id
int64
2
19.8M
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
2
259k
8,485
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8485
Điểm nút quỹ đạo
Điểm nút quỹ đạo là điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu. Điểm nút lên. Điểm nút lên của quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu từ hướng Nam lên hướng Bắc. Nó được ký hiệu bằng chữ ☊, đây cũng là ký hiệu trong thiên văn học và chiêm tinh học cho phần đầu của chòm sao Rồng ("Caput draconis"). Với Mặt Trăng, bay quanh Trái Đất, mặt phẳng tham chiếu có thể lấy là mặt phẳng hoàng đạo, và điểm nút lên của quỹ đạo là một trong hai điểm trên thiên cầu mà nhật thực và nguyệt thực có thể xảy ra. Điểm nút của quỹ đạo Mặt Trăng còn được gọi là tiết điểm. Điểm nút xuống. Điểm nút xuống của quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu từ hướng Bắc xuống hướng Nam. Nó được ký hiệu bằng chữ ☋; đây cũng là ký hiệu trong thiên văn học và chiêm tinh học cho phần đuôi của chòm sao Rồng ("Cauda draconis"). Với Mặt Trăng, bay quanh Trái Đất, mặt phẳng tham chiếu có thể lấy là mặt phẳng hoàng đạo, và điểm nút xuống của quỹ đạo là một trong hai điểm trên thiên cầu mà nhật thực và nguyệt thực có thể xảy ra. Điểm nút xuống của quỹ đạo Mặt Trăng còn được gọi là tiết điểm xuống.
8,489
420953
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8489
Vương
Vương có thể là:
8,491
631146
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8491
Mặt phẳng tham chiếu
Trong cơ học thiên thể, mặt phẳng tham chiếu hay mặt phẳng quy chiếu là mặt phẳng "x"-"y" của hệ quy chiếu Đề-các "x"-"y"-"z", trong đó các tham số quỹ đạo (đặc biệt là độ nghiêng quỹ đạo và kinh độ điểm mọc) được định nghĩa. Trên mặt phẳng tham chiếu, trục "x" được xác định theo phương chỉ đến điểm xuân phân. Dựa vào trục này mà các góc, ví dụ kinh độ điểm mọc, được đo. Ví dụ. Lựa chọn cho mặt phẳng tham chiếu phụ thuộc vào thiên thể nghiên cứu:
8,496
794035
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8496
Phương pháp Monte Carlo
Các phương pháp Monte Carlo là một lớp các thuật toán để giải quyết nhiều bài toán trên máy tính theo kiểu không tất định, thường bằng cách sử dụng các số ngẫu nhiên (thường là các số giả ngẫu nhiên), ngược lại với các thuật toán tất định. Một ứng dụng cổ điển của phương pháp này là việc tính tích phân xác định, đặc biệt là các tích phân nhiều chiều với các điều kiện biên phức tạp. Phương pháp Monte Carlo có một vị trí hết sức quan trọng trong vật lý tính toán và nhiều ngành khác, có ứng dụng bao trùm nhiều lĩnh vực, từ tính toán trong sắc động lực học lượng tử, mô phỏng hệ spin có tương tác mạnh, đến thiết kế vỏ bọc nhiệt hay hình dáng khí động lực học. Các phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết các phương trình vi-tích phân; ví dụ như trong mô tả trường bức xạ hay trường ánh sáng trong mô phỏng hình ảnh 3 chiều trên máy tính, có ứng dụng trong trò chơi điện tử, kiến trúc, thiết kế, phim tạo từ máy tính, các hiệu ứng đặc biệt trong điện ảnh, hay trong nghiên cứu khí quyển, và các ứng dụng nghiên cứu vật liệu bằng laser... Trong toán học, thuật toán Monte Carlo là phương pháp tính bằng số hiệu quả cho nhiều bài toán liên quan đến nhiều biến số mà không dễ dàng giải được bằng các phương pháp khác, chẳng hạn bằng tính tích phân. Hiệu quả của phương pháp này, so với các phương pháp khác, tăng lên khi số chiều của bài toán tăng. Monte-Carlo cũng được ứng dụng cho nhiều lớp bài toán tối ưu hóa, như trong ngành tài chính. Nhiều khi, phương pháp Monte Carlo được thực hiện hiệu quả hơn với số giả ngẫu nhiên, thay cho số ngẫu nhiên thực thụ, vốn rất khó tạo ra được bởi máy tính. Các số giả ngẫu nhiên có tính tất định, tạo ra từ chuỗi giả ngẫu nhiên có quy luật, có thể sử dụng để chạy thử, hoặc chạy lại mô phỏng theo cùng điều kiện như trước. Các số giả ngẫu nhiên trong các mô phỏng chỉ cần tỏ ra "đủ mức ngẫu nhiên", nghĩa là chúng theo phân bố đều hay theo một phân bố định trước, khi số lượng của chúng lớn. Phương pháp Monte Carlo thường thực hiện lặp lại một số lượng rất lớn các bước đơn giản, song song với nhau; một phương pháp phù hợp cho máy tính. Kết quả của phương pháp này càng chính xác (tiệm cận về kết quả đúng) khi số lượng lặp các bước tăng.
8,497
846806
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8497
Monte Carlo cho tài chính
Trong lĩnh vực toán học tài chính, nhiều bài toán, như bài toán tìm giá trị buôn bán của một chứng khoán phái sinh, cuối cùng dẫn đến việc tính một tích phân. Mặc dù các tích phân đôi khi có thể tính được theo giải tích, đa số chúng đòi hỏi tích phân số. Khi số chiều (hay số bậc tự do), tăng lên phương pháp tích phân số khả thi nhất là phương pháp Monte Carlo. Các bài toán của tài chính rất hay gặp phải trường hợp số chiều lớn; với những số chiều cao như này, phương pháp Monte Carlo cho phép tìm được lời giải tiệm cận đến lời giải chính xác nhanh hơn các phương pháp khác, và lợi thế của phương pháp này tăng theo số chiều. Bài viết này miêu tả một số bài toán tài chính tiêu biểu mà phương pháp Monte Carlo có thể được ứng dụng hiệu quả. Ở đây cũng miêu tả qua về số giả ngẫu nhiên, như dãy Sobol, có thể được ứng dụng trong phương pháp Monte Carlo ở đây. Tại sao phương pháp Monte Carlo. Phương pháp Monte Carlo được sử dụng phổ biến trong tài chính, từ tiền văn phòng (front office), nơi diễn ra các cuộc mua bán cho tới hậu văn phòng (back office), nơi đánh giá các rủi ro tài chính. Các sản phẩm tài chính thường được xác định giá bằng phương pháp Monte Carlo nếu nó được xây dựng trên một rổ các sản phẩm đơn giản thông dụng hơn, ví dụ có thể kể rà là quyền lựa chọn Hymalaya và quyền lựa chọn Best-Of. Việc nghiên cứu rủi ro của các ngân hàng cũng hay phải cầu đến phương pháp Monte Carlo để tạo ra các kịch bản cho bài toán tối ưu.
8,503
692475
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8503
Tô Hoài
Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: "Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ." Tiểu sử. Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký". Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như "Truyện Tây Bắc". Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi. Sự nghiệp văn học. Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là: Truyện dài "Dế Mèn phiêu lưu ký" được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi. Tác phẩm gần đây nhất của ông là "Ba người khác". Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với "Dế Mèn phiêu lưu ký", "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực. Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa. Tưởng nhớ. Ngày 27 tháng 10 năm 2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m² tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong – nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.
8,507
70618744
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8507
Kim Lân
Nguyễn Văn Tài (1 tháng 8 năm 1920 - 20 tháng 7 năm 2007), thường được biết đến với bút danh Kim Lân, là một nhà văn, diễn viên Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học như Vợ nhặt, Làng. Ngoài ra ông cũng được biết đến qua vai diễn Lão Hạc trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy". Tiểu sử. Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo "Tiểu thuyết thứ bảy" và "Trung Bắc chủ nhật". Một số truyện ("Vợ nhặt", "Đứa con người vợ lẽ", "Đứa con người cô đầu", "Cô Vịa"...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các truyện: "Đôi chim thành", "Con mã mái", "Chó săn"... kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: "Nên vợ nên chồng" (tập truyện ngắn, 1955), "Con chó xấu xí" (tập truyện ngắn, 1962). Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 86 tuổi. Sự nghiệp văn học. Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn trưởng thành từ đồng ruộng. Truyện ngắn "Vợ nhặt" và "Làng" của Kim Lân đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tại Việt Nam. Truyện ngắn "Làng" được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời đó. Về tác phẩm "Vợ nhặt", Kim Lân viết: Gia đình. Ông là cha của họa sĩ Thành Chương, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, họa sĩ Nguyễn Từ Ninh, họa sĩ Nguyễn Việt Tuấn. Sự nghiệp diễn xuất. Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến: Một số sáng tác tiêu biểu. Truyện ngắn
8,508
70389862
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8508
Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn người Việt Nam. Nguyễn Tuân có sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, ông còn là một diễn viên tay ngang, tham gia phim "Cánh đồng ma" năm 1938, và phim "Chị Dậu" (1980). Sơ lược tiểu sử. Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Quê ông ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), huyện Hoàn Long, Hà Nội, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như "Vang bóng một thời", "Một chuyến đi"... Năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút "Sông Đà" (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965–1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo. Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 năm 1987, thọ 77 tuổi và an táng tại Nghĩa trang Văn Điển. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). Tính cách. Quá trình sáng tác và các đề tài chính. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút ký, truyện ngắn. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: "Một chuyến đi", "Vang bóng một thời", "Thiếu quê hương", "Chiếc lư đồng mắt cua"... Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc". Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết "chủ nghĩa xê dịch" này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến, yêu thương và tài hoa ("Một chuyến đi"). Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao "Chữ người tử tù"). Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao ("Chiếc lư đồng mắt cua"). Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất. Phong cách nghệ thuật. Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc gói gọn trong một chữ "ngông" Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật. Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là "Vang bóng một thời". Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội... Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. Vinh danh. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám. Nhận định. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ". Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thích. Vả lại một số bài viết của ông cũng có nhược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề, khó khăn...
8,512
787108
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8512
Nguyễn Văn Tài
Nguyễn Văn Tài có thể là:
8,515
529523
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8515
Maria Madalena
Maria Mađalêna (tiếng Hy Lạp: Μαρία ἡ Μαγδαληνή) hay Maria Mácđala (tiếng Anh: "Mary Magdalene", "Mary of Magdala"), cũng gọi là Bà Mađalêna, phiên âm Hán Việt: Mai Đệ Liên, được cả Tân Ước quy điển và Tân Ước ngoại điển miêu tả là một người phụ nữ theo Chúa Giêsu. Bà cũng được Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo Đông phương xem là thánh với ngày lễ mừng vào 22 tháng 7. Tên của bà có nghĩa là "Maria của thành Magdala", một thị trấn nhỏ ở Galilea nằm bên bờ tây của hồ Tiberias. Cuộc đời của bà vẫn còn là đề tài gây tranh luận. Liên hệ với Giêsu. Theo tiểu thuyết. Một số tác giả tiểu thuyết hiện đại, đáng chú ý là các tác giả của cuốn sách "Máu Thánh, Chén Thánh" ("Holy Blood, Holy Grail", 1982) và nhà văn Dan Brown trong tiểu thuyết "Mật mã Da Vinci" ("The Da Vinci Code", 2003), cho rằng: Mary Magdalene là vợ của Giêsu, và việc này đã bị những người xét lại của Kitô giáo tông đồ Phaolô ("Pauline Christianity") và các nhà biên tập các sách Phúc Âm lược bỏ. Các tác giả này trích dẫn các sách không thuộc quy điển và các bản văn của những người theo thuyết Ngộ giáo (Gnosticism) trong "các phần chọn lọc" để hỗ trợ luận điểm của mình. Trong khi các nguồn tài liệu như "Phúc âm Philiphê" (không quy điển) miêu tả Mary Magdalene gần gũi với Giêsu hơn bất cứ môn đệ nào khác, nhưng không có tài liệu cổ nào tuyên bố bà là vợ của Giêsu. Người ta nghĩ rằng ý nghĩa ở đây là Mary Magdalene nhận biết được những gì Chúa Giêsu đang nói. Bà hiểu Chúa Giêsu trong khi các tông đồ không hiểu. Một luận điểm hỗ trợ cho sự suy đoán này là đàn ông Do Thái rất hiếm khi độc thân vào thời Chúa Giêsu vì độc thân được xem là vi phạm ý chỉ đầu tiên của Thiên Chúa ("mitzvah") — "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều" (Sách Sáng thế 1:28). Việc một người Do Thái không kết hôn đi thuyết giảng như một rabbi (thầy giảng) như Giêsu là một điều khó nghĩ ra vào thời đó. Một luận cứ chống lại điều này là Do Thái giáo thời Chúa Giêsu rất đa dạng và vai trò của rabbi không được quy định rõ ràng. Các thầy giảng độc thân như Gioan Tẩy Giả được biết đến trong cộng đồng Do Thái giáo Essenes và Phaolô xứ Tarsus là thí dụ cho các thầy giảng lưu động không kết hôn trong số những tín đồ Kitô giáo, vào lúc mà hầu hết các tín đồ Kitô giáo vẫn thực hành niềm tin Do Thái. Mary Magdalene xuất hiện với tần suất cao hơn các phụ nữ khác trong các Phúc âm quy điển và được cho thấy là người theo sát Giêsu. Cho dù điều này có xảy ra đi nữa, Giêsu có lẽ được mong đợi là chuẩn bị cho sự chăm sóc đối với bà cũng như đối với mẹ mình. Vì thiếu các tài liệu đương thời, người ta không thể chứng minh được trường hợp này, và trong khi một số người xem ý tưởng này đáng để tin, hầu hết các học giả lại không lấy làm quan trọng.Tuy nhiên, các cuốn sách trên đa phần mang nội dung đối lập với Kitô Giáo, do đó những thông tin kia chưa thể coi là chính xác.
8,518
529523
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8518
Tước hiệu quý tộc châu Âu
Hệ thống đẳng cấp quý tộc và hoàng gia châu Âu được cho là bắt đầu hình thành khoảng từ thời Hậu kỳ cổ đại đến thời Trung cổ, sau khi Đế chế Tây La Mã bước vào quá trình sụp đổ và tan rã thành nhiều vùng lãnh thổ có mức độ chủ quyền khác nhau. Theo dòng lịch sử, vị trí xếp hạng giữa các tước vị có thể thay đổi theo giai đoạn lịch sử và phạm vi lãnh thổ (ví dụ: tước vị Hoàng thân trong một số thời kỳ có thể xem như ngang với tước vị Đại công tước). Dưới đây cung cấp một phân loại đối chiếu giữa các tước vị quý tộc và hoàng gia châu Âu, nhằm so sánh tương đương cũng như những khác biệt giữa chúng. Quân chủ. Trong tiếng Việt, "quân chủ" là một từ Hán - Việt bắt nguồn từ chữ Hán (君主) hàm ý chỉ nhà cai trị tối cao trong vùng lãnh thổ trên thực tế, bao gồm cả thẩm quyền cai trị độc tài và quyền tài phán chủ quyền lãnh thổ đó. "Vua", một từ thuần Việt khác được sử dụng phổ biến, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, "vua" được giới hạn cụ thể hơn đối với các tước vị như Hoàng đế hay Quốc vương trên thực tế mà không bao gồm hàm ý ở các lãnh chúa cai trị mang tước vị thấp hơn. Trong tiếng Anh, từ "monarch" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp μονάρχης ("monárkhēs", "nhà cai trị độc tôn"). Một từ khác cũng được xem là gần tương đương là "sovereign" có nguồn gốc từ tiếng Latin "superānus", có nghĩa là "bậc thượng tôn", "cao quý". Dưới đây liệt kê một số tước vị quân chủ thượng tôn tương đương Hoàng đế hoặc Quốc vương ở Đông Á. Hầu hết là những tước vị cai trị thực tế và có chủ quyền, dù trong một số thời điểm lịch sử, tước vị tự xưng không bao gồm chủ quyền trên lãnh thổ tuyên bố. Như trường hợp Đức hoàng giữ tước vị Hoàng đế của Đế quốc Đức, kiêm Quốc vương Phổ, tuy nhiên vẫn tồn tại các vương quốc chủ quyền với các quốc vương độc lập liên minh trong đế quốc như Vương quốc Württemberg hoặc Vương quốc Bayern. Vương công. Một số trường hợp tước vị bậc thấp hơn (như Hoàng thân hoặc Đại công tước) nhưng có bao gồm quyền cai trị trên lãnh thổ có chủ quyền, cũng được xếp trong đề mục này. Dưới đây là danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu theo thứ tự từ cao đến thấp:
8,523
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8523
DVD
DVD (còn được gọi là ""Digital Versatile Disc" hoặc "Digital Video Disc"") là một định dạng lưu trữ đĩa quang kỹ thuật số phổ biến. Công dụng chính của nó là lưu trữ video và lưu trữ dữ liệu. DVD có nhiều điểm giống CD: chúng đều có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ. Nhưng DVD có cách lưu dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Về cấu trúc phần mềm, DVD cũng khác CD ở chỗ chúng đều chứa hệ tập tin, gọi là UDF, một phiên bản mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 cho CD chứa dữ liệu. Sự khác nhau về thuật ngữ DVD thường được mô tả phương pháp dữ liệu được lưu trư trễn đĩa: DVD-ROM có dữ liệu chỉ có thể đọc mà không thể ghi, DVD-R và DVD+R có thể ghi một lần và sau đó có chức năng như DVD-ROM, và DVD-RAM, DVD-RW, hoặc DVD+RW chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần. DVD-Video và DVD-Audio được dùng để nói đến hai định dạng khác hẳn nhau, một bên là cấu trúc video và một bên là nội dung audio. Các dạng đĩa DVD khác, bao gồm nội dung video, có thể được hiểu như là đĩa DVD-Data. Khái niệm "DVD" thường được sử dụng sai để chỉ các định dạng đĩa quang độ nét cao, như Blu-ray và HD-DVD. Vào tháng 11 năm 2020, họ sẽ thông báo về cuộc chiến định dạng thứ hai với DVD và Blu-ray Disc. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, DVD được thông báo sẽ ngừng phát hành tại Việt Nam, Nhật Bản và Đông Nam Á do kế hoạch tương lai có độ phân giải cao. Độ phân giải cao nhất là đĩa Blu-ray trong tương lai vào tháng 1 năm 2021. Lịch sử. Năm 1993, hai tiêu chuẩn lưu trữ quang học mật độ cao (high-density) bắt đầu được phát triển, một là đĩa MultiMedia Compact Disc, được hỗ trợ bởi Philips và Sony, và định dạng còn lại là Super Density Disc, hỗ trợ bởi Toshiba, Time Warner, Matsushita Electric, Hitachi, Mitsubishi Electric, Pioneer, Thomson, và JVC. Tổng giám đốc IBM, Lou Gerstner, đóng vai trò như một người "mai mối", đã tạo nên một nguồn lực thúc đẩy hai bên tạo nên một định dạng chuẩn chung duy nhất, khi ông thấy trước sự tái hiện cuộc chiến định dạng videotape giữa VHS và Betamax vào những năm 1980. Philips và Sony từ bỏ định dạng MultiMedia Compact Disc của họ và đồng ý hoàn toàn với định dạng SuperDensity Disc của Toshiba với một sự thay đổi duy nhất, đó là việc chuyển đổi thành EFMPlus modulation. EFMPlus được chọn bởi vì nó có khả năng đàn hồi chống lại những va chạm giống như vết xước và dấu vân tay. EFMPlus, được tạo ra bởi Kees Immink, cũng chính là người đã thiết kế EFM, là 6% kém hiệu quả hơn 6% so với công nghệ nguyên thủy của Toshiba, dẫn đến kết quả tạo nên dung lượng 4.7 GB thay vì nguyên gốc là 5 GB. Kết quả là bản ghi chi tiết kỹ thuật của DVD, định dạng cho các đầu xem phim DVD và các DVD-ROM ứng dụng cho máy vi tính, ra đời tháng 12 năm 1995. Vào tháng 5 năm 1997, Liên hiệp DVD (DVD Consortium) được thay thế bởi Diễn đàn DVD (DVD Forum), được mở ra cho mọi công ty. Phân loại. Có nhiều loại định dạng DVD: Thông số hai loại đĩa DVD thông dụng. Khả năng lưu trữ. Ban đầu có bốn loại DVD: Công nghệ. DVD sử dụng ánh sáng laser diode có bước sóng 650nm, khác với bước sóng 780 nm đối với CD,tuy nhiên,hầu như mọi đầu đĩa dvd đều sử dụng cả hai loại LD(laser diode) trên để đọc được cả dvd và cd. Việc làm này cho phép tạo nên những điểm nhỏ hơn trên bề mặt đĩa (1.32 micromet cho DVD còn 2.11 micromet đối với CD). Tốc độ ghi của DVD là 1X, là 1350 kB/s (1318 KiB/s), trong ổ đĩa và những mẫu DVD đầu tiên. Các mẫu gần đây hơn đã đạt tốc độ 18X hoặc 20X, nghĩa là 18 hoặc 20 lần nhanh hơn. Lưu ý là đối với ổ đĩa Cd, 1X có tốc độ 153.6 kB/s (150 KiB/s), 9 lần chậm hơn. Công nghệ ghi dữ liệu lớp kép. Ghi dữ liệu lớp kép cho phép đĩa DVD-R và DVD+R lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn, gần 8.5 Gigabyte mỗi mặt, so với 4.7 gigabyte đối với một đĩa đơn lớp. DVD-R lớp kép được phát triển cho Diễn đàn DVD bởi tập đoàn Pioneer, DVD+R lớp kép được phá triển cho khối liên minh DVD+RW bởi Philips và Mitsubishi Kagaku Media (MKM). Một đĩa lớp kép khác với những đĩa DVD lớp đơn ở điểm là thêm một lớp vật lý vào trong đĩa. Ổ đĩa lớp kép truy xuất đến lớp thứ hai bằg cách chiếu tia laser xuyên qua lớp thứ nhất một nửa trong suốt. Sự thay đổi cơ học giữa các lớp có thể làm cho các đầu đọc DVD có một khoảng dừng, dài khoảng 2 giây. Điều này làm người xem lo lắng rằng đĩa lớp kép của họ có thể bị hư hoặc có thiếu sót, và kết quả cuối cùng là các hãng sản xuất phải lên tiếng rằng việc có khoảng dừng đó là kết quả tất yếu trên tất cả các gói đĩa lớp kép. Đĩa DVD recordable hỗ trợ công nghệ này có thể tương thích ngược với một vài đầu chơi DVD và ổ đĩa DVD-ROM. Nhiều đầu ghi DVD hiện nay đều hỗ trợ công nghệ lớp kép, và về so sánh giá giữa ổ đĩa lớp đơn, và các đĩa trắng lớp đơn thì giá của ỗ đĩa và đĩa lớp kép vẫn còn quá đắt. Tốc độ ghi dữ liệu cho lớp kép hiện tại nhanh vẫn tốt hơn những đĩa lớp đơn. Bảng tốc độ đọc và truyền dữ liệu của đĩa DVD-ROM. Tốc độ đọc và truyền dữ liệu đĩa DVD-ROM. Sự tương thích. Ổ đĩa DVD và sự tương thích. Đĩa DVD recordable và rewritable. HP đầu tiên phát triển định dạng DVD có thể ghi (DVD recordable) từ yêu cầu của việc lưu dữ liệu để lưu trữ và vận chuyển. DVD recordable còn được sử dụng cho khách hàng trong việc lưu trữ nhạc và phim. Ba định dạng được phát triển: DVD-R/RW (minus/dash), DVD+R/RW (plus), DVD-RAM. DVD-Video. DVD-Video là một tiêu chuẩn để lưu trữ nội dung video. Ở Mỹ, số đĩa DVD-Video bán ra hàng tuần đã vượt xa số băng cassette VHS bán ra tháng 6 năm 2003, cho thấy sự chấp nhận đông đảo bởi thị trường. Mặc dù có nhiều định dạng và nhiều độ phân giải được hỗ trợ, đa số khách hàng mua đĩa DVD sử dụng 4:3 hoặc anamorphic 16:9 tỉ lệ góc nhìn (aspect ratio) MPEG-2 video, lưu trữ với độ phân giải 720x480 (NTSC) hoặc 720x576 (PAL) với tốc độ 29.97 hoặc 25 khung hình/giây (FPS). Âm thanh được sử dụng chung nhất là Dolby Digital (AC-3) hoặc định dạng Digital Theater System (DTS), có khoảng từ 16-bits/48 kHz đến 24bits/96 kHz với dạng đơn loa (monaural) đến trình diễn âm thanh 7.1 "Âm thanh vòm" (Surround Sound), và/hoặc MPEG-1 lớp 2. Mặc dù bản mô tả chi tiết cho video và audio thay đổi từ theo vùng lãnh thổ và theo hệ tivi, nhưng nhiều đầu DVD vẫn hỗ trợ tất cả định dạng có thể. DVD-Video cũng hỗ trợ các mục như menu, lựa chọn phụ đề (subtitle), nhiều góc nhìn camera, và nhiều track âm thanh khác nhau. DVD-Audio. DVD-Audio là một định dạng âm thanh độ trung thực cao lưu trữ trên DVD. Nó cho phép lưu trữ nhiều cấu hình kênh khác nhau (từ mono sound cho đến hệ thống âm thanh 7.1) với nhiều tần số lấy mẫu khác nhau (cho đến 24-bits/192 kHz đối với CDDAs 16-bits/44.1 kHz). So sánh với định dạng CD, dung lượng lớn của DVD cho phép sự bao gộp nhiều âm thanh hơn (với khía cạnh là chạy được nhiều bài nhạc hơn) và/hoặc những bản nhạc chất lượng cao hơn (phản xạ bởi phương pháp lấy mẫu tuyến tính và các bit-rate cao, và/hoặc thêm vào các kênh để tạo nên âm thanh không gian (spatial sound). Mặc dù các bản mô tả tiêu chuẩn cao của DVD-Audio, nó vẫn tồn tại cuộc tranh luận để phân định các kết quả hỗ trợ âm thanh phân biệt trong môi trường nghe cơ bản. Định dạng DVD-Audio hiện tại đang đi vào hốc tường của thị trường, gây ra bởi cuộc chiến định dạng sống còn với chuẩn SACD mà DVD-Video tránh. Bảo mật. Đĩa DVD-Audio tạo nên cơ cấu phòng chống sao chép mạnh mẽ, gọi là Bảo vệ Nội dung đĩa ghi trước (Content Protection for Prerecorded Media - CPPM), được phát triển bởi nhóm 4C (IBM, Intel, Matsushita và Toshiba). Cho đến hôm nay, CPPM vẫn chưa bị "phá vỡ" trên khái niệm rằng DVD-Video’s CSS đã bị phá vỡ, nhưng mưu mẹo để phá vỡ nó đã được phát triển. Bằng cách thay đổi các phần mềm chơi nhạc DVD để giải mã các dòng âm thanh đã được mã hóa vào đĩa cứng, người dùng có thể, thực chất, có thể lấy nội dung từ đĩa DVD-Audio cũng như có thể lấy từ đĩa DVD-Video. Những công nghệ kế thừa. Có một vài định dạng thừa kế của DVD được phát triển bởi nhiều liên hiệp khác nhau. Sony/Panasonic có Blu-ray (BD) và Toshiba thì phát triển HD DVD bắt đầu tạo nên một sức kéo công nghệ vào năm 2007, và thế hệ tiếp theo như Holographic Versatile Disc (HVD) của Maxell và công nghệ lưu trữ dữ liệu quang học 3D đã bắt đầu được phát triển khá mạnh. Vào ngày 19 tháng 11 năm 2003, Diễn đàn DVD quyết định bầu chọn 8/6 rằng HD DVD sẽ trở thành HD thừa kế chính thức của DVD. Mặc dù vậy, cả BD lẫn HD DVD đã làm vướng víu bất kỳ sự chấp nhận của các công nghệ thừa kế khác của DVD mặc dù sự thiếu hụt của một sự hợp tác đã tạo nên sự thành công của DVD. Vào ngày 4 tháng 1 năm 2008, sau khi hãng phim Warner Bros tuyên bố sẽ chỉ sản xuất phim theo định dạng Blu-ray, và hãng bán lẻ Wal-Mart chỉ phân phối sản phẩm Blu-ray, vào tháng 2 cùng năm, sau 8 năm dai dẳng, cuộc chiến định dạng độ nét cao chính thức ngã ngũ. Đại diện của Toshiba đã tuyên bố "xem xét đến việc rút lui hoàn toàn".
8,526
679503
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8526
Máy quét mã vạch
Máy quét mã vạch là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính. Công nghệ máy quét mã vạch định dạng được sử dụng để đọc và giải mã các mã vạch trên sản phẩm. Máy quét được thiết kế để quét qua đường thẳng và khoảng trống của mã vạch, sau đó chuyển đổi chúng thành một mã số hoặc chuỗi ký tự. Mã số này sau đó được sử dụng để truy xuất các thông tin về sản phẩm từ một cơ sở dữ liệu. Công nghệ mắt đọc cơ bản. Hiện nay máy quét mã vạch được làm trên ba công nghệ cơ bản: Phương thức kết nối. Cổng serial. Các máy quét mã vạch ban đầu, thuộc mọi định dạng, hầu như đều sử dụng phổ biến giao diện nối tiếp RS-232 phổ biến lúc bấy giờ. Đây là một cách kết nối đơn giản và phần mềm để truy cập nó cũng tương đối đơn giản, mặc dù cần được viết cho các máy tính cụ thể và các cổng nối tiếp của chúng. Giao diện độc quyền. Có một vài giao diện khác ít phổ biến hơn. Chúng được sử dụng trong các hệ thống EPOS lớn với phần cứng chuyên dụng, thay vì gắn vào các máy tính hàng hóa hiện có. Trong một số giao diện này, thiết bị quét trả về tín hiệu "thô" tỷ lệ thuận với cường độ nhìn thấy khi quét mã vạch. Điều này sau đó đã được giải mã bởi thiết bị chủ. Trong một số trường hợp, thiết bị quét sẽ chuyển đổi ký hiệu của mã vạch thành ký hiệu mà thiết bị chủ có thể nhận dạng được, chẳng hạn như Code 39 (Mã 39). Giả lập bàn phím (USB, PS/2, v.v.). Khi PC với các giao diện tiêu chuẩn khác nhau phát triển, việc kết nối phần cứng vật lý với nó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, có những khuyến khích thương mại để giảm độ phức tạp của phần mềm liên quan. Phần cứng "giả lập bàn phím" ban đầu được cắm vào giữa cổng PS/2 và bàn phím, với các ký tự từ máy quét mã vạch xuất hiện chính xác như thể chúng đã được nhập vào bàn phím. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi hơn cho bất kỳ thiết bị nào có thể được cắm vào và đóng góp vào luồng dữ liệu đến "giả lập bàn phím". Nêm bàn phím cắm qua Giao diện USB có sẵn. Phương pháp "giả lập bàn phím" làm cho việc thêm những thứ như đầu đọc mã vạch vào hệ thống trở nên đơn giản. Phần mềm cũng có thể không cần thay đổi. Sự hiện diện đồng thời của hai "bàn phím" đòi hỏi người dùng phải cẩn thận. Ngoài ra, mã vạch thường chỉ cung cấp một tập hợp con các ký tự được cung cấp bởi bàn phím thông thường. USB. Sau thời đại PS/2, đầu đọc mã vạch bắt đầu sử dụng cổng USB thay vì cổng bàn phím, điều này thuận tiện hơn. Để duy trì khả năng tích hợp dễ dàng với các chương trình hiện có, đôi khi cần phải tải trình điều khiển thiết bị được gọi là "phần mềm nêm", điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi giả mạo bàn phím của phần cứng "giả lập bàn phím" cũ. Ngày nay, đầu đọc mã vạch USB là "cắm và chạy", ít nhất là trong các hệ thống Windows. Mọi trình điều khiển cần thiết đều được tải khi thiết bị được cắm vào. Trong nhiều trường hợp, lựa chọn loại giao diện USB (HID, CDC) được cung cấp. Một số có PoweredUSB. Mạng không dây. Một số đầu đọc mã vạch cầm tay hiện đại có thể được vận hành trong mạng không dây theo IEEE 802.11g (WLAN) hoặc IEEE 802.15.1 (Bluetooth). Một số đầu đọc mã vạch cũng hỗ trợ tần số vô tuyến viz. 433 MHz hoặc 910 MHz. Độc giả không có nguồn điện bên ngoài yêu cầu pin của họ thỉnh thoảng được sạc lại, điều này có thể khiến chúng không phù hợp với một số mục đích sử dụng. Độ phân giải. Độ phân giải của máy quét được đo bằng kích thước của chấm sáng do đầu đọc phát ra. Nếu chấm sáng này rộng hơn bất kỳ vạch hoặc khoảng trắng nào trong mã vạch, thì nó sẽ chồng lên hai thành phần (hai khoảng trắng hoặc hai vạch) và có thể tạo ra kết quả sai. Mặt khác, nếu sử dụng chấm sáng quá nhỏ, nó có thể hiểu sai bất kỳ điểm nào trên mã vạch khiến đầu ra cuối cùng bị sai.
8,529
70481710
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8529
Cựu Ước
Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như luật pháp, lịch sử, thi ca (hay các sách về sự khôn ngoan) và tiên tri. Tất cả các sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Giêsu người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước. Cần lưu ý rằng Do Thái giáo dùng từ Tanakh như là một thay thế cho thuật ngữ Cựu Ước, vì họ không chấp nhận Tân Ước là một phần của Kinh Thánh. Kinh Thánh Cựu Ước được tín đồ Thiên Chúa giáo coi là lời dạy của Thiên Chúa, do Thiên Chúa linh hứng cho các tác giả. Cựu Ước được viết nên bởi 40 tác giả trong khoảng thời gian gần 1.500 năm (từ thế kỷ XII trước Công nguyên cho tới thế kỷ II sau Công nguyên), theo Quy điển Thánh Kinh của Giáo hội Công giáo, Kinh Thánh hiện nay bao gồm 73 sách – 46 trong Cựu Ước và 27 trong Tân Ước. Quy điển. Cựu Ước của cộng đồng Kháng Cách ("Protestantism") bao gồm toàn bộ các sách của kinh Tanakh, chỉ có thay đổi về thứ tự và số lượng các sách này. Cựu Ước Kháng Cách có 39 sách trong khi số lượng các sách trong kinh Tanakh của Do Thái giáo là 24. Có sự khác biệt này là vì theo sự sắp xếp trong kinh Tanakh, các sách Sa-mu-ên, Các Vua và Sử ký đều được gộp thành một sách, điều tương tự cũng xảy ra cho các sách Ezra và Nehemiah, và 12 sách tiểu tiên tri cũng được tính chung thành một sách. Sự chênh lệch về số lượng (15 sách) được tóm tắt trong bảng sau: Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương thêm vào Cựu Ước một số sách, được gọi là thứ kinh ("deuterocanonical"), các sách này không được công nhận bởi cộng đồng Kháng cách. Nền tảng của thứ kinh được tìm thấy trong Bản Bảy Mươi được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, dịch từ Kinh Thánh Do Thái. Đây là bản dịch được sử dụng rộng rãi bởi các tín hữu thời kỳ tiên khởi cũng như được trích dẫn bởi Tân Ước. Truyền thuyết cho rằng Thánh Moise là người viết năm cuốn kinh chính, gồm các cuốn Sáng thế, Xuất hành, Levi, Dân số, và Đệ nhị luật. Đến thế kỷ XVII, nhà triết học Brauch Spinoza sau khi đọc các cuốn kinh, với tinh thần duy lý, ông đã chỉ ra sự nhầm lẫn trong truyền thuyết: Thánh Moise không phải người sáng tác Ngũ kinh bởi bản này kết thúc bởi cái chết của chính ông, tức là nó phải được người khác viết lại. Spinoza sau đó đã phát động phong trào đọc và phê bình Kinh Thánh, góp phần làm thay đổi nhiều vấn đề về Cựu ước trước đó. Lịch sử. Một vài giáo sư khảo cổ học cho rằng nhiều câu chuyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những ký thuật về Abraham, Moses, Solomon, và một số nhân vật khác, thật ra chỉ được trước tác bởi các biện ký ("scribe") của vua Josiah (thế kỷ thứ 7 TCN) nhằm hệ thống hóa niềm tin vào Yaweh. Theo lập luận của các nhà khảo cổ này, đến nay vẫn không tìm thấy nhiều ký thuật được lưu giữ tại các quốc gia kế cận như Ai Cập và Assyria, cũng không có văn bản nào về các câu chuyện của Kinh Thánh hay về các nhân vật ấy trước năm 650 TCN. Ngược lại, các nhà khảo cổ khác lại tìm thấy trong cùng những ký thuật ấy những chứng cớ hỗ trợ cho các câu chuyện trong Kinh Thánh, dù chúng không trực tiếp thuật lại các câu chuyện này. Tên gọi. Thuật ngữ "Cựu Ước", dịch từ tiếng Latin "Vetus Testamentum", có nguyên ngữ tiếng Hy Lạp "hê Palaia Diathêkê (Η Παλαιά Διαθήκη)" nghĩa là "Giao ước (hoặc lời chứng) cũ". Kitô hữu gọi là Cựu Ước vì họ tin rằng nay đã có một giao ước mới được thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người, sau khi Giêsu người Nazareth đến thế gian (xem "Thư gởi người Do Thái"). Do Thái giáo không công nhận Tân Ước, cũng không chấp nhận Cựu Ước như là tên gọi thay thế cho "Tanakh" (tuy nhiều người Do Thái chấp nhận Chúa Giêsu là một nhân vật lịch sử hoặc ngay cả là môn đệ của một giáo sư kinh luật truyền khẩu Do Thái giáo). Chủ đề. Thánh Kinh Cựu Ước nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và tuyển dân Israel. Mối quan hệ này được thể hiện qua giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc này đã được giao cho Moses. Ứng dụng. Không có sự đồng thuận hoàn toàn về việc ứng dụng các giáo huấn của Cựu Ước và Tân Ước vào đời sống giáo hội của cộng đồng Kitô giáo, đặc biệt là trong thời kỳ hội Thánh tiên khởi. Cũng có một số tranh luận trong vòng các học giả Kháng Cách về việc có nên áp dụng giáo huấn Tân Ước cho người Do Thái hay không. Tương tự, vẫn còn bất đồng về mức độ áp dụng các giáo luật của Cựu Ước cho Kitô hữu. Ngày nay, rất ít Kitô hữu tuân giữ các giáo luật của Cựu Ước đòi hỏi kiêng cữ một số thức ăn, trong khi hầu hết trong số họ tin và tuân giữ Mười Điều Răn. Hầu hết Kitô hữu đều đồng ý rằng sự hiểu biết về Cựu Ước là nền tảng giúp họ hiểu biết Tân Ước, họ cũng tin rằng nội dung của cả Cựu Ước và Tân Ước đều được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Trong lịch sử đã xuất hiện các quan điểm dị biệt như nhóm Khả tri ("Gnostic"), đi xa đến mức khẳng định Thiên Chúa của Cựu Ước là một thực thể khác với Thiên Chúa của Tân Ước, họ thường gọi Thiên Chúa của Cựu Ước là "demiurge", hoặc Marcion thành Sinope còn đi xa hơn khi cho rằng không nên xem Cựu Ước là một phần của Kinh Thánh Kitô giáo. Hầu hết Kitô hữu tin rằng quan điểm các nhóm này là dị giáo. Ngày nay, nhiều học giả thích dùng "Kinh Thánh Do Thái" như một thuật ngữ thay thế cho "Tanakh" và "Cựu Ước" (không bao gồm các thứ kinh) nhằm biểu dương tính đồng thuận trong học thuật giữa các giáo phái Cơ Đốc. Các tác giả Tân Ước thường tham khảo và trích dẫn Cựu Ước, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến việc ứng nghiệm các lời tiên tri đề cập đến Đấng Messiah mà người Cơ Đốc tin là Giêsu người Nazareth. Theo quan điểm thần học Kitô, sự trông đợi Đấng Messiah được tiên báo trong Cựu Ước, sự ứng nghiệm trong hiện tại và trong thời kỳ tận thế, vương quốc thần Thánh và vĩnh cửu dưới quyền tể trị của Chúa Giêsu hiện hữu như một sơi dây xuyên suốt từ Cựu Ước đến Tân Ước. Những người ủng hộ thuyết Hoán vị ("supersessionism") tin rằng kể từ thời Chúa Kitô, dân Do Thái, với địa vị và đặc quyền như là tuyển dân của Thiên Chúa, được thay thế bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. Lập luận này đặt nền tảng trên một số luận giải trong Tân Ước, trong số đó có Galatians 3.29 "Nếu anh em thuộc về Chúa Kitô, anh em là hậu duệ của Abraham, tức là người kế tự theo lời hứa". Trong thực tế, điều này có nghĩa là trong khi các giáo luật Cựu Ước về nghi thức và kiêng cữ thức ăn nên được huỷ bỏ, thì các giáo huấn về tinh thần và đạo đức cần được tuân giữ. Hơn nữa, những người tin vào thuyết Hoán vị cho rằng những lời tiên tri về dân Do Thái được chép trong Cựu Ước được ứng nghiệm trong thân vị của Chúa Giêsu và qua hội Thánh với tư cách là tuyển dân của Thiên Chúa.
8,531
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8531
MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet. Người dùng có thể tải về MySQL miễn phí từ trang chủ. MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS.. MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ Node.js, PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng NodeJs, PHP hay Perl...
8,532
877710
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8532
Wikibooks
Wikibooks – từ ghép tiếng Anh của "wiki" và "books" (sách); trước đây cũng được gọi là Dự án Sách giáo khoa tự do của Wikimedia và Sách giáo khoa Wikimedia – là một trong những dự án liên quan với Wikipedia của Quỹ Hỗ Trợ Wikimedia, nó bắt đầu vào ngày 10 tháng 7 năm 2003. Dự án Wikibooks là thư viện đựng sách giáo khoa, sổ tay và nhiều loại bản văn khác, tất cả tự do. Như Wikipedia, website đó là wiki, tức là tất cả mọi người có thể sửa đổi trang nào bằng cách bấm cái nút "sửa đổi" ở trên các trang ở Wikibooks. Nó được bắt đầu khi Karl Wick, một thành viên Wikipedia, xin một chỗ để viết sách giáo khoa nội dung mở (gọi là wikibook) về hóa học hữu cơ và vật lý học, để giảm bớt nhiều trở ngại về học hành như là giá cao. Một số sách đầu tiên được viết hoàn toàn mới, và một số khác bắt đầu được chép từ những sách có nội dung tự do khác trên Internet. Cả nội dung của Wikibooks được phát hành theo Giấy Phép Sử Dụng Văn Bản Tự Do GNU. Những đóng góp vẫn của người đóng góp, nhưng bản quyền copyleft đó cho phép là bất cứ lúc nào cả nội dung cũng sẽ được phân bố và chép, cho cộng tác tiếp. Website đó đang cố gắng viết vài sách giáo khoa đầy đủ bằng vài ngôn ngữ. Những người thành lập dự án mong là nếu có sách đủ thì người thường sẽ thăm Wikibooks và đọc những sách ở đấy. Dự án phụ. Đã có hai dự án phụ ở Wikibooks: Wikijunior và Wikiversity. Dự án Wikijunior (tên tạm) đang viết sách dạy cho trẻ nhỏ, có thể được xem trên mạng và có thể được in ra. Wikiversity là cộng đồng tự do để học và nghiên cứu. Wikiversity đã được tách ra thành dự án độc lập. Wikijunior là một tiểu dự án của Wikibooks chuyên về sách dành cho trẻ em. Dự án bao gồm cả tạp chí và trang web, và hiện đang được phát triển bằng tiếng Anh, tiếng Đan Mạch, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Nó được tài trợ bởi một khoản trợ cấp từ Quỹ Beck.
8,539
709732
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8539
Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn "Chống nạng lên đường" đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm "Số đỏ" và "Giông Tố" đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm xuất bản vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 và cả nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến tận cuối những năm 1980 mới được chính quyền cho lưu hành. Thân thế và sự nghiệp. Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (trước đây thuộc làng cổ Liêu Xuyên mảnh đất địa linh sinh ra nhiều nhân tài) nay là thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và qua đời tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở "Ga-ra Charles Boillot", mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 16 tuổi. Ông là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp. Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay "Chống nạng lên đường" đăng trên tờ "Ngọ Báo". Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý nhiều. Năm 1931, ông viết vở kịch "Không một tiếng vang", thì bắt đầu thu hút được sự quan tâm của độc giả. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay "Dứt tình" đăng trên tờ "Hải Phòng tuần báo". Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết "Giông tố", "Số đỏ", "Vỡ đê" và "Làm đĩ" đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó "Số đỏ" xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong "Số đỏ" đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày. Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay "Cạm bẫy người" (1933) đăng báo "Nhật Tân" dưới bút danh "Thiên Hư", Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo "Nhật Tân" cho đăng "Kỹ nghệ lấy Tây". Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như "Cơm thầy cơm cô", "Lục sì" đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông. Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng nói với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này". Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 do bệnh lao phổi, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng. Nhà văn Vũ Trọng Phụng sống long đong, khi qua đời, cũng nhiều phen đổi dời. Lúc mới mất, ông được chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang Quán Dền. Đến năm 1988, con gái Vũ Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ vĩnh tại mảnh vườn của nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất. Tác phẩm. Bản quyền tác phẩm. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả, đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả Việt Nam (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm, gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông. Vinh danh. Tên ông được đặt cho những con đường ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Hới.
8,542
813786
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8542
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân lực Việt Nam Cộng hòa ("Viết tắt": QLVNCH; , "viết tắt" RVNAF) là lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, thành lập vào năm 1955 và giải thể vào năm 1975 cùng với sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Vào cuối năm 1972, đây là lực lượng quân đội có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, lớn thứ hai châu Á và lớn thứ tư thế giới. Tên gọi. Tên tiếng Anh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) là Republic of Vietnam Armed Forces (Các lực lượng vũ trang VNCH) hay viết tắt là RVNAF. Trong các tài liệu của Hoa Kỳ, họ rất ít nhắc đến từ này mà dùng từ ARVN , tức là "Army of the Republic of Vietnam" hay "Lục quân Việt Nam Cộng hòa", được dùng phổ biến do đây là lực lượng chiến đấu chính của QLVNCH. Tổ chức. Tổ chức. Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm các quân chủng chính: Và các binh chủng: Các vùng chiến thuật và quân khu. Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến năm 1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau: Ngày 1/7/1970, 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Các tỉnh về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu. Quân số. Quân số VNCH tăng dần theo thời gian chiến tranh: Lịch sử. Tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Quân đội Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày Truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6. Quân lực Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ cung cấp trang bị rất hùng hậu với sức cơ động cao và hỏa lực mạnh, nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Hoa Kỳ và các đồng minh, có nhiều các lực lượng hỗ trợ, với quân số thường trực và chính quy rất đông để chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, lực lượng vũ trang chính quy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và là bộ phận tại miền Nam Việt Nam của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy vậy, khác với đối phương được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả cao, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội được xây dựng, trang bị và chỉ huy mô phỏng hoàn toàn theo kiểu Hoa Kỳ nên rất tốn kém. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, vốn nhỏ bé chưa vững mạnh và từ năm 1963 thì lệ thuộc Hoa Kỳ cho nên đã không thể cáng đáng được kinh phí này, nên đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ của Hoa Kỳ để có thể thực hiện tác chiến trước lực lượng đối phương có chiến thuật, chiến lược phù hợp với hình thái chiến tranh thực địa hơn. Tham gia đảo chính. Trong quá trình tồn tại của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhiều lần tham gia các biến cố chính trị, mà cao điểm là cuộc Đảo chính năm 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, và sau đó các tướng lĩnh của quân đội nắm quyền chi phối Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (kể cả khi đã chuyển sang giai đoạn chính thể dân sự) đến ngày chính phủ này sụp đổ năm 1975. Việt Nam hóa chiến tranh. "Việt Nam hóa" (Vietnamization) là một thay đổi chiến lược chiến tranh quan trọng của Hoa Kỳ và là một thay đổi vô cùng quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ được nâng cấp và tăng cường nhằm hiện đại hóa và nâng cao năng lực chiến đấu. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa vai trò gánh vác toàn bộ chiến tranh Việt Nam sẽ chuyển dần sang cho quân đội này. Năm 1971, chỉ riêng hoạt động của Không lực Việt Nam Cộng hòa đã chiếm 63% hoạt động không quân của lực lượng chống cộng. Khi Hoa Kỳ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vốn không được tổ chức thích hợp, sử dụng hỏa lực quá tốn kém lại cộng thêm nạn tham nhũng nên đã rơi vào tình trạng thiếu kinh phí để duy trì mức hoạt động như trước. Cùng với đó, sự yếu ớt về tinh thần chiến đấu của binh sĩ và những sai lầm từ cấp chỉ huy khiến các kế hoạch tác chiến nhanh chóng thất bại. Chỉ sau 55 ngày đêm Chiến dịch Mùa Xuân 1975 của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân đội với hơn 1 triệu quân này đã hoàn toàn tan rã. Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sức mạnh bị đánh giá phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh của không quân. Trong cuộc tấn công Lễ Phục Sinh năm 1972, điều này đã được thấy rõ, các cuộc tấn công lớn chỉ có thể tiến hành dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của không quân. Khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam, Không quân VNCH được đánh giá là có thể thay thế Không quân Hoa Kỳ trong tác chiến. Tuy nhiên, việc cắt giảm viện trợ vào năm 1975 dẫn đến máy bay và trực thăng của Không quân VNCH thiếu bảo trì và phụ tùng nghiêm trọng. Đầu hàng và bị giải giới. Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Quân Giải phóng miền Nam. Tuyên bố được đọc trên hệ thống truyền thanh quốc gia (miền Nam). Trong đó chỉ rõ, ngưng nổ súng, ở yên vị trí tại chỗ, và chờ giải giáp. Giam giữ và cải tạo. Sau năm 1975, viên chức và sĩ quan, binh lính VNCH được tổ chức học tập cải tạo chính trị. Một số bị giam giữ với thời hạn dài. Thiệt hại trong Chiến tranh Việt Nam. Trong suốt lịch sử hoạt động của quân đội này, 250.000 binh sĩ đã thiệt mạng, trong đó gần 40.000 thiệt mạng trong năm 1972. Nội dung khác. Nghĩa trang. Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là khu nghĩa trang lớn của quân đội này; là nơi chôn cất 16.000 lính VNCH chết trận. Nghĩa trang này sau năm 1975 thuộc khu vực cấm nên dần hoang tàn. Năm 2006, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa được trao trả cho địa phương quản lý, trong những năm sau đó thì khu nghĩa trang được tu sửa và được tự do vào thăm viếng như một trong những hành động thiện chí để tiến tới công cuộc hòa hợp và hòa giải dân tộc. Khu vực tưởng niệm. Ở ngoài Việt Nam, cộng đồng người Việt hải ngoại đã xây dựng một số đài kỷ niệm các quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cộng đồng người Úc gốc Việt ở Úc vào thập niên 1990 đã xây tượng đài tưởng niệm ở Cabra-Vale, thuộc thành phố Fairfield, ngoại ô Sydney, thuộc tiểu bang New South Wales. Sau đó các cộng đồng người gốc Việt ở một số thành phố Hoa Kỳ cũng xúc tiến xây nên một số khu kỷ niệm ở địa phương. Hoạt động tưởng niệm. Các cựu quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và các chính khách Việt Nam Cộng hòa đang cư trú tại nhiều nước ngoài Việt Nam vẫn thường xuyên tổ chức các ngày lễ tưởng niệm quân đội này. Vào năm 2015, tại Seattle của Mỹ, họ đã tổ chức kỷ niệm 50 năm Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
8,565
802888
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8565
Java
Java (tiếng Java: "ꦗꦮ"; tiếng Sunda: "ᮏᮝ"), hay Chà Và là một đảo của Indonesia, giáp Ấn Độ Dương ở phía nam và biển Java ở phía bắc. Với hơn 148 triệu (chỉ riêng mình đảo Java) hoặc 152 triệu (bao gồm cả cư dân của các đảo xung quanh), Java là đảo đông dân nhất thế giới, và là một trong những vùng có mật độ dân số cao nhất toàn cầu. Java là nơi sinh sống của 56,1% cư dân Indonesia. Thủ đô Jakarta của Indonesia nằm ở tây bộ của Java. Phần lớn các sự kiện lịch sử của Indonesia diễn ra tại Java. Hòn đảo là trung tâm của một số đế quốc Ấn Độ giáo-Phật giáo, vương quốc Hồi giáo hùng mạnh, và là trọng tâm của Đông Ấn Hà Lan. Java là trung tâm của cuộc đấu tranh giành độc lập cho Indonesia vào thập niên 1930 và 1940. Java chiếm ưu thế về những mặt như chính trị, kinh tế và văn hóa ở Indonesia. Java hình thành chủ yếu là từ kết quả của những vụ núi lửa phun trào, với diện tích lớn thứ 13 thế giới và lớn thứ năm ở Indonesia. Một chuỗi các núi lửa tạo thành xương sống của đảo theo chiều đông-tây. Trên đảo có ba ngôn ngữ chính, trong đó tiếng Java chiếm ưu thế, và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 60 triệu người tại Indonesia, hầu hết trong số họ sống tại Java. Hầu hết các cư dân trên đảo là người song ngữ, tiếng Indonesia là ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai của họ. Phần lớn cư dân Java là người Hồi giáo, tuy nhiên hòn đảo vẫn có sự hòa trộn đa dạng từ các niềm tin tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Java được chia thành bốn tỉnh, Tây Java, Trung Java, Đông Java và Banten; cùng với hai khu đặc biệt là Jakarta và Yogyakarta. Bốn trong số tám di sản thế giới được UNESCO công nhận của Indonesia nằm ở Java: Công viên Quốc gia Ujung Kulon, Đền Borobudur, Đền Prambanan và Di tích Sangiran Early Man. Từ nguyên. Nguồn gốc tên gọi "Java" không rõ ràng. Một khả năng là hòn đảo được đặt theo tên của loài "jáwa-wut", loài kê này thường thấy trên đảo, và có nhiều tên gọi trước khi đảo được Ấn Độ hóa. Có những giả thuyết khác: từ "jaú" và các biến thể của nó có nghĩa là "xa". Bên cạnh đó, trong tiếng Phạn "yava" có nghĩa là đại mạch, một loài khiến cho hòn đảo trở nên nổi danh. ""Yawadvipa" được đề cập đến trong sử thi sớm nhất của Ấn Độ là Ramayana. Sugriva, chỉ huy đội quân của Rama phái người của ông đến Yawadvipa, đảo Java, để tìm Sita. Java được nhắc đến trong văn bản tiếng Tamil Manimekalai cổ của Chithalai Chathanar nói rằng từng có một vương quốc ở Java với thủ đô là Nagapuram. Do vậy, ở Ấn Độ, Java còn được gọi bằng tên tiếng Phạn là "yāvaka dvīpa"" (dvīpa tức là đảo). Nguồn khác thì nói rằng từ "Java" có nguồn gốc Nam Đảo nguyên thủy, có nghĩa là 'nhà' hay 'quê hương'. Hòn đảo lớn Iabadiu hay Jabadiu đã được đề cập trong Geographia của Ptolemy được sáng tác vào khoảng năm 150 CN ở Đế chế La Mã. Iabadiu được cho là có nghĩa là "đảo lúa mạch", giàu vàng và có một thị trấn bạc tên là Argyra ở cuối phía tây. Tin tức hàng năm của Songshu và Liangshu gọi Java là She-po (thế kỷ 5 SCN), He-ling (640–818), sau đó gọi lại là She-po cho đến triều đại nhà Nguyên (1271–1368), nơi họ bắt đầu đề cập đến Zhao-Wa (爪哇). Theo sách của Ma Huan (Yingya Shenlan), người Trung Quốc gọi Java là Chao-Wa, và hòn đảo này được gọi là 阇婆 (She-pó hoặc She-bó) trong quá khứ. Sulaiman al-Tajir al-Sirafi đã đề cập đến hai hòn đảo đáng chú ý ngăn cách Ả Rập và Trung Quốc: Một là Al-Rami dài 800 farsakh, được xác định là Sumatra, và hòn đảo kia là Zabaj (tiếng Ả Rập: الزابج, tiếng Indonesia: Sabak). Khi John của Marignolli trở về Avignon từ Trung Quốc, ông đã ở lại Vương quốc Saba trong vài tháng, nơi ông nói rằng có nhiều voi và được dẫn dắt bởi một nữ hoàng; Saba có thể là cách diễn giải của anh ấy về She-bó. Afanasij Nikitin, một thương gia từ Tver, Nga, đến Ấn Độ vào năm 1466 và mô tả vùng đất Java, mà ông gọi là "шабайте" (shabait / šabajte). Địa lý. Java nằm giữa Sumatra ở phía tây và Bali ở phía đông. Borneo nằm ở phía bắc và đảo Christmas ở phía nam. Đây là đảo có diện tích lớn thứ 13 trên thế giới. Bao quanh đảo Java là biển Java ở phía bắc, eo biển Sunda ở phía tây, Ấn Độ Dương ở phía nam và eo biển Bali cùng eo biển Madura ở phía đông. Java gần như hoàn toàn có nguồn gốc núi lửa; đảo có 38 ngọn núi tạo thành một xương sống theo chiều đông-tây từng một thời hay vào các thời điểm khác nhau là núi lửa hoạt động. Núi lửa cao nhất tại Java và núi Semeru (3.676 m). Núi lửa hoạt động nhất tại Java cũng như tại Indonesia là núi Merapi (2,968 m). Với việc có nhiều núi và cao nguyên, vùng nội địa của đảo bị phân chia thành một loạt các khu vực tương đối biệt lập phù hợp với canh tác lúa nước; các vùng đất trồng lúa tại Java nằm trong số những vùng đất tốt nhất thế giới. Java là nơi đầu tiên ở Indonesia trồng cà phê, bắt đầu từ năm 1699. Hiện nay, Cà phê chè được trồng trên Cao nguyên Ijen. Java có diện tích xấp xỉ 139.000 km². với chiếu dài 650 mi (1.050 km) và chiều rộng 130 mi (210 km). Sông dài nhất trên đảo là sông Solo dài 600 km. Sông bắt nguồn từ trung bộ Java tại núi Lawu, sau đó chảy về phía bắc và phía đông đến cửa sông gần thành phố Surabaya. Nhiệp độ trung bình năm tại Java là từ 22 °C đến 29 °C và độ ẩm trung bình là 75%. Đồng bằng ven biển phía bắc thường nóng hơn trung bình 34 °C vào mùa khô. Bờ biển phía nam thường mát mẻ hơn phía bắc, khu vực cao nguyên ở nội địa cũng mát hơn. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 4, khi đó mưa chủ yếu là vào buổi chiều và không liên tục vào những khoảng thời gian khác trong năm, tháng ẩm ướt nhất là tháng 1 và tháng 2. Tây Java ẩm ướt hơn Đông Java, và các vùng núi nhận được lượng mưa lớn hơn. Cao nguyên Parahyangan ở Tây Java có lượng mưa lên tới 4.000 mm hàng năm, trong khi bờ biển phía bắc của Đông Java có lượng mưa 900 mm mỗi năm. Hành chính. Đảo Java bao gồm thủ đô của Indonesia là Jakarta. Java là một hòn đảo đông đân cư, đây là nơi sinh sống của tới 60% dân cư nước này. Với một diện tích 126.700 km² hòn đảo là nơi sinh sống của 124 triệu người, đạt mật độ 981 người /km², đây là khu vực có dân cư đông thứ 2 trên thế giới chỉ sau Bangladesh, ngoại trừ một vài thành phố nhỏ. Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, chính phủ nước này đã thực hiện chương trình di cư, di chuyển một phần dân cư từ hòn đảo này sang các hòn đảo khác ít người hơn. Tuy nhiên, chương trình này đã vấp phải những khó khăn lớn như sự xung đột giữa người mới đến và người bản địa. Hòn đảo này được chia làm bốn tỉnh, một đặc khu* ("daerah istimewa"), và một thành phố thủ đô** ("daerah khusus ibukota"): Lịch sử. Các di cốt hoá thạch của "Homo erectus", hay còn gọi là "người vượn Java", có niên đại 1,7 triệu năm được tìm thấy dọc theo bờ sông Bengawan Solo. Các vương quốc Taruma và Sunda tại miền tây Java lần lượt xuất hiện vào thế kỷ 4 và 7, còn Vương quốc Kalingga phái sứ giả sang Trung Quốc từ năm 640. Tuy nhiên, quốc gia quân chủ lớn đầu tiên là Vương quốc Medang, được thành lập tại miền trung Java vào đầu thế kỷ 8. Tôn giáo của Medang có trọng tâm là vị thần Shiva của Ấn Độ giáo, và vương quốc này cho xây dựng một số đền thờ Ấn Độ giáo thuộc hàng sớm nhất tại Java trên cao nguyên Dieng. Khoảng thế kỷ 8, Vương triều Sailendra nổi lên tại đồng bằng Kedu và bảo trợ cho Phật giáo Đại thừa. Vương quốc cổ đại này cho xây dựng các công trình lớn như Borobudur và Prambanan tại miền trung Java. Khoảng thế kỷ 10, trung tâm quyền lực chuyển từ miền trung đến miền đông Java. Các vương quốc Kediri, Singhasari và Majapahit tại khu vực này chủ yếu dựa vào trồng lúa, song cũng tiến hành mậu dịch trong quần đảo Indonesia, với Trung Quốc và Ấn Độ. Majapahit do Wijaya thành lập và người cai trị cuối cùng là Hayam Wuruk (cai trị 1350–89), vương quốc này yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Indonesia, song phạm vi kiểm soát có vẻ như chỉ giới hạn tại Java, Bali và Madura. Tể tướng của Hayam Wuruk là Gajah Mada lãnh đạo nhiều cuộc chinh phục lãnh thổ của vương quốc này. Các vương quốc trước đó tại Java có cơ sở là nông nghiệp, song Majapahit nắm quyền kiểm soát các bến cảng và tuyến hàng hải, trở thành đế quốc thương nghiệp đầu tiên của Java. Đến khi Hayam Wuruk qua đời và Hồi giáo truyền bá đến Indonesia thì Majapahit bước vào suy thoái. Hồi giáo trở thành tôn giáo chi phối tại Java vào cuối thế kỷ 16. Trong giai đoạn này, các vương quốc Hồi giáo như Demak, Cirebon và Banten chiếm ưu thế. Vương quốc Mataram trở thành cường quóc chi phối tại miền trung và miền đông Java vào cuối thế kỷ 16. Các vương quốc Surabaya và Cirebon cuối cùng bị khuất phục, do đó chỉ còn Mataram và Banten đương đầu với người Hà Lan vào thế kỷ 17. Java tiếp xúc với các cường quốc thực dân châu Âu từ năm 1522 khi có một hiệp định giữa Vương quốc Sunda va người Bồ Đào Nha tại Malacca. Sau thất bại, người Bồ Đào Nha chỉ hiện diện tại Malacca và các quần đảo phía đông. Năm 1596, một đoàn viễn chinh gồm bốn tàu dưới quyền Cornelis de Houtman là lần tiếp xúc đầu tiên giữa Hà Lan và Indonesia. Đến cuối thế kỷ 18, Hà Lan đã bành trướng ảnh hưởng của mình đến các vương quốc tại nội lục thông qua Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Indonesia. Xung đột nội bộ cản trở người Java hình thành liên minh hiệu quả để chống lại Hà Lan. Tàn dư của Mataram tồn tại với vị thế là các thân vương quốc Surakarta (Solo) và Yogyakarta. Các quốc vương người Java vẫn cai trị, và được người Hà Lan giúp duy trì tàn dư của tầng lớp quý tộc Java bằng việc xác nhận họ là quan chức địa phương trong chính quyền thực dân. Vai trò lớn của Java trong giai đoạn đầu của thời thuộc địa là nơi sản xuất lúa gạo. Tại các đảo sản xuất gia vị như Banda, gạo được nhập khẩu đều đặn từ Java nhằm đáp ứng sự thiếu hụt thực phẩm. Trong giai đoạn Các cuộc chiến tranh của Napoléon tại châu Âu, Hà Lan thất thủ trước Pháp, số phận của Đông Ấn Hà Lan cũng tương tự. Dưới chính quyền Daendels ngắn ngủi, với tư cách được Pháp uỷ nhiệm, việc xây dựng đường bưu chính lớn Java được bắt đầu vào năm 1808. Đường này kéo dài từ Anyer tại miền tây Java đến Panarukan tại miền đông Java, có vai trò là một tuyến tiếp tế quân sự và được sử dụng để phòng thủ Java trước nguy cơ bị Anh xâm lăng. Năm 1811, Java bị Anh chiếm lĩnh, trở thành một thuộc địa của Đế quốc Anh, và Stamford Raffles được bổ nhiệm làm thống đốc của đảo. Năm 1814, Java được trao lại cho Hà Lan theo các điều khoản của Hiệp định Paris. Năm 1815, có thể có khoảng 5 triệu người tại Java. Trong nửa sau của thế kỷ 18, tình trạng dân số tăng nhanh bắt đầu tại các huyện dọc theo bờ biển phía bắc miền trung Java, và sang thế kỷ 19 thì dân số tăng nhanh trên khắp đảo. Các yếu tố khiến dân số tăng mạnh bao gồm ảnh hưởng từ chế độ cai trị thực dân của Hà Lan, như kết thúc nội chiến tại Java, gia tăng diện tích canh tác lúa, và việc du nhập các cây lương thực như sắn và ngô khiến có thể cung ứng đủ lương thực cho cư dân. Những yếu tố khác là thuế cao và gia tăng công việc theo hệ thống trồng trọt, khiến các cặp cha mẹ sinh nhiều con hơn với hy vọng tăng khả năng nộp thuế và mua hàng hoá của gia đình. Bệnh tả được cho là đã khiến 100.000 người thiệt mạng tại Java vào năm 1820. Chủ nghĩa dân tộc Indonesia ban đầu có cơ sở tại Java vào đầu thế kỷ 20, và cuộc đấu tranh nhằm đảm bảo độc lập của quốc gia sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng có trung tâm tại Java. Năm 1949, Indonesia được độc lập, và đảo trở thành địa phương chi phối về sinh hoạt xã hội, chính trị và kinh tế của toàn quốc, song điều này cũng khiến nhiều cư dân tại các đảo khác phật ý. Nhân khẩu. Theo điều tra nhân khẩu năm 2015, Java có 145 triệu cư dân (bao gồm cả Madura), ước tính vào năm 2014 là 143,1 triệu (bao gồm Madura), Java là đảo đông dân nhất trên thế giới và là nơi cư trú của 57% dân số Indonesia. Mật độ dân số trên đảo là hơn 1.100 người/km² vào năm 2014, do đó Java còn là một trong những nơi có dân cư dày đặc nhất thế giới, ngang với Bangladesh. Các khu vực trên đảo đều có nhiều núi lửa, cư dân chia sẻ những vùng đất bằng phẳng hơn còn lại. Do đó, nhiều khu vực duyên hải có đông dân cư, và các thành phố nằm vây quanh các thung lũng giữa các đỉnh núi lửa. Mức tăng trưởng dân số cao khiến Trung Java trì trệ trong giai đoạn 2010–2015, gây ra tình trạng di cư và các vấn đề khác, ngoài ra còn có các vụ phun trào núi lửa trong giai đoạn trước đó. Khoảng 45% dân số Indonesia là người Java, còn người Sunda cũng chiếm một phần lớn trong thành phần dân cư đảo Java. Kể từ thập niên 1970 cho đến khi chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, chính phủ Indonesia thi hành các chương trình chuyển cư nhằm mục đích tái định cư cư dân Java đến các đảo thưa dân của Indonesia. Chương trình này có kết quả khác nhau, đôi khi gây ra xung đột giữa người bản địa và những người định cư mới đến. Tuy thế, nó khiến tỷ lệ của cư dân Java trong tổng dân số Indonesia bị giảm dần. Phần phía tây của đảo (Tây Java, Banten và Jakarta) có mật độ dân số cao hơn, gần 1.500 người/km². Khu vực này có ba vùng đô thị là Đại Jakarta (với các vùng ngoại vi của Đại Serang và Đại Sukabumi), Đại Bandung và Đại Cirebon. Jakarta và vùng ngoại vi có cư dân đến từ khắp đất nước. Đông Java có dân tộc Bali, cùng với lượng lớn người Madura do đây vốn là cộng đồng nghèo nàn. 1) Số liệu bao gồm các đảo khác, song chúng có diện tích và dân số rất nhỏ, với khoảng 90.000 người. 2) Diện tích đất liền của các tỉnh theo điều tra năm 2010, có thể khác so với số liệu trước đó. 3) Điều tra sơ bộ năm 2015 chỉ được công bố theo đơn vị hành chính cấp một. Mặc dù có dân số lớn và điều này tương phản với các đảo lớn khác tại Indonesia, song Java tương đối đồng nhất về thành phần dân tộc. Chủ yếu có hai dân tộc bản địa trên đảo là người Java và người Sunda. Người Madura vốn cư trú tại đảo Madura ngay ngoài khơi bờ biển đông bắc của đảo Java, và họ nhập cư đến Đông Java với số lượng lớn từ thế kỷ 18. Người Java chiếm khoảng hai phần ba số cư dân trên đảo, còn người Sunda và Madura lần lượt chiếm 20% và 10%. Nhóm thứ tư là người Betawi, họ nói một phương ngữ của tiếng Mã Lai và là hậu duệ của cư dân sống quanh Batavia từ khoảng thế kỷ 17. Người Betawi là dân tộc lai, có nguồn gốc từ các dân tộc khác nhau trên quần đảo Indonesia như Mã Lai, Java, Sunda, Bali, Minang, Bugis và kết hợp với các dân tộc bên ngoài như người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ả Rập, Hoa và Ấn được đưa đến hoặc bị thu hút đến Batavia để đáp ứng nhu cầu lao động. Họ có đặc trưng về văn hoá và ngôn ngữ so với người Sunda và Java xung quanh. Trường thi (kakawin) Tantu Pagelaran của người Java giải thích về nguồn gốc của đảo và tính chất núi lửa tại đây. Bốn khu vực văn hoá lớn trên đảo là "kejawen" hay khu trung tâm của người Java, duyên hải phía bắc là khu vực "pasisir", vùng đất của người Sunda tại Tây Java, và đầu phía đông của đảo hay còn gọi là Blambangan. Madura tạo thành khu vực thứ năm, đảo này có quan hệ mật thiết về văn hoá với vùng duyên hải Java. Văn hoá "kejawen" Java có tính chất chi phối nhất, tàn dư chế độ quý tộc Java có căn cứ tại đây, và đây là khu vực quê hương của đa phần tầng lớp tinh hoa quân sự, kinh doanh và chính trị Indonesia. Văn hoá, nghệ thuật và nghi lễ của khu vực này được cho là lịch sự và mẫu mực nhất trên đảo. Lãnh thổ kéo dài từ Banyumas tại phía tây qua đến Blitar tại phía đông và bao gồm vùng đất nông nghiệp phì nhiêu và dân cư dày đặc nhất toàn quốc. Phần tây nam của tỉnh Trung Java thường được gọi là khu vực Banyumasan, tại đây diễn ra sự pha trộn về văn hoá; văn hoá Java và văn hoá Sunda được hợp thành văn hoá Banyumas. Tại các thành phố thủ phủ của miền Trung Java là Yogyakarta và Surakarta, các vị quân chủ đương đại có tổ tiên là triều đại Hồi giáo thời tiền thuộc địa, khiến cho các địa phương này là kho tàng kiên cố về văn hoá Java cổ điển. Các nghệ thuật cổ điển của Java gồm có âm nhạc gamelan và múa rối wayang. Java là nơi có nhiều vương quốc có ảnh hưởng tại Đông Nam Á, và do đó, nhiều tác phẩm văn học có tác giả là người Java. Chúng gồm có "Ken Arok và Ken Dedes", truyện về đứa trẻ mồ côi đã tiếm vị quốc vương, kết hôn với vương hậu của vương quốc Java cổ đại; và các bản dịch của "Ramayana" và "Mahabharata". Pramoedya Ananta Toer là một tác giả đương đại nổi bật của Indonesia, ông viết nhiều chuyện dựa trên các trải nghiệm khi trưởng thành tại Java, và có nhiều yếu tố từ văn học dân gian và truyền thuyết lịch sử Java. Ba ngôn ngữ chính được nói tại Java là tiếng Java, tiếng Sunda và tiếng Madura. Các ngôn ngữ khác là Betawi (một phương ngữ Mã Lai địa phương tại khu vực Jakarta), [tiếng [Osing|Osing]], Banyumasan, và Tengger (liên hệ mật thiết với tiếng Java), Baduy (liên hệ mật thiết với tiếng Sunda), Kangean (liên hệ mật thiết với tiếng Madura), và Bali. Đại đa số cư dân cũng nói tiếng Indonesia, thường là như ngôn ngữ thứ hai. Ảnh hưởng từ Ấn Độ đến sớm nhất, tín ngưỡng Shiva và Phật giáo bén rễ sâu sắc trong xã hội Java, pha trộn với truyền thống và văn hoá bản địa Hiện nay, trên đảo vẫn còn các khu vực theo Ấn Độ giáo nằm rải rác, có một cộng đồng Ấn Độ giáo lớn dọc theo bờ biển phía đông gần Bali, đặc biệt là quanh thị trấn Banyuwangi. Hồi giáo đến Java sau Ấn Độ giáo, hiện nay hơn 90% dân số Java là người Hồi giáo. Tồn tại phân biệt giữa "santri", tức những người tin rằng họ chính thống hơn về đức tin và hành lễ Hồi giáo, với "abangan", tức người pha trộn các khái niệm thuyết vật linh và Ấn Độ giáo từ trước đó và tiếp nhận hời hợt đức tin Hồi giáo. Ngoài ra, còn có các cộng đồng Cơ Đốc giáo, chủ yếu là tại các thành phố lớn. Phật giáo cũng hiện diện trong thành phố lớn, tín đồ chủ yếu là người Hoa.
8,569
410598
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8569
Java (định hướng)
Java có nhiều nghĩa:
8,570
630332
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8570
Trí tuệ nhân tạo
Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (), đôi khi được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy chủ móc (hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như "học tập" và "giải quyết vấn đề". Khi máy móc ngày càng tăng khả năng, các nhiệm vụ được coi là cần "trí thông minh" thường bị loại bỏ khỏi định nghĩa về AI, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng AI. Một câu châm ngôn trong Định lý của Tesler nói rằng "AI là bất cứ điều gì chưa được thực hiện." Ví dụ, nhận dạng ký tự quang học thường bị loại trừ khỏi những thứ được coi là AI, đã trở thành một công nghệ thông thường. khả năng máy hiện đại thường được phân loại như AI bao gồm thành công hiểu lời nói của con người, cạnh tranh ở mức cao nhất trong trò chơi chiến lược (chẳng hạn như cờ vua và Go), xe hoạt động độc lập, định tuyến thông minh trong mạng phân phối nội dung, và mô phỏng quân sự. Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành ba loại hệ thống khác nhau: trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm hứng từ con người và nhân tạo. AI phân tích chỉ có các đặc điểm phù hợp với trí tuệ nhận thức; tạo ra một đại diện nhận thức về thế giới và sử dụng học tập dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ để thông báo các quyết định trong tương lai. AI lấy cảm hứng từ con người có các yếu tố từ trí tuệ nhận thức và cảm xúc; hiểu cảm xúc của con người, ngoài các yếu tố nhận thức và xem xét chúng trong việc ra quyết định. AI nhân cách hóa cho thấy các đặc điểm của tất cả các loại năng lực (nghĩa là trí tuệ nhận thức, cảm xúc và xã hội), có khả năng tự ý thức và tự nhận thức được trong các tương tác. Trí tuệ nhân tạo được thành lập như một môn học thuật vào năm 1956, và trong những năm sau đó đã trải qua nhiều làn sóng lạc quan, sau đó là sự thất vọng và mất kinh phí (được gọi là " mùa đông AI "), tiếp theo là cách tiếp cận mới, thành công và tài trợ mới. Trong phần lớn lịch sử của mình, nghiên cứu AI đã được chia thành các trường con thường không liên lạc được với nhau. Các trường con này dựa trên các cân nhắc kỹ thuật, chẳng hạn như các mục tiêu cụ thể (ví dụ: " robot học " hoặc "học máy"), việc sử dụng các công cụ cụ thể ("logic" hoặc mạng lưới thần kinh nhân tạo) hoặc sự khác biệt triết học sâu sắc. Các ngành con cũng được dựa trên các yếu tố xã hội (các tổ chức cụ thể hoặc công việc của các nhà nghiên cứu cụ thể). Lĩnh vực này được thành lập dựa trên tuyên bố rằng trí thông minh của con người "có thể được mô tả chính xác đến mức một cỗ máy có thể được chế tạo để mô phỏng nó". Điều này làm dấy lên những tranh luận triết học về bản chất của tâm trí và đạo đức khi tạo ra những sinh vật nhân tạo có trí thông minh giống con người, đó là những vấn đề đã được thần thoại, viễn tưởng và triết học từ thời cổ đại đề cập tới. Một số người cũng coi AI là mối nguy hiểm cho nhân loại nếu tiến triển của nó không suy giảm. Những người khác tin rằng AI, không giống như các cuộc cách mạng công nghệ trước đây, sẽ tạo ra nguy cơ thất nghiệp hàng loạt. Trong thế kỷ 21, các kỹ thuật AI đã trải qua sự hồi sinh sau những tiến bộ đồng thời về sức mạnh máy tính, dữ liệu lớn và hiểu biết lý thuyết; và kỹ thuật AI đã trở thành một phần thiết yếu của ngành công nghệ, giúp giải quyết nhiều vấn đề thách thức trong học máy, công nghệ phần mềm và nghiên cứu vận hành. Lịch sử. Tư tưởng có khả năng sinh vật nhân tạo xuất hiện như các thiết bị kể chuyện thời cổ đại, và đã được phổ biến trong tiểu thuyết, như trong "Frankenstein" của Mary Shelley hay "RUR (máy toàn năng Rossum)" của Karel Capek. Những nhân vật này và số phận của họ nêu ra nhiều vấn đề tương tự hiện đang được thảo luận trong đạo đức của trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu về lý trí cơ học hoặc "chính thức" bắt đầu với các nhà triết học và toán học thời cổ đại. Nghiên cứu về logic toán học đã dẫn trực tiếp đến lý thuyết tính toán của Alan Turing, người cho rằng một cỗ máy, bằng cách xáo trộn các ký hiệu đơn giản như "0" và "1", có thể mô phỏng bất kỳ hành động suy luận toán học nào có thể hiểu được. Tầm nhìn sâu sắc này, cho thấy máy tính kỹ thuật số có thể mô phỏng bất kỳ quá trình suy luận hình thức nào, đã được gọi là luận án Church-Turing. Cùng với những khám phá đồng thời về sinh học thần kinh, lý thuyết thông tin và điều khiển học, điều này khiến các nhà nghiên cứu cân nhắc khả năng xây dựng bộ não điện tử. Turing đã đề xuất rằng "nếu một con người không thể phân biệt giữa các phản hồi từ một máy và một con người, máy tính có thể được coi là 'thông minh'. Công việc đầu tiên mà bây giờ được công nhận là trí tuệ nhân tạo là thiết kế hình thức "tế bào thần kinh nhân tạo" do McCullouch và Pitts đưa ra năm 3500. Mục tiêu. Lý luận, giải quyết vấn đề. Các nhà nghiên cứu đầu tiên đã phát triển các thuật toán bắt chước theo lý luận từng bước mà con người sử dụng khi giải quyết các câu đố hoặc đưa ra các phương pháp loại trừ logic. Vào cuối những năm 1980 và 1990, nghiên cứu về AI đã phát triển các phương pháp xử lý thông tin không chắc chắn hoặc không đầy đủ, sử dụng các khái niệm từ xác suất và kinh tế. Đối với những vấn đề khó, các thuật toán bắt buộc phải có phần cứng đủ mạnh để thực hiện phép tính toán khổng lồ - để trải qua "vụ nổ tổ hợp": lượng bộ nhớ và thời gian tính toán có thể trở nên vô tận nếu giải quyết một vấn đề khó. Mức độ ưu tiên cao nhất là tìm kiếm các thuật toán giải quyết vấn đề. Con người thường sử dụng các phán đoán nhanh và trực quan chứ không phải là phép khấu trừ từng bước mà các nghiên cứu AI ban đầu có thể mô phỏng. AI đã tiến triển bằng cách sử dụng cách giải quyết vấn đề "biểu tượng phụ": cách tiếp cận tác nhân được thể hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng cảm biến động đến lý luận cao hơn; nghiên cứu mạng thần kinh cố gắng để mô phỏng các cấu trúc bên trong não làm phát sinh kỹ năng này. Các phương pháp tiếp cận thống kê đối với AI bắt chước khả năng của con người. Các trường phái trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo (AI) chia thành hai trường phái tư duy: Trí tuê nhân tạo truyền thống và trí tuệ tính toán. Trí tuê nhân tạo truyền thống hầu như bao gồm các phương pháp hiện được phân loại là các phương pháp học máy ("machine learning"), đặc trưng bởi hệ hình thức ("formalism") và phân tích thống kê. Nó còn được biết với các tên Trí tuê nhân tạo biểu tượng, Trí tuê nhân tạo logic, Trí tuê nhân tạo ngăn nắp ("neat AI") và Trí tuê nhân tạo cổ điển ("Goodness Old Fashioned Artificial Intelligence"). (Xem thêm ngữ nghĩa học.) Các phương pháp gồm có: Trí tuệ tính toán nghiên cứu việc học hoặc phát triển lặp (ví dụ: tinh chỉnh tham số trong hệ thống, chẳng hạn hệ thống connectionist). Việc học dựa trên dữ liệu kinh nghiệm và có quan hệ với Trí tuệ nhân tạo phi ký hiệu, Trí tuê nhân tạo lộn xộn ("scruffy AI") và tính toán mềm ("soft computing"). Các phương pháp chính gồm có: Người ta đã nghiên cứu các hệ thống thông minh lai ("hybrid intelligent system"), trong đó kết hợp hai trường phái này. Các luật suy diễn của hệ chuyên gia có thể được sinh bởi mạng neural hoặc các luật dẫn xuất ("production rule") từ việc học theo thống kê như trong kiến trúc ACT-R. Các phương pháp trí tuệ nhân tạo thường được dùng trong các công trình nghiên cứu khoa học nhận thức ("cognitive science"), một ngành cố gắng tạo ra mô hình nhận thức của con người (việc này khác với các nghiên cứu "Trí tuê nhân tạo", vì "Trí tuê nhân tạo" chỉ muốn tạo ra máy móc thực dụng, không phải tạo ra mô hình về hoạt động của bộ óc con người). Triết lý Trí tuệ nhân tạo. "Bài chính Triết lý Trí tuệ nhân tạo" Trí tuệ nhân tạo mạnh hay Trí tuệ nhân tạo yếu, đó vẫn là một chủ đề tranh luận nóng hổi của các nhà triết học Trí tuệ nhân tạo. Nó liên quan tới philosophy of mind và mind-body problem. Đáng chú ý nhất là Roger Penrose trong tác phẩm "The Emperor's New Mind" và John Searle với thí nghiệm tư duy trong cuốn "Chinese room" (Căn phòng Trung Hoa) khẳng định rằng các hệ thống logic hình thức không thể đạt được nhận thức thực sự, trong khi Douglas Hofstadter trong "Gödel, Escher, Bach" và Daniel Dennett trong "Consciousness Explained" ủng hộ thuyết chức năng. Theo quan điểm của nhiều người ủng hộ Trí tuệ nhân tạo mạnh, nhận thức nhân tạo được coi là "chén thánh " của Trí tuệ nhân tạo. Máy tỏ ra có trí tuệ. Có nhiều ví dụ về các chương trình thể hiện trí thông minh ở một mức độ nào đó. Ví dụ: Các nhà nghiên cứu AI. Trên thế giới có rất nhiều các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo làm việc tại hàng trăm viện nghiên cứu và công ty. Dưới đây là một số trong nhiều nhà nghiên cứu đã có đóng góp lớn: Nguy cơ với loài người. Sau khi nhà vật lý học Stephen Hawking và tỷ phú Elon Musk cảnh báo về mối đe dọa tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo, nhiều người vẫn cho rằng họ đã quá lo xa trong khi AI đang giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Stephen Hawking khẳng định "“Trí tuệ nhân tạo có thể là dấu chấm hết cho nhân loại khi nó phát triển đến mức hoàn thiện nhất”". Tác động đầu tiên của trí tuệ nhân tạo mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chính là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nếu AI phát triển hoàn thiện, nó có khả năng thay thế con người trong các công việc trí tuệ như chăm sóc sức khỏe, phục vụ, sản xuất theo dây chuyền tự động, công việc văn phòng... Hoặc cũng có thể vấn đề thất nghiệp sẽ được AI giải quyết một cách mà chúng ta không thể hình dung được. Theo Bill Joy, người đồng sáng lập và Giám đốc khoa học của Sun Microsystems: "Có một vấn đề rất lớn đối với xã hội loài người khi AI trở nên phổ biến, đó là chúng ta sẽ bị lệ thuộc. Khi AI trở nên hoàn thiện và thông minh hơn, chúng ta sẽ cho phép mình nghe theo những quyết định của máy móc, vì đơn giản là các cỗ máy luôn đưa ra quyết định chính xác hơn con người." Theo Andrew Maynard, nhà vật lý và là người giám đốc Trung tâm nghiên cứu rủi ro khoa học tại đại học Michigan: "Khi AI kết hợp với công nghệ nano có thể là bước tiến đột phá của khoa học, nhưng cũng có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với con người. Trong khi Bộ quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu dự án Autonomous Tactical Robot (EATR), trong đó các robot sẽ sử dụng công nghệ nano để hấp thụ năng lượng bằng những chất hữu cơ có thể là cơ thể con người. Đó thực sự là mối đe dọa lớn nhất, khi các robot nano tự tạo ra năng lượng bằng cách ăn các chất hữu cơ từ cây cối và động vật, có thể là cả con người. Nghe có vẻ giống như trong các bộ phim viễn tưởng, nhưng đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Có lẽ chúng ta nên bắt đầu cẩn thận ngay từ bây giờ." Tham khảo thêm. Sách khoa học. Dưới đây là danh sách các cuốn sách (tiếng Anh) quan trọng trong ngành. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Các ấn phẩm Trí tuệ nhân tạo quan trọng.
8,573
900564
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8573
Thống tướng
Thống tướng là một danh xưng quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia, trên cả Đại tướng. Quân hàm này thường được xem là tương đương với quân hàm Thống chế hay Nguyên soái ở một số quốc gia khác như Nga, Anh, Pháp, dù nguyên nghĩa của chúng không thực sự đồng nhất. Đôi khi khi quân hàm thống tướng còn được gọi là tướng 5 sao vì xếp trên cấp Đại tướng (4 sao). Từ nguyên. Vào thời hậu kỳ Trung Cổ, các vua Pháp thường phái các quan chức cao cấp được gọi là "Lieutenant général" ("Khâm sai"), thay mặt vua xử lý công việc chuyên biệt. Viên khâm sai chỉ huy các cánh quân ở địa phương, gọi là các armée, do đó mang danh hiệu đầy đủ là Lieutenant général des armées. Tương tự trong Hải quân, viên khâm sai mang danh hiệu Lieutenant général des armées navales. Về sau, các danh hiệu này được hình thành cấp hàm cao nhất trong thực tế của Lục quân và Hải quân. Tuy nhiên, hệ thống cấp bậc cũ bị bãi bỏ trong cuộc cách mạng Pháp. Mãi đến thời kỳ Đệ nhị đế chế Pháp, cấp bậc này mới được phục hồi, nhưng nó được tách thành 2 cấp bậc riêng biệt là Général de corps des armée với cấp hiệu 4 sao và Général des armée với cấp hiệu 5 sao. Chịu ảnh hưởng này của người Pháp, năm 1866, Quốc hội Mỹ đã đặt ra cấp bậc General of the Army để vinh danh Ulysses Grant do công lao của ông trong Nội chiến). Cấp bậc này về sau được phong cho 7 quân nhân nữa và trở thành cấp bậc thực tế cao nhất trong Lục quân Mỹ và quân đội một số quốc gia chịu ảnh hưởng hệ thống quân hàm Mỹ. Cũng cần lưu ý rằng trong hệ thống cấp bậc quân đội Pháp ("Général d'armée") hoặc Nga ("Генерал армии"), cấp bậc này được chuyển ngữ sang tiếng Anh là "Army General" (được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Đại tướng") để tránh nhầm lẫn với cấp bậc "General of the Army" (được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Thống tướng"). Thống tướng hay Thống chế? Như định nghĩa nêu trên, trong tiếng Việt, danh xưng Thống tướng ("General of the Army") thường được xem là tương đương với cấp bậc Thống chế ("Marshal"). Tuy nhiên, hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu vào bởi Sắc lệnh 33-SL năm 1946 đã quy định cấp hàm sĩ quan cấp tướng là Thiếu tướng, Trung tướng và Đại tướng, đối chiếu với quân đội Pháp là các cấp bậc "Général de brigade", "Général de division" và "Général de corps d’armée". Ngoài ra, một thuật ngữ không chính thức dùng để chuyển ngữ cho danh hiệu "Maréchal" là Thống chế. Năm 1950, tướng Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" ("Général d'Armée") để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, "Général de Corps d'Armée"). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng". Kể từ đó, cấp bậc tướng 5 sao có tên gọi là "Thống tướng". Giai đoạn này, cấp bậc Thống tướng vẫn được xem là dưới cấp bậc Thống chế (7 sao, "Maréchal"). Danh xưng cấp bậc Thống tướng ở một số quốc gia. Các cấp bậc trên. Một số quốc gia tồn tại các cấp bậc quân sự trên cấp Đại tướng và giữ vai trò Tổng thống lĩnh, do đó đây được xem là những cấp bậc đặc biệt, xếp trên cấp bậc Thống tướng. Các cấp bậc dưới. Như đã nêu trên, cấp bậc "Général d'Armée" trong quân đội Pháp tuy cũng mang cấp hiệu 5 sao, nhưng được xem là tương đương cấp bậc Đại tướng. Điều này cũng tương tự ở các quốc gia chịu ảnh hưởng cấp hiệu Pháp. Ngoài ra, một số quốc gia chịu ảnh hưởng cấp hiệu Liên Xô tuy có bậc quân hàm mang danh xưng "Army General", nhưng cũng chỉ được xếp tương đương cấp Đại tướng.
8,574
900564
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8574
Chuẩn tướng
Chuẩn tướng (tiếng Anh: "Brigadier general") là quân hàm sĩ quan cấp tướng trong quân đội của một số Quốc gia. Thông thường cấp hiệu quân hàm này được biểu hiện bằng 1 ngôi sao cấp tướng, được xếp trên cấp Đại tá (3 sao cấp tá) và dưới cấp Thiếu tướng. Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam không có cấp bậc quân hàm này. Quân hàm Đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam (4 sao cấp tá) mặc dù không được xếp vào cấp tướng lĩnh, nhưng vẫn được xem là tương đương cấp bậc Chuẩn tướng ở các quốc gia có cấp bậc này, tương tự cấp bậc "Brigadier" (Lục quân) và "Commodore" (Hải quân và Không quân) ở các quốc gia có hệ thống quân hàm chịu ảnh hưởng của Khối Thịnh vượng chung Anh. Lược sử. Hệ thống quân hàm hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt ra lần đầu bởi Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946, quy định có 3 bậc trong cấp tướng mà bậc khởi đầu của cấp tướng là Thiếu tướng và cao nhất là cấp Đại tướng. Theo đó, cấp bậc Thiếu tướng phong cho sĩ quan chỉ huy cấp Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó, cấp Trung tướng cho Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó, và cấp Đại tướng cho Tập đoàn trưởng. Sau đợt cải tổ hệ thống quân hàm năm 1958, cấp bậc mới Thượng tướng được đặt ra, xếp giữa cấp Đại tướng và Trung tướng. Tuy nhiên, trong lịch sử, Quân đội nhân dân Việt Nam không tồn tại cấp bậc Chuẩn tướng. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập năm 1955 ở miền Nam Việt Nam, tổ chức của Quân đội Quốc gia Việt Nam cũng được cải tổ thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tuy có sự thay đổi về cấp hiệu sơ cấp và trung cấp, nhưng cấp hiệu tướng lĩnh vẫn giữ nguyên theo hệ thống quân hàm kiểu Pháp, trong đó, cấp bậc Thiếu tướng ("Général de brigade") mang 2 sao, Trung tướng ("Général de division") mang 3 sao, và Đại tướng ("Général de corps d’armée") mang 4 sao. Sau khi chính thể Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ, chính quyền Nam Việt Nam rơi vào hỗn loạn do sự tranh giành quyền lực của các tướng lĩnh. Sau cuộc chỉnh lý năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền. Nhằm tạo thêm thế lực vây cánh trong số sĩ quan cao cấp, ông đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng nhằm thăng thưởng cho nhiều sĩ quan cấp bậc Đại tá có công trong cuộc đảo chính 1963 cũng như trong Chỉnh lý 1964 và nhiều đại tá có "thâm niên quân vụ" nhưng không được xét phong thăng quân hàm dưới thời Ngô Đình Diệm. Hệ thống quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa được cải tổ lại. Cấp bậc Chuẩn tướng mới đặt ra được xếp dưới cấp Thiếu tướng, trên cấp Đại tá, mang cấp hiệu 1 sao như cấp hiệu "Brigadier General" trong Quân đội Hoa Kỳ. Ngoài ra, cấp bậc Thống tướng 5 sao cũng được đặt ra để thăng phong cho tướng Lê Văn Tỵ. Quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc sĩ quan cấp tướng bấy giờ được đối chiếu với quân đội Hoa Kỳ như sau: - Chuẩn tướng(1 sao/"Brigadier General)" - Thiếu tướng(2 sao/"Major General)" - Trung tướng(3 sao/"Lieutenant General)" - Đại tướng(4 sao/"General)" - Thống tướng(5 sao/"General of the Army)" Trong Hải lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Phó đề đốc tương đương với cấp bậc Chuẩn tướng bên phía Lục quân Việt Nam Cộng hòa. Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào năm 1975, cấp bậc Chuẩn tướng không còn tồn tại cùng với toàn bộ hệ thống tổ chức của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Chuẩn tướng hay Thiếu tướng? Trong các tài liệu Việt Nam, danh xưng cấp bậc tướng lĩnh Pháp thường bị lẫn lộn cấp bậc Chuẩn tướng và Thiếu tướng. Nguyên nhân là do hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu bởi Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định có 3 bậc trong cấp hàm của sĩ quan cấp tướng mà bậc khởi đầu của sĩ quan cấp tướng là Thiếu tướng, đến ngày 20 tháng 6 năm 1958 thì thêm cấp bậc Thượng tướng(3 sao) và cấp bậc Đại tướng lên 4 sao. - Thiếu tướng(1 sao) - Trung tướng(2 sao) - Đại tướng(3 sao) Nếu so sánh với quân hàm quân đội Pháp thì cấp bậc sẽ như sau: - Chuẩn tướng(1 sao/"Général de brigade") - Thiếu tướng(2 sao/"Général de division") - Trung tướng(3 sao/"Général de corps d’armée") - Đại tướng(4 sao/Général d’armée) - Thống chế Pháp(7 sao/Maréchal de France). Nhưng cũng trong Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946 này, lại quy định các cấp bậc của sĩ quan cấp tướng tương ứng với chức vụ đảm nhiệm như sau: Năm 1950, Đại tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" ("Général d'Armée") để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng". Cho đến tận năm 1961, trong tài liệu về Quân đội Việt Nam Cộng hòa, phần giới thiệu về tướng Lê Văn Tỵ có ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng" và chú giải tiếng Anh là "Lt-Gen", tức "Lieutenant General" (nghĩa là chỉ tương đương Trung tướng sau này). Đến tận năm 1963, một báo cáo của CIA vẫn ghi cấp bậc của Trung tướng Dương Văn Minh là "Major General" và của Thiếu tướng Tôn Thất Đính là "Brigadier General". Mãi đến năm 1964, sau khi nắm quyền lực tối cao bằng cuộc "chỉnh lý", tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng và Thống tướng và quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc tướng đối chiếu với quân đội Hoa Kỳ như sau: - Chuẩn tướng(1 sao/"Brigadier General") - Thiếu tướng(2 sao/"Major General") - Trung tướng(3 sao/"Lieutenant General") - Đại tướng(4 sao/"General") - Thống tướng(5 sao/"General of the Army") Chính do sự thay đổi 2 lần này mà các tài liệu Việt Nam trước năm 1965 thường dịch cấp bậc "Général de brigade" thành Thiếu tướng. Sau năm 1965, cấp bậc này mới được dịch là Chuẩn tướng trong một số tài liệu ở miền Nam Việt Nam, tuy nhiên do sự sao chép nhiều lần các tài liệu cũ mà dẫn đến sự nhầm lẫn trên. Cấp bậc tương đương ở các quốc gia khác. Cấp bậc Chuẩn tướng là một cấp bậc khá "mập mờ" khi đối chiếu so sánh giữa các hệ thống quân hàm quốc gia. Nó có thể được xếp vào hàng tướng lĩnh ở quốc gia này, nhưng bị loại ra ở quốc gia khác, thậm chí không tồn tại ở một số quốc gia. Về đại thể, đây là một cấp bậc do các sĩ quan cao cấp giữ chức vụ chỉ huy cấp lữ đoàn. Không được xếp vào cấp tướng lĩnh. Cấp bậc "brigadier-general", hay thường được gọi tắt là "brigadier", xuất hiện lần đầu tiên tại Anh dưới thời vua James II. Nó được chính thức hóa vào năm 1705, được xếp ngay dưới cấp bậc Thiếu tướng và trên cấp Đại tá. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm vào cấp bậc này luôn được coi là tạm thời và không liên tục. Từ đó hình thành sự mơ hồ xác định cấp bậc này là một cấp bậc cao cấp hay trung cấp trong hệ thống quân hàm theo truyền thống Anh. Hệ thống quân hàm Khối Thịnh vượng chung Anh. Trong Lục quân Anh, cấp bậc tương đương Chuẩn tướng là "Brigadier". Tuy quân hàm này không nằm trong cấp tướng, nhưng trong hệ thống đối chiếu cấp bậc quân sự tiêu chuẩn của NATO, quân hàm này vẫn được xem ngang hàng với Brigadier General của Quân đội Mỹ và cấp tương đương của các quân đội khác. Trong Không quân Anh, cấp bậc tương đương là "Air Commodore" (Chuẩn tướng Không quân). Trong Hải quân Anh, cấp bậc tương đương là "Commodore" (Phó đề đốc). Hàm tương đương trong Hải quân Mỹ và Anh là "Commodore", trong Hải quân Pháp là "Contre-amiral" (Chuẩn Đô đốc, có 2 sao). Trong Hải quân Nga không có cấp bậc tương đương.
8,578
655
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8578
Nguyên soái
Nguyên soái, hay Thống chế, là danh xưng Việt ngữ dành chỉ quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia. Trong nhiều trường hợp, cấp bậc này được xem là tương đương với quân hàm Thống tướng trong quân đội của một số quốc gia theo hệ thống cấp bậc quân sự Mỹ, dù nguyên nghĩa của chúng không thực sự đồng nhất. Thông thường, quân hàm Nguyên soái, Thống chế và Thống tướng đều được xếp trên quân hàm Đại tướng (4 sao), nên còn được gọi là Tướng 5 sao. Nguồn gốc lịch sử. Thời đầu Trung Cổ, các vua Pháp thường trao quyền chỉ huy quân sự của hải lục quân và cảnh sát, cho một viên chức gọi là "Connétable" (tiếng Anh: "Constable"); người này thường thuộc giới quý tộc hoàng thân. Về ngữ nghĩa từ nguyên thì "connétable" có gốc từ "comes stabuli" tiếng Latin, là người phụ trách chăm sóc ngựa (quản mã) cho lãnh chúa, cùng là người thân tín. Giúp việc cho connétable là các viên chức chuyên môn, được gọi chung là các maréchal (tiếng Anh: "marshal"), mà quan trọng nhất là phụ tá chỉ huy quân sự được gọi là Maréchal de camp (tiếng Anh: "Field marshal"). Chức vụ Connétable sau càng rộng quyền phát triển dần theo quy mô quân đội; trong 600 năm, viên chức này nắm vai trò quan trọng trong chính quyền Pháp. Để thay đổi cán cân quyền lực, năm 1627, Hồng y Richelieu bất ngờ ra quyết định bãi bỏ chức vụ Connétable trong quân đội, giao quyền chỉ huy lại cho viên chức phụ tá là Maréchal de France. Kể từ đó, chức vụ này trở thành danh xưng của cấp bậc quân sự cao nhất của các quốc gia châu Âu. Nguyên soái hay Thống chế? Nếu như trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ này hầu như thống nhất: "Maréchal" (Pháp), "Marshal" (Anh), "Маршал" (Nga), "Marschall" (Đức)... thì trong tiếng Việt, danh xưng Nguyên soái và Thống chế lại không đồng nhất dù chúng thường được dùng để chuyển ngữ một cấp bậc duy nhất. Trong lịch sử thời phong kiến của các quốc gia Đông Á, chức vụ "Nguyên soái" ("元帥") với ý nghĩa thống soái tối cao của quân đội, do hoàng đế bổ nhiệm có tính thời vụ trong những chiến dịch lớn, quan trọng. Trong khi đó, chức vụ "Thống chế" ("統制") chỉ thuần túy mang tính chất một chức vụ võ quan cao cấp trong triều đình. Dù 2 danh xưng này hoàn toàn không tương ứng nhưng cũng có thể thấy danh hiệu "Nguyên soái" cao hơn danh hiệu "Thống chế". Mãi đến năm 1872, lần đầu tiên cấp bậc Nguyên soái được thành lập trong hệ thống cấp bậc của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Danh xưng quân hàm này dù sau đó không tồn tại trong quân đội Nhật Bản kể từ sau năm 1945, nhưng nó vẫn được sử dụng tại các nước Đông Á khác như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa... Không rõ danh xưng Thống chế được dùng trong tiếng Việt từ khi nào, và vì sao được xem là tương đồng với danh xưng Nguyên soái? Nhưng dù sao, một thông lệ không rõ ràng được dùng chuyển ngữ trong các tài liệu Việt Nam ở quốc nội như sau: Có lẽ đây là do sự ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh chăng? Điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn khi chuyển ngữ, đặc biệt như cấp bậc Wonsu của Hàn Quốc dịch nguyên nghĩa là "Nguyên soái", chuyển ngữ lại là "Thống chế", theo hệ thống cấp bậc thì lại dịch là "Thống tướng". Tất nhiên, chẳng có cái nào sai nhưng cũng chỉ đúng tương đối. Nhưng dù sao, thuật ngữ Nguyên soái là chính xác nhất khi dùng chuyển ngữ cho cấp bậc "Marshal". Một số cấp bậc "nguyên soái" trong lịch sử. Như đã nêu trên, "Maréchal" là những chuyên viên giúp việc cho các Connétable, do đó nảy sinh nhiều chức vụ "maréchal" với những vai trò khác nhau. Trong lịch sử quân đội Pháp, ngoài chức vụ "Maréchal de camp" giúp việc cho Connétable trong việc chỉ huy quân đội, còn có các chức danh cấp thấp như "Maréchal des logis", "Maréchal ferrant", hoặc cấp cao như "Maréchal général". Ngày nay chỉ còn mỗi cấp bậc "Maréchal de France" còn tồn tại và mang ý nghĩa là cấp bậc cao nhất trong quân đội. Mặc dù xuất phát từ một gốc, cách dùng danh xưng này cũng có sự dị biệt giữa các quốc gia châu Âu. Nếu như người Anh chỉ dùng "Field Marshal" thì người Đức lại dùng "Generalfeldmarschall", người Pháp và người Nga thì chỉ ngắn gọn là "Maréchal" (Pháp) hay "Маршал" (Nga). Chức vụ "Magister militum" của Đế quốc La Mã cổ cũng được xem là tương đương với Nguyên soái hoặc Thống chế. Trong Không quân Anh, các cấp bậc từ Thiếu tướng đến Đại tướng đều có chữ "Marshal": "Air Vice-Marshal" (nghĩa đen: Phó Thống chế Không quân, tương đương Thiếu tướng), "Air Marshal" (nghĩa đen: Thống chế Không quân, tương đương Trung tướng), "Air Chief Marshal" (nghĩa đen: Chánh Thống chế Không quân, tương đương Đại tướng). Thống chế Không quân thực sự của Anh là "Marshal of the Royal Air Force" (Thống chế Không quân Hoàng gia Anh). Quân đội Liên Xô từng có bậc Nguyên soái binh chủng, tương đương với Đại tướng: Nguyên soái không quân ("маршал авиации"), Nguyên soái pháo binh ("маршал артиллерии"), Nguyên soái công binh ("маршал инженерных войск"), Nguyên soái bộ đội tăng thiết giáp ("маршал бронетанковых войск"), Nguyên soái bộ đội thông tin liên lạc ("маршал войск связи"). Trên cấp Nguyên soái quân binh chủng là cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết, được xem là cấp hàng cao nhất. Ngoài ra cao hơn cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết là cấp Đại nguyên soái Liên bang Xô Viết, tuy nhiên rất ít được dùng và chỉ có duy nhất Stalin được phong cấp này. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các cấp hàm này cũng bị bãi bỏ, ngoại trừ quân hàm Nguyên soái Liên bang Nga. Trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc không tồn tại quân hàm Nguyên soái dù chúng từng tồn tại với tư cách là một danh hiệu chức vụ thống lĩnh quân sự tối cao. Trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ có một lần đầu tiên và duy nhất phong quân hàm Nguyên soái (元帥) ngày 23 tháng 9 năm 1955 cho 10 quân nhân loại Khai quốc công thần là Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh; quân hàm này tồn tại đến 1965 thì bị bãi bỏ hoàn toàn. Năm 1988, khi chế độ Quân hàm được khôi phục đã khẳng định rằng quân hàm Nguyên soái năm 1955 là có hiệu lực. Hiện tại, hầu hết các quốc gia không còn sử dụng các quân hàm Nguyên soái, Thống chế hay Thống tướng như cấp bậc quân nhân hiện dịch và chỉ sử dụng chúng trong thời chiến. Ở một số ít quốc gia, chúng tồn tại như một cấp bậc chính trị quân sự (như Vương quốc Campuchia). Trường hợp ngoại lệ có lẽ là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, vừa tồn tại cấp bậc chính trị quân sự (Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên), vừa tồn tại cấp bậc quân sự hiện dịch (Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên). Một số Nguyên soái/Thống chế tiêu biểu thời hiện đại. Trong lịch sử đã có rất nhiều người mang cấp bậc Thống chế hay Nguyên soái này, một phần lớn là do địa vị chính trị hay quyền lực của những người này. Nhưng trong số các Thống chế của thế giới cũng có các nhà quân sự với nhiều thành tích nổi tiếng. Một vài người tiêu biểu trong thế kỷ 20:
8,579
520444
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8579
Hebrew
Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri hoặc Hê-brơ, Hán Việt: Hy-bá-lai) có thể đề cập đến: Thuật ngữ "Hebrew" đôi khi được một số nhóm Kitô giáo dùng để phân biệt người Do Thái cổ với người Do Thái sống sau đó. Mặc dù sự phân biệt này không luôn luôn được thấy, nhưng từ "Hebrew" thường được dùng để chỉ người Do Thái cổ hơn là hiện đại.
8,580
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8580
Kinh Thánh Hebrew
Kinh Thánh Hebrew là phần chung của Kinh Thánh quy điển của Do Thái giáo và Kitô giáo. Tên gọi này được sử dụng bởi hầu hết các học giả Kinh Thánh trong môi trường học thuật vì nó là thuật ngữ không thiên vị khi đề cập đến Tanakh và Cựu Ước. Chữ Hebrew ở đây liên quan đến tiếng Hebrew hay người Hebrew (đặc biệt đề cập đến người Do Thái, sử dụng tiếng Hebrew làm ngôn ngữ nói ở Israel, hoặc làm ngôn ngữ cầu nguyện và học thuật trong cộng đồng dân tộc) hay cả hai. Vì là phần chung của quy điển Kinh Thánh Hebrew giáo và Kitô giáo nên nó không bao gồm các Thứ Kinh, phần lớn từ Bản Bảy Mươi tiếng Hy Lạp, được dùng trong Cựu Ước của các giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương; vì vậy thuật ngữ "Kinh Thánh Hebrew" chỉ tương ứng với Cựu Ước của các giáo hội Tin Lành.
8,591
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8591
Tanakh
Tanakh [תנ״ך;] (cũng viết là Tanach hoặc Tenach) là bộ quy điển của Kinh thánh Hebrew. Thuật từ này là từ viết tắt từ chữ đầu dựa trên các chữ cái Hebrew của tên gọi của 3 phần trong Kinh thánh Hebrew: Tanakh còn được gọi là [מקרא;], Mikra hay Miqra. Thuật ngữ. Ba phần cấu tạo nên từ viết tắt Tanakh được thấy nhiều trong các tài liệu từ giai đoạn Đền Thờ thứ hai và trong văn chương rabbi. Tuy nhiên từ viết tắt Tanakh không được sử dụng trong giai đoạn đó mà thuật ngữ chính xác "Mikra" (Sách đọc) được sử dụng. Thuật ngữ "Mikra" tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay bên cạnh "Tanakh" để chỉ các văn bản kinh thánh Hebrew. (Trong ngôn ngữ nói tiếng Hebrew hiện đại, "Mikra" mang vẻ trịnh trọng hơn "Tanakh".) Vì các sách trong Tanakh phần lớn được viết bằng tiếng Hebrew nên nó còn được gọi là Kinh thánh Hebrew. (Một số phần của các sách Đa-ni-en và Ezra, cũng như một câu trong sách Jeremiah và từ địa danh hai chữ trong sách Sáng Thế, được viết bằng tiếng Aramaea - nhưng dù vậy, chúng vẫn được viết bằng hệ thống chữ viết Hebrew.) Quy điển. Theo truyền thống Do Thái, Tanakh gồm 24 sách (được đánh số bên dưới). Torah có 5 sách, Nevi'im chứa 8 sách, Ketuvim có 11 sách. Hai mươi bốn sách này cùng là các sách được có trong Cựu Ước của Kháng Cách, nhưng thứ tự các sách thì có khác. Việc đánh số cũng khác: người Kitô giáo xếp thành 39 sách. Đó là vì một số sách người Kitô giáo tính là vài sách nhưng người Do Thái chỉ tính một sách. Vì vậy, người ta có thể chỉ ra khác biệt kĩ thuật giữa Tanakh của Do Thái giáo với cái tương tự, nhưng không giống hệt, được gọi là Cựu Ước của Kitô giáo. Vì vậy, một số học giả thường dùng thuật ngữ "Kinh thánh Hebrew" để đề cập đến phần tương đồng giữa Tanakh và Cựu Ước trong khi tránh được thiên kiến tôn giáo. Cựu Ước của Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương bao gồm 6 sách không có trong Tanakh và một số phần trong Sách Daniel và Esther. Chúng được gọi là các sách thứ kinh (nguyên nghĩa là "đưa vào quy điển thứ phát", tức đưa vào quy điển sau). Các sách Tanakh. Văn bản tiếng Hebrew nguyên thủy chỉ gồm phụ âm cùng với một số chữ cái không nhất quán được dùng như nguyên âm ("matres lectionis"). Trong giai đoạn đầu của thời kì trung cổ, các Masoretes mã hoá truyền thống đọc Tanakh bằng miệng bằng cách thêm hai loại ký tự đặc biệt vào văn bản: "niqqud" (điểm nguyên âm) và dấu ngân tụng (cantillation). Dấu ngân tụng quy định cú pháp, nhấn (trọng âm) và giai điệu khi đọc. Các sách Torah có các tên thường dùng đặt theo chữ nổi bật đầu tiên trong mỗi sách. Tên cách sách theo tiếng Anh cũng như tiếng Việt không được dịch từ tiếng Hebrew mà dựa trên các tên tiếng Hy Lạp dùng cho Bản Bảy Mươi ("Septuaginta"). Tên các sách trong Bản Bảy Mươi dựa trên tên được các rabbi đặt để miêu tả nội dung chủ đề của từng sách. Torah. Các sách Torah (תּוֹרָה, nghĩa đen là "Giảng huấn") gồm: Nevi'im. Các sách Nevi'im (נְבִיאִים, "Ngôn sứ") gồm: Ketuvim. Ketuvim (כְּתוּבִים, "Văn chương") gồm: Phân chương, câu và sách trong Tanakh. Việc phân chương và đánh số câu không quan trọng trong truyền thống Do Thái. Tuy nhiên, chúng được ghi trong mọi bản Tanakh hiện đại để định vị và trích dẫn. Các sách Samuel, Các Vua và Sử biên niên cũng được phân thành phần I và II và được đánh số chương và câu theo truyền thống văn bản Kitô giáo. Việc áp dụng cách phân chương theo kiểu Kitô giáo trong Tanakt bắt đầu vào cuối thời trung cổ ở Tây Ban Nha, và điều này phản ánh sự diễn dịch kinh thánh của Kitô giáo.
8,593
69325074
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8593
Múi giờ
Một múi giờ là 1 vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng 1 thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là "giờ địa phương". Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng 1 thời gian. Trên Trái Đất, thời gian biến đổi dần từ Đông sang Tây. Tại 1 thời điểm xác định, có vùng đang là buổi sáng, có vùng khác lại đang là buổi tối. Trong lịch sử, người ta dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau. Khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển, sự biến đổi liên tục về giờ giấc giữa các kinh tuyến gây trở ngại đáng kể. Các múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Các đồng hồ của từng vùng được lấy đồng bộ bằng thời gian tại kinh tuyến trung bình đi qua vùng. Mỗi vùng như vậy là 1 "múi giờ". Có thể dùng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch giờ giữa các múi giờ là 1 giờ, một con số thuận tiện. Tuy nhiên, việc phân chia trên chỉ là cơ sở chung; các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước địa phương, có yếu tố quan trọng của việc thống nhất lãnh thổ quốc gia. Do vậy trên bản đồ thế giới, có thể thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ có thể không bằng 1 giờ. Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) (xấp xỉ bằng giờ GMT trong lịch sử) là giờ tại kinh tuyến số 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh. Một số địa phương có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ như, vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè (DST), chỉnh giờ sớm lên 1 giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp. Lịch sử. Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật. Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số 0, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây. Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ làm chuẩn. Vì thế 2 miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân 2 ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1). Ngày 1 tháng 1 năm 1972, 1 hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây. Hiện nay, Việt Nam dùng múi giờ .
8,598
70091207
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8598
G8
Nhóm G8 (viết tắt tiếng Anh: Group of Eight) là cựu diễn đàn của nhóm 8 cường quốc có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada và Nga (gia nhập từ năm 1998 nhưng đến năm 2014 thì bị khai trừ khỏi khối). Điểm nhấn của G8 là hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề kinh tế và chính trị được tổ chức hàng năm với sự tham dự của những người đứng đầu các nước thành viên và nhiều quan chức quốc tế khác cùng với Liên minh châu Âu, đồng thời hội nghị cũng có nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại bên lề và một số hoạt động khảo sát chính sách. Việc khai trừ tư cách là thành viên G8 của Nga năm 2014 là đòn đáp trả từ các nước Tây Âu, sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Krym ở miền Nam Ukraina. Từ đó, G8 chính thức đổi tên thành G7 và chỉ còn có 7 nguyên thủ họp mặt. Lịch sử. G8 có căn nguyên khởi đầu từ cuộc khủng hoảng dầu hoả 1973 và suy thoái toàn cầu theo sau đó. Các vấn đề này đưa đến việc Hoa Kỳ thành lập Nhóm Thư viện ("Library Group") quy tập các viên chức tài chính cấp cao từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản để thảo luận các vấn đề kinh tế. Năm 1975, Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing mời nguyên thủ của 6 nước công nghiệp hàng đầu tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Rambouillet và đưa ra đề nghị họp thường quy. Những người tham dự đồng ý tổ chức họp mặt hàng năm theo chế độ chủ tịch luân phiên, hình thành nên nhóm G6 bao gồm Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ. Vào hội nghị thượng đỉnh kế tiếp tại Puerto Rico, nó trở thành G7 với sự tham gia của Canada theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô và sau đó là Nga bắt đầu gặp nhóm G7 sau hội nghị thượng đỉnh chính. Từ hội nghị lần thứ 20 tại Naplé, nhóm này trở thành P8 (Political 8), hay gọi vui không chính thức là "G7 cộng 1". Nga được cho phép tham gia đầy đủ hơn kể từ hội nghị lần thứ 24 tại Birmingham, đánh dấu sự hình thành G8. Tuy nhiên Nga không được tham dự hội nghị dành cho các bộ trưởng tài chính vì nó không là cường quốc kinh tế; và "G7" được dùng để chỉ cuộc họp ở cấp bộ trưởng này. Hội nghị thượng đỉnh năm 2002 tại Kananaskis (Canada) thông báo Nga sẽ là chủ nhà cho hội nghị năm 2006, và như vậy hoàn tất quá trình trở thành thành viên đầy đủ của Nga. Vì cuộc khủng hoảng Krym 2014, các nước G7 đã từ chối không tham dự hội nghị G8 mà dự định tổ chức tại Sochi, Nga vào mùa hè năm 2014. Thay vào đó, họ dự định hội thảo với nhau không có mặt của tổng thống Nga Putin tại Brussel. Cấu trúc và hoạt động. G8 không được hỗ trợ bởi một tổ chức xuyên quốc gia, không như Liên Hợp Quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 1 tháng 1. Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm, cũng như việc bảo đảm an ninh cho người tham dự. Các cuộc họp ở cấp bộ trưởng bàn về các vấn đề sức khoẻ, thi hành luật lệ và lao động, để giải quyết các vấn đề của nhau và của toàn cầu. Nổi tiếng nhất trong số đó là G7, hiện được dùng để nói về hội nghị của các bộ trưởng tài chính của G8 trừ nước Nga, và các viên chức từ Cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên, cũng có một cuộc họp ngắn "G8+5" giữa các bộ trưởng tài chính của G8 và Trung Quốc, México, Ấn Độ, Brasil và Nam Phi.
8,599
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8599
Quy ước giờ mùa hè
Quy ước giờ mùa hè hay giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian (thường là 1 giờ) so với giờ tiêu chuẩn, tại một số địa phương của một số quốc gia, trong một giai đoạn (thường là vào mùa hè) trong năm. Quy ước này thường được thực hiện tại các nước ôn đới hay gần cực, nơi mà vào mùa hè, ban ngày bắt đầu sớm hơn so với mùa đông vài tiếng đồng hồ. Nó có ý nghĩa thực tiễn là giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm. Chính vì ý nghĩa này mà một số nước gọi quy ước này với cái tên "Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày" ("daylight saving time" trong tiếng Anh). Ví dụ tại phần lớn Hoa Kỳ Lục địa và Canada, thời gian sử dụng "giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" bắt đầu từ chủ nhật trong tuần thứ hai của tháng 3 đến chủ nhật trong tuần đầu tiên của tháng 11. Như vậy thời kỳ sử dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày kéo dài gần như 2/3 năm. Thực trạng trên thế giới hiện nay. Mặc dù được nhiều nơi trên thế giới sử dụng, giờ mùa hè phổ biến ở các vĩ độ cao ở Bắc bán cầu. Bảng dưới đây cho biết lúc bắt đầu và kết thúc của việc chỉnh giờ mùa hè ở một số vùng lãnh thổ. Các đồng hồ được vặn sớm lên một tiếng đồng hồ vào ngày bắt đầu và lùi lại từng này thời gian vào ngày kết thúc. Chú ý, mùa hè ở Nam Bán Cầu tương ứng với mùa đông ở Bắc Bán Cầu. Lịch sử. Một số người nói đến Benjamin Franklin như là người đầu tiên gợi ý về quy ước giờ mùa hè trong một bức thư gửi đến "Tạp chí Paris" . Tuy nhiên bức thư này chỉ muốn gợi ý mọi người nên dậy sớm vào mùa hè. Quy ước được nhắc đến lần đầu tiên một cách nghiêm túc bởi William Willett trong bài viết "Waste of Daylight" (Lãng phí ánh sáng ban ngày) , xuất bản năm 1907, nhưng Quốc hội Anh đã chưa muốn thông qua quy ước này, dù Willett đã bỏ nhiều công sức vận động hành lang. Quy ước giờ mùa hè được chính phủ Đức áp dụng khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất khoảng từ 30 tháng 4 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Ngay sau đó, Anh Quốc cũng theo chân, bắt đầu từ 21 tháng 5 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Quy ước này cũng được áp dụng tại Pháp từ 1916 đến 1946, với sự không tương thích giữa vùng tự do và vùng bị Đức chiếm đóng. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1918 Quốc hội Hoa Kỳ đặt ra một số múi giờ và chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, có hiệu lực từ 31 tháng 3, cho những năm tháng tiếp theo của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 đến 1919). Bộ luật này đã vấp phải nhiều phản đối từ nhân dân và đã bị rút lại sau đó. Quy ước giờ mùa hè quay trở lại Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1942, như một biện pháp tiết kiệm tài nguyên trong thời kì tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chiến tranh kết thúc, luật này lại được bãi bỏ vào ngày 30 tháng 9 năm 1945. Brasil bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè năm 1931, nhưng sau đó có những lần bãi bỏ. Ireland và Ý, rồi tiếp đến là đa phần các nước châu Âu, đã bắt đầu tái áp dụng quy ước sau khi chiến tranh kết thúc. Tại Đức, từ 1947 đến 1949, quy ước còn được áp dụng đến 2 lần trong năm, với tên gọi "Hochsommerzeit"; các đồng hồ được chỉnh thêm một giờ nữa từ 11 tháng 5 đến 29 tháng 6. Năm 1966 Mỹ ra Luật Thống nhất Thời gian yêu cầu toàn quốc áp dụng quy ước giờ mùa hè từ chủ nhật cuối cùng của tháng 4 đến chủ nhật cuối cùng của tháng 10 hằng năm. Khủng hoảng năng lượng 1973 khiến Mỹ phải bắt đầu giờ mùa hè sớm hơn vài tháng vào năm 1974 (chủ nhật đầu tiên của tháng 1) và 1975 (chủ nhật cuối cùng của tháng 2). Cuộc khủng hoảng này cũng là nguyên nhân để Pháp chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè từ năm 1976. Toàn bộ Cộng đồng châu Âu thực hiện việc đổi giờ mùa hè từ thập niên 1980. Từ năm 1985, các bang miền nam Brasil chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, với ngày bắt đầu chỉnh đồng hồ thay đổi tùy vùng. Năm 1986 Trung Quốc thử nghiệm quy ước giờ mùa hè. Cùng năm Mỹ đổi ngày bắt đầu giờ mùa hè sang chủ nhật đầu tiên của tháng 4. Vào thập niên 1990, Trung Quốc dần bãi bỏ quy ước giờ mùa hè và áp dụng giờ thống nhất toàn quốc không thay đổi. Năm 1998, điều luật 2000/84/CE của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu quy ước thống nhất lịch đổi giờ tại tất cả các nước thành viên.
8,602
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8602
Tháng 6 năm 2005
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 6 năm 2005.
8,605
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8605
Quân hàm
Quân hàm là hệ thống cấp bậc trong một quân đội. Ở một số quốc gia, hệ thống cấp bậc này còn được áp dụng trong ngành cảnh sát hoặc một số tổ chức dân sự nhưng được hệ thống theo mô hình quân sự. Thông thường, hệ thống quân hàm được biểu thị bằng các phù hiệu đặc biệt gắn liền với đồng phục. Hệ thống quân hàm được sử dụng nhằm tạo thuận lợi trong các hoạt động chỉ huy, tham mưu, hậu cần... Ban đầu hệ thống này chỉ gồm những cấp bậc đơn giản, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử chiến tranh, nó cũng được phát triển về số lượng cấp bậc và trở nên phức tạp hơn. Trong lịch sử quân sự hiện đại, hầu hết các quân đội chính quy đều có hệ thống quân hàm. Một số trường hợp ngoại lệ như Hồng quân Liên Xô ở giai đoạn 1918–1935, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 1965–1988 và Quân đội Albania giai đoạn 1966–1991, đã không áp dụng chính thức hệ thống quân hàm. Tuy nhiên, sau đó thì hệ thống quân hàm vẫn được áp dụng trở lại chính thức sau khi những khó khăn trong việc chỉ huy và kiểm soát do việc bãi bỏ chế độ quân hàm gây ra. Lịch sử. Thời Cổ đại. Thông qua các thư tịch cổ, nhiều sử gia đã ghi nhận được sự tồn tại của các cấp bậc quân sự trong quân đội Ba Tư cổ đại. Tổ chức quân sự nhỏ nhất là "dathabam" gồm 10 người, do một cá nhân là "dathapatish" chỉ huy. Một "hazarabam" gồm 100 dathabam, do một "hazarapatish" chỉ huy. Mười hazarabam hợp thành một "baivarabam" và do một "baivarapatish" chỉ huy. CÁc đơn vị kỵ binh cũng được tổ chức thành các "asabam" do các "asapatish" chỉ huy. Các tài liệu lịch sử cũng ghi nhận danh xưng một số cấp bậc trong quân đội các Đế quốc Parthia và Sassanid thời cổ đại: Tại Trung Quốc cổ đại, thông qua các cuộc chiến tranh chiếm hữu nô lệ, hình thái tổ chức quân đội sơ khai cũng được phát triển dần. Các tài liệu cổ cũng ghi nhận những hình thái tổ chức quân đội đầu tiên trong Vũ kinh thất thư như "Quân" ("軍"), "Sư" ("師"), "Lữ" ("旅"), "Tốt" ("倅"), "Ngũ" ("伍"). Người đứng đầu đơn vị gọi là "Trưởng quan" ("長官"). Đơn vị nhỏ nhất là một "Ngũ", gồm 5 người, do "Ngũ trưởng" ("伍長") đứng đầu. Cao hơn Ngũ là "Tốt", có khoảng 100 người, do "Tốt trưởng" chỉ huy. Tiếp theo là Lữ, có 500 quân; Sư có 2.500 quân. Cao nhất là "Quân", đứng đầu là một "Tướng Quân". Người thống lĩnh quân đội trong một chiến dịch thì được gọi là "Soái", "Tướng soái" hoặc "Nguyên soái". Cách gọi tên chức vụ chỉ huy này ảnh hưởng sâu đậm tại các nước Đông Á cho đến tận ngày nay. Đến thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, quân đội của thành bang Athena được chỉ huy bởi các ""strategos", nghĩa là chỉ huy quân đội, tương đương như cấp tướng lĩnh ngày nay. Mỗi năm, người Athen bầu ra 10 người vào chức vụ strategos. Mỗi Strategos sẽ cầm đầu một "tribes", tương đương một cánh quân. Các strategos được xem là có thứ bậc ngang nhau, không phân cấp. Mỗi khi có chiến dịch lớn xảy ra, cần có sự huy động tác chiến phối hợp của nhiều cánh quân, kế hoạch tác chiến được thông qua theo nguyên tắc đa số gữa các strategos, mà điển hình như trong trận Marathon năm 490 TrCN. Ban đầu, các strategos làm việc dưới sự chỉ đạo của nguyên lão phụ trách về chiến tranh, được gọi là "polemarchos", tương đương Bộ trưởng chiến tranh ngày nay. Tuy nhiên, về sau, chức vụ này dần chỉ còn danh nghĩa, không còn vai trò chỉ huy quân đội. Một cấp bậc dưới của strategos là "taxiarchos" hay "taxiarhos", tương đương chức vụ Lữ đoàn trưởng ngày nay. Tại Sparta, chức vụ này lại được gọi là "polemarchos". Thấp hơn là "syntagmatarches", chỉ huy một "syntagma", tương đương một trung đoàn ngày nay. Các cấp tiếp theo là "tagmatarches", chỉ huy một "tagma", tương đương tiểu đoàn ngày nay; và "lokhagos", chỉ huy một "lokhos" gồm 100 người, tương đương cấp đại đội ngày nay. Trong lực lượng kỵ binh Hy Lạp, được gọi là "hippikon", một trung đoàn kỵ binh được gọi là "hipparchia" và được chỉ huy bởi một "hipparchos" hay "hipparch". Người Sparta gọi chức vụ này là "hipparmostes". Nếu là đơn vị kỵ binh cung thủ, thì sẽ được gọi là "hippotoxotès". Một đại đội kỵ binh Hy Lạp sẽ được chỉ huy bởi "tetrarchès" hay "tetrarch". Hệ thống cấp bậc này được áp dụng ở toàn bộ các thành bang Hy Lạp, ban đầu là các lực lượng trên bộ. Khi Athen trở thành một cường quốc hải quân, các strategos ban đầu cũng nắm quyền chỉ huy hải quân. Phụ tá cho strategos là các chỉ huy chiến hạm được gọi là "trièrarchos" hay "trierarch", có nghĩa là sĩ quan chỉ huy chiến hạm 3 tầng chèo. Dưới họ là các sĩ quan chuyên môn có tên gọi là "kybernètès" (sĩ quan lái tàu), "keleusthès" (sĩ quan điều khiển tốc độ), "trièraulès" (đội trưởng trạo thủ). Về sau, danh xưng strategos trong hải quân được thay thế bằng "nauarchos", tương đương cấp bậc đô đốc ngày nay. Khi Macedonia bành trướng dưới thời vua Philippos II và con trai ông là vua Alexandros Đại đế, quân đội Hy Lạp trở thành đội quân chuyên nghiệp, chiến thuật cũng trở nên tinh vi hơn và được bổ sung thêm một số cấp bậc quân sự. Trong đội hình bộ binh nặng phalanx, một "tetrarchès" hay "tetrarch" chỉ huy một đội hình bộ binh nặng phalanx gồm 4 hàng có tên gọi là "tetrarchia". Nếu đội hình gồm 2 hàng thì được gọi là "dilochia", do một "dilochitè" chỉ huy. Một đội hình gồm một hàng 8 người, được gọi là "lochos", do một "lochagos". Thấp nhất là một tiểu tổ 4 người, được gọi là "dimoiria" hoặc "hèmilochion", do một "dimoirites" hay "hèmilochitès" chỉ huy. Tuy nhiên, cũng có thể tùy theo đơn vị mà có những danh xưng khác nhau. Ví dụ một tổ 10 người được gọi là "dekas" hoặc "dekania" thì lại do một "dekarchos" chỉ huy; một đội 100 người "hekatontarchia" do "hekatontarchès" chỉ huy; và một "chiliostys" hay "chiliarchia" gồm 1000 người, do một "chiliarchès" chỉ huy. Trong một đơn vị kỵ binh thời Alexander, còn có tổ chức một toán "ilè", được chỉ huy bởi một toán trưởng "ilarchès"". Quân đội La Mã cũng kế thừa những giá trị này từ quân đội Hy Lạp. Thời Trung cổ. Sự kiện Mông Cổ trỗi dậy và tung hoành khắp thế giới, lần đầu tiên đã phá tung sự cách biệt Đông - Tây. Người Mông Cổ ngoài việc học hỏi và truyền bá văn hóa và giao lưu kinh tế, còn trao đổi và các kỹ thuật, chến thuật quân sự cũng như tổ chức quân đội của họ. Giống như tổ chức quân đội Ba Tư cổ đại, người Mông Cổ cũng tổ chức quân đội theo thập phân. Cấp cơ sở của họ là "aravt" gồm 10 người ("thập phu"), trên nữa là "zuut" (100 người, "bách phu"), "myangat" (1.000 người, "thiên phu"). Đứng đầu mỗi cấp đơn vị có mỗi trưởng quan. Tổ chức cao nhất của họ là "Tümen", gồm 1 vạn quân, tương đương như cấp tướng ngày nay. Dù người Mông Cổ được xem như rất ít có ảnh hưởng đến hệ thống danh xưng cấp bậc hiện đại, tuy vậy, trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có sử dụng cấp bậc "Tümgeneral" trong Lục quân và Không quân, cũng như "Tümamiral" trong Hải quân, chính là chịu ảnh hưởng từ người Mông Cổ mà ra. Khi Đế quốc Mông Cổ tan rã, ở các nước phương Đông, hệ thống cấp bậc không có gì tiến triển. Họ đã có hệ thống cấp bậc võ quan "Cửu phẩm" với 18 bậc, vốn chịu ảnh hưởng lâu đời của Trung Hoa. Ngược lại, ở các nước phương Tây, họ học hỏi nhiều từ cách thức tổ chức của Mông Cổ, đã dần hình thành hệ thống cấp bậc quân sự riêng, tách rời với hệ thống tước vị, hoặc chức vụ phong kiến. Sự hình thành một số danh xưng cấp bậc phương Tây. Là hình thức quân đội khởi đầu và là lực lượng có quân số hùng hậu, Lục quân có hệ thống cấp bậc hình thành sớm nhất. Thời Trung Cổ, quân đội của các vị vua được giao cho các "Constable" (tiếng Pháp: "Connétable") chỉ huy. Đến lượt mình, các "constable" thường được phụ tá bởi các "field marshal" (tiếng Pháp: "maréchal de camp"). Do nguồn gốc của từ "constable" có từ "comes stabuli" trong tiếng Latin, dùng để chỉ những người phụ trách chăm sóc ngựa cho các lãnh chúa ("quản mã"), sau dần phát triển lên thành một cấp bậc dành cho các nhân viên cao cấp trong quân sự thời Trung Cổ, cấp bậc "Marshal" cũng rũ bỏ được quá khứ "phò mã" của mình để trở thành một trong những cấp bậc cao cấp nhất trong quân đội. Danh xưng này phát xuất từ việc các lãnh chúa gửi những đội quân, thường được gọi là các "company" để nhập vào với đội quân của hoàng đế. Người chỉ huy một company được gọi là "'Captain", có nguồn gốc từ "capitaneus" trong tiếng Latin, có nghĩa là "trưởng quan". Danh xưng này có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "lieu tenant", có nghĩa là "người phụ trách một phần", phụ tá cho chỉ huy, nhưng ở một phần việc nào đó chuyên biệt, hoặc chỉ phụ trách một đơn vị nhỏ trong một company, gọi là "platoon". Nguyên thủy danh xưng xuất phát từ trong tiếng Latin "serviens", có nghĩa là "những người phục vụ". Họ là những binh sĩ do các trưởng quan tuyển dụng và trả lương để làm những công việc chuyên biệt cho vị trưởng quan đó, như phụ trách tuyển dụng, cần vụ, thư ký, tham mưu... Chính truyền thống này mà nảy sinh rất nhiều cấp bậc Sergeant trong quân đội các nước phương Tây. Bước vào hậu kỳ thời Trung Cổ, lực lượng quân đội bắt đầu được mở rộng hơn, đông hơn, và từ đó hình thành các cấp bậc chỉ huy đại đơn vị. Bắt đầu từ nước Pháp, các hoàng đế thường phái một nhân viên cao cấp được gọi là "lieutenant du roi", đến thay mặt hoàng đế chỉ huy việc quân sự ở địa phương. Vị này thường được gọi là "lieutenant general" để phân biệt với các lieutenant khác, vốn quyền hạn thấp hơn nhiều. Từ đó phát sinh thêm chức danh "captain general" để chỉ vị trưởng quan của một đại đơn vị. Nhân viên Sergeant phụ trách tham mưu cho Captain General theo đó có tên gọi là "sergeant-major general". Theo thời gian, cấp bậc Captain General chỉ còn là "full General" hoặc đơn giản là "General" và Sergeant-major General trở thành "Major General". Điều này cũng lý giải vì sao cấp bậc "Major" về sau này được xếp cao hơn cấp bậc "Lieutenant" nhưng cấp bậc Major General lại xếp thấp hơn Lieutenant General. Khoảng cuối thế kỷ 16, theo nhu cầu chiến thuật tác chiến lớn, tổ chức đơn vị nhỏ company không còn phù hợp, vì vậy, một hình thái tổ chức đơn vị lớn hơn, tập hợp nhiều company, gọi là "regiment" ra đời. Người chỉ huy một regiment được gọi là "colonel", có thể xuất phát từ danh xưng "coronellos", "những chỉ huy của Hoàng đế" trong tiếng Tây Ban Nha, hoặc biến âm từ "column" (cột) trong tiếng Anh bởi đội hình vuông vức của regiment. Sự biến đổi này cũng dẫn đến sự hình thành của cấp bậc Lieutenant Colonel. Sergeant phụ trách tham mưu cho Colonel theo đó có tên gọi là "sergeant-major". Tuy nhiên, theo thời gian thì cấp bậc này lại đơn giản thành "Major", trở thành cấp bậc xếp thứ 3 sau Colonel và Lieutenant Colonel trong đội hình regiment. Danh xưng này ra đời cùng với sự hình thành của tổ chức đơn vị hợp thành "brigada", do chính Quốc vương Gustav II Adolf của Thụy Điển sáng tạo ra vào đầu thế kỷ 17. Đây là một đơn vị hợp thành từ nhiều đơn vị regiment hỗn hợp, gồm cả bộ binh, pháo binh và kỵ binh. Người chỉ huy một brigada được gọi là "Brigadier General" hoặc ngắn gọn là "Brigadier". Trong lực lượng hải quân, các cấp bậc Captain, Lieutenant được áp dụng đầu tiên với nguyên nghĩa của nó (Thuyền trưởng, Thuyền phó). Theo dần với thời gian, các cấp bậc này được chia nhỏ thành nhiều cấp bậc khác có tên gọi khác nhau. Bên cạnh đó, một số cấp bậc riêng của Hải quân cũng được hình thành. Cấp bậc này có nguồn gốc từ binh sĩ cầm cờ hiệu ("signum") trong quân đội La Mã. Đây là một binh sĩ đặc biệt có mức lương gấp hai lần lương cơ bản. Về sau hình thành nên một trong những cấp bậc sĩ quan sơ cấp trong lực lượng Hải quân, ban đầu là sĩ quan chịu trách nhiệm truyền lệnh của Thuyền trưởng cho các thủy thủ trên tàu hoặc liên lạc giữa các tàu với nhau bằng tín hiệu cờ (Semaphore). Từ nguyên của cấp bậc này từ "admirallus" trong tiếng Latin, dùng để chỉ người chỉ huy các hải đoàn đại dương. Mỗi một Hải đoàn sẽ được giao phó cho một "Admiral" chỉ huy. Về sau phát triển thêm, một phụ tá giúp đỡ vị Admiral chỉ huy các chiến thuyền đi đầu, vốn là những chiến thuyền sẽ chịu đựng mũi dùi của một cuộc tấn công trên biển, gọi là "Vice Admiral"; và một phụ tá khác sẽ chỉ huy các chiến thuyền còn lại ở phía sau, được xem là ít nguy hiểm nhất, gọi là "Rear Admiral". Nguyên thủy cấp bậc này xuất phát từ "commandeur" trong tiếng Pháp, là một cấp bậc cao nhất của tầng lớp hiệp sĩ thời Trung cổ, thường là hiệp sĩ thủ lĩnh của một "commenda" (một nhóm hiệp sĩ thuộc vùng lãnh thổ giàu mạnh). Cuối thế kỷ 16, lần đầu tiên cấp bậc này được áp dụng trong Hải quân Hà Lan, có vị trí cao hơn các "Captain" nhưng chưa đạt bậc "Admiral". Là lực lượng quân đội xuất hiện sau cùng trong lịch sử quân sự, Không quân hầu như sử dụng các cấp bậc vay mượn từ Lục quân hoặc Hải quân. Hầu hết các nước trên thế giới, cấp bậc Không quân đều giống như cấp bậc Lục quân. Riêng tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Liên hiệp Anh thì các cấp bậc Không quân thường gần giống với cấp bậc Hải quân. Sự hình thành một số danh xưng cấp bậc phương Đông. Tuy có được hệ thống cấp bậc "Cửu phẩm" từ rất lâu, nhưng tại phương Đông, rất ít cải tiến về chiến thuật quân sự, cũng như hệ thống nhận diện cấp bậc quân sự không rõ ràng và ổn định. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, khi Nhật Bản bắt đầu tiếp thu cải cách theo phương Tây, mới cải tiến hệ thống cấp bậc võ quan thực sự khoa học, với danh xưng và nhận diện rõ ràng. Năm 1867, quân đội Nhật Bản được tổ chức thành Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Một hệ thống cấp bậc quân đội được thiết lập. Hai năm sau, Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũng được tổ chức và áp dụng luôn hệ thống quân hàm Lục quân vào hệ thống cấp bậc của mình. Năm 1872, cấp bậc Nguyên soái ("Gensui") và Đại Nguyên soái ("Dai-Gensui") cũng được thành lập. Cấp bậc Đại Nguyên soái chỉ phong cho các Thiên hoàng. Saigō Takamori là người đầu tiên và duy nhất thụ phong hàm Nguyên soái Lục quân vì chỉ sau đó 1 năm thì cấp bậc Nguyên soái bị bãi bỏ và Saigō Takamori trở lại hàm Đại tướng Lục quân. Mãi đến năm 1898, cấp bậc Nguyên soái đại tướng (元帥大将, "gensui taisho") được thiết lập trở lại và được sử dụng cho đến năm 1945. Bên cạnh sức bành trướng của Đế quốc Nhật Bản, sự tiến bộ của hệ thống cấp bậc quân hàm này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết hệ thống quân hàm các nước vùng Đông Á. Tại Trung Quốc, mãi đến năm 1901, khi Viên Thế Khải cải tổ lực lượng Tân quân dưới quyền ông ta, thì một hệ thống quân hàm sĩ quan cũng được đặt ra với 3 cấp và 9 bậc: Những thông lệ hiện đại. Nguồn gốc danh xưng cấp bậc trong tiếng Việt. Quân hàm của quân đội các nước nói chung không hoàn toàn tương đương với nhau. Một số quân đội có quân hàm cấp Nguyên soái (Thống chế hoặc Thống tướng) mà một số quân đội khác không có. Các cấp Thượng tướng, Thượng tá, Thượng úy của quân đội Việt Nam hiện nay lại không tồn tại trong quân đội nhiều nước. Cấp Chuẩn tướng lại không tồn tại trong quân đội Việt Nam. Có nước nhỏ không có quân hàm cấp tướng. Thông thường, cấp bậc được phong theo chức vụ mà quân nhân nắm giữ. Vì vậy, khi so sánh quân hàm tương đương của quân đội các nước thường căn cứ theo chức vụ trong quân đội của quân nhân đó. Như hàm "Major General" (Quân đội Mỹ, Quân đội Hoàng gia Anh), "Général de Division" (Quân đội Pháp), "Генерал-майор" (Quân đội Nga) và Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đều giữ chức vụ tương đương cấp Sư đoàn trưởng hoặc cao hơn. Hệ thống quân hàm hiện tại một số quốc gia. Liên hiệp Anh. "Xem thêm: Quân hàm Quân đội Hoàng gia Anh" Quân hàm sĩ quan Quân đội Anh có các cấp bậc sau: Cấp bậc danh dự: Cấp tướng: Cấp tá và cấp úy: Cộng hòa Pháp. "Xem thêm: Quân hàm Quân đội Cộng hòa Pháp" Quân hàm sĩ quan Quân đội Pháp có các cấp bậc sau: Cấp hàm danh dự: Cấp tướng ("officiers généraux"): Cấp tá ("officiers supérieurs"): Cấp úy ("officiers subalternes"): Các lực lượng đồng phục Hoa Kỳ. "Xem thêm: Quân hàm quân đội Hoa Kỳ" Quân hàm sĩ quan Quân đội Mỹ có các cấp bậc sau: Cấp bậc danh dự: Cấp tướng: Cấp tá và cấp úy: Danh xưng Đại Thống tướng Liên quân Mỹ ("General of the Armies of the United States") duy nhất được phong cho tướng John Joseph Pershing vào tháng 9 năm 1919. Ngoài ra, chỉ có George Washington và Ulysses S. Grant từng được trao danh xưng này. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Hệ thống cấp bậc quân hàm của Quân đội Nhân dân Triều Tiên được thành lập ngày 8 tháng 2 năm 1948, tham chiếu hầu như hoàn toàn hệ thống quân hàm của Hồng quân Liên Xô, có bổ sung thêm, gồm 5 nhóm với 18 bậc quân hàm nhưng không đặt quân hàm cấp soái. Đến tháng 2 năm 1953, đặt thêm 2 cấp quân hàm là Phó nguyên soái và Nguyên soái. Cấp bậc Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ("Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Wonsu") phong cho Kim Nhật Thành với vị thế thống soái các lực lượng vũ trang giống như Đại Nguyên soái Stalin của Liên Xô. Cấp bậc Thứ soái ("Chasu") phong cho Bộ trưởng Quốc phòng Choi Yong Kun, tương đương với cấp bậc Nguyên soái Liên Xô. Đặc thù hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Triều Tiên không có sự khác biệt về tên gọi giữa các nhánh Hải Lục Không quân. Năm 1992, nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Kim Nhật Thành, một cấp bậc mới được đặt ra có tên gọi là Đại Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ("Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Dae Wonsu") để tôn phong cho ông. Đồng thời con trai ông, Kim Chính Nhật, cũng được tôn phong là Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ("Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Wonsu"). Bộ trưởng Quốc phòng bấy giờ là O Chin-u cũng được tôn lên cấp bậc Nguyên soái, nhưng với tên gọi Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên ("Chosŏn Inmin'gun Wonsu"). Việt Nam. Hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm Việt Nam được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra tương đối hoàn chỉnh từ năm 1946, nguyên thủy dựa theo hệ thống quân hàm của quân đội Nhật, được quy định thành 5 cấp 15 bậc, áp dụng cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, hệ thống này ít được áp dụng trừ một vài trường hợp cá biệt. Sau khi nắm được quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cải tổ quân đội, lúc này đã mang tên Quân đội Nhân dân Việt Nam, theo hướng chính quy chuyên nghiệp. Một hệ thống quân hàm mới được cải tiến được đặt ra vào năm 1958, phỏng theo hệ thống quân hàm của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt ra trước đó 3 năm. Hệ thống quân hàm cũng được áp dụng cho Lực lượng Công an Vũ trang vào năm 1959 và Lực lượng Cảnh sát Nhân dân vào năm 1962. Tại miền Nam, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam không áp dụng hệ thống quân hàm chính thức như Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc mà sử dụng hệ thống cấp bậc riêng theo chức vụ nắm giữ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chỉ huy trong tổ chức quân đội và các sĩ quan Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam hầu hết đều được phong cấp bậc của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Điều này chỉ chấm dứt vào năm 1975, khi Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam sáp nhập hoàn toàn với Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, theo xu hướng chính trị, hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có vài thay đổi nhỏ theo thời gian. Năm 1982, lần đầu tiên cấp bậc tướng hải quân có tên gọi chính thức là cấp bậc Đô đốc. Cấp bậc Thượng tá bị bãi bỏ. Một hệ thống quân hàm cho các quân nhân chuyên nghiệp cũng được đặt ra. Năm 1989, hệ thống quân hàm được áp dụng cho cả Lực lượng An ninh Nhân dân. Năm 1992, danh xưng Thượng tá, Đại tá được khôi phục lại. Từ năm 1992 trở đi, hệ thống quân hàm Việt Nam được áp dụng ổn định cho đến ngày nay, chỉ có những sửa đổi về mặt hình thức. Các cấp bậc hiện tại của Việt Nam gồm 5 cấp 18 bậc được xếp từ cao xuống thấp: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy, Học viên, Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì. Quân hàm Chuẩn úy đã bãi bỏ năm 2010. Với lực lượng Công an Nhân dân, hệ thống quân hàm sử dụng tương tự như Quân đội Nhân dân chỉ khác về màu sắc (Công an màu đỏ viền xanh lá cây, cấp tướng viền vàng), không dùng vạch kim loại mà dùng vạch tơ màu vàng chạy dọc cấp hiệu. Một số tổ chức dân sự khác tại Việt Nam cũng dùng hệ thống cấp bậc mô phỏng hệ thống quân hàm nhưng với danh xưng khác như Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Thanh tra, Tư pháp... Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. "Xem thêm: Quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc" Từ tháng 6 năm 1946, Hồng quân Công nông Trung Quốc chính thức mang tên Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên, trong suốt gần 10 năm sau đó, hệ thống quân hàm không được áp dụng với lý do cho rằng hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng trong quân đội và Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là một quân đội nhân dân và bình đẳng giữa các quân nhân. Tuy nhiên, sau khi giành được toàn quyền kiểm soát Trung Hoa đại lục vào năm 1949 và Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc được cơ cấu chuyển đổi thành quân đội chính quy chuyên nghiệp, một hệ thống quân hàm cho Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được đặt ra vào năm 1955, gồm có 6 cấp 20 bậc, với tên gọi chung cho cả ba quân chủng Lục quân, Hải quân và Không quân. Hệ thống này về cơ bản được phát triển tương tự như hệ thống quân hàm của Hồng quân Liên Xô, nhưng mang tính hệ thống và đồng nhất cao hơn. Năm 1965, khi cuộc Cách mạng Văn hóa nổ ra, hệ thống quân hàm lại bị hủy bỏ vẫn với lý do cũ: hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng trong quân đội. Điều này đã làm suy giảm đáng kể khả năng chỉ huy và giảm sút sức chiến đấu của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua cuộc Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979, khi mà trình độ chiến đấu kém cộng với tai hại do bãi bỏ chế độ quân hàm làm giảm khả năng chỉ huy và điều động. Những thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội. Hệ thống quân hàm cũng được khôi phục lại vào năm 1988 với 4 cấp 13 bậc. Quân hàm Thượng tướng cấp 1 tức "Nhất cấp Thượng tướng" (一級上將 "Yi Ji Shang Jiang" của Quân đội Trung Quốc với 4 sao) được sử dụng thay cho quân hàm Đại tướng và trở thành cấp bậc cao nhất về danh nghĩa. Đến năm 1994, cấp bậc này cũng bị bãi bỏ và cấp bậc Thượng tướng trở thành cấp bậc cao nhất. Cấp bậc Hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp được tăng lên. Sau một vài lần sửa đổi, hiện nay hệ thống quân hàm trong Quân đội Trung Quốc gồm 5 cấp 18 bậc, tên gọi cũng dùng chung cho cả ba quân chủng Hải Lục Không quân và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang. Một số hệ thống quân hàm hiện đại từng được sử dụng. Lực lượng vũ trang Liên bang Xô Viết. "Xem thêm: Quân hàm Lực lượng vũ trang Liên bang Xô Viết" Năm 1922, Hồng quân Công nông Liên Xô ra đời, kế thừa từ Hồng quân Công nông của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Hệ thống quân hàm bị bãi bỏ hệ thống vì những người Bolshevik cho rằng hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng, vì vậy họ không dùng danh từ ngài sĩ quan (офицер) và thay bằng danh từ đồng chí chỉ huy (товарищ Командир). Một hệ thống cấp bậc bán chính thức được sử dụng để tạm thay thế cho hệ thống quân hàm, bằng cách gọi tắt chức vụ mà quân nhân đó nắm giữ. Chẳng hạn, "комкор" được gọi tắt từ "Командир корпуса" dùng để chỉ quân nhân giữ chức vụ Quân đoàn trưởng hoặc tương đương. Năm 1924, một hệ thống phân hạng quân sự được áp dụng, phân thành 14 bậc từ K-1 (thấp nhất) cho đến K-14 (cao nhất). Hệ thống này còn áp dụng cho cả các cán bộ công tác trong Hồng quân và Hải quân tương đương ngạch sĩ quan, bao gồm Cán bộ Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Quân y và các lực lượng vũ trang khác (kể cả cảnh sát). Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định nào về kiểu dáng phù hiệu phân biệt cho hệ thống phân hạng trên. Trong thời kỳ này, danh xưng Tổng tư lệnh (ГладКом) được dùng cho một số chỉ huy cao cấp, nhưng không được xếp vào bảng phân hạng. Mãi đến năm 1935, do yêu cầu chính quy quân đội và tổ chức khoa học, một hệ thống cấp bậc chính thức được đặt ra, đồng thời cũng lần đầu tiên quy định phù hiệu cấp bậc cho các quân nhân và cán bộ chính trị. Về cơ bản, đây là quy định về chi tiết các dấu hiệu cấp bậc trên cơ sở các danh xưng trong hệ thống phân hạng năm 1924. Tuy vậy, hệ thống phân bậc này cũng đánh dấu một bước cải tiến lớn so với hệ thống cấp bậc thời Đế quốc Nga, vốn khá rối rắm và không thống nhất, bằng cách thu gọn và chuẩn hóa hệ thống các cấp bậc giữa các quân binh chủng khác nhau. Tuy vậy, các bậc quân nhân tương đương cấp tướng vẫn duy trì các danh xưng căn cứ vào chức vụ để đặt tên gọi cấp bậc, khác với thông lệ của nhiều nước. Bên cạnh đó, hệ thống cấp bậc ở các binh chủng kỹ thuật cũng được quy định rõ hơn thời Đế quốc Nga. Một điều cần lưu ý là hệ thống danh xưng cấp bậc của Hồng quân và Hải quân là khác nhau. Tháng 9 năm 1935, cấp bậc Nguyên soái Liên Xô (Маршал Советского Союза) được đặt ra để "tôn vinh các Cán bộ quân sự của Dân ủy và các chỉ huy xuất sắc nhất". Hệ thống cũng bổ sung hoặc thay đổi danh xưng của một số cấp bậc sĩ quan khác, dần đi vào hoàn chỉnh vào năm 1940, với 6 cấp 17 bậc. Sau Chiến thắng Stalingrad ngày 2 tháng 2 năm 1943, Xô Viết tối cao Liên Xô ra sắc lệnh về hệ thống cấp bậc hàm mới có hình thức tương tự như hệ thống cấp bậc hàm của Nga Hoàng, với vài khác biệt nhỏ. Hệ thống cấp hàm của sĩ quan chính trị cũng đồng nhất với quân hàm quân đội. Một loạt các cấp bậc Nguyên soái Tư lệnh và Nguyên soái Quân binh chủng được đặt ra. Năm 1945, cấp bậc Đại Nguyên soái Liên bang Xô Viết được đặt ra để phong cho Stalin. Hệ thống này có 6 cấp 21 bậc. Năm 1946, Hồng quân Liên Xô được đổi tên thành Quân đội Xô viết và cùng với Hải quân Liên Xô thành Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Sau khi Stalin chết vào năm 1953, cấp bậc Đại Nguyên soái cũng không được sử dụng nữa. Năm 1955, cấp hàm Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết được đặt ra. Hệ thống quân hàm Lực lượng Vũ trang Liên Xô trở nên ổn định trong một thời gian dài với 6 cấp 20 bậc. Đến năm 1981, Xô viết tối cao một lần nữa sửa đổi hệ thống quân hàm của Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Các cấp bậc Nguyên soái được bãi bỏ, trừ hàm Nguyên soái Liên Xô được giữ lại. Một số cấp bậc Hạ sĩ quan được đặt ra. Hệ thống này vẫn có 6 cấp 20 bậc, sử dụng đến năm 1991 thì chấm dứt tồn tại sau khi Liên Xô tan vỡ. Đức Quốc xã. "Xem thêm: Quân hàm Lực lượng vũ trang Đức Quốc xã" Việt Nam Cộng hòa. "Xem thêm: Quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa" Hệ thống quân hàm của Quân đội Việt Nam Cộng hòa được đặt ra lần đầu năm 1955, với 5 cấp 17 bậc, căn bản dựa trên hệ thống quân hàm của quân đội Pháp, cũng không có cấp bậc tướng 1 sao, nhưng không đặt ra các cấp bậc tướng 5 sao trở lên. Trong lực lượng cảnh sát, một hệ thống cấp bậc cũng được đặt ra vào năm 1962, tuy nhiên về hình thức và danh xưng khác với hệ thống quân hàm quân đội. Năm 1964, danh xưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa được dùng thay cho danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một hệ thống quân hàm mới được sửa đổi, bổ sung thêm cấp bậc tướng và đô đốc 1 sao và cấp bậc tướng và đô đốc 5 sao, mô phòng theo hệ thống quân hàm quân đội Hoa Kỳ, gồm 5 cấp 19 bậc. Năm 1971, hệ thống quân hàm của được áp dụng thống nhất cho cả lực lượng Cảnh sát. Hệ thống quân hàm này chỉ tồn tại đến năm 1975, khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chấm dứt tồn tại với tư cách là quân đội của một quốc gia.
8,607
798851
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8607
Truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích được người Việt truyền miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì là truyện cổ tích nên chúng thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của người Việt về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng thay cho sự bất công trong xã hội. Những truyện cổ tích Việt Nam được xét vào thể loại hư cấu và khuyết danh, dù một vài câu chuyện có thể là lời giải thích cho một số sự vật, hiện tượng trong đời sống nhưng chúng không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm trù văn hóa Việt Nam. Phân loại. Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm ba loại. Truyện cổ tích về loài vật. Loại truyện cổ tích này thường là truyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng...; và hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con dã tràng, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa... Truyện cổ tích thần kỳ. Dòng truyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội như Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau... Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng). Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt). Truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ. Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cậu bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...); nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc đi kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót...) Đặc trưng của truyện cổ tích. Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp, đề cập và quan tâm trước hết là những nhân vật bất hạnh cho nên chức năng cơ bản của truyện cổ tích là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho những thân phận, phẩm chất của con người. Vì thế qua mỗi câu chuyện cổ tích, nhân dân lao động đều gửi gắm mơ ước về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng. Từ chức năng đó nên đặc trưng sau cơ bản sau của truyện cổ tích : Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm gồm nhiều tập này (trong số đó 2 tập đã được công bố vào năm 1957 và được tái bản vào năm 1961) có tham vọng tập hợp lại phần chính yếu của cổ tích và truyền thuyết Việt-nam cổ truyền; có thể nói công trình này cũng tương đương với những gì Henri Pourra đã hoàn thành về văn hoá dân gian của nước Pháp xưa (Trésor des contes, Nhà xuất bản Gallimard). Nhiều tác giả đương đại, cả Pháp và Việt Nam, đã tự đặt cho mình nhiệm vụ thu thập và phổ biến truyện cổ Việt Nam, nhưng hình như Nguyễn Đổng Chi là người đầu tiên theo đuổi công việc ấy một cách khoa học và hoàn chỉnh hơn cả. Tác phẩm của ông gồm ba phần, mà phần thứ nhất và phần thứ ba là hai công trình nghiên cứu rất bổ ích để hiểu và đánh giá lĩnh vực truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt Nam.
8,611
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8611
Giờ chuẩn Greenwich
Giờ chuẩn Greenwich (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time, thường gọi tắt là GMT nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần Luân Đôn, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0. Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của Mặt Trời, quan sát tại Greenwich, nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Thực tế, chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không thực sự tròn mà theo hình elíp gần tròn, với tốc độ thay đổi trong năm, dẫn đến chênh lệch giờ Mặt Trời trong một năm lên đến 16 phút (có thể tính được theo phương trình thời gian quỹ đạo). Một cách khắc phục là lấy trung bình quanh năm và giờ GMT là giờ Mặt Trời trung bình của năm. Trái Đất tự quay quanh mình cũng không đều, và có xu hướng quay chậm dần vì lực thủy triều của Mặt Trăng. Các đồng hồ nguyên tử cho ta thời gian chính xác hơn sự tự quay của Trái Đất. Ngày 1 tháng 1 năm 1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UTC+1 nhiều quá 0,9 giây. Trong ứng dụng dân dụng, ngay cả Tín hiệu Giờ Greenwich phát từ Vương quốc Anh cũng dùng UTC; tuy nhiên hiện nay nó vẫn hay bị gọi nhầm là GMT. Lịch sử. Tín hiệu đồng hồ được gửi từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich mỗi giờ ba lần bắt đầu từ 26 tháng 12 năm 1924. Với sự lớn mạnh của ngành hàng hải Anh, những người so sánh giờ Mặt Trời của họ với giờ GMT để suy ra kinh độ, giờ GMT bắt đầu được truyền bá trong hàng hải thế giới. Các múi giờ của hàng hải cũng được hình thành dựa trên số giờ hay số "nửa giờ" sớm hơn hay muộn hơn GMT.
8,615
70620829
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8615
Lê Thiết Hùng
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908 – 1986) nhà hoạt động cách mạng, được xem là vị tướng được phong quân hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thiếu thời. Ông tên thật là Lê Văn Nghiệm, tên khác là Lê Trị Hoàn, sinh năm 1908 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, cha là Lê Văn Nghiêm và mẹ là Trần Thị Sáu. Ra nước ngoài từ sớm. Năm 1924, với bí danh Lê Như Vọng, ông tham gia đoàn học sinh sang Thái Lan với Lê Hồng Phong (vốn là anh em con chú bác ruột với ông). Tới Thái Lan, năm sau ông cùng một người nữa được chọn sang Quảng Châu hoạt động. Nguyễn Ái Quốc, lúc đó mang tên Lý Thụy, đã đặt cho ông tên Lê Quốc Vọng, sau là Lê Thiết Hùng Ông vào học ở trường quân sự Hoàng Phố, sau đó theo yêu cầu của tổ chức, năm 1928 gia nhập quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, làm đến quân hàm Đại hiệu tương đương đại tá. Trong thời gian này, ông đã thu thập tin tức tình báo (cùng với ông Hồ Học Lãm) chuyển cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, vận chuyển những va li tài liệu mật, vũ khí trang bị, thậm chí còn tiến hành cả kế hoạch đánh tráo và giải thoát cho tù chính trị thành công. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1931. Ông đã hai lần sang Nhật gặp Kỳ ngoại hầu Cường Để lãnh tụ Việt Nam Quang phục hội vào tháng 11 năm 1931 và từ tháng 11 năm 1932 đến tháng 2 năm 1933. Năm 1940, ông được lệnh về Việt Nam, nhưng đến Tĩnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc) lại được phân công ở lại đây làm đại diện cho Việt Nam Giải phóng Đồng minh hội(sau đổi thành Việt Nam độc lập Đồng minh). Về Việt Nam. Cuối năm 1941, tại Pác Bó (Cao Bằng) Lê Quốc Vọng được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cùng với Lê Quảng Ba lập đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người. Lê Quốc Vọng làm chính trị viên. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy lực lượng vũ trang của Việt Minh giành chính quyền tại Thất Khê, Đồng Đăng, Na Sầm. Chỉ huy quân đội cách mạng. Tham gia Việt Minh, ông là một trong những cán bộ quân sự chủ chốt đầu tiên của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong sắc lệnh số 185 ngày 24 tháng 9 năm 1946 do Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký, ông đã mặc nhiên là Thiếu tướng cho tương xứng với sĩ quan Pháp khi làm việc (khi đó trong Quân đội Quốc gia Việt Nam chưa có ai được phong hàm sĩ quan), được cử giữ chức vụ Tổng Chỉ huy Tiếp phòng quân (đến 20/11/1946, được thay bởi Hoàng Văn Thái ), một bộ phận của Quân đội Quốc gia Việt Nam (Hoàng Hữu Nam là Chính trị viên). Đây chính là lý do ông được xem là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mãi đến ngày 7-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ký Sắc lệnh số 203-SL phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Lê Thiết Hùng. Ngày 20 tháng 11 năm 1946 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam (thay cho ông Nguyễn Sơn). Khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông giữ chức Khu trưởng Chiến khu IV. Ngày 10 tháng 7 năm 1947, ông được điều về công tác ở Bộ Tổng chỉ huy, phụ trách thanh tra Bộ đội Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Sơn thay ông làm Khu trưởng Chiến khu IV. Tháng 1/1948, ông giữ chức Tổng thanh tra quân đội kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam (1948-1954)., Ông có tên trong danh sách 9 thiếu tướng được phong lần đầu tiên năm 1948. Ông từng là Chỉ huy trưởng mặt trận Bắc Cạn và Tuyên Quang, lãnh đạo quân đội chống lại cuộc tấn công đầu tiên của Pháp vào căn cứ Việt Bắc. Sau đó ông làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh (1954-1956), Hiệu trưởng đầu tiên Trường Sĩ quan Pháo binh (1956-1963) kiêm Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng không. Năm 1963 ông chuyển sang làm công tác đối ngoại: được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Triều Tiên đến năm 1970, người thay thế ông là ông Bùi Đình Đổng sau đó làm Phó ban CP 48, tháng 5/1970 làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 18-2-1969 Bùi Đình Đồng làm Đại sứ tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thay Lê Thiết Hùng, ngày 1-8-1970 bổ nhiệm Lê Đông thay Bùi Đình Đồng). Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Gia đình. Trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc, năm 1936, ông lập gia đình với bà Hồ Diệc Lan (1920-1947), con gái nhà cách mạng Hồ Học Lãm. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khi còn rất trẻ và sống ở căn cứ địa cách mạng Trung Quốc vô cùng thiếu thốn, nên nhiễm bệnh phổi. Tháng 6 năm 1946, Hồ Diệc Lan cùng mẹ và em gái là Hồ Mộ La được đại diện Chính phủ Việt Nam đón về nước (ông Hồ Học Lãm đã mất tại Trùng Khánh, Trung Quốc năm 1943). Tháng 10 năm sau, do bệnh tình quá nặng, Hồ Diệc Lan đã qua đời tại quê nội (Nam Đàn, Nghệ An) ở tuổi 27. Hai ông bà chưa có con. Năm 1948, Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kết hôn với nữ bác sĩ quân y Nguyễn Tuyết Mai, sinh năm 1924. Bà Tuyết Mai là cựu nữ sinh Trường Đồng Khánh (Hà Nội), giỏi tiếng Pháp, đã tốt nghiệp khoa Sản Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Trước khi nghỉ hưu, bà là Trưởng ban Quân y của Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng). Người con gái duy nhất của hai ông bà là Lê Mai Hương (sinh năm 1958), cán bộ của PA27 Công an Hà Nội. Ông mất năm 1986 tại Hà Nội, thọ 78 tuổi và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Để vinh danh ông, UBND TP Vinh (tỉnh Nghệ An) lấy tên ông đặt tên cho một con đường tại phường Bến Thủy.
8,616
68912012
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8616
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (tên thông dụng là ISO, phiên âm tiếng Anh: /ˈaɪsoʊ/) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Genève, Thụy Sĩ. Tính đến năm 2018, ISO có "161 thành viên quốc gia" (national standards bodies). Trong khi ISO xác định mình như là một tổ chức phi chính phủ (NGO), khả năng của tổ chức này trong việc thiết lập các tiêu chuẩn - thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia - làm cho nó có nhiều sức mạnh hơn phần lớn các tổ chức phi chính phủ khác, và trên thực tế tổ chức này hoạt động như một consortium với sự liên kết chặt chẽ với các chính phủ. Những người tham dự bao gồm một tổ chức tiêu chuẩn từ mỗi quốc gia thành viên và các tập đoàn lớn. ISO hợp tác chặt chẽ với Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission, viết tắt IEC), là tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa các thiết bị điện. Tên gọi. Tổ chức này thông thường được nhắc tới một cách đơn giản là ISO. Điều này hay dẫn đến sự hiểu lầm rằng ISO là "International Standards Organization", hay là một điều gì đó tương tự. ISO không phải là từ viết tắt, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "isos", có nghĩa là tương đương. Trong tiếng Anh tên gọi của nó là "International Organization for Standardization", trong khi trong tiếng Pháp nó được gọi là "Organisation Internationale de Normalisation"; để sử dụng từ viết tắt được tạo ra bởi các từ viết tắt khác nhau trong tiếng Anh (IOS) và tiếng Pháp (OIN), những người sáng lập ra tổ chức này đã chọn ISO làm dạng viết ngắn gọn chung cho tên gọi của nó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ISO cũng xác định mình như là "International Organization for Standardization" trong các báo cáo của họ. Ngôn ngữ. Ngôn ngữ của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế gồm có 3 ngôn ngữ chính là: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Tiêu chuẩn Quốc tế và những xuất bản khác. Sản phẩm chính của ISO là các Tiêu chuẩn Quốc tế, nhưng ISO cũng tạo ra các Báo cáo Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật Công bố Rộng rãi, Bản Sửa lỗi Kỹ thuật, và Hướng dẫn Sử dụng. Các tiêu chuẩn ISO là các số, và có định dạng trong đó chứa "ISO[/IEC] [IS] nnnnn[:yyyy]: Tiêu đề" trong đó "nnnnn" là số tiêu chuẩn, "yyyy" là năm công bố, và "Tiêu đề" miêu tả đối tượng điều chỉnh. IEC sẽ chỉ được kèm vào nếu tiêu chuẩn là kết quả từ các công việc của JTC1. Ngày và IS sẽ luôn luôn bị loại bỏ trong tiêu chuẩn chưa hoàn thiện hay chưa công bố, và cả hai có thể (trong những tình huống nhất định) bị loại bỏ trong tiêu đề của công trình đã công bố. Ngoài việc đưa ra các tiêu chuẩn, ISO cũng tạo ra các báo cáo kỹ thuật cho các tài liệu mà chúng không thể hay không có khả năng trở thành các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn các tham chiếu, giải thích v.v. Các quy ước đặt tên cho chúng là giống với việc đặt tên cho các tiêu chuẩn với ngoại lệ là chúng có cụm từ TR thế vào chỗ của cụm từ IS trong tên gọi của tiêu chuẩn. Ví dụ: Cuối cùng, ISO thỉnh thoảng cũng ấn hành các Đính chính kỹ thuật. Các đính chính này là các sửa đổi đối với các tiêu chuẩn hiện hành vì các lỗi kỹ thuật nhỏ phát sinh hay là sự hoàn thiện đối với khả năng sử dụng, hay đối với việc mở rộng khả năng áp dụng trong một giới hạn nào đó. Nói chung, các sửa lỗi này được ấn hành với dự tính là các tiêu chuẩn chịu ảnh hưởng sẽ được cập nhật hay được bỏ đi trong lần xem xét kế tiếp. Bản quyền của các tài liệu ISO. Các tài liệu ISO là có bản quyền và ISO tính phí cho việc sao chép của phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên ISO không tính phí trong phần lớn các bản sao chép các dự thảo của các tài liệu ở dạng điện tử. Mặc dù có ích, cần phải cẩn thận khi sử dụng các bản dự thảo này vì ở đây có thể có những thay đổi quan trọng trước khi nó trở thành hoàn thiện như là một tiêu chuẩn. Những vấn đề trong thập niên 1990. Trong những năm thập niên 1990, ISO có tiếng là chậm chạp, quan liêu và không nhạy cảm đối với những phản ứng từ cả những người chu cấp tài chính và khách hàng của họ. Một dự án có vấn đề là dự án "Open Systems Interconnect" (Các hệ thống tương kết mở) khá lớn, với cố gắng phát triển một tiêu chuẩn mạng máy tính duy nhất, nhưng cuối cùng đã thất bại năm 1996 sau khi sa vào vũng lầy trong các vấn đề về khả năng liên kết hoạt động và các cãi vã giữa các nhà cung cấp tài chính. Sự chú ý sau đó chuyển hướng sang dự án trên cơ sở tình nguyện, quy trình mở và phi lợi nhuận là "Internet Engineering Task Force" (IETF), nó phát triển các tiêu chuẩn cần thiết cho Internet hoạt động. Khi IETF trở thành quá chậm, các nhà cung cấp tài chính bắt đầu cấp vốn cho các côngxoocxiom có định hướng và nhanh nhạy hơn như W3C, một tổ chức mở và phi lợi nhuận khác được lãnh đạo bởi người phát minh ra World Wide Web là Tim Berners-Lee. Kể từ đó, ISO đã thực hiện những cải tổ vừa phải nhằm giảm thời gian cần thiết để công bố các tiêu chuẩn mới. Các tiêu chuẩn quốc tế của ISO trong mọi phương diện đều không ràng buộc với bất kỳ quốc gia hay ngành công nghiệp nào, nó đơn thuần chỉ với tư cách là các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cho phép trong một số tình huống thì một số tiêu chuẩn nào đó có thể mâu thuẫn với các yêu cầu và dự tính xã hội, văn hóa hay pháp lý. Nó cũng phản ánh một thực tế là các chuyên gia trong nước và quốc tế chịu trách nhiệm tạo ra các tiêu chuẩn này không phải lúc nào cũng đồng ý và không phải mọi đề xuất đều có thể trở thành tiêu chuẩn bởi sự biểu quyết nhất trí hoàn toàn. Các quốc gia riêng biệt và các tổ chức tiêu chuẩn của họ vẫn là người phân xử cuối cùng. Những sản phẩm được đặt tên theo ISO. Một thực tế là rất nhiều tiêu chuẩn của ISO là phổ biến đã dẫn đến việc sử dụng phổ biến của "ISO" để miêu tả các sản phẩm thực tế mà nó phù hợp với tiêu chuẩn. Một số ví dụ là: Ủy ban kỹ thuật chung ISO/IEC số 1. Để giải quyết các hậu quả của sự chồng lấn thực tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và các công việc liên quan tới công nghệ thông tin, ISO và IEC đã thành lập Ủy ban kỹ thuật chung, được biết đến như là ISO/IEC JTC1. Nó là ủy ban loại như vậy đầu tiên và cho đến nay vẫn là duy nhất. Sự ủy nhiệm chính thức của ủy ban này là: Phát triển, duy trì, khuyến khích và thuận tiện hóa các tiêu chuẩn IT được yêu cầu bởi các thị trường toàn cầu để phù hợp với các nhu cầu kinh doanh và người dùng bao gồm: Hiện tại có 18 tiểu ban (SC): Tư cách thành viên trong ISO/IEC JTC1 được hạn chế giống như tư cách thành viên trong cả hai tổ chức sinh ra tổ chức này. Thành viên có thể là chính thức (P) hay quan sát (O) và khác biệt chủ yếu là khả năng biểu quyết về các tiêu chuẩn được đề xuất và các sản phẩm khác. Không có yêu cầu đối với bất kỳ thành viên nào trong việc duy trì hai (hay bất kỳ) địa vị nào trong tất cả các tiểu ban. Mặc dù hiếm, các tiểu ban có thể được thành lập để giải quyết các tình huống mới (SC 37 mới được chuẩn y năm 2004) hay giải tán nếu như các việc không còn thích hợp nữa.
8,617
126582
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8617
ISO (định hướng)
ISO có thể là:
8,621
81022
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8621
Tập
Tập có thể có các nghĩa sau:
8,624
69868555
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8624
Tập tin
Tập tin (viết tắt cho tập thông tin, còn được gọi là tệp, tệp tin) là một tập hợp của thông tin được đặt tên. Thông thường thì các tập tin này chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD cũng như là các loại chip điện tử dùng kĩ thuật flash có thể thấy trong các ổ nhớ có giao diện USB. Nói cách khác, tập tin là một dãy các bit có tên và được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số. Thuộc tính. Những đặc tính và giới hạn của tập tin gọi là thuộc tính của tập tin. Các loại thuộc tính. Tùy theo hệ thống tập tin mà các thuộc tính này có thể khác nhau. Ví dụ các thuộc tính trên hệ thống tập tin FAT bao gồm: Ngoài ra, còn rất nhiều thuộc tính khác của các tập tin mà tùy theo hệ điều hành sẽ được định nghĩa thêm vào. Ví dụ đối với hệ điều hành Linux các tập tin có thể có thêm các thuộc tính như các quyền sử dụng tập tin, đặc điểm của tập tin, và thông tin về các loại tập tin như là các loại tập tin liên kết mềm, các socket, các pipe... Lưu ý: Các thuộc tính của một tập tin thường không ảnh hưởng đến nội dung thông tin của tập tin đó nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng và việc sử dụng tập tin. Ví dụ các tập tin không có thuộc tính cho phép thi hành thì không thể xem là một phần mềm khả thi được mặc dù nội dung của nó có thể chỉ chứa các chỉ thị máy tính. Cách để làm tập tin trở nên khả thi là thay đổi thuộc tính khả thi của nó hay là phải thay đổi phần đuôi của tên tập tin (như là trường hợp của hệ điều hành Windows - DOS) Định dạng. Cấu trúc của một tập tin định nghĩa cách thức mà tập tin đó được chứa, được thực thi, và thể hiện trên các thiết bị (như màn hình hay máy in) gọi là định dạng của tập tin. Định dạng này có thể đơn giản hay phức tạp. Định dạng của tập tin phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất bao gồm: Các ví dụ về cấu trúc bit trong nội dung thông tin của tập tin. Ví dụ về cấu trúc bit của tập tin ASCII. Trong hình trên là hai tập tin văn bản dạng đơn giản dùng mã ASCII. Tập tin "hoso.txt" là tập tin soạn ra bằng lệnh codice_2 của hệ điều hành Windows. Tập tin thứ nhì, "hoso2.txt", lại được soạn thảo bằng lệnh codice_3 trong hệ điều hành Linux. Hãy lưu ý quy ước xuống hàng của tập tin trong Windows sẽ bao gồm hai byte: dấu CR ("cariage return") có giá trị ASCII là 0x0D và dấu LF ("line feed") có giá trị 0x0A; trong khi đó, Linux chỉ cần dấu LF là đủ. Điều này cho thấy sự khác nhau về định dạng. Ví dụ về cấu trúc bit của tập tin hình ảnh. Best florentino , ngộ không
8,646
376370
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8646
Củng điểm quỹ đạo
Trong thiên văn học, một củng điểm quỹ đạo, gọi ngắn gọn là củng điểm (拱點) còn được một số từ điển viết là cùng điểm quỹ đạo, là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, có khoảng cách đến khối tâm của hệ hai thiên thể đạt cực trị. Nếu khoảng cách đạt cực tiểu, điểm này còn được gọi là cận điểm quỹ đạo. Nếu khoảng cách đạt cực đại, điểm này còn được gọi là viễn điểm quỹ đạo. Tên riêng các củng điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể: Đoạn thẳng nối cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo là trục lớn quỹ đạo, cũng được gọi với tên "củng tuyến", "đường cận viễn". Do tác động gây nhiễu của các hành tinh nên trục lớn quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời bị xoay chậm theo thời gian (sự chuyển động xoay của điểm cận nhật). Cận điểm quỹ đạo. Trong thiên văn học, một cận điểm quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, nằm gần khối tâm của hệ hai thiên thể nhất. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có khối lượng áp đảo và nằm gần trùng với khối tâm của hệ, nên các hành tinh hay các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời khi đến cận điểm quỹ đạo cũng là điểm nằm gần Mặt Trời nhất. Do đó, điểm này còn được gọi là điểm cận nhật. Tương tự, đối với vệ tinh bay quanh Trái Đất, điểm này gọi là điểm cận địa. Cận điểm quỹ đạo được định nghĩa cho cả ba kiểu quỹ đạo: quỹ đạo elíp, quỹ đạo parabol và quỹ đạo hyperbol. Khi thiên thể chuyển động lại gần cận điểm quỹ đạo, tốc độ chuyển động tăng dần. Lý do là mômen động lượng của hệ thiên thể được bảo toàn; khi thiên thể lại gần khối tâm của hệ, mômen quán tính giảm, để bảo toàn mômen động lượng, tốc độ góc của thiên thể phải tăng. Đây cũng là nội dung của một định luật Kepler. Tốc độ này đạt cực đại tại cận điểm quỹ đạo: với: μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, "M", và hằng số hấp dẫn, "G": Khoảng cách từ cận điểm quỹ đạo đến khối tâm của hệ, "r""c", là: Các công thức trên đúng cho cả ba kiểu quỹ đạo. Với quỹ đạo elíp. Cận điểm quỹ đạo liên hệ với viễn điểm quỹ đạo qua: với: Các trường hợp riêng. Tên riêng của các cận điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể Điểm cận nhật. Trong hệ Mặt Trời, điểm cận nhật là điểm trên quỹ đạo chuyển động của vật thể quanh Mặt Trời, khi nó ở gần Mặt Trời nhất, ngược lại điểm xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật. Hai điểm cận nhật và viễn nhật tạo nên trục lớn quỹ đạo. Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời tại điểm cận nhật là "a"(1-"e"), trong đó a là bán trục lớn, "e" là tâm sai (xem thêm bán trục lớn). Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời ở điểm viễn nhật là "a"(1+"e"). Các vật thể chuyển động quanh Mặt Trời với tâm sai càng lớn thì khác biệt giữa các giá trị giữa điểm cận nhật và viễn nhật càng cao. Ví dụ, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 0,98 AU, ở điểm viễn nhật là 1,02 AU, trong khi đó, quỹ đạo Sao Diêm Vương có tâm sai lớn, và khoảng cách giữa Sao Diêm Vương và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 29,66 AU, ở điểm viễn nhật là 49,30 AU. Khoảnh khắc thời gian, khi vật thể đi ngang qua điểm cận nhật trên quỹ đạo của mình là "thời điểm đi ngang điểm cận nhật". Ví dụ Trái Đất đi ngang điểm cận nhật vào đầu tháng một hàng năm. Do tác động gây nhiễu của các hành tinh nên trục lớn quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời bị xoay chậm theo thời gian (sự tiến động điểm cận nhật). Viễn điểm quỹ đạo. Trong thiên văn học, một viễn điểm quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, nằm xa khối tâm của hệ hai thiên thể nhất. Viễn điểm quỹ đạo không tồn tại đối với quỹ đạo hyperbol hay quỹ đạo parabol vì thiên thể có thể đi ra xa vô cùng trong hai kiểu quỹ đạo này. Nó chỉ tồn tại với quỹ đạo elíp. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có khối lượng áp đảo và nằm gần trùng với khối tâm của hệ, nên các hành tinh hay các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời khi đến viễn điểm quỹ đạo cũng là điểm nằm xa Mặt Trời nhất. Do đó, điểm này còn được gọi là điểm viễn nhật. Tương tự, đối với các vệ tinh bay quanh Trái Đất, điểm này còn được gọi là điểm viễn địa. Khi thiên thể chuyển động lại gần viễn điểm quỹ đạo, tốc độ chuyển động giảm dần. Lý do là mômen động lượng của hệ thiên thể được bảo toàn; khi thiên thể ra xa khối tâm của hệ, mômen quán tính tăng, để bảo toàn mômen động lượng, tốc độ góc của thiên thể phải giảm. Đây cũng là nội dung của một định luật Kepler. Tốc độ này đạt cực tiểu tại viễn điểm quỹ đạo: với: μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, "M", và hằng số hấp dẫn, "G": Khoảng cách từ viễn điểm quỹ đạo đến khối tâm của hệ, "r""v", là: Viễn điểm quỹ đạo liên hệ với cận điểm quỹ đạo qua: với: Các trường hợp riêng. Tên riêng của các viễn điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể Thời điểm. Những ngày tháng và thời gian của điểm cận nhật và điểm viễn nhật trong vài năm qua và trong tương lai được liệt kê trong bảng dưới đây:
8,668
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8668
Martin Luther King
Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo. King dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (1955-1956), và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (1957), trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng "Tôi có một giấc mơ" ("I have a dream") trước hàng ngàn người tụ tập về đây. Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền, và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, King là nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để nhận Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, và các phương tiện bất bạo động khác. Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống. Đến năm 1986, ngày Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ. Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội. Xuất thân. King sinh ra tại Alanta, Georgia, là con trai của Mục sư Martin Luther King, Sr. và vợ, Alberta Williams King. Lúc đầu tên của King và cha là "Michael King", sau khi gia đình đến thăm nước Đức trong chuyến du lịch châu Âu năm 1934, ông bố quyết định đổi tên cả hai người thành Martin nhằm vinh danh nhà cải cách người Đức thế kỷ XVI Martin Luther. King có một chị gái, Willie Christine (sinh năm 1927), và em trai Alfred Daniel (1930 – 1969). Từ khi còn bé, King đã sớm bộc lộ năng khiếu trong thuật hùng biện. King từng đoạt giải Elks với một bài diễn thuyết về chủ đề Người da đen và Hiến pháp. Khi đang học năm thứ hai tại Morehouse, King về hạng nhì trong Cuộc thi Hùng biện Webb. Những bài diễn từ của King chịu ảnh hưởng từ những bài thuyết giáo mỗi chủ nhật của cha đã thấm sâu vào ký ức ông. Mười lăm tuổi, King vào Đại học Morehouse (dành riêng cho người da đen) sau khi học nhảy lớp ở bậc trung học (từ lớp 9 lên lớp 12). Năm 1948, King tốt nghiệp với văn bằng cử nhân chuyên ngành xã hội học, rồi đến Chester, Pennsylvania để theo học tại Chủng viện Thần học Crozer và tốt nghiệp với học vị Cử nhân Thần học ("Bachelor of Divinity") năm 1951. Tháng 9 năm 1951, King bắt đầu nghiên cứu môn thần học hệ thống tại Đại học Boston, và nhận học vị Tiến sĩ ngày 5 tháng 6 năm 1955. Năm 1954, ở tuổi 25, King được mời làm quản nhiệm Nhà thờ Baptist Đại lộ Dexter ở Montgomery, Alabama. Tranh đấu chống nạn phân biệt chủng tộc. Khi Tu chính án thứ Mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1865, tất cả nô lệ da đen được tự do. Trong thời kỳ Tái thiết, người Mỹ gốc Phi ở miền Nam giành được quyền bầu cử và nắm giữ các chức vụ công, cũng như hưởng được một số quyền dân sự mà trước đây họ bị khước từ. Thế nhưng, khi Thời kỳ Tái thiết chấm dứt vào năm 1877, giới chủ đất miền Nam áp đặt một thể chế mới nhằm tước bỏ quyền công dân của người da đen và theo đuổi chủ trương phân biệt chủng tộc, từ đó bùng phát làn sóng khủng bố và áp bức, thể hiện qua các hình thức như xử tử bởi đám đông bạo hành mà không cần xét xử ("lynching") và bạo hành trong đêm. Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 ở Hoa Kỳ, các luật lệ kỳ thị và các cuộc bạo hành chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Phi bắt đầu nở rộ. Giới cầm quyền được bầu cử, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng bởi công dân da trắng khởi sự ban hành hoặc đỡ đầu các biện pháp kỳ thị, nhất là ở các tiểu bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Georgia, Florida, Nam Carolina, Bắc Carolina, Virginia, Arkansas, Tennessee, Oklahoma và Kansas. Có bốn đạo luật kỳ thị hoặc cho phép kỳ thị chống lại người Mỹ gốc Phi được tán thành bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vụ án "Plessy v. Ferguson" năm 1896 – cho phép chính quyền địa phương áp chế hoặc tước bỏ quyền bầu cử của người da đen tại các tiểu bang, khước từ các quyền của người da đen, công nhận việc phân biệt đối xử với người da đen tại các cơ sở giáo dục công lập, bệnh viện, giao thông và tuyển dụng việc làm, bao che các hành vi bạo lực cá nhân hay tập thể nhắm vào người da đen. Mặc dù sự kỳ thị hiện hữu trên toàn quốc, hệ thống phân biệt chủng tộc trong các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, xã hội và các chuỗi bạo động chống lại người Mỹ gốc Phi ở các tiểu bang miền nam được biết đến nhiều nhất dưới tên "Đạo luật Jim Crow". Luật Jim Crow công khai xác nhận sự phân biệt chủng tộc ở các trường công, cấm hoặc hạn chế người da đen vào nhiều khu vực công cộng như quán ăn, trường học, công viên và khách sạn; phủ nhận quyền của phần lớn người da đen được đi bầu cử bằng việc đánh các loại thuế thân và thực hiện các cuộc kiểm tra tình trạng biết đọc biết viết một cách tùy tiện. Cho tới đầu thập niên 1960, người da đen ở Mỹ vẫn tiếp tục phải chịu đựng các luật lệ này. Năm 1954, King nhận chức mục sư ("pastor") Nhà thờ Baptist đại lộ Dexter, tại Montgomery, Alabama. Giáo đoàn qui tụ giới giàu có, trí thức và những người có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, nên khi bùng nổ cao trào tẩy chay xe buýt - đột ngột khởi phát sau khi một phụ nữ da đen, Rosa Parks, bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo quy định của "Luật Jim Crow" – King được xem là một trong số những người thủ lĩnh giữ vai trò lãnh đạo cuộc tẩy chay. Ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của King bị đánh bom, một đám đông giận dữ tụ tập trên con đường trước ngôi nhà, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, đá và chai lọ. Song King nói với họ, Cuộc tẩy chay kéo dài 385 ngày. Trong khi cuộc tẩy chay đang tiến triển, King bị bắt giam cho đến khi phán quyết của Tòa án Liên bang cấp Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở Montgomery. Sau cuộc tẩy chay, King tích cực hoạt động cho kế hoạch thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (SCLC) năm 1957, với mục đích thiết lập một bộ khung cho tiến trình kiến tạo một thẩm quyền tinh thần, cũng như tổ chức mạng lưới các nhà thờ của người da đen vào Phong trào Phản kháng Bất bạo động nhằm tranh đấu cho sự bình đẳng trong quyền dân sự. King tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình trong tổ chức này cho đến khi ông mất. Nguyên tắc bất bạo động của Hiệp hội bị chỉ trích bởi những người trẻ tuổi cực đoan và bị thách thức bởi Ủy ban Hợp tác Bất bạo động Sinh viên (SNCC), lúc ấy dưới quyền lãnh đạo của James Foreman. Thành viên của SCLC phần lớn đến từ những cộng đồng da đen có liên hệ với các nhà thờ Baptist. King theo đuổi triết lý bất phục tùng dân sự theo phương pháp bất bạo động được sử dụng thành công tại Ấn Độ bởi Mohandas Gandhi, ông ứng dụng triết lý này vào các cuộc phảng kháng được tổ chức bởi SCLC. King nhận ra rằng các cuộc phản kháng bất bạo động có tổ chức nhằm chống lại hệ thống kỳ thị tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, được biết với tên "Luật Jim Crow", sẽ thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông. Họ sẽ tìm đến để tường thuật cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng và quyền bầu cử cho người da đen. Thật vậy, những bài viết trên các mặt báo cùng những thước phim được chiếu trên truyền hình về cuộc sống thường nhật của người da đen miền Nam, đầy ắp sỉ nhục và luôn bị tước đoạt, cũng như tình trạng bạo động cùng những hành vi quấy nhiễu và ngược đãi do người kỳ thị gây ra cho người biểu tình, dấy lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa rộng khắp, là nhân tố quyết định đem Phong trào Dân quyền Mỹ vào điểm tập chú của công luận để trở thành một trong những điểm nóng của nền chính trị Hoa Kỳ trong những năm đầu của thập niên 1960. King tổ chức và dẫn đầu các cuộc biểu tình tranh đấu cho người da đen quyền bầu cử, quyền được đối xử bình đẳng và các quyền dân sự căn bản khác. Những quyền này đã được ghi trong luật pháp Hoa Kỳ khi Luật về Quyền Dân sự được thông qua năm 1964 và Luật về Quyền Bầu cử được thông qua năm 1965. Không chỉ với người da đen, King cũng vận động hỗ trợ cho người da đỏ bản địa. Tiến sĩ King đã thực hiện các chuyến đi đến Arizona để thăm người Mỹ bản địa, và tại các nhà thờ, ông khuyến khích họ tham gia vào Phong trào Dân quyền. Ông từng tuyên bố: Do có những quyết định chính xác khi chọn phương pháp và địa điểm để tổ chức các cuộc phản kháng cùng chiến lược phối hợp tốt, King và SCLC đã ứng dụng thành công các nguyên tắc bất bạo động. Tuy nhiên, đôi khi các cuộc đối đầu lại biến thành những vụ bạo động như những diễn biến xảy ra cho phong trào phản kháng tại Albany từ năm 1961 đến 1962, khi sự chia rẽ bên trong cộng đồng người da đen cùng đối sách cứng rắn và khôn khéo của chính quyền địa phương đã vô hiệu hóa mọi nỗ lực từ phong trào. Điều tương tự cũng xảy ra cho phong trào tại Birmingham vào mùa hè năm 1963, và tại St. Augustine, Florida năm 1964. Tuần hành đến Washington. King, đại diện cho SCLC, có mặt trong số các nhà lãnh đạo đến từ các tổ chức khác nhau giúp tổ chức cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do năm 1963. Tại đây, họ đưa ra những thỉnh cầu như chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc tại trường công, ban hành các đạo luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt màu da trong tuyển dụng, bảo vệ người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo hành của cảnh sát cũng như ấn định mức lương tối thiểu, và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia, khi ấy đang ở dưới quyền cai trị của một uỷ ban của Quốc hội. Cuộc tuần hành là một thành công vang dội. Hơn 250.000 người thuộc các sắc tộc khác nhau đến tham dự, đám đông trải dài từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln đến National Mall và bao kín bờ hồ sóng sánh nước. Cho đến khi ấy, đây là cuộc tụ tập lớn nhất trong suốt lịch sử của thành phố Washington, D.C. Tại đây, King đã dẫn dắt đám đông lên đến các cung bậc cao của cảm xúc khi ông đọc bài diễn văn Tôi có một giấc mơ ("I Have a Dream"). Cùng với bài Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Abraham Lincoln, "Tôi có một giấc mơ" được xem là một trong những diễn từ được yêu thích nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông nói, Bài diễn văn đã đi vào lịch sử và làm tên tuổi của King được biết đến trên toàn thế giới. Suốt những năm tháng đấu tranh, King thường xuyên viết và đi khắp nơi để diễn thuyết, dựa trên kinh nghiệm lâu dài của một nhà thuyết giáo. "Thư viết từ Nhà tù Birmingham" năm 1963 là bản tuyên ngôn cảm động về sứ mạng của ông đấu tranh cho sự công chính. Ngày 14 tháng 10 năm 1964, King trở thành nhân vật trẻ tuổi nhất được trao Giải Nobel Hoà bình. Ông được chọn vì những thành quả trong nỗ lực lãnh đạo phong trào phản kháng với mục tiêu đấu tranh nhằm chấm dứt các định kiến về chủng tộc tại Hoa Kỳ. King và SCLC, với sự hợp tác của SNCC, tổ chức một cuộc diễu hành từ Selma đến thủ phủ Montgomery vào ngày 25 tháng 3 năm 1965. Một nỗ lực trước đó vào ngày 7 tháng 3 đã thất bại khi bùng nổ bạo động giữa đám đông và cảnh sát với những người biểu tình. Ngày ấy được gọi là ngày Chủ nhật đẫm máu. Chủ nhật đẫm máu là ngả rẽ quan trọng trong nỗ lực giành sự ủng hộ của công chúng cho Phong trào Dân quyền. Sau lần hội kiến với Tổng thống Lyndon B. Johnson, King muốn dời cuộc diễu hành đến ngày 8 tháng 3, nhưng nó vẫn được tiến hành mà không có ông. Những đoạn phim ghi lại hình ảnh cảnh sát đánh đập tàn bạo người biểu tình đã được phát sóng toàn quốc, giúp dấy lên sự phẫn nộ của công chúng. Cuối cùng, cuộc diễu hành được ấn định vào ngày 25 tháng 3 với sự đồng ý và ủng hộ của Tổng thống Johnson, từ cuộc diễu hành này mà Willie Ricks đã ghi dấu thuật ngữ "Sức mạnh Da đen" ("Black Power") trong lòng công chúng. Những thách thức khác. Từ năm 1965, King bắt đầu bày tỏ sự nghi ngờ của mình về vai trò của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Ngày 4 tháng 4 năm 1967 – một năm trước khi mất – King phê phán mạnh mẽ vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến. Ông cho rằng cuộc chiến đã làm suy yếu phong trào đấu tranh cho dân quyền và phá hoại các chương trình xã hội trong nước. King cũng nói về sự cần thiết phải có thay đổi tận gốc rễ đời sống kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ. Càng đến gần những ngày cuối của đời mình, ông càng bày tỏ nhiều hơn quan điểm chống chiến tranh và mong ước được nhìn thấy các nguồn tài nguyên được tái phân phối sao cho giảm thiểu sự bất công trong các lĩnh vực kinh tế và chủng tộc. Năm 1968, King và SCLC tổ chức "Chiến dịch cho Dân nghèo" với mục tiêu trình bày các vấn đề về công bằng trong kinh tế. Chiến dịch được đẩy lên cao điểm trong một cuộc diễu hành tại Washington, D.C., đòi hỏi trợ giúp về kinh tế cho các cộng đồng nghèo nhất tại Hoa Kỳ. Ngày 3 tháng 4 năm 1968 khi nói chuyện với một đám đông đang phấn chấn, lời của King như một lời tiên tri: Nhiều người tin rằng, đêm hôm đó, King đã đọc điếu văn cho chính mình. Ám sát. King bị ám sát vào chiều tối hôm sau, ngày 4 tháng 4 năm 1968, vào lúc 6 giờ 01 phút, khi ông đang đứng trên ban công của khách sạn Lorraine tại Memphis, Tennessee, sắp sửa rời khách sạn để dẫn đầu một cuộc tuần hành ủng hộ liên đoàn công nhân vệ sinh của người da đen tại Memphis. Vài người bạn đang ở bên trong, nghe tiếng súng vội chạy ra ban công để thấy King đã bị bắn vào hàm. Jesse Jackson, có mặt vào lúc ấy, thuật lại rằng, King nói lời sau cùng với Ben Branch, một nhạc sĩ được sắp xếp trình diễn trong đêm ấy: "Này Ben, hãy hứa với tôi là đêm nay anh sẽ chơi bài Take My Hand, Precious Lord, và phải chơi thật hay đấy nhé." Sau cuộc giải phẫu, Bệnh viện St. Joseph tuyên bố King từ trần lúc 7giờ 5 phút tối cùng ngày. Ngay sau khi King bị ám sát đã bùng nổ những cuộc bạo động lan rộng trên hơn 100 thành phố trên khắp nước Mỹ. Ngày 7 tháng 4, Tổng thống Johnson công bố một ngày quốc tang để bày tỏ sự tiếc thương cho cái chết của nhà lãnh đạo phong trào dân quyền. Ba trăm ngàn người đã tìm đến để tham dự tang lễ của ông. Theo yêu cầu của bà King, bài thuyết giáo cuối cùng của King tại Nhà thờ Baptist Ebenezer vào ngày 4 tháng 1 năm 1968 được phát lại trong lễ tang. Trong đó, King yêu cầu đừng nhắc đến các giải thưởng mà ông được trao, nhưng hãy nói với mọi người rằng ông đã nỗ lực "cho người đói ăn", "mặc áo cho người trần truồng", "hành xử đúng đắn trong vấn đề chiến tranh Việt Nam", cũng như "yêu thương và phục vụ nhân loại". Bạn thân của King, Mahalia Jackson thể hiện ca khúc ông yêu thích "Take My Hand, Precious Lord". Theo người viết tiểu sử King, Taylor Branch, cuộc giải phẫu tử thi cho thấy dù chỉ mới ba mươi chín tuổi, quả tim của King đã già cỗi như của người sáu mươi, một chứng cứ về mười ba năm căng thẳng trong cuộc đời của người đã cung hiến mình cho cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho các sắc dân thiểu số ở nước Mỹ. Hai tháng sau, James Earl Ray bị bắt tại Phi trường Heathrow Luân Đôn khi đang tìm cách ra khỏi nước Anh với hộ chiếu giả. Ray bị giải giao về Tennessee, và bị kết án ám sát King. Ngày 10 tháng 3 năm 1969, Ray nhận tội, nhưng ba ngày sau lại phản cung. Theo lời khuyên của luật sư, Ray nhận tội nhằm tránh án tử hình, và lãnh án 99 năm tù. Ngày 10 tháng 6 năm 1977, một thời gian ngắn sau khi làm chứng trước Ủy ban Hạ viện về các vụ ám sát, Ray cho biết mình không bắn King, Ray và 6 tù nhân khác trốn khỏi Nhà tù Tiểu bang Núi Brushy, Tennessee. Song, ngày 13 tháng 6, họ bị bắt và bị đem trở lại nhà tù. Di sản. Sau khi chết, danh tiếng của King càng tăng cao, trở nên một trong những tên tuổi được kính trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, và nhiều người bắt đầu ví sánh ông với Abraham Lincoln; theo nhận xét của họ, cả hai đều là những nhà lãnh đạo có công thúc đẩy sự tiến bộ về nhân quyền nhằm chống lại tình trạng nghèo khổ tại một quốc gia đang bị phân hoá vì chính vấn nạn này – và vì vậy, cả hai đều bị ám sát. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Gerald Priestland của đài BBC vào tháng 11 năm 1968, King nói, "Tất cả những gì tôi làm cho phong trào dân quyền tôi xem đó là một phần của mục vụ, bởi vì tôi nghĩ rằng Phúc âm luôn quan tâm đến con người cách toàn diện, không chỉ linh hồn, nhưng cả thể xác và điều kiện sinh sống..." Elizabeth Hardwick nhận xét, "Hiếm có trường hợp nào khi lòng mộ đạo và chính trị kết hợp với nhau cách tự nhiên và đầy cảm động như trường hợp của King. Hoạt động chính trị của ông thật ra là một sứ mệnh truyền giáo." Sau cái chết của King, Coretta Scott King tiếp bước chồng để trở thành nhà hoạt động đấu tranh cho dân quyền và công bằng xã hội. Trong năm Martin Luther King bị ám sát, Bà King thiết lập Trung tâm King nhằm mục đích bảo tồn các di sản của ông và cổ xuý tinh thần bất bạo động trong đấu tranh cũng như lòng khoan dung trên toàn thế giới. Năm 1980, ngôi nhà thời thơ ấu của King ở Atlanta cùng các tòa nhà lân cận được công bố là Di tích Lịch sử Quốc gia Martin Luther King, Jr. Ngày 2 tháng 11 năm 1983, tại Vườn Hồng Nhà Trắng, tổng thống Ronald Reagan ký sắc lệnh thiết lập ngày lễ liên bang tôn vinh King. Ngày lễ Martin Luther King được cử hành lần đầu tiên ngày 20 tháng 1 năm 1986, vào ngày thứ Hai thứ ba của tháng 1 mỗi năm; như vậy ngày lễ sẽ là những ngày kế cận với ngày sinh của King (15 tháng 2). Ngày 17 tháng 1 năm 2000, lần đầu tiên Ngày lễ Martin Luther King được tổ chức trên toàn thể 50 tiểu bang của nước Mỹ. Năm 1998, Hội Ái hữu Alpha Phi Alpha được sự ủy thác của Quốc hội Hoa Kỳ thành lập tổ chức gây quỹ thiết kế Đài Tưởng niệm Quốc gia Martin Luther King. King là thành viên danh tiếng của Hội Ái hữu Alpha Phi Alpha (ΑΦΑ), đây là hội ái hữu liên đại học đầu tiên của người Mỹ gốc Phi được đặt tên theo bảng chữ cái Hi văn. King sẽ là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được lập đài tưởng niệm trong khu vực thuộc công viên quốc gia National Mall, và là nhân vật thứ hai không phải là tổng thống Hoa Kỳ được vinh danh theo cách này. King là một trong mười thánh tử đạo thế kỷ XX được tạc tượng trên "Great West Door" của Tu viện Westminster tại Luân Đôn. Ngoài Giải Nobel Hòa bình năm 1964 và Giải Pacem in Terris năm 1965, King được Ủy ban Do Thái Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Tự do Mỹ vì những đóng góp đặc biệt "cho sự thăng tiến các nguyên tắc tự do của con người". Đến năm 2006, có hơn 730 thành phố trên khắp nước Mỹ đặt tên ông cho những đường phố của họ. Năm 1986, Quận King, tiểu bang Washington được đặt tên để vinh danh ông. Trung tâm hành chính thủ phủ Harrisburg của tiểu bang Pennsylvania là tòa thị chính duy nhất của Hoa Kỳ mang tên ông. Để tưởng nhớ King, một con đường ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên ông. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống. Năm 1978, ông được trao Giải Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Theo một cuộc thăm dò của Gallup, King đứng thứ hai trong danh sách những nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ XX. Một cuộc thăm dò thực hiện bởi tạp chí TIME cho thấy King được xếp ở vị trí thứ sáu trong danh sách Nhân vật Thế kỷ. King được chọn vào số Những người Mỹ vĩ đại nhất của mọi thời đại (đứng thứ ba), thực hiện bởi Kênh truyền hình Discovery và AOL. Hôn nhân và Gia đình. King gặp Coretta Scott tại Boston, mối quan hệ của hai người bắt đầu khi King nói với Coretta trên điện thoại, "Trước vẻ đẹp quyến rũ của cô, tôi chẳng khác gì Napoleon trong trận Waterloo." Ngày 18 tháng 6 năm 1952, King kết hôn với Coretta Scott. Hôn lễ được cha ông cử hành tại nhà của cha mẹ cô dâu. Hai người có bốn con:
8,675
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8675
Georgy Konstantinovich Zhukov
Georgy Konstantinovich Zhukov (; , phát âm tiếng Việt là Ghê-oóc-ghi Can-xtan-chi-nô-vích Giu-cốp; 1 tháng 12 năm 1896 – 18 tháng 6 năm 1974) là một sĩ quan cấp tướng và là Nguyên soái Liên Xô. Ông cũng từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Đảng Cộng sản (sau này là Bộ Chính trị). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Zhukov đã lãnh đạo một số chiến dịch quan trọng của Hồng quân. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền trung nước Nga, Zhukov gia nhập Quân đội Đế quốc Nga và tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông phục vụ cho Hồng quân trong cuộc Nội chiến Nga. Dần dần thăng tiến qua các cấp bậc, đến năm 1939, Zhukov được trao quyền chỉ huy một tập đoàn quân và đã giành chiến thắng trong trận chiến quyết định trước quân Nhật tại Khalkhin Gol, trận đánh đem lại cho ông danh hiệu Anh hùng Liên Xô đầu tiên trong tổng số bốn danh hiệu Anh hùng Liên Xô mà ông nhận được. Tháng 2 năm 1941, Zhukov được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân thay cho Nguyên soái Boris. M. Shaposhnikov. Sau khi Đức xâm lược Liên Xô, Zhukov mất chức Tổng Tham mưu trưởng. Sau đó, ông tổ chức phòng thủ tại Leningrad, Moskva và Stalingrad. Ông đã tham gia lên kế hoạch cho một số cuộc tấn công lớn, bao gồm Trận Kursk và Chiến dịch Bagration. Năm 1945, Zhukov chỉ huy Phương diện quân Belorussia 1; tham gia vào Chiến dịch Wisla–Oder và Trận Berlin, dẫn đến sự thất bại của Đức Quốc xã và kết thúc chiến tranh ở Châu Âu. Để ghi nhận công lao của Zhukov trong cuộc chiến, ông được chọn là người tiếp nhận sự đầu hàng của Đức Quốc xã và chủ trì Lễ duyệt binh Chiến thắng ở Moskva năm 1945. Sau chiến tranh, sự thành công và nổi tiếng của Zhukov khiến Joseph Stalin coi ông là một mối đe dọa tiềm tàng. Stalin tước bỏ các chức vụ của ông và giáng chức ông xuống các vị trí ít có ý nghĩa chiến lược. Sau cái chết của Stalin vào năm 1953, Zhukov đã ủng hộ việc Nikita Khrushchev giành được quyền lãnh đạo Liên Xô. Năm 1955, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch. Năm 1957, Zhukov lại bị mất ưu ái và buộc phải nghỉ hưu. Ông không bao giờ trở lại chính trường và qua đời vào năm 1974. Tiểu sử. Thời thơ ấu và thanh niên. Georgy Zhukov sinh ngày 1 tháng 12 năm 1896 (hay 19 tháng 11 trong lịch Julius), con ông Konstantin Zhukov và bà Ustina Zhukova, trong một gia đình nghèo tại làng Strenkovka, tỉnh Kaluga; làng này nằm ở phía Nam Moskva khoảng 160 km. Thuở nhỏ, phải sống rất cực khổ trong ngôi nhà chật chội vừa làm nhà ở, vừa làm nhà bếp nhưng ông rất ham học. Ông thường trích dẫn một câu ngạn ngữ Nga làm phương châm sống cho mình. Năm 7 tuổi, ông được cha cho đi học tại trường dòng. Điểm các môn thi của ông rất cao và ba năm liền được nhận phần thưởng của nhà thờ. Năm lên 9 tuổi, trong một lần theo cha lên Moskva phụ giúp việc đóng giày, ông được chứng kiến tận mắt các cuộc biểu tình của công nhân tại thành phố này để ủng hộ cuộc Cách mạng 1905 tại thủ đô St.Peterburg. Năm 11 tuổi, do việc làm ăn khó khăn, gia đình không còn điều kiện cho ông đi học. Ông được gửi lên Moskva làm thợ học việc trong một cửa hàng đồ da. Trong thời gian làm thợ học việc, ông vẫn theo học hai năm sơ học vào ban đêm. Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Anh họ của ông là Alexandr (cũng là con trai người chủ xưởng thuê anh) đã nhập ngũ và trở về nhà sau hai tháng vì bị thương nặng. Một người đồng nghiệp của Zhukov là bác thợ già Fyodor Ivanovich Coliosov khuyên ông không nên nhập ngũ vì cuộc chiến tranh này chẳng giúp gì cho việc cha của Zhukov bị xua đuổi khỏi Moskva và mẹ ông sẽ phải "gồng mình" cứu đói cho gia đình. Tuy nhiên, Zhukov có suy nghĩ khác. Ông cảm thấy nước Nga đang trong cơn nguy khốn và trả lời rằng: Có điều, trong hồi ký, Zhukov cũng ghi nhận về những bất công và đau khổ của cuộc chiến, về "những người tàn tật từ mặt trận trở về, trong khi đó vẫn thấy bọn con nhà giàu sống phong lưu, nhàn nhã như xưa." Zhukov cũng kể lại tâm trạng bất mãn của binh sĩ cũng như thái độ vô cảm, hách dịch của tầng lớp sĩ quan cao cấp. Trong khi đó, Zhukov đánh giá cao những hạ sĩ quan và những người chỉ huy cấp thấp, theo ông chỉ có những viên chỉ huy này hiểu, yêu thương binh sĩ, và được binh sĩ ủng hộ, tin tưởng. Ngày 7 tháng 8 năm 1915, Zhukov nhập ngũ. Ông được điều vào lực lượng kỵ binh, một điều mà ông cảm thấy rất vui vì lâu nay Zhukov luôn đam mê binh chủng "đầy lãng mạn" này. Sau khóa tập huấn tại Trường hạ sĩ quan kỵ binh trong Trung đoàn Kỵ binh Dự bị số 106, cuối tháng 8 năm 1916 Zhukov được điều đến phục vụ tại Trung đoàn long kỵ binh 10 mang tên "Novgorod" (Новгородский 10-й драгунский полк) thuộc Mặt trận Tây Nam nước Nga. Trong thời gian chiến đấu, ông được tặng Huân chương Chữ thập Thánh Georgy hạng 4 ("Георгиевский крест, 4-й степени"). Tháng 10 năm 1916, ông bị thương trong một trận đánh và được tặng Huân chương Chữ thập Thánh Georgy lần thứ 2 ("Георгиевский крест, 3-й степени") vì đã bắt sống được một sĩ quan Đức. Tháng 2 năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Hai nổ ra, Hoàng đế Nikolai II thoái vị, Aleksandr Kerensky thành lập Chính phủ lâm thời. Ngày 27 tháng 2 năm 1917, Zhukov và các sĩ quan phản đối lệnh đàn áp của viên Đại úy chỉ huy người Đức Von der Goltz đối với đoàn biểu tình của người lao động Moskva. Những người lính trong Trung đoàn long kỵ binh 10 đã bầu Zhukov vào Ban Đại biểu Xô viết của Trung đoàn. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Cách mạng Tháng Mười nổ ra. Chính quyền Bolshevik của Lenin tuyên bố rút khỏi cuộc chiến tranh. Do từ chối đi theo chính quyền của Semyon Petlyura ở Ukraina, tháng 11 năm 1917, Đại đội long kỵ binh của Zhukov bị giải thể. Ngày 30 tháng 11 năm 1917, Zhukov trở về quê hương, đem theo giấy chứng nhận giải ngũ và bệnh sốt phát ban (typhus) bị mắc từ mặt trận. Trưởng thành trong Hồng quân. Tháng 8 năm 1918, Hồng quân Công nông được thành lập. Tháng 1 năm 1919, Zhukov gia nhập Hồng quân và được bố trí vào Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn kỵ binh Moskva 1. Trong cuộc Nội chiến Nga giữa Hồng quân và các lực lượng Bạch vệ của Denikin, Kolchak, Yudenit và Wrangel, Zhukov đã chiến đấu ở các mặt trận phía Đông, phía Tây và phía Nam, tham gia các chiến dịch Ural và Tsaritsyn (Царицын, nay là Volgograd). Tháng 5 và tháng 6 năm 1919, Sư đoàn kỵ binh Moskva 1 đã đến Ural, chiến đấu chống lại lực lượng chống đối Colchak tại khu vực nhà ga Sipovo. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1919, ông đã cùng Sư đoàn chuyển quân từ Ural đến tham gia các trận đánh tại các thành phố Vladimirovka và Nikolaevsk ở miền Nam nước Nga. Sau trận đánh này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik). Tháng 10 năm 1919, ông tham gia các trận đánh tại Tsaritsyn. Sau đó trong trận đánh chiếm các thị trấn Zaplavnev (Заплавнев) và Srednei Akhtuba (Средней Ахтубa) thuộc vùng Privolzhe, ông đã bị thương do mảnh đạn pháo. Sau khi tốt nghiệp khóa học đào tạo sĩ quan chỉ huy trung cấp tại Trường Kỵ binh Ryazan, tháng 8 năm 1920, ông đã tham gia vào trận chiến với quân Kulac tại Ekaterinodar. Từ tháng 12 năm 1920 đến tháng 8 năm 1921, ông tham gia vào việc trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng phỉ Antonov ở Tambov. Năm 1922, ông được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ vì: Thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. 1923 đến 1939. Từ cuối tháng 5 năm 1923, Zhukov được giao chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 39 của Sư đoàn kỵ binh 7 mang tên "Samara" ("7-й Самарской кавалерийской дивизии"). Năm 1924, ông được cử đi đào tạo bậc sĩ quan cao cấp tại Trường kỵ binh cao cấp Ryazan. Ông đã lần lượt học tiếp lớp tu nghiệp sĩ quan chỉ huy kỵ binh Leningrad và các khóa học quân sự ở Học viện Quân sự Frunze (). Trong thời gian tu học này, Zhukov đã tiếp nhận quan điểm chiến thuật tấn công chớp nhoáng dựa trên tổ chức lực lượng cơ giới hóa của Quân đội Đức. Học thuyết này gây ấn tượng lớn đối với ông, và ông đã trở thành một trong những người ủng hộ việc cơ giới hóa Hồng quân. Năm 1929, ông tốt nghiệp khóa học. Chỉ một năm sau, tháng 5 năm 1930, ông được giao chỉ huy Lữ đoàn 2 của Sư đoàn kỵ binh 7 "Samara" (Lữ đoàn này sau đó đã được Rokossovsky chỉ huy). Sau đó, ông được điều về công tác tại Bộ Tư lệnh Quân khu Bạch Nga. Năm 1932, ông được giao chức vụ Phó chánh Thanh tra kỵ binh, dưới quyền chỉ huy của Ieronim Petrovich Uborevich, Tổng Thanh tra Hồng quân Liên Xô. Tiếp đó, ông được giao chỉ huy Sư đoàn kỵ binh 4. Trong thời gian ông làm Sư đoàn trưởng, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Năm 1936, ông là một trong số các thành viên quan sát quân sự chủ chốt của Liên Xô được phái tới đó. Trở về nước, ông lần lượt được bổ nhiệm chỉ huy các Quân đoàn kỵ binh 3 và 6. Tháng 7 năm 1938, ông được phong cấp bậc Sư đoàn trưởng (tương đương Thiếu tướng), được giao chức vụ phó Tư lệnh Quân khu đặc biệt miền Tây. Zhukov được Nguyên soái S. M. Budiony đánh giá là một sĩ quan kỵ binh ưu tú. Ông chỉ huy đơn vị nghiêm minh, quản lý đúng phương pháp, các đơn vị được giao cho ông phụ trách bao giờ cũng là đơn vị tiên tiến, lập nhiều thành tích xuất sắc trong huấn luyện. Riêng Sư đoàn kỵ binh 4 trong thời gian ông chỉ huy đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ. Trong thời gian của cuộc Đại thanh trừng 1937-1938 của Stalin nhắm vào Hồng quân, ông bị viên Chính ủy Sư đoàn kỵ binh số 4 S. P. Tikhomirop tố cáo về một loạt khiếm khuyết "vụn vặt" như hay nổi nóng với cấp dưới khi họ không hoàn thành nhiệm vụ, đã cùng ăn tối với I. P. Uborevich, một trong các tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân bị buộc tội là "kẻ thù của nhân dân" và đã bị xử tử. Tuy nhiên, Zhukov đã gửi điện cho Stalin và Voroshilov để nói rõ mọi chuyện, trong đó có mối quan hệ xã giao thông thường với I. P. Uborevich mà Tikhomirop đã cố tình buộc cho ông. Những kiến giải của Zhukov được chấp nhận và ông vẫn tiếp tục giữ vị trí của mình. Trong Chiến dịch Khalkhin Gol. Tháng 5 năm 1939, quân đội Nhật Bản tiến hành khiêu khích vũ trang tại vùng Khalkhin Gol (Mông Cổ). Ngày 5 tháng 6 năm 1939, Zhukov được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn đặc biệt số 57, trên thực tế chỉ huy Cụm quân số 1 liên quân Liên Xô - Mông Cổ (tương đương cấp Tập đoàn quân), chỉ huy liên quân Xô-Mông trên chiến trường, với cấp bậc Quân đoàn trưởng (tương đương Trung tướng). Từ ngày 20 đến ngày 31 tháng 8 năm 1939, ông đã tổ chức chiến dịch bao vây, tiêu diệt cụm quân Nhật của tướng Komatsubara Michitarō tại Khalkhin Gol. Trong chiến dịch này, Zhukov đã sử dụng hiệu quả lực lượng xe tăng - cơ giới hoá, phối hợp với không quân và hoả lực yểm hộ của pháo binh để bao vây, chia cắt các đơn vị Nhật. Phương pháp tác chiến này về sau được gọi là "phương pháp hiệp đồng binh chủng", ra đời trước phương pháp tương tự mà quân Đức áp dụng trong cuộc tấn công Ba Lan sau này. Trong trận đánh chia cắt và bao vây các tập đoàn quân được trang bị nặng của Nhật, Quân đội Liên Xô đã đuổi được quân Nhật ra khỏi khu vực Khalkhin Gol, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 61.000 quân Nhật.. Đây là lần đầu tiên Zhukov thể hiện tài năng về mặt chỉ huy và hiệp đồng tác chiến binh chủng. Chiến thắng ở Khalkhin Gol không chỉ có ý nghĩa về mặt chiến thuật và ngoại giao. Trong chiến dịch này, Zhukov đã thử nghiệm và sử dụng thành công nhiều chiến thuật mới mà sau này Hồng quân sẽ áp dụng để đánh bại phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc, tỉ như việc sử dụng cầu ngầm dưới nước, hay phiên chế các tân binh chung đơn vị với những binh sĩ kinh nghiệm để bổ túc kinh nghiệm chiến đấu cho nhau. Đồng thời, việc nghiên cứu hiệu quả tác chiến của các xe tăng BT trong chiến dịch này đã khiến Hồng quân thay thế các động cơ xăng bằng động cơ diesel trong xe tăng cũng như cung cấp nhiều kiến thức cần thiết cho việc phát triển các xe tăng T-34. Các binh sĩ thiện chiến từng tham gia trận Khalkhin Gol cũng được phiên chế sang các đơn vị tân binh nhằm bổ túc kinh nghiệm cho họ. Tuy nhiên, chiến thắng Khalkhin Gol và chiến thuật của Zhukov không được biết đến nhiều bên ngoài Liên bang Xô viết. Kết quả là thảm bại của các nước Đồng minh phương Tây tại Trận chiến nước Pháp năm 1940 trước chiến thuật Chiến tranh chớp nhoáng của Đức. Chính vì thế, Zhukov cho rằng trận Khalkhin Gol là một bước chuẩn bị cần thiết cho Liên Xô trước cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Sau chiến dịch này, Zhukov được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết theo Quyết định số 435/MPR ngày 28 tháng 8 năm 1939. Tháng 6 năm 1940, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu đặc biệt Kiev. Trong cuộc cải tổ hệ thống cấp hàm quân đội Liên Xô, với quân hàm cũ là Quân đoàn trưởng, ông được phong vượt cấp lên quân hàm Đại tướng (tháng 5 năm 1940) theo chế độ quân hàm mới (tương đương với cấp bậc Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1 cũ, tức vượt 2 cấp). Ngoài năng lực tổ chức tác chiến. Zhukov còn được đánh giá cao trong việc nâng cao khả năng chiến đấu hợp đồng quân chủng của quân đội. Ngày 9 tháng 6 năm 1940, ông được kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu Odessa theo các chỉ thị số 583/OU và 584/OU của Bộ trưởng Dân ủy Quốc phòng để triển khai các kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia (KOVO), trong đó có nhiệm vụ phòng thủ biên giới tại vùng Bessarabia. Ngày 28 tháng 6 năm 1940, Phương diện quân Nam với 460.000 quân do ông làm Tổng Tư lệnh, Trung tướng N. F. Vatutin làm Tham mưu trưởng đã vượt biên giới cũ tấn công và lấy lại vùng Bessarabia. Khi quân đội Romania tổ chức phản công, Zhukov đã điều động các Lữ đoàn đổ bộ đường không 201 và 204, phối hợp với lực lượng hải quân đánh bộ và hai lữ đoàn thiết giáp đẩy lui quân Romania. Ngày 2 tháng 9 năm 1940, Xô viết Tối cao Liên Xô đã thông qua sắc lệnh thành lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Moldavia trên vùng đất Bắc Bukovina và ba huyện thuộc vùng Bessarabia với dân số 776.000 người trên diện tích 50.762 km vuông. Ngay trước khi Chiến tranh Xô-Đức nổ ra. Mùa thu năm 1940, Zhukov bắt tay vào thực hiện các kế hoạch diễn tập phòng thủ biên giới Liên Xô, giờ đây đã được đẩy sang phía Tây tại các vùng tiếp giáp Ba Lan - Đông Phổ (phía Tây) và Hungary - Romania (phía Tây Nam), có tên gọi là "Huấn luyện quân sự và chính trị cho quân đội trong mùa hè năm 1940".. Trong cuộc diễn tập này, Zhukov được giao chỉ huy quân "Xanh" (quân đội xâm lược giả định) và Đại tướng xe tăng Dmitry Pavlov được giao chỉ huy quân "Đỏ" (Hồng quân Liên Xô). Những sự kiện có thể xảy ra tại biên giới phía Tây trong trường hợp Đức tấn công Liên Xô đã được lấy làm cơ sở cho tình huống chiến lược. Phương diện quân "Xanh" của Zhukov được giả định đóng trên tuyến sông Vistula có nhiệm vụ tấn công từ Ba Lan và Đông Phổ với binh lực dự kiến 60 sư đoàn. Phương diện quân "Đỏ" của Pavlov phải bảo vệ Bạch Nga và Litva với binh lực dự kiến 50 sư đoàn. Hai bên đều có trong tay những lực lượng không quân và xe tăng mạnh tương đương nhau. Tuy nhiên, trái với kế hoạch dự kiến là quân "Đỏ" phòng ngự, còn quân "Xanh" tấn công; Pavlov lại cho quân của mình tấn công trước từ ngày 1 tháng 8 năm 1940 với ý đồ đến ngày 3 tháng 9, sẽ đoạt được tuyến sông Vistula. Hành động này của Pavlov bộc lộ nhiều thiếu sót và đã được Zhukov khai thác triệt để trong cuộc tập trận. Bằng các đòn đột kích sâu của các lực lượng xe tăng mạnh vào hai bên sườn, Zhukov không những không để cho Pavlov thực hiện được ý định bao vây quân "Xanh" của ông ở bờ Đông sông Vistula mà còn hợp vây quân "Đỏ" tại bờ Tây sông Neman ngày 13 tháng 8, đưa quân "Xanh" đột kích vào sâu lãnh thổ Liên Xô từ 110 đến 120 km. Sau ba ngày diễn tập, quân "Đỏ" bị Zhukov đánh bại. Stalin đặc biệt khó chịu về thất bại của quân "Đỏ". Khi được Stalin hỏi về nguyên nhân thất bại của quân "Đỏ", Pavlov đánh trống lảng rằng: "Đó là việc vẫn thường xảy ra khi diễn tập". Pavlov không hề lường trước rằng, chỉ một năm sau, ông đã gặp thất bại cay đắng nhất và là thất bại cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp trong một trận chiến thực sự với các diễn biến tương tự trước Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) cũng sử dụng những phương pháp đột kích giống như Zhukov đã diễn tập trong mùa thu năm 1940 cũng tại khu vực Belarus. Tất cả những tình huống diễn ra trong cuộc diễn tập so với thực tế chiến trường 10 tháng sau đó giống nhau đến nỗi P. N. Bobylev đã phải làm một cuộc so sánh giữa "Diễn tập" và "Thảm họa". Trong cuộc diễn tập thứ hai tại Quân khu đặc biệt Kiev, vai trò được thay đổi, Zhukov được giao chỉ huy quân "Đỏ". Nguyên soái Grigory Kulik cầm quân "Xanh". Ngay ngày đầu xuất quân, ông đã cho triển khai tấn công từ lãnh thổ của Ukraina và Bessarabia vào lãnh thổ của đối phương ở phía tây trên chính diện 90–180 km ở khu vực biên giới của Liên bang Xô viết với Slovakia (phía Bắc) và Romania (phía Nam). Lần này thì quân "Đỏ" thắng. Cuộc diễn tập thứ hai kết thúc với việc quân "Đỏ" đánh chiếm Budapest sau một trận đột phá đến hồ Balaton và vượt sông Danube. Bốn năm sau, bằng những cuộc hành binh tương tự, các Phương diện quân Ukraina 2 của Nguyên soái Rodion Malinovsky và 3 của nguyên soái Fyodor Tolbukhin đã đánh sập toàn bộ cánh Nam của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận Xô-Đức. Kết thúc cuộc tập trận hè-thu năm 1940, Zhukov được chỉ định vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô. Có thể nói Zhukov đã hội đủ mọi tố chất để trở thành một vị tướng tài ba: Giỏi quan sát và phán đoán địch tình; dự kiến tình huống phát triển một cách chính xác; biết xử trí linh hoạt, ứng phó hữu hiệu với sự thay đổi của tình hình; điều chỉnh bố trí binh lực một cách hợp lý, luôn giáng cho địch những đòn đích đáng. Ông bao giờ cũng chọn đúng điểm đột phá khẩu, biết sử dụng binh đoàn xe tăng, chia cắt và đánh vu hồi, nhanh chóng đẩy đối thủ vào thế bị động. Zhukov còn là một nhà chiến thuật tài năng, hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố địa hình và khí hậu. Trước khi nổ ra chiến dịch, bao giờ ông cũng tiến hành thị sát và đo đạc địa hình, tính toán cân nhắc cẩn thận so sánh lực lượng giữa hai bên, dựa vào sức mạnh tổng hợp của các quân binh chủng, luôn chú ý việc yểm hộ có hiệu quả của không quân, pháo binh, sự đảm bảo các đơn vị công binh công trình, thông tin và hậu cần tiếp liệu. Ông không bao giờ chấp nhận một cuộc giao tranh mà không nắm chắc phần thắng. Từ tháng 2 năm 1941, trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng Liên Xô, ông tham gia soạn thảo tài liệu "Kế hoạch chiến lược cho việc triển khai của Liên Xô trong trường hợp chiến tranh với Đức và các đồng minh của nó" Bản kế hoạch đã hoàn thành không muộn hơn ngày 15 tháng 5 năm 1941. Trong tài liệu này, có đoạn chỉ rõ: Một số nhà nghiên cứu cho rằng, vào tối 14 tháng 5 năm 1941, Bộ trưởng Dân ủy Quốc phòng Semyon Timoshenko và Tổng Tham mưu trưởng Zhukov đã báo cáo với Stalin một tài liệu đề nghị triển khai tấn công trước của quân đội Liên Xô qua lãnh thổ miền Nam Ba Lan (với mục tiêu đánh chiếm tuyến phân giới Vistula) sau đó, có thể phát triển đến Katowice hoặc Berlin (trong trường hợp các cụm quân chủ lực của Đức rút lui đến Berlin), hoặc vùng bờ biển Baltic, khi các lực lượng chính của Đức không kịp rút và phải cố gắng giữ lãnh thổ Ba Lan và Đông Phổ. Cuộc tấn công trên cánh trái của Mặt trận phía Tây theo hướng dự kiến sẽ đến Siedlce, Deblin, đến các cụm quân tại Warsawa; đánh chiếm Warsawa và tấn công ở hướng Tây Nam của mặt trận để đánh bại đối phương tại Lublin.. Hiện nay, các nhà sử học hoàn toàn không có tài liệu gốc để xác định có hay không bản kế hoạch nói trên, và nếu có thì liệu nó có được Stalin thông qua hay không vì không có một bằng chứng nào về việc ký tài liệu này, mặc dù khoảng dành cho chữ ký trong đó đã được đánh dấu. Theo một bản ghi lại cuộc phỏng vấn Zhukov ngày 26 tháng 5 năm 1965, kế hoạch này đã không được Stalin chấp thuận. Tuy nhiên, Zhukov đã không xác định được vào thời điểm ngày 22 tháng 6 năm 1941, liệu kế hoạch có được thông qua và được đem ra thực hiện. Cho đến thời điểm hiện nay, có thể xác định Liên Xô không có kế hoạch nào khác cho cuộc chiến với Đức có chữ ký của Stalin mà không được công bố. Trong giai đoạn 1930-1940, với sự chấp thuận của lãnh đạo Liên Xô, các nhà nghệ sĩ, nhà văn đã có một số tác phẩm giả tưởng về một cuộc tấn công như vậy. Do đó, nó làm cho người ta dễ hiểu lầm rằng kế hoạch nói trên dường như đã được thông qua. Điều này còn được nhấn mạnh bởi những người cực đoan luôn tin rằng kế hoạch hành động của Hồng quân chỉ có thể là "tấn công". Từ đó, người ta cho rằng Zhukov đã có sẵn một kế hoạch tấn công vào "đêm trước" cuộc xâm lược Liên Xô của nước Đức Quốc xã với suy lý rằng nếu kế hoạch này không được thực hiện thì đó là do sự không chấp thuận của Stalin. Tuy nhiên điều cần lưu ý là mọi kế hoạch tác chiến đều phải căn cứ vào tình hình thực tế trên mặt trận vào thời điểm đó, chứ không thể tùy tiện đặt ra cho dù những hành động giáng trả của quân đội Liên Xô đối với quân Đức ngày 22 tháng 6 năm 1941 có vẻ như gián tiếp hoặc trực tiếp triển khai tấn công.. Bản thân Zhukov cũng không hề nhắc đến kế hoạch này trong hồi ký của mình, kể cả tại bản đầy đủ được công bố năm 1992. Theo nguyên soái Aleksandr Vasilevsky, trong khi kết quả cuộc tập trận tại Quân khu đặc biệt miền Tây không được phổ biến rộng rãi, thì kết quả cuộc tập trận tại Quân khu đặc biệt Kiev lại được khuếch trương quá mức bởi các cơ quan tuyên truyền và các văn nghệ sĩ, làm lan rộng ảo tưởng có thể giành thắng lợi dễ dàng trong chiến tranh bằng đòn tấn công sang lãnh thổ đối phương. Có điều chắc chắn là Zhukov đã nhận định rằng Chiến tranh Xô-Đức là không thể tránh khỏi, nên về mặt xây dựng quân đội, ông đã đề xuất thành lập các đơn vị thiết giáp độc lập để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Tuy nhiên ý kiến đúng đắn của ông đã không được giới lãnh đạo Liên Xô coi trọng. Điều này chỉ được chứng thực vào tháng 6 năm 1941, khi Chiến tranh Xô-Đức nổ ra, thực tế chiến trường đã chứng minh hầu hết các luận điểm của ông về sử dụng tập trung xe tăng trong chiến tranh hiện đại là chính xác. Trong Chiến tranh Xô-Đức. Năm 1941. Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô. Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, ông đã đề nghị Stalin ban hành Chỉ thị số 1 (lúc 0 giờ 25 phút ngày 22 tháng 6). Đến 7 giờ 15 phút ngày 22 tháng 6, ông đề nghị Bộ Tổng tư lệnh ra Chỉ thị số 2 ban hành lệnh tổng động viên trên toàn bộ phần lãnh thổ châu Âu của Liên Xô để chống lại cuộc tấn công xâm lược của nước Đức Quốc xã. 13 giờ cùng ngày, theo lệnh của Stalin, ông bay đến Phương diện quân Tây Nam để thị sát tình hình và chỉ đạo tại chỗ. Hồi 23 giờ 50 phút ngày 22 tháng 6. Stalin ra lệnh cho Phó Tổng tham mưu trưởng Nikolay Vatutin thảo Chỉ thị số 3 yêu cầu các phương diện quân chuẩn bị tổng phản công. Từ Tarnopol, Zhukov điện về Moskva nói rõ rằng ông không thể đồng ý vì chưa nắm được tình hình đối phương. Tuy nhiên, khi Vatutin nói rằng Stalin đã tự quyết định thì ông mới miễn cưỡng bảo Vatutin ghi chữ ký của ông bên cạnh chữ ký của Timoshenko. Do không nắm được tình hình quân Đức, không căn cứ vào thực tế chiến trường và không được chuẩn bị chu đáo, đặc biệt về không quân yểm hộ mặt đất và hậu cần tiếp liệu, các cuộc phản công của các Phương diện quân Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Nam đã thất bại. Là đại diện Bộ Tổng tư lệnh tối cao tại Phương diện quân Tây Nam, Zhukov đã cố gắng hết sức để chỉ đạo các hoạt động tác chiến và thu được một số kết quả, thiết lập được tuyến phòng thủ nhiều lớp để làm chậm đáng kể bước tiến của Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức) trong khi Phương diện quân Tây Bắc đã chịu những tổn thất lớn và Phương diện quân Tây đã bị tổn thất đặc biệt nghiêm trọng. Kế hoạch rút khỏi Kiev và trận Yelnya. Zhukov nhìn thấu toàn bộ cục diện trận chiến, lại hiểu rõ tư tưởng quân sự của người Đức. Sau khi nghiên cứu sự bố trí lực lượng của quân Đức trên chiến trường, ông và các đồng sự kết luận rằng lực lượng thiết giáp Đức đã bị tiêu hao trong các đợt tấn công vừa qua, nên mục tiêu khả dĩ trước mắt là các vị trí tương đối yếu của Hồng quân. Ông cho rằng quân Đức sẽ không đánh ngay vào thủ đô Moskva, mà sẽ nhằm vào Phương diện quân Trung tâm để từ đó tập kích vào hông và cánh phải của Phương diện quân Tây Nam đang giữ Kiev. Sau đó, Zhukov đề xuất một kế hoạch táo bạo: điều quân trấn thủ phía Tây Moskva đến tăng cường cho Phương diện quân Trung tâm, rút phương diện quân Tây Nam khỏi Kiev, lui về phía Tây sông Dnepr để tránh bị bao vây. Phương diện quân Tây sẽ tấn công vào chỗ lồi Yelnya để xóa sổ nguy cơ quân Đức dùng bàn đạp này để đánh vào Moskva. Tuy nhiên, Stalin không chấp thuận rút khỏi Kiev. Đêm 29 tháng 7, trong một cuộc tranh luận nảy lửa, Stalin gọi chủ trương bỏ Kiev để giữ quân đội của Zhukov là hồ đồ. Với cá tính bộc trực, Zhukov coi thái độ của Stalin là sự phủ định đối với tri thức, kinh nghiệm của bao nhiêu người trong Bộ Tham mưu. Không chấp nhận cách phủ định đó, Zhukov đề nghị được thôi giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng và xuống chỉ huy các đơn vị đang chiến đấu: Stalin đồng ý và phái ông đến làm Tư lệnh Phương diện quân Dự bị. Tuy nhiên Stalin nhấn mạnh là Zhukov vẫn là một thành viên trong Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Vào giai đoạn cuối Chiến dịch Smolensk 1941, từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 năm 1941, ông chỉ huy Phương diện quân Dự bị tổ chức thành công trận phản kích vào Yelnya, xóa bỏ một bàn đạp quan trọng của quân Đức trước cửa ngõ Moskva, biến Yelnya thành mồ chôn của 5 vạn quân Đức trong đó có cả sư đoàn "Đại Đức" của Đảng phát xít Đức. Trong khi đang chỉ huy Phương diện quân Dự bị, Zhukov vẫn nghiên cứu tình hình quân Đức và chú ý đến các mặt trận khác. Ngày 19 tháng 8 năm 1941, khi phát hiện Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) chuyển hướng tấn công xuống phía Nam vào Glukhov, Chernigov, Konotop, Lokhvitsa, ông đã gửi cho Stalin một bức điện dự báo quân Đức sẽ tập trung công kích sau lưng Phương diện quân Tây Nam, tiêu diệt Phương diện quân này để xóa bỏ nguy cơ Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị đánh thọc sườn, từ đó sẽ tấn công Donbass. Các mục tiêu này hoàn thành, thì đại bộ phận lực lượng thiết giáp sẽ lại tập trung vào hướng Moskva. Ông yêu cầu thành lập càng sớm càng tốt một cụm quân mạnh ở tuyến Glukhov, Chernigov, Konotop để ngăn chặn ý đồ bao vây Phương diện quân Tây Nam của quân Đức. Ba tuần sau, ngày 5 tháng 9, quân Đức đã thực hiện cuộc tấn công này. Mặc dù Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã tổ chức các Phương diện quân Trung tâm và Bryansk nhưng do không đủ lực lượng, phương tiện, do sự thụ động của các tướng F. I. Kuznetsov và A. I. Yeriomenko và do Stalin quyết định rút quân quá muộn; nên quân Đức với ưu thế binh lực vượt trội đã hợp vây và tiêu diệt Phương diện quân Tây Nam, chiếm Kiev. Leningrad. Ngày 14 tháng 9, Zhukov được giao chỉ huy Phương diện quân Leningrad giữa lúc Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức đã vây chặt và cố chiếm lấy thành phố. Trong tuần đầu tiên, ông đã cùng Bộ Tư lệnh Phương diện quân tổ chức lại tuyến phòng ngự, ngăn chặn và đánh bại nhiều cuộc tấn công của quân đội Đức. Những sĩ quan chỉ huy kém cỏi cũng như những binh sĩ bỏ chạy khỏi trận tuyến đều bị xử tử. Zhukov ra lệnh bố trí những trận địa pháo mật độ cao che chắn những hướng chủ yếu và rải mìn dày đặc ở những khu vực có nguy cơ cao, đồng thời tăng cường hệ thống phòng không, đề phòng nguy cơ quân Đức nhảy dù. Ông còn hạ lệnh cho thủy quân của Hạm đội Baltic bỏ chiến hạm lên bờ tác chiến, yêu cầu binh sĩ phải tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tổ chức phản kích, liên tục quấy rối ở mọi nơi, ngăn cản quân Đức tập trung binh lực tấn công mạnh vào thành phố. Sau đó ông tập hợp một lực lượng gồm 5 vạn binh sĩ mở một đợt tấn công dữ đội vào mũi tấn công vươn xa nhất của quân Đức vào Leningard. Được sự yểm hộ tích cực của pháo mặt đất và hải pháo, đợt tấn công này đã tước mất hơn một nửa binh lực tấn công của quân Đức tại khu vực đó. Đồng thời, Zhukov cũng nhận ra rằng, bị kích thích bởi trận thắng lớn tại Kiev, Hitler sẽ tranh thủ mở ngay một đợt tấn công nhằm vào Moskva để kết thúc sớm chiến tranh. Như thế, Tập đoàn quân thiết giáp ở khu vực Leningrad sẽ được chuyển đến chiến trường Moskva, và cụm Tập đoàn quân Bắc khi mất lực lượng thiết giáp sẽ phải ngừng các cuộc tấn công. Mọi chuyện xảy ra như phán đoán của ông, và Thống chế chỉ huy Cụm quân Bắc Wilhelm von Leeb bị mất chức khi ngưng tấn công trái ý với Hitler. Ngày 21 tháng 9, Hitler đành ra lệnh ngưng công kích Leningrad và chuyển sang bao vây phong tỏa thành phố. Trong một thời gian ngắn sau sự kiện, Zhukov đã kịp củng cố các tuyến phòng ngự bằng lực lượng của Phương diện quân và Hạm đội Baltic, biến Leningrad thành một pháo đài vững chắc. Trong khoảng thời gian sau đó, Zhukov vẫn tiếp tục giám sát tình hình mặt trận, bí mật bay ra bay vào thành phố và tham gia vào việc tổ chức sơ tán dân chúng, di tản các nhà máy công nghiệp, tái tổ chức lại lực lượng sau khi Tập đoàn quân Xung kích của tướng Vlaslov bị tiêu diệt, cũng như phối hợp một số đợt tấn công nhằm giải vây Leningrad. Moskva. Sau khi mặt trận Leningrad tạm bình ổn, đủ sức chống trả cuộc vây hãm, ngày 8 tháng 10, Zhukov được điều về lại Phương diện quân Dự bị. Lúc này, Phương diện quân này và Phương diện quân Tây đang bị ba Tập đoàn quân xe tăng và 3 tập đoàn quân dã chiến Đức bao vây tại khu vực Rzhev - Vyazma, còn Tư lệnh Budyonny của Phương diện quân không có mặt ở Chỉ huy sở, các sĩ quan trong Bộ tư lệnh hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra. Zhukov cố gắng liên lạc với Budyonny và đích thân ra mặt trận để nắm tình hình chiến sự. Để thống nhất hoạt động, ông đã đề nghị với Stalin hợp nhất hai phương diện quân này và trở thành người tổ chức phòng thủ Moskva trên thực tế. Sau một thời gian ngắn, Zhukov bắt liên lạc được với lực lượng của Phương diện quân Tây đang bị bao vây. Ông phân tích cho họ thấy chỗ mạnh yếu của quân Đức và hướng dẫn họ tổ chức chống trả. Dưới sự chỉ đạo của Zhukov, Hồng quân đã củng cố được trận địa và tiêu hao nặng sinh lực của quân địch, khiến sức tấn công của quân Đức càng lúc càng suy yếu. Ngày 15 tháng 11, quân Đức lại mở một đợt tổng công kích Moskva. Trong khu vực Krasnaia Poliana (Красная поляна) và Kriukovo (Крюково) ở phía Tây Bắc, quân Đức chỉ còn cách Moskva 20 km. Dưới áp lực nặng nề, Zhukov vẫn bình tĩnh nhận ra một sai lầm quan trọng trong kế hoạch tấn công của quân Đức: người Đức chủ trương bao vây Moskva nên dốc toàn lực đánh mạnh ở hai cánh, nhưng 6 quân đoàn bố trí ở chính diện hầu như không làm gì cả. Vì vậy ông đề xuất một kế hoạch táo bạo: rút bớt một phần lớn lực lượng ở trung tâm để tăng cường cho hai cánh. Nhờ vậy mà Hồng quân đã không phải tung lực lượng dự bị vào trận mà "để dành" cho đợt phản công mở màn vào ngày 6 tháng 12 cùng năm. Tuy nhiên, việc rút bớt quân ở khu vực chính diện đã khiến lực lượng trấn thủ nơi đây trở nên hết sức mỏng. Vì vậy Zhukov ra lệnh cho bộ đội tại khu vực này phải canh phòng hết sức cẩn mật, ngừa trường hợp quân Đức mở một đợt tấn công tại đây. Đúng như ông dự đoán, sau cùng quân Đức đã nhận thấy sai lầm của mình và bắt đầu tấn công vào khu vực chính diện. Tuy nhiên sự phòng thủ hết sức kỹ lưỡng của Hồng quân đã chặn đứng tất cả các đợt tấn công của quân Đức. Mặc dù cả ba Phương diện quân của Liên Xô không chiếm ưu thế về binh lực so với Cụm tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức Quốc xã: về người 1,1 triệu/1,7 triệu, về xe tăng 774/1.170 chiếc. G. K. Zhukov vẫn quyết tâm phản công. Ngày 1 tháng 12, ông đã chỉ đạo Phương diện quân Tây phối hợp với Phương diện quân Briansk và Phương diện quân Kalinin tiến hành chiến dịch phản công tại khu vực Moskva. Sau hai tháng phản công đã tiêu diệt 581.900 quân Đức, đánh bật quân Đức khỏi khu vực Moskva và các vùng phụ cận từ 100 đến 250 km. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức bị đánh bại trong một trận đánh chiến lược, có quy mô lớn với hàng triệu quân mỗi bên tham gia. Sau trận này, Kế hoạch Barbarossa của nước Đức Quốc xã hoàn toàn phá sản. Trận đánh này đã củng cố niềm tin của liên minh chống phát xít toàn thế giới chống lại Hitler và các đồng minh trong phe Trục. Và Zhukov, với tư cách là người cứu Moskva, trở nên nổi tiếng vang dội. Trong buổi lễ mừng công ngày 25 tháng 5 năm 1945 sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã hết lời khen ngợi Zhukov. Ông đã phát biểu như sau: Năm 1942. Trong năm này, với tư cách đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô, G. K. Zhukov chỉ đạo quân đội Liên Xô thực hiện bốn hoạt động quân sự lớn, gồm có: Kế hoạch Sao Hỏa. Đến tháng 2 năm 1942, ảnh hưởng từ cuộc phản công thắng lợi của quân đội Xô Viết gần Moskva bắt đầu suy giảm vì quân đội Đức đã chuyển một số binh đoàn từ Tây Âu sang và tăng sức đề kháng. Mặc dù thiếu quân tiếp viện và thiếu đạn dược nhưng G. K. Zhukov vẫn tiếp tục tấn công quân Đức đang hồi phục phần nào sau khi thất bại tại Moskva. Do kết quả hành động nóng vội của Phương diện quân Kalinin, mùa hè năm 1942 tập đoàn quân 33, quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và quân đoàn đổ bộ đường không 4 đã bị quân Đức bao vây tại Rzhev. Ông đặt ra nhiệm vụ phải giải vây cho các đơn vị quân dội Liên Xô đang bị bao vây tại "chỗ lồi" Rzhev - Viazma. Hai chiến dịch được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1942 đã giải vây được quân đoàn kỵ binh cận vệ 1, quân đoàn đổ bộ đường không 4 và một phần tập đoàn quân 33. Phần lớn tập đoàn quân 33 bị đánh tan với quân số bị tổn thất là 193.683 người, chiếm 24,93% tổng quân số của Phương diện quân Tây và bằng 56,1% số quân bị vây lúc ban đầu. Trái với nhận xét của một số tướng lĩnh Liên Xô cho rằng các cuộc tấn công trên hướng Rzhev - Sychevka là không cần thiết, tướng Đức Kurt von Tippelskirch đánh giá: Chiến dịch "Sao Hỏa", được tiến hành đồng thời với giai đoạn đầu tiên của Chiến dịch Sao Thiên Vương nhưng không do G. K. Zhukov chuẩn bị và trực tiếp chỉ huy mặt trận. Vào thời điểm đó, ông đang thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng tư lệnh tối cao, đại diện Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh chỉ đạo mặt trận Stalingrad. Tuy nhiên, G. K. Zhukov vẫn phải chịu một phần trách nhiệm điều phối các hoạt động tấn công của Phương diện quân Tây do I. S. Konev chỉ huy và Phương diện quân Kalinin do M. A. Purkayev chỉ huy. Trong chiến dịch này, mục tiêu bao vây và tiêu diệt Cụm tác chiến tập đoàn quân 9 (Đức) đã không đạt được. Trong vòng 25 ngày, quân đội Liên Xô đã tổn thất 215.000 người chết, bị thương và bị bắt, 1. 315 xe tăng, xe bọc thép và pháo tự hành bị phá huỷ. Tỷ lệ thương vong trung bình ngày còn cao hơn tại mặt trận Stalingrad. Bằng việc cung cấp chi tiết về các mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô, đặc biệt là việc "làm giả" thông tin về chuẩn bị tấn công tại khu vực Rzhev để phân tán sự chú ý của đối phương vào hướng tấn công chính; M. A. Gareev đã phản bác lại ý kiến của David Glantz và một số nhà sử học phương Tây. Ông cho rằng: "Các chiến dịch "Sao Hỏa" và Sao Thiên Vương đều nằm trong một tầm nhìn chiến lược và mục tiêu chiến lược cốt lõi của Chiến dịch "Sao Hỏa" là nhằm chuyển hướng binh lực tăng viện của quân Đức cũng như giam chân các lực lượng cơ bản của quân Đức tại đây, không cho quân Đức điều động lực lượng bổ sung cho mặt trận Stalingrad để đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của cuộc phản công của quân đội Liên Xô tại Stalingrad. Do đó,"không có lý do thuyết phục cho để đánh giá Chiến dịch "Sao Hỏa" thất bại hay là "thất bại lớn nhất của Nguyên soái Zhukov" như David Glantz và một số nhà sử gia phương Tây mô tả".. Chính David Glantz cũng đã dẫn ra trong lời nói đầu cuốn sách "Thất bại lớn nhất của Nguyên soái Zhukov" (bản tiếng Nga. Moskva. 2006) nói về chiến dịch Sao Hỏa 1942, đoạn bình luận sau đây của A. V. Isaev: Theo những tiết lộ của Trung tướng tình báo P. A. Sudoplatov, trong một "trò chơi điện đài" mang tên "Tu viện", cơ quan tình báo Liên Xô đã cố tình để lộ thông tin về chiến dịch Sao Hoả cho quân Đức biết để thu hút binh lực quân Đức về đây, đảm bảo cho sự thành công của Chiến dịch Sao Thiên Vương sắp diễn ra ở Stalingrad. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cũng như các tướng lĩnh dưới quyền của I. V. Stalin hoàn toàn không biết gì và họ đã trở thành nạn nhân của "trò chơi" này: Chiến sự tại Stalingrad và Kế hoạch Sao Thiên Vương. Ngày 27 tháng 8 năm 1942, trong khi đang chỉ đạo chiến sự ở khu vực Pogoreloye Gorodishchye, G. K. Zhukov được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Tối cao và được triệu hồi về Moskva. Tại Đại bản doanh, I. V. Stalin thông báo vắn tắt tình hình tại khu vực Stalingrad và điều Zhukov tới Stalingrad để xử lý chiến sự. Ngày 29 tháng 8 Zhukov tới Stalingrad. Sau khi nghiên cứu tình hình, G. K. Zhukov và Tổng Tham mưu trưởng A. V. Vasilevsky quyết định tổ chức một đợt phản công mạnh vào cạnh sườn quân Đức, bắt đầu không muộn hơn ngày 6 tháng 9. I. V. Stalin đồng ý và yêu cầu cuộc phản công phải diễn ra vào ngày 2 tháng 9, nhưng G. K. Zhukov đã thuyết phục I. V. Stalin dời lại ngày 5 tháng 9 do dự trữ đạn dược chưa đầy đủ. Do nhiều nguyên nhân, đợt tấn công không diễn ra như mong đợi và các mũi tấn công của quân đội Liên Xô đều bị chặn đứng, mặc dù họ đã thành công trong việc buộc quân Đức phân tán lực lượng khỏi Stalingrad. Zhukov kết luận rằng quân đội Liên Xô tại Stalingrad chưa đủ mạnh để tổ chức phản công và trong cuộc họp tại Đại bản doanh ngày 12 tháng 9, ông trình bày với I. V. Stalin cần phải tăng cường lực lượng cho khu vực chung quanh Stalingrad và trong thời gian chờ đợi, nên tổ chức phòng ngự tích cực để tiêu hao dần lực lượng của quân Đức. Ý kiến này được A. M. Vasilevsky tán đồng và sau đó I. V. Stalin đã yêu cầu Zhukov cùng Vasilevsky nghiên cứu thêm về kế hoạch phản công mới tại Stalingrad. Và thế là bắt đầu quá trình thai nghén kế hoạch phản công mang tên "Sao Thiên Vương" tại mặt trận Stalingrad do G. K. Zhukov và A. M. Vasilevsky cùng soạn thảo, được đánh giá là "với một nhiệm vụ chính xác, với một ý nghĩ táo bạo và với một phạm vi rộng lớn, đã làm cho mọi người phải chú ý". Suốt từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1942, Zhukov và Vasilevsky ngoài việc soạn thảo kế hoạch phản công có một không hai này còn trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến sự ở phía Nam, báo cáo tình hình từ mặt trận về STAVKA, và xem xét tình hình chuẩn bị binh lực phản công. Kế hoạch được I. V. Stalin phê chuẩn vào cuối tháng 9, vào ngày 3 tháng 11 tất cả các chỉ huy Phương diện quân được triệu tập để thông báo kế hoạch hành động. K. K. Rokossovsky đã đánh giá cao sự hướng dẫn của G. K. Zhukov trong các buổi thông báo này: "Đại tướng Zhukov đã thể hiện học vấn vô cùng uyên bác và sự am hiểu sâu rộng về tình hình mặt trận." Trận phản công Stalingrad cuối cùng cũng được phát động ngày 19 tháng 11 năm đó và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943. Trong chiến dịch, nguyên soái G. K. Zhukov chỉ huy phối hợp hành động của các Phương diện quân Đông Nam và Stalingrad, nguyên soái A. M. Vasilevsky chỉ huy phối hợp hành động các phương diện quân Tây Nam và Sông Đông. Thắng lợi to lớn của quân đội Liên Xô trên sông Volga đã trở thành bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trên chiến trường châu Âu. Trận Stalingrad đã trở thành một trong các trận đánh có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Không một nước Đồng minh nào trong cuộc chiến tranh này không tự hào về một chiến thắng vĩ đại như thế. Do có nhiều công lao đóng góp từ việc vạch kế hoạch chiến dịch đến trực tiếp chỉ huy quân đội, G. K. Zhukov được tặng thưởng Huân chương Suvorov hạng nhất cùng với A.M.Vasilevsky, N.N. Voronov, N.F.Vatutin, A.I.Yeryomenko và K.K.Rokossovsky. Riêng huân chương của Zhukov được đúc rõ chữ "hạng nhất". Năm 1943. Giải vây Leningrad. Tiếng đại bác dưới chân thành Leningrad vẫn còn nổ, và Zhukov lại đến đó để tham gia chỉ huy mặt trận. Ông cùng với Voroshilov phối hợp hành động của các phương diện quân Leningrad, phương diện quân Volkhov và hạm đội Baltic trong chiến dịch Tia Lửa. Ngày 18 tháng 1 năm 1943, đúng vào ngày đầu tiên đột phá được sự bao vây của quân Đức, Chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao đã phong cho G. K. Zhukov quân hàm Nguyên soái Liên bang Xô Viết. Ông là Tư lệnh chiến trường đầu tiên được phong hàm Nguyên soái Liên Xô trong cuộc chiến tranh này. Trận Vòng cung Kursk. Ngày 17 tháng 3, G. K. Zhukov chỉ đạo tác chiến tại phía Nam Kursk và gấp rút thành lập Phương diện quân Voronezh do tướng N. F. Vatutin chỉ huy để đối phó với cuộc phản công mùa xuân của Cụm tập đoàn quân "Sông Đông" (Đức) do thống chế Erich von Manstein chỉ huy vào khu vực Belgorod - Kharkov. Theo lệnh của G. K. Zhukov, phương diện quân Voronezh đã nhận được từ lực lượng dự bị các tập đoàn quân bộ binh 21, 64 và tập đoàn quân xe tăng 1. Dưới sự chỉ đạo của ông, phương diện quân Voronezh đã chặn đứng được cuộc phản công của quân Đức tại phía khu vực Bắc Kharkov mà sau này, trở thành mặt chính diện phía Nam của "Vòng cung Kursk". Ngày 8 tháng 4, dựa trên dữ liệu từ các cơ quan tình báo thu thập được, ông gửi điện báo cho I. V. Stalin: Điều thú vị là tại thời điểm này, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức vẫn chưa xây dựng xong một kế hoạch cho "Chiến dịch Thành trì". Chỉ một tuần sau, ngày 15 tháng 4 năm 1943, Hitler mới ra chỉ thị về việc này nên điều đó được hiểu như một sự dự báo chính xác của G. K. Zhukov. Cũng trong báo cáo ngày 8 tháng 4, G. K. Zhukov viết tiếp: Do những dự báo có căn cứ từ sự phân tích tình huống và vận dụng những kiến thức quân sự phong phú của ông, quân đội Liên Xô có thời gian ba tháng trước khi xảy ra trận trận Kursk để tổ chức phòng thủ chu đáo và còn có một đội dự bị mạnh (Phương diện quân Thảo Nguyên) có thể được sử dụng để phản công hoặc tăng thêm chiều sâu phòng ngự tùy theo tình huống. Thực tế đã chứng minh những dự báo đó là chính xác. Không giống như những năm 1941-1942, ngay trong tuần lễ đầu tiên (5 đến 12 tháng 7 năm 1943), quân đội Liên Xô đã chặn đứng "Kế hoạch Thành trì" của Hitler, đánh bại các binh đoàn xe tăng của các thống chế Günther von Kluge và Erich von Manstein hùng mạnh hơn nhiều so với các binh đoàn xe tăng Đức trong chiến dịch Barbarossa. Trước khi giai đoạn phòng ngự của chiến dịch Kursk diễn ra, mặc dù ông không đồng ý tấn công trước như các tướng N. F. Vatutin và K.K.Rokossovsky đã yêu cầu trong khi nóng lòng chờ đợi nhưng ông vẫn đồng ý với đề xuất của họ về tiệc tiến hành đòn "phản chuẩn bị" bằng pháo binh, tên lửa Katyusha và máy bay ném bom vào đội hình xe tăng Đức đang chuẩn bị tấn công tại tuyến xuất phát. Chính các đòn "phản chuẩn bị" này đã làm suy yếu đáng kể sức tấn công của quân đội Đức tại mặt trận Kursk và là một trong những nguyên nhân làm cho quân Đức chỉ tiến được không quá 12 km ở mặt Bắc và 35 km ở mặt Nam "vòng cung Kursk". Chiến dịch tả ngạn sông Dniepr. Ngày 28 tháng 8 năm 1943, G. K. Zhukov được gọi về Moskva. Ngày hôm sau, ông đã báo cáo ngay với I. V. Stalin về một kế hoạch mới. Nhân lúc các đơn vị quân đội Đức vừa bị thiệt hại nặng sau trận Kursk, cần mở ngày một cuộc tổng tấn công trên toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô-Đức từ Kharkov đến biển Azov để đánh bại toàn bộ Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) tại đây. Tuy nhiên, đề nghị này không được I. V. Stalin chấp thuận. Trong tháng 8 và tháng 9 năm 1943, ông điều phối hành động của hai phương diện quân Voronezh và Thảo nguyên tiến hành một hoạt động tấn công hạn chế hơn, truy kích cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đến sông Dniepr và chiếm được một số đầu cầu có lợi cho việc vượt sông Dniepr. Từ ngày 12 tháng 10 đến ngày 23 tháng 12 năm 1943 Phương diện quân Voronezh (ngày 20 tháng 10 đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 1) đã mở cuộc tấn công Kiev. Vào giai đoạn đầu, Phương diện quân Ukraina 1 do N. P. Vatutin chỉ huy cố gắng hướng các đòn tấn công chính vào khu vực đầu cầu Bukrin phía nam của Kiev, nơi thuận lợi để tập trung lực lượng. Tuy nhiên, quân đội Đức với binh lực yếu hơn đã kéo quân từ những hướng thứ yếu đến đây và chặn được cuộc vượt sông của quân đội Liên Xô. Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11, G. K. Zhukov ra lệnh dừng cuộc công kích tại Bukrin và bí mật điều tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 của tướng P. S. Rybalko, tập đoàn quân cận vệ 7 của tướng M. X. Sumilov ra khỏi Bukrin và chuyển đến căn cứ đầu cầu Lyutezh ở phía bắc Kiev. Bị một đòn bất ngờ từ hướng đầu cầu Lyutezh, quân Đức buộc phải bỏ Kiev để tránh nguy cơ bị hợp vây. Ngày 23 tháng 12, quân Đức đã tổ chức một cuộc phản công mạnh nhằm chiếm lại Kiev nhưng không thể vượt qua tuyến mặt trận của Phương diện quân Ukraina 1. Từ ngày 29 tháng 12, Phương diện quân Ukraina 1 bắt đầu tấn công trên hướng Zhytomyr - Berdichevsk. Năm 1944. Chiến dịch Korsun-Shevchenko. Năm 1944 mở đầu bằng chiến dịch Korsun-Shevchenko ngay sau khi triển khai tấn công trên hướng Zhitomir-Berdichevsk do Phương diện quân Ukraina 1 do N. F. Vatutin chỉ huy và Phương diện quân Ukraina 2 do I. S. Koniev chỉ huy dưới sự chỉ đạo của G. K. Zhukov với tư cách là đại diện Đại bản doanh tại các phương diện quân Ukraina 1 và 2. Tại khu vực Korsun-Shevchenko, quân đoàn xe tăng 42 thuộc tập đoàn quân xe tăng 1 và quân đoàn bộ binh 8 thuộc tập đoàn quân 11 (Đức) đã lọt vào vòng vây của các phương diện quân ngay trên hữu ngạn sông Dniepr. Với sự phối hợp giữa Phương diện quân Ukraina 1 của N. F. Vatutin và Phương diện quân Ukraina 2 của I. S. Koniev tại tam giác Shenderovka - Khilki - Komarovka, quân Đức đã mất 55.000 lính và sĩ quan chết và bị thương, 18.200 tù binh cùng một số lượng lớn các loại vũ khí và trang thiết bị chiến đấu gồm 271 xe tăng, 32 xe bọc thép, 110 pháo tự hành, 944 pháo, 536 súng cối, 1.689 súng máy. Ngay sau khi kết thúc chiến dịch Korsun-Shevchenko, ngày 17 tháng 3, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1, đại tướng N. F. Vatutin đã bị quân phỉ Bandera bắn bị thương trên đường đi công tác và qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1944 tại quân y viện ở Kiev. Ngày 10 tháng 4, I. V. Stalin chỉ định Nguyên soái G. K. Zhukov giữ chức vụ tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1. Dưới sự lãnh đạo của G. K. Zhukov, trong tháng 3 và tháng 4 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 1 đã mở chiến dịch Chernovtsy - Proskurov thành công và tiến đến chân núi Karpat Chiến dịch Bagration. Tháng 6 năm 1944, G. K. Zhukov chịu trách nhiệm phối hợp hành động của các phương diện quân Belorussia 1 do đại tướng I. D. Chernyakovssky chỉ huy và phương diện quân Ukraina 1 do đại tướng I. S. Koniev chỉ huy. Cuộc tổng tấn công mùa hè năm 1944 của quân đội Liên Xô diễn ra trên chính diện 1.300 km ở phía Bắc và hơn 900 km ở phía Nam dãy núi Karpat. Các phương diện quân dưới sự chỉ đạo của G. K. Zhukov và A. M. Vasilevsky đã tiến xa 350-400, có nơi đến hơn 550 km. Quân đội Liên Xô đại thắng trong Chiến dịch Bagration, bao vây và tiêu diệt 30 sư đoàn Đức, giải phóng hoàn toàn Bạch Nga, khôi phục biên giới quốc gia và bắt đầu tác chiến trên đất Ba Lan, Đông Phổ, Slovakia. Sau chiến dịch, ngày 8 tháng 7 năm 1944, G. K. Zhukov đã ra lệnh bí mật điều động tập đoàn quân xe tăng 5 do tướng P. A. Rotmistrov chỉ huy từ Phương diện quân Belorussia 3 sang Phương diện quân Pribaltic 1 đã tạo nên những bất ngờ lớn cho quân Đức trong chiến dịch Memen (Klaipeda) từ 14 tháng 9 đến 2 tháng 10 năm 1944 và chiến dịch Đông Phổ sau đó. Tháng 7 năm 1944, G. K Zhukov đã chỉ đạo các cuộc tiến công của Phương diện quân Ukraina 1 tại Lvov và Rava-Russkaya, đẩy mặt trận ra khỏi biên giới Liên Xô đến tuyến Stanislavsk - Sandomirsk - Đông Phổ. Chiến dịch Yashy - Kishinev. Tháng 8 năm 1944, G. K. Zhukov phối hợp hành động của Phương diện quân Ukraina 2 do đại tướng R. Ya. Malinovsky chỉ huy và Phương diện quân Ukraina 3 do đại tướng F. I. Tolbukhin chỉ huy mở chiến dịch Yashy - Kishinev, đánh bại Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina (Đức); giải phóng Romania, Bulgaria, phát triển sang Nam Tư và Hungaria, tạo một mũi tấn công thứ hai về phía nước Đức từ hướng Đông Nam. Trong chiến dịch Yashy - Kishinev, ông đã yêu cầu các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thu hẹp chính diện đột phá khẩu từ 22 km xuống còn 16 km để tăng mật độ pháo binh từ 220 khẩu/km lên 240 khẩu/km, bảo đảm nhanh chóng phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức.. Tại Bulgaria, ông đã giúp đỡ chính quyền mới của Đảng Công nhân Bulgaria (sau này là Đảng Cộng sản Bulgaria) xây dựng quân đội gồm 2 tập đoàn quân và 5 quân đoàn độc lập, tham gia chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Xô chống phát xít Đức. Vistula và Đông Phổ. Cuối tháng 9 năm 1944, G. K. Zhukov trở về Đại bản doanh và lại được cử đến khu vực Đông Ba Lan để điều phối hoạt động của các phương diện quân Belorussia 1 và 2. Tại đây, ông đã cương quyết ủng hộ đề nghị của Tư lệnh phương diện quân Belorussia 1, đại tướng K. K. Rokossovsky yêu cầu Đại bản doanh cho dừng các cuộc tấn công vượt sông Vistula vì không đủ lực lượng. Theo ông, do tiền quân tiến quá nhanh, hậu cần và các căn cứ không quân không theo kịp đã làm cho việc tiếp tế và yểm hộ bị gián đoạn. Quân đội Liên Xô sau ba tháng tấn công liên tục, vượt qua chặng đường dài từ 400 đến 600 km cần được củng cố, tái trang bị và bổ sung quân số. Quân Đức càng bị đẩy lùi về gần nước Đức thì càng rút ngắn cự ly giữa tuyến đầu và tuyến sau, giữa mặt trận với các căn cứ không quân và hậu cần tiếp liệu, do đó, sức kháng cự tăng lên. Nếu không tích cực tích lũy vật chật, bổ sung đầy đủ về quân số và đạn dược thì các cuộc tấn công như vậy sẽ làm cho quân đội Liên Xô liên tục bị tiêu hao và sa lầy bên tả ngạn sông Vistula với những tổn thất lớn. Tuy cho ngừng tiến công nhưng G. K. Zhukov vẫn yêu cầu phải kiên quyết giữ các bàn đạp Saldomirsk (Phương diện quân Ukraina 1), Pulava (Phương diện quân Belorussia 1) và Nareva (Phương diện quân Belorrusia 2) để triển khai tấn công sau này. Trong chiến dịch Đông Phổ bắt đầu từ tháng 12 năm 1944, G. K. Zhukov đã đề nghị không nên tung các lực lượng xe tăng vào chiến đấu trong địa bàn chật hẹp của thành phố Königsberg mà phải dùng không quân và pháo binh kéo quân Đức ra khỏi các tòa nhà kiên cố bằng đá ra trận địa trên cánh đồng để giao chiến. Tuy nhiên, ý tưởng này đã không được chấp nhận. Sau này, G. K. Zhukov đã nhận xét: Năm 1945. Chiến dịch Vistula-Oder. Ngày 15 tháng 1 năm 1945, G. K. Zhukov đến Lublin để làm việc với Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan do Bolesław Bierut lãnh đạo. Ông chấp nhận đề nghị của Ủy ban về việc đưa hai tập đoàn quân Ba Lan 1 và 2 do các tướng Stanislav Gilyarovich Poplavsky và Zygmunt Henryk Berling (đều là người Ba Lan) chỉ huy vào chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Xô tại các phương diện quân Belorussia 1 và Ukraina 1. Ông cũng đề nghị và được I. V. Stalin chấp thuận về việc chuyển giao cho Quân đội nhân dân Ba Lan một khối lượng lớn vũ khí, khí tài gồm 3.500 khẩu pháo, 1.200 máy bay, 1.000 xe tăng, 700.000 khẩu tiểu liên và súng trường, 18.000 ô tô các loại. Bản thân Zhukov đã đi thị sát kỹ lưỡng tất cả các căn cứ địa tấn công. Khi một sĩ quan chỉ huy tỏ ra thắc mắc trước quy mô to lớn và trước quá trình chuẩn bị kỹ càng của chiến dịch, Zhukov đã trả lời: Ngày 17 tháng 1, G. K. Zhukhov phối hợp hành động các phương diện quân Belorussia 1 và Ukraina 1 mở Chiến dịch Vistula-Oder. Mục tiêu ban đầu của chiến dịch là đưa quân đội Liên Xô vượt sông Vistula tiến ra tuyến cử sông Vistula - Bromberg (Bytgot) - Poznal - Breslaw (Vroslav). Tuy nhiên, ngay trong ngày 17 tháng 1, Tập đoàn quân Ba Lan 1 của tướng Stanislav Poplavsky đã giải phóng Warsawa. Chỉ đến ngày 2 tháng 2, các phương diện quân Belorussia 1 và Ukraina 1 đã đánh tan các binh đoàn chủ lực của Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức (sau đổi thành Cụm tập đoàn quân Vistula), tiến đến biên giới nước Đức trên tuyến sông Oder - Neisse. Trong số các đơn vị thiết giáp Liên Xô tiến xa nhất, có đơn vị chỉ còn cách thủ đô Berlin có 68 cây số. Đối với quân Đức, điều này chả khác gì một tiếng sét giữa trời trưa. Chiến dịch Berlin. Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov - tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8 - I. V. Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công từ hai bên sườn vào của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder - Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof - Stagag - Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest - Velense - Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên. Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920. Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin cũng bắt đầu. Sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng... Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác - với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino - Potsdam - Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sông Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbels tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạo Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng - Anh hùng Liên Xô lần thứ ba. Những năm sau chiến tranh. Sau chiến thắng tại Berlin, G. K. Zhukov được Chính phủ Liên Xô cử làm Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại phần lãnh thổ Đức bị Liên Xô chiếm đóng. Ngày 10 tháng 6, G. K. Zhukov về Moskva để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ. Ngày 20 tháng 6, ông cho đem lá cờ Liên Xô đã cắm trên nóc nhà Quốc hội Đức từ 30 tháng 4 về Moskva. Ngày 24 tháng 6, G. K. Zhukov được I. V. Stalin chỉ định là Tổng chỉ huy duyệt binh, nhận báo cáo của Nguyên soái K.K.Rokossovsky. Ông cưỡi con bạch mã Ả Rập "Tspeki" đến dự Lễ mừng chiến thắng được tổ chức tại Điện Kremli tối hôm ấy, và sau khi chào hỏi tướng sĩ ông đã đến bên Stalin ở chân tường lăng Lenin và đọc diễn văn ca ngợi thắng lợi của Hồng quân trước phát xít Đức. Hôm ấy mưa tầm tã khiến có lúc ông định ngưng đọc diễn văn và lau mũ nhưng khi thấy Stalin không hề có động tĩnh gì, ông đọc tiếp. Sau đó Zhukov chỉ huy cuộc duyệt binh và giữa đường, binh sĩ Liên Xô đã ném 200 lá cờ phát xít Đức xuống chân lăng Lenin bên tường điện Kremlin, như thể các binh sĩ Nga hạ các hiệu kỳ Pháp xuống chân Hoàng đế Aleksandr I sau khi đánh bại cuộc xâm lược của Napoléon năm 1812. Theo Geoffrey Roberts, không thời khắc chiến thắng nào trong đời Zhukov đáng sánh với ngày này, và việc Stalin chọn Zhukov làm Tổng chỉ huy duyệt binh không hề gây bàn tán: ông được nhìn nhận rộng rãi là kiến trúc sư trưởng của thắng lợi của Liên Xô trước phát xít Đức - một thắng lợi đã cứu cả châu Âu và nước Nga khỏi ách nô dịch của Đức Quốc xã. Phim thời sự về buổi duyệt binh này phát sóng khắp thế giới, chỉ càng tăng thêm vị thế của Zhukov là vị tướng giỏi nhất của Liên Xô thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau lễ, ông quay lại Berlin tiếp tục nhiệm vụ của mình. Trong tháng 5 năm 1945, ông đã ký ba quyết định quan trọng về đảm bảo đời sống cho nhân dân Đức ở khu vực do quân đội Liên Xô chiếm đóng. Đó là Quyết định số 063 ngày 11 tháng 5 năm 1945 về việc cung cấp lương thực cho người dân ở Berlin, Quyết định số 064 ngày 12 tháng 5 về việc khôi phục vào bảo đảm hoạt động bình thường của các ngành dịch vụ công cộng tại Berlin và Quyết định số 080 ngày 31 tháng 5 về việc cung cấp sữa cho trẻ em ở Berlin. Ông cũng đề nghị Chính phủ Liên Xô khẩn cấp chuyển đến Berlin 96.000 tấn ngũ cốc, 60.000 tấn khoai tây, gần 50.000 gia súc, hàng vạn tấn thực phẩm khác như mỡ động vật, đường. Theo lệnh của ông, tất cả các đơn vị quân đội Liên Xô đóng tại nước Đức, các ủy ban quân quản đều phải tập trung vào việc ổn định đời sống cho nhân dân Đức. Ông yêu cầu các quân nhân dưới quyền phải thực hiện đúng phương châm: "Căm thù chủ nghĩa phát xít nhưng phải tôn trọng nhân dân Đức". Ngày 16 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8, G. K. Zhukov tham gia phái đoàn Liên Xô trong Hội nghị Potsdam. Là một trong bốn vị tổng tư lệnh quân đội các nước đồng minh thực hiện chế độ quân quản tại nước Đức trong "Hội đồng kiểm soát của đồng minh", ông đã gây dựng các mối quan hệ tốt với Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Anh Bernard Law Montgomery và Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny. Hai bên thường trao đổi với nhau về các vấn đề xử lý tội phạm chiến tranh, vấn đề tái thiết nước Đức, vấn đề quan hệ giữa các nước đồng minh và vấn đề Liên Xô tham chiến chống phát xít Nhật ở Viễn Đông. Trong quá trình làm việc Thống tướng Dwight David Eisenhower rất hài lòng và trân trọng tình bạn giữa ông và G. K. Zhukov. Người thay thế ông từ năm 1946, đại tướng Lucius Dubignon Clay cũng đề cao mối quan hệ này, ông cho rằng: Bản thân Eisenhower cũng đến Liên Xô cùng với Zhukov trong một chuyến thăm nước này sau chiến tranh. Có thể các mối quan hệ này đã làm cho I. V. Stalin nghi ngờ G. K. Zhukov nên vào tháng 4 năm 1946, I. V. Stalin triệu tập G. K. Zhukov về Moskva. Các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại Đức, Chủ tịch Ủy ban quân chính vùng chiếm đóng của Liên Xô tại Đức và Thành viên Hội đồng kiểm soát của đồng minh được trao lại cho người phó của ông là đại tướng V. D. Sokolovsky. Trước đó, hồi tháng 11, 12 năm 1945, cấp phó của L. P. Beria là V. S. Abakumov đã bay sang Berlin tiến hành bắt giữ một số cấp dưới của G. K. Zhukov vì bị nghi ngờ là phản bội nhưng thực chất là ngụy tạo chứng cứ để chống lại ông. Khi biết việc này. G. K. Zhukov đã bảo V. S. Abakumov nên quay về Moskva ngay nếu không muốn bị "vệ binh" của ông "chăm sóc". Tại Moskva, trong cuộc họp của Hội đồng Quân sự Trung ương, Zhukov bị chỉ trích dữ dội về các "tội" không đáng tin tưởng về mặt chính trị và có thành kiến với Ban Chấp hành Trung ương Đảng; vì vậy người ta đã cất bỏ chức vụ Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng quốc phòng nhà nước của ông , trong khi A. M. Vasilevsky dược chỉ định là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và N. A. Bulganin được cử làm Phó Chủ tịch hội đồng này. Tháng 7 năm 1946, G. K. Zhukov được điều động đến nhận chức vụ tư lệnh quân khu Odessa, một chức vụ thường chỉ giao cho cấp thượng tướng là đủ. Ngoài ra, ông cũng bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuối năm 1947, G. K. Zhukov bị mắc bệnh đau tim và ông đã phải chữa bệnh gần 3 tháng tại Krym. Tháng 2 năm 1948, ông đến Sverdlovsk nhận một chức vụ "nhỏ nhặt" khác là tư lệnh quân khu Ural. Đến năm 1951, số phận của Zhukov trở nên ít u ám hơn khi sự tầm soát của Stalin đối với ông giảm bớt. Một nhà máy sản xuất xe gắn máy ở địa phương đã bầu Zhukov làm đại diện của mình tại Xô Viết tối cao. Tháng 6 năm 1951, ông được phép tham dự ngày quốc khánh Ba Lan tại Warszawa với tư cách là thành viên của phái đoàn Liên Xô. Trong Đại hội Đảng lần thứ XIX diễn ra vào tháng 10 năm 1952, Zhukov được đề cử làm ứng cử viên của chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương. Tháng 2 năm 1953, I. V. Stalin cho ông thôi chức vụ Tư lệnh quân khu Ural và gọi ông về Moskva. Một số nguồn tin cho rằng ông được gọi về để tham gia cuộc chiến ở Triều Tiên, nhưng thực tế là trong suốt một tháng. I. V. Stalin không giao cho ông một công việc nào cả. Hồi 9 giờ 50 phút sáng ngày 5 tháng 3 năm 1953, I. V. Stalin qua đời và cuộc đời G. K. Zhukov đã sang một thời kỳ mới. Vai trò của Zhukov trong vụ xử lý Berya. Những âm mưu nhằm hãm hại Zhukov. Một trong những tai họa cuối cùng mà Beria gây ra cho đất nước Liên Xô là âm mưu hạ bệ G.K. Zhukov. Hai cấp dưới của ông là Nguyên soái tư lệnh không quân A.A. Novikov và trung tướng K.F. Telegin (Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị Phương diện quân Belorussia 1) đã bị bắt giam, bị tra tấn trong nhà tù Lefortovo từ cuối năm 1945. Tại các cuộc đối chất, G. K. Zhukov đã lật tẩy các lời mớm cung của Cục trưởng tình báo F.I. Golikov vu khống ông phung phí các chiến lợi phẩm và thổi phồng sức mạnh của quân đội Đức Quốc xã. Một số người ghen tỵ với ông còn buộc tội ông theo chủ nghĩa Bonapart. Vào tháng 6 năm 1946, người ta còn tổ chức một cuộc điều tra nhằm vào ông (sau này được giới quân sự Liên Xô mỉa mai gọi là "cuộc điều tra về chiếc cốc"). Một số xe hàng của Zhukov có nhiệm vụ chở các đồ vật từ Đức về Liên Xô bị chặn lại và tịch thu. Năm 1948, nhà của Zhukov bị lục soát và các báo cáo điều tra nói rằng đã "phát hiện" ra nhiều chiến lợi phẩm quý giá lấy từ Đức. Trong cuộc điều tra này. L. P. Beria đã bịa ra cả những chuyện không thể tưởng tượng được như G. K. Zhukov đã giữ 17 nhẫn vàng, 3 viên đá quý, 15 mặt dây chuyền vàng, và hơn 4.000 mét vải, 323 tấm da lông thú, 44 tấm thảm lấy từ cung điện của Đức, 55 bức tranh, 55 bộ đồ ăn, 20 súng săn... Và G. K. Zhukov đã viết về điều này trong biên bản ghi nhớ để giải thích cho Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) như sau: Khi được biết về những điều "không may" xảy ra với G. K. Zhukov, mặc dù không thể nắm được thực chất vấn đề nhưng Dwight David Eisenhower đã tỏ ra thông cảm với người "bạn chiến đấu" của mình. Xử lý Beria. Một tháng sau cái chết của Stalin, G. K. Zhukov được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Dưới sự lãnh đạo của Nikita Khrushchev, ông đã tham gia vào việc bắt giữ và xử lý L. P. Beria. Ngày 26 tháng 6 năm 1953, một phiên họp đặc biệt mở rộng của Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô được Georgy Malenkov tổ chức. L. P. Beria đến cuộc họp với tâm trạng băn khoăn vì nó được tổ chức một cách vội vã và không ngờ rằng đó là buổi họp Bộ Chính trị cuối cùng của ông ta. N. S. Khruchev phát biểu trước: "Cuộc họp hôm nay chỉ có một nội dung duy nhất, đó là thảo luận về việc làm gián điệp cho nước Anh, chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, gây chia rẽ của phần tử theo chủ nghĩa đế quốc là Beria". Tiếp đó là một loạt các liệt kê về các tội ác của Beria. Cuối cùng, N. S. Khruchev đề nghị khai trừ Beria ra khỏi Đảng và đưa ra tòa án binh. L. P. Beria chưa kịp phản ứng gì thì đội sĩ quan cận vệ do trung tướng K. S. Moskalenko theo lệnh của G. K. Zhukov đã xông vào. G. K. Zhukov đến trước mặt Beria hô lớn: "Giơ tay lên ! Đi theo tôi". Beria nói với họ: "Các đồng chí, có việc gì thế, ta hãy ngồi xuống đã". G. K. Zhukov quát: "Câm miệng, anh không phải là chỉ huy ở đây. Các đồng chí, hãy bắt giữ tên phản bội". Đội sĩ quan cận vệ đã tuân lệnh ông ngay tức khắc. Ngày 18 tháng 12 năm 1953, tại Tòa án quân sự của Tòa án tối cao Liên Xô, Chánh án I. S. Konev đã tuyên L. P. Beria chịu án tử hình. Ban đầu, việc thi hành án được giao cho trung tá V. P. Yuriev nhưng anh này không đủ can đảm thực hiện. Cuối cùng, trung tướng P. F. Batisky, một trong những người thực hiện bắt giữ Beria rút súng bước lên: "Để hắn đó cho tôi". Và P. F. Batisky được phép thi hành bản án. Lúc đưa Beria vào quan tài đem đi chôn cất, trong khi Nguyên soái I. S. Koniev nói: "Cái ngày mà tên này sinh ra thật đáng nguyền rủa." thì G. K. Zhukov chỉ phát biểu: "Tôi coi nghĩa vụ của tôi là phải đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc này". Quan hệ giữa Zhukov với Stalin và Khruchev. Với I. V. Stalin. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, G. K. Zhukov là một trong số ít người biết rõ về I. V. Stalin. Với tư cách Tổng tham mưu trưởng trong thời kỳ đầu và sau này là Phó Tổng tư lệnh tối cao. Giữa ông và I. V. Stalin đã có không dưới 100 lần gặp riêng và hàng trăm cuộc họp chung với các thành viên của Đại bản doanh. Vì vậy, ông nắm rõ phong cách làm việc, tâm trạng, tính khí của I. V. Stalin. Vì cả hai người đều nóng tính nên phải có sự nhượng bộ khi thì của người này, khi thì của người kia đã làm cho họ mới có thể cộng tác với nhau. Theo G. K. Zhukov, I. V. Stalin là một con người mạnh mẽ, kín kẽ, nhưng dễ cáu kỉnh và đa nghi. Thậm chí G. K. Zhukov còn biết được khi tẩu thuốc được I. V. Stalin được rít mạnh và cháy đỏ lên là lúc ông đang vui; và khi tẩu thuốc ấy tắt mà không được châm lại thì có thể "dông tố" sẽ nổi lên ở Đại bản doanh. Việc nắm bắt được những nét tính cách đặc trưng của I. V. Stalin khiến cho G. K. Zhukov có thể dám đương đầu với cơn thịnh nộ của Stalin trong khi nhiều người khác lại né tránh nó. Chiều quan hệ giữa G. K. Zhukov và I. V. Stalin hoàn toàn mang tính công vụ trong khi chiều quan hệ ngược lại giữa I. V. Stalin và G. K. Zhukov lại thoáng chút ghen tị. Mặc dù cũng là một nhà chỉ huy quân sự nhưng I. V. Stalin thuộc về thế hệ của tác chiến phối hợp pháo binh - kỵ binh, trong khi G. K. Zhukov thuộc thế hệ của tác chiến binh chủng hợp thành hiện đại. Chính sự chênh lệch về tuổi tác và khác nhau về kinh nghiệm thực tế đã làm cho giữa hai người đôi khi có những cuộc tranh cãi nảy lửa. Tuy nhiên, G. K. Zhukov lại thua I. V. Stalin về kinh nghiệm hoạt động chính trị, đặc biệt là kinh nghiệm trong quan hệ đối nội. Điều này được chứng minh rõ rệt sau những thất bại của G. K. Zhukov không phải trên chiến trường mà ở trên chính trường Liên Xô. Trong hoạt động lãnh đạo của mình I. V. Stalin quý trọng tài năng của G. K. Zhukov nhưng chỉ về mặt quân sự. Và đây cũng có thể là một lý do khiến ông triệu hồi Zhukov từ Berlin về. Một điểm quan trọng nữa khiến hai người có thể tương hợp trong sự tương khắc với nhau tại nhiều vấn đề là ở chỗ giữa họ, không ai mắc nợ ai. Mặc dù có lúc, I. V. Stalin đã không ít lần nói phải nói thẳng, thậm chí đã viết ra giấy rằng: "Những lời ca tụng Stalin thật là chối tai, đọc thì thật bất tiện"; nhưng xung quanh ông lúc nào cũng có những người xu nịnh, bợ đỡ ông như Beria, Yezhov, Mekhlis và nhiều người khác. Một số người có lòng tự trọng cũng thường xuôi theo theo ý kiến của I. V. Stalin để tránh sự rắc rối. G. K. Zhukov thì khác, ông không những kiên trì bảo vệ quan điểm của mình và sẵn sàng hy sinh chức vụ để được tự do tìm công việc thực tế mà ông cho là có ích nhất đối với quân đội và đất nước mình. Việc ông đề nghị cho thôi chức vụ Tổng tham mưu trưởng để xuống các đơn vị trực tiếp chỉ huy chiến đấu là một ví dụ điển hình. Những nét cá tính độc lập trong tư duy của G. K. Zhukov khiến I. V. Stalin luôn phải chú ý đến ông. Mặc dù nó đem lại nhiều bất lợi cho ông nhưng lại chính là nguyên nhân làm cho việc ra các quyết định về quân sự trong những năm chiến tranh trở nên có căn cứ khách quan và do đó, có độ chính xác cao hơn. Nhưng đến khi chiến tranh kết thúc thì vị thế của hai người khác hẳn nhau. Và khi đó thì chính cá tính độc lập, tự thân vận động của G. K. Zhukov đã làm hại ông. Trong cơ chế sùng bái cá nhân, cơ chế của sự xơ cứng cả về lý thuyết và thực tiễn, của sự trì trệ trong tư duy và tệ quan liêu; những người như Zhukov rất khó có chỗ chen chân trên chính trường. Với Nikita Khrushchev. Sau khi I. V. Stalin chết, chính trường Liên Xô rơi vào khủng hoảng lãnh đạo. Theo Điều lệ của Đảng thì Georgy Maximilianovich Malenkov tạm quyền Bí thư thứ nhất. Tuy nhiên, ông này không đủ can đảm để loại bỏ tệ "sùng bái cá nhân" và hơn nữa, "ông bạn" L. D. Beria của G. M. Malenkov lúc nào cũng có thể ra tay. Một lần nữa, người ta lại phải nhờ đến sức mạnh và uy tín của các nhà quân sự. Người được Nikita Sergeyevich Khrushchev chọn không ai khác là G. K. Zhukov. N. S. Khrushchev chịu ơn ông không chỉ một lần. Trước hết, với tư cách Ủy viên hội đồng quân sự hướng Tây Nam, N. S. Khrushchev chính là người đề nghị cho dừng trận phản công tại "chỗ lồi" Izyum - Barvenkovo hồi mùa hè năm 1942 khi biết rằng nó có nguy cơ thất bại. Sau này, G. K. Zhukov và A. M. Vasilevsky đã chứng minh rằng chính Tổng tư lệnh tối cao đã bác bỏ đề nghị này của N. S. Khrushchev và ra lệnh tiếp tục tấn công. Ngày 17 tháng 3 năm 1944, trong đoàn xe hộ tống đại tướng N. F. Vatutin đi công tác và bị phục kích có xe của N. S. Khrushchev. Có người tố cáo với I. V. Stalin rằng N. S. Khrushchev đã lệnh cho lái xe quay đầu bỏ chạy nhưng G. K. Zhukov với tư cách là Phó Tổng tư lệnh tối cao, trực tiếp chỉ đạo các Phương diện quân Ukraina 1 và 2 đã bác bỏ điều này. Ông chứng minh cho I. V. Stalin thấy rằng N. S. Khrushchev đã làm mọi cách để cứu N. F. Vatutin. Trong quá trình giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu đặc biệt Kiev, G. K. Zhukov có mối quan hệ tốt với N. S. Khrushchev lúc bấy giờ đang giữ chức vụ Bí thư thứ nhất Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Ukraina. Tại Hội nghị đặc biệt để xử lý Berya, G. K. Zhukov đã có tiếng nói quan trọng của một người có uy tín nhất trong quân đội. Trên thực tế, chính ông đã yêu cầu tướng S. K. Moskalenko bí mật chuẩn bị đội đặc nhiệm và cùng với Bulganin cho đội này sử dụng hai chiếc xe đặc biệt của hai ông (loại có lắp kính đen) để vào điện Kremly mà không bị phát hiện. Đến giờ khởi sự, đội vệ binh canh gác của NKVD cũng được thay thế bằng đội vệ binh của quân khu Moskva theo lệnh của G. K. Zhukov. Mối quan hệ quan hệ giữa N. S. Khrushchev phát triển tốt đẹp nhất trong thời kỳ diễn ra Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi được bầu giữ cương vị Bí thư thứ nhất, N. S. Khrushchev đã làm một việc mà từ trước đến nay không ai dám nghĩ đến. Đó là việc phê phán "chủ nghĩa sùng bái cá nhân", đưa thi hài I. V. Stalin ra khỏi Lăng Lê Nin và chôn cất bên tường thành Kremly như những nhà lãnh đạo khác. Ít ai biết rằng để làm được việc đó, N. S. Khrushchev phải được sự đồng ý (hay ít nhất cũng là đứng ngoài cuộc) của giới quân nhân mà người đứng đầu là G. K. Zhukov lúc này đã ở cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tại Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 6 năm 1957, những người theo phái Stalinísm đã tìm cách loại bỏ N. S. Khrushchev bằng "đa số phiếu cơ học" với một dự thảo nghị quyết về việc cách chức Bí thư thứ nhất của ông này. Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết này đã bị bác bỏ và một trong những người ủng hộ N. S. Khrushchev nhiệt thành nhất là G. K. Zhukov. Như đã giúp cho S. K. Timoshenko thoát khỏi sự trừng phạt của I. V. Stalin hồi tháng 7 năm 1942, lần này, G. K. Zhukov cũng chứng minh sự vô căn cứ của những lời cáo buộc đối với N. S. Khrushchev. Ông tuyên bố: Tuy nhiên, không lâu sau đó, G. K. Zhukov đã phải trả giá cho câu nói đó. Ông bị đưa ra khỏi Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Đảng, bị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cho nghỉ hưu ở tuổi 62. Tất cả mọi việc đều diễn ra sau lưng ông, khi ông đã "rời khỏi những đoàn xe tăng của mình" để đi thăm Nam Tư theo lời mời của Nguyên soái Josip Broz Tito. N. S. Khrushchev đã không làm gì để giúp đỡ ông. Quân đội và nhân dân Liên Xô cũng không nhận được một lời giải thích nào về sự ra đi của ông. Theo nhiều nhà phân tích, chính giới lãnh đạo Liên Xô và cả bản thân N. S. Khrushchev đã mắc một nỗi sợ có tính truyền thống: "Sợ kẻ có sức mạnh".. Những năm tháng cuối cùng. Hoạt động chính trị. Trước khi thất sủng, G. K. Zhukov đã tham gia vào nhiều hoạt động đối nội và đối ngoại vừa với tư cách thành viên Chính phủ Liên Xô vừa với tư cách cá nhân. Năm 1955, tại một cuộc họp Hội đồng lý luận quân sự, G. K. Zhukov cho rằng trong chiến tranh, các chỉ huy quân đội phải có quyền cao nhất, còn các nhà lãnh đạo Đảng nên đóng vai trò lý luận và phải đứng đằng sau, đơn giản là vì họ không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp. Chính luận điểm này của ông đã chặn đứng ý tưởng lập lại chế độ chính ủy trong Quân đội Liên Xô vốn đã bị bãi bỏ từ năm 1943. Cho đến năm 1955, ông vẫn có vài lần trao đổi thư từ riêng với Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower và cả hai đều nhất trí ủng hộ việc chung sống hòa bình giữa các cường quốc. Tháng 7 năm 1955, ông cùng với N. S. Krushchev, N. A. Bulganin, V. M. Molotov và A. A. Gromyko dự Hội nghị thượng đỉnh tại Geneva sau khi Liên Xô ký hiệp ước hòa bình với Áo và rút quân khỏi Áo. Năm 1956, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, G. K. Zhukov đã ra lệnh đưa quân đến hỗ trợ quân đội nước sở tại trấn áp các cuộc nổi dậy ở thủ đô Budapest. Ông cho rằng, nếu Hungary nằm ngoài tầm kiểm soát của Moskva thì toàn bộ vai trò của Liên bang Xô viết ở Đông Âu sẽ không còn. Phát biểu về việc này, Nguyên soái J. B. Tito đã coi việc dùng quân đội Xô Viết ở Hungaria là lỗi lầm tai hại về chính trị. Cũng trong năm 1956, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez nổ ra. Mặc dù Hoa Kỳ hết sức khuyên can nhưng liên quân Anh, Pháp và Israel vẫn tấn công Ai Cập. G. K. Zhukov đã đứng về phía Ai Cập và coi cuộc chiến của người Ai Cập là sự phòng vệ chính đáng. Triết gia Bertrand Russell coi cả hai sự kiện trên đây là hai sự kiện bất hạnh nhất trong năm 1956. Vào tháng 10 năm 1957, Zhukov viếng thăm Nam Tư và Albania trên một chiếc tàu tuần dương lớp Chapayev mang tên "Kuibyshev" trong một nỗ lực nhằm hàn gắn lại mối quan hệ Liên Xô-Nam Tư. Trong chuyến hải hành đó, phái đoàn Liên Xô gặp các thành viên của Hạm đội 6 Hoa Kỳ và hai bên đã có một buổi chào hỏi mang tính nghi thức. Vào dịp sinh nhật lần thứ 60, G. K. Zhukov được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần thứ tư. Ông trở thành nhà quân sự chuyên nghiệp cao nhất có mặt trong Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hàng trăm triệu người dân Xô Viết đặt niềm tin vào ông và quân đội Liên Xô và coi đó là biểu tượng cho sự vững mạnh của quốc gia, còn hơn cả Đảng hay các cơ quan an ninh, cảnh sát. Điều đó đã gây lo ngại hay ít nhất cũng tạo ra sự ghen tỵ trong hàng ngũ lãnh đạo của Liên Xô. Và sự lo ngại ấy không phải không có lý do. Đi xa hơn N. S. Khruchev, ông yêu cầu các cơ quan chính trị trong quân đội phải báo cáo với ông trước khi báo cáo với Đảng. Ông muốn có một sự lên án chính thức đối với các cuộc thanh trừng của I. V. Stalin nhằm vào các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Ông đã vận động hết mình cho việc phục hồi danh dự của M. N. Tukhachevsky, V. K. Blyukher, A. I. Yegorov và nhiều người khác. Như ông từng nói, cái chết của Tukhachevsky là "sự lãng phí to lớn nhất của quân đội và toàn thể chính phủ Liên Xô của chúng ta". Nhiều vị lãnh đạo đã buộc tội ông theo "chủ nghĩa cải lương", "chủ nghĩa Bonapart" và hậu quả đã xảy ra. Sau cuộc đi thăm hữu nghị tại Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư theo lời mời của Nguyên soái J. B. Tito, ông bị cất bỏ mọi chức vụ trong Đảng, chính quyền và nhận quyết định nghỉ hưu.. Sau đó, trong một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Zhukov bị buộc phải "nhận khuyết điểm" và hứng chịu nhiều lời chỉ trích nặng nề, trong đó đến từ một số tướng lĩnh từng là đồng chí của ông trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nặng nề hơn cả vẫn là chỉ trích từ phía Nguyên soái I. S. Koniev, người lâu nay luôn giữ mối hiềm thù và ganh ghét sâu sắc đối với Zhukov. Dường như Koniev không biết rằng chính G. K. Zhukov đã cứu ông ta khỏi bị I. V. Stalin trừng phạt vào năm 1941 khi Stalin không hài lòng về kết quả tác chiến của Koniev. Việc bị cho nghỉ hưu sớm như vậy là một sự sỉ nhục lớn đối với vị Nguyên soái, vì theo lệ thường, các Nguyên soái Liên Xô sau khi rời nhiệm sở thường được trao chức vụ Thanh tra hay một số chức vụ thấp hơn khác - tức là vẫn tiếp tục có hoạt động ở một mức độ nào đó trong binh nghiệp. Thậm chí, sau khi Zhukov bị cắt bỏ hết mọi chức vụ, quá trình thủ tiêu ảnh hưởng và tên tuổi của Zhukov không dừng lại. Nhiều người không ưa thích Zhukov cũng được dịp "dậu đổ bìm leo". Báo Pravda đã cho đăng một bài viết của Nguyên soái Koniev với nội dung chỉ trích vai trò của Zhukov trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tháng 3 năm 1964, tướng Chuikov xuất bản quyển sách "Sự kết thúc của Đế chế Thứ Ba", một phần nội dung trong đó đã công kích nặng nề quyết định trì hoãn tấn công vào Berlin của Zhukov hồi tháng 2 năm 1945. Ngày 10 tháng 8 năm 1961, tờ Ivestiya đã đăng bài viết chỉ trích thái độ không coi trọng của Zhukov đối với binh chủng tên lửa chiến lược, tàu ngầm và vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, Zhukov chưa bao giờ phủ nhận vai trò của vũ khí hạt nhân, ông chỉ nhận xét rằng mặc dù nó quan trọng nhưng không đến mức đóng vai trò then chốt quyết định. Có thể nói, đối với Zhukov, việc bị đột ngột cắt bỏ chức vụ và bị sỉ nhục công khai như vậy là một đả kích lớn. Ông đã phải sử dụng thuốc ngủ để trấn an tinh thần của mình suốt 15 ngày liền. Theo tự thuật của Zhukov, trong suốt những ngày đó, ông gần như chỉ ngủ, thức dậy một thời gian ngắn, rồi ngủ tiếp. Tất cả mọi sự đắn đo, suy tư, đau khổ, khuây khỏa của ông đều diễn ra trong giấc mơ. Otto Chaney đã nhận xét rằng, Zhukov đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc cố giữ vững ý chí và sự bình tĩnh của mình. Nguyên soái giữa đời thường. Sau khi ra khỏi vầng hào quang mà những người tôn vinh ông đã khoác cho ông, G. K. Zhukov cũng lánh xa tất cả các hoạt động chính trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không quên ông. Các tướng lĩnh dưới quyền ông trong Chiến tranh thế giới thứ hai thường đến thăm nhà riêng của ông, đi săn với ông và gợi lại những kỷ niệm vui để cho ông khuây khoả. Bản thân Nguyên soái Konev cũng đến thăm Zhukov, xin lỗi ông về bài báo chỉ trích Zhukov hồi đó; hành động hòa giải này được Zhukov đón nhận một cách chân thành. Tháng 9 năm 1959, khi được N. S. Khrushchev đang trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ cho biết G. K. Zhukov đã nghỉ hưu và thích câu cá, Thống tướng Dwight D. Eisenhower, lúc đó đã là Tổng thống Hoa Kỳ đã qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moskva gửi tặng ông một bộ đồ câu cá và ông đã sử dụng bộ đồ câu này đến cuối đời. Trong giai đoạn này, tên tuổi Zhukov thực sự biến khỏi lịch sử chiến tranh. Theo tác giả Hoa Kỳ Chaney thì tuy ông đã chịu tổn thương lớn, nhưng nền sử học Liên Xô còn là một nạn nhân lớn hơn. Nhiều người xót cho tình cảnh ấy, trong đó có Đại sứ Ấn Độ tới Liên Xô từ năm 1951 đến 1962 - K. P. S. Menon đã viết trong nhật ký của mình ngày 5 tháng 11 năm 1957: Năm 1964, N. S. Khrushchev bị hạ bệ. L. I. Brezhnev lên cầm quyền và đã lại một lần nữa phải nhờ đến uy tín của G. K. Zhukov để làm nổi bật vai trò của mình trong cuộc chiến tranh Xô-Đức. Tên tuổi G. K. Zhukov xuất hiện trở lại ngày 8 tháng 5 năm 1965 khi L. I. Brezhnev nhắc đến tên ông trong diễn văn kỷ niệm 20 năm ngày chiến thắng phát xít Đức. Ngày 9 tháng 5 năm 1965, ông lại được mời lên Lễ đài trên lăng Lê Nin để xem duyệt binh tại Quảng trường Đỏ. Những năm cuối đời, ông dành phần lớn thời gian để tập trung viết bộ hồi ký "Nhớ lại và suy nghĩ" (tiếng Nga: "Воспоминания и размышления"), tác phẩm mà ông khởi thảo hồi năm 1958. Vì tuổi đã cao và làm việc căng thẳng, tháng 12 năm 1967, bệnh tim của ông tái phát trầm trọng hơn đã làm ông bị đột quỵ. Ông phải nằm viện và điều dưỡng đến tháng 6 năm 1968 mới trở về nhà và tiếp tục được điều trị bằng phương pháp trị liệu bởi người vợ thứ hai của ông, bà Galina Semyonova. Đến khoảng giữa thập niên 1960, một nhà xuất bản Pháp ngỏ lời muốn xuất bản một tác phẩm của Zhukov như là một phần trong bộ sách 20 cuốn của các nhà quân sự trong thế chiến thứ hai. Kết quả của lời đề nghị này là, vào tháng 4 năm 1968, cuốn hồi ký của Zhukov được xuất bản. Bất chấp việc nó không được các cơ quan truyền thông quảng bá rộng rãi, "Nhớ lại và suy nghĩ" nhanh chóng trở thành một thành công vang dội về mặt doanh thu. Trong vòng vài tháng, ông đã nhận được hơn 10.000 lá thư của các độc giả ca ngợi ông, cảm ơn ông, đề nghị chỉnh sửa và bình luận. Tất cả những việc này là một sự ủng hộ to lớn về mặt tinh thần đối với vị Nguyên soái và cũng là động lực để ông tiếp tục chỉnh sửa hồi ký, chuẩn bị cho việc xuất bản lần thứ hai. Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 24 họp tháng 3 năm 1971 đã mời ông làm đại biểu danh dự. Do gặp phải mấy sự ngăn cản được viện lẽ từ nhiều lý do khác nhau, người ta đã làm cho ông mất đi cơ hội cuối cùng xuất hiện trước công chúng trong một hoạt động chính trị quan trọng. Bản thân Brezhnev đã nói thẳng rằng ông ta không hy vọng Zhukov sẽ tham dự, một điều khiến Zhukov hết sức thất vọng. Ngày 18 tháng 6 năm 1974, trái tim của Georgy Konstantinovich Zhukov vĩnh viễn ngừng đập sau cơn đột quỵ cuối cùng, không lâu trước khi cuốn hồi ký của ông được xuất bản lần thứ hai. Thi hài của ông được hoả thiêu. Hộp tro thi hài của ông được an táng trên bức tường điện Kremli tại Quảng trường Đỏ ở Moskva, bên cạnh tro thi hài nhiều tướng lĩnh khác của Liên Bang Xô Viết và Liên Bang Nga. Tang lễ của vị nguyên soái được tổ chức trọng thể theo nghi lễ quốc gia, và gần một triệu người đã tham gia buổi lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Gia đình. Cha đẻ: Ông "Konstantin Zhukov", sinh năm 1851. Thuở nhỏ, ông lớn lên trong một trại trẻ mồ côi. Năm 2 tuổi, ông được nhận làm con nuôi bà Anna Zhukova. Khi trưởng thành, ông làm nghề đóng giày. Ông mất năm 1921. Mẹ đẻ: Bà "Ustiniya Artemievna Zhukova" (lấy theo họ của chồng khi kết hôn, họ thời con gái là Pilikhina), sinh năm 1866, cũng lớn lên trong một gia đình nghèo nhưng có sức khỏe tốt và theo nghề nông. Theo G. K. Zhukov kể lại, bà có thể vác được một bao lúa mỳ nặng 5 put (80 kg). Ông ngoại của Zhukov, Artemiy, cũng là người rất khỏe, có thể nhấc bổng một con ngựa trên vai. Zhukov được thừa hưởng sự di truyền về sức khỏe từ người mẹ của ông. Chị: "Maria Kostantinovna Zhukova"; sinh năm 1894. Em trai: "Alexei Konstantinovich Zhukov", sinh năm 1901; chết khi còn nhỏ tuổi. Vợ (kết hôn lần thứ nhất): Bà "Alexandra Dievna", kết hôn với G. K. Zhukov năm 1920 tại Voronezh; ly dị năm 1954, mất năm 1967 tại Moskva Vợ (kết hôn lần thứ hai): Bà "Galina Alexandrovna Semyonova", sinh năm 1926, Đại tá quân y Quân đội Liên Xô; làm việc tại bệnh viện Burdenko, bác sĩ chuyên khoa trị liệu, kết hôn với G. K. Zhukov năm 1955. Bà qua đời vào tháng 11 năm 1973. Con gái cả: "Era Georgievna Zhukova", sinh năm 1928, con bà Alexandra Dievna Con gái thứ hai "Margarita Gẻorgievna Zhukova", sinh năm 1929, con bà Alexandra Dievna Con gái thứ ba: "Ella Georgievna Zhukova", sinh năm 1937, con bà Alexandra Dievna Con gái thứ tư: "Maria Georgievna Zhukova", sinh năm 1957, con bà Galina Semyonova. Các chức vụ đã nắm giữ. Trong Chiến tranh Xô-Đức. Trừ Stalin, Zhukov và Đô đốc Kuznetsov là 2 thành viên xuyên suốt của Đại bản doanh (Stavka) trong thời gian Chiến tranh giữ nước vĩ đại, kể từ khi thành lập vào ngày 23 tháng 6 năm 1941 cho đến khi giải thể vào ngày 3 tháng 8 năm 1945. Trong thời gian này, ông đã trải qua các chức vụ: Tác phẩm về quân sự của Zhukov. Hồi ký quân sự. Không kể đến hàng chục bộ giáo trình quân sự, hàng trăm bài viết cho các tạp chí quân sự trong và ngoài nước và hàng chục bài diễn văn thì tác phẩm quân sự đáng kể nhất mà G. K. Zhukov để lại cho hậu thế là cuốn "Nhớ lại và suy nghĩ" viết theo thể loại hồi ký. Cuốn sách được ông khởi thảo từ năm 1958 và mãi 10 năm sau, nó mới được xuất bản sau hàng chục lần kiểm duyệt ở cấp cao. Mặc dù là cuốn hồi ký của bản thân nhưng trái với lệ thường, nhân vật chính trong hồi ký lại không phải là bản thân ông mà là các tướng lĩnh, sĩ quan, binh sĩ Liên Xô cũng như những tướng lĩnh cùng chiến đấu với ông trong phe đồng minh chống phát xít. Phần của ông chỉ chiếm chương đầu trong tập thứ nhất, khi ông tự thuật về xuất thân của mình. Sau đó, hình ảnh của ông dần dần hòa vào hình ảnh của cộng đồng, các đơn vị mà ông đã tham gia, các cuộc tập trận, các trận đánh và các chiến dịch. Ông cũng không dành phần kết cuốn hồi ký để nói về mình mà tổng kết về tình hình chính trị, quân sự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuốn hồi ký của ông là một trong các tài liệu lịch sử quan trọng về cuộc chiến tranh này. Cuốn hồi ký của Zhukov nhanh chóng trở thành một thành công vang dội về mặt doanh thu. 600.000 bản in phát hành vào năm 1969 đã nhanh chóng bán hết veo. Từ năm 1969 đến năm 1989, đã có hơn 7 triệu bản in được phát hành. Cuốn sách cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và ấn hành ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong vòng vài tháng, ông đã nhận được hơn 10.000 lá thư của các độc giả ca ngợi ông, cảm ơn ông, đề nghị chỉnh sửa và bình luận. Theo Otto Chaney, cuốn hồi ký của Zhukov đã gặp phải nhiều sự kiểm duyệt đến từ các cơ quan chức năng. Nhiều đoạn văn bản, có khi tới cả chương (ví dụ chương nói về giai đoạn Đại Thanh trừng) đã bị cắt bỏ khỏi bản thảo cuốn hồi ký của Zhukov. Từ 150-175 trang đã bị "gạch bằng cây viết xanh" ra khỏi cuốn hồi ký. Công việc viết hồi ký của Zhukov cũng thường xuyên bị can thiệp bởi những "đồng tác giả" và "cố vấn", đến mức Zhukov đã than phiền rằng chỉ có một nửa cuốn hồi ký này là do ông viết. Thậm chí, nhiều thành viên trong Bộ Chính trị (như M. A. Suslov) đã phản đối kịch liệt việc xuất bản cuốn hồi ký của Zhukov. Nhưng việc làm Zhukov đau lòng nhất là chuyện ông bị ép buộc phải thêm những đoạn viết không có thật về Brezhnev nhằm thổi phồng vai trò của ông ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vì việc này, Zhukov đã mất ăn mất ngủ suốt nhiều ngày liền và bị hành hạ bởi những cơn đau nửa đầu dữ dội. Tuy nhiên ông chịu đựng tất cả những điều này, "giống như một người chỉ huy thực thụ, bỏ cái nhỏ để cứu cái lớn, cho rằng việc mất những mẩu nhỏ không làm mất cả cuốn hồi ký". Sau khi Zhukov qua đời, các nhân viên cấp cao của chính phủ đã tìm đến nhà riêng của vị Nguyên soái để thu hồi những văn bản không được công bố của ông, tuy nhiên gia đình của Zhukov đã đề phòng trước việc này vì vậy các tài liệu đó đã được cất giấu kỹ lưỡng. Cuối cùng, vào cuối thế kỷ XX, cuốn hồi ký phiên bản đầy đủ, không kiểm duyệt của Zhukov đã được phát hành ở Nga. Ngoài cuốn hồi ký 3 tập nói trên, G. K. Zhukov còn có một số tác phẩm quân sự được công bố sau khi ông qua đời. Các tác phẩm viết về Zhukov. Cho đến năm 2003, G. K. Zhukov chỉ được 5 tác giả viết tác phẩm chuyên khảo về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đó là các cuốn: Có hai cuốn sách viết riêng về vai trò của ông trong một hoặc nhiều chiến dịch quân sự: Ngoài ra, tên tuổi và các hoạt động của ông được đề cập đến trong nhiều cuốn chuyên khảo về các sự kiện và nhân vật lịch sử trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Một số cuốn sau đây đề cập đến nhiều nhất: Hình tượng G. K. Zhukov trong văn học, nghệ thuật và văn hóa đại chúng. Điêu khắc. Tượng G. K. Zhukov được dựng ở các thành phố Moskva, Sankt Peterburg, Yekaterinburg, Omsk, Sverdlovsk, Krymskaya, Irkutsk, Stary Oskol (Nga), Kharkov (Ukraina), Minsk (Belarus), Uralsk (Kazakstan), Ulan Bator (Mông cổ). Tại Kursk (Nga) có một bức phù điêu khắc hình Zhukov. Đồng tiền 2 rub Nga phát hành năm 1995 để kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít Đức có khắc hình ông ở mặt trước. Tem thư. Các quốc gia Liên Xô và Nga (1976, 1995, 2004), Belarus (1996), Kyrgystan (2006) đã phát hành các con tem in hình Nguyên soái G. K. Zhukov. Về một số đánh giá trái ngược nhau đối với Zhukov. Sau chiến tranh, uy tín của G. I. Zhukov ít được thế giới biết đến vì ông là người bị đối xử không công bằng ngay trên chính đất nước mà ông đã chiến đấu để bảo vệ nó. Ngay cả sau khi Nhà nước Nga tôn vinh ông năm 1995, cũng vẫn còn một số người không nhìn nhận ông. Nhà sử học trẻ tuổi Nga Konstantin Zaleski tin rằng trong cuốn hồi ký, Zhukov đã phóng đại vai trò của mình trong chiến tranh. Nguyên soái K. K. Rokkosovsky thì khẳng định rằng Zhukov không tham gia vào bất cứ việc gì trong kế hoạch của trận Vòng cung Kursk. Một nhà sử học Nga khác là Andrei Mertsalov thì lập luận rằng ông đã có "tính nguyên tắc đến nghiệt ngã trong việc đạt được các mục tiêu" bằng bất kỳ giá nào và tính "thô lỗ, sự ương ngạnh và sự hay thay đổi là hành vi đặc trưng của Zhukov". Cũng về tính thô lỗ của ông, một số tài liệu về sự kiện G. K. Zhukov tham gia vụ bắt giữ và xử lý Beria tại điện Kremlin có ghi rằng ông đã quát lớn: "Nhân danh nhân dân Liên Xô, mày đã bị bắt, tên đồng chí chó đẻ." Sự chính xác lịch sử của các tài liệu này bị nghi ngờ. Và Nikita Khrushchev đã xác nhận trong cuốn hồi ký của mình rằng G. K. Zhukov không bao giờ sử dụng thứ ngôn ngữ đặc sắc như vậy. Một số tác giả khác thì lưu ý đến "sự độc tài" của Zhukov. Thiếu tướng P. G. Grigorienko trong cuốn tiểu thuyết tự truyện của mình đã cho rằng Zhukov "luôn bắt buộc người khác phải phục tùng vô điều kiện". Họ đưa ra ví dụ về việc trong tháng 9 năm 1941, tại Leningrad, ông đã ra lệnh xử tử bất cứ ai rời bỏ vị trí chiến đấu mà không được phép. Đặc biệt, học giả Anthony Beevor trong cuốn "Berlin: Sự sụp đổ" ("Berlin: The Downfall") xuất bản tại Luân Đôn năm 2002 đã chỉ trích Zhukov về việc ông đã để cho lính Nga thoải mái làm những gì mà họ thích trong 2 tuần trước khi quân lệnh của Ủy ban quân quản Berlin có hiệu lực. Ngay sau khi ra đời, cuốn sách này đã gặp phải phản ứng của tiến sĩ Joachim Fest, một học giả Đức chuyên nghiên cứu về Hitler và Berlin tại thời điểm cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Theo tiến sĩ Fest, khi đưa ra những thông tin này để rồi quy kết trách nhiệm cho G. K. Zhukov, Anthony Beevor quên mất rằng G. K. Zhukov rất nhạy cảm với sự vô kỷ luật của những binh lính dưới quyền và rất khắc nghiệt khi xử lý các vi phạm ấy. Joachim Fest cho rằng Anthony Beevor đã gieo rắc những sai lệch về sự thật lịch sử. Cuốn sách này cũng bị vấp phải sự chỉ trích của Đại sứ Nga tại Luân Đôn, ông Grigori Karasin và là cuốn sách cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Phản bác lại một số ý kiến cho rằng G. K. Zhukov là "tướng nướng quân", là bàng quan trước tổn thất nhân mạng; các học giả Nga nghiên cứu về ông đã dẫn ra một số mệnh lệnh của ông trong chỉ huy chiến đấu được Bộ Quốc phòng Nga và chính quyền thành phố Moskva công bố từ các kho lưu trữ tư liệu: Ngày 27 tháng 1 năm 1942, ông đã viết cho Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 49 như sau: Mệnh lệnh tiếp theo của ông đề ngày 7 tháng 3 năm 1942 gửi tướng Zakharkin: Và trong bản mệnh lệnh ngày 15 tháng 3 năm 1942, ông viết: Bên cạnh những đánh giá tiêu cực hoặc gây tranh cãi về G. K. Zhukov, những đánh giá tích cực hầu hết đến từ các tướng lĩnh của phe đồng minh cùng thời với ông và các bạn bè của ông trong quân đội Liên Xô trước đây cũng như giới quân sự Nga hiện nay. Trong cuốn Cuộc thập tự chinh ở châu Âu xuất bản năm 1948, Thống tướng Dwight D. Eisenhower (sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ) đã thừa nhận ông là người mà Liên Hợp Quốc "mắc nợ" lớn hơn bất kỳ nhân vật quân sự nổi tiếng nào khác trên thế giới vì những chiến công chống phát xít Đức. Ông viết trong hồi ký chiến tranh của mình kèm theo lời tiên đoán: Phải mất gần nửa thế kỷ sau, lời tiên đoán của Thống tướng Dwigth Eisenhower mới trở thành hiện thực. N. S. Khrushchyov, người đã "bỏ mặc" số phận của G. K. Zhukov hồi năm 1957, cũng dành những lời nhận xét tích cực về Zhukov: Thiếu tướng Sir Francis de Guingand, tham mưu trưởng của Thống chế Bernard Montgomery đã mô tả G. K. Zhukov là một người thân thiện và vui vẻ. Nhà văn Hoa Kỳ John Gunther đã từng gặp gỡ G. K. Zhukov nhiều lần sau chiến tranh đã mô tả ông là con người "thân thiện, vui vẻ và chân thật nhất, hơn bất kỳ một nhà lãnh đạo người Nga nào mà tôi đã gặp". Còn John Eisenhower, con trai của tổng thống Dwight Eisenhower thì cho rằng. G. K. Zhukov là người rất sôi nổi và tâm đầu ý hợp với mình. Tác giả Hoa Kỳ Martin Caidin cũng ghi nhận rằng ông là một vị "Nguyên soái kỳ diệu". Cuốn "Zhukov" của Chaney ở phần "Lời mở đầu và những nhìn nhận" ("Preface and acknowledgements") có chỗ ghi nhận ông là người lính xuất sắc nhất của Liên Xô, và là một "quân nhân được kính nể và tặng thưởng nhiều nhất của Nga". Tác giả Geoffrey Roberts trong cuốn "Stalin's General: The Life of Georgy Zhukov" xem ông là vị tướng giỏi nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Axell, tác giả cuốn "Zhukov, Người chiến thắng Hitler" cũng tin rằng Zhukov là một thiên tài quân sự mang tầm cỡ của Alexandros Đại đế và Napoléon. Cũng theo Axell, "Giống như tất cả các vị tướng lĩnh cao cấp, Zhukov là một người cộng sản trung thành. Ông coi bản thân là một đảng viên tốt nhưng ông cũng là một nhà quân sự và trên tất cả, ông là một người ái quốc". Tại nước Nga, nhà sử học Vasily Morozov cho rằng "G. K. Zhukov đã phải trải qua một quãng dài của cuộc đời khi mà lịch sử bị bóp méo một cách thảm hại do sự bất công lớn của các thế lực chính trị. Trong khi các nhà chính trị Liên Xô khi thì đưa ông lên, khi thì hạ ông xuống tùy theo động cơ vụ lợi của họ thì giới văn nghệ sĩ lại hết sức ngưỡng mộ ông. Nhà thơ Iosif Aleksandrovich Brodsky - người được Giải Nobel Văn học đã sáng tác bài thơ về cái chết của ông (На смерть Жукова) được các nhà phê bình đánh giá là một trong các bài thơ hay nhất về chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi so sánh với sự sáng tạo cách điệu hóa của nhà thơ Gavrila Romanovich Derzhavin trong khúc bi tráng "Con chim sẻ ức đỏ" nói về cái chết của Tổng tư lệnh quân đội Nga Aleksandr Vasilyevich Suvorov năm 1800, chắc chắn Brodsky đã tìm ra một sự tương đồng về sự nghiệp của hai nhà chỉ huy này. Dưới thời Tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin, có hai người đạt giải thưởng và hai sử gia Nga nổi tiếng khác viết thư cho Yeltsin, đề nghị Tổng thống thừa nhận đầy đủ công tích của "Người lính số một" của Nga. Theo đó, tên tuổi của Zhukov "gắn liền với những chiến thắng lịch sử trên các chiến địa trong cuộc phòng vệ Tổ quốc đa sắc tộc của chúng ta". Ngày nay, dân Nga vẫn tôn vinh ông là một anh hùng dân tộc. Cuối tác phẩm nghiên cứu về Zhukov của mình, Otto Preston Chaney đã kết luận:
8,677
755843
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8677
Bán trục lớn
Bán trục lớn là một tham số của một đường tiết diện conic. Bán trục lớn có độ dài bằng một nửa trục lớn. Bán trục lớn thường được ký hiệu bằng chữ "a". Công thức hình học. Phương trình của đường conic trong tọa độ cực có thể viết là: với "r" là khoảng cách từ một điểm trên đường cắt đến tâm hệ tọa độ, θ là góc giữ đường nối từ tâm hệ tọa độ đến điểm đang quan tâm và trục hoành của hệ tọa độ, "e" là độ lệch tâm, "l" là một hằng số có thứ nguyên của khoảng cách (còn gọi là bán trực trục). Nếu "e"<1, đường cắt là hình elíp; "e"==1, đường cắt là hình parabol; "e">1, đường cắt là hình hypécbol. Bán trục lớn là: Hình elíp. Bán trục lớn bằng một nửa đường kính lớn nhất trên hình elíp. Hình hypécbol. Bán trục lớn bằng một nửa độ dài nhỏ nhất giữa hai điểm bất kỳ trên hai nhánh của hình hypécbol. Trong thiên văn học. Trong thiên văn học, bán trục lớn quỹ đạo thể hiện kích thước của quỹ đạo của một thiên thể đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác. Các bán trục lớn được ghi trong các hành tinh để tính cự li từ mặt trời tới hành tinh đó. Hành tinh đó được coi như là vệ tinh của mặt trời. Các vệ tinh nhỏ của các hành tinh cũng tương tự. Do đó ứng dụng: từ cự li của hành tinh X tới mặt trời và cự li của hành tinh Y tới mặt trời(tính bởi bán trục lớn) để có thể tính riêng cự li giữa hành tinh X & Y bằng cách dùng cự li nào xa hơn trừ cự li ngắn hơn. Ví dụ: Sao Mộc có BTL(bán trục lớn) là 778.412.027 km, Trái Đất có BTL là 149.597.887 km thì cự li giữa S.Mộc - Trái Đất là 778.412.027 - 149.597.887 = 628.814.140 km nếu một con tàu có vận tốc ~300.000 km/h thì phải đi trong 628.814.140/300.000 = 2.096 giờ ~ 2.096/24 = 87 ngày ~ gần 3 tháng Cách tính thời gian từ tháng của năm này tới tháng của năm kia trong thiên văn: VD: từ tháng 5 năm 1990 tới tháng 6 năm 1994 sẽ là ((12-5)+1) + (12*((1994-1)-(1990+1)+1))+ 6 = 50 tháng Quỹ đạo elíp. Với quỹ đạo elíp, bán trục lớn bằng một nửa khoảng cách giữa cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo. Đường nối cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo là trục lớn là đường cận viễn hay củng tuyến. Liên hệ với chu kỳ quỹ đạo elíp. Chu kỳ quỹ đạo, "T", liên hệ với bán trục lớn, "a", qua: với: μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, "M", và hằng số hấp dẫn, "G": Công thức này tương đương với một định luật Kepler cho chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Định luật nói rằng "T"2 tỷ lệ thuận với "a"3, với hằng số tỷ lệ gần như không đổi cho mọi hành tinh, do khối lượng của hệ Mặt Trời và hành tinh cấu thành chủ yếu từ khối lượng Mặt Trời.
8,685
876387
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8685
México
México hay Mexico ( , phiên âm: Mê-hi-cô, tiếng Nahuatl: "Mēxihco"), tên chính thức là Hợp chúng quốc México (), là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ. México là một quốc gia rộng lớn với diện tích hơn 1,9 triệu km², đứng thứ 14 trên thế giới và dân số khoảng 106 triệu người, đứng thứ 11 trên thế giới. México giáp với Hoa Kỳ về phía bắc, giáp với Guatemala và Belize về phía đông nam, giáp với Thái Bình Dương về phía tây và tây nam, giáp với vịnh México về phía đông. Hợp chúng quốc México là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, có tổng cộng 31 bang và 1 quận thuộc liên bang là thành phố México, đây là một trong những khu đô thị đông dân cư nhất trên thế giới. México là một đất nước có thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa vô cùng đặc sắc, mang ảnh hưởng của cả nền văn hóa bản địa truyền thống và văn hóa Tây Ban Nha. Mexico cũng là nước có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Rôma. Đất nước México là nơi ra đời của hai nền văn minh lớn của châu Mỹ là Maya và Aztec. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, México bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ và đến năm 1810 thì tuyên bố độc lập và chính thức được công nhận vào năm 1821. México hiện nay là quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Chile trở thành thành viên năm 2010). México hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình cao. Kinh tế México có mối liên hệ chặt chẽ với Canada và Mỹ nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. México còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy được đánh giá là một trong những quốc gia đang lên và đóng vai trò quan trọng trong khu vực Mỹ Latinh, song, xã hội México cũng đang gặp phải một số vấn đề khó khăn như sự bất bình đẳng trong thu nhập, chênh lệch mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn cùng tình trạng bạo lực, buôn bán ma túy tại nhiều vùng của đất nước. Tên gọi. Tên gọi trong tiếng Tây Ban Nha của Mê-hi-cô là "México". Trong tiếng Tây Ban Nha tên gọi này được phát âm là /ˈmexiko/ (Mê-khi-cô). Chữ "x" trong "México" trong tiếng Tây Ban Nha không được phát âm là /s/ giống như chữ "x" của tiếng Việt mà phát âm là /x/. Phụ âm /x/ cũng có tồn tại trong tiếng Việt, trong tiếng Việt âm này được ghi bằng chữ cái ghép đôi "kh". Tên gọi "México" bắt nguồn từ kinh đô của Đế chế Aztec vĩ đại với cái tên "Mexico-Tenochtitlan", mà tên kinh đô này lại được đặt theo một tên gọi khác của dân tộc Aztec, dân tộc "Mexica". Theo thần thoại Aztec cổ, một vị thần đã chỉ cho người dân bộ tộc địa điểm xây dựng kinh đô mới là nơi có một con đại bàng mang trong miệng một con rắn và đậu xuống cành cây xương rồng. Đó chính là một địa điểm nằm giữa hồ Texcoco và tại đó, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố rộng lớn. Hình ảnh này được miêu tả trong trang đầu của cuốn kinh thư Mendoza, một cuốn sách kể về lịch sử của người Aztec và ngày nay xuất hiện trên quốc kỳ và quốc huy của Mexico. Tên chính thức của Mexico là "Hợp chúng quốc Mexico" (tiếng Tây Ban Nha: "Estados Unidos Mexicanos"). Lân bang phương bắc của Mexico có tên chính thức là "Hợp chúng quốc Mỹ" (tiếng Tây Ban Nha: "Estados Unidos de América"). Mexico cũng có "Hợp chúng quốc" trong tên chính thức là vì tên gọi chính thức của Mexico đã được cố ý đặt phỏng theo tên gọi chính thức của nước Mỹ. Tên gọi Hợp chúng quốc Mexico được sử dụng lần đầu tiên trong bản hiến pháp của Mexico năm 1824. Trước khi có tên gọi chính thức là Hợp chúng quốc Mexico, nước này đã từng có một số tên gọi khác kể từ khi thành lập như Đế quốc Thứ nhất Mexico, Đế quốc Thứ hai Mexico, Cộng hòa Mexico trước khi có tên gọi cuối cùng như ngày nay. Từ Hán-Việt của Mexico là "Mễ Tây Cơ" (米西基), hoặc nói tắt là "Mễ". Ở Việt Nam từ ngữ này đã lỗi thời, nhưng hiện nay từ "Mễ" vẫn được dùng trong cộng đồng Mỹ gốc Việt để nói về Mexico (ví dụ: nước "Mễ", người "Mễ"). Lịch sử. Thời kỳ Tiền Colombo. Dấu vết cổ xưa nhất về con người được tìm thấy tại thung lũng Mexico là một bãi lửa trại được xác định có niên đại khoảng 21.000 năm trước. Trong hàng ngàn năm, người da đỏ ở Mexico đã sinh sống như những cộng đồng chuyên về săn bắn. Khoảng 9.000 năm trước, họ đã bắt đầu canh tác ngô và khởi đầu một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, dẫn đến sự thành lập hàng loạt những quốc gia có trình độ phát triển cao và đạt được nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt, tiêu biểu là các quốc gia của người Maya và người Aztec. Họ đã đạt được nhiều thành tựu lớn về chữ viết, toán học, thiên văn học, nghệ thuật và kiến trúc... Những công trình tiêu biểu cho các nền văn hóa tiền Colombo này là các kim tự tháp, tiêu biểu như quần thể kim tự tháp tại Chichen Itza. Đế chế Aztec đã xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh với thủ đô đặt tại Tenochtitlan, nay là thành phố Mexico. Năm 1519, người Tây Ban Nha xâm lược các quốc gia của người da đỏ tại Mexico. Năm 1521, thành phố Tenochtitlan bị chiếm đóng và phá hủy, đánh dấu sự chấm dứt của đế chế Aztec trên bản đồ thế giới. Người dân bản địa lần lượt bị bắt làm nô lệ hoặc bị tàn sát rất dã man, đồng thời bên cạnh đó là sự phá hủy vô cùng to lớn của người Tây Ban Nha đối với gia tài văn hóa truyền thống của họ. Năm 1535, Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha được thành lập tại Mexico và một số vùng lân cận. Đây là thuộc địa đầu tiên và lớn nhất của người Tây Ban Nha tại Tân thế giới và đã đem lại một nguồn của cải dồi dào cho chính quốc thông qua sự cướp bóc tài nguyên và nô lệ tại đây. México giành độc lập. Gần 300 năm sau khi trở thành thuộc địa của Đế quốc Tây Ban Nha, vào năm 1810, một mục sư người México là Miguel Hidalgo y Costilla đã tuyên bố nền độc lập cho México. Tiếp theo đó là một cuộc chiến tranh kéo dài của nhân dân México chống lại quân đội Tây Ban Nha cho đến năm 1821, México chính thức giành được độc lập. Đệ nhất đế chế Thứ nhất México được hình thành trong một thời gian ngắn ngủi, bao gồm toàn bộ lãnh thổ của nước Mexico ngày nay, toàn bộ khu vực Trung Mỹ (trừ Panama và Belize), các bang miền tây và miền nam Hoa Kỳ (California, Nevada, Utah, Arizona, New Mexico, Texas). Agustin de Iturbide tự xưng là hoàng đế của Đế quốc Thứ nhất nhưng bị các lực lượng cộng hòa lật đổ hai năm sau đó. Các tỉnh ở Trung Mỹ tách ra độc lập năm 1823 và thành lập nên nước Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ, nhưng về sau bị vỡ vụn ra nhiều quốc gia độc lập nhỏ hơn. Bốn thập kỉ sau khi giành được quyền độc lập, đất nước México vẫn đầy các xung đột do sự đối đầu giữa những người tự do và bảo thủ tại nước này. Tướng Antonio Lopez de Santa Anna là một nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với nền chính trị của México thời gian này. Năm 1836, ông thông qua "Siete Leyes" nhằm thể chế hóa chính phủ tập trung quyền lực tại México dẫn đến việc đình chỉ Hiến pháp 1824. Có ba vùng đất thuộc México đã nổi dậy đòi độc lập là Cộng hòa Texas, Cộng hòa Rio Grande và Cộng hòa Yucatán. México đã tái thu phục được Rio Grande và Yucatán nhưng đã thất bại trong việc chiếm lại Texas. Không chỉ vậy, Texas sau đó đã được sáp nhập vào Hoa Kỳ và những tranh chấp về đất đai, lãnh thổ với nước láng giềng phương Bắc đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh Mỹ-México (1846-1848) với thất bại nặng nề thuộc về México. Năm 1848, Hiệp ước Guadalupe-Hidalgo được ký kết, theo đó México mất tới 1/3 diện tích lãnh thổ cho Hoa Kỳ. Chán nản trước thất bại của tướng Santa Anna, một phong trào cải cách đã lan rộng tai México. Đây được gọi là thời kỳ 'La Reforma', với một hiến pháp mới được ban hành theo đó tái thành lập thể chế liên bang và lần đầu tiên giới thiệu về quyền tự do tôn giáo tại México. Những năm 1860, México phải đối mặt với sự xâm lăng của nước Pháp. Công tước Ferdinand Maximilian của Áo (thuộc dòng họ Habsburg) được chọn để trở thành vua của Đế quốc México Thứ hai. Tuy nhiên chính thể phong kiến này cũng chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn ngủi. Năm 1867, Benito Juarez, một người da đỏ Zapotec đã tái khôi phục nền cộng hòa và trở thành tổng thống da đỏ đầu tiên của México. Ông được đánh giá là vị tổng thống vĩ đại nhất của México trong thế kỷ XIX. Thế kỷ XX và thế kỷ XXI. Porfirio Díaz đã cai trị một cách độc tài đất nước México trong khoảng thời gian từ năm 1880 đến năm 1911. Giai đoạn này, được gọi là "Porfiriato" được biết đến với những thành tựu lớn của nền kinh tế México, khoa học, nghệ thuật phát triển song bên cạnh đó là sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo và sự đàn áp về chính trị. Cuộc bầu cử giả mạo để tiếp tục nhiệm kỳ thứ năm của Diaz đã bị người dân phản ứng dữ dội, dẫn đến việc cuộc Cách mạng Mexico bùng nổ vào năm 1910. Hệ quả của cuộc cách mạng là một hiến pháp mới đã được ban hành vào năm 1917 và tiếp sau đó là một loạt những biến động trên chính trường México. Đất nước rơi vào cuộc nội chiến giữa các phe phái và nhiều nhân vật lãnh đạo quan trọng bị ám sát. Tình hình tương đối ổn định trở lại từ khi Đảng Cách mạng Quốc gia, về sau đổi tên là Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) lên nắm quyền vào năm 1929 và đóng vai trò quan trọng trên chính trường México suốt 71 năm sau đó. Thời gian từ thập niên 1940 đến 1980 được đánh dấu bởi sự phát triển kinh tế vượt bậc của México và được các nhà sử học gọi là "El Milagro Mexicano", tức "Phép màu México". México đã có những cố gắng quan trọng trong việc quốc hữu hóa các tài sản của quốc gia như khoáng sản và dầu khí. Vào năm 1938, tổng thống Lázaro Cárdenas đã quyết định quốc hữu hóa tất cả các công ty khai thác dầu và buộc họ phải sáp nhập vào PEMEX, công ty dầu khí quốc doanh của México. Sự kiện này đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa México với các nước tham gia khai thác tài nguyên tại đây. Kinh tế phát triển nhưng vẫn chưa đủ sức xóa hết những căng thẳng trong xã hội México, mà đỉnh cao là cuộc thảm sát Tlatelolco tại chính thủ đô México năm 1968. Thời kỳ hoàng kim của kinh tế México kết thúc vào năm 1982 với một cuộc đại khủng hoảng. Giá dầu lửa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của México bị mất giá trầm trọng, tỉ lệ lãi suất tăng vọt và chính phủ México hoàn toàn bị vỡ nợ với những khoản nợ khổng lồ. Tiếp theo đó là một thời kỳ lạm phát kéo dài và México trở thành một quốc gia phá sản. México lại một lần nữa đối mặt với khủng hoảng kinh tế - tài chính lớn vào cuối năm 1994 với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1995 là -6,9%. Hiện nay tình hình kinh tế México đã có nhiều cải thiện quan trọng theo hướng tự do hóa thị trường, đồng thời liên kết với các bạn hàng lớn là Hoa Kỳ và Canada để phát triển trong NAFTA (Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ). Tăng trưởng kinh tế dần đi vào ổn định và México đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Về chính trị, đã có một sự thay đổi lớn trên chính trường México trong cuộc bầu cử năm 2000. Lần đầu tiên sau 71 năm, Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) để mất chiếc ghế tổng thống vào tay Đảng Hành động Quốc gia (PAN) là ông Vicente Fox. Trong cuộc bầu cử năm 2006, PRI thậm chí còn bị tụt xuống thứ ba, sau khi bị Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD) vượt lên. Sau 12 năm, vào 2012, Đảng PRI trở lại ghế Tổng thống với Enrique Peña Nieto, cựu thống đốc Bang Mexico trong giai đoạn 2005–2011. Tuy vậy, ông thắng chỉ với 38% đa số và không giành được thế đa số trong quốc hội. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018, thị trưởng Thành phố México là ông Andrés Manuel López Obrador đã giành thắng lợi. Andrés sẽ bắt đầu nhậm chức vào tháng 12 năm 2018. Chính trị. Theo Hiến pháp năm 1917, Hợp chúng quốc Mexico là một nước cộng hòa dân chủ đại diện và theo chế độ tổng thống. Hiến pháp của nước này cũng quy định thành lập 3 cấp chính quyền khác nhau: liên bang, tiểu bang và thành phố. Tất cả những vị trí lãnh đạo của chính quyền đều được quyết định thông qua bầu cử hoặc được chỉ định bởi những người đã được bầu. Chính quyền của México được chia làm ba nhánh sau: Ở cấp tiểu bang, chính quyền cũng được tổ chức thành ba nhánh: lập pháp (hội đồng lưỡng viện), hành pháp (đứng đầu là thống đốc và nội các được bổ nhiệm) và tư pháp (tòa án). Trong thời gian từ năm 2006-2009, có 9 đảng phái có đại diện trong quốc hội México. Nhưng trong đó có 5 đảng có số phiếu không vượt quá 4%. Ba đảng lớn nhất và có ảnh hưởng quan trọng đối với nền chính trị México là: Trong suốt 71 năm kể từ khi thành lập, PRI là đảng năm giữ vai trò chủ yếu trên chính trường México. Tuy nhiên đến năm 2000, lần đầu tiên đảng đã bị mất chiếc ghế tổng thống vào tay Vicente Fox, một thành viên của đảng PAN. Đến năm 2006, Felipe Calderon của PAN lại một lần nữa giành chiến thắng trước đối thủ Andrés Manuel López Obrador của đảng PRD với cách biệt cực kỳ sít sao 0,58%. Ông tuyên thệ nhiệm kỳ tổng thống México 2006-2012. Ngoại giao. Quan hệ ngoại giao của México được chỉ đạo bởi Tổng thống Mexico và quản lý thông qua Bộ Ngoại giao. Các nguyên tắc của chính sách đối ngoại được công nhận theo quy định tại Điều 89, Mục 10, bao gồm: tôn trọng luật pháp quốc tế và quyền bình đẳng, chủ quyền và độc lập của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội địa của các quốc gia khác, và thúc đẩy an ninh chung thông qua sự tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế. México là thành viên sáng lập của nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ Trong năm 2008, México đóng góp hơn 40 triệu đô-la vào ngân sách thường xuyên của Liên Hợp Quốc. México được công nhận là một cường quốc khu vực bởi sự góp mặt trong một số diễn đàn kinh tế lớn chẳng hạn như nhóm G8+5 và G-20.  Kể từ sau cuộc chiến tranh giành độc lập, quan hệ ngoại giao của México tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ, hàng xóm phía bắc của họ, và cũng là đối tác thương mại lớn nhất. . Tuy vậy trong thế kỷ 20 chính sách ngoại giao của México cũng đã nhiều lần đi ngược lại lợi ích của Mỹ, chẳng hạn như việc México hỗ trợ chính phủ cách mạng Cuba kể từ khi thành lập trong đầu những năm 1960, ngoài ra México cũng từng ủng hộ nhóm du kích Sandinista ở Nicaragua cuối những năm 1970, và các nhóm khủng bố cánh tả ở El Salvador những năm 1980. Sau khi lên nắm quyền, chính phủ của Felipe Calderón đã đặt trọng tâm hơn vào các mối quan hệ với các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribê. Tội phạm. Các băng đảng ma túy hiện đang là vấn đề lớn ở México. Cuộc chiến chống ma túy của México từ năm 2006 đến nay đã khiến cho hơn 60.000 người thiệt mạng, và khoảng 20,000 người mất tích. Các tập đoàn ma túy của México có số lượng lên tới 100,000 thành viên. Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia México ước tính rằng trong năm 2014, một phần năm người México là nạn nhân của một số loại tội phạm. Kể từ khi Tổng thống Felipe Calderón phát động một chiến dịch chống lại tập đoàn trong năm 2006, hơn 28.000 tên tội phạm bị cáo buộc đã bị giết..Trong tổng số nạn nhân của các vụ bạo lực liên quan đến ma túy thì có 4% là những người vô tội, chủ yếu là người qua đường và những người bị mắc kẹt ở giữa những cuộc đấu súng; 90% nạn nhân là bọn tội phạm và 6% số nạn nhân còn lại là cảnh sát và quân đội. Trong tháng 10 năm 2007, Tổng thống Calderon và Tổng thống Mỹ George Bush đã công bố Sáng kiến Merida, một kế hoạch  hợp tác thực thi pháp luật giữa hai nước. Hơn 100 nhà báo và nhân viên truyền thông ở México đã bị giết hoặc biến mất kể từ năm 2000, và hầu hết những vụ án này vẫn chưa được giải đáp. Sau vụ 43 sinh viên tại Iguala bị bắt cóc và thảm sát vào ngày 26 tháng 9 năm 2014, người dân México đã tổ chức biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc để phản đối những động thái yếu ớt của chính phủ đối với vụ mất tích. Đồ uống. Mexico là quốc gia xuất xứ cà phê, loại đồ uống ngon nhất thế giới vào đầu thập niên 1920. Quân đội. México là quốc gia có lực lượng quân đội lớn thứ hai tại khu vực Mỹ Latinh, chỉ sau có Brasil. México có 503.777 quân hiện hành, và có 192.770 quân nhân thuộc lực lượng quân đội chính quy. Ngân sách dành cho quân đội mỗi năm của México khoảng 6 tỉ USD, chiếm 0,5% GDP. Từ thập niên 1990, quân đội México chuyển hướng trọng tâm hoạt động sang cuộc chiến chống ma túy, đòi hỏi phải nâng cấp nhiều loại vũ khí và hiện đại hóa quân đội. Quân đội México bao gồm hai nhánh: Lục quân México (trong đó đã bao gồm cả không quân) và Hải quân México. Hiện quân đội México vẫn còn duy trì một số cơ sở vật chất, hạ tầng để thử nghiệm và chế tạo vũ khí như trực thăng, tàu chiến hạng nặng, các loại súng cho quân đội. Những cơ sở này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Trong những năm gần đây, do yêu cầu hiện đại hóa quân đội ngày càng cao nên México đã cải tiến các chương trình huấn luyện cũng như vũ trang, đồng thời trở thành một nhà cung cấp vũ khí cho cả quân đội trong nước và các nước khác. Phân cấp hành chính. Các thực thể liên bang có thể coi là cấp hành chính địa phương thứ nhất ở Mexico. Các thực thể này bao gồm 31 bang (tiếng Tây Ban Nha: estado) và Thành phố Mexico là 1 quận liên bang (distrito federal). Địa lý. Vị trí, giới hạn. Mexico là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ. Phần lớn lãnh thổ của đất nước này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ trong khi một phần nhỏ thuộc bán đảo Baja California thuộc địa mảng Thái Bính Dương và địa mảng Cocos. Về địa vật lý, phần lớn lãnh thổ Mexico thuộc về Bắc Mỹ, trong khi 12% lãnh thổ thuộc bán đảo Tehuantepec thuộc khu vực Trung Mỹ. Còn về mặt địa chính trị, Mexico được coi như một quốc gia Bắc Mỹ, cùng với Hoa Kỳ và Canada. Tổng diện tích của Mexico 1.972.550 km² và Mexico là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 14 trên thế giới. Trong đó, Mexico còn tuyên bố chủ quyền đối với 6.000 km² đất thuộc các đảo và quần đảo tại Thái Bình Dương (đảo Guadalupe và quần đảo Revillagigedo), vịnh Mexico, biển Caribbean và vịnh California. Về phía bắc, Mexico chia sẻ đường biên giới dài 3.141 km với Hoa Kỳ. Dòng sông Río Bravo del Norte (ở Hoa Kỳ gọi là Rio Grande) là biên giới tự nhiên kéo dài từ Ciudad Juárez về phía đông đến vịnh Mexico. Ngoài ra còn có một số đường phân giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác từ Ciudad Juárez về phía tây đến bờ Thái Bình Dương. Về phía nam, Mexico chia sẻ chung đường biên giới dài 871 km với Guatemala và 251 km với Belize. Địa hình. Đất nước Mexico có địa hình chủ yếu là đồi núi. Nước này có 3 dãy núi chính và đều nằm dọc theo đường bờ biển của Mexico. Trong đó Siera Madre Occidental là dãy núi dài nhất, kéo dài tới 5000 km theo dọc bờ biển phía tây giáp Thái Bình Dương của nước này. Ở bờ biển phía đông có dãy núi Siera Madre Oriental dài 1350 km và vùng bờ biển phía nam có dãy Sierra Madre de Sur dài 1200 km. Nằm giữa những dãy núi này với đường bờ biển là các đồng bằng nhỏ và hẹp. Cao nguyên Mexico chiếm một phần lớn diện tích trung tâm đất nước và nằm giữa hai dãy Siera Madrea Occidental và Siera Madre Oriental. Trong khi phía bắc cao nguyên Mexico có địa hình thấp hơn (trung bình khoảng 1100 m) với nhiều bồn địa thì phía nam cao nguyên địa hình lại cao hơn. Những thung lũng thuộc miền nam cao nguyên Mexico tập trung rất nhiều thành phố lớn như thành phố Mexico hay Guadalajara. Mexico nằm trên một khu vực không ổn định, gần nơi tiếp giáp giữa hai địa mảng Cocos và Bắc Mỹ nền thường hay xảy ra những trận động đất và núi lửa phun trào. Ngọn núi lửa Orizaba (5636 m) là ngọn núi cao nhất tại Mexico và thứ ba tại Bắc Mỹ. Dãy núi lớn thứ ba tại Mexico là Sierra Nevada, hay được gọi là Vành đai núi lửa Mexico là một chuỗi các núi lửa chắn ngang đất nước Mexico theo chiều đông-tây. Dãy núi lớn thứ tư của Mexico là Sierra Madre del Sur nằm dọc theo bờ biển tây nam nước này. Mexico có khoảng 150 con sông nhưng lượng nước phân bố không đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Phần nhiều các con sông lớn đều chảy về phía đông vào vịnh Mexico và biển Caribbean. Khí hậu. Có thể nói, đường chí tuyến bắc đã phân chia lãnh thổ Mexico thành hai vùng khí hậu riêng biệt: nửa phía bắc chí tuyến có khí hậu ôn hòa còn nửa phía nam chí tuyến thì có điều kiện khí hậu phụ thuộc nhiều vào độ cao. Mexico là một đất nước có nhiều núi non trùng điệp và điều này đã khiến cho Mexico trở thành một trong những quốc gia có hệ thống khí hậu đa dạng nhất trên thế giới. Ở nửa phía nam của đường chí tuyến, tại những vùng có độ cao không vượt quá 1000 m thì có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, với nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 24° - 28 °C, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông không quá lớn, chỉ khoảng 5 °C. Trong khi đó, những vùng ở phía bắc đường chí tuyến của Mexico thì có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, vào khoảng 20° - 24 °C với mùa hè nóng ẩm còn mùa đông thì lạnh và khô. Thung lũng Mexico nằm ở phía nam đường chí tuyến là một khu vực tập trung nhiều khu vực đô thị lớn của đất nước, trong đó có thành phố Mexico. Khu vực này nằm ở độ cao trên 2000 m nên nhìn chung có khí hậu ôn hòa tương đối dễ chịu, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 16° - 18 °C. Nhiều vùng đất ở Mexico, đặc biệt là tại phía bắc đường chí tuyến thường có rất ít mưa, tạo nên một số vùng hoang mạc lớn tại đất nước này. Trong khi đó miền nam Mexico (đặc biệt là những vùng đồng bằng duyên hải như bán đảo Yucatan) thì lượng mưa thường đạt trên 2000 mm/năm. Đa dạng sinh học. Mexico được xếp là một trong 18 nước có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Theo thống kê, Mexico có khoảng 200.000 loài sinh vật đã được phát hiện, chiếm từ 10-12% tổng số loài sinh vật trên Trái Đất. Đất nước này xếp thứ nhì thế giới về số lượng các loài bò sát (707 loài), sau Úc, và cũng là thứ nhì về số lượng động vật có vú (438 loài), thứ tư về số lượng lưỡng cư (290 loài) và thứ tư về số lượng các loài thực vật (khoảng 20.000 loài). Mexico cũng xếp thứ tư thế giới về sự đa dạng của hệ sinh thái cũng như của các loài sinh vật. Có khoảng 2500 loài nằm trong danh sách bảo vệ của chính phủ Mexico. Hiện Mexico đã thành lập Hệ thống Thông tin quốc gia về đa dạng sinh học nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về thế giới sinh vật đa dạng của đất nước này. Tại Mexico, có khoảng 170.000 km² được coi là khu vực bảo tồn tự nhiên, trong đó bao gồm 34 khu dự trữ sinh quyển, 64 công viên quốc gia cùng nhiều khu vực bảo vệ các loài thực vật và động vật quý hiếm khác. Mexico là quê hương của nhiều loài thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Sau khi phát hiện ra châu Mỹ, người châu Âu đã mang các loại cây trái này của châu Mỹ đi phổ biến khắp thế giới. Đó là các loài cây cacao (sản xuất chocolate), cà chua, ngô, vani, nhiều loại đậu và ớt cay khác nhau (trong đó có ớt Habanero). Nhân khẩu. Theo ước tính vào năm 2017, dân số Mexico khoảng 123,5 triệu người và đây là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới. Mexico là quốc gia đông dân thứ hai khu vực Mỹ Latinh (sau Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha) và đồng thời cũng là quốc gia đông dân thứ hai tại Bắc Mỹ (sau Hoa Kỳ). Trong thế kỷ XX, một đặc điểm nổi bật của dân số Mexico là mức gia tăng dân số rất nhanh. Tuy rằng hiện nay, tốc độ gia tăng dân số đã giảm xuống còn dưới 1% nhưng dân số Mexico đã vượt quá mốc 100 triệu người và còn tiếp tục gia tăng hơn nữa. Đồng thời bên cạnh đó, Mexico được coi là một quốc gia với dân số trẻ, với khoảng 50% dân số có độ tuổi dưới 29 . Năm 1900, dân số Mexico là 13,6 triệu người. Từ những năm 1930 đến 1980, hay giai đoạn được gọi là "Phép màu Mexico", chính phủ Mexico đã có những đầu tư hiệu quả vào việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân khiến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh được giảm xuống rõ rệt. Dân số Mexico gia tăng nhanh chóng trong thế kỷ XX và bây giờ đã bắt đầu có xu hướng chậm lại. Tốc độ gia tăng dân số từ mức đỉnh 3,5% năm 1965 nay đã hạ xuống 1,4% năm 2017. Tốc độ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng của Mexico. Khu vực thủ đô Mexico có tốc độ tăng dân số chỉ có 0,2%, và đặc biệt bang Michoacan có mức tăng trưởng dân số là -0,1%. Trong khi đó một số vùng khác thưa dân hơn lại có mức độ tăng trưởng dân số cao (được ảnh hưởng khá nhiều từ quá trình nhập cư) là Quintana Roo (4,7%) hay Baja California Sur (3,4%). Nhập cư và di cư. Dân châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha đã nhập cư vào Mexico trong thời kỳ nước này còn là một thuộc địa của Tây Ban Nha. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một dòng người nhập cư mới đến từ châu Âu cũng xuất hiện chủ yếu do sự nghèo đói tại quê hương, tuy không đông đảo như các đợt di dân đến Argentina, Brasil và Uruguay. Ngoài người Tây Ban Nha, những nhóm người châu Âu nhập cư bao gồm người Anh, người Ireland, người Ý, người Đức, người Pháp, người Hà Lan... Một bộ phận người Trung Đông cũng nhập cư vào Mexico trong thời kỳ này, chủ yếu họ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và Liban. Bên cạnh đó còn có một số cộng đồng người Viễn Đông như người Trung Quốc đi qua Hoa Kỳ xuống định cư ở miền bắc Mexico và người bán đảo Triều Tiên ở miền trung Mexico. Trong thập niên 1970 và 1980, Mexico đã mở cửa cho những người tị nạn chính trị đến từ khắp các nước Mỹ Latinh như Argentina, Chile, Cuba, Peru, Brazil, Colombia và các nước Trung Mỹ. Những cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc tại các nước Mỹ Latinh láng giềng cũng góp phần làm gia tăng cộng đồng của họ tại Mexico, như người Argentina tại Mexico được ước tính có khoảng 110.000 đến 130.000 người. Bên cạnh đó, khoảng 1 triệu người Mỹ cũng định cư tại Mexico, chủ yếu vì lý do nghỉ dưỡng sau khi đã về hưu. Mexico hiện nay là nước có tỷ lệ di cư âm (di cư nhiều hơn nhập cư), với tỉ lệ là -4,32/1000 người. Chủ yếu người dân Mexico di cư đến Hoa Kỳ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thập niên 1990 và đầu những năm thập niên 2000, dòng người di cư từ Mexico sang Hoa Kỳ đã gia tăng một cách đột biến, chiếm khoảng 37% tổng lượng dân Mexico tại Mỹ. Việc nhập cư bất hợp pháp từ Mexico vào Mỹ cũng là một vấn đề lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Vào năm 2017, ước tính có khoảng 36 triệu người Mỹ tự nhận mình là người gốc Mexico . Giải thích cho việc mặc dù nền kinh tế Mexico đã phát triển rõ rệt song tỉ lệ di cư vẫn cao, nhiều người cho rằng đó là do sự bất bình đẳng về kinh tế trong nước, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và một số người Mexico sau khi định cư tại Mỹ đã quyết định đón gia đình của mình từ Mexico sang. Tính đến năm 2017, ước tính có 12,9 triệu người Mexico sống ở nước ngoài, chủ yếu là ở Hoa Kỳ, tập trung gần 98% dân số Mexico sống tại nước ngoài . Đa số người Mexico tại Hoa Kỳ định cư ở các bang như California, Texas và Illinois, đặc biệt là ở các khu vực đô thị của Los Angeles, Chicago, Houston và Dallas-Forth Worth . Tính đến năm 2017, ước tính có 1,2 triệu người nước ngoài đã định cư tại Mexico , tăng so với con số gần 1 triệu vào năm 2010 . Đại đa số người nhập cư đến từ Hoa Kỳ (900.000), khiến Mexico trở thành điểm đến hàng đầu cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài , tăng so với con số gần 1 triệu vào năm 2010 . Nhóm lớn thứ hai đến từ nước láng giềng Guatemala (54.500), tiếp theo là Tây Ban Nha (27.600). Các nguồn nhập cư chính khác tới từ các nước đồng bào Mỹ Latinh, bao gồm Colombia (20.600), Argentina (19.200) và Cuba (18.100) . Tôn giáo. Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, tuyệt đại đa số người dân Mexico theo Công giáo Rôma (83%), mặc dù số lượng người đi lễ nhà thờ hàng tuần nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 47%. Khoảng 5,2% dân số Mexico theo đạo Tin lành, số còn lại theo một số tôn giáo khác và 4,7% là vô thần . Mexico cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thú hai thế giới sau Brasil. Những bang có tỉ lệ người theo đạo Công giáo cao nhất là các bang miền trung Mexico như Guanajuato (96,4%), Aguascalientes (95,6%), Jalisco (95,4%), trong khi đó những bang ở phía đông nam có tỉ lệ theo đạo Công giáo thấp nhất như Chiapas (63.8%), Tabasco (70.4%) and Campeche (71.3%). Tỉ lệ người dân Mexico theo Công giáo đã giảm xuống từ mốc 98% năm 1950 xuống còn 87,9% năm 2000 và 83% năm 2010. Tỉ lệ này sẽ còn tiếp tục giảm xuống song đạo Công giáo vẫn đống vai trò hàng đầu về tôn giáo tại Mexico. Không như một số quốc gia Mỹ Latinh khác, Hiến pháp Mexico 1857 đã tách riêng hoạt động của nhà nước và nhà thờ. Chính phủ không cấp cho nhà thờ bất cứ nguồn lợi kinh tế nào như ở Tây Ban Nha hay Argentina và nhà thờ cũng không được tham gia vào các hoạt động giáo dục ở các trường công (mặc dù họ có thể tham gia ở các trường tư). Thậm chí, chính phủ Mexico còn quốc hữu hóa các tài sản của nhà thờ (đến thập niên 1990 thì một số lại được trao trả). Các linh mục và thầy tu tại Mexico không được quyền bầu cử hay tham gia ứng cử vào các vị trí trong chính quyền. Theo điều tra dân số năm 2010, có 67.476 người Do Thái ở Mexico . Tín đồ Hồi giáo ở Mexico chủ yếu là người Mexico gốc Ả Rập, tập trung đông nhất là ở xung quanh khu vực San Cristóbal de las Casas ở Chiapas . Cũng trong điều tra dân số năm 2010, 18.185 người Mexico được báo cáo là tín đồ của một tôn giáo phương Đông, bao gồm một cộng đồng Phật giáo nhỏ bé . Ngôn ngữ. Mặc dù tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số Mexico sử dụng song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Theo Hiến pháp của Mexico, tất cả các ngôn ngữ bản địa đều được quyền bình đẳng ngang với tiếng Tây Ban Nha, bất kể số người nói nhiều hay ít. Người dân hoàn toàn có quyền được yêu cầu cung cấp các dịch vụ công cộng và các tài liệu bằng ngôn ngữ bản địa của mình. Thậm chí chính phủ Mexico còn công nhận cả những ngôn ngữ bản địa của người da đỏ không có nguồn gốc từ Mexico như tiếng của người Kickapoo (nhập cư từ Hoa Kỳ) và ngôn ngữ của những người da đỏ tị nạn Guatemala. Mexico cũng đã thành lập các trường học song ngữ ở cấp tiểu học và trung học cho các học sinh nói ngôn ngữ bản địa. Hiện nay, có khoảng 7,1% dân số Mexico có nói ít nhất một ngôn ngữ bản địa và có khoảng 1,2% dân số hoàn toàn không sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Mexico là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới, hơn gấp đôi Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn của ngôn ngữ này. Do vậy, Mexico có vai trò quan trọng trong việc truyền bá ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha ra thế giới, đặc biệt là vào Mỹ. Khoảng 1/3 số người nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới sống tại Mexico. Bên cạnh đó, tiếng Nahuatl là thứ tiếng được sử dụng phổ biến thứ nhì tại đất nước này với khoảng 1,7 triệu người sử dụng, sau đó là tiếng Maya Yucatec với 800.000 người. Một số ngôn ngữ thiểu số của Mexico đang có nguy cơ biến mất, ví dụ như tiếng Lacandon được sử dụng bởi không quá 100 người. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Mỹ tại Mexico, những thành phố giáp biên giới phía bắc và các trung tâm kinh tế, tài chính lớn. Một số ngôn ngữ gốc Âu khác cũng được sử dụng nhiều là tiếng Venezia (bắt nguồn từ Ý), tiếng Plautdietsch (miền nam Đức), tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Digan. Chủng tộc. Mexico là một quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau và Hiến pháp nước này ghi rõ Mexico là một quốc gia đa chủng tộc. Dân Mexico có thể chia làm các nhóm chính sau: Người da đen chiếm một thiểu số không đáng kể tại Mexico, tập trung ở vùng bờ biển Veracruz, Tabasco, Guerrero. Mexico cũng có một cộng đồng người Á khá đông đảo đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Liban, Thổ Nhĩ Kỳ... Kinh tế. Mexico là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình trên. Đây là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới dựa trên GDP và đồng thời cũng là một trong những nước có thu nhập bình quân cao nhất khu vực Mỹ Latinh, tuy nhiên vẫn còn kém xa so với các nước Bắc Mỹ. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Mexico là 9,452 USD (danh nghĩa) trong năm 2016, đứng thứ nhì khu vực Mỹ Latinh (sau Brasil) còn nếu theo sức mua tương đương thì thu nhập của Mexico là 19,519 USD, đứng thứ nhất. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 1994, Mexico đã phục hồi một cách ấn tượng nền kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế đa dạng và hiện đại. Cơ sở hạ tầng được cải thiện đã nâng cao chất lượng hoạt động của các bến cảng, đường sá, mạng lưới điện, viễn thông, hàng không đảm bảo cho sự phát triển kinh tế. Dầu lửa vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico và mang lại một nguồn ngoại tế lớn cho nền kinh tế nước này. Sau khi phải trải qua suy thoái trong năm 2001, nền kinh tế của đất nước đã hồi phục và đạt mức tăng trưởng lần lượt là 4.2, 3.0 và 4.8% trong các năm 2004, 2005 và 2006 , mặc dù con số này vẫn bị coi là thấp so với mức tăng trưởng tiềm năng của Mexico . Sau cuộc đại suy thoái 2008–2009, nền kinh tế đã đạt mức tăng trưởng trung bình là 3.32 % mỗi năm kể từ năm 2010 đến năm 2014. Năm 2017, nền kinh tế Mexico đạt mức tăng trưởng là 2.0% . Với dân số đông và một nền kinh tế phát triển năng động và vững chắc, Mexico được dự báo có thể sẽ trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050 theo thứ tự lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brasil và Mexico. Theo Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ nghèo đói tại Mexico đã giảm từ 24,2% xuống 17,6% trong khoảng 2000-2004. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của CONEVAL thì từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ dân số sống trong cảnh nghèo đói tăng từ 18% -19% lên 46% (52 triệu người) . Đến năm 2017, Ngân hàng thế giới ước tính có tới 42.3% dân số Mexico sống trong nghèo đói . Ngoài ra sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân Mexico cũng là một vấn đề lớn đối với nước này. Sự chênh lệch giàu nghèo, phản ánh qua chỉ số Gini cao của Mexico có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về xã hội và kinh tế. Trong Báo cáo về Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hợp Quốc năm 2004, một số quận tại trung tâm thành phố Mexico như quận Benito Juarez, hay quận San Pedro Carza Garcia thuộc bang Nueva Leon có mức thu nhập cũng như điều kiện y tế, giáo dục ngang với bình quân của các nước phát triển như Đức và New Zealand. Trong khi đó, quận Metlatonoc thuộc bang Guerrero có chỉ số HDI ngang với Syria, một nước thu nhập trung bình dưới. Mexico đã ký Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) với hơn 40 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Khoảng 90% mậu dịch của Mexico có FTA. Đối tác thương mại chủ yếu của Mexico là hai nước bạn hàng Bắc Mỹ thuộc khối NAFTA, chiếm tới 90% mặt hàng xuất khẩu và 55% nhập khẩu của nước này. Trong nền kinh tế Mexico, nông nghiệp chiếm 4%, công nghiệp chiếm 26,5% và dịch vụ chiếm 69,5%. Các mặt hàng xuất khẩu chú yếu của Mexico là dầu mỏ, hàng gia công, rau quả, vải, cà phê, bạc. Còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông. Du lịch cũng là một nguồn thu ngoại tệ lớn của Mexico. Mỗi năm đất nước Mexico đón tiếp hơn 20 triệu lượt khách du lịch nước ngoài và là quốc gia duy nhất tại khu vực Mỹ Latinh có mặt trong top 25 nước điểm đến du lịch của thế giới. Du lịch Mexico nổi tiếng với những tàn tích từ thời các nền văn minh cổ xưa của châu Mỹ, các công trình văn hóa lịch sử cũng như các bãi biển đẹp dọc theo hai bên bờ biển của nước này. Năm 2017, Mexico đứng thứ 6 thế giới về lượng khách du lịch đến tham quan Văn hóa. Văn hóa Mexico phản ánh sự phức tạp của lịch sử Mexico với sự hòa trộn nhiều yếu tố phức tạp về chủng tộc và văn hóa trên đất nước này. Hai nhân tố chính hình thành nên nền văn hóa Mexico là văn hóa của những thổ dân da đỏ bản địa và nền văn hóa Tây Ban Nha, được đưa vào Mexico trong 300 năm thuộc địa. Gần đây, những ảnh hưởng văn hóa đương đại đến từ Hoa Kỳ cũng tác động vào văn hóa Mexico. Giống như nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác sau khi giành được độc lập, nền văn hóa Mexico dần dần được định hình trên cơ sở sự đa dạng về chủng tộc nhưng lại chia sẻ chung một tôn giáo duy nhất là Công giáo Rôma. Thời kỳ Porfiriato (một phần tư cuối thế kỷ XIX và thập niên đầu thế kỷ XX) được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa Mexico. Dưới sự cai trị của nhà độc tài Porfirio Diaz, nền kinh tế Mexico phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng đã đi cùng với sự phát triển của triết học và nghệ thuật Mexico. Mặc dù đất nước phải trải qua một số biến cố lớn như cuộc Cách mạng Mexico 1910, song nền văn hóa Mexico đã từng bước định hình thành dạng "mestizaje", một khái niệm chỉ nền văn hóa đa dạng tại Mexico trong đó đặt những yếu tố bản địa truyền thống làm trung tâm. Năm 1925, trong tác phẩm "La Raza Cósmica" (tạm dịch là "Chủng tộc lớn"), nhà văn José Vasconcelos đã xác định Mexico là một quốc gia đa dạng (tương tự như thuật ngữ "melting pot" của Hoa Kỳ) không chỉ về mặt chủng tộc mà còn về mặt văn hóa. Nhận thức mới mẻ này đã làm cho Mexico hoàn toàn khác biệt so với nhiều nước châu Âu lúc đó vẫn giữ quan điểm lỗi thời về chủng tộc thượng đẳng. Ẩm thực. Ẩm thực tại Mexico nổi tiếng thế giới với hương vị cay nồng, cách trang trí món ăn sặc sỡ và sự đa dạng về các loại gia vị khác nhau. Nhiều món ăn Mexico ngày nay dựa trên những thực phẩm truyền thống thời kỳ tiền Colombo, kết hợp với những món ăn Tây Ban Nha do người châu Âu mang đến đã làm nên một sự đa dạng nhưng vô cùng độc đáo trong ẩm thực nước này. Khi đến Mexico, người Tây Ban Nha đã mang theo gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho và tỏi. Trong khi đó người dân da đỏ tại Mexico cũng có rất nhiều loại thực phẩm đặc sắc mà ngày nay được phổ biến khắp thế giới như ngô, cà chua, vanilla, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate... Bữa ăn truyền thống đối với người Mexico bản địa chủ yếu có ngô như lương thực chính, kết hợp với các loài thảo mộc, ớt, cà chua. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai Mexico để làm lương thực, ngoài ra còn có lúa mì. Chocalate cũng bắt nguồn từ Mexico nhưng ngày xưa, người da đỏ chủ yếu dùng để uống. Mexico cũng là nơi ra đời của nhiều loại bánh ngô như bánh ngô có nhân ("tacos", nhân bánh có thể là nhiều loại thịt hoặc rau), bánh ngô phomat ("quesadillas") hay bánh ngô cay ("enchiladas"). Mỗi vùng miền trên đất nước Mexico có thể có những loại thực phẩm đặc trưng riêng. Thứ đồ uống phổ biến và đặc trưng cho Mexico là rượu tequila. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2010 ẩm thực Mexico đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại . Âm nhạc. Âm nhạc của Mexico thể hiện sự đa dạng, phong phú về thể loại: từ những thể loại nhạc truyền thống như Mariachi, Banda, Norteño, Ranchera và Corridos cho đến những trào lưu âm nhạc hiện đại như pop, rock... với các bài hát được sáng tác bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Âm nhạc cổ điển được biểu diễn bởi các dàn nhạc giao hưởng được tổ chức tại hầu hết các bang của đất nước để người dân có thể thưởng thức. Mexico là thị trường âm nhạc lớn nhất khu vực Mỹ Latinh. Nước này đã xuất khẩu âm nhạc của mình ra nhiều nước Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu (đặc biệt là Tây Ban Nha) do có sự tương đồng ngôn ngữ. Những ca sĩ nổi tiếng nhất của Mexico là Thalía, Luis Miguel và Paulina Rubio; các nhóm nhạc lớn Café Tacuba, Molotov, RBD và Maná. Hội họa. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất ở Mexico. Những bức họa trong một số hang động thuộc lãnh thổ Mexico có niên đại khoảng 7500 năm tuổi, đặc biệt là trong các hang động của bán đảo Baja California. Phong cach hội họa Tiền Hispanic xuất hiện trong các tòa nhà và hang động, trong các cuốn sách chép tay của người Aztec, trong những sản phẩm đồ gốm, trong hàng may mặc, vv..; ví dụ rõ nét là những bức tranh tường của người Maya tại Bonampak, hoặc những bức tranh ở Teotihuacán, Cacaxtla và Monte Albán. Những bức tranh tường đã có một thời kì nở rộ và đóng một vai trò quan trọng trong thế kỷ 16, những bức họa này xuất hiện trong hầu hết các công trình xây dựng mang ý nghĩa tôn giáo như tu viện ở Acolman, Actopan, Huejotzingo, Tecamachalco và Zinacantepec. Người ta nói rằng hầu hết các bức họa này đuơc những người bản địa tạo nên dưới sự chỉ đạo của các tu sĩ. Trong một thời gian người ta tin rằng họa sĩ châu Âu đầu tiên sống ở Tân Tây Ban Nha là Rodrigo de Cifuentes, được biết đến với những tác phẩm như "The Baptism of the Caciques de Tlaxcala", ông cũng là người chịu trách nhiệm trang trí bàn lễ thánh của Tu viện San Francisco ở Tlaxcala. Một họa sĩ bản địa nổi tiếng là Marcos Aquino. Sự xuất hiện của một số họa sĩ châu Âu và một số sinh viên đến từ Tây Ban Nha, chẳng hạn như Juan Correa, Cristóbal de Villalpando hoặc Miguel Cabrera, đã làm thay đổi nguồn gốc chính của ý thức hệ chính trị và tư tưởng của các nghệ sĩ. Hội họa của thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của phong cách lãng mạn, tranh phong cảnh và tranh chân dung là phát triển nhất ở thời kỳ này. Hermenegildo Bustos là một trong những họa sĩ được đánh giá cao nhất trong lịch sử của nền nghệ thuật Mexico. Trong những năm này còn xuất hiện nhiều họa sĩ xuất chúng như Santiago Rebull, José Salomé Pina, Félix Parra, Eugenio Landesio, José María Velasco Góme, Julio Ruelas. Hội họa Mexico ở thế kỷ 20 nổi tiếng thế giới với các nhân vật như David Alfaro Siqueiros, José Clemente Orozco, Joaquín Clausell, Frida Kahlo và Diego Rivera. Sang thế kỷ 21, một số họa sĩ nổi tiếng ở Mexico là Patricia Calvo Guzmán, Eliseo Garza Aguilar, Rafael Torres Correa. Điêu khắc. Điêu khắc ở Mexico được biểu hiện mạnh mẽ trong các nền văn hóa Mesoamerican tiền Columbus (Maya, Olmec, Toltec, Mixtec, Aztec), vv, các tác phẩm điêu khắc thời kì này thường mang ý nghĩa tôn giáo. Kể từ sau cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha, các tác phẩm điêu khắc dân sự hoặc mang tính tôn giáo được tạo nên bởi các nghệ sĩ bản địa, với sự hướng dẫn của các giáo viên tới từ chính quốc, do đó các tác phẩm điêu khắc thời kì này dần mang nét đặc trưng của điêu khắc Tây Ban Nha. Kể từ thế kỷ 17, các nhà điêu khắc là người da trắng và người lai đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc có ảnh hưởng đáng kể của chủ nghĩa cổ điển châu Âu. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện, có xu hướng phá vỡ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và các mô hình của chủ nghĩa cổ điển, vì nó theo đuổi những ý tưởng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa dân tộc. Các tác phẩm điêu khắc tôn giáo dần nhường chỗ cho những tác phẩm mang tính thế tục. Từ năm 1820 đến năm 1880, những chủ đề chính của điêu khắc Mexico là: những hình ảnh tôn giáo, những cảnh trong Kinh thánh, những câu chuyện ngụ ngôn về biểu tượng của phong trào nổi dậy, cảnh và nhân vật lịch sử của thời kỳ tiền Cortesian và chân dung của tầng lớp quý tộc già trước cuộc cách mạng. Trong thế kỷ 20, những nghệ sĩ điêu khắc lớn của Mexico là Juan Soriano, José Luis Cuevas, Enrique Carbajal (Sebastián), Leonora Carrington. Kiến trúc. Những phát hiện khảo cổ quan trọng về những di tích còn sót lại của các công trình xây dựng do các dân tộc bản xứ Mexico xây dựng đã được thực hiện. Các nền văn minh Mesoamerican đã tạo nên những công trình kiến trúc tinh vi phát triển từ đơn giản đến các hình thức phức tạp; ở miền bắc của đất nước nó đã được thể hiện trong các tòa nhà bằng đất sét và đá, những nhà ở nhiều tầng như đã được tìm thấy ở Paquimé, và những ngôi nhà hang động ở Sierra Madre Occidental. Chủ nghĩa đô thị đã có một sự phát triển lớn trong các nền văn hóa tiền Hispanic, thời kỳ mà chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của các đô thị như Teotihuacán, Tollan-Xicocotitlan và Mexico-Tenochtitlan. Teotihuacan đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987. Cuộc khai quật khảo cổ Teotihuacan vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và kết quả là chất lượng và số lượng kiến thức về lịch sử của thành phố được gia tăng; mặc dù vậy, những sự kiện quan trọng như tên ban đầu của thành phố và liên kết dân tộc của những người sáng lập nên thành phố vẫn chưa được làm rõ. Với sự xuất hiện của người Tây Ban Nha, phong cách kiến trúc mang ảnh hưởng của Hi Lạp-La Mã với ảnh hưởng Ả Rập đã được giới thiệu. Sự tương tác giữa người Tây Ban Nha và người bản xứ đã dần phát triển thành một phong cách nghệ thuật gọi là tequitqui. Nhiều năm sau, phong cách baroque và chủ nghĩa trang nghiêm đã được áp đặt trong các nhà thờ lớn và các tòa nhà dân sự, trong khi các khu vực nông thôn nổi bật với các trang trại Hacienda kiểu Roman theo xu hướng Mozarabic. Vào thế kỷ 19, phong trào kiến trúc tân cổ điển được phát sinh, thể hiện rõ nét qua những công trình như Hospicio Cabañas. Trường phái kiến trúc "Art nouveau", và "Art Deco " đã được giới thiệu qua công trình Palacio de Bellas Artes đánh dấu bản sắc kiến trúc riêng của quốc gia Mexico, tách khỏi phong cách Hy Lạp-La Mã và tiền Hispanic.. Thể thao. Môn thể thao phổ biến nhất tại Mexico là bóng đá. Người ta tin rằng bóng đá đã được giới thiệu ở Mexico bởi những người thợ mỏ Cornish vào cuối thế kỷ 19. Vào năm 1902, một giải đấu 5 đội bóng đã xuất hiện, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giải bóng đá Anh. Các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu ở Mexico là Club América với 12 vô địch quốc gia, xếp sau là Guadalajara với 11 lần vô địch, và Toluca với 10 lần. Đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico là đội tuyển bóng đá quốc gia thành công nhất trong khu vực CONCACAF, với 9 lần vô địch các giải CONCACAF, trong đó có 6 Cúp vàng CONCACAF. Mexico cũng là đội duy nhất của CONCACAF từng giành được chức vô địch của một giải đấu thuộc FIFA, FIFA Confederations Cup năm 1999. Mặc dù Mexico thuộc thẩm quyền của CONCACAF, đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico đã thường xuyên được mời thi đấu tại Copa América kể từ năm 1993 và đã 2 lần lọt được vào trận chung kết. Nhiều cầu thủ của Mexico đã và đang thi đấu tại các giải bóng đá hàng đầu châu Âu như Rafael Márquez, Carlos Salcido, Ricardo Osorio, Pável Pardo, Andrés Guardado, Guillermo Franco, Carlos Vela, Giovani dos Santos, Omar Bravo, Aaron Galindo, Héctor Moreno, Francisco Javier Rodríguez, Javier Hernandez, Hirving Lozano. Mexico City đã từng được chọn làm thành phố đăng cai Thế vận hội mùa hè 1968, trở thành thành phố đầu tiên của khu vực Mỹ Latinh có được vinh dự này. Mexico cũng là quốc gia có số lần đăng cai World Cup nhiều nhất, từng tổ chức hai giải đấu: 1970 và 1986 và sắp tới sẽ có lần thứ ba trở thành chủ nhà của giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh vào năm 2026. Đấu bò là một môn thể thao phổ biến ở trong nước, và gần như tất cả các thành phố lớn tại Mexico đều có sàn đấu bò. Plaza Mexico ở Mexico City, là sàn đấu bò lớn nhất trên thế giới, với sức chứa 55,000 chỗ ngồi. Đấu vật chuyên nghiệp (hoặc Lucha Libre trong tiếng Tây Ban Nha) cũng rất phổ biến. Những ngôi sao hàng đầu của Mexico trong bộ môn này là Rey Mysterio, Sin Cara, Kalisto, Alberto Del Rio. Lễ hội truyền thống. Ngày 16 tháng 9 là ngày Mexico giành được độc lập từ tay người Tây Ban Nha năm 1821 và được coi là một ngày lễ chính thức của đất nước. Bên cạnh những ngày lễ thông thường trên khắp thế giới như Năm mới, Giáng Sinh, mỗi thành phố, trị trấn hay các làng quê của Mexico đều có những lễ hội thường niên của riêng mình để tưởng nhớ vị thánh bảo trợ cho địa phương họ. Trong ngày lễ thánh của địa phương, người dân Mexico thường cầu nguyện, đốt nến và trang trí nhà thờ bằng nhiều loại hoa. Những cuộc diễu hành, bắn pháo hoa, các cuộc thi khiêu vũ, thi hoa hậu, các bữa tiệc... cũng được tổ chức nhân dịp này. Bên cạnh đó tại những thị trấn nhỏ còn có các hoạt động như bóng đá, gà chọi, đấu bò tót nghiệp dư. Vị thánh bảo trợ cho Mexico là Đức Mẹ Guadalupe. Ngày lễ Guadalupe được tổ chức vào ngày 12 tháng 12 được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Mexico. Ngày Vong Linh ("Día de los Muertos" trong tiếng Tây Ban Nha) được tổ chức vào hai ngày đầu tiên của tháng 11 là một dịp lễ hội khá đặc sắc của Mexico. Lễ hội này bắt nguồn từ những niềm tin tôn giáo có từ xa xưa của đạo Công giáo Rôma là ngày Lễ Các Thánh (1 tháng 11) và Lễ Các Đẳng (2 tháng 11), nhưng cũng được cho là có liên quan tới một lễ hội cổ của người Aztec về Nữ thần Chết. Trong ngày này, người dân Mexico thường sum họp gia đình, đi thăm mộ để tưởng niệm người thân và bạn bè đã mất. Trong ngày lễ này, các cửa hàng ở Mexico thường trang trí sặc sỡ những hình đầu lâu làm bằng đường và những catrina (bộ xương mặc trang phục người phụ nữ). Điện ảnh. Mexico bắt đầu phát triển điện ảnh từ cuối thế kỷ 19, nhưng thời hoàng kim của điện ảnh Mễ mới sáng chói thực sự khi bộ ba đạo diễn tại Hollywood là Guillermo del Toro, Alfonso Cuarón, Alejandro González Iñárritu và nhà làm phim Emmanuel Lubezki đều giành được Giải Oscar và Quả Cầu Vàng. Alejandro G.Ĩnárritu và Alfonso Cuarón giành được 2 Oscars mỗi người, Guillermo del Toro được 1 Oscars và Lubezki được 3 Oscars với những loạt phim hoành tráng như Cuộc chiến không trọng lực,Người đẹp và thủy quái, Birdman (phim), Bóng ma hiện về và Roma (phim 2018).
8,720
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8720
Đô la Mỹ
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang ("Federal Reserve"). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$. Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la tiền giấy đã được lưu hành , trong đó hai phần ba vẫn còn ở nước ngoài . Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là "đô la". Một vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức). Xin xem đô la. Sơ lược. Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 "cent", (ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có 1.000 min ("mill") trong mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô la còn được gọi là "Eagle" (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn nhiều). Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã được phát hành cho các đơn vị tới 20 đô la. Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ ("United States Mint"). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In ("Bureau of Engraving and Printing") cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì. Tiền giấy trên 100 đô la không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành trong năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành phần tội phạm có tổ chức (vì lẽ này mà tổng thống Richard Nixon đã đưa ra lệnh ngừng lưu hành). Sau khi việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền lớn đã được phát hành gồm có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000. Các loại tiền giấy đôla Mỹ có chung dạng trang trí, chung màu sắc (đen bóng mặt trước và xanh lá cây mặt sau) có cùng kích thước (156 x 66 mm) cho dù chúng có giá trị khác nhau, từ 1 USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy, ứng với một mệnh giá, hầu hết mang hình một tổng thống Mỹ theo đúng quy định. Tiền kim loại. Đang được lưu hành có tiền kim loại 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢ (dime), 25¢ (quarter), 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành) và $1 (không thịnh hành). Tiền kim loại 1 đô la chưa bao giờ là phổ biến tại Hoa Kỳ. Đồng bạc được đúc giữa 1794 đến 1935 với một vài thời gian bị gián đoạn; tiền đúc bằng đồng và niken cùng cỡ được đúc từ 1971 đến 1978. Đồng Susan B. Anthony được ra mắt trong năm 1979; chúng không được ưa chuộng vì dễ bị nhầm lẫn với đồng quarter (25¢) có cỡ gần bằng, có viền răng cưa và màu sắc tương tự. Những đồng này bị ngừng đúc ngay sau đó, nhưng vẫn là có thể dùng làm tiền hợp pháp. Trong năm 2000, một đồng $1 mới có hình Sacagawea, một nữ thổ dân, còn gọi là Đô la Sacagawea được ra mắt, chúng có viền phẳng và có màu vàng kim loại. Dù vậy, chúng không được ưa chuộng bằng đồng tiền giấy $1 và ít được dùng trong công việc hằng ngày. Sự thất bại của tiền kim loại đã bị đổ lỗi vào sự thất bại trong việc đồng thời thu hồi tiền giấy và cố gắng yếu kém trong việc phổ biến tiền kim loại. Hầu hết các máy bán hàng tự động không thối tiền bằng giấy được, cho nên chúng thường được thiết kế để thối bằng đồng đô la hay nửa đô la kim loại. Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã đúc tiền kim loại với giá trị: nửa xu, hai xu, ba xu, hai mươi xu, $2,50, $3,00, $4,00, $5,00, $10,00 và $20,00. Chúng vẫn là tiền tệ chính thức theo giá trị trên mặt, nhưng cao giá hơn đối với những nhà sưu tầm tiền cổ. Sở Đúc tiền Hoa Kỳ cũng sản xuất tiền thoi vàng và bạch kim, được gọi là "American Eagles" (Đại bàng Mỹ), đều là tiền tệ chính thức tuy chúng rất hiếm khi được dùng. Lý do là chúng không được sản xuất để trao đổi, do đó giá trị mặt của chúng thấp hơn giá kim loại quý được dùng để tạo chúng. Đồng thoi American Silver Eagle (Đại bàng bạc Mỹ) được lưu hành với giá trị $1 (1 ounce troy). Đồng thoi American Gold Eagle (Đại bàng vàng Mỹ) có giá trị $5 (1/10 ounce troy), $10 (1/4 ounce troy), $25 (1/2 ounce troy) và $50 (1 ounce troy). Đồng thoi American Platinum Eagle (Đại bàng bạch kim Mỹ) có giá trị $10 (1/10 ounce troy), $25 (1/4 ounce troy), $50 (1/2 ounce troy) và $100 (1 ounce troy). Đồng bạc có 99,9% bạc, đồng vàng có 91,67% vàng (22 karat) và đồng bạch kim có 99,95% bạch kim. Các đồng tiền này không có bán lẻ cho cá nhân, mà phải mua từ các cơ quan có phép. Sở Đúc tiền còn sản xuất tiền kim loại dành cho các nhà sưu tầm, có cùng giá mặt và thể tích vàng thoi, để bán lẻ. Hiện giờ đơn vị lớn nhất được lưu hành là tờ $100 và đồng $100 ounce troy Platinum Eagle. Chỉ trích. Tiền kim loại. Hiếm có cho một đơn vị tiền tệ quan trọng, giá trị của tiền kim loại Mỹ không được viết bằng số. Thay vào đó, giá trị của chúng được viết bằng chữ tiếng Anh, có thể tạo ra sự khó khăn cho những du khách không biết tiếng này. Hơn nữa, các chữ được viết không theo khuôn mẫu: "One Cent" (1 cent), "One Nickel" (1 nickel, giá trị 5 cent), "One Dime" (1 dime, giá trị 10 cent), "Quarter Dollar" (1 quarter, có giá trị 25 cent) và "Half Dollar" (1 half, giá trị 50 cent). Để hiểu các thuật ngữ này, người đọc phải hiểu các từ "penny", "nickel", "dime", "quarter" và "half dollar". Vì lý do lịch sử, cỡ tiền không lớn lên theo giá trị mặt. Tiền 1 cent (penny) và 5 cent (nickel) đều lớn hơn đồng 10 cent (dime), và đồng 50 cent lại lớn hơn đồng $1 có hình Sacagawea hay Susan B. Anthony. Cỡ của đồng dime, quarter và nửa đô la đã có từ trước 1964, khi chúng được đúc từ 90% bạc; cỡ của chúng tuỳ thuộc vào giá trị của chúng bằng bạc, và điều đó giải thích tại sao đồng dime có cỡ nhỏ nhất. Đường kính hiện nay của đồng đô la được ra mắt năm 1979 với đồng Susan B. Anthony, vì thế cỡ của chúng không tuỳ thuộc vào số lượng bạc, và được chọn tuỳ ý, không có liên quan đến đồng đô la Eisenhower cùng cỡ với đồng Peace và Morgan bằng bạc được dùng trong đầu thế kỷ XX. Tiền giấy. Tuy các biện pháp nhằm chống tiền giả như thêm màu và hình mờ đã được đưa vào tiền giấy, các người chỉ trích cho rằng việc làm tiền giả còn quá dễ dàng. Họ cho rằng việc in hình màu là việc dễ dàng đối với các máy in hiện đại rẻ tiền. Họ đề nghị Cục dự trữ Liên bang nên đưa vào các chức năng ảnh toàn ký ("holography") như đã có trong các đơn vị tiền lớn khác như Đô la Canada, franc Thụy Sĩ và đồng euro, khó giả mạo hơn. Một kỹ thuật khác được phát triển tại Úc, được một vài nước sử dụng, chế tạo ra tiền giấy bằng polymer. Tuy nhiên, có lẽ tiền Mỹ cũng không dễ giả mạo như các nhà chỉ trích đã nói. Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong tiền Mỹ là giấy và mực. Các thành phần của giấy và cách chế biến mực còn được giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một lớp da đặc biệt, càng được nổi rệt ra khi tiền được qua nhiều tay. Các đặc điểm này khó tái tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng. Tuy nhiên, tiền giấy Mỹ vẫn còn dễ giả mạo hơn hầu hết các tiền khác, và trong khi một ngân hàng có thể phát hiện tiền giả, chúng ít được xem xét kỹ lưỡng khi được sử dụng. Các nhà chỉ trích đồng thời còn cho rằng tiền giấy Mỹ rất khó phân biệt: chúng có hoa văn rất giống nhau, và được in bằng cùng màu, và có cỡ bằng nhau. Các tổ chức hỗ trợ người mù muốn chúng được in bằng cỡ khác nhau tuỳ theo mệnh giá và có chữ Braille cho những người khiếm thị có thể sử dụng chúng mà không cần phải đọc chữ. Tuy một số người khiếm thị đã có thể dùng cảm giác để phân biệt tiền giấy, nhiều người khác phải dùng máy đọc tiền; trong khi một số người khác gấp tiền khác nhau theo mệnh giá để dễ phân biệt chúng. Giải pháp này vẫn cần sự giúp đỡ của một người thấy rõ, cho nên không phải là một giải pháp hoàn thiện. Trong khi đó, các đơn vị tiền quan trọng khác như đồng euro có tiền với cỡ khác nhau: mệnh giá càng cao thì cỡ tiền càng lớn, và chúng còn được in bằng nhiều màu khác nhau. Chẳng những chúng giúp người khiếm thị, chúng còn giúp người thường không lẫn lộn một tờ giấy có giá trị cao trong một xấp tiền có giá trị thấp, một vấn đề thường gặp ở Mỹ. Các du khách cũng thường không phân biệt được tiền Mỹ vì họ không rành lắm với những hoa văn trên mặt giấy. Đã có dự án để đổi tiền giấy thành nhiều cỡ, nhưng những nhà sản xuất máy bán hàng tự động và máy đổi tiền cho rằng làm vậy sẽ làm các máy đó phức tạp hơn và tốn tiền hơn. Tại châu Âu họ cũng dùng lý luận này trước khi có nhiều cỡ tiền, nhưng đã bị thất bại. Ngoài việc in tiền nhiều màu và nhiều cỡ khác nhau, nhiều nước khác cũng có các chức năng cảm giác trong tiền không tìm thấy được trong tiền Mỹ để hỗ trợ người khiếm thị. Đô la Canada có một số nút có thể cảm nhận được trong góc trên phải để cho biết mệnh giá tiền. Ngoài chức năng giúp người dùng phân biệt tiền, việc in tiền nhiều cỡ có một chức năng chống một cách làm tiền giả mà tiền Mỹ đã bị nhiều lần: các người làm tiền giả tẩy trắng mực từ một tờ tiền với mệnh giá thấp (như là 1 đô la) và in lại với mệnh giá cao hơn (như là 100 đô la). Hiện đang có đề nghị được đưa ra để làm tờ 1 đô la và 5 đô la một inch ngắn hơn và nửa inch thấp hơn; tuy nhiên, giải pháp này không hoàn thiện vì có 7 đơn vị tiền mà chỉ có 2 cỡ tiền giấy. Sử dụng quốc tế. Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức. Ecuador, El Salvador, Zimbabwe và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương ("Trust Territory of the Pacifi Islands") dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập. Thêm vào đó, đơn vị tiền địa phương của Bermuda, Bahamas, Panama và một số quốc gia khác có thể hoán đổi với đồng USD với tỷ giá 1:1. Đơn vị tiền tệ của Barbados được hoán đổi với tỷ giá 2:1. Argentina đã dùng tỷ giá hoán đổi 1:1 giữa đồng peso Argentina và đô la Mỹ từ 1991 đến 2002. Tại Liban, 1 đô la được đổi thành 1500 lira Liban, và cũng có thể được sử dụng để mua bán như đồng lira. Tại Hồng Kông, đồng đô la Mỹ và đô la Hồng Kông đã được ràng buộc với giá HK$7,8/USD từ năm 1983. Đồng Pataca của Ma Cao, được ràng buộc với đô la Hồng Kông với giá MOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với tỷ giá khoảng MOP8/USD. Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn định giá với đô la Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28/USD cho đến ngày 21 tháng 7, 2005. Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng Ringgit với giá MR3,8/USD từ 1997. Ngày 21 tháng 7, 2005, cả hai quốc gia đã thả giá tiền họ để theo giá thị trường. Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buôn bán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ bằng đô la (tuy trong trường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang thống trị ngành hàng không). Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết trong đơn vị $100. Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ. Theo kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền. Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế. Sau khi đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô la đã tụt giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng euro. Đồng euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004, khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€). Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro sau khi nền kinh tế các nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được phê chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nước thuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng euro vẫn giữ sức mạnh. Nguồn gốc của tên "dollar". Đồng đô la Mỹ lấy tên từ đồng 8 real của Tây Ban Nha, có khối lượng bạc ít hơn 1 ounce. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá phổ biến đối với người Mỹ - họ gọi nó là đồng đô la Tây Ban Nha, từ tên của đồng tiền của Đức có cỡ và cấu tạo tương đương được gọi là thaler. Những đồng đô la đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ đúc có cùng cỡ và cấu tạo với đồng đô la Tây Ban Nha và ngay sau chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đồng đô la Tây Ban Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành tương đương nhau. Xin xem thêm bài đô la để tìm hiểu về lịch sử tên này. Tiền mệnh giá lớn. Ngày nay tiền của Hoa Kỳ là đồng đô la và được in thành các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20, $50, và $100. Tuy nhiên cũng có thời gian tiền Hoa Kỳ gồm có năm loại có mệnh giá lớn hơn. Tiền mệnh giá cao thịnh hành vào thời điểm chúng được Chính phủ Hoa Kỳ phát hành lần đầu tiên vào năm 1861. Các tờ $500, $1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành vào năm 1861, và tờ chứng nhận $10.000 vàng ra đời năm 1865. Có nhiều kiểu mẫu các tờ mệnh giá cao. Dấu hiệu đô la. Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của dấu "$" để chỉ đồng đô la. Vì đô la thoạt tiên là đồng 8 real của Tây Ban Nha, có người cho rằng hình chữ 'S' có nguồn từ số '8' được viết trên đồng tiền này. Giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho 'peso' hay 'piastre') được viết trên nhau trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ 'P' biến thành một dấu gạch thẳng đứng - | - vì vòng cong đã biến vào trong vòng cong của chữ 'S'. Giải thích này được ủng hộ khi khám xét vào tài liệu cũ. Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền đô la Tây Ban Nha đã được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785. Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Có lẽ đây chỉ là thói quen viết ba nét để viết dấu hiệu cũ: một nét cho chữ 'S', một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ 'P'. Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ 'P' cho đúng cho nên tiện tay viết một dấu gạch nữa. Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai - có người cho rằng dấu "$" xuất thân từ hai chữ 'U' và 'S' viết chồng trên nhau (vòng cong của chữ 'U' cùng nét với vòng cong ở dưới chữ 'S'), cũng có người cho rằng hai đường gạch tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (US) được thành lập, hay vì không có bằng chứng trong lịch sử đồng Tây Ban Nha. Thay đổi. Ngày 20 tháng 4 năm 2016, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ - Jack Lew thông báo kế hoạch thiết kế mới tờ 5 USD, 10 USD và 20 USD. Trong đó: Mặt sau tờ 5 USD mới sẽ có hình ảnh cựu đệ Nhất phu nhân Eleanor Roosevelt và nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King, mặt trước vẫn giữ hình ảnh Tổng thống Abraham Lincoln. Tờ 10 USD mới sẽ thêm hình ảnh 5 phụ nữ lãnh đạo phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ gồm Sojourner Truth và Elizabeth Cady Stanton vào mặt sau, trong khi vẫn giữ ở mặt trước hình ảnh Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ. Tờ 20 USD mới, chân dung Andrew Jackson sẽ chuyển từ mặt trước ra mặt sau, nhường chỗ cho Harriet Tubman. Bà cũng là phụ nữ Người Mỹ gốc Phi đầu tiên được in chân dung trên mặt trước tờ đô la Mỹ.
8,741
70618073
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8741
Lê Hồng Anh
Lê Hồng Anh (sinh năm 1949) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được phong thẳng hàm Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam ngày 9 tháng 1 năm 2005. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII. Ông còn được gọi thân mật là Út Anh theo thông lệ của miền Nam, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1949, tại xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Ông có bằng cử nhân Luật và cử nhân Chính trị. Ông gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1969. Sự nghiệp. Năm 1960: Tham gia hoạt động cách mạng Tỉnh Kiên Giang. 1960-1968: Là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. 1969-1977: Là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang. 1978-1980: Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). 1981: Là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang. 1986 - 1991: Giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Châu Thành (Kiên Giang), rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang. Tháng 6/1996: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 4/2001: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Bộ trưởng Bộ Công an (2002-2011). Tháng 8/2002: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được xem như vị bộ trưởng bộ công an trẻ nhất sau gần 26 năm trước đó. Tháng 1/2003: Thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ngày 9 tháng 1 năm 2005: Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký quyết định số 12 QĐ/CTN về việc phong cấp hàm Đại tướng Công an nhân dân cho ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an. Lễ công bố được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 năm 2005. Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006 - 2010. Ngày 2/8/2007: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm tái giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Thường trực Ban Bí thư (2011-2016). Tháng 1/2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 8/2011: Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Nghỉ hưu. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII (2016), ông nghỉ hưu theo chế độ.
8,742
69898443
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8742
Mai Chí Thọ
Mai Chí Thọ (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1922 - mất ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội), tên thật là Phan Đình Đống, bí danh Năm Xuân, Tám Cao, là Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam đầu tiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ 1986 đến 1991. Tiểu sử và hoạt động. Ông tên thật là Phan Đình Đống, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay là xã Nam Vân thuộc thành phố Nam Định), thường trú tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là con thứ 5 trong gia đình, em trai của Lê Đức Thọ (tức Phan Đình Khải) và Thượng tướng Đinh Đức Thiện (tức Phan Đình Dinh), người có nhiều kì công gắn liền với đường mòn Hồ Chí Minh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào sinh viên Huế và Hà Nội, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Từ năm 1938 đến năm 1940, ông tham gia Tổ chức thanh niên dân chủ, rồi Thanh niên phản đế ở trường Trung học Nam Định, là Bí thư Đoàn Thanh niên phản đế Nam Định. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam vài năm (từ 1940 đến 1945), bị giam giữ tại các nhà tù ở Nam Định, Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo. Ông là Bí thư Thanh niên cứu quốc, sau đó là Trưởng ty Công an, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ. Từ năm 1948 đến năm 1949, ông là Trưởng ty Công an, sau đó là Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho. Từ năm 1950 đến năm 1954, ông là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, ban đầu (1950-1952) làm Phó Bí thư, Bí thư liên chi chính quyền Nam Bộ, sau đó (1952-1954) phụ trách Công an miền Đông Nam Bộ. Từ năm 1954 đến năm 1960, ông là Phó ban, sau đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ, Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ (1958-1960). Từ năm 1960 đến năm 1965, ông là Bí thư Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Chính ủy Quân khu miền Đông Nam Bộ. Từ năm 1965 đến năm 1975, ông là Ủy viên Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Chính ủy Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Tham gia chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt làm Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1975-1976), Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, rồi Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (03/1979-06/1985). Ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI. Tháng 6 năm 1985 ông làm Phó Bí thư thường trực, rồi làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn năm 1986, khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh ra Hà Nội nhậm chức Thường trực Ban Bí thư, chuẩn bị cho Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an. Tháng 11 năm 1986, ông làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Việt Nam) và đến tháng 2 năm 1987, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng. Sau đó, ông được phong là Đại tướng (tháng 5 năm 1989) và trở thành Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V và VI (1978-1991), ủy viên Bộ Chính trị khóa VI (1986-1991), là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng khóa VIII. Nghỉ hưu từ năm 1991, ông về sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung viết hồi ký và tham gia các hoạt động xã hội. Qua đời và lễ tang. Ông mất lúc 8h sáng ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội). Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại số 111 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 3 tháng 6 theo nghi thức cấp nhà nước, nhiều người dân Việt Nam và nhiều lãnh đạo nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước ở 2 miền đã đến viếng. Lễ truy điệu vào lúc 10h35 phút ngày 5 tháng 6, và vào trưa chiều cùng ngày, linh cữu Mai Chí Thọ được an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh, theo ý nguyện của ông và gia đình. Đóng góp. Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo có đường lối cứng rắn, đóng vai trò chủ yếu trong việc xây dựng ngành công an của nước Việt Nam thống nhất thời tại vị (1986-1991). Ông được Nhà nước Việt Nam phong hàm Đại tướng Công an nhân dân đầu tiên của Việt Nam (ngành An ninh) vào tháng 5 năm 1989. Cùng với hai vị lãnh đạo khác ở thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ là người ủng hộ và khởi xướng cho thời kỳ Đổi Mới ở Thành phố Hồ Chí Minh từ trước năm 1986. Ngày 12 tháng 1 năm 2007, ông được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của nhà nước Việt Nam. Ông còn được tặng thưởng các huân chương, huy hiệu cao quý khác: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Lao động hạng Nhất... Tên của ông được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đặt đoạn đường thuộc dự án Đại lộ Đông - Tây từ đường hầm sông Sài Gòn đến Xa lộ Hà Nội (thuộc địa bàn thành phố Thủ Đức) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 20/11/2011. Tại Hà Nội, tên của ông được đặt cho một con đường chạy qua phía tây khu đô thị Việt Hưng đến khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, nối với đường Hội Xá.
8,746
827781
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8746
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (tiếng Anh: "Unified Modeling Language", viết tắt thành UML) là một ngôn ngữ mô hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng. Cách xây dựng các mô hình trong UML phù hợp mô tả các hệ thống thông tin cả về cấu trúc cũng như hoạt động. Cách tiếp cận theo mô hình của UML giúp ích rất nhiều cho những người thiết kế và thực hiện hệ thống thông tin cũng như những người sử dụng nó; tạo nên một cái nhìn bao quát và đầy đủ về hệ thống thông tin dự định xây dựng. Cách nhìn bao quát này giúp nắm bắt trọn vẹn các yêu cầu của người dùng; phục vụ từ giai đoạn phân tích đến việc thiết kế, thẩm định và kiểm tra sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin. Các mô hình hướng đối tượng được lập cũng là cơ sở cho việc ứng dụng các chương trình tự động sinh mã trong các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, chẳng hạn như ngôn ngữ C++, Java... Phương pháp mô hình này rất hữu dụng trong lập trình hướng đối tượng. Các mô hình được sử dụng bao gồm "Mô hình đối tượng" (mô hình tĩnh) và "Mô hình động". UML sử dụng một hệ thống ký hiệu thống nhất biểu diễn các "Phần tử mô hình" ("model elements"). Tập hợp các phần tử mô hình tạo thành các "Sơ đồ UML" ("UML diagrams"). Có các loại sơ đồ UML chủ yếu sau: UML ra đời do công của James Rumbaugh, Grady Booch và Ivar Jacobson sau khi đã có các cuộc chiến về mô hình bất phân thắng bại. Sơ đồ lớp. Trong các sơ đồ UML thì sơ đồ lớp được dùng một cách rộng rãi và phổ biến nhất. Sơ đồ lớp thể hiện mối quan hệ giữa các lớp trong một hệ thống thông tin. Sơ đồ tình huống sử dụng. Sơ đồ tình huống sử dụng (tiếng Anh "Use case diagram") mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người dùng và hệ thống. Sơ đồ này thể hiện các ứng xử của hệ thống đối với bên ngoài, trong một hoàn cảnh nhất định, xét từ quan điểm của người sử dụng. Nó mô tả các yêu cầu đối với hệ thống, có nghĩa là những gì hệ thống phải làm chứ không phải mô tả hệ thống làm như thế nào. Tập hợp tất cả các sơ đồ tình huống sử dụng của hệ thống thể hiện tất cả các trường hợp mà hệ thống có thể được sử dụng. Một sơ đồ tình huống sử dụng có thể có những biến thể. Mỗi một biến thể được gọi là một kịch bản (scenario). Phạm vi của sơ đồ thường được giới hạn bởi các hoạt động mà người dùng thực hiện trên hệ thống trong một chu kì hoạt động để thực hiện một sự kiện nghiệp vụ.
8,747
70391906
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8747
William Westmoreland
William Childs Westmoreland (26 tháng 3 năm 1914 – 18 tháng 7 năm 2005) là đại tướng của Hoa Kỳ. Ông từng giữ chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam ("Military Assistance Command Vietnam", MACV), từ năm 1964 đến năm 1968, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 đến 1972. Con đường binh nghiệp. William C. Westmoreland sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914 tại Saxon, tiểu bang Nam Carolina, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Học viện quân sự West Point năm 1936, sau đó phục vụ trong binh chủng pháo binh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ binh Hoa Kỳ, tham chiến trên các chiến trường từ Bắc Phi, Tunisia đến Sicilia và châu Âu. Tháng 7 năm 1944, ông được thăng quân hàm Đại tá. Sau Thế chiến, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, trong đó ông làm giảng viên tại trường đào tạo sĩ quan quân đội Fort Leavenworth trong hai năm 1950-1951. Năm 1952-1953, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn 187 trong chiến tranh Triều Tiên và vào tháng 11 năm 1952, ông được thăng quân hàm Chuẩn tướng. Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, ông trở về nước làm Tổng Thư ký Bộ Tổng Tham mưu, dưới quyền của tướng Maxwell D. Taylor (1955-1958), người mà về sau trở thành đồng nghiệp thân cận của ông trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tháng 12 năm 1956, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Từ năm 1958-1960, ông là Tư lệnh Sư đoàn 101. Từ năm 1960-1963, ông làm Hiệu trưởng của Học viện quân sự West Point. Tháng 7 năm 1963, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được để cử giữ chức Tư lệnh phó Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV), dưới quyền tướng 4 sao Paul Harkins. Đến tháng 8 năm 1964, ông được cử làm Tư lệnh của MACV thay cho tướng Paul Harkins. Cũng trong thời gian này ông được thăng quân hàm Đại tướng. Giai đoạn mà Westmoreland giữ chức tư lệnh MACV là giai đoạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam với số lượng rất đông mà đỉnh điểm lên đến hơn 50 vạn lính Mỹ. Ông cũng là tác giả của chiến thuật "Tìm và Diệt" (Search and Destroy), tuy nhiên chiến thuật này đã bị thất bại nặng nề vì nó không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của đối phương là Quân Giải phóng. Ngoài ra, ông cũng không thể dự đoán trước được rằng Biến cố Tết Mậu Thân sẽ xảy ra. Chính vì vậy, tháng 7 năm 1968, Tổng thống Johnson đã cử tướng Creighton Abrams làm Tư lệnh của MACV thay thế cho ông. Ông sau đó quay trở về nước và tiếp tục giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ. Ngày 30 tháng 6 năm 1972 ông từ giã sự nghiệp quân sự và tham gia chính trường. Năm 1974, ông được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên tránh cử cho chức vụ Thống đốc bang Nam Carolina, nhưng thất bại. Sau đó, ông không còn tham gia chính trường nữa và tập trung vào sự nghiệp văn học, ông cho xuất bản cuốn hồi ký có tên là "A Soldier Reports" (Tường trình của một quân nhân) nói về cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm 1947, ông lập gia đình với Katherine S. Van Deusen, một người phụ nữ Mỹ mang quốc tịch Hà Lan. Westmoreland qua đời một cách bình lặng tại nhà riêng vào ngày 18 tháng 7 năm 2005. Tang lễ của ông không được tổ chức theo nghi thức quốc tang theo di nguyện của ông, mà sẽ được gia đình ông cử hành tại nhà riêng của ông. Chiến thuật "Tìm và Diệt". Trong thời gian giữ chức Giám đốc Học viện West Point, Westmoreland đã thực hiện việc thay đổi giáo trình huấn luyện cho phù hợp với tình hình chiến tranh thời bấy giờ. Đó cũng là lý do ông được cử sang Việt Nam và nắm giữ quyền chỉ huy các lực lượng đồng minh tại Nam Việt Nam. Ông cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh không có chiến tuyến, vùng kiểm soát của 2 bên thường thay đổi và trộn lẫn vào nhau theo hình thái "da báo". Ông đã đưa ra chiến lược: Bảo vệ vùng duyên hải và ngăn chận đường xâm nhập của đối phương, sau đó sử dụng chiến thuật "Tìm và Diệt" (Search and Destroy) để làm tiêu hao lực lượng của đối phương trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chiến thuật "Tìm và Diệt" thực hiện trên cơ sở ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và khả năng cơ động của quân Mỹ, có thể nhanh chóng phát hiện và cơ động đến để tiêu diệt vị trí của đối phương. Bên cạnh đó, chủ trương thường xuyên mở các cuộc hành quân thẳng vào các căn cứ địa của đối phương không nhằm mục tiêu xâm chiếm và kiểm soát lãnh thổ, mà để tiêu diệt các bộ phận sinh lực đối phương. Quân Mỹ sẽ thực hiện phương án tác chiến "Tìm thấy, Tấn công và Thanh toán" (Find, Fix, and Finish), sau đó trở về căn cứ của mình và chuẩn bị cuộc hành quân khác. Thực hiện chiến thuật này, hàng loạt các cuộc hành quân lớn của quân Mỹ ở Việt Nam như Attelboro, Cedar Falls, Gadsden, Tucson và Junction City được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của quân Mỹ được đánh giá là không hiệu quả do chủ yếu được huấn luyện và trang bị để chiến đấu ở chiến trường châu Âu, nên gặp rất nhiều khó khăn khi phải chiến đấu trong rừng rậm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, viên tướng chỉ huy Quân Giải phóng là Nguyễn Chí Thanh cũng đưa ra những biện pháp đối phó hữu hiệu làm hạn chế sức mạnh của quân Mỹ như chiến thuật gài bẫy nhằm vô hiệu hóa sự cơ động, và đặc biệt là chiến thuật áp sát khi giao chiến (còn gọi là "Bám thắt lưng địch mà đánh") làm hạn chế rất nhiều thế mạnh về hỏa lực của quân Mỹ. Chiến thuật "Tìm và Diệt" gặp rất nhiều sự chỉ trích của các tướng lĩnh khác vì cho rằng vai trò của quân Mỹ tại Nam Việt Nam là thiết lập một số đầu cầu và bảo vệ những đầu cầu đó, để Quân lực Việt Nam Cộng hòa mở các cuộc hành quân tấn công đối phương; hoặc là để giúp bình định và chống chiến tranh nổi dậy chứ không phải để mở những cuộc hành quân. Một số kết quả chiến trường cũng đã chứng minh được Westmoreland đã thất bại. Vì thế, ông thường yêu cầu tăng thêm quân nhưng vẫn không thể ngăn chặn được sự phát triển của đối phương.
8,748
903240
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8748
Lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng () là một mẫu hình lập trình dựa trên khái niệm "đối tượng", mà trong đó, đối tượng chứa đựng các dữ liệu, trên các trường, thường được gọi là các "thuộc tính;" và mã nguồn, được tổ chức thành các "phương thức." Phương thức giúp cho đối tượng có thể truy xuất và hiệu chỉnh các trường dữ liệu của đối tượng khác, mà đối tượng hiện tại có tương tác (đối tượng được hỗ trợ các phương thức "this" hoặc "self"). Trong lập trình hướng đối tượng, chương trình máy tính được thiết kế bằng cách tách nó ra khỏi phạm vi các đối tượng tương tác với nhau. Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khá đa dạng, phần lớn là các ngôn ngữ lập trình theo lớp, nghĩa là các đối tượng trong các ngôn ngữ này được xem như thực thể của một lớp, được dùng để định nghĩa một kiểu dữ liệu. OOP được xem là giúp tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp khi bảo trì cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng OOP dễ tiếp thu hơn cho những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp trước đó. Một cách giản lược, đây là khái niệm và là một nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao tác viết mã cho người lập trình, cho phép họ tạo ra các ứng dụng mà các yếu tố bên ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với các đối tượng vật lý. Những đối tượng trong một ngôn ngữ OOP là các kết hợp giữa mã và dữ liệu mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một tên riêng biệt và tất cả các tham chiếu đến đối tượng đó được tiến hành qua tên của nó. Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận vào các thông báo, xử lý dữ liệu (bên trong của nó), và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay đến môi trường. Đa phần các ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất hiện nay (như C++, Delphi, Java, Python, v.v...) là các ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình và đều hỗ trợ lập trình hướng đối tượng ở nhiều mức độ khác nhau, thường được kết hợp với lập trình mệnh lệnh, lập trình thủ tục. Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đáng chú ý gồm có Java, C++, C#, Python, PHP, Ruby, Perl, Object Pascal, Objective-C, Dart, Swift, Scala, Common Lisp, và Smalltalk. Các tính chất cơ bản. Đối tượng ("object"): Các dữ liệu và chỉ thị được kết hợp vào một đơn vị đầy đủ tạo nên một đối tượng. Đơn vị này tương đương với một chương trình con và vì thế các đối tượng sẽ được chia thành hai bộ phận chính: phần các phương thức ("method") và phần các thuộc tính ("attribute / properties"). Trong thực tế, các phương thức của đối tượng là các hàm và các thuộc tính của nó là các biến, các tham số hay hằng nội tại của một đối tượng (hay nói cách khác tập hợp các dữ liệu nội tại tạo thành thuộc tính của đối tượng). Các phương thức là phương tiện để sử dụng một đối tượng trong khi các thuộc tính sẽ mô tả đối tượng có những tính chất gì.Các phương thức và các thuộc tính thường gắn chặt với thực tế các đặc tính và sử dụng của một đối tượng.Trong thực tế, các đối tượng thường được trừu tượng hóa qua việc định nghĩa của các lớp ("class").Tập hợp các giá trị hiện có của các thuộc tính tạo nên trạng thái của một đối tượng.Mỗi phương thức hay mỗi dữ liệu nội tại cùng với các tính chất được định nghĩa (bởi người lập trình) được xem là một đặc tính riêng của đối tượng. Nếu không có gì lầm lẫn thì tập hợp các đặc tính này gọi chung là đặc tính của đối tượng. Lập trình hướng đối tượng là một phương pháp lập trình có 4 tính chất chính sau: Một điểm mới về mẫu hình, về quan điểm. OOP vẫn còn là một đề tài của nhiều tranh cãi về định nghĩa chuẩn xác hay về các nguyên lý của nó. Trong dạng tổng quát nhất, OOP được hiểu theo cách là một loại thực nghiệm viết chương trình văn bản được phân cấp ra thành nhiều mô đun ("module"), mà mỗi mô đun đóng vai như một lớp vỏ che đại diện cho mỗi kiểu dữ liệu. Những khái niệm liên hệ đã được góp nhặt lại để tạo thành một khuôn khổ cho việc lập trình. Các triết lý đằng sau việc định hướng đối tượng đã trở nên mạnh mẽ để tạo thành một sự chuyển đổi mẫu hình trong ngành lập trình. Những mẫu hình khác như lập trình chức năng và lập trình thủ tục tập trung chủ yếu trên các hành động, còn lập trình lô gíc lại tập trung vào những khẳng định hợp lý để kích hoạt sự thực thi của mã chương trình. OOP đã phát triển một cách độc lập từ việc nghiên cứu về các ngôn ngữ định hướng của hệ thống mô phỏng, đó là SIMULA 67, và từ việc nghiên cứu các kiến trúc của hệ thống có độ tin cậy cao, đó là các kiến trúc CPU và khả năng cơ bản của các hệ điều hành. Một chức năng đặc sắc của OOP là việc xử lý các kiểu con của các kiểu dữ liệu. Dữ liệu của các đối tượng, một cách tổng quát, được đòi hỏi trong thiết kế để thỏa mãn các yêu cầu của người lập trình (tức là các lớp). Các kiểu dữ liệu bị giới hạn thêm các điều kiện mặc dù có cùng kiểu dữ liệu với loại không bị ràng buộc bởi các điều kiện đó, gọi là kiểu dữ liệu con. Cả hai loại kiểu dữ liệu này đều dựa vào và đều được điều tiết bởi các hành xử (tức là các phương thức) đã được định nghĩa. Các điều kiện hay yêu cầu này có thể được khai báo rõ ràng hay được giả thiết công nhận ngầm bởi người lập trình. Các ngôn ngữ định hướng đối tượng cung cấp nhiều cơ chế cho việc khẳng định rằng các giả thiết đó có tính địa phương cho một phần của chương trình. Các cơ chế này này có thể đọc thấy trong các tài liệu về các chương trình định hướng đối tượng. OOP tự nó đã đang được dùng để khuyến mãi cho nhiều sản phẩm và dịch vụ. Các định nghĩa hiện tại và ích lợi của các đặc tính của OOP thường được màu mè hóa bởi các mục đích của thị trường thương mại. Tương tự, nhiều ngôn ngữ lập trình có những quan điểm đặc biệt về OOP mà nó ít tổng quát trong một số khía cạnh. Các định nghĩa chính xác của OOP sẽ có sự khác biệt tùy theo quan điểm. Đặc biệt, các ngôn ngữ có kiểu tĩnh thường có cái nhìn hơi khác với các ngôn ngữ có kiểu động về OOP, nguyên do là vì chúng tập trung trên thời gian dịch hay tập trung vào thời gian thi hành của các chương trình. OOP thường được xem là một mẫu hình hơn là một kiểu hay một phong cách lập trình nhằm nhấn mạnh vào điểm quan trọng là OOP có thể thay đổi phương thức phát triển phần mềm bằng cách thay đổi tư duy của những người lập trình và những kỹ sư phần mềm về phần mềm. Mẫu hình của OOP chủ yếu không phải là kiểu lập trình mà là kiểu thiết kế. Một hệ thống được thiết kế bởi định nghĩa của các đối tượng mà các đối tượng này sẽ tồn tại trong hệ thống đó, trong mã mà hiện làm việc chưa tương thích với đối tượng, hay là trong người dùng đối tượng do ảnh hưởng của tính chất đóng của đối tượng. Cũng nên lưu ý rằng có sự khác biệt giữa mẫu hình định hướng đối tượng và lý thuyết các hệ thống. OOP tập trung trên các đối tượng như là các đơn vị của một hệ thống, trong khi đó, lý thuyết các hệ thống lại tự nó chỉ tập trung vào hệ thống. Như là phần trung gian, người ta có thể tìm thấy các dạng thức thiết kế phần mềm hay các kỹ thuật khác dùng các lớp và các đối tượng như là các viên gạch trong những thành phần lớn hơn. Những thành phần này có thể được xem như là bước trung gian từ mẫu hình định hướng đối tượng đến các mô hình "định hướng sống thực" hơn của lý thuyết các hệ thống. Các mẫu hình định hướng đối tượng con. Có nhiều phong cách lập trình hướng đối tượng. Sự khác nhau giữa các phong cách này là tùy theo việc các ngôn ngữ lập trình chú trọng vào khía cạnh nào của sự thuận lợi của định hướng đối tượng và vào việc kết hợp các cấu trúc trong các phương cách khác nhau. OOP với các ngôn ngữ cấu trúc. Trong các ngôn ngữ cấu trúc, OOP thường xuất hiện như là một dạng mà ở đó các kiểu dữ liệu được mở rộng để hành xử giống như là một kiểu của một đối tượng trong OOP, hoàn toàn tương tự cho một kiểu dữ liệu trừu tượng với sự mở rộng như là sự kế thừa. Mỗi phương pháp thực ra là một chương trình con, một cách cú pháp, giới hạn nội trong một lớp. Các mô hình nguyên mẫu cơ bản. Khác với cách sử dụng lớp, nguyên mẫu là một mô hình khác ít được biết đến hơn, nó có ý nghĩa đạt tới việc chia sẻ ứng xử theo định hướng đối tượng. Sau khi đối tượng được định nghĩa, một đối tượng khác tương tự sẽ được định nghĩa từ đối tượng ban đầu. Ngôn ngữ nguyên mẫu cơ bản được biết đến nhiều nhất là JavaScript mà đây là một sự thiết lập của ECMAScript. Self, một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Sun Microsystems cũng là một ví dụ của ngôn ngữ dùng nguyên mẫu cho việc chia sẻ ứng xử chứ không dùng sự phân lớp. NewtonScript, Act1, Io và Delegation là các ví dụ khác. Đặc biệt, Hybrid và Exemplars sử dụng cả hai mô hình nguyên mẫu và phân lớp. Trong các hệ thống nguyên mẫu, các đối tượng tự chúng là các khuôn thức ("template"), trong khi các hệ thống phân lớp dùng các lớp như là các khuôn thức cho các đối tượng. Các tiếp cận kiểu phân lớp thì chiếm đa số trong OOP mà nhiều người sẽ định nghĩa các đối tượng như là có tính chất đóng mà việc chia sẻ dữ liệu xảy ra bởi sự phân lớp và bởi tính kế thừa. Mặc dù vậy, khái niệm tổng quát hơn "chia sẻ ứng xử" được công nhận như là các kỹ thuật thay thế (như trường hợp nguyên mẫu). Mô hình đối tượng cơ bản. Lập trình hướng đối tượng cơ bản là trung tâm về việc tạo thành của các đối tượng và các tương tác của chúng, nhưng có thể sẽ thiếu đi một số chức năng quan trọng của mẫu hình định hướng đối tượng lớp cơ bản như là tính kế thừa. Những hệ thống đối tượng cơ bản như vậy thường không được xem như là định hướng đối tượng vì đổi tính kế thừa một cách điển hình là một yếu tố cốt lõi của OOP. Định nghĩa chuẩn. Đã có nhiều nỗ lực để chuẩn hóa các khái niệm được dùng trong lập trình định hướng đối tượng. Những khái niệm và các kết cấu sau đây đã được suy diễn như là các khái niệm của OOP: Các nỗ lực tìm một định nghĩa thống nhất hay lý thuyết đứng sau các đối tượng đã không mấy thành công và thường bị phân hóa nặng. Ví dụ, một số định nghĩa thì tập trung lên các hoạt động tinh thần trong khi số khác lại ngả về việc cấu trúc chương trình. Một trong các định nghĩa đơn giản hơn cho rằng OOP là một hành xử của việc sử dụng các biểu đồ cấu trúc dữ liệu hay sử dụng các dãy mà có thể chứa các hàm và các con trỏ sang các biểu đồ khác. Sự kế thừa có thể tiến hành bởi nhân bản các biểu đồ này (mà đôi khi gọi là "nguyên bản hóa"). OOP trong văn lệnh. Trong những năm gần đây, lập trình đối tượng cơ bản đã đặc biệt trở nên phổ biến trong các ngôn ngữ lập trình văn lệnh vì chúng có tính trừu tượng, tính đóng, khả năng tái sử dụng, và dễ sử dụng (trong khi khả năng kế thừa trong các ngôn ngữ này vẫn còn là các câu hỏi chưa có câu trả lời). Smalltalk có thể là ngôn ngữ đầu tiên có kiểu như trên, Python và Ruby là các ngôn ngữ tương đối mới và được xây dựng từ đầu với ý tưởng OOP, trong khi đó ngôn ngữ văn lệnh Perl đã đang được từ từ thêm vào các chức năng mới về định hướng đối tượng kể từ phiên bản 5. Khả năng của các đối tượng để thể hiện "thế giới thực" là một lý do cho sự phổ biến của JavaScript và ECMAScript, mà được bàn cãi là thích hợp để đại diện cho DOM của các hồ sơ HTML và XML trên Internet. Ví dụ mã nguồn trong C++. Lưu ý: Một số khái niệm cần biết trong ngôn ngữ OOP hiện đại. Hiện nay các ngôn ngữ OOP phổ biến nhất đều tập trung theo phương pháp phân lớp trong đó có C++, Java, C# và Visual Basic.NET. Ngôn ngữ OOP hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, là một phương pháp thiết kế và phát triển phần mềm dựa trên kiến trúc lớp và đối tượng. Sau đây là một số khái niệm mà các ngôn ngữ này thường dùng tới. Lớp ("class"). Một lớp có thể được hiểu là khuôn mẫu để tạo ra các đối tượng. Trong một lớp, người ta thường dùng các biến để mô tả các thuộc tính và các hàm để mô tả các phương thức của đối tượng. Khi đã định nghĩa được lớp, ta có thể tạo ra các đối tượng từ lớp này. Để việc sử dụng được dễ dàng, thông qua hệ thống hàm tạo (constructor), người ta dùng lớp như một kiểu dữ liệu để tạo ra các đối tượng. cc Lớp con ("subclass"). Lớp con là một lớp thông thường nhưng có thêm tính chất kế thừa một phần hay toàn bộ các đặc tính của một lớp khác. Lớp chia sẻ sự kế thừa gọi là lớp cha ("parent class/superclass"). Lớp trừu tượng hay lớp cơ sở trừu tượng ("abstract class"). Lớp trừu tượng là một lớp mà nó không thể thực thể hóa thành một đối tượng thực dụng được. Lớp này được thiết kế nhằm tạo ra một lớp có các đặc tính tổng quát nhưng bản thân lớp đó chưa có ý nghĩa (hay không đủ ý nghĩa) để có thể tiến hành viết mã cho việc thực thể hóa. (xem Ví dụ) Phương thức ("method"). Phương thức của một lớp thường được dùng để mô tả các hành vi của đối tượng (hoặc của lớp). Ví dụ như đối tượng thuộc lớp điện thoại có các hành vi sau: Đổ chuông, chuyển tín hiệu từ sóng sang dạng nghe được, chuyển tín hiệu giọng nói sang dạng chuẩn, chuyển tín hiệu lên tổng đài.v.v. Khi thiết kế, người ta có thể dùng các phương thức để mô tả và thực hiện các hành vi của đối tượng. Mỗi phương thức thường được định nghĩa là một hàm, các thao tác để thực hiện hành vi đó được viết tại nội dung của hàm. Khi thực hiện hành vi này, đối tượng có thể phải thực hiện các hành vi khác. Ví dụ như điện thoại phải chuyển tín hiệu giọng nói sang dạng chuẩn trước khi chuyển lên tổng đài. Cho nên một phương thức trong một lớp có thể sử dụng phương thức khác trong quá trình thực hiện hành vi của mình. Người ta còn định nghĩa thêm vài loại phương thức đặc biệt: Nhiều lớp thư viện có sẵn hàm tạo mặc định (thông thường không có tham số) và hàm huỷ. Thuộc tính ("attribute"). Thuộc tính của một lớp bao gồm các biến, các hằng, hay tham số nội tại của lớp đó. Ở đây, vai trò quan trọng nhất của các thuộc tính là các biến vì chúng sẽ có thể bị thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của một đối tượng. Các thuộc tính có thể được xác định kiểu và kiểu của chúng có thể là các kiểu dữ liệu cổ điển hay đó là một lớp đã định nghĩa từ trước. Như đã ghi, khi một lớp đã được thực thể hoá thành đối tượng cụ thể thì tập hợp các giá trị của các biến nội tại làm thành trạng thái của đối tượng. Giống như trường hợp của phương thức, tùy theo người viết mã, biến nội tại có thể chỉ được dùng bên trong các phương thức của chính lớp đó, có thể cho phép các câu lệnh bên ngoài lớp, hay chỉ cho phép các lớp có quan hệ đặc biệt như là quan hệ lớp con, (và quan hệ bạn bè ("friend") trong C++) được phép dùng tới nó (hay thay đổi giá trị của nó). Mỗi thuộc tính của một lớp còn được gọi là thành viên dữ liệu của lớp đó. Quan hệ giữa lớp và đối tượng. Lớp trong quan niệm thông thường là cách phân loại các thực thể dựa trên những đặc điểm chung của các thực thể đó. Do đó lớp là khái niệm mang tính trừu tượng hóa rất cao. Ví dụ như lớp "người" dùng để chỉ những thực thể sống trên Trái Đất có những thuộc tính: có hai chân, hai bàn tay khéo léo, có tư duy, ngôn ngữ v.v và có phương thức: giao tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy, đi, đứng bằng hai chân, v.v... Khi đó hai người cụ thể ông A, ông B là các đối tượng thuộc lớp người. Trong ngôn ngữ lập trình, ta cũng hiểu khái niệm lớp tương tự, cho nên ta có quá trình "Thực thể hóa" sau, tạo một đối tượng thuộc một lớp đã được ta định nghĩa (phân loại). Thực thể ("instance"). Thực thể hóa ("instantiate") là quá trình khai báo để có một tên (có thể được xem như là một biến) trở thành một đối tượng từ một lớp nào đó. Một lớp sau khi được tiến hành thực thể hóa để có một đối tượng cụ thể gọi là một thực thể. Hay nói ngược lại một thực thể là một đối tượng riêng lẻ của một lớp đã định trước. Như các biến thông thường, hai thực thể của cùng một lớp có thể có trạng thái nội tại khác nhau (xác định bởi các giá trị hiện có của các biến nội tại) và do đó hoàn toàn độc lập nhau nếu không có yêu cầu gì đặc biệt từ người lập trình. Thực thể hóa: gần giống như cá nhân hóa. Một lớp khi được "cá nhân hóa" sẽ thành một đối tượng cụ thể. Công cộng ("public"). Công cộng là một tính chất được dùng để gán cho các phương thức, các biến nội tại, hay các lớp mà khi khai báo thì người lập trình đã cho phép các câu lệnh bên ngoài cũng như các đối tượng khác được phép dùng đến nó. Riêng tư ("private"). Riêng tư là sự thể hiện tính chất đóng mạnh nhất (của một đặc tính hay một lớp). Khi dùng tính chất này gán cho một biến, một phương thức thì biến hay phương thức đó chỉ có thể được sử dụng bên trong của lớp mà chúng được định nghĩa. Mọi nỗ lực dùng trực tiếp đến chúng từ bên ngoài qua các câu lệnh hay từ các lớp con sẽ bị phủ nhận hay bị lỗi. Bảo tồn ("protected"). Tùy theo ngôn ngữ, sẽ có vài điểm nhỏ khác nhau về cách hiểu tính chất này. Nhìn chung đây là tính chất mà khi dùng để áp dụng cho các phương thức, các biến nội tại, hay các lớp thì chỉ có trong nội bộ của lớp đó hay các lớp con của nó (hay trong nội bộ một gói như trong Java) được phép gọi đến hay dùng đến các phương pháp, biến hay lớp đó. So với tính chất riêng tư thì tính bảo tồn rộng rãi hơn về nghĩa chia sẻ dữ liệu hay chức năng. Nó cho phép một số trường hợp được dùng tới các đặc tính của một lớp (từ một lớp con chẳng hạn). Lưu ý: Các tính chất công cộng, riêng tư và bảo tồn đôi khi còn được dùng để chỉ thị cho một lớp con cách thức kế thừa một lớp cha như trong C++. Đa kế thừa ("multiple inheritance"). Đây là một tính chất cho phép một lớp con có khả năng kế thừa trực tiếp cùng lúc nhiều lớp khác. Vài điểm cần lưu ý khi viết mã dùng tính chất đa kế thừa: Ngoài các khái niệm trên, tùy theo ngôn ngữ, có thể sẽ có các chức năng OOP riêng biệt được cấp thêm vào. Lịch sử. Khái niệm về các đối tượng và thực thể trong khoa học máy tính được nhiều người biết đến từ hệ thống PDP-1 của MIT. Đây có lẽ là Ví dụ sớm nhất của kiến trúc cơ sở có khả năng thực. Một bằng chứng sớm khác của OOP được tìm thấy qua Sketchpad viết bởi Ivan Sutherland trong năm 1963, tuy nhiên, đây chỉ là một ứng dụng chứ không là một mẫu hình lập trình. Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầu tiên là Simula, ngôn ngữ này được thiết kế để dùng trong các việc mô phỏng, được sáng tạo bởi Ole-Johan Dahl và Kristen Nygaard thuộc Trung tâm Máy tính Na Uy ở Oslo. Các kiến thức trong ngôn ngữ này sau đó đã được dùng trong nhiều ngôn ngữ khác, bắt đầu từ Lisp và Pascal cho đến họ ngôn ngữ Smalltalk. Lập trình hướng đối tượng đã được phát triển như là phương pháp lập trình chủ đạo từ giữa thập niên 1990 nguyên do đáng kể là việc ảnh hưởng của C++, một ngôn ngữ mở rộng của C. Địa vị thống trị của OOP đã được củng cố vững chắc bởi sự phổ biến của các GUI dành cho ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng ngày càng tiện lợi. Một Ví dụ về quan hệ gần gũi của thư viện GUI động và ngôn ngữ OOP là phần mềm Cocoa, nó là khung cơ sở của Mac OS X dược viết bằng Objective C (Objective C là một loại ngôn ngữ hướng đối tượng mở rộng của C với việc thông báo động). Công cụ cho OOP cũng được nâng cao phần "lập trình điều khiển theo sự kiện" (mặc dù khái niệm này không chỉ dành cho OOP). Tại Zürich, Niklaus Wirth và những cộng sự đã theo dõi các đề tài như là dữ liệu trừu tượng và lập trình mô đun. Modula-2 bao gồm cả hai đặc tính đó. Thiết kế liền tiếp theo là Oberon bao gồm sự tiếp cận riêng biệt với việc định hướng đối tượng, các lớp... Sự tiếp cận này không như Smalltalk, và cũng khác hẳn C++. Các chức năng của hướng đối tượng cũng đã đang được thêm vào nhiều ngôn ngữ trong suốt thời gian đó kể cả Ada, BASIC, Lisp, Fortran, Pascal và nhiều nữa. Việc cộng thêm các chức năng đó cho các ngôn ngữ mà được trước đó không chủ định thiết kế cho chúng ngay từ đầu cũng thường dẫn tới nhiều khó khăn trong khả năng tương thích (với mã nguồn viết cho các phiên bản cũ) và khả năng bảo trì mã. Điển hình của trường hợp này là Pascal và Visual Basic. Các ngôn ngữ thuần túy hướng đối tượng, ở phía khác, lại thiếu các đặc tính mà nhiều người lập trình phụ thuộc vào. Để bắc cầu cho khoảng trống này, nhiều nỗ lực đã được xúc tiến để tạo ra các ngôn ngữ đặt cơ sở trên các phương pháp hướng đối tượng nhưng lại cho phép dùng nhiều đặc tính lập trình cấu trúc theo những phương cách "an toàn". Ngôn ngữ Eiffel của Bertrand Meyer đã sớm thành công với các mục tiêu này. Trong thập niên đã qua, Java được dùng rộng rãi một phần là do sự tương tự với C và C++, nhưng có lẽ do phần khác quan trọng hơn là việc lắp đặt sử dụng máy ảo mà chủ ý là thực thi cùng một mã nguồn cho nhiều nền tảng khác nhau. .NET của Microsoft cũng mở đầu với các chủ ý tương tự và cộng thêm việc hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hay các sự biến thể của các ngôn ngữ cũ (như trường hợp C# và Visual Basic). Gần đây, một số ngôn ngữ xuất hiện với chức năng chính là định hướng đối tượng nhưng lại tương thích được với phương pháp thủ tục như là Python và Ruby. Bên cạnh Java, C# và Visual Basic.NET là hai ngôn ngữ OOP quan trọng hiện tại thiết kế bởi Microsoft. Giống như lập trình thủ tục đã dẫn tới việc tinh lọc các kỹ thuật như là lập trình cấu trúc, phần mềm hướng đối tượng hiện đại thiết kế các phương pháp bao gồm các sự tinh lọc. Chẳng hạn như là việc ứng dụng các dạng thức thiết kế, thiết kế bởi hợp đồng và các ngôn ngữ mô hình trong đó có UML. Các ngôn ngữ. "Bài chính: Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng"
8,769
70390978
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8769
Thống chế (Anh)
Thống chế () là cấp bậc cao nhất trong Lục quân Anh kể từ năm 1736. Nó tương đương cấp bậc Đô đốc Hạm đội Hải quân Hoàng gia hoặc Thống chế Không quân Hoàng gia. Phù hiệu thống chế gồm biểu tượng hai baton thống chế gác chéo nhau được bao quanh bởi những chiếc lá vàng bên dưới Vương miện của St. Edward. Cho đến thời điểm hiện tại (2020), đã có 141 người giữ cấp bậc Thống chế. Đa số họ thăng tiến binh nghiệp Quân đội Anh hoặc Quân đội Anh-Ấn. Một số thành viên của Hoàng gia Anh, mà gần đây nhất Hoàng tử Edward, Công tước xứ Kent và Charles, Hoàng tử xứ Wales đã được phong cấp Thống chế chỉ sau thời gian phục vụ ngắn. Ba vị vua Anh, George George, Edward VIII, và George VI, đã nhận cấp bậc trong thời gian tại vị. Trong khi Edward VII trực tiếp nhận cấp bậc Thống chế trên ngai vị, thì Vương công Albert và Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh được phong cấp bởi các nữ vương phối ngẫu của họ. Một số cấp bậc thống chế được phong như cử chỉ ngoại giao. Mười hai quốc vương nước ngoài đã được vinh danh, mặc dù ba (Hoàng đế Đức Wilhelm II, Hoàng đế Áo Franz Joseph I và Hoàng đế Nhật Bản Hirohito) đã bị tước bỏ khi đất nước của họ trở thành kẻ thù của Anh và các đồng minh của quốc gia này trong hai cuộc Thế chiến. Hai quân quân nước ngoài khác được phong cấp bậc Thống chế Anh là một người Pháp (Ferdinand Foch) và một người Úc (Sir Thomas Blamey), được vinh danh vì những đóng góp của họ cho Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, và một chính khách nước ngoài (Jan Smuts). Mặc dù cấp bậc Thống chế không được sử dụng trong Thủy quân lục chiến Hoàng gia, cấp hiệu Thống chế vẫn được được sử dụng trên quân phục của Chỉ huy Danh dự, người đứng đầu trên danh nghĩa của lực lương này (tương đương cấp Đại tá danh dự).
8,771
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8771
Edsger Dijkstra
Edsger Wybe Dijkstra (; 11 tháng 5 năm 1930 tại Rotterdam – 6 tháng 8 năm 2002 tại Nuenen), là nhà khoa học máy tính người Hà Lan. Ông được nhận giải thưởng Turing năm 1972 cho các đóng góp có tính chất nền tảng trong lĩnh vực ngôn ngữ lập trình. Không lâu trước khi chết, ông đã được nhận giải Bài báo ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tính toán phân tán của ACM dành cho bài báo đã khởi đầu cho ngành con Tự ổn định. Sau khi ông qua đời, giải thưởng thường niên này đã được đổi tên thành giải thưởng ACM Edsger W. Dijkstra. Tiểu sử. Dijkstra học vật lý lý thuyết tại Đại học Leiden, nhưng ông đã nhanh chóng nhận ra rằng ông quan tâm đến lập trình hơn. Thời kỳ đầu, ông làm việc tại Trung tâm toán học, Viện nghiên cứu quốc gia về toán học và khoa học máy tính tại Amsterdam, ông còn giữ chức vị giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan. Đầu thập kỷ 1970, ông làm cộng tác nghiên cứu tại Burroughs Corporation, sau đó giữ vị trí Schlumberger Centennial Chair ngành Khoa học máy tính tại Đại học Texas tại Austin, Mỹ. Ông nghỉ hưu năm 2000. Trong các đóng góp của ông cho ngành khoa học máy tính có "thuật toán đường đi ngắn nhất", còn được biết với tên "Thuật toán Dijkstra", hệ điều hành THE và cấu trúc semaphore để phối hợp hoạt động của nhiều bộ vi xử lý và nhiều chương trình. Một khái niệm khác trong lĩnh vực tính toán phân tán đã được khởi đầu nhờ Dijkstra là self-stabilization - một cách khác để đảm bảo tính đáng tin cậy của hệ thống. Thuật toán Dijkstra được sử dụng trong SPF, Shortest Path First, dùng trong giao thức định tuyến OSPF, Open Shortest Path First. Ông còn nổi tiếng với đánh giá thấp về lệnh GOTO trong lập trình máy tính. Bài báo năm 1968 "A Case against the GO TO Statement " (EWD215) được xem là một bước quan trọng tiến tới việc lệnh GOTO bị thay thế dần trên quy mô lớn bởi các cấu trúc lập trình chẳng hạn như vòng lặp while. Phương pháp này còn được gọi là Lập trình có cấu trúc. Dijkstra đã rất hâm mộ ngôn ngữ lập trình ALGOL 60, và đã làm việc trong nhóm cài đặt trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ này. Từ những năm 1970, mối quan tâm chính của Dijkstra là kiểm định hình thức ("formal verification"). Quan niệm phổ biến thời đó là người ta nên đưa ra một chứng minh toán học về tính đúng đắn của chương trình sau khi đã viết chương trình đó. Dijkstra đã phản đối rằng các chứng minh thu được rất dài và nặng nề, và rằng chứng minh đó không đem lại hiểu biết về việc chương trình đã được phát triển như thế nào. Một phương pháp khác là "dẫn xuất chương trình" ("program derivation"), để "phát triển chứng minh và chương trình một cách đồng thời". Người ta bắt đầu bằng một "đặc tả" toán học về những gì mà một chương trình cần phải thực hiện, sau đó áp dụng các biến đổi toán học đối với đặc tả đó cho đến khi nó được chuyển thành một chương trình chạy được. Chương trình thu được khi đó được gọi là "đúng đắn theo cách xây dựng" ("correct by construction"). Dijkstra còn nổi tiếng với các bài luận của ông về lập trình; ông là người đầu tiên tuyên bố rằng việc lập trình có đặc điểm cố hữu là khó khăn và phức tạp đến mức các lập trình viên cần phải khai thác mọi kỹ thuật và các phương pháp trừu tượng hóa có thể để hy vọng có thể quản lý được độ phức tạp của nó một cách thành công. Ông còn nổi tiếng với thói quen viết tay cẩn thận các bản thảo bằng bút máy. Các bản thảo này được gọi là EWD, do Dijkstra đánh số chúng bằng tiết đầu tố "EWD". Ông thường phân phát các bản phô-tô của bản EWD mới cho các đồng nghiệp của mình; những người nhận được lại phô-tô và tiếp tục phân phát các bản sao, bằng cách đó các bản EWD được phát tán khắp cộng đồng khoa học máy tính quốc tế. Các chủ đề chính là về khoa học máy tính và toán học, ngoài ra còn có các báo cáo công tác, thư và các bài phát biểu. Hơn 1300 bài EWD đã được quét thành ảnh, số lượng được chuyển thành dạng điện tử để phục vụ nghiên cứu ngày càng tăng, chúng được lưu trữ và cung cấp trực tuyến tại Đại học Texas. Dijkstra đã là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu về tính toán phân tán. Có người còn cho là một số bài báo của ông đã thiết lập ngành nghiên cứu này. Cụ thể, bài báo "Self-stabilizing Systems in Spite of Distributed Control" của ông đã khởi đầu ngành con Self-stabilization. Dijkstra còn được ghi nhận là cả đời chỉ sở hữu duy nhất một chiếc máy tính (vào cuối đời) và họa hoằn mới thực sự sử dụng nó , để đi đôi với quan niệm của ông rằng khoa học máy tính trừu tượng hơn chứ không chỉ là lập trình, quan niệm này được thể hiện trong nhiều câu nói nổi tiếng chẳng hạn như "Khoa học máy tính đối với máy tính cũng như thiên văn học đối với kính thiên văn" ("Computer Science is no more about computers than astronomy is about telescopes.") Ông qua đời tại Nuenen, Hà Lan vào ngày 6 tháng 8, năm 2002 sau một thời gian dài bị ung thư. Năm sau, giải thưởng PODC Influential Paper Award in distributed computing ("bài báo ảnh hưởng trong lĩnh vực tính toán phân tán) của tổ chức ACM (Association for Computing Machinery) đã được đổi tên thành Giải thưởng Dijkstra để vinh danh ông.
8,773
76008
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8773
Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: "Portugal"), tên gọi chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (), đôi khi được gọi ngắn là Bồ, là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam của khu vực châu Âu, trên bán đảo Iberia và cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc quyền quản lý của Bồ Đào Nha. Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynetes, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và những dân tộc German như Suevi, Buri và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay. Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania. Văn hóa La Mã để lại dấu ấn sâu đậm, nhất là về mặt ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha gốc từ tiếng Latinh của người La Mã. Vào thế kỷ thứ V, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những bộ tộc German tràn vào xâm chiếm. Sang đầu thế kỷ thứ VIII, người Moor theo đạo Hồi giáo từ Bắc Phi mở cuộc chinh phục Lusitania, chiếm được gần hết bán đảo Iberia, thu phục các tiểu vương quốc German theo đạo Thiên Chúa về một mối. Những thế kỷ kế tiếp, dân đạo Thiên Chúa cố đánh đuổi người Hồi giáo trong cuộc "Tái chinh phục". Bá quốc Bồ Đào Nha được thành lập và là một phần của Vương quốc Galicia. Vì vương quốc được thành lập, công nhận năm 1143 và có biên giới ổn định năm 1249, Bồ Đào Nha tự nhận là quốc gia dân tộc lâu đời nhất ở châu Âu. Trong suốt thế kỷ XV và XVI, nhờ thám hiểm hàng hải, Bồ Đào Nha đã thành lập một Đế quốc thực dân quy mô toàn cầu bao gồm những thuộc địa ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế, chính trị và quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Năm 1580, Bồ Đào Nha liên minh với Tây Ban Nha tạo thành Liên minh Iberia. Tuy nhiên vào năm 1640, Bồ Đào Nha cũng cố lại chủ quyền và độc lập trong cuộc Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha, dẫn đến một triều đại mới được thành lập và trở về tình trạng chia tách của hai vương triều và đế quốc. Năm 1755, một trận động đất mạnh đã xảy ra ở Lisboa gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, người và của cải, sau đó Bồ Đào Nha lần lượt bị Tây Ban Nha và Pháp xâm lược, rồi tiếp tục để mất thuộc địa lớn nhất là Brasil, dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, quân sự và tiềm năng kinh tế cũng như sự giảm sút sức mạnh toàn cầu trong suốt thế kỷ XIX. Năm 1910, chế độ quân chủ bị lật đổ, nền cộng hòa được thành lập và sau đó là chế độ độc tài. Với các cuộc chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha và cuộc đảo chính Cách mạng hoa cẩm chướng vào năm 1974, nền độc tài bị lật đổ ở Lisboa và Bồ Đào Nha trao trả những thuộc địa hải ngoại cuối cùng (Angola và Mozambique). Việc trao trả Ma Cao cho Trung Quốc vào năm 1999 đánh dấu sự kết thúc một đế quốc thực dân tồn tại lâu nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, Đế quốc Bồ Đào Nha đã để lại nhiều di sản cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng về văn hoá, kiến trúc và ngôn ngữ trên toàn cầu, với trên 250 triệu người nói tiếng Bồ Đào Nha hiện nay. Nhà nước Bồ Đào Nha hiện đại sở hữu một nền kinh tế tiên tiến với mức thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người (HDI) và tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao. Đây là quốc gia có Chỉ số hòa bình toàn cầu cao thứ 3 trên thế giới vào năm 2016 và là một trong 13 quốc gia bền vững nhất vào năm 2017. Bồ Đào Nha duy trì hình thức chính phủ Cộng hoà bán tổng thống nhất thể, là thành viên sáng lập của NATO, Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha và nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Khu vực đồng euro, và OECD... Nguồn gốc tên gọi. Tên tiếng Bồ. Trong tiếng Bồ Đào Nha, Bồ Đào Nha được gọi là "Portugal". Tên gọi này bắt nguồn từ tên của làng Cale ở thung lũng sông Douro. "Cale" có thể là một từ của tiếng Hy Lạp ("Kalles: đẹp") và dùng để chỉ vẻ đẹp của tự nhiên ở vùng miền bắc của nước Bồ Đào Nha ngày nay, thuộc địa của Hy Lạp trong thời kỳ Thượng cổ. Những nhà lịch sử học khác cho rằng "cale" có nguồn gốc từ tiếng Phoenicia vì người Phoenicia đã định cư ở Bồ Đào Nha trước cả người Hy Lạp. Khi phần đất của Bồ Đào Nha ngày nay thuộc về Đế quốc La Mã, Cale trở thành một cảng quan trọng, trong tiếng La Tinh là "Portus Cale". Trong thời kỳ Trung Cổ "Portus Cale" trở thành "Portucale" và sau đó là "Portugale", thế nhưng trong thế kỷ thứ VII và thế kỷ thứ VIII từ này chỉ dùng để chỉ phần đất miền bắc của nước Bồ Đào Nha, tức là vùng giữa hai con sông Douro và Minho. Về mặt khác, "Portus Cale" được rút ngắn thành "Porto", thành phố quan trọng thứ nhì của Bồ Đào Nha, người dân nơi đây tự hào là thành phố mang tên cho đất nước. Tên tiếng Việt. Tên tiếng Việt của Bồ Đào Nha bắt nguồn từ danh xưng tiếng Hán 葡萄牙. Tên gọi tiếng Bồ Đào Nha "Portugal" được phiên âm sang tiếng Mân Nam thành 葡萄牙(Phû-tô-gâ). Dịch danh 葡萄牙 sau đó được truyền nhập vào các phương ngữ khác và ngôn ngữ tiêu chuẩn của tiếng Hán. Người nói các thứ tiếng đó không đọc ba chữ Hán 葡萄牙 bằng âm đọc trong tiếng Mân Nam của chúng mà đọc theo âm đọc tương ứng trong các thứ tiếng đó. Khi tiếng Việt vay mượn tên gọi 葡萄牙 của tiếng Hán, ba chữ Hán 葡萄牙 đã được đọc bằng âm Hán Việt của chúng. Lịch sử. Sơ khởi. Khu vực Bồ Đào Nha ngày nay có người Neanderthal và tiếp đó là người tinh khôn cư trú, họ du cư trên vùng phía bắc của bán đảo Iberia. Đây là các xã hội tự cung tự cấp, mặc dù họ không lập nên các khu định cư thịnh vượng song đã hình thành nên các xã hội có tổ chức. Trong thời đại đồ đá mới tại Bồ Đào Nha, diễn ra việc thử nghiệm thuần hoá và nuôi các loài động vật theo đàn, trồng một số loại ngũ cốc hoặc đánh cá biển. Một số học giả cho rằng vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất TCN, một số làn sóng người Celt từ Trung Âu tràn tới Bồ Đào Nha và liên hôn với cư dân địa phương, điều này hình thành nên các bộ lạc khác nhau. Khảo cổ học và nghiên cứu hiện đại cho thấy người Celt tại Bồ Đào Nha và các nơi khác có một phần nguồn gốc tại Bồ Đào Nha. Đứng đầu trong số các bộ lạc này là người Lusitania, họ tập trung chủ yếu tại khu vực nội địa thuộc miền trung Bồ Đào Nha, một số bộ lạc khác có liên quan về mặt huyết thống là người Gallaeci tại miền bắc, người Celtici tại Alentejo, và Cynetes hoặc Conii tại Algarve. Những bộ lạc nhỏ hơn nằm ở khu vực lân cận hoặc giữa các bộ lạc này là người Bracari, Coelerni, Equaesi, Grovii, Interamici, Leuni, Luanqui, Limici, Narbasi, Nemetati, Paesuri, Quaquerni, Seurbi, Tamagani, Tapoli, Turduli, Turduli Veteres, Turdulorum Oppida, Turodi, và Zoelae. Một vài khu dân cư duyên hải nhỏ, bán cố định, dùng cho thương mại cũng được người Phoenicia-Carthago lập ra tại Algarve. Thời La Mã. Người La Mã (Roma) lần đầu xâm chiếm bán đảo Iberia vào năm 219 TCN. Trong Chiến tranh Punic, người La Mã đánh đuổi người Carthago ra khỏi các thuộc địa duyên hải. Đến cuối thời Julius Caesar, hầu như toàn bộ bán đảo bị sáp nhập vào Cộng hoà La Mã. Cuộc chinh phục của người La Mã tại Bồ Đào Nha ngày nay mất gần hai trăm năm và khiến cho nhiều binh sĩ trẻ tuổi thiệt mạng. Người La Mã phải chịu một thất bại nghiêm trọng vào năm 150 TCN khi có một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở miền bắc. Người Lusitania và các bộ lạc bản địa khác dưới sự lãnh đạo của Viriato giành được quyền kiểm soát toàn bộ miền tây Iberia. Người La Mã sau đó phái nhiều quân đoàn và những vị tướng giỏi nhất của họ đến Lusitania nhằm trấn áp cuộc khởi nghĩa song không có hiệu quả, họ bèn chuyển sang mua chuộc các đồng minh của Viriato để sát hại ông. Năm 139 TCN, Viriato bị ám sát, và Táutalo trở thành thủ lĩnh song không thành công. Người La Mã lập ra một chế độ thuộc địa, và công cuộc La Mã hoá Lusitania chỉ hoàn thành vào thời đại Visigoth. Năm 27 TCN, Lusitania có được vị thế một tỉnh của La Mã. Sau đó, một khu vực phía bắc Lusitania trở thành tỉnh riêng gọi là Gallaecia, với thủ phủ tại Bracara Augusta, nay là Braga. Hiện vẫn còn nhiều tàn tích về các hào luỹ trên đỉnh đồi khắp Bồ Đào Nha và các di tích của nền văn hoá Castro. Nhiều di chỉ La Mã nằm rải rác tại Bồ Đào Nha, một số tàn tích đô thị có quy mô khá lớn, như Conímbriga và Mirobriga. Một số công trình xây dựng kỹ thuật La Mã như các nhà tắm, đền thờ, cầu, đường, rạp xiếc, nhà hát và nhà ở của thường dân được bảo tồn trên khắp Bồ Đào Nha. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được các đồng tiền xu, một vài đồng xu trong số đó được đúc trên đất Lusitania, cùng với nhiều mảnh vỡ của đồ gốm. Các sử gia đương thời như Paulus Orosius (khoảng 375–418) và Hydatius (khoảng 400–469), giám mục của Aquae Flaviae, đã ghi chép lại về những năm cuối cùng nằm dưới sự cai trị của La Mã và về sự kiện các bộ lạc German tiến đến. Các vương quốc German. Vào đầu thế kỷ V, các bộ lạc German là Suebi và Vandal (Silingi và Hasdingi) cùng với các đồng minh Sarmatia và Alan của họ tiến hành xâm chiếm bán đảo Iberia, và lập ra vương quốc của họ. Vương quốc của người Suebi thành lập trên các tĩnh cũ Gallaecia-Lusitania của La Mã. Dấu tích các khu định cư trong thế kỷ V của người Alan được phát hiện tại Alenquer, Coimbra và Lisbon. Vào năm 500, Vương quốc Visigoth được thành lập tại Iberia, có trung tâm tại Toledo nay thuộc Tây Ban Nha. Người Visigoth cuối cùng chinh phục thành công người Suebi và thành phố thủ đô Bracara (nay là Braga) vào năm 584–585. Lãnh thổ cũ của người Suebi trở thành tỉnh thứ sáu của Vương quốc Visigoth. Trong 300 năm sau đó, toàn bộ bán đảo Iberia thuộc quyền cai trị của người Visigoth. Giai đoạn này kéo dài cho đến năm 711, khi Quốc vương Roderic (Rodrigo) tử trận trong cuộc kháng chiến chống lại một cuộc xâm lược của người Moor Hồi giáo từ phía nam. Trong nhiều nhóm German định cư tại miền tây Iberia, người Suebi để lại di sản văn hoá bền vững mạnh mẽ nhất tại Bồ Đào Nha, Galicia và Asturias hiện nay. Theo Dan Stanislawski, cách thức sinh hoạt của người Bồ Đào Nha tại các vùng phía bắc sông Tagus (Tejo) hầu hết là kế thừa từ người Suebi, trong đó các nông trại nhỏ chiếm ưu thế, khác biệt so với các điền trang lớn tại miền nam Bồ Đào Nha. Bracara (Augusta) trở thành kinh đô của người Suebi, địa điểm này là thủ phủ cũ của Gallaecia và nay là thành phố Braga. Orosius trong thời gian sinh sống tại Hispania ghi lại rằng công cuộc định cư ban đầu diễn ra khá thanh bình, những người mới đến canh tác trên đất của họ hoặc làm vệ sĩ cho cư dân địa phương. Thời kỳ Hồi giáo và Reconquista. Đế quốc Umayyad đánh bại người Visigoth chỉ trong vài tháng, và bành trướng nhanh chóng tại bán đảo Iberia. Bắt đầu vào năm 711, vùng đất nay là Bồ Đào Nha trở thành bộ phận của Đế quốc Umayyad rộng lớn. Đế quốc này sụp đổ vào năm 750, trong cùng năm phần phía tây của Umayyad giành độc lập dưới quyền Abd-ar-Rahman I khi lập nên Tiểu vương quốc Córdoba. Năm 929, Đế quốc Córdoba hình thành, song đến năm 1031 thì giải thể thành không ít hơn 23 vương quốc nhỏ, gọi là các vương quốc Taifa. Các thống đốc của các taifa đều tự xưng là emir của tỉnh mình. Hầu hết Bồ Đào Nha thuộc về taifa Badajoz của Vương triều Aftasid, và sau đó trong một thời gian ngắn ngủi thuộc taifa Lisboa năm 1022-1034, rồi nằm dưới quyền thống trị của taifa Sevilla thuộc Vương triều Abbadid. Giai đoạn Taifa thứ nhất kết thúc khi Vương triều Almoravid từ Maroc đến chinh phục vào năm 1086. Đến năm 1147, một giai đoạn Taifa thứ nhì cũng kết thúc dưới tay Vương triều Almohad cũng đến từ Maroc. Các thành phố chính trong giai đoạn người Hồi giáo cai trị Bồ Đào Nha là Beja, Silves, Alcácer do Sal, Santarém và Lisboa. Dân số Hồi giáo trong khu vực gồm chủ yếu là người Iberia bản địa cải sang Hồi giáo (gọi là "Muwallad" hay "Muladi") và người Berber. Người Ả Rập phần lớn là quý tộc đến từ Syria và Oman; và mặc dù có số lượng ít song họ tạo thành tầng lớp tinh hoa trong dân chúng. Người Berber có nguồn gốc từ dãy núi Atlas và Rif tại Bắc Phi và về cơ bản là sống du cư. Bá quốc Bồ Đào Nha. Năm 722, một quý tộc Visigoth là Pelayo (Pelágio) xưng vương, lập ra Vương quốc Asturias Cơ Đốc giáo và tiếp tục chiến tranh tái chinh phục của người Cơ Đốc giáo từ người Moor, trong tiếng Bồ Đào Nha gọi là "Reconquista Cristã". Đến cuối thế kỷ IX, khu vực phía bắc Bồ Đào Nha nằm giữa các sông Minho và Douro được giải phóng hoặc tái chinh phục từ người Moor, dưới quyền Vímara Peres theo lệnh của Quốc vương Asturias Alfonso III. Nhận thấy khu vực trước đó từng có hai thành phố lớn—Portus Cale tại ven biển và Braga tại nội lục, cùng nhiều thị trấn đang bị bỏ hoang—ông quyết định khôi phục dân số và tái thiết chúng bằng những nạn dân Bồ Đào Nha và Galicia cùng những người Cơ Đốc giáo khác. Vímara Peres tổ chức khu vực ông giải phóng từ người Moor, nâng vị thế của nó thành một bá quốc với tên gọi Bồ Đào Nha (Portugal) theo tên thành phố cảng lớn nhất trong vùng—"Portus Cale"' hay Porto ngày nay. Một trong các thành phố đầu tiên được Vimara Peres thành lập vào thời gian này là Vimaranes, nay gọi là Guimarães— "nơi khai sinh quốc gia Bồ Đào Nha" hoặc "thành phố cội nguồn" (Cidade Berço trong tiếng Bồ Đào Nha). Năm 868, Alfonso III phong tước cho Vímara Peres là Bá tước Portus Cale (Bồ Đào Nha) thứ nhất. Khu vực được gọi là "Portucale", "Portugale", và đồng thời là "Portugália"—Bá quốc Bồ Đào Nha. Năm 910, do tranh chấp kế vị, Vương quốc Asturias bị phân thành León, Galicia và Asturias, đến năm 924 thì thống nhất dưới quyền León. Trong thời gian đấu tranh tương tàn này, Bá quốc Bồ Đào Nha tạo thành phần phía nam của Vương quốc Galicia. Vương quốc Galicia tồn tại độc lập chỉ trong một giai đoạn ngắn, song thường là một bộ phận quan trọng của Vương quốc León. Trong suốt giai đoạn này, dân chúng Bá quốc Bồ Đào Nha với tư cách là người Galicia đã tự mình đấu tranh nhằm duy trì quyền tự trị của Galicia, một nơi có ngôn ngữ và văn hoá riêng biệt so với văn hoá Léon. Do phân chia chính trị, người Galicia-Bồ Đào Nha mất đi tính thống nhất khi Bá quốc Bồ Đào Nha tách khỏi Galicia thuộc Léon để lập nên Vương quốc Bồ Đào Nha. Năm 1093, Quốc vương Alfonso VI của León và Castilla ban bá quốc cho Henrique xứ Bourgogne, và gả con gái là Teresa cho Henrique vì vai trò của nhân vật này trong việc tái chinh phục vùng đất từ người Moor. Henrique đặt căn cứ bá quốc mới thành lập của mình tại Bracara Augusta (nay là Braga). Độc lập và giai đoạn Afonso. Năm 1128, Bá tước Bồ Đào Nha Afonso Henriques đánh bại mẹ ông là Teresa cùng tình nhân của bà là Fernão Peres de Trava trong trận São Mamede, trở thành nhà lãnh đạo duy nhất. Afonso sau đó chuyển sang chống người Moor tại phía nam. Các chiến dịch của Afonso thắng lợi, và đến ngày 25 tháng 7 năm 1139, ông giành được thắng lợi áp đảo trong trận Ourique, và ngay sau đó được các binh sĩ nhất trí tôn là Quốc vương Bồ Đào Nha. Sự kiện này theo truyền thống được cho là thời điểm Bá quốc Bồ Đào Nha từ một thái ấp của Vương quốc Léon trở thành Vương quốc Bồ Đào Nha độc lập. Afonso được Quốc vương Alfonso VII của León công nhận vào năm 1143, và đến năm 1179 thì được Giáo hoàng Alexander III công nhận. Trong giai đoạn Reconquista, các thế lực Cơ Đốc giáo tái chinh phục bán đảo Iberia từ người Moor Hồi giáo. Afonso Henriques và những người kế thừa ông tràn xuống phía nam để đẩy lui người Moor, đương thời Bồ Đào Nha bao gồm khoảng một nửa lãnh thổ hiện tại. Năm 1249, Reconquista kết thúc khi người Bồ Đào Nha chiếm lĩnh Algarve và hoàn thành trục xuất các khu định cư cuối cùng của người Moor trên bờ biển miền nam, hình thành hầu hết biên giới hiện tại của Bồ Đào Nha. Trong một tình thế xung đột với Vương quốc Castilla, Dinis I của Bồ Đào Nha ký kết Hiệp định Alcañices (1297) với Fernando IV của Castilla và Léon, quy định rằng Bồ Đào Nha bãi bỏ các hiệp định trước đó chống lại Vương quốc Castilla. Hiệp định còn có nội dung về phân ranh giới giữa Vương quốc Bồ Đào Nha và Vương quốc Léon. Dưới thời cai trị của Dinis I, Afonso IV, và Pedro I, các vương quốc Cơ Đốc giáo tại Iberia phần lớn là được hưởng hoà bình. Năm 1348-1349, Bồ Đào Nha bị dịch bệnh Cái chết Đen tàn phá giống như phần còn lại của châu Âu. Năm 1373, Bồ Đào Nha lập một liên minh với Anh, đây là liên minh tồn tại lâu năm nhất trên thế giới. Thời đại khám phá. Quốc vương Juan I của Castilla là chồng của Beatriz - người con duy nhất của Quốc vương Bồ Đào Nha Fernando I. Năm 1383, Juan I yêu sách vương vị Bồ Đào Nha. João xứ Avis lãnh đạo một phái gồm quý tộc nhỏ và thường dân đánh bại người Castilla trong trận Aljubarrota, Nhà Avis trở thành gia tộc cai trị Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào châu Âu khám phá thế giới và Thời đại Khám phá. Henrique Nhà hàng hải, con trai của Quốc vương João I, trở thành người tài trợ và bảo trợ chính cho nỗ lực này. Năm 1415, Bồ Đào Nha giành được thuộc địa hải ngoại đầu tiên khi họ chinh phục Ceuta, một trung tâm mậu dịch Hồi giáo thịnh vượng tại Bắc Phi. Tiếp đến là khám phá các quần đảo trên Đại Tây Dương: Madeira và Açores, dẫn tới các phong trào thuộc địa hoá đầu tiên. Trong suốt thế kỷ XV, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đi thuyền dọc bờ biển châu Phi, lập các điểm giao thương một số loại hàng hoá thông thường vào thời kỳ đó, từ vàng cho đến nô lệ, họ muốn tìm kiếm một tuyến đường đến Ấn Độ và tiếp cận nguồn gia vị nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn tại châu Âu. Nhằm giải quyết tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sau chuyến đi của Cristoforo Colombo, Giáo hoàng Alexander VI làm trung gian cho Hiệp ước Tordesillas. Hiệp định được ký kết vào năm 1494, phân chia các vùng đất mới khám phá bên ngoài châu Âu giữa hai quốc gia dọc theo một kinh tuyến cách 370 league (2.193 km) về phía tây của quần đảo Cabo Verde. Bồ Đào Nha trở thành một trong các cường quốc kinh tế, quân sự và chính trị lớn trên thế giới từ thế kỷ XV cho đến cuối thế kỷ XVI. Năm 1498, Vasco da Gama đến được Ấn Độ và đem lại thịnh vượng kinh tế cho Bồ Đào Nha, giúp khởi đầu Phục hưng Bồ Đào Nha. Năm 1500, Pedro Álvares Cabral khám phá Brasil và yêu sách khu vực này cho Bồ Đào Nha. Mười năm sau, Afonso de Albuquerque chinh phục Goa tại Ấn Độ, cùng Muscat và Ormuz tại khu vực eo biển Ba Tư, và Malacca tại Viễn Đông. Do đó, đế quốc này nắm quyền chi phối về thương mại tại Ấn Độ Dương và Nam Đại Tây Dương. Các thủy thủ Bồ Đào Nha cũng đi đến Đông Á, tới các địa điểm như Đài Loan, Nhật Bản, đảo Timor và quần đảo Maluku. Liên minh Iberia và phục hồi. Chủ quyền của Bồ Đào Nha bị gián đoạn từ năm 1580 đến năm 1640, nguyên nhân là hai vị quốc vương cuối của Nhà Avis đều không có người kế tự – Quốc vương Sebastião I thiệt mạng trong trận Alcácer Quibir tại Maroc, và ông chú của Sebastião I là Quốc vương Henrique , dẫn đến khủng hoảng kế vị Bồ Đào Nha năm 1580. Sau đó, Felipe II của Tây Ban Nha yêu sách vương vị với tư cách là cháu ngoại của Quốc vương Bồ Đào Nha Manuel I, lấy hiệu là Filipe I của Bồ Đào Nha. Mặc dù Bồ Đào Nha không mất độc lập trên danh nghĩa, song có cùng một vị quân chủ cai quản với Đế quốc Tây Ban Nha, hình thành liên minh của các vương quốc. Vào đương thời, Tây Ban Nha là một lãnh thổ địa lý. Việc hợp nhất này đã tước đoạt chính sách đối ngoại độc lập của Bồ Đào Nha và dẫn đến việc họ tham gia Chiến tranh Tám mươi Năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Cuộc chiến này làm tổn hại quan hệ giữa Bồ Đào Nha và đồng minh lâu năm nhất của họ là Anh, và để mất cảng mậu dịch chiến lược Hormuz tại vùng vịnh Ba Tư. Từ năm 1595 đến năm 1663, Chiến tranh Hà Lan-Bồ Đào Nha chủ yếu liên quan đến việc các công ty Hà Lan xâm phạm nhiều thuộc địa và lợi ích thương nghiệp của Bồ Đào Nha tại Brasil, châu Phi, Ấn Độ và Viễn Đông, khiến Bồ Đào Nha bị mất thế độc quyền mậu dịch hàng hải trên Ấn Độ Dương. Năm 1640, João IV dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa, được ủng hộ từ các quý tộc bất bình, và xưng là quốc vương. Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha giữa Bồ Đào Nha và Đế quốc Tây Ban Nha sau cuộc khởi nghĩa năm 1640 đã kết thúc giai đoạn 60 năm Liên minh Iberia dưới quyền Gia tộc Habsburg. Sự kiện này khởi đầu Nhà Braganza, họ cai trị Bồ Đào Nha cho đến năm 1910. Con cả của João IV kế vị với hiệu là Afonso VI, tuy nhiên do khuyết tật nên bị Bá tước Luís de Vasconcelos e Sousa áp đảo. Vợ của ông là Maria Francisca và em trai ông là Công tước Pedro tiến hành một cuộc chính biến cung đình, lưu đày Afonso VI. Sau khi Afonso VI mất, Pedro đăng cơ với hiệu là Pedro II. Thời kỳ cai trị của Pedro II diễn ra củng cố độc lập quốc gia, bành trướng đế quốc, và đầu tư vào sản xuất nội địa. Con trai của Pedro II là João V, thời gian ông cai trị có đặc điểm là dòng tiền vàng đổ vào ngân khố triều đình, phần lớn là do thuế một phần năm của vương thất (đánh vào kim loại quý) thu từ các thuộc địa Brasil và Maranhão. João V trở thành một quân chủ chuyên chế, gần như làm cạn kiệt nguồn thuế thu được cho các công trình kiến trúc tham vọng, đáng chú ý nhất là Cung điện Mafra, và cho các bộ sưu tập mỹ thuật và văn học đồ sộ của ông. Ước tính chính thức cho rằng số lượng di dân Bồ Đào Nha sang Brasil trong cơn sốt vàng vào thế kỷ XVIII là 600.000 người, các ước tính khác đưa ra con số vượt xa. Đây là một trong những cuộc di chuyển lớn nhất của cư dân châu Âu đến các thuộc địa của họ tại châu Mỹ thời thuộc địa. Giai đoạn Pombaline và Khai sáng. José I kế vị vào năm 1750, do tin trưởng vào Sebastião de Melo, José I giao phó cho ông ta thêm nhiều quyền kiểm soát quốc gia. Do ấn tượng trước thành công kinh tế của người Anh, Melo thi hành thành công các chính sách kinh tế tương tự tại Bồ Đào Nha. Ông bãi bỏ chế độ nô lệ tại Bồ Đào Nha và trong các thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ; tái tổ chức lục quân và hải quân; tái tổ chức Đại học Coimbra, và chấm dứt kỳ thị chống các giáo phái Cơ Đốc giáo khác biệt tại Bồ Đào Nha. Cải cách lớn nhất của Sebastião de Melo là về kinh tế và tài chính, ông áp đặt pháp luật nghiêm ngặt lên mọi tầng lớp trong xã hội Bồ Đào Nha, và xét lại hệ thống thuế của quốc gia. Những cải cách này khiến ông trở thành đối thủ của tầng lớp thượng lưu. Ngày 1 tháng 11 năm 1755, thủ đô Lisboa bị tác động từ một trận động đất mạnh ước tính đạt đến 8,5–9 độ theo thang đo mô men. Thành phố bị san bằng do động đất, cùng cơn sóng thần và hoả hoạn sau đó. Sebastião de Melo lập tức bắt tay tái thiết thành phố, trung tâm thủ đô mới được thiết kế nhằm chống chịu được các trận động đất sau này. Sau động đất, José I trao cho Sebastião de Melo thêm nhiều quyền lực hơn nữa, và vị thủ tướng này trở thành một nhà độc tài quyền lực và cấp tiến. Năm 1758, José I bị thương trong một nỗ lực ám sát, gia tộc Távora và Công tước xứ Aveiro bị kết tội và hành quyết. Dòng Tên bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha và tài sản của họ bị sung công. Sebastião de Melo khởi tố mọi người có liên quan, đây là cú đánh cuối cùng làm tan vỡ quyền lực của giới quý tộc. Năm 1762, Tây Ban Nha xâm chiếm lãnh thổ Bồ Đào Nha trong khuôn khổ Chiến tranh Bảy Năm, song đến năm 1763 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khôi phục hiện trạng trước chiến tranh. Sau vụ án Távora, Sebastião de Melo không còn thế lực đối lập, ông cai trị Bồ Đào Nha trên thực tế cho đến khi José I mất vào năm 1779. Tuy nhiên, các sử gia cũng lập luận rằng "khai sáng" của Pombal dù có ảnh hưởng sâu rộng song chủ yếu là một kỹ xảo giúp nâng cao chế độ chuyên quyền gây tổn hại cho tự do cá nhân và đặc biệt là một công cụ để nghiền nát phe đối lập, đàn áp chỉ trích, và đẩy mạnh khai thác kinh tế thuộc địa cũng như tăng cường kiểm duyệt sách và củng cố quyền kiểm soát và lợi ích cá nhân. Giai đoạn Napoléon. Quân chủ mới là Maria I không ưa Sebastião de Melo, và thu hồi toàn bộ chức vụ chính trị của ông ta. Đến mùa thu năm 1807, Napoléon đưa quân Pháp qua Tây Ban Nha để xâm chiếm Bồ Đào Nha. Từ năm 1807 đến năm 1811, lực lượng Anh-Bồ Đào Nha chiến đấu chống quân Pháp. Năm 1807, khi quân đội của Napoléon tiến đến gần Lisboa, Nhiếp chính vương João VI của Bồ Đào Nha quyết định chuyển triều đình Bồ Đào Nha sang Brasil và lập Rio de Janeiro làm thủ đô của Đế quốc Bồ Đào Nha. Năm 1815, Brasil được tuyên bố là một vương quốc, và Vương quốc Bồ Đào Nha liên hiệp với Brasil để hình thành một nhà nước liên lục địa là Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarve. Sự kiện Napoléon chiếm đóng Bồ Đào Nha đánh dấu quá trình suy thoái chậm của quốc gia này cho đến thế kỷ XX. Quá trình này được đẩy nhanh khi Brasil độc lập vào năm 1822, đây vốn là tài sản thuộc địa lớn nhất của Bồ Đào Nha. Đến năm 1815, tình hình châu Âu hạ nhiệt đủ để João VI có thể an toàn trở về Lisboa. Tuy nhiên, ông vẫn ở lại Brasil cho đến khi Cách mạng Tự do năm 1820 bùng phát từ Porto, khiến ông phải trở về Lisboa vào năm 1821. João VI trở về Bồ Đào Nha song để con trai mình là Pedro cai quản Brasil. Đến khi Chính phủ Bồ Đào Nha nỗ lực đưa Vương quốc Brasil trở lại làm lãnh thổ phụ thuộc, Pedro tuyên bố Brasil độc lập từ Bồ Đào Nha với sự ủng hộ áp đảo từ giới tinh hoa Brasil. Bồ Đào Nha công nhận Brasil độc lập vào năm 1825. João VI mất vào năm 1826, gây ra vấn đề nghiêm trọng về kế vị do Pedro là một quân chủ của Brasil. Pedro cai trị Bồ Đào Nha một thời gian ngắn với hiệu Pedro IV rồi nhường ngôi cho con gái là Maria II. Tuy nhiên, em trai của Pedro là Miguel yêu sách vương vị, đăng cơ vào năm 1828 với hiệu là Miguel I. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho con gái, Pedro phát động Chiến tranh Tự do nhằm phục vị cho con gái và lập chế độ quân chủ lập hiến tại Bồ Đào Nha. Chiến tranh kết thúc vào năm 1834 với thất bại của Miguel, một bản hiến pháp được công bố, và Maria II phục vị. Quân chủ lập hiến. Con trai của Maria II và Fernando II là Pedro V tiến hành hiện đại hoá Bồ Đào Nha trong thời gian cai trị ngắn ngủi của mình. Trong thời gian này, đường bộ, điện báo, và đường sắt được xây dựng, và có các cải thiện về y tế công cộng. Ông qua đời vào năm 1861, em trai ông là Luís I kế vị và tiếp tục hiện đại hoá. Trong khi chủ nghĩa thực dân châu Âu đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX, thì Bồ Đào Nha lại mất lãnh thổ tại Nam Mỹ và chỉ còn vài căn cứ tại châu Á. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha tập trung vào bành trướng các tiền đồn của họ tại châu Phi thành các lãnh thổ có quy mô quốc gia nhằm cạnh tranh với các cường quốc châu Âu khác tại đây. Trong Hội nghị Berlin năm 1884, các lãnh thổ của Bồ Đào Nha tại châu Phi có biên giới chính thức nhằm bảo vệ lợi ích của Bồ Đào Nha trong Tranh giành châu Phi. Các lãnh thổ của Bồ Đào Nha tại châu Phi là Cabo Verde, São Tomé và Príncipe, Guiné, Angola và Mozambique. Ngoài ra, Bồ Đào Nha duy trì kiểm soát các một số lãnh thổ nhỏ tại Ấn Độ, cùng Timor và Ma Cao. Người Bồ Đào Nha thành lập hoặc xây dựng lại các thành thị tại châu Phi, và trước khi bước sang thế kỷ XX họ đã bắt đầu xây dựng đường ray đường sắt nhằm liên kết các khu vực ven biển với nội lục tại Angola và Mozambique. Trong thời gian cai trị của Carlos I, Bồ Đào Nha hai lần tuyên bố phá sản vào năm 1892 và năm 1902, gây náo động xã hội, xáo trộn kinh tế, các cuộc kháng nghị, khởi nghĩa và chỉ trích chế độ quân chủ. Ngày 1 tháng 2 năm 1908, Quốc vương và người thừa kế là Vương tử Luís Filipe bị ám sát tại Lisboa. Manuel II trở thành tân vương, song cuối cùng bị lật đổ trong cuộc cách mạng ngày 5 tháng 10 năm 1910, cách mạng bãi bỏ chế độ quân chủ và lập thể chế cộng hoà tại Bồ Đào Nha. Nền Cộng hoà thứ nhất và thứ hai. Bất ổn chính trị và kinh tế yếu kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn thời Đệ Nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha. Các sự kiện phát sinh là Quân chủ miền Bắc đoản mệnh, đảo chính ngày 28 tháng 5 năm 1926, và lập ra chế độ độc tài quốc gia ("Ditadura Nacional"). Chế độ độc tài hữu khuynh Nhà nước Mới dưới quyền António de Oliveira Salazar hình thành vào năm 1933. Bồ Đào Nha nằm trong số ít quốc gia châu Âu duy trì trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ thập niên 1940 đến thập niên 1960, Bồ Đào Nha tham gia sáng lập NATO, OECD và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Chính phủ dần khởi xướng các dự án phát triển kinh tế mới và di chuyển công dân Bồ Đào Nha sang các tỉnh hải ngoại tại châu Phi, chủ yếu là Angola và Mozambique. Các động thái này là nhằm khẳng định Bồ Đào Nha là một quốc gia liên lục địa thay vì một đế quốc thực dân. Sau khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947, các cư dân thân Ấn Độ tại Dadra và Nagar Haveli tiến hành ly khai khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1954 nhờ giúp đỡ từ Ấn Độ. Đến tháng 1961, quân đội Bồ Đào Nha tham gia xung đột vũ trang với quân đội Ấn Độ tại lãnh thổ Goa và Daman và Diu. Kết quả là người Bồ Đào Nha thất bại, để mất các lãnh thổ tại tiểu lục địa Ấn Độ. Bồ Đào Nha từ chối công nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với các lãnh thổ bị sáp nhập cho đến năm 1974. Cũng trong đầu thập niên 1960, bùng phát các phong trào độc lập tại các tỉnh hải ngoại Angola và Mozambique, dẫn đến Chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha (1961–1974). Trong suốt chiến tranh thực dân, Bồ Đào Nha phải đối diện với tình trạng gia tăng bất đồng, cấm vận vũ khí và các chế tài trừng phạt các của hầu hết cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chế độ Estado Novo chuyên chế và bảo thủ dưới quyền António de Oliveira Salazar và từ năm 1968 là Marcelo Caetano vẫn nỗ lực bảo tồn đế quốc liên lục địa rộng lớn với tổng diện tích hơn 2 triệu km². Hiện đại. Một cuộc đảo chính quân sự tả khuynh không đổ máu diễn ra tại Lisboa vào tháng 12 năm 1974, có tên là Cách mạng Hoa cẩm chướng. Các lãnh thổ hải ngoại của Bồ Đào Nha tại châu Phi và châu Á được độc lập, chế độ dân chủ trong nước được khôi phục sau giai đoạn hai năm chuyển đổi gọi là PREC ("Processo Revolucionário Em Curso"). Giai đoạn này có đặc điểm là náo loạn xã hội và tranh chấp quyền lực giữa các thế lực chính trị tả khuynh và hữu khuynh. Việc các lãnh thổ hải ngoại độc lập dẫn đến một làn sóng công dân Bồ Đào Nha hồi hương (chủ yếu là từ Angola và Mozambique). Tổng cộng, trên một triệu người tị nạn Bồ Đào Nha đào thoát khỏi các tĩnh cũ tại châu Phi. Bồ Đào Nha tiếp tục nằm dưới quyền cai quản của một chính phủ quân sự cho đến bầu cử nghị viện năm 1976. Đảng Xã hội Bồ Đào Nha giành thắng lợi, và thủ lĩnh đảng này là Mário Soares trở thành thủ tướng, nắm quyền từ 1976 đến 1978 và từ 1983 đến 1985. Trong vai trò thủ tướng, Soares nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế và thành tích phát triển từng đạt được trong thập niên cuối trước cách mạng. Ông khởi xướng một quá trình gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1977. Cải cách ruộng đất và quốc hữu hoá được thi hành, Hiến pháp Bồ Đào Nha được sửa lại nhằm phù hợp với các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cho đến trước sửa đổi hiến pháp vào năm 1982 và 1989, hiến pháp là một văn kiện có tính tư tưởng cao độ với nhiều đề cập đến chủ nghĩa xã hội, quyền lợi của người lao động, và khao khát về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sau khi chuyển đổi sang thể chế dân chủ, tình hình kinh tế Bồ Đào Nha xấu đi buộc chính phủ phải theo đuổi các chương trình ổn định do IMF giám sát vào năm 1977–78 và 1983–85. Năm 1986, Bồ Đào Nha gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tổ chức này sau đó trở thành Liên minh châu Âu (EU). Trong những năm sau, kinh tế Bồ Đào Nha tiến triển đáng kể nhờ kết quả từ các quỹ cấu trúc và gắn kết của EEC/EU và việc các công ty Bồ Đào Nha dễ dàng hơn trong tiếp cận các thị trường nước ngoài. Lãnh thổ hải ngoại cuối cùng của Bồ Đào Nha là Ma Cao được chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1999. Năm 2002, Bồ Đào Nha chính thức công nhận Đông Timor độc lập. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, Bồ Đào Nha bắt đầu áp dụng các quy tắc Khu vực Schengen, loại bỏ kiểm soát biên giới với các thành viên Schengen đồng thời củng cố biên giới các quốc gia khác. Năm 1996, Bồ Đào Nha đồng sáng lập Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP) có trụ sở tại Lisboa. Triển lãm thế giới năm 1998 diễn ra tại Bồ Đào Nha, và đến năm 1999 quốc gia này cho lưu hành đồng euro. Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisboa có hiệu lực sau khi được ký kết vào năm 2007 tại Tu viện Jerónimos của Lisboa, tăng cường tính hợp pháp hiệu quả và dân chủ của Liên minh và cải thiện gắn kết trong các hành động nội khối. Kinh tế suy thoái trong khủng hoảng tài chính cuối thập niên 2010 khiến Bồ Đào Nha đàm phán với IMF và Liên minh châu Âu vào năm 2011 về một khoản vay nhằm giúp ổn định tài chính trong nước. Địa lý. Bồ Đào Nha là quốc gia ven biển tại tây nam châu Âu, tại cực tây của bán đảo Maderia, giáp với Tây Ban Nha về phía bắc và đông, đường biên giới dài 1.214 km. Lãnh thổ Bồ Đào Nha còn bao gồm các quần đảo trên Đại Tây Dương (Açores và Madeira), với vị trí chiến lược. Cực nam của đại lục Bồ Đào Nha nằm không xa lối vào Địa Trung Hải là eo biển Gibraltar. Tổng diện tích của Bồ Đào Nha là 91.470 km² mặt đất và 620 km² mặt nước. Bồ Đào Nha có nhiều sông chảy qua, chúng bắt nguồn từ Tây Ban Nha. Hầu hết các sông chảy từ tây sang đông để đổ vào Đại Tây Dương; từ bắc xuống nam các sông chính là Minho, Douro, Mondego, Tejo và Guadiana. Bán đảo Maderia có nguồn gốc là một mảnh vỡ của đới đứt đoạn kiến tạo Varisci là Khối núi Iberia-Hesperia, chiếm phần trung-tây của cao nguyên. Thành hệ này bị hệ thống dãy núi Sistema Central cắt qua, dọc theo hướng đông-đông bắc đến tây-tây nam, song song với chuỗi Baetic (một phần của chuỗi Alpes). Sistema Central phân thành hai khối, trong khi ba hệ thống sông tiêu nước từ các địa hình địa mạo khác nhau: Bắc Meseta (độ cao trung bình là 800) thoát nước vào sông Douro (hướng đông-tây); Nam Meseta (độ cao từ 200-900 m) thoát nước vào sông Tejp (hướng đông-tây) từ Tây Ban Nha, và sông Guadiana (hướng bắc-nam). Về phía bắc, các khu vực nội lục có địa hình nhiều núi, với các cao nguyên, bị chia cắt bởi bốn đường cắt, tạo điều kiện cho phát triển các khu vực nông nghiệp phì nhiêu. Xa về phía nam là Algarve có đặc điểm hầu hết là đồng bằng lượn sóng với khí hậu có phần ấm hơn và khô hơn so với miền bắc. Sông Mondego, bắt nguồn từ Serra da Estrela, là dãy núi cao nhất đại lục Bồ Đào Nha với 1.993 m. Đại lục Bồ Đào Nha không có các hồ tự nhiên cỡ lớn, và phần mặt nước nội lục lớn nhất là các hồ chứa hình thành do xây đập, như hồ chứa Alqueva rộng 250 km². Tuy nhiên, có một số hồ nước ngọt nhỏ tại Bồ Đào Nha, đáng chú ý nhất là các hồ tại Serra da Estrela, hồ Comprida ("Lagoa Comprida") và hồ Escura ("Lagoa Escura") được tạo thành từ các sông băng cổ đại. Tại quần đảo Açores, các hồ được hình thành trên hõm chảo của các núi lửa đã tắt. Lagoa do Fogo và Lagoa das Sete Cidades là những hồ nổi tiếng nhất trên đảo São Miguel. Bồ Đào Nha có các phá trên bờ biển Đại Tây Dương, như phá Albufeira và phá Óbidos. Bồ Đào Nha có đường bờ biển dài, ngoài 943 km bờ biển tại đại lục Bồ Đào Nha, thì các quần đảo Açores (667 km) và Madeira (250 km) chủ yếu có bờ biển vách đá gồ ghề. Hầu hết các cảnh quan này xen kẽ giữa vách đá gồ ghề và các bãi biển cát mịn; vùng Algarve nổi tiếng với các bãi biển cát nổi tiếng đối với du khách, trong khi đó đường bờ biển dốc của vùng quanh mũi St. Vincent lại nổi tiếng với các vách đá dốc đứng. Một đặc điểm đáng chú ý của bờ biển Bồ Đào Nha là Ria Formosa với một số đảo cát và khí hậu ôn hoà cùng mùa hè ấm và mùa đông thường là êm dịu. Bờ biển Ria de Aveiro (gần Aveiro, được gọi là "Venezia của Bồ Đào Nha"), được hình thành từ một đồng bằng châu thổ (dài khoảng 45 km và rộng tối đa 11 km) có nhiều cá và chim biển. Các máy đo thủy triều dọc bờ biển Bồ Đào Nha xác định mức nước biển dâng 1-1,5 m, gây tràn bờ tại các cửa sông lớn và các đồng bằng châu thổ nội lục của một số sông lớn. Do có các quần đảo trên đại dương và bờ biển dài, Bồ Đào Nha là quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu (và đứng thứ 11 thế giới). Vùng biển mà Bồ Đào Nha thực thi quyền lợi lãnh thổ đặc biệt về khai thác kinh tế và sử dụng tài nguyên hàng hải có tổng diện tích 1.727.408 km², trong đó 327.667 km² là của đại lục Bồ Đào Nha, 953.633 km² là của quần đảo Açores, và 446.108 km² là của quần đảo Madeira. Hai quần đảo Madeira và Açores là hai vùng tự trị của Bồ Đào Nha. Madeira nằm trên mảng kiến tạo châu Phi, gồm đảo lớn Madeira, Porto Santo và quần đảo Selvagens nhỏ hơn. Açores nằm giữa nơi giao nhau của các mảng châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, trên sống núi giữa Đại Tây Dương và gồm có chín đảo. Hai nhóm đảo đều có nguồn gốc núi lửa, hoạt động núi lửa và địa chấn lịch sử vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đỉnh cao nhất của Bồ Đào Nha là núi Pico trên đảo Pico thuộc Açores. Açores thỉnh thoảng phải chịu các trận động đất rất mạnh, giống như bờ biển đại lục. Cháy rừng hầu hết diễn ra vào mùa hè tại đại lục Bồ Đào Nha, thời tiết cực đoan dưới dạng gió mạnh và lụt diễn ra chủ yếu trong mùa đông. Khí hậu. Bồ Đào Nha có khí hậu Địa Trung Hải ("Csa" tại phía nam, nội lục và vùng Douro; "Csb" tại miền bắc, miền trung, và duyên hải Alentejo; khí hậu đại dương hỗn hợp dọc nửa bờ biển phía bắc và cũng có khí hậu bán khô hạn hay khí hậu thảo nguyên ("BSk" tại một số nơi của huyện Beja tại cực nam) theo phân loại khí hậu Köppen-Geiger), và là một trong các quốc gia châu Âu ấm nhất với nhiệt độ trung bình năm tại đại lục Bồ Đào Nha dao động từ 8-12°C tại vùng nội địa nhiều núi phía bắc cho đến 16-18°C tại phía nam và tại lưu vực sông Guadiana. Tuy nhiên, có khác biệt giữa vùng cao và vùng thấp, dẫn đến có nhiều đới khí hậu sinh vật khác nhau tại Bồ Đào Nha. Algarve tách biệt khỏi vùng Alentejo qua các dãy núi cao đến 900 m tại Alto de Fóia, và có khí hậu tương tự như các khu vực ven biển miền nam Tây Ban Nha hay phía tây nam nước Úc. Lượng mưa trung bình hàng năm tại đại lục dao động từ trên 3.200 mm trên các dãy núi miền bắc đến dưới 300 mm tại lưu vực sông Douro. Núi Pico được công nhận là có lượng mưa hàng năm lớn nhất tại Bồ Đào Nha, với trên 6.250 mm. Tại một số khu vực, như lưu vực Guadiana, nhiệt độ trung bình năm có thể cao đến 28°C, và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè thường vượt 40°C. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 47,4°C tại Amareleja, song có vẻ không phải là điểm nóng nhất vào mùa hè theo như khảo sát qua vệ tinh. Tuyết xuất hiện thường xuyên trong mùa đông tại vùng nội lục miền bắc và miền trung, như Guarda, Bragança, Viseu và Vila Real, đặc biệt là trên các ngọn núi. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể giảm xuống dưới -10°C đặc biệt là tại Serra da Estrela, Serra do Gerês, Serra do Marão và Serra de Montesinho. Tại những nơi đó, tuyết có thể rơi vào bất kỳ thời gian nào từ tháng 10 đến tháng 5. Tại miền nam, tuyết hiếm khi xuất hiện song vẫn có tại những nơi có độ cao lớn nhất. Nhiệt độ thấp nhất được IPMA ghi nhận là -16°C tại Penhas da Saúde và Miranda do Douro, song các cơ quan khác từng ghi nhận được nhiệt độ -17,5° tại ngoại ô Bragança vào năm 1983, và dưới -20,0°C tại Serra da Estrela. Bồ Đào Nha có khoảng 2.500 đến 3.200 giờ nắng mỗi năm, vào mùa đông trung bình mỗi ngày có 4-6 giờ còn vào mùa hè thì có 10-12 giờ, con số này cao hơn tại vùng đông nam và thấp hơn tại vùng tây bắc. Nhiệt độ mặt nước biển tại bờ biển phía tây đại lục Bồ Đào Nha dao động từ 13-15°C vào mùa đông đến 18-22°C vào mùa hè, còn tại bờ biển phía nam dao động từ 15°C vào mùa đông đến khoảng 23°C vào mùa hè. Hai quần đảo Açores và Madeira đều có khí hậu cận nhiệt đới, song tồn tại khác biệt giữa các đảo, khiến dự báo khí hậu rất khó khăn. Madeira và Açores có biến thiên nhiệt độ thấp, và nhiệt độ trung bình năm vượt 20°C dọc theo bờ biển. Một số đảo tại Açores có các tháng khô hạn hơn vào mùa hè. Quần đảo Selvagens là lãnh thổ cực nam của Bồ Đào Nha, được phân loại là thuộc khí hậu hoang mạc với lượng mưa trung bình năm khoảng 150 mm. Nhiệt độ mặt nước biển quanh các quần đảo dao động từ 17-18°C vào mùa đông, đến 24-25°C vào mùa hè. Đa dạng sinh thái. Mặc dù con người cư trú tại lãnh thổ Bồ Đào Nha trong hàng nghìn năm, song vẫn còn tàn tích của hệ thực vật nguyên bản. Tại Gerês có các loại rừng lá rụng và lá kim, một khu rừng Địa Trung Hải trưởng thành cực kỳ hiếm trên toàn cầu tồn tại ở một số phần thuộc núi Arrábida, và một khu rừng laurissilva cận nhiệt đới có niên đại từ kỷ Đệ Tam trên đảo chính Madeira. Do dân số suy giảm và cư dân nông thôn chuyển đến thành thị, sồi Pyrénées và các loài bản địa khác đang chiếm cứ nhiều khu vực hoang hoá. Lợn rừng, hươu đỏ Iberia, hoẵng và dê núi Iberia được ghi nhận là phát triển mạnh trong các thập niên gần đây. Các khu vực bảo tồn tại Bồ Đào Nha bao gồm một vườn quốc gia, 12 vườn tự nhiên, 9 khu bảo tồn tự nhiên, 5 khu kỷ niệm tự nhiên và 7 cảnh quan được bảo vệ, trong số đó có Vườn quốc gia Peneda-Gerês, Vườn tự nhiên Serra da Estrela. Các môi trường tự nhiên này có đặc điểm là hệ thực vật đa dạng, đa dạng về các loài thông (đặc biệt là "Pinus pinaster" và "Pinus pinea"), sồi Anh ("Quercus robur"), sồi Pyrénées ("Quercus pyrenaica"), hạt dẻ ("Castanea sativa"), sồi vỏ xù ("Quercus suber"), sồi xanh ("Quercus ilex") hay sồi Bồ Đào Nha ("Quercus faginea"). Do có giá trị kinh tế, một số loài thuộc chi Bạch đàn được di thực và hiện phổ biến tại Bồ Đào Nha, song có tác động đến môi trường. Laurisilva là một kiểu rừng mưa cận nhiệt đới độc đáo, tồn tại trong một vài khu vực tại châu Âu và thế giới: Tại Açores và đặc biệt là Madeira, có các khu rừng lớn thuộc kiểu rừng "Laurisilva" đặc hữu. Bồ Đào Nha có một số loài thú đa dạng như cáo, lửng,linh miêu Maderia,chó sói Maderia, dê hoang ("Capra pyrenaica"), mèo hoang ("Felis silvestris"), thỏ đồng, chồn, chồn hôi, tắc kè hoa, cầy lỏn, cầy hương. Quốc gia này còn là một điểm dừng chân quan trọng đối với các loài chim di cư, tại các địa điểm như mũi St. Vincent hay dãy núi Monchique, các đàn chim qua đó trong cuộc di cư giữa châu Âu và châu Phi. Bồ Đào Nha có trên 100 loài cá nước ngọt, từ cá da trơn châu Âu khổng lồ cho đến một số loài nhỏ và đặc hữu chỉ sống trong các hồ nhỏ. Một số trong đó là loài hiếm và gặp nguy cơ tuyệt chủng cao do mất môi trường sống, ô nhiễm và hạn hán. Nước trồi dọc bờ biển phía tây Bồ Đào Nha khiến biển tại đó cực kỳ giàu chất dinh dưỡng và đa dạng về các loài cá biển; vùng biển Bồ Đào Nha nằm vào hàng phong phú nhất về cá. Có hàng nghìn loài cá biển, như cá mòi, cá ngừ, cá thu. Tồn tại nhiều loài côn trùng đặc hữu, hầu hết chỉ có tại một số nơi nhất định của Bồ Đào Nha, còn những loài khác thì phổ biến hơn như kẹp kìm ("Lucanus cervus") và ve sầu. Các quần đảo Açores và Madeira có nhiều loài đặc hữu như chim, bò sát, dơi, côn trùng, chúng tiến hoá độc lập so với các vùng khác của Bồ Đào Nha. Tại Madeira, có thể quan sát trên 250 loài chân bụng cạn. Chính trị. Bồ Đào Nha là một nước cộng hoà dân chủ đại nghị bán tổng thống kể từ khi phê chuẩn hiến pháp năm 1976. Hiến pháp phân chia quyền lực giữa bốn cơ cấu là Tổng thống, Chính phủ, Nghị viện và Toà án. Bồ Đào Nha có thể chế đa đảng, cạnh tranh trong lập pháp và hành pháp ở các cấp quốc gia, khu vực và địa phương. Nghị viện Bồ Đào Nha cùng các cơ quan lập pháp khu vực và địa phương nằm dưới quyền chi phối của hai chính đảng là Đảng Xã hội (PS) trung-tả và Đảng Dân chủ Xã hội (PSD) trung-hữu, ngoài ra còn có Liên minh Dân chủ Đoàn kết (Đảng Cộng sản và Đảng Sinh thái "Xanh"), Khối cánh Tả, và Đảng CDS – Nhân dân. Nguyên thủ quốc gia là "Tổng thống của nước Cộng hoà", được bầu ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Người này cũng có các quyền giám sát và dự trữ. Các quyền lực của tổng thống bao gồm bổ nhiệm thủ tướng và các thành viên khác trong chính phủ (theo kết quả bầu cử cơ quan lập pháp); bãi chức thủ tướng; giải tán Nghị viện của nước Cộng hoà (để yêu cầu bầu cử sớm); phủ quyết lập pháp (song có thể bị Nghị viện bác bỏ); và tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc bao vây. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang. Hội đồng Nhà nước tiến hành cố vấn về các vấn đề quan trọng cho Tổng thống, cơ cấu này gồm sáu quan chức dân sự cao cấp, các cựu tổng thống từng được bầu theo hiến pháp năm 1976, năm thành viên do Nghị viện chọn ra, và năm thành viên do tổng thống lựa chọn. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, cơ quan này còn bao gồm ít nhất một phó thủ tướng và các bộ trưởng. Chính phủ là cơ quan tối cao về quản lý chính trị tổng thể quốc gia và về cai quản công cộng. Về cơ bản, chính phủ có quyền lực hành pháp, song cũng có các quyền lực lập pháp hạn chế. Chính phủ có thể ban hành luật về cơ cấu tổ chức của mình, về các lĩnh vực được Nghị viện uỷ quyền và về các quy định cụ thể của pháp luật tổng quát do Nghị viện ban hành. Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu (hoặc là tổng thống nếu người này yêu cầu) và bao gồm các bộ trưởng, giữ vai trò là nội các. Mỗi chính phủ đều được yêu cầu xác định phác thảo khái quát chính sách của mình trong một cương lĩnh, và trình nó lên Nghị viện. Nghị viện của nước Cộng hoà là cơ cấu lập pháp chính tại Bồ Đào Nha, gồm có một viện với 230 thành viên. Nghị viện được bầu ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu đại diện tỷ lệ, có nhiệm kỳ 4 năm trừ khi Tổng thống giải tán Nghị viện và yêu cầu bầu cử sớm. Hệ thống tư pháp Bồ Đào Nha là bộ phận của hệ thống pháp luật dân luật. Các luật chủ yếu bao gồm hiến pháp năm 1976, luật dân sự năm 1966 (có sử đổi) và luật hình sự năm 1982 (có sửa đổi). Các luật liên quan khác là luật Thương mại năm 1888 có sửa đổi và luật Thủ tục dân sự năm 1961 có sửa đổi. Các toà án quốc gia tối cao là Toà án Tư pháp Tối cao và Toà án Hiến pháp. Bộ Công cộng do Tổng chưởng lý đứng đầu, gồm các cơ quan tố tụng công cộng độc lập. Pháp luật Bồ Đào Nha được áp dụng tại các cựu thuộc địa và tiếp tục có ảnh hưởng lớn tại các quốc gia này. Bồ Đào Nha là một trong các quốc gia đầu tiên bãi bỏ án tử hình, hình phạt tù giam tối đa là 25 năm. Bồ Đào Nha cũng hợp pháp hoá việc sử dụng tất cả các loại ma tuý thông thường từ năm 2001, là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện điều này. Quyền lợi của cộng đồng giới tính thiểu số gia tăng đáng kể tại Bồ Đào Nha, vào năm 2010 Bồ Đào Nha trở thành quốc gia thứ tám trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới trên cấp độ quốc gia. Các tổ chức cảnh sát chủ yếu của Bồ Đào Nha là "Guarda Nacional Republicana – GNR" (Vệ binh Cộng hoà Quốc gia), là một lực lượng hiến binh; "Polícia de Segurança Pública – PSP" (Cảnh sát an ninh công cộng) là lực lượng cảnh sát dân sự hoạt động tại các khu vực đô thị; và "Polícia Judiciária – PJ" (cảnh sát tư pháp) là lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm chuyên biệt cao độ, do Bộ Công cộng giám sát. Hành chính. Bồ Đào Nha được phân chia thành 308 khu tự quản (), sau một cải cách vào năm 2013 chúng được chia tiếp thành 3.092 giáo xứ dân sự (). Đại lục Bồ Đào Nha được phân thành 18 tỉnh, còn các quần đảo Açores và Madeira là các vùng tự trị. 18 tỉnh tại đại lục Bồ Đào Nha là: Aveiro, Beja, Braga, Bragança, Castelo Branco, Coimbra, Évora, Faro, Guarda, Leiria, Lisboa, Portalegre, Porto, Santarém, Setúbal, Viana do Castelo, Vila Real và Viseu – tên của các tỉnh được đặt theo thủ phủ. Trong hệ thống NUTS Liên minh châu Âu, Bồ Đào Nha được phân thành bảy khu vực: Açores, Alentejo, Algarve, Centro, Lisboa, Madeira và Norte, và ngoại trừ Açores cùng Madeira, các khu vực NUTS được phân thành 28 phân vùng. Ngoại giao. Bồ Đào Nha là một thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1955, và là một thành viên sáng lập của NATO (1949), OECD (1961) và EFTA (1960); đến năm 1986 Bồ Đào Nha gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, thể chế này trở thành Liên minh châu Âu vào năm 1993. Đến năm 1996, Bồ Đào Nha đồng sáng lập Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP), nhằm tìm cách thúc đẩy liên kết kinh tế và văn hoá mật thiết hơn giữa các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha trên thế giới. Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017. Bồ Đào Nha còn là một thành viên đầy đủ của Liên minh Latinh (1983) và Tổ chức các quốc gia Iberia-châu Mỹ (1949). Quốc gia này có một quan hệ liên minh hữu nghị và hiệp định quốc tịch kép với cựu thuộc địa của nước này là Brasil. Bồ Đào Nha và Anh có hiệp ước quân sự có hiệu lực lâu năm nhất thế giới, theo hiệp ước Windsor ký vào năm 1373. Bồ Đào Nha có hai tranh chấp lãnh thổ với Tây Ban Nha: Olivenza được nhượng cho Tây Ban Nha vào năm 1801, song Bồ Đào Nha tái yêu sách vào năm 1815. Tuy nhiên khu vực nằm dưới quyền kiểm soát liên tục của Tây Ban Nha từ thế kỷ XIX. Quần đảo Selvagens thuộc quyền cai trị của Bồ Đào Nha, và vấn đề chính là vùng đặc quyền kinh tế của Bồ Đào Nha quanh quần đảo này. Quân sự. Lực lượng vũ trang Bồ Đào Nha gồm có Hải quân, Lục quân và Không quân. Chúng chủ yếu có vai trò tự vệ, với sự mệnh là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia và cung cấp trợ giúp nhân đạo và an ninh tại quê nhà và hải ngoại. Tính đến năm 2008, ba nhánh này có 39.200 quân nhân tại ngũ, trong đó có 7.500 người thuộc nữ giới. Chi tiêu quân sự của Bồ Đào Nha vào năm 2009 đạt 5,2 tỉ USD, chiếm 2,1% GDP. Nghĩa vụ quân sự bị bãi bỏ vào năm 2004. và tuổi tối thiểu để nhập ngũ tự nguyện là 18. Lục quân gồm có ba lữ đoàn và các đơn vị nhỏ khác, một lữ đoàn bộ binh (được trang bị thiết vận xa Pandur II), một lữ đoàn cơ giới (được trang bị xe tăng Leopard 2 A6 và thiết vận xa M113) và một lữ đoàn phản ứng nhanh (gồm lính dù, đặc công, biệt kích). Hải quân Bồ Đào Nha là lực lượng hải quân lâu năm nhất còn tồn tại trên thế giới, và bao gồm cả lực lượng thủy quân lục chiến, có các tàu khu trục nhỏ, tàu hộ tống nhỏ, tàu ngầm, tàu tuần tra và bổ trợ. Không quân Bồ Đào Nha có các máy bay F-16 Fighting Falcon và Dassault/Dornier Alpha Jet. Ngoài ra còn có Vệ binh Cộng hoà Quốc gia, một lực lượng an ninh trong khuôn khổ pháp luật và tổ chức quân sự (hiến binh). Lực lượng này thuộc phạm vi thẩm quyền của cả Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, và từng tham gia các sứ mệnh quốc tế tại Iraq và Đông Timor. Hoa Kỳ duy trì một căn cứ quân sự tại Căn cứ không quân Lajes trên đảo Terceira thuộc Açores. Bộ chỉ huy lực lượng chung Đồng Minh Lisboa (JFC Lisbon) – một trong ba phân vùng chính của Bộ tư lệnh tối cao NATO  – đặt tại Oeiras, gần Lisboa. Trong thế kỷ XX, Bồ Đào Nha tham gia hai cuộc xung đột lớn là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thực dân Bồ Đào Nha (1961–1974). Sau khi Đế quốc Bồ Đào Nha kết thúc vào năm 1975, lực lượng vũ trang Bồ Đào Nha tham gia các sứ mệnh duy trì hoà bình tại Đông Timor, Bosnia, Kosovo, Afghanistan, Somalia, Iraq (Nasiriyah) và Liban. Bồ Đào Nha cũng tiến hành một số hoạt động quân sự đơn phương độc lập ở bên ngoài, như trong việc can thiệp tại Angola vào năm 1992 và tại Guinea-Bissau vào năm 1998 với mục tiêu chính là bảo vệ và di tản các công dân Bồ Đào Nha và ngoại quốc trước đe doạ từ xung đột nội bộ tại địa phương. Kinh tế. Bồ Đào Nha là quốc gia phát triển và có thu nhập cao, GDP bình quân đầu người vào năm 2014 đạt 78% mức trung bình của Liên minh châu Âu – tăng so với 76% vào năm 2012.. Đến cuối năm 2016, GDP PPP bình quân của Bồ Đào Nha là hơn 30 nghìn USD. Tiền tệ của Bồ Đào Nha là euro (€), nó thay thế escudo Bồ Đào Nha, và đây là một trong các quốc gia thành viên ban đầu của khu vực đồng euro. Ngân hàng trung ương của Bồ Đào Nha là "Banco de Portugal", một bộ phận tích hợp của Hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu. Hầu hết các ngành công nghiệp, thể chế kinh doanh và tài chính tập trung tại các vùng đô thị Lisboa và Porto, còn các tỉnh Setúbal, Aveiro, Braga, Coimbra và Leiria cũng là các trung tâm kinh tế lớn. Đại đa số mậu dịch quốc tế của Bồ Đào Nha là với Liên minh châu Âu, các đối tác mậu dịch quan trọng khác là Bắc Mỹ, các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha tại châu Phi, Bắc Phi và Mercosul. Sau Cách mạng hoa cẩm chương năm 1974, Bồ Đào Nha kết thúc một trong các chu kỳ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý nhất của mình (bắt đầu trong thập niên 1960). Sau rối loạn từ khởi nghĩa và giai đoạn PREC, Bồ Đào Nha nỗ lực thích ứng với kinh tế toàn cầu hiện đại đang biến đổi, quá trình này vẫn đang tiếp tục. Kể từ thập niên 1990, mô hình phát triển kinh tế dựa trên tiêu thụ của công chúng thay đổi chậm thành một hệ thống tập trung vào xuất khẩu, đầu tư tư nhân và phát triển lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, các dịch vụ kinh doanh đã vượt qua các ngành công nghiệp truyền thống hơn như dệt, quần áo, giầy dép, nút bần (Bồ Đào Nha là nhà sản xuất nút bần hàng đầu thế giới), các sản phẩm từ gỗ, và đồ uống. Trong thập niên thứ nhì của thế kỷ XXI, kinh tế Bồ Đào Nha phải trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 1970, khiến quốc gia này phải nhận cứu trợ Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Khoản cứu trợ được thoả thuận vào năm 2011, yêu cầu Bồ Đào Nha áp dụng một loạt các biện pháp khắc khổ để đối lấy hỗ trợ tài chính 78 tỷ euro. Trong tháng 5 năm 2014, Bồ Đào Nha ra khỏi cứu trợ song tái khẳng định cam kết duy trì động lực cải cách. Trong thời điểm ra khỏi gói cứu trợ, kinh tế giảm đến 0,7% vào quý đầu của năm 2014, song tỷ lệ Thất nghiệp giảm xuống 15,3%. Các công ty quốc doanh lớn của Bồ Đào Nha gồm có Águas de Portugal (nước), Caixa Geral de Depósitos (ngân hàng), Comboios de Portugal (đường sắt), Companhia das Lezírias (nông nghiệp) và RTP (truyền thông). Một số thực thể quốc doanh cũ được Parpública quản lý, đây là công ty cổ phần do nhà nước điều hành và là cổ đông của một số công ty công cộng và tư nhân. Trong số các công ty quốc doanh mới được tư hữu hoá, có CTT (bưu chính), TAP Portugal (hàng không) và ANA (cảng hàng không). Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Euronext Lisboa, như EDP, Galp, Jerónimo Martins, Mota-Engil, Novabase, Semapa, Portucel Soporcel, Portugal Telecom và Sonae, nằm trong số các công ty lớn nhất của Bồ Đào Nha về số lượng việc làm, thu nhập thuần hoặc thị phần quốc tế. Euronext Lisboa là sàn giao dịch chứng khoán chính của Bồ Đào Nha và từng là bộ phận của NYSE Euronext. Nông nghiệp Bồ Đào Nha dựa trên các đơn vị phân tán quy mô nhỏ đến vừa thuộc sở hữu hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng có kinh doanh nông nghiệp định hướng xuất khẩu thâm canh quy mô lớn của các công ty. Bồ Đào Nha sản xuất đa dạng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, gồm cà chua, cam chanh, rau xanh, gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, ô liu, hạt có dầu, quả kiên, anh đào, việt quất đen, nho tươi, nấm, các sản phẩm bơ sữa, gia cầm và thịt bò. Lâm nghiệp có vai trò kinh tế quan trọng trong các cộng đồng nông thôn và các ngành công nghiệp như sản xuất giấy và nội thất. Bồ Đào Nha có truyền thống là cường quốc biển, có truyền thống mạnh về ngư nghiệp và nằm trong số các quốc gia tiêu thụ cá bình quân cao nhất. Các sản phẩm ngư nghiệp chế biến của Bồ Đào Nha được xuất khẩu thông qua một số công ty, trong đó Ramirez là nhà sản xuất cá đóng hộp lâu năm nhất còn hoạt động trên thế giới. Bồ Đào Nha có ngành khai khoáng quan trọng và đứng hàng đầu châu Âu về sản xuất đồng, cũng như nổi bật về thiếc, wolfram, và urani. Tuy nhiên, Bồ Đào Nha thiếu tiềm lực tiến hành khai thác hydrocarbon và nhôm, cản trở sự phát triển của lĩnh vực khai mỏ và luyện kim của quốc gia. Bồ Đào Nha có trữ lượng lớn về sắt và than đá, chủ yếu tại miền bắc, song từ sau cách mạng năm 1974 và toàn cầu hoá kinh tế thì do nguyên nhân tính cạnh tranh thấp nên họ buộc phải giảm hoạt động khai thác các khoáng sản này. Công nghiệp Bồ Đào Nha có tính đa dạng, như ô tô (Volkswagen Autoeuropa và Peugeot Citroen), hàng không vũ trụ (Embraer và OGMA), điện tử, dệt, thực phẩm, hoá chất, xi mămg, và bột giấy. Nhà máy lắp ráp ô tô AutoEuropa của Tập đoàn Volkswagen tại Palmela nằm trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Bồ Đào Nha. Các ngành công nghiệp hiện đại dựa trên kỹ thuật như hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, đã được phát triển tại một số địa điểm khắp Bồ Đào Nha. Alverca, Covilhã, Évora, và Ponte de Sor là các trung tâm chính của ngành hàng không vũ trụ Bồ Đào Nha. Sau khi bước sang thế kỷ XXI, nhiều ngành công nghiệp công nghệ sinh học và thông tin quy mô lớn được hình thành, tập trung tại các vùng đô thị Lisboa, Porto, Braga, Coimbra và Aveiro. Du lịch. Các lĩnh vực ngân hàng bảo hiểm có thành tựu tốt cho đến khủng hoảng tài chính cuối thập niên 2000, điều này phản ánh một phần tốc độ gia tăng nhanh chóng của thị trường Bồ Đào Nha. Du lịch và lữ hành duy trì vị thế cực kỳ quan trọng tại Bồ Đào Nha. Quốc gia này cần phải tập trung vào sức hút phù hợp của mình, như du lịch y tế, tự nhiên và nông thôn trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ. Bồ Đào Nha nằm trong danh sách 20 quốc gia có nhiều du khách nhất thế giới theo số liệu năm 2013, đón tiếp trung bình 13 triệu du khách ngoại quốc mỗi năm. Vào năm 2014, Bồ Đào Nha được USA Today bầu chọn là "quốc gia châu Âu tốt nhất". Các trọng điểm du lịch của Bồ Đào Nha là Lisboa, Algarve, Madeira, Porto và thành phố Coimbra. Lisboa là thành phố đứng thứ 16 về thu hút du khách tại châu Âu năm 2013 (có bảy triệu du khách nghỉ trong các khách sạn tại thành phố vào năm 2006). Có 4–5 triệu khách hành hương đến Fátima mỗi năm, là nơi Đức Mẹ Maria được cho là hiện ra trước mặt ba mục đồng vào năm 1917. Thánh địa Fátima là một trong các điện thờ Công giáo La Mã lớn nhất trên thế giới. Chính phủ Bồ Đào Nha tiếp tục xúc tiến và phát triển các điểm du lịch mới, như thung lũng Douro, đảo Porto Santo và Alentejo. Theo số liệu năm 2016, hầu hết du khách nghỉ trong các khách sạn tại Lisboa (6,3 triệu), Porto và miền bắc (4,4 triệu), Algarve (4,2 triệu), miền trung (3,2 triệu), Madeira (1,5 triệu), Alentejo (1,2 triệu), và Açores (0,5 triệu). Algarve và Lisboa dẫn đầu về số khách nghỉ qua đêm. Xét riêng du khách ngoại quốc, độ phổ biến lần lượt là Lisboa (4,41 triệu), Algarve (3,01 triệu), miền bắc (2,08 triệu), miền trung (1,23 triệu), Madeira (1,19), Alentejo (0,37), và Açores. Và đối với du khách nội địa, độ phổ biến lần lượt là miền bắc (2,28 triệu), miền trung (1,99), Lisboa (1,87 triệu), Algarve (1,18), Alentejo (0,80), Madeira (0,29) và Açores (0,27). Năm 2015, có 11,36 triệu du khách nước ngoài đến Bồ Đào Nha, so với 8,1 triệu vào năm 2011, đa số du khách đến từ châu Âu, đặc biệt là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Đức Giao thông. Đến đầu thập niên 1970, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Bồ Đào Nha kéo theo gia tăng chủ nghĩa tiêu thụ, và việc mua ô tô mới khiến chính quyền ưu tiên trong cải thiện giao thông. Đến thập niên 1990, sau khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Bồ Đào Nha xây dựng nhiều xa lộ mới. Ngày nay, Bồ Đào Nha có hệ thống đường bộ dài hơn 68,7 nghìn km, khoảng ba nghìn km thuộc hệ thống 44 xa lộ. Xa lộ đầu tiên được khánh thành vào năm 1944, liên kết Lisboa đến Sân vận động Quốc gia, đó là một dự án sáng tạo khiến Bồ Đào Nha trở thành một trong các quốc gia đầu tiên có xa lộ (tuyến đường hiện trở thành đường cao tốc Lisbon-Cascais, hay A5). Mặc dù có một vài tuyến khác được hình thành trong thập niên 1960 và 1970, song chỉ sau khi bắt đầu thập niên 1980 thì việc xây dựng xa lộ quy mô lớn mới được tiến hành. Năm 1972, nhà khai thác đường cao tốc nhượng quyền Brisa được thành lập để quản lý nhiều xa lộ khu vực. Trên nhiều tuyến đường cao tốc, xe cộ cần phải trả phí, thông qua hệ thống thu phí điện tử Via Verde. Cầu Vasco da Gama là cầu dài nhất tại châu Âu. Đại lục Bồ Đào Nha có bốn sân bay quốc tế, nằm gần các thành thị chủ yếu là Lisboa, Porto, Faro và Beja. Vị trí địa lý của Lisboa khiến thành phố trở thành một điểm dừng của nhiều hãng hàng không ngoại quốc. Hãng hàng không quốc gia chủ yếu là TAP Portugal, song có nhiều hãng hàng không nội địa khác cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước. Chính phủ quyết định xây dựng một sân bay mới bên ngoài Lisboa, tại Alcochete, nhằm thay thế sân bay Lisbon Portela, song dự án này bị ngừng do các biện pháp khắc khổ. Hiện các sân bay quan trọng nhất nằm tại Lisboa, Porto, Faro, Funchal (Madeira), và Ponta Delgada (Açores), thuộc quyền quản lý của cơ quan quốc gia ANA Aeroportos de Portugal. Bồ Đào Nha có hệ thống đường sắt trải dài toàn quốc và sang Tây Ban Nha, thuộc quyền quản lý của Comboios de Portugal. Giao thông đường sắt chở khách và chở hàng sử dụng 2.791 km đường ray hiện đang phục vụ, trong số đó 1.430 km được điện khí hoá và khoảng 900 km cho phép tốc độ chạy tàu lớn hơn 120 km/h. Mạng lưới hạ tầng đường sắt thuộc quyền vận hành của REFER, trong khi giao thông chở hàng và chở khách là trách nhiệm của Comboios de Portugal (CP), đều là các công ty công cộng. Các hải cảng chính của Bồ Đào Nha nằm tại Sines, Lisbon, Leixões, Setúbal, Aveiro, Figueira da Foz và Faro. Hai vùng đô thị lớn nhất Bồ Đào Nha có hệ thống tàu điện ngầm: Lisbon Metro và "Metro Sul do Tejo" tại vùng đô thị Lisboa và Porto Metro tại vùng đô thị Porto, đều có chiều dài tuyến trên 35 km. Dịch vụ xe điện Lisboa do "Companhia de Carris de Ferro de Lisboa" (Carris) vận hành từ hơn một thế kỷ. Tại Porto, một mạng lưới xe điện bắt đầu được xây dựng từ năm 1895, song chỉ còn lại một tuyến phục vụ du lịch bên bờ sông Douro. Các thành thị lớn đều có dịch vụ giao thông đô thị địa phương của mình, cũng như dịch vụ taxi. Năng lượng. Bồ Đào Nha có tài nguyên đáng kể về năng lượng gió và sông, hai nguồn tái tạo có hiệu quả kinh tế cao nhất. Kể từ khi bước sang thế kỷ XXI, diễn ra xu thế hướng đến phát triển một ngành tài nguyên tái tạo và giảm tiêu thụ và sử dụng các tài nguyên nhiên liệu hoá thạch. Vào năm 2006, nhà máy quang năng lớn nhất thế giới đương thời là nhà máy quang năng Moura bắt đầu hoạt động gần Moura thuộc miền nam, trong khi trang trại năng lượng sóng biển thương mại đầu tiên trên thế giới là trang trại sóng Aguçadoura được khánh thành tại vùng Norte vào năm 2008. Đến cuối năm 2006, 66% sản lượng điện năng quốc gia đến từ các nhà máy điện sử dụng than đá và chất đốt, 29% đến từ các đập thủy điện, và 6% đến từ năng lượng gió. Năm 2008, các nguồn năng lượng tái tạo đáp ứng 43% lượng tiêu thụ điện năng toàn quốc, ngay cả khi sản lượng thủy điện suy giảm do hạn hán. Đến tháng 6 năm 2010, xuất khẩu điện năng vượt so với nhập khẩu. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010, 70% sản lượng điện năng quốc gia đến từ các nguồn tái tạo. Công ty truyền tải điện quốc gia Bồ Đào Nha là Redes Energéticas Nacionais (REN), sử dụng mô hình phức tạp để dự báo thời tiết, đặc biệt là kiểu gió, và các chương trình máy tính để tính toán năng lượng từ các nhà máy năng lượng tái tạo khác nhau. Trước khi phát triển năng lượng mặt trời và gió, Bồ Đào Nha sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện trên các sông trong nhiều thập niên. Các chương trình mới kết hợp năng lượng gió và nước: Các tua bin gió bơm nước lên phía trên vào ban đêm, tức thời gian có gió mạnh nhất; sau đó nước chảy xuống vào ban ngày, tạo ra điện năng khi có nhu cầu sử dụng cao hơn. Hệ thống phân phối của Bồ Đào Nha nay là một đường hai chiều, thay vì chỉ phân phối điện năng, nó còn thu điện năng từ các máy phát nhỏ như các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà. Chính phủ khuyến khích phân phối như vậy bằng cách áp mức giá cao cho những người bán điện năng từ quang năng sản xuất trên mái nhà. Nhân khẩu. Viện Thống kê Quốc gia Bồ Đào Nha (INE) ước tính dân số vào năm 2011 là 10.562.178 (trong đó 52% là nữ giới, 48% là nam giới). Theo một ước tính vào năm 2017, dân số là 10.294.289. Dân cư Bồ Đào Nha tương đối thuần nhất trong hầu hết lịch sử quốc gia, với một tôn giáo duy nhất (Công giáo La Mã) và một ngôn ngữ duy nhất góp phần vào sự thống nhất dân tộc và quốc gia này, sau khi trục xuất người Moor và người Do Thái. Một số lượng nhỏ các cộng đồng thiểu số kể trên được ở lại Bồ Đào Nha với điều kiện họ phải cải sang Công giáo, và sau đó họ được gọi là "Mouriscos" và "Cristãos Novos". Sau năm 1772, phân biệt giữa những người Cơ Đốc cũ và mới bị bãi bỏ theo sắc lệnh. Người Bồ Đào Nha bản địa là một dân tộc Iberia, có tổ tiên rất tương đồng với các dân tộc Tây và Nam Âu cũng như Địa Trung Hải, đặc biệt là người Tây Ban Nha, tiếp theo là một số khu vực tại Pháp và Ý, chia sẻ về nguồn gốc, lịch sử và văn hoá. Ảnh hưởng nhân khẩu học quan trọng nhất đối với người Bồ Đào Nha hiện đại có vẻ như là những người cổ nhất tại địa phương; giải thích hiện hành về dữ liệu nhiễm sắc thể Y và DNA ti thể cho thấy người Bồ Đào Nha có nguồn gốc từ các dân tộc đồ đá cũ bắt đầu đến lục địa châu Âu vào khoảng 45.000 năm trước. Tất cả các cuộc di cư sau đó đều để lại ảnh hưởng về di truyền và văn hoá, song nguồn gốc chủ yếu của người Bồ Đào Nha vẫn là từ các cư dân đến vào thời đồ đá cũ. Các nghiên cứu di truyền thể hiện cư dân Bồ Đào Nha không có khác biệt đáng kể với các cư dân châu Âu khác. Tổng tỷ suất sinh (TFR) vào năm 2015 ước tính là 1,52 trẻ mỗi phụ nữ, dưới mức thay thế là 2,1. Năm 2016, 52,8% số ca sinh là của các phụ nữ chưa kết hôn. Giống như hầu hết các quốc gia phương Tây, Bồ Đào Nha phải đương đầu với mức sinh thấp, quốc gia này có mức sinh dưới ngưỡng thay thế kể từ thập niên 1980. Cấu trúc xã hội Bồ Đào Nha có đặc điểm là bất bình đẳng gia tăng, vào năm 2015 họ đứng hạng thấp thứ ba về chỉ số công bằng xã hội của Liên minh châu Âu. Bồ Đào Nha có lịch sử thực dân lâu dài, tạo thành một nền tảng cho bản sắc quốc gia, cũng như từ vị trí địa lý tại góc tây nam của châu Âu, nhìn ra Đại Tây Dương. Đây là một trong các thế lực thực dân châu Âu cuối cùng từ bỏ các lãnh thổ hải ngoại. Do đó, Bồ Đào Nha gây ảnh hưởng cũng như chịu ảnh hưởng văn hoá từ các cựu thuộc địa, kết quả là nhập cư từ các lãnh thổ cũ vì nguyên nhân kinh tế và cá nhân. Bồ Đào Nha trong một thời gian dài là quốc gia xuất cư (nhiều người Brasil có nguồn gốc Bồ Đào Nha), song hiện trở thành quốc gia có nhập cư thuần. Ước tính có đến 800 nghìn người Bồ Đào Nha trở về Bồ Đào Nha khi các thuộc địa của quốc gia này tại châu Phi được độc lập vào năm 1975. Năm 2007, Bồ Đào Nha có khoảng 332.137 người nhập cư hợp pháp. Đến năm 2015, Bồ Đào Nha có khoảng 383.759 người nhập cư hợp pháp, chiếm 3,7% dân số. Kể từ thập niên 1990, cùng với bùng nổ trong xây dựng, xuất hiện một vài làn sóng nhập cư mới của người Ukraina, Brasil, các cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha tại châu Phi và từ các quốc gia châu Phi khác. Người Romania, Moldova, Kosovo và Trung Quốc cũng di cư đến Bồ Đào Nha. Dân số Di-gan tại Bồ Đào Nha ước tính là khoảng 40.000. Ngoài ra, một số công dân Liên minh châu Âu, chủ yếu là từ Anh và các quốc gia phía bắc khác đã trở thành cư dân thường trú tại Bồ Đào Nha (cộng đồng người Anh hầu hết là những người nghỉ hưu lựa chọn sống tại Algarve và Madeira). !align=right| Hạng !align=left| Tên thành phố !align=left| Vùngđô thị !align=left| Dân số !align=left| Phân vùng !align=left| Dân số !align=center|Dân số FUA Tôn giáo. Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, 81,0% dân số Bồ Đào Nha là tín đồ Công giáo La Mã. Quốc gia này còn có các cộng đồng nhỏ là tín đồ Tin Lành, Thánh hữu Ngày sau, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Chính thống giáo Đông phương, Nhân chứng Jehovah, Baha'i, Phật giáo, Do Thái giáo và thuyết thông linh. Nhiều người cũng chịu ảnh hưởng từ tôn giáo truyền thống châu Phi và Trung Hoa, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến Đông y Trung Hoa và thầy cúng chữa bệnh châu Phi. Khoảng 6,8% dân số nhận mình không theo tôn giáo nào, và 8,3% không trả lời. Năm 2012, một nghiên cứu do Đại học Công giáo tiến hành cho thấy 79,5% người Bồ Đào Nha tự nhìn nhận là tín đồ Công giáo, và 18% dự lễ thánh thường xuyên. Các số liệu này giảm so với 86,9% tín đồ Công giáo vào năm 2001, trong giai đoạn này số người cho biết họ không theo tôn giáo nào tăng từ 8,2% lên 14,2%. Nhiều ngày nghỉ, lễ hội và truyền thống của Bồ Đào Nha có nguồn gốc hoặc ý nghĩa Cơ Đốc giáo. Mặc dù quan hệ giữa nhà nước Bồ Đào Nha và Giáo hội Công giáo La Mã nhìn chung là hoà thuận và ổn định kể từ những năm đầu lập quốc, song sức mạnh cân xứng giữa họ thì có dao động. Trong các thế kỷ XIII và XIV, giáo hội là thế lực giàu có và quyền lực nhất do vai trò của họ trong cuộc tái chinh phục từ người Hồi giáo, đồng nhất mật thiết với chủ nghĩa quốc gia Bồ Đào Nha thời đầu và là nền tảng của hệ thống giáo dục Bồ Đào Nha, bao gồm đại học đầu tiên của quốc gia. Khi Bồ Đào Nha phát triển đế quốc hải ngoại, các đoàn truyền giáo là một phần quan trọng của quá trình thực dân hoá, họ có vai trò quan trọng trong giáo dục và truyền bá Phúc âm đối với cư dân thuộc địa. Các phong trào tự do và cộng hoà phát triển vào thế kỷ XIX-XX biến đổi vai trò và tầm quan trọng của tôn giáo có tổ chức. Bồ Đào Nha là nhà nước thế tục, nhà thờ và nhà nước chính thức tách biệt vào thời Đệ Nhất Cộng hoà Bồ Đào Nha, việc này được lập lại trong hiến pháp năm 1976. Ngoài hiến pháp, hai văn kiện quan trọng nhất liên quan đến tự do tôn giáo tại Bồ Đào Nha là Concordata 1940 (sửa đổi vào năm 1971) giữa Bồ Đào Nha và Toà Thánh và Đạo luật Tự do tôn giáo 2001. Ngôn ngữ. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha, đây là một ngôn ngữ thuộc hệ Roman, có nguồn gốc từ khu vực nay là Galicia và miền bắc Bồ Đào Nha. Tiếng Galicia-Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chung của người Galicia và Bồ Đào Nha cho đến khi Bồ Đào Nha lập quốc. Đặc biệt là tại miền bắc của Bồ Đào Nha, vẫn còn nhiều điểm tương đồng giữa văn hoá Galicia và văn hoá Bồ Đào Nha. Galicia là một quan sát viên tham vấn của Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Theo Ethnologue, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha có tương đồng về từ vựng đến 89%, những người bản ngữ có giáo dục của hai bên có thể giao thiệp với nhau. Tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tiếng La tinh dạng nói của các dân tộc tiền La Mã bị La Mã hoá trên bán đảo Iberia vào khoảng 2.000 năm trước, đặc biệt là người Celt, Tartessia, Lusitania và Iberia. Trong các thế kỷ XV và XVI, ngôn ngữ này được truyền bá trên toàn cầu khi Bồ Đào Nha lập nên một đế quốc thực dân và thương mại từ năm 1415. Tiếng Bồ Đào Nha có người bản ngữ trên năm lục địa, Brasil là quốc gia có nhiều người bản ngữ tiếng Bồ Đào Nha nhất (209,5 triệu người nói vào năm 2016)., Tính đến năm 2013, ngoài Bồ Đào Nha thì tiếng Bồ Đào Nha còn là ngôn ngữ chính thức tại Brasil, Angola, Mozambique, Cabo Verde, São Tomé và Príncipe, Guiné-Bissau, Guinea Xích Đạo và Đông Timor. Các quốc gia này cùng với Ma Cao hình thành khối nói tiếng Bồ Đào Nha Lusofonia, thuật ngữ này có nguồn gốc từ tỉnh cũ "Lusitania" của La Mã. Tiếng Miranda cũng được công nhận là một ngôn ngữ khu vực đồng chính thức tại một số khu tự quản tại đông bắc Bồ Đào Nha. Một ước tính cho rằng có từ 6.000 đến 7.000 người nói tiếng Miranda tại Bồ Đào Nha. Theo chỉ số thành thạo tiếng Anh quốc tế, Bồ Đào Nha ở mức thành thạo cao, cao hơn so với các quốc gia láng giếng như Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Giáo dục. Hệ thống giáo dục của Bồ Đào Nha được phân thành trước tuổi đi học (dưới 6 tuổi), giáo dục căn bản (9 năm, ba giai đoạn, bắt buộc), giáo dục trung học (3 năm, bắt buộc từ năm 2010), và giáo dục bậc cao (gồm giáo dục đại học và bách nghệ). Các trường đại học thường được tổ chức thành các khoa. Các học viện và trường cũng là tên gọi thông dụng cho các phân hiệu tự quản của các thể chế giáo dục bậc cao tại Bồ Đào Nha. Tỉ lệ biết chữ của người thành niên Bồ Đào Nha là 99%, tỷ lệ nhập học tiểu học là 100%. Theo Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2015, học sinh Bồ Đào Nha 15 tuổi xét theo bình quân có điểm cao hơn đáng kể so với trung bình OECD về đọc hiểu, toán học và khoa học, tương đương với mức của các học sinh Na Uy, Ba Lan. Kết quả PISA của học sinh Bồ Đào Nha liên tục được cải thiện, vượt qua một số quốc gia phương Tây phát triển cao khác như Hoa Kỳ, Áo, Pháp và Thuỵ Điển. Khoảng 40% công dân trong độ tuổi đại học (20 tuổi) theo học tại một trong các cơ sở giáo dục bậc cao vào năm 2010 (so với 50% tại Hoa Kỳ và trung bình 35% của OECD). Bên cạnh việc là một điểm đến của học sinh quốc tế, Bồ Đào Nha cũng là quốc gia đứng hàng đầu về số học sinh trong nước đi du học. Đại học lâu năm nhất tại Bồ Đào Nha tồn tại từ năm 1290, ban đầu thành lập tại Lisboa và sau đó chuyển đến Coimbra. Trong thời kỳ Đế quốc Bồ Đào Nha, người Bồ Đào Nha thành lập trường kỹ thuật lâu đời nhất tại châu Mỹ ("Real Academia de Artilharia, Fortificação e Desenho" tại Rio de Janeiro) vào năm 1792, cùng học viện y khoa lâu đời nhất tại châu Á ("Escola Médico-Cirúrgica" tại Goa) vào năm 1842. Hiện nay, Đại học Lisboa là trường đại học lớn nhất tại Bồ Đào Nha. Các đại học và cơ sở bách nghệ tại Bồ Đào Nha thông qua tiến trình Bologna vào năm 2006. Giáo dục bậc cao trong các thể chế giáo dục công lập được cung cấp trên cơ sở cạnh tranh, một hệ thống hạn chế số lượng sinh viên được thi hành thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về sinh viên nhập học. Tuy nhiên, mọi thể chế giáo dục bậc cao cũng cấp một số chỗ trống tăng thêm cho các vận động viên, người trên 23 tuổi, sinh viên quốc tế, và các trường hợp đặc biệt khác. Hầu hết chi phí của sinh viên được nhà nước hỗ trợ, song do học phí tăng lên, sinh viên phải trả tiền để theo học cơ sở giáo dục bậc cao công lập và các trường phải thu hút các loại hình sinh viên mới như bán thời gian hoặc buổi tối. Y tế. Cư dân Bồ Đào Nha có tuổi thọ dự tính là 81,1 năm, xếp thứ 21 thế giới theo số liệu vào năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới Bồ Đào Nha có hệ thống y tế công cộng tốt thứ 12 thế giới vào năm 2000, xếp trên các quốc gia phát triển cao như Anh, Đức hay Thuỵ Điển Hệ thống y tế của Bồ Đào Nha có đặc điểm là cùng tồn tại ba hệ thống: Dịch vụ Y tế Quốc dân ("Serviço Nacional de Saúde", SNS), chương trình bảo hiểm y tế xã hội đặc biệt cho các nghề nhất định (hệ thống phụ y tế), và bảo hiểm y tế tư nhân tự nguyện. SNS cung cấp phạm vi phổ quát, ngoài ra có khoảng 25% dân số tham gia các hệ thống phụ y tế, và 10% tham gia các chương trình bảo hiểm tư nhân và 7% khác thuộc phạm vi các quỹ tương hỗ. Bộ Y tế chịu trách nhiệm về phát triển chính sách y tế cũng như quản lý SNS. Năm cơ quan y tế khu vực chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu chính sách y tế quốc gia. Các nỗ lực phân quyền nhằm mục tiêu chuyển trách nhiệm tài chính và quản lý đến cấp khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế quyền tự quản của các cơ quan y tế khu vực đối với xây dựng và chi tiêu ngân sách bị giới hạn trong chăm sóc ban đầu. SNS chủ yếu được tài trợ thông qua thuế tổng thể. Các nhà tuyển dụng (bao gồm nhà nước) và người lao động đóng góp phần lớn cho hệ thống phụ y tế. Ngoài ra, chi trả trực tiếp của bệnh nhân và phí bảo hiểm y tế tự nguyện góp một phần lớn vào kinh phí. Tương tự như các quốc gia Eur-A khác, hầu hết các ca tử vong tại Bồ Đào Nha là do các bệnh không truyền nhiễm. Tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch (CVD) cao hơn mức trung bình của khu vực đồng euro, bệnh mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha có tỷ lệ tử vong do ung thư thấp hơn 12% so với Eur-A, song con số này đang giảm nhanh chóng giống như Eur-A. Bồ Đào Nha có tỉ lệ tử vong cao nhất vì bệnh tiểu đường trong Eur-A, gia tăng mạnh từ thập niên 1980. Tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ giảm mạnh từ cuối thập niên 1970, từ mức 2,4% số trẻ tử vong trong năm đầu đời giảm xuống còn 0,2%, chủ yếu là do giảm tử vong trẻ sơ sinh. Cư dân Bồ Đào Nha thường được thông báo kịp thời về tình trạng sức khoẻ của họ, các tác động tích cực và tiêu cực trong các sinh hoạt đối với sức khoẻ của họ và việc sử dụng các dịch vụ y tế. Chỉ một trong ba người trưởng thành tại Bồ Đào Nha đánh giá sức khoẻ của họ ở mức tốt hoặc rất tốt (Kasmel et al., 2004), thấp nhất trong số các quốc gia Eur-A. Văn hoá. Bồ Đào Nha đã phát triển một nền văn hoá đặc trưng, chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn minh khác nhau trên khắp Địa Trung Hải và lục địa châu Âu, hoặc được đưa đến khi Bồ Đào Nha có vai trò tích cực trong Thời đại Khám phá. Quỹ Calouste Gulbenkian được thành lập vào năm 1956 tại Lisboa. Trong các thập niên 1990 và 2000, Bồ Đào Nha hiện đại hoá cơ sở hạ tầng văn hoá công cộng, như Trung tâm văn hoá Belém tại Lisboa, Quỹ Serralves và Casa da Música tại Porto, cũng như các hạ tầng văn hoá công cộng mới như thư viện và phòng hoà nhạc đô thị trên khắp đất nước. Bồ Đào Nha có 15 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2013, xếp thứ tám tại châu Âu. Kiến trúc truyền thống có nét đặc trưng và gồm phong cách Manueline, hay còn gọi là Gothic muộn Bồ Đào Nha, đây là một phong cách xa hoa, phức hợp trong trang trí, có từ các thập niên đầu của thế kỷ XVI. Phong cách Bồ Đào Nha mềm mại là một cách diễn giải trong thế kỷ XX về kiến trúc truyền thống, xuất hiện phổ biến trong các thành phố lớn mà đặc biệt là Lisboa. Bồ Đào Nha hiện đại đóng góp cho thế giới các kiến trúc sư nổi tiếng như Eduardo Souto de Moura, Álvaro Siza Vieira (đều thắng giải Pritzker) và Gonçalo Byrne. Tomás Taveira cũng được chú ý tại Bồ Đào Nha, đặc biệt là vì thiết kế sân vận động. Điện ảnh được đưa đến Bồ Đào Nha vào năm 1896 khi trình chiếu các bộ phim nước ngoài, và phim đầu tiên của Bồ Đào Nha là "Saída do Pessoal Operário da Fábrica Confiança" được sản xuất vào cùng năm. Rạp chiếu phim đầu tiên khánh thành vào năm 1904 và phim có kịch bản đầu tiên của Bồ Đào Nha là "O Rapto de Uma Actriz" (1907). Phim có tiếng suốt phim đầu tiên là "A Severa", được sản xuất vào năm 1931. Thời kỳ hoàng kim bắt đầu vào năm 1933 với "A Canção de Lisboa", và kéo dài trong hai thập niên sau với các phim như "O Pátio das Cantigas" (1942) và "A Menina da Rádio" (1944). "Aniki-Bóbó" (1942) là phim truyện đầu tiên của Manoel de Oliveira, ghi một dấu mốc với phong cách duy thực, đi trước phong trào phim tân hiện thực Ý một vài năm. Đến đầu thập niên 1960, phong trào "Cinema Novo" ("điện ảnh mới") được sản sinh, thể hiện chủ nghĩa hiện thực trong phim, theo cảm hứng từ phong trào tân hiện thực Ý và làn sóng mới Pháp, với các phim như "Dom Roberto" (1962) và "Os Verdes Anos" (1963). Phong trào trở nên đặc biệt thích hợp sau Cách mạng hoa cẩm chướng vào năm 1974. Năm 1989, "Recordações da Casa Amarela" của João César Monteiro thắng giải Sư tử bạc tại Liên hoan phim Venezia. Đến năm 2009, "Arena" của João Salaviza chiến thắng Giải Cành cọ vàng cho phim ngắn của Liên hoan phim Cannes. Điện ảnh Bồ Đào Nha được trợ giúp đáng kể từ nhà nước, Viện Điện ảnh và Nghe nhìn hỗ trợ tài chính cho các bộ phim. Văn học. Bồ Đào Nha thỉnh thoảng còn được gọi là xứ sở của các nhà thơ. Trong văn học Bồ Đào Nha thơ có ảnh hưởng mạnh hơn văn xuôi. Trong thời kỳ Trung Cổ, khi quốc gia Bồ Đào Nha ra đời, thơ rất phổ biến ở miền đông bắc của bán đảo Iberia, đã mang lại nhiều tác phẩm thi ca và thiên anh hùng ca xuất sắc. Ngoài các nhà thơ cổ điển nổi tiếng nhất như Luís de Camões và Fernando Pessoa còn có một loạt các tác giả khác ít nổi tiếng hơn nhưng cũng có ảnh hưởng quan trọng đến nền văn học hiện đại Bồ Đào Nha. Văn xuôi phát triển chậm hơn thơ và chỉ hình thành từ thế kỷ XIV, từ dạng sử biên niên hay miêu tả cuộc đời của các vị thánh. Fernão Lopes là người đại diện nổi tiếng nhất, ông đã viết quyển sử biên niên về thời kỳ cai trị của 3 vị vua thời của ông. Thế nhưng được biết nhiều nhất trên thế giới lại là nền văn học hiện đại của Bồ Đào Nha, đặc biệt với các tác phẩm của José Maria Eça de Queiroz và người nhận giải Nobel về văn học năm 1998, José Saramago. Ẩm thực. Ẩm thực Bồ Đào Nha có tính đa dạng, dân chúng tiêu thụ nhiều cá tuyết khô ("bacalhau" trong tiếng Bồ Đào Nha), với hàng trăm công thức chế biến. Hai món cá phổ biến khác là cá mòi nướng và caldeirada, một món hầm có thành phần chủ yếu là khoai tây và có thể làm từ nhiều loại cá. Các món thịt đặc trưng của Bồ Đào Nha làm từ thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt gà, gồm "cozido à portuguesa", "feijoada", "frango de churrasco", "leitão" (lợn sữa quay) và "carne de porco à alentejana". Một món ăn miền bắc rất phổ biến là arroz de sarrabulho (gạo ninh trong tiết lợn) hay arroz de cabidela (cơm gà hầm trong tiết gà). Các món ăn nhanh nổi tiếng gồm có Francesinha (Frenchie) từ Porto, và bánh mì kẹp "bifanas" (thịt lợn nướng) hoặc "prego" (thịt bò nướng). Nghệ thuật bánh ngọt Bồ Đào Nha có nguồn gốc trong nhiều tu viện Công giáo thời trung cổ, được truyền bá trên khắp đất nước. Các tu viện này sử dụng rất ít nguyên liệu (hầu hết là quả hạnh, bột mì, trứng và một ít rượu) để tạo ra nhiều loại bánh ngọt khác nhau, trong đó có pastéis de Belém (hay "pastéis de nata") có nguồn gốc từ Lisboa, và "ovos moles" từ Aveiro. Các khu vực khác nhau tại Bồ Đào Nha có các món ăn truyền thống riêng của mình. Bồ Đào Nha có văn hoá thức ăn tốt cho sức khoẻ, và trên khắp đất nước có rất nhiều nhà hàng kiểu này và các "tasquinhas" nhỏ đặc trưng. Rượu vang Bồ Đào Nha được công nhận quốc tế từ thời La Mã, họ liên tưởng Bồ Đào Nha với vị thần rượu nho Bacchus. Ngày nay, Bồ Đào Nha có tiếng với cộng đồng đam mê rượu vang, và các loại rượu vang của quốc gia này giành chiến thắng trong một số giải thưởng quốc tế. Một số loại rượu vang Bồ Đào Nha hảo hạng nhất là Vinho Verde, Vinho Alvarinho, Vinho do Douro, Vinho do Alentejo, Vinho do Dão, Vinho da Bairrada và rượu vang Port, rượu vang Madeira, và Moscatel từ Setúbal và Favaios. Port và Madeira đặc biệt được đánh giá cao tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Âm nhạc. Âm nhạc Bồ Đào Nha đa dạng về các thể loại, nổi tiếng nhất là Fado, một thể loại âm nhạc đô thị u sầu có nguồn gốc tại Lisboa, thường gắn với guitar Bồ Đào Nha và "saudade", hoặc longing. Fado Coimbra là một loại độc đáo của fado "khúc nhạc chiều hát rong" và cũng được chú ý. Các nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng quốc tế gồm có Amália Rodrigues, Carlos Paredes, José Afonso, Mariza, Carlos do Carmo, António Chainho, Mísia và Madredeus. Ngoài Fado và âm nhạc dân gian, người Bồ Đào Nha còn nghe nhạc pop và các thể loại âm nhạc hiện đại khác, đặc biệt là từ Mỹ và Anh, cũng như các nghệ sĩ Bồ Đào Nha, Caribe và Brasil. Các nghệ sĩ được công nhận quốc tế gồm có Dulce Pontes, Moonspell, Buraka Som Sistema, Blasted Mechanism và The Gift, hai người cuối từng được đề cử giải thưởng âm nhạc MTV châu Âu. Trong thập niên 2010, các nghệ sĩ được công nhận cao nhất ở tầm quốc tế và quốc gia là Aurea, Agir, David Carreira, Richie Campbell, D.A.M.A và Diogo Piçarra. Trong thể loại nhạc dance điện tử và nhạc dance, Bồ Đào Nha có hai DJ nổi tiếng quốc tế trong danh sách 100 DJ hàng đầu năm 2016 của DJ MAG, là KURA xếp thứ 51 và Diego Miranda xếp thứ 58. Bồ Đào Nha có một số lễ hội âm nhạc mùa hè, như "Festival Sudoeste" tại Zambujeira do Mar, "Festival de Paredes de Coura" tại Paredes de Coura, "Festival Vilar de Mouros" gần Caminha, Boom Festival tại Idanha-a-Nova, "NOS Alive", "Sumol Summer Fest" tại Ericeira, "Rock in Rio Lisboa" và "Super Bock Super Rock" tại Đại Lisboa. Ngoài mùa hè, Bồ Đào Nha có một lượng lớn các lễ hội, hướng đến khán giả đô thị như Flowfest hay Hip Hop Porto. Năm 2005, Bồ Đào Nha tổ chức lễ trao giải âm nhạc MTV châu Âu tại Pavilhão Atlântico, Lisboa. Bồ Đào Nha giành chiến thắng tại Eurovision Song Contest 2017 với bài hát "Amar pelos dois" do Salvador Sobral trình diễn. Về âm nhạc cổ điển, Bồ Đào Nha có các tên tuổi như các nghệ sĩ piano Artur Pizarro, Maria João Pires, Sequeira Costa, các nghệ sĩ violon Carlos Damas, Gerardo Ribeiro và trong quá khứ là nghệ sĩ cello Guilhermina Suggia. Các nhà soạn nhạc đáng chú ý gồm có José Vianna da Motta, Carlos Seixas, João Domingos Bomtempo, João de Sousa Carvalho, Luís de Freitas Branco và học trò của ông là Joly Braga Santos, Fernando Lopes-Graça, Emmanuel Nunes và Sérgio Azevedo. Tương tự, các nhạc sĩ đương đại như Nuno Malo và Miguel d'Oliveira đạt được một số thành công quốc tế trong việc viết nhạc gốc cho phim và truyền hình. Nghệ thuật thị giác. Bồ Đào Nha có lịch sử phong phú về hội họa, các họa sĩ nổi tiếng đầu tiên của nước này là từ thế kỷ XV, như Nuno Gonçalves, là một phần trong giai đoạn hội họa Gothic muộn. Trong thời kỳ phục hưng, hội họa Bồ Đào Nha chịu ảnh hưởng cao độ từ hội họa phía bắc châu Âu. Trong giai đoạn baroque, Joana d'Obidos và Vieira Lusitano là những họa sĩ có nhiều sáng tác nhất. José Malhoa nổi tiếng với tác phẩm "Fado", và Columbano Bordalo Pinheiro (vẽ chân dung của Teófilo Braga và Antero de Quental) đều liên quan đến hội họa tự nhiên. Thế kỷ XX chứng kiến sản sinh chủ nghĩa hiện đại, và cùng với nó là các họa sĩ nổi bật nhất của Bồ Đào Nha: Amadeo de Souza-Cardoso chịu ảnh hưởng mạnh từ các họa sĩ Pháp, đặc biệt là anh em nhà Delaunay. Trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có "Canção Popular a Russa e o Fígaro". Các họa sĩ/nhà văn theo chủ nghĩa hiện đại khác là Carlos Botelho và Almada Negreiros, là bạn của nhà thơ Fernando Pessoa, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cả hai xu hướng lập thể và vị lai. Các nhân vật nổi tiếng quốc tế về nghệ thuật thị giác trong thời hiện đại là các họa sĩ Vieira da Silva, Júlio Pomar, Helena Almeida, Joana Vasconcelos, Julião Sarmento và Paula Rego. Thể thao. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Bồ Đào Nha, có một số giải đấu bóng đá từ cấp độ nghiệp dư địa phương đến cấp chuyên nghiệp đẳng cấp thế giới. Cristiano Ronaldo là một biểu tượng chính của bóng đá Bồ Đào Nha. Luís Figo và Cristiano Ronaldo từng đạt giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, họ là hai cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha có đẳng cấp thế giới. Huyền thoại sống đương đại của bóng đá Bồ Đào Nha là Cristiano Ronaldo, cầu thủ đã 5 lần giành Quả bóng vàng và vô số danh hiệu cao quý khác ở cấp CLB. Anh cũng là người nắm giữ kỉ lục ra sân và số bàn thắng của đội tuyển Bồ Đào Nha, và là thủ quân hiện tại. Các huấn luyện viên bóng đá người Bồ Đào Nha cũng được chú ý, nổi tiếng nhất là José Mourinho và Fernando Santos. Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha – "Seleção Nacional" – giành được danh hiệu cao nhất tại Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2016 và giành được cúp vô địch UEFA Nations League 2018–19. Ngoài ra, đội tuyển này còn đứng thứ nhì tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004 (tổ chức tại Bồ Đào Nha), đứng thứ ba tại Giải bóng đá vô địch thế giới 1966, đứng thứ tư tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2006. Tại các giải trẻ, Bồ Đào Nha từng đứng thứ nhất tại Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới (năm 1989 và 1991) và một số giải vô địch trẻ châu Âu. S.L. Benfica, Sporting CP và FC Porto là các câu lạc bộ bóng đá lớn nhất tại Bồ Đào Nha xét về tính đại chúng và số lượng giải giành được, họ thường được gọi là "os três grandes" ("ba ông lớn"). Họ từng giành tám danh hiệu giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA, hiện diện trung nhiều trận chung kết và là các đối thủ thường xuyên tại các vòng đấu cuối của hầu hết các mùa giải. Ngoài bóng đá, nhiều câu lạc bộ thể thao của Bồ Đào Nha, bao gồm "ba ông lớn", thi đấu tại một số sự kiện thể thao khác với mức độ thành công và nổi tiếng khác nhau, như khúc côn cầu trượt băng, bóng rổ, bóng đá trong nhà, bóng ném, bóng chuyền. Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha tổ chức thường niên Cúp Algarve, một giải đấu có uy tín của bóng đá nữ thế giới. Bồ Đào Nha từng giành một số huy chương trong môn điền kinh tại các giải đấu cấp châu Âu, thế giới và Thế vận hội. Volta a Portugal là giải đấu đua xe đạp quan trọng nhất tại Bồ Đào Nha, đây là một sự kiện thể thao có tính đại chúng, và có sự tham gia của các đội tuyển đua xe đạp chuyên nghiệp như Sporting CP, Boavista, Clube de Ciclismo de Tavira và União Ciclista da Maia. Bồ Đào Nha cũng có thành tích đáng kể trong các môn thể thao như đấu kiếm, judo, dù lướt ván, rowing, sailing, lướt sóng, bắn súng, taekwondo, ba môn phối hợp và lướt ván buồm, giành được một số danh hiệu châu Âu và thế giới. Các vận động viên paralympic cũng giành được nhiều huy chương trong các môn như bơi, boccia, điền kinh và đấu vật. Bồ Đào Nha cũng được chú ý trong môn thể thao ô tô, với cuộc đua Rally de Portugal, và các đường đua Estoril, Algarve và Porto Street, cùng một số tay đua nổi tiếng thế giới. Trong môn đua ngựa, Bồ Đào Nha giành chức vô địch giải Horseball-Pato thế giới (năm 2006), đứng thứ ba cúp Horseball thế giới lần thứ nhất (tổ chức tại Ponte de Lima, Bồ Đào Nha vào năm 2008), và giành một số chiến thắng tại giải vô địch Working Equitation châu Âu. Trong thể thao dưới nước, Bồ Đào Nha có hai môn chính là bơi và bóng nước. Miền bắc Bồ Đào Nha là nơi khởi nguồn của võ thuật "Jogo do Pau", các võ sĩ dùng gậy để chiến đấu với một hoặc vài đối thủ. Các hoạt động tiêu khiển ngoài trời khác có liên quan đến thể thao là airsoft, câu cá, golf, bộ hành, săn bắn và chạy định hướng. Bồ Đào Nha là một trong các điểm đến golf tốt nhất thế giới, từng nhận một số giải thưởng của World Golf Awards. Thời tiết địa phương cho phép chơi golf quanh năm
8,775
69645786
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8775
A-di-đà kinh
Kinh A-di-đà (zh. 阿彌陀經, en. Shorter Sukhāvatīvyūha Sūtra) hay Kinh Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm hoặc Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ hoặc Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh hay gọi tắt là Tiểu Bản là một bộ kinh Đại thừa quan trọng được lưu hành rộng rãi ở Phật giáo các nước Đông Á (theo chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa) như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Kinh này cùng với kinh Vô Lượng Thọ (gọi đầy đủ là Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác hay gọi tắt Đại Bản) miêu tả Tịnh độ Cực Lạc (sa. Sukhāvatī) của Phật A-di-đà (sa. Amitābha) cũng như pháp môn Niệm Phật để được vãng sinh về quốc độ của Phật Vô Lượng Thọ. Do đó, đây là một trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh Độ tông (cùng với Quán Vô lượng thọ kinh và Vô lượng thọ kinh). Tuy nhiên, Kinh A-di-đà có lẽ là kinh phổ biến nhất và thường được đọc tụng hàng ngày bởi các Phật tử (ở Việt Nam, thường được tụng vào công phu chiều). Không những vậy, kinh còn thường được các Thiền viện trùng tụng (cùng với Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh và Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh). Hiện nay, có lẽ dịch bản phổ biến nhất là của ngài Cưu-ma-la-thập (sa. Kumārajīva) từ tiếng Phạn sang tiếng Hán (thể văn ngôn) vào thời Hậu Tần. Các nghiên cứu và so sánh gần đây cho thấy nội dung kinh A-di-đà gần giống với kinh Đại Thiện Kiến Vương (Mahà-sudassana Sutta) trong Trường Bộ kinh của Bộ kinh Nikaya theo Phật giáo Nguyên thủy.
8,776
70045947
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8776
A-di-đà
A-di-đà Phật (chữ Hán: 阿彌陀佛) được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang, Giải Thoát Quang, Bất Khả Tư Nghị Quang, Trí Huệ Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Trong hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa và Tây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài. Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ hay Akṣobhya (một trong những vị Phật của ngũ phương, có tịnh-thổ nằm ở phía đông gọi là Diệu Hỷ hay Abhirati). Dù rằng A-di-đà có nhiều phẩm chất giống với những vị Phật Đại thừa khác, nhưng A-di-đà thường được gắn với ánh chiều tà rạng rỡ, lan ra khắp mọi ngõ ngách vũ trụ mà không làm thiêu đốt hay mù loà (ở Đông Á Ngài cũng được liên kết với ánh trăng). Sự nhấn mạnh trên những phẩm chất phát quang (hay vầng hào quang) này vốn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá biểu tượng Đông Á, không làm thay thế hay mâu thuẫn khi kết hợp Đức A-di-đà với tôn giáo của âm thanh và tiếng nói; sự cứu hộ của Ngài được đảm bảo hay cam chắc bắng cách gọi tên Ngài, hay đúng hơn, cầu khấn danh hiệu Ngài với câu: "Nam Mô A-di-đà Phật." Thậm chí trong những đoạn văn nhấn mạnh vào hình ảnh ánh sáng như là Đại-trí-độ luận (Luận về Đại Trí tuệ Hoàn Hảo), Ngài vẫn là mẫu hình mạnh mẽ của thề nguyện và thánh danh. A-di-đà thường được thể hiện trong ấn thiền định "dhyānamudrā", có lẽ để nói đến 500 kiếp thiền định đã đưa Dharmākara đến giác ngộ. Một thủ ấn khác cũng hay được thể hiện trong tư thế đứng là ấn vô uý "abhayamudrā" (MUDRA của sự phòng hộ khỏi sợ hãi và nguy hiểm). Trong những hình thái phổ quát hoá của nó, niềm tin vào A-di-đà vẫn tiếp tục cho đến ngày này bao gồm đa dạng các phương pháp thực hành và đối tượng thờ cúng. Một niềm tin phổ thông là tin rằng tịnh thổ Sukhāvatī, được ban phước bởi 2 vị bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, đặc biệt là Quán Thế Âm, vốn thường được gắn với sự thỉnh nguyện hồng danh của A-di-đà, trì tụng danh hiệu ngài có thể mang bồ tát Quán Thế Âm đến cứu giúp người tụng niệm. Sự trùng lắp nhiều niềm tin và phương pháp thực hành khác nhau, giống như sự chồng chéo của những vị cứu thế và những hình tượng thiêng liêng, có lẽ đó là bối cảnh chung nhất cho sự xuất hiện của A-di-đà đó là trường hợp ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và ở Phật giáo Nhật Bản ngoại trừ Phật giáo độc quyền của những cải cách Kamakura. Nhận thức về A-di-đà như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu việt của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu. Không phải là tự nhiên mà Panchen Lama (Ban thiền Lạt-ma) của Tây Tạng lại được xem là tái sinh của A-di-đà, trong khi vị quyền lực hơn kia ở Lhasa, Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma), thì được xem là sự tái sinh của bồ tát Quán Thế Âm (dù bản thân ông đã phủ nhận điều đó). Tịnh độ tông. Những Phật tử theo Tịnh độ tông thường tụng "Nam-mô A-di-đà Phật" (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng). Họ tin rằng, trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A-di-đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Nhưng các phái Phật giáo khác như thiền tông, Phật giáo nguyên thủy không tụng niệm câu này. Trong Phật giáo Tây Tạng, đại sư Liên Hoa Sinh và Ban-thiền Lạt-ma được xem là một hóa thân của Đức Phật A-di-đà. Nguồn gốc về mặt Giáo Lý của Phật A-di-đà. Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A-di-đà vẩn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý, khi xem xét giải thích nguồn gốc của Phật A-di-đà và các giáo lý liên quan đến ông chứ không xét đến nguồn gốc lịch sử thời gian thông thường, người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A-di-đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được. Còn giáo lý nguyên thủy trong phật giáo thì cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Ngay cả đức Phật Thích-ca, cũng tự mình giác ngộ và đưa tới giải thoát cao thượng. Do có nhiều cách hiểu khác nhau, nên đức tin này dẫn tới nhiều giáo lý đối đầu thậm chí trái ngược nhau. Trong Kinh Phật, Phật A-di-đà được đức Phật Thích-ca (đức Phật của Hiện tại) giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích-ca, để thành đạo Thức Tỉnh (tức đạt được Giải Thoát hoàn toàn) thì có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo (con số tượng trưng chỉ ra rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới thành Phật) tùy theo từng hoàn cảnh từng con người cụ thể mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để trở nên Phật (nghĩa là thực sự Thức Tỉnh, được giải thoát, đạt đạo). Tuy nhiên, trong giáo lý nguyên thủy, 8 vạn 4 ngàn pháp môn, ý để nói tất cả những lời Phật thuyết gồm 8 vạn 4 ngàn câu và đoạn trong Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vô Tỷ Pháp. Bản thân chữ A-di-đà, ngoài việc danh xưng của Phật Pháp Tạng (Phật Trung Chi Vương). Theo giáo lý thì từ này ý nghĩa sâu xa,ngoài việc là tên của Phật, còn có ý nghĩa nhắc người tụng niệm ý thức thân phận yếu hèn của mình, dựa vào thần lực của Phật để vượt thắng tội lỗi và yếu đuối của bản thân nhằm đứng vững đế đến lúc chết được Phật A-di-đà đón vào cõi Cực Lạc tiếp tục tu đạo để được giải thoát. Người tin vào pháp môn Tịnh độ (nhận trợ lực của Phật A-di-đà để tái sinh vào cực lạc tiếp tục tu thành Phật) chiếm chủ yếu ở các nước Đông Á. Còn đối với các hàng trí thức học Phật trên thế giới thì lại có niềm tin tự tu tự giải thoát không phật thánh nào giúp được ta phổ biến hơn. Có lẽ những học giả tri thức có sự suy tư và tìm hiểu về cội nguồn giáo pháp có khoa học hơn. Nguồn gốc về mặt lịch sử của Phật A-di-đà. Phật A-di-đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng thọ, được cho là được Phật Thích-ca Thuyết khi còn tại thế. Tuy vậy các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh vô lượng và các ghi chép về Phật A-di-đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Nên nảy sinh nhiều tranh cãi về Nguồn gốc của niềm tin này. Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A-di-đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng truyền thống đức tin vào phật A-di-đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, do đó không có cơ sở nào chứng minh được có thật sự là đức Thích-ca có thật sự nói về Phật A-di-đà hay không, hay phật A-di-đà chỉ là một sản phẩm của học giả. Tuy vậy cũng cần phải xét rằng, các lý luận này chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ của học giả thôi. Một số học giả theo truyền thống đã coi các kinh điển Đại thừa sớm nhất bao gồm các phiên bản đầu tiên của loạt Prajñāpāramitā, cùng với các văn bản liên quan đến Akshobhya, có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở phía nam Ấn Độ. Một số kinh điển đầu tiên của Đại thừa đã được dịch bởi nhà sư Kushan, Lokakṣema, người đã đến Trung Quốc từ vương quốc Gandhāra. Bản dịch đầu tiên của ông sang tiếng Trung Quốc được thực hiện tại thủ đô Luoyang của Đông Hán trong khoảng từ 178 đến 189 CE. Một số kinh điển Đại thừa được dịch trong thế kỷ thứ 2.
8,777
70602726
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8777
A-la-hán
A-la-hán (zh. 阿羅漢; sa. "arhat, arhant"; pi. "arahat, arahant"; bo. "dgra com pa)," trong dân gian thường gọi là các vị La hán, dịch là "người xứng đáng" hoặc là "người hoàn hảo". Theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) thì vị A-la-hán đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi. Một A-la-hán khi còn sống còn được gọi là "Hữu dư Niết-bàn" (sa: "sopadhiśeṣanirvāṇa"; pi. "savupadisesanibbāna"), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập "Vô dư" "Niết bàn". Đặc điểm. 10 Kiết sử. Theo các kinh tạng Nikaya mô tả thì một vị A-La-Hán đã trừ bỏ, diệt sạch hoàn toàn 10 loại kiết sử, phiền não mà khiến cho chúng sinh bị trói buộc trong khổ đau, luân hồi. Bao gồm: Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, Dục ái, Sân Hận, Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh. 1. Thân kiến ("Sakkāyadiṭṭhi"): tà kiến, hiểu biết sai lầm về Ngũ uẩn, Bản ngã. Gồm có tất cả 62 loại tà kiến được nhắc đến trong kinh Phạm võng thuộc Trường Bộ kinh. Phổ biến nhất trong 62 loại tà kiến này là Thân kiến, Thường kiến, Đoạn kiến... "Thân kiến" là sự hiểu biết một cách sai lầm rằng các pháp như Danh Sắc (Thân-Tâm), Tứ Đại (Thân thể vật lý), Ngũ Uẩn (thân thể- cảm giác- sự ghi nhớ- suy nghĩ- nhận thức), 6 nội ngoại xứ ( Mắt- Tai- Mũi- Lưỡi- Thân- Ý Thức; Sắc- Thanh- Hương- Vị- Xúc, Pháp)... này là chính tôi, của tôi, hay tự ngã, bản ngã của tôi. "Thường kiến" là một số niềm tin sai lầm như tin rằng có sự tồn tại của linh hồn, tự ngã, khi chúng sinh chết đi thì linh hồn, tự ngã đó sẽ di chuyển từ cơ thể này sang cơ thể khác; hoặc tin rằng tất cả mọi vui sướng, khổ đau trong đời sống hiện tại tất cả đều do các nghiệp tốt xấu trong kiếp sống cũ quyết định; hoặc tin rằng thế giới, con người do một đấng sáng thế nào đó tạo nên và mọi đau khổ, hạnh phúc của chúng sinh đều do đấng sáng thế đó quyết định. "Đoạn kiến" là một số niềm tin như cho rằng mọi thứ do ngẫu nghiên mà có, không có nguyên nhân sinh ra, tạo thành nó; hoặc tin rằng chết là hết, không có kiếp sau; hoặc tin rằng làm thiện hay ác gì đều không có kết quả tương ứng. 2. Hoài nghi ("Vicikicchā"): sự lưỡng lự, không có hiểu biết, niềm tin đúng đắn về Phật, Pháp, Tăng, nhân quả nghiệp báo và chân lý Duyên Sinh-Duyên Diệt. 3. Giới cấm thủ ("Sīlabbataparāmāsa"): sự chấp thủ vào các phương pháp, hạnh tu sai lầm, vô ích. Ví dụ như sống khổ hạnh, ép xác hoặc buông thả, phóng túng trong ái dục. Hay tin và hành trì những lễ nghi, sinh hoạt mang tính phi logic, mê tín như bói toán, lên đồng, cầu cơ... 4. Dục ái ("Kāmarāga"): sự ham muốn, thích thú của 5 giác quan (Mắt-Tai-Mũi-Lưỡi-Thân) vào 5 đối tượng tiếp xúc (cảnh vật- âm thanh- mùi hương- nếm vị- sự xúc chạm). Ví dụ như sự ham thích của mắt đối với các cảnh đẹp, vật đẹp, những người có ngoại hình khả ái...; sự ham thích của tai đối với các âm thanh dễ chiụ như lời khen, tiếng nói dịu dàng êm tai, âm nhạc, nhạc cụ...; sự ham thích của mũi đối với các mùi thơm, nước hoa..; sự ham thích của lưỡi đối với các gia vị, món ăn ngon, đồ uống tốt; sự ham thích của cơ thể đối với các khoái lạc xúc chạm... 5. Sân hận ("Paṭigha"): các trạng thái tâm lý mang tính tiêu cực như phẫn nộ, tức giận, khó chịu, hiềm hận, sợ hãi, lo âu. 6. Sắc ái ("Rūparāga"): sự tham luyến của tâm đối với các cõi trời thuộc thiền sắc giới, nguyên nhân là do chấp thủ vào các trạng thái thanh tịnh, yên tĩnh, an lạc... do các cõi trời này đem lại. 7. Vô sắc ái ("Arūparāga"): sự tham luyến của tâm đối với các cõi trời thuộc thiền vô sắc giới tức Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nguyên nhân là do chấp thủ vào các trạng thái thanh tịnh, yên tĩnh, an lạc... do các cõi trời này đem lại. 8. Ngã mạn ("Māna"): lòng đố kị, hơn thua. Ví dụ như trình độ mình bằng người khác nhưng lại tự cao rằng mình hơn họ, hoặc mình thua kém nhưng lại cho rằng bằng người. Hoặc lúc nào cũng khinh thường, chê bai người khác, tự cho mình là giỏi nhất, hay nhất. Hoặc chưa chứng đắc mà nói mình chứng đắc, phàm phu nhưng lại mạo nhận mình là bậc Thánh... 9. Trạo cử vi tế ("Uddhacca"): trạng thái tâm phóng dật, chao đảo, lăng xăng, tán loạn, nghĩ ngợi lung tung như con khỉ hay leo trèo, nhảy nhót, không có sự chú tâm, tỉnh giác, chánh niệm. 10. Si mê ("Avijjā"): sự vô minh, tăm tối, không hiểu biết về chân lý, chánh pháp. Không hiểu rõ về Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt Khổ và con đường Bát Chánh Đạo đưa đến diệt khổ. Đặc trưng của vị A-La-hán. Khi một người đạt được quả vị A-la-hán, Chánh trí khởi lên, vị ấy tự thấy rõ, biết rõ, hiểu rõ mình đã hoàn toàn giải thoát khỏi mọi phiền não, lậu hoặc mà không cần bất kỳ ai phải chỉ điểm, xác nhận. Giống như một người uống nước, nước nóng hay lạnh người ấy đều biết rõ ràng. Như trong bài kinh 6 Thanh tịnh ("Chabbisodhana sutta , số 112 Trung Bộ Kinh, bản dịch Thích Minh Châu)" mô tả về sự giải thoát và Chánh trí của một vị A-La-Hán như sau:"Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là khổ diệt", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc được đoạn trừ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ". Vị ấy nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, vị ấy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát"". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị thánh A-La-hán còn được gọi là vị thánh Vô học, bởi vì các ngài đã hoàn thành công việc tu tập của mình, đã làm xong mục đích tối thượng của một người xuất gia tu tập là Niết Bàn giải thoát, các ngài không còn cần phải tu tập, đoạn trừ phiền não hay làm gì thêm nữa. Còn các bậc thánh thấp hơn Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn được gọi là vị thánh Hữu học, bởi vì các ngài chưa đạt đến chặng cuối của con đường giải thoát, còn phải học hỏi, tu tập."Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát." (Kinh Pháp môn căn bản, số 1 Trung Bộ Kinh, bản dịch Thích Minh Châu) Vì các bậc A-La-Hán là những vị đã viên mãn, thành tựu trọn vẹn, hoàn hảo về con đường tu tập Giới-Định-Tuệ nên thân hành (hành vi), khẩu hành (lời nói), ý hành (suy nghĩ) đều thuần túy thanh tịnh, trong sạch. Về thân hành, các ngài không bao giờ có những hành vi xấu như sát sinh, trộm cắp, tà dâm hay thực hiện những hành vi không đẹp, không phù hợp về mặt đạo đức. Về khẩu hành, các ngài không nói những lời nói không đúng đắn như nói dối, nói chia rẽ, nói lời độc ác, xúc phạm hay lăng mạ kẻ khác, các ngài cũng không nói những chuyện phù phiếm, vô ích. Các ngài chỉ nói, thuyết những điều liên hệ đến Chánh Pháp, giải thoát, tu tập đời sống Phạm hạnh. Về ý hành, các ngài không còn những ý niệm tham-sân-si mê điên đảo giống như chúng sinh; các ngài không còn những vọng tưởng, lưu luyến về dục vọng, không còn tâm ham thích đối với các khoái lạc, cảm giác sung sướng, dễ chịu.Các ngài cũng không còn những suy nghĩ về hại mình, hại người. Khi gặp các khổ cảnh, các ngài cũng không khởi lên cảm giác khó chịu, tức giận. Một vị A-la-hán thật sự thì không còn bị tám gió (Bát phong; được, mất, vinh, nhục, khen, chê, vui, khổ) chi phối. Bởi các ngài đã trực nhận, thấy rõ tính chất biến đổi, sinh diệt không ngừng (Vô thường) và bất toại nguyện, không như ý (khổ) của tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên đời. Cũng giống như những người bình thường, các vị A-La-Hán vẫn có những hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ nghỉ, đại, tiểu tiện.. như người đời. Tuy nhiên, khác biệt giữa các vị A-la-hán với người phàm đó là các ngài khi làm việc làm gì, nói gì cũng đều có sự chánh niệm, tỉnh giác cao độ, từ lúc thức cho đến khi ngủ các ngài cũng đều duy trì sự Chánh Niệm liên tục. Một vị đắc quả A-la-hán khi chưa hết tuổi thọ, vẫn còn sống dưới thân Ngũ Uẩn được gọi là Hữu Dư Niết Bàn. Tức là ngài vẫn còn phải chịu những định luật tự nhiên như thời tiết, đau nhức, bệnh tật, hay các khó chịu về thân thể. Hoặc các ngài cũng có thể phải chịu đựng các quả báo ác chính mùi do hành vi bất thiện trong quá khứ. Ví dụ như Đức phật bị nhức đầu trong ba ngày do trong tiền kiếp quá khứ ngài từng gõ đầu một con cá, hay trước khi nhập Niết Bàn ngài bị bệnh kiết-lỵ. Hoặc trưởng lão Mục-Kiền-Liên trong đời quá khứ rất lâu từng phạm nghiệp giết cha mẹ, nên trước khi ngài viên tịch, nghiệp này trổ quả và ngài bị ngoại đạo hành hung. Tuy bị các bệnh tật, đau nhói về thân chi phối, nhưng Đức Phật và các vị A-La-Hán không còn bị dính mắc vào nó. Các ngài không vì bệnh tật, đau đớn mà khởi tâm bất thiện như sân- khó chịu, tức giận, tham- mong muốn mau hết bệnh, mong muốn đừng bị bệnh, si-không có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của cơn đau. Khi vị A-la-hán hết thọ mạng, nhập Đại Bát Niết bàn (Vô Dư Niết Bàn) thì vĩnh viễn không còn tái sinh trở lại vào bất kỳ cảnh giới, sanh thú nào; và cũng không còn bị thân Ngũ uẩn chi phối. Các vị A-la-hán có thể có các năng lực thần thông như Tam Minh, Lục Thông. Tuy nhiên, các ngài không bao giờ phô trương, hay biểu diễn những khả năng đó trước mắt quần chúng để có được danh tiếng, ảnh hưởng, hay nhằm mục đích kêu gọi người khác theo đạo Phật. Bởi vì, thần thông dù có vẻ phi phàm, gây tò mò đối với nhiều người như thực tế nó không giúp ích cho chúng sinh thấy ra chân lý, thoát khỏi khổ đau, phiền được. Ngược lại, việc dính mắc, tham luyến đối với các trạng thái thần thông là một cản trở cho việc tu tập giác ngộ. Hơn nữa, đạo Phật là đạo trí tuệ, đến để mà thấy, chứ không phải tin tưởng một cách mù quáng, mê tín. Như trong kinh Kalama, Đức phật đã giảng dạy rõ về 10 điều chớ vội tin, ngài khuyên chúng sinh không nên vội tin lời nói bất kỳ ai, dù là chính ngài, các vị đạo sư, hay bất kỳ ai. Mà chỉ khi nào đã hiểu rõ và thực hành Phật Pháp, xác chứng được lợi ích, thiết thực do Chánh Pháp đem lại thì mới nên tin đạo, đó còn gọi là chánh tín (niềm tin đúng đắn). Cuối cùng, ngoài chính những người đã thật sự chứng A-La-Hán và tự tuyên bố về Chánh trí giải thoát của mình thì chỉ có Đức phật mới có đủ trí tuệ, khả năng để tuyên bố một người chứng quả hay chưa, người ấy chứng quả gì, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, hay A-la-hán. Ngay cả các vị a-la-hán thượng thủ như ngài Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền Liên cũng không tùy tiện phán đoán, hay đưa ra nhận định về quả vị tu chứng của người khác. Các hạng người có khả năng chứng đạo. Theo "kinh Tăng Chi Bộ" và "Kinh Na-Tiên vấn đáp" thì có 15 loài chúng sinh không thể chứng đắc bất kỳ quả vị gì trong Tứ Thánh Quả là: súc sinh, loài khẩn-na-la (Kinnara), người có tà kiến, trẻ chưa đủ bảy tuổi, người phạm tội trong năm tội Ngũ Nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-La-hán, làm chảy máu thân Phật, chia rẽ tăng đoàn), những người giả mạo tăng ni (trộm tăng tướng), những người tuy là Tỳ kheo nhưng lại hành theo ngoại đạo, người hãm hiếp Tỳ-khưu ni, tỳ khưu phạm tội tăng tàn nhưng không thọ lãnh hình phạt, người bán nam bán nữ, người có hai bộ phận sinh dục. Cũng theo Kinh Na-Tiên vấn đáp thì ngoài các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì các vị cư sĩ, người tại gia cũng có khả năng chứng quả A-La-hán. Tuy nhiên khi sau khi đắc quả vị này phải đi tìm một vì thầy Tỳ kheo gần trú xứ của mình để thực hiện việc xuất gia, chậm nhất là trước khi mặt trời lặn, một số bản luận khác nói là 7 ngày, nếu không thì vị cư sĩ ấy phải nhập Niết-bàn. Lý giải về điều này là phẩm mạo, giới hạnh của đời sống cư sĩ khá hạn chế, eo hẹp và không phù hợp với quả vị A-la-hán, chỉ có phẩm hạnh, tướng mạo của người xuất gia mới phù hợp với quả vị này. Ví dụ như một người bao tử nhỏ chỉ có thể chứa ít đồ ăn mà ăn nhiều quá sẽ bị bội thực. Điều này được minh chứng ở trong các bài kinh Nikaya, có nhiều vị ngoại đạo, cư sĩ nam nữ sau khi nghe Đức phật thuyết pháp được chứng quả a-la-hán và Đức phật đã cho họ xuất gia trở thành Tỳ kheo ngay trong ngày đó. Điển hình như sau khi nghe Đức Phật thuyết bài kinh Lửa Cháy "(Aditta-pariyaya Sutta)" thì 1000 vị đạo sĩ thuộc phái thờ lửa (Bái hỏa giáo) đã chứng đạt chánh trí, trở thành các vị A-La-Hán và Đức phật đã cho họ xuất gia, thọ giới cụ túc bằng cách gọi: "Thiện lai tỷ kheo!" (Ehibhikkhu upasampada). Con đường tu tập. Con đường tu tập căn bản để đạt được bất kỳ quả vị nào trong Tứ Thánh Quả đều là nhờ Giới-Định-Tuệ. Một người đắc được quả Dự Lưu (Tu-đà-hoàn), Nhất Lai (Tư-đà-hàm) là thành tựu trọn về giới, một phần về định, một phần về tuệ. Quả vị Bất Hoàn (A-na-hàm) là nhờ thành tựu trọn vẹn về giới, trọn vẹn về định và một phần về tuệ. Và cuối cùng, quả vị A-La-Hán là nhờ thành tựu trọn vẹn về giới, định và tuệ. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn "(Mahàparinibbàna sutta)", Đức phật mô tả về lợi ích của việc thực tập Giới-Định-Tuệ như sau: "Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu" Nếu phân tích Giới-Định-Tuệ theo phương diện Bát Chánh Đạo, thì Giới thuộc về Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng, Định thuộc về Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, Tuệ thuộc về Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Giới. Giới là nền tảng quan trọng nhất trong việc tu tập giải thoát, một người thiếu giới thì không thể thành tựu được bất kỳ đạo quả nào. Mục đích của việc giữ các điều giới là để nhằm làm cho thân hành, khẩu hành của hành giả được trong sạch. Chỉ khi nào thân, khẩu của hành giả được trong sạch rồi thì vị ấy mới có thể phát triển con đường tu tập của mình lên Định và Tuệ được. Ngoài ra, việc giữ giới cũng nhằm tránh những tâm bất thiện như lòng lo lắng bất an, tiếc nối, hay những đau khổ vì tạo nghiệp ác khởi lên trong tâm vị hành giả mà gây cản trợ đến sự tu tập Thiền của vị ấy. Nếu hành giả giữ giới tốt đẹp thì lòng vị ấy sẽ được thanh thản, tự tin, an lạc. Trong Na Tiên Vấn Đáp, khi vua Mi-lan-đà hỏi về các thiện pháp, trưởng lão Na-tiên đã trả lời đại ý như sau : "Thiện pháp thì rất nhiều, nhưng Giới mới chính là nền tảng để các thiện pháp nảy nở, tăng trưởng. Giới là nơi vững trú, nảy nở, tăng trưởng của các thiện pháp như Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Thần Túc, Tứ Thiền, Bát Giải Thoát...". "Ví dụ như đất là nơi mà các hột giống nảy mầm và lớn lên, đất là nơi mà các loại củ có thể nứt mộng đâm nhánh đâm cây. Cũng thể ấy, Giới là nơi nảy mầm, tăng trưởng của Ngũ Căn là tín, tấn, niệm, định, tuệ... cùng những thiện pháp khác" . Qua câu trả lời trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của Giới luật đối với sự chứng đắc đạo quả. Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có liệt kê ra 5 lợi ích của việc thực hành giới như sau: 1. Nhờ giữ giới, tài sản, của cải được giữ vững và tăng trưởng do không phung phí, phóng dật; 2. Khi đến những hội chúng, nơi đông người, lòng được tự tin, can đảm; 3. Tiếng lành là người có giữ giới, đức hạnh được đồn xa; 4. Khi lâm chung thân tâm được yên ổn, tỉnh táo, nhẹ nhàng, không sầu khổ; 5. Sau khi chết có cơ hội tái sinh lên các cõi chư thiên hoặc trở lại làm người sung sướng, cao quý. Như vậy, giới vừa đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện con người trở thành những người có đạo đức, phước báu, vừa là nền tảng của con đường đến Niết Bàn giải thoát. Các điều học giới căn bản nhất dành cho tất cả các tăng ni, cư sĩ, phật tử là: Không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, từ bỏ tà mạng (các ngành nghề phi pháp), không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không uống rượu hay sử dụng các chất gây nghiện. Tuy nhiên, tùy vào các vai trò như cư sĩ, sa di, hay Tỳ kheo, Tỳ kheo ni mà số giới có sự ít, nhiều khác nhau. Đối với các vị cư sĩ, Đức phật chỉ yêu cầu họ cố gắng giữ 5 giới hoặc 8 giới, trong khi các vị sa di là 10 giới, đối với Tỳ Kheo tăng thì nhiều hơn là 227 giới và Tỳ kheo ni là 311 (theo truyền thống PG Nguyên thủy). Ngoài các điều học giới kể trên thì một số loại giới như Giới Hộ trì các căn, Giới tiết độ trong ăn uống, Giới chánh niệm tỉnh giác... cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho hành giả trong sự tu tập đoạn trừ các phiền não. Giới hộ trì các căn là vị hành giả luôn luôn cẩn trọng phòng hộ 6 căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) của mình, không để cho chúng chạy theo, dính mắc vào 6 đối tượng giác quan (các sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, các pháp) mà khiến cho tham, sân, si khởi lên. Giới chánh niệm tỉnh giác là khi làm bất kỳ việc gì, hành giả đều có sự chánh niệm, tỉnh giác, chú tâm quan sát, theo dõi. Như khi đi, đứng, nằm, ngồi hành giả tỉnh giác biết mình đang đi, đứng, nằm, ngồi. Khi ăn, uống, nhai, nếm tỉnh giác, chánh niệm về sự ăn, uống, nhai nếm. Bất kỳ các hoạt động khác dù lớn hay nhỏ cũng đều tỉnh giác chánh niệm như vậy. Giới tiết độ trong ăn uống là khi hành giả dùng các thực phẩm, nước uống. Vị ấy tâm niệm, ghi nhớ rằng mình sử dụng các vật thực này là để nuôi dưỡng sinh mạng, để có sức khỏe tốt hỗ trợ cho việc tu tập phạm hạnh. Chứ không phải sử dụng chúng vì đam mê, tham đắm hay để trang sức, làm đẹp. Nhờ như vậy, vị ấy sẽ trừ bỏ được tâm tham ái đối với các món ăn, vật thực. Định. Định hiểu căn bản là sự chú tâm, hướng tâm đến một đối tượng nào đó để làm cho tâm trở nên an chỉ, vắng lặng. Khi đó, các triền cái khác bị áp đảo, tâm cảm thấy an lạc, dễ chịu. Trước khi Đức Phật xuất hiện, Thiền Định đã có mặt ở các tôn giáo Ấn Độ và được các tu sĩ các tôn giáo đó chủ trương tu tập phổ biến. Tuy nhiên, Đức Phật không chủ trương Thiền Định bởi vì Thiền Định không đưa đến diệt trừ phiền não, sự giải thoát Niết bàn, không giúp hành giả khám phá, thấy rõ được chân lý, hay bản chất của các pháp như trong Thiền Minh Sát. Thành tựu cao nhất mà một người có thể đạt được thông qua Thiền Định là các năng lực thần thông và cuộc sống chư thiên ở các cõi Trời Sắc giới hoặc Vô Sắc giới sau khi chết. Mặc dù Đức Phật không chủ trương Thiền Định nhưng ngài vẫn đưa Thiền Định vào trong lời giảng dạy của mình như phương tiện hỗ trợ cho việc tu tập Thiền Minh Sát của các hành giả. Đầu tiên, hành giả chú tâm vào các đề mục thiền định hay đi vào các trạng thái thiền định để làm cho tâm mình được trong sáng, an ổn, thoải mái. Sau đó hành giả xuất khỏi thiền định và tiến hành thẩm sát, quán chiếu sự sinh diệt, trạng thái Khổ-Vô thường-Vô ngã của các pháp. Nhờ nền tảng an lạc, thanh tĩnh của Thiền định, hành giả sẽ quán chiếu, thấy rõ các đối tượng Minh Sát hơn. Theo trong bộ Thanh Tịnh Đạo Luận liệt kê, thì có khoảng 40 mươi đề mục thiền định. Gồm có 10 đề mục kasina (đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng), 10 đề mục tử thi (các trạng thái biến hoại của xác chết), 10 đề mục tưởng niệm (Niệm ân Phật, Pháp, Tăng, Giới, Bố Thí, Thiên, Tịch Tịnh, Chết, Hơi Thở, Niệm 32 thể trược), 4 đề mục về Từ, Bi, Hỷ, Xả, 4 đề mục về thiền vô sắc giới (Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ ), đề mục về phân tích tứ đại, đề mục quán vật thực bất tịnh. Khi bắt đầu tu tập Thiền Định, hành giả nên chọn một đề mục phù hợp với căn cơ của mình, học hiểu thật kỹ rồi mới nên bắt đầu thực hành. Theo các bản chú giải, thì 10 đề mục tử thi, 1 đề mục về niệm 32 thể trược thích hợp cho những người nặng về tâm tham ái; 4 đề mục Từ, Bi, Hỷ, Xả và 4 đề mục Kasina (xanh, vàng, đỏ, trắng) thích hợp cho những người nặng về tâm sân hận; những người có tâm si mê, bị hôn trầm chi phối thì phù hợp với đề mục hơi thở, ánh sáng; đề mục hơi thở thích hợp cho những người có tâm thường bị dao động, nghĩ ngợi lăng xăng. Những người nặng về niềm tin thì nên thực hành 6 đề mục niệm (Phật, Pháp, Tăng, Giới, Bố thí, Thiên). Người nặng về trí tuệ, tư duy thì phù hợp với đề mục niệm sự chết, niệm Niết Bàn, quán vật thực bất tịnh và Phân tích tứ đại. Nhìn chung, 10 đề mục kasina và đề mục hơi thở thích hợp với tất cả cac loại căn tánh. Dựa theo mức độ nông hay cạn mà hành giả an trú, đi sâu vào các trạng thái Thiền Định thì chia làm 3 loại Định: Đối với 8 đề mục tùy niệm (Phật, Pháp, Giới, Thí, Thiên, Sự Chết, Tịch Tịnh) và hai đề mục quán vật thực bất tịnh, phân tích tứ đại thì hành giả chỉ có thể đạt được cận định do những đề mục này còn ngôn ngữ và tư duy nên không thể vào Sơ Thiền. 10 đề mục tử thi và 1 đề mục 32 thể trược chỉ giúp hành giả đạt được sơ thiền, không thể sâu hơn vì những đề mục này đòi hỏi phải duy trì tầm và tứ. Ba đề mục Từ, Bi và Hỷ chỉ có thể giúp hành giả chứng từ sơ thiền đến tam thiền mà thôi, đề mục Xả có thể giúp hành giả đạt được Tứ Thiền sau khi đã đạt được Tam Thiền nhờ 1 trong các đề mục Từ, Bi, Hỷ. 10 đề mục Kasina và 1 đề mục hơi thở có thể giúp hành giả đạt được từ sơ thiền đến tứ thiền. Đề mục "không vô biên xứ" (hư không là vô biên) chỉ giúp hành giả chứng được Thiền Không Vô Biên xứ sau khi hành giả đã đạt được Tứ Thiền. Đề mục "thức vô biên xứ" (thức là vô biên) chỉ giúp hành giả chứng được Thiền Thức Vô Biên Xứ sau khi đã đạt được bậc Thiền Không Vô Biên Xứ. Đề mục "vô sở hữu xứ" (không có gì cả) chỉ giúp hành giả chứng được thiền Vô sở hữu xứ sau khi đã đạt được Thiền Thức Vô Biên Xứ. Đề mục "phi tưởng phi phi tưởng xứ" (vắng lặng, vi tế) chỉ giúp hành giả chứng được Thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ sau khi hành giả đã đạt được Thiền Vô Sở Hữu Xứ. Các trạng thái Thiền Định cũng có thể bị mất đi nếu hành giả không có sự tu tập, hành thiền, trau dồi thường xuyên. Hoặc khi hành giả phóng dật hay khởi lên các tâm tham, sân, si cũng có thể làm cho trạng thái này bị mất đi. Khi đạt được từ tứ thiền trở lên, hành giả sẽ có thể có các năng lực thần thông như Biến Hóa Thông, Tha Tâm Thông, Thiên Nhãn Thông, Túc mệnh thông. Nếu hành giả duy trì được một trong các cấp độ Thiền định như Cận định,Sơ Thiền, Nhị Thiền..., Phi tưởng Phi phi tưởng xứ cho đến khi lâm chung, thì vị ấy sẽ được tái sinh vào các cõi trời dục giới (đối với cận định), sắc giới hoặc vô sắc giới tương ưng với cấp bậc Thiền định mà mình đạt được. Điểm lưu ý quan trọng khi thực tập thiền định là hành giả phải luôn ghi nhớ rằng mục đích của việc thực tập Thiền Định là để làm cho tâm được định tĩnh, thanh tịnh để hỗ trợ cho Thiền Quán. Và thiền định chỉ là đang ở giữa đường trong lộ trình tu tập giải thoát chứ chưa phải là sự giải thoát, đích đến cuối cùng. Nếu hành giả dính mắc, ham thích, say mê trong các trạng thái an lạc, yên bình hay các năng lực thần thông do Thiền định mang lại mà không chịu cố gắng tu tập tiếp thì đó sẽ chỉ là rào cản cho sự tu tập giải thoát và làm tăng lên vô minh, tham ái nơi hành giả mà thôi. Tuệ. Vipassanā (thiền minh sát) hay còn gọi là Tứ Niệm Xứ là phương pháp Thiền do chính Đức Phật chứng ngộ và giảng dạy trong suốt cuộc đời giáo hóa của mình. Thông qua phương pháp này, không ít vị Tỳ-kheo, cư sĩ dưới thời Đức phật còn tại thế và sau đó đã trở thành những bậc thánh hữu học, vô học. Mục đích của việc thực tập Thiền Minh Sát là nhằm giúp cho hành giả tự mình tuệ tri (thấy rõ) tính chất, trạng thái của tất cả các pháp theo đúng như thật những gì mà chúng đang diễn ra. "Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ." "(Kinh Niệm Xứ, số 10 Trung Bộ kinh, bản dịch Thích Minh Châu)" Về căn bản, khi thực hành thiền quán này, hành giả chuyên tâm quan sát, theo dõi sự sinh diệt, biến đổi của Danh-sắc (cơ thể vật lý và trạng thái tâm lý) hoặc dùng trí quán chiếu, phân tích về bản chất ô nhiễm, bất tịnh của cơ thể. Dần dần hành giả sẽ phát sinh trí tuệ đúng đắn và thấy biết rõ ràng rằng mọi thứ trên thế gian này chỉ là tạm bợ, không có gì để cho mình lưu luyến hay tham đắm cả. Một số bài kinh căn bản đề cập đến Thiền quán Vipasssana trong Tam tạng Pali có thể kể đến như kinh Đại niệm xứ"(Mahàsatipatthana sutta)" thuộc Trường bộ kinh, kinh Niệm xứ"(Satipatthàna sutta)", kinh Thân hành niệm"(Kàyagatàsati sutta)", kinh Quán niệm hơi thở"(Anàpànasati sutta)" thuộc Trung bộ kinh... Trong kinh Đại niệm xứ"(Mahàsatipatthana sutta)", Đức phật liệt kệ ra rất nhiều đề mục thiền quán, gom chung lại là bốn đối tượng: Thân (các hoạt động của cơ thể), Thọ (cảm giác), Tâm (suy nghĩ), Pháp (các pháp số). Đây là bốn đối tượng mà người tu tập cần phải chuyên tâm tu tập, an trú tâm trong đó. Ở đây, sở dĩ có nhiều đề mục thiền quán như vậy là do có sự khác biệt về căn cơ giữa các hạng người. ví dụ như có người tâm lý nặng về tham ái hoặc nặng về sân hận, tà kiến... Và Đức phật đưa ra nhiều đề mục như vậy là để thích hợp với từng căn cơ riêng, ai căn cơ phù hợp với đề mục nào thực hành đề mục đó. Khi thực hành, hành giả chọn một đề mục bất kỳ trong các đề mục trên mà phù hợp theo khuynh hướng tâm lý, sở thích cá nhân của mình. Theo hướng dẫn từ một số bản chú giải thì quán Thân phù hợp với hành giả thuộc về tánh tham ái có trí tuệ yếu, quán Thọ phù hợp với hành giả thuộc về tánh tham ái có trí tuệ mạnh, quán Tâm phù hợp với hành giả tánh tà kiến có trí tuệ kém, quán Pháp phù hợp với hành quả tánh tà kiến có trí tuệ mạnh. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là khi quán thân hoặc quán thọ... thì một người vẫn không loại trừ ba tùy quán còn lại. Khác nhau nằm ở chổ sự nhấn mạnh, tính chất vượt trội hay thiên hướng mà thôi. Dù thực hành theo bất kỳ đề mục nào, thì điểm quan trọng nhất vẫn là việc quan sát tính chất sinh-diệt nơi các đối tượng và hiểu rõ về trạng thái Vô thường-Khổ-Vô ngã nơi chúng. Vì chỉ khi nào thấy biết được như vậy thì hành giả mới có thể thực sự trở nên nhàm chán, buông xả đối với ái dục và hướng tâm đến chánh trí, Niết bàn giải thoát. Như đúng lộ trình tu tập mà Đức phật đưa ra là: "nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, chứng ngộ, niết bàn". Ở đây, khi một người thấy được sự sinh và diệt của các pháp thì vị ấy sẽ đoạn trừ được các quan niệm, hiểu biết sai lầm về thân kiến, tự ngã. Khi thấy được tính chất vô thường, một người đoạn trừ được chấp thủ rằng mọi thứ là thường còn, mãi mãi, lâu dài và vị ấy thấy biết đúng đắn rằng mọi thứ trên thế gian dù tốt hay xấu, yêu hay ghét... đều sẽ bị hoại diệt, biến đổi. Khi thấy được tính chất Khổ, một người sẽ thấy biết đúng đắn rằng mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên chứ không theo như những gì chúng ta mong muốn, và càng ham muốn, chấp thủ nhiều thì sẽ càng khổ đau. Khi thấy được tính chất Vô ngã, một người sẽ hiểu rằng do cái này có nên cái kia có, do cái này diệt nên cái kia diệt và đoạn trừ được ảo tưởng về bản ngã, "tôi là", vị ấy không còn chấp trước rằng thân thể, suy nghĩ này hay mọi thứ là của mình, thuộc về mình nữa. "Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân." (Kinh Niệm Xứ, số 10 Trung Bộ Kinh) Đạo quả. Sau quá trình nỗ lực tu tập theo đúng lộ trình giới-định-tuệ như vậy, tùy vào năng lực hành giả có thể đạt đến một trong các quả vị giải thoát thuộc Tứ Thánh Quả. Đầu tiên là sơ quả Tu-đà-hoàn, hành giả đoạn trừ được ba kiết sử đầu tiên là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ, vị ấy coi như đã nhập vào dòng Thánh, vĩnh viễn không còn tái sinh vào các ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, atula), chỉ còn tái sinh lại vào cõi người, chư thiên tối đa 7 lần trước khi đạt đến Niết-bàn giải thoát. Tiếp theo là nhị quả Tư-đà-hàm, hành giả làm yếu ớt thêm hai kiết sử là tham dục và sân hận, khi đó tham dục và sân hận chỉ còn trong các suy nghĩ vi tế chứ không còn biểu hiện ra bên ngoài hành động và lời nói nữa; vị tư-đà-hàm chỉ còn tái sinh trở lại tối đa 1 lần trong cõi người hoặc cõi chư thiên trước khi đạt đến Niết-bàn giải thoát. Kế đến là tam quả A-na-hàm, hành giả đoạn trừ thêm hai kiết sử là tham dục và sân hận, sau khi hết tuổi thọ ở cõi người, hành giả hóa sinh lên cõi trời Ngũ Tịnh Cư Thiên rồi tu tập chứng quả A-la-hán và nhập Niết-bàn ở đó. Cuối cùng là tứ quả A-la-hán, ngoài năm kiết sử trên, hành giả đoạn trừ thêm năm kiết sử nữa là sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử vi tế và si mê; sau khi hết tuổi thọ, vị a-la-hán nhập Vô dư Niết bàn, vĩnh viễn không còn tái sinh trở lại trong bất kỳ cảnh giới nào. Cũng nói thêm, ở đây, sự chứng quả của các vị hành giả có sự nhanh chậm khác nhau tùy vào phước báu, năng lực, trí tuệ, sự tu tập, phiền não ít hay nhiều của bản thân vị ấy chứ không phải ai chứng quả cũng giống nhau. Ví dụ có vị thì tu tập, chứng đắc dần dần từ sơ quả đến nhị quả, rồi lên tam quả, đến tứ quả. Có vị khác thì đầu tiên chứng đắc tam quả rồi tu tập tiếp và chứng đắc tứ quả. Có vị thì tu tập, giác ngộ và chứng luôn quả a-la-hán mà không đi qua các giai đoạn sơ quả, nhị quả, tam quả. Phân loại. Về căn bản, tất cả chư vị A-La-Hán đều là bậc Lậu Tận. Tức là các Ngài đã đoạn trừ hoàn toàn 10 kiết sử, không còn dư sót bất kỳ phiền não nào dù là vi tế ở trong tâm. Vô minh và Tham ái vốn là nhân tố căn bản đưa đến luân hồi tái sinh đã bị cắt đứt sạch. Tuy nhiên, do một số khác biệt về trình độ, sở học, thiên hướng, sở đắc... nên khi đạt được đạo quả các ngài sẽ có những năng lực đặc biệt khác nhau. Ở đây chia ra 5 hạng A-La Hán: 1. Thuần quán A-La-Hán ("Sukkhavipassako"): Tức là những vị A-La-Hán chỉ tu tập thuần túy về Thiền quán Minh Sát, Tứ Niệm Xứ. Do thiền quán thấy rõ sự được sinh diệt của các pháp hữu vi, thấy rõ trạng thái chung của các pháp là Khổ-Vô thường-Vô ngã nên các ngài chứng đạo. Về sở đắc, các ngài chỉ là bậc lậu tận, khô sạch phiền não do tuệ quán chứ không có bất kỳ năng lực thần thông gì đặc biệt. 2. Tam minh A-La-Hán ("Tevijjo"): Tức là những vị khi đạt đạo, ngoài Lậu tận minh các ngài còn có thêm các năng lực khác như Túc mạng minh (trí nhớ lại được các kiếp sống quá khứ của mình từ 1 đến vô số kiếp với các nét đại cương và chi tiết), Sinh tử minh (trí thấy được sự sống chết và tái sinh của tất cả chúng sinh. Vị ấy thấy rõ các chúng sinh A,B,C... do tạo nghiệp ác về thân, khẩu, ý, theo tà kiến, phỉ bác các bậc thánh nên bị đọa vào địa ngục, ác thú, đọa xứ. Vị ấy cũng thấy rõ các chúng sinh D,E,F... do tạo nghiệp thiện về thân, khẩu, ý, có chánh kiến, tôn kính các bậc thánh nên sau khi thân hoại mạng chung được sinh lên thiên giới, thiện thú, loài người). Như trong kinh Hữu Học (số 53, Trung Bộ Kinh) và phần mở đầu của Thanh Tịnh Đạo Luận có đề cập, thì một hành giả tu tập đạt được Tam Minh nhờ sự thành tựu về hành trì trọn vẹn các loại Giới Luật (giới bổn Patimokkha, giới phòng hộ 6 căn, giới tiết độ trong ăn uống, giới chú tâm cảnh giác, giới chánh niệm tỉnh giác). 3. Lục thông A-La-Hán ("Chaḷabhiññā"): Tức là những vị A La Hán có được 6 năng lực thần thông. Bao gồm Biến hóa thông ( khả năng đi trên hư không, mặt nước, độn thổ, biến ra nhiều thân, đi qua tường, vách...), Thiên nhĩ thông (tai nghe được âm thanh của loài người và chư thiên, ở xa cũng như gần), Tha tâm thông (biết rõ được trạng thái tâm của chúng sinh, thiện hay ác, có giải thoát hay không giải thoát...), Túc mạng thông (giống với Túc mạng minh ở trên), Thiên nhãn thông ( giống với Sinh tử minh ở trên). Điều kiện để thành tựu được các loại thần thông này, là trước khi chứng đạo vị A La Hán phải đạt được cấp bậc thiền định từ Tứ Thiền trở lên. Ngoài ra những vị hành giả thông thạo về Kinh Tạng khi đắc quả A La Hán cũng có thể có các thần thông trên. Trong số mười đại đệ tử của Đức Phật, Trưởng lão Mogallanna được Đức Phật khen ngợi là vị đệ nhất về các năng lực thần thông. 4. Đắc tuệ phân tích A-La-Hán ("Paṭisambhidappatto"): Túc những vị A-La-Hán khi đắc quả cũng đồng thời đắc luôn Tứ tuệ phân tích, tuệ phân tích hiểu đơn giản là khả năng diễn giải, phân tích, tổng hợp, thuyết giảng Phật pháp. Gồm có: Nghĩa đạt thông ("Atthapaṭisambhidā", trí hiểu thấu đáo các ý nghĩa của pháp, có khả năng phân tích, giải thích những điều tóm tắt), Pháp đạt thông ("Dhammapaṭisambhidā", trí hiểu rõ về pháp, biết rõ các nguyên lý, tiến trình của pháp, có khả năng tổng hợp lại những điều chi tiết), Ngữ đạt thông ("Niruttipaṭisambhidā", khả năng vận dụng ngôn ngữ tinh tế, hợp lý, khéo léo để trình bày, thuyết giảng Phật Pháp), Biện đạt thông ("Paṭibhānapaṭisambhidā", khả năng ứng đối, biện tài, biết rõ cách lý luận, phân tích). Điều kiện để đạt được Tứ tuệ phân tích ở trên là vị hành giả trước khi chứng đạo phải là người có học tập, nghiên cứu, thông suốt về tạng Luận (Adbidhamma, Vi Diệu pháp). Tôn giả Sariputta là vị đệ tử được Đức Phật khen ngợi là có trí tuệ đệ nhất trong tăng chúng, ngài có khả năng phân tích, tổng hợp, giải thích, biện luận về giáo pháp đã được học từ Đức Phật. 5. Đặc biệt nhất là bậc thánh A-La-Hán khi chứng đạo đắc luôn tất cả các năng lực ở trên, gồm cả Tam minh, Lục thông, Tám giải thoát, Tứ tuệ phân tích. Các vị đại trưởng lão tăng và ni của Đức Phật là những vị A-La-Hán điển hình có tất cả các năng lực này, như các vị trưởng lão như Ananda, Sariputta, Mogallanna, Punna, Mahakassappa, Upali... Các quan điểm về A-la-hán. Về cơ bản, Đức Phật cũng tự biết rõ mình là một A-la-hán, cách mà Phật đi đến giác ngộ cũng giống hệt những vị A-la-hán khác, nhưng vì trong vô số kiếp trước Phật đã xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh nên khi đắc đạo ngài có thần thông, trí tuệ, dung mạo, công đức... cực kỳ cao quý, phi phàm, vượt xa những A-la-hán đệ tử sau này. Và chính Phật là người giác ngộ duy nhất thời bấy giờ (trước đó đã có những vị Phật khác rồi (theo bắc tông) nên người ta gọi Ngài là Bậc Giác Ngộ, tiếng Hán là "Giác giả", tiếng Việt là "Phật". Nhưng càng về sau, nhiều luận bản xuất hiện và làm cho khoảng cách giữa từ "Phật" và từ "A-la-hán" càng cách xa. Thậm chí nhiều luận bản còn có ý chê bai quả vị A-la-hán là kém cỏi. Đây là điều trái ngược với quan điểm ban đầu của Phật. Vì thế không nên phân biệt Đại thừa, Tiểu thừa; thời Đức Phật tại thế không có chuyện chia phe, lập phái như thế này, mà người thời nay chia ra như thế. Xưa kia, khi một vị đắc quả A-la-hán, Phật không nói người này đã tinh tấn (chăm chỉ) tu theo pháp môn này hay pháp môn kia, mà giải thích rằng trong một tiền kiếp người đó đã hết lòng cung kính, cúng dường một bậc Thánh nào đó. Đại thừa, Tiểu thừa hay Kim Cương thừa...không phải là do cái này cao, cái kia thấp, mà có sự hỗ tương lẫn nhau, nên kết hợp nhiều pháp môn lại để có sự tu học tốt hơn Một số vị A-la-hán nổi tiếng. Thời Đức phật còn tại thế. Thời Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều vị tỳ kheo, tỳ kheo ni dưới sự chỉ dạy của Đức Phật đã tu tập nhiệt thành và chứng quả A-la-hán. Số lượng các vị A-la-hán tăng và ni được đề cập đến trong các kinh tạng Nikaya rất nhiều, có thể lên đến hàng chục nghìn vị. Tiểu sử của một số vị trưởng lão A-la-hán đã được đề cập đến trong một số kinh tạng thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) như bộ Trưởng lão tăng kệ (tập 3.1, Tiểu Bộ Kinh)- gồm có tiểu sử tóm tắt và lời dạy của 264 vị a-la-hán tăng, Trưởng lão ni kệ (tập 3.2, Tiểu Bộ Kinh)- có tiểu sử tóm tắt và lời dạy của 73 vị a-la-hán ni. Dưới đây là 10 đại đệ tử a-la-hán tăng và 10 đại đệ tử a-la-hán ni của Đức phật. Thời cận đại. Trưởng lão Ajahn Mun. Trưởng lão Ajahn Mun (1870-1949), người sáng lập dòng Thiền trong rừng ở Thái Lan và là thầy của nhiều vị Thiền sư nổi tiếng ở Thái Lan như Ajahn Thongrat, Ajahn Lee Dhammadaro, Ajanh Chah, Ajahn Maha Bua. Sư được giới Phật tử Thái Lan tôn kính như một vị thánh tăng thời cận đại. Sư sinh ra trong một gia đình nông dân gồm có 8 anh, chị, em ở tỉnh Ubon Rachathani. Năm 15 tuổi, sư xuất gia làm sa-di ở một ngôi chùa làng. Vì bản tính sư vốn ưa thích Giáo Pháp nên không bao lâu sư đã thuộc lòng nhiều bài kinh khác nhau do thầy dạy. Tính tình và tác phong sư đúng mực, chân thật, không bao giờ gây phiền phức cho bạn hữu và thầy tổ. Sau hai năm làm sa-di, sư hoàn tục theo lời của cha. Đến năm 20 tuổi, sư xin phép cha mẹ đi tu và được ông bà đồng ý. Sư thọ cụ túc giới và sau đó học thiền với sư Ajahn Sao tại chùa Wat Liab. Sư chọn niệm từ "Buddho" làm đề mục thiền định và nỗ lực tinh tấn thực hành ngày đêm. Sư cũng thực hành 13 pháp hạnh đầu đà và tuân giữ nghiêm ngặt cho đến khi nhập Niết Bàn. Trong quá trình thiền định với từ "Buddho", sư đạt được một số tiến bộ và trải nghiệm lạ. Tuy nhiên, sư nhận thấy rằng tâm mình vẫn còn vọng động và bị ngoại cảnh chi phối và hiểu rằng phương pháp này không phải là con đường tu tập đúng đắn. Từ đó, sư hướng tâm vào bên trong và chú tâm theo dõi, quan sát tỉ mỉ về thân (quán thân). Sư dành phần lớn thời gian để đi kinh hành và chánh niệm về thân, đôi lúc sư cũng ngồi thiền. Sau một thời gian thực hành theo phương pháp mới này, sư thấy tâm mình quân bình, an lạc và xác quyết đây là con đường tu tập đúng đắn. Trong chuyến đi thứ hai đến vùng Đông bắc Thái Lan, trong khi đang hành thiền, sư đạt được đạo quả Bất Lai (Angami) tại hang Sarika, tỉnh Nakhon Nayok. Ở tầng thánh quả này, sư thấu triệt được bản chất của thân và đoạn trừ hoàn toàn sân hận và ham muốn đối với Ngũ Dục. Vì không có minh sư hướng dẫn nên sư phải tự mình mày mò tu tập. Sau này, sư kể lại cho các môn đệ rằng sư đã dừng ở tầng thánh này khá lâu trước khi đắc được quả vị A la hán. Trưởng lão Sulun Sayadaw. Trưởng lão Sulun Sayadaw (1878-1952), U Kavi, thế danh là U Kyaw Din, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng ở Myammar về thiền Minh sát. Sư xuất thân là nông dân, ít học và đã lập gia đình. Một lần nọ, sư tình cờ gặp được một vị tu sĩ khổ hạnh và được dạy về phương pháp thiền quán hơi thở. Sư thích thú, chuyên tâm quan sát hơi thở ra-vào bất kể ngày đêm. Có một người bạn chỉ cho sư rằng quan sát hơi thở ra vào chưa đủ, mà cần phải cảm nhận về hơi thở nữa. Từ đó, sư nỗ lực cố gắng thực hành chánh niệm liên tục không chỉ đối với hơi thở mà còn đối với những hoạt động đang diễn ra. Nhờ tinh tấn nỗ lực, sư đạt được đạo quả Tu-đà-hoàn vào giữa năm 1920; đến tháng tiếp theo, sư đạt được đạo quả Tư-đà-hàm; đến tháng tiếp theo nữa, sư đạt được đạo quả A-na-hàm. Sư xin phép bà vợ cho mình rời khỏi gia đình để xuất gia và cuối cùng được bà chấp nhận. Sau đó, sư xuất gia tại một ngôi chùa làng rồi ẩn tu, chuyên cần hành thiền tại một hang động nọ. Đến tháng 10 năm 1920, sư đạt được đạo quả A-la-hán. Sự giác ngộ của sư được nhiều người - chư tăng và cư sĩ biết đến. Có nhiều người đến khảo nghiệm hiểu biết về giáo pháp của sư và những câu trả lời từ sư đã thỏa mãn được nghi vấn trong lòng họ. Cũng có một số người không đồng tình với sư nhưng sau khi về nghiên cứu lại kinh điển họ thấy những gì sư nói đều hoàn toàn phù hợp. Sư nhập Niết-bàn năm 1952. Đến nay, nhục thân của sư vẫn còn nguyên vẹn và thường có nhiều chư tăng, phật tử Myammar đến chiêm bái. Trưởng lão Mogok Sayadaw. Trưởng lão U Vimala (Burmese: ဦးဝိမလ; 27 tháng 12 1899 - 17 tháng 10 1962), còn được biết đến với tên gọi phổ biến là Mogok Sayadaw, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng ở Miến Điện về Thiền Minh Sát. Sư sinh ra trong một gia đình ở Myit Nge, gần cố đô Madalay của Miến Điện. Đến năm 9 tuổi, sư xuất gia trong một ngôi chùa làng và trỏ thành sa di, với pháp danh là U Vimala. Sau đó, sư nỗ lực học tập, nghiên cứu về Phật pháp và trở bậc học giả uyên thâm về kinh điển và Vi Diệu pháp với hơn 30 năm giảng dạy. Sư từng ẩn tu, miên mật thực hành thiền định và thiền quán trong 4 năm và cuối cùng đạt được Niết-Bàn giải thoát và trở thành một vị A-La-Hán. Về phương pháp tu tập, sư chú trọng đến việc giảng dạy, hướng dẫn cho các đệ tử hiểu rõ về giáo lý căn bản là Thập Nhị Nhân Duyên, thông qua giáo lý này nhằm giúp hành giả hiểu rõ về bản chất và tiến trình của luân hồi, khổ đau và cách để đoạn tận chúng. Sau đó, sư dạy hành giả thực hành định tâm bằng cách an trú tâm trong đề mục hơi thở. Cuối cùng, hành giả phát triển Tuệ Minh Sát bằng cách quán sát sự sinh và diệt của các trạng thái Tâm hoặc Cảm Thọ (tùy theo căn cơ) để thấy ra được bản chất vô thường, khổ, vô ngã nơi chúng để từ đó đoạn trừ các tà kiến, tham ái và đạt đến các bậc thánh quả giải thoát. Các bài giảng của sư đã được các đệ tử ghi âm lại và phổ biến trong giới phật tử Myammar. Một tác phẩm thể hiện quan điểm của sư về việc thực tập Thiền Minh Sát đã được dịch Việt với tên gọi là Pháp Duyên Sanh. Hiện nay, tại Myammar có khoảng 300 trung tâm Thiền đi theo đường lối tu tập của sư.
8,778
70044467
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8778
A-na-hàm
A-na-hàm (chữ Hán 阿那含; S, P: anāgāmin; dịch ý là Bất hoàn, 不還) chỉ một Tỉ-khâu của Phật giáo Nguyên thủy đã đạt được cấp ba của Thánh đạo (s: āryamārga), đã giải thoát khỏi năm Trói buộc (Kết sử; s: saṃyojana). Năm Trói buộc đó là ngã kiến (bám vào cái tôi), nghi ngờ, giới cấm thủ (sự trói buộc vào giới luật), dục tham, sân hận. Kẻ đắc quả Bất hoàn không tái sinh vào thế giới này nữa.
8,779
69879023
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8779
Thủ ấn
Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn (mudrā (chữ Nho: 印; "phyag rgya"}) hay ấn tướng, ấn thủ là một dấu hiệu thể hiện qua tác động thân thể, thường là cử chỉ của tay, hay chính xác hơn vị trí và tư thế của bàn tay và ngón tay. Ấn tướng cũng được dùng trong các điệu vũ truyền thống của Ấn Độ và cả trong cuộc sống hàng ngày, như cử chỉ chào "Namaste" ("Namas" + "te", Devanagari: नमस् + ते = नमस्ते). Các cuộc khai quật khảo cổ nền văn minh Ấn Độ cho thấy nhiều tượng đất nung có niên đại từ 3000 đến 2000 năm trước Công nguyên với tay đặt trong tư thế Namaste. Trong khi một số mudra liên quan đến toàn bộ cơ thể, hầu hết được thực hiện với những bàn tay và ngón tay. Một Mudra là một cử chỉ tượng trưng tinh thần và một dấu ấn tràn đầy năng lượng của tính xác thực sử dụng trong các hình tượng và thực hành tâm linh của các tôn giáo tại Ấn Độ. Một trăm lẻ tám (108) mudra được sử dụng trong các nghi thức Tantra (Đát-đặc-la) thường xuyên. Trong yoga, mudra được sử dụng kết hợp với Prāṇāyāma (bài tập thở yoga), nói chung là trong khi ngồi trong tư thế Padmāsana (Liên hoa tọa), Sukhāsana hoặc vajrāsana, để kích thích các bộ phận khác nhau của cơ thể có liên quan với hơi thở và ảnh hưởng đến dòng chảy của prāṇa (năng lượng sống) trong cơ thể. Trong tranh tượng Phật giáo, các đức Phật thường được trình bày với một tư thế tay đặc biệt, vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của tính chất Phật (Phật tính). Trong Đại thừa, các Thủ ấn chỉ các ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt, đối lập với Khế ấn là những tư thế khác như cầm ngọc, tọa thiền... Đặc biệt, trong các tông phái như Thiên Thai tông, Kim cương thừa, các ấn này thường đi đôi với Man-tra. Ngoài ra, các ấn này giúp hành giả chứng được các cấp tâm thức nội tại, bằng cách giữ vững những vị trí thân thể nhất định và tạo mối liên hệ giữa hành giả với các vị Phật hoặc Đạo sư trong lúc hành trì một Thành tựu pháp (sa. "sādhana"). Các ấn quan trọng trong Phật giáo. Có 10 ấn quan trọng nhất. Ấn thiền (sa. "dhyāni-mudrā"). Trong ấn này, lưng bàn tay mặt để trên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau. Hai bàn tay để trên lòng, ngang bụng. Bàn tay mặt phía trên tượng trưng cho tâm thức giác ngộ, bàn tay trái phía dưới tượng trưng thế giới hiện tượng. Ấn quyết này biểu lộ sự giác ngộ đã vượt lên thế giới hiện tượng, nó cũng biểu lộ tâm thức giác ngộ đã vượt qua tâm thức phân biệt, trong đó Luân hồi hay Niết-bàn chỉ là một. Ấn thiền có một dạng khác, thường chỉ thấy tại Nhật Bản, trong đó các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau, hai vòng tròn đó biểu tượng thế giới chân như và thế giới hiện tượng. Ấn này hay được tạo hình nơi tranh tượng của Phật A-di-đà và hay được gọi là "Ấn thiền A-di-đà". Trong Thiền tông, thiền giả lại để bàn tay trái trên bàn tay mặt lúc tọa thiền. Điều này thể hiện thân trái (tĩnh) nằm trên thân phải (động), nhằm chỉ rõ thái độ trầm lắng của Thiền tông. Ấn giáo hóa (sa. "vitarka-mudrā"). Khi làm ấn này, tay mặt chỉ lên, tay trái chỉ xuống, hai lòng bàn tay chỉ tới trước. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau, làm vòng tròn. Bàn tay mặt đưa ngang vai, bàn tay trái ngang bụng. Trong một dạng khác của ấn giáo hóa, lòng bàn tay trái hướng lên, để ngang bụng, tay mặt ngang vai, ngón tay trỏ và tay cái làm hình tròn. Trong một dạng khác thì ngón trỏ và ngón út duỗi thẳng, ngón giữa và đeo nhẫn co lại. Lòng bàn tay trái hướng lên, tay mặt hướng xuống. Người ta hay bắt gặp ấn giáo hóa nơi tranh tượng Phật A-di-đà, có khi nơi Phật Đại Nhật (sa. "mahāvairocana"). Ấn chuyển pháp luân (sa. "dharmacakrapravartana-mudrā"). Với ấn chuyển pháp luân, tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau. Người ta hay thấy ấn chuyển pháp luân nơi tranh tượng của Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Đại Nhật và Phật Di-lặc. Ấn xúc địa (sa. "bhūmisparśa-mudrā"). Trong ấn xúc địa, lòng bàn tay trái hướng lên trên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống với những ngón tay của tay phải duỗi ra chạm đất, lưng tay mặt xoay tới trước. Đó là ấn quyết mà đức Thích Ca gọi thổ địa chứng minh mình đạt Phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy Phật Bất Động ("Akṣobhya") cũng hay được trình bày với ấn này. Ấn vô úy (sa. "abhaya-mudrā"). Trong ấn này, tay mặt với các ngón tay duỗi ra chỉ về phía trước, ngang tầm vai. Đây là ấn quyết mà Phật Thích Ca sử dụng ngay sau khi đắc đạo. Phật Bất Không Thành Tựu (sa. "amoghasiddhi") cũng hay được trình bày với ấn này. Ấn thí nguyện (sa. "varada-mudrā"). Ấn thí nguyện cũng được gọi là Dữ nguyện ấn hay Thí dữ ấn. Thí nguyện là cho phép được toại nguyện, lòng tay mặt hướng về phía trước, bàn tay chỉ xuống. Nếu ở tượng Phật Thích Ca là đó biểu hiện gọi trời (xem ấn xúc địa) chứng minh Phật quả. Phật Bảo Sinh (sa. "ratnasambhava") cũng hay được diễn tả với ấn quyết này. Trong một dạng khác, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn. Ấn vô úy và ấn thí nguyện hay được trình bày chung trong một tranh tượng. Thường tay mặt bắt ấn vô úy, tay trái ấn thí nguyện. Tượng đứng của các vị Phật hay có hai ấn này. Ấn tối thượng bồ-đề (sa. "uttarabodhi-mudrā"). Khi thực hiện ấn này, hai bàn tay chắp ngang ngực, hai ngón trỏ duỗi thẳng chạm vào nhau, như mũi nhọn của một Kim cương chử. Các ngón khác lồng vào nhau, hai ngón cái chạm nhau hay để lên nhau. Tranh tượng của Phật Đại Nhật hay được trình bày với ấn này. Ấn trí huệ vô thượng (sa. "bodhyagri-mudrā"). Ấn này đòi hỏi ngón tay trỏ của bàn tay mặt được năm ngón kia của tay trái nắm lấy. Ấn này người ta hay thấy nơi Phật Đại Nhật. Trong Mật tông có nhiều cách giải thích ấn này, nhưng nói chung một ngón tay chỉ rõ sự nhất thể của vạn sự và năm ngón kia chỉ tướng trạng vô cùng của thế giới hiện tượng. Ấn hiệp chưởng (sa. "añjali-mudrā"). Với ấn này, hai bàn tay chắp trước ngực, được sử dụng để tán thán, ca ngợi, và cũng là cử chỉ chào hỏi thông thường tại Ấn Độ. Với dạng ấn, hai bàn tay chắp lại chỉ Chân như. Trong các tranh tượng, Phật và các vị Bồ Tát không bao giờ được trình bày với ấn này vì trong Ba thế giới, không có ai vượt ngoài trí huệ của chư vị và vì vậy, chư vị không cần phải tán thán ai cả. Ấn kim cương hiệp chưởng (sa. "vajrapradama-mudrā"). Khi làm ấn này, đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau. Ấn này là biểu hiện của tín tâm bất động, vững chắc như Kim cương (sa. "vajra").
8,780
743883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8780
Angkor Wat
Angkor Wat () là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 hecta (1.626.000 mét vuông). Ban đầu công trình được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo Giáo phái Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút nhiều khách du lịch hàng đầu tại đây. Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor Wat quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá. Tên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là "Thành phố Đền" hay "Thành phố của những ngôi Đền" trong tiếng Khmer; Angkor, nghĩa là "thành phố" là từ nokor (នគរ), được bắt nguồn từ tiếng Phạn nagara (नगर), trong tiếng bản xứ. Wat nghĩa là "sân đền" trong tiếng Khmer (tiếng Phạn: वाट "khoảng đất"). Lịch sử. Angkor Wat nằm cách thị trấn Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon. Đây là một khu vực có nhiều kiến trúc cổ quan trọng và là cực nam của cụm di tích chính Ăngkor. Truyền thuyết kể rằng Angkor Wat được xây dựng theo lệnh của Indra để làm cung điện cho con trai Precha Ket Mealea. Theo nhà ngoại giao Chu Đạt Quan (thế kỷ XIII), một số người tin rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong một đêm bởi một kiến trúc sư nhà Trời. Việc thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 - 1150). Thờ thần Vishnu, ngôi đền được coi như thủ đô và đền thờ của nhà vua. Do không tìm thấy tấm bia nền móng cũng như bất kỳ bản khắc nào nhắc đến ngôi đền vào thời đó, tên ban đầu của nó vẫn là một dấu hỏi, nhưng nó có thể đã được gọi là "Varah Vishnu-lok", theo tên của vị thần được thờ. Công việc có vẻ như đã kết thúc sau khi nhà vua băng hà không lâu, dựa vào một số bức điêu khắc vẫn còn dang dở. Năm 1177, 27 năm sau cái chết của Suryavarman II, Ăngkor bị tàn phá bởi người Chăm, kẻ thù truyền kiếp của người Khmer trong một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng đường thủy. Sau đó vua Jayavarman VII đã phục hưng đế quốc và thành lập một thủ đô và đền thờ mới (Ăngkor Thom và Bayon) cách Angkor Wat vài kilo mét về phía bắc. Đến cuối thế kỷ XII, Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo dần chuyển sang Phật giáo và tiếp tục cho đến ngày nay. Không giống nhiều ngôi đền Ăngkor khác, tuy Angkor Wat một phần bị quên lãng từ sau thế kỷ XVI, nó không bao giờ hoàn toàn bị bỏ hoang, một phần nhờ con hào bao xung quanh đã bảo vệ ngôi đền khỏi sự xâm lấn của rừng rậm. Một trong những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Ăngkor là António da Madalena, một nhà sư người Bồ Đào Nha đến đây vào năm 1586 và nói rằng "nó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết, chủ yếu là vì nó không giống bất kỳ công trình nào khác trên thế giới. Nó có những tòa tháp, lối trang trí và tất cả sự tinh xảo mà con người có thể tưởng tượng ra." Cho đến thế kỷ XVII, Angkor Wat vẫn chưa hoàn toàn bị bỏ hoang và có chức năng như một đền thờ Phật giáo. Mười bốn bản khắc chữ có niên đại từ thế kỷ thứ XVII được phát hiện ở khu vực Ăngkor, cho thấy những người hành hương Phật giáo Nhật Bản có thể đã thành lập các khu định cư nhỏ cùng với người dân địa phương Khmer. Cũng vào thời điểm đó, các du khách Nhật nghĩ rằng ngôi đền là khu vườn nổi tiếng Jetavana của Đức Phật, ban đầu nằm trong vương quốc Magadha, Ấn Độ. Bản khắc nổi tiếng nhất kể về Ukondafu Kazufusa, người đón chào năm mới của người Khmer tại Angkor Wat năm 1632. Giữa thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đã đến đây và giúp phương Tây biết đến Angkor Wat nhiều hơn bằng các ghi chép của mình. Trong đó ông viết: "Một trong những ngôi đền đó-một đối thủ của đền Solomon, và được Michelangelo thời cổ đại dựng lên - có thể có một chỗ đứng trang trọng bên cạnh những công trình đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn tất cả những gì người Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta, và thể hiện một sự tương phản đáng buồn cho tình trạng man rợ mà đất nước đang mắc phải." Mouhot, cũng giống như những người phương Tây khác, khó tin rằng người Khmer có thể xây dựng được ngôi đền và đã ngỡ rằng nó được xây dựng cùng thời với thành Rome. Lịch sử thực sự của Angkor Wat chỉ được ráp nối lại với nhau bởi các bằng chứng nghệ thuật và bút tích được thu thập trong quá trình dọn dẹp và phục dựng trên cả khu vực Ăngkor. Không có nhà ở hoặc dấu vết gì của việc định cư như đồ dùng nấu ăn, vũ khí hoặc trang phục thường thấy tại các địa điểm cổ đại. Thay vào đó là các bằng chứng của một di tích lịch sử. Cần nhiều công sức để phục dựng Angkor Wat vào thế kỷ XX, phần lớn là để loại bỏ đất đá và cây cối bị tích tụ. Công việc này bị gián đoạn do nội chiến và thời kỳ Khmer Đỏ kiểm soát đất nước trong những năm 1970 và 1980, nhưng ngoài nạn trộm cắp và sự xuống cấp của những bực tượng hậu Ăngkor, không có thiệt hại nào đáng kể được ghi nhận. Ngôi đền là một biểu tượng mạnh mẽ của Campuchia và là niềm tự hào tổ quốc to lớn đã có ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao của Campuchia với Pháp, Hoa Kỳ và người láng giềng Thái Lan. Hình ảnh Angkor Wat đã xuất hiện trên quốc kỳ Campuchia ngay từ khi nó mới được ra mắt vào năm 1863. Tuy nhiên, từ một góc độ lịch sử và văn hóa lớn hơn, trong quá khứ Angkor Wat không phải là một biểu tượng quốc gia độc đáo và đã xuất hiện trong quá trình hình thành nên di sản thuộc Pháp về văn hóa—chính trị. Ngôi đền được giới thiệu tại triển lãm thuộc địa Pháp và thế giới tại Paris và Marseilles vào giữa những năm 1889 và 1937. Vẻ đẹp của Angkor Wat cũng xuất hiện trong bảo tàng thạch cao của Louis Delaporte với tên gọi bảo tàng Đông Dương ("musée Indo-chinois)" từng nằm trong Cung điện Trocadéro tại Paris từ năm 1880 cho đến giữa thập niên 1920. Di sản nghệ thuật tuyệt vời của Angkor Wat và các di tích Khmer khác trong khu vực Ăngkor đã trực tiếp dẫn đến sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia như một thuộc địa vào ngày 11 tháng 8 năm 1863 và sự xâm lược Xiêm La nhằm nắm quyền kiểm soát khu di tích. Điều này nhanh chóng dẫn đến việc Campuchia đòi lại những vùng đất phía tây bắc đã nằm trong quyền kiểm soát của người Xiêm (Thái) từ năm 1351 (Manich Jumsai 2001) hay theo các nguồn khác là năm 1431. Campuchia giành độc lập vào ngày 9 tháng 11 năm 1953 và sở hữu Angkor Wat từ đó đến nay. Có thể nói rằng từ thời kỳ thuộc địa cho đến khi được UNESCO đề cử làm Di sản Thế giới năm 1992, ngôi đền Angkor Wat đã có một vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm di sản văn hóa hiện đại cũng như sự toàn cầu hóa di sản văn hóa. Tháng 12 năm 2015, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney đã tìm thấy một quần thể tháp được xây dựng và phá hủy trong quá trình hình thành Angkor Wat chưa từng thấy trước đó, cũng như một công trình lớn chưa rõ mục đích tại mặt phía nam và các công sự bằng gỗ. Những phát hiện này cũng bao gồm bằng chứng về sự có mặt của quần thể cư dân mật độ thấp với một mạng lưới đường, các ao và gò. Điều đó chỉ ra rằng khu vực đền bao quanh bởi hào nước và tường, có thể không chỉ dành riêng cho các tu sĩ như những suy nghĩ trước đây. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng LiDAR, radar xuyên mặt đất và khai quật từng vùng để nghiên cứu Angkor Wat. Kiến trúc. Vị trí và thiết kế xây dựng. Angkor Wat, nằm ở , là một sự kết hợp độc đáo của chùa chiền và núi. Angkor Wat đạt thiết kế tiêu chuẩn của đền thờ cấp quốc gia và các tiêu chuẩn sau này của phòng trưng bày hiện đại. Ngôi đền là một đại diện của núi Meru, quê hương của các vị thần: các quincunx trung tâm của tháp tượng trưng cho năm đỉnh núi, và các bức tường và hào tượng trưng cho các dãy núi bao quanh và đại dương. Khả năng đi vào các khu vực trên cao của đền thờ càng ngày càng khó, với các giáo dân chỉ được vào tầng thấp nhất. Không giống như hầu hết các ngôi chùa Khmer, Angkor Wat được định hướng về phía tây hơn là phía đông. Điều này đã khiến nhiều người (kể cả Maurice Glaize và George Coedès) đã kết luận rằng Suryavarman dự định xây đền này làm lăng mộ của mình. Thêm bằng chứng cho quan điểm này là các bức phù điêu, mà tiến hành trong một hướng ngược chiều kim đồng hồ-prasavya trong tiếng Hindu-vì đây là mặt trái của thứ tự bình thường. Nghi lễ diễn ra trong trật tự ngược trong nghi thức tang lễ Brahminic. Nhà khảo cổ học Charles Higham cũng tìm thấy và mô tả một cái lọ có thể là một cái lọ dùng để chứa tro đã được tìm thấy trong tháp trung tâm. Đền đã được đề cử là như là khoản chi phí lớn nhất cho việc xây dựng lăng mộ để lưu trữ xác người chết. Tuy nhiên Freeman và Jacques lưu ý rằng một số ngôi đền khác của Ăngkor có định hướng khác với định hướng Đông nói chung, và cho rằng việc định hướng Angkor Wat là vì nghi lễ thờ cúng Vishnu, vị thần có liên quan với phương Tây. Eleanor Mannikka đã đề xuất một lời giải thích thêm về Angkor Wat. Dựa trên định hướng và kích thước của ngôi đền, và trên các nội dung và cách sắp xếp các phù điêu, bà lập luận rằng cấu trúc đền đại diện cho một kỷ nguyên mới với tuyên bố hòa bình dưới thời vua Suryavarman II: "vì các số đo của chu kỳ thời gian mặt trời và mặt trăng đã được gắn vào không gian thiêng liêng của Angkor Wat, nhiệm vụ cai quản đất nước thiêng liêng này được chạm khắc vào phòng và hành lang ngôi đền, với ý nghĩa là để duy trì quyền lực của nhà vua và để tôn vinh và thờ phượng các vị thần ở trên trời." Nhận xét của Mannikka đã được đón nhận với sự kết hợp giữa quan tâm và hoài nghi trong giới học thuật. Bà đã nhận xét khác hẳn với những suy đoán của những người khác, chẳng hạn như Graham Hancock, rằng Angkor Wat là một phần của việc mô phỏng chòm sao Thiên Long. Angkor Wat có hệ thống thủy lợi rộng lớn cung cấp nước sinh hoạt và bổ sung nước ngầm cho nơi này. Angkor Wat tồn tại được trên vùng đất cát nhờ có nguồn nước ngầm ổn định tăng giảm theo mùa. Tuy nhiên, các khách sạn quanh di tích này và người dân địa phương đang bơm hút nguồn nước ngầm để phục vụ nhu cầu kinh doanh và sinh hoạt đe dọa sự tồn tại của Angkor Wat. Đặc điểm của Angkor Wat. Angkor Wat là ví dụ điển hình của phong cách cổ điển của kiến ​​trúc Khmer—phong cách Angkor Wat. Cho đến thế kỷ thứ XII, các kiến ​​trúc sư Khmer đã trở nên thành thục và tự tin trong việc sử dụng sa thạch (chứ không phải là gạch hoặc đá ong) làm vật liệu xây dựng chính. Hầu hết các khu vực có thể nhìn thấy là các khối sa thạch, trong khi đá ong đã được sử dụng cho các bức tường bên ngoài và cho các bộ phận cấu trúc ẩn. Các vật liệu được sử dụng để kết nối các khối vẫn chưa được xác định, mặc dù các loại nhựa cây hoặc vôi tôi đã được nhắc đến. Ngôi đền đã nhận được sự tán thưởng cho sự hài hòa trong thiết kế của mình. Theo Maurice Glaize, một người bảo tồn giữa thế kỷ XX của Ăngkor, ngôi đền "đã đạt tới sự hoàn hảo kinh điển bởi sự hoành tráng được tiết chế của các yếu tố cân bằng và sự sắp xếp chính xác về tỷ lệ. Nó là một tác phẩm của sức mạnh, sự thống nhất và phong cách." Về mặt kiến ​​trúc, các yếu tố đặc trưng của phong cách bao gồm: các tháp dạng oval giống như búp sen; các hành lang nhỏ để mở rộng lối đi; các phòng dọc theo các trục để kết nối các khoảnh sân; và các bậc thang hình chữ thập xuất hiện dọc theo các trục chính của ngôi đền. Các yếu tố trang trí điển hình là devata (hoặc apsara), phù điêu, và trên các bức tường áp mát là các vòng hoa lớn và những cảnh dẫn truyện.Các bức tượng của Angkor Wat được đánh giá là bảo thủ, thiếu sinh động và thiếu hấp dẫn hơn những công trình ở trên. Các yếu tố khác của thiết kế đã bị phá hủy bởi nạn cướp bóc và thời gian, bao gồm vữa mạ vàng trên tháp, lớp mạ vàng trên một số bức phù điêu, và các tấm trần và cửa ra vào bằng gỗ. Các đặc điểm nổi bật. Khoảng không gian bên ngoài. Bức tường bên ngoài, dài 1,024 m (3,360 ft), rộng 802 m (2,631 ft) và cao 4.5 m (15 ft), được bao quanh bởi một khu đất rộng 30 m (98 ft) và một con hào rộng 190 m (620 ft). Lối vào đền là một bờ đất ở phía đông và một đường đắp bằng sa thạch ở phía tây. Lối vào chính ở phía Tây được thêm vào sau, có thể nhằm thay thế cho một cây cầu gỗ. Tại mỗi hướng chính đều có một gopura (kiến trúc cổng vào). Angkor Wat ngày nay. Phục dựng và bảo tồn. Việc phục dựng Angkor Wat bắt đầu từ khi Viện Viễn Đông Bác cổ ("École Française d’Extrême-Orient -" EFEO) thành lập chương trình Phục dựng Ăngkor (Conversation d'Angkor) vào năm 1908. Cho đến lúc đó, các hoạt động tại khu vực chủ yếu là thăm dò. Chương trình chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng tại Ăngkor cho đến đầu những năm 1970 và phần lớn việc phục dựng được thực hiện vào những năm 1960. Tuy nhiên, các hoạt động này đã bị dừng lại vào thời Khmer Đỏ. Từ năm 1986 đến năm 1992, tổ chức Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) tiến hành công việc phục dựng ngôi đền, cho dù đã có những ý kiến tranh cãi về việc sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến bề mặt đá. Năm 1992, sau lời kêu gọi giúp đỡ của Quốc vương Norodom Sihanouk, Angkor Wat được cho vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa của UNESCO (sau đó đã được gạch tên vào năm 2004) và di sản thế giới cùng với lời kêu cứu của UNESCO đến cộng đồng quốc tế. Năm 1994, các phân vùng đã được thiết lập để bảo vệ khu vực Ăngkor. Cơ quan quản lý APSARA được thành lập năm 1995 nhằm bảo vệ và quản lý khu vực, và một điều luật đã được thông qua năm 1996 nhằm bảo vệ các di sản tại Campuchia. Một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc đã tham gia vào các dự án bảo tồn Angkor Wat. Tổ chức Dự án Bảo tồn Apsara Đức đang làm công tác bảo vệ các hoa văn và họa tiết điêu khắc đá khỏi hư hại. Khảo sát của công ty cho thấy khoảng 20 phần trăm các họa tiết đang trong tình trạng tồi tệ, chủ yếu bởi sự xói mòn tự nhiên và sư xuống cấp của đá, nhưng một phần cũng do các cố gắng phục dựng trước đó. Các công việc khác bao gồm sửa chữa các phần bị sụp đổ của cấu trúc, và đề phòng sự sụp đổ thêm: mặt phía tây của tầng trên đã được củng cố thêm bằng giàn giáo từ năm 2002, trong khi một đội từ Nhật Bản đã hoàn thiện việc phục dựng thư viện phía bắc của khoảng đất phía ngoài năm 2005. Quỹ Di tích Thế giới (World Monuments Fund) bắt đầu công việc phục dựng hành lang Churning of Sea of Milk năm 2008 sau một vài năm nghiên cứu tình trạng. Dự án khôi phục hệ thống mái truyền thống của người Khmer và loại bỏ xi măng được dùng trong các lần phục dựng trước khiến muối thấm vào sau các bức điêu khắc đá, làm phai màu và gây hư hại các bề mặt điêu khắc. Màng vi sinh vật sinh học đã tìm thấy đá sa thạch đang xuống cấp tại Angkor Wat, Preah Khan, và Bayon và Tây Prasat ở Ăngkor. Sự mất nước và vi khuẩn lam dạng sợi chống bức xạ có thể sản xuất các axit hữu cơ phân hủy đá. Một loại nấm tối dạng sợi đã được tìm thấy trong các mẫu vật trong và ngoài Preah Khan, trong khi tảo Trentepohlia chỉ được tìm thấy trong các mẫu vật lấy từ đá hồng bên ngoài Preah Khan. Các bản sao cũng đã được thực hiện để thay thế một số các điêu khắc bị mất hoặc hư hỏng. Du lịch. Từ những năm 1990, Angkor Wat đã trở thành một địa điểm du lịch lớn. Năm 1993, chỉ có 7,650 du khách đến đây; đến năm 2004, số liệu chính phủ đã cho thấy đã có 561,000 du khách nước ngoài đến tỉnh Xiêm Riệp, chiếm xấp xỉ 50% lượng du khách nước ngoài đến Campuchia. Đến năm 2007 con số này là trên một triệu, và trên hai triệu vào năm 2012. Phần lớn mọi người đến thăm Angkor Wat với trên 2 triệu du khách nước ngoài năm 2013. Khu di tích được quản lý bởi tập đoàn tư nhân SOKIMEX, tổ chức đã thuê lại Angkor Wat từ Chính phủ Campuchia. Các dòng khách du lịch không gây ra thiệt hại nào đáng kể, trừ một số bức graffti; các bức điêu khắc đá và bề mặt sàn được bảo vệ bởi dây thừng và mặt gỗ. Du lịch cũng mang về một nguồn thu khác cho công tác bảo trì—cho đến năm 2000, khoảng 28% nguồn thu từ bán vé tại khu vực Ăngkor được sử dụng cho ngôi đền—cho dù phần lớn công việc được tiến hành bởi các đội được tài trợ bởi các chính phủ nước ngoài chứ không phải các nhà chức trách Campuchia.
8,783
64296808
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8783
Ảo ảnh (Phật giáo)
Ảo ảnh cũng được gọi là giả tướng (假 相), đọc đúng là "Huyễn" (幻) (幻 影; "māyā"). Đây là danh từ được dùng để chỉ thế giới hiện tượng đang liên tục thay đổi này. Đối với người chưa giác ngộ thì thế giới này là thế giới duy nhất có thật. Ảo ảnh được dùng để chỉ tất cả các hiện tượng sinh diệt, không thuộc thực tại cuối cùng (Ba thân). Một khi thấu hiểu rằng mọi Pháp đều là ảo ảnh thì điều đó đồng nghĩa với Giác ngộ (Bồ-đề) và đạt Niết-bàn. Theo quan niệm Phật giáo thì "thấy" thế giới, tự chủ rằng có "một người" đang nhận thức và có "vật được nhận thức", có "ta" có "vật" có thế giới luân chuyển này chưa phải là sai lầm. Sai lầm là ở chỗ cho rằng sự vật bất biến, trường tồn và thế giới này là duy nhất, có thật. Đây mới là Kiến giải bất thiện vì nó ngăn trở những tri kiến bổ ích khác. Thật sự thì cái tương đối và cái tuyệt đối không hề rời nhau; và như thế, ảo ảnh (mê) và Bồ-đề (ngộ) bản tính không hai. Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác trình bày xuất sắc sự việc này ngay trong phần đầu của bài Chứng đạo ca: Dịch nghĩa:
8,784
70595425
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8784
Ái
Ái có thể chỉ:
8,785
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8785
Ba mươi hai tướng tốt
Ba mươi hai tướng tốt (theo từ Hán-Việt là Tam thập nhị hảo tướng, 三十二好相; tiếng Phạn: "dvatriṃśadvara-lakṣaṇa") được tin là của một Chuyển luân vương ("cakravartī-rāja"), của một vị Bồ tát, hay là của một vị Phật. Tuy nhiên, trong 32 tướng, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng là có chữ Vạn ở trước ngực và tướng người phát ra hào quang như Phật. Theo Luận Trí Độ, thì Bồ Tát thì cũng có 32 tướng tốt nhưng có 7 tướng khác hơn so với Chuyển Luân Vương. (Xin xem thêm bài dịch của Thích Huyền Tôn ). Ngoài ba mươi hai tướng tốt đó, người ta còn nói đến Tám mươi vẻ đẹp khác của Phật. 32 tướng tốt được nhắc tới trong nhiều kinh luận quan trọng bao gồm Kinh Đại Bát Nhã, kinh Trường bộ, Đại Trí Độ Luận, Niết Bàn Kinh, Trung A Hàm Tam Thập Nhị Tướng kinh. Các tướng tốt là kết quả của tâm từ bi vô lượng. Các tên Hán Việt ít dùng khác của 32 tướng tốt là Tam thập nhị đại nhơn tướng, Tam thập nhị đại trượng phu tướng, và Đại nhơn tam thập nhị tướng. Nội dung. Các tôn giáo ở Ấn Độ ngày xưa đã biết đến 32 tướng Đại trượng phu này, nhưng họ lại không biết những nguyên nhân nào mà những tướng này được thành tựu. Tuy nhiên Đức Phật - vị có đầy đủ 32 tướng tốt - đã chỉ dẫn những nguyên nhân và ảnh hưởng của 32 tướng trạng này qua những kinh nghiệm mà chính Đức Phật đã trải qua. Đức Phật cho rằng bất kì ai có "đầy đủ cả 32 tướng tốt" thì chỉ chọn 2 con đường duy nhất: hoặc làm vị Chuyển luân Thánh Vương, hoặc sẽ làm vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Lưu ý: Một số tướng tốt nói trên được đặc biệt chú ý trong tranh tượng – nhất là hào quang, một dấu hiệu rõ rệt của thánh nhân theo quan điểm Ấn Độ, không bao giờ thiếu trong các tượng Phật. Có lúc hào quang được vẽ như vòng lửa xuất phát từ đầu đến vai. Tướng lông xoáy giữa hai chân mày tượng trưng cho Trí huệ có khi được trình bày như một chấm vàng, hay được thay thế bằng ngọc quý. Tướng chóp nổi cao ở đỉnh đầu (肉 髻, "uṣṇīṣa") được trình bày mỗi nơi mỗi khác, tại Ấn Độ và Trung Quốc hình bán cầu, tại Cam Bốt hình nón và tại Thái Lan hình nhọn đầu hay có dạng một ngọn lửa. Đoạn kinh Kim Cang về 32 tướng tốt. Trong chương thứ 13, kinh Kim Cang có một đề cập ngắn gọn liên quan tới 32 tướng như sau: "Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ? <BR>Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng." Dịch nghĩa:<BR>"Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Có thể nào dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai không?<BR>Kính Thế tôn, không. Không thể dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai. Tại vì sao? Như Lai nói 32 tướng, tức chẳng phải tướng, đó gọi là 32 tướng". Đại ý cho thấy các hình tướng nhìn thấy, hay cảm xúc được, tâm tưởng được chỉ là hư vọng và vô thường không thể nào là chân lý (hay là thực chất của vạn vật). Thấy được cả tính không của các hình tướng này và không chấp vào các hình tướng thì thấy được thật tướng.
8,786
771298
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8786
Quy y
Quy y (zh. 皈依, sa. शरण "śaraṇa", pi. सरण "saraṇa", bo. "skyabs") còn được gọi là quy đầu (zh. 歸投), ngưỡng trượng (zh. 仰仗), y thác (zh. 依托). Quy y trong Phật giáo có nghĩa là quy y Tam bảo (chỉ Phật, Pháp và Tăng). Nghĩa là y thác vào Phật, Pháp, Tăng ba ngôi có thể bảo hộ che chở, cũng gọi là Quy y Tam Bảo. Chữ "Quy" (歸) có nghĩa ở đây là trở về, theo về, "y" (依) là nương nhờ hay thuận theo, làm theo lối đã định, 三歸依 "tam quy y" là quy y Tam bảo. Chữ Quy cũng được viết là 皈 gồm bộ thủ Bạch 白 ("cõi sáng") và chữ Phản 反, "quay về" và như vậy, có nghĩa là "quay về cõi sáng", "dốc lòng tin theo". Trong các bộ Phệ-đà (sa. "veda"), từ "śaraṇa" có nguyên nghĩa là "bảo hộ", "cứu tế" hoặc "chỗ tị nạn", "chỗ bảo hộ", ý là chỗ chúng sinh có thể đến, thân được an toàn, tâm được vô ưu. Quy y Tam bảo của Phật giáo chỉ sự nương vào uy lực của Tam bảo để đạt được an ổn vô hạn của tâm thức, thoát mọi khổ não. "Câu-xá luận" quyển thứ 14 (Đại Chính 29.76c) nói: Người hâm mộ Phật pháp khi nhập môn tất phải thực hiện nghi thức quy y; thệ nguyện quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng xong mới chính thức được xem là một đệ tử Phật. Người đã quy y có thể là một Phật tử, cư sĩ, tu tại gia hay là xuất gia theo tăng đoàn. Thệ nguyện. Nếu hành giả muốn thực hiện quy y thì tự đặt mình vào con đường tu học của nhà Phật bằng cách giữ giới. Một nguyện vọng tất yếu luôn được thực hiện một cách mặc định khi hành giả quy y Tam bảo là không được sát hại chúng sinh. Tuỳ theo các tông phái Phật giáo mà phương pháp thực hiện quy y và nguyện vọng có thể khác nhau. Năm giới sau có thể được xem là những thành phần của một nghi thức thực hiện quy y: Những lời khuyên khi quy y. Để thật sự quy y Hành giả nên cố gắng Nguyên văn Tam quy y. Tam quy y (sa. "triśaraṇa"; pi. "tisaraṇa") là quy y Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. "Hành giả niệm ba quy y, tự nhận Phật là đạo sư, Pháp là "thuốc chữa bệnh" và Tăng-già là bạn đồng học". Ba quy y cũng là một phần quan trọng trong mỗi buổi hành lễ. Thông thường, Tam quy y được lặp lại ba lần. Và Quy y theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Trong các tông phái Phật giáo Tây Tạng, lễ quy y rất quan trọng và là điều kiện tiên quyết của mọi tu học về Pháp (sa. "dharma"). Quy y của Phật giáo Tây Tạng khác với Quy y Tam bảo trong Tiểu thừa hoặc Đại thừa. Ba đối tượng quy y thông thường là: 1. Phật, 2. Pháp (sa. "dharma") và 3. Tăng (sa. "saṅgha"). Trong Kim cương thừa được lưu hành tại Tây Tạng, ngoài Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), còn thêm một đối tượng nữa là Lạt-ma, vị đạo sư. Trong một số trường phái, có thể có đến sáu đối tượng quy y, tức là ngoài Tam bảo còn có thêm: 4. Lạt ma, 5. Thần Thể (bo. "yidam") và 6. Không hành nữ (sa. "ḍākinī"). Tầm quan trọng của Phật như là đạo sư và Tăng là giáo hội do Ngài xây dựng lên để truyền bá giáo pháp đã được xác lập rất sớm và xem như nhãn quan Phật giáo. Với sự thành hình của Đại thừa, tính chất quan trọng của đức Phật lịch sử giảm đi và thay vào đó là "Phật quả" có tính chất bao trùm, vượt thời gian. Đến Kim cương thừa, thì vị đạo sư lại trở nên quan trọng, đó là vị hoá thân của "Phật quả". Trong giáo pháp Đát-đặc-la, người ta luôn luôn nhấn mạnh tính chất quan trọng của đạo sư, là người giúp hành giả trong các phép tu khó khăn. Kim cương thừa xem vai trò của đạo sư như là đối tượng quy y thứ tư và cho rằng vị đó là hiện thân của Tam bảo bắt nguồn trực tiếp từ các phép tu của trường phái này. Thời gian Kim cương thừa được truyền qua Tây Tạng cũng là thời điểm người ta bắt đầu thiết lập việc quy y đạo sư. Tiểu sử của Na-lạc-ba và Mật-lặc Nhật-ba còn ghi lại rất rõ điều này. Ngay cả A-đề-sa cũng nhấn mạnh đến việc quy y Lạt-ma và vì vậy ông được tặng danh hiệu "Quy y học giả" (bo. "kyabdro paṇḍita"). Trong các tông phái Tây Tạng, khi hành giả chuẩn bị thiền quán phải để ý đến phần quy y và phát Bồ-đề tâm. Tương truyền rằng Na-lạc-ba quy y như sau: "Tâm ta là Phật hoàn toàn, Khẩu ta là Pháp hoàn toàn, Thân ta là Tăng hoàn toàn."
8,788
626324
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8788
Bà-la-môn
Bà-la-môn hay Brahmin (Hán tự: 婆羅門, Tiếng Phạn: ब्राह्मण "brāhmaṇa") là danh từ chỉ một đẳng cấp. Đạo Bà-la-môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích-ca, bắt nguồn từ Vệ-đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-đà giáo) ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà-la-môn hình thành trên cơ sở Vệ-đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Phật Thích-ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-la-môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ. Đạo Bà-la-môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo. Tôn giáo này quy định thứ tự của các "đẳng cấp" trong xã hội Ấn Độ như sau: Ấn Độ giáo này quy định rất nghiêm khắc về sự phân biệt các đẳng cấp người tại Ấn Độ: Trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế, Bà-la-môn là cấp cao nhất trong hệ thống xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật để đánh giá con người. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó ("Tập bộ kinh"). Với sự khéo léo này, Đức Phật vừa ngầm lên án sự phi lý, bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ, vừa không để những người Bà-la-môn viện cớ tấn công Đạo Phật. Trong tăng đoàn của Đức Phật, mọi tín đồ đều bình đẳng, việc phân chia thứ hạng chỉ dựa trên thành tựu tu hành chứ không phải giai cấp xuất thân của người đó. Đức Phật từng thu nạp nhiều người Chiên-đà-la vào tăng đoàn, dù điều này khiến nhiều người thời đó dè bỉu. Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh ("Tự thuyết" I. 5, "udāna"):
8,790
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8790
Tân Ước
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hy Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 Công nguyên tới trước năm 140 Công nguyên (sau Cựu Ước). Từ "Tân Ước" được dịch từ tiếng Latinh là "Novum Testamentum", nguyên ngữ Hi văn là "Kainē Diathēkē" (Καινή Διαθήκη), có nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách. Nguồn. Theo các giáo phụ, Phúc Âm Mátthêu và Phúc Âm Gioan là những sách được trước tác đầu tiên, song nhiều người tin rằng Phúc Âm Máccô và "Nguồn Q" là những nguồn tư liệu chính cho các sách Phúc âm. Các sách của Tân Ước. Tân Ước có tổng cộng 27 sách, những sách này được viết bởi các tác giả khác nhau, vào các thời điểm khác nhau và tại các nơi chốn khác nhau. Khác với Cựu Ước, Tân Ước được trước tác trong một quãng thời gian tương đối ngắn, khoảng chừng một thế kỷ hoặc hơn. Dưới đây là danh mục các sách của Tân Ước với tên của những người được cho là tác giả. Các sách Phúc âm. Trọng tâm của các sách Phúc âm là cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su: Gọi là nhóm "Phúc Âm Nhất Lãm" (hoặc "Phúc Âm Đồng quan)." Sách Lịch sử. Lịch sử hội Thánh tiên khởi, sau khi Chúa Giê-su không còn hiện diện cùng với các Tông đồ, được ký thuật trong sách Công vụ các Sứ đồ (Công vụ Tông đồ). Các thư tín. Các Thư Tín bao gồm nhiều bức thư được viết để gởi các cá nhân hoặc các giáo đoàn ("congregation"). Trong nhiều thư tín, các tác giả trình bày những luận điểm thần học quan trọng cũng như cung cấp một cái nhìn thấu suốt nhằm lý giải sự phát triển của hội Thánh tiên khởi. Các thư tín của Phao-lô. Đây là những thư được tin là do Sứ đồ Phao-lô viết cho những cá nhân hoặc nhóm tín hữu khác nhau. Tên của các thư tín này được gọi theo tên người nhận. Các thư tín chung. Là những thư được viết cho toàn thể Hội Thánh. Các thư này được gọi theo tên tác giả. Vào thời trung cổ chúng không được sắp xếp chung với các thư của Phao-lô, nhưng với sách Công vụ các Sứ đồ để trở thành bộ "Praxapostolos". Ngôn ngữ. Ngôn ngữ đàm thoại phổ thông trong thời Chúa Giê-su là tiếng Aram. Tuy nhiên, nguyên bản của Tân Ước được viết bằng một phương ngữ Hy Lạp cổ ("Koine Greek") được dùng phổ biến trong đại chúng tại các tỉnh thuộc Đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 1, từ đó được dịch ra các ngôn ngữ khác, quan trọng nhất là tiếng Latinh, tiếng Syria, và tiếng Copt. Nhiều giáo phụ cho rằng Phúc âm Mátthêu khởi thủy được viết bằng tiếng Hebrew (Do Thái), một số giáo phụ cũng tin rằng Phaolô viết thư Do Thái bằng tiếng Hebrew, sau đó được Luca dịch ra tiếng Hy Lạp. Cả hai quan điểm này đều không nhận được nhiều ủng hộ từ các học giả hiện đại, họ cho rằng dựa trên văn phong của Phúc âm Mátthêu và thư Do Thái, có thể suy đoán chúng được trước tác trong nguyên văn bằng tiếng Hy Lạp. Cần lưu ý rằng nhiều sách trong Tân Ước, đặc biệt là Phúc âm Macô và Phúc âm Gioan được viết bằng thứ tiếng Hy Lạp chưa hoàn chỉnh. Chúng thua xa các tác phẩm cổ điển hoặc văn chương sáng tác bằng Hi văn bởi những tác giả thuộc giai tầng thượng lưu, thành phần ưu tú và các triết gia sống vào thời ấy. Một số học giả cho rằng bản Tân Ước tiếng Aram là nguyên bản, còn bản Hi văn chỉ là bản dịch. Tác giả. Tân Ước được trước tác bởi nhiều người khác nhau. Niềm tin truyền thống cho rằng tất cả các sách này được viết bởi các sứ đồ hoặc bởi các môn đệ của họ (như Macô hay Luca). Song giới học giả hiện đại tỏ ra không đồng ý với quan điểm trên. Ngoại trừ thư Do Thái, không có nghi vấn nào về quyền tác giả của các sách kể trên cho đến thế kỷ 18 khi làn sóng tra vấn về thẩm quyền của Tân Ước bắt đầu bùng phát. Bảy trong số các thư tín được viết bởi Phao-lô ngày nay được các học giả công nhận là chính xác bao gồm: Roma, 1 Côrintô, 2 Côrintô, Galat, Philipphê, 1 Thexalonica và Philêmôn. Nhưng họ không thể đồng ý với nhau có phải Phao-lô là tác giả của 2 Thessalonica, Colôsê và Ephêxô hay không. Nhìn chung, chỉ có giới học giả Tin Lành ("Evangelical") chấp nhận quan điểm cho rằng Phao-lô là tác giả của các thư mục vụ (1 Ti-mô-thê, 2 Ti-mô-thê và Titô). Ngày nay, hầu như không có học giả nào cho rằng Phao-lô viết thư Do Thái. Thật vậy, cuộc tranh luận về tác giả thư Do Thái, thư tín duy nhất không có tên tác giả, bắt đầu từ thời kỳ các giáo phụ. Tertullian gợi ý đó là Barnabas, nhưng Clement thành Alexandria suy đoán rằng thư này được viết bởi Phao-lô, dịch bởi Luca hoặc bởi Clement thành Roma (sau này là Giáo hoàng Clement I). Còn Origen (Ὠριγένης), ngay giữa cuộc tranh luận, cho rằng "chỉ có Chúa mới biết" ai thật sự là tác giả. Trong các sách được cho là viết bởi sứ đồ Gioan, Phúc âm Gioan và thư Gioan thứ nhất được chấp nhận là của Gioan, vấn đề còn lại là xem tác giả sách Khải Huyền là Gioan Tông đồ hay là một Gioan nào khác. Vấn đề tìm kiếm tác giả cho các tác phẩm cổ đại như các sách trong Tân Ước được thể hiện rõ khi xem xét các sách Phúc âm. Vì cớ nhiều chi tiết tương đồng được tìm thấy trong ba sách Phúc âm Matthêu, Macô, Luca, chúng được gọi là "Phúc âm đồng quan" ("Synoptic Gospels"). Ngược lại, có những câu chuyện và nội dung các cuộc đàm đạo chỉ được ký thuật trong Phúc âm Gioan, vì vậy sách này được xem là có quan điểm khác biệt với ba sách Phúc âm nêu trên. Có một quan điểm được nhiều học giả phê phán Tân Ước chấp nhận là Giả thuyết Hai nguồn tư liệu. Theo đó, Phúc âm Matthêu và Phúc âm Luca được xây dựng trên nguồn tư liệu của Phúc âm Macô và từ một nguồn chung gọi là "Nguồn Q", từ thuật ngữ "Quelle" trong tiếng Đức nghĩa là "nguồn". Song bản chất và ngay cả sự hiện hữu của Q chỉ có tính suy diễn. Hầu hết các học giả chấp nhận giả thuyết này cho rằng Q là nguồn tư liệu duy nhất, trong khi những người khác tin Q là một tập hợp các tư liệu hoặc một số truyền khẩu. Từ những dữ liệu hiện có, không có thông tin nào giúp tìm ra tác giả của Q. Thời điểm trước tác. Theo truyền thống, những sách được viết đầu tiên là các thư tín của Phao-lô, các sách sau cùng được cho là của Gioan Tông đồ. Tương truyền Gioan có tuổi thọ cao, có lẽ đến 100 tuổi, tuy điều này xem ra không có nhiều tính thuyết phục. Irenaeus thành Lyons, vào khoảng năm 185, thuật rằng Phúc âm Mátthêu và Phúc âm Máccô ("Macô" hoặc "Mác") được viết đang lúc Peter ("Phê-rô" hoặc "Phi-e-rơ") và Phao-lô thuyết giáo tại Roma, có lẽ vào thập niên 60. Phúc âm Luca được trước tác một thời gian sau đó. Người ta tin là Phúc âm Mác được viết sau năm 65, Phúc âm Mátthêu ("Matthêu" hoặc "Ma-thi-ơ") được trước tác vào một thời điểm nào đó giữa năm 70 và 85. Thời điểm dành cho Phúc âm Luca được đặt trong khung thời gian giữa các năm 80 và 95. Sách được viết sớm nhất của Tân Ước có lẽ là 1 Thessalonica, một thư tín của Phao-lô, được viết khoảng năm 51 hoặc thư Galat vào năm 49. Tuy nhiên, John A. T. Robinson, tác giả quyển "Redating the New Testament" (1976), cho rằng toàn bộ các sách Tân Ước được hoàn tất trước năm 70, thời điểm đền thờ tại Jerusalem bị huỷ phá. Theo lập luận của Robinson, sự phá hủy đền thờ đã được tiên báo bởi Chúa Giê-xu và được chép trong Ma-thi-ơ 24. 15 – 21 và Luca 23. 28 – 31, các tác giả của hai Phúc âm này và của các sách khác trong Tân Ước không thể không chỉ ra sự ứng nghiệm lời tiên tri. Quan điểm của Robinson được chấp nhận rộng rãi trong vòng các tín hữu Tin Lành ("Evangelical"). Vào thập niên 1830, các học giả của trường Tübingen (tại Đức) ấn định thời điểm trước tác của các sách Tân Ước đến thế kỷ thứ 3, nhưng sự phát hiện một số bản cổ sao Tân Ước có niên đại năm 125 dẫn đến những nghi vấn về quan điểm này. Hơn nữa, Clement thành Roma vào năm 95, trong một bức thư gởi đến hội Thánh tại Corintho (Κόρινθος "Kórinthos"), trích dẫn 10 trong số 27 sách của Tân Ước, và trong một bức thư gởi hội Thánh tại Philippi (Φἱλιπποι "Philippo"), Polycarp trích dẫn 120 lần từ 16 sách Tân Ước. Tuyển chọn. Một quy trình phức tạp và kéo dài được áp dụng cho việc tuyển chọn (quy điển) cho Tân Ước. Đặc điểm của các sách được chọn là phải được đông đảo tín hữu công nhận là có tính soi dẫn khi được dùng trong thờ phụng và giảng dạy, phù hợp với bối cảnh lịch sử của chúng, và hài hòa với Kinh Thánh Do Thái (các cộng đồng Cơ đốc đầu tiên hầu hết là người Do Thái). Bằng cách này, các sách được công nhận là sự mặc khải về Giao Ước Mới phải vượt qua sự sàng lọc không phải tại các buổi họp của các công đồng nhưng tại các buổi thờ phụng kín giấu của các nông dân thuộc giai cấp hạ lưu trong thời kỳ hội Thánh đang bị bách hại. Trong ba thế kỷ đầu của hội Thánh không có sự đồng thuận hoàn toàn về kinh điển Tân Ước. Vào thế kỷ thứ 2 xuất hiện một tuyển tập các thư tín và các sách Phúc âm được các nhà lãnh đạo hội Thánh xem là có thẩm quyền, bao gồm bốn sách Phúc âm và nhiều thư tín của Phao-lô. Justinô Tử đạo, Irenaeus và Tertullian (thuộc thế kỷ thứ 2) tin rằng chúng có sự linh hứng như Kinh Thánh Do Thái (Cựu Ước). Những sách khác, dù được tôn trọng và yêu thích, dần dần được xếp vào danh sách các thứ kinh. Một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm xác lập một bộ kinh điển đến từ Marcion. Ông bác bỏ toàn bộ Cựu Ước và chỉ giữ lại trong danh sách của mình Phúc âm Luca và mười trong số các thư tín của Phao-lô. Quan điểm không chính thống này, cùng với nền thần học khả tri ("gnostic") của ông, bị đa số tín hữu khước từ. Bộ kinh điển Tân Ước lần đầu tiên được liệt kê bởi Anathasius, Giám mục thành Alexandria, vào năm 367, trong một bức thư gởi cho các giáo đoàn của ông tại Ai Cập. Danh sách này ngày càng được chấp nhận rộng rãi cho đến khi có được sự đồng thuận tại công đồng lần thứ ba tại Carthage vào năm 397. Dù vậy, quyết định của công đồng này không phải là chung quyết. Vẫn còn tra vấn về thẩm quyền của một vài sách, đặc biệt là các sách Gia-cơ và Khải Huyền. Thẩm quyền. Dù các nhóm trong cộng đồng Cơ Đốc giáo đều tôn trọng Tân Ước, họ lại duy trì các quan điểm khác biệt về bản chất, mức độ và tính xác đáng của thẩm quyền Tân Ước. Các quan điểm này phụ thuộc vào khái niệm soi dẫn, liên quan đến vai trò của Thiên Chúa trong việc hình thành Tân Ước. Nhìn chung, vai trò của Thiên Chúa trong thuyết soi dẫn càng lớn thì các khái niệm về các tính chất không sai lầm, không mắc lỗi và có thẩm quyền của Kinh Thánh càng được khẳng định. Song không dễ định nghĩa các khái niệm này vì chúng được giải thích bởi các quan điểm khác nhau. Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương. Đối với Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương, đồng tồn tại hai nhân tố của sự mặc khải, "Thánh Kinh" và "Thánh truyền" (tức các truyền thống Tông đồ), được luận giải theo sự dạy dỗ của giáo hội. Theo thuật ngữ Công giáo, thẩm quyền giải thích kinh Thánh và truyền thống thuộc "Magisterium" (gồm có giáo hoàng và một số Giám mục thuộc quyền), trong khi Chính Thống giáo dành quyền này cho các công đồng. Kháng Cách. Xác tín với giáo lý Duy Thánh Kinh (xem Năm Tín lý Duy nhất), tín hữu Kháng Cách tin rằng đức tin, sống đạo và giáo huấn của họ phù hợp với Kinh Thánh và công nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất. Tin Lành và Nền tảng. Những người theo khuynh hướng Tin Lành ("Evangelicalism") và Nền tảng ("Fundamentalism") tin rằng có hai nhân tố trong sự mặc khải: con người và thần thượng. Nhân tố con người hiện diện trong văn phong của các tác giả và nhân tố thần thượng trong sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh sao cho mọi điều họ viết đều phù hợp với chân lý. Trong vòng nước Mỹ, Bản Tuyên ngôn Chicago về tính Vô ngộ của Kinh Thánh được xem là sự trình bày khúc triết quan điểm của cộng đồng Tin Lành về vấn đề này: "Là sự mặc khải của Thiên Chúa, Kinh Thánh không mắc sai lầm trong toàn bộ giáo huấn, trọn vẹn trong sự mặc khải về công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, về những sự kiện lịch sử, về sự soi dẫn của Thiên Chúa trong các tác phẩm văn chương, cũng như lời chứng về ân điển cứu chuộc của Thiên Chúa trong đời sống của mỗi cá nhân." Chính lưu và Tự do. Các nhóm Kháng Cách Chính lưu ("mainstream") và Tự do ("liberal") tin vào thẩm quyền và tính chân xác của Kinh Thánh nhưng họ tìm cách giải thích Kinh Thánh sao cho có thể bao hàm quan điểm của các trào lưu khác nhau, từ khuynh hướng Tin Lành cho đến khuynh hướng hoài nghi.
8,791
69995076
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8791
Bát chính đạo
Bát chánh đạo (Hán việt: 八正道; Pali: ; Sanskrit: ) là một bản tóm tắt ở thời kì ban đầu về con đường của các phương pháp thực hành trong Phật giáo để dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi - vòng lặp tái sinh đầy đau khổ - bằng việc đạt đến niết bàn. Bát chánh đạo bao gồm tám pháp thực hành: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định ('quá trình tiếp nhận hoặc sự kết hợp liên quan đến thiền định'; một cách tương tự, sự nhận thức thiền định một cách điềm tĩnh). Ở thời kì ban đầu của Phật giáo, những pháp thực hành này đã bắt đầu bằng việc hiểu rằng cơ thể - tâm trí làm việc theo cách bất thiện (chánh kiến), tiếp theo là việc bước vào con đường Phật giáo bằng cách giữ gìn bản thân, kiểm soát bản thân, phát triển lòng từ và lòng trắc ẩn; và kết thúc bằng thiền định, là cái củng cố cho những pháp thực hành trên trong việc phát triển của cơ thể - tâm trí. Ở thời kì về sau của Phật giáo, trí tuệ ("prajñā") đã trở thành một công cụ chính trong việc giải thoát, dẫn đến một khái niệm khác và cấu trúc khác của con đường, trong đó "mục đích" của con đường Phật giáo được định rõ hơn bằng việc chấm dứt vô minh và sự tái sinh. Bát chánh đạo là một trong những bản tóm tắt chính trong các phương pháp của Phật giáo, được dạy để đạt đến quả vị A-la-hán. Trong truyền thống Thượng tọa bộ, con đường này còn được tóm tắt như là "sila" (giới), "samadhi" (định) và "prajna" (tuệ). Trong Phật giáo đại thừa, con đường này đối lập với con đường của Bồ tát, là con đường được tin rằng đi xa hơn quả vị A-la-hán để đạt đến Phật tính. Trong chủ nghĩa tượng trưng của Phật giáo, bát chánh đạo thường được đại diện bằng hình thức của bánh xe chánh pháp (dharmachakra), trong đó tám nan hoa của bánh xe đại diện cho tám nhánh của con đường. Từ nguyên và danh pháp. Thuật ngữ tiếng Pali "" () thường được dịch sang tiếng Anh là "Noble Eightfold Path" (con đường tám ngành cao quý). Bản dịch này là một sự quy ước được bắt đầu bởi các dịch giả về kinh điển Phật giáo sang tiếng Anh, giống như "ariya sacca" được dịch thành Four Noble Truths (tứ diệu đế). Tuy nhiên, cụm từ trên không ám chỉ con đường đó là cao quý, mà nó mang ý nghĩa là con đường của "những người cao quý" (Pali: "arya" nghĩa là 'những người đã giác ngộ, quý phái, được yêu quý'). Thuật ngữ "magga" (Sanskrit: "mārga") có nghĩa là "con đường", còn "aṭṭhaṅgika" (Sanskrit: "aṣṭāṅga") có nghĩa là "tám thành phần". Vậy nên, một cách dịch thay thế của "ariya aṭṭhaṅgika magga" là "con đường tám thành phần dành cho những người cao quý", hoặc là "con đường tám ngành của những bậc cao quý". Tất cả tám yếu tố trong Bát chánh đạo đều bắt đầu bằng từ "samyañc" (trong tiếng Phạn) hoặc "sammā" (trong tiếng Pāli) mà nó có nghĩa là "đúng, hợp lý, chân chánh, tốt nhất". Trong kinh điển Phật giáo, sự đối lập của chân chánh ("samma") là phi chơn chánh ("miccha"). Nguồn gốc. Con đường trung đạo. Dựa theo nhà nghiên cứu về Nam Á Tilmann Vetter, bản miêu tả về con đường Phật giáo có lẽ lúc đầu được gọi đơn giản bằng thuật ngữ "con đường trung đạo." Theo thời gian, bản miêu tả ngắn này đã được giải thích tỉ mỉ, dẫn đến bản miêu tả của bát chánh đạo. Tilmann Vetter và nhà sử học Rod Bucknell đều để ý rằng các bản miêu tả dài hơn của "con đường" có thể được tìm thấy ở những bản kinh lúc ban đầu, mà chúng có thể được rút gọn thành bát chánh đạo. Tám chi phần. Tám phương pháp thực hành của Phật giáo trong Bát chánh đạo bao gồm: Sự giải thoát. Việc đi theo con đường tám ngành cao quý này sẽ dẫn đến sự giải thoát bằng trạng thái niết bàn: Các chi phần. Chánh kiến. "Chánh tri kiến" (' / ') hoặc "sự hiểu biết đúng đắn" cho rằng hành động của chúng ta đều mang kết quả, rằng cái chết không phải là sự kết thúc, rằng hành động và niềm tin của chúng ta cũng mang kết quả sau cái chết, và rằng Đức Phật đã đi theo và dạy lại một con đường thành công trong việc giải thoát khỏi thế giới này và thế giới khác (thiên đàng hay địa ngục). Trong kinh Trung Bộ (MN) 117, "Đại kinh Bốn muơi" ("Mahācattārīsaka Sutta"), một bài kinh từ tạng kinh tiếng Pali, mô tả về bảy phương pháp thực hành đầu tiên như là các yếu tố cần thiết cho chánh định, bắt đầu bằng chánh kiến: Về sau, chánh kiến đã trở nên cụ thể hơn bằng việc bao gồm "nghiệp", và tái sinh, và tầm quan trọng của Tứ diệu đế, khi mà "trí tuệ" đã trở thành trọng tâm trong việc giải thoát trong Phật giáo. Cách giới thiệu này về chánh kiến vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong Phật giáo Thượng tọa bộ. Mục tiêu của chánh tri kiến là để làm sáng tỏ con đường của một người khỏi sự nhầm lẫn, sự hiểu sai và lối suy nghĩ lừa dối. Nó là một cách thức để dần có thêm sự hiểu biết đúng đắn về thực tại. Theo cách dịch trong một vài phong trào Phật giáo, học giả về nghiên cứu tôn giáo George Chryssides và tác giả Margaret Wilkins cho rằng, chánh kiến là không-kiến: như những người đã giác ngộ trở nên chú ý rằng không có gì có thể được thể hiện bằng những thuật ngữ cố định mang tính khái niệm và sự đeo bám vào các khái niệm mang tính giáo điều, cứng rắn bị vứt bỏ. Thượng tọa bộ. Tỳ-kheo Bodhi nói rằng, chánh kiến có thể được chia nhỏ ra hơn nữa thành chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu, siêu thế: Dựa theo Phật giáo Thượng tọa bộ, chánh kiến hữu lậu là một tư tưởng giảng dạy mà nó phù hợp cho những cư sĩ, trong khi đó chánh kiến vô lậu, là cái yêu cầu một sự hiểu biết sâu sắc hơn, thì thích hợp cho các tu sĩ. Cả hai chánh kiến vô lậu và hữu lậu đòi hỏi sự chấp nhận những học thuyết sau đây của Phật giáo: Chánh tư duy. Chánh tư duy ("samyak-saṃkalpa" / "sammā-saṅkappa") còn được biết đến là "quá trình tư duy đúng đắn", "khát vọng đúng đắn", hay là "động lực đúng đắn". Trong chi phần này, người thực hành quyết tâm từ bỏ gia đình, từ bỏ đời sống trần tục và cống hiến bản thân cho mục đích giải thoát. Trong phần III.248, kinh Trung Bộ có nói, Cũng giống như chánh kiến, chi phần này có hai mức độ. Ở mức độ hữu lậu, sự quyết tâm bao gồm sự vô hại (ahimsa) và kiềm chế sự sân hận ("avyabadha") đối với bất kì loài hữu tình nào, điều này giúp tích lũy thêm nghiệp và dẫn đến sự tái sanh trong tương lai. Ở mức độ vô lậu, chi phần này bao gồm sự quyết tâm trong việc xem xét mọi thứ và mọi loài đều có tính chất vô thường, là nguồn của sự đau khổ và không có một Ngã. Chánh ngữ. Chánh ngữ ("samyag-vāc" / "sammā-vācā") trong hầu hết các bài kinh Phật giáo được trình bày dưới bốn điều từ bỏ, như trong kinh điển tiếng Pali: Thay vì dùng thuật ngữ "từ bỏ và kiềm chế khỏi điều sai trái" như thông thường, một vài bài kinh như là kinh Sa-môn quả (Samaññaphala Sutta) và kinh Kevaddha (Kevata Sutta) trong kinh Trường bộ ("DN") giải thích phẩm chất này theo nghĩa chủ động, sau khi tuyên bố nó theo phương cách của sự từ bỏ. Ví dụ như, kinh Sa-môn quả (Samaññaphala Sutta) nói rằng một phần của phẩm hạnh của người tu là "người đó từ bỏ lời nói láo, tránh xa lời nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời." Tương tự như thế, phẩm hạnh về sự từ bỏ nói lời hai lưỡi cũng được giải thích như là niềm vui sướng trong việc tạo nên sự hòa thuận. Phẩm hạnh về sự từ bỏ lời nói ác được giải thích trong bài kinh này bao hàm lời nói đẹp tai, dễ thương, tao nhã, làm đẹp lòng nhiều người. Phẩm hạnh về sự từ bỏ lời nói phù phiếm được giải thích như là việc nói về những điều liên quan đến chánh pháp (Dhamma) đối với mục tiêu giải thoát của người đó. Trong bài kinh "Abhaya-raja-kumara Sutta", Đức Phật giải thích về phẩm hạnh của chánh ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau, dựa vào giá trị về sự thật, giá trị về tính hữu ích và chủ đề mang tính cảm xúc. Bài kinh nói rằng, Như Lai không bao giờ nói những lời mà dù thật hay không thật, dù như chân hay không như chân, dù không ưa thích hay ưa thích, nếu lời nói đó không mang lại lợi ích, và không tương ứng với mục đích của ngài ấy. Thêm vào đó, bài kinh còn cho biết rằng Như Lai nói như thật, như chân, và lời nói đó khiến người nghe không ưa và thích, chỉ khi nào lời nói đó liên hệ đến mục đích của ngài, nhưng phải vào thời điểm thích hợp. Bài kinh còn cho biết thêm, Như Lai chỉ nói đúng thời kể cả khi lời nói ngài là như chân, như thật tương ứng với mục đích và khiến cho người khác ưa và thích. Theo Ganeri, vậy nên Đức Phật giải thích chánh ngữ trong tạng kinh tiếng Pali, là không bao giờ nói những gì mà không có lợi ích; và chỉ nói những cái chân thật và mang lại lợi ích, "khi tình huống là đúng, dù cho họ có chào đón hay không." Chánh nghiệp. Chánh nghiệp ("samyak-karmānta" / "sammā-kammanta") cũng giống như chánh ngữ, được diễn tả dưới những điều từ bỏ nhưng về phương diện hành động của thân thể. Trong tạng kinh tiếng Pali, chi phần này được trình bày như sau: Christopher Gowans chỉ ra rằng trong kinh điển Phật giáo, sự ngăn cấm sát hại áp dụng cho tất cả các loài hữu tình, không chỉ riêng con người. Tỳ-khưu Bodhi đồng ý với quan điểm trên, làm sáng tỏ thêm rằng một cách dịch chính xác hơn trong kinh điển tiếng Pali là sự ngăn cấm "đoạt lấy mạng sống của bất kì loài hữu tình nào", bao gồm con người, động vật, chim, côn trùng nhưng ngoại trừ các loài thực vật bởi vì chúng không được xem là các loài hữu tình. Bodhi chỉ ra thêm rằng quy tắc này ám chỉ cho việc "cố ý" sát hại, cũng như bất kì dạng cố ý hãm hại hay cố ý tra tấn bất cứ loài hữu tình nào. Phẩm hạnh này trong các bài kinh Phật giáo thời kì ban đầu, trong ngữ cảnh hãm hại hay sát hại động vật hay loài người, đều giống như các quy tắc "ahimsa" được tìm thấy trong các bài kinh của đạo Kỳ Na giáo và Hindu giáo, và là đối tượng tranh luận trọng yếu trong các truyền thống Phật giáo khác nhau. Sự ngăn cấm trộm cắp trong kinh điển tiếng Pali là sự từ bỏ việc cố ý lấy đi cái mà không được cho một cách tự nguyện bởi người sở hữu tài sản đó. Nó bao gồm sự lấy đi bằng việc trộm cắp, bằng vũ lực, bằng việc gian lận hay bằng hành vi lừa dối. Cả ý định và hành động đều quan trọng, bởi vì quy tắc này được dựa trên sự ảnh hưởng đối với nghiệp của một người. Sự ngăn cấm tà hạnh trong các dục trong Tứ diệu đế ám chỉ cho việc "không thực hiện các hành vi tình dục". Phẩm hạnh này được giải thích một cách chung trong kinh "Cunda Kammaraputta Sutta", là bài kinh dạy về việc một người phải từ bỏ tất cả các hành vi sai trái về tính dục, bao gồm việc có mối quan hệ tình dục với người phụ nữ chưa chồng (bất kể ai được bảo vệ bởi ba mẹ hoặc bởi người giám hộ hoặc bởi anh chị em), phụ nữ đã có chồng, phụ nữ đã đính hôn, phụ nữ bị kết án tù hoặc được bảo vệ bởi pháp ("dhamma"). Đối với tu sĩ, sự từ bỏ tà hạnh trong các dục có nghĩa là việc không quan hệ tình dục, một cách nghiêm ngặt; trong khi đó đối với cư sĩ Phật giáo thì điều này ngăn cấm sự ngoại tình cũng như là các hành vi khêu gợi, nhục dục sai trái khác. Những bài kinh Phật giáo sau này cho rằng sự nghiêm cấm hành vi tình dục cho các cư sĩ bao gồm bất kì sự tham gia tình dục với phụ nữ đã có chồng, phụ nữ được bảo vệ bởi ba mẹ hoặc người thân, và phụ nữ bị ngăn cấm bởi các quy tắc của pháp ("dhamma") như là họ hàng, nữ tu sĩ, và những người khác Chánh mạng. Chánh mạng ("samyag-ājīva" / "sammā-ājīva") được đề cập trong nhiều bài kinh Phật giáo thời kì đầu, như trong bài kinh Đại kinh bốn mươi ("Mahācattārīsaka Sutta") trong kinh Trung bộ ("Majjhima Nikaya") như sau: Trong các bài kinh thuộc tạng kinh thời kì đầu đưa ra rằng chánh mạng là sự tránh né và sự từ bỏ tà mạng. Vetter chỉ ra rằng, phẩm hạnh này đã được giải thích sâu hơn trong các bài kinh Phật giáo như là "sống khất thực, nhưng không chấp nhận bất cứ thứ gì và không sở hữu bất cứ thứ gì mà nhiều hơn mức cần thiết". Harvey chỉ ra rằng, đối với cư sĩ Phật giáo, quy tắc trên yêu cầu rằng việc mưu sinh phải tránh gây ra sự đau khổ cho các loài hữu tình khác do dụ dỗ chúng, hãm hại hoặc giết hại chúng theo bất kì cách thức nào. Harvey còn chỉ ra, trong kinh Tăng chi bộ III.208 xác nhận rằng chánh mạng bao gồm việc không buôn bán vũ khí, con người, thịt, rượu bia và thuốc độc. Trong cùng bài kinh, ở phần V.177, cũng xác nhận rằng điều này cũng đúng đối với hàng cư sĩ Phật giáo. Harvey nói thêm, điều này có nghĩa là việc chăn nuôi và buôn bán động vật để giết thịt là một sự vi phạm của quy tắc "chánh mạng" trong truyền thống Phật giáo, và các nước theo Phật giáo thì có ít các lò mổ thịt quy mô lớn so với các nước phương Tây. Chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn ("samyag-vyāyāma" / "sammā-vāyāma") là việc ngăn ngừa sự sinh khởi các bất thiện pháp, và là việc phát triển các thiện pháp. Nó bao gồm "indriya-samvara", "canh gác các giác quan", kiểm soát các lục căn. Chánh tinh tấn được trình bày trong kinh điển tiếng Pali, như trong bài kinh "Phân biệt về sự thật" ("Sacca-vibhanga Sutta") như sau: Các pháp bất thiện ("akusala") được mô tả trong các bài kinh Phật giáo, theo cách chúng liên hệ đến những suy nghĩ, cảm xúc, ý định và những cái bao gồm "pancanivarana" (năm triền cái) - những suy nghĩ ái dục, nghi ngờ, hôn trầm thụy miên, trạo cử và sân hận. Đối với những cái này, các truyền thống Phật giáo xem xét những suy nghĩ ái dục và sân hận sẽ cần thêm nhiều nỗ lực chân chánh. Khát vọng ái dục cần phải được loại bỏ bằng nỗ lực bao gồm bất kể điều gì liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi, vị và xúc chạm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách kiểm soát các căn ("indriya-samvara"). Sân hận cần phải được loại bỏ bằng nỗ lực bao gồm bất kể cách thức nào của sự ác cảm như là căm ghét, hận thù, tức giận, cay cú đối với bất kì điều gì hoặc bất kì ai. Chánh niệm. Theo truyền thống thực hành Yoga, niệm ("sati") có thể mang nghĩa là ghi nhớ về đối tượng thiền định, để nuôi dưỡng một trạng thái tâm trí hấp thụ sâu lắng và yên tĩnh, còn trong Phật giáo thời kì đầu nó mang nghĩa "sự duy trì", lưu tâm trên các pháp ("dhammas") mà có lợi ích trên con đường Phật giáo. Theo Gethin, niệm ("sati") là một đặc tính mà nó canh giữ hay trông nom tâm trí; nó càng mạnh bao nhiêu, thì các bất thiện phát của tâm trí trở nên yếu ớt bấy nhiêu, làm suy yếu đi năng lực của bất thiện pháp bằng cách "chiếm lấy và thống trị các suy nghĩ, từ ngữ và hành động". Theo Frauwallner, niệm đã là một phương tiện để ngăn ngừa sự sinh khởi của ái (craving), là cái đơn giản được hình thành từ sự tiếp xúc giữa các giác quan và các đối tượng của chúng. Cũng theo Frauwallner thì điều trên có thể đã là ý tưởng gốc của đức Phật. Còn theo Trainor, niệm ("sati") hỗ trợ cho một người để không ái (crave) và thủ (cling) đối với bất kì trạng thái hay điều gì tạm thời, bằng sự nhận thức hoàn toàn và liên tục trên các hiện tượng dựa trên tính vô thường, tính khổ và vô ngã. Gethin nhắc đến "Milindapanha", mà nó nói rằng niệm ("sati") mang tâm trí đến các pháp ("dhammas") và những đặc tính tốt và không tốt của nó, hỗ trợ sự loại bỏ các bất thiện pháp và củng cố thêm thiện pháp. Gethin để ý hơn nữa rằng niệm (sati) giúp cho một người nhận thức "các pháp ở phạm vi đầy đủ", đó là mối liên hệ giữa những thứ, mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết của một người. Kinh Niệm xứ ("Satipatthana Sutta") mô tả về sự nghiền ngẫm về bốn phạm vi, cụ thể là thân thể, cảm giác, tâm trí và các pháp. Kinh niệm xứ được đánh giá bởi phong trào thiền minh sát như là bài kinh tinh hoa đối với thiền định Phật giáo, lấy những manh mối từ nó dựa trên "sự quan sát thuần túy" và sự nghiền ngẫm về các pháp quan sát được như là khổ, vô thường và vô ngã. Theo Grzegorz Polak, bốn "upassanā" đã bị hiểu sai bởi truyền thống Phật giáo phát triển, kể cả Thượng tọa bộ, để chỉ cho bốn nền tảng khác nhau. Theo Polak thì bốn "upassanā" không chỉ cho bốn nền tảng chánh niệm mà một người cần chú tâm tới, nhưng thay vào đó là một bản miêu tả thay thế về thiền ("jhanas"), mô tả cách mà các hành ("samskharas") được làm dịu: Trong phong trào thiền minh sát, chánh niệm ("" / "sammā-sati") được diễn giải là "sự quan sát thuần túy": không bao giờ vắng mặt tâm trí, luôn nhận thức rõ cái mà mình đang làm. Rupert Gethin để ý rằng phong trào thiền minh sát đương đại diễn giải bài kinh Niệm xứ ("Satipatthana Sutta") là "mô tả một cách thức thuần túy của thiền quán ("vipassanā")" mà trong đó định ("samatha") và thiền ("jhāna") đều không cần thiết. Tuy vậy, trong Phật giáo thời kì tiền bộ phái, sự thiết lập niệm đã được đặt trước khi luyện tập thiền, và có liên quan đến sự loại bỏ năm triền cái và sự đi vào tầng thiền đầu tiên. Hệ thống các tầng thiền mô tả niệm cũng như sự xuất hiện trong tầng thiền thứ ba và thứ tư, sau sự tập trung ban đầu của tâm trí. Gombrich and Wynne để ý rằng, trong khi tầng thiền thứ hai biểu thị sự hấp thụ, thì ở tầng thiền thứ ba và thứ tư người đó thoát ra khỏi sự hấp thụ này, trở nên nhận thức đầy đủ bằng tâm trí về các đối tượng trong khi vẫn giữ tính chất không phân biệt đối với chúng. Theo Gombrich, "truyền thống sau này đã xuyên tạc thiền bằng cách xếp loại chúng theo sự tinh túy của định và loại bình tĩnh của thiền, bỏ qua các yếu tố khác cao hơn." Chánh định. "Định". "Định" ("samyak-samādhi" / "sammā-samādhi") là một phương pháp thực hành phổ biến trong các tôn giáo tại Ấn Độ. Thuật ngữ "định" (samadhi) được trích dẫn từ gốc từ sam-a-dha, mà nó có nghĩa là "tập hợp" hoặc "mang lại với nhau", và vì thế nó thường được dịch là "sự tập trung" hay là "sự thống nhất của tâm trí". Trong các bài kinh Phật giáo thời kì đầu, định cũng có liên quan đến thuật ngữ "samatha" (sự lưu lại của tĩnh lặng). Trong các bài kinh, "định" được định nghĩa như là sự tập trung vào một điểm của tâm trí ("Cittass'ekaggatā"). Phật Âm (Buddhagosa) định nghĩa "định" là "sự tập trung vào chính giữa của tiềm thức và những sự việc xung quanh tiềm thức một cách đồng đều và đúng đắn trên một đối tượng đơn lẻ... trạng thái mà do đó tiềm thức và những sự việc xung quanh nó duy trì một cách đồng đều và đúng đắn trên một đối tượng đơn lẻ, không bị làm phân tâm và không bị phân tán." Theo tỳ-kheo Bodhi, chánh định là sự đạt đến sự nhất tâm và sự thống nhất của tất cả tâm sở (mental factors), nhưng nó không giống như là "một người thích ăn uống ngồi xuống một bàn ăn, hoặc là một người lính ở trên chiến trường" mặc dù họ cũng trải qua sự nhất tâm. Điểm khác biệt là ở chỗ những người được nhắc đến ở trên thì có một đối tượng được nhắm đến với toàn bộ sự nhận thức được hướng về phía đối tượng đó - là bữa ăn hay là mục tiêu. Trong khi đó, chánh định trong Phật giáo là một trạng thái nhận thức mà không có bất cứ vật gì hoặc đối tượng gì, và một cách tột cùng là đến sự vô ngã và sự trống rỗng, như được diễn tả trong các bài kinh. Thực hành. Bronkhorst để ý rằng cả hai bài kinh Tứ diệu đế và Bát chánh đạo đều không cung cấp các chi tiết cụ thể về chánh định (samadhi). Sự giải thích được tìm thấy trong các bài kinh trong tạng kinh Phật giáo, trong nhiều bài kinh (Suttas) như là bài kinh Phân biệt về sự thật (Saccavibhanga Sutta) Bronkhorst đã đặt câu hỏi về lịch sử và trình tự xảy ra của bản miêu tả về bốn mức thiền ("jhanas"). Bronkhorst nói rằng con đường này có lẽ giống như cái mà Đức Phật đã dạy, nhưng các chi tiết và bố cục của bản miêu tả về các mức thiền một cách cụ thể, và có lẽ các yếu tố khác nữa, thì có vẻ như là công trình nghiên cứu của triết học kinh viện sau này (later scholasticism). Bronkhorst để ý rằng bản miêu tả của mức thiền thứ ba không thể được trình bày bởi Đức Phật, bởi vì nó bao hàm cụm từ "các Bậc Thánh gọi là", trích dẫn lời của những tỳ kheo Phật giáo lúc ban đầu, chứng tỏ rằng nó được tạo ra bởi các tỳ kheo Phật giáo sau này. Một khả năng cao là các học giả về Phật giáo sau này đã sáp nhập cái này, và sau đó đã đóng góp các chi tiết và con đường, cụ thể là những sự hiểu biết tường tận về thời điểm của sự giải thoát, đã được khám phá bởi Đức Phật. Niệm. Mặc dù đôi khi được dịch là "định", như trong mức giới hạn của sự chú ý của tâm trí lên một đối tượng, trong mức thiền thứ tư "xả niệm thanh tịnh", và việc thực hành của thiền định có thể đã được sáp nhập một cách hoàn thiện từ các truyền thống phi Phật giáo. Vetter để ý rằng "định" bao gồm bốn bước của quá trình tỉnh thức, nhưng Gombrich and Wynne cũng để ý rằng, trong khi mức thiền thứ hai ám chỉ về trạng thái hấp thụ, thì trong mức thiền thứ ba và tư, người đó sẽ ra khỏi sự hấp thụ này, trở nên nhận thức một cách tỉnh giác với các đối tượng trong khi ở đang trạng thái không phân biệt đối với nó. Theo Gombrich, "truyền thống sau này đã xuyên tạc thiền bằng cách xếp loại chúng theo sự tinh túy của định và loại bình tĩnh của thiền, bỏ qua các yếu tố khác cao hơn." Thực hành. Thứ tự trong việc thực hành. Vetter để ý rằng theo lúc ban đầu thì con đường kết thúc bằng việc thực hành "thiền/định" như là phương pháp thực hành chủ chốt. Theo kinh điển tiếng Pali và tiếng Trung Quốc, trạng thái "định" (chánh định) thì phụ thuộc vào sự phát triển của các yếu tố trước của con đường: Dựa theo bài kinh, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, và chánh niệm được dùng như là các cận duyên và các tư trợ cho sự thực hành chánh định. Việc hiểu về chánh kiến là một vai trò tiên quyết, và cũng là yếu tố đi đầu trong toàn bộ Bát chánh đạo. Theo các nhà sư phái Thượng tọa bộ thời hiện đại và học giả Walpola Rahula, các chi phần của Bát chánh đaọ "được phát triển ít nhiều một cách đồng thời, và tốt nhất có thể theo khả năng của mỗi người. Chúng được liên kết tất cả với nhau và mỗi yếu tố sẽ giúp đỡ trong sự phát triển của các yếu tố còn lại." Tỳ kheo Bodhi giải thích rằng những yếu tố này không phải theo thứ tự, nhưng là các thành phần, và "với một mức độ nào đó trong quá trình thì tất cả tám yếu tố có thể hiện hữu một cách đồng thời, mỗi cái hỗ trợ cho cái còn lại. Tuy nhiên, cho đến khi đạt đến điểm đó, một vài thứ tự xảy ra trong sự bộc lộ của con đường thì không thể tránh khỏi." Buswell và Gimello nói rằng, ở đoạn mà trên con đường nơi mà không còn gì để học nữa trong Thắng pháp của Duy thức tông (Yogachara Abhidharma) là đồng nghĩa với việc đạt đến Niết bàn hoặc Phật tính, là mục tiêu cuối cùng trong Phật giáo.
8,792
69825631
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8792
Bát-nhã
Bát-nhã (chữ Hán: 般若) là thuật ngữ Phật giáo, hàm nghĩa Trí tuệ, Huệ, Nhận thức. Bát-nhã là một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ (huệ) nhưng không phải do suy luận hay kiến thức đem lại, mà là thứ trí huệ của sự hiểu biết một cách toàn triệt (bất cứ thứ gì cũng nằm trong nó, ví dụ: "các định luật của Newton chỉ đúng trong điều kiện vận tốc rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng", hay "những khái niệm này chỉ hoạt động được trong môi trường nước"), không mâu thuẫn (ví dụ: "ai cũng thắng"). Điều khó của trí tuệ này là không đến từ kết quả của lý luận logic, tuy nhiên có thể hiểu được khi đi đến tận cùng của lý luận (các khái niệm, phủ định của khái niệm). Đạt được trí Bát-nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát-nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa (siêu việt) mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa). Bát-nhã là một cách thức, phương pháp để đạt được tới "trí tuệ toàn diện" (Nhất thiết chủng trí) của bậc Phật, Phương thức này tập trung vào việc chỉ rõ các hiểu biết hiện tại của não bộ và yêu cầu loại bỏ chúng (rốt ráo ly), nhờ việc loại bỏ này mà các "thông tin" mới liên tục được cập nhật, khiến nhận thức liên tục trở nên toàn vẹn hơn (xóa bỏ các sự che lấp do tính phân biệt của nhận thức tạo thành). Do vậy Bát-nhã cũng được biết đến như sự "hiểu biết vô tận". Bát-nhã cũng được biết đến với cụm từ "VÔ SỞ ĐẮC": "không có chỗ được tức là được, bởi được này là không có chỗ được" - trích Kinh Đại Bát Nhã Ba la mật đa.
8,794
655
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8794
Bất thối
Bất thối (chữ Hán: 不退; C: bùtuì; J: futai; s: akilāsitva, akhinna, akheda), có nghĩa là "Không thối lui, không trở nên yếu đuối" hay " không từ bỏ", là một thuật ngữ đặc biệt dùng trong tu đạo của Phật giáo, căn cứ trên sự ưu tiên tích tập công đức, hoặc vào việc tu tập giác ngộ. Căn cứ vào nhiều kinh luận khác nhau, người ta có thể tìm thấy nhiều giai vị tu chứng khác nhau được gọi là »Bất thối vị«. Chẳng hạn nhiều bản kinh Đại thừa có ghi Bất thối vị là giai vị thứ 7 trong Thập trú. Nhưng theo Du-già sư địa luận (瑜伽師地論; s: yogā­cāra­bhūmi-śāstra), Bất thối vị là giai vị thứ nhất trong Thập địa, lại nữa, trong Phật tính luận (佛性論), Bất thối vị là giai vị thứ nhất trong Thập hồi hướng.
8,795
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8795
Phật giáo Tây Tạng
Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Lạt-ma giáo) là một một truyền thống Phật giáo phát triển chủ đạo ở Tây Tạng. Truyền thống này cũng được tìm thấy ở các vùng xung quanh Himalaya (chẳng hạn như Bhutan, Ladakh, và Sikkim), phần nhiều ở Trung Á, các vùng phía nam Siberia như Tuva, và Mông Cổ. Phật giáo Tây Tạng là một hình thức Phật giáo kết hợp giữa Đại thừa và Kim cương thừa xuất phát từ các giai đoạn sớm nhất của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ. Vì vậy, hệ phái bảo tồn "hiện trạng Đát-đặc-la ("tantra") của Ấn Độ thế kỷ thứ tám," bao gồm các phát triển và thực hành bản địa Tây Tạng. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của Thuyết nhất thiết hữu bộ và các phép tu của Kim cương thừa. Tại Tây Tạng vốn không có các danh từ tương đương "Lạt Ma giáo", khi những học giả Tây phương tới đây họ thấy dân chúng quá tôn sùng vị Lạt-ma cho nên họ đã tạo ra từ "Lạt-ma giáo" (en. "Lamaism"). Trong thời kỳ tiền hiện đại, Phật giáo Tây Tạng lan ra bên ngoài Tây Tạng chủ yếu do ảnh hưởng của triều đại nhà Nguyên (1271–1368), được thành lập bởi Hốt Tất Liệt, cai trị Trung Quốc, Mông Cổ và các vùng ở Siberia. Trong lịch sử hiện đại, Phật giáo Tây Tạng lan rộng châu Á do các nỗ lực của những người Tibet di cư từ Trung Quốc. Các dòng tu quan trọng của Tây Tạng thường hay có một hệ thống các tu viện, đồng thời cũng bắt nguồn từ các vị Đại thành tựu (sa. "mahāsiddha"). Về mặt lý thuyết, ngoài A-tì-đạt-ma, Phật giáo Tây Tạng còn dựa vào các giáo pháp Đại thừa của Long Thụ (sa. "nāgārjuna") và Vô Trước (sa. "asaṅga"), xem đó là hai lý thuyết căn bản mà đặc biệt là triết lý Trung quán cụ duyên (sa. "mādhyamika-prāsaṅgika") được xem trọng hơn hết. Ngoài ra Nhân minh học ("hetuvidyā"; có thể gọi là logic, lý luận học) cũng được đưa vào để luận giải các vấn đề có tính giáo khoa. Đặc biệt, các phép tu Tantra hay được dùng để biến các kiến thức lý thuyết thành kinh nghiệm bản thân. Năm chủ đề (sa. "pañcavacanagrantha") quan trọng phải được học hỏi, nghiên cứu trong một thiền viện tại Tây Tạng trước khi đạt được danh hiệu Gueshe (tương ứng với Thượng tọa tại Đông Á và Đông Nam Á, hay với bằng cấp Tiến sĩ Phật học của Tây phương) gồm: Lịch sử. Trước khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng thì Bôn giáo được xem là quốc giáo. Khoảng dưới thời vua Tùng-tán Cương-bố (松贊干布, bo. "srong bstan sgam po" སྲོང་བསྟན་སྒམ་པོ་) (620-649) thì hoàng gia bắt đầu chuyển qua Phật giáo. Năm thế hệ sau vị vua này thì Phật giáo được tuyên bố chính thức là quốc giáo và với sự xây dựng tu viện Tang-diên ("samye") năm 775, các tăng sĩ Tây Tạng bắt đầu thành lập Tăng-già (sa. "Sangha"). Phật giáo Tây Tạng được xem là được hình thành trong thế kỷ 8 dưới triều vua Ngật-lật-song Đề-tán (755-797), do hai Cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (sa. "śāntaraksita") và Liên Hoa Sinh (sa. "padmasambhava") truyền sang. Đợt đầu của việc truyền bá đạo Phật qua Tây Tạng chấm dứt trong thế kỷ 9. Trường phái Ninh-mã (bo. "nyingmapa" རྙིང་མ་པ་) được thành lập từ thời gian đó. Mới đầu Phật giáo Tây Tạng cũng có tiếp xúc, tranh luận với Thiền tông Trung Quốc, nhưng sau đó lại thiên hẳn giáo lý về Trung quán tông (sa. "mādhyamika", bo. "dbu ma pa"). Khoảng dưới thời vua Lãng-đạt-ma ("glang dar ma" གླང་དར་མ་) (838-842), Bôn giáo lại được phục hồi, Phật giáo bị bức hại. Trong thời gian đó, chỉ có phái "áo trắng", là các vị cư sĩ tại gia, được bảo tồn. Ngày nay phái này còn lưu truyền với phái Ninh-mã. Sau một thời gian bị bức hại, Phật giáo lại phục hưng trong thế kỷ 11, phát sinh hai trường phái Ca-nhĩ-cư (bo. "kagyupa" བཀའ་བརྒྱུད་པ་) và Tát-ca ("sa skya pa" ས་སྐྱ་པ་) và đó là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tạng cổ điển. Với A-đề-sa, đạo Phật lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, người ta lại quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng "khẩu truyền", và từ đó sinh ra các tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), lôi kéo được dịch giả Mã-nhĩ-ba (bo. "mar pa" མར་པ་) – người sáng lập tông Ca-nhĩ-cư – sang Ấn Độ thu thập kinh sách. Trong Phật giáo Tây Tạng và các tông phái tại đây, các vị đại sư được gọi là Lạt-ma, đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong các vị quan trọng nhất là Tông-khách-ba ("tsong-kha-pa"), được mệnh danh là "nhà cải cách", người thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. Sư cũng là người xây dựng tu viện Gan-den (1409) và thành lập tông Cách-lỗ (bo. "gelugpa" དགེ་ལུགས་པ་). Kể từ thế kỷ 14, phái Cách-lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, trên thế giới, Phật giáo Tây Tạng được coi trọng, nhiều Lạt-ma Tây tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây. Các tông phái và giáo lý khác như Đoạn giáo (bo. "chod" གཅོད་), tuy có một hệ thống kinh sách mạch lạc, nhưng lại không xây dựng tu viện nên cuối cùng hòa vào các dòng khác.
8,796
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8796
Đát-đặc-la
Đát-đặc-la (zh. 怛特羅, sa. "tantra") là cách phiên âm Hán-Việt từ thuật ngữ "tantra" trong tiếng Phạn, có nghĩa là "tấm lưới dệt", "mối liên hệ", "sự nối tiếp", "liên tục thống nhất thể" và cũng thỉnh thoảng đồng nghĩa với thành tựu pháp. Quan điểm Phật giáo. Trong Phật giáo Tây Tạng, Đát-đặc-la chỉ tất cả các kinh sách về nhiều ngành khác nhau (Đát-đặc-la y học, Đát-đặc-la thiên văn...), nhưng trong nghĩa hẹp, Đát-đặc-la chỉ tất cả các sách vở nói về phép tu thiền định của Kim cương thừa và cũng được dùng để chỉ những phép tu thiền định này. Phép tu luyện Đát-đặc-la có tính chất kinh nghiệm cá nhân, và thường dựa trên ba khái niệm: Nhân (sa. "hetu"), Đạo (sa. "mārga") và Quả (sa. "phala"). Ba giai đoạn này được Đát-đặc-la chỉ bày trong vô số phương tiện khác nhau. Người ta cho rằng khi Phật Thích-ca thể hiện Phật quả qua dạng Pháp thân (sa. "dharmakāya") thì ngài đã hành trì Đát-đặc-la. Vì vậy cũng có người xem đức Phật là người sáng lập Đát-đặc-la. Truyền thống Tây Tạng chia Đát-đặc-la làm bốn loại để tương úng với căn cơ của từng người: Sự khác nhau giữa bốn cấp này xuất phát từ căn cơ của hành giả và tính hiệu quả của các phép tu. Các tác phẩm quan trọng của Vô thượng du-già tan-tra là "Bí mật tập hội đát-đặc-la" (sa. "guhyasamāja-tantra"), "Hô kim cương đát-đặc-la" (sa. "hevajra-tantra") và "Thời luân đát-đặc-la" (sa. "kālacakra-tantra"). Trường phái Ninh-mã (bo. "nyingmapa") lại chia Vô thượng du-già-đát-đặc-la làm ba loại: Những phép Đát-đặc-la này là gốc của mọi phép tu. Ngoài ra, Đát-đặc-la xem việc vượt qua tính nhị nguyên để đạt nhất thể là một nguyên lý quan trọng. Tính nhị nguyên có khi được Đát-đặc-la diễn tả bằng nguyên lý nam tính (sa. "upāya", khía cạnh "Phương tiện") và nữ (sa. "prajñā", "Trí huệ"), vì vậy tại phương Tây không ít người hiểu lầm, cho rằng tu tập Đát-đặc-la là thuần túy liên hệ với tính dục nam nữ.
8,797
70634251
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8797
Bích-chi Phật
Bích-chi Phật (Devanagari: प्रत्येक बुद्ध; Sanskrit: "pratyeka-budhha"; Pali:"pacceka-buddha"; chữ Hán: 辟支佛), còn được gọi là Độc giác Phật (chữ Hán: 獨覺佛) hay Duyên giác Phật (chữ Hán: 緣覺佛), là một thuật ngữ dùng trong Phật giáo để chỉ khái niệm về một vị Phật. Theo Pāli, Độc giác Phật phát xuất từ hợp ngữ Paccekabuddha, bao gồm hai thành tố: "Pacceka" và "Buddha". Pacceka là tính từ chỉ cho "sự riêng biệt, một mình"; Buddha thường được dịch là "bậc tỉnh thức hay bậc giác ngộ". Từ điển của hội đã định nghĩa Paccekabuddha "là bậc tự mình giác ngộ" Độc giác Phật có thể có nhiều vị cùng thời xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác (như Kinh Thôn Tiên - có 500 vị Độc Giác Phật cùng cư ngụ). Song mỗi Độc giác Phật đều tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy. Độc giác Phật không thiết lập Tăng đoàn cũng như không chế định ngôn ngữ để thuyết pháp tế độ chúng sinh khác chứng ngộ, giải thoát như Đức Phật. Trong kinh tạng Nam truyền, tư liệu về hành trạng của một vị Độc giác được ghi nhận trong cả năm bộ Nikāya, nhưng phần lớn được tập trung vào các bộ kinh cũng như các tập chú giải sau: Theo Tăng Chi Bộ Kinh - Chương Hai Pháp - Phẩm Người (AN.2.52–63), Đức Phật đã dạy có hai bậc Giác ngộ như sau: "Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ."
8,799
691856
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8799
Di-lặc
Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. "maitreya", pi. "metteyya" là cách phiên âm, dịch nghĩa là "người có lòng từ", cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. "ajita"), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Phật hay Bồ tát trong quan niệm Phật giáo. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Quốc, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc. Điều này dẫn đến rất nhiều hình tượng Phật Di Lặc bị khắc hoạ là một ông già to béo đang cười.
8,800
919212
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8800
Bố thí
Bố thí (zh. 布施, sa., pi. "dāna") hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác. Phật giáo. Trong Phật giáo, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa (Lục độ), một trong Thập tùy niệm (pi. "anussati") và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức (sa. "puṇya"). Theo chiết âm Hán Việt, bố (布) = Phân tán, ban phát cho khắp nơi, cho hết - "thí" (施) = giúp, cho. Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu "bố thí" Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức. Trong Phật giáo, các nam tu và nữ tu theo truyền thống sống bằng cách khất thực (xin ăn), giống như chính Đức Phật Gautama đã từng làm trong lịch sử. Đây là một trong những lý do khác, để giáo dân có thể có được công đức tôn giáo bằng cách tặng thực phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác cho các nhà sư. Các nhà sư hiếm khi cần nài xin thức ăn; tại các ngôi làng và thị trấn trên khắp Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và các quốc gia Phật giáo khác, vào lúc bình minh mỗi sáng các hộ gia đình thường đi xuống đường đến ngôi đền địa phương để cung cấp thức ăn cho các nhà sư. Ở các nước Đông Á, các tu sĩ nam và nữ thường sẽ làm ruộng hoặc làm việc để nuôi sống bản thân. Riêng tại Việt Nam hiện nay, nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quy định: "Cương quyết ngăn chặn hành vi khất thực phi pháp, lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để làm trái với truyền thống của đạo Phật…". Các hệ phái Phật giáo Nguyên thủy và Khất sĩ từ lâu cũng đã tạm đình chỉ việc khất thực của quý sư nhằm ngăn chặn tệ nạn sư giả lợi dụng khất thực để trục lợi.
8,801
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8801
Bồ-đề
Bồ-đề (chữ Hán: 菩提, tiếng Phạn và tiếng Pali: बोधि "bodhi") là danh từ dịch âm từ tiếng Phạn "bodhi", dịch nghĩa là "Tỉnh thức", Giác ngộ (chữ Hán: 覺悟). Trong thời Phật giáo nguyên thủy, Bồ-đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp Thánh đạo (sa. "āryamārga") bằng cách hành trì 37 Bồ-đề phần và diệt trừ Vô minh, thông suốt được Tứ diệu đế. Trong Tiểu thừa ("hīnayāna"), Bồ-đề là chứng được Tứ diệu đế, thoát khổ. Ở đây người ta phân biệt ba giai đoạn: tu và chứng quả Thanh văn thừa ("śrāvakayāna"), tu và chứng quả Độc giác Phật ("pratyekabuddha") và cuối cùng là đạt quả vị Tam-miệu-tam-phật-đà ( "samyaksaṃbuddha"), là quả vị Phật vô thượng, đạt Nhất thiết trí ("sarvajñatā"), có khi gọi là Đại bồ-đề ("mahābodhi"). Trong Đại thừa, Bồ-đề được hiểu là trí huệ nhận ra rằng không có sự sai khác giữa Niết-bàn ("nirvāṇa") và Luân hồi ("saṃsāra"), giữa khách thể và chủ thể. Bồ-đề là chứng được trí Bát-nhã ("prajñā"), nhận ra Phật tính của chính mình hay của muôn loài, nhận ra tính Không của thế gian, nhận biết "sự thật như nó là" (chân như). Đại thừa phân biệt ra ba loại Bồ-đề: giác ngộ cho chính mình (giác ngộ của một vị A-la-hán), giải thoát cho chúng sinh (giác ngộ của một vị Bồ Tát) và giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật. Trong quan điểm này, mỗi trường phái Đại thừa lại có một cách giải thích khác nhau.
8,803
69753486
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8803
Quán Thế Âm
Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy. Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị Bồ-tát này là Avalokiteśvara. Tên tiếng Hán "Quán Thế Âm Bồ-tát" (觀世音菩薩) được phiên dịch từ tên tiếng Phạn này, "Avalokiteśvara Bodhisattva". Bồ-tát này thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ. Trong Phật giáo Trung Quốc được biết đến với tên gọi đơn giản là Quan Âm (Guan Yin). Tại Cam-pu-chia, ngài được gọi là Lokesvarak (អវលោកិតេស្វរៈ, អវលោកេស្វរៈ, លោកេស្វរៈ); ở Nhật Bản, ngài được gọi là Kanzeon hay Kannon. Câu niệm "Namo Avalokiteshvara Bodhisattva (Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát)" là câu niệm hồng danh của Quán Thế Âm Bồ tát. Tên gọi. Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ-tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn. Tên "Avalokiteśvara" được kết hợp bởi "ava" "xuống"; "lokita" , một phân từ quá khứ của động từ "lok" nghĩa là "quán chiếu", ở đây được sử dụng theo nghĩa tích cực; và cuối cùng là "īśvara" nghĩa là "chúa tể", "người cai trị". Kết hợp lại, cái tên ấy có nghĩa là "chúa tể quán chiếu xuống (thế giới)". Tuy cụm từ "loka" (thế giới) không có nhưng được hiểu ngầm.  Bản dịch tiếng Hoa đầu tiên về cái tên này được dịch bởi Đường Huyền Trang, dịch ra là Guānzìzài ("Quán Tự Tại"); từ bản dịch này cái tên dần dần được thay đổi thành là Guanyin (Trung Quốc: 觀音) hay dịch sang tiếng Việt là Quan Âm.  Cái tên ban đầu Phật giáo dùng để nói lên rằng vai trò của một vị Bồ tát là rất cao cả. Một số người cho rằng cái tên nguyên gốc có thể bị ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo, cho rằng ngài là một "minhsavara" , thuật ngữ "Śvara" liên quan đến thần Vishnu (trong "Vaishnavism") hoặc Śiva (trong "Shaivism") cũng có nghĩa là "Chúa tể", "Thượng đế", "Đấng sáng tạo" và "Người cai trị". Nhưng những người tôn thờ Avalokiteśvara đã nhắc lại rằng Đức Phật vốn dĩ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế hay Thiên Chúa. Hồng danh và hóa thân. Trong Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài A-nan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ-tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn", vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ-tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm", thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc. Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ-tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ-tát khác và Phật A Di Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là "Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Trong Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát. Cũng theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang. Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh gồm: Biểu tượng và hình ảnh. Quán Thế Âm Bồ Tát là bồ tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi (pi. "karuṇā"), một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại Bi ("mahākāruṇika"). Dạng kia của Phật tính là Trí tuệ (Bát-nhã, "prajñā"), là đặc tính được Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện, bên tay phải của Phật A Di Đà. Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân gian, Quán Thế Âm là vị bảo hộ tránh khỏi tai hoạ và hay được phụ nữ không con cầu tự. Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen, "padmapāṇi") hay nhành dương liễu và một bình nước Cam-lộ ("amṛta"). Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả. Đôi lúc Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là "Sư Tử Hống Quán Tự Tại" (獅子吼觀自在/"siṃhanāda-lokeśvara"). Dưới dạng này, Bồ Tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi ("lepra"). Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải. Sư tử Bồ Tát cưỡi xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, có một con sư tử sinh được một con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên hệ giữa tên của Sư Tử Hống Quán Tự Tại ("giọng sư tử") với nghề nghiệp của một dược sĩ "gọi người sống lại". Một thuyết khác giải thích tích của 11 đầu và nghìn tay: lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh thì đầu Bồ Tát đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà xếp các mảnh đó lại thành 11 đầu. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Bồ Tát mọc ra nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt. Quán Thế Âm cũng hay được vẽ là một vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh trong sáu nẻo Luân hồi (Lục đạo): trong súc sinh, Quán Thế Âm đầu ngựa, hoặc cưỡi sư tử; trong địa ngục, người có nghìn cánh tay; trong cõi A-tu-la, người có 11 đầu. Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, Quán Thế Âm được trình bày dưới dạng thân nữ Bạch Y Hành Giả, tức vị nữ hành giả mặc y phục màu trắng. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm ("chenresi" ["spzan ras gzigs"]) là ""người bảo vệ xứ tuyết" và có ảnh hưởng trung tâm trong truyền thống Phật giáo tại đây. Người ta xem Bồ Tát là cha đẻ của dân tộc Tây Tạng và nhờ Ngài mà Phật giáo được truyền bá qua nhà vua Tùng-tán Cương-bố (bo. "songten gampo", 620-649), được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm. Đạt-lại Lạt-ma và Cát-mã-ba (bo. "karmapa") cũng được dân chúng Tây Tạng tự nhìn nhận là hiện thân của Quán Thế Âm. Câu kinh (Man-tra) OṂ MA-NI PAD-ME HŪṂ ("Án-ma-ni-bát-mê-hồng") được xem là thuộc tính của Quán Thế Âm, là thần chú đầu tiên truyền đến Tây Tạng và ngày nay được tụng đọc nhiều nhất. Tranh tượng của Bồ Tát được biểu diễn bằng một người có 11 đầu và ngàn cánh tay hoặc trong dạng có bốn tay, ngồi toà sen. 12 Đại nguyện. 12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm: Nguyện thứ nhất: "Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện):" Danh hiệu tôi tự tại quán âm Viên thông thanh tịnh căn trần Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện):" Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh Luôn luôn thị hiện biển đông Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện):" Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau Oan gia tương báo hại nhau Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện):" Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê Độ cho chúng hết u mê Dứt trừ nguy hiểm không hề nhiễu nhương Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện):" Nước cam lồ rưới mát nhân thiên Chúng sanh điên đảo đảo điên An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện):" Lòng từ bi thương sót chúng sanh Hỉ xả tất cả lỗi lầm Không còn phân biệt sơ thân mọi loài Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện):" Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh Cọp beo thú dữ vây quanh Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện):" Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra Thành tâm lễ bái thiết tha Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện):" Giúp cho người vượt khúc lênh đênh Bốn bề biển khổ chông chênh Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện):" Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng Tràng phan, bảo cái trang hoàng Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ đệp thập nhất nguyện)" Cảnh tây phương tuổi thọ không lường Chúng sanh muốn sống miên trường Quán âm nhớ niệm tây phương mau về Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát "Nguyện thứ mười hai: Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện):" Dù thân này tan nát cũng đành Thành tâm nỗ lực thực hành Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
8,805
812749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8805
Chân ngôn
Chân ngôn (zh. "zhēnyán" 真言, sa. "mantra", ja. "shingon") hoặc Chân âm, phiên âm sang tiếng Hán là Mạn-đát-la (zh. 曼怛羅), các cách dịch ý khác là Chú (咒), Minh (明), Thần chú (神咒), Mật ngôn (密言), Mật ngữ (密語), Mật hiệu (密號), cũng được đọc thẳng âm tiếng Phạn là Man-tra, có nghĩa là "lời nói chân thật", là biểu hiện của chân như. Chân ngôn có thể là một câu thần chú, trích dẫn của kinh Phật hay một Đà-la-ni ngắn. Lời nói huyền nhiệm chứa đựng năng lực đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ, Chân ngôn có thể là một âm tiết, một chữ hoặc câu kệ được tiết lộ cho những vị Thấu thị (sa. "ṛṣi") trong lúc thiền định. Trong Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính, có nguồn gốc xuất phát từ Phật là chỗ vô lượng vô biên, không thay đổi như 1 chân lý nên gọi là chân ngôn. Trong nhiều trường phái, Chân ngôn hay được lặp lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt trong Kim cương thừa ở Tây Tạng. Ở đây Chân ngôn trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả. Trong ba ải thân, khẩu, ý thì Chân ngôn thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm Chân ngôn phát sinh. Hành giả luôn luôn vừa đọc Chân ngôn vừa quán tưởng một đối tượng và tay giữ một ấn (sa. "mudrā") nhất định như các bài Thành tựu pháp (sa. "sādhana") chỉ dẫn. Câu Chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng là:Hán-Việt: Úm ma ni bát ni hồng (zh. 唵嘛呢叭𡁠吽), cũng đọc Án ma ni bát mê hồng.:Phạn: OM MANI PADME HŪM ॐ मणि पद्मे हूं:Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་, được xem là Chân ngôn do Bồ Tát Quán Thế Âm nói ra. Trong các trường phái tại Phật giáo Tây Tạng thì chức năng của các Chân ngôn của mỗi cấp Đát-đặc-la (sa. "tantra") khác nhau. Có khi, trong lúc niệm Chân ngôn hành giả phải tập trung lên mặt chữ của Chân ngôn này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó. Chương 5 của tác phẩm "Subāhupariprcchā" có ghi::"Lúc đọc Chân ngôn,":"Đừng quá gấp rút,":"Đừng quá chậm rãi,":"Đọc đừng quá to tiếng,":"Đừng quá thì thầm,":"Không phải lúc nói năng":"Không để bị loạn động."
8,807
69982582
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8807
Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hūm (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूँ, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྃ) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ". Có thể dịch câu này là "Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm" hay "chân linh trong hoa sen". Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng (唵嘛呢叭𡁠吽, chữ 𡁠 cũng được viết dị dạng là 咪), hoặc Án ma ni bát mê hồng. Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm ("bodhicitta"), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).
8,813
721305
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8813
Chùa
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, ... cùng với một số nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo. Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. "Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự", "Quán", "Am". Tháp chùa. Trong kiến trúc Phật giáo ở phương Đông, một đặc trưng của chùa chiền, thánh tích đạo Phật là tháp (塔) hay còn có các tên như Tháp-bà, Cao hiển xứ, Miếu, Linh miếu, Bảo tháp. Từ xưa, tháp trước hết là nơi chứa đựng xá lị các vị Phật hoặc các bậc Thánh. Tháp cũng được xây dựng tại các thánh tích quan trọng, kỉ niệm cuộc đời của đức Thích Ca Mâu Ni (Lâm-tì-ni, Giác Thành, Câu-thi-na, Vương xá). Dưới thời vua A-dục, thế kỷ thứ 3, nhiều tháp được xây để thờ các vị thánh, ngày nay vẫn còn. Một số tháp không nhất thiết là những nơi chứa đựng Xá-lị. Chúng chứa đựng kinh điển, tranh tượng. Một trong những tháp lớn nhất còn tới ngày nay là Bô-rô-bu-đua tại Indonesia. Tháp cũng là một trong những đối tượng thiền quán, thường thường có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Các bậc thang lên tháp đôi lúc biểu hiện cho các khái niệm Đại thừa, như bốn bậc là từ, bi, hỉ, xả hay mười bậc là Thập địa. Tại Kiến-chí, Ấn Độ, người ta tìm thấy những tháp xưa nhất. Đó là những kiến trúc hình bán cầu xây trên nền hình tròn. Trên bán cầu thường có những kiến trúc bằng đá. Trong tháp thường có những hộp đựng xá-lị, các hộp đó cũng có hình tháp, làm bằng vật liệu quý, đặt ngay tại giữa bán cầu hoặc trên đỉnh. Từ các tháp tại Kiến-chí, người ta xây các kiến trúc tương tự, kể từ đầu Công nguyên. Ngay cả kiến trúc các chùa tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cũng có nguồn gốc từ các tháp này. Một loại kiến trúc tháp khác, xuất phát từ Càn-đà-la (Tây bắc Ấn Độ), trong đó nền hình tròn bằng phẳng nói trên được thay thế bằng một nền hình ống, chia thành nhiều đoạn. Phần bán cầu cũng được kéo dài ra, nhưng so với nền hình ống thì nhỏ hơn trước. Phần nằm trên bán cầu cũng được kéo dài, chia nhiều tầng, biến thành hình nón. Khoảng giữa những năm 150 và 400 Công nguyên, phần gốc hình ống lại biến thành vuông và trở thành phổ biến tại vùng Nam Á. Tại Tây Tạng, kiến trúc tháp có mối liên hệ trực tiếp với giáo pháp Đại thừa. Bốn bậc thấp nhất của tháp tượng trưng cho bốn tâm từ, bi, hỉ, xả. Trên đó là mười bậc tượng trưng cho mười bậc tu học của Bồ Tát (Thập địa). Trung tâm của tháp gồm có một kiến trúc hay một linh ảnh, tượng trưng cho Bồ-đề tâm. Trên đó là 13 tầng tháp, tượng trưng cho các phương tiện truyền pháp khác nhau, trên đó là một hoa sen năm cánh, tượng trưng cho Ngũ Phật và cao nhất là hình mặt trời tượng trưng cho Chân như.
8,814
69374350
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8814
Cư sĩ
Cư sĩ (zh. 居士, sa. "gṛhapati", "kulapati", pi. "gahapati") là tên dịch nghĩa, cũng được gọi là Trưởng giả (長者), Gia chủ (家主), Gia trưởng (家長), dịch âm Hán-Việt là Ca-la-việt (迦羅越), Già-la-việt (伽羅越). Danh từ này có hai nghĩa: Phần lớn, từ Cư sĩ được hiểu dưới nghĩa thứ hai và đồng nghĩa với Cận sự nam (zh. 近事男, sa., pi. "upāsaka"), Cận sự nữ (zh. 近事女, sa., pi. "upāsikā"). Cư sĩ là một danh từ chỉ người theo đạo Phật nhưng vẫn giữ đời sống thế gian, đã quy y Tam bảo và giữ năm giới. Theo Phật giáo Nguyên thủy thì cư sĩ đạo Phật thông thường còn rất lâu mới đạt Niết-bàn vì họ không chịu từ bỏ dục lạc thế gian. Tuy nhiên nếu họ giữ hạnh bố thí (sa., pi. "dāna") thì phúc đức (sa. "puṇya") có thể giúp họ tái sinh làm tăng sĩ và nhờ đó tu học đến cấp bậc A-la-hán và đạt Niết-bàn. Phật giáo Nguyên thủy xem cư sĩ là người phụng sự đạo pháp bằng cách cúng dường thực phẩm, quần áo, là người lo lắng cho đời sống của tăng, ni. Đại thừa xem cư sĩ có vai trò quan trọng hơn, quan niệm rằng cư sĩ cũng có khả năng thành Phật như tất cả những ai. Nhiều Bồ Tát trong Đại thừa ẩn dưới đời sống của một cư sĩ tại gia thông thường. Ví dụ tiêu biểu có lẽ là cư sĩ Duy-ma-cật trong bộ kinh "Duy-ma-cật sở thuyết". Tại Trung Quốc có giáo hội của cư sĩ và, thường thường, các vị này lấy việc giữ năm giới làm nền tảng chung. Nếu vì lý do gì mà một hay nhiều giới bị vi phạm thì cư sĩ có quyền chỉ nguyện giữ những giới kia. Có người cho đốt ba hay nhiều chấm vào cánh tay để xác nhận mình là cư sĩ. Có nhiều cư sĩ nguyện giữ cả giới Bồ Tát.
8,815
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8815
Cưu-ma-la-thập
Cưu-ma-la-thập (chữ Nho: 鳩摩羅什; tiếng Phạn: Kumārajīva; dịch nghĩa là Đồng Thọ; sinh năm 344, mất năm 413) là một dịch giả Phật học nổi tiếng, chuyên dịch kinh sách từ văn hệ tiếng Phạn ra tiếng Hán. Tiểu sử. Cưu-ma-la-thập xuất phát từ một gia đình quý tộc tại Quy Từ (Kucha), thuộc xứ Tân Cương ngày nay. Cha là Cưu-ma-la-viêm (Kumārāyana, 鳩摩羅炎) - hậu duệ của một dòng tộc khanh tướng của nước Kế Tân (nay có lẽ là Kashmir), quốc sư của Quy Từ, mẹ là công chúa - em gái quốc vương Quy Từ. Mới lên bảy, Cưu-ma-la-thập đã cùng mẹ gia nhập Tăng-già. Hai mẹ con đến Kashmir và học kinh A-hàm và giáo lý Nhất thiết hữu bộ với các vị sư lớn. Sau đó hai người lưu lại tại Kashgar một năm và sư học thêm ngành thiên văn, toán học và khoa học huyền bí. Cũng nơi đó, sư bắt đầu tiếp xúc với Đại thừa và sau đó chuyên tâm tìm hiểu giáo pháp này. Dần dần danh tiếng của sư là luận sư xuất sắc lan xa, đến tới triều đình Trung Quốc. Năm 384 sư bị bắt trong một cuộc chiến tranh tại Quy Từ và bị tướng của Tiền Tần là Lã Quang (Hậu Lương Thái Tổ) giam giữ 17 năm ở Lương Châu. Năm 401 Diêu Hưng tấn công tiêu diệt Hậu Lương. Ngày 10 tháng Chạp năm đó sư được đưa về Trường An và được triều đình Hậu Tần ủng hộ trong công tác dịch kinh. Sư bắt đầu công trình dịch thuật với sự góp sức của hàng ngàn nhà sư khác. Cùng năm này, sư được Hậu Tần phong danh hiệu "Quốc sư". Đóng góp. Công lớn của Cưu-ma-la-thập trước hết là thay đổi phương pháp phiên dịch. Bản thân Sư nói được tiếng Trung Hoa và cộng sự viên cũng đều là người giỏi Phật giáo và tiếng Phạn. Cách dịch kinh của Sư như sau: giảng kinh hai lần bằng tiếng Trung Hoa, sau đó các tăng sĩ Trung Quốc thảo luận và viết lại bằng tiếng Hán. Sau đó Sư lại kiểm soát và so sánh nguyên bản cũng như bản dịch để ra bản chung quyết. Khác với các nhà dịch thuật khác tìm cách dịch từng chữ, Sư là người đưa được nội dung sâu xa của kinh sách vào chữ Hán và, nếu thấy cần thiết, cũng mạnh dạn cắt bỏ một vài đoạn kinh không hợp và biến đổi văn từ cho hợp với người Trung Quốc. Những kinh sách quan trọng được Cưu-ma-la-thập dịch là: Nhờ ba công trình cuối kể trên sư đã truyền bá giáo pháp của Trung Quán tông rộng rãi tại Trung Quốc. Môn đồ. Ông có 4 môn đồ nổi tiếng là Trúc Đạo Sinh, Thích Tăng Triệu, Đạo Dung và Tăng Duệ.
8,816
70488839
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8816
Cực lạc
Cực lạc (zh. 極樂, sa. "Sukhāvatī", ja. "Gokuraku",bo. "Dewachen" བདེ་བ་ཅན་), còn được gọi là An lạc quốc nơi thanh tịnh nhất (zh. 安樂國), là tên của Tây phương Tịnh độ, nơi Đức Phật A-di-đà tiếp dẫn. Tịnh độ này được vị này tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển Đại thừa. Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A-di-đà và kiên trì niệm danh hiệu của ngài cùng giữ đúng các hạnh (chọn đại hạnh bỏ tạp hạnh) hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập Niết-bàn. Tịnh độ này được nhắc nhiều trong các bộ "A-di-đà kinh" (sa. "amitābha-sūtra"), "Vô Lượng Thọ kinh" (sa. "sukhāvatī-vyūha"), "Quán vô lượng thọ kinh" (sa. "amitāyurdhyāna-sūtra"). Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách nơi đây 10 vạn ức cõi Phật. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A-di-đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời (hoa Mạn-đà-la) nhạc trời và châu báu. Trên trời có các loài chim như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng Chi Điểu...ngày đêm thuyết pháp. Những loài chim ấy không phải do làm ác mà đọa làm chim, mà do tâm từ của Phật A Di Đà tạo thành. Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc bồ tát, cùng chúng Thanh Văn, Duyên Giác. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh về thế giới này (phát tâm Bồ Đề) từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh), mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật, được tắm trong nước bát công đức. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe A-di-đà giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ tín, nguyện, hạnh. Tín là tin hoàn toàn nơi Phật trí, nguyện là phải phát nguyện vãng sinh, hạnh là công đức tu tập. Bát công đức thủy. “Bát công đức thủy” có nghĩa là thứ nước chứa đầy đủ tám yếu tố, phẩm hạnh tốt đẹp. Tám phẩm chất tốt đẹp ấy bao gồm: Vì thứ nước này có tám tính chất, tám mùi vị giúp người uống đạt được sự an ổn tuyệt diệu, nhẹ nhàng, trong sạch về thể xác cũng như tinh thần; nên còn được gọi bằng tên “Bát vị thủy” (八味水). Trong Kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca khi giới thiệu về cảnh quan thế giới Cực Lạc có đoạn: “Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung”. Dịch nghĩa “Lại nữa, này tôn giả Xá Lợi Phất, ở đất nước Cực Lạc, có ao làm bằng bảy thứ quý báu; nước có tám thứ phẩm chất tốt đẹp tràn đầy ở bên trong”. Do đó, “Bát công đức thủy” còn được biết đến với tên gọi: “Bát trì thủy” (八池水) – nước ao có tám đặc tính quý báu. Và hồ có thứ nước với tám phẩm chất tốt đẹp đó được gọi với tên là “Bát công đức trì, “Thất diệu bảo trì”. Với tám đặc tính vi diệu đó, nước bát công đức tương đồng với giọt cam lộ trên cành dương chi của đức Quán Thế Âm. Thứ nước này không chỉ có khả năng trừ diệt cấu uế, dơ bẩn của thế gian; mà còn có khả năng diệt sạch não phiền và cứu độ mọi hiểm nguy của chúng hữu tình.
8,820
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8820
Dạ-xoa
Dạ-xoa (chữ Hán: 夜叉; ; tiếng Pali: yakkha), cũng được gọi là Dược-xoa, là một trong tám bộ chúng (Bát bộ chúng) trong Phật giáo, là một nhóm các linh hồn thiên nhiên to lớn, thường nhân từ, nhưng đôi khi nghịch ngợm hoặc thất thường, kết nối với nước, sự màu mỡ, cây cối, rừng, kho báu và các nơi hoang dã. Dạ-xoa xuất hiện trong Hindu, đạo Kỳ Na và văn bản Phật giáo, cũng như các ngôi đền thời cổ đại và trung cổ của Nam Á và Đông Nam Á như thần hộ mệnh. Hình thức giống cái của từ này là ' hoặc yakshini""' ( ; Pali:Yakkhini). Kinh tạng Phật giáo có khi nhắc đến loài này, gồm hai loại chính: 1. Trong thần thoại Ấn Độ, Dạ xoa là một loại thần linh nửa thần, có nhiều năng lực gần giống như chư thiên; 2. Một loài ma quỷ hay phá các người tu hành bằng cách gây tiếng động ồn ào trong lúc họ thiền định. Dạ xoa thuở đầu. Trong nghệ thuật sơ khai của Ấn Độ, nam được miêu tả như một chiến binh đáng sợ hoặc mập mạp, chắc nịch và giống người lùn. được miêu tả là những thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt tròn phúc hậu, ngực và hông đầy đặn Kubera. Trong đạo Hindu, đạo Phật và đạo Kỳ Na, Kubera, vị thần của sự giàu có và thịnh vượng, được coi là vua của dạ xoa. Ông được coi là nhiếp chính của phương Bắc (Dikapāla) và là người bảo vệ thế giới (Lokapāla). Dạ xoa trong Phật giáo. Trong văn học Phật giáo, là những thị giả của Vaiśravaṇa (Đa Văn Thiên Vương), người giám hộ của khu vực phía bắc, một vị thần nhân từ, người bảo vệ chính nghĩa. Thuật ngữ này cũng dùng để chỉ Mười hai vị Thiên tướng người canh giữ , Đức Phật Dược Sư. Dạ xoa trong nhiều câu chuyện Phật giáo là những yêu tinh xấu xí, tái sinh trong hình dạng đó vì những tội lỗi đã phạm trong kiếp trước của họ khi làm người. Dạ xoa trong Kỳ Na giáo. Kỳ Na giáo chủ yếu duy trì hình ảnh sùng bái của Arihant và Tirthankara, những người đã chinh phục những đam mê bên trong và đạt được moksha. "Yakshas" và "yakshinis" được tìm thấy thành cặp xung quanh các hình tượng sùng bái của Jinas, đóng vai trò như các vị thần hộ mệnh. "Yaksha" thường ở bên tay phải của hình ảnh Jina trong khi "yakshini" ở bên tay trái. Họ chủ yếu được coi là những tín đồ của người Kỳ Na và có sức mạnh siêu nhiên. Họ cũng lang thang qua các chu kỳ sinh và tử giống như những linh hồn trần thế, nhưng có sức mạnh siêu nhiên. Shasan devatas ở Kỳ Na giáo. Trong Kỳ Na giáo, có hai mươi bốn dạ xoa và hai mươi bốn dạ xoa đóng vai trò là śāsanadevatā cho hai mươi bốn tirthankara. Những dạ xoa đó là:
8,821
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8821
Diêm vương
Diêm Ma La Già (chữ Hán: 閻魔羅闍, dịch âm từ tiếng Phạn "यमराज" "Yamarāja" - Quả ma nhật hạ), gọi tắt là Diêm La vương (閻羅王) hoặc Diêm vương (閻王), Minh vương (冥王) là thần cai quản địa ngục trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo và Phật giáo.
8,823
603231
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8823
Phật Dược Sư
Phật Dược Sư (tiếng Phạn: "bhaiṣajyaguru"; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là "vị Phật thầy thuốc"), còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật ("bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha"; 藥師琉璃光佛), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (Phạn: "Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya"), Dược Sư Như Lai (Phạn: "Bhaiṣaijya guru tathàgatàya"), Dược Sư Lưu Ly Như Lai (Phạn: "Bhaiṣaijya guru vaiḍuria tathàgatàya"), Đại Y Vương Phật (Phạn: "Mahà Bhaiṣaijya ràja buddha"), Vương Thiện Đạo, do bổn nguyện của ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương. Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi. Danh hiệu. Thông Thường có 7 Đức Phật Dược Sư, hoặc 8 Đức Dược Sư (nếu cộng thêm Đức Thích Ca Mâu Ni), hạnh nguyện của các Ngài rất tương đồng như giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ... Bản Hán văn bên Trung Quốc nguyên có 7 bộ Kinh Dược Sư tương ứng với công đức bản Nguyện của 7 vị Phật gọi là Kinh Thất Phật Dược Sư Bản Nguyện Công Đức phần nói về 6 Đức Dược Sư là Quyển Thượng và phần nói về Đức Dược Sư Lưu Ly Quang là quyển hạ, tuy vậy khi truyền sang Việt Nam thì chỉ có 1 bộ Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai do Ngài Pháp Sư Huyền Trang dịch, nguyên nhân cũng do một phần Việt Nam thịnh hành pháp môn Trì danh hiệu Phật. Danh hiệu của 7 Vị Như Lai như sau: Đà-la-ni và chân ngôn. Trong đó, câu cuối của Đà-la-ni: "oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā" được xem như là chân ngôn của Phật Dược Sư. Ngoài ra còn nhiều câu chú khác được sử dụng trong các trường phái khác nhau của Kim Cương thừa. Ở Phật giáo Tây Tạng. Hành trì Đức Phật Dược sư, the Supreme Healer (hay Sangye Menla ở Tây Tạng) không chỉ là một phương thuốc mạnh mẽ để chữa bệnh và tăng sức mạnh chữa lành bệnh cho bản thân và người khác, mà còn giúp chiến thắng khổ đau bên trong, cả sự hận thù và ngu dốt, như vậy hành thiền qua Đức Phật Dược sư có thể giúp giảm bệnh tật và đau khổ về thể chất và tinh thần. Thần chú Đức Phật Dược sư cực kỳ mạnh mẽ để chữa lành bệnh tật và thanh lọc nghiệp xấu. Một hình thức thực hành từ vị Phật thầy thuốc được thực hiện khi một người bị bệnh nặng. Bệnh nhân phải trì chú này 108 lần trên một ly nước. Nước trong ly bây giờ được tin là sự ban phước lành bởi sức mạnh của thần chú và sự gia trì của chính đức Phật Dược sư, sau đó nước được cho bệnh nhân uống. Phương pháp này được thực hành lặp lại hằng ngày cho đến khi bệnh được chữa khỏi. Tích truyện. Ở Thiên Trúc có người đàn ông vốn dòng giàu sang phú quý, sau làm ăn sa sút đến độ nghèo phải đi ăn xin. Ban đầu thân bằng còn giúp sau đó thân sơ khi nhìn thấy ông đều đóng cửa không tiếp, từ đó gọi là ông Bế Môn. Một hôm, trong tâm niệm buồn, ông đi đến một ngôi chùa thờ Phật Dược Sư, chấp tay đi nhiễu quanh tượng phật, chí thành sám hối, sau đó ngồi xuống chí tâm chí thành niệm Phật Dược Sư: Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đến đêm cuối ngày thứ 5 thì khi thân tâm mê mệt bỗng thấy Phật Dược Sư thân tướng tuyệt hảo hiện lên bảo: ""Do ngươi sám hối và niệm danh hiệu Ta nên túc nghiệp đã dứt, sẽ được hưởng cảnh giàu sang. Mau về ngôi nhà cũ của cha mẹ người, khai quyệt nền sẽ tìm được kho báu"." Tỉnh Lại, ông lễ tạ Phật rồi về lại ngôi nhà xưa, trải 2 ngày dọn dẹp đào bới nền nhà theo lời Phật, ông tìm được chum vàng bạc của tổ tiên xưa để lại. Ông lại giàu có, nhà cửa huy hoàng, tôi đòi sung túc như cũ.(theo Tam Bảo Ký) Đời Đường, ông Trương Tạ Phu bị bệnh đau nặng. Gia đình thỉnh chư tăng tụng kinh Dược Sư suốt 7 ngày đêm. Đêm hoàn mãn, Trương nằm mơ thấy mình được chư Tăng đem Kinh đắp lên người. Tỉnh dậy thấy bệnh lui giảm rồi lành hẳn. Ông đem chuyện này kể cho người nhà biết và tin rằng mình lành bệnh là do công đức tụng kinh Dược Sư. (theo Tam Bảo Ký)
8,825
69620421
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8825
Tây Tạng
Tây Tạng (tiếng Tạng tiêu chuẩn: ; ("Tây Tạng") hay ("Tạng khu")), được gọi là Tibet trong một số ngôn ngữ, là một khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía đông bắc của dãy Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, và hiện nay cũng có một lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là . Đến thế kỷ thứ 7, Tây Tạng trở thành một đế quốc thống nhất, song nhanh chóng phân liệt thành nhiều lãnh thổ. Phần lớn tây bộ và trung bộ Tây Tạng (Ü-Tsang) thường thống nhất (ít nhất là trên danh nghĩa) dưới quyền các chính quyền nối tiếp nhau ở Lhasa, Shigatse, hay những nơi lân cận; các chính quyền này từng có lúc nằm dưới quyền bá chủ của Mông Cổ và Trung Quốc. Các khu vực Kham (ཁམས་) và Amdo (ཨ་མདོ་) ở đông bộ thường duy trì cơ cấu chính trị bản địa mang tính phân tán hơn, được chia thành một số tiểu quốc và nhóm bộ lạc, các khu vực này thường phải chịu sự kiểm soát trực tiếp hơn từ Trung Hoa; và hầu hết chúng cuối cùng được hợp nhất vào các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng nhìn chung được thiết lập nên vào thế kỷ 18, thời vua Càn Long nhà Thanh. Sau khi triều Thanh sụp đổ vào năm 1912, các binh lính Thanh bị giải giáp và bị trục xuất ra khỏi Tây Tạng địa phương (Ü-Tsang). Tây Tạng địa phương tuyên bố độc lập vào năm 1913, sau đó, chính phủ Lhasa đoạt lấy quyền kiểm soát phần phía tây của tỉnh Tây Khang. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không công nhận nhà nước Tây Tạng và coi đó là lãnh thổ ly khai bất hợp pháp, nhưng Trung Quốc khi đó đang ở thời kỳ quân phiệt hỗn chiến nên họ chưa thể thu hồi vùng lãnh thổ này. Khu vực duy trì tình trạng tự quản cho đến năm 1951, khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, Tây Tạng tái hợp nhất vào Trung Quốc, và chính phủ Tây Tạng bị bãi bỏ sau một cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1959. Ngày nay, chính phủ Trung Quốc định ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, còn các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Có những căng thẳng liên quan đến tình trạng chính trị của Tây Tạng trong khi có các nhóm người Tạng lưu vong đang hoạt động. Kinh tế Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cấp, song công nghiệp khai khoáng và du lịch đang trở thành một ngành kinh tế nổi lên trong các thập niên gần đây. Tôn giáo chủ yếu ở Tây Tạng là Phật giáo Tây Tạng, cùng với đó là tôn giáo bản địa Bön (Bön ngày nay tương đồng với Phật giáo Tây Tạng) cùng với các thiểu số Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Phật giáo Tây Tạng có ảnh hưởng mang tính chủ yếu đối với nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội của khu vực. Kiến trúc Tạng phản ánh ảnh hưởng từ kiến trúc Hán và kiến trúc Ấn. Các loại lương thực chủ yếu tại Tây Tạng là đại mạch, thịt bò Tạng, và trà bơ. Từ nguyên. Người Tạng gọi vùng đất của họ là "Bod" , mặc dù ban đầu nó chỉ có nghĩa là chỉ vùng trung bộ quanh Lhasa- nay được gọi là Ü trong tiếng Tạng. Cách phát âm trong tiếng Tạng tiêu chuẩn của từ "Bod", , được chuyển tự thành "Bhö" theo phương pháp Tournadre, "Bö" theo phương pháp THL, và "Poi" theo bính âm tiếng Tạng. Một số học giả cho rằng các văn bản đầu tiên đề cập đến "Bod" "Tây Tạng" là những miêu tả về người "Bautai" trong các tác phẩm "Chuyến đi vượt Hồng Hải" (thế kỷ 1 CN) và "Geographia" (Ptolemy, thế kỷ 2 CN), bản thân nó lại có nguồn gốc từ "Bhauṭṭa" trong tiếng Phạn. Từ "Tây Tạng"(西藏)trong tiếng Hán bắt nguồn từ việc hoán dụ tên gọi khu vực Tsang quanh Shigatse, cộng thêm tiền tố "Tây" (西).(Con người, ngôn ngữ, và văn hóa Tây Tạng đến từ bất cứ nơi đâu cũng đều được gọi là "Tạng"(), song khái niệm địa lý của Tây Tạng tại Trung Quốc nay thường chỉ giới hạn trong Khu tự trị Tây Tạng. Thuật ngữ "Tây Tạng" được đặt ra dưới thời Gia Khánh Đế (1796–1820). Tên Thổ Phồn lần đầu tiên được viết bằng Hán tự bằng "土番" vào thế kỷ 7 (Lý Thái) và bằng 吐蕃 vào thế kỷ 10 ("Đường thư" mô tả sứ thần năm 608–609 do Tán phổ Nang Nhật Luân Tán phái đến chỗ Tùy Dạng Đế). Trong tiếng Hán Trung cổ, do William H. Baxter tái dựng, 土番 được đọc là "thu-phjon" và 吐蕃 được đọc là "thu-pjon" (với thể hiện thanh điệu). Các tên tiếng Hán khác dùng để chỉ Tây Tạng bao gồm: Nhà Tây Tạng học người Mỹ Elliot Sperling đã lập luận ủng hộ xu hướng gần đây của một số tác giả người Trung phục dựng lại thuật ngữ "Tubote" () ngoài việc cho sử dụng phiên âm quốc tế của "Tibet" mà còn để sử dụng thay cho "Tây Tạng", với lý do "Tubote" rõ ràng bao gồm toàn bộ cao nguyên Tây Tạng không chỉ đơn giản là Khu tự trị Tây Tạng Ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học thường xếp tiếng Tạng là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Hán-Tạng, mặc dù ranh giới giữa "tiếng Tạng" với các ngôn ngữ Himalaya khác có thể không rõ ràng. Theo Matthew Kapstein: Theo quan điểm của ngôn ngữ học lịch sử, tiếng Tạng tương đồng nhất với tiếng Miến Điện trong số các ngôn ngữ lớn tại châu Á. Nhóm hai ngôn ngữ này cùng với các ngôn ngữ khác dường như có liên hệ ở vùng đất Himalaya, cũng như ở vùng cao của Đông Nam Á và các khu vực ranh giới giữa Hán-Tạng, các nhà ngôn ngữ học nói chùng kết luận rằng có sự tồn tại của một họ ngôn ngữ Tạng-Miến. Gây nhiều tranh cãi hơn là việc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến được cho là một phần của một họ ngôn ngữ lớn hơn là ngữ hệ Hán-Tạng, qua đó tiếng Tạng và tiếng Miến là họ hàng xa của tiếng Hán. Tiếng Tạng có nhiều phương ngữ địa phương thường không hiểu lẫn nhau. Nó được sử dụng trên khắp cao nguyên Tây Tạng và Bhutan, cũng được nói tại một số nơi ở Nepal và bắc Ấn Độ, như ở Sikkim. Nhìn chung, các phương ngữ ở trung bộ Tây Tạng (bao gồm Lhasa), Kham, Amdo và một số khu vực nhỏ hơn được xem là các phương ngữ tiếng Tạng. Các dạng khác, đặc biệt là Dzongkha, Sikkim, Sherpa, và Ladakh, được những người sử dụng chúng xem là các ngôn ngữ riêng biệt, phần lớn là vì lý do chính trị. Mặc dù khẩu ngữ tiếng Tạng thay đổi tùy theo khu vực, song văn viết tiếng Tạng dựa trên ngôn ngữ Tạng cổ điển thì đồng nhất rộng khắp. Điều này có thể là do ảnh hưởng lâu dài của Thổ Phồn. Tiếng Tạng có chữ viết riêng, chung với tiếng Ladakh và tiếng Dzongkha, có nguồn gốc từ chữ Brāhmī từ Ấn Độ cổ đại. Lịch sử. Loài người định cư trên cao nguyên Tây Tạng ít nhất là từ 21.000 năm trước Các cư dân này phần lớn bị thay thế vào khoảng năm 3000 TCN bởi những người nhập cư thời đại đồ đá mới đến từ miền Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, có một sự "di truyền cục bộ liên tục giữa các cư dân thời đại đồ đá cũ và những cư dân Tạng hiện đại". Bản văn tiếng Tạng lâu đời nhất xác định văn hóa Tượng Hùng (Zhangzhung) là của một nhóm người nhập cư từ khu vực Amdo đến nơi mà nay là Guge ở tây bộ Tây Tạng. Tượng Hùng được đánh giá là khởi nguồn ban đầu của tôn giáo Bön. Vào thế kỷ 1 TCN, một vương quốc láng giềng nổi lên ở thung lũng Yarlung, và quốc vương Yarlung là Drigum Tsenpo (Chỉ Cống Tán Phổ) cố gắng loại bỏ ảnh hưởng của Tượng Hùng bằng việc trục xuất các giáo sĩ Bön khỏi Yarlung. Ông bị ám sát và Tượng Hùng vẫn tiếp tục tống trị khu vực cho đến khi bị Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) sáp nhập vào thế kỷ thứ 7. Trước thời Tùng Tán Cán Bố, các quân chủ Tây Tạng mang tính thần thoại hơn là thực tế, và không có đủ bằng chứng về việc họ có thực sự tồn tại hay không. Thổ Phồn. Lịch sử của một Tây Tạng thống nhất bắt đầu dưới triều đại của Tùng Tán Cán Bố, ông thống nhất các lãnh thổ ở thung lũng sông Yarlung và lập nên Đế quốc Thổ Phồn. Ông cũng tiến hành nhiều cải cách và Thổ Phồn nhanh chóng khuếch trương thế lực rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh. Tương truyền, phối ngẫu đầu tiên của ông là Công chúa Bhrikuti của Nepal, và bà đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành đức tin Phật giáo tại Tây Tạng. Năm 640, Tùng Tán Cán Bố kết hôn với Văn Thành công chúa, cháu gái của Đường Thái Tông. Dưới thời một số vị quân chủ tiếp theo, Phật giáo trở thành quốc giáo và thế lực của Thổ Phồn thậm chí còn bao trùm lên nhiều khu vực rộng lớn ở Trung Á, từng thực hiện các cuộc xâm nhập lớn vào lãnh thổ Đại Đường, thậm chí từng tiến đến kinh sư Trường An vào cuối năm 763. Tuy nhiên, Thổ Phồn chỉ cò thể chiếm được Trường An trong 15 ngày, sau đó họ bị liên minh Đường cùng Hồi Cốt đánh bại. Vương quốc Nam Chiếu nằm dưới quyền kiểm soát của Thổ Phồn từ năm 750 đến 794, người Nam Chiếu sau thoát khỏi quyền bá chủ của Thổ Phồn và giúp Đường đánh bại Thổ Phồn. Năm 747, uy thế của Thổ Phồn bị lung lay do chiến dịch của tướng Đường Cao Tiên Chi, người này muốn tái lập tuyến đường thông thương trực tiếp giữa Trung Á và Kashmir. Năm 750, Thổ Phồn mất hầu hết thuộc địa ở Trung Á vào tay Đường. Tuy nhiên, sau khi Cao Tiên Chi thất bại trước vương triều Abbas của người Ả Rập trong trận Talas (751) và Đường xảy ra nội loạn, ảnh hưởng của Đường suy giảm nhanh chóng và ảnh hưởng của Thổ Phồn được phục hồi. Vào năm 821/822, Thổ Phồn và Đường ký kết hòa ước, trong đó xác định chi tiết biên giới giữa hai bên, chùng được khắc song ngữ trên một cột đá nằm bên ngoài chùa Đại Chiêu (Jokhang) ở Lhasa. Thổ Phồn tiếp tục duy trì vị thế là một đế quốc Trung Á cho đến giữa thế kỷ thứ 9, khi một cuộc nội chiến tranh giành quyền kế vị dẫn đến sự sụp đổ của Thổ Phồn. Thời kỳ sau đó, Thổ Phồn bị phân liệt giữa các quân phiệt và bộ lạc, không có quyền lực tập trung. Thời nhà Nguyên. Triều Nguyên quản lý Tây Tạng thông qua Tuyên Chính Viện- cơ quan hành chính cao nhất tại Tây Tạng. Một trong số các mục đích của cơ quan này là chọn ra một "dpon-chen" (bản thiền), thường do Lạt-ma bổ nhiệm và được hoàng đế Nguyên ở Bắc Kinh xác nhận. Lạt ma của Tát-ca phái duy trì quyền tự chủ ở một mức độ nhất định, nắm thẩm quyền về mặt chính trị của khu vực, còn Bản thiền thì nắm giữ quyền hành pháp và quân sự. Sự cai trị của người Mông Cổ đối với Tây Tạng là riêng biệt so với các tỉnh khác tại Trung Quốc bản thổ. Nếu Lạt-ma của Tát-ca phái xảy ra xung đột với Bản thiền, Bản thiền có quyền đem quân đến khu vực. Người Tây Tạng duy trì thẩm quyền hư danh đối với các vấn đề tôn giáo và chính trị khu vực, trong khi người Mông Cổ quản lý cấu trúc và hành chính tại khu vực, được củng cố bằng các can thiệp quân sự song việc này hiếm khi xảy ra. Đây là tình trạng "cấu trúc hai chính quyền" dưới trướng hoàng đế Nguyên, trong đó quyền lực chính thuộc về người Mông Cổ. Vương tử Khoát Đoan (Khuden) giành được quyền lực thế tục tại Tây Tạng vào thập niên 1240 và ủng hộ Tát Ca Ban Chí Đạt (Sakya Pandita), nơi người này tu hành trở thành thủ phủ của Tây Tạng. Quyền kiểm soát của triều Nguyên đối với Tây Tạng kết thúc khi họ bị triều Minh lật đổ ở Trung Nguyên, và Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán (Tai Situ Changchub Gyaltsen) nổi dậy chống lại người Mông Cổ. Sau cuộc nổi dậy, Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán thành lập nên triều đại Phách Mộc Trúc Ba (Phagmodrupa), và tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Nguyên đối với văn hóa và chính trị Tạng. Phác Mộc Trúc Ba và Đạt Lai Lạt Ma. Từ năm 1346 đến 1354, Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán lật đổ Tát-ca phái và lập ra triều Phách Mộc Trúc Ba. Trong 80 năm sau đó, Tông-khách-ba thành lập nên Cách-lỗ phái, các tu viện Phật giáo quan trọng như Ganden (Cam Đan), Drepung (Triết Bạng), và Sera (Sắc Lạp) được hình thành gần Lhasa. Năm 1578, Yêm Đáp Hãn (Altan Khan) của Thổ Mặc Đặc bộ Mông Cổ trao cho Sách Nam Gia Thố (Sonam Gyatso)- một Lạt-ma có địa vị cao của Cách-lỗ phái, danh hiệu "Đạt-lai Lạt-ma" (Dalai Lama); "Dalai" là từ dịch sang tiếng Mông Cổ của "Gyatso", nghĩa là "đại dương". Những người Âu đầu tiên đến Tây Tạng là những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha António de Andrade và Manuel Marques vào năm 1624. Họ được Quốc vương và vương hậu nước Cổ Cách (Guge) nghênh đón, và được phép xây dựng một nhà thờ và giới thiệu đức tin Cơ Đốc giáo. Quốc vương Cổ Cách hăng hái chấp nhận Cơ Đốc giáo để đối phó với ảnh hưởng tôn giáo của Cách-lỗ phái đang phát triển mạnh và để làm đối trọng với các đối thủ tiềm năng của mình cũng như củng cố địa vị. Toàn bộ các nhà truyền giáo bị trục xuất vào năm 1745. Thời nhà Thanh. Triều Thanh đưa Amdo vào quyền kiểm soát của họ vào năm 1724, hợp nhất đông bộ của Kham vào các tỉnh lân cận vào năm 1728. Triều đình Thanh phái một đặc ủy viên cư dân, gọi là một "Amban" (ngang bang), đến Lhasa. Năm 1750, Ngang bang và phần lớn người Hán cùng người Mãn sống tại Lhasa bị sát hại trong một cuộc nổi loạn, và quân Thanh nhanh chóng tiến đến và đàn áp quân nổi dậy vào năm sau. Giống như triều Nguyên, triều Thanh kiểm soát hành chính và quân sự của khu vực, và trao cho Tây Tạng sự tự trị nhất định về mặt chính trị. Tướng quân Thanh hành hình thị chúng một số người ủng hộ quân nổi dậy, và vào năm 1723 và 1728, tiến hành các thay đổi trong cấu trúc chính trị và dự tính về tổ chức chính thức. Triều Thanh nay cho Đạt-lai Lạt-ma lãnh đạo chính quyền được gọi là "Cát hạ" (Kashag) song nâng cao vai trò của "Ngang bang" bao gồm cả việc tham gia vào các vấn đề nội bộ của Tây Tạng. Đồng thời triều Thanh cũng cho các giáo sĩ nắm những vị trí chủ chốt trong chính quyền địa phương để làm đối trọng với quyền lực của tầng lớp quý tộc. Trong nhiều thập niên, Tây Tạng có được tình trạng hòa bình, song vào năm 1792, hoàng đế Thanh khiển một đội quân lớn đến Tây Tạng nhằm đánh đuổi quân Nepal xâm lược. Triều Thanh lại tái tổ chức chính quyền Tây Tạng, lần này là thông qua một bản kế hoạch gọi là "Tân đính Tây Tạng chương trình nhị thập cửu điều". Các đơn vị quân Thanh đồn trú cũng được thiết lập gần biên giới với Nepal. Tây Tạng do nhà Thanh thống trị trong các giai đoạn khác nhau vào thế kỷ 18, và những năm ngay sau những chỉnh lý 1792 là thời kỳ đỉnh cao của quyền lực của đại diện triều đình Thanh; song không có nỗ lực nào nhằm biến Tây Tạng thành một tỉnh của Đại Thanh. Năm 1834, Đế quốc Sikh xâm lược và thôn tính Ladakh, một khu vực thuộc văn hóa Tây Tạng mà khi đó là một vương quốc độc lập. Bảy năm sau đó, một đội quân Sikh do tướng Zorawar Singh chỉ huy tiến vào xâm chiếm tây bộ Tây Tạng từ Ladakh, khởi đầu Chiến tranh Thanh-Sikh. Một đội quân Thanh-Tạng đẩy lui quân xâm lược song sau đó bị đánh bại khi truy kích quân Sikh đến Ladakh. Chiến tranh kết thúc với việc ký kết hòa ước giữa Thanh và Sikh. Do triều Thanh suy yếu, thẩm quyền của họ đối với Tây Tạng cũng dần suy yếu theo; đến cuối thế kỷ 19, ảnh hưởng của triều Thanh còn lại khá ít (vì Thanh Triều bại trận sau Trung - Nhật chiến tranh 1895). Thẩm quyền của triều Thanh phần nhiều mang tính biểu tượng thay vì thực chất vào cuối thế kỷ 19, mặc dù trong thập niên 1890 người Tạng vì những lý do riêng vẫn tiếp tục lựa chọn việc nhấn mạnh thẩm quyền mang tính biểu tượng của triều Thanh và thể hiện rằng điều này có vẻ đáng kể. Thời kỳ này, Tây Tạng cũng xuất hiện một số liên hệ với Dòng Tên và Dòng Phanxicô từ châu Âu, và vào năm 1774 một nhà quý tộc người Scotland là George Bogle đến Shigatse để dò xét tiềm năng thương mại cho Công ty Đông Ấn Anh. Thế kỷ 19, Đế quốc Anh xâm lấn từ miền Bắc Ấn Độ vào khu vực dãy Himalaya, Vương quốc Afghanistan và Đế quốc Nga khuếch trương ra Trung Á và họ nghi ngờ ý định của nhau đối với Tây Tạng. Năm 1904, Anh xâm lược Tây Tạng do lo sợ rằng người Nga sẽ khuếch trương thế lực đến khu vực này, Anh hy vọng rằng việc đàm phán với Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 sẽ có hiện quả hơn là với các đại diện của triều đình Bắc Kinh. Khi quân Anh tiến đến Tây Tạng, một cuộc đối đầu vũ trang giữa hai bên dẫn đến vụ thảm sát Chumik Shenko, sau đó Francis Younghusband áp đặt một hiệp định mà sau đó bị bãi bỏ, và được thay thế bởi Hiệp ước giữa Anh Quốc và Đại Thanh vào năm 1906. Năm 1910, triều đình Thanh sai Triệu Nhĩ Phong đem quân đến Tây Tạng để thiết lập quyền cai quản trực tiếp của triều đình và hạ chiếu phế bỏ Đạt-lại Lạt-ma 13- người chạy trốn sang Ấn Độ thuộc Anh. Triệu Nhĩ Phong đánh bại quân Tây Tạng và trục xuất lực lượng của Đạt-lại Lạt-ma khỏi Tây Tạng. Thời kỳ sau nhà Thanh. Sau Cách mạng Tân Hợi (1911–1912) lật đổ triều Thanh và các binh sĩ Thanh cuối cùng bị áp giải ra khỏi Tây Tạng, Trung Hoa Dân Quốc xin lỗi về các hành động của triều Thanh và quyết định khôi phục tước hiệu cho Đạt-lai Lạt-ma. Đạt-lai Lạt-ma từ chối bất kỳ tước hiệu nào của Trung Quốc, và ông tuyên bố cai trị một Tây Tạng độc lập. Năm 1913, Tây Tạng và Mông Cổ ký hiệp định công nhận lẫn nhau. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không công nhận nhà nước này và họ coi Tây Tạng là vùng lãnh thổ ly khai bất hợp pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, cũng như Liên Hợp Quốc cũng không công nhận Tây Tạng là quốc gia độc lập mà coi đó là một vùng lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc. Trong 36 năm sau đó, Đạt-lai Lạt-ma thứ 13 và các nhiếp chính kế tiếp ông cai quản Tây Tạng. Trong thời gian này, Tây Tạng giao chiến với các quân phiệt Trung Quốc để tranh quyền kiểm soát đối với các khu vực người Tạng tại Tây Khang và Thanh Hải (một phần của Kham và Amdo) dọc theo thượng du Trường Giang. Năm 1914, chính phủ Tây Tạng ký kết điều ước Simla với Anh Quốc, nhượng Nam Tây Tạng cho Ấn Độ thuộc Anh. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố điều ước này là bất hợp pháp và không công nhận sự cắt nhượng lãnh thổ này. Khi các nhiếp chính mắc các sơ suất trong việc cai quản vào thập niên 1930 và 1940, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc nhân cơ hội này để khuếch trương phạm vi thế lực vào lãnh thổ Tây Tạng. Từ năm 1950 đến nay. Sau Nội chiến Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành "giải phóng hòa bình Tây Tạng" vào năm 1950 và dàn xếp "Thập thất điều hiệp nghị" với chính phủ của Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 mới đăng cơ, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc song trao cho Tây Tạng quyền tự trị khu vực. Năm 1959, Trung Quốc thực hiện cuộc Cải cách Dân chủ Tây Tạng nhằm huỷ bỏ chế độ nông nô, giải phóng tầng lớp nô lệ và xoá bỏ đẳng cấp phong kiến tại Tây Tạng, dẫn đến cuộc Nổi dậy Tây Tạng 1959 của giới chủ nô và lãnh đạo tăng lữ nhằm giữ lại đặc quyền. Cuộc nổi dậy bị dập tắt, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 Tenzin Gyatso lưu vong sang Ấn Độ, Chính phủ Tây Tạng bị giải tán, chế độ nông nô bị xóa bỏ, nông nô được giải phóng và trở thành xã viên của các công xã nhân dân, đất đai của chủ nô và tu viện bị quốc hữu hóa. Trên hành trình đi lưu vong, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 tuyên bố hoàn toàn bác bỏ các hiệp nghị đã ký với Trung Quốc. Sau khi chính phủ của Đạt-lai Lạt-ma chạy đến Dharamsala, Ấn Độ, trong Nổi dậy Tây Tạng 1959, họ thành lập một chính phủ lưu vong đối nghịch. Sau đó, chính phủ Bắc Kinh từ bỏ hiệp nghị và bắt đầu thực hiện các cải cách xã hội và chính trị từng bị tạm dừng. Tuy nhiên do khác biệt văn hoá nên Tây Tạng vẫn được cho phép duy trì hình thức khu tự trị cho tới nay. Trong Nạn đói lớn gây ra bởi các chính sách kinh tế sai lầm của chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có khoảng 200.000 đến 1.000.000 người Tây Tạng đã chết, và xấp xỉ 6.000 tu viện ở Tây Tạng bị phá hủy trong Cách mạng Văn hóa. Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ giao chiến trong cuộc chiến ngắn ngủi do tranh chấp lãnh thổ. Mặc dù giành chiến thắng song các binh sĩ Trung Quốc vẫn rút về phía bắc của đường McMahon, Nam Tây Tạng vẫn thuộc quyền quản lý của Ấn Độ. Nạn đói lớn. Trung Quốc phải hứng chịu nạn đói trên diện rộng từ những năm 1959 đến 1961. Hạn hán và thời tiết xấu đóng một phần và các chính sách sai lầm của Đại nhảy vọt cũng đã góp phần gây ra nạn đói. Ước tính về số người chết khác nhau; Theo thống kê chính thức của chính phủ Trung Quốc, đã có 15 triệu người chết trên toàn Trung Quốc. Các ước tính không chính thức của nhiều học giả đã ước tính số nạn nhân của nạn đói trên toàn lãnh thổ Trung Quốc trong vòng hai năm 1959-1961 là từ 20 đến 43 triệu người . Vào tháng 5 năm 1962, Ban Thiền Lạt Ma thứ mười (khi ấy là chủ tịch Ủy ban trù bị của Khu tự trị Tây Tạng) đã gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai một bản báo cáo mật miêu tả chi tiết về tình cảnh của nhân dân Tây Tạng khi phải đối mặt với nạn đói, bản báo cáo này còn được gọi là "Đơn thỉnh cầu 70.000 ký tự": "Ở nhiều vùng của Tây Tạng, người dân đã chết đói... Ở một số nơi, cả gia đình đã thiệt mạng và tỷ lệ tử vong là rất cao. Đây là điều rất bất thường, khủng khiếp và nghiêm trọng... Trước đây Tây Tạng sống trong một chế độ phong kiến ​​man rợ đen tối nhưng không bao giờ thiếu lương thực như vậy, đặc biệt là từ khi Phật giáo được truyền bá vào đây... Ở Tây Tạng từ năm 1959 đến năm 1961, trong vòng hai năm hầu hết các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt đều phải ngừng lại. Những người du mục không có ngũ cốc để ăn và nông dân không có thịt, bơ hoặc muối", báo cáo tiếp tục. Theo ý kiến ​​của Ban Thiền Lạt Ma thì những cái chết này là hậu quả của các chính sách sai lầm do chính phủ ban hành, không phải do bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào . Ban Thiền Lạt Ma cũng mô tả sự kinh hoàng của nạn đói mà người dân Tây Tạng phải chịu đựng: "Chưa bao giờ có một sự kiện như vậy trong lịch sử của Tây Tạng. Mọi người thậm chí không thể tưởng tượng được cảnh đói khủng khiếp như vậy ngay cả trong những cơn ác mộng của họ..." . Cách mạng văn hóa. Cuộc Cách mạng Văn hóa được khởi xướng vào năm 1966 đã gây nhiều tàn phá đối với Tây Tạng, cũng như đối với phần còn lại của Trung Quốc. Nhiều người Tây Tạng đã bị tù đày trong giai đoạn này, và số lượng các tu viện còn nguyên vẹn ở Tây Tạng đã giảm từ hàng nghìn xuống còn dưới 10. Sự căm phẫn của người Tây Tạng đối với người Hán ngày càng trở nên sâu sắc. Theo Thỏa thuận Mười bảy Điểm năm 1951, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa ra một số chủ trương, trong số đó: hứa duy trì hệ thống chính trị hiện có của Tây Tạng, duy trì địa vị và chức năng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, bảo vệ quyền tự do tôn giáo và các tu viện, đồng thời không thúc ép việc tiến hành cải cách ở Tây Tạng. Ủy ban luật gia quốc tế phi chính phủ (ICJ) cho rằng những cam kết này đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vi phạm và chính quyền Tây Tạng lưu vong hoàn toàn có thể tuyên bố xoá bỏ Hiệp định như đã làm vào ngày 11 tháng 3 năm 1959. Thời hiện đại. Năm 1980, Tổng bí thư Hồ Diệu Bang thăm Tây Tạng, và mở ra một giai đoạn tự do hóa xã hội, chính trị và kinh tế. Đến cuối thập niên, các tăng ni tại tu viện Drepung và Sera bắt đầu kháng nghị và yêu cầu độc lập, do vậy chính phủ Trung ương dừng việc cải cách lại và bắt đầu một chiến dịch chống ly khai. Từ thập niên 1990 trở lại đây, Tây Tạng cũng như toàn Trung Quốc có sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Nhiều cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng được mọc lên, làm gia tăng sự kết nối của vùng này với khu vực khác của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra các vấn đề về bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, khi ngày càng nhiều các tập tục, lối sống truyền thống bị các tiện nghi hiện đại thay thế. Địa lý. Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao trung bình trên 4200 m. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Đỉnh cao nhất của dãy núi này, đỉnh Everest, nằm trên biên giới với Nepal. Khí hậu ở đây rất khô suốt 9 tháng trong năm. Có những dãy núi tuyết vĩnh cửu cao 5.000-7.000 m. Các hẻm núi phía tây nhận được một lượng nhỏ tuyết mỗi năm nhưng vẫn có thể dùng được quanh năm. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này, trong đó sự hoang vắng lạnh lẽo đến tẻ nhạt bởi không có một loài cây nào ngoài một vài bụi cây rậm và thấp, và gió thổi ngang qua đồng bằng khô cằn mênh mông không hề bị cản trở. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông. Tây Tạng trong lịch sử bao gồm các khu vực sau: Văn hóa của người Tây Tạng ảnh hưởng rộng lớn tới các quốc gia láng giềng như Bhutan, Nepal, các khu vực kề sát của Ấn Độ như Sikkim và Ladakh, và các tỉnh kề bên của Trung Quốc mà ở đó Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo chủ yếu. Một số con sông chính có đầu nguồn ở Tây Tạng bao gồm: Kinh tế. Kinh tế của Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp. Vì hạn chế trong đất trồng trọt, chăn nuôi đã phát triển như ngành nghề chính. Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng, và nó được xúc tiến một cách tích cực từ phía chính quyền. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (青藏铁路) được xây dựng để kết nối khu vực này với phần còn lại của Trung Quốc dài 1956 km nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng được Chính phủ Trung Quốc tuyên bố hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 2005. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng. Từ ngày 1/7/2006, Trung Quốc chính thức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, nối thành phố Thanh Hải với vùng Tây Tạng hùng vĩ. Tuyến đường sắt lên Tây Tạng là công trình xây dựng mang công nghệ phức tạp, với đường ray đặc biệt có khả năng ổn định trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ga đầu của tuyến đường sắt nổi tiếng này là thành phố Golmud thuộc tỉnh Thanh Hải và ga cuối là thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Các toa tàu được thiết kế như khoang máy bay để bảo vệ hành khách trước độ cao quá lớn, với điểm cao nhất của công trình lên tới 5.072 mét so với mặt nước biển. Không khí bên trong được điều hòa tự động để cân bằng tại những nơi thiếu dưỡng khí mà tàu chạy qua. Trung Quốc tuyên bố tuyến đường sắt Thanh-Tạng có tổng chi phí xây dựng 4,2 tỷ USD và dài 1.140 km này là một kỳ tích vĩ đại về công nghệ, đem lại cơ hội phát triển to lớn cho một khu vực mênh mông hùng vĩ. Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt cao nhất thế giới vừa được khánh thành, nhằm đưa công trình được coi là kỳ tích xây dựng này vươn tới thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng sau Lhasa là Xigaze. Thành phố Xigaze cao hơn mực nước biển 3.800 mét và nằm gần biên giới với Ấn Độ. Đây là nơi ngự trị truyền thống của Ban Thiền Lạt Ma, một trong những lãnh đạo tinh thần quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Xigaze còn có cách viết khác là Shigatse có dân số 80.000 người. Vùng đất này tọa lạc tại nơi hợp lưu của hai dòng sông nổi tiếng về tâm linh là Yarlong Tsangpo và Nuangchu, ở phía tây của Khu tự trị Tây Tạng. Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt sẽ được kéo dài thêm 270 km từ Lhasa tới Xigaze và hoàn thành trong vòng 3 năm. Một quan chức địa phương là Yu Yungui nhấn mạnh: "Đường sắt sẽ tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Xigaze". Tình trạng cách ly đặc biệt của Tây Tạng về địa lý khiến kinh tế vùng đất này nghèo nàn. Hệ thống giáo dục và tuổi thọ trung bình của người dân tại đây thấp hơn nhiều so với phần còn lại của Trung Quốc. Nhưng chính sự cách ly đó giúp bảo tồn nền văn hoá đặc trưng và lối sống không giống đâu trên thế giới này của Tây Tạng. Sự xuất hiện của hệ thống đường sắt sẽ đem đến thay đổi dữ dội mà Bắc Kinh đánh giá là sẽ khai phá Tây Tạng, mang đến sự phồn vinh cho người dân địa phương. Nhưng những người chỉ trích công trình này thì cho rằng, nó sẽ là hồi chuông báo tử cho nền văn hoá đặc hữu của Tây Tạng. Trước khi có đường sắt, chỉ có hai cách đến được với thủ phủ Lhasa. Đó là đáp một chuyến bay rất hao tiền để rồi dựng tóc gáy mỗi khi nó hạ cánh xuống Tây Tạng. Cách thứ hai là đi trên những chuyến xe buýt nêm chặt người và mất 3 ngày 3 đêm ròng rã trên những con đường núi nguy hiểm và tổn sức. Nhưng rất nhiều chiếc xe như vậy cùng hành khách của nó đã kết thúc cuộc hành trình dưới một khe núi sâu nào đó có vô số trên đường. Có nhiều ý kiến khác nhau về tác động của tuyến đường sắt đối với Tây Tạng. Nhiều người địa phương cho rằng: "Đó là một ý tưởng tốt. Nó sẽ giúp chúng tôi mang len ra thị trường dễ dàng hơn. Hiện chúng tôi phải thuê xe tải để chuyên chở, nhưng với tàu hoả nó sẽ rẻ và dễ hơn nhiều". Tuy nhiên, các nhà môi trường học lại lo ngại về những ảnh hưởng của tuyến đường sắt đến con đường di trú của loài linh dương Tây Tạng quý hiếm. Họ cũng lo lắng cho một hệ sinh thái rất mong manh, mà một khi bị phá hỏng sẽ phải mất cả một thế hệ để sửa sai. Dân số. Theo dòng lịch sử, dân cư Tây Tạng chủ yếu là tộc người Tạng. Các tộc người khác ở Tây Tạng bao gồm người Menba (Monpa), người Lhoba, người Mông Cổ và người Hồi. Việc đưa ra tỷ lệ người Trung Quốc gốc Hán ở Tây Tạng là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Trong những năm từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, nhiều tù nhân (trên 1 triệu, theo Harry Wu) đã được đưa vào các trại cải tạo ở Amdo (Thanh Hải) và họ đã ở lại sau khi được trả tự do. Từ những năm 1980, sự tự do hóa kinh tế ngày càng tăng và những thay đổi bên trong khu vực đã tạo ra một luồng di cư của nhiều người Hán tới Tây Tạng để tìm kiếm việc làm hay định cư, mặc dù con số thực của việc di cư dân số này vẫn là điều gây tranh cãi. Chính phủ lưu vong Tây Tạng ước tính con số này là 7,5 triệu (đối lại chỉ có 6 triệu người Tạng), họ coi điều này như là kết quả của chính sách tích cực trong việc làm mất bản sắc dân tộc của người Tạng và thu nhỏ bất kỳ cơ hội nào của về độc lập chính trị của Tây Tạng, và như thế đã vi phạm Công ước Geneva năm 1946 là ngăn cấm việc định cư của các lực lượng chiếm đóng nước ngoài. Chính quyền Tây Tạng lưu vong đặt dấu hỏi trên mọi con số thống kê được đưa ra bởi CHND Trung Hoa, bởi vì họ đã không tính đến các thành viên của Giải phóng quân nhân dân đồn trú ở Tây Tạng (hoặc gia đình họ), hoặc một lượng lớn dân di cư không đăng ký. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Tây Ninh tới Lhasa) cũng là sự lo ngại lớn, vì họ cho rằng nó sẽ làm thuận tiện hơn cho việc di dân. Tuy nhiên, chính phủ CHND Trung Hoa kịch liệt phản đối các luận điểm của Chính phủ lưu vong Tây Tạng về mất bản sắc dân tộc. CHND Trung Hoa cũng không thừa nhận các biên giới của Tây Tạng như Chính quyền Tây Tạng lưu vong đã phát ngôn, cho rằng đó là âm mưu có tính toán nhằm tính cả những khu vực phi-Tạng mà những người không là người Tạng đã sống nhiều thế hệ (chẳng hạn như khu vực Tây Ninh và thung lũng Chaidam) để gia tăng nhận thức của người Tạng rằng lãnh thổ của người Tạng là lớn hơn Khu tự trị Tây Tạng hiện nay. Thống kê chính thức của CHND Trung Hoa thông báo rằng 92% dân số ở Khu tự trị Tây Tạng là tộc người Tạng, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể so với những dữ liệu đối với Amdo và đông Kham, bởi vì người Trung Quốc gốc Hán không phân bổ đều trên toàn bộ Tây Tạng lịch sử. Trong khu tự trị Tây Tạng, phần lớn người Hán sống ở Lhasa. Các chính sách kiểm soát dân số như "mỗi gia đình chỉ có một con" chỉ áp dụng đối với người Hán, mà không áp dụng với các dân tộc thiểu số như người Tạng. CHND Trung Hoa nói rằng chính quyền đang cố gắng bảo vệ các văn hóa truyền thống Tây Tạng; họ cũng xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng, phục hồi cung điện Potala và nhiều dự án khác như là một phần của chiến lược Phát triển miền tây Trung Quốc, là một cố gắng to lớn và đắt tiền của phần miền đông giàu có hơn của Trung Quốc đối với Tây Tạng nhằm phát triển các khu vực miền tây nghèo hơn. Văn hóa-tôn giáo. "Bài chính: Văn hóa Tây Tạng" Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông ("Vajrayana"). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Đây là nơi sinh ra Mật Tông. Một tông phái của Phật giáo với văn hóa và phong cách đa dạng như Quán Đỉnh, Trì Chú cùng với các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma (Phật sống) được nhiều người tôn thờ. Hiện nay, khu tự trị Tây Tạng tổng cộng có hơn 1700 chùa chiền tổ chức hoạt động Phật giáo Tây Tạng, có khoảng 46 nghìn tăng ni. Phật giáo Tây Tạng không những chỉ được phổ biến ở Tây Tạng; nó còn là tôn giáo thịnh hành ở Mông Cổ và phổ biến mạnh trong tộc người Buryat ở miền nam Siberia. Tây Tạng cũng là quê hương của một tôn giáo nguyên thủy gọi là Bön ("Bon"). Hàng loạt các tiếng địa phương của tiếng Tạng được nói trên cả khu vực. Người Tạng viết bằng chữ Tạng. Trong các thành phố Tây Tạng có các cộng đồng nhỏ người Hồi giáo, được biết đến như là Kachee ("Kache"), mà tổ tiên họ là những người di cư từ ba khu vực chính: Kashmir (đối với người Tây Tạng cổ là Kachee Yul), Ladakh và các nước của người Turk ở Trung Á. Ảnh hưởng của Hồi giáo ở Tây Tạng cũng đến từ Ba Tư. Ở đây cũng có các cộng đồng Hồi giáo Trung Quốc ("gya kachee") mà tổ tiên của họ là dân tộc Hồi Trung Quốc. Người ta cho rằng những người Hồi giáo di cư từ Kashmir và Ladakh đã đến Tây Tạng vào khoảng thế kỷ 12. Dần dần các cuộc hôn nhân và các mối quan hệ xã hội đã dẫn đến sự tăng dân số thành cộng đồng đáng kể xung quanh Lhasa. Hiện Hồi giáo ở đây có 4 Thánh đường với số tín đồ theo đạo khoảng 3000 người. Thiên Chúa giáo có 1 nhà thờ Thiên Chúa giáo với người theo đạo hơn 700 người. Tây Tạng có nhiều danh lam thắng cảnh và một số phong tục tập quán lạ. Điển hình trong các phong tục là làm Mạn Đà La, tức là các vòng tròn bằng cát nhuộm màu để làm ra đủ loại hình thù hay và đẹp. Cung điện Potala, trước đây là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, là di sản thế giới.
8,829
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8829
Đạt-lai Lạt-ma
Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Anh: Dalai Lama; ) hay Đạt-lai Lạt-ma hay Đa Lai La Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ (còn gọi là phái "Yellow Hat" - Mũ Vàng trong tiếng Anh), một trường phái mới nhất và chiếm ưu thế nhất trong bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Đạt-lại Lạt-ma đã truyền được đến người thứ 14 và hiện tại là Tenzin Gyatso, sống như một người tị nạn ở Ấn Độ. Đạt-lại Lạt-ma được cho là hóa thân của Quán Thế Âm, vị Bồ tát của lòng từ bi. Tên gọi. Cái tên "Đạt-lại Lạt-ma" là sự kết hợp của từ dalai (đạt-lại) trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là "đại dương" hoặc "biển cả" (xuất phát từ danh hiệu Mông Cổ hoặc , được dịch là Gyatso hoặc rgya-mtsho trong tiếng Tây Tạng) và từ Tây Tạng () được dịch từ tiếng Phạn "guru" गुरू có nghĩa là "bậc thầy". "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Đạt-lại Lạt-ma còn được biết đến trong tiếng Tây Tạng là "Rgyal-ba Rin-po-che" (tạm dịch: Nhà chinh phục quý giá), hoặc với cách viết đơn giản hơn là "Rgyal-ba". Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 达赖喇嘛 (Dá lài lǎ ma). Trên thực tế, sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng "Phật sống" để chỉ Đạt-lại Lạt-ma. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín ("Người bảo vệ đức tin"), Huệ Hải ("Biển lớn của trí tuệ"), Pháp vương ("Vua của Chánh Pháp"), Như ý châu ("Viên bảo châu như ý")... Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ A Nhĩ Thản Hãn phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ. Lịch sử. Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa). Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc, kể cả người trong các nước Tây phương.
8,831
39913620
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8831
Ảo ảnh
Ảo ảnh trong tiếng Việt có nghĩa gốc là ấn tượng thị giác không tương ứng với vật thể có thật. Nghĩa này được dùng trong các từ như: Suy rộng, từ ảo ảnh có thể chỉ những nhận thức không phù hợp thực tế như trong:
8,848
863243
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8848
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (tiếng Anh: "Supreme Court of the United States", viết tắt: SCOTUS), hay Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ, và có tiếng nói quyết định trong các tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang, hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến). Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp. Tất cả tòa án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán của Tối cao Pháp viện (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi đề cử của tổng thống và sự phê chuẩn của Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn làm Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án ("Chief Justice"). Cơ cấu và quyền lực. Điều III của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định những trường hợp được đưa ra xét xử trước toà tối cao cũng như nhiệm kỳ của thẩm phán toà tối cao. Khoản I viết "Quyền tài phán của Hoa Kỳ được dành cho một toà tối cao", và ấn định nhiệm kỳ trọn đời cho các thẩm phán của toà án này, "trong khi họ có tư cách tốt" (nghĩa là các thẩm phán có thể bị luận tội nhưng không thể bị cách chức vì các lý do khác), và lương bổng của họ cũng không bị cắt giảm khi đang nhiệm chức. Những quy định này của Hiến pháp là nhằm bảo vệ tính độc lập của các thẩm phán khi đưa ra các phán quyết. Điều III dành cho toà tối cao quyền xét xử tất các vụ án liên quan đến luật pháp và luật bất thành văn theo hiến pháp, các luật của Hoa Kỳ và các hiệp ước; tất cả vụ án liên quan đến các đại sứ, bộ trưởng và các lãnh sự; tất cả vụ án về các vùng biển; các vụ tranh chấp mà Hoa Kỳ là một bên; các tranh tụng giữa hai hay nhiều tiểu bang; giữa một tiểu bang và các công dân thuộc các tiểu bang khác... Như vậy, thẩm quyền tài phán của toà tối cao được giới hạn trong các vụ án hoặc tranh tụng trong phạm vi luật liên bang. Toà án liên bang có thể xét xử các vụ tranh tụng giữa công dân của các bang khác nhau. Trong trường hợp này, tòa liên bang, bao gồm toà tối cao, phán quyết theo luật tiểu bang. Thí dụ, một cư dân Texas có thể kiện một công ty ở California vi phạm luật bang Texas. Đa số các trường hợp được đem ra trước Tối cao Pháp viện là các vụ kháng án, chuyển đến từ các toà tối cao tiểu bang hay các toà liên bang. Tuy không được ghi trong hiến pháp, toà tối cao, cũng như tất cả tòa liên bang, được công nhận quyền tài phán chung thẩm. Vào năm 1803 trong vụ án "Marbury kiện Madison", toà tối cao đã vô hiệu hoá một số đạo luật được thông qua bởi Quốc hội, cho rằng Quốc hội đã vượt quá quyền hiến định của mình. Trong vụ "Fletcher kiện Peck" (1810) lần đầu tiên toà tối cao đã phán quyết một đạo luật được thông qua bởi một viện lập pháp tiểu bang là vi phạm hiến pháp, nhân đó mở rộng quyền tài phán của toà tối cao đến các đạo luật và nghị định của chính quyền tiểu bang. Dù ít được sử dụng trong thời gian đầu, quyền này lại được toà tối cao hành xử thường xuyên trong những thập niên gần đây. Hiến pháp không quy định số lượng thẩm phán cho Tối cao Pháp viện, Quốc hội thực thi quyền này. Lúc đầu, tổng số thẩm phán được Đạo luật "Judiciary" năm 1789 ấn định là sáu người. Khi đất nước được mở rộng, con số thẩm phán của tòa tối cao gia tăng dần theo số lượng tòa án khu vực. Năm 1807, số thẩm phán là bảy người, lên đến chín người năm 1837, rồi mười người năm 1863. Đến năm 1866, vì không muốn phê chuẩn các bổ nhiệm của Tổng thống Andrew Johnson, Quốc hội thông qua đạo luật "Judicial Circuits", theo đó sẽ không bổ nhiệm người thay thế cho ba thẩm phán sắp về hưu; như thế, số thẩm phán dần dà chỉ còn lại bảy người; một vị trí bị huỷ bỏ năm 1866, vị trí thứ hai năm 1867. Trước khi chiếc ghế thứ ba bị dời đi, Quốc hội đã kịp thông qua luật "Circuit Judges" năm 1869, ấn định số thẩm phán ở con số chín (một chánh án và tám thẩm phán), con số này được duy trì cho đến ngày nay. Với dự luật Cải tổ Tư pháp năm 1937, Tổng thống Franklin D. Roosevelt muốn mở rộng tòa tối cao, cho phép tổng thống bổ nhiệm thêm một người cho mỗi thẩm phán đã đến tuổi bảy mươi mà không muốn về hưu, như vậy số thẩm phán có thể lên đến tối đa là mười lăm người. Có vẻ như tổng thống muốn làm giảm bớt gánh nặng trên vai các thẩm phán cao tuổi, nhưng nhiều người tin rằng Roosevelt chỉ muốn đem vào tòa tối cao những người ủng hộ chính sách New Deal của ông. Trước đây, "New Deal" đã bị Tối cao Pháp viện tuyên bố là vi hiến. Đề án này của Roosevelt không được quốc hội thông qua. Dù vậy, thời kỳ lâu dài của Roosevelt tại Tòa Bạch Ốc cho phép ông bổ nhiệm tám thẩm phán (chỉ sau George Washington), và đưa một thẩm phán lên vị trí Chánh án Tối cao Pháp viện. Bổ nhiệm. Đề cử. Bổ nhiệm thẩm phán cho toà tối cao là một quy trình mang nhiều yếu tố chính trị và luôn luôn gây tranh cãi. Hiện nay có chín vị trí trong tòa, con số này đã được xác lập từ năm 1869, dù nó có thể bị thay đổi bởi Quốc hội. Tiến trình bổ nhiệm bắt đầu khi một thẩm phán qua đời, từ chức, về hưu hay bị bãi nhiệm vì bị luận tội và bị kết án (điều này chưa bao giờ xảy ra). Tính trung bình cứ hai năm thì có một chỗ khuyết, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Như một quy luật, tổng thống sẽ đề cử vào Tối cao Pháp viện những người đồng quan điểm với mình, với ít nhiều nhượng bộ, để bảo đảm sự đề cử sẽ được thông qua tại Thượng viện, thường thì các ứng viên có quan điểm cực đoan ít có cơ may được phê chuẩn. Các ứng cử viên thường được chọn từ tòa kháng án liên bang, tòa án tiểu bang, nhánh hành pháp, Quốc hội hoặc giới trí thức khoa bảng. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít các quyết định của thẩm phán đi ngược lại những mong đợi của người bổ nhiệm, nổi tiếng nhất là trường hợp Chánh án Earl Warren, Tổng thống Eisenhower mong đợi ông sẽ trung thành với lập trường bảo thủ, nhưng các quyết định của Warren đã chứng tỏ ông là một trong số những thẩm phán có khuynh hướng tự do nhất trong lịch sử Tối cao Pháp viện. Về sau, Eisenhower chua chát thú nhận việc bổ nhiệm Warren là "sai lầm lớn nhất tôi từng mắc phải." Bởi vì Hiến pháp không ấn định bất kỳ tiêu chuẩn nào cho chức vụ thẩm phán tòa tối cao, tổng thống có thể đề cử bất cứ ai. Song, ứng viên cho chức vụ này cần có được sự chuẩn thuận của Thượng viện, nghĩa là cần thuyết phục đa số thượng nghị sĩ tin rằng họ xứng đáng với vị trí phục vụ trọn đời tại thiết chế tư pháp tối cao của quốc gia. Phê chuẩn. Trong lịch sử đương đại, quy trình phê chuẩn thẩm phán tòa tối cao luôn thu hút sự quan tâm của các nhóm có quyền lợi đặc biệt, họ thường vận động các thành viên thượng viện phê chuẩn hoặc bác bỏ tùy theo quá trình hoạt động của ứng viên ấy có phù hợp với quan điểm của họ hay không. Thủ tục phỏng vấn ứng viên chỉ mới có không lâu. Ứng viên đầu tiên làm chứng trước Ủy ban là Harlan Fiske Stone năm 1925. Có một số thượng nghị sĩ đến từ miền Tây tỏ ra quan ngại về những quan hệ của Stone với Phố Wall, cho biết sẽ chống đối việc phê chuẩn ông. Stone đưa ra một đề nghị còn mới lạ vào lúc ấy, là ông sẽ ra trước Ủy ban Tư pháp để trả lời các câu hỏi, việc này đã bảo đảm cho Stone sự chuẩn thuận của Thượng viện với rất ít chống đối. Ứng viên thứ hai giải trình trước Ủy ban là Felix Frankfurter, ông này ra làm chứng theo yêu cầu của Ủy ban để giải thích về điều ông xem là những vu khống chống lại ông. Quy trình thẩm vấn đang được áp dụng yêu cầu ứng viên bày tỏ lập trường của mình bắt đầu từ vụ phê chuẩn John Marshall Harlan II năm 1955; Harlan được đề cử ngay sau khi tòa tối cao đưa ra phán quyết lịch sử trong vụ án "Brown v. Board of Education", và một số thượng nghị sĩ miền Nam cố phong tỏa việc phê chuẩn Harlan, do vậy mà tổ chức phiên điều trần. Một ứng viên được tổng thống đề cử phải được phê chuẩn bởi đa số phiếu tại Thượng viện, dù quy trình này có thể bị ngăn cản. FBI sẽ kiểm tra nhân thân của ứng viên. Cùng với các nhân chứng, ứng cử viên phải ra trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện để trả lời những câu hỏi như "Quan điểm của ông (bà) về vụ án "Roe kiện Wade"?" hoặc về hôn nhân đồng tính... Ủy ban sẽ bỏ phiếu để quyết định đề cử người này hay không, sau đó sự việc được chuyển sang Thượng viện. Ban thường trực về tư pháp liên bang của Hội luật sư Hoa Kỳ sẽ thẩm định phẩm chất của ứng viên như tính liêm khiết, năng lực chuyên môn, tính cách của một thẩm phán... Ban này, gồm 15 thẩm phán liên bang (không có thẩm phán toà tối cao), sẽ đưa ra một bản thẩm định – "rất tốt", "tốt" và "không tốt". Đời tư các ứng viên thường bị xét nét đến từng chi tiết. Toàn thể Thượng viện họp lại để xem xét; chỉ cần một đa số tương đối (quá bán) là đủ để quyết định chuẩn thuận hoặc bác bỏ sự đề cử. Trong suốt lịch sử, Thượng viện chỉ bác bỏ mười hai trường hợp. Gần đây nhất là biểu quyết của Thượng viện năm 1987 bác bỏ việc đề cử Robert Bork. Không phải tất cả đề cử đều được biểu quyết tại Thượng viện. Một khi Thượng viện bắt đầu thảo luận về sự đề cử, những người chống đối có thể tìm cách kéo dài cuộc tranh luận để ngăn không cho biểu quyết. Cho đến nay vẫn chưa có việc đề cử thẩm phán nào bị ngăn không biểu quyết. Tuy nhiên, năm 1968 Tổng thống Lyndon Johnson đã thất bại trong nỗ lực đề cử thẩm phán Abe Fortas vào vị trí chánh án thay thế Earl Warren. Tổng thống cũng có thể rút lại danh sách đề cử trước khi Thượng viện bỏ phiếu. Điều này xảy ra khi tổng thống cảm thấy ứng viên của mình không có đủ cơ may để được phê chuẩn. Gần đây nhất, Tổng thống George W. Bush rút tên Harriet Miers trước khi phiên điều trần bắt đầu, do những quan ngại về khả năng Miers sẽ bị thẩm vấn về việc bà từng tiếp cận các tư liệu nội bộ của nhánh hành pháp khi đang là cố vấn pháp luật cho Nhà Trắng. Năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan rút lại sự đề cử dành cho Douglas H. Ginsburg vì những cáo buộc về việc sử dụng ma túy. Cho đến năm 1981, thủ tục phê chuẩn thường diễn ra mau chóng. Từ chính phủ Truman đến Nixon, các ứng viên được phê chuẩn trong vòng một tháng. Tuy nhiên, kể từ chính phủ Reagan cho đến nay, quy trình này kéo dài hơn. Một số suy đoán cho rằng ấy là do vai trò của chính trị của các thẩm phán ngày càng gia tăng. Thủ tục. Mỗi năm, Tối cao Pháp viện bắt đầu làm việc vào thứ Hai đầu tiên của tháng Mười, kéo dài cho đến tháng Sáu hay tháng 7 năm sau. Muốn khởi kiện hay biện hộ tại toà tối cao, luật sư ("attorney") phải là thành viên của luật sư đoàn toà tối cao. Muốn được thu nhận vào luật sư đoàn toà tối cao, ứng viên phải có thâm niên ít nhất ba năm trong đoàn luật sư của toà tối cao tiểu bang, phải được giới thiệu bởi hai thành viên của đoàn luật sư toà tối cao (hai người này không có liên hệ huyết thống hay hôn nhân với người được giới thiệu), không bị kỷ luật bởi tòa án hay bởi luật sư đoàn. Khi ra phán quyết, mỗi thẩm phán trình bày ý kiến của mình bằng văn bản; tất cả văn bản này được công bố cho công chúng. Thường thì có một quan điểm cho đa số, được gọi là "Quan điểm của Toà", kèm theo đó là ý kiến "tương đồng" (thuận với phán quyết nhưng vì những lý do khác) và ý kiến bất đồng (không đồng ý với phán quyết). Tập tục công bố quan điểm của toà bắt đầu từ nhiệm kỳ của chánh án toà tối cao Justin Marshall vào đầu thế kỷ 19. Trước đó, mỗi thẩm phán tự công bố ý kiến của mình. Thành viên. Các Thẩm phán đương nhiệm. Tối cao Pháp viện hiện có 9 thẩm phán, gồm Chánh án John Roberts và 8 Thẩm phán Đồng nhiệm. Trong số các thành viên hiện tại, Clarence Thomas là Thẩm phán phục vụ lâu nhất với ngày, tức tính đến ; Thẩm phán gần đây nhất tham gia Tòa án là Ketanji Brown Jackson, người bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 30 tháng 6 năm 2022. Độ dài nhiệm kỳ. Đồ hoạ này chỉ miêu tả độ dài nhiệm kỳ của từng Thẩm phán, nhưng không phải địa vị vì Chánh án luôn cao cấp hơn Thẩm phán Đồng nhiệm. Lương. Đến năm 2020, thẩm phán tòa tối cao nhận 265.600 USD mỗi năm, riêng chánh án được trả 277.700 USD. Thâm niên và Địa vị. Trong những phiên họp của tòa tối cao, vị trí của các thẩm phán được ấn định theo tuổi tác: Chánh án ngồi ở vị trí trung tâm, các thẩm phán ở hai bên, thâm niên càng cao càng ngồi gần với chánh án. Như vậy, thẩm phán thâm niên nhất ngồi ngay bên phải chánh án, và người có thâm niên ít nhất ngồi xa nhất về bên trái. Nếu từ góc nhìn của luật sư tranh luận tại tòa, thứ tự vị trí của các thẩm phán hiện tại như sau: Barrett ,Gorsuch, Sotomayor, Thomas, Roberts (Chánh án), Alito, Kagan, Kavanaugh và Jackson. Trong các phiên họp kín, các thẩm phán phát biểu và bỏ phiếu theo thứ tự thâm niên, người đầu tiên là chánh án và người cuối cùng là thẩm phán có thâm niên ít nhất. Vì là họp kín nên thẩm phán có thâm niên ít nhất được giao trách nhiệm phục vụ khi cần thiết, thường là công việc mở cửa và dọn cà phê. Ngoài ra, thẩm phán có thâm niên ít nhất cũng là người có nhiệm vụ chuyển án lệnh của tòa đến tay thư ký tòa. Joseph Story có thành tích phục vụ lâu nhất trong cương vị thẩm phán có thâm niên ít nhất, từ ngày 3 tháng 2 năm 1812 đến ngày 1 tháng 9 năm 1823, tổng cộng là 4 228 ngày. Thẩm phán Stephen Breyer được xếp kế tiếp, kém kỷ lục của Story chỉ có 29 ngày, khi Thẩm phán Samuel Alito vào Tối cao Pháp viện và thay thế Breyer ở vị trí này vào ngày 31 tháng 1 năm 2006. Khuynh hướng. Trong khi các thẩm phán không đại diện hoặc chấp nhận lập trường chính thức của các chính đảng, như tại hai nhánh lập pháp và hành pháp, họ thường được xếp vào các nhóm chính trị và pháp lý có quan điểm khác nhau chẳng hạn như nhóm bảo thủ, trung dung, hoặc cấp tiến. Các hình dung từ này chỉ biểu thị khuynh hướng tư pháp, không phải chính trị hoặc lập pháp. Tòa án do Chánh án Roberts lãnh đạo hiện tại là một trong những nhiệm kỳ tòa án bảo thủ nhất lịch sử Hoa Kỳ. Sáu trong số chín thẩm phán đương nhiệm được bổ nhiệm bởi các tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa, ba người còn lại nhận sự bổ nhiệm từ các tổng thống Dân chủ. Nhiều người tin rằng Chánh án Roberts và các thẩm phán Thomas, và Alito, Gorsuch, Kavanaugh, Barrett hình thành nhóm bảo thủ trong tòa. Các thẩm phán Sotomayor, Kagan và Jackson được xem là cánh cấp tiến. Về hưu. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng các thẩm phán Tối cao Pháp viện đều có những tính toán chiến lược khi quyết định nghỉ hưu. Những cân nhắc này chịu tác động bởi các yếu tố cá nhân, đảng phái và cơ chế. Các quan ngại về sự suy nhược trí tuệ khi cao tuổi cũng thường là động cơ thúc đẩy các thẩm phán muốn về hưu. Áp lực muốn tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của tòa tối cao được kể là một nhân tố khác. Sau cùng, các thẩm phán thường quyết định rút lui vào thời điểm thuận lợi nhất, nghĩa là vào lúc tổng thống và quốc hội có thể bổ nhiệm thẩm phán thay thế là người có cùng quan điểm với người ra đi. Lịch sử. Tối cao Pháp viện đã tích luỹ quyền lực hiện có suốt trong nhiệm kỳ của chánh án John Marshall. Ông được đề cử bởi John Adams trong những ngày cuối của nhiệm kỳ tổng thống của Adams. Là đối thủ chính trị của những người Cộng hoà theo Jefferson, Marshall đưa ra một số quan điểm mà những người này cho là không thích hợp, nhằm củng cố quyền lực của ngành tư pháp bằng cách làm suy giảm thanh thế của hành pháp và khẳng định sức mạnh độc quyền của ngành tư pháp trong việc giải thích hiến pháp. Vụ án "Marbury kiện Madison" (1803) là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử toà tối cao, bắt đầu áp dụng quyền tài phán chung thẩm, cho phép toà tối cao bác bỏ các đạo luật của Quốc hội, theo quan điểm của toà, là vi hiến. Trụ sở. Phiên họp đầu tiên của Tối cao Pháp viện được triệu tập vào ngày 1 tháng 2 năm 1790 tại toà nhà "Merchants Exchange", Thành phố New York, sau dời về Philadelphia và cuối cùng là Washington, D.C. khi nơi này được chọn làm thủ đô của Hoa Kỳ. Phần lớn trong thời gian hiện hữu của mình, toà tối cao phải làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau trong Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội), nhiều nhất là ở Thượng viện (và trong một thời gian ngắn, phải dời về một căn nhà tư nhân vì điện Capitol bị hoả hoạn trong cuộc chiến năm 1812). Rốt cuộc, vào năm 1935 toà tối cao mới được yên vị tại một toà nhà riêng tương xứng với địa vị độc lập trong cấu trúc tam quyền phân lập của Chính phủ Hoa Kỳ, theo yêu cầu cấp bách của William Howard Taft, người từng đảm nhiệm cả hai chức vụ đứng đầu ngành hành pháp và tư pháp: Tổng thống Hoa Kỳ (1909-1913) và Chánh Án Tối cao Pháp viện (1921-1930). Tòa nhà bốn tầng được thiết kế theo phong cách cổ điển hài hòa với các tòa nhà xung quanh thuộc khu phức hợp Capitol và Thư viện Quốc hội. Bên trong tòa nhà là Phòng Xử án, văn phòng các thẩm phán, một thư viện rộng lớn, nhiều phòng họp, và các dịch vụ phụ trợ như cửa hàng, cafeteria và một phòng tập thể dục. Bên ngoài lát lớp đá hoa cương khai thác từ Vermont. Toà nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Cass Gilbert; công việc xây cất mất ba năm, từ năm 1932 đến 1935. Dù tọa lạc trong khuôn viên của Khu Kiến trúc đồi Capitol, thiết chế tư pháp này có lực lượng cảnh sát riêng, Cảnh sát Tối cao Pháp viện, hoạt động độc lập với Cảnh sát Capitol.
8,851
919146
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8851
Danh sách danh sách
Danh sách là một bảng liệt kê một chiều, có thể có thứ tự, các khái niệm. Dưới đây là những danh sách có trong Wikipedia tiếng Việt.
8,854
69127416
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8854
Nguyên soái Liên Xô
Nguyên soái Liên bang Xô viết (tiếng Nga: Маршал Советского Союза - "Marshal Sovietskogo Soyuza"), thường được gọi tắt là Nguyên soái Liên Xô, là quân hàm tướng lĩnh cao cấp bậc nhất của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Quân hàm Nguyên soái Liên Xô được đặt ra ngày 22 tháng 9 năm 1935 và là quân hàm cao nhất của Liên Xô cho đến năm 1991. Trong Hải quân Liên Xô, quân hàm được xem là tương đương quân hàm Nguyên soái Liên Xô là Đô đốc Hải quân Liên Xô. Trong các binh chủng (không quân, pháo binh, thiết giáp, thông tin, công binh), từ năm 1943 đến 1991, có các cấp bậc Nguyên soái binh chủng, được xem là tương đương với cấp Đại tướng. Ngoài ra, cấp bậc Chánh nguyên soái binh chủng (còn gọi là Nguyên soái Tư lệnh binh chủng, Tổng Nguyên soái binh chủng) cao hơn Nguyên soái binh chủng, nhưng vẫn xếp dưới cấp Nguyên soái Liên Xô. Trong thời gian 1935-1991 có 41 người đã được phong quân hàm này, trong đó 36 người là quân nhân chuyên nghiệp, 4 người là chính khách nắm giữ chức vụ quân sự (Stalin, Beria, Bulganin và Brezhnev), và một người thuộc giới Công nghiệp - Kỹ thuật quân sự là Bộ trưởng Quốc phòng Ustinov. Với sự tan rã của Liên bang Xô viết vào tháng 12 năm 1991, quân hàm này cũng bị xoá bỏ. Năm 1993, Liên bang Nga đặt ra quân hàm Nguyên soái Liên bang Nga. Lịch sử. Quân hàm Nguyên soái được Hội đồng Dân ủy Xô viết (Sovnarkom) thiết lập ngày 22 tháng 9 năm 1935. Ngày 20 tháng 11, năm quân nhân đầu tiên được phong quân hàm này là Dân ủy Quốc phòng và Cựu chiến binh Kliment Voroshilov, Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân Aleksandr Yegorov và ba tướng lĩnh cấp cao, Vasily Blyukher, Semyon Budyonny, Mikhail Tukhachevsky. Sau này ba người trong số đó bị xử tử vào những năm 1937, 1938, đó là Blyukher, Tukhachevsky và Yegorov. Ngày 7 tháng 5 năm 1940, thêm ba tướng lĩnh được phong quân hàm Nguyên soái là Bộ trưởng Dân ủy Quốc phòng Semyon Timoshenko, Tổng Tham mưu trưởng Boris Shaposhnikov và Grigory Kulik. Trong Thế chiến thứ hai, Timoshenko và Budyonny được cho nghỉ, còn Kulik bị giáng chức vì thiếu khả năng chỉ huy, quân hàm Nguyên soái được phong cho một số vị tướng đã thành danh trên chiến trường như Georgy Zhukov, Aleksandr Vasilevsky và Konstantin Rokossovsky. Năm 1943, Stalin cũng tự phong cho mình quân hàm này, năm 1945, người đứng đầu lực lượng an ninh Lavrentiy Beria cũng được phong Nguyên soái, đây là hai trong số bốn vị gọi là "Nguyên soái chính trị" (được phong hàm lúc không phải là quân nhân). Những người còn lại là Nikolai Bulganin, Leonid Brezhnev. Sau chiến tranh đã có hai Nguyên soái bị kết án tử hình, đó là Kulik năm 1950 (được truy phục Nguyên soái năm 1957) và Beria năm 1953. Nguyên soái Liên Xô cuối cùng là Dmitry Yazov, được phong năm 1990. Ông qua đời vào năm 2020. Cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, quân hàm này bị bãi bỏ. Hiện nay Liên bang Nga có một quân hàm tương đương là Nguyên soái Liên bang Nga. Người duy nhất hiện giữ quân hàm này là cố Bộ trưởng Quốc phòng Nga Igor Sergeyev. Phân loại. Các Nguyên soái đã được phong có thể được chia làm bốn nhóm:
8,860
794035
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8860
Boot record
Boot record (hay còn gọi là bản ghi khởi động) là một chương trình dùng để khởi động máy tính, chứa mã lệnh thực thi và BPB. Boot record chiếm duy nhất một sector, là sector đầu tiên của một đĩa mềm hay của một primary partition (còn gọi là "phân vùng chính") trên đĩa cứng. Sector chứa boot record được gọi là boot sector (tên khác là "cung khởi động"). Hoạt động. Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong boot sector, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong master boot record, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này sẽ tìm kiếm phân vùng có quyền khởi động, nếu tìm thấy sẽ nạp boot record của phân vùng đó vào RAM và lại chuyển quyền điều khiển. Chương trình trong boot record này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Cấu trúc. Từ DOS 2.0 trở về sau, 2 bytes cuối của boot record luôn có giá trị là 55AA (hệ thập lục phân). Lưu ý. Thông tin về boot record trên đây không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ áp dụng cho đĩa cứng và đĩa mềm, và chỉ áp dụng cho các máy tính dựa trên kiến trúc máy tính IBM PC và kiến trúc bộ vi xử lý 8088. Đối với CD, vui lòng tham khảo mục từ El Torito.
8,861
804975
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8861
Nguyễn Hữu Có
Nguyễn Hữu Có (1925–2012) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam vào cuối thập niên 40 ông cũng là một chính khách, từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, đồng thời là Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1965–1967). Ông từng là nhân vật quan trọng trong chính trường Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn các tướng lĩnh cầm quyền (1963-1967). Cuối tháng 4 năm 1975, ông tái ngũ với vai trò là người của Thành phần thứ ba để cùng với Tổng thống Dương Văn Minh tìm giải pháp cứu vãn Chế độ Việt Nam Cộng hòa. Giai đoạn sau này, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do. Ông được chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù sau chiến tranh. Tiểu sử và Binh nghiệp. Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1925 tại Mỹ Tho, miền Nam Việt Nam giai đoạn Thuộc địa Pháp trong một gia đình điền chủ khá giả. Thời học sinh, ông theo học tại trường Quốc học Khải Định, Huế. Đến năm 1939, ông nhập học Trường Thiếu sinh quân Đông Dương Cap Saint-Jacques. Tháng 4 năm 1943, ra trường được cấp chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Ngay sau đó, ông gia nhập vào Quân đội Thuộc địa. Sau khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông bỏ ngũ tham gia Việt Minh một thời gian ngắn. Năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam kỳ, ông tái ngũ và tiếp tục phục vụ Quân đội Pháp cho đến ngày được cử đi học sĩ quan. Quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1948, Quốc gia Việt Nam chính thức ra đời, ông được cử theo học khóa 1 tại trường Võ bị Quốc gia ở Huế, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6 năm 1949 mãn khóa. Ông tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Sau khi tốt nghiệp, ông cùng 9 sĩ quan trẻ người Việt có thành tích học tập tốt nhất được đưa sang Pháp học tiếp 1 năm tại trường École d'Application d'Infanterie ở tỉnh Bretagne. Trong số này có các Thiếu úy Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Tôn Thất Đính... về sau đều giữ những vai trò quan trọng trong chính trường Việt Nam Cộng hòa. Quân đội Quốc gia Việt Nam. Sau khi về nước năm 1950, ông được thăng cấp Trung úy và được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân Gia Định. Năm 1952, ông chuyển ngạch sang phục vụ Quân đội Quốc gia, được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Tháng 7 năm 1953, ông bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân lại cho Đại úy Cao Minh Điến. Sau đó ông được chuyển ra vùng Bùi Chu, Nam Định ở miền Bắc với nhiệm vụ cùng với các sĩ quan cao cấp khác tổ chức lại các Tiểu đoàn Khinh quân để làm nòng cốt thành lập Liên đoàn 31 Bộ binh biệt lập. Ngày 16 tháng 4 năm 1954, ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Bộ binh thay thế Trung tá Tôn Thất Đính. Sau Hiệp định Genève (20 tháng 7) năm 1954, ông cùng đơn vị di chuyển vào Nam, đóng quân ở Quảng Nam. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ngày 1 tháng 1 năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá Tư lệnh đầu tiên Sư đoàn 31 Bộ binh tân lập vừa được thành lập tại Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Ngày 15 tháng 6 cùng năm, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 31 lại cho Đại tá Tôn Thất Xứng. Ngay sau đó ông được chuyển về miền Nam giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Phân khu miền Đông Nam phần. Sau một thời gian ngắn, Quân đội Việt Nam Cộng hòa được cải danh từ Quân đội Quốc gia (cuối tháng 10 năm 1955). Tháng 4 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá, Chỉ huy phó Chiến dịch Bình định miền Đông Nam phần do Thiếu tướng Văn Thành Cao làm Chỉ huy trưởng. Năm 1957, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Mãn khóa học về nước, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 16 Khinh chiến đồn trú ở Cao nguyên Trung phần. Cuối tháng 3 năm 1959, Sư đoàn 16 giải tán, ông được chuyển đi làm Tham mưu trưởng Quân đoàn II tại Ban Mê Thuột thay thế Đại tá Nguyễn Văn Mạnh. Đệ nhị Cộng hòa và thời kỳ loạn tướng. Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong 2 Đại tá chủ chốt (người còn lại là Đại tá Nguyễn Văn Thiệu). Ngay khi đảo chính vừa nổ ra, ông lập tức được điều về Mỹ Tho tước quyền chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ binh của Đại tá Bùi Đình Đạm và cho di chuyển các chiếc phà Mỹ Thuận nhằm ngăn không cho lực lượng của Quân đoàn IV có thể về Sài Gòn cứu viện cho Tổng thống Diệm. Đảo chính thành công, ngày 2 tháng 11 ông được thăng Thiếu tướng và được cử làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Đồng thời ông được kiêm nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng do tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 năm 1964, ông ngả về phe các tướng làm chỉnh lý do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, lật đổ các tướng lãnh đạo trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Hai tháng sau ngày Chỉnh lý, ông được lệnh bàn giao Quân đoàn IV lại cho thiếu tướng Dương Văn Đức. Ngày 15 tháng 9 cùng năm, ông được tướng Khánh bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng 2 chiến thuật thay thế trung tướng Đỗ Cao Trí. Cùng với các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, ông được xem là một trong những thủ lĩnh của nhóm tướng trẻ ủng hộ tướng Khánh nắm quyền. Tuy nhiên, trước tham vọng quyền lực cũng như sự bất lực của tướng Khánh trong việc ổn định tình hình, năm 1965, nhóm tướng trẻ đã làm áp lực buộc tướng Khánh phải lưu vong, trao quyền cho Thủ tướng Phan Huy Quát. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 6 năm 1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát đồng loạt từ chức giao quyền hành cho Hội đồng Quân lực (hậu thân của Hội đồng Quân nhân Cách mạng). Cũng trong ngày 12, Hội đồng Quân lực họp bàn để thành lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Ủy ban Hành pháp Trung ương. Thượng tuần tháng 6 năm 1965, ông bàn giao Quân đoàn II lại cho Thiếu tướng Vĩnh Lộc (nguyên Tư lệnh Biệt khu Thủ đô). ngay sau đó, ông được bầu làm Phó chủ tịch của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, đồng thời là Tổng ủy viên Chiến tranh kiêm Ủy viên Quốc phòng của Ủy ban Hành pháp Trung ương, ông trở thành nhân vật thứ 3 trong Hội đồng Quân lực, sau tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ngày 15 tháng 7, ông được Hội đồng Quân lực cử kiêm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng thay tướng Thiệu, đến ngày 15 tháng 10 thì thôi kiêm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng và được cử làm Đệ nhất Phó chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (cách gọi khác là Phó thủ tướng). Người thay ông ở cương vị Tổng tham mưu trưởng là Thiếu tướng Cao Văn Viên. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng Trung tướng. Ngày 6 tháng 2 năm 1966, ông tháp tùng phái đoàn do Trung tướng Thiệu và Thiếu tướng Kỳ làm trưởng và phó đoàn, hướng dẫn đi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson tại Honolulu thuộc Tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ tại bắc Thái Bình Dương. Cùng được thăng cấp Trung tướng bấy giờ là tướng Nguyễn Chánh Thi, Đại biểu chính phủ tại Trung phần. Tuy nhiên, tại miền Trung, tướng Thi đã có những cáo buộc nảy lửa công khai về tệ tham nhũng cũng như những chỉ trích sự độc tài trong Chính phủ của tướng Kỳ. Phong trào Phật giáo ở đây cũng bùng nổ mạnh hơn hết do lực lượng quân đội của Quân đoàn I do tướng Thi chỉ huy đã không thực hiện các mệnh lệnh trấn áp phong trào Phật giáo từ chính phủ trung ương đưa xuống, là một cách không chính thức chống lại quyền lực của chính phủ tướng Kỳ. Nhận định tướng Thi một đối thủ nguy hiểm, tướng Kỳ đã tìm cách liên kết với nhiều tướng lãnh để giải trừ chức vụ của tướng Thi đồng thời trấn áp cuộc tranh đấu của Phật giáo miền Trung. Ngày 10 tháng 3 năm 1966, tướng Kỳ ra quyết định cách chức Tư lệnh Quân đoàn I của tướng Thi. Chính ông là người ra lệnh bắt giữ và đưa tướng Thi vào giam lỏng tại Sài Gòn một ngày sau đó, 11 tháng 3 năm 1966. Sau đó tướng Thi bị buộc phải lưu vong sang Mỹ với lý do chữa bệnh "thối mũi". Bên lề thời cuộc. Điều trớ trêu là sau khi tướng Thi bị loại, đến lượt ông trở thành đối tượng mà tướng Thiệu và tướng Kỳ phải gạt bỏ. Năm 1967, trong khi đang đi công tác ở Đài Loan, ông bị gạt ra khỏi mọi chức vụ trong Quân đội đồng thời buộc phải giải ngũ. Ông sang Hongkong xin tị nạn chính trị, mãi đến năm 1970 mới được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương. Sau khi được hồi hương, ông quyết định không tham gia chính trường và mở một trại gà ở Thủ Đức để sinh kế. Bên cạnh đó, ông cũng theo học thêm các chứng chỉ về Văn khoa, Kinh tế. Với những kiến thức này, về sau ông tham gia thương trường và từng giữ chức Phó tổng giám đốc Tín Nghĩa Ngân hàng do ông Nguyễn Tấn Đời làm Tổng giám đốc. Sau khi Tín Nghĩa Ngân hàng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa thanh tra và buộc phải ngừng hoạt động năm 1973, ông chuyển sang hợp tác với các cựu tướng từng bị ông phế truất là Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim dựng nên một xưởng sản xuất dép mềm lấy thương hiệu theo tên ghép của 4 người DOXUKICO. Ông còn có một hiệu buôn xe đạp và một tiệm chế biến khô mực xuất khẩu. Tuy được xem là kẻ cựu thù, nhưng ông lại là người ủng hộ tướng Dương Văn Minh làm lãnh đạo của Lực lượng thứ ba tham gia chính trường. Khi tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống, ông xin tái ngũ và được cử giữ chức Cố vấn cho Trung tướng Vĩnh Lộc tân Tổng Tham mưu trưởng "(thay thế Đại tướng Cao Văn Viên)", đồng thời ông còn được kiêm chức Phụ tá cho cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, tân Tổng trưởng Quốc phòng trong Nội các mới thành lập của tân Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn. Ông là một trong 2 tướng lĩnh còn ở lại bên Tổng thống đến giờ phút cuối cùng của Sài Gòn (người kia là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh). Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền mới bắt đi cải tạo đến năm 1987. Sau khi được trả tự do, ông không xuất cảnh theo diện H.O mà ở lại Việt Nam. Năm 1994, ông được Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh mời tham gia như một "nhân sĩ tự do". Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp ông, khi ông được Mặt trận Tổ quốc mời ra Hà Nội họp, đã nói: "Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em". Đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do và là thành viên "Ban liên lạc Việt kiều yêu nước". Ông được Chính phủ Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh. Ông từ trần tại Tp Hồ Chí Minh, vào lúc 11 giờ 38 phút ngày 3 tháng 7 năm 2012. Hưởng thọ 87 tuổi. Những chi tiết khác. Tướng Nguyễn Hữu Có được cho là người quyết định cấp hiệu sĩ quan cấp tá của QLVNCH được gắn thêm một vạch ngang phía dưới bông mai trắng để dễ phân biệt giữa cấp úy với cấp tá. Trong thời gian trong trại cải tạo, ông chiêm niệm về ý nghĩa cuộc đời và tìm hiểu Kinh Thánh. Ông cải sang đạo Tin Lành và nhận báp-têm vào năm 1983.
8,865
138164
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8865
Cổ tức
Cổ tức (dividend) là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền, cổ phiếu. Mục đích, ý nghĩa. Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Việc thanh toán cổ tức làm giảm lượng tiền lưu thông đối với công việc kinh doanh, nhưng việc chia lời cho các chủ sở hữu, sau tất cả mọi điều, là mục tiêu cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Giá trị danh định. Giá trị của cổ tức được xác định theo từng năm tại đại hội cổ đông hàng năm của công ty, và nó được thông báo cho các cổ đông hoặc là bằng lượng tiền mặt mà họ sẽ nhận được tính theo số cổ phiếu mà họ đang sở hữu hay số phần trăm trong lợi nhuận của công ty; xem thêm Quyết định chia cổ tức. Cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu của cùng một loại, hoặc cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường). Sau khi đã được thông báo, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty. Khi cổ phiếu được bán ngay trước khi cổ tức được thanh toán một khoảng thời gian cụ thể nào đó thì người bán cổ phiếu sẽ là thể nhân hay pháp nhân được nhận cổ tức chứ không phải là người mua những cổ phiếu đó. Điều này có nguyên nhân là do trong danh sách cổ đông của công ty cổ phần chưa có sự thay đổi về các cổ đông do không thể cập nhật kịp thời các thay đổi đó. Tại thời điểm mà người mua chưa có quyền nhận cổ tức, cổ phiếu được gọi là rơi vào tình trạng "cựu cổ tức". Điều này thông thường xảy ra trong phạm vi hai (2) ngày trước khi cổ tức được chi trả, tùy theo các quy tắc của thị trường chứng khoán mà công ty cổ phần đó tham gia. Khi cổ phiếu rơi vào tình trạng cựu cổ tức, giá của nó trên thị trường chứng khoán nói chung sẽ giảm theo tỷ lệ của cổ tức. Cổ tức được tính toán chủ yếu trên cơ sở của lợi nhuận chưa sử dụng đến của công ty cũng như viễn cảnh kinh doanh trong những năm kế tiếp. Sau đó nó được đề xuất bởi Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Ủy ban, hay Hội đồng Kiểm soát) trước Đại hội cổ đông hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn các công ty cổ phần cố gắng duy trì cổ tức không thay đổi. Điều này giúp cho công ty có được sự tái bảo đảm của các nhà đầu tư, đặc biệt khi thu nhập ở mức thấp do suy thoái kinh tế hay các nguyên nhân khác (phần bổ sung sẽ được lấy ra từ các quỹ dự phòng) cũng như để gửi thông điệp tới các cổ đông là công ty đang lạc quan về viễn cảnh của nó trong tương lai. Một số công ty có các kế hoạch tái đầu tư cổ tức. Các kế hoạch này cho phép các cổ đông sử dụng cổ tức của họ để mua một cách có hệ thống một lượng nhỏ cổ phiếu của công ty, thông thường không có tiền hoa hồng. Các lý do không chi trả. Các công ty có thể không chi trả cổ tức trong một số trường hợp vì một số lý do sau: Microsoft là một ví dụ của các công ty trong lịch sử đóng vai trò của người đề xuất ra thu nhập giữ lại; công ty này đã làm điều đó bằng việc đem bán cổ phần của mình ra phạm vi công cộng từ năm 1986 cho đến tận năm 2003, khi công ty thông báo là có thể chi trả cổ tức. Trong những năm đó Microsoft đã tích lũy được trên 43 tỷ đô la Mỹ bằng tiền mặt, và vì thế đã làm dấy lên sự bực dọc của các cổ đông khi họ cho rằng lượng tiền lớn như vậy lẽ ra phải nằm trong tay họ chứ không phải thuộc về công ty. Tuy nhiên công bằng mà nói thì các cổ đông của Microsoft trong những năm qua đã kiếm lời cực lớn từ lãi vốn (tức là giá cổ phiếu của họ tăng rất cao trên thị trường chứng khoán). Tại Úc và New Zealand. Tại Úc và New Zealand, các công ty chuyển các khoản thu nhập miễn thuế cho các cổ đông cùng với cổ tức. Các khoản thu nhập miễn thuế này tương ứng với khoản thuế đã trả bởi công ty theo lợi nhuận trước thuế của mình. Một đô la thuế đã nộp tạo ra một khoản thu nhập miễn thuế. Các công ty có thể chuyển bất kỳ tỷ lệ nào của khoản thu nhập miễn thuế (tới giá trị cực đại) đã được tính từ thuế suất thuế thu nhập hiện hành của công ty: với mỗi đô la cổ tức được thanh toán, mức cực đại của khoản thu nhập quy đổi là cổ tức chia cho (1 – thuế suất của công ty). Ở mức thuế suất hiện hành là 30%, điều này tạo ra ở mức 42.857 xu trên mỗi đô la cổ tức. Các cổ đông có thể sử dụng nó để khấu trừ trong các biên lai thuế thu nhập quy đổi của họ ở tỷ lệ một đô la trên một khoản thu nhập miễn thuế, vì thế nó đã loại trừ một cách có hiệu quả việc đánh thuế kép trong lợi nhuận của công ty. Hệ thống như vậy gọi là cổ tức quy đổi. Ví dụ. Một người ở Úc có cổ tức được chia sau khi công ty mà họ góp cổ phần đã nộp đủ thuế thu nhập công ty (hiện nay là 30%) bằng 2.100 đô la. Cổ tức quy đổi của họ sẽ là 2.100/ (1 - 0,30) = 3.000 đô la trong đó 3.000 - 2.100 = 900 đô la được hoàn lại là phần thuế đã nộp. Ở thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 42% thì họ phải nộp 3.000 x 42% = 1.260 đô la. Tuy nhiên 900 đô la trong số đó đã được công ty nộp. Do vậy, họ chỉ phải nộp 1.260 - 900 = 360 đô la và còn lại 2.100 - 360 = 1.740 đô la. Điều này tương tự như khi họ nhận được 3.000 đô la cổ tức và phải nộp 3.000 x 42% = 1.260 đô la và còn lại 3.000 - 1.260 = 1.740 đô la. Đối với những người có thu nhập thấp. Giả sử họ phải chịu thuế suất thuế thu nhập 17%. Trong trường hợp nếu cổ tức họ nhận được cũng là 2.100 đô la (cổ tức quy đổi cũng bằng 3.000 đô la) thì họ chỉ phải nộp 3.000 x 17% = 510 đô la, nhưng công ty đã nộp thay họ 3.000 – 2.100 = 900 đô la và họ có quyền yêu cầu hoàn lại 900 - 510 = 390 đô la bằng tiền mà Nhà nước đã thu của họ từ thuế thu nhập công ty trước đó. Lãi suất hay cổ tức. Tại Mỹ, các hiệp hội tín dụng nói chung sử dụng thuật ngữ "cổ tức" để nói đến các thanh toán lãi suất mà họ thực hiện cho những người gửi tiền. Chúng không thể được coi là cổ tức theo nghĩa thông thường của nó và không bị đánh thuế như cổ tức; chúng chỉ là lãi suất tiền gửi. Các hiệp hội tín dụng gọi chúng là cổ tức vì về mặt kỹ thuật thì các hiệp hội tín dụng được sở hữu bởi các thành viên của nó, và lãi suất tiền gửi vì vậy là sự thanh toán cho chủ sở hữu.
8,866
717024
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8866
Đồng Mỹ (định hướng)
Đồng Mỹ có thể là:
8,872
905604
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=8872
Trình biên dịch
Trình biên dịch () hay phần mềm biên dịch là một chương trình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình (gọi là "ngôn ngữ nguồn" hay mã nguồn), thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới (gọi là "ngôn ngữ đích") và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn, như ngôn ngữ máy. Chương trình mới được dịch này gọi mã đối tượng. Dẫn nhập. Hầu hết các trình biên dịch sẽ chuyển dịch mã nguồn viết trong một ngôn ngữ cấp cao thành mã đối tượng hay ngôn ngữ máy mà có thể được thi hành trực tiếp bởi một máy tính hay bởi một máy ảo. Dù vậy, việc chuyển dịch từ một ngôn ngữ cấp thấp sang một ngôn ngữ cấp cao hơn cũng có thể xảy ra; quá trình này thường được hiểu như là bộ biên dịch ngược nếu nó có thể tái tạo lại một chương trình trong ngôn ngữ cấp cao. Cũng tồn tại các trình biên dịch chuyển đổi từ ngôn ngữ cao này sang ngôn ngữ cao khác, hay là chuyển đổi sang một ngôn ngữ mà nó cần để tiếp tục xử lý về sau; những trình biên dịch như vậy được biết như là bộ biên dịch phân tầng. Các loại trình biên dịch cho kết quả là mã đối tượng thì một cách cơ bản bao gồm mã máy tăng cường thêm các thông tin về tên vị trí của các ngõ vào và các gọi ngoài (đến các hàm mà không có sẵn bên trong của nó). Một tập hợp của các tập tin đối tượng, mà không hẳn được cung cấp từ cùng một trình biên dịch, thì vẫn có thể được liên kết với nhau để tạo nên các chương trình khả thi cuối cùng cho một người dùng. Dĩ nhiên, để làm được như vậy thì các tập tin đối tượng đó phải được thiết kế chung nhau về dạng thức. Ví dụ của kiểu tập đối tượng này là các tập có đuôi là .obj có thể dùng chung giữa ASM, C/C++, Fortran... hay các tập tin .DLL trong các kiến trúc Windows dùng chung được cho nhiều ngôn ngữ. Lịch sử. Nhiều trình biên dịch thử nghiệm đã được phát triển từ thập niên 1950. Tuy vậy chỉ có nhóm làm việc với FORTRAN dẫn đầu bởi John Backus ở IBM thành công trong việc giới thiệu trình biên dịch hoàn bị đầu tiên trong năm 1957. COBOL là một ngôn ngữ sớm có được trình biên dịch trên nhiều loại kiến trúc trong năm 1960 (Xem thêm ). Ý kiến về sự biên dịch được nhiều người chú ý và hầu hết các nguyên lý của thiết kế trình biên dịch đã được phát triển từ suốt thập niên 1960. Một trình biên dịch tự nó là một chương trình máy tính được viết từ vài "ngôn ngữ thực thi". Ban đầu các trình biên dịch đều viết trong ngôn ngữ ASM (tức là "Assembler"). Trình biên dịch tự lập là trình biên dịch có khả năng được biên dịch và được tạo ra từ mã nguồn trong ngôn ngữ cấp cao bởi chính nó. Trình biên dịch tự lập đầu tiên đã được dùng cho Lisp bởi Hart và Levin ở MIT trong năm 1962. (xem ). Việc sử dụng ngôn ngữ cấp cao để tạo ra các trình biên dịch bắt đầu ra đời vào đầu thập niên 1970 khi mà trình biên dịch Pascal và C đã được tạo nên từ chính ngôn ngữ của chúng. Xây dựng một trình biên dịch tự lập là một vấn đề về "bẫy khởi động". Nghĩa là, phiên bản đầu tiên của trình biên dịch tự lập này cho một ngôn ngữ phải được biên dịch từ một trình biên dịch mà được viết trong một ngôn ngữ khác hay là, bắt chước theo cách của Hart va Levin trong trình biên dịch Lisp, biên dịch bằng cách thi hành trình biên dịch này trong một phần mềm thông dịch. Trong suốt thập niên 1980 và thập niên 1990 hàng loạt các trình biên dịch miễn phí và các công cụ phát triển trình biên dịch đã được tạo ra cho mọi loại ngôn ngữ. Cả hai như là một phần của đề án GNU và của những khởi xướng về nguồn mở khác. Một số trong chúng được xem là có chất lượng cao và nguồn mở tạo nên hứng khởi cho bất kì ai quan tâm trong các nguyên lý về trình biên dịch hiện đại. Các kiểu trình biên dịch. Trình biên dịch cùng bản và trình biên dịch chéo bản. Tất cả các trình biên dịch đều hoặc là biên dịch cùng bản hoặc là biên dịch chéo bản. Một trình biên dịch có thể sản xuất ra mã chủ định để chạy trên cùng một kiểu máy tính và một kiểu hệ điều hành như là chạy trên máy mà trình biên dịch tự nó tiến hành được gọi là một trình biên dịch cùng bản. Một loại khác, trình biên dịch có thể sản xuất ra mã mà được thiết kế để chạy trên các kiểu máy tính khác hay hệ điều hành khác. Trường hợp này gọi là trình biên dịch chéo bản. Các trình biên dịch chéo bản thì rất có ích khi gặp một hệ thống phần cứng mới trong lần đầu tiên. Trình biên dịch chéo bản cũng rất cần khi việc phát triển phần mềm cho các hệ thống vi điều khiển, mà chúng chỉ có vừa đủ kho lưu trữ cho mã máy cuối, không đủ để tải trình biên dịch. (như trường hợp dịch chương trình để chạy trên các palmtop và các điện thoại di động chẳng hạn). Số bước chuyển dịch. Tất cả các trình biên dịch thì có thể là một bước hay nhiều bước Các đặc tính khác. Đặc biệt, một trình biên dịch có thể có thêm các chức năng sau đây: So sánh với phần mềm thông dịch. Nhiều người còn phân chia các ngôn ngữ lập trình cấp cao thành các ngôn ngữ biên dịch và các ngôn ngữ thông dịch. Mặc dù vậy, rất hiếm khi một ngôn ngữ lại đòi hỏi là loại biên dịch hay loại thông dịch. Các trình biên dịch và các phần mềm thông dịch là các sự "thực hiện" của các ngôn ngữ chứ không phải bản thân ngôn ngữ. Việc phân chia này chỉ phản ánh thực trạng phổ biến của sự thực hiện của các ngôn ngữ chẳng hạn như BASIC được nhiều người cho là một ngôn ngữ thông dịch và C thì lại được xem là ngôn ngữ biên dịch nhưng thực tế ra vẩn tồn tại các trình biên dịch cho BASIC và các phần mềm thông dịch cho C. Thiết kế trình biên dịch. Trong quá khứ, các trình biên dịch thường chia quá trình biên dịch thành nhiều "bước" để tiết kiệm kho chứa. Mỗi "bước" trong nghĩa vừa nêu của một trình biên dịch, thông qua mã nguồn của chương trình, là một sự thực thi dẫn tới kết quả trong việc dựng nên một bộ dữ liệu nội tại (chẳng hạn như là sự tham gia của các bảng ký hiệu và các dữ liệu hướng dẫn cho việc chuyển dịch). Khi một bước hoàn tất, thì trình biên dịch có thể xóa các dữ liệu nội tại không cần nữa trong suốt bước đó nhằm tiết kiệm chỗ trống. Như vậy phương pháp nhiều bước là kỹ thuật thông dụng ở thời đó, và nó cũng nhằm giải quyết các khó khăn về khối lượng các bộ nhớ của máy chủ còn nhỏ so với khối lượng mã nguồn và dữ liệu. Nhiều trình biên dịch hiện đại chia sẻ chung một dạng thiết kế "hai mặt". Mặt ngoài chuyển dịch ngôn ngữ nguồn sang một sự biểu trưng trung gian. Mặt thứ nhì là mặt trong, mà trong đó, chủ yếu là sự làm việc với các biểu trưng nội tại (như là các bảng ký hiệu và các dữ liệu cần thiết khác) để làm ra kết quả là mã trong ngôn ngữ đích. Mặt ngoài và mặt trong lại có thể tiến hành trong nhiều bước và có cả trường hợp mặt ngoài gọi mặt trong như là một chương trình con, và chuyển vào đó những biểu trưng trung gian. Phương thức trên giảm nhẹ sự phức tạp. Mặt ngoài thường lo về các xử lý xung quanh về ý nghĩa ngôn ngữ. Trong khi mặt trong sẽ chú trọng đến việc làm ra các kết quả phải đạt hiệu quả và dúng. Điểm mạnh của phương thức này còn bao gồm việc cho phép dùng chung một mặt trong từ nhiều ngôn ngữ (nguồn) khác nhau và ngược lại là việc cho phép sử dụng các mặt trong khác nhau để phục vụ cho những mụch tiêu khác nhau. Thường thì các bộ phận tối ưu hóa và các bộ phận kiểm lỗi có thể chia sẻ chung các mặt ngoài và mặt trong nếu chúng được thiết kế để hoạt động trên ngôn ngữ trung gian mà nó được chuyển từ mặt ngoài sang mặt trong. Điều này có thể dẫn đến việc nhiều trình biên dịch (kết hợp của các mặt ngoài và mặt trong) tái sử dụng được một lượng lớn công việc mà thường được tiến hành trong các bộ phận tối ưu hóa và bộ phận kiểm tra lỗi. Có nhiều ngôn ngữ, dựa vào thiết kế của ngôn ngữ và các quy tắc dùng cho việc khai báo các biến và các đối tượng khác cũng như là dùng cho sự khai báo trước khi sử dụng hay trước khi tham chiếu của các hàm hay thủ tục, có khả năng được dùng trong một bước. Mặt ngoài của trình biên dịch. Mặt ngoài của trình biên dịch tự nó bao gồm nhiều pha. Các pha theo lý thuyết ngôn ngữ là: Mặt trong của trình biên dịch. Một trình biên dịch hoàn bị sẽ chuyển giao biểu trưng trung gian được làm ra bởi mặt ngoài cho mặt trong. Nhiệm vụ của mặt trong là sản xuất ra chương trình tương đương về chức năng ở ngôn ngữ đích. Việc này bao gồm các giai đoạn:
9,031
841275
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9031
Boot sector
Boot sector (còn gọi là "cung khởi động") là sector chứa boot record. Hoạt động. Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong boot sector, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong master boot record, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này sẽ tìm kiếm phân vùng có quyền khởi động, nếu tìm thấy sẽ nạp boot record của phân vùng đó vào RAM và lại chuyển quyền điều khiển. Chương trình trong boot record này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Cấu trúc của boot record. Từ DOS 2.0 trở về sau, 2 bytes cuối của boot record luôn có giá trị là 55AA (hệ thập lục phân). Lưu ý. Thông tin về boot sector trên đây không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ áp dụng cho đĩa cứng và đĩa mềm, và chỉ áp dụng cho các máy tính dựa trên kiến trúc máy tính IBM PC và kiến trúc bộ vi xử lý 8088. Đối với CD, vui lòng tham khảo mục từ El Torito.
9,035
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9035
Định lý Pythagoras
Trong hình học, định lý Pythagoras (hay còn gọi là định lý Py-ta-go) là mối liên hệ căn bản trong hình học Euclid giữa ba cạnh của một tam giác vuông. Định lý phát biểu rằng bình phương cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại. Định lý có thể viết thành một phương trình liên hệ độ dài của các cạnh là "a", "b" và "c", thường gọi là "công thức Pythagoras": Đây là định lý cơ bản mà tất cả học sinh trung học cơ sở Việt Nam đã được học ở lớp 7 theo như sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. với "c" là độ dài cạnh huyền, "a" và "b" là độ dài hai cạnh góc vuông hay còn được gọi là cạnh kề. Mặc dù những hiểu biết về mối liên hệ này đã được biết đến từ trước thời của ông, nhưng định lý vẫn được đặt tên theo nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras ( 570–495 TCN) vì - với những tư liệu lịch sử đã ghi lại - ông được coi là người đầu tiên chứng minh được định lý này. Có một số chứng cứ cho thấy các nhà toán học Babylon đã hiểu về công thức này, mặc dù có ít tư liệu cho thấy họ đã sử dụng nó trong khuôn khổ của toán học. Các nhà toán học khu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đều tự khám phá ra định lý này và trong một số nơi, họ đã đưa ra chứng minh cho một vài trường hợp đặc biệt. Có rất nhiều chứng minh cho định lý này - và có lẽ là nhiều nhất trong các định lý của toán học. Cách chứng minh rất đa dạng, bao gồm cả chứng minh bằng hình học lẫn đại số, mà một số có lịch sử hàng nghìn năm tuổi. Định lý Pythagoras còn được tổng quát hóa bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm cho không gian nhiều chiều, cho các không gian phi Euclid, cho các tam giác bất kỳ, và thậm chí cho những đối tượng khác xa hẳn so với tam giác vuông, những đối tượng hình học tổng quát trong không gian "nhiều" chiều. Định lý Pythagoras còn thu hút nhiều sự chú ý từ bên ngoài phạm vi toán học, như là một biểu tượng toán học thâm thúy, bí ẩn, hay sức mạnh của trí tuệ; nó cũng được nhắc tới trong văn học, kịch bản, âm nhạc, bài hát, con tem và phim hoạt hình. Chứng minh của Pythagoras. Định lý Pythagoras đã được biết đến từ lâu trước thời Pythagoras, nhưng ông được coi là người đầu tiên nêu ra chứng minh định lý này. Cách chứng minh của ông rất đơn giản, chỉ bằng cách sắp xếp lại hình vẽ. Trong hai hình vuông lớn ở hình minh họa bên trái, mỗi hình vuông chứa bốn tam giác vuông bằng nhau, sự khác nhau giữa hai hình vuông này là các tam giác vuông được bố trí khác nhau. Do vậy, khoảng trắng bên trong mỗi hình vuông phải có diện tích bằng nhau. Dựa vào hình vẽ, hai vùng trắng có diện tích bằng nhau cho phép rút ra được kết luận của định lý Pythagoras, điều phải chứng minh. Về sau, trong tác phẩm của nhà triết học và toán học Hy Lạp Proclus đã dẫn lại chứng minh rất đơn giản của Pythagoras. Các đoạn dưới đây nêu ra một vài cách chứng minh khác, nhưng cách chứng minh ở trên thuộc về Pythagoras. Những dạng khác của định lý. Như đã nhắc đến ở đoạn giới thiệu, nếu "c" ký hiệu là chiều dài của cạnh huyền và "a" và "b" ký hiệu là chiều dài của hai cạnh kề, định lý Pythagoras có thể biểu diễn bằng phương trình Pythagoras: Nếu đã biết chiều dài cả "a" và "b", thì cạnh huyền "c" tính bằng Nếu biết độ dài của cạnh huyền "c" và một trong các cạnh kề ("a" hoặc "b"), thì độ dài của cạnh kề còn lại được tìm bằng công thức: formula_4hoặc formula_5 Phương trình Pythagoras cho liên hệ các cạnh của một tam giác vuông theo cách đơn giản, do đó nếu biết chiều dài của hai cạnh bất kỳ thì sẽ tìm được chiều dài của cạnh còn lại. Một hệ quả khác của định lý đó là trong bất kỳ tam giác vuông nào, cạnh huyền luôn lớn hơn hai cạnh kia, nhưng bé hơn tổng của hai cạnh. Định lý khái quát định lý này cho tam giác bất kỳ này đó là định lý cos, cho phép tính chiều dài của một cạnh khi biết chiều dài của hai cạnh kia cũng như góc tạo bởi hai cạnh này. Nếu góc giữa hai cạnh này là góc vuông, định lý cos sẽ trở về trường hợp đặc biệt đó là định lý Pythagoras. Các chứng minh khác. Định lý này có thể coi là định lý có nhiều cách chứng minh nhất (luật tương hỗ bậc hai là một định lý khác có nhiều cách chứng minh); trong cuốn sách "The Pythagorean Proposition" nêu ra 370 cách chứng minh cho định lý Pythagoras. Chứng minh sử dụng các tam giác đồng dạng. Chứng minh này dựa trên sự tỉ lệ thuận của các cạnh của hai tam giác đồng dạng, tức là nó dựa trên tỉ số của hai cạnh tương ứng của hai tam giác đồng dạng là như nhau với kích thước của tam giác là bất kỳ. Gọi "ACB" là một tam giác vuông, với góc vuông nằm tại đỉnh A, như ở hình bên. Vẽ đường cao tam giác từ điểm "C", và gọi "H" là chân đường cao nằm trên cạnh "AB". Điểm "H" chia chiều dài cạnh huyền "c" thành hai đoạn "AH" và "BH". Tam giác mới "ACH" đồng dạng với tam "ABC", bởi vì chúng đều có góc vuông (như theo định nghĩa của đường cao), và có chung góc tại đỉnh "A", điều này có nghĩa rằng góc thứ ba còn lại cũng bằng nhau, ký hiệu "θ" như trong hình. Lập luận tương tự, tam giác "CBH" cũng đồng dạng với tam giác "ABC". Chứng minh hai tam giác đồng dạng dựa trên mệnh đề về các góc trong tam giác: tổng các góc trong một tam giác bằng hai lần góc vuông, và tương đương với tiên đề về hai đường thẳng song song. Hai tam giác đồng dạng cho tỉ số của các cạnh tương ứng là bằng nhau: Tỉ số thứ nhất bằng cosin của góc "θ", và tỉ số thứ hai bằng sin của góc này. Viết lại các tỉ số này Cộng hai vế của hai đẳng thức và cuối cùng thu được định lý Pythagoras: Có nhiều tranh luận xung quanh vai trò của chứng minh này trong lịch sử toán học. Câu hỏi đặt ra là tại sao Euclid đã không sử dụng chứng minh này mà ông đã nghĩ ra một cách khác. Một phỏng đoán cho rằng cách chứng minh sử dụng các tam giác đồng dạng bao gồm định lý về tỉ lệ, một chủ đề không được thảo luận cho đến tận khi ông viết cuốn "Cơ sở" ("Elements"), và định lý tỉ lệ cần được phát triển thêm ở thời điểm đó. Chứng minh của Euclid. Tóm tắt nội dung chứng minh của Euclid nêu ra trong cuốn "Elements". Hình vuông lớn (có cạnh là cạnh huyền) được chia thành hai hình chữ nhật bên trái và phải ("xem hình"). Dựng một tam giác có diện tích bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật bên trái. Sau đó dựng tam giác khác có diện tích bằng một nửa hình vuông ở cạnh bên trái. Bước tiếp theo là chứng minh hai tam giác này bằng nhau, và do đó diện tích hình vuông bên trái bằng diện tích hình chữ nhật bên trái. Lập luận tương tự cho hình vuông bên phải và hình chữ nhật bên phải. Tổng diện tích hai hình chữ nhật bằng diện tích hình vuông có cạnh là cạnh huyền, và chính bằng tổng diện tích của hai hình vuông dựng trên hai cạnh kề. Chi tiết chứng minh như sau. Gọi "A", "B", "C" là các đỉnh của một tam giác vuông, với góc vuông tại "A". Hạ một đường thẳng từ "A" vuông góc với cạnh huyền. Đường thẳng này chia hình vuông dựng trên cạnh huyền làm hai hình chữ nhật, mà sẽ chứng minh là hai hình chữ nhật này lần lượt bằng diện tích với hai hình vuông trên hai cạnh góc vuông. Để chứng minh chặt chẽ, đòi hỏi dựa trên bốn bổ đề cơ bản sau: Tiếp theo, mỗi hình vuông trên từng cạnh kề được liên hệ với một tam giác tương đẳng với nó, mà tam giác này lại có liên hệ tương đẳng với một hình chữ nhật vừa chia. Chứng minh như sau: Chứng minh này xuất hiện ở Định đề 47 trong tập 1 của cuốn "Cơ sở" của Euclid, chứng tỏ rằng diện tích của hình vuông trên cạnh huyền bằng tổng diện tích của hai hình vuông trên cạnh kề. Cách chứng minh này khác hẳn với chứng minh dựa trên các tam giác đồng dạng mà Pythagoras đã sử dụng để chứng minh định lý. Các chứng minh bằng cách chia hình và sắp xếp lại. Ở trên đã thảo luận về chứng minh định lý Pythagoras dựa trên phương pháp sắp xếp lại hình. Ý tưởng tương tự cũng được sử dụng cho chứng minh mà miêu tả bằng ảnh động ở dưới bên trái, mà ban đầu có một hình vuông lớn với cạnh bằng , bên trong nó chứa bốn tam giác vuông bằng nhau. Sau đó ảnh động cho thấy các tam giác có hai cách sắp xếp vị trí khác nhau, cách đầu tiên thu được hai hình vuông có cạnh lần lượt là "a"2 và "b"2, cách thứ hai chỉ thu được một hình vuông có cạnh "c"2. Bởi vì hình vuông bao ngoài không thay đổi, và diện tích của bốn tam giác là như nhau ở hai cách sắp xếp hình, do vậy các hình vuông màu đen sẽ phải có diện tích bằng nhau, cho nên Cách chứng minh thứ hai bằng cách sắp xếp lại hình được minh họa ở ảnh động thứ hai. Một hình vuông lớn có diện tích "c"2 được hình thành từ bốn tam giác vuông bằng nhau có các cạnh "a", "b" và "c" bao quanh một hình vuông nhỏ ở trung tâm. Sau đó sắp xếp lại hình để thu được hai hình chữ nhật có các cạnh tương ứng "a" và "b" bằng cách di chuyển các tam giác. Kết hợp hình vuông nhỏ với hai hình chữ nhật này tạo thành hai hình vuông có diện tích tương ứng là "a"2 và "b"2, mà chúng phải có cùng diện tích với hình vuông lớn ban đầu. Cách thứ ba được miêu tả ở ảnh động ngoài cùng. Hai hình vuông bên trên được chia thành các mảnh với màu lục và lam khác nhau, khi sắp xếp các mảnh này lại có thể đặt vừa vào trong hình vuông ở dưới với cạnh là cạnh huyền của tam giác vuông – hoặc ngược lại, hình vuông lớn ở dưới có thể chia thành các mảnh nhỏ mà sau khi sắp xếp lại các mảnh nhỏ này có thể đặt vừa vào trong hai hình vuông nằm trên hai cạnh góc vuông. Cách cắt một hình thành các phần nhỏ và sắp xếp chúng lại để thu được một hình khác gọi là bài toán phân chia (dissection problem). Từ đó đi đến kết luận là diện tích của hình vuông lớn phải bằng tổng diện tích của hai hình vuông nhỏ. Chứng minh của Einstein bằng phân tích lập luận. Albert Einstein lúc 11 tuổi đã đưa ra một chứng minh bằng cách phân chia mà không cần thiết phải di chuyển sắp xếp lại các hình. Thay vì sử dụng một hình vuông trên cạnh huyền và hai hình vuông trên hai cạnh kề, ông sử dụng một hình khác bao gồm cạnh huyền, và hai hình đồng dạng mà bao gồm một trong hai cạnh kề thay cho cạnh huyền. Trong chứng minh của Einstein, hình bao gồm cạnh huyền chính là tam giác vuông lớn ban đầu. Thực hiện phân chia tam giác này bằng cách hạ đường cao từ đỉnh của góc vuông xuống cạnh huyền, chia tam giác vuông thành hai tam giác vuông nhỏ hơn. Hai tam giác vuông này đồng dạng với tam giác vuông ban đầu, và có cạnh huyền là cạnh góc vuông của tam giác ban đầu, và tổng diện tích của chúng bằng diện tích tam giác ban đầu. Bởi vì tỉ số diện tích của một tam giác vuông với diện tích của một hình vuông dựng trên cạnh huyền của nó là bằng nhau đối với các tam giác đồng dạng, mối liên hệ giữa diện tích của ba tam giác cũng thỏa mãn cho các hình vuông dựng tương ứng trên các cạnh của hình vuông lớn. Các chứng minh bằng đại số. Có thể chứng minh định lý bằng phương pháp đại số sử dụng bốn tam giác vuông bằng nhau có cạnh "a", "b" và "c", chúng được xếp trong một hình vuông cạnh "c" như ở hình phía trên của hai hình bên cạnh. Các tam giác có cùng diện tích formula_12, trong khi hình vuông nhỏ có cạnh và diện tích . Diện tích của hình vuông lớn sẽ là:formula_13 Mà hình vuông này có cạnh là "c" và diện tích bằng "c"2, do vậy Chứng minh tương tự sử dụng bốn tam giác vuông bằng nhau xếp đối xứng xung quanh một hình vuông cạnh "c", như ở hình phía dưới. Kết quả cho một hình vuông lớn hơn, với cạnh và diện tích . Bốn tam giác và hình vuông cạnh "c" phải bằng diện tích của hình vuông lớn hơn, từ đó Trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, James A. Garfield (khi ấy là Hạ nghị sĩ) đã đưa ra một cách chứng minh cho định lý Pythagoras. Thay vì sử dụng một hình vuông ông lại sử dụng hình thang, mà được dựng từ hình vuông trong chứng minh thứ hai ở trên bằng cách chia theo đường chéo của hình vuông bên trong, sẽ thu được hình thang như ở hình vẽ bên cạnh. Diện tích của hình thang khi đó bằng một nửa hình vuông, và bằng Hình vuông bên trong cũng bị chia một nửa diện tích, và chỉ có hai tam giác vuông còn lại nên có đẳng thức: Sau khi thu gọn đẳng thức có được điều phải chứng minh. Chứng minh sử dụng vi tích phân. Có thể đi đến định lý Pythagoras bằng cách nghiên cứu sự thay đổi của một cạnh kề tạo ra thay đổi như thế nào đối với cạnh huyền và áp dụng phương pháp vi tích phân. Tam giác vuông "ABC" có cạnh huyền "BC". Tại thời điểm ban đầu, cạnh huyền có độ dài "y", cạnh kề "AC" có độ dài "x" và cạnh "AB" có độ dài "a", như chỉ ra ở hình vẽ bên dưới. Sau đó, nếu "x" dài thêm một lượng vi phân "dx" bằng cách kéo dài "AC" một đoạn vô cùng ngắn về điểm "D", thì "y" cũng tăng tương ứng một lượng vi phân "dy". Chúng tạo thành hai cạnh của một tam giác, "CDE", trong đó (với "E" được chọn sao cho "CE" vuông góc với cạnh huyền) nó là tam giác gần đồng dạng với "ABC". Do vậy tỉ số giữa các cạnh phải xấp xỉ bằng nhau, tức là: Viết lại biểu thức thành formula_20, hay chính là phương trình vi phân mà giải được bằng cách lấy tích phân hai vế: thu được Hằng số tích phân được chọn khi cho "x" = 0, thì "y" = "a" do đó có phương trình Chứng minh trên chỉ được trình bày một cách trực quan cho dễ hiểu mà thôi. Nếu muốn chặt chẽ (nhưng sẽ khó đọc hơn với người không chuyên ngành vi tích phân), ta có thể dễ dàng viết lại chứng minh này bằng cách thay tích phân không xác định bằng tích phân xác định. Định lý đảo. Định lý đảo của định lý Pythagoras cũng thỏa mãn: Với ba số thực dương bất kỳ "a", "b", và "c" sao cho , thì tồn tại một tam giác với ba cạnh tương ứng "a", "b" và "c", và mỗi tam giác như thế có một góc vuông giữa hai cạnh "a" và "b". Phát biểu khác của định lý đảo: Với một tam giác bất kỳ có ba cạnh "a", "b", "c", nếu thì góc giữa "a" và "b" bằng 90°. Định lý đảo cũng được Euclid thảo luận trong cuốn "Cơ sở" (tập I, mệnh đề 48): Có thể chứng minh định lý đảo Pythagoras bằng cách sử dụng định lý cos hoặc chứng minh như sau: Gọi "ABC" là tam giác với các cạnh "a", "b", và "c", với Dựng một tam giác thứ hai có các cạnh bằng "a" và "b" và góc vuông tạo bởi giữa chúng. Theo định lý Pythagoras thuận, cạnh huyền của tam giác vuông thứ hai này sẽ bằng "c" = , và bằng với cạnh còn lại của tam giác thứ nhất. Bởi vì cả hai tam giác có ba cạnh tương ứng cùng bằng chiều dài "a", "b" và "c", do vậy hai tam giác này phải bằng nhau. Do đó góc giữa các cạnh "a" và "b" ở tam giác đầu tiên phải là góc vuông. Chứng minh định lý đảo ở trên sử dụng chính định lý Pythagoras. Cũng có thể chứng minh định lý đảo mà không cần sử dụng tới định lý thuận. Một hệ quả của định lý Pythagoras đảo đó là cách xác định đơn giản một tam giác có là tam giác vuông hay không, hay nó là tam giác nhọn hoặc tam giác tù. Gọi "c" là cạnh dài nhất của tam giác và có (nếu không sẽ không tồn tại tam giác vì đây chính là bất đẳng thức tam giác). Các phát biểu sau đây là đúng: Edsger W. Dijkstra đã phát biểu mệnh đề về tam giác nhọn, vuông và tù bằng các ký hiệu như sau: với "α" là góc đối diện với cạnh "a", "β" là góc đối diện với cạnh "b", "γ" là góc đối diện với cạnh "c", và sgn là hàm signum. Hệ quả và các áp dụng. Bộ ba số Pythagoras. Một bộ ba số Pythagore là ba số nguyên dương "a", "b", và "c", sao cho Nói cách khác, bộ ba số Pythagore biểu diện độ dài của các cạnh của một tam giác vuông mà cả ba độ dài này là những số nguyên dương. Các chứng cứ từ những điểm khảo cổ ở miền bắc châu Âu cho thấy người cổ đại đã biết đến những bộ ba này trước điểm có những văn tự ghi chép lại. Các bộ ba này thường được viết là Một số bộ hay gặp là và Một bộ ba số Pythagoras gọi là bộ ba số Pythagoras nguyên thủy khi các số "a", "b" và "c" nguyên tố cùng nhau (hay ước số chung lớn nhất của "a", "b" và "c" bằng 1). Dưới đây liệt kê các bộ ba số Pythagoras nguyên thủy nhỏ hơn 100 (16 bộ số): Dựng đoạn thẳng vô ước. Một trong các hệ quả của định lý Pythagoras đó là cho phép dựng được các đoạn thẳng vô ước (incommensurable) (tỉ số của chúng không phải là một số hữu tỉ) bằng thước kẻ và compa. Định lý cho phép dựng các đoạn thẳng vô ước bởi vì cạnh huyền của tam giác vuông liên hệ với hai cạnh kề thông qua phép lấy căn bậc hai. Hình bên phải cho thấy cách dựng những đoạn thẳng mà độ dài bằng căn bậc hai của một số nguyên dương bất kỳ. Mỗi tam giác có một cạnh (đánh dấu là "1") được chọn sao cho có độ dài bằng một đơn vị. Trong mỗi tam giác vuông, định lý Pythagoras cho phép liên hệ cạnh huyền với độ dài đơn vị của cạnh kề này. Nếu một cạnh huyền bằng căn bậc hai của một số nguyên dương không chính phương, nghĩa là nó có độ dài vô ước với chiều dài đơn vị, như , ,  . Chi tiết, xem số vô tỉ bậc hai (quadratic irrational number). Độ dài vô ước mâu thuẫn với khái niệm của trường phái Pythagoras về các số như là những số hoàn thiện. Trường phái này xét đến các tỷ số của các số nguyên với một đơn vị chung. Theo như một truyền thuyết, nhà triết học Hippasus của Metapontum ("ca." 470 B.C.) đã bị ném xuống biển do biết đến sự tồn tại của số vô tỉ hay đoạn thẳng vô ước. Số phức. Với một số phức bất kỳ thì giá trị tuyệt đối hay mô-đun của nó cho bởi Do đó ba đại lượng, "r", "x" và "y" có liên hệ với nhau bởi phương trình Pythagoras, Chú ý rằng "r" được xác định là số thực dương hay bằng 0 nhưng "x" và "y" có thể nhận giá trị dương hoặc âm tùy ý. Về mặt hình học "r" là khoảng cách từ "z" đến điểm "O" hoặc gốc tọa độ trong mặt phẳng phức. Dựa vào định nghĩa trên có thể tính được khoảng cách giữa hai điểm, ví dụ "z"1 và "z"2. Khoảng cách cho bởi và đây cũng chính là dạng phương trình Pythagoras, Khoảng cách Euclid trong các hệ tọa độ khác nhau. Công thức tính khoảng cách trong hệ tọa độ Descartes được suy ra từ định lý Pythagoras. Nếu và là tọa độ của hai điểm trên mặt phẳng, thì khoảng cách giữa chúng là, hay còn gọi là khoảng cách Euclid: Tổng quát hơn, trong không gian Euclid "n" chiều, khoảng cách Euclid giữa hai điểm, formula_30 và formula_31, được xác định bằng cách tổng quát hóa định lý Pythagoras: Nếu không sử dụng hệ tọa độ Descartes, ví dụ, mà sử dụng hệ tọa độ cực cho không gian hai chiều hoặc tổng quát hơn, nếu sử dụng hệ tọa độ cong, công thức biểu diễn khoảng cách Euclid sẽ phức tạp hơn so với phương trình Pythagoras, nhưng có thể sử dụng định lý này để tìm ra công thức tính khoảng cách. Ví dụ cụ thể, khoảng cách theo đường thẳng nối giữa hai điểm được tính trong hệ tọa độ cong có thể thấy trong ứng dụng của đa thức Legendre trong vật lý. Công thức khoảng cách được suy ra từ định lý Pythagoras kết hợp với phương trình liên hệ trong phép biến đổi tọa độ từ hệ tọa độ cong sang hệ tọa độ Descartes. Ví dụ, tọa độ cong có liên hệ với tọa độ Descartes là: Và hai điểm với tọa độ và cách nhau bằng khoảng cách "s": Thực hiện khai triển bình phương và kết hợp các số hạng lại, công thức Pythagoras cho khoảng cách trong hệ tọa độ Descartes chuyển thành công thức khoảng cách trong hệ tọa độ cực là: sử dụng đẳng thức lượng giác biến đổi tích thành tổng. Công thức này là định lý cos, mà đôi khi được gọi là công thức tổng quát hóa của định lý Pythagoras. Từ kết quả này, trong trường hợp hai bán kính ở hai vị trí làm thành một góc vuông, hay lúc này thu được một dạng tương tự của công thức Pythagoras: formula_36 Do đó, định lý Pythagoras cho tam giác vuông trở thành một trường hợp đặc biệt của định lý cos, mà đúng cho tam giác bất kỳ. Đẳng thức lượng giác Pythagoras. Trong tam giác vuông với hai cạnh kề "a", "b" và cạnh huyền "c", lượng giác xác định sin và cos của góc "θ" giữa cạnh "a" và cạnh huyền như sau: Từ đây rút ra: với bước cuối cùng áp dụng định lý Pythagoras. Liên hệ giữa sin và cos đôi lúc được gọi là đồng nhất thức lượng giác Pythagoras cơ bản. Ở các tam giác đồng dạng, tỉ số các cạnh là như nhau bất kể kích thước của tam giác là như thế nào, và tỉ số chỉ phụ thuộc vào góc giữa chúng. Hệ quả là, trong hình, tam giác với cạnh huyền bằng độ dài đơn vị có độ dài hai cạnh kề là sin "θ" và cos "θ" theo đơn vị của cạnh huyền. Liên hệ với tích vectơ. Định lý Pythagoras liên hệ tích vectơ (hay tích trực tiếp) và tích vô hướng theo cách tương tự: Kết quả này có thể thấy từ định nghĩa của tích trực tiếp và tích vô hướng với n là vectơ trực chuẩn đơn vị của cả a và b. Mối liên hệ tuân theo các định nghĩa này và từ đồng nhất thức lượng giác Pythagoras. Liên hệ trên cũng có thể sử dụng để định nghĩa tích trực tiếp. Bằng cách sắp xếp lại thu được phương trình Phương trình này có thể coi như là điều kiện xác định cho tích trực tiếp, cũng như cho phần định nghĩa của nó, ví dụ như trong không gian bảy chiều. Tổng quát hóa. Các hình đồng dạng trên ba cạnh tam giác. Nhà toán học Hippocrates của Chios ở thế kỷ V TCN đã tổng quát hóa định lý Pythagoras mở rộng diện tích không chỉ cho các hình vuông trên ba cạnh của tam giác mà còn cho các đa giác đồng dạng, và đã được Euclid đưa vào cuốn "Cơ sở": Nếu dựng các hình đồng dạng (xem hình học Euclid) tương ứng trên các cạnh của một tam giác vuông, thì tổng diện tích của hai hình trên hai cạnh kề bằng diện tích của hình dựng trên cạnh huyền. Sự mở rộng này giả thiết rằng các cạnh của tam giác ban đầu là tương ứng với các cạnh của ba hình đồng dạng (do vậy tỉ số chung giữa các cạnh của ba tam giác này là "a:b:c"). Trong khi chứng minh của Euclid chỉ áp dụng cho các đa giác lồi, định lý cũng áp dụng cho các đa giác lõm và thậm chí cho các hình đồng dạng có biên cong (nhưng vẫn phải có một cạnh bằng cạnh của tam giác vuông ban đầu). Ý tưởng cơ bản đằng sau sự mở rộng này đó là diện tích của một hình phẳng tỉ lệ với bình phương của một độ dài bất kỳ, và đặc biệt là tỉ lệ với bình phương của độ dài của một cạnh của tam giác. Do đó, nếu các hình đồng dạng với diện tích tương ứng "A", "B" và "C" được dựng lên các cạnh tương ứng của tam giác vuông "a", "b" và "c" thì: Nhưng theo định lý Pythagoras, "a"2 + "b"2 = "c"2, do vậy "A" + "B" = "C". Ngược lại, nếu có thể chứng minh rằng "A" + "B" = "C" cho ba hình đồng dạng mà không sử dụng định lý Pythagoras, thì có thể quay ngược lại để đưa ra một chứng minh cho định lý. Ví dụ, tam giác vuông ở trung tâm có thể dựng lại được và sử dụng tam giác "C" đặt trên cạnh huyền của nó, và hai tam giác ("A" và "B") dựng trên hai cạnh kề, dựng bằng cách chia tam giác ở trung tâm bởi đường cao kéo từ đỉnh góc vuông. Tổng của diện tích hai tam giác đồng dạng nhỏ do đó sẽ bằng tam giác thứ ba, hay "A" + "B" = "C" và đảo lại điều trên dẫn đến định lý Pythagoras a2 + b2 = c2. Định lý cos. Định lý Pythagoras là trường hợp đặc biệt của định lý tổng quát hơn liên hệ giữa các cạnh của một tam giác bất kỳ, đó là định lý cos: với θ là góc tạo bởi hai cạnh "a" và "b". Khi θ bằng 90 độ (/2 radian), thì cos"θ" = 0, và công thức quy về công thức Pythagoras. Tam giác bất kỳ. Cho một tam giác bất kỳ với ba cạnh "a, b, c", chọn một trong ba đỉnh của tam giác, dựng lên cạnh đối diện hai điểm sao cho thu được tam giác cân có góc cân bằng góc θ của đỉnh đã chọn. Giả sử góc θ đã chọn đối diện với cạnh có độ dài "c" của tam giác. Cách dựng như sau: dựng tam giác "ABD" với điểm D nằm trên cạnh BC và có góc ADB bằng θ cạnh BD bằng "r". Tương tự dựng một tam giác thứ hai có góc θ đối diện với cạnh "b" và độ dài cạnh "s" dọc cạnh "c", như ở hình bên cạnh. Nhà toán học trung cổ Thābit ibn Qurra phát hiện các cạnh của những tam giác này có mối liên hệ như sau: Khi góc θ tiến về /2, cạnh của tam giác cân thu hẹp lại, và độ dài "r" và "s" chồng lên nhau ít hơn. Khi θ = /2, tam giác "ADB" trở thành tam giác vuông, và "r" + "s" = "c", và định lý trở về định lý Pythagoras. Chứng minh định lý trên khá dễ dàng. Vì tam giác "ABC" và "ABD" có hai góc bằng nhau, chung một góc ở đỉnh B, và có hai góc bằng θ, do đó "ABC" đồng dạng với tam giác "ABD". Lấy tỉ số giữa hai cạnh chung góc θ và kề góc này, Tương tự cho tam giác còn lại, có Biến đổi hai tỉ số trên và cộng hai vế lại: thu được điều phải chứng minh. Định lý vẫn đúng cho tam giác có góc tù formula_49, khi đó hai đoạn "r" và "s" không chồng lên nhau. Tam giác bất kỳ và các hình bình hành dựng trên các cạnh. Định lý diện tích Pappus là một cách mở rộng khác, áp dụng cho một tam giác bất kỳ, sử dụng các hình bình hành dựng trên ba cạnh của tam giác này (và hình vuông là trường hợp đặc biệt khi tam giác là tam giác vuông và hình bình hành trở thành hình vuông). Hình trên bên phải minh họa cách dựng các hình bình hành: Đầu tiên dựng hai hình bình hành bất kỳ trên hai cạnh của tam giác, sau đó dựng hình bình hành thứ ba (hai cạnh ngoài cùng của hai hình bình hành cắt nhau tại một điểm, và dựng hình bình hành thứ ba có cạnh bằng độ dài của mũi tên màu đen). Định lý phát biểu rằng diện tích của hình bình hành thứ ba bằng tổng diện tích của hai hình bình hành ban đầu. Sự thay thế hình vuông bằng các hình bình hành mang lại sự tương tự rất giống với định lý Pythagoras gốc. Định lý này mang tên nhà toán học Pappus của Alexandria sống ở thế kỷ IV của Công Nguyên. Hình bên dưới chỉ ra cách chứng minh cho định lý này. Tập trung vào hình bình hành bên trái trước. Hình bình hành màu lục có cùng diện tích với phần hình bình hành màu lam do có chung cạnh đáy "b" và chiều cao "h". Mặt khác, hình bình hành màu lục lại bằng chính hình bình hành thứ nhất ở trên, do chúng có chung cạnh đáy (là cạnh của tam giác) và chung chiều cao. Lặp lại lập luận trên cho hình bình hành thứ hai ở bên phải, sau đó cộng lại thu được điều phải chứng minh. Hình học không gian. Trong hình học không gian, định lý Pythagoras có thể áp dụng như sau. Xét một hình hộp chữ nhật như ở hình bên.Theo định lý Pythagoras, đường chéo "BD" bằng: do ba cạnh này làm thành một tam giác vuông BCD. Sử dụng đường chéo "BD" và cạnh đứng "AB" cho tam giác vuông ABD, độ dài đường chéo "AD" tính được nhờ áp dụng một lần nữa định lý Pythagoras: và kết hợp với kết quả trên cho: Kết quả này minh họa cho độ lớn của một vectơ v (đường chéo AD) biểu diễn theo các thành phần trực giao của nó {vk} (ở trên là ba thành phần trực giao): Từ công thức trên có thể coi là bước tổng quát của định lý Pythagoras cho không gian nhiều chiều hơn. Tuy vậy, kết quả này chỉ là lặp lại ứng dụng của định lý Pythagoras cho không gian hai chiều cho các tam giác vuông ở các mặt phẳng trực giao. Một dạng tổng quát hơn của định lý Pythagoras cho không gian ba chiều là định lý de Gua, đặt tên theo Jean Paul de Gua de Malves: Nếu một tứ diện có một góc khối vuông (như góc của một hình lập phương), thì bình phương diện tích của mặt đối diện với góc khối vuông bằng tổng bình phương diện tích của ba mặt còn lại. Kết quả này có thể tổng quát cho "định lý Pythagoras "n" chiều": Phát biểu này được minh họa trong ba chiều bằng tứ diện hình bên cạnh. "Cạnh huyền" là mặt đáy của tứ diện ở mặt sau của hình, và "các chân" là ba mặt xuất phát từ đỉnh góc khối vuông. Khi chiều cao từ đỉnh xuống mặt đáy tăng lên, diện tích của ba mặt bên tăng lên, trong khi mặt đáy là cố định. Định lý gợi lý rằng khi chiều cao ở giá trị phù hợp tạo ra một góc vuông ở đỉnh thì có thể áp dụng được định lý Pythagoras tổng quát. Phát biểu theo cách khác: Không gian tích trong. Định lý Pythagoras có thể tổng quát hóa ở không gian tích trong, một khái niệm tổng quát hóa của không gian Euclid 2 và 3 chiều. Ví dụ, một hàm số có thể coi như là một vectơ với các thành phần vô hạn trong không gian tích trong, như trong giải tích hàm. Trong một không gian tích trong, khái niệm vuông góc được thay thế bằng khái niệm trực giao: hai vectơ v và w là trực giao nếu tích trong formula_54 bằng không. Tích trong là sự tổng quát hóa của tích vô hướng vectơ. Tích vô hướng được gọi là tích trong "tiêu chuẩn" hay tích trong "Euclid". Tuy vậy có thể định nghĩa rất nhiều tích trong khác. Khái niệm độ dài được thay thế bằng khái niệm chuẩn ||v|| của một vectơ v, định nghĩa như sau: Trong không gian tích trong, định lý Pythagoras phát biểu rằng với hai vectơ trực giao bất kỳ v và w có Ở đây các vectơ v và w có thể coi như là hai cạnh kề của tam giác vuông với cạnh huyền cho bởi phép cộng vectơ v + w. Dạng định lý Pythagoras này là hệ quả của các tính chất của không gian tích trong: với tích trong của hai số hạng chéo bằng không, bởi vì chúng trực giao với nhau. Định lý Pythagoras được tổng quát hơn nữa ở không gian tích trong khi nó áp dụng cho các vectơ không trực giao với "định lý hình bình hành": nói rằng hai lần tổng bình phương của độ dài các cạnh của hình bình hành bằng tổng bình phương độ dài của các đường chéo hình bình hành. Bất kỳ chuẩn nào thỏa mãn đẳng thức trên thì tự nó là một chuẩn trong một không gian tích trong. Đẳng thức Pythagoras có thể mở rộng cho nhiều hơn hai vectơ trực giao. Nếu v"1", v"2"..., v"n" là những cặp vectơ trực giao trong một không gian tích trong, thì áp dụng định lý Pythagoras liên tiếp cho từng cặp vectơ này (như đã miêu tả đối với 3 cạnh của hình hộp chữ nhật ở phần hình học không gian) thu được phương trình như sau Hình học phi Euclid. Định lý Pythagoras được suy ra từ các tiên đề trong hình học Euclid, và quả thật, định lý này không còn đúng trong hình học phi Euclid. (Có thể chứng minh được rằng, định lý Pythagoras là tương đương với tiên đề Euclid về đường thẳng song song (tiên đề thứ năm).) Nói cách khác, trong hình học phi Euclid, liên hệ giữa các cạnh của một tam giác sẽ có dạng khác công thức Pythagoras. Ví dụ, trong hình học cầu, cả ba cạnh của một tam giác vuông (tương ứng là "a", "b", và "c") chiếm một phần tám mặt cầu đơn vị có độ dài bằng nhau và bằng /2, và mọi góc của nó cũng là góc vuông, hay không tuân theo định lý Pythagoras nữa bởi vì Ở đây xét đến hai hình học phi-Euclid đó là hình học cầu và hình học hyperbolic phẳng; trong mỗi trường hợp, như đối với hình học Euclid cho các tam giác không vuông, kết quả thay thế công thức Pythagoras bằng định luật cos phù hợp. Tuy vậy, định lý Pythagoras vẫn còn đúng trong hình học hyperbolic và hình học elliptic nếu điều kiện tam giác vuông được thay thế bằng điều kiện tổng của hai góc bằng góc còn lại, như "A"+"B" = "C". Lúc đó ba cạnh có liên hệ như sau: tổng diện tích của hình tròn với đường kính "a" và "b" bằng diện tích hình tròn có đường kính "c". Hình học cầu. Với bất kỳ một tam giác vuông trên mặt cầu bán kính "R" (ví dụ, nếu γ trong hình bên là góc vuông), với các cạnh "a", "b", "c", thì ba cạnh liên hệ với nhau theo công thức: Công thức này là trường hợp đặc biệt của định lý cos trên mặt cầu mà áp dụng cho mọi tam giác cầu: Bằng cách thể hiện chuỗi Maclaurin cho hàm cos như là khai triển tiệm cận với số hạng còn lại trong ký hiệu O lớn, có thể chứng minh rằng khi "R" tiến tới vô hạn và các đối số "a/R", "b/R", và "c/R" tiến tới không, liên hệ cầu giữa các cạnh của một tam giác vuông sẽ tiệm cận về dạng công thức Pythagoras trong hình học Euclid. Thay thế khai triển tiệm cận cho mỗi hàm cos trong công thức cầu cho một tam giác vuông thu được Các hằng số "a"4, "b"4, và "c"4 được gộp vào số hạng "O" lớn còn lại do chúng độc lập với bán kính "R". Liên hệ tiệm cận này có thể làm đơn giản hơn nữa bằng cách thực hiện khai triển tích ở trên, triệt tiêu các số hạng, nhân hai vế với −2, và sắp xếp lại số hạng: Sau khi nhân lên "R"2, xuất hiện công thức Pythagoras trong hình học Euclid "c"2 = "a"2 + "b"2 khi coi bán kính "R" tiến đến vô cùng lớn (do các số hạng còn lại tiến tới không): Đối với một tam giác nhỏ  ("a", "b" « "R"), có thể bỏ qua hàm cos để tránh mất ý nghĩa (loss of significance), thu được Hình học hyperbolic. Trong không gian hyperbolic có độ cong đều −1/"R"2, một tam giác vuông với hai cạnh kề "a", "b", và cạnh huyền "c", liên hệ giữa các cạnh có dạng: với cosh là hàm cos hyperbolic. Công thức này là một dạng đặc biệt của định lý cos hyperbolic áp dụng cho mọi tam giác hyperbolic: với γ là góc tại đỉnh đối diện với cạnh "c". Bằng cách sử dụng chuỗi Maclaurin cho hàm cos hyperbolic, , có thể chứng minh được rằng khi tam giác hyperbolic trở lên  vô cùng bé (tức là, khi "a", "b", và "c" tiến tới zero), liên hệ hyperbolic cho một tam giác vuông thu về công thức Pythagoras. Đối với một tam giác vuông nhỏ ("a", "b" « "R"), cosin hypebolic có thể viết thành dạng sau mà không mất đi độ chính xác lớn Tam giác vô cùng bé. Với bất kỳ độ cong đều "K" (mang dấu dương, bằng 0, hoặc âm), trong một tam giác vô cùng bé (|"K"|"a"2, |"K"|"b"2 « 1) với cạnh huyền "c", có thể chứng minh liên hệ như sau Hình học vi phân. Ở khoảng cách vô cùng bé, trong không gian ba chiều, định lý Pythagoras miêu tả khoảng cách giữa hai điểm gần nhau một khoảng vô cùng bé: với "ds" là nguyên tố khoảng cách và ("dx", "dy", "dz") là các thành phần của vectơ nối giữa hai điểm. Những không gian như thế được gọi là không gian Euclid. Tuy nhiên, trong hình học Riemann, biểu thức tổng quát cho mọi hệ tọa độ toàn cục (không chỉ là hệ tọa độ Descartes) và không gian tổng quát (không chỉ đối với không gian Euclid) có dạng: mà các nhà toán học thường gọi là tensor metric. (Đôi khi, một số nơi gọi thuật ngữ này miêu tả cho tập hợp các hệ số .) Nó là một hàm số của vị trí, và dùng để miêu tả trong không gian cong. Một ví dụ đơn giản đó là khoảng cách trong không gian phẳng (không gian Euclid) được biểu diễn trong hệ tọa độ cong. Ví dụ, trong hệ tọa độ cực: Hoặc trong không-thời gian phẳng của thuyết tương đối hẹp, tenxơ mêtric Minkowski có dạng: Còn trong không thời gian cong của thuyết tương đối rộng, tenxơ mêtric là nghiệm của phương trình trường Einstein và các điều kiện biên khác, ví dụ nổi tiếng đó là mêtric Schwarzschild viết trong hệ tọa độ cầu formula_75 sử dụng dấu mêtric (-, +, +, +),: Lịch sử. Có tranh luận xung quanh liệu định lý Pythagoras được phát hiện ra một lần, hay phát hiện nhiều lần ở nhiều nơi, và ngày phát hiện đầu tiên là không xác định, cũng như thời điểm của chứng minh đầu tiên cho định lý. Theo nhà lịch sử toán học Joran Friberg, bằng chứng cho thấy các nhà toán học ở triều đại Babylon thứ nhất (khoảng thế kỷ XX đến thế kỷ XVI TCN) đã biết đến định lý Pythagoras, mà thời điểm này sớm hơn 1000 năm trước thời Pythagoras. Cũng vì vậy mà nhà thống kê học Stephen Stigler đã đề xuất một định luật cho rằng không có một khám phá khoa học nào được đặt tên theo người đầu tiên khám phá ra nó (định luật đặt tên khám phá khoa học của Stigler). (hình ảnh bản chụp phiến sét chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại ghi lại chứng minh định lý Pythagoras do Viện bảo tồn di sản văn hóa Yale thực hiện đã được sử dụng rộng rãi nhất trong các phương tiện và sách báo.) Trong những nguồn khác, như ở cuốn sách của Leon Lederman và Dick Teresi, đề cập Pythagoras là người đã khám phá ra định lý, mặc dù Teresi sau đó phát biểu rằng người Babylon đã phát triển định lý "ít nhất mười lăm thế kỷ trước khi Pythagoras sinh ra." Có thể chia lịch sử liên quan đến định lý ra làm bốn phần: khám phá và hiểu biết về bộ ba số Pythagoras, hiểu biết về mối quan hệ giữa các cạnh của một tam giác vuông, hiểu biết về các mối quan hệ giữa các cạnh chung một góc trong tam giác, và các chứng minh định lý dựa trên phương pháp suy diễn từ hệ tiên đề. Bartel Leendert van der Waerden (1903–1996) phỏng đoán rằng bộ ba Pythagoras được phát hiện bằng đại số bởi các nhà toán học Babylon. Được viết vào khoảng 2000 và 1786 TCN, trong "cuộn giấy cói Berlin 6619" của Trung Vương quốc Ai Cập chứa một bài toán mà nghiệm cho bộ ba số Pythagoras 6:8:10, nhưng bài toán này không liên quan đến tam giác vuông. Phiến đất sét Lưỡng Hà "Plimpton 322", viết trong giai đoạn 1790 và 1750 TCN trong thời kỳ vua Hammurabi cai trị, chứa nhiều đoạn miêu tả có liên hệ gần gũi với bộ ba số Pythagoras. Ở Ấn Độ, trong đoạn kinh "Sulba Sutra Baudhayana ", thời điểm khoảng giữa thế kỷ VIII và V TCN, có chứa danh sách các bộ ba Pythagoras được khám phá ra bằng phương pháp đại số, một phát biểu về định lý Pythagoras, và một chứng minh bằng phương pháp hình học của định lý Pythagoras đối với trường hợp tam giác vuông cân. Đoạn kinh "Sutra Sulba Apastamba" (c. 600 BC) chứa đựng phương pháp chứng minh bằng số cho định lý Pythagoras đối với tam giác vuông bất kỳ, sử dụng cách tính diện tích hình. Van der Waerden tin rằng "nó chắc chắn dựa trên những truyền thống trước đó". Carl Boyer cho rằng định lý Pythagoras trong kinh "Śulba-sũtram" có thể bị ảnh hưởng từ toán học của người Lưỡng Hà cổ đại, nhưng không có bằng chứng thuyết phục ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết này của ông. Với nội dung đã được biết trước từ lâu, những các đoạn ghi chép lại còn lưu giữ được từ thế kỷ I TCN, quyển "Chu bễ toán kinh" (周髀算经) của Trung Hoa cổ đại, (đã được phương Tây dịch thành sách với nhan đề "The Arithmetical Classic of the Gnomon and the Circular Paths of Heaven") đưa ra giải thích cho định lý Pythagoras với bộ ba số (3, 4, 5) cho các cạnh của tam giác vuông—ở Trung Quốc gọi là "định lý Gougu" (勾股定理). Trong triều đại nhà Hán (202 TCN đến 220 SCN), bộ ba Pythagoras xuất hiện trong "Cửu chương toán thuật", cùng với đề cập về các tam giác vuông. Một số nhà lịch sử toán học tin rằng định lý này xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, dưới một tên gọi khác là "định lý Thương Cao" (商高定理), đặt tên theo nhà toán học và thiên văn học sống thời nhà Chu, ông này cùng với Chu Công Đán, đã tập hợp các thư tịch cổ để viết lên "Chu bễ toán kinh". Tác phẩm cũng được các bậc hậu bối (như Lưu Huy, Lý Thuần Phong) bổ sung và chỉnh lý dần. Pythagoras, trong khoảng 569–475 TCN, đã sử dụng phương pháp đại số để lập ra các bộ ba số Pythagoras, theo như bình luận của Proclus về quyển cơ sở của Euclid. Tuy vậy, Proclus cho rằng thời điểm viết vào khoảng 410 và 485 AD. Theo Thomas L. Heath (1861–1940), không có một ghi chép cụ thể về sự tồn tại của định lý Pythagoras trong các văn tự còn lưu lại của Hy Lạp từ 5 thế kỷ sau thời của Pythagoras. Tuy nhiên, khi các sử gia Plutarchus và Cicero ghi nhận định lý có công lao của Pythagoras, họ đã viết như thể những đóng góp của ông được mặc nhiên công nhận và biết đến rộng rãi. "Whether this formula is rightly attributed to Pythagoras personally, [...] one can safely assume that it belongs to the very oldest period of Pythagorean mathematics." "Liệu công thức này có đáng thuộc về đóng góp cá nhân của Pythagoras, [...] có thể giả sử một cách an toàn rằng nó thuộc về giai đoạn của toán học Pythagoras từ rất lâu trước đó." Vào khoảng năm 400 TCN, theo như Proclus, Plato đã đưa ra phương pháp tìm các bộ ba Pythagoras bằng cách kết hợp đại số và hình học. Khoảng năm 300 TCN, trong cuốn "Cơ sở" của Euclid đã ghi lại chứng minh bằng toán học cổ xưa nhất từng được biết đến cho định lý này. Ứng dụng. Định lý Pythagoras được dùng để tìm một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh còn lại trong tam giác, mà không cần biết tới chu vi của tam giác đó. Định lý Pythagoras đảo dùng để kiểm tra một tam giác có phải là tam giác vuông (hoặc một tam giác không phải là tam giác vuông) mà không cần dùng tới góc vuông, mà chỉ cần biết độ dài ba cạnh của tam giác vuông. Định lý Pythagoras chỉ được dùng trong tam giác vuông.
9,036
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9036
Định lý toán học
Trong toán học và logic, một định lý là một mệnh đề phi hiển nhiên đã được chứng minh là đúng, hoặc trên cơ sở dẫn xuất từ các tiên đề hoặc được chứng minh trên cơ sở lấy từ các định lý khác. Do đó, một định lý là hệ quả logic của các tiên đề, với một chứng minh của định lý là một đối số logic thiết lập chân lý của nó thông qua các quy tắc suy luận của một hệ thống suy diễn. Kết quả là, việc chứng minh một định lý thường được hiểu là sự biện minh cho chân lý của phát biểu định lý. Trong bối cảnh yêu cầu các định lý phải được chứng minh, khái niệm của một định lý về cơ bản là "suy luận", trái ngược với khái niệm của một định luật khoa học là "thực nghiệm". Nhiều định lý toán học là các tuyên bố có điều kiện, có chứng minh suy ra kết luận từ điều kiện được gọi là giả thiết. Dưới góc độ của việc giải thích bằng chứng là sự biện minh của chân lý, kết luận thường được xem như một hệ quả cần thiết của các giả thuyết. Cụ thể, kết luận đó là đúng trong trường hợp các giả thuyết là đúng - mà không cần thêm bất kỳ giả thiết nào. Tuy nhiên, điều kiện cũng có thể được giải thích khác nhau trong một số hệ thống suy diễn nhất định, tùy thuộc vào ý nghĩa được gán cho các quy tắc dẫn xuất và ký hiệu điều kiện (ví dụ, logic không cổ điển). Mặc dù các định lý có thể được viết dưới dạng ký hiệu hoàn toàn (ví dụ như mệnh đề trong số học), chúng thường được diễn đạt không chính thức bằng ngôn ngữ tự nhiên để dễ đọc hơn. Điều này cũng đúng với các chứng minh, thường được diễn đạt dưới dạng các lập luận bình dân được tổ chức một cách logic và rõ ràng, nhằm thuyết phục người đọc về sự thật của độ đúng đắn của định lý không còn nghi ngờ gì nữa, và từ đó về nguyên tắc có thể xây dựng một chứng minh tượng trưng chính thức. Ngoài việc dễ đọc hơn, các đối số không chính thức thường dễ kiểm tra hơn các đối số thuần túy tượng trưng — thực tế nhiều nhà toán học sẽ bày tỏ sự ưa thích đối với một phép chứng minh không chỉ chứng minh tính hợp lệ của một định lý mà còn giải thích theo một cách nào đó "tại sao" nó hiển nhiên đúng. Trong một số trường hợp, người ta thậm chí có thể chứng minh một định lý bằng cách sử dụng một hình vẽ minh họa phép chứng minh của nó. Bởi vì các định lý là cốt lõi của toán học, chúng cũng là trung tâm của tính thẩm mỹ của nó. Các định lý thường được mô tả là "tầm thường", "khó", hoặc "sâu", hoặc thậm chí "đẹp". Những nhận định chủ quan này không chỉ khác nhau ở mỗi người, mà còn theo thời gian và nền văn hóa: ví dụ, khi một phép chứng minh mới được tìm ra, đơn giản hóa hoặc hiểu rõ hơn, một định lý từng được coi là khó có thể trở nên tầm thường. Mặt khác, một định lý được coi là sâu có thể được phát biểu một cách đơn giản, nhưng cách chứng minh của nó có thể liên quan đến những mối liên hệ đáng ngạc nhiên và tinh tế giữa các lĩnh vực toán học khác nhau. Định lý cuối cùng của Fermat là một ví dụ đặc biệt nổi tiếng về một định lý như vậy. Kết cấu. Về mặt logic, nhiều định lý có dạng một điều kiện chỉ định: "Nếu A, thì B." Một định lý như vậy không khẳng định "B" - chỉ nói rằng "B" là hệ quả cần thiết của "A." Trong trường hợp này, "A" được gọi là giả thiết của định lý ("giả thuyết" ở đây có nghĩa là một cái gì đó rất khác với một phỏng đoán), và "B" là kết luận của định lý. Cả hai phần này đặt cạnh nhau (không cần chứng minh) được gọi là "mệnh đề" hoặc "phát biểu" của định lý (ví dụ "Nếu A, thì B" là "mệnh đề"). Ngoài ra, "A" và "B" cũng có thể được gọi là "tiền đề" và "hậu quả". Định lý "Nếu "n" là số tự nhiên chẵn thì "n"/2 là số tự nhiên" là một ví dụ điển hình trong đó giả thuyết là ""n" là số tự nhiên chẵn", và kết luận là ""n"/2 cũng là số tự nhiên". Để một định lý được chứng minh, về nguyên tắc nó phải có thể diễn đạt được như một phát biểu chính xác về mặt hình thức. Tuy nhiên, các định lý thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên chứ không phải ở dạng ký hiệu hoàn toàn - với giả định rằng một tuyên bố hình thức của định lý có thể được rút ra từ một tuyên bố phi hình thức. Trong toán học, người ta thường chọn một số giả thuyết trong một ngôn ngữ nhất định và tuyên bố rằng lý thuyết bao gồm tất cả các phát biểu có thể chứng minh được từ các giả thuyết này. Những giả thuyết này tạo thành cơ sở nền tảng của lý thuyết và được gọi là tiên đề hay định đề. Lĩnh vực toán học được gọi là lý thuyết chứng minh nghiên cứu các ngôn ngữ hình thức, tiên đề và cấu trúc của phép chứng minh. Một số định lý là "tầm thường", theo nghĩa là chúng tuân theo các định nghĩa, tiên đề và các định lý khác theo những cách hiển nhiên và không chứa đựng bất kỳ hiểu biết đáng ngạc nhiên nào. Mặt khác, một số định lý có thể được gọi là "sâu", bởi vì các chứng minh của chúng có thể dài và khó, liên quan đến các lĩnh vực toán học khác không liên quan với tuyên bố của chính định lý, hoặc cho thấy các mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa các lĩnh vực toán học khác nhau. Một định lý có thể được phát biểu rất đơn giản nhưng rất sâu sắc. Một ví dụ tuyệt vời cho việc này là Định lý cuối cùng của Fermat, và có nhiều ví dụ khác về các định lý đơn giản nhưng sâu sắc trong lý thuyết số và tổ hợp, và các lĩnh vực khác. Các định lý khác có chứng minh đã biết mà không thể dễ dàng viết ra. Các ví dụ nổi bật nhất cho việc này là định lý bốn màu và giả thuyết Kepler. Cả hai định lý này chỉ được biết là đúng bằng cách rút gọn chúng thành một tìm kiếm tính toán sau đó được một chương trình máy tính xác minh. Ban đầu, nhiều nhà toán học không chấp nhận hình thức chứng minh này, nhưng bây giờ nó đã được chấp nhận rộng rãi hơn. Nhà toán học Doron Zeilberger thậm chí đã đi xa đến mức tuyên bố rằng đây có thể là những kết quả tầm thường duy nhất mà các nhà toán học đã từng chứng minh. Nhiều định lý toán học có thể được rút gọn thành tính toán đơn giản hơn, bao gồm các nhận dạng đa thức, nhận dạng lượng giác và các nhận dạng siêu hình học. Phân loại. Định lý toán học có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo lĩnh vực (số học, đại số, hình học...), theo mối quan hệ với các định lý khác (định lý thuận, đảo, phản, phản đảo)
9,039
67602048
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9039
Chương trình Viking
Tàu Viking là một chương trình thám hiểm Sao Hỏa không người lái của NASA, bao gồm Viking 1 và Viking 2. Mỗi cuộc thám hiểm này đều có vệ tinh dùng để chụp ảnh bề mặt Sao Hỏa từ quỹ đạo bay quanh hành tinh này, và để trung chuyển dữ liệu về Trái Đất cho một trạm mặt đất Viking. Đây là chương trình tốn kém và nhiều tham vọng nhất từng được gửi đến Sao Hỏa. Nó cũng là một chương trình vũ trụ khá thành công; từ cuối thập kỷ 1970 đến đầu thập kỷ 2000, hầu hết các dữ liệu về Sao Hỏa được cung cấp cho các khoa học gia trên thế giới nhờ Viking. Viking 1 được phóng ngày 20 tháng 8 năm 1975, còn Viking 2 được phóng ngày 9 tháng 9 năm 1975. Mỗi tàu vũ trụ này mang theo một vệ tinh nhân tạo và một trạm mặt đất. Sau khi bay vòng quanh Sao Hỏa và gửi về Trái Đất ảnh chụp bề mặt để chọn địa điểm khám phá bề mặt thích hợp, trạm mặt đất rời vệ tinh và rơi vào khí quyển Sao Hỏa để hạ cánh xuống bề mặt đã chọn. Vệ tinh tiếp tục chụp ảnh và thực hiện các thí nghiệm khoa học khác trong lúc trạm mặt đất mở các thiết bị khoa học và thực hiện đo đạc ngay trên bề mặt Sao Hỏa. Khối lượng tổng cộng, gồm cả nhiên liệu, của tàu Viking là 3527 kg. Trạm mặt đất có khối lượng 600 kg còn vệ tinh, sau khi đã tách khỏi trạm mặt đất, có khối lượng 900 kg. Chi phí tổng cộng cho dự án Viking là khoảng một tỷ Mỹ kim.
9,040
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=9040
Hộp TATA
Hộp TATA ("TATA box") là một đoạn trình tự DNA (yếu tố cis) nằm ở vùng promoter của hầu hết các gene. Đây là vị trí bám của các nhân tố phiên mã hoặc histone (kiềm chế hoạt động của các protein khác). Trình tự thường gặp là 5' TATAAA(A/G) 3'. Ở sinh vật eukaryote, protein liên kết với hộp TATA được gọi là TBP có chức năng biến tính DNA và bẻ cong phân tử DNA một góc 90°. Vùng trình tự giàu AT thường làm quá trình biến tính xảy ra dễ dàng. Nhiều gene không có hộp TATA và thường sử dụng nhân tố khởi đầu phiên mã hoặc promoter lõi hạ nguồn (downstream core promoter) để thay thế. Ví trí. Hộp TATA thường nằm ở khoảng 25 bp phía thượng nguồn của điểm khởi đầu phiên mã. Hộp này thường nằm gần trình tự giàu GC. Nếu chúng ta đặt vị trí khởi đầu của quá trình phiên mã (tại NU đầu tiên) là +1, sau những Nu này là +2, +3... lần lượt đến hết và Nu ngay trước nó là -1..., những Nu trước nó là -2, -3... thì vị trí là -25 ở eukaryote, và là -10 với prokaryote. Liên kết với histone. Mối liên kết giữa hộp TATA và các phân tử histone thường thông qua domain đầu N của H4.