id
int64
2
19.8M
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
2
259k
7,340
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7340
Cá mập
Cá mập là một nhóm cá thuộc lớp Cá sụn, thân hình thủy động học dễ dàng rẽ nước, có từ 5 đến 7 khe mang dọc mỗi bên hoặc gần đầu (khe đầu tiên sau mắt gọi là lỗ thở), da có nhiều gai nhỏ bao bọc cơ thể chống lại sự ký sinh, các hàng răng trong miệng có thể mọc lại được. Cá mập bao gồm các loài với kích cỡ chỉ bằng bàn tay, như "Euprotomicrus bispinatus", một loài cá sống dưới đáy biển dài chỉ 22 xentimét, đến cá nhám voi khổng lồ ("Rhincodon typus"), loài cá lớn nhất với chiều dài 12 mét (39 ft) tương đương với một con cá voi nhưng chỉ ăn sinh vật vật phù du, mực ống và một số loài cá nhỏ khác. Cá mập bò ("Carcharhinus leucas") còn được biết đến nhiều nhất nhờ khả năng bơi được trong cả nước ngọt và nước mặn, thậm chí là ở các vùng châu thổ. Cá mập được cho là xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm, trước cả thời kỳ xuất hiện khủng long. Đặc điểm. Theo Animals Planet Channel, cá mập chỉ có sụn chứ không có xương, cá mập chỉ có thể bơi thẳng tới chứ không thể bơi thụt lùi được. Nhìn xa, bạn có thể cho rằng cá mập không có vảy, nhưng thực chất bộ da của chúng được phủ rất nhiều vảy nhỏ, khi sờ vào bạn có thể thấy nhám như giấy ráp. Một con cá mập có thể phát hiện ra một giọt máu trong một bể bơi có dung tích chuẩn Olympic. Cá mập có thể sống trung bình khoảng 25 năm. Tuy nhiên có một số loại, ví dụ như cá mập voi, có thể sống tới 100 năm. Trên thế giới có khoảng 440 loài cá mập, nhưng chỉ 30 loài là nguy hiểm với con người. Theo thống kê, một năm cá mập tấn công khoảng dưới 100 người, trong khi đó số người chết vì ong đốt hoặc bị dừa rơi trúng đầu lớn hơn nhiều. Cá mập thường có 5-7 nắp mang. Nhiều người cho rằng chúng phải luôn di chuyển để nước lùa vào các mang, đảm bảo sự hô hấp của chúng, nếu không sẽ chết do thiếu oxy. Nhưng trên thực tế người ta có thể giữ một con cá mập ở yên một chỗ rất lâu mà con cá mập đó không hề bị thương tổn gì, miễn là nó không bị hoảng loạn. Điều này có thể thấy rõ ở các họ hàng của nó lại thường là các loài ít di chuyển, ví dụ như cá đuối. Trong suốt cuộc đời mình, cá mập có thể thay răng nhiều lần: chúng có nhiều lớp răng xếp bên trong bộ hàm khỏe, và ngay khi một chiếc răng bị rụng đi khi cắn phải vật cứng thì sẽ có chiếc khác thay thế. Phân loại. Hơn 440 loài cá mập dựa theo hình thái sinh học được liệt kê dưới đây theo mối quan hệ tiến hóa của chúng từ thời cổ xưa đến hiện đại. 8 nhóm bao gồm: Sinh sản. Cá mập đẻ trứng nhưng hầu hết các loài trứng được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ cho tới khi nở. Ở một số loài còn lại trứng thường được kết lại thành một chùm và được gắn chặt vào một chỗ vững chãi và kín đáo. Một số loài cá mập rất chung thủy với bạn tình, suốt đời chỉ có một bạn tình. Nếu một con trong cặp đó chết thì con kia sẽ không kết đôi với bất kỳ một con cá mập nào khác hoặc sẽ sinh sản vô tính để tiếp tục nhiệm vụ duy trì nòi giống. Sự sinh sản vô tính ở cá mập làm giảm sự đa dạng gien, điều giúp chúng chống lại các mối đe dọa từ các loài khác. Điều này có thể đã góp phần vào sự suy giảm số lượng, dẫn đến sự tuyệt chủng của cá mập. Giác quan. Khứu giác hoàn hảo và thị giác khá tốt cộng thêm khả năng cảm nhận điện trường của động vật đã ấn định cho cá mập ngôi vị vua biển cả. Với giác quan này, một con cá mập có thể xác định mùi máu, hay nước tiểu của con mồi ở xa hàng km. Bởi vậy điều này mà nhiều người nghĩ nếu bị chảy máu thì không nên tắm biển hay lướt sóng vì sợ bị tấn công. Nhưng chính do khứu giác rất tốt của cá mập mà nó dễ dàng phân biệt máu người và máu con mồi ngoài tự nhiên, nên nó không thể bị nhầm lẫn và sẽ không tấn công vì cá mập không coi con người là con mồi. Hầu hết các vụ tấn công đều do cá mập nhìn nhầm người lướt ván hay bơi trên biển là hải cẩu hay bò biển. Thị giác. Mắt cá mập cũng tương tự như mắt những loài động vật xương sống khác, bao gồm giác mạc, võng mạc và thấu kính. Mắt chúng thích nghi với môi trường biển nhờ được phủ một lớp màn mỏng. Lớp màn này ở đằng sau võng mạc và phản chiếu ánh sáng tới võng mạc làm tăng sự rõ ràng trong bóng tối. Hiệu lực của tấm màn này rất đa dạng, với một số loại cá mập giúp chúng thích nghi với bóng đêm dễ dàng hơn. Cá mập có mí mắt nhưng không chớp vì nước xung quanh đã làm sạch mắt chúng. Bảo vệ mắt là những màng mắt. Màng này bao trùm mắt khi chúng ăn mồi hay bị tấn công. Một số loài cá mập, kể cả cá mập trắng, không có màng này nhưng chúng cuộn mắt mình lại khi tấn công mồi. Khứu giác. Cá mập có khứu giác rất nhạy, chúng có thể nhận ra 1 giọt máu trong 1 triệu giọt nước biển. Một số loài, như nurse shark, có những râu xung quanh mép tăng độ nhạy để bắt mồi. Cá mập thường dựa vào khứu giác để tìm mồi, nhưng trong phạm vi ngắn, chúng còn dùng cả đường bên để nhận biết chuyển động và những lỗ cảm giác trên đầu chúng để phát hiện ra sóng điện trong nước. Thính giác. Cá mập cũng có thính giác nhạy bén, chúng có thể nghe tiếng của con mồi cách xa vài dặm. Tai cá mập là tai trong. Trong nhóm cá xương và nhóm động vật 4 chân, tai trong đã bị tiêu biến. Đường bên. Hệ thống này có ở nhiều loài cá, kể cả cá mập. Nó dùng để nhận biết chuyển động trong nước. Cá mập sử dụng đường bên để nhận diện sự chuyển động của sinh vật khác, đặc biệt là làm bị thương chúng. Cá mập có thể cảm thấy những tần số trong phạm vi từ 25 đến 50 Hz. Đánh bắt. Hằng năm, các bản báo cáo ước đoán có hàng trăm triệu con cá mập bị giết lấy vi và trong câu cá giải trí. Trước đây, cá mập chỉ bị giết trong môn thể thao câu cá mập, thuộc những loại dai sức nhất (như cá mập mako vây ngắn). Những loại cá mập khác bị giết để làm thực phẩm (chẳng hạn như cá mập nhám đuôi dài Đại Tây Dương, mako vây ngắn...), một số loài dùng để làm các sản phẩm khác. Thịt cá mập rất được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Nhật Bản và Úc. Tại bang Victoria của Úc cá mập là loại cá được dùng nhiều nhất trong bữa ăn kèm với khoai tây rán, được làm từ những miếng thịt phi-lê được chiên kỹ hay xay nhuyễn và nướng đều trên than hồng. Cá mập còn bị giết để làm súp vi cá. Để lấy được vi cá mập, người ta phải bắt sống rồi cắt vây bằng một thanh sắt nóng rồi cuối cùng thả chúng xuống nước. Cá mập còn bị giết lấy thịt. Thịt của cá nhám, cá mập mèo, cá đuối... là nhu cầu không thể thiếu cho người tiêu dùng ở thị trường châu Âu và Châu Mĩ. Đã có các trường hợp hàng trăm con cá mập mất vây bị vớt lên mà không có cách nào để tự quay về biển. Những người ủng hộ công cuộc bảo vệ thiên nhiên môi trường đang đấu tranh quyết liệt để tạo dự luật cấm sử dụng vi cá ở Mỹ. Một số người cho rằng sụn cá mập có thể chữa được ung thư và bệnh viêm khớp mãn tính. (Bởi vì cá mập miễn dịch với mọi loại bệnh tật kể cả ung thư, từ đó họ nhầm tưởng rằng sụn cá có thể giúp con người chống lại các bệnh nan y.) Cá mập bị con người săn bắt một cách vô ý thức dẫn đến khả năng nhiều loài đã đứng bên bờ tuyệt chủng. Có rất nhiều tổ chức, điển hình là Shark Trust, đã và đang đấu tranh tích cực để hạn chế việc giết hại cá mập. Văn hóa. Âm nhạc. Baby Shark
7,350
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7350
Tem học
Tem học hoặc Bưu chính học là ngành nghiên cứu trong lĩnh vực tem thư và tem lệ phí về hình thức, sản xuất và việc sử dụng tem sau khi được phát hành. Một số người nhầm tem học với sưu tầm tem, nhưng tem học có ý nghĩa rộng hơn. Ví dụ nhà tem học (nhà bưu chính học) có thể nghiên cứu những chiếc tem rất hiếm nhưng không nhất thiết họ phải sở hữu chúng, bởi lẽ những con tem hiếm với số lượng rất nhỏ thường được lưu trữ trong các viện bảo tàng hoặc chúng nằm trong các sưu tập tem tư nhân. Ngược lại, một người sưu tầm tem không nhất thiết phải quan tâm về nguồn gốc tem hay việc chiếc tem đó đã được sử dụng như thế nào. Từ tem học (tiếng Pháp: "philatélie") được Georges Herpin sử dụng lần đầu tiên trên tạp chí Le Collectioneur de timbres-poste vào 15 tháng 11 năm 1864. Từ philatélie được tạo nên từ các từ tiếng Hy Lạp "philos" (người bạn) và "ateleia" (trả lệ phí). Một số tên khác đã được đề nghị như timbrofilie, timbrologie nhưng không được sử dụng.
7,352
320708
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7352
Sưu tập tem
Sưu tập tem hay chơi tem là việc sưu tầm tem thư và những vật phẩm liên quan như phong bì... Nó là một trong những thú sưu tập phổ biến nhất trên thế giới, ước tính chỉ riêng ở Mỹ đã có hơn 2 triệu người theo đuổi sở thích này. Người ta nói rằng, sưu tập tem là vua của các loại sưu tập. Sưu tầm tem không giống với tem học, môn học về tem thư. Nhà tem học không nhất thiết phải là người sưu tập tem. Nhiều người sưu tập đơn thuần với mục đích giải trí và không quá quan tâm đến các chi tiết nhỏ về con tem, nhưng để có một bộ sưu tập tem lớn và toàn diện, việc có kiến thức về tem học là rất cần thiết. Các nhà sưu tập tem đôi khi đóng vai trò là nguồn tiền đối với một số quốc gia chuyên in các bộ tem số lượng hạn chế với thiết kế đặc biệt dành riêng cho việc sưu tập. Những loại tem được in kiểu này phần nhiều vượt qua nhu cầu về tem thư trong nước, nhưng đồng thời có những chi tiết thiết kế đặc biệt mà những nhà sưu tập muốn có trong bộ sưu tập của mình. Nhiều người sưu tầm, nhìn thấy là giá của những tem hiếm đang tăng lên, đã bắt đầu đầu tư vào tem. Tem hiếm là đầu tư hữu hình có thể giữ và mang theo dễ dàng, cho nên tem là lựa chọn tốt đối với tác phẩm nghệ thuật hay kim loại quý. Ngày nay, không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam, sưu tập tem đã trở thành loại hình sưu tập chiếm số lượng đông đảo, khi mới ra đời vào năm 1840, tem chỉ làm nhiệm vụ thanh toán cước phí bưu chính, làm nhiệm vụ vận chuyển và làm tăng doanh thu bưu chính. Ban đầu, tem thư phát hành là tem phổ thông - tức là tem phát hành với số lượng lớn - hình ảnh và màu sắc trên tem không đẹp. Do nhu cầu bưu chính, nhiều loại tem khác nhau đã ra đời khiến cho con tem trở nên phong phú và đa dạng hơn. Và để phục vụ cho nhu cầu sưu tập, con tem ngày nay đã in ấn càng lúc càng đẹp hơn, phong phú với nhiều chủ đề nhằm quảng bá đất nước, con người. Mỗi con tem là một tác phẩm thu nhỏ, có tính chất đồ họa đặc biệt, ban đầu người ta xem tem chỉ là một vật để phục vụ bưu chính- nhưng lâu dần con tem bị dán và dần mất đi, và nguyên tắc tem là "không tái bản", vì vậy lâu dần nêu không sưu tập và cất giữ, con tem sẽ bị mất đi. Từ những nguyên nhân trên, bộ môn sưu tập tem đã ra đời và trở thành một bộ môn nghệ thuật cho đến ngày nay. Chủ đề trên tem sưu tập. Người sưu tập thường có xu hướng sưu tập theo chủ đề mình thích, thông thường chủ đề do người chơi tự chọn lấy riêng cho bản thân mình. Thông thường người chơi có thể có từ 1 đến 50 chủ đề chơi. Ví dụ, chủ đề: hoa, bướm, cây cỏ, di sản hay danh nhân, thuyền bè... Chủ đề nào được nhiều người chơi nhất sẽ làm cho giá tem mau lên giá nhất. Các chủ đề được nhiều người chơi nhất là: chủ đề bướm, hoa lan và di sản thế giới.
7,358
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7358
Tem
Tem có thể là:
7,372
840020
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7372
Maser
Maser là tên viết tắt của cụm từ "Microwave Amplification by Stimulation Emission of Radiation" và có nghĩa là "Khuếch đại sóng vi ba bằng phát xạ kích thích". Maser và laser có cơ chế hoạt động giống nhau, chỉ khác là maser hoạt động với tần số photon ở vùng vi sóng còn laser hoạt động trong phổ cực tím, ánh sáng hay hồng ngoại. Lịch sử. Những bài báo đầu tiên về maser được công bố vào năm 1954, gồm những kết quả thực nghiệm vào cùng một thời điểm nhưng độc lập bởi Charles Townes cùng đồng nghiệp tại trường Đại học Columbia ở Thành phố New York, và tiến sĩ Basov cùng tiến sĩ Prochorov ở viện Lebedev thành phố Moskva. Cả ba nhà khoa học này đều nhận giải thưởng Nobel năm 1964 cho những đóng góp của họ. Nguyên lý cơ bản dẫn đến sự ra đời của maser (hay laser) chính là khái niệm phát xạ kích thích, lần đầu được đưa ra bởi Albert Einstein năm 1917. Khái niệm này được bắt nguồn từ những hiện tượng gần gũi trong thế giới vật chất và bức xạ, đó là hấp thụ và phát xạ tức thời. Kĩ thuật. Có nhiều loại maser. Nhìn chung có thể tóm thành hai loại như maser chất khí và maser chất rắn, chỉ chưa có lý thuyết về maser chất lỏng. Trong mỗi loại có nhiều loại nhỏ hơn; ví dụ, maser chất rắn có nhiều loại khác nhau như hai mức rắn và ba mức khuếch tán. Trong khi hoạt động, nhiều loại maser sử dụng heli lỏng để làm lạnh nhiệt độ xuống tới 4 K, Điều này làm giảm tiếng ồn tạo ra bởi sự rung động của electron, hạt nhân và các hạt khác. Có một số chất hóa học có khả năng khuếch tán. Trong đó có nước, base, amonia (NH3), metanol (CH3OH), formon (CH2O), monoxit silic (SiO) và ion hiđrô. Các maser khí trơ là ví dụ cho môi trường khuếch tán không phân cực. Phân loại. Có hai loại maser, đó là maser nhân tạo và maser tự nhiên. Maser nhân tạo. Trong maser nhân tạo, các chuỗi nguyên tử hoặc phân tử được kích thích để hình thành nên phản ứng dây chuyền. Để đạt được các bước sóng cần thiết cho việc hình thành phản ứng dây chuyền, người ta đưa dòng điện vào một khoang chứa đầy các nguyên tử hoặc phân tử, dẫn đến quá trình phát xạ, làm cho các nguyên tử từ trạng thái ban đầu được đẩy lên trạng thái kích thích, rồi từ trạng thái kích thích ngắn chuyển sang trạng thái không ổn định dài. Dần dần, các nguyên tử này được tích lũy ở cùng một vị trí và có cùng một trạng thái. Dòng maser, phát xạ kích thích, xuất hiện khi tất cả các nguyên tử tích lũy đó đồng thời tạo một bước chuyển pha, "rơi" xuống trạng thái ban đầu và giải phóng năng lượng với bước sóng của bức xạ sóng vi ba. Dòng bức xạ này sẽ tương tác với các nguyên tử còn chưa "rơi" khác, kích thích chúng giải phóng thêm photon cùng pha, cùng tần số và cùng hướng bay, dẫn đến phản ứng dây chuyền. Maser tự nhiên. Maser tự nhiên hình thành ở các vì sao trong vũ trụ. Ví dụ, các phân tử nước ở vùng đang hình thành sao, sau khi trải qua quá trình nghịch chuyển, bức xạ với tần số 22 GHz, tạo ra các vạch phổ được cho là sáng nhất trong số các sóng radio đến từ vũ trụ. Ứng dụng. Dòng Maser rất tập trung và liền mạch, nên nó được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật.
7,376
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7376
Bò xám
Bò xám ("Bos sauveli") còn gọi là bò Kouprey là động vật hoang dã thuộc họ Bovidae cư ngụ chủ yếu trong các vùng rừng núi thuộc miền bắc Campuchia, nam Lào, đông Thái Lan và tây Việt Nam. Chúng được phát hiện năm 1937. Hình dạng & tập tính. Bò xám đực có thể dài tới 2 m và nặng từ 680 tới 900 kg (1.500 - 2.000 lb). Chúng có thân dài nhưng dẹt, chân dài và có bướu trên lưng. Bò xám có lông màu xám, nâu đen hay đen. Cặp sừng của bò xám cái có hình dạng như chiếc đàn lia, cong về phía trên giống như sừng linh dương. Cặp sừng của con đực vòng hình cung rộng hơn và cong lên và chĩa về phía trước. Sừng bò đực dài gấp đôi sừng bò cái và thường bị tước xòe ở mũi sừng trông như cặp đũa bông. Cả hai giới đều có lỗ mũi hình chữ V và đuôi dài. Bò xám có hai ngón chân móng guốc ở phần trung tâm của phần móng guốc. Ngón chân trỏ và ngón út là móng guốc nhỏ hơn, gần với xương mắt cá chân. Bò xám đực có yếm dài tới 40 cm (16 inch). Trong điều kiện tự nhiên chúng có thể sống tới 20 năm. Thức ăn bò xám chủ yếu là cỏ thay vì lá cây hay đọt cành. Vì vậy chúng hay tụ tập ở những thửa rừng thoáng. Khu vực sinh sống. Bò xám sinh sống trên những sườn đồi thấp và ăn cỏ. Chúng là loài động vật ăn cả ngày lẫn đêm, ban đêm chúng ăn cỏ trong những khu vực rộng rãi ngoài trời và ban ngày chúng ăn cỏ dưới những cánh rừng. Chúng sống thành bầy đàn tới 20 con, chủ yếu là bò cái trưởng thành và bê con nhưng trong mùa khô thì có cả bò đực. Sinh sản. Bò xám cái mang thai từ 8 đến 9 tháng, thời gian động đực và giao phối của chúng là vào khoảng tháng 4 hàng năm. Bê con và bò mẹ thông thường sống tách khỏi đàn cỡ 1 tháng ngay sau khi sinh. Quần thể hiện tại. Hiện nay, theo một số nguồn thì không còn quá 250 con bò xám trên toàn thế giới, chủ yếu ở Campuchia; ở Thái Lan, Lào, Việt Nam có lẽ đã tuyệt chủng. Sự suy giảm số lượng của chúng có lẽ chủ yếu là do việc săn bắn không thể kiểm soát được của những người dân địa phương cũng như những người lính trong Chiến tranh Đông Dương cũng như do bệnh tật do gia súc truyền sang hay sự mất dần khu vực sinh sống bởi nạn phá rừng làm nương rẫy của con người. Tính đến năm 2004 sau mấy đợt săn lùng tìm bò xám tại Việt Nam mà không tìm được cá thể nào, các nhà chuyên môn cho rằng giống bò này đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Liên hệ với các loài khác. Các nghiên cứu gần đây của trường đại học Northwestern tại London trên trang Journal of Zoology cho thấy khi so sánh chuỗi mitochondria, bò xám Kouprey là vật lai giữa bò Zebu và Banteng. Tuy nhiên nhà khoa học Pháp Alexander Hassanin và Anne Ropiquet của Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử tự nhiên ở Paris thì cho rằng bò xám Kouprey là một loài riêng. Cả hai trường phái đểu đồng ý rằng cần tiến hành thêm nhiều xét nghiệm trước khi có thể đi đến kết luận cuối cùng.
7,383
894011
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7383
Nối điện xoay chiều dân dụng
Nối điện xoay chiều dân dụng cho phép đưa điện từ nguồn điện tới vật dụng cần điện trong nhà. Nó gồm có phích điện hay phích cắm và ổ điện. Ổ điện gắn với vật tiêu thụ điện, còn phích điện gắn với nguồn điện. Khi muốn truyền điện, ta tạo nên tiếp xúc giữa phích điện và ổ điện. Muốn làm được điều đó, cả hai phải tương thích với nhau (cùng tuân theo tiêu chuẩn nhất định về hình dáng và an toàn điện). Phích điện thường có 2 đến 3 chân kim loại (niken, đồng, thép không gỉ...) nhô ra để có thể tiếp xúc tốt (về mặt cơ học và điện học) với các lỗ cắm ở trong nguồn. Hai chân quan trọng là chân "nóng" và chân "nguội" (hay "mát"). Chân thứ 3 có thể thêm vào là chân "tiếp đất". Ở nhiều loại phích điện, không có sự khác biệt giữa chân nóng và nguội (cả hai đều là chân nóng). Ổ điện thường có các lỗ để đưa phích điện vào tiếp xúc. từ nguồn "ba pha") hoặc thậm chí là "ba pha". Nhưng đa số nguồn điện dân dụng là "một pha", gồm một dây nóng và một dây nguội. Phần sau đây chỉ nói về các phích và ổ điện cho đường điện "một pha". Ba dây. Dây nóng (dây pha). Dây nóng mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế biến đổi tùy quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha. Một số ổ điện (đặc biệt ổ chỉ có 2 lỗ) không phân biệt chân nóng và chân nguội. Dây nguội (dây trung tính). Dây nguội trên lý thuyết có cùng điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Trên thực tế luôn nên thận trọng coi nó như dây nóng. Dây nguội có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha.điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng. Dây đất. Dây đất nhằm mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất cứ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống đất, để người sử dụng không trực tiếp bị điện giật. Điện rò rỉ có thể là do: Nếu không nối đất, người sử dụng tiếp xúc với vỏ kim loại sẽ có thể bị điện giật. Khi nối đất, điện truyền qua dây đất xuống đất, và không đi qua người (vốn có điện trở lớn hơn dây điện). Ngoài ra, nếu dòng điện rò rỉ lớn, tương đương chập mạch, cầu chì có thể tự động ngắt, tránh cháy nổ. Không dùng dây nguội để làm dây đất được, vì dây nguội có thể không nối trực tiếp xuống đất và luôn được dùng để mang dòng điện xoay chiều nuôi vật tiêu thụ. Lịch sử. Khi điện năng đi vào đời sống dân dụng lần đầu, nó đã được dùng chủ yếu để thắp sáng. Tuy nhiên, nó nhanh chóng giúp sưởi ấm và chạy các máy móc có ích, khiến cho một phương pháp tiêu chuẩn để nối điện từ nguồn đến vật tiêu thụ trở nên cần thiết. Ổ điện và phích điện đã được sáng chế bởi Harvey Hubbell và đã được cấp bằng sáng chế năm 1904. Ở phương Tây thời đó, nhiều công ty cung cấp điện cho việc thắp sáng với giá rẻ hơn cho các việc khác khiến cho nhiều vật dụng không có mục đích thắp sáng cũng được gắn nối điện đến nguồn điện cho bóng đèn. Hình sau cho thấy một máy nướng bánh, năm 1909, có phích để nối vào ổ điện của bóng đèn. Khi nhu cầu về sự an toàn của việc tiết lập các dụng cụ điện tăng lên, hệ thống nối điện với dây đất được phát triển. Ngày nay, chúng ta có nhiều tiêu chuẩn khác nhau tại mỗi quốc gia về nối điện. Lý do là mỗi nước đều muốn phát triển các thiết kế và tiêu chuẩn riêng. Tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, tồn tại nhiều loại nối điện theo các tiêu chuẩn khác nhau tạo nên một sự phức tạp và vấn đề an toàn cho người dùng. Để khắc phục tình trạng này, một số nước đã đồng ý một số tiêu chuẩn có thể "chung sống" được với nhau. Nhưng lịch sử vẫn còn để lại nhiều công trình hạ tầng điện theo các tiêu chuẩn rất cũ và tiến trình đổi mới vẫn còn chậm. Bản đồ thế giới về tiêu chuẩn nối điện dân dụng. Bản đồ dưới đây cho biết các tiêu chuẩn về nối điện dân dụng tại các quốc gia trên thế giới. Các tiêu chuẩn được tô màu cho dễ nhận dạng. Các loại nối điện. Các tiêu chuẩn nối điện thay đổi về hình dáng và kích thước tùy theo quốc gia. Mỗi tiêu chuẩn được đặt tên bằng chữ cái viết hoa, theo phương pháp của chính phủ Mỹ, cộng thêm chú thích trong ngoặc về tên quốc gia sáng chế ra tiêu chuẩn đó và số chân. Các đề mục nhỏ miêu tả các biến thể của tiêu chuẩn dùng tại những nơi cụ thể. Trong các trình bày bên dưới, các thiết bị tiêu thụ điện được phân ra làm hai loại, IEC I và IEC II. Loại IEC I dành cho các thiệt bị có dây đất, tiêu thụ dòng điện lớn. Loại IEC II thường cho các dụng cụ không có dây đất, được cách điện 2 lần để tăng độ an toàn. Loại A (Mỹ 2-chân). Phích cắm loại này có 2 chân tải điện dẹt và song song với nhau. Nó là tiêu chuẩn cho hầu hết Bắc Mỹ, Trung Mỹ và các đảo vùng Caribbean cho các thiết bị nhỏ như đèn điện hay được "cách điện kép". Các ổ điện theo tiêu chuẩn này không còn được dùng trong các xây dựng từ 1965, nhưng vẫn còn tồn tại ở những nhà cổ hơn. Các mẫu đầu tiên đối xứng (cắm theo 2 chiều đều được), nhưng sau này chân nguội được làm rộng hơn nên chỉ có một cách cắm. Các dây điện kép dân dụng ở Bắc Mỹ nhẵn hơn ở bên dây nóng và lượn sóng bên dây nguội; điều này có thể giúp tìm ra hướng cắm phích không đối xứng nhanh hơn. Đây là biến thể của loại trên dành cho hiệu điện thế 240 V. Loại 2-15 có 2 chân bị quay ngang 90 độ còn loại 2-20 chỉ có một chân bị quay như vậy. Trường hợp gặp chúng rất hiếm. Các phích cắm ở Nhật Bản rất giống NEMA 1-15. Tuy vậy, hệ thống tiêu chuẩn ở Nhật có yêu cầu khắt khe hơn về kích thước, các ký hiệu và mọi phích cắm phải được kiểm tra bởi Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (MITI). Nối điện của Nhật đối xứng. Các kích thước giống kích thước của chân bé hơn trong tiêu chuẩn Bắc Mỹ (loại A mới và loại B). Ngoài ra, tiêu chuẩn kích thước dây và dòng chịu được khác với các nơi khác trên thế giới. Phích điện Nhật Bản có thể cắm vừa các ổ của Bắc Mỹ, nhưng các phích từ Bắc Mỹ đa phần cần thêm chuyển tiếp để cắm vào ổ điện tại Nhật, đặc biệt là với phích có chân tiếp đất. Loại B (Mỹ 3-chân). Phích cắm này có 2 chân tải điện giống loại A, nhưng thêm chân tiếp đất. Tại Mỹ, nó theo tiêu chuẩn Mỹ NEMA 5-15. Tại Canada, nó theo tiêu chuẩn Canada CSA 22.2, Nº42. Nó chịu được cường độ dòng điện 15 ampe và dùng cho hiệu điện thế 120 V. Chân tiếp đất dài hơn hai chân tải điện, để thiết bị được tiếp đất trước tiên khi mới cắm điện vào. Các phích và ổ loại B ở Nhật Bản cũng tương tự các phích và ổ loại B ở Mỹ. Những điểm khác cũng giống với những điểm khác đã nêu ở loại A. Loại B ít được sử dụng ở Nhật Bản. Tại Châu Mỹ Latinh, các phích loại B, dùng cho các thiết bị tiêu thụ loại I, thường bị cắt mất chân tiếp đất để cắm vừa vào ổ loại A. Loại C (Châu Âu 2-chân). Đây là phích 2 chân, không có dây đất. Hay chân này tròn, đường kính 4 mm, thường được làm tròn ở đầu cho dễ cắm. Loại này còn gọi là Europlug miêu tả trong CEE 7/16. Đây là loại phổ biến nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó có thể cắm vào mọi ổ điện có lỗ tròn 4.0 mm cách nhau 19 mm. Nó được dùng ở hầu hết các nước Châu Âu trừ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland và Malta. Rất nhiều nước đang phát triển dùng nó. Nó thường được cho phép sử dụng với thiết bị thuộc loại II với dòng điện có cường độ nhỏ hơn 2.5 A. Nó đối xứng, có thể cắm theo 2 chiều. Nó cũng được miêu tả trong tiêu chuẩn CEI 23-5 của Ý. Đây là loại phích cắm đối xứng có thể bị ngộ nhận thuộc loại E or F. Nó có 2 chân tròn giống loại trên, nhưng đường kính 4.8 mm, giống như loại E và F, và một tấm chắn bằng chất dẻo không cho nó cắm vào ổ nhỏ mà CEE 7/16 có thể chui vào. Chỉ có các ổ tròn cho loại E và F chấp nhận nó. Tấm chắn được đục lỗ dành cho chân đất nhô ra của một số loại ổ điện. Nó dành cho thiết bị loại II. Loại phích cắm này cũng thông dụng ở Việt Nam. Nó cũng được định nghĩa trong CEI 23-5. Đây là biến thể của phích loại C dùng cho máy cạo râu trong phòng tắm ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Ireland. Một số ổ loại C chỉ nhận chân tròn đường kính 4 mm hoặc có tấm chắn bằng chất dẻo không cho phích Schuko và phích Pháp cắm vào. Một số khác cho phép chân tròn đường kính 4.8 mm và chấp nhận phích Schuko và phích Pháp. Tại Việt Nam, ổ cắm và phích cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự được công bố trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6188-1:1996, hay mới hơn là TVCN 6190-1999, theo Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Các tiêu chuẩn này tương đương với chuẩn IEC 884/1-1994 của quốc tế. Các loại nối điện tại Việt Nam hiện chủ yếu làm việc với hiệu điện thế 220 V và tần số 50 Hz, với cường độ dòng điện tối đa cỡ 10 ampe. Khoảng cách hai chân nóng và nguội là khoảng từ 18,8 đến 19,2 mm. Tuy nhiên các tiêu chuẩn về kích thước, cường độ dòng điện, độ chịu nhiệt... không được một bộ phận đồ điện trên thị trường tuân thủ nghiêm ngặt. Các loại nối điện khác cũng được lưu hành ở Việt Nam, đặc biệt là các loại có thêm chân tiếp đất, được sử dụng một cách tự phát do nhu cầu của người dân. Loại D (Anh cổ 3-chân). Ấn Độ đã thành lập tiêu chuẩn nối điện dân dụng dựa vào Tiêu chuẩn Anh BS 546. Loại nối điện D này được sử dụng chủ yếu ở Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Namibia và Hồng Kông. Phích cắm loại này có 3 chân hình trụ lớn. Loại nối điện này dành cho cường độ dòng điện 5 hoặc 2 ampe. Chúng cũng được dùng ở Anh cho các mạch điện thắp sáng để phân biệt với các mạch điện thông thường. Loại E (Pháp 2-chân, lỗ đất). Pháp, Bỉ và một số nước có tiêu chuẩn nối điện loại E. Ổ cắm loại này có chân tiếp đất nhô ra, thay vì là một lỗ như ở hầu hết các loại ổ khác. Phích cắm rất giống loại C nhưng nó tròn và đặc biệt là có lỗ tiếp đất để cắm vừa chân tiếp đất của ổ. Hai chân tải điện tròn, đường kính 4.8 mm, dài 19 mm và cách nhau 19 mm. Như vậy các chân tải điện của phích lớn hơn của loại C một chút và không cắm vừa các ổ loại L, mặc dù đôi khi vẫn dùng sức mạnh ấn chúng vào được. Loại F (Đức 2-chân, kẹp đất). Phích loại F, CEE 7/4 hay "phích Schuko", dùng ở Đức và một số nước châu Âu lục địa, giống loại E nhưng dùng 2 kẹp hai bên để tiếp đất. Nối điện Schuko đối xứng. Nó chịu được dòng có cường độ tới 16 ampe. "Schuko" là viết tắt của từ tiếng Đức "Schutzkontakt", nghĩa là "tiếp xúc an toàn". Các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập dùng tiêu chuẩn nối điện tương tự hệ thống Schuko. Các tiêu chuẩn này được miêu tả trong Tiêu chuẩn Gost 7396 của Nga. Các chân tiếp xúc vẫn cách nhau 19 mm, nhưng đường kính chỉ là 4.0 mm (giống loại C). Có thể cắm phích cắm Nga vào ổ điện Schuko, nhưng ổ điện Nga có lỗ nhỏ không dùng được với phích cắm loại E và F. Nhiều tiêu chuẩn nối điện dân dụng ở Đông Âu gần giống các tiêu chuẩn Schuko. Nước Đông Đức sau khi sáp nhập với Tây Đức tuân theo tiêu chuẩn của Tây Đức. Có vẻ như, các nước Đông Âu đã từng sản xuất các sản phẩm điện dân dụng với tiêu chuẩn Schuko, nhưng khi xuất sang Liên Xô thì lắp phích điện theo tiêu chuẩn Liên Xô. Loại E lai F. Loại phích CEE 7/7 ra đời để có thể dùng với cả ổ điện loại E và ổ điện loại F: nó có kẹp tiếp đất hai bên để tiếp xúc với ổ điện CEE 7/4 và có lỗ tiếp đất để tiếp xúc với chân tiếp đất của ổ điện loại E. Các thiết bị điện dân dụng gắn phích cắm loại E/F (CEE 7/7) có thể vừa được sử dụng tại Pháp và Đức. Loại phích CEE 7/7 không đối xứng (chỉ có một chiều cắm được) khi dùng với ổ điện loại E và đối xứng (có hai lựa chọn chiều cắm) khi dùng với ổ điện loại F. Nó chịu được dòng điện có cường độ tối đa 16 A. Loại G (Anh 3-chân). Loại phích này có 3 chân tiếp xúc hình chữ nhật. Kích thước chân nóng và nguội là 4 × 6 mm, dài 18 mm với 9 mm phía gốc được cách điện. Hai chân này cách nhau 22 mm. Phần cách điện đảm bảo cho ngón tay chẳng may chạm phải các chân này khi cắm hay rút phích không bị giật. Chân tiếp đất có kích thước 4 × 8 × 23 mm. Tiêu chuẩn Anh BS 1363 yêu cầu các phích này có cầu chì. Cầu chì được chọn tùy theo yêu cầu của thiết bị tiêu thụ, từ 3 A đến 13 A. Đối với các thiết bị thuộc loại II không có tiếp đất, chân tiếp đất thường làm bằng chất dẻo. BS 1363 được xuất bản năm 1962 và dần thay thế các tiêu chuẩn loại D của BS 546. Hệ thống an toàn này được dùng ở UK và các thuộc địa cũ của Anh. Loại H (Israel 3-chân). Loại phích cắm này, miêu tả trong SI 32, chỉ dùng tại Israel và không thể cắm vào ổ điện của bất cứ nước nào khác. Nó có hai chân dẹt như phích loại B, nhưng nằm chéo và tạo ra hình chữ V, cộng với một chân tiếp đất. Chúng chịu được cường độ dòng điện 16 A. Các ổ điện loại H tại Israel thường được chế tạo với lỗ mở rộng hình chữ V, cho phép cắm được cả các phích loại C. Loại I (Úc 2/3-chân). Loại phích này được dùng ở Úc, New Zealand và Papua New Guinea, có 1 chân tiếp đất và 2 chân tải điện dẹt tạo thành hình chữ V. Có biến thể của loại này chỉ gồm 2 chân tải điện dẹt tạo hình chữ V. Thiết diện của các chân dẹt là hình chữ nhật, 6.5 nhân 1.6 mm. Hai chân tải điện nghiêng 30° so với chiều thẳng đứng, do đó tạo với nhau một góc 60°. Khoảng cách giữa chúng là 13.7 mm. Các ổ điện tại Úc thường được yêu cầu có thêm công tắc đóng mở nguồn bên cạnh để tăng độ an toàn. Có biến thể của loại này có kích thước lớn hơn dùng cho thiết bị tiêu thụ đến hơn 10 ampe, và dùng với ổ điện chịu được dòng tương ứng. Loại này trông giống, nhưng không tương thích với, loại H dùng ở Israel. Các tiêu chuẩn nối điện dân dụng tại Úc được miêu tả trong tài liệu SAA AS 3112 và dùng cho dòng điện có cường độ đến 10 A. Năm 2003, bản cập nhật AS/NZS 3112:2000, yêu cầu sử dụng các chân tiếp xúc có cách điện từ năm 2005. Các phích cắm Úc có thể cắm vừa các ổ điện của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa (mặc dù các chân dài hơn 1 mm). Các tiêu chuẩn về nối điện dân dụng của Trung Quốc được miêu tả trong GB 2099.1–1996 và GB 1002–1996. Cùng với các thỏa thuận gia nhập WTO của Trung Quốc, một hệ thống đăng ký chất lượng mới (CPCS) ra đời. Các đồ điện dùng tương thích ở Trung Quốc được đăng ký chứng nhận CCC ("China Compulsory Certification") bởi hệ thống này. Các phích có 3 chân, gồm dây đất, chịu được cường độ dòng điện tới 10 A, và hiệu điện thế 250 V và dành cho các thiết bị tiêu thụ loại 1. Tại Trung Quốc, các ổ lộn ngược xuống so với các ổ của Úc. Các phích điện của Argentina có 3 dây, có dây đất, chịu dòng tối đa 10 A, điện thế tối đa 250 V và dành cho các thiết bị tiêu thụ loại 1 ở Argentina và Uruguay. Các phích này trông giống các phích cắm của Úc và Trung Quốc. Các chân tiếp xúc dài hơn của Úc 1 mm và có kích thước hơi khác một chút. Điểm khác nhất nằm ở chỗ: vị trí các chân nóng và nguội ngược với bên Úc. Điều này cũng không gây trở ngại nhiều trong thực tế vì các thiết kế thường coi dây nguội giống dây nóng. Trong một số thiết bị cũ, không tuân thủ các tiêu chuẩn hiện đại, ví như công tắc chỉ ngắt dây nóng chứ không ngắt cả hai dây nóng và nguội, sự thay đổi ngược này có thể nguy hiểm. Loại J (Thụy Sĩ 3-chân). Thụy Sĩ có các tiêu chuẩn riêng về nối điện dân dụng, miêu tả trong SEV 1011. Loại phích J của Thụy Sĩ giống loại C, nhưng có thêm chân nối đất lệch một chút sang một bên, giữa hai chân tải điện. Các ổ điện Thụy Sĩ chấp nhận phích CEE 7/16. Hệ thống nối điện loại J chịu cường độ dòng điện tối đa là 16 ampe. Loại ổ điện này có thể thỉnh thoảng thấy tại Tây Ban Nha, với tên gọi nhầm là "enchufes americanos" – ổ cắm Mỹ. Thụy Sĩ cũng có phích điện 2 chân, với cùng hình dáng và kích thước như các chân nóng và nguội của SEV 1011, nhưng hình dáng lục giác được làm phẳng hơn. Nó cắm vừa các ổ điện (tròn và lục giác) của Thụy Sĩ và các ổ điện CEE 7/16. Chúng chịu cường độ dòng điện tối đa 10 A. Loại K (Đan Mạch 3-chân). Loại K của Đan Mạch được miêu tả trong Afsnit 107-2-D1. Phích cắm giống loại F nhưng nó có chân tiếp đất nhô ra thay vì kẹp tiếp đất hai bên. Các ổ điện loại này cũng chấp nhận phích CEE 7/4, CEE 7/7, CEE 7/16 hay CEE 7/17, tuy nhiên sẽ không có tiếp đất khi các loại phích này, vốn không có chân tiếp đất nhô ra, được dùng. Do đó, vì lý do an toàn, cần dùng đúng phích loại K ở Đan Mạch. Có biến thể của loại này dùng để chống chập mạch. Mọi biến thể đều chịu cường độ dòng điện tối đa là 10 A. Loại L (Ý 3-chân). Loại này là tiêu chuẩn nối điện dân dụng có dây đất của Ý, CEI 23-16/VII, gồm kiểu 10 A và 16 A, khác nhau ở kích thước và khoảng cách giữa các chân. Chúng đối xứng, có thể cắm theo 2 chiều. Kiểu 10 A giống loại C nhưng chân tiếp đất nằm giữa 2 chân tải điện. Các phích này không tương thích với các ổ điện loại khác, nhưng các ổ điện kiểu này có thể dùng với phích loại E, phích Schuko hay phích E lai F. Các phích này là tiêu chuẩn phổ biến ở Libya, Ethiopia và Chile. Chúng cũng có thể xuất hiện ở Bắc Phi hay trong các tòa nhà cổ ở Tây Ban Nha. Với kiểu 16 A, các chân cách nhau xa thêm vài mm và chúng đều to hơn một tí. Các ổ điện cho loại này có thêm các lỗ đặc biệt dành cho phích kiểu 10 A và loại CEE 7/16. Có cả các ổ điện kiểu này chấp nhận phích CEE 7/7, CEI 23-16/VII 16 A và 23-16/VII 10 A. Loại M (D). Loại nối điện M, thực tế là cải tạo từ loại D, để chịu được cường độ dòng điện 15 A. Các chân được làm to hơn loại D, với kích thước: 7.05 mm × 21.1 mm. Chân nóng và nguội cách nhau 25.4 mm và chân tiếp đất cách 2 chân kia 28.6 mm. Loại này cũng được dùng ở Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal và Namibia cho các thiết bị tiêu thụ dòng lớn. Một vài ổ điện loại M có thể dùng được với phích loại D. Vài quốc gia, như Nam Phi, dùng loại này như hệ thống nối điện dân dụng chủ yếu, với các ổ điện luôn có công tắc đóng mở để tăng tính an toàn. Loại M này cũng được dùng rộng rãi ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cho các rạp hay đại sảnh với hệ thống đèn chiếu thay đổi được cường độ sáng, hoặc hệ thống các ổ điện được điều khiển qua một trung tâm. Hệ thống này giúp tập trung dòng điện qua một cầu chì trung tâm, tránh rắc rối khi phải thay các cầu chì riêng lẻ. Phích cắm có cầu chì riêng không thuận lợi cho các hệ thống như vậy, nhưng chúng chiếm ưu thế trong gia đình vì chúng bảo đảm an toàn cho từng thiết bị, cho phép sử dụng các ổ điện dân dụng chịu dòng lớn đến 32 ampe. Chú ý về an toàn. Nhiều nước Châu Âu sử dụng cùng kiểu 2 chân nóng - nguội cơ bản, nhưng thay đổi về chân nối đất. Do đó khi di chuyển giữa các nước, rất dễ bị gặp phải trường hợp chân nối đất không tiếp xúc, dù 2 chân tải điện có thể tiếp xúc. Điều này cũng đúng cho các phích châu Âu bị ép cắm vào ổ điện của Anh. Nối đất ở nhiều nơi trên châu Âu cũng không có hoặc không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là ở các khu nhà cũ. Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, các tiêu chuẩn còn thiếu hoặc không được tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra chất lượng nguồn điện, gồm hiệu điện thế và tần số, có thể dao động, cùng với khả năng có các đợt mất điện không báo trước. Nhiều làng mạc có thể chưa có điện. Tại các thành phố, nhiều chuẩn về hiệu điện thế hoặc tần số có thể cùng tồn tại, thậm chí trong một khu nhà. Các chỗ nối đất có thể thiếu, hoặc nếu có cũng có thể không đảm bảo. Các chức năng an toàn phải luôn được kiểm tra cẩn thận trước khi tin dùng. Ở Việt Nam, nhiều nhận xét trên áp dụng đúng. Hiệu điện thế thông dụng là 220 V nhưng có thể dao động mạnh. Tần số tương đối ổn định ở 50 Hz. Tình trạng mất điện có thể xảy ra bất ngờ bất cứ lúc nào, kể cả ở các thành phố. Tiêu chuẩn TCVN 6190:1999 quy định các phích cắm điện và ổ cắm theo kiểu A (2 chân), B (3 chân), C (2 chân) và K (3 chân). Nhưng thông dụng nhất là loại A và C, 2 chân, do đó các dây nối đất thường rất thiếu. Các phích cắm loại B thường bị bẻ chân nối đất đi để cắm vào ổ cắm loại A. Hầu như không thấy phích cắm loại K trên thị trường. Rất nhiều tiêu chuẩn khác cũng được sử dụng, kết hợp với các ổ chuyển tiếp. Nhiều phích điện đang lưu hành tại Việt Nam không đạt tiêu chuẩn về lực rút phích cắm, chiều dài đường rò, khe hở không khí, khả nǎng chịu nhiệt, không ghi địa chỉ cơ sở sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng... Cần sử dụng các phích có cầu chì theo tiêu chuẩn BS1362. Việc dùng các phích Schuko hay phích Pháp cho các ổ điện theo Tiêu chuẩn Anh sẽ không cho tiếp xúc đất tốt. Khi chọn ổ chuyển tiếp, cần đảm bảo chúng có cầu chì theo chuẩn BS1362 và (nếu thiết bị cần nối đất) các tiếp xúc nối đất phải tương thích. Khi mang đồ điện theo Tiêu chuẩn Anh (phải được cách điện kép) ra các nước khác, cũng cần mang theo chuyển tiếp tuân thủ chuẩn BS5733. Nếu phích điện của thiết bị mới mua không cắm vừa ổ điện, đừng nên sửa chữa lại phích điện và ổ điện. Ngay cả sau khi sửa, chúng có vẻ hoạt động, chúng vẫn có thể không an toàn. Một điều kiện sử dụng thay đổi có thể làm lộ ra nhược điểm của việc sửa chữa, và lúc đó có thể sẽ là quá muộn. Không nên tạo rủi ro cho cuộc sống và tài sản. Có thể dùng các ổ chuyển nối thay vì sửa chữa. Hỏi ý kiến các nhà chuyên môn nếu không chắc.
7,386
860412
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7386
Báo lửa
Báo lửa (danh pháp khoa học: Catopuma temminckii) hay còn gọi là beo vàng châu Á hay Kim miêu beo lửa (tiếng Anh: Asian Golden Cat) là một loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo có kích thước trung bình (dài 90 cm, cộng với đuôi dài 50 cm) cân nặng 12 đến 16 kg, chủ yếu sống hoang dã. Trong điều kiện giam cầm báo lửa sống tới 20 năm, nhưng tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên thì có lẽ ngắn hơn nhiều. Lông của chúng chủ yếu có màu đỏ đậm như lông cáo hay nâu vàng, nhưng cũng có thể có màu đen hay xám. Thông thường, lớp lông của chúng trơn một màu, nhưng phía dưới có thể có đốm, và thỉnh thoảng có những điểm đốm mờ trên toàn bộ phần lông. Tuy nhiên, tại Trung Quốc còn có các sắc thái màu khác có đốm giống như báo hoa mai, làm nó nhìn như giống mèo Bengal. Lớp lông đốm này là tính trạng lặn (trong di truyền học có nghĩa là khi cho giao phối báo lửa đốm với báo lửa trơn thì con cái của chúng có lông trơn). Phân bố và nơi sống. Báo lửa sinh sống trong khu vực Đông Nam Á, phổ biến từ Tây Tạng và Nepal tới miền nam Trung Quốc và Sumatra. Chúng ưa thích sống trong rừng tiếp giáp với những khu vực núi đá, và chúng còn được tìm thấy trong những cánh rừng lá xanh quanh năm cận nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới. Đôi khi người ta cũng tìm thấy chúng sống trong những khu vực có địa hình bằng phẳng, rộng rãi. Cao độ phân bố của chúng là từ những vùng đất thấp tới 3.000 mét ở Himalaya. Tập tính. Người ta không biết nhiều về chúng ngoài việc chúng là động vật ăn thịt hay lẩn tránh con người, và phần lớn những điều người ta biết là khi chúng bị giam cầm. Các quan sát trước đây cho rằng chúng là loài ăn đêm, nhưng các nghiên cứu gần đây trên hai con báo lửa cho thấy các kiểu hoạt động săn mồi khác nhau. Người ta cũng cho rằng chúng sống đơn lẻ. Về mặt âm học, chúng có thể rít lên, phun phì phì, kêu meo meo, kêu gừ gừ hay gầm gừ. Các biện pháp liên lạc giữa chúng với nhau trong điều kiện giam cầm còn có việc đánh dấu lãnh thổ bằng mùi, phun nước tiểu, cào vào thân và gốc cây bằng vuốt cũng như cọ đầu vào các vật thể khác nhau. Tập tính săn mồi. Báo lửa thích săn mồi dưới đất, nhưng khi cần thiết chúng vẫn trèo cây. Khi đi săn chúng sử dụng các phương thức tấn công của một con mèo điển hình. Chúng săn chủ yếu là chim, thằn lằn, động vật gặm nhấm, các loài động vật có vú nhỏ, và thỉnh thoảng cả những con hươu hay nai non, và rất thích nghi với các loại thức ăn kể trên. Báo lửa được coi là đi săn thành đôi khi săn đuổi những con mồi lớn. Trong điều kiện bị giam cầm, chúng nhổ lông của các con chim lớn trước khi ăn thịt. Người ta cũng quan sát thấy chúng dọn dẹp thức ăn, một hành vi không có ở họ Mèo nói chung. Thỉnh thoảng chúng cũng săn mồi ở gần khu vực người sinh sống hay các loại gia cầm. Sinh sản. Mọi điều về sinh sản của báo lửa là theo các quan sát trong điều kiện giam cầm. Chúng trưởng thành khi có độ tuổi từ 1,5 đến 2 năm tuổi. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 80 ngày; mỗi lần đẻ thông thường chỉ có một con. Con non được sinh ra trong các lỗ hổng trên cây, kẽ nứt đá và có thể trong các lỗ hổng và các nơi có chỗ ẩn nấp dưới đất. Da của con non là dày hơn và sẫm hơn, nhưng màu lông thì chúng duy trì cho đến tận cuối đời. Dựa trên những gì quan sát được trong điều kiện giam cầm, người ta cho rằng con bố đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Huyền thoại. Ở một số khu vực của Thái Lan báo lửa được gọi là "seua fai" ("hổ lửa"). Theo truyền thuyết của khu vực này thì việc đốt lông của báo lửa sẽ làm cho hổ phải tránh xa hay loài ăn thịt cũng có hiệu ứng tương tự. Tộc người Karen còn tin rằng chỉ cần mang theo người một sợi lông báo lửa cũng đủ để dọa hổ. Rất nhiều người bản địa tin rằng báo lửa rất hung tợn, nhưng trong điều kiện giam cầm nhận biết được chúng rất lặng lẽ và dễ điều khiển. Các phân loài. Có ba phân loài được biết là: Bảo tồn. Quần thể chính xác của báo lửa là không rõ, nhưng chúng được liệt kê trong "CITES: Phụ lục I" và là "Nguy cấp" theo Sách đỏ IUCN và Việt Nam. Con người săn bắt chúng để lấy lông và ngày càng tăng lên để lấy xương phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với chúng là sự tàn phá môi trường sống. Hiện một số con báo lửa được nuôi trong các vườn thú (trong đó có Thảo cầm viên), nhưng chúng sinh đẻ rất kém. Năm 2005, Việt Nam được chọn là nơi giữ sổ cái ("studbook keeper"), sẽ nắm lý lịch, theo dõi và quản lý số lượng báo lửa, điều phối các hoạt động trao đổi của các loài báo lửa đang được nuôi nhốt ở các vườn thú thuộc khu vực Đông Nam Á.
7,405
781648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7405
Thiên An Môn
Thiên An Môn (giản thể: 天安门, phồn thể: 天安門, bính âm: "Tiān'ānmén") là cổng chính vào Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh. Nó nằm ở lề phía bắc của Quảng trường Thiên An Môn. Lúc đầu cổng này được gọi là Thừa Thiên Môn (). Cổng đã bị sét đánh làm thiệt hại trong năm 1457, và không được sửa lại cho đến 1465. Trong cuộc chiến trong cuối thời Nhà Minh, nó bị thiệt hại một lần nữa. Trong năm 1644 trong thời Nhà Thanh, cổng này lại bị quân phiến loạn dưới sự chỉ huy của Lý Tự Thành đốt cháy. Như những kiến trúc chính thức của Trung Quốc, cổng có trang trí nóc độc nhất vô nhị. Nó có số hình tượng nhiều nhất trên nóc - 10 trong mỗi bộ. Trước cổng có tượng hai con sư tử đứng trước cổng và hai con canh gác các cây cầu. Hai cột đá - mỗi cột có một con thú ở trên - cũng đứng trước cổng. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ vị hoàng đế trong Tử Cấm Thành; con thú nhìn ra ngoài (hướng nam) sẽ khiển trách hoàng đế nếu ông ấy ở ngoài quá lâu. Đồng thời, con thú nhìn vô trong (hướng bắc) cũng sẽ khiển trách hoàng đế nếu ông ở trong quá lâu. Cổng ở giữa có chân dung của Mao Trạch Đông khổng lồ được đặt phía trên, trong khi các tường ở hướng đông và tây có những biểu ngữ khổng lồ; phía bên trái viết "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm" (), trong khi phía bên phải có viết "Đại đoàn kết nhân dân thế giới muôn năm" (). Biểu ngữ phía bên phải trước kia viết "Chính phủ trung ương nhân dân muôn năm". Trước kia cả hai biểu ngữ đều được viết bằng chữ Hoa phồn thể nhưng nay được viết bằng chữ Hoa giản thể. Các biểu ngữ này có nghĩa tượng trưng lớn, vì cụm từ "muôn năm" () cũng như hoàng cung, trước kia chỉ dành cho hoàng đế, nhưng nay người dân cũng có thể dùng được. Thiên An Môn đã được đưa vào quốc huy Trung Quốc.
7,406
70079742
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7406
Vũ trụ
Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất, năng lượng và không gian hiện có, được xem là một khối bao quát. Vũ trụ hiện tại chưa xác định được kích thước chính xác, giả thuyết cho rằng nó đã được mở rộng kể từ khi khởi đầu ở vụ nổ Big Bang khoảng 13,8 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, vật chất và năng lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng trong thời điểm hiện tại và ước tính có khoảng 2 nghìn tỉ thiên hà trong vũ trụ quan sát được. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và cũng có thể là gần như vô hạn. Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ. Xuyên suốt các thư tịch lịch sử, các giả thuyết vũ trụ học và tinh nguyên học, bao gồm các mô hình khoa học, đã từng được đề xuất để giải thích những hiện tượng quan sát của Vũ trụ. Các thuyết địa tâm định lượng đầu tiên đã được phát triển bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ. Trải qua nhiều thế kỷ, các quan sát thiên văn ngày càng chính xác hơn đã đưa tới thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus và dựa trên kết quả thu được từ Tycho Brahe, cải tiến cho thuyết đó về quỹ đạo elip của hành tinh bởi Johannes Kepler, mà cuối cùng được Isaac Newton giải thích bằng lý thuyết hấp dẫn của ông. Những cải tiến quan sát được xa hơn trong Vũ trụ dẫn tới con người nhận ra rằng Hệ Mặt Trời nằm trong một thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao, gọi là Ngân Hà. Sau đó các nhà thiên văn phát hiện ra rằng thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hàng trăm tỷ thiên hà khác. Ở trên những quy mô lớn nhất, sự phân bố các thiên hà được giả định là đồng nhất và như nhau trong mọi hướng, có nghĩa là Vũ trụ không có biên hay một tâm đặc biệt nào đó. Quan sát về sự phân bố và vạch phổ của các thiên hà đưa đến nhiều lý thuyết vật lý vũ trụ học hiện đại. Khám phá trong đầu thế kỷ XX về sự dịch chuyển đỏ trong quang phổ của các thiên hà gợi ý rằng Vũ trụ đang giãn nở, và khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ cho thấy Vũ trụ phải có thời điểm khởi đầu. Gần đây, các quan sát vào cuối thập niên 1990 chỉ ra sự giãn nở của Vũ trụ đang gia tốc cho thấy thành phần năng lượng chủ yếu trong Vũ trụ thuộc về một dạng chưa biết tới gọi là năng lượng tối. Đa phần khối lượng trong Vũ trụ này tồn tại dưới một dạng chưa từng biết đến là vật chất tối. Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi, nó miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Không gian và thời gian được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, và một lượng cố định năng lượng và vật chất choán đầy trong nó; khi không gian giãn nở, mật độ của vật chất và năng lượng giảm. Sau sự giãn nở ban đầu, nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống đủ lạnh cho phép hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên và tiếp sau là những nguyên tử đơn giản. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này theo thời gian dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn kết tụ lại thành các ngôi sao. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm.. Có nhiều giả thiết đối nghịch nhau về số phận sau cùng của Vũ trụ. Các nhà vật lý và triết học vẫn không biết chắc về những gì, nếu bất cứ điều gì, có trước Vụ Nổ Lớn. Nhiều người phản bác những ước đoán, nghi ngờ bất kỳ thông tin nào từ trạng thái trước này có thể thu thập được. Có một số giả thuyết về đa vũ trụ, trong đó một vài nhà vũ trụ học đề xuất rằng Vũ trụ có thể là một trong số nhiều vũ trụ cùng tồn tại song song với nhau . Từ nguyên. Từ "vũ trụ" trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Hán "宇宙". "Vũ" "宇" trong "vũ trụ" "宇宙" có nghĩa là không gian, còn "trụ" "宙" có nghĩa là thời gian. Vũ trụ nghĩa mặt chữ là không gian và thời gian. Định nghĩa. Vũ trụ có thể được định nghĩa là mọi thứ đang tồn tại, mọi thứ đã tồn tại, và mọi thứ sẽ tồn tại. Theo như hiểu biết hiện tại, Vũ trụ chứa các thành phần: không thời gian, các dạng năng lượng (bao gồm bức xạ điện từ và vật chất), và các định luật vật lý liên hệ giữa chúng. Vũ trụ bao hàm mọi dạng sống, mọi lịch sử, và thậm chí một số nhà triết học và khoa học gợi ý rằng nó bao hàm các ý tưởng như toán học và logic. Các tiến trình và Vụ Nổ Lớn. Mô hình được chấp nhận rộng rãi về nguồn gốc của Vũ trụ đó là lý thuyết Vụ Nổ Lớn. Mô hình Vụ Nổ Lớn miêu tả trạng thái sớm nhất của Vũ trụ có mật độ và nhiệt độ cực kỳ lớn và sau đó trạng thái này giãn nở tại mọi điểm trong không gian. Mô hình dựa trên thuyết tương đối rộng và những giả thiết cơ bản như tính đồng nhất và đẳng hướng của không gian. Phiên bản của mô hình với hằng số vũ trụ học (Lambda) và vật chất tối lạnh, gọi là mô hình Lambda-CDM, là mô hình đơn giản nhất cung cấp cách giải thích hợp lý cho nhiều quan sát khác nhau trong Vũ trụ. Mô hình Vụ Nổ Lớn giải thích cho những quan sát như sự tương quan giữa khoảng cách và dịch chuyển đỏ của các thiên hà, tỉ lệ giữa số lượng nguyên tử hiđrô với nguyên tử heli, và bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Trạng thái nóng, đặc ban đầu được gọi là kỷ nguyên Planck, một giai đoạn ngắn kéo dài từ lúc thời gian bằng 0 cho tới một đơn vị thời gian Planck xấp xỉ bằng 10−43 giây. Trong kỷ nguyên Planck, mọi loại vật chất và mọi loại năng lượng đều tập trung trong một trạng thái đặc, nơi lực hấp dẫn được cho là trở lên mạnh ngang với các lực cơ bản khác, và tất cả các lực này có thể đã thống nhất làm một. Từ kỷ nguyên Planck, Vũ trụ đã giãn nở cho tới hình dạng hiện tại, mà có khả năng nó đã trải qua một giai đoạn lạm phát rất ngắn khiến cho kích thước của Vũ trụ đạt tới kích thước lớn hơn nhiều chỉ trong ít hơn 10−32 giây. Giai đoạn này làm đều đặn đi các khối cục vật chất nguyên sơ của Vũ trụ và để lại nó trong trạng thái đồng đều và đẳng hướng như chúng ta quan sát thấy ngày nay. Các thăng giáng cơ học lượng tử trong suốt quá trình này để lại các thăng giáng mật độ trong Vũ trụ, mà sau đó trở thành mầm mống cho sự hình thành các cấu trúc trong Vũ trụ. Sau kỷ nguyên Planck và lạm phát tới các kỷ nguyên quark, hadron, và lepton. Theo Steven Weinberg, ba kỷ nguyên này kéo dài khoảng 13,82 giây sau thời điểm Vụ Nổ Lớn. Sự xuất hiện của các nguyên tố nhẹ có thể được giải thích bằng lý thuyết dựa trên sự giãn nở của không gian kết hợp với vật lý hạt nhân và vật lý nguyên tử. Khi Vũ trụ giãn nở, mật độ năng lượng của bức xạ điện từ giảm nhanh hơn so với mật độ của vật chất bởi vì năng lượng của một photon giảm theo bước sóng của nó. Cùng với Vũ trụ giãn nở và nhiệt độ giảm đi, các hạt cơ bản kết hợp lại thành những hạt tổ hợp lớn hơn và ổn định hơn. Do vậy, chỉ vài giây sau Vụ Nổ Lớn, hình thành các hạt proton và neutron ổn định và rồi hình thành lên các hạt nhân nguyên tử thông qua các phản ứng hạt nhân. Quá trình này, gọi là tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn, dẫn tới sự có mặt hiện nay của các hạt nhân nhẹ, bao gồm hiđrô, deuteri, và heli. Tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn kết thúc sau khoảng 20 phút, khi nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống mức không còn đủ để xảy ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân nữa. Ở giai đoạn này, vật chất trong Vũ trụ chủ yếu là plasma nóng đặc chứa các electron mang điện tích âm, các hạt neutrino trung hòa và các hạt nhân mang điện tích dương. Các hạt và phản hạt liên tục va chạm và hủy thành cặp photon và ngược lại. Kỷ nguyên này được gọi là kỷ nguyên photon, kéo dài trong khoảng 380 nghìn năm. Với photon không còn tương tác với vật chất nữa, Vũ trụ bước vào giai đoạn vật chất chiếm đa số về mật độ (matter-dominated era; lưu ý là giai đoạn này sau khoảng 47 nghìn năm kể từ Vụ Nổ Lớn, bởi Vũ trụ vẫn như màn sương mờ đục-optical thick-đối với bức xạ. Trước giai đoạn này là bức xạ chiếm đa số và động lực của Vũ trụ bị chi phối bởi bức xạ.). Đến thời điểm của kỷ nguyên tái kết hợp - sau khoảng 380 nghìn năm, electron và các hạt nhân hình thành lên các nguyên tử ổn định, cho phép Vũ trụ trở lên trong suốt với sóng điện từ. Lúc này ánh sáng có thể lan truyền tự do trong không gian, và nó vẫn còn được quan sát cho tới tận ngày nay với tên gọi bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB). Sau khoảng 100 đến 300 triệu năm, những ngôi sao đầu tiên bắt đầu hình thành; đây là những ngôi sao rất lớn, sáng và chịu trách nhiệm cho quá trình tái ion hóa của Vũ trụ. Bởi không có các nguyên tố nặng hơn lithi từ giai đoạn tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn, những ngôi sao này đã tạo ra các nguyên tố nặng đầu tiên bởi quá trình tổng hợp hạt nhân sao. Vũ trụ cũng chứa một dạng năng lượng bí ẩn gọi là năng lượng tối; mật độ năng lượng của năng lượng tối không thay đổi theo thời gian. Sau khoảng 9,8 tỷ năm, Vũ trụ đã giãn nở đến mức độ khiến cho mật độ của vật chất nhỏ hơn mật độ của năng lượng tối, đánh dấu bắt đầu của giai đoạn năng lượng tối thống lĩnh Vũ trụ (dark-energy-dominated era). Trong giai đoạn này, sự giãn nở gia tăng của Vũ trụ là do năng lượng tối. Tính chất. Không thời gian của Vũ trụ thường được thể hiện từ khuôn khổ của không gian Euclid, khi coi không gian có ba chiều vật lý, và thời gian là một chiều khác, trở thành "chiều thứ tư". Bằng cách kết hợp không gian và thời gian thành một thực thể đa tạp toán học duy nhất gọi là không gian Minkowski, các nhà vật lý đã đưa ra nhiều lý thuyết vật lý miêu tả các hiện tượng trong Vũ trụ theo một cách thống nhất hơn từ phạm vi siêu thiên hà cho tới mức hạ nguyên tử. Các sự kiện trong không thời gian không được xác định tuyệt đối từ khoảng không gian và khoảng thời gian mà có quan hệ tương đối với chuyển động của một quan sát viên. Không gian Minkowski miêu tả gần đúng Vũ trụ khi không có lực hấp dẫn; đa tạp tựa-Riemann của thuyết tương đối rộng miêu tả Vũ trụ chính xác hơn khi đưa trường hấp dẫn và vật chất vào không thời gian bốn chiều. Lý thuyết dây giả thiết có tồn tại những chiều ngoại lai khác của không thời gian. Trong bốn tương tác cơ bản, lực hấp dẫn thống trị Vũ trụ trên phạm vi kích thước lớn, bao gồm thiên hà và các cấu trúc lớn hơn. Các hiệu ứng hấp dẫn có tính tích lũy; ngược lại, trong khi đó các hiệu ứng của điện tích âm và điện tích dương có xu hướng hủy lẫn nhau, khiến cho lực điện từ không có ảnh hưởng nhiều trên quy mô lớn của Vũ trụ. Hai tương tác còn lại, tương tác yếu và tương tác mạnh, giảm cường độ tác dụng rất nhanh theo khoảng cách và các hiệu ứng của chúng chủ yếu đáng kể trên phạm vi hạ nguyên tử. Vũ trụ chứa vật chất nhiều hơn phản vật chất, một sự chênh lệch có khả năng liên quan tới sự vi phạm CP trong tương tác yếu. Dường như Vũ trụ cũng không có động lượng hay mômen động lượng. Sự vắng mặt của điện tích hay động lượng trên tổng thể có thể xuất phát từ các định luật vật lý được đa số các nhà khoa học công nhận (tương ứng định luật Gauss và tính không phân kỳ của giả tenxơ ứng suất-năng lượng-động lượng) nếu Vũ trụ có biên giới hạn. Hình dạng. Thuyết tương đối tổng quát miêu tả không thời gian bị cong như thế nào do ảnh hưởng của vật chất và năng lượng. Tô pô hay hình học của Vũ trụ bao gồm cả hình học cục bộ trong vũ trụ quan sát được và hình học toàn cục. Các nhà vũ trụ học thường nghiên cứu trên một nhát cắt kiểu không gian nhất định của không thời gian gọi là các tọa độ đồng chuyển động. Phần không thời gian có thể quan sát được là phần nhìn ngược về nón ánh sáng mà phân định ra chân trời vũ trụ học. Chân trời vũ trụ học (cũng gọi là chân trời hạt hoặc chân trời ánh sáng) là khoảng cách đo được mà từ đó có thể khôi phục được thông tin hay khoảng cách lớn nhất mà hạt có thể đạt được để tới quan sát viên trong phạm vi tuổi của Vũ trụ. Chân trời này là ranh giới biên giữa những vùng quan sát được và không quan sát được của Vũ trụ. Sự tồn tại, tính chất và ý nghĩa của chân trời Vũ trụ học phụ thuộc vào từng mô hình vũ trụ học cụ thể. Một tham số quan trọng xác định lên tương lai tiến hóa của Vũ trụ đó là tham số mật độ, Omega (Ω), định nghĩa bằng mật độ vật chất trung bình của Vũ trụ chia cho một giá trị giới hạn của mật độ này. Việc có một trong ba khả năng của hình dạng Vũ trụ phụ thuộc vào Ω có bằng, nhỏ hơn hay lớn hơn 1. Tương ứng với các giá trị này là Vũ trụ phẳng, mở hay Vũ trụ đóng. Các quan sát, bao gồm từ các tàu Cosmic Background Explorer (COBE), Tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson (WMAP), và Planck vẽ bản đồ CMB, cho thấy Vũ trụ mở rộng vô hạn với tuổi hữu hạn như được miêu tả bởi mô hình Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker (FLRW). Mô hình FLRW cũng ủng hộ các mô hình vũ trụ lạm phát và mô hình chuẩn của vũ trụ học, miêu tả vũ trụ phẳng và đồng nhất với sự chiếm lĩnh chủ yếu của vật chất tối và năng lượng tối. Tô pô toàn cục của Vũ trụ rất khó xác định và người ta chưa biết chính xác tính chất này của Vũ trụ. Từ các dữ liệu quan trắc CMB của tàu Planck, một số nhà vật lý cho rằng tô pô của vũ trụ là mở, lớn vô hạn có biên hoặc không có biên. Kích thước và các khu vực. Xác định kích thước chính xác của Vũ trụ là một vấn đề khó khăn. Theo như định nghĩa có tính giới hạn, Vũ trụ là những thứ trong phạm vi không thời gian mà có thể có cơ hội tương tác với chúng ta và ngược lại. Theo thuyết tương đối tổng quát, một số khu vực của không gian sẽ không bao giờ tương tác được với chúng ta ngay cả trong thời gian tồn tại của Vũ trụ bởi vì tốc độ ánh sáng là giới hạn và sự giãn nở của không gian. Ví dụ, thông điệp vô tuyến gửi từ Trái Đất có thể không tới được một số khu vực của không gian, ngay cả nếu như Vũ trụ tồn tại mãi mãi: do không gian có thể giãn nở nhanh hơn ánh sáng truyền bên trong nó. Các vùng không gian ở xa được cho là tồn tại và là một phần thực tại như chúng ta, cho dù chúng ta không bao giờ chạm tới được chúng. Vùng không gian mà chúng ta có thể thu nhận được thông tin gọi là Vũ trụ quan sát được. Nó phụ thuộc vào vị trí của người quan sát. Bằng cách di chuyển, một quan sát viên có thể liên lạc được với một vùng không thời gian lớn hơn so với quan sát viên đứng yên. Tuy vậy, ngay cả đối với quan sát viên di chuyển nhanh nhất cũng không thể tương tác được với toàn bộ không gian. Nói chung, Vũ trụ quan sát được lấy theo nghĩa của phần không gian Vũ trụ được quan sát từ điểm thuận lợi của chúng ta từ Ngân Hà. Khoảng cách riêng—khoảng cách được đo tại một thời điểm cụ thể, bao gồm vị trí hiện tại từ Trái Đất cho tới biên giới của Vũ trụ quan sát được là bằng , do đó đường kính của Vũ trụ quan sát được vào khoảng . Khoảng cách ánh sáng từ biên của Vũ trụ quan sát được là xấp xỉ bằng tuổi của Vũ trụ nhân với tốc độ ánh sáng, , nhưng khoảng cách này không biểu diễn cho một thời điểm bất kỳ khác, bởi vì biên giới của Vũ trụ và Trái Đất đang di chuyển dần ra xa khỏi nhau. Để so sánh, đường kính của một thiên hà điển hình gần bằng 30.000 năm ánh sáng, và khoảng cách điển hình giữa hai thiên hà lân cận nhau là khoảng 3 triệu năm ánh sáng. Ví dụ, đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, và thiên hà lớn gần nhất với Ngân Hà, thiên hà Andromeda, nằm cách xa khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng. Bởi vì chúng ta không thể quan sát không gian vượt ngoài biên giới của Vũ trụ quan sát được, chúng ta không thể biết được kích thước của Vũ trụ là hữu hạn hay vô hạn. Tuổi và sự giãn nở. Các nhà thiên văn tính toán tuổi của Vũ trụ bằng giả thiết rằng mô hình Lambda-CDM miêu tả chính xác sự tiến hóa của Vũ trụ từ một trạng thái nguyên thủy rất nóng, đậm đặc và đồng nhất cho tới trạng thái hiện tại và họ thực hiện đo các tham số vũ trụ học mà cấu thành lên mô hình này. Mô hình này được hiểu khá tốt về mặt lý thuyết và được ủng hộ bởi những quan trắc thiên văn với độ chính xác cao gần đây như từ các tàu WMAP và Planck. Các kết quả này thường khớp với các quan trắc từ các dự án khảo sát sự bất đẳng hướng trong bức xạ vi sóng vũ trụ, mối liên hệ giữa dịch chuyển đỏ và độ sáng từ các vụ nổ siêu tân tinh loại Ia, và khảo sát các cụm thiên hà trên phạm vi lớn bao gồm đặc điểm dao động baryon tựa âm thanh (baryon acoustic oscillation). Những quan sát khác, như nghiên cứu hằng số Hubble, sự phân bố các cụm thiên hà, hiện tượng thấu kính hấp dẫn yếu và tuổi của các cụm sao cầu, đều cho dữ liệu nhất quán với nhau, từ đó mang lại phép thử chéo cho mô hình chuẩn của Vũ trụ học ở giai đoạn trẻ của vũ trụ nhưng bớt chính xác hơn đối với những đo đạc trong phạm vi gần Ngân Hà. Với sự ưu tiên về mô hình Lambda-CDM là đúng, sử dụng nhiều kỹ thuật đo cho những tham số này cho phép thu được giá trị xấp xỉ tốt nhất về tuổi của Vũ trụ vào khoảng 13,799 ± 0,021 tỷ năm (tính đến năm 2015). Theo thời gian Vũ trụ và các thành phần trong nó tiến hóa, ví dụ số lượng và sự phân bố của các chuẩn tinh và các thiên hà đều thay đổi và chính không gian cũng giãn nở. Vì sự giãn nở này, các nhà khoa học có thể ghi lại được ánh sáng từ một thiên hà nằm cách xa Trái Đất 30 tỷ năm ánh sáng cho dù ánh sáng mới chỉ đi được khoảng thời gian khoảng 13 tỷ năm; lý do không gian giữa chúng đã mở rộng ra. Sự giãn nở này phù hợp với quan sát rằng ánh sáng từ những thiên hà ở xa khi tới được thiết bị đo thì đã bị dịch chuyển sáng phía đỏ; các photon phát ra từ chúng đã mất dần năng lượng và chuyển dịch sang bước sóng dài hơn (hay tần số thấp hơn) trong suốt quãng đường hành trình của chúng. Phân tích phổ từ các siêu tân tinh loại Ia cho thấy sự giãn nở không gian là đang gia tốc tăng. Càng nhiều vật chất trong Vũ trụ, lực hút hấp dẫn giữa chúng càng mạnh. Nếu Vũ trụ "quá" đậm đặc thì nó sẽ sớm co lại thành một kỳ dị hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu Vũ trụ chứa quá ít vật chất thì sự giãn nở sẽ gia tốc quá nhanh không đủ thời gian để các hành tinh và hệ hành tinh hình thành. Sau Vụ Nổ Lớn, Vũ trụ giãn nở một cách đơn điệu. Thật ngạc nhiên là, Vũ trụ của chúng ta có mật độ khối lượng vừa đúng vào cỡ khoảng 5 proton trên một mét khối cho phép sự giãn nở của không gian kéo dài trong suốt 13,8 tỷ năm qua, một quãng thời gian đủ để hình thành lên vũ trụ quan sát được như ngày nay. Có những lực mang tính động lực tác động lên các hạt trong Vũ trụ mà ảnh hưởng tới tốc độ giãn nở. Trước năm 1998, đa số các nhà vũ trụ học cho rằng sự tăng giá trị của hằng số Hubble sẽ tiến tới giảm dần theo thời gian do sự ảnh hưởng của tương tác hấp dẫn, do vậy họ đưa ra một đại lượng đo được trong Vũ trụ đó là tham số giảm tốc mà họ hi vọng nó có liên hệ trực tiếp tới mật độ vật chất của Vũ trụ. Vào năm 1998, hai nhóm các nhà thiên văn độc lập với nhau đã đo được tham số giảm tốc có giá trị xấp xỉ bằng −1 nhưng khác 0, hàm ý rằng tốc độ giãn nở ngày nay của Vũ trụ là gia tăng theo thời gian. Không thời gian. Không thời gian là bối cảnh cho mọi sự kiện vật lý xảy ra—một sự kiện là một điểm trong không thời gian xác định bởi các tọa độ không gian và thời gian. Các yếu tố cơ bản của không thời gian là các sự kiện. Trong một không thời gian bất kỳ, sự kiện được xác định một cách duy nhất bởi vị trí và thời gian. Bởi vì các sự kiện là các điểm không thời gian, trong vật lý tương đối tính cổ điển, vị trí của một hạt cơ bản (giống như hạt điểm) tại một thời điểm cụ thể có thể được viết bằng formula_1. Có thể định nghĩa không thời gian là hợp của mọi sự kiện giống như cách một đường thẳng là hợp của mọi điểm trên nó, mà theo phát biểu toán học gọi là đa tạp. Vũ trụ dường như là một continum không thời gian chứa ba chiều không gian một chiều thời khoảng (thời gian). Trên trung bình, Vũ trụ có tính chất hình học gần phẳng (hay độ cong không gian xấp xỉ bằng 0), có nghĩa là hình học Euclid là mô hình xấp xỉ tốt về hình học của Vũ trụ trên khoảng cách lớn của nó. Ở cấu trúc toàn cục, tô pô của không thời gian có thể là không gian đơn liên (simply connected space), tương tự như với một mặt cầu, ít nhất trên phạm vi Vũ trụ quan sát được. Tuy nhiên, các quan sát hiện tại không thể ngoại trừ một số khả năng rằng Vũ trụ có thêm nhiều chiều ẩn giấu và không thời gian của Vũ trụ có thể là không gian tô pô đa liên toàn cục (multiply connected global topology), tương tự như tô pô của không gian hai chiều đối với mặt của hình trụ hoặc hình vòng xuyến. Thành phần. Vũ trụ chứa phần lớn các thành phần năng lượng tối, vật chất tối, và vật chất thông thường. Các thành phần khác là bức xạ điện từ (ước tính chiếm từ 0,005% đến gần 0,01%) và phản vật chất. Tổng lượng bức xạ điện từ sản sinh ra trong Vũ trụ đã giảm đi một nửa trong 2 tỷ năm qua. Tỷ lệ phần trăm của mọi loại vật chất và năng lượng thay đổi trong suốt lịch sử của Vũ trụ. Ngày nay, vật chất thông thường, bao gồm nguyên tử, sao, thiên hà, môi trường không gian liên sao, và sự sống, chỉ chiếm khoảng 4,9% thành phần của Vũ trụ. Mật độ tổng hiện tại của loại vật chất thông thường là rất thấp, chỉ khoảng 4,5 × 10−31 gram trên một centimét khối, tương ứng với mật độ của một proton trong thể tích bốn mét khối. Các nhà khoa học vẫn chưa biết được bản chất của cả năng lượng tối và vật chất tối. Vật chất tối, một dạng vật chất bí ẩn mà các nhà vật lý vẫn chưa nhận ra dạng của nó, chiếm thành phần khoảng 26,8%. Năng lượng tối, có thể coi là năng lượng của chân không và là nguyên nhân gây ra sự giãn nở gia tốc của Vũ trụ trong lịch sử gần đây của nó, thành phần còn lại chiếm khoảng 68,3%. Vật chất, vật chất tối, năng lượng tối phân bố đồng đều trong toàn thể Vũ trụ khi xét phạm vi khoảng cách trên 300 triệu năm ánh sáng. Tuy nhiên, trên những phạm vi nhỏ hơn, vật chất có xu hướng tập trung lại thành cụm; nhiều nguyên tử tích tụ thành các ngôi sao, các ngôi sao tập trung trong thiên hà và phần lớn các thiên hà quần tụ lại thành các đám, siêu đám và cuối cùng là những sợi thiên hà (galaxy filament) trên những khoảng cách lớn nhất. Vũ trụ quan sát được chứa xấp xỉ 3 ngôi sao và hơn 100 tỷ (1011) thiên hà. Các thiên hà điển hình xếp từ loại thiên hà lùn với vài chục triệu (107) sao cho tới những thiên hà chứa khoảng một nghìn tỷ (1012) sao. Giữa những cấu trúc này là các khoảng trống (void) lớn, với đường kính vào cỡ 10–150 Mpc (33 triệu–490 triệu ly). Ngân Hà nằm trong Nhóm Địa Phương, rồi đến lượt nó thuộc về siêu đám Laniakea. Siêu đám này trải rộng trên 500 triệu năm ánh sáng, trong khi Nhóm Địa Phương có đường kính xấp xỉ 10 triệu năm ánh sáng. Vũ trụ cũng có những vùng trống hoang vu tương đối lớn; khoảng trống lớn nhất từng đo được có đường kính vào khoảng 1,8 tỷ năm ánh sáng (550 Mpc). Trên quy mô lớn hơn các siêu đám thiên hà, Vũ trụ quan sát được là đẳng hướng, có nghĩa rằng những dữ liệu mang tính chất thống kê của Vũ trụ có giá trị như nhau trong mọi hướng khi quan sát từ Trái Đất. Vũ trụ chứa đầy bức xạ vi sóng có độ đồng đều cao mà nó tương ứng với phổ bức xạ vật đen trong trạng thái cân bằng nhiệt động ở nhiệt độ gần 2,72548 kelvin. Tiên đề coi Vũ trụ là đồng đều và đẳng hướng trên phạm vi khoảng cách lớn được gọi là nguyên lý vũ trụ học. Nếu vật chất và năng lượng trong Vũ trụ phân bố đồng đều và đẳng hướng thì sẽ nhìn thấy mọi thứ như nhau khi quan sát từ mọi điểm và Vũ trụ không có một tâm đặc biệt nào. Năng lượng tối. Tại sao sự giãn nở của Vũ trụ lại tăng tốc vẫn là một câu hỏi hóc búa đối với các nhà vũ trụ học. Người ta thường cho rằng "năng lượng tối", một dạng năng lượng bí ẩn với giả thuyết mật độ không đổi và có mặt khắp nơi trong Vũ trụ là nguyên nhân của sự giãn nở này. Theo nguyên lý tương đương khối lượng-năng lượng, trong phạm vi cỡ thiên hà, mật độ của năng lượng tối (~ 7 × 10−30 g/cm³) nhỏ hơn rất nhiều so với mật độ của vật chất thông thường hay của năng lượng tối chứa trong thể tích của một thiên hà điển hình. Tuy nhiên, trong thời kỳ năng lượng tối thống trị hiện nay, nó lấn át thành phần khối lượng-năng lượng của Vũ trụ bởi vì sự phân bố đồng đều của nó ở khắp nơi trong không gian. Các nhà khoa học đã đề xuất hai dạng mà năng lượng tối có thể gán cho đó là hằng số vũ trụ học, một mật độ năng lượng "không đổi" choán đầy không gian vũ trụ, và các trường vô hướng như nguyên tố thứ năm (quintessence) hoặc trường moduli, các đại lượng "động lực" mà mật độ năng lượng có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Các đóng góp từ những trường vô hướng mà không đổi trong không gian cũng thường được bao gồm trong hằng số vũ trụ học. Ngoài ra, biến đổi nhỏ ở giá trị trường vô hướng bởi sự phân bố bất đồng nhất theo không gian khiến cho rất khó có thể phân biệt những trường này với mô hình hằng số vũ trụ. Vật lý lượng tử cũng gợi ý hằng số này có thể có nguồn gốc từ năng lượng chân không (ví dụ sự xuất hiện của hiệu ứng Casimir). Tuy vậy giá trị đo được của mật độ năng lượng tối lại nhỏ hơn 120 lần bậc độ lớn so với giá trị tính toán của lý thuyết trường lượng tử. Vật chất tối. Vật chất tối là loại vật chất giả thiết không thể quan sát được trong phổ điện từ, nhưng theo tính toán nó phải chiếm phần lớn vật chất trong Vũ trụ. Sự tồn tại và tính chất của vật chất tối được suy luận từ ảnh hưởng hấp dẫn của nó lên vật chất baryon, bức xạ và các cấu trúc lớn trong Vũ trụ. Ngoài neutrino, một loại được các nhà thiên văn vật lý xếp vào dạng vật chất tối nóng - có thể phát hiện thông qua các máy dò đặt dưới lòng đất, thì cho tới nay chưa thể phát hiện tác động trực tiếp của vật chất tối lên các thiết bị thí nghiệm, khiến cho nó trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành thiên văn vật lý hiện đại. Vật chất tối không phát ra hay hấp thụ ánh sáng hay bất kỳ bức xạ điện từ nào ở mức đáng kể. Theo kết quả quan trắc từ bức xạ nền vi sóng vũ trụ, vật chất tối chiếm khoảng 26,8% tổng thành phần năng lượng-vật chất và 84,5% tổng thành phần vật chất trong Vũ trụ quan sát được. Vật chất thường. Thành phần khối lượng-năng lượng chiếm 4,9% còn lại của Vũ trụ là "vật chất thông thường", tức là bao gồm các loại nguyên tử, ion, electron và các vật thể mà chúng cấu thành lên. Chúng bao gồm các sao, loại thiên thể tạo ra phần lớn ánh sáng phát ra từ các thiên hà, cũng như khí và bụi trong môi trường liên sao (vd. các tinh vân) và liên thiên hà, các hành tinh, và mọi vật thể có mặt trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta có thể cầm nắm, sản xuất, nghiên cứu và phát hiện ra. Vật chất thông thường tồn tại trong bốn trạng thái (hay pha): thể rắn, lỏng, khí, và plasma. Tuy nhiên, những tiến bộ trong kỹ thuật thực nghiệm đã cho phép hiện thực hóa được những trạng thái mới của vật chất mà trước đó chỉ được tiên toán tồn tại trên lý thuyết, đó là ngưng tụ Bose–Einstein và ngưng tụ fermion. Vật chất bình thường cấu thành từ hai loại hạt cơ bản: quark và lepton. Ví dụ, hạt proton hình thành từ hai hạt quark lên và một hạt quark xuống; hạt neutron hình thành từ hai hạt quark xuống và một hạt quark lên; và electron là một loại thuộc họ lepton. Một nguyên tử chứa một hạt nhân nguyên tử, mà do các proton và neutron liên kết với nhau, và các electron trên obitan nguyên tử. Bởi vì phần lớn khối lượng của nguyên tử tập trung tại hạt nhân của nó, mà cấu thành từ các hạt baryon, các nhà thiên văn học thường sử dụng thuật ngữ "vật chất baryon" để miêu tả vật chất thông thường, mặc dù một phần nhỏ của loại "vật chất baryon" này là các electron và neutrino. Ngay sau vụ nổ Big Bang, các proton và neutron nguyên thủy hình thành từ dạng plasma quark–gluon của giai đoạn sơ khai khi Vũ trụ "nguội" đi dưới hai nghìn tỷ độ. Một vài phút sau, trong quá trình tổng hợp hạt nhân Big Bang, các hạt nhân hình thành nhờ sự kết hợp của các hạt proton và neutron nguyên thủy. Quá trình tổng hợp này tạo ra các nguyên tố nhẹ như lithi và beryllium, trong khi các nguyên tố nặng hơn chúng lại được sản sinh từ quá trình khác. Một số nguyên tử boron có thể hình thành vào giai đoạn này, nhưng đối với nguyên tố nặng hơn kế tiếp, carbon, đã không hình thành ra một lượng đáng kể. Tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn kết thúc sau khoảng 20 phút do sự giảm nhanh chóng của nhiệt độ và mật độ bởi sự giãn nở của Vũ trụ. Sự hình thành các nguyên tố nặng hơn là do kết quả của các quá trình tổng hợp hạt nhân sao và tổng hợp hạt nhân siêu tân tinh. Hạt sơ cấp. Vật chất thông thường và các lực tác dụng lên vật chất được miêu tả theo tính chất và hoạt động của các hạt sơ cấp. Các hạt này đôi khi được miêu tả là cơ bản, bởi vì dường như chúng không có cấu trúc bên trong, và người ta chưa biết liệu chúng có phải là hạt tổ hợp của những hạt nhỏ hơn hay không. Lý thuyết quan trọng trung tâm miêu tả các hạt sơ cấp là Mô hình Chuẩn, lý thuyết đề cập đến các tương tác điện từ, tương tác yếu và tương tác mạnh. Mô hình Chuẩn đã được kiểm chứng và xác nhận bằng thực nghiệm liên quan tới sự tồn tại của các hạt cấu thành lên vật chất: các hạt quark và lepton, và những "phản hạt" đối ngẫu với chúng, cũng như các hạt chịu trách nhiệm truyền tương tác: photon, và boson W và Z , và gluon. Mô hình Chuẩn cũng tiên đoán sự tồn tại của loại hạt gần đây mới được xác nhận tồn tại đó là boson Higgs, loại hạt đặc trưng cho một trường trong Vũ trụ mà chịu trách nhiệm cho khối lượng của các hạt sơ cấp. Bởi vì nó đã thành công trong giải thích rất nhiều kết quả thí nghiệm, Mô hình Chuẩn đôi lúc được coi là "lý thuyết của mọi thứ". Tuy nhiên, Mô hình Chuẩn không miêu tả lực hấp dẫn. Một lý thuyết thực thụ "cho tất cả" vẫn còn là mục tiêu xa của ngành vật lý lý thuyết. Hadron. Hadron là những hạt tổ hợp chứa các quark liên kết với nhau bởi lực hạt nhân mạnh. Hadron được phân thành hai họ: baryon (như proton và neutron) được cấu thành từ ba hạt quark, và meson (như hạt pion) được cấu thành từ một quark và một phản quark. Trong các hadron, proton là loại hạt ổn định với thời gian sống rất lâu, và neutron khi liên kết trong hạt nhân nguyên tử cũng là loại ổn định. Các hadron khác rất không bền dưới các điều kiện bình thường và do vậy chúng là những thành phần không đáng kể trong Vũ trụ. Từ xấp xỉ 10−6 giây sau vụ nổ Big Bang, trong giai đoạn gọi là kỷ nguyên hadron, nhiệt độ của Vũ trụ đã giảm đáng kể cho phép các hạt quark liên kết với các gluon để tạo thành hadron, và khối lượng của Vũ trụ giai đoạn này chủ yếu đóng góp từ các hadron. Nhiệt độ lúc đầu đủ cao để cho phép hình thành các cặp hadron/phản-hadron, mà giữ cho vật chất và phản vật chất trong trạng thái cân bằng nhiệt động. Tuy nhiên, khi nhiệt độ Vũ trụ tiếp tục giảm, các cặp hadron/phản-hadron không còn tồn tại nữa. Đa số các hadron và phản-hadron hủy lẫn nhau trong phản ứng hủy cặp hạt-phản hạt, chỉ để lại một lượng nhỏ hadron tại lúc Vũ trụ mới trải qua quãng thời gian một giây. Lepton. Lepton là loại hạt sơ cấp có spin bán nguyên không tham gia vào tương tác mạnh nhưng nó tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli; không có hai lepton cùng một thế hệ nào có thể ở cùng một trạng thái tại cùng một thời gian. Có hai lớp lepton: các lepton mang điện tích (còn được biết đến lepton "giống electron"), và các lepton trung hòa (hay các hạt neutrino). Electron là hạt ổn định và là lepton mang điện phổ biến nhất trong Vũ trụ, trong khi muon và tau là những hạt không bền mà nhanh chóng phân rã sau khi được tạo ra từ các va chạm năng lượng cao, như ở phản ứng tia vũ trụ bắn phá bầu khí quyển hoặc thực hiện trong các máy gia tốc. Các lepton mang điện có thể kết hợp với các hạt khác để tạo thành nhiều loại hạt tổ hợp khác nhau như các nguyên tử và positronium. Electron chi phối gần như mọi tính chất hóa học của các nguyên tố và hợp chất do chúng tạo nên các obitan nguyên tử. Neutrino tương tác rất hiếm với các hạt khác, và do vậy rất khó theo dõi được chúng. Các dòng hạt chứa hàng tỷ tỷ neutrino bay khắp Vũ trụ nhưng hầu hất đều không tương tác với vật chất thông thường. Có một giai đoạn ngắn trong quá trình tiến hóa lúc sơ khai của Vũ trụ mà các hạt lepton chiếm lĩnh khối lượng chủ yếu. Nó bắt đầu gần 1 giây sau Vụ Nổ Lớn, sau khi phần lớn các hadron và phản hadron hủy lẫn nhau khi kết thúc kỷ nguyên hadron. Trong kỷ nguyên lepton, nhiệt độ của Vũ trụ vẫn còn đủ cao để duy trì các phản ứng sinh cặp lepton/phản-lepton, do đó lúc này các lepton và phản-lepton ở trong trạng thái cân bằng nhiệt động. Đến xấp xỉ 10 giây kể từ Vụ Nổ Lớn, nhiệt độ của Vũ trụ giảm xuống dưới điểm mà cặp lepton và phản-lepton không thể tạo ra được nữa. Gần như toàn bộ lepton và phản-lepton sau đó hủy lẫn nhau, chỉ còn lại dư một ít lepton. Khối lượng-năng lượng của Vũ trụ khi đó chủ yếu do các photon đóng góp và Vũ trụ tiến tới giai đoạn kỷ nguyên photon. Photon. Photon là hạt lượng tử của ánh sáng và tất cả các bức xạ điện từ khác. Nó cũng là hạt truyền tương tác của lực điện từ, thậm chí đối với trường hợp tương tác thông qua các photon ảo. Hiệu ứng của lực điện từ có thể dễ dàng quan sát trên cấp vi mô và vĩ mô bởi vì photon có khối lượng nghỉ bằng 0; điều này cho phép tương tác có phạm vi tác dụng trên khoảng cách lớn. Giống như tất cả các hạt sơ cấp khác, photon được giải thích bằng cơ học lượng tử và nó thể hiện lưỡng tính sóng hạt, các tính chất có của sóng lẫn của hạt. Kỷ nguyên photon bắt đầu sau khi đa phần các lepton và phản-lepton hủy lẫn nhau tại cuối kỷ nguyên lepton, khoảng 10 giây sau Big Bang. Hạt nhân nguyên tử được tạo ra trong quá trình tổng hợp hạt nhân xuất hiện trong thời gian một vài phút của kỷ nguyên photon. Vũ trụ trong kỷ nguyên này bao gồm trạng thái vật chất plasma nóng đặc của các hạt nhân, electron và photon. Khoảng 380.000 năm sau Big Bang, nhiệt độ của Vũ trụ giảm xuống tới giá trị cho phép các electron có thể kết hợp với hạt nhân nguyên tử để tạo ra các nguyên tử trung hòa. Kết quả là, photon không còn thường xuyên tương tác với vật chất nữa và Vũ trụ trở lên "sáng rõ" hơn. Các photon có dịch chuyển đỏ lớn từ giai đoạn tạo nên bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Những thăng giáng nhỏ trong nhiệt độ và mật độ phát hiện thấy trong CMB chính là những "mầm mống" sơ khai mà từ đó các cấu trúc trong Vũ trụ hình thành lên. Các mô hình vũ trụ học. Mô hình dựa trên thuyết tương đối tổng quát. Thuyết tương đối rộng là lý thuyết hình học về lực hấp dẫn do Albert Einstein đưa ra vào năm 1915 và là miêu tả hiện tại của hấp dẫn trong vật lý hiện đại. Nó là cơ sở cho các mô hình vật lý của Vũ trụ. Thuyết tương đối tổng quát mở rộng phạm vi của thuyết tương đối hẹp và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, đưa đến cách miêu tả thống nhất về hấp dẫn như là tính chất hình học của không gian và thời gian, hay không thời gian. Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ trực tiếp với năng lượng và động lượng của vật chất và bức xạ có mặt trong một thể tích cho trước. Liên hệ này được xác định bằng phương trình trường Einstein, một hệ phương trình vi phân riêng phần. Trong thuyết tương đối rộng, sự phân bố của vật chất và năng lượng xác định ra hình học của không thời gian, từ đó miêu tả chuyển động có gia tốc của vật chất. Do vậy, một trong các nghiệm của phương trình trường Einstein miêu tả sự tiến triển của Vũ trụ. Kết hợp với các giá trị đo về số lượng, loại và sự phân bố của vật chất trong Vũ trụ, các phương trình của thuyết tương đối tổng quát miêu tả sự vận động của Vũ trụ theo thời gian. Với giả sử của nguyên lý vũ trụ học về Vũ trụ có tính chất đồng nhất và đẳng hướng ở khắp nơi, có một nghiệm cụ thể chính xác của phương trình trường miêu tả Vũ trụ đó là tenxơ mêtric gọi là mêtric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker, trong đó ("r", θ, φ) là các tọa độ tương ứng trong hệ tọa độ cầu. Mêtric này chỉ có hai tham số chưa xác định. Đó là tham số không thứ nguyên tỷ lệ dịch chuyển độ dài (dimensionless length scale factor) "R" miêu tả kích thước của Vũ trụ như là một hàm số của thời gian; giá trị "R" tăng biểu thị cho sự giãn nở của Vũ trụ. Chỉ số độ cong "k" miêu tả hình học của Vũ trụ. Chỉ số "k" được định nghĩa bằng 0 tương ứng cho hình học Euclid phẳng, bằng 1 tương ứng với không gian có độ cong toàn phần dương, hoặc bằng −1 tương ứng với không gian có độ cong âm. Giá trị của hàm số "R" theo biến thời gian "t" phụ thuộc vào chỉ số "k" và hằng số vũ trụ học "Λ". Hằng số vũ trụ học biểu diễn cho mật độ năng lượng của chân không trong Vũ trụ và có khả năng liên hệ tới năng lượng tối. Phương trình miêu tả "R" biến đổi như thế nào theo thời gian được gọi là phương trình Friedmann mang tên nhà vật lý Alexander Friedmann. Kết quả thu được cho "R(t)" phụ thuộc vào "k" và "Λ", nhưng nó có một số đặc trưng tổng quát. Đầu tiên và quan trọng nhất, tỷ lệ dịch chuyển độ dài "R" của Vũ trụ sẽ không đổi "chỉ khi" nếu Vũ trụ là đẳng hướng hoàn hảo với độ cong toàn phần dương ("k"=1) và có một giá trị chính xác về mật độ ở khắp nơi, như được lần đầu tiên chỉ ra bởi Albert Einstein. Tuy vậy, trạng thái cân bằng này là không ổn định: bởi vì các quan sát cho thấy Vũ trụ có vật chất phân bố bất đồng nhất trên phạm vi nhỏ, "R" phải thay đổi theo thời gian. Khi "R" thay đổi, mọi khoảng cách không gian trong Vũ trụ cũng thay đổi tương ứng; dẫn tới có một sự giãn nở hoặc co lại trên tổng thể của không gian Vũ trụ. Hiệu ứng này giải thích cho việc quan sát thấy các thiên hà dường như đang lùi ra xa so với nhau; bởi vì không gian giữa chúng đang giãn ra. Sự giãn nở của không gian cũng giải thích lý do vì sao hai thiên hà có thể nằm cách nhau 40 tỷ năm ánh sáng, mặc dù chúng có thể hình thành ở một thời điểm nào đó cách đây gần 13,8 tỷ năm và không bao giờ chuyển động đạt tới tốc độ ánh sáng. Thứ hai, trong các nghiệm có một đặc tính đó là tồn tại kỳ dị hấp dẫn trong quá khứ, khi "R" tiến tới 0 và năng lượng và vật chất có mật độ lớn vô hạn. Dường như đặc điểm này là bất định bởi vì điều kiện biên ban đầu để giải phương trình vi phân riêng phần dựa trên giả sử về tính đồng nhất và đẳng hướng (nguyên lý vũ trụ học) và chỉ xét tới tương tác hấp dẫn. Tuy nhiên, định lý kỳ dị Penrose–Hawking chứng minh rằng đặc điểm kỳ dị này xuất hiện trong những điều kiện rất tổng quát. Do vậy, theo phương trình trường Einstein, "R" lớn lên nhanh chóng từ một trạng thái nóng đặc cực độ, xuất hiện ngay lập tức sau kỳ dị hấp dẫn (tức khi "R" có giá trị nhỏ hữu hạn); đây là tính chất cơ bản của mô hình Vụ Nổ Lớn của Vũ trụ. Để hiểu bản chất kỳ dị hấp dẫn của Big Bang đòi hỏi một lý thuyết lượng tử về hấp dẫn, mà vẫn chưa có lý thuyết nào thành công hay được xác nhận bằng thực nghiệm. Thứ ba, chỉ số độ cong "k" xác định dấu của độ cong không gian trung bình của không-thời gian trên những khoảng cách lớn (lớn hơn khoảng 1 tỷ năm ánh sáng). Nếu "k"=1, độ cong là dương và Vũ trụ có thể tích hữu hạn. Những vũ trụ như thế được hình dung là một mặt cầu 3 chiều nhúng trong một không gian bốn chiều. Ngược lại, nếu "k" bằng 0 hoặc âm, Vũ trụ có thể tích vô hạn. Có một cảm nhận phản trực giác đó là dường như một vũ trụ lớn vô hạn được tạo ra tức thì từ thời điểm Vụ Nổ Lớn khi "R"=0 và mật độ vô hạn, nhưng điều này đã được tiên đoán chính xác bằng toán học khi "k" không bằng 1. Có thể hình dung một cách tương tự, một mặt phẳng rộng vô hạn có độ cong bằng 0 và diện tích lớn vô hạn, trong khi một hình trụ dài vô hạn có kích thước hữu hạn theo một hướng và một hình xuyến có cả hai đều là hữu hạn. Vũ trụ với mô hình dạng hình xuyến có tính chất giống với Vũ trụ thông thường với điều kiện biên tuần hoàn (periodic boundary conditions). Số phận sau cùng của vũ trụ vẫn còn là một câu hỏi mở, bởi vì nó phụ thuộc chủ yếu vào chỉ số độ cong "k" và hằng số vũ trụ "Λ". Nếu mật độ Vũ trụ là đủ đậm đặc, "k" sẽ có thể bằng +1, có nghĩa rằng độ cong trung bình của nó đa phần là dương và Vũ trụ cuối cùng sẽ tái suy sụp trong Vụ Co Lớn, và có thể bắt đầu một vũ trụ mới từ Vụ Nẩy Lớn (Big Bounce). Ngược lại, nếu Vũ trụ không đủ đậm đặc, "k" sẽ bằng 0 hoặc −1 và Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, lạnh dần đi và cuối cùng đạt tới Vụ đóng băng lớn và cái chết nhiệt của vũ trụ. Các số liệu hiện tại cho thấy tốc độ giãn nở của Vũ trụ không giảm dần, mà ngược lại tăng dần; nếu quá trình này kéo dài mãi, Vũ trụ cuối cùng sẽ đạt tới Vụ Xé Lớn (Big Rip). Trên phương diện quan trắc, Vũ trụ dường như có dạng hình học phẳng ("k" = 0), và mật độ trung bình của nó rất gần với giá trị tới hạn giữa khả năng tái suy sụp và giãn nở mãi mãi.
7,411
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7411
Quảng trường Thiên An Môn
Quảng trường Thiên An Môn (giản thể: 天安门广场, phồn thể: 天安門廣場, bính âm: "Tiān'ānmén Guǎngchǎng") là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Ở ngoài Trung Quốc, quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989. Sơ lược. Lịch sử xây dựng quảng trường bắt đầu vào năm 1417 với một hành lang dài hình chữ " T" nối giữa Thừa Thiên Môn (năm 1651, nhà Thanh tu bổ và đổi tên thành Thiên An Môn) và Đại Minh Môn (năm 1651 đổi tên thành Đại Thanh Môn, năm 1912 đổi tên thành Trung Hoa Môn, nay đã bị phá bỏ) ở phía Bắc và Nam, và giữa Trường An Môn đông (đã bị phá bỏ) và Trường An Môn tây (đã bị phá bỏ) ở phía Đông và Tây được gọi là "Thiên bộ lang" (hành lang dài 1000 bước chân); hai bên hành lang là các công sở triều đình. Quảng trường được bao quanh bởi tường cao và người dân bị cấm tiếp cận trừ những dịp nhất định. Năm 1911, nhà Thanh sụp đổ, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã cho phá bỏ phần tường bao quanh và một số các công trình đã bị phá bỏ khiến quảng trường trở nên thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân đi vào quảng trường.Từ đây, quảng trường trở thành nơi tụ họp của các phong trào chính trị liên quan đến vận mệnh toàn Trung Hoa. Ngày 4 tháng 5 năm 1919, phong trào Ngũ Tứ của học sinh, sinh viên, trí thức, thị dân... Trung Quốc đấu tranh chống lại những nhượng bộ của chính quyền trước ngoại bang đã bùng nổ ở đây. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, trên thành lầu Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọc diễn văn khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Năm 1955 đến năm 1959, hướng tới kỷ niệm 10 năm quốc khánh thì quảng trường được cải tạo thành như hiện nay với chiều dài 880m nam-bắc và chiều rộng 500m đông-tây, diện tích 440.000m². Hàng loạt công trình lớn trong Thập đại công trình được xây dựng xung quanh quảng trường như: Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Bảo tàng Cách mạng, Đài tưởng niệm các anh hùng dân tộc... Năm 1969 đến 1970, cổng Thiên An Môn được tu bổ hoàn toàn. Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai qua đời, một cuộc biểu tình chống "Bè lũ bốn tên" được tổ chức tại đây, bắt đầu cho sự kết thúc hoàn toàn của Cách mạng văn hoá. Năm 1989, tại đây đã diễn ra Thảm sát Thiên An Môn nhằm vào các sinh viên, học sinh biểu tình đòi tự do dân chủ. Hiện nay, quảng trường được sử dụng làm nơi tổ chức những sự kiện chính trị quan trọng. Đặc trưng. Trong năm 1949, nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại lễ đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi. Quảng trường được tỏa sáng bởi những cây cột đèn lớn với máy thu hình theo dõi. Khu vực bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát (có và không mặc đồng phục). Sự kiện. Quảng trường Thiên An Môn là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị như là việc Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 và các buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nó cũng là nơi xảy ra nhiều phong trào phản đối, trong đó có Phong trào Ngũ Tứ (1919) đòi khoa học và dân chủ, các cuộc biểu tình trong 1976 sau cái chết của Chu Ân Lai và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 1989. Trong cuộc biểu tình Sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, một số người biểu tình đã thiệt mạng trên đường về phía tây của quảng trường và một số khu vực lân cận. Một số nguồn (Graham Earnshaw và Columbia Journal Review ) cho rằng không ai bị thiệt mạng tại quảng trường. Trong báo chí các nước Tây phương, sự kiện này được gọi là Cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn ("Tiananmen Massacre"). Những người chống lại phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc phản đối cách gọi này.
7,412
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7412
Thanh long (thực vật)
Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác. Tên khoa học. Quả của thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học như sau: Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi ("Actinidia deliciosa"). Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa. Thanh long tại Việt Nam còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bánh mì thanh long. Thông tin dinh dưỡng. Thành phần axit béo của hai giống thanh long: Trồng tại Việt Nam. Loại ruột trắng vỏ hồng hay đỏ được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang v.v. Loại ruột đỏ vỏ đỏ được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam SOFRI (ấp Đông, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) hiện nay đã được trồng rộng rãi và phổ biến khắp các tỉnh tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Quảng Ngãi... Bên cạnh đó hiện nay giống thanh long ruột tím hồng cũng được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam cũng đã được đưa vào trồng đại trà.
7,434
96984
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7434
Hội họa
Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải... để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sĩ. Một phần lịch sử hội họa trong nghệ thuật phương Đông lẫn phương Tây bị chi phối bởi nghệ thuật tôn giáo. Ví dụ về các loại tác phẩm này bao gồm các bức tranh miêu tả nhân vật thần thoại trên đồ gốm, các bức tranh tường, trần nhà miêu tả cảnh tượng trong kinh thánh, đến các bức tranh về cuộc đời Đức Phật và các tôn giáo phương Đông khác. Đồng thời, hội họa cũng là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản. Lịch sử. Những hình vẽ về thú vật đã xuất hiện vào khoảng 30000 tới 10000 năm trước Công nguyên trên trong các hang động miền Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. Theo các nhà khoa học, người hang động dùng mỡ động vật trộn với các loại bột màu làm màu nước và dùng lông thú hay cành cây để vẽ. Tiêu biểu là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi được xem là tác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay. Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi ma mút. Đây là những bức vẽ thuộc hội họa hang động. Cách đây 30000 năm, con người đã phát minh ra các dụng cụ căn bản để vẽ tranh và không ngừng cải tiến trong các thế kỷ tiếp theo. Người Ai Cập khoảng 5000 năm trước, đã phát huy kỹ thuật vẽ tranh của riêng mình bằng cách sơn màu nước trên bùn thạch cao hay đá vôi. Việc phát minh ra nhiếp ảnh có tác động lớn đến hội họa. Trong nhiều thập kỷ sau khi bức ảnh đầu tiên được sản xuất vào năm 1829, các quy trình chụp ảnh đã được cải thiện và được thực hành rộng rãi hơn, làm mất đi phần lớn mục đích lịch sử của hội họa là cung cấp bản ghi chính xác về thế giới quan sát được. Một loạt các phong trào nghệ thuật vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20—đáng chú ý là Chủ nghĩa Ấn tượng, Chủ nghĩa Hậu Ấn tượng, Chủ nghĩa Dã thú, Chủ nghĩa Biểu hiện, Chủ nghĩa Lập thể và Chủ nghĩa Dada—đã thách thức quan điểm về thế giới thời Phục hưng. Tuy nhiên, hội họa phương Đông và châu Phi vẫn tiếp tục một lịch sử lâu dài về sự cách điệu và không trải qua quá trình biến đổi tương đương cùng một lúc. Nghệ thuật hiện đại và đương đại đã rời xa giá trị lịch sử của tính thủ công và ghi nhận lại mà chuyển sang hình thức khái niệm. Điều này đã không ngăn cản phần lớn các họa sĩ còn sống tiếp tục thực hành vẽ toàn bộ hoặc một phần tác phẩm của họ. Sức sống và tính linh hoạt của hội họa trong thế kỷ 21 bất chấp những "tuyên bố" trước đây về sự sụp đổ của nó. Trong một thời đại được đặc trưng bởi ý tưởng về sự đa nguyên, không có sự đồng thuận nào về phong cách đại diện cho thời đại. Các nghệ sĩ tiếp tục tạo ra những tác phẩm nghệ thuật quan trọng với nhiều phong cách và tính khí thẩm mỹ khác nhau—công lao của họ được giao cho công chúng và thị trường đánh giá. Phong trào nghệ thuật Nữ quyền bắt đầu từ những năm 1960 trong làn sóng nữ quyền thứ hai. Phong trào tìm cách giành quyền bình đẳng và cơ hội bình đẳng cho các nghệ sĩ nữ trên toàn thế giới. Kỹ thuật. Kỹ thuật vẽ bao gồm: Màu vẽ-Chất liệu. Các màu vẽ gồm chất màu được trộn lẫn trong một chất mang. Các tính chất của hai thành phần này như độ nhớt, độ hòa tan, tốc độ bay hơi... quyết định đặc trưng của các loại màu khác nhau. Ví dụ: Phong cách. Từ "phong cách" được sử dụng với hai nghĩa: Danh sách các họa sĩ. Một số họa sĩ nổi tiếng:
7,435
71308
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7435
Chủ nghĩa lập thể
Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, ("Cubism") là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Trong tác phẩm của họa sĩ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sĩ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng năm 1906 tại khu Montmartre của kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu. Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng danh từ "lập thể" lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kỳ quặc vào năm 1908. Sau đó danh từ này được hai nhà khai phá của trường phái lập thể sử dụng một vài lần và cuối cùng trở thành tên gọi chính thức. Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa sĩ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa lập thể. Tuy nhiên, một số họa sĩ khác cũng tự coi là họa sĩ lập thể khi đi theo các khuynh hướng khác với Braque và Picasso. Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sĩ vào thập niên 1910 và khơi dậy một vài trường phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện. Các nghệ sĩ thiên tài, Braque và Picasso mở ra phương pháp mới trong cách diễn đạt và thể hiện không gian trong hội họa nhưng chính họ lại bị ảnh hưởng của các nghệ sĩ khác như Paul Cezanne, Georges Seurat, điêu khắc Iberi, nghệ thuật điêu khắc châu Phi và như sau này Braque thừa nhận, họ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dã thú. Lập thể phân tích. Picasso và Braque sát cạnh bên nhau để mở đường cho ý tưởng tiền lập thể vào những năm 1906-1909 sau đó là "chủ nghĩa lập thể phân tích" (1909-1912). Vào thời kỳ này, hội họa của họ là nhiều bề mặt gần như đơn sắc, những đường thẳng không hoàn thiện, những hình khối đan xen lẫn nhau. Bức họa Les Demoiselles d'Avignon (Những cô nàng ở Avignon) của Picasso không được coi là lập thể nhưng nó lại được coi là cột mốc quan trọng để tiến đến trường phái lập thể. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Picasso thể hiện các hướng nhìn khác nhau cùng một lúc của vật thể ba chiều trên không gian hai chiều của bức tranh. Dựa trên ý tưởng này, Braque khai triển thêm nhiều khía cạnh khác và hai người này đã tạo ra trường phái lập thể. Một số nhà sử học còn gọi giai đoạn này của chủ nghĩa lập thể là giai đoạn bí hiểm vì các công trình được vẽ theo lối đơn sắc và khó có thể hiểu được. Người họa sĩ chỉ để lại một chút dấu vết trên bức tranh để có thể nhận ra đối tượng của họ. Lúc này, chủ nghĩa lập thể rất gần với chủ nghĩa trừu tượng. Một số chữ cái cũng được đưa vào các bức tranh để làm đầu mối gợi ý ý nghĩa của các bức tranh. Lập thể tổng hợp. Giai đoạn tiếp theo của lập thể phân tích là "lập thể tổng hợp", bắt đầu vào năm 1912. Trong lập thể tổng hợp, bố cục của bức tranh gồm các chi tiết chồng chất lên nhau, những chi tiết này được tô sơn hoặc được trát sơn lên nền vải, chúng có màu sắc sặc sỡ hơn. Không giống như lập thể phân tích (ở đó vật thể bị bẻ gãy làm nhiều mảnh), lập thể tổng hợp cố gắng kết hợp nhiều vật thể với nhau để tạo nên các hình khối mới. Thời kỳ này còn đánh dấu sự ra đời của tranh dán và tranh dán giấy. Picasso đã phát minh ra tranh dán với bức tranh nổi tiếng của ông là "Tĩnh vật với chiếc mây" trong đó ông đã dán những miếng vải dầu lên một phần của chiếc ghế mây. Braque cũng lấy cảm hứng từ bức tranh này để tạo ra tác phẩm "Đĩa hoa quả và cốc thủy tinh". Tranh dán giấy cũng gồm các vật liệu dùng để dán nhưng có điều khác là các mẩu giấy dán chính là các vật thể. Ví dụ, cốc thủy tinh trong bức tranh "Đĩa hoa quả và cốc thủy tinh" chính là một mẩu giấy báo được cắt thành hình chiếc cốc. Trước đó Braque đã sử dụng chữ cái nhưng các tác phẩm của thời kỳ lập thể tổng hợp đã đưa ý tưởng này đến một tầm cao mới. Các chữ cái trước đây dùng để gợi ý cho chủ đề thì này chúng chính là chủ đề. Các mẩu giấy báo là các vật dụng được các họa sĩ dùng nhiều nhất. Họ còn đi xa hơn nữa là dùng giấy với hình khắc gỗ. Sau đó còn đưa thêm các mẩu quảng cáo trên báo vào tác phẩm của họ và điều này làm cho các công trình của các nhà lập thể có thêm phần màu sắc. Các họa sĩ lập thể nổi tiếng. Các nhà phê bình (Andre Salamon, Guillaume Apollinaire), các nhà thơ (Max Jacob, Pierre Reverdy, Gertrude Stein) và những người khác Jacques Lipchitz, các nhà điêu khắc Raymond Duchamp-Villon và Elie Nadelman.
7,443
70392884
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7443
Eddy Merckx
Eddy Merckx (sinh ngày 17 tháng 6 năm 1945 tại Meensel-Kiezegem, Bỉ) là một cựu tay đua xe đạp đường trường người Bỉ Trong khoảng thời gian từ 1965 đến 1978 ông đã chiến thắng hơn 530 cuộc đua, trong số đó có Tour de France và Giro d'Italia, mỗi giải 5 lần. Khả năng có một không hai của ông là có thể nổi bật trong tất cả các lãnh vực của bộ môn thể thao xe đạp: ông đã thắng các cuộc đua trong một ngày cổ điển, các cuộc đua vòng lớn và các cuộc đua sáu ngày, ông từng chiếm tư thế áp đảo trong các chặng leo núi, đua tính giờ và nước rút. Ngày nay Merckx được xem như là tay đua xe đạp có nhiều thành công nhất từ trước đến nay. Ngay từ năm 1966, năm thứ hai trong sự nghiệp đua xe đạp chuyên nghiệp của ông, Eddy Merckx đã bắt đầu chuỗi dài chiến thắng của mình trong bộ môn thể thao xe đạp quốc tế bằng cách chiến thắng hai "đài kỷ niệm của thể thao xe đạp": Milano-San Remo và cuộc đua vòng Flanders. Trong hai năm tiếp theo đó bên cạnh nhiều cuộc đua cổ điển ông đã thắng lần đầu giải vô địch đua xe đạp thế giới ("World Cycling Championship") năm 1967 và cuộc đua vòng quanh quốc gia đầu tiên của ông, giải Giro d'Italia. Tiếp theo đó, năm 1969 ông tham dự lần đầu tiên Tour de France và đã chiếm tư thế áp đảo với một phong cách có một không hai: bên cạnh chiến thắng chung cuộc, ông về nhất trong 7 chặng đua và, ngoài ra, là tay đua độc nhất trong lịch sử đồng thời đoạt được chiếc áo dành cho cua rơ leo núi nhanh nhất và chiếc Áo xanh cho tay đua nước rút tốt nhất. Như vậy người Bỉ này thật sự đã chiến thắng tất cả những gì có thể chiến thắng được trong bộ môn thể thao xe đạp ngay từ lúc mới 24 tuổi. Mặc dù vậy thời kỳ của Merckx chỉ mới bắt đầu, thời kỳ mà ông chủ yếu ở trong các đội tuyển chuyên nghiệp Faema (1968-1970) và Molteni (1971-1975). Cho đến khi chấm dứt sự nghiệp vào năm 1977, "kẻ ăn thịt người" này, ông được gọi như vậy vì có một ý chí tấn công không ngừng nghỉ, đã thắng nhiều cuộc đua hơn tất cả các tay đua khác và đã lập vô số kỷ lục. Ông là người đứng thứ nhì trong số hiện nay là 4 người đã chiến thắng giải Tour de France 5 lần, mang chiếc Áo vàng tổng cộng 96 ngày (kỷ lục) và về nhất 34 chặng đua (kỷ lục). Mãi đến năm 2004 Lance Armstrong với 6 lần chiến thắng mới đặt ra một kỷ lục mới về chiến thắng Tour de France. Tờ báo thể thao Pháp "L'Equipe", như được dự đoán trước, đã chọn ông là quán quân lớn nhất của Tour nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm Tour de France vào năm 2003. Nhưng ngược với những người đoạt giải Tour de France khác, trên thực tế ông cũng đã thắng tất cả các cuộc đua khác: Giro d'Italia, cuộc đua vòng khó khăn thứ nhì thế giới, cũng 5 lần (kỷ lục, chung với Alfredo Binda và Fuato Coppi). Vì cũng thắng giải Vuelta a España năm 1973, ông là một trong số chỉ có 4 tay đua đã thắng được tất cả ba giải lớn ("Grands Tours"). Ông cũng đã thắng Tour de Suisse một lần. Ngoài ra còn phải ghi lại cho Merckx 3 lần đoạt giải vô địch đua xe đạp thế giới (kỷ lục, chung với Alfredo Binda, Rik van Steenbergen và Óscar Freire Gómez). Gây ấn tượng nhất là danh sách chiến thắng của ông cho các cuộc đua trong ngày lớn nhất, 5 giải gọi là "đài kỷ niệm của thể thao xe đạp", các giải mà bên cạnh ông chỉ còn có Rik van Looy và Roger de Vlaeminck là đã có thể thắng được tất cả: Ngoài ra ông cũng nổi bật trong giải đua 6 ngày được tổ chức trong nhà vào mùa đông với 17 lần đoạt giải. Năm 1972 ông đoạt kỷ lục về vận tốc ở México: với một chiếc xe đạp đua bình thường ông đã chạy 49,431 km trong vòng 60 phút. Ông 3 lần là vận động viên của thế giới (1969, 1971, 1974) và được bầu là vận động viên của thế kỷ tại Bỉ. Tiếp theo đó Liên đoàn Xe đạp Quốc tế UCI đã bình chọn ông là vận động viên đua xe đạp xuất sắc của thế kỷ thứ 20. Ngày nay Merckx là nhà kinh doanh với một thương hiệu xe đạp mang tên ông. Ngoài ra ông còn là người tổ chức và bình luận cho nhiều cuộc đua xe đạp. Con trai Axel Merckx là tay đua có nhiều thành tích cho đội tuyển Bỉ Lotto-Domo, đoạt huy chương đồng trong Thế vận hội 2004 tại Athena (Hy Lạp). Ngày 15 tháng 9 năm 2003 trạm tàu điện ngầm mang tên ông đã được khánh thành tại Brussels.
7,447
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7447
Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Thơ Tú Xương có tranh Đông Hồ về ngày Tết là: Đó cũng là lí do để chứng minh rằng tranh gỗ dân gian Đông Hồ rất phổ biến. Tại Bắc Ninh, có thể về làng tranh Đông Hồ, Song Hồ, Thuận Thành để xem tranh Tại Hà Nội, có thể xem tranh tại 19 ngõ 179 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội Dụng cụ vẽ tranh Đông Hồ. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa dành dành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô. Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in màu được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác. Các loại tranh Đông Hồ. Về thể loại, dựa vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành bảy loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt. Những thay đổi đối với thời xưa. Tranh Đông Hồ rất gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc đến hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh Đông Hồ gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngày nay tục lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu. Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán là: Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội dung tranh khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung Quốc, có những tranh mà cả hai nước đều có, song tranh Đông Hồ phát triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ. Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 25 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi đơn thuần là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. Một số khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội, [Thành phố Hồ Chí Minh] cũng về đây đặt những bức tranh khổ lớn để trang trí cho cách phòng khách, hoặc phòng ăn lớn. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường gần nhất du khách thường đi là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh) là đến phố Hồ-huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ dẫn đường xuống làng Đông Hồ. Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng: Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh". Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa. Còn "làng Mái có lịch có lề" thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy rách phải giữ lấy "lề". Chữ "lề" ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau. Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ. Ngày xưa, làng Đông Hồ có chợ tranh tấp nập dịp tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) với 5 phiên chợ vào các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Trong mỗi phiên chợ có hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra bán cho lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình mua về làm tranh treo Tết để mang phú quý, vinh hoa cho nhà mình. Sau phiên chợ tranh cuối cùng (26/12 Âm lịch) những gia đình nào còn lại tranh đều bọc kín đem cất chờ đến mùa tranh năm sau mang ra chợ bán. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng vào 3 âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
7,449
68632808
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7449
Giấy điệp
Giấy điệp là loại giấy dân gian của Việt Nam, thường được nhắc tới cùng với tranh Đông Hồ. Trong quy trình sản xuất giấy điệp, người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, rồi trộn bột đã nghiền với hồ (có lẽ là bột gạo nếp đã được nấu) rồi dùng chổi lá cây thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng, có ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
7,454
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7454
Tranh thờ Đạo giáo
Tranh phục vụ cho mục đích tôn giáo vốn rất phổ biến, tranh thờ Đạo giáo, như tên gọi của nó, được sử dụng trong các nghi lễ Đạo Giáo và là một phần trong hệ thống các đồ thờ cúng khác như mũ áo, thầy Tào, ấn, kiếm, mặt nạ...dùng trong những dịp lễ cúng. Đặc điểm. Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp, dài với dày đặc các nhân vật thần linh. Các nhân vật thần chủ này lại tuân theo một quy tắc xã hội: nhân vật nào có quyền năng lớn được vẽ to, chiếm vị trí trung tâm, và các thần ít quyền năng hơn thì được vẽ đơn giản, nhỏ. Màu sắc tranh thờ là màu tự nhiên, ít pha trộn như đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá cây... đây đó họa công còn dùng cả vàng lá, bạc lá thếp thêm vào tranh tạo nên sự quyện ấm tươi tắn - có thể dễ dàng đoán được những màu ấy trong tranh mang tính ước lệ, biểu trưng nhiều hơn là tả thực. Phong cách nghệ thuật. Một trong những điều đáng chú ý nhất là phong cách nghệ thuật Đồng Hiện và Liên Hoàn được sử dụng triệt để, tạo nên hiệu quả rất cao. Nghĩa là trong cùng một khuôn tranh, người ta bắt gặp đủ các lớp không gian, thời gian, thực và ảo khác nhau; các thần chính, thần phụ, ma quỷ và con người trên cùng một mặt tranh. Lại có những bức tranh thờ vẽ đủ cả các cảnh từ mặt đất lên bầu trời, từ núi sông tới biển cả, từ địa ngục tới tiên cảnh tùy theo trí tưởng tượng của người vẽ tranh. Điều ấy khiến không gian tranh mênh mang, thời gian trong tranh vô tận chứ không ghim chặt vào một thời điểm sáng hay chiều nào. Xét về mặt nào đó, đây là một sự giải phóng về mặt tư tưởng, là một thành công trong tư duy sáng tác của các họa công tranh thờ. Các nhân vật chính. Tranh vẽ một loạt các hình tượng nhân vật đáng chú ý khác nữa. Đó chính là những vị thần chủ như Thập điện diêm vương, Tứ đại nguyên súy, Tả Sư Hữu Thánh... và các thần phụ đi kèm. Những vị thần chủ chính thường được khắc họa nổi bật, các chi tiết tạo hình chọn lựa kỹ càng, mang tính biểu trưng cao, ví như hình ảnh những lưỡi lửa bừng bừng cháy trên thanh gươm của vị Tả Sư và con rắn xanh quấn quanh gươm của vị Hữu Thánh - trong bộ tranh đôi Tả Sư Hữu Thánh. Những hình ảnh nói trên là ví dụ về sự khái quát, cô đọng bằng đường nét: diễn tả sức mạnh bừng bừng không gì cản nổi (như ngọn lửa), thâm sâu lạnh lẽo (như nọc độc của con rắn xanh), thứ quyền lực bao trùm, mạnh mẽ khủng khiếp của hai vị quan chấp pháp. Các nhân vật phụ. Trong khi đó, các nhân vật phụ thường được vẽ không mấy cụ thể, mang những tư thế giống hệt nhau, thậm chí đôi khi là những bản sao hoàn chỉnh về sắc độ. Chính những hình tượng phụ này cũng là một điểm rất đáng lưu ý: hàng chục hình tượng vẽ lặp lại, na ná nhau, lại xếp liền tù tì thành một hàng hay nhiều hàng chồng chéo, giống như một loại họa tiết trang trí độc đáo. Đời sống tâm linh. Với các dân tộc thiểu số, người thầy cúng và các lễ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. Người thầy cúng được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được cấp sắc, được học hành. Các lễ cúng không chỉ là phong tục tập quán đối với người dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng ấy, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng (xem thêm Vai trò của Tranh thờ Đạo Giáo trong tín ngưỡng) thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Vai trò trong tín ngưỡng. Tranh thờ nằm trong một hệ thống các đồ thờ. Trong sinh hoạt thường ngày, người dân miền núi phía Bắc không dùng tranh để trang trí nơi ăn ở của mình, không chỉ tranh mà tượng hay các tác phẩm điêu khắc cũng vậy. Tranh thờ Đạo giáo - do các họa công tranh thờ vẽ và sao chép - nằm trong một hệ thống các đồ dành cho thờ cúng như áo choàng mũ, kiếm cúng, lệnh bài, mặt nạ, nhạc cụ, sách cúng... Những vật này thuộc sở hữu của thầy Tào và chỉ được bày ra trong mỗi dịp lễ cúng. Các quy tắc bảo vệ sự linh thiêng của tranh thờ. Các thầy Tào có những quy tắc bảo vệ sự linh thiêng của bộ tranh thờ rất chặt chẽ: Vai trò của thầy Tào. Với các dân tộc thiểu số, thầy Tào và các lễ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. Người thầy cúng được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được cấp sắc, được học hành. Các lễ cúng không chỉ là phong tục tập quán đối với người dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng ấy, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào.
7,455
770800
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7455
Thành Hưng Hóa
Thành Hưng Hóa xưa là lỵ sở của đạo thừa tuyên Hưng Hóa, sau đổi là trấn Hưng Hóa (thời Lê Trung hưng), rồi tỉnh Hưng Hóa (thời nhà Nguyễn). Thành nằm ở ven bờ đầm Dị Nậu thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Lịch sử. Tháng 6 âm lịch Năm Quang Thuận thứ bảy (1466) triều Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông chia nước Đại Việt thành 13 đạo thừa tuyên thì Hưng Hóa là một trong 13 đơn vị hành chính đó. Những đạo còn lại từ nam ra bắc là Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, và phủ Trung Đô. Sang thời nhà Nguyễn, phân chia hành chính thay đổi và đạo thừa tuyên Hưng Hóa chuyển thành tỉnh Hưng Hóa. Thành Hưng Hóa được dùng làm tỉnh lỵ, đặt các dinh phủ của quan sở tại. Ngày 10 tháng 4 năm 1884 (tức 15 tháng 3 âm lịch), tại khu vực thành Hưng Hóa đã diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt giữa quân Pháp và liên quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Kế Viêm, Nguyễn Quang Bích cùng với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Sách "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim viết: Ngày 19 tháng 4 lực lượng chính quy của Pháp rút về Hà Nội, chỉ để lại một số ít đóng đồn tại Hưng Hóa. Ngày 1 tháng 5 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Hưng Hóa.
7,459
565435
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7459
Mỹ thuật nguyên thủy và cổ đại
Mỹ thuật thời kỳ nguyên thủy và cổ đại có thể được chia thành hai thời kỳ là Mỹ thuật thời nguyên thủy kéo dài từ khoảng 40.000 đến 10.000 năm trước công nguyên (TCN) và thời kỳ tiếp theo là Mỹ thuật thời cổ đại với đặc trưng nổi bật thuộc về nền văn minh Ai Cập. Bài này chỉ trình bày những nhận định tổng quát chung về mỹ thuật của các thời kỳ đó. Mỹ thuật thời nguyên thủy. Đặc điểm nghệ thuật. Mỹ thuật ở thời kỳ này tồn tại dưới ba hình thức: hội họa, điêu khắc và kiến trúc và mang các tính chất sau: Mỹ thuật cổ đại. Đặc điểm nghệ thuật. Tồn tại đủ ba hình thức: hội họa, kiến trúc và điêu khắc.
7,460
874327
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7460
Nguyễn Sinh Sắc
Nguyễn Sinh Sắc (chữ Nho: 阮生色, còn gọi là Nguyễn Sinh Huy; sách báo thường gọi bằng tên cụ Phó bảng; cụ Sắc, 1862–30 tháng 12, 1929) là cha ruột của Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên - Hồ Chí Minh. Gia đình và sự nghiệp. Nguyễn Sinh Sắc là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm (người Thanh Chương, Nghệ An) và bà Hà Thị Hy làm nghề hát rong. Theo gia phả dòng họ Hà thì Ông tổ của Nguyễn Sinh Nhậm là Nguyễn Bá Phổ ở làng Kim Liên (làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An), đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin đổi chữ lót họ mình thành Nguyễn Sinh. Dòng họ này về sau có người đỗ đạt, thành danh. Đến thế hệ thứ 9 chia thành nhiều nhánh, có người đến Mậu Tài cùng huyện. Ông Nguyễn Sinh Nhậm (tức Nguyễn Sinh Vượng) sinh trưởng trong gia đình khá giả ở làng Sen, được học hành, lớn lên lấy vợ, sinh ra Nguyễn Sinh Trợ (tức Thuyết); chẳng bao lâu vợ mất. Tự mình nuôi con trưởng thành, ông Nhậm lấy vợ lẽ là bà Hà Thị Hy. Năm Nhâm Tuất 1862 (có tài liệu là 1863), bà Hy sinh ra Nguyễn Sinh Sắc. Một năm sau khi sinh, ông Nhậm mất. Ít lâu sau, bà Hà Thị Hy cũng qua đời, Nguyễn Sinh Sắc về ở với gia đình anh trai là ông Nguyễn Sinh Thuyết. Ông được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế cũng như gả con gái đầu của mình là Hoàng Thị Loan, một trong hai con gái làm vợ (cô kia là Hoàng Thị An). Lúc này ông 18 tuổi còn bà Loan 13 tuổi. Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898. Nhờ sự vận động của ông Hồ Sĩ Tạo, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được nhận vào học Quốc Tử Giám ở Huế. Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, với tư cách là một quan chức của triều đình Huế, ông còn tham dự Hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900. Ngày 22 tháng 12 năm Canh Tý (10 tháng 2 năm 1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Ông đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu Phó bảng. Ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909. Tháng 5 năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Trong một lần truyền đánh đòn những người chống việc nộp thuế và sau này có một trong số họ qua đời, ông bị kiện lên cấp trên, vụ việc sau đó đến tai nhà vua Duy Tân. Vì vậy ngày 19 tháng 5 năm 1910, ông bị đưa về kinh xét xử vì các tội: - Để tù chính trị phạm vượt ngục - Hà khắc với hào lý - Bênh vực dân đen - Không thu đủ thuế. Dù biện hộ rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình nhà Nguyễn ra sắc chỉ ngày 17 tháng 9 năm 1910 phạt đánh 100 trượng. Nhờ có Thượng thư Hồ Đắc Trung, các ông Cao Xuân Dục và Đào Tấn cùng dập đầu xin vua, hình phạt này được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và sa thải. Ngày 26 tháng 2 năm 1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, cùng Nguyễn Tất Thành xuống Mỹ Tho gặp Phan Châu Trinh (một người bạn của ông đang hoạt động cách mạng, cũng là người có nhiều quan điểm giống ông), lúc này Phan Châu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ, rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh Phật, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc. Ông từ trần ngày 27 tháng 11 năm 1929. Phần mộ của ông hiện nằm ở 123/1 đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông có năm người con, 4 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận, thường gọi là Xin, mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ ba của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai người con là bà Nguyễn Thị Thanh và Hồ Chí Minh đều không có con, ông Khiêm có ba người con nhưng đều mất sớm. Khu di tích. Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh. Với diện tích 10 ha, khu di tích gồm có: khu mộ Nguyễn Sinh Sắc (gồm phần mộ chính và hồ sen, đài sen); nhà trưng bày giới thiệu về thân thế và cuộc đời của ông; nhà sàn Bác Hồ (được xây dựng giống như ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội với tỉ lệ 1:1), v.v... Hằng năm, lượng người từ khắp nơi kéo về nơi đây để tham quan và tìm hiểu lịch sử ngày càng tăng, làm cho nơi đây trở thành một di tích lịch sử quan trọng và nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Di tích Huyện đường Bình Khê (nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) được xếp hạng năm 2000. Đầu năm 2014, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê.
7,461
821313
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7461
Bảo Ninh
Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Tiểu sử. Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo "Văn nghệ Trẻ". Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997. Tác phẩm. Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không hề lên án phía bên kia. Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là "Thân phận của tình yêu"; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: "Nỗi buồn chiến tranh". Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh, trong đó truyện "Khắc dấu mạn thuyền" đã được dựng thành phim. Truyện ngắn "Bội phản" trong tập truyện "Văn Mới" do Nhà xuất bản Văn học xuất bản, cũng đã được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các nhân vật.
7,462
70511197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7462
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp vào giữa năm 1946 để công nhận một nước Việt Nam độc lập không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ - là ngày được gọi là "Toàn quốc kháng chiến". Câu nói "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự "hy sinh vì nền độc lập" của đất nước Việt Nam. Hoàn cảnh Trước khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cho là đã tìm mọi cách "cứu vãn hòa bình", chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ Việt–Pháp 6/3/1946 và Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 lần lượt được ký kết, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân của Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước. Pháp liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là Toàn quốc kháng chiến. Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ, Bác đã viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Văn bản này đã được Trường Chinh chỉnh sửa một số chi tiết trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc. Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phát đi "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". Nội dung. Nội dung toàn văn của "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đã được in trong "Hồ Chí Minh toàn tập", Tập 15, trang 130, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 như sau:
7,468
68881261
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7468
Hiệu ứng Hall
Hiệu ứng Hall là một hiệu ứng vật lý được thực hiện khi áp dụng một từ trường vuông góc lên một bản làm bằng kim loại hay chất bán dẫn hay chất dẫn điện nói chung (thanh Hall) đang có dòng điện chạy qua. Lúc đó người ta nhận được hiệu điện thế (hiệu thế Hall) sinh ra tại hai mặt đối diện của thanh Hall. Tỷ số giữa hiệu thế Hall và dòng điện chạy qua thanh Hall gọi là điện trở Hall, đặc trưng cho vật liệu làm nên thanh Hall. Hiệu ứng này được khám phá bởi Edwin Herbert Hall vào năm 1879. (tác động của lực chân không h=π*1/325147) 1cm=1000mtimet . Cơ chế. Hiệu ứng Hall được giải thích dựa vào bản chất của dòng điện chạy trong vật dẫn điện. Dòng điện này chính là sự chuyển động của các điện tích (ví dụ như electron trong kim loại). Khi chạy qua từ trường, các điện tích chịu lực Lorentz bị đẩy về một trong hai phía của thanh Hall, tùy theo điện tích chuyển động đó âm hay dương. Sự tập trung các điện tích về một phía tạo nên sự tích điện trái dầu ở 2 mặt của thanh Hall, gây ra hiệu điện thế Hall. Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trường là: với "VH" là hiệu thế Hall, "I" là cường độ dòng điện, "B" là cường độ từ trường, "d" là độ dày của thanh Hall, "e" là điện tích của hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall, và "n" mật độ các hạt này trong thanh Hall. Công thức này cho thấy một tính chất quan trọng trong hiệu ứng Hall là nó cho phép phân biệt điện tích âm hay dương chạy trong thanh Hall, dựa vào hiệu thế Hall âm hay dương. Hiệu ứng này lần đầu tiên chứng minh rằng, trong kim loại, electron chứ không phải là proton được chuyển động tự do để mang dòng điện. Điểm thú vị nữa là, hiệu ứng cũng cho thấy trong một số chất (đặc biệt là bán dẫn), dòng điện được mang đi bởi các lỗ trống(có điện tích tổng cộng là dương) chứ không phải là electron đơn thuần. Khi từ trường lớn và nhiệt độ hạ thấp, có thể quan sát thấy hiệu ứng Hall lượng tử, thể hiện sự lượng tử hóa điện trở của vật dẫn. Với các vật liệu sắt từ, điện trở Hall bị tăng lên một cách dị thường, được biết đến là hiệu ứng Hall dị thường, tỷ lệ với độ từ hóa của vật liệu. Cơ chế vật lý của hiệu ứng này hiện vẫn còn gây tranh cãi. Ứng dụng. Hiệu ứng Hall được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị đo, đầu dò. Các thiết bị này thường phát ra tín hiệu rất yếu và cần được khuếch đại. Đầu thế kỷ 20, các máy khuếch đại dùng bóng chân không quá tốn kém, nên các đầu đo kiểu này chỉ được phát triển từ khi có công nghệ vi mạch bán dẫn. Ngày nay, nhiều "đầu dò hiệu ứng Hall" chứa sẵn các máy khuếch đại bên trong. Đo cường độ dòng điện. Hiệu ứng Hall nhạy cảm với từ trường, mà từ trường được sinh ra từ một dòng điện bất kỳ, do đó có thể đo cường độ dòng chạy qua một dây điện khi đưa dây này gần thiết bị đo. Thiết bị có 3 đầu ra: một dây nối đất, một dây nguồn để tạo dòng chạy trong thanh Hall, một dây ra cho biết hiệu thế Hall. Phương pháp đo dòng điện này không cần sự tiếp xúc cơ học trực tiếp với mạch điện, hầu như không gây thêm điện trở phụ của máy đo trong mạch điện, và không bị ảnh hưởng bởi nguồn điện (có thể là cao thế) của mạch điện, tăng tính an toàn cho phép đo. Có vài cách để đưa dây điện mang dòng vào gần thiết bị đo như sau: Cuốn dòng cần đo. Dòng điện cần đo có thể được cuốn quanh thiết bị đo. Các độ nhạy ứng với các cường độ dòng điện khác nhau có thể được thay đổi bằng số vòng cuốn quanh thiết bị đo. Phương pháp này thích hợp cho các ampe kế lắp vĩnh cửu vào cùng mạch điện. Kẹp vào dòng cần đo. Thiết bị được kẹp vào dây dẫn điện. Phương pháp này dùng trong kiểm tra đo đạc, không lắp vĩnh cửu cùng mạch điện. Tính nhân. Về cơ bản ứng dụng này dựa vào công thức của hiệu ứng Hall: hiệu thế Hall là tích của cường độ dòng điện (tỷ lệ với hiệu điện thế áp dụng lên thanh Hall, nhờ định luật Ohm) với cường độ từ trường (có thể được sinh ra từ một cuộn cảm, tỷ lệ với hiệu điện thế áp dụng lên cuộn cảm). Đo công suất điện. Công suất tiêu thụ của một mạch điện là tích của cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên mạch. Vậy có thể đo công suất này bằng cách đo dòng điện (như mô tả ở trên) đồng thời với việc dùng hiệu điện thế của mạch điện để nuôi dòng qua thanh Hall. Phương pháp như vậy có thể được cải tiến để đo công suất dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt dân dụng. Nó thường chính xác hơn các thiết bị truyền thông và ít gây cản trở dòng điện Xác định vị trí và chuyển động. Hiệu ứng Hall có thể dùng để xác định vị trí cơ học. Các thiết bị kiểu này không có một chi tiết cơ học chuyển động nào và có thể được chế tạo kín, chịu được bụi, chất bẩn, độ ẩm, bùn lầy... Điều này giúp các thiết bị này có thể đo đạc vị trí tiện hơn dụng cụ quang học hay cơ điện. Khởi động ô-tô. Khi quay ổ khóa khởi động ô tô, một nam châm gắn cùng ổ khóa quay theo, gây nên thay đổi từ trường, được cảm nhận bởi thiết bị dùng hiệu ứng Hall. Phương pháp này tiện lợi vì nó không gây hao mòn như phương pháp cơ học khác. Dò chuyển động quay. Việc dò chuyển động quay tương tự như trên rất có ích trong chế tạo hệ thống hãm phanh chống trượt nhạy bén hơn của ô tô, giúp người điều khiển xe dễ dàng hơn. Lịch sử khám phá. Năm 1878, Edwin Herbert Hall, khi đang là sinh viên của trường Đại học Johns Hopkins, đọc quyển sách "Luận về thuyết Điện từ" viết bởi James Clerk Maxwell. Ông đã thắc mắc với giáo sư của mình là Henry Rowland về một nhận xét của Maxwell rằng "lực điện từ đặt lên dây dẫn không tác dụng trực tiếp lên dòng điện mà tác động lên dây dẫn mang dòng điện đó". Rowland cũng nghi ngờ tính xác thực của kết luận đó nhưng những kiểm tra bằng thực nghiệm của ông đã không mang lại kết quả phản bác. Hall quyết định tiến hành nhiều thí nghiệm và cũng đã thất bại. Cuối cùng, ông làm lại thí nghiệm của Rowland, nhưng thay thế dây dẫn kim loại trong thí nghiệm này bằng một lá vàng mỏng. Hall đã nhận thấy từ trường làm thay đổi sự phân bố điện tích trong lá vàng và làm lệch kim của điện kế nối với các mặt bên của nó. Thí nghiệm đã không chỉ thỏa mãn thắc mắc của Hall về nhận xét của Maxwell, mà đã khẳng định bản chất dòng điện trong kim loại. Ngày nay, ta biết là điều kiện thí nghiệm thời ấy chỉ tạo được từ trường yếu và hiệu ứng chỉ quan sát được khi kim loại dẫn điện rất tốt như vàng. Hall đã đi đúng hướng khi sử dụng vàng trong thí nghiệm của mình, để khám phá ra một hiệu ứng cơ bản trong vật lý chất rắn hiện đại. Phát hiện này cũng đã mang lại cho Hall một vị trí tại trường Đại học Harvard. Công trình của ông được xuất bản năm 1879. Năm 1881, sách của Maxwell được tái bản lần hai với chú thích: "Ông Hall đã phát hiện rằng một từ trường ổn định có thể làm thay đổi chút ít sự phân bố dòng điện trong phần lớn các dây dẫn, vì vậy tuyên bố của Maxwell chỉ được xem như là gần đúng." Hiệu ứng Hall không chỉ được ứng dụng trong nhiều ngành công nghệ từ cuối thế kỷ 20, mà còn là tiền đề cho các khám phá tương tự cùng thời kỳ này như hiệu ứng Hall lượng tử, một hiệu ứng đã mang lại giải thưởng Nobel vật lý cho người khám phá ra nó.
7,470
851946
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7470
Rau răm
Rau răm (danh pháp hai phần: Persicaria odorata) là một loài thực vật ăn được thuộc họ Polygonaceae - họ Thân đốt hay họ Rau răm). Mô tả. Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là "Vietnamese mint"(?), "Vietnamese cilantro", "Vietnamese coriander"(?) hay "Cambodian mint", tiếng Đan Mạch là "Vietnamesisk koriander" (?) v.v. Có tên gọi như vậy là do lá và thân non của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam - mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh. Rau răm còn là một trong những thành phần chính của bánh tráng trộn (1 món ăn vặt đường phố của Việt Nam). Đặc điểm. Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể cao từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn. Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt. Ở Việt Nam răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên. Rau răm có thể sinh trưởng tốt trong mùa hè ở vùng khí hâu ôn đới châu Âu. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt. Thành phần chính. Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu. Sử dụng ở khu vực Đông Nam Á. Tại Singapore và Malaysia, lá rau răm thái nhỏ là thành phần thiết yếu của món súp "laksa", người ta dùng nhiều đến mức tên gọi theo tiếng Malay "daun laksa" có nghĩa là "lá laksa". (Tên gọi rau răm theo tiếng Malay là "Daun kesum" hay "Daun lak") Chưa có nghiên cứu khoa học nào đo được tác động của rau răm lên ham muốn tình dục. Theo truyền thống, ở Việt Nam, các loại thảo dược được cho là kiềm chế ham muốn tình dục. Có một câu nói trong tiếng Việt, "rau răm, giá sống", trong đó đề cập đến niềm tin phổ biến rằng rau răm làm giảm ham muốn tình dục, trong khi giá đậu có tác dụng ngược lại. Nhiều tu sĩ Phật giáo trồng rau răm trong khu vườn riêng của họ và ăn nó thường xuyên, để giúp họ sống trong đời sống độc thân Rau răm và văn hóa Việt Nam. Vì là một loại rau phổ biến, rau răm có mặt trong vài câu ca dao Việt Nam như:
7,477
70548101
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7477
Trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn (hay hột vịt lộn) là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam... và vẫn được quan niệm ở các nước phương Đông coi là món ăn bổ dưỡng. Trứng được bán rong hoặc tại các góc phố, các hàng ăn nhỏ. Món ăn này cũng được ưa chuộng ở một số nước châu Á khác như là Trung Quốc, Philippines và Campuchia, tuy cách chế biến có khác nhau một chút. Tại Trung Quốc, nó được gọi là áp tử đản (), phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Trong khi đó, Thái Lan gọi trứng vịt lộn là khày khao (), thường được ăn khi luộc hoặc đem nướng chín với mỡ cùng hành lá. Trứng vịt lộn tại Việt Nam thường là phôi thai vịt từ 9 đến 11 ngày tuổi, luôn được ăn cùng rau răm, gừng thái chỉ và muối khô vắt thêm chanh hoặc quất, một số địa phương khác còn ăn kèm với đồ chua ngọt. Bên cạnh đó còn có các món biến thể khác như trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn chiên, trứng gà lộn và trứng cút lộn. Tại Philippines, trứng vịt lộn (gọi là "Balut" theo tiếng địa phương) và được thưởng thức rộng rãi ở tại mọi tầng lớp nhân dân,có điều trứng thường chỉ được ấp đến 7 ngày và không dùng rau răm. Chế biến. Trứng vịt khi phôi thành hình: rửa sạch trứng, luộc lên, để sôi kỹ 8 phút, tắt bếp và để nguyên đó 20 phút, rồi mới lấy ra, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng. Các gia vị phổ biến đi kèm là rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu chanh hoặc muối tiêu vắt nước tắc (quất), và dấm ớt. Thưởng thức. Mỗi vùng miền khác nhau có cách thưởng thức trứng vịt lộn khác nhau. Tại Hà Nội quả trứng được gỡ khỏi vỏ và bỏ ngay vào bát nhỏ, dùng thìa xắn, ăn bình thường. Tại Sài Gòn, trứng sau khi luộc chín được đặt trên một cái chung nhỏ, đầu to của trứng hướng lên trên, sau đó chỉ việc dùng thìa bóc vỏ ở đầu trên của trứng, rồi ăn với các gia vị đi kèm. Đây cũng là món nhậu rất được người miền Nam ưa chuộng. Tại Đà Nẵng, phần gia vị ăn kèm cũng có khác hơn so với những vùng miền khác. Người ta thường làm nước mắm và đu đủ chua ngọt, thêm vào những gia vị cay và nóng như rau răm, ớt hiểm, gừng để giảm vị tanh của trứng. Tại Phan Thiết, ngoài các gia vị thông dụng, người ta còn ăn kèm trứng vịt lộn với đồ chua ngọt làm từ cà rốt và củ cải. Cách thức ăn thì giống như của miền Bắc và miền Nam. Khách du lịch phương Tây và những người lần đầu nhìn thấy và ăn thử trứng vịt lộn thường thấy e ngại và không dám ăn trứng vịt lộn. Nguyên nhân có lẽ là con vịt trong quả trứng đã hình thành rõ ràng đủ hết mọi bộ phận, lông cánh khiến họ thấy kinh sợ, đến nỗi món ăn này thường xuyên xuất hiện trong chương trình thử thách lòng can đảm Fear Factor (chương trình TV mà người tham gia còn phải ăn giun xay và các thứ tương tự khác). Ngoài ra trứng vịt lộn còn xuất hiện 2 lần trong , 1 lần trong . Dinh dưỡng. Trứng là một hệ thống gần như khép kín tạo nên một quả trứng tươi và một quả trứng vịt lộn sẽ tương đồng về tỷ lệ các nguyên tố,sự khác biệt ở đây là biến đổi cấu trúc của các đại phân tử. Nhiều người thường có quan niệm cho rằng trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà hoặc trứng vịt thông thường.Tuy vậy,xét trên một quả trứng thì giữa chúng chênh lệch nhau không đáng kể,xét tổng thể thì chúng có cùng giá trị dinh dưỡng. Ở Phillippines và Đông Nam Á, trứng vịt/gà lộn là thức ăn phổ biến. Trứng được ăn sau khi được luộc.Có nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau về trứng lộn vì nó có thể là trứng gà lộn hoặc trứng vịt lộn.Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng cho trứng gà lộn hoặc trứng vịt lộn là gần như nhau. Giai thoại. Vào thời vua Minh Mạng, tháng 10 năm 1822, triều đình nhà Nguyễn đã chiêu đãi đại sứ Anh John Crawfurd một bữa tiệc trong đó có món trứng lộn. Ba tô trứng lộn (hatched eggs – có thể là trứng vịt lộn hoặc gà lộn) và đã được vị đại sứ chú ý. Khi ông hỏi cậu phục vụ người Nam Kỳ, cậu ta đã rất "ngây thơ" (naïveté) nói rằng hột vịt lộn là một cao lương mĩ vị nằm ngoài tầm với của dân nghèo, chỉ được dùng cho những người đặc biệt. Thực tế, Crawfurd sau đó được biết, trứng lộn được bày bán khá phổ biến ngoài chợ với giá chỉ đắt hơn 30% so với trứng tươi. Ông cho rằng, khi người ta mới vừa mời tiệc nhau, thì trứng được đem cho gà ấp, sau 10-12 ngày, trứng sẽ chín, và lúc đãi tiệc, nó sẽ rất hợp khẩu vị của một người Việt sành ăn.
7,478
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7478
Miến
Miến hay bún tàu là loại thực phẩm dạng sợi khô, được chế biến từ bột khoai lang, bột dong, bột đậu xanh hoặc bột sắn, bán thành từng bó khoảng 1 lạng. Sợi miến làm từ bột dong thường ngon hơn: dai, trong, không "trương" lên trong lúc ăn. Nói chung, miến là một thứ đồ ăn khô sơ chế phổ biến trong các hàng quán ăn nhanh lẫn trong gia đình Việt Nam, chỉ đứng sau bún. Ở các thành phố lớn, miến cũng góp mặt trong các món ăn đường phố thông dụng như miến ngan, miến cua, miến lươn, miến trộn Hàn Quốc... Từ nguyên. Từ "miến" (chữ Hán: 麵) trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung "miến" 麵 có nghĩa là loại thức ăn dạng sợi làm từ bột, khi ăn cần phải trụng nước sôi, nhưng trong tiếng Việt "miến" lại được dùng để chỉ riêng một dạng của thức ăn này. Miến trong tiếng Trung được gọi là "粉絲" (Hán-Việt: "phấn ti") hoặc "粉條" ("phấn điều"). Chế biến. Khi ăn rửa qua cho sạch và trụng trong nồi nước dùng, rồi bỏ trực tiếp vào bát. Thưởng thức trong ngày lễ, tết, cúng, giỗ ở các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam không thể nào thiếu bát miến măng khô nấu cùng với lòng gà, mộc nhĩ, nấm hương và các gia vị khác. Có thể ăn chan với cơm tẻ, có thể ăn không. Trong món nem, người ta cũng cắt nhỏ miến trộn vào.
7,486
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7486
Danh sách bệnh có liên quan đến dioxin
Trang này là trang liệt kê và sẽ được cập nhật thường xuyên. Do vậy, thông tin trên đây có thể thay đổi theo các lần cập nhật.
7,488
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7488
Ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho (bao gồm cả ho ra máu), sụt cân, khó thở, và đau ngực. Đa phần các ca ung thư phổi (85%) có nguyên nhân bắt nguồn từ việc hút thuốc lá trong một thời gian dài. Khoảng 10–15% trường hợp còn lại bệnh xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc. Đối với những trường hợp này, nguyên nhân là do sự kết hợp của các nhân tố di truyền, việc tiếp xúc trực tiếp với khí radon, amiăng, hút thuốc thụ động, hay không khí ô nhiễm. Ung thư phổi có thể quan sát qua những tấm ảnh X quang ngực và chụp cắt lớp vi tính (CT). Cách thức chẩn đoán là làm sinh thiết và thường được thực hiện bằng nội soi phế quản hay theo chỉ dẫn của chụp cắt lớp. Phương pháp phòng bệnh là tránh các nhân tố nguy cơ như khói thuốc và không khí ô nhiễm. Việc điều trị và kết quả lâu dài phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh (mức độ lây lan của khối u), và sức khỏe của người bệnh. Đa số trường hợp là không thể chữa khỏi. Các phương pháp chữa trị phổ biến gồm có phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ đôi khi áp dụng phương pháp phẫu thuật, còn với ung thư phổi tế bào nhỏ thì hóa trị và xạ trị thường đạt hiệu quả tốt hơn. Tính trên phạm vi toàn thế giới trong năm 2012, số ca mắc ung thư phổi là 1,8 triệu, trong đó 1,6 triệu người đã tử vong. Điều này làm cho ung thư phổi là loại ung thư khiến số nam giới tử vong là cao nhất và số nữ giới tử vong là cao thứ nhì sau ung thư vú. Độ tuổi chẩn đoán thường gặp nhất là 70. Tại Mỹ, 17,4% số bệnh nhân sống sót sau năm năm kể từ thời điểm xác định mắc bệnh, còn đối với những nước đang phát triển kết quả về mặt trung bình là kém hơn. Dấu hiệu và triệu chứng. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể là của ung thư phổi bao gồm: Nếu ung thư phát triển ở đường thở, nó có thể chặn dòng khí lưu thông, gây ra chứng khó thở. Sự cản trở này có thể dẫn tới việc tích lũy chất bài tiết phía sau chỗ tắc, qua đó mở đường cho viêm phổi. Tùy thuộc vào loại khối u, hội chứng cận ung thư (paraneoplastic syndrome) có thể là dấu hiệu thu hút sự chú ý ban đầu đến căn bệnh. Đối với ung thư phổi, những hiện tượng này có thể bao gồm chứng tăng calci huyết, hội chứng tăng tiết hormone chống bài niệu không phù hợp (SIADH, nước tiếu đậm đặc và máu loãng một cách bất thường), hormon vỏ thượng thận (ACTH) sản xuất lệch vị trí, hội chứng nhược cơ Lambert–Eaton (cơ bắp yếu đi do rối loạn tự miễn dịch). Các khối u trên đỉnh phổi, biết đến với tên gọi khối u Pancoast, có thể xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, dẫn tới hội chứng horner (sụp mí mắt và co đồng tử cùng bên) và gây tổn hại đến đám rối thần kinh cánh tay (brachial plexus). Phần lớn các triệu chứng của ung thư phổi (chán ăn, sụt cân, sốt, mệt mỏi) là không đặc biệt. Đối với nhiều người, vào thời điểm họ phát hiện ra những dấu hiệu bệnh tật và đi tìm sự chăm sóc y tế, khối u đã lan ra ngoài địa điểm khởi phát. Các triệu chứng có thể báo hiệu quá trình di căn đã xuất hiện bao gồm sụt cân, đau xương và các triệu chứng về thần kinh (đau đầu, ngất xỉu, co giật, yếu chi). Những địa điểm khối u lan sang thường gặp đó là não, xương, tuyến thượng thận, lá phổi còn lại, gan, màng ngoài tim, và thận. Khoảng 10% số ca ung thư phổi không thấy những triệu chứng khi chẩn đoán, những trường hợp này bệnh tình cờ phát hiện nhờ việc chụp X quang ngực định kỳ. Nguyên nhân. Ung thư phát triển từ tổn thương DNA về mặt di truyền và những sự biến đổi ngoại di truyền (epigenetic). Những đột biến này ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của tế bào, bao gồm sự tăng sinh tế bào, quá trình chết theo chương trình của tế bào (apoptosis) và sửa chữa DNA. Tổn thương tích lũy càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư càng tăng lên. Hút thuốc. Hút thuốc, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết, như là benzo(a)pyren, NNK, buta-1,3-dien, và một đồng vị phóng xạ của poloni đó là poloni-210. Tại các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%. Hút thuốc cũng là nguyên nhân của khoảng 85% số ca mắc bệnh. Việc hít phải khói thuốc từ một người khác đang hút thuốc, hay thường được gọi là hút thuốc thụ động, là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Các nghiên cứu tới từ Mỹ, châu Âu, và Anh đã cùng nhất quán chỉ ra mức độ rủi ro là gia tăng đáng kể đối với những trường hợp hút thuốc thụ động. Nguy cơ mắc bệnh đối với những người sống cùng với người hút thuốc tăng lên từ 20–30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16–19%. Các nghiên cứu chỉ ra khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy (sidestream smoke) nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào (mainstream smoke). Khói cần sa cũng chứa nhiều chất gây ung thư tương tự như khói thuốc lá. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa việc hút cần sa và nguy cơ mắc ung thư phổi là không rõ ràng. Một cuộc xem xét lại thực hiện năm 2013 đã không tìm thấy sự gia tăng nguy cơ từ việc dùng cần sa ít đến trung bình. Tuy nhiên đợt kiểm tra năm 2014 lại chỉ ra hút cần sa làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư phổi. Khí Radon. Radon là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra từ hoạt động phân rã chất phóng xạ radi là sản phẩm phân rã của urani và được tìm thấy trong lớp vỏ Trái Đất. Các sản phẩm phân rã của quá trình phóng xạ ion hóa vật chất di truyền, gây ra những sự đột biến mà đôi khi chuyển đổi thành ung thư. Tại Mỹ, Radon là nguyên nhân gây ra ung thư phổi phổ biến thứ hai khiến khoảng 21.000 người tử vong mỗi năm. Mức độ tập trung khí Radon tăng lên mỗi 100 Bq/m³ thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên từ 8–16%. Hàm lượng khí Radon có sự khác biệt tùy vào khu vực và thành phần đất đá ở dưới mặt đất. Amiăng. Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi. Đối với những người hút thuốc có tiếp xúc với amiăng, nguy cơ mắc bệnh tăng tới 45 lần. Ngoài ra amiăng còn có thể gây ra ung thư màng phổi, được gọi là u trung biểu mô màng phổi (khác với ung thư phổi). Ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ. Lượng nitơ dioxide trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%. Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1–2% số trường hợp mắc ung thư phổi. Có bằng chứng tạm thời ủng hộ rằng ô nhiễm không khí trong nhà liên quan tới việc đốt củi, than, phân hay tàn dư thực vật phục vụ cho nấu nướng hay sưởi ấm trong gia đình làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Phụ nữ tiếp xúc (phơi nhiễm) với khói than trong nhà có nguy cơ khoảng chừng gấp đôi và các sản phẩm phụ của việc đốt cháy sinh khối là, hoặc bị nghi ngờ là tác nhân gây ung thư. Nguy cơ này ảnh hưởng đến khoảng 2,4 tỉ người trên toàn cầu và người ta tin rằng nó là nguyên nhân của 1,5% số ca tử vong do ung thư phổi. Di truyền. Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân tới từ các yếu tố di truyền. Một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần. Điều này khả năng là do sự kết hợp gen. Tính đa hình của các nhiễm sắc thể 5, 6 và 15 có tác động đến nguy cơ mắc ung thư phổi. Nguyên nhân khác. Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn nhiều yếu tố khác có mối liên hệ với ung thư phổi, như các chất (hóa học), nghề nghiệp, và kiểu tình trạng tiếp xúc với môi trường. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phát biểu rằng có "bằng chứng đầy đủ" chỉ ra các yếu tố dưới đây là tác nhân gây ra ung thư ở phổi: Sự phát sinh. Tương tự như nhiều loại ung thư khác, ung thư phổi khởi nguồn từ sự hoạt hóa các gen gây ung thư (oncogene) hoặc sự bất hoạt các gen ức chế khối u (hay gen chống ung thư, antioncogene). Các tác nhân gây ung thư gây ra đột biến ở những gen này, qua đó mở đường cho sự phát triển của bệnh. Những đột biến trong gene tiền ung thư (proto-oncogene) "K-ras" là nguyên nhân của 10–30% số ca ung thư biểu mô tuyến phổi. Khoảng 4% số trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có liên quan tới gen tổ hợp tyrosine kinase EML4-ALK. Những đột biến ngoại di truyền (epigenetic); như sự biến đổi quá trình metyl hóa DNA, sự sửa đổi đuôi histon, hay sự điều chỉnh microRNA; có thể làm cho các gen ức chế khối u ngừng hoạt động. Thụ thể yếu tố tăng trưởng thượng bì (EGFR) điều chỉnh quá trình tăng sinh tế bào, quá trình chết theo chương trình của tế bào (apoptosis), tân sinh mạch (angiogenesis), và sự xâm lấn của khối u. Những đột biến và khuếch đại EGFR thường gặp ở ung thư phổi không phải tế bào nhỏ cung cấp cơ sở cho việc điều trị bằng các chất ức chế EGFR. Thụ thể HER2/neu ít bị ảnh hưởng thường xuyên. Các gen thường bị đột biến hay khuếch đại khác là "c-MET", "NKX2-1", "LKB1", "PIK3CA", và "BRAF". Cho tới nay con người chưa hiểu biết hết về các dòng tế bào gốc. Cơ chế có thể liên quan tới sự hoạt hóa một cách bất thường các tế bào gốc. Trong đường thở gần (hay đường dẫn khí, [proximal airways—tạm dịch], khí quản—phần gần nhất với đỉnh của cây hô hấp), các tế bào gốc biểu hiện keratin 5 nhiều khả năng bị tác động và thường dẫn tới ung thư phổi tế bào vảy (ung thư biểu mô tế bào vảy của phổi). Trong đường thở giữa (middle airways), các tế bào gốc liên quan bao gồm tế bào club (ban đầu được biết đến với tên gọi tế bào Clara) và tế bào biểu mô thần kinh biểu lộ protein chế tiết của tế bào club. Ung thư phổi tế bào nhỏ có thể có nguồn gốc từ những dòng tế bào này hoặc tế bào thần kinh nội tiết, và có thể biểu hiện glycoprotein CD44. Sự di căn của ung thư phổi đòi hỏi quá trình chuyển đổi kiểu tế bào từ biểu mô thành trung mô. Điều này có thể xảy ra thông qua sự hoạt hóa các đường truyền tín hiệu như Akt/GSK3Beta, MEK-ERK, Fas, và Par6. Chẩn đoán. Chiếu chụp lồng ngực bằng tia X là một trong những bước khảo sát đầu tiên nếu người bệnh thông báo các triệu chứng có thể là của ung thư phổi. Việc làm này có thể tiết lộ một trung thất khuếch trương dễ quan sát, tình trạng xẹp phổi, viêm phổi hoặc tràn dịch màng phổi. Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) thường được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về loại bệnh và mức độ bệnh. Nội soi phế quản hoặc làm sinh thiết theo chỉ dẫn CT thường được dùng để lấy mẫu khối u phục vụ cho việc khám nghiệm mô (mô bệnh học). Ung thư phổi thường xuất hiện với hình ảnh một nốt phổi đơn độc (SPN) trên ảnh X quang chụp lồng ngực. Tuy nhiên, phạm vi chẩn đoán phân biệt là rộng. Dấu hiệu này cũng có ở nhiều loại bệnh khác như lao, nhiễm nấm, ung thư di căn hay viêm phổi tổ chức hóa. Ngoài ra còn các nguyên nhân ít gặp hơn cũng làm xuất hiện nốt đơn độc ở phổi là u mô thừa, nang phế quản, u tuyến, dị dạng động tĩnh mạch, phổi biệt lập, nốt thấp, granulomatosis với polyangiitis (trước đây gọi là u hạt wegener), hoặc lymphoma (u lympho hay ung thư hạch bạch huyết). Ung thư phổi còn có thể được phát hiện một cách tình cờ (incidentaloma) nhờ quan sát thấy hình ảnh nốt phổi đơn độc trên ảnh X quang lồng ngực hoặc ảnh chụp cắt lớp vi tính thực hiện vì một lý do không liên quan. Chẩn đoán xác định ung thư phổi dựa trên kết quả kiểm tra các mô đáng ngờ xét trong bối cảnh các đặc điểm lâm sàng và X quang. Các hướng dẫn thực hành lâm sàng (CPG) khuyên áp dụng việc giám sát nốt phổi thường xuyên. Không nên lạm dụng việc chụp CT lâu dài hoặc thường xuyên hơn so với chỉ định bởi kéo dài thời hạn và mức độ sẽ làm con người phơi nhiễm với sự gia tăng bức xạ. Phân loại. Ung thư phổi được phân loại dựa theo kết quả xét nghiệm mô bệnh học. Sự phân loại này là quan trọng cho việc theo dõi, điều trị và dự đoán kết quả bệnh. Các loại ung thư phổi là ung thư biểu mô, những khối u ác tính phát sinh từ tế bào biểu mô. Ung thư biểu mô phổi được phân theo kích cỡ và diện mạo của các tế bào ác tính quan sát thấy dưới kính hiển vi bởi một nhà mô bệnh học. Để phục vụ cho mục đích điều trị, người ta phân ra hai loại lớn: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) được chia thành các loại nhỏ hơn, ba loại chính trong đó là ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn. Gần 40% số ca ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến, loại này thường bắt nguồn từ mô phổi ngoại vi. Mặc dù hầu hết các ca ung thư biểu mô tuyến có liên quan tới việc hút thuốc, nhưng đây cũng là hình thái ung thư phổ biến nhất ở những người hút ít hơn 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời ("những người không hút thuốc") và những người có tiền sử hút thuốc khiêm tốn. Một phân loại phụ của ung thư biểu mô tuyến, AIS (tạm dịch: Ung thư biểu mô tuyến phổi tại chỗ, trước đây gọi là ung thư biểu mô bronchioloalveolar), thường gặp hơn ở những nữ giới không hút thuốc và có thể khả năng sống sót về lâu dài là cao hơn. Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 30% số trường hợp ung thư phổi. Loại này thường xảy ra ở gần đường dẫn khí lớn. Một khoảng trống và sự chết tế bào thường được tìm thấy ở trung tâm khối u. Khoảng 9% số ca ung thư phổi thuộc loại ung thư biểu mô tế bào lớn. Sở dĩ tên gọi như vậy vì tế bào ung thư là lớn, với sự dư thừa tế bào chất, nhân tế bào lớn và hạch nhân dễ thấy. Ung thư phổi tế bào nhỏ. Ở ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), các tế bào chứa dày đặc các hạt tiết thể dịch thần kinh (các túi tiết chứa hormon thần kinh nội tiết), do đó khối u loại này có liên đới với hội chứng cận ung thư/nội tiết. Đa số trường hợp bệnh phát sinh ở đường dẫn khí lớn (phế quản chính và phế quản thùy). 60 đến 70% trường hợp bệnh đã lan rộng (không thể xạ trị tại một phạm vi đơn lẻ) tại thời điểm quan sát. Loại khác. Có bốn loại phụ chính được công nhận, mặc dù một số trường hợp có thể bao hàm sự kết hợp của các loại phụ khác nhau như ung thư biểu mô tuyến vảy. Các loại phụ hiếm gặp gồm có U carcinoid, ung thư biểu mô tuyến phế quản, và ung thư biểu mô sarcomatoid. Di căn. Phổi là nơi thường chứng kiến khối u từ các bộ phận khác của cơ thể lây lan sang. Ung thư thứ phát được phân loại dựa theo địa điểm phát sinh ban đầu, ví dụ: ung thư vú lan sang phổi được gọi là ung thư vú di căn. Khối u di căn thường có diện mạo tròn trên ảnh X quang. Những trường hợp ung thư phổi nguyên phát hay di căn tới não, xương, gan, và tuyến thượng thận. Nhuộm miễn dịch (immunostaining) một mẫu sinh thiết thường giúp ích cho việc xác định nguồn gốc. Sự hiện diện của các loại protein Napsin-A, TTF-1, CK7 và CK20 giúp xác định loại ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ có nguồn gốc từ các tế bào thần kinh nội tiết có thể biểu hiện CD56, phân tử kết dính tế bào thần kinh, synaptophysin hoặc chromogranin.
7,490
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7490
Kính hiển vi
Kính hiển vi là một thiết bị phục vụ cho mục đích khoa học dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kính hiển vi có thể gấp độ phóng đại bình thường lên từ 40 - 3000 lần. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi ("microscopy"). Ngày nay, kính hiển vi có thể bao gồm nhiều loại từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang... Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh Lịch sử. Những kính hiển vi ban đầu được phát minh vào năm 1590 ở Middelburg, Hà Lan . Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey (người đã phát triển các kính viễn vọng trước đó), Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai. Năm 1611, nhà toán học người Đức Johannes Kepler (1571 - 1630) đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và cải tiến tổ hợp thấu kính hội tụ và phân kỳ nói trên. Những kết quả nghiên cứu của Kepler được sử dụng cho đến bây giờ trong các loại kính hiển vi quang học hiện đại, đặc biệt là thị kính Kepler. Năm 1619, Cornelius Drebbel ở Luân Đôn đã chế tạo một kính hiểu vi phức tạp hơn bao gồm: thị kính được lắp bằng 2 thấu kính lồi, vật kính là 1 tổ hợp của kính phẳng và kính lồi, ngoài ra còn màn chắn; ảnh nhìn qua kính hiển vi này là ảnh ngược. Năm 1625, Giovanni Faber là người xây dựng một kính hiển vi hoàn chỉnh đặt tên là Galileo Galilei . Các cấu trúc của kính hiển vi quang học tiếp tục được phát triển tiếp theo đó, và kính hiển vi chỉ được sử dụng một cách phổ biến hơn ở Italia, Anh quốc, Hà Lan vào những năm 1660, 1670. Marcelo Malpighi ở Italia bắt đầu sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu cấu trúc sinh học ở phổi. Đóng góp lớn nhất thuộc về nhà phát minh người Hà Lan Antoni van Leeuwenhoek, người đã phát triển kính hiển vi để tìm ra tế bào hồng cầu và tinh trùng và đã công bố các phát hiện này . Các phát triển ban đầu về kính hiển vi là thiết bị quang học sử dụng ánh sáng khả kiến và các thấu kính thủy tinh để quan sát. Đầu thế kỷ 20, kỹ thuật hiển vi tạo sự nhảy vọt với sự ra đời của các kính hiển vi điện tử, mà mở đầu là kính hiển vi điện tử truyền qua được phát minh năm 1931 bởi Max Knoll và Ernst Ruska ở Đức , và sau đó là sự ra đời của kính hiển vi điện tử quét... Cuối thế kỷ 20, một loạt các kỹ thuật hiển vi khác được phát triển như kính hiển vi quét đầu dò, hiển vi quang học trường gần... Các loại kính hiển vi. Kính hiển vi quang học. Là nhóm kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến rọi lên vật cần quan sát, và các thấu kính thủy tinh để phóng đại thông qua các nguyên lý khúc xạ của ánh sáng qua thấu kính thủy tinh. Đây là kính hiển vi đầu tiên được phát triển. Ban đầu, người ta phải sử dụng mắt để nhìn trực tiếp hình ảnh được phóng đại, nhưng các kính hiển vi quang học hiện đại ngày nay có thể được gắn thêm các bộ phận chụp ảnh như phim quang học, hoặc các CCD camera để ghi hình ảnh, hoặc video. Các bộ phận chính của kính hiển vi quang học bao gồm: Trên nguyên lý, kính hiển vi quang học có thể tạo độ phóng đại lớn tới vài ngàn lần, nhưng độ phân giải của các kính hiển vi quang học truyền thống bị giới hạn bởi hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và cho bởi: Kính hiển vi quang học quét trường gần. Kính hiển vi quang học quét trường gần (tiếng Anh: "Near-field scanning optical microscope") là một kỹ thuật hiển vi quang học cho phép quan sát cấu trúc bề mặt với độ phân giải rất cao, vượt qua giới hạn nhiễu xạ ánh sáng khả kiến ở các kính hiển vi quang học truyền thống (trường xa). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt một detector rất gần với bề mặt của mẫu vật để thu các tín hiệu từ trường phù du của sóng ánh sáng phát ra khi quét một chùm sáng trên bề mặt của mẫu vật. Với kỹ thuật này, người ta có thể chụp ảnh bề mặt với độ phân giải ngang cỡ 20 nm, phân giải đứng cỡ 2-5 nm, và chỉ phụ thuộc vào kích thước của khẩu độ . Kính hiển vi điện tử. Là nhóm kỹ thuật hiển vi mà ở đó nguồn bức xạ ánh sáng được thay thế bằng các chùm điện tử hẹp được tăng tốc dưới hiệu điện thế từ vài chục kV đến vài trăm kV. Thay vì sử dụng thấu kính thủy tinh, kính hiển vi điện tử sử dụng các thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử, và cả hệ được đặt trong buồng chân không cao. Có nhiều loại kính hiển vi điện tử khác nhau, tùy thuộc vào cách thức tương tác của chùm điện tử với mẫu vật như kính hiển vi điện tử truyền qua sử dụng chùm điện tử chiếu xuyên qua vật, hay kính hiển vi điện tử quét sử dụng chùm điện tử quét trên vật. Kính hiển vi điện tử có độ phân giải giới hạn bởi bước sóng của sóng điện tử, nhưng do sóng điện tử có bước sóng rất ngắn nên chúng có độ phân giải vượt xa các kính hiển vi quang học truyền thống, và kính hiển vi điện tử truyền qua hiện đang là loại kính hiển vi có độ phân giải tốt nhất tới cấp độ hạ nguyên tử . Ngoài ra, nhờ tương tác giữa chùm điện tử với mẫu vật, kính hiển vi điện tử còn cho phép quan sát các cấu trúc điện từ của vật rắn, và đem lại nhiều phép phân tích hóa học với chất lượng rất cao. Kính hiển vi quét đầu dò. Kính hiển vi quét đầu dò (tiếng Anh: Scanning probe microscopy, thường viết tắt là SPM) là tên gọi chung của nhóm kính hiển vi mà việc tạo ảnh bề mặt của mẫu vật được thực hiện bằng cách quét một mũi dò nhỏ trên bề mặt của mẫu vật. Nhóm kính hiển vi này ra đời vào năm 1981 với phát minh của Gerd Binnig và Heinrich Rohrer (IBM Zürich) về kính hiển vi quét chui hầm (cả hai đã giành giải Nobel Vật lý năm 1986 cho phát minh này). Khác với các loại kính hiển vi khác như quang học, hay hiển vi điện tử, kính hiển vi quét đầu dò không sử dụng nguồn bức xạ để tạo ảnh, mà tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của mẫu vật. Do đó, độ phân giải của kính hiển vi đầu dò chỉ bị giới hạn bởi kích thước của đầu dò.
7,497
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7497
Xã hội
Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối. Các xã hội được đặc trưng bởi các mô hình mối quan hệ (quan hệ xã hội) giữa các cá nhân có chung một nền văn hóa và thể chế đặc biệt; một xã hội nhất định có thể được mô tả là tổng số các mối quan hệ như vậy giữa các thành phần của nó. Trong khoa học xã hội, một xã hội lớn hơn thường thể hiện các mô hình phân tầng hoặc thống trị trong các nhóm nhỏ. Các xã hội xây dựng các mô hình hành vi bằng cách coi các hành động hoặc lời nói nhất định là chấp nhận hoặc không thể chấp nhận. Những mô hình hành vi trong một xã hội nhất định được gọi là chuẩn mực xã hội. Các xã hội, và các quy tắc của họ, trải qua những thay đổi dần dần và vĩnh viễn. Trong chừng mực hợp tác, một xã hội có thể cho phép các thành viên của mình được hưởng lợi theo những cách mà nếu không sẽ khó khăn trên cơ sở cá nhân; do đó, cả lợi ích cá nhân và xã hội (chung) đều có thể được phân biệt hoặc trong nhiều trường hợp được tìm thấy trùng lặp. Một xã hội cũng có thể bao gồm những người cùng chí hướng bị chi phối bởi các chuẩn mực và giá trị của chính họ trong một xã hội thống trị, lớn hơn. Điều này đôi khi được gọi là văn hóa nhóm, một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong tội phạm học. Rộng hơn, và đặc biệt là trong tư tưởng cấu trúc, một xã hội có thể được minh họa như một cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, công nghiệp hoặc văn hóa, bao gồm, nhưng khác biệt với một tập hợp các cá nhân khác nhau. Về mặt này, xã hội có thể có nghĩa là các mối quan hệ khách quan mà con người có với thế giới vật chất và với những người khác, chứ không phải là "những người khác" ngoài cá nhân và môi trường xã hội quen thuộc của họ. Khái niệm. Xã hội, nói chung, giải quyết thực tế là một cá nhân có phương tiện khá hạn chế như một đơn vị tự trị. Những con vật họ người luôn là những động vật xã hội nhiều hơn ("Bonobo", "Homo", "Pan") hoặc ít hơn ("Gorilla", "Pongo"), vì vậy những tình huống giống Robinson Crusoe là hư cấu hoặc những trường hợp góc bất thường đối với sự phổ biến của bối cảnh xã hội đối với con người, những người rơi vào giữa xã hội và eusocial trong phổ của đạo đức động vật. Thuyết tương đối văn hóa như một cách tiếp cận rộng rãi hoặc đạo đức đã thay thế phần lớn các khái niệm "nguyên thủy", tốt hơn / tồi tệ hơn hoặc "tiến bộ" liên quan đến văn hóa (bao gồm văn hóa vật chất / công nghệ và tổ chức xã hội). Theo nhà nhân chủng học Maurice Godelier, một điều mới lạ quan trọng trong xã hội, trái ngược với họ hàng sinh học gần nhất của loài người (tinh tinh và bonobos), là vai trò của cha mẹ được con đực tiếp nhận, mà người ta cho rằng sẽ không có mặt trong họ hàng gần nhất của chúng ta. khi mà việc xác định cha của các con non là không thể. Trong khoa học chính trị. Xã hội cũng có thể được cấu trúc chính trị. Theo thứ tự tăng kích thước và sự phức tạp, có các băng nhóm, bộ lạc, tù trưởng và xã hội nhà nước. Những cấu trúc này có thể có mức độ quyền lực chính trị khác nhau, tùy thuộc vào môi trường văn hóa, địa lý và lịch sử mà các xã hội này phải đối mặt. Do đó, một xã hội biệt lập hơn với cùng trình độ công nghệ và văn hóa như các xã hội khác có nhiều khả năng tồn tại hơn một xã hội gần với những người khác có thể xâm phạm tài nguyên của họ. Một xã hội không thể đưa ra một phản ứng hiệu quả cho các xã hội khác mà nó cạnh tranh thường sẽ được đưa vào văn hóa của xã hội cạnh tranh. Trong xã hội học. Nhà xã hội học Peter L. Berger định nghĩa xã hội là "... một sản phẩm của con người, và không có gì ngoài một sản phẩm của con người, mà liên tục tác động đến các nhà sản xuất của nó." Theo ông, xã hội được tạo ra bởi con người, nhưng sự sáng tạo này quay trở lại và tạo ra hoặc nhào nặn con người mỗi ngày. Nhà xã hội học Gerhard Lenski phân biệt các xã hội dựa trên trình độ công nghệ, truyền thông và kinh tế của họ: (1) thợ săn và hái lượm, (2) nông nghiệp đơn giản, (3) nông nghiệp tiên tiến, (4) công nghiệp và (5) đặc biệt (ví dụ: xã hội đánh cá hoặc xã hội hàng hải). Hệ thống này tương tự như hệ thống được phát triển trước đó bởi các nhà nhân chủng học Morton H. Fried, một nhà lý luận xung đột và Elman Service, một nhà lý thuyết hội nhập, người đã tạo ra một hệ thống phân loại cho các xã hội trong tất cả các nền văn hóa của con người dựa trên sự tiến hóa của bất bình đẳng xã hội và vai trò của nhà nước. Hệ thống phân loại này chứa bốn loại: Ngoài ra, còn có: Theo thời gian, một số nền văn hóa đã tiến tới các hình thức tổ chức và kiểm soát phức tạp hơn. Sự phát triển văn hóa này có ảnh hưởng sâu sắc đến các mô hình cộng đồng. Các bộ lạc săn bắn hái lượm định cư xung quanh kho lương thực theo mùa để trở thành làng nông nghiệp. Làng phát triển để trở thành thị trấn và thành phố. Các thành phố biến thành các quốc gia thành phố và quốc gia. Nhiều xã hội phân phối rộng rãi theo lệnh của một số cá nhân hoặc một số nhóm lớn hơn. Kiểu hào phóng này có thể được nhìn thấy trong tất cả các nền văn hóa đã biết; thông thường, uy tín tích lũy cho cá nhân hoặc nhóm hào phóng. Ngược lại, các thành viên của một xã hội cũng có thể tránh xa hoặc giơ đầu chịu báng bất kỳ thành viên của xã hội nào vi phạm của các chuẩn mực. Các cơ chế như tặng quà, mối quan hệ đùa giỡn và chọn người làm dê tế thần, có thể được nhìn thấy trong nhiều loại hình nhóm con người, có xu hướng được thể chế hóa trong một xã hội. Sự tiến hóa xã hội như một hiện tượng mang theo nó một số yếu tố có thể gây bất lợi cho dân số mà nó phục vụ. Một số xã hội ban trạng thái của một cá nhân hoặc một nhóm người khi cá nhân hoặc nhóm đó thực hiện một hành động được xã hội ngưỡng mộ hoặc mong muốn. Loại công nhận này được ban tặng dưới dạng tên, tiêu đề, cách ăn mặc hoặc phần thưởng bằng tiền. Trong nhiều xã hội, tình trạng nam hay nữ trưởng thành phải tuân theo một nghi thức hoặc quá trình thuộc loại này. Hành động vị tha trong lợi ích của nhóm lớn hơn được nhìn thấy trong hầu hết các xã hội. Các hiện tượng của hành động cộng đồng, trốn tránh, ghê tởm, hào phóng, chia sẻ rủi ro và phần thưởng là phổ biến cho nhiều hình thức của xã hội. Phân loại. Xã hội là những nhóm xã hội khác nhau theo chiến lược sinh tồn, cách con người sử dụng công nghệ để cung cấp nhu cầu cho chính họ. Mặc dù con người đã thành lập nhiều loại xã hội trong suốt lịch sử, các nhà nhân học có xu hướng phân loại các xã hội khác nhau theo mức độ mà các nhóm khác nhau trong xã hội có quyền truy cập bất bình đẳng vào các lợi thế như tài nguyên, uy tín hoặc quyền lực. Hầu như tất cả các xã hội đã phát triển một số mức độ bất bình đẳng trong nhân dân của họ thông qua quá trình phân tầng xã hội, phân chia các thành viên của một xã hội thành các cấp độ với sự giàu có, uy tín hoặc quyền lực không đồng đều. Các nhà xã hội học phân loại xã hội theo ba loại lớn: tiền công nghiệp, công nghiệp và hậu hiện đại. Tiền công nghiệp. Trong một xã hội tiền công nghiệp, sản xuất thực phẩm, được thực hiện thông qua việc sử dụng lao động của con người và động vật, là hoạt động kinh tế chính. Những xã hội này có thể được phân chia theo mức độ công nghệ và phương pháp sản xuất thực phẩm của họ. Các phân khu này là săn bắn và hái lượm, mục vụ, làm vườn, nông nghiệp và phong kiến. Săn bắn và hái lượm. Hình thức chính của sản xuất thực phẩm trong các xã hội như vậy là bộ sưu tập thực vật hoang dã hàng ngày và săn bắn động vật hoang dã. Những người săn bắn hái lượm di chuyển liên tục để tìm kiếm thức ăn. Kết quả là, họ không xây dựng các ngôi làng cố định hoặc tạo ra nhiều loại cổ vật và thường chỉ tạo thành các nhóm nhỏ như các băng nhóm và bộ lạc. Tuy nhiên, một số xã hội săn bắn và hái lượm ở những khu vực có nguồn tài nguyên dồi dào (như người tlingit) sống trong các nhóm lớn hơn và hình thành các cấu trúc xã hội phân cấp phức tạp như tù trưởng. Nhu cầu di chuyển cũng giới hạn quy mô của các xã hội này. Họ thường bao gồm ít hơn 60 người và hiếm khi vượt quá 100. Các trạng thái trong bộ lạc tương đối bình đẳng và các quyết định được đưa ra thông qua thỏa thuận chung. Các mối quan hệ ràng buộc bộ lạc phức tạp hơn so với các nhóm. Lãnh đạo là cá nhân có sức lôi cuốn, và được sử dụng cho các mục đích đặc biệt chỉ trong xã hội bộ lạc. Không có cơ quan chính trị nào chứa đựng quyền lực thực sự, và một người đứng đầu chỉ là một người có ảnh hưởng, một loại cố vấn; do đó, hợp nhất bộ lạc cho hành động tập thể không phải là chính phủ. Gia đình tạo thành đơn vị xã hội chính, với hầu hết các thành viên có liên quan đến nhau bằng cách sinh hoặc kết hôn. Loại hình tổ chức này đòi hỏi gia đình phải thực hiện hầu hết các chức năng xã hội, bao gồm cả sản xuất và giáo dục. Mục súc. Mục súc là một hình thức sinh hoạt hiệu quả hơn một chút. Thay vì tìm kiếm thức ăn hàng ngày, các thành viên của một xã hội mục vụ dựa vào động vật chăn gia súc để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của họ. Những người chăn gia súc sống một cuộc sống du mục, di chuyển đàn gia súc của họ từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác. Bởi vì nguồn cung cấp thực phẩm của họ đáng tin cậy hơn nhiều, các xã hội mục vụ có thể hỗ trợ dân số lớn hơn. Vì có thặng dư thực phẩm, nên cần ít người hơn để sản xuất thực phẩm. Do đó, sự phân công lao động (chuyên môn hóa của các cá nhân hoặc nhóm trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế cụ thể) trở nên phức tạp hơn. Ví dụ, một số người trở thành thợ thủ công, sản xuất công cụ, vũ khí và trang sức, trong số các mặt hàng khác có giá trị. Việc sản xuất hàng hóa khuyến khích thương mại. Giao dịch này giúp tạo ra sự bất bình đẳng, vì một số gia đình có được nhiều hàng hóa hơn những người khác. Những gia đình này thường có được quyền lực thông qua sự giàu có của họ. Việc truyền tài sản từ thế hệ này sang thế hệ khác giúp tập trung sự giàu có và quyền lực. Theo thời gian xuất hiện các thủ lĩnh di truyền, hình thức chính phủ điển hình trong các xã hội mục súc. Làm vườn. Trái cây và rau được trồng trong các mảnh vườn đã được dọn sạch từ rừng hoặc rừng cung cấp nguồn thực phẩm chính trong một xã hội làm vườn. Những xã hội này có trình độ công nghệ và sự phức tạp tương tự như xã hội mục vụ. Một số nhóm làm vườn sử dụng phương pháp đốt và đốt để trồng trọt. Thảm thực vật hoang dã bị cắt và đốt, và tro được sử dụng làm phân bón. Những người làm vườn sử dụng lao động của con người và các công cụ đơn giản để canh tác đất trong một hoặc nhiều mùa. Khi đất đai trở nên cằn cỗi, những người làm vườn dọn dẹp một âm mưu mới và rời khỏi âm mưu cũ để trở lại trạng thái tự nhiên. Họ có thể trở lại vùng đất ban đầu vài năm sau đó và bắt đầu lại quá trình. Bằng cách xoay các mảnh vườn của họ, những người làm vườn có thể ở trong một khu vực trong một khoảng thời gian khá dài. Điều này cho phép họ xây dựng các làng bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn. Quy mô dân số của một ngôi làng phụ thuộc vào diện tích đất canh tác; do đó, các ngôi làng có thể dao động từ khoảng 30 người đến 2000 người. Cũng như các xã hội mục súc, thực phẩm dư thừa dẫn đến sự phân công lao động phức tạp hơn. Vai trò chuyên biệt trong các xã hội làm vườn bao gồm thợ thủ công, pháp sư (lãnh đạo tôn giáo) và thương nhân. Chuyên môn hóa vai trò này cho phép mọi người tạo ra một loạt các đồ tạo tác. Như trong các xã hội mục vụ, thực phẩm dư thừa có thể dẫn đến sự bất bình đẳng về sự giàu có và quyền lực trong các hệ thống chính trị làm vườn, được phát triển do tính chất ổn định của cuộc sống làm vườn. Nông nghiệp. Các xã hội nông nghiệp sử dụng tiến bộ công nghệ nông nghiệp để canh tác cây trồng trên một diện tích lớn. Các nhà xã hội học sử dụng cụm từ cách mạng nông nghiệp để chỉ những thay đổi công nghệ xảy ra từ cách đây 8.500 năm dẫn đến việc trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Sự gia tăng nguồn cung cấp thực phẩm sau đó dẫn đến dân số lớn hơn so với các cộng đồng trước đó. Điều này có nghĩa là một khoản thặng dư lớn hơn, dẫn đến việc các thị trấn trở thành trung tâm thương mại hỗ trợ các nhà cai trị, nhà giáo dục, thợ thủ công, thương nhân và các nhà lãnh đạo tôn giáo không phải lo lắng về việc sắp xếp việc phân phối thức ăn. Mức độ phân tầng xã hội lớn hơn xuất hiện trong các xã hội nông nghiệp. Ví dụ, phụ nữ trước đây có địa vị xã hội cao hơn vì họ chia sẻ lao động bình đẳng hơn với nam giới. Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phụ nữ thậm chí còn thu thập nhiều thức ăn hơn đàn ông. Tuy nhiên, khi các cửa hàng thực phẩm được cải thiện và phụ nữ đảm nhận vai trò ít hơn trong việc cung cấp thực phẩm cho gia đình, họ ngày càng trở thành cấp dưới của đàn ông. Khi các làng và thị trấn mở rộng sang các khu vực lân cận, xung đột với các cộng đồng khác chắc chắn xảy ra. Nông dân cung cấp cho các chiến binh thực phẩm để đổi lấy sự bảo vệ chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Một hệ thống những người cai trị có địa vị xã hội cao cũng xuất hiện. Giới quý tộc này đã thiết lập các đội chiến binh để bảo vệ xã hội khỏi sự xâm lược. Theo cách này, giới quý tộc đã tìm cách trích xuất hàng hóa từ các thành viên "nhỏ hơn" trong xã hội. Phong kiến. Chế độ phong kiến là một hình thức xã hội dựa trên quyền sở hữu đất đai. Không giống như nông dân ngày nay, các chư hầu dưới chế độ phong kiến nhất định canh tác đất đai của lãnh chúa của họ. Để đổi lấy sự bảo vệ của quân đội, các lãnh chúa đã khai thác nông dân để cung cấp lương thực, hoa màu, đồ thủ công, sự tôn kính và các dịch vụ khác cho chủ sở hữu đất. Các bất động sản của hệ thống của chế độ phong kiến thường là đa quốc gia; gia đình nông dân có thể đã canh tác đất đai của lãnh chúa của họ qua nhiều thế hệ. Công nghiệp. Giữa thế kỷ 15 và 16, một hệ thống kinh tế mới xuất hiện bắt đầu thay thế chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản được đánh dấu bằng sự cạnh tranh mở trong một thị trường tự do, trong đó các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu tư nhân. Thăm dò châu Mỹ của châu Âu trở thành một động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sự ra đời của kim loại lạ, lụa và gia vị đã kích thích hoạt động thương mại lớn trong các xã hội châu Âu. Các xã hội công nghiệp phụ thuộc nhiều vào máy móc chạy bằng nhiên liệu để sản xuất hàng hóa. Điều này tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ hơn nữa về hiệu quả. Hiệu quả sản xuất của cuộc cách mạng công nghiệp tăng lên thậm chí còn dư thừa lớn hơn trước. Bây giờ thặng dư không chỉ là hàng nông sản, mà còn là hàng sản xuất. Thặng dư lớn hơn này khiến tất cả những thay đổi được thảo luận trước đó trong cuộc cách mạng thuần hóa trở nên rõ rệt hơn. Một lần nữa, dân số bùng nổ. Tăng năng suất làm nhiều hàng hoá có sẵn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng càng trở nên lớn hơn so với trước đây. Sự tan vỡ của các xã hội phong kiến dựa vào nông nghiệp khiến nhiều người rời bỏ đất đai và tìm kiếm việc làm trong các thành phố. Điều này tạo ra một sự dư thừa lớn lao động và mang lại cho các nhà tư bản rất nhiều lao động có thể được thuê với mức lương cực thấp. Hậu công nghiệp. Xã hội hậu công nghiệp là xã hội bị chi phối bởi thông tin, dịch vụ và công nghệ nhiều hơn là sản xuất hàng hóa. Các xã hội công nghiệp tiên tiến hiện đang chứng kiến sự thay đổi theo hướng gia tăng các ngành dịch vụ so với sản xuất và sản xuất. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ. Các ngành dịch vụ bao gồm chính phủ, nghiên cứu, giáo dục, y tế, bán hàng, luật và ngân hàng. Sử dụng đương đại. Thuật ngữ "xã hội" hiện đang được sử dụng để bao hàm cả một số ý nghĩa chính trị và khoa học cũng như một loạt các hiệp hội. Phương Tây. Sự phát triển của thế giới phương Tây đã mang theo những khái niệm mới nổi về văn hóa, chính trị và ý tưởng phương Tây, thường được gọi đơn giản là "xã hội phương Tây". Về mặt địa lý, nó bao gồm ít nhất là các quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand. Nó đôi khi cũng bao gồm Đông Âu, Nam Mỹ và Israel. Các nền văn hóa và lối sống của tất cả những người này bắt nguồn từ Tây Âu. Tất cả họ đều được hưởng nền kinh tế tương đối mạnh và chính phủ ổn định, cho phép tự do tôn giáo, đã chọn dân chủ làm hình thức quản trị, ủng hộ chủ nghĩa tư bản và thương mại quốc tế, chịu ảnh hưởng nặng nề của các giá trị Judeo-Christian và có một số hình thức liên minh hoặc hợp tác chính trị và quân sự. Thông tin. Mặc dù khái niệm xã hội thông tin đã được thảo luận từ những năm 1930, nhưng trong thế giới hiện đại, nó hầu như luôn được áp dụng cho cách thức mà công nghệ thông tin đã tác động đến xã hội và văn hóa. Do đó, nó bao gồm các tác động của máy tính và viễn thông đối với gia đình, nơi làm việc, trường học, chính phủ và các cộng đồng và tổ chức khác nhau, cũng như sự xuất hiện của các hình thức xã hội mới trong không gian ảo. Một trong những lĩnh vực quan tâm của Liên minh Châu Âu là xã hội thông tin. Ở đây các chính sách hướng tới việc thúc đẩy một nền kinh tế kỹ thuật số mở và cạnh tranh, nghiên cứu công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như ứng dụng của chúng để cải thiện hòa nhập xã hội, dịch vụ công cộng và chất lượng cuộc sống. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về xã hội thông tin của Hiệp hội viễn thông quốc tế ở Geneva và Tunis (2003 và 2005) đã dẫn đến một số lĩnh vực chính sách và ứng dụng với các hành động được dự kiến thực hiện. Tri thức. Khi quyền truy cập vào các nguồn thông tin điện tử tăng lên vào đầu thế kỷ 21, sự chú ý đặc biệt đã được mở rộng từ xã hội thông tin đến xã hội tri thức. Một phân tích của chính phủ Ireland cho biết: "Khả năng thao túng, lưu trữ và truyền tải một lượng lớn thông tin với giá rẻ đã tăng với tốc độ đáng kinh ngạc trong những năm gần đây. Số hóa thông tin và tính phổ biến liên quan của Internet đang tạo điều kiện cho một cường độ mới trong việc áp dụng kiến thức vào hoạt động kinh tế, đến mức nó trở thành yếu tố chính trong việc tạo ra sự giàu có. Có đến 70 đến 80 phần trăm tăng trưởng kinh tế hiện được cho là do kiến thức mới và tốt hơn. " Công dụng khác Người dân của nhiều quốc gia thống nhất bởi các truyền thống chính trị và văn hóa, tín ngưỡng hoặc giá trị chung đôi khi cũng được cho là hình thành một xã hội (như Judeo-Christian, phương Đông và phương Tây). Khi được sử dụng trong bối cảnh này, thuật ngữ này được sử dụng như một phương tiện tương phản hai hoặc nhiều "xã hội" mà các thành viên đại diện cho các thế giới quan xung đột và cạnh tranh thay thế. Một số hiệp hội học thuật, chuyên nghiệp và khoa học tự mô tả là "xã hội" (ví dụ, Hiệp hội toán học Hoa Kỳ, Hiệp hội kỹ sư xây dựng Hoa Kỳ hoặc Hiệp hội Hoàng gia). Ở một số quốc gia, ví dụ như Hoa Kỳ, Pháp và Mỹ Latinh, thuật ngữ "xã hội" được sử dụng trong thương mại để biểu thị sự hợp tác giữa các nhà đầu tư hoặc bắt đầu kinh doanh. Trong Vương quốc Anh, quan hệ đối tác không được gọi xã hội, nhưng hợp tác xã hoặc tổ chức hỗ trợ lẫn nhau thường được gọi là xã hội (ví dụ như các xã hội thân thiện và xây dựng xã hội). Tổ chức xã hội. Khái niệm tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến. Theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội chỉ bất kể tổ chức nào trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó. Xã hội là một cấu trúc tổ chức lớn trong đó bao gồm các tổ chức cấu trúc nhỏ hơn, như vậy tổ chức xã hội là sự sắp xếp chọn lọc tạo thành một tổ hợp cấu trúc tôn trọng trong xã hội, được chấp nhận tồn tại trong xã hội con người. Loại hình xã hội. Xã hội loài người thường được tổ chức theo nghĩa gốc của chúng "Sự tồn tại": các nhà khoa học về Xã hội nhận ra xã hội bắt nguồn từ tiến trình phát triển xã hội: "xã hội săn bắt - sống bầy đàn", xã hội sống di cư - di tản sống ngày đây mai đó không cố định một nơi nhất định mưu sinh bằng lao động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, xã hội sống bằng nghề trồng trọt để mưu sinh hay còn được gọi là quần xã mưu sinh bằng nghề làm vườn, và cũng có thể gọi là xã hội nông nghiệp, sự tiến triển và thay đổi đó còn được gọi là "nền văn minh" nhân loại. Một số khác quan tâm đến nền công nghiệp trực tiếp và trạm trung gian - có nghĩa là thu mua lại về sử dụng hay thu mua lại về phân phối lại cho cá nhân, tổ chức khác - xã hội (tầng lớp) này không phù hợp với truyền thống của quần thể (tầng lớp) nông nghiệp; xã hội công nghiệp. Loại hình xã hội còn được định dạng bởi các thể chế xã hội, tạo nên các định dạng ra các loại hình của một xã hội. Nghi thức xã hội. Nhiều xã hội sẽ được phân bổ rộng hơn, làm theo mệnh lệnh chỉ thị của những cá nhân hay nhóm người khác lớn hơn. Sự rộng lượng này được tìm thấy ở sự hiểu biết về văn hóa; điển hình là uy tín và vai trò văn hóa sinh ra từ sự rộng lượng của từng cá nhân hoặc từng nhóm người. Bổn phận xã hội. Một vài cộng đồng sẽ trao tặng một vị trí cho một vài cá nhân hoặc một nhóm người rộng hơn, khi cá nhân hay tập thể đó hành động đáng khâm phục hay cống hiến lớn; loại "danh hiệu" này được trao tặng bởi các thành viên của cộng đồng đó cho cá nhân hoặc tổ chức dưới hình thức danh nghĩa, tước hiệu, quần áo, hay tiền thưởng... Đàn ông thường rất muốn thực hiện việc này và nhận phần thưởng sau đó, mắc cho những nguy hiểm trong cuộc sống của họ. Hành động bởi một vài cá nhân hay một tập thể lớn nhân danh một lý tưởng của nền văn hóa họ được nhìn nhận bởi cả cộng đồng. Đặc trưng xã hội. Thậm chí những xã hội nguyên thủy cũng biểu lộ những đặc điểm của các hoạt động mang tính chất xã hội, cao cả, và phân chia công bằng (cả rủi ro và thắng lợi), giống như các nền văn minh với công nghệ cao hơn. Tín ngưỡng. Nhiều dân tộc ở nhiều quốc gia thống nhất bởi những truyền thống, niềm tin hay giá trị về văn hóa và chính trị chung, những dân tộc này đôi khi cũng được gọi là một xã hội (ví dụ như Judeo-Christian, Eastern, Western...) Sử dụng trong văn cảnh này cụm từ được sử dụng theo nghĩa đối lập với hai hay nhiều "xã hội" có những thành viên tiêu biểu cho những quan điểm thế giới đang mâu thuẫn và tranh cãi. Giáo dục. Ngoài ra, một số tổ chức học thuật, nghiên cứu hay mang tính học giả và các đoàn hội như Hội toán học Mĩ, coi họ như là một xã hội. Tại Anh, những tổ chức như thế này thường hoạt động phi lợi nhuận và hoạt động từ thiện. Trong khoa học, người ta phân loại theo kích cỡ thành các hội khoa học quốc gia như hội hoàng gia, thành các hội lịch sử tự nhiên mang tính địa phương. Xã hội học thuật có thể quan tâm đến những chủ đề rộng như nghệ thuật, khoa học nhân văn và khoa học. Định nghĩa thương mại. Ở Mĩ và Pháp, cụm từ "society" được dùng trong thương mại để chỉ một hiệp hội giữa những nhà đầu tư hay để bắt đầu một công việc kinh doanh. Tại Anh, các hiệp hội không gọi là societies nhưng các hợp tác xã hay các tổ đổi công thường được gọi là societies (như là các tổ đổi công thân thiện thân thiện hay các hợp tác xã xây dựng Bản thể. Một ghi chú liên quan là vẫn còn nhiều tranh luận về tuần hoàn xã hội, tuần hoàn thế giới nếu có tồn tại một thực thể mà chúng ta có thể gọi là xã hội. một số học thuyết Mac xít, như Louis Althusser, Ernesto Laclau và Slavoj Zizek đã tranh luận rằng xã hội chỉ là kết quả của hệ tư tưởng cầm quyền trong một hệ thống giai cấp nào đó, và không nên sử dụng xã hội là một khái niệm xã hội. Định nghĩa của Mac về xã hội là một tổng hợp của các mối quan hệ xã hội giữa những thành viên của một cộng đồng đối lập với những cách hiểu về viễn cảnh của chủ nghĩa siêu hình: xã hội chỉ đơn giản là tống hợp những cá nhân trong một khu vực.
7,504
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7504
Phó bảng
Phó bảng (; Tiến sĩ Ất khoa) là một học vị trong hệ thống khoa bảng Việt Nam trong thời Nguyễn, được áp dụng từ 1829 đến 1919. Cống sĩ đã dự thi Hội khi đậu đại khoa chia 2 hạng: hạng dưới gọi là Phó bảng/Tiến sĩ Ất khoa, hạng trên gọi là Chính bảng/Tiến sĩ Giáp khoa. Lịch sử. Học vị Phó bảng được cho là xuất phát từ danh hiệu "Phụ bảng" trong hệ thống khoa cử nhà Thanh, trong đó, những người đỗ Phụ bảng là những sĩ tử giỏi, có năng lực, nhưng số lượng quá nhiều, dẫn đến vượt quá giải ngạch mà triều đình đương thời cho phép. Áp dụng tương tự cho hệ thống khoa cử trong nước, vua Minh Mạng phê chuẩn thiết lập danh hiệu Phó bảng nhằm “ngoài những quyển trúng cách, thể văn quyển nào đầy đủ, tuy không bằng người có tên trong chính bảng, nhưng cũng có thực học thì xin vào Phó bảng” để “không để sót nhân tài”. Tuy mượn hình thức Phụ bảng của Trung Quốc, nhưng triều Nguyễn đã thay đổi theo cách riêng của mình nhằm tìm ra nhân tài phục vụ bộ máy chính quyền, chẳng hạn như ở Trung Quốc, Phụ bảng thấp hơn Cử nhân, tuy nhiên ở Việt Nam thì Phó bảng thấp hơn Tiến sĩ nhưng lại cao hơn Cử nhân. Năm 1807, vua Gia Long sau khi lên ngôi, với việc chú trọng tuyển chọn nhân tài nhằm kiến thiết đất nước, đã cho tổ chức khoa thi Hương đầu tiên, nhưng chưa tổ chức kỳ thi Hội. Từ thời Minh Mạng, hệ thống khoa cử được tổ chức quy củ hơn với hai kỳ thi Hương và thi Hội được định lệ mỗi ba năm một lần. Khoa thi Hương và thi Hội diễn ra nối tiếp nhau, cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, thi Đình. Đến năm 1829, Minh Mạng quy định đỗ Đại khoa chia thành hạng Chính bảng (hạng trên) và Phó bảng (hạng dưới). Những người đỗ Chính bảng gọi là "trúng cách", được tiếp tục dự thi Đình. Những người đỗ Thứ bảng, gọi là "thứ trúng cách", được trao học vị Phó bảng và dừng lại ở kỳ thi Hội. Tuy nhiên, đến thời Tự Đức, quy định tuyển chọn Phó bảng đã thay đổi về cách tính điểm và thể lệ dự thi ở các kỳ thi Hội và thi Đình nhằm mở rộng quy mô tìm kiếm nhân tài phục vụ chính quyền. Chẳng hạn, những người chỉ đỗ "thứ trúng cách", tức Phó bảng, đều được cho vào thi Đình chứ không dừng lại ở kỳ thi Hội và tên của họ cũng được ghi danh chung một bảng với "trúng cách". Ở kỳ thi Đình thì những sĩ tử thứ trúng cách không gọi là Phó bảng, đợi sau khi thi Đình xong mới xác định Chính bảng và Phó bảng. Đến năm 1873, quy định cho phép Phó bảng vào thi Đình bị bãi bỏ vì triều đình tuy muốn tuyển chọn càng nhiều nhân tài càng tốt nhưng lo ngại việc "lấy nhiều không thể không lạm". Ân điển và phẩm chức. Trong lịch sử khoa bảng triều Nguyễn, ở một số kỳ thi Đình, Phó bảng được dự thi cùng với những người đỗ Chính bảng để chọn ra Tiến sĩ (gồm Cập đệ Tam khôi, Hoàng giáp, Đồng tiến sĩ xuất thân), những người không đủ điểm sẽ được ban học vị Phó bảng. Khi đó, ân điển mà triều đình dành cho người thi đỗ Tiến sĩ và Phó bảng, như lễ Truyền lô, ban yến, ân tứ vinh quy, tương đối khác biệt. Trong đại lễ Truyền lô được tổ chức sau mỗi kỳ thi Đình, tên của những người đỗ Tiến sĩ được ghi trên giấy vàng (long đằng hoặc long tiên), gọi là danh sách Hoàng bảng (bảng vàng) đặt ở điện Thái Hòa; còn những người đỗ Phó bảng được ghi tên vào danh sách Phó bảng, viết trên giấy đỏ (hồng điều), đặt ở Tả Đãi Lậu Viện. Sau khi lễ Truyền lô kết thúc, bảng vàng ghi danh các Tiến sĩ được treo ở Phu Văn Lâu; danh sách Phó bảng chỉ được treo ở cánh hữu Phu Văn Lâu. Tuy nhiên, càng về sau, ân điển của triều đình dành cho Phó bảng càng gần giống với Tiến sĩ. Về phẩm chức, khi mới được lập vào đời vua Minh Mạng, những sĩ tử đỗ học vị Phó bảng được bổ làm Hàn lâm viện Kiểm thảo, tương đương Tòng thất phẩm. Đến các đời vua triều Nguyễn sau, vị trí bổ nhiệm quan chức cho học vị Phó bảng càng lúc càng tăng. Theo Cao Xuân Dục, vị trí cao nhất mà các Phó bảng triều Nguyễn từng nắm giữ lên đến chức Thượng thư, phẩm hàm tương đương Chánh nhị phẩm.
7,513
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7513
Wimbledon (định hướng)
Ngoài ra Wimbledon có thể là: , Luân Đôn. Ngoài ra Wimbledon có thể là:
7,516
781648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7516
Ngọc xanh biển
Ngọc xanh biển hay ngọc berin hay là một loại đá quý màu xanh berin. Ngọc berin còn có tên là aquamarine (từ tiếng Latinh "aqua marina" nghĩa là "nước biển"). Công thức hóa học của ngọc berin là Be3Al2(SiO3)6, rất gần với ngọc lục bảo. Các loại berin có thể tìm thấy trên đất Mỹ ở gần trung tâm Colorado tại khu vực gần đỉnh núi Antero trong dãy núi Collegiate. Tại Brasil có các mỏ khai thác ở các bang Minas Gerais, Espírito Santo và Bahia. Viên ngọc berin lớn nhất đã được tìm thấy ở Marambaia, Minas Gerais. Nó nặng trên 110 kg, với kích thước dài 48,5 cm và cao 42 cm. Ngọc berin ("aquamarine") là viên ngọc gắn với tháng Ba.
7,520
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7520
Mỹ thuật dân gian Việt Nam
Mỹ thuật dân gian Việt Nam được ghi nhận gồm các hình trang trí trên trống đồng, trên các đồ khảo cổ tới điêu khắc đình làng, chùa ở nông thôn Bắc bộ và tranh dân gian. Sau khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời năm 1925, chính thức mới có sự đào tạo chính quy về hội họa. Trước mốc thời gian này, đáng kể nhất là vốn mỹ thuật dân gian với điêu khắc đình chùa và các dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Làng Sình (Huế), tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh thờ Đạo Giáo (miền núi phía Bắc). Tuy nhiên kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam vẫn đang tiếp tục được khám phá. Mỹ thuật cổ Việt Nam có chương đầu từ vạn năm trước ở hang Đồng Nội, ở núi Đọ Thanh Hoá, có đỉnh đầu từ Văn hoá Đông Sơn khoảng 2500 năm trước, có sự phát triển liên tục từ nghìn năm lại đây. Nền mỹ thuật ấy có phải là mỹ thuật dân gian không, có phải là nghệ thuật tạo hình không? Trong nghệ thuật tạo hình cổ Việt Nam bao gồm tất cả những sáng tạo của nhân dân Việt Nam về kiến trúc, về tượng, về tranh, về trang trí, về đồ mỹ nghệ. Ở xã hội tiền sử và sơ sử, có thể xem văn hoá nguyên thủy là văn hoá dân gian thì mỹ thuật giai đoạn lịch sử ấy chính là cội nguồn của mỹ thuật dân gian.
7,523
536098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7523
Nam Kỳ
Nam Kỳ (chữ Hán: 南圻) là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng đặt ra năm 1832. Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân duy trì tên gọi 3 xứ của Việt Nam có từ trước đó, nhưng áp dụng chế độ riêng biệt với mỗi xứ: xứ thuộc địa Nam Kỳ, cùng với hai xứ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Danh xưng Nam Kỳ được chính quyền Liên bang Đông Dương của Pháp duy trì cho đến năm 1945 khi được thay bằng tên gọi Nam Bộ. Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa cũng dùng tên gọi Nam Phần, vốn đã được sử dụng từ năm 1947 trong giai đoạn sau của Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Diện tích Nam Kỳ là 67.293,1 km². Tên gọi "Cochinchine". Nguồn gốc tên gọi "Cochinchine" trong Pháp ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả thuyết phổ biến nhất trước đây, là tên gọi "Cochin" hay "Cocin" gốc từ "Coci" là phiên âm của chữ "Giao Chỉ". Do sợ nhầm với thành phố cảng Ấn Độ "Cochin", nên người phương Tây thêm hậu tố "chine /china" (Trung Hoa), ý nói Cochin gần Trung Hoa để phân biệt. Theo Lý Đăng Thạnh, trong 'Lịch sử Đông Dương tập 7- Nước Việt thời Nam - Bắc phân tranh' (1994), thì tên gọi Cochinchine bao gồm hai từ tố là 'Cochin' và 'Chine'. Trong đó, Cochin có nguồn gốc từ tên gọi sông Cổ Chiên (tiếng Khmer: កោះជីន "Koh Chin"), là một đoạn sông của Thủy Chân Lạp thuộc hệ thống sông Mekong (sông Cửu Long), chảy qua nhiều cù lao (đảo nhỏ trong châu thổ) từ địa phận thành phố Vĩnh Long ngày nay, qua các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Koh Chin. Các nhà thám hiểm hàng hải châu Âu vào thế kỷ XV khi đến vùng đất đồng bằng sông Cửu Long để mua nước ngọt và lương thực, thực phẩm, có thể đã lấy tên cửa sông Koh Chin và sông Koh Chin của dải đất có cư dân đông đúc nhất đồng bằng sông Cửu Long thời ấy để gọi tên chung cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Vùng Cochin. Do sợ nhầm với thành phố cảng Ấn Độ "Cochin", nên người phương Tây thêm hậu tố "chine vào thành Cochinchine." Tên gọi Cochinchine này sang đầu thế kỷ XVII có lúc đã được người Phương Tây đồng hóa với tên gọi toàn bộ dòng sông Mekong. Trong bản đồ Đông Nam Á năm 1609 (bên cạnh), có hai dòng chữ Cochinchine (in dòng lớn và dòng nhỏ) ở vị trí thuộc tỉnh Vân Nam ngày nay, tại thượng nguồn sông Mekong, mà rõ ràng không liên quan gì đến khu vực đồng bằng sông Hồng (Giao Chỉ cũ). Tài liệu nói trên cũng trích dẫn một đoạn trong tác phẩm của học giả Lê Hương nhan đề ‘"Việt Kiều ở Kampuchia"’, do Nhà xuất bản Khai Trí ấn hành tại Sài Gòn năm 1971, nguyên văn tại cuối trang 10 như sau: “"Sau ngày ngày 11 tháng 4 năm 1970, Chính phủ Cao Miên trở thành một nước Cộng hòa, chấm dứt chế độ quân chủ 1.400 năm, báo chí Miên đả kích Hoàng gia cho rằng Quốc vương Chey Chetta II mê bà vợ Việt Nam tên ‘CÔ CHÍNH XINH’ mới làm mất phần đất ‘Cao Miên miền dưới’ (Kampuchéa Krom) chỉ miền Nam Việt Nam. Tài liệu Cao Miên cho rằng Công chúa Ngọc Vạn tên CÔ CHÍNH XINH nên vị quốc vương ấy mới đặt cho miền Nam và Pháp gọi là COCHINCHINE".” Và Lý Đăng Thạnh chú thêm là nếu việc đặt tên như thế là có thật thì sẽ xảy ra sau năm 1620, vì đây là thời điểm mà nhiều tài liệu chép rằng là năm Công nữ Ngọc Vạn được cha là Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên gả cho vua Cao Miên. Công nữ Nguyễn Phước Ngọc Vạn sinh khoảng năm 1605, mất sau năm 1658, là con gái thứ hai của Chúa Sãi, nhưng không rõ có phải là ‘người con thứ chín’ nếu tính cả các người con trai của Chúa Sãi hay không, hoặc là Bà còn có một tên gọi ‘thân mật’ là Cô Chính hay không. Đầu thế kỷ XVII, dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, nước Việt Nam phân đôi thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, thì Cochinchine được người Phương Tây dùng để chỉ Đàng Trong, còn "Tonkin" chỉ Đàng Ngoài. Cuối thế kỷ XVII, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh khi vào thu phục vùng đồng bằng sông Cửu Long thì triều đình Đàng Trong đã gọi sông Koh Chin theo âm Hán-Việt là Cổ Chiên Giang (鼓栴江), và cửa sông Koh Chin là Cổ Chiên Tấn (鼓栴汛). Trên một số bản đồ cổ của Phương Tây in vào thế kỷ XVIII-XIX còn đọc Koh Chin bằng những âm khác như Kho Cin, Cocin. Coghien..., hoặc như bản đồ do Stielers Handatlas xuất bản vào tháng 8-1891 tại Đức còn ghi cửa sông Koh Chin là Ko-kien. Sự việc có lẽ càng thêm rắc rối, khi vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII tại Trung Hoa và Nhật Bản,còn xuất hiện và lưu truyền một số bức họa có tựa đề như: bức ‘Chu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng quyển’ (vẽ cảnh tàu buôn Nhật Bản ở Đàng Trong), bức họa ‘Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ’ (vẽ cảnh thương cảng Hội An)..., có thể khiến cho ta nghĩ là Vương quốc Cochinchine (Đàng Trong) có liên quan đến cách dịch thành ‘Giao Chỉ Quốc’. Tuy nhiên, hầu như các tác giả Tây Phương đều dịch Cochinchine là Vương quốc Đàng Trong, chứ không phải là ‘Giao Chỉ Quốc’. Đối với các tác giả Hán ngữ (Trung Hoa, Nhật Bản) thời này, thường rất thông thạo lịch sử Trung Hoa và các cựu thuộc địa của nó, trong đó có các khái niệm 'Giao Chỉ Quận', 'Giao Chỉ Bộ'..., trong quá khứ, thì hầu như không 'thèm đếm xỉa gì' đến cách gọi Tonkin hay 'Cochinchine', mà khi nói đến Giao Chỉ đều hàm ý là lãnh thổ chung của người Việt mà trước hết là ở vùng châu thổ sông Hồng, rồi đến các miền có chung nền văn minh tương đồng ở xa hơn về phía Nam. Trong các tác phẩm thời này, các tác giả Nhật Bản, Trung Hoa đều gọi Giao Chỉ, hay An Nam chung cho cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Đến thời Triều Nguyễn độc lập, người Pháp và người Việt làm việc cho Pháp (như Trương Vĩnh Ký) gọi Nam Kỳ là "Basse Cochinchine", tương đương với tên gọi Nam Kỳ Lục tỉnh cùng thời. Giai đoạn Pháp chiếm Nam Kỳ (1867-1887), trước thời Pháp thuộc (1884-1945) người Pháp gọi Nam Kỳ "Cochinchine Française" (Nam Kỳ thuộc Pháp). Chỉ sau khi thành lập liên bang Đông Dương tên gọi "Cochinchine" mới dần dần chính thức được dùng để chỉ Nam Kỳ, trong khi Annam chỉ Trung Kỳ, còn Bắc Kỳ thì được gọi là "Tonkin". Các đơn vị hành chính. Thời Triều Nguyễn tự chủ. Nam Bộ xưa được gọi là xứ Đồng Nai. Năm 1698, xứ Đồng Nai được thiết lập phủ huyện. Phủ Gia Định bao gồm toàn thể đất Nam Bộ và tồn tại suốt từ đó đến năm 1802 thì đổi thành trấn Gia Định. Năm 1808, vua Gia Long nhà Nguyễn đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (sau chia ra Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (sau này là Định Tường) và Hà Tiên. Vua Minh Mạng năm 1832 đã đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên gọi là "Nam Kỳ Lục tỉnh" hay "Lục tỉnh". Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây. Thời Pháp thuộc. Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa (1862) và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867), thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn. Lúc đầu Pháp gọi "département" thay cho phủ, gọi "arrondissement" thay cho huyện. Tuy nhiên, các cấp hành chính dưới cấp huyện thì vẫn được giữ nguyên như thời nhà Nguyễn độc lập là hai cấp: cấp tổng (gọi theo tiếng Pháp là "canton") và cấp làng xã (cấp tổng còn được duy trì tới tận năm 1945). Khoảng năm 1868, Nam Kỳ có hai mươi bảy "inspection" (lúc này tiếng Việt gọi là "hạt thanh tra", "địa hạt thanh tra", "khu thanh tra" hay "tiểu khu thanh tra", do Thanh tra cai trị). Từ 05/06/1871 "inspection" đổi thành "arrondissement" (lúc này tiếng Việt gọi là "hạt tham biện.", "địa hạt tham biện.", "khu tham biện. hay "hạt"). Đứng đầu "arrondissement" là "administrateur", tiếng Việt gọi là Chính tham biện. Dinh hành chính gọi là tòa tham biện nhưng dân cũng quen gọi là tòa bố (giống như dinh quan bố chính của nhà Nguyễn cũ). Tham biện dưới quyền Thống đốc đóng ở Sài Gòn. Giúp việc Chính tham biện là hai phó tham biện; thư ký địa hạt cũng gọi là bang biện tức là "secrétaire d’arrondissement". Đến năm 1871 giảm còn 18 hạt, năm 1876 thì tăng lên 19 hạt. Tháng 4 năm 1870, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ (đứng đầu là Thống đốc Nam Kỳ) cùng với triều đình vương quốc Cao Miên do Pháp bảo hộ (đứng đầu là vua Norodom I) bắt đầu đàm phán ký kết thỏa ước phân định biên giới. Năm 1873, Pháp chính thức điều chỉnh lại biên giới giữa Cao Miên (Campuchia) với Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française), thay đổi lớn so với biên giới Cao Miên-Nam Kỳ Lục tỉnh tại 2 khu vực: địa phận các hạt thanh tra Trảng Bàng, Tây Ninh (tức vùng lồi Mỏ vịt) thành phủ (khet) Svay Teep (Thỏa ước ngày ngày 9 tháng 7 năm 1870), và vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế địa bàn các hạt Hà Tiên, Châu Đốc nhập vào (khet) Tréang (Hiệp định ngày ngày 15 tháng 7 năm 1873), cắt từ đất Nam Kỳ trả về cho Cao Miên. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là "circonscription administrative", mỗi khu vực lại được chia nhỏ thành các "hạt" hay "tiểu khu" ("arrondissement") như sau: Mỗi hạt có Hội đồng Quản hạt, tức "Conseil d'arrondissement" làm nghị hội. Hội viên được bầu vào là người Việt. Ngày 8 tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập thành phố cấp 1 ("municipalité de première classe") Sài Gòn, đứng đầu là một viên Thị trưởng ("Maire"). Sắc lệnh này được ban hành ngày 16 tháng 5 năm đó. Ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định thành lập thành phố cấp 2 ("municipalité de deuxième classe") Chợ Lớn, tương đương cấp tỉnh sau này. Đứng đầu thành phố cũng là một viên Thị trưởng. Ngày 13/12/1880 chính quyền Pháp tách một số làng (nằm kế cận thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn) của hạt Sài Gòn (từ 16/12/1885 đổi tên là hat Gia Đinh) và hạt Chợ Lớn, lập hạt Hai Mươi ("20e arrondissement"). Hạt này do Nha Nội chính trực tiếp cai trị. Đến ngày 12/01/1888 hạt Hai Mươi giải thể, các làng trực thuộc sáp nhập vào thành phố Sài Gòn, hạt Chợ Lớn và hạt Gia Định. Năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ lập thêm một hạt (tiểu khu) mới là hạt Bạc Liêu thuộc khu vực Bát Xắc từ đất của 2 tổng của hạt Sóc Trăng và 3 tổng của hạt Rạch Giá. Như vậy toàn bộ Nam Kỳ có 21 hạt (tức 19 hạt cũ, hạt Hai Mươi và hạt Bạc Liêu). Năm 1895 lập thêm thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques, tách từ hạt Bà Rịa (Cap Saint Jacques nhập vào hạt Bà Rịa năm 1898 để rồi năm sau lại tách ra). Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" ("province") và chia Nam Kỳ thành 3 miền. Đồng thời, chức Tham biện đổi thành "Chủ tỉnh" (Chef-province hay Chef de la province), tòa tham biện gọi là "tòa bố". Như vậy Nam Kỳ có tất cả 20 tỉnh, phân bố như sau: Ngoài ra còn có 3 thành phố Sài Gòn (cấp 1), Chợ Lớn (cấp 2), thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Năm 1905, xóa bỏ thành phố Cap Saint Jacques, chuyển thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Tỉnh chia thành tổng ("canton"), đứng đầu là Chính tổng ("Chef de la canton"), còn gọi là Cai tổng. Tổng chia thành làng ("village"), đứng đầu là Hội đồng Hương chức (còn gọi là Ban Hội tề) do Hương cà phụ trách chung. Dưới đây là Danh sách các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1910: Đầu thập niên 1900 lập thêm cấp quận ("circonscription") và cơ sở phái viên hành chính ("délégation administrative"), cấp hành chính giữa tỉnh và tổng; đứng đầu là viên Chủ quận ("Chef de la circonscription") và vị Phái viên hành chính ("Délégué administratif") tương ứng. Năm 1913 ba tỉnh bị sáp nhập: Gò Công vào Mỹ Tho, Sa Đéc vào Vĩnh Long, Hà Tiên vào Châu Đốc nên Nam Kỳ còn 17 tỉnh. Đến năm 1924 các tỉnh này lại được tách ra như cũ. Ngày 11/05/1944 thành lập tỉnh Tân Bình, từ phần đất cắt ra của tinh Gia Định. Như thế Nam Kỳ có 21 tỉnh. Soái phủ. Trụ sở của Dinh Thống đốc đặt tại Sài Gòn (về sau gọi là Dinh Gia Long). Người miền Nam quen gọi là Soái phủ Nam Kỳ ("Gouvernement des Amiraux"), vì cho tới năm 1878 nó còn là dinh của một võ quan Pháp, hàm "Lieutenant-Gouverneur", tức Phó soái. Kể từ năm 1879 mới thay quan võ bằng quan văn, và Thống đốc Nam Kỳ (dân sự) đầu tiên là Charles Le Myre de Vilers. Mãi đến năm 1926, khi gọi Quyền Thống đốc Le Fol, người Nam Kỳ vẫn còn quen miệng kêu lẫn lộn là Thống soái, Phó soái, dù ông không phải là sĩ quan. Lịch sử. Trước kia đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp. Vào thế kỷ XVII, Nam Kỳ là vùng đất hoang sơ, được Chúa Nguyễn ở Đàng Trong khai phá. Một số quan lại, tướng tá nhà Minh sau khi chống nhà Thanh thất bại, trốn sang Việt Nam được Chúa Nguyễn cho khai phá vùng này. Một nhóm khoảng 5000 người Hoa do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu vào khai khẩn vùng Mỹ Tho, Biên Hòa, một nhóm khác do Mạc Cửu cầm đầu tiến vào tận Hà Tiên khai khẩn. Năm 1620, Chúa Chúa Sãi (Nguyễn Phước Nguyên) trấn thủ hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam ngừng nộp thuế cho chính quyền Lê-Trịnh. Năm 1627, Chúa Trịnh Tráng mới sai quan vào Thuận Hóa đòi tiền thuế. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Tháng 3 năm 1627, chúa Trịnh mang quân đi đánh họ Nguyễn. Sự kiện này đánh dấu sự chia tách hoàn toàn cả về lý thuyết và thực tế của xứ Thuận Quảng tức Đàng Trong của Chúa Nguyễn với Đàng Ngoài của Chúa Trịnh. Nó cũng tạo ra thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài 45 năm, từ 1627 đến 1672, với 7 cuộc đại chiến của 2 bên. Sau đó hai họ Trịnh, Nguyễn ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh thổ, miền Nam sông Gianh thuộc quyền chúa Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam. Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một Thống đốc người Pháp. Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ. Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa sáp nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp. Năm 1940, Đế quốc Nhật Bản chiếm Nam Kỳ từ tay Pháp. Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ. Mãi đến năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của Đế quốc Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ, hay Lâm ủy Nam Bộ, do chính quyền mới lập ra, đã tiếp quản vùng đất này. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng xóa bỏ việc phân chia Bắc-Trung-Nam Kỳ của Pháp, tuyên bố nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chưa đầy một tháng sau khi độc lập, Pháp đã nổ súng gây chiến ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ. Pháp đã lập ra thể chế Nam Kỳ quốc hòng tách khu vực này ra khỏi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại", thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam vào năm 1949. Ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trao lãnh thổ Nam Bộ cho Quốc gia Việt Nam quản lý về hành chính. Sau năm 1975, danh xưng này không còn được sử dụng trong cách văn bản hành chính hoặc báo chí (trừ khi nói về sự kiện hoặc địa danh lịch sử). Dân số. Vào thập niên 1940 số dân cư thành thị ở Nam Kỳ tăng đều. Những trung tâm đô thị lớn gồm:
7,535
520444
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7535
Tái chiết khấu
Tái chiết khấu là việc ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng trung ương thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán và đáng tin cậy thuộc sở hữu của các ngân hàng khác theo tỉ suất tái chiết khấu nhất định. Các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng chiết khấu, tái chiết khấu trên thị trường thứ cấp. Quy trình như sau: Thường trong các giao dịch tín dụng thương mại, mối quan hệ "nợ nần" giữa người mua và người bán được cam kết thông qua việc phát hành thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. Thương phiếu gồm hối phiếu (lệnh đòi tiền do người bán ký phát cho người mua yêu cầu trả tiền) và lệnh phiếu (do người mua ký phát cam kết trả tiền cho người bán) và có thể được đem đi chiết khấu tại ngân hàng. Tuỳ vào giá trị và mức độ tin cậy của giao dịch mà ngân hàng thương mại chấp nhận chiết khấu thương phiếu đó theo tỉ suất nhất định. Ngân hàng thương mại cũng có thể đem các giấy tờ có giá đó tái chiết khấu tại các ngân hàng thương mại khác hoặc ngân hàng Trung ương theo tỉ suất tái chiết khấu khác. Thông thường việc quy định tỉ suất tái chiết khấu từ phía ngân hàng Trung ương cao hay thấp hơn tỉ suất thị trường đều có ảnh hưởng tới lượng cung tiền tệ trong lưu thông.
7,538
70503983
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7538
Xương
Xương là bộ phận quan trọng của cơ thể, với chức năng khác nhau, giúp cơ thể chuyển động, bảo vệ các cơ quan nội tạng. rất quan trọng với chúng ta giúp chúng đi đứng Xương của động vật (thuộc hệ vận động) đảm nhận các vai trò trong việc tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động, là nơi sản sinh của các tế bào máu... Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ khoáng chất (đa phần là calci) và tế bào xương. Để thực hiện chức năng này, xương cần phải có cấu trúc đặc biệt. Chức năng. Nâng đỡ cơ thể Hệ thống xương bảo vệ các cơ quan trong cơ thể: Như là tủy sống nằm trong ống sống, não bộ nằm trong hộp sọ, hệ tuần hoàn và hô hấp nằm trong lồng ngực.  Chức năng vận động:Các xương dài nối với cơ bắp bằng gân. Do các cơ bám vào xương được coi như hệ đòn bẩy đến từ các khớp. Dưới tác động của hệ thần kinh, cơ co duỗi làm các xương hoạt động nên xương đóng vai trò chủ động khi vận động. Các xương nối với nhau ở khớp bởi dây chằng. Tác động qua lại của xương với cơ được nghiên cứu trong cơ sinh học. Sản xuất máu Ngoài việc nâng đỡ cơ thể, xương còn là nơi sản xuất ra hồng cầu cho máu. Chính xác hơn là tuỷ xương - thứ chất giống như thạch ở bên trong ống xương làm ra. Có hai loại tuỷ xương, loại tuỷ vàng béo ngậy(ở người già) không sinh ra hồng cầu, chỉ có loại tuỷ đỏ (ở trẻ em)ở trong xương bả vai, xương hông, xương sườn, xương ức và xương chậu mới sản xuất hồng cầu. Những dây chuyền chế tạo năng suất cao này luôn sản xuất ra 1 lượng hồng cầu bù với số lượng hồng cầu mất đi. Cấu trúc. Xương tương đối cứng và có thành phần nhẹ, tạo phần tạo bởi hai thành phần chính gồm chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất vô cơ trong xương tồn tại dưới dạng Calci phosphate trong cách sắp xếp hóa học gọi là kiểu Ca5(PO4)3OH. Chất hữu cơ trong xương có tên gọi là Ossein hay còn được gọi là cốt giao. Có sức nén tương đối cao nhưng sức căng kém. Trong khi xương giòn, có độ co giãn phụ thuộc vào thành phần sinh học (chủ yếu vào sụn). Xương có cấu trúc mắt lưới, và độ đặc tùy vào từng điểm. Trên cơ thể người có 206 xương và được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân (xương mình) và xương chi. Xương có thể rắn chắc hay xốp. Vỏ (lớp ngoài) xương thì rắn chắc; 2 đề ngữ có thể dùng thay thế cho nhau. Lớp ngoài xương tạo nên phần lớn khối lương của xương; nhưng, bởi vì độ đặc của nó, nên có diện tích bề mặt ít. Xương xốp có cấu trúc tổ ong, có diện tích mặt ngoài cao, như chỉ tạo phần ít của xương. Xương có thể mềm hay cứng. Xương mềm có thể thay thế trong qua trình phát triển hay hồi phục. Được gọi như thế vì cấu trúc không đồng nhất và kết quả là có sức chịu kém. Ngược lại thì xương cứng có cấu trúc song song và cứng hơn nhiều. Xương mềm thường được thay thế bởi xương cứng trong khi lớn. Hộp sọ cũng có khớp xương, nhưng theo kiểu khác. Hộp sọ được cấu tạo gồm 22 mảnh xương riêng lẻ hợp thành, nhưng khớp xương giữa chúng không cử động được. Các khớp hộp sọ khít chặt với nhau giống như những miếng ghép hình. Vì thế hộp sọ rất chắc chắn, rất thích hợp để bảo vệ não cũng như giữ cho khuôn mặt ta được ổn định, chứ không méo mó khi ta cử động. Cấu tạo xương tay khá linh hoạt để có thể hoạt động hằng ngày, ngay từ khi những tổ tiên ăn lông ở lỗ của chúng ta chuyển từ việc bò bằng 4 chân sang đứng thẳng trên hai chân, họ đã sử dụng đôi tay làm nhiều việc khác hơn. Một bàn tay có tới 27 xương nhỏ để có thể cử động dễ dàng, và các ngón tay có thể chạm vào nhau. Gồm có 31 xương: xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. Gồm 33 đốt xương sống và có chiều dài từ 60 đến 70 cm, xương mình được chia làm 5 phần và 4 đoạn cong.
7,539
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7539
Bộ xương
Trong sinh học, bộ xương hay khung xương là một khung cứng, giúp bảo vệ và kết cấu ở nhiều loại động vật, đặc biệt là ngành động vật có dây sống và Siêu ngành Động vật lột xác. Có hai loại bộ xương khác nhau: bộ xương ngoài, đó là vỏ ngoài ổn định của một sinh vật, và bộ xương trong, mà hình thức cấu trúc hỗ trợ bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có hai hình thức khác của bộ xương được gọi là khung xương thủy tĩnh (hydroskeleton) và khung tế bào (cytoskeleton). Bộ xương ngoài tồn tại ở nhiều động vật không có xương sống; và chúng vây quanh với những mô và cơ quan mềm của cơ thể. Bộ xương ngoài có thể trải qua thời kỳ lột xác khi động vật lớn lên. Bộ xương trong như ở những động vật có xương sống, thường được da và cơ bắp bao phủ, bộ xương này bảo vệ các cơ quan quan trọng. Bộ xương người chiếm khoảng 14% khối lượng cơ thể. Phân loại. Bộ xương ngoài. Bộ xương ngoài là khung xương bên ngoài cùng, và được tìm thấy trong nhiều động vật không xương sống; chúng bao bọc và bảo vệ mô mềm và các cơ quan của cơ thể. Một số loại bộ xương ngoài trải qua lột xác định kỳ khi các loài này phát triển, như trường hợp ở các động vật chân đốt bao gồm cả côn trùng và động vật giáp xác. Bộ xương ngoài được làm bằng vật liệu khác nhau bao gồm chitin (trong động vật chân đốt), các hợp chất calci (trong san hô đá và động vật thân mềm) và silicat (đối với tảo cát và radiolarians.) Bộ xương ngoài của côn trùng không chỉ là một lớp bảo vệ mà còn phục vụ như một bề mặt để gắn các cơ, như là một bảo vệ chống thấm nước và chống bị khô, và như một giác quan để động vật tương tác với môi trường. Vỏ nhuyễn thể cũng thực hiện tất cả các chức năng tương tự, ngoại trừ trong nhiều trường hợp nó không chứa các giác quan. Bộ xương ngoài có thể là khá nặng nề khi so với khối lượng tổng thể của một con vật, vì vậy trên đất liền, sinh vật có một bộ xương ngoài hầu hết là tương đối nhỏ. Các động vật thủy sản lớn có thể hỗ trợ một bộ xương ngoài to hơn vì trọng lượng chúng nhẹ hơn khi ở dưới nước. Ngao khổng lồ phía Nam, một loài ngao nước mặn cực lớn ở Thái Bình Dương, có lớp vỏ lớn cả về kích cỡ và trọng lượng. Syrinx aruanus là một loài ốc biển có vỏ rất lớn.
7,540
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7540
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân sinh ngọn (apical meristems) làm thực vật gia tăng chiều cao (chiều dài) tại đỉnh chồi, đỉnh rễ, đầu lá, mầm Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây Hai lá mầm
7,541
68141093
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7541
Sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng thứ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân sinh bên (lateral meristems) làm thực vật phát triển thân, rễ theo chiều ngang (làm nó to ra).
7,546
895113
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7546
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương, là một trường đại học hàng đầu của Việt Nam về đào tạo nhóm ngành Mỹ thuật. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Đầu năm 2008 trường đã được đổi tên là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trước đó là Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Lịch sử. Trường Mỹ thuật Đông Dương. Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập ngày 27 Tháng Mười năm 1924 với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Tên tiếng Pháp của trường khi đó là École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine (en) nhưng nếu theo hệ thống giáo dục chính quy của Pháp thì không thể coi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là trường cao đẳng vì "École Supérieure" phải thuộc hệ thống trường lớn ("Grandes écoles"), tức những trường bậc đại học danh tiếng nhất. Đúng ra theo hệ thống giáo dục Pháp thì trường cao đẳng là trường đại học chuyên ngành, thể thức thi tuyển vào còn khó khăn hơn các trường Đại học ("Université") bình thường. Tuy nhiên trường Cao đẳng Mỹ thuật đã thành công như một bước đột phá mang quy thức nghệ thuật Tây phương đến Đông Dương. Người đảm nhiệm thành lập trường là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu; ông được bổ làm hiệu trưởng. Khi ông mất năm 1937, Évariste Jonchère (en 1892-1956) là người kế nhiệm. Vào thời Nhật chiếm (1940-45) hoạt động của trường bị hạn chế rất eo hẹp. Năm 1943 vì nạn oanh tạc của máy bay Đồng minh Trường phải tản cư dời bỏ Hà Nội. Khoa hội họa do Joseph Inguimberty (en) điều hành và một phần khoa điêu khắc dời lên Sơn Tây. Khoa kiến trúc và phần lớn khoa điêu khắc thì theo Jonchère vào Đà Lạt. Một số lớp mỹ thuật trang trí thì lánh xuống Phủ Lý. Khi Nhật đảo chính Pháp Tháng Ba năm 1945 thì Trường bị giải tán. Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-45), trao bằng tốt nghiệp cho 128 sinh viên họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của nền mĩ thuật Việt Nam sau này như Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), Nguyễn Phan Chánh, Georges Khanh, Tô Ngọc Vân và Lê Phổ. Nhà trường tổ chức tuyển sinh tại Hà Nội – Huế - Sài Gòn –Phnompenh – Vientiane cùng một lúc, bao gồm các môn thi sau: Các bài thi của thí sinh đều niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng. Tháng 12/1943, Mỹ ném bom Hà Nội, theo chủ trương của Nha học chính Đông Dương các trường phải sơ tán khỏi Hà Nội, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành 3 bộ phận sơ tán 3 nơi: Chương trình học vẫn như cũ, nhưng do tình trạng sơ tán các môn phụ và lý thuyết phải bỏ, chỉ học được những môn chính. Việc học tập của sinh viên gần với thiên nhiên và gắn với thực tế hơn. Đó chính là đặc điểm của thời kỳ này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa. Ở Đà Lạt, khoa Kiến trúc sau năm 1945 vẫn tiếp tục đào tạo, tên gọi của trường vẫn duy trì đến năm 1948. Viện Mỹ thuật. Thành lập năm 1962 Viện Mỹ thuật do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Viện trưởng. Năm 1995 trường sáp nhập với trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Trong giai đoạn này Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu đã xuất bản như: Cơ sở vật chất. Trường nằm giữa khu phố và dân cư đông đúc của thành phố, có diện tích khá nhỏ, một phần diện tích của trường Cao đẳng xưa đã bị cắt bớt để xây dựng trụ sở một cơ quan của Bộ Công An nằm kế bên. Trường có 5 khối nhà chính, với khoảng 20 phòng học, một nhà bảo tàng, một nhà triển lãm, 2 xưởng sơn mài, 1 xưởng đồ họa, 2 phòng máy tính với khoảng 50 máy và một thư viện. Trường có một ký túc xá nằm trong khuôn viên với khoảng gần 30 phòng. Phòng dành cho sinh viên trong nước thì nhỏ, kê 3 giường đôi, có nhà vệ sinh riêng và có bình nước nóng. Phòng dành cho sinh viên nước ngoài rộng, đẹp và thuận tiện hơn, với trang thiết bị giống một phòng khách sạn nhỏ. Ở khu nhà học có một cửa sau nối ra khu tập thể Đại học Mỹ thuật Hà Nội (Ngõ 149 Lê Duẩn). Hiện nay, cửa đã không được sử dụng và bị đóng vĩnh viễn. Tuyển sinh. Từ năm 2013, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam lựa chọn phương thức tuyển sinh kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển (tổ chức các môn thi năng khiếu, xét tuyển môn Ngữ văn). Địa điểm thi tại trường. Các chương trình đào tạo. Trường đã từng có các chương trình đào tạo hệ sơ cấp và cao đẳng, song giờ chỉ còn hệ Đại học và sau Đại học. Hệ sau đại học. Chương trình sau đại học được đào tạo không tập trung trong 3 năm, 2 năm đầu là 5 tháng năm cuối 8 tháng.
7,547
70343369
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7547
Ba Ngôi
Ba Ngôi (tiếng Latinh: "Trinitas") là Thiên Chúa, theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh). Về phương diện lịch sử, học thuyết Ba Ngôi đã được khẳng định là giáo lý chính thức của hội thánh bởi các bản tín điều ("creed") Nicaea (năm 325), và Athanasius (khoảng năm 500) nhằm chuẩn hoá các xác tín khi những bất đồng về thần học nảy sinh giữa hội thánh. Các bản tín điều này được xác lập bởi hội thánh trong thế kỷ thứ 3 và thứ 4 hầu đối phó với các thuyết dị giáo liên quan đến giáo lý Ba Ngôi cũng như vị trí của Chúa Cơ đốc trong Ba Ngôi. Bản tín điều Nicaea-Constantinopolis (năm 381) được công nhận bởi Chính thống giáo Đông phương, cũng được Giáo hội Công giáo Rôma công nhận với một sửa đổi và hầu hết các giáo phái Kháng Cách chấp nhận bản tín điều này. Tín điều Nicaea, cấu trúc căn bản của giáo lý Ba Ngôi, dùng từ "homousia" (trong Hi văn nghĩa là có cùng một bản thể) để định nghĩa mối quan hệ giữa các thành viên của Ba Ngôi. Khi đọc lên, hầu như không có sự khác biệt giữa từ này và một từ khác được sử dụng bởi những người chống thuyết Ba Ngôi, từ "homoiousia" (Hi văn: có bản thể tương tự - ngụ ý có ba thần linh riêng biệt). Sự dị biệt tưởng chừng như rất nhỏ này đã góp phần dẫn đến những bất đồng sâu sắc về thần học và những chia cắt không thề hàn gắn trong cộng đồng Cơ Đốc giáo vào thời kì đó. Kinh Thánh và truyền thống. Mặc dù thuật từ "Ba Ngôi" (Hi văn: Τριάς "Trias") không được tìm thấy trong Tân Ước, cũng không xuất hiện cho đến khi được sử dụng bởi Tertullian vào đầu thế kỷ thứ ba, những người ủng hộ thuyết Ba Ngôi tin rằng chính Tân Ước chứa đựng những nền tảng mà giáo lý Ba Ngôi được hình thành và các khái niệm của học thuyết đã được đề cập đến cách có hệ thống và xuyên suốt trong Kinh Thánh, trong các tín điều và các nguồn khác từ truyền thống giáo hội sơ khai. Họ chỉ ra ngay từ những trang đầu tiên của Cựu Ước như Sáng thế ký 18.1-16, trong các sách Phúc Âm và trong nhiều thư tín được truyền đọc trong vòng hội thánh tiên khởi. Bài học vỡ lòng. Kitô hữu học biết về giáo lý Ba Ngôi khi chịu lễ rửa tội (báp thai). Cũng là bước khởi đầu để thấu hiểu tại sao giáo lý này quan trọng với Kitô hữu, ngay cả khi họ nhận ra rằng học biết về bản thể của Thiên Chúa là vượt quá sự hiểu biết của họ. Bản Tín điều các Sứ đồ, như là bản tóm lược về đức tin Kitô giáo, ngày càng phổ biến hơn. Bản tín điều này là kiểu mẫu cho sự xác tín giáo lý Ba Ngôi giúp người qui đạo xác chứng niềm tin của họ khi thụ lễ báp têm và vào những dịp khác theo lịch phụng vụ của hội thánh. Họ chịu lễ báp têm "nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (Mat. 28.19). Cung cách ban thánh lễ báp têm này đã có từ thời kỳ sơ khai của hội thánh, được chép lại trong tác phẩm Didache được thực hành bởi Ignatius, Tertullian, Hippolytus, Cyprian, và Gregory Thaumaturgus. Như thế, cuộc sống tôn giáo cũng như nhận thức của họ về sự cứu rỗi khởi đầu với lời xác chứng liên quan đến Ba Ngôi. Theo học thuyết Ba Ngôi, cả ba ngôi vị đều tỏ hiện vào lúc Chúa Giê-xu chịu lễ báp têm, "Vừa khi chịu phép rửa xong, Chúa Giê-su vừa lên khỏi nước, kìa, các tầng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Thiên Chúa ngự xuống như chim bồ câu và đậu trên Ngài; Tức thì, có tiếng từ trời phán rằng, Này là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng" (Mat. 3.16-17). Đối với những tín hữu tin vào thuyết Ba Ngôi, ba thân vị của Ba Ngôi đã hiển lộ cùng một lúc vào dịp cử hành lễ thanh tẩy (báp têm). Đời sống Kitô giáo và Mầu nhiệm Ba Ngôi. Tính duy nhất của bản thể Thiên Chúa cùng tính đa nguyên huyền nhiệm của ba ngôi giải thích bản chất của sự cứu rỗi và bày tỏ sự sống vĩnh cửu. "Ấy là nhờ Chúa Con mà chúng ta được phép đến gần Chúa, trong một Chúa Thánh Linh" (Eph.2.18). Mối tương giao với Cha là mục tiêu của cuộc sống Cơ Đốc, có được qua sự hiệp nhất của Thiên Chúa với bản thể nhân tính trong Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Giê-xu là Thiên Chúa nhưng nhận lấy cái chết của một con người để cứu chuộc người có tội, hầu cho tín hữu nhận lãnh sự tha thứ và tình bằng hữu của Thiên Chúa qua sự vận hành của Chúa Thánh Linh, đấng làm Chúa Giê-xu sống lại từ kẻ chết, cũng là đấng thấu hiểu Thiên Chúa (vì Giê-xu là Thiên Chúa), soi dẫn và ban năng lực cho tín hữu để họ có thể thực thi ý chỉ của Thiên Chúa. Như thế, giáo lý này ảnh hưởng đến mọi phương diện trong đức tin và sống đạo của tín hữu Cơ Đốc. Cũng dễ hiểu khi có nhiều người, suốt theo dòng lịch sử Cơ Đốc giáo, đã tranh đấu quyết liệt để bảo vệ nó. Một Thiên Chúa. Thiên Chúa là thực thể duy nhất. Cựu Ước xem xác tín này là trọng hơn hết. Đi cùng với nhiều lời cảnh báo, xác tín ấy là sự đòi hỏi tối hậu cho sự tuân giữ giao ước với Thiên Chúa. "Hỡi Israel, hãy lắng nghe, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa duy nhất" (Phục truyền 6.4), "Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác" (Phục truyền 5.7) và "Thiên Chúa, là Vua và Đấng cứu chuộc của Israel, là Chúa toàn năng phán rằng: Ta là đầu tiên và cuối cùng, ngoài ta không có Thiên Chúa nào khác." (Isaiah 44.6). Theo quan điểm của học thuyết Ba Ngôi về Cựu Ước, bất kỳ giáo lý nào không tập chú vào khái niệm Thiên Chúa độc tôn mà khuyến khích thờ phụng các thần linh khác bên cạnh Thiên Chúa, hoặc hình dung Thiên Chúa được tạo dựng chứ không phải là đấng tự hữu hằng hữu thì không thể là con đường dẫn đến sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa. Quan điểm đó cũng được tìm thấy trong Tân Ước "chỉ có một Thiên Chúa, không có thần nào khác" (I Cor.8.4). Thiên Chúa hiện hữu trong ba ngôi vị. Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba ngôi vị (tiếng Hy Lạp: "hypostases"). Chúa Cha chỉ có một bản thể thần thượng. Tín hữu Chalcedon, Công giáo, Chính Thống giáo và hầu hết tín hữu Kháng Cách ("Protestant") tin rằng Thân vị thứ Hai trong Ba Ngôi - Chúa Con, Giêsu – mang lấy bản tính con người, vì vậy Chúa Giêsu có hai bản tính. Giêsu hoàn toàn là Người mà cũng hoàn toàn là Thiên Chúa. Ba Ngôi bình đẳng, đồng tồn tại vĩnh cửu, có cùng một bản thể ("ousia"), quyền năng, hành động và ý chí. Tuy nhiên, như đã xác lập bởi bản tín điều Anathasisus, Thiên Chúa là đấng tự mình mà có, không do ai tạo thành, không có khởi đầu và không có kết thúc, Người là alpha và omega. Chúa Con được sinh ra từ Chúa Cha. Chúa Thánh Linh nhiệm xuất từ Chúa Cha (hay từ Chúa Cha và Chúa Con). Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và một quyền năng như nhau, nên Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa mà thôi. Tuy còn nhiều tranh luận nhưng một luận giải được nhiều người yêu thích cho rằng bởi vì Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị, Chúa luôn luôn yêu thương, và luôn luôn có mối giao hoà trọn vẹn giữa ba ngôi vị. Do đó, Thiên Chúa không cần phải tạo ra con người hầu Chúa có thể có cơ hội trò chuyện hoặc yêu thương. Chúa "đã" có rồi. Là một thực thể trọn vẹn, Chúa không cần tạo dựng con người để bù đắp sự thiếu thốn hoặc khiếm khuyết của Chúa như nhiều người vẫn nghĩ. Theo như cách diễn giải của thánh Augustine trong "De Trinitate", Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Linh chính là Người yêu, Người được yêu và Tình Yêu. Thêm vào đó, theo Tiến sĩ Thomas Hopko, nếu Thiên Chúa không phải là Ba Ngôi, Chúa không thể trải nghiệm tình yêu thương trước khi Chúa tạo dựng các thực thể khác (con người) và yêu họ. Sáng thế ký 1.26 chép rằng "Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh chúng ta". Cần nên lưu ý rằng người Do Thái không hiểu từ "chúng ta" ở đây theo nghĩa số nhiều ngụ ý các thân vị trong Ba Ngôi, họ cho đây chỉ là một cách dụng ngữ nhằm bày tỏ sự tôn kính. Tên của Thiên Chúa được đề cập trong Sáng thế ký trong tiếng Hêbrơ là "El" hoặc "Elohim". Elohim là danh từ số nhiều nhưng có nghĩa số ít khi được dùng để chỉ Thiên Chúa. Tuy nhiên, theo học thuyết Ba Ngôi, Sáng thế ký 1.26 nhấn mạnh tính đa nguyên của Thiên Chúa, trong khi trong câu 27 kế tiếp, tập chú vào tính hiệp nhất của bản thể Thiên Chúa. Vì vậy, theo ngữ nghĩa, từ Elohim biểu lộ bản chất của Ba Ngôi. Đồng cư trú. Một cách luận giải tương đối khó hiểu nhưng hữu dụng nhằm giải thích sự tương quan giữa ba ngôi vị của Thiên Chúa gọi là tính bao hàm hỗ tương ("perichoresis"). Khái niệm này đặt nền tảng trên Phúc âm John 14.17 khi Chúa Giêxu giải thích cho các môn đồ hiểu tại sao Chúa phải rời xa họ. Giê-xu đi đến cùng Cha vì điều đó ích lợi cho họ, như thế Chúa có thể ở trong họ khi "Đấng An ủi" (Chúa Thánh Linh) được ban cho họ. Chúa Giêxu tỏ cho họ biết Ngài ở trong Cha, Cha ở trong ngài và cả hai đều ngự trong họ. Như thế, theo thuyết bao hàm hỗ tương, ba ngôi vị "chứa đựng lẫn nhau hầu cho mỗi ngôi vị luôn luôn bao hàm và đồng thời luôn luôn được bao hàm". Tính đồng cư tỏ ra hữu ích khi giúp minh họa khái niệm ba ngôi vị tham gia vào sự cứu chuộc loài người. Ích lợi thứ nhất là giúp loại trừ ý tưởng Thiên Chúa có ba phần. Thuyết Ba Ngôi khẳng định Thiên Chúa là thực thể đơn, không phải là thực thể cộng dồn. Thiên Chúa không bị chia cắt thành ba phần. Lợi ích thứ hai là cách luận giải này tỏ ra phù hợp với học thuyết cho rằng sự hiệp nhất của tín hữu với Chúa Con trong nhân tính của Ngài sẽ giúp họ hiệp nhất trọn vẹn với các thân vị khác trong Ba Ngôi, bởi vì cả ba đồng cư trú trong nhau. Thuyết bao hàm hỗ tương cũng giúp chúng ta hình dung dễ dàng hơn ý nghĩa ẩn chứa trong thuyết Ba Ngôi. Chúa Con, là Ngôi Lời từ thuở ban đầu, trong vĩnh cửu, là chỗ cư trú của Thiên Chúa; Chúa Con là chỗ ở của Cha, do đó Con ở trong Cha và Thánh Linh khi Thánh Linh đến cùng các môn đồ như lời Chúa Giê-xu bảo họ trước đó, "Ta không để các ngươi mồ côi đâu, vì ta sẽ đến cùng các ngươi." Dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng vấn đề Chúa Ba Ngôi là một bí mật đối với con người. Được sinh ra, không được tạo nên. Luận giải về sự kiện Con được sinh ra chứ không được tạo dựng dựa vào sự khác biệt về bản thể của tạo vật và bản thể của thần linh. Vì Con được sinh ra, không được dựng nên, bản thể của Chúa Con là của Thiên Chúa. Công cuộc sáng tạo hình thành qua ngài, nhưng ngài không dự phần vào cho đến thời điểm ngài trở nên con người. Các giáo phụ thường dùng phép tương đồng để giải thích ý tưởng này. Thánh Irenaeus, nhà thần học sống vào thế kỷ thứ 2 viết "Cha là Thiên Chúa, Con cũng là Thiên Chúa, vì bất cứ ai sinh ra từ Thiên Chúa là Thiên Chúa". Thánh Justin tử đạo nói "tương tự như lúc chúng ta quan sát một ngọn lửa, khi khơi thêm một ngọn lửa khác, nó chẳng hề suy giảm nhưng vẫn y như cũ; trong khi ngọn lửa mới tự tồn tại. Cũng vậy, Ngôi Lời là Thiên Chúa được sinh từ Cha là cha của muôn loài". Tuy nhiên, mọi lời luận giải về Ba Ngôi đều có giới hạn, vì đây là một vấn đề thuộc về lãnh vực thần bí. Sự khác biệt giữa người ủng hộ và chống đối thuyết này là chấp nhận hay bác bỏ sự huyền nhiệm. Người chấp nhận sử dụng đức tin mà tin, người bác bỏ thì không. Các bất đồng. Tuy hầu hết tín hữu Cơ đốc tin rằng học thuyết chính thống về Ba Ngôi là tâm điểm của đức tin Cơ Đốc, rằng bác bỏ thuyết này đồng nghĩa với sự bác bỏ toàn bộ đức tin Cơ Đốc, cho đến nay vẫn có vài nhóm khước từ nó. Dù tự nhận mình là người Cơ Đốc, họ khước từ công nhận học thuyết Ba Ngôi trong bất kỳ hình thức nào và cho rằng quan điểm của họ đã có từ rất lâu. Một số giáo phái cổ như Ebionite và thuyết Arius phủ nhận thần tính của Chúa Giêxu trong khi vẫn công nhận Giêsu là Đấng Messiah. Các giáo phái khác như Hội thánh Nhân chứng Jehovah, Christian Science, Nhất vị luận ("Unitarianism") và phong trào Ngũ Tuần Nhất vị ("Oneness Pentecostalism"), dù có quan điểm khác nhau về Thiên Chúa, đều khước từ thuyết Ba Ngôi. Những người này cho rằng trong Kinh Thánh có một số đoạn tỏ ra không thích hợp với giáo lý Ba Ngôi, ví dụ như Giăng 17:3 viết: "Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus-Christ, là Đấng Cha đã sai đến".
7,549
321789
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7549
PHP (định hướng)
PHP có thể là từ viết tắt cho:
7,551
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7551
Lý thuyết
Lí thuyết là một loại chiêm nghiệm và hợp lí của cái gì đó trừu tượng hoặc khái quát hóa của suy nghĩ về một hiện tượng, hoặc kết quả của suy nghĩ như vậy. Quá trình suy nghĩ chiêm nghiệm và lí trí thường gắn liền với các quá trình như nghiên cứu quan sát, nghiên cứu. Các lí thuyết có thể là khoa học hoặc khác với khoa học (hoặc khoa học ở mức độ thấp hơn). Tùy thuộc vào ngữ cảnh, các kết quả có thể bao gồm các giải thích tổng quát về cách thức hoạt động của tự nhiên. Trong khoa học hiện đại, thuật ngữ "lí thuyết" dùng để chỉ các lí thuyết khoa học, một kiểu gồm những lời giải thích về tự nhiên đã được khẳng định, được thực hiện theo cách phù hợp với phương pháp khoa học và đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu của khoa học hiện đại. Lí thuyết trên được mô tả theo cách mà các xét nghiệm khoa học sẽ có thể cung cấp kinh nghiệm hỗ trợ cho, hoặc mâu thuẫn với nó. Các lí thuyết khoa học là dạng tri thức khoa học đáng tin cậy, nghiêm ngặt và toàn diện nhất, trái ngược với cách sử dụng phổ biến hơn của từ "lí thuyết" ngụ ý rằng một cái gì đó không được chứng minh hoặc suy đoán (theo thuật ngữ chính thức thì đó là "giả thuyết"). Các lí thuyết khoa học được phân biệt với các giả thuyết, đó là những phỏng đoán có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm và từ các định luật khoa học, là những ghi chép mô tả về cách thức vận hành của tự nhiên trong những điều kiện nhất định. Các lí thuyết hướng dẫn doanh nghiệp tìm kiếm sự kiện thay vì đạt được mục tiêu và trung lập liên quan đến các lựa chọn thay thế giữa các giá trị. Một lí thuyết có thể là một tập hợp kiến thức, có thể có hoặc không liên quan đến các mô hình giải thích cụ thể. Lí thuyết hóa là việc phát triển tập hợp các kiến thức này. Từ lí thuyết hay "theo lí thuyết" ít nhiều thường được mọi người sử dụng một cách sai lầm để giải thích một cái gì đó mà cá nhân họ không trải nghiệm hoặc thử nghiệm trước đó. Trong những trường hợp đó, về mặt ngữ nghĩa, nó đang được thay thế cho một khái niệm khác, một giả thuyết. Thay vì sử dụng từ theo giả thuyết, nó được thay thế bằng một cụm từ: "trên lí thuyết". Trong một số trường hợp, độ tin cậy của lí thuyết có thể bị tranh cãi bằng cách gọi nó là "chỉ là một lí thuyết" (ngụ ý rằng ý tưởng này thậm chí chưa được kiểm chứng). Do đó, từ "lí thuyết" đó thường rất trái ngược với " thực hành ". Một "ví dụ cổ điển" về sự khác biệt giữa "lí thuyết" và "thực tiễn" sử dụng kỷ luật của y học: lí thuyết y học bao gồm việc cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và bản chất của sức khỏe và bệnh tật, trong khi khía cạnh thực tế của y học là cố gắng làm con người khỏe mạnh. Hai điều này có liên quan nhưng có thể độc lập, bởi vì có thể nghiên cứu sức khỏe và bệnh tật mà không cần chữa cho một bệnh nhân cụ thể, và có thể chữa cho bệnh nhân mà không biết bản chất của cách chữa trị này.
7,553
811198
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7553
Hóa học lượng tử
Hóa học lượng tử, còn gọi là hóa lượng tử, là một ngành khoa học ứng dụng cơ học lượng tử để giải quyết các vấn đề của hóa học. Các ứng dụng có thể là miêu tả tính chất điện của các nguyên tử và phân tử liên quan đến các phản ứng hóa học giữa chúng. Hóa lượng tử nằm ở ranh giới giữa hóa học và vật lý do nhiều nhà khoa học thuộc hai lĩnh vực này phát triển. Nền tảng của hóa lượng tử là mô hình sóng về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử quay xung quanh. Tuy nhiên, không giống như mô hình nguyên tử của Bohr, các điện tử trong mô hình sóng là các đám mây điện tử chuyển động trên các quỹ đạo và vị trí của chúng được đặc trưng bởi một phân bố xác suất chứ không phải là một điểm rời rạc. Để biết được phân bố xác suất, người ta phải giải phương trình Schrödinger. Điểm mạnh của mô hình này là nó tiên đoán được các dãy nguyên tố có tính chất tương tự nhau về mặt hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mặt khác, theo nguyên lý bất định, vị trí và năng lượng của các hạt này lại không thể xác định chính xác cùng một lúc được. Mặc dù cơ sở toán học của hóa lượng tử là phương trình Schrödinger, nhưng đa số mọi người chấp nhận rằng tính toán chính xác đầu tiên trong hóa lượng tử là do hai nhà khoa học người Đức là Walter Heitler và Fritz London tiến hành đối với phân tử hydro (H2) vào năm 1927. Phương pháp của Heitler và London được nhà hóa học người Mỹ là John C. Slater và Linus Pauling phát triển và trở thành phương pháp liên kết hóa trị (còn gọi là phương pháp Heitler-London-Slater-Pauling). Trong phương pháp này, người ta quan tâm đến các tương tác cặp giữa các nguyên tử và do đó, có liên hệ mật thiết với hiểu biết của các nhà hóa học cổ điển về liên kết hóa học giữa các nguyên tử. Một phương pháp khác được Friedrich Hund và Robert S. Mulliken phát triển, trong đó, các điện tử được miêu tả bằng các hàm sóng bất định xứ trên toàn bộ phân tử. Phương pháp Hund-Mulliken còn được gọi là phương pháp quỹ đạo phân tử khó hình dung đối với các nhà hóa học nhưng lại hiệu quả hơn trong việc tiên đoán các tính chất so với phương pháp liên kết hóa trị. Phương pháp này chỉ được dễ hình dung khi có sự giúp đỡ của máy tính vào những năm gần đây.
7,557
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7557
Thần thoại Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp mà trên thế giới gọi là "Hellenismos". Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành của một huyền thoại. Thần thoại Hy Lạp được thể hiện rõ ràng trong tập hợp đồ sộ những truyện kể, và trong các tác phẩm nghệ thuật tượng trưng Hy Lạp cổ, chẳng hạn các tranh vẽ trên bình gốm và các đồ tế lễ. Thần thoại Hy Lạp cố gắng giải thích nguồn gốc của thế giới, và kể tỉ mỉ về cuộc đời và các cuộc phiêu lưu của một tập hợp đa dạng những vị thần, nữ thần, anh hùng và những sinh vật thần thoại. Những truyện kể này đầu tiên được truyền miệng bằng thơ ca; ngày nay các thần thoại Hy Lạp chủ yếu được biết thông qua văn học Hy Lạp ngày nay. Những tư liệu văn học Hy Lạp lâu đời nhất được biết, hai anh hùng ca Iliad và Odýsseia của Hómēros, tập trung vào các sự kiện liên quan tới Cuộc chiến thành Troy. Hai trường ca của người gần như cùng thời với Hómēros là Hēsíodos, "Thần phả" và "Công việc và Ngày", chứa đầy những ghi chép về nguồn gốc của thế giới, sự kế tục quyền lực của các vị thần, các thế hệ loài người, nguồn gốc các tai họa của con người cũng như gốc tích của các nghi lễ hiến tế. Những truyện thần thoại cũng được bảo tồn trong các bài ca cùng thời Hómēros ("Homeric Hymns"), các đoạn của "Tập Anh hùng ca" ("Epikos Kyklos") liên quan tới chiến tranh Troia, các vở bi kịch ở thế kỉ V trước CN, các bài viết và thơ của các học giả thời Hy Lạp hóa và cả các tài liệu trong thời đại đế quốc La Mã bởi các nhà văn nổi tiếng như Plutarchus và Pausanias. Các phát hiện khảo cổ học là một nguồn cung cấp nữa về các chi tiết trong thần thoại Hy Lạp, với các thần và anh hùng được mô tả nổi bật trong trang trí của nhiều đồ tạo tác. Các họa tiết trên đồ gốm của thế kỷ VIII trước CN mô tả những cảnh trong cuộc chiến thành Troia cũng như các kỳ công của Herakles, nhiều trong số đó có niên đại sớm hơn các tư liệu văn học trong cùng chủ đề. Thần thoại Hy Lạp đã có một ảnh hưởng bao trùm trên văn hóa, văn học, nghệ thuật phương Tây và vẫn duy trì như một phần của di sản và ngôn ngữ phương Tây. Nhiều nhà thơ và nghệ sĩ từ các thời kỳ từ cổ đại tới hiện đại đã lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp và khám phá những ý nghĩa và tính thích đáng đương thời trong những chủ đề thần thoại này. Nguồn tư liệu. Thần thoại Hy Lạp được biết đến ngày nay chủ yếu từ văn học Hy Lạp và những thể hiện trên các vật tạo tác có từ "thời kỳ Kỷ hà" (Geometric period) cuối Hy Lạp tăm tối trong nghệ thuật Hy Lạp, có từ sớm nhất là khoảng 800-900 năm trước CN. Trên thực tế, các nguồn tư liệu văn học và khảo cổ học, khi thì bổ sung và khi lại trái ngược nhau, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự tồn tại của những tập dữ liệu là một minh chứng chắc chắn rằng nhiều yếu tố trong thần thoại Hy Lạp có nguồn gốc thực tế và lịch sử rõ ràng. Các tư liệu văn học. Các truyện kể thần thoại đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các thể loại của văn học cổ Hy Lạp. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất cuốn sổ tay ghi chép tổng quát về thần thoại còn lại từ thời Hy Lạp cổ đại, đó là cuốn "Bibliothēkē" ("thư viện") của Pseudo-Appollodorus. Công trình này nỗ lực giải hòa những câu truyện mâu thuẫn nhau của các nhà thơ đương thời và cung cấp một tóm tắt lớn về thần thoại Hy Lạp truyền thống và các truyền thuyết anh hùng. Apollodorus xứ Athens sống trong khoảng 180–120 tr.CN và viết nhiều bài về chủ đề này. Các bài viết của ông được cho là làm nên nền tảng của tuyển tập; tuy nhiên cuốn "Thư viện" này đề cập những sự kiện xảy ra lâu sau khi ông qua đời, do đó được gọi là tác phẩm Pseudo-Apollodorus. Trong số các nguồn tư liệu văn học đầu tiên có hai bản anh hùng ca của Hómēros, "Iliad" (I-li-át) và "Odýsseia" (Ô-đi-xê). Các nhà thơ khác tạo nên tuyển tập gọi là "Tập anh hùng ca" ("Epikos Kyklos"), nhưng các trường ca ra đời sau và ngắn hơn ngày nay đã thất lạc toàn bộ. Ngoài ra còn có "Những bài ca Hómēros" ("Homeric Hymns"), tuy tên như vậy nhưng không có mối liên hệ trực tiếp nào với Hómēros. Chúng là những bài hát hợp xướng trong giai đoạn đầu của một thời kì gọi là "Kỉ nguyên thơ trữ tình" ("lyric poetry"). Hēsíodos, một người có thể cùng thời với Hómēros, cung cấp trong "Theogonía" ("Nguồn gốc các vị thần") bản ghi chép đầy đủ nhất về các huyền thoại Hy Lạp đầu tiên, liên quan tới sự sáng tạo thế giới; nguồn gốc các vị thần, các Titan, và những người khổng lồ Gigantes; cũng như đánh giá phả hệ, truyện dân gian, và các huyền thoại khởi thủy. Hēsíodos cũng là tác giả của "Ἔργα καὶ Ἡμέραι, Erga kai Hēmerai" (Công việc và Ngày), một trường ca có tính cách giáo dục về đời sống trồng trọt, và cũng bao gồm các thần thoại về Prometheus, Pandora, và Các Thời Đại Người. Nhà thơ đưa ra những lời khuyên về cách tốt nhất để thành công trong một thế giới ngặt nghèo, thậm chí còn bị làm cho ngặt nghèo hơn nữa bởi các vị thần. Các bài thơ trữ tình thường mượn chất liệu từ thần thoại, nhưng cách xử lý của nó ít mang tính tường thuật mà mang tính tượng trưng nhiều hơn. Các nhà thơ của trào lưu này bao gồm Pindar, Bacchylides, Simonides, các nhà thơ điền viên như Theocritus và Bion, liên quan tới các đoạn thần thoại riêng lẻ. Thêm nữa, huyền thoại đã là trung tâm của sân khấu Athena cổ điển. Các tác gia bi kịch Aeschylus, Sophocles, và Euripides lấy hầu hết các cốt truyện của họ từ thần thoại của thời đại anh hùng và chiến tranh Troia. Nhiều câu chuyện bi kịch vĩ đại (ví dụ Agamemnon và lũ trẻ, Oedipus, Jason, Medea, vân vân) mang lấy hình thức kinh điển của chúng trong những vở bi kịch này. Nhà hài kịch Aristophanes cũng sử dụng thần thoại, trong vở "Những con chim" và "Những con ếch". Các nhà sử học Herodotos và Diodorus Siculus, cùng các nhà địa lý Pausanias và Strabo, những người đã du hành khắp trong thế giới Hy Lạp và ghi chép các câu chuyện họ nghe được, cung cấp rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết địa phương, cũng thường ghi lại những biến thể ít được biết đến. Đặc biệt Herodotos đã tìm kiếm những truyền thống khác nhau mà ông giới thiệu và đã tìm thấy những nguồn gốc thần thoại hay lịch sử trong sự đối chiếu giữa Hy Lạp và phương Đông và trên cơ sở đó, Herodotos cố gắng hòa giải các nguồn gốc và hỗn hợp các quan niệm văn hóa khác nhau. Thơ ca của các thời kỳ Hy Lạp hóa và La Mã chủ yếu được sáng tác như những thực hành văn chương hơn là tín ngưỡng. Tuy nhiên, nó chứa đựng những chi tiết quan trọng bị thất lạc. Thể loại này bao gồm các công trình của: Các cuốn "Fabulae" và "Astronomica" của các nhà văn La Mã được gọi là Ngụy Hyginus là hai bản tóm tắt phi thi ca quan trọng về thần thoại. Cuốn "Tưởng tượng" của Philostratus Già và Philostratus Trẻ và "Mô tả" của Callistratus, là hai nguồn hữu dụng khác về chủ đề này. Cuối cùng, Arnobius và một số nhà văn Hy Lạp thuộc Byzantine cung cấp những chi tiết quan trọng về thần thoại do chúng liên hệ với những tác phẩm Hy Lạp sớm hơn mà nay đã mất. Những tác phẩm bảo quản thần thoại này bao gồm một cuốn từ điển của Hesychius, "Suda", và các luận văn của Ioannes Tzetzes và Eustathius. Tuy nhiên chúng mang nặng quan điểm giáo huấn Thiên Chúa giáo về thần thoại Hy Lạp, được tóm tắt trong câu nói, "en panti muthōi kai to Daidalou musos" ("Trong mọi huyền thoại luôn có một sự ô uế của Daidalos"). Các tư liệu khảo cổ. Sự khám phá ra văn minh Mycenae bởi nhà khảo cổ học nghiệp dư người Đức, Heinrich Schliemann, trong thế kỷ XIX, và khám phá nền văn minh Minos ở Crete bởi nhà khảo cổ học người Anh, Ngài Arthur Evans, trong thế kỷ XX, giúp cho việc giải thích nhiều câu hỏi tồn tại về các anh hùng ca của Hómēros và cung cấp những bằng chứng khảo cổ cho nhiều chi tiết thần thoại về các vị thần và các anh hùng. Không may là, bằng chứng về huyền thoại và nghi thức ở các di chỉ Mycenae và Minos hoàn toàn là những công trình, bởi vì bản thảo Linear B (một dạng chữ Hy Lạp cổ tìm thấy ở cả Crete và Hy Lạp) được sử dụng chủ yếu để ghi chép các tóm tắt, mặc dù tên các vị thần và anh hùng đã được khám phá một cách không chắc chắn. Các họa tiết kỷ hà trên đồ gốm của thế kỷ VIII trước CN mô tả các cảnh trong cuộc chiến Troia, cũng như các cuộc phiêu lưu của Heracles. Các miêu tả bằng hình này về thần thoại quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, nhiều thần thoại Hy Lạp được ghi nhận trên các lọ, vại sớm hơn các nguồn văn học: về mười hai kỳ công của Heracles, chẳng hạn, chỉ có cuộc phiêu lưu Cerberus xuất hiện trong các văn bản đồng đại. Hơn nữa, trong các tư liệu hình ảnh đôi khi xuất hiện những mô tả thần thoại hay các trích đoạn thần thoại không được nhắc đến bởi bất kì nguồn tư liệu văn học hiện còn nào. Trong một số trường hợp, mô tả sớm nhất được biết về một huyền thoại trong nghệ thuật kỷ hà vượt trước mô tả sớm nhất trong văn học cổ đại hàng vài thế kỉ. Trong các thời Cổ đại (khoảng từ 750 tới 500 tr.CN), Cổ điển (khoảng 480–323 tr.CN), và Hy Lạp hóa (323–146 tr.CN), các trích đoạn thần thoại như của Hómēros mới xuất hiện, bổ sung vào các bằng chứng văn học còn lại đến nay. Tổng quan về lịch sử thần thoại. Thần thoại Hy Lạp thay đổi theo thời gian để phù hợp với sự biến đổi của văn hóa Hy Lạp, khiến cho các huyền thoại, vừa công khai vừa trong những giả định hiểu ngầm của nó, gián tiếp là bản ghi chép những biến đổi của thời đại. Trong các hình thức văn học còn tồn tại đến nay của thần thoại Hy Lạp, hầu hết được tìm thấy trong những biến động không ngừng, là có tính chính trị đậm nét, như Cuthbertson đã chỉ ra. Những người đến cư trú sớm ở bán đảo Balkan là những cư dân nông nghiệp tin vào thuyết vật linh, gán một linh hồn cho mọi khía cạnh tự nhiên. Về sau, những linh hồn mơ hồ này được gán cho hình dạng con người và tham dự vào thần thoại địa phương như các vị thần. Khi các bộ lạc từ phương bắc bán đảo Balkan tới xâm lược, họ đem tới một chư thần mới, dựa trên sự chinh phục, sức mạnh, anh dũng trong cuộc chiến, và chủ nghĩa anh hùng bạo lực. Các vị thần cũ của thế giới nông nghiệp hòa trộn với những vị thần của những kẻ xâm lược hùng mạnh hơn này hoặc chìm vào quên lãng. Sau giai đoạn trung kỳ Cổ đại, các huyền thoại về mối quan hệ giữa các nam thần và nam anh hùng trở nên phổ biến hơn, chỉ ra sự phát triển song song của thói đồng tính nam ("eros paidikos") ở Hy Lạp cổ đại, được cho là xuất hiện khoảng năm 630 tr.CN. Cho đến cuối thế kỉ thứ năm tr.CN, các nhà thơ đã gán ít nhất một "eromenos", một thiếu niên làm bạn tình, cho mỗi vị thần quan trọng (trừ Ares), cũng như nhiều nhân vật truyền thuyết. Các huyền thoại tồn tại trước đó, như đôi bạn chiến đấu Achilles và Patroclus, cũng bị khoác lên tính chất đồng tính luyến ái. Trước hết là các nhà thơ Alexandria, sau phổ biến hơn các nhà ghi chép thần thoại văn học ở thời kì đầu Đế chế La mã, thường sửa lại các truyện kể về các nhân vật thần thoại Hy Lạp theo phong cách này. Thành tựu của thơ ca sử thi là tạo ra các tập truyện và, kết quả là, đã phát triển một ý nghĩa mới cho niên đại thần thoại. Do đó thần thoại Hy Lạp mở ra như một chặng trong sự phát triển của thế giới và nhân loại. Trong khi những mâu thuẫn trong các truyện kể này làm cho không thể lập một niên biểu tuyệt đối cho chúng, một bảng niên đại gần đúng có thể nhận diện được. "Lịch sử thế giới" thần thoại này có thể chia làm ba hay bốn thời kì lớn: Trong khi kỉ nguyên các thần thường gây nhiều hứng thú hơn cho những sinh viên đương đại môn thần thoại học, các tác giả Hy Lạp trong thời Cổ đại ("Archaic") và Cổ điển ("Classical") rõ ràng lại tỏ ra ưa thích thời đại của các anh hùng, lập ra một bảng niên đại và ghi chép về những thành tựu của con người sau khi những câu hỏi về thế giới xuất hiện được giải thích. Chẳng hạn, hai bản anh hùng ca "Iliad" và "Odýsseia" vượt trội "Thần phả" và "Các bài ca Hómēros " - vốn tập trung vào thần thánh - cả về quy mô lẫn tính đại chúng. Dưới ảnh hưởng của Hómēros, "tín ngưỡng anh hùng" dẫn tới một sự tái cấu trúc trong đời sống tinh thần, được thể thiện trong sự tách biệt của địa hạt thần thánh với địa hạt của người chết (những anh hùng), giữa các thần đất ("Chthonic") với các vị thần trên Olympus . Trong "Công việc và ngày", Hēsíodos đã sử dụng phác họa về Bốn Thời Đại (hay Loài) Người: Vàng, Bạc, Đồng, và Sắt. Các thời đại hay loài người này là các tạo vật tách biệt nhau của các vị thần, Thời Đại Vàng thuộc về Triều đại Chronos, các Thời Đại tiếp theo là tạo vật của Zeus. Nhà thơ xem thời đại cuối là tồi tệ nhất; sự hiện diện của quỷ dữ được giải thích bằng huyền thoại về Pandora, khi mọi những điều tốt đẹp nhất trong năng lực con người, trừ hi vọng, đã bị văng ra khỏi chiếc bình bị đổ của cô. Trong tập "Biến hình" (Metamorphoses), Ovidius tiếp nối quan niệm của Hēsíodos về bốn thời đại. Thời đại của các vị thần. Khởi thủy vũ trụ và vũ trụ luận. Các "huyền thoại khởi thủy" hay "huyền thoại sáng tạo" thể hiện một nỗ lực nhằm làm cho vũ trụ trở nên có thể hiểu được theo ngôn ngữ con người và giải thích nguồn gốc thế giới. Phiên bản được chấp nhận rộng rãi hơn cả trước nay, dù không phải là một ghi chép triết lý về sự bắt đầu của tạo vật, được thuật lại bởi Hēsíodos, trong "Thần phả" ("") của ông. Ông mở đầu với Chaos, một thứ hư vô. Từ thứ trống rỗng này sinh ra Gaia (Trái Đất) vài tạo vật thần thánh sơ khai khác: Eros (Tình Yêu), Abyss (tức Tartarus), và Erebus. Không có sự trợ giúp của phái nam nào, Gaia cho ra đời Uranus (Bầu Trời) mà về sau thụ thai với bà. Từ sự kết hợp này mà sinh ra trước hết các Titan - 6 nam: Coeus, Crius, Cronus, Hyperion, Iapetus, và Oceanus; và 6 nữ: Mnemosyne, Phoebe, Rhea, Theia, Themis, và Tethys. Sau khi Cronus được sinh ra, Gaia và Uranus quyết định không sinh thêm Titan nào nữa. Thế hệ con tiếp theo của Gaia-Uranus là các quỷ khổng lồ một mắt Cyclops và Hecatonchires hay những Kẻ Trăm Tay, tất cả chúng bị ném vào Địa ngục Tartarus bởi Uranus. Điều này làm Gaia giận dữ. Cronus ("kẻ xảo quyệt, trẻ trung và tàn bạo nhất trong số những đứa con của Gaia"), bị Gaia thuyết phục giết cha mình. Khi Cronus bắt đầu chém Uranus, ông ta nguyền rủa Cronos rằng một ngày nào đó, con trai của chính hắn sẽ soán ngôi hắn. Lúc đầu ông không tin nhưng sau khi đã giết cha mình, Cronus bắt đầu thấy sợ lời nguyền của Uranus. Sau đó, Cronus trở thành người cai trị các Titan, rồi lấy Rhea, tức chị gái, làm vợ và các Titan khác trở thành triều đình của ông ta. Khi Rhea sinh con, ông lập tức nuốt đứa con đó vào bụng. Rhea ghét điều này và lừa ông bằng cách giấu Zeus và quấn một hòn đá trong chiếc khăn tã, thứ mà Cronus nuốt. Khi Zeus đủ lớn, ông cho Cronus uống một thứ thuốc mê khiến ông ta nôn mửa, tuôn những đứa trẻ khác của Rhea ra ngoài cùng với hòn đá, vốn nằm trong dạ dày Cronus bấy lâu. Zeus sau đó đương đầu với Cronus trong một cuộc chiến kéo dài mười năm tranh ngôi chúa tể các vị thần, thường được gọi là cuộc chiến với các Titan (Τιτανομαχία, Titanomachía) do phần lớn các Titan tham chiến ở phe Cronus. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của các Cyclops (mà Zeus giải phóng từ Tartarus), Zeus và các anh chị em đã chiến thắng, trong khi Cronus và các Titan bị quẳng xuống giam ở Tartarus. Zeus lấy chị gái của mình là Hera và 6 anh chị em chia nhau cai quản thế giới. Ai cũng cho mình là có công lớn nhất nên đều muốn được cai trị bầu trời (đỉnh Olympia), Zeus bèn chọn cách rút thăm và có sau đó: Poseidon cai quản biển cả, Zeus là bầu trời, không may cho Hades, ông phải cai quản địa ngục. Zeus cũng có một nỗi lo tương tự và, sau một lời sấm rằng: "Nếu Metis sinh cho ông 1 đứa con trai thì nó sẽ trở thành một vị thần "vĩ đại hơn chính ông" và lật đổ ông" — Zeus đã nuốt bà.. Nhưng khi đó bà đã mang thai Athena. Khi ở bên trong cơ thể Zeus, Metis đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho con mình và nữ thần trẻ này vụt thoát ra từ đầu Zeus - đã hoàn toàn trưởng thành và vận trang phục chiến tranh. Tư tưởng Hy Lạp xa xưa nhất về thi ca đã coi các thần phả là thể loại thơ mẫu đầu tiên - hay những "mythos" mẫu đầu tiên - và qui cho nó những quyền năng pháp thuật. Orpheus, thi sĩ nguyên mẫu, cũng là ca sĩ nguyên mẫu của các khúc ca thần phả, thứ mà ông dùng để làm yên biển cả và những cơn bão trong tập "Argonautica" của Appollinus, và dịch chuyển những trái tim sắt đá của các vị thần âm phủ khi xuống gặp Hades. Khi Hermes phát minh ra đàn lia trong "Khúc ca Hómēros cho Hermes", điều đầu tiên mà ông làm là hát về sự ra đời các vị thần. "Thần phả" của Hēsíodos không chỉ là ghi chép đầy đủ nhất còn tồn tại về các vị thần, mà còn là ghi chép đầy đủ nhất còn tồn tại về chức năng của thi sĩ cổ đại, với lời cầu khẩn mào đầu dài tới các Nàng Thơ. Thần phả cũng là chủ đề của nhiều bài thơ đã mất, bao gồm những bài thơ được gán cho Orpheus, Musaeus, Epimenides, Abaris, và các nhà tiên tri huyền thoại khác, thứ được dùng trong các phép tẩy uế cá nhân và các nghi thức thần bí. Có những dấu hiệu cho thấy rằng Platon quen thuộc với phiên bản nào đó của thần phả Orpheus. Tuy nhiên, các nghi thức và xác tín tôn giáo đòi hỏi một sự im lặng cũng như bản chất của văn hóa không được tường thuật bởi những thành viên trong xã hội trong khi nó được tạo dựng. Sau khi nó ngừng trở thành những xác tín tôn giáo, ít người biết về các nghi lễ và nghi thức. Nhưng những sự tượng trưng ám chỉ thường xuất hiện với những khía cạnh tương đối công khai. Những hình ảnh lưu lại trên đồ gốm và các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo được diễn giải, và có lẽ thường bị diễn giải sai trong những sự tích và huyền thoại đa dạng. Một vài đoạn của những công trình này tồn tại trong những trích dẫn các triết gia tân-Plato ("neoplanist") và các mẩu giấy papyrus được khai quật gần đây. Một trong những mẩu này, Derveni papyrus, nay chứng tỏ rằng ít nhất ở thế kỷ V trước CN một bài thơ thần phả-khởi thủy của Orpheus đã tồn tại. Những nhà vũ trụ luận triết học đầu tiên đã phản ứng lại, hoặc đôi khi xây dựng trên, các quan niệm thần thoại phổ biến vốn tồn tại trong thế giới Hy Lạp một thời gian. Một vài trong số các quan niệm này có thể lượm lặt từ thơ ca của Hómēros và Hēsíodos. Trong sử thi Hómēros, Trái Đất được xem như một đĩa phẳng trôi nổi trên con sông của Oceanus và bao phủ bởi một bầu trời dạng bán cầu với mặt trời, Mặt Trăng, và các ngôi sao. Mặt trời (Helios) đi ngang qua bầu trời như một người đánh xe và chèo quanh Trái Đất trong một cái bát bằng vàng ban đêm. Mặt Trời, Trái Đất, bầu trời, con sông và làn gió có thể xuất hiện trong những lời cầu nguyện và được gọi lên để tuyên thệ. Các rạn nứt tự nhiên thông thường được coi như những lối vào cung điện dưới mặt đất của Hades và các tiền bối của ông, cung điện của người chết. Những ảnh hưởng từ những văn hóa khác cũng luôn luôn tạo ra những chủ đề mới. Các vị thần Hy Lạp. "Xem thêm:" Danh sách các nhân vật thần thoại Hy Lạp Theo thần thoại thời kì Cổ điển, sau khi đẩy lùi các Titan, chư thần mới của các nam thần và nữ thần được xác lập. Trong số các vị thần Hy Lạp chính có các vị thần Olympia, tức những thần cư trú trên đỉnh Olympus dưới sự quản lý của Zeus. (Giới hạn số lượng các thần này ở con số 12 dường như là một ý tưởng tương đối hiện đại). Bên cạnh các thần Olympia, người Hy Lạp còn tôn thờ rất nhiều các vị thần đồng nội, thần satyr Pan, các Nymph (các linh hồn của sông ngòi), các Naiad (sống ở các khe suối), các Dryad (linh hồn cây), các Nereid (cư ngụ ở biển), các thần sông, các Satyr, và nhiều vị khác. Thêm vào đó, có các thế lực bóng tối ở âm phủ, như các Erinyes (hay Cuồng nộ), được cho là luôn truy đuổi những người phạm trọng tội với người có quan hệ máu mủ. Để vinh danh chư thần Hy Lạp cổ, các nhà thơ sáng tác các ‘’Bài ca Hómēros’’ (một tập hợp 33 bài ca). Gregory Nagy coi "những bài ca Hómēros như những khúc dạo đầu đơn giản (so với "Thần phả"), mỗi bài khấn cầu một vị thần". Trong tập hợp đồ sộ các huyền thoại và truyền thuyết mà thần thoại Hy Lạp chứa đựng, các vị thần bản địa đối với dân Hy Lạp được mô tả có cơ thể căn bản như người nhưng được lý tưởng hóa. Theo Nguyễn Nhật Trường , đặc tính xác định của thuyết nhân hình ("anthropomorphism") Hy Lạp đó là "những vị thần Hy Lạp là những cá nhân, không phải những sự trừu tượng, như tư tưởng hay quan niệm". Bất kể dưới hình thức nền tảng nào, các vị thần Hy Lạp cổ luôn có những năng lực phi thường: đáng chú ý nhất, các vị thần không bị bệnh tật, và họ không thể bị thương trừ trong những hoàn cảnh hi hữu. Những người Hy Lạp xem tính bất tử như đặc trưng phân biệt của các vị thần; tính bất tử này, cũng sự trẻ trung vĩnh viễn, được đảm bảo bởi việc sử dụng liên tục "nectar" và "ambrosia" - những đồ ăn thức uống của riêng các vị thần, khiến cho dòng máu thần thánh được thay mới trong huyết quản của họ. Mỗi vị thần xuất thân từ một phả hệ riêng, theo đuổi những mối quan tâm khác nhau, có một thẩm quyền nhất định, và có cả một cá tính độc nhất; tuy nhiên, những mô tả này nảy sinh từ vô số những biến thể cổ xưa có tính địa phương, mà chính chúng không luôn luôn nhất trí với nhau. Khi các vị thần được nhắc đến trong thơ ca, lời cầu nguyện hay lễ tế, họ thường được liên hệ bởi một tổ hợp các tên gọi và tính ngữ, thứ xác định họ bởi những sự khác biệt này (tên gọi, tính ngữ) với các biểu diễn khác về chính họ (ví dụ, "Apollo Musagetes" - "Apollo, chỉ huy các Muse" gắn với vai trò thần nghệ thuật, trong khi "Apollo Argyrotoxus" - "Apollo, vị thần với cung bạc" ứng với vai trò thần săn bắn). Tương tự, thuộc ngữ có thể xác định một khía cạnh đặc biệt và có tính địa phương của vị thần, và đôi khi được cho là cổ xưa ngay từ thời Cổ điển của Hy Lạp. Hầu hết các vị thần liên hệ với những khía cạnh riêng của đời sống. Chẳng hạn, Aphrodite là nữ thần của tình yêu và vẻ đẹp, Ares là thần chiến tranh, Hades - thần của âm phủ, và Athena - nữ thần của trí tuệ và dũng cảm. Một vài vị thần, chẳng hạn Apollo và Dionysus, bộc lộ cá tính phức tạp và trộn lẫn nhiều chức năng, trong khi những người khác, chẳng hạn như Hestia (nghĩa đen là "lò sưởi") hay Helios (nghĩa đen là "mặt trời"), có ít hiện thân hơn. Các đền thờ Hy Lạp quan trọng nhất thường dành cho một số lượng giới hạn các thần, là tâm điểm của các lễ tế của toàn thể Hy Lạp. Tuy nhiên xảy ra phổ biến việc các khu vực và ngôi làng riêng biệt có những tín ngưỡng của riêng họ cho các vị thần nhỏ hơn. Mặt khác, nhiều thành phố cũng vinh danh các vị thần nổi tiếng bằng các những lễ tế đặc biệt của địa phương liên hệ những huyền thoại dị thường không được biết đến ở nơi khác. Trong kỉ nguyên anh hùng, tín ngưỡng anh hùng (hoặc bán thần) bổ sung thêm vào các tín ngưỡng thờ thần thánh. Thời đại của các vị thần và con người. Bắc cầu giữa thời đại chỉ có các vị thần và thời đại mà sự can thiệp của thần thánh vào đời sống con người bị hạn chế là một thời đại chuyển giao trong đó các vị thần và con người sống lẫn với nhau. Đó là những ngày đầu của thế giới khi các nhóm dân cư trộn lẫn với nhau tự do hơn trước kia. Hầu hết các sự tích này về sau được kể lại trong tập ‘’Biến hình’’ (Metamorphoses) của Ovidius và chúng thường được chia làm nhóm chính theo chủ đề: những sự tích về tình ái, và những sự tích về sự trừng phạt. Các câu chuyện về tình ái thường bao gồm sự loạn luân, hay sự quyến rũ hoặc cưỡng bức một người đàn bà trần thế bởi một nam thần, cho ra đời những anh hùng. Các câu chuyện thông thường cho rằng mối quan hệ giữa các vị thần và con người là điều gì đó nên tránh; ngay cả những mối quan hệ được cả hai ưng thuận cũng hiếm khi kết thúc có hậu. Trong một vài trường hợp, một nữ thần ân ái với một đàn ông trần tục, như trong ‘’Bài ca Hómēros về Aphrodite’’, khi nữ thần này ăn nằm với Anchises để sinh ra Aeneas. Loại thứ hai (các sự tích về sự trừng phạt) bao gồm sự chiếm đoạt hoặc phát minh ra những vật phẩm văn hóa quan trọng nào đó, như khi Prometheus đánh cắp lửa từ các vị thần, hoặc Tantalus cắp thức ăn từ bàn ăn của Zeus để đem cho thần dân của riêng ông – tiết lộ cho họ các bí mật của thần linh, hoặc khi Prometheus hoặc Lycaon phát minh ra hiến tế, khi Demeter dạy nông nghiệp và các bí thuật cho Triptolemus, hoặc khi Marsyas phát minh ra sáo aulos và đem tới tranh tài âm nhạc với Apollo. Ian Morris xem các phiêu lưu của Prometheus là "một đoạn giữa lịch sử các thần và lịch sử loài người". Một đoạn giấy papyrus khuyết danh, có niên đại thế kỷ III, minh họa sinh động sự trừng phạt của Dionysus đối với vua xứ Thracia, Lycurgus, người nhận ra vị thần mới quá muộn, dẫn tới những hình phạt thảm khốc kéo dài tới cả cuộc sống ở thế giới bên kia. Truyện kể về sự xuất hiện của Dionysus để thành lập sự tôn thờ ông ở Thracia cũng là chủ đề của bộ ba kịch Aeschylus. Trong một bi kịch khác, "Nữ tu Thần Rượu Nho" của Euripides, vua của Thebes, Pentheus, bị trừng phạt bởi Dionysus, bởi ông đã thiếu tôn trọng và điều tra các Maenad, tức những người phụ nữ tôn sùng thần. Trong một truyện kể khác, dựa trên một mô-típ cổ tích lâu đời, và phản ánh một chủ đề tương tự, Demeter đang tìm kiếm con gái của mình, Persephone, mang hình dáng một bà lão gọi là Doso, và nhận sự chào đón hiếu khách từ Celeus, hoàng hậu thành Eleusis ở Attica. Như một quà tặng đáp lại, Demeter quyết định làm cho con trai Celeus là Demophoon trở thành một vị thần, nhưng bà không thể hoàn thành nghi lễ bởi vì mẹ của cậu bé, Metanira, phát hiện ra con trai mình trong lửa và hét lên vì sợ hãi, đã khiến Demeter giận dữ, than thở rằng những kẻ trần tục ngu ngốc không sao hiểu được những ý niệm và nghi thức. Thời đại các anh hùng. Thời đại mà các anh hùng sống được biết đến dưới tên Thời đại Anh hùng (tiếng Anh: "heroic age"). Thơ ca sử thi và phổ hệ tạo nên những tập truyện tập hợp xung quanh những anh hùng hoặc sự kiện đặc biệt vào hình thành mối quan hệ dòng tộc giữa các anh hùng của các truyện kể khác nhau; do đó chúng sắp xếp các truyện kể thành một chuỗi liên tục. Theo Ken Dowden, "có cả một hiệu ứng trường thiên: chúng ta có thể theo dõi số phận của một số dòng tộc trong những thế hệ liên tiếp nhau". Sau sự nổi lên của tín ngưỡng anh hùng, các vị thần và các anh hùng thiết lập phạm vi tế lễ và cùng được cầu khấn trong các lời thề và các lời cầu nguyện gửi tới họ. Trái với thời đại các vị thần, trong thời đại anh hùng việc xếp thứ bậc các anh hùng chưa bao giờ là chung cuộc và cố định; các vị thần vĩ đại không được sinh ra nữa, nhưng các anh hùng mới luôn có thể xuất hiện từ những người đã mất. Một khác biệt quan trọng nữa giữa việc tôn thờ anh hùng với việc tôn thờ thần thánh đó là người anh hùng đã trở thành trung tâm của đặc trưng nhóm địa phương. Các kì công của Heracles được xem như bình minh của thời đại các anh hùng. Ba sự kiện vĩ đại cũng được quy cho thời đại này: cuộc viễn chinh của những thủy thủ tàu Argo, các huyền thoại nhiều đời về thành Thebes và cuộc chiến thành Troia. Herakles và các hậu duệ. Một số học giả tin rằng đằng sau huyền thoại phức tạp về Heracles hẳn phải có một người đàn ông có thực, có lẽ là một tù trưởng-chư hầu của vương quốc Argos . Một số người cho rằng truyện kể về Heracles là một phúng dụ về sự dịch chuyển hàng năm của mặt trời qua mười hai chòm sao Hoàng Đạo. Những người khác đề cập tới những nền văn hóa khác, chỉ ra rằng câu chuyện về Heracles là một chuyển thể địa phương của các thần thoại anh hùng đã có từ trước. Theo truyền thống, Heracles là con trai của Zeus và Alcmene, cháu gái của Perseus. Những kì tích đơn độc và phi thường của ông, với nhiều chủ đề thuộc về truyện dân gian của chúng, cung cấp nhiều nguyên liệu cho truyền thuyết phổ biến. Ông được khắc họa như một người dâng tế, được đề cập như người lập ra các ban thờ, và được tưởng tượng là một kẻ phàm ăn; đây là vai trò ông xuất hiện trong hài kịch, trong khi kết thúc bi thảm của ông cung cấp nhiều chất liệu cho bi kịch - vở "Heracles" được Thalia Papadopoulou xem như "một vở kịch có nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu những vở kịch khác của Euripides". Trong văn học nghệ thuật, Herakles được thể hiện như một người đàn ông khỏe mạnh phi thường với chiều cao trung bình; vũ khí đặc trưng của ông là cây cung nhưng cũng thường xuất hiện cây chùy. Các tranh trên bình vại chứng tỏ sự phổ biến vô song của Herakles, cuộc chiến đấu với sư tử được mô tả hàng trăm lần. Herakles cũng đi vào sự thờ cúng và thần thoại của người Etrusca và La Mã, và câu cảm thán "mehercule" cũng quen thuộc với những người La Mã như câu "Herakleis" trong tiếng Hy Lạp. Ở Italia ông còn được thờ như một vị thần của thương nhân, mặc dù có những người khác cầu xin ông những ân huệ riêng ban may mắn hoặc cứu vớt khỏi hiểm nguy. Heracles thu được uy tín xã hội cao nhất thông qua việc tấn phong ông như ông tổ chính thức của các vị vua Dorian. Điều này có lẽ phục vụ cho việc hợp pháp hóa những cuộc di cư của người Dorian xuống đồng bằng Peloponnesus. Trong sự huyền thoại hóa này, Hyllus, anh hùng của một bộ lạc Dorian mang tên ông, trở thành con của Herakles và là một "Heraclid" (số nhiều trong tiếng Hy Lạp: "Heracleidae", những con cháu của Heracles, đặc biệt những hậu duệ của nhánh Hyllus — những Heracleidae khác bao gồm Macaria, Lamos, Manto, Bianor, Tlepolemus, và Telephus). Các Heracleidae này đã chinh phục các vương quốc thuộc Peloponnese như Mycenae, Sparta và Argos, tuyên bố, chiếu theo truyền thuyết, quyền cai trị họ từ thời tổ tiên (tức Herakles). Sự nổi lên thống trị này thường được gọi là "cuộc xâm lược Dorian". Sau này các vị vua Lydia và tiếp đến là Macedonia, những người cai trị ở cùng địa vị, cũng trở thành những Heracleidae. Các thành viên khác của thế hệ các anh hùng đầu tiên này, như Perseus, Deucalion, Theseus và Bellerophon, có nhiều nét chung với Herakles. Giống như ông, các kì tích của họ thường được tiến hành đơn độc, phi thường gần như trong truyện cổ tích, khi họ tiêu diệt các quái vật như Chimera và Medusa. Các cuộc phiêu lưu của Bellerophon cũng rập khuôn, tương tự như của Heracles và Theseus. Việc buộc người anh hùng cái chết cầm chắc cũng là một chủ đề lặp lại của truyền thống anh hùng sớm này, được sử dụng trong các trường hợp của Perseus và Bellerophon. Những anh hùng trên tàu Argo. Trường ca anh hùng duy nhất về thời Hy Lạp hóa còn tồn tại, "Argonautica" của Apollonius xứ Rhodes (nhà thơ sử thi, học giả, và lãnh đạo của Thư viện Alexandria) kể về các huyền thoại về chuyến phiêu lưu của Jason và những người đồng hành trên tàu Argo, được gọi là những "Argonaut", để giành lại Bộ Lông Cừu Vàng từ miền đất Colchis thần thoại. Trong "Argonautica", Jason bị bắt buộc phải tiến hành cuộc truy tìm bởi vị vua tiếm ngôi Pelias, người nhận một lời sấm rằng một người đàn ông với một chiếc dép sẽ trừng phạt ông. Jason mất chiếc dép ở một dòng sông, đến trước triều đình của Pelias, và anh hùng ca bắt đầu. Gần như mọi thành viên của thế hệ những anh hùng tiếp theo, cũng như Herakles, đã tham gia cùng Jason trên con tàu Argo để tìm về Bộ Lông Cừu Vàng. Thế hệ này cũng bao gồm Theseus, người từng đi tới Crete để giết quái vật Minotaur; Atalanta, một nữ anh hùng; và Meleager, người kết liễu con lợn rừng xứ Calydon. Pindar, Apollonius và "Bibliothēkē " đã cố gắng đưa ra những danh sách đầy đủ về các Argonaut. Mặc dù Apollonius viết bài ca của mình vào thế kỉ thứ ba trước CN, những bộ phận cấu thành câu chuyện về các Argonaut xuất hiện sớm hơn "Odýsseia", thiên anh hùng ca cho thấy sự gần gũi với những chiến công của Jason (sự lưu lạc của Odysseus có thể một phần dựa trên đó). Trong thời kì cổ đại chuyến viễn chinh này được xem như một sự thực lịch sử, một tình tiết trong sự mở cửa Biển Đen đối với thương mại và công cuộc thực dân hóa Hy Lạp. Câu chuyện về các Argonaut cũng đặc biệt phổ biến (tương tự như huyền thoại Herakles), tạo nên một tập hợp truyện kể mà một số những nhân vật truyền kì địa phương gắn với nó. Đặc biệt, câu chuyện về Medea thu hút trí tưởng tượng của các nhà thơ viết bi kịch. Nhà Atreus và huyền thoại thành Thebes. Giữa hành trình tàu Argo và Chiến tranh Troia, có một thế hệ được biết đến chủ yếu bởi những tội ác khủng khiếp của nó. Chúng bao gồm những hành động của Atreus và Thyestes ở Argos. Đằng sau huyền thoại về nhà Atreus (một trong hai Triều đại anh hùng chủ yếu cùng với nhà Labdacus) ẩn chứa vấn đề suy thoái quyền lực và cách thức kế thừa ngôi vị. Hai anh em sinh đôi Atreus và Thyestes cùng với những hậu duệ của họ đóng vai trò chủ đạo trong sự suy thoái quyền lực ở Mycenae. Tập anh hùng ca Thebes liên hệ với những sự kiện đặc biệt gắn với Cadmus, người thành lập thành phố, và sau đó với những việc làm của Laius và Oedipus ở Thebes; một chuỗi những truyện kể cuối cùng dẫn tới sự cướp phá thành phố trong bàn tay của Bảy Người Chống Lại Thebes và Epigoni. (Không rõ liệu Bảy Người có được mô tả ở anh hùng ca ban đầu). Ở chừng mực liên quan tới Oedipus, các ghi chép về anh hùng ca ban đầu dường như đưa ông tiếp tục cai trị ở Thebes sau khi khám phá rằng Iokaste là mẹ ông, và sau đó cưới người vợ thứ hai người trở thành mẹ của các con ông - khác biệt rõ ràng với câu chuyện chúng ta được biết thông qua bi kịch (ví dụ "nhà vua Oedipus" của Sophocles) và các ghi chép thần thoại về sau. Chiến tranh Troia và hậu chiến. Thần thoại Hy Lạp lên tới đỉnh điểm trong Chiến tranh Troia, cuộc chiến giữa những người Hy Lạp và thành Troia, và hậu quả của nó. Trong các tác phẩm của Hómēros, như "Iliad", các truyện kể chính đã có hình dạng và chất liệu còn các chủ đề riêng được trau chuốt sau đó, đặc biệt trong kịch Hy Lạp. Chiến tranh Troia cũng thu hút sự quan tâm to lớn trong văn hóa La Mã bởi câu chuyện về Aeneas, một anh hùng Troia, người tiến hành một cuộc hành trình từ Troia dẫn tới sự thành lập thành phố mà sau này có ngày trở thành thành La Mã, như được thuật lại trong "Aeneid" của Virgilius (Quyển II trong tập này chứa những ghi chép nổi tiếng nhất vế sự cướp phá thành Troia). Cuối cùng có hai ngụy biên niên sử được viết bằng tiếng La Tinh lưu truyền dưới tên Dictys Cretensis và Dares Phrygius. "Tập Anh hùng ca" (Epikos Kyklos), một tuyển tập các sử thi anh hùng, bắt đầu với những sự kiện dẫn đến chiến tranh: Eris và quả táo vàng của Kallisti, sự phân xử của Paris, vụ bắt cóc Helen, lễ hiến tế Iphigenia ở Aulis. Để lấy lại Helen, những người Hy Lạp thực hiện một chuyến viễn chinh vĩ đại dưới quyền tổng chỉ huy của anh trai Menelaus, Agamemnon, vua của Argos hay Mycenae, nhưng những người Troia từ chối trả lại Helen. "Iliad", được đặt trong bối cảnh năm thứ mười của cuộc chiến, kể về mối bất hòa giữa Agamemnon và Achilles, người là chiến binh Hy Lạp ưu tú nhất, và cái chết nối tiếp nhau của người bạn yêu dấu của Achilles là Patroclus và con út của vua Troia Priam, Hector. Sau cái chết của Hector, Troia được hỗ trợ thêm bởi hai đồng minh bên ngoài, Penthesilea - nữ hoàng của bộ lạc Amazon, và Memnon, vua của Ethiopia và con trai của nữ thần bình minh Eos. Achilles tiêu diệt cả hai người, nhưng Paris đã giết Achilles với một mũi tên cắm vào gót chân, phần duy nhất của cơ thể ông có thể bị thương tổn của bởi vũ khí con người. Trước khi chiếm được Troia, những người Hy Lạp phải chiếm được bức tượng gỗ (gọi là "Palladium") Pallas Athena bảo vệ sự tồn vong của thành phố. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Athena, họ xây dựng Con ngựa gỗ thành Troia. Bất chấp những sự cảnh báo của con gái Priam là Cassandra, dân chúng Troia bị thuyết phục bởi Sinon, một người Hy Lạp giả vờ đào ngũ, đã đem con ngựa gỗ khổng lồ vào trong bức tường thành Troia để hiến cho Athena; thầy tư tế Laocoon, người cố gắng tiêu hủy con ngựa, đã bị giết bởi những con rắn biển. Vào ban đêm người Hy Lạp hành quân trở lại, và lính Hy Lạp từ trong con ngựa chui ra mở cổng thành. Trong cuộc cướp phá triệt để sau đó, Priam và những con trai còn lại bị giết; những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở nhiều thành bang Hy Lạp khác nhau. Những chuyến hành trình hồi hương của những chỉ huy quân Hy Lạp (bao gồm những chuyến lưu lạc của Odysseus và Aeneas, và sự sát hại Agamemnon) được kể trong hai anh hùng ca, "Nostoi" ("Những cuộc trở về") đã thất lạc và "Odýsseia" của Hómēros . Tập anh hùng ca Troia cũng bao gồm những cuộc phiêu lưu của thế hệ con cháu những người tham chiến ở Troia (ví dụ như Orestes và Telemachus). Cuộc chiến thành Troia cung cấp rất nhiều chủ đề và trở thành nguồn cảm hứng chính cho các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại (chẳng hạn các phù điêu ở Parthenon mô tả vụ cướp thành Troia); sự ưa chuộng đối với các chủ đề xuất phát từ tập anh hùng ca Troia trong nghệ thuật chỉ ra tầm quan trọng của nó đối với văn minh Hy Lạp. Tập anh hùng ca thần thoại tương tự cũng đã gây cảm hứng cho một loạt các tác phẩm văn học châu Âu về sau. Ví dụ, các tác giả châu Âu Trung cổ về Troia, không tiếp cận Hómēros từ tác phẩm gốc, đã tìm thấy trong truyền thuyết về Troia một nguồn truyện kể anh hùng và lãng mạn dồi dào và một khuôn khổ thuận tiện phù hợp với những lý tưởng phong nhã và thượng võ - tinh thần hiệp sĩ - của họ. Các tác giả thế kỷ XII, như Benoît de Sainte-Maure ("Roman de Troie" [1154–60]) và Joseph of Exeter ("De Bello Troiano", 1183]) mô tả cuộc chiến trong khi viết lại phiên bản chuẩn họ tìm thấy trong "Dictys" và "Dares". Do đó học theo lời khuyên của Horace và ví dụ của Virgilius, họ viết lại một bài ca về Troia thay vì kể lại một thứ hoàn toàn mới mẻ. Các quan niệm của người Hy Lạp và La Mã về thần thoại. Thần thoại nằm ở trung tâm của cuộc sống hàng ngày ở Hy Lạp cổ đại. Những người Hy Lạp xem thần thoại là một phần của lịch sử của mình. Họ sử dụng thần thoại để giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự đa dạng văn hóa, các mối thù địch và tình bằng hữu truyền thống. Đó cũng là một nguồn kiêu hãnh khi có thể dùng nó để lần ra tổ tiên của một lãnh tụ nào đó là một vị thần hay anh hùng thần thoại. Tuy nhiên có vài người từng nghi ngờ liệu có sự thực đằng sau những ghi chép về cuộc chiến thành Troia trong "Iliad" và "Odýsseia". Theo Victor Davis Hanson, một nhà sử gia quân sự, một nhà bình luận chính trị và từng là một giáo sư về cổ điển, và John Heath, phó giáo sư về thời Cổ điển ở Đại học Santa Clara, kiến thức sâu sắc của anh hùng ca Hómēros được người Hy Lạp cho là cơ sở cho sự tiếp biến văn hóa của họ. Anh hùng ca Hómēros là "nền giáo dục của Hy Lạp" (Ἑλλάδος παίδευσις), và thơ ông là "cuốn sách". Triết học và huyền thoại. Sau sự nổi lên của triết học, lịch sử, văn xuôi và chủ nghĩa duy lý ở cuối thế kỷ V trước CN, số phận của huyền thoại trở nên bất trắc, và các phổ hệ thần thoại nhường chỗ cho một quan niệm về lịch sử, thứ cố loại trừ những hiện tượng siêu nhiên (như công trình lịch sử của Thucydides). Trong khi các nhà thơ và nhà viết kịch gia công các huyền thoại, các nhà triết học và sử học Hy Lạp bắt đầu phê phán chúng. Một số triết gia cấp tiến như Xenophanes xứ Colophon bắt đầu gắn nhãn các câu chuyện cổ tích của các nhà thơ là những lời nói dối báng bổ trong thế kỷ VI trước CN; Xenophanes phàn nàn rằng Hómēros và Hēsíodos quy cho các vị thần "tất cả những gì đáng hổ thẹn và ô nhục trong con người; họ ăn cắp, ngoại tình, và lừa gạt lẫn nhau". Lối suy nghĩ này tìm thấy sự biểu đạt bao quát nhất của nó trong các cuốn "Politeia" (Cộng Hòa) và "Nomoi" (Luật Pháp) của Plato. Plato tạo nên những huyền thoại có tính ngụ ngôn của riêng ông (như ảo ảnh của Er trong "Cộng Hòa"), tấn công các sự tích truyền thống về những trò lừa, ngoại tình, ăn cắp của các vị thần là vô luân, và phản đối vai trò trung tâm của chúng trong văn học. Sự chỉ trích của Plato là thách thức nghiêm trọng đầu tiên đối với truyền thống thần thoại Hómēros , xem thần thoại như "lời huyên thuyên của những mụ vợ già". Về phần mình, Aristoteles chỉ trích những cách tiếp cận triết học kiểu thần thoại trước Sokrates và nhấn mạnh rằng "Hēsíodos và các tác giả thần luận chỉ liên hệ chỉ với những gì dường như hợp lý với chính họ, không hề đả động gì tới chúng ta... Nhưng không đáng để cho là nghiêm túc những nhà văn tán dương phong cách thần thoại; vì đối với những người thực hiện bằng cách chứng tỏ sự khẳng định của họ, chúng ta phải kiểm tra chéo chúng". Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng không tìm cách dứt bỏ chính ông và xã hội của ông khỏi ảnh hưởng của thần thoại; sự miêu tả của ông về Sokrates dựa trên các mô hình bi kịch và anh hùng ca truyền thống, được sử dụng bởi triết gia để ca ngợi cuộc đời chính trực của người thầy của ông . Hanson và Heath đánh giá rằng sự từ chối của Plato đối với truyền thống Hómēros không được đón nhận thuận lợi bởi nền văn hóa Hy Lạp dân dã. Các huyền thoại cổ xưa vẫn sống trong các tín ngưỡng địa phương; chúng tiếp tục ảnh hưởng tới thơ ca và tạo nên chủ đề chính cho các bức tranh và tượng điêu khắc. Thẳng thắn hơn, nhà bi kịch thế kỷ thứ V trước CN Euripides thường chơi đùa với các truyền thống cổ xưa, chế giễu chúng, và thông qua lời những nhân vật của ông tiêm vào khán giả những nhận xét hoài nghi. Tuy nhiên các chủ đề mà các vở kịch của ông được lấy, không có ngoại lệ nào, từ thần thoại. Nhiều vở trong số đó được viết để đáp lại một phiên bản của một người tiền bối về cùng một huyền thoại hay tương tự. Euripides chủ yếu công kích các huyền thoại về các vị thần và bắt đầu sự chỉ trích với một lý do phản đối tương tự như đã được diễn đạt trước đó bởi Xenocrates: các vị thần, như được diễn đạt trong truyền thống, là quá mô phỏng hình dạng con người một cách ngu xuẩn. Chủ nghĩa duy lý thời Hy Lạp hóa và La Mã. Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, thần thoại giữ thanh thế về tri thức tinh hoa, đánh dấu những người sở hữu nó thuộc về một giai cấp nào đó. Cùng thời điểm đó, sự trở lại hoài nghi của thời đại Cổ điển trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhà ghi chép thần thoại Euhemerus thiết lập nên truyền thống tìm kiếm những cơ sở lịch sử thực sự cho các nhân vật và sự kiện thần thoại. Mặc dù công trình gốc của ông ("Hiera Anagraphê", tức "Lịch sử thiêng liêng") bị thất lạc, nhưng nó được biết đến thông qua những gì được ghi chép bởi Diodorus và Lactantius. Sự chú giải duy lý về huyền thoại trở nên phổ biến chưa từng có dưới thời Đế quốc La Mã, nhờ các lý thuyết duy vật của triết học khắc kỉ và khoái lạc. Những người khắc kỉ đưa ra các giải thích về các vị thần và anh hùng như những hiện tượng vật lý, trong khi những người theo thuyết thần thoại lịch sử của Euhemerus lý giải họ như những nhân vật lịch sử. Đồng thời, những người khắc kỉ và những người theo phái tân Plato ("neoplatonists") khuyến khích ý nghĩa đạo đức của truyền thống thần thoại, thường dựa trên những từ nguyên Hy Lạp. Thông qua thông điệp của Epicurus, Lucretius đã tìm cách loại trừ những nỗi sợ hãi mê tín trong tâm trí những đồng bào của ông. Ngay cả Livius cũng tỏ ra hoài nghi về truyền thống thần thoại và tuyên bố rằng ông không định thẩm xét những huyền thoại như vậy. Thách thức với những người La Mã có một ý thức biện hộ và mạnh mẽ về truyền thống tôn giáo là bảo vệ truyền thống đó trong khi phải thừa nhận rằng nó thường là mảnh đất màu mỡ cho sự mê tín. Nhà khảo cổ Varro, người coi tôn giáo là một thể chế của loài người với tầm quan trọng to lớn trong sự bảo tồn những điều thiện trong xã hội, dành nghiên cứu nghiêm khắc cho nguồn gốc của các tín ngưỡng tôn giáo. Trong "Antiquitates Rerum Divinarum" (đã không còn tồn tại, nhưng được cuốn "Thành phố của Chúa" của Augustinô nhắc lại cách tiếp cận tổng quát), Varro lập luận rằng trong khi những người mê tín sợ các vị thần, những người tín ngưỡng thực sự lại tôn kính họ như cha mẹ. Trong công trình của mình ông phân biệt ba loại thần thánh: Các học giả hàn lâm La Mã chế nhạo cả sự chấp nhận thông thường lẫn phúng dụ về thần thoại, tuyên bố không úp mở rằng thần thoại không có chỗ trong triết học. Cicero cũng khinh bỉ nói chung thần thoại, nhưng, giống như Varro, ông nhấn mạnh sự ủng hộ của với tôn giáo nhà nước và các thể chế của nó. Thật khó để biết chủ nghĩa lý tính này đã mở rộng bao xa tới quy mô xã hội. Cicero từng khẳng định rằng không ai (kể cả những bà già và những cậu bé) lại ngu ngốc tới mức tin vào những trừng phạt của Hades hay sự tồn tại của Scylla, nhân mã hay những sinh vật pha trộn nào, nhưng, mặt khác, nhà cùng biện này ở nơi khác lại phàn nàn về những đặc tính mê tín và cả tin của nhân dân. "De Natura Deorum" (Về Bản chất Thần thánh) là tóm tắt toàn diện nhất về dòng tư tưởng của Cicero về lĩnh vực này. Xu hướng dung hợp. Trong thời đại La Mã cổ đại, một thần thoại La Mã mới được sinh qua thông qua việc dung hợp nhiều vị thần Hy Lạp và ngoại lai khác. Điều này xảy ra bởi vì người La Mã ít có các thần thoại của riêng họ và sự kế thừa truyền thống thần thoại Hy Lạp khiến cho các vị thần La Mã tiếp thu những đặc tính của những vị thần Hy Lạp tương đương. Thần Zeus và Jupiter là một ví dụ của sự chồng lấn thần thoại này. Thêm vào sự kết hợp hai truyền thống thần thoại khác nhau, sự liên hệ của người La Mã với các tôn giáo phương Đông dẫn tới những sự dung hợp hơn nữa. Chẳng hạn, sự thờ cúng Mặt Trời chỉ xuất hiện ở La Mã sau chiến dịch thành công của Aurelianus ở Syria. Các vị thần thánh châu Á Mithras (nghĩa là Mặt Trời) và Ba'al kết hợp với Apollo và Helios thành một Sol Invictus, với những nghi thức và thuộc tính hòa trộn vào nhau. Apollo dường như ngày càng đồng nhất trong tôn giáo với Helios hay thậm chí Dionysus, tuy nhiên các văn bản kể lại các huyền thoại về vị thần này hiếm khi phản ánh một sự phát triển như vậy. Thần thoại trong văn học truyền thống ngày càng xa rời khỏi các thực hành tôn giáo trên thực tế. Sưu tầm ở thế kỷ thứ II còn tồn tại về các bài ca Orpheus và "Saturnalia" của Macrobius Ambrosius Theodosius (thế kỷ thứ V) bị ảnh hưởng bởi các thuyết duy lý cũng như những khuynh hướng dung hợp. Các bài ca Orpheus là một tập hợp những tác phẩm thơ ca tiền cổ điển, được quy cho Orpheus, người chính mình là chủ đề của một huyền thoại trứ danh. Trong thực tế, các bài thơ này chắc hẳn được sáng tác bởi một vài nhà thơ khác nhau, và chứa một tập hợp phong phú những gợi ý về thần thoại châu Âu tiền sử. Mục đích được khẳng định của "Saturnalia" là truyền tải văn hóa Hy Lạp Macrobius tiếp thu được từ vốn đọc của ông, mặc dù phần nhiều những trừng phạt của thần thánh trong tác phẩm được tô vẽ bằng các thần thoại và thần luận Ai Cập và Bắc Phi (vốn cũng ảnh hưởng tới cách diễn đạt của Virgilius). Trong Saturnalia tái xuất hiện những bình chú thần thoại chịu ảnh hưởng của bởi thuyết thần thoại lịch sử, những người khắc kỉ và tân Plato. Giải thích dưới cách nhìn hiện đại. Nguồn gốc của cách lý giải hiện đại về thần thoại Hy Lạp được xem bởi một số học giả như sự phản ứng kép ở cuối thế kỷ XVIII chống lại "thái độ truyền thống của sự hằn thù Thiên Chúa giáo", trong đó sự tái diễn giải Thiên Chúa giáo về thần thoại như một "lời nói dối" hay "chuyện hoang đường" vẫn duy trì. Ở Đức, vào khoảng 1795, có một mối quan tâm gia tăng về Hómēros và thần thoại Hy Lạp. Ở Göttingen, Johann Matthias Gesner bắt đầu làm sống lại những nghiên cứu Hy Lạp, trong khi người kế tục ông, Christian Gottlob Heyne, làm việc cùng với Johann Joachim Winckelmann, và thiết lập những nền tảng cho nghiên cứu thần thoại ở Đức và các nước khác. Các cách tiếp cận so sánh và phân tâm học. Sự phát triển của thần thoại học so sánh trong thế kỷ XIX, cùng với những khám phá dân tộc học trong thế kỷ XX, đã thiết lập nên khoa học về thần thoại, hay thần thoại học. Kể từ thời Lãng mạn, tất cả những nghiên cứu về thần thoại đều mang tính so sánh. Wilhelm Mannhardt, James George Frazer, và Stith Thompson sử dụng cách tiếp cận so sánh để thu thập và phân loại các chủ đề văn hóa dân gian (folklore) và thần thoại. Năm 1871 Edward Burnett Tylor xuất bản cuốn "Primitive Culture" (Văn hóa Nguyên thủy), trong đó ông áp dụng phương pháp so sánh và cố gắng giải thích nguồn gốc và sự tiến hóa của tôn giáo. Cách Tylor áp dụng trong nghiên cứu về văn hoá vật chất, các nghi thức và huyền thoại của các nền văn hóa cách biệt hẳn nhau đã ảnh hưởng tới Carl Jung và Joseph Campbell. Max Müller áp dụng khoa học mới về thần thoại học so sánh vào nghiên cứu thần thoại, trong đó ông phát hiện những tàn dư đã biến dạng của tín ngưỡng tự nhiên của người Aryan. Bronisław Malinowski nhấn mạnh vào cách thức thần thoại thực hiện các chức năng xã hội thông thường. Claude Lévi-Strauss và những nhà cấu trúc luận khác so sánh những mô hình và những mối quan hệ hình thức trong thần thoại trên khắp thế giới. Sigmund Freud đã giới thiệu một quan niệm sinh học và xuyên lịch sử (transhistorical) về con người và một quan điểm xem thần thoại như một cách biểu đạt những tư tưởng bị dồn nén. Cách diễn giải giấc mơ là nền tảng của cách diễn giải thần thoại Freud và quan niệm của Freud về việc nằm mơ thừa nhận tầm quan trọng của những mối quan hệ ngữ cảnh đối với sự diễn giải bất kì yếu tố riêng rẽ nào trong một giấc mơ. Đề xuất này tìm thấy một sự xích lại gần nhau quan trọng giữa các cách tiếp cận cấu trúc luận và phân tâm học đối với huyền thoại trong tư tưởng của Freud. Carl Jung đã mở rộng cách tiếp cận tâm lý, xuyên lịch sử với lý thuyết về "vô thức tập thể" và các "nguyên mẫu" ("archetype", tức các mô hình cổ xưa truyền lại), thường được mã hóa trong thần thoại, thứ nảy sinh từ nó. Theo Jung, "các yếu tố cấu trúc hình thành nên huyền thoại cần phải xuất hiện trong tâm trí vô thức". So sánh phương pháp luận của Jung với lý thuyết của Joseph Campbell, Robert A. Segal kết luận rằng "để diễn giải một huyền thoại Campbell đơn giản nhận diện những nguyên mẫu trong nó. Một diễn giải về "Odýsseia", chẳng hạn, sẽ chỉ ra đời sống Odysseus tuân theo một mô hình anh hùng. Jung, trái lại, xem sự xác định các nguyên mẫu chỉ đơn thuần là bước đầu tiên của sự diễn giải một thần thoại". Karl Kerényi, một trong những người sáng lập những nghiên cứu hiện đại về thần thoại Hy Lạp, đã từ bỏ quan niệm ban đầu của mình về thần thoại, để áp dụng các lý thuyết về nguyên mẫu của Jung cho thần thoại Hy Lạp. Các lý thuyết về nguồn gốc. Có nhiều lý thuyết hiện đại về thần thoại Hy Lạp. Theo Lý thuyết Kinh sách ("Scriptural Theory"), mọi huyền thoại đều bắt nguồn từ các kinh sách tôn giáo, mặc dù các sự kiện thực đã bị che đậy và biến đổi. Theo Lý thuyết Lịch sử ("Historical Theory"), tất cả các nhân vật được đề cập trong thần thoại đều là những người có thực, và các huyền thoại liên quan tới họ đơn thuần là những thêm thắt của những thời đại sau. Do đó chẳng hạn câu chuyện về Aeolus được cho là nảy sinh từ sự kiện rằng Aeolus từng là người cai trị một vài hòn đảo nào đó trên biển Etruria. Lý thuyết Ngụ ngôn ("Allegorical Theory") đề xuất rằng những thần thoại cổ đại có tính ngụ ngôn và biểu tượng; trong khi Lý thuyết Vật lý tán thành ý tưởng cho rằng các nguyên tố khí, lửa hay nước khởi nguồn la những đối tượng của sự sùng bái tôn giáo, do đó các vị thần quan trọng là những hình ảnh nhân cách hóa của các lực lượng tự nhiên này. Max Müller cố gắng để hiểu một hình thức tôn giáo Ấn-Âu bằng cách lần dấu vết trở về biểu hiện Aryan "ban đầu" của nó. Năm 1891, ông tuyên bố rằng " khám phá quan trọng nhất đã được thực hiện trong thế kỷ XIX liên quan tới lịch sử cổ đại của loài người... là phương trình đơn giản này: tiếng Phạn Dyaus Pita = tiếng Hy Lạp Zeus = tiếng Latin Jupiter = tiếng Na Uy cổ Týr". Trong những trường hợp khác, sự song song gần gũi trong tính cách và chức năng gợi ý một di sản chung, tuy nhiên sự thiếu những chứng cố về ngôn ngữ khiến cho khó chúng minh, như khi so sánh Uranus và Varuna (tiếng Phạn) hay Moirai và Norn. Khảo cổ học và thần thoại học, mặt khác, đã chứng tỏ rằng những người Hy Lạp cổ được gây cảm hứng bởi một số nền văn minh Tiểu Á và Cận Đông. Adonis dường như là bản sao Hy Lạp - rõ ràng trong tín ngưỡng hơn trong thần thoại - của một vị "thần hấp hối" của Cận Đông. Cybele bắt nguồn từ văn hóa Anatolia trong khi rất nhiều tranh tượng về Aphrodite nảy sinh từ các nữ thần Semit. Cũng có sự song song khả dĩ giữa các thế hệ thần sớm nhất (Chaos và con của nó) với Tiamat trong "Enûma Eliš" (huyền thoại Babylon). Theo Meyer Reinhold, "các quan niệm thần phả Cận Đông, liên quan tới sự kế tục các thần thông qua bạo lực và các mâu thuẫn quyền lực giữa các thế hệ, đã tìm thấy con đường của chúng... đi vào thần thoại Hy Lạp". Thêm vào những nguồn gốc Cận Đông và Ấn-Âu, một số học giả suy đoán những món nợ của thần thoại Hy Lạp với các xã hội tiền Hy Lạp: Crete, Mycenae, Pylos, Thebes và Orchomenus. Các nhà sử học tôn giáo hứng thú với một số cấu trúc dường như cổ xưa của thần thoại liên hệ với Crete (thần trong hình dáng bò, Zeus và Europa, Pasiphaë ăn nằm với bò và sinh ra Minotaur...). Giáo sư Martin P. Nilsson kết luận rằng tất cả những huyền thoại Hy Lạp cổ điển nổi tiếng đều gắn bó với các trung tâm văn hóa Mycenae và bám rễ vào các thời tiền sử. Tuy nhiên, theo Burkert, tranh tượng của Thời kì Cung điện Minos hầu như không cung cấp sự khẳng định nào cho các lý thuyết này. Mô típ trong văn học nghệ thuật phương Tây. Sự thu nhận rộng rãi đạo Thiên Chúa không làm thu hẹp đáng kể tính phổ biến của các huyền thoại. Với sự khám phá lại vẻ cổ điển thời Cổ đại trong thời Phục Hưng, thơ ca của Ovidius đã trở thành nguồn dẫn hướng chính cho trí tưởng tượng của các nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc và các họa sĩ. Từ những năm đầu của Phục Hưng, nhiều họa sĩ như Leonardo da Vinci, Michelangelo, và Raffaello, đã miêu tả các chủ đề đa thần giáo của thần thoại Hy Lạp bên cạnh các chủ đề Thiên Chúa giáo thông thường hơn. Thông qua môi trường tiếng Latin và các công trình của Ovidius, thần thoại Hy Lạp ảnh hưởng tới các thi sĩ thời trung đại và Phục Hưng như Petrarca, Boccaccio và Dante ở Italia. Ở phía bắc châu Âu, thần thoại Hy Lạp chưa bao giờ có một vai trò tương tự trong các nghệ thuật hình ảnh, nhưng ảnh hưởng của nó rất rõ ràng trong văn học. Trí tưởng tượng của người Anh được thắp sáng bởi thần thoại Hy Lạp bắt đầu với Chaucer và John Milton rồi tiếp tục thông qua Shakespeare cho tới Robert Bridges trong thế kỷ XX. Racine ở Pháp và Goethe ở Đức đã hồi sinh kịch La Mã, làm công việc gia công các huyền thoại cổ xưa. Mặc dù trong Thời kỳ Khai sáng của thế kỷ XIX phản ứng chống lại thần thoại Hy Lạp lan khắp châu Âu, thần thoại vẫn tiếp tục cung cấp những nguyên liệu cho các nhà soạn kịch, trong đó có những người viết các vở "kịch tự do" (libretto) cho các vở opera của Handel và Mozart. Cho đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng mạn làm dậy lên sự nhiệt tâm cho tất cả những gì có tính Hy Lạp, bao gồm thần thoại Hy Lạp. Ở Anh, những bản dịch mới về bi kịch Hy Lạp và Hómēros đã gây cảm hứng cho các nhà thơ đương thời (như Tennyson, Keats, Byron và Shelley) và các họa sĩ (như Lord Leighton và Lawrence Alma-Tadema). Christoph Gluck, Richard Strauss, Jacques Offenbach và nhiều người khác đưa các chủ đề thần thoại Hy Lạp vào âm nhạc. Các tác giả người Mỹ của thế kỷ XIX, như Thomas Bulfinch và Nathaniel Hawthorne, tin rằng nghiên cứu về các huyền thoại cổ điển là thiết yếu cho việc tìm hiểu văn học Anh-Mỹ. Trong những thời gian gần đây hơn, các chủ đề cổ điển tiếp tục được diễn giải lại bởi các nhà soạn kịch Jean Anouilh, Jean Cocteau, và Jean Giraudoux ở Pháp, Eugene O'Neill ở Mỹ, và T. S. Eliot ở Anh cũng như bởi nhiều nhà tiểu thuyết như James Joyce, Jean-Paul Sartre và André Gide.
7,558
69551286
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7558
Màu cơ bản
Màu cơ bản là tập hợp các màu có thể kết hợp được với nhau để tạo ra dải màu hữu dụng. Trong các ứng dụng của con người, ba màu cơ bản thường được dùng, dạng màu mà mắt người nhìn thấy được đó là dạng ba màu. Các màu cơ bản, còn gọi là màu gốc hay màu sơ cấp, của một không gian màu là các màu sắc không thể tạo ra bằng cách trộn các màu khác trong phổ màu của không gian màu đó.Các màu gốc có thể được trộn với nhau để tạo ra mọi màu khác trong không gian màu của chúng. Nếu không gian màu là một không gian véctơ thì các màu gốc tạo nên hệ cơ sở của không gian đó. Kết hợp các màu cơ bản để tạo ra các màu khác có nhiều cách: Các màu bù của màu cơ bản. Vì mắt người chỉ nhạy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu da cam, xanh lá cây (hay lục) và xanh lam trên quang phổ), nên phối màu phát xạ thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu cơ bản) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc. Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu cơ bản nói trên chồng lên nhau sẽ tạo nên màu bù (hay màu phụ) của ba màu cơ bản: Ba tia sáng thuộc ba màu cơ bản cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng. Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu của ba màu cơ bản. Các sinh vật khác con người có thể cảm thụ được nhiều màu hơn (chim 4 màu cơ bản) hoặc ít màu hơn (bò 2 màu cơ bản) và ở những vùng quang phổ khác (ong cảm nhận được vùng tử ngoại). Phương pháp trên vẫn áp dụng được cho chúng. Các màu cơ bản trừ đi. Trên nền trắng, các màu sắc về lý thuyết có thể được tạo ra bằng việc trộn các ba loại mực xanh lơ, cánh sen và vàng (các màu gốc). Xanh lơ (cánh chả) là màu bù với màu đỏ, nghĩa là chất màu xanh lơ hấp thụ màu đỏ. Số lượng chất màu xanh lơ trong hỗn hợp mực điều chỉnh lượng màu đỏ phản xạ lại mắt. Tương tự, màu cánh sen bù với màu xanh lá cây, và màu vàng bù với màu xanh lam. Điều chỉnh việc trộn các mực này, sẽ tạo nên sự chồng nhau của ánh sáng phản xạ của ba màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam và tạo nên nhiều màu sắc (xem phối màu phát xạ). Phương pháp trộn màu như trên hay gọi là CMY, hoặc "in ba màu". Do các trở ngại kỹ thuật, người ta phải thêm mực màu đen thành hệ màu CMYK, hoặc các màu khác để tăng gam màu. Lý do mà mực đen được thêm vào CMYK vì việc trộn màu dùng CMY thường không cho ra màu đen thực sự. Việc trộn các mực màu thường không làm hấp thụ hết cả quang phổ. Các mực màu thường được trộn trước để tạo ra dải cầu vồng và mực đen thêm vào để tạo nên độ sáng tối. CMYK còn gọi là kỹ thuật in bốn màu. Ngoài ra, để tăng thêm gam màu của kỹ thuật CMYK, người ta có thể trộn thêm màu xanh lá cây và da cam, như trong kỹ thuật in sáu màu. Dùng kính lúp, có thể quan sát phân bố các điểm mực màu trên một tờ báo in màu. Các màu cơ bản hội họa. Trong lĩnh vực hội họa, các họa sĩ thường trộn màu theo hệ Đỏ-Vàng-Xanh và họ gọi phương pháp phối màu này là pha màu theo phép trừ màu. Pha ba màu cơ bản theo phương pháp này, gồm đỏ, vàng và xanh, cho kết quả như sau: Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau có thể làm mất đi sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay còn gọi bằng từ chuyên môn là bị "chết màu". Xem thêm. Màu trắng + đỏ
7,562
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7562
Pha màu theo phép xen kẽ
Pha màu theo phép xen kẽ là phương pháp không hòa trộn trực tiếp mà chỉ đem các chất liệu màu (như nét màu, điểm màu) đặt cạnh nhau để tạo nên hiệu quả của một màu tổng hợp những màu ấy. Phương pháp này còn được gọi là pha màu theo phép trung bình cộng. Kết hợp ba màu gốc theo phương pháp này cho kết quả giống như phương pháp pha màu theo phép cộng. Phương pháp này xuất hiện từ bút pháp điểm họa ("pointillism") ra đời ở Pháp vào thế kỷ 19, nay còn được dùng trong công nghệ sợi, dệt, in ốp xét, tranh ghép mảnh.
7,563
458684
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7563
Marie Curie
Marie Salomea Skłodowska–Curie ( ; tên khai sinh là Maria Salomea Skłodowska, ; 7 tháng 11 năm 1867 – 4 tháng 7 năm 1934) là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan, chủ nhân của nghiên cứu tiên phong về phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel, người đầu tiên hai lần đoạt giải Nobel, và là người duy nhất giành giải Nobel ở hai lĩnh vực khoa học. Bà còn là thành viên nữ đầu tiên của Viện Hàn lâm Y khoa Pháp. Chồng bà, ông Pierre Curie là người đồng đoạt giải Nobel đầu tiên của bà, biến họ trở thành cặp vợ chồng đầu tiên đoạt giải Nobel và khởi xướng di sản gia đình Curie của 5 giải Nobel. Năm 1906, bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành giáo sư tại Đại học Paris. Bà sinh ra ở Warszawa, lúc ấy nằm ở Vương quốc Ba Lan, một phần của Đế quốc Nga. Bà học tại Đại học Bay bí mật của Warszawa và bắt đầu thực tập khoa học thực tế tại Warszawa. Năm 1891, ở tuổi 24, bà theo chị gái Bronisława đến học ở Paris, nơi bà có được bằng cao hơn và tiến hành công trình khoa học tiếp theo của mình. Năm 1895, bà kết hôn với nhà vật lý người Pháp Pierre Curie; bà đã chia chung giải Nobel Vật lý năm 1903 với ông và nhà vật lý Henri Becquerel vì công trình tiên phong trong việc phát triển lý thuyết về "phóng xạ"—một thuật ngữ do bà đặt ra. Pierre, Marie và Becquerel cũng là những người Pháp đầu tiên đoạt giải Nobel Vật lý. Năm 1906, Pierre Curie tử vong trong một vụ tai nạn do bị xe ngựa đâm phải trên đường phố Paris. Marie đoạt giải Nobel Hóa học năm 1911 nhờ phát hiện ra các nguyên tố poloni và radi, sử dụng những kỹ thuật mà bà phát minh ra để tách được đồng vị phóng xạ. Dưới sự chỉ đạo của bà, những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành nhằm điều trị các khối u bằng sử dụng đồng vị phóng xạ. Bà thành lập Viện Curie ở Paris năm 1920, và Viện Curie ở Warszawa năm 1932; cả hai hiện vẫn là những trung tâm nghiên cứu y học lớn. Trong Thế chiến thứ nhất, bà đã phát triển những thiết bị chụp X-quang di động để cung cấp dịch vụ X-quang cho bệnh viện dã chiến. Mặc dù là một công dân Pháp, Marie Skłodowska Curie (sử dụng cả hai họ) không bao giờ đánh mất ý thức về bản sắc Ba Lan của mình. Bà dạy các con gái tiếng Ba Lan và đưa chúng đến thăm Ba Lan. Bà đặt tên cho nguyên tố hóa học đầu tiên mà mình phát hiện ra "là poloni", theo tên quê hương của mình. Marie Curie qua đời năm 1934, ở tuổi 66, tại viện điều dưỡng ở Passy (), Pháp vì mắc suy tủy xương, mà nguyên nhân có thể là do tiếp xúc với bức xạ trong quá trình nghiên cứu khoa học và trong công việc phóng xạ tại bệnh viện dã chiến trong Thế chiến I. Ngoài giải Nobel, bà còn nhận được nhiều giải thưởng và tri ân khác; năm 1995, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được chôn cất vì công lao của chính mình tại ở Paris, và Ba Lan tuyên bố năm 2011 là Năm Marie Curie trong Năm hóa học quốc tế. Bà là đối tượng của nhiều tác phẩm tiểu sử. Cuộc đời. Những năm đầu đời. Maria Skłodowska sinh ra tại Warszawa, Vương quốc Ba Lan thuộc Đế quốc Nga vào ngày 7 tháng 11 năm 1867, là con thứ năm và là con út của hai giáo viên nổi tiếng Bronisława ("nhũ danh" Boguska) và Władysław Skłodowski. Các anh chị của Maria (biệt danh "Mania") là Zofia (sinh năm 1862, biệt danh "Zosia"), (sinh năm 1863, biệt danh "Józio"), Bronisława (sinh năm 1865, biệt danh "Bronia") và Helena (sinh năm 1866, biệt danh "Hela"). Ở cả bên nội và bên ngoại, gia đình đã mất tài sản và của cải do sự tham gia của người yêu nước vào các cuộc nổi dậy của quốc gia Ba Lan nhằm khôi phục nền độc lập của Ba Lan (gần nhất lúc ấy là Khởi nghĩa Tháng Giêng giai đoạn 1863–65). Điều này làm cho thế hệ tiếp theo (kể cả Maria và các anh chị của bà) phải chật vật bươn chải để vươn lên trong cuộc sống. Ông nội của Maria, từng là hiệu trưởng trường tiểu học Lublin mà Bolesław Prus theo học, về sau trở thành nhân vật hàng đầu trong nền văn học Ba Lan. Władysław Skłodowski tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg và chuyên cập nhật những tiến bộ mới nhất về vật lý, hóa học và toán học. Ngoài ra ông còn biết nhiều thứ tiếng như tiếng Nga, Anh, Đức, Pháp, Latinh và Hy Lạp, nên thường làm thơ và dịch thuật. Władysław Skłodowski dạy toán và vật lý (những môn học mà Maria theo đuổi sau này), đồng thời là giám đốc của hai trường trung học (cơ sở) cho nam sinh ở Warszawa. Sau khi chính quyền Nga bỏ hướng dẫn phòng thí nghiệm khỏi các trường học ở Ba Lan, ông đã mang nhiều thiết bị từ phòng thí nghiệm về nhà và hướng dẫn các con cách sử dụng. Cuối cùng ông bị những giám sát viên người Nga của mình sa thải vì tình cảm thân Ba Lan và buộc phải nhận những vị trí được trả lương thấp hơn; gia đình cũng thua lỗ vì một khoản đầu tư tồi và sau cùng chọn bổ sung thu nhập bằng cách cho trai ở trọ. Mẹ Maria, bà Bronisława từng điều hành một trường nội trú nữ sinh danh tiếng ở Warszawa; bà từ chức sau khi Maria chào đời. Bà mất vì bệnh lao vào tháng 5 năm 1878, lúc Maria mới 10 tuổi. Chưa đầy ba năm trước, chị cả của Maria là Zofia cũng tử vong vì sốt phát ban lây từ một người khách trọ. Cha Maria là một người vô thần, còn mẹ bà là một tín đồ sùng đạo Công giáo. Cái chết của mẹ và em gái làm cho Maria từ bỏ Công giáo và trở thành tín đồ bất khả tri. Năm lên 10 tuổi, Maria bắt đầu theo học trường nội trú do Jadwiga Sikorska điều hành; kế đến bà theo học một trường trung học cho nữ sinh. Trong thời gian theo học, bà được đánh giá là người siêng năng và chịu khó. Maria tốt nghiệp vào ngày 12 tháng 6 năm 1883 với một tấm huy chương vàng, cùng với anh trai bà là Józef. Sau đấy Józef quyết định rời Warszawa và đi học y khoa. Helena cũng nhận được huy chương, nhưng cô có quyết định khiêm tốn hơn khi ở lại cùng bố và lo việc nhà. Sau khi suy sụp tinh thần (có thể do u sầu), bà dành năm tiếp theo sống ở nông thôn với họ hàng bên nội, và năm sau nữa thì sống cùng cha và làm gia sư ở Warszawa. Do không thể đăng ký nhập học vào một cơ sở giáo dục đại học thông thường vì là phụ nữ, bà và chị gái Bronisława đã tham gia vào Đại học Bay bí mật, một tổ chức giáo dục đại học yêu nước của Ba Lan tiếp nhận các nữ sinh. Maria thỏa thuận với chị gái Bronisława rằng bà sẽ hỗ trợ tài chính cho chị trong thời gian Bronisława học y khoa ở Paris, nhằm đổi lấy hỗ trợ tương tự vào hai năm tiếp theo. Liên quan đến việc này, đầu tiên Maria đảm nhận vị trí gia sư tại nhà ở Warszawa, sau đó làm phó mẫu trong hai năm ở Szczuki với một gia đình địa chủ (nhà Żorawskis, họ hàng của cha bà). Trong thời gian làm ở đây, Maria không chỉ làm gia sư, siêng năng học bài về đêm, mà còn dạy đọc và viết tiếng Ba Lan cho trẻ nhỏ nông dân. Khi làm việc cho nhà Żorawskis, bà đã phải lòng con trai họ là Kazimierz Żorawski, một nhà toán học lỗi lạc trong tương lai. Cha mẹ từ chối cho ông kết hôn với người họ hàng không một xu dính túi, nên đã chọn một người mà họ cho là "môn đăng hậu đối" hơn, còn Kazimierz không thể phản đối họ. Tháng 9 năm 1981, trong lần gặp nhau tại Zakopane, hai người đã nói lời chia tay. Việc Maria đánh mất mối quan hệ với Żorawski là một bi kịch cho cả hai người. Ông sớm lấy bằng tiến sĩ và theo đuổi sự nghiệp học thuật với tư cách nhà toán học, trở thành giáo sư và làm hiệu trưởng của Đại học Kraków. Tuy nhiên, lúc đã lớn tuổi và làm giáo sư toán học tại Đại học Công nghệ Warszawa, ông vẫn ngồi suy tư trước bức tượng Maria Skłodowska được dựng vào năm 1935 trước Viện Radi do bà thành lập năm 1932. Đầu năm 1890, Bronisława mời Maria đến Paris sống chung với mình và người chồng mới cưới. Bronisława đã kết hôn với Kazimierz Dłuski, một bác sĩ và nhà hoạt động chính trị xã hội người Ba Lan, vài tháng trước đó. Maria từ chối vì không đủ khả năng chi trả học phí đại học; bà phải mất một năm rưỡi nữa để có được số vốn cần thiết. Bà được cha mình giúp đỡ, khi ông có thể chắc suất một vị trí đãi ngộ tốt hơn một lần nữa. Trong suốt thời gian ấy, bà tiếp tục tự học, đọc sách, trao đổi thư từ và được kèm cặp. Đầu năm 1889, bà trở về nhà với cha mình ở Warszawa. Bà tiếp tục làm phó mẫu và ở đó cho đến cuối năm 1891. Bà đi làm gia sư, theo học tại Đại học Bay và bắt đầu thực tập khoa học thực tế (1890–91) trong phòng thí nghiệm hóa học tại Bảo tàng Công nghiệp và Nông nghiệp ở số 66 đường "Krakowskie Przingmieście", gần phố cổ Warszawa. Phòng thí nghiệm do anh họ của bà là Józef Boguski điều hành (ông từng là trợ lý cho nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev ở Sankt-Peterburg). Cuộc sống ở Paris. Cuối năm 1891, bà rời Ba Lan đến Pháp. Tại Paris, Maria (hay Marie, tên của bà ở Pháp) tìm được nơi trú ẩn ngắn hạn cùng chị gái và anh rể trước khi thuê một căn gác xép gần trường đại học, nằm ở Khu phố Latinh rồi tiếp tục nghiên cứu vật lý, hóa học và toán học tại Đại học Paris, nơi bà nhập học vào cuối năm 1891. Bà cố tồn tại dựa vào nguồn sống ít ỏi của mình, giữ ấm trong mùa đông lạnh giá bằng cách mặc mọi quần áo mà mình có. Bà tập trung vào việc học đến nỗi đôi khi quên cả ăn. Skłodowska học vào ban ngày và đi gia sư vào buổi tối, hầu như không kiếm được tiền đủ sống. Năm 1893, bà được trao tấm bằng vật lý và bắt đầu làm việc trong phòng thí nghiệm công nghiệp của Gabriel Lippmann. Trong khi đó, bà tiếp tục theo học tại Đại học Paris và với sự hỗ trợ của học bổng, bà đã có thể lấy được tấm bằng thứ hai vào năm 1894. Skłodowska bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình ở Paris với nghiên cứu tính chất từ tính của nhiều loại thép, do Hiệp hội Khuyến khích Công nghiệp Quốc gia ủy thác. Cùng năm ấy, Pierre Curie bước vào đời bà: chính mối quan tâm chung với khoa học tự nhiên đã làm họ hấp dẫn nhau. Pierre Curie là giảng viên tại Viện giáo dục đại học Vật lý và Hóa học công nghiệp thành phố Paris (ESPCI Paris). Họ được giới thiệu nhau bởi nhà vật lý người Ba Lan Józef Wierusz-Kowalski, sau khi ông biết rằng bà đang tìm kiếm một không gian phòng thí nghiệm lớn hơn, nơi mà Wierusz-Kowalski thấy rằng Pierre có thể tiếp cận. Mặc dù Curie không có phòng thí nghiệm lớn, song ông có thể tìm một số chỗ cho Skłodowska để bà có thể bắt đầu công việc. Niềm đam mê khoa học chung đã làm họ ngày càng gần gũi hơn và họ bắt đầu nảy sinh tình cảm với nhau. Cuối cùng, Pierre ngỏ lời cầu hôn, nhưng lúc đầu Skłodowska không nhận lời vì bà vẫn đang có ý định trở về quê hương của mình. Tuy nhiên, Curie tuyên bố rằng ông sẵn sàng cùng bà chuyển đến Ba Lan, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc phải dạy tiếng Pháp. Trong khi đó, vào kỳ nghỉ hè năm 1894, Skłodowska trở lại Warszawa để đến thăm gia đình. Bà vẫn đang làm việc với ảo mộng rằng mình có thể làm việc trong lĩnh vực mình chọn ở Ba Lan, song bà bị từ chối một suất vào Đại học Kraków vì phân biệt giới tính trong học viện. Một lá thư của Pierre đã thuyết phục bà trở lại Paris để theo đuổi bằng tiến sĩ. Trước sự cương quyết của Skłodowska, Curie viết xong nghiên cứu về từ tính và nhận bằng tiến sĩ của riêng mình vào tháng 3 năm 1895; ông cũng được thăng chức giáo sư tại trường. Một câu châm ngôn đương thời gọi Skłodowska là "khám phá lớn nhất của Pierre". Ngày 26 tháng 7 năm 1895, họ kết hôn ở Sceaux; bất chấp không muốn theo nghi lễ tôn giáo. Bộ trang phục màu xanh đậm của Curie (mặc thay cho váy cô dâu) sẽ làm trang phục của bà trong phòng thí nghiệm trong nhiều năm. Họ có chung hai thú tiêu khiển: những chuyến đi xe đạp dài ngày và du lịch nước ngoài, đưa họ đến gần nhau hơn. Ở Pierre, Marie tìm thấy một tình yêu mới, một người bạn đời và một cộng tác viên khoa học mà bà có thể trông cậy. Những nguyên tố mới. Năm 1895, Wilhelm Röntgen phát hiện ra sự tồn tại của tia X, mặc dù chưa nắm rõ cơ chế tạo ra chúng. Năm 1896, Henri Becquerel phát hiện ra rằng muối urani phát ra chùm tia giống tia X về khả năng xuyên thấu. Ông chứng minh rằng bức xạ này không giống hiện tượng lân quang, không phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên ngoài mà dường như phát sinh tự phát từ chính urani. Bị ảnh hưởng bởi hai khám phá quan trọng này, Curie quyết định xem xét tia urani thành một lĩnh vực nghiên cứu khả thi cho một luận án. Bà sử dụng một kỹ thuật đột phá để nghiên cứu các mẫu. 15 năm trước, Pierre và anh của ông đã phát triển một phiên bản của điện kế, một thiết bị nhạy cảm dùng để đo điện tích. Nhờ sử dụng điện kế của chồng, bà phát hiện ra rằng các tia urani tạo ra không khí xung quanh một mẫu để dẫn điện. Nhờ sử dụng kỹ thuật này, kết quả đầu tiên của bà là phát hiện ra rằng hoạt động của các hợp chất urani chỉ phụ thuộc vào lượng urani hiện diện. Bà giả định rằng bức xạ không phải là kết quả từ một số tương tác giữa các phân tử mà phải đến từ chính nguyên tử. Giả thuyết này là một bước quan trọng nhằm bác bỏ giả định rằng các nguyên tử không thể phân chia được. Năm 1897, cô con gái Irène của bà chào đời. Nhằm hỗ trợ gia đình, Curie bắt đầu giảng dạy tại . Nhà Curie không có phòng thí nghiệm chuyên dụng; hầu hết các nghiên cứu của họ được thực hiện trong một nhà kho được tân trang bên cạnh ESPCI. Nhà kho (trước đây là phòng mổ của trường y) thông gió kém và thậm chí không chống thấm được. Họ không hay biết về những tác động có hại của tiếp xúc bức xạ đối với việc tiếp tục nghiên cứu các chất phóng xạ mà không được bảo vệ. ESPCI không tài trợ cho nghiên cứu của bà, nhưng bà sẽ nhận được trợ cấp từ các công ty luyện kim và khai thác mỏ cũng như từ các tổ chức và chính phủ khác nhau. Những nghiên cứu có hệ thống của Curie gồm hai khoáng chất urani, pitchblende và torbernite (còn được gọi là chalcolite). Điện kế của bà chỉ ra rằng pitchblende hoạt động mạnh gấp 4 lần urani và còn chalcolite hoạt động gấp đôi. Bà kết luận rằng, nếu các kết quả trước liên hệ hàm lượng urani với hoạt động của nó là đúng, thì hai khoáng chất này phải chứa một hàm lượng nhỏ chất khác hoạt động mạnh hơn urani rất nhiều. Bà bắt đầu tìm kiếm một cách có hệ thống các chất bổ sung phát ra bức xạ, và đến năm 1898, bà phát hiện ra rằng nguyên tố thori cũng mang tính phóng xạ. Pierre Curie ngày càng bị hấp dẫn bởi nghiên cứu của vợ. Đến giữa năm 1898, ông đã đầu tư vào nghiên cứu ấy đến mức quyết định bỏ việc nghiên cứu pha lê và tham gia cùng bà. Bà nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nhanh chóng công bố những khám phá của mình và do đó xây dựng quyền ưu tiên của mình. Nếu không phải vì cách đó hai năm Becquerel đã trình bày khám phá của mình cho "Académie des Science" vào ngày sau khi ông thực hiện nó, thì thay vào đó việc ghi công khám phá ra phóng xạ (và thậm chí là giải Nobel) sẽ thuộc về Silvanus Thompson. Curie đã chọn cùng một phương tiện xuất bản nhanh chóng. Bài báo của bà (trình bày ngắn gọn và đơn giản về nghiên cứu của mình) đã được giáo sư cũ Gabriel Lippmann thay mặt bà trao cho "Académie" vào ngày 12 tháng 4 năm 1898. Mặc dù vậy, giống như Thompson từng bị Becquerel đánh bại, Curie cũng bị đánh bại trong cuộc chạy đua kể về phát hiện thori phát ra các tia giống như urani; hai tháng trước, Gerhard Carl Schmidt đã công bố phát hiện của mình ở Berlin. Lúc bấy giờ, chẳng có ai khác trong thế giới vật lý chú ý đến những gì Curie ghi chép trong một câu ở bài báo của mình, mô tả các hoạt động của pitchblende và chalcolite to lớn hơn nhiều so với urani: "Thực tế là rất đáng chú ý, và dẫn đến niềm tin rằng những khoáng chất này có thể chứa một nguyên tố hoạt động mạnh hơn nhiều so với urani." Sau đó, bà nhớ lại cảm giác "khao khát mãnh liệt để xác minh giả thuyết này càng nhanh càng tốt" ra sao. Ngày 14 tháng 4 năm 1898, vợ chồng Curie lạc quan cân một mẫu pitchblende nặng 100 gam và nghiền nó bằng chày và cối. Vào thời điểm đó, họ không nhận ra rằng những gì họ đang tìm kiếm lại có mặt với số lượng nhỏ đến mức sau cùng họ sẽ phải xử lý hàng tấn quặng. Tháng 7 năm 1898, Curie và chồng xuất bản chung một bài báo thông báo về sự tồn tại của một nguyên tố mà họ đặt tên là "poloni" nhằm tôn vinh quê hương Ba Lan của bà, quốc gia tiếp tục bị xâu xé giữa ba đế quốc (Nga, Áo và Phổ) trong 20 năm nữa. Ngày 26 tháng 12 năm 1898, vợ chồng Curie công bố sự tồn tại của nguyên tố thứ hai mà họ đặt tên là "radi" (từ tiếng Latinh có nghĩa là "tia"). Trong quá trình nghiên cứu, họ cũng đặt ra từ "phóng xạ". Để chứng minh những khám phá của họ không còn bị nghi ngờ, vợ chồng Curie đã tìm cách tách poloni và radi ở dạng tinh khiết. Pitchblende là một khoáng chất phức tạp; việc tách hóa học các thành phần của nó là một nhiệm vụ khó khăn. Việc phát hiện ra poloni tương đối dễ dàng; về mặt hóa học, nó giống với nguyên tố bismuth và poloni là chất giống bismuth duy nhất trong quặng. Tuy nhiên radi thì khó nắm bắt hơn; nó có liên quan chặt chẽ về mặt hóa học với bari và pitchblende chứa cả hai nguyên tố. Đến năm 1898, nhà Curie thu được dấu vết của radi, nhưng số lượng đáng kể không bị nhiễm bari vẫn nằm ngoài tầm với. Vợ chồng Curie đảm nhận nhiệm vụ khó khăn là tách muối radi bằng phương pháp kết tinh vi sai. Từ một tấn pitchblende, 1/10 gam radi chloride đã được chiết tách vào năm 1902. Năm 1910, bà tách được kim loại radi nguyên chất. Bà chưa bao giờ tách được thành công poloni (chất có chu kỳ bán rã chỉ 138 ngày). Từ năm 1898 đến năm 1902, vợ chồng Curie đã xuất bản (cả chung hoặc riêng) tổng cộng 32 bài báo khoa học, trong đó có một bài công bố rằng khi tiếp xúc với radi, các tế bào hình thành khối u gây bệnh sẽ bị phá hủy nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh. Năm 1900, Curie trở thành nữ giảng viên đầu tiên của École Normale Supérieure còn chồng bà trở thành giáo viên ở Đại học Paris. Năm 1902, bà đến thăm Ba Lan vào dịp cha bà mất. Tháng 6 năm 1903, dưới sự giám sát của Gabriel Lippmann, Curie được trao bằng tiến sĩ tại Đại học Paris. Tháng đó, cặp đôi được mời đến Viện Hoàng gia ở Luân Đôn để thuyết trình về phóng xạ; là phụ nữ nên bà bị cấm nói, và chỉ một mình Pierre Curie được phép nói. Trong khi đó, một ngành công nghiệp mới bắt đầu phát triển dựa trên radi. Nhà Curie đã không lấy bằng sáng chế cho khám phá của họ và thu được rất ít lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngày càng sinh lời này. Giải Nobel. Tháng 12 năm 1903, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao giải Nobel Vật lý cho Pierre Curie, Marie Curie và Henri Becquerel, "nhằm ghi nhận những cống hiến phi thường mà họ thực hiện được nhờ nghiên cứu chung hiện tượng bức xạ do Giáo sư Henri Becquerel khám phá ra." Lúc đầu, ủy ban chỉ định vinh danh Pierre Curie và Henri Becquerel, nhưng một thành viên ủy ban và người ủng hộ các nhà khoa học nữ, nhà toán học Thụy Điển Magnus Gösta Mittag-Leffler đã cảnh báo Pierre về tình huống này, và sau khi ông khiếu nại, tên của Marie đã được điền thêm vào bảng đề cử. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel. Curie và chồng từ chối đến Stockholm để trực tiếp nhận giải thưởng; họ quá bận rộn với công việc của mình, còn Pierre Curie (ghét những buổi lễ trước công chúng) ngày càng ốm yếu. Khi những chủ nhân giải Nobel được yêu cầu có một bài thuyết trình, chung cuộc vợ chồng Curie đã thực hiện chuyến đi vào năm 1905. Số tiền thưởng cho phép vợ chồng Curie thuê trợ lý phòng thí nghiệm đầu tiên của họ. Sau khi được trao giải Nobel và có được sự khích lệ bởi lời mời Pierre Curie làm việc từ Đại học Genève, Đại học Paris đã trao cho ông chức danh giáo sư và chủ nhiệm khoa vật lý, mặc dù nhà Curie vẫn chưa có một phòng thí nghiệm đúng nghĩa. Sau lời phàn nàn của Pierre Curie, Đại học Paris mủi lòng và đồng ý cung cấp một phòng thí nghiệm mới, nhưng cho biết phải đến năm 1906 thì mới sử dụng nó được. Tháng 12 năm 1904, Curie hạ sinh cô con gái thứ hai của họ là Ève. Bà thuê các phó mẫu người Ba Lan dạy tiếng mẹ đẻ cho các con gái của mình, đồng thời cử hoặc đưa chúng đi thăm Ba Lan. Ngày 19 tháng 4 năm 1906, Pierre Curie tử vong trong một vụ tai nạn giao thông. Khi đi ngang qua con phố Rue Dauphine trong cơn mưa lớn, ông bị một chiếc xe ngựa kéo tông phải và ngã xuống dưới bánh xe của nó, làm vỡ hộp sọ và khiến ông tử vong ngay lập tức. Curie vô cùng đau khổ trước cái chết của chồng. Ngày 13 tháng 5 năm 1906, khoa vật lý của Đại học Paris quyết định giữ lại ghế chủ nhiệm được tạo ra cho người chồng quá cố của bà và trao cho Marie. Bà nhận nó với hy vọng có thể tạo ra một phòng thí nghiệm tầm cỡ thế giới nhằm tri ân chồng mình Pierre. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành giáo sư tại Đại học Paris. Tuy nhiên, nhiệm vụ thành lập một phòng thí nghiệm mới của Curie không khép lại với Đại học Paris. Trong những năm cuối đời, bà đứng đầu Viện Radi ("Institut du radium", nay là Viện Curie, "Institut Curie"), một phòng thí nghiệm phóng xạ do Viện Pasteur và Đại học Paris thành lập dành cho bà. Sáng kiến thành lập Viện Radi được Pierre Paul Émile Roux, (giám đốc Viện Pasteur) trình bày vào năm 1909 sau khi thất vọng vì Đại học Paris không cung cấp cho Curie một phòng thí nghiệm đúng nghĩa và đề xuất cho bà chuyển đến Viện Pasteur. Chỉ sau đó, với mối lo Curie rời đi, Đại học Paris mới mủi lòng và sau cùng Nhà trưng bày Curie trở thành một sáng kiến chung của Đại học Paris và Viện Pasteur. Năm 1910, Curie thành công tách được radi; bà còn xác định một tiêu chuẩn quốc tế về phát thải phóng xạ mà sau cùng được đặt tên theo tên bà và Pierre: curie. Tuy nhiên, vào năm 1911, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã thất bại (thua một hoặc hai lá phiếu) nhằm bầu bà làm thành viên của Viện. Người được bầu thay là Édouard Branly, nhà phát minh hỗ trợ Guglielmo Marconi phát triển điện báo không dây. Chỉ hơn nửa thế kỷ sau, vào năm 1962, một sinh viên học vị tiến sĩ của Curie là Marguerite Perey đã trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm thành viên của Viện. Bất chấp danh tiếng của Curie với tư cách nhà khoa học làm việc cho Pháp, thái độ của dư luận có xu hướng bài ngoại — chuyện tương tự đã dẫn đến vụ Dreyfus — còn làm dấy lên suy đoán sai lệch rằng Curie là người Do Thái. Trong cuộc bầu cử Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, bà bị báo chí cánh hữu phỉ báng là người nước ngoài và người vô thần. Sau đó con gái bà nhận xét cánh báo chí Pháp là đạo đức giả khi miêu tả Curie là một người nước ngoài đáng khinh lúc mà bà được đề cử danh hiệu của Pháp, nhưng lại miêu tả bà là một nữ anh hùng Pháp khi bà nhận được các danh hiệu nước ngoài như giải Nobel. Năm 1911, có tin tiết lộ rằng Curie có quan hệ tình cảm dài cả năm với nhà vật lý Paul Langevin (một học trò cũ của Pierre Curie, ông này đã kết hôn và bị vợ ghẻ lạnh). Đây là nguyên nhân của một vụ bê bối báo chí mà các đối thủ hàn lâm của bà dùng để lợi dụng. Curie (lúc ấy đã ngoài 40) hơn Langevin 5 tuổi và bị xuyên tạc trên báo lá cải là người Do Thái nước ngoài đi phá hoại gia đình người khác. Khi vụ bê bối nổ ra, bà đang đi dự hội nghị ở Bỉ; khi bà trở về thì thấy một đám đông giận dữ trước cửa nhà mình và phải cùng các con gái tìm nơi ẩn náu tại nhà của người bạn Camille Marbo. Sự ghi nhận của quốc tế đối với công trình của bà đã vươn lên một tầm cao mới và Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (gạt đi phản đối mà vụ bê bối Langevin gây ra) đã vinh danh bà lần thứ hai với giải Nobel Hóa học vào năm 1911. Giải thưởng này "nhằm ghi nhận những đóng góp của bà đối với sự tiến bộ của hóa học bằng việc khám phá ra các nguyên tố radi và poloni, bằng cách tách radi và nghiên cứu bản chất cũng như các hợp chất của nguyên tố đáng chú ý này." Vì dư luận tiêu cực do mối quan hệ của bà với Langevin, chủ tịch hội đồng Nobel, ông Svante Arrhenius đã cố ngăn bà tham dự buổi lễ chính thức trao giải Nobel Hóa học khi viện ra tư cách đạo đức đáng ngờ của bà. Curie trả lời rằng sẽ có mặt tại buổi lễ, bởi vì "giải thưởng được trao cho nữ khoa học gia vì đã khám phá ra poloni và radi" và "không có liên hệ nào giữa công trình khoa học của bà và thực trạng về đời tư của bà". Bà là người đầu tiên đoạt hoặc đồng đoạt giải Nobel, và chỉ có mỗi bà với Linus Pauling là những người đoạt giải Nobel ở hai lĩnh vực. Một phái đoàn gồm những tri thức Ba Lan nổi tiếng (đứng đầu là tiểu thuyết gia Henryk Sienkiewicz) đã khuyến khích bà trở lại Ba Lan và tiếp tục nghiên cứu của mình ở quê hương. Giải Nobel thứ hai của Curie giúp bà thuyết phục chính phủ Pháp hỗ trợ Viện Radi (được xây dựng vào năm 1914, nơi tiến hành nghiên cứu về hóa học, vật lý và y học). Một tháng sau khi nhận giải Nobel năm 1911, bà phải nhập viện vì u sầu và bệnh thận. Ở phần lớn năm 1912, bà tránh cuộc sống trước công chúng song dành thời gian ở Anh với người bạn và nhà vật lý đồng nghiệp Hertha Ayrton. Bà chỉ trở lại phòng thí nghiệm vào tháng 12, sau khoảng 14 tháng tịnh dưỡng. Năm 1912, Hiệp hội khoa học Warszawa mời bà làm giám đốc một phòng thí nghiệm mới ở Warszawa song bà từ chối vì chỉ chú trọng phát triển Viện Radi sẽ hoàn thành vào tháng 8 năm 1914, nằm trên một con phố mới tên là Rue Pierre-Curie (ngày nay là rue Pierre-et-Marie-Curie). Bà được bổ nhiệm làm giám đốc Phòng thí nghiệm Curie tại Viện Radi của Đại học Paris, được thành lập năm 1914. Bà đến thăm Ba Lan vào năm 1913 và được chào đón ở Warszawa nhưng chuyến thăm gần như bị chính quyền Nga phớt lờ. Sự phát triển của viện bị gián đoạn do chiến tranh sắp nổ ra, vì hầu hết các nhà nghiên cứu đều bị bắt nhập ngũ vào Quân đội Pháp, sau đấy viện tái hoạt động hoàn toàn vào năm 1919. Thế chiến I. Trong Thế chiến I, Curie nhận ra rằng những thương binh sẽ bình phục tốt nhất nếu họ được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bà thấy cần có các trung tâm X-quang dã chiến gần tiền tuyến để hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật trên chiến trường, kể cả việc tránh những ca cắt cụt chi trong khi thực tế có thể cứu được các chi. Sau khi nghiên cứu nhanh về X quang, giải phẫu và cơ khí ô tô, bà đã mua thiết bị X-quang, phương tiện vận chuyển, máy phát điện phụ trợ và phát triển các thiết bị chụp X quang di động, được biết đến phổ biến với tên gọi "petites Curies" ("Tiểu Curie"). Bà trở thành giám đốc của Dịch vụ X quang Chữ thập đỏ và thành lập trung tâm X quang quân sự đầu tiên của Pháp, hoạt động vào cuối năm 1914. Ban đầu nhờ có sự hỗ trợ của một bác sĩ quân đội và cô con gái Irène mới 17 tuổi, Curie đã chỉ đạo lắp đặt 20 phương tiện X quang di động và 200 thiết bị X quang khác tại các bệnh viện dã chiến trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Sau đó, bà bắt đầu đào tạo những phụ nữ khác làm phụ tá. Năm 1915, Curie sản xuất các kim rỗng có chứa "xạ khí radi" (một loại khí phóng xạ, không màu do radi phân rã, về sau được xác định là radon) được sử dụng để khử trùng mô bị nhiễm bệnh. Bà cung cấp radi từ nguồn cấp một gram của chính mình. Ước tính rằng hơn một triệu thương binh đã được điều trị bằng các thiết bị X-quang của bà. Vì bận rộn với công việc này mà bà thực hiện rất ít nghiên cứu khoa học trong thời gian đó. Bất chấp tất cả những đóng góp nhân đạo của mình trong chiến tranh của Pháp, Curie chưa bao giờ nhận được bất kỳ sự công nhận chính thức nào từ chính phủ Pháp. Ngoài ra, ngay sau khi chiến tranh nổ ra, bà cố quyên góp huy chương vàng giải Nobel của mình để hỗ trợ chiến sự nhưng Ngân hàng Quốc gia Pháp từ chối nhận chúng. Bà đã mua trái phiếu chiến tranh bằng tiền thưởng giải Nobel của mình. Bà chia sẻ: Bà còn là một thành viên tích cực trong các ủy ban của người Ba Lan ở Pháp dành riêng cho sự nghiệp của Ba Lan. Sau chiến tranh, bà ghi lại tóm tắt những kinh nghiệm thời chiến của mình trong một cuốn sách có nhan đề "La radiologie et la guerre" (1919). Những năm hậu chiến. Năm 1920, nhân kỷ niệm 25 năm ngày phát hiện radi, chính phủ Pháp đã lập một khoản trợ cấp dành cho bà; chủ nhân trước của khoản trợ cấp này là Louis Pasteur (1822–95). Năm 1921, bà được hân hoan chào đón trong chuyến công du Hoa Kỳ để gây quỹ nghiên cứu về radi. Sau khi phỏng vấn Curie, nữ nhà báo William Brown Meloney đã thành lập "Quỹ Radium của Marie Curie" và quyên góp tiền để mua radi cũng như viết bài quảng bá chuyến đi của Curie. Năm 1921, Tổng thống Hoa Kỳ Warren G. Harding đã tiếp bà tại Nhà Trắng để trao tặng bà 1 gam radi thu thập được ở Hoa Kỳ, còn Đệ nhất phu nhân ca ngợi bà là tấm gương thành công trong nghề và còn là một người vợ luôn thể hiện sự ủng hộ. Trước cuộc gặp mặt, nhận thấy danh tiếng ngày càng tăng của mình ở nước ngoài và xấu hổ vì không có huy hiệu ưu tú chính thức nào của Pháp để đeo nơi công cộng, chính phủ Pháp đề nghị trao cho bà huy chương Bắc Đẩu Bội tinh, song bà đã từ chối. Năm 1922, bà trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Y khoa Pháp. Bà còn đi du lịch đến các quốc gia khác, xuất hiện trước công chúng và thuyết trình ở Bỉ, Brazil, Tây Ban Nha và Tiệp Khắc. Dưới sự dẫn dắt của Curie, Viện đã cho ra thêm bốn nhà khoa học đoạt giải Nobel, kể cả con gái Irène Joliot-Curie và con rể Frédéric Joliot-Curie của bà. Cuối cùng, cơ sở trở thành một trong 4 phòng thí nghiệm nghiên cứu phóng xạ lớn trên thế giới; những phòng thí nghiệm khác là Phòng thí nghiệm Cavendish với Ernest Rutherford; Viện Nghiên cứu Radi, Viên với Stefan Meyer và Viện Hóa học Kaiser Wilhelm với Otto Hahn và Lise Meitner. Tháng 8 năm 1922, Marie Curie trở thành thành viên của Ủy ban quốc tế về Hợp tác trí tuệ do Hội Quốc Liên mới thành lập. Bà có ghế trong ủy ban cho đến năm 1934 và đóng góp phối hợp khoa học của Hội Quốc Liên với các nhà nghiên cứu lỗi lạc khác như Albert Einstein, Hendrik Lorentz và Henri Bergson. Năm 1923, bà viết cuốn tiểu sử về người chồng quá cố của mình, có nhan đề là "Pierre Curie". Năm 1925, bà đến thăm Ba Lan để tham gia buổi lễ đặt nền móng cho Viện Radi của Warszawa. Chuyến công du Hoa Kỳ lần thứ hai của bà vào năm 1929 đã thành công trong việc trang bị radi cho Viện Radi của Warszawa (Viện khánh thành vào năm 1932 với chị gái bà là Bronisława làm giám đốc). Những việc làm Curie xao lãng trong công việc khoa học và sự quảng bá của hậu cần đã làm bà rất khó chịu song lại cung cấp nguồn lực cho công trình của bà. Năm 1930, Curie được bầu vào Ủy ban Trọng lượng Nguyên tử Quốc tế, nơi nhà khoa học nữ phục vụ cho đến khi mất. Năm 1931, Curie được trao giải Cameron về Trị liệu của Đại học Edinburgh. Qua đời. Curie thăm Ba Lan lần cuối vào đầu năm 1934. Ít tháng sau, vào ngày 4 tháng 7 năm 1934, bà qua đời ở tuổi 66 tại viện điều dưỡng Sancellemoz ở Passy, Haute-Savoie, do suy tủy xương, bà được chẩn đoán tổn thương tủy xương vì tiếp xúc lâu dài với phóng xạ. Tác hại của bức xạ ion hóa không được biết đến vào thời điểm mà bà làm việc, công việc ấy được tiến hành không có các biện pháp bảo vệ (mà sau này mới được phát triển). Bà mang theo các ống nghiệm chứa đồng vị phóng xạ trong túi và cất chúng trong ngăn bàn của mình, để ý tới ánh sáng màu nhạt mà các chất này phát ra trong bóng tối. Curie còn tiếp xúc với tia X từ thiết bị không được che chắn trong lúc làm bác sĩ X quang tại các bệnh viện dã chiến trong thời chiến. Trên thực tế, khi thi thể của Curie được khai quật vào năm 1995, cơ quan "Office de Protection contre les Rayonnements Ionisants" ("ORPI") của Pháp "kết luận rằng bà không thể tiếp xúc với mức radi gây chết người lúc sinh thời". Họ chỉ ra rằng radi chỉ gây rủi ro nếu ăn nó, và suy đoán rằng căn bệnh của bà có nhiều khả năng là do Curie đã sử dụng phương pháp chụp X quang trong Thế chiến I. Bà được chôn cất tại nghĩa trang ở Sceaux, cùng với chồng Pierre. 60 năm sau, vào năm 1995, để tôn vinh những thành tựu của họ, hài cốt của cả hai đã được chuyển đến Panthéon của Paris. Phần di hài của họ được niêm phong trong một lớp lót chì do nhiễm phóng xạ. Bà trở thành người phụ nữ thứ hai được an táng tại Panthéon (sau Sophie Berthelot) và là người phụ nữ đầu tiên được vinh danh bằng cách an táng tại Panthéon nhờ công lao của chính mình. Do mức độ nhiễm phóng xạ mà các bài báo của bà từ thập niên 1890 bị xem là quá nguy hiểm để xử lý. Ngay cả sách dạy nấu ăn của Curie cũng có tính phóng xạ cao. Giấy tờ của nhà khoa học nữ được đựng trong những chiếc hộp có lót chì và những ai muốn tham khảo chúng phải mặc quần áo bảo hộ. Vào năm cuối đời, bà đã viết một cuốn sách có nhan đề "Radioactivity", được xuất bản sau khi bà mất vào năm 1935. Di sản. Những khía cạnh vật chất và xã hội trong nghiên cứu của nhà Curie đã góp phần định hình thế giới ở thế kỷ 20 và 21. Giáo sư L. Pearce Williams của Đại học Cornell nhận xét: Nếu công trình của Curie giúp lật đổ những ý tưởng đã được tạo dựng trong vật lý và hóa học, thì nó cũng có tác động sâu sắc không kém trong lĩnh vực xã hội. Để đạt được những thành tựu khoa học của mình, bà phải vượt qua những rào cản, ở cả quê hương và đất nước nhận nuôi mình, những nơi cản trở Curie vì bà là phụ nữ. Khía cạnh này trong cuộc đời và sự nghiệp của bà được nêu nổi bật trong quyển "Une Femme honorable" (bản dịch tiếng Anh tựa đề "Marie Curie: A Life)" của Françoise Giroud, trong đó nhấn mạnh Curie người mở lối cho phong trào nữ quyền. Bà được biết tới với lối sống trung thực và điều độ. Sau khi nhận được một học bổng nhỏ vào năm 1893, bà đã hoàn trả nó vào năm 1897 ngay khi bắt đầu kiếm được tiền. Bà trao phần lớn số tiền đoạt giải Nobel đầu tiên của mình cho bạn bè, gia đình, sinh viên và cộng sự nghiên cứu. Trong một quyết định khác thường, Curie cố ý không xin cấp bằng sáng chế cho quy trình tách radi để cộng đồng khoa học có thể nghiên cứu mà không bị cản trở. Curie quả quyết rằng những món quà và giải thưởng bằng tiền mặt phải được trao cho các tổ chức khoa học mà bà liên kết chứ không phải cho bà. Hai vợ chồng bà thường từ chối các giải thưởng và huy chương. Albert Einstein được cho là người đã nhận xét rằng bà có lẽ là người duy nhất không thể bị danh tiếng làm hư. Kỷ niệm và miêu tả trong văn hóa. Là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất lịch sử, Marie Curie trở thành một biểu tượng trong thế giới khoa học và nhận được sự tri ân từ khắp nơi trên thế giới, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa đại chúng. Bà còn nhận được nhiều tấm bằng danh dự từ các trường đại học trên toàn thế giới. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel, người đầu tiên đoạt hai giải Nobel, người phụ nữ duy nhất đoạt hai giải Nobel và người duy nhất đoạt giải trong nhiều môn khoa học. Các giải thưởng mà bà nhận được gồm có: Những thực thể được đặt tên theo Marie Curie bao gồm: Nhiều cuốn tiểu sử được viết riêng cho bà, bao gồm: Marie Curie là đối tượng khai thác của một số bộ phim điện ảnh: Curie là chủ đề của vở kịch "False Assumptions" (2013) của Lawrence Aronovitch, trong đó hồn ma của ba nhà khoa học nữ khác quan sát các sự kiện trong cuộc đời bà. Curie còn được Susan Marie Frontczak thể hiện trong vở kịch "Manya: The Living History of Marie Curie", một chương trình một phụ nữ diễn vào năm 2014, đã được công diễn ở 30 tiểu bang của Hoa Kỳ và 9 quốc gia.
7,569
918995
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7569
Kawabata Yasunari
Kawabata Yasunari (tiếng Nhật: 川端 康成, かわばた やすなり; 14 tháng 6 năm 1899 – 16 tháng 4 năm 1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel Văn học năm 1968, đúng dịp kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868. Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật. Tiểu sử. Kawabata sinh ở Osaka, mồ côi từ năm lên 2, từ đó cậu bé và chị sống cùng ông bà ngoại. Khi cậu lên 7 thì bà ngoại qua đời, lên 9 thì mất chị, được 14 tuổi thì mất cả ông ngoại, cậu phải về Tokyo sống với gia đình người dì. Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Tuy nhiên vào tháng 1 năm 1916, ông chuyển đến một trường nội trú gần trường trung hoc cơ sở mà trước đây ông đi lại bằng tàu hỏa. Qua nhiều tác phẩm của Kawabata,cảm giác xa cách trong cuộc sống của ông được thể hiện. Kawabata thường tạo ấn tượng bằng rằng các nhân vật của mình đã xây dựng một bức tường xung quanh để tự cô lập họ. Trong một tác phẩm được xuất bản năm 1934, Kawabata đã viết: "Tôi cảm thấy nắm tay một người phụ nữ theo nghĩa lãng mạn[...] Tôi có phải là người đàn ông hạnh phúc đáng để thương hại không?".Thật vậy điều này không cần phải hiểu theo nghĩa đen, nhưng nó cho thấy loại cảm xúc bất an mà kawabata cảm thấy, đặc là qua mối tình hồi còn trẻ ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, một thiếu nữ ông gọi là Chiyo. Bà này có lẽ tên thật là Hatsuyo Ito, nữ phục vụ tại một quán cà phê. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích. Kaori Kawabata, con rể nhà văn, nói những lá thư mới tìm thấy giúp giải thích rõ hơn một đoạn nhật ký chưa từng công bố của Kawabata, viết ngày 20/11/1923. Tiểu thuyết gia viết rằng, ở Saihoji, ngôi đền nơi Ito sống, cô bị một thầy tu cưỡng bức. Với mặc cảm không còn trinh trắng, Ito cảm thấy mình không thể nào làm vợ Kawabata, Kaori Kawabata nhận định. Sau khi chia tay Kawabata, Ito trở lại nghề phục vụ bàn, kết hôn với một người chủ quán cà phê, tái hôn và sinh con. Bà qua đời tháng 2/1951. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào tháng 3 năm 1917, Kawabata chuyển đến Tokyo ngay trước kỳ sinh nhật 18 của mình. Kawabata hy vọng sẽ vượt qua cac kỳ thi của Dai-ichi "Kõtõ-gakkõ" (trường trung học đệ nhất cấp), dưới sự chỉ đạo của Đại học Hoàng gia Tokyo. Ông thành công trong kì thi cùng năm và nhập Khoa Nhân văn với chuyên ngành tiếng Anh vào tháng 7 năm 1920. Lúc này một Kawabata trẻ tuổi, đã say mê tác phẩm của Rabindranath Tagore. Kawabata tốt nghiệp năm 1924, vào thời điểm đó ông đã thu hút sự chú ý của Kikuji kan và các nhà biên tập nổi tiếng khác thông qua các bài đăng của ông cho tạp chí văn học của kikuji", bungei shunju. K"awabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập "Nhật ký tuổi mười sáu". Khi nó được xuất bản vào năm 1925, tác phẩm đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân (ông ngoại) vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù loà, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực. Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm thấy mình có tài viết hơn là vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế. Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng chú ý nhất là tờ "Mainichi Shimbun" ở Osaka và Tokyo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ); một thời gian ngắn sau đó ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi. Khi vẫn còn là sinh viên đại học,Kawabata đã thành lập lại tạp chí văn học shin-shchõ cảu Đại học Tokyo ("Tân triều tư tưởng"),đã không tồn hơn bốn năm. Tại đây, ông đã xuất bản truyện ngắn đầu tiên của mình "shokonsai ikkei"("một góc nhìn từ lễ hội Yasukuni") vào năm 1921.Trong thời gian đại hoc,ông chuyển khoa sang Văn học Nhật Bản và viết một luận văn tốt nghiẹp của mình có tự đề,"một lịch sử ngắn của tiểu thuyết Nhật Bản". Ông tốt nghiệp đại học vào tháng 3 năm 1924. Văn nghiệp. Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Tình yêu thơ ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay, loại truyện mà ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích: "Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay... Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy..." Vào Đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật. Ông say mê thơ văn cổ điển dân tộc như "Truyện kể Genji" của Murasaki Shikibu, "Sách gối đầu" của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại Tây phương như Marcel Proust, James Joyce... Khi còn là sinh viên ông đã cùng với Yokomitsu Riichi lập ra tờ "Văn nghệ thời đại" ("Bungei jidai") làm cơ quan ngôn luận cho trường phái văn học tân cảm giác ("shinkankaku-ha") nhằm thực hiện một "cuộc cách mạng văn học đối đầu với làn sóng văn học cách mạng đương thời". Chọn con đường riêng cho mình, Kawabata tự bạch: "Tôi đã tiếp nhận nồng nhiệt văn chương Tây phương hiện đại và tôi cũng đã thử bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người Đông phương và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình." Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu được công nhận nhờ một số truyện ngắn, và được khen ngợi với truyện "Vũ nữ xứ Izu" (伊豆の踊り子) năm 1926, nói về những quyến rũ mới chớm của tình yêu tuổi trẻ. Các tác phẩm sau này của ông sẽ đi vào những chủ đề tình yêu tương tự. Các nhân vật của ông thường là các cô gái rất đẹp và trẻ, ông luôn hướng đến một vẻ đẹp vẹn toàn, ông cũng là người tôn sùng vẻ đẹp mỏng manh và luôn sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người. Năm 1933, Kawabata phản đối việc bắt giữ, tra tấn nhà văn cánh tả trẻ tuổi Takiji ở Tokyo bởi cảnh sát chính trị đặc biệt tokkõ. "Xứ tuyết" (雪国), tiểu thuyết đầu tiên của Kawabata, được bắt đầu năm 1934, đăng nhiều kỳ từ 1935 đến 1937, và chỉ hoàn tất năm 1947. Chuyện tình giữa một tay chơi từ Tokyo và một nàng ca kỹ ("geisha") tỉnh lẻ diễn ra tại một thị trấn xa xôi đâu đó phía tây rặng Alps Nhật Bản (dãy núi chia đôi đảo Honshu). Vẻ đẹp của tuyết, của các mùa, của người nữ hòa quyện trên từng trang sách, đẹp như thơ, đưa tác phẩm ngay lập tức trở thành cổ điển, và như lời Edward G. Seidensticker, "có lẽ là kiệt tác của Kawabata", đã đưa Kawabata vào số những nhà văn hàng đầu nước Nhật. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ông tiếp tục thành công với những tiểu thuyết như "Ngàn cánh hạc" (千羽鶴, một chuyện tình bất hạnh trong khung cảnh trà đạo), "Tiếng rền của núi" (山の音), "Người đẹp say ngủ" (眠れる美女) và "Cái đẹp và nỗi buồn" (美しさと哀しみと, tiểu thuyết cuối cùng của ông, lại một câu chuyện đam mê với kết cuộc buồn). Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là "Danh thủ cờ vây" (名人, 1951), truyện ngắn này tương phản rõ rệt với những tác phẩm khác. Truyện kể lại (có hư cấu thêm) một ván cờ vây năm 1938, mà ông đã tường thuật cho báo "Mainichi". Đó là ván cờ cuối cùng của danh thủ Shūsai, ông này đã thua người thách đấu trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau. Mặc dù truyện có vẻ hời hợt, chỉ là thuật lại một cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm, một số độc giả cho rằng đó là ẩn dụ thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, số khác lại coi là cuộc đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại. Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện Hàn lâm Thụy Điển: "Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người" (diễn văn của tiến sĩ Anders Usterling trong lễ trao giải). Là chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh, Kawabata đã thúc đẩy việc dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và các thứ tiếng phương tây khác. Giải thưởng. Là chủ tịch của PEN Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh(1948-1965),Kawabata là động lực thúc đẩy việc dịch văn học Nhật Bản sang tiếng Anh và các ngôn ngữ phương Tây khác.Ông được tặng Huân chương Nghệ và văn học Pháp vào năm 1960,và Huân chương Văn hóa Nhật Bản vào năm sau. Cái chết. Kabata tự sát vào năm 1972 tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng ở Hayama,Kamakura.Nhiều giả thuyết đã được đưa ra,nào là sức khỏe kém,nào là mối tình bị cấm đoán,nào là cú sốc do vụ tử của bạn ông, nhà văn Mishima Yukio năm 1970. Tuy nhiên khác với Mishima, Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, và vì trong tác phẩm ông không gợi ý gì, đến nay không ai biết nguyên nhân thực sự. Liên kết ngoài. Tiếng Việt: Tiếng Anh:
7,605
413241
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7605
Bò tót
Bò tót ("Bos gaurus") (tiếng Anh: Gaur) là một loài động vật có vú guốc chẵn, Họ Trâu bò. Chúng có lông màu sẫm và kích thước rất lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ, Đông Á và Đông Nam Á. Chúng còn được gọi là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bison Ấn Độ, tuy trên thực tế, chúng không hề có quan hệ gần gũi với loài bò rừng bison ở châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng đã được liệt kê là loài "dễ bị tổn thương" trong sách đỏ IUCN kể từ năm 1986. Số lượng toàn cầu được ước tính tối đa là 21.000 cá thể trưởng thành vào năm 2016. Chúng đã giảm hơn 70% trong ba thế hệ gần đây và có lẽ đã tuyệt chủng ở Sri Lanka và cũng có thể ở Bangladesh. Trong các khu vực được bảo vệ tốt, số lượng chúng ổn định và ngày càng tăng. Tại Việt Nam, bò tót được người dân tộc thiểu số gọi là con min, nghĩa là "trâu rừng", do chúng có hình dáng tương tự loài trâu. Chúng là loài lớn nhất trong tất cả các loài Họ Trâu bò trên thế giới, to lớn hơn cả trâu rừng châu Á và bò bison châu Mỹ. Một con bò đực trưởng thành thường nặng hàng tấn. Ở Malaysia, chúng được gọi là "seladang", và "pyaung" ở Myanmar. Bò tót có thể sinh sống ở dạng hoang dã hay đã được con người thuần hóa. Các nhóm hoang dã và các nhóm đã được thuần hóa đôi khi được phân ra thành các nhóm riêng biệt, với bò tót hoang dã là "Bos gaurus," còn bò tót thuần hóa là "Bos frontalis". Trong truyền thông và thông tục, người Việt thường gọi giống bò đấu Toro Bravo (bò tót Tây Ban Nha) là "bò tót", nhưng thực ra Toro Bravo không phải là loài bò tót mà là một giống bò nhà. Đặc điểm sinh học. Bò tót nhìn giống như trâu ở phía trước và giống như bò ở phía sau. Bò tót là loài thú có tầm vóc khổng lồ. Tại Ấn Độ và Mã Lai, bò tót được xem là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Một con bò đực trưởng thành cao trung bình 1,8-1,9m, dài trung bình khoảng 3 m. Khối lượng trung bình của bò tót Ấn Độ vào khoảng 1,3 tấn, bò tót Mã Lai khoảng 1 tấn, và bò tót Đông Dương nặng 1,5 tấn. Những con to có thể cao tới 2,1 - 2,2m, dài 3,6 - 3,8m và nặng hơn 1,7 tấn. Với vóc dáng này, bò tót là loài thú lớn thứ 3 về chiều cao, chỉ xếp sau hươu cao cổ và voi, chúng cao hơn cả năm loài tê giác. Về khối lượng, bò tót đứng thứ 5 trên cạn, sau voi, tê giác trắng và tê giác Ấn Độ và hà mã. Con cái thấp hơn con đực khoảng 20 cm và nặng khoảng 60 - 70% khối lượng con đực. Bò đực có màu đen bóng, lông ngắn và gần như trụi hết khi về già. Bò cái có màu nâu sẫm, những cá thể sống ở địa hình khô và thưa còn có màu hung đỏ. Bò đực và cái đều có sừng. Sừng to, chắc, và uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình của sừng thường từ 80 – 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong hơn. Trên trán, giữa 2 gốc sừng là 1 chỏm lông, thường có màu vàng. Mũi sừng có màu xanh xám, chuyền dần sang xám đen rồi đen bóng ở những chú bò già. Gốc sừng có màu xám đen, và có những lằn rãnh nằm ngang, gọi là răng. Phần giữa gốc sừng và mũi sừng có màu vàng nhạt. Đuôi chỉ dài ngang đến khuỷu chân sau. Ở cả bốn chân, từ khuỷu chân trở xuống có màu trắng, trông giống như đi tất trắng. Con đực còn có 1 luống cơ bắp chạy dọc sống lưng đến quá bả vai, và một cái yếm lớn trước ngực, tạo ra một dáng vẻ rất kỳ vĩ. Về mặt di truyền, trước đây người ta cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần với trâu, nhưng các phân tích gen gần đây cho thấy chúng gần với bò hơn, với bò chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. Người ta cho rằng họ hàng gần nhất của chúng là bò banteng và cho rằng chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. Tập tính. Trong tự nhiên, bò tót sống thành từng đàn từ 8-10 cá thể. Những con bò đực già thường sống đơn độc hoặc hợp với nhau thành từng nhóm nhỏ. Bò tót thích ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nương rẫy cháy. Có thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. So với bò rừng, bò tót dữ hơn, nguy hiểm cho người hơn. Khi bị bắn, bò rừng phân tán chạy trốn nhưng bò tót sẵn sàng tấn công kẻ thù. Bò tót khá hung dữ, chúng hay húc tung những chướng ngại vật và có thể húc chết người. Một số con bò tót còn mò về giao phối với bò nhà, năm 2008, tại Việt Nam người dân địa phương phát hiện con bò tót đực cường tráng từ đại ngàn về làng, đuổi theo những con bò cái nhà ở khu vực nương rẫy dưới chân núi Tà Nin. Đến mùa động dục, con bò đó lại mò về. Nó sẵn sàng chiến đấu với đối thủ là những chú bò đực nhà đi chung bầy, nó đã hạ gục 7 bò đực trưởng thành, đồng thời cho ra đời hơn 12 con bò tót lai vượt trội về thể trọng và có các đặc điểm về lông, sừng. Thiên địch. Với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh của mình, bò tót hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên, ngoại trừ hổ. Hổ là loài thú săn mồi duy nhất có thể đánh hạ một con bò tót trưởng thành, tuy nhiên chỉ những con hổ trưởng thành có kích thước lớn và giàu kinh nghiệm mới dám đối đầu với chúng. Có ghi nhận về cảnh một con hổ Bengal săn bò tót Ấn Độ, con hổ này rình và lao vào con bò tót hổ tung ra nhát cắn đúng cổ họng khiến con bò tót to lớn không giằng co được lâu cuối cùng nó đành bất lực ngã gục.
7,608
69915698
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7608
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945. Đây là tổ chức quân sự được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22 tháng 12, sau này đã được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hình thành. Giữa năm 1944, chính quyền Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh ở vùng Cao - Bắc - Lạng, tận dụng lợi thế do Pháp - Nhật chú ý ghìm nhau ở Đông Dương, chủ yếu ở các vùng đô thị quan trọng, nên chưa thể thực hiện trấn áp ở vùng núi biên giới. Tuy vậy, dù đã có những đội du kích vũ trang, nhưng hoạt động tuyên truyền chính trị của cán bộ Việt Minh vẫn chưa hoàn toàn kết hợp được với hoạt động vũ trang, khi đó vẫn mang nặng tính địa phương, thiếu thống nhất, nên chưa phát huy tác dụng gây dựng cơ sở lan rộng, nhất là với những vùng vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát, dù là lỏng lẻo, của người Pháp. Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Việt Minh Hồ Chí Minh nhận định nếu chỉ có tuyên truyền chính trị sẽ khó thành công, vì vậy ông đã ra chỉ thị về việc thành lập một lực lượng vũ trang chủ lực, nòng cốt lấy từ các cán bộ chính trị, đội viên du kích năng nổ. Hồ Chí Minh chỉ định ông Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Sau khi được đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Quảng Ba thông báo kế hoạch thành lập tổ chức vũ trang lấy tên "Đội Việt Nam Giải phóng quân", Người đã thêm hai từ "Tuyên truyền" để thành tên gọi hoàn chỉnh "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân". Trên cơ sở đó, tháng 9 năm 1944, một số cán bộ chính trị và đội viên du kích của Việt Minh, tập hợp thành 3 đội vũ trang tập trung của Tam Kim, Hoa Thám, Chí Kiên, đã được triệu tập dự lớp huấn luyện 20 ngày tại rừng Khuổi Cọ (cách đèo Cao Bắc khoảng 6 km) do các ông Võ Nguyên Giáp và Hoàng Sâm làm giảng viên.. Giữa tháng 12 năm 1944, một chỉ thị viết tay, để trong vỏ bao thuốc lá, của lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi cho ông Võ Nguyên Giáp. Nội dung chỉ thị như sau: Thành lập. Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu được chia thành 3 tiểu đội, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng ngắn 10 viên), 17 súng trường, 14 mã tấu. Hoạt động. Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên. Đội đã tạo ra một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn ở Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn)... Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chia thành nhiều mũi, có mũi thọc xuống phía nam đánh chiếm Ngân Sơn, Chợ Rã, Phủ Thông, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Kạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), có mũi tiến công Thất Khê, Bình Gia (Lạng Sơn), lại có mũi ngược lên biên giới Việt - Trung hạ một loạt đồn trại từ Trùng Khánh đến Bảo Lạc rồi phát triển sang phía Hà Giang. Cuối tháng 3, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã gặp Cứu quốc quân ở Chợ Chu (Thái Nguyên). Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại Chợ Chu, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Việt Nam Giải phóng quân. Mười lời thề danh dự của đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sĩ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề: Danh sách các đội viên đầu tiên. Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
7,610
70365757
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7610
Trận Phai Khắt, Nà Ngần
Trận Phai Khắt và Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944 là 2 trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiêu diệt 2 đồn nhỏ là đồn Phai Khắt và đồn Nà Ngần, do đích thân Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Làng Phai Khắt thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng. Đồn của Pháp ở đây có gần 20 binh lính do một đồn trưởng người Pháp là tên Simono chỉ huy. Năm giờ chiều ngày 25 tháng 12 năm 1944, các đội viên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đóng giả lính khố xanh, do một viên đội "sếp" Thu Sơn dẫn đầu bất ngờ tập kích, bắt sống 17 lính trong đồn và một viên cai. Đúng lúc đó đồn trưởng người Pháp Simono cưỡi ngựa lên châu trở về cùng vài binh lính đi theo không mang súng. Một đội viên đã nổ súng giết chết tên đồn trưởng. Trận đánh diễn ra trong vòng mươi phút. Đồn Nà Ngần cách Phai Khắt khoảng 25 km, có 22 lính khố đỏ do hai sĩ quan người Pháp chỉ huy. Sáng sớm ngày 26 tháng 12, bộ đội Việt Minh cải trang làm lính dõng và lính tập, dùng trang phục của lính Pháp mới lấy được ở Phai Khắt tiến vào bắn chết 4 người và bắt sống số còn lại. Hai sĩ quan chỉ huy người Pháp không có mặt trong đồn vì đã đi lên tỉnh. Phần lớn tù binh được thả về quê quán. Hai mươi phút sau, bộ đội rút khỏi đồn mang theo nhiều chiến lợi phẩm. Theo hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tài liệu quân sử QĐNDVN thì tại Nà Ngần, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân giết 5, bắt sống 37 quân nhân. Nhũng người này được cho lựa chọn hoặc theo Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hoặc phải trở về quê sinh sống. Đa số chọn về quê, được cấp giấy đi đường và một số tiền nhỏ. Theo tài liệu Mật Thám Pháp, thì tại Nà Ngần 1 hạ sĩ Pháp bị bắt sống, và tất cả mười lăm quân nhân trong đồn bị cắt cổ chết . Việt Minh lấy được 40 súng trường, 2 súng ngắn, 3000 đồng bạc Đông Dương .
7,612
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7612
Giải phóng quân
Giải phóng quân có thể là tên gọi tắt của:
7,618
780814
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7618
Việt Nam Giải phóng quân
Việt Nam Giải phóng quân là tên gọi của lực lượng quân sự chủ lực của Việt Minh từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1945, thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1945, thống nhất từ các đơn vị Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân cùng các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước Việt Nam, theo nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc kỳ (tháng 4 năm 1945) tại hiệp Hòa,Bắc Giang. Bộ tư lệnh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân gồm: Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Lực lượng bộ đội chủ lực của tổ chức này lúc đầu có 13 đại đội. Ở một số tỉnh, huyện cũng tổ chức nhiều trung đội, đại đội Giải phóng quân khác. Đội viên mới bổ sung vào Giải phóng quân phần lớn là nông dân, là du kích, tự vệ được lựa chọn từ các cơ sở cách mạng và ít nhiều đã trải qua chiến đấu. Nhiều thanh niên công nhân và học sinh cứu quốc ở các đô thị cũng hăng hái vào Giải phóng quân. Giải phóng quân xuất bản tờ Quân giải phóng từ ngày 5 tháng 8 năm 1945 để tuyên truyền, giáo dục các lực lượng vũ trang cách mạng. Hình thức tổ chức tam tam chế đã được áp dụng vào Giải phóng quân với sự thống nhất mỗi tiểu đội gồm 12 người. Bộ đội lúc bấy giờ đã có hàng nghìn khẩu súng, có cả súng máy, súng cối 60 li, có xưởng sửa chữa, chế tạo vũ khí thô sơ. Sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (2 tháng 9 năm 1945), Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên Việt Nam giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn - quân đội chủ lực của quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
7,619
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7619
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Quân Giải phóng hoặc Giải phóng quân), còn gọi là Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang do đảng cộng sản thành lập ở miền Nam, bao gồm lực lượng ở lại không đi tập kết, lực lượng mới tham gia tại chỗ và lực lượng đi tập kết đã quay lại miền Nam hoạt động. Về mặt quân sự, Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ trên xuống của Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Quân khu ủy và các Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam ở các quân khu, Đảng ủy quân sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam. Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu, kể từ năm 1963, nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế Quân Giải phóng. Về mặt chính trị, Quân Giải phóng là lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1961-1969 và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1969-1976. Vì vậy, Quân Giải phóng chịu sự lãnh đạo tối cao từ trên xuống của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam (thành lập vào ngày 1-1-1962), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Theo Hiệp định Genève, chỉ có lực lượng quân sự chính quy phải tiến hành tập kết còn các lực lượng vũ trang tự vê, lực lượng chính trị và tuyên truyền được tập kết tại chỗ. Về mặt pháp lý, và hình thức bên ngoài Quân Giải phóng miền Nam có vị thế tương đối độc lập với Quân đội nhân dân Việt Nam. Về bản chất, Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam là một bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam, là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức thành hệ thống toàn miền và mang tên Quân giải phóng miền Nam Việt Nam để phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng miền Nam theo chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và chỉ thị của Tổng quân ủy. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961 tại chiến khu Đ và chịu sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Lao động và Trung ương Cục miền Nam. Quân giải phóng Miền Nam là một tổ chức tham gia vào Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Quân giải phóng Miền Nam chịu sự chỉ đạo (chỉ huy và lãnh đạo) công khai của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân ủy Miền thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Tuy nhiên các thiết chế này và cả Quân giải phóng đều chịu sự chỉ đạo từ bí mật đến bán công khai của Trung ương Đảng Lao động, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh (Trung ương Cục Miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng đặt tại miền Nam, Quân ủy Miền là bộ phận của Tổng Quân ủy tại miền Nam còn Bộ Tư lệnh Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh, về công khai chỉ đạo trên toàn Miền Nam, nhưng trong nội bộ chỉ chỉ đạo từ mặt trận B2 trở vào, còn các mặt trận và cấp ủy các địa phương phía trên do Trung ương chỉ đạo trực tiếp). Trong suốt giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, lực lượng này bị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là "Việt Cộng". Cách gọi này thường gây lẫn lộn do "Việt Cộng" cũng là cách gọi ngắn của Mỹ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn quân Giải phóng lại là lực lượng vũ trang của tổ chức chính trị này. Theo phim tài liệu "Xuân 1975" của Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất và hoàn thành trước 30/4/1975, kịch bản và đạo diễn Trần Việt, thì chỉ gọi là "các lực lượng vũ trang của ta", hay "quân ta" chứ không gọi tên phân biệt hai quân đội, và cho biết cụ thể Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo chung. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với Quân đội nhân dân Việt Nam. Lịch sử. Tháng 1 năm 1961, Tổng Quân ủy ra chỉ thị thành lập Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam từ một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam để chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Do theo Hiệp định Geneve (1954), tất cả lực lượng vũ trang chính quy của Quân đội nhân dân Việt Nam phải được tập kết ra Bắc nên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được xây dựng và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam và lực lượng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật quân sự ở miền Bắc bổ sung, tăng cường từ năm 1959 Đến trước khi thống nhất, lực lượng vũ trang chưa có lực lượng chủ lực, bộ đội địa phương mới chỉ có cấp đại đội. Nhận thấy cần đẩy mạnh đấu tranh vũ trang Bộ Chính trị ra Chỉ thị "Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta về cả hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận Dân tộc giải phóng...Từ lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu, sử dụng vũ trang tuyên truyền có mức độ để hỗ trợ đấu tranh chính trị trong thời trước nay do lực lượng so sánh đã thay đổi, cần phải chuyển phương châm đấu tranh: đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự". Bộ Chính trị trong Chỉ thị ngày 24-1-1961 đề cập xây dựng các tiểu đoàn mạnh Sau đó là chỉ thị xây dựng quân đội ở cấp trung đoàn (10 đến 15 trung đoàn). Tại Hội nghị quân sự ở Chiến khu Đ ngày 15.2.1961 (1 Tết Tân Sửu), quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Bí thư Xứ ủy Nguyễn Văn Linh đọc nhật lệnh thống nhất lực lượng. Tham gia Hội nghị còn có các ông Phùng Văn Cung, ông Lê Thanh (đại diện lực lượng vũ trang giải phóng), Ung Ngọc Ky (đại diện Đảng Dân Chủ), Nguyễn Văn Hiếu (đại diện Đảng Xã hội cấp tiến)... Ông Phạm Thái Bường ủy viên quân sự Xứ ủy được cử làm Chính ủy, ông Nguyễn Hữu Xuyến được cử phụ trách Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng . Cùng với sự ra đời của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang được thiết lập từ Miền đến xã, theo hệ thống dọc gồm: Ban Quân sự Miền trực thuộc Trung ương Cục miền Nam (thành lập tháng 1–1961), trên cơ sở tổ chức và nhân sự của Ban Quân sự liên Tỉnh ủy miền Đông Nam bộ. Thiếu tướng Trần Lương (Ủy viên Trung ương Đảng) làm Trưởng ban; Thiếu tướng Trần Văn Quang làm Phó ban. Trực thuộc Ban Quân sự Miền có các quân khu: Quân khu 1 (miền Đông Nam bộ); Quân khu 2 (miền Trung Nam bộ); Quân khu 3 (miền Tây Nam bộ); Quân khu 4 (Sài Gòn – Gia Định); Quân khu 6 (cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên) - tên các quân khu của Trung ương Cục miền Nam (còn Trung ương đánh ký hiệu khác). Trực thuộc các Quân khu là Ban Quân sự các tỉnh. Dưới tỉnh có Ban Quân sự các quận, huyện. Dưới huyện có các xã đội. Tại các thành phố, thị xã có cơ sở vũ trang bí mật, các đội biệt động, các đội vũ trang tuyên truyền, các Ban Quân sự mật. Ngày 18-8-1961 Ban Bí thư có điện gửi Trung ương Cục Miền Nam cử ông Trần Văn Quang làm Tư lệnh Nam Bộ, ông Nguyễn Đôn về làm Tư lệnh khu V. Hội nghị Trung ương Cục Miền Nam tháng 10-1961 quyết nghị Ban Quân sự Miền (mật danh là Ban Quân sự R) chịu sự lãnh đao trực tiếp của Trung ương Cục, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng. Về tổ chức Đảng có Đảng ủy quân sự chịu trách nhiệm mọi mặt công tác quân sự và lãnh đạo các Đảng bộ, các đơn vị trực thuộc. Bộ Tư lệnh cấp quân khu, chịu sự lãnh đạo của Khu ủy, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Quân sự Miền. Đảng ủy và Bộ Tư lệnh các quân khu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của Đảng bộ, các đơn vị trực thuộc. Bộ Chỉ huy cấp tỉnh đội, huyện đội, không tổ chức Đảng ủy mà do Thường vụ tỉnh ủy và huyện ủy trực tiếp lãnh đạo, cử các đồng chí thường vụ phụ trách quân sự cùng một số cán bộ cấp ủy chỉ định thành lập cơ quan tỉnh và huyện. Hội nghị cũng thống nhất quy định mật danh Ban Quân sự các cấp như sau: R: cấp Miền, T: Quân khu, U: tỉnh, V: huyện, Y: xã đội . Ban Quân sự Miền do Phạm Thái Bường làm trưởng ban; Phạm Văn Xô phụ trách hậu cần; Trần Văn Quang (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) Chỉ huy trưởng Quân sự, Trần Lương lấy tên công khai là Trần Nam Trung (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) là Ủy viên Quân sự trong Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, phụ trách chính trị các lực lượng vũ trang giải phóng. Chỉ huy phó: Nguyễn Hữu Xuyến; Ủy viên: Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường. Năm 1962, Phạm Thái Bường được điều về Khu 9, Trần Lương phụ trách quân sự. Ban Quân sự được xác định là một Ban trực thuộc Trung ương Cục, có nhiệm vụ theo dõi tình hình, làm tham mưu cho Trung ương Cục ra các chỉ thị, nghị quyết về quân sự và trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các chiến trường là lực lượng vũ trang B2 gồm Nam bộ, Cực Nam Trung bộ và Nam Tây Nguyên. Về mặt tuyên truyền công khai và quan hệ đối ngoại tên là Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là lực lượng vũ trang trong thành phần của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1976) và chịu quản lý của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976), công khai do Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam chỉ đạo. Thực chất, đây là lực lượng Vệ Quốc Đoàn còn ở lại miền Nam Việt Nam và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, kết hợp với những người miền Nam tập kết ra Bắc bí mật quay lại miền Nam từ năm 1959, về sau được tăng cường thêm các bộ đội từ miền Bắc vào. Theo các điều khoản của Hiệp định Paris, có sự phân chia Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng Miền Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 1961, hai tiểu đoàn sau trực thuộc Trung đoàn 1 bộ binh (lúc mới thành lập mang bí số C.56, sau đổi là Q. 761) được thành lập tại căn cứ Dương Minh Châu (miền Đông Nam Bộ). Đây là đơn vị chủ lực cơ động cấp trung đoàn đầu tiên của Quân Giải phóng miền Nam, do Bộ Chính trị trực tiếp quyết định. Trung đoàn này hình thành gồm các chiến sĩ tuyển từ miền Đông và Tây Nam Bộ với cán bộ từ miền Bắc (mật danh "Đoàn 562", xuất phát từ Xuân Mai, Hà Đông vượt Trường Sơn tháng 3-1961 vào đến miền Nam) gồm tiểu đoàn 1 và 2, mỗi tiểu đoàn 126 cán bộ chiến sĩ do Quân ủy, Ban Quân sự Miền trực tiếp chỉ đạo. Ngày 9 tháng 2 năm 1962, thực hiện quyết định của Quân ủy, Ban Quân sự Miền, Trung đoàn bộ binh 1, Trung đoàn đầu tiên của Nam bộ và cực Nam Trung bộ chính thức làm lễ ra mắt với mật danh Q761. Đồng thời, để tiếp tục tăng cường lực lượng cho miền Nam, ngày 22 tháng 12 năm 1961, tại Xuân Mai (Hà Đông), Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh 2 và điều động ngay vào chiến trường Nam bộ. Tháng 6 năm 1962, Trung đoàn bộ binh 2 làm lễ ra mắt Trung ương Cục, Quân ủy, Ban Quân sự Miền. Đây là một trung đoàn thực binh hoàn chỉnh đầy đủ biên chế quân số, trang bị đầu tiên hành quân từ miền Bắc vào được mang mật danh Q762. Như vậy Trung đoàn bộ binh 1, 2, là hai trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng Miền Nam trực thuộc Ban Quân sự Miền ra đời, hoạt động ở chiến trường Nam bộ và cực Nam Trung bộ (B2). Chiến trường B1 do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Tại Quân khu V do T.Ư. chỉ đạo trực tiếp, đến năm 1962, Quân khu đã hình thành 3 trung đoàn bộ binh: 1, 2, 3; mỗi trung đoàn đều có tiểu đoàn pháo và một đại đội đặc công. Đến năm 1963, bộ đội địa phương nhiều tỉnh đã tổ chức đến tiểu đoàn bộ binh và các đại đội binh chủng: đặc công, công binh, trinh sát, thông tin…; mỗi huyện đều có từ 1 - 2 trung đội bộ đội tập trung. Toàn Quân khu có hơn 2 vạn dân quân du kích Tính đến cuối năm 1961, bộ đội địa phương tỉnh, huyện và bộ đội chủ lực khu có 24.500 người; du kích, tự vệ có 100.000 người (70.000 người ở Nam Bộ, 30.000 người ở khu V). Bộ đội chủ lực thuộc các quân khu có 11 tiểu đoàn. Các tướng lĩnh chỉ huy Quân Giải phóng: Trần Văn Trà, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Định...Theo quy định thời chiến tranh thì chỉ huy cấp sư đoàn trở lên (cả trong nam hay ngoài bắc đều phải được sự đồng ý của Bộ Chính trị khi bổ nhiệm). Từ 1975 từ cấp Tư lệnh và Chính ủy Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn trở lên mới do Bộ Chính trị quản lý (Thông báo của Ban Bí thư số 11/T.Ư. ngày 18-4-1975). Song song với phong trào phá ấp chiến lược là các tai tiếng của chính quyền Ngô Đình Diệm, cùng sự giảm sút uy tín của chính quyền này đối với đa phần nhân dân miền nam. Nhờ đó Mặt trận chiêu mộ được đông đảo thanh thiếu niên và cả phụ nữ, người lớn tuổi tham gia cách mạng. Năm 1963, bộ đội địa phương tỉnh đã tăng lên gấp đôi so với năm 1962, (64.000 quân so với 30.500 quân). Cách tổ chức lực lượng quân đội rất hiệu quả và phù hợp với sự thiếu thốn cán bộ, chuyên môn, vũ khí lúc đó. Quân du kích tự phát sẽ được chỉ đạo thành lập bộ đội địa phương, ít nhiều có kinh nghiệm tác chiến, số còn lại làm dân quân xã. Các lực lượng bộ đội địa phương sẽ được chọn lọc và tập trung để huấn luyện thành bộ đội chủ lực. Từ cấp tiểu đoàn độc lập trở lên, đều thuộc Ban chỉ huy cấp Quân khu. Bộ đội chủ lực cấp trung đoàn trở lên không lấy quân trực tiếp từ địa phương vì dễ nhận nhầm nội gián, vì vậy nguồn quân dự bị sẽ trông chờ vào các đợt bổ sung quân số đến từ miền bắc, kể cả khí tài chiến tranh và quân nhu. Nhiều trung đoàn chính quy đã thành lập, gồm cả các tiểu đoàn, trung đoàn thành lập tại chỗ hoặc gốc di chuyển từ ngoài bắc vào (đa phần cũng là "bộ đội tập kết" trở lại miền Nam). Từ năm 1964, lực lượng bộ đội từ miền Bắc được đưa nhiều vào miền Nam, tăng cường lực lượng cho Quân Giải phóng miền Nam. Những đơn vị còn giữ nguyên được hỏa lực cơ bản và giàn cán bộ chưa bị thiệt hại nhiều, đều sẽ tham chiến trực tiếp ở chiến trường. Những đơn vị vào chưa đến nơi mà không còn nguyên vẹn, sẽ phân tán thành các nhóm lẻ tẻ để tiếp viện cho các đơn vị bị tiêu hao trong chiến đấu. Năm 1964, lực lượng từ ngoài Bắc vào có 10.000, đến cuối năm 1973, chỉ tính quân chính quy được chuyển vào Nam là 100.000, và đến tháng 12 năm 1974 quân chính quy Quân Giải phóng ở miền nam lên tới 200.000. Từ sau Hiệp định Paris (1973) được ký, Hiệp định cho phép Quân Giải phóng miền Nam được thay thế vũ khí theo nguyên tắc một đổi một. Theo một tài liệu lực lượng chính quy của Quân giải phóng Miền Nam vào tháng 12-1974 khoảng 290.000 người, trong đó có chừng 90.000 người có quê ở các tỉnh miền Nam. Tỷ lệ thành phần người miền nam trong biên chế lực lượng chính quy Quân giải phóng giảm dần trong suốt chiến tranh do có sự bổ sung thêm bộ đội người miền bắc hành quân vào. Các lực lượng bộ đội địa phương và du kích thì vẫn chủ yếu là người miền Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý là Quân giải phóng Miền Nam không có sự phân biệt giữa bộ đội người miền bắc và bộ đội người miền nam. Trong cùng 1 đơn vị thì tất cả đều là đồng chí, có chung sự chỉ huy, biên chế và trang bị, không có sự phân biệt quê hương, vùng miền. Luôn có sự sáp nhập, chia tách, bổ sung lực lượng, hình thành mới và di chuyển trong Quân đội nhân dân Việt Nam (bao gồm cả Quân giải phóng miền Nam) trên các chiến trường A, B, C, K trong suót thời gian chiến tranh, và theo các mệnh lệnh của Đảng. Tương quan lực lượng (theo báo cáo tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tháng 1 năm 1968): Các lực lượng vũ trang địa phương, tức du kích và dân quân tự vệ, được tổ chức biên chế khác với bộ đội. Biên chế này phổ biến ở tất cả các vùng do phía Mặt trận kiểm soát. Lực lượng vũ trang mỗi xã được coi là một "xã đội" do "xã đội trưởng" chỉ huy, và tương ứng là huyện đội, tỉnh đội, các lực lượng này gồm cả bộ đội địa phương và du kích. Cấp cao hơn nữa là quân khu. Phía Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ thường nhầm lẫn bộ đội địa phương và quân du kích-dân quân tự vệ. Trên thực tế bộ đội địa phương lẫn dân quân tự vệ-du kích thường xuyên chạm trán với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Bộ đội địa phương có thêm nhiệm vụ làm công tác chính trị. Quy mô của bộ đội địa phương cũng nhỏ hơn nhiều so với du kích. Ngoài lực lượng bộ đội bố trí ở các huyện, còn có các lực lượng của Tổng đội Thanh niên Xung phong Giải phóng miền Nam được thành lập ngày 20/4/1965. Lực lượng này có nhiệm vụ phụ trách công tác hậu cần, tuyên truyền, dẫn đường, thậm chí sẵn sàng trực tiếp chiến đấu. Lực lượng này chịu sự chỉ đạo của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh. Lực lượng du kích thường xuyên chiến đấu là các tay súng tổ chức cho từng xã đội, nhưng du kích không chỉ là người cầm súng nên theo số liệu của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam du kích lên tới khoảng 300.000 người vào năm 1975. Quân đội Hoa Kỳ thường bị tấn công, phục kích bởi lực lượng du kích này, nên phía Việt Nam Cộng hòa thành lập binh chủng Biệt Động Quân với quy mô các liên đoàn (tương đương trung đoàn) để đối phó với du kích. Tại các thành phố, do đặc thù của việc đánh theo kiểu biệt động nên lực lượng tổ chức biệt động thành. Thành phần nòng cốt là những cư dân địa phương, đóng quân và nuôi giấu ở các cơ sở ven thành phố. Trong đó, "Biệt động Sài Gòn" nổi tiếng nhất với cuộc tấn công năm 1968. Năm 1976 Quân Giải phóng miền Nam được hợp nhất với quân đội Nhân dân Việt Nam, lấy tên chung là Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên (gọi tắt là B2) giữ một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Chỉ huy trực tiếp các lực lượng vũ trang cách mạng trên địa bàn này là Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, (gọi tắt là Bộ Chỉ huy Miền), từ 18-3-1971 được gọi là Bộ Tư lệnh Miền Bộ Chỉ huy Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh ở một chiến trường lớn tại miền Nam, bao gồm các quân khu 6, 7, 8, 9, thành phố Sài Gòn-Gia Định và một số tỉnh trực thuộc". Ra đời từ năm 1961, Bộ Chỉ huy Miền là cơ quan chỉ huy cao nhất của các lực lượng vũ trang giải phóng trên chiến trường B2. Về công khai khi thành lập (gắn với Đảng Nhân dân cách mạng và Mặt trận), nó chỉ huy toàn bộ Quân giải phóng ở miền Nam, và Tư lệnh, chính ủy...được gọi là Tư lệnh Quân giải phóng, Chính ủy Quân giải phóng... Nhưng thực tế về bí mật nó thực hiện các chức năng cơ bản: làm tham mưu cho Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên toàn chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2) . Quan hệ với Quân đội nhân dân Việt Nam. Mối quan hệ giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được mô tả cụ thể bởi sách lược "Tuy hai mà một, tuy một mà hai" của phía Cách mạng có nghĩa là: "hai về mặt pháp lý; một về mặt chính trị, đường lối, lý tưởng, sách lược và hành động". Sách lược đó nhằm đề cao vị trí, vai trò và tính độc lập của Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tập hợp thêm lực lượng và các xu hướng khác nhau ở trong nước và trên thế giới. Thực tế sách lược này bắt nguồn từ việc Việt Nam vốn dĩ đã là một quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập sau Cách mạng tháng Tám nhưng tạm thời bị chia cắt về mặt quân sự và chỉ quân sự mà thôi bởi Hiệp định Genève 1954. Do đó, tại hai miền có hai nhà nước, nhà nước (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thừa nhận nhà nước Việt Nam Cộng hòa mà chỉ thừa nhận nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đại diện cho nhân dân miền Nam với cùng mục tiêu, dù bề ngoài có một số khác biệt chính sách theo sách lược của Đảng. Việc đồng ý cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị Paris chứng tỏ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã chấp nhận vị thể pháp lý của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thừa nhận tại miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát (tuy nhiên bên phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngồi đàm phán với chính quyền Sài Gòn không có nghĩa là công nhận chính quyền đó). Hệ quả là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa chấp nhận sự độc lập về pháp lý giữa Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như sự độc lập về pháp lý giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là lực lượng chiến đấu trên chiến trường miền Nam, và trong nội bộ và công khai sau này là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các điều khoản của Hiệp định Paris không có một định nghĩa rõ ràng về các lực lượng quân sự ở miền Nam và không định nghĩa rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, do đó về mặt pháp lý, không thực sự rõ ràng về Quân đội nhân dân và Quân giải phóng. Lập trường phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa là "vấn đề quân đội Việt Nam ở lãnh thổ Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết với nhau". Nghĩa là vấn đề quân đội ở miền Nam thuộc giải quyết của 3 chính quyền của Việt Nam, tuy nhiên căn cứ các điều khoản của hiệp định Paris và bản Định ước thi hành Hiệp định thì không có định nghĩa về quân đội hai bên, mà chỉ nêu trách nhiệm của hai bên miền Nam giải quyết vấn đề quân đội trên lãnh thổ miền Nam (Điều 13 Hiệp định). Giai đoạn 1954-1958: lực lượng vũ trang của Vệ Quốc Đoàn rút về miền Bắc, toàn bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tạm thời tập kết miền Bắc chờ tổng tuyển cử. Ở miền Nam không còn tồn tại lực lượng vũ trang chính quy, tuy nhiên sau đó do chính quyền Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa vi phạm Hiệp định khi tiến hành đàn áp chính trị, tôn giáo, một số đơn vị vũ trang tái thành lập, hoạt động cơ bản bí mật, do các xứ, khu, tỉnh ủy địa phương chỉ đạo, ngoài Bắc không công khai chỉ đạo, để tỏ thiện chí tôn trọng Hiệp định. Giai đoạn 1959-1961: Sau khi thấy Hiệp định bị phía Việt Nam Cộng hòa vi phạm khi tất cả cơ sở chính trị chuẩn bị cho Tổng tuyển cử của những người cộng sản và mặt trận Liên Việt tại miền Nam bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp (theo Hiệp định, các bên được giữ nguyên tại chỗ các cơ sở chính trị để chuẩn bị Tổng tuyển cử), Đảng Lao động Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp (theo Hiệp định, các bên được giữ nguyên tại chỗ các cơ sở chính trị để chuẩn bị Tổng tuyển cử), Đảng Lao động Việt Nam quyết định chuyển hướng kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu có những hoạt động công khai ủng hộ phong trào chống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Hiến pháp năm 1959 được ban hành khẳng định "Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt" và không quy định cụ thể phạm vi thi hành chủ quyền của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Căn cứ Điều 14, Khoản a trong Hiệp định Geneve 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nhưng chỉ có quyền quản lý hành chính phía bắc vỹ tuyến 17. Giai đoạn 1962-1969: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam công khai hoạt động, sau đó Đảng bộ Miền Nam đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng (đảng cộng sản miền nam), về pháp lý tách rời với các lực lượng chính trị ngoài Bắc, có đường lối chính trị riêng (chỉ nói cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, không nói xã hội chủ nghĩa), nhưng về chính trị không tách rời với Đảng Lao động Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tiếp tục khẳng định quyền là người đại diện hợp pháp cho nhân dân Việt Nam ở cả hai miền vốn có từ Tổng tuyển cử 1946. Do đó, về mặt pháp lý Quân giải phóng miền Nam được xem là lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, độc lập tương đối với Quân đội nhân dân Việt Nam về mặt pháp lý, chiến đấu cho lý tưởng trong Cương lĩnh Mặt trận, chịu chỉ đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng, chứ không phải Đảng Lao động, nhưng thực tế về bí mật là bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam, và vẫn gắn bó chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Quốc hội Việt Nam Dân chủ cộng hòa vẫn đại diện nhân dân cả nước, lưu nhiệm các đại biểu miền Nam cho đến năm 1969 và có các quyết nghị về Quân giải phóng Miền Nam như biểu dương Mặt trận, biểu dương Quân giải phóng). Chính việc Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa chấp nhận để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (cũng là theo đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) tham gia Hội nghị Pa-ri với tư cách là lực lượng chính trị tại miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có quyền lực pháp lý ở miền Nam, và họ có đường lối độc lập về chính sách với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và có lực lượng vũ trang riêng. Tuy nhiên Việt Nam Dân chủ cộng hòa không sửa lại luật pháp về chủ quyền và Quốc hội vẫn đại diện nhân dân cả nước, Mặt trận cũng không phủ nhận vấn đề chủ quyền của Việt Nam Dân chủ cộng hòa (mặc dù chỉ thi hành quyền lực pháp lý ở miền Bắc) cho thấy chưa có sự độc lập giữa Mặt trận và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như sự độc lập giữa Quân giải phóng với Quân đội nhân dân. Binh lính ngoài Bắc tình nguyện gia nhập Quân Giải phóng để chiến đấu tại miền Nam do trong đơn, hồ sơ, thẻ quân nhân thì họ là người của Quân Giải phóng. Các lực lượng vào Nam có khác biệt về hồ sơ quân dịch, phù hiệu, mũ áo giày dép so với bộ đội ngoài Bắc. Vì phía Mỹ không thực rõ mối quan hệ giữa Đảng Lao động ở miền Bắc và Đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam nên họ mới cho rằng quân đội ngoài Bắc vào do Đảng Lao động lãnh đạo, quân hình thành tại chỗ đo Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo, trong khi phía cách mạng vẫn gọi chung là Quân Giải phóng và do Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo, chứ không công khai Đảng Lao động lãnh đạo, và cũng không rạch ròi phân biệt thế nào là Quân Giải phóng hay Quân đội nhân dân. Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam chỉ đạo trực tiếp, nhận lệnh bí mật từ Bộ Tổng tư lệnh. Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam chỉ đạo trực tiếp, nhận lệnh bí mật từ Bộ Tổng tư lệnh. Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp nắm từ Trung Trung Bộ trở ra, Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam chỉ nắm từ B2 trở vào. Về bí mật, Bộ Tổng tư lệnh đưa lệnh tới Bộ Tư lệnh miền, và chỉ đạo trực tiếp Tư lệnh Quân khu V và Trị Thiên. Các đơn vị từ bờ Bắc đánh trực tiếp qua vĩ tuyến 17, tài liệu bên cách mạng vẫn gọi Quân Giải phóng, mang phù hiệu Quân Giải phóng, bên kia gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam. Giai đoạn 1969-1973: Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập. Về công khai, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không còn mối quan hệ phụ thuộc với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà gắn với chính thể mới, Mặt trận chuyển giao chức năng chính quyền cho Chính phủ mới thành lập, chỉ còn chức năng tổ chức chính trị. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không sửa Hiến pháp về vấn đề chủ quyền, nhưng về pháp lý, phân định rạch ròi trách nhiệm của hai chính phủ quản lý ở hai miền. Về biên chế và pháp lý, binh lính tình nguyện từ Bắc vào vẫn thuộc Quân Giải phóng. Điều khoản Hiệp định Paris không nói rõ về 2 quân đội ở miền Nam nhưng cũng cho thấy thừa nhận 2 lực lượng quân đội ở miền nam, và để ngỏ vị trí pháp lý của Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Nam và mối quan hệ với Quân Giải phóng, không ghi rõ là 2 lực lượng riêng biệt (Hiệp định chỉ ghi là các bên chứ không nói rõ là có những bên nào nhưng thừa nhận sự tồn tại của Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Nam, theo điều 3 sử dụng cụm từ "các bên" - theo tinh thần cả bản Hiệp định là 4 bên, và điều 13 Hiệp định sử dụng cụm từ "lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam" được lý giải ở bản Định ước thi hành Hiệp định). Về phía cách mạng vẫn thừa nhận các lực lượng từ Bắc vào thuộc Quân giải phóng và do Chính phủ cách mạng lâm thời quản lý, phù hợp với tinh thần của bản Hiệp định. Hiệp định không có một định nghĩa rõ ràng về lực lượng của đối phương. Lực lượng Việt Cộng có quân số được Mỹ ước tính khoảng 100.000 người vào năm 1969. Giai đoạn 1973-1975: Hiệp định Paris thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam (Vĩ tuyến 17 chỉ được coi là giới tuyến quân sự tạm thời chứ không được coi là biên giới quốc gia, không có một định nghĩa rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và chỉ ghi chung chung là có 2 bên thi hành quyền lực pháp lý ở miền Nam), vì thế lần đầu tiên từ 1969, vào năm 1973 Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nghe báo cáo quân sự trong Nam, thể hiện rõ chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam không phải là 2 chính thể tách rời mà vẫn có sự liên quan tới nhau, nói cách khác là 02 nhà nước trong 01 quốc gia. Do đó không có một sự độc lập tuyệt đối giữa Quân đội nhân dân và Quân giải phóng. Để thi hành hiệp định, danh sách các lãnh đạo chính trị và quân sự ở miền Nam Việt Nam (bao gồm lãnh đạo Mặt trận, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ở cấp tỉnh và trung ương, lãnh đạo các đảng phái, tổ chức tham gia Mặt trận, lãnh đạo chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cấp tỉnh và trung ương, đại diện chính quyền tại Việt Nam Dân chủ cộng hòa, lãnh đạo Trung ương Cục, lãnh đạo Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam) đều được công bố. Phía cách mạng tái khẳng định Trung ương Cục miền Nam là đại diện Đảng Lao động Việt Nam ở miền Nam (điều này phù hợp với Hiệp định Genève-1954 khi các lực lượng chính trị được ở nguyên tại chỗ) và công bố rõ hình thành năm 1969 sau khi chính thể mới thành lập, và Đảng Nhân dân Cách mạng có mối quan hệ với Đảng Lao động, cụ thể đại diện đảng này có thành viên tham gia Trung ương Cục Miền Nam. Việc Đảng Lao động Việt Nam có một bộ phận ở miền Nam không vi phạm Hiệp định Genève 1954 lẫn Hiệp định Pa-ri 1973 do không có điều khoản về tập kết chính trị (tuy nhiên Trung ương Cục miền Nam thực tế thời gian dài hoạt động bí mật). Tại Hội nghị La Celle Saint Cloud, ông Đinh Bá Thi, phó trưởng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam khẳng định mọi lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam đều nằm dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam bao gồm cả đại diện Quân giải phóng và Quân đội nhân dân Việt Nam. Về mặt pháp lý, Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn là hai lực lượng có tính độc lập tương đối, về pháp lý Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là người đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người đại diện hợp pháp của nhân dân cả hai miền (mô hình một quốc gia nhiều nhà nước). Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các nước Xã hội chủ nghĩa thừa nhận là lực lượng chiến đấu ở miền Nam. Quân Giải phóng trực tiếp thành lập và quản lý các quân khu, các đơn vị chủ lực tại miền Nam.. Trên thực tế danh sách lãnh đạo Trung ương Cục MN của Đảng Lao động, lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam, Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam gửi cho quốc tế và đối phương sau Hiệp định thể hiện mối quan hệ chằng chéo giữa hai đảng và hai quân đội, và mang tính sách lược, đánh lừa đối phương chứ chưa thể hiện đầy đủ bản chất tính thống nhất của Đảng và quân đội như sau này. Sau 4-1975, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo các lực lượng vũ trang B2 sắp xếp lại lực lượng và tổ chức quân sự vùng lãnh thổ theo tinh thần Nghị quyết 24 Trung ương Đảng về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Theo đó, về tổ chức quân sự theo lãnh thổ, Quân khu 6 (T6) nhập về Quân khu 5, Quân khu 8 (T2) nhập về Quân khu 9, Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh nhập về Quân khu 7. Trên địa bàn Nam Bộ chỉ còn 02 quân khu: 7 và 9. Quân khu 7 có thành phố Hồ Chí Minh (thành phố Sài Gòn - Gia Định cũ) và các tỉnh Đồng Nai (gồm 03 tỉnh cũ: Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa - Long Khánh, kể cả Vũng Tàu), Sông Bé (gồm 02 tỉnh cũ: Bình Dương, Bình Phước), Tây Ninh. Về lực lượng chủ lực, Quân đoàn 4 được kiện toàn gồm 03 sư đoàn bộ binh (7, 9, 341) và một số đơn vị bộ binh trực thuộc, các đơn vị binh chủng. Một số đơn vị khác được điều chuyển trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc bổ sung về các quân khu. Sư đoàn bộ binh 5 chuyển về Quân khu 7. Việc sắp xếp lại tổ chức quân sự và lực lượng vũ trang, đến giữa năm 1976 mới cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, từ tháng 2-1976, khi Ủy ban Quân quản kết thúc nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh Miền cũng giảm dần hoạt động chỉ đạo đối với lực lượng vũ trang trên địa bàn B2. Các quân khu, quân đoàn từng bước chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Và, ngày 07-7-1976, Bộ Tư lệnh Miền chính thức giải thể, hoàn thành nhiệm vụ sau 15 năm hoạt động. Bộ Tư lệnh Miền chính thức giải thể ngày 7 tháng 7 năm 1976 sau khi hợp nhất hai bộ máy Nhà nước Sau 1975, các tài liệu Việt Nam công khai Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam là Đảng Bộ Miền Nam của Đảng Lao động và Đảng bộ Miền Nam về mặt thực chất chịu sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Trung ương Cục và các Khu ủy trực thuộc Trung ương hoặc phân Trung ương Cục chỉ đạo. Phía Mỹ đến nay vẫn có người không biết điều này, và khi sử dụng các tài liệu từ thời chiến để lại, nên họ vẫn hay nhầm lẫn về Quân đội nhân dân và Quân giải phòng. Họ tưởng quân ngoài bắc vào do Đảng Lao động lãnh đạo và quân tại chỗ do Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo. Thực chất thì đều do Đảng Lao động (Đảng Lao động có quyền lưu lại cơ sở chính trị do Hiệp định Genève cho phép) lãnh đạo về mặt chính trị, nhưng từ 1962 đến 1975 thì không công khai mà để Đảng Nhân dân Cách mạng công khai lãnh đạo (về công khai, cơ sở chính trị tại miền Nam của Đảng Lao động được tách biệt về pháp lý để thuận tiện cho việc tham gia chính trường miền Nam, tham gia Mặt trận). Việc tách đảng bộ miền Nam thành Đảng riêng về công khai chỉ thể hiện tạo cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng có đường lối riêng với đường lối Mặt trận Tổ quốc và Đảng Lao động thi hành ngoài Bắc, và vị thế chính trị cho phong trào, tạo thuận lợi để lực lượng Cộng sản chính thức tham chính ở miền Nam. Bên cạnh đó, việc này cũng gia tăng vị thế hợp pháp (chứ không phải bảo đảm tính hợp pháp) cho phong trào cách mạng ở miền Nam do tình trạng một quốc gia có nhiều nhà nước cũng được chính Liên hợp quốc thừa nhận trong Hiến chương của mình. Tiêu biểu có Liên Xô, có ba phiếu trong Liên hợp quốc gồm Liên Xô, Belarus và Ukraina Sau 1975 không hề có sự hợp nhất nào về mặt Đảng như một số tài liệu Mỹ viết mà đơn giản đảng Lao động Việt Nam công khai thừa nhận Đảng Nhân dân Cách mạng là một bộ phận tại miền Nam của mình vì thực tế từ trước các cấp ủy Đảng ở miền Nam đều chịu chỉ đạo theo chiều dọc xuyên suốt(danh xưng "Đảng Nhân dân Cách mạng" chỉ tồn tại bề ngoài che giấu đối phương). Sau 1975 phía cách mạng cũng công khai vai trò lãnh đạo về mặt chính trị của Đảng Lao động với Chính phủ cách mạng lâm thời (điều này phù hợp với quy định các lực lượng chính trị ở nguyên tại chỗ của Hiệp định Genève-1954), nhưng hai chính phủ chỉ chính thức hợp nhất sau Tổng tuyển cử 1976. Các văn kiện Đảng sau 1975 cho thấy Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau 1975 còn có quyền ở miền Nam dù chưa hợp nhất chính thể, vì nó không vi phạm các Hiệp định đã ký kết và luật pháp trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất bằng Hiệp thương Tổng tuyển cử 1976, Quân Giải phóng được sáp nhập hình thức vào Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổ chức. Quân giải phóng Miền Nam ban đầu bao gồm lực lượng bán vũ trang, phi chính quy được phép ở lại không đi tập kết, lực lượng mới chiêu mộ tại miền nam. Để tăng cường lực lượng, miền Bắc chi viện thêm lực lượng đưa từ ngoài bắc vào theo dạng tình nguyện tham gia Quân Giải phóng chứ không phân biệt quân đội hai miền Nam-Bắc như quan điểm của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa . Ban đầu đa phần các lực lượng tăng viện cũng là bộ đội tập kết người gốc miền nam, trở về chiến đấu gần quê hương, sau này do tổn thất trong chiến đấu cũng như nhu cầu tăng cường quân số, nên các chiến sĩ người gốc miền Bắc vào Nam chiến đấu ngày càng nhiều. Quân Giải phóng miền Nam chịu sự chỉ đạo của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, Tổng Quân ủy Trung ương Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tổng tư lệnh, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Khu ủy Trị Thiên, Khu ủy khu V và Quân khu ủy, Bộ tư lệnh các khu: Trị Thiên, V, VI, VII, VIII, IX, các chiến trường, mặt trận, Đảng ủy quân sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam. Các tài liệu của Hoa Kỳ và phương Tây thường dùng từ "Việt Cộng" để chỉ lực lượng vũ trang được chiêu mộ tại miền Nam Việt Nam để phân biệt với Quân đội nhân dân Việt Nam mà họ thường gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam". Hoa Kỳ mô tả một cách nhầm lẫn đây là hai lực lượng có chỉ huy, lực lượng và đường lối riêng, với quan hệ đồng minh tương trợ, vì năm 1962 Đảng bộ Miền Nam "tách ra" thành lập "Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam" và công khai là nòng cốt Mặt trận và chỉ huy Quân giải phóng, có đường lối chính trị khác với Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Đảng Lao động áp dụng tại miền Bắc khi đó. Thậm chí một số tài liệu còn cho là "Bắc Việt Nam" và "Việt Cộng" đánh dấu phân khu chiến trường khác nhau ("Bắc Việt Nam" phân mật danh ký hiệu B, còn "Việt Cộng" đánh mật danh MR). Phần lớn các tài liệu của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa hiện nay vẫn phân biệt một cách rạch ròi quân đội cách mạng ở miền Nam trong chiến tranh gồm "Quân đội nhân dân Việt Nam" (họ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam") và "Quân giải phóng Miền Nam" (họ gọi là "Quân Việt Cộng"). Tuy nhiên, cách phân biệt này không chuẩn xác vì hai đội quân này đều được tổ chức chính quy. Thực tế, các tài liệu và kế hoạch tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng hoàn toàn không có sự phân biệt này mà sử dụng chung cụm từ "quân ta". Các tài liệu hiện nay của Nhà nước Việt Nam cho biết Quân Giải phóng miền Nam về mặt chính trị là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu tại miền Nam, đều chung chỉ huy về mặt Đẳng với Quân đội nhân dân Việt Nam, có cùng trang bị và đường lối chiến lược-chính trị. Các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng, trên các chiến trường A,B,C,K đều có thể bị thay thế, điều động, bổ sung chia tách hay sáp nhập theo các nguyên tắc thống nhất của Đảng. Theo Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam, trong tháng 1 năm 1968, tháng của cuộc tấn công Tết Mậu Thân, số lượng tiểu đoàn đối phương được thống kê như sau: Trước đó không lâu, tháng 3 năm 1967, các đơn vị công binh bao gồm Lữ đoàn 305, Trung đoàn 426, và chín tiểu đoàn dưới sự kiểm soát của Phân nhánh công binh (Được biết đến như Bộ tư lệnh công binh trong danh sách MACV), và có thể có được các đơn vị công binh khác theo vào Mặt trận B2. Từ ngữ ""Quân đội Việt Cộng" hay "quân đội Bắc Việt Nam"", theo nhiều sách báo của Mỹ, chỉ là để viết tắt cụm từ "Quân giải phóng Miền Nam", và "Quân đội nhân dân Việt Nam", chứ không hoàn toàn mang tính miệt thị. Sự phân chia này bắt nguồn từ những nguồn tin tình báo và do thám họ nhận được, đưa đến suy luận về các đơn vị hai quân đội (dựa trên xuất xứ khi hình thành của đơn vị quân đội cụ thể) có ban lãnh đạo riêng, chứ không có tin tình báo do thám nào làm được phân biệt quân đội đối phương dựa theo nguồn gốc vùng miền của mỗi cá nhân tham gia đơn vị quân đội cụ thể cả. Tuy nhiên nhận định về sự lãnh đạo quân đội bên phía cách mạng của Mỹ thường không chuẩn xác. Theo một báo cáo của Mỹ, tháng 3 năm 1972: Có hơn 37.500 quân (7.500 quân Việt Cộng, 35.500 quân Bắc Việt Nam, cả chủ lực và địa phương) ở vùng I, gần 24.000 quân (gần 10.000 quân Việt Cộng, hơn 13.500 quân Bắc Việt Nam, cả chủ lực và địa phương) ở vùng II, hơn 23.700 quân (hơn 13.600 quân Việt Cộng, hơn 10.000 quân Bắc Việt Nam, cả chủ lực và địa phương) ở vùng III, gần 17.000 quân (hơn 13.100 quân Việt Cộng, hơn 5.700 quân Bắc Việt Nam, cả chủ lực và địa phương) ở vùng IV, tổng cộng hơn 101.000 quân. Nếu tính cả các lực lượng khác kể cả chỉ huy tham gia trực tiếp chiến đấu ở vùng I là hơn 74.400 quân (hơn 20.800 quân Việt Cộng, hơn 47.400 quân Bắc Việt Nam, cộng với 6.400 du kích), vùng II hơn 42.400 (hơn 13.700 quân Việt Cộng, hơn 19.700 quân Bắc Việt Nam, cộng với 8.900 du kích), hơn 60.900 quân (hơn 43.900 quân Việt Cộng, hơn 15.000 quân Bắc Việt Nam, cộng với 1.900 du kích) ở vùng III, vùng IV có hơn 34.500 quân (21.500 quân Việt Cộng, hơn 3700 quân Bắc Việt Nam, cộng với 9.200 du kích) tổng cộng hơn 212.000 người (hơn 100.000 quân Việt Cộng, gần 86.000 quân Bắc Việt Nam, 26.400 du kích). Ngoài bộ đội Quân đội nhân dân trong các đơn vị từ miền Bắc vào, còn có khoảng 19.000 - 21.000 thuộc Quân đội nhân dân trong các đơn vị Việt Cộng. Quân Giải phóng trên thực tế chỉ độc lập tương đối với Quân đội nhân dân Việt Nam về mặt pháp lý, còn về bản chất thì cả hai lực lượng chỉ là một. Thống kê của Mỹ (1972) theo các tỉnh, quân chủ lực và địa phương, và các lực lượng khác trực tiếp tham gia chiến đấu (không kể du kích) đóng tại chỗ, di chuyển vào hay có thể đã di chuyển vào: Các tài liệu Mỹ trong chiến tranh phổ biến gọi Quân đội nhân dân Việt Nam là "quân đội Bắc Việt Nam", đây là quân được đào tạo, huấn luyện, chọn lựa tại miền Bắc mà hầu như toàn bộ là người miền Bắc. Mỹ ký hiệu của lực lượng này là "NVA" hay "PAVN" và lực lượng này được trang bị vũ khí, quân phục hoàn chỉnh. Còn Quân giải phóng Miền Nam (Mỹ gọi là Việt Cộng, PLAF ) là quân được thiết lập và rèn luyện tại miền Nam, thành phần trước tiên là những người cư trú tại Miền Nam. Cả Quân đội nhân dân và Quân giải phóng đều được chia thành quân chủ lực và quân địa phương, ngoài ra có du kích. Cách gọi của Mỹ không chính xác trong thực tế, bởi thực chất cả quân ngoài Bắc vào hay hình thành tại miền Nam đều có một ban lãnh đạo chung. Các đơn vị hành quân từ miền Bắc vào sẽ liên tục tuyển thêm quân là bộ đội địa phương người miền Nam, và các đơn vị thành lập ở miền Nam cũng sẽ liên tục nhận thêm bộ đội từ miền Bắc vào chi viện, kết quả là phần lớn các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam có cả bộ đội người miền Bắc lẫn người miền Nam. Trong chiến tranh, tài liệu của bên cách mạng luôn chỉ gọi các đội quân chiến đấu ở Miền Nam là "Quân giải phóng Miền Nam", mặc dù khẳng định sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, nhưng chỉ nói "quân dân miền Nam" hay "các lực lượng võ trang giải phóng" chung chung. Sau Hiệp định Paris ký kết, tất cả Quân giải phóng miền Nam (không phân biệt lực lượng hình thành tại chỗ hay di chuyển từ Bắc vào) đều trực thuộc biên chế quản lý của Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Tuy nhiên theo nguyên tắc, tất cả quân đội do Đảng thành lập chịu sự chỉ huy của các cấp ủy đảng và bộ máy đảng chỉ huy quân đội. Theo tài liệu nhà nước Việt Nam công bố sau chiến tranh năm 1965 thì Quân giải phóng Miền Nam, có 80% là người miền Nam, 20% là người miền Bắc, đến 1975 thì 80% là người miền Bắc và 20% là người miền Nam nhưng khi đó tổng quân số lớn trước nhiều. Đảng Nhân dân Cách mạng công khai lãnh đạo Quân giải phóng, tuy nhiên các tài liệu đối phương thu thập được không khẳng định được nó độc lập đến đâu với Đảng Lao động. Tài liệu sau Hiệp định Paris năm 1973 (công khai cho đối phương chứ không phải thực chất) cho biết Đảng Nhân dân Cách mạng như là một nhánh của Đảng Lao động, có sự "tự quản", độc lập tương đối về pháp lý nhưng không độc lập về chủ trương, chính sách với Đảng Lao động (lãnh đạo của Đảng này tham gia lãnh đạo T.Ư. cục MN của Đảng Lao động). Sau 30 tháng 4 năm 1975 Đảng Lao động công bố công khai Đảng Nhân dân Cách mạng thực tế là đảng bộ Miền Nam của Đảng Lao động (khi đó Phạm Hùng là bí thư Đảng bộ) và luôn chịu sự quản lý trực tiếp của TƯ Đảng. Như vậy trên thực tế tất cả các lực lượng vũ trang cách mạng đều chịu sự chỉ đạo chung của Trung ương Đảng, Quân ủy TƯ, Bộ Tổng Tư lệnh. Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh các lực lượng các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam thực tế chỉ huy trực tiếp trên địa bàn B2 (dù công khai chỉ huy Quân giải phóng trên địa bàn Miền Nam không cho biết quân hình thành tại miền nam hay di chuyển từ ngoài bắc vào). Hoạt động. Mục đích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ban đầu là thành lập Quân giải phóng Miền Nam - lực lượng vũ trang của Mặt trận nhằm phù hợp với các quy định của Hiệp định Genève về việc Đảng Lao động Việt Nam vẫn có quyền có cơ sở ở miền Nam Việt Nam nhưng không được triển khai lực lượng vũ trang chính quy tại đây. Người lính miền Bắc gia nhập Quân Giải phóng miền Nam (cùng trang phục nhưng huy hiệu trên mũ và lá cờ - là lực lượng của Mặt trận, phân biệt với quân ngoài Bắc) và được xem là hành động ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ, chi viện cho miền Nam. Khi xét tới hồ sơ quân nhân của những người lính thì họ đều có đơn tình nguyện gia nhập Quân Giải phóng, Quân đội nhân dân chỉ là bên giúp họ di chuyển từ Bắc vào Nam. Suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, các lực lượng Quân giải phóng ở miền Nam ăn mặc không giống nhau và hay thay đổi tùy tình hình. Các lực lượng thường được phiên chế thành các lực lượng chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền nam và Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Quân khu Trị Thiên và cấp ủy cùng cấp, gồm các chỉ huy tại miền Nam, chịu trách nhiệm lãnh đạo thống nhất các chỉ thị từ cấp cao hơn là Tổng Quân ủy đóng tại ngoài Bắc. Đối với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, sự phân biệt lực lượng vũ trang cách mạng ở miền nam gồm Quân đội nhân dân là "Quân đội Bắc Việt Nam" với Quân giải phóng Miền Nam là "quân Việt cộng" dựa trên các thông tin tình báo, do thám mà họ thu thập được là di chuyển từ ngoài Bắc vào (mà họ cho là do Đảng Lao động lãnh đạo) và hình thành tại chỗ (mà họ cho là Đảng Nhân dân cách mạng lãnh đạo), họ không thể nắm được lãnh đạo cụ thể từng đơn vị quân là ai và trong từng đơn vị có ai là người bắc hay nam (sau 1975 khi Đảng Nhân dân cách mạng công khai là Đảng bộ Miền Nam của Đảng Lao động thì họ mới rõ thực chất chỉ là một ban lãnh đạo chung - điều này phù hợp với quy định các lực lượng chính trị được ở nguyên tại chỗ trong Hiệp định Genève và Hiệp định Paris). Thực tế nhiều đơn vị có cả bộ đội quê miền bắc lẫn nam. Như đã nói ở trên, các lực lượng chính quy (Hoa Kỳ thường quy là "quân miền Bắc") cũng có người miền nam (phần lớn là gửi ra Bắc huấn luyện sau đó lại vào nam chiến đấu). Trong chiến tranh thì các đơn vị quân đội luôn phiên chế khác nhau, khi sáp nhập, khi chia tách, hay bổ sung. Các sư đoàn chính quy 5, 9, 3 Sao Vàng, 302 có rất đông đảo chiến sĩ quê miền nam, hoặc thậm chí trong các đơn vị từ miền bắc chuyển vào cũng không thiếu người miền nam. Nhiều khi, vì lý do thời chiến, trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang tại chỗ (bộ đội địa phương, du kích) lại có bộ đội đến từ miền bắc. Hoạt động chính của các lực lượng vũ trang địa phương là phối hợp với chủ lực, trừ một số đơn vị, tổ chức gan dạ đánh luôn không cần chủ lực. Do cách thức chiến đấu bán thời gian của du kích nên số lượng du kích rất đông đảo, không chỉ có nam thanh niên mà còn có phụ nữ, người lớn tuổi... Tại miền Nam, các đảng viên Cộng sản hoạt động trên danh nghĩa là đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng (nhưng thực tế là một bộ phận của Đảng Lao động). Quân khu V, và Khu ủy khu V và khu Trị Thiên do ngoài Bắc chỉ đạo trực tiếp, không thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền nam, không thuộc Trung ương Cục (về quân sự từ 1961, về Đảng từ 1964). Tuy nhiên luôn có thay đổi liên tục cơ chế lãnh đạo trong thời gian chiến tranh. Cũng giống như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời, về thực tế tuy là hai nhưng lại là một, do chịu sự chỉ đạo thống nhất của Đảng Lao động nên không có một lập trường nào riêng rẽ. Tuy nhiên về mặt pháp lý, thì vẫn là hai sự khác biệt, với những tuyên ngôn khác nhau mang tính sách lược. Sự công khai về sự lãnh đạo của Đảng sau này (hay những gì Hoa Kỳ họ biết trong thời gian chiến tranh) đều được phía Hoa Kỳ xem là "Miền Bắc" (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) can thiệp vào công việc nội bộ của "Miền Nam"... nhưng về phía Nhà nước Việt Nam thống nhất, thì xem đây là sự lãnh đạo của Đảng (không phải của riêng miền Bắc, cũng không phải riêng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đối với cách mạng miền Nam và cả nước. Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là do Hiệp định Geneve chỉ quy định về tập kết quân sự, vỹ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự chứ không phải biên giới quốc gia, lực lượng chính trị được tập kết tại chỗ và được hỗ trợ cho nhau nên việc họ ủng hộ miền Nam về chính trị là hợp pháp do các hoạt động này vẫn nằm trong lãnh thổ của cùng một quốc gia. Đối với những người ủng hộ cho đấu tranh giải phóng dân tộc thì hoàn toàn không có sự nhận thức Đảng Lao động là của riêng miền Bắc, cũng như giai đoạn trước 1954, thì Đảng đấu tranh chống Pháp cho toàn Đông Dương và Việt Nam. Theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì họ thường chia từ 1968 trở về trước lực lượng tham chiến chủ yếu là "Quân đội giải phóng", còn sau 1968 đến 1975 thì lực lượng tham chiến chủ yếu là "Quân đội nhân dân". Có sự phân chia này bởi sau 1968, Quân đội nhân dân Việt Nam chuyển từ đánh du kích là chủ yếu sang đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn bằng quân chủ lực. Sự phân chia này đối với Việt Nam chỉ mang tính đặc trưng cho chiến thuật sử dụng, còn bản chất lực lượng quân đội vẫn như trước. Thực tế thì sau Mậu Thân, cả chủ lực lẫn lực lượng tại chỗ tổn thất khá nặng, trong những năm 67-68-69 đã mất đi cả thế hệ quân kháng chiến không thể xây dựng lại được. Đặc thù của quân chủ lực phải đảm bảo trình độ, trang bị, nên miền bắc phải gửi rất nhiều người vào để trám chỗ trống, vì vậy hầu hết quân chủ lực đều đến từ miền bắc. Chiêu mộ tại chỗ tăng cường luôn cho các lực lượng vũ trang tại chỗ (bộ đội địa phương, dân quân du kích). Càng về cuối chiến tranh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa càng công khai vai trò trong chiến tranh trên danh nghĩa giúp Chính phủ Cách mạng lâm thời (điều này được Hiệp định Paris cho phép). Việc tách khu V về Trung ương và sau phân khu Trị - Thiên tách khỏi khu V về trung ương điều khiển trực tiếp cho thấy rõ điều này (ban đầu về mặt Đảng sau 1954 tồn tại Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy khu V, đến 1961 sáp nhập Liên khu V vào Nam bộ và lập Trung ương Cục miền Nam, bỏ cấp xứ ủy, đến 1964 lại tách Liên khu V ra không thuộc Trung ương Cục quản lý . Sau năm 1973, nhiều đơn vị quân Giải phóng được chi viện tích cực từ miền bắc, về người và của (dù chi viện về người vô cùng khó khăn, thiếu thốn) sẵn sàng cho cuộc tấn công mới (Theo Hiệp định Paris, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn đều được nhận viện trợ theo nguyên tắc một đổi một, nhưng nguồn viện trợ chỉ trong lãnh thổ Việt Nam, không được nhận từ nước ngoài. Quy định này không áp dụng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Các đơn vị quân Giải phóng ở cả miền trung và Nam bộ, nhưng phần lớn là miền tây nam bộ, tự sáp nhập, tăng cường và trở thành các đơn vị chính quy hoàn chỉnh. Thí dụ lữ đoàn 316 biệt động Sài Gòn, sư đoàn 8 và rộng hơn là binh đoàn 232... Các chỉ huy tiêu biểu. Các chức danh Tư lệnh, Chính ủy, Tham mưu trưởng và các chức danh chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền trực tiếp chỉ đạo trên địa bàn B2. Chính ủy Miền. Theo Nghị quyết tháng 1 năm 1961 của Tổng Quân ủy, chức vụ này có tên gọi chính thức là "Bí thư Quân ủy Miền". Lãnh đạo Quân giải phóng trực tiếp trên địa bàn B2. Tham mưu trưởng Miền. (Chỉ huy trực tiếp trên chiến trường địa bàn B2 Chỉ huy địa bàn khác. "Lưu ý:" Trên danh nghĩa là Bộ Tư lệnh Miền chỉ huy toàn bộ Quân giải phóng các địa bàn miền Nam. Nhưng thực tế Trung ương trực tiếp chỉ huy Chiến trường B1 (và về sau được chia tách tiếp thành B3, B4, B5), cụ thể như Quân khu V, Quân khu Trị Thiên... Còn B2 thì do Trung ương Cục Miền nam và Bộ Tư lệnh Miền chỉ huy trực tiếp theo ủy quyền nhưng vẫn đặt dưới sự chỉ huy chung của Trung ương. Phân chia địa bàn tác chiến. Trong suốt chiến tranh Việt Nam, tùy theo giai đoạn và hình thái chiến tranh, các địa bàn quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh phân chia các chiến trường và có điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Chiến trường Miền Nam được gọi là B, và phân B1, B2 (1961). B2 do Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền phụ trách (lãnh đạo, chỉ huy) trực tiếp dưới sự chỉ đạo toàn diện của Trung ương. Còn B1 được chia tách: năm 1964 có thêm B3 (Tây Nguyên); năm 1966 thêm B4 (Trị Thiên), B5 (Đường 9 - Bắc Quảng Trị), đến năm 1972 thì B5 được sáp nhập lại vào B4). Như vậy B1 và sau là B3, B4: sau khi các Mặt trận được hình thành, đều do Trung ương trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. B1, B3 thuộc Quân khu V, B4 và B5 thuộc Quân khu Trị Thiên, mỗi quân khu có khu ủy phụ trách. Trên địa bàn B2, từ 1961 Trung ương chia thành các quân khu 6,7,8,9,10 và đặc khu Sài Gòn - Gia Định, tương ứng có các khu ủy phụ trách. Cùng trong khi đó Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy miền Nam và Ban Quân sự Miền lại chia thành các Quân khu đánh số từ 1 đến 6, 10 trên toàn miền Nam (sau có thêm quân khu 7 và khu trọng điểm), trong đó thuộc địa bàn B2 đánh số từ 1 đến 6 gồm: Quân khu 1 (miền Đông Nam bộ); Quân khu 2 (miền Trung Nam bộ); Quân khu 3 (miền Tây Nam bộ); Quân khu 4 (Sài Gòn – Gia Định); Quân khu 6 (cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên). Theo đó: Quân khu 1 trùng với Quân khu 7 của Trung ương, Quân khu 2 (trùng với Quân khu 8 của Trung ương), Quân khu 3 (trùng với Quân khu 9 của Trung ương), Quân khu 4 trùng với đặc khu Sài Gòn - Gia Định... Sở dĩ có sự đánh số khác nhau này do Trung ương phân chia và đánh số theo tổng thể quy mô toàn cõi Việt Nam (từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau). Còn sự phân chia và đánh số của Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh Miền chỉ là trên danh nghĩa với hai cơ sở mang tính pháp lý (công khai), một là trên lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam (tính từ Vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau), hai là tương ứng với thứ tự 4 quân khu của "quân đội quốc gia" chính quyền Sài Gòn... Trên thực tế, trong quá trình tiến hành chiến tranh các danh bạ phân khu lãnh thổ từng bước được điều chỉnh thống nhất theo Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh. Hình thái tổ chức địa bàn quân sự theo mặt trận được duy trì cho đến hết chiến tranh. Tuy nhiên, từ sau Hiệp định Paris 1973, quân Mỹ và đồng minh phải rút về nước, các lực lượng tác chiến đã được tái tổ chức lại thành những đơn vị chủ lực cơ động mạnh, chuẩn bị cho cuộc chiến kết thúc chiến tranh. Trong quá trình các lực lượng chính quy di chuyển, đóng quân qua địa bàn nào sẽ thuộc thẩm quyền địa bàn đó (B). Quân đoàn 4 và đoàn 232 thuộc thẩm quyền của Bộ tư lệnh Miền. Quân đoàn 2, 3 ở Tây Nguyên và Trị Thiên giống Quân đoàn 1 ngoài Bắc thuộc thẩm quyền của T.Ư. Nhiều trường hợp được thành lập ban chỉ huy chung để hiệp đồng chỉ huy từng chiến dịch cụ thể.
7,625
881427
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7625
Bò banteng
Bò banteng hay bò rừng (danh pháp hai phần: Bos javanicus) là một loài bò tìm thấy ở Myanma, Thái Lan, Cam pu chia, Lào, Việt Nam, Borneo, Java và Bali. Một số bò banteng đã được đem vào Bắc Úc trong thời kỳ đô hộ của người Anh năm 1849. Bò banteng có vết lang trắng trên cẳng chân, mông trắng và các đường viền trắng xung quanh mắt và mõm, tuy nhiên đặc điểm hình thái của bò banteng phụ thuộc giới tính rõ rệt. Con đực có lông màu hạt dẻ sẫm hay lam-đen, sừng dài cong về hướng trên và có bướu trên lưng gần vai. Trong khi đó, con cái có lông màu nâu ánh đỏ, sừng nhỏ, cong vào phía trong ở chóp sừng và không có bướu. Bò banteng sống trong những cánh rừng thưa, ở đó chúng ăn cỏ, lá tre, quả cây, lá và cành non. Bò banteng nói chung hoạt động cả ngày lẫn đêm nhưng ở những nơi con người sinh sống đông đúc chúng quen với hoạt động ăn đêm. Bò banteng đã được thuần hóa ở một vài nơi trong khu vực Đông Nam Á, và ở đó có khoảng 1,5 triệu bò banteng được chăn nuôi. Bò banteng nuôi và bò banteng hoang có thể giao phối và con cái của chúng là có khả năng sinh sản. Vào tháng 2 năm 2005, quần thể bò banteng ở bán đảo Cobourg là 10.000 con, làm cho quần thể ở Bắc Úc là bầy lớn nhất trên thế giới. Trước khi có sự nghiên cứu của trường Đại học Charles Darwin người ta cho rằng chỉ có 5.000 con bò banteng thuần chủng trên toàn thế giới. Trong khu vực nguyên quán của chúng, bầy lớn nhất chỉ có ít hơn 500 con. Đặc điểm. Bò rừng có hình dáng, tầm vóc gần giống với bò nhà nhưng lớn hơn. Bò đực lưng gồ hơn. Bò rừng có lông màu nâu, 4 vó trắng và mông trắng đặc trưng. Thân dài 1,9-2,25 m, vai cao 1,55-1,65 m. Trọng lượng cơ thể khi trưởng thành 600–800 kg. Thường sống ở các khu vực rừng thưa, thoáng có trảng cỏ; rừng khộp. Bò rừng có tập tính sống theo bày đàn, mỗi đàn thường có từ 5 đến 25 con gồm 1 bò đực, còn lại là bò cái và bê; đầu đàn là một bò cái già. Con cái chửa 9,5-10 tháng, đẻ 1-2 con. Thành thục ở 2 tuổi (bò cái) và hơn 3 tuổi (bò đực). Ở điều kiện thuận lợi có thể sinh sản năm một. Tuổi thọ 20-25 năm. Phân bố. Các nước Đông Dương như Myanma, Indonesia, Thái Lan... Ở Việt Nam, trước đây bò rừng rất phổ biến ở Tây Nguyên, hiện tại do tình trạng săn bắn trái phép nên số lượng đàn và cá thể đã suy giảm đến mức báo động. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô Đắk Lắk là một trong những nơi được xem là còn nhiều bò rừng nhưng cũng chỉ có vài đàn với số lượng khoảng trên dưới 10 con/đàn. =Liên kết ngoài=
7,628
715442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7628
Châu Nam Cực
Lục địa Nam Cực hay châu Nam Cực (phát âm hay ; còn được gọi là Nam Cực) là lục địa nằm xa về phía nam và tây nhất trên Trái Đất, chứa Cực Nam địa lý và nằm trong Vùng Nam Cực của Nam Bán cầu, gần như hoàn toàn ở phía nam Vòng Nam Cực và được Nam Đại Dương bao quanh. Châu Nam Cực có diện tích , là lục địa lớn thứ năm trên Trái Đất, gần gấp đôi Úc. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình . Băng lan tỏa ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới bán đảo Nam Cực. Theo một quy định tập thể chính thức tức về mặt kỹ thuật thì châu lục này được đảm bảo rằng hoàn toàn không bị bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền ở đây. Xét trung bình, Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong số tất cả các lục địa. Châu Nam Cực chủ yếu là một hoang mạc địa cực với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở dọc bờ biển và ít hơn nhiều trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89,2 °C (−128,6 °F), trong khi nhiệt độ trung bình quý ba (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Hàng năm có khoảng 1.000 đến 5.000 người cư trú tại các trạm nghiên cứu nằm rải rác trên khắp lục địa. Sinh vật bản địa nơi đây bao gồm nhiều loại tảo, vi khuẩn, nấm, thực vật, nguyên sinh vật, một số loài mạt, giun tròn, cánh cụt, chân vây, và gấu nước. Thảm thực vật hiện diện là đài nguyên. Châu Nam Cực là vùng đất cuối cùng trên Trái Đất được con người khai phá và định cư. Mãi tới năm 1820 lục địa này mới được quan sát lần đầu bởi đoàn thám hiểm người Nga của Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Petrovich Lazarev trên hai con tàu "Vostok" và "Mirny", những người đã trông thấy thềm băng Fimbul. Mặc dù vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895. Châu Nam Cực trên thực tế là một nơi công quản do các bên tham gia Hệ thống Hiệp ước Nam Cực có vị thế cố vấn quản lý. Hiệp ước Nam Cực được 12 nước ký kết vào năm 1959, tính đến nay đã có thêm 42 nước thành viên. Hiệp ước ngăn cấm các hoạt động quân sự, khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm đang được thực hiện bởi hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia. Lịch sử khám phá. Châu Nam Cực không có dân bản địa. Trong hành trình thứ hai vào tháng 2 năm 1775, James Cook nêu lục địa cực như vậy có thể tồn tại và trong một bản nhật ký khác ông viết: "Tôi tin chắc điều này và chúng ta, còn hơn là có thể, đã nhìn thấy một phần của nó". Tuy nhiên, niềm tin về sự tồn tại của "Terra Australis", một lục địa rộng lớn ở phương nam xa xôi để "cân bằng" với những miền đất phương bắc châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, đã phổ biến từ thời Ptolemy hồi thế kỷ 1 trước CN. Thậm chí đến cuối thế kỷ 17 sau khi các nhà thám hiểm nhận ra Nam Mỹ và Úc không phải một phần của "châu Nam Cực" truyền thuyết, các nhà địa lý vẫn tin rằng lục địa này lớn hơn nhiều thực tế. Cái tên "Terra Australis" được trao cho Úc thay vì châu Nam Cực bởi suy nghĩ sai lầm rằng không còn khối đất đáng kể nào có thể tồn tại xa hơn ở phía nam. Nhà thám hiểm Matthew Flinders được tin là người đã phổ biến việc trao tên gọi "Terra Australis" cho Úc. Bản đồ của người châu Âu vẫn thể hiện vùng đất giả thuyết này cho đến khi các con tàu HMS "Resolution" và "Adventure" của James Cook vượt qua Vòng Nam Cực vào ngày 17 tháng 1 năm 1773, tháng 12 năm 1773 và tháng 1 năm 1774. Cook đã tiến đến còn cách bờ biển châu Nam Cực khoảng 120 km trước khi quay về vì gặp đồng băng vào tháng 1 năm 1773. Vào năm 1820 các con tàu chỉ huy bởi Fabian Gottlieb von Bellingshausen, Edward Bransfield, và Nathaniel Palmer đã trông thấy châu Nam Cực hoặc thềm băng của nó. Chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên của người Nga do Bellingshausen và Mikhail Lazarev dẫn đầu trên con tàu chiến 985 tấn "Vostok" (phương Đông) và tàu hỗ trợ 530 tấn "Mirny" (Hòa Bình) đã đến điểm cách vùng đất Queen Maud 32 km và trông thấy một thềm băng tại 69°21′28″N 2°14′50″T vào ngày 27 tháng 1 năm 1820, đó ngày nay là thềm băng Fimbul. Ba ngày sau Bransfield trông thấy phần đất của bán đảo Trinity. Thợ săn hải cẩu người Mỹ John Davis được ghi chép là người đầu tiên đặt chân lên châu Nam Cực, có vẻ tại vịnh Hughes, gần mũi Charles, Tây Nam Cực vào ngày 7 tháng 2 năm 1821, dù vậy một số nhà sử học nghi ngờ thông tin này. Lần đổ bộ đầu tiên được ghi nhận và xác thực là tại mũi Adair vào năm 1895 bởi một con tàu săn cá voi Thụy Điển-Na Uy. Vào ngày 22 tháng 1 năm 1840, hai ngày sau khi khám phá bờ biển phía tây quần đảo Balleny, một số thành viên đoàn thám hiểm 1837–40 của Jules Dumont d'Urville đã đặt chân lên hòn đảo cao nhất trong nhóm đảo đá ven biển nằm cách mũi Géodésie thuộc vùng đất Adélie 4 km. Tại đó họ lấy một số mẫu động vật, tảo, khoáng vật, giương cờ Pháp và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Nhà thám hiểm James Clark Ross băng qua biển Ross và khám phá ra đảo Ross (cả hai đều mang tên ông) vào năm 1841. Ross đã đi tàu men theo một tường bằng khổng lồ mà sau này được đặt tên là thềm băng Ross. Núi Erebus và Terror mang tên hai con tàu Ross sử dụng trong chuyến đi: HMS "Erebus" và "Terror". Mercator Cooper đặt chân lên Đông Nam Cực vào ngày 26 tháng 1 năm 1853. Trong chuyến thám hiểm "Nimrod" do Ernest Shackleton dẫn đầu vào năm 1907, đoàn của Edgeworth David đã lần đầu tiên leo núi Erebus và đến cực từ nam. Shackleton cùng ba thành viên khác đã tiên phong làm một số điều trong thời gian từ tháng 12 năm 1908 đến tháng 2 năm 1909: những người đầu tiên đi qua thềm băng Ross, qua dãy Transantarctic (đường sông băng Beardmore), và đặt chân lên cao nguyên Nam Cực. Nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen cùng đoàn thám hiểm của mình với con tàu "Fram" đã lần đầu tiên đến Cực Nam địa lý vào ngày 14 tháng 12 năm 1911 theo tuyến đường từ vịnh Whales đến sông băng Axel Heiberg. Một tháng sau đoàn thám hiểm người Anh cũng đến cực nam. Richard E. Byrd dẫn đầu một vài chuyến du hành đến vùng Nam Cực bằng máy bay trong những năm 1930 và 1940. Ông được cho là đã dùng phương tiện cơ giới vận chuyển trên lục địa và tiến hành nghiên cứu sinh học, địa chất sâu rộng. Caroline Mikkelsen là phụ nữ đầu tiên đặt chân lên một hòn đảo Nam Cực vào năm 1935 và Ingrid Christensen là phụ nữ đầu tiên đặt chân lên lục địa châu Nam Cực vào năm 1937. Mãi đến ngày 31 tháng 10 năm 1956 con người mới lại đặt chân lên Cực Nam, đó là một đội lính hải quân Mỹ do đề đốc George J. Dufek chỉ huy đã hạ cánh thành công một chiếc máy bay xuống đây. Pam Young, Jean Pearson, Lois Jones, Eileen McSaveney, Kay Lindsay và Terry Tickhill là những phụ nữ đầu tiên chạm chân đến Cực Nam vào năm 1969. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1979, máy bay McDonnell Douglas DC-10-30 trong chuyến bay 901 của Air New Zealand đã rơi xuống núi Erebus khiến toàn bộ 257 người trên máy bay thiệt mạng. Vào mùa hè Nam Bán cầu 1996-97 nhà thám hiểm người Na Uy Børge Ousland đã trở thành người đầu tiên vượt châu Nam Cực một mình từ bờ biển này sang bờ biển khác. Ousland có diều trợ giúp (lợi dụng sức gió để kéo đi). Mọi nỗ lực băng qua từ chuẩn rìa lục địa nơi băng giáp biển mà không có diều hay tiếp tế đều thất bại do khoảng cách lớn. Với lần vượt này, Ousland còn giữ kỷ lục cho hành trình không hỗ trợ nhanh nhất đến Cực Nam, chỉ 34 ngày. Địa lý. Châu Nam Cực tọa lạc bất cân xứng quanh Cực Nam và chủ yếu ở phía nam Vòng Nam Cực, là lục địa xa về phương nam nhất và được bao quanh bởi Nam Đại Dương hoặc theo định nghĩa khác là phần nam Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, hay phần nam Thế Giới Dương. Ở châu Nam Cực có một số sông và hồ, sông dài nhất là Onyx còn Vostok là một trong những hồ dưới băng lớn nhất thế giới. Châu Nam Cực có diện tích hơn 14 triệu km², là lục địa lớn thứ năm, gấp khoảng 1,3 lần châu Âu. Bờ biển dài 17.968 km, chủ yếu là những dạng băng. Dãy Transantarctic gần nối liền hai chỗ thắt ở biển Ross và biển Weddell chia châu Nam Cực thành hai phần. Phần phía tây biển Weddell và phía đông biển Ross là Tây Nam Cực và phần còn lại là Đông Nam Cực. Khoảng 98% diện tích châu Nam Cực bị phiến băng Nam Cực, một lớp băng dày trung bình ít nhất 1,6 km, che phủ. 90% lượng băng của thế giới, tương ứng 70% lượng nước ngọt, là ở châu Nam Cực. Nếu toàn bộ số băng này tan chảy thì mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 60 m. Giáng thủy là rất thấp ở đa phần nội lục, chỉ 20 mm một năm. Ở một số vùng "băng xanh" giáng thủy nhỏ hơn thăng hoa nên cân bằng khối lượng là âm. Tại những thung lũng khô, hiệu ứng tương tự xảy ra trên nền đá tạo nên cảnh quan cằn cỗi. Tây Nam Cực bị một phiến băng bao phủ. Vì có xác suất nhỏ sụp đổ nên phiến băng này thu hút sự quan tâm gần đây. Nếu phiến băng tan vỡ, mực nước biển sẽ dâng thêm vài mét trong một thời gian địa chất tương đối ngắn, có lẽ cỡ vài thế kỷ. Một số dòng chảy băng, thứ chiếm khoảng 10% dung tích phiến băng, chảy tới một trong nhiều thềm băng của châu Nam Cực. Đông Nam Cực nằm về bên Ấn Độ Dương và bao gồm các vùng đất Coats, Queen Maud, Enderby, Mac. Robertson, Wilkes, và Victoria. Đa phần Đông Nam Cực thuộc Đông Bán Cầu và bị một phiến băng che phủ. Vinson thuộc dãy Ellsworth là núi cao nhất châu Nam Cực với độ cao 4.892 m. Châu Nam Cực có nhiều núi ở cả lục địa và các đảo xung quanh. Erebus trên đảo Ross là núi lửa còn hoạt động nằm xa về phía nam nhất của thế giới. Một núi lửa khác trên đảo Deception nổi tiếng vì lần phun trào lớn vào năm 1970. Các vụ phun trào nhỏ xảy ra thường xuyên và dòng dung nham được quan sát trong những năm gần đây. Những núi ngủ yên có tiềm năng thức dậy. Vào năm 2004 các nhà nghiên cứu người Mỹ và Canada phát hiện một núi lửa dưới nước có khả năng hoạt động ở Bán đảo Nam Cực. Châu Nam Cực có hơn 70 hồ nằm dưới phiến băng lục địa, lớn nhất là hồ Vostok bên dưới Trạm Vostok của Nga được khám phá vào năm 1996. Hồ này được tin đã cô lập trong 500.000 đến một triệu năm nhưng khảo sát gần đây gợi ý thi thoảng có những dòng chảy lớn từ hồ này sang hồ khác. Các lõi băng được khoan tới khoảng 400 m trên mực nước cho thấy một số bằng chứng về sự sống vi sinh trong hồ Vostok. Bề mặt đóng băng của hồ có những điểm tương đồng với vệ tinh Europa của Sao Mộc. Việc khám phá ra sự sống trong hồ Vostok sẽ củng cố luận cứ có sự sống trên Europa. Vào ngày 7 tháng 2 năm 2008 một đội NASA khởi động nhiệm vụ đến hồ Untersee tìm kiếm sinh vật ái cực trong nước có tính kiềm cao. Nếu được phát hiện, những sinh vật kiên cường này có thể ủng hộ thêm lý lẽ về sự sống ngoài Trái Đất ở những môi trường cực lạnh và giàu metan. Địa chất. Lịch sử địa chất và cổ sinh vật. Hơn 170 triệu năm trước, châu Nam Cực là một phần của siêu lục địa Gondwana. Qua thời gian, Gondwana dần tan vỡ và châu Nam Cực mà chúng ta biết ngày nay hình thành vào khoảng 25 triệu năm trước. Châu Nam Cực không phải luôn luôn lạnh, khô và bị băng bao phủ. Tại một số thời điểm, lục địa này nằm xa hơn về phía bắc, có khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới, có rừng bao phủ và là nơi cư ngụ của nhiều dạng sống cổ xưa. Đại Cổ sinh (540–250 Ma). Vào kỷ Cambri, một lượng lớn đá cát, đá vôi, đá phiến đã lắng kết. Gondwana có khí hậu ôn hòa và một phần Tây Nam Cực nằm ở Bắc Bán cầu. Đông Nam Cực tọa lạc tại xích đạo, kề những biển nhiệt đới nơi mà bọ ba thùy và động vật không xương sống dưới đáy phát đạt. Đến khi kỷ Devon bắt đầu (416 Ma), Gondwana đã lùi xa hơn về phương nam. Khí hậu lạnh hơn song hóa thạch thực vật mặt đất lại được biết từ thời kỳ này. Cát và bùn đọng lại ở nơi mà nay là dãy Ellsworth, Horlick và Pensacola. Băng hà khởi phát tại điểm kết của kỷ Devon (360 Ma) và Gondwana trở nên dịch về tâm cực nam. Khí hậu lạnh đi song quần thực vật vẫn còn đó. Vào kỷ Permi, thống trị mặt đất là thực vật có hạt như "Glossopteris" sinh trưởng nơi đầm lầy. Qua thời gian đầm lầy trở thành trầm tích than đá ở dãy Xuyên Nam Cực. Lui tới hồi kết của kỷ Permi, sự ấm lên mang đến khí hậu nóng, khô cho khắp Gondwana. Đại Trung sinh (250–66 Ma). Quá trình ấm lên tiếp diễn, hệ quả là chỏm băng cực tan chảy và đa phần Gondwana biến thành hoang mạc. Ở Đông Nam Cực, dương xỉ hạt trở nên phong phú và lượng lớn đá cát cùng đá phiến lắng kết. Synapsida, thường gọi là "bò sát giống động vật có vú", phổ biến ở châu Nam Cực vào Trias Sớm và bao gồm các đại diện như "Lystrosaurus". Bán đảo Nam Cực bắt đầu hình thành trong kỷ Jura (206–146 Ma) và các hòn đảo dần nhô lên khỏi đại dương. "Ginkgo", Pinophyta (thông), "Cycadeoidea", "Equisetum", Polypodiopsida (dương xỉ), và Cycadophyta (tuế) phong phú vào thời gian này. Ở Tây Nam Cực, rừng thông lấn át suốt kỷ Creta (146–66 Ma), dù vậy về cuối kỷ sồi phương nam trở nên nổi trội hơn. Cúc đá phổ biến ở biển quanh châu Nam Cực và khủng long cũng hiện diện dù đến nay con người mới chỉ mô tả được ba chi khủng long châu Nam Cực ("Cryolophosaurus", "Glacialisaurus", và "Antarctopelta"). Đây cũng là lúc mà Gondwana bắt đầu tan vỡ. Gondwana tan vỡ (160–23 Ma). Châu Nam Cực lạnh đi từng bước khi các lục địa tỏa ra làm thay đổi hải lưu từ chuyển động theo chiều kinh tuyến sang chiều vĩ tuyến khiến sự khác biệt nhiệt độ theo vĩ độ tăng. Châu Phi tách khỏi châu Nam Cực vào kỷ Jura, khoảng 160 Ma, kế đến là tiểu lục địa Ấn Độ vào đầu kỷ Creta (khoảng 125 Ma). Đến hết kỷ Creta (khoảng 66 Ma), châu Nam Cực (khi ấy liền với Úc) vẫn có khí hậu cận nhiệt đới và quần thực vật, động vật có túi. Vào thế Eocen, Úc và New Guinea tách khỏi châu Nam Cực (40 Ma) khiến cho những hải lưu vĩ tuyến có thể cô lập châu Nam Cực khỏi Úc và băng bắt đầu xuất hiện. Trong sự kiện tuyệt chủng Eocen–Oligocen 34 triệu năm trước, hàm lượng CO2 được phát hiện vào tầm 760 ppm và đang giảm từ mức hàng ngàn ppm trước đó. Khoảng 23 Ma, eo biển Drake mở ra giữa châu Nam Cực và Nam Mỹ dẫn đến việc Hải lưu vòng Nam Cực cô lập hoàn toàn lục địa. Mô hình biến đổi gợi ý sự sụt giảm hàm lượng CO2 trở nên hệ trọng hơn. Băng bắt đầu lan tỏa thay thế rừng cây đã từng che phủ châu Nam Cực trước đó. Từ khoảng 15 Ma lục địa đã bị băng bao phủ hầu khắp. Ngày nay. Lớp băng dày vĩnh cửu che phủ hầu hết lục địa gây trở ngại lớn cho công tác nghiên cứu địa chất châu Nam Cực. Tuy nhiên, công nghệ mới như viễn thám, ra-đa xuyên đất, và hình ảnh vệ tinh đã bắt đầu tiết lộ cấu trúc bên dưới lớp băng. Về mặt địa chất, Tây Nam Cực gần giống dãy Andes ở Nam Mỹ. Bán đảo Nam Cực hình thành bởi việc trầm tích đáy biển biến chất và nâng lên vào cuối đại Cổ sinh và đầu đại Trung sinh đi kèm hiện tượng núi lửa và magma xâm nhập. Andesit và rhyolit là hai loại đá phổ biến nhất ở Tây Nam Cực hình thành từ núi lửa trong kỷ Jura. Còn có bằng chứng về hoạt động núi lửa ở vùng đất Marie Byrd và đảo Alexander kể cả khi đã xuất hiện phiến băng. Khu vực khác thường duy nhất ở Tây Nam Cực là dãy Ellsworth có địa tầng giống Đông Nam Cực hơn. Đông Nam Cực đa dạng về địa chất, khởi nguồn từ Tiền Cambri với một số đá hình thành vào hơn 3 tỉ năm trước. Phần nền gồm đá magma và đá biến chất là thành tố cơ bản của khiên lục địa. Trên cùng lớp nền là than và các loại đá ngày nay như đá cát, đá vôi, đá phiến lắng kết vào kỷ Devon và Jura làm nên dãy Transantarctic. Ở những vùng duyên hải như dãy Shackleton và vùng đất Victoria xảy ra một vài sự đứt gãy. Than là nguồn khoáng sản chính của châu Nam Cực. Frank Wild đã lần đầu tìm thấy than gần sông băng Beardmore trong chuyến thám hiểm Nirod và hiện than cấp thấp được biết có ở nhiều nơi thuộc dãy Transantarctic. Nhóm núi Prince Charles chứa lượng trầm tích quặng sắt đáng kể. Tài nguyên giá trị nhất của châu Nam Cực nằm ở ngoài khơi, đó là các mỏ dầu và khí thiên nhiên được phát hiện ở biển Ross vào năm 1973. Nghị định thư Bảo vệ Môi trường của Hiệp ước Nam Cực cấm khai thác mọi nguồn khoáng sản cho đến năm 2048. Khí hậu. Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên, nó chỉ bắt đầu bị băng che phủ vào 34 triệu năm trước và trước đó băng không tồn tại. Nhiệt độ không khí tự nhiên thấp nhất từng ghi nhận trên hành tinh là −89,2 °C tại Trạm Vostok của Liên Xô (nay là Nga) ở châu Nam Cực vào ngày 21 tháng 7 năm 1983. Một phép so sánh, mức nhiệt này thấp hơn điểm băng khô thăng hoa tại một át-mốt-phe áp suất riêng phần 10,7 °C, nhưng vì CO2 chỉ chiếm 0,039% thành phần không khí, cần nhiệt độ thấp hơn −150 °C để tạo thành tuyết băng khô ở châu Nam Cực. Vào năm 2010, vệ tinh đã xác định một mức nhiệt trong không khí thấp hơn là −94,7 °C nhưng nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ mặt đất và không được đo tại độ cao 2 mét trên bề mặt theo như yêu cầu cho kỷ lục nhiệt độ không khí chính thức. Châu Nam Cực là một hoang mạc băng giá với lượng giáng thủy thấp, trung bình hàng năm dưới 10 mm tại điểm Cực Nam. Nhiệt độ xuống thấp nhất vào khoảng −80 °C đến −89,2 °C trong nội lục vào mùa đông và lên cao nhất 5 °C đến 15 °C gần bờ biển vào mùa hè. Mức nhiệt cao kỷ lục được ghi nhận là 20,75 °C vào tháng 9 năm 2020 tại đảo Seymour. Cháy nắng thường là vấn đề sức khỏe bởi bề mặt tuyết phản xạ gần như toàn bộ tia tử ngoại chiếu tới. Do đặc điểm vị trí địa lý, luôn tồn tại những giai đoạn tối bất biến và sáng bất biến dài tạo nên những kiểu khí hậu lạ lẫm đối với con người ở hầu khắp phần còn lại của hành tinh. Đông Nam Cực lạnh hơn phần phía tây bởi độ cao lớn hơn. Frông thời tiết hiếm khi thâm nhập sâu vào trong lục địa khiến cho vùng trung tâm lạnh và khô. Phần này mặc dù ít mưa, nhưng băng vẫn duy trì trong thời gian dài. Tuyết rơi dày là hiện tượng phổ biến ở duyên hải lục địa, nơi từng ghi nhận lượng tuyết rơi lên tới 1,22 m trong 48 giờ. Ở rìa lục địa, gió katabatic (giáng phong) mạnh thường thổi ngang tốc độ gió bão. Trong nội lục, sức gió điển hình ở ngưỡng vừa phải. Vào những ngày hè quang đãng, lượng bức xạ mặt trời chiếu đến bề mặt Cực Nam nhiều hơn xích đạo do ngày nắng ở đây kéo dài 24 giờ. Châu Nam Cực lạnh hơn Vùng Bắc Cực bởi ba lý do. Thứ nhất, đa phần lục địa cao trên 3.000 mét so với mực nước biển và ở tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo độ cao. Thứ hai, bao phủ vùng cực bắc là Bắc Băng Dương: sự ấm áp tương đối của đại dương truyền qua lớp băng và ngăn không cho nhiệt độ ở Vùng Bắc Cực đạt đến ngưỡng tối cực đặc thù của bề mặt đất châu Nam Cực. Thứ ba, Trái Đất ở điểm viễn nhật trong tháng 7 (tức là Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất vào mùa đông Nam Cực) và ở điểm cận nhật trong tháng 1 (ở gần Mặt Trời nhất vào mùa hè Nam Cực); khoảng cách quỹ đạo góp phần khiến mùa đông Nam Cực lạnh hơn (và mùa hè ấm hơn). Tuy nhiên, hai lý do đầu có tác động chủ yếu. Nam cực quang, hay ánh sáng phương nam, là khung cảnh rực rỡ sắc màu trên bầu trời đêm gần Nam Cực tạo bởi gió mặt trời khi đi qua Trái Đất. Một cảnh tượng độc đáo khác là bụi kim cương, đám mây gần mặt đất chứa các tinh thể băng nhỏ mà nhìn chung hình thành dưới bầu trời trong hoặc tương đối trong. Ảo nhật hay Mặt Trời giả, một hiện tượng quang học khí quyển thường gặp, là một đốm sáng bên cạnh Mặt Trời thật. Dân số. Một số chính phủ duy trì các trạm nghiên cứu có người ở lâu dài trên lục địa. Số người làm, hỗ trợ nghiên cứu khoa học cùng những công việc khác ở châu Nam Cực và các hòn đảo gần đó dao động từ khoảng 1.000 vào mùa đông đến 5.000 vào mùa hè, tương ứng mật độ dân số 70–350 người/một triệu km² mỗi thời điểm. Không ít trạm bố trí người quanh năm, nhân viên làm qua mùa đông thường tới từ nước họ và phục vụ một năm. Nhà thờ Chính thống giáo Trinity mở cửa vào năm 2004 tại Trạm Bellingshausen của Nga quanh năm có một đến hai tư tế điều hành và họ cũng được thay phiên hàng năm. Cư dân bán thường trực đầu tiên của khu vực gần châu Nam Cực (phía nam đới hội tụ Nam Cực) là những thợ săn hải cẩu người Mỹ và Anh. Họ từng ở South Georgia một năm hoặc hơn, từ 1786 trở đi. Vào thời kỳ săn cá voi kéo dài đến năm 1966, dân số đảo này dao động từ hơn 1.000 vào mùa hè (một số năm hơn 2.000) đến tầm 200 vào mùa đông. Thợ săn chủ yếu là người Na Uy cùng một tỉ lệ người Anh tăng dần. Chốn định cư gồm có Grytviken, King Edward Point, Stromness, Husvik, Godthul, Cảng Leith, Prince Olav, và Ocean. Quản lý và những công chức thâm niên của trạm cá voi thường sống cùng gia đình. Trong số họ có Carl Anton Larsen, nhà thám hiểm và thợ săn cá voi lão luyện người Na Uy, người sáng lập Grytviken. Larsen và gia đình nhập quốc tịch Anh vào năm 1910. Bé gái người Na Uy Solveig Gunbjørg Jacobsen là đứa trẻ đầu tiên sinh ra ở Vùng Nam Cực, cụ thể tại Grytviken vào ngày 8 tháng 10 năm 1913. Cô là con gái của Klara Olette Jacobsen và Fridthjof Jacobsen, trợ lý điều hành của trạm cá voi. Jacobsen đến đảo vào năm 1904 và trở thành người quản lý Grytviken từ 1914 đến 1921. Ông có hai người con sinh ra trên đảo. Emilio Marcos Palma là người đầu tiên sinh ra ở phía nam vĩ tuyến 60 độ nam và trên lục địa Nam Cực, cụ thể trong Căn cứ Esperanza tại mũi bán đảo Nam Cực vào năm 1978. Cha mẹ Palma cùng bảy gia đình khác được chính phủ Argentina cử đến để xem cuộc sống gia đình có phù hợp ở đây không. Juan Pablo Camacho là người Chile đầu tiên sinh ra ở châu Nam Cực vào năm 1984 tại Trạm Frei Montalva. Một số căn cứ hiện là nơi sinh sống của những gia đình có con đi học tại trạm. Tính đến năm 2009 đã có 11 đứa trẻ ra đời ở châu Nam Cực (phía nam vĩ tuyến 60 độ nam), tám tại Căn cứ Esperanza của Argentina và ba tại Trạm Frei Montalva của Chile. Đa dạng sinh học. Động vật. Vài loại động vật có xương sống trên cạn sống ở những hòn đảo cận Nam Cực. Sinh vật không xương sống gồm có mạt, chấy, giun tròn, gấu nước, luân trùng, moi lân, và bọ đuôi bật. Loài ruồi nhuế không bay "Belgica antarctica" với chiều dài tối đa 6 mm là động vật chỉ sống trên cạn lớn nhất châu Nam Cực. Hải âu pêtren là một trong ba loại chim chỉ sinh sản ở châu Nam Cực. Một số động vật biển tồn tại và lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào thực vật phù du. Sinh vật biển Nam Cực có chim cánh cụt, cá voi xanh, cá voi sát thủ, mực ống khổng lồ, và hải cẩu lông. Cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt duy nhất sinh sản vào mùa đông ở châu Nam Cực còn cánh cụt Adélie thì tại địa điểm xa về phía nam nhất. Cánh cụt rockhopper phương nam có những lông vũ đặc biệt quanh mắt làm nên bộ lông mi độc đáo. Cánh cụt vua, cánh cụt quai mũ, và cánh cụt gentoo cũng sinh sản ở Vùng Nam Cực. Trong thế kỷ 18 và 19, hải cẩu lông mao Nam Cực bị những thợ săn tới từ Mỹ và Anh săn bắt rất nhiều để lấy da. Hải cẩu Weddell là một loài hải cẩu không tai được đặt theo tên của James Weddell, chỉ huy đoàn thám hiểm săn hải cẩu ở biển Weddell. Moi lân Nam Cực luôn tụ tập thành bầy lớn là loài chủ chốt của hệ sinh thái Nam Đại Dương và nguồn thức ăn quan trọng cho cá voi, hải cẩu, mực, cá băng, cánh cụt, hải âu mày đen, cùng nhiều loài chim khác. Vào Năm Địa cực Quốc tế 2007–2008, một cuộc điều tra về sự sống biển được tiến hành với sự tham gia của khoảng 500 nhà nghiên cứu. Đây là một phần của cuộc điều tra sự sống biển toàn cầu và nó đã đem lại một số phát hiện đáng chú ý. Hơn 235 sinh vật biển sống ở hai vùng cực đã nối liền khoảng cách 12.000 km. Chim và động vật lớn như một số loại cá voi du hành khứ hồi thường niên. Bất ngờ hơn là việc một số dạng sống nhỏ như hải sâm và sên bơi tự do được tìm thấy ở đại dương hai cực. Các yếu tố khác nhau có lẽ đã giúp chúng phân bổ: nhiệt độ khá đồng nhất của đại dương sâu tại cực và xích đạo (chênh nhau không quá 5 °C) và hệ thống hải lưu lớn hay hoàn lưu muối nhiệt giúp vận chuyển trứng và ấu trùng. Nấm. Con người đã ghi nhận khoảng 1.150 loài nấm ở châu Nam Cực, trong đó 750 là nấm không tạo địa y và 400 là tạo địa y. Một số loài sống trong đá do hệ quả của quá trình tiến hóa dưới điều kiện cùng cực và góp phần đáng kể vào việc làm nên hình dạng đá ấn tượng của Thung lũng Khô McMurdo và những rặng núi xung quanh. Hình thái bên ngoài đơn giản, cấu trúc không mấy phân biệt, hệ thống trao đổi chất và enzym vẫn hoạt động ở mức nhiệt rất thấp, cùng vòng đời ngắn đi giúp những loại nấm này chuyên thích nghi với môi trường khắc nghiệt như thung lũng McMurdo. Cụ thể, chúng chịu được tia tử ngoại nhờ tế bào hắc tố mạnh và dày vách. Các đặc điểm này cũng có ở tảo và khuẩn lam, gợi ý sự thích nghi với điều kiện thịnh hành ở châu Nam Cực. Từ đó dẫn đến suy đoán rằng nếu sự sống từng xuất hiện trên Sao Hỏa thì nó có lẽ trông tương tự nấm Nam Cực như "Cryomyces antarcticus" và "Cryomyces minteri". Một số loại nấm dường như là đặc hữu của châu Nam Cực, đó còn bao gồm các loài sống trong phân nhất định đã từng tiến hóa để đối phó với thách thức kép: sinh trưởng trong phân ở nhiệt độ cực thấp và sống sót trong hành trình đi qua ruột của động vật máu nóng. Thực vật. Khoảng 300 triệu năm trước rừng cây kỷ Permi bắt đầu che phủ lục địa và thảm thực vật lãnh nguyên tồn tại cho đến 15 triệu năm trước. Tuy nhiên khí hậu châu Nam Cực ngày nay không cho phép thảm thực vật rộng lớn hình thành. Nhiệt độ băng giá, đất nghèo dinh dưỡng, thiếu độ ẩm, và thiếu ánh mặt trời khiến cây cối không thể phát triển. Vì lẽ đó thực vật rất thiếu tính đa dạng và khả năng phân bổ bị hạn chế. Quần thực vật của lục địa chủ yếu là rêu. Có khoảng 100 loài rêu thực và 25 loài rêu tản, chỉ ba loài thực vật có hoa là "Deschampsia antarctica", "Colobanthus quitensis", "Poa annua" phi bản địa và tất cả đều được tìm thấy ở bán đảo Nam Cực. Sinh trưởng bị hạn chế trong vài tuần mùa hè. Sinh vật khác. Châu Nam Cực có 700 loài tảo, đa phần là thực vật phù du. Tảo tuyết đa màu và tảo cát đặc biệt phong phú ở những vùng duyên hải vào mùa hè. Vi khuẩn được phát hiện sống trong tăm tối và lạnh lẽo ở độ sâu đến 800 m bên dưới lớp băng. Bảo tồn. Nghị định thư Bảo vệ Môi trường của Hiệp ước Nam Cực (còn gọi là Nghị định thư Môi trường hay Nghị định thư Madrid) bắt đầu có hiệu lực năm 1998 là văn kiện chính liên quan đến bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học ở châu Nam Cực. Ủy ban Bảo vệ Môi trường khuyến nghị Hội nghị Tư vấn Hiệp ước Nam Cực bàn về các vấn đề bảo tồn và môi trường. Một mối lo lớn là nguy cơ vô ý mang đến những loài phi bản địa từ nơi khác. Đạo luật Bảo tồn Nam Cực thông qua năm 1978 đã áp đặt một số hạn chế lên hoạt động đánh bắt của Hoa Kỳ ở châu Nam Cực. Hành vi mang đến động vật hay thực vật ngoại lai có thể bị phạt hình sự vì gây hại cho loài bản địa. Việc moi lân, loài quan trọng trong hệ sinh thái Nam Cực, bị đánh bắt quá mức đã khiến giới chức sửa đổi luật đánh cá. Hiệp định Bảo tồn Tài nguyên sống Biển Nam Cực (CCAMLR) đi vào hiệu lực năm 1980 yêu cầu chỉnh đốn lại tất cả hoạt động đánh bắt ở Nam Đại Dương được xem là có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái Nam Cực. Tuy nhiên bất chấp luật mới, đánh bắt bất hợp pháp và không kiểm soát vẫn là vấn nạn nghiêm trọng, đặc biệt là loài cá răng Patagonia. Ước tính 32.000 tấn cá răng đã bị săn bắt trái phép trong năm 2000 và hành vi này đang gia tăng. Chính trị. Một số quốc gia tuyên bố chủ quyền ở những vùng nhất định. Vài trong số này công nhận lẫn nhau song giá trị pháp lý của những tuyên bố không được toàn thể chấp nhận. Hành động khẳng định chủ quyền ở châu Nam Cực bị đình chỉ từ năm 1959, dù vậy vào năm 2015 Na Uy đã chính thức thôn tính vùng đất Queen Maud. Hiệp ước Nam Cực 1959 và những hiệp định liên quan khác gọi chung là Hệ thống Hiệp ước Nam Cực quy định tình trạng châu Nam Cực. Theo đó châu Nam Cực được định nghĩa là toàn bộ đất đai và thềm băng phía nam 60° N. 12 nước trong đó có Liên Xô (sau này là Nga), Vương quốc Anh, Argentina, Chile, Úc, và Hoa Kỳ ký kết hiệp ước. Châu Nam Cực được xếp là một khu bảo vệ môi trường, bảo tồn khoa học cho phép tự do nghiên cứu khoa học và cấm hoạt động quân sự. Đây là thỏa thuận kiểm soát vũ khí đầu tiên trong Chiến tranh Lạnh. Vào năm 1983 các bên tham gia hiệp ước bắt đầu đàm phán về quy định khai thác mỏ ở châu Nam Cực. Một liên minh các tổ chức quốc tế đã khơi mào chiến dịch tạo áp lực dư luận để ngăn chặn mọi hành vi khai khoáng trong khu vực, đi đầu là Greenpeace từng vận hành trạm khoa học riêng của họ là World Park Base ở biển Ross từ 1987 đến 1991 và thực hiện các chuyến thám hiểm thường niên để ghi lại tác động của con người đến môi trường ở châu Nam Cực. Vào năm 1988, Công ước Quy định Tài nguyên Khoáng sản Nam Cực (CRAMRA) được thông qua. Tuy nhiên một năm sau Úc và Pháp thông báo sẽ không thông qua làm dập tắt mọi ý định và mục đích của công ước. Thay vào đó họ đề xuất đàm phán một chế độ toàn diện nhằm bảo vệ môi trường Nam Cực. Nghị định thư Bảo vệ Môi trường của Hiệp ước Nam Cực ("Nghị định thư Madrid") được đàm phán khi các nước khác đồng tình và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 14 tháng 1 năm 1998. Văn kiện cấm mọi hành vi khai thác mỏ và định rõ châu Nam Cực là "khu bảo tồn thiên nhiên dành cho khoa học và hòa bình". Hiệp ước Nam Cực cấm mọi hoạt động quân sự ở châu Nam Cực, bao gồm việc xây các căn cứ quân sự và công sự, diễn tập quân sự, và thử vũ khí. Quân nhân hay quân bị chỉ được phép dùng cho nghiên cứu khoa học và những mục đích hòa bình khác. Cuộc diễn tập mặt đất duy nhất được ghi lại là chiến dịch nhỏ NINETY của quân đội Argentina vào năm 1965. Các lãnh thổ châu Nam Cực. Argentina, Anh, Chile tranh giành mọi diện tích xen lấn dẫn đến xích mích. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2012, Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung Anh đặt tên một khu vực không tên trước đó là Queen Elizabeth Land (Vùng đất Nữ hoàng Elizabeth) để mừng Đại lễ Kim cương của Nữ hoàng Elizabeth II. Tới ngày 22 đại sứ Anh ở Argentina John Freeman bị chính phủ Argentina triệu tập để phản đối tuyên bố. Quan hệ Argentina–Anh vốn đã bị tổn hại suốt năm 2012 bởi tranh chấp về chủ quyền của quần đảo Falkland gần đó và dịp kỷ niệm 30 năm chiến tranh Falkland. Các khu vực mà Úc và New Zealand tuyên bố là lãnh thổ Anh đến khi chúng được trao tay sau khi những nước này giành độc lập. Úc hiện khẳng định diện tích lớn nhất. Anh, Úc, New Zealand, Pháp và Na Uy đều công nhận lãnh thổ của nhau. Còn các nước khác tham gia hiệp ước Nam Cực quan tâm đến lãnh thổ ở châu Nam Cực song điều khoản của hiệp ước không cho phép họ tuyên bố chủ quyền trong lúc hiệp ước đang có hiệu lực. Kinh tế. Hiện không có hoạt động kinh tế ở châu Nam Cực trừ đánh cá ngoài khơi và du lịch quy mô nhỏ, cả hai đều khởi điểm bên ngoài lục địa. Mặc dù than, hydrocacbon, quặng sắt, bạch kim, đồng, crôm, niken, vàng và các khoáng sản khác đã được tìm thấy song không nhiều để khai thác. Nghị định thư Bảo vệ Môi trường 1991 cũng hạn chế tiếp cận tài nguyên. Vào năm 1998 các bên nhất trí một thỏa hiệp áp đặt lệnh cấm khai mỏ vô thời hạn sẽ được xét lại vào năm 2048, điều này hạn chế thêm hoạt động khai thác và phát triển kinh tế. Đánh bắt và buôn bán cá ngoài khơi là hoạt động kinh tế chủ yếu. Sản lượng cá Nam Cực báo cáo năm 2000–01 là 112.934 tấn. Du lịch thám hiểm quy mô nhỏ tồn tại từ năm 1957 và hiện lệ thuộc vào những điều khoản của Nghị định thư Bảo vệ Môi trường nhưng thực tế do Hiệp hội Điều hành Du lịch Nam Cực Quốc tế (IAATO) tự điều chỉnh. 95% hoạt động du lịch liên kết với IAATO. Chuyến đi chủ yếu bằng tàu cỡ nhỏ hay trung bình, tập trung vào những thắng cảnh cụ thể cùng động vật hoang dã biểu tượng có thể tiếp cận. Có 37.506 chuyến tham quan vào mùa hè Nam Bán cầu 2006–07, gần như toàn bộ là từ tàu thương mại; con số này năm 2015–16 là 38.478 chuyến. Tính đến năm 2015 có hai máy rút tiền tự động của Wells Fargo ở châu Nam Cực. Dòng du khách làm dấy lên chút quan ngại về ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái và môi trường. Một số nhà khoa học và môi trường kêu gọi quy định chặt chẽ hơn đối với tàu bè và đề ra giới hạn du lịch. Các bên tham gia Hiệp ước Nam Cực phản ứng thông qua Ủy ban Bảo vệ Môi trường và sự hợp tác với IAATO, đóng cửa hoặc hạn chế những địa điểm vốn hay hút khách. Từng có những chuyến bay tham quan Nam Cực (không hạ cánh) khởi hành từ Úc và New Zealand cho đến vụ máy bay của Air New Zealand rơi ở núi Erebus vào năm 1979 khiến toàn bộ 257 người trên máy bay tử nạn. Qantas khôi phục đường bay thương mại từ Úc đến châu Nam Cực vào giữa thập niên 1990. Nghiên cứu. Hàng năm, các nhà khoa học đến từ 28 nước khác nhau tiến hành những thí nghiệm không làm được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Số nhà khoa học vận hành các trạm nghiên cứu là hơn 4.000 vào mùa hè và hơn 1.000 vào mùa đông. Trạm nghiên cứu lớn nhất ở châu Nam Cực là McMurdo chứa được hơn 1.000 nhà khoa học và du khách. Các nhà nghiên cứu gồm có nhà sinh học, địa chất học, hải dương học, vật lý học, thiên văn học, băng hà học, và khí tượng học. Nhà địa chất nghiên cứu kiến tạo mảng, vẫn thạch từ không gian ngoài, và tài nguyên từ sự tan vỡ của siêu lục địa Gondwana. Nhà băng hà nghiên cứu lịch sử và động lực của băng nổi, tuyết theo mùa, sông băng, phiến băng. Nhà sinh học khảo sát sự sống hoang dã, tìm hiểu cái cách mà nhiệt độ khắc nghiệt cùng sự hiện diện của con người tác động đến khả năng thích nghi và chiến lược sinh tồn đa dạng của sinh vật. Bác sĩ thí nghiệm truyền vi rút và phản ứng của cơ thể với nhiệt độ cùng cực. Nhà vật lý thiên văn tại Trạm Amundsen–Scott nghiên cứu bức xạ nền vũ trụ và thiên cầu. Quan sát thiên văn tiến hành ở nội lục châu Nam Cực tốt hơn hầu hết các điểm bề mặt Trái Đất khác bởi nơi đây cao nên khí quyển mỏng, nhiệt độ thấp làm giảm lượng hơi nước trong khí quyển, và không có ô nhiễm ánh sáng giúp cảnh quan không gian trong hơn. Băng vùng Nam Cực vừa là lá chắn và môi trường phát hiện cho kính viễn vọng nơ-tri-nô lớn nhất thế giới được xây phía dưới Trạm Amundsen–Scott 2 km. Từ thập niên 1970 một trọng tâm nghiên cứu quan trọng là tầng ozone ở khí quyển phía trên châu Nam Cực. Vào năm 1985, ba nhà khoa học Anh làm việc với dữ liệu thu thập tại Trạm Halley trên thềm băng Brunt và phát hiện tồn tại một lỗ hổng ở tầng này. Cuối cùng người ta xác định thứ phá hủy ozone là chlorofluorocarbon (CFC) do sản phẩm của con người thải ra. Với lệnh cấm CFC trong Nghị định thư Montreal năm 1989, các đề án khí hậu nhận định tầng ozone sẽ hồi phục về trạng thái năm 1980 vào khoảng năm 2050–2070. Tháng 9 năm 2006, dữ liệu vệ tinh NASA cho thấy lỗ hổng ozone Nam Cực rộng 2.750.000 km², lớn nhất từng ghi nhận. Con người không biết nhiều về tác động của lớp ozone triệt giảm đến biến đổi khí hậu ở châu Nam Cực. Vào năm 2007 Trung tâm Không gian Địa cực thành lập sử dụng công nghệ cảm biến từ xa và địa không gian để cung cấp dịch vụ bản đồ cho các tổ nghiên cứu được chính quyền liên bang Hoa Kỳ tài trợ. Hiện trung tâm có thể ghi lại toàn bộ hình ảnh châu Nam Cực ở độ phân giải 500 mm mỗi 45 ngày. Vào ngày 6 tháng 9 năm 2007 Quỹ Địa cực Quốc tế có trụ sở ở Bỉ khánh thành Princess Elisabeth, trạm khoa học địa cực không phát thải đầu tiên trên thế giới ở châu Nam Cực nhằm nghiên cứu biến đổi khí hậu. Princess Elisabeth là trạm dựng sẵn trị giá 16,3 triệu đô-la và một phần của Năm Địa cực Quốc tế được chở từ Bỉ đến Nam Cực cuối năm 2008 để theo dõi tình trạng vùng cực. Nhà thám hiểm người Bỉ Alain Hubert phát biểu: "Đây là căn cứ không phát thải đầu tiên trong số những loại tương tự biến nó thành hình mẫu độc nhất về cách thức sử dụng năng lượng ở vùng Nam Cực". Johan Berte là trưởng nhóm thiết kế trạm và quản lý của dự án nghiên cứu khí hậu, băng hà, và vi sinh vật. Tháng 1 năm 2008, các nhà khoa học của Cục Khảo sát Nam Cực (BAS) do Hugh Corr và David Vaughan dẫn đầu báo cáo 2.200 năm trước một núi lửa đã phun trào bên dưới phiến băng châu Nam Cực và đây là vụ phun trào lớn nhất nơi này trong 10.000 năm qua. Tro núi lửa được phát hiện lắng kết trên bề mặt băng dưới dãy núi Hudson, gần sông băng đảo Pine. Một nghiên cứu năm 2014 ước tính trong thế Pleistocen phiến băng Đông Nam Cực đã mỏng đi ít nhất 500 m. Quá trình băng mỏng đi kể từ thời Cực đại băng hà cuối cùng khả năng bắt đầu hậu 14.000 năm trước với độ hao hụt chưa đến 50 m. Vẫn thạch. Vẫn thạch châu Nam Cực là một phạm vi nghiên cứu quan trọng về vật chất hình thành vào thưở sơ khai của Hệ Mặt trời, đa phần tới từ tiểu hành tinh song một số có thể từ những hành tinh lớn hơn. Vẫn thạch đầu tiên được phát hiện năm 1912 mang tên Adelie Land. Vào năm 1969 một đoàn thám hiểm Nhật Bản phát hiện chín vẫn thạch và hầu hết số này rơi xuống phiến băng trong hàng triệu năm qua. Chuyển động của phiến băng có xu hướng dồn vẫn thạch vào những điểm bị chặn như dãy núi, rồi vận động bào mòn của gió mang chúng lên bề mặt sau hàng thế kỷ bị chôn vùi dưới mưa tuyết tích tụ. Vẫn thạch Nam Cực được bảo quản tốt nếu so với vẫn thạch ở những địa bàn ôn hòa hơn trên Trái Đất. Số lượng vẫn thạch nhiều cho phép con người biết nhiều hơn về độ đa dạng của các loại vẫn thạch trong Hệ Mặt trời và mối liên hệ giữa chúng với tiểu hành tinh và sao chổi. Các loại mới và hiếm đã được tìm thấy, như các mảnh văng từ Mặt Trăng và có thể là Sao Hỏa do va chạm. Những mẫu vật, đặc biệt là ALH84001 do ANSMET phát hiện là tâm điểm tranh luận về bằng chứng cho sự sống vi sinh trên Sao Hỏa. Vì vẫn thạch trong không gian hấp thu và ghi lại bức xạ vũ trụ nên thời điểm chúng đụng Trái Đất có thể xác định qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Thời gian vẫn thạch ở Trái Đất cho biết thêm thông tin có thể hữu dụng trong công tác nghiên cứu phiến băng Nam Cực về mặt môi trường. Khối băng và mực nước biển toàn cầu. Do vị trí ở vùng cực nam, châu Nam Cực tiếp nhận tương đối ít bức xạ mặt trời ngoại trừ vào mùa hè phương nam. Điều này có nghĩa đây là một lục địa rất lạnh nơi mà nước hầu hết ở dạng băng đá. Giáng thủy là thấp (đa phần châu Nam Cực là hoang mạc) và hình thái gần như luôn là tuyết rơi, chúng dần tích tụ và làm nên một phiến băng khổng lồ che phủ mặt đất. Các phần của phiến băng này tạo thành những sông băng di chuyển hướng ra rìa lục địa. Cạnh bờ lục địa là rất nhiều thềm băng, đó là phần nổi của những sông băng chảy từ khối băng lục địa ra phía ngoài. Ngoài khơi, nhiệt độ cũng đủ thấp để khiến nước biển đóng băng hầu khắp năm. Việc hiểu về các loại băng khác nhau ở châu Nam Cực là quan trọng để hiểu được ảnh hưởng có thể có tới mực nước biển và sự liên đới đến lạnh đi toàn cầu. Hàng năm, băng biển lan rộng vào mùa đông Nam Cực và hầu hết số băng này tan chảy vào mùa hè. Chúng được tạo thành từ nước biển và trôi nổi phía trên do đó không góp phần làm mực nước biển tăng. Quy mô băng biển quanh châu Nam Cực vẫn duy trì gần như bất biến trong những thập kỷ gần đây, dù vậy sự thay đổi về độ dày lớp băng là không rõ ràng. Các thềm băng nổi tan chảy không góp phần nhiều làm mực nước biển tăng, tuy nhiên băng chảy ra từ đất liền tạo thành thềm băng thì có. Hiệu ứng này được bù lại bởi tuyết rơi trong lục địa. Sự sụp đổ của những thềm băng lớn quanh bờ biển châu Nam Cực, đặc biệt dọc bán đảo Nam Cực, đã được chứng kiến trong những thập kỷ gần đây. Dấy lên những lo ngại rằng điều này có thể dẫn tới việc sông băng từ khối băng lục địa chảy nhiều hơn ra phía ngoài. Trong lục địa, lượng băng lớn hiện diện chiếm khoảng 70% trữ lượng nước ngọt trên thế giới. Khối băng này liên tục được bổ sung thêm từ tuyết và hao hụt đi do chảy ra biển. Sheperd "et al." 2012 thấy rằng các phương pháp vệ tinh khác nhau để đo khối lượng và sự biến đổi của băng cho ra kết quả khá tương đồng. Kết hợp các phương pháp để chắc chắn hơn thì khối lượng băng của Đông, Tây, và bán đảo Nam Cực biến thiên +14 ± 43, −65 ± 26, và −20 ± 14 giga tấn (Gt) mỗi năm. Vào năm 2018, nhóm nghiên cứu lại một cách có hệ thống và ước tính lượng băng lục địa mất đi trung bình là 43 giga tấn một năm giai đoạn 1992−2002, con số này lên đến 220 giga tấn giai đoạn 2012−2017. Trang web Climate Change của NASA chỉ ra chiều hướng băng hao hụt hơn 100 giga tấn mỗi năm kể từ 2002. Một nghiên cứu năm 2015 của H. Jay Zwally "et al." lại phát hiện khối lượng băng tăng nhẹ xấp xỉ 82 giga tấn/năm (dao động đáng kể theo khu vực) khiến mức tăng mực nước biển toàn cầu giảm 0,23 mm/năm. Tuy nhiên, nhà phê bình Eric Rigno đến từ Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA phát biểu những phát hiện của nghiên cứu này "xung đột với mọi phương pháp độc lập khác và các nhóm sử dụng chung dữ liệu" đồng thời có vẻ đạt tới giá trị chính xác hơn những gì mà công nghệ và toán học hiện tại cho phép. Đông Nam Cực là một vùng lạnh giá có nền đất cao hơn mực nước biển và chiếm đa phần lục địa. Nơi đây phổ biến là tuyết rơi dần tích tụ trở thành băng rồi dòng chảy băng hướng ra biển. Cân bằng khối lượng tổng thể của phiến băng Đông Nam Cực được cho là hơi dương hoặc gần bằng 0. Tuy nhiên, dòng chảy ra của băng ở một vài nơi có dấu hiệu tăng. Ảnh hưởng của ấm lên toàn cầu. Châu Nam Cực đã và đang ấm lên ở một số nơi, đặc biệt tại Bán đảo Nam Cực. Nghiên cứu công bố năm 2009 của Eric Steig lần đầu tiên lưu ý xu hướng nhiệt độ bề mặt trung bình toàn lục địa tăng nhẹ khoảng >0,05 °C (0,09 °F) một thập kỷ từ 1957 đến 2006 và Tây Nam Cực đã ấm lên hơn 0,1 °C (0,2 °F) một thập kỷ trong 50 năm qua, mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân. Vấn đề này được bù đắp phần nào bởi việc Đông Nam Cực lạnh đi vào mùa thu. Có bằng chứng từ một nghiên cứu chỉ ra rằng châu Nam Cực đang ấm lên là hệ quả của việc con người phát thải carbon dioxide vào không khí, tuy nhiên điều này chưa rõ ràng. Tây Nam Cực mặc dù ấm lên nhiều nhưng không khiến băng tan đáng kể trên bề mặt và không trực tiếp tác động đến sự đóng góp của khối băng vùng này tới mực nước biển. Thay vào đó tình trạng sông băng chảy ra nhiều lên gần đây được tin là do dòng nước ấm thâm nhập từ đại dương sâu, ngay ngoài thềm lục địa. Sự góp phần làm gia tăng mực nước biển của bán đảo Nam Cực nhiều khả năng là hệ quả trực tiếp của việc bầu khí quyển nơi đây ấm lên nhiều hơn nhiều. Vào năm 2002 thềm băng Larsen-B của bán đảo Nam Cực đổ sụp. Từ ngày 28 tháng 2 đến 8 tháng 3 năm 2008 khoảng 570 km² băng của thềm băng Wilkins ở phần tây nam bán đảo đổ sụp, đặt 15.000 km² (5.800 dặm²) còn lại vào tình thế rủi ro. Thềm băng được giữ lại bởi một dải băng rất mảnh trước khi dải băng này biến mất vào ngày 5 tháng 4 năm 2009. Theo NASA, sự tan băng bề mặt vùng Nam Cực có quy mô lớn nhất trong vòng 30 năm qua xảy ra vào năm 2005 khi một khu vực băng có kích cỡ ngang California tan chảy trong một thời gian ngắn trước khi đóng băng trở lại, điều này có thể là hệ quả của việc nhiệt độ tăng cao tới 5 °C (41 °F). Một nghiên cứu công bố trên "Nature Geoscience" năm 2013 (trực tuyến tháng 12 năm 2012) nhận định trung tâm Tây Nam Cực là một trong những vùng ấm lên nhanh nhất trên Trái Đất. Các nhà nghiên cứu đưa ra dữ liệu nhiệt độ hoàn chỉnh từ trạm Byrd ở châu Nam Cực và khẳng định nó "cho thấy sự gia tăng tuyến tính trong mức nhiệt thường niên giai đoạn 1958-2010 ở ngưỡng 2,4±1,2 °C". Tháng 2 năm 2020 châu Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất 18,3 °C, cao hơn gần một độ so với kỷ lục trước đó là 17,5 °C vào tháng 3 năm 2015. Suy giảm ozone. Ở phía trên châu Nam Cực tồn tại "lỗ hổng ozone", một vùng mật độ ozone thấp rộng lớn bao trùm gần như cả lục địa và lớn nhất vào tháng 9 năm 2006, khi ấy nó duy trì đến cuối tháng 12, lâu nhất từng ghi nhận. Lỗ hổng ozone được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1985 và có xu hướng mở rộng trong những năm quan sát. Hoạt động phát thải các chất chlorofluorocarbon hay CFC vào khí quyển được cho là nguyên nhân, chúng phân hủy ozone thành những loại khí khác. Một số nghiên cứu khoa học đề xuất rằng sự suy giảm ozone có thể đóng vai trò chủ đạo trong việc khống chế biến đổi khí hậu ở châu Nam Cực (và một vùng Nam Bán cầu rộng hơn). Ozone hấp thụ lượng lớn bức xạ tử ngoại ở tầng bình lưu. Sự sụt giảm ozone phía trên châu Nam Cực có thể làm tầng bình lưu nơi đây lạnh đi khoảng 6 °C, điều này có tác động làm tăng cường độ gió tây thổi quanh lục địa (xoáy cực) và do đó ngăn khí lạnh gần cực nam thổi ra phía ngoài. Hệ quả là khối băng lục địa của Đông Nam Cực được giữ ở mức nhiệt thấp hơn và nhiệt độ ở những vùng ngoại vi của châu Nam Cực, đặc biệt là bán đảo Nam Cực, cao hơn thúc đẩy băng tan nhanh. Các mô hình cũng đề xuất rằng hiệu ứng suy giảm ozone/tăng cường xoáy cực còn là nguyên nhân làm tăng băng biển gần lục địa trong thời gian gần đây. Vào năm 2019 lỗ hổng ozone có kích cỡ bé nhất trong 30 năm do tầng bình lưu trên Cực Nam ấm lên làm suy yếu xoáy cực.
7,630
802888
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7630
.aq
.aq là tên miền Internet quốc gia dành cho châu Nam Cực. Nó dành cho các tổ chức hoạt động tại châu Nam Cực, và để thúc đẩy sự phát triển của vùng châu Nam Cực cũng như vùng biển phía nam bán cầu. Tên miền này được quản lý bởi 2Day Internet Limited.
7,639
715442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7639
Nhà mồ Tây Nguyên
Nhà mồ, và tượng mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung Bộ, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng. Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả. Kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ. Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ. Ví dụ một ngôi nhà mồ dự định bỏ vào tháng 3 trong năm, thì từ tháng 1 năm đó người chủ hộ đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng. Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, bề thế trước đây, cột tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt như "gỗ cây hương", cây "cà- chít". Trên đường điền dã tại xã Biển Hồ, thành phố Pleiku những cột tượng bỏ từ năm 1967, cho đến nay, tuy nhà mồ không còn nữa, nhưng những cột tượng vẫn tồn tại. Do yêu cầu, ngôi nhà mồ của người Gia-rai Aráp khi dựng tại khu trưng bày ngoài trời phải bảo đảm tính bền vững, vì vậy cột tượng được đẽo bằng gỗ tốt là "gỗ cà- chít", tuy nhiên gỗ đẽo tượng này không được khai thác trong tự nhiên mà mua tại lâm trường. Vì hiện nay rừng thưa dần do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, khai thác không hợp lý, do tập quán "đốt rừng canh tác rẫy", những loại gỗ tốt theo đó mà cạn kiệt, người dân không thể kiếm được gỗ tốt. Trên thực tế trong những năm gần đây hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến hành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến là gỗ cây gạo ("pơ-lang"), vì loại gỗ này mọc nhiều ở vùng người Gia-rai sinh sống, dễ tìm ở xung quanh làng. Theo kinh nghiệm địa phương những cây hương, cây cà-chít có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phân cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứng được những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dài hơn 2 sải tay (1 sải = 160 cm), đường kính lõi khoảng 30 cm. Người Gia-rai dùng rìu, đốn cây, khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừng về buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơ thấy nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ, trong khi đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay, người ta cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra. Gỗ đẽo tượng được kéo về dựng tại "nghĩa địa" của làng, bên cạnh ngôi nhà mồ sắp bỏ mả, trước khi đẽo tượng mồ, người Gia-rai có cúng thần nhà rông ("yang rôông"), thần bến nước ("yang ia"), xin phép đẽo tượng mồ cho người chết ở trong làng, lễ cúng thường được mổ lợn làm vật hiến sinh. Dụng cụ đẽo tượng hữu hiệu và thông dụng nhất là chiếc rìu ("jong"), dụng cụ có một đầu lưỡi sắc, một đầu lưỡi tù, cán được tra bằng một thanh gỗ dài. Một loại dụng cụ nữa là "cây chà-gạc" (loại dao đa năng thông dụng của người Gia-rai) dùng để sửa lại các chi tiết trên mặt tượng. Trong thời gian gần đây phong cách tượng nhà mồ thay đổi, kéo theo những biến đổi về kỹ thuật đẽo tượng. Từ chỗ truyền thống không quan tâm đến thể hiện chi tiết tỷ mỉ, chỉ sử dụng mảng khối trên một thân gỗ cố định, người đẽo chuyển sang xu thế hiện đại thiên về tả thực, gọt đẽo các chi tiết ("mắt", "mũi", "miệng", "chân", "tay"), loại tượng cũng đa dạng hơn trước, mất đi tính mộc mạc nguyên sơ của kiểu tượng truyền thống. Trong một làng của người Gia-rai chỉ có một vài người già biết đẽo tượng đẹp (theo quan niệm của người Gia-rai) và biết làm cho tượng phong phú về mặt loại hình. Theo phong tục của người Gia-rai, thì những người đàn ông chủ hộ thường đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình mình, nhưng nhiều trường hợp vì không tin vào khả năng đẽo tượng của bản thân nên họ thường nhờ những người già trong làng có kinh nghiệm và kỹ thuật đẽo giúp. Người Gia-rai không có số đo chuẩn cho mỗi bức tượng định đẽo, người ta lấy đơn vị đo là sải ("tơ-pa") để làm ước lượng. Một bức tượng thường được tính bằng 1 sải rưỡi, 1/2 sải được chôn ở dưới đất là cột chính ("byuh") của hàng rào, 1 sải còn lại vừa là phần cột chính nhô lên khỏi mặt đất, phần trên cùng là thân tượng ("phun") như thoát ra khỏi cột gỗ đó. Địa điểm đẽo tượng được tiến hành tại khu nghĩa địa, kề ngay sát ngôi nhà mồ chuẩn bị dựng làm lễ bỏ mả. Trong khi đẽo tượng người có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng cho người ít kinh nghiệm. Họ không hề giữ bí quyết nào trong cách truyền nghề tạc tượng, những bức tượng trở thành đẹp lại phụ thuộc chính vào "hoa tay" và óc thẩm mỹ của người học nghề và người tiếp thu kinh nghiệm. Việc đẽo tượng cũng có nguyên tắc nhất định, một bức tượng khi hình thành, ngoài việc phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian, truyền tải những thông tin mang tính chất xã hội của cộng đồng người Gia-rai, về kết cấu lại phải đảm bảo tính vững chắc của hàng rào nhà mồ. Vì bản thân mỗi cột tượng lại đóng vai trò là những cột chính trong hàng rào, để giữ hàng rào chắc chắn bao quanh nhà mồ. Do vậy khi đẽo tượng bao giờ người Gia-rai cũng chủ động tạo ra một khe hở rộng giữa hai chân của bức tượng hình người, khe hở giữa chân và đuôi tượng chim, khe hở giữa hai chân trước và hai chân sau của tượng thú bốn chân. Khe hở đó là nơi xuyên một thanh gỗ dài chạy qua, giống như hệ thống mộng giằng để giữ tất các cột tượng với nhau, và giữ các cột phụ chôn sát cột chính liên kết tạo thành hàng rào. Quá trình người Gia-rai đẽo tượng, đặc biệt là bức tượng người ôm mặt ("kra-kôm"), loại tượng được coi là lớp tượng cổ nhất, có thể mô tả như sau: đầu tiên, người thợ dùng rìu, đẽo lấy phần ngực của bức tượng, phần bị đẽo lõm vào của khúc gỗ chính là ngực của bức tượng, sau đó người thợ dùng rìu tạc lấy hai tay của bức tượng người ôm mặt, bằng những nhát bổ trên thân gỗ, hai mảng nổi tiếp giáp nhau là chỗ khuỷu tay và đầu gối sẽ tạo thành một hình thể của người ôm mặt. Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét bằng với vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng. Trước khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây chà gạc nhỏ bé. Với các bức tượng có hình dáng khác như: tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên. Những bức tượng mồ Gia-rai Aráp được đẽo dựng tại hàng rào ngôi nhà mồ của Bảo tàng về kỹ thuật đẽo vẫn giữ nguyên các yêú tố truyền thống như kỹ thuật mà họ vẫn thực hiện tại Tây Nguyên. Tính nghệ thuật thể hiện trong tượng mồ. Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người Gia-rai chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có "hồn". Khác với tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Tượng mồ Gia –rai có khác biệt, tượng ra đời từ thiên nhiên, được người Gia-rai đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Khi quan sát tượng mồ với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa, người xem không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, mà còn cảm nhận được những sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống của người Gia-rai, từ người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam, người đánh trống… nghệ nhân đem lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt. Ở ngôi nhà mồ này, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tượng mồ mà người Gia-rai sử dụng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình học và các đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân theo những nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống người Gia-rai không dừng lại ở việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân thực của một khuôn mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, người Gia-rai chỉ gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, người Gia-rai đã tạo ra được bức tượng: bằng vài nhát rìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt tượng được vuốt cho nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các chi tiết như "mắt", "miệng", "mũi", "tai" chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng. Hầu hết các chi tiết nổi của con người như "bụng", "má", "cằm", "ngực", "vai"... không được đẽo nổi trội lên, mà các phần đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức tượng mồ mà người nghệ sĩ Gia-rai thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng mồ Gia-rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thủy, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới. Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh... các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ. Quan sát cách tạo hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một cánh hết sức linh hoạt. Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái... Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non ("khor") rồi hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà mồ ở làng Kép xã Lam Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, người Gia-rai trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của trâu, bò - các con vật hiến sinh trong lễ bỏ mả - để bôi lên "cột tượng". Ngoài màu đỏ, màu đen cũng được sử dụng để trang trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước thành thứ nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi "tay", "khuỷu chân", "đầu gối", "màu đen" trang trí các bộ phận như "tóc", "mắt", "miệng tượng". Nghệ thuật tượng mồ còn bắt nguồn từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng. Loại trừ tượng ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người. Người Gia-rai khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức tượng trở nên sinh động như có hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của người Gia –rai, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ hội bỏ mả. Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên.
7,640
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7640
Lễ bỏ mả (người Êđê)
Lễ bỏ mả là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như: Tiến sĩ Ngô Văn Doanh đã nhận định: "Lễ bỏ mả được đánh giá là một lễ hội mang tính tổng hợp văn hóa nghệ thuật nhuần nhuyễn và sinh động bậc nhất Tây Nguyên".
7,642
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7642
Nam Cực
Nam Cực hay Cực Nam Địa lý là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất. Nó là điểm cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực. Không có điểm nào trên Trái Đất nằm ở phía Nam của Nam Cực và không có quốc gia thuộc Nam Cực. Nam Cực là điểm giao nhau giữa trục tự quay và bề mặt phía nam của Trái Đất. Nam cực khác với cực từ nam (là điểm mà mọi đầu nam của kim nam châm trong la bàn đặt nơi khác đều hướng về và tại cực từ thì kim la bàn hướng theo phương vuông góc với mặt đất, có tọa độ là do sự lệch nhau giữa trục quay và trục từ của Trái Đất. Nam cực được xác định tại điểm có độ cao 2800m so với mực nước biển trung bình, tại điểm đặt Trạm Nam Cực Amundsen-Scott của Hoa Kỳ, được thành lập năm 1956 và luôn có người đồn trú từ đó đến nay.. Địa lý. Cho hầu hết các mục đích, Cực Nam Địa lý được xác định là điểm phía nam của hai điểm nơi trục quay của Trái Đất giao với bề mặt của nó (điểm kia là Cực Bắc Địa lý). Tuy nhiên, trục quay của Trái Đất thực tế có hiện tượng 'lắc' khá nhỏ, vì thế định nghĩa này không đủ cho những công việc đòi hỏi sự chính xác cao, xem Cực Bắc Địa lý để biết thêm thông tin. Các toạ độ địa lý của Nam cực thường được coi đơn giản là 90°Nam, bởi kinh độ của nó không được xác định về địa lý và không thích hợp. Khi cần có một kinh độ, nó có thể được coi là Ở Nam Cực mọi hướng đều là hướng bắc. Vì lý do này, các hướng tại Nam Cực đều "chỉ bắc", hướng về hướng bắc dọc theo đường kinh tuyến gốc. Cực Nam Địa lý nằm trên lục địa Châu Nam Cực (dù nó không phải là trường hợp luôn xảy ra trong toàn bộ Lịch sử Trái Đất bởi sự trôi dạt lục địa). Nó ở trên một cao nguyên không có đặc điểm, nhiều gió, băng ở độ cao 2,835 mét (9,306 ft), khoảng 1,300 km (800 dặm) từ biển gần nhất ở McMurdo Sound. Băng ước tính dày khoảng 2,700 mét (9,000 ft) tại Cực, vì thế mặt đất dưới lớp băng thực tế ở gần mực nước biển. Lớp băng cực đang di chuyển với tốc độ gần 10 mét mỗi năm theo hướng giữa 37° và 40° tây chỉ bắc, xuống Biển Weddell. Vì thế, vị trí của trạm và các thiết bị nhân tạo so với cực địa lý dần thay đổi theo thời gian. Cực Nam Địa lý được đánh dấu bởi một bảng hiệu nhỏ và được đóng vào băng, nó được chỉnh lại vị trí mỗi năm vào Năm mới để bù trừ sự di chuyển của băng. Trên bảng có ghi ngày Roald Amundsen và Robert F. Scott đến Nam Cực tiếp sau là một đoạn trích dẫn ngắn của mỗi người và có cao độ 2,835 m (9,301 ft). Nam Cực nghi lễ. Nam Cực nghi lễ là một khu vực được thiết lập cho việc chụp ảnh tại Trạm Nam Cực. Nó ở gần Cực Nam Địa lý, và gồm một khối cầu kim loại đặt trên một bệ, được bao quanh bởi các lá cờ của các quốc gia ký Hiệp ước Nam Cực. Cực không thể tiếp cận. Một cái gọi là "Nam Cực" khác là Nam Cực không thể tiếp cận, địa điểm trên Châu Nam Cực nằm xa nhất khỏi đại dương, và vì thế khó tiếp cận hơn Cực Nam Địa lý. Vị trí này nằm cách xấp xỉ 878 km từ Nam Cực thật. Thám hiểm nam cực. Trước - 1900. Địa lý cơ bản của bờ biển Châu Nam Cực không được biết cho tới giữa hoặc cuối thế kỷ 19. Sĩ quan hàng hải Mỹ Charles Wilkes đã tuyên bố (chính xác) rằng Châu Nam Cực là một lục địa mới dựa trên cuộc thám hiểm của ông trong giai đoạn 1839–40, tuy James Clark Ross, trong chuyến thám hiểm của mình năm 1839–43, hy vọng rằng ông có thể đi thuyền trên toàn bộ con đường tới Nam Cực (tất nhiên, ông đã không thành công). 1900 - 1950. Nỗ lực đầu tiên để tìm một con đường từ bờ biển Châu Nam Cực tới Nam Cực là của nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott trong chuyến Thám hiểm Khám phá năm 1901–04. Scott, đi cùng Ernest Shackleton và Edward Wilson, đã đặt ra mục tiêu đi xa hết mức có thể về phía nam, vào ngày 31 tháng 12 năm 1902, đã tới . Shackleton sau này quay lại Châu Nam Cực ở cương vị chỉ huy cuộc Thám hiểm Nimrod với mục tiêu tới Nam Cực. Ngày 9 tháng 1 năm 1909, với ba đồng đội, ông tới – 112 dặm quy chế từ Cực – trước khi buộc phải quay về. Người đầu tiên tới Cực Nam Địa lý là Roald Amundsen và đội của ông ngày 14 tháng 12 năm 1911. Amundsen đặt tên cho trại của mình là Polheim và toàn bộ cao nguyên bao quanh Cực là "Vua Haakon VII Vidde" để vinh danh Vua Haakon VII của Na Uy. Robert Falcon Scott cũng đã quay trở lại Châu Nam Cực trong chuyến thám hiểm thứ hai, Terra Nova Expedition, trong một cuộc đua với Amundsen tới Nam Cực. Scott và bốn người khác tới Nam Cực ngày 17 tháng 1 năm 1912, ba tư ngày sau Amundsen. Trong chuyến trở về, Scott và bốn đồng đội của ông đều chết vì đói và giá lạnh. Năm 1914 chuyến Thám hiểm Đế quốc xuyên Châu Nam Cực của Ernest Shackleton được lên kế hoạch với mục tiêu vượt Châu Nam Cực qua Nam Cực, nhưng con tàu của ông, chiếc "Endurance", bị mắc kẹt trong băng và đắm 11 tháng sau đó. Chuyến đi xuyên lục địa này không được thực hiện. Đô đốc Hoa Kỳ Richard Evelyn Byrd, với sự hỗ trợ của phi công Bernt Balchen, trở thành người đầu tiên bay qua Nam Cực ngày 29 tháng 11 năm 1929. 1950 - hiện nay. Mãi 44 năm sau, ngày 31 tháng 10 năm 1956 con người mới một lần nữa đặt chân tới Nam Cực, khi một đội do Đô đốc George J. Dufek thuộc Hải quân Mỹ đổ bộ tới đó trong một chiếc máy bay R4D-5L Skytrain (C-47 Skytrain). Trạm Nam Cực Amundsen-Scott được xây dựng bằng vật liệu chuyển tới bằng máy bay trong hai năm 1956–1957 cho Năm Địa vật lý Quốc tế và từ đó luôn có nhân viên đồn trú. Sau Amundsen và Scott, người đầu tiên tới Nam Cực theo đường "lục địa" (dù với một số hỗ trợ từ máy bay) là Edmund Hillary (4 tháng 1 năm 1958) và Vivian Fuchs (19 tháng 1 năm 1958) cùng đội của họ, trong chuyến Thám hiểm Khối thịnh vượng chung xuyên Châu Nam Cực. Có nhiều cuộc thám hiểm sau đó với mục đích tới Nam Cực theo đường xuyên lục địa, gồm các cuộc thám hiểm của Havola, Crary và Fiennes. Ngày 30 tháng 12 năm 1989, Arved Fuchs và Reinhold Messner là người đầu tiên tới Nam Cực mà không cần sự trợ giúp của động vật hay máy móc, chỉ dùng ván trượt và sức gió. Chuyến đi nhanh nhất không có hỗ trợ tới Cực Nam Địa lý từ đại dương kéo dài 24 ngày và 1 giờ từ Hercules Inlet do nhà thám hiểm Na Uy Christian Eide thực hiện năm 2011, vượt qua kỷ lục trước đó là 33 ngày từ Hercules Inlet và được thực hiện năm 2009 bởi các nhà thám hiểm người Canada Ray Zahab, Richard Weber và Kevin Vallely, đánh bại kỷ lục chỉ mới được lập một tháng trước đó của Todd Carmichael người Mỹ với 39 ngày và 7 giờ. Khí hậu. Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, mặt trời luôn nằm ở đường chân trời. Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu . Nhiệt độ Nam Cực thấp hơn nhiều so với Bắc Cực chủ yếu do Nam Cực nằm trên lục địa có độ cao cao hơn nhiều so với mực nước biển trong khi Bắc Cực nằm giữa đại dương, những đại dương này hoạt động như một túi đựng nhiệt. Giữa mùa hè khi mặt trời chiếc thẳng góc tại Chí Tuyến Nam, nhiệt độ Nam Cực trung bình đạt −25 °C (−12 °F). Vào mùa đông, khi mặt trời di chuyển xuống Bắc Bán Cầu, khí hậu Nam Cực trở nên lạnh lẽo với nhiệt độ khoảng −65 °C (−85 °F). Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận tại Trạm Amundsen-Scott South Pole là −13.6 °C (7.5 °F) vào ngày 27 tháng 12 năm 1978 và thấp nhất là −82.8 °C (−117.0 °F) vào ngày 23 tháng 5 năm 1982 . Tuy nhiên, nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại trạm Vostok với vào ngày 21 tháng 7 năm 1983. Nam Cực có khí hậu hoang mạc, gần như không bao giờ có giáng thủy tại lục địa này. Độ ẩm tương đối trong không khí gần như bằng 0%. Tuy nhiên gió với tốc độ lớn đã gây ra những trận bão tuyết và lượng tuyết tích tụ hằng năm đạt khoảng 20 cm . Các Trạm nghiên cứu ở đây với mái vòm như được thấy trong các hình chụp bị phủ lấp từng phần bởi tuyết và lối vào phải thường xuyên được dọn tuyết. Những công trình xây dựng gần đây được dựng trên những hàng cột cao để khắc chế những trở lực này của thiên nhiên. Thời gian. Ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất, giờ địa phương ít nhiều đồng bộ với vị trí của Mặt trời trên bầu trời. Điều này không diễn ra ở Nam Cực, vốn có 'ngày' kéo dài trọn cả năm. Một cách khác để xem giờ là chú ý rằng mọi múi giờ đều đồng quy tại cực. Không có lý do "ưu tiên" để đặt Nam Cực tại bất kỳ một múi giờ riêng biệt nào, nhưng vì lý do thuận tiện trong thực tế, Trạm Nam Cực Amundsen-Scott sử dụng giờ New Zealand. Điều này bởi Hoa Kỳ thực hiện các chuyến bay tiếp tế ("Chiến dịch Deep Freeze") từ Christchurch, New Zealand. Hệ động thực vật. Vì khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, không có các loài thực vật hay động vật sống thường xuyên tại Nam Cực. Dù thế, thỉnh thoảng vẫn có những chú chim cướp biển xuất hiện ở đó. Năm 2000 có báo cáo rằng đã phát hiện các vi khuẩn sống trong băng Nam Cực, dù các nhà khoa học nghĩ chúng có lẽ không tiến hoá tại Nam Cực.
7,647
384759
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7647
Fractal
Fractal, hay phân dạng là một vật thể hình học thường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tách ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn. Như vậy fractal có vô tận các chi tiết, các chi tiết này có thể có cấu trúc tự đồng dạng ở các tỷ lệ phóng đại khác nhau. Nhiều trường hợp, có thể tạo ra fractal bằng việc lặp lại một mẫu toán học, theo phép hồi quy. Từ "fractal" được nói đến lần đầu vào năm 1975 bởi Benoît Mandelbrot, lấy từ tiếng Latin "fractus" nghĩa là "đứt gãy". Trước đó, các cấu trúc này (ví dụ bông tuyết Koch) được gọi là "đường cong quỷ". Fractal ban đầu được nghiên cứu như một vật thể toán học. Hình học fractal là ngành toán học chuyên nghiên cứu các tính chất của fractal; những tính chất không dễ gì giải thích được bằng hình học thông thường. Ngành này có ứng dụng trong khoa học, công nghệ, và nghệ thuật tạo từ máy tính. Ý niệm cơ bản của môn này là xây dựng phép đo đạc mới về kích thước của vật thể, do các phép đo thông thường của hình học Euclid và giải tích thất bại khi mô tả các fractal. Định nghĩa. Việc định nghĩa các đặc tính của fractal, có vẻ dễ dàng với trực quan, lại cực kỳ khó với đòi hỏi chính xác và cô đọng của toán học. Mandelbrot đã định nghĩa fractal là "một tập hợp mà trong đó số chiều Hausdorff (hay chiều Hausdorff-Besicovitch) lớn hơn chiều tô pô học". Số chiều Hausdorff là khái niệm sinh ra để đo kích thước của fractal, thường không phải là một số tự nhiên. Một hình vẽ fractal trên tờ giấy 2 chiều có thể bắt đầu có những tính chất của vật thể trong không gian 3 chiều, và có thể có chiều Hausdorff nằm giữa 2 và 3. Đối với một fractal hoàn toàn tự đồng dạng, chiều Hausdorff sẽ đúng bằng chiều Minkowski-Bouligand. Các vấn đề liên quan đến định nghĩa fractal gồm: Lịch sử. Các nhà toán học bắt đầu nghiên cứu các hình tự đồng dạng tự thế kỷ 17, khi Gottfried Leibniz xem xét các đường gấp khúc và định nghĩa đường thằng là đường fractal chuẩn: "các đường thẳng là đường cong, bất kỳ phần nào của nó cũng tương tự với toàn bộ". Năm 1872, nhà toán học người Đức Karl Weierstrass đưa ra mô hình về một hàm liên tục nhưng không đâu khả vi Năm 1904, nhà toán học Thụy Điển Helge von Koch trong một bài "Sur une courbe continue sans tangente, obtenue par une construction géométrique élémentaire" đã nghiên cứu các tính chất của fractal tạo thành bắt đầu từ các đa giác đơn lồi phẳng, mà cụ thể là tam giác, có hình dạng na ná rìa của các bông tuyết và được gọi là bông tuyết Koch ("Koch snowflake") Tập hợp Mandelbrot. Tập Mandelbrot là một tập hợp các điểm nằm trong mặt phẳng phức, với biên của nó có dạng fractal. Tập Mandelbrot là tập các giá trị của số phức "c" với quỹ đạo bắt đầu từ 0 dưới phép lặp của đa thức bậc hai hệ số phức "z""n"+1 = "z""n"2 + "c" vẫn bị chặn (đóng trong biên). Có nghĩa là, một số phức "c" thuộc về tập Mandelbrot, khi bắt đầu với "z"0 = 0 và áp dụng phép lặp lại, thì giá trị tuyệt đối của "z""n" không bao giờ vượt quá một số xác định (số này phụ thuộc vào "c") cho dù "n" lớn như thế nào. Tập Mandelbrot được đặt tên theo nhà toán học Benoît Mandelbrot, người đầu tiên đã nghiên cứu và phát triển nó. Ví dụ, lấy "c" = 1 thì khi áp dụng chuỗi lặp ta thu được dãy số 0, 1, 2, 5, 26,…, và dãy này tiến tới vô cùng. Hay dãy này không bị chặn, và do vậy 1 không phải là phần tử của tập Mandelbrot. Ví dụ khác, lấy "c" = "i" (trong đó "i" được định nghĩa là "i"2 = −1) sẽ cho dãy 0, "i", (−1 + "i"), −"i", (−1 + "i"), −"i"..., và dãy này bị chặn nên "i" thuộc về tập Mandelbrot. Khi tính toán và vẽ trên mặt phẳng phức, tập Mandelbrot có hình dạng ở biên giống như một fractal, nó có tính chất tự đồng dạng khi phóng đại tại bất kì vị trí nào trên biên của tập hợp. Tập Mandelbrot đã trở thành phổ biến ở cả bên ngoài toán học, từ vẻ đẹp thẩm mỹ cho tới cấu trúc phức tạp được xuất phát từ định nghĩa đơn giản, và nó cũng là một trong những ví dụ nổi tiếng của đồ họa toán học. Nhiều nhà toán học, bao gồm Mandelbrot, đã phổ biến lĩnh vực toán học này ra công chúng. Đây là một trong những tập hợp fractal nổi tiếng nhất. Ứng dụng. Hình học Fractal có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong nhiều lĩnh vực như sinh học, y học, thiên văn, kinh tế, công nghệ thông tin... Khoa học máy tính. Hình học Fractal có thể giúp thiết kế các hình ảnh đẹp trên máy tính một cách đơn giản và trực quan. Đây là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm, nhất là đối với những người yêu mến nghệ thuật. Cơ sở hình học Fractal cũng đã được ứng dụng trong công nghệ nén ảnh một cách hiệu quả thông qua các hệ hàm lặp (IFS), đây là một trong những lĩnh vực được các chuyên gia về khoa học máy tính đặc biệt quan tâm. Phương pháp nén fractal là một phương pháp nén dữ liệu có mất mát thông tin cho ảnh số dựa trên fractal. Phương pháp này thích hợp nhất cho các ảnh tự nhiên dựa vào tính chất các phần của một bức ảnh thường giống với các phần khác của chính bức ảnh đó. Thuật toán fractal chuyển các phần này thành dữ liệu toán học được gọi là "mã fractal" và mã này được dùng để tái tạo lại bức ảnh đã được mã hóa. Đại diện của ảnh fractal được mô tả một cách toán học như là hệ thống các hàm lặp (IFS). Như đã biết, với một ánh xạ co trên một không gian metric đầy đủ, luôn tồn tại một điểm bất động. Mở rộng kết quả này cho một họ các ánh xạ co, người ta chứng minh được với một họ ánh xạ như vậy luôn tồn tại một điểm bất động. Để ý rằng với một ánh xạ co, ta luôn tìm được điểm bất động của nó bằng cách lấy một giá trị khởi đầu rồi lặp lại nhiều lần ánh xạ đó trên các kết quả thu được của mỗi lần lặp. Số lần lặp càng nhiều thì giá trị tìm được càng xấp xỉ chính xác giá trị của điểm bất động. Do đó nếu ta coi ảnh cần nén là "điểm bất động" của một họ các ánh xạ co thì mỗi ảnh ta chỉ cần lưu thông tin về họ ánh xạ thích hợp, điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều dung lượng cần có để lưu trữ thông tin ảnh. Y học và sinh học. Các nhà khoa học đã tìm ra các mối quan hệ giữa fractal với hình thù của tế bào, quá trình trao đổi chất của cơ thể người, AND, nhịp tim, … Trước đây, các nhà sinh học quan niệm lượng chất trao đổi phụ thuộc vào khối lượng cơ thể người, nghĩa là nó tỉ lệ bậc 3 khi xem xét con người là một đối tượng 3 chiều. Nhưng với góc nhìn từ hình học fractal, người ta cho rằng sẽ chính xác hơn nếu xem con người là một mặt fractal với số chiều xấp xỉ 2.5, như vậy tỉ lệ đó không nguyên nữa mà là một số hữu tỷ. Việc chẩn đoán bệnh áp dụng hình học fractal đã có những tiến bộ rõ rệt. Bằng cách quan sát hình dạng của các tế bào theo quan điểm fractal, người ta đã tìm ra các bệnh lý của con người, tuy nhiên những lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ, cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Hóa học. Hình học Fractal được sử dụng trong việc khảo sát các hợp chất cao phân tử. Tính đa dạng về cấu trúc polymer thể hiện sự phong phú về các đặc tính của hợp chất cao phân tử chính là các fractal. Hình dạng vô định hình, đường bẻ gãy, chuỗi, sự tiếp xúc của bề mặt polyme với không khí… đều có liên quan đến các fractal. Sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử trong hợp chất, dung dịch, các quá trình tương tác gần giữa các chất với nhau,… đều có thể xem như một hệ động lực hỗn độn (chaos). Vật lý. Trong vật lý, khi nghiên cứu các hệ cơ học có năng lượng tiêu hao (chẳng hạn như có lực ma sát) người ta cũng nhận thấy trạng thái của các hệ đó khó xác định trước được và hình ảnh hình học của chúng là các đối tượng fractal. Thiên văn học. Các nhà khoa học đã tiến hành xem xét lại các quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời cung như trong các hệ thiên hà khác. Một số kết quả cho thấy không phải các hành tinh này quay theo một quỹ đạo Ellipse như trong hình học Euclide mà nó chuyển động theo các đường fractal. Quỹ đạo của nó được mô phỏng bằng những quỹ đạo trong các tập hút "lạ". Kinh tế. Mô tả sự biến động của giá cả trên thị trường chứng khoán bằng các đồ hình fractal sẽ cho phép chúng ta theo dõi sự biến động của giá cả. Trên cơ sở đó dự báo giá cả trên thị trường dựa theo các luật của hình học fractal.
7,656
70498881
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7656
Họ (định hướng)
Họ trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Nó có thể là:
7,657
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7657
Họ
Họ là một phần trong tên gọi đầy đủ của một người để chỉ ra rằng người đó thuộc về gia đình, gia tộc hay dòng dõi nào. Trong các ngôn ngữ phương Tây như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha Brasil, tiếng Hà Lan và tiếng Pháp, người ta thường có hai tên hoặc nhiều hơn (tên và tên đệm), và họ thông thường đứng ở cuối, điều này giải thích tại sao đôi khi người ta gọi họ là "last name" (tên cuối). (Đôi khi nó được gọi không chính xác là "second name" – tên thứ hai – điều này có thể gây nhầm lẫn với tên đệm). Trong tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha người ta thông thường có một (hoặc nhiều) tên và hai họ. Việc đặt họ trong tên gọi hoàn chỉnh của một người nào đó không phải là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới. Cụ thể, tên gọi đầy đủ của những người dân Iceland, Tây Tạng và người dân trên đảo Java thông thường không có họ – những người nổi tiếng không có họ có thể kể đến là Suharto và Sukarno (xem Họ tên của người Indonesia). Ngoài ra, nhiều hoàng tộc cũng không sử dụng họ. Châu Âu-Châu Mỹ. Trong tiếng Anh, từ "surname" là "tên" được tiếp đầu ngữ bởi từ "sur" của tiếng Pháp (có nghĩa là "trên"), có nguồn gốc từ tiếng Latinh "super" ("trên"). Trong quá khứ nó đôi khi được phát âm là "sirname" hay "sirename" (người ta cho rằng nó có nghĩa là "tên gọi của người đàn ông" hay "tên gọi của bố") theo những diễn giải tưởng tượng. Phụ nữ thông thường đổi họ của mình sau khi kết hôn. Họ của người phụ nữ trước bất kỳ một cuộc hôn nhân nào của người đó được biết đến như là "maiden name" (họ thời con gái). Đây là điều bình thường đối với những người phụ nữ khi lấy họ của chồng mình, và con cái của họ cũng lấy họ của bố; mặc dù tại một số quốc gia người ta cho phép các bà vợ hay các đứa con có thể mang họ khác. Vẫn có những quốc gia còn cho phép người đàn ông lấy họ vợ. Cụ thể tại những nước nói tiếng Anh, một số người chọn họ kép sau khi kết hôn, tạo ra từ họ của vợ và chồng, nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-). Trong thế kỷ XIX, Francis Galton công bố các nghiên cứu thống kê về sự biến mất của một số họ. Xem Quy trình Galton-Watson để hiểu thêm về các giải thích toán học. Các quốc gia dùng tiếng Anh. Một điều đáng ngạc nhiên là tất cả các họ có nguồn gốc Anh chỉ có một trong 4 dạng sau: Tại Mỹ, họ của nhiều người da đen có nguồn gốc từ sự chiếm hữu nô lệ. Rất nhiều người trong số đó có họ là do trước đây các chủ nô đã đặt họ cho tổ tiên của những người đó. Ngoài ra nhiều nô lệ sau khi được giải phóng đã tự đặt họ hay lấy họ của chủ cũ. Rất nhiều người, chẳng hạn như Muhammad Ali và Malcolm X, thay đổi họ của mình hơn là sống cùng với những cái họ mà chủ nô đã đặt cho tổ tiên của mình. Truyền thống bỏ họ của mình của người phụ nữ (gọi là họ khi sinh hay họ thời con gái) sau khi kết hôn để sử dụng họ của chồng có lịch sử lâu dài. Trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ đã giữ lại họ của mình kể cả sau khi đã lấy chồng. Tuy nhiên, trong những gia đình như vậy thì con cái đa phần vẫn lấy theo họ của người cha. Tại Mỹ, người phụ nữ thông thường trở thành "Mrs. X" (hay Bà X, với X là họ của người chồng) sau khi cưới, mặc dù gần đây các bà này còn được gọi như là "Mrs. Y X" nhiều hơn (với Y là tên và X là họ của chồng). Rất hiếm người đàn ông ở các nước phương Tây lấy họ của vợ; điều này chủ yếu diễn ra vào thời Trung cổ, khi người đàn ông từ những gia đình nghèo khó lấy vợ là con gái duy nhất của người ở đẳng cấp cao hơn và giàu có - do vậy họ có trách nhiệm lấy họ của vợ để đổi lấy quyền thừa kế. Trong thế kỷ XVIII và XIX ở Vương quốc Anh, các di chúc đôi khi được viết phụ thuộc vào việc người đàn ông thay đổi (hay kết hợp) họ của người đó, việc này có giá trị để họ của người trao thừa kế còn được xuất hiện. Ngày nay, một số đàn ông lấy họ của vợ là do họ tự chọn hơn là bị ép buộc. Các cặp vợ chồng có thể chọn họ khác thay vì lấy họ của vợ hay chồng. Như là một giải pháp cho vấn đề này, nói chung các cặp vợ chồng sẽ lấy họ kép. Ví dụ: khi "John Smith" và "Mary Jones" cưới nhau, họ sẽ trở thành "John Smith-Jones" và "Mary Smith-Jones". Tuy nhiên, nhiều cặp không thích lựa chọn này, vì nó có thể tạo ra tên gọi dài dòng (ví dụ: "Heathcote-Drummond-Willoughby"). Vì thế người vợ có thể lấy họ thời con gái làm tên đệm. Vì thế, khi John Smith cưới Mary Jones, cô ta sẽ trở thành "Mrs. Smith", nhưng cô có thể nói về mình như là "Mary Jones Smith". Trong một số vụ việc pháp lý, đã từng có vụ kiện để "họ hợp pháp" của người phụ nữ được thay đổi một cách "tự động" sau khi kết hôn. Ngày nay điều này không phải là như vậy do người phụ nữ có thể dễ dàng thay đổi họ của mình thành họ sau khi kết hôn, mặc dù nó không còn là tự động nữa. Trong một số luật pháp, các vụ kiện quyền công dân đã từng xảy ra nhằm thay đổi luật sao cho người đàn ông có thể dễ dàng đổi họ thành họ sau khi cưới. Các quốc gia dùng tiếng Pháp. Tại các quốc gia dùng tiếng Pháp có những sự tương đồng với những quốc gia dùng tiếng Anh trong việc sử dụng họ. Tuy nhiên, tại Pháp và Québec việc thay đổi họ sau khi kết hôn không còn được thừa nhận. Những người muốn đổi họ sau khi kết hôn phải tuân theo cùng một thủ tục pháp lý như những trường hợp muốn đổi họ khác. Nói cách khác, mặc dù một người có thể sử dụng họ kết hôn nhưng "họ luật định" của người đó là không thay đổi. Họ của người Pháp thông thường được viết hoa, giống như là thông thường được viết cho họ của người Trung Quốc (xem dưới đây). Tại Pháp, cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2005, trẻ em phải mang họ của người cha theo luật định. Từ ngày này trở đi, khoản 311-21 của Luật dân sự Pháp cho phép cha mẹ lấy họ cho con theo họ bố, mẹ hay kết hợp cả hai họ - nhưng không cho phép quá hai họ được kết hợp. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì họ của người cha được sử dụng . Điều này làm cho luật pháp của Pháp phù hợp với tuyên ngôn năm 1978 của Liên minh châu Âu về việc yêu cầu các chính phủ thành viên có các biện pháp để chấp nhận quyền bình đẳng trong việc đặt họ, biện pháp này cũng được Liên hiệp quốc ủng hộ năm 1979. Các biện pháp tương tự cũng đã được chấp thuận ở Đức (năm 1976), Thụy Điển (năm 1982), Đan Mạch (năm 1983) và Tây Ban Nha (năm 1999). Ireland. Nhiều họ ở Ireland có nguồn gốc Gaelic được biến đổi từ tên của cha hay tổ tiên, tên hiệu, hay các tên miêu tả. Trong nhóm thứ nhất có thể đưa vào các họ như Mac Murrough, Maguire, MacDermott, MacCarthy (tất cả đều biến đổi từ tên cha) hay O'Brian, O'Neill, O'Donnell, O'Toole (tên tổ tiên). Các họ biến đổi từ tên hiệu gồm có: Docherty ("dortach" - gây tổn thương), Garvery ("garbh" - thô), Manton ("mantach" - sún), Duffy ("dubh" - đen, giống như tóc đen), Bane ("ban" - trắng, giống như tóc trắng), Finn ("fionn" - vàng hoe, giống như tóc vàng hay tóc hung), Kennedy ("cennidie" - đầu thô). Các họ miêu tả gồm có: Carr ("gearr" - ngắn hay nhỏ), Joyce/Seoige (từ tiếng Wales "sais" có nghĩa là Saxon hay English), Kearney ("ceithearnach" - người có đôi chân vững chắc), Brehony ("mac an Brehon" - con trai của người am hiểu), Ward ("mac an Bard" - con trai của thi sĩ). Ngược lại với nước Anh, rất ít họ Gaelic được biến đổi từ tên gọi của một khu vực. Trong số những họ như vậy có thể nhóm lại thành một nhóm nhỏ, một số họ có thể là sự lai tạp của tên riêng hay họ Gaelic. Trong những khu vực mà một họ nào đó là quá phổ biến, các tên gọi bổ sung được thêm vào mà đôi khi chúng tuân theo các mẫu cổ xưa. Ví dụ, tại Ireland, "Murphy" là một tên gọi cực kỳ phổ biến, các gia đình Murphy cụ thể nào đó có thể thêm tên hiệu, vì thế gia đình Denis Murphy được gọi là "những người thợ dệt" và Denis tự gọi mình là Murphy "thợ dệt". Xem thêm O'Hay Vì những lý do như vậy, các tên hiệu (the Fada Burkes, có nghĩa là Burkes dài/cao), tên cha (John Morrissey Ned) hay họ thời con gái của mẹ (Kennedy trở thành Kennedy-Lydon) có thể trở thành các họ thông thường hay luật định. Các gia đình người Ireland của "de Courcy Ireland" đã gọi mình như thế để phân biệt họ với những người họ hàng đã chuyển tới Pháp trong thế kỷ XVII-XVIII. Ngoài ra, những khu vực dùng Tiếng Ireland vẫn còn tuân theo các truyền thống cũ về việc đặt tên, họ theo tên, họ của cha, ông, cụ, kỵ v.v. Ví dụ: Mike Bartly Pat Reilly (có nghĩa là Mike- con trai của Bartholomew- con trai của Pat Reilly), John Michel John Oge Pat Breanach (John-con trai của Michael- con trai của John trẻ- con trai của Pat Breanach), Tom Paddy-Joe Seoige (Tom- con trai của Paddy-Joe Seoige), Mary Bartly Mike Walsh (Mary- con gái của Bartly- con trai của Mike Walsh) v.v. Thậm chí ngay những vùng dùng tiếng Anh, đặc biệt ở vùng nông thôn, đôi khi truyền thống này vẫn còn tồn tại. Một số tiền tố trong họ của người Ireland: Tây Ban Nha và các khu vực dùng tiếng Tây Ban Nha. Trong thời trung cổ, hệ thống lấy tên cha tương tự như hệ thống sử dụng ở Iceland. Ví dụ, Álvaro - con trai của Rodrigo - có tên gọi là Álvaro Rodríguez. Con trai của ông ta - Juan - không phải là Juan Rodríguez, mà là Juan Álvarez. Theo thời gian rất nhiều tên gọi theo kiểu này trở thành họ và chúng là những họ phổ biến trong thế giới dùng tiếng Tây Ban Nha. Các nguồn khác của các họ là các đặc trưng hay thói quen cá nhân, nghề nghiệp, khu vực địa lý hay đặc trưng dân tộc: Delgado (mỏng), Moreno (sẫm); Molina (chủ cối xay), Guerrero (chiến binh); Alemán (Đức). Tại Tây Ban Nha và một số quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này (các cựu thuộc địa của Tây Ban Nha), mỗi người có 2 họ (mặc dù trong một số hoàn cảnh chỉ có họ đầu tiên được dùng): họ thứ nhất là họ thứ nhất của người cha, họ thứ hai là họ thứ nhất của người mẹ. Phụ thuộc vào từng quốc gia, các họ này có thể (hoặc không) nối với nhau bằng chữ cái "y" (và) hay "de" (của). Tuy vậy, hiện nay nhiều người ở các nước Nam Mỹ chấp nhận cách đặt tên-họ theo kiểu Anh, vì thế họ có hai tên và một họ duy nhất. Ngày nay ở Tây Ban Nha, phụ nữ khi lấy chồng vẫn giữ nguyên vẹn 2 họ của mình. Trong một số tình huống người phụ nữ đó có thể được gọi đầy đủ như sau: tên + họ cha đẻ + họ cha chồng (thông thường được liên kết bằng chữ "de"). Ví dụ, Ana García Díaz, khi lấy Juan Guerrero Macías, có thể gọi là Ana García de Guerrero, nhưng tập quán này (có từ thời trung cổ), đang bị suy tàn, và nó không có giá trị pháp lý. Các cặp vợ chồng có thể tự lựa chọn trật tự cho họ của con cái của mình: chúng hoặc giữ cách đặt họ truyền thống, như đã nói trong ví dụ (Guerrero García) là cách phần lớn mọi người đều theo, hay theo trật tự ngược lại (García Guerrero). Quyết định này phải duy trì cho tất cả mọi người con của cặp vợ chồng đó. Bồ Đào Nha và Brasil. Cách đặt họ của người Bồ Đào Nha ngược lại với cách đặt của người Tây Ban Nha. Mỗi người có ít nhất 2 họ: họ đầu tiên là họ thứ hai của mẹ; họ thứ hai là họ thứ hai của cha. Tên gọi đầy đủ của mỗi người có thể có nhiều nhất là 6 (2 tên và 4 họ - có thể có 2 họ từ cha và 2 họ từ mẹ). Tại Brasil quy tắc là tương tự, ngoại trừ duy nhất là hiện nay rất phổ biến đối với mỗi người là chỉ có một họ: họ thứ hai của cha. Trong thời trung cổ truyền thống đặt theo tên cha là rất phổ biến – các họ tương tự như Gonçalves ("con trai của Gonçalo"), Fernandes ("con trai của Fernando"), Nunes ("con trai của Nuno") v.v ngày nay được sử dụng như là họ thông thường. Iceland. Tại Iceland, phần lớn người dân không có họ; phần tên gọi cuối cùng trong tên gọi đầy đủ của một người được đặt theo tên người cha của người đó. Ví dụ, ông Karl có con gái tên là Anna và con trai tên là Magnús, thì tên gọi đầy đủ của hai người này sẽ là Anna Karlsdóttir ("con gái của Karl") và Magnús Karlsson ("con trai của Karl"). Khu vực Scandinavia. Tại khu vực Scandinavia các họ thông thường (nhưng không nhất thiết phải có) có nguồn gốc từ tên của cha. Ví dụ: họ của người Thụy Điển "Karlsson" (lưu ý là có 2 chữ s), có nghĩa là "con trai của Karl" nhưng ngày nay Karlsson là một họ và cha của người mang họ này không nhất thiết phải có tên là "Karl". Ở Đan Mạch và Na Uy các họ kết thúc với cụm từ -"sen" là phổ biến. Ví dụ: "Karlsen" có nghĩa là "con trai của Karl". Các họ này ngày nay tương tự như các họ khác ở nhiều quốc gia phương Tây khác. Trước thế kỷ XIX đã tồn tại một hệ thống đặt tên-họ ở Scandinavia giống như ở Iceland ngày nay. Tuy nhiên, các gia đình quý tộc, về nguyên tắc đã chấp nhận họ, có thể được nói đến như là tổ tiên thực sự hay được coi là như thế (ví dụ Earl Birger Magnusson "Folkunge") hay là phù hiệu của gia đình (ví dụ vua Gustav Eriksson "Vasa"). Trong nhiều tên gọi của các dòng họ quý tộc còn tồn tại, chẳng hạn "Cederqvist" ("cành tuyết tùng") hay "Stiernhielm" ("mũ ngôi sao"), việc diễn giải theo kiểu ngày xưa đã lỗi thời, nhưng tên gọi thì không thay đổi. Sau này, những người dân từ tầng lớp trung lưu của Scandinavia, chủ yếu là thợ thủ công và dân thành thị, đã lấy họ tương tự như của tầng lớp quý tộc. Các họ của người Thụy Điển như là "Bergman", "Holmberg", "Lindgren", "Sandström" và "Åkerlund" là rất hay gặp và phổ biến tới ngày nay. Điều tương tự cũng đúng với người Na Uy hay Đan Mạch. Các họ như thế thông thường chỉ tới nơi cư ngụ của gia đình. Vì lý do này, Đan Mạch có tỷ lệ cao các tên gọi các họ được biến hóa từ các trang trại, được kèm theo bằng hậu tố -"gaard" – cách phát âm hiện đại là "gård", nhưng ở Thụy Điển, cách phát âm thời cổ vẫn còn trong tên gọi của các họ. Ví dụ nổi tiếng nhất của loại tên gọi họ như vậy có lẽ là "Kierkegaard" (nghĩa nguyên thủy là: "trang trại cạnh nhà thờ", cùng với "kierke", thực tế bao gồm cả hai kiểu phát âm thượng cổ), nhưng nhiều họ khác cũng có thể minh họa cho điều này. Cần phải nói thêm rằng, cho dù các họ là có nguồn gốc từ nguyên quán của chủ sở hữu, quyền sở hữu họ như thế không phải là chỉ thị của mối quan hệ họ hàng với những người khác cũng mang họ đó. Các vùng dùng tiếng Hà Lan. Rất nhiều họ của người Hà Lan và người Vlaanderen cùng bắt đầu với tiền tố như "van" (từ, của), "de" (tương tự mạo từ "the" tiếng Anh chỉ cái, con, người), "der" (của...), "van de" (từ cái...), "in het" (trong cái...). Ví dụ: "de Groot" (người vĩ đại), "van Rijn" (từ sông Rhine). Các tiền tố này thông thường không viết hoa. Đây có quy tắc chính tả mà xui khiến khi nào nên hay không nên viết hoa. Ở nước Bỉ bình thường người ta dùng chính tả của giấy chứng minh, không kể đến quy tắc này. Trong các danh mục tên-họ thì các tiền tố này bị bỏ đi để phân loại. Nga, Ukraina, Belarus và các nước cộng hòa Xô viết cũ. Tại Nga, phần đuôi của họ phụ thuộc theo giới tính của người mang họ. Ví dụ, vợ của Ivanov có họ là Ivanova. Tương tự như vậy cho các đuôi: Nó là đặc trưng cho gần như tất cả những người sử dụng các ngôn ngữ Kiril. Tên gọi đầy đủ của người Nga, nói chung, gồm tên, họ và phụ danh (một dạng thức có biến đổi của tên người cha). Ví dụ, trong tên gọi "Aleksei Ivanovich Chekhov", "Chekhov" là họ và "Ivanovich" là phụ danh; ta có thể suy ra cha của ông Aleksei này có tên là "Ivan". Điều tương tự cũng đúng đối với Ukraina, Belarus và các nước cộng hòa Xô viết cũ. Trong giấy tờ tùy thân, hộ tịch, danh sách biên chế... tên người Nga viết theo thứ tự họ – tên – phụ danh, ví dụ "Chekhov Aleksei Ivanovich"; nhưng trong sách báo thì viết tên – phụ danh – họ, ví dụ "Aleksei Ivanovich Chekhov". Khi xưng hô thì người ngang hàng hoặc người dưới gọi người trên bằng tên – phụ danh (ví dụ "Aleksei Ivanovich", "Tatyana Ivanovna"). Trẻ em, bạn bè, hoặc người trên gọi người dưới bằng tên ("Aleksei", "Tatyana"), nhưng thường là bằng tên thân mật (ví dụ Aleksei thì gọi là "Aliosha", Tatyana thì gọi là "Tanya"). Phụ danh cũng thay đổi theo giới nên khác nhau đối với con trai và con gái của một người. Ví dụ trong tên con trai (của ông Ivan) sẽ là Ivanovich, còn con gái của ông ta là Ivanovna. Tại Nga, ngoài các thể loại họ như của người Anh, còn có một thể loại lớn về họ khác: các họ có liên quan tới tôn giáo. Các họ này dựa theo tên gọi của nhà thờ (ví dụ "Uspensky", "Kazansky"), hay biệt ngữ của các sinh viên trong các tu viện hoặc thậm chí là các từ trong tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp (ví dụ "Gilyarov", có nguồn gốc từ tiếng Latinh "hilarius"). Ba Lan. Ở Ba Lan và phần lớn các khu vực trước đây thuộc Liên bang Ba Lan-Litva, cách đặt tên gọi cho họ đã xuất hiện từ thời trung cổ. Nguyên thủy, nó được sử dụng để phân biệt sự khác nhau trong tên gọi chung của những người dân trong cùng một khu vực mà lại trùng tên. Tập quán này cũng giống với việc đặt họ ở Anh: nguyên thủy tên gọi của họ là các danh từ đơn giản để biểu thị nghề nghiệp (như Karczmarz - "người mở quán trọ", Kowal - "thợ rèn", Bednarczyk - "người đóng thùng trẻ tuổi"), hay hậu duệ (tên gọi theo cha đẻ như Szczepaniak - "con trai của Szczepan", Józefski - "con trai của Józef" hay Kaźmirkiewicz - "con trai của Kazimierz") hoặc các điểm đặc trưng (Nowak - "người mới", Biały - "người ốm yếu", Mazur "người đến từ Masovia" hoặc Wielgus - "người to lớn"). Từ đầu thế kỷ XVI các tên gọi theo khu vực địa lý bắt đầu xuất hiện trong các họ và trở thành phổ biến, đặc biệt là trong tầng lớp quý tộc ("szlachta"). Nguyên thủy các họ có dạng như Jan z Kolna (có nghĩa là John của Kolno), sau đó các họ đổi dần sang dạng tính từ (Jakub Wiślicki - "James của Wisła", Zbigniew Oleśnicki - "Zbigniew của Oleśnica") với các hậu tố -ski, -cki và -dzki. Tên gọi của họ hình thành theo cách này về mặt ngữ pháp là các tính từ, và vì thế - giống như mọi tính từ trong tiếng Ba Lan – chúng biến đổi theo giới tính. Vì thế ta có ông Jan Kowalski và cô Maria Kowalska là anh em (và Kowalscy trong dạng số nhiều). Vì các họ với hậu tố -ski/cki/dzki gắn liền với các nguồn gốc quý tộc, nhiều người dân từ các tầng lớp dưới dần dà cũng thay đổi họ của mình theo mô hình kể trên. Điều này sinh ra một loạt các "Kowalski", "Bednarski", "Kaczmarski" v.v. Ngày nay phần lớn những người nói tiếng Ba Lan không nhất thiết cần biết mối liên hệ giữa kết thúc –ski với nguồn gốc quý tộc, nhưng những họ như vậy dường như "nghe có vẻ hay hơn". Một nhóm riêng các họ được cấu thành từ tên của các phù hiệu của các gia đình quý tộc. Các tên gọi này được sử dụng như là các họ độc lập hay làm phần đầu tiên của họ kép. Tương tự, sau đại chiến thế giới 1 và đại chiến thế giới 2 rất nhiều thành viên của tổ chức kháng chiến Ba Lan đã lấy bí danh làm phần đầu tiên trong họ của mình. Theo cách thức này mà Edward Rydz sau này trở thành nguyên soái Ba Lan Edward Śmigły-Rydz và Jan Nowak trở thành Jan Nowak-Jeziorański. Romania. Tại România, các họ thông thường có cách sử dụng giống như của người Anh: Trẻ em thừa hưởng họ của cha đẻ và vợ lấy họ của chồng. Tuy nhiên, tồn tại những ngoại lệ và áp lực xã hội không quá mạnh để người ta phải tuân theo truyền thống này. Nguyên từ học trong tên gọi của người Romania là hỗn tạp. Đôi khi, họ biểu thị một số đặc điểm nghề nghiệp của tổ tiên (ví dụ: Butnaru có nghĩa là "người làm thùng"), đôi khi là theo tên của cha hay mẹ - đáng chú ý là có những họ phổ biến có nguồn gốc từ tên của người mẹ, (ví dụ: Amarandei có nghĩa là "con trai hay con gái của [S]maranda"). Cũng cần lưu ý là tên/họ của người Romania không có sự phân biệt rõ ràng. Trong khi các phương tiện thông tin đại chúng nói chung sắp xếp tên-họ theo trật tự tên trước họ sau thì trong các văn bản chính thức nó được sắp xếp theo trật tự ngược lại. Người Romania thông thường tự giới thiệu theo họ. Hungary. Xem phần Trung Quốc dưới đây. Châu Á. Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Tại nền văn hóa Đông Á của người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam thì họ được đặt trước tên. Vì thế các thuật ngữ trong tiếng Anh như "first name" và "last name" dùng để chỉ tên, họ có khả năng gây nhầm lẫn và cần phải tránh, vì trong trường hợp này chúng không phân định đúng tên và họ một cách tương ứng. Một số người Trung Quốc thêm tên gọi theo kiểu tiếng Anh vào trước tên gọi hoàn chỉnh Trung Quốc của họ, ví dụ "Martin LEE Chu-ming". Ngoài ra, nhiều người Mỹ gốc Trung Quốc viết họ-tên theo kiểu Anh, nó được sử dụng thường xuyên và tên Trung Quốc được sử dụng như tên đệm, ví dụ Martin Chu-ming LEE. Những người Trung Quốc sống tại Mỹ tự động sắp xếp lại tên, họ của mình khi viết bằng tiếng Anh để tránh hiểu nhầm. Tuy nhiên, không có người nào ở Trung Quốc lại sắp xếp lại cụm từ Mao Zedong (Mao Trạch Đông) thành Zedong MAO theo kiểu viết trong tiếng Anh. Tên gọi của người Triều Tiên được sắp xếp theo trật tự Đông Á (họ trước tên sau) ngay cả khi viết trong tiếng Anh. Tên gọi của người Nhật Bản trong tiếng Anh trước đây thường theo kiểu phương Tây (tên trước, họ sau) do thói quen đảo họ tên của văn phong hành chính phương Tây, trong khi tên gọi của những nhân vật lịch sử trước đây thì vẫn viết theo kiểu Đông Á. Tuy nhiên từ năm 2020, Chính phủ Nhật Bản yêu cầu phải sử dụng cách sắp xếp tên người Nhật Bản theo thứ tự "họ trước tên sau" của truyền thống Á Đông trong các văn bản chính thức được dịch ra tiếng Anh và các ngôn ngữ khác sử dụng chữ Latin (bao gồm cả tiếng Việt), như "Shinzo Abe" sẽ phải Viết lại là "Abe Shinzo" (họ "Abe", tên "Shinzo") trong mọi ngôn ngữ, là một cách bảo vệ truyền thống tên người Nhật Bản không bị tây hóa. Tên của người Việt Nam trong tiếng Anh thì lại chưa có sự nhất quán và chính xác về thứ tự và xác định phần họ với phần tên, khi có người được viết "họ trước tên sau" nhưng vẫn có người bị viết "tên trước họ sau", và còn bị nhầm phần tên giữa sang phần họ. Tại Olympic và Asiad, tên vận động viên Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc luôn được hiển thị trên sóng toàn cầu ở bảng tên, bảng điểm (với phần họ viết hoa và in to hơn phần tên) đều theo thứ tự Á Đông "họ trước tên sau" (như MA Long, TAI Tzu-Ying, LEE Kangin), tên vận động viên Nhật Bản cũng sẽ theo thứ tự "họ trước tên sau" tại các kỳ Olympic và Asiad từ Olympic Tokyo 2020 (như OSAKA Naomi), còn tên vận động viên Việt Nam thì lại bị đảo ngược "tên trước họ sau" (như tại Olympic Rio 2016, tên của vận động viên "Hoàng Xuân Vinh" thay vì viết theo thứ tự đúng là "HOANG Xuan Vinh" thì bị viết ngược là "Xuan Vinh HOANG"""; tên vận động viên "Nguyễn Thị Ánh Viên" còn tệ hơn khi cô bị nhầm phần họ và phần tên, thay vì chính xác phải là "NGUYEN Thi Anh Vien""" thì bị viết sai ngược thành "Vien NGUYEN THI ANH", đến Tokyo 2020 thì lại sai nặng hơn thành "Anh Vien NGUYEN THI ANH"), nguyên nhân do những người phụ trách của đoàn Việt Nam quá hời hợt với việc hiển thị đúng họ và tên và kiểu thứ tự họ tên của vận động viên Việt Nam trong tiếng Anh, để cho ban tổ chức Olympic/Asiad tự xử lý mà không hề có yêu cầu nào tới ban tổ chức giữ nguyên "họ trước tên sau" như phía Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm. Tên gọi của người Hungary trong tiếng Hungary là họ trước tên sau, nhưng khi viết trong tiếng Anh thì được viết theo kiểu phương Tây. Trong cách viết Anh ngữ của các nền văn hóa phi-Anh ngữ (ví dụ báo chí bằng tiếng Anh tại Trung Quốc), họ thông thường được viết bằng chữ hoa để tránh hiểu lầm thành tên đệm: "Martin LEE Chu-ming" (điều này rất phổ biến trên Internet), hoặc bằng chữ hoa cỡ nhỏ (ngoại trừ chữ cái đầu tiên) thành "Martin LEE Chu-ming" (điều này phổ biến trong sách vở) hay AKUTAGAWA, Ryunosuke để làm rõ cái nào là họ (thông thường được viết trong các phương tiện thông tin đại chúng về các sự kiện quốc tế như Thế vận hội). "The CIA World Factbook " thông báo rằng "The "Factbook" viết chữ hoa họ của các cá nhân để thuận tiện cho người sử dụng, nhất là đối với những người có thể gặp vấn đề do sự khác biệt văn hóa hay tập quán trong cách gọi". Ngược lại, phiên bản tiếng Anh của Wikipedia tuân theo hướng dẫn chặt chẽ về việc không viết hoa toàn bộ các chữ cái của họ (Wikipedia Quốc tế ngữ thì thường viết hoa toàn bộ chữ cái của họ không phụ thuộc vào gốc gác của người đó.) Kết quả là các tên gọi phi-Anh ngữ xuất hiện trong các bài của Wikipedia là tối nghĩa đối với những người không có chuyên môn. Ví dụ, Leslie Cheung Kwok Wing có thể bị người đọc (không biết các tập quán viết tên-họ của người Trung Quốc) nhầm thành Mr. Wing. Các họ của người Việt thì giống như họ của người Trung Quốc, chúng được đặt ở đầu trong tên gọi hoàn chỉnh, nhưng trong giao tiếp thì không giống như cách gọi của người Trung Quốc, thông thường chúng không được nhắc tới. Nói chung, người ta gọi nhau theo tên, thông thường kèm theo các từ để chỉ địa vị, vai vế cho phù hợp. Ví dụ, Phan Văn Khải - thông thường người Việt thì gọi là bác (anh, chú, ông, cụ v.v - tùy theo tuổi tác, quan hệ và sự tôn trọng của người đối thoại đối với ông) + Khải, mặc dù "Phan" là họ của ông. Điều này khác với cách xưng hô của phần lớn các tập quán đặt tên-họ và cách gọi của khu vực Đông Á và nó có thể gây nhầm lẫn hay khó hiểu đối với người nước ngoài. Tuy nhiên cách gọi tên đơn này mang cảm giác "cộc lốc" và không sang trọng trong môi trường giao tiếp lớn (cuộc họp lớn, hội nghị), vì vậy cách xưng đầy đủ họ tên như "ông Phan Văn Khải" hay được sử dụng nhiều hơn. Tiếng Anh thường dùng là "Mr. Phan Van Khai" thay vì "Mr. Phan" hoặc "Mr. Khai". Ngày nay, con cái lấy theo họ của người bố, tuy nhiên có một số người được đặt họ kép từ họ của cha + mẹ, ví dụ: Lê Đỗ Vân Anh trong đó Lê là họ của cha, còn Đỗ là họ của mẹ. Tuy nhiên, theo luật định thì họ chính thức vẫn là họ của người cha; còn họ ghép không truyền cho đời sau. Ở Việt Nam có rất nhiều nhà thờ họ. Người ta có thể thờ tổ tiên dòng họ mình theo họ chính như: họ Phạm, họ Nguyễn, họ Lê v.v...hoặc có thể thờ theo nhánh của họ+đệm như: họ Lê Gia, họ Tưởng Công, họ Phan Huy v.v... Tại Nhật Bản, theo luật pháp thì phụ nữ sẽ bỏ họ của mình sau khi kết hôn và sử dụng họ của chồng mình. Tuy nhiên, đôi khi tập tục người đàn ông lấy họ của vợ làm họ cho mình vẫn còn tồn tại nếu như người vợ là con gái độc nhất. Truyền thống tương tự như vậy, gọi là "nhập chuế" (入贅, "ru zhui") là phổ biến ở Trung Quốc nếu gia đình vợ giàu có và không có con trai nhưng muốn rằng người thừa kế tài sản của họ phải được truyền lại theo cùng một dòng họ. Tất cả con cháu sau này cũng mang họ mẹ. Thông thường chú rể hay gia đình người này không đồng ý với sự dàn xếp như thế, nếu như chú rể là con trai trưởng hoặc là người có trách nhiệm gánh vác công việc của dòng họ mình. Trong những trường hợp như thế, một giải pháp trung hòa có thể được đưa ra, trong đó đứa con trai đầu tiên của cặp vợ chồng sẽ mang họ mẹ trong khi tất cả những đứa con khác mang họ cha. Truyền thống này vẫn còn được áp dụng ở nhiều cộng đồng người Hoa ngoài Trung Hoa lục địa. Ở Trung Quốc, sau năm 1949, truyền thống này không cần thiết, do đa phần người dân không có tài sản riêng đáng kể để trao thừa kế. Sau cải tổ kinh tế Trung Quốc, người ta không chắc chắn là truyền thống này có trở lại nữa hay không. Tại Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, Triều Tiên, Việt Nam và Đài Loan, phụ nữ vẫn giữ nguyên họ của mình, trong khi toàn bộ gia đình được nhắc tới như là gia đình của người chồng (nói chung là nhắc tới theo họ, trừ Việt Nam là theo tên của người chồng hoặc theo tên của con trai trưởng) (dù vậy vẫn có trường hợp hai vợ chồng cùng họ do đã gặp nhau trước khi kết hôn, điển hình là hoa hậu Đỗ Mỹ Linh kết hôn với chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang). Tại Hồng Kông, một số phụ nữ có thể được công chúng biết tới theo họ của chồng trước họ của người đó, chẳng hạn Anson Chan Fang On Sang. Anson là tên tiếng Anh, On Sang là tên tiếng Trung, Chan là họ của chồng Anson, và Fang là họ của cô. Việc thay đổi tên họ trong các hồ sơ pháp lý là điều không cần thiết. Tại Ma Cao (Macau), một số người có tên họ theo kiểu Bồ Đào Nha với kiểu viết tiếng Bồ Đào Nha, chẳng hạn như Carlos do Rosario Tchiang . Những phụ nữ gốc Hoa ở Canada, đặc biệt là phụ nữ Hồng Kông ở Toronto, thông thường viết họ thời con gái trước họ chồng khi viết bằng tiếng Anh, ví dụ Rosa Chan Leung, trong đó Chan là họ thời con gái, và Leung là họ của chồng. Ấn Độ và Indonesia. Tập quán đặt họ theo tên của cha tồn tại ở một số vùng của Ấn Độ và Indonesia. Tuy nhiên, nhiều người Ấn (từ Ấn Độ) sống ở các quốc gia hay khu vực nói tiếng Anh đã bỏ truyền thống này vì rất nhiều người nói tiếng Anh thấy khó hiểu tập quán này; vì thế nhiều ông bố gốc Ấn theo tập quán của người nói tiếng Anh để truyền lại cho con cái họ chứ không phải tên của mình. Vì lý do tôn giáo, những người đàn ông Sikh thông thường có họ là Singh (nghĩa là "sư tử"), và phụ nữ người Sikh thông thường có họ là Kaur ("công chúa"). Philippines. Cho đến giữa thế kỷ XIX, đã không tồn tại tiêu chuẩn về họ của người Philippines. Ở đây có những người gốc Philippines không có họ, hay những người có họ nhưng không trùng với gia đình họ cũng như những người có họ nào đó đơn giản là vì họ có những niềm kiêu hãnh nào đó (thông thường là những người làm việc với giáo hội Công giáo Rôma) chẳng hạn như "de los Santos" và "de la Cruz". Năm 1849, nhà cầm quyền, tướng Narciso Clavería y Zaldúa, đã ban hành một sắc lệnh để chấm dứt tình trạng tự do này. Kết quả của nó là quyển Catálogo Alfabético de Apellidos ("Danh mục họ theo chữ cái"). Quyển sách này chứa rất nhiều từ vay mượn từ tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ khác ở Philippines, chẳng hạn như tiếng Tagalog. Áp dụng thực sự của sắc lệnh này thay đổi tùy theo từng khu vực. Một số khu vực chỉ nhận được một số họ bắt đầu bằng một số chữ cái cụ thể nào đó. Ví dụ, phần lớn người dân trên đảo Banton ở tỉnh Romblon có họ bắt đầu bằng chữ "F" như Fabicon, Fallarme, Fadrilan, Ferran, v.v. Điều này có nghĩa là mặc dù những người này có họ giống như người Tây Ban Nha nhưng không nhất thiết là họ có tổ tiên là người Tây Ban Nha. Cũng có những nguồn khác về các tên gọi của họ. Ví dụ trong khu vực đông người theo đạo Hồi ở Philippines, các họ thông thường có nguồn gốc Ả Rập như Hassan hay Haradji. Nhiều người Philippines mang họ của người Trung Quốc, có thể là do tổ tiên họ di cư từ Trung Quốc tới đây. Ví dụ, họ như Cojuangco - là từ đã được Tây Ban Nha hóa, có thể là của những người di cư từ thế kỷ XVIII trong khi họ như Lim thì là của những người di cư gần đây. Một số họ Trung Quốc như Tiu-Laurel là tổ hợp họ của tổ tiên những người di cư cũng như là tên của các vị tổ tiên này. Hiện nay còn có những người Philippines, chủ yếu thuộc các tộc người thiểu số, vẫn không có họ. Phần lớn người Philippines tuân theo quy tắc đặt tên-họ của người Tây Ban Nha. Trẻ em có tên đệm là họ của mẹ, tiếp theo là họ của cha - là họ của chúng; ví dụ, con trai của ông Juan de la Cruz và bà Maria Agbayani có thể là David Agbayani de la Cruz. Phụ nữ lấy họ của chồng sau khi kết hôn; vì thế sau khi lấy David Agbayani de la Cruz thì tên gọi đầy đủ của Laura Yuchengco Macaraeg sẽ là Laura Yuchengco Macaraeg de la Cruz. Do Thái. Vài trăm năm trước, người Do Thái không có họ, nhưng họ sử dụng cách ghép tên cha thành tên đạo và tên mẹ thành tên theo mẹ trong các giao tiếp khác nhau. Ví dụ, một cậu bé tên là Joseph có bố là Isaac và mẹ là Rachel được gọi theo Torah (đạo) là Joseph ben Isaac. Cũng cậu bé này trong công việc làm ăn đời thường được gọi là Joseph ben Rachel. Đàn ông thì dùng từ "ben" (con trai) còn đàn bà thì dùng "bat" (con gái) theo tiếng Hebrew. Khi các quốc gia châu Âu sửa đổi luật pháp và bắt buộc người Do Thái phải có họ "chuẩn", thì người Do Thái đã có một số lựa chọn. Rất nhiều người Do Thái (chủ yếu ở Áo, Phổ và Nga) đã bị bắt ép phải lấy họ theo kiểu Đức. Hoàng đế Joseph II đã ban hành sắc luật năm 1787 trong đó nói rõ tất cả những người Do Thái phải lấy họ kiểu Đức. Các thị trưởng đã lựa chọn họ cho tất cả các gia đình Do Thái. Những họ có liên quan đến kim loại quý và hoa thì phải nộp lệ phí, còn các họ liên quan đến động vật hay kim loại thường thì cấp miễn phí. Rất nhiều người lấy họ theo tiếng Yiddish có nguồn gốc từ nghề nghiệp (ví dụ Goldstein, 'thợ kim hoàn'), từ tên cha (ví dụ Jacobson), hay từ tên gọi của khu vực (ví dụ Berliner, Warszawski hay Pinsker). Chính điều này làm cho họ của người Do Thái rất giống với họ của những người vùng Scandinavia và đặc biệt là giống với họ của người Thụy Điển. Tại Vương quốc Phổ các hội đồng quân sự đặc biệt được thành lập để chọn họ cho người Do Thái. Nó trở thành phổ biến đến mức những người Do Thái nghèo khổ đã bị ép buộc phải lấy những cái họ thô tục, kỳ quái hay xúc phạm đến nhân phẩm. Theo Ernst Theodor Amadeus Hoffmann, các họ như thế bao gồm: Người Do Thái ở Ba Lan có họ sớm hơn. Những người được các gia đình quý tộc Ba Lan ("szlachta") chấp nhận thông thường lấy họ của những gia đình này. Những người Do Thái theo đạo Thiên chúa thông thường lấy họ phổ biến của người Ba Lan hoặc lấy theo tháng diễn ra lễ rửa tội của họ (điều này giải thích tại sao nhiều người Frankist có họ Majewski – lấy theo tháng 5 (May) năm 1759). Những người Do Thái sống ở phương Tây ngày nay có thể có họ-tên như người phương Tây cũng như tên Do Thái, tên gọi Do Thái này chỉ sử dụng trong các nghi thức tôn giáo. Châu Phi. Ethiopia. Ở phần lớn Ethiopia, truyền thống lấy tên cha còn tồn tại. Trẻ em được lấy tên chính xác của người cha làm họ cho chúng. Liên kết ngoài. NGUYỄN HỘI
7,659
873034
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7659
Ngày Độc lập Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 ("the 4th of July"), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ. Lịch sử. Tuy ngày 4 tháng 7 đã được kỷ niệm từ lâu, nhiều người cho rằng ngày này không chính xác. Trong cuộc Cách mạng, những người thuộc địa ở vùng Tân Anh ("New England") đã chiến đấu với quân Anh từ tháng 4 năm 1775. Kiến nghị đầu tiên trong Quốc hội để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6. Sau khi có nhiều bàn cãi, Hội nghị đã bí mật đồng thuận bầu (13-0) đòi độc lập từ Đế quốc Anh trong ngày 2 tháng 7. Hội nghị sau đó sửa đổi văn bản tuyên ngôn cho đến sau 11 giờ ngày 4 tháng 7, khi 13 thuộc địa bầu chấp nhận và đưa ra một phiên bản chưa ký cho các nhà in. (New York không bầu trong cả hai cuộc). Philadelphia đón mừng Tuyên ngôn bằng cách đọc nó với công chúng và đốt lửa mừng trong ngày 8 tháng 7. Mãi đến ngày 2 tháng 8 thì một phiên bản chính thức mới được các thành viên trong hội nghị ký, nhưng vẫn giữ bí mật để khỏi bị quân Anh trả đũa. John Adams, viết thư cho vợ Abigail trong ngày 3 tháng 7 rằng ông tin rằng ngày 2 tháng 7 sẽ được kỷ niệm làm ngày độc lập trong các thế hệ tới. Ông đã sai hai ngày. Tuy biểu quyết trong ngày 2 tháng 7 là việc quyết định, ngày 4 tháng 7 là ngày được viết trong bản tuyên ngôn. Văn bản của Jefferson, sau khi được Hội nghị hiệu đính, được chấp nhận trong ngày 4. Đó cũng là ngày đầu tiên dân chúng Philadelphia nghe được tin về việc đòi độc lập chính thức này. Các nhà sử học từ lâu đã tranh cãi về việc liệu các thành viên của Quốc hội có ký Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 4 tháng 7 hay không, mặc dù Thomas Jefferson, John Adams và Benjamin Franklin sau đó đều viết rằng họ đã ký vào ngày đó. Hầu hết các nhà sử học đã kết luận rằng Tuyên ngôn đã được ký gần một tháng sau khi được thông qua, vào ngày 2 tháng 8 năm 1776, chứ không phải vào ngày 4 tháng 7 như người ta vẫn thường tin. Phong tục. Ngày Độc lập được chào đón với những biểu hiện yêu nước. Nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Các gia đình thường làm cuộc liên hoan ngoài trời, thường tụ họp với những người bà con ở xa, vì được nghỉ nhiều ngày cuối tuần hơn. Các cuộc diễu hành được diễn ra sáng ngày 4, vào buổi tối thường có pháo hoa ngoạn mục. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng. Trong một số tiểu bang, dân thường được phép mua pháo hoa nhỏ hơn để đốt. Vì lý do an toàn, một số tiểu bang cấm điều này hay hạn chế cỡ của pháo hoa, nhưng có nhiều người đem pháo hoa lậu từ những tiểu bang ít hạn chế hơn.
7,666
55912787
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7666
British Guiana 1c magenta
British Guiana 1c magenta, con tem 1 cent của Guiana thuộc Anh (nay là Guyana) được phát hành vào năm 1856, là con tem hiếm nhất thế giới. Đây loại tem không răng cưa, có hình một chiếc thuyền buồm màu đen trong khung với 4 đường vạch nhỏ, in trên giấy đỏ. Ngoài ra cũng có dòng chữ Latinh "Danmus fetinus que vicissim" ở giữa. Hiện nay chỉ còn một con tem "British Guiana 1c magenta" trên thế giới. Con tem này đã được đóng dấu bưu điện, bốn góc bị cắt và chữ ký trên tem là của một người mang tên Dalton tại Georgetown, Guyana. Gần đây nhất, con tem naỳ được mang đấu giá vào năm 1980, và một thương gia tên là John E. du Pont đã mua với giá là 935.000 $. Với giá này, con tem này được xem là một trong những con tem đắt nhất thế giới, sau con tem 3 skilling vàng.
7,668
917818
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7668
3 skilling vàng
3 skilling vàng (tiếng Thụy Điển: "Gul tre skilling banco", tiếng Anh: "Treskilling Yellow") là con tem đắt giá nhất thế giới hiện nay. Tem có giá mặt 3 skilling được Thụy Điển phát hành năm 1855, hiện chỉ còn một con duy nhất trên thế giới. Con tem này hiếm như vậy là do việc dùng nhầm màu khi in (màu vàng thay vì màu xanh lam-lục). Người đầu tiên khám phá ra con tem này là Georg Wilhelm Baeckman, trên một lá thư ở nhà bà của ông vào năm 1886. Baeckman đã bán nó cho một nhà sưu tập tem với giá 7 kronor. Gần đây nhất, vào 1996, nó được mua với giá 2,5 triệu franc Thụy Sĩ.
7,673
518158
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7673
ACID
ACID là từ viết tắt các chữ cái đầu của bốn từ tiếng Anh "atomicity", "consistency", "isolation", và "durability". Chúng được coi là bốn thuộc tính quan trọng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu khi xử lý bất kỳ giao dịch nào. Nếu thiếu một trong những thuộc tính này thì tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu khó có thể được đảm bảo. Trong một hệ quản trị cơ sở dư liệu, một giao dịch là một đơn vị lô gích thao tác trên dữ liệu, có thể bao gồm nhiều thao tác. Chẳng hạn việc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác là một giao dịch, bao gồm thao tác trừ tiền một tài khoản và cộng tiền vào tài khoản kia. Các tính chất ACID trong trường hợp này sẽ đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách đáng tin cậy: Khái niệm ACID được miêu tả trong tiêu chuẩn ISO/IEC 10026-1:1992 Phần 4. Mỗi thuộc tính này đều có các phương pháp đo lường. Thông thường, một chương trình quản lý giao dịch được thiết kế để đảm bảo những tính chất ACID này. Trong một hệ thống phân tán, một cách để đạt được tính chất ACID là dùng phương pháp xác nhận hai pha (2PC), phương pháp này đảm bảo tất cả mọi thành phần tham gia phải xác nhận hoàn tất đối với giao dịch, nếu không giao dịch phải bị hủy (quay về trạng thái trước đó).
7,676
766529
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7676
Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các phát minh, sáng chế. Một danh từ khác được giáo sư Edward De Bono (1933 -) sử dụng để chỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là Tư duy định hướng. Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở các trường trung học của các nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như tập kích não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các chuyên đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi. Các phương pháp thông dụng. Các phương pháp sử dụng trong ngành này còn đang được khám phá. Số lượng phương pháp đã được phát minh có đến hàng trăm. Nội dung các phương pháp áp dụng có hiệu quả bao gồm: Nhiều phương pháp trình bày trên đây vẫn còn được những người phát minh ra chúng giữ độc quyền trong việc đào tạo và in ấn các tài liệu giáo khoa. Lịch sử. Từ xa xưa, các phương pháp tư duy sáng tạo đã bắt nguồn khi loài người biết suy nghĩ. Một trong các phương pháp đầu tiên được dùng tới có lẽ là phương pháp tương tự hoá. Tiếp theo là các phương pháp tổng hợp, phân tích, trừu tượng và cụ thể hoá chắc chắn đã được các nhà triết học và toán học sử dụng trong thời La Mã cổ đại và thời Xuân Thu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và trình bày lại một cách đầy đủ cho từng phương pháp thì mãi đến đầu thế kỷ thứ 20 mới xuất hiện. Đặc biệt là sau việc chính thức phát minh ra phương pháp Tập kích não vào năm 1941 của Alex Osborn thì các phương pháp tư duy sáng tạo mới thực sự được các nhà nghiên cứu nhất là các nhà tâm lý học chú ý tới. Kể từ đó, rất nhiều phương pháp tư duy sáng tạo đã ra đời. Hiện nay, một số khuynh hướng chung là tìm ra các phương pháp để sử dụng kết hợp khả năng tư duy của các cá nhân vào trong một đề tài lớn cùng với sự hỗ trợ của ngành tin học. Trong tương lai, khi mà thành tựu của việc liên lạc trực tiếp các tín hiệu của các con chip điện tử với não người được hoàn thiện hơn thì chắc chắn nó sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới về các phương pháp tư duy sáng tạo. Lúc đó, việc khó khăn là làm sao cho bộ não của từng cá nhân điều khiển và tận dụng được mọi khả năng của các hệ thống máy tính, cũng như làm sao quản lý việc nối các hoạt động tư duy cá nhân thành một mạng tư duy khổng lồ với thời gian truy cập thông tin là thời gian thực.
7,677
798851
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7677
Hatha yoga
Hatha yoga là nền tảng của tất cả các môn yoga. "Hatha" có nghĩa là Mặt Trời ("hat") và Mặt Trăng ("ha"), là cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi.
7,681
790982
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7681
Tem chết
Tem chết là những tem thư đã được đóng dấu hay bị hủy và không còn giá trị thanh toán bưu chính, chỉ còn chức năng sưu tập. Có nhiều loại tem chết nhưng có hai loại chính sau đây: Ngoài hai loại này ra còn có tem chết theo kiểu hủy sẵn, hay được hủy bằng tia cực tím khi đi qua các máy phân loại thư.
7,682
390197
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7682
Tem mẫu
Tem mẫu, hay còn gọi là tem specimen, là loại tem đặc biệt dùng cho các cơ quan bưu chính, các nhà buôn tem để phân biệt giữa tem giả và tem thật. Tem mẫu thường được cơ quan bưu chính đóng, hoặc in đề, chữ "specimen" (tiếng Anh) lên trên mặt. Tem mẫu thường phát hành với số lượng ít và có giá cao hơn tem thông thường.
7,683
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7683
Tem không răng
Tem không răng là tem thư có hình ảnh và nội dung giống y hệt tem có răng, nhưng thay vì có răng cưa để dễ xé tem khi gửi thư thì nó được cắt phẳng theo hình dạng của con tem (chữ nhật, vuông...). Lịch sử. Ngay từ năm 1836 người Áo Laurenz Koschier tại Laibach đã đề nghị với chính phủ Áo đưa tem thư vào sử dụng để đơn giản hóa hệ thống bưu điện. Người bán sách ở Scotland, James Chalmers, cũng đưa ra một đề nghị tương tự vào năm 1838. Sir Rowland Hill, người được chính phủ Anh giao nhiệm vụ cải tổ hệ thống bưu điện năm 1835, có lẽ đã lãnh nhận đề nghị này và đưa vào chương trình cải tổ của ông. Ông được xem như là người phát minh ra tem thư. Rowland Hill cũng chịu trách nhiệm về mẫu mã cho hai con tem đầu tiên. Hằng ngàn bản phác thảo thiết kế được gửi đến đều bị Rowland Hill từ chối. Cuối cùng ông đã lấy bản vẽ của đồng tiền kỷ niệm từ năm 1837: con tem trị giá 1 penny mang chân dung Victoria của Anh I trên nền đen và loại 2 penny trên nền xanh nước biển. Con tem đầu tiên dán bằng keo được phát hành lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 1840 tại Anh theo đề nghị của Rowland Hill, và con tem màu xanh sau đó hai ngày. Do có trị giá là một penny nên giới sưu tầm tem thư gọi con tem đầu tiên là con tem Penny Đen ("Penny Black"). Henry Corbald là người đúc bản in cho hai con tem đầu tiên này. Nhà in "Perkins, Bacon Petch" được giao nhiệm vụ in ấn.
7,684
539651
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7684
Tem in thử
Tem in thử là tem được in trên những tờ giấy to (thường là một tem trên một tờ) được dùng để những người có thẩm quyền duyệt hình dáng và nội dung của con tem trước khi in. Ngoài ra con có những con tem in thử màu đen trắng ("black proof") hoặc với nhiều màu khác nhau, mỗi màu là một con tem ("color proof").
7,685
138164
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7685
FDC
FDC (viết tắt từ tiếng Anh "first day cover"), hay Phong bì Ngày phát hành đầu tiên, do cơ quan bưu chính hay một công ty có thẩm quyền phát hành cùng ngày phát hành bộ tem. Phong bì này có hình minh họa phù hợp với nội dung của bộ tem. Tem được dán lên trên phong bì và được hủy bằng dấu kỷ niệm đặc biệt, gọi là con dấu Ngày phát hành đầu tiên. Đằng sau FDC ghi thông tin về nội dung, cơ quan phát hành, họa sĩ thiết kế của con tem và của phong bì.
7,689
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7689
Tem CTO
Tem hủy theo yêu cầu hay tem CTO (viết tắt từ tiếng Anh: "cancelled to order") là các tem thư bị hủy bỏ bằng việc đóng dấu bưu điện trước khi được bán cho các người sưu tập tem hoặc các nhà buôn tem. Lý do để hủy tem như vậy là để phục vụ nhu cầu sưu tầm tem và để loại bỏ khả năng tem sẽ được dùng vào việc gửi thư. Tuy một số người sưu tầm tem chơi tem sống, đa số thích các tem đã có đóng dấu bưu điện (tem chết). Thực tế, để lập nên một bộ sưu tầm hoàn thiện, đủ bộ sẽ mất thời gian và khó khăn nếu chỉ bóc ra từ phong bì, nên nhiều bưu điện phục vụ những người chơi này với các tem mới đủ bộ đã đóng dấu. Ưu điểm của phương pháp này còn ở chỗ: các tem như vậy có thể đã được chính thức sử dụng, nhưng chưa đưa qua hệ thống chuyển phát thực sự, và các bưu điện sắp xếp chúng lại và đóng dấu hủy một cách kín đáo. Một kiểu hủy theo yêu cầu không chính thức là các nhà sưu tầm làm việc trực tiếp với các nhân viên bưu cục. Nhà sưu tầm đưa cho nhân viên bưu cục các phong bì đã dán tem, các nhân viên đóng dấu rồi trả lại cho nhà sưu tầm. Luật lệ một số nước cho phép hình thức hủy tem này, nhưng một số khác thì không. Các tem này vẫn có thể thiếu các dấu hiệu bưu điện dành cho các tem được thực sự gửi đi cùng phong bì. Hình thức này nhiều khi dẫn đến việc cố tình hủy tem bằng các dụng cụ đóng dấu giả mạo để chạy theo lợi nhuận, nhất là khi tem đã hủy có giá trị hơn nhiều các tem chưa dùng, ví dụ cho các tem từ các lãnh thổ xa xôi, hoặc số lượng phát hành ít. Kiểu giả mạo này đôi khi được phát hiện bởi các dấu hiệu bất thường trên dấu để lại, trên ngày tháng... Một kiểu hủy theo yêu cầu khác xuất hiện ở những nước muốn kiếm lợi nhuận từ các nhà sưu tầm tem. Kiểu này dễ nhận ra: dấu hủy rất sắc nét, thường ở một góc, thiếu tên của nơi nhận, và keo dính vẫn còn nguyên. Có nước còn in sẵn dấu hủy lên tem loại này, như là một phần của thiết kế của tem.
7,690
3200
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7690
Stephen Hawking
Stephen William Hawking (8 tháng 1 năm 1942 – 14 tháng 3 năm 2018) là một nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học và tác giả người Anh, từng là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết ở Đại học Cambridge vào thời điểm ông qua đời. Ông cũng là Giáo sư Toán học Lucasian tại Đại học Cambridge từ năm 1979 đến năm 2009. Hawking sinh ra ở Oxford trong một gia đình làm nghề bác sĩ. Tháng 10 năm 1959, ông bắt đầu học đại học tại University College, Oxford và sau đó nhận bằng cử nhân vật lý hạng nhất. Ông bắt đầu công việc của mình sau khi tốt nghiệp tại Trinity Hall, Cambridge vào tháng 10 năm 1962, tại đây ông lấy bằng Tiến sĩ về toán học ứng dụng và vật lý lý thuyết, chuyên ngành thuyết tương đối rộng và vũ trụ học vào tháng 3 năm 1966. Năm 1963, Hawking được chẩn đoán mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS), căn bệnh dần tiến triển qua nhiều thập kỷ khiến ông bị liệt toàn thân. Sau khi mất khả năng nói, ông giao tiếp thông qua một thiết bị tạo giọng nói ban đầu sử dụng công tắc cầm tay, và sau này sử dụng cơ má. Các công trình khoa học của Hawking bao gồm sự hợp tác với Roger Penrose về các định lý điểm kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối rộng và dự đoán rằng các lỗ đen sẽ phát ra bức xạ, thường được gọi là bức xạ Hawking. Ban đầu, bức xạ Hawking vấp phải tranh cãi. Vào cuối những năm 1970 và sau khi đẩy mạnh các công bố nghiên cứu, khám phá này đã được chấp nhận rộng rãi như một bước đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết. Hawking là người đầu tiên đặt ra lý thuyết vũ trụ học được giải thích bởi sự kết hợp giữa lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ việc diễn giải nhiều thế giới của cơ học lượng tử. Hawking đã đạt được thành công về mặt thương mại với một số công trình khoa học phổ thông, trong đó ông thảo luận về các lý thuyết của mình và vũ trụ học nói chung. Cuốn "Lược sử thời gian" (tựa gốc tiếng Anh: ")" của ông nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất theo "Sunday Times" với kỷ lục 237 tuần. Hawking là thành viên Hội Hoàng gia, thành viên trọn đời của Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học và là người nhận Huân chương Tự do Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất ở Hoa Kỳ. Năm 2002, Hawking xếp thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC. Ông qua đời vào ngày 14 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 76, sau hơn 50 năm sống chung với căn bệnh rối loạn thần kinh vận động. Tuổi trẻ. Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh. Cha ông là Frank Hawking và mẹ ông là Isobel Hawking. Cả hai người có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng phấn đấu vào học tại Đại học Oxford, Frank học y trong khi Isobel học ngành triết, chính trị và kinh tế học. Hai người gặp nhau trong những ngày đầu Chiến tranh thế giới thứ Hai tại một viện nghiên cứu y học nơi Isobel làm thư ký còn Frank là nhà nghiên cứu. Cha mẹ Hawking sống tại Highgate nhưng khi Luân Đôn bị oanh kích trong chiến tranh, mẹ ông rời xuống Oxford để sinh nở an toàn hơn. Ông có hai em gái, Philippa và Mary, và một em trai nuôi, Edward. Hawking học tiểu học ở Trường Nhà Byron; về sau ông chỉ trích cái gọi là "phương pháp tiến bộ" của trường đã khiến ông không thể học đọc. Năm 1950, khi cha ông trở thành trưởng bộ môn ký sinh trùng tại Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia, gia đình Hawking chuyển tới sống tại St Albans, Hertfordshire. Hawking khi đó 8 tuổi đi học tại Trung học nữ sinh St. Albans vài tháng (vào thời đó những cậu bé ít tuổi có thể học ở trường nữ sinh). Ở St. Albans, cả gia đình thường được người xung quanh đánh giá là hết sức trí thức và có phần lập dị; trong các bữa ăn mỗi người cầm một quyển sách vừa ăn vừa im lặng đọc sách. Họ sống trong một cuộc sống thanh đạm trong một ngôi nhà chung lớn, huyên náo và tồi tàn, và đi lại bằng một chiếc xe taxi Luân Đôn thải hồi. Cha của Hawking thường xuyên vắng nhà vì công tác ở châu Phi, và trong một dịp như vậy bà Isobel cùng các con du hành tới Mallorca bốn tháng để thăm bạn của bà Beryl và chồng bà ta-nhà thơ Robert Graves. Trở về Anh, Hawking vào học Trường Radlett trong một năm và từ năm 1952 chuyển sang Trường St Albans. Gia đình ông rất đề cao giá trị của việc học hành. Cha Hawking muốn con trai mình học trường Westminster danh giá, nhưng Hawking lúc đó 13 tuổi bị ốm vào đúng ngày thi lấy học bổng. Gia đình ông không thể trang trải học phí mà không có phần học bổng hỗ trợ, nên Hawking đành tiếp tục học ở St Albans. Một hệ quả tích cực của điều này đó là Hawking duy trì được một nhóm bạn thân mà ông thường tham gia chơi bài, làm pháo hoa, các mô hình phi cơ và tàu thuyền, cũng như thảo luận về Cơ đốc giáo và năng lực ngoại cảm. Từ năm 1958, với sự giúp đỡ của thầy dạy toán nổi tiếng Dikran Tahta, họ xây dựng một máy tính với các linh kiện lấy từ đồng hồ, một máy tổng đài điện thoại cũ và các thiết bị tái chế khác. Thực tế rằng khi 9 tuổi, kết quả học tập của ông chỉ đứng ở phần cuối lớp. Lên các lớp trên có sự tiến bộ hơn nhưng không nhiều. Vấn đề không nằm ở trí tuệ mà có vẻ do sự trễ nải của ông. Và mặc dù điểm số không tốt nhưng cả giáo viên và bạn bè đều thấy được tố chất thiên tài của ông. Biệt danh của ông ở trường là "Einstein". Theo thời gian, ông ngày càng chứng tỏ năng khiếu đáng chú ý đối với các môn khoa học tự nhiên, và nhờ thầy Tahta khuyến khích, quyết định học toán tại đại học. Cha Hawking khuyên ông học y vì lo ngại rằng không có mấy việc làm cho một sinh viên ngành toán ra trường. Theo nguyện vọng của cha, Hawking tới học dự bị ở trường cha ông từng học là University College (thuộc Đại học Oxford). Vì khi đó tại trường không có ngành toán, Hawking quyết định học vật lý và hóa học. Mặc dù hiệu trưởng khuyên ông chờ thêm một năm, Hawking đã thi sớm và giành học bổng tháng 3 năm 1959. Thời đại học. Tháng 10 năm 1959, Hawking vào học tại Đại học Oxford khi mới 17 tuổi. Trong 18 tháng đầu tiên ông thấy chán học và cô đơn: ông ít tuổi hơn phần lớn sinh viên, và thấy việc học hành "dễ một cách kỳ cục". Thầy dạy vật lý Robert Berman sau này kể lại, "Đối với cậu ta chỉ cần biết điều gì đó có thể thực hiện, và cậu có thể làm nó mà không cần phải ngó xem những người khác đã làm thế nào." Một sự thay đổi xảy ra vào năm thứ hai và thứ ba khi, theo Berman, Hawking cố gắng trở nên hòa nhập hơn với trang lứa. Hawking phấn đấu và trở thành một sinh viên được quý mến, hoạt bát, dí dỏm, hứng thú với nhạc cổ điển và tiểu thuyết viễn tưởng. Một phần sự biến chuyển này đến từ quyết định gia nhập Câu lạc bộ đua thuyền của trường, nơi Hawking phụ trách lái trong một đội đua thuyền. Huấn luyện viên khi đó nhận thấy Hawking trau dồi một phẩm cách táo bạo, lái đội đua theo những hướng nguy hiểm thường dẫn tới thuyền bị hư hại. Hawking ước tính rằng ông đã học chừng 1000 giờ trong 3 năm ở Oxford (tức trung bình 1 giờ/ngày). Thói quen học hành không ấn tượng này khiến cho các kì thi cuối kỳ của ông trở nên đáng ngại, và ông quyết định chỉ trả lời những câu hỏi vật lý lý thuyết và bỏ qua những câu đòi hỏi kiến thức thực tế. Trong khi đó, ông cần phải có một bằng danh dự hạng nhất để đăng ký học tại ngành vũ trụ học tại Đại học Cambridge mà ông đã dự tính. Kỳ thi diễn ra căng thẳng và kết quả nằm ở đúng điểm số ranh giới giữa hạng nhất và hạng nhì, và như thế cần có thêm buổi kiểm tra vấn đáp ("viva") để phân hạng. Hawking lo rằng sẽ bị xem là một sinh viên lười nhác và khó tính, nên tại buổi vấn đáp khi được yêu cầu mô tả kế hoạch tương lai của mình, ông trả lời "Nếu các vị trao cho tôi hạng Nhất, tôi sẽ tới Cambridge. Nếu tôi nhận hạng Nhì, tôi sẽ ở lại Oxford, vì vậy tôi hi vọng các vị cho tôi hạng Nhất." Kết quả ông được hạng Nhất ngoài mong đợi: Berman bình luận rằng "giám khảo đủ thông minh để nhận ra rằng họ đang nói chuyện với ai đó thông minh hơn nhiều phần lớn người trong số họ". Với bằng cử nhân hạng nhất tại Oxford và sau một chuyến du lịch tới Iran cùng với một người bạn, Hawking bắt đầu vào học bậc trên đại học tại Trinity Hall (Đại học Cambridge) từ tháng 10 năm 1962. Năm thứ nhất là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Hawking thực sự khó khăn. Ban đầu ông có phần thất vọng vì được chỉ định làm luận án dưới sự hướng dẫn của Dennis William Sciama thay vì nhà thiên văn học lừng danh Fred Hoyle, đồng thời thấy mình chưa được trang bị đầy đủ kiến thức toán học để nghiên cứu thuyết tương đối rộng và vũ trụ học.' Ông cũng phải vật lộn với sức khỏe suy giảm. Hawking bắt đầu vướng phải những khó khăn trong vận động kể từ năm cuối ở Oxford, bao gồm một cú ngã cầu thang và không thể đua thuyền. Nay vấn đề tệ hơn, và tiếng nói của ông trở lên lắp bắp; gia đình ông nhận thấy sự thay đổi này khi ông nghỉ kì Giáng Sinh và đưa ông đi khám bệnh. Năm Hawking 21 tuổi, người ta chẩn đoán ông mắc bệnh thần kinh vận động và khi đó các bác sĩ cho rằng ông chỉ sống thêm được 2 năm nữa. Sau khi có kết quả chẩn đoán, Hawking rơi vào trầm uất; mặc dù các bác sĩ khuyên ông tiếp tục học hành, ông cảm thấy chẳng còn mấy ý nghĩa. Tuy nhiên cùng thời gian đó, mối quan hệ của ông với Jane Wilde, bạn của em gái ông, người mà ông gặp ít lâu trước khi chẩn đoán bệnh, tiếp tục phát triển. Hai người đính hôn vào tháng 10 năm 1964. Sau này Hawking nói rằng việc đính hôn đã "cho ông điều gì đó để sống vì nó." Mặc cho căn bệnh ngày càng diễn tiến xấu đi-Hawking bắt đầu khó có thể đi mà không có giúp đỡ, và giọng của ông hầu như không thể hiểu được-ông giờ đây quay trở lại công việc với niềm hứng thú. Hawking bắt đầu nổi danh về trí tuệ xuất chúng cũng như tính cách ngược ngạo khi ông công khai thách thức công trình của Fred Hoyle và sinh viên của ông này, Jayant Narlikar, trong một bài thuyết trình tháng 9 năm 1964. Khi Hawking bắt đầu làm nghiên cứu sinh, có nhiều tranh cãi trong cộng đồng vật lý về các lý thuyết đang thịnh hành liên quan tới sự khai sinh vũ trụ: thuyết Vụ Nổ Lớn và thuyết vũ trụ tĩnh tại (được Hoyle cổ vũ). Dưới ảnh hưởng của định lý về kì dị không-thời gian trong tâm các hố đen của Roger Penrose, Hawking áp dụng ý tưởng tương tự cho toàn thể vũ trụ, và trong năm 1965 đã viết luận án tiến sĩ về chủ đề này. Bên cạnh đó, có những tiến triển tích cực khác: Hawking nhận học bổng nghiên cứu tại Cao đẳng Gonville và Caius (thuộc Đại học Cambridge), ông và Jane kết hôn ngày 14 tháng 7 năm 1965. Ông nhận bằng tiến sĩ tháng 3 năm 1966, và tiểu luận của ông, "Các kỳ dị và Hình học của Không-Thời gian" cùng với luận văn của Penrose nhận giải Adams (giải dành cho nghiên cứu toán học xuất sắc nhất hàng năm của Cambridge) năm đó. Phần sau cuộc đời và sự nghiệp. 1966–1975. Những năm mới cưới đầy hoạt động sôi nổi: Jane sống ở Luân Đôn trong thời gian cô hoàn thành việc học đại học và họ tới thăm Hoa Kỳ vài lần cho hội thảo và các cuộc gặp liên quan tới vật lý. Họ đã rất khó khăn để tìm được nhà ở vì lí do khoảng cách từ nhà đến cơ quan Toán học Ứng dụng và Vật lý lý thuyết (DAMTP) ở Đại học Cambridge nơi ông nhận một vị trí giảng dạy. Jane bắt đầu làm nghiên cứu sinh, Jane sinh đứa con trai đầu lòng, Robert vào tháng 5 năm 1967. Hợp tác với Penrose, Hawking mở rộng các quan niệm về định lý điểm kì dị mà ông khám phá trong luận án tiến sĩ. Điều này không chỉ bao gồm sự tồn tại của các kỳ dị mà còn là lý thuyết rằng vũ trụ tự nó có thể khởi đầu từ một kì dị. Tiểu luận chung của họ tham gia và về nhì trong cuộc thi của Quỹ Nghiên cứu Lực Hấp dẫn năm 1968. Năm 1970 họ công bố một phép chứng minh rằng nếu vũ trụ tuân theo lý thuyết tương đối tổng quát và phù hợp với bất kỳ mô hình nào về vũ trụ học vật lý phát triển bởi Alexander Friedmann, thì nó phải khởi đầu từ một kì dị. Vào cuối thập niên 1960, sức khỏe của Hawkings lại suy giảm một lần nữa: ông bắt đầu phải dùng nạng và thường xuyên hủy các buổi giảng. Khi dần mất khả năng viết, ông phát triển các phương pháp thị giác để thay thế, bao gồm nhìn các phương trình theo cách hiểu hình học. Nhà vật lý Werner Israel sau này so sánh những kỳ tích đó với việc Mozart sáng tác toàn bộ bản giao hưởng trong đầu. Mặt khác Hawking lại tỏ ra độc lập một cách mãnh liệt và không bằng lòng chấp nhận giúp đỡ hay chịu khuất phục trước sự tàn tật của mình. Hawking ưa thích được người khác xem "trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và quan trọng nhất: một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh." Jane Hawking về sau ghi nhận rằng "vài người sẽ gọi đó là sự quyết tâm, một số khác lại cho là ngoan cố. Tôi vẫn gọi nó bằng cả hai tên cùng lúc hoặc từng lúc." Cần rất nhiều sự thuyết phục mới làm cho ông chấp nhận ngồi xe lăn vào cuối những năm 1960, nhưng sau này ông trở nên nổi tiếng trong học xá vì việc phóng xe lăn nhanh bừa bãi. Đồng nghiệp thấy ông là một người dễ mến và dí dỏm, nhưng bệnh tật cũng như danh tiếng về trí tuệ và sự ngạo ngược của ông tạo khoảng cách giữa ông và vài người.. Năm 1969, để giữ ông lại ở Caius, người ta tạo ra một chương trình dành riêng cho ông mang tên 'Học bổng Nghiên cứu Ưu tú trong Khoa học". Con gái của Hawking, Lucy chào đời năm 1970. Sau đó ít lâu Hawking khám phá ra thứ sau này được biết đến dưới tên "Định luật thứ hai của cơ học hố đen", khẳng định rằng chân trời sự kiện của hố đen không bao giờ có thể thu nhỏ hơn. Cùng với James M. Bardeen và Brandon Carter, ông đề xuất bốn định luật của cơ học lỗ đen, vạch ra một sự tương đồng với động lực học cổ điển. Dưới ảnh hưởng của Hawking, Jacob Bekenstein, một nghiên cứu sinh của John Wheeler, đi xa hơn—và cuối cùng tỏ ra chính xác—khi đơn thuần áp dụng các quan niệm động lực học sang cơ học lỗ đen. Những năm đầu thập niên 1970, công trình của Hawking với Carter, Werner Israel và David C. Robinson ủng hộ luận điểm của Wheeler về "hố đen không có tóc", rằng bất kể hố đen ban đầu tạo thành từ vật liệu nào, nó hoàn toàn có thể mô tả bằng ba tính chất khối lượng, điện tích và sự tự quay. Tiểu luận có tên "Những Hố đen" của ông thắng giải thưởng Quỹ Nghiên cứu Lực Hấp dẫn tháng 1 năm 1971. Cuốn sách đầu tiên của Hawking "Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian" (tựa gốc tiếng Anh: """)" viết với George Ellis xuất bản năm 1973. Từ năm 1973, Hawking bắt đầu chuyển sang nghiên cứu hấp dẫn lượng tử và cơ học lượng tử. Đề tài nghiên cứu này được dấy lên sau một chuyến thăm tới Moskva và những cuộc thảo luận với Yakov Borisovich Zel'dovich và Alexander Starobinsky, công trình của họ chỉ ra rằng theo nguyên lý bất định các hố đen quay phát ra các hạt. Gây phiền hà cho Hawking, những tính toán được kiểm tra nhiều lần của ông cho ra những phát hiện mâu thuẫn với định luật của ông, vốn khẳng định rằng các hố đen không bao giờ co lại (chỉ giữ nguyên hoặc lớn lên), và ủng hộ lập luận của Bekenstein về entropy của chúng. Các kết quả, được Hawking trình bày năm 1974, chỉ ra rằng hố đen phát ra bức xạ - mà ngày nay được gọi là bức xạ Hawking - cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi. Ban đầu, bức xạ Hawking gây nhiều tranh cãi. Nhưng đến cuối những năm 1970 và sau những công bố nghiên cứu sâu hơn, khám phá này được chấp nhận rộng rãi như một đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết. Tháng 3 năm 1974, vài tuần sau khi công bố bức xạ Hawking, Hawking trở thành thành viên của Hội Hoàng gia, và là một trong những nhà khoa học trẻ tuổi nhất từng nhận vinh dự này. Hawking hiếm khi thảo luận về bệnh tật và các vấn đề thể chất, ngay cả lúc mới yêu với Jane. Bệnh tật của Hawking khiến cho mọi trách nhiệm trong gia đình dồn lên vai vợ ông, nhưng điều đó lại cho ông thêm thời gian để suy nghĩ về vật lý. Khi Hawking nhận Học bổng Ưu tú Sherman Fairchild làm giáo sư thỉnh giảng tại Viện Công nghệ California (Caltech) năm 1974, Jane đề xuất rằng một nghiên cứu sinh hoặc sinh viên hậu tiến sĩ sống với họ và giúp chăm sóc ông. Hawking chấp nhận, và Bernard Carr chuyển tới California sống cùng gia đình, người đầu tiên trong số nhiều sinh viên đảm trách vai trò này. Gia đình họ đã có một năm hạnh phúc và đầy hứng khởi ở Pasadena. Hawking làm việc với người bạn trong khoa Vật lý lý thuyết, Kip Thorne, và đánh cược với ông này về chuyện sao tối (sao chứa một hàm lượng lớn vật chất tối neutralino) Cygnus X-1 là một hố đen. Vụ cá cược là một kiểu "chính sách bảo hiểm" đáng ngạc nhiên chống lại đề xuất rằng hố đen không tồn tại. Hawking ghi nhận rằng ông đã thua cuộc năm 1990, trò cá cược khoa học vui vẻ đầu tiên trong số vài cuộc mà ông đánh cược với Thorne và những người khác. Hawking về sau vẫn duy trì các mối quan hệ gắn bó với Caltech, hầu như năm nào cũng thăm viện khoảng một tháng. 1975–1990. Hawking trở về Cambridge tháng 10 năm 1975 với một căn nhà mới, một công việc mới-"Phó Giáo sư" ("Reader", một vị trí đặc biệt ở các trường đại học Anh, cao hơn giảng viên cao cấp, nhưng chưa tới ghế giáo sư). Don Page, người bắt đầu thân thiết với Hawking ở Caltech, đến Anh để làm việc như một nghiên cứu sinh, trợ lý sống trong nhà ông. Với sự giúp đỡ của Page và một thư ký, các trách nhiệm của Jane nhẹ bớt và cô có thể quay lại với luận án của mình cũng như niềm yêu thích mới dành cho ca hát. Nửa sau thập niên 1970 là một thời kì công chúng có sự quan tâm ngày càng tăng tới hố đen và những nhà vật lý nghiên cứu đề tài này; do đó Hawking thường xuyên được báo chí và truyền hình mời phỏng vấn. Ông cũng hưởng ngày càng nhiều sự ghi nhận dành cho công trình của mình. Năm 1975 ông nhận Huy chương Eddington và Huy chương Vàng Pius XI, và năm 1976 là Giải Dannie Heineman, Giải thưởng Maxwell và Huy chương Hughes. Hawking được đề bạt chức giáo sư về vật lý hấp dẫn năm 1977, khi mới 35 tuổi. Năm sau đó ông nhận Huy chương Albert Einstein và một bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Oxford. Giọng nói của Hawking ngày càng khó khăn hơn, và đến cuối những năm 1970 chỉ còn gia đình và những người bạn thân nhất hiểu được ông. Để giao tiếp với những người khác, ai đó hiểu rõ sẽ dịch lời ông cho người kia. Bị khích động từ một cuộc tranh luận với Đại học về việc ai sẽ trả tiền cho các bờ dốc thoải để ông có thể đi xe lăn tới chỗ làm, Hawking và vợ vận động cho việc cải thiện các lối đi vào hỗ trợ cho những người bị tật nguyền ở Cambridge, bao gồm việc nuôi các sinh viên tàn tật trong trường. Dù vậy, nhìn chung Hawking có những cảm giác mâu thuẫn về vai trò của mình như một người bênh vực cho quyền của người tàn tật: trong khi muốn giúp đỡ người khác, ông tìm cách tách bản thân ra khỏi chuyện bệnh tật và các khó khăn của nó. Việc ông thiếu dấn thân vào cuộc đấu tranh khiến ông hứng chịu một số chỉ trích. Trong lúc ấy gia đình Hawking chào đón đứa con thứ ba, Timothy, vào tháng 4 năm 1979. Mùa thu đó Hawking được bổ nhiệm vào ghế Giáo sư Toán học Lucas, một vị trí danh tiếng hàng đầu ở Đại học Cambridge cũng như trên thế giới, từng là vị trí của Isaac Newton và Paul Dirac. Buổi giảng nhậm chức Giáo sư của Hawking có tựa đề "Is the end in sight for Theoretical Physics" (tạm dịch, "Có một viễn cảnh kết cục cho Vật lý lý thuyết?") đã đề xuất "Siêu hấp dẫn N=8" như lý thuyết hàng đầu nhằm giải quyết nhiều bài toán nổi bật mà các nhà vật lý đang nghiên cứu. Sự thăng chức của Hawking lại trùng hợp với một cơn đột biến suy sụp sức khỏe khiến Hawking phải chấp chận, dù rất miễn cưỡng, một vài dịch vụ điều dưỡng tại gia. Cùng lúc đó ông cũng thực hiện một sự chuyển hướng tiếp cận đối với vật lý, trở nên suy nghĩ theo trực giác và ước đoán hơn là nhấn mạnh vào các phép chứng minh toán học. Ông nói với Kip Thorne: "Tôi sẽ là đúng đắn hơn là chính xác". Năm 1981 ông đề xuất rằng thông tin của một hố đen bị mất không thể phục hồi khi một hố đen bốc hơi. Nghịch lý thông tin hố đen này vi phạm nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử, và dẫn tới nhiều năm tranh cãi, trong đó có cái gọi là "Chiến tranh Hố Đen" giữa ông với Leonard Susskind và Gerard 't Hooft. Tháng 12 năm 1977, Jane gặp một tay chơi đàn organ tên là Jonathan Hellyer Jones khi hát tại một dàn nhạc nhà thờ. Hellyer Jones trở nên gần gũi với gia đình Hawking, và đến giữa những năm 1980, Jones và Jane nảy nở tình cảm lãng mạn với nhau. Theo Jane, chồng bà chấp nhận hoàn cảnh đó, khẳng định rằng "ông ấy sẽ không phản đối chừng nào tôi còn tiếp tục yêu ông ta." Jane và Hellyer Jones quyết định không phá vỡ gia đình và mối quan hệ của họ vẫn giữ trong sáng trong một thời gian dài. Vũ trụ lạm phát—một lý thuyết đề xuất rằng theo sau Vụ Nổ Lớn vũ trụ ban đầu mở rộng cực kỳ nhanh chóng trước khi giảm tốc độ thành một sự giãn nở chậm hơn— được Alan Guth đề xuất và sau đó Andrei Linde phát triển. Từ sau một hội nghị ở Moskva tháng 10 năm 1981, Hawking và Gary Gibbons tổ chức một cuộc hội thảo Nuffield dài ba tuần trong mùa hè năm 1982 về Vũ trụ Nguyên thủy tại Đại học Cambridge, tập trung chủ yếu vào lý thuyết mới này. Hawking cũng bắt đầu một hướng nghiên cứu lý thuyết lượng tử mới tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ. Năm 1981 tại một hội nghị ở Vatican ông giới thiệu một công trình đề xuất rằng vũ trụ có thể không có biên-không có điểm đầu hay điểm cuối. Kế tiếp đó ông phát triển mối cộng tác với James Hartle, và vào năm 1983 họ xuất bản một mô hình, được gọi là trạng thái Hartle-Hawking. Mô hình này đề xuất rằng trước kỷ nguyên Planck, vũ trụ không có biên trong không-thời gian; trước Vụ Nổ Lớn, thời gian không tồn tại và khái niệm về một sự khởi đầu của vũ trụ do đó là vô nghĩa. Điểm kì dị ban đầu của các mô hình Vụ Nổ Lớn cổ điển được thay thế bằng một vùng tương tự như Bắc Cực. Người ta không thể đi về phía bắc của Bắc Cực, nhưng không có biên giới nào ở đó-đơn giản đó là điểm mà tất cả các đường kinh tuyến hướng về phía bắc gặp nhau và kết thúc. Ban đầu đề xuất không biên này tiên đoán một vũ trụ đóng với những ngụ ý về sự không tồn tại của Chúa Trời. Như Hawking từng giải thích, "Nếu vũ trụ không có biên mà tự bao bọc... thì Chúa sẽ không có bất kỳ tự do lựa chọn nào về việc vũ trụ bắt đầu ra sao." Hawking cũng không loại trừ sự tồn tại của một Đấng Sáng Thế, đặt câu hỏi trong "Lược sử Thời gian" "Lý thuyết thống nhất có phải vì quá hấp dẫn mà phải tồn tại không??" Trong thời kỳ đầu, Hawking nói về Chúa theo nghĩa siêu hình. Trong "Lược sử Thời gian", ông viết: "Nếu chúng ta tìm được câu trả lời, thì đó là sự thắng lợi cuối cùng của trí tuệ con người - chúng ta sẽ biết được ý của Chúa." Cũng trong cuốn sách này ông đề xuất rằng sự tồn tại của Chúa Trời là không cần thiết để giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Những cuộc thảo luận về sau với Neil Turok dẫn ông tới nhận thức rằng nó cũng tương thích với một vũ trụ mở. Những công trình về sau của Hawking trong lĩnh vực mũi tên thời gian dẫn tới một bài báo công bố năm 1985 lập luận rằng nếu đề xuất không biên là đúng, thì vào lúc vũ trụ ngừng dãn nở và cuối cùng suy sụp, thời gian sẽ chạy theo hướng ngược lại. Một công bố của Don Page và Raymond Laflamme khiến Hawking về sau từ bỏ quan niệm này. Những vinh dự tiếp tục đến với ông: năm 1981 ông nhận Huy chương Franklin, và năm 1982 nhận tước CBE (một tước bậc hiệp sĩ hạng thấp của Đế quốc Anh). Tuy nhiên các danh hiệu không giúp thanh toán hóa đơn, nên dưới nhu cầu trang trải chi phí việc học hành của con cái và sinh hoạt gia đình, năm 1982 Hawking quyết định một cuốn sách phổ biến khoa học về vũ trụ mà đông đảo công chúng có thể tiếp cận được. Thay vì đem in tại một nhà xuất bản chuyên về học thuật, ông ký hợp đồng với Bantam Books, một nhà xuất bản cho thị trường đại chúng, và nhận một khoản tiền đặt cọc lớn cho tác phẩm. Bản thảo đầu tiên của cuốn sách có tựa đề "A Brief History of Time" (tức "Lược sử thời gian") hoàn thành năm 1984. Trong một chuyến đi thăm CERN ở Genève mùa hè năm 1985, Hawking mắc viêm phổi mà với thể trạng sẵn yếu ớt của ông nó có thể đe dọa tính mạng; ông yếu tới mức bác sĩ từng hỏi Jane có nên chấm dứt các thiết bị duy trì sự sống của ông. Bà từ chối và ông đã sống sót, nhưng phải trải qua một ca phẫu thuật mở khí quản đòi hỏi chăm sóc điều dưỡng suốt ngày đêm và loại bỏ năng lực phát âm ít ỏi còn lại của ông. Cơ quan Chăm sóc Sức khỏe Anh (NHS) nhận trả phí ở viện điều dưỡng nhưng Jane cương quyết muốn ông sống ở nhà. Chi phí chăm sóc được một quỹ ở Hoa Kỳ chu cấp. Các y tá được thuê suốt ba ca để chăm sóc ông hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày. Một trong số những người được mướn là Elaine Mason, người về sau trở thành vợ thứ hai của ông. Để giao tiếp, ban đầu Hawking rướn lông mày để chọn những chữ cái trên một thẻ đánh vần. Nhưng về sau ông nhận được một chương trình máy tính tên là "Equalizer" từ Walt Woltosz. Trong một phương pháp mà ông sử dụng tới tận ngày nay, sử dụng một công tắc ông chọn các cụm từ, từ, hoặc chữ cái từ một bộ nhớ chứa khoảng 2500-3000 lựa chọn được quét qua bởi máy. Chương trình ban đầu chạy trên một máy tính đề bàn. Nhưng chồng của Elaine Mason là David, một kỹ sư máy tính, đã lắp một máy tính nhỏ và gắn nó vào xe lăn của Hawking. Thoát khỏi nhu cầu cần ai đó diễn giải giọng mình, Hawking bình luận rằng "Giờ tôi đâm ra giao tiếp tốt hơn là trước khi tôi mất giọng nói." Tiếng nói nhân tạo của chiếc máy ông dùng có một giọng Mỹ và không còn được sản xuất. Mặc dù có những tiếng nói khác, ông vẫn duy trì giọng ban đầu này, nói rằng ông ưa thích giọng hiện tại và đồng nhất với nó. Vào thời điểm đó, ông sử dụng công tắc bằng tay và có thể tạo đến 15 từ mỗi phút. Các bài giảng được chuẩn bị từ trước, và gửi tới bộ tổng hợp giọng nói thành những đoạn ngắn khi phát. Một trong những thông điệp đầu tiên Hawking đưa ra với thiết bị phát giọng nói của mình là yêu cầu trợ lý giúp ông hoàn thành việc viết "Lược sử Thời gian". Peter Guzzardi, biên tập ở Bantam, thúc đẩy ông phải giải thích các ý tưởng một cách rõ ràng trong ngôn ngữ không mang tính kỹ thuật, một quá trình đòi hỏi nhiều lần chỉnh sửa từ một Hawking ngày càng cáu kỉnh. Cuốn sách cuối cùng cũng ấn hành tháng 4 năm 1988 ở Hoa Kỳ và tháng 6 ở Anh quốc, và trở thành một thành công phi thường, nhanh chóng vươn lên đầu các danh sách bán chạy nhất ở cả hai quốc gia và duy trì vị trí không chỉ nhiều tuần mà nhiều năm liên tục. "Lược sử Thời gian" được dịch sang nhiều thứ tiếng, và tới năm 2009 bán được ít nhất 9 triệu bản. Truyền thông hết sức chú ý đến hiện tượng kỉ lục này, và cả trang bìa tờ Newsweek cùng một chương trình truyền hình đặc biệt mô tả ông là "Master of the Universe" (tạm dịch, "Bậc thầy Vũ trụ"). Thành công dẫn đến những khoản tiền hậu hĩnh, nhưng cũng đem lại thách thức trong vai trò người nổi tiếng. Hawking đã du hành liên tục để quảng bá công trình của mình, và tham gia tiệc tùng và khiêu vũ tới tận đêm khuya. Những lời mời và các vị khách khó từ chối khiến ông ít có thời gian dành cho công việc và các học trò. Vài đồng nghiệp phật ý vì sự chú ý dành cho Hawking, cảm giác rằng đó chủ yếu là do sự tàn tật của ông. Ông cũng nhận thêm nhiều ghi nhận về mặt học thuật, bao gồm thêm năm bằng tiến sĩ danh dự, Huy chương Vàng của Hội Thiên văn học Hoàng gia (1985), Huy chương Paul Dirac (1987) và cùng với Penrose nhận Giải Wolf danh tiếng (1988). Năm 1989, ông được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước CH (tước hiệu dân sự cao thứ hai mà một bình dân Anh có thể đạt được, thấp hơn Huân chương Công trạng–OM). 1990–2000. Cuộc hôn nhân giữa Jane và Stephen Hawking trải qua áp lực trong nhiều năm. Jane cảm thấy bị đè nặng bởi sự dòm ngó vào đời sống gia đình họ bởi những người y tá và trợ lý. Tác động của việc Hawking trở nên nổi danh cũng gây thách thức cho các đồng nghiệp và thành viên gia đình, và trong một lần phỏng vấn Jane đã mô tả vai trò của bà "đơn thuần là nói cho ông ấy biết ông ấy không phải Chúa Trời." Quan điểm bất khả tri về tôn giáo của Hawking cũng tương phản với đức tin Ki tô giáo mạnh mẽ của người vợ, và dẫn đến những căng thẳng giữa họ. Vào cuối những năm 1980 Hawking trở nên ngày càng gần gũi với một trong số các y tá của ông, Elaine Mason, điều gây nên khó chịu cho một số đồng nghiệp, hộ lý và thành viên gia đình-những người thấy phiền toái bởi cá tính gây gổ và sự bao bọc của Elaine đối với Hawking. Cuối cùng Hawking nói với Jane rằng ông đang rời bỏ bà để tới với Elaine, và rời ngôi nhà vào tháng 2 năm 1990. Trong năm đó, Hawking nhận một cô gái Việt Nam sống ở Làng trẻ em SOS tên là Nguyễn Thị Thu Nhàn làm con nuôi, và họ từng sang Việt Nam năm 1997 để thăm Nhàn. Hawking và Jane chính thức ly dị vào mùa xuân năm 1995, sau đó tới tháng 9 Hawking kết hôn với Elaine, tuyên bố rằng "Thật tuyệt vời—Tôi đã cưới người phụ nữ tôi yêu." Hawking vẫn theo đuổi sự nghiệp vật lý: năm 1993 ông đồng biên tập một cuốn sách về hấp dẫn lượng tử Euclid với Gary Gibbons, và công bố một tuyển tập các bài viết của ông về hố đen và Vụ Nổ Lớn. Năm 1994 ở Viện Newton thuộc Cambridge, Hawking và Penrose trình bày một loạt sáu bài giảng, được in lại năm 1996 dưới tên "Bản chất của Không gian và Thời gian". Năm 1997 ông nhận thua một ván cược công khai năm 1991 với Kip Thorne và John Preskill ở Caltech. Hawking từng cá rằng đề xuất của Penrose về một "phỏng đoán kiểm duyệt vũ trụ"–rằng không thể nào có "kì dị trần truồng" không che bởi một chân trời là đúng. Sau khi khám phá ra rằng sự nhận thua đó có phần vội vã, một ván cược mới, chặt chẽ hơn, được thực hiện, đặc tả rằng những kì dị như thế sẽ xảy ra mà không có các điều kiện phụ. Cùng năm đó, Thorne, Hawking và Preskill tiến hành vụ cược khác, lần này liên quan tới nghịch lý thông tin hố đen. Thorne và Hawking lập luận rằng vì thuyết tương đối tổng quát khiến cho hố đen không thể nào bức xạ và mất thông tin, thế thì khối lượng-năng lượng và thông tin mang bởi Bức xạ Hawking phải "mới", và không phải từ bên trong chân trời sự kiện của hố đen. Vì điều này mâu thuẫn với cơ học lượng tử về tính nhân quả ở cấp độ vi mô, tự thân lý thuyết cơ học lượng tử cần phải được viết lại. Preskill lập luận theo hướng ngược lại, rằng cơ học lượng tử đề xuất rằng thông tin phát ra bởi một hố đen liên quan tới thông tin rơi vào nó ở một thời điểm trước đấy, quan niệm về hố đen cho bởi thuyết tương đối tổng quát phải được hiệu chỉnh theo một cách nào đó. Hawking cũng duy trì bộ mặt công chúng của ông, bao gồm việc đem khoa học tới một lớp công chúng rộng rãi hơn. Năm 1992 phiên bản phim tài liệu "Lược sử Thời gian"–do Errol Morris đạo diễn và Steven Spielberg sản xuất-được trình chiếu. Hawking đã muốn bộ phim liên quan tới khoa học hơn là chân dung tiểu sử ông, nhưng người ta đã thuyết phục ông chấp nhận bộ phim phần lớn gồm những cuộc phỏng vấn liên quan tới ông. Phim nhận nhiều phê bình tích cực nhưng không được phát hành rộng rãi. Một tập hợp các tiểu luận dễ tiếp cận, các phỏng vấn và buổi nói chuyện của ông xuất bản năm 1993 dưới tên "Lỗ Đen và những Vũ trụ Sơ sinh, cùng các Tiểu luận khác" (tựa gốc tiếng Anh: ""), trong khi một sê-ri chương trình truyền hình sáu phần "Vũ trụ của Stephen Hawking" và cuốn sách ăn theo xuất theo năm 1997. Như Hawking nhấn mạnh, lần này trọng tâm tuyệt đối dành cho khoa học. Ông cũng xuất hiện vài lần trước truyền thông đại chúng. Trong bữa tiệc nhân dịp phát hành phim "Lược sử Thời gian", Leonard Nimoy, người đóng vai Spock trong "Star Trek", biết được rằng Hawking hứng thú với việc xuất hiện trong chương trình. Nimoy đã tiến hành các liên lạc cần thiết và Hawking xuất hiện với tư cách bản thân trong sê-ri năm 1993. Cùng năm đó, giọng nói tổng hợp của ông được thu âm cho bài hát Keep Talking của ban nhạc Pink Floyd và xuất hiện năm 1999 trong sê-ri hài kịch tình huống The Simpsons. Trong những năm 1990, Hawking chấp nhận cởi mở hơn trong việc đóng vai trò như hình mẫu của những người tàn tật, bao gồm việc thuyết trình về chủ đề này và tham gia vào các hoạt động gây quỹ. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, ông và mười một danh nhân khác ký vào bản "Hiến chương Thiên niên kỷ thứ ba cho Người tàn tật", kêu gọi các chính phủ ngăn cản sự thương tật và bảo vệ quyền của người tật nguyền. Năm 1999, Hawking nhận Giải Julius Edgar Lilienfeld của Hội Vật lý Hoa Kỳ. Cũng năm đó, Jane Hawking công bố hồi ký, "Âm nhạc Chuyển động các Vì sao" (tựa gốc tiếng Anh: "Music to Move the Stars: A Life with Stephen"), mô tả cuộc hôn nhân của bà với Hawking và sự đổ vỡ của nó. Những tình tiết bộc lộ trong sách gây một sự xúc động mạnh cho quần chúng và giới truyền thông, nhưng theo cách ông thường cư xử khi liên quan tới đời sống cá nhân, Hawking không có bình luận công khai nào ngoài việc nói ông không đọc những tiểu sử liên quan tới bản thân mình. 2000–2018. Ít lâu sau đầu thế kỉ mới, và trong một giai đoạn chừng 5 năm, gia đình và những nhân viên giúp việc trở nên ngày càng lo ngại rằng nhà khoa học bị lạm dụng thể chất bởi người vợ mới độc đoán. Cảnh sát tiến hành các cuộc điều tra, nhưng chúng đều khép lại vì Hawking từ chối đưa ra khiếu nại. Hawking tiếp tục việc viết sách phổ biến khoa học, ấn hành "Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ" (tựa gốc tiếng Anh: ') năm 2001, và ' (tạm dịch, "Lịch sử ngắn nhất của Thời gian"; ông viết cuốn này năm 2005 cùng với Leonard Mlodinow để cập nhật các kết quả nghiên cứu mới hơn và làm cho nó dễ hiểu hơn nữa), trong khi "Chúa tạo nên Số nguyên" (tựa gốc tiếng Anh: "") xuất hiện năm 2005. Về mặt nghiên cứu lý thuyết, cùng với Thomas Hertog ở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử châu Âu (CERN) và Jim Hartle, từ 2006 trở đi Hawking phát triển một vũ trụ học "trên-xuống", phát biểu rằng vũ trụ không phải có một trạng thái ban đầu duy nhất mà là nhiều trạng thái, và do đó là không thích hợp để hình thành một lý thuyết tiên đoán hình dạng hiện tại của vũ trụ từ một trạng thái ban đầu đặc biệt nào. Nền vũ trụ học này thừa nhận rằng hiện tại "lựa chọn" quá khứ từ sự chồng chập của nhiều lịch sử khả hữu. Khi khẳng định như vậy, lý thuyết đã đề xuất một giải pháp khả dĩ cho câu hỏi về một vũ trụ điều chỉnh chặt chẽ. Cũng năm 2006 Hawking và Elaine lặng lẽ ly dị, và từ đó Hawking nối lại quan hệ gần gũi hơn với Jane, cũng như các con và cháu của mình. Một phiên bản hiệu chỉnh của cuốn sách trước đây của Jane, nay mang tên mới "Hành trình tới Vô hạn, Cuộc đời tôi với Stephen" (tựa gốc tiếng Anh: "Travelling to Infinity: My Life with Stephen"), xuất hiện năm 2007, phản ánh giai đoạn hạnh phúc hơn này. Năm đó Hawking và con gái Lucy xuất bản "Chìa khóa Vũ trụ của George (tựa gốc tiếng Anh: )", một cuốn sách thiếu nhi thiết kế để trình bày vật lý lý thuyết theo cách dễ hiểu và mô tả các nhân vật tương tự các thành viên gia đình Hawking. Cuốn sách đã ra những tập tiếp theo vào các năm 2009 và 2011. Hawking tiếp tục xuất hiện thường xuyên trên màn ảnh: các bộ phim tài liệu có tên "The Real Stephen Hawking:" (2001) và "Stephen Hawking: Profile" (2002), một phim truyền hình "Hawking" về giai đoạn bắt đầu căn bệnh của Hawking (2004), cùng một sê-ri phim tài liệu "Stephen Hawking, Master of the Universe" (2008). Hawking còn xuất hiện cả trong thể loại hoạt hình như trong The Simpsons, và "Futurama" trong đó giọng ông tham gia lồng tiếng, và với vai chính mình trong "The Big Bang Theory". Hawking cũng tiếp tục du hành khắp nơi, bao gồm các chuyến đi tới Chile, Đảo Phục Sinh, Nam Phi, rồi Tây Ban Nha (để nhận Giải Fonseca năm 2008), Canada và nhiều chuyến đi tới Hoa Kỳ. Vì các lý do thực tế liên quan tới sự tàn tật của ông Hawking ngày càng thường xuyên di chuyển bằng máy bay phản lực cá nhân, từ 2011 đã trở thành phương tiện đi lại quốc tế duy nhất của ông. Qua năm tháng, Hawking vẫn duy trì bộ mặt công chúng với một loạt tuyên bố gây chú ý và thường gây tranh cãi: ông từng khẳng định rằng virus máy tính là một dạng sự sống, rằng con người nên sử dụng kĩ thuật di truyền để tránh khỏi bị vượt mặt bởi máy tính, và rằng người ngoài hành tinh có lẽ tồn tại và cần tránh giao tiếp với họ vì họ có thể sẽ chinh phạt con người. Hawking bộc lộ mối lo ngại rằng sự sống trên Trái Đất bị đe dọa do "một cuộc chiến tranh hạt nhân đột ngột, một virus được lập trình gien hay các mối hiểm họa mà chúng ta còn chưa nghĩ tới". Ông xem các chuyến bay không gian và việc lập thuộc địa ngoài vũ trụ là cần thiết cho tương lai nhân loại. Mong muốn tăng cường mối quan tâm của công chúng tới các chuyến bay ra ngoài không gian và thể hiện tiềm năng của những người tàn tật, năm 2007 ông tham gia vào chuyến bay không trọng lượng trên phi thuyền mô phỏng "Vomit Comet", do tập đoàn Zero Gravity tài trợ, trong đó ông trải nghiệm trạng thái không trọng lượng tám lần. Là một người từ lâu ủng hộ Đảng Lao động, Hawking cũng đưa ra quan điểm của mình về nhiều đề tài chính trị. Ông bày tỏ sự ủng hộ với ứng cử viên Dân chủ Al Gore trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2000, gọi Cuộc tấn công Iraq 2003 là một "tội ác chiến tranh", tẩy chay một hội thảo ở Israel do lo ngại về chính sách của Israel đối với người , duy trì chiến dịch lâu dài của ông vận động giải trừ vũ khí hạt nhân, và ủng hộ nghiên cứu tế bào gốc, hệ thống y tế toàn cầu, và hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. Hawking cũng dùng danh tiếng của mình để quảng bá cho một số sản phẩm và thương hiệu, bao gồm một chiếc xe lăn, National Savings, British Telecom, Specsavers, Egg Banking, và Go Compare. Trong khuôn khổ vật lý, tới năm 2003, ngày càng có sự thống nhất rằng Hawking đã sai lầm về sự mất mát thông tin của một hố đen. Trong một bài thuyết trình năm 2004 ở Dublin, nhà vật lý đã nhận thua cuộc cá cược năm 1997 với Preskill, nhưng đồng thời mô tả giải pháp có phần mâu thuẫn của mình đối với bài toán nghịch lý thông tin, đề cập tới khả năng các hố đen có nhiều hơn một tô pô. Trong bài báo năm 2005 về chủ đề này, ông lập luận rằng nghịch lý thông tin được giải thích bằng cách kiểm tra tất cả những lịch sử tương đương của vũ trụ, với mất mát thông tin trong những vũ trụ có hố đen sẽ được triệt tiêu bởi những vũ trụ không có. Trong một phần của một tranh luận khoa học kéo dài khác, Hawking đã khẳng định dứt khoát, và đánh cược, rằng sẽ không bao giờ tìm thấy được Boson Higgs. Hạt này, được Peter Higgs đề xuất năm 1964 trong lý thuyết Peter Higgs, trở nên có khả năng phát hiện với sự ra đời của siêu máy gia tốc Tevatron thuộc Fermilab gần Chicago và LEP (va đập electron-positron) cùng LHC (va đập hadron) tại CERN. Hawking và Higgs tham gia vào một cuộc tranh cãi nảy lửa công khai về vấn đề này năm 2002 và tiếp tục năm 2008, trong đó Higgs chỉ trích công trình của Hawking và phàn nàn rằng "vị thế nổi tiếng của Hawking đem lại cho ông ta sự tin cậy mà người khác không có." Hạt Higgs cuối cùng được tập thể hùng hồn nghiên cứu tại CERN phát hiện tháng 7 năm 2012 (và xác nhận chính thức tháng 3 năm 2013): Hawking nhanh chóng thừa nhận thua cuộc và nói rằng Higgs nên nhận được Giải Nobel Vật lý. Sự suy yếu do bệnh tật vẫn tiếp tục, và năm 2005 ông bắt đầu phải điều khiển thiết bị giao tiếp bằng cử động của cơ má do không thể sử dụng tay nữa, với tốc độ chỉ từ mỗi phút. Điều này đặt Hawking trước nguy cơ bại liệt hoàn toàn (tiếng Anh: ""–LIS, tình trạng vẫn tỉnh táo nhưng không thể cử động bất cứ bộ phận nào ngoài mắt), vì vậy ông đang hợp tác với các nhà nghiên cứu về các hệ thống có thể diễn dịch các hình ảnh não bộ hoặc biểu diễn nét mặt thành phương thức kích hoạt công tắc. Đến năm 2009 ông không còn có thể tự lái xe lăn nữa. Ông ngày càng thở khó khăn hơn, đôi khi cần đến máy thở, và đã phải nhập viện vài lần. Năm 2002, trong một cuộc bầu chọn trên toàn Vương quốc Anh và Bắc Ailen, BBC đưa ông vào danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất trong lịch sử. Hawking cũng nhận Huy chương Copley từ Hội Hoàng gia (2006), Huân chương Tự do Tổng thống (2009), và Giải thưởng Vật lý Cơ bản Nga (2012). Một số công trình đã được đặt theo tên ông, bao gồm Bảo tàng Khoa học Stephen W. Hawking ở San Salvador, El Salvador, tòa nhà Stephen Hawking ở Đại học Cambridge, và Trung tâm Stephen Hawking tại Viện Perimeter ở Canada. Với sự gắn bó của ông với thời gian, ông có vinh dự khánh thành Đồng hồ Corpus, một đồng hồ quả lắc đắt giá và tinh xảo ở Cao đẳng Corpus Christi thuộc Đại học Cambridge tháng 9 năm 2008. Theo yêu cầu của quy chế trường đại học, Hawking nghỉ chức Giáo sư Toán học Lucasian năm 2009. Bất chấp những gợi ý rằng ông có thể rời nước Anh để phản đối những cắt giảm trợ cấp chính phủ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản, Hawking vẫn tiếp tục làm một giám đốc nghiên cứu ở Khoa Toán học Ứng dụng và Vật lý Lý thuyết, và không tỏ ra có kế hoạch nào về chuyện nghỉ hưu. Hawking từng khẳng định rằng mình "không tín ngưỡng theo nghĩa thông thường" và rằng ông tin "vũ trụ được vận hành bằng các định luật khoa học. Các định luật đó có thể được Chúa Trời ban bố, nhưng Chúa không can thiệp để phá vỡ chúng." Trong một bài phỏng vấn trên tờ "The Guardian", Hawking xem quan niệm về Thiên đường là một huyền thoại, tin rằng "không có thiên đường hay thế giới bên kia" và rằng một khái niệm như thế là "một truyện cổ tích dành cho những người sợ bóng tối." Năm 2011, khi dẫn tập đầu tiên của sê-ri truyền hình "Curiosity" trên Discovery Channel, Hawking tuyên bố rằng "Không có Chúa. Không ai tạo nên vũ trụ và không ai định vận mệnh chúng ta. Điều này dẫn tôi tới một nhận thức sâu sắc rằng chắc hẳn cũng không có cả thiên đường lẫn thế giới bên kia." Tại Hội nghị Zeitgeist do Google tổ chức năm 2011, Hawking nói rằng "triết học đã chết". Ông tin rằng các triết gia "không bắt kịp với những tiến bộ khoa học hiện đại" và rằng các nhà khoa học "đã trở thành người mang ngọn đuốc khám phá trong cuộc truy tầm tri thức của chúng ta." Ông nói rằng các vấn đề triết học có thể được khoa học trả lời, đặc biệt là những lý thuyết khoa học mới "dẫn chúng ta tới một bức tranh mới và hết sức khác biệt về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong nó". Tháng 8 năm 2012, Hawking dẫn chương trình đoạn "Khai sáng" trong lễ khai mạc Thế vận hội Paralympic 2012. Qua đời. Stephen Hawking qua đời tại nhà riêng ở Cambridge, Anh, vào sáng sớm ngày 14 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 76. Gia đình ông đã thông báo chính thức về sự ra đi của ông, tuy nhiên chưa tiết lộ nguyên nhân, chỉ nói rằng ông "đã ra đi bình an". Ngày sinh của Hawking (8 tháng 1 năm 1942) đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo Galilei (8 tháng 1 năm 1642). Ông qua đời vào ngày số Pi, và đây cũng là ngày sinh của Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879). Một điểm trùng hợp khác là cả Einstein và Hawking đều qua đời vào năm 76 tuổi. Những người con của Hawking gồm có Lucy, Robert và Tim đã nói rằng "Chúng tôi đau buồn sâu sắc vì người cha yêu dấu của mình đã qua đời. Ông là một nhà khoa học và là một người đàn ông tuyệt vời, người mà những cống hiến và di sản của mình sẽ sống mãi nhiều năm nữa. Sự dũng cảm, can trường cộng với trí tuệ, khiếu hài hước của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới. Đã có lần ông từng nói, ‘Vũ trụ sẽ chẳng có nhiều ý nghĩa nếu như đó không phải là mái nhà chở che cho những người bạn yêu thương’. Chúng con sẽ nhớ mãi hình ảnh của cha." Đời tư. Hôn nhân. Khi Hawking làm nghiên cứu sinh tại Cambridge, ông có mối quan hệ với Jane Wilde, một người bạn của em gái ông. Hai người đã gặp nhau trước khi ông được chẩn đoán mắc bệnh neurone vận động, và quan hệ tiếp tục phát triển. Hai người đã đính hôn vào tháng 10 năm 1964. Sau đó, Hawking nói rằng lễ đính hôn này đã cho ông "cái gì đó để sống" và hai người đã kết hôn vào ngày 14 tháng 7 năm 1965. Trong những năm đầu tiên của cuộc hôn nhân, Jane đã sống ở Luân Đôn trong tuần khi cô hoàn thành bằng cử nhân, và họ đã đi du lịch đến Hoa Kỳ nhiều lần để dự các hội nghị và liên quan đến vật lý. Cặp đôi này gặp khó khăn khi tìm nhà ở trong khoảng cách đi bộ của Hawking tới Bộ môn Toán học Ứng dụng và Vật lý Lý thuyết (DAMTP). Jane bắt đầu học tiến sĩ, đứa con đầu lòng của họ là một người con trai, tên Robert ra đời năm 1967 Con gái Lucy, ra đời năm 1970. Đứa con thứ ba, Timothy, được sinh ra vào tháng 4 năm 1979. Hawking hiếm khi thảo luận về bệnh tật và những thách thức về cơ thể của mình, thậm chí - trong một tiền lệ được đặt ra trong thời gian tán tỉnh Jane. Sự tàn tật của ông có nghĩa là trách nhiệm của gia đình đặt trên toàn bộ đôi vai người vợ ngày càng cảm thấy quá tải của ông, giúp cho ông có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về vật lý. Sau khi được bổ nhiệm vào năm 1974 để đảm nhiệm vị trí một năm tại Viện Công nghệ California ở Pasadena, California, Jane đề nghị rằng một sinh viên sau đại học hoặc sau tiến sĩ đến sống với họ và giúp đỡ chăm sóc Hawking. Hawking đã chấp nhận, và Bernard Carr đã cùng họ đi du lịch với tư cách là sinh viên đầu tiên trong số nhiều sinh viên hoàn thành vai trò này. Hai người đã trải qua một năm hạnh phúc và hấp dẫn ở Pasadena. Hawking trở lại Cambridge năm 1975, ở tại ngôi nhà mới và nhận một công việc mới, với tư cách là Associate Professor. Don Page, người mà Hawking đã bắt đầu một tình bạn tại Caltech, đã đến làm việc với vai trò trợ lý sinh viên ở tại nhà ông. Với sự giúp đỡ của Page và của một thư ký, trách nhiệm của Jane đã giảm xuống để cô có thể quay lại làm nốt luận văn và tập trung vào thú vui mới là ca hát. Vào tháng 12 năm 1977, Jane đã gặp nhạc công đàn organ Jonathan Hellyer Jones khi hát trong dàn hợp xướng của nhà thờ. Hellyer Jones trở nên gần gũi với gia đình Hawking, và vào giữa những năm 1980, Jones và Jane đã phát triển quan hệ tình cảm lãng mạn với nhau. Theo Jane, Hawking đã chấp nhận việc này, nói rằng "Hawking sẽ không phản đối nếu tôi vẫn yêu anh ấy" Jane và Hellyer Jones quyết tâm không phá vỡ gia đình, và mối quan hệ của họ duy trì ở mức tình cảm lãng mạn trong một thời gian dài. Vào những năm 1980, cuộc hôn nhân của Hawking đã bị căng thẳng sau nhiều năm. Jane cảm thấy bị quá tải do các y tá và trợ lý cần thiết đã xâm nhập sau vào cuộc sống gia đình của hai người. Ảnh hưởng của sự nổi tiếng của Hawking là thách thức đối với các đồng nghiệp và thành viên trong gia đình, trong khi viễn cảnh về sống cuộc hôn nhân như truyện cổ tích trên toàn thế giới đã gây sức ép lớn cho họ. Quan điểm của Hawking về tôn giáo cũng tương phản với đức tin Kitô giáo mạnh mẽ của Jane và gây ra căng thẳng. Vào cuối những năm 1980, Hawking đã gần gũi với một trong số y tá của mình, Elaine Mason, và làm một số đồng nghiệp, người chăm sóc và các thành viên trong gia đình không hài lòng, những người này bị xáo trộn bởi sức mạnh tính cách và khả năng tự bảo vệ bản thân của cô. Hawking nói với Jane rằng ông sẽ bỏ cô để đến với Mason và rời khỏi gia đình vào tháng 2 năm 1990. Sau khi ly hôn với Jane vào năm 1995, Hawking đã kết hôn với Mason vào tháng 9, và tuyên bố "Thật tuyệt vời - tôi đã kết hôn với người phụ nữ mà tôi yêu". Stephen Hawking trong văn hóa. Năm 1988, Stephen Hawking tham gia chương trình phim tài liệu "God, the Universe and Everything Else" cùng với Arthur C. Clarke và Carl Sagan trao đổi về thuyết Vụ Nổ Lớn, Chúa và sự sống ngoài Trái Đất. Hawking cho phép sử dụng giọng nói có bản quyền của mình trong bộ phim tiểu sử "Thuyết vạn vật" (2014), ông được thể hiện bởi Eddie Redmayne (vai diễn đã giúp anh giành giải Oscar). Hawking đã được giới thiệu tại Monty Python Live (Mostly) vào năm 2014. Ông đã được trình bày để hát một phiên bản mở rộng của “Bài hát Galaxy”, sau khi chạy xuống Brian Cox bằng chiếc xe lăn của ông, trong một video được quay trước. Hawking đã sử dụng danh tiếng của bản thân để quảng cáo các sản phẩm, bao gồm xe lăn, National Savings, British Telecom, Specsavers, Egg Banking và Go Compare Vào năm 2015, ông đã đăng ký nhãn hiệu cho tên của mình. Được phát sóng vào tháng 3 năm 2018 chỉ một hoặc hai tuần trước khi qua đời, Hawking là người lồng tiếng cho The Book Mark II trên loạt đài phát thanh "The Hitchhiker's Guide to the Galaxy", và ông là khách mời của Neil deGrasse Tyson trên "StarTalk". Tác phẩm. Truyện thiếu nhi. Đồng tác giả với con gái, Lucy.
7,695
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7695
Mỹ thuật ứng dụng
Mỹ thuật ứng dụng dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Khác với khái niệm "Mỹ thuật" - phục vụ cho các cảm xúc mỹ thuật hàn lâm. Mỹ thuật ứng dụng rất thường gặp và quan trọng trong cuộc sống: cách trình bày một trang báo, kiểu dáng một chiếc áo mới, kiểu dáng và cách trang trí mới trên một đồ vật... Các lĩnh vực thuộc Mỹ thuật ứng dụng bao gồm:
7,697
309098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7697
Đồ họa in ấn
Đồ họa in ấn, là khái niệm dùng trong ngành Mỹ thuật. Đây là quá trình sáng tác hình ảnh (tạo hình) một cách gián tiếp, đưa màu từ một khuôn in sang một bề mặt khác. Vì có khuôn in, nên tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao tùy ý họa sĩ. Vật liệu dùng làm khuôn in thường là ván gỗ, đá, kim loại, vv.. Trong đồ họa in ấn, họa sĩ có thể sử dụng con lăn ("brayer"), và cả các loại máy in lớn. Các kỹ thuật. Bốn kỹ thuật chính thuộc đồ họa in ấn là: khắc gỗ ("woodcut"), khắc axít ("etching"), in thạch bản ("lithography") và in lưới ("screen-printing"). Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác như: in độc bản ("monotyping"), khắc ngòi khô (khắc kim loại, "engraving", "drypointing"), khắc nạo ("mezzotint"), in sáp ("batik")... In lưới hay in lụa. Trong trường hợp in chữ hay họa tiết đơn giản, người ta dùng lưới là vải thô, có sợi to. Và để in họa tiết tương đối tinh xảo hơn, người ta dùng lưới bằng vải lụa (có sợi vải nhỏ và đều đặn) nên còn gọi là "in lụa". Đây là một phương pháp in thủ công đơn giản, rẻ tiền nhưng sản phẩm đạt được chất lượng khá cao nhờ kỹ thuật ép mực trực tiếp qua mặt lưới xuống sản phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in typo... Kỹ thuật in lụa có thể in trên hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh, kim loại...và đặc biệt là vải. Để làm được việc này, đầu tiên cần phải chuẩn bị một khung in lụa, hóa chất nhạy sáng, keo, sơn, xăng, dầu tẩy để làm sạch tấm lụa sau khi in xong. Hình ảnh cần in sẽ được thiết kế trên máy tính, sau khi có mẫu thiết kế hoàn chỉnh thì tiến hành tách màu. Mỗi một màu sẽ được tách riêng ra thành từng file, sau đó chúng được in ra với hoàn toàn là màu đen. Như vậy, mỗi màu khi tách ra sẽ làm được một tấm phim và một lưới in tương ứng. Người thợ in quét một lớp hóa chất nhạy sáng và keo lên lưới lụa, sau đó áp những hình mẫu tách màu lên khung và đem chụp sáng. Lớp hóa chất nhạy sáng sẽ in hình mẫu tách màu lên khung lụa, phần keo đóng vai trò như một màn chắn, chỉ để lộ phần mẫu tách màu trên khung lụa. Mực in sẽ chỉ đi qua phần mẫu mẫu tách màu trên khung lụa mà thôi. Càng nhiều màu sẽ có càng nhiều mẫu tách màu. Trong in lụa, hiệu ứng chồng màu tạo ra một màu mới có thể xảy ra khi màu in trước chưa kịp khô mà đã quét thêm một lớp màu khác sau đó. Do đó để chính xác trong in lụa, phải chờ cho lớp màu trước tạm khô rồi mới quét lớp màu thứ hai lên.
7,698
70485302
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7698
Mỹ thuật
Mỹ thuật (美術) hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", 美 theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật), Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa (vật thể) do con người tạo ra . Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị thẩm mỹ của một công trình kiến trúc. Nghĩa hàn lâm. Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mĩ và ý thích của riêng từng người. Do đó, quan niệm về mĩ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm. Theo từ điển từ vựng mĩ học của Étienne Souriau - 1990, tiêu chuẩn mĩ thuật mang tính kinh viện gồm có: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt không gian trong tranh, thời gian; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mĩ học. Ví dụ: thông qua ngôn ngữ tạo hình, tác giả diễn đạt thành công một tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng trong tranh mang tính trừu tượng hoặc tượng trưng. Mĩ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó. Nghĩa rộng. Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ "mĩ thuật" trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày. Từ "mĩ thuật" còn được dùng khi phân biệt những ngành lớn của hội họa: mĩ thuật ứng dụng, mĩ thuật công nghiệp, mĩ thuật trang trí...; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kĩ thuật thể hiện và giá trị sử dụng. Trên thế giới, và ở cả Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mĩ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mĩ thuật với thủ công mĩ nghệ và mĩ thuật ứng dụng. Đơn giản hơn: mĩ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua 1 chất liệu nào dó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp. Lĩnh vực. Mĩ thuật bao gồm một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác như: Đây là khái niệm theo nghĩa hàn lâm, là khái niệm cơ bản nhất và là cơ sở để đánh giá các tác phẩm mĩ thuật . Hiểu rộng ra, cái gì thuộc nghệ thuật thị giác thì cũng được coi là thuộc mĩ thuật. Đặc biệt những xu hướng mĩ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập niên 1960 bao gồm: Lưu ý, tên gọi các môn nghệ thuật thị giác này chưa thực sự thống nhất trong tiếng Việt.
7,703
812749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7703
Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập là một tòa dinh thự tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Lịch sử. Thời Việt Nam Cộng hòa. Dinh Độc Lập hiện nay được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962, sau khi dinh cũ từ thời Pháp thuộc bị hư hại do vụ đánh bom của hai phi công. Dinh được xây theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh nhằm mục đích ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư hại không đáng kể. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng Type 59 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975. Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay). Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009. Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thành phố. Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM và là điểm dừng cuối cùng của giải đua Cúp Truyền Hình HTV hàng năm. Đặc điểm. Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang... Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu. Tên gọi. Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là "Dinh Độc Lập" nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa "Dinh Độc Lập", "Hội trường Thống Nhất" và "Dinh Thống Nhất".
7,709
874327
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7709
Dinh Norodom
Dinh Norodom là một tòa dinh thự từng được sử dụng làm nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) dưới thời Pháp thuộc. Từ năm 1955, công trình này trở thành dinh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Vào năm 1962, dinh hư hại nặng nề sau một vụ đánh bom nên sau đó đã bị đập bỏ và thay thế bằng tòa nhà Dinh Độc Lập ngày nay. Lịch sử. Thiết kế và xây dựng. Khi đô đốc Bonard làm Thống đốc Nam Kỳ từ năm 1861, ông đã cho đặt mua một căn nhà bằng gỗ từ Singapore về Sài Gòn và dựng tại khu đất mà về sau là Trường La San Taberd (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa) để làm nơi ở tạm thời. Đến năm 1863, Chính phủ Pháp cử Phó đô đốc Pierre-Paul de La Grandière sang làm Thống đốc Nam Kỳ, ông đã yêu cầu tìm kiến trúc sư để thiết kế một dinh thự mới thay cho căn nhà gỗ. Cuộc thi thiết kế dinh được công bố trên tờ báo "Courrier de Saigon" (Thư tín Sài Gòn) ngày 5 tháng 2 năm 1865, giải thưởng dành cho bản vẽ được chọn là 4.000 franc. Tuy nhiên, chỉ có hai bản phác họa được gửi đến và đều không đạt yêu cầu. Cùng thời điểm đó, tại Hồng Kông cũng tổ chức một cuộc thi thiết kế Tòa thị chính và Achille-Antoine Hermitte, một kiến trúc sư trẻ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris đã đoạt giải. Lúc này hai Chuẩn đô đốc Roze and Ohier đang ở Hồng Kông, khi biết tin đã đề xuất với Thống đốc de La Grandière mời Hermitte thiết kế dinh mới. Sau khi xem qua bản phác họa của Hermitte, Thống đốc rất hài lòng và đồng ý trả lương cho anh lên đến 36.000 franc/năm để chỉ huy công trình. Ngày 23 tháng 3 năm 1868, Thống đốc de La Grandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng dinh mới, tuy nhiên chỉ hai tháng sau đó ông đã phải trở về Pháp do bệnh. Công trình trải qua 5 đời Thống đốc Nam Kỳ, đến năm 1873 khi Đô đốc Marie Jules Dupré đang là Thống đốc mới xây dựng xong. Tuy nhiên việc trang trí nội thất phải đến năm 1875 mới hoàn thành. Chi phí xây dựng dinh thời điểm đó lên đến hơn 4 triệu franc, do có nhiều nguyên vật liệu phải nhập từ Pháp. Vì nằm ở đầu đại lộ Norodom (tên được đặt theo vua Norodom của Campuchia) nên dinh cũng được gọi là Dinh Norodom. Từ Dinh Thống đốc đến Dinh Toàn quyền. Từ khi xây dựng xong cho đến năm 1887, dinh là nơi ở của Thống đốc Nam Kỳ nên được gọi là Dinh Thống đốc. Vào năm 1887, chính phủ Pháp thành lập chức vụ Toàn quyền Đông Dương, Dinh Norodom trở thành nơi ở của Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn nên lúc này được gọi là Dinh Toàn quyền. Ngày 7 tháng 9 năm 1954, trước khi rút quân khỏi Việt Nam, tướng Paul Ély bàn giao Dinh Norodom cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng hòa. Ông lấy Dinh Norodom làm dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và đổi tên thành Dinh Độc Lập. Ngoài ra, ông cũng đón vợ chồng em trai là ông Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân vào sống trong dinh. Vào ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai phi công Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã lái hai máy bay AD6 ném bom tấn công, làm sập toàn bộ cánh trái của dinh. Ngô Đình Diệm sau đó đã cho phá dỡ dinh để xây dinh mới trên nền cũ theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Kiến trúc. Công trình được xây theo kiến trúc Tân Baroque tiêu biểu thời Napoléon III, tổng thể mặt bằng có hình chữ T. Bề ngang mặt tiền của dinh rộng 80 m, bên trong dinh có phòng tiếp khách có thể chứa đến 800 người. Dinh tọa lạc tại trung tâm một khuôn viên hình chữ nhật 450 m x 300 m. Trong khuôn viên có nhiều con đường nội bộ, trong đó gồm một con đường bao vòng quanh khuôn viên và tám con đường nối từ các mặt của dinh ra con đường này.
7,714
630332
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7714
Espresso
Espresso, () là một phương pháp rang và pha chế cà phê có nguồn gốc từ Ý,trong đó một lượng nhỏ nước sôi gần như bị đè nén dưới áp lực (ép) qua hạt cà phê nghiền.Espresso cũng là nền tảng cho nhiều loại đồ uống từ cà phê khác như cà phê latte, cappuccino, macchiato, mocha, flat white, Americano. Cà phê Espresso có thể được pha chế với nhiều loại hạt cà phê và rang xay. Espresso thường đặc hơn cà phê pha bằng các phương pháp khác, có nồng độ chất rắn lơ lửng và hòa tan cao hơn và có "crema" trên cùng (một loại bọt có độ đặc của kem). Kết quả của quá trình pha chế được điều áp, hương vị và kết cấu trong một tách épresso thôn thường rất đậm đặc. Ba giai đoạn phân tán trong espresso là những gì làm cho đồ uống này trở nên độc đáo. Pha phân tán đầu tiên là dạng cô đặc của các giọt dầu. Pha thứ hai là chất rắn lơ lửng, còn lớp thứ ba là lớp bọt khí hoặc bọt. Sự phân tán của các giọt dầu rất nhỏ được cảm nhận trong miệng giống kem. Đặc tính này của espresso góp phần vào những gì được gọi là cơ thể của đồ uống. Những giọt dầu này bảo quản một số hợp chất thơm bị mất trong không khí ở các dạng cà phê khác. Điều này bảo tồn hương vị cà phê mạnh mẽ hiện diện trong espresso. Espresso có nhiều caffeine trên một đơn vị thể tích hơn hầu hết các loại đồ uống cà phê, nhưng vì kích thước phục vụ thông thường nhỏ hơn nhiều, nên tổng hàm lượng caffeine ít hơn một cốc cà phê pha tiêu chuẩn. Hàm lượng caffeine thực tế của bất kỳ đồ uống cà phê khác nhau tùy theo kích cỡ, xuất xứ hạt cà phê, phương pháp rang và các yếu tố khác, nhưng một khẩu phần espresso thông thường thường chứa 120 đến 170 miligam caffeine, trong khi một ly cà phê nhỏ giọt thông thường thường chứa 150 đến 200 mg. Thiết bị, dụng cụ. Máy pha cà phê. Công dụng của máy pha là sản xuất ra những tách espresso hoàn hảo. Ngoài ra nó còn một công dụng nữa là đánh sữa để tạo bọt. Chiết xuất espresso và đánh sữa chuẩn cộng với kỹ thuật đổ hình điêu luyện sẽ cho ra những sản phẩm latte art thường thấy như: hình trái tim, hình lá rosetta, hình tulip... Máy xay cà phê. Có 2 dòng máy xay chính được sử dụng là máy xay tự động và máy chỉnh tay. Hai dòng này khác nhau căn bản ở chỗ dòng tự động sẽ xay bột cà phê xuống thẳng tay pha. Khi bạn cho tay cà phê chạm vào nút xay là máy sẽ tự động xay đến khi bạn dừng. Còn máy xay chỉnh tay thì có phễu chứa bột cà phê. Khi xay bột đi xuống phễu chứa và nằm lại đó. Bạn phải dùng cần gạt dưới đáy phễu để lấy lượng bột cà phê đủ vào tay pha.  Các dụng cụ khác. Các dụng cụ khác đơn giản và nhỏ bé hơn nhưng cũng vô cùng cần thiết đối với barista gồm: Khăn lau vòi hơi. Công dụng như tên của nó, dùng để vệ sinh vòi hơi mỗi lần đánh sữa xong. Khăn phải được thấm ướt mới có thể lau sạch được sữa nóng bám trên vòi hơi. Miếng lót chịu lực. Miếng lót này bằng nhựa cứng hoặc cao su. Có chức năng làm đế tỳ tay pha cà phê trong quá trình nén bằng tamper. Phin mù. Dùng để lắp vào tay pha trong quá trình vệ sinh càng pha cà phê.  Cân nhà bếp. Dùng để định lượng bột hoặc hạt cà phê trong các lần pha. Chổi vệ sinh máy pha. Chổi thiết kế cong để có thể chà sạch các kẽ và khe dưới càng cà phê. Ca đánh sữa. Có nhiều loại ca khác nhau về thể tích và công dụng do đó mỗi barista có thể chọn loại ca phù hợp với mục đích sử dụng. Để đảm bảo chất lượng đồ uống phục vụ khách các barista chọn loại ca vừa có thể đánh sữa vừa đổ được latte art hoặc cappuccino. Tamper (tay nén). Barista thường sử dụng tamper chuôi kim loại hoặc gỗ để nén cà phê với một lực khoảng 20 kg/cm3 lên bề mặt cà phê trong tay pha sao cho bề mặt cà phê cân bằng và mịn nhất chuẩn bị cho quá trình chiết. Ly đong. Trên ly có vạch chia ml hoặc oz (1oz=30ml) để người pha định lượng được cà phê chiết xuống một cách chính xác nhất Lọ rắc bột cacao. Lọ này thường để cho bột cacao hoặc các bột khác như bột quế để phủ 1 lớp mỏng lên về mặt váng cà phê cho thêm phần sinh động Bột rửa. Bột này sẽ kết hợp với phin mù ở trên để sục vào càng cà phê trong quá trình vệ sinh máy. Việc sử dụng bột rửa nên tiến hành từ 1-2 lần trong 1 tuần. Chổi vệ sinh phin. Khi đập bỏ bã phin (filter) hay còn gọi là tay pha cà phê sẽ còn dính lại chút cà phê trong lòng phin. Dùng chổi phẩy đi các hạt bụi cà phê này trước khi lắp lại càng hoặc làm cà phê mới. Cây đánh bột. Sử dụng cây đánh bột này trong trường hợp pha cà phê mocha dùng bột cacao. Việc này sẽ có tác dụng làm tan bột cacao vào cà phê, làm cho quá trình pha diễn ra nhanh hơn. Nguyên liệu. Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê dùng cho các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất, axít tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều. Cà phê espresso pha từ hạt cà phê thường vì thế sẽ có vị chua khó chịu. Người ta chống lại hiện tượng này bằng cách rang lâu hơn do hàm lượng axít giảm đi khi rang hạt cà phê. Một điểm yếu là khi rang lâu sẽ làm giảm đi hương thơm của cà phê. Nghệ thuật rang cà phê vì thế chính là ở chỗ tìm được sự cân bằng giữa hàm lượng axít và hương thơm cho mỗi loại hạt cà phê hay từng loại pha trộn các hạt cà phê. Khi rang cà phê sẫm màu như vậy hạt cà phê mất đi hàm lượng caffeine nhưng do có vị đậm đà nên cà phê espresso thường lại được cho là một loại cà phê đậm. Thường loại cà phê Arabica ("Coffea arabica") có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có "crema" nhiều và đặc hơn người ta pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta ("Coffea canephora"), loại này không có được hương thơm và vị đậm đà như Arabica. Những người trong giới sành điệu vẫn cãi nhau sôi nổi là 100% Arabica hay phương thức pha trộn 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo. Cách pha. Kỹ thuật. Có thể dùng ấm pha cà phê espresso để pha loại cà phê này. Thuộc vào trong số các ấm pha cà phê espresso cổ điển là kiểu moka pot "Moka Express" do Alfonso Bialetti thiết kế năm 1933, loại vẫn còn được dùng trong nhiều gia đình trên toàn thế giới ở hình dáng nguyên thủy của nó. Vì ở loại ấm này còn xa mới đạt đến áp suất 8 bar (nhiều nhất chỉ có thể là 1,5 bar) nên chính xác mà nói thì đây không phải là cà phê espresso. Để pha cà phê espresso ngon và có nhiều crema phải cần dùng đến một máy pha cà phê espresso. Trong máy này nước nóng 88 °C đến 94 °C được ép với áp suất ban đầu vào khoảng 9 bar qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Thời gian chảy qua phải là 25 giây. Nếu lượng nước phù hợp chảy qua nhanh hơn các hương vị không được hòa tan hết, nước chảy qua lớp bột cà phê chậm sẽ có quá nhiều chất đắng hòa tan theo. Định lượng. Viện quốc gia về cà phê espresso của Ý đưa ra các tiêu chuẩn sau đây:
7,719
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7719
Dòng điện
Dòng điện là một dòng các hạt mang điện, chẳng hạn như electron hoặc ion, di chuyển qua một chất dẫn điện hoặc qua một không gian. Nó được đo bằng tốc độ ròng của dòng điện tích qua một bề mặt hoặc vào một control volume. Các hạt chuyển động được gọi là phần tử mang điện, có thể là một trong nhiều loại hạt khác nhau, tùy thuộc vào chất dẫn điện. Trong mạch điện, hạt mang điện thường là các electron chuyển động trong dây dẫn. Trong chất bán dẫn, chúng có thể là electron hoặc lỗ trống. Trong chất điện li, các hạt mang điện là các ion, trong khi ở plasma, một chất khí bị ion hóa, chúng là các ion và electron. Đơn vị SI của dòng điện là ampe, hoặc "amp" (ký hiệu: A), là dòng điện tích chạy qua một bề mặt với tốc độ một coulomb mỗi giây. Dòng điện được đo bằng dụng cụ gọi là ampe kế. Dòng điện tạo ra từ trường, được sử dụng trong động cơ, máy phát điện, cuộn cảm và máy biến áp. Trong các dây dẫn thông thường, chúng gây ra Joule heating, tạo ra ánh sáng trong bóng đèn sợi đốt. Dòng điện thay đổi theo thời gian phát ra sóng điện từ, được sử dụng trong viễn thông để phát thông tin. Quy ước. Trong vật liệu dẫn, các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện được gọi là các hạt mang điện. Trong kim loại, chất dẫn điện phổ biến nhất, các hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển, chỉ có các electron tích điện âm có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn, do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong các vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, ví dụ như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa. Dòng điện được quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương, chính vì thế, trong mạch điện với dây dẫn kim loại, các electron tích điện âm dịch chuyển ngược chiều với chiều của dòng điện trong dây dẫn. Do dòng điện trong dây dẫn có thể dịch chuyển theo bất kì chiều nào, khi có 1 dòng điện formula_1 trong mạch, hướng của dòng điện qui ước cần được đánh dấu, thường là bằng mũi tên trên sơ đồ mạch điện. Đây gọi là hướng tham chiếu của dòng điện formula_1, nếu dòng điện di chuyển ngược hướng tham chiếu thì formula_1 có giá trị âm. Khi phân tích dòng điện, hướng thực tế của dòng điện qua một thành phần của mạch điện thường chưa biết. Chính vì thế, hướng tham chiếu cần được nêu rõ. Khi một mạch điện đã được đánh dấu hoàn thiện, giá trị âm có nghĩa dòng điện thực tế ngược với hướng của dòng tham chiếu. Trong mạch điện, hướng tham chiếu thường được chọn là hướng nối đất. Đa phần các trường hợp thì nó đúng với hướng di chuyển thực tế của dòng điện trong mạch, vì hầu hết các mạch điện, điện thế áp vào mạch là dương so với đất. Cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện "qua một tiết diện" được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua tiết diện đó trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng chữ I, từ chữ tiếng Pháp "Intensité", nghĩa là "cường độ". Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị ampe. Cường độ dòng điện trung bình. Cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét. Trong đó, Cường độ dòng điện tức thời. Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời: Tốc độ dòng điện. Dòng điện chảy theo một hướng, nhưng các điện tích đơn lẻ trong dòng chảy này không nhất thiết chuyển động thẳng theo dòng. Ví dụ như trong kim loại, electron chuyển động zigzag, va đập từ nguyên tử này sang nguyên tử kia; chỉ nhìn trên tổng thể mới thấy xu hướng chung là chúng bị dịch chuyển ngược chiều của điện trường. Tốc độ di chuyển vĩ mô của các điện tích có thể tìm được qua công thức Với: Ví dụ, một dây đồng với diện tích mặt cắt bằng 0.5 mm2, mang dòng điện có cường độ 5 A, sẽ có dòng electron di động với tốc độ vĩ mô là vài millimét trên giây. Ví dụ khác, các electron chuyển động trong bóng hình của tivi theo đường gần thẳng với tốc độ cỡ 1/10 tốc độ ánh sáng. Tốc độ di chuyển vĩ mô của dòng điện không nhất thiết phải là tốc độ truyền thông tin của nó. Tốc độ truyền thông tin của dòng điện trong dây đồng nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng. Đó là do, theo lý thuyết điện động lực học lượng tử, các electron truyền tương tác với nhau thông qua photon, hạt chuyển động với vận tốc ánh sáng. Sự di chuyển, có thể là chậm chạp, của một electron ở một đầu dây, sẽ nhanh chóng được biết đến bởi một electron ở đầu dây kia, thông qua tương tác này. Điều này cũng giống như khi đầu tàu hỏa chuyển động với vận tốc nhỏ (ví dụ vài cm/s), gần như ngay lập tức toa cuối cùng của đoàn tàu cũng nhận được thông tin và chuyển động theo. Chuyển động tổng thể của đoàn tàu là chậm, nhưng thông tin lan truyền dọc theo đoàn tàu rất nhanh (vào cỡ tốc độ âm thanh lan truyền dọc theo tàu). Định luật Dòng điện. Định luật Ohm. Định luật Ohm nói rằng cường độ dòng điện chạy qua một điện trở (hoặc các thiết bị Ôm) tuân theo: Với Định luật Ohm vi phân. Ngoài ra, để xét đến trạng thái dòng điện tại từng yếu tố vi phân của dòng điện, người ta còn dùng 1 dạng khác của định luật Ohm đó là định luật Ohm vi phân: Với: Các tác dụng của dòng điện. Tác dụng nhiệt. Khi có dòng điện, hầu hết các vật dẫn điện đều nóng lên. Khi vật dẫn đủ nóng thì thiết bị sẽ hoạt động Tác dụng phát sáng. Dòng điện có thể làm sáng ngay một số loại đèn như đèn LED và đèn bút thử điện mà không cần tác dụng nhiệt. Tác dụng từ. Dòng điện chạy qua dây dẫn điện sẽ gây ra lực từ lên các nam châm đặt gần nó. Tác dụng hóa học. Trong dung dịch điện phân, dòng điện đi qua dung dịch sẽ làm dung dịch bị phân ly thành các ion âm và dương có thể di chuyển giữa hai điện cực. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của việc mạ điện. Tác dụng sinh lý. Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật. Nguy hiểm. Độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào cường độ dòng điện, vào thời gian dòng điện chạy qua người, và vào đường đi của dòng điện trên cơ thể người. Nói chung: Đa phần các nguồn điện nguy hiểm có hiệu điện thế ổn định, nên theo định luật Ohm, cường độ dòng điện phụ thuộc vào điện trở trên đường truyền qua người và điện áp tiếp xúc. Đối với dòng lớn, nó phụ thuộc thêm các hệ thống hạn chế dòng lớn trong mạch điện (như cầu chì). Dòng điện qua người phụ thuộc vào điện trở người. Điện áp tiếp xúc càng cao thì dòng điện qua người càng lớn. Điện trở lớn thì dòng điện nhỏ. Điện trở của người tùy thuộc vào điều kiện tiếp xúc với dòng điện . Điện trở cũng thay đổi tùy người, theo giới tính, tuổi, kích thước, điều kiện sức khỏe. Theo bảng trên, nếu xét trường hợp điện trở người trong khoảng 500 Ω đến 1000 Ω thì điện áp khoảng 20 V đến 50 V cũng đủ tạo ra dòng điện cỡ 50 mA và giết chết người. Tần số dòng điện càng cao (trên 500 Hz) càng ít nguy hiểm vì dòng điện chỉ đi ngoài da và không làm co cơ bắp. Dòng điện có tần số từ 25–100 Hz là dòng điện nguy hiểm Lợi ích Dòng điện một chiều với cường độ cỡ mA khi truyền qua cơ thể gây nên những tác dụng sinh lý đặc biệt sau: Các tác dụng của dòng điện qua cơ thể được ứng dụng trong châm cứu hay điện châm và là cơ sở của liệu pháp Galvani, trong đó người ta đưa dòng điện một chiều cường độ tới hàng chục mA vào cơ thể và kéo dài nhiều phút. Tuy nhiên trong những trường hợp tai biến bất ngờ, điện tác dụng lên cơ thể quá những mức độ mà cơ thể có thể chịu đựng được. Lúc đó điện trở thành một mối nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người. Đối với những bệnh nhân khi tim đã ngừng đập người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống. Dòng điên trong các môi trường đặc biệt. Kim loại. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do ngược chiều điện trường. Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do làm cho của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại tăng. Ở một số kim loại (hợp kim) siêu dẫn, khi nhiệt độ hạ xuống dưới 1 nhiệt độ tới hạn nào đó, điện trở của nó giảm đột ngột đến giá trị bằng 0. Chất điện phân. Dòng điện trong các chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường. Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại do: Chất khí. Chất khí thường là chất cách điện do không có các phần tử mang điện tích. Muốn cho các chất khí dẫn điện, cần có các tác nhân ion hóa để tạo ra các hạt mang điện. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron ngược chiều điện trường. Trong các hạt mang điện, các ion dương chuyển động cùng chiều với điện trường, các ion âm và các electron chuyển động ngược chiều điện trường. Chân không. Chân không lí tưởng là một môi trường trong đó không có một phân tử khí nào. Nó không chứa hạt tải điện nên không dẫn điện. Muốn tạo ra dòng điện chạy giữa 2 điện cực, ta phải đưa các electron vào trong đó. Dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó dưới tác dụng của điện trường. Chất bán dẫn. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do và các lỗ trống. Các lỗ trống chuyển động thuận chiều điện trường, các electron chuyển động ngược chiều điện trường. Điện trở suất ρ của bán dẫn có giá trị trung gian giữa kim loại và điện môi. Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng. Do đó ở nhiệt độ thấp, bán dẫn dẫn điện rất kém (giống như điện môi), còn ở nhiệt độ cao, bán dẫn dẫn điện khá tốt (giống như kim loại). Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc rất mạnh vào các tạp chất có mặt trong tinh thể. Đo dòng điện. Cường độ dòng điện có thể được đo trực tiếp bằng Gavanô kế, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải mở mạch điện ra để lắp thêm ampe kế vào. Cường độ dòng điện có thể được đo mà không cần mở mạch điện ra, bằng việc đo từ trường sinh ra bởi dòng điện. Các thiết bị đo kiểu này gồm các đầu dò hiệu ứng Hall, các kẹp dòng và các cuộn Rogowski. Mật độ dòng điện. Mật độ dòng điện (ký hiệu là formula_28) được quy ước là dòng điện chạy qua 1 mm² tiết diện dây dẫn. Phụ tải lâu dài của dây đồng và dây nhôm có bọc cách điện Mật độ dòng điện có ý nghĩa trong thiết kế mạch điện, trong điện tử học. Các thiết bị tiêu thụ điện thường bị nóng lên khi có dòng điện chạy qua, và chỉ hoạt động tốt dưới một mật độ dòng điện an toàn nào đấy; nếu không chúng sẽ bị nóng quá, chảy hoặc cháy. Ngay cả trong vật liệu siêu dẫn, nơi điện năng không bị chuyển hóa thành nhiệt năng, mật độ dòng điện lớn quá có thể tạo ra từ trường quá mạnh, phá hủy trạng thái siêu dẫn.
7,722
855455
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7722
Acid (định hướng)
Acid có thể là:
7,726
534293
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7726
Máy chủ doanh nghiệp
Máy chủ doanh nghiệp là một hệ thống máy tính chủ yếu dùng để phục vụ cho một doanh nghiệp lớn. Ví dụ các loại máy chủ như máy chủ web, máy chủ in ấn, và máy chủ cơ sở dữ liệu. Tính chất chủ yếu để phân biệt một máy chủ doanh nghiệp là ở tính ổn định vì ngay cả một sự cố ngắn hạn cũng có thể gây thiệt hại hơn cả việc mua mới và cài đặt mới hệ thống. Lấy ví dụ, một hệ thống máy tính trong thị trường chứng khoán cấp quốc gia có trục trặc, chỉ cần ngưng hoạt động trong vòng vài phút có thể cho thấy việc thay thế toàn bộ hệ thống hiện tại bằng một hệ thống đáng tin cậy hơn vẫn là giải pháp tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo tại Việt Nam nhà phân phối máy chủ IBM, HP, Supermicro, LifeCom, Dell. Liên kết ngoài. Máy server các loại
7,730
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7730
Plessey
Công ty Plessey plc đã từng là một công ty quốc tế của Vương quốc Anh chuyên về sản xuất đồ điện tử, liên lạc viễn thông và quốc phòng. Lịch sử. Công ty này được thành lập năm 1917 ở Marylebone, trung tâm Luân Đôn nhưng đã chuyển tới đường Cottenham ở Ilford đầu năm 1919 (và sau đó tới đường Vicarage và tồn tại tới nay). Công ty Plessey đã từng là một trong những công ty sản xuất lớn nhất trong các lĩnh vực nói trên khi các ngành công nghiệp radio và ti vi phát triển mạnh. Plessey là đối tác trong việc phát triển của máy tính Atlas năm 1962 và trong việc phát triển của hệ thống điện thoại kỹ thuật số - "Hệ thống X" - trong những năm cuối thập niên 1970. Mua bán của GEC. Tháng 12 năm 1985, The General Electric Company GEC thông báo về việc mua lại toàn bộ công ty Plessey, có giá trị khi đó là 1,2 tỷ bảng Anh. Cả Plessey và bộ quốc phòng Anh đều chống lại việc hợp nhất, GEC và Plessey đã từng là hai nhà cung cấp lớn nhất cho bộ quốc phòng và hai công ty này là hai đối thủ cạnh tranh duy nhất trong nhiều thương vụ. Tháng 1 năm 1986, việc mua bán này đã được đưa ra "Ủy ban Độc quyền và sáp nhập" (tiếng Anh: "Monopolies & Mergers Commission" (viết tắt: MMC)), và Ủy ban này trong tháng 8 đã ra phán quyết chống lại việc sáp nhập. Chính phủ Anh cũng đồng ý và cấm thương vụ của GEC. Năm 1988, Plessey và GEC sáp nhập các bộ phận liên lạc viễn thông để tạo ra GEC-Plessey Telecommunications (GPT), nhà sản xuất thiết bị liên lạc viễn thông hàng đầu ở nước Anh. Mua bán của GEC Siemens. Năm 1988, GEC và Siemens AG thành lập công ty liên doanh là GEC Siemens plc, để thực hiện việc thôn tính Plessey. Đề nghị ban đầu của GEC Siemens vào ngày 23 tháng 12 năm 1988 cho Plessey là 1,7 tỷ bảng Anh. Một lần nữa Plessey từ chối lời đề nghị và lại đưa việc này ra MMC. Lời đề nghị nguyên thủy dự tính liên kết quyền sở hữu của tất cả các phần liên quan đến quốc phòng của Plessey, với việc kinh doanh của GPT và chi nhánh Bắc Mỹ của Plessey chia ra theo các tỷ lệ tương ứng là 60:40 và 51:49. Mức độ tham gia của GEC vào việc kinh doanh thiết bị quốc phòng của Plessey đã không phù hợp với sự tán thành điều chỉnh nhưng cuối cùng trong tháng 2 năm 1989 GEC Siemens thông báo về việc phân chia các bộ phận của công ty như sau: Lịch sử kế tiếp. Năm 1997, British Aerospace mua lại hệ thống Siemens Plessey. Năm 1999, Siemens mua lại những tài sản của GEC tại Siemens Plessey. GEC mua lại 40% tài sản của Siemens tại GPT trong cùng năm, và đổi tên nó thành "Marconi Communications". Mã vạch Plessey. Plessey cũng là tên gọi của một loại mã vạch được phát triển bởi công ty này, hiện nay nó vẫn được sử dụng trong một số thư viện và thẻ trên giá sách của các cửa hàng bán lẻ, như là giải pháp trong phần kiểm soát nội bộ về hàng hóa còn trong kho. Ưu điểm của nó là tương đối dễ in bằng các máy in ma trận điểm (dot-matrix) rất phổ biến vào thời kỳ mà cách thức mã hóa này được giới thiệu, và mật độ in của nó trong một mức độ nào đó là cao hơn so với các loại mã hiện nay phổ biến hơn như Interleaved 2 of 5 hay Code 39. Các thông số hình thức của loại mã vạch này được thông báo vào tháng 3 năm 1971. Các biến thể của mã vạch Plessey. Một biến thể của mã vạch Plessey và các thiết bị quét liên quan đã được Plessey cung cấp cho công ty ADS và biến thể này được biết với tên gọi Anker Code. Anker Code đã được sử dụng trong các điểm bán hàng ở châu Âu trước khi có EAN. Nguyên lý mã hóa cơ bản trong mã vạch Plessey cũng đã được MSE Data Corporation sử dụng để xây dựng mã vạch MSI của mình, đôi khi được biết với tên gọi là mã vạch Plessey biến đổi hay mã vạch MSI Plessey. Ứng dụng chủ yếu của mã vạch MSI là đánh dấu các mặt hàng trên giá hàng và quét sau này bằng các thiết bị quét di động được để thực hiện việc kiểm kê. Thuật toán. Các đặc trưng. Tuy nhiên, sau này người ta có bổ sung thêm loại ký tự có giá trị 6 bit và như thế nó có thể mã hóa 26 = 64 ký tự. Mã bắt đầu. Luôn luôn có giá trị bit là 1101. Phần dữ liệu. Bảng dưới đây liệt kê các ký tự có thể mã hóa trong dạng 4 bit và giá trị bit của chúng. Mã kiểm tra. Nó sẽ là một khối mã 8 bit và có thể xác định bằng hai số 4 bit sử dụng cùng một cách thức biểu diễn như phần dữ liệu. Khối ngắt. Mã kiểm tra sẽ được tiếp theo bởi 2 giá trị nhị phân 'l' trong trường hợp mã vạch được đọc từ trái qua phải. Trong trường hợp mã vạch được đọc hoặc từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái, mã kiểm tra sẽ được tiếp theo bởi một vạch đơn rộng duy nhất. Mã bắt đầu ngược. Trong trường hợp đọc mã vạch theo hai chiều ngược nhau, vạch ngắt được tiếp theo là mã bắt đầu ngược giá trị 4 bit, vì thế 1100 được sinh ra nếu mã vạch được quét từ phải qua trái. Các lề. Các lề trắng có độ rộng tương đương với ít nhất 4 bit nằm ở hai đầu của mã vạch để ngăn không cho thiết bị đọc nhầm sang mã vạch khác nằm kề bên. Khoảng cách in ấn. Mỗi bit dữ liệu của mã vạch được in thành vạch màu đen, tiếp theo là một khoảng trắng có độ rộng xác định trước. Tổng của hai độ rộng này tương đương với pitch danh định. Dung sai chỉ ra trong bảng dưới đây được điều chỉnh theo các điều kiện sau: Bảng dưới đây định nghĩa kích thước của vạch và khoảng trống theo đơn vị 1/1000 của inch đối với các mật độ mã khác nhau Các đốm. Trong quá trình in ấn, có thể xảy ra hiện tượng tạo đốm đen trong khu vực trắng (thừa mực) và đốm trắng trong khu vực đen (mất mực) Các đốm đen trong khu vực khoảng trắng cần phải có kích thước nhỏ hơn 0,038 mm (0,0015 inch) theo bất kỳ hướng nào. Ngoài ra các đốm này phải cách xa rìa các vạch ít nhất 0,051 mm (0,002 inch) và các đốm này phải cách nhau ítnhất 0,203 mm (0,008 inch). Các đốm trắng trong các vạch phải có kích thước nhỏ hơn 0,051 mm. Ngoài ra các đốm này phải cách xa rìa các vạch ít nhất 0,051 mm (0,002 inch) và các đốm này phải cách nhau ítnhất 0,203 mm (0,008 inch). Tính số kiểm tra. Theo phép chia 10. Các mã vạch MSI Plessey chỉ sử dụng các số và luôn luôn có số kiểm tra theo phép chia cho 10, và có thể có số kiểm tra thứ hai. Phương pháp tính như sau: Nếu số kiểm tra thứ hai cần có thì coi số mới tạo thành (trong ví dụ là 5237466) như là số gốc để tính toán theo các bước nói trên. Theo phép chia cho 11. Một số ứng dụng khác lại cần số kiểm tra theo phép chia cho 11. Cách tính số kiểm tra như sau:
7,733
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7733
Mã QR
Mã QR (mã phản hồi nhanh) là một mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là "đáp ứng nhanh hay xử lí nhanh", vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản. Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di động có gắn camera (camera phone) ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động. Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùng máy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu. Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng 1 năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng 6 năm 2000. Lịch sử. Hệ thống mã QR được Denso Wave phát minh năm 1994. Mục đích chính là theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất. Nó được thiết kế để cho phép quét các bộ phận với tốc độ cao. Mặc dù những ứng dụng ban đầu chỉ để theo dõi các bộ phận của xe, nhưng hiện nay mã QR được ứng dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau bao gồm cả các ứng dụng theo dõi thương mại và ứng dụng hướng tới sự tiện lợi cho những người sử dụng điện thoại di động. Mã QR có thể được sử dụng để hiển thị chữ cho người sử dụng, để thêm danh thiếp vCard vào thiết bị của người sử dụng, để mở URI, để viết e-mail hay tin nhắn, thậm chí thanh toán điện tử một cách nhanh chóng, đặc biệt ở Trung Quốc khi hầu như mọi người đều sử dụng thanh toán qua QR. Người sử dụng có thể tạo và in mã QR của riêng họ cho những người khác quét và sử dụng để ghé thăm một trong các trang phải trả tiền và miễn phí thông qua mã QR. Nó hiện trở thành một trong những kiểu sử dụng nhiều nhất trong nhóm mã vạch hai chiều. Vi mã QR (Micro QR Code). Vi mã QR là phiên bản thu nhỏ của tiêu chuẩn mã QR với ít tính năng hơn để xử lý các bản quét lớn. Có một số hình thức vi mã QR khác nhau, cao nhất trong số đó có thể giữ 35 ký tự.
7,735
69941017
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7735
Khởi nghĩa Yên Thế
Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Nguyên nhân phát sinh. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình. Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ. Và vì Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kì nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình. Yên Thế Thượng vào giữa thế kỷ 19 còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá. Đây là nơi tá túc của nhiều toán giặc Khách, nhiều toán thổ phỉ thường xuyên cướp phá các vùng lân cận. Đây cũng là nơi cho nông dân lưu tán hoặc đang bị truy đuổi đến ẩn náu và sinh sống từ những năm 60 và 70 của thế kỷ 19. Ở đây, họ cùng nhau khai phá đất hoang để trồng cấy, kiếm lâm sản, sống lẫn lộn với bọn giặc Khách, bọn thổ phỉ. Để chống lại ách áp bức, sự truy bắt của chính quyền cũng như chống lại sự cướp bóc, tàn phá của giặc cướp, những người nông dân lưu tán đến cư ngụ ở đây đã phải lập những đội vũ trang tự vệ, những làng chiến đấu. Đây được đánh giá là vùng đất thiếu an ninh nhất của Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Nhiều học giả nhận định ba nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa: Diễn biến. Giai đoạn thứ nhất (1884 - 1892). Chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất. Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chục toán nghĩa quân của Đề Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung... Mỗi thủ lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủ một vùng. Theo Chapuis, tới cuối năm 1889, lực lượng của Đề Thám gồm khoảng 500 quân được huấn luyện chu đáo. Đề Thám liên kết với lực lượng của Lương Tam Kỳ, một chỉ huy quân Cờ đen, và thủ lĩnh người Thái Đèo Văn Trị. Ngoài căn cứ địa Yên Thế, Đề Thám còn tổ chức đồn điền tại Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Yên và Bắc Giang. Trong giai đoạn này, tuy phong trào chưa được thống nhất vào một mối, nhưng nghĩa quân vẫn hoạt động có hiệu quả. Tháng 11-1890, nghĩa quân Đề Thám đã giành thắng lợi trong trận chống càn ở Cao Thượng. Từ đầu đến cuối tháng 12-1890, ba lần quân Pháp tấn công vào Hố Chuối, nhưng cả ba lần chúng đều bị nghĩa quân Đề Thám đánh bại. Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng Yên Thế, mở rộng hoạt động sang cả Phủ Lạng Thương. Năm 1891, quân Pháp lại tấn công Hố Chuối, nghĩa quân Đề Thám phải rút lên Đồng Hom. Tranh thủ thời cơ, chúng tiến nhanh vào vùng Nhã Nam, rồi vừa tổ chức các cuộc càn quét, vừa xây dựng các đồn bốt để bao vây nghĩa quân. Nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân càn quét của địch, nghĩa quân đã lập một cụm cứ điểm gồm 7 hệ thống công sự ở phía bắc Yên Thế do Đề Nắm, Đề Thám, Bá Phức, Đề Tâm, Đề Tuất, Đề Chung, Tổng Tài chỉ huy. Lúc này, Đề Nắm là một trong những thủ lĩnh có uy tín nhất của nghĩa quân Yên Thế. Tháng 3 - 1892, Pháp huy động hơn 2.200 quân bao gồm nhiều binh chủng (công binh, pháo binh...) do tướng Voarông (Voiron) chỉ huy ào ạt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã phải rút khỏi căn cứ. Lực lượng nghĩa quân bị suy yếu rõ rệt. Khó khăn ngày càng nhiều, một số thủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh trong chiến đấu, trong đó có Đề Nắm bị giết vào tháng 4 - 1892. Để cứu vãn tình thế, Đề Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế. Tuy gặp khó khăn, nhưng thế mạnh của quân Yên Thế là thông thuộc địa hình và cơ động, giúp họ thoát được vòng vây của quân Pháp. Giai đoạn thứ hai (1893 - 1897). - Trong giai đoạn này, nghĩa quân đã hai lần đình chiến với Pháp, lần thứ nhất vào tháng 10 - 1894, lần thứ hai vào tháng 12-1897. Sau khi Đề Nắm hi sinh, Đề Thám đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào Yên Thế. Ông đã khôi phục những toán quân còn sót lại ở Yên Thế và các vùng xung quanh, rồi tiếp tục hoạt động. So với giai đoạn trước, số lượng nghĩa quân tuy có giảm, nhưng địa bàn hoạt động lại mở rộng hơn. - Năm 1894, nghĩa quân trở về Yên Thế tiến hành xây dựng lại căn cứ Hố Chuối, đồng thời mở rộng hoạt động ra các vùng thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang. Lúc này, các phong trào Bãi Sậy, Ba Đình, cũng như các đội quân kháng chiến của Đốc Ngữ, Đề Kiều đều đã tan rã, nên thực dân Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa Yên Thế. - Ngày 17-9-1894, quân Yên Thế bắt cóc Chesnay, biên tập viên tờ Avenir du Tonkin. Do phải chịu áp lực từ phía chính quyền thuộc địa và khó khăn trong việc dập tắt cuộc khởi nghĩa, quân đội Pháp phải tiến hành hòa hoãn để nghĩa quân Yên Thế thả Chesnay. Về phía nghĩa quân, tuy có giành được một số thắng lợi, nhưng lực lượng cũng suy yếu rõ rệt. Trong tình hình đó, Đề Thám thấy cần phải hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời cơ củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, cuộc thương lượng giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp kết thúc.Theo đó, phía Pháp trả 15.000 francs tiền chuộc, họ phải rút khỏi Yên Thế và để Đề Thám kiểm soát 4 tổng Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng, với quyền thu thuế trong 3 năm. Trong thời gian này, Đề Thám tới sống ở đồn Phồn Xương và cho cày cấy với quy mô lớn. Ông cũng được Kỳ Đồng hỗ trợ, tuyển mộ người cho ông từ thành phần phu từ một đồn điền của Pháp do Kỳ Đồng quản lý. - Năm 1895, Đề Thám tham gia tổ chức đánh Bắc Ninh, và từ chối trả lại những vũ khí mà ông chiếm được tại đây cho phía Pháp. Tới tháng 11-1895, thiếu tá Gallieni đưa một pháo thuyền chở quân lên uy hiếp, buộc Đề Thám đầu hàng, nhưng nghĩa quân Đề Thám đã chống đỡ quyết liệt. Để tránh những cuộc đụng độ lớn với quân Pháp, Đề Thám chủ trương chia nghĩa quân thành những toán nhỏ phân tán hoạt động trong rừng và ở các làng mạc. Nghĩa quân phải di chuyển hoạt động trong bốn tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên. - Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lấn thứ hai. Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. Vì vậy, tháng 12-1897, hiệp ước hòa hoãn giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được ký kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh. Đề Thám bề ngoài tỏ ra là phục tùng, nhưng bên trong vẫn ngầm củng cố lực lượng. Giai đoạn thứ ba (1898 - 1908). -Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Tại căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túc lương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện tập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân ở Phồn Xương tuy không đông (khoảng 200 người), nhưng rất thiện chiến. Đồng thời, Đề Thám còn mở rộng quan hệ giao tiếp với các nhà yêu nước ở Bắc và Trung Kì, -Tại Yên Thế, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu. Giữa năm 1906, Châu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám. Đề Thám còn lập một căn cứ gọi là đồn Tú Nghệ dành cho các nghĩa sĩ miền Trung ra huấn luyện quân sự. -Về phía Pháp, trong thời gian này chúng đã ráo riết lập đồn, bốt, mở đường giao thông..., tạo mọi điều kiện cần thiết để đánh đòn quyết định vào căn cứ nghĩa quân Yên Thế. Giai đoạn thứ tư (1909 - 1913). - Năm 1908, Đề Thám tham gia cuộc nổi dậy của lính khố xanh tại Bắc Ninh, Nam Định và Nhã Nam, khiến một sĩ quan Pháp bị giết. Tới 27-7 năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám. Cuộc binh biến này được chuẩn bị rất chu đáo, theo đó nghĩa quân sẽ bắn phá đồn binh Pháp tại Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân đội 108, Hà Nội) bằng đại bác nhằm vô hiệu hóa đồn này. Các đồn binh tại Sơn Tây và Bắc Ninh sẽ bị chặn đánh, không cho tiếp cứu Hà Nội. Quân Đề Thám chờ ngoài thành Hà Nội, chờ tín hiệu từ trong thành, sẽ đánh Gia Lâm và cắt đường xe lửa và điện thoại. Tuy nhiên cuộc binh biến thất bại, quân Đề Thám phải rút về, 24 người tham gia cuộc binh biến bị Pháp xử tử, 70 người bị xử tù chung thân. - Nhân cơ hội này, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa quân. Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa chuyển dần xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, rồi rút sang Tam Đảo, Thái Nguyên. Trên đường di chuyển, nghĩa quân vẫn tổ chức đánh trả quyết liệt, gây cho địch những thiệt hại nặng nề. Điển hình là trận chặn giặc ở đồn Hom, Yên Thế (ngày 30 tháng 1 năm 1909); trận núi Hàm Lợn ở Tam Đảo, Phúc Yên (ngày 15 tháng 3 năm 1909). - Trước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng giảm sút. Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào tay giặc, như Cả Trọng, Cả Huỳnh, Cả Tuyển (con Nguyễn Thiện Thuật), Ba Biều, bà Ba Cẩn... Có một số người ra hàng như: Cả Dinh, Cai Sơn... Từ 29-1 tới 11-11 năm 1909, quân Đề Thám thua 11 trận quan trọng, bị quân Pháp vây hãm tại Yên Thế. Bà Ba Cẩn bị bắt, bị đày đi Guyane. Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản. - Do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày ngày 10 tháng 2 năm 1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồm 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế. Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế nằm trên địa bàn thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế. Nơi đây đã được quy hoạch tôn tạo thành một điểm du lịch và hiện đang được đề nghị công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
7,740
589372
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7740
Trung Kỳ
Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834, và là một trong ba vùng của Việt Nam khi đó, cùng với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Người Pháp sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam năm 1884 đã đặt vùng đất này thành xứ bảo hộ Trung Kỳ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp. Thời Đế quốc Việt Nam năm 1945, tên gọi Trung Kỳ được đổi thành Trung Bộ. Trung Bộ cũng được gọi là Trung Phần thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa (1948–1975); hai chính thể kế tiếp nhau này chỉ còn nắm giữ vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Trung Phần theo sau Hiệp định Genève, 1954. Từ năm 1975, miền Trung Việt Nam được thống nhất và gọi là Trung Bộ trong các văn bản hành chính. Lịch sử. Trung Kỳ thời nhà Nguyễn độc lập thì tâm điểm là kinh thành Huế, tức phủ Thừa Thiên (承天) do triều đình trực tiếp quản lý. Năm tỉnh phía bắc Huế gọi là Hữu Kỳ: Và sáu tỉnh phía nam, gọi là Tả Kỳ gồm: Nhà Nguyễn đặt ra chức tổng đốc quản hạt từ 2 đến 3 tỉnh. Các tỉnh Trung Kỳ thường đặt dưới quyền quản hạt của 6 vị tổng đốc (thường là tổng đốc Thanh Hóa, tổng đốc An-Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh), tổng đốc Bình-Trị (Quảng Bình và Quảng Trị), tổng đốc Nam-Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), tổng đốc Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên), tổng đốc Thuận-Khánh (Bình Thuận và Khánh Hòa)), và 1 vị phủ doãn phủ Thừa Thiên. Đứng đầu mỗi tỉnh Trung Kỳ, cũng giống toàn bộ 30 tỉnh trong cả nước (trừ phủ Thừa Thiên), đều là một viên quan tuần phủ. Cương vực Trung Kỳ thời nhà Nguyễn bao gồm cả những phần đất nay thuộc về lãnh thổ Lào (là những vùng đất thuộc địa giới các tỉnh bắc Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chưa phân biệt rõ ràng và trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Nhưng Trung Kỳ không bao gồm Tây Nguyên. Đà Nẵng và Ninh Thuận ngày nay, vào thời nhà Nguyễn đã nằm trong Trung Kỳ nhưng thuộc địa giới của 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận (Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, Ninh Thuận thuộc Bình Thuận). Trừ 3 tỉnh bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (là đất của người Việt cổ), thì phần lớn còn lại của Trung Kỳ (từ đèo Ngang đến hết Bình Thuận) từng là đất đai của vương quốc Chăm Pa. Theo hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883 thì Trung Kỳ (tiếng Pháp gọi là "Annam") kéo dài từ địa giới phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang (tức là tách 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía bắc và tỉnh Bình Thuận ở phía nam ra khỏi Trung Kỳ (An Nam)). Pháp đặt một viên Công sứ ("Résident") tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ. Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6 tháng 6 năm 1884 quy định lại ranh giới Trung Kỳ: từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở ra đến địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình (như trước năm 1883). Thực dân Pháp đặt chức "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" ("Résident général de l'Annam et du Tonkin"), gọi tắt là Tổng sứ,thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Chức Tổng sứ bị bãi bỏ năm 1889, Khâm sứ Trung Kỳ đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều. Danh sách các khâm sứ Trung Kỳ. Pháp thiết lập một văn phòng đại diện ngoại giao tại Huế từ giữa năm 1875. Tháng 4 năm 1876 (Tự Đức 28), trụ sở tòa Đại diện Ngoại giao được khởi công xây dựng và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Nhân viên đứng đầu được gọi là Đại diện Ngoại giao ("Chargés d'Affaires"). Sau hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883, Đại diện Ngoại giao đổi thành Công sứ ("Résident") tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ. Năm 1885, chính phủ Pháp đặt ra "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" ("Résident général de l'Annam et du Tonkin"), còn gọi là Tổng Trú sứ hay Tổng sứ, thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Quyền hành của Toàn quyền Lưỡng kỳ ngang với Thống đốc Nam Kỳ và độc lập đối với Thống đốc Nam Kỳ. Toàn quyền Lưỡng kỳ nắm mọi quyền dân sự, quân sự, chủ trì, mọi quan hệ đối ngoại của Nam triều và mọi quan hệ giữa giới cầm quyền Pháp và Nam Kỳ. Dưới quyền trực tiếp của Toàn quyền Lưỡng kỳ là một hệ thống quan lại thực dân Pháp giúp việc: đứng đầu Bắc Kỳ là Thống sứ Bắc Kỳ ("Résident supérieur du Tonkin"); đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ Trung Kỳ ("Résident supérieur de l’Annam") và đứng đầu mỗi tỉnh ở cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Công sứ (Résident) và Phó sứ (Résident adjoint). Chức Tổng Trú sứ bị bãi bỏ năm 1889, chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ ("Résident supérieur d'Annam"), còn được gọi là Đại trú sứ, được đặt ra để đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều. Thời kỳ Công sứ Nhật tại Trung Bộ (1945). Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tìm cách trở lại phục hồi quyền thống trị tại Việt Nam, vì vậy đã đặt chức vụ Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Trung và Bắc Kỳ. Chức vụ này có chức năng gần tương đương với chức vụ Tổng sứ Trung Bắc Kỳ trước kia, nhưng đặt trụ sở ở Hà Nội.
7,741
925529
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7741
Bắc Kỳ
Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 trong cuộc cải cách hành chính để mô tả vùng đất từ tỉnh Ninh Bình trở ra Bắc của Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành. Hiện nay, cách gọi này đôi khi được một số người miền Nam dùng để phân biệt họ với những người di cư có quê quán từ miền Bắc Việt Nam, nhiều khi mang hàm ý kỳ thị vùng miền Tuy nhiên, lý do phân biệt này là thực ra là sai về mặt lịch sử, bởi tất cả người Kinh ở miền Nam Việt Nam (trừ người dân tộc thiểu số như người Khmer, người Hoa) vốn đều có tổ tiên là người Kinh ở miền Bắc Việt Nam, chỉ mới di cư vào Nam Bộ từ thời chúa Nguyễn (khoảng thế kỷ 17-18). Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp duy trì tên gọi 3 xứ của Việt Nam có từ trước đó, nhưng áp dụng chế độ cai trị riêng biệt với mỗi xứ: xứ thuộc địa Nam Kỳ, xứ bảo hộ Trung Kỳ với một số quyền tượng trưng được trao cho nhà Nguyễn, và xứ bảo hộ Bắc Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được duy trì cho đến năm 1945, sau đó được thay bằng tên gọi Bắc Bộ như hiện nay. Địa danh Tonkin. "Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê sơ gọi là "Đông Kinh" (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ánh văn tự của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp khi phát âm "Đông Kinh". Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mạng trở đi. Tiền thân của Bắc Kỳ là tổng trấn Bắc Thành được thiết lập từ thời Gia Long nhà Nguyễn năm 1802, là cơ chế hành chính phân quyền đầu thời Nguyễn. Bắc Thành gồm 1 trấn thành là thành Thăng Long và 11 trấn là: 5 nội trấn (Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ) và 6 ngoại trấn (Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa) Thời Pháp thuộc. Trước khi triều đình Huế buộc phải ký Hòa ước Quý Mùi, 1883, người Pháp đã thành lập Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ ("corps expéditionnaire du Tonkin") để xâm lược Bắc Kỳ. Các tướng chỉ huy Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ đồng thời cũng là Thống soái Bắc Kỳ. Năm 1886, Paul Bert, một quan chức dân sự được cử sang với chức vụ "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" ("Résident supérieur du Tonkin"), gọi tắt là Tổng sứ, thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Năm 1887, chức vụ Toàn quyền Đông Dương được thành lập, nắm toàn quyền cai quản cả Bắc - Trung - Nam Kỳ. Năm 1889, chức vụ Tổng sứ bị bãi bỏ, chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ ("Résident général du Tonkin"), còn được gọi là Tổng trú sứ, được đặt ra để đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều.
7,745
66188998
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7745
Kỹ thuật RFLP
Trong sinh học phân tử, đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn, hay là RFLP (thường đọc là "rif-lip"), là kỹ thuật khai thác những khác biệt trong trình tự DNA. Trong phân tích RFLP, DNA mẫu được cắt thành các đoạn nhỏ bằng cách sử dụng các enzyme cắt giới hạn, và sau đó các đoạn DNA nhỏ tạo thành được phân tách dựa theo kích thước bằng kỹ thuật điện di trên gel. Mặc dù ngày nay kỹ thuật này đã trở nên lỗi thời do bị thay thế bởi công nghệ giải trình tự, RFLP là công nghệ nghiên cứu đa hình DNA đầu tiên đủ rẻ để có thể được ứng dụng một cách rộng rãi. RFLP là công cụ quan trọng trong lập hồ sơ di truyền, lập bản đồ hệ gen, định vị gen chịu trách nhiệm cho các rối loạn di truyền, xác định nguy cơ mang bệnh, và xét nghiệm phả hệ. Kỹ thuật phân tích. Kỹ thuật cơ bản trong xác định RFLP bao gồm việc cắt mẫu DNA bằng enzyme cắt giới hạn, là các enzyme nhận biết và cắt một đoạn DNA ngắn đặc hiệu. Các mảnh DNA tạo ra sau đó được phân tách bằng quá trình điện di trên gel agarose, và được chuyển lên màng lai thông qua quy trình lai Southern. Sự lai (bắt cặp đặc hiệu) của một đoạn DNA trên màng với đoạn mẫu dò (DNA probe) xảy ra khi trình tự của chúng bổ sung với nhau. Xuất hiện RFLP khi kích thước của đoạn DNA trên màng bắt cặp với đoạn mẫu dò là khác nhau giữa các sinh vật. Ví dụ. Có hai cơ chế chung mà kích thước của một đoạn giới hạn có thể khác nhau. Trong sơ đồ đầu tiên, một đoạn nhỏ của bộ gen đang được phát hiện bởi một đầu dò DNA (đường dày hơn). Trong allele "A", bộ gen được cắt bởi một enzyme giới hạn ở ba vị trí gần đó (hình tam giác), nhưng chỉ đoạn cắt ngang nhất phải được phát hiện bởi đầu dò. Trong allele "a", vị trí giới hạn 2 bị mất do đột biến, vì vậy đầu dò bây giờ phát hiện mảnh vỡ lớn hơn chạy từ các vị trí từ 1 đến 3. Sơ đồ thứ hai cho biết sự thay đổi kích thước đoạn này sẽ nhìn như thế nào trên Southern blot và làm thế nào mỗi allele (mỗi cặp một) có thể được kế thừa trong các thành viên trong gia đình. Trong sơ đồ thứ ba, enzyme thăm dò và hạn chế được chọn để phát hiện một vùng của bộ gen bao gồm một đoạn lặp song song có số thay đổi (các ô trong sơ đồ mạch). Trong allele "c" có 5 lần lặp lại trong VNTR, và đầu dò phát hiện ra một đoạn dài hơn giữa hai vị trí hạn chế. Trong allele "d" chỉ có hai lần lặp lại trong VNTR, vì vậy đầu dò phát hiện một đoạn ngắn hơn giữa hai vị trí hạn chế đó. Các quá trình di truyền khác, như chèn, xóa, chuyển vị và đảo ngược, cũng có thể dẫn đến RFLPs. Các xét nghiệm RFLP đòi hỏi phải có nhiều mẫu DNA lớn hơn các bài kiểm tra lặp lại song song (STR) ngắn. Ứng dụng. Phân tích biến thể RFLP trong bộ gen là một công cụ quan trọng trong việc lập bản đồ gen và phân tích bệnh di truyền. Nếu các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định vị trí nhiễm sắc thể của một gen bệnh cụ thể, họ sẽ phân tích DNA của các thành viên trong một gia đình mắc bệnh, và tìm các alen RFLP cho thấy một mô hình thừa hưởng tương tự như của bệnh (xem Liên kết di truyền). Một khi gen bệnh đã được bản địa hóa, phân tích RFLP của các gia đình khác có thể tiết lộ người có nguy cơ mắc bệnh, hoặc người có thể là người mang gen di truyền. RFLP có thể phát hiện được các đột biến điểm ở trên gen bằng kết hợp với điện di, nhưng đột biến đó phải nằm ở vị trí cát giới hạn của enzim. Do vậy, kỹ thuật này không phát hiện đựuoc tất cả các đột biến. Phân tích RFLP cũng là cơ sở cho các phương pháp đầu tiên của việc lấy dấu tay di truyền, rất hữu ích trong việc xác định các mẫu được lấy ra từ các hiện trường tội phạm, khi xác định phụ hệ, và đặc tính của sự đa dạng di truyền hoặc các mô hình sinh sản trong quần thể động vật. Khác. Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích RFLP chậm và rườm rà. Nó đòi hỏi một lượng lớn mẫu DNA, và quá trình kết hợp ghi nhãn thăm dò, phân đoạn DNA, điện di, blotting, lai, rửa, và autoradiography có thể mất đến một tháng để hoàn thành. Một phiên bản giới hạn của phương pháp RFLP sử dụng đầu dò oligonucleotide đã được báo cáo vào năm 1985. [1] May mắn thay, kết quả của Dự án bộ gen người đã thay thế phần lớn nhu cầu lập bản đồ RFLP, và việc xác định nhiều đa hình đơn nucleotide (SNPs) trong dự án đó (cũng như việc xác định trực tiếp nhiều gen bệnh và đột biến) đã thay thế nhu cầu phân tích liên kết bệnh RFLP (xem SNP genotyping). Việc phân tích các allel VNTR vẫn tiếp tục, nhưng hiện nay thường được thực hiện bằng phương pháp PCR (polymerase chain reaction). Ví dụ, các giao thức chuẩn cho việc lấy mẫu DNA liên quan đến phân tích PCR của các tấm của hơn một chục VNTR. RFLP vẫn là một kỹ thuật được sử dụng trong lựa chọn hỗ trợ marker. Sự đa hình chiều dài đoạn đoạn giới hạn (TRFLP hoặc đôi khi T-RFLP) là một kỹ thuật sinh học phân tử ban đầu được phát triển để mô tả các cộng đồng vi khuẩn trong các mẫu hỗn hợp. Kỹ thuật này cũng đã được áp dụng cho các nhóm khác bao gồm cả nấm đất. TRFLP hoạt động bằng kỹ thuật PCR khuếch đại DNA bằng cách sử dụng các cặp primer đã được dán nhãn với các thẻ huỳnh quang. Các sản phẩm PCR sau đó được tiêu hóa bằng các enzym RFLP và các mô hình kết quả được hình dung bằng cách sử dụng một trình tự DNA. Các kết quả được phân tích bằng cách đơn giản đếm và so sánh các dải hoặc đỉnh trong hồ sơ TRFLP, hoặc bằng cách kết hợp các dải từ một hoặc nhiều TRFLP vào một cơ sở dữ liệu của các loài đã biết. Kỹ thuật này giống như một số khía cạnh đối với DGGE hoặc TGGE. Các chuỗi thay đổi trực tiếp liên quan đến một RFLP cũng có thể được phân tích nhanh hơn bằng PCR. Sự khuếch đại có thể được hướng trực tiếp qua vị trí hạn chế thay đổi, và các sản phẩm tiêu hóa bằng enzyme hạn chế. Phương pháp này được gọi là Trình tự Phép Đa Khuếch tán (CAPS). Ngoài ra, phân đoạn được khuếch đại có thể được phân tích bằng các đầu dò oligonucleotide đặc hiệu của Allele (ASO), một quá trình thường được thực hiện bằng một Dot đơn giản.
7,747
904556
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7747
Enzym giới hạn
Enzyme giới hạn ("restriction enzyme", RE) là một enzyme endonuclease có vị trí nhận biết điểm cắt DNA đặc hiệu. Những enzyme này phân huỷ liên kết phosphodieste của bộ khung DNA mạch đôi mà không gây tổn hại đến bases. Các liên kết hóa học mà bị enzyme này cắt có thể được nối trở lại bằng loại enzyme khác là các ligases, vì thế các phân đoạn giới hạn (sản phẩm của phản ứng cắt RE) mà bị cắt từ các nhiễm sắc thể hoặc gene khác nhau có thể được ghép cùng nhau nếu có trình tự đầu dính bổ sung với nhau (xem chi tiết phía dưới). Nhiều kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền đều dựa vào các enzyme giới hạn. Thuật ngữ "giới hạn" xuất phát từ việc các enzyme này được khám phá từ các chủng "E. coli" mà đang hạn chế sự phát triển của các ²thực khuẩn thể". Vì thế enzyme giới hạn được cho là cơ chế của vi khuẩn nhằm ngăn chặn sự tấn công của virus và giúp loại bỏ các trình tự của virus. Phân loại enzyme giới hạn. Các nhà sinh hóa chia enzyme cắt giới hạn nói chung thành ba loại, gọi là Loại I, Loại II và Loại III. Đối với hai loại I và III, cả hoạt tính phân giải acid nucleic hay phân giải nhóm methyl đều thực hiện chung bởi một phức hợp enzyme lớn. Mặc dù những enzyme thuộc hai loại này cũng nhận biết những trình tự DNA đặc hiệu, vị trí cắt thường cách xa vị trí nhận biết, có khi đến cả trăm base. Chúng cũng cần ATP để hoạt động. Những enzyme này bắt đầu bằng việc kiểm tra tình trạng methyl hóa của 2 adenine trong vùng nhận biết. Nếu cả hai adenine đều không được methyl hóa (dấu hiện cho thấy đây là DNA ngoại lai), phức hợp enzyme thay đổi cấu hình và thực hiện hoạt tính phân giải. Tuy nhiên, nếu một trong hai adenine được methyl hóa, chứng tỏ là DNA của tế bào, enzyme khi đó sẽ thực hiện chức năng của một enzyme methyl hóa cho gốc adenine còn lại để duy trì sự ổn định cho DNA bộ gene. Với enzyme giới hạn loại II, chức năng phân giải của nó không liên quan đến chức năng methyl hóa hay phân giải nhóm methyl, và vị trí cắt cũng nằm ngay bên trong hay kế cạnh vị trí nhận biết. Ngày nay người ta biết rất nhiều enzyme khác nhau loại này và chúng là một trong những công cụ sinh học phân tử thiết yếu, đặc biệt thường gặp trong các ứng dụng dòng hóa gene hay phân tích DNA. Vị trí điểm cắt. Enzyme giới hạn chỉ cắt các trình tự lặp đối xứng khi đọc theo chiều 5´-3´ trên mạch DNA (palindrome) gọi là trình tự nhận biết. Vị trí điểm cắt của enzyme giới hạn có thể nằm trong hoặc ngoài trình tự nhận biết này. Một số enzyme tạo ra các vết cắt trên mạch đối diện tức thời, tạo ra các đoạn DNA "đầu bằng (blunt)". Hầu hết các en đều tạo ra các vết cắt hơi chéo nhau (hình chữ chi), tạo ra các "đầu dính". Các enzyme giới hạn có ba chức năng quan trọng, mỗi chức năng cắt DNA bằng các cơ chế khác nhau. Đoạn bổ sung và đoạn nối. Vì các enzyme giới hạn khác nhau ở các trình tự nhận biết và điểm cắt, nên chiều dài và trình tự chính xác của đầu dính "nhô ra", cũng như không biết nó có phải là mạch đầu 5' hay đầu 3' mà những phần nhô ra phụ thuộc vào enzyme tạo ra sản xuất ra nó. Tính bổ sung giữa những phần nhô ra và các trình tự bổ sung cho phép hai phân đoạn có thể nhập lại với nhau hay "splice" bởi DNA ligase. Phân đoạn có đầu dính có thể được gắn không chỉ với phân đoan lúc mới bị cắt đầu tiên, mà còn với bất kỳ phân đoạn nào mà có đầu dính thích hợp. Kiến thức về điểm cắt cho phép các nhà sinh học phân tử dự đoán được cách mà các phân đoạn có thể gắn kết và từ đó, có thể chọn ra enzyme thích hợp. Cách sử dụng. Các trình tự nhận biết điển hình dài từ 4-12 nucleotide. Do chỉ có một số cách để sắp xếp 4 nucleotide—A, C, G và T-- thành 4 hoặc 8 hoặc 12 trình tự nucleotide, nên các trình tự nhận biết có khuynh hướng "crop up" bằng cách thay đổi bất kỳ trình tự dài nào. Hơn nữa, RE đặc hiệu với hàng trăm trình tự đã được nhận dạng và tổng hợp để cung cấp cho các phòng thí nghiệm. Kết quả, "các điểm giới hạn" tiềm ẩn xuất hiện trong hầu hết các gene hoặc nhiễm sắc thể. Trong khi đó, trên các "plasmid" nhân tạo thường bao gồm đoạn nối "linker" chứa hàng tá trình tự nhận biết RE bên trong đoạn DNA rất ngắn. Vì thế, dù một gene có được khảo sát dưới dạng nào, gần như người ta luôn luôn có thể tìm ra một hay một vài trình tự nhận biết để xử lý nó bằng enzyme giới hạn nhằm phục vụ cho mục đích dòng hóa. Nhiều trình tự nhận biết là palindromic. Các trình tự nhận biết rất đa dạng, một số trong chúng là palindromic; đó có nghĩa là trình tự trên một chuỗi đọc theo chiều ngược lại với chuỗi bổ sung. Nghĩa của "palindromic" trong bài này khác với những gì được mong đợi trong cách sử dụng của nó: GTAATG không phải là trình tự DNA palindromic, mà là GTATAC. Tên gọi. Enzym giới hạn được gọi tên dựa vào vi khuẩn mà chúng được phân lập theo cách dưới đây Thí dụ minh hoạ. Enzyme Source Recognition Sequence Cut EcoRI Escherichia coli 5'GAATTC 5'---G AATTC---3' 3'CTTAAG 3'---CTTAA G---5' BamHI Bacillus amyloliquefaciens 5'GGATCC 5'---G GATCC---3' 3'CCTAGG 3'---CCTAG G---5' HindIII Haemophilus influenzae 5'AAGCTT 5'---A AGCTT---3' 3'TTCGAA 3'---TTCGA A---5' MstII Microcoleus species 5'CCTNAGG 3'GGANTCC TaqI Thermus aquaticus 5'TCGA 5'---T CGA---3' 3'AGCT 3'---AGC T---5' NotI Nocardia otitidis 5'GCGGCCGC 3'CGCCGGCG HinfI Haemophilus influenzae 5'GANTC 3'CTNAG AluI* Arthrobacter luteus 5'AGCT 5'---AG CT---3' 3'TCGA 3'---TC GA---5' * = đầu bằng
7,749
387563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7749
RE
RE có thể dẫn tới các mục từ sau:
7,755
458684
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7755
Fidel Castro
Fidel Alejandro Castro Ruz (: Phi-đen Cát-xtơ-rô; 13 tháng 8 năm 1926 – 25 tháng 11 năm 2016) là một nhà cách mạng và chính trị gia người Cuba, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Cuba, Thủ tướng Cuba từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 12 năm 1976 và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba đến khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011, em trai ông Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela... Ông sinh ra trong gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học La Habana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba. Sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục với những lời chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc đối với Tổng thống Fulgencio Batista, và sự ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ với Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền. Cuối cùng, ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới México để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956. Castro lên nắm quyền lực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài được Hoa Kỳ tài trợ của Fulgencio Batista và một thời gian ngắn sau đó trở thành Thủ tướng Cuba. Năm 1965, ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba và lãnh đạo cuộc chuyển tiếp Cuba trở thành một nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng. Ông đã loại bỏ nền kinh tế thị trường, thi hành chính sách kinh tế tập trung kế hoạch hóa, chú trọng phát triển giáo dục và y tế của đất nước, loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, trấn áp các băng đảng tội phạm đồng thời và những nhân vật bất đồng chính kiến. Năm 1976, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng như Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng giữ cấp bậc tối cao quân đội "Comandante en Jefe" ("Tổng chỉ huy") các lực lượng vũ trang Cuba. Sau cuộc phẫu thuật ruột bởi một bệnh hệ tiêu hóa không được tiết lộ được cho là diverticulitis, Castro đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó Chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raúl Castro, ngày 31 tháng 7 năm 2006. Ngày 19 tháng 2 năm 2008, 5 ngày trước khi thời hạn nhiệm kỳ của ông kết thúc, ông thông báo không tiếp tục tham gia tranh cử một nhiệm kỳ nữa với cả chức danh chủ tịch và tổng tư lệnh. Ngày 24 tháng 2 năm 2008, Quốc hội Cuba bầu Raúl Castro kế nhiệm ông làm Chủ tịch Cuba. Trên bình diện quốc tế, Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc. Castro ủng hộ việc thành lập các chính phủ Mác xít ở Chile, Nicaragua và Grenada, cũng như gửi quân đội tới tham chiến trong các cuộc Chiến tranh Yom Kippur, Chiến tranh Ogaden và Nội chiến Angola. Ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng và huân chương danh dự của các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng Những người ủng hộ Castro xem ông là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX, là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những nước có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung. Người dân nhiều nước châu Á, châu Phi vẫn ghi nhớ sự giúp đỡ của Fidel Castro cho công cuộc giành độc lập và sự trợ giúp về y tế, giáo dục của Cuba cho các nước này Ngược lại, những quan điểm chỉ trích Castro (từ tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ hoặc người Cuba sống lưu vong ở Mỹ) thì cáo buộc ông là "nhà độc tài với những hành động vi phạm nhân quyền", đây cũng là lý do chính phủ Mỹ dùng để áp đặt lệnh cấm vận lên Cuba suốt từ năm 1960. Fidel Castro cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm nhất: tháng 12 năm 2011, Sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát nhiều nhất trên thế giới (638 lần), chủ yếu do Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành. Ông qua đời vào 22h29 ngày 25 tháng 11 năm 2016 (tức vào 10h29 sáng ngày 26 tháng 11 theo giờ Việt Nam). Thi hài của Castro được hỏa táng. sau đó an táng tại thành phố Santiago de Cuba, đông nam Cuba, vào ngày 4 tháng 12 năm 2016. Tiểu sử. Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1927 (một năm trễ hơn trong giấy tờ chính thức) trong một gia đình giàu có tại một nông trang nhỏ mang tên Maracas thuộc thành phố Birán, con không chính thức của một chủ đồn điền trồng mía giàu có, Ángel Castro Argiz, di dân từ Tây Ban Nha, và người nấu bếp cho ông, bà Lina Ruz González. Giấy tờ chính thức đầu tiên là một giấy rửa tội ký vào năm 1935, với tên là "Fidel Hipólito Ruz González". Lúc đó ông lấy họ của mẹ, bởi vì ông là con không chính thức. Sau khi cha ông ly dị vào năm 1941, ông ta đã hối lộ để được một giấy rửa tội mới cho Fidel. Trong giấy tờ đó ông tên là "Fidel Ángel Castro Ruz". Ngày sinh được đổi lại là 13 tháng 8 năm 1926, để mà Fidel có thể theo học trường Jesuiten ở La Habana, bởi vì ông hãy còn nhỏ tuổi. Giấy rửa tội cuối cùng được ký vào tháng 12 năm 1943, sau khi cha ông lấy mẹ ông, có tên là "Fidel Alejandro Castro Ruz" mà bây giờ vẫn còn được dùng. Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ngay từ năm 1940, khi mới 13 tuổi, ông đã viết một bức thư tiếng Anh gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt trình bày về những suy nghĩ của ông về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (khi đó Cuba đang nằm dưới "sự bảo hộ" của Mỹ). Ông vào Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950. Ngay từ khi học đại học, ông đã dành niềm đam mê cho phong trào chống chủ nghĩa đế quốc và phản đối sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ các nước ở Caribbean. Castro gia nhập Ủy ban Đại học vì nền độc lập của Puerto Rico và Ủy ban vì Cộng hòa Dân chủ Dominica. Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: "Partido Ortodoxo") và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính Thống, hàng ngàn chính khách bị sát hại và dân chúng sống dưới sự đàn áp. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, chế độ của Batista được cho là đã sát hại khoảng 20.000 người Cuba. Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 người ủng hộ cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Fidel Castro cùng em trai mình là Raul Castro và các chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" ("La historia me absolverá"), phản ánh quan điểm chính trị của ông. Một năm sau, nhờ sự vận động của Giáo sĩ dòng Tên (người thầy thời thiếu niên) của Fidel Castro, Batista đặc xá cho anh em nhà Castro. Castro sang México và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm "Hai Mươi Sáu Tháng Bảy", để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 trước kia. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City và cả Raúl Castro, em trai của Fidel. Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên con tàu Granma dài 18 mét. Sau khi đổ bộ, họ nhanh chóng bị bao vây bởi quân chính phủ Batista. Một trận đánh ác liệt diễn ra, nhóm cách mạng chỉ còn 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista có tinh thần chiến đấu kém nên đào ngũ và đầu hàng rất nhiều. Trong trận La Plata, kéo dài từ 11 tháng 7 tới 21 tháng 7 năm 1958, quân của Fidel Castro đánh bại cả một tiểu đoàn quân chính phủ gồm 500 người, bắt được 240 tù binh, trong khi chỉ mất 3 người. Ngày 1 tháng 1 năm 1959, quân đội của Fidel Castro tiến vào La Habana, quân đội của Batista đào ngũ hàng loạt và hầu như không kháng cự. Sự kiện này đánh dấu sự thành công cuộc cách mạng Cuba. Khi thua cuộc, Batista chạy trốn khỏi Cuba và sang tỵ nạn chính trị ở Mỹ. Một giai đoạn quá độ đã được hình thành. Manuel Urrutia Lleó, một chính trị gia không đảng phái đã được tôn lên làm Tổng thống Cuba vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Manuel đã chỉ định một luật sư và là giáo sư Đại học La Habana là José Miró Cardona làm Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, Miró bất ngờ từ chức. Fidel Castro được chỉ định là Thủ tướng. Ông hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp. Chính phủ Castro đã xét xử và tuyên án tử hình hàng trăm cựu quan chức thuộc Đảng Batista vì tội danh tham nhũng. Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty nước ngoài tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ – Cuba trở nên lạnh nhạt. Chính sách kinh tế của Castro làm cho Hoa Kỳ nghi ngờ rằng ông ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và có quan hệ với Liên bang Xô viết – đối địch với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Tháng 4 năm 1959, Castro viếng thăm Nhà Trắng nhưng Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ chối gặp, thay vào đó là Phó tổng thống Richard Nixon. Sau cuộc gặp gỡ này, Nixon cho rằng Castro là một người "ngây thơ" nhưng không nhất thiết là người cộng sản. Castro đã có cuộc nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một viện chính sách có trụ sở ở New York, bao gồm các công dân và cựu quan chức chính phủ quan tâm tới quan hệ quốc tế của Mỹ. Castro khá cứng rắn trong suốt buổi trao đổi, khẳng định rõ Cuba sẽ không cầu xin Hoa Kỳ viện trợ kinh tế. Fidel Castro cũng trấn an người Mỹ về cách mạng Cuba, ông nói, "Tôi biết rằng thế giới nghĩ gì về chúng tôi, rằng chúng tôi là những người cộng sản, và tất nhiên chúng tôi đã giải thích rất rõ ràng rằng chúng tôi không phải là những người cộng sản; rất rõ ràng." Tháng 2 năm 1960, chính quyền Castro ký một hiệp định thương mại với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏa cho Cuba. Dù việc này là quyết định nội bộ của Cuba và không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của Hoa Kỳ, nhưng trong bối cảnh chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ không thể chấp nhận một nước ngay sát mình có quan hệ thương mại với Liên Xô. Hoa Kỳ đơn phương cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 tháng 1 năm 1961. Điều này lại càng khiến Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế. Đánh bại cuộc xâm chiếm do Mỹ hậu thuẫn. Tháng 3 năm 1960, tổng thống Mỹ phê chuẩn một kế hoạch lật đổ Castro của CIA. Kế hoạch này có ngân sách 13 triệu USD để huấn luyện một lực lượng quân sự bên ngoài lãnh thổ Cuba nhằm tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích. Tháng 9 năm 1960, Allen W. Dulles, Giám đốc CIA lúc đó, đã khởi xướng các cuộc đàm phán với mafia Cuba (những kẻ đang tức giận vì Castro đã đóng cửa các nhà thổ và sòng bạc ở Cuba) để tiến hành các vụ ám sát nhắm vào Fidel Castro. Cục Điều tra Liên bang được lệnh không tiến hành các cuộc điều tra chống lại nhóm mafia này tại Mỹ. Các đời thổng thống Mỹ tiếp theo vẫn theo đuổi chính sách ám sát Castro bằng các chiến dịch bí mật khác nhau. Vào tháng 3 năm 1961, CIA giúp những người Cuba lưu vong tại Miami thành lập Hội đồng Cách mạng Cuba (CRC), do José Miró Cardona, cựu Thủ tướng Cuba vào tháng 1 năm 1959, làm chủ tịch. Cardona trên thực tế trở thành tổng thống chờ đợi cho chính quyền Cuba hậu xâm lược. Do đã tiên đoán được cuộc xâm lược, Che Guevara đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lược lượng dân quân vũ trang, nói rằng "mọi người dân Cuba phải là một đội quân du kích, mỗi một người Cuba phải học cách sử dụng súng và khi cần phải dùng chúng để bảo vệ đất nước." Theo Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, David Ormsby-Gore, tình báo Anh cho Mỹ biết rằng đa số người dân Cuba ủng hộ Fidel và sẽ khó mà xảy ra hiện tượng đào ngũ hoặc khởi nghĩa hàng loạt sau khi xâm lược, điều này cũng đã được chuyển tới CIA nhưng Mỹ bỏ qua điều này CIA rất tự tin là họ đủ khả năng lật đổ chính phủ Cuba, vì đã có kinh nghiệm thành công trước đây như Cuộc đảo chính ở Guatemala 1954. Ngày 17 tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ yểm trợ một đạo binh gồm 1.300 lính Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Lợn (tiếng Anh: "Bay of Pigs") nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Đó chính là sự kiện Vịnh Con Lợn. Hàng chục máy bay ném bom của Mỹ oanh tạc khắp lãnh thổ Cuba, gây ra cái chết của hàng ngàn thường dân. Sau khi được dân quân địa phương thông báo về lực lượng đổ bộ, Fidel Castro đã đích thân tới Vịnh Con Lợn để chỉ đạo chiến đấu. Tới 4 giờ chiều ngày 17 tháng 4 năm 1961, Fidel Castro đã tới trung tâm nhà máy đường Australia, gia nhập với José Ramón Fernández, người đã được ông chỉ định làm chỉ huy chiến trước trước buổi sáng ngày hôm đó. Sau 2 ngày chiến đấu, quân đổ bộ đã bị đánh tan hoàn toàn bởi Quân đội Cách mạng Cuba. Fidel Castro đã đích thân ra trận cùng các binh sĩ, ông chỉ huy trận đánh trên một chiếc xe tăng T-34 dẫn đầu đội hình chiến đấu của quân đội Cuba trong cuộc chiến trên vịnh Con lợn. Đặc biệt chiếc T-34 do ông chỉ huy đã bắn hạ 2 chiếc xe tăng M4 Sherman trong khi tham chiến. Cuộc đổ bộ thất bại và nhiều người bị bắt, chín chỉ huy quân đổ bộ bị xử tử vì tội phản bội Tổ quốc. Dù chiến thắng nhưng cuộc xâm lược do Mỹ hậu thuẫn đã khiến Castro trở nên lo ngại về các cuộc xâm chiếm trong tương lai của Mỹ vào Cuba. Hiện vẫn có những cuộc diễn tập quân sự được tổ chức hàng năm trên cả nước Cuba trong 'Dia de la Defensa' (Ngày Quốc phòng) để chuẩn bị cho quân đội và dân chúng trước một cuộc xâm lược do Mỹ tiến hành. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, ông tuyên bố Cuba là một quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa và chính thức bãi bỏ sự bầu cử đa đảng. Những người phê phán Castro cho rằng ông sợ những cuộc bầu cử sẽ khiến ông mất uy quyền. Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người dân Cuba nghe lãnh tụ Castro tuyên bố: Cũng trong năm đó, ngày 2 tháng 12, Castro tuyên bố rằng ông theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và Cuba sẽ đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cuối năm 1961, ông được Liên bang Xô viết trao tặng Giải thưởng Hoà bình Lenin. Cuộc xâm chiếm được Mỹ dự định sẽ loại bỏ chính phủ Cuba, nhưng rốt cục chính nó lại giúp Cuba trở nên thân thiết hơn với Liên Xô, một phần là để được bảo vệ trước các sự gây hấn tiếp theo từ phía Mỹ. Từ một người ủng hộ chủ nghĩa bình đẳng đơn thuần, cuộc tấn công của Mỹ đã khiến Fidel Castro đặt hoàn toàn niềm tin và sự ủng hộ vào chủ nghĩa cộng sản. Các chiến dịch chống Cuba vẫn được Cục tình báo Mỹ CIA tiếp tục tiến hành nhiều năm sau đó; nhiều âm mưu ám sát Fidel Castro và ám sát thành công các quan chức khác; vụ đặt bom năm 1960 (3 người Mỹ bị giết và 2 bị bắt) và các vụ đánh bom khủng bố nhằm vào khách du lịch năm 1997; vụ đánh bom tàu của Pháp tại cảng La Habana (ít nhất 75 người chết); vụ tấn công sinh học bằng virus bệnh cúm khiến nửa triệu con lợn bị chết; và vụ đánh bom máy bay chở khách của Cuba (78 người chết) của Luis Posada Carriles và Orlando Bosch. Chính Bosch đã được tổng thống Mỹ George W. Bush ân xá và hai hung thủ này vẫn tự do tại Mỹ bất chấp việc Mỹ tuyên bố chống chủ nghĩa khủng bố. Xây dựng đất nước. Sau khi lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista, Fidel Castro đã phải tiếp nhận một nền kinh tế yếu kém về cơ cấu, thịnh vượng bề ngoài và nhất thời. Lực lượng chống đối do Fulgencio Batista đứng đầu đã lấy đi hàng triệu peso từ Ngân hàng Quốc gia và Kho bạc trước khi bỏ trốn ra nước ngoài. Những người Cuba giàu có đã rời khỏi đảo khiến chính quyền mới thất thu về thuế. Ngay sau khi Hoa Kỳ áp lệnh cấm vận, kinh tế Cuba đã trở nên khó khăn khi 95% tư liệu sản xuất của Cuba và toàn bộ các linh kiện được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng là nguồn nhập khẩu chính của Cuba. Điều này đã khiến nền kinh tế Cuba lúc mới bị cấm vận trở nên đình đốn do thiếu nguyên liệu đầu vào và mất đi thị trường xuất khẩu chính. Chính phủ Cuba ước tính lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đã khiến nước này thiệt hại 753,69 tỷ USD (tính đến năm 2012) Tỷ lệ tử vong của trẻ em là một vấn đề lớn ở Cuba. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 60 phần nghìn vào năm 1959. Để đối phó với thực trạng này, Fidel đã đưa vào hệ thống chăm sóc y tế miễn phí và bắt đầu một chương trình tiêm chủng toàn quốc. Tới năm 1980, tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống còn 15 phần nghìn. Con số này hiện ở mức tốt nhất trong số các nước đang phát triển. Năm 1967, người bạn chiến đấu của Fidel, Che Guevara, bị Cục tình báo trung ương Mỹ sát hại ở Bolivia. Trong buổi lễ tưởng niệm Che, ngày 18 tháng 10 năm 1967, Fidel phát biểu: Năm 1964, nghe tin chiến sỹ Việt Nam là Lâm Sơn Náo đã đột kích, đánh chìm tàu sân bay hộ tống USS Card của Mỹ, Chủ tịch Fidel Castro đã gửi tặng Lâm Sơn Náo một khẩu súng ngắn Browning như một lời cổ vũ, ngợi khen chiến sỹ biệt động Việt Nam (Khẩu súng này hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam). Ngày 15 tháng 9 năm 1973, giữa lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, ông đến thăm Quảng Trị, Việt Nam khi đó đang nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là chuyến thăm đặc biệt đáng nhớ nhất của không chỉ riêng ông mà còn với những người Việt Nam mà ông đã gặp như Đại tá Hồ Văn A, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cuối năm 1976, một Hiến pháp Cuba mới được xây dựng với những thay đổi về cơ cấu chính quyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, Fidel đã đắc cử suốt 7 nhiệm kỳ và giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm cho tới khi nghỉ hưu. Chính quyền Castro áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Chính sách này làm cho giới thượng lưu bất mãn, kể cả những người trước kia ủng hộ kháng chiến. Nhiều người trong số này trốn sang Hoa Kỳ và lập ra những tổ chức chống Fidel Castro tại Florida. Ngày 28 tháng 3 năm 1980, một chiếc xe buýt tông sập cổng tòa đại sứ Peru ở thủ đô La Habana. Trong vòng 48 tiếng, hơn 10.000 người Cuba đã nhân cơ hội tràn vào tòa đại sứ xin tị nạn chính trị. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, Castro tuyên bố cho mọi người dân được tự do rời Cuba qua cảng Mariel ở La Habana nếu họ muốn. Khoảng hơn 125 nghìn người dân Cuba xuống tàu, trên một cuộc hành trình được Hoa Kỳ gọi là "Đoàn Tàu Tự Do" hay là cuộc di tản Mariel, đa số đến Florida, Hoa Kỳ. Cuộc di cư chấm dứt sau khi không còn người Cuba nào muốn xuống tàu ra nước ngoài nữa. Trong 3 thập kỷ 1970-1990, Castro bước ra vũ đài quốc tế với tư cách người phát ngôn hàng đầu của các chính phủ "chống chủ nghĩa đế quốc" của Thế giới thứ ba. Nhờ những nỗ lực ngoại giao của Fidel, tới thập niên 1970, khả năng cô lập Cuba của Hoa Kỳ đã bị sụt giảm. Cuba đã bị trục xuất khỏi Tổ chức các nước châu Mỹ năm 1962 do áp lực từ Hoa Kỳ, nhưng vào năm 1975, Tổ chức các nước châu Mỹ dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận chống Cuba và cả México cùng Canada đều thiết lập quan hệ thân cận với Cuba. Trong thời kỳ này, nhờ sự trợ giúp của khối Xã hội chủ nghĩa và sự tự lực trong nước, kinh tế Cuba phát triển nhanh chóng. Thập niên 1970, kinh tế Cuba tăng trưởng bình quân 7%/năm, nửa đầu thập niên 1980 là 8% mỗi năm. Thu nhập của người dân Cuba đạt mức trung bình cao trên thế giới. Giáo dục, y tế đã đạt mức tương đương các quốc gia phát triển Sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba đưa ra các biện pháp kinh tế mới, gồm cho phép một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa sự sử dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại và khuyến khích du lịch. Năm 1996 du lịch đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho Cuba. Cuba đã tăng gấp ba thị phần du lịch của mình tại Caribbean trong thập kỷ qua, với sự đầu tư to lớn vào hạ tầng du lịch, tỷ lệ tăng trưởng này được dự đoán sẽ còn tiếp diễn. 1,9 triệu du khách đã tới Cuba năm 2003 chủ yếu từ Canada và Liên minh châu Âu mang lại khoản tiền 2,1 tỷ dollar cho nước này. Chính phủ Cuba đã phát triển đáng kể khả năng Du lịch y tế của họ, coi đó là một trong những phương tiện quan trọng mang lại thu nhập cho đất nước. Trong nhiều năm, Cuba đã phát triển các bệnh viện đặc biệt điều trị bệnh riêng cho người ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài. Mỗi năm, hàng ngàn người châu Âu, người Mỹ Latinh, người Canada và người Mỹ tới đây để sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế có giá cả thấp hơn tới 80% so với tại Hoa Kỳ. Tới cuối thập kỷ 1990, Cuba đã có các mối quan hệ kinh tế với hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh và đã cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu, tổ chức này bắt đầu có quan hệ thương mại với Cuba. Trung Quốc cũng xuất hiện với tư cách một đối tác tiềm năng mới. Cuba cũng tìm thấy các đồng minh mới là Venezuela và Bolivia, những nước xuất khẩu dầu và khí tự nhiên lớn. Năm 2014, Cuba thống kê việc Hoa Kỳ cấm vận chống Cuba đã khiến kinh tế nước này thiệt hại 1,11 nghìn tỷ USD trong 55 năm qua (trung bình mỗi năm thiệt hại 20 tỷ USD). Trong 22 năm qua, Liên hiệp quốc năm nào cũng thông qua một nghị quyết yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận chống Cuba với sự ủng hộ áp đảo của các thành viên thể hiện sự đoàn kết ủng hộ cho Cuba. Năm 2013, bản nghị quyết đã nhận được 188 phiếu thuận và chỉ có 2 phiếu chống của Mỹ và Israel (tuy nhiên, do Mỹ là nước có quyền phủ quyết ở Liên Hiệp quốc nên dù Nghị quyết có số phiếu thuận áp đảo thì vẫn không được thông qua). Năm 2014, sau 53 năm bao vây cấm vận, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố mong muốn bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước. Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao, đạt mức 18.796 USD/người/năm (theo sức mua tương đương - PPP) vào năm 2011, bằng một nửa Nhật Bản và xếp hạng 60/185 quốc gia. Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng ở mức cao (0,815 điểm vào năm 2013, hạng 44 thế giới) Tháng 1 năm 2004, Luis Eduardo Garzón, thị trưởng của Bogotá – thủ đô của Columbia – sau cuộc gặp gỡ với Castro nói rằng ông ta "trông có vẻ rất ốm yếu". Tháng 5 năm 2004, bác sĩ của Castro bác bỏ các tin đồn cho rằng sức khỏe Castro đang xuống dốc. Ông tuyên bố rằng Castro sẽ sống đến 140 tuổi. Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị gãy xương tay và đầu gối. Ông ta phải trải qua ba giờ giải phẫu. Sau đó Castro viết một lá thư để đăng lên báo, đài. Trong thư ông cam đoan với công chúng rằng mình vẫn khỏe và sẽ "không mất liên lạc với quý vị". Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro ít xuất hiện trước công chúng. Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba, kết thúc sự nghiệp chính trị sau gần 50 năm. Tổng tư lệnh cách mạng Cuba, Fidel Castro, đã qua đời lúc 22h29 ngày 25/11/2016 giờ Cuba (thông báo trên truyền hình quốc gia Cuba). Cống hiến. Castro có quan điểm kiên định về đạo đức. Ông tin rằng rượu cồn, ma túy, đánh bạc và mại dâm là những tội lỗi lớn. Ông coi sòng bạc và các câu lạc bộ đêm là nguồn gốc của sự cám dỗ và suy đồi đạo đức nên sau khi lên nắm quyền (năm 1961), ông đã đề ra luật đóng cửa những cơ sở này. Hiện nay, Cuba là nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất tại khu vực châu Mỹ. Trong chế độ Batista, nhiều cơ sở dịch vụ thể hiện sự phân biệt chủng tộc khi có 2 khu dành riêng cho người da đen và da trắng (bể bơi, bãi biển, khách sạn, nghĩa địa...). Fidel đã xóa bỏ tất cả những sự phân biệt này, ông cấm các khu dịch vụ mở những khu vực dành riêng cho mỗi chủng tộc, tất cả mọi người đều bình đẳng khi sử dụng dịch vụ. Trong suốt giai đoạn lãnh đạo của mình, Fidel rất quan tâm tới phúc lợi xã hội cho người dân (giáo dục, y tế...). Trước cuộc cách mạng, 23,6% dân số Cuba mù chữ. Tại các vùng nông thôn, trên 50% dân số không biết đọc biết viết và 61% trẻ em không có cơ hội tới trường. Castro đã yêu cầu các sinh viên thành phố về nông thôn để dạy người dân biết chữ. Cuba giương cao khẩu hiệu: "Nếu bạn không biết, hãy học. Nếu bạn biết, hãy dạy", nhờ vậy nạn mù chữ được thanh toán. Giáo dục ở Cuba hiện nay là miễn phí ở tất cả các cấp học dưới sự kiểm soát của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, không có chuyện trẻ em bị thất học vì đói nghèo. Tháng 1 năm 1998, Fidel Castro đã nói về một trong những thành tựu mà ông coi là lớn nhất trong cuộc đời mình: Chính quyền Cuba điều hành hệ thống y tế toàn dân và tự gánh trách nhiệm tài chính và quản lý cho toàn bộ hệ thống. Trước cách mạng, Cuba chỉ có 6.000 bác sĩ, 64% số này làm việc ở La Habana, nơi sinh sống của đại đa số những người giàu có nhất. Fidel Castro đã yêu cầu các bác sĩ phải được phân bổ đều khắp đất nước, đồng thời cho xây dựng ba trường đại học y khoa mới. Bất kỳ hoạt động y tế nào mang tính chất tư nhân để thu lợi nhuận đều bị Chính phủ Cuba nghiêm cấm. Năm 1976, chương trình chăm sóc sức khỏe Cuba được đưa thành điều 50 của Hiến pháp Cuba, theo đó quy định rằng "tất cả mọi người được quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe miễn phí". Một số thống kê về Cuba được tờ Independent của Anh nêu ra về y tế Cuba vào năm 2006: Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai, dịch bệnh trên thế giới (đặc biệt tại các nước nghèo) để hỗ trợ Kể từ khi Cuba cử một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm 1960, đến nay Cuba này đã gửi hơn 135.000 nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. "Ngoại giao y tế" tạo ra lợi ích sức khỏe và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia là nền tảng của chính sách đối ngoại Cuba trong suốt hàng chục năm qua. Bên cạnh những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh quốc gia, Cuba cũng được hưởng lợi kinh tế từ chính sách "ngoại giao y tế". Cùng với các dịch vụ giáo dục, thể thao, việc cử các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc đưa về cho Cuba khoảng 10 tỷ USD hàng năm, trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất đối với hòn đảo này. Ngày 1 tháng 7 năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xác nhận Cuba trở thành quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc ngăn chặn virus HIV truyền từ mẹ sang con. Theo Giám đốc WHO Margaret Chan, thành công của Cuba là một trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS. Một trong những yếu tố quan trọng là nhờ vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia toàn diện tập trung vào sức khỏe sản phụ. Tại Cuba có đến 99% bà mẹ mang thai và 100% các bé sơ sinh từ mẹ bị HIV đều được điều trị thuốc ngăn chặn phơi nhiễm HIV và các loại thuốc này miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân, theo hướng dẫn của bác sĩ. Một ký giả Việt Nam đã từng sang Cuba 4 lần từ năm 2006 đến 2014; cũng đã được làm việc với lãnh đạo Bộ Kinh tế Cuba; Bộ Nội vụ Cuba, đã nhận xét: Cuba thời Fidel Castro đã tham gia vào 17 cuộc cách mạng châu Phi, giành được chiến thắng vĩ đại ở Angola và tạo hiệu ứng suốt miền nam châu Phi. Những hình ảnh từ chuyến thăm Cuba của Nelson Mandela đến gặp Fidel Castro vào năm 1991, ngay sau khi rời khỏi nhà tù sau 27 năm, vẫn hình ảnh mang tính biểu tượng của lòng biết ơn tới Cuba đóng góp cho phong trào giải phóng ở các bộ phận khác nhau của châu Phi. Fidel từng nói "Angola rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Một số đế quốc tự hỏi tại sao chúng tôi giúp người dân Angola, nhằm đạt những lợi ích gì. Chúng tôi không nhằm bất kỳ lợi ích vật chất nào cả, mà chúng tôi đang thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả" (sau này khi Fidel mất, Angola đã để quốc tang cho ông). Hình ảnh minh họa ấn tượng nhất của sự cống hiến của ông cho cuộc tranh đấu của châu Phi là can thiệp của ông ở Namibia và Angola chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được sự ủng hộ của Mỹ và các cường quốc thực dân Tây Âu khác nhằm khai thác và thống trị của châu lục này. Sự trợ giúp của Fidel cho các nước châu Phi vẫn tiếp tục cho đến nay. Minh chứng đậm nét là sự ​​hỗ trợ hào phóng của Cuba trong cuộc chiến chống lại đại dịch Ebola cho các nước Tây Phi vào năm 2014. Sau khi Namibia độc lập, Castro gửi giáo viên Cuba, kỹ sư và bác sĩ y khoa Cuba đến để giúp tái thiết Namibia và cho đến ngày nay người dân Namibia vẫn được hưởng sự chăm sóc và tư vấn của các bác sĩ Cuba ở đây, nhờ vào lòng hảo tâm và tầm nhìn xa rộng lớn của Castro.. Sau chiến tranh, khi Angola không đủ khả năng trả nợ cho Cuba, Fidel từng nói "Chúng tôi làm Cách mạng không phải để các bạn trả tiền". Hơn 42% nhân viên y tế tại Angola là người Cuba, nhiều người quyết định ở lại sau chiến tranh. Fidel Castro được Ban lãnh đạo Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới (FDIM) phong tặng là "Công dân Toàn cầu" vào ngày 5 tháng 12 năm 2006. Hình ảnh đại chúng. Trong lịch sử hiện đại, Fidel Castro là một nhà lãnh đạo nhận được những nhận định mâu thuẫn. Truyền thông phương Tây miêu tả ông là một nhà độc tài và thời gian cầm quyền của ông là dài nhất trong lịch sử Mỹ Latinh hiện đại., tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ buộc tội ông tạo ra một "bộ máy đàn áp". Tổ chức Ân xá Quốc tế (Hoa Kỳ) thì mô tả ông là "một nhà lãnh đạo tiến bộ nhưng có nhiều khiếm khuyết", theo đó Fidel cần được "hoan nghênh" với những "cải tiến đáng kể" của chính quyền đối với y tế và giáo dục, nhưng đồng thời tổ chức này cũng chỉ trích ông vì cho rằng ông đã đàn áp quyền tự do của con người. Tuy nhiên, nhân dân Cuba xem ông là một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là "Fidel vô cùng yêu mến" và tôn vinh "sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác" cùng với ""tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng".". Nhà viết tiểu sử Leycester Coltman mô tả ông là "người nhiệt huyết, làm việc chăm chỉ, tận tâm, trung thành... rộng lượng và hào hùng" nhưng cần chú ý rằng ông sẽ không tha thứ cho kẻ thù. Ông khẳng định, Castro "luôn luôn có một cảm giác quan tâm và hài hước" nhưng có thể sẽ có "cơn thịnh nộ dữ dội nếu ông nghĩ rằng mình đã bị lăng nhục" Nhà viết tiểu sử Peter Bourne ghi nhận Fidel có thái độ quan tâm đặc biệt với nhân dân, ông coi họ "như những thành viên trong đại gia đình khổng lồ của mình" Nhà sử học Alex Von Tunzelmann nhận xét "mặc dù độc đoán, Castro là một người yêu nước, một người đàn ông với ý thức sâu sắc về nhiệm vụ cứu vớt nhân dân Cuba". Sử gia và nhà báo Richard Gott coi Castro là "một trong những nhân vật chính trị khác thường nhất của thế kỷ 20", ghi nhận Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự của Chính phủ các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng Đối với những cáo buộc từ phương Tây rằng ông là nhà độc tài, Fidel Castro tuyên bố rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế quyền tự do của một số cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể người dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí. Bourne Castro ghi nhận rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Castro ở Cuba hoàn toàn là từ những giá trị của bản thân con người ông. Bourne lưu ý rằng rất hiếm có một quốc gia và một dân tộc hoàn toàn ủng hộ bởi "nhân cách từ một con người" như đối với Fidel. Đời sống riêng. Những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặc biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới. Với người vợ đầu tiên, bà Mirta Díaz-Balart (Con gái Bộ trưởng Nội vụ lúc đó), mà ông cưới vào ngày 11 tháng 10 năm 1948, Castro có một người con trai tên Fidel Ángel "Fidelito" Castro Díaz-Balart, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1949. Díaz-Balart và Castro ly dị trong năm 1955, sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về La Habana để sống với Fidelito và gia đình ông. Fidelito lớn lên ở Cuba; có một thời, ông làm Chủ tịch Ủy ban Năng lực nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị cách chức bởi chính cha mình. Ngoài ra, Fidel có năm người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander "Alex" and Ángel Castro Soto del Valle. Trong khi Fidel ở với Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia "Naty" Revuelta Clews, sinh ở La Habana vào năm 1925 và đã làm đám cưới với Orlando Fernández, đẻ ra một người con gái tên Alina Fernández. Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha, và xin tị nạn ở Hoa Kỳ. Bà đã chỉ trích chính sách của cha mình. Với một phụ nữ khác không được biết tên, ông có một người con trai khác, tên Jorge Ángel Castro. Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (sanh năm 1953) kết quả của một cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami. Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời, Fidel thường có quan hệ tình một đêm với các người đàn bà khác vì ông ""không có khả năng để duy trì một quan hệ yêu đương lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào." Em gái của ông, bà Juanita Castro, từng là một nhân viên tình báo Mỹ (CIA) hoạt động chống lại chính anh em trai mình trước khi chuyển sang sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là "Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa cộng sản quốc tế"." Báo RFI dẫn lời sĩ quan cận vệ Juan Reinaldo Sanchez, người đã chạy sang Mỹ lưu vong năm 2008, trong quyển sách "La Vie cachée de Fidel Castro" đã cáo buộc: ""Cả cuộc đời, Fidel Castro khẳng định ông không có tài sản, chỉ có một chiếc lều câu cá. Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ thống biệt thự sang trọng, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ, chiếm trọn đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường sang thăm Cuba ít ai biết"." Tuy nhiên, các nhà báo quốc tế từng tới phỏng vấn Fidel tại nhà ông đã bác bỏ thông tin này và cho biết: mặc dù được cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế tốt, Fidel không hề sống một cuộc sống xa hoa. Năm 2006, tạp chí Forbes từng ghi nhận Fidel có tài sản 900 triệu USD, tuy nhiên tạp chí này cũng thừa nhận ước tính này mang tính cảm quan hơn là khoa học. Sau đó, Fidel Castro đã giận dữ xuất hiện trên truyền hình để bác bỏ tuyên bố của tạp chí Forbes, gọi đó là "sự vu khống lố bịch". Chủ tịch Fidel Castro còn tuyên bố sẽ từ chức nếu Forbes chứng minh được ông có tài sản gửi ở nước ngoài, dù đó chỉ là 1 USD. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Cuba Francisco Soberon cho rằng, Cơ quan Tình báo Mỹ đứng đằng sau thông tin trên tạp chí Forbes với mục đích bôi nhọ Fidel Castro. Tháng 5 năm 2006, nhà báo Mỹ George Galloway đã xuất hiện trên truyền hình Cuba để bảo vệ Castro. Ông nói: "Những người dân Cuba là những người duy nhất trên thế giới có một nhà lãnh đạo có thể nói rằng ông ta không có một đồng đôla riêng của mình." Đại tá Hồ Văn A nhớ lại chuyến thăm Việt Nam năm 1973, Chủ tịch Fidel Castro khi tới Quảng Bình, thấy một dân công nữ bị ngất đã cho dừng xe, lệnh cho Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam lấy xe chở đi cấp cứu. Ngay sau đó, Fidel đã gọi điện về nước và yêu cầu sớm xúc tiến việc xây dựng một bệnh viện ngay tại khu vực này. Chỉ một thời gian ngắn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba đã ra đời ngay tại Đồng Hới, Quảng Bình. Khi về nước, Fidel vẫn nhớ tới người nữ dân công và đã gửi thuốc cùng danh thiếp kỷ niệm sang cho chị. Nhiều nhân chứng ngày ấy vẫn nhớ hình ảnh Fidel vóc dáng to lớn, mặc bộ quân phục màu xanh nhưng cử chỉ lại gần gũi đến bất ngờ. Fidel Castro nổi tiếng với giờ làm việc bận rộn, ông thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày Ông có một trí nhớ "phi thường", các bài phát biểu Castro thường trích dẫn các báo cáo và những cuốn sách ông đã đọc, ông có thể diễn thuyết về một chủ đề trong suốt nhiều giờ trước đám đông mà không cần tài liệu kèm theo Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê các loại vũ khí, nhất là súng và ưa thích cuộc sống ở vùng nông thôn ngoại ô thành phố. Nói về động lực của đời mình, Fidel phát biểu: Các vụ ám sát nhằm vào Fidel Castro. Ủy ban Giáo hội tuyên bố đã tìm ra ít nhất tám nỗ lực của tình báo Mỹ (CIA) nhằm ám sát Fidel Castro trong giai đoạn 1960-1965. Fabian Escalante, nguyên giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan phản gián Cuba, người được giao nhiệm vụ bảo vệ Fidel Castro, ước tính số lượng các chương trình ám sát hoặc nỗ lực ám sát của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ nhắm vào Fidel là 638 (tính tới 2006). Các nỗ lực ám sát rất đa dạng, bao gồm xì gà tẩm độc tố hoặc tẩm thuốc nổ, bút bi chứa một ống tiêm tẩm chất độc chết người, thuê mafia ám sát, và cả tẩm độc vào sứa biển... Một số âm mưu đã được miêu tả trong một bộ phim tài liệu với tựa đề "638 cách để giết Castro" phát sóng vào năm 2006 bởi Channel 4 - kênh truyền hình dịch vụ công cộng của Anh. Castro từng nói đùa: "Nếu sống sót sau các vụ ám sát cũng được trao huy chương Olympic, thì tôi nhất định sẽ giành được huy chương vàng." Qua đời và tưởng niệm. Ngoài Cuba, 11 quốc gia khác cũng tuyên bố quốc tang để tưởng niệm ông: Bolivia (7 ngày) Algérie (8 ngày) Nicaragua (9 ngày) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (3 ngày) Guinea Xích Đạo (3 ngày) Venezuela (3 ngày), Uruguay (1 ngày) và Việt Nam (1 ngày), Namibia để tang 3 ngày , Angola để tang 1 ngày, và Dominica. Tại tang lễ ở Cuba, 70 nước đã cử lãnh đạo chính phủ đến viếng ông. Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả Castro là "một người bạn chân thành và đáng tin cậy của Nga" và là một "biểu tượng thời đại". Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gọi ông là "một trong những nhân vật mang tính biểu tượng nhất của thế kỷ 20" và là một "người bạn tuyệt vời", trong khi Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ca ngợi Castro vì đã giúp đỡ người Nam Phi da đen trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc . Bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha gửi lời chia buồn: "Một con người có tầm quan trọng lớn lao trong lịch sử đã không còn, một người đàn ông mang về một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của đất nước và có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Là con của cha mẹ người Tây Ban Nha, cựu Tổng thống Castro luôn duy trì mối liên kết chặt chẽ với Tây Ban Nha qua mối quan hệ máu mủ và văn hóa" . Tổng thống Mỹ Barack Obama (người ủng hộ quá trình bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước) cho rằng "lịch sử sẽ ghi nhớ tác động to lớn của con người đặc biệt này đến thế giới xung quanh mình" Ngược lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump (người đảo ngược chính sách thân thiện của Obama) thì kịch liệt lên án Fidel, ông đã có bài tuyên bố nhân cái chết của Castro "Hôm nay, thế giới đánh dấu sự qua đời của một tên độc tài tàn nhẫn đã đàn áp chính người dân của mình trong gần 6 thập kỉ. Di sản của Fidel Castro là những cuộc hành quyết, bòn rút, khổ đau không tưởng, nghèo đói và sự đàn áp quyền con người. Trong khi Cuba vẫn còn là một hòn đảo phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Tôi hi vọng rằng ngày hôm nay đánh dấu một bước tiến xa khỏi sự kinh hoàng mà người Cuba đã phải chịu đựng trong một thời gian quá lâu, để hướng tới một tương lai mà nhân dân Cuba cuối cùng có thể được sống một cuộc sống tự do mà họ vô cùng xứng đáng.". Nhiều người Cuba lưu vong ở Miami (Mỹ) cũng đã tổ chức ăn mừng trên đường phố ngay sau khi nhận được tin Castro qua đời . Huân chương và danh hiệu. Tính tới 2010, Fidel đã được trao tặng 50 huân chương và danh hiệu các loại từ hơn 40 quốc gia trên thế giới: Biểu tượng công cộng. Theo nguyện vọng của cố lãnh đạo Fidel Castro Ruz, sau khi ông chết, không có trường học, bệnh viện, công trình công cộng nào được đặt tên ông. Tương tự như vậy, Cuba cũng không dựng tượng đài ông. Không có địa danh nào ở Cuba mang tên Fidel. Tuy nhiên ở nhiều nước khác, nhiều đường phố, trường học, quảng trường... mang tên ông. Liên kết ngoài. Trực tiếp liên quan đến Fidel Castro Hình ảnh Về Fidel Castro
7,763
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7763
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (phía Việt Nam Cộng hoà và cùng các đồng minh phương Tây gọi là Việt Cộng) là một tổ chức liên minh chính trị hoạt động chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ và các đồng minh (Việt Nam Cộng hòa, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan...) trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Đây là tổ chức được thành lập theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội III với phương châm liên minh những người miền Nam Việt Nam có mục tiêu đấu tranh chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, thực hiện đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Việt Nam. Năm 1969, mặt trận này và Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Nam Việt Nam. Mặt trận nhận được sự viện trợ và giúp đỡ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chịu sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng Lao động Việt Nam. Đây là tổ chức kế thừa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Mặt trận của cả nước từ Bắc đến Nam) ở miền Nam (công nhận bởi các tài liệu sau năm 1975) nhằm chống lại Hoa Kỳ và chế độ Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam, ra đời trong phong trào Đồng khởi của người dân ở miền Nam Chủ trương của Mặt trận là: "Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới." Tổ chức này được thành lập dưới sự hậu thuẫn và được hỗ trợ tài chính, thiết bị và nhân sự bởi nhiều bộ phận dân cư tại miền Nam Việt Nam cũng như của chính phủ và quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tồn tại như một phong trào chính trị và cơ quan Ủy ban Trung ương hoạt động như là một cơ quan hành pháp lâm thời, đại diện cho các vùng thuộc quyền kiểm soát, quản lý các vùng do Mặt trận quản lý. Ban đầu, những người hoạt động trong lĩnh vực dân sự và chính trị Việt Minh vẫn được ở lại miền Nam để tham gia Tổng tuyển cử thống nhất đất nước được dự kiến diễn ra trong năm 1956 (Hiệp định Geneve quy định chỉ nhân viên quân sự là tập kết bắt buộc, còn cán bộ chính trị được ở nguyên tại chỗ để chuẩn bị Tổng tuyển cử). Tuy nhiên, phía chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành đàn áp những thành viên và những người ủng hộ Việt Minh. Để phản kháng, các lực lượng Việt Minh tổ chức Phong trào Đồng khởi. Sau này, do yêu cầu về việc huy động rộng rãi các thành phần xã hội khác nhau và ủng hộ rộng rãi của quốc tế chống Mỹ và Việt Nam cộng hòa, thực hành "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân" theo chủ trương của Đảng Lao động, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Việc thành lập đã tạo vị thế mới cho lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Mặt trận liên tục tổ chức, lãnh đạo các hoạt động nhằm chống lại sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh, nhằm đấu tranh thống nhất đất nước Việt Nam. Để thực hiện mục đích đó, Quân Giải phóng Miền Nam đã được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961, do Trung ương cục miền Nam lãnh đạo, sau đó gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Quân Giải phóng Miền Nam đã thực hiện chiến tranh nhân dân chống lại Hoa Kỳ và chính phủ Sài Gòn, với chi viện về vũ khí và người từ miền Bắc. Trước 1975, Mặt trận tuyên bố là tổ chức hoạt động độc lập, song cũng công nhận tuyên bố chủ quyền trên cả nước của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tại tuyên ngôn độc lập năm 1945), cho đến khi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở miền Nam năm 1969. Từ 31 tháng 1 năm 1977, tổ chức này sáp nhập hoàn toàn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày nay Nhà nước Việt Nam khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng như các mặt trận trước đó và sau này là các tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ đoàn kết toàn dân dưới lá cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam để đạt mục tiêu chính trị do Đảng đề ra. Tên gọi khác. Phía Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ thường gọi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là Việt Cộng (viết tắt của "Việt Nam Cộng sản") hay VC. Ngoài ra Quân đội Hoa Kỳ còn gọi tổ chức này là Victor Charlie ('Victor' và 'Charlie' và hai chữ cái đại diện cho V và C trong Bảng phiên âm chữ cái NATO) hay đơn giản chỉ là Charlie. Sau này thuật ngữ Charlie được mở rộng ra ám chỉ lực lượng Cộng sản nói chung ở cả Bắc và Nam Việt Nam. Bối cảnh chính trị - xã hội. Theo nhận định của người Mỹ, theo Hiệp định Genève, 190.000 quân của Quân đội viễn chinh Pháp, và 900.000 thường dân (75% là người Thiên chúa giáo và số lượng còn lại thường là người thân của các binh sỹ Pháp hoặc Quốc gia Việt Nam) cùng quân đội Quốc gia Việt Nam di chuyển từ miền Bắc Việt Nam để vào miền Nam Việt Nam; bộ đội Việt Minh và các cộng sự kháng chiến, con em của quê hương họ... tổng số trên 140.000 người được tập kết ra bắc. Tuy nhiên, tập kết về chính trị không bắt buộc nên Việt Minh tiếp tục duy trì lực lượng chính trị của mình tại miền miền Nam. Với chính quyền Ngô Đình Diệm, việc một số lượng lớn người vào Nam là một thành công lớn, coi như bằng chứng phản kháng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bằng chứng thuyết phục được người Mỹ, thứ hai lực lượng này sẽ hỗ trợ cho chính quyền của ông. Trên thực tế, CIA và chính quyền Ngô Đình Diệm đã lợi dụng niềm tin tôn giáo và gieo rắc nỗi sợ hãi để tăng số người vào Nam. Sau đó những người di cư nhận được viện trợ của Mỹ còn cao hơn dân địa phương (100 USD, cao hơn thu nhập bình quân hàng năm của người miền Nam). Hiệp định Genève dẫn đến Việt Nam tạm thời bị phân chia thành hai vùng tập kết quân sự. Phía Bắc vỹ tuyến 17 là nơi tập kết của Quân đội Nhân dân Việt Nam còn phía Nam vỹ tuyến 17 là nơi tập kết của Quân đội Pháp cùng quân đội Quốc gia Việt Nam (lúc này Quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn nằm dưới sự chỉ huy của Pháp). Tại miền Nam, với sự hậu thuẫn của người Mỹ, Thủ tướng Ngô Đình Diệm của chính phủ Quốc gia Việt Nam đã gian lận trong cuộc trưng cầu dân ý để phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa. Theo nhận định của Mỹ, Ngô Đình Diệm trong một thời gian ngắn đã làm được nhiều hơn mong đợi, lên nắm quyền trong vòng 10 tháng vượt qua các cuộc đảo chính, ổn định tình hình, thành lập một nhà nước vào năm 1955 được 36 quốc gia công nhận, soạn thảo một hiến pháp mới, và mở rộng kiểm soát Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tới các khu vực được Việt Minh kiểm soát trong suốt Chiến tranh Đông Dương... Theo ước tính của Pháp, vào năm 1954, Việt Minh kiểm soát 60% - 90% nông thôn miền Nam Việt Nam. Tháng 1-1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố tẩy chay bầu cử Hiệp định Genève, với lý do ông đưa ra là không thể có bầu cử tự do tại miền Bắc được cai trị bởi "nhà nước cảnh sát". Ông không loại trừ khả năng thống nhất đất nước trong hòa bình và dân chủ với điều kiện bầu cử không có sự cưỡng ép hay đe dọa cử tri. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhiều lần đã cố gắng đề nghị Chính phủ Việt Nam Cộng hoà trong tháng 7 năm 1955, tháng 5 và tháng 6 năm 1956, 1958, tháng 7 năm 1959, và tháng 7 năm 1960, đề xuất tham vấn đàm phán "các cuộc bầu cử tự do chung bằng cách bỏ phiếu kín" và tự do hóa quan hệ Bắc-Nam nói chung. Chính phủ Việt Nam Cộng hoà hoặc từ chối, hoặc im lặng. Chính phủ Mỹ cũng cho rằng so với thời những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy 80% dân chúng sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh thì sự chênh lệch này sẽ được rút ngắn lại do ông Ngô Đình Diệm đã đạt được một số thành công, trong khi Miền Bắc đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm lương thực và mất uy tín sau cải cách ruộng đất được tướng Giáp thừa nhận (dẫn đến một cuộc bạo động của nông dân Công giáo tháng 11 năm 1956). Tuy nhiên sự thật các cải cách của ông kéo theo các biện pháp áp bức. Ông nắm quyền khi mà ngoài Sài Gòn và các vùng phụ cận, miền Nam Việt Nam được phân chia thành các vùng đất do Việt Minh kiểm soát và lãnh địa các giáo phái "thần quyền" như Cao Đài và Hòa Hảo. Ông chống lại bất đồng chính kiến, và đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối cá nhân với các quan chức hàng đầu. Tài liệu của Mỹ cũng cho biết Ngô Đình Diệm là một người Công giáo bảo thủ. Ngô Đình Diệm lúc đầu đã được chào đón nồng nhiệt trong một số người từng là thành viên Việt Minh. Nhưng chương trình cải cách điền địa của ông thất bại và dừng lại năm 1959. Trong tháng 6 năm 1956, Ngô Đình Diệm hủy bỏ cuộc bầu cử hội đồng làng, có vẻ như vì lo ngại rằng một số lượng lớn Việt Minh có thể giành chiến thắng, thay vào đó là các quan chức Chính phủ bổ nhiệm, là người miền Bắc, Công giáo hoặc thân cận. Năm 1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiết lộ rằng khoảng 15.000-20.000 người cộng sản đã bị giam giữ trong các "trại tập trung chính trị", trong khi Devillers đưa ra con số 50.000 người. Tháng ba năm 1958, sau một bài xã luận, chính phủ Ngô Đình Diệm đóng cửa các tờ báo lớn nhất ở Sài Gòn. Mùa xuân năm 1960, một nhóm các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa không cộng sản đến với nhau - ban hành Tuyên ngôn Caravelle, một cuộc biểu tình bất bình chống chế độ Ngô Đình Diệm. Chính sách của Ngô Đình Diệm hầu như đảm bảo rằng những thách thức chính trị với ông ta sẽ bị liệt nằm ngoài luật pháp. Cuối cùng, những cuộc nổi dậy từ các lực lượng ở miền Nam Việt Nam như lực lượng vũ trang cộng sản, các giáo phái tôn giáo, và nông dân vũ trang. Đến năm 1958, khoảng 1/3 tỉnh trưởng là sĩ quan quân đội, đến năm 1960, đã tăng lên đến gần 2/3; 1962, 7/8 của tất cả các tỉnh đã được lãnh đạo bởi các sĩ quan. Ông lập luận các mối đe dọa từ những người cộng sản để biện minh cho sự tập trung của mình về an ninh nội bộ. Người Mỹ cũng nhận thức được sự yếu kém của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Theo nhận định của người Mỹ, Mỹ cũng thấy được sự vỡ mộng "đặc biệt là ở các tầng lớp có học", sự "bất mãn trong các sĩ quan quân đội", "nỗ lực của chế độ bảo đảm an ninh nội bộ khi cho rằng một chính phủ độc tài là cần thiết để xử lý các vấn đề của đất nước sẽ dẫn đến một áp lực liên tục của các yếu tố đối lập tiềm năng", "trong một khoảng thời gian dài, sự tích tụ bất bình giữa các nhóm khác nhau và các cá nhân có thể dẫn đến sự phát triển của phong trào đối kháng quốc gia"... Mỹ thấy cần ủng hộ việc thành lập một chính phủ mới ở miền Nam Việt Nam, không phân biệt thành phần. Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ đưa ra quan điểm "Hỗ trợ miễn phí Việt Nam để phát triển một chính phủ mạnh mẽ, ổn định, và hiến pháp để cho phép Việt Nam Tự Do, để khẳng định một sự tương phản ngày càng hấp dẫn đối với các điều kiện trong vùng Cộng sản hiện nay". Từ năm tài chính 1946 - năm tài chính 1961, Việt Nam đứng thứ ba bảng xếp hạng nước ngoài NATO được Mỹ hỗ trợ, và trên toàn thế giới xếp thứ bảy. 75% viện trợ kinh tế của Mỹ cung cấp trong cùng thời kỳ đã đi vào ngân sách quân sự của Chính phủ Việt Nam, và nhiều dự án dân sự đã lọt vào chi tiêu phục vụ quân sự. Tuy nhiên can thiệp của Mỹ ngày càng tăng vào chính phủ Việt Nam Cộng hòa dẫn đến việc Tổng thống Ngô Đình Diệm lên tiếng phản đối. Hoa Kỳ ước tính được khuyết tật do sự phụ thuộc của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, vào các làng ở nông thôn. Có những bằng chứng tích lũy đủ để khẳng định nông dân oán giận chống lại Ngô Đình Diệm. Khi Kennedy nhậm chức 1960, 90% dân chúng nông thôn "tàn tạ và ốm yếu". Theo Hoa Kỳ, Tuyên ngôn của Mặt trận tháng 12 năm 1960 đánh vào sự bất mãn này trong dân chúng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng dùng khẩu hiệu lăng nhục Ngô Đình Diệm (Mỹ-Diệm) do đó giành lại sự thần bí của chủ nghĩa dân tộc trong Chiến tranh Đông Dương, kết hợp tâm lý bài ngoại tự nhiên của nông thôn Việt Nam. Hoa Kỳ bị xem là đáng khiển trách như một lực lượng hiện đại hóa một xã hội hoàn toàn truyền thống, như kẻ cung cấp vũ khí và tiền bạc cho một chính phủ đáng ghét, như là một người nước ngoài phá hoại hy vọng giải quyết vấn đề thống nhất đất nước bằng Hiệp định Genève, 1954 và nhất là như một kẻ xâm lược muốn biến Việt Nam thành thuộc địa như người Pháp. Còn các quan chức địa phương thì "tham nhũng và tàn bạo" trong khi "Ngô Đình Diệm hứa nông dân nhiều, thực hiện ít". Trong chương trình di dân từ ven biển lên Tây Nguyên, chỉ có 2% người dân miền Nam Việt Nam, đã hấp thụ 50% viện trợ cho nông nghiệp của Hoa Kỳ, và gây bất bình cho các tộc người Tây Nguyên. Tuy nhiên thất vọng và gây bất bình nhất là các "Ấp Chiến lược". Diệm cũng bị cho là đã sai lầm khi lên án tất cả những người dân tộc chủ nghĩa không ủng hộ Diệm như là công cụ của Bảo Đại hay Pháp. Chính tất cả những điều này đã kích thích các phong trào đấu tranh hòa bình đòi thống nhất đất nước của dân chúng ở miền Nam. Tuy nhiên, tất cả đều bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa đàn áp, nhất là những người Cộng sản và Việt Minh cũ còn ở lại miền Nam, những người mà Tổng thống Ngô Đình Diệm cho là đối thủ tiềm tàng nguy hiểm nhất. Bị đàn áp, những người cộng sản miền Nam cùng với những đồng minh của mình tập hợp và tổ chức ra có một số tổ chức vũ trang, bán vũ trang để chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa một cách tự phát. Từ giữa 1957, những người cộng sản miền Nam đã áp dụng chiến thuật du kích phù hợp học thuyết quân sự Mao - Giáp. Việt Nam Cộng hòa lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Chính sách kinh tế của họ tuy có một số ưu điểm khuyến khích kinh tế phát triển nhưng hố sâu phân hóa xã hội lớn, cùng với việc chia lại ruộng đất, mà phần lớn đã được chính quyền Việt Minh tại miền Nam chia cho các nông dân nghèo, nay lại tập trung lại cho các địa chủ cũ. Trong khi đó, những người cộng sản đã tham gia đấu tranh giành độc lập, uy tín có được từ thời tiền cách mạng, Cách mạng Tháng Tám và Kháng chiến chống Pháp. Điều này đã hướng nhiều người dân tin tưởng vào người cộng sản. Ngoài ra thì sự phân chia đất nước khiến cho nhiều gia đình phân ly, những người có tinh thần dân tộc cũng bất bình. Do vậy, những người cách mạng ở miền Nam đã ủng hộ cho giải pháp khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi Hội nghị Trung ương 15 của Đảng Lao động tháng 1 năm 1959 tán thành khởi nghĩa ở miền Nam, phong trào cách mạng có biến chuyển. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không muốn can thiệp trực tiếp vào tình hình miền Nam, trong khi vấn đề cấp bách là cần có một lực lượng có chính sách độc lập chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Từ nhu cầu đó Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Lịch sử. Thành lập. Dự định thành lập Mặt trận được công khai nói đến lần đầu tiên trong Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam. Tại đại hội, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã nói rằng Mặt trận sẽ được dựa trên các khái niệm của Lenin về liên minh 4 giai cấp, nhưng để phù hợp với sự phức tạp của xã hội miền Nam, Mặt trận cần bao gồm cả các nhóm tôn giáo và dân tộc khác nhau; mục tiêu đấu tranh của Mặt trận phải rộng để kêu gọi được đông đảo quần chúng; Mặt trận cần nhấn mạnh các chủ trương dân tộc và cải cách, đặt ra mục tiêu cuối cùng là sự xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và phồn vinh. Cũng như tiền thân Việt Minh của nó, Mặt trận mới này sẽ cần được tổ chức thành nhiều cấp, từ ủy ban trung ương đến các tổ chức ở cấp làng; chủ nghĩa cộng sản sẽ không được nói đến . Theo Nghị quyết Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam, được đăng tải trên báo Nhân dân khi đó ""nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới"... "Để bảo đảm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam giành được toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ - Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở. Mặt trận này phải đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số, các đảng phái yêu nước và các tôn giáo, và tất cả những người có khuynh hướng chống Mỹ - Diệm. Mục tiêu phấn đấu của mặt trận này là hòa bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình thống nhất Tổ quốc. Công tác mặt trận phải nhằm đoàn kết tất cả những lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ bất cứ lực lượng nào có thể tranh thủ, trung lập những thế lực cần phải trung lập, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào phong trào đấu tranh chung chống Mỹ - Diệm nhằm giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc". Nghị quyết của Đảng cũng nêu rõ: "Mục đích của Đảng là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam" (nghĩa là không xuất khẩu cách mạng sang các nước khác, và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là cách mạng dân tộc dân chủ, chứ chưa quyết định về đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội). Về mặt pháp lý Mặt trận hoàn toàn độc lập với các tổ chức chính trị ở miền Bắc tuy nhiên cả Mặt trận và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này có thêm Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều không phủ nhận sự tương đồng về chính trị cũng như mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, những người Cộng sản ở miền Nam cũng thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam để hoạt động công khai và ngăn cản sự đàn áp của chính quyền Sài Gòn. Đảng này cũng là thành viên của Mặt trận. Trung ương Cục Miền Nam với tiền thân là Xứ ủy Nam Bộ trở thành tổ chức đại diện Đảng Lao động trong Nam (do Hiệp định Genève không bắt buộc tập kết chính trị nên lực lượng chính trị này vẫn được ở lại miền Nam). Do sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, Trung ương Cục hoạt động bí mật, nhưng về sau ngày càng công khai hơn. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt đại diện tại căn cứ địa của Mặt trận (và Chính phủ cách mạng lâm thời sau này), và Mặt trận (Chính phủ cách mạng lâm thời) đặt đại diện tại Hà Nội. Trong tháng 11 và 12 năm 1960, Bộ Chính trị và Ban Bí thư gửi nhiều công điện cho Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy khu V bàn về đấu tranh cách mạng ở miền Nam, bao gồm thành lập mặt trận và chính quyền cách mạng (điện của Bộ Chính trị Số 17-NB ngày 11-11-1960, điện của Bộ Chính trị Số 20-NB ngày 12-11-1960, điện của Ban Bí thư Số 34/NB ngày 16-11-1960, điện của Ban Bí thư Số 35/NB ngày 20-11-1960, điện của Ban Bí thư Số 40/NB ngày 24-11-1960, điện của Ban Bí thư số 49/NB ngày 3-12-1960 v.v.). Trong điện của Ban Bí thư ngày 24-11-1960, có đề ra chủ trương rút lại chủ trương trước đó của Bộ Chính trị về thành lập Chính phủ liên hiệp, sau khi cuộc đảo chính ở Sài Gòn không thành, "Trung ương đồng ý với Xứ ủy Nam Bộ là ở những nơi không còn đồn bốt và tề, ta sẽ lấy danh nghĩa Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam để bảo vệ quyền lợi nhân dân và giữ gìn an ninh trật tự. Ở những nơi chưa hoàn toàn giải phóng, ta vẫn dùng lối chính quyền hai mặt. Như thế nhân dân sẽ không bị hạn chế trong cuộc đấu tranh chính trị rộng rãi như hiện nay." Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của mình ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động bí mật ở miền Nam. Lãnh đạo ban đầu là Phùng Văn Cung, Nguyễn Văn Cúc, Lê Thanh. Ông Nguyễn Hữu Thọ khi đó đang bị giam lỏng ở Tuy Hòa, được ông Lê Duẩn sau khi bàn bạc với Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy khu V, lựa chọn làm chủ tịch Mặt trận, và về sau lập kế hoạch giải thoát thành công, đưa về căn cứ. Các phương tiện truyền thông miền Bắc ban đầu không nhắc đến vai trò của Đảng Lao động và chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong thành lập Mặt trận, chỉ hoan nghênh Mặt trận được thành lập, trong khi Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai "Đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ -Diệm, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam" (Lúc này, Việt Nam Dân chủ cộng hòa vẫn gửi điện cho Ủy ban quốc tế tố cáo chính quyền miền Nam Việt Nam vi phạm điều 14(c) Hiệp nghị Giơnevơ). Đồng thời, Mặt trận đưa ra Chương trình 10 điểm: Từ khi ra đời, Mặt trận được tổ chức để thu hút tất cả các nhà hoạt động chống Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, bao gồm cả những người theo và không theo chủ nghĩa cộng sản, với mục tiêu kết nối tất cả những người đối nghịch với "Mỹ Diệm". Về mặt pháp lý, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một phong trào giải phóng, liên minh của các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tại miền Nam và có lập trường, chủ quyền kiểm soát riêng. Phía Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bác bỏ sự hợp pháp của chính quyền Sài Gòn. Theo ước tính của Mỹ, trong vòng vài tháng thành lập, số thành viên của Mặt trận tăng gấp đôi, gấp đôi một lần nữa vào mùa thu năm 1961, và sau đó tăng gấp đôi vào đầu năm 1962, ước tính khoảng 300.000 người. Ngày 15-12-1961 (mồng một Tết Tân Sửu), tại vùng giải phóng Tây Ninh, mặt trận đã làm lễ kết nạp Lực lượng võ trang giải phóng là thành viên chính thức. Tại cuộc mít-tinh này, Ban tổ chức đã giới thiệu đoàn chủ tịch (cũng là bộ phận lâm thời công khai của mặt trận) gồm các vị: Bác sĩ Phùng Văn Cung thay mặt giới trí thức Sài Gòn; Ông Nguyễn Văn Linh thay mặt Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam; Ông Ung Ngọc Ky thay mặt Đảng dân chủ Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Hiếu thay mặt Đảng xã hội cấp tiến Việt Nam; Ông Lê Thanh thay mặt Lực lượng quân giải phóng. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận là Nguyễn Hữu Thọ (1961). Đại hội lần I. Đại hội lần thứ nhất khai mạc ngày 16 tháng 2 năm 1962 tại Tân Biên (Tây Ninh) chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch; Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Huỳnh Tấn Phát, Y Bih Aleo, Đại đức Sơn Vọng và Trần Nam Trung và Nguyễn Văn Hiếu làm Phó Chủ tịch. Ủy viên Đoàn Chủ tịch gồm có: Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bửu Kiếm, bà Nguyễn Thị Định, Hòa thượng Thích Thượng Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành và ông Đặng Trần Thi. Huỳnh Tấn Phát giữ chức Tổng Thư ký Mặt trận. Mặt trận đã ra "Tuyên ngôn" và "Chương trình hành động 10 điểm" với mục tiêu đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh nhằm đánh Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tiến tới sự thống nhất của Việt Nam. Mặt trận cũng quyết định lấy lá cờ nửa đỏ, nửa xanh có ngôi sao vàng năm cánh và bài "Giải phóng miền Nam" làm cờ và bài hát chính thức của Mặt trận... Chương trình của Mặt trận: ""Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dân tộc Việt Nam ta đã chiến đấu không ngừng cho độc lập và tự do của Tổ quốc. Năm 1945, đồng bào cả nước đã đứng lên đánh đổ Nhật - Pháp giành chính quyền và đã anh dũng kháng chiến 9 năm, đánh bại xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, đưa cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta đến thắng lợi vẻ vang.Tại hội nghị Giơ ne vơ tháng 7-1954, đế quốc Pháp buộc phải cam kết rút quân khỏi Việt Nam và các nước tham dự hội nghị đều trịnh trọng tuyên bố công nhận chủ quyền, độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam... Vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc, quyết phấn đấu đến cùng cho những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thuận theo trào lưu tiến bộ của thế giới, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất tổ quốc...Vì hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc, vì vận mạng của dân tộc, vì đời sống của chúng ta, vì tương lai của ta và con cháu ta. Tất cả hãy đứng lên !Tất cả hãy đoàn kết lại! Hãy xiết chặt hàng ngũ, tiến lên chiến đấu dưới ngọn cờ của Mặt Trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam để đánh đổ ách thống trị tàn ác của đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm để cứu nước, cứu nhà.Chúng ta nhất định thắng, vì lực lượng đoàn kết của nhân dân ta là lực lượng vô địch, vì chính nghĩa thuộc về chúng ta, vì chủ nghĩa thực dân đã lỗi thời ngày nay đang tan rã và đi tới diệt vong. Trên thế giới, phong trào hoà bình dân chủ, độc lập dân tộc đang phát triển rộng rãi, mạnh mẽ và ngày càng thu được nhiều thắng lợi mới. Tình hình đó hết sức thuận lợi cho sự nghiệp cứu nước cứu nhà của chúng ta. Đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ nhất định sẽ thất bại! Sự nghiệp giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam nhất định sẽ thành công! Hãy đoàn kết, tin tưởng và phấn đấu anh dũng ! Tiến lên giành lấy thắng lợi huy hoàng cho dân tộc ta, cho Tổ quốc ta"." Đại hội lần II. Ngày 1-11-1964, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp Đại hội lần thứ 2. Có 150 đại biểu tham dự. Đoàn Chủ tịch Mặt trận được bầu gồm có: Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ - đại diện liên minh các đảng yêu nước, Phó chủ tịch: Abil Aleo - đại diện những người Tin Lành yêu nước, người dân tộc Êđê, chủ tịch Phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên, Phùng Văn Cung - đại diện liên minh các đảng yêu nước, Võ Chí Công - chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng VN, Huỳnh Tấn Phát - Tổng thư ký Đảng Dân chủ, Thích Thơm Mê Thế Nhêm - đại diện người Khmer yêu nước (mất 1966), Trần Nam Trung - đại diện Quân giải phóng Miền Nam. Các ủy viên: Nguyễn Thị Định, Trần Bạch Đằng, Thích Thiện Hào, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Văn Ngợi, Phan Xuân Thái (Phan Văn Đáng), Nguyễn Hữu Thế, Đặng Trần Thi. Ban Thư ký: Huỳnh Tấn Phát (TTK), Lê Văn Huân, Hồ Thu, Ung Ngọc Kỳ, Hồ Xuân Sơn (phó TTK) . Sau ông Nguyễn Văn Hiếu lại tham gia Đoàn chủ tịch. Ngày 8-1-1967, Mặt trận họp Đại hội bất thường, công bố Cương lĩnh mới, kế tục và phát triển chương trình hành động 10 điểm. Đại hội đã thông qua một chương trình mới phác thảo cách nhằm thu hút lực lượng người Việt Nam tham gia để đánh đuổi đế quốc Mỹ, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và tạo ra một nền độc lập, hòa bình, dân chủ, trung lập, và thịnh vượng Nam Việt Nam, tiến tới hiệp thương thống nhất đất nước. Cương lĩnh cũng đưa ra các cải cách dân chủ và sự phát triển của nền kinh tế và văn hóa dân tộc. Thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Từ ngày 6 đến 8 tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam do Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, đã lập ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để đối chọi với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ cách mạng lâm thời do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch, và Hội đồng cố vấn Chính phủ do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Hội đồng làm việc với Chính phủ theo cơ chế hiệp thương, song thực ra có quyền hơn. Chính phủ thực hiện các chức năng hành chính nhà nước bao gồm đại diện và quản lý hành chính lãnh thổ. Ngay sau khi thành lập, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các nước Xã hội chủ nghĩa cùng nhiều nước thuộc Quốc tế thứ Ba đã công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là người đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam. Ngay trong tháng 6 năm 1969 đã có 23 nước công nhận Chính phủ "Cách mạng Lâm thời" của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong đó có 21 nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tới đầu(24/1) năm 1976, đã có 90 nước trên thế giới công nhận và đã thiết lập quan hệ ngoại giao (trong đó có nhiều nước tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan hệ ngoại giao. Người Mỹ và chính quyền Sài Gòn không phân biệt được quyền lực của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với quyền lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ trưởng Quốc phòng Trần Nam Trung, Trưởng ban Quân sự của Mặt trận cũng công khai là ủy viên Trung ương Đảng Lao động, thành viên Trung ương Cục, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đồng Văn Cống công khai là thành viên Trung ương Cục Miền Nam của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, trong khi Nguyễn Văn Cúc (Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng, tham gia thành lập chính phủ) tuy không công khai là ủy viên Trung ương của Đảng Lao động, nhưng công khai là đại diện Đảng Nhân dân Cách mạng trong Trung ương Cục Miền Nam của Đảng Lao động (theo báo cáo tháng 12 năm 1969 về "Ủy ban quân sự Miền Nam", một số thành viên của Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam cũng công khai là thành viên Trung ương Cục). Ngày từ khi Hội nghị Paris bắt đầu với sự tham gia của 4 bên, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã phải chấp nhận sự tồn tại của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Hiệp định công nhận tại miền Nam của nước Việt Nam độc lập, thống nhất có tồn tại hai chính phủ, hai vùng kiểm soát, hai quân đội và sẽ tổng tuyển cử để thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần trước khi tổng tuyển cử cả nước để thống nhất về mặt nhà nước với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, do chính quyền Sài Gòn có các hành động quân sự để phá hoại Hiệp định nên Chính phủ cách mạng lâm thời buộc phải tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đã giành được quyền kiểm soát miền Nam vào năm 1975. Hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam, từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 1975, hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức để tiến tới thống nhất về mặt nhà nước. Đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Trường Chinh đứng đầu, đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do ông Phạm Hùng đứng đầu. Hội nghị đã tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội thống nhất. Ngày 25 tháng 4 năm 1976 tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, xác định Thủ đô, bầu chính phủ, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất. Sau khi hợp nhất về mặt nhà nước, các đơn vị đoàn thể khác cũng tiếp tục hợp nhất. Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất bắt đầu ngày 31 tháng 1 năm 1977 đã tuyên bố hợp nhất Mặt trận với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Miền Nam Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức. Cơ cấu tổ chức. Mặt trận là một liên minh bao gồm cả những người cộng sản làm nòng cốt, và là một tổ chức liên kết rất rộng gồm nhiều tổ chức được tổ chức ở các cấp khác nhau tham gia. Theo Nguyễn Khắc Viện (1970), Mặt trận là một liên minh chính trị - xã hội, với Đảng Nhân dân cách mạng theo chủ nghĩa Marx-Lenin làm nòng cốt và lãnh đạo, gồm nhiều tổ chức tham gia, và con số thành viên trong các tổ chức được tổ chức từ cấp thôn đến cấp trung ương là hơn 70 vạn người. Ở cấp trung ương, Ủy ban Trung ương bầu ra Đoàn chủ tịch, là cấp cao nhất, giúp việc có các Ban chuyên môn của Mặt trận, hay các Hội đồng chuyên môn của Trung ương Mặt trận. Các cấp địa phương cũng có các ban thành lập theo quy định. Trong đó có cả Ban Quân sự, nhưng tương tự như Bộ Quốc phòng sau này nó chỉ làm nhiệm vụ hành chính. Quân giải phóng Miền Nam là lực lượng tham gia Mặt trận công khai là do Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng chỉ đạo, nhưng thực chất đều do các cấp ủy đảng, quân ủy lãnh đạo, theo cơ chế phức tạp, như cơ chế hiện nay với quân đội nhân dân. Bộ Tư lệnh chỉ đạo chuyên môn thuần túy quân sự theo phân công địa bàn của Đảng Lao động. Ước tính của Mỹ, đầu 1969 có 750.000 thành viên, trong đó 300.000 thành viên dân sự. Các tổ chức Mặt trận tổ chức tại cấp dưới theo vùng: Tây Nam Bộ, Trung Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Sài Gòn - Gia Định (Huỳnh Tấn Phát đứng đầu), Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, tỉnh Tây Ninh. Tổ chức Mặt trận cấp vùng chịu sự lãnh đạo của cấp Trung ương. Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương được tổ chức ở 4 cấp: cấp miền, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Từ năm 1960-1967, Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương các cấp thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng ở cấp mình. Đến năm 1968 một số địa phương như Thừa Thiên-Huế, Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, Đà Nẵng... thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng thì Ủy ban nhân dân cách mạng làm nhiệm vụ của chính quyền. Sau khi Chính phủ cách mạng lâm thời ra đời thì chính phủ và Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp làm nhiệm vụ chính quyền. Các tổ chức thành viên. Sau khi Mặt trận ra đời, hàng loạt các tổ chức của Mặt trận được thành lập và các tổ chức cách mạng ra đời tham gia Mặt trận: Năm 1973, Mặt trận bao gồm hơn 30 đảng chính trị và các tổ chức xã hội và tôn giáo tham gia, hoạt động công khai. Vai trò của Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam. Trong các tổ chức tham gia Mặt trận, đảng bộ miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam có tên công khai là Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (tuyên bố tách từ Đảng bộ miền Nam của đảng Lao động) có vai trò quan trọng nhất, "linh hồn" Mặt trận. Trong suốt quá trình tồn tại Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam công khai quan hệ thân hữu với Đảng Lao động Việt Nam nhưng sau chiến tranh Đảng Cộng sản Việt Nam xác nhận nó thực chất chỉ là đảng bộ của Đảng Lao động Việt Nam ở miền Nam, do Trung ương Đảng, Khu ủy Trị Thiên (sau khi tách khỏi Khu V, trực thuộc Trung ương), Khu ủy Khu V (sau khi tách khỏi Trung ương Cục miền Nam, trực thuộc Trung ương), Trung ương cục miền Nam và các Khu ủy trực thuộc (địa bàn B2 cực nam Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trở vào, sau khi tách Khu V về Trung ương) lãnh đạo. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định các lực lượng chính trị tập kết tại chỗ do Hiệp định Genève (1954) quy định. Ngày 18/1/1962 trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên bố Đảng Nhân dân cách mạng đã thành lập ngày 1/1/1962, là tổ chức có lập trường chống thực dân, đế quốc và phong kiến. Tuy không đề cập trực tiếp là tổ chức cộng sản, nhưng tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa Marx - Lenin tại miền nam Việt Nam. Trung ương Cục miền Nam và các khu ủy lãnh đạo trực tiếp, điều lệ đảng do Trung ương Đảng Lao động đề ra. Đứng đầu là bí thư Trung ương Cục, và Võ Chí Công đại diện đảng tại Mặt trận. Đảng Dân chủ trên cơ sở một phần Đảng Dân chủ năm 1944, do Trần Bửu Kiếm, Huỳnh Tấn Phát đứng đầu, và Đảng Xã hội Cấp tiến thành lập năm 1961 do Nguyễn Văn Hiếu đứng đầu, đều là đảng viên cộng sản. Theo tài liệu của Mỹ, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam có liên hệ với Trung ương Đảng ở Hà Nội, còn Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội Cấp tiến, là đối tác của Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảng Nhân dân Cách mạng theo điều lệ là đại diện giai cấp công - nông miền Nam Việt Nam. Mối quan hệ với Đảng Lao động Việt Nam. Trong Chiến tranh Việt Nam từ 1954 đến 1975 thì vấn đề pháp lý của bên cách mạng khá phức tạp. Năm 1960 Đại hội III đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam công khai với thế giới chủ trương thành lập một Mặt trận ở miền Nam. Tuy nhiên khi thành lập Mặt trận, thì không công khai rộng rãi sự liên hệ với Đại hội III của đảng, tức hiểu là người miền Nam tự tổ chức. Sau đó về công khai đảng bộ miền Nam tách ra về tổ chức và tham gia vào Mặt trận. Quân Giải phóng do Đảng thành lập cũng là thành viên của Mặt trận. Đến năm 1969 khi miền nam có chính thể mới, thì vấn đề pháp lý cũng thay đổi, mối quan hệ của Mặt trận với miền Bắc cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên Đảng Lao động công khai về Trung ương Cục miền Nam như đại diện của Đảng tại miền Nam. Đến năm 1973 theo quan điểm của bên cách mạng, Hội nghị Paris lập lại hòa bình công nhận miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng chính trị, tức thừa nhận miền Nam không có Quân đội nhân dân mà chỉ có Quân giải phóng, và các lực lượng từ ngoài Bắc đã vào sẽ thuộc biên chế của Quân Giải phóng (phía cách mạng từ trước chỉ gọi quân đội tham chiến ở miền Nam là Quân giải phóng). Trên thực tế thì ở miền Nam, về mặt công khai Mặt trận, chính quyền và các đoàn thể là độc lập với miền Bắc. Riêng Đảng Nhân dân Cách mạng, tuy là tổ chức riêng với Đảng Lao động nhưng lại không có văn bản nào nói rõ là nó có tính độc lập với Đảng Lao động, bên phía cách mạng vẫn cho biết nó có mối liên hệ chặt chẽ với Đảng Lao động. Do đó Quân giải phóng do Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo vẫn chịu sự chỉ đạo của Đảng Lao động. Về mặt công khai phía cách mạng tách bạch vai trò chỉ đạo chính trị và vai trò chỉ đạo quân sự. Chỉ đạo chính trị là Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời, chỉ đạo quân sự (dưới chỉ đạo chính trị) là Đảng Nhân dân cách mạng và Đảng Lao động, mà trực tiếp là Bộ chỉ huy (Bộ Tư lệnh) Quân giải phóng. Đảng Lao động về công khai chỉ có vai trò chỉ đạo phối hợp về quân sự. Về mối quan hệ với Quân đội nhân dân, thì Quân giải phóng xem mình là em của Quân đội nhân dân, và công khai với đối phương là không chỉ chấp hành mệnh lệnh của Mặt trận và Chính phủ cách mạng, mà phổ biến cả đường lối của Đảng Lao động và Bộ Tổng tư lệnh ngoài Bắc. Sau năm 1975 nhà nước Việt Nam chính thức công khai đảng Nhân dân cách mạng là đảng bộ miền Nam của đảng Lao động, Quân giải phóng miền Nam là bộ phận của Quân đội nhân dân, và khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của đảng Lao động cả về mặt chính trị và mặt quân sự đối với cách mạng (bao gồm cả sự lãnh đạo với Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời), và sau đó chỉ có sự hợp nhất về mặt pháp lý của các đoàn thể và bộ máy nhà nước. Trong suốt chiến tranh Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam luôn tuyên bố công khai rõ ràng rằng họ là một đảng cộng sản ở miền Nam, là tiên phong lãnh đạo Quân giải phóng Miền Nam thông qua Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Việt nam, thành viên chủ chốt của Mặt trận cùng chung mục đích với Đảng Lao động Việt Nam là thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho Việt Nam, bảo vệ độc lập và dân chủ trong cả nước. Theo tài liệu Mỹ có được lúc đó quan hệ với đảng Lao động trên tình huynh đệ cộng sản. Tuy nhiên Đảng Lao động công khai cử đại diện tham gia Trung ương Cục Miền Nam, là bộ phận đặt ở phía nam của Trung ương Đảng Lao động (Hiệp định Geneve không bắt buộc việc tập kết về chính trị). Tuy nhiên, thực chất Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam là sự đại diện công khai tại miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam nhằm thực hiện cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Sài Gòn. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu Hồ Chí Minh vẫn khẳng định vai trò của Đảng Lao động đối với phong trào cách mạng miền Nam. Theo Đề cương Cách mạng miền Nam, tháng 8/1956, Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: "Phong trào cách mạng miền Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng cả nước. Đẩy mạnh cách mạng miền Nam là thực hiện một trong ba nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước. Cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam và công cuộc cách mạng ở miền Bắc cùng nhằm mục đích chung là giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước" hay nói cách khác là Đảng lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam có chung mục đích, lý tưởng. Theo tài liệu của Mỹ, Trung ương Cục Miền Nam là Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, nhưng năm 1969 khi thành lập Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Trung ương Cục Miền Nam lại là đại diện của Đảng Lao động Việt Nam (được hiểu như có trụ sở tại Miền Bắc) tại miền Nam Việt Nam, và độc lập với Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng). Theo nhận định của Mỹ dựa vào các tin tình báo, giới lãnh đạo cộng sản tại miền Bắc đứng đằng sau hỗ trợ sự hình thành Mặt trận và các cuộc nổi dậy ở miền Nam. Họ hỗ trợ Mặt trận đề ra chiến lược quân sự lẫn chính trị cho các nhà lãnh đạo Mặt trận tại miền Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hoà vẫn không nắm rõ sự tác động của Miền Bắc đến mức nào giai đoạn trước năm 1959 do Việt Minh chủ trương đấu tranh chính trị và công khai ủng hộ đường lối đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang từ năm 1959. Theo Xã luận báo Nhân dân ngày 3 Tháng Hai 1968 nhân thành lập Đảng vẫn viết ""Miền Nam, tiền tuyến, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng", "những chiến công lừng lẫy của đồng bào và chiến sĩ miền Nam sẽ được ghi vào cuốn sử vàng của dân tộc Việt Nam ta và của Đảng ta" và kêu gọi các đảng viên "chúng ta hãy góp phần to lớn nhất của mình vào cuộc chiến đấu chung của toàn quân và toàn dân đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà..."" cho thấy Mặt trận lãnh đạo nhưng cũng khẳng định vai trò của Đảng Lao động Việt Nam với cách mạng miền Nam. Về chiến lược. Theo nhận định của Mỹ, Mặt trận tuyên truyền tranh thủ thành phần dân chúng bất mãn, và thành lập lực lượng "Phong trào giải phóng nhân dân Việt Nam", một đơn vị quân sự bao gồm các cựu chiến binh Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, tù nhân chính trị chạy thoát, và các cán bộ cộng sản (1957). Một ví dụ sau này là "Hội Phật giáo Việt Nam-Campuchia", một trong các tổ chức tuyên truyền cho khẩu hiệu "Hòa bình và Hòa Hợp dân tộc." Trên thực tế, đối tượng tham gia và ủng hộ Mặt trận còn bao gồm những người ủng hộ tiến trình thống nhất đất nước, không có thiện cảm với cuộc chiến xâm lược của Mỹ tại Việt Nam cũng như phản đối sự đàn áp của chính quyền Sài Gòn. Theo nhận định của Mỹ, trước năm 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị giằng xé giữa chính sách thân Liên Xô "cùng tồn tại hòa bình", và chính sách thân Trung Quốc cổ vũ cho cho bạo lực cách mạng vô sản cho dù Trung Quốc không thích viện trợ nhiều cho Việt Nam. Tuy nhiên, về chiến lược và hành động trên thực tế, Việt Nam hoàn toàn độc lập với Liên Xô và Trung Quốc. Chủ trương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đấu tranh bằng sức mạnh của chính mình, kết hợp kêu gọi sự ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa, cư xử khéo léo để dung hòa mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Về kinh tế, miền Bắc cũng đạt được thành tích về kinh tế từ 1959, nhất là công nghiệp. Đến năm 1959, sau khi chiến lược đấu tranh chính trị không có tác dụng, các cơ sở cách mạng bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp mạnh mẽ và nguy cơ bị xóa sổ, lực lượng Cộng sản ở các hai miền tiến hành thay đổi chiến lược, chuyển từ chỉ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Nghị quyết 15 năm 1959 và Nghị quyết đại hội Đảng III, Đảng Lao động công khai hỗ trợ cho cuộc chiến ở Miền Nam. Trong suốt thời gian chiến tranh Miền Bắc luôn khẳng định là chỉ chi viện toàn diện về mọi mặt để hỗ trợ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bao gồm cả phối hợp chỉ đạo quân sự chứ không can thiệp trực tiếp vào chính sách đối nội - ngoại của Mặt trận. Sau chiến tranh, nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn khẳng định cách mạng miền Nam là một bộ phận của cách mạng cả nước, nhưng trong vài năm đầu tiên các hoạt động vũ trang do các cấp chỉ huy địa phương tự quyết định ngoài các chỉ thị từ trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại miền Bắc. Philippe Devillers, nhà phân tích người Pháp nhận định: những người kháng chiến buộc phải hành động, cho dù có sự hỗ trợ từ Hà Nội hay không, bởi các đồng đội của họ bị bắt, bị bỏ tù và bị tra tấn. Ông này cũng công bố tài liệu của "Nambo Veterans of the Resistance Association", tháng 3/1960, Mặt trận tuyên bố kêu gọi "đấu tranh" để "giải phóng mình khỏi sự phục tùng Mỹ, loại bỏ tất cả các căn cứ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, trục xuất các cố vấn quân sự Mỹ..." và kết thúc "chế độ thực dân và chế độ độc tài của nhà Ngô". Ông cũng nhận định "chính quyền Sài Gòn cuối cùng đã phá hủy sự tin tưởng của người dân, mà nó đã giành được trong những năm đầu, và thực tế đã đưa họ vào cuộc nổi loạn và tuyệt vọng". Arthur Schlesinger, Jr. cũng có nhận định tương tự. Ủy ban giám sát thi hành Hiệp định lại không thể kiểm tra hết các cơ sở để khẳng định khả năng hai bên sử dụng vũ lực. Năm 1959 và 1961 Ủy ban này đã công bố rằng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã trắng trợn vi phạm các quy định kiểm soát vũ khí của Hiệp định Genève, cho dù lưu ý vấn đề lật đổ ở miền Nam Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ, trong sách trắng về Việt Nam năm 1961 và 1965, đã cho rằng sự nổi dậy ở miền Nam là hành vi "xâm lược" của Hà Nội mặc dù khái niệm xâm lược không thể được áp dụng ở một đất nước không bị chia cắt (Hiệp định Geneve quy định giới tuyến quân sự tạm thời chứ không được coi là biên giới quốc gia), tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam luôn là công cụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đối phương đáp lại các cuộc nổi dậy bắt đầu như là một cuộc nổi loạn chống lại chính phủ áp bức của Ngô Đình Diệm, và chỉ từ cuối năm 1960, khi Hoa Kỳ sẽ cam kết nguồn lực lớn để giúp chính phủ Diệm trong cuộc chiến của mình, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thúc đẩy cuộc chiến với khẩu hiệu giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi sự xâm lược của Mỹ. Về tổ chức. Theo nhận định của Mỹ, cơ cấu chỉ huy cộng sản khá phức tạp với một loạt các hội đồng, ủy ban, ban lãnh đạo lồng vào nhau. Tất cả đều được kiểm soát bởi Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Hà Nội. Cấu trúc tổ chức chồng chéo, trùng lặp và dư thừa để tạo tính đàn hồi, và cũng để tăng tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để tách rời hay loại trừ giữa các thành viên trong tổ chức. Tổng thể cấu trúc lực lượng cộng sản tại miền Nam theo phía Mỹ gồm 3 thành phần: Đảng Lao động Việt Nam chia chiến trường miền Nam thành 5 khu vực B-5 - Quảng Trị (giáp vĩ tuyến 17), B4- Bình Trị Thiên - Huế, B3 - Tây Nguyên, B1 - Quân khu 5, gồm các tỉnh Quảng - Đà (nay thuộc các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa), B2 - Nam Bộ (từ cực Nam của Nam Trung bộ và Tây Nguyên vào - tương ứng từ Quảng Đức, Tuyên Đức và Ninh Thuận, gồm Khu VI, VII, VIII, IX, X, Sài Gòn - Gia Định), có sự thay đổi ranh giới và phân chia theo thời gian. Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng chỉ huy toàn bộ quân Giải phóng trên toàn miền Nam. Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hà Nội giám sát tất cả nhưng trực tiếp phụ trách các khu Quảng Trị, Trị Thiên, Khu V và Tây Nguyên. Về mặt chính trị, phân vùng có khác, Khu ủy Trị Thiên và Khu ủy Khu V (địa bàn rộng hơn Khu V về quân sự) nhận chỉ thị trực tiếp từ Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chứ không phải từ Trung ương Cục miền Nam. Tại mỗi Khu, Khu ủy thực hiện chỉ đạo đối với lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn Khu. Ban Thống nhất thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam điều phối các vấn đề phức tạp. Theo nhận định của Mỹ, Trung ương Cục miền Nam có vai trò nổi bật trong việc giám sát lực lượng vũ trang tại Nam Bộ (B2). Trên danh nghĩa, Quân Giải phóng là một phần của một phong trào dân tộc giải phóng. Theo nhận định của Mỹ, trong thực tế nó đã được kiểm soát bởi Trung ương Cục Miền Nam, mà lần lượt được kiểm soát bởi Đảng Lao động. Quân đội Nhân dân Việt Nam khi vào các địa bàn này cũng chịu sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền. Theo định nghĩa thông thường của Mỹ, Quân giải phóng để chỉ Quân đội thuộc phía cách mạng ở địa bàn B2. Nhưng cũng có định nghĩa khác. Sự phân biệt của phía Mỹ có tính chất chiến lược trong quân sự chứ không vì các mục đích thuần túy chính trị. Thực chất tất cả lực lượng vũ trang do Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chỉ đạo, trực tiếp là các Khu ủy và Quân ủy từng quân khu hay Trung ương cục Miền Nam và Quân ủy Miền, Khu. Các tổ chức khác của Mặt trận đều do Trung ương Đảng lãnh đạo và đều tôn vinh Hồ Chí Minh làm lãnh tụ, dù cơ cấu tổ chức và tuyên bố bên ngoài độc lập với hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ cộng hòa . Trên thực tế cơ cấu tổ chức của phía cách mạng phức tạp và biến chuyển hơn các tin tức từ phía đối phương khai thác được. Tựu trung, để tạo cho lực lượng cách mạng ở miền Nam một vị thế chính trị độc lập với vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nâng cao vị thế của họ trên bình diện quốc tế, có lợi cho cách mạng, nhất là trong thu hút lực lượng, tranh thủ ủng hộ quốc tế, và trên bàn đàm phán, tránh mang tiếng Miền Bắc "xâm lược"... nên cơ cấu tổ chức của lực lượng cách mạng ở miền Nam độc lập với các thiết chế ở miền Bắc, bao gồm cả Đảng, Mặt trận, chính quyền, quân đội... Sau 30/4/1975 mới công khai đảng Nhân dân Cách mạng là bộ phận của Đảng Lao động, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Riêng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thì sáp nhập với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau các hội nghị hiệp thương, bầu cử và đại hội thống nhất. Về lãnh đạo. Trong thời gian đầu, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, và không công nhận chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Các cuộc đấu tranh ở Miền Nam giai đoạn này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cơ bản không kiểm soát được hoàn toàn, mà do các đảng bộ miền Nam tự chỉ đạo, có khi vượt ngoài chỉ đạo của Trung ương. Sau Hội nghị Trung ương 15 và sau này ra đời Mặt trận, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận Việt Nam Cộng hòa và công khai ủng hộ cho phía cách mạng Miền Nam. Trong thời gian đầu khi lực lượng chống Mỹ ở miền Nam còn yếu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ ủng hộ về mặt chính với phong trào cách mạng ở miền Nam, nhưng sau thì Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào Cách mạng, miền Bắc bắt đầu ủng hộ phong trào cách mạng ở miền Nam nổi dậy vũ trang bằng việc chi viện qua đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ngoài tham gia giúp đỡ về mặt quân sự để hoàn thành mục tiêu chung, miền Bắc không thừa nhận chỉ đạo về đường lối chính sách đối ngoại đối nội của phái Mặt trận, tạo uy thế có tính độc lập trong chính sách của phía Mặt trận, nhằm thu hút thêm quần chúng ủng hộ cách mạng, phân hóa kẻ thù, và tạo thêm sự ủng hộ từ các lực lượng chính trị khác trong và ngoài nước, nhất là các nước nằm ngoài phe xã hội chủ nghĩa. Về phía đối phương, họ lúc thì khẳng định Mặt trận là do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập để phản đối "Miền Bắc xâm lược", nhưng nhiều khi họ luôn khai thác sự đa dạng về mặt chính trị, ý thức hệ của các thành phần tham gia Mặt trận cùng vẻ ngoài độc lập của Mặt trận nhằm lôi cuốn các thành phần chính trị phi cộng sản từ bỏ sự hợp tác với người cộng sản. Về hợp nhất Mặt trận, các đoàn thể và chính quyền là mang tính nguyên tắc trên cơ sở pháp lý. Sau 30/4/1975, trên thực tế tồn tại hai chính quyền có lãnh thổ riêng và chính sách riêng, nhưng lúc này Đảng Lao động công khai chỉ đạo cả Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Trong thời gian còn chiến tranh thì các chỉ đạo chính sách với Mặt trận và Chính phủ Cách mạng là mang tính bí mật, đôi khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời có tuyên bố không giống nhau thể hiện sách lược của đảng. Do Chính phủ khi đặt trụ ở tại Tây Ninh hay Campuchia, hay Quảng Trị, hay phần lớn thành viên ở ngoài Bắc, do đó các chỉ thị từ Trung ương Đảng là trực tiếp hay thông qua Trung ương Cục Miền Nam. Các lãnh đạo Mặt trận và chính quyền là đảng viên công khai hay bí mật nhiều lần tham gia vào các cuộc họp ra quyết định của Đảng liên quan công tác của họ. Đối phương thường cho rằng Mặt trận không có thực quyền, mà thực quyền thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không chuẩn xác. Vì các thiết chế nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ ra các văn bản chỉ đạo trên lãnh thổ miền Bắc, và các văn bản ủng hộ cho Miền Nam chứ không có các văn bản chỉ đạo. Các văn bản chỉ đạo thuộc thiết chế của Đảng, mà Đảng được phía cách mạng định nghĩa không chỉ thuộc Miền Bắc như sau này thừa nhận. Hệ thống của Đảng trụ sở tại Hà Nội nhưng chỉ đạo xuyên suốt từ miền Bắc đến miền Nam, nhiều ủy viên Bộ Chính trị và Trung ương Đảng cũng công tác trong Nam, trong đó một bộ phận tham gia Trung ương Cục Miền Nam. Trong khi đó chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm nhiều người ngoài Đảng hay các đảng Xã hội và Dân chủ. Đảng lãnh đạo toàn bộ (sau này được công khai), nhưng đường lối chính sách của Mặt trận có tính độc lập bề ngoài vì Mặt trận gồm nhiều thành phần, nhưng chịu chỉ đạo bí mật từ các cấp lãnh đạo Đảng theo nguyên tắc xác lập trong nội bộ Mặt trận. Các lãnh đạo của Mặt trận nhiều người không công khai là đảng viên cộng sản (trừ các vị công khai là lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng), sau này mới công khai, nhằm tạo ra một vị thế đa thành phần tranh thủ ủng hộ quốc tế, và thu hút lực lượng rộng rãi hơn, nhất là các thành phần ở đô thị, tầng lớp trên tư sản dân tộc hay trí thức, hay tín đồ và chức sắc các tôn giáo... Điểm này rất giống với Mặt trận Việt Minh trước đây, nhiều đảng viên trong Mặt trận hoạt động danh nghĩa trí thức hay của đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Nhìn chung tổ chức của phía cách mạng đều do Đảng lãnh đạo toàn bộ như sau này thừa nhận, và các tin tức bóp méo có tính chất chia rẽ nội bộ đối phương khai thác thời chiến tranh và cả sau này đều không có sơ sở, như không biết Mặt trận là Cộng sản hay hai quân đội riêng độc lập nhau hay mâu thuẫn giữa Mặt trận và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặt khác sự chỉ đạo toàn bộ này chỉ công bố sau chiến tranh, thể hiện rõ sách lược phân hóa kẻ thù, "đánh lạc hướng" và tranh thủ lực lượng của Đảng. Càng về cuối cuộc chiến thì Mặt trận càng thể hiện tư tưởng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản của mình qua các khẩu hiệu tuyên truyền về xã hội chủ nghĩa, hay các biểu tượng Lenin, Hồ Chí Minh... Về quân sự. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thành lập Quân giải phóng miền Nam, một lực lượng quân sự mà nòng cốt là những người từng tham gia Việt Minh đồng thời bao gồm cả một số người từng là thành viên Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Phía đối phương có khi phân chia Quân giải phóng (với Quân đội nhân dân) để chỉ lực lượng ở B2 là căn cứ vào thẩm quyền chỉ huy, vì từ B2 trở vào là do Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam chỉ huy - là chỉ huy Quân giải phóng công khai khi Quân giải phóng mới thành lập. Trên thực tế, B2 là địa bàn xa, Trung ương cần một ban chỉ đạo trực tiếp nên thiết lập Trung ương Cục Miền Nam để chỉ đạo nhưng Trung ương Cục vẫn chịu sự chỉ đạo thông suốt từ Trung ương Đảng. Cơ cấu tổ chức của lực lượng cộng sản trên địa bàn này cũng khác biệt với các địa bàn do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Tại B2 có các thiết chế tương tự như ở Trung ương như Trung ương có Trung ương Đảng thì B2 có Trung ương Cục, Trung ương có Bộ Tổng tư lệnh, thì B2 có Bộ Tư lệnh Miền, Trung ương có quân ủy Trung ương thì B2 có quân ủy Miền... dưới nữa mới đến các Khu hay quân khu. Theo nhận định của Mỹ, lực lượng quân chủ lực gồm từ cả ngoài Bắc vào, được trang bị vũ khí hạng nặng, tỷ lệ đảng viên cao, trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông, được huấn luyện chu đáo. Quân địa phương thường chiến đấu gần tỉnh nhà của họ, không là cần đảng viên, không cần phải biết chữ, dù hoạt động chuyên nghiệp. Du kích hầu hết là nông dân nghèo hoạt động bán thời gian ở địa phương, tham gia xây dựng công sự, vận chuyển khí tài, đánh địch... chịu chỉ đạo của quân giải phóng ở mức độ thấp hoặc của Mặt trận. Đôi khi có sự thiếu hụt nhân lực phải bổ sung nhưng ít có hoán chuyển và quân chủ lực luôn bảo đảm tinh nhuệ nhất. Lính miền Bắc khi vào Nam vẫn giữ phù hiệu, dù có cá nhân độn vào lực lượng tiểu đoàn Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Các đơn vị từ miền Bắc di chuyển sâu hơn về phía Nam cần phối hợp nhiều hơn với Quân Giải phóng và các lực lượng tại địa phương. Về công khai tất cả các lực lượng vũ trang tại miền Nam đều do Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy. Việc phân chia Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Giải phóng miền Nam cũng một phần nhằm mục đích chia rẽ, nhưng chủ yếu để có chiến thuật quân sự thích hợp, vì quân chủ lực từ miền Bắc vào được huấn luyện tốt hơn lực lượng du kích tại chỗ. Trên thực tế, nhận định sai lầm của Mỹ đã dẫn đến những thất bại trên chiến trường khi Quân Giải phóng bao gồm cả người miền Bắc và người miền Nam nên có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân cả hai miền, thông thuộc địa phương hơn lính Mỹ. Riêng tại các đô thị, do đặc trưng địa hình và dân cư đông, cho nên Quân Giải phóng không tổ chức lực lượng chính quy hay du kích, mà họ đào tạo riêng lực lượng "biệt động thành" chuyên tác chiến trong thành phố và thị xã. Họ chính là những cư dân sinh sống ngay tại đô thị, có căn cước hợp pháp và hoạt động bí mật; được đào tạo bài bản theo lối đánh vừa đặc công vừa du kích. Biệt động thành hoạt động nhờ vào dân và các cơ sở nuôi quân bí mật trong thành phố, nếu tách khỏi dân thì mạng lưới này bị xóa sổ. Tiếp viện cho họ là các lực lượng thanh niên xung phong đến từ ven đô và ngoại thành. Theo nhận định của Mỹ, trong khi miền Bắc và đồng minh của họ cố gắng ngụy trang tổ chức thực sự chỉ đạo chiến tranh, điều quan trọng cần lưu ý là cả Quân Giải phóng và các chiến binh thường xuyên của quân miền Bắc đều thuộc một lực lượng. Mỗi bộ phận đều có đặc tính riêng biệt của địa phương, cách tuyển dụng, các nhiệm vụ, nhưng tựu trung họ đều được kiểm soát bởi bộ chỉ huy ở Hà Nội. Theo phía Việt Nam, đây là một phần của chiến lược "tuy hai mà một, tuy một mà hai" của họ. Chiến lược này xuất phát từ việc đất nước không bị chia cắt về chính trị hay thành hai quốc gia riêng mà chỉ bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự nên chuyện lực lượng của họ tập hợp được người có xuất thân từ cả hai miền là chuyện hiển nhiên. Hoạt động. Đường lối, chính sách, cương lĩnh, tuyên ngôn đưa ra của Mặt trận trong thời gian chiến tranh luôn có sự thay đổi tùy theo tình hình, miễn có lợi cho phía Cách mạng. Tuy nhiên nhìn chung không thừa nhận chính quyền Sài Gòn là chính quyền hợp pháp, và chính thể Việt Nam Cộng hòa là chính thể độc lập. Quan điểm của Mặt trận là Miền Nam chưa có độc lập, chính thể và chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉ là bù nhìn tay sai cho Mỹ, còn Mỹ là kẻ đi xâm lược, thi hành chính sách thực dân mới. Mặt trận luôn cho rằng miền Nam chưa có độc lập, nên gọi đó là cuộc chiến tranh giải phóng. Việt Nam dân chủ cộng hòa và sau này thì Nhà nước lại hay dùng từ Kháng chiến chống Mỹ, để khẳng định Việt Nam đã độc lập từ 1945, và chống các kẻ thù xâm lược một nước đã có chủ quyền, hay dùng từ cách mạng dân tộc dân chủ, hay cách mạng tư sản dân quyền, để chỉ một giai đoạn trong chính sách của Đảng cộng sản. Giai đoạn cách mạng tiếp theo là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là cách dùng từ theo quan điểm hai giai đoạn cách mạng của Lenin rút ra từ thực tiễn đấu tranh giành chính quyền tại Nga. Đường lối của họ là chống Mỹ, và trong một số hoàn cảnh chấp thuận thương lượng với phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tùy thuộc chính quyền đó do ai lãnh đạo, và hoàn cảnh cụ thể. Mặt trận còn chủ trương chống chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà theo họ là chế độ độc tài, đòi thi hành dân sinh dân chủ, bao gồm cả cải cách ruộng đất, xây dựng Miền Nam là một chính thể tự do dân chủ và đi đến hiệp thương với miền Bắc thống nhất nước nhà. Mặt trận thông qua nhiều tổ chức khác do họ điều khiển, tổ chức biểu tình chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tuyên truyền kêu gọi "Hòa bình và Hòa giải dân tộc" để thu hút quần chúng, cô lập và phân hoá đối phương. Mặt trận còn chủ trương cho Tây Nguyên tự trị và kết nạp tổ chức Phong trào Các Dân tộc Tự Trị Tây Nguyên. Tuy nhiên sau chiến tranh chủ trương này không được thực hiện, vì đất nước đã thống nhất rồi thì không thể chia sẻ thành các lãnh thổ tự trị nữa. Các vấn đề liên quan đến Chủ nghĩa Cộng sản hay Chủ nghĩa Xã hội không được nhắc đến trong Cương lĩnh Mặt trận tương tự Việt Minh trước đây. Các khái niệm "chuyên chính vô sản", "quốc hữu hóa", "tập thể hóa", nhà nước của giai cấp công nhân không được phổ biến công khai và rộng rãi. Tuy nhiên đối phương luôn khẳng định Mặt trận là cộng sản, vì trong thành phần Mặt trận, Đảng Nhân dân cách mạng theo chủ nghĩa Marx-Lenin là lực lượng nòng cốt. Ngoài ra do các nguồn tin khác nhau họ biết sự chỉ đạo từ Đảng Lao động Việt Nam ở miền Bắc đối với Mặt trận. Lãnh thổ. Mỹ ước tính vào giữa 1962, miền Nam Việt Nam có khoảng 2.500 làng nông thôn, chiếm khoảng 85% tổng dân số. Mặt trận Giải phóng kiểm soát hiệu quả 20% số làng, ước tính 9% dân số nông thôn, tổng diện tích những ngôi làng này bao phủ một tỷ lệ lớn hơn nhiều ở vùng nông thôn. Ngược lại, chế độ Việt Nam Cộng hòa kiểm soát có hiệu quả khoảng 47% dân cư nông thôn và 33% số làng, phần lớn nằm ở vùng ven của các thành phố lớn, thị xã và các khu vực dân cư đông đúc hơn dọc theo các đường chính. Trong 53% vùng nông thôn và 67% dân cư nông thôn còn lại, không phải là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không phải là Mặt trận Giải phóng kiểm soát có hiệu quả, mặc dù Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ảnh hưởng dường như lớn hơn trong hầu hết những ngôi làng này. Tuy nhiên, do sự yếu kém của Việt Nam Cộng hòa (đặc biệt là sau cuộc đảo chính năm 1963), tỷ lệ kiểm soát của Mặt trận Giải phóng tăng lên nhanh chóng. Theo tài liệu của Mỹ, tới năm 1965, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã kiểm soát lên đến 50% vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam. Theo tài liệu phía cách mạng, năm 1962 phía cách mạng kiểm soát 76% lãnh thổ và 50% dân số toàn miền Nam. Từ 1964 đến 1965, vùng do Mặt trận kiểm soát chiếm 3/4 diện tích và 2/3 dân số miền Nam . Năm 1968, Mặt trận đã quản lý 10 triệu trong tổng số 14 triệu người miền Nam, trong đó "4 triệu sống trong vùng giải phóng và ít nhất 6 triệu rưỡi người nữa thuộc quyền cai trị bí mật của Mặt trận trong các vùng danh nghĩa là của Mỹ và Sài Gòn kiểm soát". Quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một chính thể lãnh đạo thực tế miền Bắc Việt Nam từ 1954, nhưng tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với toàn thể lãnh thổ Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong Lời nói đầu và Điều 1 Hiến pháp năm 1959. Đồng thời, Hiệp định Gevene (1954) và Hiệp định Paris (1973) đều quy định giới tuyến quân sự tạm thời tại vỹ tuyến 17 không được coi là biên giới quốc gia, do đó chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không bị giới hạn ở vỹ tuyến 17. Bên cạnh đó, việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 trên phạm vi cả nước đã cho thấy tính chính danh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không bị giới hạn ở miền bắc. Trong suốt những năm 1954-1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không hề thừa nhận Việt Nam Cộng hòa là một chính thể hợp pháp ở miền Nam Việt Nam mà luôn coi là thực thể kế thừa các nghĩa vụ của Liên hiệp Pháp tại Việt Nam sau năm 1954, trong đó có nghĩa vụ tổ chức Tổng tuyển cử để thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc tại Việt Nam. Sau khi Hiệp định Paris được tổ chức, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục không công nhận Việt Nam Cộng hòa mà coi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là người đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam. Trong những năm 1954-1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tục đề nghị Việt Nam Cộng hòa thực hiện trách nhiệm tổ chức Tổng tuyển cử đồng thời đưa ra các bằng chứng về việc Việt Nam Cộng hòa không tuân thủ Hiệp định Genève, đàn áp những người yêu nước và đấu tranh hòa bình ở miền Nam để thống nhất đất nước. Do lập trường như vậy nên đến năm 1959, sau khi thấy khả năng không thể thống nhất trong hòa bình, lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam ngầm ủng hộ cho khởi nghĩa ở Miền Nam thì mới công bố Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định Việt Nam là một nước không thể chia cắt và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể có địa vị hợp pháp, chủ quyền hợp pháp toàn Việt Nam bằng cách viện dẫn Cách mạng Tháng Tám, bầu cử Quốc hội năm 1946 và Hiến pháp 1946 mà Hiến pháp 1959 là kế thừa. Nghị quyết Quốc hội khóa I kỳ 11 ngày 31-12-1959 (khi đó vẫn có các đại biểu Miền Nam được bầu năm 1946 đủ tư cách) - khi đó vẫn xem là Quốc hội Việt Nam thống nhất - khẳng định "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiêu biểu cho tính chất thống nhất của nước ta và tiêu biểu cho ý chí tranh đấu của nhân dân cả hai miền Nam - Bắc". Những ghi nhận này khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể duy nhất có quyền lực pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam và công khai không thừa nhận Việt Nam Cộng hòa là một nhà nước hợp pháp, miền Nam chưa được giải phóng. Hiến pháp năm 1959 cũng ghi nhận Đảng Lao động là lãnh đạo cách mạng trong Lời nói đầu, nhưng không quy định là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội trong điều khoản nào như Hiến pháp 1980 và 1992 sau này nhằm để ngỏ khả năng hiệp thương với chính quyền Miền Nam và động viên nhưng người không có lập trường cộng sản nhưng chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đứng về phía cách mạng. Đến 1960 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn công khai đưa ra đề nghị thương lượng lần cuối (khẩu hiệu đấu tranh hòa bình thống nhất vẫn được khẳng định tại Hiến pháp, và cả văn kiện công khai của đại hội III Đảng Lao động). Phía Việt Nam Cộng hòa trước đó ban hành Hiến pháp riêng 1956 và bầu cử riêng tại miền Nam, cũng thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền này dựa trên Quốc gia Việt Nam trước đây và tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam. Điều này được phía bên kia xem là một cử chỉ thể hiện sự "hiếu chiến" chuẩn bị cho "Bắc tiến". Sau Đồng khởi, thì một vùng do Đảng Lao động và cách mạng kiểm soát ở Miền Nam hình thành, đồng thời miền Bắc bắt đầu viện trợ cho phong trào kháng chiến tại miền Nam một lượng lớn vũ khí, quân trang, quân dụng và cử nhiều cán bộ, binh sĩ vào Nam chiến đấu. Trong khi Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đưa ra những chứng cớ mà họ cho là Miền Bắc vi phạm Hiệp định, do đó chủ trương của Đảng Lao động là thành lập một Mặt trận lấy danh nghĩa giải phóng Miền Nam để kiểm soát các vùng đất này, và tách đảng bộ miền Nam lập Đảng Nhân dân Cách mạng. Mặt trận lấy danh nghĩa là Việt Nam đã độc lập năm 1945 và kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng miền Nam chưa có độc lập để đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam - tính độc lập về pháp lý với Miền Bắc không rõ ràng bằng khi lập chính thể Cộng hòa Miền Nam như sau này. Mặt trận thừa nhận miền Bắc đã được giải phóng, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể hợp pháp cả nước. Tuy nhiên tính chất độc lập về pháp lý được đưa ra khi văn kiện Mặt trận khẳng định Mặt trận sẽ hiệp thương với Miền Bắc để thống nhất. Tính độc lập này chỉ là tương đối và khớp với văn kiện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (khi khẳng định chủ quyền với toàn lãnh thổ). Chương trình hành động của Mặt trận (điểm IX): "Yêu cầu bức thiết của đồng bào trên toàn quốc là phải hoà bình thống nhất Tổ quốc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chủ trương thống nhất nước nhà từng bước bằng phương pháp hoà bình, trên nguyên tắc hai miền cùng nhau thương lượng, cùng nhau bàn bạc mọi hình thức và biện pháp có lợi cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam. Trong khi nước nhà chưa thống nhất, chính phủ hai miền cùng nhau thương lượng cam kết không tuyên truyền chia rẽ dân tộc, không tuyên truyền chiến tranh, không dùng binh lực đối với nhau. Thực hiện trao đổi kinh tế văn hoá giữa hai miền. Cho nhân dân hai miền được tự do đi lại buôn bán, thăm viếng, tự do gửi thư từ cho nhau." Sau khi Mặt trận ra đời thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công khai khẳng định Mặt trận đại diện nhân dân miền Nam, nhưng không sửa lại Hiến pháp. Điều này phù hợp với thực tế một đất nước có nhiều chính phủ (tương tự như nhà nước liên bang, nhà nước liên hiệp, theo đó mỗi vùng lãnh thổ trong một quốc gia có 1 chính phủ riêng). Hồ Chí Minh trong trả lời phỏng vấn của Daily Worker năm 1965 khẳng định Mặt trận có đường lối riêng của họ, phù hợp với hoàn cảnh mỗi miền, nhưng Việt Nam là một. Sau này Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức xem Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một chính thể và nhà nước độc lập với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng chỉ giới hạn ở Miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không sửa lại Hiến pháp. Tuy vậy Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không đặt quan hệ bình thường như thiết lập đại sứ hay quan hệ ngoại giao với các nước khác mà đặt đại diện như mô hình nhà nước liên bang. Mục tiêu hiệp thương thống nhất hai nhà nước luôn thể hiện trong các tuyên bố hai phía và hai bên đặt đại diện tại Hà Nội và Tây Ninh thể hiện ý chí này. Bên cạnh đó, Đảng Lao động bề ngoài vẫn thừa nhận Đảng Nhân dân Cách mạng có tính độc lập tuy nhiên sau này thừa nhận Trung ương Cục là đại diện Đảng Lao động tại miền Nam. Lập trường quốc tế nói chung đa số vẫn thừa nhận Việt Nam có hai chính quyền ở hai miền theo mô hình nhà nước liên bang chứ không nói là hai nước theo cách hiểu thông thường, và sau nhiều nước thừa nhận Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính quyền hợp pháp tại Miền Nam. Do lập trường của Mặt trận và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Miền Nam chưa có độc lập nên họ sử dụng cụm từ "giải phóng", và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng từ "kháng chiến" để chỉ cuộc kháng chiến hai miền nam - bắc vì một mục tiêu chung là độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ. Lập trường Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phía Mặt trận thường giống nhau, trừ việc Mặt trận không hề đề cập đến các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Năm 1955 và năm 1960 Miền Bắc cho thành lập các khu tự trị, có ý nghĩa trong chính sách lôi kéo người dân tộc thiểu số miền Nam đứng về phía cách mạng (khi đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa phủ nhận sự tự trị mà Pháp trao cho các dân tộc thiểu số). Phía Mặt trận và Chính phủ Cách mạng Lâm thời cũng cho thành lập các Ủy ban tự trị dân tộc thuộc địa phận vùng kiểm soát của mình, trong thời gian chiến tranh như miền Bắc có khu tự trị cho các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên sau 1975 thì do vấn đề Trung Quốc, Khmer Đỏ và các vấn đề an ninh... nên các khu tự trị, ủy ban tự trị ở miền Bắc lẫn miền Nam đều bị giải tán, quyền chỉ đạo được thống nhất ở trung ương. Về phía Mặt trận, họ chỉ công khai các chức danh do hiệp thương bầu cử ra (của Mặt trận hay chính quyền các cấp), hay chức vụ của các tổ chức, Đảng (cả đảng Nhân dân cách mạng) trong Mặt trận, cũng như quân giải phóng (Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang...), nhưng trước khi Hiệp định Paris ký kết không công khai các chức danh hay cán bộ thuộc về phía Đảng Lao động chỉ định (như ủy viên Trung ương hay Bộ Chính trị hay trong Trung ương Cục, và các cấp lãnh đạo đảng ở địa phương, cũng như nhiều chỉ huy quân đội...) để thể hiện rõ lập trường Miền Bắc chỉ chi viện giúp đỡ miền Nam và phối hợp quân sự, kể cả cử cán bộ chỉ huy Quân giải phóng, lực lượng cách mạng, chứ không chi phối chính sách của phía Mặt trận do sự hiệp thương của các lực lượng tham gia quyết định, mặt khác thể hiện nguyên tắc bí mật trong thời chiến. Quan hệ ngoại giao. Ngày 25 tháng 2 năm 1962, Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời đặt đại diện thường trực tại Cuba, đến tháng 2 năm 1963 đặt đại diện thường trực tại Algérie, sau đó tại Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Campuchia, Ba Lan, Tiệp Khắc, Mông Cổ, România, Trung Quốc, Albania, Thụy Điển, Iraq, Mali, Nam Yemen, Somalia, Tanzania... Mối quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện qua điện của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ gửi Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông ngày 26-12-1967, có đoạn ""Quân và dân miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng, nhận thức sâu sắc rằng "bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững mạnh của nhân dân Việt Nam, đất nước Trung Quốc bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam", rằng thắng lợi của chúng tôi không thể tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình, to lớn và có hiệu quả của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa anh em" Đánh giá. Nhìn chung, cũng giống như Mặt trận Việt Minh trước đó trong thời Kháng chiến chống Pháp, các chủ trương thành lập Mặt trận này và sự lãnh đạo của Đảng Lao Động (sau này được đổi tên lại là Đảng Cộng sản) chỉ được công khai với thế giới sau này. Tuỳ theo tình hình và hoàn cảnh thực tế thì có khi Đảng lại không thể hoàn toàn chi phối trực tiếp được tất cả các chính sách của Mặt trận bởi vì trong quá khứ thì có rất nhiều các tổ chức khác mang tính trung lập (không cộng sản) ở miền Nam Việt Nam đã từng có tham gia Mặt trận, nói cách khác thì tất cả đều là không cộng sản và trung lập ngoại trừ chỉ có mỗi riêng một tổ chức trực thuộc Đảng tham gia vào Mặt trận này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau này mà thôi, và cho nên do đó thì tính chất thật sự rõ rệt của các tổ chức kể trên bên trong Mặt trận không hoàn toàn như tổ chức đảng ở Việt Nam hiện nay và đã không như các lực lượng chống đối Đảng Cộng sản từng luôn đánh giá do không có đủ tư liệu kể về tất cả họ: Nếu so với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thì Việt Minh trước đây cũng là một liên minh gồm nhiều đảng phái, tổ chức và cá nhân bao gồm cả Đảng Cộng sản (nòng cốt). Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương giải tán và Việt Minh trở thành liên minh chính trị của người cộng sản trong một hai năm đầu, chủ yếu nhất giai đoạn trước kháng chiến toàn quốc, còn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam luôn là một liên minh trong đó những người cộng sản làm nòng cốt. Theo đánh giá của William Colby, cựu giám đốc CIA (Mỹ) và người từng chỉ huy Chiến dịch Phượng Hoàng, để làm mờ đi lý lịch đảng viên cộng sản và thu hút nhiều người tham gia hơn, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được coi là một phong trào của riêng người Nam Việt Nam sẵn sàng đón nhận mọi đảng phái và những nhân vật miền Nam mà tên tuổi được tung ra như là những người lãnh đạo tổ chức thì trên thực tế họ không có mấy quyền hành kiểm soát mặt trận cũng như những người trong mặt trận Việt Minh thời Chiến tranh Đông Dương. Quyền chi phối Mặt trận chủ yếu thuộc về chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, trên thực tế, những lãnh đạo của tổ chức thực sự là người lãnh đạo phong trào chống Mỹ và chư hầu, họ là những người Cộng sản với vỏ bọc phi Cộng sản. Ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên – Huế của Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam trong thời tổng tấn công Tết Mậu thân: "... Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một tổ chức hữu danh vô thực của cộng sản thôi, họ là do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ cũng có muốn giấu điều đó với tôi đâu."" Theo RFA, Giáo sư Triết Nguyễn Văn Trung, là người từng được công luận tại miền nam trước năm 1975 xem là thuộc Thành phần thứ ba, đưa các thông tin đi kèm nhận xét: ""Những người Mặt trận giải phóng miền Nam cũng là những người có thiện tâm thiện chí, nhưng sau năm 1975 thì họ thấy họ chỉ là con bài của miền Bắc thôi. Rồi có người họ rút ra, có người vẫn ở lại đó nhưng không làm gì cả. Tôi thấy họ cũng tự trọng. Họ không chống đối, họ biết họ sai lầm, nhưng họ cũng không nói ra, thế thôi, rồi mọi thứ tan biến cả"".. Trên thực tế thì là với sự ủng hộ của nhân dân cả hai miền, lực lượng Cộng sản đã giành được thắng lợi cuối cùng. Sự ủng hộ của người dân được coi là yếu tố then chốt trong thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn có nguồn gốc là những người dân bình thường. Mối quan hệ quân-dân thường được người cộng sản so sánh với quan hệ cá-nước. Sự bao bọc của nhân dân đã chứng minh điều đó. Xét theo định nghĩa hiện nay thì các Mặt trận do đảng lãnh đạo hay chủ trương thành lập (ngầm hay công khai) đều là các tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, và trong khối dân vận. Như vậy về thực tế các tổ chức này làm dân vận cho đảng, đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng, cho dù thực tế về mặt quá khứ công khai như Việt Minh được xem như là một đảng: 1945-1951, hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng là một liên minh chính trị "độc lập" với Đảng Lao động Việt Nam. Nhà nước Việt Nam hiện nay đánh giá rất cao vai trò của mặt trận trong việc thu hút mọi người dân ở miền Nam thuộc các thành phần xã hội khác nhau đã đi theo Mặt trận, đặc biệt các tầng lớp trí thức, nhân sĩ, đoàn kết chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa: "Trong cuộc kháng chiến ở miền Nam, Mặt trận có một vai trò lịch sử hết sức to lớn. Về mặt công khai, Mặt trận Giải phóng là người tổ chức và là ngọn cờ động viên lãnh đạo nhân dân miền Nam trong cuộc chống Mỹ, cứu nước; cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức kháng chiến, Mặt trận là hậu thuẫn vững mạnh của chính quyền cách mạng; mặt khác sau khi Chính phủ Cách mạng ra đời, Mặt trận Giải phóng vẫn còn có vai trò quan trọng về mặt đối ngoại" Liên kết ngoài. việt nam cộng hoa là lũ bám càng
7,764
803827
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7764
EAN-13
EAN-13 hay EAN.UCC-13 hoặc DUN-13 là một loại mã vạch trước đây thuộc quyền quản lý của Hệ thống đánh số sản phẩm châu Âu (tiếng Anh: "The European Article Numbering system", viết tắt: EAN), ngày nay thuộc quyền quản lý của EAN-UCC sử dụng 13 chữ số. Trước đây ở Mỹ người ta sử dụng một hệ thống đánh số sản phẩm cùng nguyên lý như EAN nhưng chỉ có 12 hoặc 8 số, gọi là Mã sản phẩm chung (tiếng Anh:"Universal Product Code", viết tắt: UPC). Nhưng kể từ tháng 1 năm 2005, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng EAN. Hệ thống đánh số sản phẩm Nhật Bản ("The Japanese Article Numbering") (viết tắt: JAN) là một phiên bản của EAN-13, điểm khác duy nhất là nó bắt đầu với cụm số "49". Gọi là EAN-13 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng 13 số, trong đó số cuối cùng là số kiểm tra. Cũng giống như UPC (EAN.UCC-8 hay EAN.UCC-12), nó là loại mã vạch liên tục sử dụng bốn loại kích thước các vạch. Mã quốc gia. Dưới đây là một phần mã quốc gia. Cụ thể hơn xem trong trang chủ của tổ chức EAN quốc tế. Lưu ý rằng nó chỉ thị quốc gia ở đó người ta phát hành mã này chứ nó không nhất thiết phải là xuất xứ của sản phẩm. Quy tắc tính số kiểm tra. Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau: Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi số EAN-13 có 13 chữ số. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã được thêm vào cuối chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại số này trước khi in, nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu. Cấu trúc mã vạch. Quy ước: "Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1". Cấu trúc của mã vạch EAN-13 như sau: Các vạch bảo vệ trái - 6 số kể từ số thứ hai đến số thứ bảy - các vạch bảo vệ trung tâm - 5 số tiếp theo (8-12)- số kiểm tra - các vạch bảo vệ phải Phía trước các vạch bảo vệ trái và phía sau các vạch bảo vệ phải luôn luôn phải có các khoảng lặng trắng để tránh việc máy quét đọc sai. Việc mã hóa của 6 số từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 7 phụ thuộc vào giá trị của số đầu tiên theo quy tắc chẵn -lẻ dưới đây. Các số từ vị trí 8 đến vị trí thứ 13 được mã hóa theo chuỗi đảo ngược của mã hóa lẻ (xem bảng dưới đây) của số có giá trị tương ứng theo bảng dưới đây. Ví dụ số 0 có mã hóa lẻ là "0001101" thì khi được mã hóa ở các vị trí từ 8 đến 13 sẽ là "1110010". Các vạch bảo vệ trái và phải có giá trị bit là 101. Các vạch bảo vệ trung tâm có giá trị bit là 01010. Mã hóa chẵn lẻ. Chuỗi mã hóa chẵn hay lẻ của các giá trị số từ 0 đến 9 được liệt kê trong bảng sau: Nó được áp dụng để in các số từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 7. Cách in. Khi in ấn, các vạch bảo vệ này được in dài hơn so với các vạch của dữ liệu về phía dưới. Số đầu tiên được in bên ngoài và phía dưới của vạch bảo vệ trái. Sáu số tiếp theo được in phía dưới các vạch của chúng trong khoảng các vạch bảo vệ trái và các vạch bảo vệ trung tâm. Sáu số cuối được in phía dưới các vạch của chúng trong khoảng các vạch bảo vệ trung tâm và các vạch bảo vệ phải. Chiều rộng của mã vạch quyết định mật độ in ấn cũng như khả năng đọc chuẩn xác cao hay thấp của máy quét. Chiều cao của các vạch không ảnh hưởng đến việc này nhiều lắm. Tuy nhiên, thông thường chiều cao của mã vạch được in với độ rộng khoảng 1 đến 2,5 cm là chủ yếu. Công nghệ in ấn sử dụng hai phương pháp như sau:
7,769
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7769
In offset
In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các "tấm offset") trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Các ưu điểm của kỹ thuật in này là: In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ. Lịch sử. Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su. Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris. Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy). Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này. Công nghệ. Quá trình chế bản. Các công nghệ chế bản. Trong chế bản in offset, người ta hay dùng film hoặc giấy can để chế tạo bản in ("print plate") Các dạng công nghệ dùng trong chế bản. 1. Công nghệ CTF Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên phim thông qua các máy ghi phim, phim được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình tổng quát của công nghệ CTF được mô tả theo sơ đồ sau: 1.1. Công nghệ CTF có sử dụng giấy scan 1.2. Công nghệ CTF ghi phim theo từng trang 1.3. Công nghệ CTF ghi phim khổ bản in 2. Computer to plate "Computer to plate" là cụm từ mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là phim. Bản in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. Sau đó, bản in được lắp lên máy in theo cách thông thường để tiến hành công việc in. 3. Công nghệ Computer to Press (CTPress) 3.1 Công nghệ Computer to press/direct imaging 3.2. Công nghệ Computer to Print Nguyên lý in offset. In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra Cấu tạo máy in offset. Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điểu khiển máy in. Thông thường một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước. là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in. là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác. là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác. là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên. (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in. là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy Hệ thống làm ẩm. Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Nó được chà lên toàn bộ bản in. Tuy nhiên, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydropho­bic, hay chất có khuynh hướng đẩy nước. Thực ra nước bản thân nó có thể được sử dụng để làm ẩm bản. Một vài máy in offset tờ rời có thể chọn sử dụng một mình nước để in các ấn phẩm số lượng ít. Tuy nhiên, lớp đẩy mực này dần dần lột ra khỏi khi khuôn in tiếp tục sử dụng trên máy. Các hoá chất trong dung dịch làm ẩm bổ sung thêm độ đẩy mực cho lớp này. Hệ thống truyền mực. Hệ thống cung cấp mực in trong máy in offset tờ rời có 4 chức năng cơ bản sau: Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó. Cấu tạo của bộ phận cấp mực chứa mực in cần cung cấp trong quá trình in. là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thông thường là lô tán trong hệ thống cấp mực. là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà. là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ: như lô tán. Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in.