay đổi về tần suất và quy mô của hiện tượng El Niño.
Ở phía Nam xích đạo (20-5°N), Ấn Độ Dương hấp thụ nhiệt vào mùa đông của Nam Bán cầu (từ tháng 6 đến tháng 10), và mất nhiệt vào mùa hè của Nam Bán cầu (từ tháng 11 đến tháng 3).
Năm 1999, Thí nghiệm Ấn Độ Dương đã cho thấy ô nhiễm không khí do các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh khối ở Nam Á và Đông Nam Á (được biết đến với tên gọi mây nâu châu Á) đã lan đến tận đới hội tụ liên chí tuyến ở 60°N. Sự ô nhiễm này đã gây những hậu quả trên phạm vi khu vực lẫn toàn cầu.
Sinh học.
Vào mùa hè, Ấn Độ Dương là nơi tập trung nhiều sự bùng nổ số lượng các loài thực vật phù du nhất trong số các đại dương nhiệt đới do có gió mùa thổi mạnh. Các luồng gió này gây ra hiện tượng nước trồi có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho các vùng nước trên cao nơi có đủ ánh sáng để thực vật phù du có thể quang hợp. Sự bùng nổ số lượng các loài thực vật phù du, nền tảng của lưới thức ăn dưới biển, đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái hải dương cũng như các loài cá lớn hơn. Trên tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ của toàn thế giới, Ấn Độ Dương chiếm tỉ trọng lớn thứ hai. Các loại cá ở Ấn Độ Dương đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các quốc gia giáp ranh với đại dương này về cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu. Các đoàn tàu đánh cá từ Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng tiến hành hoạt động khai thác tại Ấn Độ Dương mà chủ yếu là đánh bắt tôm và cá ngừ.
Các nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ nước biển ngày càng tăng đang gây nguy hại đến hệ sinh thái của Ấn Độ Dương. Một nghiên cứu về những thay đổi ở thực vật phù du tại Ấn Độ Dương cho thấy số lượng sinh vật phù du ở đây đã giảm tới 20% trong vòng sáu thập niên vừa qua. Sản lượng đáng bắt cá ngừ cũng đã giảm 50–90% trong vòng một nửa thế kỷ vừa qua mà nguyên nhân chính là sự gia tăng trong hoạt động đánh bắt công nghiệp và nhiệt độ nước biển.
Các loài động vật có vú và rùa đang trong tình trạng nguy cấp hoặc sắp nguy cấp ở Ấn Độ Dương bao gồm:
Ấn Độ Dương chứa 9 hệ sinh thái biển lớn: Hải lưu Agulhas, Hải lưu Somali, Biển Đỏ, Biển Ả Rập, Vịnh Bengal, Vịnh Thái Lan, Thềm lục địa Trung Tây Australia, Thềm lục địa Tây Bắc Australia và Thềm lục địa Tây Nam Australia. Các rạn san hô ở đại dương này có tổng diện tích khoảng . Trên các đường bờ biển bao quanh Ấn Độ Dương có các bãi biển và vùng gian triều có tổng diện tích , cũng như 246 cửa sông lớn. Các khu vực nước trồi có diện tích nhỏ nhưng đóng một vai trò quan trọng. Các ruộng muối siêu mặn tại Ấn Độ có tổng diện tích từ và những loài sinh vật đã thích nghi với môi trường như vậy, chẳng hạn như "Artemia salina" và "Dunaliella salina", có vai trò quan trọng với các loài chim.
Các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn là những hệ sinh thái phong phú nhất tại Ấn Độ Dương với hơn 20 tấn cá trên một kilômét vuông. Tuy nhiên, các hệ sinh thái này đang chịu ảnh hưởng của sự đô thị hóa khi các khu vực dân cư xung quanh đạt mật độ dân số lên tới vài nghìn người trên một kilômét vuông. Các kỹ thuật đánh bắt thủy sản tiên tiến cũng có khả năng phá hủy các hệ sinh thái này, trong khi sự gia tăng nhiệt độ nước biển thì gây tẩy trắng san hô.
Các khu rừng ngập mặn tại Ấn Độ Dương có tổng diện tích , hay gần một nửa toàn bộ diện tích rừng ngập mặn trên thế giới, trong đó hay 50% nằm ở Indonesia. Rừng ngập mặn có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và đã thích nghi với nhiều môi trường sống ở đây, nhưng đại dương này cũng là nơi rừng ngập mặn đang bị phá hủy môi trường sống nhiều nhất.
Cá vây tay Tây Ấn Độ Dương được tìm thấy ở ngoài khơi Nam Phi vào những năm 1930. Cuối những năm 1990, cá vây tay Indonesia được tìm thấy ở ngoài khơi Đảo Sulawesi, Indonesia. Phần lớn các loài cá vây tay còn tồn tại được phát hiện ở Comoros. Sau hàng triệu năm, cá vây tay đã tiến hóa để sống được ở những môi trường khác nhau — lá phổi thích nghi với các vùng nước nông và mặn đã tiến hóa thành vây thích nghi với các vùng nước sâu.
Giao thương.
Trong các tuyến đường biển của thế giới, các tuyến đường trên Ấn Độ Dương được xem là có tầm quan trọng chiến lược lớn nhất. Trên tổng lượng dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển, 80% được chuyên chở qua đại dương này cũng như các điểm án ngữ của nó, trong đó 40% đi qua eo biển Hormuz, 35% đi qua eo biển Malacca và 8% đi qua eo biển Bab el-Mandab.
Trên Ấn Độ Dương có những tuyến đường biển lớn kết nối các khu vực Trung Đông, châu Phi, Đông Á, châu Âu và châu Mỹ. Đáng chú ý, các tuyến đường này chuyên chở một lượng lớn dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ bắt nguồn từ các mỏ dầu tại Vịnh Ba Tư và Indonesia. Moột trữ lượng lớn hydrocarbon cũng đang được khai thác ngoài khơi Ả Rập Xê Út, Iran, Ấn Độ và Tây Úc. Theo ước tính, 40% sản lượng dầu mỏ ngoài khơi của thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương. Các bãi biển giàu khoáng vật cũng như các quặng ngoài khơi đang được khai thác bởi các quốc gia tiếp giáp Ấn Độ Dương, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Indonesia, Sri Lanka và Thái Lan.
Đặc biệt, con đường tơ lụa trên biển đi qua Ấn Độ Dương là nơi diễn ra một phần lớn hoạt động giao thương bằng container của toàn thế giới và tiếp tục đóng vai trò quan trọng với giao thương quốc tế, một phần nhờ sự hội nhập với châu Âu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và một phần khác nhờ những khởi xướng từ phía Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đã và đang đầu tư vào nhiều cảng trên Ấn Độ Dương, chẳng hạn như Gwadar, Hambantota, Colombo và Sonadia. Đã có nhiều tranh luận được dấy lên về ý đồ chiến lược của những khoản đầu tư này. Trung Quốc cũng đang đầu tư và nỗ lực tăng cường giao thương ở Đông Phi cũng như tại các cảng ở châu Âu như Piraeus và Trieste. |
7,795 | 812797 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7795 | Hồ | Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định. Có những hồ rất lớn, diện tích rộng hàng vạn km² như hồ Victoria ở châu Phi, hồ A-ran ở châu Á, nhưng cũng có nhũng hồ nhỏ chỉ rộng vài trăm mét vuông đến vài km vuông như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Việt Nam.
Phân loại.
Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau:
Ngoài ra còn dựa vào tính chất của nước nên hồ chia làm hai loại tiếp:
Theo nguồn gốc hình thành còn có:
Lợi ích hồ.
Nhờ có hồ nối với sông mà sông được điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông dâng lên (mùa lũ), nước chảy vào các hồ, đầm. Khi nước sông xuống (mùa khô) để cho sông đỡ cạn. Sông Mê Kông luôn được điều hòa là nhờ có Biển Hồ ở Campuchia
Các hồ nổi tiếng.
Các hồ lớn trên thế giới.
Các hồ lớn trên thế giới được xếp theo thứ tự diện tích bề mặt trung bình hàng năm lúc lớn nhất (trên 1,700 sq. mi.; 4,403 km²): |
7,797 | 853487 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7797 | Hồ (định hướng) | Hồ có thể chỉ đến: |
7,804 | 433311 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7804 | Phân tâm học | Phân tâm học không phải một chuyên ngành chính thống của tâm lý học, là một tập hợp các lý thuyết và kỹ thuật trị liệu liên quan đến việc nghiên cứu tâm trí vô thức, cùng tạo thành một phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần, một phương pháp lâm sàng để điều trị bệnh lý tâm thần thông qua đối thoại giữa bệnh nhân và nhà tâm lý học. Ngành học được thành lập vào đầu những năm 1890 bởi nhà thần kinh học người Áo Sigmund Freud, người đã giữ lại thuật ngữ "psychoanalysis" cho trường phái tư tưởng của riêng mình, và một phần xuất phát từ công trình lâm sàng của Josef Breuer và những người khác. Phân tâm học sau đó được phát triển theo nhiều hướng khác nhau, chủ yếu là bởi các sinh viên của Freud, chẳng hạn như Alfred Adler và cộng sự của ông, Carl Gustav Jung, cũng như bởi các nhà tư tưởng Freud mới, như Erich Fromm, Karen Horney, và Harry Stack Sullivan.
Các nhánh.
Dưới tầm ảnh hưởng rộng lớn của phân tâm học, đã có ít nhất 22 nhánh lý thuyết nghiên cứu về sự phát triển tâm trí con người. Nhiều phương pháp tiếp cận khác trong trị liệu cũng được gọi là "phân tâm" lại khác xa so với lý thuyết. Thuật ngữ phân tâm học cũng dùng cho một phương pháp nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ em.
Phân tâm học của Freud.
Phân tâm học cổ điển của Freud là một phương pháp trị liệu đặc thù, mà người được phân tích (phân tích bệnh nhân) sẽ nói ra những ý nghĩ của mình, qua những liên tưởng tự do, những huyễn tưởng và các giấc mơ, từ đó nhà phân tâm sẽ rút ra kết luận về những xung đột vô thức là nguồn gốc đang gây ra các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng ở những bệnh nhân, rồi diễn giải chúng cho họ bừng hiểu để từ đó có giải pháp cho những nan đề của mình.
Khái niệm cơ bản.
Theo Freud, phân tâm học là một phương pháp điều trị y tế dành cho những người mắc các bệnh tâm lý. Phương pháp này là một quá trình trao đổi bằng lời nói giữa bác sĩ và bệnh nhân (hay còn gọi là người được "phân tâm" - "l'analysé").
Các hành vi lỡ ("les actes manqués").
Các hành vi lỡ là các hành vi như sau:
Một cách giải thích được đề xuất cho các hành vi lỡ là: đây là hệ quả của hai ý định trái ngược nhau (của người thực hiện hành vi lỡ).
Phân tâm học chia ba.
Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học mô tả con người có "cấu trúc" tinh thần gồm ba phần giao thoa với nhau: nó (E: It; F: Le Ca; G: das Es), cái tôi (E: Ego; F: Le Moi; G: das Ich) và cái siêu tôi (E: "Super ego"; F: Le Surmoi; G: das Über-Ich).
Phân tâm học 6 luận thuyết.
Những luận thuyết cơ bản của phân tâm học chủ yếu bao gồm:
Phương pháp can thiệp của liệu pháp phân tâm.
Điểm đặc trưng cho phương pháp can thiệp của liệu pháp phân tâm là đương đầu và phân tách rõ các cơ chế phòng vệ, những ước muốn và cảm giác tội lỗi mang tính bệnh lý của bệnh nhân. Qua sự phân tích những xung đột và sự tác động của nó gây ra những kháng cự tâm lý và hiện tượng chuyển di vào nhà phân tích qua những hành vi bị bóp méo, liệu pháp phân tâm có thể đưa ra những giả thuyết về vô thức chính là những kẻ thù tệ hại nhất của các bệnh nhân: cách thức mà những hành động mang tính biểu trưng và vô thức đã bị kích thích bởi những trải nghiệm đang gây ra các triệu chứng. Lý thuyết này đã bị chỉ trích rất nhiều, có quan điểm cho rằng đó là một hệ lý thuyết phi khoa học; nhưng dù vậy, liệu pháp phân tâm vẫn đang được rất nhiều nhà tâm lý hiện nay ứng dụng. |
7,812 | 69773921 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7812 | Digoxin |
Digitoxin là một glicozit tim chiết xuất từ cây mao địa hoàng ("Digitalis" spp.). Nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị các tình trạng tim khác nhau, và có hai tác động riêng biệt lên tim.
Digoxin ức chế bơm Na+-K+ ATPase ở màng tế bào cơ tim (myocyte). Điều này làm tăng nồng độ ion natri trong tế bào cơ tim và dẫn đến tăng nồng độ ion calci. Nồng độ calci tăng làm tăng tính co bóp của cơ tim.
Digoxin làm tăng sức bóp cơ tim và giảm tính dẫn truyền xung điện qua nút nhĩ thất, do đó nó thường được sử dụng trong điều trị suy tim, kiểm soát nhịp tim trong rung nhĩ, cuồng động nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Một số tính chất vật lý của digoxin là độ tan trong nước 64,8 mg/L ở 25 °C và điểm nóng chảy ở 249 °C.
Dược lực học.
Digoxin có thể dùng bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thể tích phân phối trung bình khoảng 7,3 L/kg; giảm ở bệnh nhân có bệnh thận, nhược giáp hay đang dùng quinidin; tăng ở nhiễm độc tuyến giáp. Độ thanh thải khác nhau tùy người, và là kết quả của các cơ chế thải trừ ở thận và chuyển hoá. Ở người lớn khoẻ mạnh, thành phần chuyển hoá khoảng 40-60 mL/phút cho 70 kg trọng lượng cơ thể, và thành phần thận xấp xỉ độ thanh thải creatinin. Mức thanh thải chuyển hoá giảm ở suy tim ứ huyết.
Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, thời gian bán thải khoảng 2 ngày. Ở bệnh nhân có bệnh thận trầm trọng, thời gian bán thải khoảng 4–6 ngày.
Sinh khả dụng.
Sinh khả dụng dạng viên nén cao. Dạng viên nén và dung dịch nước có thể đạt sinh khả dụng 75%.
Thời gian xuất hiện tác dụng lâm sàng:
Phân bố.
Nồng độ các chất điện giải: Ca2+ cao và K+ thấp trong máu làm tăng nồng độ của thuốc gắn vào cơ tim.
Thải trừ.
Ở người chức năng gan thận bình thường, thời gian thải trừ trung bình là 36 giờ. Suy gan, suy thận làm tăng độc tính của thuốc do gây tăng tích luỹ.
Tác dụng phụ.
Tác dụng phụ được quyết định một phần bởi nồng độ huyết tương (>2,5 μg/L) và một phần bởi cân bằng điện giải. Digoxin và kali cạnh tranh các vị trí thụ thể tim và hạ kali máu có thể làm tăng tác dụng phụ của digitalis. Hạ calci máu cũng thúc đẩy độc tính.
Tác dụng phụ ngoài tim thường gặp:
Tác dụng phụ trên tim:
Các dấu hiệu tim thường xuất hiện trước các dấu hiệu ngoài tim trong khoảng 50% trường hợp. Tác dụng thường gặp của glicozit trên điện tâm đồ với khoảng PR kéo dài và hạ đoạn ST không là biểu hiện của nhiễm độc.
Tương tác thuốc.
Các thuốc làm tăng nồng độ và độc tính của digoxin
Các thuốc làm giảm hấp thu digoxin: antacid, cholestyramin, thuốc làm tăng nhu động ruột (metaclopropamid) |
7,813 | 340699 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7813 | Đồng hồ vạn năng | Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, nhỏ gọn dùng cho đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử.
Các đồng hồ vạn năng trước đây có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế nên còn gọi là AVO-mét. Sau đó cỡ những năm 1970 trở đi bắt đầu có các đồng hồ có thêm các chức năng kiểm tra linh kiện như kiểm tra bóng bán dẫn (transistor, diode), đo điện dung tụ điện C, đo tần số tín hiệu f...
Đồng hồ vạn năng hiện số.
Đồng hồ vạn năng điện tử, còn gọi là vạn năng kế điện tử là một đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn hình tinh thể lỏng nên đồng hồ còn được gọi là "đồng hồ vạn năng điện tử hiện số".
Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo hay vi chỉnh thường được tiến hành bằng các nút bấm, hay một công tắc xoay, có nhiều nấc, và việc cắm dây nối kim đo vào đúng các lỗ. Nhiều vạn năng kế hiện đại có thể tự động chọn thang đo.
Vạn năng kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau:
Công dụng của đồng hồ vạn năng.
Đồng hồ vạn năng được ứng dụng rộng rãi, thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm tra chỉ số của các linh kiện, sản phẩm điện và điện tử hay hệ thống điện… Đồng hồ có khả năng tìm ra các vị trí bị hỏng hóc một cách chính xác để kịp thời sửa chữa, thay thế. Sau đây là những công dụng chính của đồng hồ vạn năng:
Kiểm tra pin.
Bằng chức năng co điện áp một chiều, đồng hồ đo đa năng có thể kiểm tra pin, nắm được mức dung lượng của pin. Nhờ đó người có thể biết khi nào cần nạp hoặc thay pin mới cho các thiết bị điện tử.
Kiểm tra mạch điện.
Chức năng đo thông mạch của đồng hồ đa năng giúp kiểm tra các dây điện ngầm xem có bị đứt hoặc bị hỏng ở vị trí nào hay không, hỗ trợ tốt cho quá trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống dây điện ngầm, ẩn trong tường hay đường ống.
Công dụng kiểm tra tình trạng của linh kiện.
Người dùng có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để kiểm tra tình trạng hỏng hóc của các linh kiện. Từ đó, biết được linh kiện có thể hoạt động bình thường hay không để sớm đưa ra giải pháp khắc phục.
Công dụng kiểm tra đầu ra của các thiết bị.
Đồng hồ vạn năng còn có khả năng kiểm tra được đầu ra của các thiết bị điện, máy móc. Đặc biệt, với các thiết bị bị mất nhãn khó nắm được nguồn điện cấp đầu ra là bao nhiêu để dùng đúng cho các thiết bị khác. Lúc này, bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng với thang đo điện áp để đo đầu ra của thiết bị cung cấp điện. Như vậy sẽ đảm bảo các thiết bị sử dụng đúng nguồn điện tránh trường hợp bị cháy nổ hoặc hoạt động yếu do dùng nguồn áp cao hoặc thấp hơn.
Đồng hồ đa năng giúp sửa chữa các thiết bị điện tử.
Sở hữu nhiều tính năng như đo điện áp, đo dòng điện, đo thông mạch… nên đồng hồ vạn năng chính là “trợ thủ đắc lực” của các kỹ sư điện, thợ sửa chữa trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng, phát hiện các lỗi hỏng của thiết bị điện tử.
Đồng hồ vạn năng tương tự.
Đồng hồ vạn năng tương tự xử lý tín hiệu dạng tương tự, và hiển thị bằng Gavanô kế có kim chỉ. Loại này ra đời trước và nay đã bị thay thể dần bởi vạn năng kế điện tử.
Bộ phận chính của nó là một Gavanô kế, nối với các linh kiện và có thể có khuếch đại. Nó thường chỉ thực hiện đo các đại lượng điện học cơ bản là cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Hiển thị kết quả đo được thực hiện bằng kim chỉ trên một thước hình cung. Loại này có thể không cần nguồn điện nuôi khi hoạt động trong chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. |
7,814 | 855455 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7814 | Gavanô kế | Gavanô kế (tiếng Anh: Galvanometer) là một bộ chuyển đổi từ cường độ dòng điện sang chuyển động quay, trong một cung, của một cuộn dây nằm trong từ trường.
Hoạt động.
Về cơ bản Gavanô kế đo cường độ của dòng điện một chiều chạy trong một mạch điện. Bộ phận chính là một cuộn dây dẫn, có thể quay quanh một trục, nằm trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây được gắn với một kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Một lò xo xoắn kéo cuộn và kim về vị trí số không khi không có dòng điện. Trong một số dụng cụ, cuộn dây được gắn với một miếng sắt, chịu lực hút của các nam châm và cân bằng tại vị trí số không.
Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây, dòng điện chịu lực tác động của từ trường (do các điện tích chuyển động bên trong dây dẫn chịu lực Lorentz) và bị kéo quay về một phía, xoắn lò xo, và quay kim. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với cường độ dòng điện qua cuộn dây. Các ampe kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Foucault. Cuộn dây được gắn cùng một đĩa kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Foucault trong đĩa. Dòng này làm nóng đĩa lên, tiêu hao năng lượng dao động và dập tắt dao động.
Lịch sử.
Gavanô kế được sử dụng đầu tiên bởi William Thomson (Lord Kelvin). Luigi Galvani cũng có nhiều đóng góp cho việc phát triển Gavanô kế và các ứng dụng của nó, nên tên ông đã được dùng để đặt tên cho dụng cụ này. |
7,815 | 912316 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7815 | Glycoside tim | Glycozid tim chỉ các steroid có hoạt tính ở tim, chia sẻ cấu trúc vòng aglycon và có tác động tăng co sợi cơ và ảnh hưởng điện sinh lý.
Nguồn gốc.
Các glycozid được chiết xuất từ các cây:
Cơ chế tác dụng.
Tác dụng chính của glycozid tim là làm giảm vận chuyển natri ra khỏi tế bào tim bằng cách ức chế men Na+-K+ATPase (bơm natri). Sự tích tụ natri dẫn đến tăng nồng độ ion calci nội bào do trao đổi Na+/Ca2+. Điều này gây ra tác dụng làm tăng tính co bóp sợi cơ tim (inotrope dương tính) của glycozid tim. Bên cạnh đó, tác dụng chống rối loạn nhịp của các thuốc này có được là do tăng cường sự ức chế của thần kinh lang thang lên tính tự động của nút xoang và dẫn truyền nút nhĩ thất. Ở nồng độ cao, glycozid tim làm tăng tính tự động cơ tim do gây quá tải calci nội bào.
Ba tác động chính của glycozid tim là: |
7,816 | 812797 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7816 | Hồi giáo | Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi hay là đạo Islam () là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (Allah) và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa. Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 1 tỷ người theo tương đương 15% dân số thế giới, và họ thường được gọi là người Hồi giáo. Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia. Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lòng thương xót, Đấng Toàn năng và Duy nhất, và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên. Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an (Cô-ran), được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa, và các giáo lý và ví dụ quy phạm (được gọi là "sunnah", bao gồm các ghi chép được gọi là "hadith") của Muhammad (570 – 8 tháng 6 632).
Người Hồi giáo tin rằng Hồi giáo là phiên bản hoàn chỉnh và phổ quát của một đức tin nguyên thủy đã được tiết lộ nhiều lần trước đây thông qua các tiên tri bao gồm Adam, Abraham, Moses và Jesus. Người Hồi giáo coi Kinh Qur'an trong tiếng Ả Rập gốc của nó là sự mặc khải không thay đổi và cuối cùng của Thiên Chúa. Giống như các tôn giáo Abraham khác, Hồi giáo cũng dạy về một ngày phán xử cuối cùng với người tốt sẽ được lên thiên đường và người xấu sẽ bị trừng phạt tại địa ngục. Các khái niệm và thực hành tôn giáo bao gồm Năm trụ cột Hồi giáo, là những hành vi tôn giáo bắt buộc và tuân theo luật Hồi giáo ("sharia"), ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống và xã hội, từ ngân hàng và phúc lợi cho phụ nữ và môi trường. Các thành phố Mecca, Medina và Jerusalem là nơi có ba địa điểm linh thiêng nhất trong đạo Hồi.
Bên cạnh những câu chuyện mang tính thần học, Hồi giáo được lịch sử cho là có nguồn gốc từ đầu thế kỷ thứ 7 sau CN tại Mecca, và đến thế kỷ thứ 8 các vua Nhà Omeyyad kéo dài từ Iberia ở phía tây đến Sông Indus ở phía đông. Thời đại hoàng kim Hồi giáo đề cập đến thời kỳ truyền thống có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, trong thời đại Abbasid Caliphate, khi phần lớn thế giới Hồi giáo trong lịch sử đang trải qua thời kỳ hưng thịnh về khoa học, kinh tế và văn hóa. Sự mở rộng của thế giới Hồi giáo liên quan đến nhiều caliphate khác nhau, như Đế chế Ottoman, thương nhân và việc chuyển đổi sang Hồi giáo bằng các hoạt động truyền giáo ("dawah").
Hầu hết người Hồi giáo là thuộc một trong hai giáo phái; Sunni (75-90%) hoặc Shia (10-20%). Khoảng 13% người Hồi giáo sống ở Indonesia, quốc gia đa số Hồi giáo lớn nhất; 31% người Hồi giáo sống ở Nam Á, dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới; 20% tại Trung Đông, Bắc Phi, nơi đây là tôn giáo thống trị; và 15% ở châu Phi cận Sahara. Các cộng đồng Hồi giáo có quy mô cũng được tìm thấy ở Châu Mỹ, Kavkaz, Trung Á, Trung Quốc, Châu Âu, Đông Nam Á lục địa, Philippines và Nga. Hồi giáo là tôn giáo lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Phong trào Darul Islam (Ngôi nhà Hồi giáo) tố cáo nhà nước phân biệt đối xử với Hồi giáo và khoan dung hơn với các cộng đồng thiểu số. Darul Islam nổi loạn đòi thành lập nhà nước Hồi giáo tại Indonesia và đã bị đàn áp. Đến năm 1962, tổ chức này bị quân đội xóa sổ.
Đến cuối thập niên 1990, xung đột bạo lực gia tăng trở lại chủ yếu do nhóm khủng bố Hồi giáo Jemaah Islamiyah (Cộng đồng Hồi giáo) có liên hệ với Al Qaeda thực hiện. Chúng tuyên bố phát động “thánh chiến”. Đối tượng bị tấn công nhiều nhất là người Indonesia gốc Hoa và giáo dân Thiên Chúa giáo.
Nguồn gốc.
Trong lịch sử, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên sứ Muhammad nhận mặc khải của Thiên Chúa truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael (Gabriel). Đạo Hồi chỉ tôn thờ Thiên Chúa, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله "Allāh"). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael.
Islam theo tiếng Ả rập có nghĩa là phục tùng, vâng mệnh, tuân theo, ngoài ra Islam còn là danh từ ghép từ 2 chữ Ikhlas & Salam (Bình an, Thuần khiết). Theo Hồi giáo, danh từ Islam được Allah dùng để gọi tôn giáo mà Ngài ban xuống được tìm thấy trong kinh Quran nên người Hồi giáo sử dụng tên này cho tôn giáo của mình
Các tên gọi và cụm từ liên quan.
Nguyên nghĩa của "Hồi giáo" trong tiếng "Ả Rập" là 'Islam' và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng đế". Người theo "Islam", trong tiếng Ả Rập gọi là 'Muslim', do đó có các chữ "muslim", "moslem" tiếng Anh và "musulman" tiếng Pháp, nghĩa là "người từ "Mosul"". Danh từ "Hồi giáo" xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á , và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành ""Hồi Hồi". Tài liệu xưa nhất dùng danh từ "Hồi Hồi"" là Liêu sử, soạn vào thế kỷ 12. Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung Quốc, cụm từ ""người Hồi Hồi" được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ "người Hồi Hồi"" mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam.
Trước đó, người Hán thường gọi Islam là Đại Thực giáo hay đạo A-lạp-bá. ""A-lạp-bá" (阿拉伯) là phiên âm tiếng Hán của danh từ "Ả Rập"". "Đại Thực" là phiên âm của chữ ""Tazik" (大食, tiếng Hán trung cổ: "dhɑ̀ jhiək"), tiếng Ba Tư dùng gọi người "Ả Rập"" , vì "Tazik" là tên một bộ tộc người Ả Rập tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa.
Do "Hồi Hồi" là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ "Hồi giáo" hay "đạo Hồi". Trường hợp các tên "Đại Thực" hay "A-lạp-bá" cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán . Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều "Thanh Chân tự" (清真寺) (thánh đường Islam) và "Thanh Chân thực đường" (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).
Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (Phồn thể: 伊斯蘭教, giản thể: 伊斯兰教 "Yīsīlán jiào").. Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là "Hiệp hội Y Tư Lan giáo Trung Quốc" (中国伊斯兰教协会 "Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì") được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.
Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một cách tôn kính.
Giáo lý.
Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
Sự khác nhau giữa Cựu Ước, Tân Ước và Thiên Kinh Qur'an trên quan điểm Đấng Toàn Năng như sau:
Cựu Ước:
Tân Ước:
Thiên Kinh Qur'an:
Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:
(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Kitô giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ.
Tuy nhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng đế tạo ra, và vì Thượng đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng đế mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad. Với họ, con người đầu tiên do Thượng đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế tự do ý chí nên vấn đề nảy sinh từ đây. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Thượng đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là Thiên Sứ đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thượng đế lại phải gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có hằng trăm ngàn Thiên Sứ giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và Jesus (Ysa)... Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan cố, tự cao, tự đại của con người, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ 7, Thượng đế khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo, và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên sứ trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một.
Từ Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa là Thượng đế. (Những Kitô hữu người Ả Rập khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thượng đế dĩ nhiên phải cao hơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Kitô giáo cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.
Năm Cột trụ của Hồi giáo.
Có năm cột trụ của đạo Hồi - đồng thời là năm hành vi hành đạo bắt buộc đối với tất cả những tín đồ Hồi giáo. Chúng bao gồm: Tuyên xưng Đức tin - Shahada "(ٱلشَهَادَة aš-šahādah), Cầu nguyện năm lần mỗi ngày -" Salah "(صَلاة ṣalāh), Bố thí -" Zakat "(زكاة zakāt"), Nhịn ăn trong tháng Ramadan" - Sawm "(صوم ṣawm)" và Hành hương tới thánh địa Mecca" - Hajj "(حج ḥajja)." Ngoài ra, các tín đồ Hồi giáo cũng thực hiện những hành vi tôn giáo khác.
Tuyên xưng Đức tin - Shahada.
Shahada "(ٱلشَهَادَة aš-šahādah - Chứng ngôn)" là lời khẳng định cho niềm tin trong Hồi giáo, có nội dung như sau: "أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّٰهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ ٱللَّٰهِ"
"(ašhadu ʾan lā ʾilāha ʾilla -llāhu, wa-ʾašhadu ʾanna muḥammadan rasūlu -llāh)"
"Tôi thừa nhận rằng không có thánh thần nào ngoài Allah, và tôi chứng nhận Muhammad là sứ giả của Ngài." Chứng ngôn Shahada là điều kiện duy nhất cần thiết để một người có thể trở thành tín đồ Hồi giáo, hoặc để cải đạo sang đạo Hồi.
Cầu nguyện - Salah.
Hành động cầu nguyện trong đạo Hồi được gọi là Salah (đôi khi là Salat, từ gốc tiếng Ả Rập: "الصلاة)" được coi là cách kết nối mỗi cá nhân với Allah, gồm có một chuỗi các hành động được lặp lại gọi là rakat. Việc cầu nguyện được thực hiện năm lần một ngày, sử dụng nguyên văn tiếng Ả Rập và thường là các câu, trích đoạn trong kinh Qur’an, hướng về phía của Kaaba. Trước khi thực hiện hành động cầu nguyện, các tín đồ được yêu cầu vệ sinh bản thân mình như rửa tay, mặt và chân của mình, việc này được gọi là wudu "(الوضوء al-wuḍū - Sự thanh tẩy)."
Bố thí - Zakat.
Zakat "(زكاة - sự thanh lọc)" có bản chất là một hành động phúc lợi xã hội trong cộng đồng Hồi giáo, mà ở đó mỗi tín đồ (nếu như có khả năng) sẽ trích một phần tài sản của mình, thường vào khoảng 2,5% để giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó, yếu thế, nợ nần, những người du hành.
Có năm quy tắc cơ bản mà một tín đồ phải tuân theo khi thực hiện Zakat:
Nhịn ăn - Sawm.
Cột trụ thứ tư của Hồi giáo là Sawm, tức nhịn ăn. Việc nhịn ăn này được diễn ra trong tháng Ramadan - là tháng lễ theo lịch Hồi giáo.
Việc nhịn ăn được diễn ra từ trước khi mặt trời mọc cho tới khi kết thúc hoàng hôn, trong khoảng thời gian đó các tín đồ không được phép bỏ bất cứ thứ gì vào miệng (việc ăn - uống, hút thuốc hoặc kể cả nói xấu người khác) và các hành vi tình dục. Lý do cho hành vi nhịn ăn này là để nhắc nhở các tín đồ Hồi giáo về việc tất cả đều được ban ân bởi Allah, và có những hoàn cảnh kém may mắn hơn cần sự giúp đỡ của họ. Ramadan cũng là thời gian để các tín đồ củng cố niềm tin của mình, hoạt động thiện nguyện và thú tội.
Hành hương - Hajj.
Trong cuộc đời của một tín đồ, nếu có khả năng - họ sẽ phải thực hiện một chuyến hành hương tới thánh địa Mecca trong tháng 12 theo lịch Hồi giáo. Khi tới Mecca, tín đồ nam chỉ được mặc áo choàng đơn sơ, tín đồ nữ sẽ mặc một bộ đồ giản dị hơn trang phục thường ngày, để nhắc nhở rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Allah. Trong quá trình thực hiện Hajj, tín đồ sẽ đi vòng quanh Kaaba bảy lần, chạm vào Viên Đá Đen ("ٱلْحَجَرُ ٱلْأَسْوَد, al-Ḥajaru al-ʾAswad)," đi qua Safa và Marwa bảy lần và thực hiện Jamarat "(رمي الجمرات ramy al-Jamarāt)".
Sự phân chia Hồi giáo.
Đến nay Hồi giáo đã chia ra làm nhiều nhánh với những giáo lý và quan điểm chính trị khác biệt.
Sunni.
Hồi giáo dòng Sunni chiếm 75%–90% số người theo Đạo Hồi. Dòng Sunni cũng có tên "Ahl as-Sunnah" nghĩa là "người truyền thống [của Muhammad]".
Người theo Sunni tin rằng bốn Khalip đầu tiên là những người thừa kế hợp pháp của Muhammad; vì Chúa không chỉ định bất kỳ lãnh đạo đặc biệt nào để kế thừa ông và những người này được bầu ra. Người theo Sunni tin rằng bất cứ ai là người công chính và chỉ có thể là một khalip nhưng họ phải hành động theo kinh Qur'an và Hadith (tuyển tập lời dạy của Muhammad).
Sunni theo Quran, sau đó là Hadith. Sau đó, các vấn đề pháp lý không được tìm thấy trong Kinh Qur'an hoặc Hadith, họ theo bốn madh'habs (trường phái tư tưởng): Hanafi, Hanbali, Maliki và Shafi'i, được thành lập xung quanh những lời dạy tương ứng của Abū Hanifa, Ahmad bin Hanbal, Malik ibn Anas và al-Shafi'i.
Tất cả bốn chấp nhận tính hợp pháp của nhau và Đạo Hồi có thể chọn bất kỳ một để theo. Salafi (hay Ahl al-Hadith (tiếng Ả Rập: أهل الحديث; "Phái Ḥadīth"), hoặc từ miệt thị "Wahhabi" theo cách gọi của đối thủ họ) là một phong trào Hồi Giáo cực kỳ đề cao sự "chính thống" đã đưa lớp người Hồi Giáo đầu tiên là một hình mẫu điển hình.
Shia.
Shi'a chiếm 10–20% số người theo đạo Hồi và là nhánh lớn thứ 2.
Trong khi Sunni tin rằng Muhammad không chỉ định một người kế nhiệm và do đó kế nhiệm ông sẽ được chọn bởi cộng đồng thì Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca, ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali ibn Abi Talib, làm người kế vị trong Hadith of the pond of Khumm. Và thế là họ tin rằng Ali ibn Abi Talib là "Imam" (lãnh đạo) đầu tiên, và bác bỏ tính hợp pháp của các khalip Hồi giáo trước Abu Bakr, Uthman ibn al-Affan và Umar ibn al-Khattab.
Hồi giáo Shia có nhiều nhánh, nhánh lớn nhất là Twelvers phát triển phần lớn ở Iran, Iraq, Azerbaijan, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan và Liban. Tiếp theo là Zaidis và Ismaili. Sau cái chết của Imam Jafar al-Sadiq (cháu lớn của Abu Bakr và Ali ibn Abi Talib) được xem là lãnh tụ thứ sáu của người Shia, Ismailis bắt đầu theo con trai ông Isma'il ibn Jafar và Twelver Shia's (Ithna Asheri) bắt đầu theo con trai khác của ông Musa al-Kazim làm Imam thứ 7. Zaydis theo Zayd ibn Ali, chú của lãnh tụ Jafar al-Sadiq, là lãnh tụ thứ 5.
Các nhóm khác nhỏ hơn gồm Bohra và Druze, cũng như Alawites và Alevi.
Sufism.
Sufism là một nhánh Hồi giáo thiên về chiều hướng thần bí, nội tâm của Islam nhằm mục đích đạt được sự hoàn thiện về đạo đức,sự hành đạo và đức tin (al-ihsan) và gần gũi với Đấng Tối cao Allah. Do đặc tính linh hoạt và nghiên về chiều hướng thần bí nên Sufism là nhánh Hồi giáo tiên phong mở đường trong công cuộc truyền bá Islam
Thánh địa Mecca.
Theo quy định của Hồi giáo, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời gian mà họ đi vắng. Vào tháng Ramadan, người Hồi giáo hành hương về đây (và chỉ có người Hồi giáo mới được về đây). Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là "Haj" hoặc "Haji".
Chỉ trích.
Sự chỉ trích Hồi giáo đã tồn tại từ giai đoạn hình thành của Hồi giáo. Những lời chỉ trích ban đầu đến từ các tác giả Kitô giáo, nhiều người trong số họ xem Hồi giáo là một dị giáo của Kitô giáo hoặc một hình thức thờ hình tượng và thường giải thích nó bằng những từ ngữ khải huyền. Sau đó xuất hiện những lời chỉ trích từ chính thế giới Hồi giáo, và cả từ các nhà văn Do Thái và từ các Kitô hữu thuộc giáo hội. Các vấn đề liên quan đến tính xác thực và đạo đức của Kinh Qur'an, cuốn sách thánh Hồi giáo, cũng được các nhà phê bình thảo luận.
Hình ảnh phỉ báng Muhammad, bắt nguồn từ những mô tả đầu thế kỷ thứ 7 của Nhà thờ Byzantine, xuất hiện trong bài thơ sử thi thế kỷ 14 Hài kịch thần thánh của Dante Alighieri. Trong tác phẩm, Muhammad xuất hiện trong vòng tròn địa ngục thứ tám, cùng với Ali. Dante không đổ lỗi cho đạo Hồi nói chung, nhưng buộc tội Muhammad về việc ly giáo, bằng cách thành lập một tôn giáo khác sau Kitô giáo. Mặt khác, Giám mục Chính thống Hy Lạp Paul of Antiorch chấp nhận Muhammed là một nhà tiên tri, nhưng không phải nhiệm vụ của ông là phổ quát. Vì luật của Chúa Kitô vượt trội hơn luật Hồi giáo, Muhammad chỉ được lệnh tới khu vực người Ả Rập, khu vực mà chưa một nhà tiên tri nào được gửi đến.
Các bài viết xin lỗi, được cho là của Abdullah Ibn al-Muqaffa, không chỉ bảo vệ thuyết Manichae chống lại Hồi giáo, mà còn phê phán khái niệm Hồi giáo về Thiên Chúa. Theo đó, vị thần trong kinh Qu'ran bị coi là một "thể ma quỷ" bất công, chuyên chế, phi lý và xấu xa, người "chiến đấu với con người và tự hào về chiến thắng của mình" và "ngồi trên ngai vàng, từ đó Ngài giáng trần".
Kể từ sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hồi giáo đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về kinh sách và giáo lý của nó là một nguồn đáng kể của chủ nghĩa khủng bố và tư tưởng khủng bố.
Những chỉ trích khác tập trung vào câu hỏi về quyền con người ở các quốc gia đa số Hồi giáo hiện đại, và đối xử với phụ nữ trong luật pháp và thực hành Hồi giáo. Trước xu hướng đa văn hóa gần đây, ảnh hưởng của Hồi giáo đối với khả năng đồng hóa của người Hồi giáo ở phương Tây đã bị chỉ trích. Cả trong cuộc sống công cộng và cá nhân của mình, những người khác đều phản đối đạo đức của Muhammad, do đó cũng phản đối sunnah như một hình mẫu.
Người Tatars theo Tengri giáo chỉ trích Hồi giáo là một tôn giáo semitic, mà đã buộc người Thổ Nhĩ Kỳ phải phục tùng một nền văn hóa ngoại lai. Sự khuất phục và khiêm nhường, hai thành phần quan trọng của tâm linh Hồi giáo, bị coi là những thất bại lớn của Hồi giáo, không phải là phẩm chất tốt. Hơn nữa, vì Hồi giáo đề cập đến lịch sử semitic như thể đó là lịch sử của cả nhân loại, nhưng coi thường các thành phần của các nền văn hóa và tâm linh khác, cách tiếp cận quốc tế của Hồi giáo được coi là một mối đe dọa. Nó cũng cho Imams một cơ hội để tuần hành chống lại chính người dân của họ dưới biểu ngữ của Hồi giáo quốc tế. |
7,820 | 917428 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7820 | Chùm ruột | Chùm ruột còn gọi là tầm ruột (danh pháp hai phần: Phyllanthus acidus, danh pháp đồng nghĩa: "Phyllanthus distichus", "Cicca disticha", "Cicca acida" hay "Averrhoa acida"), là loài cây có quả ăn được trong họ Phyllanthaceae. Cây chùm ruột vừa được trồng làm cây cảnh vừa lấy quả.
Chùm ruột phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới Á Châu từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam.
Tên gọi.
Chùm ruột là phương ngữ ở miền nam còn tầm ruột là phương ngữ ở miền bắc
Miêu tả.
Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 10 m. Tán cây rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 cm đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc.
Lá chùm ruột mọc so le, hình trứng dài với kích thước khoảng 4–5 cm, rộng khoảng 1,5–2 cm.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8.
Hoa chùm ruột sắc hồng, nở từng chùm. Trái hình tròn, chia thành 6 múi, sắc xanh với đường kính khoảng 2-2,5 cm. Mỗi quả chỉ có 1 hột. Vị chùm ruột giòn và rất chua, do đó thường được tiêu thụ dưới dạng mứt tại Việt Nam. Khi nấu ở nhiệt độ cao trái chùm ruột sẽ chuyển sang màu đỏ.
Lá chùm ruột có khi được nấu lên ăn như một loại rau.
Những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn chùm ruột, vì trái chứa nhiều axit oxalic..
Giá trị dinh dưỡng.
Trong quả có nước, chất proitid, lipid glucid, acid acetic và vitamin C. Vỏ rễ chứa tanin 18% saponin acid gallic và một chất kết tinh.
Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ, vỏ rễ, cành và thân cây này rất độc. Nhẹ thì nhức đầu, đau bụng, nặng có thể tử vong. |
7,821 | 142827 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7821 | Khế | Khế là quả của cây "Averrhoa carambola" thuộc Họ Chua me đất, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Khế là một loại cây rất dễ dàng phát triển mạnh ở vùng môi trường nhiệt đới. Năng suất của cây khế rất cao, thường rơi vào khoảng 9-10 vụ thu hoạch mỗi năm. Cây khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.
Miêu tả.
Cây khế có lá kép dài khoảng 4 cm. Hoa khế màu hồng tím, xuất hiện tại nách lá, hoặc tại đầu cành. Cây khế có nhiều cành, cao đến khoảng 4 m. Khác với nhiều cây nhiệt đới khác, cây khế không cần nhiều nắng. Quả màu vàng hoặc xanh, có 5 múi, có trường hợp cho ra 6 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa. Các hạt nhỏ, màu nâu. Có hai giống là khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng. Sở dĩ cái tên khế (star fruit) ra đời bởi khi cắt ngang, hình dạng miếng khế trông giống một ngôi sao (star) (Xem bảng bên dưới).
Công dụng.
Ở Ấn Độ, quả khế được ăn để cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Ở Brasil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (nếu để nhựa mủ của cây sơn-"Rhus verniciflua" dính da sẽ gây lở loét da). Hột khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.
Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo). Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800–1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300–500 mg axit oxalic, 300–430 mg axit tartric, 140–220 mg axit succinic, 100–130 mg axit citric. Khế ít chua chứa 4–70 mg axit oxalic.
Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất quan trọng như magnesi, phosphor, kali, sắt và kẽm.
Ngay cả vỏ quả cũng cung cấp 3g chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein (LDL) gây hại trong ruột của bạn.
Các vitamin C trong quả khế có tác dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, cung cấp 34.4 mg, tương đương 57% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do gây viêm tế bào.
Hơn nữa, nó còn có nhiều chất flavonoid chống oxy hóa như epicatechin, acid gallic và quercetin. |
7,822 | 827006 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7822 | Chi Sầu riêng | Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) (tiếng Anh: durian) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), (mặc dù một số nhà phân loại học đặt "Durio" vào một họ riêng biệt, Durionaceae), được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á.
Quả sầu riêng được nhiều người ở Đông Nam Á xem như là "vua của các loại trái cây". Nó có đặc điểm là kích thước lớn, mùi mạnh, và nhiều gai nhọn bao quanh vỏ. Quả có thể đạt chiều dài và đường kính, thường nặng một đến ba kilogram (2 đến 7 lb). Tùy thuộc vào từng loài mà quả có hình dáng từ thuôn đến tròn, màu vỏ từ xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ.
Thịt quả có thể ăn được, và tỏa ra một mùi đặc trưng, nặng và nồng, ngay cả khi vỏ quả còn nguyên. Một số người thấy sầu riêng có một mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, nhưng một số khác lại không chịu nổi và khó chịu với cái mùi này. Mùi hương của sầu riêng tạo nên những phản ứng từ mê mẫn cho đến kinh tởm mãnh liệt, và được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống. Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á.
Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm. Vào thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó như là"một món trứng sữa nồng hương vị hảo hạng hạnh nhân". Có thể ăn thịt quả ở các độ chín khác nhau, và được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn trong ẩm thực Đông Nam Á. Hạt của sầu riêng cũng có thể ăn được sau khi nấu chín. Và có thể gây đầy hơi.
Có 30 loài "Durio" được xác định, ít nhất 9 loài trong số đó có quả ăn được. "Durio zibethinus" là loài duy nhất có mặt trên thị trường quốc tế: các loài khác được bán tại các khu vực địa phương của chúng. Có hàng trăm giống sầu riêng; nhiều khách hàng chỉ thích những giống nhất định được bán giá cao trên thị trường.
Sử dụng.
Theo nghiên cứu của Đại học Tsukuba, khi ăn sầu riêng không nên uống rượu do tỷ lệ cao của lưu huỳnh trong sầu riêng làm hạn chế hoạt động của aldehyde dehydrogenase, làm khả năng lọc chất độc từ rượu của cơ thể giảm 70%., sau khi ăn sầu riêng không nên uống cà phê và sữa. Khi sầu riêng kết hợp với cafein có trong các loại thức uống này, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hơi thở nặng mùi. Trong sầu riêng chứa nhiều calo, khi kết hợp cùng với sữa cũng giàu dinh dưỡng có thể gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, khiến hoạt động của gan và dạ dày bị trở ngại, trường hợp tệ hơn có thể dẫn đến tăng huyết áp và đau tim.
Tên gọi.
Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai - Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi loài cây/trái này là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian.
Tuy nhiên, trong chi "Durio" chỉ có một loài là "Durio zibethinus" là phổ biến nhất. Trong thế kỷ XX ở Việt Nam được biết tới 2 giống"sầu riêng mỡ"có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và"sầu riêng đường"có lớp cơm màu vàng như đường mía. Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng ("Durio zibethinus") có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống"sầu riêng đường không hạt "có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: múi ngọt, không có hạt hoặc hạt bị tiêu giảm.
Nhận dạng.
Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.
Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài và đường kính , và trọng lượng từ 1 đến 4kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt.
Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là "thơm", nhưng có người cho đó là "thối". Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.
Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.
Trái sầu riêng có nhiều "múi", mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.
Phân loại.
Hiện có khoảng 32 loài sầu riêng khác nhau được ghi nhận theo The Plant List.
Phân bố.
Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Thái Lan, Mindanao (Philippines), Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri Lanka và một phần của Hawaii.
Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu sầu riêng.
Tại Việt Nam.
Sầu riêng được trồng ở Việt Nam có diện tích khoảng 30000 ha (năm 2018) tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, Đắk Lắk với hai giống sầu riêng chính được trồng nhiều đó là sầu riêng Ri 6 và sầu riêng Monthong Thái Lan. Vì lý do cây sầu riêng là một cây ăn quả nhiệt đới nên cây sầu riêng không thể chịu đựng được cái lạnh của mùa đông nên cây sầu riêng chỉ trồng được ở các tỉnh thành phía nam của Việt Nam, cây sầu riêng được trồng ở giới hạn cuối cùng là ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. |
7,823 | 69919923 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7823 | Động vật học | Động vật học (tiếng Anh zoology ) là ngành khoa học nghiên cứu về giới Động vật bao gồm cấu trúc, phôi học, phân loại học, hành vi và phân bố của các động vật cả động vật còn sinh tồn và tuyệt chủng, với cách thức chúng tương tác với hệ sinh thái. Thuật ngữ "zoology" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Cổ đại là , ('động vật'), và , ('kiến thức', 'môn học'). Động vật học gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn di truyền động vật, sử dụng động vật có lợi và hạn chế động vật gây hại. Động vật học bao gồm các lĩnh vực:
Phạm vi.
Động vật học là một ngành khoa học nghiên cứu về động vật. Một loài được định nghĩa là một nhóm sinh vật với hai cá thể trong đó có khả năng sinh sản tốt và thích hợp thì thế hệ con sinh ra có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt; khoảng 1,5 triệu loài được mô tả và ước tính có tới 8 triệu loài động vật có thể đang tồn tại.
Các quy ước trong động vật học.
Đơn vị phân loại là một nhóm phân loại của một bậc nào đó phân biệt khá rõ với các nhóm khác. "Ví dụ: chuột nhà (Rattus flavipectus), chuột cống (Rattus norvegicus) và chuột nhắt (Mus muculus) là các đơn vị phân loại bậc loài". Chuột nhà và chuột cống là thành viên của giống "Rattus" còn chuột nhắt là thành viên của giống "Mus". "Rattus" và "Mus" là 2 đơn vị phân loại bậc giống. 2 giống này đều la thành viên của họ Chuột "(Muridae)". "Muridae" là đơn vị phân loại bậc họ. Đơn vị phân loại là một nhóm cụ thể khác với thứ bậc phân loại là những nấc giống như cái thang trên đó sắp xếp các đơn vị phân loại cùng bậc. Có 9 bậc phân loại từ thấp lên cao gồm loài, chi (giống), họ, bộ, lớp, ngành, giới, vực và sự sống. Xen giữa còn có thể có thêm các thứ bậc phụ như phân giống, liên giống, phân họ, liên họ... "Ví dụ: khi nói đến Musca domestica (ruồi nhà) là đơn vị phân loại bậc loài, Musca là đơn vị phân loại bậc giống... thì loài, giống ở đây là các thứ bậc phân loại".
Tên khoa học của động vật được toàn thế giới nhất trí gọi bằng tiếng La-tinh (hoặc La-tinh hóa). Tên của các đơn vị phân loại bậc giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống) được gọi bằng tên đơn. "Ví dụ: giới Animalia (động vật), ngành Chordata (động vật có dây sống)... là những tên đơn". Riêng tên loài được gọi bằng tên kép: tên chi viết trước (viết hoa chữ cái đầu) và tên loài viết sau (viết thường). "Ví dụ: Euglena viridis (trùng roi xanh), Hydra vulgaris (thủy tức lưỡng tính)... là những tên loài viết kép". Quy ước này không chỉ áp dụng cho giới Động vật mà còn áp dụng cho cả bốn giới khác (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và giới Thực vật).
Các nhánh của động vật học.
Sinh lý học.
Sinh lý học nghiên cứu về các quá trình sinh hóa, cơ học, vật lý của sinh vật sống bằng cách nghiên cứu về tất cả cấu trúc hoạt động như tổng thể. "Cấu trúc để hoạt động" là việc nghiên cứu trọng tâm của sinh học. Sinh lý học được phân loại cơ bản thành sinh lý học thực vật và sinh lý học động vật. |
7,824 | 845147 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7824 | Chôm chôm | Chôm chôm, hoặc gọi là lôm chôm (danh pháp hai phần: Nephelium lappaceum) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Sapindaceae. Chôm chôm có liên quan mật thiết với một số loại trái cây nhiệt đới ăn được khác bao gồm vải thiều, nhãn, pulasan và mamoncillo.
Tên gọi.
Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này. Lông cũng là đặc tính cơ bản trong việc đặt tên của người Trung Quốc: "hồng mao đan" (红毛丹), hay của người Mã Lai: "rambutan" (trái có lông). Các nước phương Tây mượn giọng đọc của Mã Lai để gọi cây/trái chôm chôm: Anh, Đức gọi là "rambutan", Pháp gọi là "ramboutan"...
Xuất xứ.
Cây chôm chôm khởi nguyên ở Đông Nam Á, từ Malaysia - Indonesia. Ngày nay, chúng được trồng rộng rãi ở các khu vực Đông Nam Á khác, như Thái Lan, Myanmar, Singapore, Philippines và khu vực Nam Á như Sri Lanka. Nó đã lan rộng đến các vùng khác của Châu Phi, Châu Đại Dương và Trung Mỹ.
Khoảng thế kỷ 13 đến thế kỷ 15, các thương nhân Ả Rập đã đóng vai trò quan trọng trong thương mại Ấn Độ Dương, họ đã đưa chôm chôm đến Zanzibar và Pemba ở Đông Phi. Chôm chôm cũng được trồng hạn chế ở một số vùng của Ấn Độ. Vào thế kỷ 19, người Hà Lan đã đưa giống chôm chôm từ thuộc địa của họ ở Đông Nam Á đến Suriname ở Nam Mỹ. Sau đó, cây lan sang các khu vực nhiệt đới khác của châu Mỹ, được trồng ở các vùng đất thấp ven biển Colombia, Ecuador, Honduras, Costa Rica, Trinidad và Cuba. Năm 1912, chôm chôm được du nhập vào Philippines từ Indonesia. Những hoạt động phổ biến hơn đã được thực hiện vào năm 1920 (từ Indonesia) và 1930 (từ Malaya), nhưng cho đến những năm 1950, việc phân phối của nó bị hạn chế.
Vào năm 1906, đã có một nỗ lực đưa giống chôm chôm đến Đông Nam Hoa Kỳ, với hạt giống được nhập khẩu từ Java, nhưng việc trồng không thành công, ngoại trừ ở Puerto Rico.
Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất "không ngập nước". Do đó, ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Mô tả.
Chôm chôm là loài cây thường xanh có thể phát triển đến chiều cao 12–20 m. Các lá mọc so le với nhau, dài 10–30 cm, lá có hình lông chim với 3 đến 11 lá rời (en). Những bông hoa có kích thước nhỏ 2,5–5 mm.
Cây chôm chôm có thể là cây đực (chỉ sản sinh túi phấn hoa do đó không đậu quả) hoặc cây cái (chỉ có hoa với chức năng giống cái) hoặc lưỡng tính (sản xuất hoa cái với một tỷ lệ nhỏ hoa đực).
Quả hình tròn hoặc hình bầu dục, dài 3–6 cm (hiếm khi đến 8 cm) và rộng 3–4 cm, quả được kết và lớn dần trong một chùm có 10–20 quả. Vỏ có màu hơi đỏ (hiếm khi có màu cam hoặc vàng) và được bao phủ bởi các gai thịt mềm dẻo, do đó có tên 'lông'. Các gai thịt góp phần vào quá trình thoát hơi nước của quả, có thể ảnh hưởng đến chất lượng của quả.
Phần thịt quả là vỏ mềm bao bọc hạt, trong mờ, hơi trắng hoặc hồng nhạt, có vị ngọt, chua nhẹ.
Hạt đơn dài 1–1,3 cm, có vết nứt đôi màu trắng ở đáy hạt. Hạt mềm và chứa các phần chất béo bão hòa và không bão hòa bằng nhau, hạt có thể được nấu chín và ăn. Quả đã bốc vỏ có thể dùng để ăn sống hoặc nấu chín.
Thụ phấn.
Hoa chôm chôm có mùi thơm rất hấp dẫn đối với nhiều loại côn trùng, đặc biệt là ong. Ruồi, ong và kiến là những loài thụ phấn chính. Trong số các loài ruồi, thì ruồi Lucilia nhiều nhất và trong số các loài ong, ong mật (ong khoái và ong mật phương Đông) và Ong dú (như loài Trigona) chiếm đa số. Các đàn ong mật phương Đông kiếm ăn trên hoa chôm chôm tạo ra một lượng lớn mật ong. Những con ong kiếm mật hoa thường xuyên tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cái và thu thập một lượng đáng kể phấn hoa dính từ hoa đực. Một ít phấn hoa đã được nhìn thấy trên những con ong kiếm ăn hoa cái. Hoa đực mở lúc 06:00, ong mật phương Đông kiếm ăn diễn ra mạnh nhất trong khoảng từ 07:00 đến 11:00, giảm dần sau đó khá đột ngột. Ở Thái Lan, ong mật phương Đông là loài thường thụ phấn vãng lai cho chôm chôm. Lông của ong hữu ích trong quá trình thụ phấn, phấn hoa có thể bám vào và được chuyển đến hoa cái.
Sản xuất.
Chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới ẩm Đông Nam Á. Nó là một loại cây ăn quả dùng để ăn tại vườn hoặc bán. Nó là một trong những loại trái cây nổi tiếng nhất của Đông Nam Á, và cũng được trồng rộng rãi ở những nơi khác thuộc vùng nhiệt đới như châu Phi, miền nam Mexico, các đảo thuộc quần đảo Caribe, Costa Rica, Honduras, Panama, Ấn Độ và Sri Lanka. Nó cũng được trồng ở Ecuador với gọi là "achotillo", và được trồng trên đảo Puerto Rico.
Tính đến năm 2014, Thái Lan là nước sản xuất chôm chôm lớn nhất (), với sản lượng 450.000 tấn, tiếp theo là Indonesia với 100.000 tấn và Malaysia với 60.000 tấn. Ở Thái Lan, các trung tâm trồng chôm chôm chính là tỉnh Chanthaburi, tiếp theo là tỉnh Chumphon và tỉnh Surat Thani. Ở Indonesia, vùng trồng chôm chôm chủ yếu là ở phía tây của Indonesia, bao gồm Java, Sumatra, và Kalimantan. Ở Java, các vườn cây ăn trái và "pekarangan" (bãi cư trú) ở các làng Greater Jakarta và Tây Java đã được biết đến như những vùng lớn canh tác chôm chôm từ thời thuộc địa, với trung tâm thương mại ở Pasar Minggu, Nam Jakarta.
Việc sản xuất toàn cầu rất khó đánh giá vì sản lượng chôm chôm của các nước chủ yếu tiêu thụ trong nước, số lượng được ước tính trong thời gian 2015-2017 là 1.386.100 tấn chôm chôm/năm, nhưng chưa tới 10.000 tấn chôm chôm tươi và thành phẩm liên quan được đưa vào thương mại quốc tế.
Trong suốt năm 2017 và những năm trước đó, nhập khẩu chôm chôm sang Liên minh Châu Âu hàng năm khoảng 1.000 tấn, tạo điều kiện tốt cho nguồn cung cấp quanh năm từ nhiều nhà cung cấp nhiệt đới.
Trái cây thường được bán tươi và có thời hạn sử dụng ngắn, chôm chôm cũng thường được sử dụng để làm mứt và thạch, hoặc đóng hộp. Những vườn cây chôm chôm thường xanh với những quả có màu sắc đa dạng tạo nên những cảnh quan hấp dẫn.
Ở Ấn Độ, chôm chôm được nhập khẩu từ Thái Lan, cây cũng được trồng ở Quận Pathanamthitta thuộc miền Nam bang Kerala.
Chôm chôm không phải là một loại trái cây chín có sự gia tăng ethylene và bùng nổ quá trình hô hấp tế bào - nghĩa là chúng chỉ chín trên cây và dường như không tạo ra chất làm chín như hormone thực vật, ethylene, sau khi được thu hoạch. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, chất lượng của quả bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bảo quản. Độ ẩm thấp, thời gian bảo quản và các trường hợp hư hỏng mang tính cơ học có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của trái cây, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ. Nhìn chung, loại trái cây này có thời hạn sử dụng ngắn trong điều kiện môi trường xung quanh nhưng việc áp dụng các phương pháp bảo quản có thể kéo dài thời gian. Một số phương pháp như chiếu xạ và sử dụng rút khí có thể giúp bảo quản tốt.
Trồng trọt.
Chôm chôm thích nghi với khí hậu nhiệt đới ấm áp, nhiệt độ khoảng 22–30 °C và nhạy cảm với nhiệt độ dưới 10 °C. Nó được trồng cho mục đích thương mại trong phạm vi 12–15°Của đường xích đạo. Cây phát triển tốt ở độ cao lên đến so với mực nước biển, và phát triển tốt nhất trong vùng đất sâu, đất sét hoặc mùn cát giàu chất hữu cơ. Chúng cũng có thể phát triển trên địa hình đồi núi, nơi có khả năng thoát nước tốt.
Chôm chôm được nhân giống bằng cách chiết ghép, tách nhánh, và nảy chồi. Cây có thể ra quả sau hai đến ba năm trồng với sản lượng trái sum sê nhất sau 8 đến 10 năm. Cây phát triển từ hạt giống sau 5 đến 6 năm.
Hạt màu nâu nhạt, chứa nhiều chất béo và dầu nhất định (chủ yếu là axit oleic và axit arachidic) có giá trị trong công nghiệp, và được sử dụng trong nấu ăn, sản xuất xà phòng. Rễ, vỏ và lá cây chôm chôm có nhiều công dụng khác nhau trong y học cổ truyền và trong sản xuất thuốc nhuộm.
Ở một số vùng trồng, cây chôm chôm có thể ra quả hai lần mỗi năm, một lần vào cuối mùa thu đầu mùa đông, một lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè. Các khu vực khác, chẳng hạn như Costa Rica, chỉ có một mùa quả duy nhất, với sự bắt đầu của mùa mưa vào tháng 4 kích thích ra hoa, quả thường chín vào tháng 8 và tháng 9. Trái phải chín trên cây, sau đó chúng được thu hoạch trong khoảng thời gian từ bốn đến bảy tuần. Trái cây tươi rất dễ bị dập và thời hạn sử dụng ngắn. Một cây trung bình có thể cho 5.000–6.000 quả trở lên (60–70 kg hoặc 130–155 lb mỗi cây). Năng suất bắt đầu ở mức 1,2 tấn mỗi ha (0,5 tấn/mẫu Anh) trong vườn cây non và có thể đạt 20 tấn mỗi ha (8 tấn mỗi mẫu Anh) trong vườn cây trưởng thành. Ở Hawaii, 24 trong số 38 ha canh tác chôm chôm (60 trong số 95 mẫu Anh) đã được thu hoạch với sản lượng 120 tấn quả vào năm 1997. Năng suất có thể được tăng lên bằng cách cải thiện quản lý vườn cây ăn quả, bao gồm cả thụ phấn và trồng các giống cây nhỏ năng suất cao.
Hầu hết các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao là lưỡng tính; những giống cây trồng chỉ tạo ra hoa cái đòi hỏi sự có mặt của cây đực. Cây đực hiếm khi được tìm thấy, vì quá trình chọn lọc thực vật đã ưu tiên các dòng lưỡng tính tạo ra tỷ lệ cây hoa cái cao và số lượng hoa tạo phấn hoa thấp hơn nhiều. Có hơn 3.000 bông hoa màu trắng lục xuất hiện trong các chùy đực, mỗi bông có từ năm đến bảy bao phấn và một bầu nhụy không có chức năng sinh sản. Hoa đực có các ống nhị màu vàng và năm đến bảy nhị hoa. Khoảng 500 bông hoa màu vàng lục xuất hiện trên mỗi chùm bông lưỡng tính. Mỗi hoa có sáu bao phấn, thường là một vòi nhụy có hai lớp, với một noãn nằm ở mỗi phần của nó. Hoa có thể tiếp nhận phấn trong khoảng một ngày, nhưng có thể lâu hơn nếu có tác nhân thụ phấn nhân tạo.
Thu hoạch và bảo quản.
Từ khi nở hoa cho đến lúc chín, cần khoảng 100 - 120 ngày ở miền Nam. Mùa quả chín từ tháng 5-8. Quả chín, màu sắc vỏ thay đổi, chất hòa tan trong cùi là 17-21%. Độ chua (TA) tính bằng axit nitric khoảng 0,55% và pH từ 4,0 đến 5,0. Một vườn chôm chôm thường hái làm nhiều lần, cách nhau 3-7 ngày tùy giống.
Bảo quản quả ở nhiệt độ 25 độ C, khi bảo quản trong môi trường tự nhiên, trọng lượng quả chôm chôm giảm đi rất nhanh do mất nước nhiều. Trọng lượng mất đi sau 5-8 ngày từ 22% đến 25 %tùy theo giống chôm chôm. Nhiệt độ càng cao, trọng lượng mất càng nhiều. Bảo quản trong túi polyetylen (PE) trọng lượng mất ít hơn. Trong thực tế nên bảo quản ở nhiệt độ 10 độ C trong túi PE có đục lỗ, quả còn tốt bán được sau 10 ngày, và trong túi PE kín là sau 12 ngày.
Các giống chôm chôm.
Hơn 200 giống cây chôm chôm đã được phát triển từ các giống vô tính chọn lọc có sẵn trên khắp vùng châu Á nhiệt đới. Hầu hết các giống cây trồng được chọn có chiều cao sinh trưởng nhỏ gọn, đạt chiều cao chỉ 3–5 m để dễ thu hoạch hơn.
So với chôm chôm nhân giống, chôm chôm tự nhiên có độ chua cao hơn và có thể dùng cho các mục đích thực phẩm khác nhau. Ở Indonesia, 22 giống chôm chôm được xác định có chất lượng tốt, với 5 giống thương mại hàng đầu: 'Binjai', 'Lebak Bulus', 'Rapiah', 'Cimacan' và 'Sinyonya', cùng với các giống phổ biến khác bao gồm 'Simacan', 'Silengkeng', 'Sikonto' và 'Aceh kuning'. Ở bán đảo Mã Lai, các giống thương mại bao gồm 'Chooi Ang', 'Peng Thing Bee', 'Ya Tow', 'Azimat', và 'Ayer Mas'.
Ở Việt Nam, việc lai tạo hoặc chọn cây ưu tú từ các giống nhập đều chưa được thực hiện. Trong nước, có các quần thể sau:
Gần đây mới nhập một số giống chôm chôm của Thái Lan, Malaysia. Đặc điểm của chôm chôm Thái Lan là lông màu xanh, quả màu đỏ, bên trong cùi tróc, không dính hạt, vị ngọt.
Chất dinh dưỡng và hóa chất thực vật.
Quả chôm chôm có thành phần 78% là nước, 21% carbohydrate, 1% protein, và có chất béo không đáng kể (bảng; dữ liệu dành cho trái cây đóng hộp trong xi-rô; dữ liệu trái cây thô chưa được công bố). Về hàm lượng dinh dưỡng, trái cây đóng hộp chỉ chứa mangan ở mức vừa phải (16% Giá trị hàng ngày), cung cấp 82 calo trong 100 gram (bảng). Các nguyên tố vi lượng dinh dưỡng khác ở mức thấp.
Là một loại có thịt quả không có sắc tố, chôm chôm không chứa hàm lượng polyphenol đáng kể, nhưng phần vỏ đầy màu sắc của nó hiển thị các axit phenolic đa dạng, chẳng hạn như axit syringic, coumaric, gallic, caffeic và ellagic. Hạt chôm chôm chứa tỷ lệ axit béo bão hòa và không bão hòa bằng nhau, trong đó axit arachidic (34%) và oleic (42%) có hàm lượng chất béo cao nhất.
Hương thơm dễ chịu của trái chôm chôm xuất phát từ nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, bao gồm beta-damascenone, vanillin, axit phenylacetic và axit cinnamic. |
7,825 | 3200 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7825 | Măng cụt | Măng cụt (danh pháp hai phần: Garcinia mangostana) hay còn được gọi là quả tỏi ngọt, là một loài cây thuộc họ Bứa ("Clusiaceae"). Nó cũng là loại cây nhiệt đới thường xanh cho quả ăn được, có nguồn gốc từ các đảo quốc Đông Nam Á. Nguồn gốc của nó là không chắc chắn do việc trồng trọt thời tiền sử rộng rãi. Nó mọc chủ yếu ở Đông Nam Á, Tây Nam Ấn Độ và các khu vực nhiệt đới khác như Colombia, Puerto Rico và Florida, nơi cây đã được giới thiệu. Cây cao từ 6 đến 25 m (19,7 đến 82,0 ft). Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm, vỏ không ăn được. Ruột trắng ngà, mọng nước, hơi xơ và chia thành nhiều múi, một quả có thể chứa khoảng 4, 8 múi, rất hiếm khi có 3 hay 9 múi. Quả có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút. Trong mỗi quả, phần thịt có mùi thơm ăn được bao quanh mỗi hạt là vỏ quả trong thực vật, tức là lớp bên trong của bầu nhụy. Hạt có hình quả hạnh và kích thước nhỏ.
Tỏi ngọt thuộc cùng một chi với các loại trái cây khác, ít được biết đến hơn, chẳng hạn như măng cụt nút ("G. prainiana") hoặc charichuelo ("G. madruno").
Lịch sử.
Măng cụt là một loại cây bản địa ở Đông Nam Á. Được đánh giá cao nhờ độ ngon ngọt, kết cấu tinh tế và hương vị chua và ngọt thanh, măng cụt đã được trồng ở bán đảo Mã Lai, Borneo, Sumatra, bán đảo Đông Dương và Philippines từ thời cổ đại. Theo ghi chép của Trung Quốc vào thế kỷ 15 là "Doanh nhai thắng lãm", măng cụt được gọi là "mang-chi-shih" (có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai "manggis"), một loài thực vật bản địa ở Đông Nam Á, thịt trắng với vị chua ngọt rất ngon.
Mô tả về măng cụt được Linnaeus đưa vào "Species Plantarum" vào năm 1753. Măng cụt được đưa vào trồng trong nhà kính ở Anh vào năm 1855. Sau đó, việc trồng nó được đưa sang Tây bán cầu, nơi nó được trồng ở quần đảo Tây Ấn, đặc biệt là Jamaica. Sau đó, nó được trồng ở nhiều vùng Trung Mỹ như Guatemala, Honduras, Panama và Ecuador. Cây măng cụt nói chung không phát triển tốt khi trồng ngoài vùng nhiệt đới.
Ở Đông Nam Á, măng cụt thường được gọi là "Nữ hoàng của các loại trái cây" và thường được ghép với sầu riêng, "Vua của các loại trái cây". Trong thực liệu Trung Hoa, măng cụt được coi là "có tính mát", là đối trọng tốt với sầu riêng "có tính nhiệt". Cũng có truyền thuyết về việc Victoria của Anh tặng thưởng 100 bảng Anh cho bất kỳ ai có thể mang trái cây tươi cho bà. Mặc dù truyền thuyết này có thể được bắt nguồn từ một ấn phẩm năm 1930 của nhà thám hiểm trái cây David Fairchild, nó không được chứng minh bởi bất kỳ tài liệu lịch sử đã biết nào.
Nhà báo và người sành ăn R. W. Apple Jr. đã từng nói về loại trái cây này như sau: "Đối với tôi, không có loại trái cây nào khác lại hấp dẫn đến say đắm như là măng cụt... Tôi thà ăn một quả hơn là một chiếc bánh su kem nóng hổi dành cho một cậu bé Ohio to lớn." Kể từ năm 2006, các đơn đặt hàng măng cụt trồng ở Puerto Rico với số lượng nhỏ đã được bán cho các cửa hàng thực phẩm đặc sản của Mỹ và các nhà hàng dành cho người sành ăn phục vụ các phần thịt như một món tráng miệng ngon.
Ngày nay, măng cụt có mặt khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanmar cũng như ở Sri Lanka, Philippines. Ở Việt Nam, măng cụt được các nhà truyến giáo đạo Kitô di thực vào miền Nam Việt Nam rồi trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một của Việt Nam. Ở đây, do khí hậu cũng nóng ấm nên cây dễ mọc. Cây không tiến được lên miền Bắc lạnh hơn, xa nhất chỉ đến Huế.
Nhân giống, trồng trọt và thu hoạch.
Măng cụt thường được nhân giống bằng cách ươm mầm từ hạt. Nhân giống sinh dưỡng khó hơn, ươm mầm từ hạt thì cây con cứng cáp hơn và ra quả sớm hơn cây nhân giống sinh dưỡng.
Hạt măng cụt là hạt phản loạn mà không phải là một hạt giống thực sự theo định nghĩa chính xác. Nó được mô tả là một phôi vô tính có noãn. Vì sự hình thành hạt không liên quan đến thụ tinh hữu tính, nên cây con về mặt di truyền với cây mẹ. Nếu để khô, hạt sẽ chết nhanh chóng nhưng nếu ngâm nước, hạt mất từ 14 đến 21 ngày để nảy mầm. Khi đó, cây con có thể được trồng trong vườn ươm khoảng 2 năm khi trồng trong chậu nhỏ.
Khi cây cao khoảng 25–30 cm (10–12 in), chúng được cấy ra vườn và cách nhau 20–40 m (66–131 ft). Sau khi trồng, vườn được phủ đất để kiểm soát cỏ dại. Việc cấy chuyển diễn ra vào mùa mưa vì cây non có khả năng bị ảnh hưởng xấu do hạn hán. Vì cây non cần bóng râm nên cần trồng xen với chuối, chuối lá, chôm chôm, sầu riêng hoặc dừa. Lá dừa chủ yếu được sử dụng ở những nơi có mùa khô kéo dài vì cọ cũng tạo bóng mát cho cây măng cụt trưởng thành. Một ưu điểm khác của việc trồng xen khi trồng măng cụt là hạn chế được cỏ dại.
Sự phát triển của cây sẽ bị chậm lại nếu nhiệt độ dưới 20 °C (68 °F). Khoảng nhiệt độ lý tưởng để sinh trưởng và ra quả là 25–35 °C (77–95 °F) với độ ẩm tương đối trên 80%. Nhiệt độ tối đa là 38–40 °C (100–104 °F), cả lá và quả đều dễ bị cháy xém và cháy nắng, trong khi nhiệt độ tối thiểu là 3–5 °C (37–41 °F). Cây non ưa bóng râm cao và cây trưởng thành chịu bóng.
Cây măng cụt có bộ rễ yếu, ưa đất sâu, thoát nước tốt, độ ẩm cao, thường mọc ở ven sông. Cây măng cụt không thích nghi với đất đá vôi, đất cát pha, phù sa hoặc đất cát pha có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Cây măng cụt cần lượng mưa phân bố tốt trong năm (<40 mm/tháng) và mùa khô 3–5 tuần.
Cây măng cụt nhạy cảm với nguồn nước và lượng phân bón đầu vào tăng theo tuổi cây bất kể trồng vùng nào. Quá trình trưởng thành của trái măng cụt mất 5–6 tháng, thu hoạch khi vỏ trái có màu tím.
Nhân giống.
Trong nhân giống măng cụt, việc chọn gốc ghép và tiến hành ghép là những vấn đề quan trọng để khắc phục những hạn chế đối với sản xuất, thu hoạch hoặc tính thời vụ. Hầu hết các nguồn gen để nhân giống đều nằm trong các tap hợp chất mầm nguyên sinh ở một số loài hoang dã được trồng ở Malaysia và Philippines. Phương pháp bảo tồn được lựa chọn vì việc bảo quản hạt trong điều kiện nhiệt độ thấp và khô không thành công.
Do thời gian dài cho đến khi cây ra quả và chu kỳ nhân giống kéo dài nên việc nhân giống măng cụt không hấp dẫn để cấy ghép hoặc nghiên cứu. Các mục tiêu nhân giống có thể nâng cao sản lượng măng cụt bao gồm:
Năng suất.
Cây măng cụt có thể cho trái ít nhất là 6 năm nhưng có thể cần 12 năm hoặc hơn, tùy thuộc vào khí hậu và phương pháp canh tác. Năng suất măng cụt có thể thay đổi, phụ thuộc vào khí hậu và tuổi cây. Nếu cây non lần đầu tiên có thể cho 200–300 quả, trong khi khi trưởng thành, trung bình 500 quả mỗi mùa. Ở độ tuổi 30 đến 45 khi trưởng thành, mỗi cây có thể cho đến 3.000 quả. Có những cây 100 năm tuổi vẫn còn cho quả.
Sản xuất theo khu vực.
Sản lượng măng cụt chủ yếu xuất hiện ở Đông Nam Á, chủ yếu ở Thái Lan là nước có diện tích trồng nhiều nhất, ước tính khoảng 4.000 ha năm 1965 và 11.000 ha năm 2000 với tổng sản lượng 46.000 tấn. Indonesia, Malaysia và Philippines là những nhà sản xuất lớn khác của châu Á. Sản xuất măng cụt ở Puerto Rico đang thành công nhưng bất chấp nhiều thập kỷ cố gắng, không có sản lượng lớn nào được sản xuất ở Quần đảo Caribe, Nam Mỹ, Florida, California, Hawaii hoặc bất kỳ lục địa nào ngoài Châu Á.
Bệnh và sâu bệnh.
Các bệnh và sâu bệnh thường gặp.
Các mầm bệnh tấn công cây măng cụt thường gặp ở các cây nhiệt đới khác. Các loại bệnh có thể được chia thành các bệnh từ lá, quả, thân và các bệnh truyền qua đất.
Bệnh cháy lá do "Pestalotiopsis" (Pestalotiopsis flagisettula (chỉ được xác định ở Thái Lan)) là một trong những bệnh lây nhiễm đặc biệt là trên lá non. Hơn nữa, mầm bệnh còn làm thối trái trước và sau khi thu hoạch. Bệnh thối thân và chết đi kèm theo là do mầm bệnh gây ra. Một số triệu chứng của bệnh thối thân là tách cành, chảy mủ và phồng rộp vỏ cây. Các khu vực chính mà bệnh được quan sát thấy là Thái Lan, Malaysia và Bắc Queensland.
Một loại bệnh phổ biến khác là bệnh cháy chỉ hoặc bệnh cháy lá chỉ trắng ("Marasmiellus scandens") trong khi tên này xuất phát từ sợi nấm giống như sợi chỉ. Lá, cành và cành cũng có thể bị tổn thương do bệnh. Bào tử phát tán nhờ sự trợ giúp của gió, hạt mưa và côn trùng và phát triển mạnh trong điều kiện râm, ẩm ướt.
Một loại bệnh quan trọng sau thu hoạch ảnh hưởng đến măng cụt đặc biệt là ở Thái Lan được gọi là bệnh thối trái do nấm Candidia ("Ganoderma theobromae"). Chúng là mầm bệnh thứ cấp, xâm nhập vào cây ký chủ qua vết thương.
"Phellinus noxius" sống trên rễ và thân cây gây ra bệnh nâu rễ, tên gọi bắt nguồn từ sự xuất hiện của các hạt đất liên kết sợi nấm. [18] Sự phân bố của nấm xảy ra khi tiếp xúc với gỗ bị nhiễm bệnh hoặc sợi nấm dạng rễ dày trên gốc cây.
Có một số loài gây hại ăn lá và trái măng cụt bao gồm sâu ăn lá (Stictoptera sp.), sâu ăn lá theo đường ("Phyllocnictis citrella") và sâu đục quả ("Curculio sp."). Đặc biệt trong vườn ươm, giai đoạn ấu trùng của sâu ăn lá có thể gây hại trên lá non nhưng có thể quản lý được bằng các chất phòng trừ sinh học. Giai đoạn sâu non của sâu đục quả (Curculio sp.) Ăn các bộ phận khác nhau của quả trước khi chín.
Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và sâu bệnh.
Các phương án quản lý khác nhau có thể được áp dụng để kiểm soát bệnh trên cây măng cụt.
Cây và quả.
Là cây nhiệt đới, măng cụt phải được trồng trong điều kiện ấm áp nhất quán vì tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0 °C (32 °F) trong thời gian dài thường sẽ làm chết cây trưởng thành. Chúng được biết là có khả năng phục hồi sau những đợt lạnh ngắn khá tốt, thường chỉ bị tổn thương ở những con non. Các nhà làm vườn có kinh nghiệm đã trồng loài này ngoài trời và làm chúng ra quả ở cực nam Florida.
Trái măng cụt non, không cần thụ tinh để hình thành (xem phần tiếp hợp vô tính). Ban đầu, quả có màu xanh lục nhạt hoặc gần như trắng trong bóng râm của tán. Khi quả lớn lên trong vòng hai đến ba tháng tiếp theo, màu sắc bên ngoài chuyển dần sang màu xanh đậm hơn. Trong giai đoạn này, quả tăng kích thước cho đến khi đường kính ngoài của nó khoảng 6–8 cm (2,4–3,1 in), vẫn cứng cho đến giai đoạn cuối cùng, chín đột ngột.
Hóa học dưới bề mặt của vỏ măng cụt bao gồm một loạt các polyphenol với các xanthone và tannin, đảm bảo độ se lại, ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, nấm, vi rút thực vật, vi khuẩn và động vật ăn thịt khi trái chưa trưởng thành. Sự thay đổi màu sắc và sự mềm đi của hạt là quá trình chín tự nhiên cho thấy quả có thể ăn được và hạt đã phát triển xong.
Một khi trái măng cụt đang phát triển ngừng nở ra, quá trình tổng hợp chất diệp lục sẽ chậm lại khi giai đoạn màu tiếp theo bắt đầu. Ban đầu có vệt đỏ, sắc tố ngoài chuyển từ xanh sang đỏ sang tím sẫm báo hiệu giai đoạn chín cuối cùng. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian mười ngày khi chất lượng ăn được của trái cây đạt đến đỉnh điểm. Qua những ngày sau khi hái khỏi cây, lớp vỏ cứng lại ở một mức độ tùy thuộc vào việc xử lý sau thu hoạch và điều kiện bảo quản xung quanh, đặc biệt là mức độ ẩm tương đối. Nếu độ ẩm môi trường xung quanh cao, sự đông cứng của vỏ quả có thể mất một tuần hoặc lâu hơn khi chất lượng thịt đạt đỉnh. Tuy nhiên, sau vài ngày bảo quản, đặc biệt nếu không được làm lạnh, phần thịt bên trong quả có thể bị hư hỏng mà không có bất kỳ dấu hiệu bên ngoài rõ ràng nào. Do đó, việc sử dụng độ cứng của vỏ làm chỉ báo độ tươi trong hai tuần đầu tiên sau khi thu hoạch là không đáng tin cậy vì vỏ không tiết lộ chính xác tình trạng bên trong của thịt. Nếu vỏ quả mềm và có năng suất như khi chín và tươi từ cây thì quả thường tốt.
Phần thịt ăn được của quả măng cụt có hình dạng và kích thước tương tự như quả quýt đường kính 4–6 cm (1,6–2,4 in) và có màu trắng. Số lượng các múi quả tương ứng chính xác với số lượng thùy nhụy trên mô phân sinh ngoài; do đó, số lượng các múi thịt nhiều hơn cũng tương ứng với ít hạt nhất. Vòng tròn của các múi hình nêm chứa 4–8, hiếm khi có 9 múi,(Có thể biết số múi khi nhìn vào đáy quả) những múi lớn hơn chứa hạt tiếp hợp vô tính không ngon trừ khi rang. Là một loại trái cây không chín kiểu hô hấp bộc phát, một quả măng cụt sau khi hái sẽ không chín thêm, vì vậy phải được tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch.
Thường được mô tả như một món ngon tinh tế, thịt có mùi thơm đặc biệt nhẹ, về mặt định lượng có khoảng 1/400 thành phần hóa học của trái thơm, giải thích cho sự dịu nhẹ tương đối của nó. Các thành phần dễ bay hơi chính có hương caramel, cỏ và bơ như một phần của hương thơm măng cụt là hexyl axetat, hexenol và α-copaene.
Thành phần hóa học.
Áo hạt măng cụt không thấy được khảo cứu. Phần lớn các công tác đều hướng về vỏ quả. Thành phần chính đã được xác định là một loạt xanthon mà những chất chính là mangostin, a-mangostin, b-mangostin, g-mangostin, các isomangostin, normangostin, bên cạnh trioxyxanthon, pyranoxanthon, dihydroxy methyl butenyl xanthon, trihydroxy methyl butenyl xanthon, pyrano xanthenon. Các garcinon A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B, C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, benzophenon glucosid tuy số lượng ít cũng đã được tìm ra. Cũng có một vài bản báo cáo trình bày thành phần hóa học của lá măng cụt. Bên cạnh protein (7,8 %), tanin (11,2 %), đã được xác định là các trihydroxy methoxy methyl butenyl xanthon, ethyl methyl maleimid glucopyranosid, cùng các triterpenoid như cycloartenol, friedlin, b-sitosterol, betulin, mangiferadiol, mangiferolic acid, cyclolanostendiol, hydroxy cyclolanostenon. Từ ruột thân cây, tetrahydroxy xanthon và dẫn xuất O-glucosid của nó cùng pentahydroxy xanthon, maclurin, cũng đã được tìm ra. Còn tử y (?) thì chứa đựng mangostin, các calaba xanthon, dihydroxy và trihydroxy dimethyl allyl xanthon.
Các hợp chất polysaccharide và xanthone được tìm thấy trong quả, lá và lõi gỗ của măng cụt. Trái cây chín hoàn toàn chứa xanthone, garthanin, 8-disoxygartanin và normangostin.
Hàm lượng dinh dưỡng.
Phần thịt là phần màu trắng của quả có chứa hương vị nhẹ nhàng nên người ta rất thích ăn nó. Tuy nhiên, khi được phân tích cụ thể về hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu, măng cụt khá nghèo dinh dưỡng vì tất cả các chất dinh dưỡng được phân tích có tỷ lệ thấp theo Khẩu phần ăn uống tham khảo (xem bảng đối với xi-rô trái cây đóng hộp, Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA; lưu ý rằng giá trị dinh dưỡng đối với trái cây tươi có thể khác nhưng chưa được xuất bản bởi một nguồn uy tín).
Công dụng.
Y học cổ truyền.
Các bộ phận khác nhau đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu, hầu hết là ở Đông Nam Á; nó có thể đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da, vết thương, kiết lỵ, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh về đường tiêu hóa, mặc dù không có bằng chứng lâm sàng chất lượng cao cho bất kỳ tác dụng nào trong số này.
Trái cây sấy khô được chuyển đến Singapore để chế biến làm thuốc chữa các bệnh như kiết lỵ, bệnh da liễu và các bệnh nhỏ khác ở một số quốc gia trên khắp châu Á. Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép măng cụt, nước ép, vỏ hoặc chất chiết xuất từ măng cụt có tác dụng điều trị bệnh cho người.
Tác dụng dược lý.
Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón. Cách thức dùng tương đối dễ: bỏ vỏ quả măng cụt khô (60g) vào nước (1.200 ml), có thể thêm hạt mùi (5g), hạt thìa lìa (5g), rồi đun sôi, sắc kỹ cho cạn chừng một nửa, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 120 ml. Nếu là người lớn, đau bụng, có thể thêm thuốc phiện.
Những công tác khảo cứu mới cho biết những tính chất của vỏ trái: nhờ chất epicatechin, nó chống oxi hoá; nhờ những flavonoid, nó ức chế hoạt động sản xuất acid của trùng Streptococcus mutans GS-5. Bên phân garcinon E thì có tính chất độc hại cho các tế bào gan, phổi, dạ dày.
Trong số các xanthon, hoạt chất được khảo cứu sâu rộng nhất là những mangostin. Chúng có tác dụng mạnh lên các vi khuẩn "Staphylococcus aureus" ở nồng độ 7,8 µg/ml, lên các nấm Fusarium oxysporum vasinfectum, Alternaria tenuis, Dreschlera oryzae, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum, Epidermophyton floccosum ở nồng độ 1 µg/ml, Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ 6,25 µg/mL. Đem thử trên heo và chuột, nó có khả năng ức chế hệ thống phân vệ tế bào bám dính miễn dịch. Đặc biệt a-mangostin ức chế Bacillus subtilis ở nồng độ 3,13 µg/ml, Staphylococcus aureus NIHJ 209p chịu đựng methicillin ở nồng độ 1,57 µg/ml, tác dụng tăng cường nếu cho thêm vào vannomycin. g-mangostin thì chống sự oxy hóa lipid, ức chế sự sản xuất nitrit từ lipopolysaccharid do các tế bào đại thực gây ra. Cả hai a- và g-mangostin đều có tính chất chống dị ứng; thuốc viên rất hiệu nghiệm trên các bệnh nhân bị chứng sổ mũi mùa. Cả hai ức chế sự co của động mạch chủ trên ngực thỏ đã bị histamin và serotonin tác động. Nói chung, cả hai đều là những chất đối kháng thiên nhiên tác dụng của histamin, tức là những tác nhân điều trị đác lực những bệnh biến dị ứng. Hai chất nấy, chiết xuất từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, lại có khả năng khử gốc, kháng oxy hóa. Một phần chiết măng cụt gồm có mangostin và g-mangostin ức chế HIV-1 protease (IC50=5,12 và 4,81µM).
Đứng về mặt ứng dụng, măng cụt được dùng trong thuốc tẩy, thuốc đánh răng, mỹ phẩm có tính chất kháng vi sinh vật. Một chất xanthon trộn lẫn với gartanin hay ergonol ức chế Helicobacter pylori đã được dùng để chữa ung thư, loét hay viêm dạ dày. a-mangostin có công hiệu trên Helicobacter pylori ở nồng độ 1,56 µg/ml (38). a- và g-mangostin ức chế glucosyl transferase phát xuất từ trùng sâu răng Streptococcus sobrinus và collagenase do vi khuẩn viêm lợi Porphyromonas gingivalis gây chảy mũi nên được dùng trong thuốc đánh răng, có khả năng ngừa chặn sâu răng và mảng răng. Mangosten được trộn với nhiều hóa chất khác như cetyl alcool, cetyl phosphat, dimethicon, eicosen, disodium, magnesium stearat, dipropylen glycol, triethanolamin,… để làm một loại thuốc bảo vệ chống ánh nắng mặt trời. Nhờ tính chất ức chế hoạt động phosphodiesterase, ở nồng độ 50 µg/ml trong một dung dịch 5% dimethyl sulfoxyd, nó được dùng để làm thuốc kích thích tiêu mỡ. Sau cùng, cũng nên biết để trái măng cụt tránh bị rám nâu khi tích trữ trong tủ lạnh, nó cần phải được lắc lay một phút trong một dung dịch 0,25% calcim chlorid + 0,5% citric acid.
Thuốc nhuộm tự nhiên.
Chiết xuất từ vỏ măng cụt được sử dụng ở Indonesia như một nguồn thuốc nhuộm tự nhiên để tạo màu dệt; để có được màu nâu, nâu sẫm, tím đến đỏ, đặc biệt được áp dụng trong vải dệt tenun ikat và batik truyền thống.
Công dụng khác.
Cành măng cụt đã được sử dụng làm que nhai ở Ghana và gỗ đã được sử dụng để làm giáo và đồ gỗ ở Thái Lan. Vỏ của quả măng cụt cũng được sử dụng để thuộc da ở Trung Quốc.
Tiếp thị.
Măng cụt tươi chỉ được bán trên thị trường trong thời gian ngắn từ sáu đến mười tuần do tính chất theo mùa của nó. Nó chủ yếu được trồng bởi các hộ nhỏ và bán tại các quầy trái cây ven đường. Nguồn cung không thường xuyên, thiếu hụt dẫn đến biến động giá cả trong suốt mùa vụ và qua các năm. Ngoài ra, không có hệ thống đánh giá hoặc phân loại chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn nên làm cho việc giao thương quốc tế của loại trái cây này trở nên khó khăn. Măng cụt vẫn còn hiếm ở các chợ phương Tây mặc dù sự phổ biến của nó ngày càng tăng và thường được bán với giá cao. |
8,237 | 907177 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8237 | Tào phớ | Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, óc đậu, tàu hủ/đậu hũ nước đường, đậu hoa, đậu pha) (chữ Hán: 豆腐花 - "đậu phụ hoa"; 豆花 - "đậu hoa") là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc, được làm từ đậu tương (đậu nành). Tào phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau câu (nhưng không đóng thành khối chắc như thạch) là một trong những đồ ăn vặt ưa thích tại nhiều nước Châu Á. Tại Trung Quốc, một số nơi người dân ăn cơm chan tào phớ.
Việt Nam.
Hà Nội.
Tào phớ ở Hà Nội thường được bán rong; hình ảnh người bán hàng gánh một đầu là nồi tào phớ to, đầu kia là một mâm nhỏ rong ruổi khắp các con đường, miệng rao " Ai...phớơơ đây" trở nên quen thuộc tại thành phố này. Tuy nhiên thời gian gần đây gánh hàng thường được thay thế bằng chiếc xe đạp cùng với "thiết kế" riêng để chở được hết đồ dùng.
Tào phớ dễ dàng tìm thấy vào mùa hè, do đây là một đồ ăn "mát, giải nhiệt". Một đầu quang gánh treo một chiếc chạn nhỏ đủ đựng dăm bảy chiếc bát, với một bình nước đường và một xô nhỏ nước tráng. Đầu kia là thùng đựng tào phớ. Thùng đựng tào phớ thường được làm bằng gỗ ghép đóng đai. Tào phớ đựng trong thùng còn nóng hàng giờ. Người bán hớt từng lát tào phớ vào bát bằng một miếng tôn nhỏ, đồ dùng để hớt xưa thường gặp là một mảnh vỏ trai to, sáng và óng ánh lớp xà cừ, nước đường pha vừa miệng, ướp hoa nhài tươi (thả trực tiếp vào bình đựng). Nước đường ấy chan ngập bát tào phớ. Người ăn có thể húp một hơi, cũng có thể dùng thìa dầm nhẹ tào phớ ra rồi xúc ăn. Mùa hè, có thể thêm đá vụn vào bát ăn cho mát. Sau loại thùng gỗ, đồ hớt tào phớ cũng được thay thế bằng kim loại, tuy nhiên tào phớ vẫn được ưa thích.
Huế, Đà Nẵng.
Tào phớ ở Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi ở miền Trung cũng được bán rong nhiều, tại các nơi này nó được gọi là đậu hũ. Vị đậu hũ có khác với tào phớ ở Hà Nội. Đậu hũ Huế, Đà Nẵng nấu có cho thêm chút gừng giã dập hoặc xắt lát, thơm và cay, miếng đậu hũ "lỏng" hơn, thường không định hình. Ngày xưa người bán hàng thường gánh hàng đựng trong chum, vại bằng đất nung màu nâu khoảng chừng 20 lít. Khi có khách hàng cần phục vụ, họ dùng chiếc "muỗng" dẹt gần như phẳng để hớt đậu hũ, thành từng lát mỏng, ra bát. Đậu hũ Huế có thể ăn rắc đường lên trên hoặc không cần đường.
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Người trong miền Nam, nhất là Sài Gòn, thường gọi món này là tàu hủ hay tàu hủ nước đường. So với tào phớ ở miền Bắc và đậu hũ miền Trung, tàu hủ miền nam đặc hơn, có thể có nước cốt dừa, thường được ăn nóng với nước đường, thêm chút gừng và nhiều nơi còn thêm những viên bột lọc nhỏ gọi là "bánh lọt". Tàu hủ thường được bán trên các đòn gánh hàng rong hoặc xe đẩy với tiếng rao ơi ới: "Tàu hủ đây!" Người bán thường là phụ nữ thường đi qua nhiều con hẻm. Đôi khi tàu hủ được bán chung với chuối nước dừa, chè... Người bán thường có sẵn đòn và chén để múc cho người mua ăn tại chỗ, dụng cụ múc tàu hủ cũng dẹt như ở miền Trung. Tàu hủ có thể bán theo chén hay đóng gói để ăn như chè, tuy nhiên cách thịnh hành nhất vẫn là ăn bằng chén.
Ngoài ra ở Sài Gòn còn cách chế biến khác đó là tàu hủ dầm với nước đá, nước dừa... gọi là tàu hủ đá. Tàu hủ đá thường được bán ở các quán chè. Món này ăn mát, mùi dịu đặc trưng, được giới học sinh rất ưa thích.
Ở Sài Gòn, tàu hủ bán được quanh năm suốt tháng, trở thành một trong những món ăn dân dã phổ biến nhất.
Châu Á.
Đài Loan.
Tào phớ ở Đài Loan thường được dùng với các loại hạt như lạc, đỗ cùng nước đường có gừng hay hạt dẻ. Vào mùa hè, có thể cho thêm nước đá vào tào phớ;
Hồng Kông.
Ở Hồng Kông, tào phớ là món tráng miệng có thể mua ở siêu thị. Nó được dùng với nước đường hay với gừng, có thể thêm mứt vừng đen, hay sữa dừa.
Malaysia và Singapore.
Ở những nước này, tào phớ được dùng với nước đường, đôi khi cho thêm hạt bạch quả.
Thái Lan.
Tan – Yu tofu khác hẳn hoàn toàn với vẻ ngoài đơn giản của tào phớ Việt Nam, bởi món này chứa đầy màu sắc và có cách trình bày cũng lạ mắt nên thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới bạn trẻ. Điểm độc đáo đầu tiên của Tan – Yu tofu chính là miếng đậu hũ được cắt thành từng ô vuông nhỏ, nhưng không rời nhau hoàn toàn. Do đó, khi bạn cầm đĩa Tan – Yu tofu lên thì các ô vuông đậu hũ cứ đung đưa, rung lắc, dẻo dai nhìn rất thích mắt. Không chỉ thế, nếu như tào phớ của Việt Nam chỉ có một vị duy nhất thì Tan – Yu tofu lại có đến 6 vị vô cùng hấp dẫn. Các vị này bao gồm đậu hũ vị sữa, vị trà xanh, vị ca cao, vị khoai môn, vị bắp ngô và cuối cùng là vị dâu tây. Tất nhiên, đi kèm với mỗi vị thì đậu hũ cũng mang màu sắc khác nhau bao gồm các màu theo thứ tự như trắng sữa, xanh, nâu, tím, vàng và đỏ hồng.
Đặc biệt, Tan – Yu tofu còn được phục vụ với rất nhiều topping đi kèm nên không chỉ trông đẹp mắt mà còn ngon miệng hơn rất nhiều khi thưởng thức. Các topping này bao gồm nhiều loại trái cây cắt vuông như thanh long, dứa, chuối, dưa hấu, dưa lưới, xoài... Đôi khi để tạo tính nghệ thuật hơn cho món Tan – Yu tofu thì người bán còn cắt đậu hũ theo nhiều hoa văn khác nhau hoặc dùng khuôn cắt trái cây hình tròn, bông hoa, ngôi sao... Ngoài ra còn có thêm đa dạng các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng hoặc hạt kê... Và tất nhiên, ngoài đậu hũ và các topping thì không thể thiếu phần đá bào mát lạnh khiến cho Tan – Yu tofu càng ngon miệng và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Chế biến tào phớ.
Cùng với đậu phụ, giá đỗ, sữa đậu nành..., tào phớ là một trong những thực phẩm chế biến từ đậu tương.
Cách làm.
- Bước 1:
Đậu tương ngâm nước khoảng từ 4 – 6 tiếng, đãi sạch vỏ.
Sử dụng máy xay đậu nành thì chỉ cần cho đậu đã đãi vỏ vào máy cùng với 800 ml nước để thu được 800 ml sữa đậu nành. Dòng máy này có khả năng xay và tách bã, cho nước sữa đậu nành nguyên chất mà bạn không cần phải lọc lại.
- Bước 2: Đun sôi sữa đậu nành vừa thu được với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Cho lá dứa đã chuẩn bị vào đun cùng để tào phớ có mùi thơm mát.
- Bước 3:
Cơ chế làm đông của đường nho cần có nhiệt độ cao do đó nên dùng ruột nồi cơm điện để đựng tào phớ. Hòa tan đường nho với chút nước đủ để láng nồi, bước này các bạn chỉ thực hiện khi sữa đậu nành đã sôi vì đường nho rất nhanh chua.
- Bước 4:
Đậy hờ nắp nồi cơm điện, tránh để nước đọng chảy xuống mặt tào phớ. Giữ yên nồi trong khoảng 30 phút là đã có tào phớ.
- Bước 5:
Chuẩn bị nước đường, hòa tan đường với nước. Để nguội nước đường rồi cho vào tủ lạnh ướp cho thật lạnh. Có thể dùng bằng nước lá dứa hoặc bằng nước hoa bưởi, hoa nhài ướp. Nếu dùng nước hoa bưởi hoặc hoa nhài các bạn thêm chúng vào khi nước đường đã nguội. |
8,238 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8238 | Giá đỗ | Giá đỗ (hay còn gọi là giá, giá đậu, củ giá hoặc quả giá) là hạt đậu xanh nảy mầm, dài chừng 3 đến 7 cm. Giá đỗ thường được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh, một số loại giá đỗ khác từ mầm đậu tương hoặc đậu Hà Lan được đánh giá là bổ hơn.
Làm giá đỗ.
Thường 1kg đậu làm được 1 nồi giá cỡ trung bình. Đậu được đãi, rửa thật sạch, phơi ráo trong bóng râm, loại bỏ hạt xấu, ngâm nước trong nồi đất nung được cọ rửa sạch khoảng 3 đến 6 giờ liền đến khi đậu trương lên, nước ngâm nên dùng loại nước giếng khơi để món giá được trắng và ngọt, khi đậu đã trương tiếp tục lấy lá tre gài miệng nồi theo kiểu đan phên cài, sau đó úp nồi xuống nền đất đợi nảy mầm.
Trong một đêm, người ta đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần, mỗi lần cho nước vào khoảng 30 phút, sau đó lại chắt nước ra. Khoảng 4 đến 5 ngày giá đỗ sẽ mọc đều, trắng muốt, dài chừng 3 đến 4 cm. Tổng trọng lượng của nồi giá khi đó lớn gấp nhiều lần nguyên liệu khi mới cho vào ủ, trung bình mỗi nồi sẽ cho từ 8 đến 10 kg giá đỗ thành phẩm. Lúc này thân giá mập mạp, để lâu hơn phần thân mọc dài ra và hai lá mầm tiêu giảm đi giá sẽ không còn ngon nữa. Người ta thường sàng sảy cho phần vỏ xanh rời hẳn khỏi hai lá mầm trước khi sử dụng.
Thực ra không cần thiết phải đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần trong một đêm mà chỉ cần tưới giá vào buổi sáng và chiều mỗi lần khoảng 1 giờ. Lưu ý trong quá trình làm giá nếu gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng đều có thể dẫn đến hỏng giá.
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nhà sản xuất giá sử dụng hóa chất của Trung Quốc từ đầu đến cuối khâu sản xuất để thu hẹp thời gian sản xuất cho ra những cọng giá ăn không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt, tăng trưởng nhanh... hóa chất dùng để ngâm giá và pha nước tưới giá cũng là của Trung Quốc, một loại bột màu trắng. Những sản phẩm này được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Biến thể.
Một số vùng còn có vài loại giá khá đặc biệt, chẳng hạn như những vùng đồi trung du Phú Thọ còn ủ hạt quả cọ để lấy mầm giá.
Dinh dưỡng.
Giá đỗ giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật ("phytochemicals"), những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là các chất bổ dưỡng cho người. Ăn giá hay mầm ngũ cốc cũng là một cách để tăng giá trị chất dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loại đậu và ngũ cốc.
Lưu ý khi sử dụng giá đỗ.
Tuy giá đỗ rất bổ, nhưng cần rửa kỹ giá đỗ trước khi sử dụng. Joy Larkom khuyên mọi người không nên ăn trên 550g giá sống mỗi ngày, do có thể có cả chất độc trong giá sống (‘Salads For Small Gardens’, Hamlyn 1995).
Gan lợn xào giá là món khoái khẩu của không ít người, nhưng thực ra không nên kết hợp chúng với nhau. Nếu xào lẫn hoặc ăn hai thứ cùng lúc, chất đồng trong gan sẽ khiến vitamin C trong giá bị oxy hóa, gây mất chất bổ. |
8,239 | 69908449 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8239 | Sữa đậu nành | Sữa đậu nành () là một thức uống có nguồn gốc thực vật được sản xuất bằng cách ngâm và nghiền hạt đậu nành với nước, chắt lọc lấy nước rồi bỏ bã. Đun sôi hỗn hợp và lọc các hạt còn lại. Thức uống ở dạng nhũ tương ổn định của dầu, nước và protein. Hình thức ban đầu là sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình sản xuất đậu phụ. Có nguồn gốc từ Đông Á, nó đã trở thành một loại đồ uống phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ vào nửa cuối thế kỷ 20, đặc biệt là khi các kỹ thuật sản xuất đã được phát triển để mang lại cho nó một hương vị và gần giống với sữa động vật. Cùng với những loại sữa có nguồn gốc từ thực vật tương tự như sữa hạnh nhân, sữa gạo..., sữa đậu nành có thể được những người ăn chay hoặc dị ứng lactose sử dụng thay thế cho sữa động vật, trong khi những người khác có thể sử dụng nó vì lý do môi trường hoặc sức khỏe.
Tên gọi.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ thường dùng "đậu tương" ("nước đậu") được sử dụng làm nước giải khát có nước và đậu truyền thống được sản xuất như một sản phẩm phụ của quy trình làm đậu phụ, trong khi các sản phẩm mua tại cửa hàng được thiết kế để bắt chước hương vị và tính nhất quán của sữa bò thường được gọi là "sữa đậu" ("đậu nãi"). Ở các quốc gia khác, đôi khi có những trở ngại pháp lý đối với tương đương của tên "sữa đậu nành". Trong các khu vực pháp lý như vậy, các nhà sản xuất sữa thực vật thường dán nhãn sản phẩm của họ tương đương với "nước giải khát đậu nành" hoặc "nước đậu nành".
Tên gọi theo Liên minh châu Âu.
Trong Liên minh châu Âu, "sữa" chỉ đề cập đến sữa được tiết ra tự nhiên từ vú thu được từ một hoặc nhiều quá trình vắt sữa mà không có bất kỳ sự bổ sung thêm vào hoặc chiết xuất nào từ đó". Chỉ sữa bò mới được phép đặt tên là "sữa" trên bao bì và bất kỳ loại sữa nào khác phải ghi rõ tên của động vật tương ứng: ví dụ: "sữa dê" hoặc "sữa cừu". Việc đặt tên nước uống đậu nành là sữa đậu nành đã trở thành chủ đề của phiên tòa năm 2017 trước Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu sau khi một nhóm bảo vệ người tiêu dùng Đức nộp đơn khiếu nại cạnh tranh không lành mạnh về một công ty mô tả các sản phẩm đậu nành và đậu phụ của họ là 'sữa' hoặc 'phô mai'. Tòa án Công lý phán quyết rằng các chỉ định như vậy không thể được sử dụng hợp pháp cho các sản phẩm hoàn toàn từ thực vật và việc bổ sung chỉ ra nguồn gốc thực vật của các sản phẩm ("đậu nành") không ảnh hưởng đến quy định cấm đó. Tại Liên minh châu Âu, sữa đậu nành chỉ được phép bán dưới tên khác, chẳng hạn như "nước đậu nành". Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, thuật ngữ "sữa đậu nành" được cho phép.
Lịch sử.
Cây đậu nành có nguồn gốc ở phía đông bắc Trung Quốc và dường như đã được thuần hóa vào khoảng thế kỷ 11 TCN nhưng việc sử dụng nó trong súp và đồ uống chỉ được chứng thực vào những thời kỳ sau đó. Sữa đậu nành được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, "rượu" đậu nành vào thế kỷ thứ 4, và nước đậu phụ ("doufujiang") vào giai đoạn diễn ra sự sụp đổ của nhà Nguyên.
Như đậu tương, thức uống này vẫn là một dạng sữa đậu nành phổ biến ở Trung Quốc, thường được chế biến từ đậu nành tươi. Mức độ phổ biến của nó tăng lên trong triều đại nhà Thanh, rõ ràng là do phát hiện ra rằng đun vừa "đậu tương" trong ít nhất 90 phút đã thủy phân raffinose và stachyose, oligosacarit tránh gây gây đầy hơi và đau tiêu hóa ở người lớn không dung nạp đường sữa. Đến thế kỷ 18, thức uống này trở nên phỏ biến đến những hàng bán rong cũng bán; vào thế kỷ 19, người ta có thói quen tới cửa hàng đậu phụ mua cốc sữa đậu nành tươi nóng hổi cho bữa sáng. Khi ăn sáng người Trung Quốc ăn kèm quẩy và chấm vào sữa đậu nành. Quá trình này được công nghiệp hóa vào đầu thời Dân quốc. Đến năm 1929, hai nhà máy ở Thượng Hải đã bán được hơn 1000 chai mỗi ngày và một nhà máy khác ở Bắc Kinh gần như tự sản xuất. Sau sự gián đoạn từ Chiến tranh thế giới thứ hai và Nội chiến Trung Quốc, sữa đậu nành bắt đầu được tiếp thị như thức uống giải khát thời thượng ở Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản vào những năm 1950.
Chế biến.
Chế biến sữa đậu nành không quá khó. Cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được là xay hạt đậu tương (bằng máy xay sinh tố chẳng hạn) với tỉ lệ 200 g đậu trên 0.5 lít nước. Lọc phần đã xay qua khăn hay rây thật nhỏ để thu lấy nước. Đun sôi nước này lên là có sữa đậu nành
Hạt đậu tương cũng có thể được rang chín lên, (tới lúc giòn và ăn vã ngay được) rồi mới xay, cách này làm cho các sản phẩm thu được thơm ngon hơn, và dễ hấp thụ hơn. Sữa đậu nành thường là một trong các sản phẩm có chung một quá trình chế biến từ hỗn hợp bột đậu tương và nước. Từ mỗi công đoạn, người ta thu được một sản phẩm khác nhau như:
Hiện nay đã xuất hiện máy làm sữa đậu nành trong các gia đình ở phương Tây, khiến đồ uống này ngày càng trở nên thông dụng.
Dinh dưỡng.
Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu thành có nhiều điểm tương tự với sữa bò. Sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhưng ít calci hơn sữa bò. Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người bị dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, có thể có lợi cho tim mạch hơn. Nó không có casein, một protein của sữa bò có thể tạo ra histamine và tăng sản xuất chất nhầy trong cơ thể.
Một số nhà sản xuất công nghiệp ở phương Tây cho thêm vitamin ví dụ như vitamin B12 và calci vào sữa đậu nành.
Thưởng thức.
Sữa đậu nành có thể dùng thay thế sữa bò trong hầu hết các công thức nấu ăn. Do có nguồn gốc hoàn toàn thực vật, sữa đậu nành thích hợp cho nhiều người ăn chay. |
8,241 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8241 | Vi sinh vật | Vi sinh vật (hay "microbe") là một sinh vật có kích thước siêu nhỏ, có thể tồn tại ở dạng đơn bào hoặc một tập hợp tế bào.
Từ thời cổ đại, con người đã nghi ngờ có sự tồn tại của những sinh vật không nhìn thấy được, chẳng hạn như kinh thánh Kỳ Na giáo từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên ở Ấn Độ. Cho đến thập niên 1670, nhà khoa học người Hà Lan tên là Anton van Leeuwenhoek đã sử dụng kính hiển vi và quan sát được những "động vật nhỏ" ("dierkens"). Ông được coi là một trong những nhà vi sinh vật học đầu tiên trên thế giới. Thập niên 1850, Louis Pasteur phát hiện ra rằng vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, qua đó phản bác thuyết tự sinh. Thập niên 1880, Robert Koch phát hiện ra rằng vi sinh vật là nguyên nhân gây ra các bệnh lao, tả, bạch hầu và than.
Bởi vì vi sinh vật gồm đa số sinh vật đơn bào từ cả ba vực của sự sống, nên vi sinh vật vô cùng đa dạng. Hai trong số ba vực là cổ khuẩn và vi khuẩn chỉ chứa vi sinh vật. Vực thứ ba là sinh vật nhân thực bao gồm tất cả sinh vật đa bào, sinh vật nguyên sinh và động vật nguyên sinh đều được xem là vi sinh vật. Một vài sinh vật nguyên sinh có liên hệ với động vật, số khác thì có liên hệ với thực vật xanh ("Viridiplantae"). Ngoài ra còn có nhiều sinh vật đa bào có kích thước siêu nhỏ, cụ thể là vi động vật, nấm và tảo, nhưng chúng thường không được xem là vi sinh vật.
Vi sinh vật có thể tồn tại trong các sinh cảnh rất đa dạng và sống ở mọi vị trí địa lý, từ vùng cực đến xích đạo, sa mạc, mạch nước phun, đá và biển sâu. Một số vi sinh vật thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ rất nóng hoặc rất lạnh, một số khác thích nghi với áp suất cao và số ít như "Deinococcus radiodurans" thì ưa môi trường bức xạ cao. Ngoài ra, vi sinh vật còn tạo nên hệ vi sinh được tìm thấy trong và trên mọi sinh vật đa bào. Có bằng chứng cho thấy những tảng đá có niên đại 3,5 tỷ năm tuổi ở Úc từng chứa vi sinh vật, đây là bằng chứng trực tiếp sớm nhất về sự sống trên Trái đất.
Vi sinh có vai trò quan trọng trong văn hóa và sức khỏe con người theo nhiều cách, dùng để lên men thực phẩm và xử lý nước thải, đồng thời sản xuất nhiên liệu, enzym và các hợp chất hoạt tính sinh học khác. Vi sinh vật là công cụ thiết yếu trong sinh học dưới dạng sinh vật mô hình và đã được đưa vào sử dụng trong chiến tranh sinh học và khủng bố sinh học. Vi sinh vật là một thành phần quan trọng trong đất màu mỡ. Trong cơ thể người, vi sinh vật tạo nên hệ vi sinh vật của người, gồm cả hệ vi sinh đường ruột. Nhiều vi sinh vật là mầm bệnh gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm, cần có những biện pháp vệ sinh để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
Khám phá.
Tiền thân cổ đại.
Khả năng tồn tại của vi sinh vật đã được thảo luận trong nhiều thế kỷ trước khi con người khám phá ra vào thế kỷ 17. Thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, những tín đồ Kỳ Na giáo ở Ấn Độ ngày nay đã mặc nhận sự tồn tại của những sinh vật nhỏ bé gọi là nigoda. Những nigoda này được cho là được sinh ra theo cụm; chúng sống ở khắp mọi nơi, kể cả xác thực vật, động vật và con người; sự sống của chúng chỉ kéo dài trong một phần giây. Theo vị lãnh tụ Mahavira của Kỳ Na giáo, con người tiêu diệt những nigoda này trên quy mô lớn khi con người ăn, thở, ngồi và di chuyển. Nhiều tín đồ Kỳ Na giáo hiện đại khẳng định rằng những lời răn dạy của Mahavira báo trước sự tồn tại của vi sinh vật mà khoa học hiện đại đã khám phá ra.
Những nội dung đề cập đến vi sinh vật sớm nhất được tìm thấy trong các cuốn kinh thánh của tín đồ Ấn Độ giáo như Atharvaveda (được biên soạn từ 1200 TCN-1000 TCN), trong đó Rishi Kanva gọi vi sinh là Kirmis. Ông cùng với các hậu duệ của mình là Yamadagnni và Agasti đã sáng tác những câu thần chú nhấn mạnh các bệnh nhiễm trùng do vi sinh gây ra và những cách có thể chữa trị chúng.
Thánh nhân Ấn Độ Agastya đã sáng tác một câu thần chú trong Kinh Vệ-đà, ông nhắc đến hai loại sinh vật gây hại cho cơ thể người. Loại thứ nhất là có thể nhìn thấy và loại thứ hai là cực nhỏ đến mức chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
"Shanti Parva" (cuốn thứ 12 trong chuỗi tác phẩm sử thi "Mahabharata" của Vyasa) nhắc đến những sinh vật cực nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể phỏng đoán: "Có nhiều sinh vật cực nhỏ đến mức chỉ có thể suy đoán là chúng có tồn tại. Khi cụp mí mắt xuống thì chúng bị tiêu diệt." Ý tưởng ra đời sớm nhất mà con người biết tới để chỉ khả năng lây lan các bệnh do những sinh vật không nhìn thấy được thuộc về học giả người La Mã Marcus Terentius Varro trong một cuốn sách có nhan đề "On Agriculture" do ông viết vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, trong đó ông gọi các sinh vật không nhìn thấy được là lớp trùng và cảnh báo không nên đặt một trang trại gần một cái đầm lầy:Trong cuốn "The Canon of Medicine" (1020), Avicenna cho rằng bệnh lao và những bệnh dịch khác có thể lây nhiễm.
Thời kỳ cận đại.
Akshamsaddin (nhà khoa học người Thổ Nhĩ Kỳ) đã nhắc đến vi sinh vật trong công trình "Maddat ul-Hayat" (tạm dịch: "Chất liệu sự sống") khoảng hai thế kỷ trước khi Antonie van Leeuwenhoek khám phá ra thông qua thực nghiệm:
Năm 1546, Girolamo Fracastoro đề xuất rằng các bệnh dịch là do những thực thể dạng hạt gây ra, có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, hay thậm chí không tiếp xúc trong khoảng cách xa.
Antonie van Leeuwenhoek được xem là một trong những cha đẻ của vi sinh học. Năm 1673, ông là người đầu tiên phát hiện và tiến hành thí nghiệm khoa học với vi sinh vật, sử dụng kính hiển vi một thấu kính đơn giản do chính ông thiết kế. Robert Hooke (đồng nghiệp cùng thời với Leeuwenhoek) cũng sử dụng phép soi kính hiển vi để quan sát sự sống của vi sinh dưới dạng thể quả của mốc. Trong cuốn sách "Micrographia" vào năm 1665, ông đã vẽ các nghiên cứu và đặt ra thuật ngữ "tế bào".
Thế kỷ 19.
Louis Pasteur (1822–1895) đã để nước dùng đã đun sôi trước không khí, đặt trong các bình chứa bộ lọc để ngăn các hạt đi qua môi trường nuôi cấy, và cả trong các bình không có bộ lọc, chỉ cho không khí được đưa vào qua một cái ống cong để các hạt bụi lắng xuống và không tiếp xúc với nước dùng. Vì đã đun sôi nước dùng trước đó, Pasteur cam đoan rằng không có vi sinh vật nào sống sót trong nước dùng khi bắt đầu thí nghiệm của mình. Không có gì phát triển trong nước dùng trong thí nghiệm của Pasteur. Điều này tức là các sinh vật sống phát triển trong những loại nước dùng như vậy đến từ bên ngoài, dưới dạng bào tử trong bụi, chứ không phải sinh ra tự nhiên trong nước dùng. Do đó, Pasteur đã bác bỏ thuyết tự sinh và ủng hộ thuyết mầm bệnh.
Năm 1876, Robert Koch (1843–1910) chứng minh rằng vi sinh vật có thể gây bệnh. Ông phát hiện ra rằng máu của gia súc bị nhiễm bệnh than luôn có một số lượng lớn trực khuẩn than. Koch phát hiện ra rằng ông có thể truyền bệnh than từ con vật này sang con vật khác bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ từ con vật bị nhiễm bệnh và tiêm vào con vật khỏe mạnh, từ đấy làm con vật khỏe mạnh bị đổ bệnh. Ông còn phát hiện ra rằng mình có thể nuôi vi khuẩn trong nước dùng giàu dinh dưỡng, rồi tiêm nó vào động vật khỏe mạnh và gây bệnh. Dựa trên những thí nghiệm này, ông đặt ra các tiêu chí để thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa vi sinh vật và căn bệnh, ngày nay những tiêu chí này được gọi là nguyên tắc Koch. Mặc dù những nguyên tắc này không áp dụng được trong mọi trường hợp, chúng vẫn giữ được tầm quan trọng lịch sử đối với sự phát triển của tư duy khoa học và vẫn đang được sử dụng cho đến ngày nay.
Việc khám phá ra các vi sinh vật như "Euglena" không thích ứng với giới động vật hay thực vật, vì chúng có thể quang hợp như thực vật, nhưng lại di động như động vật, từ đó dẫn tới đặt tên cho giới thứ ba vào thập niên 1860. Năm 1860, John Hogg gọi đây là Protoctista, và vào năm 1866 Ernst Haeckel đặt tên nó là Protista.
Công trình của Pasteur và Koch không phản ánh chính xác tính đa dạng thực sự của thế giới vi sinh vật vì họ chỉ tập trung vào các vi sinh vật có liên quan trực tiếp đến y học. Mãi cho đến công trình của Martinus Beijerinck và Sergei Winogradsky ra đời vào cuối thế kỷ 19, phạm vi thực sự của vi sinh học mới được tiết lộ. Beijerinck có hai đóng góp lớn cho vi sinh học: phát hiện ra virus và phát triển các kỹ thuật nuôi cấy phong phú. Trong khi nghiên cứu của ông về virus khảm thuốc lá thiết lập nên những nguyên tắc cơ bản của ngành virus học, thì chính việc ông phát triển nuôi cấy phong phú có tác động trực tiếp nhất đến vi sinh vật bằng cách cho phép nuôi cấy nhiều loại vi khuẩn với những đặc tính sinh lý cực kỳ đa dạng. Winogradsky là người đầu tiên phát triển khái niệm hóa hợp chất vô cơ dưỡng và qua đó tiết lộ vai trò thiết yếu của vi sinh vật trong các quá trình địa hóa. Ông chịu trách nhiệm phân lập và mô tả đầu tiên của vi khuẩn nitrat hóa và cố định đạm. Nhà vi sinh học người Canada gốc Pháp Felix d'Herelle là người đồng phát hiện ra thể thực khuẩn và là một trong những nhà vi sinh vật học được áp dụng sớm nhất.
Phân loại và cấu trúc.
Vi sinh vật có thể được tìm thấy ở gần như mọi nơi trên Trái Đất. Vi khuẩn và cổ khuẩn gần như luôn có kích thước hiển vi, trong khi một số sinh vật nhân thực cũng có kích thước hiển vi, gồm có phần lớn sinh vật nguyên sinh, một vài loại nấm, cũng như một số động vật và thực vật hệ vi sinh. Virus thường được xem là không sống và do đó không được xem là vi sinh vật, mặc dù một lĩnh vực phụ của vi sinh học là virus học, chuyên ngành nghiên cứu về virus.
Tiến hóa.
Vi sinh vật đơn bào là những dạng sống đầu tiên phát triển trên Trái Đất vào khoảng 3,5 tỷ năm về trước. Quá trình tiến hóa tiếp theo diễn ra chậm, và trong khoảng 3 tỷ năm trong thời kỳ Tiền Cambri, (phần lớn lịch sử sự sống trên Trái Đất), mọi sinh vật đều là vi sinh vật. Vi khuẩn, tảo và nấm đã được xác định trong hổ phách là 220 triệu năm tuổi, qua đó cho thấy hình thái của vi sinh vật ít thay đổi, ít nhất là kể từ kỷ Tam Điệp. Tuy nhiên, vai trò sinh học mới được phát hiện của nickel, – đặc biệt là vai trò mà các vụ phun trào núi lửa từ núi Siberian Traps mang lại – có thể đã đẩy nhanh tiến hóa của sinh vật sinh methan vào cuối sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–Trias.
Vi sinh vật có xu hướng mang tốc độ tiến hóa tương đối nhanh. Hầu hết vi sinh vật có thể sinh sản nhanh chóng, còn vi khuẩn cũng có thể tự do trao đổi gen thông qua tiếp hợp, biến nạp và tải nạp, ngay cả giữa các loài vô cùng đa dạng. Phép chuyển gen ngang này (cộng với tỷ lệ đột biến cao và những phương tiện biến đổi khác) cho phép vi sinh vật tiến hóa nhanh chóng (thông qua chọn lọc tự nhiên) để tồn tại trong môi trường mới và ứng phó với áp lực môi trường. Việc tiến hóa nhanh chóng này là thiết yếu trong y học, vì nó dẫn đến phát triển vi khuẩn gây bệnh kháng nhiều thuốc, tức "siêu vi khuẩn" có thể kháng thuốc kháng sinh.
Năm 2012, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một dạng vi sinh vật chuyển tiếp có thể tồn tại giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. "Parakaryon myojinensis" là một vi sinh vật có kích thước lớn hơn một sinh vật nhân sơ điển hình, có vật chất của nhân được bao bọc trong một lớp màng như ở sinh vật nhân thực và có hiện tượng nội cộng sinh. Đây được xem là dạng tiến hóa đầu tiên của vi sinh vật, thể hiện giai đoạn phát triển từ sinh vật nhân sơ trở thành sinh vật nhân thực.
Cổ khuẩn.
Cổ khuẩn là những sinh vật đơn bào nhân sơ, hình thành vực sống đầu tiên trong hệ thống ba vực của Carl Woese. Sinh vật nhân sơ được định nghĩa là không có nhân tế bào hoặc bào quan liên kết màng khác. Cổ khuẩn có chung đặc tính xác định này với vi khuẩn mà chúng từng chung nhóm. Năm 1990, nhà vi sinh vật học Woese đề xuất hệ thống ba vực phân chia sinh vật sống thành vi khuẩn, cổ khuẩn và sinh vật nhân thực, do đó phân chia vực sinh vật nhân sơ.
Cổ khuẩn khác với vi khuẩn về cả mặt di truyền học lẫn hóa sinh. Ví dụ, trong khi màng tế bào vi khuẩn được làm từ phosphoglyceride với các liên kết ester, thì màng của cổ khuẩn được làm từ ether lipid. Ban đầu cổ khuẩn được mô tả là sinh vật ưa cực sống trong môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như suối nước nóng, nhưng rồi được tìm thấy ở mọi loại sinh cảnh. Chỉ đến bây giờ các nhà khoa học mới bắt đầu nhận ra mức độ phổ biến của cổ khuẩn trong môi trường, với Thermoproteota (tên cũ là Crenarchaeota) là dạng sống phổ biến nhất trong đại dương, thống trị các hệ sinh thái ở độ sâu dưới 150 m. Những sinh vật này còn phổ biến trong đất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình oxy hóa amonia.
Những vực kết hợp của cổ khuẩn và vi khuẩn tạo thành nhóm sinh vật đa dạng và phong phú nhất trên Trái Đất và thực tế sống ở mọi môi trường có nhiệt độ dưới +140°C. Chúng được tìm thấy trong nước, đất, không khí, dưới dạng hệ vi sinh của một sinh vật, suối nước nóng và thậm chí sâu bên dưới lớp vỏ Trái Đất trong đá. Số lượng sinh vật nhân sơ được ước tính vào khoảng 5×1030, tức chiếm ít nhất một nửa sinh khối trên Trái Đất.
Tính đa dạng sinh học của sinh vật nhân sơ thì vẫn chưa rõ, nhưng có thể rất lớn. Tháng 5 năm 2016, một phép ước tính dựa trên quy tắc nhân rộng từ số lượng loài đã biết so với kích thước của sinh vật, đưa ra phép ước tính có thể tới 1 nghìn tỷ loài trên hành tinh, trong đó hầu hết là vi sinh vật. Hiện tại, chỉ một phần nghìn của một phần trăm trong tổng số đó đã được mô tả. Tế bào cổ khuẩn của một số loài tổng hợp và chuyển DNA từ tế bào này sang tế bào khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là trong điều kiện môi trường căng thẳng gây tổn hại DNA.
Vi khuẩn.
Vi khuẩn như cổ khuẩn là sinh vật nhân sơ - đơn bào và không có nhân tế bào hoặc cơ quan có màng bao bọc khác. Vi khuẩn có kích thước hiển vi, với số ít trường hợp ngoại lệ cực kỳ hiếm, chẳng hạn như "Thiomargarita namibiensis". Vi khuẩn hoạt động và sinh sản dưới dạng các tế bào đơn lẻ, nhưng chúng có thể thường tập hợp thành tập đoàn đa bào. Một số loài như vi khuẩn nhầy có thể tập hợp thành những cấu trúc bầy đàn phức tạp, hoạt động dưới dạng nhóm đa bào như một phần vòng đời của chúng hoặc hình thành các cụm trong tập đoàn vi khuẩn như "E.coli".
Bộ gen của chúng thường là một nhiễm sắc thể nhân sơ – một vòng DNA duy nhất, mặc dù chúng cũng có thể chứa những đoạn DNA nhỏ gọi là plasmid. Những plasmid này có thể được vận chuyển giữa các tế bào thông qua tiếp hợp vi khuẩn. Vi khuẩn có thành tế bào bao quanh, đem lại sức mạnh và độ cứng cho tế bào của chúng. Chúng sinh sản bằng cách trực phân hoặc đôi khi bằng cách mọc chồi, nhưng không trải qua sinh sản hữu tính giảm phân. Tuy nhiên, nhiều loài vi khuẩn có thể vận chuyển DNA giữa các tế bào riêng lẻ bằng quá trình chuyển gen ngang, được gọi là biến nạp tự nhiên. Một số loài hình thành những nội bào tử có khả năng phục hồi phi thường, nhưng đối với vi khuẩn, đây là một cơ chế để tồn tại chứ không phải để sinh sản. Trong điều kiện tối ưu, vi khuẩn có thể phát triển cực kỳ nhanh và số lượng của chúng có thể tăng gấp đôi sau mỗi 20 phút.
Sinh vật nhân thực.
Hầu hết sinh vật sống có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở dạng trưởng thành là sinh vật nhân thực, kể cả con người. Tuy nhiên, nhiều sinh vật nhân thực còn là vi sinh vật. Không như vi khuẩn và cổ khuẩn, sinh vật nhân thực chứa các bào quan như nhân tế bào, bộ máy Golgi và ty thể trong tế bào của chúng. Nhân là một bào quan chứa DNA tạo nên bộ gen của tế bào. Bản thân DNA (deoxyribonucleic acid) được sắp xếp trong những nhiễm sắc thể phức tạp. Ty thể là bào quan thiết yếu trong trao đổi chất vì chúng là nơi diễn ra chu trình acid citric và phosphoryl oxy hóa. Chúng tiến hóa từ vi khuẩn cộng sinh và giữ lại một bộ gen sót lại. Giống như vi khuẩn, tế bào thực vật có thành tế bào và chứa bào quan như lục lạp ngoài những bào quan ở các sinh vật nhân thực khác. Lục lạp sản sinh năng lượng từ ánh sáng bằng quang hợp, và lúc đầu cũng là vi khuẩn cộng sinh.
Sinh vật nhân thực đơn bào gồm có một tế bào duy nhất trong suốt vòng đời của chúng. Đặc tính này rất quan trọng vì hầu hết sinh vật nhân thực đa bào chỉ có một tế bào duy nhất gọi là hợp tử khi bắt đầu vòng đời của chúng. Vi sinh vật nhân thực có thể là đơn bội hoặc lưỡng bội, một vài sinh vật có nhiều nhân tế bào.
Sinh vật nhân thực đơn bào thường sinh sản vô tính bằng nguyên phân trong điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, trong những điều kiện căng thẳng như hạn chế chất dinh dưỡng và các điều kiện khác liên quan đến tổn hại DNA, chúng có xu hướng sinh sản hữu tính bằng giảm phân và thụ tinh.
Sinh vật nguyên sinh.
Trong nhóm sinh vật nhân thực, sinh vật nguyên sinh phổ biến nhất là đơn bào và có kích thước hiển vi. Đây là một nhóm sinh vật rất đa dạng và không dễ phân loại. Một số loài tảo là sinh vật nguyên sinh đa bào và nấm nhầy có chu kỳ sống độc nhất liên quan đến chuyển đổi giữa các dạng đơn bào, khuẩn lạc và đa bào. Số lượng loài sinh vật nguyên sinh chưa rõ vì chỉ một tỷ lệ nhỏ mới được xác định. Tính đa dạng của sinh vật nguyên sinh rất cao trong đại dương, lỗ thông hơi dưới biển sâu, trầm tích sông và dòng sông acid, cho thấy rằng nhiều quần xã vi sinh vật nhân thực có thể chưa được phát hiện.
Nấm.
Nấm có một số loài đơn bào, chẳng hạn như nấm men làm bánh ("Saccharomyces cerevisiae") và nấm men phân tách ("Schizosaccharomyces pombe"). Một số nấm (chẳng hạn như nấm men gây bệnh "Candida albicans") có thể trải qua chuyển đổi kiểu hình và phát triển dưới dạng tế bào đơn lẻ ở một số môi trường và sợi nấm ở những môi trường khác.
Thực vật.
Tảo lục là một nhóm lớn sinh vật nhân thực quang hợp bao gồm nhiều sinh vật dạng hiển vi. Mặc dù một số tảo lục được phân loại là sinh vật nguyên sinh, nhưng một số khác như luân tảo được phân loại cùng với thực vật có phôi là nhóm thực vật trên cạn quen thuộc nhất. Tảo có thể phát triển dưới dạng tế bào đơn lẻ hoặc trong chuỗi tế bào dài. Tảo lục có chứa trùng roi khuẩn lạc và đơn bào, thường có hai tiên mao trên mỗi tế bào, cũng như nhiều dạng khuẩn lạc, dâu khuẩn và dạng sợi. Ở Charales (loài tảo có họ hàng gần nhất với thực vật bậc cao), các tế bào biệt hóa thành một số mô riêng biệt trong cơ thể sinh vật. Có khoảng 6.000 loài tảo lục.
Sinh thái học.
Các vi sinh vật được phát hiện ở hầu hết mọi sinh cảnh có trong tự nhiên, kể cả những môi trường khắc nghiệt như cực Bắc và cực Nam, sa mạc, mạch nước phun và đá. Các vi sinh vật biển phân bố ở đại dương và mực nước biển sâu. Một số loại vi sinh vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt có khuẩn lạc bền vững; những sinh vật này được gọi là sinh vật ưa cực. Những sinh vật ưa cực đã được phân lập từ đá ở độ sâu 7 km bên dưới bề mặt Trái Đất, và giới khoa học cho rằng số lượng sinh vật sống bên dưới bề mặt Trái Đất tương đương với số lượng sự sống trên bề mặt. Những sinh vật ưa cực được biết là đã tồn tại trong một thời gian dài trong chân không và có khả năng chống bức xạ cao, thậm chí có thể cho phép chúng sống sót trong không gian. Nhiều loại vi sinh vật có quan hệ cộng sinh mật thiết với các sinh vật khác lớn hơn; một vài trong số đó có lợi cho cả hai bên (quan hệ hỗ trợ), trong khi một số khác có thể gây hại cho vật chủ (ký sinh). Nếu vi sinh vật có thể gây bệnh cho vật chủ thì chúng được gọi là mầm bệnh và đôi khi chúng được gọi là "vi sinh vật gây bệnh (microbes)". Những vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong các chu trình sinh địa hóa của Trái Đất vì chúng chịu trách nhiệm phân hủy và cố định đạm.
Vi khuẩn sử dụng những mạng lưới điều hoà cho phép chúng thích nghi với hầu như mọi ổ môi trường trên Trái Đất. Một mạng lưới tương tác giữa các loại phân tử khác nhau gồm DNA, RNA, protein và các chất trao đổi được vi khuẩn sử dụng để đạt được điều hòa biểu hiện gen. Ở vi khuẩn, chức năng chính của mạng lưới điều hoà là kiểm soát phản ứng với những thay đổi của môi trường, ví dụ như tình trạng dinh dưỡng và áp lực môi trường. Một tổ chức mạng lưới phức tạp cho phép vi sinh vật phối hợp và tích hợp nhiều dấu hiệu môi trường.
Sinh vật ưa cực.
Sinh vật ưa cực là những vi sinh vật đã thích nghi để có thể tồn tại và thậm chí phát triển trong những môi trường khắc nghiệt thường gây tử vong cho hầu hết các dạng sống. Sinh vật ưa nóng và Sinh vật ưa siêu nóng phát triển mạnh ở nhiệt độ cao – tức tới . Sinh vật ưa lạnh thì phát triển mạnh ở nhiệt độ cực thấp – tức thấp tới . Sinh vật ưa mặn như "Halobacterium salinarum" (một loài cổ khuẩn) phát triển mạnh trong độ mặn cao, cho đến mức bão hòa. Sinh vật ưa kiềm phát triển mạnh ở độ pH kiềm khoảng 8,5–11. Sinh vật ưa acid có thể phát triển mạnh ở độ pH từ 2,0 trở xuống. Sinh vật ưa áp suất thuỷ tĩnh phát triển mạnh ở áp suất rất cao: lên tới 1.000–2.000 atm, xuống tới 0 atm như trong môi trường chân không. Một số sinh vật ưa cực như "Deinococcus radiodurans" có khả năng kháng phóng xạ, tức chống tiếp xúc bức xạ lên đến 5k Gy. Những sinh vật ưa cực có ý nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Chúng mở rộng sự sống trên cạn lên phần lớn thủy quyển, lớp vỏ và khí quyển của Trái Đất, các cơ chế thích nghi tiến hóa cụ thể của chúng với môi trường khắc nghiệt có thể được khai thác trong công nghệ sinh học và chính sự tồn tại của chúng trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy làm tăng thêm tiềm năng cho sự sống ngoài trái đất.
Thực vật và đất.
Chu trình nitơ trong đất phụ thuộc vào quá trình cố định nitơ trong khí quyển. Quá trình có được nhờ một số sinh vật cố định đạm. Một cách để xảy ra hiện tượng này là ở các nốt sần rễ của cây họ đậu có chứa vi khuẩn cộng sinh thuộc chi "Rhizobium", "Mesorhizobium", "Sinorhizobium", "Bradyrhizobium" và "Azorhizobium".
Rễ cây tạo ra một vùng hẹp được gọi là vùng rễ hỗ trợ nhiều vi sinh vật được gọi là quần xã vi sinh vật rễ.
Những vi sinh vật này trong quần xã vi sinh vật rễ có thể tương tác với nhau và với các cây xung quanh thông qua tín hiệu và tác nhân. Ví dụ, nấm rễ cộng sinh có thể giao tiếp với hệ thống rễ của nhiều loại cây thông qua tín hiệu hóa học giữa cả thực vật và nấm. Từ đấy dẫn đến cộng sinh lẫn nhau giữa đôi bên. Tuy nhiên, những tín hiệu này có thể bị các vi sinh vật khác "nghe lén", chẳng hạn như vi khuẩn đất "Myxococcus xanthus" chuyên ăn thịt các vi khuẩn khác. Nghe lén hoặc chặn tín hiệu từ các bộ phận nhận tin ngoài ý muốn (chẳng hạn như thực vật và vi sinh vật) có thể dẫn đến hệ quả tiến hóa quy mô lớn. Ví dụ, các cặp phát tín hiệu-nhận tin, như các cặp thực vật-vi sinh vật, có thể mất khả năng giao tiếp với các quần thể lân cận do thay đổi của những loài "nghe lén". Trong quá trình thích nghi để tránh những loài "nghe lén" cục bộ, phân hướng tín hiệu là một giải pháp và do đó dẫn đến thực vật và vi sinh vật bị cô lập khỏi khả năng giao tiếp với các quần thể khác.
Cộng sinh.
Địa y là hiện tượng cộng sinh của một loại nấm vĩ mô với tảo vi sinh quang hợp hoặc với vi khuẩn lam.
Ứng dụng.
Vi sinh vật rất hữu ích trong sản xuất thực phẩm, xử lý nước thải, tạo nhiên liệu sinh học và nhiều loại hóa chất và enzym. Chúng vô giá trong nghiên cứu dưới dạng sinh vật mô hình. Chúng còn được vũ khí hóa và đôi khi được sử dụng trong chiến tranh và khủng bố sinh học. Chúng rất quan trọng đối với nông nghiệp thông qua vai trò duy trì độ phì đất và phân hủy chất hữu cơ.
Sản xuất thực phẩm.
Vi sinh vật được sử dụng trong quy trình lên men để làm sữa chua, pho mát, sữa đông, kefir, ayran, xynogala và các loại thực phẩm khác. Nuôi cấy lên men mang đến hương vị và mùi thơm, đồng thời ức chế các sinh vật không mong muốn. Chúng được dùng để làm men bánh mì và chuyển hóa đường thành cồn trong rượu và bia. Vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất bia, làm rượu, làm bánh, muối chua và các quy trình chế biến thực phẩm khác.
Một số ứng dụng của vi sinh vật trong công nghiệp:
Xử lý nước.
Việc xử lý nước thải phụ thuộc vào khả năng làm sạch nước bị ô nhiễm chất hữu cơ của vi sinh vật có thể hô hấp các chất hòa tan. Hô hấp có thể là hiếu khí, với lớp lọc giàu oxy như bộ lọc cát chậm. Phân hủy kỵ khí bằng sinh vật sinh methan tạo ra khí methan hữu ích dưới dạng một sản phẩm phụ.
Năng lượng.
Vi sinh vật được sử dụng trong lên men để sản xuất ethanol và trong các lò phản ứng biogas để sản xuất methan. Các nhà khoa học đang nghiên cứu việc sử dụng tảo để sản xuất nhiên liệu lỏng và vi khuẩn để chuyển đổi nhiều dạng chất thải nông nghiệp và đô thị thành nhiên liệu có thể sử dụng được.
Hóa chất và enzym.
Vi sinh vật được sử dụng để sản xuất nhiều hóa chất thương mại và công nghiệp, enzym và những phân tử hoạt tính sinh học khác. Acid hữu cơ được sản xuất trên quy mô công nghiệp lớn bằng lên men vi sinh bao gồm acid acetic - hoá chất do vi khuẩn acid acetic sản sinh như "Acetobacter aceti", acid butyric do vi khuẩn "Clostridium butyricum" tạo ra, acid lactic do "Lactobacillus" tạo ra và các vi khuẩn acid lactic khác, còn acid citric do nấm mốc "Aspergillus niger" chế ra.
Vi sinh vật được sử dụng để điều chế các phân tử mang hoạt tính sinh học như Streptokinase từ vi khuẩn "Streptococcus", Cyclosporin A từ nấm ascomycete "Tolypocladium inflatum", và statin do nấm men "Monascus purpureus" chế ra.
Khoa học.
Vi sinh vật là công cụ thiết yếu trong công nghệ sinh học, hóa sinh, di truyền học và sinh học phân tử. Nấm men "Saccharomyces cerevisiae" và "Schizosaccharomyces pombe" là những sinh vật mô hình quan trọng trong khoa học, vì chúng là những sinh vật nhân thực đơn giản có thể phát triển nhanh chóng với số lượng lớn và dễ dàng thao tác. Chúng đặc biệt có giá trị trong di truyền học, hệ gen học và protein học. Vi sinh vật có thể được khai thác để sử dụng như tạo ra steroid và điều trị các bệnh về da. Các nhà khoa học cũng đang xem xét sử dụng vi sinh vật cho pin nhiên liệu sống và trở thành giải pháp cho sự ô nhiễm.
Chiến tranh.
Thời Trung Cổ, một ví dụ sơ khai của chiến tranh sinh học là những xác chết nhiễm bệnh bị ném vào lâu đài trong các cuộc vây hãm bằng máy bắn đá hoặc những vũ khí công thành khác. Những người ở gần xác chết tiếp xúc với mầm bệnh và có khả năng lây lan mầm bệnh đó cho người khác.
Thời hiện đại, khủng bố sinh học gồm có vụ tấn công khủng bố sinh học Rajneeshee năm 1984 và vụ giáo phái Shinrikyo Aum phát tán bệnh than ở Tokyo vào năm 1993.
Đất.
Vi sinh có thể cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất trong đất cho cây trồng, tạo ra hormon kích thích tăng trưởng, kích thích hệ miễn dịch của cây trồng và kích hoạt hoặc làm giảm phản ứng căng thẳng. Nói chung, một tập hợp vi khuẩn đất đa dạng hơn làm cho cây ít bệnh hơn và cho năng suất cao hơn.
Sức khỏe con người.
Hệ vi sinh đường ruột ở người.
Vi sinh vật có thể hình thành mối quan hệ nội cộng sinh với các sinh vật lớn hơn khác. Ví dụ, cộng sinh của vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Vi sinh vật tạo nên hệ vi sinh đường ruột (còn gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột) nằm trong ống tiêu hóa, góp phần vào khả năng miễn dịch đường ruột, tổng hợp vitamin như acid folic và biotin, đồng thời lên men các carbohydrat phức tạp khó tiêu. Một vài vi sinh vật được xem là có lợi cho sức khỏe được gọi là probiotic và có sẵn dưới dạng chế phẩm bổ sung hoặc phụ gia thực phẩm.
Bệnh.
Vi sinh vật là tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) ở nhiều bệnh truyền nhiễm. Những sinh vật liên quan gồm có vi khuẩn gây bệnh, gây ra các bệnh như dịch hạch, bệnh lao và bệnh than; ký sinh nguyên sinh gây ra các bệnh như sốt rét, bệnh ngủ, kiết lỵ và toxoplasmosis ; và cả nấm gây bệnh như nấm da, nấm candida hay histoplasmosis. Tuy nhiên, các bệnh khác như cúm, sốt vàng hoặc AIDS là do virus mầm bệnh gây ra, thường không được phân loại là sinh vật sống và do đó không phải là vi sinh vật theo định nghĩa chặt chẽ. Không có ví dụ rõ ràng nào về mầm bệnh cổ khuẩn được biết đến, mặc dù giới khoa học đã đề xuất mối quan hệ giữa hiện diện của một số sinh vật sinh methan của cổ khuẩn và bệnh viêm quanh răng ở người. Nhiều mầm bệnh vi sinh có khả năng sinh sản hữu tính để tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sống sót trong vật chủ bị nhiễm bệnh.
Vệ sinh.
Vệ sinh là một bộ quy tắc thực hành để tránh nhiễm trùng hoặc làm hỏng thực phẩm bằng cách loại bỏ vi sinh vật khỏi môi trường xung quanh. Vì vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn, được tìm thấy ở khắp mọi nơi, nên vi sinh vật có hại có thể bị giảm xuống mức chấp nhận được thay vì thật sự bị tiêu diệt. Trong chế biến thực phẩm, vi sinh vật bị tiêu giảm bằng các phương pháp bảo quản như nấu nướng, vệ sinh dụng cụ, thời gian bảo quản ngắn hay bằng nhiệt độ thấp. Nếu cần vô trùng hoàn toàn, như với dụng cụ phẫu thuật, nồi hấp được sử dụng để tiêu diệt vi sinh vật bằng nhiệt và áp suất. |
8,246 | 794624 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8246 | Nghề sơn |
Nghề sơn là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ lâu đời xuất hiện tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (xem sơn mài)...
Chất liệu chính dùng trong nghề sơn là chất nhựa chích từ vỏ một loại cây tên cây sơn. Ở Việt Nam loại cây này được trồng nhiều trên đồi đất trung du Bắc bộ. Thợ thủ công dùng loại sơn này quét lên bề mặt đồ dùng, tạo nên những sản phẩm khác nhau.
Nhựa sơn có độ dính cao và rất bền chắc, có thể được dùng như một thứ keo hàn gỗ, tre, nứa. Đồ tre nứa đan quét sơn đẹp và bền. Người ta còn dùng sơn như chất không thể thiếu trong quá trình làm thuyền thúng.Nhựa sơn chịu ẩm tốt: nhờ đặc tính này nhựa sơn quét lên đồ đạc bằng gỗ như bàn, ghế, tủ, giường... vừa tạo nên lớp sơn bóng đẹp vừa tăng độ bền cho gỗ.
Kỹ thuật nghề sơn.
Kỹ thuật sơn ta là kỹ thuật sơn lên đồ vật cụ thể. Việc này không dễ dàng do sản phẩm sơn có nhiều hình thù và sử dụng nhiều chất liệu khác nhau. Có 2 kỹ thuật chính sau:
Kỹ thuật làm cốt.
Cốt là đồ dùng cụ thể đã được chế tác thành hình dáng nào đó. Thông thường cốt gần như đã hoàn thiện, và việc sơn chỉ như khoác lên cho nó bộ quần áo mới. Các loại cốt dưới đây dựa trên thống kê các đồ sơn thế kỷ 17- 19 ở vùng đồng bằng Bắc bộ, VN
Cốt gỗ.
Gỗ là nguyên liệu chính để làm cốt cho các mặt hàng đồ sơn ta. Những loại gỗ được đánh giá cao ở VN như lim, nghiến, trai, sến, táu không phù hợp dùng làm cốt. Nếu dùng những loại gỗ này, sau một thời gian sơn sẽ bong ra hoặc mất màu. Trong khi đó có những loại gỗ rất ưa sơn như vàng tâm, giổi, mỡ, thông, mít... Các pho tượng, hoành phi, câu đối, cửa võng, ngai thờ, ban thờ..vv..dùng cốt gỗ rất nhiều |
8,247 | 687455 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8247 | Kinh Lễ | Kinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký (tiếng Trung: 禮記 "Lǐ Jì") là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước. "Lễ ký" cùng với "Chu lễ" và "Nghi lễ" được gọi chung là "Tam lễ".
Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: ""Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời".
Văn bản.
Học giả thời Hán là Đới Đức đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập gồm 130 thiên rồi tổng hợp giản hoá còn 85 thiên gọi là "Đại Đới Lễ ký", sau đó cháu Đới Đức là Đới Thánh lại đơn giản hoá "Đại Đới Lễ ký" còn 46 thiên, thêm vào các thiên "Nguyệt lệnh", "Minh Đường vị" và "Nhạc ký", tổng cộng là 49 thiên, được gọi là "Tiểu Đới Lễ ký". "Đại Đới Lễ ký" đến thời Tuỳ, Đường bị thất lạc quá nửa, hiện nay chỉ còn 39 thiên, do đó "Tiểu Đới Lễ ký" là bản "Lễ ký" thông dụng hiện nay.
Thời Hán Cảnh Đế, Lỗ Cung Vương Lưu Dư phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng cung thất, được một bản "Kinh Lễ" bằng cổ văn bao gồm 56 thiên. Các học giả về Lễ lấy phần tương đồng với 17 thiên Nghi lễ sao chép lại, nên được lưu truyền. Các thiên "Bôn tang", "Đầu hồ" được tìm thấy ở ngoài 40 thiên, cũng được sao chép và lưu truyền. Các thiên khác do được lưu trữ ở trong bí phủ, người ngoài khó lòng xem được, về sau bị thất truyền nên được gọi là "Dật Lễ" (Lễ đã mất).
Thời Đường, Khổng Dĩnh Đạt biên soạn Lễ ký chính nghĩa, trong đó dẫn Lục nghệ luận của Trịnh Huyền nói rằng: "Đầu thời Hán, Cao Đường Sinh có được 17 thiên "Lễ" [...] sau đó lại có được trong vách của họ Khổng một bản "Lễ" bằng cổ văn của Hà Gian Hiến Vương bao gồm 56 thiên [...] một bản "Ký" bao gồm 131 thiên". Quan điểm cho rằng Tiểu Đới truyền thụ 49 thiên "Lễ ký" bắt đầu có từ Trịnh Huyền thời Đông Hán, theo Khổng Dĩnh Đạt dẫn Lục nghệ luận: "Xét Hán thư, các thiên Nghệ văn chí, Nho lâm truyện, truyền thụ "Kinh Lễ" bao gồm 13 nhà, chỉ có Cao Đường Sinh cùng với năm học trò là Đới Đức, Đới Thánh là nổi tiếng [...] Ngày nay "Lễ" được lưu hành trên đời đều là cái học của Đới Đức, Đới Thánh [...] Đới Đức truyền 85 thiên "Ký", tức là "Đại Đới ký", Đới Thánh truyền 49 thiên "Ký", tức là bản "Lễ ký" này"". Quan điểm cho rằng Đại Đới san định bản "Ký" thời cổ, Tiểu Đới san định bản của Đại Đới là theo Kinh điển thích văn, thiên "Tự lục" của Lục Đức Minh đời Đường dẫn lời tựa Chu lễ luận của Trần Thiệu đời Tấn nói rằng: ""Đới Đức san định bản "Lễ" thời cổ bao gồm 204 thiên xuống còn 85 thiên, gọi là "Đại Đới Lễ". Đới Thánh san định "Đại Đới Lễ" xuống còn 49 thiên, gọi là "Tiểu Đới Lễ". Mã Dung, Lư Thực đời Hậu Hán khảo cứu những điểm dị đồng của các nhà, phụ thêm vào các thiên của Đới Thánh, bỏ những phần rườm rà cùng những phần sơ lược, được lưu hành trên đời, tức là bản "Lễ ký" hiện nay. Trịnh Huyền cũng theo bản của Lư, Mã mà chú thích". Tùy thư, "Kinh tịch chí" được biên soạn trong niên hiệu Trinh Quán thời Đường cũng theo quan điểm này: "Đầu thời Hán, Hà Gian Hiến Vương có được một bản "Ký" của học trò Trọng Ni và các học giả đời sau, dâng lên triều đình, bao gồm 131 thiên, lúc đó không có người truyền lại. Lưu Hướng khảo hiệu kinh sách, kiểm lại còn 130 thiên, Hướng nhân đó mà sắp xếp lại theo thứ tự. Lại có thêm 33 thiên "Minh Đường Âm dương ký", 7 thiên "Khổng Tử tam triều ký", 27 thiên "Vương Sử thị ký", 23 thiên "Nhạc ký", tổng cộng là năm loại, 214 thiên. Đới Đức bỏ những phần trùng lặp, hợp với lời ký, còn 85 thiên, gọi là "Đại Đới ký". Đới Thánh lại san định sách của Đại Đới, còn 46 thiên, gọi là "Tiểu Đới ký". Cuối thời Hán, Mã Dung truyền lại cái học của Tiểu Đới. Dung lại định một thiên "Nguyệt lệnh", một thiên "Minh Đường vị", một thiên "Nhạc ký", tổng cộng là 49 thiên, Trịnh Huyền học với Dung, lại làm chú thích".
Những năm gần đây có nhiều ý kiến hoài nghi việc Đới Đức, Đới Thánh san định "Lễ ký", do số thiên và nội dung các thiên trong "Đại Đới Lễ ký" và "Tiểu Đới Lễ ký" khác nhau, cùng với các nguồn tài liệu khác đặt ra vấn đề liệu thời Hán đã tồn tại và lưu truyền "Đại Đới Lễ ký" hay chưa. Do Hán thư, "Nghệ văn chí" không hề ghi chép nội dung truyền thụ của Đại Đới và Tiểu Đới, cũng không nói rõ việc Đại Đới và Tiểu Đới biên soạn "Lễ ký", mà chỉ nói rằng: ""Lễ cổ kinh" bao gồm 56 quyển, "Kinh" bao gồm 70 (17) thiên, "Ký" bao gồm 131 thiên [...] Phàm Lễ có 13 nhà, 555 thiên". Tuy nhiên, Hán thư, "Nghệ văn chí" có ghi chép việc Đới Đức, Đới Thánh được lập làm học quan: "Đầu thời Hán, Cao Đường Sinh người nước Lỗ truyền thụ 17 thiên "Sĩ lễ" (tức là Nghi lễ), đến thời Hiếu Tuyên thì Hậu Thương là nổi tiếng nhất. Đới Đức, Đới Thánh, Khánh Phổ đều là học trò (của Hậu Thương), cả ba nhà được lập làm học quan. "Lễ cổ kinh" có xuất xứ từ Yêm Trung nước Lỗ và nơi họ Khổng, lời văn giống với 17 thiên (Sĩ lễ), ngoài ra còn có nhiều hơn 39 thiên"". Hán thư, "Nho lâm truyện" cũng có ghi chép thầy học và học trò của Đại Đức và Đới Thánh. Hiện nay đã biết rõ hai chữ "Lễ" và "Lễ ký" mà người thời Hán sử dụng có ranh giới không rõ ràng. Các văn bản được viết trên thẻ tre mới được phát hiện gần đây mang hy vọng mới cho việc tìm hiểu văn bản "Lễ ký", như qua phân tích văn bản trên thẻ tre Quách Điếm cho thấy thiên "Truy y" xuất hiện trước thời Tần.
Các tác phẩm chú thích "Lễ ký" gồm có:
Các tác phẩm nghiên cứu về "Lễ ký" hiện nay là "Lễ ký dịch chú" của Tiền Huyền, "Lễ ký dịch giải" của Vương Văn Cẩm, "Lễ ký hiệu chú" của Trần Thú Quốc.
Bố cục.
Tiểu Đới Lễ ký.
"Tiểu Đới Lễ ký" (bản thông dụng) gồm 49 thiên:
Đại Đới Lễ ký.
"Đại Đới Lễ ký" hiện còn 39 thiên:
Nội dung.
Chu Hy soạn sách "Chu Tử gia lễ", cho rằng "Lễ ký" chỉ dùng để giải thích "Nghi lễ". Nguyễn Nguyên trong "Thư Đông Hoản Trần thị "Học bộ thông biện" hậu" nói rằng: ""Chu Tử lúc trung niên giảng về lý, cố nhiên tinh thuần, lúc cuối đời giảng về lễ, càng chịu đựng những phức tạp khó khăn. Thành thật thấy rằng lý đều bắt nguồn từ lễ. Xưa nay sở dĩ trị được thiên hạ là do lễ, ngũ luân đều là lễ [...] Như nhà Ân chuộng màu trắng, nhà Chu chuộng màu đỏ, đó là lễ. Nếu như đời Chu mà có người chuộng màu trắng, không dùng lễ mà phân tích thì người ta không thể tranh cãi được, không dùng lý mà phân tích thì không thể không tranh cãi được. Cho nên lý tất phải theo sau lễ mà thi hành, nếu chỉ nói lý suông thì đây đó tà thuyết sẽ nổi lên".
Toàn bộ "Lễ ký" được viết bằng tản văn, một số thiên có giá trị văn học rất lớn. Có thiên sử dụng các mẩu chuyện nhỏ sinh động để làm sáng tỏ đạo lý, có thiên khí thế hào hùng, kết cấu chặt chẽ, có thiên gọn lời đủ ý, ý vị sâu xa, có thiên sở trường về miêu tả và khắc họa tâm lý, trong tác phẩm còn có rất nhiều câu cách ngôn, thành ngữ mang nặng tính triết lý, tinh tế và sâu sắc.
"Lễ ký" không chỉ là sách miêu tả về chế độ điển chương mà còn là sách giáo khoa về nhân nghĩa đạo đức. Trong đó có những thiên nổi tiếng như Đại Học, Trung Dung, Lễ vận (đoạn đầu), hai thiên Đại Học và Trung Dung được Chu Hy tách ra, cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo thành Tứ thư. Đoạn đầu thiên Lễ vận là cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và Tử Du, còn được gọi là thiên "Lễ vận đại đồng", hai chữ "đại đồng" (大同) thường được dùng để chỉ về một thế giới lý tưởng, không ít địa danh sử dụng hai chữ này. |
8,250 | 845147 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8250 | Khắc gỗ | Khắc gỗ, điêu khắc gỗ là một kỹ thuật in đồ họa sử dụng một bản in bằng gỗ có hình nổi. Khắc gỗ được dùng để diễn đạt ý tưởng của các nhà nghệ thuật trước nhất là trong thế kỷ 16 và sau đó là bởi các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện (tiếng Anh: "expressionism").
Để tạo nên một bản in gỗ người ta dùng dao cắt các phần không in ra khỏi một mảnh gỗ đã được bào nhẵn, các phần nổi sau đó được quét màu lên và mang đi in hoặc bằng tay dùng một búa là (tiếng Đức: "Falzbein") chà lên hay bằng máy in.
Ứng dụng.
Khắc gỗ, in lên gỗ xuất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày, được ứng dụng trong những lĩnh vực sau:
Cách tạo bản khắc gỗ.
Chế tạo bản in.
Thông thường gỗ được cắt thành một mảnh dày từ 2 đến 10 cm có sợi chạy theo chiều của hình (cắt dài). Mảnh gỗ được bào, mài và làm nhẵn cho đến khi bề mặt hoàn toàn phẳng có thể được phủ một lớp sơn nền, thường là một lớp phấn trắng mỏng. Theo thông lệ bản vẽ trước của nghệ sĩ được mang đặt lên lớp phấn này rồi dùng nhiều loại dao cắt theo các đường vẽ trước. Người ta không cắt thẳng đứng mà cắt hai lần, một lần cắt nghiên từ đường vẽ ra ngoài và một lần nghiên ngược lại rồi tách dăm bào ra. Trong phương pháp gọi là cắt đường đen này việc tạo hình được tiến hành bằng đường nét đen trên nền trắng.
Sau đấy bản in khắc gỗ đã hoàn chỉnh được phết mực in lên bằng một quả banh tròn tẩm mực to bằng nắm tay hay thường hơn là bằng một con lăn.
In.
Người ta in bằng cách ép lên bản khắc gỗ một tờ giấy có khả năng hút nước tức là không có pha keo và vì thế mà hút mực và đã được làm ẩm một ít (hoặc là ngược lại ép bản gỗ lên giấy). Có thể dùng một trái banh lăn trên tờ giấy hay dùng một cây cọ quét lên để tạo lực cần thiết ép giấy sát vào bản in gỗ. Thông thường nhất là bản in được in bằng máy in sách (máy ép in nổi) có thể ép đều lực lên bản in gỗ và giấy. Sau mỗi lần in phải quét mực lại cho bản in khắc gỗ.
Đôi khi bản khắc gỗ lại được in qua đá và sau đó in ra như là một bản in thạch bản (tiếng Anh: "lithography").
Các loại gỗ được sử dụng.
Gần như tất cả các loại gỗ thông dụng đều có thể sử dụng trong khắc gỗ. Một trong số ít loại gỗ không thích hợp cho việc khắc gỗ là gỗ của cây thông ("Pinus") vì gỗ này có nhiều mấu và nhựa.
Gỗ thường được cắt dọc theo chiều dài của sợi ("gỗ dài"). Các loại gỗ cứng như gỗ của cây lê, hồ đào hay anh đào rất được ưa chuộng dùng trong các bản in có nhiều chi tiết vì so với loại gỗ mềm có thể cắt đều đặn hơn và vì thế có thể tạo những đường nhỏ tốt hơn. Gỗ mềm rất thích hợp cho những tác phẩm lớn và ngoài ra có ưu điểm là các tấm gỗ lớn không đắt như từ loại gỗ cứng.
Vân hay cấu trúc của gỗ đôi khi cũng được cố ý sử dụng như là một yếu tố đồ họa. Thích hợp nhất là những tấm gỗ đã qua mưa nắng mà vân của nó nổi lên như hình nổi vì những lớp mềm qua mưa nắng dễ bị mòn nhiều hơn. Tính chất này có thể được làm nhân tạo bằng cách quét tấm gỗ với một cây cọ bằng sắt hay dùng axít nitric loãng để xử lý bề mặt.
Nếu như trong phần lớn các kỹ thuật khắc gỗ việc lựa chọn gỗ chủ yếu chỉ là quyết định của nhà nghệ thuật thì trong chạm gỗ ("wood engraving") gỗ phải có sợi nhỏ sát với nhau. Được ưa thích là gỗ của cây hoàng dương ("Buxus sempervivens") được cắt ngang chiều của sợi nhưng lại rất đắt tiền vì loại cây này tăng trưởng chậm. Vì thế ở các bản khắc gỗ cũ từ cây hoàng dương mặt dưới được sử dụng lại hay mặt trên được bào đi để có thể khắc bản mới.
Dụng cụ.
Trang bị cơ bản của một người khắc gỗ bao gồm:
Một số nhà khắc gỗ chỉ sử dụng các cây đục bán nguyệt nhỏ và lớn chứ không dùng đến những dụng cụ như dao nhỏ. Ngày nay người ta cũng sử dụng các dụng cụ hiện đại như máy phay. HAP Grieshaber còn dùng đến cả máy cưa trong các bản khắc gỗ rất lớn của ông.
Đặc điểm của khắc gỗ bằng tay.
Một bản in khắc gỗ nghệ thuật có những đặc điểm khác với các bản in đồ họa sử dụng các kỹ thuật khác như khắc đồng hay khắc nạo (tiếng Anh: "mezzotint"):
Các biến thể của kỹ thuật khắc gỗ.
Các kỹ thuật cổ điển của khắc gỗ bao gồm:
Các ứng dụng khắc gỗ hiện đại:
Sơ lược lịch sử.
Nguồn gốc.
Kỹ thuật in nổi, về nguyên tắc rất đơn giản, là một trong những phương pháp lâu đời nhất của loài người để giữ lại những ý tưởng về hình ảnh. Trong các kỹ thuật in nổi khắc gỗ là phương pháp in lâu đời nhất. Người Babylon và người Ai Cập đã từng in con dấu làm bằng gỗ khắc nổi trên đất sét mềm, tại Trung Quốc ngay từ thế kỷ 4 người ta đã biết dùng mực quét lên những tảng đá có khắc chữ và chà giấy lên để in ra.
Trong thời nhà Đường (618 – 907) tranh vẽ và chữ kèm theo (trên cùng một bản in) đã được in ra bằng các bản in gỗ, sách in bằng bản khắc gỗ cũng đã được biết đến từ thế kỷ 9, trong khi loại này ở châu Âu mãi đến thế kỷ 15 mới xuất hiện. Quyển sách lâu đời nhất in bằng bản khắc gỗ được biết đến bao gồm 6 trang với các bản khắc gỗ nhỏ cho nửa trang một là quyển Kinh Kim Cang (tiếng Anh: "Diamond Sutra") ra đời vào năm 868.
Khắc gỗ ở châu Âu.
Tại châu Âu việc sử dụng con dấu bằng gỗ đã được chứng minh là bắt đầu từ thế kỷ 12: Ở Ý vải được in bằng cách này. Người ta đoán rằng kỹ thuật này lan truyền vào Đức trong thế kỷ thứ 14 qua các người vẽ hình cho con bài.
Các tác phẩm nghệ thuật khắc gỗ đầu tiên ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1400 đến năm 1500 trong các tu viện ở Bayern và vùng núi Alpes là các bản in một mặt từng trang rời. Dưới dạng như các tờ truyền đơn hay sách mỏng, các bản in khắc gỗ được dùng để truyền bá các ý tưởng về nghệ thuật, thế giới quan và tôn giáo, đặc biệt là trong thời kỳ của Phong trào cải cách ("Reformation").
Bên cạnh các bản in khắc gỗ một mặt, từ năm 1430 đã xuất hiện loại sách in bằng bản khắc gỗ mà mỗi trang được in bằng một bản in khắc gỗ bao gồm cả chữ viết lẫn hình ảnh. Việc sử dụng các bản khắc gỗ để minh họa trong sách càng được phổ biến từ khi Johannes Gutenberg phát triển kỹ thuật in sách. Quyển "Sử biên niên thế giới Schedel" do Anton Koberger ở Nürnberg (Đức) in vào năm 1493 bao gồm gần 2.000 bản khắc gỗ. Để in quyển sách này Koberger đã phải cần đến 100 người thợ và 24 máy ép in nổi.
Khắc gỗ trong thời kỳ Phục hưng.
Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên trong thời kỳ Phục hưng khi các nhà nghệ thuật như Albrecht Dürer và Hans Baldung tạo ra các tác phẩm có giá trị cao dưới hình thức nghệ thuật này. Đặc biệt Dürer đã giải phóng khắc gỗ ra khỏi tính năng chỉ để minh họa cho sách và mang lại một định nghĩa mới cho khắc gỗ như là phương tiện truyền đạt một tác phẩm nghệ thuật. Về hình thức Dürer mang nghệ thuật khắc gỗ đến gần khắc đồng bằng cách tạo ra được nhiều tông màu giữa đen và trắng.
Trong thời kỳ này cũng đã có những thử nghiệm đầu tiên in nhiều bản khắc gỗ có màu khác nhau trên cùng một bản in vì cho đến lúc đó các bản in rời từng tờ đều được tô màu bằng tay sau khi in ra. Trong một bản in màu thật sự mỗi một màu đều có bản khắc gỗ riêng, khó khăn về kỹ thuật của phương pháp này là ở chỗ không điều khiển chính xác được quy trình in vì giấy co giãn khi thấm ướt và lại được hong khô lại. Các bản in khắc gỗ màu đầu tiên được xác định là vào năm 1486. Lucas Cranach der Ältere ("Lucas Cranach Già") và Albrecht Altdorfer tiếp tục thử nghiệm sau đó. Altdorfer đã thành công trong thời gian 1519/1520 với một bản in màu dùng sáu bản khắc gỗ. Sau các tác phẩm của Altdorfer thử nghiệm về in bản khắc gỗ màu tạm thời không còn được tiếp tục ở Đức nữa, có thể là do ảnh hưởng của việc truyền bá rộng rãi các tác phẩm trắng đen của Albrecht Dürer.
Sự phát triển của kỹ thuật khắc gỗ.
Cùng với sự phát triển của khắc kim loại, khắc gỗ mất đi tầm quan trọng như là một phương tiện để diễn đạt trong nghệ thuật. So với khắc gỗ, khắc kim loại cho phép nhà nghệ thuật tạo thành nhiều tông màu và nhiều chi tiết hơn. Ở khắc gỗ, tông màu sáng và tối chỉ hình thành nhờ vào chiều rộng và khoảng cách của các đường khắc. Ngược lại, ở kỹ thuật khắc kim loại độ sâu của đường khắc quyết định độ đậm nhạt của màu đen. Vì thế khắc kim loại trở thành một phương pháp được nhiều nhà nghệ thuật ưa chuộng. Xu hướng này chỉ được thay đổi khi nhà nghệ thuật tạo hình người Anh Thomas Bewick vào cuối thế kỷ 18 đảo lộn tất cả các quy luật cắt hình và vì vậy cách mạng hóa kỹ thuật khắc gỗ.
Thomas Bewick là người đầu tiên không khắc các hình ảnh của mình trên loại gỗ được cắt theo chiều dài của sợi nữa mà khắc trên gỗ cứng của cây hoàng dương được cắt ngang chiều sợi và đồng thời dùng những dụng cụ khác để có thể tạo nhiều tông màu hơn, mang lại cho khắc gỗ giá trị ngang như khắc kim loại. Kỹ thuật của ông cũng còn được gọi là chạm gỗ ("xylography"). Bản in gỗ cắt ngang chiều của sợi có độ cứng gần như thép và vì thế còn hơn cả bản in khắc kim loại. Cùng với phương pháp này khắc gỗ lại trở thành phương tiện được ưa thích, nhất là trong các kỹ thuật in lại hình ảnh. Honoré Daumier và Gustave Doré là những nhà nghệ thuật sử dụng kỹ thuật này nhiều nhất như là một phương tiện để diễn đạt
Khắc gỗ ở Trung Hoa và Nhật Bản.
Kỹ thuật đồ họa này phát triển trong khu vực Đông Á độc lập với châu Âu. Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên ở Trung Quốc trong thời nhà Tống (960-1279) khi các nhà nghệ thuật liên hợp lại với nhau thành lập các xưởng khắc gỗ. Sản xuất khắc gỗ màu đạt đến một trình độ hoàn hảo cao, thế nhưng trong thế kỷ 17 khắc gỗ ở Trung Quốc chỉ được sử dụng để in lại hình ảnh, mà trong đó có rất nhiều cố gắng để diễn đạt lại thật đúng các ấn tượng do vẽ bằng cọ và các tông màu mang lại.
Tại Nhật Bản khắc gỗ lại phát triển như một hình thức nghệ thuật bắt đầu từ khi kỹ thuật này lan truyền vào từ Trung Quốc ở cuối thế kỷ thứ 8. Khắc gỗ tại Nhật Bản đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đầu tiên, các bản khắc gỗ Nhật là các hình ảnh mang chủ đề tôn giáo được sáng tác trong xưởng khắc gỗ của chùa. Các tác phẩm này có chức năng giống như các tờ in khắc gỗ rời tại châu Âu của thế kỷ 15.
Đầu thế kỷ 17 các nhà nghệ thuật khắc gỗ Nhật bắt đầu quan tân đến các đề tài khác ngoài tôn giáo như các minh họa cho văn học dân gian và cổ điển. Đầu tiên chỉ có một màu, khắc gỗ màu Nhật Bản bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ 18.
Bản in khắc gỗ màu tại Nhật Bản được sản xuất nhờ sự cộng tác của người họa sĩ, nghệ nhân cắt gỗ và thợ in. Để in một bản khắc gỗ màu đã phải cần cho đến 12 tấm khắc gỗ, đòi hỏi phải làm việc một cách rất chính xác. Bên cạnh các tranh về thiên nhiên là các tranh mang chủ đề về cuộc sống hằng ngày như các cảnh luyến ái, tranh từ thế giới của các vũ nữ Nhật ("geisha"), chân dung của các nghệ sĩ và của những người đô vật sumo.
Đại diện cho nghệ thuật khắc gỗ màu Nhật Bản là Nisikawa Sukenobu, Suzuki Harunobu, Kitagawa Utamaro và Katsushika Hokusai. Thế nhưng vào cuối thế kỷ 19 khắc gỗ màu Nhật Bản mất đi tầm quan trọng về nghệ thuật vì không còn người vẽ đồ họa nào mang lại thúc đẩy mới về nghệ thuật nữa.
Ảnh hưởng của khắc gỗ màu Nhật Bản.
Tranh in khắc gỗ màu Nhật Bản với các màu in rực rỡ, tương tự như màu trong tranh vẽ màu nước trở thành những vật sưu tầm được ưa chuộng ở châu Âu. Tính cách đơn giản và sức mạnh diễn đạt của kỹ thuật này thúc đẩy các nhà nghệ thuật châu Âu lại tiếp tục quan tâm đến kỹ thuật khắc gỗ và đặc biệt là khắc gỗ màu. Một trong những nhà nghệ thuật đầu tiên tái khám phá ra kỹ thuật này là người Anh William Morris đã dùng kỹ thuật này để minh họa cho sách. Sau năm 1850 những nhà nghệ thuật theo trường phái ấn tượng người Pháp, trong đó có Paul Gauguin, và sau đó là các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện (Erich Heckel, Ernst Ludwig Kirchner, Max Pechstein, Edvard Munch, Frans Masereel, Emil Nolde hay ở Thụy Sĩ là Carl Eugen Keel) đã thử nghiệm kỹ thuật này. Đặc biệt là các nhà nghệ thuật theo trường phái biểu hiện đã đánh giá cao khắc gỗ vì tính cách diễn đạt mạnh mẽ của kỹ thuật này.
Ngoài ra nhiều nhà nghệ thuật còn sáng tạo theo cách phối hợp tranh của khắc gỗ màu cổ điển Nhật: Không có một điểm trung tâm trong tranh và vì thế dẫn người xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc gỗ có góc nhìn lạ thường và có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh. Đặc biệt là các nhà nghệ thuật theo chủ nghĩa ấn tượng hay dùng cách phối hợp này.
Cùng với sự tiến triển của nghệ thuật trừu tượng, khắc gỗ không còn được ưa chuộng nhiều nữa. Ngày nay kỹ thuật khắc gỗ chỉ thỉnh thoảng mới được dùng đến để diễn đạt một ý tưởng nghệ thuật bằng phương pháp in đồ họa. Trong nửa sau của thế kỷ 20, bên cạnh Hans Arp và Frantisek Kupka, HAP Grieshaber là người duy trì giá trị của khắc gỗ như là một phương tiện truyền đạt nghệ thuật. Ông gần như chỉ làm việc theo kỹ thuật này. Ở ông khắc gỗ đạt được tác động lớn trước nhất là nhờ vào sự hòa hợp của các đường nét mạnh mẽ trên mặt vẽ trắng đi cùng với cách diễn đạt có mức độ trừu tượng cao. |
8,254 | 803827 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8254 | Mars 96 | Mars 96 là một tàu vũ trụ với mục đích thám hiểm Sao Hỏa được phóng vào năm 1996 bởi Nga. Đây là một dự án rất tham vọng, với mục đích khám phá khí quyển, bề mặt và lòng đất của Sao Hỏa; là tàu vũ trụ nặng nhất để thám hiểm các hành tinh đã từng được phóng. Tàu vũ trụ này được thiết kế dựa trên các tàu Phobos đã được phóng đến Sao Hỏa năm 1988. Các thiết kế của tàu Phobos có nhiều lỗi và đã được chỉnh sửa với Mars 96. Tuy nhiên tàu Mars 96 cuối cùng cũng đã không được phóng thành công.
Thiết kế.
Mars 96 được thiết kế để đưa đến Sao Hỏa một vệ tinh nhân tạo, 2 trạm khoa học tự động trên bề mặt, và 2 máy thăm dò xuyên sâu vào lòng Sao Hỏa. Các module này chứa rất nhiều máy đo khoa học, cung cấp bởi Pháp, Đức, và các nước Châu Âu khác (một số thiết bị này đã được phóng lại thành công trên tàu Mars Express, năm 2003).
Mars 96 đã được dự định đến Sao Hỏa vào ngày 12 tháng 9 năm 1997, khoảng 10 tháng sau khi phóng, theo một quỹ đạo bay trực tiếp. Các trạm mặt đất sẽ tự rời tàu để đáp xuống bề mặt khoảng 4 đến 5 ngày trước khi tàu đến Sao Hỏa. Khi đến nơi, tàu sẽ cần khoảng 3 ngày để điều chỉnh quỹ đạo, trở thành vệ tinh của Sao Hỏa. Hai đầu dò xuyên lòng đất sẽ được phóng từ vệ tinh trong vòng một tháng sau đó. Quỹ đạo vệ tinh được dự tính là có chu kỳ 14,77 giờ, với cận điểm quỹ đạo khoảng 300 km.
Khối lượng trong không gian:
Lịch trình.
Dự án Mars 96 được khởi động từ năm 1989. Mọi chuẩn bị đã hoàn tất vào giữa năm 1996. Tàu Mars 96 được phóng tại Baikonur, Nga, ngày 16 tháng 11 năm 1996 vào 20:48:53 UTC. Sau khi phóng, tàu đã đi vào quỹ đạo bay quanh Trái Đất, nhưng đã không đi vào quỹ đạo hướng đến Sao Hỏa và sau đó đã rơi trở lại khí quyển Trái Đất vào khoảng từ 00:45 đến 01:30 UT ngày 17 tháng 11 năm 1996 rồi đâm xuống một vùng biển rộng chừng 320 km nhân 80 km ở Thái Bình Dương, gần Chilê và Bolivia.
Nguyên nhân là tầng tên lửa Proton thứ 4, "Block D", đã không được bật cháy lần thứ hai, vì lý do chưa biết. Tàu Mars 96 tự động rời tên lửa theo một chương trình đã định trước và tự động bật tên lửa của nó, với ý định hướng đến Sao Hỏa. Nhưng do Block D không cháy như dự định, tàu Mars 96 bị lái mình về khí quyển Trái Đất và nhanh chóng hết nhiên liệu sau khi quay một vòng quanh Trái Đất. Block D sau đó cũng được bật cháy nhưng đã quá muộn.
Một số báo chí thời đó lan truyền về khả năng một khối Plutoni trong máy phát điện sẽ rơi vào Trái Đất cùng tàu Mars 96, tuy nhiên sự nguy hiểm đã không xảy ra.
Mục đích khoa học.
Mục đích khoa học chính của dự án Mars 96 là nghiên cứu sự tiến hóa của khí quyển, bề mặt, và lòng đất Sao Hỏa, sử dụng một hệ thống các máy đo bao quát toàn bộ Sao Hỏa của vệ tinh, hai trạm mặt đất và 2 đầu dò xuyên lòng đất. Trong hành trình bay từ Trái Đất đến Sao Hỏa, tàu còn dự định thực hiện thêm các quan sát thiên văn. Các câu hỏi khoa học cần được trả lời bởi Mars 96 là: |
8,256 | 88862 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8256 | Phi thuyền | Phi thuyền (; ) là tên gọi chung của các thiết bị với chức năng là thực hiện nhiều bài toán khác nhau về không gian vũ trụ, tiến hành nghiên cứu các công việc khác nhau trên bề mặt của những thiên thể khác nhau. Các thiết bị vũ trụ được đưa lên quỹ đạo nhờ các tên lửa đẩy.
Phi thuyền được dùng để vận chuyển người hay các trang bị, hàng hóa lên khoảng không ở bên ngoài tầng khí quyển Trái Đất được gọi là tàu vũ trụ. Tàu vũ trụ hay tầu vũ trụ, còn có tên gọi là phi thuyền không gian, có hai loại cơ bản là tàu vũ trụ có người lái như tàu Phương Đông (Liên Xô), Tàu vũ trụ Soyuz (Nga), hệ thống tàu con thoi (Mỹ), tàu Thần Châu (Trung Quốc); tàu vận tải (tàu vũ trụ không người lái) như tàu vận tải Tiến Bộ (Nga), tàu vận tải HTV (Nhật), v.v.
Ngoài ra thiết bị vũ trụ còn bao gồm vệ tinh các loại, trạm vũ trụ (Trạm vũ trụ Hòa Bình, Trạm vũ trụ Quốc tế), kính viễn vọng không gian Hubble, kính thiên văn không gian James Webb, Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa.v.v.
Phóng tàu vũ trụ.
Có hai phương pháp chính:
Vai trò của thám hiểm không gian.
Mục đích ban đầu của công cuộc thám hiểm không gian là cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng trong không gian (và do đó ảnh hưởng lên toàn thế giới còn lại) giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1950-1990).
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, các tiến bộ kỹ thuật phát triển trong các chương trình thám hiểm không gian đã được ứng dụng rộng rãi vào viễn thông dân dụng. Kính viễn vọng Hubble đẩy mạnh sự hiểu biết về các thiên hà xa xôi và các supernova; các thí nghiệm trong môi trường không trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) giúp tạo ra các loại hợp kim mới, v.v. |
8,259 | 390197 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8259 | EAN-8 | EAN-8 hay EAN.UCC-8 là phiên bản EAN tương đương của UPC-E trong ý nghĩa cung cấp một mã vạch có chiều rộng "ngắn" để sử dụng trên các loại bao bì hàng hóa nhỏ như bao thuốc lá chẳng hạn. Tuy nhiên giữa chúng có một số điểm khác biệt đáng kể. Về hình thức, với cùng một mật độ in thì mã vạch do EAN-8 tạo ra dài hơn một chút so với mã vạch do UPC-E tạo ra. Về nguyên lý, từ chuỗi số 8 số của UPC-E, người ta có thể chuyển ngược về chuỗi số 12 số của UPC-A, nhưng từ chuỗi 8 số của EAN-8, không có cách thức nào chuyển về chuỗi 13 số của EAN-13 hay 12 số của UPC-A. Về mặt mã hóa, EAN-8 mã hóa rõ ràng cả tám số còn UPC-E chỉ mã hóa rõ ràng 6 số. Do vậy, có thể kết luận EAN-13 và UPC-A có sự chuyển đổi tương thích, nhưng UPC-E và EAN-8 thì tuyệt đối không có sự tương thích như vậy.
Đặc trưng.
Chuỗi 8 số của EAN-8 được các tổ chức có thẩm quyền về mã vạch cung cấp trực tiếp. Điều này có một ưu thế là bất kỳ công ty nào có thể yêu cầu cung cấp bộ mã EAN-8 không phụ thuộc vào mã nhà sản xuất hay mã sản phẩm theo EAN-13. Mặt khuyết điểm của nó là các chuỗi số EAN-8 phải được lưu trữ trong mỗi cơ sở dữ liệu như là các mã sản phẩm riêng biệt bởi vì không có một phương thức nào để chuyển chuỗi số EAN-8 thành chuỗi số EAN-13 tương đương.
Mã hóa.
EAN-8 được mã hóa bằng cách sử dụng 3 bộ ký tự của EAN-13. EAN-8 cũng có số kiểm tra được tính theo cùng cách thức như của EAN-13. Giả sử người ta cần mã hóa chuỗi số có 7 chữ số "4234567", người ta tính số kiểm tra như sau:
Tổng bằng 4 * 3 + 2 * 1 +3 * 3+ 4 * 1+ 5 * 3 +6 * 1+ 7 * 3= 69
Để chia hết cho 10 thì cần bổ sung 1, do đó số kiểm tra bằng 1 và chuỗi số 8 số của EAN-8 sẽ là "42345671".
Cấu trúc.
Quy ước: "Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1".
Mã vạch EAN-8 có cấu trúc như sau:
Các vạch bảo vệ và số được in tương tự như EAN-13 (không có số nào ở ngoài phần có vạch). |
8,267 | 3200 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8267 | Không gian màu HSB | Không gian màu HSB, còn gọi là không gian màu HSV, là một không gian màu dựa trên ba số liệu: |
8,268 | 390197 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8268 | UPC-E |
UPC-E là một biến thể của UPC-A cho phép tạo ra các mã vạch gọn gàng hơn bằng cách loại bỏ bớt các số 0 "dư thừa". Do vậy tạo ra mã vạch của UPC-E có kích thước chiều rộng chỉ cỡ một nửa kích thước ấy của mã vạch UPC-A (với cùng một mật độ in ấn), UPC-E nói chung được sử dụng trên các bao gói hàng hóa có kích thước nhỏ khi mã vạch của UPC-A không thể đưa vào được.
Chuyển UPC-A thành UPC-E.
Không phải chuỗi số 12 số nào của UPC-A cũng có thể chuyển sang UPC-E. Chỉ có một số chuỗi có khả năng chuyển đổi đó. Quy tắc như sau:
Sau khi thực hiện xong việc chuyển đổi các mã nhà sản xuất và mã sản phẩm của UPC-A thành chuỗi số của UPC-E gồm 6 số, người ta bổ sung vào trước chuỗi này số hệ thống (0 hoặc 1) và vào sau chuỗi này số kiểm tra đã tính từ trước của UPC-A. Như vậy chuỗi số hoàn chỉnh của UPC-E như sau:
Số hệ thống + Chuỗi 6 số đã biến đổi + Số kiểm tra của UPC-A.
Quy tắc này được liệt kê trong bảng dưới đây:
Cấu trúc vật lý.
Quy ước: "Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1".
Mã vạch UPC-E có cấu trúc vật lý như sau:
Quy tắc chẵn lẻ với số kiểm tra.
Bảng dưới đây viết tắt với C là chẵn, L là lẻ.
Các giá trị nhị phân theo chẵn lẻ.
Chuỗi mã hóa nhị phân theo chẵn hay lẻ của các giá trị số từ 0 đến 9 được liệt kê trong bảng sau:
In ấn.
Thông thường đối với UPC-E, người ta in các vạch bảo vệ dài hơn so với các vạch của 6 số được mã hóa về phía dưới. Sáu số này in ở dưới phần các vạch của chúng. Số hệ thống in ở góc bên trái, phía dưới và trước các vạch bảo vệ trái. Số kiểm tra được in ở góc bên phải, phía dưới và sau các vạch bảo vệ phải. Tám số này có mục đích để người bán (hay kiểm kê) hàng có thể nhập dữ liệu bằng tay khi vì một lý do nào đó mà máy quét không đọc được dữ liệu đã mã hóa trong các vạch.
Ví dụ.
Giả sử cần chuyển đổi chuỗi số UPC-A "123456000087" sang chuỗi UPC-E. (Quy tắc tính số kiểm tra: xem thêm bài UPC-A#Quy tắc tính
Tách chuỗi số này thành 4 phần.
Hai chuỗi số mã nhà sản xuất và mã sản phẩm phù hợp cho việc chuyển đổi sang UPC-E và giá trị của chuỗi UPC-E được tạo ra bằng "234568" (xem phần "Chuyển UPC-A thành UPC-E" trên đây). Do vậy chuỗi mã vạch UPC-E hoàn chỉnh là "12345687".
Áp dụng quy tắc chẵn lẻ cho số kiểm tra bằng 7 và số hệ thống bằng 1 ta có chuỗi mã hóa của 6 số sẽ là: LCLCLC. Do vậy chuỗi số 234568 sẽ được mã hóa như sau: |
8,269 | 714683 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8269 | Học thuyết tế bào | Trong sinh học, học thuyết tế bào hay thuyết tế bào là một lý thuyết khoa học miêu tả các tính chất của tế bào cũng như giải thích nguồn gốc của sự sống bắt nguồn từ các tế bào, đồng thời cũng là tiền đề cho học thuyết tiến hóa Darwin. Những tế bào là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của mọi sinh vật và cũng là đơn vị cơ bản của sự sống. F. Engel (1870) đã đánh giá học thuyết tế bào là một trong ba phát kiến vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX (cùng với học thuyết tiến hóa và định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng).
Lịch sử.
Với sự phát triển liên tục của khả năng phóng đại của kính hiển vi, công nghệ đã đủ để cho phép khám phá ra tế bào vào thế kỷ XVII. Robert Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi để thực hiện quan sát khoa học đầu tiên về tế bào, mở ra ngành khoa học sinh học tế bào. Năm 1665, Hooke đã nghiên cứu lát cắt mảnh nút bần (tức mô bần - mô thực vật bị bần hóa và đã chết) nhờ kính hiển vi quang học thô sơ có độ phóng đại 30 lần. Nhờ đó ông thấy mô bần được cấu tạo gồm rất nhiều ô rỗng có thành bao quanh, xếp cạnh nhau như tổ ong nên ông gọi chúng là "tế bào" (nguyên văn: "cellulae", tiếng Latin có nghĩa là xoang rỗng, dịch theo Hán Việt là tế bào: "tế" là rỗng, "bào" là xoang). Vào lúc Hooke quan sát thì các tế bào thực vật đã hóa bần và chết, chỉ còn lại thành tế bào nên có dạng xoang rỗng.
Sau đó, cùng với sự phát triển của kính hiển vi thì càng có nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại tế bào hơn như tế bào vi sinh vật, động vật, thực vật và cũng phát hiện ra tế bào có cấu tạo rất phức tạp. Tiêu biểu nhất là Antonie van Leeuwenhoek, nhà khoa học người Hà Lan, vào những năm 1674 - 1683 đã dùng kính hiển vi có độ phóng đại khoảng 300 lần phát hiện được các tế bào như: vi sinh vật trong giọt nước ao, tế bào máu, tế bào tinh trùng động vật. Từ quan sát này ông đã có kết luận rằng tế bào có cấu tạo phức tạp gồm màng sinh chất, tế bào chất chứa các bào quan và nhân chứ không chỉ có dạng xoang rỗng như Hooke thấy. Tuy nhiên vì lí do lịch sử nên vẫn dùng thuật ngữ "tế bào" để gọi chúng.
Trong một thế kỷ sau đó, đã có nhiều tranh luận xung quanh tế bào giữa các nhà khoa học. Hầu hết những tranh luận này bao gồm bản chất của sự tái sinh tế bào, và ý tưởng về tế bào như là đơn vị cơ bản của sự sống. Học thuyết tế bào cuối cùng được hình thành vào khoảng năm 1838 - 1839, với sự đóng góp của nhà thực vật học Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann: "Tất cả sinh vật được cấu tạo từ tế bào và tế bào là đơn vị sống cơ bản của sinh giới". Phát biểu này đánh dấu sự ra đời (theo quy ước) của Sinh học tế bào.
Tuy vậy, nhiều nhà khoa học khác như Rudolf Virchow (bác sĩ người Đức) và Louis Pasteur (nhà khoa học người Pháp) cũng có những đóng góp bổ sung cho học thuyết. Năm 1858, Virchow phát biểu thêm rằng: "Tế bào sinh ra từ tế bào có trước." Năm 1862, Pasteur chứng minh rằng: "Sự sống không tự hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô sinh". Từ đây, học thuyết tế bào trở thành cơ sở của sinh học và sự giải thích về chức năng của tế bào được công nhận rộng rãi.
Nội dung học thuyết tế bào.
Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, học thuyết tế bào vẫn giữ nguyên giá trị và "thường" được phát biểu thành ba mệnh đề gồm các ý chính như sau:
Ý nghĩa.
Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên. Đây là một trong ba luận điểm quan trọng của triết học duy vật biện chứng, chứng minh sinh giới được tạo ra từ ngẫu sinh hóa học và tiến hóa lâu dài, chứ không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào. |
8,271 | 3200 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8271 | Sinh vật đơn bào | Sinh vật đơn bào có tổ chức đơn giản: sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản. Tế bào này có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân chuẩn. Một số sinh vật đơn bào có thể hợp tác với nhau để phát triển thành tập đoàn.
Hầu hết các sinh vật nguyên sinh đều là đơn bào. |
8,279 | 877405 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8279 | Sao chổi | Sao chổi (Comet) là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa cacbonic, methane và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elíp rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.
Quỹ đạo của sao chổi còn khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên toàn không gian. Nhiều sao chổi có viễn điểm nằm ở vùng gọi là Đám Oort. Đây là nơi xuất phát của các sao chổi, một vùng hình vỏ cầu, gồm các vật chất để lại từ khi Hệ Mặt Trời mới bắt đầu hình thành. Vật chất ở đây nằm quá xa nên chịu rất ít lực hấp dẫn từ trung tâm, đã không rơi vào đĩa tiền Mặt Trờiđể trở thành Mặt Trời và các hành tinh. Tại đây nhiệt độ cũng rất thấp khiến các chất như cacbonic, methane và nước đều bị đóng băng. Thỉnh thoảng một vài va chạm hay nhiễu loạn quỹ đạo đưa một số mảnh vật chất bay vào trung tâm. Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi.
Đôi khi cũng có những sao chổi có mang hai đuôi rõ rệt, nhìn thấy bằng mắt thường: Đuôi dài ở phía đối diện với Mặt Trời, và đuôi ngắn hướng thẳng về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do: Khi ở cự ly đủ gần, sức công phá của tia Mặt Trời lên bề mặt sao chổi mạnh mẽ đến mức làm cho vật chất trong sao chổi bùng nổ mãnh liệt và bắn ra xa. Gió mặt trời không đẩy hết đám mây bụi khí này về phía sau mà còn lại cái đuôi ngắn này.
Các sao chổi chứa đựng vật chất của thời kỳ khai sinh Hệ Mặt Trời, do vậy, đối với các nhà khoa học, chúng là đối tượng nghiên cứu quý báu để trả lời những câu hỏi về quá trình tiến hóa của Hệ Mặt Trời chúng ta, cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ. Đã có những chuyến thám hiểm bằng tàu vũ trụ để tiếp cận trực tiếp với sao chổi như tàu Deep Impact.
Tên gọi.
Sở dĩ nó có tên gọi là sao chổi vì người Trung Quốc xưa khi nhìn thấy nó (). Nó có chiếc đuôi dài như cái chổi và họ tưởng nó là một ngôi sao bay có đuôi giống cái chổi. Nên từ đó người ta đặt nó là sao chổi..
Lịch sử khám phá.
Thuở sơ khai.
Theo các thẻ khắc trên xương của người Trung Hoa cổ đại, sự hiện diện của sao chổi đã được con người biết đến từ hàng nghìn năm trước. Người Trung Quốc cổ xưa cho rằng sao chổi mang đến điềm xấu, báo trước sự nguy hiểm tính mạng cho vua chúa hay quan lại. Tuy nhiên trong sách Thiên luận, Tuân Tử (313-230 TCN) đã bác bỏ điều mê tín này. Trong lịch sử văn minh Hy Lạp và Ả Rập, sao chổi từng được coi là sự tấn công của thiên đàng xuống trần gian. Các ghi chép về "sao rơi" trong các sách Gilgamesh, Sách Khải Huyền và sách Enoch có thể đã nói đến sao chổi hay sao băng.
Trong quyển sách đầu tay "Khí tượng học", Aristotle nhận xét về các sao chổi bay qua bay lại trên bầu trời phương Tây suốt hai nghìn năm. Ông đã lật lại quan niệm của một số nhà triết học đi trước miêu tả các sao chổi là các hành tinh, hay các hiện tượng liên quan đến các hành tinh. Ông dựa trên quan sát về chuyển động của các hành tinh nằm gần mặt phẳng hoàng đạo, trong khi các sao chổi có thể xuất hiện từ bất cứ nơi nào, để đi đến kết luận rằng sao chổi là các hiện tượng xảy ra trên tầng cao khí quyển Trái Đất, nơi mà các luồng khí nóng và khô tập trung và thỉnh thoảng bùng cháy. Ông mở rộng cơ chế này để giải thích cho cả sao băng, cực quang và thậm chí là cả Ngân Hà. Các nhà hiền triết sau này đã tranh luận về quan điểm về sao chổi trên. Seneca Trẻ, trong sách "Các Câu hỏi về Tự nhiên", đã quan sát thấy các sao chổi bay qua lại theo quỹ đạo đều đặn, không bị ảnh hưởng bởi gió, một đặc tính của hiện tượng vũ trụ hơn là hiện tượng khí quyển. Mặc dù ông cũng đồng ý rằng các hành tinh đều di chuyển gần mặt phẳng hoàng đạo, ông thấy không có lý do nào ngăn cản các vật thể giống hành tinh có thể di chuyển ở các vùng trời khác, và rằng kiến thức của con người về vũ trụ còn hạn hẹp. Tuy nhiên, cách nhìn của Aristotle đã vẫn có ảnh hưởng sâu; cho đến tận thế kỷ 16 người ta mới chứng minh được rằng sao chổi là hiện tượng nằm ngoài khí quyển.
Năm 1577, một sao chổi sáng đã được quan sát trong suốt vài tháng. Nhà thiên văn học Đan Mạch Tycho Brahe đã sử dụng các đo đạc về vị trí sao chổi này của ông và của những người quan sát ở các nơi cách xa, để thu được kết quả là sao chổi có thị sai rất nhỏ, đến mức không đo được. Với độ chính xác của các phép đo đạc lúc đó, đây là bằng chứng cho thấy sao chổi này phải cách Trái Đất ít nhất hơn 4 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Tính toán quỹ đạo.
Từ sau thế kỷ 16, mặc dù sao chổi đã được chứng tỏ là các hiện tượng trong vũ trụ, câu hỏi về việc chúng di chuyển như nào vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong suốt một thế kỷ sau đó. Ngay cả sau khi Johannes Kepler đã xác định vào năm 1609 rằng các hành tinh di chuyển quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elíp, ông cũng đã lưỡng lự khi áp dụng các định luật của chuyển động hành tinh cho các vật thể khác; ông đã tin rằng sao chổi di chuyển giữa các hành tinh theo đường thẳng. Galileo Galilei, mặc dù là một người theo chủ nghĩa của Nicolaus Copernicus, đã bác bỏ đo đạc về thị sai của Tycho và tin vào cách giải thích của Aristotle về các sao chổi bay theo đường thẳng trong khí quyển.
Người đầu tiên gợi ý áp dụng các định luật Kepler cho các sao chổi là William Lower vào năm 1610. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà thiên văn như Pierre Petit, Giovanni Borelli, Adrien Auzout, Robert Hooke và Jean-Dominique Cassini đều khẳng định sao chổi bay vòng qua Mặt Trời theo quỹ đạo elíp hay parabol. Trong khi một số khác, như Christian Huygens và Johannes Hevelius, ủng hộ chuyển động thẳng của sao chổi.
Vấn đề được giải quyết bởi khám phá của Gottfried Kirch về một sao chổi sáng vào ngày 14 tháng 11 năm 1680. Các nhà thiên văn khắp Châu Âu đã theo dõi và đo đạc đường đi của sao chổi này suốt nhiều tháng. Trong quyển "Principia Mathematica", viết năm 1687, Isaac Newton đã chứng minh rằng một vật thể chuyển động dưới tác động theo hàm nghịch đảo bình phương của lực vạn vật hấp dẫn phải đi theo quỹ đạo giống như một đường cắt hình nón, và ông đã cho thấy cách khớp đo đạc quỹ đạo của sao chổi vào một hình parabol, sử dụng sao chổi năm 1680 như một ví dụ.
Năm 1705, Edmond Halley sử dụng phương pháp của Newton cho 24 hiện tượng sao chổi đã xảy ra từ năm 1337 đến năm 1698. Ông nhận thấy 3 trong số đó, sao chổi của các năm 1531, 1607 và 1682, có các tham số quỹ đạo rất giống nhau, và ông còn phát hiện ra sự sai khác chút xíu giữa các quỹ đạo là do ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ Sao Mộc và Sao Thổ. Tin tưởng rằng 3 hiện tượng trên đều thuộc về một sao chổi, ông tiên đoán nó sẽ quay trở lại khoảng năm 1758 đến 1759. (Trước đó, Robert Hooke đã xác định hiện tượng năm 1664 và năm 1618 thuộc về một sao chổi, còn Jean-Dominique Cassini đã nghi ngờ sự giống nhau của 3 hiện tượng năm 1577, 1665 và 1680; nhưng cả hai đều sai.) Tiên đoán về ngày quay lại của sao chổi của Halley sau đó đã được tính chính xác lại bởi một nhóm các nhà toán học Pháp: Alexis Clairaut, Joseph Lalande và Nicole-Reine Lepaute. Họ đã tiên đoán ngày mà sao chổi này ở cận điểm quỹ đạo vào năm 1759, với sai số khoảng một tháng. Khi sao chổi quay lại như đã đoán trước, nó được đặt tên sao chổi Halley (tên chính thức của nó là 1P/Halley). Ngày quay lại trong thế kỷ 21 của nó là năm 2061.
Trong số các sao chổi có chu kỳ đủ ngắn để có thể được ghi chép nhiều lần trong lịch sử, sao chổi Halley còn đặc biệt ở chỗ nó luôn giữ độ sáng cao đủ để quan sát được bằng mắt thường. Từ khi tiên đoán về quỹ đạo tuần hoàn của sao chổi Halley được công nhận, nhiều sao chổi có chu kỳ lặp lại đã được quan sát bằng kính viễn vọng. Sao chổi thứ hai được phát hiện có quay trở lại là sao chổi Encke (tên chính thức 2P/Encke). Trong khoảng những năm 1819 đến 1821, nhà toán học và vật lý học Đức Johann Franz Encke đã tính toán quỹ đạo cho một loạt các hiện tượng sao chổi những năm 1786, 1795, 1805 và 1818, rồi đi đến kết luận rằng chúng đều thuộc về một sao chổi; ông đã tiên đoán chính xác ngày quay lại của nó vào năm 1822. Đến những năm 1900, 17 sao chổi đã được quan sát là đã đi qua cận điểm ít nhất hai lần, và do đó được xếp loại sao chổi tuần hoàn. Đến tháng 1 năm 2005, con số này là 164, mặc dù một vài trong số đó đã mất tích hoặc bị phá hủy trong các va chạm với các thiên thể khác.
Nghiên cứu cấu trúc.
Isaac Newton đã miêu tả sao chổi như một vật thể rắn chắc nén đặc. Nói một cách khác, nó là một dạng hành tinh chuyển động theo quỹ đạo rất méo, đến từ mọi phương với một mức độ tự do cao, giữ nguyên chuyển động ngay cả khi đi qua giữa các hành tinh; các đuôi của chúng là các luồng hơi mỏng phát ra từ phần đầu, tức hạt nhân của sao chổi, bùng cháy hay bị đun nóng bởi năng lượng từ Mặt Trời. Sao chổi cũng gợi ý cho Newton một kết luận dường như là tất yếu sự về sự bảo toàn của nước và hơi ẩm trên hành tinh: từ những hạt nước và hơi ẩm, sinh ra các cây cỏ, chúng tăng trưởng khi hút nước, đến lúc chết và thối rữa, chúng trở thành đất khô. Như vậy đất khô sẽ ngày càng nhiều lên, còn độ ẩm luôn giảm đi, đến một lúc sẽ bay hơi hết, nếu không có nguồn nào cung cấp. Newton cho rằng nguồn cung cấp này đến từ sao chổi, làm nên nguồn sống tinh tế nhất cho không khí, cần thiết cho sự sống và sự tồn tại của mọi loài.
Một nhiệm vụ khác của sao chổi mà Newton phỏng đoán là chúng mang đến nhiên liệu cho Mặt Trời, bù đắp sự tiêu thụ năng lượng của Mặt Trời bằng dòng sao chổi cháy sáng đến từ mọi phương.
Từ thế kỷ 18, nhiều nhà khoa học đã có những giả thuyết khá chính xác về thành phần cấu tạo của sao chổi. Năm 1755, Immanuel Kant giả định rằng sao chổi cấu tạo từ những vật chất rất dễ thăng hoa, các hơi bay ra tạo nên đuôi sáng rực rỡ khi đến gần cận điểm. Năm 1836, nhà toán học Đức Friedrich Wilhelm Bessel, sau khi quan sát luồng hơi thoát ra từ sao chổi Halley năm 1835, giả định rằng phản lực của vật liệu bốc hơi ra có thể đủ mạnh để thay đổi quỹ đạo của sao chổi và cho rằng chuyển động không tuân thủ luật lệ trong trọng trường của sao chổi Encke có gốc rễ từ cơ chế này.
Tuy nhiên, một khám phá liên quan đến sao chổi sau đó đã che phủ các ý tưởng này trong suốt một thế kỷ. Từ khoảng những năm 1864 đến 1866 nhà thiên văn Ý Giovanni Schiaparelli đã tính toán quỹ đạo của các sao băng Perseid, rồi dựa vào các sự tương đồng về quỹ đạo, đã giả định chính xác rằng các sao băng Perseid là các mảnh vỡ của sao chổi Swift-Tuttle. Mối liên hệ giữa sao chổi và sao băng đã tiếp tục trở nên nóng hổi vào năm 1872 khi một luồng sao băng lớn xuất hiện tại quỹ đạo của sao chổi Biela, một sao chổi đã được quan sát bị phân thành hai mảnh khi xuất hiện năm 1846 và đã biến mất từ năm 1852. Một mô hình mang tên "rãnh sỏi" về cấu trúc sao chổi đã hình thành, miêu tả sao chổi như một đống sỏi đá, gắn kết lỏng lẻo trong vỏ băng tuyết.
Đến giữa thế kỷ 20, mô hình này bắt đầu thể hiện nhiều điểm yếu: ví dụ, nó không giải thích được tại sao một vật thể chứa lớp vỏ băng mỏng có thể sản sinh đủ hơi nước bốc ra thành đuôi rực rỡ trong nhiều vòng bay qua Mặt Trời như vậy. Năm 1950, Fred Lawrence Whipple đề nghị thay mô hình các hòn sỏi nằm trong vỏ băng bằng một tảng băng lớn có lẫn bụi và sỏi đá. Mô hình "quả bóng tuyết bẩn" này sau đó nhanh chóng nhận được sự chấp thuận rộng rãi. Nó được xác nhận sau một loạt chuyến thám hiểm bằng tàu vũ trụ (bao gồm "tàu Giotto" của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và tàu Vega 1 và Vega 2 của Liên Xô) bay qua đầu của sao chổi Halley năm 1986 để chụp ảnh hạt nhân và quan sát luồng hơi phụt ra sau đuôi. Tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly ngày 21 tháng 9 năm 2001 và xác minh rằng các đặc điểm của sao chổi Halley cũng có thể tìm thấy ở các sao chổi khác.
Các chuyến du hành đang và sẽ xảy ra tiếp tục mang đến nhiều thông tin về cấu tạo sao chổi. Tàu Stardust, phóng vào tháng 2 năm 1999, đã thu thập các hạt bụi của phần đầu sao chổi Wild 2 vào tháng 1 năm 2004, và sẽ đưa mẫu vật về Trái Đất năm 2006. Tháng 7 năm 2005, tàu Deep Impact bắn phá một hố trên sao chổi Tempel 1 để nghiên cứu cấu trúc bên trong của nó. Năm 2014, tàu Rosetta sẽ bay vòng quanh sao chổi Churyumov-Gerasimenko và đặt lên bề mặt nó một trạm nghiên cứu.
Đặc điểm.
Sao chổi cấu tạo từ cacbonic, methane và nước đóng băng lẫn với các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất khác. Chúng bay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất dẹt và trong phần lớn cuộc đời nằm ở rất xa Mặt Trời, trong trạng thái đóng băng tại nhiệt độ thấp. Khi sao chổi tiến về gần Mặt Trời, tức là vào vòng trong Hệ Mặt Trời, bức xạ điện từ của Mặt Trời khiến các lớp băng bên ngoài bắt đầu thăng hoa. Dòng bụi và khí bay ra tạo nên một bầu "khí quyển" lớn nhưng rất loãng bao quanh sao chổi gọi là phần đầu sao chổi. Tiến gần thêm, áp suất bức xạ và gió Mặt Trời thổi vào bầu khí quyển này kéo dài nó ra thành hai đuôi khồng lồ. Bụi và khí tạo hai đuôi riêng rẽ, chĩa về hai phương hơi lệch nhau; các hạt bụi có khối lượng lớn không dễ bị gió Mặt Trời tác động, chỉ bị tách rời khỏi phần đầu của sao chổi và bay chậm lại trên quỹ đạo ngay sau phần đầu (do đó đuôi bụi cong theo đường cong của quỹ đạo) còn đuôi khí (đúng hơn là khí đã bị ion hóa) chứa các hạt ion nhẹ, dễ dàng bị gió Mặt Trời thổi theo phương nối thẳng đến Mặt Trời, và sau đó chúng đi theo đường sức từ trong không gian thay cho đường quỹ đạo. Hạt nhân sao chổi nằm lại bên trong là những khoáng chất nặng, hay chất hữu cơ cao phân tử, chỉ có đường kính khoảng 50 km. Trong khi đó phần đầu sao chổi có thể lớn hơn cả Mặt Trời, còn đuôi sao chổi có thể kéo dài đến cỡ một đơn vị thiên văn hoặc hơn.
Cả phần đầu và đuôi, hình thành khi sao chổi đi vào vòng trong Hệ Mặt Trời, đều được chiếu sáng bởi Mặt Trời và có thể trở nên rực rỡ cho quan sát từ Trái Đất. Đuôi bụi tán xạ trực tiếp ánh nắng theo cơ chế Mie, tạo nên màu trắng, còn đuôi khí bị ion hóa phát ra photon năng lượng cao, có quang phổ thiên về màu xanh lam. Thực tế là đa số sao chổi sáng yếu đến mức chỉ quan sát được qua kính viễn vọng. Mỗi thập kỷ, chỉ có vài sao chổi đủ sáng cho quan sát bằng mắt thường. Trước khi có kính thiên văn, các sao chổi dường như đột ngột xuất hiện rồi đột ngột biến mất trên bầu trời.
Một điều có thể gây ngạc nhiên là các hạt nhân của sao chổi thuộc vào hàng các vật thể đen nhất trong Hệ Mặt Trời. Tàu Giotto đo được hạt nhân của sao chổi Halley phản xạ lại 4% ánh sáng chiếu đến, còn tàu Deep Space 1 tìm thấy sao chổi Borrelly chỉ có hệ số phản xạ khoảng 2,4% đến 3%; để so sánh, nhựa đường phản xạ 7% ánh sáng. Có thể lý giải bề mặt tối này qua cấu tạo của hạt nhân gồm chủ yếu các hợp chất hữu cơ. Sức nóng của Mặt Trời làm bốc hơi các hợp chất nhẹ, để lại các phân tử nặng có chuỗi hữu cơ rất dài thường có xu hướng sẫm màu, như tro hay dầu thô. Màu đen của sao chổi tạo nên khả năng hấp thụ nhiệt mạnh, tăng cường quá trình bốc hơi các chất khí.
Năm 1996, sao chổi được phát hiện là có phát ra tia X. Các tia này đã gây một sự ngạc nhiên cho các nhà khoa học vì chưa ai tiên đoán điều này trước đó. Cơ chế phát ra tia X có thể được giải thích dựa vào tương tác giữa sao chổi và gió Mặt Trời: khi các ion bay từ Mặt Trời qua đuôi sao chổi, chúng va chạm vào các nguyên tử hay phân tử trong đuôi này. Trong các va chạm, các ion tích điện dương sẽ bắt lấy một hoặc vài điện tử của đuôi sao chổi. Đuôi sao chổi bị ion hóa, còn các điện tử bị rơi vào ion đến từ Mặt Trời phát ra photon có tần số thuộc vùng cực tím hay X quang.
Quỹ đạo.
Theo quỹ đạo, sao chổi được phân chia thành các loại: "sao chổi ngắn hạn" có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, "sao chổi dài hạn" có chu kỳ quỹ đạo lớn hơn, nhưng vẫn quay trở lại, và "sao chổi thoáng qua" có quỹ đạo parabol hay hyperbol chỉ bay ngang qua Mặt Trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó. Ví dụ về sao chổi ngắn hạn, có sao chổi Encke có quỹ đạo nhỏ bé, không bao giờ ra xa Mặt Trời hơn Sao Mộc.
Như mọi thiên thể chuyển động trên quỹ đạo dưới tác dụng của lực hấp dẫn, các sao chổi chuyển động nhanh nhất tại cận điểm quỹ đạo và chậm nhất tại viễn điểm quỹ đạo.
Do các sao chổi có khối lượng nhỏ, khi chúng bay ngang qua các hành tinh lớn, quỹ đạo của chúng dễ bị nhiễu loạn. Với các sao chổi ngắn hạn, kết quả của sự nhiễu loạn này, về lâu dài, khiến cho viễn điểm quỹ đạo của chúng trùng với bán kính quỹ đạo của các hành tinh lớn, trong đó nhóm sao chổi nằm gần Sao Mộc có số lượng lớn nhất, như thể hiện biểu đồ tần suất. Sao Mộc là nguồn gây nhiễu loạn mạnh nhất, vì khối lượng của nó lớn gấp đôi khối lượng tổng cộng của các hành tinh khác, và nó chuyển động nhanh hơn các hành tinh lớn khác. Các sao chổi dài hạn cũng thường xuyên bị nhiễu loạn khi đi ngang qua các hành tinh lớn.
Các tương tác hấp dẫn này khiến cho việc tính toán dự đoán quỹ đạo của nhiều sao chổi trở nên khó khăn. Nhiều sao chổi được quan sát từ nhiều thập kỷ trước đã bị mất tích, vì quỹ đạo của chúng đã thay đổi và người ta không dự đoán được vị trí quay trở lại của chúng để theo dõi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, một sao chổi "mới" được khám phá để rồi, sau khi tính toán quỹ đạo, được phát hiện ra là một sao chổi "đã mất tích". Ví dụ như sao chổi 11P/Tempel-Swift-LINEAR, đã được quan sát năm 1869 sau đó không nhìn thấy nữa từ năm 1908 do nhiễu loạn của Sao Mộc, rồi bỗng được tìm thấy một cách tình cờ bởi LINEAR vào năm 2001.
Vòng đời.
Các sao chổi ngắn hạn được cho là có nguồn gốc từ vành đai Kuiper, còn các sao chổi dài hạn có thể đến từ đám Oort. Có nhiều khả năng chúng chứa các vật chất từ thời kỳ Hệ Mặt Trời mới khai sinh, đặc biệt là các sao chổi dài hạn.
Để giải thích tại sao các sao chổi chuyển từ quỹ đạo trong vành đai Kuiper hay đám Oort sang quỹ đạo rất méo tiến về phía Mặt Trời, nhiều cơ chế đã được gợi ý. Các cơ chế này chủ yếu dựa trên nhiễu loạn của trường hấp dẫn. Đối với các sao chổi dài hạn, nhiễu loạn này có thể gây ra bởi các sao khác khi Mặt Trời quay quanh tâm Ngân Hà, hay từ ngôi sao gần Mặt Trời là Nemesis. Đối với các sao chổi ngắn hạn, chuyển động của các hành tinh lớn, đặc biệt là Sao Mộc, hay thậm chí từ một hành tinh chưa được quan sát là hành tinh X, sẽ dần phá vỡ vành đai Kuiper và gây tụ tập các sao chổi gần các hành tinh này.
Các sao chổi không tồn tại ổn định trên quỹ đạo, ngoài nguyên nhân từ nhiễu loạn hấp dẫn, còn có nguyên nhân từ sự hao hụt khối lượng và thay đổi cấu trúc mỗi khi lại gần Mặt Trời. Một lượng lớn các vật chất nhẹ của chúng bị thổi bay khi tạo thành các đuôi dưới sự đun nóng của bức xạ Mặt Trời và áp suất của gió Mặt Trời, trong giai đoạn bay gần cận điểm quỹ đạo. Thiếu liên kết của các vật chất nhẹ, các vật chất nặng có thể dần bị tan rã, đặc biệt khi có tác động của lực thủy triều từ các hành tinh lớn. Kết cục là sau nhiều vòng quay, trên một quỹ đạo không thực sự ổn định, khối lượng của sao chổi giảm dần, ngày càng bị nhiễu loạn, rồi tan rã. Một số sao chổi cũng kết thúc cuộc đời bằng một va chạm với các thiên thể khác. Năm 1994, các nhà thiên văn đã được chứng kiến kết thúc ngoạn mục của sao chổi Shoemaker-Levy 9, khi nó tan thành nhiều mảnh rồi đâm vào Sao Mộc. Một số sao chổi không tan rã dần trở thành các tiểu hành tinh, với hạt nhân hết khả năng thăng hoa.
Trong giai đoạn đầu hình thành Hệ Mặt Trời, người ta phỏng đoán số lượng các sao chổi, hay các mảnh vật chất bay qua lại trong hệ là rất lớn. Chúng bị dọn dẹp dần sau các vụ va chạm, mà dấu tích còn để lại trên nhiều bề mặt của các hành tinh. Số lượng của sao chổi được duy trì ở mức độ như ngày nay là nhờ nguồn cung cấp ổn định từ vòng đại Kuiper và đám Oort, theo cơ chế nhiễu loạn hấp dẫn. Các sao chổi, cùng các mảnh vật chất lang thang của thời kỳ đầu của Hệ Mặt Trời, cũng được cho là nguồn cung cấp những vật liệu cần thiết cho hình thành sự sống, như các chất hữu cơ, hay nước, không chỉ cho Trái Đất mà còn cho các hành tinh nhỏ khác như Sao Hỏa, khi chúng rơi vào các hành tinh này.
Đặt tên sao chổi.
Trong lịch sử, đã có nhiều quy ước khác nhau về việc đặt tên cho sao chổi.
Trước đầu thế kỷ 20, các sao chổi thường được đặt tên theo năm mà chúng được phát hiện, thỉnh thoảng thêm các tính từ chỉ độ sáng đặc biệt của chúng; như "Sao chổi Sáng rực năm 1680," hay "Sao chổi Sáng rực tháng 9 năm 1882," hay "Sao chổi Sáng cả ban ngày năm 1910." Sau khi Edmund Halley chứng minh các sao chổi của các năm 1531, 1607 và 1682 thuộc về một vật thể và tiên đoán đúng sự trở lại của nó vào năm 1759, sao chổi đó lần đầu được đặt tên người, sao chổi Halley. Tương tự, các sao chổi khác được phát hiện quay trở lại cũng dần được đặt tên theo người tính toán đúng quỹ đạo của chúng (thay vì người quan sát thấy chúng lần đầu), như sao chổi Encke hay sao chổi Biela. Nhưng sau này, các sao chổi dần được đặt tên theo người đầu tiên phát hiện ra chúng, trừ các sao chổi chỉ xuất hiện một lần, vẫn tiếp tục được đặt tên theo năm xuất hiện.
Từ sau đầu thế kỷ 20, quy ước đặt tên các sao chổi theo người đầu tiên khám phá ra chúng trở nên thông dụng. Một sao chổi được đặt tên theo tối đa là 3 người đầu tiên độc lập phát hiện ra nó. Những năm gần đây, nhiều sao chổi được phát hiện bởi các máy móc hiện đại, vận hành bởi nhiều nhóm chuyên gia, và sao chổi do họ phát hiện ra có thể được đặt tên theo tên của thiết bị quan sát. Ví dụ, sao chổi IRAS-Araki-Alcock đã được phát hiện độc lập bởi vệ tinh IRAS và hai nhà thiên văn nghiệp dư là Genichi Araki và George Alcock. Trong quá khứ, khi cùng một người, hay một nhóm người, phát hiện ra được nhiều sao chổi, các sao chổi này được phân biệt với nhau bằng việc thêm một số vào sau tên người; ví dụ sao chổi Shoemaker-Levy 1 đến 9.
Cho đến năm 1994, sao chổi được đặt tên tạm khi mới phát hiện ra, bao gồm năm khám phá và sau đó là một chữ cái viết thường để chỉ thứ tự khám phá trong năm (ví dụ, sao chổi Bennett 1969i là sao chổi thứ 9 được tìm thấy vào năm 1969). Sau khi sao chổi đi qua cận điểm quỹ đạo và quỹ đạo của nó đã được xác định, sao chổi được đặt tên vĩnh cửu là năm mà nó đi qua cận điểm, tiếp theo là một số La Mã chỉ thứ tự đi qua cận điểm so với các sao chổi mới khác trong năm đó, và sao chổi Bennett 1969i trở thành sao chổi Bennett 1970 II (sao chổi mới thứ 2 đi qua cận điểm năm 1970).
Ngày nay, nhiều thiết bị đã phát hiện được quá nhiều sao chổi, khiến hệ thống đặt tên như vậy trở nên không khả thi. Ví dụ, tính đến tháng 5 năm 2005, vệ tinh SOHO đã tìm thấy đến 950 sao chổi và vẫn đang tiếp tục công việc. Người ta không phân biệt các sao chổi theo kiểu như đã miêu tả được nữa. Năm 1994, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã thống nhất một hệ thống đặt tên mới. Sao chổi được đặt tên theo năm khám phá, theo sau là một chữ cái chỉ số nửa-tháng của khám phá trong năm (một năm có 24 nửa-tháng) và một số chỉ thứ tự khám phá trong nửa-tháng đó. Ví dụ sao chổi thứ tư được khám phá trong nửa tháng sau của tháng 2 năm 2006 được đặt tên là 2006 D4. Có thể thêm tiền tố để chỉ đặc điểm của sao chổi, như P/ dành cho các sao chổi quay lại, C/ dành cho sao chổi thoáng qua, X/ dành cho sao chổi không tính được quỹ đạo một cách chính xác, D/ dành cho sao chổi đã bị vỡ hoặc mất tích, và A/ dành cho vật thể lúc đầu bị nhầm là sao chổi (ví dụ như tiểu hành tinh). Các sao chổi có quay lại, sau khi đi qua cận điểm lần thứ hai, còn được thêm một số chỉ thứ tự khám phá trong số các sao chổi quay lại. Như sao chổi Halley, sao chổi đầu tiên được phát hiện có quay lại, có tên theo hệ thống này là 1P/1682 Q1. Còn sao chổi Hale-Bopp có tên là C/1997 O1.
Các sao chổi lớn.
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi nhỏ bé bay qua gần Mặt trời tuy nhiên chỉ có vài sao chổi đủ lớn để được công chúng biết đến. Chừng độ mỗi thập kỷ lại xuất hiện một sao chổi đủ sáng để quan sát bằng mắt thường; những sao chổi này được gọi là "sao chổi lớn". Sao chổi lớn thường đem lại phản ứng tiêu cực trong công chúng trong quá khứ, vì người ta đã nghĩ chúng đem lại điều không lành. Trong lần quay trở lại vào năm 1910, đuôi của sao chổi Halley đã quệt qua Trái Đất, gây nên lo lắng vô căn cứ rằng chất xyanogen trong đuôi này có thể gây ra ngộ độc cho loài người. Hay như sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp năm 1997 đã gây nên một vụ tự tử tập thể của nhóm cuồng giáo Cổng Thiên Đàng. Tuy nhiên, các sao chổi lớn, đối với đa số, chỉ là một hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt.
Việc dự đoán một sao chổi có trở nên đủ lớn để quan sát được bằng mắt thường không là một việc rất khó. Độ sáng của đuôi sao chổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nói chung, nếu một sao chổi có hạt nhân lớn và dễ thăng hoa, có cận điểm quỹ đạo gần Mặt Trời, và không bị Mặt Trời che khuất khi nhìn từ Trái Đất vào lúc sáng nhất, thì nó có khả năng thành một sao chổi lớn. Tuy vậy, có không hiếm các ngoại lệ, như sao chổi Kohoutek năm 1973 thỏa mãn các yếu tố trên, nhưng không hề hiện ra rực rỡ như đã mong muốn. Sao chổi West, xuất hiện ba năm sau, không được dự đoán như Kohoutek, lại trở nên rất ấn tượng trên bầu trời.
Cuối thế kỷ 20, một thời gian dài không ai quan sát được các sao chổi lớn. Chỉ có hai sao chổi, Hyakutake năm 1996 và Hale-Bopp năm 1997, là lớn. Thế kỷ 21 vẫn chưa chứng kiến một sao chổi lớn nào, ngoại trừ sao chổi McNaught năm 2006
Các sao chổi kỳ dị.
Trong số hàng ngàn sao chổi đã biết, một số có những tính chất rất đặc biệt:
Sao chổi trong khoa học viễn tưởng.
Sao chổi đã từng là chủ đề trong nhiều truyện khoa học viễn tưởng. Trong những tác phẩm đó, chúng rất có thể không được miêu tả chính xác. |
8,283 | 679503 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8283 | UPC-A |
Mã vạch UPC-A hay EAN.UCC-12 là loại mã vạch sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) cho đến hiện nay, mặc dù từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 người ta đã bắt đầu chuyển sang sử dụng EAN-13 để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Mã vạch UPC-A có thể tìm thấy trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí. Do vậy đôi khi người ta gọi chúng là "mã vạch UPC". Điều này thực ra không chính xác do các loại mã vạch UPC khác cũng tồn tại (chẳng hạn UPC-E, UPC bổ sung 2 số, UPC bổ sung 5 số v.v).
UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số. Do vậy mới có từ EAN.UCC-12.
Đặc trưng.
Một mã vạch UPC-A bao gồm các phần sau:
Đặc trưng kỹ thuật.
Như đã nói trên đây, thực tế UPC-A là một tập con của EAN-13 với số 0 dẫn đầu. Ví dụ chuỗi số "123456789012" của UPC-A thực tế hoàn toàn đồng nhất với chuỗi số "0123456789012" của EAN-13. Do vậy, mọi quy tắc trong mã hóa của UPC-A là các quy tắc mã hóa của EAN-13 (tính số kiểm tra, các giá trị bit của các số được mã hóa cũng như của các vạch bảo vệ trái, phải, trung tâm) được áp dụng cho chuỗi: "0" + chuỗi UPC-A.
In ấn.
Tuy nhiên, việc in ấn hay thể hiện bên ngoài thì hơi khác một chút. Người ta không in số 0 dẫn đầu như trong EAN-13 mà ở vị trí đó người ta in số hệ thống. Xem xét giá trị bit của các số được mã hóa theo EAN-13 ta thấy rằng mỗi số khi mã hóa sẽ bao gồm 2 khoảng trắng và 2 vạch có độ rộng thay đổi (nhưng tổng độ rộng không đổi) xen kẽ nhau (Trắng-Vạch-Trắng-Vạch - ở bên trái của các vạch bảo vệ trung tâm hoặc Vạch-Trắng-Vạch-Trắng - ở bên phải của các vạch bảo vệ trung tâm).
Trong khoảng giữa các vạch bảo vệ trái và bảo vệ trung tâm, người ta mã hóa số hệ thống + 5 số mã nhà sản xuất, trong đó mã hóa của số hệ thống được in ra có chiều cao như các vạch bảo vệ, các vạch của mã nhà sản xuất được in ngắn hơn lấy chỗ cho việc in các số của mã này. Do vậy ở đầu của mã vạch UPC-A nói chung nhìn thấy có 4 vạch dài hơn các vạch thông thường.
Trong khoảng giữa các vạch bảo vệ trung tâm và bảo vệ phải, người ta mã hóa mã sản phẩm + số kiểm tra, trong đó mã hóa của số kiểm tra được in ra có chiều cao như các vạch bảo vệ, các vạch của mã sản phẩm được in ngắn hơn lấy chỗ cho việc in các số của mã này. Do vậy ở cuối của mã vạch UPC-A nói chung nhìn thấy có 4 vạch dài hơn các vạch thông thường. Số kiểm tra được in bên ngoài các vạch bảo vệ phải như trong hình minh họa.
Quy tắc tính.
Trước khi có sự ra đời của EAN-13 thì quy tắc tính số kiểm tra của UPC-A như sau:
Quy tắc này phù hợp với quy tắc tính số kiểm tra của EAN-13 do sau khi thêm số 0 vào đầu chuỗi UPC-A thì các vị trí chẵn của UPC-A đổi thành vị trí lẻ của EAN-13 và ngược lại. |
8,285 | 755843 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8285 | Giro d'Italia | Giro d'Italia (có nghĩa là "Vòng nước Ý" trong tiếng Ý), còn được gọi là Giải đua xe đạp vòng quanh nước Ý, được xem như là giải đua xe đạp quan trọng thứ nhì của thế giới, sau Tour de France và trước Vuelta a España. Giải này thuộc về UCI ProTour vừa được đưa ra trong năm 2005, một trong những loạt đua xe đạp quan trọng nhất trong một năm.
Từ năm 1909 Giro d'Italia được tổ chức hằng năm – ngoại trừ thời gian của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai – trong thời gian 3 tuần của tháng 5 với tuyến đường đua thay đổi dẫn qua nước Ý và các nước lân cận.
Cuộc đua bao giờ cũng bao gồm các chặng đường bằng phẳng được các tay đua nước rút ưa chuộng, các chặng "khó trung bình" thích hợp cho các nhóm thích vượt lên trước và các chặng đua trên núi cao, nơi quyết định cuộc đua. Ngoài ra còn đua tính thời gian cá nhân hai lần.
Người đang dẫn đầu kết quả tổng cuộc cá nhân mang chiếc áo Maglia Rosa, tương tự như áo vàng của Tour de France. Màu này là dựa vào màu giấy hồng nhạt của tờ báo Gazzetta dello Sport tổ chức giải này.
Kỷ lục 5 lần thắng giải đang do 3 tay đua nắm giữ: hai người Ý Alfredo Binda và Fausto Coppi thắng trong thời gian từ 1925 đến 1933 và từ 1940 đến 1953 và "kẻ ăn thịt người", người Bỉ Eddy Merckx, đã đoạt các chiến thắng của ông trong khoảng thời gian từ 1968 cho đến 1974.
Mario Cipollini là người đoạt giải từng chặng nhiều nhất, trong năm 2003 ông đã ăn mừng thành công thứ 42 của mình tính từ năm 1989, và vì vậy đã phá kỷ lục lâu đời của Alfredo Binda (41 lần về nhất một chặng đua). Với 9 lần chiến thắng chỉ trong một Giro duy nhất, Alessandro Petacchi hiện đang giữ kỷ lục sau chiến tranh.
Những cua rơ vô địch Giro d'Italia (đoạt áo hồng).
Vô địch nhiều lần.
Tính đến năm 2021, có 22 cua rơ từng vô địch Giro d'Italia hơn một lần.
Thống kê số lần vô địch theo quốc tịch.
Đã có các tay đua của 15 quốc gia từng vô địch Giro d'Italia. |
8,290 | 891443 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8290 | Quang khắc | Quang khắc hay photolithography là kỹ thuật sử dụng trong công nghệ bán dẫn và công nghệ vật liệu nhằm tạo ra các chi tiết của vật liệu và linh kiện với hình dạng và kích thước xác định bằng cách sử dụng bức xạ ánh sáng làm biến đổi các chất cảm quang phủ trên bề mặt để tạo ra hình ảnh cần tạo. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp bán dẫn và vi điện tử, nhưng không cho phép tạo các chi tiết nhỏ do hạn chế của nhiễu xạ ánh sáng, nên được gọi là quang khắc micro (micro lithography). Một số sách giáo khoa ở Việt Nam còn dịch thuật ngữ "photolithography" là "quang bản thạch".
Kỹ thuật quang khắc.
Quang khắc là tập hợp các quá trình quang hóa nhằm thu được các phần tử trên bề mặt của đế có hình dạng và kích thước xác định. Có nghĩa là quang khắc sử dụng các phản ứng quang hóa để tạo hình.
Bề mặt của đế sau khi xử lý bề mặt được phủ một hợp chất hữu cơ gọi là chất cản quang ("photoresist"), có tính chất nhạy quang (tức là tính chất bị thay đổi khi chiếu các bức xạ thích hợp), đồng thời lại bền trong các môi trường kiềm hay axit. Cản quang có vai trò bảo vệ các chi tiết của vật liệu khỏi bị ăn mòn dưới các tác dụng của ăn mòn hoặc tạo ra các khe rãnh có hình dạng của các chi tiết cần chế tạo. Cản quang thường được phủ lên bề mặt tấm bằng kỹ thuật quay phủ ("spin-coating").
Cản quang được phân làm hai loại
(Xem chi tiết trong bài Quang khắc chùm điện tử).
Nguyên lý hệ quang khắc.
Một hệ quang khắc bao gồm một nguồn phát tia tử ngoại, chùm tia tử ngoại này được khuếch đại rồi sau đó chiếu qua một mặt nạ (photomask). Mặt nạ là một tấm chắn sáng được in trên đó các chi tiết cần tạo (che sáng) để che không cho ánh sáng chiếu vào vùng cảm quang, tạo ra hình ảnh của chi tiết cần tạo trên cảm quang biến đổi. Sau khi chiếu qua mặt nạ, bóng của chùm sáng sẽ có hình dạng của chi tiết cần tạo, sau đó nó được hội tụ trên bề mặt phiến đã phủ cảm quang nhờ một hệ thấu kính hội tụ.
Ứng dụng của quang khắc.
Quang khắc là kỹ thuật đã được phát triển từ đầu thế kỷ 20, và được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp bán dẫn để chế tạo các vi mạch điện tử trên các phiến Si. Ngoài ra, quang khắc được sử dụng trong ngành khoa học và công nghệ vật liệu để chế tạo các chi tiết vật liệu nhỏ, chế tạo các linh kiện vi cơ điện tử (MEMS). Hạn chế của quang khắc là do ánh sáng bị nhiễu xạ nên không thể hội tụ chùm sáng xuống kích cỡ quá nhỏ, vì thế nên không thể chế tạo các chi tiết có kích thước nano (độ phân giải của thiết bị quang khắc tốt nhất là 50 nm), do đó khi chế tạo các chi tiết nhỏ cấp nanomet, người ta phải thay bằng công nghệ quang khắc chùm điện tử ("electron beam lithography"). |
8,297 | 798851 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8297 | Mã sản phẩm chung |
Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: "Universal Product Code", viết tắt: UPC) là các mã vạch được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và Canada cho các mặt hàng tại các cửa hàng. Mặt hàng đầu tiên được đưa qua máy quét UPC trong cửa hàng bán lẻ là một gói 10 thanh kẹo cao su "Juicy Fruit" của Wrigley tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio, vào ngày 24 tháng 6 năm 1974.
UPC-A (tên chính thức hiện nay là EAN.UCC-12) mã hóa 12 số như sau: SLLLLLLMRRRRRRE, trong đó S (bắt đầu) và E (kết thúc) là các bit mẫu 101, M (giữa) là các bit mẫu 01010 (gọi là các vạch bảo vệ), và mỗi L (trái) và R (phải) là các số, mỗi số dài 7 bit. Tổng cộng có 95 bit. Mẫu chuỗi bit cho mỗi giá trị số được thiết kế sao cho chúng khác nhau một chút, và không có quá 4 bit 1 hay 0 trong chuỗi. Cả hai giá trị bit này đều có khả năng đọc được trong quá trình quét.
Các mã vạch UPC-A giống như các loại mã vạch UPC khác, chỉ mã hóa các giá trị số, mà không mã hóa các chữ cái hay các ký tự dấu câu. Số bên trái (L) đầu tiên bằng 0 đối với các mặt hàng thông thường, 3 cho các mặt hàng dược phẩm, 2 đối với các mặt hàng bán theo trọng lượng, và 5 dành cho vé hay phiếu (mặc dù các cửa hàng thông thường không dùng số này mà sử dụng 000000 hay 999999). Các số bên trái (L) còn lại là mã nhà sản xuất. Năm số bên phải (R) đầu tiên là mã sản phẩm được nhà sản xuất tự đánh số. Số bên phải R cuối cùng là số kiểm tra, để phát hiện các sai sót trong quá trình quét hay nhập liệu thủ công. Trong hệ thống của UPC-A, số kiểm tra được tính như sau:
Ví dụ, mã vạch UPC-A "03600029145X" trong đó "X" là số kiểm tra, thì "X" có thể tính bằng cách lấy tổng các số ở vị trí lẻ (0+6+0+2+1+5 = 14), nhân với 3 (14 × 3 = 42), cộng thêm với tổng các số ở vị trí chẵn 42+(3+0+0+9+4) = 58 và lấy hiệu của số chia hết cho 10 lớn nhất gần với nó (60 - 58 = 2). Do đó số kiểm tra bằng 2 và chuỗi hoàn chỉnh là "036000291452".
Các mặt hàng dược phẩm tại Mỹ có số hệ thống trong UPC như là số NDC của họ (viết tắt của từ tiếng Anh: "National Drug Control"). Các mặt hàng bán theo trọng lượng, chẳng hạn như thịt hay hoa quả tươi hoặc rau xanh, được gắn số UPC-A bởi cửa hàng nếu chúng được đóng gói ở đó. Trong trường hợp này, các số bên trái LLLLL là số của mặt hàng, và các số bên phải _RRRR hoặc là trọng lượng hoặc là giá của chúng, với số R đầu tiên xác định điều này. Tương tự, vé hay phiếu có mã trong LLLLL, giá trị được lấy ra từ _RRRR, và giá trị này là phần trăm hay là giá trị bằng chữ được mã hóa trong số bên phải (R) đầu tiên.
Thể hiện.
Trong mã vạch, mỗi số được thể hiện bằng 2 vạch và 2 khoảng trắng. Một cấu hình được sử dụng cho các số bên trái "L", trong khi cấu hình còn lại sử dụng cho các số bên phải "R". (Điều này không mâu thuẫn với phương thức mã hóa chẵn lẻ của EAN-13, do nếu quy đổi thành EAN-13 thì UPC-A có số đầu tiên bằng 0 và khi số đầu tiên của EAN-13 bằng 0 thì các số có số thứ tự từ 2 đến 7 (1 đến 6 trong UPC-A) được mã hóa theo tính lẻ). Điều này được sử dụng để làm cho mã vạch có thể được quét ngược hay xuôi, giúp cho máy quét có thể xác định từ hướng nào các mã được quét và làm cho nó được đăng ký chính xác vào máy tính. Nếu như không có điều này, sản phẩm có thể dễ dàng bị đăng ký sai.
Mỗi số có 4 dạng mã hóa, trong đó 2 được sử dụng trong UPC-A và 3 trong EAN. Ví dụ, số 6 có thể mã hóa thành:
Hai dạng đầu là phần bù của nhau, cũng như hai dạng sau (ba và bốn).
Mã hóa nhị phân cho 10 giá trị các số bên trái trong UPC như sau:
Phần mã cho các số bên phải (R) của UPC đơn giản là phần bù của các mã cho các số bên trái tương ứng (L). Tất cả các số bên trái của UPC có tính lẻ, trong khi các số bên phải có tính chẵn.
Chuỗi số mã công ty được cấp bởi EAN-UCC tại từng quốc gia, con số này hiện nay dài hơn 5 số (tương đương với mã sản phẩm ngắn hơn) đối với các công ty nhỏ.
UPC-E và các loại khác.
UPC-E cũng như UPC-B, UPC-C, UPC-D và các loại UPC bổ sung 2 số hay 5 số là các biến thể của UPC-A. Trên thực tế UPC-E được sử dụng rộng rãi hơn các loại mã vạch còn lại. Xem thêm bài UPC-E.
Mở rộng.
EAN đã được phát triển như là tập hợp cha của UPC, bổ sung thêm số vào đầu chuỗi để có thể cấp được nhiều số hơn trên phạm vi toàn cầu. Số 0 đã được dành cho UPC, và trên thực tế Hội đồng mã thống nhất (UCC) đã yêu cầu các hệ thống bán lẻ phải cải tạo để có thể nhận dạng các mã vạch UPC và EAN vào cuối năm 2004. Vào năm 2005, các nhà sản xuất phải đưa các chuỗi 13 số vào trên bề mặt các mặt hàng của họ, thay vì có hai hệ thống số riêng biệt. Ngoài ra, điều này cũng cho phép mở rộng các số có thể cấp cho Mỹ và Canada thêm 50%, bổ sung thêm 10 tới 14 vào 00 tới 09 (0 tới 9 trong UPC) đã sử dụng. |
8,301 | 390197 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8301 | UPC bổ sung 2 số |
UPC bổ sung 2 số có thể là UPC-A, UPC-E (ngày nay còn có thêm cả EAN-13, EAN-8) với một mã vạch bổ sung ở bên phải của mã vạch chính. Nó được in bên phải và thấp hơn mã vạch chính. Mã vạch phụ này thông thường có các số in phía trên nó (nhưng cũng có thể in phía dưới như mã vạch chính), được sử dụng để mã hóa các thông tin bổ sung sử dụng trong báo chí và các ấn phẩm định kỳ khác.
Người ta cũng có thể bổ sung loại mã vạch mã hóa thêm 5 số nhưng mục đích, cách thức mã hóa và lĩnh vực ứng dụng của chúng không giống với loại bổ sung 2 số.
Mục đích.
Mã vạch phụ 2 số thể hiện số thứ tự phát hành của tạp chí. Điều này là có lợi do mã sản phẩm (chứa trong mã vạch chính) tự nó không có thông tin về việc này do nó là một hằng số đối với mọi lần xuất bản. Ngoài ra, mã phụ 2 số này có thể sử dụng để dò tìm xem ấn bản nào của các loại báo chí đang được phát hành hay bán, có lẽ chủ yếu dành cho mục đích phân tích khả năng bán chạy hay không chạy của ấn phẩm.
Trên thực tế, con số được mã hóa này đôi khi được gọi là "số phát hành nội bộ". Số này không phải luôn luôn đồng nhất với "số phát hành" được in ở đâu đó trong trang bìa. Đôi khi số mã hóa này tăng đều theo số lần phát hành, đôi khi nó chỉ là số tháng hay tuần-phụ thuộc vào chu kỳ xuất bản.
Cấu trúc.
Việc mã hóa của mã vạch phụ 2 số tuân theo cấu trúc sau:
Ở đây không có ký tự "kết thúc" hay "dừng" cụ thể. Mã vạch được tính là kết thúc khi sau ký tự phân tách (01) không có ký tự hợp lệ nào nữa.
Các thành phần số được mã hóa trong mã vạch này sử dụng "tính chẵn" hay "tính lẻ" trong tiêu chuẩn mã hóa bên trái của EAN-13.
Mẫu tính chẵn lẻ và mã hóa.
Trong mã vạch bổ sung 2 số, tính chẵn lẻ của các số được mã hóa trong mã vạch phụ này được tính bằng cách lấy giá trị của chuỗi số chia cho 4, sau đó lấy phần còn dư để so với bảng dưới đây:
Ví dụ.
Giả sử ta cần mã hóa số "14", giá trị 14 được chia cho 4. Kết quả có số dư bằng 2. Theo bảng trên, ký tự đầu có tính mã hóa chẵn và ký tự thứ hai có tính mã hóa lẻ.
Vì thế, mã hóa của giá trị "14" như là mã vạch phụ 2 số của UPC-A sẽ như sau: |
8,306 | 3200 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8306 | UPC bổ sung 5 số |
UPC bổ sung 5 số có thể là UPC-A, UPC-E (ngày nay còn có thêm cả EAN-13, EAN-8) với một mã vạch bổ sung ở bên phải của mã vạch chính. Nó được in bên phải và thấp hơn mã vạch chính. Mã vạch phụ này thông thường có các số in phía trên nó (nhưng cũng có thể in phía dưới như mã vạch chính), được sử dụng để mã hóa các thông tin bổ sung sử dụng trong in ấn và phát hành sách.
Người ta cũng có thể bổ sung loại mã vạch mã hóa thêm 2 số nhưng mục đích, cách thức mã hóa và lĩnh vực ứng dụng của chúng không giống với loại bổ sung 5 số.
Mục đích.
Mã vạch phụ 5 số thể hiện giá bán lẻ của sách được đề nghị. Số đầu tiên thể hiện loại tiền tệ mà giá bán của sách được niêm yết. Giá trị 0 thể hiện đơn vị tiền tệ là bảng Anh, 5 là đôla Mỹ. Bốn số còn lại thể hiện giá của cuốn sách đó. Ví dụ 52239 là giá của cuốn sách đó bằng 22,39 đôla Mỹ. Có lẽ những người ở UCC cho rằng sách không có giá quá 99,99 USD (hay bảng Anh), ngoại trừ một số ngoại lệ dưới đây.
Cấu trúc.
Cũng giống như việc mã hóa của mã vạch phụ 2 số, mã vạch 5 số tuân theo cấu trúc sau:
Ở đây không có ký tự "kết thúc" hay "dừng" cụ thể. Mã vạch được tính là kết thúc khi sau ký tự phân tách (01) không có ký tự hợp lệ nào nữa.
Các thành phần số được mã hóa trong mã vạch này sử dụng "tính chẵn" hay "tính lẻ" trong tiêu chuẩn mã hóa bên trái của EAN-13 và có tính số kiểm tra.
Mẫu tính chẵn lẻ và mã hóa.
Số kiểm tra.
Số kiểm tra được tính cho mã vạch này.
Tính chẵn lẻ.
Số kiểm tra sau đó được sử dụng để xét tính mã hóa chẵn hay lẻ của từng vị trí trong chuỗi 5 số của mã vạch phụ theo bảng dưới đây:
Ví dụ.
Sử dụng chuỗi số "12345" làm ví dụ, tính được số kiểm tra bằng 1 (xem trên đây). Xét bảng tính chẵn lẻ trên đay thì chuỗi này được mã hóa theo trật tự "Chẵn/Lẻ/Chẵn/Lẻ/Lẻ". Vì thế, quá trình mã hóa giá trị "12345" như là mã vạch bổ sung 5 số của mã vạch UPC sẽ như sau: |
8,307 | 900564 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8307 | Thượng tướng | Thượng tướng (tiếng anh: "colonel general") là quân hàm tướng lĩnh cao cấp trong các lực lượng vũ trang của Nga, Thụy Điển, Hungary, Ai Cập, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Việt Nam.
Thông thường, chuyển ngữ của quân hàm này trong tiếng Anh là "Colonel General" và chỉ có một số quốc gia có quân hàm tương ứng như Nga ("Генерал-полковник"), Croatia ("General pukovnik"), Czech ("Generálporučík")... Một số tài liệu tại Việt Nam thường chuyển ngữ sang tiếng Anh quân hàm Thượng tướng là Senior Lieutenant General hay Colonel General.
Trong hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân hàm Thượng tướng được quy định lần đầu tiên vào năm 1958. Quân hàm Thượng tướng mang cấp hiệu 3 sao cấp tướng, xếp dưới cấp Đại tướng (4 sao cấp tướng) và trên cấp Trung tướng (2 sao cấp tướng).
Trong hệ thống quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa trước đây, do ảnh hưởng hệ thống quân hàm của các nước phương Tây, không hình thành cấp bậc Thượng tướng. Nhìn chung, cấp bậc này được trao cho chỉ huy Tập đoàn quân (Field Army) hoặc hơn, điều này khiến nó được xem là tương đương Đại tướng.
Trong các quốc gia phương tây không có quân hàm thượng tướng. Mà quân hàm đại tướng (4 sao cấp tướng) trong quân đội phương tây được xem tương đương với quân hàm thượng tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Quân đội Trung Hoa Dân quốc.
Thượng tướng là cấp bậc cao nhất trong hệ thống quân hàm của lực lượng Quốc dân Cách mệnh Quân, tiền thân của Quân đội Trung Hoa Dân quốc, được dịch sang tiếng Anh là "General". kể từ năm 1935, hệ thống quân hàm của Trung Hoa Dân quốc được cải tổ, đã phân chia quân hàm Thượng tướng thành 3 cấp riêng biệt là "Nhị cấp Thượng tướng" (二級上將, "Er Chi Shang Chiang"; tiếng Anh: "General"), "Nhất cấp Thượng tướng" (一級上將, "I Chi Shang Chiang"; tiếng Anh: "General, 1st Class") và "Đặc cấp Thượng tướng" (特級上將, "Te Chi Shang Chiang"; tiếng Anh: "Generalissimo"). Cấp bậc Đặc cấp Thượng tướng chỉ tôn phong cho Tưởng Giới Thạch vào năm 1935 và bãi bỏ sau khi ông chết năm 1975.
Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Quân hàm Thượng tướng (상장, "Sangjang") được thiết lập trong hệ thống quân hàm Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào ngày 8 tháng 2 năm 1948, ban đầu là cấp bậc cao cấp thứ 2 sau quân hàm Đại tướng (대장, "Taejang"). Đến tháng 2 năm 1953, Triều Tiên đặt thêm 2 cấp quân hàm là Thứ soái và Nguyên soái, quân hàm Thượng tướng trở thành cấp bậc đứng thứ 4. Đến năm 1992, với sự ra đời của quân hàm Đại Nguyên soái, cấp bậc Thượng tướng tụt xuống thành cấp bậc cao cấp thứ 5 trong hệ thống quân hàm
Quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Khi hệ thống quân hàm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thiết lập năm 1955 thì cấp bậc Thượng tướng (上將, "Shàng Jiāng"; tiếng Anh: "General") với 3 sao, là bậc thứ 4 sau các cấp Đại tướng, Nguyên soái và Đại Nguyên soái. Do cấp Đại nguyên soái không bao giờ được áp dụng, nên trên thực tế cấp bậc này trở thành cấp bậc thứ 3. Năm 1965, do ảnh hưởng cuộc Cách mạng Văn hóa, hệ thống quân hàm bị bãi bỏ và chỉ được phục hồi vào năm 1988. Bấy giờ, cấp bậc Thượng tướng được phân thành 2 cấp là Thượng tướng (上將, "Shàng Jiāng"; tiếng Anh: "General") với 3 sao và Nhất cấp Thượng tướng (一級上將, "Yī Jí Shàng Jiāng"; tiếng Anh: "Senior General") với 4 sao. Trên thực tế, cấp bậc Nhất cấp Thượng tướng là cấp bậc quá độ để phục hồi quân hàm cho các Đại tướng cũ và nó cũng không được áp dụng phong thêm cho ai cho đến khi chính thức bị bãi bỏ năm 1994. Từ đó, cấp Thượng tướng (上將, "Shàng Jiāng" với 3 sao) trở thành cấp bậc cao nhất.
Tại Trung Quốc, còn có một thuật ngữ khác là "Ngũ tinh Thượng tướng" (五星上將, "Wǔ Xīng Shàng Jiāng", chuyên dùng để chuyển ngữ cho cấp bậc mang ý nghĩa "General of the Army" trong tiếng Anh.
Thượng tướng của Trung Quốc thường đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh đại quân khu, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên hoặc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Lực lượng vũ trang Việt Nam.
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cấp bậc Thượng tướng xuất hiện lần đầu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm 1958. Hai quân nhân đầu tiên thụ phong quân hàm này là Chu Văn Tấn và Văn Tiến Dũng (sau thăng Đại tướng).
Trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Đô đốc, cấp cao nhất của hải quân. Quân hàm Đô đốc được quy định lần đầu tiên trong luật ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981. Hai quân nhân đầu tiên được thụ phong quân hàm này là Giáp Văn Cương và Nguyễn Văn Hiến.
Một số Thượng tướng tiêu biểu:
Công an Nhân dân Việt Nam.
Trong Công an nhân dân Việt Nam, Thượng tướng đảm nhiệm các chức vụ từ Thứ trưởng đến Thứ trưởng thường trực, Bộ trưởng Bộ Công an.
Một số Thượng tướng tiêu biểu:
Thời phong kiến ở Việt Nam.
Ngoài ra, Thượng tướng còn là một chức quan võ trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, nhưng không phải thuộc hàng cao cấp nhất. Ví dụ như nhà Lý (1009-1225) chia các chức quan võ như sau: Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản, Khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Tả hữu kim ngô, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Tướng quân các vệ, chỉ huy sứ, vũ vệ, hỏa đầu, các binh tào Vũ Tiệp và Vũ Lâm. Các chức quan võ này đều thấp hơn Thái úy và nội ngoại Hành điện Đô trị sự, Kiểm hiệu Bình chương sự.
Phẩm trật các hàng quan võ đều có chín bậc (nhất phẩm, nhị phẩm, v.v) nhưng giữa chức và phẩm trật thì chưa thấy sách nào ghi lại mối tương quan của chúng.
Thời Trần có các Thượng tướng Trần Khát Chân, Trần Quang Khải...
Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức.
Trong Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức, cấp bậc "Generaloberst" được xem như là tương đương cấp bậc Thượng tướng.
Nga.
Thượng tướng (tiếng Nga: Генерал-полковник) là cấp hàm cao thứ ba trong Quân đội Nga, sau Đại tướng và Nguyên soái. Thượng tướng Nga thường giữ các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân khu.
Các quốc gia hậu Xô viết (ngoài Nga).
Ở các quốc gia hậu Xô viết (ngoài Nga, gồm 14 nước) thì quân hàm Thượng tướng có tại 8/14 nước. Tại các nước có Hải quân, quân hàm tương đương là Đô đốc. Ở một số quốc gia có quân đội nhỏ và vừa trong khối thì quân hàm Thượng tướng là quân hàm cao nhất.
Lục quân và Không quân.
Armenia (tính thêm cả Cộng hòa Artsakh).
Tại Armenia và nước cộng hòa Artsakh, quân hàm Thượng tướng ("General-gndapet") là quân hàm cao thứ nhì, chỉ sau Đại tướng. Quân hàm áp dụng cho cả Lục quân lẫn Không quân, hai đơn vị quân chủng chủ lực ở Lực lượng Vũ trang Armenia và Lực lượng Phòng vệ Artsakh.
Azerbaijan.
Tại Azerbaijan, quân hàm Thượng tướng () là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Azerbaijan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân.
Từ năm 1999, phiên bản quân hàm của nước này thay đổi, bao gồm có việc thay thiết kế Xô viết bằng thiết kế quân hàm Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cơ bản vẫn không thay đổi về mặt cấp bậc.
Belarus.
Tại Belarus, quân hàm Thượng tướng () là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Belarus (VS RB). Quân hàm này không chỉ cao nhất ở Lục quân mà còn cao nhất ở Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này.
Kazakhstan.
Tại Kazakhstan, quân hàm Thượng tướng ("General-polkovnik") là quân hàm cao thứ ba trong Lực lượng Vũ trang Kazakhstan, là quân hàm cao thứ hai trong Lục quân (không tính quân hàm nghi lễ Tổng tư lệnh). Với Không quân thì đây là quân hàm cao nhất.
Kyrgyzstan.
Tại Kyrgyzstan, quân hàm Thượng tướng ("General-polkovnik") là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Kyrgyzstan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này.
Từ năm 2005, phiên bản quân hàm của nước này được thay đổi về thiết kế, bổ sung phần biểu tượng và dải hoa văn trang trí trên quân hàm. Từ năm 2015 nước này thay đổi cách đeo quân hàm, theo đó quân hàm được gắn nút thay vì gắn sát cổ như trước đây. Tuy vậy, từ năm 2005 đến năm 2015, quân hàm cùng với quân phục trước 2005 vẫn tiếp tục sử dụng, vì lý do tài chính hạn hẹp của nước này.
Tajikistan.
Tại Tajikistan, quân hàm Thượng tướng ("General-polkovnik") là quân hàm cao nhất trong Lục quân (nếu không tính quân hàm Đại tướng được cấp cho Tổng thống Tajikistan dưới hình thức nghi lễ). Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân, Lực lượng Cơ động và Vệ binh Tổng thống Quốc gia, thuộc Lực lượng Vũ trang Tajikistan - Quân đội Quốc gia.
Turkmenistan.
Tại Turkmenistan, quân hàm Thượng tướng () là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Turkmenistan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này.
Uzbekistan.
Tại Uzbekistan, quân hàm Thượng tướng () là quân hàm cao thứ nhì trong Lực lượng Vũ trang Uzbekistan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này. |
8,308 | 900564 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8308 | Đại tướng | Đại tướng (tiếng anh: "General") là tướng lĩnh cấp cao, là bậc sĩ quan cao nhất trong lực lượng vũ trang chính quy của nhiều quốc gia.
Ở một số quốc gia, có quy mô quân đội nhỏ không thiết lập cấp bậc này (như Albania, Latvia, Litva...). Trong lịch sử, một số quốc gia thiết lập cấp bậc này sau cấp bậc Nguyên soái, Thống chế, hoặc Thống tướng (tùy theo quốc gia). Nhưng hiện nay, ở hầu hết quốc gia thì cấp bậc này là quân hàm hiện dịch cao nhất và thường có 4 sao.
Một số tài liệu tiếng Việt thường dùng thuật ngữ "tướng 4 sao", phỏng theo thuật ngữ "four-star rank" trong tiếng Anh để chỉ cấp bậc Đại tướng. Thuật ngữ này cũng thường được dùng trong Hải quân để chỉ cấp bậc Đô đốc 4 sao, được xem là tương được cấp bậc Đại tướng trong Lục quân và Không quân. Cấp bậc này được xem là tương đương cấp bậc OF-9 trong thang quân đội của các lực lượng vũ trang NATO.
Từ nguyên.
Danh xưng Đại tướng là một từ Hán Việt, bắt nguồn từ một chức vụ võ quan trong thời phong kiến. Trong triều đình phong kiến các quốc gia ảnh hưởng văn minh Trung Hoa, chức vụ đại tướng (hay đại tướng quân) thường không phải là chức võ quan cao cấp nhất. Như trong lịch sử Việt Nam thời nhà Lý (1009-1225) chia các chức quan võ như sau: Đô thống, Nguyên soái, Tổng quản, Khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Tả hữu kim ngô, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Tướng quân các vệ, chỉ huy sứ, vũ vệ, hỏa đầu, các binh tào Vũ Tiệp và Vũ Lâm. Các chức quan võ này đều thấp hơn Thái úy và nội ngoại Hành điện Đô trị sự, Kiểm hiệu Bình chương sự. Phẩm trật các hàng quan võ đều có chín bậc (nhất phẩm, nhị phẩm, v.v.) nhưng giữa chức và phẩm trật thì chưa thấy sách nào ghi lại mối tương quan của chúng.
Một ngoại lệ tồn tại trong lịch sử Nhật Bản là chức vụ Chinh di Đại tướng quân, thường được biết với tên gọi Shōgun. Nguyên thủy đây chỉ là chức vụ võ quan của triều đình cử đi đánh dẹp ở phía Đông Nhật Bản. Tuy nhiên về sau các tướng quân phát triển thế lực, lấn át cả triều đình, trở thành nhà cai trị trên thực tế của đất nước Nhật Bản, kéo dài qua các thời kỳ Mạc phủ Kamakura (1185-1333), Ashikaga (1336-1573) và Tokugawa (1603-1868), chỉ chấm dứt với cuộc Minh Trị duy tân.
Danh xưng Đại tướng được dùng lần đầu với ý nghĩa là một cấp bậc quân sự hiện đại cũng bắt đầu từ Nhật Bản vào năm 1867 khi Lục quân Đế quốc Nhật Bản được thành lập và chức vụ Shōgun bị bãi bỏ. Cấp bậc Đại tướng (大将, taisho) được ấn định là cấp bậc võ quan cao cấp nhất trong Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Không lâu sau, cấp bậc này cũng được sử dụng trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Từ đó hình thành 2 cấp bậc phân biệt tương đương là Lục quân Đại tướng (陸軍大将, Rikugun-taishō) và Hải quân Đại tướng (海軍大将, Kaigun-taishō).
Hiện nay, Đại tướng tương đương cấp bậc "General" (Quân đội Mỹ; Quân đội Vương quốc Anh, có khi được gọi không chính thức là "full General" để không bị nhầm lẫn với cấp tướng nói chung), "Генерал армии" (Quân đội Nga), "Général d'Armée" (Quân đội Pháp, có 5 sao), Thượng tướng (上將 "Shang Jiang" với 3 sao, Quân đội Trung Quốc).
Câp bậc tương đương trong Hải quân Hoàng gia Anh, Mỹ và Pháp là Đô đốc, trong Hải quân Nga là "Đô đốc Hạm đội" ("адмирал флота"), có 4 sao. Đại tướng Không quân Anh được gọi là "Air Chief Marshal".
Quân đội Liên Xô và Quân đội Nga trước kia có bậc Soái tướng, Nguyên soái quân binh chủng, tương đương với Đại tướng: Nguyên soái không quân ("маршал авиации"), Nguyên soái pháo binh ("маршал артиллерии"), Nguyên soái công binh ("маршал инженерных войск"), Nguyên soái bộ đội tăng thiết giáp ("маршал бронетанковых войск"), Nguyên soái bộ đội thông tin liên lạc ("маршал войск связи"). Các cấp bậc này đã lần lượt bị bãi bỏ năm 1984 và năm 1993.
Lực lượng vũ trang Việt Nam.
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Quân hàm Đại tướng lần đầu tiên được quy định theo Sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, là quân hàm cao cấp nhất trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Trong Sắc lệnh này cũng quy định cấp hiệu Đại tướng gồm 3 ngôi sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, mãi đến năm 1948, mới có quân nhân đầu tiên thụ phong quân hàm này là Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ông đồng thời là người Việt có thời gian giữ quân hàm Đại tướng lâu nhất cho đến thời điểm này.
Ngày nay, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam mang 4 sao cấp tướng vẫn là quân hàm cao cấp nhất chỉ phong cho các quân nhân giữ 1 trong 3 chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Dưới cấp Đại tướng là Thượng tướng (3 sao cấp tướng).
Ngoại lệ là Đại tướng Hoàng Văn Thái được phong năm 1980 khi đang là Thứ trưởng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất (dù ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên từ 1945–1954 và quyền Tổng Tham mưu trưởng một thời gian ngắn 1954 và năm 1974) và Lê Đức Anh năm 1984 khi đang là Thứ trưởng kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
Ngày nay, tại Việt Nam các cấp hàm tướng lĩnh từ Thiếu tướng trở lên đều do Chủ tịch nước ký quyết định phong cấp và ban hành.
Các đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam:
Công an nhân dân Việt Nam.
Quân hàm Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam mang 4 sao vẫn là quân hàm cao cấp nhất và chỉ dành cho Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Đại tướng là cấp bậc cao nhất của Công an Nhân dân Việt Nam. Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam chỉ giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Ngày nay, tại Việt Nam, các quân hàm từ Thiếu tướng trở lên đều do Chủ tịch nước ký quyết định phong cấp và ban hành.
Các đại tướng của Công an nhân dân Việt Nam:
Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955–1975).
Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, quân hàm này mang 4 sao, là quân hàm cao nhất thực tế, vì quân hàm cao nhất trên danh nghĩa là Thống tướng (5 sao) chỉ được phong cho tướng Lê Văn Tỵ. Các đại tướng của quân lực này:
Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc.
Cấp bậc Nhất cấp Thượng tướng (一級上將) trong Quân đội Trung Hoa Dân Quốc được xem là tương đương cấp bậc Đại tướng, được đặt ra lần đầu tiên vào năm 1935. Cùng năm đó, 9 quân nhân được tôn phong cấp bậc này gồm Phùng Ngọc Tường, Chu Bồi Đức, Lý Tông Nhân, Hà Ứng Khâm, Trương Học Lương, Trần Tế Đường, Đường Sinh Trí, Diêm Tích Sơn (lục quân) và Trần Thiệu Khoan (hải quân).
Từ năm 2012, Quốc hội Trung Hoa Dân Quốc thông qua luật chỉ phong cấp bậc Đại tướng trong thời chiến. Quân nhân cuối cùng được giữ cấp bậc này là Lâm Trấn Di, cựu Tổng tham mưu trưởng Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc (2009–2013).
Giải phóng quân Trung Quốc.
Trong Quân đội Trung Quốc, từ 1955 đến 1965 có quân hàm Đại tướng mang 4 sao, dưới cấp Nguyên soái, được dịch sang tiếng Anh là "Senior General" hoặc "Army General". Chỉ có 10 người từng được phong quân hàm Đại tướng trong Quân đội Trung Quốc: Túc Dụ, Từ Hải Đông, Hoàng Khắc Thành, Trần Canh, Đàm Chính, Tiêu Kính Quang, Trương Vân Dật, La Thụy Khanh, Vương Thụ Thanh, Hứa Quang Đạt. Khi bắt đầu Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông phát động, hệ thống quân hàm bị hủy bỏ. Hệ thống quân hàm trong Quân đội Trung Quốc chỉ được khôi phục lại vào năm 1988, khi đó không còn các cấp bậc Nguyên soái và Đại tướng nữa.
Nhất cấp Thượng tướng (一級上將) chỉ tồn tại từ năm 1988 đến năm 1994 và cũng không có quân nhân nào được phong quân hàm này.
Quân đội Mỹ.
Đại tướng (Full General) có 4 sao là cấp bậc cao nhất của Quân đội Mỹ trong thời bình và thứ 3 trong hệ thống Quân hàm Quân đội Mỹ sau Đại thống tướng và Thống tướng. Đại tướng Mỹ được phong cho Tư lệnh các Bộ chỉ huy cấp Tập đoàn quân (Fied Army) trở lên. Đại tướng trong Hải quân và Tuần duyên Mỹ có tên gọi là Đô đốc (Full Amiral). Hiện tại, trong Các lực lượng đồng phục Mỹ có tổng cộng khoảng 39 người giữ cấp bậc này chia cho 5 lực lượng gồm: Lục quân(12), Hải Quân(11), Không quân(11), Lính thủy đánh bộ(4), Tuần duyên(1).
Quân đội Nga.
Đại tướng (генера́л а́рмии "Generál Ármii") có 1 sao lớn hoặc 4 sao (từ 1997 đến 2010) là cấp bậc cao nhất của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga trong thời bình. Đại tướng Nga thường giữ các chức vụ Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng.
Ngoài ra, danh xưng Đại tướng cũng được dùng vào thời Liên Xô với 1 sao lớn. Đây là quân hàm cao thứ nhì trong Lực lượng vũ trang Liên Xô, chỉ sau Nguyên soái. Đại tướng Liên Xô trước đây thường giữ các chức vụ Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Tư lệnh quân khu.
Thời Liên Xô, có tất cả 133 người được thụ phong quân hàm Đại tướng. Hầu hết đều trải qua các chức vụ chỉ huy tiền phương, tuy nhiên cũng có một số lượng đáng kể làm công tác hậu phương.
Thời Liên bang Nga, có tất cả 68 người được thụ phong Đại tướng.
Quân đội Đức.
Danh xưng Đại tướng thường được dùng cho các cấp bậc khác nhau theo từng thời kỳ của người Đức:
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Mạc liêu trưởng tướng ("僚陸長将")có 4 sao là cấp bậc cao nhất của Tự vệ đội Nhật Bản. Đại tướng Nhật giữ các chức vụ Chủ tịch, Thành viên Hội đồng tham mưu trưởng.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan.
Đại tướng (พลเอก "Phon Ek") là cấp bậc cao nhất trên thực tế của Quân đội Thái Lan, cấp bậc cao nhất là Nguyên soái chỉ phong cho Quốc vương và một số thành viên Hoàng gia như một danh hiệu. Đại tướng Thái Lan thường giữ các chức vụ Tư lệnh tối cao, Tư lệnh và Phó tư lệnh ba Quân chủng.
Quân đội Pakistan.
Đại tướng (General) là cấp bậc cao nhất của Quân đội Pakistan. Trong Quân đội Pakistan, cấp bậc này thường được trao cho Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng của ba quân chủng: lục quân, không quân, hải quân.
Quân đội Ấn Độ.
Đại tướng (General) là cấp bậc cao nhất trên thực tế của Quân đội Ấn Độ, cấp bậc cao nhất là Nguyên soái chỉ được truy phong. Đại tướng Ấn Độ thường giữ các chức vụ Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng của ba quân chủng: lục quân, không quân, hải quân.
Quân đội Ý.
Đại tướng (generale) là cấp bậc cao nhất của Quân đội Ý, chỉ có Tổng tham mưu trưởng Quân đội Italia giữ cấp bậc này.
Quân đội Philippines.
Đại tướng (General) là cấp bậc cao thứ hai của Quân đội Philippines sau Thống tướng (General of Army), chỉ có Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines giữ cấp bậc Đại tướng. Vì cấp bậc Thống tướng chỉ duy nhất được trao cho Thống tướng Douglas MacArthur của Mỹ nên Đại tướng thực tế là cấp bậc cao nhất của Quân đội Philippines. |
8,309 | 900564 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8309 | Trung tướng |
Trung tướng (tiếng anh: "Lieutenant general") là một bậc quân hàm cấp tướng lĩnh trong quân đội nhiều quốc gia.
Trong quân đội nhiều nước, cấp bậc trung tướng có 3 sao cấp tướng, trên thiếu tướng (2 sao cấp tướng) và dưới đại tướng (4 sao cấp tướng. Còn trong các lực lượng vũ trang Việt Nam, kể cả Quân đội và Công an, quân hàm trung tướng có 2 sao cấp tướng, dưới hàm Thượng tướng (3 sao cấp tướng) và trên hàm Thiếu tướng (1 sao cấp tướng).
Quân hàm Trung tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam mang 2 sao, hiện nay, tương đương quân hàm "Lieutenant General" (Quân đội tức Lục quân Mỹ, có 3 sao; Quân đội tức Lục quân Hoàng gia Anh), "Général de Corps d'Armée" (Quân đội tức Lục quân Pháp, có 4 sao), "Генерал-лейтенант" (Quân đội tức Lục quân Nga), "Zhong Jiang" 中将 (Quân đội Trung Quốc).
Hàm tương đương trong Hải quân Anh và Mỹ là "Vice Admiral" (Phó Đô đốc), trong Hải quân Pháp là "Vice-amiral d'escadre" (Phó Đô đốc Hạm đội, có 4 sao), trong Hải quân Nga là "вице-адмирал" (Phó Đô đốc). Trung tướng Không quân Anh được gọi là "Air Marshal".
Trung tướng trong Quân đội Trung Quốc thường đảm nhiệm chức vụ quân đoàn trưởng, Tư lệnh hoặc Phó Tư lệnh Đại quân khu.
Lực lượng vũ trang Việt Nam.
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thường đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm và Chính uỷ các Tổng cục trong Quân đội, Tư lệnh và Chính ủy quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Trung tướng là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục (trừ Tổng cục Chính trị), Tư lệnh quân khu, quân chủng và tương đương. Quân hàm trung tướng có 2 sao, trên thiếu tướng và dưới thượng tướng.
Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là Nguyễn Bình, được phong năm 1948.
Trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Phó Đô đốc. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Phó Đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Một số Trung tướng tiêu biểu:
Công an Nhân dân Việt Nam.
Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam thường đảm nhiệm chức vụ từ Giám đốc công an thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cho tới Tổng cục trưởng, Thứ trưởng bộ Công an.
Một số Trung tướng tiêu biểu:
Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, quân hàm này mang 3 sao, dưới Đại tướng, trên Thiếu tướng.
Trong lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa, quân hàm tương đương là Phó Đô đốc.
Một số Trung tướng tiêu biểu:
"Xem Danh sách Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa" |
8,310 | 900564 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8310 | Thiếu tướng | Thiếu tướng (tiếng anh: "Major general") là một bậc quân hàm cấp tướng lĩnh trong quân đội nhiều quốc gia.
Quân hàm Thiếu tướng trong quân đội một số quốc gia phương Tây mang 2 sao cấp tướng, xếp trên Chuẩn tướng (1 sao cấp tướng) và xếp dưới Trung tướng (3 sao cấp tướng). Còn quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam mang 1 sao cấp tướng, xếp dưới Trung tướng (2 sao cấp tướng) và xếp trên Đại tá (4 sao cấp tá). Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam được xếp tương đương quân hàm "Major General" (Quân đội Mỹ, có 2 sao; Lục quân Hoàng gia Anh), "Général de Division" (Quân đội Pháp, có 3 sao), "Генерал-майор" (Quân đội Nga), "少將" (Quân đội Trung Quốc).
Quân hàm Thiếu tướng Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay được gọi với danh xưng Chuẩn đô đốc, tương đương trong Hải quân Anh và Mỹ là "Rear Admiral" (Chuẩn Đô đốc), trong Hải quân Pháp là "Vice-amiral" (Phó Đô đốc, có 3 sao), trong Hải quân Nga là "контр-адмирал" (Chuẩn Đô đốc).
Thiếu tướng Không quân Anh được gọi là "Air Vice Marshal".
Thiếu tướng trong Quân đội Trung Quốc thường đảm nhiệm các chức vụ sư đoàn trưởng, quân đoàn phó, quân đoàn trưởng hoặc Phó Tư lệnh đại quân khu.
Lực lượng vũ trang Việt Nam.
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cấp bậc Thiếu tướng là tướng lĩnh có bậc quân hàm khởi đầu của sĩ quan cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, được quy định lần đầu tại Sắc lệnh 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946. Thiếu tướng có 1 sao, xếp trên Đại tá và dưới Trung tướng.
Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thường đảm nhiệm các chức vụ Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng; Tư lệnh quân đoàn, binh chủng, binh đoàn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục của Quân đội. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Thiếu tướng là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Tư lệnh quân đoàn và tương đương.
Chín Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên được phong năm 1948 là: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa, Lê Thiết Hùng.
Trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Chuẩn đô đốc. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Chuẩn đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Công an nhân dân Việt Nam.
Trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng thường đảm nhiệm các chức vụ từ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm cả thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), Cục trưởng, Tư lệnh cảnh vệ đến Tổng cục trưởng Bộ Công an.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, quân hàm này mang 2 sao, dưới Trung tướng, trên Chuẩn tướng.
Trong lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa, quân hàm tương đương là Đề đốc.
Một số Thiếu tướng tiêu biểu:
Chuẩn tướng hay Thiếu tướng?
Trong các tài liệu Việt Nam, danh xưng các tướng lĩnh Pháp thường bị lẫn lộn cấp bậc thiếu tướng và chuẩn tướng.
Nguyên do hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu vào bởi Sắc lệnh 33-SL năm 1946 đã quy định cấp bậc khởi đầu của cấp tướng là Thiếu tướng. Do đó, đối chiếu với quân đội Pháp sẽ có các cấp bậc Thiếu tướng ("Général de brigade"), Trung tướng ("Général de division"), Đại tướng ("Général de corps d’armée") và Thống chế ("Maréchal").
Tuy vậy, trong Sắc lệnh 33-SL năm 1946 lại quy định các cấp bậc tương ứng với chức vụ đảm nhiệm như sau:
Năm 1950, tướng Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" ("Général d'Armée") để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng".
Cho đến tận năm 1961, trong tài liệu về quân đội Việt Nam Cộng hòa, phần giới thiệu về tướng Lê Văn Tỵ có ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng" và chú giải tiếng Anh là "Lt-Gen", tức "Lieutenant General" (nghĩa là chỉ tương đương Trung tướng sau này).
Mãi đến năm 1964, sau khi nắm quyền lực tối cao bằng cuộc "chỉnh lý", tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng và Thống tướng và quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc tướng đối chiếu với quân đội Mỹ là Chuẩn tướng ("Brigadier General"), Thiếu tướng ("Major General"), Trung tướng ("Lieutenant General"), Đại tướng ("General") và Thống tướng ("General of the Army").
Chính do sự thay đổi 2 lần này mà các tài liệu Việt Nam trước năm 1965 thường dịch cấp bậc "Général de brigade" thành Thiếu tướng. Sau năm 1965, cấp bậc này mới được dịch là Chuẩn tướng, tuy nhiên do sự sao chép nhiều lần các tài liệu cũ mà dẫn đến sự nhầm lẫn trên.
Trong Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không có cấp bậc Chuẩn tướng. Quân hàm Đại tá của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (4 sao cấp tá) mặc dù không được xếp vào cấp tướng lĩnh, nhưng vẫn được xem là tương đương cấp bậc Chuẩn tướng ở các quốc gia có cấp bậc này. Các tài liệu phương Tây thường xếp cấp bậc Đại tá trong Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vào phân hạng "OF-6" trong Hệ thống cấp bậc quân sự khối NATO. Phân hạng này xếp trên phân hạng "OF-5" - tương đương cấp bậc "Colonel" của lục quân phương Tây. Nhiều tài liệu Anh ngữ dùng thuật ngữ "Senior colonel" để chỉ cấp bậc Đại tá trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nhằm so sánh sự tương đương với cấp bậc "Brigadier" (OF-6) trong Lục quân Anh. Tương tự, thuật ngữ "Senior captain" cũng được dùng để chỉ riêng cấp bậc Đại tá Hải quân của Việt Nam, tương đương cấp bậc "Commodore" của Hải quân Anh. Đây đều là những cấp bậc tương đương Chuẩn tướng nhưng không được xếp vào hàng tướng lĩnh. |
8,312 | 70589359 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8312 | Nguyễn Chí Thanh | Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) là một tướng lĩnh quân đội và là tướng chính trị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào". Ông giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Quân ủy Miền kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam trong chiến tranh Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo chiến trường Miền Nam Việt Nam. Ông cũng là người phát triển phương châm chiến lược "Nắm thắt lưng địch mà đánh" cho toàn miền Nam của Quân Giải phóng miền Nam.
Thân thế và sự nghiệp cách mạng.
Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại tướng có cha là ông Nguyễn Hán và mẹ là bà Trần Thị Thiển, ông là con thứ 6 trong gia đình có 11 người con (tính cả anh em cùng cha khác mẹ). Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.
Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) thì ông được ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (tháng 8/1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là "Nguyễn Chí Thanh", được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
Từ năm 1946 đến 1948, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Bí thư Phân Khu uỷ Bình - Trị - Thiên.
Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.
Cuối năm 1950, bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị.
Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong Chiến tranh Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của miền Bắc.
Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn.
Tại chiến trường, ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh", lối đánh này dùng phương châm cơ động áp sát nhằm hạn chế ưu thế hỏa lực của quân Mỹ.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam. Trước khi qua đời, ông cũng đã được trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng. Ngày nay tại Việt Nam đang có những con phố và ngôi trường mang tên ông. Tại thành phố Huế có một nhà tưởng niệm ông. Sau khi mất, ông được mai táng tại Nghĩa trang Mai Dịch |
8,313 | 320708 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8313 | Bảo hộ mậu dịch | Trong kinh tế học quốc tế, bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.
Lý thuyết và thực tế.
Về lý thuyết, việc áp đặt các tiêu chuẩn nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, được các chính phủ áp dụng khi các báo cáo thống kê và các phân tích kinh tế-xã hội cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của việc nhập khẩu đối với sản xuất trong nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việc này.
Ngân hàng Thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo... Thương mại và tự do hóa thương mại thậm chí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói, giảm nghèo và giúp cho các quốc gia có nguồn lực kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của họ. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD. Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USD viện trợ kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ USD tổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang phát triển.
Trên thực tế, các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của một chính phủ trong bảo hộ mậu dịch. Còn một thực tế khác là điều trái ngược xảy ra ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự do thương mại toàn cầu. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ - thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, lại sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm đưa ra những luật lệ bất bình đẳng. Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ chứ không phải là tự do mậu dịch.
Các khía cạnh.
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn.
Chống bảo hộ mậu dịch.
Ngày 14 tháng 2 năm 2009, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các thành viên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) nhóm họp tại Roma, Ý, với trọng tâm là soạn thảo những quy định chung đối phó với khủng hoảng kinh tế và đấu tranh chống những quyết định bảo hộ mậu dịch.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama hôm 19 tháng 2 năm 2009 đã cam kết hợp tác với Canada về năng lượng, phục hồi kinh tế và Afghanistan, đảm bảo với Canada rằng ông sẽ không theo đuổi các chính sách bảo hộ mậu dịch.
Trong tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về kinh tế ngày 1 đến 3 tháng 3 năm 2009 tại Brussels Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết chống các hình thức bảo hộ mậu dịch trên thị trường chung của khối. Thông điệp mạnh mẽ này được EU đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu, đặc biệt sau khi Pháp công bố những khoản viện trợ lớn cho ngành chế tạo xe hơi trong nước. Ủy ban châu Âu (EC) tới đây sẽ xem xét và ra quyết định về việc Pháp cho vay ưu đãi 6 tỷ euro để ngành ô tô vượt qua khủng hoảng có vi phạm "bảo hộ mậu dịch" hay không.
Việc Bắc Kinh chuyển đến các chính quyền địa phương khẩu hiệu "hãy mua hàng Trung Quốc" đang gây nên lo ngại sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và những biện pháp trả đũa. |
8,318 | 918185 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8318 | Yếu tố sản xuất |
Yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất hàng hóa.
Kinh tế học cổ điển.
Kinh tế học cổ điển phân biệt các yếu tố sản xuất được sử dụng trong sản xuất hàng hóa:
Các yếu tố này lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân tích của Adam Smith, 1776, David Ricardo, 1817, và sau này được John Stuart Mill đóng góp như là một phần của lý thuyết về sản xuất trong kinh tế chính trị.
Trong các phân tích cổ điển, tư bản nói chung được xem như là các vật thể hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Với sự nổi lên của kinh tế tri thức, các phân tích hiện đại hơn thông thường phân biệt tư bản vật lý này với các dạng khác của tư bản chẳng hạn như "tư bản con người" (thuật ngữ kinh tế để chỉ giáo dục, kiến thức hay sự lành nghề).
Ngoài ra, một số nhà kinh tế khi nói tới các kinh doanh còn có khái niệm khả năng tổ chức, tư bản cá nhân hoặc đơn giản chỉ là "khả năng lãnh đạo" như là yếu tố "thứ tư". Tuy nhiên, điều này dường như là một dạng của sức lao động hay "tư bản con người". Khi có sự phân biệt, chi phí cho yếu tố này của sản xuất được gọi là lợi nhuận.
Học thuyết kinh tế cổ điển sau này đã được phát triển như là nền tảng cho kinh tế vi mô. Mặc dù nhiều điểm không làm việc hoàn hảo với mô hình kinh tế hiện đại vô cùng phức tạp, các học thuyết cổ điển vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế vi mô ngày nay, tuy nhiên có nhiều điểm phân biệt mà người ta cần chú ý khi đề cập tới trong các học thuyết vĩ mô hay kinh tế chính trị.
Đất trở thành tư bản tự nhiên, các khía cạnh mô phỏng của sức lao động trở thành tư bản kiến thức, các khía cạnh sáng tạo hay "cảm hứng" hoặc "tính kinh doanh" trở thành tư bản cá nhân (trong một số phân tích), và tư bản xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Mối quan hệ cổ điển của tư bản tài chính và tư bản hạ tầng vẫn được thừa nhận như là trung tâm, nhưng đã xuất hiện các tranh luận rộng rãi về các phương thức sản xuất và các phương thức bảo hộ khác nhau, hay các "quyền sở hữu", để đảm bảo sử dụng chúng một cách tin cậy.
Khi các tranh cãi phát sinh về các vấn đề khác biệt này, phần lớn các nhà kinh tế sẽ quay trở lại với ba yếu tố cổ điển. Trong khi chưa có một học thuyết nào có thể thay đổi hoàn toàn các sự thừa nhận nền tảng của học thuyết "cánh tả" (những người theo chủ nghĩa Marx) hoặc "cánh hữu" (tân cổ điển), chủ nghĩa George là một trong những hệ thống hổ lốn của tư duy đã kết hợp cả những nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội (mọi người có quyền bình đẳng trong việc khai thác sử dụng nguồn lực tự nhiên) trong khi vẫn duy trì chặt chẽ triết học "tự do" về quyền tuyệt đối của sở hữu tư nhân (tư hữu) trong sản xuất của mọi sức lao động của con người.
Các trường phái khác.
Các nhà kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác và các nhà xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu các khái niệm về các yếu tố sản xuất. Nhưng họ có xu hướng tách sức lao động ra khỏi các yếu tố còn lại của sản xuất, xem xét nó như là yếu tố đầu vào có ý thức và tích cực trong việc chuyển hóa nguyên liệu vật lý thô và các đầu vào khác thành các sản phẩm có giá trị sử dụng đối với người tiêu dùng và kinh doanh. Các phân tích của họ không thay đổi trên thực tế tư tưởng về các yếu tố sản xuất, mặc dù nó nhấn mạnh phương thức sản xuất, được xác định như là các yếu tố trừ đi sức lao động, trong đó nó cố gắng theo đuổi sự phân biệt với yếu tố nhân lực.
Ngoài ra, học thuyết kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx cũng phân biệt các khái niệm lịch sử của "các yếu tố sản xuất" và vai trò của chúng trong chủ nghĩa tư bản: trong hệ thống kinh tế-xã hội đó, lao động trở thành "tư bản biến đổi" được coi như là nguồn gốc của giá trị thặng dư hay lợi nhuận, trong khi các yếu tố phi-con người của sản xuất trở thành "tư bản cố định", chúng không tạo ra giá trị thặng dư ngoại trừ việc gián tiếp làm cho sức lao động trở nên có tính sản xuất hơn.
Những nhà kinh tế khác tập trung vào vai trò trung tâm của tư bản con người, cụ thể là tư bản xã hội (niềm tin cộng đồng) và tư bản kiến thức (các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động) mà chúng đóng vai trò ngày càng tăng trong suốt thế kỷ 20.
Các phân tích hiện đại nhất thông thường nhắc đến từ 4 tới 7 dạng tư bản, như trong chủ nghĩa tư bản tự nhiên hay các học thuyết của tư bản tri thức. Thương hiệu trong kinh doanh cũng được nói tới như là "tư bản thương hiệu", tức một dạng đặc biệt vô hình của tư bản xã hội được thừa nhận bởi một cộng đồng lớn trong xã hội, trong các phân tích của Baruch Lev. |
8,319 | 812749 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8319 | Khí cầu |
Khí cầu là một túi đựng không khí nóng hay các chất khí trong trường hợp dùng khí heli thì còn được gọi là kinh khí cầu, thường có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh và nhờ vào lực đẩy Ác-si-mét có thể bay lên cao trong khí quyển.
Các loại khí cầu nhỏ dùng cho trang trí hay đồ chơi trẻ em còn được gọi là bong bóng bay. Các loại lớn được dùng cho mục đích thám hiểm, thể thao, viễn thám khoa học, viễn thông...
Phân loại.
Bóng bay.
Các loại này có thể tích dưới vài lít dùng cho mục đích làm đồ chơi trẻ em như bóng bay đồ chơi, bóng bay mặt trời, bóng bay trực thăng hay để trang trí.
Một số bóng bay được dùng để gửi thư trong các cuộc thi bóng bay hay để rải truyền đơn.
Khí cầu cỡ trung bình.
Các khí cầu loại này có kích thước dưới 4000 lít. Các loại khí cầu này có thời gian bay không dài, từ vài giờ đến vài ngày.
Ngày nay chúng được nhiều nhà khí tượng học sử dụng để đo đạc cấu trúc thẳng đứng của khí quyển hằng ngày với thiết bị radiosonde.
Khí cầu lớn.
Các loại này có thể tích có thể lên tới 12000 mét khối. Có thể bay liên tục từ vài tuần đến vài tháng.
Khí cầu này cũng giúp đưa vật thể lên quỹ đạo một cách tiết kiệm nhiên liệu hơn, khi kết hợp với tên lửa trong rockoon hay vệ tinh khí cầu.
Tùy theo dung tích, khối lượng và loại khí được sử dụng, mà các khí cầu có thể bay ở độ cao từ 3–12 km trên không (Vượt qua những đám mây có độ cao tầm 4–6 km)
Lịch sử.
Các khí cầu cổ xưa được chế tạo từ bàng quang của động vật. Các khí cầu khí nóng được dùng làm đồ chơi trẻ em tại Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 2 hoặc thế kỷ 3.
Có nhiều giả thuyết cho rằng các nền văn minh cổ đã dùng khí cầu khí nóng để chở người bay lên không trung. Ví dụ như công trình cổ đường Nazca chỉ có thể quan sát đầy đủ từ không trung, phải được xây dựng với sự hỗ trợ của một con mắt từ trên cao, chỉ có thể khả thi với khí cầu. Julian Nott đã chế tạo lại được một khí cầu như vậy với các nguyên vật liệu của thời kỳ này. Nott đã bay qua cánh đồng Nazca trên khí cầu do ông chế tạo, sử dụng củi để đun nóng khí.
Ngày 5 tháng 8 năm 1709, tại Lisbon, Bartolomeu de Gusmão đã tạo ra một khí cầu khí nóng bay lên trong một phòng lớn. Ông đã chế tạo một khí cầu khác mang tên "Passarola" (tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là "chim lớn") và bay thử từ lâu đài Saint George, ở Lisbon, nhưng chỉ bay xa được một kilômét rồi bị rơi, nhưng ông không bị thương.
Henry Cavendish năm 1766 đã tạo ra khí cầu bơm khinh khí (hiđrô). Sau đó Joseph Black chứng minh khí cầu này có thể dùng để bay trong không trung được.
Quả khí cầu sử dụng không khí nóng đầu tiên chuyên chở hành khách được xây dựng bởi các anh em Josef và Etienne Montgolfier ở Annonay, Pháp năm 1783: chuyến bay chở khách đầu tiên là ngày 19 tháng 9 năm 1783, mang theo một con cừu, một con vịt và một con gà trống.
Cùng năm đó Jacques Charles tạo ra khí cầu bơm các chất khí nhẹ, một loại khí cầu sau đó trở nên thông dụng từ thập niên 1790 đến thập niên 1960.
Khinh khí (hiđrô), là một chất khí nhẹ hơn không khí, và phản ánh trong tên gọi của nó. Chất khí này cũng mang lại tên gọi khinh khí cầu. Khinh khí rất dễ chế tạo, từ việc điện phân nước, tuy nhiên nó có thể cháy nổ khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ cao. Khinh khí đã gây một tai nạn thảm khốc với một khí cầu du lịch vào đầu thế kỷ 20; nó gây hỏa hoạn và giết chết toàn bộ phi hành đoàn khi họ đang trong không trung. Sau tai nạn đó, người ta không dùng khinh khí cho khí cầu lớn nữa và khinh khí chỉ còn được bơm cho một số bóng bay nhỏ. Những khí cầu bơm khí nay thường chỉ còn dùng heli, một khí trơ và an toàn.
Năm 1852, Henri Giffard đã chế tạo khí cầu có thể lái được, sử dụng động cơ hơi nước.
Ed Yost đã sáng tạo lại khí cầu khí nóng vào thập niên 1950, sử dụng nylông làm vỏ và buồng đốt prôpan. Chuyến bay bằng khí cầu loại này của ông vào năm 1960 đã khởi đầu môn thể thao khí cầu hiện đại.
Zeppelin đã từng là những khí cầu khung cứng thành công nhất. |
8,325 | 859204 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8325 | Thư rác |
Thư rác hay còn được dùng trong nguyên dạng tiếng Anh là junk mail hay bulk mail.
Nghĩa nguyên thủy trong ngành bưu chính Hoa Kỳ của từ này là "các loại thư đã được chuẩn bị từ trước (về nội dung) để gửi đi ở một cước giá thấp." Sự chuẩn bị trước này bao gồm cả việc lựa chọn sẵn mã vùng để gửi.
Tuy nhiên, trong nghĩa thông thường, thư rác được dùng để chỉ các loại thư có nội dung quảng cáo hay các loại hàng miễn phí cho để dùng thử, loại hàng thường thấy nhất là các loại phần mềm trên các đĩa CD được gửi tới nhiều địa chỉ gia đình hay cơ sở thương mại. Khái niệm "rác" đến từ ý nghĩa là những lá thư này thường bị loại bỏ hơn là có được sự lưu tâm của người nhận. Dựa vào việc đọc các cơ sở dữ liệu liên quan đến người nhận, các nhà quảng cáo có thể chọn lọc ra loại thư nào thích hợp. Thí dụ những người thích chơi thể thao có thể nhận về nhiều thư rác liên quan đến các sản phẩm thể thao. Một số người chấp nhận các thư rác và cho rằng qua đó có thể tìm ra các thứ (sản phẩm, dịch vụ...) thích hợp nhưng cũng có nhiều người không thích chúng và gửi trả lại nơi quảng cáo. Ở Hoa Kỳ đã có luật yêu cầu người gửi các thư rác phải nhận lại (với cước phí) các thư bị gửi trả về.
Một nghĩa hẹp của chữ thư rác được dùng để chỉ các loại thư điện tử vô bổ được gửi tới từ nhiều nguồn khác nhau trong đó bao gồm các loại thư nhũng lạm, thư quảng cáo, các thư dây chuyền không có ý nghĩa thiết thực, các loại thư khiêu dụ và các virus.
Một trong những vụ thư rác nổi tiếng nhất là virus LoveBug có nguồn gốc ở Philippines |
8,326 | 343833 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8326 | Khí cầu mặt trời | Khí cầu mặt trời là một loại khí cầu chỉ chứa không khí nhưng có vỏ đặc biệt có thể hấp thụ bức xạ điện từ từ không gian. Nhiệt năng hấp thụ được làm tăng nhiệt độ và thể tích đồng thời giảm khối lượng riêng của không khí bên trong. Lực đẩy Ác-si-mét sẽ nâng khí cầu này bay lên giống như khí cầu khí nóng.
Khí cầu mặt trời có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng, thời gian bay lâu dài, dễ chế tạo.
Bóng bay mặt trời.
Loại này có thể tích nhỏ, được dùng làm đồ chơi trẻ em. Vỏ của bóng bay mặt trời được bôi màu đen và hấp thụ tốt ánh nắng Mặt Trời. Bóng bay này chỉ bay lên vào ban ngày, khi có ánh nắng.
Khí cầu mặt trời viễn thám.
Khí cầu mặt trời đã được chế tạo cho mục đích viễn thám trên Trái Đất, và cũng được đề nghị dùng để khám phá các hành tinh khác như Sao Hỏa. Nửa trên của khí cầu được phủ một màng nhôm mỏng hấp thụ nhiều ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày và bức xạ nhiệt ít. Nửa dưới được làm bằng một loại nhựa đặc biệt hấp thụ tốt bức xạ hồng ngoại của mặt đất vào ban đêm. Khí cầu này luôn giữ được nhiệt độ khí bên trong cao hơn môi trường, dù ban ngày hay ban đêm.
Trên Trái Đất, các khí cầu kiểu này có thể bay vài tháng. Để khởi động lúc bay, chúng được bơm khí heli. Khí heli giúp khí cầu bay lên độ cao khoảng 28 kilômét, sau đó nhanh chóng thoát ra ngoài trong ngày đầu tiên. Độ cao hạ dần rất chậm, nhờ nguyên lý hấp thụ bức xạ nhiệt, xuống đến 18 kilômét sau chừng nửa năm nếu khí cầu không bị phá hủy bởi các trận bão. Xuống dưới 18 kilômét, chúng thường được tự kích hoạt nổ để đảm bảo an toàn giao thông hàng không dân dụng. Những khí cầu viễn thám có thể bay vài vòng quanh Trái Đất trong thời gian hoạt động, nếu được thả ở vĩ độ 20 hay -20, đúng vào dòng đối lưu thích hợp của khí quyển.
Kết hợp với các loại khí cầu khác.
Thiết kế vỏ của khí cầu mặt trời có thể áp dụng để làm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng cho khí cầu khí nóng hay các khí cầu loại khác. |
8,338 | 531603 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8338 | Động não | Động não, còn gọi là công não hay tập kích bắn súng não (tiếng Anh: "brainstorming") là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó.
Theo Hilbert Meyer: "Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng."
Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Động não có nhiều áp dụng nhưng thường nhất là vào các lĩnh vực: |
8,341 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8341 | Máy tính lượng tử | Máy tính lượng tử (còn gọi là siêu máy tính lượng tử) là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào. Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor. Trong khi máy tính kỹ thuật số đòi hỏi dữ liệu phải được mã hóa thành các chữ số nhị phân (bit), mà mỗi số được gán cho một trong hai trạng thái (0 và 1), tính toán lượng tử sử dụng các qubit (bit lượng tử) mà chúng có thể ở trong trạng thái chồng chập lượng tử. Một trong các mô hình lý thuyết về máy tính lượng tử là máy Turing lượng tử hay còn gọi là máy tính lượng tử phổ dụng. Máy tính lượng tử có những đặc điểm lý thuyết chung với máy tính phi tất định (non-deterministic) và máy tính xác suất (probabilistic automaton computers), với khả năng có thể đồng thời ở trong nhiều trạng thái. Lĩnh vực máy tính lượng tử được Yuri Manin nêu ra lần đầu tiên vào năm 1980 và bởi Richard Feynman năm 1982. Máy tính lượng tử sử dụng tính chất spin đại diện cho các bit lượng tử cũng được hình thành khi khái niệm không thời gian lượng tử được đưa ra vào năm 1969.
tính toán lượng tử vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng đã có nhiều thí nghiệm nhằm thực hiện các phép tính lượng tử trên một số nhỏ các qubit. Cả phương diện thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết đều đang được triển khai, và chính phủ cũng như quân đội nhiều nước đã hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu máy tính lượng tử ở cả mục đích dân sự và an ninh, như phân tích mã (cryptanalysis).
Máy tính lượng tử quy mô lớn sẽ có khả năng giải được các vấn đề phức tạp một cách nhanh hơn bất kỳ một máy tính cổ điển sử dụng các thuật toán tốt nhất hiện nay, như thuật toán Shor để phân tích số tự nhiên thành tích các số nguyên tố, hoặc mô phỏng hệ lượng tử nhiều hạt. Cũng có những thuật toán lượng tử, như thuật toán Simon, cho phép máy tính hoạt động nhanh hơn bất kỳ một máy tính dựa trên thuật toán xác suất cổ điển. Tuy nhiên, khi có đủ thời gian và tài nguyên, máy tính cổ điển có thể thực hiện bất kỳ một thuật toán lượng tử. Tính toán lượng tử không vi phạm Luận đề Church–Turing. |
8,344 | 556141 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8344 | Đất (kinh tế học) | Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nó được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao động.
Vì đất không được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối với việc đánh thuế khác hẳn so với thị trường lao động và thị trường hàng hóa do con người sản xuất ra. Thuế giá trị đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể không ảnh hưởng tới chi phí cơ hội trong việc sử dụng đất, thay vì thế nó có thể làm giảm giá trị của quyền sở hữu đất hợp pháp (xem chủ nghĩa George).
Đất, cụ thể là vị trí địa lý và các tài nguyên khoáng sản trong lịch sử đã là nguyên nhân của rất nhiều vụ xung đột và tranh cãi. Các chương trình cải cách đất đai được đưa ra để phân bổ lại đất đai, thông thường là nguyên nhân của nhiều tranh cãi và các tài nguyên khoáng sản là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến, đặc biệt là ở châu Phi.
Địa tô hay phí sử dụng đất.
Trong các giáo trình của kinh tế học, các chi phí phải thanh toán để sử dụng đất đai gọi là địa tô, còn ngày nay thông thường gọi là "phí sử dụng đất".
Theo thuật ngữ của kinh tế học cổ điển, "địa tô" là một dạng hình đặc trưng của thu nhập mà chủ sở hữu đất đai nhận được. Đối với Karl Marx và Henry George, địa tô được coi như là một hình thức của sự bóc lột. Chủ sở hữu đất đã có thể nhận "một cái gì đó từ hư không" chỉ bởi vì họ kiểm soát được những tài nguyên quan trọng đó. Đối với Marx, chủ sở hữu đất nhận được một phần lợi nhuận siêu ngạch (Theo Marx, lợi nhuận là hình thái biểu trưng của giá trị thặng dư) được tái phân bổ từ khu vực công nghiệp.
Kinh tế học tân cổ điển hiện đại đã khái quát hóa thuyết này để cho rằng chủ sở hữu của bất kỳ yếu tố đầu vào nào cũng có thể nhận được tô kinh tế (địa tô chỉ là một trường hợp đặc biệt của tô kinh tế) vì những đặc tính duy nhất của yếu tố đầu vào này. Do đó tô là khoản nhận được cho những ưu thế đặc biệt của bất kỳ loại hình đầu vào nào. Những khoản thu được không nhất thiết phải ở dạng tiền mà nó có thể là những đặc quyền nào đó.
Vì việc thu tô làm cho các cá nhân hay tập đoàn nhận được "một cái gì đó từ hư không", các nhà kinh tế nhìn nhận nó như là sự đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm tô, có nghĩa là chi tiêu để nhận được các đặc quyền đặc biệt từ nhà nước hay từ địa vị trên thị trường.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật như luật dân sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay cả trong Hiến pháp v.v
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi công dân, tổ chức, công ty v.v chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô trên đây thì những người đang có quyền sử dụng đất không có quyền gì trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư, mà quyền này thuộc về Nhà nước. Điều này trên thực tế làm cho Nhà nước có một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ gây ra phản ứng của người sử dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu bất chính từ đất. |
8,345 | 919074 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8345 | Đất (định hướng) | Đất hay Địa (chữ Hán: 地) hiểu theo nghĩa thông thường nhất là phần nằm trên bề mặt của Trái Đất mà không bị nước bao phủ, thường được phân biệt với bầu trời và biển cả trong tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, trong các ngành khoa học có liên quan đến đất đai như kinh tế học, thổ nhưỡng học, địa chất học v.v thì có những khái niệm hay thuật ngữ hoàn toàn khác nhau khi nói tới đất. |
8,347 | 814981 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8347 | Vasily Vasilievich Dokuchaev | Vasily Vasilievich Dokuchaev (tiếng Nga: "Василий Васильевич Докучаев"; 1846–1903) là một nhà địa chất người Nga mà tên tuổi gắn liền với các nền tảng cơ sở của khoa học đất.
Ông làm việc trong lĩnh vực khoa học đất và đã phát triển sơ đồ phân loại đất trong đó miêu tả 5 yếu tố hình thành đất. Ông đã đưa ra học thuyết của mình sau những nghiên cứu liên tục và tích cực về đất đai ở Nga vào năm 1883. Công trình nổi tiếng nhất của ông là "Đất đen Nga" (чернозём - 1883), đã làm cho từ này được biết đến ở phương Tây.
Một miệng núi lửa trên Sao Hỏa được đặt tên ông để tỏ lòng kính trọng ông. |
8,349 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8349 | Hoàng Văn Thái | Hoàng Văn Thái (1915 – 1986), tên khai sinh là Hoàng Văn Xiêm là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và là một trong những tướng lĩnh có ảnh hưởng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam; người có công lao lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và ảnh hưởng lớn trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp công trong nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là nhân vật chính trị cao cấp của Việt Nam, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V.
Hoàng Văn Thái từng tham gia xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam suốt từ khi thành lập vào năm 1944 đến giữa năm 1986. Ông cũng được xem là tác giả của hệ thống ký hiệu tổ chức đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam theo ký hiệu bảng chữ cái, và đóng góp nhiều tài liệu nghiên cứu về lịch sử, học thuyết và chiến lược quân sự cho công tác huấn luyện quân đội.
Thân thế và những hoạt động cách mạng đầu tiên.
Hoàng Văn Thái tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh vào 1 tháng 5 năm 1915 tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay thuộc thị trấn Tiền Hải), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Cha của ông là Hoàng Văn Thuật, từng làm Tổng sư của tổng Đại Hoàng.
Từ nhỏ Hoàng Văn Xiêm được cho là một học sinh chăm chỉ, ham học hỏi. Tốt nghiệp bằng tiểu học Pháp Việt loại ưu, tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vào năm 13 tuổi, Xiêm đã phải bỏ học đi làm thuê rồi đi làm thợ cắt tóc. Năm 15 tuổi, chứng kiến cuộc nổi dậy của nhân dân Tiền Hải hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ông bắt đầu chịu ảnh hưởng về phong trào Cộng sản.
Năm 18 tuổi, Hoàng Văn Xiêm đi làm phu thợ ở mỏ than Hồng Gai (Quảng Ninh) sau đó làm phu thợ tại mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng). Tại đây, ông được những người bạn phu mỏ giới thiệu về Chủ nghĩa Cộng sản. Tham gia các hoạt động bãi công và chống lại sự bóc lột của chủ mỏ, ông bị đuổi việc và trở về quê vào năm 1936.
Lúc này, phong trào Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương đang phát triển. Vốn có kinh nghiệm tham gia tổ chức đoàn thể của các phu mỏ, ông vận động các thanh niên trong làng thành lập Đoàn Thanh niên Dân chủ, tổ chức các hội ở địa phương như: hội hiếu, hội tương tế, hội đá bóng, hội nhạc âm, hội đọc báo... Một cán bộ cộng sản là Nguyễn Trung Khuyến được cử về để trực tiếp hướng dẫn hoạt động.
Với danh nghĩa mở lớp dạy nhạc âm, ông tập hợp các thanh niên tham gia hoạt động đoàn thể. Chỉ sau vài tháng số học viên trong làng phát triển nhanh. Hội tương tế lên tới 170 hội viên do ông Lương Thúy làm Hội trưởng, Hoàng Văn Xiêm làm Thư ký. Qua các hoạt động đó, ông cùng các bạn bí mật rải truyền đơn, vận động nhân dân chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Do những hoạt động tích cực của mình, ông được chú ý và được giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 năm 1938.
Tháng 4 năm 1938, chính phủ Mặt trận bình dân (Pháp) đổ. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Những người hoạt động trong phong trào đều bị truy bắt hoặc phải rút vào hoạt động bí mật, trong đó có cả Hoàng Văn Xiêm. Mãi đến tháng 9 năm 1940, do bị chỉ điểm, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giải về phủ Kiến Xương giam giữ. Lợi dụng việc bảo lãnh tại ngoại chờ ngày xét xử, ông được tổ chức bố trí bí mật thoát ly khỏi địa phương, rút về hoạt động ở vùng Hiệp Hòa, Lạng Giang (Bắc Giang).
Xây dựng quân đội thời tiền khởi nghĩa.
Vùng Hiệp Hòa - Lạng Giang lúc đó được những người Cộng sản xây dựng thành một vùng căn cứ nằm ngoài tầm kiểm soát của người Pháp. Khi về đây, Hoàng Văn Xiêm được bố trí tham dự lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày và được Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh giảng về chính trị. Tháng 3 năm 1941, ông được cử lên Bắc Sơn (Lạng Sơn) để tăng cường cho Đội du kích Bắc Sơn và tới tháng 4 năm 1941, ông được phân công làm chỉ huy một tiểu đội du kích Bắc Sơn.
Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, được thành lập. Đội du kích Bắc Sơn được đổi tên thành Trung đội Cứu quốc quân thứ nhất. Để tăng cường lực lượng chỉ huy, tháng 9 năm 1941, ông lấy bí danh là Quốc Bình cùng với các ông Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập được tổ chức cử đi học tại trường Quân sự Liễu Châu, Trung Quốc. Thời gian học tập ở trường, ông cử làm trưởng đoàn học viên Việt Nam tại đây.
Cuối năm 1943, ông đã trực tiếp gặp nhà cách mạng Hồ Chí Minh, bấy giờ mới vừa được Tưởng Giới Thạch trả lại tự do. Cuối tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam, sau đó một tháng, Hoàng Văn Xiêm cũng về nước với bí danh mới là Hoàng Văn Thái, một cái tên sẽ theo ông đến tận cuối đời.
Bấy giờ, các lãnh đạo Việt Minh quyết định thành lập một lực lượng vũ trang được tổ chức chặt chẽ và hiệu quả hơn. Một chỉ thị thành lập đã hình thành đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các trung đội trưởng, tiểu đội trưởng hoặc đội viên được chọn lọc từ các đơn vị Cứu quốc quân và các đội du kích đơn lẻ khác của Việt Minh mà Hoàng Văn Thái là một trong số đó. Ông được phân công phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến. Tại buổi lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ngày 22 tháng 12 năm 1944, ông là người cầm lá cờ mà sau này trở thành Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lúc mới thành lập, ông được phân công phụ trách công tác tuyên truyền và binh vận của đội. Trong trận đồn Nà Ngần, ông là người cắm cờ sau chiến thắng.
Sau Trận Phai Khắt, Nà Ngần, uy tín của đội lên cao, tăng thêm nhiều đội viên và phát triển lên hơn 100 người. Ông được giao công tác trinh sát và lập kế hoạch tác chiến chuẩn bị đánh đồn Đồng Mu, châu Bảo Lạc (nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng). Tuy nhiên, trước khi trận đánh diễn ra vào ngày 4 tháng 2 năm 1945, ông được phân công cùng một nhóm đội viên tiến về Nậm Ti (nay thuộc xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, Hà Giang để xây dựng cơ sở.
Tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy nhóm đội viên, khi đó đã phát triển lên đến hơn 100 người, tiến về xây dựng cơ sở ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Bấy giờ, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, lực lượng Pháp đồn trú tại đây bị tan rã và tìm cách đào thoát sang hướng Trung Quốc. Các cán bộ Việt Minh, với sự giúp đỡ của các đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đã nhanh chóng xây dựng chính quyền mới, tổ chức huấn luyện quân sự. Sau đó, ông nhận được lệnh của ông Võ Nguyên Giáp bàn giao địa bàn cho các cán bộ Việt Minh địa phương và tiếp tục đưa các đội viên chuyển xuống Chợ Chu (Tuyên Quang), hỗ trợ các cán bộ Việt Minh tổ chức chính quyền mới cấp xã, huyện của, đồng thời huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ chiến đấu và các cán bộ đoàn thể.
Tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định sáp nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các lực lượng vũ trang khác thành Việt Nam Giải phóng quân, đồng thời cho thành lập Trường Quân chính kháng Nhật. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân ra mắt dân chúng tại Chợ Chu. Đến tháng 6 năm 1945, Trường Quân chính kháng Nhật được thành lập tại Tân Trào, ông được phân công làm hiệu trưởng đầu tiên của trường, phụ trách công tác đào tạo cán bộ quân sự cho lực lượng vũ trang của Việt Nam Giải phóng quân, đặt nền móng hệ thống đào tạo cán bộ quân sự Việt Nam sau này.
Nhận chỉ thị từ Tổng bộ Việt Minh về việc giành chính quyền và mở rộng vùng kiểm soát để chuẩn bị cho Quốc dân Đại hội ở Tân Trào, ngày 13 tháng 8 năm 1945, ông chỉ huy một số đơn vị Giải phóng quân hỗ trợ Việt Minh giành chính quyền tại Lục An Châu, sau đó, ngày 17 tháng 8, tiếp tục chỉ huy Giải phóng quân đánh chiếm các đồn Nhật tại tỉnh lỵ Tuyên Quang, hỗ trợ lực lượng Việt Minh giành chính quyền tại đây.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Hoàng Văn Thái cùng một số đơn vị Giải phóng quân tiến về Hà Nội, bấy giờ đã nằm trong quyền kiểm soát của Việt Minh. Trong buổi lễ Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hoàng Văn Thái cùng với các đội viên Giải phóng quân tham gia công tác giữ gìn an ninh cho buổi lễ.
Từ sau Cách mạng tháng Tám tới 1954.
Thành lập Bộ Tham mưu.
Tuy Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định thành lập Việt Nam Giải phóng quân và quy định thành lập cơ quan tham mưu cho Ủy ban Kháng chiến toàn quốc để chỉ huy lãnh đạo các đơn vị vũ trang của Việt Minh, nhưng do tập trung công tác cướp chính quyền nên cơ quan này chưa kịp tổ chức. Ngày 7 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Bộ Tham mưu và chỉ định Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, với lời căn dặn: ""Chính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức Bộ Quốc phòng nay Đoàn thể lập Bộ Tham mưu để chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang trong cả nước. Bộ Tham mưu là cơ quan quân sự cơ mật của đoàn thể, là cơ quan quan trọng của quân đội, có nhiệm vụ: tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi; tổ chức nắm dịch, nắm ta rõ ràng, bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ cách mạng".". Với chỉ thị này, trên thực tế, Hoàng Văn Thái đã trở thành vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi chỉ với 30 tuổi và ngày 7 tháng 9 về sau trở thành ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tuy là một cán bộ phụ trách công tác trinh sát và tác chiến, nhưng ông chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tham mưu quân sự. Biết được băn khoăn đó, Hồ Chí Minh căn dặn rằng "Bây giờ chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về công tác tham mưu, có khó khăn đấy, nhưng phải cố gắng vừa làm vừa học, có quyết tâm làm thì khó mấy cũng làm được, thế nào ta cũng xây dựng được một ngành tham mưu vững mạnh, tài cán, xứng đáng với dân tộc Việt Nam mưu trí, sáng tạo và anh hùng bất khuất, để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, tự do của dân tộc..."
Để thực hiện nhiệm vụ, ngay chiều 7 tháng 9, Hoàng Văn Thái triệu tập một cuộc họp 8 người, gồm Hoàng Văn Thái, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Đạo, Mai Hữu Thao, Nguyễn Văn Trang, Vũ Văn Thềm, Nghiêm Xuân Hoà, Đỗ Văn Sáng, tại một phòng nhỏ ở Phủ Thống sứ để bàn những việc trước mắt cần làm ngay. Những người tham dự cuộc họp về sau là những hạt nhân nòng cốt để xây dựng Bộ Tham mưu.
Ngay khi các cơ quan Bộ Tham mưu còn chưa tổ chức xong, người Pháp đã nổ súng tái chiếm Nam Bộ vào ngày 23 tháng 9 năm 1945. Hoàng Văn Thái vừa lo việc tổ chức vừa làm công tác tham mưu tác chiến, chỉ đạo cơ quan Bộ Tham mưu tổ chức lực lượng chiến đấu, điều động cán bộ chỉ huy từ miền Bắc vào để kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam. Bên cạnh đó, từ khoảng trung tuần tháng 10 năm 1945, cơ cấu tổ chức cơ quan tham mưu bước đầu được hình thành cùng với sự phân công phân nhiệm trong nội bộ từng bộ phận và mối quan hệ hợp đồng giữa bộ phận này với bộ phận khác. Phòng Tác chiến - Đồ bản do Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng, trực tiếp làm Trưởng phòng; Phòng Tình báo do Hoàng Minh Đạo làm Trưởng phòng; Phòng Quân lực do Trần Văn Lư làm Trưởng phòng; Phòng Thông tin liên lạc do Hoàng Đạo Thúy làm Trưởng phòng và Văn phòng quản lý hành chính do Nguyễn Văn Trang phụ trách.
Đảm nhiệm cương vị Tổng tham mưu trưởng.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Cơ quan quản lý quân sự là Bộ Quốc phòng được tổ chức gồm Văn phòng và 10 Cục chuyên môn, do ông Phan Anh giữ chức Bộ trưởng. Cơ quan chỉ huy quân sự là Ủy ban Kháng chiến toàn quốc được đổi tên thành Toàn quốc kháng chiến Ủy viên hội, gọi tắt là Quân ủy hội, do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch. Hoàng Văn Thái được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Tổng Tham mưu trưởng. Bộ Tham mưu được chuyển trực thuộc Quân ủy hội, đổi thành Bộ Tổng Tham mưu, được tổ chức thành các Phòng, gồm Phòng 1 (Nhân sự), Phòng 2 (Tình báo), Phòng 3 (Tác chiến), Phòng 4 (Quân nhu), Phòng 5 (Thông tin) v.v.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Vệ quốc đoàn được đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, chính thức trở thành quân đội chính quy, đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Bấy giờ, mặc dù Hiệp định sơ bộ và Tạm ước 14 tháng 9 đều được ký và có hiệu lực, nhưng quân Pháp liên tục gây sức ép để tạo cớ dùng vũ lực để tái chiếm Đông Dương của Pháp. Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Hoàng Văn Thái chỉ đạo công tác tổ chức thống nhất biên chế quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị, chuẩn bị chiến tranh. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự, chuẩn bị sẵn sàng khi các biện pháp ngoại giao thất bại.
Ngày 20/11/1946 ông Hoàng Văn Thái, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân sự Ủy viên Hội, được cử làm Cục trưởng Cục Quân huấn (thay Phan Phác) kiêm chỉ huy Quân đội Tiếp phòng Việt Nam (thay Lê Thiết Hùng). Khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Hoàng Văn Thái đã trực tiếp chỉ đạo mặt trận Hải Phòng từ ngày 20 đến 27 tháng 11 năm 1946. Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại Hà Nội, Hoàng Văn Thái cùng với Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp là những người phê duyệt kế hoạch tác chiến của Tư lệnh Mặt trận Hà Nội Vương Thừa Vũ, xây dựng thế trận liên hoàn và khu vực tác chiến nhằm kìm giữ, tiêu hao quân Pháp trong thành phố trong thời gian 2 tháng, đủ thời gian ổn định chính quyền và quân đội cho kháng chiến lâu dài.
Sau khi làm người Pháp thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, để xây dựng một lực lượng chủ lực mạnh, ngày 26 tháng 8 năm 1947, một đại đoàn chủ lực được thành lập lấy tên là Đại đoàn Độc Lập và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được cử kiêm chức Đại đoàn trưởng. Tuy nhiên, vào ngày 7 tháng 10 năm 1947, người Pháp mở Chiến dịch Léa tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc hòng tiêu diệt đầu não kháng chiến. Các đơn vị dự định tập trung để tổ chức đại đoàn phải phân tán trở lại về các mặt trận. Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được phân công kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 3, góp phần không nhỏ cho cuộc phản công thắng lợi trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Hoàng Văn Thái được thụ phong hàm Thiếu tướng, trở thành một trong số những vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình, và các thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa.
Tháng 9 năm 1950, Hoàng Văn Thái kiêm chức Tham mưu trưởng chiến dịch Biên Giới, trực tiếp chỉ huy đánh trận đột phá Đông Khê trên đường số 4, mở cửa biên giới Việt - Trung, mở đầu cho chiến dịch biên giới của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 28 tháng 5 đến 20 tháng 6 năm 1951, Hoàng Văn Thái tham gia chỉ huy chiến dịch Hà Nam Ninh.
Tham mưu các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương.
Các chiến dịch Đại tướng Hoàng Văn Thái đã tham gia với tư cách là Tham mưu trưởng và là Đảng ủy viên chiến dịch của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tư lệnh) trong kháng chiến chống Pháp bao gồm:
Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong một động thái của chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đại đoàn 320, bất ngờ được triệu về Việt Bắc giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái được phân công nhiệm vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng. Trên thực tế, ông được bí mật giao kiêm Tham mưu trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ, bấy giờ mang mật danh Trần Đình. Ngày 26 tháng 11 năm 1953, ông dẫn đầu đoàn cán bộ đi trước của Bộ Tư lệnh tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh lên đường đi Tây Bắc.
Ngày 30 tháng 11, đoàn đến Nà Sản, ông chủ trương cho đoàn dừng lại một ngày để nghiên cứu tập đoàn cứ điểm mà người Pháp vừa rút bỏ vào tháng 8 dù trận công kích của Quân đội nhân dân Việt Nam đã không đạt mục đích. Chính những nghiên cứu thực địa ban đầu này đã giúp chuẩn bị kinh nghiệm rất nhiều cho các trận đánh sau này. Ngày 6 tháng 12, đoàn đến Chỉ huy sở đầu tiên tại hang Thẩm Púa và bắt tay vào việc nghiên cứu đề ra cách đánh. Sáng ngày 12 tháng 1, đoàn Bộ Tư lệnh chiến dịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đến nơi.
Như hầu hết các chỉ huy Việt Nam và cố vấn Trung Quốc khi đó, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái cũng ủng hộ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh", dù ông đã băn khoăn: "Làm thế nào để đưa pháo vào trận địa khi ta chủ trương đánh sớm, đánh nhanh mà chưa kịp làm đường cho xe kéo pháo? Làm thế nào để hạn chế tác dụng của máy bay, pháo binh, giảm bớt thương vong khi ta đánh liên tục cả ban ngày?". Tuy nhiên, là một người lính, ông đã ra lệnh cho các đơn vị rút về vị trí tập kết theo đúng chỉ thị của Tổng tư lệnh, một quyết định mà lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của nó.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Giai đoạn 1954 – 1975.
Tái tổ chức quân đội chính quy.
Sau khi quân Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hoàng Văn Thái được triệu tập về Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng Tham mưu trưởng thay cho tướng Văn Tiến Dũng chuyển sang nhận nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự Hội nghị Trung Giã. Ông giữ nhiệm vụ này cho đến hết năm 1954, đến khi tướng Văn Tiến Dũng thôi làm Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban liên hiệp đình chiến trung ương và trở lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng.
Sau khi tiếp quản miền Bắc, ông là một trong những người quan trọng nhất quyết định công tác tái tổ chức quân đội chính quy. Ngày 10 tháng 4 năm 1958, ông được bổ nhiệm kiêm chức Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn theo Sắc lệnh 61/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đảm nhậm việc "...chỉ đạo công tác huấn luyện quân sự đối với cán bộ và chiến sĩ các binh chủng trong toàn quân, chỉ đạo công tác các nhà trường của quân đội và chỉ đạo công tác huấn luyện các lực lượng hậu bị."
Ngày 31 tháng 8 năm 1959, ông được thăng quân hàm Trung tướng (ông thực ra đã được phong vượt cấp Thượng tướng nhưng ông từ chối), trở thành một trong bốn Trung tướng được phong đợt 2. Năm 1960, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, được phân công kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao đầu tiên của Chính phủ (tương đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay). Năm 1961, ông được cử đi học ở Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tăng cường cho mặt trận miền Nam.
Tháng 3 năm 1965, quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, đánh dấu sự kiện khởi đầu của chiến lược Chiến tranh cục bộ với sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của động thái này, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định cử một trong những cán bộ cao cấp nhất để nắm giữ địa bàn sát cận giới tuyến là Quân khu V. Tháng 8 năm 1966, Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được bổ nhiệm làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu V.
Với những kinh nghiệm thu được tại Quân khu V, năm 1967, sau khi Mỹ tăng cường số quân tại miền Nam Việt Nam lên gấp nhiều lần, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cử ông vào Nam giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân Ủy Miền, kiêm Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam với bí danh Mười Khang.
Trong thời kỳ này, Hoàng Văn Thái là tư lệnh Chiến dịch Lộc Ninh (27/10 – 10/12/1967); Tư lệnh chiến dịch Tây Ninh (17/8 – 28/9/1968). Ông là người chỉ đạo và chỉ huy trực tiếp lực lượng Quân Giải phóng miền Nam trong nhiều chiến dịch quan trọng như sự kiện Tết Mậu Thân, cũng như Chiến dịch Xuân hè 1972, là người chỉ huy chính và trực tiếp tại chiến trường miền Nam trong toàn bộ thời gian quân đội Mỹ tham chiến.
Đảm nhiệm Thứ trưởng Bộ quốc phòng.
Sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, tháng 1 năm 1974, Hoàng Văn Thái được triệu hồi ra Bắc nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Tháng 4 cùng năm, ông được thăng quân hàm Thượng tướng. Năm 1976 ông được giao thêm công việc của một thứ trưởng thường trực là kiêm nhiệm Phó chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước.
Là một chỉ huy giàu kinh nghiệm trên chiến trường miền Nam, Hoàng Văn Thái từng được phân công vai trò Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện, tập trung chỉ đạo chi viện kịp thời cho các chiến trường. Với chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, ông thực tế đảm nhiệm vai trò Tổng Tham mưu trưởng lần thứ 3, thay cho tướng Văn Tiến Dũng bí mật vào Nam để trực tiếp chỉ huy chiến trường.
Tư lệnh các chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam.
Các chiến dịch lớn trong chiến tranh Việt Nam ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch bao gồm:
Sau năm 1975.
Sau năm 1975, Hoàng Văn Thái vẫn tiếp tục giữ vai trò Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng được đề bạt trở thành thành viên Bộ chính trị, nhưng ông từ chối để tập trung vào hoạt động nghiên cứu lịch sử quân sự.
Năm 1980, ông được phong hàm Đại tướng, được phân công công tác chỉ đạo tổng kết chiến tranh, chỉ đạo công tác nhà trường quân đội và công tác tổ chức cán bộ. Giai đoạn này ông đã tập trung nghiên cứu và hoàn thành nhiều tác phẩm tài liệu có giá trị về quá trình xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Qua đời.
Nửa năm trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, một kỳ đại hội được dự đoán sẽ có những thay đổi lớn, một số lời đồn cho rằng Hoàng Văn Thái có nhiều khả năng được chuẩn bị cho chức vụ Bộ trưởng thay cho tướng Văn Tiến Dũng, và có thể trở thành Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, vào 5 giờ 7 phút sáng ngày 2 tháng 7 năm 1986, ông đột ngột qua đời sau một cơn đau tim tại Quân y viện 108, thọ 71 tuổi (chức vụ Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia trong thực tế cũng không hề được Đại hội VI lập ra như lời đồn). Sau khi mất, ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Một số nhận định, đánh giá.
Với những cống hiến của mình, Hoàng Văn Thái được các tướng lĩnh đương thời đánh giá cao.
Trong bài báo tựa đề "Đại tướng Hoàng Văn Thái – vị tướng tài năng, đức độ, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Báo Tạp chí Cộng sản, Nguyễn Huy Hiệu viết ngày 27/4/2015 Tưởng nhớ Đại tướng Hoàng Văn Thái, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã khẳng định:
– Trong bài "Vị tướng đức độ của Quân đội nhân dân Việt Nam" của Báo Thái Bình, Dương Hồng Anh viết ngày 30 tháng 4 năm 2015. "Nói về phẩm chất của Đại tướng Hoàng Văn Thái, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết:
– Trong bài báo tựa đề "Vị tướng tham mưu lỗi lạc" của Báo Thanh Niên online, Ngô Vương Anh viết ngày 9 tháng 2 năm 2014: Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá về tướng Hoàng Văn Thái:
– Trong bài báo tựa đề "Đại tướng Hoàng Văn Thái – vị tướng tài năng, đức độ, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Báo Tạp chí Cộng sản, Nguyễn Huy Hiệu viết ngày 27/4/2015: Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đánh giá:
– Trong bài báo tựa đề "Đại tướng Hoàng Văn Thái với cách mạng Việt Nam" của Báo Thái Bình, Nguyễn Văn Quang viết ngày 26 tháng 4 năm 2015: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này đã nói:
– Trong bài "Vẫn nguyên vẹn người lính thời binh lửa" của Diễn Đoàn Doanh nghiệp, Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo trích phỏng vấn về Xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại :
– Trong bài báo tựa đề "Vị tướng tham mưu lỗi lạc" của Báo Thanh Niên online, Ngô Vương Anh viết ngày 9 tháng 2 năm 2014: Từ thời còn ở Chiến khu Việt Bắc, một số Chiến sĩ "Việt Nam mới" (những sĩ quan người Nhật ở lại Việt Nam theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp) trong Bộ Tổng tham mưu đã nhận xét về tướng Hoàng Văn Thái:
Khen thưởng và vinh danh.
Đại tướng Hoàng Văn Thái được nhà nước Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác trao tặng nhiều huân, huy chương:
Huân chương, huy chương Việt Nam.
Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007).<br> Huân chương Hồ Chí Minh.<br> Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì.<br> Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.<br> Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.<br> Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba.<br> Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.<br> Huy chương Quân kỳ quyết thắng.
Huân, huy chương nước ngoài.
Huân chương cờ đỏ <br> Huy chương "Tăng cường hợp tác quân sự"<br> Huy chương kỷ niệm 40 năm chiến thắng Vệ quốc vĩ đại 1945 – 1985<br> Huy chương chiến sĩ chống Phát xít – Tiệp Khắc<br> Huy chương "Tăng cường hợp tác quân sự" – Ba Lan<br> Huy chương tự do Lào<br> Huy chương kỷ niệm "60 năm chiến thành lập Quân đội nhân dân Mông Cổ"
Tên đường.
Tên ông được đặt tên cho nhiều tuyến đường tại các thành phố, thị xã, thị trấn: Đà Nẵng, Hà nội, Đồng hới, Quy Nhơn,Điện Biên Phủ, Huyện Tiền hải, Buôn ma thuột, Pleiku...
Đời tư.
Thân phụ của Đại tướng Hoàng Văn Thái là cụ Hoàng Văn Thuật (1883 – 13 tháng 5 năm 1945), là một thầy giáo dạy chữ Nho, từng làm Tổng sư của tổng Đại Hoàng, qua đời trong Nạn đói năm Ất Dậu 1945 ở Thái Bình. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nội (1883 – 20 tháng 2 năm 1964).
Gia đình ông có 8 anh em: Hoàng Văn Cầu (đã hy sinh), Hoàng Văn Thúy (1917 – 1955) (do bị cơ quan tình nghi là Việt Nam Quốc Dân Đảng nên ông đã tự tử), Hoàng Văn Xiêm(1915 – 1986), Hoàng Văn Thiệm (1920 – 1995), Hoàng Văn Chiểu (1924 – 2014), Hoàng Thị Hợi (1923 – 2017), Hoàng Thị Dần (1926 – 2008), Hoàng Sĩ Lưu (1930 – 1986).
Công tác và năng khiếu khác.
Đại tướng Hoàng Văn Thái từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên của Việt Nam từ năm 1960 đến 1965.
Ông còn là một người yêu âm nhạc và là một nhạc công, có tài kéo nhị từ nhỏ. Thời trẻ, ông từng thổi kèn trong ban nhạc lễ và cũng từng sáng tác một số nhạc phẩm tân nhạc mà điển hình là bài hát "Phất cờ nam tiến" sáng tác năm 1944, đêm trước buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Ông thành thạo tiếng Trung, tiếng dân tộc Tày, Nùng và một chút tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh.
Tác phẩm.
Đại tướng Hoàng Văn Thái tham gia viết và biên tập nhiều tác phẩm, bài viết, tài liệu tổng kết, nghiên cứu về lịch sử và học thuyết quân sự Việt Nam. |
8,351 | 894948 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8351 | Khoa học đất | Khoa học đất là môn khoa học chuyên nghiên cứu về đất, coi đối tượng nghiên cứu này như là một tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt của Trái Đất, nghiên cứu khoa học đất bao gồm nghiên cứu sự hình thành, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học, và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai...
Đôi khi thuật ngữ này được nhắc tới như là các nhánh của khoa học đất, chẳng hạn như thổ nhưỡng học và sinh học thổ nhưỡng (môn khoa học nghiên cứu đất đai như môi trường sinh sống cho các loài thực vật và các sinh vật khác), chúng được sử dụng như là từ đồng nghĩa với khoa học đất. Sự đa dạng các tên gọi gắn với môn khoa học này có liên quan đến một loạt các khái niệm có mối liên quan. Thực vậy, các nhà kỹ nghệ, nông học, hóa học, địa chất, địa lý, sinh học, vi sinh học, lâm học, khảo cổ học cũng như các chuyên gia trong quy hoạch khu vực, tất cả đều đóng góp những kiến thức bổ sung về đất và làm cho ngành khoa học đất phát triển hơn nữa.
Vì sự hiểu biết về khoa học đất là quan trọng đối với áp dụng thực tế của một loạt những ngành khoa học khác nhau, nó là một điều không bất thường khi có thể tìm thấy các chuyên gia về đất trong các môn khoa học có liên quan. Các chuyên gia này đôi khi trong ngành của mình được nói đến như là những nhà khoa học về đất, làm cho người ta bối rối khi nói đến các nhà khoa học này. Để phân biệt họ với các chuyên gia khác trong lĩnh vực đất đai, các nhà khoa học chuyên nghiệp về đất tại Mỹ có thể lấy đăng ký và chứng chỉ chuyên nghiệp.
Lịch sử khoa học đất.
Justus von Liebig.
Những khái niệm sớm nhất về đất dựa trên tư tưởng phát triển bởi nhà hóa học người Đức, Justus von Liebig (1803 – 1873), cũng như các thay đổi và cô đọng bởi các nhà khoa học nông nghiệp đã làm trên các mẫu đất trong phòng thí nghiệm, nhà kính cũng như trên các cánh đồng nhỏ. Đất ít khi được khảo sát dưới độ sâu của lớp trồng trọt. Các nhà hóa học này đưa ra thuyết "bảng cân bằng" của dinh dưỡng cho thực vật. Đất được coi là một thùng chứa tĩnh (nhiều hay ít) của các chất dinh dưỡng cho cây cối—đất có thể sử dụng và thay thế. Khái niệm này vẫn còn giá trị khi áp dụng trong phạm vi của khoa học đất hiện đại, mặc dù quan niệm có ích của đất ẩn chứa sau các khái niệm lấy đi chất dinh dưỡng từ đất bởi cây trồng và sự trả lại của chúng trong các dạng phân bón hữu cơ, vôi và phân bón hóa học.
Các nhà địa chất học đầu tiên nói chung chấp nhận thuyết bảng cân bằng về độ màu mỡ của đất và áp dụng chúng trong phạm vi chuyên ngành của họ. Họ mô tả đất như là các loại đá đã bị phân hủy — granit, sa thạch, sét tảng v.v. Tuy nhiên, họ đã đi xa hơn và mô tả bằng cách nào các quá trình phong hóa đã biến đổi các vật liệu này và các quá trình địa chất đã hình thành ra các dạng đất như thế nào, chẳng hạn như các loại đất băng tích, bồi tích, hoàng thổ và thềm đại dương. Chuyên khảo năm 1891 của nhà địa chất N. S. Shaler (1841 – 1906) về nguồn gốc và bản chất tự nhiên của đất đã tổng quát hóa các khái niệm địa chất về đất ở thời điểm cuối thế kỷ 19.
Những công việc lập bản đồ địa hình đất đai đầu tiên đã ra đời để giúp nông dân xác định đất đai phù hợp với các loại hình quản lý khác nhau và để giúp họ xác định loại cây trồng nào cũng như việc quản lý đất đai nào phù hợp nhất với các loại hình đất cụ thể trong trang trại của họ. Rất nhiều người làm công việc này đầu tiên là các nhà địa chất bởi vì chỉ có các nhà địa chất là có khả năng chuyên môn trong việc áp dụng các phương thức cần thiết và trong tương quan khoa học phù hợp với việc nghiên cứu đất. Họ cho rằng đất chủ yếu là sản phẩm của các quá trình phong hóa trong sự hình thành địa chất, được xác định bởi các thù hình đất và các thành phần đá. Phần lớn các bản đồ địa hình phát hành trước năm 1910 đã chịu ảnh hưởng lớn của các khái niệm này. Những bản đồ xuất bản từ năm 1910 đến năm 1920 dần dần bổ sung thêm các sự cô đọng lớn và thừa nhận nhiều đặc trưng của đất nhưng vẫn giữ nền tảng của các khái niệm địa chất.
Thuyết bảng cân bằng trong dinh dưỡng của thực vật đã thống trị trong các phòng thí nghiệm và khái niệm địa chất thống trị các lĩnh vực nghiên cứu. Cả hai cách tiếp cận đã được giảng dạy trong nhiều khóa học cho đến tận cuối những năm 1920. Mặc dù các khái niệm nói chung là có ích hơn và rộng rãi hơn về đất đã được phát triển bởi một số nhà khoa học về đất, đặc biệt là E.W. Hilgard (1833 – 1916) và G.N. Coffey (George Nelson Coffey) tại Mỹ cũng như các nhà khoa học về đất khác ở Nga, nhưng các dữ liệu cần thiết để tạo ra những khái niệm rộng lớn hơn này đã đến từ các công trình nghiên cứu về địa hình đất đai.
V.V.Dokuchaev.
Bắt đầu từ năm 1870, trường phái Nga về khoa học đất dưới sự lãnh đạo của V.V.Dokuchaev (1846 – 1903) và N.M. Sibirtsev (1860 – 1900) đã phát triển khái niệm mới về đất. Những nhà nghiên cứu Nga coi đất như là một thực thể tự nhiên độc lập, mỗi loại có thuộc tính duy nhất được tạo ra bởi tổ hợp duy nhất của khí hậu, các vật chất sống, nguyên liệu gốc, địa hình và thời gian. Họ giả thiết rằng các thuộc tính của mỗi loại đất phản ánh các hiệu ứng tổ hợp của một tập hợp cụ thể các yếu tố phát sinh có trách nhiệm trong việc hình thành đất. Hans Jenny sau đó nhấn mạnh sự liên quan về chức năng của các thuộc tính của đất và sự hình thành đất. Các kết quả của công trình này đã được người Mỹ biết đến thông qua lần xuất bản năm 1914 cuốn sách của K.D.Glinka bằng tiếng Đức và đặc biệt là thông qua bản dịch tiếng Anh của C.F.Marbut năm 1927.
Các khái niệm của người Nga là một cuộc cách mạng. Các thuộc tính của đất về tổng thể không còn dựa trên các điều suy diễn từ bản chất tự nhiên của đá hay từ khí hậu hoặc các yếu tố môi trường khác khi xem xét một cách độc lập hay tổng thể; mà nó là của bản thân đất một cách trực tiếp, sự biểu đạt tổng thể của các yếu tố này có thể xem xét trong hình thái học của đất. Khái niệm này bắt buộc rằng mọi thuộc tính của đất phải xem xét một cách tổng thể trong giới hạn của một thực thể tự nhiên độc lập hoàn toàn. Nói ngắn gọn thì điều này đã làm cho khoa học đất trở thành hiện thực.
Sự hưởng ứng ban đầu đối với khái niệm mới và sự ra đời của một ngành mới trong khoa học đất đã làm cho một số người cho rằng việc nghiên cứu đất có thể tiến hành mà không cần có sự liên hệ với các khái niệm cũ có nguồn gốc từ địa chất học và nông hóa. Nhưng điều ngược lại mới là sự thật. Bên cạnh việc thiết lập các nền tảng mới cho khoa học đất với những nguyên lý cơ bản của nó, khái niệm mới đã làm cho các ngành khoa học khác thậm chí trở thành có ích hơn. Hình thái học đất cung cấp một nền tảng vững chắc trên đó người ta có thể nhóm các kết quả quan trắc, thực nghiệm và các kinh nghiệm thực tế cũng như để phát triển các nguyên lý tổng quát để có thể dự báo trước các tính chất của các loại đất.
C.F.Marbut.
Dưới sự lãnh đạo của Marbut, khái niệm của người Nga đã được mở rộng ra và làm thích ứng với các điều kiện tại Mỹ. Khái niệm này nhấn mạnh các mặt cắt thiết diện đất riêng biệt nhằm hạ thấp tầm quan trọng của các đặc trưng bên ngoài của đất và địa chất bề mặt. Bằng cách nhấn mạnh thiết diện của đất, các nhà khoa học về đất ban đầu có xu hướng không chú ý tới biến thiên tự nhiên của các loại đất mà nó có thể chỉ là một sự kiện thực tế trong phạm vi một khu vực nhỏ. Không chú ý tới sự biến thiên của đất đã làm giảm nghiêm trọng giá trị của các loại bản đồ mà trong đó chỉ ra khu vực của từng loại đất.
Ngoài ra, sự nhấn mạnh ban đầu về các thiết diện nguồn gốc đất đã lớn đến mức cho rằng các vật chất không có trong mặt cắt thiết diện nguồn gốc (chẳng hạn như các bồi tích ("alluvium") gần thời gian đó) đã không được coi là đất. Sự phân biệt rõ ràng đã được đưa ra giữa đá phong hóa và sự hình thành đất. Mặc dù sự phân biệt giữa các tập hợp các tiến trình này là có ích trong một số mục đích nhưng đá và các khoáng chất phong hóa và sự hình thành đất nói chung là không phân biệt được.
Khái niệm về đất đã dần dần được mở rộng trong những năm sau thời kỳ 1930, chủ yếu thông qua sự hợp nhất và cân bằng. Sự nhấn mạnh chính là nhằm vào mặt cắt thiết diện đất. Sau năm 1930, các nghiên cứu hình thái học đã mở rộng từ các hố đơn thành các rãnh dài hay một loạt các hố trong khu vực có loại đất này. Hình thái học của đất thành ra được mô tả bởi một dãy các thuộc tính có độ lệch từ khái niệm trung tâm thay vì bởi một thiết diện "điển hình" đơn giản. Sự phát triển của các kỹ thuật dành cho các nghiên cứu khoáng chất học của đất sét cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Marbut nhấn mạnh rằng sự phân loại đất phải dựa trên hình thái học thay vì dựa trên các học thuyết về nguồn gốc đất, bởi vì các học thuyết là phù du và thay đổi. Ông có lẽ đã đánh giá quá cao điểm này để bỏ qua những nghiên cứu của những người khác khi họ cho rằng đất đai có những đặc trưng nào đó mà không cần thiết phải khảo sát đất. Marbut cố gắng làm rõ rằng việc khảo sát đất đai tự nó là chủ yếu trong phát triển hệ thống phân loại đất và trong việc tạo ra các bản đồ đất đai có ích. Mặc dù vậy, công trình của Marbut biểu lộ những hiểu biết cá nhân của ông về những đóng góp của địa chất học đối với khoa học đất. Sự phân loại đất năm 1935 của ông phụ thuộc nhiều vào khái niệm "đất bình thường", sản phẩm của sự cân bằng trong khu vực ở đó sự xói mòn theo thời gian giữ được tốc độ tiến triển của sự hình thành đất.
Sự phân loại và mở rộng các khái niệm của khoa học đất cũng làm nảy sinh sự nhấn mạnh tăng lên trên các bản đồ đất đai chi tiết. Các khái niệm thay đổi với sự nhấn mạnh tăng lên trên các loại cây trồng dự báo là sinh lợi đối với mỗi loại đất được chỉ ra trên bản đồ. Rất nhiều mô tả cũ hơn của các loại đất đã không được định lượng đầy đủ và các đơn vị phân loại cũng quá hỗn tạp để có thể thu được lợi ích và quản lý các dự báo cần thiết để lập kế hoạch quản lý của từng trang trại cá nhân hay các cánh đồng.
Trong những năm thập niên 1930, sự hình thành của đất đã được giải thích theo thuật ngữ của các tiến trình được hiểu rất lỏng lẻo, chẳng hạn như "podzol hóa", "đá ong hóa" và "vôi hóa". Các tiến trình này được cho là các tiến trình duy nhất có trách nhiệm đối với các thuộc tính phổ biến được quan sát của đất đai trong khu vực.
Hans Jenny.
Năm 1941, "Factors of Soil Formation" (Các yếu tố hình thành đất) của Hans Jenny (1899 – 1992), một hệ thống của thổ nhưỡng học định lượng, đã tổng quát hóa một cách súc tích và minh họa rất nhiều nguyên lý cơ bản của khoa học đất hiện đại cho tới ngày đó. Từ năm 1940, thời gian được coi là có tầm quan trọng lớn hơn cả trong số các yếu tố hình thành đất, và các nghiên cứu hình thái địa chất học đã trở thành quan trọng trong việc xác định thời gian mà các nguyên liệu ban đầu ở một khu vực bất kỳ là chủ thể của các tiến trình hình thành đất. Trong khi ấy, những tiến bộ trong hóa học đất, vật lý học đất, khoáng chất học đất và sinh học đất cũng như trong các khoa học cơ bản nằm dưới chúng đã bổ sung các công cụ mới để nghiên cứu sự hình thành đất. Kết quả là sự hình thành của đất đã được xem xét như là tổ hợp của nhiều tiến trình vật lý, hóa học, sinh học có liên quan với nhau. Các tiến trình này là chủ thể để nghiên cứu định lượng trong vật lý đất, hóa học đất, sinh học đất, khoáng chất học đất. Sự định hướng chú ý cũng chuyển từ nghiên cứu các thuộc tính tổng thể nói chung của đất đai sang các chi tiết cùng biến đổi của các bộ phận riêng rẽ, bao gồm cả các quan hệ bản chất đối với bản chất.
Guy Smith.
Trong cả hai phân loại của Marbut và phân loại năm 1938 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các lớp đã được mô tả chủ yếu theo các thuật ngữ định tính. Các lớp không được định nghĩa một cách định lượng để có thể cho phép các ứng dụng của các nhà khoa học khác nhau phù hợp với hệ thống. Chưa có một hệ thống nào liên kết rõ ràng các lớp của các phạm trù cao hơn thành các loại đất và các phân nhóm của chúng để sử dụng trong các bản đồ đất đai ở Mỹ. Cả hai hệ thống phản ánh các khái niệm và học thuyết về nguồn gốc đất của thời gian đó, tự chúng chủ yếu là định tính trong các đặc trưng. Phiên bản sửa đổi năm 1949 của hệ thống năm 1938 đã sửa chữa một số thiếu hụt nhưng cũng phản ánh sự cần thiết đánh giá lại các khái niệm và nguyên lý. Hơn 15 năm các công trình dưới sự chỉ đạo của Guy Smith cuối cùng đã cho ra một hệ thống phân loại đất mới. Nó trở thành hệ thống phân loại chính thức của "National Cooperative Soil Survey" của Mỹ năm 1965 và đã được xuất bản năm 1975 như là "Hệ thống phân loại đất": Một hệ thống cơ bản của phân loại đất để tạo và diễn giải các bản đồ địa hình đất đai. Hệ thống của Smith đã được Mỹ và nhiều quốc gia khác chấp nhận làm hệ thống phân loại đất chính thức.
Một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng lớn đến các bản đồ địa hình đất đai, đặc biệt trong những năm 1960. Trước năm 1950, ứng dụng chủ yếu của các loại bản đồ này là dành cho nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Các ứng dụng để làm đường giao thông đã được thừa nhận ở một số bang sớm nhất là vào những năm cuối thập niên 1920, và các diễn giải về đất đã có trong sổ tay tra cứu của nhiều kỹ sư cầu đường ở một số bang trong những năm thập niên 1930 và 1940. Ngoài ra, sự thay đổi trong các bản đồ địa hình trong giai đoạn này chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong những năm 1950 và 1960 các sử dụng bản đồ địa hình cho các mục đích phi nông nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Điều này tạo ra nhu cầu lớn trong thông tin về các hiệu ứng của đất trong các ứng dụng phi nông nghiệp này.
Nguồn: Soil Survey Staff (1993) Soil Survey Manual USDA Handbook 18
Thực tiễn của khoa học đất.
Một cách kinh điển thì các nhà khoa học về đất có xu hướng chuyên môn hóa trong một trong năm lĩnh vực chuyên ngành: vi sinh học, thổ nhưỡng học, edaphology??, vật lý học hay hóa học. Các sự phân biệt giữa các nhánh này của khoa học đất thông thường bị nhòe đi trong quá trình thực hành. Các chuyên gia khoa học đất nói chung hiện nay tiến hành các nghiên cứu về hóa học đất, vật lý học đất, vi sinh học đất, thổ nhưỡng học và áp dụng khoa học đất trong các nhánh liên quan.
Một cố gắng đáng chú ý diễn ra trong giới các nhà khoa học đất tại Mỹ vào năm 2004 là "Soil Quality Initiative" (Sáng kiến chất lượng đất). Vấn đề trung tâm của nó là phát triển các chỉ số về sức khỏe của đất đai và sau đó giám sát chúng trong vai trò như là người quản lý của hành tinh này theo cách thức có thể đem lại cho con người sự nuôi dưỡng dài hạn. Sự cố gắng này bao gồm các kiến thức về các chức năng của các lớp vỏ vi sinh học của đất và khai thác các tiềm năng để cô lập cacbon trong khí quyển thành các chất hữu cơ trong đất.
Vai trò truyền thống hơn của các nhà khoa học về đất là lập bản đồ đất đai. Phần lớn các khu vực tại Mỹ hiện nay đã được lập bản đồ địa hình đất đai, trong đó bao gồm các bảng diễn giải, chẳng hạn các thuộc tính của đất hỗ trợ hay hạn chế các hoạt động và sử dụng như thế nào. Khoa học phân loại đất được chấp nhận trên phạm vi quốc tế cho phép liên hệ thống nhất các đặc trưng của đất với các chức năng của nó. Các kết quả thu được từ bản đồ địa hình quốc gia và quốc tế đã cung cấp cho những nhà chuyên môn sự hiểu biết thống nhất trong các chức năng ở thang độ phong cảnh. Các chức năng phong cảnh mà các nhà khoa học đất kêu gọi sự chú ý dường như rơi vào một trong sáu lĩnh vực sau :
Còn có các ứng dụng thực tế khác của khoa học đất mà dường như không rõ ràng từ quan điểm của việc lập các bản đồ địa hình. |
8,354 | 814981 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8354 | Alpha Andromedae | Alpha Andromedae, còn có tên Latinh là Alpheratz, hay Sirrah, α Andromedae, là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiên Nữ, nó nằm ở phía tây bắc của chòm sao Phi Mã ("Pegasus"). Như là ngôi sao kết nối với chòm sao Phi Mã, nó còn được biết với tên gọi Delta Pegasi, mặc dù tên gọi này ít khi được sử dụng. Nó nằm cách Trái Đất 97,07 năm ánh sáng, ở thiên độ +29 độ 05 phút 25 giây và xích kinh độ +00 giờ 08 phút 22 giây.Là một sao đôi có ánh sáng trắng-xanh với độ sáng biểu kiến 2,07 - Alpheratz là tổ hợp của hai sao có quỹ đạo gần nhau, chỉ có thể phân biệt bằng các phân tích quang phổ một cách cẩn thận. Ngôi sao lớn có kích thước khoảng 10 lần lớn hơn so với ngôi sao nhỏ, và chúng quay xung quanh nhau theo chu kỳ 96,7 ngày. Được phân loại như là dạng quang phổ B8, cặp sao này khoảng 200 lần sáng hơn so với Mặt Trời và chúng có nhiệt độ tại bề mặt vào khoảng 13.000 K.
Ngôi sao lớn hơn trong 2 sao này của Alpheratz là ngôi sao sáng nhất đã được biết trong nhóm các sao được biết như là "Sao Thủy ngân-magiê". Nó thể hiện một mật độ cao bất thường của thủy ngân, gali, mangan và europi trong khí quyển của nó và mật độ thấp bất thường của các nguyên tố khác. Những sự dị thường này được người ta tin là kết quả của sự phân ly của các nguyên tố vì sức hút vào bên trong của trường hấp dẫn của các sao loại này.
Tên gọi Sirrah (hay Sirah) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập:"صرة الفرس" - şirrat al-faras, "rốn của con ngựa".
Thiên văn học cổ đại.
Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại thì Alpheratz cùng với γ Pegasi tạo thành sao Bích.
Đồng hành quang học.
Sao đôi trên được miêu tả có một sao đôi quang học, phát hiện bởi William Herschel vào ngày 21 tháng 7 năm 1781. Được định danh là "ADS 94 B" trong Danh mục sao đôi Aitken, nó là sao loại G với cấp sao biểu kiến khoảng 10.8. Mặc dù ngẫu nhiên nó xuất hiện gần hai ngôi sao khác trên bầu trời, nhưng nó lại xa Trái đất hơn nhiều; thị sai được quan sát bởi Gaia đo được khoảng cách từ ngôi sao này đến Trái Đất là hơn 1300 năm ánh sáng
Liên kết ngoài.
|
8,357 | 898435 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8357 | Nhị thập bát tú | Nhị thập bát tú (二十八宿) là cách gọi của 28 chòm sao (宿 "Tú") nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học phương Đông cổ đại.
Nhị thập bát tú được cho là có nguồn gốc từ việc quan sát sự di chuyển của mặt trăng trên bầu trời. Mặt trăng đi một vòng quỹ đạo mất hơn 27 ngày, ứng với mỗi ngày là một vị trí trên thiên cầu, và từ đó người phương Đông tạo ra hệ thống 28 hoặc đôi khi là 27 hay 36 chòm sao trên bầu trời (Xem thêm: hay ). Trong thiên văn học Ấn Độ cũng có hệ thống 28 chòm sao tương tự gọi là . Một hệ thống khác cũng dựa trên đường mặt trăng di chuyển là 36 của Ai Cập cổ đại.
Người ta chia vòng Hoàng Đạo thành bốn phần, quy ước như bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên mặt đất và gán cho chúng hình ảnh của bốn con vật huyền thoại, hay "Tứ Tượng" (四象), chúng là: Thanh Long (rồng xanh, ở phương Đông), Bạch Hổ (hổ trắng, ở phương Tây), Chu Tước (sẻ đỏ, ở phương Nam) và Huyền Vũ (rùa đen, ứng với phương Bắc). Mỗi phương có bảy chòm sao. Tên chòm sao cũng là tên của chủ tinh (các sao chính), ngoài ra các sao khác trong mỗi chòm cũng có tên riêng.
Tên của 28 chòm sao này được đặt cho 28 loài vật dùng để đếm ngày trong hệ thống tính lịch cổ, khi tính đơn vị tháng và năm thì rút gọn còn lại 12 con tương ứng với 12 tháng vì 12 lần trăng tròn thì trái đất đi hết 1 vòng hoàng đạo, và 12 năm vì sao Mộc (Thái Tuế) đi hết 1 vòng. 12 con vật đó tương ứng với 12 địa chi được sử dụng rộng rãi đến ngày nay đó là: chuột, trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, gà, chó, heo. |
8,360 | 631146 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8360 | Xích kinh | Xích kinh hay xích kinh độ (viết tắt theo tiếng Anh là RA, chữ đầy đủ là "Right Ascension"; còn được ký hiệu bằng tiếng Hy Lạp α) là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích vĩ.
Xích kinh tương tự như kinh độ, đo từ một phương xác định gọi là phương xuân phân về phía đông. Cụ thể, xích kinh của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng chứa thiên cực và phương xuân phân. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía đông của phương xuân phân, và âm khi thiên thể nằm ở phía tây.
Xích kinh khác kinh độ ở chỗ nó đo bằng:
Các đơn vị này vừa là đơn vị đo góc, vừa là đơn vị đo thời gian gắn với thời gian (theo) sao
Trong công tác hoa tiêu, người ta còn dùng góc giờ (theo) sao. Góc giờ (theo) sao được đo theo chiều về phía tây, trong khi xích kinh đo theo chiều về phía đông.
Xích kinh được dùng để xác định vị trí các sao và xác định khoảng thời gian cần cho một ngôi sao di chuyển đến một vị trí nào đó trên bầu trời, trong khi Trái Đất quay. Ví dụ, một ngôi sao có xích kinh 01:30:00 đang ở kinh tuyến của bạn, thì một ngôi sao có xích kinh 20:00:00 sẽ đến kinh tuyến này vào 18,5 giờ theo thời gian sao sau đó. |
8,363 | 631146 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8363 | Xích vĩ | Xích vĩ hay xích vĩ độ (viết tắt theo tiếng Anh là Dec ("declination"), ký hiệu δ), là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích kinh hoặc góc giờ. Xích vĩ của một thiên thể là khoảng cách góc từ mặt phẳng xích đạo đến thiên thể đó. Xích vĩ tương tự như vĩ độ, chiếu lên thiên cầu, đo theo góc về phía Bắc, tính từ xích đạo. Cụ thể, xích vĩ của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng xích đạo. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía bắc mặt phẳng xích đạo và âm khi nằm ở phía nam.
Xích vĩ còn được gọi là thiên độ; tuy nhiên cách gọi này có thể có nhược điểm như không nêu ra cặp phạm trù "kinh - vĩ" quen thuộc, chữ "thiên" với ý nghĩa là "nghiêng" có thể bị hiểu lầm sang nghĩa "trời".
Các điểm ở bán cầu Bắc có xích vĩ dương lên đến +90°, và các điểm ở bán cầu Nam có xích vĩ âm xuống đến −90°.
Thiên thể có xích vĩ lớn hơn +90°–"l", với "l" là vĩ độ người quan sát, có thể quan sát được trong suốt ngày sao. Các thiên thể đó gọi là thiên thể quanh cực. Ví dụ tại gần các cực, vào mùa hè của bán cầu, có thể quan sát Mặt Trời suốt 24 giờ; những ngày như thế được gọi là Mặt Trời nửa đêm. Ở những vùng gần cực, khi Mặt Trời không xuống quá 6° dưới chân trời thì không có đêm thực sự, mà trời vẫn sáng mờ mờ. Hiện tượng này được gọi là đêm trắng.
Ảnh hưởng của tiến động.
Trục quay của Trái Đất quay tiến động theo chiều về phía tây quanh cực của hoàng đạo, hoàn thành một vòng sau 26000 năm. Hiện tượng này khiến cho tọa độ của các thiên thể cố định thay đổi liên tục nhưng rất chậm. Do đó, các tọa độ xích đạo (gồm cả xích vĩ) là tương đối so với năm mà quan sát được thực hiện, và các nhà thiên văn xác định chúng với tham chiếu đến một năm cụ thể, được gọi là kỷ nguyên. Các tọa độ từ các kỷ nguyên khác nhau phải được biến đổi quay để phù hợp với nhau hay phù hợp với một kỷ nguyên tiêu chuẩn.
Kỷ nguyên tiêu chuẩn được sử dụng hiện tại là J2000.0, tức là ngày 1 tháng 1 năm 2000 tại 12:00 TT. Chữ cái "J" thể hiện rằng nó là một kỷ nguyên Julian. Trước J2000.0, các nhà thiên văn sử dụng lần lượt các kỷ nguyên Besselian B1875.0, B1900.0, và B1950.0.
Xích vĩ của sao.
Phương hướng của một ngôi sao gần như duy trì cố định bởi khoảng cách rất xa của nó, nhưng xích kinh và xích vĩ của nó có những biến thiên dài hạn do sự tiến động điểm phân và chuyển động riêng, và biến thiên tuần hoàn do thị sai năm. Xích vĩ của các thiên thể hệ Mặt Trời đặc biệt biến thiên rất nhanh so với các ngôi sao, do chuyển động quỹ đạo và khoảng cách gần hơn.
Khi quan sát từ các địa điểm trên Bắc Bán cầu của Trái Đất, các thiên thể với xích vĩ lớn hơn 90° − (trong đó = vĩ độ của người quan sát) được trông thấy quay quanh thiên cực hàng ngày mà không lặn xuống dưới chân trời, và do đó được gọi là các sao quanh cực. Một ví dụ rất điển hình chính là sao Bắc cực có xích vĩ rất gần +90°, và do đó nó là quanh cực khi được trông thấy tại bất cứ nơi nào trên Bắc Bán cầu, ngoại trừ rất gần xích đạo.
Các sao quanh cực không bao giờ lặn dưới chân trời, ngược lại, có những ngôi sao không bao giờ mọc lên trên đường chân trời, khi quan sát từ một địa điểm cho trước bất kỳ trên bề mặt của Trái Đất (ngoại trừ cực kỳ gần với xích đạo). Nói chung, nếu một ngôi sao với xích vĩ là quanh cực đối với một người quan sát (trong đó có thể là dương hoặc âm), thì ngôi sao với xích vĩ − không bao giờ mọc lên trên chân trời, khi được quan sát từ người quan sát đó (bỏ qua ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển.) Tương tự, nếu một ngôi sao là quanh cực đối với một người quan sát ở vĩ độ , thì nó sẽ không thể thấy được so với người quan sát ở vĩ độ −.
Bỏ qua khúc xạ khí quyển, đối với người quan sát ở xích đạo thì xích vĩ luôn bằng 0° ở các điểm hướng đông và tây trên đường chân trời. Tại vĩ độ , xích vĩ bằng 90° − || ở điểm hướng bắc, và −90°+|| ở điểm hướng nam. Tại các địa cực, xích vĩ là đồng đều trên suốt toàn bộ chân trời, và bằng xấp xỉ 0°.
Các sao không quanh cực chỉ có thể quan sát được trong một số ngày hoặc mùa nhất định trong năm.
Khoảng cách cực.
Tương tự xích vĩ (dec, δ) là tọa độ góc của thiên thể được đo từ xích đạo thiên cầu, khoảng cách cực ("Polar Distance") là khoảng cách góc của thiên thể trên kinh tuyến của nó nhưng được đo từ một thiên cực.
Trong hệ tọa độ xích đạo Σ(α, δ), khoảng cách cực có liên hệ sau với xích vĩ: Ø = 90° ± δ. Nó được tính bằng độ và không vượt quá 180°. Các thiên thể nằm trên xích đạo có khoảng cách cực bằng 90°.
Đối với một ngôi sao cho trước, khoảng cách cực cũng có thể được hiểu là vĩ độ tối thiểu để khi quan sát tại đó sao là quanh cực. Tất cả các sao quanh cực đều có khi quan sát tại vĩ độ "L".
Khoảng cách cực cũng chịu ảnh hưởng bởi tiến động.
Xích vĩ và vĩ độ địa lý.
Khi một thiên thể được thấy ở trực tiếp trên đỉnh đầu thì xích vĩ của nó thường luôn nằm trong khoảng 0.01 độ so với vĩ độ của người quan sát; nó không bằng chính xác do hai ảnh hưởng phức tạp sau.
Đầu tiên, áp dụng với mọi thiên thể: xích vĩ của thiên thể bằng vĩ độ thiên văn của người quan sát, nhưng thuật ngữ "vĩ độ" thông thường nói đến vĩ độ trắc địa, tức là vĩ độ trên các bản đồ và thiết bị GPS. Ở lục địa Hoa Kỳ và khu vực lân cận, sự chênh lệch (độ lệch dọc) thường chỉ bằng một vài giây cung (1 giây cung = của một độ) nhưng cũng có thể lên đến 41 giây cung.
Sự ảnh hưởng phức tạp thứ hai là cho dù không có sự lệch so với hướng thẳng đứng, "ngay trên đỉnh đầu" có nghĩa là vuông góc với mặt ellipsoid (một xấp xỉ mặt nước biển thuận tiện toán học) tại địa điểm của người quan sát, nhưng đường thẳng đứng không đi qua tâm của Trái Đất; nên các niên giám thường cho xích vĩ đo tại tâm của Trái Đất. |
8,368 | 859116 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8368 | Trojan (máy tính) | Trojan horse, tiếng Anh của Ngựa Troia, là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức năng hủy hoại tương tự virus. Một trong những thứ giăng bẫy của Ngựa Troia là nó tự nhận là giúp cho máy của thân chủ chống lại các virus nhưng thay vì làm vậy nó quay ra đem virus vào máy.
Chữ "Ngựa Troia" xuất phát điển tích nổi tiếng con ngựa thành Troia trong thần thoại Hy Lạp. Trong điển tích đó, người Hy Lạp đã giả vờ để quên một con ngựa gỗ khổng lồ khi họ rút khỏi chiến trường. Trong bụng con ngựa gỗ này có nhiều chiến binh Hy Lạp ẩn náu. Người Troia tưởng rằng mình có được một chiến lợi phẩm và kéo con ngựa gỗ này vào thành. Đến đêm thì các chiến binh Hy Lạp chui ra khỏi bụng con ngựa này để mở cửa thành giúp quân Hy Lạp vào chiếm thành.
Các kiểu gây hại.
Các kiểu gây hại rất nhiều điển hình bao gồm |
8,369 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8369 | Qubit | Quantum bit, viết tắt là qubit (), là một khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học thông tin lượng tử. Qubit được định nghĩa là một đối tượng dùng để truyền tải thông tin trên nền tảng lý thuyết thông tin lượng tử và tính toán trên máy tính lượng tử. Thuật ngữ này được đề xuất bởi Benjamin Schumacher trong bài báo của ông về mã hóa lượng tử vào năm 1993.
Qubit được xây dựng như là một đối tượng toán học với những tính chất đặc biệt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa qubit không có tính chất vật lý. Ngược lại, tùy vào hệ đang xét mà qubit sẽ được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (xem bảng dưới). Trong nghiên cứu lý thuyết, qubit thường được mô tả như một hạt có spin ½.
Khái niệm qubit đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu Vật lý lượng tử hiện đại: là viên gạch đầu tiên trong xây dựng lý thuyết kết dính lượng tử, tính toán lượng tử, viễn tải lượng tử và truyền thông lượng tử.
Biểu diễn toán học của qubit.
Qubit là một hệ lượng tử có hai mức được biểu diễn trong không gian Hilbert hai chiều. Trong không gian này, một cặp trạng thái lượng tử trực giao và chuẩn hóa được chọn để mô tả một hệ vật lý:
Dễ dàng thấy rằng các trạng thái formula_2 và formula_3 của qubit tương ứng với các giá trị nhị phân 0 và 1 của bit cổ điển. Các trạng thái này lập thành một cơ sở tính toán. Điểm khác biệt quan trọng chính là bit cổ điển chỉ có thể biểu diễn tại một thời điểm duy nhất một trạng thái 0 hoặc 1. Trong khi đó, với nguyên lý chồng chập, qubit có thể tạo thành một tổ hợp tuyến tính các trạng thái. Một trạng thái bất kỳ của qubit được viết dưới dạng:
trong đó, formula_5 và formula_6 là các số phức và thỏa mãn điều kiện chuẩn hóa:
Hai biểu thức trên cho biết khi sau khi tiến hành phép đo, kết quả thu được hoặc 0 với xác suất formula_8 hoặc 1 với xác suất formula_9.
Biểu thức tổng quát cho qubit trình bày ở trên có một ý nghĩa quan trọng: nó cho biết qubit là một sự chồng chập trạng thái kết hợp giữa formula_2 và formula_3 thay vì một hỗn hợp không kết hợp. Điều này dễ dàng thấy được nếu xét toán tử mật độ của qubit:
Các phần tử nằm ngoài đường chéo chính cho biết sự liên kết của trạng thái formula_2 và formula_3. Điều này cho phép qubit nhận một giá trị rõ ràng sau một phép biển đổi trục, điều mà không thể có được với hỗn hợp không kết hợp
. Chẳng hạn, khi áp dụng toán tử Hadamard lên qubit với trường hợp formula_16 thì thu được:
Biểu diễn qubit bằng quả cầu Bloch.
Điều kiện chuẩn hóa cho phép qubit được biểu diễn ở dạng tổng quát và tường minh hơn:
vớ các tham số formula_19 và formula_20 là các số thực. Giá trị pha toàn cục formula_21 không quan sát được nên có thể bỏ. Khi đó, biểu thức cho qubit có dạng:
Các tham số formula_23 và formula_20 xác định một điểm trên một quả cầu đơn vị 3 chiều, được gọi là quả cầu Bloch. Dễ dàng nhận thấy rằng có vô số tổ hợp giữa theta và phi nghĩa là sẽ có vô số điểm trên quả cầu. Từ luận điểm này, một người có thể mong đợi lưu trữ toàn bộ bách khoa toàn thư thế giới vào một qubit. Tuy nhiên, luận điểm này là sai. Điểm sai đầu tiên là quả cầu Bloch chỉ là biểu diễn toán học và không có cách nào xác định sự định hướng của qubit trong quả cầu này. Thứ hai, kết quả của phép đo trên qubit luôn cho 0 hoặc 1 với một xác suất cho trước. Sau phép đo, hàm sóng bị suy sụp.
Một điểm cần lưu ý là khi biểu diễn bằng quả cầu Bloch, những qubit nào trực giao với nhau thì vector bán kính của chúng đối song song với nhau. Đơn cử, các qubit formula_2 và formula_3 lần lượt được xác định tại điểm cực bắc và nam của quả cầu và chúng trực giao với nhau.
Các biến thể của qubit.
Tương tự như qubit, nếu hệ được xét có d trạng thái hoặc mức khác nhau, hay nói cách khác là không gian Hilbert có d-chiều, thì hệ đó được gọi là qudit. Hiện nay, các hướng nghiên cứu cũng đã mở rộng sang cho hệ 3 mức, tức qutrit (tr- viết tắt cho tri-, nghĩa là 3).
Trạng thái kết dính lượng tử.
Bên cạnh nguyên lý chồng chập trạng thái, lý thuyết lượng tử cho phép sự tồn tại của một trạng thái đặc biệt của qubit, gọi là kết dính lượng tử, điều mà lý thuyết cổ điển không có được. Xét một hệ gồm 2 qubit. Trạng thái tổng hợp của chúng là:
Biểu thức cuối cùng là hiển nhiên. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, trạng thái tổng hợp của hệ không thể viết dưới dạng tích của 2 qubit, điển hình là một trong 4 trạng thái Bell:
Nếu hệ 2 qubit này ở trạng thái kết dính lượng tử và giả sử mỗi qubit được trao cho Alice và Bob ở cách xa nhau. Alice tiến hành một phép đo lên một qubit và nhận được kết quả, giả sử |0>, thì ngay lập tức xảy ra sự suy sụp hàm sóng, và Bob khẳng định qubit của anh ta lúc đó là |0> mà không cần thực hiện phép đo. Điều này nghĩa là có sự tác động tức thời lên hệ ngay khi Alice thực hiện phép đo.
Trạng thái kết dính lượng tử là một trạng thái rất đặc biệt, mà đến nay chưa lý thuyết nào mô tả đầy đủ về nó. Trạng thái này được coi là một tài nguyên vô cùng quý giá trong nghiên cứu khoa học thông tin lượng tử.
Các hình thái vật lý của qubit.
Bất kỳ một hệ lượng tử 2 mức nào cũng có thể được sử dụng để biểu diễn qubit trong thực nghiệm. Ví dụ như trong quang học lượng tử, đối tượng nghiên cứu là photon thì qubit được biểu diễn bằng các trạng thái phân cực ngang hoặc dọc của photon. Trong vật lý nguyên tử, chúng có thể là các trạng thái tinh tế Zeeman của ion hoặc nguyên tử. Bảng dưới đây liệt kê một số các hệ quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan. |
8,374 | 69774779 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8374 | Video | Video ("vi-đi-ô") là phương tiện điện tử để ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ trong các phương tiện. Video lần đầu tiên được phát triển cho các hệ thống truyền hình cơ học, được thay thế nhanh chóng bằng hệ thống ống tia âm cực (CRT), sau đó được thay thế bằng một số loại màn hình phẳng.
Các hệ thống video khác nhau về độ phân giải màn hình, tỷ lệ khung hình, tốc độ làm mới, khả năng màu sắc và các phẩm chất khác. Các biến thể tương tự và kỹ thuật số tồn tại và có thể được thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm phát sóng radio, băng từ, đĩa quang, tệp máy tính và truyền phát qua mạng.
Lịch sử.
Công nghệ video lần đầu tiên được phát triển cho các hệ thống truyền hình cơ học, đã nhanh chóng được thay thế bằng hệ thống truyền hình ống tia âm cực (CRT), nhưng một số công nghệ mới cho các thiết bị hiển thị video đã được phát minh. Video ban đầu chỉ là một công nghệ sống. Charles Ginsburg đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu của Ampex phát triển một trong những máy ghi băng video thực tế đầu tiên (VTR). Năm 1951, máy ghi băng video đầu tiên đã ghi lại hình ảnh trực tiếp từ máy quay truyền hình bằng cách chuyển đổi các xung điện của máy ảnh và lưu thông tin vào băng video từ tính.
Máy quay video được bán với giá 50.000 đô la Mỹ vào năm 1956 và băng video có giá 300 đô la Mỹ mỗi cuộn một giờ. Tuy nhiên, giá giảm dần qua các năm; vào năm 1971, Sony bắt đầu bán các máy ghi âm và băng ghi hình băng video (VCR) vào thị trường tiêu dùng.
Việc sử dụng các kỹ thuật số trong video đã tạo ra video kỹ thuật số, cho phép chất lượng cao hơn và cuối cùng, chi phí thấp hơn nhiều so với công nghệ analog trước đó. Sau khi phát minh ra DVD vào năm 1997 và Blu-ray Disc vào năm 2006, doanh thu của băng video và thiết bị ghi âm đã giảm mạnh. Những tiến bộ trong công nghệ máy tính cho phép thậm chí cả máy tính cá nhân và điện thoại thông minh rẻ tiền có thể chụp, lưu trữ, chỉnh sửa và truyền video kỹ thuật số, giảm hơn nữa chi phí sản xuất video, cho phép các nhà sản xuất chương trình và đài truyền hình chuyển sang sản xuất không băng. Sự ra đời của phát sóng kỹ thuật số và quá trình chuyển đổi truyền hình kỹ thuật số tiếp theo đang trong quá trình đưa video analog vào tình trạng của một công nghệ kế thừa ở hầu hết các nơi trên thế giới. , với việc sử dụng ngày càng nhiều máy quay video độ phân giải cao với dải màu và dải màu được cải thiện và định dạng dữ liệu trung gian kỹ thuật số dải động cao với độ sâu màu được cải thiện, công nghệ video kỹ thuật số hiện đại đang hội tụ với công nghệ phim kỹ thuật số. |
8,376 | 399335 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8376 | Hoàng Đạo (định hướng) |
Hoàng đạo, trong tiếng Việt có thể có các nghĩa sau: |
8,378 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8378 | Thu thập ngẫu nhiên | Thu thập ngẫu nhiên là một phương pháp tư duy sáng tạo. Đây là phương pháp bổ sung thêm cho quá trình tập kích não.
Phương pháp này được đề nghị bởi Edward de Bono.
Các bước tiến hành.
"Lưu ý:" phần ví dụ theo sau phần này sẽ minh họa rõ ràng hơn các thủ thuật để tiến hành.
Biến thể của phương pháp.
Ngoài việc dùng các danh từ ngẫu nhiên người ta còn có thể dùng hình ảnh như là đối tượng để tập kích não tìm ý mới. Cách làm như sau: |
8,381 | 843044 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8381 | Trĩ đỏ | Trĩ đỏ ("Phasianus colchicus") là một loài chim thuộc họ Trĩ. Danh pháp chi bắt nguồn từ tiếng Latinh "phasianus", "trĩ". Danh pháp loài "colchicus" là tiếng Latinh của "Colchis" ( Georgia ngày nay), một quốc gia trên Biển Đen nơi mà chim trĩ đem đến châu Âu. "Phasianus" tách ra từ chi "Gallus", một chi của gà rừng và gà thuần hóa, khoảng 20 triệu năm trước.
Chim có nguồn gốc từ châu Á và vài nơi tại châu Âu như chân đồi phía bắc của Kavkaz và Balkan. Chúng được du nhập rộng rãi đến nơi khác như một loài chim săn tiêu khiển. Ở nhiều nơi trong phạm vi, cụ thể ở những nơi không có họ hàng, chẳng hạn tại châu Âu, nơi chúng được nhập tịch, chúng chỉ được gọi đơn giản là "chim trĩ". Trĩ khoang cổ vừa là tên được sử dụng cho loài trên khắp Bắc Mỹ và cũng là tên chung cho một số phân loài và các phân lớp của chúng có vòng cổ trắng.
Đây là một loài chim săn tiêu khiển nổi tiếng, trong số những loài địa phương có tầm quan trọng hơn, có lẽ là loài phổ biến và cổ xưa nhất trên toàn thế giới. Trĩ đỏ là một trong những loài chim bị săn lùng nhiều nhất trên thế giới. Chúng được du nhập với mục đích đó ở nhiều vùng và cũng phổ biến ở các trang trại thú săn nơi chúng được nhân giống thương mại. Đặc biệt, trĩ đỏ khoang cổ được nuôi phổ biến và được đưa đến nhiều nơi trên thế giới; đàn vật nuôi của trang trại thú săn, mặc dù chưa có giống khác biệt nào được phát triển, có thể được coi là đã bán thuần dưỡng. Trĩ đỏ khoang cổ là bang điểu của bang Nam Dakota, một trong ba loài chim duy nhất của bang Hoa Kỳ không phải là loài có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. |
8,382 | 70596190 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8382 | Dấu hỏi (dấu thanh chữ quốc ngữ) | Dấu hỏi trong tiếng Việt là một dấu thanh nằm ở trên một số nguyên âm. Khi viết ở trên nguyên âm thì đọc nguyên âm đó với giọng xuống rồi lên.
Nó viết gần giống với dấu chấm hỏi nhưng ngắn hơn và không có chấm nhỏ ở dưới. Ngoài ra, dấu chấm hỏi thuộc về các dấu chấm câu và chỉ được đặt ở cuối những câu hỏi. |
8,383 | 68730917 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8383 | Phượng Hoàng trung đô | Phượng Hoàng Trung Đô (鳳凰中都) là kinh thành do vua Quang Trung xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát, cách Phú Xuân khoảng 300 km, cách Đông Kinh Kẻ Chợ cũng khoảng 300 km.
Lịch sử trong văn tịch.
Năm 1789, Quang Trung giao cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến vùng Yên Trường thị sát chọn vùng đất giữa núi Quyết và núi con Mèo (Kỳ lân) vì thấy nơi đây là đất "thiêng" hội tụ đầy đủ bốn con vật thiêng (tứ linh) mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh thờ cúng là: Long - Ly - Quy - Phượng (còn gọi là Phụng) để xây thành gọi là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp (3 tháng 10 năm 1789), nhà vua viết: "Trẫm nay đóng đô tại Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây, Tiên sinh hãy ra đây giúp nhau mà trị nước". Kinh đô ở Yên Trường tuy còn sơ sài nhưng thực sự đã được xây dựng, lấy tên là Phượng Hoàng Trung Đô. Để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô Nguyễn Huệ đã cho lính vây bắt dân, buộc họ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành công trình có tầm vóc lớn này. Theo các sử liệu nước ngoài, dân địa phương phản đối và mạnh ai người nấy trốn.
Di tích.
Phượng Hoàng Trung Đô có 2 vòng thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, mặt thành cao 3–4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều. Nhìn từ trên không thì Thành Nội Phương Hoàng Trung Đô gần như hình tam giác: mặt hành phía Đông Bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng), phía Nam cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), phía Tây kéo dài qua cánh đồng theo một đường thẳng lên sát Mũi Rồng (một nhánh của núi Dũng Quyết.
Sách "La Sơn phu tử" nói rõ thêm:
Cũng theo sách "La Sơn phu tử", về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.
Hoàng đế Quang Trung đã ngự giá đến Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần vào tháng 5 năm 1791 và tháng 1 năm 1792. Nhưng sáu tháng sau, vua đột ngột qua đời nên không kịp thiên đô từ Phú Xuân ra Trung Đô.
Với sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, sau khi vua Quang Trung băng hà, vua Quang Toản lên ngôi không chèo chống nổi cơ đồ trước lực lượng phục thù của Nguyễn Ánh. Chúa Nguyễn Ánh sau lên ngôi lập ra nhà Nguyễn ở Huế và Phượng Hoàng Trung Đô cũng bị lãng quên.
Ngày 28 Tháng Tư năm 1998, Bộ văn hóa thông tin thể thao Việt Nam đã ra quyết định số 313/ QĐ-VH công nhận di tích Phượng Hoàng Trung đô. |
8,387 | 763210 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8387 | Cappuccino | Cappuccino (; đọc như "ca-pu-chi-nô") là thức uống có nguồn gốc từ Ý gồm cà phê và sữa khuấy bông ("steamed milk").
Ở Ý, quốc gia mà đồ uống này phổ biến nhất, theo truyền thống, được thưởng thức vào buổi sáng, vào bữa sáng hoặc sau đó, không bao giờ trong bữa ăn.
Định nghĩa.
Bên ngoài nước Ý, cappuccino là một thức uống cà phê mà ngày nay thường bao gồm một tách espresso và sữa nóng, với bề mặt được phủ một lớp sữa có bọt. Cappuccino thường được pha chế bằng máy pha cà phê espresso.
Cà phê espresso được đổ vào đáy cốc, tiếp theo là một lượng sữa nóng tương tự, được chuẩn bị bằng cách làm nóng và tạo kết cấu sữa bằng vòi hơi của máy pha cà phê espresso. Phần ba trên cùng của thức uống bao gồm bọt sữa; bọt này có thể được trang trí bằng các hình vẽ nghệ thuật được làm bằng cùng một loại sữa, được gọi là " nghệ thuật pha cà phê ".
Trong một tách cà phê cappuccino truyền thống, được phục vụ ở Châu Âu và nghệ nhân trong quán cà phê (coffee house) ở Hoa Kỳ, tổng số espresso và sữa / bọt tạo thành khoảng .
Các chuỗi nhà hàng cà phê thương mại ở Mỹ thường phục vụ cappuccino dưới dạng đồ uống hoặc lớn hơn. Ở Ý, một cappuccino bao gồm espresso; phần còn lại của cốc chứa đầy sữa và bọt bằng nhau. Ngoài phạm vi nước Ý, tỷ lệ cà phê espresso, sữa và bọt thường bằng 1/3 mỗi loại.
Cappuccino theo truyền thống thường nhỏ (tối đa 180 ml) với lớp bọt dày, trong khi "latte" truyền thống lớn hơn (200–300 ml). Caffè latte thường được phục vụ trong tách lớn; Cappuccino chủ yếu được đựng trong tách 150–180 ml có tay cầm. Cappuccino truyền thống có một lớp bọt sữa kết cấu dày hơn 1 cm; microfoam là sữa được đánh bọt / hấp trong đó các bọt nhỏ và nhiều đến mức không thể nhìn thấy, nhưng làm cho sữa nhẹ và đặc hơn. Do đó, bọt nhỏ sẽ vẫn còn một phần trên cốc khi cà phê espresso được rót vào đúng cách cũng như trộn đều với phần còn lại của cappuccino.
Giải vô địch Barista Thế giới đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 2000, và trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, các barista cạnh tranh phải sản xuất — cho bốn giám khảo cảm quan — trong số các thức uống khác là bốn cappuccino, được định nghĩa trong các Quy tắc và Quy định của WBC như [...] một thức uống cà phê và sữa phải tạo ra sự cân bằng hài hòa giữa sữa ngọt và cà phê espresso đậm đà [...]
Cappuccino được pha chế với một tách espresso, sữa có kết cấu và bọt. Độ dày của lớp bọt tối thiểu 1 cm [...] Cappuccino là đồ uống có tổng thể tích từ 150 ml đến 180 ml.
Lịch sử và từ nguyên.
Trong quá khứ, cái tên này có xu hướng đề cập đến sự tương đồng với màu nâu theo thói quen của Dòng Tu sĩ Minor Capuchin. Trên thực tế, nguồn gốc của nó có liên quan mật thiết đến sự phổ biến của cùng một loại cà phê ở châu Âu và đặc biệt là ở Đế chế Áo-Hung của thế kỷ 17-18.
Một truyền thuyết rất phổ biến liên kết tên của ông với câu chuyện về một giáo chủ dòng Capuchin, Cha Marco d'Aviano, một vị chủ nhiệm người Friulian được Giáo hoàng Innocent XI cử đến Vienna vào tháng 9 năm 1683, với mục đích thuyết phục các cường quốc châu Âu thành một liên minh chống lại Người Ottoman Hồi giáo đang bao vây họ. Trong một quán cà phê ở Vienna, lần đầu tiên anh ấy đã "sửa" lại vị quá đậm của cà phê với sữa, và thức uống mới sẽ được đặt biệt danh là kapuziner, hay "cappuccino" trong tiếng Đức.
Mặc dù gọi thức uống thời đó đúng hơn là cà phê sữa đơn giản nhưng không biết mọi chuyện thực sự diễn ra như thế nào. Có lẽ một người có tên là Johannes Theodat, chủ sở hữu của một trong những cửa hàng cà phê Vienna đầu tiên, đã thử nghiệm các loại thức uống cà phê pha chế kiểu mới.
Một giả thuyết khác trên thực tế, Franciszek Jerzy Kulczycki, người vào năm 1685, cũng ở Vienna, đã sở hữu một lượng lớn cà phê bị người Hồi giáo bỏ lại, ông tìm cách làm cho nó ngọt hơn, đã pha chế lại bằng sữa và mật ong; theo truyền thuyết, tương tự cũng sẽ nhúng một biến thể của "kipferl", một món tráng miệng có từ thế kỷ 13 và là tổ tiên của " croissant ", và có hình dạng giống như lưỡi liềm, do đó, dấu hiệu khinh thường quân Ottoman xâm lược.
Trong suốt thế kỷ 18, đồ uống gọi là là " kapuziner " đã được làm phong phú với các hương liệu mới, gia vị và kem đánh bông lên trên, đặc biệt lan rộng ở Friuli Venezia Giulia và khắp Đế quốc Áo-Hung. Vào cuối cùng thế kỷ đó, thời trang cappuccino chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị thủ công lớp bọt sữa bên trên; nhưng chỉ vào đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của những chiếc máy pha cà phê espresso đầu tiên trên thị trường, thức uống này mới bắt đầu có kết cấu như hiện nay, từ công đoạn tạo bọt sữa thông qua vòi phun hơi nước.
Chuẩn bị.
Tại Ý, đồ uống này thường được làm ngọt, thường đi kèm với bánh sừng bò hoặc các loại bánh nướng hoặc bánh ngọt khác. Cappuccino thường bao gồm khoảng 125 mL sữa và 25 mL cà phê. Bọt (hoặc tốt hơn là kem), được chuẩn bị bằng một công cụ cụ thể gọi là máy đánh bọt sữa (montalatte), Tách cà phê hoàn chỉnh phải đẹp, đặc, không có khí và có số lượng bằng khoảng 1/3 tách cappuccino. Đôi khi, để hoàn thiện, người ta rắc thêm cacao hoặc quế.
Có rất nhiều biến thể trên thế giới. Ở Ý các biến thể chính là cappuccino đậm và cappuccino nhạt. Gần đây, các kỹ thuật pha cappuccino hiện đại ngày càng nâng cao tính thẩm mỹ của cappuccino'"art coffee" hoặc "latte art" được trang trí bằng các hình vẽ từ sữa rót từ bình (bricchetto hay pitcher). hoặc các công cụ cầm tay. |
8,389 | 812749 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8389 | Linh kiện điện tử | Các linh kiện điện tử là các "phần tử rời rạc cơ bản" có những tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành "mạch điện" hay "thiết bị điện tử".
Phân loại.
Phân loại "linh kiện điện tử" có thể có nhiều tiêu chí khác nhau. Song với ý nghĩa phục vụ cho phân tích mạch và khả năng mô hình hoá thành "mạch tương đương" để tính toán được các tham số mà mạch điện thiết kế ra có thể đạt được, thì sự phân loại theo tác động tới tín hiệu điện được quan niệm là hợp lý nhất. Trong phân loại này thì bỏ qua tác động đến dòng nguồn nuôi DC nếu không có sự cần thiết phải ghi chú, như công suất lớn, toả nhiệt, gây nhiễu...
Vì rằng không có vật liệu nào có tính năng vật lý lý tưởng và không có sự tuyến tính lý tưởng, nên những linh kiện như "điện trở điện áp" nằm vào giữa các phân loại hàn lâm.
Linh kiện thụ động.
Transducer, cảm biến.
Một số cảm biến có thể dùng linh kiện chuyên dụng, hoặc dùng linh kiện phát để thu 1 dạng năng lượng tín hiệu từ một nguồn phát cùng loại. |
8,391 | 919074 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8391 | Đất | Đất hay thổ, thổ nhưỡng là tập hợp của các vật chất bao gồm chất hữu cơ, khoáng chất, chất lỏng, chất khí và sinh vật nằm bao phủ trên bề mặt của Trái Đất; có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật cũng như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: "Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển khác nhau, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết".
Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và oxy (O2) cũng như hấp thụ dioxide cacbon (CO2) đồng thời tạo ra thức ăn cho con người.)
Thành phần.
Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực. Các loại đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ. Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất.
Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.
Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:
Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi là "đất cổ".
Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất.
Độ phì nhiêu.
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
Tiến hóa tự nhiên của đất.
Một ví dụ về sự tiến hóa tự nhiên của đất từ đá diễn ra trên các dòng dung nham đã nguội trong các khu vực ấm áp dưới tác động của lượng mưa nhiều và lớn. Thực vật có thể thích nghi và sinh trưởng rất mau trong những khí hậu như vậy trên các dung nham bazan đã nguội, thậm chí ngay cả khi ở đó có rất ít các chất hữu cơ. Các loại đá xốp có nguồn gốc từ dung nham bên trong có chứa nước và các chất dinh dưỡng giúp cho cây sinh trưởng. Các chất hữu cơ dần dần được tích lũy; nhưng trước khi điều đó xảy ra, chủ yếu là các loại đá xốp trong đó rễ cây có thể mọc cũng có thể được coi là đất.
Các quá trình hóa học trong đất.
Phong hóa giải phóng các ion, chẳng hạn như kali (K+) và magnesi (Mg2+) vào trong các dung dịch đất. Một số bị hấp thụ bởi thực vật, và phần còn lại có thể liên kết với các hợp phần đất (chất hữu cơ, khoáng sét) hoặc tồn tại tự do trong dung dịch đất. Cân bằng về hàm lượng các ion trong các hợp phần đất khác nhau là cân bằng động - bị chi phối bởi các quá trình trao đổi và hấp phụ cation, anion. Sự chuyển dịch cân bằng có thể xuất phát từ những thay đổi lý học, hóa học của đất.
Cùng với quá trình axit hóa đất(chua hóa), các cation hấp thụ bởi khoáng sét có thể bị trao đổi (bởi H+) và bị rửa trôi. Ngoài ra, axit hóa đất cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình phong hóa khoáng sét, giải phóng một số ion độc hại đối với thực vật Al3+ (Al3+ là một trong những thành phần chính cấu tạo nên các silicat của đất). Bón vôi (vôi bột hoặc vôi tôi) được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải tạo và ngăn chặn quá trình chua hóa đất đai.
Mặc dù các nguyên tố như nitơ, kali và phosphor là cần thiết nhất để thực vật sinh trưởng có thể có rất nhiều trong đất, nhưng chỉ có một phần nhỏ của các nguyên tố này nằm ở dạng hóa học mà thực vật có thể hấp thụ được. Trong các quá trình như cố định đạm và hóa khoáng, các loại vi sinh vật chuyển hóa các dạng vô ích (chẳng hạn như NH4+) thành các dạng có ích (chẳng hạn NO3-) mà cây cối có khả năng sử dụng được. Các quá trình trao đổi, chuyển hóa, tương tác giữa thổ quyển (đất), thủy quyển (nước), khí quyển (không khí) và sinh quyển (quyển sống) thông qua các chu trình sinh địa hóa (chu trình nitơ và chu trình cacbon...) giúp cho vòng tuần hoàn của các nguyên tố này được khép kín.
Các thành phần hữu cơ của đất có nguồn gốc từ các mảnh vụn thực vật (xác lá cây), các chất thải động vật (phân, nước tiểu, xác chết v.v) và các chất hữu cơ chưa phân hủy khác. Các chất này khi bị phân hủy, và tái tổ hợp tạo ra chất mùn, là một loại chất màu sẫm và giàu các chất dinh dưỡng. Về mặt hóa học, chất mùn bao gồm các phân tử rất lớn, bao gồm các este của các axit cacboxylic, các hợp chất của phenol, và các dẫn xuất của benzen. Thông qua quá trình khoáng hóa, các chất hữu cơ trong đất bị phân giải và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để thực vật phát triển. Các chất hữu cơ cũng đảm bảo độ xốp cần thiết cho việc giữ nước, khả năng tưới tiêu và quá trình oxy hóa của đất.
Khô hạn của đất sẽ thúc đẩy sự xâm nhập của oxy không khí vào đất, đồng thời gia tăng quá trình oxy hóa đất và giảm hàm lượng chất hữu cơ đất. Một ví dụ về điều này có thể xem ở các loại đất tại khu vực Everglades của Florida, ở đó người ta đã tưới tiêu cho nông nghiệp, chủ yếu trong sản xuất mía đường. Nguyên thủy, đất đai ở đây rất giàu các chất hữu cơ, nhưng quá trình oxy hóa và sự nén đất đã dẫn tới sự phá hủy cấu trúc đất và các chất dinh dưỡng và làm thoái hóa đất.
Phân loại đất theo mục đích sử dụng.
Đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là các loại đất rừng, đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối; bao gồm:
Đất phi nông nghiệp.
Là loại đất đã được sử dụng nhưng không dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nêu trên; nó bao gồm:
Đất chưa sử dụng.
Gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng như bãi bồi ven sông, ven biển...
Tham khảo.
Bằng tiếng Anh: |
8,393 | 64615971 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8393 | Linh kiện điện tử thụ động |
Linh kiện điện tử thụ động là một linh kiện điện tử hoạt động nhờ vào năng lượng đã có, bao gồm
Có những thiết bị điện tử hoàn toàn thụ động, cấu tạo từ các linh kiện điện tử thụ động, không cần được cung cấp nguồn điện như:
Ngược lại với các linh kiện thụ động, các linh kiện chủ động từ cần nguồn năng lượng để hoạt động. |
8,394 | 390197 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8394 | Thiết bị thử nghiệm điện tử | Các thiết bị thử nghiệm điện tử được dùng bởi các kỹ sư điện tử học để thử nghiệm và lắp đặt thiết bị điện tử. |
8,396 | 138164 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8396 | Hồ sơ ứng tuyển | Hồ sơ ứng tuyển (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong đó, tờ lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động.
Ngoài ra, CV thường được ưa chuộng trong giới học thuật và hầu như chỉ được sử dụng khi nộp đơn xin việc ở hầu hết các quốc gia khác ngoài Canada hoặc Hoa Kỳ.
Đặc điểm chung.
Một sơ yếu lý lịch nói chung là ngắn gọn (một hoặc hai trang), chỉ chứa các kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến công việc ứng thí. Một số sơ yếu lý lịch dùng các từ khóa mà người thuê nhân công có thể đang tìm, có xu hướng tô đẹp thêm cho ứng viên, chứa các từ ngữ thể hiện nhiệt huyết.
Thông thường, các sự kiện được liệt kê theo thứ tự thời gian; ngược hoặc xuôi. Tuy nhiên, có sơ yếu lý lịch sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo các chủ đề, hồ sơ lý lịch thường dài nhiều trang và trình bày tóm tắt chi tiết về nền tảng học vấn và bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, ấn phẩm, bài thuyết trình và bài giảng, danh hiệu và các thành tích khác. Ví dụ như cho sinh viên chưa có bề dày làm việc, nhưng muốn nhấn mạnh các nhóm kỹ năng thu được qua các khóa học và đợt thực tập.
Ngày nay, các sơ yếu lý lịch hay có thêm mục kể về các khả năng làm việc với máy tính (ví dụ như soạn thảo văn bản) do máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Trong những năm 2010, việc các ứng viên cung cấp bản CV điện tử cho nhà tuyển dụng bằng email, trang web tuyển dụng trực tuyến hoặc sử dụng các website dịch vụ mạng xã hội định hướng việc làm, chẳng hạn như LinkedIn đã trở nên phổ biến.
Việt Nam.
Tại Việt Nam, các nhà tuyển dụng yêu cầu hồ sơ lý lịch của một cá nhân phải được đóng dấu chứng nhận và ký của Ủy ban Nhân dân phường (xã), hoặc Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng, Phòng tư pháp cấp huyện. Các Ủy ban Nhân dân chỉ chứng nhận khi sơ yếu lý lịch được điền theo đúng một khuôn mẫu in sẵn. Mẫu in sẵn có mục về lịch sử gia đình.
Ngoài ra còn một số các website giúp cho người tìm việc tìm được những mẫu hồ sơ xin việc hay sơ yếu lý lịch mà họ chia sẻ.
Khi đi xin việc ở Việt Nam, quy định chung là phải mang theo một bộ hồ sơ xin việc bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- 01 Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu
- 01 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy)
- 01 CV xin việc
- 01 Giấy khám sức khoẻ (trong vòng 6 tháng)
- Các loại bằng cấp, chứng chỉ
- Bản photo chứng minh thư
- 04 ảnh 4x6
Mỹ.
Từ "Curriculum Vitae" tại Hoa Kỳ mang ý nghĩa của một bản tự giới thiệu bản thân, có thể dài hơn vài trang; ngoài chứa thông tin về kinh nghiệm làm việc, quá trình giáo dục, các bài xuất bản, các giải thưởng đạt được... nó còn có thể chứa thêm ví dụ về các công trình đã làm bởi ứng viên. CV kiểu này hay được các nhà tuyển dụng về nghiên cứu khoa học hay y khoa yêu cầu.
Từ résumé có ý nghĩa gần với sơ yếu lý lịch hơn, thường chỉ ngắn gọn một đến hai trang, thích hợp với tuyển dụng kinh doanh thông thường. Thuật ngữ "résumé" (xuất phát từ tiếng Pháp) có nghĩa là "tóm tắt", thường bị thay thế bằng một hình thái đơn giản hơn của nó, chủ yếu là bởi các người Mỹ không phát âm được tiếng Pháp như "resumé" hay ngay cả "resume".
CV ở Mỹ còn có một số đặc điểm sau:
Anh.
Tại Anh, từ "Curriculum Vitae" hay "CV" là các từ tiêu chuẩn được sử dụng, thay cho từ "résumé" của Mỹ.
Đức.
Tại các nước nói tiếng Đức, một CV bao giờ cũng phải kèm theo hình ảnh chân dung của người đứng đơn.
Pháp.
Thông thường, các CV ở Pháp phải luôn được kèm theo lettre de motivation (tạm dịch là "đơn xin"), trong đó nói thêm về cá nhân (nhiệt huyết, các điểm mạnh và những gì người xin việc có thể mang đến), các yêu cầu và các mong đợi, và tất nhiên đề nghị được gặp gỡ. |
8,398 | 67707429 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8398 | Trở kháng | Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha.
Khái niệm trở kháng còn đóng vai trò trong vật lý khi nghiên cứu dao động điều hòa. Khái niệm này được chính thức có vị trí trong lịch sử kỹ thuật điện từ tháng 7 năm 1886, với đóng góp của Oliver Heaviside.
Trở kháng được biểu thị tổng quát như sau:
Với R là điện trở (Resistance), X là điện kháng (Reactance).
Dòng điện một chiều.
Với dòng điện một chiều, tại trạng thái cân bằng:
Khái niệm trở kháng tổng quát vẫn có ý nghĩa với mạch điện chứa tụ điện, cuộn cảm, điện trở khi nghiên cứu trạng thái chuyển tiếp, lúc mới đóng mạch điện hay mới ngắt nguồn điện.
Dòng điện xoay chiều.
Khi đặt hiệu điện thế là một hàm điều hòa theo thời gian, hoặc tổng của các hàm điều hòa:
Cuộn cảm.
1) Trở kháng của cuộn dây được định nghĩa là tổng của điện kháng và điện ứng của cuộn cảm
2) Điện thế của cuộn dây là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của cuộn dây
3) Cuộn dây có một tần số cảm ứng, tần số khi điện kháng bằng điện ứng, tại tần số bằng formula_11 và thời gian đạt đến tần số này là formula_12.
Tụ điện.
1) Trở Kháng của tụ điện được định nghĩa là tổng của điện kháng và điện ứng của tụ điện
2) Điện thế của tụ điện là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của tụ điện
3) Tụ điện có một tần số cảm ứng, tần số khi điện kháng bằng điện ứng, tại tần số bằng formula_23 và thời gian đạt đến tần số này là CR.
Trở kháng tổng cộng của mạch điện được tính giống với mạch điện một chiều, nhưng trên các số phức. Một cách tổng quát, nó thường là số phức:
Với "X" là phần ảo của trở kháng, được gọi là điện kháng, có giá trị phụ thuộc vào tần số của hiệu điện thế; "R" là phần thực của trở kháng, được gọi là trở kháng thuần, formula_25. |
8,399 | 781648 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8399 | Điện kháng | Trong các hệ thống điện và điện tử, điện kháng (tiếng Anh: "electrical reactance") là sự cản trở dòng điện của một phần tử trong mạch điện do điện cảm hoặc điện dung của phần tử đó. Phản ứng lớn hơn dẫn đến dòng điện nhỏ hơn cho cùng một điện áp được áp dụng. Điện kháng tương tự như điện trở, nhưng nó khác nhau ở một số khía cạnh.
Điện kháng được sử dụng để tính biên độ và thay đổi pha của dòng điện xoay chiều hình sin (AC) đi qua một phần tử mạch. Nó được ký hiệu là biểu tượng formula_1. Một điện trở lý tưởng có điện kháng bằng 0, trong khi cuộn cảm và tụ điện lý tưởng có điện trở bằng 0 – nghĩa là chỉ đáp ứng với dòng điện bằng điện kháng. Khi tần số tăng, phản ứng cảm ứng (cuộn cảm) tăng và phản ứng điện dung (tụ điện) giảm.
So sánh với điện trở.
Điện kháng tương tự như điện trở trong đó phản ứng lớn hơn dẫn đến dòng điện nhỏ hơn cho cùng một điện áp. Hơn nữa, một mạch được làm hoàn toàn bằng các phần tử chỉ có phản ứng (và không có điện trở) có thể được xử lý giống như một mạch được làm hoàn toàn bằng các phần tử không có phản ứng (điện trở thuần). Những kỹ thuật tương tự này cũng có thể được sử dụng để kết hợp các yếu tố với phản ứng với các yếu tố có điện trở nhưng thường cần số phức. Điều này được xử lý dưới đây trong phần về trở kháng.
Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa điện trở và điện kháng. Đầu tiên, phản ứng thay đổi pha để dòng điện qua phần tử được dịch chuyển bằng một phần tư chu kỳ so với điện áp đặt trên phần tử. Thứ hai, công không bị tiêu tan trong một thành phần điện kháng thuần túy mà được lưu trữ thay thế. Thứ ba, các điện kháng có thể mang giá trị âm để chúng có thể 'loại bỏ' lẫn nhau. Cuối cùng, các phần tử mạch chính có điện kháng (tụ điện và cuộn cảm) có điện kháng phụ thuộc tần số, không giống như các điện trở thường có cùng điện trở cho tất cả các tần số. |
8,401 | 880802 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8401 | Định luật Ohm | Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:
Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (đơn vị: ampere). V (trong chương trình phổ thông, V còn được ký hiệu là U) là điện áp trên vật dẫn (đơn vị volt), R là điện trở (đơn vị: ohm). Trong định luật Ohm, điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R luôn là 1 hằng số.
Định luật Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức Georg Ohm[1] và được phát hành trên một bài báo năm 1827, mô tả các phép đo điện áp và cường độ dòng điện qua một mạch điện đơn giản gồm nhiều dây có độ dài khác nhau, Ông trình bày một phương trình phức tạp hơn một chút so với trên để giải thích kết quả thực nghiệm của mình (xem phần Lịch sử dưới đây). Phương trình trên là dạng hiện đại của định luật Ohm.
Trong vật lý, thuật ngữ định luật Ohm cũng được dùng để chỉ các dạng khái quát khác của luật Ohm gốc. Ví dụ đơn giản sau:
formula_2,
Trong đó J là mật độ dòng tại một vị trí nhất định trong vật liệu điện trở, E là điện trường tại vị trí đó, và σ (Sigma) là một tham số phụ thuộc vật liệu được gọi là độ dẫn. Đây là dạng khác của Định luật Ohm viết bởi Gustav Kirchhoff.
Định luật Ohm đối với toàn mạch: cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
Lịch sử.
Ohm là một định luật rất quan trọng trong điện học, định luật do một nhà vật lý học người Đức tên là Georg Ohm (1789 - 1854) phát minh.
Ohm nghiên cứu các tính chất của điện trở trong những năm 1825 và 1826, và công bố kết quả vào năm 1827 trong cuốn "Die galvanische Kette, mathematisch bearbeitet" ("Nghiên cứu phương trình toán học của mạch điện"). Ông đã lấy cảm hứng từ công trình nghiên cứu của Fourier về lý thuyết sự truyền nhiệt để chứng minh để giải thích nghiên cứu của mình.
Từ nhỏ Ohm đã được cha dạy môn toán, cũng được cha ông rèn luyện đôi tay khéo léo, đó cũng chính là cơ sở để sau này ông đã tự tay chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu. Vào năm 1811 ông nhận học vị tiến sĩ ở trường Đại học Bilett Island.
Vào thời kỳ trước Ohm người ta còn chưa có ý niệm rõ ràng về cường độ dòng điện, về điện áp, còn khái niệm điện trở thì về cơ bản chưa có. Do điều kiện kinh tế khó khăn, trong thời gian dài Ohm phải làm gia sư và là thầy giáo dạy ở trường trung học. Đến khi mất việc dạy học, ông cơ hồ mất cơ hội trở thành một nhà vật lý học vĩ đại của thời đại. Trong thời gian rảnh rỗi, ông tranh thủ tự tay thiết kế, chế tạo các dụng cụ để tiến hành các thực nghiệm nghiên cứu khoa học. Dựa theo phương pháp của Coulomb, ông chế tạo ra máy đo lực của dòng điện để đo cường độ dòng điện, đồng thời đưa đến định nghĩa về sức điện động, đưa ra khái niệm chính xác về cường độ dòng điện và điện trở. Từ hiện tượng nhiệt phát ra trong dây dẫn khi, có dòng điện chạy qua, ông so sánh tỉ lệ giữa nhiệt phát ra và cường độ dòng điện chạy qua mà tìm ra các quy luật tương ứng. Qua một số lớn thí nghiệm tiến hành phân tích mối liên hệ giữa điện áp, cường độ dòng điện và điện trở, qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, cuối cùng năm 1826 ông phát minh ra định luật mang tên ông đó là định luật Ohm. Tuy nhiên sau khi Ohm công bố định luật mà ông đã lao tâm khổ tứ nghiên cứu hàng chục năm trời mới tìm ra được, định luật vẫn chưa gây được sự chú ý của giới khoa học và chưa được coi trọng mà còn bị hoài nghi, thậm chí bị đả kích. Thời bấy giờ ở Đức chỉ có số ít nhà khoa học thừa nhận định luật Ohm, một trong số đó là nhà khoa học Sweig hết sức ủng hộ ông. Chính ông này đã giúp ông công bố luận văn, viết thư khuyến khích:"Xin ngài cứ tin rằng khi đám mây đen tan đi thì ánh sáng chân lý sẽ chói sáng và niềm vui sẽ xua đuổi chúng đi". Nhưng luồng gió mạnh chân chính "xua tan đi đám mây mù”; lại từ nước Anh thổi đến. Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã tặng cho Ohm huy chương Kapply, đó là vinh dự cao quí đối với các nhà khoa học thời bấy giờ"." Từ đó công trình của Ohm mới được công nhận rộng rãi. Để ghi nhớ đến ông, người ta đã lấy tên ông đặt tên cho định luật và đặt tên cho đơn vị đo điện tử.
Phạm vi áp dụng.
Định luật Ohm được hình thành trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, Trong hầu hết các thí nghiệm với nhiều vật liệu khác nhau, Ohm thấy rằng cường độ dòng điện gần như tỷ lệ thuận so với điện trường. Đa số các kim loại và nhiều vật liệu dẫn điện khác tuân thủ định luật Ohm một cách gần đúng. nó đơn giản hơn so với Phương trình Maxwell.
Định luật Ohm đã được kiểm chứng trên một loạt các quy mô lớn về chiều dài. Vào đầu thế kỷ 20, người ta cho rằng định luật Ohm sẽ có thể áp dụng ở quy mô nguyên tử, nhưng các thí nghiệm thực hiện không như kỳ vọng. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng định luật Ohm hoạt động với các dây dẫn silicon nhỏ chỉ rộng bốn nguyên tử và dày một nguyên tử.
Dạng vi phân.
Ở dạng vi phân, định luật Ohm liên hệ giữa cường độ điện trường, E, với mật độ dòng điện, j, và điện trở suất, "ρ":
Dòng xoay chiều.
Với dòng điện xoay chiều, một thiết bị Ohm sẽ tuân theo định luật Ohm như sau:
với "Z" là trở kháng tại tần số của hiệu điện thế, không phụ thuộc vào độ lớn của hiệu điện thế.
Tham khảo.
[1] "Mathematical work on the electrical circuit" from 1827 - "Die galvanische Kette, mathematisch bearbeitet" |
8,412 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8412 | In thạch bản | In thạch bản còn gọi là in litô, in đá là một phương pháp in ấn trên bề mặt nhẵn. Một kỹ thuật tương tự đã được phát triển để sản xuất các thiết bị bán dẫn và MEMS.
In ấn.
Nguyên lý.
Nguyên lý của in thạch bản trong ngành in ấn dựa vào lực đẩy giữa dầu và nước. Dầu và nước không trộn lẫn nhau và luôn có xu hướng tách rời nhau.
Hình ảnh ngược của những vệt dầu được dính trên một bề mặt. Sau đó, bề mặt này được ngâm vào nước rồi nhấc lên. Nước nhanh chóng chảy đến các vị trí chưa dính dầu trên bề mặt, nhờ lực đẩy với dầu. Tiếp đến, một trống mực dầu lăn qua bề mặt. Mực dầu là loại mực hòa tan trong dầu, nhưng bị đẩy ra trong nước. Như vậy các chỗ dính dầu sẽ có mực, còn chỗ dính nước thì không. Hình ảnh mực trên bề mặt sẽ giống hình ảnh vệt dầu ban đầu. Mực này có thể được áp trực tiếp, hay qua trung gian, vào giấy hay bề mặt cần in để tạo hình ảnh xuôi.
Các công nghệ ban đầu.
Kỹ thuật in này được sáng chế bởi Alois Senefelder ở Bohemia vào năm 1798, và là công nghệ in mới đầu tiên sau in khắc nổi của thế kỷ 15. Trong các phiên bản đầu tiên của kỹ thuật, người ta hay dùng bề mặt của đá vôi để vẽ dầu lên. Do đó mới có tên gọi in đá. Sau khi có hình dầu trên đá, axít được đổ lên để dầu thẩm thấu sâu vào trong đá. Khi dầu đã ngấm vào trong đá, keo Ả Rập, một dung dịch nước, được đổ lên sau đó, bám vào những chỗ chưa có dầu, để dầu không thấm loang ra những chỗ này. Khi in, nước dính vào chỗ có keo Ả Rập, còn mực dầu dính vào những chỗ còn lại.
Vài năm sau khi được sáng chế, kỹ thuật này đã được dùng để in màu. Các họa sĩ thích phương pháp này vì họ có thể dùng sáp dầu vẽ ngược trực tiếp trên đá, hoặc vẽ sáp dầu xuôi trên giấy rồi áp lên đá. Phương pháp in màu bằng công nghệ này được hoàn thiện vào thế kỷ 19 với tên gọi in thạch bản màu. Nhiều tác phẩm in màu đẹp đã ra đời tại châu Mỹ và châu Âu thời kỳ này. Với kỹ thuật in màu, các phiến đá khác nhau được dùng cho mỗi màu, và bản in sẽ được in lần lượt qua các phiến đá. Khó khăn nhất là phải căn chính xác vị trí các hình màu sao cho không bị lệch nhau.
Kỹ thuật hiện đại.
Ngày nay kim loại (nhôm) hay chất dẻo đã thay thế các bản đá. Các bản này có bề mặt dính nước (có thể được đánh nhám), được phủ bởi một lớp nhũ tương nhạy sáng. Một phim âm bản của hình cần in được đặt bên trên thạch bản, rồi được chiếu ánh sáng, để lọt ánh sáng với cường độ theo hình ảnh dương bản lên lớp nhũ tương. Lớp nhũ tương sau đó được tráng bằng chất hóa học, rửa trôi những phần được chiếu ít ánh sáng. Thạch bản này sau đó được cuộn lên một trống, lăn qua nước. Nước dính vào phần nhám lộ ra của bản, tức là phần hình âm bản. Sau đó trống mực sẽ lăn lên, dính mực vào phần nhũ tương nhẵn, tức là phần hình dương bản.
Nếu áp trực tiếp bản này lên giấy, ta thu được bản in, nhưng bản in sẽ dính nước. Để cải tiến, người ta áp bản mực lên trống cao su, đế dính mực lên trống này, nhưng ép hết nước rơi ra ngoài. Trống này sau đó truyền mực lên giấy. Phương pháp này chính là in thạch bản offset.
Nhiều cải tiến công nghệ đã liên tục được thực hiện, như in nhiều màu trong một lần in, hay phương pháp rắc mực Dahlgren không cần đến giai đoạn tách nước ra khỏi bản in.
Sự xuất hiện của xuất bản trên máy tính giúp mọi người dễ dàng tạo các bản in một cách chuyên nghiệp. Máy chụp bản giúp in trực tiếp từ máy tính lên phim mà không qua giai đoạn chụp ảnh trung gian. Máy chế bản giúp loại bỏ mọi công đoạn tráng phim, đưa tín hiệu số máy tính trực tiếp lên bản in.
In thạch bản trong công nghệ bán dẫn.
"Xem bài chính quang thạch bản."
Công nghệ chế tạo vi mạch bán dẫn áp dụng các phương pháp của in thạch bản. Phương pháp in thạch bản cũng dùng cho các ứng dụng MEMS, vì có khả năng tạo các chi tiết có kích cỡ micrômét trên một bề mặt rộng. Trong chế tạo bán dẫn, công nghệ này hay áp dụng cho bề mặt silíc, nhưng một số vật liệu khác cũng được dùng. Lĩnh vực này đã có quang thạch bản phi quang bản mới xuất hiện. |
8,413 | 387563 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8413 | Máy làm sữa đậu nành | Một máy làm sữa đậu nành là một đồ điện gia dụng tự động nấu sữa đậu nành, một thức uống làm từ đậu tương. Máy làm sữa đậu nành có thể được đặt chương trình làm sữa các loại hạt cây và ngũ cốc khác như sữa đậu xanh, sữa hạnh nhân và các thức uống sinh tố từ rau.
Sữa đậu nành tự làm ở nhà thường rẻ hơn mua sẵn. Ngoài ra, nó có thể được chế biến phù hợp khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của người uống. Okara, một sản phẩm phụ bổ dưỡng trong quá trình làm sữa đậu nành, có thể dùng làm nguyên liệu cho nhiều công thức nấu.
Việc chế biển sữa đậu nành tại gia, nếu không dùng máy, thường khá vất vả với các giai đoạn như ngâm nước đậu tương, xay đậu bằng cối xay, chắt nước, rồi nấu. Máy làm sữa đậu nành thực hiện các bước này tự động, đơn giản hóa việc tự làm sữa đậu nành ở nhà.
Hoạt động cơ bản.
Một máy làm sữa đậu nành hoạt động giống như một sự kết hợp giữa máy xay sinh tố và máy pha cà phê tự động. Đậu tương đã ngâm được đổ vào cốc lọc của máy. Tại đó máy sẽ nghiền đậu thành một thứ bột nhão và mịn. Hỗn hợp này sau đó được lọc (tương tự như lọc trà) vào nước, rồi được đun nóng, làm chín cả đậu và okara.
Đa số máy làm sữa đậu nành có cơ chế để ngắt và bật quá trình đun sôi sữa, tránh việc sữa bị tràn ra ngoài. Bình đun được cắt điện khi mực nước dâng lên đỉnh của bình đựng, rồi lại được bật khi sữa trở về một mức nhất định. Cơ chế này lặp lại trong suốt quá trình đun sữa, kéo dài khoảng 15 phút.
Sau khi sữa đã chín hoàn toàn, máy sẽ tự động tắt, để lại okara trong cốc lọc và sữa đậu nành trong bình đun. Nhiều máy kêu "bíp" khi việc chế biến sữa đã hoàn thành. |
8,414 | 3200 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8414 | Bã đậu (thực phẩm) |
Okara là một thứ bột màu vàng chứa các phần không hòa tan trong nước của đậu tương, thường để lại trong bộ lọc khi bột đậu tương được lọc để làm sữa đậu nành. Nó chứa ít chất béo, nhiều protein, sắt, calci, và riboflavin.
Okara chủ yếu được dùng để chế biến thức ăn cho heo và gia súc. Nó cũng được dùng để làm trung hòa vị cho bánh mỳ hay bột nhào bánh ngọt. Giống như mọi sản phẩm của đậu tương, nó chỉ được hấp thụ dễ dàng trong hệ tiêu hóa sau khi được đun kỹ, ít nhất khoảng một giờ đồng hồ.
Từ "Okara" có nguồn gốc từ tiếng Nhật Bản. |
8,416 | 791390 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8416 | Video CD | VCD (viết tắt của thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh Video Compact Disc) là một kỹ thuật nén phim ảnh (hình ảnh và âm thanh) trên đĩa CD. VCD có thể được chơi trên các máy đọc VCD, máy tính cá nhân, và nhiều máy đọc DVD.
Tiêu chuẩn VCD được sáng chế bởi Sony, Philips, Matsushita, và JVC vào năm 1993 và là một tiêu chuẩn của Sách Trắng.
Lịch sử.
VCD (Video Compact Disc) được giới thiệu năm 1993 bởi các hãng: Philips, JVC, Matsushita, và Sony trên cơ sở của CD-i và CD-ROM XA. Đĩa này chứa khoảng 74 phút video theo định dạng MPEG-1 (hoặc chứa âm thanh kỹ thuật số dạng ADPCM)
Năm 1993, hai tiêu chuẩn lưu trữ quang học mật độ cao (high-density) bắt đầu được phát triển, một là đĩa MultiMedia Compact Disc, được hỗ trợ bởi Philips và Sony, và định dạng còn lại là Super Density Disc, hỗ trợ bởi Toshiba, Time Warner, Matsushita Electric, Hitachi, Mitsubishi Electric, Pioneer, Thomson, và JVC. Tổng giám đốc IBM, Lou Gerstner, đóng vai trò như một người "mai mối", đã tạo nên một nguồn lực thúc đẩy hai bên tạo nên một định dạng chuẩn chung duy nhất, khi ông thấy trước sự tái hiện cuộc chiến định dạng videotape giữa VHS và Betamax vào những năm 1980.
SVCD (Super Video Compact Disc) là một định dạng chứa video ở độ phân giải cao hơn so với chuẩn VCD thông thường. |
8,425 | 648222 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8425 | Sóng thần | Sóng thần (tiếng Nhật: 津波 "tsunami") là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Đây là một loại hình thiên tai mà cho đến nay con người vẫn chưa thể tìm ra giải pháp để dự báo hoặc biết trước. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn. Nó tàn phá, cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, cơ sở vật chất và nhấn chìm hàng trăm ngàn người vài giờ trong nước.
Thuật ngữ "tsunami" (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "bến" (津 "tsu", âm Hán Việt: "tân") và "sóng" (波 "nami", "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu; khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét. Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài .
Ở phương Tây sóng thần trước kia từng được coi là "sóng thủy triều" (tiếng Anh: "tidal wave") vì khi tiến vào bờ, sóng tác động như một đợt thủy triều mạnh dâng lên, khác hẳn loại sóng thường gặp ngoài biển tạo bởi gió. Tuy nhiên, vì không đúng với thực tế cho nên thuật ngữ này không còn dùng nữa.
Nguyên nhân.
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi lại ("snaps back") tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50–150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.
Các đặc điểm.
Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh, vì thế chúng ta có thể có nhiều tiếng đồng hồ chuẩn bị từ khi nó hình thành tới lúc ập vào một bờ biển, nó xuất hiện một thời gian khá dài sau khi sóng địa chấn hình thành từ nơi xảy ra sự kiện lan tới. Năng lượng trên mỗi mét dài trong sóng tỷ lệ với nghịch đảo của khoảng cách từ nguồn phát.
Thậm chí một trận sóng thần riêng biệt có thể liên quan tới một loạt các đợt sóng với những độ cao khác nhau. Ở vùng nước rộng, các cơn sóng thần có chu kỳ rất dài (thời gian để đợt sóng sau tới vị trí một điểm sau đợt sóng trước), từ nhiều phút tới nhiều giờ, và chiều dài sóng dài lên tới hàng trăm kilômét. Điều này rất khác biệt so với các con sóng hình thành từ gió bình thường trên mặt đại dương, chúng thường có chu kỳ khoảng 10 giây và chiều dài sóng 150 mét.
Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới một mét. Điều này khiến những người ở trên tàu giữa đại dương khó nhận ra chúng. Bởi vì chúng có chiều dài sóng lớn, năng lượng của một cơn sóng thần điều khiển toàn bộ cột nước, hướng nó xuống phía đáy biển. Các cơn sóng đại dương ở vùng nước sâu thường xuất hiện do chuyển động của nước tính từ bề mặt đến một độ sâu bằng một nửa chiều dài sóng. Điều này có nghĩa rằng sự di chuyển của sóng bề mặt đại dương chỉ đạt tới độ sâu khoảng 100 m hay ít hơn. Trái lại, những cơn sóng thần hoạt động như những con sóng vùng nước nông giữa biển khơi (bởi chiều dài của chúng ít nhất lớn gấp 20 lần chiều sâu nơi chúng hoạt động), bởi sự phân tán chuyển động của nước ít xảy ra nơi nước sâu.
Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu "dựng đứng lên"; phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. Tuy một người ở ngoài đại dương có thể không nhận thấy dấu hiệu sóng thần, nhưng khi vào bờ nó có thể đạt chiều cao một tòa nhà sáu tầng hay hơn nữa. Quá trình dựng đứng lên này tương tự như khi ta vẩy một chiếc roi da. Khi sóng tiến từ phía cuối ra đầu roi, cùng một lượng năng lượng phân bố trong khối lượng vật liệu ngày càng nhỏ, khiến chuyển động trở nên mãnh liệt hơn. Càng đi vào đất liền, tốc độ di chuyển sẽ chậm lại nhưng ngọn sóng cao.
Một con sóng trở thành một con "sóng nước nông" khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn (hàng trăm kilômét), các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương. Những con sóng nước nông di chuyển với tốc độ bằng căn bậc hai của tích giữa gia tốc trọng trường (9.8 m/s2) và chiều sâu nước. Ví dụ, tại Thái Bình Dương, với độ sâu trung bình 4000 m, một cơn sóng thần di chuyển với tốc độ khoảng 200 m/s (720 km/h hay 450 dặm/giờ) và mất ít năng lượng, thậm chí đối với những khoảng cách lớn. Ở độ sâu 40 m, tốc độ sẽ là 20 m/s (khoảng 72 km/h hay 45 dặm/giờ), nhỏ hơn tốc độ trên đại dương nhưng rõ ràng con người không thể chạy nhanh hơn tốc độ này.
Sóng thần lan truyền từ nguồn phát (tâm chấn), vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. Tuy nhiên, các cơn sóng thần có thể gây nhiễu xạ xung quanh các mảng lục địa (như thể hiện trong hoạt hình này).
Đặc trưng riêng của điều kiện địa lý địa phương có thể dẫn tới hiện tượng triều giả hay sự hình thành các đợt sóng dừng, có thể gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển. Ví dụ, cơn sóng thần lan tới Hawaii ngày 1 tháng 4 năm 1946 có thời gian ngắt quãng mười lăm phút giữa các đợt sóng. Chu kỳ cộng hưởng tự nhiên của Vịnh Hilo là khoảng mười ba phút. Điều đó có nghĩa mỗi đợt sóng tiếp theo trùng pha với chuyển động của Vịnh Hilo, tạo ra một đợt triều giả trong vịnh. Vì thế, Hilo bị thiệt hại nặng nền nhất so với tất cả các địa điểm khác tại Hawaii, đợt sóng thần/triều giả có độ cao lên tới 14 m giết hại 159 người.
Sóng biển được chia làm ba loại, căn cứ vào độ sâu:
Dù được tạo ra ở tầng nước sâu (khoảng 4000 m dưới mực nước biển), sóng thần được xem là sóng ở tầng nước nông. Khi sóng thần tiến vào tầng nước nông gần bờ, khoảng thời gian của nó không đổi, nhưng chiều dài sóng thì giảm liên tục, điều này làm cho nước tích tụ thành một mái vòm khổng lồ, gọi là hiệu ứng "bị cạn".
Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới.
Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần: :
Cảnh báo và ngăn chặn.
Sóng thần không thể được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra, và nhiều hệ thống đang được phát triển và được sử dụng để giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi đợt sóng thần là vùng lõm của nó, nước biển sẽ rút khỏi bờ với khoảng cách bằng nửa chu kỳ sóng trước khi đợt sóng tràn tới. Nếu đáy biển có độ nghiêng thấp, sự rút lui này có thể lên tới hàng trăm mét. Những người không nhận thức được về sự nguy hiểm có thể vẫn ở lại trên bãi biển vì tò mò, hay để nhặt những con cá trên đáy biển lúc ấy đã trơ ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi sóng của cơn sóng thần đạt mức đỉnh lần thứ nhất, những đợt sóng tiếp theo có thể khiến nước dâng cao hơn. Một lần nữa, việc hiểu biết về hoạt động của sóng thần rất quan trọng, để có thể nhận thức rằng khi mực nước rút xuống lần đầu tiên, nguy hiểm chưa hề qua. Ở những vùng bờ biển có độ cao thấp, một trận động đất mạnh là dấu hiệu cảnh báo chính rằng một cơn sóng thần có thể đã được tạo ra.
Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể sử dụng những hệ thống cảnh báo sóng thần để xác định và cảnh báo người dân trước khi sóng đi tới đất liền. Tại một số cộng đồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ, vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần Thái Bình Dương, những dấu hiệu cảnh báo hướng dẫn người dân đường thoát hiểm khi một cơn sóng thần tràn tới. Các mô hình trên máy tính có thể dự đoán phỏng chừng khoảng thời gian tràn tới và sức mạnh của sóng thần dựa trên thông tin về sự kiện gây ra nó và hình dạng của đáy biển (bathymetry) và vùng đất bờ biển theo địa hình học.
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là từ những loài động vật ở gần. Nhiều loài vật cảm giác được sự nguy hiểm và bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những con sóng tràn tới. Vụ động đất Lisbon là trường hợp đầu tiên được ghi lại về hiện tượng đó tại châu Âu. Hiện tượng này cũng đã được nhận thấy tại Sri Lanka trong trận Động đất Ấn Độ Dương 2004 (""). Một số nhà khoa học có thể suy luận rằng các loài vật có thể có một khả năng cảm nhận được sóng hạ âm ("sóng Rayleigh") từ một trận động đất nhiều phút hay nhiều giờ trước khi một cơn sóng thần tấn công vào bờ (Kenneally, ").
Trong khi vẫn chưa có khả năng ngăn chặn sóng thần, tại một số quốc gia thường phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên này, một số biện pháp đã được tiến hành nhằm giảm thiệt hại do sóng thần gây ra. Nhật Bản đã áp dụng một chương trình lớn xây dựng các bức tường chắn sóng thần với chiều cao lên tới 4.5 m (13.5 ft) trước những vùng bờ biển nhiều dân cư sinh sống. Những nơi khác đã xây dựng các cửa cống và kênh để dẫn dòng nước từ những cơn sóng thần đi hướng khác. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, bởi vì các cơn sóng thần thường cao hơn tường chắn. Ví dụ, đợt sóng thần tràn vào đảo Hokkaido ngày 12 tháng 7 năm 1993 tạo ra những đợt sóng cao tới 30 m (100 ft) - tương đương một tòa nhà 10 tầng. Thị trấn cảng Aonae đã được trang bị một bức tường chắn sóng thần bao kín xung quanh, nhưng các cơn sóng đã tràn qua tường và phá hủy toàn bộ cấu trúc xây dựng bằng gỗ trong vùng. Bức tường có thể có tác dụng trong việc làm chậm và giảm độ cao sóng thần nhưng nó không ngăn cản được tính phá hủy và gây thiệt hại nhân mạng của sóng thần.
Những hiệu ứng của một cơn sóng thần có thể giảm bớt nhờ những yếu tố thiên nhiên như cây trồng dọc bờ biển. Một số vị trí trên đường đi của cơn sóng thần Ấn Độ Dương 2004 hầu như không bị thiệt hại gì nhờ năng lượng sóng thần đã bị một dải cây như dừa và đước hấp thụ. Một ví dụ khác, làng Naluvedapathy tại vùng Tamil Nadu Ấn Độ bị thiệt hại rất ít khi những con sóng thần tan vỡ trong khu rừng 80.244 cây được trồng dọc bờ biển năm 2002 để được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness. Những nhà môi trường đã đề xuất việc trồng cây dọc theo những vùng bờ biển có nguy cơ sóng thần cao. Tuy có thể mất vài năm để cây lớn đạt tới kích cỡ cần thiết, những công cuộc trồng rừng như vậy có thể mang lại những công cụ hữu hiệu, rẻ tiền cũng như có tác dụng lâu dài trong việc ngăn chặn sóng thần hơn những biện pháp đắt tiền, gây hại đến môi trường như các bức tường chắn sóng.
Ứng phó với sóng thần.
Khi đang ở trên biển, ven biển.
Khi đang ở trên tàu, thuyền trên biển, hoặc vùng ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì bạn không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu.
Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình di chuyển ra biển nếu có đủ thời gian và thực hiện các biện pháp phòng tránh theo thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng của địa phương đang sinh sống.
Tuyệt đối không ai được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng, vì sóng thần có sức phá hoại rất lớn.
Khi ở trên đất liền.
Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần, bạn phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc ở nơi cách xa bờ biển từ 500m trở lên.
Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần, bạn phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc ở nơi cách xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người tàn tật đi sơ tán.
Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển, bạn phải sơ tán vào sâu trong đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán; Nếu bạn đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng. Nếu bạn đang đi trên đường khu vực gần biển: Bạn không được đi ra hướng bờ biển.
Các trận sóng thần lịch sử.
Sóng thần xảy ra thường xuyên nhất ở Thái Bình Dương nhưng là một hiện tượng toàn cầu; sóng thần có thể xảy ra ở bất kì nơi nào có khối nước lớn, bao gồm cả những hồ nằm trong đất liền, có khả năng xảy ra sự dịch chuyển của khối đất bên dưới. Những cơn sóng thần nhỏ, không gây thiệt hại và không thể nhận biết được nếu không có thiết bị chuyên môn, xảy ra thường xuyên như kết quả của những trận động đất nhẹ và các địa chấn khác.
Trận sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700.
Ngày 26 tháng 1 năm 1700, trận động đất Cascadia, một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, làm gián đoạn Cascadia Subduction Zone offshore từ đảo Vancouver đến bắc California, tạo nên một cơn sóng thần được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản cũng như trong lịch sử truyền khẩu của người thổ dân châu Mỹ.
Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755.
Hàng vạn người sống sót qua trận động đất ở Lisboa năm 1755 đã thiệt mạng trong đợt sóng thần xảy ra sau đó nửa giờ. Nhiều cư dân thành phố chạy ra bờ biển, tin rằng nơi này có thể tránh khỏi các đám cháy và mảnh vỡ do động đất. Trước khi cơn sóng thần ập vào cảng, nước rút rất nhanh, để lộ những hàng hóa bị rơi xuống biển và những chiếc tàu đắm bị lãng quên.
Động đất, sóng thần và hỏa hoạn sau đó đã giết chết hơn một phần ba dân số Lisboa trước trận động đất. Những văn lịch sử ghi chép lại các cuộc thám hiểm của Vasco da Gama và những nhà hàng hải trước đó bị mất, rất nhiều ngôi nhà bị phá hủy (gồm cả đa số những kiến trúc Manueline Bồ Đào Nha). Những người châu Âu ở thế kỷ 18 đã tìm cách giải thích thảm họa này trong tôn giáo và các hệ thống đức tin lý trí. Các nhà triết học Thời khai sáng, nổi tiếng nhất là Voltaire, đã viết về sự kiện này. Quan niệm triết học về sự siêu phàm, như được nhà triết học Immanuel Kant miêu tả trong cuốn "Beobachtungen über das Gefühl des Schönen und Erhabenen" (Những quan sát về Cảm giác của Cái đẹp và sự Siêu phàm), có một phần cảm hứng trong nỗ lực tìm hiểu tầm cỡ của trận động đất và sóng thần Lisboa.
1883 - Vụ nổ phun trào Krakatoa.
Hòn đảo núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã nổ tung với sức mạnh hủy diệt năm 1883, thổi tung một phần buồng magma dưới chân nó khiến vùng đất nằm phía trên đó và đáy biển sụp đổ. Một loạt những cơn sóng thần đã hình thành sau vụ sụp đổ, một số cơn đạt tới độ cao hơn 40 mét trên mực nước biển. Các cơn sóng thần được quan sát thấy trên khắp Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bờ biển phía tây nước Mỹ, Nam Mỹ và thậm chí xa tới cả Kênh Anh Quốc. Ở bờ biển phía đối diện tại Java và Sumatra nước lụt tràn sâu nhiều dặm vào trong bờ gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng tới mức một vùng dân cư đã không bao giờ được khôi phục và trở thành rừng rậm và hiện là khu dự trữ sinh quyển Ujung Kulon
Vụ nổ Halifax xảy ra ngày thứ Năm, 6 tháng 12 năm 1917 lúc 9:04:35 sáng giờ địa phương tại Halifax, Nova Scotia ở Canada, khi chiếc tàu chở vũ khí cho Chiến tranh thế giới thứ nhất "Mont-Blanc" của Pháp va chạm với chiếc tàu thủy Na Uy "Imo" được thuê chở đồ trợ cấp cho Bỉ. Hậu quả của vụ va chạm làm chiếc "Mont-Blanc" bốc cháy và nổ tung. Vụ nổ gây ra một cơn sóng thần, và một làn sóng sung kích trong không khí.
1929 - Trận sóng thần Newfoundland.
Ngày 18 tháng 11 năm 1929, một trận động đất mạnh 7.2 độ xảy ra bên dưới Dốc Laurentian tại Grand Banks. Chấn động được cảm nhận thấy tại khắp các tỉnh bang vùng Atlantic ở Canada và đến tận Ottawa ở phía tây cũng như Claymont, Delaware ở phía nam. Hậu quả là sau 2½ giờ một cơn sóng thần cao hơn 7 mét tràn vào bán đảo Burin trên bờ biển phía nam Newfoundland, 28 người thuộc nhiều cộng đồng dân cư đã thiệt mạng.
1946 - Trận sóng thần Thái Bình Dương.
Ngày 1 tháng 4 trận sóng thần do vụ Động đất quần đảo Aleut gây ra giết hại 165 người tại Hawaii và Alaska dẫn tới việc hình thành hệ thống cảnh báo sóng thần (cụ thể là Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương), được thành lập năm 1949 giám sát cho các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Tại Hawaii cơn sóng thần được gọi là "Sóng thần Ngày Nói dối" vì mọi người đã tin rằng cảnh báo sóng thần là một trò đùa Ngày Nói dối.
1960 - Trận sóng thần Chile.
Trận Động đất Lớn Chile với cường độ 9.5 độ Richter là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20.
Cơn sóng trải dài khắp Thái Bình Dương, với những con sóng đo được tới 25 mét. Đợt sóng đầu tiên ập tới Hilo, Hawaii sau khoảng 14.8 giờ từ khi nó được hình thành ngoài khơi Trung Nam Chile.
Đợt sóng cao nhất tại Vịnh Hilo đo được khoảng 10,7 m (35 ft.). 61 người thiệt mạng với nguyên nhân được cho là do không để ý tới những hồi còi báo động. Khi sóng thần tràn vào Onagawa, Nhật Bản, 22 giờ sau trận động đất, chiều cao sóng đạt 3 mét trên mực thủy triều đang dâng cao. Số lượng người chết do vụ động đất và cơn sóng thần sau đó được ước lượng trong khoảng 490 tới 2.290.
1963 - Thảm họa Đập Vajont.
Hồ chứa nước phía sau Đập Vajont phía bắc Ý đã bị một trận lở đất lớn lao xuống. Một cơn sóng thần phát sinh quét qua đỉnh đập (nhưng không làm vỡ nó) lao xuống thung lũng bên dưới. Gần 2.000 người thiệt mạng.
1964 - Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh.
Sau Trận động đất Ngày thứ Sáu Tuần thánh cường độ 9.2 độ, một cơn sóng thần đã tấn công Alaska, British Columbia, California và các thị trấn ven bờ biển tây bắc Thái Bình Dương, khiến 121 người chết. Những cơn sóng cao tới 6 mét, và giết hại 6 người ở Crescent City, California.
1976 - Trận sóng thần Vịnh Moro.
Ngày 16 tháng 8 năm 1976 lúc 12:11 sáng, một trận động đất 7.9 độ xảy ra ở đảo Mindanao, Philippines. Nó tạo ra một cơn sóng thần tàn phá hơn 700 km bờ biển quanh Vịnh Moro ở phía Bắc biển Celebes. Ước lượng số người chết trong thảm họa này lên tới 5.000 người, 2.200 người mất tích hay được cho đã chết, hơn 9.500 người bị thương và tổng cộng 93.500 trở thành vô gia cư. Nó cũng đã tàn phá các thành phố và thị trấn như Thành phố Pagadian, Zamboanga del Sur, Thành phố Zamboanga, Basilan, Sulu, Sultan Kudarat, Maguindanao, Thành phố Cotabato, Lanao del Sur và Lanao del Norte.
1979 - Trận sóng thần Tumaco.
Một trận động đất mạnh 7.9 độ đã xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1979 lúc 7:59:4.3 (UTC) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador. Trận động đất và cơn sóng thần do nó gây ra đã phá hủy ít nhất năm làng cá và cái chết của hàng trăm người tại tỉnh Nariño Colombia. Chấn động được cảm nhận thấy tại Bogotá, Cali, Popayán, Buenaventura và nhiều thành phố khác tại Colombia và tại Guayaquil, Esmeraldas, Quito cũng như nhiều vùng khác tại Ecuador. Khi Sóng thần Tumaco tràn lên bờ, nó phá hủy trầm trọng thành phố Tumaco, cũng như các thị trấn El Charco, San Juan, Mosquera và Salahonda trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Tổng số nạn nhân trong thảm họa này là 259 người chết, 798 người bị thương 95 người mất tích hoặc được cho là đã chết.
1993 - Trận sóng thần Okushiri.
Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12 tháng 7 năm 1993. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã cảnh báo sóng thần quá muộn. Kết quả, 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích hay bị thương. Thêm nữa, hàng trăm triệu chú chim cảnh, mèo và chó cũng thiệt mạng. Trận sóng thần này cũng làm thay đổi một phần của khu vực này.
2004 - Trận sóng thần Ấn Độ Dương.
Trận động đất Ấn Độ Dương 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.90-9.30 trên thang độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9.0 Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004 giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử . Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn kilômét tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi. Thảm họa đã dẫn tới một chiến dịch quyên góp toàn cầu hỗ trợ cho các nạn nhân, với hàng tỷ dollar đã được quyên góp.
Không giống như Thái Bình Dương, không hề có một trung tâm cảnh báo sóng thần nào đặt tại Ấn Độ Dương. Một phần do nguyên nhân là do từ vụ phun trào Krakatoa năm 1883 (giết hại 36.000 người) tới năm 2004 không một trận sóng thần nào xảy ra ở khu vực này. Sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát sóng thần toàn cầu.
2006 - Trận sóng thần nam Đảo Java.
Một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 tháng 7 năm 2006 tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng về những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 mét tại Cilacap tới 6 mét tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 mét bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích.
2010 - Trận sóng thần Chile.
Trận động đất lớn ở Chile với cường độ 8.8 độ Richter xảy ra ngày 27 tháng 2 năm 2010 gần thành phố Concepción, cách thủ đô Santiago 500 km về phía nam. Trận động đất này gây ra những trận sóng thần tàn phá nhiều thành phố dọc bờ bể Chile và những sóng thần nhỏ ở Hawaii và Nhật Bản.
2011 - Trận sóng thần Sendai.
Trận động đất mạnh 9.0 độ Richter xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 gần thành phố Sendai, cách thủ đô Tokyo 373 km về phía nam. Trận động đất này gây ra sóng thần dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác tại Châu Đại Dương, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Những đợt sóng khủng khiếp đã tràn qua các bức tường chắn sóng, gây nên lũ lụt cho các tỉnh Fukusima, IWate, Miyako... Các thị trấn bị sóng ập vào phá hủy nặng nề, hàng trăm ngàn ngôi nhà, trường học, bệnh viện sập đổ, tệ hơn, đợt sóng thần này đã gây ra thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất Nhật Bản thời hiện đại, khi chúng tàn phá vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây rò rỉ phóng xạ. Sau thảm hoạ, có 15.900 người chết, gần 2.300 người mất tích, và thiệt hại vật chất lên đến 309 tỷ USD.
Các trận sóng thần lịch sử khác.
Các cơn sóng thần khác đã xảy ra gồm:
Sóng thần tại Bắc Mỹ và Caribe.
Nguồn: NOAA Văn phòng Dự báo Thời tiết Quốc gia
Liên kết ngoài.
Hình ảnh và video.
Xem thêm: Hình ảnh và video, động đất Ấn Độ Dương năm 2004
Tsunamis are Dangerous- A site for about tsunamis for everyone |
8,429 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8429 | Albrecht Dürer | Albrecht Dürer (; ; 21 tháng 5 năm 1471 – 6 tháng 4 năm 1528) là một họa sĩ, một nhà đồ họa và một lý thuyết gia về nghệ thuật nổi tiếng ở châu Âu. Dürer là một nhà nghệ thuật lớn trong thời kỳ của Chủ nghĩa nhân văn và Phong trào Cải cách.
Cuộc đời.
Tuổi thơ cho đến khi tự lập 1497.
Cha của Albrecht Dürer, cũng có tên là Albrecht, được gọi là Albercht Dürer der Ältere ("Albrecht Dürer Già"), đến Nürnberg từ Hungary vào năm 1455 và làm nghề thợ kim hoàn tại đây. Năm 1467 ông cưới Barbara Holper, con gái của người thợ cả của ông ở Nürnberg. Trong số 18 người con của cuộc hôn nhân này Albrecht Dürer là người con thứ ba được sinh vào ngày 21 tháng 5 năm 1471.
Ngay từ thời còn trẻ ông đã phải theo cha vào xưởng để học nghề thợ kim hoàn. Bức tự họa bán thân mà ông vẽ trên giấy da ("parchment") vào năm 1484 và tranh Đức mẹ Maria với hai thiên thần vào năm 1485 là xuất phát từ thời gian này.
Từ cuối năm 1486 cho đến năm 1490 ông học và làm việc cho họa sĩ Michael Wolgemut tại Nürnberg. Theo nhiều dấu hiệu thì Dürer đã tham gia vào công việc phác thảo quyển "Sử biên niên thế giới Schedel" (phát hành năm 1493). Ngoài ra Dürer cũng đã học hỏi ở các nhà khắc kim loại thời bấy giờ (như Martin Schongauer).
Từ năm 1490 đến năm 1494 Dürer đi chu du qua vùng lưu vực sông Rhein. Hành trình của chuyến đi chu du đầu tiên trong 3 chuyến đi xa của ông không được biết chính xác. Có thể ông đã đến Hà Lan hay trung lưu sông Rhein trước khi ông về đến vùng Elsaß (tiếng Pháp: "Alsace") vào năm 1492, ở nơi mà ông không kịp gặp gỡ Martin Schongauer đã qua đời vào ngày 2 tháng 2 năm 1491 tại Colmar. Sau đấy ông đi về Basel (Thụy Sĩ).
Năm 1494 ông cưới Agnes Frey, con gái của một gia đình khá giả ở Nürnberg. Trong thời gian sau đó cho đến 1500 ông đã sáng tác một loạt tranh phong cảnh vẽ màu nước nhỏ với các đề tài ở Nürnberg hay hình ảnh từ những chặn đường trong chuyến đi Venezia (Ý) bắt đầu vào tháng 10 năm 1494. Tháng 5 năm 1495 ông trở về lại Nürnberg.
Từ 1497 đến 1505.
Năm 1497 ông bắt đầu tự lập. Trong thời kỳ đầu tiên của cuộc Đời nghệ sĩ ông sáng tác chủ yếu là các bức họa chân dung: chân dung cha của ông (1497), bức chân dung tự họa (1498), chân dung thương gia Oswald Krell từ Lindau (Đức) (1499), chân dung tự họa (1500), chân dung của Friedrich Khôn ngoan (1494/1497).
Thế nhưng thời gian chính ông dành cho công việc khắc kim loại và vẽ đồ họa cho khắc gỗ. Đặc biệt là ông đã thử nghiệm khắc kim loại rất sớm. Bản khắc đầu tiên xác định được niên đại là vào năm 1497. Ngoài ra trong khoảng thời gian này (1498) còn có các tác phẩm: "Khải Huyền của Gioan" (tiếng Anh: "Book of Revelation"), là một bộ khắc gỗ gồm 16 bản và "Adam và Eva" (1502) là một tác phẩm khắc đồng.
Chuyến đi Venezia.
Năm 1505 ông đến Venezia lần thứ hai, nơi của những nhà họa sĩ thời kỳ Phục hưng nổi tiếng của trường phái Venezia: Tizan, Giorgione và Palmavecchio. Nhưng người gây ấn tượng nhiều nhất cho ông là Giovanni Bellini, người mà trong một bức thư ông đã ca tụng là "họa sĩ giỏi nhất".
Các thương gia người Đức ở Venezia đã đặt ông vẽ cho Nhà thờ thánh Barttholomew một bức tranh lớn, "Lễ Mân Côi" (tiếng Anh: "Feast of the Most Holy Rosary"), bức tranh mà sau này Hoàng đế Rudolf II đã mua lại với một số tiền lớn và dùng 4 người để mang về Praha (Cộng hòa Séc). Mặc dù các tác phẩm được đánh giá cao và Hội đồng thành phố Venezia đã mời ông ở lại thành phố lâu dài với tiền lương hằng năm là 200 đồng Duca, Dürer quyết định trở về lại thành phố quê hương trong mùa thu năm 1506.
Từ 1506 đến 1520.
Trong số các tác phẩm đầu tiên của Dürer sau khi ông trở về từ Ý phải kể đến "Chân dung một người đàn ông trẻ" (1507) hiện lưu trữ trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật (Kunsthistorische Museum) ở Viên (Áo). Cũng cùng trong năm này ông vẽ bức tranh khỏa thân "Adam và Eva". Trong hai năm 1507 và 1508 ông vẽ bức tranh do Tuyển hầu tước Friedrich Khôn ngoan đặt vẽ cho nhà thờ ở Wittenberg (Đức), hiện nay cũng trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật tại Wien.
Sau đó Dürer bắt đầu tác phẩm nổi tiếng "Thăng thiên và Đăng quang Maria" mà nhà quý tộc Jakob Heller ở Frankfurt am Main (Đức) đã đặt ông vẽ cho Nhà thờ dòng Dominican (tiếng La tinh: "Ordo Praedicatorum") tại Frankfurt am Main. Tác phẩm này đã mang lại cho nhà thờ một nguồn thu nhập lớn khi các người xem tranh phải chi tiền vào cửa. Sau khi Hoàng đế Rudolf II không mua lại được mặc dầu đã ngỏ ý muốn trả số tiền là 100.000 Gulden, bức tranh này được Công tước Maximilian I của Bayern mua lại với giá 1.000 Thaler vào năm 1613. Trong vụ cháy lớn ở lâu đài München vào năm 1673 bức tranh này đã bị hư hại một phần. Một bản sao của Paul Juvenel hiện đang ở trong lâu đài Saalhof thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử tại Frankfurt am Main bên cạnh hai bức tranh cánh vẫn còn giữ được.
Trong khoảng thời gian 1509 đến 1516 (có thể là 1511) ông sáng tác bức họa nổi tiếng trên gỗ "Tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi của các thánh", xuất phát là cho nhà nguyện ở Landau (Đức) nhưng sau đó (khoảng 1600) được Hội đồng Nürnberg tặng cho Hoàng đế Rudolf II. Ở phía dưới của bức tranh Dürer đã tự vẽ mình là một nhân vật nhỏ cầm một tấm bảng mang dòng chữ tiếng La tinh. Hiện nay bức tranh này được trưng bày trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật ở Wien.
Cũng trong khoảng thời gian này, ngoài nhiều tác phẩm khắc gỗ và khắc kim loại nhỏ, Dürer đã sáng tác ba loạt tranh khắc gỗ thuộc vào trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông:
Bắt đầu từ thời gian này các tác phẩm của Dürer chủ yếu là khắc gỗ và khắc kim loại, rất ít tranh vẽ. Các bản khắc kim loại nổi tiếng của ông cũng đều là từ khoảng thời gian này: "Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ", "Thánh Jerome" (1514) và "Melencolia I" (1514).
Dürer đã nhiều lần vẽ theo yêu cầu của Hoàng đế Maximilian I. Chậm nhất là từ khoảng thời gian 1510/1511 đã có những mối quan hệ mà có thể là do Willibald Pirckheimer môi giới. Tất cả các tác phẩm này ít nhất cũng là gián tiếp tôn vinh danh dự và vinh quang Hoàng đế.
Đây cũng là thời gian mà ông tiếp xúc với các tác phẩm của Martin Luther, "người đã giúp đỡ tôi rất nhiều".
Chuyến đi Hà Lan (1520-1521).
Ngày 12 tháng 6 năm 1520 Dürer cùng vợ khởi hành qua Bamberg, Frankfurt, Köln đi đến Antwerpen và các thành phố Hà Lan khác, chuyến đi kéo dài cho đến mùa thu năm sau đó.
Ở mọi nơi ông đều được chào mừng nồng nhiệt. Hội đồng thành phố Antwerpen đã không thể mời ông cư ngụ lâu dài tại thành phố này với tiền lương hằng năm là 300 Gulden, tặng ông một căn nhà, sinh sống miễn phí và trả tiền cho tất cả các công việc làm cho chính quyền của ông. Hoàng đế Karl V vừa lên ngôi công nhận các đặc quyền ông được hưởng trước đó (đây thật ra là mục đích chính của chuyến đi này). Rất nhiều tác phẩm chân dung của các giáo sĩ, nhà quý tộc và nhà nghệ thuật là kết quả của chuyến đi Hà Lan. Ngày 2 tháng 7 năm 1521 ông bắt đầu trở về.
Những năm sau đó.
Hai trong số những tác phẩm quan trọng nhất của ông được sáng tác vào năm 1526: Hai sứ đồ Gioan và Phê-rô và Hai sứ đồ Mác-cô và Phao-lô. Cũng trong năm này ông vẽ bức tranh sơn dầu chân dung "Hieronymus Holzschuher" được coi là tác phẩm vẽ chân dung đẹp nhất của ông.
Chịu đựng hậu quả của bệnh sốt rét từ chuyến đi Hà Lan, Dürer mất đột ngột vào ngày 6 tháng 4 năm 1528, ngay trước khi ông tròn 57 tuổi. Mộ phần của ông hiện nay nằm trong nghĩa trang Johannis tại Nürnberg, không xa mộ phần của người bạn ông là Willibald Pirchheimer.
Các đóng góp trong lịch sử nghệ thuật.
Dürer đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển khắc gỗ và khắc kim loại. Ông đã giải phóng kỹ thuật khắc gỗ ra khỏi "nhiệm vụ minh họa sách" và mang lại cho kỹ thuật này tầm cỡ của một tác phẩm nghệ thuật độc lập có thể đặt bên cạnh tranh vẽ. Dürer tạo được một thang tông màu rộng lớn giữa đen và trắng và vì thế đưa khắc gỗ đến gần khắc kim loại.
Cũng như cho khắc gỗ ông đã cách mạnh hóa và làm hoàn hảo kỹ thuật khắc kim loại. Ông nổi tiếng khắp châu Âu qua các tác phẩm như "Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ" và "Melencolia I". Giống như Tizian, Michelangelo và Raffael, Dürer nhận ra được ý nghĩa của kỹ thuật đồ họa là dùng để truyền bá tiếng tăm nghệ thuật và thông qua việc bán các tác phẩm để có thu nhập. Dürer đã phát hành các tác phẩm của mình bằng nhà xuất bản riêng của ông và thông qua các nhà bán sách.
Bên cạnh sáng tác nghệ thuật Dürer cũng viết nhiều tác phẩm về lý thuyết trong nghệ thuật. Ngoài ra ông còn nghiên cứu về cách xây thành lũy. Bức tường thành Ulm (Đức) được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 16 là theo bản vẽ của ông. |
8,431 | 631146 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8431 | Độ nghiêng quỹ đạo | Độ nghiêng quỹ đạo là một trong số các tham số quỹ đạo xác định hướng của mặt phẳng quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu. Nó thường được ký hiệu bằng chữ i và được đo bằng độ.
Định nghĩa trên áp dụng cho hầu hết thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Với các hệ có quỹ đạo ngoài Hệ Mặt Trời, đôi khi không tìm được mặt phẳng tham chiếu thích hợp nào, người ta có thể định nghĩa lại độ nghiêng quỹ đạo. Ví dụ với sao đôi, độ nghiêng quỹ đạo được định nghĩa là góc giữa pháp tuyến mặt phẳng quỹ đạo và phương nối từ hệ đến người quan sát. Sao đôi có độ nghiêng quỹ đạo 90 độ có thể che khuất nhau khi quay.
Công thức.
Trong cơ học thiên thể có thể tính độ nghiêng quỹ đạo, "i", qua công thức:
với: |
8,436 | 70484179 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8436 | Thiên Chúa | Khái niệm về một Đấng Tối cao hay Thượng đế là đa dạng, với các tên gọi khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về vị thần này, từ Brahma (Đại Ngã) của Ấn Độ giáo, Waheguru của Sikh giáo, Jah của phong trào Rastafari, cho đến Giavê của Do Thái giáo, Allah của Hồi giáo, và Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo. Tóm lại, hầu như có bao nhiêu tôn giáo là có bấy nhiêu cách giải thích về sự hiện hữu, bản thể và các thuộc tính của thực thể tối thượng này. Tuy nhiên, ở đây chỉ đề cập đến khái niệm về Thiên Chúa.
Sơ lược.
Tuy thuật ngữ Thiên Chúa ("God") được dùng để chỉ một Đấng Tối Cao, nhưng lại có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiên Chúa. Nhiều hệ thống tôn giáo và triết học xem Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng toàn thể Vũ trụ. Nhiều người tin rằng Đấng Tạo Hoá đang bảo tồn vũ trụ mà mình đã dựng nên, trong khi những người khác cho rằng Thiên Chúa không còn quan tâm đến thế giới sau khi Ngài hoàn thành công cuộc sáng tạo. Quan điểm cho rằng Thiên Chúa không còn quan tâm đến thế giới sau khi Ngài hoàn thành việc tạo dựng nó xuất phát từ thuộc tính Toàn Năng của Thiên Chúa. Do Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng nên bất kỳ sản phẩm nào mà Ngài đã hoàn thành công việc sáng tạo ra nó đều đã là toàn hảo ngay từ lúc sản phẩm đó vừa được Thiên Chúa sáng tạo ra (không cần phải thêm hay bớt cái gì cũng như phải chỉnh sửa, khắc phục cái gì nữa). Chính vì thế, thế giới mà Chúa hoàn thành công cuộc sáng tạo là hoàn hảo ngay từ lúc nó vừa được tạo thành. Điều này cũng đúng với thụ tạo con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng theo hình ảnh của Chúa, rằng con người là một tạo vật linh thiêng, cao cấp nhất của Chúa và đã hoàn hảo bậc nhất ngay từ lúc con người vừa được Thiên Chúa hoàn thành công cuộc tạo dựng. Kết quả là, do thế giới đã toàn hảo nên Thiên Chúa không cần phải quan tâm đến thế giới nữa mà chỉ chiêm nghiệm, ngắm nhìn thành quả của mình diễn tiến, phát triển. Lưu ý rằng, "sự toàn hảo" của sản phẩm do Chúa tạo dựng mang tính siêu hình, tức là mặc dù mỗi sản phẩm đó đều có khiếm khuyết nhưng ngay cả sự khiếm khuyết đó cũng là một sự "hoàn hảo" nhìn ở góc độ Bản thể học và Siêu hình học do chính tay Chúa tạo dựng. Đối mặt với việc tại sao những tạo vật mà Chúa tạo dựng vẫn là toàn hảo nhưng lại vẫn đầy "khiếm khuyết", con người là cầu nối khiến những "khiếm khuyết" đó biến mất để những tạo vật đó là sự toàn hảo trong toàn hảo bằng cách cải tạo nó, biến đổi nó phù hợp hơn với thế giới và cuộc sống của loài người. Đó là Thánh Ý Thiên Chúa.
Quan điểm được nhiều người chấp nhận nhất tin rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng Toàn Tri và Đấng Giàu Lòng Thương Xót, trong khi nhiều người khác theo đuổi ý tưởng cho rằng sự hiểu biết hạn hẹp của con người không cho phép họ đạt đến bất kỳ nhận thức đầy đủ và chân xác nào về Thiên Chúa, và một số truyền thống thần bí cho rằng quyền bính của Thiên Chúa là có giới hạn, nếu không, họ lập luận, sẽ không còn chỗ cho sự lựa chọn của con người.
Khái niệm về một Thiên Chúa duy nhất là đặc điểm của Độc thần giáo, dù các tôn giáo thuộc khuynh hướng này vẫn chưa đồng ý với nhau về một định nghĩa chung về Thiên Chúa. Người ta tìm thấy trong một số khái niệm về Thiên Chúa dấu vết của những nỗ lực tìm cách gán cho Thiên Chúa các tính chất, phái tính và danh hiệu của con người cũng như tính ưu việt của một chủng tộc nào đó. Một số khái niệm miêu tả Thiên Chúa là Thực Thể tối cao, Thực Thể vĩnh tồn và Thực Thể siêu nhiên, vượt lên trên thế giới đa dạng và biến dịch.
Khái niệm về Thiên Chúa thường được nối kết với các nguyên tắc về hệ thống chân lý và nền đạo đức có giá trị tuyệt đối. Nhiều người xem Thiên Chúa là một thân vị với các thuộc tính được hiển lộ, trong khi những người khác nghĩ về ngài như một quyền lực thần bí, mơ hồ và xa cách. Cũng còn nhiều tra vấn về khả năng hiện hữu một mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, dẫn đến vô số cung cách khác nhau giúp con người thờ phụng hoặc tìm cách làm vui lòng Chúa. Trong khi một số người tin rằng khái niệm về Thiên Chúa của họ là chân xác và tối hậu, thì những người khác chấp nhận sự khả dĩ có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiên Chúa và tất cả đều hướng về một chân lý.
Thần học.
Nhà thần học thường đặt các câu hỏi như: Bản thể của Thiên Chúa là gì? Tính duy nhất của Thiên Chúa có ý nghĩa gì? Tính nhị nguyên hoặc ba ngôi, theo cách người ta tin, hàm ý điều gì? Thiên Chúa là siêu nhiên hay hiện hữu nội tại trong thiên nhiên, hay là sự pha trộn của cả hai? Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và vũ trụ cũng như mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người xảy ra như thế nào?
Độc thần giáo tin rằng chỉ có một Thiên Chúa và con người phải thờ phụng Ngài. Thuật ngữ "Thiên Chúa giáo" dùng để chỉ ba tôn giáo cùng tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, là Ki-tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, tuy cùng thờ một Đấng nhưng cách nhìn nhận và cách giải thích của mỗi tôn giáo về Thiên Chúa là khác nhau. Ki-tô hữu tin rằng Thiên Chúa là một Thiên Chúa duy nhất, nhưng tồn tại trong Ba Ngôi Vị là Cha và Con và Thánh Thần, Ba Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất chứ không phải có ba Chúa khác nhau. Ki-tô hữu đồng ý Allah của Hồi giáo là Thiên Chúa của Ki-tô giáo (tuy cách thờ phụng và nhận biết Thiên Chúa của Hồi giáo là không trọn vẹn, vì họ không chấp nhận tin vào Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo quan điểm Ki-tô giáo). Do Thái giáo cũng tin thờ Thiên Chúa nhưng không chấp nhận đấng Messiah của Ki-tô giáo, (Đức Giê-su Ki-tô) là Đức Chúa Con đồng bản thể với Thiên Chúa. Cả Hồi giáo và Do Thái giáo đều bác bỏ quan niệm Thiên Chúa Ba Ngôi của Ki-tô giáo, mà cho rằng Thiên Chúa chỉ có một Ngôi Vị duy nhất (thường được hiểu là Chúa Cha).
Các khái niệm về Thiên Chúa.
Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
Ba tôn giáo này tin rằng Thiên Chúa là đấng tự hữu, hằng hữu, là đấng tạo hóa và đấng tể trị toàn thể vũ trụ. Theo quan điểm này, những thuộc tính của Thiên Chúa là thánh khiết (tinh tuyền và tách biệt khỏi tội lỗi), công chính (công bình, ngay thẳng và chân thật trong mọi đoán xét), tể trị (không gì cản trở được ý chí của Chúa), toàn năng (không gì mà Chúa không thể làm được), toàn tri (không gì mà Chúa không biết), yêu thương, và hiện diện khắp mọi nơi.
Quan điểm này miêu tả Thiên Chúa là vô hình và hữu hình, có thân vị, Ngài là nguồn của mọi nghĩa vụ đạo đức, và là thực thể tối cao con người có thể nhận biết được. Trong các mức độ khác nhau, những thuộc tính này được trình bày bởi các học giả tiên khởi của Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, trong đó có Augustine, Al-Ghazali, và Maimonides.
Theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (còn gọi là Chúa Thánh Linh).
Kinh Thánh.
Kinh Thánh Híp-ri [Hebrew] của Do Thái giáo cũng là Cựu Ước của Ki-tô giáo miêu tả Thiên Chúa theo các thuộc tính sau: "Chúa là Thiên Chúa nhân từ, thương xót, chậm giận, dư dật ân huệ và thành thực, giữ lòng đến ngàn đời, tha thứ điều gian ác, sự vi phạm và tội lỗi, nhưng không kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời" (Exodus 34. 6-7).
Thiên Chúa là Đấng Tạo hóa.
Chương đầu tiên của Kinh Thánh được dùng để ký thuật công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Ngoài ngài không có sự hiện hữu. Thiên Chúa tạo nên mọi vật, nhưng chỉ có ngài là đấng tự hữu. Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ "ex nihila", từ sự vô hình và trống không. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa dựng nên con người, và ban cho họ quyền cai quản mọi loài trên đất.
Kinh Thánh cũng miêu tả các thuộc tính của Thiên Chúa như toàn năng và toàn tri.
Cựu Ước thường nhắc đến danh hiệu Chúa toàn năng, và giải thích "không có điều gì khó quá cho Ngài." (Sáng 18: 14). Bởi vì Thiên Chúa là đấng tạo hóa, không có điều gì vượt quá năng lực của ngài, cũng không ai có đủ quyền năng để ngăn cản công việc tay ngài làm.
Hai thuộc tính toàn năng và toàn tri của Thiên Chúa, theo miêu tả của Kinh Thánh, liên quan mật thiết với nhau và là một phần trong quyền năng sáng tạo và bảo tồn vũ trụ. Khi tỏ cho các môn đồ biết về sự quan phòng của Thiên Chúa, Chúa Giê-su nói: "Ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi." (Lc 12, 7). Một chỗ khác trong Tân Ước khẳng định thuộc tính này của Thiên Chúa, "Chẳng có loài thọ tạo nào có thể che giấu được trước mặt Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng mà chúng ta phải khai trình." (Hêbrơ 4: 13).
Thiên Chúa là Đấng Cứu rỗi.
Trong Kinh Thánh, công cuộc sáng tạo và cứu rỗi liên quan mật thiết với nhau. Thiên Chúa dựng nên con người, yêu thương họ, và muốn ban cho họ sự sống đời đời. Theo Kinh Thánh, chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu của ngài, Sứ đồ Gioan đã miêu tả "Thiên Chúa là tình yêu thương." (1 Gioan 4:8). Khi loài người bất tuân, sa ngã, và phạm tội, họ đã xúc phạm đức công chính của Thiên Chúa, và bị đặt dưới cơn thịnh nộ và sự đoán phạt của ngài. Vì Thiên Chúa là công chính, sự cứu rỗi phải thỏa mãn sự công bình của luật pháp. Sự chết của Chúa Giê-su trên cây thập tự để đền tội thay cho loài người, theo Kinh Thánh, là giải pháp trọn vẹn có thể đáp ứng cả tình yêu thương và đức công chính của Thiên Chúa.
Tuy nhiên Kinh Thánh không miêu tả Thiên Chúa một cách có hệ thống, lại cung cấp những hình ảnh thi vị về mối tương giao giữa Chúa và con người. Theo nhà thánh kinh sử học Yehezkal Kaufmann, phát kiến nền tảng của môn thần học Kinh Thánh là trình bày một Thiên Chúa không chỉ quan tâm đến con người mà còn muốn biết con người có quan tâm đến Chúa hay không. Hầu hết đều tin rằng Kinh Thánh nên được xem là quan điểm của con người về Thiên Chúa, song nhà thần học Abraham Joshua Heschel miêu tả Thiên Chúa trong Kinh Thánh theo quan điểm "anthropopathic", theo đó Kinh Thánh nên được đọc theo quan điểm của Thiên Chúa về con người chứ không phải quan điểm của con người về Thiên Chúa.
Tương tự, Tân Ước không cung cấp một nền thần học có hệ thống về Thiên Chúa, nhưng là một nền thần học tiềm ẩn khi dạy rằng Thiên Chúa trở thành người trong thân vị của Chúa Giê-su trong khi vẫn là Thiên Chúa cách trọn vẹn. Trong ý nghĩa này, Thiên Chúa trở nên một thực thể có thể nhìn thấy và chạm đến được, có thể phán dạy và hành động theo một cung cách mà con người dễ dàng cảm nhận trong khi vẫn duy trì phẩm cách siêu nhiên và vô hình của Chúa. Các khái niệm này là những bước triệt để tách rời khỏi các khái niệm về Thiên Chúa được tìm thấy trong Kinh thánh Híp-ri [Hebrew], dẫn đến việc xác lập học thuyết Ba Ngôi. |
8,444 | 69723994 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8444 | Nguyên lý vị nhân | Nguyên lý vị nhân là một khái niệm của triết học, được hình thành dựa trên ý tưởng chính đó là sự tồn tại của các tham số đặc trưng của vũ trụ mà chúng ta quan sát, có thể không xác định được một cách trực tiếp thông qua các định luật cơ bản của vật lý, nhưng bằng lý lẽ về sự tồn tại của các quan sát viên thông thái. Nói cách khác, ý tưởng ở đây là các đặc tính và trạng thái tồn tại hiện nay của vũ trụ là như vậy để phát sinh sự tồn tại của chúng ta, những người quan sát thông minh có khả năng đặt vấn đề và nghiên cứu về nó.
Xem thêm.
Các hình thức khác nhau của nguyên lý vị nhân:
• Nguyên lý vị nhân yếu: Các hằng số vật lý của vũ trụ là như vậy nên đã làm cho sự sống và ý thức tồn tại.
• Nguyên lý vị nhân trung bình: Trong ít nhất một thế giới... của vũ trụ đa thế giới, sự sống phải phát triển.
• Nguyên lý vị nhân mạnh: Vũ trụ phải có những tính chất để cho sự sống phát triển bên trong nó vào một lúc nào đó.
• Nguyên lý vị nhân tột cùng: Trí tuệ phải phát triển trong vũ trụ và sao đó không bao giờ tuyệt duyệt. |
8,445 | 279644 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8445 | Cara | Cara hay Carat là đơn vị đo khối lượng sử dụng trong ngành đá quý, nó tương đương với 0,2 gram (200 miligram).
Lịch sử và sử dụng.
Từ này ở Việt Nam chỉ xuất hiện từ khi người Pháp đến. Trong một số ngôn ngữ châu Âu, chẳng hạn như trong tiếng Anh từ "carat" (tức cara trong tiếng Việt) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "keration" (quả của cây carob-một loại cây xanh lưu niên ở vùng Địa Trung Hải, tên khoa học là "Ceratonia siliqua"), thông qua các ngôn ngữ như tiếng Ả Rập và tiếng Latinh. Các hạt của quả carob đã được sử dụng như là quả cân trong các phép cân đo chính xác vì kích thước đồng nhất của nó. Trong quá khứ, các quốc gia khác nhau có cara riêng của mình, xấp xỉ bằng trọng lượng của hạt carob. Tuy nhiên, năm 1907 cara có giá trị bằng 200 miligam trong hệ mét đã được chấp thuận, và hiện nay nó được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới.
Lưu ý: |
8,446 | 309098 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8446 | Kara (đơn vị) | Kara, viết tắt là K, trong ngành kim hoàn là đơn vị đo lường độ tinh khiết của các kim loại quý hay các hợp kim của chúng, chẳng hạn như vàng. Trong ý nghĩa này, một kara bằng 1/24 độ tinh khiết tính theo trọng lượng. Vì thế vàng 24 K là vàng tinh khiết, vàng 12 K có độ tinh khiết 50% v.v.
Hệ thống kara được bổ sung hay thay thế bằng hệ thống độ tinh khiết thang phần nghìn, trong đó độ tinh khiết được biểu diễn theo thang phần nghìn.
Các kara phổ biến được sử dụng để đúc vàng thỏi, đồ trang sức là:
Trong ngành kim hoàn Việt Nam.
Các hợp kim có độ tinh khiết dưới 24 K là hợp chất của kim loại gốc, thêm với một tỷ lệ nhất định kim loại khác. Với vàng, vàng trắng có thể là bạc, đồng, đồng thau… Với các có thể là đồng, thau...
Vàng Ý, vàng Nga, bạc Thái... so với vàng, bạc Việt Nam không có gì khác biệt. Có khác chỉ ở tỉ lệ các kim loại pha chế thêm vào. Hiện nay, các hợp chất để pha chế kim loại, dân trong nghề gọi là Hội, có bán sẵn. Nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, Ý, Thái Lan, Mỹ... Chính vì vậy, hợp chất vàng, vàng trắng, bạc pha chế tại Việt Nam hiện nay không thua kém hàng nhập khẩu.
Nhiều cửa hàng lợi dụng sự không hiểu biết của khách hàng, khi bán sản phẩm có thể nói là vàng Ý, vàng Nga để bán sản phẩm với giá đắt chứ thực ra các hợp kim vàng, vàng trắng, bạc... đều được pha chế tại Việt Nam. Sản phẩm cũng được sản xuất tại Việt Nam. |
8,450 | 631146 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8450 | Kinh độ của điểm nút lên |
Kinh độ của điểm nút lên, hay kinh độ điểm mọc, viết tắt là Ω, là một tham số quỹ đạo để xác định quỹ đạo một thiên thể khi bay quanh một thiên thể khác dưới lực hấp dẫn. Nó là góc giữa phương nối khối tâm hệ và điểm nút lên (hay điểm mọc quỹ đạo) với phương xuân phân trên mặt phẳng tham chiếu.
Với các vật thể bay quanh Mặt Trời, điểm xuân phân là một trong hai giao điểm của mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng xích đạo trên thiên cầu, là vị trí của Mặt Trời lúc xuân phân; còn mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng hoàng đạo. Trong hệ tọa độ hoàng đạo này, kinh độ của điểm nút lên còn được gọi là hoàng kinh độ của điểm nút lên.
Nếu mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, điểm mọc quỹ đạo sẽ vô định, dẫn đến việc kinh độ điểm mọc bị vô định.
Công thức.
Trong cơ học thiên thể, đối với quỹ đạo elíp, kinh độ điểm nút lên, Ω, có thể được tính theo véctơ trạng thái quỹ đạo:
với:
Nếu quỹ đạo có độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, Ω không định nghĩa được. Trên thực tế tính toán, trường hợp này, người ta có thể quy ước Ω bằng 0; tức là phương của "điểm nút lên" "n"/|"n"| = (1,0,0). |
8,452 | 808250 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8452 | Real Madrid CF | Real Madrid Club de Fútbol (có nghĩa là "Câu lạc bộ bóng đá Hoàng gia Madrid"), thường được gọi là Real Madrid hay đơn giản là Real, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Tây Ban Nha có trụ sở tại Madrid. Real Madrid là Câu lạc bộ bóng đá xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA.
Được thành lập vào ngày 6 tháng 3 năm 1902 với tên gọi "Câu lạc bộ bóng đá Madrid", câu lạc bộ có truyền thống mặc bộ trang phục sân nhà màu trắng kể từ khi thành lập. Tước hiệu "real" trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "hoàng gia" được vua Alfonso XIII phong tặng cho câu lạc bộ vào năm 1920 cùng với vương miện hoàng gia trên huy hiệu. Câu lạc bộ đã chơi những trận đấu trên sân nhà tại Sân vận động Santiago Bernabéu có sức chứa 81.044 chỗ ngồi ở trung tâm thành phố Madrid kể từ năm 1947. Không giống như hầu hết các câu lạc bộ thể thao châu Âu khác, các thành viên của Real Madrid ("socios") đã sở hữu và điều hành câu lạc bộ trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Câu lạc bộ ước tính có trị giá 3,8 tỷ euro (4,2 tỷ đô la) vào năm 2019 và là câu lạc bộ bóng đá có thu nhập cao thứ hai trên thế giới, với doanh thu hàng năm 757,3 triệu euro vào năm 2019. Câu lạc bộ là một trong những đội bóng được hâm mộ nhất trên thế giới. Real Madrid là một trong ba thành viên sáng lập La Liga chưa bao giờ bị xuống hạng kể từ khi thành lập vào năm 1929, cùng với Athletic Bilbao và Barcelona. Câu lạc bộ có nhiều kình địch lâu đời, đáng chú ý nhất là "El Clásico" với Barcelona và "El Derbi Madrileño" với Atlético Madrid.
Real Madrid khẳng định mình là một thế lực lớn của bóng đá Tây Ban Nha và châu Âu trong suốt những năm 1950, giành được 5 Cúp C1 liên tiếp và 7 lần lọt vào trận chung kết. Thành công này được nhân rộng ở giải đấu mà câu lạc bộ đã vô địch năm lần trong khoảng thời gian bảy năm. Đội hình này, bao gồm Alfredo Di Stéfano, Ferenc Puskás, Francisco Gento và Raymond Kopa, được xem là đội hình vĩ đại nhất mọi thời đại.
Ở đấu trường quốc nội, câu lạc bộ đã giành được 69 danh hiệu; kỷ lục 35 danh hiệu La Liga, 20 Copa del Rey, 12 Supercopa de España, một Copa Eva Duarte và một Copa de la Liga. Trong các giải đấu châu Âu và thế giới, Real Madrid đã giành được 26 danh hiệu; kỷ lục 14 danh hiệu Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, 2 Cúp UEFA, 5 Siêu cúp UEFA, họ cũng giành được kỷ lục 8 chức vô địch thế giới cấp câu lạc bộ.
Real Madrid được công nhận là Câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA vào ngày 11 tháng 12 năm 2000 với 42,35% phiếu bầu, và nhận được Kỉ niệm chương FIFA vào ngày 20 tháng 5 năm 2004. Câu lạc bộ cũng được IFFHS trao giải Câu lạc bộ châu Âu xuất sắc nhất thế kỷ 20 vào ngày 11 tháng 5 năm 2010. Vào tháng 6 năm 2017, Real Madrid trở thành câu lạc bộ giành nhiều chức vô địch Champions League liên tiếp nhất, nối dài vị trí dẫn đầu của họ trên bảng xếp hạng câu lạc bộ của UEFA. Tính đến năm 2022, Real Madrid xếp thứ 5 sau Bayern Munich, Manchester City, Liverpool và Chelsea trên bảng xếp hạng này.
Lịch sử.
Những năm đầu tiên (1897–1945).
Khởi đầu của Real Madrid được bắt đầu khi bóng đá được mang tới thành phố Madrid bởi những giảng viên và sinh viên của "Học viện Tự do", trong đó có nhiều người đến từ Cambridge và Oxford. Họ thành lập "Câu lạc bộ Bóng đá Sky" vào năm 1897, thi đấu vào những buổi sáng Chủ nhật tại Moncloa. Câu lạc bộ tách ra làm hai vào năm 1900: "Câu lạc bộ bóng đá Madrid mới" và "Club Español de Madrid". Vào ngày 6 tháng 3 năm 1902, sau khi hội đồng mới đứng đầu là Juan Padrós được bầu ra, Câu lạc bộ Bóng đá thành Madrid được chính thức thành lập. Ba năm sau, vào năm 1905, "Madrid FC" giành được danh hiệu đầu tiên khi đánh bại Athletic Bilbao trong trận chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Câu lạc bộ trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha vào ngày 4 tháng 1 năm 1909, khi chủ tịch câu lạc bộ Adolfo Meléndez ký thỏa thuận thành lập Hiệp hội Bóng đá Tây Ban Nha. Đội bóng bắt đầu chuyển sang sử dụng sân "Campo de O'Donnell" vào năm 1912. Năm 1920, câu lạc bộ đổi tên thành Real Madrid sau khi được Vua Alfonso XIII đứng ra bảo hộ và phong tước vị "Hoàng gia".
Năm 1929, Giải Vô địch Quốc gia Tây Ban Nha được thành lập. Real Madrid dẫn đầu mùa giải đầu tiên cho tới trận đấu cuối cùng, thất bại trước Athletic Bilbao khiến đội chỉ xếp ở vị trí thứ 2 sau Barcelona. Đội bóng giành được chức Vô địch Quốc gia vào mùa giải 1931–1932 và trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch ở mùa giải tiếp theo.
Ngày 14 tháng 4 năm 1938, đội bóng mất danh xưng Real và dùng lại tên Madrid CF vì sự ra đời của nền Cộng hòa ở Tây Ban Nha. Bóng đá được vẫn được diễn ra trong Thế Chiến 2 vào ngày 13 tháng 6 năm 1943, Madrid đè bẹp Barcelona 11–1 trong trận lượt về bán kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Có người cho rằng những cầu thủ đã bị đe dọa bởi chính quyền, như việc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã "khẳng định với đội bóng rằng một vài người trong số họ còn chơi bóng chẳng qua là nhờ sự rộng lượng của chế độ này cho phép họ có mặt tại đất nước.". Chủ tịch Barcelona, Enric Piñeyro, đã bị hành hung bởi các cổ động viên Madrid.
Santiago Bernabéu Yeste và thành công ở châu Âu (1945–1978).
Santiago Bernabéu Yeste trở thành chủ tịch Real Madrid năm 1945. Dưới thời ông, câu lạc bộ, sân nhà Santiago Bernabéu và sân tập Ciudad Deportiva được tu sửa lại sau khi bị hư hại trong cuộc nội chiến. Từ năm 1953, ông đưa về Madrid một loạt các cầu thủ ngoại đẳng cấp thế giới mà tiêu biểu nhất chính là Alfredo Di Stéfano.
Năm 1955, dựa trên ý tưởng của tổng biên tập tờ báo thể thao Pháp "L'Équipe" Gabriel Hanot, Bernabéu, Bedrignan và Gusztáv Sebes khởi xướng một giải đấu thường niên kêu gọi tất cả các đội bóng châu Âu tham dự, giải đấu mà ngày nay được biết đến dưới tên UEFA Champions League. Dưới thời Bernabéu, Real Madrid trở thành một thế lực hùng mạnh của cả bóng đá Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung. Đội bóng đoạt năm Cúp châu Âu từ năm 1956 đến năm 1960, trong đó có chiến thắng 7-3 trước Eintracht Frankfurt trong trận chung kết Cúp châu Âu mùa 1959-1960 trên sân Hampden Park. Sau năm thành công liên tiếp, Real được phép giữ phiên bản thật của chiếc Cup, và có quyền in Huy chương Danh dự của UEFA lên áo thi đấu. Real Madrid dành chiếc cup thứ sáu mùa 1965-1966 khi đánh bại FK Partizan 2–1 trong trận chung kết với một đội hình mà tất cả các cầu thủ đều có cùng quốc tịch. Đội hình ấy được gọi là Yé-yé. Cái tên "Ye-yé" xuất phát từ đoạn điệp khúc "Yeah, yeah, yeah" trong bài hát "She Loves You" của The Beatles sau khi bốn thành viên của đội chụp hình cho tờ Marca với những bộ tóc giả trên đầu. Thế hệ Ye-yé cũng là Á quân các kì Cúp châu Âu 1962 và 1964.
Vào những năm 1970, Real Madrid dành thêm 5 danh hiệu La Liga và 3 Cúp nhà Vua. Đội bóng lọt vào trận chung kết European Cup Winners' Cup lần đầu tiên vào năm 1971 và thất bại trước đội bóng Anh là Chelsea với tỉ số 1-2. Ngày 2 tháng 7 năm 1978, chủ tịch câu lạc bộ Santiago Bernabéu qua đời khi World Cup đang được tổ chức tại Argentina. Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA quyết định để tang ba ngày trong thời gian diễn ra giải đấu để vinh danh ông. Mùa giải sau đó, câu lạc bộ tổ chức Cúp Santiago Bernabéu đầu tiên để tưởng nhớ vị cố chủ tịch.
Kỷ nguyên De Carlos (1978–1985).
Sau một thời gian ngắn làm tổng thống lâm thời, Raimundo Saporta đã kêu gọi bầu cử. Thủ quỹ của câu lạc bộ, Luis de Carlos, đã từ chức để tranh cử chức chủ tịch. Ngày 26 tháng 7 năm 1978 là hạn chót cho các ứng cử viên nộp đơn để tranh cử. De Carlos đã nộp 3.352 tài liệu xác nhận việc ứng cử của ông ấy, trong khi những người còn lại - bác sĩ phụ khoa Campos Gil và người bán hoa José Daguerre - không đạt được số lượng tối thiểu cần thiết trong thời gian. Điều này đã khiến cuộc bầu cử bị đình trệ và Luis de Carlos được tuyên bố là chủ tịch của Real Madrid.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1980, Sân vận động Santiago Bernabéu đã tổ chức trận chung kết Copa del Rey giữa Real Madrid và Real Madrid Castilla, đội thứ hai của câu lạc bộ được thành lập ban đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 1972. Castilla đánh bại bốn đội hạng Nhất - Hércules, Athletic Bilbao, Real Sociedad và Sporting de Gijón - để vào chung kết. Real Madrid đã đánh bại Castilla, được huấn luyện bởi Juanjo với tỷ số 6–1.
Cuối năm đó, tạp chí" France Football "đã vinh danh Real Madrid là "Đội bóng châu Âu xuất sắc nhất" năm 1980. Ban giám khảo đã tính đến hai danh hiệu quốc gia mà đội giành được năm đó - La Liga và Copa del Rey - và thực tế là họ đã vào đến bán kết Cúp châu Âu mùa đó.
Bất chấp những thành công của năm trước, mùa giải 1980–81 đã có một kết thúc khó khăn cho Madrid. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1981, họ mất chức vô địch ở Valladolid. Real Sociedad, đội đã hòa 2–2 trước Sporting de Gijón vào phút cuối tại El Molinón, đã giành được danh hiệu. Chỉ một tháng sau, trong Chung kết Cúp C1 châu Âu 1981 vào ngày 27 tháng 5, bàn thắng của Alan Kennedy đã mang lại cho Liverpool danh hiệu Cúp châu Âu trước Madrid.
Với cuộc bầu cử tổng thống đang diễn ra, ứng cử viên Luis de Carlos đã giới thiệu Alfredo Di Stéfano và Amancio Amaro lần lượt là huấn luyện viên của đội một và Castilla, lần lượt vào ngày 19 tháng 5 năm 1982. Di Stéfano, ban đầu rời Madrid năm 1964 chỉ để trở lại 18 năm sau đó. Trong cuộc bầu chọn, de Carlos đã đánh bại Ramón Mendoza trong cuộc bầu chọn và Di Stéfano, người đã ký hợp đồng trong hai năm, đã giành được danh hiệu á quân trong năm đầu tiên làm huấn luyện viên của Madrid.
Sau khi mùa 1983–84 kết thúc, Di Stéfano một lần nữa nói lời chia tay với Real Madrid. Hợp đồng của ông kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 1984 và Luis de Carlos quyết định không tái ký hợp đồng do không đạt được thành công với đội bóng.
Vào ngày 12 tháng 12 năm 1984, Emilio Butragueño trở thành một cái tên nổi tiếng ở châu Âu với màn trình diễn khó quên trước Anderlecht tại Bernabéu. Đội bóng Bỉ đã giành chiến thắng 3–0 trận lượt đi tại Brussels, tràn đầy hy vọng bước vào trận lượt về, nhưng Butragueño đã dập tắt hy vọng của họ với ba bàn thắng và Real Madrid đã giành chiến thắng thuyết phục 6–1 để lội ngược dòng thành công.
Real Madrid đã liên tiếp giành được hai danh hiệu UEFA Cup đầu tiên — chức vô địch thứ nhất năm 1985 trước Videoton của Hungary (3–0 tại Sóstói Stadion và 0–1 tại Chamartín) và thứ hai trước FC Köln năm 1986 (5–1 tại Bernabéu và thua 2–0 tại Olympiastadion ở Berlin).
"La Quinta del Buitre" và Cúp châu Âu thứ 7 (1980–2000).
Đầu những năm 1980, Real Madrid mất đi vị thế của mình ở La Liga cho đến khi một nhóm những ngôi sao "cây nhà lá vườn" mang thành công ở đấu trường quốc nội tới câu lạc bộ. Phóng viên thể thao người Tây Ban Nha Julio César Iglesias đặt cho thế hệ cầu thủ ấy cái tên "La Quinta del Buitre" (Tạm dịch là "Năm con Kền kền") lấy từ biệt danh của một trong những cầu thủ, Emilio Butragueño. Bốn người còn lại là Manuel Sanchís, Martín Vázquez, Míchel và Miguel Pardeza. Với "La Quinta del Buitre" (chỉ còn bốn thành viên sau khi Pardeza chuyển tới Zaragoza năm 1986) cùng những trụ cột như thủ môn Francisco Buyo, hậu vệ phải Miguel Porlán "Chendo" và tiền đạo người México Hugo Sánchez, Real Madrid sở hữu một trong những đội hình xuất sắc nhất Tây Ban Nha và châu Âu suốt nửa cuối thập kỉ 80, đoạt 2 cúp UEFA, 5 chức Vô địch Tây Ban Nha liên tiếp, 1 Cúp nhà Vua và 3 Siêu cúp Tây Ban Nha. Đầu những năm 1990, "La Quinta del Buitre" chia rẽ sau khi Martín Vázquez, Emilio Butragueño và Míchel rời khỏi câu lạc bộ.
Năm 1996, Chủ tịch Lorenzo Sanz chỉ định Fabio Capello làm huấn luyện viên của đội. Dù nhiệm kỳ của ông chỉ kéo dài đúng một mùa, Real Madrid vẫn khẳng định được vị thế nhà vô địch. Những cầu thủ như Roberto Carlos, Predrag Mijatović, Davor Šuker và Clarence Seedorf được đưa về để củng cố đội hình vốn đã hùng mạnh với những Raúl, Fernando Hierro, Iván Zamorano, và Fernando Redondo. Kết quả, Real Madrid (với sự gia nhập của Fernando Morientes năm 1997) cuối cùng cũng kết thúc 32 năm mòn mỏi chờ đợi chiếc Cúp châu Âu thứ 7. Năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Jupp Heynckes, đội bóng áo trắng đánh bại Juventus 1–0 trong trận chung kết nhờ bàn thắng của Predrag Mijatović để lên ngôi vô địch.
Tháng 11 năm 1999, Vicente del Bosque lên làm huấn luyện viên. Trong mùa giải cuối cùng của thế kỷ, 1999–2000, đội được dẫn dắt bởi những cựu binh lớn tuổi như Fernando Hierro, Fernando Redondo, Roberto Carlos và Raúl González. Real cũng đã bổ sung những tài năng trẻ mới là Guti và Iker Casillas, với sự xuất hiện của Steve McManaman và Nicolas Anelka từ giải Ngoại hạng Anh, bên cạnh những tài năng bản xứ như Míchel Salgado và Iván Helguera. Trong mùa giải đầu tiên Del Bosque dẫn dắt, Real đã lần thứ tám vô địch Champions League, sau chiến thắng 3–0 trước Valencia trong trận chung kết, với các bàn thắng của Morientes, McManaman và Raúl. Chiến thắng này đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ thành công trong lịch sử Real Madrid.
Tháng 12 năm 2000, Real Madrid được bầu chọn là câu lạc bộ châu Âu xuất sắc nhất thế kỉ XX với 42.35% số phiếu, vượt xa so với Manchester United chỉ với 9.69%.
"Los Galácticos" ("Dải ngân hà") 1.0 (2000–2006).
Tháng 7 năm 2000, Florentino Pérez được bầu làm chủ tịch câu lạc bộ. Ông tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình sẽ xóa bỏ khoản nợ 270 triệu Euro của câu lạc bộ và nâng cấp cơ sở vật chất cho đội. Dù vậy, lời hứa quan trọng nhất của ông đã thành công khi đưa về Luís Figo. Năm tiếp theo, đội bóng tái phân vùng khu tập luyện và bắt đầu tập hợp "Dải ngân hà Galáctico" nổi tiếng với những gương mặt lẫy lừng như Zinédine Zidane, Ronaldo, Luís Figo, Roberto Carlos, Raúl và David Beckham. Không thể phủ nhận đây là một canh bạc lớn khi đội bóng không thể giành được danh hiệu gì trong ba mùa giải sau khi dành một cúp UEFA Champions League, 1 Cúp liên lục địa năm 2002 và La Liga năm 2003.
Những ngày sau chiến thắng của đội bóng tại giải vô địch quốc gia 2003 diễn ra một loạt các cuộc tranh cãi. Đầu tiên là khi Pérez sa thải vị huấn luyện viên vừa mang vinh quang về cho đội sau khi Giám đốc Thể thao của Real khẳng định rằng del Bosque không phải người thích hợp cho công việc này; rằng họ cần một người trẻ hơn để cải tổ đội bóng. Bầu không khí căng thẳng tiếp tục khi huyền thoại đội trưởng Fernando Hierro rời bỏ câu lạc bộ sau một sự bất đồng ý kiến với ban giám đốc, theo chân là Steve McManaman.
Dù vậy, đội bóng vẫn lên đường đi thi đấu giao hữu chuẩn bị cho mùa giải sau ở châu Á và giới thiệu bản hợp đồng mới: David Beckham. Perez và ban giám đốc từ chối gia hạn hợp đồng và tăng lương Claude Makélélé. Makélélé cảm thấy thất vọng và chuyển đến Chelsea F.C. Vào những ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng, Fernando Morientes ra đi theo dạng cho mượn đến Monaco. Real Madrid, với sự dẫn dắt của huấn luyện viên mới Carlos Queiroz, bắt đầu mùa giải La Liga một cách chậm chạp với chiến thắng nhọc nhằn trước Real Betis. Kết thúc mùa giải 2003-04 với 1 danh hiệu Siêu cúp Tây Ban Nha và về thứ 4 tại La Liga, ông ra đi vào cuối mùa sau 10 tháng dẫn dắt.
Mùa giải 2005-06 khởi đầu với một loạt những bản hợp đồng đầy hứa hẹn - Julio Baptista (20 triệu Euro), Robinho (30 triệu Euro) và Sergio Ramos (30 triệu Euro - Điều khoản phá vỡ hợp đồng) - nhưng vị huấn luyện viên người Brazil không thể tìm ra đội hình phù hợp. Real Madrid tiếp diễn màn trình diễn nghèo nàn với thất bại nhục nhã 0-3 trước Barcelona trên sân nhà. Vanderlei Luxemburgo từ chức và được thay thế bởi Juan Ramón López Caro, huấn luyện viên đội B là Real Madrid Castilla lúc bấy giờ.
Thay đổi không hề đem lại làn gió mới mà thay vào đó là thất bại 1-6 trước Real Zaragoza ở lượt đi tứ kết Cúp nhà Vua, và bị loại với tổng tỷ số 5-6. Một thời gian ngắn sau đó, Real Madrid bị loại khỏi Champions League năm thứ tư liên tiếp sau khi thua Arsenal. Ngày 27 tháng 2 năm 2006, Florentino Pérez từ chức.
Thời Ramón Calderón (2006–2009).
Ramón Calderón được bầu làm chủ tịch câu lạc bộ ngày 2 tháng 7 năm 2006 đồng thời chỉ định Fabio Capello làm huấn luyện viên mới và Predrag Mijatović làm Giám đốc Thể thao. Real Madrid đoạt danh hiệu La Liga đầu tiên trong 4 năm vào năm 2007. Ngày 9 tháng 6 năm 2007, Real làm khách của Zaragoza tại La Romareda. Trận đấu khởi đầu một cách tệ hại khi Real Madrid phải thay đổi đội hình chỉ vài phút trước giờ bóng lăn sau khi hậu vệ trẻ Miguel Torres gặp phải chấn thương gân kheo khi khởi động. Zaragoza dẫn trước Real 2-1 cho đến gần cuối trận trong khi Barcelona cũng đang dẫn trước Espanyol 2-1. Cơ hội vô địch của Kền kền trắng xem như đã chấm hết. Thế nhưng, hai bàn thắng của Ruud van Nistelrooy vào lưới Zaragoza và của Raúl Tamudo vào lưới Barca trong những phút cuối đã đem lại hy vọng cho Real Madrid. Sevilla lúc đó bị Mallorca cầm chân với tỉ số 0-0. Vậy là chiến thắng trước Mallorca trên sân nhà ở vòng sau sẽ mang lại cho đội bóng áo trắng danh hiệu La Liga thứ 30.
Ngày 17 tháng 6, Real đối mặt với Mallorca trên sân Bernabéu trong khi Barcelona và Sevilla lần lượt gặp Gimnàstic de Tarragona và Villarreal. Real bị dẫn 0-1 ở hiệp 1, trong khi Barcelona dẫn 3-0 trên sân Tarragona; nhưng ba bàn thắng trong vòng 30 phút cuối đã đem chiến thắng 3-1 tới cho Real Madrid và danh hiệu quốc nội đầu tiên từ năm 2003. Reyes ghi bàn mở tỉ số sau đường kiến tạo của Higuaín. Một pha phản lưới nhà và một bàn thắng tuyệt đẹp khác của Reyes báo hiệu giờ ăn mừng đã tới với đội bóng áo trắng. Hàng ngàn cổ động viên của Real Madrid đã bắt đầu diễu hành đến Quảng trường Cibeles để ăn mừng chức vô địch.
Bước qua mùa giải 2007-08, Real Madrid tiếp tục thể hiện sức mạnh ở đấu trường trong nước khi bảo vệ thành công danh hiệu La Liga, qua đó họ có được danh hiệu quốc nội lần thứ 31. Mùa giải này Real đã thuyết phục vượt qua Barcelona trong cả hai lượt trận. Tại Camp Nou, Real Madrid đã ra về với 3 điểm trong tay khi hạ đại kình địch với tỷ số 1-0 nhờ bàn thắng duy nhất của Julio Baptista. Ở trận lượt về trên sân Bernabeu, Real Madrid với tư cách bảo vệ thành công ngôi vô địch đã xuất sắc đè bẹp Barca với tỷ sộ đậm 4-1 qua đó xếp thứ nhất chung cuộc, trong khi đại kình địch chỉ về thứ 3. Tại Cup Nhà Vua, bất ngờ đã xảy ra khi đội bóng hoàng gia đã sớm bị loại khỏi sân chơi bởi câu lạc bộ Mallorca với tổng tỉ số 3-1. Ở Cúp châu Âu năm 2007-08, Real Madrid cũng tiến vào vòng 1/8 với vị trí nhất bảng cùng thành tích thắng 3 hòa 2 thua 1. Họ gặp đối thủ đến từ Ý là câu lạc bộ AS Roma. Mặc dù được đánh giá cao nhưng Real Madrid không thể vào tứ kết khi để thua Roma ở cả hai lượt trận với cùng tỷ số 2-1.
Sang mùa giải 2008-09, với sự mạnh lên của kình địch Barcelona, Real Madrid không còn đủ sức cạnh tranh danh hiệu với đối thủ và phải trắng tay trên mọi mặt trận. Đầu tiên họ thất bại 0-2 trước kình địch Barca ở trận Siêu kinh điển diễn ra tại Camp Nou, nhưng nhục nhã nhất là ở trận lượt về, khi ấy Real Madrid đã để lọt lưới đến 6 bàn trong trận thua 2-6 tại Bernabeu, trận thua đậm nhất của Real trước Barca trong những năm gần đây. Ở Cup nhà Vua, Real cũng sớm phải rời giải sau trận thua trước đội bóng bị đánh giá thấp hơn, Real Union. Tại UEFA Champions League, Real Madrid cũng lọt vào vòng 1/8 gặp Liverpool, ở trận lượt đi họ đã để thua các vị khách đến từ nước Anh với tỷ số 0-1, trận lượt về Real Madrid thảm bại đến 0-4 trên sân Anfield, qua đó kết thúc một mùa giải trắng tay và thua toàn diện trước đại kình địch Barca.
Los Galácticos (Dải ngân hà) 2.0 (2009–2019).
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2009, Florentino Pérez trở lại chức chủ tịch của Real Madrid. Pérez tiếp tục theo đuổi chính sách "Galácticos" đã thành công trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình khi mua Kaká từ AC Milan với mức giá 56 triệu bảng và Cristiano Ronaldo từ Manchester United với mức giá kỷ lục 80 triệu bảng. Tuy nhiên, mùa giải 2009–10 là một mùa giải thất bại nữa khi Madrid một lần nữa đứng thứ 2 tại La Liga, mặc dù lần này tích lũy được 96 điểm, kỷ lục của câu lạc bộ vào thời điểm đó, và bị loại khỏi Champions League dưới tay Lyon.
José Mourinho trở thành huấn luyện viên vào tháng 5 năm 2010. Vào tháng 4 năm 2011, một trường hợp hy hữu đã xảy ra khi lần đầu tiên bốn trận El Clásico diễn ra trong khoảng thời gian chỉ 18 ngày. Trận đấu đầu tiên là tại La Liga vào ngày 17 tháng 4 (kết thúc 1-1 với các bàn thắng phạt đền cho cả hai đội), trận chung kết Copa del Rey (kết thúc với chiến thắng 1–0 của Madrid), và trận bán kết Champions League gây tranh cãi vào ngày 27 tháng 4 và 2 tháng 5 (thua chung cuộc 3–1) trước Barcelona.
Tại La Liga 2011–12, Real Madrid đã lên ngôi vô địch La Liga lần thứ 32 trong lịch sử giải đấu, đồng thời kết thúc mùa giải với nhiều kỷ lục cấp câu lạc bộ được thiết lập, bao gồm 100 điểm đạt được trong một mùa giải, ghi tổng cộng 121 bàn thắng, hiệu số bàn thắng bại +89 và 16 trận thắng trên sân khách, với 32 trận thắng chung cuộc. Cũng trong mùa giải đó, Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ cán mốc ghi 100 bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử giải VĐQG Tây Ban Nha. Với 101 bàn sau 92 trận, Ronaldo đã vượt qua huyền thoại của Real Madrid Ferenc Puskás, người đã ghi 100 bàn sau 105 trận. Ronaldo đã thiết lập một kỷ lục mới cho câu lạc bộ về số bàn thắng cá nhân ghi được trong 1 năm (60 bàn) và trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn vào lưới tất cả 19 đội trong một mùa giải. Tuy nhiên, đội tiếp tục dừng bước tại bán kết Champions League trước Bayern Munich tại loat sút luân lưu sau khi hòa 3-3, và trở thành cựu vương tai Cup nhà vua khi để Barcelona loại tại tứ kết với tổng tỷ số 4-3.
Real Madrid bắt đầu mùa giải 2012-13 với chức vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha khi đánh bại Barcelona bằng bàn thắng trên sân khách, nhưng về nhì tại La Liga. Một thương vụ chuyển nhượng quan trọng của mùa giải là bản hợp đồng với Luka Modrić từ Tottenham Hotspur với mức phí 33 triệu bảng. Sau trận thua 3-4 tại bán kết Champions League trước Borussia Dortmund, cùng thất bại đáng thất vọng 1-2 sau hiệp phụ trước Atlético Madrid tại trận chung kết Copa del Rey 2013, Pérez thông báo về sự ra đi của José Mourinho vào cuối mùa giải vì "thỏa thuận chung".
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2013, Carlo Ancelotti kế nhiệm Mourinho trở thành huấn luyện viên của Real Madrid với hợp đồng có thời hạn 3 năm, Zinedine Zidane được chỉ định là một trong những trợ lý của ông. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2013, thương vụ chuyển nhượng Gareth Bale từ Tottenham Hotspur đã được công bố. Thương vụ chuyển nhượng của cầu thủ người xứ Wales được xem là một bản hợp đồng đắt giá nhất thế giới thời điểm đó với mức giá chuyển nhượng xấp xỉ 100 triệu euro. Trong mùa giải đầu tiên của Ancelotti tại câu lạc bộ, Real Madrid đã giành được Copa del Rey, Bale là người ghi bàn thắng quyết định trong trận chung kết với Barcelona. Vào ngày 24 tháng 5, Real Madrid đánh bại đối thủ cùng thành phố Atlético Madrid 4-1 sau hiệp phụ trong trận chung kết Champions League 2014, giành chức vô địch châu Âu đầu tiên kể từ năm 2002 và trở thành đội bóng đầu tiên giành được 10 Cúp C1 châu Âu / UEFA Champions League, thành tích này được gọi là "La Décima".
Sau khi giành chức vô địch Champions League 2014, Real Madrid đã ký hợp đồng với thủ môn Keylor Navas, tiền vệ Toni Kroos và tiền vệ tấn công James Rodríguez. Câu lạc bộ đã giành được Siêu cúp UEFA năm 2014 trước Sevilla, danh hiệu chính thức thứ 79 của câu lạc bộ. Trong tuần cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa hè 2014, Real Madrid đã bán hai cầu thủ chủ chốt: Xabi Alonso cho Bayern Munich và Ángel Di María cho Manchester United. Quyết định này của câu lạc bộ đã gây ra tranh cãi, Cristiano Ronaldo tuyên bố: "Nếu tôi nắm quyền, có lẽ tôi đã làm mọi thứ khác đi", trong khi Carlo Ancelotti thừa nhận: "Chúng ta phải bắt đầu lại từ con số 0."
Sau khởi đầu chậm chạp ở mùa giải La Liga 2014–15, Real Madrid đã có chuỗi 22 trận thắng kỷ lục, bao gồm các trận thắng trước Barcelona và Liverpool, vượt qua kỷ lục 18 trận thắng liên tiếp của một đội bóng Tây Ban Nha trước đó do Barça của Frank Rijkaard thiết lập ở mùa giải 2005–06. Kỉ lục này đã kết thúc trong trận mở màn năm 2015 của họ với trận thua trước Valencia, khiến câu lạc bộ kém kỷ lục thế giới 24 trận thắng liên tiếp. Câu lạc bộ không thể bảo vệ chức vô địch Champions League (thua Juventus ở bán kết) và Copa del Rey, đồng thời cũng không thể giành chức vô địch La Liga (kém nhà vô địch Barcelona 2 điểm), Ancelotti bị sa thải vào ngày 25 tháng 5 năm 2015.
Vào ngày 3 tháng 6 năm 2015, Rafael Benítez trở thành tân huấn luyện viên của Real Madrid với bản hợp đồng 3 năm. Real Madrid tiếp tục bất bại tại La Liga cho đến khi để thua 3–2 trước Sevilla vào vòng 11. Tiếp theo là trận thua 0–4 trên sân nhà trong trận Clásico đầu tiên của mùa giải trước Barcelona. Ở vòng 32 đội Copa del Rey, Real đã đưa cầu thủ không đủ điều kiện vào sân Denis Cheryshev trong trận thắng 1-3 trước Cádiz, dẫn đến trận lượt về bị hủy và Real bị loại. Benítez đã bị miễn nhiệm vào ngày 4 tháng 1 năm 2016 sau những cáo buộc về việc không được lòng người hâm mộ, sự không hài lòng với các cầu thủ và không giành được kết quả tốt trước các đội bóng hàng đầu.
Vào ngày 4 tháng 1 năm 2016, Zinedine Zidane trở thành huấn luyện viên trưởng của Real. Dưới thời Zidane, Real kết thúc ở vị trí thứ hai, chỉ kém nhà vô địch Barcelona 1 điểm tại La Liga 2015–16. Vào ngày 28 tháng 5, Real Madrid đã giành chức vô địch Champions League thứ 11 sau chiến thắng 5–3 trong loạt sút luân lưu trước Atlético Madrid khi hòa 1-1 trong trận chung kết, nối dài kỷ lục của họ tại giải đấu danh giá này, thành tích được gọi là "La Undécima".Real Madrid bắt đầu mùa giải 2016–17, là mùa giải đầu tiên Zidane dẫn dắt câu lạc bộ, với chiến thắng 3-2 ở Siêu cúp UEFA 2016 trước Sevilla. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2016, Real Madrid đã có trận thắng thứ 35 liên tiếp, lập kỷ lục mới của câu lạc bộ. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2016, Madrid đánh bại câu lạc bộ Nhật Bản Kashima Antlers 4–2 trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2016. Với trận hòa 3–3 trước Sevilla vào ngày 12 tháng 1 năm 2017, chuỗi trận bất bại của Madrid đã kéo dài lên 40 trận, phá vỡ kỷ lục 39 trận bất bại của Barcelona trên mọi đấu trường từ mùa giải trước. Chuỗi trận bất bại của họ đã kết thúc sau trận thua 1-2 trên sân khách trước Sevilla ở La Liga ba ngày sau đó. Vào tháng 5 năm đó, Madrid giành chức vô địch La Liga 2016–17 kỷ lục lần thứ 33, danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên của họ sau 5 năm. Vào ngày 3 tháng 6, Real Madrid chiến thắng 4-1 trong trận chung kết Champions League của câu lạc bộ trước Juventus, giúp Real Madrid trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công danh hiệu của mình trong kỷ nguyên UEFA Champions League và là đội bóng đầu tiên giành được danh hiệu này liên tiếp kể từ Milan vào năm 1989 và 1990, khi giải đấu này được gọi là Cúp C1 châu Âu. Danh hiệu của Real Madrid là danh hiệu thứ 12, kéo dài kỷ lục và là danh hiệu thứ ba trong bốn năm. Thành tích này còn được gọi là "La Duodécima". Mùa giải 2016–17 là mùa giải thành công nhất về danh hiệu giành được trong lịch sử của Real Madrid.
Real Madrid đã giành Siêu cúp UEFA năm 2017 với tỷ số 2-1 trước Manchester United. Năm ngày sau, Real Madrid đánh bại Barcelona tại Camp Nou trong trận lượt đi Siêu cúp Tây Ban Nha 2017, trước khi giành chiến thắng ở trận lượt về với tỷ số 2–0, chấm dứt kỷ lục ghi bàn 24 trận liên tiếp của Barcelona trong các trận El Clásico. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2017, Real đã đánh bại câu lạc bộ Brazil Grêmio với tỷ số 1–0 trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2017 và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công này. Real Madrid cũng đã giành chức vô địch UEFA Champions League thứ ba liên tiếp trong năm 2018 khi đánh bại Liverpool 3-1, trở thành câu lạc bộ đầu tiên giành ba danh hiệu liên tiếp trong kỷ nguyên Champions League, cũng như là đội bóng đầu tiên giành 3 danh hiệu liên tiếp tại Cúp C1 / Champions League kể từ Bayern Munich năm 1976. Vào ngày 31 tháng 5, chỉ năm ngày sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết, Zidane tuyên bố từ chức huấn luyện viên trưởng của Real Madrid.
Vào ngày 12 tháng 6, Real Madrid bổ nhiệm Julen Lopetegui, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha, làm huấn luyện viên mới của họ. Có thông báo cho rằng ông sẽ chính thức trở thành huấn luyện viên của Real sau World Cup 2018. Tuy nhiên, đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha đã sa thải Lopetegui một ngày trước giải đấu, nói rằng ông đã thương lượng các điều khoản với câu lạc bộ mà không thông báo cho họ. Câu lạc bộ sau đó bắt đầu xây dựng lại đội hình vào mùa hè năm 2018, bao gồm việc bán Cristiano Ronaldo cho Juventus với mức giá 100 triệu euro. Sau chuỗi phong độ tệ hại, Lopetegui bị sa thải và được thay thế bởi huấn luyện viên Santiago Solari. Vào ngày 22 tháng 12 năm 2018, Real Madrid đánh bại Al Ain với tỷ số 4–1 trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2018. Với chiến thắng này, Real Madrid trở thành nhà vô địch kỷ lục của FIFA Club World Cup với 4 danh hiệu. Họ được xem là nhà vô địch thế giới tổng cộng 7 lần vì FIFA chính thức công nhận Cúp Liên lục địa là tiền thân của FIFA Club World Cup. Họ cũng nối dài kỷ lục giành được nhiều danh hiệu liên tiếp nhất. Tuy nhiên, họ đã bị loại khỏi Copa del Rey ở bán kết bởi Barcelona khi thua chung cuộc 1–4. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2019, Real đã để Ajax đánh bại với tỷ số 1–4 tại lượt về và bị loại ở vòng 16 đội Champions League với tổng tỷ số 3–5 sau 8 lần liên tiếp vào bán kết.
Los Galácticos (Dải ngân hà) 3.0 (2019–nay).
Dải ngân hà 3.0 được khởi xướng từ những ngày tháng đầu tiên 2019, cũng là lúc chuyển giao giữa thế hệ cầu thủ đã thành công ở thập niên trước sang lứa cầu thủ mới. Khởi đầu bằng việc Zidane trở lại làm huấn luyện viên trưởng vào ngày 11 tháng 3 năm 2019.
Vào mùa hè năm 2019, Madrid đã ký hợp đồng với Eden Hazard, Luka Jović, Éder Militão, Ferland Mendy, Rodrygo, Reinier và những cầu thủ khác với tổng giá trị hơn 350 triệu euro. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, Real Madrid đánh bại Atlético Madrid trong loạt sút luân lưu để giành danh hiệu Siêu cúp Tây Ban Nha lần thứ 11. Sau 3 tháng gián đoạn do đại dịch COVID-19 vào tháng 3 năm 2020, Madrid đã trở lại vào tháng 6 với 10 trận thắng liên tiếp để giành chức vô địch giải đấu thứ 34 của đội.
Kể từ khi giải đấu trở lại vào tháng 6 và cho đến khi kết thúc mùa giải 2020–21, Real Madrid tạm thời thi đấu trên sân nhà tại Sân vận động Alfredo Di Stéfano, trong khi Santiago Bernabéu được cải tạo rộng rãi.
Sau mùa giải 2020–2021 không thành công, Zidane rời đội lần thứ 2 vào ngày 27 tháng 5 năm 2021, nhường ghế nóng cho Carlo Ancelotti, cũng là một cái tên đã từng gắn bó với câu lại bộ.
Trong mùa giải đầu tiên trở lại, Ancelotti giúp đội vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha khi hạ Athletic Bilbao 2–0 tại chung kết, còn tại La Liga ông giúp đội vô địch sớm 4 vòng sau khi thắng Espanyol 4–0 ở vòng 34, còn ở Champions League ông lần lượt giúp đội vượt qua PSG, Chelsea, Man City để tiến vào chung kết gặp Liverpool, tại đây đội đã lên ngôi vô địch lần thứ 14 trong lịch sử với pha lập công duy nhất của Vinicius Junior ở phút thứ 59.
Vào đầu mùa giải 2022–23, Real Madrid giành được Siêu cúp châu Âu lần thứ 5 sau khi đánh bại nhà vô địch UEFA Europa League Eintracht Frankfurt 2-0. Real Madrid sau đó có lần thừ 5 vô địch FIFA Club World Cup 2022 với chiến thắng 5-3 trước Al Hilal trong trận chung kết.
Biểu tượng.
Biểu trưng.
Phiên bản biểu trưng đầu tiên là một thiết kế đơn giản với 3 ký tự "MCF" viết tắt của Madrid Club de Fútbol màu trắng được xếp đè lên nhau trên nền xanh thẫm. Lần thay đổi đầu tiên vào năm 1908 mang lại những ký tự có dáng vẻ thuôn gọn hơn và được đặt trong một đường tròn. Biểu trưng của câu lạc bộ vẫn giữ nguyên cho đến thời chủ tịch Pedro Parages năm 1920. Khi đó, Vua Alfonso XIII chính thức ban cho đội bóng tước vị hoàng gia và đứng ra bảo trợ cho họ. Câu lạc bộ đổi tên thành "Real Madrid" và vương miện của Alfonso được vẽ thêm vào biểu trưng để thể hiện cho từ "Real".
Do sự sụp đổ của chế độ quân chủ năm 1931, mọi dấu hiệu của hoàng gia (hình ảnh vương miện và danh xưng "Real") được gỡ bỏ. Vương miện được thay thế bằng dải băng màu tím của chính quyền Castile. Năm 1941, hai năm sau Cuộc nội chiến, biểu tượng "Real Corona", hay "Vương miện Hoàng gia", được khôi phục khi dải băng của Castile vẫn được duy trì. Ngoài ra, vương miện được tô thêm màu vàng RIA RIA HUNGÁRIA nổi bật, và câu lạc bộ lại một lần nữa mang tên Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng gia Madrid. Lần chỉnh sửa gần đây nhất là vào năm 2001 khi đội bóng muốn tiêu chuẩn hóa biểu trưng và khẳng định vị trí của chính mình cho thế kỷ XXI. Từ đó, dải băng màu tím đã được đổi thành màu xanh thẫm.
Trang phục.
Màu áo truyền thống của câu lạc bộ Real Madrid là màu trắng nguyên vẹn từ áo, quần cho đến tất, mặc dù lúc trước khi mới thành lập, trong trận đấu đầu tiên của câu lạc bộ, họ đã mặc một trang phục với một dải xiên màu xanh dương và một màu đỏ trên áo để phân biệt hai đội (thiết kế sau này của câu lạc bộ với chi tiết một dải màu tím không hề liên quan đến điều này, nó đã được kết hợp năm họ bị mất vương miện hoàng gia, vì nó là màu sắc truyền thống của khu vực Castile).
Ngày nay, tất đen đã không còn được sử dụng, thay vào đó là tất trắng. Real Madrid đã duy trì màu áo trắng trong các trận đấu trên sân nhà của mình suốt lịch sử của câu lạc bộ. Tuy nhiên, có một mùa giải mà áo và quần không phải là màu trắng. Đó là một sáng kiến được thực hiện bởi Escobal và Quesada vào năm 1925; Cả hai đã đi du lịch qua nước Anh khi họ nhận ra chiếc mũ của đội bóng Corinthian F.C, một trong những đội nổi tiếng nhất tại thời điểm đó được biết đến với sự sang trọng và tinh thần thể tha. Điều đó dẫn đến quyết định rằng Real Madrid sẽ mặc quần màu đen trong, nhưng sáng kiến này chỉ kéo dài duy nhất đúng một năm. Sau khi bị đánh bại bởi Barcelona với thất bại 1-5 tại Madrid và thất bại 0-2 tại Catalonia, chủ tịch Parages quyết định trở lại một bộ đồ toàn trắng, cho rằng bộ trang phục này sẽ mang lại may mắn. Vào đầu những năm 1940, người quản lý đã thay đổi bộ trang phục một lần nữa bằng cách thêm các nút vào áo sơ mi Ngày 23 tháng 11 năm 1947, trong một trận đấu với Atlético Madrid, đội bóng cùng thành phố tại sân vận động Wanda Metropolitano, Real Madrid trở thành đội bóng Tây Ban Nha đầu tiên mặc áo số. Câu lạc bộ bóng đá Anh là Leeds United đã chuyển chiếc áo xanh của họ sang màu trắng vào những năm 1960, để cạnh tranh cùng với Real Madrid thống trị bóng đá trong thời đại này.
Màu sắc phụ của Real là màu xanh hoặc tím. Kể từ khi ra mắt thị trường, câu lạc bộ cũng đã cho ra đời nhiều mẫu thiết kế màu khác nhau, bao gồm đỏ, xanh, cam và đen. Nhà tài trợ áo áo đấu của Real Madrid, Zanussi đã đồng ý ký hợp đồng cho mùa giải 1982-83, 1983-84 và 1984-85. Sau đó, câu lạc bộ được Parmalat và Otaysa tài trợ trước khi một hợp đồng dài hạn với Teka được ký kết vào năm 1992. Năm 2001, Real Madrid chấm dứt hợp đồng với Teka và trong một mùa giải sử dụng dòng chữ Realmadrid.com in trên áo đấu để quảng cáo, biểu trưng trang web của câu lạc bộ. Sau đó, năm 2002, một hợp đồng đã được ký với Siemens Mobile và năm 2006, biểu tượng BenQ Siemens đã xuất hiện trên áo của CLB. Hãng tài trợ BenQ Siemens này đã mang lại khoảng 10 triệu euro mỗi năm cho câu lạc bộ Hoàng gia. Tuy nhiên số tiền ấy không đủ thỏa mãn tham vọng chinh phục đỉnh cao của đội bóng thành Madrid nên vào tháng 6 năm 2007, Real Madrid quyết định ký hợp đồng với nhà tài trợ Bwin cùng với số tiền 21 triệu euro mỗi năm trong một bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, kèm theo một điều khoản gia hạn tự động thêm 4 năm nữa. Đó là khoản tiền Real Madrid nhận được từ Bwin Interactive Entertainment AG đổi lại hãng kinh doanh cá cược trên mạng Internet BetAndWin ngày càng mở rộng ảnh hưởng tại bóng đá châu Âu bằng việc in dòng chữ BWin hiện diện trên ngực áo đấu của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha thay thế cho BenQ Mobie, tập đoàn sản xuất điện thoại di động vừa mới phá sản của Đài Loan.
Mùa giải 2012-13 là một mùa giải thất bại toàn diện của câu lạc bộ Real Madrid khi họ trắng tay và không giành được một danh hiệu nào. Để có khoản tiền lớn đầu tư nâng cấp đội hình để chinh phục các giải đấu lớn, Real Madrid đã quyết định chia tay nhà tài trợ BWin nhằm tìm kiếm đối tác mới. Sau đó tờ Marca đã đăng tải thông tin cho rằng Real Madrid sẽ kí hợp đồng tài trợ áo đấu có thời hạn 4 năm với hãng hàng không Fly Emirates. Với bản hợp đồng này, dòng chữ Fly Emirates sẽ xuất hiện trên áo đấu của Los Blancos cũng như trên bảng quảng cáo tại sân Bernabeu. Đổi lại, Real Madrid bỏ túi từ 24 triệu euro đến 26 triệu euro mổi năm. Hợp đồng này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ mùa giải 2013-2014. Hợp đồng của Real với Fly Emirates được xem là bản hợp đồng đắt giá nhất trong lịch sử đội bóng. Nó giúp Real mở cánh cửa tới thị trường hoàn toàn mới là các quốc gia ở Trung Đông, bao gồm UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) và Qatar. 2 bên sau đó đã gia hạn hợp đồng đến 2026.Từ khi thành lập cho đến năm 1980, câu lạc bộ luôn sử dụng loại áo đấu do chính hãng tài trợ của mình sản xuất, nhưng từ năm 1985, hãng thể theo Adidas của Đức đã ký hợp đồng tài trợ cho đội bóng hoàng gia thủ đô Madrid. Bản hợp đồng này kéo dài trong 5 năm. Sau đó, câu lạc bộ đã có 2 nhà tài trợ áo đấu khác. Họ được hãng Hummel tài trợ trong vòng 9 năm, sau đó là Kelme trong 4 năm trước khi Adidas nối lại đàm phán và hợp tác tài trợ cho đội bóng thủ đô Madrid từ năm 1998 trở đi và hiện tại hợp đồng này vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay. Với vị thế hoàng gia cộng thêm việc luôn sở hữu một đội hình toàn những ngôi sao đắt giá nhất trên thế giới như Thibaut Courtois, Gareth Bale, Karim Benzema, Sergio Ramos..., với một bản hợp đồng tài trợ áo đấu sẽ đem lại lợi nhuận rất cao trong việc quảng bá thương hiệu cho bất kỳ nhà tài trợ trang phục nào bắt tay với câu lạc bộ. Nhận thấy điều đó, Real Madrid cứ sau một mùa giải thăng hoa luôn muốn đàm phán với các nhà tài trợ nhằm tăng giá trị hợp đồng. Kết quả, hãng Adidas mỗi năm phải tốn 46 triệu euro để tài trợ cho đội bóng hoàng gia. Nhưng khi nhìn sang đội bóng cùng quốc gia là Barcelona được tài trợ bởi Nike, Manchester United của Anh hay Bayern Munich của Đức cũng đều được tài trợ bởi Adidas, những đội bóng được các nhà tài trợ hợp tác với những bản hợp đồng lên đến 100 triệu euro, thì con số 46 triệu mỗi năm với Real Madrid là một sự thiệt thòi, do đó đã có thông tin cho rằng suốt mấy tháng trở lại đây, giữa Real Madrid và Adidas đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo nhằm gia hạn hợp đồng, thay cho thỏa thuận cũ sẽ đáo hạn vào hè 2017. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán liên tục lâm vào bế tắc. Real Madrid không thể tìm thấy tiếng nói chung với Adidas trong quá trình thương thảo hợp đồng tài trợ mới và đội bóng hoàng gia đã chuyển sang đàm phán với Nike. Tuy vậy cho đến thời điểm hiện tại, Real Madrid vẫn mặc trang phục được tài trợ bởi Adidas.
Sân vận động.
Từ sau khi thành lập vào tháng 3 năm 1902, Real đã phải lưu lạc khắp cho đến khi có được 1 sân vận động vào 10 năm sau đó vì trước đó CLB phải trả 1000 pesetas mỗi tháng khi thuê sân nhà. Ngày 17/5/1924, Real Madrid có 1 sân vận động riêng tên là Chamartin nhưng sân này chỉ tồn tại được khoảng 10 năm rồi bị san phẳng trong cuộc nội chiến. Năm 1943, Santiago Bernabeu trở thành chủ tịch Real và ông đã phát động 1 cuộc quyên góp nhằm xây SVĐ mới. Kết quả là CLB thu được 41 triệu pesetas. Ngày 22/6/1944, Real có trong tay 5 ha đất và 1 tháng sau SVĐ được xây dựng. Trong suốt mùa bóng 1946-1947 Real đã phải đấu nhờ trên sân Metropolitano của kình địch Atletico Madrid với điều kiện là các thành viên của đội này vào xem Real thi đấu miễn phí.
Ban đầu sân được thiết kế bởi kiến trúc sư José María Castell, công việc xây dựng bắt đầu vào năm 1944 với tổng chi phí xây dựng là 288 triệu euro(41 triệu pesetas). Sân lúc đầu được gọi gọi là "Stadium Chamartin", khánh thành vào ngày 14 tháng 12 năm 1947 và sau này được đổi tên thành Santiago Bernabeu như hiện tại vào năm 1955 nhằm vinh danh người chủ tịch vĩ đại Santiago Bernabeu. Bên trong sân vận động là một bảo tàng các danh hiệu mà Real Madrid giành được trong lịch sử, bên trong cũng có nhà hàng hay phòng phát kênh Real TV. Sân nhà hiện nay của câu lạc bộ Real Madrid là sân vận động Santiago Bernabéu, sân vận động này có thế chứa đến 85.454 khán giả (đứng thứ 16 trên thế giới về sức chứa) và mặt sân rộng 106x72 mét, đạt tiêu chuẩn 5 sao của UEFA.
Mãi cho đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, Bernabéu mới được sửa chữa lần đầu tiên - khi Tây Ban Nha là quốc gia đứng ra đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 1982. Việc sửa chữa kéo dài tận 16 tháng và tiêu tốn tới 704 triệu peseta. Từ đó, sức chứa của sân giảm từ 120.000 xuống còn 90.800 khán giả, 24.550 trong số đó là được che phủ bởi hệ thống mái che. SVĐ cũng được tu sửa phía cổng, cài đặt các hệ thống thông báo điện tử ở cổng phía bắc và phía nam, cũng như cải tạo khu vực tác nghiệp báo chí, tủ để đồ, nơi cổng vào và các khu vực hỗ trợ khác.
Khi Florentino Pérez trở thành chủ tịch Real Madrid, ông đã đưa ra một kế hoạch với mục tiêu cải thiện sự thoải mái cho mỗi chỗ ngồi tại sân Bernabéu, nâng cao chất lượng các trang thiết bị và tạo nên doanh thu tối đa cho các sân vận động. Pérez đã đầu tư 127 triệu Euro trong vòng 5 năm từ 2001 đến 2006 để mở rộng thêm phần phía đông của sân vận động, cùng với việc mở thêm một cổng vào nữa ở phố Father Damien, thiết kế đồng phục mới, tân trang các khu vực VIP, xây dựng thêm một khu vực báo chí mới, hệ thống âm thanh mới, những quán bar mới, hệ thống sưởi ấm trên sân, thang máy, những nhà hàng sang trọng. Đây là một trong những địa điểm nổi tiếng và uy tín của bóng đá Tây Ban Nha nói riêng và thế giới nói chung. Sân Santiago Bernabeu đã từng đăng cai tổ chức 3 trận chung kết Cup châu Âu đó là các năm 1957, 1969, 1980, và 1 trận Chung kết UEFA Champions League 2010 đã diễn ra tại thành phố Madrid. Ngoài ra, trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 1964 và Giải bóng đá vô địch thế giới 1982 cũng được diễn ra tại Bernabéu.
Thương hiệu.
Florentino Pérez trở lại Real có thể chưa mang tới thành công về mặt thể thao khi đội bóng thành Madrid vẫn kém kình địch Barca về mặt danh hiệu. Tuy nhiên ít nhất Perez đã thành công về mặt kinh tế, thậm chí là thành công rực rỡ. Real Madrid chính là đội bóng có thương hiệu bóng đá đắt giá nhất hành tinh theo công bố mới đây của tạp chí Forbes công bố vào năm 2013, tổng giá trị của Real là 3,3 tỷ USD, tức tăng gấp 1,76 lần so với mức 1,88 tỷ USD vào năm ngoái. Sự tăng trưởng về giá trị thương mại của "kền kền trắng" diễn ra liên tục và đạt mức 62% trong 3 năm qua, đó cũng là thời gian Perez làm chủ tịch đội bóng. Kết quả của Forbes cũng chỉ ra rằng doanh thu của Real Madrid trong mùa giải 2011-12 là 650 triệu USD và họ trở thành CLB thể thao đầu tiên vượt qua cột mốc doanh thu 500 triệu euro/năm. Trong năm 2013, Real đã ký những bản hợp đồng thương mại khổng lồ. Họ gia hạn hợp đồng trang phục thi đấu với Adidas với giá trị lên đến 42 triệu USD/năm. Chủ tịch Flo Perez cũng thành công với bản hợp đồng in tên trên áo đấu với hãng hàng không Emirates, giúp họ kiếm thêm 39 triệu USD/năm trong vòng 5 năm tới.
Theo tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách 10 CLB thể thao có thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Real Madrid trở thành CLB bóng đá số 1 thế giới với giá trị thương hiệu lên đến 464 triệu USD. Real Madrid chỉ nhỉnh hơn không nhiều so với đội bóng xếp ngay sau là Man United. CLB lừng danh của bóng đá xứ sở sương mù có giá trị thương hiệu là 446 triệu USD.
Việc Real Madrid dẫn đầu trong danh sách các CLB bóng đá có thương hiệu đắt giá nhất hành tinh cũng không có gì quá lạ. Bởi trong đội hình hiện tại của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đang sở hữu những cầu thủ đắt giá nhất hành tinh như James Rodríguez, hay Gareth Bale, do CLB kiên trì theo đuổi chính sách Galacticos trong nhiều năm qua. Rõ ràng chính sách "galacticos" của chủ tịch Flo Perez đã thành công lớn về mặt kinh tế. Kể từ khi bảng xếp hạng của Forbes ra đời, M.U luôn là thương hiệu số 1 trong số các CLB bóng đá và đây mới là lần đầu tiên Real vượt lên. Thành công này là nguyên nhân khiến Perez giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc bầu cử chủ tịch. Real là tài sản của 93.000 hội viên (socio), những người đóng góp 195 USD mỗi năm cho ngân sách CLB (số tiền này được khấu trừ vào tiền vé và tiền mua đồ lưu niệm). Các "socio" chính là những cử tri bỏ phiếu chủ tịch và sự lớn mạnh về kinh tế dưới sự điều hành của Perez là lý do khiến ông trùm xây dựng chiếm lợi thế.
Cổ động viên.
Fan club.
Real Madrid là một trong số ít các câu lạc bộ ở châu Âu, được tổ chức không phải dưới hình thức một công ty đại chúng, cũng không phải thuộc sở hữu của một cá nhân. Real Madrid hiện sở hữu 91.671 thành viên ("Socios"). Chủ tịch câu lạc bộ được xác định bởi cuộc bầu cử của các thành viên câu lạc bộ mỗi bốn năm.
Không giống như phần lớn các câu lạc bộ châu Âu, thành viên bị hạn chế bởi các điều khoản của Hiệp hội, điều này được tiếp diễn trong những năm qua. Với hơn 200.000 người hâm mộ trên toàn thế giới trong năm đã được đăng ký chính thức bởi Hiệp hội các câu lạc bộ ghi danh (Penas), trong đó 165 trong tổng số 75 quốc gia khác nhau bên ngoài Tây Ban Nha (68 Châu Âu, 39 ở Mỹ, 34 ở châu Á, 22 ở châu Phi và hai ở Úc và châu Đại Dương). Vào năm 2002 được gọi là "Carnet Madridista" (Real Madrid Fankarte), và bây giờ người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội để đăng ký là người ủng hộ Real Madrid chính thức. Đối với các mùa giải 2015/16, câu lạc bộ đã có hơn 660.000 thành viên Carnet Madridista đã được đăng ký trên toàn thế giới.
Real Madrid theo hãng nghiên cứu thị trường Sport + Markt khoảng 41 triệu người hâm mộ ở châu Âu và do đó hiện đang có số lượng cao nhất thứ hai trên bảng xếp hạng, xếp sau kình địch Barcelona. Theo nghiên cứu này, có khoảng 8 triệu người hâm mộ nó cũng là câu lạc bộ châu Âu phổ biến nhất trong các thị trường Mỹ Latin của México, Brazil và Argentina vào tháng 2 năm 2009. Một trong số những thành viên danh dự của Real Madrid là tay vợt Rafael Nadal. Ngoài ra Real còn là câu lạc bộ yêu thích của ca sĩ Jennifer Lopez, diễn viên Penélope Cruz, vận động viên đua xe Alberto Contador hay kiện tướng cờ vua Magnus Carlsen.
Ca khúc truyền thống.
Bài hát chính thức của câu lạc bộ là "¡Hala Madrid!". Bản nhạc đã được sáng tác bởi các nhạc sĩ Tây Ban Nha gồm Marino García, José de Aguilar, Antonio Villena Sánchez và Indalecio Cisneros. Ca khúc được ra mắt vào năm 1952 trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của câu lạc bộ đã được ghi lại và trình bày.
Trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của câu lạc bộ vào năm 2002, các thành viên cũ của ban nhạc Madrid Pop nổi tiếng là Mecano, José María Cano và Placido Domingo biểu diễn ca khúc "Himno del Centenario" (tiếng Tây Ban Nha là Bài ca của một trăm năm tuổi), nguyên chỉ dành cho lễ kỷ niệm, tuy nhiên, ca khúc đã được giữ nguyên bản và vẫn còn được bật trước mỗi trận đấu của Real Madrid tại sân Santiago Bernabéu, trong khi ca khúc chính thức "¡Hala Madrid!" thường được bật sau khi kết thúc trận đấu.
Là một phần trong lễ kỷ niệm sau khi giành cú "Decima", danh hiệu Champions League lần thứ mười trong lịch sử câu lạc bộ, nhà sản xuất âm nhạc RedOne đã trình bày một sáng tác của ông có tựa đề "Hala Madrid y Nada Más" (tiếng Tây Ban Nha là Madrid và không có gì khác).
Real Madrid TV.
Real Madrid TV là kênh truyền hình kỹ thuật miễn phí, điều hành bởi Real Madrid và các chuyên gia truyền thông câu lạc bộ Tây Ban Nha. Kênh có sẵn tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Real Madrid từ năm 1999 đã tự phát hành một kênh truyền hình dưới dạng tư nhân, chương trình phát sóng 24 giờ mỗi ngày bao gồm tin tức hàng ngày từ câu lạc bộ và bóng đá thế giới, hình ảnh sống động trong việc việc đào tạo đội ngũ, phát thanh truyền hình của bóng đá năm qua, các báo cáo và những bức chân dung, cũng như truyền hình trực tiếp các trận đấu của đội trẻ Real Madrid Castilla (trước đây là Real Madrid B), hoặc nhóm trẻ khác của Real, mà hiện đang chơi ở giải vô địch Tây Ban Nha thứ ba.
Real Madrid TV cũng là một phần của các nhà cung cấp truyền hình kỹ thuật số Canal + (trên Astra 1KR và Hispasat 1E) và ZAP (Eutelsat 36B có sẵn). Một tiếng Anh phiên bản không được mã hóa trên Euro Bird 9A. Kể từ Tháng 12 năm 2014, kênh này cũng có sẵn thông qua chính thức ứng dụng thu phí của các câu lạc bộ.
Kình địch.
El Clásico.
Từ đầu những năm 1900 cho đến trước năm 1916, mối quan hệ giữa Real Madrid và Barca luôn tốt đẹp, các trận đấu giữa họ đều diễn ra đầy tình hữu hảo. Khi đó, đại kình địch của Real Madrid là Athletic Club (nay là Athletic Bilbao), còn kẻ thù của Barca là đối thủ cùng thành phố Espanyol. Vậy tại sao Real Madrid và Barca lại trở thành kẻ thù không đội trời chung?
Ở trận bán kết Cúp Nhà Vua 1916, khi đó chưa có luật bàn thắng sân khách. Vì vậy, sau 2 trận lượt đi và về, nếu mỗi đội thắng một lần, họ sẽ phải dẫn nhau đến một trận tie-breaker. Hồi đó cũng chưa xuất hiện loạt đá luân lưu. Thế nên, khi 2 đội hòa nhau ở trận tie-breaker, họ phải tiếp tục thi đấu một trận khác (gọi là play-off).
Năm đó, Barca và Real Madrid đụng nhau ở bán kết. Trong trận đấu đầu tiên, đội bóng xứ Catalan thắng 2-1. Đến trận lượt về, họ để thua Real Madrid 1-4. Trận tie-breaker đã được chọn diễn ra trên sân của Real Madrid. Thật không may, hôm đó 2 đội lại hòa nhau 4-4 trong thời gian thi đấu chính thức.
Đến khi đá play-off, Barca lúc đó dẫn 6-5. Nhưng ở những phút cuối, Real Madrid bất ngờ được trọng tài cho hưởng một quả penalty gây tranh cãi. Đó là quả phạt đền thứ ba dành cho Real Madrid chỉ trong trận này (có một quả bị sút hỏng). Quyết định của ông Berraondo đã khiến cầu thủ, BHL và cả CĐV của Barca vô cùng bất bình. Họ phản đối và gọi trọng tài Berraondo là quân kẻ cướp. Họ bày tỏ sự phẫn nộ bằng màn phá phách.
Thù hận giữa Real Madrid và Barca được manh nha từ đó, với trọng tài Berraondo (người từng thi đấu cho cả hai đội khi còn là cầu thủ) được xem là kẻ châm ngòi. Hai ngày sau đó, một trận tie-breaker tiếp theo lại diễn ra giữa Real Madrid và Barca. Lần này, bầu không khí thân thiện của những trận đấu trước không còn nữa.
Trong trận chiến thứ 4 và là cuối cùng tại Cúp Nhà Vua giữa hai đội năm 1916, Barca nhanh chóng dẫn 2 bàn. Nhưng sau đó, họ bị đối phương gỡ hòa 2-2 trong 90 phút thi đấu chính thức, với 1 bàn gỡ được thực hiện từ chấm phạt đền. Khi hai đội tiếp tục phải đá play-off, Real Madrid có liền 2 bàn thắng. Nhưng các cầu thủ Barca đều cho rằng, đó là những bàn thắng không hợp lệ, đặc biệt là pha ghi bàn ở thế việt vị trong tình huống thứ 2. Vì thế, họ bỏ trận khi thời gian thi đấu vẫn còn 7 phút. Real Madrid hiển nhiên thắng 4-2 và giành quyền vào chung kết gặp Athletic Bilbao.
Điều trùng hợp định mệnh là trận chung kết năm đó lại được tổ chức ở chính thành phố Barcelona. Vì thế, sau khi Real Madrid thất thủ 0-4 ra về, dù được lực lượng an ninh bảo vệ, đội bóng thủ đô Madrid vẫn bị các CĐV của Barca tấn công. Họ hùa nhau ném đá vào xe bus chở Real Madrid. Họ nguyền rủa đội bóng Hoàng gia là kẻ bẩn thỉu và đáng phải chịu thất bại nhục nhã trước Bilbao. Kể từ hôm đó, mối hận giữa Real Madrid và Barca càng được khơi sâu.
Mối hận thù giữa 2 đội càng lúc càng nghiêm trọng và nó đã trở thành chồng chất khi cảnh sát của chế độ độc tài Francisco Franco bắt tống giam chủ tịch Josep Sunyol của Barca năm 1936 do những nhạy cảm trong vấn đề chính trị. Kể từ đó, Barca luôn bị xem là cái gai trong mắt của chế độ Franco và thường xuyên bị xử ép. Đặc biệt, sau khi Real Madrid cướp tay trên của đội bóng xứ Catalan tiền đạo lừng danh Alfredo Di Stefano, 2 đội chính thức tuyên bố mối quan hệ thù địch, với Barca là phe của người Catalan, còn Real Madrid thuộc về phe của Franco. Khái niệm El Clásico cũng bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này.
Năm 2000, mối quan hệ của Real Madrid và Barcelona ngày một căng thẳng khi Florentino Pérez đã cài điều khoản mua Luis Figo, cầu thủ xuất sắc nhất bên phía Barca thời bấy giờ do khi ấy tại Tây Ban Nha, mỗi cầu thủ đề có một điều khoản giải phóng hợp đồng, buộc câu lạc bộ chủ quản phải đồng ý phá vỡ. Khi Figo về với Real, các CĐV Barca liền đốt áo đấu và nguyền rủa anh tại Camp Nou, đỉnh điểm là 1 trận El Clasico vào ngày 23/11/2002 diễn ra trên sân của Barca, một chiếc đầu lợn đã ném xuống sân mỗi lúc Figo chuẩn bị thực hiện quả phạt góc.
Derby Madrileño.
Đối thủ cùng thành phố của câu lạc bộ là Atlético Madrid. Atlético ban đầu được thành lập bởi ba sinh viên vào năm 1903, nó đã được sáp nhập vào năm 1904 bởi các thành viên bất đồng chính kiến của Madrid FC. Căng thẳng leo thang hơn nữa sau khi Atlético đã được sáp nhập với đội bóng đá của lực lượng không quân Tây Ban Nha (và do đó đổi tên thành Atlético Aviación), và trong những năm 1940, Atlético được coi là đội bóng ưa thích của chế độ Franco thời bấy giờ trước khi Real thành công ở châu Âu trong thập niên 1950. Hơn nữa, những người ủng hộ Real Madrid đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong khi những người ủng hộ Atlético đến từ các tầng lớp lao động. Lần đầu hai đội gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 2 năm 1929, đó là trận derby chính thức đầu tiên của giải vô địch quốc gia, và Real thắng 2-1.
Hai đội gặp nhau lần đầu tại cúp châu Âu là vào năm 1959, khi ấy tại vòng bán kết, Real thắng trận lượt đi 2-1 tại sân Bernabeu trong khi Atletico thắng 1-0 tại Metropolitano. Và trong trận đá lại Real dành chiến thắng thắng 2-1 trước Atlético.
Từ năm 1961 đến năm 1989, Real có một thời gian dài thống trị La Liga. Năm 1965, Atletico đã trở thành đội đầu tiên đánh bại Real tại Bernabeu trong 8 năm dù trước đó thành tích đối đầu của Real Madrid trước Atletico là rất thuận lợi. Mùa giải 2002-03, Real đã giành danh hiệu La Liga sau chiến thắng 4-0 trước Atlético tại sân vận động Vicente Calderón. Chiến thắng đầu tiên đầu tiên của Atlético trước đối thủ cùng thành phố kể từ năm 1999 là chiến thắng tại chung kết Copa del Rey năm 2013. Tại mùa giải UEFA Champions League 2013-14, cả Real và Atletico đều vào đến trận chung kết UEFA Champions League, trận chung kết đầu tiên có sự góp mặt của hai câu lạc bộ bóng đá đến từ cùng một thành phố và Real Madrid thắng với 4-1 trong hiệp phụ. Vào ngày 7 tháng 2 năm 2015, Real phải chịu thất bại đầu tiên của họ sau 14 năm tại Vicente Calderon với tỷ số 0-4. Ngày 28 tháng 5 năm 2016, Real và Atletico lại đối đầu nhau một lần nữa ở trận chung kết UEFA Champions League, 2 đội hòa 1-1 sau 120 phút và đội bóng Hoàng gia đã thắng 5-3 sau loạt sút luân lưu để có lần thứ 11 lên ngôi vô địch giải đấu bóng đá cấp độ câu lạc bộ danh giá nhất châu Âu, UEFA Champions League.
El Viejo Clásico.
Cùng với Real Madrid, Barcelona, một câu lạc bộ khác chưa từng xuống hạng trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha là Athletic Bilbao. Những trận đối đầu đỉnh cao giữa Real Madrid và Athletic Bilbao thường được gọi là El Viejo Clásico. Lần gặp nhau đầu tiên của họ diễn ra trong trận chung kết của phiên bản đầu tiên Cúp nhà Vua, vào ngày 8 tháng 4 năm 1903, khi đó Athletic Bilbao thắng với tỷ số 3-2. Các cầu thủ đến từ vùng xứ Basqué và Castilla đã gặp trong chín trận chung kết Cup giữa những năm 1903 dến 1958, Athletic giành được sáu chiến thắng trong tổng số những lần gặp mặt này.
Vào ngày 21 tháng 4 năm 1929, Real Madrid và Athletic Bilbao đã gặp nhau lần đầu tiên tại La Liga, Real Madrid đã giành chiến thắng tại sân Chamartín với tỉ số 5-1. Hai câu lạc bộ đã sổ hữu mười sau 25 mùa giải đầu tiên (Athletic Bilbao sáu, và Real Madrid bốn). Trong tồi kỳ nội chiến Tây Ban Nha đến năm 1956, thời điểm đó Los Blancos đã trở thành câu lạc bộ chiếm ưu thế nhất Tây Ban Nha, với tổng cộng 16 danh hiệu. Trong thời đại đó, nhà độc tài Francisco Franco đã sử dụng Real Madrid (trụ sở tại thủ đô Madrid, nơi nắm giữ quyền lực) như một phương tiện để thúc đẩy chế độ của mình đối với người nước ngoài, trong khi Athletic Bilbao, câu lạc bộ lớn nhất ở xứ Basque, nơi vùng ngoại với phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ đã bị chính quyền trung ương trấn áp đã không giành được bất kỳ danh hiệu nào trong thời kỳ này.
Vào mùa giải 2004-2005, Athletic Bilbao đã giành được chiến thắng trong cuộc đối đầu với Real Madrid, nhưng từ đó trở đi họ chỉ giành được 2 chiến thắng trên sân nhà trong 12 mùa giải liên tiếp cho tới mùa giải 2016-2017, và không giành được bất kỳ một điểm nào trong 12 trận đấu diễn ra tại Bernabéu với Real Madrid, trong khi đội bóng Hoàng gia thường ghi đến bốn hoặc năm bàn thắng trong những lần đối đầu. Trong giai đoạn đó, hai đội trận hòa gần đây nhất diễn ra vào năm 2006.
Kình địch ở châu Âu.
Bayern Munich.
Real Madrid và Bayern Munich là hai trong số những câu lạc bộ thành công nhất tại đấu trường UEFA Champions League, hay các Cup châu Âu khác, Real vô địch mười ba lần và Bayern là sáu lần. Real Madrid và Bayern Munich là cặp đấu đầy duyên nợ nhất lịch sử Champions League với 26 lần đối đầu.
Trận thua đậm nhất nhất của Real trên sân nhà là tại vòng bảng thứ 2 Champions League, khi ấy Real tiếp Bayern vào ngày 8 tháng 3 năm 2000 và kết quả là Real thua 1-4. Sau đó hai đội lại gặp nhau ở bán kết năm đó, dù thua 1-2 ở lượt về nhưng do đã thắng 2-0 ở lượt đi, Real Madrid đã giành quyền vào chơi trận chung kết và giành chức vô địch. Một năm sau, Real và Bayern gặp nhau 1 lần nữa ở bán kết Champions League năm 2001, và Bayern đã phục thù thành công khi thắng Real cả hai lượt với tổng tỷ số 3-1. Các cổ động viên Real Madrid thường gọi Bayern là "Bestia negra" ("Black Beast").
Năm 2007, hai đội cũng gặp nhau ở vòng 1/16 cúp châu Âu, sau hai lượt đi và về, cả hai đội hòa nhau với tổng tỉ số 4-4, nhưng Bayern đi tiếp nhờ luật bàn thắng trên sân khách. Ngoài ra hai đội cũng đã gặp nhau tại bán kết Champions League 2011-12, kết quả là hòa 3-3 sau 2 lượt, trải qua 2 hiệp phụ và loạt sút luân lưu, Bayern đã giành chiến thắng 3-1 để vào trận chung kết. Sau đó, họ lại gặp nhau tại bán kết Champions League 2013-14, ở lượt đi, Real đã giành được thắng lợi bằng pha lập công duy nhất của tiền đạo Karim Benzema, và trận lượt về với 2 cú đúp của Sergio Ramos và Cristiano Ronaldo, Real đã đánh bại Bayern với tỷ số 4-0 ngay tại Munich, đó cũng là trận thắng đậm nhất của Real trước Bayern trên sân Allianz Arena.
Năm 2017, Real Madrid và Bayern Munich đã gặp nhau tại vòng tứ kết UEFA Champions League. Tại trận lượt đi trên sân Allianz Arena, mặc dù đã có bàn thắng vượt lên dẫn trước, nhưng Bayern Munich đã để Real lội ngược dòng và có được chiến thắng 2-1. Sau đó ở trận lượt về trên đất Tây Ban Nha, Bayern Munich đã xuất sắc đánh bại Real Madrid với tỉ số 2-1 trong 90 phút thi đấu chính thức, và kéo trận đấu đến hiệp phụ. Nhưng vì lý do có quá nhiều trụ cột chấn thương, kèm theo thể lực không đảm bảo của các cầu thủ ra sân, nên Bayern đã để Real Madrid ghi liên tiếp 3 bàn và đành chấp nhận thất bại 2-4. Chung cuộc Real Madrid giành chiến thắng 6-3 để tiến vào vòng bán kết.
Ở ngay mùa giải sau đó, Real lại tái ngộ Bayern ở bán kết Champions League 2017/18. Ở lượt đi trên đất Đức, Bayern ghi bàn dẫn trước nhờ công của Joshua Kimmich nhưng sau đó Real đã thắng ngược 2-1 nhờ 2 pha lập công của Marcelo và Marco Asensio. Trong trận lượt về, Kimmich lại chọc thủng lưới Real ngay ở phút thứ 3 nhưng Karim Benzema đã tỏa sáng đúng lúc khi ghi liền 1 cú đúp giúp Real dẫn lại 2-1. Ngay sau đó, cầu thủ đang được Real cho mượn sang Bayern là James Rodríguez đã ghi bàn giúp Bayern gỡ hòa 2-2. Những phút cuối trận Bayern liên tục gia tăng sức ép vì họ chỉ cần một bàn nữa là đi tiếp, tuy nhiên Real đã giữ được thành quả và thắng chung cuộc 4-3 sau hai lượt trận.
Juventus.
Tại Cúp châu Âu, một đối thủ truyền thống khác của Real Madrid là câu lạc bộ đến từ Ý, Juventus. Đây được xem là một trong những trận đấu đáng xem nhất ở châu Âu giữa một đội bóng giàu truyền thống nhất Tây Ban Nha và một đội giàu truyền thống của Ý. Hai đội đã gặp nhau tổng cộng 20 lần và thành tích cân bằng cho cả hai với 9 chiến thắng cho mỗi đội và 2 trận hòa. Lần đầu tiên hai đội gặp nhau là tại vòng tứ kết Champions League mùa giải 1961-1962. Khi ấy tại trận lượt đi, Real Madrid đã đánh bại Juventus với tỉ số 1-0, còn trận lượt về kết quả ngược lại, 1-0 cho Juventus. Lúc ấy chưa có khái niệm hiệp phụ, hai đội buộc phải đá lại 1 trận để phân định thắng thua, kết quả đội bóng đến từ thủ đô Madrid giành chiến thắng với tỉ số 3-1 để vào vòng bán kết.
Cả hai đội còn gặp nhau nhiều lần sau đó. Tại mùa giải 2013-14, Real Madrid và Juventus nằm chung vòng bảng tại UEFA Champions League, tại trận lượt đi các cầu thủ Real Madrid đã đánh bại Juventus với tỉ số 2-1 trên sân Bernabeu, và lượt về sau đó hai đội hòa 2-2 tại Turin. Chính thành tích đối đầu không tốt trước Real Madrid khiến Juventus mùa giải năm ấy bị loại khỏi Cúp châu Âu ngay từ vòng bảng. Một năm sau đó, hai đội cũng chạm trán nhau tại bán kết UEFA Champions League mùa giải 2014-15. Ở trận lượt đi, cựu cầu thủ của Real đang thi đấu cho Juventus là tiền đạo Álvaro Morata ghi bàn mở tỉ số, Real có 1 bàn gỡ hòa nhờ công của Cristiano Ronaldo trước khi Carlos Tévez ấn định chiến thắng 2-1 cho Juve, tạo ra lợi thế nhỏ trước trận lượt về. Trận lượt về trên Sân vận động Santiago Bernabéu ở hiệp 1, Real Madrid đã có bàn thằng nhờ pha đá phạt đền của Ronaldo, tuy nhiên hiệp 2 Juventus có bàn thắng cân bằng tỉ số 1-1 của "người cũ" Real là Morata, đó là pha làm bàn cuối cùng của trận đấu. Kết quả hòa 1-1 và thua chung cuộc 2-3 sau hai lượt trận, Real Madrid bị loại khỏi Champions League năm ấy sau khi đã đăng quang cách đó 1 năm.
Mùa giải 2016-17, Real Madrid và Juventus đã đi đến trận đấu cuối cùng tại Champions League để tranh chức vô địch. Mùa giải ấy Real Madrid đang là đương kim vô địch châu Âu sau khi đã đánh bại Atletico Madrid tại trận chung kết mùa giải trước. Do vậy, cả thế giới đều dự đoán Juventus sẽ là nhà vô địch bởi chưa có đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu. Tuy nhiên trái với dự đoán, Real Madrid đã dễ dàng hạ đội đương kim vô địch đến từ Ý với tỉ số đậm 4-1 nhờ phong độ đang lên của Cristiano Ronaldo và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ được chức vô địch Champions League.
Mùa giải 2017-18, Real tái ngộ Juventus ở tứ kết Champions League. Trong trận lượt đi trên sân Juventus Arena, Real đã chơi trên chân và thắng đậm 3-0 nhờ cú đúp của Ronaldo và bàn còn lại của Marcelo. Tuy nhiên ở lượt về, đội bóng nước Ý đã thi đấu quật khởi và dẫn lại 3-0 ngay trên sân Bernabeu nhờ cú đúp của Mario Mandžukić và 1 bàn khác của Blaise Matuidi. Tưởng chừng trận đấu sẽ bước vào hiệp phụ thì ngay phút cuối cùng, trọng tài người Anh Oliver đã thổi 1 quả penalty cho Real khi ông cho rằng tiền vệ Lucas Vázquez đã bị hậu vệ Medhi Benatia phạm lỗi trong vòng cấm. Quyết định này của ông Oliver khiến thủ môn Gianluigi Buffon vô cùng phẫn nộ và liên tục thóa mạ trọng tài, buộc Oliver phải rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của Buffon. Trên chấm phạt đền, Ronaldo đã khuất phục được thủ thành mới vào sân là Wojciech Szczęsny để ấn định kết quả 3-1, giúp Real vượt qua vòng tứ kết với tổng tỷ số 4-3.
Mặc dù là kình địch tại các giải Cúp châu Âu, tuy nhiên giữa Juventus và Real Madrid luôn có mối quan hệ tốt trong các vụ chuyển nhượng mà điển hình là trường hợp của tiền đạo Álvaro Morata, tiền vệ Zinédine Zidane, trung vệ Fabio Cannavaro hay Cristiano Ronaldo.
Những thương vụ chuyển nhượng đình đám.
Chính sách Galacticos.
Kể từ khi Florentino Pérez lên nắm quyền, ông đã biến Real Madrid thực sự trở thành ông hoàng trong những kỳ chuyển nhượng khi đổ tiền mua những cầu thủ xuất sắc với chính sách "Mỗi năm Bernabeu lại đón thêm một ngôi sao." Khái niệm Galacticos, có nghĩa là "Dải ngân hà" bắt đầu từ thời đó, ám chỉ một đội hình toàn ngôi sao. Real Madrid khi đó là một đội bóng chuyên mua về những ngôi sao có thành tích xuất sắc trên toàn thế giới về đội hình đắt giá của mình.
Thương vụ đầu tiên khi Perez lên nắm quyền chính là tiền vệ Luís Figo của đại kình địch Barca. Tiền vệ có lối chơi tấn công Figo lúc ấy đang là linh hồn của đội bóng xứ Catalan, với phong độ xuất sắc, Luis Figo nghiễm nhiên trở thành con bài khi Peréz đứng ra tranh cử chức chủ tịch Real Madrid. Nhìn thấy lỗ hổng trong bản hợp đồng của Figo bên phía Barca, ông đã cài điều khoản đặc biệt khiến Figo phải cập bến Real Madrid bất chấp sự phản đối từ phía CĐV đội bóng xứ Catalan. Figo đoạt giải thưởng Ballon d'Or năm 2000, sau đó gia nhập đội bóng hoàng gia với mức phí kỷ lục thời đấy là 60 triệu euro.
Còn Zinédine Zidane của Juventus F.C. tại Ý cũng đã giúp câu lạc bộ chủ quản của mình vào đến trận Chung kết UEFA Champions League 1998 trước khi để thua chính Real Madrid. Zidane đoạt giải thưởng Ballon d'Or 1998 và đã lọt vào mắt xanh của chủ tịch Florentino Pérez. Vào năm 2001 Perez dò la được Zidane thích đến một nhà hàng tại Pháp, ông liền có mặt như chuyện tình cờ và trong cuộc gặp ở nhà vệ sinh nam ông đã thuyết phục được Zidane gia nhập Real Madrid từ Juventus với giá 72 triệu euro, phá kỷ lục cũ của Figo. Và chính Zidane sau đó là người ghi bàn thắng quyết định trong trận Chung kết UEFA Champions League 2002 trước Bayer Leverkusen giúp Real Madrid lần thứ 9 lên ngôi vô địch.
Năm 2002, sau khi vô địch Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 cùng Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil, Ronaldo trở lại Ý với CLB chủ quản của mình, Inter Milan. Khi đó người đại diện bên phía Barca đã gặp Peréz, yêu cầu mua tiền đạo Morientes bên phía Real, đồng thời cũng liên hệ Inter để mua Ronaldo. Khi ấy Peréz yêu cầu bên phía Barca nhượng Ronaldo lại thì mới bán Morientes, và Barca đã gật đầu. Khi ấy Inter đã mua sẵn Hernán Crespo và để Ronaldo gia nhập Real Madrid nhưng rồi bất ngờ đã xảy ra, Barca thông báo không mua Morientes nữa, nhận ra đã bị Barca "chơi khăm" bởi nếu không bán được Morientes, Real sẽ không có tiền trả lương cho Ronaldo lẫn Morientes và đội bóng hoàng gia đành ngậm ngùi chấp nhận lỗ trong thương vụ này. Khi ấy Ballon d'Or 1997 & 2002 Ronaldo đã gia nhập Real Madrid với mức phí chuyển nhượng 45 triệu euro.
Vào năm 2003, mục tiêu của ông chính là tiền vệ David Beckham của Manchester United. Cầu thủ về nhì ở giải thưởng Ballon d'Or 1999, Beckham bất ngờ gia nhập đội chủ sân Bernabeu với giá 35 triệu euro. Đã có tin đồn rằng Beckham và Sir Alex đã có những xích mích trong phòng thay đồ và Real Madrid đã nhanh tay giành lấy chữ ký của tiền vệ người Anh dù trước đó Peréz đã tuyên bố sẽ không mua Beckham và Barca khi đó đã trả giá cao hơn trong cuộc đua để sở hữu tiền vệ này.
Đến giữa năm 2004, Perez chiêu mộ tiền đạo tài năng Michael Owen của Liverpool với giá 8 triệu bảng, cầu thủ này trước đó cũng đã đoạt giải thưởng Ballon d'Or 2001.
Trong nhiệm kỳ thứ 2 khi Florentino Pérez lên nắm quyền, ông đã xây dựng chính sách Galacticos 2.0 của mình. Mục tiêu đầu tiên chính là siêu sao đang khoác áo Manchester United, Cristiano Ronaldo. Ronaldo đã vươn lên trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới khi giúp M.U vô địch và ghi bàn thắng trong trận Chung kết UEFA Champions League 2008 vào lưới Chelsea và đỉnh cao là đoạt Quả Bóng Vàng châu Âu năm 2008. Với thành tích ấn tượng trên, Ronaldo đã trở thành cầu thủ mà Pérez quyết mua bằng được. Pérez đã thuyết phục được cầu thủ người Bồ Đào Nha về với sân Bernabeu với mức giá 94 triệu euro, trở thành cầu thủ đắt giá nhất thời điểm ấy.
Một cầu thủ khác cũng có thành tích như Cristiano Ronaldo nằm trong danh sách ưa thích của Florentino Pérez là tiền vệ người Brazil, Kaká. Được Milan mua về từ năm 2003, cùng với danh hiệu vô địch World Cup 2002, Kaká trở thành một trong những tiền vệ công xuất sắc nhất thế giới. Việc giúp Milan giành chức vô địch UEFA Champions League 2006-07 và sau đó giành luôn danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu năm 2007, Kaká đã được chèo kéo về Real Madrid. Năm 2009, Kaká chính thức đầu quân cho đội bóng áo trắng với mức phí chuyển nhượng 65 triệu euro. Có nhiều thông tin cho rằng, Kaká về Real là thỏa thuận ngầm của Florentino Pérez khi ông chưa đắc cử và chủ tịch của Milan, Silvio Berlusconi nhằm đẩy đương kim chủ tịch Real Madrid khi ấy là Ramón Calderón ra khỏi sân Bernabeu.
Tuy nhiên trong mùa giải đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2, Real Madrid của "bố già" Pérez lại tiếp tục trắng tay, nên ông luôn yêu cầu về chiều sâu đội hình. Sau đó chứng kiến phong độ cực kì xuất sắc của Luka Modrić và Gareth Bale trong màu áo Tottenham Hotspur giúp câu lạc bộ này thi đấu thăng hoa ở Giải ngoại hạng Anh, Real Madrid đã lên kế hoạch thâu tóm bộ đôi cầu thủ của CLB thành Luân Đôn. Đầu tiên, Pérez đã thuyết phục được Modric gia nhập Real với mức giá 30 triệu euro vào năm 2013, nhưng trong mùa giải đó, Real lại trắng tay, một điều khó chấp nhận, và hệ quả năm 2014, Real Madrid bỏ ra gần 100 triệu euro để đón Gareth Bale về Madrid, và trở thành bản hợp đồng đắt giá nhất khi ấy. Trong mùa giải đó, Bale đã có đóng góp giúp Real vô địch UEFA Champions League 2013-14.
Sau khi giành chiến thắng tại trận Chung kết UEFA Champions League 2014 và giành chức vô địch, Real Madrid đã trở thành điểm đến thu hút của nhiều ngôi sao trên thế giới. Đầu tiên, khi nhìn thấy hợp đồng giữa Toni Kroos và Bayern Munich đang bị trì trệ bởi những mâu thuẫn về mức lương trong khi hợp đồng giữa đôi bên chỉ còn đúng 1 năm, đồng thời tiền vệ Xabi Alonso cũng sẽ ra đi, Pérez biết Real Madrid cần 1 người để thay thế. Thế là ông đã nhanh tay đề ra bản hợp đồng hấp dẫn hơn, và kết quả Kroos đã về với đội bóng áo trắng với mức phí chỉ 25 triệu euro, thấp hơn nhiều so với giá trị của cầu thủ đã giúp Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức giành chiến thắng tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014. Tuy không giúp Đội tuyển bóng đá quốc gia Colombia tiến sâu tại World Cup 2014, nhưng với phong độ xuất sắc và danh hiệu Vua phá lưới với 6 bàn thắng, James Rodríguez cũng đã được mời chào đến Madrid để chơi bóng. Mọi thỏa thuận đều diễn ra nhanh chóng và Real đã có chữ ký của tiền vệ công người Colombia này từ AS Monaco với giá 80 triệu euro, cao thứ 3 thế giới lúc đó.
Với việc sở hữu dàn cầu thủ giỏi như Cristiano Ronaldo, Gareth Bale, James Rodríguez, Toni Kroos hay Luka Modrić, Real Madrid sở hữu một dàn Galacticos mạnh không kém gì những Zinédine Zidane, Luís Figo, David Beckham hay Ronaldo trong nhiệm kỳ đầu của Pérez.
Chính sách Galacticos trẻ hóa.
Sau nhiều năm luôn săn đón để đem về những bản hợp đồng lớn với những ngôi sao đang ở tuổi chín của sự nghiệp, thì trong 2 mùa giải gần đây, Real Madrid đã thêm chính sách mua sắm khác nhằm trẻ hóa lực lượng đồng thời tạo điều kiện cho kế hoạch sử dụng lâu dài trong tương lai. Việc chủ tịch Peréz của Real Madrid luôn áp dụng chính sách mua sắm cũ đã khiến Real Madrid không sở hữu nhiều cầu thủ nội địa. Vì vậy trong những năm gần đây, Real đã vung tiền để bổ sung thêm những cầu thủ mang quốc tịch Tây Ban Nha với tuổi đời trẻ, có tiềm năng triển vọng hoặc những cầu thủ nước ngoài nhưng ở độ tuổi trẻ trung, đã khẳng định được đẳng cấp lứa trẻ về sân Bernabeu nhằm thay thế các trụ cột đã luống tuổi trong tương lai. Vào mùa hè 2015, Real Madrid đã thi hành chiến lược mua sắm này. Bản hợp đồng đầu tiên cho việc trẻ hóa nội địa là Marco Asensio. Đã có thông tin cho rằng, Rafael Nadal, một cổ động viên lớn của Real Madrid đã thuyết phục thành công đội bóng yêu thích của mình đem về tiền vệ 19 tuổi này bởi câu lạc bộ Real Mallorca, đội bóng chủ quản của Asensio khi ấy đồng thời cũng là nơi Nadal là một cổ đông. Sau đó, Florentino Peréz đã đem về một bản hợp đồng chất lượng khác ở vị trí hàng thủ, là hậu vệ 18 tuổi, Jesús Vallejo đến từ Real Zaragoza. Như vậy trong một mùa hè, chỉ với 8,5 triệu euro bỏ ra, Real Madrid đã sở hữu hai ngôi sao sáng giá của đội tuyển U21 Tây Ban Nha để phục vụ cho kế hoạch trong tương lai của mình.
Bước sang mùa hè 2017, sau khi đã dành chức vô địch Champions League trong 2 năm liên tiếp, với khoản tiền thưởng có được trong tay, Real đã mang về thêm một loạt cầu thủ trẻ khác. Đầu tiên họ đã gây sốc khi vung đến 45 triệu euro để mang về một cầu thủ chỉ mới 16 tuổi của Brazil, Vinícius Júnior đồng thời biến anh trở thành cầu thủ tuổi teen đắt giá nhất thế giới. Anh sẽ gia nhập sân Bernabeu vào năm 2019 sau khi được cho mượn tại câu lạc bộ Flamengo trong 2 năm. Tiếp theo đó, đội bóng hoàng gia lại chi tiếp số tiền 26 triệu euro để mang về hậu vệ cánh trái Theo Hernandez của kình địch cùng thành phố Atlético Madrid và đánh bại luôn đại kình địch lớn nhất của mình là Barcelona để giành được chữ ký của một sao trẻ người Tây Ban Nha khác đã chơi rất hay tại giải U21 Tây Ban Nha là Dani Ceballos. Ngoài ra Real còn đôn thêm Marcos Llorente từ đội trẻ Real Madrid Castilla lên đội một. Với việc cầu thủ Theo Hernanez đang mang quốc tịch Pháp và chuẩn bị nhập quốc tịch Tây Ban Nha, cùng với việc sở hữu Jesús Vallejo, Dani Ceballos, Marcos Llorente, lần đầu tiên trong hơn 3 thập kỷ, Real Madrid mới sở hữu hơn 3 tuyển thủ U21 Tây Ban Nha trong đội hình.
Mối quan hệ với Jorge Mendés.
Real Madrid giống như những câu lạc bộ nằm trên bán đảo Iberia khác, luôn tạo ra những mối quan hệ tốt với người đại diện của cầu thủ để nhờ đó có thể mang về những bom tấn với giá cả hợp lý. Các cầu thủ thuộc Mỹ Latin thường hay chọn người đại diện là Jorge Mendes, và hiển nhiên với một câu lạc bộ sở hữu nhiều cầu thủ Mỹ Latin như Real Madrid thì việc họ có một mối quan hệ tích cực với người đại diện được xem là "tay cò" hay nhất thế giới này cũng không phải là điều xa lạ. Sở dĩ câu lạc bộ có quan hệ tốt với Mendes bởi trong khoảng nửa đầu năm 2013, có tới 8 khách hàng của Mendes đang đầu quân cho Real Madrid.
Vào năm 2007, Real bắt đầu công cuộc tái thiết lại đội hình trước sự thống trị của Barcelona trong những năm gần đây, đội bóng áo trắng cần cải thiện lại hàng phòng ngự khi những công thần tại hậu tuyến này đã quá già nua và Mendes đã thuyết phục được trung vệ Pepe gia nhập đội chủ sân Bernábeu với giá 30 triệu euro. Trong quá khứ, Mendes từng giúp Real Madrid đạt được thỏa thuận có chữ kí của vị huấn luyện viên đồng hương José Mourinho khi ông này vừa đoạt cú ăn ba cùng Inter Milan trong năm 2010. Trong năm 2010, ngoài Mourinho, Mendés cũng giúp Real có được tiền vệ chạy cánh Ángel Di María từ Benfica. Một năm trước đó, ông cũng giúp Real Madrid có được chữ kí của một trong những ngôi sao sáng giá nhất thế giới thời điểm ấy, tiền đạo của Manchester United, Cristiano Ronaldo đồng thời cũng là người có mối quan hệ rất thân mật với ông. Trong giai đoạn Real Madrid dưới sự chỉ đạo của José Mourinho, danh sách cầu thủ của đội bóng áo trắng ngoài ra còn sở hữu rất nhiều cầu thủ mang quốc tịch Bồ Đào Nha khác, trong số đó có Fábio Coentrão, Ricardo Carvalho, tất cả đều là khách hàng của Mendes.
Trong năm 2014, Real cũng từng nhờ cậy đến Mendes để có được chữ ký của tiền vệ James Rodríguez sau khi anh này tỏa sáng rực rỡ trong màu áo đội tuyển Colombia tại World Cup ở Brazil. Mặc dù liên tục bị Monaco hét giá nhưng với tài thuyết phục của Mendes đã giúp Real có được sự phục vụ của "số 10" hào hoa này. Một năm sau, trong khi Real Madrid đang tìm một hậu vệ cánh để thay thế cho Álvaro Arbeloa đã ngoài 30 không còn đảm bảo yếu tố thể lực, và Mendes dẵ giúp đội bóng thủ đô Madrid qua mặt MU để sở hữu thêm một khách hàng của mình, là hậu vệ cánh Danilo của Porto nhờ mối quan hệ tốt với đội bóng Bồ Đào Nha này. Tuy nhiên không phải lúc nào Real Madrid cũng có thể chuyển nhượng thành công nhờ tài của Mendes. Cũng trong mùa hè 2015, sau khi giúp Real có Danilo, Mendes từng cố gắng "cài cắm" một khách hàng nữa của mình vào đội hình của Real Madrid, đó là thủ thành David de Gea. Khi đó De Gea chỉ còn một năm hợp đồng với MU, Mendes đã có thể giúp Real ép giá đội bóng nước Anh để có thể sở hữu thủ môn xuất sắc của đội tuyển Tây Ban Nha để thay thế cho tượng đài Iker Casillas đã ra đi. Tuy nhiên mọi nỗ lực đưa thủ thành De Gea của Manchester United về sân Bernabeu đã thất bại đúng vào phút chót của kỳ chuyển nhượng mặc dù cả hai bên đều đồng ý với mức phí chuyển nhượng.
Những kỉ lục chuyển nhượng.
Real Madrid nổi tiếng với những bản hợp đồng chuyển nhượng bom tấn, đáng nhớ nhất là Cristiano Ronaldo và Gareth Bale.
Kỉ lục giá mua:
Kỉ lục giá bán:
Ban lãnh đạo.
Cùng với Barcelona, Athletic Bilbao và Osasuna, Real Madrid mang cấu trúc tổ chức như một hiệp hội đã đăng ký. Điều này có nghĩa là Real Madrid thuộc sở hữu của tất cả những người ủng hộ họ, chủ tịch câu lạc bộ sẽ được bầu chọn thông qua những người ủng hộ. Chủ tịch câu lạc bộ không thể đầu tư tiền của mình vào câu lạc bộ mà câu lạc bộ chỉ có thể chi tiêu những khoản tiền do chính mình kiếm được. Nguồn thu nhập chủ yếu được đến từ việc bán áo đấu, shop lưu niệm, bản quyền truyền hình và tiền bán vé qua các trận đấu. Không giống như một công ty hạn chế, không một doanh nhân nào có thể mua cổ phiếu trong câu lạc bộ, bởi số lượt quyết định nằm ở các thành viên chính thức đã đăng ký. Các thành viên của Real Madrid, được gọi là socios, tạo thành một đoàn các đại biểu là cơ quan quản lý cao nhất của câu lạc bộ.
Thống kê.
Số trận đấu.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, danh sách cầu thủ khoác áo nhiều nhất là:
Bàn thắng.
Tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2019, danh sách cầu thủ ghi bàn nhiều nhất là:
Số kiến tạo.
Tính đến 20/02/2020, danh sách cầu thủ kiến tạo nhiều nhất là:
<!-- == Tổ chức ==
"Căn cứ theo website chính thức của câu lạc bộ"
Các đối thủ cùng thành phố Madrid.
Ba câu lạc bộ khác cùng thành phố là Atlético Madrid, Getafe, và Rayo Vallecano đều đang thi đấu tại La Liga. |
8,453 | 715442 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8453 | Billy Graham | Mục sư William Franklin Graham, Jr. KBE, được biết đến nhiều hơn với tên Billy Graham; (7 tháng 11 năm 1918 – 21 tháng 2 năm 2018), là nhà nhà truyền bá phúc âm ("evangelist"), và là một trong những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành thuộc cộng đồng Kháng Cách. Graham đã mang thông điệp Cơ Đốc đến cho số lượng người nghe đông đảo hơn bất kỳ ai khác từng sống trên đất. Đến năm 1993, hơn 2,5 triệu người công khai tiếp nhận Chúa Giê-su tại các chiến dịch truyền giảng của ông. Đến năm 2002, trong suốt cuộc đời truyền bá phúc âm lâu dài, nếu tính cả số lượng thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình, Billy Graham đã giới thiệu phúc âm cho khoảng 2 tỉ người tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhiều bài giảng của ông tập chú vào chủ đề "Chúa Giê-xu Cơ Đốc là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi". Ông thường cố vấn cho các Tổng thống Hoa Kỳ và liên tục có tên trong danh sách "Mười nhân vật được kính trọng nhất trên thế giới", theo các cuộc thăm dò của Gallup Polls.
Tiểu sử.
Tuổi trẻ.
Chào đời tại một trang trại sản xuất sữa gần Charlotte, Bắc Carolina, Billy Graham được trưởng dưỡng trong đức tin Trưởng Lão bởi song thân, Morrow Coffey và William Franklin Graham. Theo những tư liệu từ Trung tâm Billy Graham, trải nghiệm sự cứu rỗi đến với Graham trong năm 1934, theo lời khuyên của một người Mỹ gốc Phi làm công trong nông trại của gia đình, Graham tìm đến tham dự các buổi nhóm phục hưng tại Charlotte, và chịu thuyết phục khi nghe những bài giảng luận của nhà truyền bá phúc âm Mordecai Ham. Tuy nhiên, lúc ấy Billy bị một nhóm thanh niên Cơ Đốc ở địa phương khước từ tư cách thành viên với lý do cậu còn "quá trần tục".
Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Sharon vào tháng 5 năm 1936, Graham theo học tại Đại học Bob Jones, khi ấy còn ở Cleveland, Tennessee trong một học kỳ. Nhưng khi nhận ra giáo trình và nội qui ở đây quá nghiêm nhặt đối với cậu, Graham chuyển đến Học viện Kinh Thánh Flordia (nay là Đại học Trinity Florida) trong năm 1937. Ở đây, Graham cảm thấy thoải mái với nội qui nhà trường cũng như có cơ hội gặp gỡ và đính hôn với một cô bạn học, nhưng về sau cô gái này hủy bỏ hôn ước vì cho rằng Graham đã không đủ nghiêm túc trong đời sống tôn giáo. Sau cùng, Graham đến Đại học Wheaton tại Illinois, theo chuyên ngành nhân học, và tốt nghiệp năm 1943.
Trong thời gian theo học tại Wheaton, Graham bắt đầu tra xét xem Kinh Thánh có phải là "lời vô ngộ của Thiên Chúa" hay không. Những lời tư vấn và trải nghiệm tâm linh đến từ Henrietta Mears, một thành viên của Nhà thờ Trưởng lão Hollywood, tỏ ra hữu ích cho ông khi đối diện với vấn đề vô ngộ (không thể sai lầm) của Kinh Thánh, cuối cùng Graham cũng tìm được niềm xác tín khi ông đang ở tại khu trại Forest Home Christian, tây nam vùng Big Bear thuộc Nam California.
Mục vụ.
Năm 1939, Billy Graham được phong chức mục sư thuộc giáo phái Baptist Nam phương tại Nhà thờ Village ở Western Springs, Illinois, nơi ông từng phục vụ trong tư cách quản nhiệm từ năm 1943–1944. Trong thời gian này, một người bạn của Graham, Torrey Johnson, quản nhiệm Nhà thờ Midwest Bible ở Chicago, bảo cho Graham biết chương trình phát thanh tôn giáo "Ca khúc trong Đêm" của ông sắp chấm dứt vì thiếu tiền. Sau khi nhận được sự ủng hộ tài chính từ các thành viên trong nhà thờ, Graham quyết định tiếp nhận chương trình phát thanh của Johnson. Từ ngày 2 tháng 1 năm 1944, Graham cho phát sóng chương trình mới với nhiều cải tiến, và mời giọng ca nam trung George Beverly Shea cộng tác với ông, đặc trách các chương trình phát thanh.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Wheaton (năm 1943) Graham đến với chương trình Tuổi trẻ cho Chúa Cơ Đốc ("Youth for Christ"), cộng tác với Charles Templeton, du hành khắp Hoa Kỳ và Âu châu để truyền bá Phúc âm.
Năm 1949, Graham tổ chức các buổi truyền giảng tại Los Angeles, ông cho dựng những lều bạt lớn dành cho thính giả trong bãi đậu xe. Chiến dịch truyền giảng dự tính kéo dài trong 3 tuần lễ nhưng kết thúc sau 8 tuần lễ, được xem là dấu mốc khiến Billy Graham trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng trên cả nước. Nhiều người tin rằng ông trùm truyền thông William Randolph Hearst đã tìm cách giúp Graham mặc dù hai người chưa bao giờ gặp nhau. Người ta tin rằng trong khi Graham xúc tiến chiến dịch truyền giảng tại Los Angeles vào cuối năm 1949, Hearst đã gởi một điện tín cho các chủ bút thuộc quyền với nội dung, "Nâng Graham lên".
Điều tương tự cũng xảy ra cho các chương trình khác của ông. Tại Luân Đôn chương trình kéo dài đến 12 tuần, và tại New York năm 1957, các buổi truyền giảng được tổ chức mỗi đêm trong suốt 16 tuần lễ.
Graham rất thành công trong chiến dịch truyền bá phúc âm tổ chức ở Úc trong năm 1959, khởi đầu cho một loạt các chiến dịch khác trong thời gian dài sau đó. Các tư vấn viên đã được huấn luyện tìm đến để tiếp xúc và giúp đỡ những người công khai xưng nhận đức tin trong các buổi truyền giảng. Chiến dịch này được xem là một trong những sự kiện truyền bá phúc âm hiệu quả nhất trong lịch sử nước Úc, tác động mạnh đến tiến trình phát triển của các giáo hội tại Úc trong suốt 15 năm với nhiều nhà thờ mới được thành lập, cũng giúp hình thành nhiều nhóm học Kinh Thánh tại gia tồn tại trong quãng thời gian khoảng 35 năm hoặc hơn.
Trong thập niên 1960, Billy Graham công khai chống đối chủ trương kỳ thị chủng tộc, và từ chối nói chuyện tại các thính đường sắp xếp chỗ ngồi theo màu da. Có lần ông tự tay vất bỏ dây ngăn các khu vực dành riêng cho thính giả da màu. Ông tuyên bố: "Phân biệt chủng tộc là đi ngược lại tinh thần của Kinh Thánh... Mặt đất dưới chân cây thập tự là bằng phẳng, tôi thật sự cảm động khi nhìn thấy người da trắng vai kề vai với người da đen dưới chân thập tự giá". Graham nhận nộp tiền bảo lãnh cho Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. để được tại ngoại hầu tra khi King bị bắt giam vì cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của các sắc dân thiểu số trong thập niên 1960. Sau đó, ông mời King đến thuyết giảng trong chiến dịch truyền bá phúc âm kéo dài 16 tuần lễ tại Thành phố New York năm 1957. Trong 16 tuần lễ này, có khoảng 2,3 triệu người đến nghe Graham trình bày thông điệp phúc âm tại Madison Square Garden, Sân vận động Yankee và Quảng trường Times. Graham và King trở thành bạn hữu, Graham là một trong vài người da trắng được King cho phép gọi ông bằng tên thân mật "Mike".
Tên tuổi của Graham được biết đến qua khả năng tổ chức các chiến dịch truyền bá phúc âm tại những nơi mà các nhà truyền bá phúc âm khác xem là bất khả. Suốt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Graham đã thuyết giảng trước những đám đông lớn tại các quốc gia ở Đông Âu và tại Liên Xô. Trong thời kỳ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, Graham không chịu thuyết giảng trừ khi cử tọa của ông được ngồi chung với nhau mà không bị phân biệt màu da. Graham cũng là một trong số rất ít nhà thuyết giáo được phép thuyết giảng tại Bắc Triều Tiên.
Tại Seoul, Hàn Quốc, có khoảng 1 triệu người đến dự một buổi thuyết giảng của Graham. Năm 1988, ông cùng vợ đến Trung Quốc, đây là cơ hội cho Ruth về thăm lại nơi bà đã chào đời 68 năm trước.
Từ năm 1948 đến 1952, Graham là viện trưởng Đại học Northwestern, tiểu bang Minnesota. Năm 1950, ông thành lập Hiệp hội Truyền bá Phúc âm Billy Graham, đặt trụ sở tại Minneapolis, sau dời về Charlotte, N.C. với các chương trình:
Ngày 14 tháng 9 năm 2001, sau vụ tấn công khủng bố, Graham hướng dẫn một lễ cầu nguyện và tưởng niệm các nạn nhân tại Đại Giáo đường Quốc gia Washington, có sự tham dự của Tổng thống George W. Bush và nhiều nhà lãnh đạo trong nước. Trước đó, vào năm 1995, ông cũng đến nói chuyện tại lễ tưởng niệm nạn nhân vụ đánh bom tại Thành phố Oklahoma.
Billy Graham, 86 tuổi (2004), cho biết một "chiến dịch" tại Flushing Meadows Park, Thành phố New York, bắt đầu từ ngày 24 tháng 6 năm 2005, sẽ là chương trình truyền giảng cuối cùng của ông. Dù vậy, vào những ngày cuối tuần 11-12 tháng 3 năm 2006, cùng với con trai, Franklin Graham, Billy Graham tổ chức một chiến dịch truyền bá phúc âm khác gọi là "Lễ hội của Hi vọng". Lễ hội được tổ chức ở New Orleans, vừa bị tàn phá bởi Bão Katrina, với sự hỗ trợ của 215 nhà thờ trên khắp vùng đô thị New Orleans. Hơn 1.360 người chấp nhận đức tin được giới thiệu bởi nhà truyền bá phúc âm.
Tháng 8 năm 2005, Graham đến dự buổi lễ đặt viên đá đầu tiên cho thư viện của ông tại Charlotte, Bắc Carolina. Ông phải dùng nạng để di chuyển trong buổi lễ này.
Gia đình.
Năm 1943, Graham kết hôn với Ruth Bell (1920–2007); song thân của Ruth là những nhà truyền giáo làm việc tại Trung Hoa, cha của cô, L. Nelson Bell, là một nhà phẫu thuật. Graham thuật lại lần đầu gặp Ruth tại Đại học Wheaton: "Tôi nhìn thấy Ruth đang đi trên đường về phía tôi, tôi không biết làm gì khác hơn là chăm chăm nhìn cô ấy. Cô ấy nhìn lại tôi, và ngay trong thời khắc ấy tôi nhận ra rằng tôi đã gặp được người phụ nữ của đời mình." Ruth nghĩ rằng Billy là người "muốn sống đẹp lòng Thiên Chúa hơn bất kỳ người đàn ông nào khác mà tôi từng gặp". Hai tháng sau khi tốt nghiệp, hai người kết hôn và dọn đến sống trong một căn nhà bằng gỗ do Ruth thiết kế trong rặng núi Blue Ridge ở Montreat, Bắc Carolina.
Họ có ba con gái: Virginia (Gigi) Graham Foreman (sinh năm 1945); Anne Graham Lotz, sinh năm 1948, lãnh đạo AnGeL Ministries – tập chú vào mục tiêu phục hưng hội thánh và Ruth Dienert (1950); và hai con trai: Franklin Graham, sinh năm 1952, lãnh đạo tổ chức cứu trợ quốc tế Samaritan’s Purse, và là người kế nhiệm cha lãnh đạo Hội Truyền bá Phúc âm Billy Graham và Ned Graham, sinh 1958, lãnh đạo tổ chức "East Gates International", chuyên phổ biến văn phẩm Cơ Đốc tại Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 6 năm 2007, Billy Graham đưa ra một thông báo: "Vào đầu mùa xuân, sau khi dành nhiều thì giờ để cầu nguyện và thảo luận, Ruth và tôi đi đến quyết định sẽ được an táng cạnh nhau tại Thư viện Billy Graham tại thị trấn quê hương của tôi, Charlotte, Bắc Carolina... Ruth là người bạn tốt nhất và là người đồng hành tâm linh của tôi, tôi không thể tưởng tượng nổi có thể sống qua một ngày mà không có Ruth bên cạnh. Ngày nay, tình yêu tôi dành cho Ruth còn lớn hơn ngày chúng tôi gặp nhau lần đầu 65 năm về trước, khi chúng tôi đang theo học tại Đại học Wheaton. Ruth và tôi luôn trân trọng những lời cầu nguyện và các thư tín khích lệ của nhiều người từ các xứ sở khác nhau trên khắp thế giới. Trong những ngày này, mọi người trong gia đình tề tựu quanh chúng tôi. Chúng tôi yêu thương lẫn nhau và luôn tạ ơn Chúa vì điều này". Ngay ngày ấy, 14 tháng 6 năm 2007, Ruth Graham từ trần sau một cơn hôn mê, hưởng thọ 87 tuổi.
Chính trị.
Trong phương diện chính trị, Graham từ lâu vẫn ủng hộ Đảng Dân chủ, mặc dù gần đây ông chấp nhận một lập trường linh động hơn, chọn lựa bầu phiếu cho cả hai đảng tuỳ thuộc vào quan điểm mà ông cho là thích hợp nhất. Graham có mối quan hệ mật thiết với Lyndon B. Johnson và Bill Clinton, nhưng mối quan hệ của ông với Gia tộc Bush là thân tình hơn cả. Chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, Graham thuyết giảng tại bữa ăn sáng cầu nguyện ("prayer breakfast") ở Florida với sự tham dự của George W. Bush. Thông điệp của Graham là phi chính trị.
Mục vụ cho Tổng thống.
Graham thường tiếp xúc với các tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời Harry Truman. Năm 1957, ông đã yêu cầu Tổng thống Dwight Eisenhower gởi binh sĩ liên bang đến Little Rock can thiệp cho năm học sinh người Mỹ gốc Phi có thể nhập học một trường trung học dành riêng cho học sinh da trắng. Cũng vào thời điểm đó, tại một sân golf ở Washington, ông gặp mặt và trở thành bạn của Phó Tổng thống Richard Nixon. Khi sắp lìa đời, Eisenhower đã yêu cầu Graham đến thăm ông. Graham cũng là cố vấn tâm linh cho Lyndon B. Johnson, Gerald Ford, Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bill Clinton và các thành viên thuộc Gia tộc Bush.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Nixon, Graham là khách mời thường xuyên của Nhà Trắng. Ông tổ chức và hướng dẫn các lễ thờ phượng tại đây. Nixon đã đến dự một buổi truyền giảng của Graham tổ chức ở Tennessee năm 1970. Nixon cũng là vị tổng thống đầu tiên từng đọc diễn từ trên tòa giảng của một nhà truyền bá phúc âm. Tuy nhiên, mối quan hệ của hai người trở nên căng thẳng khi Graham quở trách Nixon vì cách xử sự trong vụ Watergate, cũng như những lời nói không thích hợp của Nixon đã ghi âm trong băng tư liệu về vụ Watergate. Graham cho biết vào thời điểm ấy ông không dính líu đến các vấn đề chính trị.
Graham là khách mời của Ronald Reagan trong lễ nhậm chức tổng thống, và là người cầu nguyện chúc phúc cho George H. W. Bush trong ngày Bush chính thức trở thành ông chủ Tòa Bạch Ốc. Ông ở bên cạnh George H. W. Bush trong đêm trước lúc khởi phát Chiến tranh vùng Vịnh.
Theo Nancy Gibbs và Michael Duffy trong bài "Billy Grahahm, Pastor in Chief", đăng trên tạp chí TIME ngày 9 tháng 8 năm 2007, "Đối với một nhà thuyết giáo không hề có giáo đoàn, và là người đã cống hiến cả cuộc đời để rao giảng phúc âm tại các vận động trường đầy ắp thính giả mà ông không hề biết mặt, gia đình các tổng thống đã dành cho Graham các cơ hội hiếm hoi để thực hiện nhiệm vụ của một người chăn bầy. Graham đem đến cho họ một lễ đường, và họ đem đến cho ông một giáo đoàn. Ông kề cận với những gia đình này trong những lúc khó khăn – trong cuộc sống và trong chính trường; một vài người muốn ông ở bên cạnh trong đêm cuối cùng của họ ở Tòa Bạch Ốc. Richard Nixon đã ngã vào vòng tay Graham trong tang lễ của mẹ ông năm 1967. Bill Clinton yêu cầu Graham ngồi cạnh giường một người bạn đang hấp hối trong năm 2004. Trong tháng cuối, các cô con gái của Johnson, Lynda và Luci, đã tìm đến Graham khi mẹ họ sắp lìa đời. Hai ngày trước khi Lady Bird (Phu nhân Tổng thống Johnson) từ trần, Graham gọi đến và nói chuyện với họ, và vì bà vẫn tỉnh táo, họ đã đặt ống nghe vào tai bà. Cựu Đệ Nhất Phu nhân và cựu mục sư ("pastor") Tòa Bạch Ốc đã nói chuyện đôi chút và cùng nhau cầu nguyện".
Tác phẩm.
Billy Graham đã cho xuất bản hơn 24 tác phẩm, nhiều cuốn được dịch ra 38 ngôn ngữ khác nhau, phần lớn luận bàn về các vấn đề xoay quanh thông điệp mà ông rao giảng trong hơn 50 năm qua - sự cứu rỗi chỉ đến từ Chúa Giê-su Cơ đốc – với các nhan đề như: "Phục hoà với Thiên Chúa" (1953), "Bí quyết của Hạnh phúc" (1955), "Thế giới Bùng cháy" (1965), "Niềm Hi vọng cho lòng Bất an" (1991)... và một hồi ký, "Just As I Am" (1997).
Vinh danh.
Billy Graham được tặng thưởng Huân chương Vàng Quốc hội; Giải thưởng Templeton vì Sự phát triển Tôn giáo; Giải thưởng Tự do của Tổ chức Ronald Reagan vì những đóng góp của ông cho lý tưởng của đức tin và tự do.
Ngày 14 tháng 9 năm 2001, sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Graham hướng dẫn một lễ cầu nguyện và tưởng niệm tại Đại Giáo đường Quốc gia ở Washington, D.C. với sự tham dự của Tổng thống George W. Bush và các nhà lãnh đạo khác.
Tháng 12 năm 2001, ông được phong tước hiệp sĩ danh dự của Đế chế Anh ("Honorary Knight Commander of the Order of the British Empire" - KBE) do những đóng góp của ông trên quy mô quốc tế cho đời sống tôn giáo và dân sự trong hơn 60 năm.
Graham đứng thứ bảy trong danh sách các nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ XX theo Viện thăm dò dư luận Gallup.
Truyền bá Phúc âm.
Danh tiếng của Billy Graham được biết đến nhiều nhất qua các chiến dịch truyền bá phúc âm của ông. Ông bắt đầu loại hình mục vụ này từ năm 1947. Gần đây, hầu hết các kế hoạch cho chiến dịch đều được thiết kế bởi con trai ông, Franklin Graham, và cho một số chiến dịch dành cho giới trẻ là do cháu ông, Will Graham, nhưng Billy thường là diễn giả chính, các chiến dịch này được tổ chức tại những địa điểm rộng lớn như vận động trường, công viên hay trên đường phố và thường đầy ắp người tham dự. Số cộng tác viên lên đến 5.000 người, một số tham gia ca đoàn, khi ông thuyết giảng những người khác khuyến khích người nghe bước lên trước để bày tỏ quyết định chấp nhận đức tin Cơ Đốc. Những người này được đón tiếp bởi các tư vấn viên để được giải đáp các thắc mắc về giáo lý và cùng cầu nguyện với nhau.
Danh sách các chiến dịch truyền bá phúc âm của Billy Graham: |
8,459 | 520444 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8459 | Acgumen của cận điểm | Acgumen của cận điểm (viết tắt là ω) là một tham số quỹ đạo để xác định quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa điểm nút lên của quỹ đạo (giao điểm của quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu, khi thiên thể đi từ Nam lên Bắc) và cận điểm quỹ đạo (điểm trên quỹ đạo nằm gần tâm của hệ quy chiếu nhất), đo trên mặt phẳng quỹ đạo, và theo chiều chuyển động của thiên thể.
Nếu mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, điểm nút lên của quỹ đạo sẽ vô định. Với chuyển động trên quỹ đạo tròn, cận điểm quỹ đạo cũng vô định. Cả hai trường hợp này dẫn đến việc acgumen của cận điểm bị vô định.
Trong hệ Mặt Trời, do cận điểm quỹ đạo còn được gọi là điểm cận nhật, nên acgumen của cận điểm còn được gọi là acgumen của điểm cận nhật.
Công thức.
Trong cơ học thiên thể, acgumen của cận điểm ω được tính theo:
với:
Nếu độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, acgumen của cận điểm là bất định. Trên thực tế tính toán, người ta có thể quy ước:
với "e""x" là thành phần của "e" chiếu lên phương "x" của hệ quy chiếu.
Trong trường hợp quỹ đạo tròn, có thể quy ước ω = 0. |
8,471 | 738506 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8471 | Cyanogen | Cyanogen là hợp chất hóa học có công thức phân tử là (CN)2. Gốc CN có tính chất tương tự như các halogen. Giống như các halogen, nó tạo thành các phân tử bao gồm hai nhóm CN, phân tử có cấu tạo N≡C-C≡N. Các hợp chất chứa nhóm CN được gọi là các cyanide, cyanat. "Cyanogen" được nói đến như là nhóm CN đơn trong một số phân tử, chẳng hạn như clo cyanide (NCCl).
Tính chất.
Cyanogen ở nhiệt độ phòng là một khí không màu với mùi hăng. Nó có nhiệt độ nóng chảy là -27,9 ℃ (-18,2 ℉) và nhiệt độ sôi là -20,1 ℃ (-4,2 ℉). Tỷ trọng riêng của nó khoảng gấp 2 lần không khí ở cùng nhiệt độ và áp suất. Giống như thuộc tính của các cyanide, nó rất độc vì nó ức chế hoạt động của hemoglobin trong việc hấp thụ oxy trong máu khi nó bị khử thành các cyanide.
Điều chế.
Cyanogen có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt nóng thủy ngân(II) cyanide. Trong công nghiệp, nó được sản xuất bằng cách oxy hóa hydro cyanide, thông thường bằng sử dụng clo với xúc tác bằng silic dioxide hoạt tính hay nitơ dioxide với xúc tác muối đồng. Cyanogen cũng được tạo ra khi nitơ (N2) và acetylen (C2H2) tác dụng với nhau trong tia lửa điện hay hồ quang.
Lịch sử.
Cyanogen có một lịch sử lâu dài, có lẽ lần đầu tiên nó được tổng hợp vào năm 1782 bởi Carl Scheele khi ông nghiên cứu hydro cyanide. Nó đã được tổng hợp một cách "rõ ràng" năm 1802, khi nó được sử dụng để sản xuất chất mà ngày nay chúng ta biết là clo cyanide. Cyanogen đã trở nên quan trọng với sự phát triển của ngành sản xuất phân hóa học cuối thế kỷ 19 và vẫn còn đóng vai trò quan trọng như là chất trung gian trong sản xuất của nhiều loại phân hóa học ngày nay. Nó cũng được sử dụng như là chất làm ổn định trong sản xuất nitroxenlulozơ. |
8,475 | 70398449 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8475 | Huy Cận | Cù Huy Cận (22 tháng 1 năm 1917 – 19 tháng 2 năm 2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.
Tiểu sử.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông của cậu khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917).
Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Hoạt động chính trị.
Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.
Từ cuối năm 1945 ông là Ủy viên Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội sau một thời gian lâm trọng bệnh, thọ 88 tuổi. Nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch
Đời tư - Gia đình.
Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Thị Xuân Như (1928-2009), em gái của nhà thơ Xuân Diệu, kết hôn năm 1951, từng công tác y tế tại Ban Kiểm tra 12 (Phủ Thủ tướng), Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, kết hôn năm 1960, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ), Hà Nội.
Ông có bốn người con, hai con trai và hai con gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (với người vợ đầu là bà Ngô Thị Xuân Như), người bị bắt năm 2011 và kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Em trai ông là tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng tác.
Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thơ Huy Cận đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại
Trước tháng 8 năm 1945.
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu "Lửa thiêng" năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm "Lửa Thiêng" là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong "Kinh cầu tự" (1942, văn xuôi triết lý) và "Vũ trụ ca" (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.
Sau tháng 8 năm 1945.
Các tác phẩm của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8:
Sáng tác được phổ nhạc.
"Buồn đêm mưa" được Phạm Đình Chương phổ nhạc
"Những thành phố bên bờ biển cả" được Phạm Đình Sáu phổ nhạc
Danh hiệu.
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận như Đồng Hới, Quảng Bình (nối Nguyễn Bỉnh Khiêm với Mạc Đĩnh Chi)... Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận, ở thành phố Hà Tĩnh có đường Huy Cận (Phường Nguyễn Du - giao với đường Xuân Diệu). |
8,476 | 827006 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8476 | Xuân Diệu | Ngô Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 — 18 tháng 12 năm 1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và nhà phê bình văn học người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX. Được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", Xuân Diệu nổi tiếng với tập "Thơ thơ" (1938), thể hiện một tiếng nói riêng biệt chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng thủ pháp thơ phương Tây như enjambment vào thơ Việt Nam, dù đôi khi vẫn tuân theo hình thức truyền thống như "lục bát". Trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1944, thơ của ông đã thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, Xuân Diệu còn được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945, thơ của ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, và các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; ông không còn sáng tác thơ tình nhiều như trước. Khi qua đời năm 1985, ông để lại khoảng 450 bài thơ, cùng một số truyện ngắn, tiểu luận phê bình.
Tiểu sử.
Ngô Xuân Diệu, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ (trong tộc phả ghi là Ngô Xuân Thụ) và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Sau này ông lấy tên làng là Trảo Nha làm bút danh. Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi thì ông vào Nam học ở Quy Nhơn.
Bắt đầu sáng tác.
Năm 1936, Xuân Diệu ra Huế nhập học trường Khải Định, tại đây ông đã gặp Huy Cận và tốt nghiệp trường tú tài năm 1937. Sau đó, ông ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, một tổ chức văn học gồm phần lớn các cây bút trẻ Việt Nam được đào tạo dưới hệ thống giáo dục thuộc địa, thông thạo cả văn học Việt Nam lẫn phương Tây. Ông đến với nhóm khá muộn, song đã tự tạo dựng danh tiếng cho mình như một chỗ dựa vững chắc trong giới trí thức Việt Nam, xuất bản những cuốn tiểu thuyết lãng mạn mục đích giải trí cùng với những tác phẩm châm biếm gây phẫn nộ cả xã hội đương thời lẫn chính quyền Pháp. Trong số đồng nghiệp của ông có Thế Lữ, chuyên làm thơ mang tính kỳ ảo và viết truyện ngắn trinh thám, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa lãng mạn Pháp và nhà văn Edgar Allan Poe. Theo các nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân, Xuân Diệu mượn cảm hứng từ cùng một chủ đề lãng mạn, nhưng ông "đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới". Họ cũng chỉ ra Xuân Diệu chịu ảnh hưởng từ Charles Baudelaire, so sánh khía cạnh thơ ông với Anna de Noailles và André Gide, đánh giá thơ ông là đỉnh cao trong những bài thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng Pháp.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Từ năm 1938 đến 1940, Xuân Diệu sống với nhà thơ và người bạn thân mật Huy Cận tại số 40 Hàng Than, Hà Nội. Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào tháng 9 năm 1940, nhiều thành viên Tự lực văn đoàn tập trung hoàn toàn vào chính trị, trong đó có người sáng lập Nhất Linh. Cuối năm 1940, ông vào Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức (tham tá thương chánh). Một số thành viên còn lại, như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí, bị Pháp bắt giam tại Nhà tù Sơn La, đánh dấu khởi đầu sự lụi tàn của nhóm. Khi Xuân Diệu trở lại Hà Nội năm 1942, hầu hết các nhà văn ông từng làm việc cùng đều đã ly tán hoặc tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông sống bằng nghề viết văn trong hai năm cho đến khi tham gia phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Trong hồi ký "Cát bụi chân ai" của nhà văn Tô Hoài, chính trong thời gian này, Xuân Diệu đã vài lần có ý thân mật quá mức với đồng đội, gồm cả chính Tô Hoài, nên bị cấp chỉ huy khiển trách.
Giữa hai cuộc chiến.
Hòa bình lập lại năm 1954, Xuân Diệu về sống tại Hà Nội, viết báo và sáng tác thơ. Năm 1956, ông kết hôn với nữ đạo diễn Bạch Diệp 27 tuổi, nhưng mối tình không được viên mãn và cả hai sớm chia tay. Bạch Diệp sau đó tái hôn với một người đàn ông khác, còn Xuân Diệu sống một mình trong một căn hộ ngay bên dưới gia đình Huy Cận, người đã kết hôn với Ngô Xuân Như, em gái Xuân Diệu.
Từ 1955 đến tháng 6 năm 1958, Xuân Diệu bị lôi kéo vào Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm nổi tiếng lúc bấy giờ. Khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, một số cải cách của chính quyền mới có những sai lầm khi thực hiện, những tiếng nói bất đồng chính kiến bắt đầu dấy lên trong một số nhà văn, họ tuyên bố đòi quyền tự do chỉ trích những sai lầm của chính phủ. Dù chính phủ thừa nhận những sai sót, song phong trào sớm phát triển từ việc chỉ trích những sai lầm của chính phủ sang công kích cá nhân những nghệ sỹ khác và kêu gọi biểu tình chống Nhà nước, gây ra rạn nứt giữa các nhà văn ủng hộ chính phủ và những nhân vật bất đồng chính kiến như Lê Đạt hay Trần Dần. Cuối cùng, Xuân Diệu, Huy Cận và những người khác, chọn đứng về phía chính phủ; trong một đáp trả công bố vào tháng 5 năm 1958, ông cáo buộc những người như Lê Đạt, Trần Dần đã lợi dụng sáng tác văn nghệ để phục vụ mưu đồ chính trị.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ "Ngày Nay" và "Tiên Phong". Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình". Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực văn đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: "Thơ thơ" (1938), "Gửi hương cho gió" (1945), truyện ngắn "Phấn thông vàng" (1939), "Trường ca" (1945).
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí "Tiền phong" của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí "Văn nghệ" ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: "Ngọn quốc kỳ" (1945), "Dưới sao vàng" (1949), "Ngôi sao" (1955), "Riêng chung" (1960), "Mũi Cà Mau - Cầm tay" (1962), "Một khối hồng" (1964), "Hai đợt sóng" (1967), "Tôi giàu đôi mắt" (1970), "Thanh ca" (1982), "Tuyển tập Xuân Diệu" (1983).
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1983.
Ông qua đời ngày 18 tháng 12 năm 1985 sau một cơn nhồi máu cơ tim, thọ 69 tuổi, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch
Cuộc sống riêng tư.
Xuân Diệu lập gia đình với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và không có con chung. Sau khi ly dị, ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Quan hệ thân thiết giữa 2 người được một số trang báo đưa tin, có những người còn nghi vấn rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận có quan hệ đồng tính. Vợ chồng Huy Cận và Xuân Diệu từng ở chung một nhà nhiều năm. Bài thơ "Tình trai" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký "Cát bụi chân ai" của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này. Cũng có một số các bài thơ khác được viết tặng cho người khác, như bài thơ "Em đi" là để gửi tặng nhà thơ Hoàng Cát.
Những bài thơ tình của ông dùng những cách diễn đạt và đại từ thường dùng chỉ các mối quan hệ nam nữ, nhưng một số người quen của ông nghi ngờ Xuân Diệu là người đồng tính. Theo nhà văn Tô Hoài, việc ông có quan hệ thân mật với đồng đội được những người ở cùng ông trong thời gian hoạt động tại căn cứ địa cách mạng biết tới, thậm chí đã bị quân đội cảnh cáo. Tới nay, một số bài thơ về yêu đương của ông vẫn là một chủ đề có nhiều phân tích.
Tuy nhiên, những nghi vấn về việc Xuân Diệu có quan hệ đồng tính chỉ là suy diễn dựa trên những lời đồn hoặc một số bài thơ của ông. Với những nhà thơ giàu cảm xúc như Xuân Diệu, việc có những câu từ mượt mà dành cho những người bạn là chuyện không hiếm, nên rất khó để dựa vào đó để kết luận. Bản thân Xuân Diệu cũng chưa hề phát biểu hoặc xác nhận mình có quan hệ yêu đương đồng giới, ông thậm chí còn tỏ rõ khao khát có vợ trong bài thơ "Khung cửa sổ":
Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột).
Câu nói nổi tiếng.
Trong tập "Chân dung và đối thoại", Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu:
Tác phẩm.
Thơ
Văn xuôi
Tiểu luận phê bình
Dịch thơ
Giải thưởng và tôn vinh.
Giải thưởng.
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Tôn vinh.
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, một con đường ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), là tên của 1 trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và 1 trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý
Ông được lập nhà tưởng niệm và nhà thờ ở làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng Lộc).
Tại TPHCM có con đường mang tên ông ở quận Tân Bình. |
8,477 | 881427 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8477 | Thủy ngân | Thủy ngân (水銀, dịch nghĩa Hán-Việt là "nước bạc") là nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg (từ tên tiếng Latinh là "Hydrargyrum" ( hy-Drar-jər-əm)) và số hiệu nguyên tử 80. Nó có nhiều tính chất khác biệt so với những kim loại thông thường. Là một nguyên tố khối nặng màu bạc, thủy ngân là nguyên tố kim loại duy nhất ở dạng lỏng ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất; yếu tố duy nhất khác là chất lỏng trong các điều kiện này là halogen bromua, mặc dù các kim loại như caesi, gali và rubidi tan chảy ngay trên nhiệt độ phòng.
Thủy ngân xuất hiện trong các khoáng vật trên toàn thế giới chủ yếu ở dạng chu sa (thủy ngân(II) sulfide). Các vermillion màu đỏ son có được bằng cách nghiền chu sa tự nhiên hoặc sulfide thủy ngân tổng hợp.
Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, huyết áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang và các thiết bị khác, mặc dù những lo ngại về độc tính của nguyên tố này đã dẫn đến nhiệt kế thủy ngân và máy đo huyết áp bị loại bỏ trong môi trường lâm sàng. lựa chọn thay thế bằng rượu hoặc galinstan trong các nhiệt kế thủy tinh và thermistor - hoặc công cụ điện tử hồng ngoại dựa trên. Tương tự như vậy, đồng hồ đo áp suất cơ học và cảm biến đo biến dạng điện tử đã thay thế máy đo huyết áp thủy ngân.
Thủy ngân vẫn được sử dụng trong các ứng dụng nghiên cứu khoa học và trong amalgam để phục hồi răng ở một số địa phương. Nó cũng được sử dụng trong đèn huỳnh quang. Điện truyền qua hơi thủy ngân trong đèn huỳnh quang tạo ra tia cực tím sóng ngắn, sau đó làm cho phosphor trong ống đèn phát huỳnh quang, tạo ra ánh sáng nhìn thấy được.
Nhiễm độc thủy ngân có thể xảy ra do tiếp xúc với các dạng thủy ngân tan trong nước (như chloride thủy ngân hoặc methylmercury), do hít phải hơi thủy ngân hoặc ăn bất kỳ dạng thủy ngân nào.
Tính chất.
Tính chất vật lí.
Một chất dẫn nhiệt kém, nhưng là một chất dẫn điện khá tốt.
Nó có điểm đóng băng −38,83 °C và điểm sôi là 356,73 °C, thấp nhất so với bất kỳ kim loại ổn định nào, mặc dù các thí nghiệm sơ bộ về copernixi và flerovi đã chỉ ra rằng chúng có điểm sôi thấp hơn (copernici là nguyên tố dưới thủy ngân trong bảng tuần hoàn, đi theo xu hướng giảm điểm sôi xuống ở nhóm 12). Khi đóng băng, khối lượng thủy ngân giảm 3,59% và mật độ của nó thay đổi từ 13,69 g/cm³ khi ở trạng thái lỏng đến 14.184 g/cm³ khi ở trạng thái rắn. Hệ số giãn nở thể tích là 181,59 × 10 6 tại 0 °C, 181,71 × 10 6 ở 20 °C và 182,50 × 10 6 ở 100 °C (tính trên mỗi °C). Thủy ngân rắn dễ uốn và có thể cắt được bằng dao.
Một lời giải thích đầy đủ về tính biến động cực đoan của thủy ngân đi sâu vào lĩnh vực vật lý lượng tử, nhưng có thể tóm tắt như sau: thủy ngân có cấu hình electron duy nhất trong đó các electron lấp đầy tất cả các 1, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, 4p, 4d, 4f, 5s, 5p, 5d, và 6 subshells. Do cấu hình này chống lại việc loại bỏ electron mạnh mẽ, thủy ngân hoạt động tương tự như các khí hiếm, tạo thành liên kết yếu và do đó tan chảy ở nhiệt độ thấp.
Sự ổn định của vỏ electron 6s là do sự hiện diện của vỏ 4f đã đầy. Một lớp vỏ f sàng lọc kém điện tích hạt nhân làm tăng tương tác Coulomb hấp dẫn của vỏ 6s và hạt nhân (xem sự co lại của lanthan). Sự vắng mặt của lớp vỏ f bên trong là lý do khiến nhiệt độ nóng chảy của cadmi và kẽm cao hơn một chút, mặc dù cả hai kim loại này vẫn dễ dàng tan chảy và còn có điểm sôi thấp bất thường.
Tính chất hóa học.
Thủy ngân không phản ứng với hầu hết các acid, chẳng hạn như acid sunfuric loãng, mặc dù các acid oxy hóa như acid sunfuric đậm đặc và acid nitric hoặc nước cường toan hòa tan nó để tạo ra các muối thủy ngân sunfat, nitrat và chloride. Giống như bạc, thủy ngân phản ứng với hydro sulfide trong khí quyển. Thủy ngân phản ứng với các mảnh lưu huỳnh rắn, được sử dụng trong bộ dụng cụ xử lý tràn thủy ngân để hấp thụ thủy ngân (bộ dụng cụ tràn cũng sử dụng than hoạt tính và kẽm bột).
Hỗn hống.
Thủy ngân hòa tan nhiều kim loại như vàng và bạc để tạo thành hỗn hống. Sắt là một ngoại lệ, và bình sắt thường được sử dụng để lưu trữ và buôn bán thủy ngân. Một số kim loại chuyển tiếp hàng đầu tiên khác ngoại trừ mangan, đồng và kẽm cũng có khả năng chống lại sự hình thành hỗn hống. Các nguyên tố khác không dễ dàng tạo thành hỗn hống với thủy ngân bao gồm bạch kim. Hỗn hống natri là một chất khử phổ biến trong tổng hợp hữu cơ, và cũng được sử dụng trong đèn natri cao áp.
Thủy ngân dễ dàng kết hợp với nhôm để tạo thành hỗn hống nhôm thủy ngân khi hai kim loại nguyên chất tiếp xúc với nhau. Vì hỗn hống phá hủy lớp oxide nhôm bảo vệ nhôm kim loại khỏi bị oxy hóa sâu (như trong rỉ sắt), ngay cả một lượng nhỏ thủy ngân cũng có thể ăn mòn nhôm nghiêm trọng. Vì lý do này, thủy ngân không được phép mang lên máy bay trong hầu hết các trường hợp vì nguy cơ nó hình thành một hỗn hống với các bộ phận nhôm tiếp xúc trong máy bay.
Ô nhiễm thủy ngân là loại ô nhiễm kim loại lỏng phổ biến nhất.
Đồng vị.
Có bảy đồng vị thủy ngân ổn định, với là phong phú nhất (29,86%). Các đồng vị phóng xạ tồn tại lâu nhất là với chu kỳ bán rã là 444 năm và với chu kỳ bán rã 46,612 ngày. Hầu hết các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã ít hơn một ngày. và là các đồng vị được nghiên cứu thường xuyên nhất được nghiên cứu, có spin là và tương ứng.
Lịch sử.
Thủy ngân được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập có từ năm 1500 TCN.
Ở Trung Quốc và Tây Tạng, việc sử dụng thủy ngân được cho là kéo dài sự sống, chữa lành gãy xương và duy trì sức khỏe nói chung, mặc dù hiện nay người ta biết rằng việc tiếp xúc với hơi thủy ngân dẫn đến những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe. Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng được chôn cất trong một ngôi mộ chứa một dòng sông thủy ngân chảy trên mô hình vùng đất mà ông cai trị, đại diện của các con sông của Trung Quốc. Ông đã bị giết bằng cách bị cho uống một loại thủy ngân và hỗn hợp ngọc bích được các nhà giả kim nước Tần tạo ra (gây suy gan, ngộ độc thủy ngân và chết não), với ý định giúp cho Hoàng đế trường sinh bất lão. Khumarawayh ibn Ahmad ibn Tulun, người cai trị Tulunid thứ hai của Ai Cập (cai trị từ năm 884 đến năm 896), được biết đến với sự ngông cuồng và hoang phí của mình, đã xây dựng một lưu vực chứa đầy thủy ngân, trên đó ông sẽ nằm trên những chiếc đệm đầy không khí và ngủ trên đó.
Vào tháng 11 năm 2014, "lượng lớn" thủy ngân đã được phát hiện trong một buồng 60 feet bên dưới kim tự tháp 1800 năm tuổi được gọi là "Đền thờ con rắn lông vũ", "kim tự tháp lớn thứ ba của Teotihuacan ", Mexico cùng với "tượng ngọc", báo đốm còn lại, một hộp chứa đầy vỏ sò và quả bóng cao su. "
Ứng dụng.
Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế. Các ứng dụng khác là:
Các ứng dụng khác: chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với cathode thủy ngân để sản xuất natri hydroxide và clo, các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử, pin và chất xúc tác, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng năm 1995), thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương lỏng.
Lịch sử.
Người Trung Quốc và Hindu cổ đại đã biết tới thủy ngân và nó được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ Ai Cập có niên đại vào khoảng năm 1500 TCN. Tại Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Tạng, việc sử dụng thủy ngân được cho là kéo dài tuổi thọ, chữa lành chỗ gãy và duy trì một sức khỏe tốt. Người Hy Lạp cổ đại sử dụng thủy ngân trong thuốc mỡ và người La Mã sử dụng nó trong mỹ phẩm. Vào khoảng năm 500 TCN thủy ngân đã được sử dụng để tạo các hỗn hống với các kim loại khác.
Từ "Rassayana" trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là giả kim thuật còn có nghĩa là ‘con đường của thủy ngân’ Các nhà giả kim thuật thông thường nghĩ rằng thủy ngân là vật chất khởi đầu để các kim loại khác được tạo ra. Các kim loại khác nhau có thể được sản xuất bởi các lượng và chất khác nhau của lưu huỳnh chứa trong thủy ngân. Khả năng chuyển thủy ngân thành kim loại khác phụ thuộc vào "chất lượng thủy ngân thiết yếu" của các kim loại. Tinh khiết nhất trong số đó là vàng, và thủy ngân là thiết yếu để biến đổi của các kim loại gốc (hay không tinh khiết) thành vàng. Đây là nguyên lý và mục đích cơ bản của giả kim thuật, xét cả về phương diện tinh thần hay vật chất.
Hg là ký hiệu hóa học ngày nay cho thủy ngân. Nó là viết tắt của "Hydrargyrum", từ Latinh hóa của từ Hy Lạp "Hydrargyros", là tổ hợp của 2 từ 'nước' và 'bạc' — vì nó lỏng giống như nước, và có ánh kim giống như bạc. Trong ngôn ngữ châu Âu, nguyên tố này được đặt tên là "Mercury", lấy theo tên của thần Mercurius của người La Mã, được biết đến với tính linh động và tốc độ. Biểu tượng giả kim thuật của nguyên tố này cũng là biểu tượng chiêm tinh học cho Thủy Tinh.
Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, một công nghệ gọi là "carroting" được sử dụng trong sản xuất mũ phớt. Da động vật được ngâm vào trong dung dịch màu da cam của hợp chất Thủy ngân (II) nitrat, Hg(NO3)2•2H2O. Công nghệ này tách lông ra khỏi da động vật và cuộn chúng lại với nhau. Dung dịch này và hơi của nó rất độc. Việc sử dụng chất này đã làm cho một loạt các nhà sản xuất mũ ngộ độc thủy ngân. Triệu chứng của nó là run tay chân, dễ xúc cảm, mất ngủ, hay quên và ảo giác. Tháng 12 năm 1941, Dịch vụ sức khỏe cộng đồng Mỹ đã cấm sử dụng thủy ngân trong sản xuất mũ.
Nha khoa.
Thủy ngân nguyên tố là thành phần chính trong hỗn hống nha khoa. Tranh luận xung quanh các ảnh hưởng sức khỏe từ việc sử dụng hỗn hống thủy ngân bắt đầu kể từ khi nó được đưa vào sử dụng ở phương Tây, khoảng 200 năm trước. Năm 1843, Hiệp hội các nha sĩ Mỹ, lo ngại về ngộ độc thủy ngân, đã yêu cầu các thành viên ký cam kết bảo đảm không sử dụng hỗn hống. Năm 1859, Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) đã được các nha sĩ (tin rằng hỗn hống là an toàn và hiệu quả) thành lập. ADA, "tiếp tục tin rằng hỗn hống là lựa chọn có giá trị, an toàn đối với các bệnh nhân nha khoa" như đã viết ra trong tuyên bố về hỗn hống nha khoa] của họ. Năm 1993, Dịch vụ sức khỏe cộng đồng Mỹ báo cáo rằng "việc bơm hỗn hống giải phóng một lượng nhỏ hơi thủy ngân", nhưng nhỏ tới mức nó "không gây ra các hiệu ứng bất lợi cho sức khỏe nào". Năm 2002, California trở thành bang đầu tiên cấm sử dụng việc bơm hỗn hống (có hiệu lực từ năm 2006). Cho đến thời điểm năm 2005, tranh cãi xung quanh hỗn hống nha khoa vẫn còn tiếp diễn.
Y tế.
Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong hàng thế kỷ. Thủy ngân(I) chloride và Thủy ngân(II) chloride là những hợp chất phổ biến nhất. Thủy ngân được đưa vào điều trị giang mai sớm nhất vào thế kỷ XVI, trước khi có các chất kháng sinh. "Blue mass", viên thuốc nhỏ chứa thủy ngân, đã được kê đơn trong suốt thế kỷ XIX đối với hàng loạt các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, sinh đẻ và đau răng. Trong đầu thế kỷ XX, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hàng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Nó là bột ngậm cho trẻ em và một số vacxin có chứa chất bảo quản Thiomersal (một phần là methyl thủy ngân) kể từ những năm 1930. Thủy ngân(II) chloride là chất tẩy trùng đối với các bác sĩ, bệnh nhân và thiết bị.
Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy ngân đã được phát minh trong thế kỷ XVIII và XIX, trong đầu thế kỷ XXI, việc sử dụng chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học. Năm 2002, Thượng viện Mỹ đã thông qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy ngân không theo đơn thuốc. Năm 2003, Washington và Maine trở thành các bang đầu tiên cấm các thiết bị đo huyết áp có chứa thủy ngân. Năm 2005, các hợp chất thủy ngân được tìm thấy ở một số dược phẩm quá mức cho phép, ví dụ các chất tẩy trùng cục bộ, thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ trên tã chống hăm, các thuốc nhỏ mắt hay xịt mũi. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ có "dữ liệu không đủ để thiết lập sự thừa nhận chung về tính an toàn và hiệu quả" của thành phần thủy ngân trong các sản phẩm này.
Phổ biến.
Là một nguyên tố hiếm trong vỏ Trái Đất, thủy ngân được tìm thấy hoặc như là kim loại tự nhiên (hiếm thấy) hay trong thần sa, corderoit, livingstonit và các khoáng chất khác với chu sa (HgS) là quặng phổ biến nhất. Khoảng 50% sự cung cấp toàn cầu đến từ Tây Ban Nha và Ý, và phần lớn số còn lại từ Slovenia, Nga và Bắc Mỹ. Kim loại thu được bằng cách đốt nóng chu sa trong luồng không khí và làm lạnh hơi thoát ra.
Hợp chất.
Các muối quan trọng nhất là:
Các hợp chất hữu cơ của thủy ngân cũng là quan trọng. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy sự phóng điện làm cho các khí trơ kết hợp với hơi thủy ngân. Các hợp chất này được tạo ra bởi các lực van der Waals và kết quả là các hợp chất như HgNe, HgAr, HgKr và HgXe. Methyl thủy ngân là hợp chất rất độc, là chất gây ô nhiễm thủy sinh vật.
Đồng vị.
Có 7 đồng vị ổn định của thủy ngân với 202Hg là phổ biến nhất (29,86%). Các đồng vị phóng xạ bền nhất là 194Hg với chu kỳ bán rã 444 năm, và 203Hg với chu kỳ bán rã 46,612 ngày. Phần lớn các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 1 ngày.
Vấn đề môi trường.
Tỷ lệ lắng đọng của thủy ngân trước thời kỳ công nghiệp từ khí quyển có thể nằm trong khoảng 4 ng/L ở miền tây nước Mỹ. Mặc dù có thể coi nó như là mức phơi nhiễm tự nhiên, nhưng nó có ảnh hưởng đáng kể. Sự phun trào núi lửa có thể tăng nồng độ trong khí quyển từ 4–6 lần.
Thủy ngân đi vào môi trường như một chất gây ô nhiễm từ các ngành công nghiệp khác nhau:
Thủy ngân cũng đi vào môi trường theo đường xử lý một số sản phẩm nào đó. Các sản phẩm có chứa thủy ngân bao gồm: các bộ phận của ô tô, pin, đèn huỳnh quang, các sản phẩm y tế, nhiệt kế và máy điều nhiệt.. Vì các vấn đề liên quan tới sức khỏe (xem dưới đây), các cố gắng giảm sử dụng các chất độc là cắt giảm hoặc loại bỏ thủy ngân trong các sản phẩm đó. Ví dụ, phần lớn các nhiệt kế sử dụng rượu nhuộm màu thay cho thủy ngân. Các nhiệt kế thủy ngân thỉnh thoảng vẫn được sử dụng trong y khoa hay các ứng dụng khoa học do chúng có độ chính xác cao hơn của nhiệt kế rượu và có khoảng đo cao hơn, mặc dù cả hai đang được thay thế dần bằng các nhiệt kế điện tử.
Một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử là thải các hợp chất thủy ngân vào vịnh Minamata, Nhật Bản. Tập đoàn Chisso, một nhà sản xuất phân hóa học và sau này là công ty hóa dầu, đã bị phát hiện là chịu trách nhiệm cho việc gây ô nhiễm vịnh này từ năm 1932 đến 1968. Người ta ước tính rằng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc nó, từ đó nó trở thành nổi tiếng với tên gọi thảm họa Minamata.
Các hiệu ứng sức khỏe & môi trường.
Thủy ngân nguyên tố lỏng là ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương nếu tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính liên quan đến thủy ngân nguyên tố là ở STP, thủy ngân có xu hướng bị oxy hóa tạo ra thủy ngân oxide - khi bị rớt xuống hay bị làm nhiễu loạn, thủy ngân sẽ tạo thành các hạt rất nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.
Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật.
Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, là độc đến đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong. Một trong những mục tiêu chính của các chất độc này là enzym pyruvat dehiđrôgenat (PDH). Enzym bị ức chế hoàn toàn bởi một vài hợp chất của thủy ngân, thành phần gốc acid lipoic của phức hợp đa enzym liên kết với các hợp chất đó rất bền và vì thế PDH bị ức chế.
Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết và ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ sôi của thủy ngân là không thấp.
Thông qua quá trình tích lũy sinh học mêtyl thủy ngân nằm trong chuỗi thức ăn, đạt đến mức tích lũy cao trong một số loài như cá ngừ. Sự ngộ độc thủy ngân đối với con người là kết quả của việc tiêu thụ lâu dài một số loại lương thực, thực phẩm nào đó.
Các loài cá lớn như cá ngừ hay cá kiếm thông thường chứa nhiều thủy ngân hơn các loài cá nhỏ, do thủy ngân tích lũy tăng dần theo chuỗi thức ăn.
Các nguồn nước tích lũy thủy ngân thông qua quá trình xói mòn của các khoáng chất hay trầm tích từ khí quyển. Thực vật hấp thụ thủy ngân khi ẩm ướt nhưng có thể thải ra trong không khí khô . Thực vật và các trầm tích trong than có các nồng độ thủy ngân dao động mạnh.
Êtyl thủy ngân là sản phẩm phân rã từ chất chống khuẩn thimerosal và có hiệu ứng tương tự nhưng không đồng nhất với mêtyl thủy ngân.
Cảnh báo & Quy định.
Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí. Ngoài ra, một số oxide có thể bị phân tích thành thủy ngân, nó có thể bay hơi ngay lập tức mà không để lại dấu vết. Người tiếp xúc nên trang bị mặt nạ phòng độc, áo liền quần có mũ bằng nhựa (coverall suit), găng tay, kính bảo hộ, kính che mặt.
Vì các ảnh hưởng tới sức khỏe trong phơi nhiễm thủy ngân, các ứng dụng thương mại và công nghiệp nói chung được điều tiết ở các nước công nghiệp. Tổ chức y tế thế giới (WHO), OSHA và NIOSH đều thống nhất rằng thủy ngân là nguy hiểm nghề nghiệp và đã thiết lập các giới hạn cụ thể cho các phơi nhiễm nghề nghiệp. Ở Mỹ, giới hạn thải ra môi trường được EPA quy định. |