id
int64 2
19.8M
| revid
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 37
44
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 2
259k
|
---|---|---|---|---|
6,793 | 70572320 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6793 | Triệu Việt Vương | Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; 524 – 571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là một trong những nhà lãnh đạo khởi nghĩa, giành tự chủ thời Bắc thuộc ở Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy.
Thân thế.
Triệu Quang Phục là con của Thái phó Triệu Túc, người huyện Chu Diên (nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Ông được sử sách mô tả là người uy tráng dũng liệt. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được giao chức Tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Sự nghiệp.
Đánh đuổi quân Lương.
Tháng 5 năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi thua trận phải lui về động Khuất Lão, Lý Nam Đế đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Năm 547, tháng Giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn hai vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm. Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王).
Sau khi nghe tin Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương.
Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Giặc chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về bắc.
Chia nước với họ Lý và mất nước.
Thắng trận, Triệu Việt Vương làm vua nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Uyên.
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, vốn đã bị Trần Bá Tiên đánh bại, chạy vào ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu là Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình (vùng Hoài Đức, Hà Nội). Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại. Quân của Lý Phật Tử có phần thất thế, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần cho ở phía tây của nước, Lý Phật Tử dời đến thành Ô Diên.
Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Theo đánh giá của các sử gia, cuộc xung đột giữa họ Triệu và họ Lý cho thấy tuy đã đánh thắng được quân Lương nhưng Triệu Việt Vương không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Vạn Xuân để huy động lực lượng áp đảo được họ Lý.
Năm 571, Lý Phật Tử đem quân đánh úp Triệu Việt Vương. Bị đánh bất ngờ, Triệu Việt Vương ra quân trong thế bị động, không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó họ Triệu mất nước.
Truyền thuyết.
Trong sử sách cổ đại có nói rằng nguyên nhân được thua của ông là do được và mất "mũ đâu mâu móng rồng". Thực ra, đó chỉ là huyền thoại. Truyện kể như sau:
Năm 549, ông ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kính cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được "mũ đâu mâu móng rồng" dùng để đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc). Năm 557, con gái của Triệu Quang Phục lấy con trai của Lý Phật Tử là Nhã Lang. Năm 570, Nhã Lang nói với vợ rằng: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp, chiếm được nước.
Theo Ngô Sĩ Liên: "Đàn bà gọi việc lấy chồng là "quy" thì nhà chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại vong?".
Truyện này giống như truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy thời Triệu Đà đánh An Dương Vương. Các sử gia nhà Nguyễn nhận xét về truyền thuyết này trong sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" như sau:
Theo "Đại Nam Quốc sử Diễn ca", Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gả Cảo Nương cho Nhã Lang:
Tướng lĩnh.
Các tướng phò giúp vua Triệu Quang Phục được thờ phụng tại các đền, đình, nghè tại Việt Nam bao gồm:
Lưu danh.
Người đời sau lập nhiều đền thờ ông ở vùng cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định.
Ở Nam Định, ông được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên. Tại vùng đất mới xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng nằm ở gần cửa Đáy, người dân cũng xây dựng đền thờ. Đền làng Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ Đức Triệu Việt Vương Hoàng Đế, dân làng mở hội từ ngày 11 tới ngày 14 tháng 8 âm lịch hàng năm với rất nhiều nghi lễ truyền thống và sự tham dự của người dân địa phương và du khách thập phương. Đền làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ Đức vua Triệu Việt Vương, dân làng mở hội từ mùng 5 tới mùng 6 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ cổ truyền. Một số nơi khác ở Nam Định nữa thờ ông là chùa Thiên Biên Tự, thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu,đình làng Phúc Lộc thuộc xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn, Ninh Bình nay nằm ở cửa sông Đáy có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như: đình Chất Thành (xã Chất Bình), đình làng Kiến Thái, đình làng Kim Chính, đền làng Yên Thổ (xã Kim Chính), miếu Thượng (xã Thượng Kiệm), miếu Ứng Luật (Quang Thiện), đình làng Chỉ Thiện (Xuân Chính, đình xã Lưu Phương và chùa Hòa Lạc xã Như Hòa.
Tại vùng văn hóa cửa biển Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình có đình Phù Sa, đình Đông Cao và đền Nhân Phẩm là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia thờ Triệu Việt Vương là Thành hoàng làng. Xã Yên Từ cũng có Miếu Quảng Từ, đền Phúc Lại, đền thờ Triệu Việt Vương. Tại Ngã ba (sông Hoàng Long, Hoa Lư) người dân cũng lập đền thờ Vương đó là Đền La Phù, đình La Phù, đền Triệu Việt Vương, đình Bạch Cừ, xã Ninh Khang. Gia Viễn cũng có di tích thờ Triệu Việt Vương là Đình Cung Quế xã Gia Trấn, Đình Thần Thiệu xã Gia Tân, Đền Sào Long và đền Đồng Mỹ xã Gia Lập.
Yên Khánh là vùng đất thuộc cửa biển xưa nay đã lùi xa vào đất liền, tại đây có hàng chục đền thờ Triệu Quang Phục nằm ở các xã như: đền Duyên Phúc (xã Khánh Hồng), đền Triệu Việt Vương (Thị trấn Yên Ninh), đền Tiên Yên, chùa Kim Rong (Khánh Lợi), đền Đông và đền Triệu Việt Vương xã Khánh Hải, đình Tiền Tiến xã Khánh Tiên...
Tại đền Hóa Dạ Trạch xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, bên cạnh ban thờ của Chử Đồng Tử có ban thờ của Triệu Việt Vương.
Năm 2012, tại xã An Vỹ, huyện Khoái Châu (cạnh xã Dạ Trạch) đã xây dựng ngôi đền thờ riêng Triệu Việt Vương (còn gọi là đền Vua Rừng), tương truyền là nơi ông tích trữ lương thảo và thao luyện quân sĩ. Đền còn thờ cha mẹ, các vợ và các tướng phò giúp ông. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 12 tháng 8 hằng năm. Năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm và dâng hương tại đền.
Tỉnh Hưng yên cũng đang tiến hành xây dựng một ngôi đền mới thờ riêng Triệu Việt Vương ngay cạnh đền Hóa Dạ Trạch.
Tên của ông được đặt cho nhiều công trình công cộng, như đường phố, trường học. |
6,799 | 922434 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6799 | Dạ dày | Dạ dày hay bao tử (tiếng Latin: "Ventriculus") là một trong những cơ quan trực thuộc hệ tiêu hóa ("Apparatus digestorius") ở người và động vật. Ở người, dạ dày là cơ quan có dạng túi chữ J nằm trong hoàn toàn trong khoang ổ bụng ("cavitas abdominis)", nối bởi thực quản ("Oesophagus") và tá tràng ("Duodenum"), đoạn đầu của ruột non.
Nhìn chung, dạ dày có hai chức năng chính: tiết dịch vị (chứa hydrochloric acid HCl, enzyme pepsin phân giải protein thành các đoạn polypeptide ngắn hơn) và co bóp, trộn đều viên thức ăn với dịch vị (gọi là dưỡng chấp). Hoạt động của dạ dày được điều khiển theo cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Bài viết này chủ yếu hướng đến dạ dày người.
Dạ dày ở các nhóm động vật.
Dạ dày là cơ quan có ở nhiều loài động vật thuộc phân ngành động vật có xương sống. Hình thái, giải phẫu cùng với chức năng của chúng khá đa dạng và đặc trưng cho mỗi loài. Dạ dày đơn được tìm thấy ở người, động vật ăn thịt (chó, mèo, hổ...) và động vật ăn cỏ như thỏ, ngựa... Tuy nhiên, không phải bất kỳ loài nào cũng có dạ dày đơn.
Ở một số động vật nhai lại (trâu, bò, dê...), dạ dày của chúng được chia thành bốn ngăn theo hướng đi của thức ăn là: dạ cỏ ("rumen"), dạ tổ ong ("reticulum"), dạ lá sách ("omasum") và dạ múi khế ("abomasum"). Do đời sống của chúng luôn bị những nguy hiểm rình rập khi ăn (tiêu biểu là bị động vật săn mồi ăn thịt), nên chúng cố gắng nhai thật nhiều cỏ ở chỗ kiếm ăn và tổng thẳng vào dạ cỏ. Ở đây, có hệ vi sinh vật cộng sinh dồi dào có chứa enzyme cellulase có khả năng phân giải chất này. Sau đó, thức ăn (hỗn hợp của thực vật và vi sinh vật bám vào) sẽ được chuyển tới dạ tổ ong. Sau khi rời khỏi nơi kiếm ăn, động vật này có xu hướng tìm đến chốn vắng vẻ. Tại đây, chúng "ợ" thức ăn có từ dạ tổ ong lên và tiếp tục nhai kĩ (do đó nhóm loài này mới có tên gọi là động vật nhai lại). Thức ăn sau khi nhai kỹ sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển xuống dạ múi khế. Dạ múi khế mới được xem là dạ dày thực sự vì tại đây mới tiết dịch vị như HCl, pepsin... Nguồn protein trong thức ăn đến từ bản thân thực vật và vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.
Ở nhiều loài chim và gia cầm, dạ dày có thể được chia thành hai phần dạ dày tuyến ("proventriculus") và dạ dày cơ hay mề ("gigeria"). Thức ăn từ diều sẽ được vận chuyển đến dạ dày tuyến. Tại đây, thức ăn thấm dịch vị (HCl) và chuyển xuống mề (hệ thống cơ rất dày). Tại đây, thức ăn được co bóp và trộn đều dịch vị. Ở một số loài chim, tiêu biểu là gà, chúng có tập tính nuốt sỏi. Sỏi được tìm thấy chủ yếu ở dạ dày cơ và có vai trò tăng hiệu quả của việc tiêu hóa.
Ngoài ra, còn có hình thức dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép như dạ dày của lợn. Ở dạ dày lợn, phía trái của thượng vị có phần manh nang lồi ra làm cho dạ dày có 5 vùng: thực quản (nhỏ), manh nang, thượng vị, thân vị và hạ vị. Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy, không có pepsin và HCl. Vùng thân vị và hạ vị giống như dạ dày đơn (ở loài ăn thịt).
Giải phẫu học dạ dày người.
Định khu.
Dạ dày nằm sát dưới vòm hoành trái, phía sau cung sườn và thượng vị trái. Dạ dày có tính co dãn, có thể tích từ 2.0 - 2.5 lít và không có hình dạng nhất định. Khi rỗng, dạ dày có hình túi dạng chữ J.
Hình thái bên ngoài.
Dạ dày gồm có hai thành trước và sau, hai bờ cong vị lớn và nhỏ, và hai đầu: tâm vị ("pars cardiaca") ở trên, môn vị ("pars pylorica") ở dưới.
Tâm vị ("pars cardiaca") rộng khoảng 3 - 4cm, nằm kế cận thực quản và gồm lỗ tâm vị ("ostium cardiacum"). Lỗ tâm vị thông thực quản với dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp gấp. Ở người, lỗ tâm vị nằm sau sụn sường VIII trái, trước thân đốt sống ngực X và lệch về trái.
Đáy vị ("fundus ventriculi") là phần phình to hình chỏm cầu, bên trái lỗ tâm vị và ngăn cách với thực quản bởi khuyết tâm vị ("incisura cardiaca"). Thân vị ("corpus ventriculi") là phần nối giữa đáy vị, tâm vị (giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị từ khuyết tâm vị) với môn vị (mặt phẳng qua khuyết góc ("incisura angularis") của bờ cong vị nhỏ). Thân vị có hình ống, cấu tạo bởi hai thành và hai bờ.
Thân vị (Body of stomach) là phần trung tâm lớn dưới đáy vị . chiếm nhiều diện tích, là không gian chính để co bóp thức ăn. Tại đây acid dịch vị sẽ được tiết ra để hỗ trợ cho quá trình phân hủy thức ăn Phân thân vị gồm:
Phần hang môn vị ("pars pylorica") gồm hang môn vị ("antrum pyloricum") và ống môn vị ("canalis pyloricus"). Hang môn vị nối với thân vị và ống môn vị, chạy sang phải và hơi ra sau. Ống môn vị thu lại như cái phễu và kết thúc bằng môn vị.
Môn vị ("pylorus"): mặt ngoài được đánh dấu bởi tĩnh mạch trước môn vị ("v. prepylorica") và có thể nhận biết bàng cách sờ bằng tay. Ở giữa môn vị là lỗ môn vị ("ostium pyloricum") định khu bên phải đốt sống thắt lưng I và nối với hành tá tràng.
Hình thái bên trong.
Cấu tạo dạ dày gồm 5 lớp như sau: lớp thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ (gồm có 3 lớp cơ nhỏ hơn là cơ dọc, cơ chéo và cơ thứ 3 là cơ vòng), lớp hạ niêm mạc và cuối cùng là lớp niêm mạc – đây là lớp được phân cách bởi một lớp cơ trơn với lớp hạ niêm mạc.
Lớp tiếp theo là mạch máu của dạ dày. Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch bắt nguồn từ thân tạng và tạo nên 2 vòng cung, cụ thể:
Cuối cùng là hệ thần kinh. Dạ dày được chi phối bởi dây thần kinh phế vị (dây X) và một số nhánh của đoạn tủy còn gọi là phần đối giao cảm. Còn phần giao cảm bao gồm các sợi giao cảm từ các hạch giao cảm ngực và thắt lưng.
Lớp thanh mạc
Lớp này có vị trí ngoài cùng thuộc lá tạng phúc mạc.
Tấm dưới thanh mạc
Đây là tổ chức liên kết rất mỏng, gần như dính chặt vào lớp cơ trừ ở gần 2 bờ cong vị dễ bóc tách hơn vì tổ chức này dày lên nhờ chứa mỡ và các bó mạch thần kinh.
Lớp cơ
Lớp này để thích ứng việc nhào trộn thức ăn. Lớp cơ vòng của dạ dày có thêm các sợi chéo. Lớp cơ có cấu tạo từ ngoài vào trong với 3 lớp như sau:
Tấm dưới niêm mạc (lớp hạ niêm mạc)
Đây là tổ chức liên kết rất lỏng lẻo nên dễ bị xô đẩy.
Lớp niêm mạc
Đây là lớp lót mặt trong dạ dày.
Ngoài ra, dạ dày được cấp máu từ hai nguồn chính: vòng mạch bờ cong vị nhỏ và vòng mạch bờ cong vị lớn. Hai vòng mạch này đều bắt nguồn từ động mạch thân tạng.
Chức năng dạ dày.
Bài tiết và hoá học.
Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (nằm gần như song song và sau khí quản) và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Năm 1982 một loại xoắn khuẩn có tên là "Helicobacter Pylori" đã được hai bác sĩ người Úc phát hiện. Vi khuẩn này có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày. Chính nhờ phát hiện này mà việc điều trị đã bước sang một kỷ nguyên mới. Phát hiện trên đã được vinh dự nhận giải thưởng Nobel về y học năm 2005.
Bệnh dạ dày ở người.
Trào ngược dạ dày thực quản.
Là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch vị trong dạ dày lên thực quản. Tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng. Các triệu chứng bao gồm các vị của axit ở phía sau miệng, ợ nóng, hơi thở hôi, đau ngực, nôn mửa, khó thở...
Viêm dạ dày.
Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm sưng. Trong dạ dày có một sự cân bằng nhỏ giữa axit và thành niêm mạc được bảo vệ bởi chất nhầy . Khi lớp niêm mạc này bị phá vỡ vì bất kỳ lý do gì, các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày có thể xuất hiện. Điều này có thể dẫn đến đau bụng trên, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn , nôn và ợ chua . Khi bệnh tiến triển, cơn đau có thể trở nên liên tục; máu có thể bắt đầu rò rỉ và được nhìn thấy trong phân. Nếu chảy máu nhanh và đủ lượng, thậm chí có thể dẫn đến nôn ra máu đỏ tươi ( nôn ra máu). Khi độ axit trong dạ dày không được kiểm soát, nó thậm chí có thể gây mất máu nghiêm trọng (thiếu máu) hoặc dẫn đến thủng (lỗ) trong dạ dày, đây là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa.
Loét dạ dày.
Nặng hơn tình trạng viêm sưng thông thường. Những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Đau thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra các triệu chứng như: ợ hơi, ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, đi ngoài phân đen... có thể xuất hiện.
Liệt dạ dày.
Một vấn đề lâu dài rất phổ biến khác hiện được đánh giá cao hơn là liệt dạ dày . Liệt dạ dày ảnh hưởng đến hàng triệu người và thường không bao giờ bị nghi ngờ và hầu hết bệnh nhân đều chậm trễ trong việc chẩn đoán. Về cơ bản trong liệt dạ dày, nhu động dạ dày biến mất và thức ăn vẫn ứ đọng trong dạ dày. Nguyên nhân phổ biến nhất của liệt dạ dày là bệnh tiểu đường nhưng nó cũng có thể xảy ra do tắc nghẽn ở đoạn cuối dạ dày, ung thư hoặc đột quỵ. Các triệu chứng của liệt dạ dày bao gồm đau bụng, đầy, chướng bụng, buồn nôn, nôn sau khi ăn, chán ăn và cảm giác no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.
Bệnh Crohn.
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, thậm chí cả dạ dày, mặc dù đây là một biểu hiện hiếm gặp. Đặc điểm chính của nó là loét viêm có thể ảnh hưởng đến tổng độ dày của thành dạ dày và có thể chảy máu nhưng hiếm khi thủng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, chán ăn và sụt cân. Tiêu chảy cũng là một triệu chứng có thể phát triển, vì vậy việc kiểm tra phân xem có máu hay không là rất quan trọng. Các triệu chứng của bệnh Crohn có thể tồn tại với một người trong nhiều tuần hoặc tự biến mất. Nên báo cáo các triệu chứng cho bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.
Ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày rất hiếm và tỷ lệ mắc bệnh đang giảm trên toàn thế giới. Ung thư dạ dày thường xảy ra do sự thay đổi nồng độ axit và có thể biểu hiện bằng các triệu chứng mơ hồ như đầy bụng, sụt cân và đau. Nguyên nhân thực sự của bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa được biết nhưng có liên quan đến việc nhiễm vi khuẩn "Helicobacter pylori" , bệnh thiếu máu ác tính , bệnh Menetriere và chất bảo quản chứa nitơ trong thực phẩm
Ngoài ra còn có các bệnh lý khác như: xuất huyết dạ dày, viêm hang vị, viêm môn vị, viêm bờ cong nhỏ dạ dày ... |
6,800 | 630332 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6800 | Tuyên ngôn độc lập | Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập.
Những tuyên ngôn độc lập trong lịch sử.
Trong lịch sử, đã có những bản tuyên ngôn độc lập sau:
Những bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.
Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập: |
6,803 | 589372 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6803 | Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) | Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba trong lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" ở thế kỷ 11 và "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
Lịch sử.
Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Minh là một phần của phe Đồng Minh nên Nhật Bản đầu hàng ngày 19 tháng 8 sau Cách mạng tháng Tám.
Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo. 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập và đến 2 tháng 9 năm 1945, ông đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuối tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với các vua, chúa trước đây của Việt Nam khi ông trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn chứ không cần thông qua bên bên trung gian nào đó. Điều này cũng khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, bên đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Còn lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, cựu hoàng dường như không được mời nói chuyện trước công chúng cho đến lúc đọc lời tuyên bố thoái vị đầy cảm xúc trước đám đông ở cổng Ngọ Môn tại Huế vào ngày 30 tháng Tám. Cái cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng phảng phất nét tương đồng với không khí lộng lẫy và hoành tráng của các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày "Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam" của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 02/09 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các giáo dân hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng. Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi.
Nội dung bản tuyên ngôn.
Bản tuyên ngôn gồm 3 phần:
Những người ký tên gồm: Hồ Chí Minh (chủ tịch), Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến.
Diễn biến ngày 2 tháng 9.
Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc.
Sân khấu được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Mặc dù đã ở nước ngoài trong suốt hơn 30 năm nhưng phong cách nói tiếng Việt của Hồ Chí Minh vẫn đầy tự tin và mạnh mẽ. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-ting kiểu châu Âu như thế này bao giờ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ.
Từ Phủ Toàn quyền, Jean Sainteny, viên chức cao cấp của nước Pháp Tự do (Free French)–nước Pháp sau khi được giải phóng khỏi Phát-xít Đức đã có mặt ở Hà Nội, đã quan sát hàng chục ngàn người Việt Nam đi thành từng hàng băng qua đại lộ Brière-de-l’Isle để tiến vào quảng trường. Jean Sainteny ngạc nhiên trước sự tham gia công khai của giới Công giáo và sửng sốt trước sự trật tự của đám đông, không có bất kì hành vi gây rối nào. Không ai có cử chỉ thù địch đối với Jean Sainteny hay đối với tòa nhà phủ Toàn quyền.
Vấn đề an ninh cũng được suy xét đáng kể, với đội quân danh dự của Quân Giải phóng đảm bảo không ai trong số khán thính giả có thể tới gần khán đài trong phạm vi 20 mét, những công nhân và sinh viên có vũ trang cũng được xếp đặt tại mọi góc của mấy khu vườn, và một đơn vị tự vệ cảnh giác trước bất kì sự quấy rối nào từ hướng Thành Hà Nội nơi quân Pháp vẫn còn bị Nhật giam giữ. Trước cuộc mít-tinh, lính Nhật ở khu đất thuộc Phủ Toàn quyền đã thiết lập mấy khẩu súng máy chĩa về quảng trường, làm những nhà tổ chức phải dựng lên một bức màn người gồm những dân quân tự vệ với chỉ thị thà chết còn hơn rút lui.
Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ hai mươi lăm phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài, điều làm ngạc nhiên nhiều người đứng xem vì họ mong chờ những người cầm quyền sẽ di chuyển với phong thái từ tốn và trang nghiêm. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng Hồ Chí Minh cố ý chọn mặc bộ đồ kaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.
Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, ""Độc lập! Độc lập!" Hồ Chí Minh vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, Hồ Chí Minh bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Đọc đến giữa chừng, Hồ Chí Minh hỏi: "Tôi nói, Đồng bào có nghe rõ không?" và đám đông đồng thanh hô vang "Rõ!"".
Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp, và cảnh báo rằng người Việt "kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp". Kết thúc bài phát biểu của mình, Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang để tô điểm thêm cho bản Tuyên ngôn. Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Là một người có khả năng ăn nói thiên bẩm, Trần Huy Liệu dường như đã làm cho đám đông cười ồ lên và vỗ tay khi mô tả sự cáo chung của chế độ quân chủ. Hòa vào bối cảnh đó, Hồ Chí Minh tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để "chặt đầu kẻ phản bội".
Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu cần thống nhất và đấu tranh, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết. Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam. Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!" Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.
Tại Sài Gòn.
Vào thời điểm đó, do hạn chế về phương tiện kỹ thuật nên các diễn biến ở Hà Nội không được truyền đến Sài Gòn nhưng từ bài diễn văn ứng khẩu của Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu, nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Sài Gòn nói riêng đã thể hiện lòng quyết tâm ủng hộ cách mạng, ủng hộ mặt trận Việt Minh, bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam. Lễ đài lễ độc lập 2-9-1945 tại Sài Gòn đặt trên đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), ngay phía sau nhà thờ Đức Bà. Hầu hết người dân Sài Gòn đều đổ ra đường, thành một biển người chưa từng thấy ở thành phố này. Cờ rợp trời: cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, cờ các nước đồng minh, cờ của các đoàn thể. Khẩu hiệu giăng đầy các con đường lớn: ""Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp!", "Độc lập hay là chết!" bằng năm thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp, Nga.
Lễ độc lập cử hành đúng 14 giờ chiều. Nhưng mới 12 giờ trưa, dưới mặt trời đứng bóng, các đoàn thể dân chúng, các toán dân quân từ trong các trụ sở ở Châu Thành, từ các vùng ngoại ô kéo về đại lộ Cộng Hòa (tức đại lộ Norodom vừa đổi tên) tập trung sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc, nhạc của Lưu Hữu Phước. Theo thông báo của ban tổ chức buổi lễ, đúng 14 giờ chiều hôm ấy, tại quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đài tiếng nói Việt Nam (lúc đó đặt tại Bạch Mai nên còn gọi là Đài Bạch Mai) sẽ trực tiếp truyền thanh buổi lễ ở Hà Nội trên làn sóng 32m. Ban tổ chức sẽ tiếp sóng Đài Bạch Mai để đồng bào Sài Gòn nghe bản Tuyên ngôn độc lập qua hệ thống loa phóng thanh đặt dọc theo đường Cộng Hòa và các ngả đường gần đó.
Tuy nhiên, việc tiếp sóng không thành công. Nửa giờ trôi qua, dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: phải chăng có kẻ phá hoại? Mặc dù hoài nghi này không có chứng cớ, song trong bối cảnh lúc đó nó vẫn thuyết phục được nhiều người. Mãi về sau này người ta mới biết lý do của sự cố này: đài phát của ta quá yếu, máy thu của ta quá cũ, thời tiết chiều hôm ấy lại xấu. Để trấn an quần chúng, ban tổ chức buổi lễ đề nghị ông Trần Văn Giàu phát biểu. Ông Trần Văn Giàu suy nghĩ vài phút, ghi vội lên giấy mấy ý chính, rồi bước lên lễ đài, ứng khẩu một bài diễn văn. Lúc đó, các nhà báo chưa sử dụng máy ghi âm nên ghi lại bài diễn văn bằng phương pháp tốc ký để công bố toàn văn trên các báo xuất bản ở Sài Gòn ngày hôm sau.
Mở đầu, ông Trần Văn Giàu tuyên bố một đổi thay lớn trong lịch sử nước nhà sau Cách mạng Tháng Tám: "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống". Song cuộc hồi sinh của dân tộc đang bị kẻ thù đe dọa: "Kẻ địch toan tính một cuộc âm mưu gác lại ách nô lệ trên cổ 25 triệu đồng bào... Chúng tôi đã nắm được bằng cớ chắc chắn là họ toan dùng võ lực thình lình lật đổ chính phủ dân chủ cộng hòa để đặt lại một quan toàn quyền như thuở trước"."
Do đó, ông khuyên đồng bào hãy đề cao cảnh giác: ""Mừng thắng lợi, nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi. Bởi vì Việt Nam yêu quí của chúng ta đương gặp một tình cảnh nguy nan. Không khéo lo, nước ta dân ta có thể bị tròng lại ách nô lệ"." Ông Trần Văn Giàu hỏi những người dự lễ: "Đồng bào ở đây có ai thừa nhận một quan toàn quyền cai trị xứ ta không? Có ai chịu bó tay để cho chế độ thực dân - ra mặt hay giấu mặt - trở lại không?". Sau mỗi câu hỏi của ông, cả triệu người đồng thanh đáp lại: "Không! Không! Không!" vang dội một góc trời. Tiếp sau sự đồng tâm ấy, ông Trần Văn Giàu nhắc lại những điều đã nói với đại diện chính phủ Pháp:
""Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng ký kết với Cộng hòa Pháp những hiệp ước cộng tác về kinh tế, về văn hóa, luôn về binh bị nữa, nếu Pháp công khai thừa nhận quyền độc lập của chúng tôi. Nhược bằng trái lại, các người kể chúng tôi như tôi mọi thì liên hiệp với dân chúng cách mạng Pháp, chúng tôi thề chết (chứ) không nhượng bộ trước bất cứ một sự hăm dọa hay khiêu khích nào". Thay mặt hàng triệu người dân Nam bộ, ông nói lên quyết tâm bảo vệ tổ quốc: "Chúng ta thề cương quyết đứng bên cạnh chánh phủ, chống mọi sự xâm lăng, dầu chết cũng cam lòng"." Ông kết thúc bài diễn văn bằng lời kêu gọi: "Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!".
Ý nghĩa.
Về mặt chính trị, bản "Tuyên ngôn độc lập" của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Đây là biểu tượng cho việc chấm dứt sự cai trị của các thế lực ngoại quốc ở Việt Nam. Bản tuyên ngôn đã đưa tới cho người đọc và người nghe một thế giới quan kịch tính, một lịch sử cô đặc, một vài khẳng định táo bạo, những cụm từ sinh động, và hình tượng đầy cảm xúc. Trong bản "Tuyên ngôn độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu được việc Pháp sẽ quay lại và Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam. Bản Tuyên ngôn độc lập đã nêu bật các giá trị bình đẳng giữa các quốc gia, các quyền cơ bản của con người và của các dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và quyền được hưởng độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tố cáo và lên án những tội ác man rợ của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... Đồng thời khẳng định, Việt Nam – một nước thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai – đã giành độc lập sau khi chiến thắng Phát xít Nhật Bản, trước đó người Pháp đã hai lần trao quyền đại diện và bảo hộ đối với Việt Nam cho Phát xít Nhật nên Pháp không còn đủ tư cách để đại diện cho nhân dân Việt Nam nữa. Bản Tuyên ngôn độc lập còn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam được hưởng tự do độc lập, đồng thời cũng vạch ra cơ sở thực tế là Việt Nam đã là một nước tự do và độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào. Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định nhân dân Việt Nam sẽ giữ nền độc lập, tự chủ mới giành được bằng mọi giá. Bản tuyên ngôn độc lập để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao mà Hà Nội dành cho Paris và Washington khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1791). Việc này đã tạo ra bức tranh đối lập giữa những lý tưởng mà Pháp và Mỹ vẫn đang cổ súy với thực tại đau khổ trong 80 năm Việt Nam bị Pháp cai trị. |
6,807 | 70084319 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6807 | Sư tử | Sư tử ("Panthera leo") là một trong những loài đại miêu của họ Mèo, chi Báo. Được xếp mức sắp nguy cấp trong thang sách Đỏ IUCN từ năm 1996, các quần thể loài này ở châu Phi đã bị sụt giảm khoảng 43% từ những năm đầu thập niên 1990. Trong văn hóa phương Tây, sư tử được mệnh danh là ""chúa tể rừng xanh" (king of the jungle) hay "vua của muôn thú"" (king of beasts). Sư tử là loài dị hình giới tính; con đực lớn hơn con cái với phạm vi trọng lượng điển hình từ 150 đến 250 kg (330 đến 550 lb) đối với con đực và 120 đến 182 kg (265 đến 400 lb) đối với con cái, là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ Đông Bắc Á. Sư tử đực có thể dễ dàng được nhận ra từ xa bởi bờm của chúng. Sư tử hoang hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Sahara và châu Á (nơi quần thể còn sót lại cư ngụ ở vườn quốc gia Rừng Gir thuộc Ấn Độ), các phân loài sư tử tuyệt chủng từng sống ở Bắc Phi và Đông Nam Á. Cho tới cuối Pleistocene, khoảng 10 000 năm trước, sư tử là động vật có vú có phân bố rộng thứ 2 chỉ sau con người. Khi đó, chúng sống ở hầu khắp châu Phi, ngang qua lục địa Á-Âu từ miền Tây Âu tới Ấn Độ, và châu Mỹ từ Yukon tới Peru. Sư tử là loài sắp nguy cấp, chúng đã được liệt kê là loài dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN kể từ năm 1996 bởi vì những quần thể sư tử ở các nước châu Phi đã giảm khoảng 43% kể từ đầu những năm 1990. Nhiều quần thể sư tử không được bảo vệ bên ngoài những khu vực được chỉ định bảo vệ. Mặc dù nguyên nhân của sự suy giảm chưa được làm rõ một cách đầy đủ, nhưng mất môi trường sống và xung đột với con người là những nguyên nhân lớn nhất.
Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên, trong môi trường giam cầm chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, con đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc phải đánh nhau liên tục với các đối thủ đồng loại khác. Chúng thường sống ở xavan và thảo nguyên chứ không sống trong những khu rừng rậm rạp. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại với lối sống theo bầy đàn. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Các nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, chủ yếu săn những loài động vật móng guốc lớn. Chúng là loài động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt và chủ yếu ăn thịt sống, mặc dù chúng cũng sẽ ăn xác thối khi có cơ hội. Một số con sư tử đã được biết đến là có thể săn người, mặc dù đây là điều không thường thấy ở chúng.
Là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa loài người, sư tử đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại. Sư tử đã được nuôi nhốt từ thời Đế quốc La Mã và là một loài chủ chốt được tìm kiếm để triển lãm trong các vườn bách thú trên khắp thế giới kể từ cuối thế kỷ 18. Miêu tả văn hóa của sư tử là nổi bật trong thời kỳ đồ đá cũ; tranh khắc và tranh vẽ từ hang động Lascaux và Chauvet ở Pháp đã có từ 17.000 năm trước, và các mô tả đã xảy ra ở hầu hết các nền văn hóa cổ đại và trung cổ trùng với các phạm vi trước đây và hiện tại của sư tử.
Từ nguyên.
Danh từ "sư tử" trong tiếng Việt là phiên âm Hán-Việt của hai chữ 獅子 (Bính âm: "shīzi") trong tiếng Quan thoại phổ thông, còn gọi là con "sư" (獅). Trong tiếng Trung thượng cổ, từ này được đọc là "*sri" theo Thượng Phương (2003). Nhiều khả năng, người Hán đã vay mượn tên con sư tử từ người Ba Tư, so sánh với từ sư tử trong tiếng Ba Tư cổ điển là شیر ("šêr").
Danh từ "lion" 'sư tử' trong tiếng Anh là từ mượn của "leo" trong tiếng Latin và λέων ("leon") tiếng Hy Lạp cổ đại. Từ אַריֵה "lavi" trong tiếng Hebrew có lẽ liên quan.
Phân loại.
"Felis leo" là tên khoa học được Carl Linnaeus sử dụng vào năm 1758, người đã mô tả con sư tử trong tác phẩm "Systema Naturae". Tên chi Panthera được đặt ra bởi nhà tự nhiên học người Đức Lorenz Oken vào năm 1816. Giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20, 26 mẫu sư tử được mô tả và đề xuất là phân loài, trong đó 11 mẫu được công nhận là hợp lệ vào năm 2005. Chúng được phân biệt dựa trên ngoại hình, kích thước và màu sắc của bờm. Bởi vì các đặc điểm này cho thấy nhiều sự khác biệt giữa các cá nhân, hầu hết các dạng này có thể không phải là phân loài thực sự, đặc biệt là vì chúng thường dựa trên tài liệu của bảo tàng với các đặc điểm hình thái "nổi bật, nhưng bất thường".
Dựa trên hình thái của 58 hộp sọ sư tử trong ba bảo tàng châu Âu, các phân loài "krugeri", "nubica", "Persica" và "senegalensis" được đánh giá khác biệt nhưng "bleyenberghi" chồng chéo với "senegalensis" và "krugeri". "Persica" Sư tử châu Á là đặc biệt nhất và sư tử Cape có đặc điểm liên kết với nó nhiều hơn so với các sư tử cận Sahara khác.
Họ hàng gần nhất của sư tử là các loài khác thuộc chi Panthera; hổ, báo tuyết, báo đốm, và báo hoa mai. Kết quả nghiên cứu phát sinh gen được công bố vào năm 2006 và 2009 chỉ ra rằng báo đốm và sư tử thuộc về một nhóm đã chuyển hướng khoảng 2,06 triệu năm trước. Kết quả của các nghiên cứu sau đó được công bố vào năm 2010 và 2011 chỉ ra rằng báo hoa mai và sư tử thuộc cùng một nhóm, chúng phân tách từ 1,95 đến 3,10 triệu năm trước. Tuy nhiên, sự lai tạo giữa sư tử và báo tuyết có thể đã tiếp tục cho đến khoảng 2,1 triệu năm trước.
Phát sinh học.
Nghiên cứu phát sinh gen sớm đã tập trung vào sư tử Đông và Nam Phi, và đã cho thấy chúng có thể được chia thành hai nhánh chính; một ở phía tây và một ở phía đông của Đới tách giãn Đông Phi. Sư tử ở miền đông Kenya gần gũi về mặt di truyền với sư tử ở Nam Phi hơn là sư tử ở Công viên quốc gia Bologare ở miền tây Kenya. Trong một nghiên cứu tiếp theo, mẫu mô và xương của 32 mẫu sư tử trong bảo tàng đã được sử dụng. Kết quả chỉ ra sư tử tạo thành ba nhóm thực vật học: một nhóm ở châu Á và Bắc Phi, ở Trung Phi và ở Nam Phi. Có tới 480 mẫu sư tử từ tối đa 22 quốc gia được phân tích trong các nghiên cứu phát sinh gen tiếp theo, với kết quả chỉ ra hai nhóm sư tử tiến hóa chính.
Các mẫu của 53 con sư tử, cả hoang dã và nuôi nhốt, từ 15 quốc gia đã được sử dụng để phân tích phát sinh gen. Kết quả cho thấy sự đa dạng di truyền giữa các mẫu sư tử từ châu Á, Tây và Trung Phi, trong khi các mẫu từ Đông và Nam Phi cho thấy nhiều đột biến hỗ trợ nhóm này có lịch sử tiến hóa lâu hơn. Kết quả nghiên cứu về thực vật học sau đó chỉ ra rằng sư tử đã chuyển hướng sang các dòng dõi phía bắc (Bắc - Tây Phi - châu Á) và miền nam (Đông - Nam Phi) khoảng 245.000 năm trước. Sự tuyệt chủng của sư tử ở miền nam châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông làm gián đoạn dòng gen giữa sư tử ở châu Á và châu Phi.
Hơn 190 mẫu sư tử đã có sẵn cho nghiên cứu thực vật học, bao gồm tám mẫu sư tử hoang dã từ Cao nguyên Ethiopia. Ba trong số chúng có nguồn gốc ở Công viên Quốc gia Vùng Ogaden, Gambela, Bale cùng với tập hợp các mẫu sư tử từ Chad và Cameroon. Năm mẫu sư tử từ các khu vực khác ở Ethiopia tụ lại với các mẫu sư tử từ Đông Phi. Do đó, các nhà khoa học cho rằng Ethiopia là vùng tiếp xúc giữa hai phân loài.
Phân loài đã tuyệt chủng.
Các phân loài sư tử khác hoặc các loài anh em với sư tử hiện đại tồn tại trong thời tiền sử:
Phân loài còn tồn tại.
Sự khác biệt chủ yếu giữa các phân loài sư tử là kích thước, thể hiện qua bộ bờm và khu vực sinh sống. Tuy nhiên, một số phân loài thể hiện những thói quen và sự phù hợp để sinh tồn; ví dụ: sư tử Kalahari có khả năng sinh sống trong điều kiện thiếu nước. Tất cả đều phân bổ ở châu Phi, ngoại trừ duy nhất là sư tử châu Á.
Tiến hóa.
Hóa thạch sớm nhất có thể nhận ra là sư tử được tìm thấy tại Hẻm núi Olduvai ở Tanzania và có niên đại từ 1,4 đến 1,2 triệu năm trước. Từ Đông Phi, sư tử sẽ lan rộng khắp lục địa và đến khắp Bắc bán cầu và tiểu lục địa Ấn Độ với sự mở rộng của môi trường sống mở.
Kỷ lục hóa thạch sớm nhất ở châu Âu được tìm thấy gần Pakefield ở Vương quốc Anh và khoảng 680.000 năm tuổi. Các hóa thạch được tìm thấy trong rừng Bed Cromer cho thấy nó có kích thước khổng lồ và đại diện cho một dòng dõi bị cô lập về mặt di truyền và rất khác biệt với sư tử ở Châu Phi và Châu Á. Nó được phân bố trên khắp châu Âu, khắp Siberia và vào phía tây Alaska thông qua vùng đất Beringian. Sự hình thành dần dần của rừng rậm có khả năng gây ra sự suy giảm phạm vi địa lý của nó gần cuối kỷ Pleistocene muộn. Xương sư tử thường được bắt gặp trong các hang động từ thời Eppy, cho thấy sư tử hang động sống sót ở Balkans và Tiểu Á. Có lẽ có một quần thể liên tục kéo dài vào Ấn Độ. Dấu tích hóa thạch sư tử đã được tìm thấy trong các trầm tích Pleistocene ở Tây Bengal.
Sư tử châu Mỹ trỗi dậy khi một quần thể sư tử Beringian bị cô lập ở phía nam dải băng lục địa Bắc Mỹ khoảng 370.000 năm trước. Loài sư tử này lan rộng khắp Bắc Mỹ, nhưng vắng mặt ở phía đông bắc, có lẽ là do sự hiện diện của các khu rừng taiga dày đặc trong khu vực. Nó trước đây được cho là ở thuộc địa phía tây bắc Nam Mỹ như là một phần của Giao lộ lớn của châu Mỹ. Tuy nhiên, tàn tích hóa thạch được tìm thấy trong các hắc ín của Talara, Peru sau đó được xác định là loài báo đốm lớn bất thường. Mặt khác, hóa thạch của một loài họ mèo lớn từ các địa phương của Pleistocene muộn ở miền nam Patagonia theo truyền thống được xác định là một phân loài tuyệt chủng của báo đốm, "Panthera onca mesembrina", đã được báo cáo là vẫn còn của một con sư tử. Sư tử hang động Á-Âu và sư tử châu Mỹ đều tuyệt chủng vào cuối thời kỳ băng hà cuối cùng mà không có hậu duệ ty thể ở các lục địa khác.
Các quần thể sư tử còn tồn tại dường như đã xuống từ các quần thể tị nạn ở Đông và Nam Phi 324.000-169.000 năm trước và di cư đến các khu vực khác của Châu Phi và vào Châu Á khoảng 100.000 năm trước. Dường như sư tử đã tuyệt chủng ở Bắc, Tây và Trung Phi 40.000 201518.000 năm trước do sự gia tăng của khí hậu khô cằn và khi các khu vực này trở nên ẩm ướt hơn 15.000-11.000 năm trước, chúng đã bị tái tổ hợp bởi các quần thể tị nạn từ Trung Đông.
Lai tạo.
Sư tử đã được lai tạo với hổ, thường là hổ Siberia và hổ Bengal, để tạo ra các giống lai được gọi là "sư hổ" (Liger) và "hổ sư" (Tigon). Chúng cũng đã được lai với báo để tạo ra "báo sư".
Sư hổ là con lai giữa sư tử đực và hổ cái. Do không có gen ức chế tăng trưởng từ mẹ hổ, nên gen thúc đẩy tăng trưởng được truyền bởi cha sư tử không bị ảnh hưởng bởi gen điều hòa và sư hổ phát triển lớn hơn nhiều so với bố mẹ. Sư hổ thừa hưởng phẩm chất thể chất và hành vi của cả hai loài bố mẹ; ví dụ, bộ lông của nó có cả đốm và sọc trên nền cát. Sư tử đực là vô trùng nhưng con cái thường có khả năng sinh sản. Con đực có khoảng 50% cơ hội có bờm, sẽ có kích thước khoảng 50% so với bờm sư tử thuần chủng. Sư hổ lớn hơn nhiều so với sư tử và hổ bình thường; chúng thường dài 3,65 m (12,0 ft) và có thể nặng tới 500 kg (1.100 lb).
Hổ sư ít phổ biến là sự giao thoa giữa sư tử và hổ đực. Trái ngược với sư hổ, hổ sư thường tương đối nhỏ so với bố mẹ vì ảnh hưởng gen đối ứng.
Đặc điểm.
Sư tử có cơ bắp chắc nịch, ngực sâu với đầu ngắn, tròn, cổ và tai tròn. Màu lông của nó thay đổi từ màu sáng đến màu xám bạc, đến màu nâu đỏ và nâu đậm. Các phần dưới thường nhẹ hơn, và các con được sinh ra với các đốm đen trên cơ thể của chúng. Những đốm mờ dần khi sư tử đạt đến tuổi trưởng thành, mặc dù những đốm mờ vẫn thường thấy ở chân và phần dưới cơ thể. Sư tử là thành viên duy nhất của gia đình mèo hiển thị hình thái lưỡng cực tình dục rõ ràng. Con đực mạnh hơn con cái, có đầu rộng hơn và bờm nổi bật, bao phủ phần lớn đầu, cổ, vai và ngực. Bờm thường có màu nâu hoặc màu vàng, rỉ sét và đen. Đặc điểm đặc biệt nhất được chia sẻ bởi cả con cái và con đực là phân cuối đuôi có màu tối, riêng con đực có 1 túm lông ở cuối đuôi. Trong một số sư tử, các lông đuôi che giấu một "cột sống" cứng hoặc "thúc đẩy", khoảng 5 mm (0,20 in) chiều dài, hình thành các phần cuối cùng của xương đuôi hợp nhất với nhau. Sư tử là loài thú họ mèo duy nhất có lông duôi, nhưng chức năng của chúng vẫn chưa được biết. Túm lông này chưa mọc lúc sư tử mới sinh, nhưng chúng bắt đầu phát triển khoảng 5 đến 2 tháng tuổi và dễ nhận biết ở tuổi bảy tháng.
Trong số các cá thể họ mèo còn sống, không lai, sư tử chỉ được so sánh với hổ về chiều dài và chiều cao ở vai. Chiều dài của sư tử ngắn hơn một chút so với hổ, ngược lại chiều cao của chúng lại nhỉnh hơn hổ. Hộp sọ của nó là rất tương tự như của hổ, mặc dù khu vực phía trước thường thấp hơn hơn và phẳng, với một vùng hậu môn ngắn hơn một chút và mở rộng mũi hơn so với hổ. Do số lượng biến đổi sọ trong hai loài, thường chỉ cấu trúc của hàm dưới có thể được sử dụng như một chỉ số đáng tin cậy của loài. Kích thước và trọng lượng của sư tử trưởng thành khác nhau trên phạm vi toàn cầu và môi trường sống. Dưới đây là thông số kích thước của một vài cá thể lớn hơn trung bình đang tồn tại ở Châu Phi và Ấn Độ:
Bờm.
Bờm của sư tử là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài. Nó bắt đầu phát triển khi sư tử khoảng một tuổi. Màu bờm thay đổi và tối dần theo tuổi; nghiên cứu cho thấy màu sắc và kích thước của nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ môi trường trung bình. Chiều dài bờm rõ ràng báo hiệu sự thành công trong các mối quan hệ xung đột giữa các con đực; Những cá thể có màu sẫm hơn có thể có cuộc sống sinh sản dài hơn và tỷ lệ sống của con non cao hơn, mặc dù chúng phải chịu đựng trong những tháng nóng nhất trong năm. Sự hiện diện, vắng mặt, màu sắc và kích thước của bờm có liên quan đến điều kiện tiên quyết di truyền, trưởng thành tình dục, khí hậu và sản xuất testosterone; theo một quy tắc là nếu bờm tối hơn, dày hơn cho thấy một thể trạng khỏe mạnh hơn. Trong Vườn quốc gia Serengeti, những con sư tử cái thích những con đực có bộ lông dày đặc và màu sẫm để giao phối. Mục đích chính của chiếc bờm được cho là bảo vệ cổ và cổ họng trong các cuộc chiến lãnh thổ với các đối thủ. Nhiệt độ môi trường mát mẻ ở các sở thú châu Âu và Bắc Mỹ có thể dẫn đến một bờm nặng hơn. Bờm của sư tử châu Á thường thưa thớt hơn sư tử châu Phi.
Hầu như tất cả các con sư tử đực trong Công viên Quốc gia Pendjari đều không có bờm hoặc có bờm rất ngắn. Sư tử đực không bờm cũng đã được báo cáo ở Sénégal, trong Công viên Quốc gia Dinder của Sudan và ở Công viên Quốc gia Đông Tsavo, Kenya. Sư tử trắng đực gốc từ Timbavati cũng không có bờm. Các hormone testosterone có liên quan đến sự tăng trưởng bờm; sư tử bị thiếu yếu tố này thường có ít hoặc không có bờm vì các tuyến sinh dục ức chế sản xuất testosterone bị loại bỏ trong cơ thể của chúng. Hiện tượng testosterone tăng khiến sư tử cái có bờm được báo cáo ở phía bắc Botswana.
Các bức tranh hang động của những con sư tử hang động tuyệt chủng ở châu Âu hầu như chỉ thể hiện việc săn bắn chúng khi không có bờm; một số cho rằng đây là bằng chứng chúng không có bờm. Bởi vì việc săn bắn thường liên quan đến các nhóm sư tử, tuy nhiên, giả định này vẫn chưa được chứng minh. Trong hang Chauvet là một bản vẽ sơ sài của hai con sư tử không bờm. Một con sư tử hầu như bị che khuất bởi con kia; con sư tử che khuất lớn hơn con bị che khuất và được miêu tả bằng bìu dái. Bờm của sư tử có thể đã tiến hóa khoảng 320.000-190.000 năm trước.
Sự khác biệt về màu sắc.
Sư tử trắng là một hình thái hiếm gặp với một tình trạng di truyền được gọi là leucism được gây ra bởi một alen lặn kép. Chúng không phải là bạch tạng, chúng có màu này là do gen lặn (đây cũng là nguyên nhân sinh ra hổ trắng, rất nhiều hổ trắng với gen lặn được nhân giống cho các vườn thú và để biểu diễn); Nó có sắc tố bình thường trong mắt và da. Sư tử trắng thỉnh thoảng được bắt gặp trong và xung quanh Vườn quốc gia Kruger và Khu bảo tồn tư nhân Timbavati Game liền kề ở phía đông Nam Phi. Sư tử trắng không có ưu thế khi đi săn; màu trắng của chúng dễ làm lộ chỗ ẩn nấp rình mồi của chúng. Chúng đã được đưa ra khỏi tự nhiên vào những năm 1970, do đó làm giảm nguồn gen sư tử trắng. Tuy nhiên, 17 ca sinh đã được ghi nhận trong năm đàn từ năm 2007 đến 2015. Sư tử trắng được chọn để nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng được báo cáo đã được nhân giống trong các trại ở Nam Phi để sử dụng làm chiến lợi phẩm để giết trong các cuộc săn bắn.
Một con sư tử trắng châu Á từ Khuzestan, Iran, có màu nâu sẫm với các mảng gần như đen, được mô tả bởi Austen Henry Layard.
Phân bố và môi trường sống.
Sư tử là loài động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi, và chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi ở châu Phi. Tuy nhiên chúng là loài đang bị đe dọa với quần thể chủ yếu sống chủ yếu ở các vườn quốc gia của Tanzania và Nam Phi. Trước khi loài người chiếm ưu thế thì sư tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ nhất hơn bất kỳ loài động vật có vú trên đất liền. Sư tử thích đồng cỏ và thảo nguyên, gần các con sông và rừng cây mở với những bụi cây. Chúng không sống trong rừng nhiệt đới và hiếm khi vào rừng kín. Trên núi Elgon, sư tử đã được ghi nhận lên tới độ cao 3.600 m (11.800 ft) và gần với đường tuyết trên núi Kenya. Sư tử cũng xuất hiện ở đồng cỏ, thảo nguyên với những cây keo rải rác, đóng vai trò là bóng mát cho chúng.
Ở châu Phi, phạm vi của sư tử ban đầu kéo dài hầu hết khu vực rừng mưa nhiệt đới trung tâm và sa mạc Sahara. Vào những năm 1960, nó đã tuyệt chủng ở Bắc Phi, ngoại trừ ở phía nam Sudan. Hiện nay chúng thường được tìm thấy ở Nam Phi, Zimbabwe, Namibia, Botswana và Mozambique. Chủ yếu chúng sinh sống ở những khu vực miền đất rừng, nhưng có thể sinh sống ở khu vực bán sa mạc hay khu vực đất có nhiều bụi rậm.
Ở lục địa Á-Âu, sư tử từng có thời gian phân bố rộng từ Hy Lạp đến Ấn Độ; Herodotus báo cáo rằng sư tử đã phổ biến ở Hy Lạp vào năm 480 trước Công nguyên; chúng tấn công những con lạc đà chở hàng của vua Ba Tư Xerxes I trên đường hành quân qua đất nước. Aristotles coi chúng là hiếm vào năm 300 trước Công nguyên và đến năm 100 sau Công nguyên, chúng đã bị tuyệt chủng. Cho đến thế kỷ thứ 10, những con sư tử sống sót ở Kavkaz, tiền đồn châu Âu cuối cùng của chúng. Loài này đã bị xóa sổ ở Palestine vào thời Trung cổ, và từ hầu hết các khu vực còn lại của châu Á sau khi xuất hiện các loại súng có sẵn trong thế kỷ 18. Từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20, nó đã tuyệt chủng ở Tây Nam Á. Vào cuối thế kỷ 19, sư tử đã bị tuyệt chủng ở hầu hết miền bắc Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Con sư tử sống cuối cùng ở Iran được nhìn thấy vào năm 1942, cách Dezful khoảng 65 km (40 dặm) về phía tây bắc. Xác chết của một con sư tử được tìm thấy bên bờ sông Karun, tỉnh Khūzestān, vào năm 1944. Không có báo cáo đáng tin cậy nào sau đó từ Iran.
Những dấu vết cuối cùng của sư tử châu Á (phân loài "Panthera leo persica"), trong lịch sử chúng đã từng sinh sống từ Hy Lạp tới Ấn Độ ngang qua Persia, hiện đang sống ở rừng Gir phía tây bắc Ấn Độ. Khoảng 300 con sư tử hiện còn sống trong khu vực rộng 1.412 km² (khoảng 550 dặm vuông) trong khu bảo tồn ở bang Gujarat.
Tập tính và sinh thái học.
Sư tử dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi; chúng không hoạt động trong khoảng 20 giờ mỗi ngày. Mặc dù sư tử có thể hoạt động bất cứ lúc nào, mật độ hoạt động của chúng thường đạt đến đỉnh điểm sau hoàng hôn với thời gian giao tiếp, tắm rửa và đại tiện. Các đợt hoạt động không liên tục diễn ra cho đến bình minh, khi việc săn mồi thường diễn ra nhất. Chúng dành trung bình hai giờ mỗi ngày để đi bộ và 50 phút để ăn. Giống như các thú họ mèo khác, khả năng nhìn trong đêm của sư tử rất tốt, làm cho chúng rất linh hoạt về đêm.
Cấu trúc bầy đàn.
Sư tử là loài có tập tính xã hội nhất trong tất cả các loài mèo hoang dã, sống trong các nhóm cá thể có liên quan với con cái của chúng. Một nhóm như vậy được gọi là "bầy đàn" (tiếng Anh: "pride"). Các nhóm sư tử đực được gọi là "liên minh". Con cái tạo thành một đơn vị xã hội ổn định trong một đàn và không khoan dung với con cái bên ngoài. Theo quy luật, tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng (bà, bác gái, cô, mẹ, chị em gái). Tư cách thành viên chỉ thay đổi theo sự sinh ra và chết đi của sư tử cái, mặc dù một số con cái rời đi và trở thành một cá thể "du mục". Một đàn trung bình bao gồm khoảng 15 con sư tử, bao gồm một vài con cái trưởng thành và lên đến bốn con đực và đàn con của cả hai giới. Những đàn lớn, bao gồm lên đến 30 cá thể, đã được quan sát. Ngoại lệ duy nhất cho mô hình này là đàn của sư tử Tsavo luôn chỉ có một con đực trưởng thành. Đàn con được tách khỏi đàn của mẹ khi chúng trưởng thành vào khoảng hai hoặc ba tuổi.
Một số sư tử là "kẻ du mục" có phạm vi rộng và di chuyển xung quanh một cách rời rạc, theo cặp hoặc một mình. Các cặp thường xuyên hơn trong số những con đực có liên quan đã bị loại khỏi đàn khi sinh của chúng. Một con sư tử có thể thay đổi lối sống; sư tử đơn độc có thể nhập đàn và ngược lại. Tương tác giữa những sư tử sống theo đàn và sống đơn độc có xu hướng thù địch, mặc dù những con cái trong lúc động dục cho phép những sư tử đơn độc tiếp cận chúng. Con đực dành nhiều năm trong một giai đoạn sống đơn độc trước khi có được nơi cư trú trong một đàn sau đó. Một nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Serengeti cho thấy các liên minh "du mục" có được quyền cư trú từ 3,5 đến 7,3 tuổi. Trong Vườn quốc gia Kruger, những con sư tử đực phân tán di chuyển ra xa hơn 25 km (16 dặm) khỏi đàn tự nhiên của chúng để tìm kiếm lãnh thổ của chính chúng. Sư tử cái ở gần với đàn tự nhiên của chúng. Do đó, sư tử cái trong một khu vực có quan hệ gần gũi với nhau hơn so với sư tử đực trong cùng khu vực.
Khu vực bị chiếm giữ bởi một đàn được gọi là "vương quốc" trong khi khu vực chiếm đóng của một con sư tử du mục là một "lãnh thổ". Con đực gắn liền với một đàn có xu hướng ở lại rìa, tuần tra lãnh thổ của chúng. Những lý do cho sự phát triển của xã hội ở sư tử cái - rõ rệt nhất trong bất kỳ loài mèo nào - là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Thành công trong săn mồi gia tăng dường như là một lý do rõ ràng, nhưng điều này không chắc chắn khi kiểm tra; khi chúng phối hợp với nhau để săn mồi thành công hơn. Tuy nhiên, một số con cái đảm nhận vai trò nuôi con có thể bị bỏ lại một mình trong thời gian dài. Các thành viên của đàn có xu hướng thường xuyên đóng vai trò tương tự trong các cuộc săn mồi và trau dồi kỹ năng của chúng. Sức khỏe của những thành viên đảm nhiệm việc săn mồi là nhu cầu chính cho sự sống còn của cả đàn; chúng là những thành viên đầu tiên ăn con mồi tại địa điểm mà nó bắt được. Các lợi ích khác bao gồm lựa chọn họ hàng có thể - tốt hơn là chia sẻ thức ăn với một con sư tử có liên quan hơn với một kẻ lạ - bảo vệ con non, bảo vệ lãnh thổ và đói.
Cả con đực và con cái đều bảo vệ đàn trước những kẻ xâm nhập nhưng sư tử đực thích hợp hơn cho mục đích này nhờ vào cấu trúc cơ thể dường như sinh ra là để chiến đấu, mạnh mẽ hơn. Một số cá thể liên tục dẫn đầu đàn phòng thủ chống lại những kẻ xâm nhập, trong khi những con khác lùi lại phía sau để quan sát. Sư tử có xu hướng đảm nhận vai trò cụ thể trong đàn; các thành viên khác di chuyển chậm hơn. Ngoài ra, có thể có những phần thưởng liên quan đến việc tự lãnh đạo chống lại những kẻ xâm nhập; cấp bậc của sư tử trong đàn được phản ánh trong những phản ứng này. Con đực gắn liền với đàn phải bảo vệ mối quan hệ của chúng với đàn từ những con đực bên ngoài, những kẻ có thể cố gắng chiếm đoạt chúng.
Đàn của sư tử châu Á khác với sư tử châu Phi trong thành phần nhóm. Sư tử đực châu Á đơn độc hoặc liên kết với tối đa ba con đực, tạo thành một đàn lỏng lẻo. Các cặp con đực nghỉ ngơi và ăn cùng nhau, và hiển thị hành vi đánh dấu tại cùng một nơi. Con cái liên kết với tối đa 12 con cái khác, tạo thành một đàn mạnh mẽ hơn cùng với đàn con của chúng. Chúng chia sẻ thức ăn lớn với nhau nhưng hiếm khi chia sẻ thức ăn với con đực. Sư tử cái và đực chỉ liên kết khi giao phối. Liên minh của con đực giữ lãnh thổ trong một thời gian dài hơn so với sư tử đơn lẻ. Con đực trong liên minh gồm ba hoặc bốn cá thể thể hiện một hệ thống phân cấp rõ rệt, trong đó một con đực thống trị những con khác. Những con đực thống trị giao phối thường xuyên hơn so với các đối tác liên minh của chúng; trong một nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016, ba con cái đã được quan sát thấy các đối tác giao phối có lợi cho con đực thống trị.
Săn mồi.
Giống như các loài thuộc họ mèo khác, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng và là động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt nhờ quần thể con mồi dồi dào. Nhưng không giống các loài khác, chúng đi săn theo bầy và săn bắt các loài thú lớn và nguy hiểm cho những kẻ săn mồi đơn lẻ. Bộ lông màu cát của sư tử hòa lẫn một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xavan, giúp chúng ngụy trang thật tốt. Con mồi chủ yếu của chúng là những động vật có vú khác - đặc biệt là động vật móng guốc có kích thước từ trung bình đến lớn - nặng từ 190–550 kg (420-1,210 lb) bao gồm ngựa vằn đồng bằng, linh dương đầu bò xanh, trâu rừng châu Phi, linh dương Gemsbok, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi bụi rậm châu Phi gần trưởng thành, mặc dù đối đầu với những con voi trưởng thành sẽ rất nguy hiểm cho sư tử nên chúng thường sẽ nhắm những con voi con để dễ săn bắt. Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm sơn dương ("Connochaetes"), linh dương (họ "Bovidae"), linh dương Gazen (chi Gazella) thỏ rừng và lợn nanh sừng châu Phi ("Phacochoerus africanus"). Sư tử săn lợn bướu thông thường tùy thuộc vào tình trạng sẵn có, mặc dù loài này nằm dưới phạm vi trọng lượng ưa thích. Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu. Sư tử cũng tấn công vật nuôi trong nhà, đặc biệt ở Ấn Độ gia súc đóng góp đáng kể vào chế độ ăn uống của chúng. Nếu có nhiều sự lựa chọn về con mồi, sư tử thường sẽ bỏ qua những con voi, tê giác và hà mã trưởng thành, cũng như những con mồi quá nhỏ như linh dương dik-dik, chuột đá, thỏ đồng và khỉ. Những con mồi bất thường khác bao gồm nhím và bò sát nhỏ. Sư tử cũng giết những kẻ săn mồi khác như báo hoa mai, báo săn và linh cẩu đốm nhưng hiếm khi ăn chúng.
Có sự khác biệt địa phương trong việc lựa chọn con mồi và ở nhiều khu vực, một số lượng nhỏ các loài chiếm phần lớn trong chế độ ăn của sư tử. Trong Công viên Quốc gia Serengeti, linh dương đầu bò, ngựa vằn và linh dương Thomson chiếm phần lớn con mồi của sư tử. Trong Vườn quốc gia Kruger, hươu cao cổ, ngựa vằn và trâu rừng là những loài được săn nhiều nhất. Trong Công viên quốc gia Manyara, trâu rừng được ước tính chiếm khoảng 62% lượng thức ăn của sư tử. Trong Công viên Quốc gia Rừng Gir ở Ấn Độ, nai và Hươu đốm là những con mồi hoang dã được ghi nhận phổ biến nhất. Ở đồng bằng Okavango, con mồi tiềm năng di cư theo mùa. Có tới tám loài chiếm 3/4 khẩu phần ăn của sư tử. Kích thước lớn và tính chất thủy sinh của hà mã khiến sư tử thông thường tránh chạm trán với chúng nhưng sư tử ở Công viên Quốc gia Virunga thỉnh thoảng săn hà mã con, và ở Công viên Quốc gia Gorongosa, chúng cũng được ghi nhận là đã săn hà mã trưởng thành. Trong đầm lầy Savuti ở Công viên quốc gia Chobe Botswana, sư tử đã được quan sát đã săn những con voi bụi rậm châu Phi chưa trưởng thành trong mùa khô, và đôi khi là những cá thể trưởng thành, khi hầu hết động vật móng guốc đã di cư ra khỏi khu vực. Vào tháng 10 năm 2005, một đàn sư tử lên tới 30 con đã giết và tiêu diệt tám con voi châu Phi từ bốn đến mười một tuổi. Tỷ lệ trọng lượng của con mồi với động vật ăn thịt là 10-15: 1 giữa voi và sư tử là tỷ lệ cao nhất được biết đến trong số các động vật có vú trên cạn.
Cuộc săn mồi của sư tử thường không mất nhiều thời gian và rất uy lực; Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn vào cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khóa mõm nạn nhân, không cho nó thở. Chúng cũng giết chết con mồi bằng cách nhét miệng và lỗ mũi con mồi vào hàm, điều này cũng dẫn đến ngạt thở. Sư tử thường ăn mồi tại địa điểm săn mồi nhưng đôi khi kéo con mồi lớn vào một nơi kín đáo. Những con sư tử đực sẽ được ăn mồi đầu tiên, kế tiếp là những con cái và sau cùng là các con non. Đàn con phải chịu đựng nhiều nhất khi thức ăn khan hiếm nhưng nếu không thì tất cả các thành viên đều ăn no, kể cả sư tử già và què, có thể chỉ sống được bằng thức ăn thừa. Con mồi lớn được chia sẻ rộng rãi hơn giữa các thành viên đàn. Một con sư tử cái trưởng thành cần trung bình khoảng 5 kg (11 lb) thịt mỗi ngày trong khi con đực cần khoảng 7 kg (15 lb). Sư tử có thể tự ăn tới 30 kg (66 lb) thịt trong một phiên; nếu không thể tiêu thụ hết lượng con mồi, chúng sẽ nghỉ ngơi trong vài giờ trước khi tiếp tục ăn. Vào những ngày nắng nóng, cả đàn rút lui vào bóng râm với một hoặc hai con đực đứng gác. Sư tử bảo vệ con mồi của chúng khỏi những kẻ ăn xác thối như kền kền và linh cẩu.
Sư tử cũng có thể ăn xác thối khi có cơ hội; chúng ăn xác những động vật chết vì những nguyên nhân tự nhiên như bệnh tật hoặc bị giết bởi những kẻ săn mồi khác. Những con sư tử ăn xác thối luôn giữ một cái nhìn liên tục với những con kền kền lượn vòng trên cao, một loài chim chuyên ăn xác động vật đã thối rữa. Hầu hết xác thối mà cả linh cẩu và sư tử ăn đều bị giết bởi linh cẩu chứ không phải sư tử. Xác thối được cho là cung cấp một phần lớn chế độ ăn của sư tử. Những con sư tử ăn xác thối thường không thích tự tìm kiếm thức ăn, thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con mồi và cướp lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu đốm và chó hoang châu Phi khi chúng áp đảo về số lượng.
Sư tử non lần đầu tiên thể hiện hành vi rình rập săn mồi ở khoảng ba tháng tuổi, mặc dù chúng không tham gia săn mồi cho đến khi gần một tuổi và bắt đầu săn mồi hiệu quả khi gần hai tuổi. Những con sư tử đơn lẻ có khả năng hạ con mồi gấp đôi kích thước của chúng, chẳng hạn như ngựa vằn và linh dương đầu bò, trong khi săn những con mồi lớn hơn như hươu cao cổ và trâu một mình thì quá nguy hiểm. Sư tử săn mồi theo đàn thường thành công. Sư tử cái, mặc dù kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Trong các cuộc săn mồi điển hình, mỗi con sư tử cái có một vị trí ưa thích trong nhóm, hoặc rình rập con mồi trên "cánh" sau đó tấn công hoặc di chuyển một khoảng cách nhỏ hơn ở trung tâm của nhóm và bắt con mồi chạy trốn khỏi những con sư tử khác. Những con đực gắn liền với đàn thường không tham gia săn theo nhóm. Sư tử đực tồn tại chủ yếu là để bảo vệ bầy đàn; chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời (bờm của sư tử là sự tiến hóa để phù hợp với những cuộc giao tranh; bờm cản lại những cú cắn và cào có thể rất nguy hiểm cho tính mạng), nhưng do bộ bờm, kích thước lớn và khó khăn trong ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy con đực cũng thành công như con cái; chúng thường là những thợ săn đơn lẻ, phục kích con mồi trong vùng đất nhỏ. Sư tử không được biết đến đặc biệt vì sức chịu đựng của chúng - ví dụ, trái tim của một con sư tử chỉ chiếm 0,57% trọng lượng cơ thể của nó và con đực chiếm khoảng 0,45% trọng lượng cơ thể của nó, trong khi trái tim của linh cẩu chiếm gần 1% trọng lượng cơ thể. Do đó, sư tử chỉ chạy nhanh trong những đợt ngắn và cần phải ở gần con mồi trước khi bắt đầu tấn công. Chúng tận dụng các yếu tố làm giảm tầm nhìn; nhiều cách giết mồi diễn ra gần một số hình thức che phủ hoặc vào ban đêm. Bởi vì sư tử là thợ săn phục kích, nhiều nông dân gần đây đã phát hiện ra rằng sư tử rất dễ nản lòng nếu chúng nghĩ rằng con mồi đã nhìn thấy chúng. Để bảo vệ gia súc của họ khỏi những cuộc tấn công như vậy, nông dân đã thấy hiệu quả là vẽ mắt trên thân của mỗi con bò, điều này thường đủ để khiến những con sư tử săn mồi nghĩ rằng chúng đã bị phát hiện và chọn con mồi dễ dàng hơn. Phần lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử; nói chung sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo dài, ngược lại với chó hoang. Vì vậy mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con mồi hết mức có thể trước khi tung đòn quyết định.
Dù có kích thước lớn nhưng sư tử chạy rất nhanh, nhất là sư tử cái. Sư tử có thể đạt đến tốc độ chạy lên đến hơn 80 km/h mặc dù chúng chỉ có thể duy trì tốc độ này trong một thời gian ngắn. Sư tử cũng biết bơi và trèo cây nhưng tỏ ra khá vụng về với hai việc này. Sư tử thường trèo lên cây để đánh cắp mồi của báo hoa mai hay bơi qua sông để theo sau các bầy thú vượt sông hoặc đi tìm lãnh thổ cho mình (thường là với những con sư tử không có lãnh thổ). Khác với hổ, khi bị sư tử tấn công, ta không thể thoát bằng cách trèo lên cây nhưng nếu nhảy xuống sông sư tử sẽ không đuổi theo vì chúng không tự tin khi xuống nước.
Thiên địch.
Sư tử và linh cẩu đốm được phát hiện là chiếm một vùng sinh thái tương tự và nơi chúng cùng tồn tại, chúng cạnh tranh với nhau để kiếm con mồi và xác chết; đánh giá dữ liệu qua một số nghiên cứu cho thấy sự chồng chéo về chế độ ăn uống là 58,6%. Sư tử thường không quan tâm đến linh cẩu đốm, trừ khi sư tử vừa săn được mồi và bị linh cẩu quấy rầy, trong khi linh cẩu có xu hướng phản ứng rõ ràng với sự hiện diện của sư tử, có hoặc không có sự hiện diện của thức ăn. Sư tử cướp mồi của linh cẩu đốm được ghi nhận trong miệng núi lửa ở khu bảo tồn Ngorongoro, nơi mà thông thường các con sư tử sống phần lớn nhờ con mồi của linh cẩu, khiến tỷ lệ linh cẩu tự săn mồi sống tăng lên. Trong vườn quốc gia Chobe của Botswana, tình hình đã đảo ngược; linh cẩu thường xuyên thách thức sư tử và đánh cắp con mồi của chúng, lấy thức ăn từ 63% trong số tất cả những con mồi của sư tử. Khi đối mặt với con mồi của sư tử, linh cẩu đốm có thể rời đi hoặc kiên nhẫn chờ đợi ở khoảng cách 30–100 m (100–330 ft) cho đến khi sư tử ăn xong. Linh cẩu đủ táo bạo để ăn mồi cùng với sư tử và buộc sư tử phải bỏ con mồi mà mình săn được. Hai loài tấn công lẫn nhau ngay cả khi không có thức ăn liên quan mà không có lý do rõ ràng. Bị sư tử ăn thịt có thể chiếm tới 71% số ca tử vong của linh cẩu ở vườn quốc gia Etosha. Linh cẩu đốm đã thích nghi bằng cách thường xuyên dụ những con sư tử xâm nhập vào lãnh thổ của chúng để huy động cả đàn bao vây và giết chúng. Khi quần thể sư tử trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara của Kenya suy giảm, quần thể linh cẩu đốm phát triển nhanh chóng. Các thí nghiệm trên những con linh cẩu đốm bị giam cầm cho thấy các mẫu vật không có kinh nghiệm trước đó với sư tử hành động thờ ơ với thiên địch của chúng, nhưng sẽ phản ứng một cách sợ hãi với mùi sư tử. Kích thước của sư tử đực cho phép chúng thỉnh thoảng đối đầu với linh cẩu trong những cuộc xung đột và đem lại lợi thế cho chúng.
Sư tử có xu hướng áp đảo những con thú họ mèo nhỏ hơn như báo hoa mai và báo săn nơi chúng cùng tồn tại; sư tử ăn cắp con mồi và thậm chí giết chết đàn con - và thậm chí cả con trưởng thành của hai loài này khi có cơ hội. Báo săn nói riêng có 50% nguy cơ mất mạng trước sư tử hoặc những kẻ săn mồi khác. Sư tử là kẻ thù chính của báo săn con, trong một nghiên cứu chiếm tới 78,2% số thú non họ mèo bị giết chết. Báo săn tránh các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng các khối thời gian (giờ hoạt động) và không gian (môi trường sống) khác nhau. Báo hoa mai có thể trú ẩn trên cây; tuy nhiên, sư tử cái, đôi khi sẽ thành công trong việc leo trèo để lấy con mồi của báo. Sư tử cũng áp đảo những con chó hoang châu Phi, cướp mồi và thậm chí săn những con chó còn nhỏ và đôi khi là cả những con trưởng thành. Mật độ quần thể của chó hoang thấp ở những khu vực có nhiều sư tử. Tuy nhiên, có một vài trường hợp được báo cáo về những con sư tử già và bị thương trở thành con mồi của chó hoang. Sư tử cũng có thể xung đột với cá sấu sông Nile; tùy thuộc vào kích cỡ của cá sấu và sư tử, chúng có thể bị cướp mồi của nhau. Sư tử đã được biết là giết những con cá sấu bò lên trên đất liền, trong khi điều ngược lại thường xảy ra với sư tử nếu chúng đi xuống nước, bằng chứng là móng vuốt sư tử thỉnh thoảng được tìm thấy trong dạ dày cá sấu.
Sinh sản và vòng đời.
Hầu hết các con sư tử cái sinh sản vào lúc chúng được bốn tuổi. Sư tử không giao phối vào một thời điểm cụ thể trong năm và con cái là đa thê. Giống như những con mèo khác, dương vật của sư tử đực có gai hướng về phía sau. Trong quá trình rút dương vật, các gai cào vào thành âm đạo của con cái, có thể gây rụng trứng. Một con sư tử cái có thể giao phối với nhiều con đực khi chu kỳ động dục.
Khoảng cách thế hệ của sư tử là khoảng bảy năm. Thời gian mang thai trung bình là khoảng 110 ngày; con cái sinh ra một lứa từ một đến bốn con trong một hang hẻo lánh, có thể là một bụi cây, lau sậy, hang động hoặc một khu vực được che chở khác, thường tránh xa đàn. Con cái sẽ thường đi săn một mình trong khi đàn con vẫn ở gần hang. Sư tử con mới sinh chưa mở mắt - mắt chúng mở ra khoảng bảy ngày sau khi sinh. Chúng nặng 1,2-2,1 kg (2,6-4,6 lb) khi sinh và gần như chưa tự làm gì được, chúng bắt đầu bò một hoặc hai ngày sau khi sinh và đi bộ được khoảng ba tuần tuổi. Để tránh sự tích tụ mùi hương thu hút sự chú ý của những kẻ săn mồi, sư tử cái di chuyển đàn con của mình đến một địa điểm mới vài lần một tháng, mang từng con một bằng cách dùng miệng cắn nhẹ sau gáy của con non và mang đi.
Thông thường, sư tử mẹ không đi hẳn khỏi đàn và con cái trở lại đàn cho đến khi con non được sáu đến tám tuần tuổi. Đôi khi chúng trở lại đàn sớm hơn, đặc biệt nếu những con sư tử khác đã sinh con cùng một lúc. Nhóm sư tử cái thường đồng bộ hóa chu kỳ sinh sản của chúng và nuôi dưỡng con non, con non thường bú bừa bãi từ bất kỳ hoặc tất cả các con cái đang nuôi dưỡng trong đàn chứ không chỉ mẹ chúng. Sự đồng bộ của các ca sinh nở là thuận lợi vì các con phát triển có kích thước gần giống nhau và có cơ hội sống sót ngang nhau, và những con non không bị chi phối bởi các đàn con lớn hơn.
Khi lần đầu tiên được giới thiệu với phần còn lại của niềm tự hào, sư tử con thiếu tự tin khi đối đầu với người lớn khác ngoài mẹ. Tuy nhiên, họ sớm bắt đầu đắm mình trong cuộc sống kiêu hãnh, tuy nhiên, chơi với nhau hoặc cố gắng bắt đầu chơi đùa với những con trưởng thành. [Những con sư tử cái có đàn con của chúng có nhiều khả năng khoan dung với những con sư tử khác hơn những con sư tử không có con. Sức chịu đựng của đàn con thay đổi - đôi khi một con đực sẽ kiên nhẫn để đàn con chơi với đuôi hoặc bờm của nó, trong khi một con khác có thể gầm gừ và đuổi lũ con đi
Cai sữa sẽ diễn ra sau sáu hoặc bảy tháng. Sư tử đực đạt đến độ chín ở khoảng ba tuổi và ở bốn đến năm tuổi có khả năng thách thức và thay thế con đực trưởng thành gắn liền với một đàn khác. Chúng bắt đầu già đi và suy yếu ở độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Khi một hoặc nhiều con đực mới hất cẳng những con đực trước đó có liên quan đến đàn, những kẻ chiến thắng thường giết chết bất kỳ con non nào hiện có, có lẽ vì con cái không còn dễ tiếp nhận sự giao phối cho đến khi con của chúng trưởng thành hoặc chết. Con cái thường quyết liệt bảo vệ đàn con của mình khỏi một con đực đang chiếm đoạt nhưng hiếm khi thành công trừ khi một nhóm ba hoặc bốn con cái trong đàn hợp lực chống lại con đực. Đàn con cũng có thể chết vì đói và bị bỏ rơi, và bị săn mồi bởi báo, linh cẩu và chó hoang. Có tới 80% những con sư tử con sẽ chết trước hai tuổi.
Cả sư tử đực và cái có thể bị hất cẳng khỏi đàn để trở thành những cá thể đơn độc, mặc dù hầu hết con cái thường ở lại với đàn khi sinh ra. Tuy nhiên, khi một đàn trở nên quá lớn, thế hệ con cái trẻ nhất có thể bị buộc phải rời đi để tìm lãnh thổ của riêng mình. Khi một con sư tử đực mới chiếm lấy một đàn, những con sư tử ở độ tuổi vị thành niên - cả đực và cái - có thể bị đuổi đi. Sư tử của cả hai giới có thể tương tác đồng tính luyến ái. Sư tử được chứng minh là có liên quan đến các hoạt động đồng tính luyến ái và tán tỉnh nhóm; con đực cũng sẽ xoa đầu và lăn lộn với nhau trước khi mô phỏng giao phối với nhau.
Sức khỏe.
Mặc dù sư tử trưởng thành không có kẻ thù tự nhiên, bằng chứng cho thấy chúng hầu hết chỉ chết từ các cuộc tấn công của con người hoặc sư tử khác. Sư tử thường gây thương tích nghiêm trọng cho các thành viên của những đàn khác mà chúng gặp phải trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột giữa các thành viên bầy đàn khi chiến đấu trong lúc tranh giành con mồi. Sư tử tàn tật và đàn con non có thể trở thành nạn nhân của linh cẩu và báo hoặc bị trâu hoặc voi giẫm đạp. Sư tử bất cẩn có thể bị giết khi săn mồi. Một số con mồi (ngựa vằn, hà mã, huơu cao cổ, voi) có thể đánh cho sư tử què hay chết bằng những cú đá hay húc.
Bọ ve thường gây hại cho vùng tai, cổ và háng của sư tử. Các dạng trưởng thành của một số loài thuộc chi sán xơ mít đã được phân lập từ ruột sư tử, đã bị sư tử ăn phải khi còn là ấu trùng trong thịt linh dương. Sư tử trong miệng núi lửa Ngorongoro bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của ruồi chuồng trại vào năm 1962; điều này dẫn đến việc sư tử trở nên hốc hác và phủ đầy những mảng trần, chảy máu. Do sư tử tìm kiếm nơi trú ẩn không thành công để trốn tránh những con ruồi cắn khi trèo cây hoặc bò vào hang của linh cẩu; nhiều cá thể đã chết hoặc di cư và dân số địa phương giảm từ 70 xuống còn 15 cá thể. Một đợt bùng phát gần đây hơn vào năm 2001 đã giết chết sáu con sư tử.
Sư tử, đặc biệt là những cá thể đang bị giam cầm, dễ bị nhiễm virut gây bệnh ở chó (CDV), virus suy giảm miễn dịch mèo (FIV) và viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo (FIP). CDV lây lan bởi chó nhà và các động vật ăn thịt khác; một vụ dịch năm 1994 tại Vườn quốc gia Serengeti dẫn đến nhiều con sư tử phát triển các triệu chứng thần kinh như co giật. Trong khi dịch bệnh bùng phát, một số con sư tử đã chết vì viêm phổi và viêm não. FIV, tương tự như HIV - trong khi không được biết là ảnh hưởng xấu đến sư tử - đủ đáng lo ngại về tác dụng của nó ở mèo nhà mà Kế hoạch sinh tồn của loài khuyến cáo thử nghiệm có hệ thống ở sư tử nuôi nhốt. Virus xảy ra với tần suất cao đến đặc hữu ở một số quần thể sư tử hoang dã nhưng hầu như không có ở sư tử ở châu Á và Namibia.
Giao tiếp.
Khi nghỉ ngơi, tính xã hội hóa ở sư tử xảy ra thông qua một số hành vi; chuyển động biểu cảm của chúng rất phát triển. Các cử chỉ âu yếm, xúc giác phổ biến nhất là xoa đầu và liếm nhau, đã được so sánh với chải chuốt ở loài linh trưởng. Xoa đầu - sự phiền toái của trán, mặt và cổ đối với một con sư tử khác - dường như là một hình thức chào hỏi và thường được nhìn thấy sau khi một con vật bị tách ra khỏi đàn khác hoặc sau một cuộc chiến hoặc đối đầu. Con đực có xu hướng chà xát con đực khác, trong khi những con cái và con non thường tương tác với nhau. Liếm thường xảy ra song song với xoa đầu; nó nói chung là tương hỗ và những con được nhận dường như thể hiện niềm vui. Đầu và cổ là bộ phận phổ biến nhất của cơ thể khi liếm; hành vi này có thể phát sinh từ tiện ích vì sư tử không thể tự liếm những khu vực này.
Sư tử có một loạt các biểu cảm khuôn mặt và tư thế cơ thể đóng vai trò là cử chỉ thị giác. Một biểu hiện trên khuôn mặt phổ biến là "khuôn mặt nhăn nhó" hoặc phản ứng flehmen, mà một con sư tử tạo ra khi đánh hơi các tín hiệu hóa học và liên quan đến một cái miệng mở với hàm răng nhe ra, mõm nheo, mũi nhăn mắt và đôi tai thư giãn. Sư tử cũng sử dụng hóa chất và đánh dấu trực quan; con đực sẽ đánh dấu nước tiểu và cào các mảnh đất và vật thể như vỏ cây trong lãnh thổ.
Các tiếng động giao tiếp cũng lớn; thay vì các tín hiệu rời rạc, các biến thể về cường độ dường như là trung tâm của giao tiếp. Hầu hết các tiếng kêu của sư tử là các biến thể của gầm gừ, meo meo, rống và gầm thét. Các âm thanh khác được tạo ra bao gồm tiếng rít, tiếng xèo xèo và tiếng vo ve. Sư tử có xu hướng gầm rú một cách rất đặc trưng bắt đầu bằng một vài tiếng gầm dài, sâu lắng xuống thành một loạt những đợt gầm ngắn hơn. Sư tử có tiếng gầm lớn nhất trong họ nhà mèo và tiếng gầm của chúng được coi là một trong những tiếng động lớn nhất mà động vật trên Trái Đất có thể tạo ra. Mấu chốt nguyên nhân sư tử có thể tạo ra tiếng gầm to tới vậy là do nó có một bộ dây thanh quản khá lạ lùng, có thể cho phép chúng phát ra tiếng gầm to và khỏe tới vậy. Phần thanh quản của sư tử còn bao gồm cả hai màng được bao phủ bởi một lớp mỡ mỏng khiến cho âm thanh khi phát ra từ sư tử được khuếch đại một cách tự nhiên thêm nhiều lần (đóng vai trò như một chiếc loa). Chúng thường gầm rú nhất vào ban đêm; âm thanh có thể nghe được từ khoảng cách 8 km (5,0 mi), được sử dụng để thông báo sự hiện diện của chúng nhằm đe dọa những con sư tử đơn độc có ý xâm nhập.
Bảo tồn.
Ở châu Phi.
Hầu hết các con sư tử hiện sống ở Đông và Nam Phi; số lượng của chúng đang giảm nhanh chóng và giảm khoảng 30%-50% mỗi 20 năm vào cuối thế kỷ 20. Chúng được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong Sách đỏ IUCN. Vào năm 1975, người ta ước tính rằng từ những năm 1950, số lượng sư tử giảm một nửa xuống còn 200.000 hoặc ít hơn. Ước tính quần thể sư tử châu Phi nằm trong khoảng từ 16.500 đến 47.000 cá thể sống trong tự nhiên vào năm 2002-2004. Nguyên nhân chính của sự suy giảm bao gồm bệnh tật và sự can thiệp của con người. Mất môi trường sống và xung đột với con người được coi là mối đe dọa quan trọng nhất đối với loài mèo lớn này.
Dự án "sư tử Ewaso" bảo vệ sư tử trong Khu bảo tồn quốc gia Samburu, Khu bảo tồn quốc gia Buffalo Springs và Khu bảo tồn quốc gia Shaba thuộc hệ sinh thái Ewaso Ng'iro ở miền bắc Kenya. Bên ngoài những khu vực này, các vấn đề phát sinh từ sự tương tác của sư tử với con người và vật nuôi của chúng thường dẫn đến việc nhiều người quyết định giết chết những con sư tử.
Công viên quốc gia Kafue của Zambia là nơi ẩn náu chủ chốt của những con sư tử, nơi những đám cháy rừng thường xuyên, không được kiểm soát kết hợp với việc săn bắt sư tử và các loài con mồi làm hạn chế khả năng phục hồi của quần thể sư tử. Khi môi trường sống thuận lợi bị ngập lụt trong mùa mưa, sư tử mở rộng phạm vi nhà và di chuyển khoảng cách lớn hơn, và tỷ lệ tử vong cao. [193]
Vào năm 2015, một quần thể lên tới 200 con sư tử mà trước đây được cho là đã bị tuyệt chủng đã được quay tại Công viên Quốc gia Alatash, Ethiopia, gần biên giới Sudan.
Quần thể sư tử Tây Phi được phân lập từ một loài ở Trung Phi, với rất ít hoặc không có trao đổi cá thể sinh sản. Năm 2015, ước tính quần thể này bao gồm khoảng 400 con, trong đó có ít hơn 250 cá thể trưởng thành. Chúng tồn tại ở ba khu vực được bảo vệ trong khu vực, chủ yếu là trong một quần thể trong khu phức hợp được bảo vệ bởi Wap, được chia sẻ bởi Bénin, Burkina Faso và Nigeria. Quần thể này được liệt kê là cực kỳ nguy cấp. Các khảo sát thực địa trong hệ sinh thái Wap cho thấy tỷ lệ chiếm hữu sư tử thấp nhất trong Vườn quốc gia W và cao hơn ở những khu vực có nhân viên thường trực và do đó bảo vệ tốt hơn. Một quần thể đang sinh sống ở Công viên quốc gia Waza của Cameroon, nơi có khoảng 14 đến 21 cá thể tồn tại kể từ năm 2009. Ngoài ra, ước tính 50 đến 150 con sư tử có mặt trong hệ sinh thái Arly-Singou của Burkina Faso. Vào năm 2015, một con sư tử đực trưởng thành và một con sư tử cái đã được nhìn thấy ở Công viên quốc gia Mole của Ghana. Đây là những lần đầu tiên nhìn thấy sư tử ở nước này sau 39 năm.
Trong Công viên Quốc gia Cao nguyên Batéké của Gabon, một con sư tử đực duy nhất đã liên tục được ghi lại bằng bẫy ảnh từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 9 năm 2017. Năm mẫu tóc của con sư tử này đã được thu thập và so sánh với các mẫu từ mẫu vật của bảo tàng đã được bắn vào khu vực vào năm 1959. Phân tích di truyền cho thấy sư tử Batéké có liên quan chặt chẽ với sư tử bị giết ở khu vực này trong quá khứ. Các mẫu được nhóm với mẫu sư tử từ Namibia và Botswana, làm tăng khả năng sư tử Batéké phân tán khỏi quần thể sư tử Nam Phi hoặc là cá thể sống sót trong quần thể Batéké tổ tiên được coi là tuyệt chủng từ cuối những năm 1990.
Tại Cộng hòa Congo, Công viên quốc gia Odzala-Kokoua được coi là một thành trì của sư tử trong những năm 1990. Vào năm 2014, không có con sư tử nào được ghi nhận trong khu vực được bảo vệ nên quần thể được coi là tuyệt chủng cục bộ. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, có khoảng 150 con sư tử ở Công viên Quốc gia Garamba và 90 con ở Công viên Quốc gia Virunga; Sau đó, một quần thể được hình thành tiếp giáp với những con sư tử ở Uganda. Trong năm 2010, số lượng sư tử ở Uganda được ước tính là 408 ± 46 cá thể trong ba khu vực được bảo vệ bao gồm Công viên Quốc gia Nữ hoàng Elizabeth. Người ta biết rất ít về sự phân bố sư tử và quy mô dân số ở Nam Sudan liền kề. Ở Sudan, sư tử đã được báo cáo ở các tỉnh Nam Darfur và Nam Kordofan trong những năm 1980.
Ở châu Á.
Nơi ẩn náu cuối cùng của quần thể sư tử châu Á là Vườn quốc gia rừng Gir rộng 1.412 km2 (545 dặm vuông) và các khu vực lân cận trong khu vực Saurashtra hoặc Bán đảo Kathiawar ở bang Gujarat, Ấn Độ. Số lượng đã tăng từ khoảng 180 con sư tử vào năm 1974 lên khoảng 400 con vào năm 2010. Nó bị cô lập về mặt địa lý, có thể dẫn đến cận huyết và giảm đa dạng di truyền. Kể từ năm 2008, sư tử châu Á đã được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của IUCN. Vào năm 2015, quần thể đã tăng lên 523 cá thể với diện tích 7.000 km2 (2.700 dặm vuông) ở Saurashtra. Cuộc điều tra quần thể sư tử châu Á tiến hành năm 2017 đã ghi nhận khoảng 650 cá thể.
Sự hiện diện của con người gần Công viên Quốc gia dẫn đến xung đột giữa sư tử, người dân địa phương và gia súc của họ. Một số người coi sự hiện diện của sư tử là một lợi ích, vì chúng kiểm soát được quần thể động vật ăn cỏ gây hại cho cây trồng. Việc thành lập một quần thể sư tử châu Á độc lập thứ hai tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Kuno, nằm ở Madhya Pradesh đã được lên kế hoạch nhưng năm 2017, Dự án giới thiệu sư tử châu Á dường như khó có thể được thực hiện.
Các dự án bảo tồn.
Sư tử được đưa vào Kế hoạch sinh tồn của loài, một nỗ lực phối hợp của Hiệp hội Sở thú và Thủy cung để tăng cơ hội sống sót cho chúng. Kế hoạch đã được bắt đầu vào năm 1982 đối với sư tử châu Á, nhưng đã bị đình chỉ khi phát hiện ra rằng hầu hết những con sư tử châu Á trong vườn thú Bắc Mỹ không thuần chủng về mặt di truyền, đã được lai với sư tử châu Phi. Kế hoạch sư tử châu Phi bắt đầu vào năm 1993 và tập trung vào quần thể ở Nam Phi, mặc dù có những khó khăn trong việc đánh giá sự đa dạng di truyền của sư tử nuôi nhốt vì hầu hết các cá thể không rõ nguồn gốc, khiến việc duy trì đa dạng di truyền trở thành một vấn đề. Các chương trình nhân giống cần lưu ý nguồn gốc để tránh nhân giống các phân loài khác nhau và do đó làm giảm giá trị bảo tồn của chúng. Tuy nhiên, một số con sư tử châu Á-châu Phi đã được lai tạo.
Sự phổ biến trước đây của sư tử Barbary như một động vật trong vườn thú có nghĩa là sư tử bị giam cầm có khả năng xuất thân từ đàn sư tử Barbary. Điều này bao gồm những con sư tử tại Công viên động vật hoang dã Port Lympne ở Kent, Anh, được cho là hậu duệ từ những động vật thuộc sở hữu của Quốc vương Morocco. 11 con vật khác được cho là sư tử Barbary được giữ trong vườn thú Addis Ababa là hậu duệ của động vật thuộc sở hữu của Hoàng đế Haile Selassie. WildLink International phối hợp với Đại học Oxford đã khởi động Dự án Sư tử Barbary quốc tế đầy tham vọng với mục đích xác định và nhân giống sư tử Barbary đang bị giam cầm để tái giới thiệu vào một công viên quốc gia ở dãy núi Atlas của Morocco.
Khoảng 77% số sư tử bị giam cầm đã đăng ký trong Hệ thống thông tin các loài quốc tế năm 2006 không rõ nguồn gốc; những động vật này có thể mang gen đã tuyệt chủng trong tự nhiên và do đó có thể quan trọng đối với việc duy trì sự biến đổi di truyền tổng thể của sư tử. Sư tử được nhập khẩu vào châu Âu trước giữa thế kỷ 19 có thể là những con sư tử Barbary từ Bắc Phi hoặc sư tử Cape từ Nam Phi.
Quan hệ với con người.
Trong điều kiện nuôi nhốt.
Sư tử là một phần của một nhóm động vật kỳ lạ là trung tâm của triển lãm vườn thú từ cuối thế kỷ 18; các thành viên của nhóm này là những động vật có xương sống lớn không ngừng và bao gồm voi, tê giác, hà mã, linh trưởng lớn và những con mèo lớn khác; sở thú đã tìm cách thu thập càng nhiều những loài này càng tốt. Mặc dù nhiều sở thú hiện đại được lựa chọn nhiều hơn về triển lãm của họ, có hơn 1.000 con sư tử châu Phi và 100 con châu Á trong các vườn thú và công viên động vật hoang dã trên khắp thế giới. Chúng được coi là một loài đại sứ và được giữ cho các mục đích du lịch, giáo dục và bảo tồn. Sư tử có thể sống trên 20 năm trong điều kiện giam cầm; Apollo, một con sư tử thường trú của vườn thú Honolulu ở Honolulu, Hawaii, chết ở tuổi 22 vào tháng 8 năm 2007, hai chị gái của nó, sinh năm 1986, vẫn còn sống vào tháng 8 năm 2007.
Tại các thành phố cổ Taremu và Per-Bast của Ai Cập là những ngôi đền dành riêng cho các nữ thần sư tử của Ai Cập, Sekhmet và Bastet, và tại Taremu có một ngôi đền dành riêng cho con trai của vị thần Maahes, hoàng tử sư tử, nơi sư tử được giữ và cho phép đi lang thang trong chùa. Người Hy Lạp đã gọi thành phố "Leontopolis" ("Thành phố của sư tử") và ghi lại thực tiễn đó. Sư tử được các vị vua Assyria giữ và nhân giống vào đầu năm 850 trước Công nguyên, và Alexandros Đại đế được cho là đã nuôi những con sư tử thuần hóa của Malhi ở miền bắc Ấn Độ. Ở La Mã cổ đại, sư tử được các hoàng đế giữ lại để tham gia vào đấu trường đấu sĩ hoặc được sử dụng để hành quyết. Những người đáng chú ý của La Mã bao gồm Sulla, Pompey và Julius Caesar thường ra lệnh tàn sát hàng trăm con sư tử một lúc. Ở Ấn Độ, sư tử được các hoàng tử Ấn Độ thuần hóa. Marco Polo báo cáo rằng hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt có nuôi sư tử.
Các "sở thú" châu Âu đầu tiên lan rộng giữa các gia đình quý tộc và hoàng gia vào thế kỷ 13, và cho đến thế kỷ 17 được gọi là "seraglios"; tại thời điểm đó, chúng được gọi là "menageries", một phần mở rộng của nội các của sự tò mò. Chúng lan rộng từ Pháp và Ý trong thời Phục Hưng đến phần còn lại của châu Âu. Ở Anh, mặc dù truyền thống "seraglio" kém phát triển, sư tử được giữ tại Tháp Luân Đôn trong một seraglio do vua John thành lập vào thế kỷ 13; điều này có lẽ đã có từ trước đó, bắt đầu vào năm 1125 bởi Henry I của Anh tại khu săn bắn của ông ta ở Woodstock, Oxfordshire, nơi mà sư tử William Malmesbury đã được thả vào đó.
Seraglios phục vụ như thể hiện sức mạnh và sự giàu có của giới quý tộc; động vật - đặc biệt là mèo hoang dã và voi lớn - tượng trưng cho sức mạnh và được đọ sức với nhau hoặc động vật được thuần hóa trong các trận đánh. Bằng cách mở rộng, các chế độ và huyết thanh phục vụ như là minh chứng cho sự thống trị của nhân loại đối với tự nhiên; sự thất bại của những "lãnh chúa" tự nhiên như vậy bởi một con bò vào năm 1682 đã làm khán giả kinh ngạc và chuyến bay của một con voi trước khi một con tê giác thu hút những người tham gia. Tần suất của những trận đánh như vậy dần dần giảm xuống trong thế kỷ 17 với sự lây lan của sự hăm dọa và sự chiếm đoạt chúng bởi những người bình dân. Truyền thống nuôi mèo lớn làm thú cưng kéo dài đến thế kỷ 19, tại thời điểm đó nó được coi là rất lập dị.
Sự hiện diện của sư tử tại Tháp Luân Đôn không liên tục, được bổ sung khi một vị vua hoặc người phối ngẫu của ông, như Marguerite d'Anjou, Vương hậu Anh, vợ của Henry VI của Anh, hoặc tìm kiếm hoặc được cho. Các ghi chép cho thấy động vật trong Tháp Luân Đôn được giữ trong điều kiện tồi tệ vào thế kỷ 17, trái ngược với điều kiện cởi mở hơn ở Firenze vào thời điểm đó. Các menagerie đã mở cửa cho công chúng vào thế kỷ 18; thu nhận lại là một khoản tiền ba nửa đồng hoặc cung cấp một con mèo hoặc con chó để cho sư tử ăn. Một đối thủ đáng gờm tại Exeter Exchange cũng trưng bày những con sư tử cho đến đầu thế kỷ 19. Tháp Menagerie đã bị đóng cửa bởi William IV của Anh, và các động vật được chuyển đến Sở thú Luân Đôn, mở cửa cho công chúng vào ngày 27 tháng 4 năm 1828.
Việc buôn bán động vật hoang dã phát triển cùng với thương mại thuộc địa được cải thiện trong thế kỷ 19; sư tử được coi là khá phổ biến và rẻ tiền. Mặc dù chúng sẽ trao đổi cao hơn hổ, nhưng chúng ít tốn kém hơn so với các động vật lớn hơn hoặc khó vận chuyển hơn như hươu cao cổ và hà mã, và ít hơn nhiều so với gấu trúc lớn. Giống như các loài động vật khác, sư tử được coi là ít hơn một loại hàng hóa tự nhiên, vô biên bị khai thác không thương tiếc với những tổn thất khủng khiếp trong việc bắt giữ và vận chuyển.
Sư tử được giữ trong điều kiện chật chội và tồi tàn tại Sở thú Luân Đôn cho đến khi một ngôi nhà cho sư tử lớn hơn với những chiếc lồng rộng rãi hơn được xây dựng vào những năm 1870. Những thay đổi tiếp theo diễn ra vào đầu thế kỷ 20 khi Carl Hagenbeck thiết kế các thùng bằng "đá" bê tông, không gian rộng mở hơn và hào nước thay vì các quán bar, gần giống với môi trường sống tự nhiên hơn. Hagenbeck đã thiết kế chuồng sư tử cho cả Sở thú Melbourne và Sở thú Taronga của Sydney; Mặc dù các thiết kế của ông rất phổ biến, việc sử dụng các thanh và thùng kín đã chiếm ưu thế trong nhiều sở thú cho đến những năm 1960. Vào cuối thế kỷ 20, các thùng lớn hơn, tự nhiên hơn và việc sử dụng lưới thép hoặc kính nhiều lớp thay vì mật độ thấp cho phép du khách đến gần hơn với động vật; Một số điểm tham quan như Rừng mèo/Sư tử nhìn ra Công viên Động vật học Thành phố Oklahoma đặt hang trên mặt đất, cao hơn du khách.
Săn bắn, chọi thú và thuần hóa.
Săn sư tử đã diễn ra từ thời cổ đại và thường là trò tiêu khiển của hoàng gia. Kỷ lục sớm nhất về việc săn sư tử là một bản khắc Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 1380 trước Công nguyên có đề cập đến Pharaon Amenhotep III giết 102 con sư tử "bằng mũi tên của chính mình" trong mười năm đầu cầm quyền. Người Assyria sẽ thả những con sư tử bị giam cầm trong một không gian dành riêng cho nhà vua để săn bắn; sự kiện này sẽ được khán giả theo dõi khi nhà vua và người của ông, trên lưng ngựa hoặc xe ngựa, giết chết những con sư tử bằng mũi tên và giáo mác. Sư tử cũng bị săn đuổi dưới thời Đế quốc Mughal, nơi Hoàng đế Jahangir được cho là đã xuất sắc về khả năng giết mãnh thú. Cuộc săn lùng sư tử của hoàng gia nhằm mục đích chứng minh sức mạnh của nhà vua đối với thiên nhiên.
Sư tử là một trong năm loài thú săn lớn ở châu Phi. Người Maasai có truyền thống coi việc giết sư tử là một nghi thức thông hành. Trong lịch sử, sư tử bị săn bắn bởi mỗi cá nhân, tuy nhiên, do số lượng sư tử giảm, người lớn tuổi không khuyến khích săn sư tử một mình. Trong giai đoạn thuộc địa châu Âu vào thế kỷ 19, việc săn bắn sư tử được khuyến khích bởi vì chúng được coi là kẻ phá hoại và sư tử có giá trị 1 bảng mỗi con. Hình ảnh được tái tạo rộng rãi của người thợ săn anh hùng săn đuổi sư tử sẽ thống trị một phần lớn của thế kỷ. Các nhà thám hiểm và thợ săn đã khai thác một bộ phận động vật Manichean nổi tiếng thành "thiện" và "ác" để tăng thêm giá trị ly kỳ cho cuộc phiêu lưu của họ, tự biến mình thành những nhân vật anh hùng. Điều này dẫn đến việc những con mèo lớn luôn bị nghi ngờ là kẻ ăn thịt người, đại diện cho "cả nỗi sợ thiên nhiên và sự hài lòng khi vượt qua nó". Việc săn sư tử để tranh giải trong những năm gần đây đã gặp phải nhiều tranh cãi. Việc giết sư tử Cecil vào giữa năm 2015 bởi một du khách người Mỹ đã tạo ra một phản ứng quốc tế đáng kể lên án thợ săn và về việc săn sư tử. Tại Nam Phi, săn sử tử là hoạt động rất được giới nhà giàu châu Âu hâm mộ. Những con sư tử được nuôi từ bé, sau đó thả vào khuôn viên chung để những thợ săn cầm súng đi tiêu diệt. Thú tiêu khiển này bị nhiều tổ chức động vật phê phán nhưng vẫn rất phát triển ở nước này.
Chọi sư tử là một môn thể thao đẫm máu liên quan đến việc đánh nhau của sư tử trong trận chiến với các động vật khác, thường là chúng sẽ đánh nhau với những con chó chọi hung dữ. Những ghi chép về nó tồn tại từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XVII. Cuối cùng nó đã bị cấm ở Viên vào năm 1800 và Anh vào năm 1835.
Thuần hóa sư tử đề cập đến việc thực hành thuần hóa sư tử để giải trí, là một phần của rạp xiếc đã thành lập hoặc là một hành động cá nhân như Siegfried & Roy. Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng để thuần hóa những con mèo lớn khác như hổ, báo hoa mai và báo sư tử. Việc thực hành thuần hóa bắt đầu vào đầu thế kỷ 19 bởi người Pháp Henri Martin và người Mỹ Isaac Van Amburgh, cả hai đã lưu diễn rộng rãi và kỹ thuật của họ đã được sao chép bởi một số người theo dõi. Van Amburgh đã biểu diễn trước Victoria của Anh vào năm 1838 khi ông đi lưu diễn ở Vương quốc Anh. Martin đã sáng tác một kịch câm có tựa đề Les Lions de Mysore ("những con sư tử của Mysore"), một ý tưởng mà Amburgh nhanh chóng mượn. Những hành vi này làm lu mờ chủ nghĩa cưỡi ngựa đóng vai trò là màn hình trung tâm của các chương trình xiếc và đi vào ý thức cộng đồng vào đầu thế kỷ 20 với điện ảnh. Để chứng minh sự vượt trội của con người so với động vật, sư tử thuần hóa phục vụ một mục đích tương tự như chiến đấu với động vật của các thế kỷ trước. Bằng chứng cuối cùng về sự thống trị và kiểm soát của người nuôi đối với sư tử được thể hiện bằng cách đặt đầu của người thuần hóa vào miệng sư tử. Chiếc ghế của người thuần hóa sư tử hiện đang mang tính biểu tượng có thể được sử dụng đầu tiên bởi American Clyde Beatty (1903-1965).
Tấn công con người.
Mặc dù sư tử thường không săn người nhưng một số cá thể - thường là con đực - dường như chủ động tìm kiếm người. Những con sư tử thường chỉ tấn công người khi khan hiếm con mồi hoặc do chúng là những con sư tử đã già và không còn khả năng săn đuổi mồi. Ngoài ra nguyên nhân tấn công còn là do con người vô tình xâm phạm lãnh địa của sư tử, do sư tử là là loài thú dữ có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao, tương tự như hổ. Một trường hợp được công bố rộng rãi là những con đực ở Tsavo; vào năm 1898, 28 công nhân đường sắt tham gia dự án tuyến đường sắt Kenya-Uganda đã bị sư tử ăn thịt trong suốt hơn 9 tháng trong quá trình xây dựng cây cầu bắc qua sông Tsavo ở Kenya. Người thợ săn giết sư tử đã viết một cuốn sách chi tiết về hành vi săn mồi của chúng; chúng lớn hơn những con đực bình thường và trông rất ốm đói, và một con dường như bị sâu răng. Lý thuyết về bệnh tật, bao gồm cả sâu răng, không được tất cả các nhà nghiên cứu ưa chuộng; một phân tích về răng và hàm của sư tử ăn thịt người trong các bộ sưu tập của bảo tàng cho thấy rằng trong khi sâu răng có thể giải thích một số sự cố, sự suy giảm con mồi ở các khu vực do con người thống trị là nguyên nhân dễ dẫn đến sư tử ăn thịt người. Trong dân gian, những con sư tử ăn thịt người đôi khi được nhắc đến như những con ác quỷ.
Trong phân tích về việc ăn thịt người - bao gồm cả vụ Tsavo - Kerbis Peterhans và Gnoske thừa nhận rằng sư tử bị bệnh hoặc bị thương có thể dễ trở thành kẻ ăn thịt người hơn nhưng hành vi đó "không phải là bất thường, cũng không nhất thiết là" bất thường "; nếu có sự kích thích như tiếp cận với vật nuôi hoặc xác người, sư tử sẽ thường xuyên săn người. Các tác giả lưu ý mối quan hệ này được chứng thực tốt giữa các loài báo và linh trưởng khác trong hồ sơ hóa thạch.
Sự tuyên bố về vấn đề sư tử ăn thịt người đã được kiểm tra một cách có hệ thống. Các nhà khoa học Mỹ và Tanzania báo cáo rằng hành vi ăn thịt người của sư tử ở các vùng nông thôn của Tanzania đã tăng lên rất nhiều từ năm 1990 đến năm 2005. Ít nhất 563 dân làng đã bị tấn công và nhiều người bị sư tử ăn thịt trong giai đoạn này - một con số vượt xa các cuộc tấn công của sư tử Tsavo. Vụ việc xảy ra gần Công viên Quốc gia Selous ở quận Rufiji và tỉnh Lindi gần biên giới Mozambique. Trong khi việc mở rộng địa bàn các ngôi làng vào các vùng hoang dã là một mối quan tâm, các tác giả cho rằng chính sách bảo tồn phải giảm thiểu nguy hiểm vì trong trường hợp này, bảo tồn góp phần trực tiếp vào cái chết của con người. Các trường hợp ở Lindi trong đó sư tử bắt và ăn thịt người từ trung tâm của những ngôi làng đáng kể đã được ghi nhận. Một nghiên cứu khác về 1.000 người bị sư tử tấn công ở miền nam Tanzania trong khoảng thời gian từ 1988 đến 2009 cho thấy những tuần sau trăng tròn, khi có ít ánh trăng, là một dấu hiệu cảnh báo mạnh mẽ về các cuộc tấn công vào ban đêm của sư tử sẽ gia tăng đối với những ngôi làng gần đó. Theo một thống kê cụ thể, trung bình có khoảng 250 người bị sư tử giết chết mỗi năm.
Theo Robert R. Frump, những người tị nạn Mozambique thường xuyên đi qua Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi vào ban đêm bị sư tử tấn công và ăn thịt; Các quan chức công viên đã nói rằng sư tử ăn thịt người là một vấn đề ở đó. Frump cho biết hàng ngàn người có thể đã bị giết trong nhiều thập kỷ sau khi chế độ apartheid niêm phong vườn quốc gia và buộc người tị nạn phải băng qua nơi này vào ban đêm. Trong gần một thế kỷ trước khi biên giới bị niêm phong, người Mozambique thường xuyên đi qua Kruger vào ban ngày với rất ít những mối nguy hại.
Nhà sinh thái học Craig Packer ước tính có khoảng 200 đến 400 người Tanzania bị giết bởi động vật hoang dã và sư tử được cho là giết ít nhất 70 người trong số này. Theo Packer từ năm 1990 đến 2004, sư tử đã tấn công 815 người ở Tanzania và giết chết 563 người. Packer và Ikanda là một trong số ít các nhà bảo tồn tin rằng các nỗ lực bảo tồn của phương Tây phải tính đến những vấn đề này vì những lo ngại về sự an toàn đối với cuộc sống của con người và sự thành công lâu dài trong những nỗ lực bảo tồn sư tử.
Một con sư tử ăn thịt người đã bị giết bởi các trinh sát ở Nam Tanzania vào tháng 4 năm 2004. Người ta tin rằng nó đã giết và ăn thịt ít nhất 35 người trong một loạt các vụ việc xảy ra ở một số ngôi làng ở vùng đồng bằng Rufiji ven biển. Tiến sĩ Rolf D. Baldus, điều phối viên chương trình động vật hoang dã GTZ, cho biết có khả năng con sư tử đã săn người vì nó có một áp xe lớn bên dưới răng hàm bị nứt và viết: "Con sư tử này có lẽ đã trải qua rất nhiều đau đớn, đặc biệt là khi nó đang nhai ". Như trong các trường hợp khác, con sư tử này lớn, không có bờm và có vấn đề về răng.
Hồ sơ "All-Africa" về sư tử ăn thịt người nói chung được coi là một tập hợp các sự cố giữa đầu những năm 1930 và cuối những năm 1940 ở Tanzania thời hiện đại gây ra bởi một đàn được gọi là "sư tử Njombe". Người quản lý và thợ săn George Rushby cuối cùng đã tiêu diệt cả đàn sư tử này, qua ba thế hệ được cho là đã giết và ăn thịt 1.500 đến 2.000 người ở quận Njombe.
Đôi khi, sư tử châu Á có thể trở thành kẻ ăn thịt người. Khu vực của khu bảo tồn Gir hiện không đủ để duy trì số lượng lớn và sư tử đã di chuyển ra ngoài nó, khiến chúng trở thành mối đe dọa tiềm tàng cho mọi người trong và xung quanh công viên quốc gia. Hai cuộc tấn công vào con người đã được báo cáo vào năm 2012 tại một khu vực cách khu bảo tồn khoảng 50–60 km (31-37 dặm).
Một số chuyên gia động vật học đã đưa ra những lời khuyên về cách ứng phó và bảo vệ bản thân khi chạm mặt với sư tử trong tự nhiên: Luôn nhìn thẳng vào mắt nó và không được ngắt quãng. Lùi lại thật chậm, không được quay lưng về phía sư tử và không được phép bỏ chạy. Sư tử thường sẽ di chuyển quan sát con mồi trước khi nhảy vào tấn công. Trong trường hợp đó, vung cánh tay để tạo cảm giác to lớn hơn, đồng thời gây ra thật nhiều tiếng động để phân tán sự chú ý của kẻ săn mồi.
Sư tử trong văn hóa.
Sư tử là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa của loài người. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương. C.A.W. Guggisberg, trong cuốn sách "Simba" của mình, nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Сũng có thể tìm thấy sư tử trong các bức vẽ trên vách hang của thời kỳ đồ đá. Nó đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại. Nó xuất hiện như một biểu tượng cho sức mạnh và sự quý phái trong các nền văn hóa trên khắp Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, bất chấp các sự cố tấn công con người. Sư tử đã được miêu tả là "vua của rừng rậm" và "vua của các loài thú", và do đó trở thành một biểu tượng phổ biến cho gia đình hoàng gia và các hiệp sĩ.
Miêu tả của sư tử được biết đến từ thời kỳ đồ đá cũ. Các bức chạm khắc và tranh vẽ của những con sư tử được phát hiện trong hang động Lascaux và hang Chauvet ở Pháp đã có niên đại từ 15.000 đến 17.000 năm tuổi. Một chạm khắc ngà voi đầu sư tử được tìm thấy trong hang động Vogelherd ở Swabian Alb, tây nam nước Đức, được mệnh danh là Löwenmensch (sư tử-người) trong tiếng Đức. Tác phẩm điêu khắc đã có niên đại ít nhất 32.000 năm - và sớm nhất là 40.000 năm trước - và bắt nguồn từ văn hóa Aurignacian.
Ở châu Phi.
Người Ai Cập cổ đại miêu tả một số vị thần chiến tranh của họ là những con sư tử, mà họ tôn kính như những thợ săn hung dữ. Các vị thần Ai Cập liên quan đến sư tử bao gồm: Bastet, Mafdet, Menhit, Pakhet, Sekhmet, Tefnut và Sphinx. Ở Ai Cập, nữ thần báo thù Sekhmet, được đại diện như một nữ sư tử, tượng trưng cho sức nóng của mặt trời. Con sư tử cũng được cho là hành động như một người dẫn đường đến thế giới ngầm, qua đó mặt trời được cho là đi qua mỗi đêm. Sự hiện diện của những ngôi mộ chân sư tử được tìm thấy ở Ai Cập và hình ảnh xác ướp mang trên lưng sư tử cho thấy sự liên kết chặt chẽ này của sư tử với thế giới ngầm. Những con sư tử ướp xác một phần đã được khai quật tại nghĩa địa Umm El Qa'ab trong một ngôi mộ của Hor-Aha và tại Saqqara trong lăng mộ của Maïa.
Ở châu Phi cận Sahara, quan điểm văn hóa của sư tử đã thay đổi theo vùng. Trong một số nền văn hóa, sư tử tượng trưng cho quyền lực và hoàng tộc, và một số nhà cai trị có từ "sư tử" trong biệt danh của họ. Ví dụ, Marijata của Đế quốc Mali được đặt tên là "Sư tử của Mali". Njaay, người sáng lập vương quốc Waalo, được cho là đã được sư tử nuôi nấng và trở về với người của mình một phần sư tử để đoàn kết chúng bằng cách sử dụng kiến thức mà anh ta học được từ những con sư tử. Ở các vùng của Tây Phi, được so sánh với một con sư tử được coi là một lời khen tuyệt vời. Sư tử được coi là đẳng cấp hàng đầu trong hệ thống phân cấp xã hội của các nền văn hóa này. [267] Ở những khu vực rừng rậm hơn, nơi hiếm có sư tử, báo đốm đại diện cho đỉnh của hệ thống phân cấp. Trong tiếng Swahili, sư tử được gọi là "simba" cũng có nghĩa là "hung dữ", "vua" và "mạnh mẽ".
Ở các vùng của Tây và Đông Phi, sư tử có liên quan đến sự chữa lành và được coi là mối liên kết giữa người và siêu nhiên. Trong các truyền thống Đông Phi khác, sư tử là biểu tượng của sự lười biếng. Trong nhiều truyện dân gian, sư tử được miêu tả là có trí thông minh thấp và dễ bị lừa bởi những động vật khác. Mặc dù sư tử thường được sử dụng trong các câu chuyện, tục ngữ và điệu nhảy, chúng hiếm khi được đề cao trong nghệ thuật thị giác.
Cận Đông.
Con sư tử là một biểu tượng nổi bật ở Mesopotamia cổ đại từ Sumer cho đến thời Assyrian và Babylon, nơi nó liên quan chặt chẽ với vương quyền. Sư tử là một trong những biểu tượng chính của nữ thần Inanna / Ishtar. Sư tử Babylon là biểu tượng quan trọng hàng đầu của Đế quốc Babylon. "Lion Hunt of Ashurbanipal" là một chuỗi nổi tiếng về các phù điêu cung điện Assyria từ c. 640 trước Công nguyên, hiện đang ở Bảo tàng Anh. Ở Meopotamia, sư tử được liên kết với nữ thần sinh sản Ishtar và thần Mesopotamian tối cao Marduk. Chủ đề của cuộc săn sư tử hoàng gia, một mô típ phổ biến trong biểu tượng ban đầu ở Tây Á, tượng trưng cho cái chết và sự hồi sinh; sự tiếp tục của cuộc sống được đảm bảo bằng việc giết chết một con vật giống như thần. Trong một số bức phù điêu bằng đá mô tả cuộc săn lùng sư tử của Hoàng gia, thần thánh và lòng can đảm của sư tử được đánh đồng với thần thánh và lòng can đảm của nhà vua.
Sư tử Judah là biểu tượng trong Kinh thánh của bộ lạc Judah và Vương quốc Judah sau này. Sư tử thường được đề cập trong Kinh thánh; Đáng chú ý là trong Sách Daniel, trong đó người anh hùng cùng tên từ chối thờ vua Darius và bị buộc phải ngủ trong hang của sư tử, nơi anh ta không hề hấn gì một cách kỳ diệu (Dan 6). Trong Sách Thẩm phán, Samson giết chết một con sư tử khi anh ta đi thăm một người phụ nữ Philistine. (Judg 14). Sức mạnh và sự hung dữ của sư tử được viện dẫn khi mô tả sự tức giận của Thiên Chúa (A-mốt 3: 4, 8, Lam 3:10) và mối đe dọa của kẻ thù của Israel (Psm 17:12, Jer 2:30) và Satan (1 Pet 5: 8). Cuốn sách của Ê-sai sử dụng hình ảnh của một con sư tử đang nằm với một con bê và con, và ăn rơm để miêu tả sự hài hòa của tạo vật (Ê-sai 11: 6 Ném7). Trong Sách Khải Huyền, một con sư tử, một con bò, một người đàn ông và một con đại bàng được nhìn thấy trên ngai trời trong tầm nhìn của John; (Rev 4: 7), Giáo hội Kitô giáo sơ khai đã sử dụng hình ảnh này để tượng trưng cho bốn sách phúc âm, con sư tử tượng trưng cho Phúc âm Mark.
Viễn Đông.
Trong các văn bản Puranas của Ấn Độ giáo, Narasimha ("người đàn ông-sư tử") hóa thân thành nửa sư tử, nửa người hay Vishnu, được các tín đồ của mình tôn sùng và cứu người sùng bái trẻ em Prahlada khỏi cha mình, vua quỷ dữ Hiranyakashipu; Vishnu có hình dạng sinh vật nửa người, nửa sư tử ở Narasimha, nơi anh ta có thân người và thân dưới, và khuôn mặt và móng vuốt giống như sư tử. Singh là một tên vượng cổ Ấn Độ có nghĩa là "sư tử", có niên đại hơn 2.000 năm ở Ấn Độ cổ đại. Ban đầu nó chỉ được sử dụng bởi Rajputs, một Kshatriya theo đạo Hindu hoặc đẳng cấp quân sự. Sau sự ra đời của tình huynh đệ Khalsa vào năm 1699, người Sikh cũng đã chấp nhận cái tên "Singh" do mong muốn của Đạo sư Gobind Singh. Cùng với hàng triệu người theo đạo Hindu ngày nay, nó cũng được sử dụng bởi hơn 20 triệu người theo đạo Sikh trên toàn thế giới.
Sư tử châu Á được tìm thấy như một biểu tượng trên nhiều lá cờ và huy hiệu trên khắp châu Á, bao gồm cả Quốc huy Ấn Độ. Sư tử châu Á cũng là biểu tượng cho người Sinhala, dân tộc chính ở Sri Lanka; thuật ngữ bắt nguồn từ Indo-Aryan Sinhala, có nghĩa là "người sư tử" hay "người có máu sư tử", trong khi một con sư tử cầm kiếm là nhân vật trung tâm trên quốc kỳ Sri Lanka.
Sư tử đá là một mô típ phổ biến trong nghệ thuật Trung Quốc; nó được sử dụng lần đầu tiên trong nghệ thuật vào cuối thời Xuân Thu (thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên) và trở nên phổ biến hơn vào thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - năm 220 sau Công nguyên). Bởi vì sư tử chưa bao giờ có nguồn gốc từ Trung Quốc, những mô tả ban đầu có phần không thực tế; Sau khi du nhập nghệ thuật Phật giáo đến Trung Quốc vào thời nhà Đường sau thế kỷ thứ sáu sau Công nguyên, sư tử thường được miêu tả không cánh với thân hình ngắn hơn, dày mình hơn và bờm xoăn. Múa lân - sư - rồng là một điệu nhảy truyền thống trong văn hóa Trung Quốc, trong đó những người biểu diễn trong trang phục sư tử bắt chước các động tác của sư tử, thường có nhạc đệm từ chũm chọe, trống và cồng chiêng. Chúng được biểu diễn vào Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và các dịp lễ kỷ niệm khác để lấy may mắn. Ở Trung Quốc và Việt Nam rất thịnh hành tượng sư tử đá Trung Quốc, người Trung Quốc sử dụng con sư tử đá của họ để canh mộ trong khi rất nhiều người Việt Nam lại kính cẩn thờ chúng, đặt chúng trước cửa cơ quan, công sở, chùa chiền, nhà riêng và thậm chí trước các di tích lịch sử.
Singapore có tên từ các từ tiếng Mã Lai "singa" (sư tử) và "pora" (thành phố / pháo đài), lần lượt là từ tiếng Tamil-tiếng Phạn சிங்க singa ंह ंह ंह ंह ṃ ṃ a a a a a ] Theo Biên niên sử Mã Lai, tên này được đặt bởi một hoàng tử Mã Lai ở Sumatra thế kỷ thứ 14 Sang Nila Utama, người, trên ngọn hải đăng sau cơn giông bão, phát hiện ra một con linh thú dường như là một con sư tử trên bờ (có thể ông đã nhầm lẫn với loài hổ). Sư tử cũng là biểu tượng chính thức của Singapore.
Ở châu Âu.
Sư tử là đề tài được sử dụng rộng rãi trong điêu khắc và tạc tượng để tạo ra cảm giác cao quý hay hùng dũng, đặc biệt là ở những công trình xây dựng công cộng. Tượng sư tử đáng chú ý bao gồm những bức quanh tượng đô đốc Nelson ở quảng trường Trafalgar ở Luân Đôn. Các nhóm tượng khác là bốn con sư tử bảo vệ lối vào của cầu Britannia vượt qua eo biển Menai ở Wales.
Sư tử được sử dụng như một biểu tượng của các đội thể thao, từ các đội bóng đá như các đội tuyển Anh, Scotland và Singapore đến các câu lạc bộ nổi tiếng như Detroit Lions của NFL, Chelsea F.C. và Aston Villa ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Eintracht Braunschweig của Bundesliga, và nhiều câu lạc bộ nhỏ hơn trên khắp thế giới.
Sư tử tiếp tục xuất hiện trong văn học hiện đại với tư cách là những nhân vật bao gồm Aslan lộn xộn trong The Lion, Witch and the Wardcoat và theo dõi những cuốn sách từ loạt The Chronicles of Narnia được viết bởi CS Lewis, và Lion Cowlyly Lion trong Phù thủy Frank tuyệt vời của xứ Oz. Biểu tượng sư tử đã được sử dụng từ sự ra đời của điện ảnh; một trong những con sư tử mang tính biểu tượng và được công nhận rộng rãi nhất là Leo, là linh vật của hãng phim Metro-Goldwyn-Mayer (MGM) từ những năm 1920. Thập niên 1960 chứng kiến sự xuất hiện của nữ hoàng sư tử Kenya Elsa trong bộ phim Sinh ra tự do, dựa trên cuốn sách thực tế cùng tên. Vai trò của sư tử với tư cách là vua của các loài thú đã được sử dụng trong phim hoạt hình, chẳng hạn như bộ phim hoạt hình năm 1994 của Walt Disney Pictures The Lion King. Ngoài ra sư tử còn xuất hiện trong các rạp xiếc như nhân vật chính sư tử xiếc 4 tuổi Goliath The Lion cùng các nhân vật phụ là sư tử xiếc Franco The Fantastic (trong tập "Goliath The Great") và sư tử xiếc Hercules (trong tập "Princess For A Day") của loạt phim truyền hình thiếu nhi Jojo's Circus do Coffee Studios và Cartoon Pizza sản xuất. |
6,815 | 69962000 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6815 | Viêm | Viêm (trong ngôn ngữ Latin: "inflammatio") là một phần trong hệ thống phản ứng sinh học của các mô với những kích thích có hại, như là các mầm bệnh, tế bào bị tổn thương, hoặc chất gây kích ứng, và là một phản ứng bảo vệ liên quan đến các tế bào miễn dịch, mạch máu, và các hóa chất trung gian. Chức năng của viêm là loại bỏ nguyên nhân ban đầu làm tế bào tổn thương, dọn sạch các tế bào chết và mô bị tổn thương từ chấn thương ban đầu và trong quá trình viêm, và bắt đầu phục hồi mô.
Năm dấu hiệu lâm sàng của viêm gồm sốt, đau, đỏ, sưng, và rối loạn chức năng. Viêm là một đáp ứng chung đối với các bệnh nguyên, do đó viêm được xem như là một phần của miễn dịch không đặc hiệu (với tên gọi khác là "miễn dịch bẩm sinh").
Đặc điểm.
Viêm là kết quả có tính quy luật của các tác nhân gây viêm xuất hiện trong cơ thể, là quá trình phức hợp giữa điều hòa và phản ứng. Quá trình này xảy ra ở bộ máy liên kết và vi mạch, gây ra những rối loạn chủ yếu về hóa tổ chức và tính thấm thành mạch, dẫn đến các hiện tượng thoát huyết tương, xuyên bạch cầu, tăng sinh tế bào tại ổ viêm và hiện tượng thực bào, gây ra 4 triệu chứng điển hình là sưng, nóng, đỏ và đau với các đặc điểm sau:
Những thay đổi về hình thái và sinh hóa gặp trong quá trình viêm diễn biến theo quy luật. Mặc dù mức độ và thời gian của các giai đoạn viêm có thể thay đổi, nhưng quá trình viêm thường diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn tổn thương tổ chức, giai đoạn rối loạn vận mạch và thoát dịch rỉ viêm, giai đoạn tăng sinh tổ chức để hàn gắn tổn thương.
Triệu chứng chủ yếu.
Viêm cấp tính là một quá trình diễn ra nhanh chóng, thường xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ, và thường biến mất sau khi loại bỏ tổn thương gây kích thích. Có liên quan đến quá trình phối hợp và đáp ứng hệ thống huy động tại chỗ. Trong điều kiện sức khỏe bình thường, viêm được kích hoạt để dọn sạch mầm bệnh, bắt đầu quá trình sửa chữa và sau đó kết thúc quá trình. Viêm đặc trưng bởi năm triệu chứng chủ yếu sau:
Một từ viết tắt để ghi nhớ năm triệu chứng này là "PRISH", trong đó Pain, Redness, Immobility, Swelling, Heat.
Sinh lý bệnh.
Giai đoạn rối loạn chuyển hóa và tổn thương tổ chức.
Tác động của các tác nhân gây viêm.
Các tác nhân gây viêm tác động lên cơ quan và mô gây ra hai hậu quả chủ yếu là:
Các mediator (chất môi giới).
Bao gồm:
Giai đoạn rối loạn tuần hoàn và thoát dịch rỉ viêm.
Tác động của các mediator viêm.
Thành phần của dịch rỉ viêm bao gồm huyết tương và các tế bào viêm, các tế bào hoại tử, và các tác nhân gây viêm. Dịch rỉ viêm còn có cả fibrinogen, khi ra khỏi lòng mạch, fibrinogen sẽ chuyển thành fibrin và tạo thành một hàng rào bao quanh ổ viêm có tác dụng ngăn cản sự phát triển của ổ viêm.
Trong giai đoạn này xảy ra hiện tượng xuyên mạch và thực bào của bạch cầu: các bạch cầu sẽ di chuyển theo kiểu amib chui qua thành mạch và tổ chức để đến ổ viêm do ảnh hưởng của các chất hóa ứng động như leucotaxin, necroxin).
Các bạch cầu xuyên mạch gồm.
Các bạch cầu cũng theo mạch máu xâm nhập vào mô, tiết các chất prostaglandin, cytokine nhằm tiêu diệt hoặc trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Khi viêm không lành sẽ có thể trở thành viêm mạn tính. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sự viêm mạn tính và nguy cơ ung thư thông qua yếu tố NF-kB.
Vai trò của các tế bào khác trong giai đoạn này.
Tế bào nội mạc
Các tế bào nội mạc có 4 tính chất chính:
Tế bào tạo sợi
Các tế bào tạo sợi ("fibroblast") sản xuất các sợi tạo keo ("collagen") có vai trò trong giai đoạn tạo sẹo, phục hồi.
Tiểu cầu
Các tiểu cầu có chức năng chính là khởi phát quá trình đông máu, tạo sẹo và điều hòa phản ứng viêm nhờ các chất trung gian có sẵn, kể cả TGFβ ("Transforming Growth Factor" β).
Giai đoạn tăng sinh và liền sẹo.
Các tác nhân gây viêm và các mediator giảm, rối loạn tuần hoàn và chuyển hóa giảm. Một số sản phẩm viêm có tác dụng kích thích phân bào làm tăng sinh tế bào ở khu vực viêm, tăng sinh tổ chức liên kết, tăng sinh các mao mạch và tổ chức hạt. Tổ chức hoại tử ở giai đoạn trước được thay thế bởi một tổ chức mới được hình thành.
Trên đây là 3 giai đoạn của một phản ứng viêm điển hình xảy ra tuần tự nhưng đan xen vào nhau. Tuy vậy, thực tế từ loại phản ứng viêm mà có giai đoạn trội, có giai đoạn biểu hiện rõ rệt:
Ảnh hưởng của toàn thân đối với phản ứng viêm.
Tùy thuộc vào ảnh hưởng của hệ thần kinh, nội tiết, hệ thống tế bào đơn nhân thực bào. |
6,826 | 918586 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6826 | Công thức 1 | Công thức 1 (tiếng Anh: "Formula One"), còn gọi là Thể thức 1 hay F1, là một môn thể thao tốc độ chuyên về đua xe hơi bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ô tô Quốc tế ("Fédération Internationale de l'Automobile" hay "FIA"), cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô. "Công thức" trong tên gọi là để chỉ một loạt quy định mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ. Mùa giải vô địch thế giới F1 bao gồm một chuỗi các cuộc đua, được biết đến với tên Grands Prix, thường được tổ chức tại những đường đua được xây dựng riêng, cũng có một số ít trường hợp là trên những con đường trong thành phố, cuộc đua nổi tiếng nhất trong số đó là Monaco Grand Prix ở Monte Carlo. Kết quả của mỗi cuộc đua được tổng hợp lại để xác định hai Nhà vô địch Thế giới hàng năm, một dành cho tay đua và một dành cho đội đua.
Xe hơi Công thức 1 khi đua với tốc độ cao nhất có thể lên tới 360 km/h (225 mph) với vòng quay máy lên tới 12500 vòng một phút. Những chiếc xe này có khả năng kéo gấp 5 lần trọng lực tại một số khúc cua. Hiệu suất của xe phụ thuộc rất nhiều vào điện tử, khí động lực học, nhíp và bánh xe. Động cơ và truyền động của một chiếc xe Công thức 1 hiện đại là một trong số những bộ phận cơ khí phải chịu áp lực lớn nhất trên hành tinh. Công thức 1 đã chứng kiến nhiều sự phát triển và thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao này.
Châu Âu là cái nôi của Công thức 1; tất cả các đội đấu đều có trụ sở tại đó và khoảng một nửa cuộc đua tổ chức tại đó. Cụ thể hơn Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã sản sinh ra nhiều tay đua vô địch nhất (13), và đại đa số đội đua vô địch (32). Tuy nhiên, phạm vi của môn thể thao này đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây và Grands Prix giờ đây được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Một số cuộc đua ở châu Âu dần chuyển sang các cuộc đua tại các châu lục khác, nhất là châu Á như Bahrain, Trung Quốc, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore đã tổ chức cuộc đua đêm đầu tiên vào năm 2008, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt đầu đăng cai năm 2009 và Ấn Độ đã được thêm vào lịch bắt đầu từ năm 2011. Trong số 19 cuộc đua vào năm 2011 (chưa kể GP Bahrain), có 9 cuộc đua là ở bên ngoài châu Âu
Công thức 1 là một sự kiện truyền hình lớn, với hàng triệu người theo dõi mỗi cuộc đua trên khắp thế giới. Là môn thể thao đắt đỏ nhất thế giới, hiệu ứng kinh tế của nó là rất rõ ràng, và những trận chiến tài chính và chính trị đã xảy ra ở nhiều nơi. Trung bình khoảng 55 triệu người trên thế giới theo dõi trực tiếp các cuộc đua Công thức 1. Lịch sử và sự phổ biến của môn thể thao này đã khiến cho nó trở thành một môi trường buôn bán hiển nhiên, dẫn đến sự đầu tư cao từ những nhà tài trợ, chuyển thành ngân sách cực lớn dành cho các đội đua. Vài đội đua đã phá sản hoặc bán cho công ty khác từ năm 2000. Ví dụ gần đây nhất về điều này là đội đua Super Aguri đã bị từ chối không cho tham gia Giải Grand Prix Tây Ban Nha và sau đó phải giải tán do thiếu nguồn tiền sau khi nỗ lực thu hút tài trợ bất thành.
Môn thể thao này do FIA quản lý. Các quyền thương mại của Công thức 1 thuộc quyền sở hữu của Nhóm Công thức 1.
Lịch sử.
Loạt cuộc đua Công thức 1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 1920 và 1930. "Công thức" là một tập các quy định mà tất cả những người và xe tham gia phải tuân thủ. Giải Công thức 1 chỉ được chấp thuận sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1946, với cuộc đua không tính vô địch đầu tiên được tổ chức vào năm đó. Một số tổ chức đua xe Grand Prix đã đặt ra các luật lệ dành cho Giải vô địch Thế giới từ trước chiến tranh, nhưng do chiến tranh trì hoãn, Giải vô địch Các tay đua Thế giới không trở thành giải chính thức cho đến năm 1947. Cuộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Liên hiệp Anh vào năm 1950. Một giải vô địch dành cho đội đua diễn ra tiếp đó vào năm 1958. Các giải vô địch quốc gia được tổ chức tại Nam Phi và Liên hiệp Anh vào thập niên 1960 và 1970. Các cuộc đua Công thức 1 không tính vô địch được tổ chức trong nhiều năm nhưng do chi phí cho cuộc đua ngày càng cao, cuộc đua không tính vô địch cuối cùng diễn ra vào năm 1983.
Các cuộc đua trở lại (1950–1958).
Nhà vô địch Giải vô địch Thế giới Công thức 1 đầu tiên là tay đua người Ý Giuseppe Farina trong chiếc Alfa Romeo trong năm 1950, chỉ vừa vặn đánh bại đồng đội người Argentina Juan Manuel Fangio của ông. Tuy nhiên Fangio đã giành lại chức vô địch các năm 1951, 1954, 1955, 1956 & 1957 (kỷ lục 5 lần giành chức vô địch thế giới của ông đã tồn tại suốt 45 năm cho đến khi tay đua người Đức Michael Schumacher giành được chức vô địch thứ 6 vào năm 2003), mạch chiến thắng của ông bị ngắt trong 2 năm 1952 và 1953 do chấn thương, và người đoạt giải trong các năm đó là Alberto Ascari của đội đua Ferrari. Mặc dù Stirling Moss thường xuyên thi đấu, ông chưa bao giờ giành được một Chức vô địch Thế giới nào, và được xem là tay đua vĩ đại nhất chưa từng giành được danh hiệu nào.
Khoảng thời gian này là khoảng thời gian thống trị của những đội đua do những nhà sản xuất xe hơi phổ thông điều hành - Alfa Romeo, Ferrari, Mercedes Benz và Maserati - tất cả các đội đua này đều đã thi đấu từ trước chiến tranh. Mùa giải đầu tiên, các đội đua sử dụng những chiếc xe trước thế chiến như 158 của Alfa. Chúng đều có động cơ phía trước, bánh xe có ta-lông hẹp và động cơ hút thường 4,5 lít hoặc tăng nạp 1,5 lít. Giải vô địch thế giới các năm 1952 và 1953 áp dụng quy định của Công thức 2, với những chiếc xe nhỏ hơn, yếu hơn, do lo ngại về số lượng xe hơi Công thức 1 không có nhiều trên thị trường. Khi quy định Công thức 1 mới, với động cơ giới hạn còn 2,5 lít, được tái áp dụng vào năm 1954, Mercedes-Benz đã cho ra mắt chiếc W196 cải tiến, trong đó có một số sáng kiến đáng chú ý như van điều khiển vòng (desmodromic valve) và phun nhiên liệu cũng như thân xe đóng kín có hình dáng thuôn hơn. Mercedes đã giành chức vô địch tay đua trong hai năm, trước khi rút ra khỏi tất cả các giải đua mô tô sau Cuộc khủng hoảng Le Mans 1955.
Những cải tiến vĩ đại (1959–1980).
Sự cải tiến lớn về công nghệ đầu tiên, đó là sự tái sản xuất các loại hơi có động cơ tầm trung của Cooper (theo sau chiếc Auto Union tiên phong của Ferdinand Porsche vào những năm 1930), lấy ý tưởng từ những mẫu thiết kế Công thức 3 thành công của công ty, diễn ra vào những năm 1950. Tay đua người Úc Jack Brabham, nhà vô địch thế giới vào năm 1959, 1960 và 1966, đã nhanh chóng chứng tỏ được tính ưu việt của mẫu thiết kế mới. Đến năm 1961, tất cả những tay đua thi đấu đã chuyển sang các loại xe hơi động cơ tầm trung.
Nhà vô địch Thế giới người Anh đầu tiên là Mike Hawthorn, người lái một chiếc Ferrari giành được danh hiệu vào năm 1958. Tuy nhiên, khi Colin Chapman gia nhập làng với vai trò nhà thiết kế khung gầm và sau đó là người thành lập Team Lotus, Đội đua xanh của Anh bắt đầu thống trị các đường đua trong thập niên tiếp theo. Với Jim Clark, Jackie Stewart, John Surtees, Jack Brabham, Graham Hill, và Denny Hulme, các tay đua của đội Anh và Khối thịnh vượng chung đã giành được mười hai chức vô địch thế giới từ năm 1962 đến 1973.
Vào năm 1962, Lotus giới thiệu chiếc xe hơi có miếng gầm khung bằng nhôm gắn liền với thân thay cho kiểu thiết kế dạng khung truyền thống. Cải tiến này đã được chứng minh là bước đột phá vĩ đại nhất về công nghệ kể từ khi những chiếc xe hơi động cơ tầm trung ra mắt. Vào năm 1968, Lotus sơn lại tất cả chiếc xe của đội sang màu gan của hãng Imperial Tobacco, từ đó giới thiệu hình thức tài trợ vào môn thể thao.
Lực ép xuống của động lực học dần dần trở nên quan trọng trong mẫu thiết kế xe kể từ khi có sự xuất hiện của cánh máy bay vào cuối thập niên 1960. Vào cuối thập niên 1970, Lotus giới thiệu khí động lực học về hiệu ứng mặt đất cung cấp lực ép xuống khổng lồ và làm tăng đáng kể tốc độ bẻ cua (mặc dù khái niệm này trước đây đã được dùng trong Chaparral 2J của Jim Hall vào năm 1970). Các lực động lực học tác động lên xe lớn quá lớn (lên đến 5 lần trọng lượng xe) đến nỗi cần những lò xo cực cứng để duy trì một khoảng sáng gầm xe cố định, khiến cho nhíp xe gần như rắn, và bất kỳ một độ nhún nào giữa xe và người với độ bấp bênh của mặt đường phụ thuộc hoàn toàn vào bánh xe.
Các quy định và kỹ thuật theo dòng thời gian.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh các quy định cho ô tô chuyên dùng trong các giải Grand Prix còn có một loại khung xe rẻ tiền hơn gọi là "voiturettes" (xe con), cho phép có động cơ lắp máy nén đến 1.500 cm³.
Dưới áp lực của hai đội Grand Prix của Đức, Mercedes-Benz và Auto Union, hai đội mà không được sự đồng tình ở nước ngoài cả về chính trị lẫn về thể thao, nên vào cuối thập niên 1930 đã có những cố gắng hủy bỏ những quy định thời bấy giờ và đưa các "voiturettes" trở thành hạng Grand Prix. Ngoài việc khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Anh, Pháp và Ý được cải thiện rõ rệt, các đổi mới về an toàn cũng được nêu lên làm lý do cho việc thay đổi các quy định. Vì thế giải Grand Prix ở Tripoli (Libya) năm 1939 được tổ chức cho các "voiturettes", nhưng mặc dù vậy Mercedes-Benz đã đoạt giải một cách bất ngờ với một chiếc ô tô được chế tạo mới đặc biệt cho mục đích này.
Ngay sau chiến tranh các xe đua "voiturettes" vẫn được chế tạo, đặc biệt là bởi Alfa Romeo, nên Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) đã điều chỉnh lại các quy định dành cho các xe đua Grand Prix có hiệu lực từ năm 1947: trong hạng từ đó được gọi là Formula 1 cho phép các động cơ lắp máy nén ("supercharged engine") có dung tích đến 1.500 cm³ và động cơ hút ("atmospheric engine") đến 4.500 cm³. Thêm vào đó Formula 2 được định nghĩa cho loại động cơ hút có dung tích đến 2.000 cm³.
Các cuộc đua xe riêng lẻ cho giải Grand Prix được tổ chức theo các quy định này, loạt đua hay giải vô địch châu Âu như trước chiến tranh không còn nữa. Nhưng khi Liên đoàn mô tô Quốc tế ("Fédération Internationale de Motocyclisme" - FIM) tổ chức giải vô địch thế giới vào năm 1949, FIA phản ứng bằng giải vô địch thế giới trong năm 1950. Cuộc đua xe đầu tiên của giải vô địch thế giới mới diễn ra vào ngày 13 tháng 5 năm 1950 ở Silverstone (Anh).
Để củng cố cho yêu cầu tự đưa ra là một giải vô địch thế giới mặc dù gần như chỉ có châu Âu tham dự, trong thời gian từ 1950 đến 1960 cuộc đua 500 dặm ở Indianapolis (Hoa Kỳ) đã được cho điểm của giải vô địch thế giới mặc dầu thi theo các quy định hoàn toàn khác.
Trong 2 năm đầu tiên xe "Alfetta" trang bị động cơ có máy nén của Alfa Romeo, xe có nhiều điểm tương tự như các thiết kế trước chiến tranh, tiếp tục chiếm ưu thế. Tuy vậy cuối năm 1951 Alfa Romeo rút lui ra khỏi môn thể thao đua xe này sau hai thập niên đạt được nhiều thành tích. Vì chỉ còn có Ferrari, lãnh đạo đua xe của Alfa, là có khả năng thiết kế các loại xe đua F1 có thể cạnh tranh nên giải vô địch thế giới các năm 1952 và 1953 tạm thời được tổ chức cho loại xe F2 ít tốn kém hơn hơn. Mặc dù vậy Ferrari vẫn chiếm ưu thế trong các năm này và đều đoạt giải với Alberto Ascari.
Năm 1954 quy định mới ít tốn kém hơn (F1 với động cơ hút đến 2.500 cm³ hay động cơ có máy nén đến 750 cm³, F2 đến 1.500 cm³) ra đời, vì thế nhiều hãng xe trong đó có Mercedes quyết định lại tiếp tục tham dự.
Từ 1961 đến 1965 các quy định cũ dùng cho F2 trở thành F1 làm cho các đội nhỏ của Anh đang chiếm ưu thế giận dữ vì họ không tự chế tạo động cơ được. Porsche đã chế tạo xe cho F2 đạt được nhiều thành tích từ nhiều năm nên việc đi lên F1 trở nên gần gũi. Thế nhưng chiếc động cơ 4 xi lanh có nguồn gốc từ Volkswagen không thể cạnh tranh được. Khung xe kiểu 718 cũng quá nặng nề so với các đối thủ. Với kiểu 804 mới có động cơ 8 xi lanh Porsche chiến thắng duy nhất một lần ở giải vô địch thế giới tại Rouen (Pháp) năm 1962 với Dan Gurney. Cuối mùa đua xe năm đó Porsche rút lui khỏi hạng F1 do tốn kém và do không sản xuất hằng loạt được và lại tập trung vào sản xuất ô tô thể thao vốn là lĩnh vực của họ.
Vì xe thể thao và ngay cả một số xe được sản xuất hằng loạt vào thời gian này có công suất lớn hơn cả loại gọi là cao nhất này nên vào năm 1966 các quy định lại được thay đổi bằng cách nâng gấp đôi dung tích xy lanh (3.000 cm³ cho động cơ hút, 1.500 cm³ cho động cơ có máy nén).
Động cơ Repco tương đối đơn giản chiếm ưu thế trong hai năm đầu tiên của hạng 3 lít vì sau khi quy định thay đổi trong thời gian ngắn không có động cơ nào thích hợp. Ngay cả Ferrari cũng phải mang một động cơ xe đua thể thao nhỏ cùng với một thiết kế sai lầm ra đường đua. BRM chồng hai động cơ 8 xi lanh lên thành một chiếc H16 và được gọi là "quái vật", Maserati khởi động lại một động cơ V12 từ thời đại 2.500 cm³ của thập niên 1950. Các động cơ được khoan thêm thành khoảng 2 lít của Coventry-Climax đã qua thử thách vẫn tiếp tục giành chiến thắng. Thế nhưng công ty này không muốn đầu tư vào phát triển một động cơ 3 lít nên rút lui khỏi F1.
Trong những năm từ 1968 đến 1982 động cơ được bán tự do V8-DFV Cosworth của Ford chiếm ưu thế trong F1 vì nhiều đội với động cơ này và cùng với 12 người lái xe đã giật giải vô địch thế giới trong tổng cộng 155 cuộc đua. Ferrari đoạt giải một lần với chiếc V12 có công suất mạnh hơn một ít, BRM với chiếc V12 chiến thắng một vài lần.
Bắt đầu từ năm 1977 Renault đưa động cơ turbo vào F1 và chiến thắng lần đầu với động cơ này vào năm 1979. Cho đến năm 1982 các động cơ hút tiết kiệm hơn, tin cậy hơn, ít tốn kém hơn và dễ lái hơn vẫn tiếp tục nắm giữ ưu thế mặc dù có công suất nhỏ hơn ngày càng thấy rõ. Bắt đầu từ năm 1983 các động cơ turbo có công suất mạnh hơn cuối cùng cũng chiếm ưu thế, trong các vòng chạy thử đã có thể tạo công suất cao hơn 1.000 mã lực rất nhiều trong khoản thời gian ngắn và vì thế đẩy lùi các lái xe động cơ hút xuống phần phía sau của đội hình khởi hành.
Các động cơ Cosworth đã qua thử thách với khoảng 500 mã lực sau đó được sử dụng trong Formula 3000, hạng đua thay thế Formula 2 với các động cơ đua 2.000 cm³.
Chiếc xe đua mạnh nhất từ trước đến nay trong Công thức 1 là chiếc Benetton-BMW năm 1986 với 1.350 mã lực được điều khiển bởi tay đua người Áo Gerhard Berger, chiếm giải Grand Prix của México trong cùng năm. Sau đó Berger tường thuật lại là "chiếc ô tô này gần như không thể chạy được vì mạnh quá", tức là phải hết sức cực nhọc mới điều khiển được chiếc xe.
Bắt đầu từ năm 1989 các động cơ turbo bị cấm và chỉ còn cho phép các động cơ hút đến 3.500 cm³ (để phân biệt với F3000 với dung tích là 3.000 cm³), được sử dụng trong các loại V8, V10, V12 và ngay cả cho W12. Renault giới thiệu bộ điều khiển van bằng khí nén thay thế các lò xo thép cho phép tăng vòng quay nhanh 12.000 vòng/phút đang thông dụng cho đến thời điểm đó.
Sau mùa đua xe năm 1994, vì có nhiều tai nạn, dung tích được giảm xuống còn 3.000 cm³, công suất giảm từ khoảng 750 xuống còn 650 mã lực.
Từ năm 1996 Ferrari thay V12 nặng và tốn nhiều nhiên liệu bằng loại V10 mà cùng với loại này Michael Schumacher đã chiến thắng được 3 cuộc đua. Ngay từ năm 1997 người ta đã đạt lại được công suất 750 mã lực bằng cách tăng vòng quay nhanh hơn 17.000 vòng/phút.
Từ mùa đua xe 2005 các xe phải qua được hai cuối tuần đua mà không phải thay thế để giảm phí tổn và kiềm chế việc tăng công suất (hiện nay vào khoản 900 mã lực ở 19.000 vòng/phút).
Kinh tế.
Các cuộc thi thể thao của Công thức 1 được tiến hành bởi "Formula One Management". Sở hữu công ty này là Slec Holdings, giám đốc Bernie Ecclestone hiện sở hữu khoản 25% công ty. Ngoài ra các ngân hàng sau đây đều có đầu tư vào Slec Holdings: BayernLB, Lehman Brothers và J. P. Morgan Chase. Các đội đua xe Công thức 1 chỉ có một phần của công ty với quyền phủ quyết.
FIA sở hữu các quyền về quảng cáo và truyền hình của các cuộc thi Công thức 1.
Các hình thức phạt.
Nếu hình phạt qua 3 vòng vẫn chưa được thực hiện thì xe sẽ bị loại. Nếu hình phạt được đưa ra trong 5 vòng cuối cùng, hay ngay sau khi chấm dứt cuộc đua, thì thời gian lái sẽ bị cộng thêm 25 giây, không cần thiết phải chạy qua pit nữa.
Nhiều khi một người lái, hay một đội, có thể bị cấm tham dự vài cuộc đua. Số lần nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vi phạm quy luật của người lái, hay đội, đó. |
6,835 | 723864 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6835 | Thể thao | Thể thao (Tiếng Anh: "sport") là các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh, từ đó có việc trao giải thưởng thông qua thành tích. Thể thao hiện đại mang mục đích là duy trì, cải thiện các kĩ năng và năng lực thể chất, trau dồi các kỹ năng xã hội, rèn luyện sức khỏe, đem lại niềm vui, hứng khởi cho những người tham gia (thường gọi là các vận động viên, bất kể ở lứa tuổi nào, giới tính, trình độ, đẳng cấp nào) và mang đến sự giải trí cho người xem.
Thông thường cuộc thi đấu hay trò chơi diễn ra giữa hai bên, mỗi bên cố gắng để vượt qua đối phương. Một số môn thể thao cho phép có tỉ số hòa; một số môn khác áp dụng các phương thức phá vỡ thế cân bằng, để đảm bảo có một bên thắng và một bên thua. Nhiều trận thi đấu đối kháng như vậy có thể được sắp xếp thành một giải đấu để chọn ra nhà vô địch. Nhiều giải thể thao tổ chức các mùa giải thể thao định kỳ để chọn nhà vô địch, đôi khi phải phân định bằng một hay nhiều trận play-off. Ngày nay có hàng trăm môn thể thao được tổ chức, từ những môn được tranh tài giữa các cá nhân, cho tới những môn có nhiều người tham gia cùng một lúc.
Nhìn chung người ta coi thể thao là các hoạt động dựa trên sức mạnh hay sự khéo léo thể chất. Các đại hội thể thao lớn như Thế vận hội cũng chỉ áp dụng các môn thể thao đáp ứng tiêu chí này, và các tổ chức như Ủy hội châu Âu cũng loại các hoạt động không chứa yếu tố thể chất khỏi danh mục các môn thể thao. Tuy vậy một số hoạt động có tính đối kháng phi thể chất vẫn được coi là các môn thể thao trí tuệ. Ủy ban Olympic quốc tế (thông qua ARISF) công nhận cờ vua và bridge là các môn thể thao "thiện ý", trong khi SportAccord cũng công nhận năm môn thể thao phi thể chất, mặc dù giới hạn số môn thể thao trí tuệ.
Các môn thể thao được quy định bởi một hệ thống quy tắc hay tục lệ nhằm đảm bảo sự công bằng và cho phép đánh giá kết quả một cách chính xác. Chiến thắng có thể được quyết định bằng hành động như ghi các bàn thắng hay vượt qua vạch đích trước. Kết quả cũng có thể được xác định bởi các giám khảo, những người chấm điểm phần thể hiện bài thi thể thao dựa trên những đánh giá khách quan hoặc chủ quan.
Thành tích thi đấu thường được lưu lại và có thể được công bố rộng rãi trên các bản tin thể thao. Thể thao cũng là nơi người không tham gia thi đấu tìm kiếm sự giải trí khi các môn thể thao có khán giả thu hút lượng lớn người tham gia tới các địa điểm tổ chức thể thao, và một lượng lớn hơn thông qua các kênh phát sóng. Cá cược thể thao cũng được quy định hết sức nghiêm ngặt, và đôi khi là trung tâm của cuộc thể thao.
Theo nhà tư vấn A.T. Kearney, tính tới năm 2013 giá trị nền công nghiệp thể thao toàn cầu ước tính lên tới 620 tỉ đô. Môn thể thao được tập nhiều nhất là chạy trong khi bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất trong số các môn có khán giả tới xem.
Ý nghĩa và sử dụng.
Từ nguyên.
Tiếng Anh.
Từ "sport" trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ tiếng Pháp cổ "desport" nghĩa là "thời gian rảnh rỗi", trong khi định nghĩa cổ nhất của nó có niên đại từ năm 1300 với nghĩa "bất cứ thứ gì khiến người ta vui thích hay giải trí".
Các định nghĩa bao gồm cả cờ bạc và các cuộc thi đấu được tổ chức vì mục đích cá cược; săn bắn; cũng như các trò chơi và trò tiêu khiển khác, trong đó có cả các trò chơi yêu cầu tập luyện. Roget's định nghĩa thể thao là một "hoạt động được người ta tham gia để thư giãn và vui vẻ" với các từ đồng nghĩa bao gồm "diversion" và "recreation" (đều mang nghĩa giải trí).
Định nghĩa.
Định nghĩa chính xác để phân biệt thể thao với các hoạt động giải trí khác là chưa thống nhất. Định nghĩa gần đạt được sự nhất trí là của SportAccord, hiệp hội dành cho các liên đoàn thể thao quốc tế lớn nhất, và có thể coi là định nghĩa "de facto" của thể thao quốc tế.
SportAccord cho rằng một môn thể thao cần phải:
Họ cũng công nhận rằng thể thao cần phải chủ yếu mang tính thể chất (ví dụ như rugby hay điền kinh), chủ yếu mang tính trí tuệ (như cờ vua hay cờ vây), phần lớn được động cơ hóa (ví dụ như Formula 1 hay đua xuồng máy), chủ yếu được hỗ trợ (ví dụ như bi-a), hay chủ yếu được hỗ trợ bởi động vật (như thể thao cưỡi ngựa). Việc tính cả các môn trí tuệ không được công nhận hoàn toàn, dẫn tới tranh cãi pháp lý của các cơ quan điều hành các môn thể thao này sau khi bị các tổ chức từ chối gây quỹ từ chối tài trợ tiền.
Thuật ngữ "thể thao" dần được áp dụng cho các hình thức phi thể chất khác như video game, hay còn gọi là esports, nhờ sự tham gia cùng số lượng giải đấu đông đảo, tuy nhiên vẫn không được một số tổ chức thể thao chính thống công nhận.
Sự cạnh tranh.
Có nhiều quan điểm đối lập nhau về sự cần thiết của yếu tố cạnh tranh trong định nghĩa về thể thao, khi tất cả các môn thể thao chuyên nghiệp đều có tính cạnh tranh, trong khi các cơ quan điều hành yêu cầu tính cạnh tranh là điều kiện tiên quyết để được IOC hay SportAccord công nhận.
Các cơ quan khác tán thành mở rộng định nghĩa thể thao lên thành tất cả các hoạt động thể chất. Ví dụ như Ủy hội châu Âu tính cả tất cả các loại hình rèn luyện thể chất, bao gồm cả các hoạt động chỉ với mục đích giải trí.
Trong các cuộc tranh tài, người tham gia được cho điểm hay xếp hạng theo "kết quả" của họ và thường được chia thành các nhóm thi đấu tương xứng, (ví dụ như theo giới tính, cân nặng và tuổi tác). Việc đánh giá kết quả có thể khách hoặc chủ quan. Ví dụ trong một cuộc đua, thời gian để hoàn thành cuộc đua là một cách đánh giá khách quan. Trong thể dục dụng cụ hay nhảy cầu kết quả được quyết định bởi một hội đồng giám khảo, và do đó mang tính chủ quan. Trong các môn quyền anh và mixed martial arts, nếu không võ sĩ nào thua khi trận đấu kết thúc thì kết quả sẽ được phân định bởi trọng tài.
Lịch sử.
Các đồ tạo tác và công trình kiến trúc cho thấy thể thao có tại Trung Hoa từ những năm 2000 TCN. Thể dục dụng cụ dường như phổ biến tại đây từ thời cổ đại. Các di tích tưởng niệm Pharaon cho thấy nhiều môn thể thao như bơi lội và câu cá được phát triển và áp dụng luật từ hàng ngàn năm trước tại Ai Cập cổ đại. Các môn thể thao Ai Cập khác còn có ném lao, nhảy cao và đấu vật. Các môn Ba Tư cổ đại như môn võ truyền thống zourkhaneh có liên hệ chặt chẽ tới các kĩ năng chiến tranh. Các môn có nguồn gốc tại Ba Tư còn có polo và cưỡi ngựa đấu thương.
Một lượng lớn các môn thể thao được ra đời trước thời Hy Lạp cổ đại. Vì các môn thể thao đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Hy Lạp nên họ bắt đấu tổ chức các cuộc thi Olympic. Các cuộc thi này được tổ chức bốn năm một lần tại ngôi làng nhỏ ở Peloponnesus mang tên Olympia.
Quá trình công nghiệp hóa dẫn tới sự tăng thời gian rảnh, tạo điều kiện để con người tham gia và theo dõi các môn thể thao. Xu hướng này tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với sự ra đời của truyền thông đại chúng và sự giao tiếp toàn cầu. Sự chuyên nghiệp hóa dần chiếm ưu thế và góp phần gia tăng sự phổ biến của thể thao khi những người hâm mộ thể thao theo dõi màn thể hiện của các vận động viên chuyên nghiệp — cả khi thưởng thức các cuộc thi đấu và khi tham gia vào các môn thể thao dưới hình thức nghiệp dư. Trong thế kỷ XXI, người ta tranh cãi xem liệu các vận động viên chuyển giới có nên được tham gia các môn thể thao với nhận thức giới tính của họ sau khi thay đổi.
Lợi ích.
Trong đời sống xã hội hiện đại, thể thao là một yếu tố quan trọng để giữ gìn sức khỏe và phục vụ những lợi ích khác.
Trong số những cách để tăng cường sức khỏe, thể thao là một trong số đó. Thể dục thể thao là yếu tố quan trọng để giúp con người chống lại các loại bệnh tật, tạo sự dẻo dai, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh... Ví dụ, chạy bộ theo mức độ tăng dần có thể giảm khả năng mắc các bệnh về tim lúc về già. Đối với trẻ em trong độ tuổi đang lớn (đang phát triển), thể thao giúp phát triển chiều cao.
Ngoài phạm vi sức khỏe, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện cho người chơi tinh thần đoàn kết (tinh thần đồng đội), kỹ năng hợp tác... Trong bất kỳ môn thể thao đồng đội nào, yếu tố đoàn kết thường là quan trọng nhất để giành chiến thắng. Ví dụ, trong môn bóng đá, các cầu thủ cùng một đội phải hiểu ý nhau trong lúc chuyền bóng để ghi bàn. Điểm yếu của các đội bóng đá dễ bị đối phương lợi dụng là sự thiếu đoàn kết. Vì vậy một trong số các cách để rèn luyện tinh thần đồng đội là chơi các môn thể thao đồng đội.
Chơi đẹp.
Tinh thần thể thao.
Tinh thần thể thao là tinh thần phấn đấu vì lối chơi đẹp trong cách cư xử cả với đồng đội và đối phương, trong hành vi đạo đức, và thái độ lịch sự cả khi thắng lẫn khi thua.
Tinh thần thể thao thể hiện nguyện vọng hay thái độ rằng thể thao nên được thưởng thức vì lợi ích của chính nó. Những câu nói như phát biểu của nhà báo thể thao Grantland Rice rằng:"Quan trọng nhất không phải là việc thắng thua mà là cách bạn thi đấu như thế nào (It's not whether you win or lose, it's how you play the game)", và phương châm của cha đẻ phong trào Olympic Pierre de Coubertin: "Điều quan trọng nhất... không phải là chiến thắng mà là việc được tham gia (...the important thing in life is not to triumph but to complete...)", là những ví dụ tiêu biểu của quan niệm này.
Gian lận.
Các nguyên tắc cơ bản của thể thao bao gồm cả việc các kết quả không được xác định trước, và các bên tham gia phải có cơ hội chiến thắng như nhau. Luật lệ được đề ra để đảm bảo công bằng mặc dù nhiều lúc người tham gia có thể phá luật để giành ưu thế.
Người tham gia có thể gian lận để thỏa mãn mong muốn chiến thắng, hoặc vì một động cơ nào đó. Sự xuất hiện của cá cược các kết quả thể thao là động cơ của tình trạng dàn xếp tỉ số khi một hay nhiều người tham gia cố tình thi đấu để đạt được một tỉ số đã định sẵn.
Doping.
Tính cạnh tranh đôi khi khiến các vận động viên có ý định tăng cường thành tích thông qua việc sử dụng thuốc men hay các phương thức khác như tăng lượng máu trong cơ thể thông phương thức nhân tạo.
Tất cả các môn thể thao được IOC hay SportAccord công nhận bắt buộc phải tiến hành một chương trình kiểm tra nhắm phát hiện các vận động viên sử dụng các chất có trong danh mục cấm và có biện pháp xử lý các trường hợp này.
Bạo lực.
Bạo lực trong thể thao diễn ra khi người tham gia vượt qua giới hạn ngăn cách giữa chơi đẹp và bạo lực hiếu chiến có chủ đích. Các vận động viên, huấn luyện viên, người hâm mộ đôi khi có những hành vi thái quá nhắm vào người hay đồ vật để bày tỏ một cách sai trái sự trung thành, giận dữ hay ăn mừng. Nạn bạo động hay nạn hooligan do cổ động viên gây ra là vấn đề tại các cuộc thi đấu thể thao ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Các vấn đề liên quan.
Chuyên nghiệp và nghiệp dư.
Vận động viên có thể chơi thể thao theo hình thức nghiệp dư, chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, tùy thuộc vào động lực thúc đẩy sự tham gia của người chơi (thường là do yếu tố tiền công hay tiền lương). Việc tham gia một cách nghiệp dư ở trình độ thấp thường có thể được gọi là "thể thao bình dân".
Sự phổ biến của các môn thể thao có đông người đến xem khiến thể thao trở thành một ngành kinh doanh lớn, thúc đẩy một nền văn hóa thể thao được trả lương cao, nơi những vận động viên ở trình độ cao được trả cao hơn nhiều so với tiền công trung bình, có thể lên tới hàng triệu đôla.
Một vài môn thể thao, hay các nội dung cá nhân trong một môn, duy trì chính sách chỉ cho phép các vận động viên nghiệp dư. Thế vận hội khởi đầu với tư tưởng rằng những vận động viên chuyên nghiệp là có một lợi thế được coi là không công bằng đối với những người tập luyện vì đam mê. Kể từ năm 1971, các vận động viên Olympic được phép tiền bồi thưởng phí tổn và tiền tài trợ, và kể từ năm 1986, IOC quyết định cho phép các vận động viên chuyên nghiệp dự Thế vận hội, ngoại trừ môn boxing, và đấu vật.
Công nghệ.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong thể thao hiện đại, là một phần không thể thiếu trong các môn như motorsport, được áp dụng trong một số môn để nhằm cải thiện thành tích. Nhiều môn cũng sử dụng công nghệ để đưa ra các quyết định ngoài thi đấu.
Khoa học thể thao là một bộ môn phổ biến có thể áp dụng tại nhiều phạm vi trong thể thao trong đó có sự thi đấu của vận động viên, ví dụ như việc phân tích băng hình để hoàn thiện kỹ thuật hay cải thiện trang thiết bị thi đấu, ví dụ như sử dụng giầy chạy hay đồ bơi cải tiến. Ngành kỹ thuật thể thao ra đời vào năm 1998 với trọng tâm chính không chỉ là thiết kế các loại vật liệu mà còn sử dụng công nghệ trong thể thao, từ môn khoa học phân tích tới các số liệu dành cho công nghệ wearable. Nhằm kiểm soát ảnh hưởng của công nghệ lên sự công bằng trong thể thao, các nhà chức trách thường có các điều luật đặc biệt nhằm kiểm soát lợi thế về mặt kỹ thuật giữa các vận động viên. Ví dụ vào năm 2010, các bộ đồ bơi sợi tổng hợp phủ kín toàn thân bị FINA cấm, bởi chúng làm tăng thành tích của các kình ngư.
Vào năm 2014, các công nghệ mới cho ra đời các loại động cơ hybrid tại Công thức 1 mùa giải 2014 nhằm gia tăng hiệu suất nhiên liệu. Các chiếc xe sử dụng một hệ thống thu hồi năng lượng tương tự nhưng hiệu quả hơn hệ thống KERS được sử dụng trước đây, cho phép thu hồi năng lượng sau khi phanh hoặc thải khí. Một cải tiến khác là hệ thống giảm sức cản DRS bao gồm việc mở một khoảng trống ở cánh sau của xe nhằm giảm lực cản, gia tăng tốc độ tối đa và vượt lên trong cuộc đua. Hệ thống này được dùng từ mùa F1 2011, tại Formula Renault 3.5 kể từ 2012, và Deutsche Tourenwagen Masters từ năm 2013.
Sự phát triển của công nghệ cũng giúp đưa ra, xem xét các quyết định khó trong các trận đấu thể thao bằng việc xem lại các pha quay chậm. Ngược lại ở một số bộ môn, vận động viên có thể khiếu nại các quyết định của trọng tài. Trong bóng đá, công nghệ goal-line có thể quyết định xem trái bóng đã vạch cầu môn hay chưa. Công nghệ này không mang tính bắt buộc, nhưng đã được sử dụng tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 ở Brasil, và Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 ở Canada, cũng như tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Premier League) kể từ mùa giải 2013–14, và Bundesliga từ 2015–16. Tại giải bóng bầu dục Mỹ NFL, trọng tài có thể xin xem lại replay hay một huấn luyện viên có thể khiếu nại bằng cách đòi xem lại tình huống vừa diễn ra. Quyết định cuối cùng nằm ở trọng tài. Một trọng tài băng hình (thường được biết đến với tên gọi Television Match Official hay TMO) cũng có thể sử dụng các đoạn chiếu lại trong môn rugby (cả rugby league và rugby union). Trong môn cricket quốc tế, trọng tài chính có thể hỏi ý kiến trọng tài thứ ba để đưa ra quyết định và chính trọng tài thứ ba là người đưa ra quyết định cuối cùng. Kể từ năm 2008, một hệ thống xem xét quyết định cho các cầu thủ được áp dụng trong các giải đấu của ICC, và có thể tùy chọn áp dụng trong các trận đấu khác. Tùy thuộc vào đơn vị phát sóng truyền hình mà một số công nghệ khác nhau được sử dụng khi trọng tài và vận động viên cricket muốn xem lại tình huống đã diễn ra, trong đó có Hawk-Eye, Hot Spot và Real Time Snickometer. Hawk-Eye còn được sử dụng trong môn quần vợt khi vận động viên muốn khiếu nại quyết định trọng tài đưa ra.
Chính trị.
Benito Mussolini từng sử dụng Giải bóng đá vô địch thế giới 1934 tại Ý để thị uy một nước Ý phát xít. Adolf Hitler cũng sử dụng Thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin và Thế vận hội Mùa đông 1936 tại Garmisch-Partenkirchen, để tuyên truyền cho tư tưởng phát xít về chủng tộc Aryan thượng đẳng, cùng sự hạ đẳng của người Do Thái và các chủng tộc "khó ưa" khác. Đức sử dụng Thế vận hội để ngụy tạo một hình ảnh yên bình trong lúc chuẩn bị ráo riết cho một cuộc chiến tranh.
Khi chủ nghĩa apartheid chính thức lên ngôi tại Nam Phi, nhiều vận động viên, đặc biệt ở môn rugby union, lựa chọn hành động theo lương tâm khi quyết định không tham gia thi đấu thể thao cạnh tranh tại đây. Một số người cho rằng điều này góp phần vào sự sụp đổ của apartheid, trong khi số khác lại coi điều này có thể đã khiến cho apartheid kéo dài và gây nhiều hậu quả hơn.
Trong lịch sử Ireland, các môn thể thao Gaelic gắn liền với chủ nghĩa dân tộc văn hóa. Tới giữa thế kỷ XX, người ta có thể bị cấm chơi bóng đá Gaelic, hurling hay các môn thể thao do Gaelic Athletic Association (GAA) quản lý nếu họ chơi hoặc cổ vũ bóng đá hay các trò chơi khác được xem là có nguồn gốc Anh. Sau đó, GAA tiếp tục cấm chơi bóng đá và rugby union tại các địa điểm thi đấu các môn Gaelic. Lệnh cấm tuy vẫn có hiệu lực nhưng được điều chỉnh để cho phép bóng đá và rugby được diễn ra tại sân Croke Park khi sân Lansdowne Road được sửa sang thành sân vận động Aviva. Trước đây theo Quy tắc 21, GAA cấm các thành viên của lực lượng an ninh Anh Quốc và các thành viên của RUC chơi các môn thể thao Gaelic, nhưng sự ra đời của Good Friday Agreement vào năm 1998 khiến điều lệ này bị dỡ bỏ.
Chủ nghĩa dân tộc thường hiện diện trong thể thao: mọi người tham gia vào các đội tuyển quốc gia, còn các bình luận viên và khán thính giả có thể có quan điểm theo đảng phái của họ. Đôi khi, những căng thẳng dẫn tới xung đột bạo lực giữa các vận động viên hay khán giả, thậm chí là lan ra ngoài phạm vi nơi thi đấu như trong Chiến tranh Bóng đá. Một sự kiện tiêu biểu khi chính trị và thể thao xung đột với nhau là tại Thế vận hội 1972 ở München khi những người đeo mặt nạ đột nhập khách sạn của đội tuyển Olympic Israel và giết chết nhiều thành viên của đội (còn được biết đến với tên Thảm sát München). Những xu hướng này được coi là đi ngược lại với đặc tính cơ bản của thể thao là diễn ra vì lợi ích của chính nó và vì niềm vui của người chơi.
Một nghiên cứu tại các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ cho thấy kết quả các trận đấu thể thao có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử. Nghiên cứu đăng trên PNAS cho thấy rằng khi đội nhà thắng trước cuộc bầu cử, các ứng viên đương nhiệm có thể tăng tỉ lệ phiếu bầu lên 1,5 phần trăm. Một trận thua sẽ có hiệu ứng ngược lại, và hệ quả sẽ càng lớn hơn đối với các đội hàng đầu hay các kết quả bất ngờ. Tương tự như trong Quy luật Redskins, khi Washington Redskins thắng trận đấu cuối cùng trước khi cuộc bầu cử diễn ra, thì Tổng thống đương nhiệm sẽ có cơ hội thắng cao hơn, và nếu Redskins thua, đối thủ cạnh tranh sẽ có cơ hội thắng cao hơn.
Trò chơi điện tử thể thao.
Cùng với sự phát triển của thể thao, các nhà phát triển trò chơi điện tử (hoặc các nhà làm game) cũng ngày một trình làng nhiều các trò chơi liên quan tới lĩnh vực này. Trong đó, bóng đá là một trong những bộ môn được chuyển thể thành các trò chơi nhiều nhất, vì nhờ lượng tín đồ đông đảo của nó mà nhiều nhà phát triển game coi đây là một "mảnh đất màu mỡ" để phát triển các tựa game liên quan.
Danh sách các tựa game nổi bật của những bộ môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới:
và còn nhiều tựa game của các bộ môn thể thao khác như: Fight Night Champion (môn boxing), World Golf Tour (môn golf)... |
6,842 | 812749 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6842 | Cách mạng Pháp | Cách mạng Pháp (; 1789–1799) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799, khi lực lượng tự do-dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp. Đến năm 1799, Napoléon Bonaparte trở thành tổng tài của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sau một cuộc đảo chính, đặt dấu chấm hết cho cuộc cách mạng này. Nó được xem là quan trọng hơn các cuộc cách mạng khác tại Pháp sau này, vì đã kết thúc chế độ phong kiến tại quốc gia Tây Âu này. Nó cũng làm giảm quyền lực chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân.
Cuộc cách mạng đã giải phóng các tư tưởng tiến bộ xã hội Pháp khỏi sự kìm hãm dưới chế độ phong kiến, trở thành mối đe dọa đến sự tồn tại của các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1760 đến năm 1840, nước Pháp đóng vai trò quan trọng trên cục diện chính trị quốc tế, ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khác như Ireland, Ba Lan, Hà Lan, Ý... và là trung tâm của các phong trào trí thức trong thế kỷ XVIII. Khoa học của nước Pháp đã dẫn đầu thế giới. Phần lớn các tác phẩm văn hóa và chính trị đều được viết bằng tiếng Pháp, và được các nhà trí thức thuộc nhiều quốc gia tìm đọc và các ý tưởng, sáng kiến, phát minh của người Pháp được các dân tộc khác trên thế giới theo dõi và bắt chước. Tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ quốc tế, dùng cho các nhà trí thức và giới quý tộc của nhiều quốc gia tại châu Âu.
Nước Pháp với dân số 24 triệu người vào giữa thế kỷ XVIII, là miền đất giàu có và đông dân bậc nhất dưới quyền một chính phủ trung ương, trong khi nước Đức láng giềng còn bị chia rẽ, đế quốc Nga mới chỉ bắt đầu phát triển, thậm chí tổng dân số của cả nước Anh và Scotland cũng chỉ khoảng 10 triệu người. Kinh đô của nước Pháp, Paris, tuy nhỏ hơn so với thành phố London về diện tích, nhưng lại rộng gấp hai lần các thành phố Viên và Amsterdam. Tiền vàng của nước Pháp được lưu hành khắp châu Âu và chiếm một nửa số lượng ngoại tệ giao dịch, trong khi lượng hàng hóa xuất cảng từ Pháp qua các nước châu Âu khác lớn hơn nhiều lượng hàng hóa từ nước Anh.
Nhưng trong hoàn cảnh phát triển với ảnh hưởng rộng lớn như vậy, cuộc Cách mạng Pháp đã bùng nổ, làm rung động cả châu Âu, đã lật đổ chế độ cũ bằng một thứ "xã hội mới" và là một khuôn mẫu mà các phong trào cách mạng sau này hướng vào, coi cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng đi trước. Những giá trị của cuộc Cách mạng vẫn có sức ảnh hưởng to lớn đến nền chính trị Pháp và châu Âu cho đến ngày nay. Khẩu hiệu "Tự do, bình đẳng, bác ái" cũng như bài hát quốc ca của Pháp La Marseillaise đều được ra đời từ cuộc cách mạng.
Cách mạng Pháp được xem là kết quả của những tư tưởng trong Thời kỳ Khai sáng với mơ ước thiết lập một xã hội của nhân tính, lý tính và tự do.
Cuộc cách mạng đã làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp, đồng thời giải phóng cho nhân dân, phân chia ruộng đất công bằng, bãi bỏ các đặc quyền của giới tinh hoa và thiết lập quyền bình đẳng giữa mọi người. Trên phạm vi toàn cầu, Cách mạng Pháp đã dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc cách mạng dân chủ và sự ra đời của các nền cộng hòa, báo hiệu sự cáo chung của chế độ phong kiến trên toàn thế giới.
Cách mạng Pháp đem lại nguồn cảm hứng cho giới trí thức châu Âu, khiến họ tin rằng mọi người đều có thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Nó đã trở thành điểm khởi đầu cho sự phát triển của tất cả các hệ tư tưởng chính trị hiện đại, dẫn đến sự ra đời và phổ biến của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và nhiều tư tưởng khác.
Đặc biệt, cuộc cách mạng năm 1789 không chỉ thay đổi bộ mặt nước Pháp, mà còn đem đến cho toàn thể nhân loại niềm tin vào một thời đại mới tiến bộ và công bằng hơn.
Tuy nhiên, sự quá khích của một số lãnh đạo cách mạng và quần chúng đã dẫn đến một thời kỳ đầy bạo lực (Thời đại khủng bố), được tiếp nối bằng nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc trên toàn châu Âu. Các cuộc chiến này đem tinh thần của cách mạng Pháp phổ biến ra toàn châu Âu và làm đảo lộn trật tự cũng như thay đổi sâu sắc cơ cấu xã hội tại các nước châu Âu.
Nguyên nhân.
Tình hình kinh tế.
Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải phục vụ, nộp địa tô cao cho các lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Công thương nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân. Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.
Tình hình chính trị xã hội.
Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Louis XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
Sau cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756–1763), nền quân chủ Pháp suy thoái nghiêm trọng, trong khi những liệt cường phía Đông là Nga, Phổ và Áo lại phát triển lớn mạnh, trong khi Anh đã vươn lên trở thành đối thủ khó ưa của Pháp. Nhiều yếu tố dẫn tới cuộc cách mạng; về một số mặt chế độ cũ không còn chống đỡ nổi tính cứng nhắc của chính nó đối diện với một thế giới đang thay đổi; một số mặt khác, nó rơi vào những tham vọng của một tầng lớp trưởng giả đang nổi lên, cộng với sự lo lắng của những người nông dân, người làm công ăn lương, và các cá nhân ở mọi tầng lớp đang chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng của thời đại Khai sáng. Khi cách mạng diễn ra và khi quyền lực được trao từ tay triều đình cho các thể chế luật pháp, những xung đột quyền lợi của các nhóm liên minh ban đầu đó đã trở thành nguồn gốc của xung đột và đổ máu.
Chắc chắn, các nguyên nhân của cách mạng phải bao gồm tất cả những điều sau:
Hoạt động tiền cách mạng đã bắt đầu khi vua Louis XVI của Pháp (trị vì từ 1774–1792) đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính hoàng gia. Nhà vua Pháp, về mặt tài chính cũng là quốc gia Pháp, có những món nợ rất lớn. Trong thời vua Louis XV (trị vì từ 1715–1774) và Louis XVI nhiều bộ trưởng, gồm cả Nam tước Turgot (Bộ trưởng Tài chính 1774–1776) và Jacques Necker (Bộ trưởng Tài chính 1777–1781), đều không thành công trong việc đưa ra cải cách nhằm biến hệ thống thuế của Pháp trở nên đồng đều hơn. Các biện pháp đó luôn bị phản đối từ phía "hội đồng nhà vua" (tòa án), dân "quý tộc", vốn tự coi mình là những người bảo vệ quốc gia chống lại chế độ chuyên quyền, cũng như khỏi các bè phái của triều đình và cả các bộ trưởng mất chức. Charles Alexandre de Calonne, người đã trở thành Bộ trưởng Tài chính năm 1783, theo đuổi một chiến lược chi tiêu minh bạch, coi đó là phương tiện để thuyết phục những ông chủ nợ tiềm tàng về sự đáng tin cậy và ổn định của nền tài chính Pháp.
Tuy nhiên, Calonne, từ lâu đã theo dõi tình hình tài chính của Pháp, đã quyết định rằng nó vẫn có thể cứu vãn được và đưa ra một loại thuế đất đai thống nhất coi đó là phương tiện để đưa tài chính Pháp vào khuôn khổ về dài hạn. Trước mắt, ông hy vọng rằng một sự biểu thị ủng hộ từ phía Hội đồng quý tộc được chọn lọc kỹ lưỡng sẽ lấy lại được lòng tin vào tài chính Pháp, cho phép vay mượn thêm cho tới khi thuế đất đai mang lại hiệu quả và bắt đầu trả nợ.
Mặc dù Calonne đã thuyết phục nhà vua về sự cần thiết của những cải cách của ông, Hội đồng quý tộc đã từ chối tán thành các biện pháp của ông, đòi hỏi rằng chỉ một chỉ một cơ cấu đại diện thực sự; tốt nhất là "États Généraux" (Hội nghị các Đẳng cấp) của vương quốc, mới có thể thông qua luật thuế mới. Nhà vua, thấy rằng chính Calonne là một trở ngại đã cách chức ông và thay bằng Étienne Charles de Loménie de Brienne, vị Tổng giám mục Toulouse, người sau này là lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Brienne lúc ấy đã có được vị trí mở rộng để tiến hành cải cách, trao cho dân chúng nhiều quyền dân sự (gồm cả tự do tôn giáo với phái Tin lành), và hứa hẹn triệu tập hội nghị đại diện các đẳng cấp trong năm năm, nhưng trong lúc ấy ông cũng cố gắng thúc đẩy các kế hoạch của Calonne. Khi các biện pháp này được đưa ra trước "Hội đồng Nhà vua" tại Paris (một phần cũng phải nhờ đến sự không lịch thiệp của nhà vua), Brienne phản đối, gắn sức giải tán toàn bộ Hội đồng và thu thêm các loại thuế mà không cần quan tâm tới họ. Điều này đã dẫn tới một sự phản ứng rộng lớn từ nhiều nơi trong đất Pháp, gồm cả "Ngày của những viên ngói" nổi tiếng ở Grenoble. Thậm chí quan trọng hơn, sự hỗn loạn khắp đất nước đã làm các nhà cho vay ngắn hạn, mà ngân khố Pháp phải phụ thuộc vào và từng ngày một phải thuyết phục họ ngừng rút các khoản nợ, đưa lại một tình trạng gần như phá sản buộc Louis và Brienne phải đầu hàng.
Ngày 8 tháng 8 năm 1788, nhà vua đồng ý triệu tập hội nghị bất thường États Généraux vào tháng 5 năm 1789 – lần đầu tiên kể từ 1614. Brienne từ chức vào ngày 25 tháng 8 năm 1788, Necker một lần nữa lại gánh vác trọng trách tài chính quốc gia. Ông đã sử dụng vị trí của mình để đề xuất các cải cách mới, nhưng chỉ để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ của các đại diện quốc gia.
Hội nghị đại diện các Đẳng cấp năm 1789.
Việc kêu gọi triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp dẫn tới sự gia tăng lo ngại từ phía đối lập rằng chính phủ sẽ cố gắng triệu tập một hội nghị với thành phần có lợi cho họ. Nhằm tránh tình trạng này, "Hội đồng Nhà vua" của Paris, vốn đã trở về vai trò quyền lực tại thành phố trong thắng lợi, tuyên bố rằng Hội nghị phải được triệu tập theo những cách thức đã được tiến hành như ở lần Hội nghị trước. Mặc dầu có vẻ rằng các thành viên Hội đồng Paris không nhận thức đầy đủ về "những cách thức năm 1614" khi họ đưa ra quyết định này, nhưng nó đã gây nên một sự xáo động. Hội nghị năm 1614 bao gồm số lượng đại biểu ngang nhau từ mỗi đẳng cấp, và trật tự là, Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ), Đẳng cấp thứ hai (quý tộc), và Đẳng cấp thứ ba (bao gồm tầng lớp Đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo) và mỗi đẳng cấp (toàn thể tất cả các đại biểu thuộc đẳng cấp đó) được bầu một phiếu. Hầu như ngay lập tức "Ủy ban Ba mươi", một tổ chức những người Paris tự do, đa số là quý tộc, bắt đầu kích động chống lại nó, đòi phải tăng gấp đôi Đẳng cấp thứ ba và bầu theo đầu phiếu (như đã từng được thực hiện ở nhiều hội đồng địa phương). Hội đồng Nhà vua tại Paris nhanh chóng phản công lại, tuyên bố rằng chỉ các quy trình bầu cử; những người được ủy quyền được bầu cử bởi những "Quan án quản hạt" và "hội đồng nhà vua" tại các địa phương chứ không phải bởi các tỉnh; mới cần được quyết định bởi kiểu năm 1614. Necker, thay mặt cho chính phủ, cuối cùng đi đến kết luận là Đẳng cấp thứ ba cần phải được tăng lên gấp đôi, nhưng vấn đề bầu theo đầu phiếu vẫn phải để lại cho Hội nghị tự giải quyết. Nhưng những sự oán giận từ cuộc tranh cãi đó vẫn còn rất lớn, và những cuốn sách mỏng, như của Abbé Sieyès "Đẳng cấp thứ ba là gì", tuyên truyền rằng các đẳng cấp được ưu tiên là những kẻ ăn bám và rằng chính các đại biểu của Đẳng cấp thứ ba mới là đại diện quốc gia, làm cho những sự oán giận đó vẫn tồn tại.
Khi Hội nghị được triệu tập ở Versailles vào ngày 5 tháng 5 năm 1789, những bài phát biểu dài của Necker và Lamoignon, người giữ các con dấu, không hướng dẫn được gì nhiều cho các đại biểu, họ lại phải quay lại các cuộc họp nhóm để ủy nhiệm cho các thành viên của mình. Vấn đề bầu cử theo đầu phiếu hay theo đẳng cấp không được đặt ra, nhưng các đại biểu Đẳng cấp thứ ba lúc ấy yêu cầu lá phiếu của một đẳng cấp chỉ có giá trị khi đại diện cho toàn thể các đại biểu của đẳng cấp đó tại Hội nghị. Tuy nhiên, những cuộc thương lượng giữa các đại biểu tại Hội nghị của các đẳng cấp thứ nhất và thứ hai để hoàn thành việc này không mang lại kết quả, vì chỉ có một đa số không đáng kể tăng lữ và đa số lớn hơn các quý tộc tiếp tục ủng hộ việc bầu cử theo đẳng cấp.
Quốc hội.
Vào 28 tháng 5 năm 1789, giáo sĩ Emmanuel Joseph Sieyès đề nghị rằng các đại biểu Đẳng cấp thứ ba, hiện đang hội họp như các "Nhóm bình dân" ("Commons"), tiến hành xác minh những quyền lực của chính mình và mời hai nhóm đại biểu của hai đẳng cấp kia tham gia, nhưng không phải chờ đợi họ. Họ đã tiến hành như vậy, hoàn thành quá trình vào 17 tháng 6. Sau đó họ bỏ phiếu ủng hộ một biện pháp cơ bản hơn, tuyên bố họ là Quốc hội, một cơ quan đại diện không phải là của các đẳng cấp mà là của "nhân dân". Đạo luật đầu tiên của quốc hội là Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền. Họ đã mời các đại biểu của các đẳng cấp trên tham gia cùng họ, nhưng nói rõ rằng họ có ý định tiến hành các công việc quốc gia dù có hay không có sự tham gia của các đại biểu kia.
Louis XVI đóng cửa Phòng quốc gia nơi Quốc hội họp. Quốc hội chuyển những cuộc bàn cãi của mình ra ngoài sân Jeu de Paume của vua, nơi họ tiến hành Lời tuyên thệ Jeu de Paume (20 tháng 6, 1789), theo đó họ đồng ý không trở về cho tới khi lập ra được một hiến pháp cho nước Pháp. Đa số các đại diện của giới tăng lữ nhanh chóng gia nhập với họ, cùng với bốn bảy thành viên giới quý tộc. Tới 27 tháng 6 phe hoàng gia đã công khai nhượng bộ, mặc dù quân đội bắt đầu kéo tới với số lượng đông đảo quanh Paris và Versailles. Các thông điệp ủng hộ Quốc hội bay tới từ Paris và các thành phố khác của Pháp. Ngày 9 tháng 7, Quốc hội tự tổ chức lại thành Quốc hội lập hiến.
Ở Paris, Cung điện hoàng gia và những khoảng đất của nó đã trở thành nơi tụ họp của nhiều cuộc tụ tập liên tục. Một số quân đội quay sang phía chính nghĩa của dân chúng.
Quốc hội lập hiến.
Đột chiếm ngục Bastille.
Vào ngày 11 tháng 7, 1789, vua Louis, dưới ảnh hưởng của các quý tộc bảo thủ trong Hội đồng Cơ mật, cũng như của vợ ông, Maria Antonia của Áo, và em trai, Công tước xứ Artois, trục xuất vị bộ trưởng cải cách Necker và tái cơ cấu lại tất cả các bộ. Đa phần Paris coi đó là sự khởi đầu của cuộc đảo chính của hoàng gia, đã nổi loạn. Một số lực lượng quân đội tham gia vào đám đông dân chúng; một số khác thì đứng trung lập.
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, sau bốn giờ xung đột, quân khởi nghĩa chiếm được ngục Bastille. Mặc dù có lệnh ngừng chiến để tránh sự tàn sát lẫn nhau, vị quan giám ngục ở đó là Hầu tước Bernard de Launay và nhiều lính gác vẫn bị giết. Đám đông đem đầu quan giám ngục cắm cọc mang đi diễu hành quanh thành phố. Tuy những người Paris chỉ giải thoát cho bảy tù nhân (bốn kẻ lừa đảo, hai công tử quý tộc bị giam do đạo đức xấu, và một nghi phạm giết người) nhưng Bastille vẫn được coi là một biểu tượng hùng hồn của tất cả những gì bị căm ghét của "chế độ cũ". Quay trở về Tòa thị chính, đám đông buộc tội vị "prévôt des marchands" (tương đương chức thị trưởng) Jacques de Flesselles là kẻ phản bội; ông bị giết "ngay trên đường" đến một nơi có vẻ là một tòa án ở Cung điện hoàng gia "Palais Royal".
Nhà vua và những kẻ ủng hộ trong quân đội lùi bước, ít nhất là ở thời điểm đó. Hầu tước Lafayette đảm nhiệm chỉ huy Cảnh vệ quốc gia ở Paris; Jean-Sylvain Bailly – Chủ tịch Quốc hội vào lúc đó của Lời tuyên thệ Jeu de Paume — trở thành thị trưởng thành phố dưới một cơ cấu chính quyền mới được gọi là "công xã" (thay cho Hội đồng Nhà vua tại Paris). Nhà vua tới Paris, nơi mà vào ngày 27 tháng 7, ông chấp nhận một phù hiệu tam tài (ba màu) giữa lúc dân chúng hô "Quốc gia muôn năm" thay vì "Đức vua muôn năm".
Tuy nhiên, sau cuộc bạo lực này, các quý tộc; vẫn được đảm bảo chút ít bởi sự hòa giải tạm thời, giữa nhà vua và người dân; đã bắt đầu giải phóng đất nước khỏi những kẻ "nhập cư", một số họ bắt đầu âm mưu tiến hành nội chiến bên trong vương quốc và xúi giục liên minh châu Âu chống lại nước Pháp.
Necker được gọi trở lại nắm quyền, nhưng thắng lợi của ông chóng tàn. Là một nhà tài chính khôn ngoan hơn là một chính trị gia khôn khéo, ông đã quá nhấn mạnh vai trò của mình bằng cách yêu cầu và giành được một sự ân xá chung, đánh mất phần lớn sự ủng hộ của nhân dân. Ông còn cho rằng mình có thể tự cứu nước Pháp.
Giới quý tộc không yên tâm với sự hòa giải bề ngoài giữa nhà vua và dân chúng. Họ bắt đầu chạy ra nước ngoài, một số bắt đầu âm mưu nội chiến và kêu gọi một liên minh châu Âu chống Pháp.
Đến cuối tháng 7, khởi nghĩa và tinh thần chủ quyền nhân dân lan ra khắp nước Pháp. Tại các vùng nông thôn, rất nhiều người có hành động quá mức: một số đốt các chứng từ nợ và đốt phá không ít các lâu đài, coi chúng là một phần của một cuộc tổng khởi nghĩa nông dân được gọi là "La Grande Peur" (Sự sợ hãi vĩ đại). Thêm vào đó, âm mưu tại triều đình Versailles và số lượng lớn người lang thang do thất nghiệp đã dẫn đến các tin đồn bừa bãi và sự hoang tưởng (đặc biệt ở nông thôn), gây ra sự lo sợ và rối loạn trong nước, góp phần vào "La Grande Peur" (Hibbert, 93).
Bãi bỏ chế độ phong kiến.
Ngày 4 tháng 8 năm 1789, Quốc hội bãi bỏ chế độ phong kiến, dẹp bỏ cả các quyền của lãnh chúa của Đẳng cấp thứ hai và các loại thuế thập phân của Đẳng cấp thứ nhất. Trong vòng vài giờ, các quý tộc, tăng lữ, các thị trấn, tỉnh lỵ, các công ty và các thành thị mất đi quyền ưu tiên của mình.
Loại bỏ ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Roma.
Cuộc cách mạng đã đem lại sự chuyển dịch quyền lực lớn từ Giáo hội Công giáo La Mã sang Nhà nước. Luật ban hành năm 1790 bao gồm cả việc bãi bỏ quyền đánh thuế trên vụ mùa (còn được gọi là "dîme") của Giáo hội, việc xóa bỏ những đặc quyền của giới giáo sĩ, và sung công tài sản Giáo hội, người sau đó sở hữu nhiều đất đai nhất trên toàn quốc. Đi cùng với cuộc cách mạng là cú phản đòn dữ dội về phe giáo chức mà kèm theo đó là bắt bớ và thảm sát các linh mục trên toàn đất Pháp. Điều ước năm 1801 giữa Quốc hội và Giáo hội đã chấm dứt thời kỳ bài Công giáo và thiết lập nên những luật lệ cho mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước Pháp. Điều ước này tồn tại cho đến khi bị hủy bỏ bởi nền Đệ Tam Cộng hòa nước Pháp để tách biệt giữa Giáo hội và nhà cầm quyền vào ngày 11 tháng 12 năm 1905.
Sự hình thành các đảng phái.
Các bè phái trong Quốc hội bắt đầu lộ rõ hơn. Quý tộc Jacques Antoine Marie de Cazalès và đức cha Jean-Sifrein Maury dẫn đầu một phe sau này được gọi là cánh hữu, chống lại cách mạng. Những nhà "dân chủ bảo hoàng" hay còn gọi là "monarchiens", liên kết với Necker lại thiên về tổ chức một nước Pháp tương tự như mô hình nước Anh Quân chủ lập hiến. Họ bao gồm Jean Joseph Mounier, Bá tước Lally-Tollendal, Bá tước Clermont-Tonnerre và Pierre Victor Malouet, Bá tước của Virieu. Đảng Quốc gia, đại diện cho thành phần trung hữu của Quốc hội, bao gồm Honoré Mirabeau, La Lafayette và Bailly; trong khi Adrien Duport, Antoine Barnave và Alexander Lameth đại diện cho quan điểm cực hữu hơn. Hầu như đơn độc với thuyết cấp tiến bên cánh tả là luật sư Maximilien Robespierre.
Cha Emmanuel Joseph Sieyès đi đầu trong đề xuất lập pháp trong giai đoạn này và đã đôi lúc thành công trong việc đem lại sự đồng lòng giữa thành phần trung lập và cánh tả.
Ở Paris, nhiều hội đồng, thị trưởng, hội đồng đại biểu và các quận riêng biệt đều đòi hỏi quyền độc lập lẫn nhau. Tầng lớp trung lưu đang trên đà phát triển. Đội Cảnh vệ Quốc gia dưới sự dẫn dắt của La Lafayette từ từ nổi lên như một thế lực chính trị độc lập tương tự như các hội nhóm tự phát khác.
Trên cơ sở tham khảo Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 8 năm 1789, Quốc hội ban hành Tuyên ngôn về nhân quyền và quyền công dân, với khẩu hiệu nổi tiếng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Tương tự như tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, bản tuyên ngôn này chỉ bao gồm những tuyên bố nguyên tắc hơn là một bản hiến pháp có hiệu lực thực thụ.
Đến một hiến pháp.
Quốc hội lập hiến không chỉ hoạt động như một cơ quan lập pháp mà còn như một thực thể thống nhất để soạn thảo một hiến pháp mới.
Necker, Mounier, Lally-Tollendal đã đấu tranh để thành lập một thượng viện nhưng không thành công. Thượng viện do họ đề nghị gồm những thành viên được chọn bởi hoàng gia từ những người được nhân dân đề cử. Giới quý tộc đòi hỏi phải có một Thượng viện được bầu cử từ những người có dòng dõi. Nhưng chính đảng được yêu chuộng nhất mới giành được lợi thế: nước Pháp sẽ có một Quốc hội với một viện duy nhất. Trong đó nhà vua chỉ có quyền "phủ quyết tạm thời": có thể hoãn việc đưa một dự luật vào thi hành, nhưng không thể phủ quyết hoàn toàn.
Nhân dân Paris đã đánh bại mọi nỗ lực của phe bảo hoàng nhằm chống lại trật tự xã hội mới: họ đã tuần hành trên đại lộ Versailles ngày 5 tháng 10 năm 1789. Sau vài cuộc ẩu đả, nhà vua và hoàng tộc đã chấp thuận sự dẫn độ từ Versailles về Paris.
Quốc hội đã thay thế Các tỉnh của Pháp với tám mươi ba "phân khu" ("département"), được điều hành giống như nhau và giống nhau về quy mô và dân số.
Lúc đầu chỉ được hình thành để đối phó với một cuộc khủng hoảng tài chính, tới lúc này Quốc hội lại chủ trọng đến những vấn đề khác và làm sự thiếu hụt càng trở nên trầm trọng. Mirabeau dẫn đầu trong vụ việc này, trong Quốc hội giao cho Necker quyền lực tuyệt đối về tài chính.
Tiến đến Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ.
Nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế, Quốc hội đã thông qua bộ luật ngày 2 tháng 12 năm 1789 cho phép chuyển toàn bộ tài sản của Giáo hội cho chính quyền quốc gia, với điều kiện chính quyền phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động của Giáo hội. Nhằm nhanh chóng tiền tệ hóa một lượng của cải khổng lồ đến như vậy, Chính phủ đã phát hành một loại tiền giấy mới, "assignat", được đảm bảo giá trị bằng số đất tịch thu của Giáo hội.
Việc ban hành thêm bộ luật ngày 13 tháng 2 năm 1790 đã bãi bỏ lời thề của nhà tu hành. Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ ("Constitution civile du clergé") được thông qua ngày 12 tháng 7 năm 1790 (mặc dù đến ngày 26 tháng 12 năm 1790 mới được nhà vua ký), đã biến các giáo sĩ còn lại trở thành người làm công cho nhà nước và yêu cầu họ phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Hiến pháp. Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ còn biến giáo hội Công giáo thành một lực lượng của nhà nước thế tục.
Phản ứng lại bộ luật này, Tổng giám mục giáo phận Aix và giám mục giáo phận Clermont đã tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công của các giáo sĩ ở Quốc hội lập hiến. Giáo hoàng không chấp nhận sự sắp đặt này, và điều đó đã dẫn đến sự phân hóa các giáo sĩ thành hai phái: "những người tuyên thệ" ("juror" hay "giáo hội lập hiến"), gồm những người đã lập lời thề chấp nhận sự sắp đặt mới; và "những người không tuyên thệ" ("non-juror" hay "những thầy tu bướng bỉnh" - "refractory priests"), gồm những người không chịu chấp nhận theo sự sắp đặt của chính quyền.
Từ sự kiện kỷ niệm ngày phá ngục Bastille đến cái chết của Mirabeau.
Quốc hội đã bãi bỏ những đặc trưng của "chế độ cũ" — quốc hiệu, chế phục (quần áo của người hầu các nhà quyền quý), v.v.. việc này đã cô lập hơn nửa tầng lớp quý tộc bảo thủ và làm gia tăng đội ngũ những kẻ lưu vong.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1790 và trong nhiều ngày tiếp theo, những đám đông ở quảng trường Champ de Mars đã kỷ niệm 1 năm ngày phá ngục Bastille; những người tham gia đã lập lời thề "trung thành với đất nước, với pháp luật, và với đức vua"; đích thân vua và hoàng tộc cũng tham dự.
Các cử tri trước đó đã bầu ra chính quyền tối cao để nắm quyền trong năm đầu, nhưng nhờ Lời thề Jeu de Paume Công xã Paris vẫn được quyền tổ chức những cuộc họp thường kỳ liên tục cho đến khi Hiến pháp được ban hành. Phe cánh hữu giờ đây đòi hỏi một cuộc bầu cử mới, nhưng Mirabeau đã thành công khi khẳng định cơ cấu Quốc hội cơ bản đã được thay đổi, và do đó không cần thêm bất cứ cuộc bầu cử nào khác trước khi Hiến pháp hoàn thành.
Những năm cuối của thập niên 1790 là thời kỳ bùng nổ của nhiều cuộc phản cách mạng quy mô nhỏ với nỗ lực huy động toàn bộ hay một bộ phận quân đội nhằm đối phó với cách mạng. Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy này đều chung một kết cục là thất bại. Hoàng gia, theo nhận xét của François Mignet, "ủng hộ mọi nỗ lực phản cách mạng nhưng không thừa nhận trong bất cứ trường hợp nào".
Quân đội phải đối mặt với tình trạng rối loạn nội bộ nghiêm trọng: Đại tướng Bouillé, với thành tích đàn áp được một số cuộc nổi dậy yếu thế, càng được những người phản cách mạng kính trọng và ngưỡng mộ.
Theo luật mới trong quân đội, những chiến sĩ có thâm niên và thực lực sẽ được coi trọng và tiến cử chứ không còn quan trọng người đó thuộc đẳng cấp hay giai cấp nào. Luật lệ mới này đã làm cho nhiều hạ sĩ, sĩ quan hiện thời bất mãn, không lâu sau đó họ đã đào ngũ và tham gia phản cách mạng.
Trong thời kỳ này, nổi bật là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các "phái hội" trong giới chính trị Pháp, tiêu biểu là phái Jacobin (phiên âm "Gia-cô-banh"): Theo "Bách khoa toàn thư Britannica 1911", tính đến ngày 10 tháng 8 năm 1790 đã có 152 phái hội liên kết với Jacobin. Khi phái Jacobin bắt đầu vang danh khắp nơi, một số những người đồng sáng lập đã rời bỏ nó để thành lập phái '89. Những người bảo thủ đã thành lập "phái Impartiaux" và sau đó là "phái Quân chủ" ("Monarchique"). Các phái này tổ chức phân phát bánh mì với mong muốn nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nhưng đã không thành công, trái lại họ còn thường xuyên bị chống đối và thậm chí trở thành mục tiêu phá hoại. Cuối cùng chính quyền thành phố Paris đã giải tán phái Quân chủ vào tháng 1 năm 1791.
Giữa tình hình này, Quốc hội vẫn tiếp tục công việc của mình để hoàn thành bản Hiến pháp mới. Theo đó, một tòa án mới sẽ được bổ nhiệm, mang tính chất tạm thời và các thẩm phán được quyền hoạt động độc lập với nhà vua. Bãi bỏ hình thức bổ nhiệm kiểu "cha truyền con nối" ở mọi cơ quan nhà nước, trừ chính quyền Quân chủ. Nhà vua vẫn có quyền lực tuyệt đối nếu muốn gây chiến, nhưng cơ quan lập pháp mới được quyền quyết định có nên tuyên bố chiến tranh hay không. Ngoài ra, Quốc hội còn bãi bỏ mọi hàng rào thương mại trong nước; cấm mở phường hội, xưởng dạy nghề và các tổ chức của công nhân; bất cứ cá nhân nào cũng phải có giấy phép hành nghề (môn bài) mới được hành nghề và buôn bán; đình công trở thành việc bất hợp pháp.
Mùa đông năm 1791, lần đầu tiên Quốc hội lưu tâm về vấn đề quý tộc bỏ đi di tản ("émigrés"). Trong phiên họp của Quốc hội về việc ban hành luật mới cấm di tản, sự an toàn của đất nước được đặt ra trước quyền tự do xuất cảnh của mỗi người. Mirabeau đã giành phần thắng với cách giải quyết mà ông cho là "xứng đáng được dùng trong bộ luật tàn bạo của Draco".
Không may, Mirabeau đã qua đời ngày 2 tháng 3 năm 1791. Mignet nhận xét, "Không ai có thể sánh với quyền lực và sự nổi tiếng của Mirabeau", và trong vòng năm đó, Quốc hội mới đã thông qua điều luật "tàn bạo" của Mirabeau.
Cuộc đào tẩu Varennes.
Dù phải vất vả chống đỡ với cuộc Cách mạng trong nước, vua Louis XVI vẫn từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ đầy mưu toan và không đáng tin cậy của các quốc vương khác ở châu Âu mà bắt tay với tướng Bouillé, người luôn đối đầu với Quốc hội và lên án gay gắt tình trạng quý tộc di tản. Bouillé hứa cho vua Louis ẩn náu ở Montmedy để âm thầm ủng hộ ông.
Đêm 20 tháng 6 năm 1791, Hoàng gia vội vã rời bỏ Tuileries. Tuy vậy, vì quá tự tin dẫn đến khinh suất, ngay trong ngày hôm sau vua Louis đã để lộ sơ hở và bị phát hiện và bắt giữ tại Varennes (tại phân khu Meuse). Chiều ngày 21 tháng 6, vua bị đưa về Paris trong sự canh giữ cẩn mật của Quốc hội.
Pétion, Latour-Maubourg và Antoine Pierre Joseph Marie Barnave, đại diện cho Quốc hội, đã tiếp kiến Hoàng gia tại Épernay và cùng đi với họ. Kể từ lúc này, Barnave trở thành cố vấn và người ủng hộ Hoàng gia.
Khi họ đến Paris, quần chúng nhân dân đã im hơi lặng tiếng. Quốc hội lâm thời đã tước quyền lực của vua Louis. Vua và vương hậu Maria Antonia bị giam giữ dưới sự canh phòng nghiêm ngặt.
Những ngày cuối cùng của Quốc hội lập hiến.
Với đa số đại biểu trong Quốc hội vẫn còn ủng hộ chế độ Quân chủ lập hiến hơn là chế độ Cộng hoà, các phe phái đã đi đến thỏa thuận cho vua Louis làm một đấng quân vương bù nhìn: nhà vua phải lập một lời thề trong Hiến pháp và ban sắc lệnh để tuyên bố rằng nếu ngài chống lại lời thề đó, chỉ huy quân đội với mục đích gây chiến tranh với Quốc gia, hay cho phép ai làm điều đó nhân danh ông thì ông sẽ phải thoái vị.
Jacques Pierre Brissot đã thảo một bản kiến nghị, nhấn mạnh rằng dù sao dưới con mắt của Quốc hội thì Louis XVI đã bị phế truất kể từ chuyến du hành đến Varennes. Một đám đông khổng lồ đã tụ tập ở Quảng trường Champ-de-Mars để ký vào bản kiến nghị này. Georges Danton và Camille Desmoulins đọc một bài diễn văn sôi nổi. Quốc hội đã phải huy động chính quyền thành phố để bảo vệ "trật tự công cộng". Lực lượng Vệ binh Quốc gia dưới sự chỉ huy của La Lafayette đã đứng ra đương đầu với đám đông. Các vệ binh phải bắn chỉ thiên để cảnh cáo sau những loạt đá được ném ra từ đám đông; nhưng nhận thấy đám đông vẫn lấn tới không chút e dè, tướng Lafayette ra lệnh bắn thẳng vào đoàn người tiến tới, làm khoảng 50 người chết.
Tiếp theo sau vụ thảm sát này, chính quyền địa phương đã đóng cửa nhiều hội ái quốc và những tờ báo cấp tiến như "L'Ami du Peuple" của Jean-Paul Marat. Danton vội vã trốn đến Anh, Desmoulins và Marat thì giấu mình ẩn nấp.
Trong lúc đó, nỗi lo ngoại xâm lại bắt đầu đe dọa: Hoàng đế La Mã Thần thánh là Leopold II - anh vợ vua Louis XVI, vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm II, và em trai vua Louis XVI là Charles-Phillipe, Bá tước của Artois đã ban hành Tuyên bố Pilnitz, yêu cầu trao trả tự do cho vua Louis XVI và giải tán Quốc hội, nếu chính quyền Cách mạng không đáp ứng những điều kiện này thì họ sẽ tiến đánh nước Pháp. vô hình trung bản tuyên bố này càng đẩy vua Louis vào tình thế hiểm nghèo. Người Pháp thì chẳng hề để ý đến, còn những lời đe dọa dùng vũ lực trên chỉ đơn thuần là chiến sự ở ngoài vùng biên giới.
Ngay từ trước chuyến đi ở Varennes, các thành viên của Quốc hội Lập hiến đã quyết định quyền lập pháp sẽ do Quốc hội mới (Quốc hội lập pháp) tiếp tục. Giờ đây Quốc hội (Quốc hội Lập hiến) thu thập và chọn lựa nhiều điều luật khác nhau trong Hiến pháp mà trước đây họ đã thông qua để viết thành một bản Hiến pháp mới, cho thấy sự dũng cảm đáng nể khi không lợi dụng cơ hội này để sửa lại một số điều quan trọng, rồi trình nó lên cho vua Louis XVI vừa được trao trả ngôi vị. Nhà vua chấp nhận Hiến pháp và viết rằng "Trẫm cam kết sẽ duy trì Hiến pháp này tại Tổ quốc, bảo vệ nó khỏi mọi sự công kích từ nước ngoài, và phê chuẩn thực thi Hiến pháp này bằng mọi cách mà ta tùy ý sử dụng". Nhà vua đã có một buổi diễn thuyết trước Quốc hội và nhận được những tràng pháo tay nhiệt tình từ khán giả và các thành viên trong Quốc hội. Quốc hội tuyên bố chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 29 tháng 9 năm 1791.
Mignet đã viết, "Hiến pháp năm 1791... là công trình của giai cấp tư sản và sau đó trở thành giai cấp có quyền lực nhất; bởi vì, theo lẽ thường, thế lực chiếm ưu thế hơn bao giờ cũng giành được quyền kiểm soát trong thể chế... Trong bản Hiến pháp này, con người là nguồn gốc của mọi quyền lực, nhưng nó đã không được sử dụng".
Quốc hội lập pháp và sự sụp đổ của nền Quân chủ.
Quốc hội.
Với Hiến pháp 1791, nước Pháp vẫn theo chế độ Quân chủ lập hiến. Nhà vua phải chia sẻ quyền lực với Quốc hội được bầu ra, nhưng nhà vua vẫn được sử dụng quyền phủ quyết và quyền lựa chọn bộ trưởng.
Quốc hội mới họp phiên đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1791 và bắt đầu tan rã, lộn xộn trong vòng không đến một năm sau đó. Theo nhận xét của Britanica 1911: "Quốc hội đã thất bại trong nỗ lực cầm quyền, để lại đằng sau là ngân khố trống rỗng, lực lượng quân đội và hải quân vô kỷ luật, và một dân tộc trụy lạc, chơi bời trác táng trong an bình và thành công".
Quốc hội bao gồm khoảng 165 người trong Hoàng gia Feuillant theo Quân chủ lập hiến bên cánh hữu, khoảng 330 người theo phe Cộng hòa tự do thuộc phái Girondin (phiên âm "Gi-rông-đanh") bên cánh tả, và khoảng 250 đại biểu trung lập.
Ban đầu, nhà vua bác bỏ bản án tử hình đối với di dân và ra sắc lệnh bắt buộc các giáo sĩ chưa tuyên thệ trong vòng 8 ngày phải lập lời tuyên thệ do Hiến pháp Công dân của Giới Tăng lữ quy định trước đây. Sau một năm, những bất đồng trong đường lối cầm quyền đã dẫn đến khủng hoảng.
Chiến tranh.
Tình hình chính trị của thời kỳ này đã đưa đến kết quả tất yếu là đẩy nước Pháp vào cuộc chiến với đế quốc Áo và các nước Đồng minh. Nhà vua, Hoàng gia Feuillant và phái Girondin háo hức lao vào gây chiến. Nhà vua cùng nhiều thành viên Feuillant cho rằng chiến tranh là cách quảng bá rộng rãi hình ảnh và quyền lực của mình; vua còn lập cả một kế hoạch khai thác bóc lột các quốc gia bại trận. Dù bất cứ kết quả nào xảy ra đều có thể củng cố thế lực cho nhà vua. Phái Girondin thì lại muốn mở rộng phạm vi Cách mạng bao trùm cả châu Âu. Chỉ một số thành viên cấp tiến trong phái Jacobin đứng ra phản đối chiến tranh với lý do nên củng cố và mở rộng Cách mạng trong nước. Hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold II, anh trai Vương hậu Maria Antonia của Áo, có lẽ cũng không mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng đã qua đời ngày 1 tháng 3 năm 1792.
Nước Pháp khai chiến với Đế quốc Áo ngày 20 tháng 4 năm 1792 và Vương quốc Phổ liên minh với phe Áo vài tuần sau đó. Chiến tranh Cách mạng Pháp đã bắt đầu.
Trận chiến có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là trận đánh giữa Pháp - Phổ tại Valmy ngày 20 tháng 9 năm 1792. Trời mưa tầm tã nhưng hỏa lực của pháo binh Pháp vẫn tỏ ra đầy uy lực. Vào thời gian ấy, nước Pháp chìm trong sự hỗn loạn và chế độ phong kiến giờ chỉ còn là quá khứ.
Nền lập hiến bị khủng hoảng.
Đêm 10 tháng 8 năm 1792, quân khởi nghĩa với sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cách mạng mới, Công xã Paris, đã tấn công Tuileries. Vua và hoàng hậu trở thành các tù nhân, những người còn lại trong Quốc hội, gồm khoảng hơn một phần ba nghị sĩ có mặt lúc đó, phần lớn thuộc phái Jacobin, đã đình chỉ quyền lực của triều đình.
Phần còn lại của chính phủ phụ thuộc vào sự ủng hộ của Công xã Cách mạng. Khi Công xã đưa những toán sát thủ vào tù để xét xử một cách tùy ý và giết gần 1.400 người, và gửi giấy thông báo qua khắp các thành phố khác của Pháp để kêu gọi noi theo, Quốc hội chỉ có thể chống đỡ một cách yếu ớt. Tình hình này cứ kéo dài đến khi Quốc ước họp ngày 20 tháng 9 năm 1792 với nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới và trên thực tế đã trở thành chính quyền mới của Pháp. Ngày hôm sau, chính quyền tuyên bố chấm dứt chế độ Quân chủ và lập ra nền Cộng hoà. Ngày này được chọn là ngày bắt đầu của năm đầu tiên trong Lịch Cách mạng Pháp.
Quốc ước.
Sự thống trị của phái Girondin.
Với chế độ Cộng hòa mới, quyền lập pháp thuộc về Quốc ước và quyền hành pháp thuộc về Ủy ban An ninh Toàn quốc. Phái Girondin trở thành đảng phái có thế lực nhất trong Quốc ước và trong Ủy ban.
Trong Bản Tuyên ngôn Brunswick, Quân đội Phổ dọa sẽ trả thù người Pháp nếu nước Pháp ngăn cản các nỗ lực của vua Phổ trong việc phục hồi chế độ Quân chủ trên nước này. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1793, cựu vương Louis XVI bị kết án tử hình cùng tội danh "âm mưu chống lại tự do nhân dân và an ninh chung" sau một cuộc biểu quyết của các thành viên trong Quốc ước với 387 phiếu thuận và 334 phiếu chống. Buổi hành quyết ngày 21 tháng 1 đã làm nổ ra nhiều cuộc chiến với các quốc gia châu Âu khác. Vương hậu người Áo của cựu vương Louis XVI là Maria Antonia, cũng theo gót Louis lên máy chém ngày 16 tháng 10. Vụ xử tử đã khiến cho phe bảo thủ trên khắp châu Âu kinh hoàng và các chế độ quân chủ châu Âu đã kêu gọi một cuộc chiến tranh chống lại nước Pháp cách mạng .
Nội bộ Quốc ước có sự phân hóa thành hai phe phái chính: Phái Girondin là phe "hữu" và phái Jacobin là phe "tả".
Khi cơn sốt chiến tranh lên cao, giá cả leo thang khiến các sans-culotte (lao công nghèo và các thành viên cấp tiến của phái Jacobin) nổi dậy: các hoạt động phản Cách mạng bắt đầu nổ ra ở vài vùng miền. Vật giá gia tăng, thực phẩm khan hiếm, dân chúng hỗn loạn. Giới tiểu tư sản, công nhân và nông dân đòi hỏi phải kiểm soát giá cả, phân phối thực phẩm, trừng trị các kẻ đầu cơ tích trữ. Họ tố cáo giới tư sản đã trục lợi lúc tình hình bất ổn. Phái Girondin ngày càng mất đi sự ủng hộ trong dân chúng khi không thể tìm ra biện pháp để giải quyết khủng hoảng. Tình hình này đã tạo cơ hội cho phái Jacobin thâu tóm quyền lực. Những người Jacobin tố cáo phe Girondin đang âm mưu thỏa hiệp với các lực lượng bảo hoàng để đảm bảo quyền lực cho mình. Chịu ảnh hưởng của quần chúng nhân dân do bất bình với bè phái Girondin và nhờ lợi dụng sức mạnh của các "sans-culotte" ở Paris, một cuộc đảo chính ("coup d'état") đã diễn ra với sự tham gia của quân đội. Kết quả của cuộc đảo chính là sự sụp đổ của phái Girondin, phái Jacobin lên nắm quyền và trở thành thế lực thống trị trong Quốc ước.
Phái Jacobin nắm quyền.
Với thành công của cuộc đảo chính, sự liên minh giữa phái Jacobin và các phần tử "sans-culotte" trở thành nòng cốt trong chính quyền mới. Một bản Hiến pháp mới đã được ban hành để thay thế Hiến pháp năm 1781, đã mở rộng hơn nữa các quyền của nhân dân như quyền lập hội, quyền được giáo dục và quyền được nổi dậy.
Các chính sách thể hiện sự cấp tiến rõ rệt. Giá lương thực được thiết lập ở mức đủ mua cho người dân theo "Luật tối đa". Chế độ nô lệ ở các thuộc địa của Pháp bị bãi bỏ. Ủy ban An ninh Toàn quốc được thành lập, đã cho phổ biến bản "Thông báo Luật pháp" (Bulletin des lois) qua đó đòi hỏi mọi người dân phải tuân theo các điều lệ. Ủy ban cũng tập trung quyền hành vào trung ương đồng thời kêu gọi mọi người dân đầu quân qua bản văn kêu gọi "levée en masse" (động viên tập thể). Chính quyền cũng kiểm soát số lượng vàng xuất cảng, ngăn chặn việc đầu cơ tích trữ, thực phẩm được phân phối qua Ủy ban Đời Sống (Subsistence Commission) nhờ đó đồng tiền "assignat" không còn bị mất giá. Các tập sách mỏng về nông nghiệp được Ủy ban cho phổ biến để dạy cho nông dân cách trồng lúa hữu hiệu. Việc mở trường quân Sự và chương trình giáo dục cưỡng bách cũng là một trong những chương trình hành động của Ủy ban.
Ủy ban An ninh Toàn quốc dưới sự quản lý của Maximilien Robespierre và phái Jacobin đã gây nên giai đoạn Thời kì Khủng bố (tạm dịch từ "Reign of Terror")(1793–1794). Ít nhất 1200 người đã phải bước lên máy chém vì bị quy vào tội phản Cách mạng. Chỉ cần là một ý nghĩ thoáng qua hay một biểu hiện nhỏ trong hành vi cũng bị nghi ngờ là phản Cách mạng (hay như trường hợp của Jacques Hébert chính vì quá nhiệt tình với Cách mạng hơn cả các nhà đương chức cầm quyền); và các phiên tòa bao giờ cũng chỉ xử một cách qua loa và kết tội là chủ yếu.
Vào năm 1794 Robespierre đã xử tử các thành viên Jacobin cấp tiến thuộc phái Cực đoan và Ôn hoà; chính vì vậy, sự ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân đối với ông giảm đi rõ rệt. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1794, người Pháp nổi dậy chống lại "Triều đại Kinh hoàng" với cuộc đảo chính tháng Chín. Kết quả: những thành viên phái Ôn hòa trong Quốc ước đã phế truất và xử tử Robespierre cùng các đồng nghiệp của ông trong ban lãnh đạo của Ủy ban An ninh Toàn quốc. "Hiến pháp năm thứ III" (theo lịch Cách mạng Pháp) được Quốc ước thông qua ngày 17 tháng 8 năm 1795; được dân chúng ủng hộ trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 9 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 9 năm 1795.
Sau trận đánh tại Valmy, nước Phổ vẫn tiếp tục là thành viên chủ chốt của liên quân chống Pháp, thậm chí còn đánh tan tác quân Pháp tại Alsace và vùng Saar. Tuy nhiên, đầu óc của họ bị phân tâm bởi các vấn đề khác: Họ ký riêng Hiệp định Basle với nước Pháp Cách mạng vào ngày 5 tháng 4 năm 1795. Nước Phổ đạt nhiều lợi thế theo Hiệp định này, nhưng từ đó họ đứng trung lập đối với cuộc Cách mạng Pháp.
Chế độ Đốc chính.
Hiến pháp mới đã lập ra Hội đồng Đốc chính ("Directoire") và Lưỡng viện lập pháp đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Quốc hội bao gồm Hạ viện gồm 500 đại biểu ("Conseil des Cinq-Cents" - Hội đồng 500) và Thượng viện gồm 250 đại biểu ("Conseil des Anciens"). Quyền hành pháp nằm trong tay 5 "đốc chính" do Thượng viện bổ nhiệm hàng năm từ danh sách do Hạ viện đưa lên.
Với sự thành lập của chế độ Đốc chính, Cách mạng Pháp có vẻ đã kết thúc. Đất nước muốn nghỉ ngơi và chữa lành các vết thương. Những người muốn tái lập vua Louis XVIII cùng chế độ cũ, và những người muốn quay lại Thời kì khủng bố La Terreur chỉ chiếm số lượng không đáng kể. Khả năng can thiệp của nước ngoài đã tiêu tan cùng thất bại của Đệ nhất Liên minh (""). Tuy nhiên, 4 năm của chế độ Đốc chính đã là khoảng thời gian của một chính phủ chuyên quyền độc đoán và sự bất an thường xuyên. Những sự tàn bạo trong quá khứ đã làm cho lòng tin và thiện ý giữa các bên trở thành không thể được. Cũng bản năng tự bảo vệ mà đã dẫn các thành viên của Quốc ước chiếm phần lớn trong cơ quan lập pháp và toàn bộ Hội đồng Đốc chính buộc họ giữ ưu thế.
Khi đại đa số dân chúng Pháp muốn loại bỏ họ, họ đã chỉ có thể giữ được quyền lực của mình bằng những biện pháp bất thường. Họ đã từng bước lờ đi các điều khoản của hiến pháp, và dùng đến vũ khí khi kết quả bầu cử chống lại họ. Họ đã quyết tâm kéo dài chiến tranh - cách tốt nhất để kéo dài quyền lực của mình. Do đó, họ bị dẫn đến việc dựa vào quân đội - phe cũng muốn chiến tranh.
Chế độ mới vấp phải sự chống đối từ những người bảo hoàng và các phần tử Jacobin còn sót lại. Quân đội đàn áp các cuộc nổi dậy và các hoạt động phản cách mạng. Nhờ đó quân đội và vị thống lĩnh xuất sắc của họ, Napoleon Bonaparte càng có thế lực hơn.
Ngày 9 tháng 11 năm 1799 (ngày 18 tháng Sương mù của năm thứ 8 theo lịch Cách mạng Pháp), Napoléon tổ chức một cuộc đảo chính, lập nên chế độ tổng tài. Sự kiện Napoléon xưng Hoàng đế vào năm 1804 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn Đệ Nhất Cộng hòa, thành quả tiêu biểu của Cách mạng Pháp.
Ảnh hưởng.
Cuộc cách mạng Pháp đã có một tác động rất lớn đến tình hình châu Âu và thế giới, đã làm thay đổi vĩnh viễn lịch sử của loài người. Nó đã chấm dứt chế độ phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển tại nước Pháp và trên toàn thế giới. Hầu hết các nhà sử gia đều công nhận cuộc cách mạng Pháp là một trong số những sự kiện có tầm quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại .
Ngày nay, ngày kỷ niệm phá ngục Bastille 14 tháng 7 trở thành ngày lễ quốc gia của Pháp.
Đối với nước Pháp.
Trước Cách mạng, người dân Pháp có rất ít quyền lực hoặc tiếng nói. Sau năm đầu tiên của cuộc cách mạng, quyền lực của nhà vua đã bị tước đoạt, giới quý tộc thì bị mất hết tất cả tước vị cũng như hầu hết đất đai của họ, Giáo hội bị mất tu viện của mình và ruộng đất, giám mục, thẩm phán và quan tòa được bầu lên bởi nhân dân. Chế độ cộng hòa và nền dân chủ gắn liền với các quyền tự do chính trị và tự do dân sự xuất hiện.
Vai trò của Giáo hội Công giáo bị suy giảm đáng kể, từ vị thế thống trị mọi mặt trong xã hội trước cách mạng đến tình cảnh gần như bị sụp đổ hoàn toàn sau khi cách mạng kết thúc. Những người đứng đầu Giáo hội bị chính quyền cách mạng bắt giữ hoặc hành quyết, tài sản của nhà thờ bị tịch thu, những ảnh hưởng của Kitô giáo cũng dần bị xóa bỏ khỏi đời sống. Vai trò truyền thống của Giáo hội về sau đã được khôi phục lại phần nào dưới thời Napoleon, nhưng quyền lực của nó không bao giờ còn được như xưa. Các linh mục và giám mục giờ đây thuộc về quyền kiểm soát của chính quyền ở Paris chứ không còn dưới sự kiểm soát của Tòa thánh ở Rome. Chính phủ cách mạng đã tịch thu các quỹ từ thiện của nhà thờ để cung cấp một nguồn thu hàng năm cho các bệnh viện, cũng như cho các hoạt động giáo dục và cứu trợ người nghèo.
Cuộc cách mạng cũng đã bãi bỏ những kiểm soát đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho tầng lớp trung lưu Pháp có cơ hội phát triển. Đất đai của giới quý tộc bị nhà nước tịch thu và bán cho nông dân. Thị trường nội địa không còn bị chia cắt bởi tình trạng cát cứ phong kiến. Hệ thống thuế khóa và đo lường được thống nhất trên toàn quốc. Chủ nghĩa tư bản có điều kiện phát triển mạnh tại thành thị cũng như nông thôn. Các phường hội thủ công nghiệp tan rã trước sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Đối với thế giới.
Tại Anh, Vào ngày 16 tháng 7 năm 1789, hai ngày sau sự kiện phá ngục Bastille, John Frederick Sackville, đại sứ Pháp tại Anh, đã thông báo với Ngoại trưởng Anh rằng ""Vậy là, Chúa ơi, cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà chúng ta từng được biết đến đã diễn ra... Từ thời điểm này chúng ta có thể coi Pháp là một quốc gia tự do, nhà vua là một vị quốc vương với quyền hạn rất hạn chế, và quyền lực của các quý tộc giờ đã bị suy giảm chỉ còn tương đương với phần còn lại của đất nước"." Tuy vậy đa số giới quý tộc tại Anh đã phản đối cuộc cách mạng này, do đó họ đã tích cực ủng hộ các lực lượng phản cách mạng tại Pháp. Edmund Burke đã viết một cuốn sách chỉ trích cuộc Cách mạng Pháp, coi đó như một mối đe dọa cho tầng lớp quý tộc của tất cả các nước. Những ý tưởng mới mẻ của cách mạng Pháp đã trở thành đề tài tạo nên vô số các cuộc tranh luận chính trị sôi nổi chưa từng thấy trên khắp nước Anh.
Ở Đức, cuộc cách mạng Pháp đã có ảnh hưởng đáng kể, như truyền bá tư tưởng tự do và dân chủ, lây lan các ý tưởng về tự do, bình đẳng và bác ái trong dân chúng, khuyến khích cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến của người dân. Cách mạng Pháp cũng góp phần không nhỏ dẫn đến những sự thay đổi đối với xã hội Đức, như việc giải tán các phường hội và chấm dứt chế độ nông nô. Ở Ireland, cuộc cách mạng Pháp đã kích thích tinh thần đấu tranh đòi cải cách trên khắp đất nước.
Ở Mỹ Latinh, cuộc cách mạng ở Haiti năm 1804 đã được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc cách mạng tại Pháp. Ở Ai Cập, ảnh huởng của Cách mạng Pháp đã thúc đẩy quá trình cải cách và hiện đại hóa đất nước này.
Chủ nghĩa tự do Pháp – Mỹ có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, và cũng từ cách mạng Pháp, người Mỹ đã rút ra nhiều bài học để từ đó tiến đến một nền dân chủ triệt để hơn không chỉ trong tam giác quyền lực nhà nước mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các bước tiến về dân quyền của Mỹ trong các giai đoạn chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ, Nội chiến Hoa Kỳ và phong trào Dân quyền của Martin Luther King, Jr.. Hơn nữa, bức tượng Nữ thần tự do do Pháp trao tặng cho Mỹ cũng được lấy cảm hứng từ cách mạng Pháp.
Tuy Cách mạng Pháp đi kèm với những đổ vỡ xã hội và sự khủng bố trên diện rộng nhưng ảnh hưởng của nó lên lịch sử châu Âu và toàn thế giới là không thể phủ nhận. Cách mạng Pháp làm biến đổi sâu sắc tâm lý của người châu Âu. Sau cuộc cách mạng này, các nhà nước quân chủ tại châu Âu lung lay và lần lượt sụp đổ hoặc phải cải tổ để tiếp tục tồn tại. Giáo hội mất uy tín và mất dần quyền lực, tôn giáo dần tách khỏi quyền lực nhà nước trên toàn châu Âu. Từ cuộc cách mạng Pháp, chế độ phong kiến với các quý tộc cát cứ những vùng đất rộng lớn tại châu Âu dần biến mất để hình thành nên các nhà nước tập quyền hiện đại. Các dân tộc thống nhất xuất hiện cùng với chủ nghĩa dân tộc gắn liền với các nhà nước này. Các phường hội tan rã còn chế độ nông nô sụp đổ. Tất cả những điều này mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Cách mạng Pháp cũng tạo ra hiến pháp, các luật lệ, hệ thống đo lường, cách tổ chức nhà nước và quân đội mới sẽ được phổ biến tại châu Âu và trên toàn thế giới. Các tư tưởng của cuộc cách mạng tiếp tục lan rộng ra toàn thế giới trong hàng trăm năm sau đó và tác động sâu sắc đến nền chính trị của mọi quốc gia trên thế giới. Các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX cũng là sự kế thừa các lý tưởng của cuộc cách mạng Pháp. |
6,847 | 818308 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6847 | Chi Báo | Chi Báo (Panthera) là một chi trong Họ Mèo ("Felidae"), chi này được đặt tên và được mô tả lần đầu bởi nhà tự nhiên học người Đức Oken vào năm 1816. Nhà phân loại học người Anh Reginald Innes Pocock đã xem xét lại sự phân loại của chi này vào năm 1916, theo đó chi này bao gồm các loài: hổ ("P. tigris"), sư tử ("P. leo"), báo đốm ("P. onca") và báo hoa mai ("P. pardus") dựa trên cơ sở các đặc điểm giải phẫu sọ.. Kết quả phân tích di truyền chỉ ra rằng báo tuyết (từng là "Uncia uncia") cũng thuộc chi "Panthera (P. uncia)", một sự phân loại cũng được các nhà đánh giá IUCN chấp nhận vào năm 2008.
Chỉ có 4 loài: hổ, sư tử, báo đốm và báo hoa mai có các thay đổi giải phẫu cho phép chúng có khả năng gầm rống. Nguyên nhân chủ yếu của điều này được cho là do sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng (xương ở cuống lưỡi hình móng ngựa). Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra rằng khả năng gầm rống là do các đặc trưng hình thái khác, đặc biệt là thanh quản. Báo tuyết không biết gầm, mặc dù chúng cũng có sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng, nhưng nó thiếu các đặc trưng đặc biệt của thanh quản.
Tên gọi.
Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp πάνθηρ, "panther", có nghĩa là "săn mọi thứ".
Tiến hóa.
Ở gốc của chi "Panthera" có lẽ là "Viretailurus schaubi", mà đôi khi cũng được coi là thành viên xuất hiện sớm của chi Puma. Các loài trong chi "Panthera" có lẽ có nguồn gốc từ châu Á, nhưng gốc rễ xác định của chúng thì vẫn không rõ ràng. Các nghiên cứu di truyền học và hình thái học cho rằng hổ là loài đầu tiên (trong số các loài còn sinh tồn) tách ra từ các loài khác trong chi. Khoảng 1,9 triệu năm trước thì báo đốm Mỹ đã tách ra từ nhóm còn lại, là các tổ tiên chung của báo hoa mai và sư tử ngày nay. Sư tử và báo hoa mai tách khỏi nhau vào khoảng 1-1,25 triệu năm trước. Báo tuyết đã từng được coi như là nằm ở phần gốc của chi "Panthera", nhưng các nghiên cứu phân tử mới hơn cho rằng nó có thể là loài có quan hệ chị em với báo hoa mai.
Loài mèo tiền sử, có lẽ có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với báo đốm Mỹ ngày nay là loài đã tuyệt chủng có tên khoa học "Panthera gombaszogensis", thường được gọi là báo đốm châu Âu. Loài này đã xuất hiện vào khoảng 1,6 triệu năm trước tại khu vực ngày nay là Olivola ở Italy.
Phân loại và quần thể.
Có nhiều danh pháp cho phân loài của 5 loài còn sinh tồn trong chi "Panthera"; tuy nhiên, phần nhiều các phân loài báo hoa mai và sư tử là đáng ngờ. Gần đây, người ta đã đưa ra đề nghị rằng tất cả các quần thể báo hoa mai hạ Sahara là cùng một phân loài, và tất cả các quần thể sư tử hạ Sahara cũng ở tình trạng tương tự, do chúng không đủ các khác biệt di truyền để có thể coi là phân loài riêng biệt. Một số phân loài sư tử tiền sử đã được miêu tả từ các chứng cứ lịch sử và các hóa thạch, và chúng có thể là các loài khác nhau.
Báo đen (black panther) không phải là một loài riêng biệt mà chỉ là tên gọi chung cho các cá thể bị hắc tạng của chi này, chủ yếu là ở báo đốm và báo hoa mai. |
6,850 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6850 | Báo tuyết | Báo tuyết ("Panthera uncia") (tiếng Anh: Snow Leopard) là một loài thuộc Họ Mèo lớn sống trong các dãy núi ở Nam Á và Trung Á. Gần đây, nhiều nhà phân loại học mới đưa báo tuyết vào trong chi Báo cùng với vài loài khác trong họ Mèo, tuy nhiên chúng không phải là một loài "báo" thực thụ mà theo phân loại thì chúng có quan hệ gần gũi với loài hổ hơn. Theo nguyên tắc phân loại sinh học, báo tuyết đã được phân loại là "Uncia uncia" kể từ đầu những năm 1930. Dựa trên kiểu gen nghiên cứu, loài mèo lớn này đã được coi là một thành viên của chi "Panthera" từ năm 2008. Vấn đề này vẫn đang được cân nhắc.
Báo tuyết chủ yếu sống cô độc và ưa thích môi trường sống ở vùng cao nguyên. Trong mùa hè thông thường chúng sống trên các cành cây ở những khu đồng cỏ ven núi và các khu vực núi đá cho tới tận độ cao 6.000 m. Trong mùa đông, chúng xuống thấp vào các khu rừng ở độ cao lên đến khoảng 2.000 m. Báo tuyết là loài động vật ăn tạp, chúng ăn tất cả những gì mà chúng tìm thấy; thông thường chúng có thể giết chết cả những con vật có kích thước gấp 3 lần chúng, bao gồm cả gia súc. Chúng cũng phục kích các con mồi nói trên khi có thể. Thức ăn thông thường của chúng bao gồm sơn dương (các loài thuộc chi "Capra"), cừu hoang Himalaya ("Pseudois nayaur"), cũng như là sóc marmota (các loài thuộc chi "Marmota") và các động vật gặm nhấm nhỏ khác.
Báo tuyết là loài sắp nguy cấp do các tấm da nguyên vẹn của chúng có giá rất cao trên thị trường đồ lông thú. Trong những năm thập niên 1960 tổng quần thể giảm xuống chỉ còn khoảng 1.000 con, nhưng hiện nay đã được phục hồi tới khoảng 6.000 con. Chúng cũng đã được nhân giống thành công trong điều kiện giam cầm.
Báo tuyết được xem là biểu tượng quốc gia của một số nước vùng Trung Á. Báo tuyết là biểu tượng quốc gia của người Tatar và người Kazakh (Ka-dắc), và báo tuyết có cánh được tìm thấy trên huy hiệu của Tatarstan (tiếng Nga: "Республика Татарстан" hay "Татария", tiếng Tatar: "Татарстан Республикасы/Tatarstan Respublikası"). Huân chương báo tuyết được tặng cho những nhà leo núi Xô viết nào đã từng leo tới đỉnh của tất cả năm đỉnh cao trên 7000 m của Liên Xô cũ.
Đặc điểm.
Bộ lông của báo tuyết có màu trắng đến xám với những đốm đen trên đầu và cổ, nhưng những mảng đốm hoa hồng lớn hơn ở lưng, hai bên sườn và đuôi rậm rạp. Bụng trắng. Lông dày với dài từ 5 đến 12 cm (2,0 và 4,7 in). Cơ thể của chúng rất chắc, chân ngắn và hơi nhỏ hơn những con mèo khác thuộc chi Panthera, đạt đến chiều cao vai 56 cm (22 in), và từ đầu đến kích thước cơ thể từ 75 đến 150 cm (30 đến 59 in). Đuôi của chúng dài từ 80 đến 105 cm (31 đến 41 in). Đôi mắt màu xanh nhạt hoặc xám. Mõm ngắn và hốc mũi lớn. Báo tuyết thường nặng từ 22 đến 55 kg (49 và 121 lb), với con đực lớn thường xuyên đạt khối lượng 75 kg (165 lb) và con cái nhỏ khoảng dưới 25 kg (55 lb).
Báo tuyết cho thấy khả năng thích nghi để sống trong một môi trường lạnh giá ở miền núi. Cơ thể chúng có nhiều lông, lông dày, tai nhỏ và tròn, giúp giảm thiểu sự mất nhiệt. Bàn chân rộng giúp phân phối trọng lượng cơ thể để đi trên tuyết, và có lông trên mặt dưới của chúng để tăng độ bám của chân trên các bề mặt dốc và không ổn định; nó cũng giúp giảm thiểu tổn thất nhiệt. Đuôi dài và linh hoạt của con báo giúp duy trì thăng bằng trên các sườn dốc và gập ghềnh trong môi trường miền núi của chúng. Đuôi cũng rất dày do lưu trữ chất béo, và phủ lông rất dày, cho phép con vật sử dụng nó như một tấm chăn bảo vệ để che mũi và miệng của chúng trong khi ngủ.
Các chân lớn phủ lông của chúng có tác dụng như những chiếc ủng đi tuyết, giống như của linh miêu.
Không giống như hổ và sư tử, báo tuyết không thể cất được tiếng gầm do dây thanh âm của chúng không phát triển.
Báo tuyết chỉ được phân loại lại như một thành viên của chi Panthera (mèo lớn) sau một nghiên cứu di truyền của ông Brian Davis, Tiến sĩ Gang Li và Giáo sư William Murphy vào năm 2009. Nghiên cứu này cho thấy loài báo tuyết thực sự phát triển đồng thời với loài hổ hơn là báo hoa mai như trước đây vẫn nghĩ.
Phân bố và môi trường sống.
Báo tuyết được phân bố từ phía tây của hồ Baikal qua phía nam Siberia, ở dãy núi Côn Lôn, trên dãy núi Altai của Nga, dãy núi Sayan và Tannu-Ola, ở Thiên Sơn, qua Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đến Hindu Kush ở miền đông Afghanistan, Karakoram ở miền bắc Pakistan, ở dãy núi Pamir, và trên tầng cao của dãy Himalaya ở Ấn Độ, Nepal, và Bhutan, và cao nguyên Thanh Tạng. Ở Mông Cổ, nó được tìm thấy ở đoạn dãy núi Altai trên lãnh thổ Mông Cổ và dãy núi Khangai. Ở Tây Tạng, nó được tìm thấy ở Altyn-Tagh ở xa phía bắc.
Môi trường sống báo tuyết ở dãy Himalaya của Ấn Độ ước tính có diện tích dưới 90.000 km2 (35.000 dặm vuông) ở các bang Jammu và Kashmir, Uttarakhand, Himachal Pradesh, Sikkim và Arunachal Pradesh, trong đó khoảng 34.000 km2 (13.000 sq mi) là được coi là môi trường sống tốt và 14,4% được bảo vệ. Vào đầu những năm 1990, số lượng báo tuyết Ấn Độ ước tính khoảng 200–600 cá thể sống trên khoảng 25 khu vực được bảo vệ.
Vào mùa hè, báo tuyết thường sống ở trên hàng cây trên đồng cỏ miền núi và trong các vùng đá ở độ cao từ 2.700 đến 6.000 m (8.900 đến 19.700 ft). Vào mùa đông, chúng xuống các khu rừng với độ cao khoảng 1.200 đến 2.000 m (3.900 đến 6.600 ft). Báo tuyết ưa thích những địa hình bị của nhiều đá hoặc bị hỏng, và có thể đi lại mà không gặp khó khăn trong tuyết dày lên đến 85 cm (33 in), mặc dù chúng thích đi trên những con đường mòn hiện có được tạo ra bởi những động vật khác.
Năm 1972, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đặt báo tuyết trên Sách đỏ các loài bị đe dọa như "Nguy cấp", các loại mối đe dọa tương tự đã được áp dụng trong việc đánh giá năm 2008. Sự nóng lên toàn cầu đã làm cho hàng cây được tăng lên ở độ cao, dẫn đến sự suy giảm của con mồi hoang dã phụ thuộc vào thực vật cho nguồn thức ăn. Tổng số lượng tự nhiên của báo tuyết được ước tính khoảng 4.510 đến 7.350 cá thể. Nhiều ước lượng thô sơ và lỗi thời.
Trước năm 2003, tổng số báo tuyết hoang dã ước tính khoảng 4.080 đến 6.500 cá thể. Trong năm 2016, tổng số lượng báo tuyết được ước tính là 4.678 đến 8.745 cá thể, cho thấy tổng số lượng báo tuyết đã lớn hơn trước đây. Ngoài ra còn có khoảng 600 con báo tuyết tại các vườn thú trên thế giới.
Tập tính.
Báo tuyết sống đơn độc, ngoại trừ con cái có đàn con riêng. Chúng nuôi con trong các hang ở vùng núi trong thời gian dài.
Một con báo tuyết sống trong một phạm vi lãnh thổ được xác định rõ, nhưng không bảo vệ lãnh thổ của mình một cách quá quyết liệt khi bị xâm phạm bởi những con báo tuyết khác. Phạm vi lãnh thổ dao động tùy theo độ phong phú của con mồi. Ở Nepal, nơi con mồi dồi dào, phạm vi lãnh thổ có thể dao động từ 12 km2 (5 dặm vuông) đến 40 km2 (15 dặm vuông) và lên đến năm đến 10 cá thể được tìm thấy trong một khu vực rộng trên 100 km2 (39 dặm vuông); trong môi trường sống với con mồi thưa thớt, mặc dù, diện tích lãnh thổ lên đến 1.000 km2 (386 sq mi) chỉ hỗ trợ sự sống cho năm con báo. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới kéo dài từ năm 2008 đến 2014 cho thấy phạm vi của chúng lớn hơn nhiều so với dự đoán; một con báo đực đòi hỏi một lãnh thổ của khoảng 80 dặm vuông, trong khi báo cái yêu cầu lên đến 48 dặm vuông lãnh thổ. Lấy dữ liệu này vào thống kê, người ta ước tính rằng 40 phần trăm trong số 170 khu vực được bảo vệ tại chỗ nhỏ hơn không gian cần thiết để hỗ trợ một con báo tuyết đực.
Giống như những con thú họ mèo khác, báo tuyết sử dụng các dấu hiệu mùi hương để chỉ ra lãnh thổ của chúng và các tuyến đi lại thông thường. Đây là những phương thức phổ biến nhất được thực hiện bằng cách cào đất bằng chân sau trước khi lắng đọng nước tiểu, nhưng chúng cũng phun nước tiểu lên những mảng đá có mái che.
Báo tuyết là một "crepuscular" (động vật hoạt động lúc trời chạng vạng), hoạt động tích cực nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn. Chúng được biết đến là một loài thú có khả năng ngụy trang tốt khi săn mồi.
Chế độ ăn uống.
Báo tuyết là loài động vật ăn tạp dù thuộc bộ ăn thịt và tích cực săn mồi. Giống như báo hoa mai, chúng luôn biết tận dụng cơ hội, ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tìm thấy, bao gồm thịt thối rữa và gia súc, vật nuôi trong nhà. Chúng có thể giết chết con vật gấp 2-4 lần trọng lượng của riêng mình, chẳng hạn như cừu Bharal , dê núi sừng ngắn Himalaya , dê markhor , cừu Argali , ngựa và lạc đà , nhưng cũng sẵn lòng xơi những con mồi nhỏ hơn nhiều, chẳng hạn như thỏ rừng, marmota, pika, chuột đồng và và các loài chim.
Chế độ ăn uống của báo tuyết thay đổi trên phạm vi của chúng và với thời gian trong năm, và phụ thuộc vào sự sẵn có con mồi. Ở dãy Himalaya, chúng săn chủ yếu là cừu Bharal và dê núi Siberia. Ở Karakoram, Thiên Sơn, Altai và núi Tost của Mông Cổ, con mồi chính của nó bao gồm dê núi Siberia, hươu môi trắng, hoẵng Siberia và cừu Argali. Các loài khác có thể bị chúng săn khi có cơ hội là gấu trúc đỏ, lợn rừng, voọc, gà tuyết và gà gô Chukar.
Chúng có khả năng giết chết hầu hết những con vật trong phạm vi sinh sống của chúng ngoại trừ bò Tây Tạng trưởng thành. Một khác biệt trong họ nhà mèo, báo tuyết cũng ăn một số lượng đáng kể của thảm thực vật, bao gồm cả cỏ và cành cây. Các nhà khoa học cho rằng liệu điều này có tốt cho hệ tiêu hóa hay đây là chế độ ăn của chúng để bổ sung thêm những vitamin cần thiết. Báo tuyết cũng thành công khi đi săn theo cặp, đặc biệt là giao phối.
Trường hợp báo tuyết nhắm con mồi là những vật nuôi hay gia súc, chúng có thể xung đột với con người. Tuy nhiên, ngay cả ở Mông Cổ, nơi con mồi hoang dã đã bị giảm và tương tác với con người là phổ biến, các loài gia súc, chủ yếu là cừu, bao gồm ít hơn 20% chế độ ăn báo tuyết. Những người chăn gia súc giết báo tuyết để ngăn chúng tấn công gia súc của họ. Sự tổn thất con mồi do chăn thả quá mức bởi chăn nuôi gia súc, săn trộm và bảo vệ gia súc là những nguyên nhân chính cho việc giảm số lượng của báo tuyết. Báo tuyết không được báo cáo quá nhiều về việc tấn công con người, và chúng dường như ít hung hăng nhất đối với con người so với tất cả những loài mèo lớn. Kết quả là, báo tuyết dễ dàng bị đuổi khỏi những trại gia súc; chúng dễ dàng bỏ chạy khỏi những người nông dân khi bị đe dọa, và thậm chí không thể tự bảo vệ mình khi bị con người tấn công.
Tấn công con người.
Báo tuyết rất hiếm khi tấn công con người; chỉ có hai trường hợp được biết đến. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1940, tại hẻm núi Maloalmaatinsk gần Almaty, một con báo tuyết hung dữ đã tấn công hai người đàn ông vào ban ngày và gây thương tích nghiêm trọng cho cả hai. Trong trường hợp thứ hai, cách Almaty không xa, một con báo tuyết già, không răng, hốc hác, đã tấn công một người qua đường vào mùa đông nhưng không thành công; nó cuối cùng đã bị bắt và mang đến một ngôi làng địa phương. Ngoài ra, không có ghi chép nào khác về các vụ báo tuyết tấn công con người.
Sinh sản và tuổi thọ.
Báo tuyết trưởng thành về mặt sinh dục từ hai đến ba năm, và thường sống từ 15-18 năm trong tự nhiên. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống đến 25 năm. Động dục thường kéo dài từ năm đến tám ngày, và con đực có xu hướng không tìm kiếm một bạn tình khác sau khi giao phối, có lẽ vì mùa giao phối ngắn không cho phép đủ thời gian. Một cặp báo tuyết kết hợp với tư thế bình thường, từ 12 đến 36 lần mỗi ngày. Chúng không bình thường giữa những con mèo lớn ở chỗ chúng có một đỉnh sinh được xác định rõ. Chúng thường giao phối vào cuối mùa đông, được đánh dấu bằng một sự gia tăng đáng chú ý trong việc đánh dấu và giao tiếp. Con cái có thời gian mang thai là 90–100 ngày, do đó, các con non được sinh ra từ tháng Tư đến tháng Sáu.
Chiều dài của 1 thế hệ báo tuyết là tám năm.
Báo mẹ sinh con trong một hang đá hoặc kẽ hở lót bằng lông khoe từ mặt dưới của chúng. Số lượng 1 lứa thay đổi từ một đến năm con, nhưng trung bình là 2,2. Những con non còn yếu và chưa mở mắt khi sinh, mặc dù đã có một bộ lông dày và nặng từ 320 đến 567 g (11,3 đến 20,0 oz). Đôi mắt của chúng mở ra sau khoảng bảy ngày, và các con non có thể đi lại bình thường trong năm tuần và được cai sữa hoàn toàn sau 10 tuần. Ngoài ra khi chúng được sinh ra, chúng có những đốm đen hoàn toàn biến thành đốm hoa thị khi chúng bước sang tuổi thiếu niên.
Những con bầy rời khỏi hang khi chúng được khoảng hai đến bốn tháng tuổi, nhưng vẫn còn với mẹ của chúng cho đến khi chúng trở nên độc lập sau khoảng 18–22 tháng. Một khi độc lập, chúng phân tán trên những khoảng cách đáng kể, thậm chí băng qua các địa hình bằng phẳng rộng để tìm kiếm các khu săn mồi mới. Điều này có thể giúp giảm sự cận huyết mà nếu không sẽ là phổ biến trong môi trường tương đối bị cô lập.
Tình trạng bảo tồn.
Nhiều cơ quan đang làm việc để bảo tồn báo tuyết và hệ sinh thái núi bị đe dọa của nó. Chúng bao gồm Snow Leopard Trust, Snow Leopard Conservancy, Snow Leopard Network, Cat Specialist Group và Panthera Corporation. Các nhóm này và chính phủ nhiều quốc gia trong phạm vi của báo tuyết, các tổ chức phi lợi nhuận và các nhà tài trợ từ khắp nơi trên thế giới gần đây đã làm việc cùng nhau tại Hội nghị Báo tuyết Quốc tế lần thứ 10 ở Bắc Kinh. Tập trung vào nghiên cứu, các chương trình cộng đồng trong khu vực báo tuyết, và các chương trình giáo dục là nhằm mục đích hiểu biết nhu cầu của loài mèo này, cũng như nhu cầu của người dân và cộng đồng ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường sống báo tuyết.
Trong điều kiện nuôi nhốt.
Trong năm 2008, có khoảng 600 con báo tuyết trong các sở thú trên khắp thế giới. Trong vườn thú Richmond Metropolitan ở Virginia, Hoa Kỳ, những con báo tuyết đã ra đời vào năm 2016.
Nhiều tiến bộ đã được thực hiện trong việc đảm bảo sự sống sót của báo tuyết, với việc chúng được nhân giống thành công trong điều kiện nuôi nhốt. Con cái thường sinh hai đến ba con trong một lứa, nhưng có thể sinh tới bảy con trong một số trường hợp.
Trong văn hóa.
Báo tuyết có ý nghĩa biểu tượng đối với các dân tộc Turk ở Trung Á, nơi con vật được gọi là "irbis" hoặc "bar", vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong huy hiệu học và đã trở nên như một biểu tượng. Báo tuyết trong huy hiệu đôi khi được gọi bằng tiếng Anh là "ounce". Chúng từ lâu đã được người Tatar, người Kazakh và người Bulgar sử dụng như một biểu tượng chính trị với hình tượng Aq Bars ("Báo trắng"). Một con báo tuyết được ghi khắc trên con dấu chính thức của thành phố Almaty, Kazakhstan, và tờ tiền giấy giá 10.000 Tenge Kazakhstan trước đây cũng có một con báo tuyết ở mặt sau. Một thanh Aq Bars có cánh huyền thoại được tìm thấy trong quốc huy của Tatarstan, con dấu của thành phố Samarkand, Uzbekistan, và (cũng có vương miện) chiếc áo khoác cũ của thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan.
Ở Kyrgyzstan, nó đã được sử dụng ở dạng cách điệu trong biểu tượng hiện đại của thủ đô Bishkek, và nghệ thuật tương tự đã được tích hợp vào huy hiệu của Hiệp hội Hướng đạo nữ ở Kyrgyzstan. Một con báo tuyết đăng quang đặc trưng trong vòng tay của quận Shushensky, Krasnoyarsk Krai, Nga. Huân chương Báo tuyết, được trao cho những người leo núi của Liên Xô, người đã leo lên cả năm đỉnh 7.000 mét của Liên Xô, được đặt theo tên của con vật. Báo tuyết là động vật biểu tượng của tỉnh Himachal Pradesh ở Ấn Độ. Nó cũng được mô tả trên bản vá của Cảnh sát Ladakh. Chúng cũng đã được tuyên bố là "động vật quốc gia" (Quốc thú) của Pakistan. |
6,854 | 859204 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6854 | John Wesley | John Wesley (29 tháng 6 năm 1703 – 2 tháng 3 năm 1791) là Mục sư Anh giáo, nhà thần học, nhà thuyết giáo, và là người khởi phát Phong trào Giám Lý. Có ba thời điểm được xem là những dấu mốc trong thời kỳ tiên khởi của Phong trào Giám Lý: tại Đại học Oxford với sự kiện thành lập "Câu lạc bộ Thánh"; tại Savannah, Georgia, Mỹ, khi John Wesley phục vụ giáo sở ở đó; và tại Luân Đôn sau khi Wesley quay về Anh. Phong trào được định hình trong những năm đầu thập niên 1740 khi Wesley, cùng những đồng sự như George Whitefield, bắt đầu dong ruổi khắp nơi để rao giảng phúc âm với phong cách mới, và thành lập các hội đoàn tôn giáo quy tụ những tân tín hữu. Lần đầu tiên nước Anh chứng kiến sự phát triển nhanh và lan tỏa mạnh của một phong trào tôn giáo có khuynh hướng Tin Lành. Liên hiệp ("connection") Giám Lý do Wesley thành lập nối kết các hội đoàn Giám Lý trên khắp xứ Anh, Scotland, Wales, và Ireland trước khi lan tỏa đến các nước nói tiếng Anh khác, rồi phát triển trên khắp thế giới.
Những tín hữu Giám Lý, dưới sự lãnh đạo của Wesley, đảm trách vai trò lãnh đạo trong các cuộc vận động cho lý tưởng công bằng xã hội như các phong trào bãi nô, và cải cách nhà tù. Những đóng góp của Wesley trong lĩnh vực thần học tập trung vào việc hòa hợp những khuynh hướng thần học khác nhau. Thành quả lớn nhất của ông là cổ xúy cho điều ông gọi là "Sự Toàn hảo Cơ Đốc", hoặc sự thánh khiết trong tâm hồn và trong đời sống. Ông nhấn mạnh rằng, ngay trong đời này, người tín hữu Cơ Đốc có thể đạt đến sự trưởng thành tâm linh, khi tình yêu của Thiên Chúa, hoặc tình yêu trọn vẹn, chế ngự tâm hồn người ấy. Nền thần học Tin Lành của Wesley, nhất là sự am tường về tình trạng toàn hảo Cơ Đốc, lập nền vững chãi trên nền thần học thánh lễ. Ông tiếp tục nhấn mạnh đến ý nghĩa của các phương tiện ân điển như sự cầu nguyện, Kinh Thánh, tu dưỡng tâm linh, Tiệc Thánh... như là những phương tiện chuyển tải ân điển của Thiên Chúa đến con dân Ngài. Dù vẫn trung thành với Giáo hội Anh đến cuối đời, và thường nhấn mạnh rằng Phong trào Giám Lý chỉ nên phát triển bên trong giáo hội Anh, chính những sáng kiến mang tính đột phá của Wesley về cấu trúc và chính sách của hội thánh đã đặt ông vào thế đối nghịch với giáo hội. Tuy nhiên, suốt đời minh, Wesley vẫn giành được sự tôn trọng rộng rãi trong Giáo hội Anh.
Trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại do BBC thực hiện năm 2002, John Wesley được chọn vào vị trí thứ 50.
Tuổi trẻ.
Gia đình Wesley thuộc dòng dõi người Saxon cổ, truy nguyên đến thời trị vì của vua Athelstan của Anh (924–939), khi Guy Wesley, hay Wellesley, là một võ quan hầu cận nhà vua. John Wesley là con trai của Samuel Wesley. Samuel tốt nghiệp Đại học Oxford và là mục sư thuộc Giáo hội Anh. Samuel kết hôn năm 1689 với Susannah, con gái thứ hai mươi bốn của Tiến sĩ Samuel Annesley, và chính bà cũng là mẹ của mười chín người con. Năm 1696 Samuel Wesley được bổ nhiệm làm quản nhiệm nhà thờ Epworth, tại đây John Wesley, người con thứ mười lăm của gia đình Wesley chào đời. Ông nhận lễ báp têm với tên John Benjamin Wesley nhưng không hề dùng đến tên lót Benjamin của mình.
Ông được cứu sống vào lúc sáu tuổi khi tư thất mục sư bị hoả hoạn. Lần sống sót này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí ông. John đã miêu tả về mình lúc ấy "như một thanh củi được rút ra khỏi đống lửa". Từ đó, ông kể mình như là đứa con của Ân sủng.
Cậu bé John tiếp nhận giáo dục ban đầu từ người mẹ. Đến năm 1713, cậu được gởi đến trường Charterhouse tại Luân Đôn. Tại đó cậu học hành chăm chỉ, có phương pháp và (trong một thời gian) tỏ ra mộ đạo theo như cách cậu đã được dưỡng dục khi còn sống với gia đình. Năm 1720, John theo học tại trường Christ Church thuộc Đại học Oxford. Tại đây ông nhận văn bằng thạc sĩ vào năm 1727. Năm 1725 ông được phong chức chấp sự (một chức vụ trong Anh giáo chuẩn bị cho chức vụ mục sư), năm sau ông được bầu làm ủy viên ("fellow") tại trường Lincoln cũng thuộc viện đại học Oxford. Ông đến làm phụ tá tại giáo xứ của cha ông trong hai năm. Sau đó ông trở lại Oxford.
Tại Oxford và Georgia.
Thời điểm trở lại Oxford của John Wesley đánh dấu sự khởi đầu của Phong trào Giám Lý ("Methodism") vào lúc "câu lạc bộ thánh" nổi tiếng được thành lập bởi Charles Wesley, em trai ông, cùng một vài người bạn. Khi ấy, họ bị mọi người chế giễu bằng cách gọi họ là "Methodists" (Những kẻ chuộng phương pháp) do thói quen sống và làm việc theo phương pháp của họ.
Suốt thời thơ ấu, John đã có những trải nghiệm tôn giáo sâu sắc. Theo Tyerman, người viết tiểu sử của ông, Wesley đã đến trường Charterhouse như một ông thánh, nhưng rồi bắt đầu xao lãng các bổn phận tôn giáo và rời trường như một kẻ tội lỗi. Tuy nhiên, trong năm được phong chức, ông đọc các tác phẩm của Thomas a Kempis và Jeremy Taylor, bắt đầu tìm kiếm các chân lý tôn giáo sau này lập nền cho cuộc phục hưng rộng lớn vào thế kỷ 18. Các tác phẩm "Christian Perfection" (Sự Toàn hảo Cơ Đốc) và "Serious Call" (Lời Kêu gọi thiết tha) của Law giúp Wesley có nhận thức mới và sâu sắc về luật pháp của Thiên Chúa. Từ đó ông quyết tâm tuân giữ luật pháp của Thiên Chúa, từ tấm lòng đến hành động, hết sức tận tụy và thành kính, tin rằng với lòng thuận phục ông sẽ được cứu rỗi. Ông theo đuổi cuộc sống khắc kỷ được hoạch định chặt chẽ, siêng năng nghiên cứu Kinh Thánh, chuyên cần thực hành các bổn phận tôn giáo và sốt sắng làm các việc lành. Ông hiến mình cho cuộc đời sùng kính.
Vào năm 1735, khi Thống đốc James Oglethorpe cần một "mục sư xem thường xa hoa và cuộc sống tiện nghi, quen với sự khổ hạnh và cuộc sống nghiêm túc" đến khu định cư Georgia, Mỹ, Wesley đáp lời và cùng em trai, Charles, đến sống tại đây trong hai năm trước khi trở lại Anh Quốc năm 1738.
Trong chuyến đi tới Georgia, Wesley có cơ hội tiếp xúc, và phát triển mối quan hệ với các tín hữu Moravia, một giáo phái có nguồn gốc từ những nỗ lực cải cách của Jan Hus vào thế kỷ 15. Ngay giữa lúc con tàu đang bị vùi dập trong bão tố trên Đại Tây Dương, những người Moravia vẫn giữ được bình tĩnh, và cùng nhau hát thánh ca. Điều này gây ấn tượng mạnh trên Wesley. Chính những điều Wesley học hỏi được khi tiếp xúc với các tín hữu Moravia và với nhà lãnh đạo giáo hội, Zinzendorf, cũng như nền thần học Arminius nói chung, đã ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống và quan điểm thần học của Wesley.
Tại vùng đất mới, ông trải qua một mối tình bất hạnh và một sứ mạng thất bại (truyền bá Phúc âm cho người bản xứ và sâu nhiệm hoá đời sống tôn giáo cho người định cư). Quan điểm nặng về nghi thức cũng như thái độ nghiêm khắc của ông khi hành xử quyền hạn của một chức sắc giáo hội đã gây phản cảm trong vòng dân định cư. Ông rời khỏi Georgia trong sự chỉ trích cay độc của giáo dân.
Khởi phát cuộc phục hưng.
Những trải nghiệm tâm linh của Wesley là yếu tố then chốt quyết định toàn bộ sự nghiệp của ông. Trong suốt mười năm, ông đã tranh chiến với bản thân chống lại các loại cám dỗ, nỗ lực tuân giữ luật của Phúc âm, nhưng, như ông thuật lại, không làm sao thoát khỏi vòng vây của tội lỗi, cũng không tìm thấy được lời chứng của Chúa Thánh Linh, bởi vì ông đã tìm kiếm, không phải bởi đức tin, nhưng bởi nỗ lực bản thân muốn tuân giữ luật pháp.
Wesley trở về Anh trong tâm trạng chán chường. Tuy nhiên, mối quan hệ của Wesley với các tín hữu Moravia hình thành từ chuyến đi đến Georgia khiến ông quay trở lại tra vấn mình về những trải nghiệm tâm linh, và tìm kiếm niềm xác tín vững chắc về sự cứu rỗi ông nhận thấy ở những tín hữu Moravia mà bản thân ông chưa hề trải nghiệm. Ông nhận ra rằng đức tin thật phải được gắn kết chặt chẽ với sự cảm nhận chắc chắn đã được tha thứ tội lỗi. Wesley đã trải nghiệm đức tin này vào ngày 24 tháng 5 năm 1738 khi ông đến dự một buổi cầu nguyện với một nhóm tín hữu Moravia tại đường Aldersgate, Luân Đôn. Khi đang lắng nghe một người đọc "Lời dẫn nhập giải nghĩa Thư tín La mã" của Martin Luther giảng giải về bản chất của đức tin và sự xưng công chính bởi đức tin, ông thuật lại: "Tôi cảm thấy lòng mình nồng ấm lạ thường. Tôi cảm biết mình thật sự tin cậy Chúa Cơ Đốc, chỉ mình Ngài mà thôi, để được cứu rỗi, và nhận biết chắc chắn rằng tôi đã được giải thoát khỏi mọi tội lỗi". Trải nghiệm này đã làm thay đổi triệt để con người và phương pháp truyền bá phúc âm của Wesley. Từ đây, Wesley không ngừng giảng dạy về tầm quan trọng của đức tin để được cứu rỗi, và lời chứng của Chúa Thánh Linh trong lòng tín hữu, xác định rõ ràng rằng họ là con dân Thiên Chúa. Cho đến ngày nay, ngày 24 tháng 5 được kỷ niệm trong cộng đồng Giám Lý là Ngày Aldersgate.
Một người bạn của ông khi còn theo học tại Oxford, George Whitefield, từ Mỹ trở về và khi thấy mình bị các nhà thờ tại Bristol tẩy chay, liền tìm đến các thôn xóm lân cận với Kingswood, và khởi sự thuyết giảng ngoài trời cho các công nhân hầm mỏ, một việc chưa ai làm vào thời đó. Vốn quen với các lề thói của truyền thống Anh giáo trọng nghi thức, lúc đầu Wesley tỏ ra e ngại với cung cách thuyết giáo này, Song, các buổi thuyết giáo ngoài trời rất thành công, giúp thuyết phục nhiều người đến với đức tin Cơ Đốc. Wesley quyết định đi theo bước chân của bạn và bắt đầu thuyết giảng tại một địa điểm gần Bristol, một ngày vào tháng 4 năm 1739. Từ đó, ông sẵn lòng thuyết giáo tại bất cứ nơi nào có người muốn nghe Phúc âm. Tuy nhiên, trong suốt năm mươi năm Wesley vẫn kiên trì tìm kiếm cơ hội thuyết giảng tại các nhà thờ Anh giáo trong khi hằng ngày vẫn tiếp tục giảng dạy ngoài đồng ruộng, trong nhà kho, nhà của nông dân, các nhà nguyện khi nhà thờ khước từ ông. Cũng trong năm này, khi số người theo ông trở nên đông đảo, ông buộc phải tổ chức họ vào một hội đoàn độc lập. Ông viết, "Thế đó, không hề có dự tính trước, Hội Giám Lý tại Anh Quốc đã được hình thành". Nhiều hội đoàn tương tự cũng được thành lập tại Bristol và Kingswood.
Bách hại, khuyến khích tín hữu thuyết giảng.
Từ đó, chức sắc Giáo hội Anh và viên chức chính quyền bắt đầu gây khó khăn cho Wesley và những người theo phong trào Giám Lý. Họ đả kích các bài giảng của ông, tranh luận về thần học, cáo buộc ông là cuồng tín và dẫn dụ giáo dân vào con đường lầm lạc. Wesley và các bạn hữu vẫn thường bị tấn công bởi những đám đông bị khích động. Ngược lại, Wesley nhận thấy giáo hội thất bại trong sứ mạng kêu gọi tội nhân hối cải, giới tăng lữ trở nên thối nát và nhiều linh hồn bị hư mất vì hội thánh đã đánh mất khả năng dẫn dắt tội nhân đến sự cứu rỗi. Ông nhận biết mình được Thiên Chúa sai đi tìm kiếm và nhắc nhở người khác về tội lỗi, vì vậy, không trở ngại nào có thể thắng hơn sự thôi thúc thần thượng và thẩm quyền của sứ mạng ông nhận lãnh.
Nhận biết rằng ông và một số ít mục sư đang cộng tác với ông không thể thuyết giảng cho số đông đang muốn nghe Phúc âm, vào năm 1739 Wesley tin rằng cần phải khuyến khích tín hữu chia sẻ công tác thuyết giáo. Ông khởi sự chọn lựa những người chưa được thụ phong, đào tạo và cử họ đi ra giảng dạy và thi hành mục vụ. Đó là điều hoàn toàn mới vào thời ấy, và cũng là một thành công lớn của Phong trào Giám Lý.
Phong chức.
Khi phong trào phát triển, con số các hội đoàn gia tăng và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn chỉnh thì sự bất đồng giữa Wesley và Giáo hội Anh cũng lớn dần. Dù bị áp lực từ những người theo ông, Wesley và đặc biệt là em ông, Charles, vẫn không muốn rời bỏ giáo hội. Ông nói "Chúng ta không nên cử hành lễ Báp têm và Tiệc Thánh mà không có sự uỷ nhiệm của một Giám mục được tấn phong theo quyền kế thừa tông đồ".
Tuy nhiên, vào năm sau khi nghiên cứu về hội thánh trong thời kỳ sơ khai ông chịu thuyết phục rằng quyền kế thừa tông đồ ("apostolic succession") chỉ là một trong những phát kiến sau này, ông cũng nhận thấy rằng Chúa Giê-xu và các tông đồ không hề chỉ định bất kỳ thể chế nào cho việc tổ chức hội thánh.
Trong khi đó, Phong trào Giám Lý phát triển mạnh tại Hoa Kỳ và nhu cầu mục sư tại đó trở nên cấp thiết. Khi Giám mục Luân Đôn từ chối phong chức mục sư cho hội thánh tại Mỹ thì Wesley quyết định làm điều này. Ông phong chức cho các mục sư đang hoạt động tại Scotland, Anh và Mỹ. Ông cũng phong chức bằng cách đặt tay cho Thomas Coke và Francis Asbury, hai nhận vật đóng vai trò mấu chốt trong việc thành lập và phát triển Giáo hội Giám Lý tại Mỹ.
Con người và sự nghiệp.
Wesley thích tranh luận, ông tiêu tốn nhiều công sức vào các cuộc bút chiến chống Thần học Calvin. Wesley giảng dạy Thần học Arminius đã dung hoà, đôi khi được gọi là thuyết Arminius Tin Lành ("Evangelical Arminianism"), theo đó con người được dành nhiều chỗ hơn khi chọn lựa sự cứu rỗi ban cho từ Thiên Chúa. Trong các bài giảng và thư tín của mình, Wesley thường tập chú vào ân điển tiên kiến ("prevenient grace"), trải nghiệm quy đạo của mỗi cá nhân, lời chứng của Chúa Thánh Linh và sự thánh hoá. Ông định nghĩa lời chứng của Chúa Thánh Linh là "ấn tượng sâu kín bên trong linh hồn các tín hữu, bởi đó Linh của Thiên Chúa chứng thực trực tiếp với họ rằng họ là con cái của Thiên Chúa". Về trải nghiệm thánh hoá, ông dạy rằng bởi đức tin có thể nhận lãnh sự thánh hoá, giữa thời điểm được xưng công chính và cái chết. Được thánh hoá không có nghĩa là hoàn toàn không phạm tội, nhưng Wesley tin rằng người có tình yêu thương toàn hảo sẽ thắng hơn tội lỗi.
Wesley đi nhiều nơi và đi liên tục, thường là trên lưng ngựa để có thể thuyết giảng mỗi ngày hai hoặc ba lần. Wesley là một nhà thuyết giáo có sức thuyết phục mãnh liệt, các buổi truyền bá phúc âm ngoài trời của ông thường có đông đảo người đến tham dự. Tâm linh của nhiều người trong số họ được đánh thức; trong nước mắt họ nhận thức được số phận khủng khiếp của tội nhân trong cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, rồi cảm nhận sự vui mừng và bình an khi tiếp nhận ân điển sau khi trải nghiệm sự ăn năn.
Ông thành lập nhiều hội đoàn Giám Lý, khánh thành nhiều nhà nguyện, sát hạnh và bổ chức các truyền đạo tình nguyện, duy trì kỷ luật trong hội thánh, gây quỹ cho trường học, nhà nguyện và các tổ chức từ thiện, thăm người bệnh; ông cũng viết nhiều bài luận giải Kinh Thánh và các loại sách tôn giáo, tranh luận về thần học và trao đổi thư tín với nhiều người. Trong suốt cuộc đời mục vụ, ông đã đi hơn 250.000 dặm và thuyết giảng hơn 40.000 lần.
Các tác phẩm ông viết, dịch hay biên tập vượt quá con số 200, bao gồm bài giảng, giải nghĩa Kinh Thánh, các bài thánh ca... Được trả ít nhất là 20.000 bảng Anh cho tiền tác quyền nhưng ông chỉ dùng một ít cho mình, phần còn lại ông sử dụng cho các công việc từ thiện. Ông sống cuộc đời thanh bạch và khi chết không còn tài sản gì để lại. Ông thức dậy vào lúc 4 giờ mỗi sáng và không chịu để thì giờ trôi qua trong nhàn rỗi.
Thấp hơn trung bình nhưng cân đối và mạnh mẽ, với đôi mắt sáng và gương mặt trông trí thức và thánh thiện, là những gì chúng ta biết về ngoại hình của ông. Ở tuổi 48, ông kết hôn với bà Mary Vazeille, cả hai đều không hạnh phúc và không có con, bà rời bỏ ông sau mười lăm năm chung sống. John Wesley từ trần trong an bình sau một cơn bạo bệnh. Câu nói sau cùng của ông trước khi lâm chung, "Không có gì quý bằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta." |
6,856 | 812749 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6856 | Đa giác |
Trong hình học phẳng, đa giác là một đường gấp khúc phẳng khép kín, nghĩa là gồm những đoạn thẳng nối tiếp nhau (mỗi điểm nối là đầu mút của vừa đúng hai đoạn thẳng) cùng nằm trên một mặt phẳng và khép kín (điểm nối đầu trùng với điểm nối cuối). Phần mặt phẳng giới hạn bởi đường đa giác được gọi là hình đa giác.
Những đoạn thẳng trên đường gấp khúc này được gọi là các cạnh của đa giác, còn điểm nối tiếp giữa hai cạnh được gọi là "đỉnh" của đa giác. Hai cạnh có chung đỉnh cũng được gọi là hai cạnh "kề nhau". Đoạn thẳng nối hai đỉnh không liền kề nhau được gọi là đường chéo của đa giác. Nếu đa giác là đa giác đơn thì các cạnh và các đỉnh tạo thành ranh giới của miền đa giác, đôi khi thuật ngữ "đa giác" nói đến "phần trong" của đa giác (diện tích mở ở giữa hình này) hay cả miền trong và ranh giới.
Đôi khi người ta cũng xét tới các đường gấp khúc, khép kín, không cùng nằm trong một mặt phẳng, người ta gọi chúng là các đa giác ghềnh. Tuy nhiên, thuật ngữ đa giác thường dùng cho các đa giác phẳng. Bài này chỉ nói về các đa giác phẳng.
Miền đa giác.
Trong hình học phẳng của một đa giác đơn giản, miền đa giác là tập hợp các điểm trên mặt phẳng "nằm trong" đa giác đơn giản đó.
Cách gọi tên đa giác.
Đa giác thường được gọi theo số cạnh của nó, người Việt quen dùng các từ chỉ số lượng trong hình học bằng phiên âm Hán-Việt. Ví dụ:
Thực ra cách gọi như vậy cũng chỉ có nghĩa là hình ba góc, bốn góc...Tuy nhiên gần đây có xu hướng Việt hoá các từ này. Trừ các từ "tam giác" và "tứ giác" đã quá quen thuộc, người ta đã bắt đầu gọi "hình năm cạnh" thay cho ngũ giác, "hình sáu cạnh" thay cho lục giác, "hình mười cạnh" thay cho thập giác..., tuy chưa thông dụng lắm. Đặc biệt các đa giác với số cạnh lớn đã thường xuyên được dùng với từ Việt hoá như: hình mười cạnh, hình hai mươi cạnh... Nếu cẩn trọng hơn thì dùng từ "đa giác mười cạnh, đa giác hai mươi cạnh". Sở dĩ như vậy vì các từ Hán -Việt chỉ số đếm như thập nhất, thập nhị đã dần dần xa lạ với đa số người Việt. |
6,862 | 843044 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6862 | Báo Tuyết (danh hiệu) | Báo Tuyết ("") là danh xưng không chính thức của một danh hiệu vinh dự của Liên Xô trước đây dành cho các vận động viên leo núi chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Danh hiệu này ban đầu dùng để tôn vinh các nhà leo núi đã chinh phục được những đỉnh núi cao ít nhất 7.000 m thuộc Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, danh hiệu này vẫn tiếp tục tồn tại và được công nhận như một danh hiệu quốc tế trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.
Lịch sử.
Đầu thập niên 1960, trong giới vận động viên leo núi Liên Xô đã hình thành một danh vị dành cho những nhà leo núi lừng danh đã chinh phục được những ngọn núi cao nhất của Liên Xô. Đặc biệt, nhà leo núi nào đã chinh phục được 4 ngọn núi có độ cao trên 7.000 mét, được liệt kê là những đỉnh núi khó chinh phục nhất, sẽ được tôn vinh bằng một danh hiệu không chính thức là "báo tuyết".
Những ngọn núi đó là:
Ngày 12 tháng 10 năm 1967, Văn phòng Hội đồng Trung ương các đoàn thể và tổ chức thể thao Liên Xô ("Бюро Центрального совета спортивных обществ и организаций СССР") ra Quyết định số 13, thành lập danh hiệu Nhà chinh phục những đỉnh núi cao nhất của Liên Xô (). Tác giả của danh hiệu này được cho là I. I. Antonovich, một nhà hoạt động thể thao lừng danh của Liên Xô. Những nhà leo núi đã từng chinh phục được 4 ngọn núi trên sẽ được công nhân danh hiệu này. Người nhận danh hiệu, sẽ được cấp một chứng chỉ và một huy hiệu danh dự. Người đầu tiên được nhận danh hiệu này là nhà leo núi Evgeny Ivanov. Tuy nhiên, trong giới leo núi, danh hiệu này vẫn được gọi theo truyền thống là "Báo Tuyết".
Từ năm 1985 đến 1989, đỉnh núi Khan Tengri ("пик Хан-Тенгри") cao 7.010 m đã thay thế vị trí của đỉnh Chiến Thắng. Năm 1990, Liên Xô sụp đổ, danh hiệu "Nhà chinh phục những đỉnh núi cao nhất của Liên Xô" dĩ nhiên cũng không tồn tại. Tuy nhiên, trong cộng đồng leo núi vẫn tiếp tục duy trì danh hiệu "Báo Tuyết". Số lượng đỉnh núi được tăng lên thành 5 đỉnh, xếp theo thứ tự giảm dần về độ khó và nguy hiểm khi leo:
Thông tin thêm.
Danh hiệu "Báo Tuyết" không chỉ công nhận cho các nhà leo núi mang quốc tịch các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, mà còn công nhận cho nhiều nhà leo núi ngoại quốc.
Từ năm 1961 đến 2010, danh hiệu "Báo Tuyết" đã được công nhận cho 567 nhà leo núi, trong đó có 29 phụ nữ. |
6,865 | 679363 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6865 | Sao đặc | Trong thiên văn học, sao đặc (còn gọi là "vật thể đặc") dùng để chỉ các thiên thể có bản chất vật lý có thể chưa rõ lắm, nhưng có chứng cứ cho thấy chúng có khối lượng rất lớn mà có bán kính nhỏ. Các sao đặc bao gồm: |
6,869 | 142827 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6869 | Đỉnh Ismoil Somoni | Đỉnh Ismoil Somoni (tiếng Nga: "Pik Imeni Ismaila Samani", tiếng Tajik: "Qullai Ismoili Somoni") là ngọn núi cao nhất ở Tajikistan và ở Liên Xô cũ. Khi sự tồn tại của một đỉnh núi tại dãy núi Pamir thuộc Liên Xô cao hơn đỉnh Lenin được xác định năm 1928, ngọn núi đã được coi nhầm là đỉnh Garmo; nhưng theo kết quả các công việc của các nhà thám hiểm Xô Viết sau đó, nó trở thành rõ ràng vào năm 1932 là chúng không phải là một, và đỉnh núi mới được đặt tên là đỉnh Stalin ("пик Ста́лина"), lấy theo tên của Joseph Stalin.
Năm 1962, nó được đổi tên thành đỉnh Cộng sản ("пик Коммуни́зма"), và năm 1998 thành tên gọi hiện nay của nó. Chuyến thám hiểm đầu tiên thực hiện năm 1933 bởi nhà leo núi Xô viết Evgeny Abalakov. Đỉnh Islamil Samani luôn luôn có băng bao phủ. |
6,870 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6870 | Đỉnh Ibn Sina | Đỉnh Lenin (tiếng Nga: "Пик Ленина"), nguyên thủy được biết đến là núi Kaufmann, là ngọn núi cao nhất trong dãy núi xuyên Altai của khu vực trung tâm châu Á và là đỉnh cao thứ hai trong dãy núi Pamir (7.134 m hay 23.406 ft), chỉ thua đỉnh Ismail Samani. Nó nằm trên biên giới của Tajikistan và Kyrgyzstan. Tháng 7 năm 2006 đỉnh này được đổi tên thành đỉnh Ibn Sina theo tên của học giả, thầy thuốc, nhà triết học, nhà thiên văn học, hóa học, địa chất học, lôgic học, cổ sinh học, toán học, vật lý học, nhà thơ, tâm lý học, khoa học, và nhà giáo người Ba Tư Abū ‘Alī al-Ḥusayn ibn ‘Abd Allāh ibn Sīnā Balkhi.
Ngọn núi này được đặt tên sau cuộc cách mạng Nga theo tên của vị lãnh tụ đầu tiên của Liên Xô, Vladimir Ilyich Lenin. Đỉnh Lenin đã được cho là ngọn núi cao nhất ở Liên Xô cũ cho đến năm 1933 khi đỉnh Ismail Samani (được biết đến như là đỉnh Stalin vào thời gian đó) đã được thám hiểm và phát hiện ra là cao hơn.
Đỉnh Lenin đã được thám hiểm lần đầu tiên vào năm 1928 bởi Karl Wien, Eugen Allwein và Erwin Schneider, các thành viên của đoàn thám hiểm Đức.
Có 16 hành trình được thiết lập trên đỉnh Lenin, chín trong số đó ở phía nam và bảy ở phía bắc. Đỉnh núi này rất phổ biến trong những người leo núi vì dễ trèo và các hành trình không quá phức tạp. Tuy nhiên, đỉnh núi này không phải là không có những thảm họa. Năm 1974, toàn bộ đội thám hiểm gồm 8 nhà leo núi phái nữ đã chết trên núi trong bão. Vụ lở tuyết phát sinh bởi động đất đã giết chết 43 nhà leo núi năm 1990. |
6,886 | 70366550 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6886 | Thiên Sơn | Thiên Sơn (; "Tjansan"; Thổ Nhĩ Kỳ cổ: 𐰴𐰣 𐱅𐰭𐰼𐰃, "Tenğri tağ"; ; , "Tenger uul"; , Тәңри тағ, "Tengri tagh"; , "Teñir-Too/Ala-Too", تەڭىر-توو/الا-توو; , ', تأڭئرتاۋ; , "Тян-Шан, Тангритоғ", تيەن-شەن) còn được gọi là Tengri Tagh"', có nghĩa là "núi Thiên" hoặc "núi trời" là một hệ thống các dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir. Đỉnh cao nhất của Thiên Sơn là Jengish Chokusu cao 7.439 mét (24.406 ft) trong khi điểm thấp nhất là Hố sụt Turpan nằm ở độ cao -154 mét (-505 ft) so với mực nước biển.
Tên gọi Thiên Sơn được sử dụng rộng rãi hiện nay là sự phiên âm sang tiếng Trung của tên gọi trong tiếng Duy Ngô Nhĩ Tengri Tagh (dãy núi thần linh). Tên gọi trong tiếng Trung để chỉ Thiên Sơn, có thể có nguồn gốc từ tên gọi trong ngôn ngữ của người Hung Nô, "Kỳ Liên" (祁連) được nói tới trong "Sử ký" như là nơi cuối cùng nơi họ gặp nhau và sinh con đẻ cái cũng như trong ngôn ngữ của người Nguyệt Chi, mà một số tác giả cho rằng là nói tới Thiên Sơn chứ không phải dãy núi dài 1.500 km xa hơn về phía đông mà hiện nay mang tên gọi này. Một dãy núi cận kề, dãy núi Tannu-Ola (tiếng Tuva: Таңды-Уула Tangdy-Uula), cũng có tên đồng nghĩa là "dãy núi trời/thiên đường" hay "dãy núi thần thánh/thần linh"). Thiên Sơn là một dãy núi linh thiêng đối với Tengrism giáo và đỉnh cao thứ hai của nó được gọi là Khan Tengri có thể được dịch là "Chúa tể của các linh hồn".
Địa lý.
Dãy núi nằm ở phía bắc và phía tây sa mạc Taklamakan và về phía bắc của Bồn địa Tarim ở khu vực biên giới Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Ở phía nam, nó kết nối với dãy núi Pamir và về phía bắc và phía đông, nó giáp với dãy núi Altay của Mông Cổ.
Trong bản đồ học phương Tây như Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ thì khu vực kết thúc phía đông của Thiên Sơn thường được hiểu là ngay trước Ürümqi, trong khi dãy núi về phía đông thành phố này gọi là dãy núi Bác Cách Đạt (Bogda Shan) cao 5.445 mét. Tuy nhiên, trong bản đồ học Trung Quốc từ thời nhà Hán tới ngày nay đều đồng ý rằng Thiên Sơn được coi là bao gồm cả hai dãy Bác Cách Đạt và Barkol.
Thiên Sơn là một phần của đai kiến tạo sơn Himalaya được hình thành do va chạm của các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu trong đại Tân sinh. Nó là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á, kéo dài khoảng 2.800 km về phía đông từ Tashkent ở Uzbekistan.
Đỉnh cao nhất của dãy núi Thiên Sơn là Jengish Chokusu với độ cao 7.439 mét (24.406 ft), là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai của Thiên Sơn là Khan Tengri (Chúa tể của các linh hồn) có độ cao 7.010 mét, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 mét nằm xa nhất về phía bắc của thế giới.
Đèo Torugart, nằm ở độ cao 3.752 m (12.310 ft), nằm trên biên giới giữa Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Dãy núi Alatau có rừng, nằm ở cao độ thấp hơn ở phần phía bắc của Thiên Sơn là nơi có những bộ lạc du mục sinh sống nói ngữ hệ Turk.
Thiên Sơn ngăn cách với cao nguyên Tây Tạng bởi sa mạc Taklimakan và bồn địa Tarim ở phía nam. Các con sông chính chảy trong khu vực Thiên Sơn là sông Syr Darya, sông Ili và sông Tarim. Hẻm núi Aksu là một phần thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Aksu-Zhabagly là địa điểm đáng chú ý tại tây bắc Thiên Sơn với hệ động thực vật hoang dã vô cùng phong phú.
Băng vĩnh cửu được tìm thấy ở độ cao 3.500-3.700 mét so với mực nước biển. Ở độ cao từ 2.700-3.300 mét thì ở một vài khu vực mới có bởi vi khí hậu và vị trí, thậm chí có những khu vực băng vĩnh cửu nằm ở độ cao dưới 2.000 mét. Các sông băng trên dãy núi Thiên Sơn đã bị thu hẹp nhanh chóng và mất 27%, tương đương 5,4 tỷ tấn khối lượng băng của nó kể từ năm 1961 so với mức trung bình 7% trên toàn thế giới. Ước tính đến năm 2050, một nửa số sông băng còn lại sẽ tan chảy.
Cây lá kim "Picea schrenkiana" là chủng loài thực vật bao phủ 90% diện tích dãy núi, cây có thể cao tới 60 m và tuổi đời 400 năm.
Một trong những người châu Âu đầu tiên đến Thiên Sơn và có miêu tả về nó chi tiết là nhà thám hiểm người Nga Pyotr Semenov Tyan-Shansky vào thập niên 1850.
Di sản thế giới.
Năm 2013, tại Hội nghị thường niên của Ủy ban Di sản thế giới, phần phía đông của dãy Thiên Sơn thuộc Tân Cương, Trung Quốc đã được công nhận là Di sản thế giới với tên gọi Tân Cương Thiên Sơn. Tây Thiên Sơn thuộc các quốc gia Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan sau đó cũng đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2016.
Di sản thế giới Tân Cương Thiên Sơn thuộc Trung Quốc bao gồm các phần:
Di sản thế giới Tây Thiên Sơn bao gồm các phần thuộc: |
6,887 | 842911 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6887 | Số lượng tử chính | Số lượng tử chính là một số lượng tử, chủ yếu thể hiện mức năng lượng của electron trong nguyên tử.
Mô hình nguyên tử Bohr chỉ miêu tả được trạng thái năng lượng thấp nhất, n = 1. Nhưng trên thực tế có vô số lớp năng lượng rời rạc khác nhau. Do có nhiều số lượng các lớp, và khoảng cách giữa chúng càng lớn thì càng gần nhau, nên năng lượng biểu hiện như một vùng liên tiếp, mặc dầu chúng là các gồ rơi rạc, hay còn gọi là được lượng tử hóa.
Theo thuyết lượng tử hiện đại, một vài vị trí tồn tại của electron trong nguyên tử tương ứng với sự khác nhau trong hình mẫu của sóng đứng. Như xảy ra ở một dây đàn guitar. Sự khác biệt chính là các sóng electron hoạt động trong cả ba chiều của không gian, trong khi dây đàn gita chỉ dao động trong 2 chiều. Mỗi hình mẫu sóng được định dạng bởi một số nguyên n, và được gọi là số lượng tử chính. Giá trị của n chỉ rõ số lượng đỉnh của biên ("antinode") tồn tại trong một mẫu hình sóng đứng, số lượng đỉnh càng nhiều, trạng thái năng lượng càng cao.
Thế năng của electron được đưa ra bởi công thức formula_1. Ở đó k là hằng số tĩnh điện, e là điện tích của electron, m là khối lượng của nó, h là hằng số Planck và n số lượng tử chính. Dấu (-) cho thấy thế năng của nó luôn luôn âm. Do năng lượng có tỉ lệ nghịch đảo bình phương với n, nên khi năng lượng tiến đến 0 thì n trở nên rất lớn, nhưng nó không bao giờ đạt tới giá trị 0.
Công thức trên được đưa ra trong một phần gốc của mô hình nguyên tử Bohr và vẫn được sử dụng với nguyên tử hiđrô, nhưng không áp dụng được với các nguyên tử có nhiều hơn 2 electron. |
6,888 | 826796 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6888 | Số lượng tử xung lượng | Số lượng tử xung lượng là một số lượng tử mô tả hình dạng mật độ phân bố của electron trong nguyên tử.
Các hàm sóng của electron được đưa ra bởi lý thuyết của Erwin Schrödinger đặc trưng bởi một vài số lượng tử. Số đầu tiên là n, mô tả số nốt hành xử của xác suất phân bố của electron. Nó tương quan với thế năng và trung bình khoảng cách của nó với hạt nhân.
Lý thuyết phát triển bởi Schrodinger dự đoán rằng với mọi giá trị của n, electron có thể tồn tại ở những trạng thái khác nhau, tất cả đều có cùng thế năng. Những trạng thái khác được phân biệt bởi các số lượng tử khác, số đầu tiên là số lượng tử xung lượng, với ký hiệu l.
Giá trị của l sẽ xác định hình dạng của orbital. Khi l = 0, orbital có hình cầu; khi l = 1, orbital có hình số 8. Khi l có giá trị càng cao thì hình dạng của orbital càng phức tạp. |
6,889 | 769406 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6889 | Số lượng tử từ | Số lượng tử từ là một số lượng tử mô tả các trạng thái tương tác theo phương hướng trong không gian của electron trong nguyên tử với một trường điện từ bên ngoài.
Orbital "s", tương ứng với l = 0, là một hình cầu, và vì vậy nó không có những tính chất đặc biệt về hướng. Đám mây xác suất của một orbital "p" được sắp xếp dọc theo một trục kéo dài, ở một hướng bất kỳ trong không gian, do đó, cần đến một số lượng tử khác để phân biệt rõ ràng hướng của electron.
"Hướng trong không gian" không có ý nghĩa khi vắng mặt của một trường lực bất kỳ, có tác dụng như là một hướng gốc. Với một nguyên tử cô lập, không có sự xuất hiện của trường mở rộng, và vì vậy, sẽ không có sự phân biệt giữa các orbital có giá trị của m khác nhau.
Nếu nguyên tử được đặt vào trong một từ trường mở rộng hay một trường tĩnh điện, một hệ trục tọa độ sẽ hình thành, và các orbital có giá trị của m khác nhau sẽ tỏa ra các lớp năng lượng khác nhau. Hiệu ứng này lần đầu được phát hiện với từ trường, và đó chính là nguồn gốc của số lượng tử từ, với ký hiệu m.
Trường tĩnh điện được tạo ra khi những nguyên tử hay ion khác đến gần một nguyên tử, và là nguyên nhân của việc các mưc năng lượng của các orbital có các hướng khác nhau sẽ tẽ ra các lớp năng lượng khác nhau. Đây cũng là nguồn gốc của màu sắc trong các muối vô cơ của các nguyên tố chuyển tiếp, như màu xanh của sulfat đồng. |
6,890 | 877405 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6890 | Số lượng tử spin | Số lượng tử spin tham số hóa bản chất nội tại của mô men xung lượng của mọi hạt cơ bản. Trong cơ học lượng tử mômen xung lượng của hạt cơ bản được mô tả chính xác hơn bằng khái niệm spin, có nhiều tính chất hơi khác với mômen xung lượng trong cơ học cổ điển.
Định nghĩa.
Số lượng tử spin định nghĩa bởi công thức:
ở đó
Cho một hướng bất kỳ "z" (thường được xác định bởi từ trường mở rộng) ảnh của spin- "z" là
ở đó "ms" là số lượng tử spin thứ 2, có biên độ từ −"s" đến +"s". Có tổng cộng 2"s"+1 giá trị "ms khác nhau. |
6,902 | 877710 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6902 | Wiktionary |
Wiktionary là một trong những dự án trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, cùng với Wikipedia, để biên soạn một bộ từ điển nội dung mở dùng hệ thống wiki, bao gồm nhiều ngôn ngữ. Dựa vào ý tưởng của ông Daniel Alston, nó được thành lập vào ngày 12 tháng 12 năm 2002. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2004, hai phiên bản ngôn ngữ đầu tiên của Wiktionary được mở cửa, tiếng Pháp và tiếng Ba Lan. Sau đó, nhiều phiên bản ngôn ngữ khác được bắt đầu và đang được phát triển. Wiktionary đã ở một địa chỉ tạm đến ngày 1 tháng 5 năm 2004, khi nó được di chuyển đến địa chỉ chính của nó. Wiktionary tiếng Anh đã có hơn 896.000 mục từ và Wiktionary tiếng Việt là phiên bản ngôn ngữ lớn thứ năm có hơn 228.000 mục từ (tháng 9 năm 2009).
Khác với nhiều từ điển thường chỉ bao gồm một hai ngôn ngữ, Wiktionary gồm mục từ thuộc mọi ngôn ngữ. |
6,905 | 907817 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6905 | Chân trời sự kiện | Chân trời sự kiện là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này, kể cả các sóng điện từ (gồm cả ánh sáng) đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát.
Ánh sáng phát ra bên trong chân trời sự kiện không thể thoát ra ngoài, chính vì thế điểm kỳ dị của chân trời sự kiện được gọi là hố đen. Bản thân vật thể khi đi qua chân trời sự kiện sẽ không cảm thấy điều gì đặc biệt, nhưng người quan sát bên ngoài sẽ thấy vật thể tiến gần chân trời sự kiện một cách chậm dần rồi mất hẳn. Đó là do ánh sáng từ vật thể phải mất một thời gian lâu hơn để thoát khỏi lực hấp dẫn khi tiến gần chân trời sự kiện, và mất một khoảng thời gian vô tận khi đạt đến chân trời sự kiện để đến với người quan sát bên ngoài. Chính vì thế nó được gọi là chân trời vì người quan sát nhìn vật thể tiến đến chân trời sự kiện tương tự như một chiếc máy bay khuất sau chân trời thường.
Khái niệm chân trời sự kiện có liên quan đến khái niệm bán kính Schwarzschild trong vật lý.
Chân trời sự kiện của lỗ đen.
Chân trời sự kiện được biết đến là một phần của lỗ đen. Đó là ranh giới mà vận tốc thoát ly (Vận tốc vũ trụ cấp 2) của lỗ đen lớn hơn vận tốc ánh sáng. Nói chính xác hơn là mọi tia sáng (hạt) từ vật thể ở chân trời sự kiện đều bị bẻ cong về phía điểm kỳ dị.
Bán kính Schwarzschild là một khái niệm về mật độ của lỗ đen, mỗi vật có một Bán kính Schwarzschild riêng. Khi vật đó được nén lại sao cho bán kính thật của vật đó nhỏ hơn với Bán kính Schwarzschild của nó thì một lỗ đen mới vừa được ra đời. Bởi theo lý thuyết, lỗ đen được hình thành do áp suất vật chất (kg/m³) quá lớn. Như vậy nếu nén Mặt Trời hay Trái Đất thành một quả cầu đủ nhỏ, ta sẽ có một lỗ đen. Thậm chí, theo lý thuyết, chiếc điện thoại di động của bạn cũng có thể trở thành lỗ đen. Tuy nhiên, để nén một vật thể thành lỗ đen ta cần một lực vượt ngưỡng Tolman – Oppenheimer – Volkoff (khoảng gấp 3 lần khối lượng mặt trời (solar masses)). Và tại sao ta lại đề cập đến Bán kính Schwarzschild? Bởi bề mặt hình cầu có bán kính bằng với Bán kính Schwarzschild chính là chân trời sự kiện.
Chân trời sự kiện của vũ trụ quan sát được.
Chân trời phần tử của vũ trụ quan sát được là biên giới thể hiện khoảng cách xa nhất tại đó các sự kiện có thể được quan sát "hiện tại". Với những sự kiện ở bên ngoài khoảng cách đó, ánh sáng không có đủ thời gian để tới được chỗ chúng ta, thậm chí nếu ánh sáng đã được phát ra từ khi vũ trụ bắt đầu. Chân trời phần tử thay đổi thế nào phụ thuộc vào trạng thái của sự mở rộng của vũ trụ. Nếu sự mở rộng có một số đặc tính, có những phần của vũ trụ sẽ không bao giờ quan sát được, dù người quan sát có phải đợi bao lâu chăng nữa để chờ ánh sáng phát ra từ các vùng đó tới nơi. Phần biên giới mà các sự kiện không bao giờ có thể được quan sát là một chân trời sự kiện, và nó thể hiện tầm mức lớn nhất của chân trời phần tử.
Các tiêu chí để xác định liệu một chân trời sự kiện của vũ trụ có tồn tại không như sau. Xác định một comoving distance formula_1 bởi
Ở phương trình này, "a" là scale factor, "c" là tốc độ ánh sáng, và "t0" là tuổi của vũ trụ. Nếu formula_3, (ví dụ các điểm được cho là xa ở mức tối đa chúng ta có thể quan sát được), thì không có chân trời sự kiện. Nếu formula_4, có chân trời sự kiện.
Các ví dụ về các mô hình vũ trụ không có một chân trời sự kiện là các vụ trụ bị chi phối bởi vật chất hay bởi bức xạ. Một ví dụ về một mô hình vũ trụ với một chân trời sự kiện là một vũ trụ bị chi phối bởi hằng số vũ trụ (một de Sitter universe). |
6,908 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6908 | Triết học | Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Các vấn đề của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về "mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức". Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Triết học đưa ra các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Các vấn đề cơ bản của triết học là:
Thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây. Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã phát triển từ lâu rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù hoàn toàn khác người Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà thường có tính ẩn dụ và để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc.. Biên giới giữa các phạm trù không rõ ràng như trong triết học phương Tây.
Các học thuyết triết học.
Chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lý ("physicalism") với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là "tồn tại" là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ "vật chất" và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.
Triết học Marx-Lenin.
Triết học Marx - Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Marx – Lenin; đầu tiên là Triết học Marx, do Marx và Engels sáng lập ra, được Lenin và các nhà Marxist khác phát triển thêm. Triết học Marx ra đời vào những năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và tình hình xã hội phương Tây thế kỷ 19. Triết học Marx là triết học duy vật. Nhưng Marx và Engels không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mang đặc điểm máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc phục những đặc điểm đó bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của Hegel. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, vì vậy, Marx và Engels đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật. Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn xã hội phương Tây cho đến giữa thế kỉ 19, Marx và Engels đã tạo ra triết học của mình. Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết học Marx - Lenin. Triết học Marx - Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Một số người phê phán chủ nghĩa Marx cho rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể giải thích được hay giải thích đúng sự vận động của thế giới, chủ nghĩa duy vật lịch sử không giải thích đúng mọi hiện tượng lịch sử. Lenin hy vọng khắc phục được những đặc điểm của chủ nghĩa duy vật trước Marx. Trong Triết học Marx - Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất. Nội dung cơ bản của lý luận đó gồm:
Với những quan điểm triết học nêu trên, khi nghiên cứu kinh tế chính trị Marx nhận thấy trong quá trình sản xuất xã hội, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên những hình thái ý thức xã hội làm nền tảng cho cấu trúc thượng tầng pháp lý và chính trị. Tới một giai đoạn phát triển nhất định, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, mà trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy đã trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn này được giải quyết khi có một quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất đã lớn mạnh. Quan hệ sản xuất thay đổi thì những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị.
Marx - Lenin cũng chỉ rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử. Quan niệm đó đã dẫn đến chỗ khẳng định vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân hiện đại trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người, trong việc xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Marx - Lenin nghiên cứu xã hội với tính cách là một thể thống nhất, hoàn chỉnh và vạch ra những quy luật chung và những động lực của sự phát triển xã hội, chỉ ra vị trí và vai trò của mỗi mặt đời sống xã hội trong hệ thống xã hội nói chung, vạch ra những nét cơ bản của các giai đoạn phát triển xã hội loài người, từ đó chứng minh sự tiến hóa của xã hội loài người đến chủ nghĩa cộng sản là tất yếu.
Chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với "chủ nghĩa duy vật", cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
"Chủ nghĩa duy tâm" có hai khuynh hướng:
Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Trong nhiều tư tưởng phương Tây, (tuy không có trong tư tưởng của một số triết gia lớn của phương Tây như Plato và Hegel) "ý niệm" có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan. Khi đó nó thường được đặt cạnh "chủ nghĩa hiện thực" mà trong đó sự thực được xem là có sự tồn tại tuyệt đối trước tri thức của ta và độc lập với tri thức của ta. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được "biết chắc" một cách trực tiếp là các ý niệm. Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm "chủ nghĩa duy tâm" sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một "Thượng đế" có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm châu Á là chủ nghĩa duy tâm Phật giáo.
Chủ nghĩa hiện thực.
Chủ nghĩa hiện thực đôi khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với chủ nghĩa lý tưởng của thế kỷ 18, cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc con người. Tuy nhiên, theo nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho rằng những khái niệm trừu trượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như "con người" thực sự tồn tại.
Chủ nghĩa duy danh.
Trái ngược với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa duy danh cho rằng những danh từ trừu tượng hoặc toàn cầu chỉ là từ ngữ, chúng biểu thị cho những trạng thái của trí não như ý tưởng, niềm tin hoặc dự định... William xứ Ockham nổi tiếng là người bảo vệ cho chủ nghĩa duy danh, còn được gọi là "khái niệm luận".
Chủ nghĩa duy lý.
Chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.
Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh luận về việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hồ nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian). Zeno (sinh năm 489 TCN) là học trò của Parmenides, đã tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn.
Plato (427-347) cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đã kết hợp chủ nghĩa duy lý với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đã cất công xem xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một hình tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả hình tam giác và tất cả các loại cây. Plato tranh luận rằng những bản chất này là những hình thái không phụ thuộc vào trí não, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lý trí và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.
Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với René Descartes (1596-1690). Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.
Descartes nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ nguyên lý này, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức (trong đó ông chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, bằng một dạng bản thể luận). Quan điểm của ông đã thu hút được những triết gia như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff.
Chủ nghĩa kinh nghiệm.
Nói chung, chủ nghĩa duy lý thường đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm, một học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta. John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển trong tác phẩm "An Essay Concerning Human Understanding" vào năm 1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.
Trong suốt kỷ nguyên này, những ý tưởng tôn giáo đóng vai trò hỗn hợp trong những nỗ lực của triết học thế tục. Bài phản bác nổi tiếng của giám mục Berkeley bài xích Isaac Newton theo cách của chủ nghĩa lý tưởng là một thí dụ về một triết gia trong trào lưu Khai sáng, (một giai đoạn trong lịch sử). Họ đúc kết khá nhiều từ những ý tưởng tôn giáo. Các triết gia tôn giáo có sức ảnh hưởng khác gồm có Blaise Pascal, Joseph Butler và Jonathan Edwards. Những triết gia lớn khác như Jean-Jacques Rousseau và Edmund Burke, đã chọn con đường hơi khác. Việc nhiều triết gia thời bấy giờ chỉ tập trung quan tâm những vấn đề được giới hạn đã dự báo cho sự phân chia ra và chuyên môn hoá nhiều lĩnh vực triết học trong thế kỷ 20.
Chủ nghĩa hoài nghi.
Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học nghi vấn khả năng đạt được "bất kì" một loại kiến thức nào. Nó được phổ biến bởi Pyrrho, người tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể bị nghi ngờ ngoại trừ "vẻ bề ngoài". Sextus Empirius (thế kỉ 1) miêu tả chủ nghĩa hoài nghi như là một "khả năng đưa ra một phản đề, trong bất kì cách thức nào, về vẻ ngoài và các đánh giá, và do đó... để đến một trạng thái không còn đánh giá thứ gì nữa và sau đó là sự bình an của tinh thần". Chủ nghĩa hoài nghi hiểu theo cách như vậy không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sự hoài nghi, mà là việc sử dụng tính hoài nghi cho một mục đích đặc biệt: một sự bình an của tâm hồn, hay là "ataraxia". Chủ nghĩa hoài nghi là một thách thức cho chủ nghĩa giáo điều, hay là cho những người nghĩ rằng họ đã tìm ra sự thật.
Sextus chú ý rằng độ tin cậy của sự cảm nhận có thể bị nghi vấn, bởi vì đó là một đặc tính riêng của người cảm nhận. Vẻ bề ngoài của những vật riêng rẽ có thể thay đổi phụ thuộc vào việc nó có xuất hiện cùng với một nhóm hay không: ví dụ, vỏ bào của sừng dê có vẻ như là màu trắng khi được cạo và tách ra riêng, thế nhưng sừng khi còn nguyên vẹn là màu đen. Một thanh bút chì, khi nhìn theo chiều dài, giống như là một que dài; nhưng khi được nhìn từ đầu mũi, nó chỉ giống như một hình tròn.
Chủ nghĩa hoài nghi được hồi sinh trong giai đoạn hiện đại bởi Michel de Montaigne và Blaise Pascal. Tuy nhiên người tiêu biểu nhất và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa này nhất là David Hume. Hume lý luận rằng chỉ có hai loại lý luận, là có khả năng xảy ra và có luận chứng ("probable/demonstrative") (xem Cái nĩa của Hume). Cả hai dạng lý luận này đều không thể đưa chúng ta đến niềm tin về sự tồn tại liên tục của một thế giới bên ngoài. Lý luận có luận chứng không thể nào làm điều này, bởi vì chỉ có luận chứng thôi không đủ để thiết lập sự đồng nhất của tự nhiên (chẳng hạn như là nắm bắt được bởi các quy luật và định luật khoa học). Lý luận suông không thể thiết lập được rằng tương lai sẽ giống như quá khứ. Chúng ta có một số niềm tin nhất định về thế giới (ví dụ như là Mặt Trời sẽ mọc ngày mai), nhưng những niềm tin này là sản phẩm của thói quen và truyền thống, và không phụ thuộc vào lý luận. Thế nhưng lý luận về khả năng xảy ra, mà mục đích là đưa chúng ta đi từ những điều quan sát được đến những điều không quan sát được, cũng không thể làm được điều này, bởi vì nó cũng phụ thuộc vào tính đồng nhất của tự nhiên, và không thể nào chứng minh mà không thể đi vào lý luận vòng quanh bằng cách viện dẫn sự đồng nhất. Hume kết luận rằng không có lời giải đáp cho các lý luận hoài nghi ngoại trừ việc mặc kệ nó.
Nhiều triết gia đã nghi vấn các lập luận hoài nghi như vậy. Câu hỏi liệu là chúng ta có thể đạt được kiến thức, tức là "kiến thức của thế giới bên ngoài", là dựa trên dựa trên một tiêu chuẩn cao thế nào mà chúng ta muốn đánh giá. Nếu chúng ta đặt ra một tiêu chuẩn cao, thì chỉ những điều không còn nghi ngờ gì được và những điều không sai lầm mới đưa lại kiến thức. Nếu chúng ta đặt tiêu chuẩn quá thấp, thì chúng ta chấp nhận những điều điên rồ và những ảo tưởng trở thành những "kiến thức" của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả khi những vấn đề này đã được giải quyết, trong mọi trường hợp, chúng ta phải hợp thức hóa các tiêu chuẩn cho việc hợp thức hóa, dẫn đến việc thoái lui vô hạn (được biết đến như là "chủ nghĩa hoài nghi thoái lui").
Chủ nghĩa lý tưởng.
"Chủ nghĩa lý tưởng" là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của René Descartes rằng những gì có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông qua các giác quan, chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu chính thức bởi George Berkeley. Berkeley lý luận rằng không có những khác biệt về bản chất giữa các trạng thái tinh thần, như là cảm thấy đau đớn, và những gợi ý từ các giác quan. Không có một thứ gì có thể phân biệt được, ví dụ, giữa độ nóng của một đống lửa, và nỗi đau nó tạo ra cho chúng ta. "Trạng thái" chúng ta cảm nhận chứa trong đó tính chất "được cảm nhận" của nó ("esse" của nó là "percipi"), và ý kiến "phổ biến một cách lạ lùng trong loài người" rằng nhà cửa, sông núi và sông suối tồn tại độc lập trước khi bất kì ai cảm đó cảm nhận chúng, là sai.
Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ 18 đến những năm đầu của thế kỉ 20. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt ("Transcendental Idealism"), được ủng hộ bởi Immanuel Kant, cho rằng có những giới hạn về những điều có thể hiểu được nếu như nó không được đem ra đánh giá trong những điều kiện khách quan. Kant viết cuốn "Critique of Pure Reason" (Chỉ trích về lý luận thuần túy) (1781/1787) trong một cố gắng hòa giải các cách tiếp cận trái ngược nhau của "rationalism" và "empiricism" và thiết lập một nền tảng mới để nghiên cứu siêu hình học. Mục đích của Kant với tác phẩm này là nhìn vào những gì chúng ta biết và sau đó xem xét những điều gì phải đúng theo cách mà chúng ta biết. Một ý tưởng chính là có những đặc tính cơ bản của hiện thực thoát khỏi những kiến thức trực tiếp của chúng ta bởi vì những giới hạn tự nhiên của khả năng con người. Phương pháp của Kant là theo mô hình của Euclid, mặc dù cuối cùng thì ông thừa nhận rằng lý luận thuần túy và không đủ để khám phá tất cả sự thật. Các tác phẩm của Kant được tiếp nối trong các tác phẩm của Johann Gottlieb Fichte, Friedrich Schelling và Arthur Schopenhauer.
Triết lý của Kant, được biết đến như là chủ nghĩa lý tưởng siêu việt, sau này được làm cho trừu tượng và tổng quát hóa hơn, trong một phong trào được biết đến như là lý tưởng Đức, một dạng của lý tưởng tuyệt đối. Chủ nghĩa lý tưởng Đức đã trở nên phổ biến với sự xuất bản tác phẩm của G. W. F. Hegel vào năm 1807 mang tựa đề "Phenomenology of Spirit" ("Hiện tượng Tinh thần"). Trong tác phẩm này, Hegel khẳng định rằng mục đích của triết học là chỉ ra những mâu thuẫn hiển nhiên trong kinh nghiệm sống của loài người (xảy ra, chẳng hạn như, từ việc nhận thức được rằng mỗi bản thân là vừa là cá nhân chủ động vừa là một người chứng kiến thụ động những gì có trong thế giới) và phải làm xóa bỏ đi những mâu thuẫn đó bằng cách làm cho chúng tương thích lẫn nhau. Quá trình này được gọi là "Hegelian dialectic". Các triết gia theo truyền thống của Hegel bao gồm Ludwig Andreas Feuerbach, Karl Marx, Friedrich Engels và đôi khi những người Anh theo chủ nghĩa lý tưởng.
Đa số triết lý của thế kỉ 20, bao gồm cả chủ nghĩa hiện tượng lục địa ("Continental phenomenology") và trường phái triết học phân tích của Anh-Mỹ, có liên quan đến việc phủ nhận chủ nghĩa lý tưởng, và những giả thuyết của Descartes ẩn dưới đó.
Chủ nghĩa thực dụng.
Vào cuối thế kỷ 19, hai triết gia Mỹ, Charles Peirce và William James, đã đồng sáng lập ra học thuyết "chủ nghĩa thực dụng" ("pragmatism"). Về sau học thuyết này được John Dewey phát triển thành thuyết công cụ ("instrumentalism"). Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng chân lý của đức tin không nằm trong sự tương hợp của họ với thực tại mà nằm ở sự hữu ích và hiệu quả. Bởi lẽ, sự hữu ích của bất kỳ đức tin nào, trong bất kỳ thời điểm nào, có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh. Peirce và James đã khái niệm hóa chân lý cuối cùng là cái chỉ được thiết lập trong tương lai, tức cái được đúc kết bởi tất cả các quan điểm. Những nhà phê bình buộc tội chủ nghĩa thực dụng là sự sai lầm của tư duy, vì cách nghĩ này đã quá tin vào cái gì đó chứng tỏ được là có ích và sự hữu ích này là nền tảng cho chân lý của nó. Những nhà tư tưởng trong tín ngưỡng chủ nghĩa thực dụng gồm có John Dewey, George Santayana và C. I. Lewis. Gần đây, chủ nghĩa thực dụng đã dung nạp thêm những chiều kích mới của Richard Rorty và Hilary Putnam.
Hiện tượng học và thuyên thích học.
Dự định chỉnh đốn lại quan điểm của ông về nền tảng của toán học, và chịu ảnh hưởng của triết gia và nhà tâm lý học Franz Bretano, người ông đã từng học tại Viên, Edmund Husserl bắt đầu đặt nền tảng cho việc tìm hiểu những gì không chỉ là bên dưới những nhận định về toán học mà còn là bên dưới của hệ thống nhận thức nói chung. Trong phần đầu của tác phẩm hai tập của ông, cuốn "Logical Investigations" (Nghiên cứu về lý luận) (1901), ông đã tấn công vào những luận điểm tâm lý mà ông bị cáo buộc bởi Frege. Trong phần thứ hai, ông bắt đầu phát triển một kĩ thuật về mô tả hiện tượng học, với mục đích chứng minh rằng các đánh giá khách quan thật sự là dựa trên kinh nghiệm nhận thức—tuy không dựa trên kinh nghiệm ban đầu của mỗi cá nhân, nhưng dựa vào các bản chất quan trọng đối với bất kì kinh nghiệm cùng loại đang được xét đến. Ví dụ như ông tìm cách chứng minh rằng tất cả các hành động có ý thức đều có tính chất mang mục đích; nghĩa là chúng mang, hay được hướng về, một nội dung có mục đích. Ông cũng cố gắng đưa ra các bản chất quan trọng của bất cứ một hành động định nghĩa nào. Ông phát triển phương pháp này thêm trong cuốn Ideas (Các ý tưởng) như là hiện tượng học siêu việt, đề nghị rằng chúng ta nên dựa các kinh nghiệm thực tế, và do đó tất cả các ngành của kiến thức loài người, trong một cấu trúc nhận thức của một cá nhân ("ego") lý tưởng, siêu việt. Sau đó, ông cố gắng sắp xếp quan điểm siêu việt của ông và thừa nhận là thế giới liên quan lẫn nhau mà trong đó các đối tượng cá nhân tương tác với nhau. Husserl chỉ xuất bản vài cuốn sách trong cuộc đời mình, xem hiện tượng học như là những từ ngữ trừu tượng, nhưng để lại nhiều phân tích cụ thể chưa được xuất bản.
Các tác phẩm của Husserl đã có ảnh hưởng ngay lập tức ở Đức, với sự hình thành các trường phái về hiện tượng học ở München và Göttingen. Hiện tượng học sau này đã nổi tiếng thế giới nhờ vào công của các triết gia như là Martin Heidegger, trước đây là trợ lý nghiên cứu của Husserl, Maurice Merleau-Ponty và Jean-Paul Sartre. Heidegger đã phát triển việc nghiên cứu hiện tượng học để minh họa một hermeneutic. "Hermeneutic" là một phương pháp diễn đạt sách vở bằng cách lấy ra ý nghĩa của cuốn sách trong hoàn cảnh nó được viết ra. Heidegger đã nhấn mạnh hai yếu tố mới của triết lý hermeneutic: rằng người đọc đem nghĩa của cuốn sách trong thời điểm hiện tại, và rằng các công cụ của hermeneutic có thể được sử dụng để diễn đạt những thứ ngoài sách vở. Các tên tuổi gắn với sự phát triển của hermeneutic bao gồm Hans-Georg Gadamer và Paul Ricoeur. Cũng thông qua các tác phẩm của Heidegger, và Sartre, chúng ta thấy tập trung của Husserl trên các kinh nghiệm chủ quan đã ảnh hưởng đến các khía cạnh của chủ nghĩa hiện sinh.
Chủ nghĩa hiện sinh.
Mặc dù họ đã không sử dụng từ ngữ này, những triết gia của thế kỉ 19 như là Søren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche được xem là cha đẻ của thuyết hiện sinh. Tuy nhiên ảnh hưởng của họ đã mở rộng ra hơn là tư tưởng về chủ nghĩa hiện sinh. Những tác phẩm của Kiekegaard nhắm vào hệ thống triết học lý tưởng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel mà ông nghĩ rằng đã mặc kệ hoặc loại trừ đời sống chủ quan bên trong nội tâm của con người. Kierkegaard, ngược lại, cho rằng "sự thật là chủ quan", biện luận rằng điều quan trọng nhất đối với một người thực sự là những câu hỏi liên quan đến những mối quan hệ cá nhân bên trong người đó với sự tồn tại. Đặc biệt là, Kierkegaard, một người theo Công giáo, tin rằng sự thật của niềm tin tôn giáo là một câu hỏi mang tính khách quan, và người ta phải vật lộn với nó một cách nhiệt tình.
Nhiều triết gia ảnh hưởng bởi Kierkegaard cũng là những triết gia tôn giáo. Danh sách của những triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh theo Kitô giáo bao gồm Gabriel Marcel, Nicholas Berdyaev, Miguel de Unamuno và Karl Jaspers (mặc dù ông thích nói về điều ông gọi là "niềm tin có tính triết học"). Nhà văn người Do Thái Martin Buber và Lev Shestov cũng được cho là có liên hệ với chủ nghĩa hiện sinh. Đến mức độ nào Martin Heidegger nên được xem là một người theo chủ nghĩa hiện sinh là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, như chiến thuật của ông, trong cuốn sách "Tồn tại và thời gian", về những giải thích về sự tồn tại của loài người ("Dasein"), phải được phân tích theo các thể loại của chủ nghĩa hiện sinh ("existentiale"), đã làm nhiều bình luận viên xem ông như là một nhân vật quan trọng trong phong trào chủ nghĩa hiện sinh.
Chắc chắn là ông đã ảnh hưởng lên Jean-Paul Sartre người mà, cùng với Albert Camus và Simone de Beauvoir, có lẽ đã trở thành những người ủng hộ nổi tiếng nhất cho chủ nghĩa hiện sinh, khai phá nó không chỉ trong những tác phẩm mang tính lý thuyết như magnum opus của ông "Tồn tại và sự trống rỗng" ("L'Être et le Néant"), mà còn trong các vở kịch và các cuốn tiểu thuyết. Sartre, Camus và de Beauvoir tất cả đều đại diện cho một nhánh vô thần của chủ nghĩa hiện sinh, mà bây giờ có liên hệ gần hơn với những ý tưởng của họ về "nausea", "contingency", niềm tin xấu và lố bịch hơn là những ý tưởng mang tính tôn giáo "angst" của Kierkegaard. Tuy nhiên, sự tập trung vào cá nhân con người, chịu trách nhiệm trước vũ trụ cho sự chân thực của sự tồn tại của anh/cô ta, là điểm chung của tất cả các triết gia.
Triết học phân tích.
Triết học phân tích được phát triển để chỉ trích Hegel và những người theo triết lý của ông. Vào năm 1921, Ludwig Wittgenstein xuất bản cuốn sách "Tractatus Logico-Philosophicus", đưa ra một hệ thống logic vững chắc về các vấn đề của ngôn ngữ và triết học. Vào thời gian đó, ông đã hiểu rằng đa số các vấn đề của triết học chỉ là những bài toán đố của ngôn ngữ, mà có thể giải thích được dễ dàng bởi các suy nghĩ rõ ràng. Nhiều năm sau đó ông đã đảo ngược lại nhiều lập trường của ông được đưa ra trong cuốn "Tractatus", như là được viết ra trong cuốn sách thứ hai của ông "Philosophical Investigations" (1953) (Khảo sát về triết học). "Investigations" đã khuyến khích sự phát triển của "triết học ngôn ngữ bình dân", được phát triển bởi Gilbert Ryle, J. L. Austin, và một số người khác. Những người theo "triết học bình dân" có cùng cách nhìn với nhiều triết gia xưa hơn (Jeremy Bentham, Ralph Waldo Emerson và John Stuart Mill), và chính những nghiên cứu triết lý đó đã định hình triết học tiếng Anh trong nửa sau của thế kỉ 20. Tuy nhiên, sự rõ ràng của ý nghĩa được hiểu là có tầm quan trọng cao nhất.
Triết học phương Tây.
Truyền thống triết học phương Tây bắt đầu từ những người Hy Lạp và tiếp tục cho đến ngày nay. Các nhà triết học phương Tây chính yếu gồm có Socrates, Plato, Aristotle, Epicurus, Sextus Empiricus, Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm xứ Canterbury, William xứ Ockham, John Duns Scotus, Thomas Aquinas, Michel de Montaigne, Francis Bacon, René Descartes, Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz, George Berkeley, John Locke, David Hume, Thomas Reid, Jean-Jacques Rousseau, Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Arthur Schopenhauer, Søren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche, Karl Marx, Gottlob Frege, Henri Bergson, Edmund Husserl, Bertrand Russell, Ludwig Wittgenstein, Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre và Willard van Orman Quine.
Các nhà triết học phương Tây đương thời có ảnh hưởng lớn khác gồm có Donald Davidson (đã qua đời), Daniel Dennett, Jerry Fodor, Jurgen Habermas, Saul Kripke, Thomas Kuhn, Thomas Nagel, Richard Rorty, Hilary Putnam, John Rawls (đã qua đời), John Searle và Subhash Kak.
Triết học phương Tây đôi khi được phân chia thành nhiều nhánh khác nhau, dựa theo các loại câu hỏi được quan tâm. Các thể loại thường thấy nhất là: siêu hình học, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Một số phân nhánh khác gồm logic, triết học tinh thần, triết học ngôn ngữ, triết học chính trị.
Triết học Hy Lạp - La Mã.
Có thể phân chia triết học Hy Lạp cổ đại thành thời kỳ tiền Socrates, thời kỳ Socrates và thời kỳ hậu Aristotle. Thời kỳ tiền Socrates có đặc trưng là các suy đoán siêu hình học, thường dưới hình thức của các mệnh đề tổng quát có ý nghĩa bao hàm lớn, chẳng hạn "Tất cả đều là lửa", hay "Tất cả đều biến đổi". Các triết gia tiền Socrates quan trọng gồm có Thales, Anaximander, Anaximenes, Democritus, Parmenides và Heraclitus. Thời kỳ Socrates được đặt tên để vinh danh nhân vật nổi bật nhất của triết học phương Tây, Socrates, người đã cùng với Plato, học trò của mình, cách mạng hóa triết học qua việc sử dụng phương pháp Socrates, nhờ đó đã phát triển những phương pháp rất tổng quát cho việc định nghĩa, phân tích và tổng hợp. Tuy bản thân Socrates không viết gì, nhưng ảnh hưởng của ông đã được truyền bá qua các tác phẩm của Plato. Các tác phẩm của Plato thường được xem là các tài liệu cơ bản của triết học, vì chúng đã định nghĩa các vấn đề nền tảng của triết học cho các thế hệ sau. Các vấn đề này và các vấn đề khác đã được Aristotle tiếp thụ, ông là người đã học tại Hàn lâm viện (trường của Plato), ông thường bất đồng quan điểm với những gì Plato đã viết. Thời kỳ hậu Aristotle đã mở đầu bởi những triết gia như Euclid, Epicurus, Chrysippus, triết gia Yếm thế Hipparchia, Pyrrho và Sextus Empiricus.
Triết học thời Trung cổ.
Thời kỳ trung cổ của triết học bắt đầu từ sự sụp đổ của văn minh La Mã và bình minh của Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Thời kỳ trung cổ mang đến triết học kinh viện Ki-tô giáo, với các tác giả như Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm, Robert Grosseteste, Albertus Magnus, Roger Bacon, Thánh Bonaventure, Thomas Aquinas, John Duns Scotus, William xứ Ockham, Nicholas xứ Cusa và Francisco Suárez. Một nữ triết gia Ki-tô giáo của thời kỳ này là một học trò của Pierre Abélard với tên Héloïse. Các triết gia trong truyền thống kinh viện Ki-tô giáo và các triết gia trong các tôn giáo Abraham chính khác (chẳng hạn các triết gia Do Thái Saadia Gaon và Maimonides, và các triết gia Hồi giáo Avicenna, Al-Ghazali và Averroes) đã có biết đến các công trình của nhau. Các truyền thống tôn giáo này quan tâm đến các câu hỏi về quan hệ giữa con người và Chúa trời. Triết học của thời kỳ này có đặc điểm là sự phân tích về bản chất và các tính chất của Chúa trời; ngành siêu hình học quan tâm đến chất, tính cốt yếu và tình cờ (nghĩa là, các phẩm chất có tính "cốt yếu" với các chất sở hữu chúng hay các chất này chỉ "tình cờ" có các phẩm chất đó), hình thức và khả năng phân chia; ngoài ra còn có lôgic và triết học ngôn ngữ.
Nhiều người trong số các triết gia này đã lấy xuất phát điểm của mình là các lý thuyết của Plato hay Aristotle. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạn Tertullian, lại phủ nhận triết học Hy Lạp vì cho rằng nó không đội trời chung với mặc khải và đức tin.
Triết học phương Tây hiện đại.
Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Pierre Gassendi và Công chúa Elizabeth xứ Bohemia đã làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân ("mind-body problem").
Triết học thời Trung cổ đã quan tâm chủ yếu tới các luận cứ từ giai cấp thống trị, và việc phân tích các kinh sách cổ bằng lôgic của Aristotle. Thời Phục hưng đã thấy một dòng chảy các quan niệm mới, các quan niệm này đòi hỏi xem xét lại quyền lực. Roger Bacon (1214–1294?) là một trong các tác giả đầu tiên kêu gọi việc đưa các quyền lực hiện tại ra xem xét bằng thực nghiệm và lý tính. Niccolò Machiavelli (1469–1527) đã thách thức các quan niệm truyền thống về đạo đức. Francis Bacon (1561–1626) đã viết các nội dung ủng hộ các phương pháp khoa học trong phát kiến triết học.
Triết học phân tích và triết học lục địa.
Trong giai đoạn hiện đại của triết học, bắt đầu vào cuối thế kỉ 19 và kéo dài đến những năm 1950, đã được đánh dấu bởi hố sâu ngăn cách giữa truyền thống "Lục địa" và truyền thống phân tích có liên quan đến nhiều nước nói tiếng Anh.
Triết học phân tích.
Những thứ nằm bên dưới truyền thống phân tích, đặc biệt là giai đoạn ban đầu của truyền thống này, là quan điểm (nguyên là được bảo vệ bởi Ockham) rằng các lỗi lầm trong triết học là phát sinh từ những hiểu lầm trong ngôn ngữ. Theo một số triết gia phân tích, ý nghĩa thật sự của các câu bình thường được "ẩn bởi dạng ngữ pháp của chúng", và chúng ta phải dịch các câu đó sang dạng thật sự của chúng (hiểu như là dạng logic của chúng) để làm rõ nghĩa. Điều khó khăn là, tới bây giờ vẫn chưa giải quyết được, là định ra dạng logic đúng đắn của một câu là như thế nào. Một số triết gia (bắt đầu với Frege và Bertrand Russell) đã lý luận rằng first-order logic cho chúng ta thấy dạng logic thật sự của các câu nói bình thường. Các triết gia phân tích khác, như Wittgenstein quá cố, đã từ chối ý tưởng của dạng logic; và vấn đề dạng logic này chiếm phần lớn trong giai đoạn đầu của triết học phân tích. Những tranh luận về dạng logic không còn là vấn đề trung tâm của triết học phân tích như là nó đã từng, và triết học phân tích bây giờ có xu hướng nghiên cứu về đủ loại vấn đề trong triết học với tất cả các phương pháp triết học hiện có. Ngày này các vấn đề quan trọng của triết lý phân tích nằm trong phong cách viết và lý luận (nghĩa là mục đích của nó là rõ ràng và chắc chắn) hơn là các vấn đề về chủ đề hay tưởng. Việc nhấn mạnh trên sự phân tích ngôn ngữ một cách cẩn thận để làm lộ ra những lồi lầm về triết lý vẫn còn; nhưng "phân tích" trong cái tên "triết học phân tích" bây giờ chỉ như là chỉ đến việc phân tích các ý tưởng, các lý luận, các hình thức xã hội, và các giả sử.
Triết học lục địa.
Triết học lục địa được xem là gần hơn với phong trào hiện tượng học mở đầu bởi Edmund Husserl và nhiều nhiều phản ứng khác nhau để cải tiến lại các tác phẩm của Husserl. Hiện tượng học chủ yếu là một phương pháp nghiên cứu. Như là được cảm nhận bởi Husserl, nghiên cứu hiện tượng là nghiên cứu nội dung của kinh nghiệm nhận thức trong khi cô lập tất cả các giả sử chúng ta thường đư ra liên quan đến sự tồn tại của các chủ thể đó trong thế giới. Ông tin rằng chúng ta có thể đi đến một kiến thức nào đó bằng cách suy diễn ra các đặc điểm cần thiết của kinh nghiệm nhận thức. Có lẽ đặc điểm quan trọng nhất suy ra bởi Husserl được gọi sự có chủ tâm (intentionality), chỉ đến đặc tính của nhận thức khi luôn được hướng về đối tượng nào đó. Phương pháp hiện tượng học là một cách quan trọng khác mà theo đó triết học phân tích thường theo đuổi. Thay vì lấy vào thông tin về ngôn ngữ như là điểm bắt đầu và phân tích ngôn ngữ như là phương pháp chính của triết học, hiện tượng học lấy trải nghiệm nhận thức làm điểm bắt đầu và phân tích chi tiết của những trải nghiệm đó - đó là, "phân tích hiện tượng" - như là phương pháp của nó. Một vài nhân vật quan trọng trong truyền thống triết học phân tích như là Wilfrid Sellars và Hector-Neri Castaneda đã lý luận rằng phân tích ngôn ngữ thật ra là một dạng nghiên cứu hiện tượng bởi vì nó sử dụng trải nghiệm của chúng ta như là những người dùng ngôn ngữ để trả lời các câu hỏi triết học. Thực vậy, họ đã lý luận rằng triết học phân tích chỉ là một dạng của hiện tượng học, và hiệu quả là triết học phân tích có thể bỏ qua truyền thống bắt đầu với hiện tượng học chỉ làm tổn hại chính nó mà thôi.
Đạo đức học và triết học chính trị ở phương Tây.
Bản chất con người và tính hợp pháp chính trị.
Từ thời cổ đại, và xa xưa hơn nữa, nguồn gốc của tính hợp pháp của các thế lực chính trị là không thể nào tránh khỏi mối liên hệ chặt chẽ với bản chất con người. Trong "The Republic" (Cộng hòa) Plato đã tuyên bố rằng xã hội lý tưởng phải được điều hành bởi một hội đồng của các vị vua-hiền triết, bởi vì những nhà hiền triết thường là có khả năng nhận thức được điều tốt đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ngay cả Plato cũng yêu cầu các nhà hiền triết phải gia nhập và tự khẳng định mình trong xã hội nhiều năm trước khi bắt đầu công việc trị vì vào tuổi năm mươi. Đối với Aristotle, con người là động vật chính trị (nghĩa là động vật xã hội), và nhà nước được thiết lập để theo đuổi điều tốt cho cộng đồng. Aristotle lý luận rằng, bởi vì nhà nước ("polis") là dạng cao nhất của cộng đồng, nó có mục đích theo đuổi điều tốt đẹp nhất. Aristotle xem rằng quyền lực chính trị như là kết quả của các bất bình đẳng tự nhiên trong tài năng và đạo đức. Bởi vì những sự khác biệt này, ông ta ủng hộ một giai cấp quý tộc với những người có khả năng và có đạo đức. Đối với Aristotle, một người không thể nào là hoàn hảo nếu như anh ta không thể sống trong một cộng đồng. Hai tác phẩm của ông "Đạo đức Nicomachean" và "Chính trị", tác phẩm đầu nói với các phẩm chất đạo đức (hay là "sự xuất sắc") của một người như là một công dân; tác phẩm thứ hai nói về một dạng nhà nước thích hợp để bảo đảm cho các công dân đều có phẩm chất tốt, và do đó là hoàn thiện. Cả hai cuốn sách đều nói về vai trò quan trọng của sự công bằng trong đời sống dân sự.
Nicholas xứ Cusa đã thổi lại tư tưởng của Plato trong những năm đầu thế kỉ 15. Ông đã ủng hộ dân chủ trong châu Âu thời Trung cổ, cả trong những cuốn sách ông viết lẫn tổ chức Hội đồng Florence của ông. Không giống như Aristotle và truyền thống Hobbes thường đi theo, Cusa xem tất cả con người là bằng nhau và linh thiêng (nghĩa là, được tạo ra theo mẫu của Chúa), do vậy dân chủ là thể chế công bằng duy nhất của nhà nước. Quan điểm của Cusa được một số người cho là đã làm bùng nổ thời đại Phục hưng Ý, đưa ra khái niệm "quốc gia-nhà nước".
Sau này, Niccolò Machiavelli đã phủ nhận quan điểm của Aristotle và Thomas Aquinas là không thực tế. Chính quyền cai trị lý tưởng không phải là hiện thân của các giá trị đạo đức; mà chính quyền nên làm những gì cần và đủ, hơn là làm những gì đáng được ca ngợi về đạo đức. Thomas Hobbes cũng thách thức nhiều điểm trong quan điểm của Aristotle. Đối với Hobbes, bản chất của con người nhìn chung là chống-xã hội: con người thường mang tính cá nhân vị kỉ, và chủ nghĩa cá nhân này làm cuộc sống khó khăn trong trạng thái xã hội tự nhiên. Hơn nữa, Hobbes lý luận rằng, mặc dù con người có thể có những bất bình đẳng tự nhiên, nhưng những điều này là không đáng kể, bởi vì không có một tài năng hay đức hạnh đặc biệt nào làm họ có thể an toàn khỏi bị hại bởi người khác. Vì những lý do này, Hobbes kết luận rằng một nhà nước xuất phát từ sự đồng thuận chung để đưa toàn bộ cộng đồng ra khỏi trạng thái tự nhiên. Điều này chỉ có thể làm được bằng cách thiết lập một chính quyền, nó được trao quyền cai quản toàn bộ cộng đồng, và có khả năng làm cho người khác phải kính sợ.
Nhiều người trong thời đại Khai sáng đã không thỏa mãn với những học thuyết đang có trong triết học chính trị, các học thuyết làm giảm đi hay không chú trọng đến khả năng của một nước dân chủ. Jean-Jacques Rousseau là một trong những người cố gắng lật đổ những học thuyết này: ông đáp lại Hobbes bằng tuyên bố rằng con người về bản chất tự nhiên là một dạng "noble savage", và rằng xã hội và những thỏa thuận xã hội đã làm hỏng đi bản chất tự nhiên đó. Một người chỉ trích khác là John Locke. Trong "Second Treatise on Government" ông đồng ý với Hobbes rằng quốc gia-nhà nước là một công cụ hiệu quả để đưa con người ra khỏi trạng thái đáng ghét đó, nhưng ông lý luận rằng nhà nước có thể trở thành một định chế ghê tởm nếu so sánh với bản chất tự nhiên tốt đẹp của con người..
Triết học phương Đông.
Triết học phương Đông kế thừa các truyền thống lớn bắt nguồn từ hoặc đã phổ biến tại Ấn Độ và Trung Quốc cổ. Các nhà triết học phương Đông chính yếu gồm Kapila, Yajnavalkya, Thích Ca Mâu Ni, Akshapada Gotama, Nagarjuna, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Chu Hy, Hàn Phi Tử, Vương Dương Minh, Dharmakirti, Sankara, Ramanuja, Madhvacharya, Sri Ramakrishna, Narayana Guru, Vivekananda, Aurobindo, Ananda Coomaraswamy và Sarvepalli Radhakrishnan.
Triết học Ấn Độ có lẽ có thể so sánh được với triết học phương Tây hơn cả. Ví dụ, trường phái Nyaya của triết học Hindu đã khám phá logic như một số nhà triết học phân tích hiện đại; tương tự, trường phái Carvaka mang đặc điểm vô thần và kinh nghiệm chủ nghĩa. Tuy nhiên, có những sự khác biệt quan trọng, chẳng hạn triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường phái hay các kinh sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào cá nhân các triết gia, đa số họ khuyết danh hoặc tên tuổi không được lưu truyền lại.
Triết học Ba Tư.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Hồi Giáo do Muhammad sáng lập.
Triết học Ấn Độ.
Trong lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ, theo sau sự thiết lập của nền văn hóa Aryan/Vedic, sự phát triển của các tư tưởng triết học và tôn giáo đã phát triển trong một giai đoạn trên 2 thiên niên kỉ đã đưa đến sự phát triển của 6 trường phái của triết học Hindu "aastika" (chính thống). Những trường phái này được xem là đồng nghĩa với Ấn Độ giáo, là một phát triển của Tôn giáo Veda lịch sử.
Triết học Hindu đã làm nên một phần của văn hóa của Nam Á, ảnh hưởng đến tận miền Đông Nam Á.
Triết học Trung Quốc.
Triết học có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa, và cả Đông Á. Nhiều trường phái triết học đã được hình thành trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, và được biết với tên gọi Bách gia chư tử. Bốn trào lưu có ảnh hưởng nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Sau này, vào thời nhà Đường, Phật giáo từ Ấn Độ cũng trở thành một trào lưu tôn giáo và triết học. (Cũng nên lưu ý là trong tư tưởng phương Đông, không giống với Tây phương, giữa triết học và tôn giáo không có ranh giới rõ ràng.) Giống với triết học Tây phương, triết học Trung Hoa có nhiều tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái và đều đề cập đến mọi lĩnh vực và chuyên ngành của triết học.
Ảnh hưởng của triết học.
Mặc dù có vẻ nằm hoàn toàn trong phạm trù trừu tượng, triết học cũng có áp dụng thực tiễn. Điển hình nhất là áp dụng trong nguyên tắc xử thế, như nguyên tắc xử thế trong nghề nghiệp, và triết lý chính trị. Triết lý chính trị và kinh tế của Khổng Phu Tử, Kautilya, Tôn Tử, John Locke, Jean-Jacques Rousseau, Karl Marx, John Stuart Mill, Mahatma Gandhi, Robert Nozick và John Rawls đã được dùng làm nền móng hình thành các triều đại, chính quyền đương thời cũng như làm cơ sở biện minh cho hành động của họ.
Cũng nên nhấn mạnh triết học giáo dục "Giáo dục tiên tiến" do John Dewey chủ trương có ảnh hưởng sâu đậm trong phương pháp giáo dục tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 hoặc những triết gia Kỷ Niên Mới, như trong "Tiên tri Celestine", đã vô tình giáo dục nhân gian về tâm lý con người, và sức mạnh của quan hệ người với người, qua những ẩn dụ tôn giáo.
Một áp dụng thực tiễn nữa của triết học là trong Nhận thức luận - một ngành triết học tìm hiểu về sự hiểu biết, bằng chứng cụ thể và sự thật thoả đáng. Hai thí dụ của nhận thức luận và logic áp dụng trong thực tế hằng ngày là tin tức báo chí và các cuộc điều tra của cảnh sát. Nhận xét, suy diễn logic chung chung có khả năng giúp cho công dân có thể phán xét khi nghe, đọc tin tức hay bài bình luận, thảo luận. Triết lý trong khoa học tìm hiểu và giải thích về những khúc mắc trong phương pháp khoa học. Mỹ học giúp diễn đạt về nghệ thuật. Ngay cả bản thể học, một ngành triết rất trừu tượng và có vẻ ít có áp dụng nào thực tiễn, lại góp phần quan trọng trong suy luận logic của ngành khoa học máy tính.
Nói chung, nhiều loại "luận lý" (như "luận lý về luật") có khả năng giúp người trong chuyên môn hiểu thấu đáo hơn về lý thuyết và khái niệm trong ngành của mình.
Thường thì triết học được xem là một nghiên cứu một lĩnh vực chưa được hiểu đủ để có thể trở thành nhánh tri thức của riêng mình. Những gì ngày xưa từng chỉ là các chủ đề triết học thì đến thời hiện đại đã trở thành các ngành riêng, chẳng hạn tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học, và kinh tế học. Khoa học máy tính, khoa học nhận thức và trí tuệ nhân tạo là các lĩnh vực nghiên cứu hiện đại mà triết học đã từng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển.
Hơn thế, mới phát triển một phân ngành triết học đã dành hết khả năng để áp dụng triết học vào những vấn đề của cuộc sống thường ngày đã được phát triển gần đây, được gọi là "triết học lời răn" philosophical counseling. Nhiều nhà triết học phương Đông có thể giúp hàng triệu người đang chịu sự dằn vặt tâm lý bằng cách xem xét sự phiền muộn của họ bằng cách thiền để gợi lại ký ức và sợi dây kết nối sức mạnh giữa sức mạnh thể chất và sức mạnh tâm hồn. |
6,915 | 851946 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6915 | Đơn cực từ | Trong từ học, khái niệm đơn cực từ hay từ tích (còn gọi là đơn cực Dirac) là khái niệm tương đương với khái niệm đơn cực điện hay điện tích trong tĩnh điện. Có thể hình dung một đơn cực từ là một vật thể gần giống nam châm, nhưng chỉ có cực bắc hoặc cực nam. Có thể quy ước cực bắc mang từ tích dương và cực nam mang từ tích âm; nghĩa là đơn cực từ có tổng từ tích khác không.
Khái niệm này lần đầu được đưa ra vào năm 1929 bởi Paul Dirac, và sau này được nhắc đến trong thuyết thống nhất ("GUT"). Dirac cho rằng cơ chế của lượng tử tương đối tính dẫn đến việc lượng tử hóa cả điện tích "e" lần từ tích "q""m" của điện tử hay các hạt mang điện. Từ tích của một đơn cực từ có điện tích "e" sẽ là:
formula_1 với n = 1,2,3...
Quy Đổi
formula_2 chính là giá trị của hằng số mạng tinh thể
Sự tồn tại.
Sự tồn tại của từ tích hiện nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi và chưa giải quyết được.
Theo phương trình Maxwell nguyên thủy
từ tích không tồn tại.
Tuy nhiên, vật lý hiện đại giới thiệu giả thiết có từ tích, và đòi hỏi mở rộng phương trình Maxwell bằng vector "mật độ dòng từ" M:
Theo phương trình này, dạng nguyên thủy của phương trình Maxwell chỉ đơn giản xảy ra khi từ tích bằng không.
Mọi thí nghiệm từ trước đến này đều chưa quan sát được từ tích. Việc từ tích luôn bằng không đang là một thách thức trước các lý thuyết vật lý hiện đại tiên đoán về sự tồn tại của từ tích. |
6,919 | 781648 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6919 | Lý thuyết thống nhất lớn | Lý thuyết thống nhất lớn, hay Thuyết thống nhất, được hình thành trong tiến trình mở rộng mô hình chuẩn của vật lý hạt. Mô hình chuẩn đã miêu tả chính xác các quan sát thu được tính đến nay, nhưng nó đã bỏ ngỏ những câu hỏi mang tính chất cơ bản, một trong số đó chính là việc tại sao tự nhiên lại cần đến 4 lực cơ bản mà không phải là 1, và tại sao độ lớn, cùng các tính chất, của chúng lại khác biệt đến vậy. Sự thành công của việc thống nhất tương tác điện từ và tương tác yếu trong thuyết điện-yếu đã dẫn đến những nỗ lực nhằm thống nhất tương tác mạnh và sau cùng là lực hấp dẫn vào làm một, với tên gọi là Lý thuyết thống nhất lớn, hay GUT (viết tắt từ tiếng Anh, "Grand Unification Theory"). Như trong thuyết điện yếu, sự chênh lệch về độ lớn của các mức năng lượng, dưới mức năng lượng nghỉ của các boson trung gian được miêu tả bằng việc phá vỡ đối xứng tức thời. Thuyết GUT đồng thời cũng giải thích sự tương đồng giữa điện tích electron và điện tích proton.
Điểm nổi bật của thuyết GUT chính là các hằng số cặp của cả bốn tương tác đều có cùng một giá trị, gần bằng với hằng số mạng tinh thể ở mức năng lượng cao.
Tuy nhiên mức năng lượng thống nhất trong lý thuyết lên đến 1015 GeV trong khi các máy gia tốc hiện tại mới chỉ đạt tới 3×103 GeV. Vì vậy, cần có một sự tiến bộ lớn trong công nghệ để thực hiện được những thí nghiệm kiểm chứng cho thuyết GUT.
Sơ đồ sự thống nhất các lực căn bản |
6,923 | 603231 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6923 | Chủ nghĩa cộng sản | Chủ nghĩa cộng sản là một hình thái kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. Trong xã hội cộng sản, các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định trong cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân.
Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế - xã hội, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ dựa trên sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư sản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Người lao động đã được tổ chức thành giai cấp thống trị sẽ tước bỏ quyền tư hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất vì lợi ích của xã hội. Theo quan điểm của những người cộng sản, chủ nghĩa cộng sản là con đường để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản thông qua cách mạng, bao gồm cách mạng lật đổ chế độ "người bóc lột người", và cách mạng xây dựng xã hội mới.
Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh của chủ nghĩa xã hội; một nhóm học thuyết triết học chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức có nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp. Nhánh kia là lý luận của các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả.
Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ phương Tây nhưng càng di chuyển về phương Đông càng bị biến đổi tùy theo tâm lý, văn hóa và những điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mà nó đi qua làm nảy sinh ra những trường phái tư tưởng cộng sản khác nhau với cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa cộng sản. Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Trotsky, đều kế thừa từ Chủ nghĩa Marx, nhưng giữa chúng có những khác biệt tùy theo cách hiểu và bối cảnh xã hội mà nhà lý luận chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản cũng có những phiên bản khác không liên quan đến Chủ nghĩa Marx, chẳng hạn Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ ("anarcho-communism").
Từ nguyên.
Thuật ngữ "chủ nghĩa cộng sản" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung "共產主義 cộng sản chủ nghĩa". Thuật ngữ "cộng sản chủ nghĩa" trong tiếng Trung được vay mượn từ tiếng Nhật. Trong tiếng Nhật chủ nghĩa cộng sản được gọi là "kyōsan-shugi" (âm đọc được ghi bằng Rōmaji), khi viết được ghi lại bằng bốn chữ Hán là "共產主義" (âm Hán Việt: "cộng sản chủ nghĩa", xem bài Kanji để biết thêm thông tin về việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật). "共產主義" là từ người Nhật đặt ra để dịch từ tiếng Anh "communism". Ý của hai chữ "共產 "cộng sản"" là "共有財產 cộng hữu tài sản" (tài sản thuộc về sở hữu chung). Tiếng Trung Quốc vay mượn "共產主義" của tiếng Nhật nhưng không đọc bốn chữ Hán đó theo âm đọc của chúng trong tiếng Nhật mà đọc theo âm đọc của chúng trong tiếng Trung Quốc.
Từ chủ nghĩa cộng sản trong tiếng Anh "communism" bắt nguồn từ tiếng Pháp "communisme" (trong tiếng Pháp có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản).
Nguyên lý cơ bản.
Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với các phong trào xã hội, phong trào chính trị rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ XIX, nở rộ và thoái trào trong thế kỷ XX - nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" không có biên giới quốc gia khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau. Tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: ""Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"." Trong xã hội cộng sản, mỗi cá nhân được tự do phát huy mọi khả năng của mình theo triết lý "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", tự do làm những điều không ảnh hưởng đến lợi ích và quyền tự do của người khác trên cơ sở tư liệu sản xuất chung để đảm bảo quyền tự do của tất cả mọi người. Các ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản đã có trước Marx từ rất lâu tại các nền văn minh khác nhau và được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến. Có thể tìm thấy các ý tưởng này trong Công giáo, Đạo giáo, Nho giáo và nhiều tôn giáo khác. Marx là người đưa ra khả năng hiện thực hóa các ý tưởng đó trong tương lai dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra và xem đó như một sự tiến hóa của xã hội loài người.
Theo chủ nghĩa Marx thì trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao (các phân tích dưới đây dựa trên lịch sử châu Âu, ở các châu lục khác thì có thể sai biệt về niên đại hoặc thiếu hẳn 1 giai đoạn nào đó):
Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa tự do với mục tiêu giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, học thuyết này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ XX, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ XX. Tuy vậy, xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước, quân đội, tư hữu, giai cấp, tôn giáo, xóa bỏ các mâu thuẫn sắc tộc đến nay vẫn chỉ là lý tưởng đẹp, chưa trở thành hiện thực.
Theo Marx, một con người sống ở thời đại của một hình thái kinh tế-xã hội cũ sẽ rất khó hình dung hình thái kinh tế-xã hội mới sẽ ra sao, họ thường không tin xã hội loài người sẽ biến chuyển sâu sắc như vậy (ví dụ: một người sống ở thời phong kiến thế kỷ XVI sẽ cho rằng một xã hội không có vua chúa chỉ là chuyện hoang đường, nhưng 400 năm sau điều đó đã trở thành sự thực ở đa số các nước trên thế giới). Cũng như vậy, vào thời của Marx, người ta chưa thể mường tượng một xã hội không có các ông chủ tư bản sẽ tổ chức sản xuất ra sao, và làm thế nào mà mọi công dân đều có thể hưởng các phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế, nhà ở, ăn mặc...) một cách miễn phí. Nhiều người nghĩ mô hình do Marx tiên đoán chỉ là viển vông. Nhưng đến đầu thế kỷ XXI thì những yếu tố ban đầu đã có thể nhận thấy: các công ty cổ phần ngày càng chiếm ưu thế so với công ty một chủ sở hữu, các công nghệ mới như robot, tin học, nano, lượng tử... bắt đầu hình thành. Khi được nghiên cứu hoàn chỉnh, các công nghệ mới sẽ đẩy khả năng sản xuất lên rất cao, vượt xa nền sản xuất công nghiệp truyền thống trong khi chi phí sản xuất sẽ rất rẻ (Ví dụ: chỉ cần 1 nhóm vài người, với sự trợ giúp của robot tự động có thể làm ra lượng sản phẩm tương đương hàng vạn công nhân hiện nay; hoặc một lít nước có thể tạo ra năng lượng bằng hàng triệu tấn than thông qua phản ứng hợp hạch nhân tạo). Do sản lượng rất lớn và chi phí ngày càng thấp, các mặt hàng cơ bản sẽ được giảm giá tới mức chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của người lao động. Khi đó một người lao động không cần bỏ nhiều công sức cũng có thể nuôi sống cả gia đình ở mức sung túc.
Bên cạnh đó người lao động cũng có thể sở hữu cổ phần của chính công ty mình đang làm việc. Đồng thời hoạt động quản trị công ty cổ phần cũng bị tách ra khỏi quyền sở hữu của cổ đông. Đó chính là bằng chứng cho thấy tư bản ngày càng mang tính xã hội, do đó cần được quản trị chuyên nghiệp khiến nhà tư bản mất khả năng kiểm soát đối với lực lượng sản xuất. Đó là quá trình "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa"" mà Marx tiên đoán. Tuy nhiên sự tách rời giữa sở hữu và quản trị cũng tạo ra xung đột lợi ích giữa ban quản trị và cổ đông được gọi là vấn đề ông chủ và người đại diện (agency problem) ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong mô hình kinh tế Stalinist, các công ty nhà nước cũng gặp vấn đề này khi nhà nước là chủ sở hữu tư liệu sản xuất còn những người trực tiếp quản lý không sở hữu tư liệu sản xuất do đó có lợi ích khác với nhà nước. Giải pháp cho vấn đề này là tăng cường giám sát thông tin, chủ sở hữu nắm quyền kiểm soát và tăng quyền lợi cho ban quản trị.
Sở hữu.
Trong xã hội cộng sản không còn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, không còn sự phân phối thu nhập xã hội dựa trên lao động, không còn sự tha hóa của lao động là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Con người được giải phóng khỏi phân công lao động do nền sản xuất công nghiệp tạo ra để phát huy hết sở trường của mình. Đặc điểm khác biệt của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội chỉ đạt mục đích tư liệu sản xuất thuộc về toàn dân thông qua Nhà nước quản lý, (hay hình thức sở hữu tập thể, hợp tác, công xã hoặc sở hữu xã hội hóa - quản lý kiểu vô chính phủ), còn không hướng đến sự xóa bỏ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, xóa bỏ sự phân phối thu nhập xã hội theo lao động.
Phân phối.
Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa nền sản xuất chưa phát triển đến mức đủ sức thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi thành viên trong xã hội nên nguyên tắc phân phối của cải trong chủ nghĩa xã hội là "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động" có nghĩa là làm đúng với khả năng, và được hưởng theo đúng đóng góp cho xã hội. Do có sự chênh lệch kỹ năng, trí tuệ, thể lực giữa các thành viên trong xã hội nên sẽ có sự bất bình đẳng trong phân phối của cải xã hội. Sự bất bình đẳng của cải sẽ được xóa bỏ khi lực lượng sản xuất phát triển cao đủ sức thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Việc phân phối thu nhập xã hội theo lao động bị thay thế bằng phân phối theo nhu cầu. Theo Marx ""Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác."".
Giai cấp.
Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa, vẫn còn có sự phân công lao động do đó vẫn tồn tại giai cấp theo phân công lao động là công nhân và nông dân, và tầng lớp trí thức. Sự phát triển của trình độ sản xuất sẽ dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất, đưa đến sự xóa nhòa giai cấp, và xóa nhòa ranh giới lao động trí óc - chân tay. Sau khi giành được chính quyền, quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất, giai cấp vô sản công nông tự tổ chức xã hội mới, xây dựng con người mới có đủ trình độ, ý thức để làm chủ xã hội, có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng trên tình thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, với tư liệu sản xuất chung, dần xóa nhòa ranh giới giàu - nghèo trên tinh thần cộng đồng, bác ái, bằng lao động chân chính (chứ không phải người nghèo "nhận bố thí" của người giàu trong các mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu an sinh hay thiện nguyện). Cách mạng xây dựng xã hội mới thông qua lao động mà Lenin cho rằng ""Đó là bước đầu của một cuộc cách mạng khó khăn hơn, căn bản hơn, triệt để hơn, quyết liệt hơn là việc lật đổ giai cấp tư sản, vì đó là một thắng lợi đối với bệnh thủ cựu của chúng ta, đối với tình trạng lơi lỏng của chúng ta, đối với bệnh ích kỷ tiểu tư sản của chúng ta, đối với những tập quán của chủ nghĩa tư bản tệ hại đã để lại cho công nhân và nông dân"".
Nhà nước.
Theo phương pháp luận của Marx (duy vật lịch sử) thì khi xóa bỏ giai cấp và tư hữu, thì Nhà nước tự diệt vong, vì cơ sở tồn tại của nó là tư hữu và giai cấp không còn nữa. Lúc đó chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên nền tảng sở hữu công cộng và làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Lenin cũng cho rằng "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được." Chính vì thế theo Lenin "Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với con người. Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo. Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng".
Lenin quan niệm chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vai trò nhà nước và pháp luật mờ dần đi khi nhân dân tự gánh vác các công việc xã hội, điều hòa lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn, trên cơ sở tư liệu sản xuất chung, phân phối công bằng và đầy đủ, thỏa mãn. Giai cấp vô sản giành quyền lực trên toàn thế giới, giai cấp vô sản các nước tiên tiến hơn giúp đỡ giai cấp vô sản các nước lạc hậu hơn tiến kịp. Như vậy cùng với sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cộng sản trong mỗi nước, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới là sự nghiệp chung của vô sản toàn nhân loại. Khi các nước hoàn thành xây dựng chủ nghĩa cộng sản, toàn bộ Nhà nước và hệ thống pháp luật trên toàn thế giới không còn cần thiết nữa, các quốc gia biến mất. Chủ nghĩa đại đồng cũng là để bảo đảm công bằng chiếm hữu tài nguyên của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới, và triệt tiêu chủ nghĩa đế quốc.
Lịch sử phong trào cộng sản.
Phong trào cộng sản ra đời.
Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành hệ thống trên thế giới. Sản lượng kinh tế tăng vọt so với thời kỳ phong kiến nhờ các tiến bộ của lực lượng sản xuất. Giai cấp công nhân đi lao động thuê ở các hãng xưởng tăng lên nhanh chóng về số lượng, nhưng các chủ tư bản vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên chỉ trả cho họ đồng lương rẻ mạt, điều kiện làm việc của người lao động thời kỳ đó rất tồi tệ.
Yokoyama Gennosuke (Hoành Sơn Nguyên Chi Trợ) đã viết cuốn sách "Nhật Bản hạ tầng xã hội, 1899" mô tả: lương công nhân chỉ đủ tiền cơm gạo, trong khi thời gian làm việc rất dài, như công nhân dệt phải làm 12 giờ/ngày (lúc gấp rút thì phải đến 18 giờ). Nơi ở của họ là một buồng ngủ chật hẹp, vệ sinh kém vì phải chứa tới 10 người, mỗi người chỉ có diện tích đủ để trải một chiếc chiếu ngủ. Những công nhân mắc bệnh nặng thì bị đuổi việc ngay chứ không hề được chạy chữa hay hưởng bảo hiểm. Tại Mỹ, điều kiện làm việc cũng không khá hơn. Ngày 25/3/1911, 145 nữ công nhân của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy xưởng dệt, họ không thể thoát ra ngoài do cửa đã bị khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt tại Lawrence, Massachusetts đình công và hét lớn ""Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu còn hơn là chết đói vì làm việc)". Ở khắp châu Âu, Hoa Kỳ và các thuộc địa, ngay cả trẻ em độ tuổi 5-14 từ các gia đình nghèo cũng phải làm việc trong các lĩnh vực nặng nhọc như nông nghiệp, lắp ráp, nhà máy, khai thác mỏ và trong các dịch vụ như bán báo. Một số trẻ em phải làm đến đêm, tới 12 tiếng/ngày Ngoài sự bóc lột lao động vừa kể, chủ nghĩa tư bản còn mang đến chiến tranh đế quốc, chủ nghĩa thực dân, nạn diệt chủng những dân tộc thiểu số ở các thuộc địa, buôn bán nô lệ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, đạo đức băng hoại...
Có bất công thì tất yếu sẽ có đấu tranh. Thế kỉ XIX có rất nhiều phong trào và hệ tư tưởng hướng đến bảo vệ lợi ích giai cấp vô sản. Ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản và cách mạng kĩ nghệ thế kỷ XIX, chủ nghĩa cộng sản có một sức hấp dẫn đối với các tầng lớp dưới trong xã hội và cả những người theo chủ nghĩa nhân đạo. Phong trào công nhân có sự phát triển mạnh mẽ buộc chủ nghĩa tư bản phải cải cách để duy trì ổn định xã hội. Sự phân hóa trong hàng ngũ những người theo chủ nghĩa Marx dẫn đến sự tan vỡ của Đệ Nhất và sau đó là Đệ Nhị Quốc tế. Xuất phát từ hoàn cảnh của xã hội Nga, Lenin bổ sung lý luận của Marx, tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa cộng sản vào phương Đông. Nhiều đảng cộng sản tham gia các phong trào giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng cộng sản, chống phong kiến, địa chủ, tư sản, đưa ra các chính sách cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên, nhà máy công xưởng. Sự ra đời của phong trào công nhân cùng những phong trào xã hội khác như phong trào chống chiến tranh đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống phân biệt chủng tộc, phong trào bảo vệ môi trường... là phản ứng của nhân loại chống lại những mặt trái của chủ nghĩa tư bản.
Cũng có những học thuyết chính trị không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Họ không đánh đồng giai cấp công nhân là "vô sản" (vô sản có thể được hiểu là tất cả những người lao động, không có tư liệu sản xuất, kể cả người thất nghiệp, lẫn nông dân không đất), hay họ đánh giá cao vai trò của tư sản trong tạo lập giá trị thặng dư, họ phản đối cách thức cải tạo chủ nghĩa xã hội (từ kinh tế tư bản hay phong kiến) của những người cộng sản. Họ phản đối công hữu, hay cách thức quản lý tài sản công, phân phối theo lý thuyết cộng sản, đánh giá cao kinh tế tư bản. Một số bác bỏ nhà nước một đảng cộng sản, cơ chế "tập trung dân chủ". Một số bác bỏ cách mạng dù là lật đổ phong kiến hay tư bản, hay cách thức đấu tranh giành độc lập. Một số bác bỏ phân biệt và xóa bỏ giai cấp, hay phủ nhận một đảng đại diện giai cấp, phủ nhận giai cấp nắm quyền. Một số bác bỏ xây dựng văn hóa mới có tính cách mạng (thường được gọi là văn hóa xã hội chủ nghĩa) hay xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người cộng sản. Những người dân chủ xã hội ủng hộ cho "dân chủ" và "cải cách" để đạt các mục tiêu "xã hội chủ nghĩa" thay vì cách mạng và hướng đến tự do tuyệt đối trong lý thuyết cộng sản. Những người vô chính phủ thì không tin tưởng vào bất kỳ một dạng chính phủ nào, nhưng để đạt được "tự do tuyệt đối" (cho dù là cộng hữu hay tư hữu) thì phải thông qua con đường khác. Những nhà hoạt động công đoàn thì không tin tưởng nhà nước mà muốn đặt doanh nghiệp dưới quyền quản lý của công đoàn. Những người dân tộc chủ nghĩa không tin vào thế giới đại đồng. Một số lý thuyết gia phê phán chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ trương chia nhỏ tư hữu, thay vì công hữu...
Các lý thuyết này bị những người cộng sản xem là phản động, hay xét lại, phản bội lợi ích giai cấp công nhân, đầu hàng giai cấp tư sản, hay cực đoan, manh động, vô chính phủ, phản khoa học, hay ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, thực dân, phong kiến, chủ nghĩa đế quốc kinh tế, ủng hộ chủ nghĩa tư bản bóc lột, "phát xít", "thần quyền", "dân túy"...
Những sự rạn nứt quanh tranh cãi về vai trò Nhà nước là nguyên nhân chính dẫn đến sự tan vỡ Quốc tế I, sau thất bại của Công xã Paris. Phong trào xét lại sau này không tin vào hưởng thụ theo nhu cầu đạt được trong xã hội cộng sản (mà Gracchus Babeuf thường được xem là khởi xướng, nhưng Marx là người đầu tiên trình bày một cách khoa học) trong khi sự tin tưởng phần nào vào thị trường bị các phái phi thị trường bác bỏ. Phong trào lao động bị chia tách hai lần lớn là sự tan vỡ của Quốc tế I, sau đó là Quốc tế II, dẫn đến thành lập Quốc tế III (theo chủ nghĩa Lenin), sau đó chia rẽ bởi xuất hiện Quốc tế IV. Bản thân phong trào Quốc tế III sau cũng bị giải tán. Sau đó một số theo chủ nghĩa Mao, một số có lựa chọn khác như Nam Tư... Các lý thuyết xã hội chủ nghĩa kiểu Mỹ Latin hay châu Phi, Lybia... ít hoặc không chịu ảnh hưởng của Marx.
Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời.
Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius, thời đó Nga còn dùng lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng Tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk).
Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến rất đẫm máu (1918-1922). Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ. Phía bên kia là các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, một bộ phận trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cossack... gọi chung là Bạch vệ. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu để chống lại chính quyền Xô viết. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó chính quyền của những người Bolshevik được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.
Ngày 30 tháng 12 năm 1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế chế Sa hoàng cũ (trừ Ba Lan, Phần Lan và các nước Baltic) đã nhóm họp và thống nhất quốc hiệu là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (các nước phương Tây gọi là các nước cộng sản) hình thành. Phong trào cộng sản lan rộng ra cả Mỹ Latin, châu Phi... Nhiều đảng chịu ảnh hưởng của Stalin hay Mao Trạch Đông (không kể các đảng của nhóm Đệ Tứ). Trong khi đó nhiều đảng (phần lớn ở phương Tây) bị xem là theo chủ nghĩa xét lại. Tuy nhiên sự phân hóa lớn nhất giữa những người cộng sản là một số ủng hộ Liên Xô và một số ủng hộ Trung Quốc. Tình trạng này tồn tại cho đến khi Liên Xô sụp đổ.
Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái "tư bản" và "cộng sản" là cuộc đấu tranh khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ XX. Ban đầu vì sự mới mẻ của ý tưởng và vì những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đặc trưng của thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế ở phạm vi lớn trên toàn cầu. Cuộc đấu tranh của hai phe là nguyên nhân chính của các sự kiện trên thế giới vào giữa thế kỷ XX. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản đã biết tự điều chỉnh, học hỏi các chính sách từ chính đối thủ và giành được ưu thế trên thế giới vào cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, sự xuất hiện của các phong trào cộng sản chủ nghĩa đã tạo áp lực buộc các quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phải có các biện pháp tự điều chỉnh để giảm bớt đối kháng xã hội như tăng lương, giảm giờ làm, mở rộng an sinh xã hội, công hữu hóa một số lĩnh vực kinh tế... Nhiều biện pháp cải cách kinh tế - xã hội do Marx và Engels đề xuất trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản như ""áp dụng thuế luỹ tiến cao", "tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước", "tăng thêm số công xưởng nhà nước", "giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em", "xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng""... đã được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nhân tố của chủ nghĩa cộng sản tồn tại khắp mọi nơi trong thế giới hiện đại. Những ý tưởng của Marx và Engels đã góp phần kiến tạo nên xã hội hiện đại, định hình nhà nước phúc lợi phương Tây hiện nay. Do vậy có thể nói chính chủ nghĩa cộng sản đã tác động lại, thay đổi tự bản thân chủ nghĩa tư bản, dung hòa một phần các yếu tố tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản vào trong lòng nó.
Một trong những minh chứng cho thấy sự dung hòa của 2 lực lượng này là quá trình tư hữu hóa tư liệu sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa đa dạng ở một loạt các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, ở các quốc gia tư bản cũng xuất hiện một số hình thức công hữu, như các công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng và các ngành sản xuất độc quyền tự nhiên. Đặc biệt là sự phát triển và thắng thế của hình thức công ty cổ phần tại các nước tư bản, mà theo Marx nhận xét: ""Trong công ty cổ phần, chức năng đã tách khỏi quyền sở hữu tư bản, lao động cũng đã hoàn toàn tách khỏi quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền sở hữu lao động thặng dư. Kết quả sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến cực độ là điểm quá độ phải trải qua, đề tư bản lại chuyển hoá thành sở hữu của người sản xuất, song lúc đó nó không còn là tài sản tư hữu của từng người sản xuất riêng lẻ, mà là tài sản chung của những người cùng sản xuất, là tài sản xã hội trực tiếp"." Nói ngắn gọn, công ty cổ phần ra đời là bằng chứng của sự xã hội hóa tư liệu sản xuất khiến sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhân tố xã hội chủ nghĩa khi sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất đã biến thành sở hữu tập thể.
Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều đảng cộng sản trên thế giới giải tán, phần lớn những người cộng sản thành lập các đảng dân chủ xã hội, một số đảng viên cũ gia nhập các đảng tự do, bảo thủ hay dân chủ Thiên chúa giáo hoặc các nhóm hệ tư tưởng khác. Một số kiên định theo chủ nghĩa cộng sản nhưng đường lối hoạt động không khác mấy với các đảng dân chủ xã hội, đấu tranh nghị trường. Do ảnh hưởng của định kiến với các chế độ của Liên Xô và Đông Âu trước đây, đa phần các đảng cộng sản tái lập ở Đông Âu chỉ thu được một lượng nhỏ cử tri ủng hộ trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên một số đảng cộng sản do khai thác được bất mãn của dân chúng đối với các chính sách kinh tế tự do gây bất bình đẳng xã hội, đã có đủ số phiếu để trở lại cầm quyền dù chỉ áp dụng rất ít các lý thuyết cộng sản ban đầu. Nhiều đảng gắn với các tổ chức công đoàn, đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân, đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, bình đẳng giới... Nhiều phong trào du kích cộng sản cũng tan vỡ, hoặc hòa giải chính quyền và có địa vị hợp pháp. Một số quốc gia có Đảng Cộng sản cầm quyền điều chỉnh các chính sách kinh tế xã hội, tiếp tục nắm độc quyền lãnh đạo. Nhiều đảng Cộng sản và phong trào cánh tả khác thì lại đang manh nha phát triển, gia tăng ảnh hưởng tại một số khu vực như Nam Mỹ và châu Phi.
Sự suy yếu của chủ nghĩa cộng sản cuối thế kỷ XX do những nguyên nhân chính:
Đến đầu thế kỷ XXI, các đảng cộng sản ở phương Tây vẫn có lập trường tiến đến chủ nghĩa cộng sản, nhưng chủ trương tham gia nền chính trị nghị viện, giành quyền qua các cuộc tổng tuyển cử, không sử dụng các biện pháp cách mạng để xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Nhiều đảng Dân chủ xã hội Tây Âu tách ra từ Quốc tế II (từ công nhận phần lớn nhưng không ủng hộ biện pháp cách mạng đến chỗ rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản) đang nắm quyền tại nhiều nước Tây Âu (tiêu biểu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch...). Các lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản vẫn được các nhà nước hiện đại theo đuổi bằng cách này hay cách khác và dần trở thành chuẩn mực chung cho toàn thế giới.
Nhận xét về trào lưu phê phán chủ nghĩa xã hội sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhà lãnh đạo Cuba - Fidel Castro nói:
Tuy hệ thống các nước cộng sản chủ nghĩa sụp đổ, nhưng những bài học, chính sách mà các nước cộng sản để lại trong việc xây dựng một xã hội mới công bằng, tiến bộ hơn vẫn được các nhà nước hiện đại tiếp thu, di sản của nó vẫn tồn tại và được kế thừa ở khắp mọi nơi, ngay cả ở các nước phương Tây vốn từng là đối thủ. J. Arch Getty nhận xét:
Các trường phái lý luận cộng sản.
Việc phân loại, gọi tên trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới là khá phức tạp có nhiều sự lẫn lộn và có nhiều lý giải khác nhau. Một mặt đó là do các mâu thuẫn trong lòng phong trào: một đảng, tổ chức tự nhận mình theo trào lưu này nhưng trong con mắt của đảng khác và tổ chức khác thì lại không phải như vậy, và trong một phong trào, đảng cụ thể có cả những đặc điểm lý luận của nhiều phái do đó phân loại cũng có tính tương đối. Nhận thức về tên và bản chất các trường phái tư tưởng và trào lưu chính trị cũng khác nhau một phần cũng vì sự phức tạp trong việc dịch thuật giữa các ngôn ngữ. Cùng một thuật ngữ khi bình thường thì được hiểu một nghĩa nhưng khi áp dụng trong lý luận cộng sản chính thống thì nghĩa có thể thay đổi; ví dụ thuật ngữ "socialism" trong sự hiểu và trong sử dụng thông thường ở Việt Nam và Liên Xô thì là "chủ nghĩa xã hội" nhưng trong lý luận cộng sản chính thống ở hai nước này thì tên "chủ nghĩa xã hội" chỉ được dùng cho những đảng, trào lưu, nhà nước nào đi theo đường lối của chủ nghĩa Lenin (hay chủ nghĩa Marx-Lenin) tán thành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ví dụ "Socialist Republic of Vietnam" là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Còn không thì chỉ được gọi là "xã hội" hoặc theo một tên khác; ví dụ "Socialist party of France" là đảng xã hội Pháp. Cùng một thuật ngữ nhưng sẽ được hiểu tích cực và tiêu cực khác nhau tại nhiều nước và thậm chí trong một nước ở các thời điểm khác nhau. Do vậy sự trình bày về các phái cộng sản dưới đây có tính tương đối.
Chủ nghĩa Marx.
Nội dung.
Trong thế kỷ XIX, trong khi nhận thức về các giá trị giải phóng con người, các quyền của con người, nhận thức về nhu cầu mở ra tối đa khả năng phát triển nhân tính và các khả năng của con người đã có những bước tiến bộ lớn thì hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa đương thời với quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản lại đang kìm hãm những khả năng nhân bản đó. Đại bộ phận quần chúng lao động bị tách ly khỏi phương tiện sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản- chủ sở hữu các phương tiện sản xuất. Giai cấp công nhân bị đối xử bất bình đẳng trong phân chia của cải xã hội, và thực tế cuộc sống của họ hầu như không thể tiếp cận được với những cơ hội để phát triển con người. Sự phát triển vượt bậc không ngừng với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mở ra khả năng thỏa mãn phần lớn nhu cầu cơ bản của con người, làm nền tảng để xây dựng một xã hội nhân văn hơn. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra những vấn đề không thể giải quyết triệt để của thị trường ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập xã hội hoàn toàn tương phản với sự phát triển của nền sản xuất. Sự bất bình đẳng trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thế kỷ XIX là sâu sắc và nhu cầu giải phóng xã hội là cấp thiết.
Karl Marx là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến phong trào công nhân, đến nền học thuật và nền chính trị thế giới hiện đại. Ông được xem là học giả có ảnh hưởng nhất thế giới. Ông có tầm nhìn xa vượt thời đại của mình với kiến thức rất uyên thâm trên nhiều lĩnh vực rộng lớn. Các tác phẩm của Marx có rất nhiều nhưng ông viết có hệ thống nhất là các lĩnh vực:
Theo Marx, các mặt của hình thái kinh tế-xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một quá trình lịch sử tự nhiên tương tự với sự tiến hóa của giới tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Trong sự phát triển đó cũng có những đột biến, những sự suy thoái tạo ra những biến thể xã hội khác nhau. Nhìn chung xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra quá trình phát triển khách quan của xã hội, K.Marx đã đi đến kết luận rằng:
Chủ nghĩa Marx có thể xem là một Học thuyết Darwin trong khoa sử học. Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội là một quá trình lịch sử khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ:
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Marx cho rằng với sự sản xuất tập trung xã hội hoá cao độ với trình độ cao, hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sản xuất ra một lượng của cải khổng lồ, trong khi đó giai cấp tư sản chỉ là một bộ phận nhỏ của xã hội nhưng lại sở hữu phần lớn tài sản xã hội thông qua việc chiếm giữ giá trị thặng dư. Còn đại bộ phận xã hội là giai cấp công nhân (giai cấp làm thuê) chỉ sở hữu một phần nhỏ của cải vì họ không có quyền sở hữu phương tiện sản xuất đang nằm trong tay các chủ tư bản. Đây là hệ quả của việc lao động của người công nhân bị tha hóa ""người công nhân quan hệ với sản phẩm của mình như đối với một vật xa lạ... người công nhân càng tự do phát tiết ra trong lao động thì thế giới xa lạ khách quan do bản thân anh ta sáng tạo ra đối diện với anh ta lại càng mạnh; bản thân anh ta, thế giới bên trong của anh ta lại càng nghèo đi; của cải thuộc về anh ta lại càng ít đi... Người công nhân đặt đời sống của mình vào vật, nhưng như vậy, đời sống đó đã không thuộc về anh ta nữa, mà lại thuộc về vật. Vậy hoạt động ấy của công nhân càng lớn thì công nhân càng trở thành không có vật. Anh ta không phải là cái mà lao động anh ta sản xuất ra. Cho nên sản phẩm đó càng lớn thì anh ta càng ít là anh ta. Sự tha hóa của công nhân vào sản phẩm của anh ta không những chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ta trở thành một vật, một tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa là lao động của anh ta tồn tại ở bên ngoài anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, xa lạ với anh ta, và lao động ấy trở thành một lực lượng độc lập với anh ta, có nghĩa là đời sống mà anh ta chuyển vào vật, chống lại anh ta như một đời sống đối địch và xa lạ." Điều này dẫn đến "người công nhân trở thành nô lệ cho vật của mình: một là anh ta nhận được một vật để lao động, nghĩa là nhận được lao động và hai là anh ta nhận được những tư liệu sinh hoạt. Do đó chỉ có vật ấy mới đem lại cho anh ta khả năng sinh tồn, một là như một người công nhân và hai là như một chủ thể thể xác. Điểm cao nhất của sự nô lệ đó là: chỉ có cái tư cách công nhân của anh ta mới cho phép anh ta còn tự duy trì được như một chủ thể thể xác và chỉ có với tư cách chủ thể thể xác thì anh ta mới là công nhân... Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự tha hóa của công nhân vào vật của mình biểu hiện như sau: công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu dùng; anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta càng đẹp thì anh ta càng xấu đi; vật đó do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống người dã man; lao động càng mạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực; lao động của anh ta càng có tinh thần thì bản thân anh ta càng mất hết trí óc và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên.". Chính vì thế "lao động của anh ta không phải là tự nguyện mà là bắt buộc; đó là lao động cưỡng bức. Lao động đó không phải là sự thỏa mãn một nhu cầu mà chỉ là phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác nhu cầu lao động. Tính xa lạ của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không có sự cưỡng bức thể xác hoặc sự cưỡng bức nào khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy... Do đó ta đi đến kết luận là con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình tự do trong khi thực hiện chức năng động vật của mình... còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ là con vật. Cái có tính súc vật trở thành cái có tính người, còn cái có tính người thì biến thành cái có tính súc vật.".
Trong chủ nghĩa tư bản, lao động bị tha hóa của người công nhân sẽ biến thành sở hữu tư nhân. Marx viết "sở hữu tư nhân là sản phẩm, kết quả, hậu quả tất nhiên của lao động bị tha hóa, của quan hệ bên ngoài của công nhân với giới tự nhiên và với bản thân mình... Chỉ đến giai đoạn phát triển cuối cùng, đến trình độ cao nhất của sở hữu tư nhân thì điều bí ẩn ấy của riêng nó mới lại xuất hiện trở lại, tức là: một mặt sở hữu tư nhân là sản phẩm của lao động bị tha hóa, và mặt khác nó là phương tiện nhờ đó lao động tự tha hóa, nó là sự thực hiện sự tha hóa ấy."". Marx cũng lý giải bản chất của tiền công trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ""tiền công là đồng nhất với sở hữu tư nhân, vì tiền công trong đó sản phẩm, vật của lao động, trả công cho bản thân lao động, chỉ là hậu quả tất nhiên của sự tha hóa của lao động và vì trong tiền công, lao động biểu hiện ra không phải là mục đích tự nó mà là tôi tớ của tiền công. Việc cưỡng bức tăng tiền công... chẳng qua sẽ chỉ là sự trả công tốt hơn cho nô lệ và sẽ không đem lại cho công nhân và lao động mục đích của con người và phẩm chất con người của họ. Ngay cả bản thân sự ngang nhau về tiền công mà Proudhon đòi hỏi, cũng sẽ chỉ đem lại kết quả là biến quan hệ của người công nhân hiện nay với sản phẩm của anh ta thành quan hệ của mọi người với lao động. Trong trường hợp đó, xã hội được hình dung là một nhà tư bản trừu tượng. Tiền công là kết quả trực tiếp của lao động bị tha hóa còn lao động bị tha hóa là nguyên nhân trực tiếp của sở hữu tư nhân. Cho nên, phía này mất đi thì phía kia cũng phải tiêu tan theo."".
Từ quan điểm lao động bị tha hóa biến thành sở hữu tư nhân thông qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện dưới hình thức người công nhân bán lao động cho nhà tư bản để nhận được tiền công, Marx rút ra kết luận ""sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, khỏi chế độ nô dịch, biểu hiện ra dưới hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân, không phải vì vấn đề ở đây chỉ là sự giải phóng của họ, mà vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn diện của con người; và sở dĩ như thế là vì toàn bộ cái chế độ nô dịch con người bao hàm trong quan hệ của công nhân với sản xuất và vì mọi quan hệ nô dịch chỉ là những biến thể và kết quả của quan hệ ấy".
Khi nghiên cứu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, Marx cho rằng sự tích lũy tư bản được thực hiện bằng cách nhà tư bản trả lương cho công nhân thấp hơn giá trị gia tăng mà người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất, phần chênh lệch này được gọi là giá trị thặng dư. Tư bản tích lũy sẽ được đầu tư tái sản xuất mở rộng. Qua nhiều lần tái sản xuất mở rộng, năng lực của toàn bộ nền sản xuất ngày càng lớn, tạo ra một giá trị được thể hiện bằng một lượng hàng hóa vượt quá sức mua của toàn xã hội. Khi nền sản xuất đạt đến trạng thái này, khủng hoảng kinh tế xảy ra. Trong thời kỳ khủng hoảng tổng cầu thấp hơn tổng cung, hàng hóa dư thừa không có nơi tiêu thụ. Do không bán được sản phẩm, các doanh nghiệp không thu hồi được chi phí để tái sản xuất nên phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công hoặc phá sản. Trong dài hạn, các doanh nghiệp sẽ giảm giá để bán hết lượng hàng hóa tồn kho khiến tổng cung và tổng cầu dần trở lại mức cân bằng. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn khủng hoảng, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hàng vạn doanh nghiệp phá sản để lại hậu quả to lớn cho xã hội trên phạm vi toàn cầu do các nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc vào nhau. Để giải quyết tình trạng này cần thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng một quan hệ sản xuất mới trong đó sự tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng được thực hiện tốt hơn cách mà chủ nghĩa tư bản đang thực hiện. Các nhà kinh tế khác như John Maynard Keynes đề ra giải pháp nhà nước sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để nâng tổng cầu nhằm đưa nền kinh tế trở về trạng thái toàn dụng và đưa thất nghiệp trở về tỷ lệ tự nhiên chứ không để nền kinh tế tự điều chỉnh nhằm hạn chế đến mức tối đa những hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Sự can thiệp của nhà nước có thể giúp cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, các nguồn lực được phân phối hợp lý hơn và nâng cao phúc lợi xã hội. Nhà nước là người hỗ trợ cho thị trường trong việc quản lý các nguồn lực. Tuy nhiên nếu nhà nước thất bại trong việc can thiệp vào thị trường khiến thị trường hoạt động kém hiệu quả hơn, các nguồn lực bị phung phí và phân phối bất hợp lý thì sự thất bại của thị trường sẽ biến thành sự thất bại của nhà nước. Giải pháp của Marx, Keynes hoặc bất cứ một nhà kinh tế nào khác đều có điểm chung là nhà nước phải can thiệp để sửa chữa những thất bại của thị trường dù mỗi trường phái kinh tế học có cách giải thích khác nhau về những thất bại này. Marx triệt để hơn những người khác khi ông chủ trương tập trung tư liệu sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước. Dù được giải quyết theo cách nào thì khủng hoảng kinh tế cũng cho thấy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có những hạn chế của nó mà Marx xem là quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất do đó kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Hơn nữa, sự phát triển của các môn khoa học xã hội giúp người ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại và vận động của xã hội. Cũng như Saint Simon, người được mệnh danh là cha đẻ của chủ nghĩa xã hội, Marx tin rằng xã hội loài người có thể hoạt động theo lý tính dựa trên những kiến thức khoa học đã tích lũy được chứ không còn vận động một cách tự phát như trước, loài người sẽ chuyển từ tự phát sang tự giác. Theo ông "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới"". Đây là quan điểm duy lý về xã hội loài người, là lối tư duy của chủ nghĩa duy lý. Marx và Engels đề ra một giải pháp giải quyết các vấn đề của thị trường bằng cách từng bước ""tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị"". Hai ông cũng đề xuất nhiều biện pháp cải cách kinh tế - xã hội như ""áp dụng thuế luỹ tiến cao", "tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước", "tăng thêm số công xưởng nhà nước", "giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em", "xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng""... mà ngày nay đã được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc các nhà nước hiện đại ban hành các quy định, thực thi những chính sách can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội chứng tỏ ý tưởng của Marx hoàn toàn hợp lý. Chủ nghĩa Marx phản ánh nhu cầu cần có sự can thiệp lớn hơn của nhà nước vào các hoạt động xã hội để đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội hiện đại. Chính vì thế Marx bị những nhà kinh tế theo trường phái kinh tế học cổ điển với niềm tin trị trường có khả năng tự điều chỉnh để giải quyết các vấn đề của nó và những người theo chủ nghĩa tự do chủ trương hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, rộng hơn là vào đời sống xã hội phản đối gay gắt dù mục tiêu của Marx khi ủng hộ sự can thiệp của nhà nước cũng là để bảo vệ các quyền tự do của con người. Chủ nghĩa Marx thường bị đả kích bởi những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản, nhưng nó thật sự là liều thuốc chữa những "căn bệnh" của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên theo Friedrich Hayek vấn đề mà người ta gặp phải khi xây dựng một trật tự kinh tế duy lý là ""tri thức về các hoàn cảnh mà chúng ta bắt buộc phải tính đến không bao giờ tồn tại một cách tập trung hay hợp nhất mà chỉ dưới dạng những mảnh phân tán, không hoàn chỉnh và thường xuyên mâu thuẫn, được sở hữu bởi tất cả các cá nhân riêng rẽ"". Hơn nữa hệ thống giá cả như là một cơ cấu truyền đạt thông tin cho phép các nhà sản xuất riêng lẻ điều chỉnh các hoạt động của họ theo các thay đổi mà có lẽ họ chưa từng biết đến. Chính vì vậy việc lạm dụng lý tính với niềm tin rằng nền kinh tế có thể vận hành dựa trên tri thức của một nhóm người thuộc một cơ quan kế hoạch hóa thay vì tri thức của toàn xã hội dẫn đến thất bại.
Theo Marx tư bản là một lực lượng xã hội ""Tư bản là một sản phẩm tập thể và nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành viên trong xã hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các thành viên trong xã hội. Vậy tư bản không phải là một lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội." nên tư bản cần được xã hội kiểm soát bằng một hình thức sở hữu tập thể. Marx lập luận "nếu tư bản biến thành sở hữu tập thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã hội thì đó không phải là một sở hữu cá nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của nó."". Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn, hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến toàn thể xã hội do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải được quản lý, điều tiết bởi một tổ chức hoạt động vì lợi ích xã hội chứ không phải vì lợi ích của cá nhân sở hữu doanh nghiệp.
Không chỉ lao động bị tha hóa, nền kinh tế tư bản cũng khiến cả nhà tư bản và người công nhân bị tha hóa. Nhà tư bản trở thành kẻ chỉ biết chạy theo lợi nhuận còn công nhân phải hy sinh những năng khiếu, sở trường của mình cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó giai cấp công nhân phải vùng lên dùng bạo lực cách mạng để giành lấy phương tiện sản xuất nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nền sản xuất tập trung xã hội hóa cao độ và sở hữu tư nhân đồng thời giải phóng giai cấp mình và toàn bộ nhân dân lao động lẫn giai cấp tư sản khỏi sự tha hóa do chủ nghĩa tư bản mang đến. Đó là cách mạng vô sản. Marx cho rằng ""Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp... một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau"". Quan điểm đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực làm cách mạng giành chính quyền để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn của Marx được kế thừa từ những cuộc cách mạng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ trong thời đại của ông. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng giai cấp vô sản có thể giành chính quyền thông qua các biện pháp chính trị và đàm phán (nếu có những điều kiện thuận lợi).
Sau khi giành được chính quyền bằng cuộc cách mạng vô sản thì sở hữu phương tiện sản xuất sẽ là sở hữu toàn dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ thay mặt nhân dân điều hành sản xuất và nắm quyền sở hữu này vì nhà nước bây giờ là nhà nước của toàn dân. Trong xã hội đó con người làm việc theo năng lực hưởng thụ theo lao động. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa thì chức năng của nhà nước ngày càng suy giảm, sự tự giác của nhân dân ngày càng cao và đến lúc đó sẽ xuất hiện xã hội phi giai cấp, không còn mâu thuẫn đối kháng dẫn đến sự tự tiêu vong của nhà nước, sẽ xuất hiện một xã hội mà ở đó nguyên tắc phân phối của cải sẽ là "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" đó là chủ nghĩa cộng sản.
Tuy nhiên Marx không tin tưởng rằng cách mạng vô sản và chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng lợi trong tương lai gần vì theo ông thì ""Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể chiến thắng đơn độc tại một nước" vì giai cấp tư sản thế giới ở các nước khác sẽ bao vây và bóp chết cách mạng để duy trì lợi ích ích kỷ của mình. Vậy cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ nổ ra khi nào mâu thuẫn đã quá khủng khiếp "trong tất cả các nước tư bản hoặc chí ít là số lớn các nước tư bản đứng đầu thế giới". Và khi đó sẽ là một cuộc cách mạng thế giới của giai cấp công nhân chôn vùi chủ nghĩa tư bản. Để giác ngộ giai cấp công nhân hiểu được vai trò lịch sử của mình và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó Marx chỉ ra là phải có các đảng cộng sản là tổ chức của những người giác ngộ chủ nghĩa cộng sản sẽ hướng dẫn đoàn kết lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Không nên lầm tưởng Marx chủ trương phải tiến hành cách mạng bằng giá, tại mọi quốc gia. Ông đã dự đoán khả năng giai cấp công nhân nắm chính quyền bằng biện pháp hợp pháp, Chủ nghĩa tư bản sẽ hoàn thành quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội. Marx nhận định: Công ty cổ phần không xoá bỏ chế độ tư hữu, mà dùng chế độ sở hữu cá nhân cổ quyền phân tán thay thế chế độ sở hữu tư nhân của một số người, lấy đó làm hình thức thực hiện chế độ công hữu; con đường nghị viện về chính trị không phải là đập tan bộ máy nhà nước cũ, mà thông qua bầu cử nắm lấy bộ máy ấy. Engels cũng đã chỉ đạo cụ thể Đảng Dân chủ Xã hội Đức tiến hành cuộc đấu tranh hợp pháp, nhấn mạnh thành công của Đảng trong tuyển cử có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ phong trào công nhân quốc tế: "Có thể hình dung trong một nước mà cơ quan đại nghị tập trung mọi quyền lực vào tay mình, chỉ cần được đại đa số nhân dân ủng hộ là có thể tuỳ ý hành động theo hiến pháp, thì xã hội cũ có thể hoà bình bước sang xã hội mới, chẳng hạn trong các nước cộng hoà như Mỹ, Pháp, trong nước quân chủ như Anh".".
Ngay từ Marx những người cộng sản đã quan niệm rằng người lao động trên toàn thế giới phải vượt qua những khác biệt về sắc tộc, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ... để đoàn kết lại vì mục tiêu chung là giải phóng nhân dân lao động trên toàn thế giới khỏi chế độ làm thuê. Ông có khẩu hiệu rất nổi tiếng: ""Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại"." Sau này Lenin cũng có ý tưởng như vậy... Sự đối đầu giữa các quốc gia cộng sản sau này cho thấy trong một số trường hợp các lãnh đạo cộng sản đã không tôn trọng ý tưởng này. Mâu thuẫn quốc gia, dân tộc trong thực tế bao giờ cũng mạnh hơn mâu thuẫn giữa các giai cấp (ít nhất là từ thế kỷ XX trở về trước).
Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một bước tiến hóa của xã hội loài người dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra chứ không phải là kết quả của việc áp đặt một mô hình kinh tế - chính trị lên xã hội. Theo ông ""Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại"". Một điều rất cần nói về Marx và chủ nghĩa cộng sản của Marx là Marx hoàn toàn không chủ trương "mục đích bào chữa cho phương tiện". Ngay từ thời của mình Marx đã nói: "Một mục tiêu chính đáng không thể bào chữa cho biện pháp không chính đáng để đạt mục tiêu đó". Như vậy có thể nói trong Marx là thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, ông chủ trương cách mạng nhưng phải là cách mạng trong nhân đạo để sao cho đạt được sự công bằng cho người này nhưng không lấy mất sự công bằng của người khác. Cách mạng là đi lên là để tầng lớp dưới vươn lên ngang bằng tầng lớp trên chứ không phải là cách mạng là đi xuống để kéo tầng lớp trên xuống dưới cùng. Mục tiêu của Marx là xóa bỏ sự tha hóa và nô dịch do chủ nghĩa tư bản tạo ra, kiến tạo một xã hội tự do, phi giai cấp chứ không phải thay thế sự tha hóa này bằng sự tha hóa khác, xóa bỏ sự nô dịch này bằng sự nô dịch khác.
Trong thực tiễn.
Có thể nói Marx là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhân loại nhưng trong học thuyết của Marx có những hạn chế bởi khả năng thu thập tư liệu, lối tư duy của ông chịu ảnh hưởng bởi điều kiện xã hội mà ông sống (giữa thế kỷ XIX). Chủ nghĩa Marx ban đầu chỉ là những tư tưởng của một vài trí thức đã được phổ biến rộng rãi trong giới trí thức, trở thành một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng lớn, sau đó xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, được truyền bá từ phương Tây sang phương Đông. Những người cộng sản tại một số nơi khi thực hành chủ nghĩa Marx đã không thật sự hiểu đúng lý luận của Marx và những lý tưởng mà Marx muốn hướng tới, dẫn tới áp dụng máy móc vào thực tế bất chấp những điều kiện kinh tế - xã hội không phù hợp với thứ họ muốn tạo ra tuy nhiên họ luôn nghĩ mình đã nắm được chân lý, điều mà Lenin gọi là bệnh kiêu ngạo cộng sản. Hơn nữa, với những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ công nghệ ở thế kỷ XX (trong đó chủ nghĩa Marx bắt đầu được áp dụng) thì loài người chưa thể có lực lượng sản xuất đủ tiên tiến để xây dựng một xã hội lý tưởng như Marx mong muốn. Để xây dựng xã hội cộng sản, loài người cần đạt tới một trình độ công nghệ mới mà thế kỷ XX chưa hề biết đến, hiện nay chỉ mới bắt đầu được khai phá như công nghệ robot, công nghệ nano, Công nghệ lượng tử...
Karl Marx (và Engels) là nhà tư tưởng lớn của nhân loại và hiện nay vẫn được coi là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng nhân đạo có ảnh hưởng nhất của loài người. Chủ nghĩa Marx là sự tiếp nối các lý tưởng của Thời kỳ Khai sáng về việc xây dựng một thế giới của nhân tính, lý tính và tự do. Các nghiên cứu của Marx, Engels trong lĩnh vực kinh tế chính trị học đã dẫn đến những ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản khoa học. Marx tin rằng tri thức của nhân loại có thể giúp người ta xây dựng một thế giới nhân văn hơn, hợp lý hơn và tự do hơn. Nhưng đó mới chỉ là các phác thảo lý thuyết theo suy nghĩ của Marx, Engels và còn ở dạng lý tưởng. Còn lý thuyết đó được áp dụng như thế nào trong thực tế thì đó là trách nhiệm và sự nghiệp của những người kế tục Marx. Robert C. Tucker cho rằng ở một số nơi, chủ nghĩa Marx trong hoạt động chính trị được coi như một tôn giáo, một niềm tin ở những người ủng hộ nó. Trên thực tế, tại mỗi quốc gia, các đảng cộng sản cầm quyền đều cố gắng hiện thực hóa chủ nghĩa cộng sản dựa trên những điều kiện xã hội đặc trưng của quốc gia đó dẫn đến các biện pháp kinh tế - chính trị khác nhau để giải quyết các vấn đề cụ thể ở từng quốc gia.
Báo The Economist đánh giá về vấn đề này:
Chủ nghĩa Lenin.
Vladimir Ilyich Lenin là nhà kinh điển lớn thứ hai của chủ nghĩa cộng sản, và là nhà cách mạng lớn nhất của phong trào này. Lenin viết rất nhiều tác phẩm ở nhiều chủ đề bao gồm triết học, kinh tế học, lịch sử, pháp luật... và các môn khoa học nhân văn khác. Nhưng khác với Marx, các tác phẩm của Lenin hầu hết tập trung vào cuộc đấu tranh chống chế độ Sa hoàng, chống các xu hướng chính trị khác tại Nga và Tây Âu và tập trung vào những nỗ lực hiện thực hóa những ý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Marx. Là người có trình độ học vấn và lý luận cao và có tài năng hùng biện thiên bẩm. Lenin sử dụng khả năng diễn đạt mạnh mẽ, lôi cuốn để củng cố cho quan điểm của mình. Lenin có một đặc tính cá nhân đặc sắc là người có tính thực tế, vị lợi, không câu nệ vào các lý thuyết giáo điều, nhiều thủ đoạn chính trị. Phương châm của ông là "Có lợi là làm" bất chấp các quy tắc đạo đức mà ông cho là "đạo đức tiểu tư sản". Việc Lenin sẵn sàng hiệu chỉnh cả Marx - một nhà tư tưởng có ảnh hưởng thế giới - cho thấy tính chất này của Lenin. Nếu có điều gì có vẻ trái với các lý luận của Marx và Engels thì ông sẵn sàng viết luôn các tác phẩm lý luận để chỉ đạo phong trào cách mạng Nga.
Lenin là người chủ xướng, lãnh đạo Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vào năm 1917. Tên tuổi của Lenin gắn liền với giai đoạn đầu tiên hình thành lý thuyết và hiện thực phát sinh của nhà nước này. Các lý luận của Lenin có ảnh hưởng rất to lớn trong lý luận của các đảng cộng sản và các quốc gia xã hội chủ nghĩa, được coi là kinh điển và dẫn chiếu nhiều hơn cả Marx. Sau này các phát biểu và ý tưởng của Lenin được coi là hình mẫu phát triển cho các đảng cộng sản tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Mọi nhận xét và ý kiến trái với Lenin (và Marx) được coi là chủ nghĩa xét lại và có thể bị khai trừ khỏi phong trào cộng sản và công nhân thế giới.
Cũng như Marx, Lenin là nhà cách mạng nhiệt thành của chủ nghĩa cộng sản. Lenin không phải là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Marx vào Nga mà đó là một nhà Marxist ôn hòa - G. V. Plekhanov người sáng lập Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Sau này người ta gọi những người theo Plekhanov trong đảng này là phái Menshevik (thiểu số) - là những người không tán thành làm cách mạng vô sản vì họ theo lý thuyết của Marx cho rằng những điều kiện kinh tế - xã hội của nước Nga chưa chín muồi để làm cách mạng vô sản. Họ chiếm thiểu số trong đại hội đảng năm 1903. Những người theo Lenin là phái Bolshevik (đa số) - là phái tán thành cách mạng. Sau này, phái Bolshevik của Lenin tách ra thành lập đảng riêng, trở thành Đảng Cộng sản Liên Xô.
Trong thời đại của Lenin, chủ nghĩa tư bản đã có sự biến đổi rất lớn so với thời của Marx. Các công ty tư nhân đã phát triển thành các tập đoàn độc quyền. Các nước tư bản phương Tây đã trở thành các nước đế quốc có hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã biến thành chiến tranh thế giới để phân chia lại thị trường, thuộc địa cũng như ảnh hưởng địa chính trị. Chính sự biến đổi của kinh tế - chính trị toàn cầu khiến Lenin hiệu chỉnh chủ nghĩa Marx rất nhiều và sáng tạo ra rất nhiều ý tưởng lý luận mới. Nhưng điểm nổi bật và lớn nhất phân biệt Lenin với Marx là lý luận về chủ nghĩa đế quốc và ý tưởng về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản (chủ nghĩa xã hội) trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc: Lenin lý luận rằng chủ nghĩa Marx phản ánh chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh khi các quốc gia tư bản chưa trở thành đế quốc chủ nghĩa. Marx chứng minh rằng cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến tập trung sản xuất do đó tạo ra độc quyền. Đến đầu thế kỷ XX, khẳng định của Marx đã trở thành hiện thực. Đó là thời đại của chủ nghĩa đế quốc khi mà hình thức kinh tế chính của nó là các tập đoàn tư bản độc quyền, lũng đoạn nền kinh tế để có thể thu được siêu lợi nhuận và đặc tính đối ngoại là hiếu chiến và xâm chiếm thuộc địa. Tình trạng độc quyền khiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không còn có khả năng tự điều chỉnh nhờ bàn tay vô hình của thị trường tự do như khẳng định của Adam Smith, không thể có hiệu quả nhờ cạnh tranh. Tình trạng độc quyền không tạo ra động lực cải tiến kỹ thuật sản xuất do đó kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã phát triển đến mức gay gắt. Chính vì vậy Lenin xem chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, nhà nước phải quốc hữu hóa các công ty độc quyền, tạo ra một quan hệ sản xuất mới để giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong các điều kiện phát triển khác nhau thì trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã xuất hiện các "khâu yếu" (theo lời của Lenin là các "mắt xích yếu") và "cách mạng vô sản" có thể chiến thắng tại một trong các mắt xích yếu đó (Cách mạng vô sản là cách gọi khác của cách mạng xã hội chủ nghĩa và thuật ngữ giai cấp công nhân còn được gọi là giai cấp vô sản). Xây dựng liên minh công - nông, nhà nước Xô viết cũng là một luận điểm mới của Lenin. Lý luận của Lenin phản ánh một thực tế chủ nghĩa tư bản đã tạo ra các doanh nghiệp độc quyền và các doanh nghiệp này ảnh hưởng xấu đến xã hội cũng như có sự liên kết giữa nhà nước và các công ty độc quyền, hơn nữa nhà nước phải chiếm giữ các thị trường và các vùng nguyên liệu bên ngoài cho các công ty độc quyền do đó dẫn đến chiến tranh thế giới. Về sau, các nhà nước phương Tây đã đối phó với tình trạng độc quyền bằng cách ban hành các đạo luật chống độc quyền, chia nhỏ các công ty độc quyền như ở Mỹ hoặc quốc hữu hóa chúng như ở một số nước Châu Âu.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của Lenin so với Marx và được những người theo chủ nghĩa Marx-Lenin xem là sáng tạo lý luận vĩ đại nhất trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa cộng sản. Khi đề ra chủ nghĩa cộng sản, Marx không tin rằng xã hội cộng sản có thể hình thành trong tương lai gần và cũng chỉ phác thảo ra những nguyên lý cơ bản nhất của mô hình xã hội đó. Ông cũng không chỉ ra được cách tiến hành cách mạng như thế nào, các đặc trưng của cách mạng đó ra sao, sau cách mạng xây dựng xã hội mới thế nào. Còn với Lenin thì chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã là một thực tế và mọi nỗ lực của mình Lenin dành cho sự nghiệp đưa chủ nghĩa cộng sản vào cuộc sống. Có thể nói vai trò của Lenin đối với chủ nghĩa cộng sản là người cố gắng hiện thực hóa những ý tưởng của Marx.
Cũng giống như Marx, Lenin cũng cho rằng các đảng cộng sản phải là đảng của giai cấp công nhân toàn thế giới đấu tranh theo sự phối hợp chung vì sự nghiệp chung của vô sản trên toàn thế giới. Lenin cổ súy cho cách mạng lật đổ giai cấp hữu sản "N"gười nô lệ nhận thức được tình cảnh nô lệ của mình và đấu tranh chống tình cảnh ấy là người cách mạng. Người nô lệ không nhận thức được sự nô lệ của mình, sống mòn mỏi trong cuộc đời nô lệ im lặng, vô ý thức và nhẫn nhục, thì chỉ thuần túy là một kẻ nô lệ"...". Mâu thuẫn giai cấp là quan trọng, mâu thuẫn quốc gia - dân tộc là thứ yếu. Lenin thậm chí còn đi rất xa hơn nữa khi đưa ra khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng" trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: theo ý tưởng này thì chiến tranh đế quốc phi nghĩa do quý tộc phong kiến Nga phát động sẽ làm kinh tế đất nước kiệt quệ, người dân căm phẫn, giai cấp vô sản có thể nhân cơ hội hỗn loạn trong nước, chính quyền bị suy yếu để làm cách mạng vô sản. Khi quân đội Sa hoàng thất bại trên chiến trường Chiến tranh thế giới thứ nhất, các đảng viên Bolshevik nhân tình trạng rối loạn trong nước đã đi đầu làm cách mạng. Theo một số ý kiến, điều này trái với các khái niệm và tình cảm như tính tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước và vi phạm quyền lợi của quốc gia trong chiến tranh, điều này khiến một số người đương thời chỉ trích, như Maxim Gorky cho rằng ""Lenin và Trotsky và những người theo họ đã bị đầu độc bởi nọc độc xấu xa của quyền lực. Bằng chứng của điều này là thái độ của họ đối với tự do ngôn luận và con người và tất cả những lý tưởng mà nền dân chủ đang đấu tranh vì chúng. Những kẻ cuồng tín mù quáng và những kẻ phiêu lưu mất trí đang chạy gấp rút với tốc độ tối đa tới một cuộc cách mạng - trên thực tế, đó là một con đường tới tình trạng vô chính phủ" (tuy nhiên về sau Maxim Gorky đã thay đổi thái độ, ông ủng hộ Hồng quân trong nội chiến và có những tác phẩm ca ngợi công cuộc xây dựng đất nước của Liên Xô). Đây là nguyên nhân gây ra sự bất đồng lớn trong cộng đồng Marxist của các nước châu Âu tại Quốc tế II: những người ủng hộ chính phủ trong Thế chiến I, coi thắng lợi trong chiến tranh cao hơn quyền lợi giai cấp và tư tưởng. Mặt khác nhiều nhà lý luận cánh tả tại Châu Âu cũng như tại Nga như Rosa Luxemburg, Karl Kautsky... phản đối Lenin vì ông chủ trương xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản và dùng bạo lực trấn áp các nhóm đối lập. Theo Lenin, việc trấn áp các đảng phái đối lập là để đảm bảo giai cấp tư sản, với nguồn tài chính hùng hậu, sẽ không thể lợi dụng việc tài trợ tiền bạc cho các đảng phái để giành lại chính quyền từ giai cấp vô sản, "Chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản" và "Chuyên chính vô sản, nghĩa là việc tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức, thì không thể giản đơn đóng khung trong việc mở rộng chế độ dân chủ được. Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu - chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản"". Kautsky bảo vệ điều mà ông gọi là "nền dân chủ thuần túy", còn Lenin cho rằng "chế độ dân chủ thuần tuý chẳng qua chỉ là một câu nói giả dối của một kẻ thuộc phái tự do tìm cách lừa bịp công nhân". Theo Lenin ""Vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề thái độ của nhà nước vô sản đối với nhà nước tư sản, của chế độ dân chủ vô sản đối với chế độ dân chủ tư sản"". Ông chủ trương thực hiện chuyên chính vô sản và xây dựng nền chủ vô sản mà theo ông ""Chế độ dân chủ vô sản so với bất kỳ chế độ dân chủ tư sản nào cũng dân chủ gấp triệu lần. Chính quyền Xô-viết so với nước cộng hòa dân chủ nhất cũng gấp triệu lần"". Những bất đồng này dẫn đến sự phân hóa trong phong trào cánh tả tại Châu Âu thành hai xu hướng Dân chủ xã hội và Cộng sản. Tại Nga, những người cộng sản Nga theo chủ nghĩa Lenin đã giao chiến và đánh bại những người dân chủ xã hội trong cuộc nội chiến còn tại Tây Âu các đảng cánh tả theo khuynh hướng dân chủ xã hội đã dập tắt các cuộc cách mạng do các đảng cộng sản Tây Âu phát động và cố gắng ngăn cản những người cộng sản nắm chính quyền cũng như ngăn chặn sự mở rộng của phong trào cộng sản trên thế giới.
Sau này, những người có quan điểm dân tộc chủ nghĩa bị quy kết là theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, trái với tinh thần của chủ nghĩa Marx-Lenin chân chính (Nguyễn Ái Quốc khi ở Quốc tế Cộng sản trong những năm 1920-1930 cũng bị cho là có quan điểm này). Tuy các đảng cộng sản đều chấp nhận lý luận của Lenin về đả phá chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi nhưng trong thực tế họ vẫn coi quyền lợi quốc gia dân tộc đứng trên quyền lợi của giai cấp, họ chỉ nhấn mạnh luận điểm này của Lenin khi nó không xâm phạm đến lợi ích của quốc gia họ.
Lenin khi lý luận về khả năng thắng lợi của cách mạng tại một quốc gia đã đưa ra một ý tưởng mới rất khác lạ với Marx là hệ quả của điểm khác biệt lớn nhất của hai người - đó là khái niệm "cùng tồn tại hòa bình" (Мирное сосуществование): theo đó các đế quốc và các quốc gia xã hội chủ nghĩa cùng có thể tồn tại hòa bình với nhau (rất khác quan điểm của Marx rằng các nước tư bản nhất định sẽ tập hợp lại bóp chết cách mạng đến cùng), thậm chí có thể hợp tác trong một số lĩnh vực. Chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi trên toàn thế giới thông qua "thi đua hòa bình" mà trong đó công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản sẽ là hình mẫu ưu thế của thế giới mới trước thế giới cũ và nhân dân cùng vô sản tại các nước tư bản còn lại sẽ tự đứng lên lật đổ chế độ đó.
Trong quan hệ đối với chủ nghĩa tư bản ngoài khái niệm "cùng tồn tại hòa bình" và "thi đua hòa bình" Lenin đưa vào lý luận chủ nghĩa quốc tế vô sản coi giai cấp vô sản toàn thế giới là vô biên giới và đều là anh em (như Hồ Chí Minh diễn giải: quan sơn muôn dặm là nhà, bốn phương vô sản đều là anh em): Vô sản tại các nước tư bản phải đấu tranh ủng hộ, đoàn kết với vô sản tại các nước xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi để bảo vệ thành quả cách mạng, Vô sản tại các nước xã hội chủ nghĩa phải làm mọi cách cổ vũ giúp đỡ vô sản tại các nước tư bản vùng lên làm cách mạng vô sản. Việc giúp đỡ phát triển phong trào cộng sản ra toàn thế giới được xem là nghĩa vụ thiêng liêng và bắt buộc của các quốc gia cộng sản, để phối hợp hành động của các đảng cộng sản và lãnh đạo đấu tranh của vô sản toàn thế giới Lenin cho thành lập Quốc tế Cộng sản ("Communist international") hay Quốc tế III trụ sở tại Moskva sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công. Từng đảng cộng sản được phân công trong từng khu vực của thế giới có trách nhiệm phát triển cách mạng trong khu vực của mình. Mọi hành động của phong trào cộng sản đều được lãnh đạo điều phối từ đây khi Quốc tế Cộng sản còn hoạt động.
Một lý luận mới của Lenin có ảnh hưởng tích cực ở thời kỳ rối ren trong Nội chiến Nga, song về lâu dài khi nó bị các thế hệ lãnh đạo sau này áp dụng máy móc thì lại gây tai hại đối với các hoạt động của các đảng cộng sản và quốc gia cộng sản sau này là lý luận về "tính đảng", "tính giai cấp" của mọi hiện tượng trong đời sống xã hội (mọi hiện tượng xã hội đều có tính đảng, tính giai cấp): Nghĩa là mọi hiện tượng đều phải được phân tích rõ ra: nó làm lợi cho ai trong cuộc đấu tranh giai cấp, và trên cơ sở đó khẳng định tính "địch - ta" của hiện tượng đó, và Lenin đưa ra một công thức xác định chân lý như sau: "Miễn là có lợi cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản thì đều là chính nghĩa, có hại cho cuộc đấu tranh đó thì đều là phi nghĩa." Luận điểm mang tính ứng phó trước tình hình chiến tranh này của Lenin, khi được các thế hệ lãnh đạo sau đó áp dụng máy móc đã trở nên phản tác dụng: lý luận được diễn giải vô nguyên tắc miễn sao phù hợp với lợi ích trước mắt, cơ sở để đánh giá "đúng - sai" trở nên mâu thuẫn giữa các lãnh đạo, khiến người ta có thể chỉ ra rất nhiều kẻ thù và sử dụng quan điểm này vào việc quy kết bừa bãi kẻ thù của cuộc đấu tranh giai cấp và không loại trừ bị các cá nhân cầm quyền lợi dụng vào việc triệt hạ đối thủ chính trị. Chính từ lý luận về "tính đảng", "tính giai cấp" lý luận về mô hình kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Marx đã bắt đầu trở thành một lý luận chính trị, công cụ để minh họa cho các nhà lãnh đạo của đảng cầm quyền. Người ta lạm dụng lý luận về "tính đảng", "tính giai cấp" của Lenin đến mức dùng nó để đánh giá các hoạt động tinh thần như tư tưởng, học thuật, văn học, nghệ thuật dẫn đến quy kết, gán ghép tùy tiện, bừa bãi cho các sản phẩm trí tuệ mang bản chất, là sản phẩm của một giai cấp nào đó.
Nếu nói đến Lenin và chủ nghĩa cộng sản hiện thực (mô hình Liên Xô) thì ấn tượng lớn nhất là khái niệm "chuyên chính vô sản". Chuyên chính vô sản theo định nghĩa của Lenin là chức năng của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội để trấn áp kiên quyết mọi sự chống đối của giai cấp tư sản vừa bị đập tan, tiến hành đấu tranh giai cấp để củng cố thành quả của cách mạng. Nhưng điểm đặc trưng của chuyên chính vô sản là nó không bị phụ thuộc vào các quy tắc pháp luật hay giới hạn về đạo đức, tôn giáo của xã hội đương thời, mà Lenin và các người kế tục mình gọi các quy chuẩn đạo đức đó là "đạo đức tiểu tư sản" (Буржуазные морали, "Bourgeoisie morals") không cần thiết phải tuân thủ. Lenin đặc biệt đề cao tính cương quyết sắt đá chống lại kẻ thù cách mạng, ông đề cao Maximilien Robespierre và những người Jacobins của Cách mạng Pháp và coi sự hy sinh nhân mạng lớn lao của Triều đại Khủng bố trong Cách mạng Pháp 1789 là hệ quả tất yếu của một quá trình vĩ đại. Ông xem chuyên chính vô sản là "hòn đá thử vàng" để nhận ra người Marxist "đích thực" và người Marxist giả danh.
Với tư duy thực tế, sau nội chiến Lenin đề ra "Chính sách kinh tế mới - NEP" (НЭП - Новый экономический план) cho phép sử dụng các cơ chế kinh tế tư bản chủ nghĩa kêu gọi đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài trong sự kiểm soát, dẫn hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa (theo thuật ngữ ngày nay đây chính là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa"). Theo đó, tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, được phép tự do mua bán nguyên liệu, nông dân tự do mua bán nông sản, mở chợ và cho nước ngoài thuê xí nghiệp, khai thác hầm mỏ. Nhà nước Liên Xô chỉ nắm độc quyền các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp nặng, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Chỉ trong thời gian ngắn, chính sách này đã nhanh chóng vực nước Nga từ bờ vực phá sản và chết đói về mức kinh tế trước chiến tranh, làm tiền đề để Stalin thực hiện công nghiệp hoá sau này. Mô hình các cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam trong những năm 1970 - 1980 và tiếp diễn cho đến hiện nay đã tham khảo và tương tự chính sách kinh tế mới mà Lenin cho tiến hành từ hơn nửa thế kỷ trước.
Cũng chính Lenin đã đưa ra ý tưởng tạo ra chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ở nước Nga. Lenin đã coi kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước là điều kiện cần thiết để chuyển sang chủ nghĩa xã hội ở một nước còn trong tình trạng tiểu nông như nước Nga thời bấy giờ. Cơ chế này không phải là cơ chế đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, mà là cho thời kỳ quá độ xây dựng cơ sở vật chất để đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô ông chủ trương "Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các Tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ +... = tổng số = chủ nghĩa xã hội". Thực tế phát triển của Liên Xô sau này cho thấy ý tưởng của Lenin sử dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước để xây dựng nền tảng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội không phải là ý tưởng phi lý và đã phát huy tác dụng tốt. Marx xem chủ nghĩa cộng sản là sự tiến hóa của xã hội loài người còn Lenin xem đó là thứ cần phải tạo ra. Ông chỉ trích những người dân chủ xã hội Nga là giáo điều vì họ có quan điểm trung thành với chủ nghĩa Marx. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa Lenin và Marx. Có thể nói Lenin đã điều chỉnh chủ nghĩa Marx vì mục tiêu chính trị của ông.
Sau khi Lenin qua đời, Stalin đã chấm dứt chính sách Kinh tế mới (NEP) và chuyển nền kinh tế, xã hội sang phương thức nhà nước sở hữu toàn bộ hệ thống tư liệu sản xuất và chỉ huy toàn diện nền kinh tế theo ý tưởng của Lenin, tuy nhiên Stalin đã thực hiện việc này trên tất cả các lĩnh vực kinh tế chứ không chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực quan trọng.
Chủ nghĩa Stalin.
Thuật ngữ chủ nghĩa Stalin ("Stalinism") thường để chỉ về cung cách lãnh đạo xã hội và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong cách cá nhân và ảnh hưởng từ phong cách đó của Stalin (Иосиф Вucсaрионович Джугашвили - Сталин Iosif Vissarionovich Stalin) tại Liên Xô bao gồm kỹ nghệ hóa nhanh chóng, lý thuyết của Xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia (đối lập với chủ nghĩa Trotsky), một nhà nước tập trung quyền lực, hợp tác xã hóa nông nghiệp, đặt quyền lợi của các Đảng Cộng sản ngoại quốc dưới lợi ích của Đảng Cộng sản Liên Xô - được những người ủng hộ chủ nghĩa này coi là tiên phong nhất trong cuộc cách mạng cộng sản vào thời kỳ đó. Là người lãnh đạo Liên Xô kế tục Lenin trong một thời gian dài nên ảnh hưởng của Stalin trong các đảng và các quốc gia cộng sản là rất lớn.
Lenin là người đầu tiên phát biểu lý luận về khả năng thành công của cách mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong một nước, Stalin là người tích cực bảo vệ luận điểm này của Lenin vì đây là cuộc đấu tranh lý luận gay gắt gữa hai phe của Stalin và Trotsky. Chủ nghĩa Trotsky đòi hỏi phát triển cách mạng không ngừng đưa cách mạng ra các nước khác và cuối cùng là cách mạng thế giới (quả thật sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có một cuộc cách mạng tại Đức và Hungary nhưng đều bị dập tắt nhanh chóng), chỉ có thể xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản khi giai cấp vô sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước văn minh nhất; còn phái Stalin cho rằng có thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản tại nước Nga trong khi cách mạng vô sản chưa thành công ở các nước còn lại.
Stalin trong tác phẩm ""Bàn về vấn đề dân tộc" đã lý luận rằng "Có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tại các dân tộc chưa phát triển chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, trong xã hội chưa có giai cấp công nhân nếu có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân Nga làm đầu tàu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Đây là luận điểm của Stalin để lý luận về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô, nơi có nhiều dân tộc còn đang lạc hậu trong thuộc địa cũ của đế quốc Nga, và điều này là cơ sở lý luận để những người cộng sản ở một số nước thuộc địa khác như Việt Nam làm cách mạng xã hội chủ nghĩa "từ một nước thuộc địa nghèo nàn, nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Về mặt chính trị, chủ nghĩa Stalin đặc trưng bởi nhà nước tập quyền cao độ gắn liền với đảng, trong đó đảng kiểm soát lập pháp, hành pháp, tư pháp, công đoàn và mọi chức năng nhà nước và xã hội khác, trong đó lãnh tụ đảng có quyền hạn rất lớn. Hannah Arendt cho rằng Liên Xô dưới thời Stalin lẫn nước Đức dưới thời Hitler đều là những nhà nước toàn trị trong đó nhà nước cố gắng động viên toàn thể dân chúng đoàn kết trong việc hỗ trợ hệ tư tưởng, các mục tiêu của nhà nước đi kèm với sự trấn áp không khoan nhượng đối với những hoạt động đi ngược lại mục tiêu của nhà nước; đồng thời là sự kiểm soát toàn diện các cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp, công an, quân đội...); sự điều khiển của nhà nước đối với các tổ chức quần chúng như công đoàn lao động, các cơ quan truyền thông đại chúng, các cơ sở học thuật, các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, các tổ chức chính trị như là các đảng phái chính trị. Do nhu cầu công nghiệp hóa nhanh chóng để đối phó với phương Tây và nhất là có thể sống sót trong một cuộc chiến tranh thế giới mới nên Stalin chọn giải pháp xây dựng nhà nước toàn trị, đàn áp mọi khuynh hướng chính trị đối lập với ông trong Đảng Cộng sản Liên Xô nhằm tập trung mọi nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Mô hình nhà nước toàn trị đã được Stalin tạo ra để có thể huy động tối đa các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô. Trong điều kiện của Liên Xô khi đó, chế độ toàn trị cùng việc quốc hữu hóa phần lớn tư liệu sản xuất là cách duy nhất để có thể thay thế sự tiến hóa tự nhiên của nền kinh tế bằng sự phát triển mang tính nhân tạo dưới những kế hoạch kinh tế. Sau khi Liên Xô chiến thắng trong Thế chiến thứ II và trở thành siêu cường, mô hình nhà nước này của Stalin được nhiều nước coi là một giải pháp hay trong việc huy động nguồn lực xã hội cho những mục tiêu lớn của đất nước, nó được truyền bá ra khắp thế giới, sang những quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ... và còn tồn tại đến ngày nay. Ngay cả những nhà nước có tư tưởng chống cộng như Hàn Quốc thời Park Chung Hee, Đài Loan thời Tưởng Giới Thạch, Singapore thời Lý Quang Diệu cũng áp dụng mô hình này để huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở các giai đoạn sau, nếu các lãnh đạo kế nhiệm không đủ khả năng đưa ra các chính sách mới để có thể tiếp tục sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra tăng trưởng kinh tế thì mô hình này cũng không còn ý nghĩa, đây là điều đã diễn ra ở Liên Xô trong giai đoạn trì trệ thập niên 1980. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ và mô hình kinh tế Stalinist lẫn mô hình nhà nước toàn trị không thể tiếp tục tồn tại ở nước Nga (trừ một số lĩnh vực nhà nước Nga hiện vẫn nắm độc quyền như công nghiệp quốc phòng, hạt nhân và vũ trụ). Tuy sau này nhiều người chỉ trích chế độ toàn trị do Stalin tạo ra, các biện pháp chính trị cứng rắn cùng chính sách công nghiệp hóa quyết liệt của ông nhưng nếu Liên Xô không công nghiệp hóa nhanh chóng dưới sự lãnh đạo của Stalin thì người Nga và các dân tộc khác ở Liên Xô có lẽ đã bị diệt chủng trong thế chiến thứ II.
Đặc biệt Stalin có một luận điểm gây nhiều hậu quả cho xã hội Liên Xô là luận điểm "Tăng cường đấu tranh giai cấp"" cho rằng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản càng thắng lợi thì các mâu thuẫn trong lòng nó giữa giai cấp vô sản và tàn tích của giai cấp tư sản càng gia tăng, do đó càng cần phải đẩy mạnh đấu tranh giai cấp để tiêu diệt sạch các tàn tích đó. Đây là luận điểm tạo cơ sở lý luận để Stalin tiến hành các cuộc thanh lọc trong nội bộ đảng, nhà nước và xã hội để loại bỏ bất cứ một hành vi hoặc ý định nào được xem là suy đồi, phản cách mạng. Stalin sử dụng lý luận này và bằng các biện pháp như bắt giam, đày đến các trại tập trung, xử bắn để loại bỏ các thành phần bị xem là phản động, phản cách mạng, kẻ thù của nhân dân mà trước hết là những đối thủ chính trị của ông trong ban lãnh đạo Liên Xô. Mặt tích cực của lý luận này nào nó giúp duy trì kỷ luật xã hội và sự liêm chính của cán bộ Nhà nước ở mức khá cao, nạn lợi dụng chức quyền để tham nhũng dưới thời Stalin là rất ít, nhưng mặt tiêu cực là trong nhiều trường hợp sự thanh lọc đã đi quá mức khi áp dụng vào thực tế, gây ra thiệt hại cho hệ thống chính trị và xã hội. Theo ủy ban Schatunowskaja, điều tra theo lệnh của Nikita Sergeyevich Khrushchyov thì từ 1/1/1935 cho tới tháng 7/1940, an ninh Liên Xô đã cho thẩm vấn 19.840.000 người; 7 triệu trong số đó bị xét xử với các tội danh khác nhau, trong đó khoảng hơn 700 ngàn đã bị kết án tử hình với các tội danh gián điệp, phá hoại, tham nhũng hoặc một nhãn hiệu nào đó như "kẻ thù của nhân dân", "kulak"... Sự lãnh đạo cứng rắn của Stalin bắt nguồn từ 2 nguyên nhân: đầu tiên là truyền thống chuyên chế lâu đời của nước Nga, kết hợp với quan điểm "đấu tranh giai cấp" của Marx và chủ nghĩa "anh hùng sáng tạo lịch sử" của người dân Nga, kết hợp với kinh nghiệm từ những cuộc cách mạng và chiến tranh đầy bạo lực ở Châu Âu và Châu Mỹ (vốn là đặc trưng trong thời kỳ này). Thứ hai là việc Liên Xô thời kỳ này bị bao vây bởi các nước phương Tây, phải liên tục đối phó với các kế hoạch lật đổ của nước ngoài, cần phải có chính sách tập quyền cao độ để không bị tiêu diệt. Có nhận xét rằng, về cơ bản, chính sách này là phù hợp với tình hình Liên Xô cũng như bối cảnh chính trị thế giới lúc đó.
Về mặt kinh tế, trái ngược với chính sách kinh tế mới của Lenin, chủ nghĩa Stalin đặc trưng bằng sự xóa bỏ thẳng thừng nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế sang một mô hình tập trung quan liêu cao độ, mọi phương tiện sản xuất đều nằm trong tay nhà nước thông qua chỉ hai hình thức "sở hữu toàn dân" và "sở hữu tập thể". Sau khi Lenin qua đời, chính sách kinh tế mới (НЭП) bị bãi bỏ. Mọi công ty, nhà xưởng tư nhân đều bị đóng cửa, toàn bộ nền kinh tế được điều hành rất nghiêm ngặt. Liên Xô liên tiếp tiến hành các kế hoạch 5 năm, kế hoạch 7 năm để thực hiện "công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa" trong công nghiệp và "tập thể hóa nông nghiệp" cưỡng bức. Bằng những kế hoạch kinh tế ngắn hạn 5-7 năm, Stalin đã đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử thế giới. Stalin làm được điều này bằng cách sử dụng khả năng tạo ra tỷ lệ tiết kiệm lớn, tập trung các nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hóa là ưu thế của nền kinh tế kế hoạch kết hợp với kỷ luật lao động cứng rắn cùng các biện pháp động viên khen thưởng để kích thích tăng năng suất lao động và hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch kinh tế. Stalin đã dùng cuộc Đại thanh trừng để loại bỏ những quan chức quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm trong bộ máy nhà nước nhằm đạt được hiệu quả quản trị xã hội cũng như quản lý kinh tế cao nhất. Đây cũng là một cách để ông giải quyết vấn đề ông chủ và người đại diện đi kèm với mô hình kinh tế Stalinist. Sau khi Stalin mất, do đạo đức, tinh thần trách nhiệm của công chức trong bộ máy nhà nước Liên Xô không còn bị kiểm soát chặt như trước nên vấn đề ông chủ và người đại diện ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với nền kinh tế Liên Xô.
Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu nghiêm túc nguồn gốc sự phát triển của nền kinh tế Liên Xô thấy rằng sự phát triển đó khá ấn tượng nhưng không có gì thần bí. Sản lượng của nền kinh tế Xô Viết phát triển nhanh chóng có thể giải thích bằng sự phát triển nhanh của những yếu tố đầu vào của nền sản xuất như số việc làm tăng, giáo dục phát triển và trên tất cả là đầu tư khổng lồ vào tư liệu sản xuất. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô dựa hoàn toàn vào tiết kiệm, bằng cách hy sinh sự hưởng thụ hiện thời cho lợi ích đạt được trong tương lai. Theo nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn trong tình trạng kinh tế ổn định đồng thời làm tăng vốn con người cũng như tăng năng suất của nền kinh tế. Việc tập trung các nguồn lực để phát triển công nghiệp nặng đã tạo ra nền tảng kỹ thuật cho Liên Xô từ đó dựa trên nền tảng này công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cũng phát triển nhờ vào việc cơ giới hóa và tự động hóa, cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Hơn nữa Liên Xô công nghiệp hóa sau các nước phương Tây nên họ có thể học hỏi những công nghệ mới nhất từ phương Tây bằng việc thuê các chuyên gia phương Tây. Kết quả là dưới thời Stalin, có những năm Liên Xô đã đạt tỷ lệ tăng trưởng lên tới 30%, tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử thế giới ở thời kỳ đó, và sau này cũng chỉ có một số ít nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lặp lại được thành tích này vào thập niên 1960 bằng cách thực hiện những biện pháp kinh tế tương tự với những biện pháp mà Stalin đã thực hiện. Dưới sự lãnh đạo của Stalin, Liên Xô đã công nghiệp hóa trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có tiền lệ. Trong lịch sử, nước Anh cần 200 năm để trở thành một nước công nghiệp, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm. Trong khi đó, Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Nghĩa là Liên Xô chỉ cần một thế hệ để công nghiệp hóa. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng thêm tư liệu sản xuất và số việc làm chỉ có tác dụng trong ngắn hạn vì quy luật hiệu suất giảm dần, tương ứng với việc Stalin đã lập ra những kế hoạch kinh tế ngắn hạn. Trong dài hạn chỉ có cải tiến kỹ thuật sản xuất mới có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Thành công của Liên Xô ấn tượng đến mức nhà kinh tế học Paul Samuelson, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1970, đã viết trong một cuốn sách giáo khoa kinh tế được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học hàng đầu phương Tây rằng nền kinh tế Liên Xô ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản tại phương Tây và Liên Xô sẽ vươn lên hàng đầu thế giới về mặt kinh tế. Acemoglu và Robinson cho rằng Liên Xô đã tái phân bố lao động từ lĩnh vực nông nghiệp lạc hậu có năng suất thấp sang lĩnh vực công nghiệp có năng suất cao hơn nên đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể dù chính bản thân ngành công nghiệp của Liên Xô được tổ chức hiệu quả thấp hơn so với mức đáng ra có thể đạt được. Nhưng trong các ngành công nghiệp nặng, năng suất có thể tăng cao đến mức nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô đã tạo ra mức tăng trưởng cao. Các kế hoạch kinh tế hình thành dưới sự chỉ đạo của Stalin khá linh hoạt, có thể điều chỉnh tùy theo tình hình trong lúc thực hiện chứ không cứng nhắc. Liên Xô còn áp dụng chế độ khen thưởng khá cao như thưởng 37% lương cho ban quản lý và kỹ sư cao cấp nếu đạt chỉ tiêu sản lượng được giao nhưng điều này dẫn đến việc người ta duy trì thành tích thấp hơn khả năng tối đa để đạt chỉ tiêu và được khen thưởng (vì nếu thành tích cao hơn chỉ tiêu quá nhiều thì năm sau nhà nước sẽ nâng chỉ tiêu lên cao hơn nữa). Hơn nữa chỉ tiêu thời đó dựa trên sản lượng nên các nhà máy không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, vì thế Liên Xô phải áp dụng thêm cơ chế thưởng cho những phát minh, cải tiến kỹ thuật. Bên cạnh đó kỷ luật lao động hết sức cứng rắn như chỉ cần 20 phút vắng mặt trong giờ làm việc không có lý do chính đáng, hoặc cố ý chây lười thì sẽ bị truy tố hình sự, bị buộc lao động cải tạo 6 tháng hay giảm 25% lương. Đặc biệt, trong giai đoạn Thế chiến thứ 2 (1941-1945), do Liên Xô cần động viên mọi nguồn lực cho quốc phòng, việc phá hoại sản xuất được coi là tội nặng, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử tử hình Từ năm 1940 đến 1955 có 36 triệu lượt vi phạm bị xử lý, trong đó 15 triệu người từng bị giam giữ và 250.000 người bị tử hình vì các tội danh liên quan đến phá hoại sản xuất. Ngoài ra sự thành công của Liên Xô dưới thời Stalin còn có sự đóng góp của những yếu tố đặc trưng của nước Nga như lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên; tầng lớp trí thức còn sót lại từ thời Sa Hoàng có văn hóa cao; sự siêng năng, ham hiểu biết, chính trực và những nỗ lực vượt bậc của người Nga... Nếu không có những yếu tố này thì mọi chính sách, biện pháp kinh tế của Stalin đều không phát huy được tác dụng.
Các nhà lý luận của chủ nghĩa Stalin và của các quốc gia cộng sản sau này coi kinh tế tập trung - kế hoạch hoá, công nghiệp hóa và tập thể hóa là các thắng lợi to lớn là đóng góp lý luận vĩ đại của Stalin trong lý luận cộng sản chủ nghĩa. Ưu thế của hình thức kinh tế này được dẫn ra như đó là nền tảng để đảm bảo thắng lợi trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và bất cứ một quốc gia nào sau này theo chủ nghĩa xã hội thì cũng đều đi theo mô hình kinh tế này. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này không giải quyết được vấn đề lao động của người công nhân bị tha hóa mà nhà nước đã thay thế vai trò của nhà tư bản do đó người công nhân lẫn toàn thể xã hội chưa được giải phóng khỏi ""chế độ nô dịch con người bao hàm trong quan hệ của công nhân với sản xuất và vì mọi quan hệ nô dịch chỉ là những biến thể và kết quả của quan hệ ấy" như Marx mong muốn. Mô hình kinh tế Stalinist thực chất là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mà theo quan điểm của Lenin "Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội" và "chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá", trong đó nhà nước là nhà tư bản duy nhất sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất của xã hội. Lenin cho rằng "Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo một cách nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói chủ nghĩa xã hội được"". Mục tiêu của Stalin khi tập trung tư liệu sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô, xây dựng nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn khác với mục tiêu của Marx là giải quyết các vấn đề của thị trường để xây dựng một xã hội nhân văn, hợp lý và tự do hơn.
Nhà nghiên cứu Howard K. Smith cho biết:
Sự lớn mạnh của Liên Xô đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nước phương Tây. Do sức hút từ mô hình phúc lợi xã hội của Liên Xô, trong nội bộ các nước phương Tây nổ ra nhiều phong trào đòi quyền lợi cho người lao động, đòi tăng lương và giảm giờ làm, chống sa thải tùy tiện... Các đảng phái cánh tả tại phương Tây nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng nhờ những cương lĩnh cải cách xã hội theo hướng tăng phúc lợi xã hội, giảm bất công và bất bình đẳng, mở rộng dân chủ. Để thu hút cử tri, các đảng phái cánh hữu cũng phải đưa những chính sách tương tự vào chương trình hành động của mình. Điều này dẫn đến việc chính phủ các nước phương Tây dù do cánh hữu hay cánh tả lãnh đạo cũng phải đề ra những biện pháp cải tổ kinh tế, tăng ngân sách an sinh xã hội cho y tế, giáo dục, tăng quyền lợi cho người lao động... để làm dịu đi những mâu thuẫn nội bộ. Trong thập niên 1970, ở một số nước phương Tây như Đức, Thụy Điển, Phần Lan... đã hình thành những kiểu Nhà nước xã hội với mô hình kinh tế thị trường xã hội, các nước này vẫn áp dụng kinh tế thị trường nhưng Nhà nước đề ra các chính sách an sinh xã hội rộng khắp để làm giảm đi những khiếm khuyết và bất công của chủ nghĩa tư bản đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của mô hình xã hội chủ nghĩa do Liên Xô tạo ra. Có thể nói rằng: trong cuộc chạy đua với Liên Xô, nhiều nước phương Tây cũng phải tự biến đổi mình, giảm bớt sự bất công xã hội và người lao động đã có quyền lợi tốt hơn so với trước. Đó là sự đóng góp về tiến bộ xã hội mà Liên Xô đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra cho nhân loại.
Ngoài ra Stalin còn có các tác phẩm về đề tài quân sự và được những người cộng sản quy cho là nhà tư tưởng quân sự lớn đã tổng kết và đưa ra học thuyết quân sự của chủ nghĩa xã hội. Stalin cho rằng quy luật và nghệ thuật chiến tranh của giai cấp vô sản phải khác xa so với quy luật và nghệ thuật quân sự tư sản. Trong các tác phẩm này (thường viết trước Chiến tranh thế giới thứ hai) Stalin lý luận về xây dựng lực lượng vũ trang về sự lãnh đạo chính trị trong các lực lượng vũ trang, trong đó xác định quân đội là quân đội của đảng, chịu sự quản lý trực tiếp từ đảng. Stalin lý luận về mối quan hệ của tiến công và phòng ngự, cho rằng học thuyết quân sự của giai cấp vô sản phải là tiến công không ngừng, phòng ngự là tạm thời, tiến công là chủ yếu, khẳng định tính tất thắng của giai cấp vô sản một khi có chiến tranh. Bàn về mối quan hệ chiến lược - chiến thuật. Ngoài ra còn bàn về một số vấn đề nghệ thuật chiến tranh như nghệ thuật giành quyền làm chủ trên không, cách sử dụng pháo binh tập trung trên chiến trường... Thực tế thất bại to lớn trong thời gian đầu của "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" cho thấy có những sai lầm trong luận điểm quân sự của Stalin, nhưng nhiều luận điểm khác của Stalin như việc Nhà nước phải huy động tổng lực nền kinh tế chỉ huy cho các nỗ lực sản xuất vũ khí, coi trọng sự phát triển của vũ khí cơ giới... đã được thực tiễn chứng minh là đúng.
Có thể nói chủ nghĩa Stalin đóng một vai trò rất quan trọng trong lý luận cộng sản và mô hình kinh tế - xã hội do Stalin xây dựng là mô hình tiêu biểu cho thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia khác nhau. Liên Xô sau này tuy chống tệ sùng bái cá nhân Stalin nhưng vẫn tiếp tục phát triển theo mô hình kinh tế do Stalin đề ra cho đến khi tan rã và từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Thành công của Liên Xô thời Stalin đã thúc đẩy nhiều quốc gia trên thế giới chọn mô hình kinh tế xã hội Stalinist hoặc chịu ảnh hưởng của mô hình này. Việc xây dựng các kế hoạch kinh tế ngắn hạn, tập trung các nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác (kinh tế tập thể)... đã được nhiều nước theo các chế độ chính trị khác nhau học hỏi trong đó có cả những chính phủ chống Cộng nhất như Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc, Đài Loan... Một số nước Đông Bắc Á đã sử dụng một biến thể của chủ nghĩa tư bản nhà nước để phát triển quốc gia trong đó nhà nước hỗ trợ cho các công ty lớn phát triển, ngược lại các công ty này phải ủng hộ nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị do nhà nước đề ra; thậm chí nhà nước còn thành lập các công ty lớn để phát triển một số ngành công nghiệp mà nhà nước muốn ưu tiên. Sự phát triển của các nước Đông Bắc Á có vai trò nổi bật của nhà nước trong đó nhà nước là người hỗ trợ cho các doanh nghiệp và định hướng cho nền kinh tế. Các nước này đã đi ngược lại với ý thức hệ về thị trường tự do không cần sự can thiệp của nhà nước của phương Tây và họ đã công nghiệp hóa nhanh chóng. Các kế hoạch kinh tế giúp các nước kém phát triển định hướng cho nền kinh tế, tạo ra một tỷ lệ tiết kiệm lớn, tập trung các nguồn lực cho những mục tiêu cụ thể, hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng phát triển. Ví dụ, một số nhà phân tích cho rằng Park Chung Hee (tổng thống có công đưa Hàn Quốc từ một nước nghèo trở thành một nước phát triển) có những chính sách rất giống với Stalin, như việc kế hoạch hóa nền kinh tế, thanh lọc mạnh tay tham nhũng, hạn chế chi tiêu để tiết kiệm vốn cho việc xây dựng các nhà máy quy mô lớn, phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng như luyện kim, cơ khí, hóa chất, đóng tàu... phát triển; cùng với việc xây dựng các hợp tác xã tại nông thôn để thực hiện những chính sách phát triển nông thôn và loại trừ ảnh hưởng của phe đối lập cũng như tạo ra lực lượng quần chúng ủng hộ Park.
Chủ nghĩa Mao.
Chủ nghĩa Mao ("Maoism") là một thuật ngữ chỉ các học thuyết về chủ nghĩa cộng sản do chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đưa ra. Tại Trung Quốc thì được gọi là "Tư tưởng Mao Trạch Đông" và trong thập niên 1960 tư tưởng Mao Trạch Đông được in thành các sổ tay bìa đỏ để trang bị về tư tưởng cho cán bộ và nhân dân Trung Hoa đại lục. Tại các nước cộng sản Đông Âu các năm 1960 - 1980 thì thuật ngữ chủ nghĩa Mao được xem như một biến thái tiêu cực "tả khuynh" xa rời chủ nghĩa Marx-Lenin, còn tại một số nước cộng sản châu Á, thuật ngữ này được đánh giá tích cực như sáng tạo của chủ nghĩa Marx-Lenin trong điều kiện châu Á.
Điều khác nhau lớn nhất của chủ nghĩa Mao so với các học thuyết của Marx, Lenin và Stalin là ở quan niệm về động lực chính của cách mạng. Marx, Lenin, Stalin đều coi động lực của cách mạng là "giai cấp công nhân" và coi nhẹ giai cấp nông dân, coi nông dân là lạc hậu không có tính cách mạng tiên phong. Lenin, Stalin chỉ coi nông dân như một đồng minh cần tranh thủ mà thôi, họ coi thành thị là đấu trường cách mạng chính. Mao Trạch Đông xuất phát từ điều kiện của Trung Quốc là nước nông nghiệp, giai cấp công nhân và tư sản còn rất nhỏ bé, mâu thuẫn xã hội lớn nhất là mâu thuẫn nông dân - địa chủ nên tuy vẫn coi giai cấp công nhân là tiền phong cách mạng nhưng đã coi lực lượng cách mạng chủ lực là giai cấp nông dân và nông thôn là căn cứ địa của cách mạng, và coi học thuyết của mình là học thuyết của chủ nghĩa cộng sản cho các nước chưa phát triển thành tư bản.
Chủ nghĩa Mao được truyền bá sang nhiều nước trên thế giới, và đến lượt chủ nghĩa Mao cũng trở nên biến dị tại mỗi địa phương. Tại Campuchia, chủ nghĩa Mao pha trộn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan để trở thành hệ tư tưởng của Khmer Đỏ, với các chính sách cực đoan đã gây ra cái chết của khoảng 2 triệu người. Khmer Đỏ trở thành một hiện tượng lịch sử kỳ dị, vượt quá khả năng nhận thức thông thường của con người. Tuy về danh nghĩa là một phong trào đi theo chủ nghĩa cộng sản (cụ thể là chủ nghĩa Mao), song về bản chất, Khmer Đỏ đi ngược lại với chủ nghĩa cộng sản ở phương châm hành động của nó: Khmer Đỏ ủng hộ chủ nghĩa Sô vanh và có tư tưởng bài ngoại rất cực đoan, thể hiện qua việc Khmer Đỏ liên tục gây chiến với Việt Nam (một nước cũng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản). Tới năm 1981, Khmer Đỏ chính thức tuyên bố rằng phong trào này không còn đi theo chủ nghĩa cộng sản.
Cùng với sự khác nhau này kéo theo sự khác nhau về "phương pháp tiến hành cách mạng". Lenin và Stalin quan niệm về cuộc cách mạng vô sản có tính đồng loạt tại thành thị như một cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản. Nhưng khi đó, Trung Quốc vẫn chủ yếu là nông thôn, và Mao Trạch Đông cho rằng cách mạng phải được tiến hành theo phương thức một cuộc chiến tranh du kích kéo dài, lấy nông thôn làm căn cứ địa lan dần dần và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Hai câu nói của Mao Trạch Đông về vấn đề này rất nổi tiếng là "Súng đẻ ra chính quyền" và "Nông thôn bao vây thành thị" và Mao Trạch Đông thực sự đã có rất nhiều đóng góp trong lý luận quân sự về chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân nhất là trong tác phẩm "Du kích chiến". Trong đó xem xét đồng loạt các khía cạnh quân sự, chính trị, tâm lý và các biện pháp xây dựng căn cứ địa, tiến hành chiến tranh nhân dân ở nông thôn.
Sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp tư nhân, giải tán các đảng phái chính trị cánh hữu, các hội kín, triệt hạ các băng đảng tội phạm... Sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến Trung Quốc trên đà suy tàn cuối thế kỷ XIX và đã chứng kiến nạn quân phiệt cát cứ cuối thời nhà Thanh, Mao Trạch Đông chịu ảnh hưởng lớn từ các bài học trị quốc trong lịch sử Trung Quốc, đây là điểm khác biệt nhất của ông với các nhà tư tưởng khác của chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử Trung Quốc có đặc trưng là lãnh thổ rộng lớn và đông dân nhất thế giới, đa sắc tộc và có lịch sử nhiều lần xảy ra nội chiến, ly khai, cát cứ nên các nhà lãnh đạo cần phải có chính sách tập quyền cao độ, và chịu ảnh hưởng từ lịch sử đó, Mao Trạch Đông tin rằng cần phải mạnh tay trấn áp mọi lực lượng chống đối thì mới có thể giữ ổn định được đất nước. Trong công cuộc cải biến xã hội của Mao có hàng chục vạn địa chủ, doanh nhân, trí thức bị bắt hoặc xử tử vì bị kết tội hữu khuynh, phá hoại, phản cách mạng, tay sai của chủ nghĩa đế quốc, Hán gian...
Trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội, cũng giống như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao cũng theo phương châm tập trung hoá cao độ theo nền kinh tế kế hoạch hoá vĩ mô. Quản lý nhà nước cũng bằng hệ thống nhà nước - đảng với sự sùng bái cá nhân cao độ. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1953-1957), Trung Quốc lấy xây dựng và phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm, gồm những ngành điện lực, than, gang thép, hóa chất… Với sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, 246 công trình công nghiệp quan trọng, được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc được xây dựng. Tốc độ của sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18%. Đến năm 1957, sản lượng công nghiệp đã tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952. Thành công của Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 khiến Mao Trạch Đông trở nên lạc quan quá mức. Với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trong thời gian còn nhanh hơn cả Liên Xô từng làm, Mao phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã hoá. Đây là kế hoạch với mục tiêu "nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công", tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội lớn chưa từng thấy với mục tiêu công nghiệp hóa nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường trong thời gian chỉ 10 - 20 năm. Sự nóng vội quá mức dẫn tới việc kế hoạch bị thất bại và phải hủy bỏ. Cùng với thiên tai và lũ lụt, những chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một nạn đói rất lớn trong lịch sử loài người, khoảng 37,5 triệu người (khoảng 5% dân số Trung Quốc) đã chết vì nạn đói do sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.
Chủ nghĩa Mao cho rằng để xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì cần có con người cộng sản, cần đấu tranh liên tục để chống lại những tàn dư tập quán, tư tưởng, văn hóa, phong tục, thói hư tật xấu của xã hội cũ. Mao muốn làm một cuộc cách mạng xã hội thay đổi tư tưởng và bản chất của con người lẫn mối quan hệ giữa người và người. Để làm việc đó cần loại bỏ hết tàn dư văn hóa, tư tưởng, tập quán, lối sống phong kiến, tư sản, phản động. Đồng thời Mao cũng muốn xây dựng một xã hội dân chủ và bình đẳng hơn theo cách hiểu của ông. Biện pháp thực hiện là tiến hành "cách mạng văn hoá". Sự suy đồi đạo đức xã hội, những tệ nạn xã hội và sự hủ bại của bộ máy nhà nước Trung Quốc, một yếu tố khiến Tưởng Giới Thạch thất bại, trước khi người cộng sản nắm quyền là một thực tế góp phần thúc đẩy Mao làm cuộc cách mạng văn hóa. Mao đã áp dụng những biện pháp để thực hiện điều này như bãi bỏ hệ thống quân hàm trong quân đội, khuyến khích dân chúng đả kích giới lãnh đạo nhà nước, thực hiện phê bình và tự phê bình trong nội bộ Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc... Tuy nhiên, với mặt bằng dân trí thấp khi đó, những biện pháp này trở nên cực đoan hóa khi được thực hiện bởi những cán bộ và công chúng quá khích, thiếu trình độ, thiếu kinh nghiệm, khiến xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực trong một thập kỷ. Cách mạng văn hóa có thể hiểu là một thử nghiệm của Mao nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, dân chủ và bình đẳng hơn cùng một bộ máy cầm quyền trong sạch và hiệu quả hơn, nhưng cách thực thi vụng về của cán bộ cấp dưới và người dân đã khiến nó thất bại. Cách mạng văn hóa đã bị các phe phái, cá nhân trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và cả những người dân quá khích lợi dụng để quy chụp, kết án, thanh trừng lẫn nhau, trong khi những người phản đối Mao thì cho rằng đây là thủ đoạn chính trị để ông loại bỏ các đối thủ sau khi bị mất uy tín do những sai lầm trước đó. Nhiều lãnh đạo cấp cao trong Đảng, nhà nước, quân đội phản đối Mao như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình... lần lượt bị Hồng vệ binh (một lực lượng gồm toàn các thanh niên trẻ quá khích ở các địa phương) kết tội là chạy theo chủ nghĩa tư bản, phản bội đất nước và bị bắt giam. Nhiều cá nhân, tổ chức trong bộ máy Đảng và nhà nước Trung Quốc cũng bị Hồng vệ binh tấn công, phần lớn trong số họ là cán bộ cấp thấp và chẳng quen biết gì Mao. Cũng giống như Đại thanh trừng của Stalin, cách mạng văn hóa đã trở nên mất kiểm soát khi được tiến hành ở các địa phương, Hồng vệ binh kéo nhau đi tiêu diệt những điều mà họ cho là xấu xa, là đi ngược với nền văn hóa mới, dù chẳng có chứng cứ cụ thể nào. Theo một số liệu thống kê, cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người. Tháng 12 năm 1968, để dập tắt sự quá khích của Hồng vệ binh, Mao Trạch Đông đã phải ra lệnh cho hàng trăm ngàn thanh niên (nòng cốt của Hồng vệ binh) về nông thôn để trải nghiệm cuộc sống và lao động nông thôn, thực chất là tước bỏ khả năng gây loạn của họ, Hồng vệ binh tan rã từ đây. Trong thập niên 1980, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang nhận xét rằng khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã chịu đau khổ do phải chịu một hình thức đối xử thô bạo nào đó trong thời kỳ này. Đặng Tiểu Bình nhận định Mao Trạch Đông có một phần lỗi trong sự thất bại này, nhưng phần khác là do những người thi hành cấp dưới có trình độ kém còn công chúng dễ bị kích động khiến mục tiêu đề ra bị bóp méo: "Cách mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Mao Trạch Đông." Nếu không đặt cuộc cách mạng văn hóa trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc khi đó thì không thể hiểu được động cơ đã thúc đẩy Mao làm cách mạng văn hóa và những hậu quả cả tốt lẫn xấu mà nó mang đến (trong cùng thập kỷ đó, Hàn Quốc cũng đề ra Phong trào Nông thôn Mới có mục đích tương tự, và cũng dẫn đến nhiều hậu quả cả tốt lẫn xấu bởi những lý do tương tự).
Điều dễ nhận thấy của chủ nghĩa Mao là lý luận và thực hành của họ trong việc "phát động quần chúng". Phát động quần chúng của chủ nghĩa Mao là kết hợp của rất nhiều yếu tố chính trị, xã hội, tổ chức và đặc biệt là yếu tố mê hoặc tâm lý của quần chúng. Trong thực tế thì chủ tịch Mao rất giỏi trong việc mê hoặc và phát động quần chúng. Ông có thể phát động quần chúng thực hiện những việc tưởng như không thể tưởng tượng nổi từ phong trào tiêu diệt chim sẻ, các phong trào "Đại nhảy vọt", "ba ngọn cờ hồng" cho đến việc phát động quần chúng dùng Hồng vệ binh gây bạo loạn trong "đại cách mạng văn hóa vô sản" để tạo sự lãnh đạo tuyệt đối của mình. Chủ nghĩa Mao luôn coi chính trị là có vai trò tối thượng trong đời sống xã hội. Mao Trạch Đông nói "Chính trị là thống soái" khi có đối thủ chính trị cần phê phán thì không những phải loại bỏ quyền lực chính trị của đối phương mà còn phải tiêu diệt "tư tưởng" chính trị của đối phương bằng cách kiểm điểm, đấu tố, dùng áp lực quần chúng đập tan ý chí của địch thủ, đó là biện pháp tâm lý mà chủ nghĩa Mao gọi là "cải tạo tư tưởng".
Tâm lý xã hội của chủ nghĩa Mao mang nặng đặc điểm tâm lý của giai cấp tiểu nông ở một nước nghèo, coi chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là gắn liền với sự trong sạch coi thường vật chất, coi lối sống giản dị là tốt đẹp, là cách mạng. Đề cao tính đóng kín, chủ trương "tự lực cánh sinh" mọi yếu tố tiện nghi, xa hoa và nhất là từ nước ngoài đều bị đánh giá là "biểu hiện tư sản" phải đả phá. Chủ nghĩa Mao coi cách mạng chỉ đơn giản là hoán đổi vị trí của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, của những người cai trị và quần chúng bị trị. Chủ nghĩa Mao cũng gán ghép những quan điểm bất đồng với Mao Trạch Đông trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong phong trào cộng sản thế giới là "tư sản", "hữu khuynh" từ đó dùng các biện pháp hành chính, tuyên truyền thậm chí là bạo lực để đả kích, loại trừ. Chủ nghĩa Mao cho rằng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi mà đời sống nhân dân được cải thiện nhiều và có các tiện nghi cao cấp là biểu hiện xa rời lý tưởng cộng sản, chạy theo "lối sống và đạo đức tư sản". Chủ nghĩa Mao coi mô hình của mình là thực sự cách mạng chân chính và là đầu tàu cách mạng cho thế giới thứ ba. Giai đoạn những năm 1960 - 1970 là cao trào của Trung Quốc cạnh tranh với Liên Xô trong việc lãnh đạo thế giới cộng sản và tranh luận về sự trong sạch của chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa Mao đã làm cho Trung Quốc thành một xã hội đóng kín với bên ngoài đồng thời tạo ra những phong trào kinh tế, văn hóa và chính trị huy động toàn bộ xã hội nhưng lại dẫn đến những tổn thất to lớn cho Trung Quốc, nhưng chính vào những năm cuối đời chủ tịch Mao Trạch Đông đã tiến hành những hoạt động ngoại giao để bắt tay với Mỹ đưa Trung Quốc thoát dần khỏi sự đóng kín và cởi bỏ dần các đặc trưng xã hội của Chủ nghĩa Mao trong thập niên 1960. Dù mắc phải nhiều sai lầm nhưng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được nền tảng công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp quốc phòng. Nền kinh tế Trung Quốc đã tự sản xuất được hầu hết các sản phẩm công nghiệp thông dụng, các loại vũ khí thông thường và đặc biệt chế tạo được bom nguyên tử. Cũng giống như Stalin, Mao đã tận dụng được tài nguyên thiên nhiên cũng như tiềm lực con người của Trung Quốc vào công cuộc hiện đại hóa quốc gia nhờ vào sự thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực cao độ tạo ra khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu kinh tế, điều mà đối thủ của Mao là Tưởng Giới Thạch đã không làm được. Đây là nền tảng để Trung Quốc tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của người kế thừa ông là Đặng Tiểu Bình.
Chủ nghĩa cộng sản Tây Âu.
Thuật ngữ "Eurocommunism" (chủ nghĩa cộng sản Tây Âu) là tên mà một số đảng cộng sản tại các nước tư bản phát triển tại châu Âu (dẫn đầu là Đảng Cộng sản Ý, Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Tây Ban Nha) tự gọi trào lưu của mình. Hiện nay hầu hết các đảng cộng sản tại các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước kinh tế tư bản phát triển đều theo trào lưu này. Trước đây, khi còn Liên Xô, thì Eurocommunism được các đảng cộng sản tại các quốc gia cộng sản Đông Âu coi là "chủ nghĩa xét lại", "hữu khuynh" và "chủ nghĩa cơ hội".
Đầu tiên các đảng cộng sản thuộc trào lưu Chủ nghĩa cộng sản Tây Âu cũng theo chủ nghĩa Marxism-Leninism. Trước và đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển đổi lý luận của các đảng này để trở thành Eurocommunism bởi hai nguyên nhân chính:
Trên cơ sở đó đã xuất hiện lý thuyết Eurocommunism đầu tiên sơ khai từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai từ lãnh tụ Đảng Cộng sản Ý Palmiro Togliatti và sau đó lý thuyết này dần được chia sẻ bởi các đảng cộng sản Tây Âu khác cho đến năm 1977 đã khai sinh chính thức Eurocommunism trong tuyên bố chung của lãnh tụ ba đảng cộng sản Ý, Tây Ban Nha và Pháp về tiến đến mục tiêu cộng sản bằng hòa bình và tự do trong "dân chủ và đa nguyên".
Eurocommunism cho rằng: Tương lai của xã hội loài người vẫn là theo lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà Karl Marx đã miêu tả, nhưng con đường đấu tranh đạt đến lý tưởng không còn là bạo lực cách mạng như Marx và Lenin lý luận nữa mà bằng con đường đấu tranh hợp pháp, dân chủ của xã hội công dân và cuối cùng chủ nghĩa tư bản sẽ ngày càng bớt đối kháng ("antagonism") để biến chuyển dần thành một chế độ nhân đạo mất dần tính chất "người bóc lột người".
Như vậy Eurocommunism đã phủ nhận sự biến đổi xã hội bằng "đột biến" cách mạng ("revolution") mà chủ trương biến đổi bằng "tiến hoá" ("evolution"). Mục tiêu và phương pháp đấu tranh chủ yếu bây giờ của Eurocommunism cũng tiệm cận với mục tiêu và phương pháp của các đảng Dân chủ Xã hội và phong trào công đoàn cũng như các phong trào khác (ví dụ đảng Xanh) chủ yếu đấu tranh về mặt kinh tế để đòi tăng lương và tăng mức sống cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác; tăng cường đấu tranh chính trị - xã hội bằng biện pháp hòa bình để đem lại công bằng xã hội cho giai cấp công nhân; đấu tranh cho quyền tham chính của giai cấp công nhân...
Eurocommunism từ bỏ biện pháp đấu tranh bạo lực và kêu gọi không giải quyết bạo lực trong các mâu thuẫn chính trị - xã hội, họ ủng hộ bằng tinh thần và bằng biện pháp hòa bình các cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và bị áp bức, kêu gọi lập lại trật tự thế giới công bằng cho các dân tộc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Eurocommunism đi đầu trong phong trào đòi giải trừ quân bị vì nền hòa bình trên thế giới và kêu gọi cùng chung sống hòa bình giữa các chế độ chính trị đối lập.
Ngày nay tại châu Âu, lập trường của các đảng cộng sản trong Eurocommunism không khác biệt gì lắm so với các đảng cánh tả hoặc các phong trào dân chủ xã hội khác.
Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo.
Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo (Christian communism) là một dạng chủ nghĩa cộng sản tôn giáo dựa trên nền tảng Thiên chúa giáo. Quan điểm của chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo là những lời răn dạy của Chúa Giê-su buộc những người theo đạo Thiên chúa phải ủng hộ ý tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản là hệ thống xã hội lý tưởng. Mặc dù không có sự đồng thuận về thời điểm chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo ra đời, nhiều người cộng sản Thiên chúa tuyên bố rằng những bằng chứng từ Kinh thánh cho thấy những người Thiên chúa đầu tiên, gồm cả những người Apostle, thiết lập xã hội cộng sản nhỏ của riêng họ trong những năm theo sau cái chết và sự hồi sinh của Giê-su. Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa lập luận rằng nó (chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa) đã được giảng dạy bởi Giê-su và được thực hiện bởi chính những người Apostle. Một số nhà sử học xác nhận quan điểm này.
Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa có thể được xem như là một dạng cực đoan của chủ nghĩa xã hội Thiên chúa. Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa có nhiều điểm giống và khác với chủ nghĩa Marx. Những người cộng sản Thiên chúa không đồng ý với quan điểm vô thần và bài tôn giáo, tuy nhiên đồng ý với một số khía cạnh hiện sinh và kinh tế của chủ nghĩa Marx, ví dụ như ý tưởng cho rằng chủ nghĩa tư bản bóc lột tầng lớp lao động thông qua việc ăn cắp giá trị thặng dư, hay ý tưởng rằng "lao động - trả lương" là một công cụ để con người tạo ra quyền lực một cách thiếu công bằng và phi lý. |
6,938 | 904556 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6938 | Lê Văn Thịnh | Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛; 1038 – 1096) là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, dần trải đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên cho Đại Việt (Việt Nam). Tuy nhiên đến năm 1096 thì ông bị đày rồi mất, sau khi xảy ra "Vụ án hồ Dâm Đàm" (1095).
Tiểu sử.
Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, cha mẹ ông là người nhân từ, thường giúp đỡ tất cả những ai có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Cha ông vừa dạy học vừa bốc thuốc trong làng và ngay từ còn nhỏ, Lê Văn Thịnh đã được cha dạy dỗ cẩn thận. Theo thần tích địa phương, ông sinh năm Dần, nhưng có nơi chép là năm Mậu Dần (1038), có nơi chép là năm Canh Dần (1050).
Lê Văn Thịnh nổi tiếng thông minh, học đâu nhớ đấy và nhớ rất lâu. Ông rất chăm học, thường chong đèn đọc sách đến khuya, mẹ phải giục nhiều lần mới đi ngủ. Nhờ chuyên cần như thế nên năm mười ba tuổi, Lê Văn Thịnh đã nổi tiếng là người thông minh kinh sử, hiểu biết rộng. Mọi người trong vùng và bạn bè gọi ông là thần đồng. Năm Lê Văn Thịnh mười tám tuổi, cả cha lẫn mẹ ông đều qua đời. Ông dời đến sống ở trang Chi Nhị (nay là thôn Chi Nhị, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) và mở trường dạy học ở đây. Dân trong vùng biết tiếng ông nên cho con theo học rất đông.
Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu.
Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau trải thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ Binh vào năm Bính Thìn (1076).
Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi đã "phân giải mọi lẽ", nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt (Việt Nam) 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây, và cho thông sứ như cũ. Tiếc của, vì nghe đâu nơi ấy có vàng, người Tống có thơ rằng:
Theo sử liệu, thì trong dịp này, Lê Văn Thịnh còn được vua Tống ban chức Long Đồ các Đãi chế, và sau đó được vua Lý Nhân Tông cất lên làm Thái sư vào năm Ất Sửu (1085).
Cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra "vụ án hồ Dâm Đàm" vào năm Ất Hợi (1095). Sau đó (1096), ông bị đày đi Thao Giang (thuộc Tam Nông, Vĩnh Phú ngày nay).
Lê Văn Thịnh mất năm nào không rõ. Theo thông tin ở Đình Tổ (Thuận Thành), nơi thờ Lê Văn Thịnh làm Thành hoàng làng, thì Lê Văn Thịnh mất ở đó trên đường mãn hạn tù về quê, cách quê hương Đông Cứu khoảng 20 km.
Vụ án hồ Dâm Đàm.
Sách "Đại Việt sử lược" ra đời vào thời Trần, kể lại vụ án như sau:
Sau đó, sách "Đại Việt sử ký toàn thư" ra đời vào thời Hậu Lê kể lại vụ án như sau:
So lại, nội dung vụ án khá giống nhau, tuy nhiên về sau rõ ràng có sự thêm thắt (rất hoang đường) khi cho rằng Lê Văn Thịnh đã "hóa hổ" để mưu sát.
Vụ án trên, lâu nay người ta đã bàn nhiều. Có người nói vì ông bị nghi kỵ nên bị hạ bệ; có người nói ông là nạn nhân bởi "sự xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo (Quốc giáo, mà người đứng đầu là Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông) và Nho giáo (mà đứng đầu là ông) v.v... Tuy chưa thống nhất được nguyên nhân, nhưng có một điểm chung là Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị hàm oan.
Theo lưu truyền dân gian, khi sức lực tàn kiệt, Lê Văn Thịnh được ân xá, lần tìm về quê hương. Nhưng khi đến làng Điềng (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì yếu dần. Một nông dân thấy cụ già gầy yếu như hành khất liền biếu bát cháo hoa để cụ ăn. Bác nông dân hỏi: “Cụ có thèm ăn thứ gì nữa không ?”, ông trả lời muốn ăn một khúc cá. Bác nông dân lựa được con cá mè hoa đem nướng một khúc biếu cụ. Lê Văn Thịnh ăn cá xong nằm nghỉ và mất tại đó. Dân làng Điềng khi biết đó là Trạng nguyên Lê Văn Thịnh liền đưa cụ ra một gò nổi bên bờ sông Dâu. Xác cụ được mối đùn kín, dân làng thấy lạ liền chôn cất và lập đình thờ, tôn cụ làm Thành hoàng làng.
Tại quê hương của Thái sư Lê Văn Thịnh hiện nay có hai khu di tích lập ra để thờ ông (ở Thuận Thành và Gia Bình), và khu lăng mộ của ông cũng đã được trùng tu nhiều lần. Ngày nay tại Thành phố Hồ Chí Minh có con đường và bệnh viện cùng tên, tại nơi sinh của ông có trường THPT cùng tên. |
6,941 | 726522 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6941 | PPM | PPM hay ppm là có thể có nghĩa sau: |
6,948 | 814981 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6948 | Vương An Thạch | Vương An Thạch (chữ Hán: 王安石 "Wang Anshi"; 18 tháng 12 năm 1021 – 21 tháng 5 năm 1086), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人 "Banshan Laoren"), người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
Tham gia chính sự lần thứ nhất.
Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051, ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu, tỉnh Giang Tô. Năm 1058 ông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông, trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông, nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng "tân pháp" để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Anh Tông, sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.
Lúc còn trẻ, ông đã ưa chuộng Nho học và dốc lòng vào việc quan. Khi tuổi về già, do việc quan không đắc ý, nên ông đem lòng say mê nghiên cứu Phật học. Phật giáo lúc bấy giờ thiên về Thiền tông, có ảnh hưởng rất lớn đối với học thuật Trung Quốc đời Tống.
Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của ông là xúi giục vua Tống xua quân xâm chiếm Đại Việt để lấy uy với nước Liêu và Tây Hạ (đang có xung đột với Tống ở phía Bắc). Rốt cục quân Tống không những không đánh thắng được Đại Việt, bị hao binh tổn tướng rất nhiều mà còn bị Đại Việt đem quân đánh phá 3 châu Khâm, Liêm, Ung.
Tham gia chính sự lần thứ hai.
Năm 1068, Tống Thần Tông lên làm vua, triều đình nhà Tống gặp phải tình huống khủng hoảng về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Tống Thần Tông lên ngôi và triệu ông về kinh đô Biện Kinh, phong làm Hàn lâm viện Học sĩ. Năm 1069 ông được thăng Tham tri chính sự. Năm 1070, Vương An Thạch được cử làm Tể tướng, đã đề ra chính sách cải cách kinh tế, dựng ra phép "... Bảo Giáp, Bảo Mã làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh" nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước Liêu – Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam (trong đó có Đại Việt). Tân pháp của ông xét theo quan điểm của kinh tế học hiện đại gần với tính chất của một nền kinh tế kế hoạch hóa và phúc lợi công cộng. Để thủ tiêu việc đầu cơ tích trữ và độc quyền, ông cũng đã đưa ra một hệ thống giá cả cố định, đề ra việc trả lương bổng và trợ cấp hưu trí cho quan lại cũng như trợ cấp cho những người khó khăn v.v.
Nội dung tân pháp.
Vương An Thạch đặt ra 3 phép về việc tài chính và 2 phép về việc quân binh.
Tân pháp, hay còn gọi là "biến pháp" là những chủ trương cải cách đầy tiến bộ thông qua các đạo luật. Khi năm phép ấy thi hành ra thì sự chống đối của các tầng lớp quan lại lên cao. Họ cho là trái với chế độ và phong tục cũ từ thời Tam Hoàng - Ngũ Đế nhất là các quan lại theo cựu đảng như Tư Mã Quang, Tô Thức, Âu Dương Tu. Biến pháp Vương An Thạch được tiến hành một thời gian, và bị các thành phần khác ghen ghét, đấu tranh chống lại luật "thu thuế lúc lúa đang xanh" nên ông đã bị bãi chức lần thứ nhất. Giai đoạn từ 1070 đến 1075, ông mạnh tay thực hiện các biện pháp cải cách của mình.
Ông còn cho sửa đổi lại hệ thống thi cử quốc gia, làm cho nó ít lệ thuộc vào Tứ Thư, Ngũ Kinh mà dựa trên cơ sở những kiến thức có giá trị thực tiễn. Điều này cũng làm cho tầng lớp quý tộc và quan lại theo trường phái Khổng Tử khó chịu.
Khoảng tháng 6 năm 1074, thấy không làm được gì, ông xin từ chức. Nhưng tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Đến tháng 3 năm 1075, Vương An Thạch lại được vua Tống triệu về chấp chính. Lần này, thì lại có làn sóng chống "luật miễn dịch" của ông. Hàng nghìn người kéo đến trước cửa nhà ông để làm náo động. Sau này, ông cử người đi điều tra sự thật và phát hiện ra phái chống đối đã giở thủ đoạn làm cho việc thi hành bị sai với đường lối ban đầu nên đã giải thích cho dân hiểu rõ sự thật.
Giai đoạn từ năm 1073 đến năm 1077, ông cho tiến hành luật Thị dịch. Phái chống đối ngày càng hành động quyết liệt hơn. Ông bị chỉ trích với 7 tội lớn. Tằng Bố còn đâm ông bị thương. Thực tế, trong hai năm thi hành luật Thị dịch, cuộc sống ở kinh thành ổn định hơn. Vào năm 1076, Vương An Thạch lại được vua vời ra làm Tể tướng. Tháng 10 năm đó, vua lại phế chức ông, đồng thời ông cũng xin từ chức do vua không nghe theo các cải cách khác của ông.
Tống Thần Tông trở thành người chỉ đạo cải cách sau khi Vương An Thạch từ chức, nhưng sau này, do tổn thất quá nặng nề trong cuộc xâm lược của Tây Hạ, nhà vua không còn hứng thú gì đến việc cải cách. Năm 1085 Tống Thần Tông qua đời, Tống Triết Tông mới 10 tuổi lên ngôi vua, nhà vua bổ nhiệm Tư Mã Quang làm Tể tướng. Một năm sau khi Tư Mã Quang chấp chính, các biện pháp cải cách bị loại bỏ gần hết.
Tháng 10, năm Hi Ninh thứ 9 (1076) Vương An Thạch quay về Giang Ninh. Ông trồng cây, làm vườn và sinh sống ở đây hơn 10 năm.
Ông hưởng thọ 64 tuổi, ôm hận "Biến pháp cải cách" thất bại. Biến pháp của ông đả kích mạnh mẽ vào quyền lợi của các đại quan, địa chủ, thương nhân, quý tộc cung đình và hoàng thân quốc thích, hạn chế đặc quyền của chúng, đương đầu với các thế lực thủ cựu. Ông bị bốn phía chĩa mũi dùi tấn công khiến ông chán nản và đi dần đến thất bại.
Ông sống cuộc đời giản dị, không ham tiền tài danh vọng. Một danh nhân đương thời tặng ông biệt hiệu "Xem phú quý như phù vân, một vĩ nhân". Ông được người đời sau tôn là một trong "Đường Tống bát đại gia" (tám đại văn hào của đời Đường và đời Tống).
Văn chương.
Ông là một trong bát đại gia về văn xuôi và thơ phú từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 ở Trung Quốc, gồm có: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng và ông.
Thơ.
Bài thơ Tết Nguyên Đán của ông
đã được nhiều người dịch
Ngoài ra ông còn để lại nhiều bài khác như Minh phi khúc.
Giai thoại.
Giữa Vương An Thạch và Tô Thức có một giai thoại lý thú.
Tô Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy có hai câu:
Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được?
Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ "khiếu" ra chữ "chiếu", sửa chữ "tâm" thành chữ "âm", thành ra:
Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một nơi ở phía nam. Ở đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là "Minh nguyệt", và một loài sâu tên là "Hoàng khuyển". Lúc đó, Đông Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:
Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều. |
6,949 | 592764 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6949 | FC Bayern München | Fußball-Club Bayern München e. V. (FCB), còn được biết đến là FC Bayern (), Bayern Munich hoặc đơn giản là Bayern, là một câu lạc bộ thể thao có trụ sở tại München, Đức. Câu lạc bộ này được biết đến nhiều nhất bởi đội bóng đá chuyên nghiệp đang chơi ở Bundesliga, hạng đấu cao nhất của hệ thống giải đấu bóng đá Đức, và là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử bóng đá Đức, với 33 chức vô địch quốc gia và 20 cúp quốc gia, cùng với vô số danh hiệu châu Âu.
Câu lạc bộ được thành lập năm 1900 bởi 11 cầu thủ bóng đá, được dẫn dắt bởi Franz John. Mặc dù Bayern giành chức vô địch quốc gia đầu tiên vào năm 1932, đội bóng không được lựa chọn để chơi ở Bundesliga khi giải được thành lập vào năm 1963. Câu lạc bộ trải qua quãng thời gian thành công nhất vào khoảng giữa những năm 1970, dưới sự chỉ huy của Franz Beckenbauer, đội bóng đã vô địch Cúp C1 châu Âu 3 lần liên tiếp (1974-1976). Tổng thể, Bayern đã 11 lần tiến vào các trận chung kết Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, gần đây nhất là vô địch lần thứ 6 vào năm 2020 và là một phần của cú ăn ba lục địa, qua đó trở thành câu lạc bộ châu Âu thứ hai đạt được cú ăn ba hai lần. Bayern cũng đã giành được 1 Cúp C2 châu Âu, 1 Cúp UEFA, 2 Siêu cúp bóng đá châu Âu, 2 FIFA Club World Cup và 2 Cúp bóng đá liên lục địa, trở thành một trong những câu lạc bộ châu Âu thành công nhất trên bình diện quốc tế và là câu lạc bộ Đức duy nhất vô địch cả hai giải đấu quốc tế. Với chức vô địch FIFA Club World Cup 2020, Bayern München trở thành câu lạc bộ thứ hai giành được cú ăn sáu.
Kể từ đầu mùa giải 2005-06, Bayern chơi các trận đấu sân nhà của họ tại Allianz Arena. Trước đây đội bóng đã chơi tại Sân vận động Olympic ở München trong 33 năm. Màu áo của đội bóng là màu đỏ và trắng, và trên biểu trưng của đội có màu trắng và xanh lam của cờ bang Bavaria. Về mặt doanh thu, Bayern München là câu lạc bộ thể thao lớn nhất ở Đức và là câu lạc bộ bóng đá có doanh thu lớn thứ tư trên thế giới, tạo ra 629,2 triệu € trong năm 2019. Vào tháng 11 năm 2019, Bayern có 293.000 thành viên chính thức và có 4.499 hội cổ động viên câu lạc bộ được đăng ký chính thức với hơn 358.151 thành viên. Câu lạc bộ có các đội thể thao khác như cờ vua, bóng ném, bóng rổ, thể dục dụng cụ, bowling, bóng bàn và đội bóng đá huyền thoại với hơn 1.100 thành viên hoạt động. Tính đến tháng 5 năm 2021, Bayern đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng hệ số câu lạc bộ UEFA.
Lịch sử.
Những năm đầu (1900–1965).
FC Bayern München được thành lập bởi một số thành viên thuộc một câu lạc bộ thể dục ở München (MTV 1879). Khi đại hội của MTV 1879 được họp ngày 27 tháng 2 năm 1900 ra quyết định không cho các cầu thủ bóng đá của câu lạc bộ được tham dự vào Liên đoàn bóng đá Đức, 11 người của câu lạc bộ rời đại hội và cũng trong buổi tối đó họ thành lập nên câu lạc bộ Fußball-Club Bayern München. Chỉ trong vòng một vài tháng sau đó, Bayern có những trận thắng đậm trước các đối thủ cùng khu vực và vào tới trận bán kết Giải vô địch bóng đá Nam Đức 1900-01. Trong những năm sau đó, đội bóng vô địch một số danh hiệu trong khu vực và vào mùa giải 1910-11 Bayern gia nhập "Kreisliga", giải vô địch đầu tiên của bang Bavaria. Đội vô địch giải này ngay năm đầu tiên, nhưng đây cũng là chức vô địch cuối cùng của đội cho tới khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, và làm ngưng trệ mọi hoạt động thi đấu bóng đá ở Đức.
Trong những năm đầu sau chiến tranh, Bayern vô địch nhiều giải đấu ở khu vực, trước khi giành danh hiệu vô địch Nam Đức lần đầu tiên năm 1926, điều mà đội lặp lại được một lần nữa 2 năm sau đó. Chức vô địch quốc gia lần đầu tiên mà đội có được là vào năm 1932, khi huấn luyện viên Richard Kohn dẫn dắt đội bóng giành ngôi quán quân sau khi đánh bại Eintracht Frankfurt với tỉ số 2-0 ở trận chung kết.
Việc Adolf Hitler lên cầm quyền đã ảnh hưởng tới sự phát triển của Bayern. Chủ tịch và huấn luyện viên của đội, vốn đều là người Do Thái, đều rời Đức. Nhiều cầu thủ khác trong đội cũng ra đi. Bayern từng bị chế nhạo là "đội bóng Do Thái" và là một đội bóng bán chuyên nghiệp Bayern cũng ảnh hưởng bởi luật mới chỉ cho phép cầu thủ bóng đá phải hoàn toàn nghiệp dư mới được ra sân. Trong những năm đó, Bayern không thể giành thêm chức vô địch quốc gia nào, thay vào đó họ chỉ đứng ở vị trí giữa bảng xếp hạng trong khu vực.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bayern trở thành thành viên của Oberliga Süd, giải đấu phía Nam của giải hạng nhất Đức, vốn được chia ra làm năm giải khác nhau vào lúc đó. Đội đã thay và sa thải 13 huấn luyện viên từ năm 1945 tới 1963. Vào năm 1955 họ bị xuống hạng, nhưng trở lại Oberliga ngay mùa giải sau đó và lần đầu tiên vô địch cúp quốc gia, đánh bại Fortuna Düsseldorf với tỉ số 1-0 ở trận chung kết năm 1957. Câu lạc bộ cũng phải đấu tranh về vấn đề tài chính, đứng bên bờ vực thẳm của việc phá sản vào cuối những năm 1950. Nhà sản xuất Roland Endler đã cung cấp số tiền cần thiết và cứu đội bóng. Vào năm 1963, các giải Oberliga được hợp thành một giải vô địch quốc gia duy nhất, giải Bundesliga. Năm đội bóng từ Oberliga phía Nam được chọn tham gia giải. Bayern về đích ở vị trí thứ 3 ở giải phía Nam năm đó, nhưng một đội bóng từ München khác, TSV 1860 München, vô địch giải đấu. Vì Liên đoàn bóng đá Đức không muốn có hai đội trong cùng thành phố cùng tham dự giải, Bayern không được chọn tham gia Bundesliga lần đầu tiên. Họ lên hạng hai năm sau đó, xây dựng đội bóng với những cầu thủ trẻ tài năng như Franz Beckenbauer, Gerd Müller và Sepp Maier - những người về sau được coi như những trụ cột của đội bóng.
Thời kỳ hoàng kim (1965–1979).
Trong lần đầu tiên được tham dự Bundesliga, Bayern về đích ở vị trí thứ 3 và cũng vô địch DFB-Pokal cùng năm đó. Điều này giúp họ được tham dự Cúp C2 vào năm sau, giải đấu mà họ đã vô địch một cách thuyết phục sau khi thắng Rangers F.C. của Scotland ở trận chung kết, khi Franz Roth ghi bàn thắng quyết định ấn định tỉ số 1-0 ở thời gian bù giờ. Vào mùa giải 1966-67, Bayern bảo vệ thành công chức vô địch cúp quốc gia, nhưng thành tích không cao khiến họ phải thay huấn luyện viên, Branko Zebec lên thay thế. Ông đã thay đổi lối tấn công của Bayern với lối đá kỷ luật, và điều này giúp họ vô địch Bundesliga lần đầu tiên và giành cú ăn đôi đi đầu tiên trong lịch sử Bundesliga. Điều đặc biệt là Zebec đã chỉ sử dụng 13 cầu thủ trong suốt mùa giải năm đó.
Huấn luyện viên Udo Lattek bắt đầu lên nắm quyền từ năm 1970. Ngay trong năm đầu tiên dẫn dắt đôi, ông đã cùng Bayern vô địch cúp quốc gia. Mùa giải 1971-72, câu lạc bộ đoạt danh hiệu vô địch quốc gia thứ 3 trong lịch sử của mình. Trận đấu quyết định gặp FC Schalke 04 ở giải năm đó là trận đấu đầu tiên trên sân Olympic, và cũng là trận đấu đầu tiên trong lịch sử được truyền trực tiếp ở Bundesliga. Bayern đánh bại Schalke 5-1 và giành danh hiệu, đồng thời cũng lập nên nhiều kỷ lục, bao gồm cả số điểm và số bàn thắng ghi được trong cùng một mùa giải. Bayern cũng vô địch hai mùa giải tiếp theo, nhưng đỉnh cao là chức vô địch cúp C1 châu Âu sau khi đánh bại Atlético Madrid tại vòng chung kết, Bayern thắng 4-0 sau trận đá lại. Trong những mùa giải sau đó đội bóng không có được nhiều thành công ở giải quốc nội, nhưng vẫn bảo vệ được chức vô địch châu Âu sau khi đánh bại Leeds United ở trận chung kết giải năm 1974-1975, khi Roth và Muller ghi bàn ở những phút cuối. Một năm sau ở Glasgow, Bayern trở thành đội bóng thứ 3 vô địch cúp này trong 3 năm liên tiếp khi đánh bại AS Saint-Étienne bởi một bàn thắng khác của Roth. Danh hiệu cuối cùng Bayern vô địch trong giai đoạn này là chiếc Cúp Liên lục địa năm 1976, sau khi đánh bại nhà vô địch Nam Mỹ năm đó là đội bóng Brasil, Cruzeiro. Thời gian còn lại của giai đoạn này Bayern không giành được danh hiệu nào. Vào năm 1977 Franz Beckenbauer chuyển tới New York Cosmos. Năm 1978 Franz Roth chuyển tới SV Casino Salzburg và vào năm 1979 Sepp Maier cùng Uli Hoeneß giải nghệ trong khi Gerd Müller gia nhập Fort Lauderdale Strikers.
Giai đoạn những năm 1970 cũng là thời kỳ Bundesliga diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 2 ông lớn của bóng đá Đức lúc bấy giờ là Bayern và Borussia Mönchengladbach. Hai đội đã có cú ăn ba liên tiếp tại các giải quốc nội với nhiều ngôi sao trong đội hình.
Từ FC Breitnigge đến FC Hollywood (1979–1998).
Thập niên 1980 là một giai đoạn với đầy những biến động ngoài sân cỏ của Bayern, với nhiều thay đổi về nhân sự và những vấn đề tài chính. Trên sân, Paul Breitner và Karl-Heinz Rummenigge, hợp lại là "FC Breitnigge", đưa đội bóng tới chức vô địch Bundesliga 1980 và 1981. Họ còn vô địch DFB-Pokal vào năm 1982, 2 mùa giải sau đó là những mùa giải không thành công sau khi Breitner giải nghệ và huấn luyện viên Udo Lattek trở lại. Bayern vô địch cúp quốc gia năm 1984, sau đó vô địch giải vô địch quốc gia năm lần liên tiếp, bao gồm một cú ăn đôi năm 1986. Tuy nhiên, thành công trên cấp độ châu lục lại không đến với họ; Bayern không giành được bất cứ danh hiệu châu lục nào, chỉ có thể giành ngôi á quân tại cúp C1 châu Âu vào các năm 1982 và 1987.
Jupp Heynckes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên năm 1987, nhưng sau hai lần vô địch quốc gia liên tiếp vào các năm 1989 và 1990, phong độ của Bayern sa sút. Sau khi về nhì ở mùa giải 1990-91, đội bóng về đích chỉ với 5 điểm nhiều hơn nhóm xuống hạng vào mùa giải 1991-92. Vào mùa giải 1992-93, Bayern München bị loại ngay ở vòng hai cúp UEFA trước đội bóng Anh Norwich City, đội bóng Anh duy nhất đánh bại họ ở sân vận động Olympic. Thành công trở lại sau khi Franz Beckenbauer trở lại là huấn luyện viên vào giai đoạn hai của mùa giải 1993-94, đội giành ngôi vô địch quốc gia sau 4 năm trắng tay. Beckenbauer sau đó được bổ nhiệm làm chủ tịch câu lạc bộ.
Các huấn luyện viên tiếp theo, Giovanni Trapattoni và Otto Rehhagel đều không mang lại danh hiệu gì cho đội bóng và thành tích của đội không giống như những gì được mong đợi. Trong quãng thời gian này cầu thủ Bayern thường xuất hiện ở các trang báo tạp chí về những chuyện ở ngoài đời tư hơn là những vấn đề liên quan đến sân cỏ, và họ được đặt tên là "FC Hollywood". Franz Beckenbauer trở lại vào mùa giải 1995-96 với tư cách là huấn luyện viên tạm quyền và đưa đội bóng đến chức vô địch cúp UEFA vào mùa giải 1995-96, đánh bại Girondins de Bordeaux ở trận chung kết. Ở mùa giải 1996-97 Giovanni Trapattoni trở lại và giành chức vô địch quốc gia. Nhưng ở mùa giải sau đó họ lại để mất chức vô địch vào tay đội bóng mới lên hạng 1. FC Kaiserslautern, Trapattoni lần thứ hai rời đội bóng.
Tìm lại được thành công trên đấu trường quốc tế (1998–2007).
Từ năm 1998 đến năm 2004, Bayern được dẫn dắt bởi Ottmar Hitzfeld. Trong mùa giải đầu tiên của Hitzfeld, Bayern vô địch Bundesliga và chút nữa vô địch cúp C1, họ thua 2-1 vào những phút bù giờ trong trận chung kết gặp Manchester United sau khi bảo vệ kết quả 1-0 đến phút thứ 90+1. Mùa giải 1999-2000 đội tiếp tục thành công với hai chức vô địch quốc gia và cúp quốc gia. Chức vô địch Bundesliga thứ 3 liên tiếp đến vào năm 2001, họ vô địch tại vòng đấu cuối cùng của mùa giải. Vài ngày sau, Bayern vô địch cúp C1 lần thứ 4 sau 25 năm, đánh bại Valencia CF trên chấm luân lưu. Mùa giải 2001-02 bắt đầu với danh hiệu vô địch Cúp Liên lục địa, nhưng kết thúc mùa giải với không một danh hiệu nào nữa. Một mùa giải sau, họ có cú đúp danh hiệu lần thứ 4, vô địch giải đấu với số điểm bỏ cách đội đứng thứ nhì kỷ lục. Triều đại của Hitzfeld kết thúc vào năm 2004, với phong độ đi xuống của Bayern, bao gồm một trận thua trước đội bóng chơi ở giải hạng hai Alemannia Aachen.
Felix Magath lên thay thế và đưa Bayern tới hai cú đúp danh hiệu liên tiếp. Trước mùa giải 2005-06, Bayern chuyển từ sân Olympic tới Allianz Arena, sân đấu mà câu lạc bộ chia sẻ với TSV 1860 München. Trên sân bóng mới này màn trình diễn của họ ở mùa giải 2006-07 trở nên thất thường. Thi đấu không tốt ở giải vô địch quốc gia và lại thua Alemannia Aachen ở cúp quốc gia, huấn luyện viên Magath bị sa thải một thời gian ngắn sau kỳ nghỉ đông.
Hitzfeld trở lại làm huấn luyện viên của Bayern Munich vào tháng 1 năm 2007, nhưng Bayern đã kết thúc mùa giải 2006-07 ở vị trí thứ tư, do đó không thể tham dự Champions League lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Tiếp đó là không lên ngôi vô địch tại DFB-Pokal và DFB-Ligapokal, câu lạc bộ kết thúc mùa giải không có danh hiệu nào.
Robbery – Robben và Ribery (2007–2019).
Vào mùa 2007-08, Bayern đã làm mới đội hình nhằm xây dựng lại đội bóng. Bayern đã mua tổng cộng 8 cầu thủ mới và bán, cho mượn 9 cầu thủ. Trong số các bản hợp đồng mới có các ngôi sao nổi bật từ World Cup 2006 như Franck Ribéry, Miroslav Klose và Luca Toni. Bayern tiếp tục vô địch Bundesliga một cách thuyết phục và DFB-Pokal trước Borussia Dortmund.
Sau mùa giải, thủ môn số 1 của Bayern Oliver Kahn đã rời câu lạc bộ mà không có thủ môn số 1 trong nhiều mùa. Huấn luyện viên của câu lạc bộ Ottmar Hitzfeld cũng từ nhiệm và Jürgen Klinsmann được chọn làm người kế nhiệm. Tuy nhiên, Klinsmann đã bị sa thải ngay trước khi kết thúc mùa giải đầu tiên của mình khi Bayern đang bám đuổi Wolfsburg tại Bundesliga, thua ở vòng tứ kết DFB-Pokal trước Bayer Leverkusen và bị FC Barcelona ghi tới 4 bàn ngay trong hiệp 1 lượt đi tứ kết UEFA Champions League. Jupp Heynckes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm thời và dẫn dắt câu lạc bộ về đích ở vị trí thứ hai tại Bundesliga.
Ở mùa giải 2009-10, Bayern đã ký hợp đồng với huấn luyện viên người Hà Lan Louis van Gaal và Arjen Robben, tiền đạo người Hà Lan gia nhập Bayern. Robben cùng với Ribéry định hình lối chơi tấn công của Bayern trong mười năm. Báo chí nhanh chóng đặt cho bộ đôi biệt danh "Robbery". Ngoài ra, David Alaba và Thomas Müller được lên đội một. Với Müller, van Gaal đã tuyên bố: "Với tôi, Müller luôn thi đấu" trở thành một cụm từ được nhắc đến nhiều trong nhiều năm qua. Bayern có mùa giải thành công nhất kể từ năm 2001, giành cú đúp danh hiệu quốc nội và chỉ thua trong trận chung kết Champions League trước Inter Milan 0-2. Mặc dù thành công trong mùa giải trước, Van Gaal đã bị sa thải vào tháng 4 năm 2011 khi Bayern bị loại ngay ở vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên của Champions League. Trợ lý huấn luyện viên của Van Gaal Andries Jonker lên tiếp quản đội bóng và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ ba.
Jupp Heynckes trở lại dẫn dắt Bayern trong mùa giải 2011-12. Mặc dù câu lạc bộ đã ký hợp đồng với Manuel Neuer để thay thế Kahn và Jérôme Boateng cho mùa giải, nhưng Bayern vẫn không có danh hiệu nào trong mùa giải thứ 2 liên tiếp, đứng nhì sau Borussia Dortmund ở giải đấu vô địch quốc gia và cúp quốc gia. Bayern đã lọt vào trận chung kết Champions League ngay trên sân nhà Allianz Arena, nhưng họ đã thua Chelsea 3-4 trên chấm phạt đền sau khi hòa 1-1 cả trận.
Vào mùa giải 2012-13, Bayern đã ký hợp đồng với Javi Martínez. Sau khi Bayern kết thúc với vị trí á quân tại tất cả các danh hiệu trong mùa 2011-12, Bayern vô địch tất cả các danh hiệu vào năm 2012-13, lập nhiều kỷ lục Bundesliga và trở thành đội bóng Đức đầu tiên giành cú ăn ba. Bayern kết thúc Bundesliga với 91 điểm. Trong trận chung kết Champions League thứ 3 của Bayern trong vòng 4 năm, họ đã đánh bại Borussia Dortmund 2-1. Một tuần sau, họ hoàn thành cú ăn ba khi giành chiến thắng trong trận chung kết DFB-Pokal trước VfB Stuttgart. Vào tháng 1, Bayern thông báo rằng họ sẽ bổ nhiệm Pep Guardiola làm huấn luyện viên trưởng cho mùa giải 2013-14. Ban đầu câu lạc bộ trình bày điều này khi Heynckes hết hạn hợp đồng, nhưng Uli Hoeneß sau đó thừa nhận đó không phải là quyết định của Heynckes rời khỏi Bayern vào cuối mùa giải. Nó thực sự bị ép buộc bởi mong muốn của câu lạc bộ để bổ nhiệm Guardiola.
Bayern thực hiện mong muốn ký hợp đồng với Thiago Alcântara của Guardiola từ FC Barcelona, mùa giải đầu tiên của Guardiola khởi đầu tốt đẹp khi Bayern kéo dài chuỗi trận bất bại từ mùa giải trước lên 53 trận. Trận thua cuối cùng trước Augsburg diễn ra hai ngày sau khi Bayern giành được danh hiệu vô địch. Trong mùa giải, Bayern cũng giành được hai danh hiệu khác là FIFA Club World Cup và UEFA Super Cup, đây là danh hiệu lớn cuối cùng mà câu lạc bộ chưa giành được. Bayern cũng đã hoàn thành cú đúp quốc nội thứ 10 của mình, nhưng thua trong trận bán kết Champions League trước Real Madrid. Ngoài sân cỏ, chủ tịch Uli Hoeneß đã bị kết án trốn thuế vào ngày 13 tháng 3 năm 2014 và nhận mực án 3,5 năm tù giam. Hoeneß từ chức vào ngày hôm sau, phó chủ tịch Karl Hopfner được bầu làm chủ tịch vào ngày 2 tháng 5.
Trước mùa giải 2014-15, Bayern đã đón Robert Lewandowski sau khi hợp đồng của anh kết thúc tại Borussia Dortmund và mượn Xabi Alonso từ Real Madrid. Bayern cũng để Toni Kroos đến Real. Biểu tượng của câu lạc bộ Bastian Schweinsteiger và Claudio Pizarro ra đi trước mùa giải 2015-16. Trong hai mùa giải này, Bayern đã bảo vệ thành công chức vô địch của họ, bao gồm một cú đúp danh hiệu khác vào năm 2015-16, nhưng không vượt qua được trận bán kết Champions League, điều này dẫn đến sự thất vọng ở câu lạc bộ vì sự kỳ vọng Guardiola sẽ dẫn dắt câu lạc bộ đến chức vô địch Champions League thứ 6 của họ. Mặc dù lãnh đạo của câu lạc bộ đã cố gắng thuyết phục Guardiola ở lại, ông đã quyết định không gia hạn hợp đồng.
Carlo Ancelotti trở thành người kế vị Guardiola. Hợp đồng quan trọng trong mùa giải 2016-17 là Mats Hummels từ Borussia Dortmund. Ngoài sân cỏ, Uli Hoeneß được ra tù sớm và tái đắc cử chức chủ tịch vào tháng 11 năm 2016. Dưới thời Ancelotti, Bayern giành chức vô địch quốc gia thứ 5 liên tiếp, nhưng không giành được cúp quốc gia hay Champions League. Vào tháng 7 năm 2017, Bayern cho biết 1860 Munich sẽ rời Allianz vĩnh viễn vì câu lạc bộ này đã xuống chơi tại hạng 4. Trước mùa giải 2017-18, Bayern đã có những thay đổi sâu rộng trong đội hình khi ký hợp đồng với những cầu thủ trẻ như Kingsley Coman, Corentin Tolisso, Serge Gnabry và Niklas Süle và cho mượn James Rodríguez từ Real. Trong khi đó, đội trưởng của câu lạc bộ Philipp Lahm và Xabi Alonso đã giải nghệ và một số cầu thủ khác cũng rời câu lạc bộ. Ancelotti bị sa thải sau trận thua 0-3 trước Paris Saint-Germain tại Champions League vào đầu mùa giải thứ hai. Willy Sagnol đã đảm nhận vị trí huấn luyện viên tạm thời trong một tuần trước khi có thông báo rằng Jupp Heynckes sẽ là huấn luyện viên chính thức. Trong mùa giải, câu lạc bộ đã thúc giục Heynckes công khai việc gia hạn hợp đồng của mình, nhưng Heynckes vẫn kiên quyết sẽ nghỉ hưu sau mùa giải. Câu lạc bộ bắt đầu một cuộc tìm kiếm người thay thế và cuối cùng Niko Kovač được giới thiệu là người kế vị của Heynckes với đồng 3 năm.
Mùa giải đầu tiên của Kovač tại câu lạc bộ bắt đầu chậm chạp khi Bayern tụt lại phía sau Dortmund tại Bundesliga suốt nửa đầu mùa giải. Trái ngược với van Gaal và Ancelotti, ban lãnh đạo câu lạc bộ quyết định bảo vệ Kovač khỏi những lời chỉ trích. Sau kỳ nghỉ đông, Bayern nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và lên vị trí số 1. Tại Champions League, câu lạc bộ đã bị Liverpool loại ở vòng 16 đội lần đầu tiên kể từ năm 2011, Bayern không lọt vào tứ kết. Trong mùa giải, Arjen Robben tuyên bố rằng đây sẽ là mùa giải cuối cùng của anh cho câu lạc bộ, trong khi Uli Hoeneß tuyên bố rằng Franck Ribéry sẽ ra đi vào cuối mùa giải. Vào tháng 3 năm 2019, Bayern thông báo rằng họ đã ký hợp đồng với Lucas Hernandez từ Atlético với mức phí kỷ lục tại Bundesliga là 80 triệu euro. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2019, Bayern giành chức vô địch Bundesliga thứ 7 liên tiếp. Danh hiệu Bundesliga này là thứ 9 của Ribéry và thứ 8 của Robben, cả 2 cùng rời đội cuối mùa. Một tuần sau, Bayern đánh bại RB Leipzig 3-0 trong trận Chung kết cúp quốc gia. Với chiến thắng này, Bayern giành được cúp quốc gia Đức thứ 19 và hoàn thành cú đúp quốc nội thứ 12 của họ. Mùa giải thứ 2 của Kovač kết thúc vào ngày 3 tháng 11 năm 2019 sau trận thua 5–1 trước Eintracht Frankfurt.
Các huấn luyện viên người Đức (2019–nay).
Kỷ nguyên Flick (2019–2021).
Hans-Dieter Flick trở thành huấn luyện viên tạm quyền của Bayern, khi Kovač rời đi vào ngày 4 tháng 11 năm 2019. Trong trận đấu đầu tiên của mình, Bayern đã đánh bại Olympiacos 2–0 ở vòng bảng UEFA Champions League vào ngày 6 tháng 11 năm 2019. Vào ngày 22 tháng 12 năm 2019, Bayern thông báo Flick sẽ vẫn là huấn luyện viên cho đến cuối mùa giải.
Vào tháng 4 năm 2020, Flick trở thành huấn luyện viên chính thức của Bayern Munich với bản hợp đồng mới đến năm 2023. Vào mùa hè năm 2020, Flick đã giành được chức vô địch Bundesliga và Cúp quốc gia để hoàn thành cú đúp quốc nội thứ 13 của câu lạc bộ, và lọt vào bán kết Champions League sau khi hủy diệt FC Barcelona 8–2 ở tứ kết. Ở bán kết họ tiếp tục thắng Olympique Lyon 3-0 để vào chung kết gặp Paris Saint Germain. Tại trận chung kết ở Lisbon, Bồ Đào Nha, Bayern đã giành chiến thắng 1-0 với bàn thắng duy nhất của Kingsley Coman, trở thành đội bóng châu Âu thứ 2 sau Barcelona đạt được cú ăn ba 2 lần. Sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, toàn đội đã bắt đầu mùa giải mới 2020-21 bằng trận tranh Siêu cúp UEFA lần thứ 2 trong lịch sử. Bayern đã đánh bại Sevilla 2-1 trong hiệp phụ, Javi Martínez là người ghi bàn thắng quyết định, sau đó là chiến thắng 3-2 trước Dortmund tại DFL-Supercup 2020. Vào tháng 2 năm 2021, họ đã giành chức vô địch FIFA Club World Cup 2020 (bị hoãn lại từ tháng 12 năm 2020 do đại dịch COVID-19) trong trận chung kết với câu lạc bộ Mexico Tigres UANL, trở thành câu lạc bộ thứ 2 giành cú ăn 6 sau Barcelona năm 2009. Sau đó, Bayern không thể bảo vệ danh hiệu Champions League khi để PSG loại ở tứ kết. Tuy nhiên, đội đã giành được danh hiệu Bundesliga thứ 9 liên tiếp. Trong đó, Robert Lewandowski đã phá kỷ lục của Gerd Müller về số bàn thắng ghi được trong một mùa giải Bundesliga với 41 lần lập công.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 2021, Bayern thông báo Flick sẽ rời đội vào cuối mùa giải để dẫn dắt đội tuyển Đức thay thế Joachim Löw sau UEFA Euro 2020, và huấn luyện viên Julian Nagelsmann từ RB Leipzig sẽ trở thành huấn luyện viên mới, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7. Theo nhiều nguồn tin, để có được chữ ký của Nagelsmann, Bayern phải tốn 25 triệu Euro tiền giải phóng hợp đồng giữa ông với RB Leipzig, một kỷ lục thế giới cho một huấn luyện viên.
Thời kỳ Nagelsmann (2021–2023).
Dưới thời tân huấn luyện viên Julian Nagelsmann, Bayern đã hoàn tất chiến tích giành 10 chức vô địch Bundesliga liên tiếp sau trận thắng 3–1 trong trận Der Klassiker. Dù vậy, đội bóng bất ngờ để thua trước Villarreal ở tứ kết Champions League, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp dừng bước tại vòng đấu này. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2023, Bayern quyết định sa thải Nagelsmann.
Thời kỳ Thomas Tuchel (2023–nay).
Sau khi sa thải Nagelsmann, Bayern thông báo bổ nhiệm Thomas Tuchel với bản hợp đồng đến ngày 30 tháng 6 năm 2025. Bayern Munich có năm thứ 3 liên tiếp dừng bước tại tứ kết Champions League trước Manchester City với tổng tỷ số 4-1, và thua tại tứ kết cúp quốc gia Đức trước Freiburg, nhưng chiến thắng 2-1 trước 1. FC Köln tại vòng đấu cuối cùng giúp đội có cùng 71 điểm với Dortmund nhưng hơn hiệu số, qua đó có lần thứ 11 liên tiếp vô địch Bundesliga. Chỉ vài giờ sau khi vô địch, đội bóng tuyên bố sa thải giám đốc điều hành Oliver Kahn và giám đốc thể thao Hasan Salihamidzic. Bayern sau đó bổ nhiệm Karl-Heinz Rummenigge làm thành viên của ban giám sát FC Bayern München AG tại cuộc họp thường kỳ vào ngày 30 tháng 5 năm 2023.
Vào ngày 12 tháng 8 năm 2023, Bayern lại phá kỷ lục chuyển nhượng của Đức để ký hợp đồng với đội trưởng đội tuyển Anh và là tay săn bàn hàng đầu mọi thời đại Harry Kane từ Tottenham Hotspur với mức phí được báo cáo là 110 triệu euro. Trận đấu ra mắt của Harry Kane trong màu áo Bayern Munich trở thành cơn ác mộng khi đội nhà thua bẽ mặt 0-3 trước Leipzig ở Siêu cúp Đức.
Trang phục.
Khi câu lạc bộ mới thành lập, màu áo chủ đạo mà Bayern chọn là màu trắng và xanh da trời, nhưng cho đến năm 1905, họ lại dùng màu áo trắng và quần đen cho tới thời điểm mà Bayern gia nhập MSC. MSC quyết định rằng các cầu thủ phải chơi với quần short màu đỏ. Một số cầu thủ trẻ được gọi là những "quần đùi đỏ", điều đó có nghĩa như một lời lăng mạ. Bayern đã dùng trang phục đỏ và trắng trong phần lớn lịch sử tồn tại của mình, nhưng màu xanh cũng được sử dụng. Ở mùa giải 1969-70 màu áo là sọc xanh trắng, và quần cùng tất đều màu xanh. Một kiểu tương tự cũng xuất hiện vào năm 1995, khi màu xanh lần đầu tiên là màu chủ đạo. Từ năm 1999 trở đi Bayern lại dùng màu áo truyền thống của họ.
Màu áo sân khách của đội bóng đã được thay đổi theo hàng năm, bao gồm trắng, đen, xanh và vàng-xanh. Bayern cũng sử dụng một bộ trang phục khi thi đấu quốc tế riêng. Vào năm 2009, trang phục ở sân nhà là màu đỏ, sân khách là màu xanh đậm, và trang phục thi đấu quốc tế là màu trắng.
Vào những năm 1980 và 90, Bayern sử dụng bộ trang phục sân khách đặc biệt khi gặp 1. FC Kaiserslautern, đó là màu áo giống của tuyển Brazil là xanh và vàng, một sự mê tín đã được sinh ra khi người ta tin rằng họ thường khó thắng tại Kaiserslautern và cần một trang phục đặc biệt.
Nhà tài trợ áo đấu đầu tiên của Bayern là từ hãng chế tạo xe Marigus Deutz. Đây cũng là thương vụ đầu tiên của Uli Hoeness khi ông lên làm giám đốc thương mai cho câu lạc bộ xứ Bavaria sau khi giải nghệ. Thương vụ này đã đem lại cho Bayern khoản tiền 1,8 triệu Mark mỗi năm. Marigus Deutz và Bayern đã bắt tay hợp tác trong vòng 6 năm, bản hợp đồng đã kéo dài từ năm 1978 đến 1984. Sau khi hợp đồng giữa hãng chế tạo xe Marigus và Bayern đáo hạn, dưới sự chèo lái của Hoeness, Bayern tiếp tục vớ được nhà tài trợ khác. Đó là hãng sản xuất máy vi tính của Mỹ, Commodore. Bayern đã bắt tay cùng Commodore trong vòng 5 năm, từ năm 1984 đến 1989 trước khi nhà tài trợ Opel ký hợp đồng với Bayern Munich với thời hạn kéo dài đến 13 năm sau đó. Hiện nay trên chiếc áo đấu của câu lạc bộ còn có tên của nhà tài trợ Deutsche Telekom, hãng viễn thông lớn nhất nước Đức. Hằng năm Telekom tài trợ cho Bayern München một khoản tiền 25 triệu euro cho việc in tên quãng cáo thương hiệu lên chiếc áo đấu của Hùm xám cho đến mùa 2026-27.
Ngoài việc quảng cáo thương hiệu cho các nhà tài trợ, Bayern München cũng là đối tác kinh doanh lớn của hãng thể thao số 1 thế giới Adidas với số tiền hơn 75 triệu euro hằng năm, đổi lại đội bóng chủ sân Allianz sẽ sử dụng, giới thiệu quảng bá và nâng cao thương hiệu các sản phẩm do Adidas sản xuất cho đến mùa 2029-30. Cùng với đó là việc ký hợp đồng hãng xe nổi tiếng Audi, trong chiến dịch quảng cáo, mỗi cầu thủ khi chơi cho Bayern München đều được tặng xe trước khi mùa giải mới bắt đầu. Tháng 11 năm 2015, Bayern lại tiếp tục thông báo họ đã có thêm 1 nhà tài trợ nữa, đó là hãng chuyên sản xuất lốp xe nổi tiếng của Mỹ, Goodyear. Hãng lốp xe nổi tiếng của Mỹ này sẽ chính thức trở thành đối tác bạch kim của Bayern từ đầu năm 2016. Goodyear sẽ trở thành đối tác bạch kim của CLB xứ Bavaria, và sẽ có mặt trên khắp các bảng hiệu ở sân Allianz Arena – sân nhà của Bayern Munich. Ngoài ra, sản phẩm của Goodyear – là lốp xe cũng sẽ được sử dụng cho phương tiện di chuyển của đội và các thành viên trong đội bóng. Việc ký kết hợp đồng thành công với Goodyear tiếp tục nâng danh sách các nhà tài trợ và đối tác chính thức của Bayern Munich lên con số dài dằng dặc. Ngoài nhà tài trợ chính là công ty viễn thông nổi tiếng Deutsche Telekom và nhà tài trợ áo đấu Adidas, Bayern còn có Gigaset, Audi, và các đối tác khác như Coca-Cola, hãng thời trang Giorgio Armani, đồng hồ Hublot hay hãng hàng không Qatar Airways.
Tính tổng cộng, Bayern có tới hơn 20 đối tác chính thức và không chính thức – một con số ấn tượng. Với việc thu hút được các nhà tài trợ lớn nhất nước Đức, Bayern München đã trở thành câu lạc bộ đứng đầu giải Bundesliga về doanh thu hằng năm.
Huy hiệu.
Biểu trưng của Bayern đa từng được thay đổi nhiều lần trong lịch sử câu lạc bộ. Biểu trưng gốc gồm 4 chữ F, C, B, M, màu xanh được cách điệu hóa và lồng vào nhau. Màu cờ của bang Bavaria lần đầu tiên được đưa vào biểu trưng của đội từ năm 1954.
Mẫu biểu trưng hiện đại của đội bắt đầu được vẽ vào năm 1954 và trải qua nhiều bước thay đổi. Thời gian đầu biểu trưng chỉ đơn sắc, màu xanh hoặc màu đỏ, cho đến đa sắc như hiện nay. Biểu trưng hiện tại (được chọn từ năm 2008) gồm ba màu xanh dương, đỏ, và trắng. Màu cờ của bang Bavaria nằm ở giữa biểu trưng, chữ FC Bayern München được viết bằng màu trắng, trong vòng tròn đỏ, được bọc trong một vòng tròn xanh, màu của Bavaria.
Sân vận động.
Bayern chơi trận đấu tập luyện đầu tiên tại Schyrenplatz nằm ở trung tâm thành phố München. Các trận đấu chính thức đầu tiên của đội được tổ chức tại Theresienwiese. Từ năm 1901, Bayern chuyển tới sân riêng của mình, nằm trong khu Schwabing ở phố Clemensstraße. Sau khi gia nhập Münchner Sport-Club (MSC) vào năm 1906, Bayern chuyển về thi đấu từ tháng 5 năm 1907 tại khuôn viên của MSC nằm trên phố Leopoldstraße.
Từ năm 1925, Bayern dùng chung sân vận động Grünwalder với câu lạc bộ 1860 München. Cho đến thế chiến thứ hai, sân vận động thuộc quyền sở hữu của 1860 München, và thường được gọi một cách thông tục là sân vận động "Sechz'ger" ("Những năm 60"). Sân bị phá hủy trong chiến tranh, và các nỗ lực phục hồi lại nó khiến nó sau đó rất chắp vá. Kỷ lục về số khán giả trong một trận đấu của Bayern tại sân vận động Grünwalder là 50.000 người trong trận đấu sân nhà đối đầu với 1. FC Nuremberg ở mùa giải 1961–62. Trong kỷ nguyên Bundesliga, sức chứa tối đa của sân là 44.000 chỗ, nhưng sức chứa đã bị giảm xuống còn 21.272 chỗ. Ngày nay các đội hình hai của cả Bayern và 1860 München sử dụng sân này.
Để tổ chức Thế vận hội mùa hè 1972, thành phố München cho xây dựng sân vận động Olympic. Sân vận động được khánh thành vào trận đấu Bundesliga cuối cùng của mùa giải 1971–72. Trận đấu kéo một lượng khán giả lên đến 79.000 người. Sân vận động, trong những ngày đầu, được coi là một trong những sân hiện đại nhất thế giới, và được chọn để tổ chức nhiều trận chung kết lớn, như trận chung kết FIFA World Cup 1974. Trong những năm tiếp theo, sân vận động có một vài sự thay đổi, như là tăng tỉ lệ số chỗ ngồi từ khoảng 50% lên xấp xỉ 66%. Cuối cùng, sân vận động có sức chứa 63.000 chỗ cho các trận đấu cấp độ quốc gia, và 59.000 cho các trận đấu quốc tế như là các giải đấu Cúp châu Âu. Nhưng nhiều người bắt đầu than phiền rằng sân vận động quá lạnh vào mùa đông, với nửa số khán giả tiếp xúc với thời tiết do không được che. Những phàn nàn khác cho rằng khoảng cách giữa khán giả và sân đấu quá xa, vì ngăn giữa khán đài và sân là đường chạy điền kinh. Những sự cải tiến sân vận động đều trở nên bất khả thi vì kiến trúc sư Günther Behnisch phủ quyết những cải tiến cho sân vận động.
Sau nhiều thảo luận, thành phố München, bang Bavaria, Bayern Munchen, và 1860 München cùng đồng ý vào cuối năm 2000 là sẽ xây dựng một sân vận động mới. Việc Đức giành được quyền đăng cai FIFA World Cup 2006 khiến cho việc thảo luận được đẩy nhanh vì sân vận động Olympic không còn đáp ứng các tiêu chuẩn của FIFA cho việc tổ chức một trận đấu World Cup. Sân vận động Allianz Arena được xây dựng tại ngoại ô phía Bắc thành phố và được đưa vào sử dụng kể từ đầu mùa giải 2005–06. Sân hiện tại có sức chứa 75.000 chỗ ngồi (70.000 chỗ ngồi ở Champions League).
Đặc điểm nổi bật của sân vận động là lớp trong mờ ngoài cùng, có thể phát sáng nhiều màu khác nhau. Màu đỏ được sử dụng cho các trận sân nhà của Bayern và màu trắng cho các trận sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức.
Trụ sở.
Chỉ 14 tháng sau khi công việc thi công xây dựng bắt đầu, Trung tâm dịch vụ FCB mới đã chính thức mở cửa cho công chúng vào tháng 6 năm 2008. Cơ sở mới tại trụ sở Säbener Strasse cung cấp cho các thành viên, người hâm mộ và khách hàng một loạt các dịch vụ kết nối với câu lạc bộ,
Bề ngoại trụ sợ mới này được thiết kế theo phong cách hiện đại, mặt trước của ServiceCenter này là một khung cảnh được đánh giá rất ấn tượng. Mặt tiền dài 95m này có thiết kế màu đỏ, hợp bằng các mảng kính thủy tinh và phía trên có đính biểu tượng của câu lạc bộ. Bên trong gồm bàn tiếp tân và các bàn phục vụ cho việc quản lý và quầy bán vé của các thành viên, đây được xem là bản sao thu nhỏ của Allianz Arena. Chủ tịch Karl-Heinz Rummenigge nhận xét: "Trung tâm Dịch vụ mới này là biểu tượng của câu lạc bộ, hiện đại và có đầy đủ chức năng với nhu cầu của các nhà tài trợ như là nguồn cảm hứng. Thật vậy, tòa nhà ba tầng mới là điểm tiếp xúc tối tân cho người hâm mộ và khách hàng, cung cấp dịch vụ thân thiện và chuyên nghiệp.
Siêu megastore này rộng 250 m vuông là một nơi thích hợp thật sự cho người hâm mộ trung thành của câu lạc bộ và các siêu sao Ribéry, Schweinsteiger, Lahm với bộ sao chép lịch sử câu lạc bộ, áo sơ mi, mũ và nhiều thứ khác nữa. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch đầy đủ dịch vụ của Bayern Tours phục vụ cho các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, cũng như cung cấp dịch vụ du lịch thể thao và người ủng hộ.
Trung tâm dịch vụ mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối theo giờ CET. Bàn tiếp tân là nơi nhân viên thường xuyên làm việc trong những giờ này, nơi có hai nhân viên thân thiện sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với nhu cầu của họ, bao gồm cả thời gian cửa hàng và dịch vụ có thể đóng cửa (giờ mở cửa bình thường từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều). Bãi đậu xe trên mặt đất cung cấp không gian cho 65 xe ô tô và bốn xe buýt.
Sân tập luyện và khu đào tạo.
Các cơ sở đào tạo của Bayern München, cho cả hai đội chuyện nghiệp và đội trẻ đều được đặt tại trụ sở ở München. Nó được coi là một trong những cơ sở đào tạo hiện đại nhất ở châu Âu. Kể từ năm 1949, Bayern sử dụng con đường Sabener để thành lập nơi tập luyện cho các cầu thủ. Năm 1970 việc xây dựng các văn phòng mới và sân tập dưới thời chủ tịch Neudecker bắt đầu. Ngày 17 tháng 5 năm 1971, nơi huấn luyện đã sẵn sàng. Lần đầu tiên trong lịch sử của câu lạc bộ, hai khu văn phòng câu lạc bộ và khu đào tạo đã được thống nhất thành một.
Có bốn sân cỏ, một trong số đó có hệ thống sưởi dưới lớp đất, một sân được thiết kế với bề mặt cỏ nhân tạo và một hội trường thể thao đa chức năng. Sau khi đóng cửa trường học München, Bayern mua các khu đất kế cận khu thể thao Dodds mà trước đây tổ chức bóng đá và sân bóng chày. Một sân cỏ bóng đá mới được thiết kế với mặt cỏ nhân tạo trên nền sân bóng chày trước kia.
Khóa đào tạo của Bayern bắt đầu mở cửa vào năm 1990 và được xây dựng lại sau khi mùa giải 2007-08 dựa trên đề xuất của huấn luyện viên Jürgen Klinsmann, người lấy cảm hứng từ các câu lạc bộ thể thao lớn khác nhau. Năm 2008, khu luyện tập mới này được hoàn thành với diện tích 250 mét vuông, sở hữu một gara đậu xe. Tòa nhà mới có chiều dài 95 mét, rộng 16 mét và cao 10 mét. Các gara đậu xe có sức chứa 270 chỗ đậu xe. Các khu lớn bây giờ gọi là trung tâm hoạt động thể thao bao gồm một phòng mát xa, phòng thay đồ, văn phòng của các huấn luyện viên, và một phòng hội nghị với các cơ sở sàng lọc để phân tích video. Một quán cà phê, một thư viện, một phòng học, và một phòng họp các thành viên.
Tọa lạc tại trụ sở cũng là học viện thanh thiếu niên, sẵn sàng thu nhận các tài năng trẻ đến từ bên trong, ngoài thành phố như một phần của đội trẻ Bayern. Tai đây, họ có thể luyện tập ở đó và phát triển tài năng của họ để sau này trở thành một cầu thủ bóng đá. Cựu thành viên của học viện có thể kể đến như Philipp Lahm, Bastian Schweinsteiger, Thomas Müller, Toni Kroos hay Mats Hummels.
Năm 2006 Bayern mua một khu đất gần sân Allianz Arena với mục đích xây dựng một học viện thanh thiếu niên mới. Trong năm 2015, dự án, ước tính trị giá 70 triệu euro được bắt đầu. Nguyên nhân chính của dự án là các cơ sở hiện tại quá nhỏ và câu lạc bộ cần sự nâng cấp để thành công hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các câu lạc bộ của Đức hay các giải Cup châu Âu khác ở cấp độ trẻ. Cơ sở mới dự kiến sẽ mở vào mùa 2017-18.
Giá trị thương hiệu.
Bayern München là một trong những câu lạc bộ có giá trị thương hiệu lớn nhất nước Đức, cũng như trên toàn châu Âu và thế giới. Câu lạc bộ đã có dịp đứng đầu trong bảng xếp hạng các câu lạc bộ bóng đá có thương hiệu lớn nhất thế giới trong hai năm 2013 và 2014.
Năm 2013, Bayern München đã vượt qua một loạt các đội bóng lớn như Manchester United, Barcelona, Real Madrid... để leo lên vị trí số 1 thế giới về giá trị thương hiệu. Theo Brand Finance, sau khi giành chức vô địch Bundesliga cũng như Cúp Quốc gia Đức và giành chiến thắng ở UEFA Champions League sau khi đánh bại một loạt các đội bóng lớn như Arsenal, Juventus, Barcelona và Borussia Dortmund, thương hiệu Bayern München đã tăng lên 668 triệu euro, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó dẫn đầu luôn vị trí số 1 về mặt thương hiệu.
Một năm sau, dù để mất chức vô địch vào tay của Real Madrid tại bán kết Champions League năm 2014, nhưng Bayern vẫn xếp trên về giá trị thương hiệu, đây là năm thứ 2 liên tiếp Hùm Xám làm được điều này. Theo Sport Mail, Bayern München vẫn được đánh giá là đội bóng có thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong năm 2014. Bản đánh giá thương hiệu các đội bóng cho biết CLB xứ Bavaria có giá trị hơn 700 triệu euro. Việc giá trị thương hiệu của Bayern München dẫn đầu trong năm 2014 cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi trong năm này, đội hình chính của Bayern gồm những tuyển thủ Đức như Manuel Neuer, Philipp Lahm, Thomas Müller hay Mario Götze đã góp công lớn giúp Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đăng quang ngôi vô địch tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 được diễn ra trên đất Brazil.
Bản sắc.
Có nhiều yếu tố để Bayern Munich thống trị tuyệt đối ở Bundesliga. Ngoài những nền tảng tài chính vững chắc, với sự chống lưng của nhiều tập đoàn khổng lồ như Adidas, Audi, Volkswagen, những tập đoàn có cổ phần trong CLB. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là việc câu lạc bộ này được xây dựng theo triết lí "Mia San Mia" (chúng tôi là chúng tôi).
Sự thống trị của họ nằm ở sự phát triển mang tính kế thừa được thực hiện bởi những con người có dòng máu Bayern Munich bẩm sinh. Khi bắt đầu vươn lên trở thành một thế lực của Bundesliga ở thập kỷ 70 của thế kỷ trước, tên tuổi Bayern Munich gắn liền với một thế hệ vàng Franz Beckenbauer, Gerd Müller, Uli Hoeneß, Sepp Maier hay Karl-Heinz Rummenigge. Từ khi là cầu thủ đến khi giải nghệ, những con người ấy vẫn đang gắn bó với Bayern Munich. Bộ ba quyền lực Beckenbauer, Hoeneß và Rummenigge đã thay nhau lãnh đạo thượng tầng Bayern Munich trong nhiều năm. Trung vệ huyền thoại Franz Beckenbauer từng có thời điểm làm huấn luyện viên trưởng. Ở cấp độ thấp hơn, Gerd Müller ở tuổi già nua vẫn đang làm công tác huấn luyện tại câu lạc bộ. Còn Sepp Maier cũng chỉ mới chia tay vị trí huấn luyện viên thủ môn vào năm 2008.
Tiền vệ Bastian Schweinsteiger từng nói rằng anh muốn trong vòng 30 năm nữa anh, Philipp Lahm và Thomas Müller sẽ đảm nhiệm công việc tương tự và chủ tịch Uli Hoeneß đã từng lên tiếng ủng hộ ý tưởng của anh trên tờ BILD: "Thật tuyệt vời khi các cầu thủ nghĩ như vậy. Nhưng không chỉ Bastian, Philipp và Thomas, mà cả Manuel Neuer cũng xứng đáng là những nhà lãnh đạo tương lai. Họ có con tim và khối óc dành cho CLB".
Tổ chức.
Cổ phần.
Đội bóng đá chuyên nghiệp của Bayern được điều hành bởi tổ chức có tên gọi "FC Bayern München AG". "AG" là chữ viết tắt của "Aktiengesellschaft" ("công ty cổ phần"), và Bayern được điều hành giống như một công ty cổ phần, nhưng cổ phiếu của công ty không niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán mà thuộc về sở hữu tư nhân. 81,82% của "FC Bayern München AG" được chính câu lạc bộ sở hữu, "FC Bayern München e. V." ("e. V." là chữ viết tắt của "Eingetragener Verein" ("Hội đoàn đã được đăng ký"). Phần còn lại được chia đều cho hai công ty Adidas, và Audi mỗi công ty sở hữu 9,09% số cổ phiếu của Bayern và cũng là những nhà tài trợ lớn cho câu lạc bộ.
Bayern đã bán 18% cổ phần của mình vào các năm 2002 và 2009 cho hai đại tập đoàn của Đức lần lượt là Adidas với 77 triệu euro và Audi với 90 triệu euro, để thu về tổng cộng 167 triệu euro. Sau đó câu lạc bộ góp tiền đó vào việc xây sân bóng Allianz Arena trị giá 346 triệu euro và bán nốt quyền đặt tên cho hãng bảo hiểm Allianz. Phần tiền vay để trả chi phí xây sân được thanh toán qua mọi trận đấu đều bán sạch vé kể từ khi sân bóng khai trương vào năm 2005, và mọi chi phí khoảng nợ nần xây dựng sân bóng đã được thanh toán dứt điểm vào năm 2014, tức hơn 9 năm kể từ khi câu lạc bộ vay nợ và trả trước dự kiến đến 16 năm.
Hoạt động từ thiện.
Câu lạc bộ Bayern đã tham gia nhiều dự án hợp tác với mục đích từ thiện trong một thời gian dài, giúp câu lạc bộ bóng đá khác trong tình trạng hỗn loạn tài chính. Vào năm 2004, đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở Bundesliga với Bayern München bây giờ, Borussia Dortmund khi đó đang đứng bên bờ vực phá sản khi làm ăn thua lỗ và quỹ lương không đủ để chi trả cho những hoạt động để duy trì đội bóng. Tuy nhiên, thay vì khoanh tay đứng nhìn đối thủ không đội trời chung của mình lụi tàn, chủ tịch Uli Hoeneß quyết định duyệt chi ngân sách cho đội bóng vùng Ruhr vay một khoản tiền 2 triệu euro để trang trải nợ nần. Ngoài ra, cũng theo tiết lộ của tờ báo Goal, được biết trong quá khứ, "Hùm xám" xứ Bavarian từng giúp đỡ tài chính cho rất nhiều đối thủ, đơn cử như đội bóng 1860 München hay St Pauli và những người bình thường lúc họ khó khăn.
Lúc xảy ra Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, quỹ "FC Bayern - Hilfe eV" được thành lập, một nền tảng nhằm mục đích tập trung các cam kết xã hội và hoạt động từ thiện của câu lạc bộ, và khi thành lập Hội này được tài trợ với 600.000 euro, là tiền đóng góp của các quan chức và các cầu thủ của câu lạc bộ. Số tiền này được sử dụng để xây dựng một trường học ở Marathenkerny, Trincomalee, Sri Lanka.
Cổ động viên.
Bayern München như một câu lạc bộ đại diện quốc gia có 3.202 fan club với tổng số 231.197 thành viên vào năm 2012, điều này khiến Bayern có số lượng fan lớn nhất tại Đức. Do một phần các câu lạc bộ có những người ủng hộ trên khắp đất nước, tất cả các trò chơi của Bayern đã được bán ra trong những năm gần đây. Cổ động viên của họ chủ yếu là từ tầng lớp trung lưu và những người Bavarian trong khu vực. Mặc dù chiếm một tỷ lệ lớn người ủng hộ, họ phải đi một quãng đường hơn 200 km (khoảng 120 dặm) để xem đội nhà thi đấu, mỗi trận đấu sân nhà của câu lạc bộ tại sân Allianz Arena tất cả vé xem hầu như được bán hết. Theo một nghiên cứu của Sport + Markt, Bayern là câu lạc bộ bóng đá đứng thứ năm ở châu Âu với 20,7 triệu người ủng hộ, và là câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất ở Đức với 10 triệu người ủng hộ.
Bayern München cũng nổi tiếng với những tổ chức chống cực đoan. Các tổ chức nổi bật nhất là Schickeria München, Inferno Bavaria, Red Munich '89, Südkurve '73, Munichmaniacs 1996. Các ultras của Bayern München đã được công nhận, thống nhất lấy lập trường chống cánh hữu cực đoan, phân biệt chủng tộc và vào năm 2014 nhóm Schickeria München đã nhận được giải thưởng Julius Hirsch của DFB về việc cam kết chống lại nạn phân biệt chủ nghĩa Do Thái.
"Stern des Südens" là bài hát truyền thống của Bayern München, thường được các cổ động viên hát trước khi trận đấu của Bayern được diễn ra trên sân nhà. Ngoài ra, Bayern München cũng là câu lạc bộ yêu thích của những nhân vật nổi tiếng như Đức Giáo hoàng Benedict XVI, võ sĩ quyền Anh người Ukraine Wladimir Klitshko.
Kình địch.
Trong nước.
Trong lịch sử, Bayern München có một sự cạnh tranh quyết liệt với Borussia Dortmund tại những trận Der Klassiker. Bayern và Dortmund đã gặp nhau nhiều lần tại giải Bundesliga. Còn tại đấu cúp, đã đối đầu nhau trong trận chung kết DFB-Pokal vào các năm 2008, 2012, và 2014. Việc để thua 2-5 trước Dortmund tại trận chung kết Cúp quốc gia vào năm 2012, đó là trận thua tồi tệ nhất của Bayern trong các trận chung kết. Bayern và Dortmund cũng đã gặp nhau trong DFL-Super trong năm 1989, 2008, 2012, 2013, 2014, 2016, 2017, 2019, 2020, và 2021. Đỉnh cao trong các trận đối đầu là khi Bayern đánh bại Dortmund 2-1 trong trận Chung kết UEFA Champions League 2013.
Bayern là một trong ba câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở München. Đối thủ địa phương của Bayern là TSV 1860 München, một câu lạc bộ thành công hơn trong những năm 1960. Mặc dù có sự cạnh tranh, Bayern đã nhiều lần hỗ trợ TSV 1860 München 1860 trong thời gian hỗn loạn tài chính.
Kể từ những năm 1920, FC Nürnberg đã được xem là đối thủ chính chính và truyền thống của Bayern ở Bavaria. Philipp Lahm nói rằng đá với Nürnberg là một trận cầu "đặc biệt" và với một "bầu không khí nóng bỏng". Cả hai câu lạc bộ chơi trong cùng một giải đấu vào giữa những năm 1920, nhưng trong những năm 1920 và 1930, Nürnberg đã thành công hơn, họ đã vô địch giải năm 1920, trở thành câu lạc bộ có số lần vô địch kỷ lục của Đức lúc ấy. Vài năm sau Bayern đã giành chức vô địch thứ mười của họ trong năm 1987, qua đó vượt qua số lần vô địch của Nürnberg. Các trận đấu giữa Bayern và Nürnberg thường được gọi là Derby Bavarian. Bayern cũng có một sự cạnh tranh mạnh mẽ với Kaiserslautern, bắt nguồn vào năm năm 1973, khi Bayern đã thua 7-4 sau khi đã dẫn 4-1.
Từ những năm 1970, các đối thủ chính của Bayern đã nổi lên tại Bundesliga. Năm 1970 này là Borussia Mönchengladbach, trong những năm 1980 là Hamburger SV và năm 1990 Borussia Dortmund, Werder Bremen và Bayer Leverkusen nổi lên như một đối thủ cạnh tranh nhất. Trong những mùa giải gần đây Borussia Dortmund, Schalke 04, và Werder Bremen là những đối thủ chính của Bayern tại Bundesliga.
Khắc tinh của Bayern trong quá khứ là 1. FC Kaiserslautern, đang nắm giữ chuỗi trận thắng trước Bayern hơn 12 năm giai đoạn 1970-1980 và sau này có Borussia Mönchengladbach.
Châu Âu.
Tại châu Âu, đối thủ của Bayern là Real Madrid, Milan và Manchester United. Cặp đấu giữa Bayern và Real là cặp đấu kinh điển nhất trong các giải châu Âu hiện hành, mặc dù đã gặp nhau nhiều lần nhưng 2 đội chưa bao giờ đụng nhau ở các trận chung kết.
Trận thắng đậm nhất nhất của Bayern München trên sân của Real Madrid là tại vòng bảng thứ 2 Champions League, khi ấy Bayern đối đầu với Real Madrid vào ngày 29 tháng 2 năm 2000 và kết quả là Bayern thắng 4-2. Sau đó hai đội lại gặp nhau ở bán kết năm đó, dù thắng 2-1 ở lượt về nhưng với trận thua 0-2 ở lượt đi, Bayern đành ngậm ngùi nhìn Real Madrid giành quyền vào chơi trận chung kết và giành chức vô địch. Một năm sau, Bayern München và Real Madrid gặp nhau 1 lần nữa ở bán kết Champions League năm 2001, và Bayern đã phục thù thành công khi thắng Real cả hai lượt với tổng tỷ số 3-1. Các cổ động viên của Bayern thường được Real gọi là "Bestia negra"("Black Beast").
Năm 2007, hai đội cũng gặp nhau ở vòng 1/16 cúp châu Âu, sau hai lượt đi và về, cả hai đội hòa nhau với tổng tỉ số 4-4, nhưng Bayern đi tiếp nhờ luật bàn thắng trên sân khách. Ngoài ra hai đội cũng đã gặp nhau tại bán kết Champions League 2011-12, kết quả là hòa 3-3 sau 2 lượt, trải qua 2 hiệp phụ và loạt sút luân lưu, Bayern đã giành chiến thắng 3-1 để vào trận chung kết. Sau đó, họ lại gặp nhau tại bán kết Champions League 2013-14, ở lượt đi, Real đã giành được thắng lợi bằng pha lập công duy nhất của tiền đạo Karim Benzema, và trận lượt về với 2 cú đúp của Sergio Ramos và Cristiano Ronaldo, Real đã đánh bại Bayern với tỷ số 4-0 ngay tại München, đó cũng là trận thua đậm nhất của Bayern trước Real trên sân Allianz.
Chuyển nhượng.
Chính sách chuyển nhượng thông minh.
Đằng sau những thành công rực rỡ bây giờ ở giải vô địch quốc gia cũng như cúp châu Âu, Bayern München cũng có một chính sách chuyển nhượng thông minh, họ luôn ưu tiên đưa về một cầu thủ chơi bóng tại Đức, đang có phong độ cao tại câu lạc bộ và am hiểu bóng đá Đức chủ yếu tăng cường sức mạnh và làm suy yếu đối thủ cạnh tranh. Trong quá khứ cũng có những vụ chuyển nhượng đình đám như vậy, mùa giải 1983-1984 câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach đã suýt chút nữa giành được chiếc đĩa bạc thứ 6 trong lịch sử, người dẫn dắt lối chơi khi ấy là tiền vệ 23 tuổi, Lothar Matthäus. Trước trận chung kết cúp quốc gia năm ấy với chính Bayern, các CĐV của M'gladbach đã nhận một tin sốc rằng Matthäus sẽ chuyển sang chơi bóng tại München với mức giá kỷ lục khi đó 2,5 triệu D-mark. Sự việc càng trở nên phức tạp khi Bayern giành được cúp quốc gia sau loạt luân lưu khi mà chính Matthäus là người đá hỏng.
Vài năm sau, Stefan Effenberg tiếp tục là một trường hợp nữa mà Bayern München rút ruột từ M'gladbach. Đáng chú ý, CLB xứ Bavaria đã có tới 2 lần kéo tiền vệ này khỏi M'gladbach, đây được xem là một thương vụ chuyển nhượng kỳ lạ. Lần đầu tiên là vào năm 1990, nhưng khi ấy Effenberg lại không thành công tại München như dự kiến, 2 năm sau anh rời đầu quân cho Fiorentina. Sau đó chính M'gladbach là đội bóng đã đưa ngôi sao đầy cá tính này trở lại nước Đức vào năm 1994. Ở đội bóng cũ, Effenberg đã tỏa sáng rực rỡ. Để rồi nhờ tài thương thuyết của Karl-Heinz Rummenigge, tiền vệ này đã bất ngờ đồng ý gia nhập Bayern München lần thứ 2 trong sự nghiệp và sau đó Effenberg trở thành một trong số những đội trưởng vĩ đại của CLB xứ Bavaria.
Huyền thoại Oliver Kahn cũng là một "tác phẩm" chuyển nhượng của câu lạc bộ. Với màn trình diễn xuất sắc của Oliver Kahn trong màu áo Karlsruhe ở mùa bóng 1993-1994 đã khiến BLĐ Bayern München chi tới 4,6 triệu D-mark (kỷ lục với 1 thủ môn ở thời điểm bấy giờ) để đưa anh này về sân Olympic. Ở môi trường mới, Kahn bước vươn lên trở thành một trong những thủ môn xuất sắc và vĩ đại nhất trong làng bóng đá thế giới.Đầu những năm 2000, Bayer Leverkusen nổi lên như là một đối thủ đáng gờm của Bayern tại giải Bundesliga, họ còn lọt vào đến trận chung kết Champions League mùa 2001-2002. Thành công của Leverkusen chẳng kéo dài được lâu, khi Bayern München mạnh tay đổ tiền ra để chiêu mộ các ngôi sao của đối thủ này. Ở mùa Hè năm 2002, Bayern München đã chiêu mộ thành công 2 linh hồn ở tuyến giữa của Leverkusen là Michael Ballack và Zé Roberto. Hai năm sau đó, họ mua nốt hậu vệ Lúcio từ Bayer Leverkusen. Dĩ nhiên, trong khi bộ ba này đều trở thành những trụ cột của Bayern München, thì Leverkusen đã suy yếu rõ rệt.
Từ năm 2004-2007, câu lạc bộ Werder Bremen trở thành đối thủ cạnh tranh chức vô địch Bundesliga cùng với Hùm Xám. Mùa giải 2004-05 họ xếp vị trí thứ 3, mùa giải 2005-06 về nhì khi xếp sau chính Bayern với 5 điểm ít hơn, và mùa giải 2006-07, thậm chí Werder Bremen còn xếp trên Bayern München với vị trí thứ 3 chung cuộc, trong khi Bayern là vị trí thứ 4. Thành tích trong ba mùa giải ấy có sự đóng góp lớn của trung phong đội tuyển Đức, tiền đạo Miroslav Klose, cầu thủ sở hữu danh hiệu Chiếc giày vàng World Cup 2006 đồng thời cũng là Vua phá lưới Bundesliga năm 2006 với 25 bàn thắng. Với hiệu suất ghi bàn đáng kinh ngạc, Miroslav Klose đã lọt vào mắt xanh của Hùm Xám xứ Bavaria. Vào năm 2007, Bayern München đã quyết định chi ra số tiền 15 triệu euro giải phóng hợp đồng, đem Vua phá lưới World Cup 2006 về sân Allianz Arena.
Giai đoạn 2010 đến nay, Borussia Dortmund nổi lên như một ứng cử viên cạnh tranh chức vô địch với đội bóng xứ Bavaria. Sau hai mùa giải liên tiếp phải xếp sau đội bóng vàng đen thì vào năm 2013, ngay trước thềm trận Chung kết UEFA Champions League với chính Dortmund, ngay khi nhìn thấy khe hở trong bản hợp đồng, Bayern München đã gây sốc khi bỏ ra 37 triệu euro, số tiền đủ để giải phóng hợp đồng để lấy đi ngôi sao tuyến giữa hay nhất Dortmund lúc đó, tiền vệ Mario Götze. Đây là một thương vụ giống hết như thương vụ của Lothar Matthäus. Ảnh hưởng của Bayern lại tiếp tục đến với Dortmund khi mùa hè 1 năm sau đó, tiền đạo Robert Lewandowski đã quyết định không gia hạn hợp đồng với đội bóng vùng Ruhr, và sau đó Bayern München đã nhanh chóng ký hợp đồng và sở hữu tiền đạo ghi bàn xuất sắc Bundesliga mà chẳng tốn một xu nào. Không dừng lại ở đó, sau trận chung kết Cúp bóng đá Đức năm 2016, ban lãnh đạo Bayern München đã thông báo họ đã có được sự phục vụ của trung vệ đội trưởng bên phía Dortmund, Mats Hummels với mức phí chuyển nhượng 38 triệu euro, cao thứ 2 trong lịch sử CLB. Như vậy trong vòng 2 năm, Bayern München đã sở hữu đến 3 ngôi sao đã từng giúp Dortmund lên ngôi vô địch vào năm 2011 và 2012.
Vào tháng 1 năm 2017, trang chủ của Bayern Munich đã chính thức đăng thông báo rằng đội bóng xứ Bavaria đã có 2 tân binh cho mùa giải tiếp theo. Đó là Niklas Süle và Sebastian Rudy của Hoffenheim. Đây có thể xem là một thương vụ hút máu kép khi cả hai cầu thủ này hiện đang là nhân tố quan trọng giúp Hoffenheim thi đấu thăng hoa và lọt vào Top 4 của Bundesliga mùa giải 2016-17. Bayern Munich đã trả 20 triệu euro và lấy đi Niklas Süle vốn trụ cột của hàng thủ Hoffenheim và cầu thủ mang băng đội trưởng của họ, Sebastian Rudy.
Hiện nay, Bayern vẫn đang thống trị bóng đá Đức, thành phần nóng cốt của họ cũng từng là trụ cột của những đối thủ cạnh tranh ở Bundesliga như thủ thành Manuel Neuer từ Schalke 04, 3 cầu thủ Mario Götze, Mats Hummels và Robert Lewandowski đến từ Dortmund. Gần đây, một đối thủ cạnh tranh khác mới nổi ở Bundesliga, RB Leipzig, sau khi về nhì ở Bundesliga 2020-21 cũng đã để mất 2 trụ cột là Marcel Sabitzer, Dayot Upamecano và cả HLV Julian Nagelsmann vào tay Hùm xám Bavaria.
Mua sắm thông minh và giải quyết nhanh gọn.
Ngoài những thương vụ hút máu các câu lạc bộ cạnh tranh tại Bundesliga, Bayern Munich còn nổi tiếng với chính sách chuyển nhượng thông minh khác đối với những câu lạc bộ nước ngoài. Có thể kể đến thương vụ gần nhất là vụ sở hữu tiền vệ đa năng người Colombia, James Rodríguez. Mặc cho các câu lạc bộ đến từ nước Anh như Chelsea, Manchester United, Liverpool hay gã nhà giàu nước Pháp là Paris Saint-Germain lần lướt chào đón, nhưng James Rodríguez bất ngờ kí hợp đồng với Bayern. Điều đáng nói ở đây là trong khi các đội bóng tên tuổi trên sẵn sàng bỏ ra đến 75 triệu euro theo bên phía Real Madrid yêu cầu, tuy nhiên Bayern lại là đội dành chiến thắng khi thuyết phục được đội bóng Tây Ban Nha để cầu thủ của mình gia nhập đội bóng cùng bản hợp đồng cho mượn 2 năm với mức phí 10 triệu euro và điều khoản mua đứt trị giá 35,2 triệu euro. Trong trường hợp Bayern quyết định mua đứt sau 2 năm được cho mượn, thì tổng chi phí cho vụ sở hữu James chỉ là 45,2 triệu euro, một con số khá thấp so với lời đề nghị của các đội bóng nói trên. Không chỉ trong vấn đề chiến lược, vụ mua James Rodríguez còn mang lại cho Bayern nhiều giá trị thương mại. Số lượng áo đấu của James trong năm 2016 đã được bán ra là 1,2 triệu chiếc, nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau tiền đạo Lionel Messi và vượt hơn cả Cristiano Ronaldo. Và ngay sau khi ký hợp đồng chỉ một ngày, số lượng áo đấu của Bayern Munich có in tên anh cùng số áo 11 tại các fanshop của câu lạc bộ đã được bán hết. Ngoài ra lượng follow tài khoản Twitter của James là 12,7 triệu, trong khi Bayern chỉ là 3,7 triệu người. Khi cầu thủ tài hoa người Colombia này khoác lên mình chiếc áo đỏ của đội bóng, Bayern chắc chắn sẽ thu hút được thêm nhiều người hâm mộ trên thế giới, nhất là tại Colombia, quê nhà của tiền vệ này.
Vụ mua tiền vệ James Rodriguez cũng là một trong những phong cách chuyển nhượng của Bayern. Không ồn ào kéo dài hàng tháng, và luôn tạo ra sự bất ngờ cho người hâm mộ và nếu cầu thủ đó thực sự cần thiết để lấp đầy điểm yếu, câu lạc bộ xứ Bavaria sẽ đáp ứng ngay mức phí chuyển nhượng như yêu cầu của bên bán mà chẳng thèm đàm phán để thống nhất giá chuyện nhượng có lợi cho bên mình. Việc mua James Rodriguez trước đó cũng vậy, danh sách các câu lạc bộ theo đuổi mạnh mẽ nhất chưa hề có tên câu lạc bộ đến từ Munich. Và Bayern một lần nữa cho thấy phong cách chuyển nhượng chớp nhoáng của họ. James Rodríguez được cho là sẽ gia nhập Manchester United bởi câu lạc bộ nước Anh đã theo đuổi tiền vệ này suốt cả mùa hè và trong khi đó tin đồn James sang Đức chỉ mới xuất hiện, nhưng cuối cùng sau đó Bayern đã sở hữu tiền vệ này. Nhắc đến vụ chuyển nhượng nhanh gọn của Bayern Munich trước các đại gia, người ta lại nhắc đến ngay việc Bayern đã 2 lần cướp trắng trợn cầu thủ trước mũi Manchester United mà tưởng chừng như họ sắp chuyển nhượng thành công. Mùa Hè 2013, đội chủ sân Old Trafford, Manchester United đã tiến rất gần đến việc sở hữu Thiago Alcântara. Nhiều thông tin khi đó khẳng định rằng, Barcelona và Thiago đều đã đồng ý tất cả các điều khoản chuyển nhượng của Man United. Thế nhưng, Bayern đã nhảy vào trong những phút cuối. Bayern còn chẳng thèm mặc cả cái giá Barca đưa ra, cộng thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa huấn luyện viên khi ấy của Bayern là Pep Guardiola và Thiago, họ đã mang cầu thủ người Tây Ban Nha về sân Allianz Arena trong sự cay đắng của đội bóng nước Anh. Ba năm sau, vào mùa hè 2016, Bayern lại một lần nữa khiến Manchester United mất đi một món hàng quý giá. Khi mùa giải còn chưa kết thúc, họ bất ngờ công bố bản hợp đồng với tài năng trẻ Renato Sanches từ Benfica. Điều đáng nói, cái tên Sanches đã được liên kết với đội bóng Manchester kể từ kì chuyển nhượng mùa Đông năm đó. Thế nhưng kết cuộc cuối cùng Bayern lại là đội bóng sở hữu tiền vệ người Bồ Đào Nha.
Top 10 vụ "hút máu" đình đám của Bayern tại Bundesliga
Thống kê.
Chữ đậm chỉ cầu thủ hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ.
Thành tích.
Bayern là câu lạc bộ giàu thành tích nhất trong lịch sử bóng đá Đức khi họ đã giành được nhiều chức vô địch quốc gia và cúp quốc gia nhất. Họ cũng là đội bóng Đức thành công nhất ở đấu trường quốc tế với 14 chức vô địch. Bayern là một trong năm câu lạc bộ vô địch cả ba giải đấu châu Âu lớn, đồng thời cũng là câu lạc bộ vô địch Cúp C1 châu Âu ba lần liên tiếp (1974–76), giúp họ được quyền mang mác áo của đội nhiều lần giành chức vô địch trong các trận đấu Champions League.
Cú ăn ba.
Bayern Munich đã hoàn thành tất cả các cú ăn ba có sẵn (cú ăn ba theo mùa, cú ăn ba trong nước và cú ăn ba châu Âu).
Cú ăn sáu.
Trong mỗi năm dương lịch, Bayern Munich chỉ có 6 chiếc cúp dành cho họ. Một bộ sáu bao gồm việc giành chiến thắng cả 6 giải đấu mà Bayern đã đạt được vào năm 2020. Thành tích hiếm có này bao gồm việc giành cú ăn ba Lục địa trong một mùa giải, sau đó là vô địch ba giải đấu bổ sung mà cú ăn ba này giúp câu lạc bộ có quyền tham dự mùa sau.
Mùa giải 2019-2020
Mùa giải 2020-2021
Các cầu thủ.
Các cựu cầu thủ đáng chú ý.
Trong trận đấu chia tay của mình, Oliver Kahn đã được chọn là đội trưởng danh dự của Bayern München. Những cầu thủ có tên dưới đây được chọn vào Sảnh danh vọng của Bayern München.
1930s
1970s:
1980s:
1990s:
2000s:
2010s:
Thành viên nổi bật.
Phòng danh dự.
"Phòng danh dự" ("Hall of fame") hiện ghi danh 18 thành viên nổi bật trong lịch sử câu lạc bộ.
Đội trưởng.
Dưới đây là danh sách các đội trưởng của Bayern München kể tử năm 1965:
Cầu thủ vô địch thế giới.
Đã có 24 cầu thủ từng vô địch thế giới trong thời gian khoác áo Bayern München, trừ Bixente Lizarazu và Corentin Tolisso (vô địch thế giới cùng đội tuyển Pháp), Jorginho (vô địch thế giới cùng Brasil), các cầu thủ còn lại đều vô địch thế giới khi khoác áo đội tuyển Đức:
Cầu thủ vô địch châu Âu.
Đã có 17 cầu thủ từng vô địch châu Âu trong thời gian khoác áo Bayern München, ngoài Bixente Lizarazu (vô địch châu Âu cùng tuyển Pháp), Brian Laudrup (vô địch châu Âu cùng tuyển Đan Mạch) và Renato Sanches (vô địch châu Âu cùng tuyển Bồ Đào Nha), các cầu thủ còn lại đều vô địch châu Âu cùng đội tuyển Đức:
Quả bóng vàng châu Âu.
Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng châu Âu khi đang chơi cho Bayern München:
Chiếc giày vàng châu Âu.
Cầu thủ đoạt giải Chiếc giày vàng châu Âu khi đang chơi cho Bayern München:
Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS.
Cầu thủ đoạt giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS khi đang chơi cho Bayern München:
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA.
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA khi đang chơi cho Bayern München:
Thủ môn xuất sắc nhất năm của UEFA.
Cầu thủ đoạt giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của UEFA khi đang chơi cho Bayern München:
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức.
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức khi đang chơi cho Bayern München:
Lãnh đạo.
Dưới đây là danh sách các huấn luyện viên của Bayern kể từ ngày đội tham dự Bundesliga. và danh sách chủ tịch câu lạc bộ kể từ ngày thành lập: |
6,960 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6960 | Ngũ kinh | Ngũ Kinh (五經 "Wǔjīng") là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
Ngoài ra còn có "Kinh Nhạc" do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh. |
6,961 | 692475 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6961 | Ba mùa | Ba mùa là một bộ phim của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi được quay tại Việt Nam. Phim được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 49 năm 1999. Bên cạnh đó, phim còn được chọn để tranh tài ở hạng mục Phim quốc tế hay nhất tại giải Oscar lần thứ 72 nhưng không vào danh sách đề cử cuối cùng của Viện Hàn Lâm Mỹ.
Nội dung.
Bộ phim miêu tả một vài nét văn hóa Việt Nam trong thời hiện tại đang dần chịu ảnh hưởng phương Tây. Bối cảnh của phim là Thành phố Hồ Chí Minh nơi những nhân vật chính đương đầu với các tác động đan xen nhiều chiều từ nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đó là mảnh đời của một anh đạp xích lô đem lòng yêu một cô gái làng chơi, một cô thôn nữ mến thương một ông thầy giáo già mắc bệnh cùi, một em bé lai vật lộn với cuộc sống vỉa hè, và một anh cựu binh Mỹ đi tìm lại đứa con rơi. Những sinh linh nhỏ nhoi, trong khung cảnh Sài Gòn ngày nay, với những ước mơ, những vui buồn, những xúc động của mỗi người, nhịp theo ba mùa: nắng, mưa và hy vọng.
Giải thưởng.
Phim được nhận một số giải thưởng và đề cử, đặc biệt là cả ba giải khán giả (Audience Award), giám khảo (Grand Jury Prize) và quay phim (Cinematography Award) tại Liên hoan Phim Sundance trong năm 1999, trở thành bộ phim đầu tiên trong lịch sử chiến thắng cả giải giám khảo bình chọn và khán giả bình chọn tại LHP Sundance. Phim giành chiến thắng Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Giải Satellite năm 2000, giải Phim đầu tay xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Portland năm 1999 và giải Quay phim xuất sắc nhất tại Giải Tinh thần độc lập năm 2000. |
6,988 | 692475 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6988 | Đại Việt sử ký | Đại Việt sử ký (chữ Hán: 大越史記) là "bộ quốc sử đầu tiên" của nước Việt Nam do Lê Văn Hưu (đời Trần) soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử nay không còn nữa và được các học giả cho rằng đã bị đem về Trung Quốc vào thời thuộc Minh, nhưng Ngô Sĩ Liên vào thời Lê đã tham khảo để soạn ra bộ "Đại Việt sử ký toàn thư", trong đó có trích một số lời bình của Lê Văn Hưu đối với các nhân vật.
Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thánh Tông, được ban thưởng rất hậu.
Quá trình biên soạn.
Lê Văn Hưu là một học giả nổi tiếng thời Trần, dưới thời Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông từng giữ các chức vụ Kiểm pháp quan, Binh bộ thượng thư, rồi thăng lên Hàn lâm viện học sĩ, Quốc sử viện giám tu. Lê Văn Hưu theo lệnh vua Trần Thái Tông biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Trần mang tên "Đại Việt sử ký." Bộ sách này bao gồm 30 quyển được hoàn thành và dâng lên vua Trần Thánh Tông vào tháng 1 năm 1272 và được vua Thánh Tông hết sức khen ngợi. Lê Tắc trong "An Nam chí lược" cho rằng "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu được biên soạn dựa trên cơ sở bộ "Việt chí" (越志) của Trần Phổ được viết dưới thời Trần Thái Tông.
Dưới thời thuộc Minh, nhiều cuốn sách có giá trị của Đại Việt đã bị nhà Minh tịch thu mang về Trung Quốc , trong đó có "Đại Việt sử ký" nên tác phẩm này về sau bị thất truyền. Tuy nhiên, nội dung của "Đại Việt sử ký" cùng các lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện lịch sử đã được nhà sử học Phan Phu Tiên ghi lại và dùng làm tư liệu biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Lê dưới triều vua Lê Nhân Tông vào năm 1455. Bộ "Đại Việt sử ký" mới của Phan Phu Tiên bổ sung giai đoạn lịch sử từ năm 1223 khi Trần Thái Tông lên ngôi đến năm 1427 khi quân Minh rút về nước sau chiến thắng của Lê Lợi. Bộ sử của Phan Phu Tiên bao gồm 10 quyển với tên gọi "Đại Việt sử ký tục biên" (大越史記續編) hay "Quốc sử biên lục". Sau đó, nhà sử học Ngô Sĩ Liên dựa trên các tác phẩm của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên để biên soạn bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" bao gồm 15 quyển được hoàn thành năm 1479.
"Đại Việt sử lược", bộ sách còn sót lại của Việt Nam trong thời thuộc Minh cũng được xem là một phần còn lại của bộ "Đại Việt sử ký."
Nội dung.
Do bản gốc của "Đại Việt sử ký" được sử dụng trong các tác phẩm của Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên, nên rất khó phân biệt phần do Lê Văn Hưu viết và phần do người khác viết. Chúng ta chỉ biết rằng Lê Văn Hưu đã chọn thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt (南越) của Triệu Đà vào năm 207 TCN làm điểm khởi đầu cho lịch sử Việt Nam và kết thúc tác phẩm vào thời Lý Chiêu Hoàng (1224–1225). Nội dung ban đầu của "Đại Việt sử ký" chỉ tồn tại dưới hình thức 30 lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện và nhân vật lịch sử được ghi lại trong "Đại Việt sử ký toàn thư":
Quan điểm lịch sử.
Được xem là bộ quốc sử đầy đủ đầu tiên của Việt Nam, "Đại Việt sử ký" được Lê Văn Hưu biên soạn theo hình thức của "Tư trị thông giám" (資治通鑑) của Tư Mã Quang. Trong thời gian biên soạn, Lê Văn Hưu đã có cơ hội chứng kiến một trong những sự kiện chủ yếu trong thời Trần là cuộc kháng chiến của Đại Việt chống quân Nguyên lần thứ nhất năm 1258 cũng như các mối đe dọa liên tục từ nhà Nguyên sau đó. Vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã ra lệnh cho Lê Văn Hưu biên soạn quốc sử để nhà Trần có thể học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ của Đại Việt trong việc cai trị và củng cố nền độc lập của đất nước trước các triều đại Trung Quốc.
Mục đích trên của các vua nhà Trần và Lê Văn Hưu đã giải thích lý do vì sao "Đại Việt sử ký" chọn thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt của Triệu Đà vào năm 207 TCN làm thời điểm khởi đầu của lịch sử Việt Nam, một quan điểm bị các nhà sử học Việt Nam sau này như Ngô Thì Sĩ ở thế kỷ 18 và các nhà sử học hiện đại phê phán vì các vua Nam Việt đều là người Hán. Căn cứ vào nền độc lập của Nam Việt trong thời Hán, Lê Văn Hưu coi Triệu Đà là người đầu tiên và là một điển hình tốt trong số các vua Việt Nam biết quan tâm đến nền độc lập của đất nước. Một ví dụ khác cho thấy Lê Văn Hưu quan tâm đến sự bình đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc là lời bình luận của ông về sự kiện Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế năm 968, trong đó Lê Văn Hưu coi Đinh Tiên Hoàng là "bực thánh triết tiếp nối chính thống của Triệu Vương", tức là coi Đinh Tiên Hoàng là người kế thừa Triệu Đà trong công cuộc giành lại độc lập cho Việt Nam trong khi thực sự người đó là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đánh dấu chấm dứt nền thống trị của các triều đại phương bắc ở Việt Nam. Theo Lê Văn Hưu, người có đóng góp quan trọng trong việc khôi phục nền độc lập của Việt Nam từ tay Trung Quốc là Đinh Tiên Hoàng chứ không phải là Ngô Quyền, bởi vì Ngô Quyền chỉ xưng vương trong khi Đinh Tiên Hoàng xưng đế và coi mình ngang hàng với các hoàng đế nhà Tống.
Do Lê Văn Hưu rất coi trọng nền độc lập của Việt Nam nên ông thường có những nhận xét tiêu cực về các nhân vật lịch sử mà ông cho là phải chịu trách nhiệm nhiều hay ít về việc để mất nước vào tay phương bắc như trường hợp Thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu nước Nam Việt hay vua Lý Nam Đế. Trong khi quan điểm hiện đại ca ngợi Lý Nam Đế là một anh hùng dân tộc của Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa chống sự đô hộ của nhà Lương thì Lê Văn Hưu lại chỉ trích tài năng của Lý Nam Đế vì ông bị Trần Bá Tiên đánh bại và Việt Nam lại mất độc lập một lần nữa. Tuy nhiên, Lê Văn Hưu đã dành những lời ca ngợi tốt đẹp nhất cho Hai Bà Trưng, những người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nhà Hán và cuối cùng thất bại dưới tay Mã Viện vào năm 42. Trong lời bình luận của Lê Văn Hưu, đàn ông Việt Nam thật đáng xấu hổ khi chỉ biết cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc trong khi Trưng Trắc, Trưng Nhị chỉ là đàn bà mà đấu tranh anh dũng cho độc lập của đất nước. Đối với những người Hán sang cai trị Việt Nam, Lê Văn Hưu đã có những nhận xét tích cực dành cho những người có đóng góp cho sự ổn định của đất nước, như việc ông trân trọng gọi thái thú Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương, người đã giữ vững nền tự chủ của Việt Nam thoát khỏi sự cai trị trực tiếp của nhà Ngô trong một thời gian dài.
Bên cạnh sự quan tâm đến nền độc lập của đất nước, Lê Văn Hưu cũng đặc biệt coi trọng khả năng trị vì đất nước của các vua Việt Nam từ Ngô Quyền đến Lý Anh Tông với các lời bình luận mang quan điểm Nho giáo. Lê Văn Hưu phê phán Lý Thái Tổ xây dựng quá nhiều chùa chiền thay vì phải tiết kiệm các nguồn lực cho đất nước và nhân dân. Việc Lý Thần Tông tôn Sùng Hiền hầu làm Thái thượng hoàng vào năm 1129 bị Lê Văn Hưu phê phán là "hóa ra hai gốc" và cho rằng Thần Tông nên tôn Lý Nhân Tông làm Thái thượng hoàng thay vì tôn cha đẻ của mình. Tuy nhiên, quan điểm của Lê Văn Hưu ít tính chất Nho giáo hơn nhiều so với Ngô Sĩ Liên trong "Đại Việt sử ký toàn thư", trong đó Ngô Sĩ Liên gần như hoàn toàn dựa trên quan điểm Nho giáo, sở dĩ như vậy vì mối quan tâm chủ yếu của Lê Văn Hưu luôn là nền độc lập và sự bình đẳng của Việt Nam trước nước láng giềng Trung Hoa ở phương bắc. Do đó bộ "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu được xem là tác phẩm cần thiết khẳng định nền tự chủ của Việt Nam. |
6,989 | 715442 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6989 | Quân đội nhà Lý | Quân đội nhà Lý là tổ chức quân đội của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, từ đầu thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 13. Hoạt động quân sự nhà Lý diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới. Lịch sử quân sự của đạo quân này nổi bật trong vai trò đánh bại quân Tống trong cuộc chiến tranh từ 1075 đến 1077, đánh bại nhiều cuộc tấn công từ Đế quốc Khmer, vương quốc Champa ở phía Tây và phía Nam
Tổ chức.
Quân đội của nhà Lý gồm có "cấm quân" đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của vua. Quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân (quân ở phủ, châu); ngoài ra còn có hương binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi. Những lần chinh phạt lớn, vua tự làm tướng hay cử các hoàng tử, thân vương làm nguyên soái chỉ huy. Lực lượng quân đội hùng hậu đó giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố nhà nước về mặt đối ngoại, đã lập nên nhiều chiến công rực rỡ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.
Đội quân chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng xung quanh kinh thành, gọi là "thiên tử binh"; mỗi đô 100 người, mỗi quân 2.000 người, cộng 20.000 người, đặt tên là Quảng Thành, Quang Vũ, Ngự Long, Phủng Nhật, Trừng Hải.
Năm 1059, đời vua Lý Thánh Tông, lại thêm sáu quân nữa. Cấm quân bấy giờ gồm có 16 quân, tổng cộng 32.000 người. Tên quân cũng đặt lại như sau: Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thông Điện, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp.
Tất cả cấm quân đều thích trên trán 3 chữ "Thiên Tử Quân". Đứng đầu các tướng phụ trách cấm quân là chức thiếu úy. Toán quân trực ở trước điện vua do "điện tiền đô chỉ huy sứ" chỉ huy. Các vệ thì có các cấp tướng như: Tả hữu kim ngô vệ tướng quân, Kim ngô độ lãnh binh sứ, Tả hữu vệ tướng quân, Đinh thắng thượng tướng quân, Đại tướng quân, Tướng quân.
Quân đội nhà Lý đã đạt đến một trình độ tổ chức và huấn luyện khá cao. Quân đội phiên chế thành các đơn vị: Quân, vệ và bao gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh. Trang bị quân đội, ngoài các loại vũ khí như giáo mác, cung nỏ, khiên v.v.. còn có thêm máy bắn đá.
Để huy động quân đội, nhà Lý ra quy định, các trai tráng từ 18 tuổi trở lên được biên tên vào cuốn sổ vàng, gọi là "hoàng nam", từ 20 tuổi trở lên gọi là "đại hoàng nam". Luật còn quy định cấm nuôi tư nô và những người đến tuổi hoàng nam; người che giấu đại hoàng nam sẽ bị trị tội. Trong thời bình, những người đăng lính vẫn được ở nhà cày bừa, mỗi tháng mới phải đi phiên một kỳ ngắn. Đó là chính sách "ngụ binh ư nông" (giữ quân lính ở nhà nông) vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy tới. Chỉ những người đủ sức khỏe thì đi luyện tập khi đến hạn, những người già yếu, tàn tật hay ốm yếu thì chỉ biên tên vào sổ, khi có việc mới gọi đến. Các chức chỉ huy quân đội có: Đô thống, Nguyên soái, Thống quản, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng. Con cháu nhà quan lại quý tộc cũng phải thành thạo cưỡi ngựa bắn cung. Vua cho xây trường bắn ở phía Nam Hoàng thành, gọi là xạ đình, thường xuyên cho diễn tập bắn, tập trận ở đó.
Học theo phép tổ chức quân sự của nhà Lý, Tri châu đất Hoạt của nhà Tống là Thái Duyên Khánh đã phỏng theo cách tổ chức này đối với quân đội do mình quản lý và được vua Tống khen ngợi.
Các chiến dịch quân sự.
Dẹp các dân tộc thiểu số.
Năm 1038, châu Quảng Nguyên (nay thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn) có Nùng Tồn Phúc làm loạn, tự xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là "Trường Sinh", đắp thành, luyện quân, không nộp cống cho nhà Lý nữa. Vì vấn đề thống nhất quốc gia và để ngừa trước không cho xảy ra tình trạng hùng cứ địa phương, nên năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh dẹp, bắt được Nùng Tồn Phúc đem về kinh xử tội. Vua xuống chiếu phủ dụ toàn dân:
Nùng Tồn Phúc bị bắt sống còn A Nùng (vợ Nùng Tồn Phúc) và con là Nùng Trí Cao chạy thoát. Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng với mẹ từ động Lôi Hỏa về châu Thảng Do (gần Quảng Nguyên) lập ra nước "Đại Lịch". Thái Tông cho quân đi đánh, bắt được Trí Cao đem về kinh. Nhưng vua nghĩ trước đã giết cha, nay thương tình không giết, tha cho về và phong cho làm Quảng Nguyên mục. Tình hình được tạm yên.
Năm 1044, Nùng Trí Cao về chầu vua Lý ở Thăng Long. Nhưng năm 1048, Nùng Trí Cao làm phản, chiếm động Vật Ác (tây bắc Cao Bằng). Vua sai quan thái úy Quách Thịnh Dật đem quân đi đánh nhưng không thắng được. Năm 1052, Nùng Trí Cao đem 5.000 quân đánh lấy Ung Châu, rồi chiếm hết vùng đất ở Quảng Đông, Quảng Tây, tự xưng là "Nhân Huệ Hoàng đế", đặt quốc hiệu "Đại Nam". Nhà Tống lo sợ. Vua Lý biết quân lực nhà Tống yếu, vờ xin đem quân sang giúp. Vua Tống đồng ý. Nhưng Địch Thanh là tướng có kinh nghiệm can đi. Vua Tống không nhờ quân nhà Lý nữa.
Năm 1053, Địch Thanh cầm quân đi đánh Trí Cao. Trí Cao chống cự không nổi, phải rút quân. Trí Cao cử Lương Châu đến triều đình Lý xin cứu viện, nhà Lý muốn nhân đó, kiềm chế cuộc tiến quân của nhà Tống, bèn cử chỉ huy sứ Vũ Nhị đem quân lên giúp. Nhưng quân Trí Cao vẫn không tiến thêm được bước nào. Thất bại liên tiếp, Trí Cao phải chạy sang nước Đại Lý, sau đó dẫn tộc thuộc và thuộc hạ di cư vào đất Chiêm Thành và sinh sống ở đó.
Đánh Chiêm Thành.
Năm 1011, sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua thì Chiêm Thành chịu cống, nhưng chỉ được ít năm. Hè năm 1043, lại còn cho quân tới quấy phá ở ven biển. Năm 1044, vua Thái Tông thân chinh vào Chiêm quốc, giết chúa Sạ Đẩu, bắt 30 con voi, 5000 dân và giết gần ba vạn người không kể số cung nhân, nhạc nữ đem về nước.
Thái Tông thấy, hạ lệnh cấm không được giết người Chiêm Thành, ai làm trái sẽ trị tội. Vua kéo quân vào kinh đô Trà Bàn (Vijaya), bắt cung nhân, nhạc nữ rất nhiều đem về cho vua. Từ đấy Chiêm Thành chịu thần phục nhà Lý cho đến những năm cuối thập niên 1060.
Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh Chiêm Thành. Quân sĩ gồm 5 vạn. Lý Thường Kiệt được chọn làm Đại tướng quân và đi tiên phong. Ba ngày sau, vua xuống thuyền xuất quân, giao quyền bính cho Nguyên phi Ỷ Lan và Thái sư Lý Đạo Thành. Quân Đại Việt đã vào lấy được Trà Bàn nhưng vua Chiêm Thành trốn thoát. Lý Thường Kiệt đem quân đuổi bắt vua Chiêm nhưng chưa bắt được. Sợ vắng mặt lâu, trong nước dân sự không yên, nên đưa một phần quân về nước. Về dọc đường, được tin Ỷ Lan coi nội trị giỏi, khiến nhân hòa hợp, cõi nước yên lặng. Vua tự nghĩ rằng: "kẻ kia là đàn bà, còn giỏi như thế, ta là đàn ông, há lại vụng về sao?" Rồi vua quay trở lại đánh và thắng.
Sau khi bắt được Chế Củ (Rudravarman 3), vua Lý đãi yến quần thần tại điện vua Chiêm.
Chế Củ xin dâng đất chuộc tội, vua Lý bằng lòng. Ba châu Bố Chính, Đại Lý, Ma Linh thuộc Chiêm Thành từ đó sáp nhập về Đại Việt. Nay là địa phận tỉnh Quảng Bình và phía Tây tỉnh Quảng Trị. Chế Củ được tha về nước.
Năm 1103, ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An), có Lý Giác làm phản. Lý Thường Kiệt đích thân đi dẹp giặc. Lý Giác thua, chạy sang Chiêm Thành, đem quốc vương là Chế Ma Na qua đánh lấy lại 3 châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính. Nhưng năm sau, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt vào đánh Chiêm Thành, Chế Ma Na thua xin hàng, trả lại 3 châu như cũ.
Chống đế quốc Khmer (Chân Lạp).
Thế kỷ 11 và thế kỷ 12 là thời kỳ rực rỡ và hùng mạnh nhất của Đế quốc Khmer. Vua Suryavarman II trị vì đã bành trướng và xâm lược hầu hết các tiểu quốc ở Đông Nam Á lục địa, lãnh thổ của đế chế phía Bắc vươn tới Luangprabang (Lào), phía Tây tới vương quốc Pagan (Myanmar), phía Nam tới Malaysia, phía Đông xâm chiếm miền bắc Champa năm 1145, sau khi xâm chiếm thành công bắc Champa vua Suryavarman II quyết định xâm lược Đại Việt với một đội quân hùng hậu 10 vạn người bao gồm cả quân Champa đã hàng tiến đánh ra khu vực Hà Tĩnh, tuy nhiên Suryavarman II gặp phải tướng nhà Lý là Tô Hiến Thành đánh bại. Liên quân Khmer-Champa đã bị đánh tan tại Hà Tĩnh, Suryavarman II chết tại trận. Cũng chính nhờ sự kiện này mà Champa đã đánh đuổi được người Khmer ra khỏi miền Bắc của họ vào năm 1150
Chống Tống.
Đánh phá đất Tống.
Để chuẩn bị chống Tống, trước mắt phải đánh Chiêm Thành, nhằm cảnh cáo nước này đã dựa vào nhà Tống, không những đã cắt đứt quan hệ với Đại Việt mà còn đem quân quấy phá vùng biên giới hai nước vào năm 1069 như đã nói ở trên.
Sau khi chinh phục Chiêm Thành, thanh thế Đại Việt rất lớn khiến nhà Tống phải kiêng nể. Năm 1068, khi Tống Thần Tông lên cầm quyền, triều đình nhà Tống lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Năm 1069, Vương An Thạch làm tể tướng, đề ra chính sách cải cách kinh tế, "...làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh." nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước Liêu – Tây Hạ ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ mở rộng biên cương xuống phía nam. Theo kế hoạch trên "nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, và các nước Liêu – Hạ sẽ phải kiêng nể".
Vương An Thạch thực hiện cải cách, nhưng khi đem ra thực hiện thì Tân pháp gặp phải rất nhiều sự chống đối trong nước, nhất là các tầng lớp quý tộc và quan lại và nho sĩ. Tháng 6 năm 1074, Vương An Thạch không làm được gì, xin từ chức. Nhưng tình hình càng phức tạp hơn. Tháng 3 năm 1075, Vương An Thạch lại được vua Tống triệu về chấp chính.
Đại Việt, từ lâu đã là mục tiêu của nhà Tống muốn chiếm. Theo Vương An Thạch là "đánh lấy nước yếu để dọa nước mạnh". Triều đình nhà Tống ra lệnh cho các tướng tá phòng thủ phía nam chuẩn bị lương thực, bắt lính, đóng chiến thuyền và tổ chức tập trận. Nhà Tống còn mua chuộc các thủ lĩnh bộ tộc thiểu số vùng biên giới, hòng làm suy giảm tiềm lực kháng chiến của Đại Việt.
Lý Thường Kiệt tâu vua Lý Nhân Tông gửi công hàm tới triều đình Tống đòi lại Nùng Thiện Mỹ và 700 bộ thuộc đã trốn sang đó; mặt khác ông tâu vua: "Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc".
Triều đình tán thành. Thế là cuộc chuẩn bị đánh Tống được thực hiện. Với một đội quân từ 6 tới 10 vạn người, chia làm hai đạo thủy và bộ, do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy, nhằm tiêu diệt các cứ điểm quân sự của Tống ở các trại biên giới, cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu.
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Đại Việt tấn công vào đất Tống. Trước khi ra quân, Lý Thường Kiệt tuyên bố:
(Bản dịch của Trần Văn Giáp, trích Thơ văn Lý Trần – tập 1).
Lý Thường Kiệt tập trung thủy quân ở Vĩnh An và bộ quân ở dọc biên thùy các châu: Quảng Nguyên, Môn, Quang Lang và Tô Mậu. Khí giới thì ngoài cung nỏ, trường thương, còn có tên tẩm thuốc độc và máy bắn đá, chiến thuyền và voi.
Đạo quân thuộc các bộ tộc thiểu số và một số đạo chính binh, do Tôn Đản chỉ huy, được lệnh xuất quân trước, chia thành nhiều ngả vượt biên giới tiến chiếm các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm Châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo.
Lý Thường Kiệt dẫn đại quân đi đường thủy, từ châu Vĩnh An (Móng Cái) tới Khâm Châu và Liêm Châu. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Đại Việt chiếm Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân. Ngày 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng mất. Tám nghìn quân Tống bị bắt làm phu khiêng vác. Chiếm xong Khâm Châu và Liêm Châu, Lý Thường Kiệt dùng chính sách "phủ dụ" để nêu danh nghĩa làm yên lòng dân Tống, ông sai yết bảng dọc đường kể tội quân Tống. Lời lộ bố nói rằng:
Khi được tin 2 châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất lo ngại, hoang mang. Ty kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Biện Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng còn xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu.
Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm Châu và Liêm Châu tiến lên phía bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân cùng hội lại tạo thành một sức tiến công bão táp và bất ngờ vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ; để chờ quân các châu và quân triều đình tới tiếp cứu. Cuộc chiến đấu ở thành Ung Châu, bởi thế, rất gay go, quyết liệt.
Ngày 11 tháng 2 năm 1076, Trương Thủ Tiết từ Quảng Châu đem quân tới cứu viện; bị chặn đánh ở ải Côn Lôn (phía bắc Ung Châu) cách Ung Châu 40 km. Quân Tống thua chạy, nhiều quân đầu hàng. Trương Thủ Tiết và nhiều tướng bị giết. Thành Ung Châu tiếp tục bị vây hãm. Quân Đại Việt dùng máy bắn đá nhằm bắn vào trong thành. Quân của Tô Giám có cung thần tí, bắn một phát được nhiều tên, giết nhiều quân và voi của Đại Việt. Lý Thường Kiệt ra lệnh cho quân chiếm thành. Nhưng thành cao và chắc, phải dùng vân thê (thang bắc truyền nối nhau) rất cao, leo lên thành, nhưng không tiến thêm được. Lại phải dùng kế đào đường hầm, chui vào thành, cũng không vào được. Sau dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành. Trong thành thiếu nước, không thể chữa cháy.
Sau 42 ngày công phá mà không phá được, cuối cùng phải dùng thổ công; lấy đất bỏ vào bị, xếp chồng lên nhau, thành bậc thềm để lên thành. Quân Lý nối tiếp nhau trèo lên, lọt vào trong thành. Đó là ngày 1 tháng 3 năm 1076.
Lý Thường Kiệt sai phá thành Ung Châu, lấy đá lấp sông để ngăn ngừa quân cứu viện của địch. Ông tiếp tục tiến lên phía bắc, lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, thấy Đại Việt kéo quân gần đến thành, bỏ thành chạy trốn.
Sau khi Ung Châu thất thủ. Mộng của Vương An Thạch tan tành như mấy khói. Dư luận xôn xao ở khắp nơi rất bất lợi cho Thạch. Các triều thần nhao nhao phản đối vì "ai cũng biết Thạch là chủ mưu và hoàn toàn phải chịu trách nhiệm". Tuy nhiên, Vương An Thạch vẫn tìm mọi cách để tự bào chữa: "Đáng lẽ, ta phải đánh khi Càn Đức (Lý Nhân Tông) mới lập. Bấy giờ, các khê động đều muốn nội phụ. Nếu lúc ấy ta muốn đánh Giao Chỉ, thì chỉ cần hai vạn tinh binh, chọn năm, sáu tướng vừa vừa, là có thể làm xong chuyện." Thạch còn nói thêm: Tôi, khi trước thấy Giao Chỉ đánh Ung Châu chưa hạ được, trong nước chúng bỏ hoang; nên tính có thể hành động chóng mà đánh úp ở hậu phương nó. Làm như thế, thì ta không cần đánh quân nó đương cướp ở nước ta, mà chúng cũng bị tan. Sau khi Ung Châu mất, sự đánh úp chúng không thể bàn đến nữa".
Cuộc hành quân thần tốc của Lý Thường Kiệt nhằm đánh phủ đầu vào đất Tống – trước khi Tống định đánh chiếm Đại Việt – đã làm đảo lộn kế hoạch của nhà Tống, khiến họ phải chùn bước; đang từ thế chủ động rơi vào thế thụ động; vì thế cuộc đánh phục thù và có ý đồ xâm lăng nước Đại Việt của Tống đành phải lùi lại một thời gian nữa mới có thể thực hiện. Vương An Thạch không kịp chờ kết quả của cuộc phát binh trả thù mà mình đã chủ mưu. Tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch phải từ chức.
Đánh Tống trên đất Đại Việt.
Khi mục tiêu của cuộc "hành quân" đã đạt được, Lý Thường Kiệt ra lệnh cho toàn bộ quân sĩ nhanh chóng rút về nước, chuẩn bị cuộc kháng chiến mới, chống Tống sắp sửa kéo xuống xâm lăng.
Ngày 9 tháng 3 năm 1076, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân sang đánh Đại Việt.
Với một đạo quân hùng hậu hơn 10 vạn người, do chính tướng từng có kinh nghiệm chiến đấu chống quân Liêu – Hạ từ phía bắc xuống, đặt dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ.
Đại quân Tống kéo xuống, tập trung tại Ung Châu, chia ra đóng ở các thành, trại, dọc theo biên giới. Cuối tháng 8 năm 1076, những cánh quân Tống đã đột nhập vào đất Đại Việt, do Thẩm Khởi cầm đầu, đánh chiếm châu Vĩnh An. Tháng 10, Yên Đạt đánh vào châu Quảng Nguyên, một vị trí chiến lược.
Lưu Kỷ đốc thúc 5.000 quân cự chiến, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1077, Quảng Nguyên bị mất. Ngày 8 tháng 1 năm 1077, Quách Quỳ dẫn đại quân từ Tư Minh, Bằng Tường theo đường qua ải Nam Quan đánh vào ải Quyết Lý, bị quân do phò mã Thân Cảnh Long chỉ huy chặn lại ở đây. Quân Tống không thể tiến, Quỳ sai cung thủ lấy nỏ bắn vào voi. Voi sợ, quay chạy, xéo lên quân Lý. Quân Lý tan vỡ, Quyết Lý mất. Ở mặt tây, Khúc Trân rời Quảng Nguyên, tiến quân sang đông nam đánh Môn Châu. Ở mặt đông, quân Tống từ các Lộc Châu, Tư Lang tiến vào Tô Mậu. Quân Tống đóng trên một tuyến dài khoảng 30 km từ bến đò Như Nguyệt đến gần núi Nham Biền.
Bờ nam là quân Đại Việt trấn ngự. Dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu) trở thành chiến tuyến thiêng liêng mà Lý Thường Kiệt đã chọn làm nơi phòng ngự cuối cùng nhằm chặn đứng cuộc tiến công của địch vượt sông, chiếm lấy kinh đô Thăng Long. Ông đã sai đắp đê nam ngạn cao như một bức thành đất. Ngoài đê, đóng cọc tre mấy từng lớp để làm giậu. Quân Đại Việt đóng dọc theo sau lũy tre dài gần 100 km, sẵn sàng đón đánh, nếu quân Tống muốn qua sông. Đại bản doanh Đại Việt đóng ở Thiên Đức và Thăng Long. Còn thủy quân chia làm hai ngả: một do Lý Kế Nguyên đốc suất, giữ sông Đông Kênh (Vân Đồn), để chặn thủy quân Tống không để lọt vào nội địa; một, đóng ở Lục Đầu vùng Vạn Xuân để tùy cơ ứng biến.
Phòng tuyến của Đại Việt rất kiên cố, quân Tống không có thuyền để qua sông. Thủy quân không thể tới. Quân Tống bị chặn đứng ở bên kia sông Cầu. Quách Quỳ sai bắc cầu phao, đóng bè lớn, mỗi lần, chở được 500 quân sang sông, hết lớp này đến lớp khác, rầm rộ tiến công vào tuyến phòng thủ. Quân Đại Việt từ trên bờ cao đánh xuống quân Tống, phần bị chết, phần xin hàng, đạo quân đã qua sông hoàn toàn tan rã. Đã hai lần quân Tống vượt sông thì cả hai lần đều thất bại nặng nề, có dạo quân đến gần kinh thành Thăng Long nhưng bị chặn đứng tại phòng tuyến Kinh Bắc và bị đánh bật về.
Quách Quỳ chán nản, thất vọng, không dám nghĩ đến việc vượt sông nữa, và ra lệnh: "Ai bàn đánh sẽ bị chém". Hơn một tháng bị lún chân ở bờ bắc sông Như Nguyệt, quân Tống rơi vào tình trạng bi đát: lương thực ngày một vơi dần, đường tiếp vận quá xa xôi, phu phen thiếu thốn, lại bị chặn bít kín các ngả, không thể nào chuyển được lương thực tới nơi. Sau lưng, những toán quân nhỏ của Đại Việt vẫn không ngừng hoạt động quấy phá. Ngoài ra, thời tiết đang chuyển dần sang nóng nực – sức nóng dữ dội của mùa hè – không thích hợp với quân Tống. Số quân lính và phu vận chuyển mệt mỏi, chết dần chết mòn mất quá nửa, số còn lại cũng ốm đau. Lương ăn của 9 đạo quân đã cạn.
Thời cơ và hoàn cảnh rất thuận lợi để chuyển sang thế phản công. Hai hoàng tử Hoàng Châu và Chiêu Văn, theo kế hoạch đã vạch sẵn, dẫn 500 chiến thuyền, đổ bộ vài vạn quân đánh vào trận tuyến địch ở vùng sông Kháo Túc (đoạn sông Cầu gần núi Nham Biền) để nhử địch về hướng này, rồi kéo quân xuống thuyền trở về căn cứ, cuộc phục kích nhử địch thành công nhưng hai Hoàng tử bị trúng tên hi sinh. Một đêm không trăng sao, đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy, mở cuộc phản công bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Quân Tống đại bại.
Sau cuộc thắng trận ở sông Như Nguyệt và khi đã nắm vững tình hình một cách chủ động, triều đình nhà Lý, thấy đã đến lúc đứng ra đặt vấn đề điều đình để gỡ thế kẹt cho địch, đồng thời nhằm chấm dứt chiến tranh: "Không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu, xã tắc".
Công việc thương lượng được tiến hành gấp. Quách Quỳ đang ở trong thế bí, vội vã nhận "giảng hoà", rút quân về nước. Tháng 3 năm 1077, Quách Quỳ ra lệnh rút quân. Quân Tống rút đến đâu, quân Đại Việt theo đến đó và thu hồi đất đai bị chiếm đóng ở các châu: Quang Lang, Môn, Tô Mậu, Tư Lang một cách nhanh chóng, dễ dàng. Riêng châu Quảng Nguyên, nơi sản xuất nhiều khoáng sản quý, nhà Tống toan tính chiếm làm thuộc địa. Nhưng Đại Việt nhất quyết đòi. Cho mãi đến tháng 11 năm 1079, vua Tống phải trả lại châu Quảng Nguyên.
Cuộc chiến tranh xâm lăng do nhà Tống phát động với chủ ý thôn tính Đại Việt đã thất bại, làm hao tổn nhân mạng, vật lực, tài sản. Sau khi rút quân về nước, kiểm điểm lại: "Lúc ra đi quân có 10 vạn, phu có 20 vạn, và 1 vạn con ngựa. Lúc trở về chỉ còn 23.400 người và 3.174 con ngựa. Phí tổn hết 5.190.000 lượng vàng", còn Toàn thư chép: "Khi quân ta đánh chiếm thành Ung Châu, giết hết 58.000 người. Cộng với số người chết ở các châu Khâm – Liêm lên đấn 10 vạn. Đấy là chưa kể số người bị quân ta bắt sống ở 3 châu ấy đem về" |
6,994 | 68598765 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6994 | Cửu khiếu | Cửu khiếu (nghĩa là chín lỗ) hay Chín vía (hoặc Chín phách) là phần thể xác liên quan đến phụ nữ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam vốn là văn hóa truyền miệng nên thường có nhiều dị bản và gây khó hiểu. Sau đây là một số cách giải thích chi tiết hơn về cửu khiếu. |
6,996 | 843044 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=6996 | Thất khiếu | Thất khiếu (nghĩa là bảy lỗ) hay Bảy vía (hoặc Bảy phách) là phần thể xác liên quan đến đàn ông trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam vốn truyền miệng nên thường có nhiều dị bản và gây khó hiểu. Sau đây là một số cách giải thích chi tiết hơn về thất khiếu.
Tham khảo.
Đào Duy Anh, "Việt Nam văn hóa sử cương", (1938), Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp (tái bản), 1998 |
7,005 | 850399 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7005 | Tập hợp (toán học) | Trong toán học, một tập hợp là một bộ các phần tử. Các phần tử tạo nên một tập hợp có thể là bất kỳ loại đối tượng toán học nào: số, ký hiệu, điểm trong không gian, đường thẳng, các hình dạng hình học khác, các biến hoặc thậm chí các tập hợp khác. Tập hợp không có phần tử nào là tập hợp rỗng; một tập hợp với một phần tử duy nhất là một đơn điểm. Một tập hợp có thể có một số phần tử hữu hạn hoặc là một tập hợp vô hạn. Hai tập hợp bằng nhau khi và chỉ khi chúng có chính xác các phần tử giống nhau.
Tập hợp có mặt khắp nơi trong toán học hiện đại. Thật vậy, lý thuyết tập hợp, cụ thể hơn là lý thuyết tập hợp Zermelo-Fraenkel, đã là phương pháp tiêu chuẩn để cung cấp nền tảng chặt chẽ cho tất cả các phân nhánh của toán học kể từ nửa đầu thế kỷ 20.
Nguồn gốc.
Khái niệm tập hợp xuất hiện trong toán học vào cuối thế kỷ 19. Từ tập hợp trong tiếng Đức, "Menge", được Bernard Bolzano đặt ra trong tác phẩm "Paradoxes of the Infinite".
Georg Cantor, một trong những người sáng lập ra lý thuyết tập hợp, đã đưa ra định nghĩa sau đây ở đầu cuốn sách "Beiträge zur Begründung der transfiniten Mengenlehre":
Bertrand Russell gọi một tập hợp là một "lớp": "Khi các nhà toán học xử lý những gì họ gọi là đa tạp, tổng hợp, "Menge", "tổ" "hợp" hoặc một số tên tương đương, thì điều đó là phổ biến, đặc biệt là khi số lượng các thuật ngữ liên quan là hữu hạn, coi đối tượng được đề cập. (thực tế là một lớp) được xác định bằng cách liệt kê các thuật ngữ của nó, và có thể bao gồm một thuật ngữ duy nhất, trong trường hợp đó "là" lớp."
Lý thuyết tập hợp ngây thơ.
Thuộc tính quan trọng nhất của một tập hợp là nó có thể có các phần tử. Hai tập hợp bằng nhau khi chúng có các phần tử giống nhau. Chính xác hơn, tập "A" và "B" là bằng nhau nếu mọi phần tử của "A" là phần tử của "B", và mọi phần tử của "B" là một phần tử của "A" ; thuộc tính này được gọi là tính "mở rộng của các tập hợp".
Khái niệm đơn giản về một tập hợp đã tỏ ra vô cùng hữu ích trong toán học, nhưng nghịch lý lại nảy sinh nếu không có giới hạn nào được đặt ra về cách các tập hợp có thể được xây dựng:
Lý thuyết tập hợp ngây thơ định nghĩa một tập hợp là bất kỳ "tập hợp được xác định rõ ràng" của các phần tử riêng biệt, nhưng các vấn đề nảy sinh từ sự mơ hồ của thuật ngữ "được xác định rõ ràng".
Lý thuyết tập hợp tiên đề.
Trong những nỗ lực tiếp theo để giải quyết những nghịch lý này kể từ thời điểm hình thành lý thuyết tập hợp sơ khai ban đầu, các tính chất của tập hợp đã được xác định bởi các tiên đề. Thuyết tập hợp tiên đề lấy khái niệm tập hợp làm khái niệm sơ khai. Mục đích của tiên đề là cung cấp một khuôn khổ cơ bản để từ đó suy ra tính đúng hay sai của các mệnh đề toán học cụ thể (phát biểu) về tập hợp, sử dụng logic bậc nhất. Tuy nhiên, theo các định lý về tính không đầy đủ của Gödel, không thể sử dụng logic bậc nhất để chứng minh bất kỳ lý thuyết tập tiên đề cụ thể nào mà không có nghịch lý.
Cách các tập hợp được xác định và thiết lập ký hiệu.
Các sách báo toán học thường biểu thị tập hợp bằng chữ in hoa in nghiêng, chẳng hạn như , , Một tập hợp cũng có thể được gọi là "tập hợp" hoặc "họ", đặc biệt là khi bản thân các phần tử của nó lại là các tập hợp.
Ký hiệu danh sách.
Kí hiệu danh sách hoặc bảng liệt kê xác định một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của nó giữa các dấu ngoặc nhọn, được phân tách bằng dấu phẩy:
Trong một tập hợp, tất cả những gì quan trọng là liệu mỗi phần tử có nằm trong đó hay không, vì vậy thứ tự của các phần tử trong ký hiệu danh sách là không liên quan (ngược lại, trong một chuỗi, một bộ hoặc một hoán vị của một tập hợp, thứ tự của các phần tử là quan trọng).
Đối với những tập hợp có nhiều phần tử, đặc biệt là những tập hợp theo một mẫu không tường minh, danh sách các phần tử có thể được viết tắt bằng cách sử dụng dấu chấm lửng ". Ví dụ: tập hợp 1000 số nguyên dương đầu tiên có thể được chỉ định trong bảng liệt kê như
Tập hợp vô hạn trong ký hiệu danh sách.
Tập hợp vô hạn là tập hợp có danh sách vô tận các phần tử. Để mô tả một tập hợp vô hạn trong ký hiệu danh sách, một dấu chấm lửng được đặt ở cuối danh sách hoặc ở cả hai đầu, để chỉ ra rằng danh sách tiếp tục mãi mãi. Ví dụ: tập hợp các số nguyên không âm là
và tập hợp tất cả các số nguyên là
Định nghĩa ngữ nghĩa.
Một cách khác để xác định một tập hợp là sử dụng quy tắc để xác định các phần tử là gì:
Định nghĩa như vậy được gọi là "mô tả ngữ nghĩa".
Ký hiệu cách tạo tập hợp.
Ký hiệu cách tạo tập hợp chỉ định một tập hợp là một lựa chọn từ một tập hợp lớn hơn, được xác định bởi một điều kiện trên các phần tử. Ví dụ, một tập có thể được định nghĩa như sau:
formula_1
Trong ký hiệu này, thanh dọc "|" có nghĩa là "sao cho", và mô tả có thể được hiểu là " là tập hợp tất cả các số sao cho là một số nguyên trong phạm vi từ 0 đến 19". Một số tác giả sử dụng dấu hai chấm ":" thay cho thanh dọc.
Tập hợp có thể xác định bằng đệ quy. Chẳng hạn tập các số tự nhiên lẻ "L" có thể cho như sau:
Tập hợp rỗng.
Tập hợp "rỗng" là tập hợp duy nhất không có phần tử nào. Nó được ký hiệu là hoặc formula_5 hoặc hoặc (hoặc ).
Tập hợp đơn điểm.
Tập hợp "đơn điểm" là tập hợp có chính xác một phần tử; một tập hợp như vậy cũng có thể được gọi là một "tập hợp đơn vị". Bất kỳ tập hợp nào như vậy có thể được viết dưới dạng , trong đó "x" là phần tử. Tập hợp và phần tử "x" có nghĩa khác nhau; Halmos chỉ ra một phép tương tự rằng một chiếc hộp đựng một chiếc mũ không giống với chiếc mũ.
Tập hợp con.
Nếu mọi phần tử của tập "A" cũng có mặt trong "B", thì "A" được mô tả là một "tập con của B", hoặc "được chứa trong B", được viết "A" ⊆ "B", hoặc "B" ⊇ "A." Kí hiệu thứ hai có thể được đọc là "B chứa A", hoặc "B bao gồm A." Các mối quan hệ giữa các tập hợp lập ra bởi ⊆ được gọi "bao gồm" hay "chứa đựng." Hai tập hợp bằng nhau nếu chúng chứa nhau: "A" ⊆ "B" và "B" ⊆ "A" tương đương với "A" = "B."
Nếu "A" là tập con của "B" mà "A" không bằng "B" thì "A" được gọi là "tập con thực sự" của "B." Điều này có thể được viết "A" ⊊ "B." Tương tự như vậy, "B" ⊋ "A" có nghĩa là "B là một tập hợp chứa thực sự của A", tức là "B" chứa "A", và không bằng "A."
Cặp toán tử thứ ba ⊂ và ⊃ được các tác giả khác nhau sử dụng khác nhau: một số tác giả sử dụng "A" ⊂ "B" và "B" ⊃ "A" có nghĩa là "A" là bất kỳ tập con nào của "B" (và không nhất thiết phải là tập hợp con thực sự), trong khi những người khác chỉ viết "A" ⊂ "B" và "B" ⊃ "A" khi mà "A" là một tập hợp con thực sự của "B."
Sơ đồ Euler và sơ đồ Venn.
Sơ đồ Euler là một biểu diễn đồ họa của một tập hợp các tập hợp; mỗi tập hợp được mô tả như một vùng phẳng được một vòng tròn bao quanh, với các phần tử của nó bên trong. Nếu là một tập con của , thì vùng đại diện cho nằm hoàn toàn bên trong vùng đại diện cho . Nếu hai tập hợp không có phần tử nào chung thì các vùng không giao nhau.
Ngược lại, một sơ đồ Venn là một biểu diễn đồ họa của tập hợp, trong đó vòng chia mặt phẳng thành vùng sao cho mỗi cách chọn một số trong tập hợp (có thể là tất cả hoặc không), có một vùng cho các phần tử thuộc về tất cả các tập hợp đã chọn và không thuộc về các tập hợp khác. Ví dụ, nếu các tập hợp là , và , thì phải có một vùng cho các phần tử bên trong và và bên ngoài (ngay cả khi các phần tử đó không tồn tại).
Các tập hợp số đặc biệt.
Có những tập hợp có tầm quan trọng toán học, mà các nhà toán học đề cập đến thường xuyên, đến nỗi chúng có được những cái tên đặc biệt và các quy ước ký hiệu để xác định chúng.
Nhiều tập hợp quan trọng này được biểu diễn trong các văn bản toán học sử dụng chữ in đậm (ví dụ: formula_6) hoặc chữ viền đậm (ví dụ: formula_7). Chúng bao gồm
Mỗi tập hợp số trên có vô số phần tử. Mỗi tập hợp là một tập hợp con của các tập hợp được liệt kê bên dưới nó.
Tập hợp các số dương hoặc âm đôi khi được biểu thị bằng dấu cộng và dấu trừ tương ứng. Ví dụ, formula_23 biểu thị tập hợp các số hữu tỉ dương.
Hàm số.
Một "hàm số" (hoặc "ánh xạ") từ tập hợp đến tập hợp là một quy tắc gán cho mỗi phần tử "đầu vào" của một "đầu ra" là phần tử của ; chính thức hơn, một hàm là một loại quan hệ đặc biệt, một quan hệ liên quan mỗi phần tử của với "chính xác một" phần tử của . Một hàm được gọi là
Các phép toán cơ bản.
Các tính chất cơ bản.
Các phép toán trên tập hợp có các tính chất sau:
Phát biểu: giao hoặc hợp của một tập hợp với chính nó cho kết quả là chính nó. Mặt khác, hợp của một tập với phần bù của nó cũng là chính nó nhưng giao của một tập với phần bù của nó lại là một tập rỗng.
Tích Descartes.
Một tập hợp mới có thể được xây dựng bằng cách liên kết mọi phần tử của một tập hợp với mọi phần tử của một tập hợp khác. "Tích Descartes" của hai tập "A" và "B", ký hiệu là "A" × "B," là tập hợp của tất cả các cặp có thứ tự ("a", "b") sao cho "a" là phần tử của "A" và "b" là phần tử của "B."
Ví dụ:
Một số tính chất cơ bản của tích Descartes:
Cho "A" và "B" là các tập hữu hạn; thì lực lượng của tích Descartes là tích của các lực lượng:
Lực lượng.
Khái quát hoá khái niệm số lượng phần tử của các tập hợp hữu hạn là khái niệm lực lượng của tập hợp (").
Hai tập hợp được gọi là có cùng lực lượng nếu có một song ánh giữa chúng. Các tập hợp hữu hạn có cùng lực lượng khi và chỉ khi chúng có cùng số phần tử theo nghĩa thông thường.
Khác biệt cơ bản của các tập hữu hạn với các tập vô hạn là mọi tập hữu hạn không có cùng lực lượng với một tập con thực sự của nó. Đối với các tập hợp vô hạn thì không phải như vậy. Sau đây là một vài ví dụ đơn giản:
Nghĩa là chúng có cùng lực lượng.
Georg Cantor đã chứng minh rằng không thể có một song ánh giữa tập các số tự nhiên và tập hợp các số thực, vì thế lực lượng của tập hợp số tự nhiên là "nhỏ hơn"" lực lượng của tập số thực. Các tập có cùng lực lượng với tập số tự nhiên được gọi là các tập đếm được, các tập hợp có cùng lực lượng với tập số thực được gọi là tập có lực lượng continuum.
Phân hoạch.
B(E) là tập các bộ phận của tập E.
Khi đó, P gọi là 1 phân hoạch của E ( "Une Partition d'ensemble E" ) nếu:
Ví dụ: E = {a,b,c}.
P= là 1 phân hoạch của E. Vì:
Ứng dụng.
Tập hợp có mặt khắp nơi trong toán học hiện đại. Ví dụ, các cấu trúc trong đại số trừu tượng, chẳng hạn như nhóm, trường và vòng, là các tập hợp được đóng dưới một hoặc nhiều phép toán.
Một trong những ứng dụng chính của lý thuyết tập hợp ngây thơ là trong việc xây dựng các quan hệ. Một mối quan hệ từ một tập xác định đến một tập hợp đích là một tập hợp con của tích Descartes . Ví dụ, xem xét tập hợp của các hình trong trò chơi oẳn tù tì, quan hệ “thắng” từ đến là tập hợp ; do đó thắng trong trò chơi oẳn tù tì nếu cặp là phần tử của . Một ví dụ khác là tập của tất cả các cặp , trong đó là số thực. Quan hệ này là một tập con của , bởi vì tập hợp tất cả các bình phương là tập hợp con của tập hợp tất cả các số thực. Vì với mọi trong , một và chỉ một cặp được tìm thấy trong , nó được gọi là một hàm số. Trong ký hiệu hàm số, quan hệ này có thể được viết dưới dạng .
Giả thuyết Continuum.
Ta đã thấy là lực lượng đếm được nhỏ hơn lực lượng Continuum. Tuy nhiên, có hay không một tập hợp có lực lượng lớn hơn lực lượng đếm được và nhỏ hơn lực lượng continuum lại là một vấn đề khác, Cantor giả thiết rằng không có điều đó (giả thiết continuum - tiếng Anh: "continuum hypothesis").
Điều này tương đương với:
Cantor phát biểu giả thuyết Continuum năm 1878, và năm 1900 nó là bài toán đầu tiên trong 23 bài toán Hilbert đưa ra. Kết luận cuối cùng là giả thuyết này độc lập với ZFC, tức là ta có thể khẳng định hay phủ định giả thuyết Continuum, và thêm nó vào như một tiên đề độc lập với ZFC, theo nghĩa nếu ZFC nhất quán thì lý thuyết mới cũng nhất quán. Sự độc lập này được chứng minh năm 1963 bởi Paul Cohen, dựa trên những công trình năm 1940 của Kurt Gödel. Cohen được trao giải thưởng Fields năm 1966 cho chứng minh này.
Sau đó, giả thuyết Continuum vẫn tiếp tục được nghiên cứu trên những khía cạnh khác.
Tiên đề chọn, định lý bất toàn Godel và giả thuyết Continuum là vài trong số những khẳng định đầu tiên được chứng minh là độc lập với ZF. Sau này, nhiều khẳng định khác trong giải tích, tô-pô và lý thuyết độ đo cũng được chứng minh là độc lập với ZF. |
7,010 | 845147 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7010 | Nam tiến | Nam tiến (Chữ Nho: 南進) là quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam. "Nam tiến" là một phần quan trọng nhất trong quá trình mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt. Quá trình này đã mở rộng lãnh thổ từ thời điểm độc lập ban đầu cho đến hình dạng lãnh thổ như ngày nay. "Nam tiến" và bang giao với các triều đại Trung Quốc được xem là hai nội dung quan trọng của lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ, đèo Ngang là cực nam của đất nước. Sau các cuộc chiến tranh với Chăm Pa, nước Đại Việt dần bắt đầu mở rộng lãnh thổ. Đến năm 1611, người Việt đã định cư đến khu vực Phú Yên hiện nay. Vào thời Trịnh–Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ của mình về phía Nam. Việc đặt dinh Trấn Biên vào năm 1698 là dấu mốc quan trọng trong việc định cư của người Việt tại Nam Bộ. Năm 1757, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, "Nam tiến" được xem là đã hoàn thành. Từ đó, quá trình "Nam tiến" chuyển dần sang hướng Tây, hướng về lãnh thổ Campuchia ngày nay. Cuộc "Nam tiến" của nước Việt đã tiêu diệt hoàn toàn Chăm Pa, chiếm diện tích lớn lãnh thổ Chân Lạp, và sáp nhập toàn bộ vùng Tây Nguyên. Sự mở rộng lãnh thổ của người Việt dưới thời hoàng đế Minh Mạng là nỗ lực đẩy mạnh bành trướng sang phía Tây nhưng vấp phải phản ứng tranh chấp quyết liệt với Nhà nước Xiêm La (Thái Lan) và chỉ dừng hẳn khi Pháp hoàn thành xâm lược và đô hộ Việt Nam.
Lịch sử.
Sáp nhập Chăm Pa.
Từ thế kỷ 10 trở đi thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa các vương triều của Đại Việt ở phía Bắc với Chăm Pa ở phía Nam, như các cuộc chiến vào các năm 982, 1044, 1069, 1367–1396, 1400–1407, 1446. Năm 988, dưới thời Lê Đại Hành, nhà Tống từng gây sức ép buộc Đại Cồ Việt không được nam tiến. Năm 1044, với lý do người Chăm đã bỏ cống liên tục suốt 16 năm, vua Lý Thái Tông chinh phạt Chăm Pa, đập phá quốc đô Phật Thệ ("Kandapurpura"), giết vua Sạ Đẩu và 30.000 quân Chăm Pa, bắt sống 5.000 người, bắt 30 con voi mang về.
Năm 1069, với một lý do tương tự là bỏ cống, liên tục trong 4 năm, đồng thời vua Chăm Pa là Chế Củ ("Rudravarman III") cũng chuẩn bị quân đội có ý chống Đại Việt, vua Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang 50.000 quân vào đánh Chăm Pa, bắt được vua Chế Củ. Nhà dân trong và ngoài thành Phật Thệ, hơn 2.660 căn, đều bị thiêu rụi sạch. Để cầu hòa, Chế Củ dâng đất của ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Vua Lý cho đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh.
Năm 1306 là giai đoạn Chăm Pa và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp, trước đó hai nước đã từng cùng liên minh chống quân Mông-Nguyên xâm lược, Nhà Trần đã gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa bấy giờ là Chế Mân ("Jaya Simhavarman"), Chế Mân đã dâng đất gồm Châu Ô và Châu Rí làm sính lễ cưới hỏi. Các vùng đất này được vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, lãnh thổ Đại Việt phía nam tới Hải Vân Quan.
Những năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chăm Pa. Năm 1402, Hồ Hán Thương mang quân đi đánh Chăm Pa, hai bên giao chiến đều có thiệt hại nhưng cuối cùng quân Chăm Pa bị thua, vua Chăm Pa là Ba Đích Lại ("Jaya Indravarman VII") dâng voi trắng, voi đen và xin nộp đất Chiêm Động để làm điều kiện cho nhà Hồ lui quân. Hồ Quý Ly không chấp nhận, bắt phía Chăm Pa phải làm tờ biểu khác và dâng cả đất Cổ Lũy. Vua Ba Đích Lại thế yếu phải chấp nhận yêu sách của vua nhà Hồ, bèn chuyển dân về phía Nam và nộp đất Chiêm Động, Cổ Lũy. Năm 1403, Hồ Hán Thương lại ra lệnh đóng thêm chiến thuyền để tiếp tục đánh Chăm Pa. Nhà Hồ mang 200.000 quân đánh Chăm Pa lần thứ ba, quân nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chăm Pa. Tướng Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn hơn một tháng nhưng không hạ được. Quân Đại Ngu hết lương, đành phải rút về. Phần lãnh thổ Đại Việt có được từ Chăm Pa trước đó là Chiêm Động, Cổ Lũy bị họ lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ vào năm 1407.
Trong thời kỳ đầu nhà Hậu Lê, Chăm Pa và Đại Việt quan hệ tương đối giao hảo nhưng đến năm 1470, quan hệ giữa Đại Việt và Chăm Pa trở nên căng thẳng, vua Lê Thánh Tông phái danh tướng Đinh Liệt đưa 200.000 quân đánh Chăm Pa. Năm 1471, quân Việt phá tan kinh đô Chà Bàn, vua Trà Toàn ("Maha Sajan") bị bắt và chết trên đường áp giải về Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sáp nhập miền bắc Chăm Pa, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam. Sau đó, quân đội nhà Lê tiếp tục tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, Lê Thánh Tông đã cho khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi Thạch Bi, ghi công mở đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ.
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở phương bắc và nhu cầu mở rộng đất đai, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõi nước Việt về phía Nam. Năm 1611, vua "Po Nit" tiến đánh Quảng Nam, trước hành động này, chúa Nguyễn Hoàng phái Văn Phong đem quân vào đánh nước Chăm Pa lấy đất lập ra phủ Phú Yên chia ra làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa, nay thuộc Phú Yên.
Năm 1653, vua nước Chăm Pa là Bà Tấm ("Po Nraop") nhằm đòi lại đất Phú Yên đã đưa quân sang đánh chiếm. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ là Hùng Lộc mang 30.000 quân sang đánh. Bà Tấm thua trận xin hàng, chúa Nguyễn để từ sông Phan Rang trở vào cho vua Chăm Pa, còn từ sông Phan Rang trở ra lấy làm phủ Thái Khang và Diên Ninh, sau đổi làm phủ Diên Khánh. Phủ Diên Ninh ngày nay là tỉnh Khánh Hoà, phủ Thái Khang ngày nay là Ninh Thuận.
Năm 1693, với lý do vua nước Chăm Pa là Bà Tranh ("Po Saot") bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai tổng binh Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh cùng thân thuộc áp giải về Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn đổi đất Chăm Pa làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này cho con cháu của Bà Tranh làm đề đốc trấn giữ, bắt họ đổi y phục như người Việt Nam để phủ dụ dân Chăm Pa. Tuy nhiên, do sự chống đối của người Chăm và do cần tập trung cho việc khai phá đất Nam Bộ của Chân Lạp nên qua năm 1697, chúa Nguyễn đổi Thuận Phủ ra làm Thuận Thành trấn, dành cho người Chăm Pa cơ chế tự trị nhưng vẫn phải thuộc sự bảo hộ của chúa Nguyễn. Mãi đến năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị này và lập tỉnh Bình Thuận.
Chiếm đất Chân Lạp.
Các vùng đất mà ngày nay là Bà Rịa, Biên Hòa, Sài Gòn vốn dĩ là đất của Chân Lạp, về sau các dòng người di cư của dân Việt từ miền Trung đã vào khai khẩn đất để làm ruộng và buôn bán. Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhân quan hệ hữu hảo cha vợ – con rể với vua Chân Lạp Chey Chettha II, đã mượn vùng đất Prei Nokor (Sài Gòn ngày nay) của Chân Lạp đặt trạm và quan chức thu thuế lưu dân Việt đang sinh sống xung quanh Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa.
Năm 1658, thời vua Chân Lạp là Nặc Chân ("Ramathipadi I"), nước Chân Lạp lục đục nội chiến. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã giúp một hoàng thân Chân Lạp là Nặc Xô ("Barom Reachea VIII") lên ngôi, đáp lại vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa.
Năm 1679, các viên quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn (Quảng Tây - Trung Quốc), Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm (Quảng Đông - Trung Quốc) không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 người cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những người này cùng với những lưu dân người Việt định cư trước đó đã chia nhau ở đất Đồng Nai, Biên Hòa, Mỹ Tho, cày ruộng, làm nhà, lập ra phường phố, có người phương Tây, Nhật Bản, Chà Và đến buôn bán khá đông.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm quản lý các vùng đất ở Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên, lập Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiến Trấn, rồi sai quan vào cai trị. Chúa Nguyễn lại chiêu mộ thêm những người di dân từ miền Trung vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và người Hoa ở đây đều thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699 vua Nặc Thu ("Chey Chettha IV") của Chân Lạp tổ chức một cuộc phản công nhằm giành lại nhưng bị thất bại.
Năm 1680, Mạc Cửu, một người gốc Quảng Đông, khi nhà Thanh diệt nhà Minh đã cùng gia quyến khoảng 200 người bỏ sang Mang Khảm (nay là Hà Tiên), Chân Lạp. Ông khai khẩn và cai quản 7 xã gồm toàn lưu dân, gọi là Hà Tiên. Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp không kiểm soát được. Năm 1708, để tránh áp lực thường xuyên cướp phá của quân Xiêm La, Mạc Cửu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn Phúc Chú, chúa Nguyễn đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi ông mất, con là Mạc Thiên Tứ lại được làm chức đô đốc, tiếp tục cai quản Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và đưa người về dạy Nho học để khai phóng hóa và nhân bản hóa đất Hà Tiên.
Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú tiến chiếm vùng đất ngày nay là Vĩnh Long, Bến Tre, dựng dinh Long Hồ trực thuộc phủ Gia Định. Từ năm 1735 – 1739, Mạc Thiên Tứ mở rộng đất đai kiểm soát của mình sang phần đất Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ ngày nay. Đưa thêm các vùng đất mới này vào Trấn Hà Tiên thuộc lãnh thổ xứ Đàng Trong. Với việc đặt chân đến Cà Mau, "Nam tiến" coi như hoàn tất.
Năm 1755, biết vua Chân Lạp là Nặc Nguyên ("Ang Snguon") thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Đàng Ngoài để lập mưu đánh mình, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm 1756, Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ vả Mạc Thiên Tứ, rồi ông xin dâng hai vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) cho chúa Nguyễn để cầu hòa. Năm 1757, Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng hai vùng đất ngày nay là Trà Vinh và Ba Thắc (Sóc Trăng) xin chúa Nguyễn Phúc Khoát phong cho làm vua Chân Lạp. Sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Quan tổng suất là Trương Phúc Du mang quân sang đánh thắng Nặc Hinh. Chúa Nguyễn cho lập Nặc Tôn, con Nặc Nhuận vốn đang nương nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên trong lúc hoạn nạn làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc) để tạ ơn chúa Nguyễn. Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Vũng Thơm, Cần Bột, Chân Rùm, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn riêng Mạc Thiên Tứ, Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản. Từ 1698 đến 1757, các chúa Nguyễn đã đặt xong cơ sở hành chính trên khắp Nam Bộ.
Sáp nhập Tây Nguyên.
Tây Nguyên là địa bàn sinh sống của người Thượng, vùng nằm ở vị trí giữa 3 nhà nước: đế chế Khmer, vương quốc Chăm Pa và các vương quốc trên lãnh thổ Lào, là nơi giao thoa văn hóa và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước. Vùng cũng có quan hệ lịch sử văn hóa với cả Đại Việt. Khu vực này là vùng xung đột chủ yếu giữa người Chăm và Khmer, nó không thực sự thuộc về bên nào khi thì thuộc Chăm Pa, khi thì thuộc về đế chế Khmer. Phần lớn thời gian, từ giữa thế kỷ 12 đến năm 1471, Tây Nguyên thuộc chủ quyền của nước Chăm Pa.
Từ thời các chúa Nguyễn, các bộ lạc ở Tây Nguyên mà mạnh nhất là bộ tộc người Gia Rai với các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng triều cống chính quyền Đàng Trong. Vào thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn tăng cường kiểm soát vùng đất Tây Nguyên.
Đến thời Pháp thuộc, người Pháp tìm cách tách hẳn Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam thành một vùng riêng biệt. Bên cạnh đó, họ khai phá, thiết lập hệ thống chính quyền và đưa người Kinh từ đồng bằng lên đây sinh sống.
Đến thời Việt Nam Cộng hòa, tổng thống Ngô Đình Diệm cho hủy bỏ Hoàng triều Cương thổ, sáp nhập Tây Nguyên vào Việt Nam cộng hòa. Về sau Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục đưa người đến khai phá để phát triển kinh tế vùng này.
Khái niệm Nam tiến.
Công cuộc mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt về phía Nam đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, mãi cho đến thế kỷ 20 thì khái niệm "Nam tiến" được đưa ra bởi các học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam. Năm 1959, Lâm Hoài Nam có bài "Một tài liệu về cuộc di dân Nam Tiến của tiền nhân", đăng trên báo Thủ đô. Năm 1961, Nguyễn Đăng Thục có nội dung "Cuộc nam tiến của Việt Nam" trong "Văn hóa Việt Nam với Ðông Nam Á", xuất bản tại Sài Gòn trên tạp chí Văn hóa Á châu. Năm 1965, Tùng Phong trong "Chính đề Việt Nam", xuất bản bởi nhà xuất bản Đồng Nai, đã sử dụng một tiêu đề "công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam". Năm 1969, Nguyễn Ðăng Thục có bài "Cuộc nam tiến của Việt Nam" đăng trong "Kỷ yếu tuần lễ văn hóa" xuất bản ở Sài Gòn. Năm 1970, tác giả Hãn Nguyễn phát hành quyển "Hà Tiên, chìa khóa Nam tiến của dân tộc Việt Nam xuống đồng bằng sông Cửu Long" xuất bản bởi tạp chí Sử Địa. Cùng năm, Nguyễn Đăng Thục có bài "Nam tiến Việt Nam", đăng trên tạp chí Sử Địa và bài "Hai trào lưu di dân Nam tiến", đăng trên tạp chí Việt Nam Khảo cổ tập san, số 6 (năm 1970). Phù Lang Trương Bá Phát có bài "Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam", bài đăng trên tạp chí Sử Địa, số 19-20 (năm 1970). Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, bài báo khác nữa. Tất cả được xem xét là chịu ảnh hưởng và kế thừa ý tưởng từ bài báo "La Formation du pays d’Annam" trên tạp chí Nam Phong, số 131, của tác giả Hưng Giang viết vào tháng 7 năm 1928. Đây được xem là bài viết đầu tiên có sử dụng "Nam tiến", nhằm ca ngợi cho quá trình tiến về phía Nam của dân tộc Việt.
Theo các tác giả Bruce Lockhart và Trần Kỳ Phương trong "The Cham of Vietnam: History, Society and Art (Người Chăm ở Việt Nam: Lịch sử, Xã hội và Nghệ thuật)", Nam tiến do đó là một khái niệm mới và nó được đặt ra bởi những nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa dân tộc. "Nam tiến" là một khái niệm được tạo ra để mô tả quá trình mở rộng vốn dĩ là tập hợp các sự kiện rời rạc trong nhiều thế kỷ, các sử sách xưa viết về quá trình mở rộng tuy khá đầy đủ nhưng cũng chỉ là biên niên sử. Việc tiến về phương Nam chỉ là các hoạt động mở rộng, di dân đến định cư, khai khẩn đất đai đơn thuần. Trong quyển sách "Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI" của tác giả Khổng Diễn xuất bản năm 2003 bởi Nhà xuất bản Khoa học xã hội, sử sách xưa đã khái quát hóa các sự kiện mở rộng là "nam tiến" và khái niệm này mới chỉ ra xu thế và phương hướng mà thôi. Nhưng không chỉ là một khái niệm mô tả sự mở rộng đơn thuần, các tác giả Bruce Lockhart và Trần Kỳ Phương cũng nhận định khái niệm "Nam tiến" đã được xem xét và được củng cố bởi giới tri thức miền Nam Việt Nam trên khía cạnh chủ nghĩa dân tộc. Chính họ đã đánh giá đó là lịch sử thực tế và đã được thiết lập. Cả hai tác giả nhìn nhận đây là mục đích chủ nghĩa dân tộc rõ ràng. Giới tri thức miền Nam coi "Nam tiến" là sự tự hào dân tộc, giải thích sự thống trị của Việt Nam bởi người Việt về chủng tộc và văn hóa. Đến khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, giới trí thức miền Bắc Việt Nam thì trái ngược lại, họ nhấn mạnh đến sự đoàn kết đa sắc tộc và sự chung sống hòa bình tương hỗ giữa người Việt và các dân tộc khác, ủng hộ tính đa dân tộc. Tuy nhiên, họ phớt lờ mô tả quá trình Việt hóa Chăm Pa và Việt hóa các dân tộc khác, cũng như hạn chế sử dụng khái niệm "Nam tiến".
Một số học giả ngoài Việt Nam đề cập việc truy ngược lại tất cả các ghi chép, biên niên sử, văn bản và bia ký thực sự của Việt Nam thời tiền thuộc địa, không có bất kỳ một tham chiếu nào liên quan đến chính sách hay phong trào về sự bành trướng nào mà ngày nay được mô tả là "Nam tiến". Nhà sử học người Mỹ Michael Vickery xem xét quá trình mở rộng là không ổn định, các giai đoạn của quá trình này cho thấy không có chính sách mở rộng. Theo nhà sử học Keith Taylor thì từng giai đoạn mà lãnh thổ được mở rộng được gắn với một sự kiện cụ thể nào đó trong xung đột Việt-Chăm, và điều đó không gắn với chính sách mở rộng nào.
Ngay từ cuối thế kỷ 19, các học giả người Pháp đã xác định các vương quốc Ấn Độ hóa như Angkor và Chăm Pa, vốn đã bị suy giảm chủ yếu từ chủ nghĩa bành trướng của Việt Nam, và mô tả người Việt như những nhân vật phản diện chính. Qua đó, người Pháp đã cường điệu hành động của họ như những người "giải cứu" những "nền văn minh đã mất" và ngăn chặn di sản của họ hoàn toàn bị "nuốt chửng" bởi quá trình thực dân và đồng hóa của người Việt. Sau năm 1954, các học giả ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã có những phản ứng khác nhau đối với các nghiên cứu về Chăm Pa của Pháp. Trong khi các học giả Hà Nội phổ biến "lịch sử đa dân tộc" và tinh thần "đoàn kết giữa các dân tộc chống quân xâm lược và bọn thống trị phong kiến" để phù hợp với hoạt động cách mạng của họ nên bản thân Chăm Pa ít được chú ý. Nhưng ngược lại, những học giả theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam cực đoan, lại bị mê hoặc bởi cách giải thích thổi phồng của người Pháp về cuộc chinh phục Chăm Pa của người Việt, họ đã bắt đầu sử dụng nó như một bằng chứng cho "sự vĩ đại của người Việt". Và do đó, góp phần củng cố khái niệm "Nam tiến".
Khái niệm Nam tiến ở miền Nam Việt Nam.
Tác phẩm nổi tiếng nhất về cuộc "Nam tiến" là "Việt sử: xứ đàng trong, 1558-1777: cuộc nam-tiến của dân-tộc Việt-Nam" của tác giả Phan Khoang xuất bản ở Sài Gòn. Cuốn sách được đánh giá là chi tiết nhất về Nam tiến. Trong cuốn sách, tác giả đưa ra một cái nhìn khá mạnh mẽ về thành kiến, lấy người Việt làm trung tâm và định kiến tiêu cực đối với "những người bị chinh phục". Nội dung chính của cuốn sách là về cuộc "mở rộng" của người Việt được cho là chắp ghép các sự kiện không liên quan và cách xa nhau, di dân dọc theo bờ biển từ đồng bằng sông Hồng được cho là bắt đầu vào thế kỷ 11 để đến đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỷ 18. Nội dung về Chăm Pa bắt đầu được nhìn nhận như một vương quốc thống nhất duy nhất, tương tự như nội dung của các học giả Pháp thời kỳ đầu, và truy tìm nguồn gốc của vương quốc là từ nước Lâm Ấp, một nhà nước Ấn Độ hóa. Những tác phẩm nghiên cứu ít chú ý đến các nhóm dân tộc Chăm, Khmer và các nhóm bản địa khác. Họ được các tác phẩm nghiên cứu thời thuộc địa trước đó coi là có cùng "nguồn gốc Ấn Độ hóa" một cách bừa bãi. Những học giả thời kỳ thuộc địa đã đưa ra những khái niệm mang tính khuôn khổ châu Âu trắng trợn như 'các khu vực văn minh Hán hoặc Ấn Độ', phủ nhận và hạ thấp những thành tựu của các dân tộc bản địa phi nhà nước ở Đông Nam Á. Nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Phan Khoang diễn giải về các cuộc chiến tranh giữa Chăm Pa và Đại Việt là do "sự xâm lược của người Chăm", ông tuyên bố rằng "sự kém cỏi và hiếu chiến của người Chăm là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của họ". Ông thuyết phục rằng người Chăm là "dân tộc yếu hơn" phải nhường chỗ cho "dân tộc mạnh hơn" là người Việt. Phan Khoang giải thích sự sụp đổ của khu tự trị Chăm cuối cùng vào năm 1832 bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của họ và tỏ ra không mấy thương xót cho số phận của người Chăm sau này. Cuối cùng, Phan Khoang đã diễn giải làm nổi bật "sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam" đã quét sạch Chăm Pa và mang lại một cảm giác biết ơn về lòng tự hào dân tộc.
Một tác giả nổi tiếng khác về Nam tiến ở miền Nam là Phạm Văn Sơn (1915–1978). Trong phần Nam tiến của bộ Quốc sử "Việt sử tân biên" năm 1959, Phạm Văn Sơn đã cổ vũ ca khúc khải hoàn môn Cạnh tranh sinh tồn (thuyết Darwin) cho "Nam tiến". Ông lập luận rằng người Chăm đã tiến hành nhiều cuộc xâm nhập biên giới chống lại "người Giao Chỉ và người An Nam thuần Việt" trong thời kỳ cai trị bởi các triều đại Trung Quốc trước thế kỷ thứ 10, ông biện minh cho các cuộc xâm lược của người Việt vào Chăm Pa trong thế kỷ 10 đó là một quả báo. Nước Việt "giành được độc lập từ Trung Quốc" bắt đầu di dân về phía nam liên tục và điều này không thể ngăn cản vì người Chăm, Khmer là các dân tộc bản địa "thiếu năng lực và khả năng tiến bộ để phát triển, và họ vẫn còn trong tình trạng sơ khai."
Mở rộng khái niệm.
Nam tiến cũng đã được đề xuất là một khái niệm có phạm vi bao phủ rộng lớn hơn, về mặt thời gian nó đã xảy ra trong hàng nghìn năm chứ không phải từ thế kỷ 11. Đối với khái niệm rộng hơn này, cơ sở lịch sử là sự kiện người Việt, hay chính xác hơn là Bách Việt cư trú ở miền Nam Trung Quốc từ thời cổ đại, từ lưu vực sông Dương Tử kéo dài đến miền Bắc Việt Nam. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhà Tần tiến hành chiến tranh thống nhất Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, họ đưa 50 vạn người nam chinh, tiến vào vùng đất rộng lớn phía nam của người Bách Việt. Trước sức ép bành trướng của nhà Tần, rồi sau đó là nhà Hán mà phải chạy về phương nam. Như thế, người Việt không chỉ bắt đầu "nam tiến" từ thế kỷ 11, trong thuở ban đầu giành được độc lập, do phải chịu sức ép xâm lược của nhà Tống tiến xuống nam, mà đã phải chạy không ngừng nghỉ về phía nam từ hàng nghìn năm trước đó.
Tiến trình.
"Nam tiến" được nhiều học giả trong nước đánh giá là bắt đầu cả một nghìn năm, gần như xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt. bắt đầu vào quãng thế kỷ 11. Một quan điểm của các học giả Việt Nam tương đối muộn hơn đó là vào năm 1558 khi chúa Nguyễn mang gia tộc vào Nam. Họ đã theo cửa Việt tiến vào đóng tại đất Thuận Hóa, bắt đầu cho quá trình "Nam tiến". Ngoài ra, một quan điểm khác cho rằng "Nam tiến" bắt đầu năm 1306 khi nhà Trần nhận sính lễ cưới hỏi của Chế Mân dâng lên là hai châu Ô, Rí. Người Việt vượt sông Hàn định cư kéo dài đến đèo Hải Vân. Phần lớn các quan điểm xác định thời gian "Nam tiến" bắt đầu là vào thế kỷ 11, tức là cách nay khoảng một nghìn năm.
Trái ngược lại với hầu hết quan điểm của Việt Nam về thời điểm bắt đầu của "Nam tiến", đặc biệt là quan điểm phổ biến vào thế kỷ 11, theo nhiều học giả ngoài Việt Nam thì quá trình này chỉ thật sự bắt đầu từ khoảng thế kỷ 15, và thời điểm đó là sau cuộc chiến năm 1471. Các giai đoạn trước đó nhiều thế kỷ chỉ là các cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chăm Pa, với sự thay đổi lãnh thổ qua lại giữa hai bên sau mỗi cuộc chiến tranh, chứ không phải việc xâm chiếm lãnh thổ rõ ràng và quyết đoán của người Việt. Tác giả Bruce Lockhart và Trần Kỳ Phương trong "The Cham of Vietnam: History, Society and Art (Người Chăm ở Việt Nam: Lịch sử, Xã hội và Nghệ thuật)" đã trích dẫn quan điểm của nhà nghiên cứu Shiro Momorki trong chương ""Mandala Campa" góc nhìn từ tư liệu Trung Quốc" rằng: "...mặc dù quan điểm phổ biến về sự bành trướng xuống phía nam (Nam tiến) của Đại Việt vững chắc và không thể đảo ngược, quá trình này chỉ được thực hiện sau thế kỷ XV..." Cũng trong sách này, quan điểm của tác giả John K. Whitmore trong chương "Vị vua vĩ đại cuối cùng của Đông Nam Á cổ điển: Chế Bồng Nga và Chăm Pa thế kỷ Mười bốn" được dẫn rằng: "...Huyền thoại một ngàn năm Nam tiến của người Việt Nam (Đẩy về phía Nam) giả định không thay đổi và sự di chuyển liên tục từ phương Bắc vào Nagara Chăm Pa. Thay vào đó, chúng ta cần xem xét các phạm vi bao quanh của mỗi mandala đang bị tranh chấp bởi cả Chăm Pa và Đại Việt, ít nhất là cho đến khi người Việt có thể nghiền nát Vijaya vào năm 1471..." Một quan điểm khác của Michael Vickery trong chương "Xét lại Chăm Pa" được đưa ra rằng: "...đến cuối, xung đột giữa hai bên chủ yếu là công bằng, và trong một phần tư cuối của thế kỷ XIV (1360–90), người Chăm gần như đã chinh phục toàn bộ Việt Nam. Chỉ sau thất bại của cuộc phiêu lưu đó, Đại Việt mới thống trị rõ ràng; do đó, thuật ngữ Nam tiến, nếu chính xác hoàn toàn, chỉ có thể được áp dụng từ đầu thế kỷ XV. Thật vậy, một thế hệ học giả mới của Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn khái niệm Nam tiến như một quá trình tuyến tính...", và "... Chỉ từ đầu thế kỷ XV, quan niệm truyền thống về một cuộc tiến công liên tục xuống phía nam (Nam tiến) của người Việt Nam mới hoàn toàn chính xác.
Về thời điểm chấm dứt, các học giả trong nước chỉ ra rằng quá trình "Nam tiến" đã hoàn tất, và thời điểm hoàn tất là vào năm 1757. Sau đó quá trình này chuyển hướng sang phía Tây. Nhưng các học giả ngoài Việt Nam như giáo sư người Hàn Quốc Song Jung Nam xác định "Nam tiến" vẫn tiếp diễn khi lấn sâu vào Campuchia và chỉ thật sự dừng lại bởi cuộc chinh phục của Pháp. Và nếu không có sự can thiệp của Pháp, đến nay có thể đã không tồn tại Campuchia, đất nước này đã nằm trong bản đồ Việt Nam.
Nhà báo, nhà nghiên cứu độc lập người Mỹ Tanner Greer nhận xét quá trình "Nam tiến" vẫn tiếp diễn kể cả khi Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp. Dù mức độ xung đột thời gian đầu không còn, người Việt và Campuchia đều chung sống hòa bình dưới chế độ thuộc địa Pháp. Càng về sau người Campuchia càng bất mãn, vì người Việt dưới chế độ thuộc địa Pháp là một dân tộc hưởng đặc quyền. Các dòng dân Việt vẫn tiếp tục di cư vào nội địa Campuchia không ngừng.
Xu thế và động lực lịch sử.
Tiến về phương nam xuất phát từ yếu tố địa chính trị và tương quan sức mạnh với các nước láng giềng. Đặc điểm địa lý là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đối với hướng mở rộng lãnh thổ, hướng Tây bị địa hình núi non ngăn cản, hướng Đông giáp biển, phía Bắc là cường quốc với lãnh thổ rộng lớn của người Hán; nên hướng thiên di, mở rộng khả thi nhất là tấn công và xâm chiếm các nước lân bang ở phương Nam. Đại Việt thường xuyên chiến tranh với các láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc ở phía Bắc và Chăm Pa ở phía Nam. Nhiều thời điểm cả hai liên minh cùng tấn công Đại Việt, đưa đến sức ép lưỡng đầu thọ địch thường xuyên diễn ra. Dân tộc Việt đã đi đến việc tìm cách phá thế gọng kìm hai đầu là một xu thế tất yếu của lịch sử. Như thế, do nhu cầu an ninh mà lãnh thổ nước Đại Việt theo tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến đã được mở rộng và do yếu tố địa chính trị mà chủ yếu mở dần từ Bắc vào Nam.
Tham vọng đất đai và đế quốc của người Việt cũng được xem là một trong các lý do của "Nam tiến". Vấn đề quá tải dân số (vấn đề nhân mãn) cũng là lý do khác, từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn dù có bất kỳ biến động nào dòng chảy của người Việt di dân vẫn diễn ra không ngừng nghỉ. Trong dòng chảy đó, có bộ phận những người bất đồng chính kiến với vua quan, những người phạm nhân.v.v. họ chạy vào Nam, trở thành một thành phần của dòng dân di cư.
Nguyên nhân trực tiếp của "Nam tiến" từ đầu thế kỷ 17 là cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn, trước áp lực của chúa Trịnh, chúa Nguyễn nghe lời Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoàng Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" vào Thuận Hóa, đóng lỵ sở ở Ái Tử, bước đầu củng có sức lực chống Trịnh. Chúa Nguyễn từng bước tiến dần xuống phía nam để mở mang lãnh thổ. Quá trình "Nam tiến" đã diễn ra đồng thời với cuộc chiến chống Trịnh, chúa Nguyễn vừa phải chống lại mũi lao đâm từ phía sau lưng vừa tiến về phía trước tạo lập cơ đồ. Hậu quả của cuộc chiến tranh này là sự thúc đẩy và hoàn thành quá trình "tiến về phương Nam".
Bên cạnh lý do chính trị của chúa Nguyễn, kinh tế cũng là động lực của di dân, họ muốn tìm kiếm một cuộc sống thuận lợi hơn. Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An vào giữa thế kỷ 16 chép rằng: "...Đồng bằng thì nông trang vốn sẵn nghiệp nhà, bờ biển thì cá, muối là kho vô tận...Hải vị sơn hào của nhiều chan chứa. Cá tôm có sẵn ở sông bể, gỗ lấy ở núi rừng. Xóm làng trù mật nên gà chó từng đàn, cỏ nước ngon lành nên trâu bò béo tốt... đất cát phì nhiêu, được thóc gạo không cần khó nhọc...". Vào thế kỷ 18, trong Phủ Biên tạp lục Lê Quý Đôn viết về sự trù phú, phì nhiêu của Đàng Trong: "...Những sản vật quý phần nhiều xuất từ miền Nam. Xứ Quảng (kể cả Gia Định) là đất phì nhiêu nhất thiên hạ. Ở phủ Thăng Hoa, phủ Điện Bàn đồng ruộng rộng rãi, lúa tốt. Ba phủ Quy Nhơn, Quảng Nghĩa, Gia Định lúa gạo phần nhiều không kể xiết nhất là Gia Định có nơi cấy một hộc lúa giống thì gặt được 100 hộc, có nơi ruộng không cần cày, chỉ phác có rồi cấy... Ở Gia Định giá lúa rẻ chưa nơi nào như thế. Gạo nếp, gạo tẻ đều trắng trẻo, tôm cá rất to, ăn không hết...".
"Nam tiến" ở vùng Nam Bộ còn được đánh giá là hai cuộc nam tiến cùng lúc, một là, cuộc nam tiến của chúa Nguyễn, hai là, cuộc nam tiến của người Trung Quốc tị nạn chính trị khi Mãn Thanh chiếm đóng Minh.
Chiếm dụng và đồng hóa.
Người Việt đã phải trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, từ thế kỷ 2 trước Công nguyên cho đến năm 938 khi Ngô Quyền đánh bại thủy binh Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trong chiều dài lịch sử đó, văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu đậm đến người Việt. Khi các dòng di dân người Việt tiến xuống phương Nam, đến sống trên các vùng đất của Chăm Pa, rồi sau đó là Chân Lạp, dân tộc Việt tiếp thu thêm một nguồn ảnh hưởng mạnh mẽ nữa của các dân tộc phía Nam.
Thực tế từ năm 1471, vương quốc Chăm Pa trở thành một nước thần phục. Sau cuộc chiến năm 1693, Chăm Pa đã không còn tồn tại như một vương quốc độc lập mà đã trở thành một đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn. Họ hưởng quyền tự trị kéo dài hơn 1 thế kỷ, cho đến năm 1832.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Pa thời kỳ tiểu vương quốc Indrapura phát hiện không còn một vết tích nào, một câu hỏi lớn đặt ra phải chăng sự Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng vào thế kỷ 16 khi lấy đất Thuận Hóa làm kinh đô, đã loại bỏ các đền tháp của người Chăm rồi dựng nên những đền đài mới của người Việt.
Phần lớn sử liệu trong nước luôn phác họa "Nam tiến" như một quá trình bạo lực, là các cuộc chiến tranh, nhưng một số nhà nghiên cứu chỉ rõ "Nam tiến" không phải hoàn toàn như thế. Đó là một quá trình có tính hòa bình, kéo dài qua nhiều thế kỷ, người Việt di dân đến sống cùng người Chăm, người Khmer địa phương, khai hoang nhiều vùng đất. Người Việt đi đến đâu thì khai khẩn ruộng, sống bằng nghề nông, định cư để khẳng định chủ quyền.
Ngũ điều Nghị định.
Ngũ điều Nghị định là bản hiệp ước ký kết vào năm 1712 giữa chúa Nguyễn Phúc Chu và Trấn vương Chăm Pa. Bản hiệp ước quy định thẩm quyền xét xử của chúa Nguyễn đối với người Chăm; quy định các nghĩa vụ mà người Chăm phải thực hiện đối với chính quyền Đàng Trong. Quy định xung đột giữa người Việt và người Chăm sẽ do Trấn vương Chăm Pa cùng quan Cai bạ và quan Ký lục, là hai viên quan người Việt, cùng phán xét.
Kế sách Tàm thực.
Quá trình bành trướng lãnh thổ của dân tộc Việt là không ngừng suốt một nghìn năm, vào giữa thế kỷ 18 được ghi nhận một cách rõ ràng ở tầm mức chính sách dưới thời chúa Nguyễn tại Đàng Trong, với tên gọi kế sách Tàm thực. Nguyễn Cư Trinh - một danh sĩ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát và Nguyễn Phúc Thuần được xem là người đã tạo nên kế sách này. Kế sách này thông qua chiến tranh để lấy đất hoặc nhận đất do các vua Chân Lạp dâng lên. Mở rộng bờ cõi là mục tiêu, lấy đất mới giữ vững phần đất phía sau lưng, tiếp tục lấy đất từng bước, cho dân tụ họp về định cư. Vào năm 1756, kế sách này lần đầu thực thi, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho thu lấy hai vùng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp, ngày nay là Gò Công và Tân An, ủy thác cho quan chức dưới quyền quản lý. Như thế, lấn dần từng bước, dân đi trước khai phá, khai phá đến đâu chính quyền xác lập chủ quyền đến đó là các bước của Tàm thực.
Chính sách của Minh Mạng.
Hoàng đế Minh Mạng đã tiến hành Hán hóa các dân tộc thiểu số như người Campuchia, tuyên bố di sản của Nho giáo và nhà Hán của Trung Quốc cho Việt Nam, và sử dụng thuật ngữ người Hán 漢人 (Hán nhân) để chỉ người Việt Nam. Minh Mạng tuyên bố, "Chúng ta phải hy vọng rằng thói man rợ của họ sẽ bị tiêu biến trong tiềm thức, và họ sẽ ngày càng bị tiêm nhiễm các phong tục Hán [Hán Việt]." Các chính sách này nhắm vào người Khmer và các dân tộc vùng núi. Chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Chu đã gọi người Việt là "người Hán" vào năm 1712 để phân biệt với người Chăm. Các chúa Nguyễn cho lập đồn điền sau năm 1790. Vua Gia Long khi phân biệt giữa người Khmer và người Việt đã nói "Hán di hữu hạn [ 漢 夷 有 限 ]" nghĩa là "người Việt và người rợ phải rõ ràng ranh giới." Vua kế vị ông, Minh Mạng, đã thực hiện chính sách hội nhập tiếp biến văn hóa nhằm vào các dân tộc thiểu số không phải là người Việt. Vào những năm 1800, các danh xưng như Thanh nhân (清人, người nhà Thanh) hoặc Đường nhân (唐人, người nhà Đường) được người Việt Nam dùng để chỉ các dân tộc Trung Quốc, trong khi tự gọi mình là Hán dân (漢民) và Hán nhân (漢人).
Yếu tố Di truyền.
Đa hình nucleotide đơn cũng chỉ ra các dòng gen lịch sử, cho thấy yếu tố Đông Nam Á gia tăng trong dân số Việt Nam, điều này trùng với thời gian diễn ra cuộc Nam tiến. Các sự kiện nhân khẩu học lịch sử đã được kiểm tra bằng EBSP. Biểu đồ thu được từ haplogroup F1f cho thấy sự tồn tại của những thay đổi nhân khẩu học quan trọng xảy ra trong khoảng 1.000 năm qua ở người Việt và người Chăm ở phía Nam. Các ước tính về tỷ lệ di cư cho thấy rằng người Chăm không bị đồng hóa cũng như không tham gia trao đổi gen với các nhóm khác, về tổng thể cho thấy rằng có sự sụt giảm mạnh dân số Chăm Pa.
Ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của khái niệm.
Trong quyển "Shifting the Nationalist Narrative? Representing Cham and Champa in Vietnam's Museums and Heritage Sites" (tạm dịch: "Chuyển đổi chuyện kể dân tộc? Đại diện cho người Chăm và Chăm Pa trong các Bảo tàng và Di sản của Việt Nam") xuất bản năm 2019, các tác giả Rie Nakamura, Claire Sutherland cho rằng khái niệm "Nam tiến" đã có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.
Nam tiến đã được giới tri thức miền Nam Việt Nam vào thời kỳ Việt Nam cộng hòa đánh giá cao một cách đầy tự hào, về chiến thắng của người Việt và sự mở mang của lãnh thổ phía Nam. Các nội dung phổ biến chỉ rõ "những cánh đồng canh tác màu mỡ và của cải của miền Nam đã được tạo nên bởi người Việt văn minh nhiều hơn bộ phận dân cư không văn minh". Các dân tộc không phải là người Việt được miêu tả là lạc hậu và xa lạ, trái ngược với xã hội người Việt có văn hóa, hoàn thiện, đổi mới. Vì các nhóm không phải người Việt được miêu tả là trì trệ lạc hậu và không thể phản kháng, còn người Việt được chứng minh là vượt trội, nên "Nam tiến" được coi là một quá trình "mở rộng" ổn định và không thể đảo ngược.
Hiện nay, mặc dù hầu hết các học giả Việt Nam đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về các nền văn hóa không phải người Kinh (người Việt), nhưng họ không đồng nhất những nền văn hóa đó với sự hình thành của Việt Nam, cũng như không công nhận nguồn gốc đa văn hóa của Việt Nam. Trong quyển "Soldered States: Nation-building in Germany and Vietnam" (tạm dịch: "Các quốc gia quân sự: Xây dựng quốc gia ở Đức và Việt Nam") xuất bản năm 2018, tác giả Claire Sutherland mô tả rằng chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã xây dựng một ảo tưởng về sự đồng nhất của mình, bà viết: "Official histories characterised Vietnam as a single, fixed bloc, with a common language, territory, economy and culture" ("Các tài liệu lịch sử chính thức đã mô tả Việt Nam như một khối duy nhất, cố định, có ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và văn hóa chung"). Bà lưu ý rằng theo góc nhìn sử Việt các nền văn hóa không phải của người Kinh bao gồm người Chăm và các dân tộc khác không phải là cốt lõi tạo nên quốc gia của Việt Nam. Điều này đã thể hiện qua cách bố trí hiện vật tại các viện bảo tàng, các hiện vật khảo cổ của các nền văn hóa không phải của người Kinh được để tách biệt, trong phòng riêng, không phải lịch sử, không phải là di sản, ít được chăm sóc, ngoại trừ có ý nghĩa thu hút du khách.
Theo nhà sử học Christopher Goscha trong tác phẩm năm 2016 của ông "The Penguin history of Modern Vietnam", "Nam tiến" là một câu chuyện đậm chất dân tộc của người Việt. Câu chuyện đó tập trung vào tầm quan trọng của người Việt, các dân tộc khác vốn là các dân tộc bản địa sống phân bố trên khắp lãnh thổ chỉ có vị thế mờ nhạt. Họ chỉ thật sự được chính phủ Việt Nam phân loại trong thế kỷ 20 là dân tộc thiểu số. Ông đặt ra vấn đề nên tránh lấy một dân tộc làm chủ thể trung tâm, các bộ phận được xem là trung tâm và không trung tâm của Việt Nam cần được cân bằng.
Chống lại Nam tiến.
Nhà sử học người Mỹ gốc Úc Ben Kiernan trong tác phẩm năm 2008 "Blood and Soil: Modern Genocide 1500-2000" của ông đã đề cập đến một trong những cuộc phản ứng của Chân Lạp nhằm vào người Việt. Sự kiện xảy ra vào năm 1667, khoảng một nghìn người Việt định cư đã bị tàn sát bởi người Khmer và người Hoa. Do những người Việt định cư bắt đầu sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi trước đây vốn dĩ là nơi sinh sống của người Khmer. Điều đó khiến người Việt phải hứng chịu đòn trả thù này.
Vào năm 1833, thủ lĩnh người Chăm Hồi giáo là Katip Suma đã lãnh đạo những người Chăm Hồi giáo bất mãn tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại vua Việt Nam. Cuộc nổi dậy này được nhìn nhận là phong trào Jihad duy nhất được ghi lại trong lịch sử Việt Nam. Nguyên nhân ban đầu được xác định từ việc vị vua lãnh địa Panduranga, khu tự trị từ năm 1693 thần phục chúa Nguyễn là Po Tisuntiraidapuran liên minh với quân nổi dậy Tây Sơn. Và sau đó, từ năm 1802, Panduranga được nhà Nguyễn coi như một nước chư hầu, người Chăm lại tham gia nổi dậy của Lê Văn Duyệt. Khi Minh Mạng nắm quyền đã mong muốn thôn tính thực thể Chăm cuối cùng này. Khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Duyệt bị dẹp vào năm 1832, Minh Mạng bắt giữ vị vua Chăm cuối cùng là Po Phaok The làm con tin tại triều đình Huế. Vua nhà Nguyễn đã buộc người Chăm phải hội nhập với văn hóa Việt, trong đó Hoàng đế Minh Mạng cưỡng bức người Chăm theo đạo Hồi ăn thằn lằn và thịt lợn, cưỡng bức người Chăm theo đạo Hindu ăn thịt bò, trái với ý muốn của họ, trừng phạt họ và đồng hóa họ với văn hóa Việt Nam. Đồng thời lệnh trừng trị những người bất đồng chính kiến và ủng hộ cuộc nổi dậy của Lê Văn Duyệt. Một quan chức được cử đến Panduranga với tư cách là quan thẩm phán nhằm trừng phạt những người Chăm bị nghi ngờ ủng hộ Lê Văn Duyệt. Bất mãn trước các hành động của nhà Nguyễn, thủ lĩnh Hồi giáo Katip Sumat đã tiến hành một cuộc nổi dậy chống vua Minh Mạng ở khu vực Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ngày nay và Tây Nguyên. Cuộc nổi dậy cuối cùng bị dập tắt vào đầu năm 1834.
Từ năm 1834 đến năm 1835 bùng nổ cuộc khởi nghĩa Ja Thak Wa bởi một thủ lĩnh người Chăm vùng Panduranga là Katip Thak Wa. Khởi nghĩa lan đến cả Phú Yên, nguyên nhân được xem là do bất mãn với việc Panduranga bị xóa bỏ và các chính sách đồng hóa nặng nề, cũng như việc đàn áp. Minh Mạng ra lệnh rằng mỗi người lính Nguyễn phải chém được ba đầu người Chăm theo phong trào Ja Thak Wa trong một ngày thì sẽ được thưởng. Quân lính Nguyễn tranh đua tàn sát hàng ngàn người Chăm để được hưởng tiền thưởng, gây ra thảm sát lớn. Đến tháng 4 năm 1835 thì Katip Thak Wa tử trận, cuộc khởi nghĩa thất bại.
Ngày 1 tháng 5 năm 1958, trên Tây Nguyên, một người Ê đê là Y Bhăm Êñuôl thành lập tổ chức BAJARAKA. Chủ trương của ông là đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số. Ngày 25 tháng 7 năm 1958, BAJARAKA gửi thư đến tòa đại sứ Pháp, tòa đại sứ Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và thỉnh cầu các nước can thiệp để người Thượng được độc lập. Trong tháng 8 và tháng 9 năm 1958, BAJARAKA cho tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột nhưng đều bị chính phủ Việt Nam cộng hòa đàn áp, các lãnh tụ của phong trào đều bị bắt.
Một số nhóm người Thượng vốn được chính phủ Mỹ cấp vũ khí để tham gia vào cuộc chiến chống Cộng sản ở miền Nam từ năm 1956, họ tổ chức đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG). Tháng 3 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào BAJARAKA kết hợp với lãnh đạo của các sắc tộc người Thượng khác và người Chăm tại miền Trung thành lập Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (tiếng Pháp: "Front de Libération des Hauts Plateaux", FLHP). Kể từ sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính quyền Việt Nam cộng hòa ngày càng có quan hệ xấu với họ, quân lực Việt Nam cộng hòa truy quét khiến tổ chức này phải chạy sang Campuchia vào tháng 5 năm 1964. Ngày 19 tháng 9 năm 1964, các toán biệt kích của người Thượng nổi dậy đánh chiếm một số đồn ở Quảng Đức và Đắk Lắk giết chết 35 quân nhân người Việt, bắt sống quận trưởng quận Đức Lập, chiếm đài phát thanh Ban Mê Thuột kêu gọi thành lập quốc gia độc lập. Ngày 20 tháng 9 năm 1964, Chuẩn tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Phước Vĩnh Lộc huy động quân đội đánh tan vỡ quân người Thượng, nhưng do yêu cầu của Mỹ họ ngừng tay.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 1964, Mặt trận Giải phóng Cao nguyên, Mặt trận Giải phóng Champa, Mặt trận Giải phóng Campuchia Krom, Mặt trận Giải phóng Campuchia Bắc đã cùng liên kết thành lập Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức (FULRO) do quốc vương Sihanouk chủ tọa. Chủ trương của họ là đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số, tiến hành chiến tranh du kích để ly khai vùng Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam. Y Bhăm Êñuôl giữ vai trò biểu tượng phong trào, lãnh đạo là Les Kosem. Từ năm 1965, FULRO đã có hoạt động tấn công bằng vũ trang, đòi hỏi cho các chính sách tốt hơn đối với người Thượng. Cả Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã tổ chức thương thuyết với họ, bắt đầu vào ngày 2 tháng 8 năm 1965, nhằm hướng họ vào cuộc chiến chống Cộng. Trong những năm sau đó diễn ra nhiều cuộc thương thuyết khác. Ngày 1 tháng 2 năm 1969, một thỏa thuận được ký kết giữa Paul Nưr, đại diện Việt Nam Cộng hòa, và Y Dhê Adrong, đại diện FULRO dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tháng 6 năm 1975, chính quyền Việt Nam vừa thống nhất đã cho mở chiến dịch hành quân quy mô truy quét FULRO trên khắp Tây Nguyên. Trả lời phỏng vấn nhà báo Nate Thayer, lãnh đạo FULRO cho biết khi họ bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại nhà nước Việt Nam sau năm 1975, họ có 10.000 quân, sau 4 năm chỉ còn 2.000 quân. Về sau họ được Khmer Đỏ tiếp tế vì cùng chung kẻ thù là chính quyền Việt Nam và chính quyền Campuchia thân Việt Nam, khi Khmer Đỏ sụp đổ, họ tiếp tục ẩn nấp tại tỉnh Mondolkiri thì bị lực lượng gìn giữ hòa bình UNTAC phát hiện. FULRO bị phân loại là lực lượng vũ trang không phải người bản xứ Campuchia, họ đứng trước nguy cơ bị "hồi hương" về Việt Nam. Các toán FULRO cuối cùng hạ vũ khí năm 1992, 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UNTAC) tại Campuchia.
Vào năm 1975, Khmer Đỏ nắm quyền ở Campuchia. Sau đó đã xung đột với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều động cơ, trong đó có ý định phục hồi lãnh thổ lịch sử. Năm 1978, chính quyền Khmer Đỏ của Campuchia huy động 19 sư đoàn tấn công Việt Nam, với gần 100.000 quân. Đây là hành động mạnh mẽ nhất từng có của Campuchia trong việc khôi phục chủ quyền lịch sử của họ. Việt Nam đã tập trung 180.000 quân tổ chức phản công để bảo vệ chủ quyền hiện tại của mình, quân Việt Nam đánh đến tận thủ đô Phnompenh, tiêu diệt quân đội Khmer Đỏ, lật đổ chính quyền của Campuchia và kiểm soát đất nước này trong hơn 10 năm. Cuộc chiến đã làm tan rã hầu hết quân đội Khmer Đỏ.
Vào năm 1999, Ksor Kok, một thành viên thuộc tổ chức FULRO trước đây, đã thành lập Nhà nước Đêga do Tổ chức Quỹ người Thượng tài trợ. Họ đã tiến hành một số chiến dịch biểu tình, phát tán các tài liệu với các nội dung, tuyên truyền chống chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm ly khai Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam. Hiện tổ chức nhà nước này đang lưu vong tại Hoa Kỳ.
Chính khách Campuchia Sam Rainsy bảy tỏ thẳng thắn quan điểm cá nhân của ông rằng vùng đất cổ từng thuộc về Campuchia bị Việt Nam chiếm nên được trả lại. |
7,011 | 850399 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7011 | Lưu trữ dữ liệu máy tính | Bộ nhớ máy tính (tiếng Anh: Computer data storage), thường được gọi là ổ nhớ ("storage") hoặc bộ nhớ ("memory"), là một thiết bị công nghệ bao gồm các phần tử máy tính và lưu trữ dữ liệu, được dùng để duy trì dữ liệu số. Nó là một linh kiện cơ bản có chức năng cốt lõi của các máy tính.
Bộ nhớ máy tính bao gồm các bộ nhớ điện tĩnh ("non-volatile memory") để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc bộ nhớ điện động ("volatile memory") để lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ...
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache...
Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự.
Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong (main memory) và bộ nhớ ngoài (external storage).
Chức năng.
Nếu không có một số lượng đáng kể bộ nhớ, một máy tính sẽ chỉ có thể thực hiện các hoạt động cố định và ngay lập tức xuất kết quả. Nó sẽ phải được cấu hình lại để thay đổi hành vi của nó. Điều này được chấp nhận cho các thiết bị như máy tính bỏ túi, bộ xử lý tín hiệu số và các thiết bị chuyên dụng khác. Máy tính Von Neumann khác biệt ở chỗ có một bộ nhớ trong đó chúng lưu trữ các lệnh vận hành và dữ liệu của chúng. Các máy tính von Neumann linh hoạt hơn ở chỗ chúng không cần phải cấu hình lại phần cứng của chúng cho mỗi chương trình mới, nhưng có thể được lập trình lại đơn giản với lệnh trong bộ nhớ mới; chúng cũng có xu hướng đơn giản hơn để thiết kế, trong đó một bộ xử lý tương đối đơn giản có thể giữ trạng thái giữa các tính toán liên tiếp để xây dựng các kết quả thủ tục phức tạp. Hầu hết các máy tính hiện đại đều là máy von Neumann.
Phân cấp lưu trữ.
Bộ nhớ trong.
Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy. Còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính ("Main Memory")
Bộ nhớ ngoài.
Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, có thể dùng để mang đi lại được giữa các máy tính.
Bao gồm: |
7,015 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7015 | Thuyết tương đối rộng | Thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối tổng quát () là lý thuyết hình học của lực hấp dẫn do nhà vật lý Albert Einstein công bố vào năm 1915 và hiện tại được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lý hiện đại. Thuyết tương đối tổng quát thống nhất thuyết tương đối hẹp và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp dẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc không thời gian. Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếp với năng lượng và động lượng của vật chất và bức xạ. Liên hệ này được xác định bằng phương trình trường Einstein, một hệ phương trình đạo hàm riêng phi tuyến.
Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết tương đối rộng khác biệt hẳn so với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thời gian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi rơi tự do và sự lan truyền của ánh sáng. Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thời gian do hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn, dịch chuyển đỏ do hấp dẫn của ánh sáng, và sự trễ thời gian do hấp dẫn. Mọi quan sát và thí nghiệm đều xác nhận các hiệu ứng này cho tới nay. Mặc dù có một số lý thuyết khác về lực hấp dẫn cũng được nêu ra, nhưng lý thuyết tương đối tổng quát là một lý thuyết đơn giản nhất phù hợp các dữ liệu thực nghiệm. Tuy thế, vẫn còn tồn tại những câu hỏi mở, căn bản nhất như các nhà vật lý chưa biết làm thế nào kết hợp thuyết tương đối rộng với các định luật của vật lý lượng tử nhằm tạo ra một lý thuyết đầy đủ và nhất quán là thuyết hấp dẫn lượng tử.
Lý thuyết của Einstein có nhiều ứng dụng quan trọng trong vật lý thiên văn. Nó chỉ ra trực tiếp sự tồn tại của lỗ đen – những vùng của không thời gian trong đó không gian và thời gian bị uốn cong đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được – một trạng thái cuối cùng của các ngôi sao khối lượng lớn. Có rất nhiều nguồn bức xạ mạnh phát ra từ một vài loại thiên thể cố định dựa trên sự tồn tại của lỗ đen; ví dụ, các microquasar và nhân các thiên hà hoạt động thể hiện sự có mặt của tương ứng lỗ đen khối lượng sao và lỗ đen có khối lượng khổng lồ. Sự lệch của tia sáng do trường hấp dẫn làm xuất hiện hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, trong đó nhiều hình ảnh của cùng một thiên hà hiện lên qua ảnh chụp. Thuyết tương đối tổng quát miêu tả các tính chất của sóng hấp dẫn mà đã được xác nhận một cách trực tiếp bởi nhóm Advanced LIGO. Hơn nữa, thuyết tương đối rộng còn là cơ sở cho các mô hình vũ trụ học hiện tại về sự đang giãn nở không ngừng của vũ trụ.
Lịch sử.
Ngay sau khi phát triển thuyết tương đối đặc biệt năm 1905, Einstein bắt đầu suy nghĩ về sự mâu thuẫn giữa lực hấp dẫn Newton với lý thuyết này. Năm 1907, ông nhận ra sự liên hệ (hay tương đương cục bộ) giữa lực hấp dẫn và hệ quy chiếu gia tốc (ông coi đây là ý tưởng hạnh phúc nhất của đời mình) và nêu ra một thí nghiệm suy tưởng đơn giản trong đó có một người quan sát trong thang máy rơi tự do. Ông đã phải mất tám năm theo đuổi nhằm tìm kiếm lý thuyết hấp dẫn tương đối tính. Sau nhiều nhầm lẫn và đi lệch hướng, cuối cùng ông đã tìm ra được phương trình hấp dẫn và miêu tả nó trong cuộc họp của Viện hàn lâm Khoa học Phổ vào tháng 11 năm 1915 mà ngày nay gọi là phương trình trường Einstein. Hệ phương trình này cho biết hình học của không thời gian bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của vật chất như thế nào, và lực hấp dẫn do sự cong của hình học không thời gian. Phương trình trường Einstein là mảnh ghép trung tâm của thuyết tương đối tổng quát.
Phương trình trường Einstein là hệ phương trình vi phân riêng phần phi tuyến và rất khó để giải. Einstein đã sử dụng phương pháp xấp xỉ nhằm suy luận những hệ quả đầu tiên của lý thuyết. Nhưng ngay đầu năm 1916, nhà thiên văn vật lý Karl Schwarzschild tìm ra nghiệm chính xác không tầm thường đầu tiên của phương trình trường Einstein mà ngày nay gọi là mêtric Schwarzschild. Nghiệm này là cơ sở lý thuyết cho mô hình vật lý về trạng thái cuối cùng của suy sụp hấp dẫn, dẫn đến sự hình thành của một số thiên thể trong đó có lỗ đen dạng đối xứng cầu. Trong cùng năm, nghiệm Schwarzschild đã được tổng quát thành nghiệm chính xác cho vật thể có điện tích, hay chính là mêtric Reissner–Nordström, nghiệm này mô tả lỗ đen tích điện không quay. Năm 1917, Einstein áp dụng lý thuyết của ông cho toàn bộ vũ trụ, khai sinh ra ngành vũ trụ học tương đối tính. Theo tư tưởng đương thời, ông đã giả định vũ trụ tĩnh tại vĩnh hằng, và phải cộng thêm một tham số mới vào trong phương trình trường ban đầu của mình—hằng số vũ trụ học—nhằm thu được kết quả như "quan sát" từ bấy lâu nay. Tuy thế, năm 1929, những nghiên cứu của nhà thiên văn Edwin Hubble và những người khác lại chỉ ra vũ trụ đang giãn nở. Và kết quả quan sát này lại phù hợp với nghiệm mô tả vũ trụ đang giãn nở do nhà vật lý người Nga Alexander Friedman tìm ra từ năm 1922 mà không đòi hỏi có hằng số vũ trụ học. Linh mục và nhà vũ trụ học người Bỉ Georges Lemaître đã sử dụng nghiệm này nhằm miêu tả kịch bản sơ khai của mô hình Vụ nổ lớn, mô hình nói rằng vũ trụ ban đầu đã tiến hóa từ trạng thái cực kỳ nóng và đậm đặc. Sau này, Einstein coi hằng số vũ trụ học là sai lầm lớn nhất của đời ông.
Trong suốt thời kì từ thập niên 1920 đến thập niên 1950, các nhà vật lý vẫn coi thuyết tương đối tổng quát một lý thuyết kỳ lạ trong các lý thuyết vật lý. Nó đẹp hơn lý thuyết của Newton, phù hợp với thuyết tương đối hẹp và giải thích được một vài hiệu ứng mà lý thuyết Newton chưa thành công. Chính Einstein đã chỉ ra vào năm 1915 rằng lý thuyết của ông đã giải thích được chuyển động dị thường của điểm cận nhật của Sao Thủy mà không cần tới bất kì một tham số nào. Vào năm 1919 một đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi Arthur Eddington đã xác nhận tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát về sự lệch ánh sáng khi nó đi gần Mặt trời bằng cách theo dõi nhật thực vào tháng 5, khiến Einstein ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Và lý thuyết trở thành hướng đi chính của vật lý lý thuyết và thiên văn vật lý trong giai đoạn phát triển từ 1960 đến 1975, hay thời kỳ vàng của thuyết tương đối rộng. Các nhà vật lý bắt đầu nắm bắt được khái niệm lỗ đen, và đồng nhất những đối tượng thiên văn vật lý này với quasar trong thiên văn quan sát. Có thêm nhiều kiểm nghiệm chính xác trong hệ Mặt Trời đã chứng tỏ sức mạnh tiên đoán của lý thuyết, và trong vũ trụ học tương đối tính cũng vậy với rất nhiều quan sát đo lường nhằm kiểm chứng hệ quả của lý thuyết.
Từ cơ học cổ điển đến thuyết tương đối rộng.
Chúng ta có thể hiểu thuyết tương đối rộng thông qua những điểm tương tự và khác biệt của nó so với lý thuyết Newton. Bước đầu tiên là chỉ ra cơ học cổ điển và định luật vạn vật hấp dẫn cho phép miêu tả theo ngôn ngữ hình học. Bằng cách kết hợp miêu tả này với định luật của thuyết tương đối hẹp sẽ cho chúng ta khám phá thuyết tương đối rộng một cách tự nhiên.
Mô tả bằng hình học của lực hấp dẫn Newton.
Cơ sở của vật lý cổ điển là khái niệm chuyển động của một vật thể, kết hợp giữa chuyển động tự do (hay quán tính) và chuyển động khi có ngoại lực tác dụng. Các chuyển động này được miêu tả bằng phương trình trong không gian 3 chiều Euclid và sử dụng khái niệm thời gian tuyệt đối. Những ngoại lực tác dụng lên vật thể làm quỹ đạo vật lệch khỏi quỹ đạo của chuyển động quán tính tuân theo định luật thứ hai của Newton về chuyển động, phát biểu là tổng lực tác dụng lên vật bằng khối lượng (quán tính) nhân với gia tốc của nó. Tiếp theo, chuyển động quán tính được liên hệ với hình học của không gian và thời gian: trong hệ quy chiếu quán tính của cơ học cổ điển, các vật chuyển động tự do với vận tốc không đổi sẽ có quỹ đạo là đường thẳng. Theo ngôn ngữ của vật lý hiện đại, quỹ đạo của chúng là đường trắc địa, những tuyến thế giới "thẳng" (world lines, hay đường thế giới) trong không thời gian cong và đường trắc địa chính là đường thẳng trong hình học phẳng.
Ngược lại, chúng ta mong muốn rằng nhờ áp dụng chuyển động quán tính - một khi biết được chuyển động thực của vật thể do ảnh hưởng của ngoại lực nào (như lực điện từ hoặc ma sát) - để xác định ra hình học của không gian, cũng như tọa độ thời gian. Tuy nhiên, có một sự khó khăn khi xuất hiện hấp dẫn. Theo định luật vạn vật hấp dẫn Newton, và những thí nghiệm độc lập của Eötvös và các thí nghiệm sau đó (xem thí nghiệm Eötvös), vật rơi tự do (còn gọi là nguyên lý tương đương yếu, hay sự bằng nhau giữa khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn thụ động): quỹ đạo của vật thử khi rơi tự do chỉ phụ thuộc vào vị trí và vận tốc ban đầu của nó, chứ không phụ thuộc vào nó cấu tạo bằng vật chất gì (như lực điện từ còn phụ thuộc vào điện tích hạt thử). Có một minh họa đơn giản điều này thể hiện trong thí nghiệm tưởng tượng của Einstein, ở hình bên cạnh: đối với một quan sát viên trong thang máy kín, anh ta không thể biết được, bằng theo dõi quỹ đạo của các vật như quả bóng rơi, rằng anh ta đang ở trong căn phòng đứng yên trên mặt đất và trong một trường hấp dẫn, hay đang ở trong tàu vũ trụ chuyển động tự do trong không gian với gia tốc bằng gia tốc hấp dẫn.
Nếu chỉ dựa vào sự rơi tự do của vật, chúng ta không thể phân biệt được chỉ bằng quan sát giữa chuyển động quán tính và chuyển động chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Sự không phân biệt được này gợi ra một định nghĩa mới cho chuyển động quán tính: chuyển động của vật rơi tự do trong trường hấp dẫn. Định nghĩa mới về chuyển động quán tính này cũng cho phép xác định ra hình học của không gian và thời gian theo ngôn ngữ toán học, quỹ đạo của vật chính là chuyển động trên đường trắc địa. Trong phương trình đường trắc địa chứa hệ số liên thông phụ thuộc vào gradien của thế năng hấp dẫn. Không gian của cơ học Newton theo cách xây dựng này vẫn thuần túy là hình học Euclid phẳng. Hình học này tác động đến chuyển động của vật chất nhưng không bị ảnh hưởng bởi vật chất và tồn tại một cách tuyệt đối. Tuy nhiên toàn bộ không "thời gian" vật lý lại là một cấu trúc phức tạp. Như được chỉ ra bằng các thí nghiệm tưởng tượng đơn giản về quỹ đạo rơi tự do của các hạt thử khác nhau, khi dịch chuyển các vectơ không thời gian - ký hiệu cho vận tốc của hạt (các vectơ kiểu thời gian, có 4 thành phần tọa độ) - sẽ cho kết quả là các vectơ khác nhau dọc theo quỹ đạo của hạt; hay nói về mặt toán học, liên thông Newton không khả tích được (các vectơ vận tốc khi dịch chuyển trên quỹ đạo sẽ không còn song song với vectơ ban đầu nữa). Từ điều này, chúng ta có thể kết luận rằng không thời gian là cong. Mô hình hình học phẳng của hấp dẫn Newton chỉ sử dụng các khái niệm hiệp biến, có nghĩa là nó công nhận một hệ quy chiếu quán tính toàn cục và mô tả hiện tượng hấp dẫn đúng trong mọi hệ tọa độ. Theo cách miêu tả hình học này, các hiệu ứng thủy triều — gia tốc tương đối giữa các vật thể gần nhau khi rơi tự do — được liên hệ với đạo hàm của liên thông, chỉ ra hình học thay đổi như thế nào bởi sự có mặt khối lượng.
Chuyển sang tương đối tính.
Nếu mô hình lực hấp dẫn Newton có thể biểu diễn bằng hình học thì cơ sở vật lý của nó, cơ học cổ điển, chỉ là trường hợp giới hạn của cơ học tương đối tính (đặc biệt) đối với chuyển động có vận tốc nhỏ. Theo ngôn ngữ của đối xứng: khi bỏ qua ảnh hưởng của trường hấp dẫn, các phương trình vật lý tuân theo bất biến Lorentz giống như của thuyết tương đối hẹp hơn là tuân theo bất biến Galileo như trong cơ học cổ điển. (Nhóm đối xứng của thuyết tương đối hẹp là nhóm Poincaré bao gồm cả phép tịnh tiến và phép quay.) Sự khác nhau giữa cơ học cổ điển và thuyết tương đối hẹp trở lên rõ rệt khi các vật có vận tốc gần với tốc độ ánh sáng, và khi xét đến những quá trình năng lượng cao.
Với đối xứng Lorentz, chúng ta có thêm những cấu trúc mới. Chúng được xác định bằng tập hợp nón ánh sáng (xem hình bên trái). Các nón ánh sáng cho phép định nghĩa "cấu trúc nhân quả": đối với mỗi sự kiện A, về nguyên lý có một tập các sự kiện, hoặc ảnh hưởng đến A hoặc bị ảnh hưởng bởi A thông qua tín hiệu hoặc tương tác mà không vượt quá tốc độ ánh sáng (như sự kiện B trong hình), và một tập các sự kiện không thể liên quan được đến A (như sự kiện C trong hình). Tập này gọi là tập những quan sát viên độc lập. Khi gắn với tuyến thế giới (world-lines) của hạt rơi tự do, chúng ta sử dụng nón ánh sáng nhằm khôi phục lại mêtric nửa-Riemannian của không thời gian, ít nhất đối với số hạng vô hướng dương. Theo thuật ngữ toán học, quá trình này xác định lên cấu trúc bảo giác.
Thuyết tương đối hẹp không miêu tả lực hấp dẫn, do vậy các nhà vật lý áp dụng nó cho những mô hình không tính đến lực hấp dẫn. Bởi vì mô hình hấp dẫn Newton nói rằng lực hấp dẫn giữa hai vật thể tác dụng một cách tức thì, không kể chúng ở cách xa bao nhiêu (hay tồn tại những hệ quy chiếu quán tính toàn cục), do vậy lý thuyết Newton vi phạm bất biến Lorentz. Khi tính đến trường hấp dẫn, bằng áp dụng sự rơi tự do, cách lý giải tương tự như phần trước được áp dụng: không có một hệ quy chiếu quán tính toàn cục tồn tại trong lý thuyết tương đối tổng quát. Thay vì vậy chúng ta chỉ có thể sử dụng những hệ quy chiếu quán tính "cục bộ" "xấp xỉ" di chuyển dọc theo quỹ đao hạt rơi tự do. Chuyển thành ngôn ngữ của không thời gian: những tuyến thế giới thẳng kiểu thời gian mà xác định hệ quy chiếu quán tính không có trường hấp dẫn sẽ bị lệch thành những đường cong tương đối với nhau trong trường hấp dẫn (Giống như khi thả hai quả bóng rơi tự do, tưởng như chúng rơi song song với nhau nhưng thực tế quỹ đạo của chúng gặp nhau tại tâm Trái Đất, hay quỹ đạo hai quả bóng bị lệch tương đối với nhau khi có mặt trường hấp dẫn.) và điều này gợi ra rằng trường hấp dẫn làm thay đổi hình học của không thời gian từ phẳng sang cong.
Nhưng có một câu hỏi xuất hiện trước tiên là liệu hệ quy chiếu cục bộ mới gắn liền với vật rơi tự do có giống với hệ quy chiếu mà trong đó các định luật của thuyết tương đối hẹp thỏa mãn — lý thuyết dựa trên cơ sở sự không đổi của tốc độ ánh sáng trong chân không, và cũng mô tả lý thuyết điện từ học cổ điển. Bằng sử dụng những hệ quy chiếu tương đối tính của thuyết tương đối hẹp (như hệ quy chiếu gắn liền với mặt đất-phòng thí nghiệm, hay hệ quy chiếu rơi tự do), chúng ta có thể dẫn ra những kết quả khác nhau cho hiệu ứng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn, hiệu ứng dịch chuyển tần số của ánh sáng khi nó truyền qua trường hấp dẫn (xem bên dưới). Những đo đạc thử nghiệm chỉ ra rằng ánh sáng lan truyền trong các hệ quy chiếu rơi tự do có quỹ đạo và tần số giống với khi ánh sáng lan truyền trong những hệ quy chiếu quán tính của thuyết tương đối hẹp. Và ánh sáng lan truyền trong trường hấp dẫn có quỹ đạo và sự dịch chuyển tần số giống như khi nó lan truyền trong hệ quy chiếu đang gia tốc với gia tốc bằng gia tốc hấp dẫn. Tổng quát hóa phát biểu này tương ứng với phát biểu "các định luật của thuyết tương đối hẹp thỏa mãn một cách xấp xỉ tốt trong những hệ quy chiếu rơi tự do (và không quay)", còn gọi là nguyên lý tương đương Einstein, một nguyên lý nền tảng của thuyết tương đối tổng quát.
Các thí nghiệm cũng chỉ ra rằng thời gian đo bởi những đồng hồ trong trường hấp dẫn — thời gian riêng, thuật ngữ của vật lý học — không tuân theo các định luật của thuyết tương đối hẹp (hàm ý thời gian bị cong). Trong ngôn ngữ của hình học không thời gian, nó không được đo bằng mêtric Minkowski. Như trong trường hợp lực hấp dẫn Newton, điều này gợi ra lý thuyết tương đối rộng cần một hình học tổng quát để miêu tả. Ở quy mô nhỏ, mọi hệ quy chiếu rơi tự do đều tương đương với nhau và miêu tả xấp xỉ bằng mêtric Minkowski. Hệ quả là, chúng ta sẽ cần phải tổng quát hình học Minkowski thành hình học các không gian cong. Tenxơ mêtric xác định lên cấu trúc hình học — đặc biệt nó cho phép đo độ dài và góc — khác với mêtric Minkowski của thuyết tương đối hẹp, nó là mêtric tổng quát của mêtric đa tạp giả-Riemann. Hơn nữa, mỗi mêtric Riemann được kết hợp một cách tự nhiên với một loại liên thông đặc biệt, liên thông Levi-Civita, và thực tế liên thông này thỏa mãn nguyên lý tương đương và làm cho không thời gian của thuyết tương đối tổng quát trên phương diện cục bộ giống với không thời gian Minkowski (có nghĩa là khi chọn hệ tọa độ quán tính cục bộ phù hợp, tenxơ mêtric của thuyết tương đối rộng trở thành tenxơ mêtric Minkowski, cũng như đạo hàm riêng bậc nhất và các hệ số liên thông triệt tiêu - tương đương với không có trường hấp dẫn ở hệ toạ độ cục bộ này). Tenxơ mêtric thể hiện tính động lực của hình học không thời gian, nó cho thấy vật chất ảnh hưởng lên hình học như thế nào cũng như sự xuất hiện của nó trong phương trình chuyển động của hạt thử.
Phương trình trường Einstein.
Tuy đã nhận ra được hình học Riemann là công cụ toán học cần thiết nhằm mô tả các hiệu ứng hấp dẫn, chúng ta còn cần phải xác định thêm những nguồn của trường hấp dẫn. Trong mô hình hấp dẫn Newton, nguồn hấp dẫn là khối lượng. Trong thuyết tương đối hẹp, khối lượng là một thành phần trong đại lượng tổng quát hơn là tenxơ năng lượng–động lượng, bao gồm mật độ năng lượng và mật độ động lượng cũng như ứng suất (bao gồm áp suất và lực cắt). Tenxơ năng lượng–động lượng không chứa năng lượng của trường hấp dẫn. Nếu nguồn hấp dẫn trong thuyết tương đối rộng chỉ là khối lượng-năng lượng, thì chúng ta cần phải lựa chọn ưu tiên một hệ quy chiếu quán tính và do đó đòi hỏi tồn tại một hệ quy chiếu quán tính toàn cục, điều này là không được phép trong thuyết tương đối tổng quát. Nhờ nguyên lý tương đương Einstein, ngoài khối lượng, năng lượng thì ứng suất cũng trở thành một nguồn cho trường hấp dẫn. Và tenxơ ứng suất–năng lượng ngay lập tức tổng quát cho không thời gian cong và trở thành tenxơ miêu tả mật độ nguồn cho trường hấp dẫn. Để cho phép thu về trường hợp giới hạn của lực hấp dẫn Newton cổ điển, một cách tự nhiên chúng ta giả thiết rằng phương trình trường hấp dẫn liên hệ tenxơ ứng suất–năng lượng hạng hai với một tenxơ độ cong hạng hai gọi là tenxơ Ricci, tenxơ này có ý nghĩa vật lý miêu tả một trường hợp đặc biệt của hiệu ứng thủy triều: nó cho biết sự thay đổi thể tích của một đám nhỏ hạt thử ban đầu đứng yên tương đối với nhau, và sau đó rơi tự do trong trường hấp dẫn. Trong thuyết tương đối hẹp, định luật bảo toàn năng lượng–động lượng tương ứng với phương trình toán học là phân kỳ của tenxơ ứng suất–năng lượng phải bằng 0 (hay tự do). Công thức này cũng được tổng quát hóa sang cho không thời gian cong bằng cách thay thế đạo hàm riêng thông thường theo các trục tọa độ của đa tạp cong bằng đạo hàm hiệp biến của các tọa độ, đạo hàm này được nghiên cứu trong hình học vi phân. Các định luật bảo toàn phải luôn thỏa mãn ở phạm vi cục bộ — hay là phân kỳ hiệp biến của tenxơ mật độ ứng suất–năng lượng bằng 0, và do vậy phân kỳ hiệp biến của vế bên kia phương trình trường - vế cho biết độ cong cục bộ của không thời gian - cũng phải bằng 0. Ban đầu, Einstein nghĩ rằng vế hình học này chỉ có tenxơ Ricci (phân kỳ hiệp biến của tenxơ này khác 0), nhưng sau đó ông phát hiện ra phương trình trường cần phải tuân theo định lý phân kỳ hiệp biến tự do - và ông đã tìm ra dạng phương trình đơn giản nhất tuân theo định lý này, mà ngày nay gọi là Phương trình trường Einstein:
Vế trái của phương trình là tenxơ Einstein, phân kỳ hiệp biến của tenxơ này bằng 0. Tenxơ này là tổ hợp của tenxơ Ricci formula_12 và tenxơ mêtric formula_13. Đặc biệt
là độ cong vô hướng Ricci, với formula_15 có thể coi là các phần tử của ma trận nghịch đảo của ma trận có phần tử formula_16. Tenxơ Ricci liên hệ với tenxơ độ cong Riemann formula_17 thông qua phép thu gọn chỉ số
Mặt khác, hệ số liên thông (hay ký hiệu Christoffel, nó không phải là tenxơ) có thể được tính từ tenxơ mêtric,
và tenxơ độ cong Riemann (miêu tả độ cong nội tại cục bộ của không thời gian) bằng
ở đây formula_21 là đạo hàm riêng. Trong thuyết tương đối rộng, tenxơ độ xoắn bằng 0, do đó hệ số Christoffel có tính đối xứng formula_22 cũng như tenxơ Ricci formula_23.
Trên vế phải của phương trình trường, formula_24 là tenxơ mật độ ứng suất–năng lượng. Định luật bảo toàn năng lượng-động lượng cục bộ tương đương với phân kỳ hiệp biến (đạo hàm hiệp biến) của nó
với
Tenxơ Einstein
và
Một khi giải phương trình Einstein và tìm được nghiệm là tenxơ mêtric (cho phép xác định được cấu trúc hình học của đa tạp không thời gian), chúng ta sẽ miêu tả được chuyển động của hạt (hay kể cả ánh sáng-photon) trong trường hấp dẫn thông qua phương trình đường trắc địa,
với formula_31 là tham số của đường trắc địa. Tất cả các phương trình trên được viết trong hệ tọa độ formula_32 bất kỳ. Tất cả các tenxơ và hệ số Christoffel có thành phần viết theo ký hiệu chỉ số trừu tượng, và tuân theo quy tắc tính tổng Einstein. Để cho kết quả tiên đoán phù hợp với kết quả lý thuyết Newton về quỹ đạo các hành tinh và khi trường hấp dẫn yếu, Einstein tìm ra hằng số tỷ lệ trong phương trình κ = 8π"G"/"c"4, với "G" là hằng số hấp dẫn và "c" là tốc độ ánh sáng. Khi không có vật chất hay bức xạ, tenxơ mật độ ứng suất–năng lượng bằng 0, và chúng ta thu được phương trình chân không Einstein,
do vô hướng độ cong "R" là hàm của tenxơ Ricci nên nó cũng bằng 0 trong phương trình chân không.
Ngoài cách dẫn ra phương trình Einstein tuân theo định luật bảo toàn năng lượng-động lượng ở trên, chính Einstein và nhà toán học David Hilbert còn nêu ra phương pháp biến phân cho tác dụng Einstein-Hilbert và cũng thu được phương trình trường. Phương pháp biến phân có đặc điểm là nó thuận lợi cho việc tổng quát hay mở rộng thuyết tương đối tổng quát.
Các nhà vật lý cũng đã đề xuất ra những lý thuyết khác so với thuyết tương đối tổng quát và thu được những phương trình trường khác nhau. Những lý thuyết này cũng dựa trên ba điều kiện mà thuyết tương đối tổng quát thỏa mãn:
Ngoài ba điều kiện trên thì các lý thuyết này còn có thêm một số giả thiết khác, và do đó những lý thuyết đề xuất này phức tạp hơn về mặt toán học so với thuyết của Einstein. Ví dụ một số lý thuyết như thuyết Brans–Dicke, teleparallelism, và thuyết Einstein–Cartan (thuyết này coi tenxơ độ xoắn khác 0).
Định nghĩa và các ứng dụng cơ bản.
Một số nét khái quát ở phần trước chứa mọi thông tin cần thiết để miêu tả thuyết tương đối rộng, các tính chất quan trọng của nó, những hệ quả chủ yếu và việc ứng dụng lý thuyết đề xây dựng các mô hình vật lý.
Định nghĩa và các tính chất cơ bản.
Thuyết tương đối tổng quát là lý thuyết mêtric về tương tác hấp dẫn. Phương trình nền tảng của lý thuyết là phương trình trường Einstein, trong đó liên hệ giữa hình học của đa tạp tựa Riemann bốn chiều của không thời gian với năng lượng và động lượng chứa trong không thời gian đó. Những quá trình hiện tượng trong cơ học cổ điển được gán cho nguyên nhân lực hấp dẫn tác dụng (như vật rơi tụ do, chuyển động trên quỹ đạo của các hành tinh, và quỹ đạo của các vệ tinh nhân tạo), tương ứng với chuyển động quán tính trong hình học cong của không thời gian trong thuyết tương đối rộng; không có lực hấp dẫn làm lệch quỹ đạo chuyển động của vật khỏi đường thẳng. Thay vào đó, lực hấp dẫn là do sự thay đổi tính chất của không thời gian, dẫn đến làm thay đổi quỹ đạo của vật trở thành đường "ngắn nhất" có thể mà vật sẽ tự nhiên chuyển động theo (hay đường trắc địa trong hình học vi phân). Còn nguồn gốc độ cong của không thời gian là do năng lượng và động lượng của vật chất. Như nhà vật lý John Archibald Wheeler phát biểu, không thời gian nói cho vật chất cách chuyển động; vật chất nói cho không thời gian cong như thế nào.
Khi mà thuyết tương đối thay thế năng hấp dẫn vô hướng của vật lý cổ điển thành tenxơ đối xứng hạng hai, thì đồng thời tenxơ này sẽ thu về trường hợp giới hạn cổ điển trong những điều kiện xác định. Đối với trường hấp dẫn yếu và chuyển động có vận tốc tương đối chậm so với tốc độ ánh sáng, lý thuyết cho kết quả tiên đoán trùng với tiên đoán của định luật vạn vật hấp dẫn Newton.
Được xây dựng trên công cụ tenxơ, thuyết tương đối tổng quát thể hiện tính hiệp biến tổng quát: mỗi định luật của nó và hơn nữa các định luật thiết lập trên khuôn khổ tương đối tính tổng quát—sẽ có dạng phương trình như nhau trong mọi hệ tọa độ. Căn bản hơn, lý thuyết không chứa bất kỳ một cấu trúc hình học cơ sở bất biến nào, hay thuyết tương đối rộng có đặc tính độc lập với phông cơ sở không thời gian (ứng với mỗi sự phân bố vật chất và năng lượng thì lại có một dạng hình học không thời gian khác nhau). Nó cũng thỏa mãn điều kiện chặt chẽ của nguyên lý tương đối tổng quát, tức là mọi định luật vật lý phải như nhau đối với mọi quan sát viên. Trên cục bộ, như đòi hỏi của nguyên lý tương đương, không thời gian cong trở thành không thời gian Minkowski, và các định luật vật lý tuân theo bất biến Lorentz cục bộ.
Cơ sở cho mô hình vật lý.
Khái niệm cốt lõi trong mô hình vật lý tương đối tính tổng quát đó là tìm nghiệm của phương trình trường Einstein. Khi có phương trình Einstein và những phương trình hay điều kiện giới hạn cụ thể khác về tính chất của vật chất (như phương trình trạng thái, hoặc giả định về tính đối xứng của không thời gian, hoặc phương trình điều kiện biên, điều kiện ban đầu) thì nghiệm của phương trình sẽ là một đa tạp tựa Riemann (thông thường đa tạp này được xác định bởi tenxơ mêtric theo những hệ tọa độ đặc biệt), và trường vật chất cụ thể xác định trên đa tạp đó. Vật chất cũng phải thỏa mãn bất kỳ một điều kiện phụ nào của các phương trình khác mô tả tính chất của nó. Hay ngắn gọn, mỗi nghiệm là một mô hình vật lý thỏa mãn các định luật tương đối tính tổng quát cũng như các định luật vật lý khác chi phối sự có mặt của vật chất.
Phương trình trường Einstein là hệ phương trình vi phân riêng phần phi tuyến cho những kết quả đáng tin cậy, do vậy rất khó để tìm được nghiệm chính xác. Tuy vậy, các nhà vật lý đã giải được một số nghiệm chính xác, mặc dầu chỉ có vài ba nghiệm có ý nghĩa vật lý trực tiếp. Những nghiệm chính xác nổi tiếng nhất, và cũng có nhiều ứng dụng trong vật lý thực nghiệm đó là: mêtric Schwarzschild, mêtric Reissner–Nordström và mêtric Kerr, chúng là các nghiệm của phương trình chân không Einstein và mỗi nghiệm tương ứng với một kiểu lỗ đen; và mêtric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker và "vũ trụ de Sitter", mỗi loại miêu tả một vũ trụ có tính động lực. Những nghiệm chính xác hấp dẫn về mặt lý thuyết bao gồm "vũ trụ Gödel" (mở ra khả năng kỳ lạ cho phép du hành ngược thời gian trong không thời gian cong), "nghiệm sóng-pp" cho sóng hấp dẫn, "không gian Taub-NUT" (mô hình vũ trụ đồng nhất, nhưng phi đẳng hướng), và "không gian phản de Sitter" (mà gần đây trở lên quan trọng trong "phỏng đoán Maldacena" của lý thuyết dây).
Do rất khó để tìm được nghiệm chính xác, các nhà vật lý đã tìm cách giải phương trình trường Einstein bằng phương pháp "tích phân số" trên máy tính, hoặc xét những nhiễu loạn nhỏ trong nghiệm chính xác. Trong lĩnh vực mô phỏng lý thuyết bằng máy tính, người ta sử dụng các siêu máy tính để mô phỏng hình học của không thời gian và giải phương trình Einstein cho những tình huống quan trọng như sự va chạm và sáp nhập hai lỗ đen hay cấu trúc của vũ trụ trên khoảng cách lớn. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một hệ bất kỳ nếu khả năng tính toán của siêu máy tính cho phép, và có thể tiếp cận được những câu hỏi căn bản như điểm kỳ dị hấp dẫn. Chúng ta có thể tìm những nghiệm xấp xỉ bằng lý thuyết nhiễu loạn như "tuyến tính hóa hấp dẫn" và phương pháp tổng quát hóa của nó "khai triển hậu Newton", cả hai phương pháp này đều do Einstein phát triển. Phương pháp sau cung cấp cách tiếp cận có hệ thống nhằm giải ra hình học không thời gian với sự phân bố vật chất chuyển động chậm so với tốc độ ánh sáng. Phương pháp khai triển chứa các chuỗi số hạng; với số hạng thứ nhất đại diện cho đóng góp của hấp dẫn Newton, trong khi những số hạng tiếp sau thể hiện những hiệu chỉnh nhỏ hơn của lý thuyết Newton từ thuyết tương đối tổng quát. Phương pháp mở rộng của phương pháp này gọi là "hình thức tham số hóa hậu Newton", cho phép so sánh một cách định lượng giữa những tiên đoán của thuyết tương đối rộng với những lý thuyết thay thế phi lượng tử khác.
Hệ quả của lý thuyết Einstein.
Thuyết tương đối rộng có một số hệ quả vật lý. Một số xuất hiện trực tiếp từ những tiên đề của lý thuyết, trong khi một số khác chỉ trở lên rõ ràng sau hơn 100 năm nghiên cứu kể từ khi Einstein công bố lý thuyết này.
Sự giãn thời gian do hấp dẫn và dịch chuyển tần số.
Ban đầu, bằng giả sử nguyên lý tương đương là thỏa mãn, Einstein đã chứng tỏ trường hấp dẫn ảnh hưởng tới sự trôi đi của thời gian. Khi ánh sáng truyền vào trường hấp dẫn mạnh thì tần số của nó tăng lên (hay bước sóng giảm đi-dịch chuyển xanh), trong khi ánh sáng truyền theo hướng ngược lại-thoát ra khỏi trường hấp dẫn thì tần số của nó giảm (hay bước sóng tăng-dịch chuyển đỏ); kết hợp lại, hai hiệu ứng này gọi chung là dịch chuyển tần số do hấp dẫn. Tần số ánh sáng trong một hệ quy chiếu cục bộ cũng chính là thời gian đo được trong hệ quy chiếu đó. Do vậy, tổng quát hơn, một quá trình sẽ diễn ra chậm chạp khi gần thiên thể khối lượng lớn so với cùng quá trình đó diễn ra ở một nơi xa hơn; hiệu ứng này gọi là sự giãn thời gian do hấp dẫn-hay nói về mặt hình học, thời gian bị cong do sự có mặt của vật chất.
Hiệu ứng dịch chuyển đỏ đã được đo trong phòng thí nghiệm và ở những quan sát thiên văn. Sự giãn thời gian trong trường hấp dẫn của Trái Đất cũng được đo nhiều lần bằng các đồng hồ nguyên tử, và nhờ hiệu chỉnh sai lệch thời gian do hiệu ứng này cho phép Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoạt động chính xác tới vài mét. Những kiểm nghiệm trong trường hấp dẫn mạnh thực hiện trên quan sát các pulsar đôi. Tất cả các kết quả thí nghiệm và quan sát đều phù hợp với thuyết tương đối tổng quát với sai số nhỏ. Tuy vậy, ở mức độ chính xác hiện nay, những quan sát này không thể loại trừ một số lý thuyết thay thế thuyết tương đối rộng cũng dựa trên nguyên lý tương đương, và một số lý thuyết thì bị bác bỏ.
Ánh sáng bị lệch và sự trễ thời gian do hấp dẫn.
Thuyết tương đối tổng quát tiên đoán quỹ đạo của ánh sáng bị bẻ cong trong trường hấp dẫn; ánh sáng lan truyền gần vật thể khối lượng lớn bị kéo về phía vật đó. Hiệu ứng này đã được xác nhận từ các quan sát ánh sáng phát ra từ những ngôi sao, thiên hà hay quasar ở xa bị lệch đi khi đi gần Mặt Trời.
Hiệu ứng này và những tiên đoán liên quan là do thực tế ánh sáng truyền theo đường trắc địa kiểu ánh sáng hay đường trắc địa không—một đường tổng quát hóa những đường thẳng mà ánh sáng truyền đi trong vật lý cổ điển. Những đường trắc địa này cũng là sự tổng quát hóa tính bất biến của tốc độ ánh sáng trong thuyết tương đối hẹp. Khi chúng ta khảo sát các mô hình không thời gian một cách phù hợp (hoặc là phía bên ngoài bán kính Schwarzschild, hoặc khi có nhiều vật thể tham gia thì sử dụng phương pháp khai triển hậu Newton), thì một vài hiệu ứng của hấp dẫn lên sự lan truyền của ánh sáng xuất hiện. Mặc dầu hiện tượng lệch ánh sáng có thể suy ra được khi chúng ta xét ánh sáng truyền trong một hệ quy chiếu đang rơi tự do, nhưng kết quả tính thu được cho góc lệch chỉ bằng một nửa giá trị so với kết quả của thuyết tương đối rộng.
Một hiệu ứng có liên hệ gần gũi với ánh sáng bỉ bẻ cong là hiệu ứng trễ thời gian do hấp dẫn (hay trễ Shapiro), hiện tượng tín hiệu ánh sáng truyền từ điểm A tới điểm B sẽ mất thời gian lâu hơn nếu có một trường hấp dẫn giữa hai điểm đó so với khi không có trường hấp dẫn. Đã có nhiều thí nghiệm thành công kiểm tra hiệu ứng này với độ chính xác cao. Trong phương pháp tham số hóa hậu Newton (PPN), các phép đo bao gồm cả độ lệch ánh sáng và độ trễ thời gian do hấp dẫn xác định một tham số γ, chứa sự ảnh hưởng của trường hấp dẫn lên hình học của không gian.
Sóng hấp dẫn.
Có một vài điểm tương tự giữa trường hấp dẫn yếu và điện từ học đó là, sự tương tự giữa sóng điện từ và sóng hấp dẫn: những biến đổi nhỏ của mêtric của không thời gian lan truyền với tốc độ ánh sáng. Hình dung đơn giản nhất về sóng hấp dẫn có thể thấy là tác dụng của nó lên vành hạt thử đặt trong vùng sóng truyền qua. Sóng hình sin lan truyền qua vành hạt theo hướng vuông góc với mặt phẳng vành làm bóp méo vành theo kiểu dao động điều hòa (minh họa hình bên phải). Do phương trình trường Einstein là phi tuyến, sóng hấp dẫn có cường độ bất kỳ không tuân theo nguyên lý chồng chập, khiến cho việc miêu tả nó rất khó khăn. Tuy vậy, đối với trường yếu chúng ta có thể áp dụng phương pháp xấp xỉ tuyến tính. Những sóng hấp dẫn được tuyến tính hóa là đủ chính xác để miêu tả các loại sóng lan truyền đến Trái Đất từ những sự kiện vũ trụ từ rất xa nếu các máy dò phát hiện ra chúng. Khi đến Trái Đất, do nguồn sản sinh ra sóng hấp dẫn ở rất xa cho nên biên độ sóng thu được ở các máy dò được tính toán vào khoảng cỡ formula_42 hay nhỏ hơn. Các phương pháp phân tích dữ liệu thu được từ máy dò sử dụng đặc điểm của sóng hấp dẫn tuyến tính hóa đó là chúng có thể phân tích thành tổng các chuỗi tuần hoàn, hay chuỗi Fourier.
Một số nghiệm chính xác miêu tả sóng hấp dẫn mà không cần đến phương pháp xấp xỉ, như đoàn sóng truyền qua chân không còn gọi là "vũ trụ Gowdy", một loại vũ trụ đang giãn nở chứa đầy sóng hấp dẫn. Nhưng đối với sóng hấp dẫn sinh ra từ những sự kiện thiên văn vật lý, như hai lỗ đen quay trên quỹ đạo quanh nhau và cuối cùng sáp nhập lại, hoặc các vụ nổ siêu tân tinh, những sự kiện này chỉ có thể thực hiện mô phỏng trên siêu máy tính bằng các mô hình phù hợp.
Ngày 11 tháng 2 năm 2016, nhóm Hợp tác Khoa học LIGO và Virgo thông báo đã đo được trực tiếp sóng hấp dẫn phát ra từ cặp lỗ đen khối lượng sao sáp nhập vào nhau mở ra một lĩnh vực mới đó là thiên văn sóng hấp dẫn.
Hiệu ứng quỹ đạo và tính tương đối của phương hướng.
Thuyết tương đối tổng quát tiên đoán một số kết quả khác lạ về chuyển động quỹ đạo của vật thể so với cơ học cổ điển. Nó tiên đoán sự tiến động của điểm cận nhật của quỹ đạo hành tinh, cũng như sự giảm chu kỳ quỹ đạo do hệ phát ra sóng hấp dẫn và các hiệu ứng liên quan đến tính tương đối của phương hướng.
Sự tiến động của điểm cận nhật.
Trong thuyết tương đối rộng, cận điểm quỹ đạo (điểm của quỹ đạo gần nhất với khối tâm của hệ) sẽ tiến động—hay quỹ đạo không phải là elip, mà gần giống với elip khi nó quay quanh khối tâm, mà sẽ là đường cong giống cánh hoa hồng (xem hình bên). Einstein lần đầu tiên tìm ra được kết quả này khi ông sử dụng phương pháp xấp xỉ mêtric về giới hạn Newton và coi hành tinh có khối lượng không đáng kể so với Mặt Trời. Đối với ông, kết quả tính toán lượng dịch chuyển điểm cận nhật của Sao Thủy bằng với giá trị mà nhà thiên văn Urbain Le Verrier phát hiện ra vào năm 1859, chính là điều củng cố cho ông tin rằng cuối cùng ông đã tìm ra dạng đúng của phương trình trường hấp dẫn.
Hiệu ứng này có thể suy trực tiếp từ nghiệm chính xác là mêtric Schwarzschild (miêu tả không thời gian xung quanh vật thể khối lượng hình cầu) hoặc sử dụng phương pháp khai triển hậu Newton. Về bản chất hiệu ứng dịch chuyển điểm cận nhật là do ảnh hưởng của hấp dẫn lên hình học của không gian và sự đóng góp của năng lượng tự có (self-energy) của nguồn hấp dẫn (thể hiện bởi tính phi tuyến của phương trình trường Einstein). Sự tiến động cận điểm đã được quan sát cho một số hành tinh với độ chính xác cao (Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất), cũng như ở hệ đôi pulsar, mà ở đây hiệu ứng thể hiện rõ cỡ vài bậc độ lớn.
Giảm chu kỳ quỹ đạo.
Theo thuyết tương đối tổng quát, hệ sao đôi sẽ phát ra sóng hấp dẫn và vì vậy hệ mất năng lượng. Vì sự mất mát này, khoảng cách quỹ đạo giữa hai vật thể sẽ giảm dần, và tương ứng là chu kỳ quỹ đạo. Trong hệ Mặt Trời hoặc ở những hệ sao đôi, hiệu ứng này rất nhỏ và khó quan sát được. Nhưng đối với hệ pulsar đôi gồm hai sao neutron quay quanh nhau, trong đó có một hoặc cả hai là pulsar: những đài thiên văn vô tuyến trên Trái Đất sẽ nhận được những xung vô tuyến rất đều đặn từ các pulsar này, chúng được coi là những đồng hồ chính xác nhất trong tự nhiên, và cho phép việc đo các tham số quỹ đạo của hệ trở lên rất chính xác. Do sao neutron là những vật thể nén đặc và quay quanh nhau ở khoảng cách nhỏ cho nên lượng năng lượng của sóng hấp dẫn chúng phát ra là đáng kể.
Hai nhà thiên văn vô tuyến Hulse và Taylor là những người đầu tiên ghi nhận sự suy giảm chu kỳ quỹ đạo do phát ra sóng hấp dẫn từ hệ pulsar PSR1913+16 mà họ đã phát hiện ra năm 1974. Đây là khám phá gián tiếp ra sóng hấp dẫn đầu tiên và họ nhận giải Nobel Vật lý vì khám phá này. Từ đó tới nay, các nhà thiên văn đã phát hiện ra một vài hệ pulsar đôi khác, đặc biệt hệ PSR J0737-3039 chứa cả hai pulsar.
Hiệu ứng trắc địa và kéo hệ quy chiếu.
Có một số hiệu ứng tương đối tính tổng quát liên quan trực tiếp đến tính tương đối của phương hướng. Một hiệu ứng đó là độ lệch trắc địa: trục quay của một con quay trong không thời gian cong sẽ bị lệch đi trong quá trình con quay di chuyển trên quỹ đạo khi so sánh hướng của nó với một vật cố định ở rất xa, như ngôi sao chẳng hạn—cho dù con quay cố giữ hướng trục quay của nó cố định một hướng. Hiệu ứng này thể hiện bằng toán học chính là quá trình "chuyển dịch song song" của một vectơ trên đường trắc địa trong đa tạp cong. Đối với hệ Mặt Trăng–Trái Đất, khi coi Mặt Trăng là một "vectơ", hiệu ứng này đã được đo bằng cách chiếu tia laser lên một tấm phản quang đặt trên Mặt Trăng do các nhà du hành vũ trụ để lại khi đổ bộ lên Mặt Trăng (phương pháp định tầm Mặt Trăng). Gần đây, hiệu ứng trắc địa đã được đo với độ chính xác hơn 0,3% từ bốn con quay hồi chuyển siêu dẫn đặt trên vệ tinh Gravity Probe B quay trên quỹ đạo cực quanh Trái Đất.
Trường hấp dẫn gần một thiên thể quay quanh trục của nó có tính động lực cao, hiệu ứng này gọi là hấp dẫn từ hay hiệu ứng kéo hệ quy chiếu. Một quan sát viên ở vị trí xa sẽ nhận thấy vật thử ở gần thiên thể quay bị "kéo theo" chiều quay của thiên thể đó. Hiện ứng này thể hiện rất rõ ở vùng không thời gian quanh lỗ đen quay, vùng này được miêu tả bằng mêtric Kerr. Khi ta một vật đặt vào "vùng sản công" của lỗ đen, việc nó bị kéo theo chiều quay của lỗ đen là không thể tránh khỏi. Sử dụng hướng của các con quay hồi chuyển trên đường trắc địa ta cũng thực hiện được kiểm nghiệm hiệu ứng này. Có một số thử nghiệm gây tranh cãi khi các nhà vật lý sử dụng vệ tinh LAGEOS để kiểm nghiệm xác nhận hiệu ứng này. Tàu thăm dò Mars Global Surveyor thám hiểm Sao Hỏa cũng đã được sử dụng để kiểm tra hiệu ứng này. Kết quả thí nghiệm từ tàu Gravity Probe B cũng xác nhận hiệu ứng này với độ chính xác khoảng 15%.
Các ứng dụng thiên văn vật lý.
Thấu kính hấp dẫn.
Sự lệch ánh sáng do hấp dẫn dẫn đến một hiện tượng thiên văn vật lý mới. Nếu có một thiên thể khối lượng lớn nằm giữa kính thiên văn và vật thể ở xa thì chúng ta sẽ thu được nhiều hình ảnh bị méo mó của vật này. Hiệu ứng này được gọi là thấu kính hấp dẫn. Phụ thuộc vào khoảng cách, nguồn phát, và sự phân bố khối lượng của thiên thể thấu kính, chúng ta có thể thu được nhiều hơn hai ảnh, hay thậm chí là một vành tròn gọi là vành Einstein, hoặc dạng cung.
Các nhà thiên văn lần đầu tiên phát hiện ra thấu kính hấp dẫn vào năm 1979; Kể từ đó tới nay, hàng trăm thấu kính hấp dẫn đã được phát hiện và nghiên cứu. Ngay cả khi nhiều hình ảnh của cùng vật thể hiện ra quá gần nhau trong bức ảnh chụp, các nhà khoa học vẫn đo được hiệu ứng này, ví dụ, do đối tượng mục tiêu quá sáng; hiệu ứng "vi thấu kính hấp dẫn" đã được quan sát thấy.
Thấu kính hấp dẫn trở thành một công cụ quan trọng trong thiên văn quan sát. Các nhà vũ trụ học sử dụng nó để phát hiện và ước tính sự phân bố của vật chất tối, họ sử dụng "thấu kính tự nhiên" để quan sát các thiên hà ở xa và có được phương pháp độc lập nhằm ước tính hằng số Hubble. Nhờ phân tích, đánh giá thống kê từ dữ liệu các thấu kính đã cung cấp những manh mối quan trọng trong sự tiến hóa cấu trúc của các thiên hà.
Thiên văn sóng hấp dẫn.
Bằng quan sát các hệ pulsar đôi đã cung cấp những kết quả gián tiếp khẳng định sự tồn tại của sóng hấp dẫn (xem phần Giảm chu kỳ quỹ đạo ở trên). Sóng hấp dẫn phát ra từ những nguồn xa xôi trong vũ trụ đã được quan sát trực tiếp (như các sự kiện GW150914 và GW151226), và là mục tiêu chính của các dự án nghiên cứu liên quan đến thuyết tương đối hiện nay. Vài trạm quan sát thăm dò sóng hấp dẫn đang hoạt động trên mặt đất, nổi bật là các máy dò sóng hấp dẫn sử dụng giao thoa kế laser như GEO 600, LIGO, TAMA 300 và VIRGO. Nhiều kính thiên văn vô tuyến quan sát sự biến đổi nhỏ trong chu kỳ quay của các pulsar mili giây nhằm phát hiện sóng hấp dẫn ở dải tần số 10−9 đến 10−6 Hertz phát ra từ sự kiện sáp nhập hai lỗ đen. Đài quan sát châu Âu trên không gian, eLISA/NGO, hiện tại đang được phát triển, với phi vụ thử nghiệm tiên phong (LISA Pathfinder) được phóng lên vào năm 2015, và đã thu được kết quả thí nghiệm vượt mong đợi của các nhà khoa học.
Quan sát sóng hấp dẫn cũng hứa hẹn bổ sung cho dữ liệu quan sát từ sóng điện từ. Chúng cho phép các nhà vật lý thu được thông tin về các lỗ đen và những thiên thể nén đặc khác như sao neutron và sao lùn trắng, về sự kiện phát nổ siêu tân tinh, và giai đoạn hình thành còn sơ khai của vũ trụ, bao gồm dấu hiệu của loại "dây vũ trụ" được các nhà lý thuyết dự đoán.
Lỗ đen và các thiên thể nén đặc.
Bất cứ khi nào tỉ số giữa khối lượng của vật và bán kính của nó trở lên đủ lớn vượt qua một giới hạn, các nhà lý thuyết tiên đoán sẽ hình thành một lỗ đen, vùng của không thời gian mà không một thứ gì, kể cả ánh sáng có thể thoát ra được. Trong những mô hình được chấp nhận hiện nay về quá trình tiến hóa sao, các sao neutron với khối lượng xấp xỉ 1,4 lần khối lượng Mặt Trời, và các lỗ đen có khối lượng từ vài lần đến vài chục lần khối lượng Mặt Trời được cho là trạng thái cuối cùng trong quá trình tiến hóa của các ngôi sao có khối lượng lớn. Tại tâm của các thiên hà thường có lỗ đen siêu khối lượng với khối lượng từ vài triệu tới một chục tỷ lần khối lượng Mặt Trời, và sự có mặt của nó được cho là có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thiên hà cũng như các cấu trúc ở cấp độ lớn hơn.
Về mặt thiên văn vật lý, tính chất quan trọng nhất của các thiên thể nén đặc là chúng cung cấp một cơ chế hiệu quả rất cao cho sự biến đổi năng lượng hấp dẫn thành bức xạ điện từ. Quá trình bồi tụ, vật chất khí hay bụi bị thu hút về các lỗ đen, là nguyên nhân phát sáng rất mạnh của một số thiên thể, điển hình là nhân các thiên hà hoạt động trên quy mô thiên hà hoặc các vi quasar ở những thiên thể cấp độ sao. Đặc biệt, sự bồi tụ cũng dẫn đến hình thành chùm tia tương đối tính, chùm hạt và bức xạ năng lượng cao với các hạt bị bắn ra với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng. Thuyết tương đối tổng quát đóng một vai trò quan trọng cho mô hình hóa tất cả những hiện tượng này, và nhiều quan sát đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cho sự tồn tại của lỗ đen với tính chất phù hợp với tiên đoán của lý thuyết.
Lỗ đen cũng là mục tiêu mong muốn tìm kiếm trong nghiên cứu sóng hấp dẫn (xem phần sóng hấp dẫn ở trên). Quá trình sáp nhập các hệ lỗ đen đôi sẽ phát ra sóng hấp dẫn với tín hiệu rất mạnh khi đến được máy dò trên Trái Đất, và sóng hấp dẫn phát ra ở giai đoạn trước khi hai lỗ đen trộn thành một có thể coi là "ngọn nến chuẩn" nhằm đo khoảng cách đến hệ lỗ đen và cung cấp phương pháp độc lập cho nghiên cứu sự giãn nở của vũ trụ ở khoảng cách lớn. Sóng hấp dẫn phát ra từ sự kiện lỗ đen khối lượng sao bị hút vào lỗ đen siêu khối lượng mang lại cho các nhà vật lý thông tin về hình học của lỗ đen lớn hơn.
Vũ trụ học.
Mô hình chuẩn về vũ trụ học hiện nay dựa trên phương trình trường Einstein có chứa hằng số vũ trụ học Λ, do nó có ảnh hưởng quan trọng đến động lực trên quy mô lớn của vũ trụ,
với "formula_8" là tenxơ mêtric. Dựa trên Nguyên lý vũ trụ học, vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng trên quy mô lớn, các nhà vật lý tìm ra được mêtric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker (mêtric FLRW) là nghiệm chính xác của phương trình Einstein mô tả vũ trụ đang nở ra hay co lại, cho phép mô tả sự tiến hóa của vũ trụ từ xấp xỉ 13,8 tỷ năm về trước, khởi nguyên từ Vụ nổ lớn. Mêtric FLRW là:
với "a(t)" là hệ số tỷ lệ chỉ phụ thuộc thời gian, hằng số k phụ thuộc vào độ cong của không thời gian và được chuẩn hóa thành -1, 0, 1 tương ứng với mô hình vũ trụ mở, phẳng hay đóng. Các biến formula_46 là các tọa độ đồng chuyển động, mà mỗi thiên hà có giá trị cố định riêng. Khoảng cách vũ trụ học vật lý (khoảng cách thực) đối với hai thiên hà cách nhau một khoảng r và ở thời gian t cho trước (trong mô hình vũ trụ phẳng k = 0) là "a(t)r", mà tăng dần theo thời gian đối với vũ trụ đang giãn nở. Để xác định được hệ số "a(t)", chúng ta phải giải phương trình Einstein với mêtric FLRW (thực chất mêtric là dạng tổng quát đối với vũ trụ có tính đồng nhất và đẳng hướng, nó không nhất thiết suy ra từ phương trình Einstein, phương trình này cần thiết để tính ra hệ số a(t)) gắn với dạng phân bố của vật chất. Theo Nguyên lý vũ trụ học hàm ý tenxơ mật độ năng lượng-động lượng của vật chất và bức xạ trong vũ trụ có dạng giống với tenxơ mật độ năng lượng-động lượng của chất lỏng tương đối tính lý tưởng có mật độ formula_47 và áp suất formula_48 (cả hai có thể biến đổi theo thời gian) và tenxơ mật độ năng lượng-động lượng có dạng
với formula_50 là bốn vận tốc của vật chất, và formula_51 là thành phần của ma trận nghịch đảo của ma trận có thành phần formula_8. Tiếp theo, sử dụng mêtric chúng ta tính ra được hệ số Christoffel và tenxơ Ricci, vô hướng Ricci. Cùng với tenxơ mật độ năng lượng-động lượng thay vào phương trình trường Einstein chúng ta thu được hai phương trình Friedmann độc lập sau khi sắp xếp lại các số hạng
với a chấm có nghĩa là đạo hàm theo thời gian của a và H là tốc độ giãn nở của Vũ trụ gọi là tham số Hubble hay hằng số Hubble (giá trị hiện tại của nó là formula_55, và formula_56 hay có dạng tương tự formula_57 như thường viết ở định luật Hubble). Từ hai phương trình ta thấy H phụ thuộc vào cả mật độ năng lượng, độ cong của không thời gian cũng như hằng số formula_58. Nếu hằng số vũ trụ học lấn át mật độ năng lượng, bức xạ của vật chất (cả vật chất tối và vật chất thường) trong vũ trụ thì ở phương trình Friedmann thứ hai có vế trái lớn hơn 0 và formula_59 dẫn đến sự giãn nở của vũ trụ tăng tốc. Ngoài hai phương trình trên chúng ta còn có thêm phương trình của định luật bảo toàn formula_60
Phương trình Friedmann có thể giải chính xác khi giả sử thêm phương trình trạng thái của chất lỏng lý tưởng
với formula_62 là áp suất, formula_63 là mật độ của chất lỏng trong hệ tọa độ đồng chuyển động và formula_64 là hằng số.
Trong trường hợp vũ trụ phẳng ("k" = 0) và khi Λ=0, nghiệm cho hệ số tỷ lệ là
với formula_66 là hằng số tích phân tuân theo lựa chọn điều kiện đầu. Họ nghiệm cho tham số formula_64 là rất quan trọng trong mô hình vũ trụ học.
Khi các tham số (như mật độ trung bình của vật chất, áp suất bức xạ...) được đo từ các dự án khảo sát vũ trụ, và phối hợp với các dữ liệu khác nhằm kiểm tra các hệ quả mà mô hình chuẩn vũ trụ học tiên đoán. Các hệ quả tiên đoán, hầu hết phù hợp với dữ liệu quan sát, bao gồm lượng nguyên tố hóa học hình thành trong giai đoạn tổng hợp hạt nhân nguyên thủy của vũ trụ sơ khai từ Vụ nổ lớn, cấu trúc lớn của vũ trụ, cũng như sự tồn tại và tính chất của "tiếng vọng nhiệt" từ thời điểm khởi nguyên của vũ trụ, bức xạ phông vi sóng vũ trụ.
Các dự án khảo sát tốc độ giãn nở của vũ trụ cho phép các nhà vật lý ước tính được tổng lượng vật chất trong vũ trụ, mặc dù bản chất của một số loại vẫn còn là bí ẩn. Khoảng 90% lượng vật chất là vật chất tối, mà có tương tác hấp dẫn, nhưng lại không tham gia vào tương tác điện từ, và do vậy không thể quan sát trực tiếp được. Chưa có một lý thuyết nào miêu tả dạng vật chất mới này, mà phù hợp với khuôn khổ của Mô hình chuẩn trong vật lý hạt hoặc phải đề xuất lý thuyết sửa đổi mô hình hấp dẫn. Dữ liệu thu được từ các dự án khảo sát dịch chuyển đỏ từ các vụ nổ siêu tân tinh từ xa và đo lường từ bức xạ nền vi sóng cũng chỉ ra quá trình tiến hóa của vũ trụ bị ảnh hưởng lớn bởi hằng số vũ trụ học gây ra sự giãn nở tăng tốc của vũ trụ (miêu tả khái quát ở trên), hay tương đương, bởi một dạng năng lượng kỳ lạ kết hợp trong phương trình trạng thái, gọi là năng lượng tối, mà bản chất của nó vẫn chưa biết được.
Có một giai đoạn xảy ra rất nhanh từ vụ nổ lớn đó là pha lạm phát, một giai đoạn giãn nở gia tốc cực nhanh của vũ trụ trong khoảng thời gian cực ngắn formula_68 giây. Nó được nêu ra từ năm 1980 với mục đích giải thích một số kết quả quan sát không là hệ quả của mô hình vũ trụ học cổ điển, như sự đồng nhất gần như hoàn hảo của bức xạ nền vũ trụ. Những khảo sát gần đây về bức xạ nền vi sóng vũ trụ cho kết quả về chứng cứ đầu tiên của kịch bản này. Tuy thế, có nhiều kịch bản lạm phát khác nhau mà hiện tại chưa thể nói kịch bản nào là phù hợp nhất nếu rút ra từ dữ liệu thực nghiệm. Một câu hỏi lớn hơn nữa trong vật lý của vũ trụ sơ khai, trước cả giai đoạn lạm phát và gần với mô hình vũ trụ học tiên đoán tồn tại kỳ dị của Vụ nổ lớn. Câu trả lời cho trạng thái của giai đoạn sơ khai này đòi hỏi các nhà vật lý phát triển một lý thuyết hoàn thiện về hấp dẫn lượng tử, mà vẫn chưa có được (xem phần Hấp dẫn lượng tử bên dưới).
Các khái niệm mở rộng.
Cấu trúc nhân quả và hình học toàn cục.
Trong thuyết tương đối rộng, không vật nào có vận tốc bằng hoặc vượt tốc độ ánh sáng. Không có sự ảnh hưởng nào từ sự kiện A có thể đến vị trí X trước khi ánh sáng gửi từ A đến X (xem thêm phần Chuyển sang tương đối tính ở trên). Hệ quả của nó là bằng cách sử dụng mọi tuyến thế giới của ánh sáng (light worldline-hay đường trắc địa không) chúng ta sẽ thu được thông tin về cấu trúc nhân quả của không thời gian. Cấu trúc này được thể hiện bằng biểu đồ Penrose–Carter trong đó những vùng không gian lớn vô hạn và khoảng thời gian lớn vô hạn được co lại một cách compact hóa để vừa với một biểu đồ nhỏ, trong khi vẫn cho phép ánh sáng chuyển động trên đường nghiêng 45° hoặc 135° như trong các biểu đồ Minkowski.
Nhận thức được vai trò quan trọng của cấu trúc nhân quả, nhà toán học Roger Penrose và những người khác đã phát triển ra hình học toàn cục. Trong hình học này, đối tượng nghiên cứu không phải là một nghiệm đặc biệt (hoặc họ nghiệm) của phương trình Einstein, mà là những liên hệ thỏa mãn cho mọi đường trắc địa, ví dụ như phương trình Raychaudhuri, cũng như những giả thiết không cụ thể về bản chất của vật chất (như được miêu tả thành các điều kiện năng lượng) và sử dụng để suy ra các kết quả tổng quát.
Chân trời.
Sử dụng hình học toàn cục, người ta chứng minh được một số không thời gian chứa những mặt biên gọi là chân trời (hay chân trời sự kiện), mặt phân chia một vùng tách khỏi phần còn lại của không thời gian. Ví dụ hay gặp nhất đó là các lỗ đen: nếu khối lượng bị nén vào một vùng không gian đủ nhỏ (như được nêu trong phỏng đoán vòng-hoop conjecture), với bán kính Schwarzschild tương ứng trong nghiệm Schwarzschild), và ánh sáng không thể thoát từ bên trong ra ngoài. Do không có vật nào vượt qua được ánh sáng, mọi vật chất rơi vào trong đều bị giam giữ lại. Tuy mọi vật không thể thoát ra ngoài nhưng việc vượt qua chân trời sự kiện đi vào bên trong lỗ đen là có thể, và chân trời của lỗ đen chỉ là kỳ dị toán học chứ không phải là kỳ dị vật lý thực (cũng xem phần Cơ sở cho mô hình vật lý ở trên).
Những nghiên cứu ban đầu về các nghiệm chính xác của phương trình trường Einstein, nổi bật là nghiệm Schwarzschild đối xứng cầu (thường dùng để miêu tả lỗ đen dừng (đứng yên) và không quay) và nghiệm Kerr đối xứng trục (dùng để miêu tả lỗ đen dừng, quay quanh trục của nó, lỗ đen này có thêm những đặc trưng mới như mặt cầu sản công-ergosphere). Bằng sử dụng hình học toàn cục, các nhà vật lý sau đó đã phát hiện thêm những tính chất tổng quát của lỗ đen. Đó là miêu tả bằng vật lý các lỗ đen chỉ đơn giản cần mười một tham số xác định bao gồm năng lượng (1 tham số), động lượng (3), mômen động lượng (3), vị trí của nó tại thời gian cụ thể (3) và điện tích (1) lỗ đen. Đây chính là phát biểu của định lý về đặc trưng duy nhất của lỗ đen: "các lỗ đen không có tóc", nghĩa là nó không có những đặc điểm khác phân biệt giống như các kiểu tóc ở người. Nó không phụ thuộc vào sự phức tạp về cấu trúc cũng như thành phần, trạng thái của thiên thể trước khi suy sụp hấp dẫn hình thành lên lỗ đen, lỗ đen sinh ra (sau khi quá trình suy sụp phát ra sóng hấp dẫn) có những đặc điểm rất đơn giản.
Đáng chú ý hơn nữa, có một bộ các định luật gọi là cơ học lỗ đen, tương tự như các định luật nhiệt động lực học. Ví dụ, định luật hai của cơ học lỗ đen, diện tích của chân trời sự kiện của lỗ đen tổng quát sẽ không bao giờ giảm theo thời gian, tương tự như entropy của hệ nhiệt động lực học. Định luật này giới hạn năng lượng mà chúng ta có thể thu được theo nghĩa cổ điển từ một lỗ đen quay (ví dụ theo tiến trình Penrose). Có chứng cứ mạnh cho rằng các định luật của cơ học lỗ đen thực tế chỉ là tập con của các định luật nhiệt động lực học, và diện tích chân trời sự kiện tỷ lệ với entropy của nó. Kết quả này dẫn đến sự sửa đổi các định luật cơ học lỗ đen ban đầu: như định luật thứ hai sẽ trở thành một phần của định luật thứ hai trong nhiệt động lực học, diện tích chân trời lỗ đen không thể giảm—trong khoảng thời gian những quá trình khác đảm bảo rằng, trên toàn thể entropy luôn tăng. Khi xét trên phương diện là một vật trong cân bằng nhiệt động với nhiệt độ khác không, lỗ đen sẽ phát ra bức xạ nhiệt. Những tính toán bán cổ điển cho thấy kết quả đúng như vậy, với bề mặt hấp dẫn đóng vai trò là nhiệt độ trong định luật Planck. Bức xạ này gọi là bức xạ Hawking (xem phần lý thuyết lượng tử bên dưới).
Ngoài chân trời sự kiện ở các lỗ đen còn có những loại chân trời khác. Trong mô hình vũ trụ đang giãn nở, một quan sát viên sẽ thấy rằng một số vùng không thời gian trong quá khứ không bao giờ quan sát được ("chân trời hạt"), và một số vùng trong tương lai không bao giờ bị ảnh hưởng (chân trời vũ trụ học). Ngay cả trong không thời gian Minkowski phẳng, được miêu tả bằng một quan sát viên đang chuyển động gia tốc đều (không gian Rindler), sẽ có chân trời xuất hiện kết hợp với dạng bức xạ bán cổ điển gọi là "hiệu ứng Unruh".
Kỳ dị.
Một đặc trưng tổng quát khác—và khá nhiễu loạn—của thuyết tương đối tổng quát đó là sự xuất hiện của những kỳ dị không thời gian. Chúng ta có thể miêu tả cấu trúc không thời gian bằng sử dụng các đường trắc địa kiểu thời gian cũng như các đường truyền tia sáng— mọi con đường khả dĩ mà ánh sáng hay vật chất có thể di chuyển được. Nhưng một số nghiệm của phương trình trường Einstein có những "mỏm sắc"—những vùng gọi là kỳ dị không thời gian, nơi đường trắc địa của ánh sáng và hạt kết thúc đột ngột, và hình học của không thời gian không còn được xác định. Trong trường hợp thú vị hơn, có những "kỳ dị độ cong", nơi các đại lượng đặc trưng bởi độ cong không thời gian, như độ cong vô hướng Ricci hoặc bình phương độ cong Riemann, nhận giá trị vô hạn. Những ví dụ thường gặp về không thời gian với kỳ dị tương lai—nơi tuyến thế giới kết thúc (worldline)—là nghiệm Schwarzschild, miêu tả điểm kỳ dị bên trong lỗ đen dừng không quay (xem Cơ sở cho mô hình vật lý ở trên), hoặc nghiệm Kerr miêu tả vòng kỳ dị bên trong một lỗ đen dừng quay quanh trục của nó. Nghiệm Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker và những không thời gian khác miêu tả vũ trụ có điểm kỳ dị quá khứ nơi các tuyến thế giới bắt đầu, hay ở kỳ dị của Vụ Nổ Lớn, cũng như chúng có những điểm kỳ dị tương lai (như Vụ co lớn).
Những nghiệm miêu tả ở trên có một số đặc điểm đối xứng—và do vậy đã được đơn giản hóa—và biết đâu sự xuất hiện của những kỳ dị này chỉ là sự lý tưởng hóa nhân tạo (do giả sử tính đối xứng và chọn hệ tọa độ-xem mục Chân trời ở trên). Tuy nhiên theo định lý điểm kỳ dị, chứng minh bằng phương pháp của hình học toàn cục, nói rằng: các điểm kỳ dị là những đặc điểm chung nội tại của thuyết tương đối tổng quát, và sự suy sụp hấp dẫn của ngôi sao thực với khối lượng đủ lớn trở thành lỗ đen không tránh khỏi xuất hiện điểm kỳ dị này cũng như tồn tại điểm kỳ dị ở sự khởi đầu của những mô hình vũ trụ đang giãn nở. Tuy vậy, định lý này nói rất ít về đặc điểm của các kỳ dị, và hiện nay đang có những nỗ lực nghiên cứu nhằm phân loại cấu trúc những thực thể này (như phỏng đoán BKL). "Phỏng đoán sự kiểm duyệt vũ trụ" phát biểu rằng mọi kỳ dị tương lai thực (cấu hình vật chất không có đối xứng hoàn hảo, cũng như các đặc tính thực khác) bị ẩn giấu an toàn bên dưới chân trời sự kiện, và do vậy quan sát viên ở xa sẽ không nhìn thấy được. Tuy chưa có chứng minh chặt chẽ bằng toán học, các mô phỏng máy tính đều ủng hộ kết quả của phỏng đoán này.
Phương trình tiến hóa.
Mỗi nghiệm của phương trình Einstein chứa toàn bộ lịch sử của một không thời gian mà nó miêu tả — nó không chỉ chụp lại vật thể hoạt động như thế nào mà còn là toàn bộ không thời gian có thể chứa vật chất. Nghiệm miêu tả trạng thái của vật chất và hình học khắp nơi và tại mỗi thời điểm trong không thời gian. Do tuân theo nguyên lý hiệp biến tổng quát (tính bất biến của phương trình các định luật vật lý dưới mọi phép biến đổi hệ tọa độ), lý thuyết của Einstein không đủ để xác định phương trình tiến hóa theo thời gian của tenxơ mêtric. Nó phải kết hợp với các điều kiện tọa độ, tương tự như phép trộn chuẩn (gauge fixing) trong những lý thuyết trường khác.
Để hiểu phương trình trường Einstein như là hệ phương trình vi phân riêng phần, sẽ thuận lợi khi chúng ta thiết lập chúng theo cách miêu tả sự tiến hóa của cấu trúc hình học theo thời gian. Điều này được thực hiện trong hình thức "3+1", với không thời gian tách ra thành 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Ví dụ như hình thức luận ADM. Cách phân tách này cho thấy các phương trình tiến hóa của không thời gian trong thuyết tương đối rộng hoạt động trơn tru: phương trình luôn luôn tồn tại nghiệm xác định duy nhất, và phù hợp với điều kiện ban đầu định trước. Những hình thức luận phân tách phương trình Einstein là cơ sở cho ngành mô phỏng không thời gian trong thuyết tương đối trên siêu máy tính.
Các đại lượng toàn cục và giả cục bộ.
Khái niệm phương trình tiến hóa có liên hệ mật thiết với những khía cạnh khác của vật lý tương đối tính tổng quát. Trong lý thuyết Einstein, chúng ta không thể có được một định nghĩa chung cho một thuộc tính có vẻ đơn giản của một hệ như tổng khối lượng (hay năng lượng). Lý do chính đó là trường hấp dẫn—như những trường vật lý khác— phải được gán cho một lượng năng lượng xác định, nhưng các nhà vật lý đã chứng minh rằng về cơ bản chúng ta không thể cục bộ hóa (hay định xứ) năng lượng hấp dẫn (tức là không xác định cụ thể được năng lượng hấp dẫn ở phạm vi cục bộ).
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể xác định tổng khối lượng của hệ (khối lượng toàn cục), hoặc sử dụng kỹ thuật "quan sát viên ở xa vô tận" (khối lượng ADM) hoặc các đối xứng phù hợp (khối lượng Komar). Nếu chúng ta trừ vào tổng khối lượng của hệ bởi năng lượng do sóng hấp dẫn mang ra xa vô tận, kết quả thu được gọi là khối lượng Bondi đối với quan sát viên ở xa vô tận. Cũng giống như trong vật lý cổ điển, các nhà vật lý đã chứng minh được những khối lượng này phải dương. Và cũng có tương ứng định nghĩa khối lượng (năng lượng) toàn cục với việc định nghĩa động lượng và mômen động lượng trên toàn cục. Cũng đã có những cố gắng cho việc định nghĩa những đại lượng "giả cục bộ", như khối lượng của một hệ cô lập bằng cách chỉ sử dụng những đại lượng được xác định bên trong phạm vi của không thời gian chứa hệ đó. Mục đích của việc này là nhằm thu được những đại lượng giả cục bộ có ích trong việc miêu tả hệ cô lập, như việc phát biểu chính xác bằng toán học phỏng đoán vòng (hoop conjecture).
Mối quan hệ với thuyết lượng tử.
Thuyết tương đối tổng quát là một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, trụ cột kia chính là thuyết lượng tử, cơ sở cho hiểu biết của chúng ta về vật chất từ các hạt cơ bản đến vật lý trạng thái rắn. Tuy nhiên, câu hỏi mở về mối liên hệ giữa hai lý thuyết vẫn là bài toán khó của vật lý hiện đại.
Lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong.
Lý thuyết trường lượng tử thông thường, cơ sở của vật lý hạt cơ bản, được xác định trong không thời gian Minkowski phẳng; lý thuyết này miêu tả hành trạng của các hạt vi mô trong trường hấp dẫn rất yếu và coi như bỏ qua giống như thường gặp trên Trái Đất. Để miêu tả những lúc hấp dẫn trở lên đủ mạnh để ảnh hưởng tới vật chất lượng tử, nhưng chưa đủ mạnh để cần thiết phải lượng tử hóa hấp dẫn, các nhà vật lý phải thiết lập lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong. Những lý thuyết này dựa trên thuyết tương rộng miêu tả bối cảnh không thời gian cong, trên đó xác định một trường lượng tử nhằm miêu tả hành trạng của vật chất lượng tử trong không thời gian đó. Sử dụng lý thuyết này, Hawking và các nhà vật lý chứng minh được lỗ đen phát ra dạng phổ bức xạ vật đen các hạt lượng tử gọi là bức xạ Hawking, dẫn đến hệ quả của sự bốc hơi lỗ đen trong thời gian dài. Như đã miêu tả ngắn ở trên, bức xạ này đóng vai trò quan trọng trong nhiệt động lực học lỗ đen.
Hấp dẫn lượng tử.
Sự đòi hỏi cho tính nhất quán giữa cách miêu tả lượng tử về vật chất và miêu tả hình học cấu trúc không thời gian, cũng như sự xuất hiện của kỳ dị không thời gian (nơi độ cong hình học ở thang vi mô), ám chỉ cần thiết có một lý thuyết đầy đủ về hấp dẫn lượng tử: để miêu tả đặc điểm gần kỳ dị bên trong lỗ đen, và ở thời điểm sơ khai của vũ trụ, lý thuyết đòi hỏi hấp dẫn và cấu trúc không thời gian đi kèm được miêu tả bằng ngôn ngữ của vật lý lượng tử. Cho dù đã có những nỗ lực lớn, chưa một lý thuyết hoàn chỉnh và nhất quán nào về hấp dẫn lượng tử hiện nay được công nhận rộng rãi, ngay cả khi hứa hẹn một số ứng cử viên đầy sáng giá.
Khi các nhà vật lý cố gắng tổng quát hóa những lý thuyết trường lượng tử thông thường, và sử dụng vật lý hạt cơ bản để miêu tả các tương tác cơ bản cũng như gộp cả tương tác hấp dẫn vào đã dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Ở mức năng lượng thấp, cách tiếp cận này đã thành công, với kết quả là lý thuyết trường hữu hiệu (lượng tử) về hấp dẫn được mọi người chấp nhận. Tuy nhiên đối với mức năng lượng cao, kết quả của mô hình mất đi tính tiên đoán của nó ("không tái chuẩn hóa được").
Một lý thuyết nhằm vượt qua những trở ngại này là lý thuyết dây, lý thuyết lượng tử không coi các hạt điểm là những viên gạch cơ bản, mà thay vào đó là những dây dao động rất nhỏ và có một chiều. Lý thuyết này hứa hẹn một cách miêu tả thống nhất cho mọi hạt và các tương tác, bao gồm cả hấp dẫn; nhưng cái giá phải trả là những đặc điểm kì lạ trong lý thuyết dây như không gian có thêm 6 chiều phụ thêm ngoài 3 chiều đã có. Trong giai đoạn mà các nhà lý thuyết dây gọi là "cuộc cách mạng siêu dây lần hai", người ta đã nêu ra phỏng đoán sự kết hợp lý thuyết dây và sự thống nhất với thuyết tương đối tổng quát và siêu đối xứng thành một lý thuyết gọi là siêu hấp dẫn tạo nên một phần của mô hình giả thuyết với 10 chiều không gian và 1 chiều thời gian gọi là thuyết M, một lý thuyết xác định duy nhất và nhất quán về hấp dẫn lượng tử. Tất cả các lý thuyết này đều chưa được thực nghiệm kiểm chứng.
Một cách tiếp cận khác đó là thủ tục lượng tử hóa chính tắc trong cơ học lượng tử. Sử dụng hình thức luận về giá trị ban đầu của thuyết tương đối rộng (xem Phương trình tiến hóa ở trên), các nhà vật lý thu được phương trình Wheeler–deWitt (phương trình tương tụ như phương trình Schrödinger) nhưng đáng tiếc là nó đã không đúng. Tuy thế, với biến Ashtekar được đưa ra, dẫn đến một mô hình hứa hẹn khác đó là hấp dẫn lượng tử vòng. Trong thuyết này, không gian được miêu tả bằng cấu trúc lưới như mạng lưới spin, và nó tiến hóa trong thời gian theo những bước rời rạc.
Phụ thuộc vào đặc điểm nào của thuyết tương đối tổng quát và thuyết lượng tử được giữ nguyên, và mức độ thay đổi các đặc điểm khác, đã có rất nhiều lý thuyết được đưa ra nhằm cạnh tranh với thuyết hấp dẫn lượng tử, như động lực học tam phân, tập nhân quả, mô hình twistor hoặc mô hình dựa trên tích phân đường về vũ trụ lượng tử.
Mọi lý thuyết miêu tả trong phần này vẫn có những vấn đề trong lý luận, khái niệm và phỏng đoán mà chưa vượt qua được. Và chúng đối mặt với chung một vấn đề đó là, chưa có một cách nào nhằm đưa các kết quả lý thuyết ra kiểm chứng bằng thực nghiệm được (và do vậy cho phép các nhà vật lý quyết định được lý thuyết nào có triển vọng trở lên đúng và loại bỏ những lý thuyết nào), mặc dù có hy vọng trong tương lai điều này sẽ thay đổi khi các dữ liệu thực nghiệm trong vật lý hạt cơ bản năng lượng cao cũng như từ các quan sát thiên văn học cho phép với độ chính xác cao hơn và tinh tế hơn.
Trạng thái phát triển.
Thuyết tương đối rộng đã nổi lên như là một mô hình thành công lớn về lực hút hấp dẫn và vũ trụ học, mà nó đã vượt qua được rất nhiều quan sát và thí nghiệm kiểm chứng một cách mạch lạc. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy lý thuyết chưa hoàn chỉnh. Vấn đề về hấp dẫn lượng tử và câu hỏi về tính thực tại của các kỳ dị không thời gian vẫn đang là những câu hỏi mở mang tính thời sự. Dữ liệu quan sát mang lại chứng cứ cho năng lượng tối và vật chất tối cho thấy các nhà vật lý cần phải tìm kiếm một nền vật lý mới. Ngay cả với bản thân lý thuyết, thuyết tương đối tổng quát là mỏ vàng giàu tiềm năng cho những khám phá mới. Nhiều nhà vật lý tương đối tính nghiên cứu thuyết tương đối bằng công cụ toán học nhằm tìm hiểu bản chất của các kỳ dị và những tính chất cơ bản của phương trình trường Einstein, cũng như gia tăng sử dụng siêu máy tính để mô phỏng (như miêu tả quá trình các lỗ đen va chạm và sáp nhập) trong lĩnh vực số hóa thuyết tương đối (numerical relativity). Sau sự kiện quan sát được trực tiếp sóng hấp dẫn bởi Advanced LIGO, lĩnh vực thiên văn sóng hấp dẫn đã mở ra một nhánh ứng dụng mới cho thuyết tương đối tổng quát. Một thế kỷ sau khi được công bố, thuyết tương đối rộng vẫn đang là lĩnh vực nghiên cứu sôi nổi và đầy hứa hẹn trong nhiều thập kỷ tới. |
7,022 | 813786 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7022 | Trục | Trục trong tiếng Việt có thể có các nghĩa sau: |
7,023 | 814981 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7023 | Phong Kiều dạ bạc | Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế, tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ. Bài thơ này là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng "đại gia". Ông sáng tác bài này khi đi thi trượt trở về ghé qua Tô Châu, tức cảnh mà sinh tình.
Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn Sơn.
Nguyên bản chữ Hán:
月落烏啼霜滿天
"Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, với nhiều địa danh quen thuộc: Cô Tô- gắn với hình ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích... Riêng bài PHONG KIỀU DẠ BẠC có một truyền thuyết khá lãng mạn:
☀Trần Trọng San trong cuốn THƠ ĐƯỜNG đã chép lại như sau: Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ:
"Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung "<br>
"Bán tự ngân câu bán tự cung "<br>
Thao thức mãi sư cụ không nghĩ được hai câu tiếp; đột nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra: <br>
"Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn "<br>
"Bán trầm thủy để bán phù không." <br>
Chú tiểu cũng không làm tiếp được, sang xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu hợp với 2 câu của sư cụ, thành một bài tứ tuyệt rất hay. Trần Trọng San đã dịch: <br>
"Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ"<br>
"Nửa dường móc bạc nửa như cung trời"<br>
"Một bình ngọc trắng chia hai"<br>
"Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không" <br>
Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ cũng ngay lúc ấy trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San vọng đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc bằng câu kết "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.." <br>
Còn chùa Hàn San là một ngôi chùa hẻo lánh ngoài thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh bát ngát rừng mai, phía sau dòng sông xanh ngắt lững lờ uốn khúc, giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Trên sông đêm có ánh lửa chài. Bài thơ của Tần Thục đời Tống có câu: " Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự "(Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) và thơ Khang Hữu Vi đời Thanh, có câu "Lãnh tận Hàn San cố tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) đều nói rõ chùa Hàn San bên cầu có cây phong. Như vậy, Giang phong và Ngư hỏa trong bài thơ trên vẫn là cây bên sông và lửa chài, chứ không phải là tên 2 quả núi Giang Phong và Ngư Hỏa như một vài giả thuyết đã nói. <br>
Nhà thơ đời Thanh Vương Ngư Dương, từng đáp thuyền đi Tô Châu, dừng ở bến Phong Kiều, lúc ấy trời xẩm tối, mưa gió đầy trời, họ Vương đã đến bên trước cửa chùa đề hai bài thơ tứ tuyệt: <br>
"Nhật mộ đông đường chính lạc triều"<br>
"Cô bồng bạc xứ vũ tiêu tiêu"<br>
"Sơ chung dạ hỏa Hàn San tự"<br>
"Ký quá Ngô phong đệ kỷ kiêu"<br>
<br>
Dịch nghĩa:
Chiều tối bờ đông chính lúc thủy triều xuống
Thuyền côi chốn đậu mưa dầm dề
Tiếng chuông thưa, ánh lửa đêm chùa Hàn San
Nhớ đã qua cầu bên cây phong huyện Ngô
Dịch thơ: <br>
"Chiều tối thủy triều lắng mé đông" <br>
"Mưa vương lất phất đậu cô bồng" <br>
"Hàn San ánh lửa chuông thưa thớt" <br>
"Ngô huyện qua cầu kế ngọn phong "<br>
(Bản dịch: NDD) <br>
<br>
"Phong diệp tiêu tiêu thủy dịch không"<br>
"Ly cư thiên lý trướng nan đông"<br>
"Thập niên cựu ước Giang Nam mộng" <br>
"Độc thính Hàn San bán dạ chung"<br>
<br>
dịch nghĩa: <br>
Lá phong hiu hắt bến nước vắng không <br>
Lìa quê nghìn dặm lòng buồn nhớ khó khuây <br>
Mười năm ước cũ mộng về Giang Nam <br>
Một mình nghe tiếng chuông chùa Hàn San lúc nửa đêm <br>
<br>
<br>
"Bến vắng rào rào trút lá phong" <br>
"Nhớ quê vạn lý khó khuây lòng" <br>
"Giang Nam hẹn ước mười năm mộng" <br>
"Chuông đánh, Hàn San đêm quạnh không." <br>
(Bản dịch: NDD) <br>
<br>
Đã nói đến Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, không thể không nhắc đến Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục. Cả hai bài thơ phác họa dưới góc nhìn thi nhân trên con thuyền hững hờ đậu bãi sông. Một bài khi nghe tiếng chuông chùa thanh thoát đưa tới, đã xoa dịu đi nỗi trầm tư muội phiền của kẻ nhất thời bôn tẩu, đang nằm co ro khắc khoải trong khoang thuyền giá lạnh. Còn một bài thì khi nghe khúc hát văng vẳng của cô gái trẻ trên sông vang lên trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng, mà dường như dấy nên niềm xúc cảm u hoài trong nỗi hận mất nước. <br>
<br>
Bạc Tần Hoài <br>
<br>
"Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa"<br>
"Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia"<br>
"Thương nữ bất tri vong quốc hận"<br>
"Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa"<br>
(Đỗ Mục) <br>
<br>
Dịch nghĩa: <br>
khói lan tỏa trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát <br>
Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu <br>
Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước <br>
Ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa <br>
<br>
Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang.<br>
Hậu Đình Hoa: tên khúc hát làm trong buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Trương Quý Phi thời Nam Bắc triều <br>
<br>
Dịch thơ: <br>
Thuyền Đậu Sông Tần Hoài <br>
"Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát" <br>
"Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia. "<br>
"Cô gái không hay buồn nước mất, "<br>
"Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa ""<br>
(Bản dịch: Trần Trọng San) <br>
Khói lan phảng phất trên mặt nước, ánh trăng soi bóng trên mặt cát, thuyền nhẹ lững lờ đậu cạnh quán rượu. Cảnh trăng khuya mới tĩnh mịch làm sao. Bỗng bên kia sông vang lên một tiếng hát văng vẳng. Khúc hát trong những buổi yến tiệc vui chơi mà khiến lòng thi nhân chua xót như oán trách ai vô tình khi bồi hồi nghĩ đến nỗi hận mất nước...Các dịch giả từ Tản Đà, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Trọng Kim... đến Trần Trọng San, Ngô Tất Tố...đều có điểm tương đồng trong cách cảm nhận.
Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài. Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó. Những ý thơ dường như không khớp nhau vì khi trăng lặn ("nguyệt lạc"), tức đã gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm - "bán dạ") thì còn ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm. Đó là nỗi buồn của một người thi trượt, ấp ủ mộng công danh mà nay tan vỡ giống như Tú Xương vậy. Tiếng chuông đến từ chùa Hàn San, nơi có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng. Nỗi buồn vô cớ hay nỗi buồn về nhân tình thế thái nói chung của tác giả, cho đến ngày nay vẫn chỉ là sự suy diễn.
Một số ý kiến liên quan.
Một số tranh cãi trong giới thi sĩ xoay quanh hai câu thơ đầu về các từ như "ô đề", "sầu miên". Có người cho rằng phải hiểu hai từ trên như là hai địa danh là Ô Đề và Sầu Miên, nhưng nếu hiểu như vậy thì giá trị nghệ thuật của bài thơ giảm đi đáng kể, ngoài ra chưa có chứng cứ gì chứng tỏ ở khu vực này đã từng tồn tại các địa danh như vậy. Câu kết cũng bị tranh luận nhiều, do một số người cho rằng các chùa (gần như) không đánh chuông vào nửa đêm, ngoài ra nó còn mâu thuẫn với câu đề là "Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên" đã hàm ý trời gần sáng. Tuy nhiên, trong thơ ca, sự phá cách là một điều hết sức tự nhiên. Âu Dương Tu thì cho rằng: ""Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy). Sô Nghiêu trong quyển "Đường thi tam bách thủ độc bản" thì cho rằng: "Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì"" (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết). |
7,031 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7031 | Nho giáo | Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho, đạo nhân hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các "nhà Nho", "Nho sĩ" hay "Nho sinh".
Quá trình hình thành và phát triển.
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần chữ "Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý... Nhìn chung "Nho" là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.
Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Nho giáo nguyên thủy.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Nếu xem Nho giáo như một tôn giáo thì Văn Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Tuy nhiên, Nho giáo về cơ bản không được xã hội xem như một tôn giáo bởi Nho giáo không trả lời những câu hỏi cần thiết mà một tôn giáo có thể trả lời. Cho tới hiện nay, Nho giáo liệu có phải là một tôn giáo chính thức hay không vẫn là một đề tài tranh luận.
Mục tiêu của Nho giáo nguyên thủy theo sách Đại Học là:
Khổng Tử muốn đến đất Cửu Di để ở, có người nói ""Ở đó quá lạc hậu, làm sao mà ở được.". Khổng Tử nói "Có người quân tử ở đó, làm gì còn lạc hậu nữa". Đây là tư tưởng nhập thế của Nho gia. Khổng Tử nói: "Đạo không thể xa lánh người. Nhưng có người muốn thực hành đạo mà lại xa lánh người, như vậy thì không thể thực hành được đạo... Cho nên người quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở người để giáo dục người, lấy cải sửa làm chính, giáo dục mãi cho đến khi thành người mới thôi. Cũng như ta trau chuốt cán rìu vậy, trau chuốt đến mức thành cán rìu mới thôi. Người ta có lỗi mà biết sửa là được rồi, không xa lánh họ nữa."".
Tống Nho.
Khởi đầu Hàn Dũ và Lý Ngao (李翱, 772-841) thời nhà Đường có những ý tưởng mới bổ sung cho Nho giáo nguyên thủy của Khổng Tử và Mạnh Tử. Đến thời Tống, Nho giáo có sự phát triển đáng kể. Các nhà triết học thời kỳ này như Thiệu Ung, Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Chu Hy, Lục Cửu Uyên, Trần Lượng... đã đưa những khái niệm và triết lý mới vào Nho giáo tạo nên một trường phái Nho giáo có nhiều điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy của Khổng Tử và các học trò của ông.
Các học giả Tống Nho khai thác các nội dung của Kinh dịch, Phật giáo, Đạo giáo để giải thích nguồn gốc vũ trụ và các nội dung kinh sách của Nho gia. Họ cho rằng thế giới do "lí" (tinh thần) và "khí" (vật chất) tạo thành, trong đó lí có trước, thuộc về phái duy tâm khách quan theo cách phân loại của phương Tây. Chu Đôn Di (1016-1073) cho rằng nguồn gốc thế giới là thái cực, thái cực sinh ra âm dương, ngũ hành, trời đất, con người, vạn vật, trước thái cực không có vật chất mà chỉ có "lý". Chu Hy (1130-1200) dùng quan điểm lý học để chú giải lại các nội dung của kinh sách Nho học, ví dụ cho rằng nhân nghĩa lễ trí là biểu hiện của "lý". Vì vậy, Tống Nho còn được gọi là "Lý học".
Tống Nho là một nỗ lực để tạo ra một hình thức duy lý và siêu hình của Nho giáo bằng cách loại bỏ các yếu tố mê tín và thần bí của Đạo giáo và Đạo Phật đã ảnh hưởng đến Khổng học trong và sau thời nhà Hán . Người ta cố gắng trừu tượng hóa các quan điểm đạo đức của Nho giáo thành các khái niệm và mệnh đề triết học. Mặc dù các nhà triết học Tống Nho đã phê bình Đạo Lão và Phật giáo nhưng cả hai tôn giáo này đều có ảnh hưởng đến Tống Nho. Những nhà triết học thuộc trường phái Tống Nho đã vay mượn các thuật ngữ và khái niệm từ Phật giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, không giống như Phật giáo và Đạo giáo, người đã nhìn thấy siêu hình học như một chất xúc tác cho sự phát triển tinh thần, giác ngộ tôn giáo và sự bất tử. Các nhà triết học Nho giáo đã sử dụng siêu hình học như một hướng dẫn để phát triển một triết lý đạo đức duy lý.
Phong trào phục hưng Nho giáo.
Đến thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo mất vị thế độc tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970 khi Mao Trạch Đông làm chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XXI, đứng trước sự suy thoái của đạo đức xã hội, những giá trị của Nho giáo về tu dưỡng, giáo dục con người dần được coi trọng trở lại và được thúc đẩy thành phong trào tại các nước Đông Á. Trong quá trình toàn cầu hóa, sự giao thoa văn hóa Đông Tây diễn ra, các giá trị đạo đức của Nho giáo có thể xem là các giá trị phổ biến của nhân loại.
Phục hưng Nho giáo trong thế kỷ XXI là phong trào đang lên ở Đông Á, nó xuất phát từ Trung Quốc và lan truyền ra các khu vực lân cận. Nhiều hội thảo quốc tế về phục hưng nền Nho học đã được tổ chức ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tập hợp các nhà nghiên cứu Nho giáo trong khu vực và trên thế giới đã kiến lập Hiệp hội nghiên cứu Nho giáo quốc tế. Trong buổi Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Hàn Quốc 2010, một số báo cáo ghi nhận "mặt trái của quá trình Tây phương hóa (nói cách khác là hiện đại hóa) đã làm cho xã hội Đông Á mất dần tôn ti trật tự, tinh thần cộng đồng và đoàn kết xã hội. Lớp trẻ dần chạy theo những thứ hào nhoáng của văn minh hiện đại mà bỏ xa dần các quan niệm hiếu nghĩa, trung chính, tiết độ". Các báo cáo này nhấn mạnh giá trị tinh thần của Nho giáo sẽ là công cụ hữu hiệu nhằm khôi phục lại giá trị đạo đức của xã hội.
Từ năm 2005, chương trình Bách gia Giảng đường của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã khởi xướng phong trào đọc lại Luận ngữ nhằm phục hồi đạo đức truyền thống. Ban Quốc học Đại học Thanh Hoa tính học phí 26.000 nhân dân tệ cho một khóa học về đạo đức Nho gia, Đại học Phục Đán thu mỗi người 38.000 nhân dân tệ, và khóa học cổ văn ngoài giờ cho trẻ em cũng có học phí rất cao. Từ năm 2004 cho tới năm 2020, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thành lập hơn 1.000 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Chính phủ Trung Quốc đã chi hàng triệu USD cho hai chương trình nghiên cứu và biên soạn Nho tạng tại Đại học Nhân dân và Đại học Bắc Kinh. Bộ Nho tạng tinh hoa của Đại học Bắc Kinh với tổng số 500 tập dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Hai chương trình biên soạn Nho tạng nói trên là một hoạt động quy mô lớn chưa từng có để hiệu chỉnh và kết tập điển tịch Nho học lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là một lần tổng kiểm kê di sản điển tịch Nho học trên quy mô toàn thế giới. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, hai đại học hàng đầu là Đại học Seoul và Đại học Tokyo cũng đều đã thành lập các trung tâm biên soạn Nho tạng riêng với kế hoạch hoạt động quy mô lớn. Trong xu hướng nghiên cứu Nho giáo đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, nghiên cứu kinh điển Nho gia có vị trí đặc biệt quan trọng.
Ngày 24 tháng 9 năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến dự và phát biểu tại "Hội thảo Nho học với nền hòa bình và sự phát triển thế giới" nhân kỷ niệm 2565 năm ngày sinh Khổng Tử. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất Trung Quốc dự hoạt động trên. Ông nhấn mạnh: Tư tưởng triết học phong phú, tinh thần nhân văn, giá trị đạo đức của Văn hóa truyền thống Trung Quốc là gợi ý hữu ích cho việc trị quốc. Nho giáo là bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, có sức sống lâu dài, chứa đựng các gợi ý quan trọng giúp giải quyết những vấn đề của loài người hiện đại. Các tư tưởng "thiên hạ vi công, thế giới đại đồng", "dĩ dân vi bản, an dân phú dân lạc dân", "Nhân giả ái nhân, Dĩ đức lập nhân"… cần phải được kế thừa và phát huy. Ông nói: nghiên cứu Nho giáo chính là là để hiểu đặc tính dân tộc của người Trung Quốc, cần hấp thu sức mạnh truyền thống, việc quản trị quốc gia thời hiện đại càng cần có sự nâng đỡ của văn hóa truyền thống. Giáo sư Vương Kiệt ở Trường Đảng Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh: sự du nhập văn hóa phương Tây đã khiến dân tộc Trung Hoa dần bị tha hóa, suy đồi về văn hóa và đạo đức, Đảng Cộng sản Trung Quốc dần nhận ra giá trị to lớn của văn hóa truyền thống Trung Quốc, hiểu rằng chỉ có kiên trì chủ nghĩa Mác, kế thừa có phê phán nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, kiên trì nguyên tắc "“cổ vi kim dụng”, “dương vi trung dụng”" thì mới có thể thực hiện sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Sức mạnh cứng (kinh tế và quân sự) rất quan trọng, nhưng sức mạnh mềm như văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng, tinh thần, giá trị quan… cũng quan trọng không kém với một đất nước. "Nếu đất nước đánh mất văn hóa, nền tảng đạo đức truyền thống thì dù kinh tế có giàu mạnh đến đâu thì cũng chẳng khác nào mất nước, mất dân tộc".
Tại Hàn Quốc, rất nhiều người nhận thấy rõ những giá trị đạo đức lâu đời của dân tộc đang mất dần đi. Sau cuộc chiến liên Triều 1950-1953, Hàn Quốc áp dụng hệ thống giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng của giáo dục phương Tây, Nho giáo bị công kích và bị coi là lỗi thời. Ông Pak Seok-hong nhấn mạnh sự sai lầm của hệ thống giáo dục đó: việc quá nhấn mạnh vào học tiếng Anh và toán đã chiếm chỗ của các môn học như đạo đức và lịch sử. Ông thấy đất nước "đang biến thành vương quốc đầy súc vật": người trẻ chửi người già trên tàu, những đứa trẻ tự tử để khỏi bị bắt nạt... Sự hòa hợp, kính trọng người cao tuổi và lòng trung thành với Tổ quốc - những đức tính đó nay đã phai nhạt trong giới trẻ Hàn Quốc. Pak Seok-hong nói: "Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và các Seowon (học viện Nho giáo) là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời".
Hiện nay, số lượng học sinh Hàn Quốc đến các học viện Nho giáo để học tập ngoại khóa ngày càng tăng, lên tới hàng trăm ngàn học sinh mỗi năm. Tại đây, học sinh được dạy những lễ giáo đạo đức từ lâu đã không còn xuất hiện tại trường học, từ việc ăn tối, uống trà đến việc thưa chuyện lễ phép với cha mẹ. Theo ông Pak Sung-jin - giám đốc điều hành của Hiệp hội Seowon quốc gia Hàn Quốc, có khoảng 150 học viện Nho giáo ở khắp Hàn Quốc đã mở trở lại các chương trình ngoại khóa tương tự. Ông tin rằng người Hàn Quốc đương đại cần từ bỏ cách nghĩ thiển cận coi Nho giáo là "lỗi thời" và cần nghiêm túc học hỏi lại nhiều giá trị tinh thần, cách đối nhân xử thế từ xã hội xưa.
Đại diện cho học giả Hàn Quốc, giáo sư An Bỉnh Chu, Đại học Thành Quân Quán đã nêu lên lời cảnh báo: "“Ngày nay, xã hội đầy tiếng kêu cứu phản ánh nỗi lo lắng về sự hoang tàn của nhân tâm. Môi trường bị ô nhiễm, luân lý bị suy đồi, con người phơi trần nỗi khát khao truy cầu lợi ích và dục vọng. Nội tâm con người hoang tàn, giá lạnh. Quan hệ giữa người và người chỉ còn là cạnh tranh vì lợi ích. Tất cả loài người đang đứng trước nguy cơ diệt vong“". Và chính từ những báo động trên, ông đã nêu lên nên trở lại những nguyên lý đạo đức cuộc sống mà Lý Hoảng (1501-1570), đại sư Nho giáo Hàn Quốc đã từng nhắc nhở trong vấn đề tâm học đạo đức. Ở hội nghị quốc tế "“Nho giáo với xã hội tương lai”" ở An Đông - Hàn Quốc (10-2001), các giáo sư Pháp, Nga, Mỹ, Anh v.v... đều có ý muốn nghiên cứu tư tưởng Nho giáo nhằm tìm con đường giải quyết những bế tắc trong quan hệ con người, xã hội và đặc biệt là gia đình ở phương Tây trong giai đoạn hiện tại. Họ đều đề cao đạo đức “Nhân”, “Lễ”, "Nghĩa" của Nho giáo.
Trong mấy chục năm trở lại đây, một số nhà nghiên cứu Việt Nam còn nhầm lẫn về bối cảnh xuất hiện, bản chất, nội dung và vai trò của Khổng giáo. Khổng giáo nói riêng và Nho giáo nói chung cần tiếp tục được nhận thức đúng đắn hơn. Cần phải tiếp thu có chọn lọc, để có thể gạt bỏ những yếu tố tiêu cực và sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp và hiện đại. Tại Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khởi động dự án dịch Nho tạng ra tiếng Việt.
Năm 2020, khi thế giới diễn ra đại dịch COVID-19, các nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề trong khi các nước Đông Á khống chế dịch bệnh khá tốt. Cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam (2012-2016), ông Jean-Noël Poirier đã có bài viết "Kỷ luật Nho giáo và phi trật tự châu Âu" đã phân tích:
Nội dung cơ bản.
Tổ chức xã hội.
Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố Quốc gia - Gia đình - Cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu thành nên gia đình và xã hội. Sách Đại học viết:
Bàn luận về lòng trung thành, Khổng Tử nói ""Yêu con mà không dạy con phải chịu khó nhọc được ư ? Trung với vua mà không khuyên can vua theo đường chính ư ?". Về quan hệ vua tôi, Khổng Tử viết: "“Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua”" còn Mạnh Tử đã bảo Tề Tuyên Vương rằng: "“Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua như bụng như lòng. Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như người lạ trong nước. Vua xem bề tôi như đất như cỏ thì bề tôi xem vua như giặc như thù", "“Kẻ làm hại đức nhân gọi là tặc; kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn, kẻ tặc chẳng qua là một người thường mà thôi. Tôi từng nghe vua Võ vương chỉ giết một người thường là Trụ mà thôi, chứ tôi chưa hề nghe Vũ vương giết vua”". Tuân tử cũng nói: "“Tru bạo quốc chi quân, nhược tru độc phu”" (Giết một ông vua tàn bạo cũng như giết một kẻ ác độc). Sách Đại học có câu: ""Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức từ. Cùng người trong nước quan hệ với nhau phải hết mình thực hiện đức tín"."
Nhà nghiên cứu Kim Định viết: "“…cái bổn gốc của Nho giáo là “chí trung”, mà trung là không cậy dựa, “trung lập nhi bất ỷ cường tai kiểu”. Đó là cốt yếu những bài học dạy học của Khổng tử. Đừng đem những câu Hán học như “trung thần bất sự nhị quân” hay “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” mà gán vào miệng ông. Làm thế là thiếu óc khoa học. Cha ông ta tuy về phê bình chưa đạt cao lắm nhưng không để cho những câu tầm gửi kiểu trên làm thui chột chí bất khuất”" Cùng quan điểm, trong bài , học giả Phan Khôi có nói: "Ở Nam kỳ đây, hạng tầm thường, hay lặp đi lặp lại cái câu “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu”, họ cho là lời thánh nói ra. Nhiều người đem hỏi tôi, tôi phải lấy làm lạ. Hoặc giả có, mà tôi lâu nay ít hay ôn nhuần lại sách cũ rồi quên đi chăng, chớ theo như cái trí nhớ trong đầu tôi, thì câu nầy chẳng có trong sách nào hết, chẳng ông thánh nào nói hết, mà chừng như là lời của Lê Tử Trình nói trong tuồng Sơn hậu hồi thứ ba ! Đó, một hạng người nữa, cứ ù ù cạc cạc, hễ nghe câu chữ nho, thấy cuốn sách chữ nho, thì cho là đạo Khổng Tử ở đó.".
Để theo đuổi mục tiêu lý tưởng xây dựng xã hội an hòa, Nho giáo nêu nguyên tắc quản lý xã hội như sau:
Từ thời nhà Hán, Nho giáo đã trở thành trung tâm cho việc quản lý xã hội. Nhờ đạo Nho, các triều đình ít phải can thiệp vào đời sống của dân, cho các làng tự lập hương ước mà gần như tự trị. Một học giả châu Âu khen người Trung Hoa tổ chức xã hội giỏi hơn người La Mã và mọi đế chế khác. Các kẻ sĩ ở mỗi làng, tổng, huyện (một vị trưởng lão trong làng, một thầy đồ hay một vị khoa bảng)... được dân tin, giúp chính quyền được nhiều việc cai trị, giáo dục, hòa giải các vụ kiện, trị bệnh, giữ an ninh. Họ được dân coi trọng hơn cả các quan lại, mà quan lại cũng phải nể họ. Đặc biệt là cứ mỗi lần đất nước bị họa vong quốc thì lại có hàng trăm kẻ sĩ Nho giáo sẵn sàng liều mình chống ngoại xâm, nếu chẳng may thất bại thì họ liền tuẫn quốc chứ không chịu sống nhục. Đã vậy, không chỉ nam giới liều thân hộ quốc nơi tiền tuyến mà phụ nữ ở hậu phương cũng một lòng chung thủy để người nam nhi an tâm ra đi gánh vác mệnh nước, nếu chồng hy sinh họ sẵn sàng tuẫn tiết để giữ lòng son. Đó là đặc điểm của những dân tộc thấm nhuần đạo Khổng.
Lễ nghi.
Nho giáo rất xem trọng Lễ nghi vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. "Lễ" là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội. Việc giữ Lễ là một cách tu thân và chứng tỏ con người biết tuân thủ những nguyên tắc đạo đức trong quan hệ với người xung quanh. Một xã hội không biết giữ Lễ là xã hội hỗn loạn, kém văn minh và suy đồi. Lễ giáo phai nhạt cũng là biểu hiện các mối quan hệ giữa con người trong xã hội đã xấu đi, trật tự xã hội đã suy yếu. Lễ nghi sẽ tạo ra một xã hội hài hòa trong đó mọi người đều tự tiết chế trong mối quan hệ giữa người với người, không để những cảm xúc tiêu cực biến thành hành động mạo phạm, bất kính với người khác. Hữu Tử nói: ""Tác dụng của lễ đạt được sự thống nhất, hài hòa mới là đáng quý. Phương pháp trị nước của những bậc vua hiền thời cổ đại có đúng đắn là ở chỗ này: việc lớn việc nhỏ đều tuân thủ nguyên tắc hài hòa. Nhưng có điều không nên làm: chỉ biết hài hòa là quý, rồi trong mọi việc chỉ biết hài hòa, không lấy lễ nghĩa để tiết chế thì việc gì cũng không xong.". Khổng Tử nói "Người quân tử học rộng về văn chương lại biết dùng lễ để chế ước, ràng buộc mình sẽ không bao giờ xa Kinh phản Đạo."". Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những nghi thức của riêng nó nhưng chung quy không xã hội văn minh nào có thể bỏ đi những lễ nghi mà chỉ thay đổi đối tượng, mục đích hoặc hình thức.
Khổng Tử nói: ""Một người không có lòng nhân sao có thể hành được lễ ?". Khổng Tử phê phán những lễ nghi hình thức giả dối. Ông nói "Người đời trước đối với lễ nhạc, coi trọng phối hợp thích đáng giữa nội dung và hình thức thì bị coi là lạc hậu quê mùa. Người đời sau đối với lễ nhạc, coi trọng hình thức hơn nội dung thì lại bảo là người quân tử. Nếu sử dụng lễ nhạc, ta tình nguyện đi theo các bậc tiền bối.". Khi được hỏi về gốc của lễ, Khổng Tử trả lời: "Vấn đề của ngươi hỏi thật quá lớn! Lễ nói chung đi kèm với xa hoa lãng phí thì không bằng tiết kiệm. Nghi thức mai táng mà cầu kỳ, lòe loẹt thì không bằng trong lòng thật sự đau buồn.".
Về vấn đề tang lễ, Tăng Tử nói: "Phải cẩn thận làm tốt tang lễ cho cha mẹ khi qua đời; thành tâm, thành ý khi cúng tế tổ tiên. Được như vậy, dân chúng được cảm hóa, phong tục đạo đức của dân chúng ngày một tốt đẹp và thuần hậu.".
Quan hệ xã hội.
Theo Nho giáo, trong xã hội có các 5 mối quan hệ cơ bản là: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn bè. Để thực hiện tốt 5 mối quan hệ này cần có 5 đức tính: nhân, trí, lễ, nghĩa, dũng.
Trong quan hệ vua tôi, Khổng Tử chủ trương "Vua sử dụng bề tôi phải theo lễ, bề tôi phụng thờ vua phải theo trung.". Nho giáo đề cao sự trung thành đối với nhà nước quân chủ. Khổng Tử đề cao vua Vũ Vương vì khi đã có hai phần ba thiên hạ vẫn phụng thời triều Ân ".
Trong mọi hoàn cảnh, con người cần kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân. Sách Trung Dung viết "Khi tình cảm như: vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc chưa biểu hiện ra thì gọi là trung; biểu hiện ra rồi nhưng phù hợp, đúng mức thì gọi là hòa. Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ. Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến tột cùng thì mọi cái trong trời đất đều ở vị trí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở.""
Nho giáo nêu lên quan niệm về Trung dung: ""Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung. Người quân tử luôn giữ được trạng thái trung hòa, không để thái quá hay bất cập. Kẻ tiểu nhân thì không hề lo sợ, nể nang hay e dè ai hết, nên cách nói năng của và hành động của kẻ tiểu nhân không thái quá thì cũng bất cập.". Người quân tử phải giữ trọn đạo Trung dung trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nói về đạo Trung dung trong dân chúng, Khổng Tử từng than thở: "Đạo Trung dung này rất mực tốt đẹp. Từ lâu dân chúng đã thiếu hẳn đạo này".".
Khổng Tử nói ""Người quân tử hòa hợp nhưng không cùng quan điểm. Kẻ tiểu nhân cùng quan điểm nhưng không hòa hợp. (Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa)". Không nên oán giận người không hiểu mình, không sợ người không hiểu ta mà chỉ sợ ta không hiểu người. Nói về sự giải quyết thù hận, Khổng Tử khen Bá Di, Thúc Tề thường cho quan những hận thù cũ nên người oán hận họ rất ít. Kinh Pháp Cú của Phật giáo cũng có ý tương tự "Với hận diệt hận thù, đời này không có được. Không hận diệt hận thù, là định luật ngàn thu." Mặt khác nên dùng sự ngay thẳng để báo đáp oán thù, dùng ân đức để báo đáp ân đức. Mình không muốn bị người khác đối xử thế nào thì cũng không nên đối xử với người khác như vậy.
Nho giáo khuyên con người sống phù hợp với hoàn cảnh và địa vị xã hội của mình. Sách Trung Dung viết: "Người quân tử nên dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, không nên ham những cái ngoài bổn phận của mình... Người quân tử ở bất kỳ hoàn cảnh nào đều có thể điềm nhiên tự tại, bình tĩnh tự đắc, không kêu ca phàn nàn.". Mỗi người đều có vị trí riêng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Khổng Tử nói "Không ở vào chức vị nào thì đừng bàn tính về chính sự của chức vị ấy.". Bàn luận về địa vị và con người, sách Trung Dung viết "Khi ở địa vị cao, không lăng mạ chèn ép người dưới; khi ở địa vị dưới, không nịnh bợ cầu cạnh người trên; lúc nào cũng giữ bản thân ngay thẳng, chẳng cầu mong xin xỏ người khác, được như vậy thì trên không oán trời, dưới không trách người, luôn ở địa vị ổn định để chờ mệnh trời. Còn kẻ tiểu nhân buộc phải mạo hiểm để theo đuổi chức vụ, địa vị ngoài khả năng của mình."". Theo quan niệm đạo đức Nho giáo thì con người sống trong xã hội không nên tranh chấp vì danh lợi mà nên giữ hòa khí, dùng lễ để đối đãi với nhau. Khi chưa có chức vụ, địa vị thì "Không sợ buồn vì không có chức vụ địa vị, chỉ buồn vì không có tài đức để làm tròn chức vụ địa vị ấy. Không sợ người khác không biết mình, mà phải cầu mong làm sao có năng lực làm cho người khác hiểu mình.".
Nho giáo đề cao sự thành thật. Khổng Tử nói "Con người ta sống được là nhờ ngay thẳng. Kẻ không ngay thẳng tuy nhiên cũng sống được, nhưng chẳng qua nhờ may mắn mới tránh được tai họa đó thôi.". Theo sách Trung Dung "Muốn bản thân thành thật cũng có cách của nó: nếu không hiểu rõ thế nào là đức thiện, tính thiện thì cũng không thể bồi dưỡng cho mình có lòng thành thật với bản thân.". Cũng theo Nho giáo, có một số người vốn dĩ tự nhiên đã thành thật, một số khác phải rèn luyện bản thân để trở nên thành thật bằng cách kiên trì làm điều thiện, học tập sâu rộng, hỏi han kỹ lưỡng, suy nghĩ thận trọng, phân biệt cho sáng tỏ, thực hành cho thấu đáo. Việc nịnh hót người khác, giả bộ hiền lành, cung kính thái quá, đem oán hận giấu kín trong lòng nhưng bề ngoài vẫn giả bộ hữu hảo bị Nho giáo đánh giá là hành vi xấu. Khổng Tử nói:
Trong quan hệ bạn bè, Tăng Tử nói ""Người quân tử dùng tri thức văn chương để tập hợp bạn bè, dùng sự giúp đỡ của bạn bè để bồi dưỡng nhân đức". Tử Cống hỏi về cách đối đãi với bạn bè. Khổng Tử nói "Thành tâm thành ý khuyên bạn, nhẫn nại chỉ rõ mọi điều hơn lẽ thiệt, mà bạn vẫn không nghe thì thôi, đừng tự mình chuốc lấy nhục nhã".
Nói về cách đánh giá con người, Khổng Tử nói: "Nhìn kỹ cách người ta làm, xét người ta làm vì cái gì, rồi xét kỹ người ta có vui lòng mà làm hay không. Như vậy người ta không có cái gì có thể giấu được, làm sao mà giấu được ?"". Tử Cống từng hỏi: ""Thế nào là người quân tử ?". Khổng Tử nói: "Trước hết thực hành lời mình nói đã, sau mới nói ra."". Sức lực của mỗi người không giống nhau nên kết quả cũng khác nhau.
Khổng Tử nói: "Dám mạnh dạn đấu tranh, phê bình, chỉ trích tệ hại, thói hư tật xấu thì tự nhiên họa hại sẽ tiêu tan.". Về việc phê bình cho tế nhị, Tử Du nói: "Phụng thờ vua nếu chỉ biết luôn can gián vua thì sẽ chuốc lấy nhục nhã. Đối đãi với bè bạn, nếu cứ luôn luôn góp ý kiến cho bạn thì bạn sẽ xa mình."". Ngược lại, người mắc sai lầm cũng cần sửa chữa sai lầm. Một lần có người chỉ ra sai lầm của Khổng Tử, ông nói "Ta thật may mắn, giả dụ có sai lầm thì người ta cũng biết được". Tuy nhiên cũng theo Khổng Tử "Người có thể cùng nói chuyện được mà không nói, như vậy là bỏ mất người. Người không có thể cùng nói chuyện được mà lại nói, như vậy là uổng mất lời. Người trí không bỏ mất người cũng không uổng mất lời"".
Nho giáo cũng phê phán tệ bè phái, chia rẽ trong xã hội, xem tinh thần đoàn kết là một phẩm chất đạo đức của người quân tử còn óc bè phái là đặc tính của kẻ tiểu nhân. Khổng Tử nói: "Người quân tử đoàn kết rộng rãi với mọi người, chứ không phải chỉ câu kết phe cánh. Kẻ tiểu nhân chỉ biết câu kết phe cánh, chứ không biết đoàn kết rộng rãi với mọi người.".
Thuật lãnh đạo.
Nho giáo chủ trương: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua)". Khổng Tử từng nói ""Cao quý thay vua Thuấn và vua Vũ! Được cả thiên hạ mà vẫn cảm thấy việc này không có gì đáng vui hoặc kiêu hãnh cả.".
Muốn cai trị thiên hạ, theo Khổng Tử người lãnh đạo phải chính danh. Tử Lộ hỏi "Nếu vua nước Vệ mời thầy đi làm quan quản lý chính sự, thầy làm việc gì trước tiên ?". Khổng Tử nói "Việc trước tiên nhất định phải là chính danh đã"".
Về việc cai trị bằng nhân nghĩa, sách Đại Học viết:
Nho giáo có quan niệm cai trị bằng nhân nghĩa, bằng cách giáo dục quần chúng. Khổng Tử nói: ""Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng.". Người lãnh đạo ra lệnh cho dân chúng thực hành nhân ái nhưng mình lại tàn bạo, thì dân nhất định chẳng nghe theo. Nếu bậc thiện nhân lãnh đạo quốc gia, sau một trăm năm có thể cảm hóa kẻ tàn bạo thành lương thiện, không cần gì đến hình phạt nữa. Không nên gào thét và nghiêm sắc mặt để giáo hóa dân chúng vì có thể cướp cờ, đoạt tướng giữa ba quân, nhưng không thể cướp đoạt được chí khí của một người dân bình thường. Người có thể ban ân cho dân chúng và cứu giúp chúng sinh không chỉ là người nhân mà đáng gọi là bậc thánh nhân. Người lãnh đạo phải thuận theo lòng dân, thích những điều dân thích và ghét những điều dân ghét.
Về đạo đức người lãnh đạo, sách Đại Học có câu:
Cầm quyền lãnh đạo quốc gia dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy thuận. Người bề trên ngay thẳng, dù không ra lệnh, người dưới vẫn làm theo. Người bề trên không ngay thẳng, tuy có mệnh lệnh rất nghiêm, người dưới cũng chẳng theo, chỉ cần giữ mình một cách thành thật, thì tự nhiên thiên hạ sẽ thái bình vô sự. Người lãnh đạo phải tự mình làm gương cho dân noi theo, chịu khó nhọc cùng những công việc khó nhọc của dân. Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, tôn trọng bậc huynh trưởng, thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng tự mà noi theo như vậy.. Phải làm cho dân chúng hoàn toàn tâm phục thế mới gọi là hiểu được cái gốc của đạo lý.
Khổng Tử nói "Người bề trên coi trọng lễ thì lãnh đạo dân chúng rất dễ"". Trong quan hệ cấp trên với cấp dưới thì quan điểm của Khổng Tử là ""Người bề trên đối với kẻ dưới không khoan dung rộng lượng, chấp hành lễ không nghiêm túc kính cẩn, cử hành tang lễ không đau buồn, thương xót, làm sao ta có thể chịu được ?"". Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không phải là quan hệ một chiều. Tử Lộ hỏi về đạo thờ vua, Khổng Tử nói ""Không được lừa dối vua. Nhưng nếu vua sai lầm, phải hết sức khuyên can dù phải xúc phạm đến vua".
Thuật lãnh đạo của Nho giáo đề cao những lãnh đạo biết quý trọng tài năng, biết dùng người. Vua Vệ Linh Công là người vô đạo nhưng không bị diệt vong theo Khổng Tử "bởi vì nước Vệ có Trọng Thúc Ngữ giỏi việc ngoại giao tiếp đãi tân khách, Chúc Đà quản lý tốt việc tế lễ tông miếu, Vương Tôn Giả giỏi thống lĩnh quân đội. Biết dùng người như vậy thì làm sao mà mất nước được?"". Nên dùng người nghiêm túc, cẩn thận, biết lo lắng, mưu tính khi đối mặt với công việc để đạt thành công. Nho giáo xem hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì vậy "Phát hiện người có tài đức mà không đề bạt cất nhắc hoặc không trọng dụng, đây là khinh rẻ người có tài đức vậy. Phát hiện kẻ bất lương làm sai trái mà không bãi chức, bãi chức rồi mà không đuổi ra nơi xa xôi hẻo lánh, đây gọi là dung túng cho kẻ bất lương vậy. Ưa thích cái mà mọi người ghét bỏ, ghét bỏ cái mà mọi người ưa thích, thế gọi là làm trái bản tính con người, tai họa nhất định giáng xuống kẻ ấy. Cho nên, làm người quân tử cần nhớ kỹ đạo lý lớn này: phải dựa vào trung tín mới được thiên hạ, còn nếu kiêu ngạo, phóng túng thì nhất định mất thiên hạ.". Khổng Tử nói "Cất nhắc người ngay thẳng để trên kẻ tà ác thì có thể biến kẻ tà ác thành ngay thẳng".
Người lãnh đạo phải có học vấn mới thực hiện tốt công việc của mình. Khổng Tử phản đối quan niệm của học trò ông là Tử Lộ "Làm quan thì có dân để cai trị, có thần xã tắc để tế lễ, không cần phải chọn kẻ có học làm huyện trưởng, sau làm mới là học.". Người lãnh đạo còn phải thấm nhuần đạo Trung dung. Khi còn ở nước Trần, Khổng Tử nói "Về đi! Về đi! Những học trò của quê hương ta, chí hướng thì rất cao xa mà việc làm thì rất giản lược, không câu nệ tiểu tiết; về văn chương đều có thể có thành tích khả quan. Nhưng họ chẳng biết xem xét, sửa mình theo đạo Trung dung.". Người tự ý làm càn, chuyên quyền độc đoán hay bảo thủ thì nhất định gặp tai họa. Bậc đại trí như vua Thuấn là người ham hỏi han, để tâm suy xét cả những lời thiển cận bình thường, bỏ qua cho những ai bày tỏ điều gì xấu, tán dương những ai nêu lên được điều gì tốt đồng thời chọn lấy cái ở giữa mà thi hành. Khổng Tử là người không dựa vào ý riêng của mình, không cho mình luôn đúng, không cố chấp và vô ngã.
Điều quan trọng nhất trong việc cai trị thiên hạ là lễ nhạc, luật lệ và văn tự. Nếu nắm vững ba điều này thì ít phạm sai lầm. Sách Trung Dung đưa ra 9 nguyên tắc lớn trong đạo trị quốc là :
Khổng Tử từng nói "Thái Bá là con người có đức hết mực. Nhiều lần ông ta đem thiên hạ nhường cho người khác, nhưng không để dân chúng biết mà ca ngợi công đức của mình.". Điều này cho thấy Nho giáo nguyên thủy muốn xây dựng xã hội hài hòa, thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa người cai trị và dân chúng, đào tạo ra người lãnh đạo tài đức chứ không phải là công cụ của giai cấp thống trị bảo vệ chế độ chính trị của họ, thậm chí Nho giáo rất gần với tư tưởng về nhà nước dân chủ.
Chữ hiếu và xã hội.
Nho giáo cho rằng hiếu đễ là gốc của đạo nhân. Hữu Tử nói: "Người biết hiếu thuận với cha mẹ, có nết đễ với người lớn tuổi hơn mình mà lại thích cãi cọ, va chạm, xung đột, mạo phạm cấp trên là hiếm thấy. Người không mạo phạm cấp trên mà lại thích làm loạn là không có. Người quân tử là người chuyên tâm nắm vững cái gốc của tu thân. Nắm vững được cái gốc của tu thân thì đạo lập thân xử thế tự nhiên phát sinh ra trong lòng mình. Hiếu đễ là cái gốc của đạo nhân."".
Nói về đức hiếu, trong chương đầu Khai tông minh nghĩa của Hiếu Kinh, thuật lại lời Khổng Tử nói với Tăng Tử:
Việc kính trọng cha mẹ trong quan niệm về đạo hiếu của Nho gia qua cách nhìn của Khổng Tử: ""Ngày nay, thấy ai có thể nuôi dưỡng được cha mẹ, thì người ta gọi là có hiếu. Nhưng đến như giống chó ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ trong khi nuôi dưỡng, thì nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có gì khác nhau? Cha mẹ lúc còn sống, phải theo lễ mà đối xử phụng sự. Cha mẹ chết, phải theo lễ mà an táng, cúng tế, đó mới là hiếu. Chứ còn như có việc gì cần làm, con cái làm thay cho cha mẹ, có gì ngon thì mời cha mẹ ăn, đây chắc gì đã là có hiếu?". Để thể hiện sự kính trọng đối với cha mẹ thì "Phụng dưỡng cha mẹ phải nhẹ nhàng khuyên giải, can ngăn. Nếu cha mẹ không chịu nghe thì vẫn phải cung kính, không được trái ý nguyện của cha mẹ, đừng để cha mẹ bận tâm gây nên oán hận.". Đạo hiếu còn thể hiện qua những điều đơn giản như "Cha mẹ già còn sống không được đi chơi xa, nếu có đi phải nói rõ nơi nào cụ thể... Tuổi tác của cha mẹ không thể không nhớ kỹ trong lòng. Một là vì cha mẹ trường thọ mà vui mừng, hai là biết lo toan chuẩn bị hậu sự khi cha mẹ về già.".
Khổng Tử nói: "Khi người cha còn sống thì quan sát chí hướng của người con, khi người cha chết thì quan sát hành vi của người con. Nếu ba năm sau khi cha mất, người con không thay đổi những quy tắc của đạo làm con đối với cha, đó là người con có hiếu vậy.". Tăng Tử tóm lược: "Hiếu đạo có 3 điều: Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ"". Mạnh Tử bàn về chi tiết chữ “Hiếu” như sau: “"Việc phụng sự cha mẹ của người con hiếu là: Cư xử hết lòng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp lòng, bệnh đau tận tâm lo lắng, ma chay hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang rất mực"”.
Sách Nhị thập tứ hiếu (24 tấm gương hiếu thảo) đã khái quát:
Vai trò của gia đình.
Ngay từ 2.500 năm trước, Khổng Tử đã thấy rõ vai trò của gia đình như một tế bào của xã hội. Nếu mỗi gia đình được yên ấm thì mỗi thành viên của nó mới có điều kiện tu dưỡng bản thân, đạo đức mới được đề cao, xã hội mới được thịnh trị.
Vua Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về cách cai trị, Khổng Tử đã trở lời: "Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con."
Sách Đại Học đề cao tầm quan trọng của gia đình đối với quốc gia xã hội: "Nếu trong một nhà mà mọi người đều nhân hậu, lần ra cả nước đều nhân hậu. Nếu trong một nhà mà mọi người đều lễ nhượng thì lần ra cả nước đều lễ nhượng. Một người mà tham lam, trái ngược, lần ra cả nước đều rối loạn. Cái cơ là như vậy đó. Bởi đó, người xưa có truyền lại rằng: Một lời làm hại cả công việc, một người làm yên cả nước." hay ""Một nhà hòa thuận mới có thể giáo dục cả nước hòa thuận.""
Có thể nói Nho giáo đề cao gia đình hơn bất cứ một học thuyết nào khác. Quan hệ gia đình theo Nho giáo là quan hệ đặc biệt chặt chẽ, phải được tái sinh, tái lập, và mở rộng theo trách nhiệm nghĩa vụ, và đồng thời giữ gìn trật tự kỷ cương. Chúng ta thường nghe nói "Nước có quốc pháp, nhà có gia phong", là câu nói răn dạy con người sống có phép tắc, đồng thời còn là biểu tượng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc là nguyên khí tinh thần độc lập, tự cường của một dân tộc, là bản sắc riêng về truyền thống văn hóa
Hiện nay, mô hình gia đình ở Đông Á chuyển mình mạnh mẽ từ truyền thống sang hiện đại. Sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường tới gia đình đã làm cho lối sống, nếp sống, chuẩn mực của gia đình truyền thống đã bị mai một. Bên cạnh đó, nhiều hiện tượng tiêu cực về đạo đức, văn hoá gia đình đã xuất hiện như: cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, con cái vô lễ ông bà cha mẹ, anh em bất hoà, vợ chồng mâu thuẫn, ngoại tình… khiến các giá trị gia đình bị suy thoái nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Trước nguy cơ các nét đẹp về trật tự và đạo đức của gia đình truyền thống bị mất mát, khuynh hướng nuối tiếc các tập quán gia đình tốt đẹp mà Nho giáo đã tạo dựng, hy vọng phục hồi trở lại các trật tự gia đình "cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ"… cũng trở nên ngày một mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định đạo đức gia đình Nho giáo vẫn còn nhiều điều hữu ích cần được nuôi dưỡng trở lại để giáo dục trẻ em, tạo dựng gia đình nề nếp, góp phần làm lành mạnh xã hội.
Vai trò của cá nhân.
Nho giáo đặc biệt coi trọng con người, coi con người cùng với Trời và Đất là “Tam tài”. Con người có vai trò tham phối với Trời Đất, góp phần vào sự hóa dục (vạn vật) của Trời Đất (Trung dung). Xã hội được tạo ra từ nhiều cá nhân. Cá nhân là căn bản của xã hội. Vì vậy từ Khổng Tử, Nho giáo đã coi trọng cõi người, quan hệ giữa người và người, việc tu dưỡng thành người. Nhân tính và đạo đức là linh thiêng, không có đạo đức thì con người chẳng khác gì cầm thú và các vật vô tri. Đã là người thì phải học, phải tu dưỡng, đặc biệt người cầm quyền phải biết lo giáo hóa, phải làm cho thuần phong mỹ tục trở nên tốt đẹp. Học thuyết chính trị - đạo đức mà trung tâm là tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, được xây dựng trên cơ sở khuynh hướng nhân bản đó.
Nho giáo xem đạo đức của con người quan trọng hơn tài sản. Khổng Tử nói ""Người quân tử quan tâm đến đạo đức, kẻ tiểu nhân khao khát ruộng vườn nhà cửa. Người quân tử quan tâm đến phép tắc, kẻ tiểu nhân mong cầu ân huệ"".
Khổng Tử nêu lên ngũ thường (ngũ luân) với thuyết chính danh và chữ "Nhân" để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Ngũ thường: ngũ là năm; thường là bình thường, thông thường, vĩnh hằng. Ngũ thường nghĩa là năm phẩm chất đạo đức thông thường của con người. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: "Nhân", "Nghĩa", "Lễ", "Trí", "Tín".
Những phẩm chất đạo đức này đều có liên hệ với nhau. Hữu Tử nói: "Giữ được chữ tín là đã tiếp cận với nghĩa, có như vậy lời hứa mới thực hiện được. Giữ được cung kính là đã tiếp cận với lễ, có như vậy mới tránh xa được điều sỉ nhục."". Khổng Tử cho rằng ""... Người có đức nhân luôn yên tâm làm điều nhân. Người có đức trí ham muốn làm điều nhân."".
Khổng Tử chia con người thành ba hạng:
Muốn trở thành quân tử tức là người có trí tuệ và đạo đức, trí dũng song toàn thì phải học tập không ngừng suốt cả đời. Học được điều gì thì phải thường xuyên ôn tập. Khổng Tử nói ""Người xưa học cho mình. Người đời nay học cho người"". Ngoài ra, Khổng Tử còn nói: "Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người. Ta chỉ lo không làm được những việc đáng cho người ta biết, chứ không lo người ta không biết mình". "Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất.".
Sách Trung Dung đã tổng kết lại những điều mà người quân tử theo quan điểm Nho giáo nên làm:
Trong mối quan hệ với mọi người và với kẻ tiểu nhân, Khổng Tử nói: ""Người quân tử nếu không có thái độ trang trọng thì không giữ được uy nghiêm, có học tập cũng không củng cố được thành quả đã học. Làm người phải lấy trung tín làm chính. Không kết giao bạn bè với người chẳng như mình. Có sai lầm không sợ sửa chữa.". Ngoài ra, Tăng Tử nói "Mình làm được lại đi hỏi người không làm được, mình biết nhiều mà lại đi hỏi người biết ít. Có tài học mà lại giống như không, tri thức đầy đủ mà lại như không có gì. Người khác xúc phạm mình mà mình cũng không tranh biện. Bạn của ta từ trước đã từng làm được như vậy.". Khổng Tử nói "Người quân tử ung dung, khoan thai nhưng không kiêu ngạo, phóng túng. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, phóng túng nhưng không có tác phong đàng hoàng.".
Chính vì khéo cư xử nên người có đạo đức không bao giờ bị cô lập, nhất định có bè bạn gần gũi thân thiết. Tử Cống hỏi "Người cả làng đều khen thì người ấy là người như thế nào ?". Khổng Tử nói "Chưa hẳn là người tốt". Tử Cống lại hỏi "Người cả làng đều ghét thì người này là người như thế nào ?". Khổng Tử nói "Chưa hẳn là người xấu. Không bằng người thiện trong làng khen, kẻ ác trong làng ghét, mới có thể cho là người tốt.".
Người có đạo đức và trí tuệ cao hơn quân tử là thánh nhân. Quân tử là người thực hành các đạo lý do thánh nhân truyền dạy còn thánh nhân là người thông hiểu đạo lý trời đất; người có thể soạn ra cương lĩnh, biện pháp lớn để quản lý thiên hạ. Sách Trung Dung viết:
Giáo sư Vũ Khiêu đã nhận xét: ""Nho giáo đã nhận thức được thực tế là những người trong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được nhân dân. Đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải "tu thân" để làm tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức... Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn "tu, tề, trị, bình""".
Trong Nho giáo, "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" được đặt ra trong quan hệ của con người với chính bản thân mình để tu thân, còn chính danh là yêu cầu đạo đức được đặt ra trong quan hệ với người khác (với xã hội) để làm cho xã hội ổn định, phát triển. Những quan niệm này của Nho giáo cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thời sự của nó. Trong điều kiện hiện nay, khi mối quan hệ của con người với con người càng được mở rộng, khi xã hội đang có những biểu hiện xuống cấp về mặt đạo đức, tệ quan liêu, hối lộ, tham nhũng đang diễn biến phức tạp, thì tư tưởng về đạo làm người trong mối quan hệ với xã hội của Nho giáo lại càng có ý nghĩa, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi người để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Tư tưởng về Thế giới đại đồng.
Khổng Tử đã khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản là nền móng của xã hội ổn định. Ông từng nói: "Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều". Tư tưởng này được nói rõ trong thiên Lễ vận thuộc Kinh Lễ: "Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung. Kén chọn kẻ có tài đức ra làm việc. Giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điều hoà mục. Cho nên mọi người không riêng thân cha mẹ mình, không riêng yêu con cái mình, khiến người già cả có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy khôn lớn. Thương người goá bụa, thương kẻ mồ côi và những người già không nơi nương tựa. Người tàn tật phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy thì của cải vứt bỏ dưới đất cũng không ai nhặt mà cũng không cần thiết phải cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực thì e không có cách gì để thi thố mà không cần phải giữ làm của riêng. Do đó mọi âm mưu đều bị mai một mà không thể xảy ra, mọi hành vi trộm cắp, gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngõ không cần đóng. Như thế gọi là Đại đồng."
Nho giáo đã trình bày tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống về thuyết đại đồng: "“Thiên hạ vi công”" (Thiên hạ là của chung mọi người), "“Tuyển hiền nhiệm năng”" (Lựa chọn người hiền, sử dụng người tài), "“Các tận kỳ năng”" (Ai nấy dốc hết năng lực của mình), "“Giảng tín tu mục”" (Trọng điều tín, chăm lo sự hòa mục), "“Các tận kỳ sở”" (Ai nấy đều được nhận tương xứng với công sức của mình).
Nhà cách mạng Hồ Chí Minh từng tổng kết: ""Những người An nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lenin”"
Triết lý giáo dục.
Nho giáo xem trọng hiền tài. Các triều đại quân chủ tôn sùng Nho giáo chủ trương tuyển dụng nhân tài cho đất nước qua các kỳ Khoa bảng (科榜). Các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn làm quan chức cho triều đình.
Một trong những điểm tiến bộ của Nho giáo là chủ trương khuyến khích giáo dục, coi trọng người hiền tài:.
Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người, "hữu giáo vô loại" (việc dạy dỗ không phân biệt loại người) nên ai cũng có cơ hội được học tập và giáo dục, đây là biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Nho giáo cho rằng, giáo hóa con người là một trong những nhiệm vụ cơ bản của nhà cầm quyền và cũng là phương tiện hữu hiệu để đưa xã hội từ loạn lạc thành "thái bình thịnh trị".
Trước thế kỷ V, cách tuyển chọn quan chức ở Trung Quốc chủ yếu là theo "“cửu phẩm trung chính chế”", tức là chủ yếu dựa vào hoàn cảnh xuất thân, vì thế, con em của các nhà quý tộc luôn được chọn vào các bậc quan cao, gây lũng đoạn chính sách địa phương. Chế độ khoa cử đã đánh đổ điều này, thúc đẩy một số đông người từ tầng lớp bình dân chuyển lên tầng lớp trên, từ đó đảm bảo được sự đổi mới của đội ngũ quan lại. Một là tầng lớp nhà nho kinh điển bước vào hệ thống quan lại để thực hiện lý tưởng "trị quốc bình thiên hạ", mặt khác, do xuất thân ở tầng lớp dưới của xã hội, họ có thể hiểu được nỗi khổ của nhân dân và những cái xấu tốt, lợi hại trong việc cai trị, trong một mức độ có thể giảm bớt những sự hư hỏng, hạn chế hủ bại của chế độ. Do đã tiếp thu giáo dục văn hoá có hệ thống, nắm vững những tri thức lý luận về phương pháp quản lý quốc gia, được bồi dưỡng đạo đức tương đối tốt, đội ngũ quan lại có trình độ tương đối cao, có lợi cho việc nâng cao hiệu suất hành chính. Nhờ hệ thống khoa cử các quốc gia Đông Á thời trung cổ được cai trị bằng một tầng lớp tinh hoa có học vấn cao, không phân biệt xuất thân chứ không phải bằng một tầng lớp quý tộc cha truyền con nối như tại phương Tây.
Chế độ khoa cử bắt đầu từ nhà Tuỳ, định kỳ tiến hành những cuộc thi, thông qua những cuộc thi mà tuyển chọn quan chức, biện pháp này cũng gọi là “khai khoa cử sĩ” (mở khoa thi, chọn quan lại), kết thúc vào đời Thanh, tồn tại trong xã hội Đông Á hơn 1400 năm, nó đã có ảnh hưởng to lớn với sự phát triển của xã hội Đông Á. Chế độ khoa cử có tính cạnh tranh bình đẳng nhất định về trình độ, có ích cho sự thống nhất và phổ cập văn hoá, cho việc ổn định và củng cố sự thịnh trị của các vương triều nên nó rất được coi trọng, bất kỳ hành vi gian lận nào đều bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Nhiều triều đình còn cho dựng bia đá, chép sách lưu danh Tiến sĩ để nêu gương muôn thuở.
Những người đố đạt được triều đình ban thưởng rất hậu và cho làm quan, gia đình dòng họ thì tự hào vì đã làm rạng rỡ tông môn. Người không đỗ đạt thì ở nhà dạy học, bốc thuốc, trở thành những người truyền bá văn hoá, tạo thành một xã hội có phong tục tốt đẹp và truyền thống hiếu học.
Do giáo dục được coi trọng, người có kiến thức và văn hóa được xã hội tôn trọng. Từ xưa đến nay, dù là quý tộc hay dân thường, dù giàu hay nghèo thì đều tìm mọi cách đưa con cháu đi học để thành người có đạo đức và tri thức. Địa vị của người thầy rất cao, dân gian có nhiều cách nói về tôn trọng người thầy, ví dụ như "“Tôn sư bất luận quý tiện bần phú”" (bất kể giàu nghèo sang hèn đều phải tôn trọng người thầy), "“nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ”" (Một ngày làm thầy, cả đời làm cha)... Từ thường dân đến hoàng đế đều rất tôn trọng người thầy, thể hiện trong mọi mặt cuộc sống xã hội. Hiện nay, một số nước như Trung Quốc chọn ngày 10/9, Đài Loan chọn ngày 28/9, Việt Nam chọn ngày 20/11... làm Ngày Nhà giáo để thể hiện sự tôn trọng đối với nghề giáo. Ví dụ, Ngày Nhà giáo tại Đài Loan là một ngày lễ rất lớn, được tổ chức ở hầu khắp các đền thờ Khổng Tử, lễ này còn được gọi là Tế Khổng Đại Điển (祭孔大典), được chỉ đạo tổ chức bởi hậu duệ đứng đầu dòng họ Khổng của Khổng Tử (người này được chính quyền Đài Loan tặng chức vụ danh dự "Đại thành chí thánh tiên sư phụng tự quan" và cấp ngân sách cho việc tế tự Khổng Tử). Trong buổi lễ luôn có phần trao giải thưởng cho các nhà giáo có nhiều cống hiến quý giá cho nền giáo dục.
Triết lý giáo dục của Nho giáo chủ trương giáo dục toàn diện. Khổng Tử nói: ""Người quân tử không thể giống như khí cụ là chỉ có một tác dụng.". Ngoài ra, ông cũng từng nói "Học ba năm mà chẳng để chí vào việc cầu bổng lộc, chẳng dễ mà có được người như vậy.".
Nho giáo nêu quan điểm đề cao Đức dục. Đức dục phải được đặt lên trên Trí dục. Khổng Tử nói: "Tuổi trẻ muốn nên người, ở nhà cần phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài phải tôn kính người hơn tuổi mình, hành vi phải cẩn thận, lời nói phải giữ điều tín, yêu thương rộng rãi mọi người, biết gần gũi người có đức nhân. Làm được vậy rồi, nếu còn dư năng lực, thời gian thì học tập tri thức."".
Về phương pháp học tập, Khổng Tử nói: ""Học mà không suy nghĩ sẽ chẳng có thu hoạch gì, chỉ suy nghĩ mà không học sẽ rất nguy hiểm.". Sách Trung Dung có đoạn "Trừ khi không chịu học, đã học mà chưa hiểu thì chưa dừng lại, nếu đã chịu hỏi mà chưa rõ, đã chịu suy nghĩ mà chưa tìm ra giải pháp, đã tranh luận mà chưa ra nhẽ, đã chịu làm theo mà chưa tốt, thì đều chưa dừng lại. Người khác làm một lần, mười lần mà có thể đạt được, mình hãy bỏ công một trăm lần, một nghìn lần. Nếu chịu làm theo phương pháp này, thì dù cho có ngu độn đến mấy cũng trở thành thông minh, dù cho có nhu nhược đến mấy cũng trở nên cứng rắn."".
Khổng Tử đề cao tinh thần dân chủ trong giáo dục. Ông nói ""Kẻ nào không ấm ức vì chưa hiểu được, thì ta chẳng gợi mở cho mà thông hiểu được. Kẻ nào không hậm hực vì không bày tỏ ý kiến ra được, thì ta chẳng hướng dẫn cho mà nói được. Người học đã biết rõ một góc mà chẳng biết xét để biết ba góc kia thì ta chẳng dạy cho kẻ ấy nữa."".
Tinh thần học tập của Nho giáo có thể khái quát trong câu nói của Khổng Tử "Buổi sáng biết được chân lý thì dù cho buổi chiều có chết cũng cam tâm.".
Ảnh hưởng tại các quốc gia.
Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc ghi lại nhiều tấm gương các Nho sĩ tận tâm với đất nước. Tiêu biểu là thừa tướng Văn Thiên Tường, người lãnh đạo Nam Tống chống lại sự xâm chiếm của Mông Cổ. Lúc còn nhỏ, Văn Thiên Tường chăm học, đọc nhiều sách và thích nhất là những câu chuyện nói về "Trung thần nghĩa sĩ", tư tưởng yêu nước đã ăn sâu vào tâm hồn ông. Sau khi bị bắt, vua Mông Cổ ra sức đem cả quyền thế và vũ lực để ép ông đầu hàng nhưng ông vẫn không khuất phục. Sau khi bị hành quyết, mọi người đã phát hiện có một tờ giấy quấn quanh đai lưng của thi thể ông, tờ giấy đã được viết thay cho lời trăn trối:
Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, Nho giáo tại Trung Quốc bị bài xích, coi là tàn dư lạc hậu của chế độ phong kiến. Học giả Trần Trọng Kim, tác giả cuốn "Nho giáo" có nhận xét về sự suy yếu của Nho học ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX như sau:
Báo Asia Times Online viết về sự thay đổi cái nhìn của đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi họ mới lên nắm quyền, dưới thời Mao Trạch Đông Khổng Giáo được xem là một hệ tư tưởng phong kiến, còn bây giờ được coi là có vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc. Báo Economist nhận xét, Mao cho là Khổng tử là một biểu hiệu cổ hủ so với nước Cộng sản Trung Quốc, nhưng bây giờ triết gia này được cho là người truyền bá hòa bình và sự hòa đồng.
Đến cuối thế kỷ XX, Nho giáo bắt đầu được quan tâm trở lại, nhiều người Trung Quốc muốn phục hưng lại Nho giáo để làm phương châm khôi phục lại đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc. Năm 1989, trên tờ "Nga Hồ Nguyệt san" trong bài "Ý nghĩa hiện thực và các vấn đề cấp thiết của phục hưng Nho học Trung quốc đại lục", Tưởng Khánh đã chỉ ra rằng: "Vấn đề lớn nhất trước mắt của Trung Quốc đại lục là vấn đề phục hưng Nho học" và tuyên xưng "Nho học lý luận phải là chủ nghĩa, cần được khôi phục lại địa vị cao nhất như trong lịch sử, là tư tưởng chính thống của tinh thần và sinh mệnh của dân tộc Trung Hoa"
Sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 12/2012), tân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước là Tập Cận Bình, một người rất yêu quý và coi trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ông hiểu biết Quốc học, khi nói thường vận dụng các từ ngữ cổ. Năm 2006, ông nói tinh thần cốt lõi của Nho giáo là "xã hội hài hòa". Tại một cuộc họp năm 2013, Tập Cận Bình đã trích dẫn Khổng Tử, nói rằng "người cai trị bởi đạo đức thì như sao Bắc Đẩu, Khổng giáo suốt mấy nghìn năm đã giữ vững địa vị của nó, và được vô số người tỏ lòng ngưỡng mộ". Ngày 24/9/2014, ông đến phát biểu tại Hội thảo "Nho học với nền hòa bình và sự phát triển thế giới" nhân kỷ niệm 2565 năm sinh Khổng Tử, đây là lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất Trung Quốc dự hoạt động trên. Ông nói: "Cần kế thừa nền văn hóa truyền thống của dân tộc, không được phủ nhận lịch sử, không quên lịch sử thì mới có thể mở ra tương lai, giỏi kế thừa thì mới giỏi sáng tạo, chỉ có kiên trì đi từ lịch sử tới tương lai thì mới có thể làm tốt sự nghiệp ngày nay". Khi thăm Sơn Đông, nơi sinh của Khổng tử, Tập Cận Bình đã nói với các học giả rằng thế giới phương Tây đang "chịu một sự khủng hoảng về nội tâm" và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải là người "thừa kế trung thành và khởi xướng xuất sắc của truyền thống văn hóa Trung Hoa".
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Trung Quốc đã loại bỏ phần thi áo tắm kể từ năm 2015. Ban tổ chức cho biết: "Việc yêu cầu các thí sinh mặc trang phục áo tắm thiếu vải, phô diễn cơ thể trước đông đảo khán giả để câu khách là sự thiếu tôn trọng đối với phụ nữ và đây cũng là quan niệm sai lầm tại các cuộc thi nhan sắc, đưa ra những thông điệp sai lầm về cái Đẹp". Ban tổ chức sẽ loại bỏ phần thi áo tắm để cuộc thi trở nên gần gũi với thuần phong mỹ tục Trung Quốc, thay vào đó họ sẽ tập trung chủ yếu vào việc phô diễn tài năng về nghệ thuật, văn hóa truyền thống, đặc biệt là đạo Khổng. Trọng tâm của cuộc thi năm 2015 là việc tập đọc văn bản cổ “Đệ tử quy” được viết dưới triều Hoàng đế Khang Hi nhà Thanh (trị vì 1661-1722), với nội dung dựa trên những bài giáo huấn của Khổng Tử, nhấn mạnh vào tiêu chí cơ bản để trở thành một người tốt, cùng với những định hướng để con người sống hài hòa với những người xung quanh. Ủy ban đặt ra tiêu chí rằng các thí sinh phải hiểu biết sâu về văn hóa Trung Hoa để góp phần mở rộng sự truyền bá văn hóa Trung Quốc ra thế giới
Sau một thời kỳ đả phá một chiều văn hóa truyền thống, xã hội Trung Quốc đang bị khủng hoảng đức tin, đời sống tinh thần và tâm linh trống rỗng, chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng sùng bái vật chất. Vì vậy Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định dân tộc Trung Hoa cần phải chấn chỉnh, xây dựng lại tín ngưỡng và giá trị quan của dân tộc. Sức mạnh cứng rất quan trọng, nhưng sức mạnh mềm như văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng, tinh thần, giá trị quan… cũng rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước hùng mạnh, có phục hưng được văn hóa thì mới đưa đến sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, Nho giáo bắt đầu được truyền vào từ thế kỷ thứ V. Năm 604, Thái tử Shotoku đã dùng lý tưởng Nho học để xây dựng pháp luật. Đến thời Nara (710 – 794) và và giai đoạn đầu của thời Heian (794 – 1185) Nho học phát triển mạnh mẽ trong tầng lớp quý tộc và tăng sĩ.
Tại Nhật, chữ Trung của Nho giáo là đức mục được đề cao nhất – ngưòi Nhật gọi nó là "Trung thành tâm" (忠誠心chùseishin), và quan hệ bề tôi với chủ ấy gọi là "Quan hệ chủ tòng" (主従関係shujù kankei). Người Nhật ai cũng biết đến câu chuyện về 47 Ronin trong sự kiện Akô thời Nguyên Lộc (1748). Đội trưởng Ôishi và các võ sĩ của mình đã hy sinh bản thân báo thù cho chủ: Ôshi thấy đám tang mẹ đã gạt nước mắt ra đi không về chịu tang, rồi đuổi vợ đi để che mắt kẻ thù. Một võ sĩ khác - Hara, đã chia tay mẹ già, vợ trẻ, con thơ để báo thù cho chủ. Bà mẹ của Hara đã cư xử như một liệt nữ Nhật Bản: bà thắt cổ tự tử để cho con yên lòng thực hiện nghĩa vụ cao cả nhất của người con trai. Câu chuyện ấy được ghi trong Trung thần tàng (忠臣蔵Chùshingura), được nhiều thế hệ người Nhật từ xưa đến nay say mê. Lòng trung thành trong một cấu trúc xã hội đến nay vẫn còn tiếp tục được phát huy trong xã hội Nhật Bản hiện đại.
Đến giữa thế kỷ XIX, đứng trước họa thực dân phương Tây, tại Nhật Bản xuất hiện các ý kiến chỉ trích nền giáo dục Nho học tại nước này. Fukuzawa Yukichi trong bài Thoát Á luận đã chỉ trích nền giáo dục chú trọng cổ văn nhưng coi thường kiến thức thực tế của Trung Hoa và Triều Tiên. Ông cho rằng 2 nước này "suốt hàng nghìn năm không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ, khi bàn luận về giáo dục thì lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học, chỉ biết trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, chỉ coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo mà coi thường chân lý và nguyên tắc, mê tín hủ lậu không biết khoa học là gì, lại còn kiêu căng tự phụ" Tuy nhiên, việc đả kích Nho học ở Nhật thời kỳ này cũng có hạn chế: nó bắt đầu từ cái nhìn "sùng bái một chiều về nền văn minh vật chất phương tây cũng như cái nhìn phủ nhận một chiều những giá trị thực sự của dân tộc mình", đi tới nguy cơ đánh mất chính mình trong công cuộc “văn minh Âu hóa” đầy rẫy bi kịch. Ánh hào quang của các tiêu chí phương Tây tuy có nhiều giá trị gợi mở nhưng cũng không ít hiểm họa mà đáng sợ nhất là tinh thần sùng bái vật chất, là kiểu sống nhân danh “đấu tranh sinh tồn”, “chủ nghĩa tinh hoa”, chủ nghĩa dân tộc cực đoan vốn có quan hệ khá nhiều với các chính sách xâm lược thực dân, chế độ phát xít".
Triều đình và những trí thức Nhật Bản cuối thế kỷ 19, một mặt thấy được hạn chế của nền giáo dục Nho giáo trong thời kỳ mới, mặt khác họ vẫn thấy được giá trị của Nho giáo trong việc giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục lòng trung thành, xây dựng một nước Nhật Bản theo chủ trương "“Nước giàu binh mạnh”". Nhà nghiên cứu Yoshiharu Tsuboi nhận xét rằng "“Ở Nhật Bản, Trung Hoa và Triều Tiên lúc này đều có những khẩu hiệu tương tự nhau như Hòa hồn dương tài (Tinh thần Nhật và kỹ thuật Tây Âu), Đông đạo tây khí (đạo lý phương đông và thực hành phương tây), Trung thể tây dụng (Thể chất Trung Hoa và công dụng phương tây)"", tất cả đều nhằm mục tiêu: học hỏi kỹ thuật phương Tây nhưng vẫn duy trì được nền tảng đạo đức Nho giáo trong xã hội. Yoshiharu Tsuboi xác nhận cộng đồng Đông Á "“có cùng một vấn đề đã đặt ra cho Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản là làm sao bảo vệ được dân tộc và bản sắc dân tộc chống xâm lược phương Tây mà vẫn giữ gìn các giá trị truyền thống đặt trên cơ sở Nho giáo"".
Năm 1880, tại Nhật Bản, cải cách Minh Trị thực thi nền giáo dục mới nhằm chú trọng học hỏi kiến thức khoa học kỹ thuật phương Tây. Bên cạnh đó, triều đình Minh Trị vẫn khuyến khích nhân dân không được quên nền tảng đạo đức Nho giáo xưa, tuyên dương tinh thần thượng võ cổ truyền vốn có của người Nhật. Trong vấn đề điều hành xã hội, triều đình Minh Trị không học theo Tây Âu mà vẫn tiếp tục duy trì tư tưởng Nho giáo với nền tảng trị quốc mà giới tinh hoa thấm nhuần "Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín"; cách gạn lọc này được gọi là "hồn Nhật Bản, tài Tây Âu".
Theo chủ trương đó, năm 1885, Mori Arinori (Sâm Hữu Lễ 森有礼, 1847 - 1889), Văn Bộ khanh (Bộ trưởng Giáo dục) đã ban bố quy chế giáo dục đạo đức Nho giáo cho học sinh. Sau đó, Nam tước Motoda Nagazane/Nguyên Điền Vĩnh Phu 元田永孚 (1818 - 1891), Thị giảng Cung Nội tỉnh (tương đương bộ trưởng giáo dục) đã công bố bộ sách ghi những lời chỉ dụ về giáo dục của Thiên hoàng, gọi là Sắc chỉ giáo dục (教育勅語). Trong đó phần đầu ghi lại những lời dạy của các Thiên hoàng trong lịch sử xác lập quan hệ giữa đạo đức và quốc gia: Lòng trung hiếu của thần dân là "tinh hoa của quốc thể", là "ngọn nguồn của giáo dục"… Tiếp theo trình bày 12 đức mục: Hiếu với cha mẹ, Hoà vợ chồng, Tôn trọng pháp luật, Tinh thần xả thân khi quốc gia hữu sự… Tinh thần ấy về cơ bản chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo truyền thống
Trong Sắc chỉ giáo dục, quan đại thần Motoda Nagazane đã thừa lệnh Thiên Hoàng Minh Trị xác định phương châm của giáo dục Nhật Bản:
Theo quan điểm của Motoda Nagazane, giáo dục cần chú trọng đến truyền thống và đạo đức trước khi dạy về khoa học và thế giới, ông chủ trương phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc Nhật Bản. Theo ông, việc hội nhập với văn hoá phương Tây chỉ tạo ra một môi trường mà theo đó, nhiều người Nhật Bản đã quên mất các tập tục của cha ông và kết quả trực tiếp là đánh mất truyền thống dân tộc. Ông cho rằng, cải cách giáo dục cần phải ""tập trung vào học tập luân lý theo Khổng giáo dựa trên cơ sở những lời dạy của tổ tiên”"
Triều đình Minh Trị tập trung phổ biến, truyền bá tư tưởng Nho giáo cho các học sinh. Sắc lệnh giáo dục năm 1880 quy định nhà trường đối với môn lịch sử phải đặt trọng tâm vào thể chế kiến quốc, tức "Chủ nghĩa hoàng gia là trung tâm". Năm 1890, Thiên hoàng Minh Trị đích thân ban bố "Sắc chỉ giáo dục", lấy việc "phò tá hoàng vận", "chí trung chí hiếu" làm căn bản, mỗi học sinh phải thuộc lòng "Sắc chỉ giáo dục" của Thiên hoàng và "Di huấn của Hoàng tổ Hoàng tông". Một đoạn trong "Giáo viên Tiểu học cần biết" soạn thảo năm 1881 có ghi:
Nhà nước Nhật Bản từ thời cải cách Minh trị kết hợp cả Thần đạo (tôn giáo truyền thống của Nhật), Khổng giáo (du nhập từ Trung Quốc) và khoa học kỹ thuật phương Tây. Chính thể là quân chủ nhị nguyên, đề cao vai trò Hoàng đế. Từ triết lý giáo dục bình đẳng và quan điểm xem trọng hiền tài bất kể xuất thân của Nho giáo, Chính phủ Minh Trị có chính sách không phân biệt hoàn cảnh, giai tầng của bất cứ thành phần nào trong vấn đề tuyển chọn nhân tài để đưa sang các nước phương Tây du học, tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng học tập của bản thân.
Công cuộc cải tổ của Thiên hoàng Minh Trị đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhật Bản đã có một nền giáo dục có xu hướng mới, nhưng họ vẫn không quên đi văn hóa cổ truyền của đất nước, vẫn đề cao tinh thần đạo đức và chủ nghĩa dân tộc của người Nhật Bản, đề cao truyền thống dân tộc theo tinh thần Khổng giáo nguyên thủy.
Thành công của Nhật Bản cuối thế kỷ 19 cho thấy Nho giáo không đối nghịch với sự phát triển trong thời kỳ hiện đại. Trái lại, nền tảng đạo đức Nho giáo lại trở thành động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế.
Triều Tiên và Hàn Quốc.
Nho giáo đã trở thành quốc giáo ở Triều Tiên từ triều đại Chósun. Trong xã hội hiện đại ngày nay ở Triều Tiên cũng như Hàn Quốc (2 nửa của vương quốc Triều Tiên trước kia), tư tưởng Nho giáo vẫn có ảnh hưởng rất lớn.
Giống như Trung Quốc và Việt Nam, Nho học đã tạo ra một lớp trí thức được đánh giá cao trong xã hội Triều Tiên thời Trung Cận đại (Khoa bảng). Vì thế nếu một cá nhân nào đó đi thi và đỗ Tiến sĩ được cả huyện làm đại lễ, đỗ Cử nhân được làm Trung lễ để đón tiếp. Sự kiện thi đỗ được coi trọng hơn là được thăng chức, điều này đã được ghi trong Hương ước Hải Châu như sau: "Nếu như đỗ Tiến sĩ cập đệ thì làm đại lễ, đỗ Cử nhân thì làm trung lễ. Còn lại các loại lễ như lễ đội mũ cho con trai, lễ thăng quan chức lên một bậc đều làm tiểu lễ... và tặng vật cho người đỗ Tiến sĩ là 5 sấp vải bông, đỗ Cử nhân tặng 3 sấp vải bông".
Tư tưởng Nho giáo ở Triều Tiên biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, quan hệ vợ chồng, anh em, quan hệ với bạn bè người thân. Trong các mối quan hệ này, quan hệ và trách nhiệm đối với cha mẹ là cao nhất. Con không được bất hiếu với cha mẹ, nếu như vi phạm phải chịu hình phạt cao nhất. Bản Mật Dương hương ước soạn năm 1648 đã ghi: "Làm con cốt ở sự thành thật, thành thật là cái gốc của sự hiếu kính". Khi cha mẹ còn sống phải có trách nhiệm phụng dưỡng chu đáo, khi cha mẹ qua đời phải lo tang tế theo đúng lễ tục. Cha mẹ là đấng tối thượng, những người làm con phải luôn ghi nhớ để chăm sóc và phụng dưỡng suốt đời. Ý thức này khiến cho con người sống nhân bản hơn, có giá trị giáo dục cao. Tư tưởng Nho giáo còn thể hiện ở tinh thần "Tôn kính trưởng thượng" - tôn trọng và kính nể bậc trên, người cao tuổi. Tư tưởng Nho giáo đề cập trong Hương ước Triều Tiên còn dạy dân có tính trung tín, đôn hậu với bạn bè người thân, cư xử với nhau có tình nghĩa trước sau.
Theo các học giả Triều Tiên-Hàn Quốc, khi gia đình và đạo đức gia đình được chấn chỉnh và phát huy sẽ khiến cho thuần phong mỹ tục được trở nên tốt đẹp; như thế cũng sẽ góp phần làm ổn định xã hội. Trong lời tựa cho "Hương ước Tây Nguyên", tác giả đã viết: "Người trong một Hương (Huyện) khi khó khăn phải giúp đỡ lẫn nhau, khi có bệnh tật phải cứu giúp nhau, khi có việc phải ra ngoài thì phải hỗ trợ nâng đỡ nhau. Vả lại, khiến cho con em chịu sự giáo dục của gia đình, của trường làng, trường huyện, để đôn đốc nâng cao ý nghĩa của hiếu đễ, khiến cho xã tắc thịnh trị đến muôn đời, phong tục tốt đẹp, thuần lương cũng từ đó mà ra". Tác giả của Lễ An hương lập ước điều cũng viết trong bài tựa như sau: "Bậc đại phu trong làng lấy đức để hành đạo, làm kẻ sĩ tất phải tu chính trong gia đình, làm rạng rỡ nơi làng xóm, sau đó có thể chấn hưng được quốc gia... Huống chi, cái tốt cái xấu có thể xen nhau, Hiếu Đễ Trung Tín nếu bị chậm hoặc không được thi hành thì khiến cho cái xấu, cái ác có thể quay về. Như thế thật là đại họa cho xã tắc."
Như vậy, những nhà Nho Triều Tiên đã mang tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa để áp dụng vào việc dạy cho dân có những phong tục đẹp theo quan niệm Nho gia. Nho giáo được coi là một chuẩn mực để định ra những giá trị đạo đức và các hành vi ứng xử cho dân. Tư tưởng Nho giáo được các nhà Nho Triều Tiên tiếp thu và phát triển theo xu hướng dân tộc, coi trọng tình cảm gia đình, yêu kính cha mẹ, thương yêu anh em, nhân hậu với người thân, quý trọng tình bằng hữu, hoà mục với xóm làng, trọng nghĩa lý, biết cứu giúp người trong khó khăn hoạn nạn, ứng xử đúng với vị trí của mình.
ở Hàn Quốc và Triều Tiên, vấn đề học vấn được giải quyết một cách đáng khâm phục chính bởi truyền thống Nho giáo hiếu học. Người Hàn Quốc và Triều Tiên, cũng như các nước đạo Khổng, luôn tuân thủ nếp sống cần kiệm, nghị lực đeo đuổi học vấn "“học không biết mỏi, dạy không biết chán”". Từ truyền thống hiếu học của mình, người Hàn Quốc có đức tính tôn sư trọng đạo rất cao. Ai đó từng dạy học sinh Hàn Quốc đều thấy rõ tinh thần đó. Dân tộc Triều Tiên có một câu cách ngôn giáo dục đáng kính là: "“Không được giẫm lên, dù chỉ là cái bóng của thầy”". Lực lượng lao động được đào tạo một cách nghiêm túc và hiếu học là nguyên nhân chính tạo nên sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc trong thế kỷ XX. Ở Triều Tiên cũng vậy, dù kinh tế còn khó khăn nhưng nước này có những thành tựu về khoa học công nghệ ngang hàng với các cường quốc thế giới: họ có thể tự chế tạo từ điện thoại di động, máy tính bảng cho tới máy bay không người lái, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo... và cả bom nguyên tử.
Từ năm 1910, Nho giáo đã không còn là quốc giáo, hệ tư tưởng chính thức của Nhà nước tuy nhiên nó vẫn có ảnh hưởng các mối quan hệ gia đình, thái độ chính trị, phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề và nhiều các khía cạnh khác của cuộc sống ở Hàn Quốc và Triều Tiên.
Tại Hàn Quốc ngày nay, Nho giáo vẫn ảnh hưởng rất sâu đậm. Chuyển sang thời hiện đại, vào những năm 1970, có những thời kỳ mà người Hàn Quốc nhân "“phong trào xây dựng làng mới”" đã đập phá, bãi bỏ những thứ mà họ cho là tàn dư, tàn tích của chế độ phong kiến. Những gì truyền thống đều bị coi là “cổ hủ”, lỗi thời, lạc hậu, cần phải gạt bỏ nhanh chóng để tiến lên hiện đại hóa. Thế là rất nhiều những di vật, di sản văn hóa có giá trị bị đập phá, nhiều sách vở tư liệu cổ quý giá bị thiêu hủy. Thời kỳ này do Tổng thống Park Chung Hee nắm quyền, ông ta định dẹp bỏ tất cả những gì gọi là truyền thống để nhanh chóng đạt được cái gọi là hiện đại hóa. Nhưng, về tư tưởng, Park Chung Hee không đưa ra được một học thuyết chính trị nào phù hợp mà nhận ra rằng, không thể không sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, trong đó, Trung (trung thành) và Hiếu (hiếu thảo) là giá trị quan xuyên suốt nhiều thế kỷ ở Hàn Quốc vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia của ông. Vào thời kỳ đó, đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng giữa các học giả Hàn Quốc về tính hữu dụng của truyền thống, của yếu tố tích cực trong Nho giáo mà kết quả cuối cùng là Park Chung Hee đã đi đến quyết định: Giá trị quan của Nho giáo về Trung và Hiếu được ông ra chỉ thị tiếp tục dạy trong nhà trường và truyền bá trong nhân dân.
Từ đó cho đến tận ngày hôm nay, vấn đề chữ Hiếu vẫn được nêu cao và được coi là truyền thống tốt đẹp của người Hàn Quốc. Trong quan hệ vợ chồng dù không còn khắt khe như thời phong kiến nhưng trách nhiệm của người đàn ông đối với kinh tế vẫn là chính, đa số phụ nữ sau khi lấy chồng đều ở nhà chăm lo việc nhà, nuôi dạy con cái, họ chấp nhận bỏ việc để ở nhà làm hậu phương cho sự nghiệp của chồng. Họ vẫn nêu cao đức hạnh "dâu thảo, vợ hiền" thực hiện "Nghĩa vợ chồng" như một bộ luật bất thành văn.
Vấn đề chữ Hiếu vẫn được nêu cao và được coi là truyền thống tốt đẹp của người dân Hàn Quốc. Đời sống người Hàn Quốc càng khá giả thì việc cúng giỗ tổ tiên chẳng những không mất đi mà lại càng trang trọng, càng giống như phương thức mà các qúy tộc thời xưa đã làm. Tết Trung thu ở Hàn Quốc không phải là Tết thiếu nhi như ở Việt Nam mà là ngày lễ lớn, người Hàn Quốc dù ở xa cũng trở về đoàn tụ gia đình để lễ bái ông bà cha mẹ, cúng lễ và quỳ lạy trước phần mộ tổ tiên. Về phía nhà nước, Chính phủ quy định kỳ nghỉ dài ngày trong dịp lễ này và Tổng thống Hàn Quốc luôn có bài phát biểu chúc Tết Trung thu nhằm nhắc nhở người dân cần ghi nhớ truyền thống của tổ tiên.
Đại học Thành Quân Quán, trường đại học lâu đời nhất Hàn Quốc được thành lập năm 1398 để thờ cúng và đào tạo Đạo Khổng. Sau 600 năm, hiện nay trường vẫn là một trong những đại học lớn nhất Hàn Quốc và vẫn giữ nguyên khẩu hiệu là "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí" (仁, 義, 禮, 知), thể hiện tinh thần của Khổng Giáo về bốn phẩm chất quan trọng của con người: tinh thần, hành động, lương tâm, và trí tuệ. "Nhân" thể hiện tình yêu thương, "Nghĩa" giúp phân biệt đúng sai, "Lễ" thể hiện lòng kiên nhẫn và đúng mực, "Trí" thể hiện khả năng lĩnh hội, tư duy, thể hiện Triết lý của Khổng Tử hướng con người đến sự nhận thức và nuôi dưỡng điều thiện. Bốn yếu tố đó ảnh hưởng đến triết lý phát triển của trường, và là những tiêu chí để xây dựng nền nghiên cứu đề cao sự thật và công bằng xã hội. Biểu tượng của trường là hai cây bạch quả lớn (Di tích quốc gia Hàn Quốc số 59). Mặc dù bây giờ đã không còn, hai cây bạch quả này được coi là biểu tượng quan trọng của đại học Sungkyunkwan. Được trồng vào năm 1519 bởi Yun Tak, hiệu trưởng của học phủ Sungkyunkwan, cây bạch quả còn là biểu trưng của Nho giáo bởi có truyền thuyết cho rằng, Khổng Tử thường ngồi đọc sách, đàm đạo hoặc dạy học trò dưới tán cây. Loài cây này cũng thể hiện sự trường thọ và thông thái, hai yếu tố quan trọng trong văn hóa Triều Tiên.
Singapore.
Singapore là đất nước có lịch sử non trẻ nên không có truyền thống Nho giáo hàng ngàn năm như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Tuy nhiên, do 70% người Singapore là người gốc Hoa, do đó Nho giáo vẫn là thành tố quan trọng ảnh hưởng tới xã hội nước này.
Giành độc lập từ thập niên 1950, Singapore đã trải qua quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, đô thị hóa khiến bộ mặt đất nước thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công, các nhà lãnh đạo Singapore sớm nhận ra những nhân tố mới tiềm ẩn nguy cơ với đất nước:
Các nhà lãnh đạo Singapore nhận thấy đó là nguy cơ cho một cuộc "Khủng hoảng về đạo đức" mà nếu xảy ra thì hậu quả sẽ rất tai hại. Các nhà nghiên cứu khẳng định: khi những giá trị truyền thống bị phá vỡ quá nhanh mà các chuẩn mực mới chưa định hình, xã hội sẽ rơi và một tình trạng "mê loạn về giá trị sống". Việc du nhập lối sống phương Tây đã sinh ra những tác động tiêu cực, làm tăng tỷ lệ tội phạm, ly hôn, quan hệ tình dục trụy lạc... trong khi văn hóa phương Đông ngày càng mất đi. Đó là điều đã manh nha ở Singapore từ thập niên 1970 và ngày càng trở nên rõ rệt. Sự phát triển kinh tế mà không đi kèm bảo lưu giá trị văn hóa thì sẽ dẫn tới kết quả tai hại. Gia đình truyền thống bị xáo trộn, con người sống thiếu đạo đức thì xã hội không thể nào ổn định chứ chưa nói đến phát triển.
Muốn khôi phục các giá trị phương Đông, đương nhiên Nho giáo được coi trọng hàng đầu. Do đó, trong thập niên 1970, chính quyền Singapore đã phát động chiến dịch "Chấn hưng đạo đức Nho gia" trong cộng đồng người gốc Hoa nước này, coi Nho giáo là công cụ hữu hiệu chặn đứng sự suy thoái đạo đức đang có nguy cơ lan rộng trong xã hội. Phong trào này được đông đảo người dân ủng hộ. Nó đi vào ý thức người dân, được ca tụng là "Công cuộc tái sinh văn hóa" nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp và loại bỏ những ảnh hưởng xấu, lai căng từ bên ngoài. Các phong trào được cụ thể hóa như:
Chính phủ Singapore cũng tận dụng truyền thông như tivi, báo đài... để tuyên truyền rầm rộ cho phong trào, trên truyền hình thường xuyên có các học giả Nho giáo nổi tiếng tiến hành diễn thuyết. Mặt khác, chính phủ thành lập hẳn một cơ quan chuyên nghiên cứu triết học phương Đông, đó là Viện triết học Đông Á. Viện này đã đóng vai trò quan trọng trong việc khởi xướng các phong trào phục hưng Nho học tại các nước Đông Á.
Nhà lãnh đạo Singapore nổi tiếng, Lý Quang Diệu, luôn phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo Nho đối với xã hội
Singapore. Trả lời phỏng vấn trên Foreign Affairs năm 1995, ông Lý Quang Diệu nói về tầm quan trọng của văn hóa và đạo đức truyền thống đối với sự phát triển của Đông Á, trong đó ông có trích dẫn các quan điểm của Nho giáo::
Việt Nam.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên không phải là Nho nguyên thủy, mà là Hán Nho và Tống Nho trong sự phát triển đồng hành, tác động qua lại với Phật giáo và Đạo giáo và phải trải qua một thời gian khá dài mới bén rễ được vào đời sống chính trị và tinh thần của xã hội. Nho giáo thịnh hành nhất vào thời Lê sơ, với nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền. Nho Giáo ở Việt Nam để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch sử dựng nước ở các triều đình phong kiến thời trung đại. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đã tiếp nhận Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo đã trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo chăm lo tổ chức xã hội, Đạo giáo chăm lo thể xác con người, Phật giáo chăm lo đời sống tâm linh con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.
Nho giáo răn dạy con người phải "Trung quân ái quốc", "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách", nên đã góp phần tạo nên truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. Trong lịch sử Việt Nam, đã có rất nhiều tấm gương nhà Nho yêu nước, hy sinh vì dân tộc. Hiệp Thống Nguyễn Quang Bích từng viết trả lời bức thư dụ hàng của Pháp: "“Quý quốc cứ cậy về cái hay cái giỏi của nước mình, thì chúng tôi cũng không chịu bỏ cái thua cái kém của chúng tôi, rồi nếu mà thắng mà sống, thì là nghĩa sĩ triều đình, còn chẳng may mà thua mà chết thì cũng là quỷ thiêng giết giặc. Thà chịu tội với quý quốc, quyết không chịu tội với vua nhà. Thà chịu tội với nhất thời, quyết không chịu tội với vạn thế, một chữ “thú (đầu hàng)” từ nay, xin quý quốc đừng nhắc lại nữa. Chúng tôi cam lòng chết vì nghĩa vua tôi, quý quốc tự liệu lấy”" Trong bức thư gửi cho Hoàng Cao Khải, khi phong trào Cần Vương chống Pháp bị so với "“thân con bọ ngựa muốn cản cỗ xe”", nhà Nho Phan Đình Phùng trả lời:
Lịch sử Việt Nam ghi lại tên tuổi của nhiều bậc nhà Nho tài đức: Chu Văn An (1292-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học trò của họ, dẫu có quyền lực rất cao đi nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy. Sử chép rằng, Chu Văn An đã dâng sớ xin vua chém 7 tên gian thần, vua không nghe, tức khắc ông từ quan về quê. Một hôm, học trò ông là Phạm Sư Mạnh, đang làm quan to ở triều, về thăm thầy (tức Chu Văn An), dọc đường qua khu chợ đang họp, Phạm Sư Mạnh sai lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu Văn An giận học trò mình quên Lễ Nghĩa với dân, bèn đóng cửa nhà không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Vị quan lớn triều đình đã phải quỳ trước cửa cả buổi thầy mới tha lỗi. Nho giáo đã tạo nên những người thầy can trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.
Nhờ Đạo Nho, người Việt Nam rất coi trọng sự học hành. Văn Miếu - Quốc Tử Giám lập năm 1076 có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tấm bia ghi lại tên tuổi các Nho sĩ đỗ đạt trong các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cùng nhiều bài văn bia nêu lên triết lý giáo dục: mở đầu là ca ngợi công đức của các minh quân, ca ngợi đạo Nho và bậc thánh nhân quân tử; phần tiếp theo nói về việc mở khoa thi và liệt kê họ tên, quê quán những người thi đỗ đại khoa; phần cuối là những lời bình về ý nghĩa của việc tuyên dương đạo Nho, trách nhiệm và nghĩa vụ của người đỗ đạt trước giang sơn đất nước.
Nhiều hoàng đế, danh nhân Việt Nam đã để lại những bài thơ ca ngợi tầm quan trọng của Nho giáo tại đây, ví dụ như:
Một số câu đối như:
Một số mặt tiến bộ của Nho giáo tại Việt Nam:
Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã ghi khắc sâu đậm vào dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm, chữ "Lễ" luôn nhắc nhở người dân rằng phải học lễ độ, thân ái, hòa thuận với mọi người, tôn trọng trật tự, lễ kính với người già và phải có trên dưới rõ ràng. Còn chữ "Văn" nhắc nhở con người phải học hành để thành người tài đức. Câu này được phổ biến ở khắp các trường học tại Việt Nam.
Tuy nhiên Nho giáo Việt Nam còn có những mặt hạn chế. Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không xét đến mặt "thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về khoa học tự nhiên, sản xuất thực tiễn thì lại không phát triển. Cả hai mặt tiến bộ và hạn chế của Nho giáo đều để lại dấu ấn trên Nho sĩ.
Nhược điểm của Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật nên khá đơn điệu, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để vinh thân phì gia. Ít người có chí cao xa, như học để tham gia tranh luận những vấn đề học thuật, học để phát triển văn hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng. Cũng có một số Nho sĩ quan tâm đến học thuật, nhưng thường là các vấn đề chính trị và đạo đức, ít bàn đến vấn đề siêu hình và các lĩnh vực thuần túy triết học. Thậm chí, họ còn biến những vấn đề siêu hình thành cái thực tế, thực dụng. Vì học tập và tư duy như thế nên Nho giáo Việt Nam ít có cống hiến to lớn trong lĩnh vực học thuật có thể so sánh với các nước Nho giáo khác. Việt Nam chỉ có một tầng lớp quan lại có nền tảng Nho học, còn các loại hình trí thức then chốt của một tầng lớp Nho sĩ thực thụ thì xuất hiện thưa thớt, hoặc hoàn toàn vắng bóng trong một số lĩnh vực như triết học.
Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ sộ và uyên bác của Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt yếu, biên soạn lại thành những tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trò. Có thể liệt kê các sách như “"Tứ thư tập chú"” của Chu Hy, “"Tứ thư đại toàn"” của Tống, Nguyên, Minh, Thanh Nho, sang Việt Nam chỉ còn là “"Thuyết ước"” (tóm lược học thuyết) và “"Ước giải"” (giải thích tóm tắt); hoặc như cuốn “"Tính lý đại toàn"” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “"Tiết yếu"”. Đây là hiện tượng chung của nhiều triều đại quân chủ Việt Nam. Nếu ở triều Trần có “"Tứ thư thuyết ước"” của Chu Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “"Tứ thư ước giải"” của Lê Quý Đôn, triều Nguyễn có “"Tứ thư trích giảng"” của Nguyễn Văn Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “"Tính lý tiết yếu"” của Bùi Huy Bích, thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Các sách này dễ học nhưng đã lược bớt rất nhiều điều, nhiều điểm có khả năng gợi mở, giản đơn hoá nội dung phong phú và súc tích của học thuyết, khiến người học không lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo. Người được truyền đạt cũng hài lòng với cách làm đó thì mọi lối tư duy, mọi đường sáng tạo đều bị thu hẹp lại.
Bên cạnh đó, Việt Nam không có nhiều trường phái tư tưởng khác như Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... nên không có sự tranh luận, phản bác, bổ sung lẫn nhau như ở Trung Quốc. Sự phát triển của Nho giáo Việt Nam hạn chế, chỉ đạt đến mức độ tiếp thu tín điều từ Nho giáo Trung Hoa, chưa tạo được lý luận riêng, chưa xuất hiện các học phái khác nhau Léopold-Michel Cadière nhận xét:
Trong thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa tư bản và văn minh phương Tây vào các nước châu Á, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn trở nên lỗi thời. Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã trở thành lực cản sự phát triển của xã hội Việt Nam, khiến đất nước không đủ sức chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Nho giáo, do là hệ tư tưởng chủ đạo của chế độ phong kiến phương Đông nên tất nhiên bị xem là đi ngược lại xu thế phát triển của lịch sử. Lúc này, Nho giáo Việt Nam đã bộc lộ rõ rệt những nhược điểm của nó. Các nhà chủ trương cải cách ở Việt Nam, đứng đầu là Nguyễn Trường Tộ, đã phê phán những mặt lạc hậu của Nho giáo trên nhiều phương diện chính trị, tổ chức nhà nước, quốc phòng, kinh tế, tài chính, nhất là trên phương diện văn hoá, giáo dục. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó, văn hoá phương Tây và hệ tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam, nền giáo dục Nho học bị bãi bỏ. Nho giáo ở Việt Nam tiếp tục suy tàn và đổ vỡ. Tuy nhiên, thực dân Pháp thống trị vẫn muốn duy trì ở Việt Nam những quan hệ phong kiến và những yếu tố của hệ tư tưởng phong kiến để củng cố chế độ thuộc địa. Vì thế, thực dân Pháp đã sử dụng Nho giáo vào việc cai trị dân bản xứ Theo sách Lịch sử châu Á, văn hóa Nho giáo thích hợp với kinh tế nông nghiệp, nơi con người có xu hướng sống dựa vào cộng đồng khép kín, chủ nghĩa cá nhân không có điều kiện phát triển. Nó biến các quốc gia phong kiến chịu ảnh hưởng dần trở nên lạc hậu và đầy mặc cảm với các đế quốc phương Tây. Nhà nghiên cứu Quang Đạm cho rằng:
Báo Phụ nữ Tân văn thời Pháp thuộc chỉ trích Nho giáo không xét tới quyền lợi cá nhân, mà chỉ biết có họ, có làng, có "nước". Mà "nước" trong thời kỳ phong kiến vẫn khác với nước trong thời kỳ tư bản. Tờ báo cũng phê phán một người tôn sùng đạo Nho là ""ông vừa ao ước cho nhân dân được những quyền lợi của nhân dân ở các xứ tư sản dân trị, lại dựa vào những thuyết rất phong kiến, trái hẳn với chế độ tư bản... Ông thuộc về hạng người thanh niên chiêm nghiệm những lý tưởng "quân tử", "chí sĩ" mà quên rằng cái thực tế mới trong xã hội mâu thuẫn hẳn với những đạo lý rất xưa ấy. Ông quá mê mệt với những danh từ "cao quý" mà không nhìn thấy cái thực tế..."" Bài báo phê phán Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến trung quân, không có lợi cho "dân quyền, giải phóng đẳng cấp và phụ nữ", không phù hợp với sự thay đổi của kinh tế - xã hội.
Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trường Chinh khởi thảo chủ trương đập tan những quan niệm cũ kỹ của Nho giáo gây ảnh hưởng tai hại ở Việt Nam, làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ. Từ đây, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng chính thống của tầng lớp lãnh đạo xã hội. Nho giáo không còn tồn tại nữa nhưng nó vẫn ảnh hưởng lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người và người, trong phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt.
Trong thời kỳ hiện đại, nhiều nhà Cách mạng Việt Nam nổi bật như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, và tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm... đều xuất thân từ những gia đình nhà Nho có truyền thống khoa bảng hoặc dạy học. Tuy nhiên Phan Bội Châu chọn việc cầu viện Nhật Bản, Phan Châu Trinh chọn việc khẩn cầu Pháp, Hồ Chí Minh lựa chọn chủ nghĩa cộng sản, Ngô Đình Diệm lựa chọn Thiên chúa giáo kết hợp với tư tưởng nhân vị.
Nhà sử học Pháp, ông Pierre Brocheux tin rằng nhà cách mạng Hồ Chí Minh là một người theo Khổng giáo, ông luôn cố gắng kết hợp những ý tưởng của Khổng Giáo, một truyền thống Đông Á với các dòng tư tưởng châu Âu, từ Mác-xít đến Lênin-nít, và cố gắng đưa vào thực tế tính nhân bản và tính công bằng xã hội theo kiểu Khổng Giáo. Tổng kết 30 năm tiếp thu các dòng tư tưởng của mình, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đúc kết:
Ngay từ thời Pháp thuộc, chủ nghĩa tư bản và lối sống phương Tây thiên về chủ nghĩa cá nhân manh nha phát triển, nhất là các đô thị, trí thức học chữ Quốc ngữ thay vì chữ Nho, khiến Nho giáo suy yếu. Ở miền Bắc thời kỳ 1954-1975 do ảnh hưởng phong trào bài Nho từ Trung Quốc nên Nho giáo bị bài trừ (Mao Trạch Đông cũng từng coi Nho giáo là tư tưởng phong kiến, ủng hộ đẳng cấp quý tộc, trái ngược chủ nghĩa cộng sản coi trọng sự bình đẳng và tính cộng đồng). Tại miền Nam thời kỳ 1954-1975 vẫn còn quy định nhiều điều cấm đoán, xử phạt khắt khe đối với việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, giải quyết ly hôn, thậm chí Bộ luật gia đình năm 1959 còn cấm vợ chồng không được ly hôn... Cả ba bộ luật 1959, 1964, 1972 đã bãi bỏ chế độ đa thê song vẫn thừa nhận nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng, phân biệt đối xử giữa các con, quyền gia trưởng của người chồng vẫn tiếp tục được duy trì... Sau 1975, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 của Việt Nam Dân chủ cộng hòa có hiệu lực trên toàn quốc, lúc này các nguyên tắc của Nho giáo đối với gia đình mới chấm dứt về pháp lý trên toàn Việt Nam.
Sau khi Đổi mới, Nho giáo ít nhiều có điều kiện khôi phục, tuy nhiên những năm gần đây văn hóa phương Tây ngày càng chiếm ưu thế, đặc biệt ở các đô thị, trong giới trẻ. Tự do cá nhân có điều kiện phát triển, phá vỡ nhiều truyền thống cũ.
Ở Việt Nam những người ảnh hưởng nhiều của Nho giáo chủ yếu là những người lớn tuổi, nhóm người thích sống chậm, hoài niệm, ít chấp nhận cái mới, xem trọng lễ nghĩa truyền thống. Công chức, giáo viên... cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhiều hơn so với doanh nhân. Phần nhiều nông dân do quen sống trong cộng đồng gắn kết ở nông thôn, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo (thể hiện trong lối ứng xử, sở thích ăn mặc, nghe nhạc xem phim...). Nông dân chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo thường rất ngưỡng mộ những người có học, những người làm công chức Nhà nước hay công tác xã hội chứ không phải làm kinh tế "chạy theo lợi ích cá nhân". Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống, đại gia đình và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngôn như "con ông cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một người làm quan cả họ được nhờ" hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", "môn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, gia đình 2 bên phải cùng đẳng cấp về địa vị, học vấn hay tài sản.
Mặc dù có một số điểm chung giữa Nho giáo và chủ nghĩa xã hội như coi trọng nếp sống cộng đồng, nhưng trong Nho giáo coi trọng gia đình, thì chủ nghĩa xã hội muốn mở lòng hơn với những người khác, Nho giáo coi trọng tu thân còn chủ nghĩa xã hội coi trọng cải tạo xã hội. Nho giáo không cổ súy cho tự do tình dục, tự do hôn nhân, chủ nghĩa xã hội thì đề cao tự do yêu đương, nhưng tình yêu đó cần xuất phát từ sự trong sáng không có vụ lợi về tiền bạc, địa vị, không thể trở thành hàng hóa; ngược lại xã hội tư bản coi trọng tự do tình dục, tình yêu nhưng trong thời kinh tế tư bản thì nhiều quan hệ yêu đương hay hôn nhân lại xuất phát từ toan tính lợi ích cá nhân (thường là vật chất) và dễ đổ vỡ, và nạn mại dâm tăng nhanh. Trong xưng hô, những người cộng sản hay gọi nhau là "đồng chí", không phân biệt tuổi tác, chức phận, còn những người ảnh hưởng của Nho giáo thì hay xưng hô theo chức phận, tuổi tác (như trong công sở, doanh nghiệp hay gọi ông chủ, tổng giám đốc...).
Nhìn chung trong dư luận có nhiều quan điểm khác nhau. Những người theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa có hai hướng, một hướng coi Nho giáo là một thành tố quan trọng của văn hóa dân tộc, có nhiều điểm tích cực cần bảo tồn, hướng thứ hai coi Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc du nhập sang Việt Nam nên cần bài trừ. Một số người xem Nho giáo là một thành tố văn hóa dân tộc, có lợi cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội; một số khác lại chủ trương Nho giáo nên bình đẳng với các hệ tư tưởng khác, bên trong lẫn du nhập từ bên ngoài, tức sự đa nguyên về văn hóa. Những người khác quan niệm xã hội chủ nghĩa không loại trừ văn hóa đại chúng và đa dạng văn hóa, và bảo tồn văn hóa dân tộc không trái tôn chỉ xã hội chủ nghĩa; do đó sự tiếp thu các ưu điểm của Nho giáo chính là "gạn đục, khơi trong". Trong khi bảo tồn văn hóa Việt Nam, tiếp thu văn hóa nước ngoài thì phải đồng thời chống cả hai xu hướng cực đoan là "sùng ngoại" (coi cái gì của phương Tây cũng là tốt) lẫn "sùng cổ".
Khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây mạnh về khoa học kỹ thuật, nếu người xuất thân Nho học biết tiếp thu những kiến thức khoa học và sản xuất thì sẽ khắc phục được mặt hạn chế, trở nên "Vừa có tài vừa có đức". Ngược lại nếu không tiếp thu được những tinh hoa tri thức phương Tây mà chỉ bắt chước lối sống, du nhập chủ nghĩa tiêu dùng của phương Tây; mô phỏng các hình thức nhà nước phương Tây mà không hiểu rõ triết lý, ưu nhược điểm và điều kiện tồn tại của những hình thức đó hoặc tiếp thu những học thuyết chính trị cực đoan thì sẽ dẫn tới phủ định các giá trị truyền thống, gây chia rẽ xã hội. Việc xem thường, phủ định một chiều với Nho giáo vì cho rằng nó lỗi thời với xã hội hiện đại thì không những không khắc phục được hạn chế vốn có mà những giá trị đạo đức của nền Nho học, những giá trị văn hóa dân tộc cũng bị đánh mất. Đạo đức suy đồi, văn hóa thui chột thì xã hội hỗn loạn, xung đột nảy sinh. Đó là bi kịch của những nước bị "cưỡng ép" phương Tây hóa thiếu định hướng và thiếu chiều sâu như Việt Nam, Trung Quốc. Nó tương phản với Nhật Bản thời kỳ Minh Trị: do chủ động phương Tây hóa một cách có ý thức chọn lọc, có hệ thống nên vừa tiếp thu được hệ thống tư tưởng tiến bộ, công nghệ tiên tiến của phương Tây để hiện đại hóa quốc gia mà vẫn bảo tồn được đạo đức xã hội, sự đoàn kết quốc gia và bản sắc dân tộc dựa trên nền tảng Nho giáo.
Từ cuối thế kỷ XX, việc Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập thế giới đã làm nảy sinh những nguy cơ lớn đối với Văn hóa Việt Nam. Nguy cơ bên trong là sự xói mòn và băng hoại giá trị văn hoá truyền thống. Nguy cơ bên ngoài là việc văn hoá, lối sống phương Tây xâm lấn văn hoá bản địa, tạo ra sự tiêu diệt bản sắc văn hoá dân tộc. Nho giáo cũng như nhiều tôn giáo Việt Nam truyền thống (Phật giáo, đạo Mẫu...) luôn coi trọng đạo đức gia đình, giá trị hôn nhân nên đều không ủng hộ việc con cái kiện tụng cha mẹ, phản đối tình dục bừa bãi, coi trọng trinh tiết của phụ nữ, phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân... đến nay các giá trị này vẫn có ảnh hưởng nhưng ngày càng bị phai nhạt đi do văn hóa phương Tây du nhập một cách thiếu chọn lọc vào Việt Nam ngày càng nhiều. Nếu dân tộc Việt Nam bị "hoà tan" bởi văn hóa ngoại lai, đó sẽ là một thảm hoạ lớn và cũng là một loại diệt vong, ghê gớm không kém gì họa mất nước. Trước nguy cơ đó, nhiều người Việt Nam tìm cách hướng về bảo lưu các giá trị truyền thống, tạo ra những cơ hội cho Nho giáo tái sinh. Nho giáo là thành phần quan trọng hàng đầu đã kiến tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam, do đó bảo vệ truyền thống văn hóa Việt Nam sẽ là điều không thể thực hiện được nếu gạt bỏ những gì thuộc về Nho giáo.
Theo nhận định của Hồ Sĩ Quý (Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam), ""thời gian gần đây ở Việt Nam, trong xu hướng chung của việc thực hiện tư tưởng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, nhiều yếu tố văn hoá Nho giáo đã được khôi phục và đề cao, thậm chí trong các trường học, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã được coi như một phương châm ứng xử nền tảng của giáo dục. Mặc dù thực hiện thì chưa được bao nhiêu, nhưng trong tư tưởng, cả xã hội đều thấy các giá trị văn hoá truyền thống mà trong đó những nét tích cực của văn hoá Nho giáo là một bộ phận, đang cần phải được tôn vinh và khôi phục như là một trong các phương thức để ứng xử với các dạng văn hoá ngoại sinh, ngoại lai đang du nhập từ làn sóng toàn cầu hóa... trên những nét lớn là phù hợp với tâm lý chung của cả cộng đồng trên con đường tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.""
Mông Cổ.
"Xem thêm": Nhà Nguyên
Một số quốc gia khác.
Ngoài ra Nho giáo còn xuất hiện ở một số nước nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ như: Malaysia, Indonesia, Brunei.
Ảnh hưởng lên các tôn giáo khác.
Hồi giáo.
Từ cuối thế kỷ XVII trở đi toàn bộ văn học được gọi là Han Kitab đã phát triển trong các tín đồ Hồi giáo ở Trung Quốc những người đã truyền tư tưởng Hồi giáo đến Khổng giáo. Đặc biệt là các tác phẩm của Lưu Trí (劉智) như "Thiên Phương điển lễ" (天方典禮) tìm cách hài hòa Hồi giáo với không chỉ Nho giáo mà còn với Đạo giáo và được coi là một trong những thành tựu tột đỉnh của các nền văn hóa Hồi giáo Trung Quốc.
Phật giáo.
Tại Đông Á, Phật giáo phải đối diện với Nho giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, 3 tôn giáo này không bài xích, xung đột mà dần dung hợp với nhau. Sự dung hợp và kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XIII, khi Tam giáo đã làm xong quá trình thấm quyện vào nhau, tự điều chỉnh, hình thành các xu hướng mới – và ba phái đều xác định được vai trò xã hội của mình, phân công phân vùng với nhau trong đời sống văn hóa xã hội. Nho giáo chi phối cách tổ chức nhà nước và xã hội, giáo dục thi cử, có tác dụng quyết định đến luân lý. Phật giáo và Đạo giáo chi phối trong đời sống hàng ngày và sinh hoạt kinh tế nông nghiệp của người dân. Người dân tin ở Trời, bái Thần linh và thờ cúng tổ tiên, Đức Phật cùng với những bậc thánh hiền của Nho giáo.
Cả Phật giáo và Đạo giáo đều khuyến thiện, mà “thiện” của 2 tôn giáo này đều là hiếu với cha mẹ, tôn kính bề trên và trung với vua với nước, yêu thương, cứu giúp, tránh không làm điều tham lam độc ác với người khác. Nói cách khác, làm điều thiện cũng có nghĩa là tôn trọng thể chế và quy phạm đạo lý của Nho giáo. Do vậy, Phật giáo và Nho giáo cùng tồn tại, bổ sung cho nhau chứ không tạo nên xung đột tôn giáo.
Công giáo.
Thuyết “tam phụ” hay thần học “tam phụ”: Thiên chúa là Cha do Alexandre de Rhodes khởi xướng chịu ảnh hưởng của tư tưởng tam cương (ba mối ràng buộc): quân thần, phụ tử, phu phụ của Nho giáo. Trong phép giảng tám ngày A.Rhodes viết: “"Bây giờ ta phải có ba đấng bề trên gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào cho nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; đấng giữa là vua chúa trị nước; đấng trên tức đức chúa trời đất, làm chúa thật trên hết mọi sự. Có ba đấng này ta mới được sống, được ở. Vì chúng ta có cha mẹ, thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ… Vua Chúa cũng gọi là cha cả và nước cùng các dân. Chẳng có vua chúa, thì nước ở an lành chẳng được… Ắt thật thượng phụ là cha cả, chúa cả trên hết mọi sự, có thưởng có phạt trọng."”.
Tư tưởng tam cương, ngũ thường còn được Công giáo vận dụng để hướng dẫn tín đồ sống đạo theo tín lý đề cao hôn nhân một vợ một chồng. Thư của giám mục Hermosilla (Liêm) viết: “"Các quân tử cứ lẽ tự nhiên đã suy đến sự ấy đã kể phép nhất phu, nhất phụ trong ba giềng mối can hệ nhất trong thiên hạ quen gọi là tam cương… Ví bằng người ta cẩn thận giữ cho phải miễn trong việc nhất phu, nhất phụ thì các việc khác liền được an."”.
Tại Việt Nam, một thời gian dài cho đến tận đầu thế kỷ XX kinh, bổn, giáo lý... được soạn, in bằng chữ Hán - Nôm (chữ Nho). Tín đồ được xem là có hiểu biết trong xứ, họ đạo, làng Công giáo cho đến trước năm 1945 là những người biết chữ Nho, những người Nho học. Họ học chữ Nho từ các “thầy đồ” ở làng lương. Họ được phép mang đồ lễ tặng thầy, chỉ không được thờ cúng, bái lạy Khổng Tử. Các xứ, họ đạo, làng Công giáo nào có người Công giáo biết chữ Nho thì giáo dân phải học người đó, không được học thầy đồ là lương dân. Một trong những họ (hội đoàn) ra đời sớm là hội Nho gia tập hợp những thầy đồ là tín đồ Công giáo. Chính vì vậy mà Công giáo đã để lại cho Việt Nam một di sản Hán - Nôm quen gọi là Nôm đạo khá đồ sộ.
Tư tưởng Nho giáo thể hiện ở một số công trình kiến trúc Công giáo và cả trong những câu đối ở nhà thờ Công giáo. Nhà thờ chính toà Phát Diệm (Kim Sơn - Ninh Bình) mặt bằng kiến trúc theo hướng Bắc - Nam. Giữa ao hồ dựng tượng chúa Giêsu làm vua nhìn về hướng Nam, hai tay giang rộng. Hướng Nam là hướng của Thánh nhân theo quan niệm: "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (Thánh nhân nhìn về hướng nam nghe thiên hạ giãi bày). Nhà thờ đá trong khu quần thể nhà thờ chính toà tạc biểu tượng lưỡng nghi/âm dương phía mặt sau hình sư tử và phượng hoàng. Chấn song phương đình là hình thân trúc. Trúc là biểu hiện tính ngay thẳng của người quân tử.
Cao Đài giáo.
Trong Cao Đài giáo thì Nho giáo là nền đạo đầu tiên được nhắc tới trong Ngũ chi đại đạo.
Giá trị của Nho giáo.
Trong lịch sử.
Trong tác phẩm "Sử Trung Quốc", Nguyễn Hiến Lê nhận xét: "Khổng Tử chủ trương vua phải là người có tài, đức; nhưng thời ông, sự truyền tử đã có từ lâu đời, không thể bỏ được; ông chỉ có thể cải thiện chế độ, đào tạo những kẻ sĩ có tài, để giúp quý tộc và lần lần thay họ mà trị nước. Những kẻ sĩ đó đều được tuyển trong dân chúng, và từ nhà Hán, nhà Đường trở đi, chế độ quân chủ Trung Hoa có tính cách sĩ trị, không còn giai cấp quý tộc cha truyền con nối nắm hết các chức vụ lớn ở trong triều, ngoài quận nữa. Đó là một tiến bộ rất lớn, người phương Tây phải khen. Ông lại giảm bớt quyền chuyên chế của vua bằng cách đề cao nhiệm vụ, tư cách của sử quan, gián quan; dạy cho vua, quan, kẻ sĩ và thường dân rằng vua phải thương dân như con, phải tôn trọng nguyện vọng của dân...; phải chăm lo cho dân đủ ăn, tài sản trong nước phải quân bình, đừng có kẻ nghèo quá, kẻ giàu quá. Suốt thời quân chủ, ông vua sáng lập một triều đại nào cũng nghĩ ngay đến vấn đề quân điền, chia đất cho dân cày trước hết. Sau cùng Khổng Tử có tinh thần nhân bản rất cao. Ông hiếu hoàn trọng trung dung, rất ghét sự tàn bạo, và đa số các vua chúa Trung Hoa theo ông."
Khổng giáo bao hàm lời dạy của các bậc hiền nhân Nho gia, mà là những chỉ dẫn về cách sống thuận theo đạo đức để con người được an vui, xã hội được vững mạnh. Những lời dạy này không được xem là những lời của Thượng đế mặc khải như Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo hoặc Hồi giáo, tùy hoàn cảnh mỗi nước mà sẽ có những cách diễn giải khác nhau song không hề xung đột với nhau về ý tưởng chung và đều hướng con người đến đạo đức mẫu mực. Do đó, không hề có cuộc chiến tranh nào vì lý do tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản hay Triều Tiên. Đó là một điều mà các học giả phương Tây rất ca ngợi các quốc gia Đông Á.
Dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh...) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ, ấy là nhờ một phần lớn ở những tư tưởng sâu xa của Nho giáo đã trui rèn nên một tầng lớp Nho sĩ thông thuộc kinh sử và giàu phẩm chất đạo đức.
Nho giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng. Nhờ Nho giáo trong thời Trung cổ Trung Quốc đã đạt đến một trình độ văn minh hàng đầu thế giới, hơn hẳn phương Tây khi đó đang chìm trong "đêm trường Trung cổ". Phương Tây chỉ vượt qua Trung Quốc khi xuất hiện các phong trào tri thức như Phục hưng, Khai sáng và cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên nền tảng tri thức do các phong trào này tìm ra. Nhờ Nho giáo, người Trung Quốc không ai không xem trọng giáo dục. Khi nhà Hán lập quốc, chính sách của quốc gia có tám chữ "Dựng nước an dân, giáo dục làm đầu". "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", hoàn toàn dùng giáo dục. Do vậy Trung Hoa trải qua hơn 2.000 năm, dù thịnh suy mỗi lúc khác nhau, nhưng đất nước của họ vẫn không hề lụn bại, trong khi các đế chế khác như La Mã, Ba Tư... cứ lần lượt xuất hiện rồi sụp đổ. Việc này ngay đến người ngoại quốc cũng khen ngợi. Không phải chính trị, không phải vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà chính văn hiến của Trung Quốc mới là vũ khí mạnh nhất của họ, giúp đất nước họ trường tồn. Mà gây dựng nên nền văn hiến đó, công đầu thuộc về Nho giáo.
Will Durant thì khen ngợi chế độ giáo dục đạo đức sĩ phu mà Khổng Tử chủ trương. Ông viết: "Một xã hội mà nghĩ rằng phải thử dùng vào việc trị nước những người được đào tạo bằng triết học và cổ điển học, nội điều đó cũng đáng phục rồi. Chế độ ấy và tất cả nền văn minh làm cơ bản cho nó ngày nay bị lật đổ, tiêu diệt vì sức mạnh khốc liệt của sự tiến triển và của lịch sử, điều đó đáng kể là một tai họa cho nhân loại... giá Platon biết được chế độ đó chắc phải thích lắm."
Hiện nay.
Một số học giả cho rằng Nho giáo có tác động tích cực lên sự phát triển của nền kinh tế các nước Đông Á. Đạo đức Nho giáo đề cao sự chăm chỉ và tiết kiệm. Đây có thể là nguyên nhân khiến các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Hàn Quốc và Đài Loan có tỷ lệ tiết kiệm cao nên có thể phát triển kinh tế nhanh chóng. Theo nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn trong tình trạng kinh tế ổn định đồng thời làm tăng vốn con người cũng như tăng năng suất của nền kinh tế. Nhìn chung chính sách kinh tế vĩ mô của các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhấn mạnh vào việc tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chú trọng giáo dục đào tạo bằng cách phân bổ nhiều ngân sách cho mục đích này, nhấn mạnh vào tiết kiệm quốc gia, tăng thặng dư ngân sách, tăng dự trữ quốc gia, chống tham nhũng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng xuất khẩu, khuyến khích tinh thần kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập...
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều dựa vào các yếu tố tích cực của Nho giáo để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vừa khuyến khích vật chất, vừa cổ vũ tinh thần, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, thống nhất nghĩa và lợi, kết hợp sự tu dưỡng đạo đức với việc tính toán làm giàu. Các nước đó đều cố gắng khai thác Nho giáo ở mặt khuyến khích làm giàu chính đáng bằng cách nhắc lại câu nói của Khổng Tử: “"nước vô đạo mà anh trở nên giàu có là một điều đáng xấu hổ, nhưng nước có đạo mà anh lại không làm giàu được cũng là một điều đáng xấu hổ"”.
Phan Ngọc là người có nhiều công trình hơn cả bàn đến ưu thế của các giá trị châu Á trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Trước sau ông đều đề cao giá trị Nho giáo, giá trị văn hoá dân tộc và tin tưởng vào ảnh hưởng tích cực của nó trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Phan Ngọc viết:
Về những giá trị châu Á cụ thể, trong "Bản sắc văn hoá Việt Nam", Phan Ngọc coi những giá trị ưu trội của văn hóa châu Á là:
Phan Ngọc coi những phẩm chất nói trên là ưu thế của Nho giáo trong thời đại ngày nay. Khái quát từ thực tế các quốc gia có văn hoá Nho giáo, viện dẫn chính Khổng Tử và quan điểm của Hồ Chí Minh, Tôn Dật Tiên... nói về ưu thế của Nho giáo, Phan Ngọc đã trình bày rất ấn tượng về những phẩm chất này. Ông viết:
Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét:
Nhà nghiên cứu Trần Phong Lâm cho rằng, các nhà doanh nghiệp Đông và Tây đều giống nhau ở chỗ chạy theo lợi nhuận, nhưng nhà doanh nghiệp có văn hoá Nho giáo thì vẫn chạy theo lợi nhưng không được (hoặc không dám) bỏ Nghĩa, bởi "Quân thị thần như thủ túc, tác thần sự quân như phúc tâm". Trần Phong Lâm khẳng định mạnh mẽ và tôn vinh rất cao các giá trị Đông Á mà trong đó giá trị văn hoá Nho giáo là trụ cột:
Có những ý kiến chỉ trích Khổng giáo là lỗi thời, kìm hãm xã hội. Nhưng tác giả Nguyễn Văn Ngọc nhận xét:
Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ XX, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì mặt trái của xã hội tiêu dùng càng bộc lộ rõ, nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau. Nho giáo từ hơn 2.500 năm trước đã thấy rõ được điều này. Cổ nhân từ xưa đã có câu "Ôn có tri tân" (Nhắc lại việc cũ để ngẫm về chuyện thời nay), việc ôn lại các giá trị, lời dạy của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay.
Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), nhận xét:
Hạn chế của Nho giáo với xã hội.
Do đã ra đời cách đây 2.500 năm, trong bối cảnh xã hội phong kiến nên một số nội dung của Nho giáo tỏ ra không còn phù hợp trong bối cảnh xã hội mới. Do vậy, việc nắm bắt những điểm hạn chế của Nho giáo trong bối cảnh hiện đại được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, nhằm "gạn đục khơi trong" để vừa có thể kế thừa các ưu điểm của Nho giáo, vừa có thể tránh lặp lại các hạn chế của học thuyết này.
Tư duy giáo điều.
Lễ trong Nho giáo là sợi dây kiềm chế suy nghĩ và hành động để con người tuân theo đạo đức, nhưng khi bị lạm dụng thì nó trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ, dẫn tới tư duy mang tính bảo thủ, tiêu cực. Chính mặt hạn chế này của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của không ít người ở các nước phương Đông, nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Tư tưởng chính danh trong Nho giáo khi bị lạm dụng sẽ gây ra kìm hãm tự do nhân cách, hạn chế sáng kiến mới của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác” (chỉ thuật lại mà không sáng tác gì thêm). Một đặc điểm nổi trội của các học giả Nho giáo thời xưa là lối tư duy trọng cổ, thích đem những điều tốt đẹp của người xưa ra làm chuẩn mực cho đời nay noi theo vì vậy khi xử lý các vấn đề mới chưa từng có trong lịch sử, giới Nho sĩ thường lúng túng dẫn đến tư duy hạn hẹp, tầm nhìn ngắn, hạn chế trên nhiều phương diện. Nhất là khi tiếp xúc với nền văn minh phương Tây có quá nhiều điểm khác biệt mà người phương Đông chưa từng biết đến, những người xuất thân Nho học thường tự thu mình lại, tự cô lập và cách biệt, tự đóng khung mình trong những khuôn khổ cũ có sẵn do thế hệ trước tạo dựng, ngại hòa nhập và khó hòa hợp khiến những cái mới khó xâm nhập. Cũng vì quá cảnh giác với các thế lực ngoại bang nên hệ thống chính quyền dựa trên tư tưởng Nho giáo thường "dị ứng" với những biến đổi nội tại và ảnh hưởng của ngoại lai, từ đó sẽ cản trở việc tiếp thu cái mới và hậu quả là cản trở sự phát triển của chính hệ thống.
Tư tưởng chạy theo danh vọng.
Tư tưởng chính danh của Nho giáo quá đề cao danh phận. Một mặt nó giúp con người biết phấn đấu vươn lên, giành địa vị cao trong xã hội, nhưng nếu tư tưởng này bị lạm dụng thì sẽ khiến cho con người có tư tưởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức quên cả luân thường đạo lý.
Bất bình đẳng xã hội.
Mục đích của chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định xã hội, nhưng được các triều đại phong kiến dùng để bảo vệ quyền của thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp. Nho giáo chỉ chú trọng đến phương diện đạo đức nên nó chưa hướng con người đến sự phát triển đầy đủ, toàn diện. Hơn nữa, mặc dù vẫn khẳng định tu thân là nhiệm vụ của tất cả mọi người, từ thiên tử cho đến dân thường, song Nho giáo nhấn mạnh đến việc học tập, tu dưỡng của những con người thuộc giai cấp thống trị, vạch ra những tiêu chí phấn đấu cụ thể cho giai tầng này - mà mục đích tối cao là nhằm để xây dựng xã hội thái bình, thịnh trị vì chỉ có những người thuộc tầng lớp đó mới có đủ điều kiện và khả năng để lãnh đạo, quản trị quốc gia. Mặt khác, trên thực tế giai cấp phong kiến qua các triều đại thường đề ra những quy tắc, chuẩn mực khắt khe để gò ép thần dân của mình vào khuôn khổ của lễ giáo nhưng cũng có những cá nhân của giai cấp này phớt lờ những yêu cầu đạo đức do chính họ đề ra.
Do là một hệ thống triết học ôn hòa, bảo vệ cho lễ giáo và trật tự xã hội nên Nho giáo không nhấn mạnh vai trò và sức mạnh “cải tạo xã hội” của những con người và gia đình, gia tộc thuộc tầng lớp bị áp bức, bóc lột.
Sự đề cao gia đình, gia tộc theo quan niệm của Nho giáo khi bị làm dụng quá mức đã dẫn đến tác dụng phụ, đó là hiện tượng đặt tình cảm gia đình quá nặng; sự tính toán cho danh lợi riêng của gia đình mình quá lớn, dẫn đến sự ra đời và tồn tại dai dẳng của chế độ gia đình trị. Đó là các gia đình thuộc tầng lớp thống trị sẽ dùng sức mạnh gia đình riêng của mình để thống trị cả nước và thiên hạ. Mặc dù chế độ phong kiến bị xóa bỏ, nhưng chế độ gia đình trị vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức biến tướng khác nhau. Trong phạm vi một tổ chức, một cơ quan, nhất là ở các địa phương và khu vực nông thôn vẫn còn nhiều kiểu biến dạng của chế độ gia đình trị. Hiện tượng đó dẫn đến sự vi phạm quyền làm chủ của dân, bóp nghẹt dân chủ, kéo bè kéo cánh, cửa quyền, gây thiệt hại tài sản chung, cản trở và làm chậm bước tiến đổi mới. Đó chính là tình trạng “gia đình hóa” các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội, các công việc chung, của công, các quan hệ đồng nghiệp đang trở nên phổ biến. Ảnh hưởng nữa rất rõ của biểu hiện này đó là tác phong gia trưởng trong các tổ chức và cơ quan công quyền. Ở nhiều nơi, thủ trưởng được coi như người gia trưởng và cơ quan được coi như là một gia đình. Thủ trưởng có thể ban ơn hay quở trách tùy theo sự yêu mến hay ghét bỏ của mình. Tác phong gia trưởng ấy bắt nguồn từ lối sống và lối làm việc gia đình chủ nghĩa đã tồn tại lâu dài trong nhiều thế kỷ. Hậu quả của nó là sự trì trệ, bảo thủ, quan liêu trong tư duy và hành động.
Việc cai trị gắn liền với tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức, chính danh... được triều đại phong kiến sử dụng để biện minh cho lối cai trị, quản lý xã hội một cách tùy tiện, chuyên quyền, không dân chủ (nhất là khi cá nhân các vị vua là bạo chúa hoặc có tư chất kém cỏi) đã nhiều năm thấm vào hệ thống quyền lực xã hội, hệ thống giáo dục, vào suy nghĩ và hành xử của con người... ngày nay vẫn tạo ra vướng mắc, cản trở sự phát triển của xã hội. |
7,040 | 721305 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7040 | Hồ Tôn Tinh | Hồ Tôn Tinh (chữ Hán: 胡猻精) là tên một vương quốc được đề cập trong truyện Lĩnh Nam chích quái.
Sử liệu.
Về nước Hồ Tôn Tinh, "Lĩnh Nam chích quái" viết:
Theo nhận xét của Huber trong "La Légende du Ramayana en Annam, Etudes indochinoises" thì Hồ Tôn Tinh có thể là ghi nhận về truyền thuyết Ramayana của vương quốc Chăm Pa cổ. Trong đó Quỷ vương là "Dasanana"', hoàng tử Chung Tư là "Rama" và Công chúa Bạch Tinh là "Sita". Những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ thời đó đều có sự tích giống nhau, tại Indonesia trong các đền thờ đạo Bà-la-môn lớn đều khắc truyện thần thoại này trên tường đá. Chuyện Quỷ Vương có mười đầu có lẽ chỉ là cách miêu tả thô thiển ngai vàng của các vị vua trong thần thoại Ấn Độ và Phù Nam thường có hình rắn hổ mang ("naja") mười đầu.
Ghi chú.
|
7,041 | 69970927 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7041 | Tượng Lâm | Về vùng đất Tượng Lâm (), các sử liệu Trung Hoa xưa xác nhận đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam, trực thuộc quyền cai trị của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Những nhà khảo cổ học phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Một số học giả Chăm học cho rằng lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm: Indrapura (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay), Amavarati (Quảng Nam) và Vijaya (Bình Định), sau này gọi chung là bắc Chiêm Thành.
Sự hòa trộn văn hóa.
Tượng Lâm là nơi tập cư của nhiều nhóm người xuất thân từ nhiều nền văn hóa khác nhau, một sự pha trộn văn hóa tự nhiên giữa các giống người vào thời hoang sơ. Đầu tiên là sự pha trộn văn hóa giữa các nhóm người Indonesia di cư (văn hóa Indus) và Cổ Mã Lai (văn hóa Sa Huỳnh), kế là với nhóm Việt tộc sơ sử (văn hóa Đông Sơn), sau có thêm người Hán (văn hóa Khổng-Mạnh) từ phương bắc di cư xuống và người Môn-Khmer (văn hóa Óc Eo-Phù Nam) từ tây nam đi lên. Cuối cùng là những nhóm Malaysia-Polynesia (văn hóa Mã Lai-Đa Đảo hay Nam Đảo) từ biển cả tràn vào hồi đầu Công nguyên. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài (thế kỷ 1 TCN cho đến thế kỷ 1). Một số cư dân bản địa, không chấp nhận hay không chịu nổi sự cai trị của nhóm di dân mới tới, đã di tản lên vùng rừng núi sinh sống và trở thành những nhóm sắc tộc thiểu số ngày nay, nhưng không vì vậy mà quan hệ giữa đồng bằng và miền núi bị cắt đứt, dân cư hai vùng đã nương tựa nhau để tồn tại trong suốt thời gian dài.
Sang thế kỷ 2, một số thương nhân Ấn Độ đến vùng đất này buôn bán và phổ biến nền văn minh, văn hóa của mình cho những nhà cầm quyền địa phương và một số thể chế tổ chức quốc gia đã được hình thành từ nam đến bắc. Một tấm bia đá tìm được ở làng Võ Cảnh (Nha Trang) cho thấy vị vương cai trị vùng đất phía nam vào thế kỷ 2 tên là Sri Mara, không có phần kế tiếp. Sri Mara chỉ là một tiểu vương Chăm pa ở phía nam ("Kauthara"), trong khi Khu Liên là một tiểu vương khác ở phía bắc ("Indrapura").
Do nằm cạnh lãnh thổ với Trung Quốc, sự hình thành Vương quốc Chăm Pa phía bắc được biết đến nhiều nhất bởi các nguồn sử liệu Trung Hoa và cũng nhờ đó người ta biết thêm về quan hệ giữa người Việt (các Lạc hầu, Lạc tướng) và người Chăm trong thời Bắc thuộc đã rất gắn bó.
Cột đồng Mã Viện.
Cột đồng Mã Viện là mốc ranh giới đầu tiên giữa nhà Hán và dân cư gốc Nam Đảo. Sự kiện này chứng minh các nhóm dân cư gốc người Kinh theo nhà Hán sinh sống trên phần đất phía nam quận Nhật Nam rất e ngại những cuộc tấn công của người Nam Đảo từ phía nam. Về địa điểm của cột đồng, sử cổ Trung Hoa như "Hậu Hán thư" và "Thủy Kinh chú" cho rằng nó nằm ở phần lãnh thổ cực nam của nhà Hán (quận Nhật Nam) ở huyện Cửu Phong (tỉnh Quảng Trị ngày nay). Những nguồn sử khác như "Tấn thư", "Nam Tề thư" và "Lương thư" cũng cho rằng cột đồng được dựng lên ở phía nam huyện Tượng Lâm (phía bắc Thừa Thiên Huế). "Tân Đường thư" thì cho rằng cột đồng được dựng lên ở phía nam Quảng Châu.
Nổi dậy ở Tượng Lâm.
Sau biến cố Hai Bà Trưng, tình hình chính trị ở phía nam huyện Tượng Lâm, luôn dao động.
Mùa hè năm 100, hơn 2.000 dân Tượng Lâm nổi lên phá đồn, đốt thành, giết một số quan quân cai trị. Chính quyền đô hộ phải huy động quân của các quận huyện khác đến dẹp, giết được chủ tướng, cuộc nổi loạn mới tạm yên. Từ đó chính quyền nhà Hán không dám ức hiếp một cách thô bạo dân cư tại đây nhưng đặt vùng đất này dưới quyền cai trị trực tiếp, do một binh trưởng sứ cầm đầu, đề phòng những cuộc nổi loạn sau này. Để lấy lòng dân cư địa phương, quan quân nhà Hán tổ chức phát chẩn cho dân nghèo, miễn thuế hai năm, ...
Mục đích của chính sách cai trị trực tiếp này là thu thuế và nhận phẩm vật triều cống (vàng, bạc, sừng tê giác, ngà voi, móng chim ưng, hương liệu, vải lụa) càng nhiều càng tốt. Thuế và phẩm vật triều cống do những lãnh chúa địa phương thay mặt nhà Hán thu của dân. Như vậy nhà Hán vừa có thu nhập vừa không hao tốn ngân quỹ, lại duy trì được ảnh hưởng trên vùng đất đó, bù lại lãnh chúa địa phương được sắc phong và được bảo vệ khi bị tấn công.
Theo sử liệu cổ của Trung Hoa ("Hậu Hán thư", "Lưu Long truyện", "Mã Viện truyện") ghi lại thì người huyện Tượng Lâm luôn chống đối lại chính sách cai trị của nhà Hán và thường tranh chấp lẫn nhau về quyền cai trị tại vùng đất này. Tượng Lâm ở quá xa chính quốc nên sự cai trị trực tiếp của những quan đô hộ và binh lực nhà Hán làm hao tốn công quỹ mà lợi ích chính trị và kinh tế không cao, do đó đã rất lơ là.
Năm 136, khoảng 1.000 dân Tượng Lâm nổi lên chống lại sự cai trị của nhà Hán và đánh chiếm huyện Tượng Lâm, họ đốt thành và giết trưởng lại (huyện trưởng). Năm sau thứ sử Giao Chỉ là Phàn Diễn phải điều hơn 10.000 binh sĩ từ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân xuống đàn áp nhưng thất bại. Thay vì đi dẹp loạn, đoàn quân này lại phối hợp với dân quân Tượng Lâm chống lại và chiếm đóng một số thành quách khác trong quận, quan quân Đông Hán phải rút lui khỏi huyện Tượng Lâm.
Năm 138, Giả Xương, quan thị ngự sử nhà Hán đi sứ phía nam, đã cùng với các quan thái thú trong quận Nhật Nam gom quân dẹp những cuộc nổi loạn ở huyện Tượng Lâm. Sau gần một năm, tất cả đều thất bại, và họ còn bị quân địa phương bao vây hơn cả năm trời. Từ đó nhà Hán mất tin tưởng ở đám quan quân địa phương và chỉ tin dùng quan quân từ Trung Hoa đưa xuống. Năm sau Hán Thuận Đế sai tướng Cổ Xương huy động 40.000 quân ở các châu Kinh, Dương, Duyên, Dự xuống đàn áp cuộc nổi dậy. Cổ Xương bị quân nổi loạn đánh bại, nhà Hán sai một tướng khác là Lý Cố mang viện binh tiếp trợ nhưng Lý Cố viện các lý do để hoãn binh. Cuộc tiến quân bị dừng lại.
Những kế sách của Lý Cố là:
Để thực hiện mưu kế này, nhà Hán phong Trương Kiều làm thứ sử Giao Chỉ và Chúc Lương làm thái thú Cửu Chân; cả hai có nhiệm vụ thu thuế và nhận phẩm vật từ những quan lại được nhà Hán tấn phong. Trương Kiều đã thu phục được hàng chục ngàn dân thường của Nhật Nam và Tượng Lâm quy thuận Hán triều.
Năm 144, dân quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm lại nổi lên chống lại ách cai trị của nhà Hán, nhưng bị thứ sử Hạ Phương đánh bại. Năm 157, Chu Đạt cùng với dân chúng Cửu Chân nổi lên giết huyện lệnh Cự Phong và thái thú Nghê Thức chiếm quyền lãnh đạo. Sự kết hợp tự nhiên giữa dân chúng hai quận Cửu Chân và Nhật Nam gây nhiều bối rối cho các quan quân cai trị. Dưới sự chỉ huy của đô úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng, quân Hán phản công quyết liệt, giết hơn 2.000 dân Cửu Chân, phe nổi loạn phải chạy xuống phía nam chiếm quận Nhật Nam và chống trả lại. Trong ba năm, từ 157 đến 160, quân Tượng Lâm (khoảng 20.000 người) tiến lên đánh quân Hán và chiếm nhiều huyện khác của Nhật Nam. Vài năm sau, năm 178, Lương Long cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán, chiếm được nhiều vùng đất từ Giao Chỉ đến Hợp Phố và từ Cửu Chân đến Nhật Nam; năm 181 Hán vương cử Lã Đại mang quân sang đánh dẹp.
Đến đời Hán Sơ Bình (190-193), nhân nội tình Trung Hoa rối loạn, dân Tượng Lâm, phối hợp với dân 2 quận Cửu Chân và Nhật Nam, nổi lên đánh đuổi quân Hán và giành thắng lợi. Năm 192, tiểu vương quốc Chăm pa đầu tiên phía bắc ra đời, dưới tên gọi Lâm Ấp dưới sự lãnh đạo của Khu Liên. Tiểu vương quốc này mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của người Kinh ở phía bắc và phong trào thống nhất vương quốc Chiêm Thành ở phía nam. |
7,043 | 68664637 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7043 | Lâm Ấp | Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: "Lin Yi") là một vương quốc đã tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tại vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vương quốc này được coi là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Chăm Pa độc lập.
Lịch sử hình thành.
Từ nửa cuối thế kỷ thứ 2, phần lãnh thổ cực nam quận Nhật Nam trở nên khó trị, cư dân bản địa liên tục nổi lên chống lại nhà Hán. Huyện Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương (man di) như Khuất Đô Di, Tây Đô Di.
Năm 190, con của quan Công Tào, tên Khu Liên nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, Khu Liên giết huyện lệnh (huyện trưởng) nắm quyền cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: sau này, Hậu Đường Thư gọi quốc gia này là Lâm Ấp Quốc. Lãnh thổ đất đai bao gồm cả khu vực tỉnh lỵ Huế hiện nay, chạy dài cho tới biên giới miền Nam của núi Bạch Mã.
Lâm Ấp Độc lập là một biến cố lịch sử trọng đại, mở đầu gặp gỡ giữa hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ tại bán đảo Đông Dương. Đồng thời, đây là lần thứ hai (sau 3 nước Cao Ly, Bách Tế, Tân La ở quận Lạc Lãng tách ra khỏi lãnh thổ nhà Hán), một vùng thuộc lãnh thổ của "thiên triều" tức quận Nhật Nam tự tách ra.
Cơ chế xã hội.
Thời kỳ đầu, hệ thống kỹ thuật kiến trúc Lâm Ấp qua di tích và hiện vật khảo cổ cho thấy ảnh hưởng Trung Quốc nhiều hơn ảnh hưởng Ấn Độ. Sau đó, thương nhân và tu sĩ Ấn Độ bắt đầu giao tiếp dần với người Lâm Ấp. Những người Ấn này đã truyền cho giới quý tộc địa phương văn minh và văn hóa của họ, và luôn cả cách thức tổ chức xã hội. Khác với người Hoa, tổ chức xã hội của người Ấn mang tính phân quyền cao hơn, phù hợp với nếp sống của người địa phương nên được tầng lớp thượng lưu địa phương ưa chuộng. Đặc điểm của người Ấn là ít dùng bạo lực để áp đặt văn hóa hay uy quyền chính trị của mình trên những xã hội khác, kém hơn, mà để các thân hào địa phương tự nguyện làm thay, sau khi hấp thụ văn minh và văn hóa của họ.
Sau khi Khu Liên qua đời, chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bi ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Lâm Ấp với Trung Quốc thời đó được viết bằng "Hồ tự" (tức chữ Phạn) thay vì chữ Hán. Thời cuối Lâm Ấp (thời đầu Chăm Pa), văn hóa Ấn Độ trở thành văn hóa chính của vương quốc. Ấn Độ giáo và Phật giáo bắt đầu được truyền bá.
Về chính trị: các vị vua thời cuối Lâm Ấp (thời đầu Chăm Pa) đều ghép tên mình với một thần linh, thường là với Shiva (còn gọi là Isvara) để độc quyền cai trị. Uy quyền vua thể hiện qua lọng màu trắng mà dân thường không được dùng. Thời đầu Chăm Pa, giúp việc cho vua là các quan lại trung ương và địa phương, được phân chia thành 3 hạng:
Quân đội Lâm Ấp khoảng từ 40.000 đến 50.000 người, gồm kỵ binh, tượng binh và thủy binh.
Triều đình Trung Quốc có lẽ cũng muốn chấm dứt tình trạng tranh chấp văn hóa và chính trị kéo dài quá lâu này nên đã chấp nhận sự ly khai một cách miễn cưỡng, họ gọi tên quốc gia mới này là Lâm Ấp, thay vì Hồ Tôn Tinh hay Tượng Lâm như trước kia, và duy trì mối quan hệ tốt để thu nhận nhiều phẩm vật triều cống.
Về danh xưng, Lâm Ấp chỉ là sự biến nghĩa của từ Tượng Lâm. Đối với nhà Đông Hán, danh xưng Lâm Ấp là một khinh miệt, vì đó chỉ là một phần đất nhỏ không quan trọng ở vùng cực nam để phải quan tâm trực tiếp. "Thủy Kinh Chú" viết:
Lâm Ấp Quốc là phiên âm Hán-Việt (phát âm theo thời nhà Đường) của từ 林邑國 / 臨邑國 (phát âm theo tiếng Quan Thoại là Lin-yi-quo). Nguồn gốc của từ Lâm Ấp thì có hai giả thuyết.
Về địa lý, vương quốc Lâm Ấp ở đâu, lãnh thổ như thế nào thì còn rất nhiều điểm mơ hồ. Theo sử cổ Trung Quốc thì lãnh thổ vương quốc này là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, phía nam huyện Lô Dung (Thừa Thiên Huế ngày nay). "Đường thư" nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển (Quảng Bình) trở xuống. "Đại Nam Nhất Thống Chí" nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên. Thủy Kinh chú cho biết thủ phủ Lâm Ấp lúc đầu không biết ở đâu, sau được biết đặt tại Khu Lật (thành phố Huế ngày nay), phía nam có sông Lô Dung (sông Hương) chảy qua.
Một số nhà Chăm Pa học cho rằng Lâm Ấp là lãnh thổ Indrapura từ mũi Hoành Sơn đến đèo Hải Vân, do vương triều Gangaraja, tức những người Ấn Độ đến từ sông Gange, khai sinh ra. Sự kiện này cần được ghi nhận với sự dè dặt vì cho đến nay chưa một dấu tích bia ký nào giải thích sự kiện này.
Các triều vương Lâm Ấp.
Triều vương thứ nhất (192-336).
Khu Liên (có người nhầm ông với Cri Mana,vua của Phù Nam) lên ngôi năm 192, trị vì trong nhiều năm, nhưng không biết mất năm nào và ai là người kế vị. Sử cổ Trung Quốc ("Lương thư") cho biết trong khoảng thập niên 220-230, con cháu Khu Liên có gửi phái bộ đến thống đốc Quảng Đông và các thái thú Giao Châu (Lã Đại và Lục Dận) triều cống và duy trì quan hệ ngoại giao.
Năm 248 diễn ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Nhà Đông Ngô cho Lục Dận làm An Nam hiệu úy, tức thứ sử, sang Giao Châu dẹp loạn. Sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa này, Lục Dận đem quân xuống chiếm Khu Lật, bắt theo hàng ngàn thợ khéo tay dâng cho nhà Đông Ngô năm 260. Những vùng đất bị quân Lâm Ấp chiếm đóng đều bị lấy lại. Lãnh thổ Lâm Ấp trở về vị trí cũ là huyện Tượng Lâm, quân Đông Ngô không dám tiến xuống xa hơn.
Có lẽ người kế vị Khu Liên đã chết trong cuộc khởi nghĩa này vì không còn được nhắc tới nữa. Sách "Lương thư" cho biết năm 270, cháu ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng ("Fan Hiong" hay "Fan Hsung") lên làm vua.
Dưới thời Phạm Hùng, lãnh thổ Lâm Ấp được nới rộng tới thành Khu Túc, cạnh sông Gianh ở phía bắc. Phạm Hùng cũng đã chinh phục và thống nhất các tiểu vương quốc khác nằm trong các dải đất dọc duyên hải miền trung. Nhưng sau hơn 10 năm chinh chiến (271-282), Phạm Hùng bị quân nhà Tây Tấn (do Đào Hoàng chỉ huy) đánh bại, năm 283 con là Phạm Dật ("Fan Yi") lên ngôi. Năm 284, Phạm Dật gửi một sứ bộ sang Trung Quốc cầu hòa; Lâm Ấp được hòa bình và Phạm Dật trị vì 52 năm thì qua đời.
Triều vương thứ hai (336-420).
Phạm Dật qua đời năm 336, tể tướng Phạm Văn ("Fan Wen") cướp ngôi. Phạm Văn không phải là người Lâm Ấp mà là một người gốc Hoa quê ở Dương Châu, bị bán làm nô lệ cho một quan cai trị huyện Tây Quyển tên Phạm Tương. Năm 15 tuổi, vì phạm tội, Văn trốn theo một thương gia người Lâm Ấp sang Trung Quốc và Ấn Độ buôn bán, nhờ đó đã học hỏi được kỹ thuật luyện kim và xây thành lũy của người Hoa. Khi về lại Lâm Ấp năm 321, Văn trở thành người thân tín của Phạm Dật và được giao trọng trách xây thành, đắp lũy, dựng cung đài theo kiểu Trung Quốc, chế tạo chiến xa và vũ khí, nhạc khí v.v. và được thăng chức tể tướng.
Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt (rèn kiếm, đúc lao) đạt đến tột đỉnh. Vua áp dụng văn minh Ấn Độ vào đời sống: cải tổ hệ thống quan lại theo khuôn mẫu Ấn Độ, nhờ đó tổ chức chính quyền mang lại hiệu quả tốt; xây dựng thủ phủ tại Khu Lật ("K'iu-sou", hay Thành Lồi, Huế), hình chữ nhật, chu vi 2.100 mét, tường cao 8 mét, có 16 cửa, dân chúng sống xung quanh chân thành, mỗi khi có loạn, các cửa thành đều đóng lại. Với thế mạnh này, Phạm Văn đánh thắng hai nước Đại Kỳ Giới và Tiểu Kỳ Giới (chưa rõ vị trí địa lý), chinh phục nhiều bộ lạc khác như Che Phou, Siu Lang, Khiu Tou, Kan Lou và Fou Tan (chưa rõ vị trí địa lý), tăng cường số phụ nữ mang về từ các lãnh thổ đánh chiếm được và tăng quân (khoảng từ 40.000 đến 50.000 người).
Năm 340, Phạm Văn xin nhà Đông Tấn cho sáp nhập quận Nhật Nam, gồm các huyện Tây Quyển, Ty Canh, Chu Ngô, Lô Dung và một phần đất phía nam quận Cửu Chân là huyện Hàm Hoan vào lãnh thổ Lâm Ấp nhưng không được. Phạm Văn liền đem quân tấn công vào Nhật Nam, chiếm huyện Tây Quyển, giết thứ sử Hạ Hầu Lâm, lấy mũi Hoành Sơn (nam quận Cửu Chân) làm biên giới phía bắc, cho xây lại thành Khu Túc (cạnh sông Gianh) phòng giữ. Từ đó phần lãnh thổ từ đèo Ngang trở xuống thuộc về Lâm Ấp và cũng kể từ đó phía bắc đèo Ngang là nơi xảy ra những trận thư hùng giữa Lâm Ấp và Giao Châu trong suốt hai thế kỷ 4 và 5. Năm 349 nhà Đông Tấn phản công, quân Lâm Ấp bại trận, Phạm Văn bị trọng thương và qua đời, con là Phạm Phật ("Fan Fo") lên thay.
Phạm Phật là một vị tướng tài ba, được nhiều sử gia cho là người mở đầu vương triều Gangaraja (Bắc Chiêm Thành). Vừa lên ngôi, Phạm Phật tấn công quân nhà Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cửu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại, chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh (Thị xã Ba Đồn), thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ Đồng Hới. Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc; Phạm Phật xin hòa và gửi sứ bộ sang Trung Quốc triều cống (372 và 377). Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt.
Phạm Hồ Đạt ("Fan Houta") được nhiều sử gia cho là vua Dharmamaharaja, hiệu Bhadravarman I (Bạt Đà La Bạc Ma I), người sáng lập vương triều Gangaraja. Dưới thời Phạm Hồ Đạt, Phật giáo Tiểu thừa ("Thevada") phát triển mạnh, nhiều nhà sư từ Ấn Độ sang truyền đạo. Thành Khu Lật (Huế) vẫn là trung tâm chính trị nhưng đổi tên thành Kandapurpura, nghĩa là Phật Bảo Thành (vì là nơi có nhiều đền đài và hình tượng Phật và Shiva). Bên cạnh đó nhà vua còn cho xây dựng thêm một trung tâm tôn giáo mới tại Amavarati, tức thánh địa Hào Quang (nay là thánh địa Mỹ Sơn, một thung lũng cách Đà Nẵng 70 km về phía tây). Nhiều đền thờ đạo Bà la môn được xây dựng tại Mỹ Sơn để thờ thần Shiva và tượng Linga, tượng trưng sức mạnh phái nam. Ngôi đền đầu tiên được xây bằng gỗ vào cuối thế kỷ 4 mang tên Bradresvara, kết hợp giữa tên vua Bradravarman I và thần Isvara (hay Shiva). Kể từ thế kỷ 4 trở đi lãnh tụ chính trị và tôn giáo tại Lâm Ấp là một: thờ thần tức thờ vua, vua thay mặt thần Shiva cai quản muôn dân. Shiva vừa là thần bảo hộ xứ sở vừa là vị thần giữ đền (Dvarapala) để dân chúng đến thờ phụng và dâng lễ vật.
Năm 399, Phạm Hồ Đạt mang quân chiếm quận Nhật Nam, giết thái thú Khổng Nguyên, tiến công quận Cửu Đức, bắt sống thái thú Tào Bính nhưng bị quân của thống chế Đỗ Viện đánh bại phải rút về dưới đèo Ngang. Năm 413, Phạm Hồ Đạt mang bộ binh chiếm đóng Nhật Nam, ra lệnh cho thủy binh đổ bộ vào Cửu Chân đốt phá các làng xã ven duyên. Thứ sử Đỗ Tuệ Độ (con Đỗ Viện) mang quân ra nghênh chiến, chém được con của Phạm Hồ Đạt là Phạm Trân Trân (tiểu vương đất Giao Long) và tướng Phạm Kiện, bắt làm tù binh hơn 100 người, trong có một hoàng tử tên là Na Neng, tất cả đều bị chém đầu. Phạm Hồ Đạt trốn vào rừng sâu rồi mất tích. Trong khi chưa tìm được một vị vua mới, triều đình Lâm Ấp tiếp tục triều cống Trung Quốc để được yên về chính trị.
Triều đại tiếp theo là Bhadravarman do Phạm Tu Đạt cai trị. Trong thời gian từ 413 đến 420, con cháu Phạm Hồ Đạt tranh giành ngôi vua, nội chiến xảy ra khắp nơi. Năm 413, một người con của Phạm Hồ Đạt là Địch Chớn (còn gọi là Địch Chân "Ti Chen"), một đạo sĩ Bà la môn, được triều thần đưa lên ngôi vua, hiệu Gangaraja (sông Gange bên Ấn Độ). Năm 415, quân Lâm Ấp vào cướp Giao Châu, năm 420, Tuệ Độ đánh Lâm Ấp. Địch Chớn là người đam mê văn hóa Ấn Độ muốn nhường ngôi cho em là Địch Khải ("Ti Kai") để sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời, nhưng Địch Khải sợ bị triều thần ám hại, dẫn mẹ chạy trốn vào rừng. Ngôi báu đành nhường cho Manorathavarman là cháu Địch Chớn nhưng tể tướng Thiếu Lâm ("Tsang Lin") chống lại vì cho rằng người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết (tức đẳng cấp Brahman), nên bị Manorathavarman giết chết.
Triều vương thứ ba (420-530).
Năm 420, con cháu của Thiếu Lâm ám sát vua Manorathavarman và đưa người em cùng mẹ khác cha của Địch Chớn là Văn Địch ("Wen Ti") lên thay. Văn Địch xưng hiệu là Phạm Dương Mại I ("Yan Mah" hay "Fan Yang Mai"), có nghĩa là Hoàng tử Vàng, nhưng không trị vị lâu vì bị chết trong một cuộc tấn công của quân Đông Tấn. Con là thái tử Đốt, 19 tuổi, được nhà Đông Tấn phong vương năm 421, hiệu Phạm Dương Mại II.
Nhân tình thế rối loạn bên Trung Quốc khi nhà Lưu Tống lật đổ nhà Đông Tấn, năm 431, Phạm Dương Mại II dẫn hơn 100 chiến thuyền tấn công các làng ven biển tại cửa Thọ Lãnh, Tứ Hội và Châu Ngô (quận Nhật Nam và Cửu Chân) nhưng bị đánh bại, quân Tống chiếm thành Khu Lật, Dương Mại II chạy trốn ra Chiêm Bất Lao (Cù lao Chàm thuộc Quảng Nam). Năm 433, Phạm Dương Mại II xin "lãnh" đất Giao Châu về cai trị nhưng vua Tống không chịu, chiến tranh lại xảy ra. Năm 443, vua Tống Du Long phong thống chế Đàn Hòa Chi làm thứ sử Giao Châu, cùng hai phó tướng là Tống Xác và Túc Canh Hiến, mang đại quân đánh Lâm Ấp, Phạm Dương Mại II chạy thoát được ra của Tượng Phổ, vịnh Bành Long (chưa rõ vị trí địa lý), tổ chức lại lực lượng, tăng cường thêm nhiều đội tượng binh rồi ra lệnh tổng phản công nhưng không địch nổi quân Tống. Đàn Hòa Chi thu rất nhiều vàng bạc, châu báu, tượng đồng và đập phá rất nhiều đền đài. Sử Trung Quốc ("Tống thư") chép rằng Đàn Hòa Chi lấy được nhiều tượng vàng (mười người mới ôm xuể), đem nấu chảy, thu được hơn 10 vạn cân (40.000 kilôgam vàng). Từ đó Trung Quốc biết Lâm Ấp có nhiều vàng nên mỗi khi có dịp là tiến quân xuống đánh cướp.
Trong lúc chạy trốn về phía nam, Phạm Dương Mại II chinh phục luôn các tiểu vương phía nam, thống nhất với lãnh thổ phía bắc. Năm 443, Phạm Dương Mại II về lại Khu Lật, và mất năm 446. Lãnh thổ phía bắc của Lâm Ấp bị đẩy lùi về huyện Lô Dung (Thừa Thiên), con cháu Phạm Dương Mại II lại tranh chấp quyền hành.
Năm 455 con Phạm Dương Mại II là Phạm Chút (còn gọi là Phạm Thần Thành "Fan Tou") lên ngôi, hiệu Trần Thành ("Devanika"). Trung tâm chính trị vẫn tại Khu Lật, nhưng Trần Thành cho xây dựng thêm một trung tâm văn hóa và tôn giáo mới tại Amaravati, gọi là thánh địa Hào Quang (Mỹ Sơn, Quảng Nam). Vương quốc Lâm Ấp tiếp tục được nới rộng xuống phía nam, phía bắc và cao nguyên phía tây. Phạm Trần Thành mất năm 472, Lâm Ấp không có vua, nội bộ triều đình có biến động.
Năm 484, một người Phù Nam tên Phạm Đăng Căn Thăng (còn gọi là Phạm Đang Căng Thuần "Kieou Tcheou Lo"), con (có tài liệu ghi là bề tôi) vua Phù Nam Jayavarman tị nạn tại Lâm Ấp, cướp ngôi và cầm quyền trong gần 20 năm. Năm 492, con Phạm Trần Thành là Phạm Chư Nông (chắt Phạm Dương Mại I) giết Căn Thăng giành lại ngôi báu, được vua Tề Võ Đế phong vương Lâm Ấp. Phạm Chư Nông bị chết đuối năm 498, con cháu tiếp tục trị vì đến năm 527: Phạm Văn Tổn (còn gọi là Phạm Văn Tởn "Fan Wen Kuoan") trị vì từ 498 đến 502, Phạm Thiên Khơi (còn gọi là Phạm Thiên Khởi) hiệu Detavarman (510-514) và Cao Thức Thắng Khơi hiệu Vikrantavarman hay Bật Tôi Bật Ma (526-527).
Triều vương thứ tư (529-757).
Năm 529, Vikrantavarman mất không người kế tự. Triều đình Lâm Ấp phong Luật Đa La Bật Ma (dòng dõi Địch Châu mà Vikrantavarman là cháu) lên làm vua, hiệu Rudravarman I. Năm 543, vua Rudravarman I mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiến đến quận Cửu Đức của nước Vạn Xuân. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào nam giành lại Cửu Đức. Năm 577, Luật Đa La Bật Ma mất, con là Prasastadharma lên kế nghiệp, hiệu Phạm Phạn Chi ("Sambhuvarman"). Dưới thời Phạm Phạn Chi, văn hóa Lâm Ấp tỏa rộng khắp Đông Nam Á. Năm 598, nhà Tùy chiếm đóng Lâm Ấp và phân chia thành ba châu: châu Hoan (Tỷ Cảnh), châu Ái (Hai Âm) và châu Trong (Khương).
Năm 605, nhà Tùy chinh phục Lâm Ấp. Thủ đô thất thủ, quốc gia Lâm Ấp diệt vong, vua Phạm Phạn Chi lưu vong về phía nam và dựng quốc gia riêng (別建國邑 biệt kiến quốc ấp), xây thành phố Sư Tư (nay là Trà Kiệu, cạnh sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Thời vua Phạm Phạn Chi là thời kỳ quá độ giữa Lâm Ấp và Chăm Pa (Chiêm Thành) bởi vì quốc hiệu Ấp Chăm Pa ("Campapura") chính thức xuất hiện trong thời này. Sambhuvarman cho xây dựng lại ngôi đền Bhadrecvara bằng gạch ở Mỹ Sơn, ngôi đền thời vua trước bằng gỗ đã bị cháy.
Sambhuvarman mất năm 629 và được nối ngôi bởi con ông Kandarpadharma, mà theo đuổi một chính sách chính trị hòa bình, thân thiện với Zhenla (Campuchia) ở miền Nam và triều cống Trung Quốc.
Prabhasadharma (Bhasadharma), con trai của Kandarpadharma, kế nhiệm, đã bị giết chết cùng cả các nam phái trong gia đình bởi một bộ trưởng của ông vào năm 645.
Sau đó Chăm Pa trải qua một thời kỷ mất yên ổn đánh dấu bởi một loạt vua chúa ngắn hạn, đến khi Prakasadharma, một dòng bên phái nữ của vua Prabhasadharma lên ngôi năm 656 với vương hiệu là Vikrantavarman, qua sự biểu quyết của hội đồng hoàng gia Chăm Pa. Triều đại Prakasadharma kéo dài tới năm 687, tiếp tục truyền thống thần phục gởi sứ giả và tặng vật sang Trung Quốc. Triều đại này đã sáng tạo ra phong cách nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, để lại một số bia ký nhất là miền Bắc khu vực Nha Trang. |
7,044 | 160043 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7044 | Vancouver (định hướng) | Vancouver là tên của các vùng địa lý sau đây:
Hay: |
7,046 | 333700 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7046 | Hoàn Vương | Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國, tiếng Chăm: "Panduranga") là tên ghi trong lịch sử Trung Hoa gọi vương quốc của người Chăm trong thời kỳ từ 757 đến 859, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành), sau là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, nay là xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Vương quốc này được thành lập năm 757, là hệ quả của sự phân rã quốc gia Lâm Ấp. Địa phận của Hoàn Vương có lúc giới hạn trong khu vực tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Hoàn Vương độc lập cho đến năm 859 thì thống nhất với 4 tiểu quốc khác để thành hình quốc gia Champa, tuy nhiên tính tự trị vẫn được nguyên vẹn. Nước này được xem là tiền thân của Panduranga, thành lập năm 1471, với một số biến đổi về cương vực và dân số.
Các triều đại.
Prithi Indravarman.
Hoàn Vương quốc ra đời sau một cuộc thay đổi quyền lực ở Lâm Ấp, vương quốc vốn tồn tại tại vùng này trước đó.
Năm 757, một tiểu vương ở phía nam Lâm Ấp nổi lên hạ bệ Bhadravarman II (một nhà vua trẻ của Lâm Ấp) vừa lên ngôi. Tiểu vương này tự xưng là Prithi Indravarman và chấm dứt dòng triều Gangaraja ở phía bắc.
Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Chăm Pa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Chăm trong thời kỳ này là Hoàn Vương quốc (tức vương quyền trở về quê cũ). Việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura ("thành phố sư tử" tức Trà Kiệu, Quảng Nam ngày nay) về Virapura.
Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía nam đưa lên lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm phía bắc; tiếng Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phụng; đạo Bà la môn được đông đảo người theo; đạo Phật nguyên thủy Thượng tọa bộ ("Theravada") phát triển mạnh trong dân gian; đền đài, dinh thự và chùa tháp được xây dựng lên khắp nơi, nhiều nhất là tại Khu Lật (Huế), Amavarati (Mỹ Sơn), Sinhapura (Trà Kiệu)... để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyên tắc tự trị của các tiểu vương quốc phía bắc vẫn được tôn trọng, vì trong các di tích khảo cổ trên lãnh thổ phía bắc không thấy di ảnh (hay hình tượng) của nữ thần Bhagavati, vị thần bảo hộ của Panduranga. Vị nữ thần này được Prithi Indravarman chọn làm "Bà Mẹ xứ sở" để dân chúng thờ phụng.
Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (646-653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà.
Prithi Indravarman là một quân vương tài giỏi, đất nước thái bình và rất phồn vinh. Sự giàu có của Hoàn Vương quốc hấp dẫn các vương quốc lân bang, đặc biệt là Srivijaya (Palembang), Malayu (Malaysia), Javadvipa (Java), Nagara Phatom (Thái Lan), Sriksetra (Miến Điện) và Angkor (Chân Lạp); họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp phá.
Năm 774, quân Nam Đảo (người Java và Mã Lai) từ ngoài khơi đổ bộ vào Kauthara và Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đã chống trả lại mãnh liệt nhưng bị chết trong đám loạn quân (sau này được dân chúng tôn thờ dưới pháp danh Rudraloka). Một bia ký đọc được ở tháp Po Nagar ghi "những người đen đủi và gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xác chết, lại có tính hung ác. Bọn người này đi mành đến lấy cắp tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt phá đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn công này quân Nam Đảo cướp đi rất nhiều báu vật, trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng.
Satyavarman.
Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người cháu gọi ông bằng cậu tên là Cri Satyavarman được hoàng tộc tôn lên thay thế. Nhưng vừa lên ngôi, Satyavarman đã cùng hoàng tộc chạy lên miền bắc (Bình Định) lánh nạn. Tại đây, vua được cộng đồng người Chăm và người Thượng địa phương (Ba Na, Hrê) giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công quân Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Năm 786, Satyavarman mất (được dân chúng thờ phụng dưới pháp danh Isvaraloka), em trai út của ông được hoàng tộc đưa lên ngôi, hiệu Indravarman I(còn gọi là Nhân Đà La Bạt Ma) (786-801).
Indravarman I.
Hay tin Satyavarman chết, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại phía Tây thành Virapura (gần Phan Rang ngày nay). Quân Nam Đảo chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt theo nhiều phụ nữ cùng báu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Đến năm 799, Indravarman I mới đuổi được quân Nam Đảo ra khơi để kiến thiết lại xứ sở. Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Indravarman I dẹp yên được giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía Bắc), Indra (Đông Bắc), Agni (Đông), Yama (Đông Nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (Nam). Yakshas là những bộ lạc người Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer.
Harivarman I.
Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên thay, hiệu Harivarman I (Kha Lê Bạt Ma). Trong hai năm đầu tân vương dồn mọi nỗ lực xây dựng lại đất nước và phục hồi thế lực quân sự. Để nhận thêm sự ủng hộ của quần chúng, nhà vua sai tể tướng Senapati Pangro trùng tu lại tháp Po Nagar vào năm 817 và xây thêm hai tháp mới cạnh tháp chính, một ở hướng Nam và một ở hướng Tây Bắc để dân chúng đến chiêm bái tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đá hoa cương.
Sau những cố gắng vượt bực, Hoàn Vương quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định tấn công những quốc gia đã cướp bóc đất nước trước đó. Tháng 1 năm 803, quân Chăm tấn công châu Hoan (Tỷ Cảnh, nay là Nghệ An) và châu Ái (Hải Âm, nay là Thanh Hóa), mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng lúa gạo mang về miền bắc, thủy quân Hoàn Vương quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java và Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhà vua cho người lên miền núi mộ thêm binh sĩ. Với đạo quân này, hai lần (năm 803 và 817), Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn.
Để có thêm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I đem quân đánh chiếm châu Hoan và châu Ái lần nữa, nhưng bị thái thú Trương Châu đánh bại: 59 người trong hoàng tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tàu chiến và quân trang quân dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ xác tại trận. Qua năm sau, năm 809, Harivarman I tái chiếm châu Hoan và châu Ái một cách dễ dàng và mang về rất nhiều phẩm vật.
Vikrantavarman III.
Con trai Harivarman I là tiểu vương đất Panduranga lên kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III (Thích Lợi Tì Kiên Đà Bạt Ma). Vì tân vương còn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi làm phụ chính. Viên tể tướng này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Kambujas (Campuchia ngày nay), do vua Jayavarman II cai trị, phá nhiều thành trì Khmer trên cao nguyên Đồng Nai thượng. Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên Po Nagar, Senapati Par cho xây thêm hai tháp mới về phía tây và tây nam, thời gian sau xây thêm ba tháp khác: một tại khu trung tâm thờ Sri Shambu, một phía Tây Bắc thờ Shandhaka và một phía Nam thờ Ganesha. Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga.
Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương quốc là một đất nước phồn thịnh, quân đội hùng mạnh. Một bia ký, tìm được tại tháp Po Nagar, miêu tả Vikrantavarman III như sau:
Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) miêu tả thêm: "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quý tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quý: "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai" hay "... quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...".
Kết thúc Hoàn Vương, hình thành Chiêm Thành.
Tuy nhiên với thời gian, Hoàn Vương lại trở thành nạn nhân của sự giàu có của mình, các thế lực lân bang liên tục tràn vào cướp phá. Trong suốt 21 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng cao nguyên Langbian đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá. Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara), không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp.
Năm 859, một vương tôn có nhiều chiến công, tên là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Jaya Indravarman II. Quốc hiệu Campapura (đất nước của người Chăm -theo tiếng Phạn cổ) được Indravarman II chính thức sử dụng. Sử sách Trung Hoa phiên âm là "Chang Cheng" (từ chữ Campapura hay Campa mà ra), tiếng Việt là Chiêm Thành hay Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa. |
7,050 | 241049 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7050 | Khu Liên | Khu Liên hay Sri Mara (tiếng Tamil: திருமாறன், tiếng Thái: ศรีมาระ) là quốc vương đầu tiên của Lâm Ấp. Người ta cho rằng ông lập ra vương quốc Lâm Ấp (sau này là Chăm Pa) năm 192. Ngày tháng năm sinh cũng như mất là không rõ, chỉ biết rằng năm 270, cháu ngoại của ông là Phạm Hùng lên làm vua.
Lịch sử.
Từ nửa cuối thế kỷ 2, phần lãnh thổ cực nam Giao Chỉ trở nên khó trị, dân cư bản địa liên tục nổi lên chống lại chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ. Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương.
Năm 137-138, Khu Liên ở Tượng Lâm (Quảng Nam), chống Đông Hán. Nhân dân quận Giao Chỉ, Cửu Chân, hưởng ứng nổi dậy đốt thành giết trưởng lại.
Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: Lâm Ấp.
Nghi vấn.
Về tên gọi "Khu Liên", có rất nhiều tranh cãi. Sử sách Trung Hoa viết tên vị vua đầu tiên của Lâm Ấp tên là Khu Liên. Nhiều sử gia cho rằng Khu Liên thuộc dòng dõi của bộ tộc Dừa ở phía bắc. Tuy nhiên, Khu Liên có thể không phải là tên của một người cụ thể, mà là cách gọi kính trọng một người có ngôi vị cao trong một định chế tập thể. Đối với dân chúng địa phương, "Khu" không phải là tên riêng mà là tước vị của một tộc trưởng (lãnh chúa), phiên âm từ chữ "Kurung" (như các vua Hùng) của người Việt cổ – hay chữ "Varman" của người Chăm từ tiếng Phạn, có nghĩa là "tộc trưởng, lãnh chúa hay vua".
Trước đó, năm 137, các quan đô hộ nhà Hán gọi quân khởi nghĩa ở Tây Quyển (Quảng Bình ngày nay) là "rợ Khu Liên". Như vậy Khu Liên có thể là tên gọi chung những người không cùng văn hóa với người Hán ở phía nam Giao Chỉ. Tên gọi này không liên quan gì đến danh xưng Sri Mara (tên một vị vương tôn người Chăm khác cùng thời kỳ, con bà Lona Lavana ở Panduranga) tìm thấy trên một bia ký bằng đá granít (rộng 1 mét, dài 1 mét, cao 2,5 mét) ở làng Võ Cạnh (nay thuộc xã Vĩnh Trung), Nha Trang. |
7,053 | 912316 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7053 | Tháp Po Nagar | Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
Truyền thuyết.
Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana gar (ana trong tiếng Chăm Eđê, Jrai có nghĩa là Mẹ theo âm cổ) hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih - nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk - nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.
Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng tôn giáo của vị nữ thần này, có thể xem thêm "The Vietnamization of Po Nagar" của Nguyễn Thế An, trong loạt bài giảng về quá khứ Việt Nam, được chỉnh sửa bởi K.W. Taylor và John K. Whitmore, chương trình Đông Nam Á, Đại học Cornell, Ithaca, NY 1995
Lịch sử.
Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646 đến năm 653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa.
Những cấu trúc xây dựng còn sót lại có niên đại sớm nhất, theo Trần Kỳ Phương là mandapa - nó đã được xây dựng vào thời gian nào đó trước khi có câu khắc trên bia vào năm 817, có nói tới nó. Trần Kỳ Phương cho rằng tháp nhỏ ở phía tây bắc có niên đại khoảng thế kỷ X, và ngôi tháp chính có niên đại khoảng thế kỷ XI.
Những bia ký còn sót lại ở Po Nagar cho người ta thấy được dấu vết của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ.
Kiến trúc.
Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.
Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả bốn tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử...
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim Thiên Nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vật dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.
Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ XI. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ VIII.
Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.
Các bia ký.
Tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm. Bergaigne, một nhà khảo cổ học người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau:
Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần. Bia ở phía nam của tháp chính ghi việc vua Jaya Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào năm 1178. Bia ở phía bắc tháp chính ghi việc dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara vào năm 1256. Ngoài ra còn bia đá dựng năm 1050 của vua Paramesvaravarman I ghi việc tái lập tượng Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ đủ sắc tộc: người Campa (Chăm), Kvir (Khmer), Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv... Bia của vua Rudravarman III (Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn kém, và liệt kê những cống phẩm quý giá. Bia năm 1143 ghi lời xưng tụng Bà. Bia năm 1165 của vua Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần Bhagavati Kautharesvati (Dựa vào lời ghi này có thể tạm dịch là "Đức thánh mẫu vùng Kauthara" và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chăm chỉ thờ thần Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh Thuận cũng có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ Chiêm Thành). Các bia sau cùng ở thế kỷ thứ XIII hay XIV tiếp tục ghi những vật dâng cúng Bhagavati.
Lễ hội.
Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm 2001. Những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Văn hóa Thông tin tổ chức. |
7,055 | 3200 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7055 | Đơn vị đo thời gian | Một đơn vị đo thời gian là một thời gian chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi thời gian khác. |
7,058 | 355424 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7058 | Raja yoga | Raja Yoga là những bài tập luyện về Yoga tâm thức theo "Yoga Sutra" của Patañjali. "Raja" có nghĩa là "hoàng gia", do vậy Raja Yoga còn được gọi là yoga của hoàng gia. Người tập phải hướng đến việc làm chủ bản thân và cuộc đời của mình thông qua việc rèn luyện ý chí, tình thương và ý nghĩ.
Patañjali mở đầu "Yoga Sutra" bằng câu "Yogash chitta vritti nirodhah", tạm dịch: "Yoga là việc kiềm chế những xao động trong trường của ý nghĩ". Cũng giống như là dòng điện tỏa ra điện trường, tập hợp các ý nghĩ tốt, xấu và trung lập tạo trường của các ý nghĩ gọi là "chitta". Các ý nghĩ hỗn độn tạo nên các cuộn xoáy trong trường ý nghĩ, gọi là "vritti". Cuối cùng, "nirodhah" là một từ diễn tả việc điều khiển, kiềm chế, quản lý nhưng không có tính chất ép buộc.
Tập trung tư tưởng - Samadhi Pada.
Theo dõi và làm mất màu sắc của ý nghĩ.
Thông thường, các ý nghĩ của một người thường có màu sắc do ảnh hưởng của vui, buồn, giận dữ, hay sợ hãi. Người tập trước hết phải theo dõi các ý nghĩ của mình để biết được yếu tố tình cảm nào ảnh hưởng lên ý nghĩ của mình để dần dần làm mất các ảnh hưởng đó đi. Trong quá trình theo dõi các ý nghĩ, để ý rằng có năm loại ý nghĩ: biết một cách đúng đắn ("pramana"), biết một cách không đúng ("viparyaya"), mơ tưởng hay tưởng tượng ("vikalpa"), trạng thái say ngủ ("nidra") và hồi tưởng hay trí nhớ ("smriti").
Thực tập và không vương vấn.
Tiếp đó người tập phải thực hành việc tĩnh lặng đầu óc và không vương vấn vào những điều vô bổ mang lại do ham muốn, sợ hãi, thù ghét, v.v. Đó là những điều kiện cần cho việc tập trung tư tưởng.
Các loại tập trung tư tưởng.
Có 5 giai đoạn của việc tập trung tư tưởng: thô ("vitarka"), tinh vi ("vichara"), thích thú ("ananda"), hòa nhập vào thế giới ("asmita") và cuối cùng là sự tập trung tư tưởng không mang đối tượng nào cả ("asamprajnata samadhi").
Cố gắng.
Có 5 mục tiêu chính mà người tập phải cố gắng: phát triển lòng tin rằng mình đang đi đúng hướng ("shraddha"),
cố gắng đi đến đó ("virya"), phát triển trí nhớ và hành xử với suy nghĩ chín chắn ("smriti"), tìm đến trạng thái "samadhi", đi tìm những trí tuệ cao hơn ("prajna").
Các trở ngại và giải pháp.
Có những trở ngại dự đoán trước được trong quá trình luyện tập: bệnh tật, lơ đãng, cảm nhận không đúng, chán nản, lười biếng, thất bại, nghi ngờ, ham muốn, tâm trạng không ổn định. Sự tập trung tư tưởng vào một điểm nào đó là lời giải cho tất cả các vấn đề này. Mặc dù là có nhiều cách tập trung tư tưởng, nguyên tắc chung là như nhau.
Tĩnh lặng đầu óc.
Sau khi đầu óc đã tĩnh lặng và trong sáng, quá trình sâu hơn của Yoga có thể được bắt đầu. Đầu óc dần dần trở thành một viên tinh thể trong suốt, và là một công cụ đã được thanh lọc để khám phá những điều tinh vi hơn. Một đầu óc như vậy có thể khám phá tất cả mọi thứ, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất.
Có bốn mức độ thiền định về một đối tượng nào đó: với những ý nghĩ thô, không dùng ý nghĩ thô, với ý nghĩ tinh vi, không dùng ý nghĩ tinh vi.
Khi người tập đạt đến một mức độ nào đó trong việc thiền định, một sự thanh khiết và sáng suốt của đầu óc sẽ dần phát triển.
Thực hành - Sadhana Pada.
Làm giảm thiểu màu sắc của các ý nghĩ thô.
Có năm loại màu sắc ("kleshas"): 1) sự quên lãng, hay là sự không biết về bản chất thật sự của sự vật ("avidya"), 2) cái tôi, tính cá nhân, tính tự cao tự đại, 3) vướng bận hay nghiện những ấn tượng hay đối tượng về tinh thần ("raga"), 4) không thích những ý nghĩ hay đối tượng ("dvesha"), và 5) yêu thích những thứ của cuộc sống, cũng như sợ hãi những thứ đó sẽ mất đi khi chết.
Một trong những cách tốt nhất để bạn chứng kiến những "kleshas" này là ngồi một cách im lặng và để mặc cho những luồng ý nghĩ nổi lên. Việc này không phải là suy nghĩ hay lo lắng. Ví dụ bạn liên tưởng về một quả táo, lập tức những ý nghĩ về thích/không thích ăn táo nổi lên. Hoặc là bạn liên tưởng đến người khác và những hành xử của người đó đối với bạn, những ý nghĩ mang tính cá nhân sẽ nổi lên.
Quên lãng hay sự không biết là cội nguồn làm phát sinh các "kleshas" còn lại, và mỗi thứ này đều ở trong bốn giai đoạn: 1) tiềm ẩn hoặc không hoạt động, 2) bị giảm đi hay làm yếu đi, 3) bị gián đoạn một cách tạm thời, 4) đang hoạt động và tạo ra các ý nghĩ và hành động khác nhau.
Người tập phải theo dõi những giai đoạn đó và làm giảm thiểu các màu sắc của ý nghĩ. Khi đó các ý nghĩ xao động sẽ không còn là trở ngại cho việc thiền định ở mức sâu.
Đối phó với các ý nghĩ tinh vi.
Đầu tiên đầu óc phải tĩnh lặng, sau đó các màu sắc của các ý nghĩ thô được làm giảm đi đến mức tối thiểu bằng kriya yoga và các quá trình thiền định, những ý nghĩ đó bây giờ chỉ còn tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Bây giờ chỉ còn lại các ý nghĩ tinh vi. Để loại bỏ màu sắc của các ý nghĩ tinh vi hơn, người tập phải sử dụng tám cấp bậc của Yoga, với mục đích phân tích kiến thức. Ba cấp cuối cùng của công cụ tinh vi này được gọi là "samyama", có thể ví như con dao của nhà phẫu thuật cắt xuyên qua những ảo ảnh và màu sắc.
Phá vỡ sự liên minh với karma.
Những ấn tượng tiềm tàng mang màu sắc ("karmashaya") là kết quả đem lại do các hành động ("karma") xảy ra dưới tác động của các màu sắc ("kleshas"), là nguyên nhân cho các việc xảy ra trong kiếp sống này hay kiếp sống trong tương lai. Chừng nào mà những màu sắc đó vẫn còn tồn tại những kết quả sau sẽ xảy ra: 1) sinh ra, 2) lớn lên và 3) trải qua những kinh nghiệm trong đời sống đó. Bởi vì bản chất tốt hay xấu, cả ba quá trình này có thể trải qua trong niềm vui hay đau khổ.
Một người thông thái với óc phân tích sẽ thấy tất cả những kinh nghiệm đời thường là đau khổ, với lý luận là các kinh nghiệm chỉ dẫn đến thêm nhiều hậu quả, lo lắng, và những thói quen khó bỏ ("samskaras"), cũng giống như là hành động ngược với lẽ tự nhiên. Chính là sự đau khổ mà người thấy phải tìm cách tránh và loại bỏ.
Sự hợp nhất giữa người thấy (người trải qua những kinh nghiệm) và những gì thấy được (trải qua) là một liên kết cần nên tránh.
Tất cả những đối tượng biết được hoặc là ánh sáng, vận động, hoặc là những tĩnh vật tồn tại để các giác quan của con người có thể cảm nhận được thế giới và giúp cho việc đạt đến sự khai sáng.
Người thấy chỉ là một lực của sự thấy, có vẻ như là đang thấy hoặc trải qua những gì chỉ là do sự cảm nhận.
Bản chất của những đối tượng biết được chỉ tồn tại như là một trường khách quan của nhận thức thuần túy ("atma").
Mặc dù những đối tượng biết được sẽ không còn tồn tại đối với người nhận thức được bản chất vô hình thật sự của tự nhiên, chúng vẫn tồn tại để cho những người khác vẫn còn đang quan sát chúng dưới dạng thô.
Tám cấp bậc và phân biệt.
Nghệ thuật và khoa học Yoga được hệ thống hóa thành tám cấp bậc ("ashta") là
Yama và Niyama, cấp bậc 1 và 2.
Yama là việc rèn luyện hành động, lời nói, và ý nghĩ của người tập đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với người khác, bao gồm: không làm hại ai, trung thực, không trộm cắp, nhớ về thế giới cao hơn, và không tham lam vật chất.
Niyama bao gồm: thanh lọc cơ thể và đầu óc, phát triển sức chịu đựng, huấn luyện các giác quan, thám hiểm bên trong bản thân, hướng về bản chất tâm linh bên trong chính mình.
Những lợi ích từ Yama và Niyama.
Khi nhà yogi vững vàng trong việc không làm hại người khác ("ahimsa"), những người khác đến gần sẽ tự nhiên mất hết các cảm giác thù nghịch.
Khi sự trung thực ("satya") đạt được, những thành quả của các hành động sẽ là kết quả tự nhiên theo ý muốn của nhà Yogi.
Khi việc không trộm cắp ("asteya") được thiết lập, tất cả của cải sẽ hiện diện hay là bày sẵn ra cho nhà Yogi.
Khi việc đi trong nhận thức về sự thật cao nhất ("brahmacharya") được thiết lập vững vàng, thì sức mạnh to lớn, khả năng, hay sức sống ("virya") sẽ đạt được.
Khi một người luôn luôn không vướng bận vào các giác quan ("aparigraha"), thì kiến thức về việc tại sao và từ đâu xảy ra các kiếp sống trước và các kiếp sống tương lai sẽ hiện ra.
Thông qua sự trong sạch của cơ thể và đầu óc ("shaucha"), người đó sẽ phát triển một quan điểm không để ý đến cơ thể của chính mình, và trở nên không thích tiếp xúc cơ thể của những người khác.
Asana, cấp bậc thứ 3.
Cấp thứ 3 là các tư thế ngồi thiền ("asana" bắt nguồn với "as" nghĩa là ngồi).
Các tư thế ("asana") cho việc thiền định Yoga nên vững vàng, ổn định, và bất động, cũng như thoải mái, và đây là cấp bậc thứ ba trong tám cấp bậc của Yoga.
Cách để hoàn thiện tư thế thiền định là làm cho thoải mái hay giảm đi sự cố sức, và để cho sự chú ý hợp nhất với cõi vô cùng.
Từ việc đạt được tư thế hoàn thiện, sẽ phát sinh sự tự do không lay chuyển khỏi những chịu đựng về những thứ trái ngược nhau (như là nóng và lạnh, tốt và xấu, đau khổ và vui sướng).
Pranayama, cấp bậc thứ 4.
Một khi tư thế thiền định hoàn hảo đã đạt được, sự làm chậm lại hay hãm lại những cử động không điều tiết của việc hít vào và thở ra được gọi là điều khiển hơi thở và sự mở rộng của "prana" ("pranayama"), dẫn đến việc không còn nhận thức được cả hai việc đó, gọi là cấp bậc thứ tư trong tám bậc.
"Pranayama" có ba quá trình là việc thở ra, hít vào, và thứ ba là giai đoạn ngưng thở lúc chuyển tiếp. Những quá trình này được điều tiết bởi nơi thở, thời gian thở, và số hơi thở, với nhịp thở trở nên chậm dần và khó nhận thấy.
"Pranayama" thứ tư luôn liên tục và vượt qua khỏi ba quá trình trước và hoạt động ngầm ở bên trong.
Thông qua "pranayama" bức màn của "karmasheya" (bức màn tạo ra bởi karma trong quá khứ hiện tại và tương lai) che phủ sự khai sáng bên trong sẽ được làm mỏng dần đi, giảm dần và tan biến.
Thông qua những thực hành và những quá trình này của "pranayama", là cấp thứ tư trong tám cấp, đầu óc sẽ phát triển những khả năng tập trung tư tưởng thật sự ("dharana"), là cấp bậc thứ sáu.
Pratyahara, cấp bậc thứ 5.
Khi các giác quan ("indriyas") không còn vướng bận với các đối tượng liên hệ với các giác quan đó, và hòa nhập hay là quay trở lại trường ý nghĩ mà chúng xuất phát từ đó, điều này gọi là "pratyahara", là cấp bậc thứ năm.
Thông qua sự quay vào bên trong của các giác quan người tập sẽ phát triển một khả năng siêu việt, hay là sự làm chủ các giác quan có xu thế hướng về các đối tượng bên ngoài.
Sự chấp nhận hay không chấp nhận việc mặc kệ các cảm giác do các giác quan đưa lại là một đường ranh đáng kể giữa những người trải qua thiền định thực sự và những người chỉ trải qua sự nghỉ ngơi.
Raja Yoga ở Việt Nam.
Hiện tại, hệ thống Raja Yoga Sahaj Marg đã có tại Việt Nam. Trung tâm Hà Nội có khoảng 30 người hành thiền (abhyashi) và 3 người hướng dẫn (preceptors) được cấp chứng chỉ. |
7,062 | 70520395 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7062 | Sông Ba | Sông Ba (phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa hay Krông Pa, phần hạ lưu gọi là sông Đà Rằng) là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 3 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km².
Khái quát.
Sông dài 388 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549 mét, chảy theo hướng Bắc-Nam qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, Kbang, Đắk Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa của tỉnh Gia Lai, chuyển sang hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây-Đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa thị xã Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam thành phố Tuy Hòa.
Vùng hạ lưu của sông có tên Đà Rằng, từ này là từ đọc trại của Ea Drăng xuất phát từ tiếng Chăm cổ có nghĩa là "con sông lau sậy".
Lưu vực của hệ thống sông Ba rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đông Bắc của Đắk Lắk.
Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất Duyên hải Nam Trung Bộ.
Dọc theo sông Ba có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Cầu Đà Rằng qua sông này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất Phú Yên.
Phụ lưu.
Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Ba là sông Ayun (hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa), sông Krông Năng (hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh (hợp lưu huyện Sông Hinh):
Lịch sử.
Vùng hạ lưu sông Ba từ nhiều nghìn năm trước đã có nhiều bộ tộc cư ngụ. Di tích của các nền văn minh đồ đá từng tồn tại nơi đây vẫn còn được lưu giữ, điển hình là chiếc đàn đá Tuy An.
Từ thế kỷ 1, tại đây dần hình thành các quốc gia như Lâm Ấp, Chiêm Thành. Có bằng chứng khảo cổ học, đào được khi xây dựng công trình thủy nông Đồng Cam tại đây, cho thấy cửa biển Đà Diễn, thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 15, đã từng là trung tâm thương mại quốc tế sầm uất. Các hiện vật đào được gồm nhiều loại tiền cổ, khối lượng đến một tấn, gồm tiền Đại Việt thời Hồng Đức, tiền "Khai nguyên thông bảo" nhà Đường, tiền Triều Tiên... Thời Chăm có thành Hồ (ở Hòa Định ngày nay), một kinh thành, quân thành lớn. Cảng giao thương cũ ở xã Hòa An
Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã hành quân vào đây trừng phạt vua Chiêm Thành vì tội quấy nhiễu vùng Hóa Châu, bắc đèo Hải Vân (Huế, và một phần Quảng Trị ngày nay). Lê Thánh Tông đã khắc lên một tảng đá lớn trên núi Thạch Bi (còn gọi là núi Đá Bia), thuộc hạ lưu sông Ba, làm mốc ranh giới Đại Việt. Đây cũng là một dấu mốc lịch sử trong quá trình Nam tiến của người Việt.
Tuy đã đánh mốc như vậy, phải hơn 100 năm sau, đến năm 1578, đô chỉ huy sứ Lương Văn Chánh, vâng mệnh chúa Nguyễn Hoàng, mới đem lưu dân từ Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Quảng vào khai khẩn, lập xóm làng tại vùng đồng bằng Tuy Hòa.
Các công trình thủy điện thủy lợi.
Thủy điện An Khê & Kanak.
Thủy điện An Khê & Kanak nằm tại Sông Ba, huyện Kbang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Đập Đồng Cam.
Ở hạ lưu sông Ba có công trình thủy nông Đồng Cam, đảm bảo ổn định tưới tiêu cho toàn bộ đồng bằng Tuy Hòa (tưới 20.000ha). Công trình này được xây dựng bởi người Pháp từ thập niên 1920. Các kỹ sư tham gia xây dựng công trình gồm người Pháp, Việt và Lào; trong đó có Trần Đăng Khoa, bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thủy lợi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và Hoàng thân Souphanouvong, cựu chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Thủy điện Sông Ba Hạ.
Thủy điện Sông Ba Hạ được quy hoạch trên địa bàn 15 xã miền núi thuộc hai huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ có hai tổ máy với công suất 220 MW, sản lượng điện trung bình 825 triệu Kwh/năm, khởi công tháng 4/2004 hoàn thành tháng 11/2009 .
Hồ Ayun.
Hồ Ayun hạ bắt đầu khai thác từ năm 1995, dung tích hữu ích là 201 triệu m3, tưới cho khoảng 8.000 ha, năm 2001 bổ sung thêm công trình thủy điện với công suất lắp máy là 2,7 MW.
Hồ sông Hinh.
Hồ sông Hinh với dung tích hữu ích là 323 triệu m3 nước phát điện năm 1999 khánh thành năm 2001 với công suất lắp máy 70 MW, tưới trực tiếp 4.500 ha, bổ sung nước cho đập Đồng Cam.
Môi trường.
Ô nhiễm từ các nhà máy.
Theo báo Tiền Phong, một đoạn sông Ba dài khoảng 500m chảy qua làng Tờ Mật (xã Đông, huyện Kbang, Gia Lai) đỏ lòm, đặc quánh bùn thiếc do nhà máy tuyển quặng Kbang của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xả ra.
Xuống dưới một đoạn là huyện Đak Pơ, thị xã An Khê, huyện Kông Chro, dòng sông bốc mùi hôi thối nồng nặc do các nhà máy mía đường, gỗ… xả nước, dòng sông lúc này như con lạch nhỏ màu nước gạo chở theo đầy rác.
Mất nước vì nhà máy thủy điện.
Khi Thủy điện An Khê - Kanak bắt đầu tích nước, nhiều đoạn của sông Ba kiệt nước, chỉ còn trơ lại đá, cá chết nổi trắng sông. Khoảng 30 km cuối dòng chảy qua thị xã Ayun Pa, huyện Ia Pa, huyện Krông Pa (Gia Lai), nơi đâu cũng bắt gặp những đàn bò đang gặm cỏ trên cánh đồng mọc giữa dòng.
Hạn hán 2016.
Theo báo cáo về tình hình nắng hạn mới nhất của UBND tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh đã có hàng chục ngàn hécta cây trồng bị thiếu nước tưới, ước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Các địa phương phụ thuộc nguồn nước sông Ba là Kbang, Đak Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa có khoảng 5.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng chục ngàn người thiếu đói.
Ảnh hưởng về đời sống, văn hóa.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Tây nguyên, cho ý kiến: "Đời sống người dân Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng gắn liền với nguồn nước. Khi nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt, người dân buộc phải tìm cách thích nghi mới. Muốn hay không, nhiều tập quán đẹp trong truyền thống văn hóa của họ sẽ dần biến mất. Cứu sông chính là cứu những truyền thống văn hóa, những làng nghề đánh cá và cuộc sống của hàng triệu cư dân địa phương". |
7,063 | 66137550 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7063 | SSH | SSH (tiếng Anh: Secure Socket Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân lớp TCP/IP. Các công cụ SSH (như là OpenSSH...) cung cấp cho người dùng cách thức để thiết lập kết nối mạng được mã hoá để tạo một kênh kết nối riêng tư. Hơn nữa tính năng tunneling của các công cụ này cho phép chuyển tải các giao vận theo các giao thức khác. Do vậy có thể thấy khi xây dựng một hệ thống mạng dựa trên SSH, chúng ta sẽ có một hệ thống mạng riêng ảo VPN đơn giản.
SSH là gì?
SSH là một chương trình tương tác giữa máy chủ và máy khách có sử dụng cơ chế mã hoá đủ mạnh nhằm ngăn chặn các hiện tượng nghe trộm, đánh cắp thông tin trên đường truyền. Các chương trình trước đây: telnet, rlogin không sử dụng phương pháp mã hoá. Vì thế bất cứ ai cũng có thể nghe trộm thậm chí đọc được toàn bộ nội dung của phiên làm việc bằng cách sử dụng một số công cụ đơn giản. Sử dụng SSH là biện pháp hữu hiệu bảo mật dữ liệu trên đường truyền từ hệ thống này đến hệ thống khác.
Cách thức làm việc của SSH
SSH làm việc thông qua 3 bước đơn giản:
Định danh host
Việc định danh host được thực hiện qua việc trao đổi khoá. Mỗi máy tính có hỗ trợ kiểu truyền thông SSH có một khoá định danh duy nhất. Khoá này gồm hai thành phần: khoá riêng và khoá công cộng. Khoá công cộng được sử dụng khi cần trao đổi giữa các máy chủ với nhau trong phiên làm việc SSH, dữ liệu sẽ được mã hoá bằng khoá riêng và chỉ có thể giải mã bằng khoá công khai. Khi có sự thay đổi về cấu hình trên máy chủ: thay đổi chương trình SSH, thay đổi cơ bản trong hệ điều hành, khoá định danh cũng sẽ thay đổi. Khi đó mọi người sử dụng SSH để đăng nhập vào máy chủ này đều được cảnh báo về sự thay đổi này.
Khi hai hệ thống bắt đầu một phiên làm việc SSH, máy chủ sẽ gửi khoá công cộng của nó cho máy khách. Máy khách sinh ra một khoá phiên ngẫu nhiên và mã hoá khoá này bằng khoá công cộng của máy chủ, sau đó gửi lại cho máy chủ. Máy chủ sẽ giải mã khoá phiên này bằng khoá riêng của mình và nhận được khoá phiên. Khoá phiên này sẽ là khoá sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa hai máy. Quá trình này được xem như các bước nhận diện máy chủ và máy khách.
Mã hoá
Sau khi hoàn tất việc thiết lập phiên làm việc bảo mật (trao đổi khoá, định danh), quá trình trao đổi dữ liệu diễn ra thông qua một bước trung gian đó là mã hoá/giải mã. Điều đó có nghĩa là dữ liệu gửi/nhận trên đường truyền đều được mã hoá và giải mã theo cơ chế đã thoả thuận trước giữa máy chủ và máy khách. Việc lựa chọn cơ chế mã hoá thường do máy khách quyết định. Các cơ chế mã hoá thường được chọn bao gồm: 3DES, IDEA, và Blowfish. Khi cơ chế mã hoá được lựa chọn, máy chủ và máy khách trao đổi khoá mã hoá cho nhau. Việc trao đổi này cũng được bảo mật dựa trên đinh danh bí mật của các máy. Kẻ tấn công khó có thể nghe trộm thông tin trao đổi trên đường truyền vì không biết được khoá mã hoá.
Các thuật toán mã hoá khác nhau và các ưu, nhược điểm của từng loại:
Chứng thực
Việc chứng thực là bước cuối cùng trong ba bước, và là bước đa dạng nhất. Tại thời điểm này, kênh trao đổi bản thân nó đã được bảo mật. Mỗi định danh và truy nhập của người sử dụng có thể được cung cấp theo rất nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, kiểu chứng thực rhosts có thể được sử dụng, nhưng không phải là mặc định; nó đơn giản chỉ kiểm tra định danh của máy khách được liệt kê trong file rhost (theo DNS và địa chỉ IP). Việc chứng thực mật khẩu là một cách rất thông dụng để định danh người sử dụng, nhưng ngoài ra cũng có các cách khác: chứng thực RSA, sử dụng ssh-keygen và ssh-agent để chứng thực các cặp khoá. |
7,064 | 827006 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7064 | Trần Đăng Khoa | Trần Đăng Khoa có thể là tên của một trong số những người sau: |
7,079 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7079 | Họ Xương rồng | Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 25 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.
Xương rồng gần như là loại thực vật ở châu Mỹ, ngoại trừ duy nhất là "Rhipsalis baccifera", sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, Madagascar và Sri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài này được cho là mới định cư gần đây ở các lục địa ngoài châu Mỹ (trong vài nghìn năm gần đây), có thể là do các loài chim di cư mang theo dưới dạng hạt không tiêu hóa được. Nhiều loài xương rồng khác đã thích hợp với môi trường sống mới trên các phần khác nhau của thế giới do sự đem theo của con người.
Mô tả.
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn xương rồng, trừ nhánh Pereskioideae phân loại dưới-họ (xem ảnh bên), có lá tiêu biến rất đáng kể. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.
Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm. Loài xương rồng Saguaro ("Carnegiea gigantea") có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10 cm. Cây xương rồng "Gối bông của mẹ chồng" ("mother-in-law's cushion", "Echinocactus grusonii") nhỏ nhất ở quần đảo Canaria cao 2m50 và đường kính là 1m, cho bông mỗi 6 năm. Đường kính hoa xương rồng khoảng 5–30 cm màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy.
Phân loại.
Theo Tổ chức quốc tế nghiên cứu về thực vật mọng nước hay ICSG, Họ Xương rồng bao gồm 125 đến 130 chi và 1.400–1.500 loài, thuộc 4 phân họ và số tông nhiều nhất là 9:
Chăm sóc.
Hầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao. Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải sưởi sáu tiếng đồng hồ.
Thi thoảng nên tưới xương rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Để kiểm tra xem cây có đang thiếu nước không, chúng ta dùng một que tùng bách California đỏ cắm vào đất, nếu nó có phần sậm màu hơn màu của cả que thì đất vẫn ẩm.
Công dụng.
Con người trồng xương rồng ở khắp nơi trên thế giới, nhắc đến nó ai cũng liên tưởng với một loài cây trồng chậu, một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng có khí hậu nhiệt đới. Nó còn hình thành cảnh quan khô cằn trong những hoang mạc, hay làm nên những hòn non bộ. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Úc, lượng nước sử dụng rất thiếu thốn, nên loài thực vật chịu-hạn chiếm ưu thế. Số lượng loài phát triển nhanh chóng, như các loài: "Echinopsis", "Mammillaria" và "Cereus", bên cạnh các loài khác. Nhiều loài còn đóng vai trò chủ yếu như: xương rồng "Gối bông của mẹ chồng" ("mother-in-law's coushion" Echinocactus grusonii), xương rồng "Golden Barrel dekha".
Người ta thường trồng xương rồng thành hàng rào, ở những vùng sâu vùng xa thiếu điều kiện kinh tế hoặc thiếu thốn nguồn nguyên liệu tự nhiên. Như khu bảo tồn Masai Mara, Kenya là một ví dụ. Xương rồng được dùng trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà và chống trộm, nhiều mục đích khác nữa. Gai nhọn của xương rồng gây đau buốt cho kẻ trộm, khiến chúng phải thoái lui và bỏ ý định ban đầu của mình. Tuỳ loại, mà sự kết hợp hình dạng xương rồng và hình dạng hàng rào sao cho thẩm mỹ nhất.
Như các loại cây trồng khác, xương rồng cũng được sử dụng với mục đích thương mại, nhiều cây cho trái ăn được như giống: xương rồng lê gai ("Prickly Pear" opuntia), thanh long. "Opuntia" còn là giống cây dụ loài "rệp son" (hay con gọi là "bọ diệp chi", dùng cho công nghiệp nhuộm ở Trung Mỹ).
Loài Peyote, "Lophophora williamsii", được biết đến như một vị thuốc an thần (psychoactive) của thổ dân châu Mỹ. Nhiều loài của chi "Echinopsis" (trước đây là "Trichocereus") có đặc tính an thần. Như loài xương rồng "San Pedro", mẫu vật có thể tìm dễ dàng trong các vườn ươm, có chứa hoạt chất mescaline.
Nguồn gốc tên gọi.
Trong tiếng Anh, từ "cactus" (xương rồng) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ Κακτος "kaktos", dùng để chỉ những loài cây kế có gai ở đây, đặc biệt là cây kế a-ti-sô, và sau đó được dùng để gọi chung cho loài có gai này (do "Carolus Linnaeus" khám phá năm 1753, nay thuộc họ "Mammillaria"). Số nhiều của dạng từ "cactus" đang gây tranh cãi: "cactoi" hay "cactuses". Có người cho rằng từ này du nhập từ tiếng Hy Lạp cổ thì phải dùng luôn số nhiều của nó (trong tiếng Hy Lạp); tuy nhiên, từ này thoả quy tắc thành lập số nhiều trong từ vựng tiếng Latin, một loại ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tiếng Anh, nên chuyển sang là "cacti". Bất chấp các tranh cãi trên, từ "cactus" được sử dụng nhiều hơn các nghĩa số ít và số nhiều của nó, đại diện cho cả hai theo từ điển "Random House Unabridged Dictionary" (2006). |
7,096 | 539651 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7096 | Dụ ngôn Người Samari nhân lành | Người Sa-ma-ri nhân lành hay Người Samari nhân đức là một dụ ngôn được Lu-ca ghi lại trong sách Phúc âm mang tên ông. Nhiều người tin rằng đây là dụ ngôn của Chúa Giê-xu được thuật lại nhằm chuyển tải thông điệp khuyến khích lòng nhân ái dành cho mọi người, và tinh thần của Luật pháp là quan trọng hơn văn tự. Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-xu mở rộng định nghĩa về người lân cận vượt quá quan niệm thông thường.
Dụ ngôn.
Phúc âm Lu-ca 10: 25-37:
Khi ấy, có một luật gia đứng dậy hỏi để thử Chúa Giê-xu: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?" Ngài đáp: "Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc và hiểu thế nào?" Người ấy thưa: "Ngươi phải hết lòng, hết sức lực, hết tâm trí mà kính yêu Chúa là Thiên Chúa ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình." Chúa Giê-xu phán: "Ngươi đáp phải lắm. Hãy làm điều đó thì ngươi sẽ sống."<br>
Nhưng người ấy muốn chứng tỏ mình là công chính nên thưa với Chúa Giê-xu: "Ai là người lân cận tôi?" Chúa Giê-xu đáp: "Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô rơi vào tay bọn cướp. Chúng lột hết quần áo và đánh đập rồi bỏ đi, để mặc người đó dở sống dở chết. Bấy giờ, có một thầy tế lễ tình cờ đi xuống đường đó, thấy nạn nhân thì tránh qua bên kia đường. Tương tự như thế, một người Lê-vi cũng đến nơi, thấy rồi cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần thấy nạn nhân thì động lòng thương liền áp lại, lấy dầu và rượu xức vào vết thương, băng bó lại, rồi đỡ nạn nhân lên con vật của mình và đưa đến quán trọ để săn sóc. Ngày hôm sau, ông lấy hai đơ-ni-ê đưa cho chủ quán và nói: 'Hãy săn sóc người này, nếu tốn hơn nữa, khi trở về tôi sẽ hoàn lại.' <br>Theo ngươi nghĩ, trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp?" Luật gia thưa: "Ấy là người đã bày tỏ lòng thương đối với nạn nhân." Chúa Giê-xu phán: "Hãy đi, làm theo như vậy."
Bối cảnh.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là người dân xứ Sa-ma-ri vào thời ấy bị đố kỵ và khinh miệt như là dân bội giáo trong mắt của người Do Thái, là những người đang quây quần lắng nghe Chúa Giê-xu kể câu chuyện này. Như thế, qua dụ ngôn, Chúa Giê-xu chọn cho mình chủ đề chống phân biệt chủng tộc và đề cao tinh thần hoà hợp giữa các dân tộc. Lúc ấy, cộng đồng người Sa-ma-ri đang bị thu hẹp dần đến mức gần như tuyệt chủng, dẫn đến hệ quả ngày càng ít người gặp gỡ hay tiếp xúc với người Samaria, hoặc ngay cả nghe nói về họ. Hầu như không còn ai lưu ý đến sự tồn tại của họ.
Suốt trong những ngày sống trên đất, Chúa Giê-xu luôn bị những thầy thông giáo và người Pharisee theo đuổi để cáo buộc ngài là gần gũi với những kẻ thâu thuế và phường tội lỗi, "Các người Pharisee và các thầy thông giáo phàn nàn với môn đồ Ngài rằng: Sao các ông lại ăn uống với phường thu thuế và bọn người tội lỗi?". Do đó, trong dụ ngôn này, Chúa Giê-xu khẳng định những lý lẽ khiến ngài hành động như thế, như được thuật lại trong Phúc âm Lu-ca, "Chúa Giê-xu đáp: Không phải người khỏe mạnh cần thầy thuốc, song là người đau ốm. Ta không đến để gọi người công chính, song gọi kẻ có tội ăn năn".
Người bị kẻ cướp trấn lột trong dụ ngôn là hình ảnh của những người đau ốm, thương tật trong tâm linh. Những người đầu tiên gặp kẻ khốn khổ đang nằm bên đường là thầy tư tế và người Lê-vi - những người có nhiệm vụ chăm sóc và giúp đỡ người khác - lại là những kẻ vội vàng tránh đi: một nghịch lý diễn ra trong dụ ngôn này, những người được xã hội xem là đạo cao đức trọng lại là những kẻ vô trách nhiệm, trong khi một kẻ bị xã hội khinh miệt, là người chịu đưa lưng gánh vác. Có lẽ thầy tư tế tự biện minh rằng nếu cứu giúp người mắc nạn thì buộc phải chạm tay vào thân thể một kẻ bội giáo, như thế, theo cách luận giải luật pháp của họ, sẽ trở nên bất khiết và phải thực hiện nghi lễ thanh tẩy theo đòi hỏi của lề luật Moses. Thầy tư tế thà bỏ đi để giữ mình tinh sạch theo quy định dành cho giới tư tế hơn là cứu một mạng người. Người Lê-vi (chức sắc phụng sự trong đền thờ) cũng hành động tương tự. Một thách thức ẩn giấu trong dụ ngôn này, nếu lời biện minh là đúng: Chúng ta chỉ nên thể hiện lòng nhân ái khi thuận tiện, hay cần phải đi ra để tích cực giúp đỡ người khác?" Gia-cơ 4: 17 bình luận: "Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội."
Ẩn dụ.
Ẩn dụ về lòng nhân ái.
Phúc âm Mátthêu kể rằng, khi được một người hỏi: "trong sách Moses, điều răn nào là điều răn lớn nhất?" thì Giê-xu đã trả lời: ""Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi"; và ngài nói thêm: "ngươi phải yêu người lân cận như chính mình" (Ma-thi-ơ 22: 34-40).
Thế nào là "người lân cận" (có bản dịch khác là "người láng giềng"), trong Dụ ngôn Người Samaria nhân lành này, có thể hiểu Giê-xu giải thích đó là bất cứ người nào mà ta gặp, người lân cận ở đây bao gồm tất cả những người đang cần giúp đỡ, và như thế phải tỏ sự nhân ái, biết quan tâm người khác.
Trong bài giảng trên núi, Giê-xu cũng nhắc nhở "Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót"!" (Ma-thi-ơ 5:7) và ""Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu cả kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi"" (Ma-thi-ơ 5:44)
Ẩn dụ về sự Sa ngã của Loài người và về sự Cứu rỗi.
Theo luận giải của John W. Welch:
"Nội dung của dụ ngôn này là rất thú vị và có ý nghĩa ứng dụng thực tế. Nhưng sâu xa hơn nữa, truyền thống lâu đời của Cơ Đốc giáo xem dụ ngôn này là ẩn dụ về sự sa ngã của loài người và ân sủng cứu rỗi Thiên Chúa dành cho họ. Sự thông hiểu ý nghĩa câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành của hội thánh sơ khai được thể hiện trên những tác phẩm nghệ thuật ở một giáo đường danh tiếng xây dựng từ thế kỷ 11 tại thành phố Chartres ở nước Pháp. Trên một trong những cửa sổ của nhà thờ, phần trên vẽ tranh Adam và Eva lúc bị đuổi khỏi vườn Eden do phạm tội, và ngay bên dưới là tranh vẽ về câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành." Cách luận giải theo biểu tượng này là phổ biến trong thời kỳ Trung Cổ... Từ thế kỷ thứ 2, Irenaeus ở Pháp và Clement thành Alexandria đã nhận ra rằng người Samaria nhân lành là biểu tượng cho Chúa Giê-xu đang cứu rỗi loài người sa ngã mang đầy thương tích của tội lỗi. Origin, một môn đệ của Clement, giải thích rằng cách luận giải theo phép ẩn dụ này lưu truyền từ các tín hữu Cơ Đốc thời kỳ hội thánh tiên khởi:
Người đàn ông đang trên đường đi xuống biểu trưng cho Adam. Jerusalem là thiên đàng, Jericho là thế gian. Kẻ cướp là quyền lực thù địch. Thầy tư tế là Luật pháp, người Lê-vi là các tiên tri, người Sa-ma-ri là Chúa Giê-xu. Các vết thương là lòng bội nghịch của con người đối với Thiên Chúa, con lừa là thân thể Chúa, quán trọ, nơi đón tiếp mọi người muốn vào, là hội thánh... Người chủ quán trọ là đầu của hội thánh, là người chăm sóc nạn nhân. Và lời hứa của người Samaria sẽ trở lại biểu trưng cho sự tái lâm của Chúa Giê-xu.
Cách giải thích theo phép ẩn dụ này không chỉ được loan truyền bởi các môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-xu, mà còn được lưu truyền suốt thời kỳ sơ khai của Cơ Đốc giáo bởi các giáo phụ như Irenaeus, Clement, và Origen. Trong thế kỷ thứ tư và thứ năm có Chrysostom thành Constantinopolis, Ambrôsiô thành Milano, và Augustinô thành Hippo".
Ảnh hưởng.
Dụ ngôn này là một trong những chuyện kể nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh và ảnh hưởng của nó sâu rộng đến nỗi trong văn hoá phương Tây ngày nay, thuật ngữ "Người Sa-ma-ri" được dùng để chỉ người rộng lòng nhân ái, sẵn sàng ra tay giúp đỡ những người khốn khó mà không chút ngại ngần. Tại nhiều quốc gia nói tiếng Anh, luật "người Sa-ma-ri nhân lành" ra đời nhằm miễn thuế tính trên khoản tiền một công dân đóng góp cho các quỹ từ thiện.
Ngày nay câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành được kể lại hầu như khắp nơi trên thế giới, thường được cải biên để thích ứng với những dị biệt về văn hoá và điều kiện xã hội tại nơi chốn mà nó được truyền đến. |
7,099 | 70392874 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7099 | Tour de France | Tour de France (tiếng Pháp) – còn gọi là Grande Boucle hay nói đơn giản là Le Tour, thường được dịch sang tiếng Việt là Vòng quanh nước Pháp hay Vòng đua nước Pháp – là một trong những giải đua xe đạp nổi tiếng và lâu đời nhất thế giới. Được tổ chức hàng năm từ 1903 (ngoại trừ khoảng thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai), như thường lệ giải đua sẽ được diễn ra trong vòng 23 ngày của tháng 7, các vận động viên đạp xe sẽ phải vượi qua 21 chặng đua xuyên nước Pháp (đôi lúc đi qua các quốc gia lân cận) với nhiều kiểu địa hình khác nhau tổng lộ trình là 3.383km. Ở chặng đua cuối cùng, các tay đua sẽ về đích tại đại lộ Champs-Élysées.
Từ năm 1984 cuộc đua tương tự dành cho nữ là Tour de France nữ ("Grande Boucle Féminie Internationale") được tổ chức với các chặng đua ngắn hơn.
Đường đua.
Tour de France thường được xem như là cuộc đua xe đạp khó khăn nhất thế giới mặc dù thật ra địa hình đường đua không đòi hỏi cao hơn hai cuộc đua xe đạp vòng quanh quốc gia khác: Giro d’Italia ("Vòng đua nước Ý") và Vuelta a España ("Vòng đua Tây Ban Nha"). Đúng ra chính là các tay đua đã làm cho cuộc đua khó khăn hơn: ở đây người ta đua nhanh hơn, cứng rắn hơn và không nhân nhượng nhiều hơn tất cả các cuộc đua xe đạp khác.
Cuộc đua bắt đầu từ năm 1967 bằng phần gọi là "prologue" (khởi đầu), phần đua cá nhân tính giờ (khoảng 5 đến 10 km). Trong 20 chặng đua tiếp theo đó, sau mỗi chặng thường có 1 đến 2 ngày nghỉ, nước Pháp được luân phiên chạy vòng theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại. Sau vụ tai tiếng về chất kích thích ("doping") trong năm 1998, chiều dài tổng cộng được giảm còn vào khoảng 3.500 km. Đường đua và các địa điểm cho từng chặng thay đổi hằng năm, chỉ có đại lộ Champs Élysées ở Paris, địa điểm kết thúc Tour de France từ năm 1975 là không thay đổi. Một số đèo qua núi cao cũng được đưa vào đường đua hầu như mỗi năm.
Các ngày đầu tiên của Tour de France hầu như lúc nào cũng mang dấu ấn của các chặng đường bằng phẳng miền bắc nước Pháp, thích hợp cho các cuộc so tài ở tốc độ nhanh trước khi kết quả chung cuộc được quyết định trên các vùng núi cao Pyrenees và Alpes. Ngoài ra trong Tour de France còn phải đua tính thời gian cá nhân hai lần và từ năm 2000 lại có đua tính thời gian thời gian đồng đội.
Ngay từ thời kỳ đầu, đường đua đã vượt biên giới nước Pháp trong vài chặng riêng lẻ. Từ năm 1954 địa điểm xuất phát cũng được tổ chức trong các nước lân cận không theo một quy luật nhất định (cho đến nay là ở Đức, Tây Ban Nha, Ý, các nước thuộc nhóm Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan, Luxembourg), Thụy Sĩ, Anh và Ireland). Kế hoạch tổ chức xuất phát Tour de France từ New York hay từ các phần đất nước Pháp ngoài châu Âu tuy đã có từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực hiện vì các vấn đề về tiếp vận quá lớn.
Núi.
Bên cạnh các cuộc đua theo thời gian, kết quả tổng kết của Tour de France năm nào cũng được quyết định trước tiên là ở trên các núi cao. Một số đèo và núi thường rất hay được đưa vào chương trình của Tour de France và qua thời gian đã trở thành huyền thoại.
Ba ngọn "núi thánh" của Tour de France là Col du Tourmalet (2.114 m, Pyrénées), đèo cao đầu tiên được đua vào chương trình vào năm 1910, Col du Galibier (2.645 m, Alpes), được đưa vào chương trình một năm sau đó và Mont Ventoux (1.909 m, Provence) được đua lần đầu tiên năm 1951 và đã trở nên nổi tiếng một cách đau buồn do cái chết của Tom Simpson vào năm 1967.
Thêm vào đó là cuộc leo núi lên trạm trượt tuyết L'Alpe d'Huez với 21 khoảnh đường quanh co lên độ cao 1.850 m, lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1952, là đích đến trên núi đầu tiên trong lịch sử của Tour de France.
Các đội tuyển tham dự.
Từ năm 1930 đến năm 1961 các đội tuyển quốc gia thi đấu trong Tour de France, bắt đầu từ thời điểm này các đội đua của công ty đã làm thay đổi bộ mặt của Tour de France. Hiện nay mỗi năm khoản 20 đến 22 đội chuyên nghiệp với 9 cua rơ mỗi đội được mời tham dự Tour de France. Phần lớn các đội thường đến từ Pháp, Ý và Tây Ban Nha, thêm vào đó là một số đội từ Bỉ, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Mỹ. Vận động viên đến từ các quốc gia này chiếm phần lớn trong số các cua rơ thi đấu. Một vài tay đua chuyên nghiệp riêng lẻ đến từ Trung Âu và Đông Âu, từ Scandinavia cũng như từ Columbia, Úc và Nam Phi.
Tham dự Tour de France nhiều nhất là người Hà Lan Joop Zoetemelk với 16 lần đều về đích, trong đó có 7 lần đứng trên bục chiến thắng (về nhất năm 1980). Hai người Bỉ tham dự 15 lần là "anh gánh nước" Guy Nulens với kết quả xếp hạng tốt nhất là thứ 22 và "chuyên gia leo núi" Lucien van Impe (về nhất năm 1976). Người Đức Udo Bölts đang giữ kỷ lục của Đức với 12 lần tham dự.
Tổ chức.
Tour de France được tờ báo thể thao L'Auto thành lập do muốn tăng số lượng phát hành. Tổng biên tập báo, Henri Desgrange, kiêm chức giám đốc của Tour cho đến khi ông qua đời năm 1939. Ở chức vụ này ông tập trung tất cả các quy trình quyết định tổ chức cuộc đua. Để tăng phần cuốn hút cho cuộc đua, Desgrande đưa ra chiếc áo vàng năm 1919 và chấm điểm leo núi năm 1933. Năm 1930 ông có sáng kiến thành lập các đội xe quảng cáo mà cho đến ngày nay vẫn chạy trước các cua rơ theo các chặng đua và phân phát quà quảng cáo cho người xem. Desgrange đào tạo nhà báo Jacques Goddet làm người kế thừa ông trong cả chức vụ tổng biên tập lẫn giám đốc Tour de France, theo kế hoạch là nhận chức vụ từ 1936 đến 1986.
Sau khi nước Pháp được giải phóng năm 1944, tờ L'Auto ngừng hoạt động nhưng 2 năm sau đó Goddet thành lập tờ báo thể thao mới L'Equipe, tiếp tục nhận việc tổ chức Tour de France. Năm 1965 L'Equipe bị nhóm nhà xuất bản Amaury mua lại và giám đốc gần như đang nắm toàn bộ quyền lực lúc đó là Goddet được đặt thêm một giám đốc chịu trách nhiệm về kinh tế ở bên cạnh ông. So với người đi trước, Goddet rất cởi mở trong việc cho phép đưa các cải tiến về kỹ thuật vào sử dụng: thí dụ như ngay trong năm đầu tiên làm giám đốc, năm 1937, ông đã cho phép sử dụng xe đạp có bộ số.
Qua một thời gian tạm thời, năm 1989 Jean-Marie Leblanc, như những người đi trước cũng đến từ giới báo chí, lần đầu tiên nhận chức giám đốc của Tour de France. Việc tổ chức cuộc đua được giao về cho Amaury Sport Organisation (ASO). Chủ tịch của tổ chức này, về mặt chính thức, nắm quyền kiểm soát tối cao cuộc đua, nhưng các quyết định cụ thể vẫn thuộc về Leblanc mà dưới sự lãnh đạo của ông việc thương mại hóa Tour de France đã đạt đến một mức độ chuyên nghiệp mới.
Tiền thưởng.
Ngay từ khi thành lập, Tour de France đã có tiền thưởng cho các cua rơ chuyên nghiệp. Người đoạt giải nhất được trao tặng 20.000 Francs. Từ đó tiền thưởng được liên tục tăng lên. Trong Tour de France 2004 tổng cộng 3 triệu Euro đã được trao tặng trong đó có 400.000 Euro dành cho người đoạt giải chung cuộc. Mặc dù nhìn về mặt tuyệt đối đó là các con số lớn nhưng phần thưởng của Tour vẫn dưới xa các tiền thưởng thí dụ như của các giải quần vợt hay golf. Trên thực tế ý nghĩa của tiền thưởng giảm đi theo thời gian vì các cua rơ xuất sắc đạt thu nhập của họ phần lớn không từ phần tiền thưởng mà từ các hợp đồng dài hạn với các đội đua xe. Mặc dầu vậy, một cua rơ chuyên nghiệp được đánh giá rất nhiều theo kết quả trong Tour de France, vì thế nên một thành tích trong Tour có ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều đến tài chính.
Các quy định.
Việc đánh dấu các cua rơ rất quan trọng nhằm để cho ban tổ chức cuộc đua không bị nhầm lẫn. Vì thế mà mỗi cua rơ và xe đạp đều có một bảng số. "Cơn ác mộng" của tất cả các tay đua chuyên nghiệp chính là khi xe của họ có vấn đề. Vì thế khi có hư hỏng dọc đường người trong cùng một đội hay ô tô trung lập chở phụ kiện thay thế được phép giúp đỡ. Khi có hư hỏng, chỉ được phép thay thế các bánh xe cho nhau trong cùng một đội. Bao giờ cũng chỉ được phép giúp đỡ đằng sau một nhóm cua rơ đang chạy trước hay đằng sau nhóm cua rơ chính của cuộc đua và ở vệ đường bên phải.
Ngoài ra còn có giúp đỡ về y tế. Trong trường hợp cần sự giúp đỡ của bác sĩ, cua rơ chỉ được phép nhận sự giúp đỡ từ các bác sĩ chính thức của ban tổ chức ở phía cuối của nhóm cua rơ chính.
Mỗi chặng đua đều có 1 đến 2 nơi cung cấp lương thực và nước uống được đánh dấu và ngoài ra chỉ được phép sử dụng các gói lương thực và chai nước uống đã được ban tổ chức cho phép tại những nơi này. Các cua rơ tự chịu rủi ro nếu nhận lấy lương thực và nước uống từ khán giả.
Việc vi phạm điều lệ thường hay xảy ra vì không phải lúc nào tất cả các cua rơ đều tuân theo các quy định. Tuy đã cấm không cho phép các cua rơ để các ô tô hay mô tô kéo đi hay sử dụng chúng để cản gió nhưng việc thường hay xảy ra là trong lúc thợ cơ khí sửa chữa bánh xe cua rơ lại được phép giữ chặt vào ô tô. Khi có hư hỏng thường cua rơ hay sử dụng ô tô của trưởng đội đua xe để bắt kịp nhóm cua rơ chính. Các vi phạm như vậy chưa từng bị xử lý.
Rất đáng tiếc là thường hay có cua rơ bỏ cuộc. Trong trường hợp này cua rơ phải giao lại số xuất phát cho ban tổ chức. Bên cạnh các quy định của ban tổ chức còn có nhiều điều mà đội đua nào cũng phải có trách nhiệm tuân theo, thí dụ như các đội đua không được phép dàn xếp với nhau trước, người lãnh đạo không được phép tham dự vào các hoạt động bán hàng và quảng cáo. Các cua rơ cũng không được phép trả lời phỏng vấn trong khi đua, chỉ có lãnh đạo đội mới được phép ngoại trừ trong 20 km cuối cùng.
Không có đội đua xe nào trong Tour de France mà không có lãnh đạo về thể thao. Những người này cũng phải tuân theo một số quy định nhất định. Mỗi lãnh đạo có 4 ô tô, trong số đó chỉ được phép sử dụng 2 chiếc trong cuộc đua. Ô tô bao giờ cũng phải chạy bên phải, phía sau các ô tô của ban tổ chức và của bác sĩ và chỉ được phép chạy lên phía trước sau khi có lời yêu cầu qua "Radio Tour".
Quan trọng nhất trong một chặng đua là đích đến. Gần đích đến có "flamme rouge" đánh dấu kilômét cuối cùng. Nếu có tai nạn xảy ra sau "flamme rouge" các tay đua trong sự cố sẽ nhận lấy thời gian của nhóm cua rơ cùng với họ. "Flamme rouge" được đưa ra từ năm 1906.
Mỗi chặng đua đều có một thời gian tối thiểu nhất định mà tất cả các cua rơ đều phải về đích trước thời gian đó. Trong suốt cuộc đua của Tour de France chỉ được phép sử dụng các chặng đường chính thức. Việc tuân thủ các quy định được giám sát viên của cuộc đua chạy trên mô tô theo dõi, nếu có vi phạm họ có thể xử lý bằng nhiều hình phạt nhất định.
Lịch sử.
Tour de France được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1903 là cuộc đua nhiều chặng thực sự đầu tiên trong lịch sử của bộ môn thể thao xe đạp. Một số cuộc đua xe đạp thí dụ như Bordeaux-Paris (lần đầu tiên vào năm 1891, 577 km) đã có đoạn đường đua dài. Điểm mới của Tour de France là sáng kiến của nhà báo người Pháp Geo Lefèvre tổ chức nhiều cuộc đua xe đạp trực tiếp liên tục với nhau xuyên qua nước Pháp và cộng các thời gian lại. Lefèvre đã đưa ra đề nghị này trong một buổi ăn trưa với Desgrange trong quán Café de Madrid tại Paris vào ngày 20 tháng 11 năm 1902. Tên của chương trình "Tour de France" là dựa vào tinh thần ái quốc lúc bấy giờ. Ngày 19 tháng 1 năm 1903, nhật báo "L'Auto" công bố thành lập "giải đua xe đạp lớn nhất chưa bao giờ được tổ chức trước đó".
Ngày 1 tháng 7 năm 1903 Tour de France 1903 bắt đầu tại Montgeron ở ngoại ô thành phố Paris. Với 60 vận động viên tham dự, cuộc đua bao gồm 6 chặng với chiều dài tổng cộng là 2.428 km từ Paris qua các thành phố (đồng thời là đích đến của từng chặng) Lyon, Marseille, Toulouse, Bordeaux và Nantes rồi quay về Paris. Giữa các chặng có nhiều ngày nghỉ. Người chiến thắng của cuộc đua đầu tiên là người Pháp có nhiều sự ủng hộ Maurice Garin với vận tốc trung bình trên 25 km/h. Tiền thưởng cho giải nhất là 3.000 Francs.
Các cuộc đua sau đó lúc đầu mang dấu ấn của một loạt các vụ bê bối mà lên đến đỉnh cao là việc loại trừ 4 người đứng đầu kết quả chung cuộc trong Tour de France 1904 nửa năm sau khi cuộc đua chấm dứt vì ngoài các việc khác đã sử dụng tàu hỏa không được phép. Mặc dầu vậy qua thập niên 1900 Tour de France đã có thể củng cố được vị trí của mình. Khoảng thời gian trước Chiến tranh thế giới thứ nhất sau này được gọi là "Thời kỳ anh hùng" của Tour de France vì trong thời gian đó thường đua các đoạn đường dài hơn 400 km trong một ngày mà nhìn lại từ góc độ của ngày nay là với các trang bị kỹ thuật khiêm nhường cho các xe đua cũng như với chất lượng của đường đua chỉ còn tìm thấy ngày nay trong một số đoạn đường ngắn lát đá của cuộc đua xe đạp cổ điển Paris-Roubaix. Các chặng đường đua trên núi cao, lần đầu tiên vào năm 1910 trên núi Pyrenees, phần nhiều là trên các đoạn đường dùng để lùa bò lên núi, đã thêm vào huyền thoại đang ngày càng lớn lên của cuộc đua một chiều hướng nữa: "Tour đau khổ". Tiếp theo một năm sau đó là núi Alpes.
Tổng số các chặng đua được liên tiếp nâng lên thành 11 (1905), 15 (1910), 18 (1925) và cuối cùng là đến 24 chặng (1931). Tổng cộng chiều dài tăng lên cho đến 5.500 km. Các ngày nghỉ mà từ năm 1906 thường xuyên có sau mỗi chặng đua dần dần được hủy bỏ. Bắt đầu từ thập niên 1950 Tour de France được thi đấu gần như trong hình thức của ngày nay.
Tốc độ trung bình của cuộc đua tăng liên tục theo thời gian. Cuộc đua đầu tiên, vận động viên người Pháp Maurice Garin đạt được vận tốc trung bình 25,679 km. Tới năm 1943, Antonin Magne vô địch với vận tốc trung bình 31,233 km, lần đầu vượt qua con số 30 km/giờ. Đến năm 1999, tay đua huyền thoại người Mỹ Lance Armstrong đạt tới 40,276 km/giờ. Năm 2004, vẫn Lance Armstrong đạt tới vận tốc 40,956 km/giờ, con số kỷ lục cho tới hiện nay. Tour de France gần đây nhất, năm 2007, tay đua người Tây Ban Nha Alberto Contador của đội Discovery Channel vô địch với vận tốc trung bình 39,226 km/giờ.
Tour de France bị phủ bóng tối hai lần vì một cua rơ tử vong. Ngày 13 tháng 7 năm 1967 ngay trước đỉnh của Mont Ventoux cua rơ chuyên nghiệp người Anh Tom Simpson đã ngã quỵ tử vong ngay tại chỗ. Nguyên nhân là việc dùng amphetamine làm chất kích thích cộng với rượu để giảm đau. Năm 1955 tay đua chuyên nghiệp trẻ tuổi người Ý Fabio Casartelli đã qua đời vì các thương tích do té ngã lúc xuống dốc Col du Portet d’Aspet (Pyrenees).
Doping.
Trong cuộc đua Tour de France 1998 bộ môn thể thao xe đạp đã trải qua một cơn khủng hoảng về tin cậy trầm trọng: trong cái gọi là vụ Festina đội đua xe đạp hàng đầu Festina (với các ngôi sao Richard Virenque và Alex Zülle) bị khám phá là đã sử dụng trên diện rộng và có hệ thống các chất kích thích sau khi Willy Voet, người săn sóc cho đội tuyển, vô tình tìm thấy một lượng lớn các chất không được phép sử dụng, nhiều nhất là erythropoietin (EPO). Khám phá này cho thấy rõ sự vô hiệu lực của các phương pháp kiểm tra doping thời bấy giờ: không một cua rơ nào của Festina có kết quả thử nghiệm dương tính. Sau đó đội tuyển Festina và MTV bị loại ra khỏi cuộc đua, các đội tuyển từ Tây Ban Nha đã phản đối biện pháp điều tra của cơ quan Pháp bằng cách rút lui ra khỏi cuộc đua. Cuối cùng Marco Pantani đã chiến thắng giải Tour de France 1998, người mà một năm sau đó bị loại ra khỏi Giro d'Italia vì có nồng độ hematocrit quá cao biểu lộ đã dùng chất kích thích.
Quả thực vụ Festina chỉ là đỉnh cao của vấn đề doping đeo đuổi theo Tour de France từ hằng chục năm nay. Năm 1966 khi lần đầu tiên có kiểm tra doping không báo trước, các cua rơ đã biểu tình vào ngày hôm sau. Năm 1967 Tom Simpson đã chết trong lúc đang lên núi Mont Ventoux vì dùng amphetamine. Trong thập niên 1970 và thập niên 1980 mặc dù việc kiểm tra có rất nhiều thiếu sót nhưng nhiều lần một số tay đua đã có kết quả thử nghiệm dương tính, trong số đó có những người chiến thắng giải như Felice Gimondi, Joop Zoetemelk, Pedro Delgado và Laurent Fignon. Nhiều tay đua hàng đầu khác sau khi chấm dứt sự nghiệp đã thú nhận là đã dùng chất kích thích. Trong một thời gian dài việc lên án về mặt luật pháp cũng như trong giới công khai đều có tính nhẹ nhàng. Với cách giải quyết vấn đề doping thường ít có tính nhất quán Liên đoàn Xe đạp Quốc tế (UCI) đã góp phần vào việc giới công khai ngày càng gắn liền bộ môn thể thao đua xe đạp vào việc dùng chất kích thích.
Ngày nay môn thể thao xe đạp có một trong những hệ thống kiểm tra doping chặt chẽ nhất trong tất cả các bộ môn thể thao quốc tế. Tuy vậy vẫn còn chưa rõ doping sẽ tiếp tục là một phương tiện tăng thể lực trong thể thao xe đạp ở chừng mực nào.
Những người đoạt giải.
Thời gian của từng cua rơ qua tất cả các chặng được ghi lại và cộng vào với nhau. Người nào cuối cùng về đến Paris với tổng số thời gian ít nhất là người chiến thắng cuộc đua. Các tay đua xuất sắc ngày nay chỉ cách nhau vài phút trong khi người cuối cùng thường có khoảng cách từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ.
Người Mỹ Lance Armstrong là người đầu tiên chiến thắng cuộc đua 7 lần, từ 1999 đến 2005. Jacques Anquetil (Pháp, 1957 và từ 1961 đến 1964), Eddy Merckx (Bỉ, từ 1969 đến 1972, 1974), Bernard Hinault (Pháp, 1978, 1979, 1981, 1982 và 1985) và Miguel Induráin (Tây Ban Nha, từ 1991 đến 1995) đoạt giải 5 lần. Người đứng trên bục chiến thắng nhiều nhất là Raymond Poulidor với 3 lần về nhì và 5 lần về ba nhưng lại chưa từng đoạt giải nhất
Người chiến thắng giải trẻ tuổi nhất là Henri Cornet, 20 tuổi vào năm 1904 tuy chỉ được công nhận là người đoạt giải sau đấy. Người chiến thắng nhiều tuổi nhất là Firmin Lambot, đoạt giải của Tour trong năm 1922 với 36 tuổi. Greg Lemond giành chiến thắng sít sao nhất trong Tour de France 1989 khi anh chỉ về trước Laurent Fignon có 8 giây. Kỷ lục về khoảng cách lâu nhất trong thời kỳ hiện đại của Tour de France (từ 1947) là do Fausto Coppi lập nên năm 1952 khi anh về trước người thứ nhì, Stan Ockers, 28 phút.
Với 36 lần chiến thắng nước Pháp chiếm số lần đoạt giải nhiều nhất, kế đến là Bỉ (18 lần). Tiếp theo đó với một khoảng cách khá xa là Mỹ (11 lần), Ý (9 lần), Tây Ban Nha (8 lần), Luxembourg (4 lần), Thụy Sĩ và Hà Lan (mỗi nước 2 lần). Việc Pháp và Bỉ chiếm ưu thế trong thống kê thật ra không phản ánh được tương quan lực lượng hiện tại. Người chiến thắng cuối cùng từ 2 quốc gia này đã đoạt giải cách đây gần 20 năm: Bernard Hinault giành chiến thắng thắng lần thứ năm của anh trong năm 1985. Bắt đầu từ thời điểm này một loạt các quốc gia mới đã điền tên mình vào danh sách chiến thắng: nước Mỹ với chiến thắng đầu tiên năm 1989, Ireland lần đầu tiên năm 1987, Đan Mạch năm 1996. Năm 1997 tay đua 23 tuổi Jan Ullrich đã mang lại chiến thắng đầu tiên và cho đến nay là chiến thắng độc nhất về cho nước Đức.
Các màu áo trong Tour de France.
Trong Tour de France một số áo có màu sắc nổi bật được dùng để đánh dấu các tay đua xuất sắc nhất theo nhiều cách chấm điểm. Sau mỗi chặng đều có nghi lễ mặc áo cho các tay đua. Mỗi một chiếc áo đều do một nhà tài trợ trình bày. Các tay đua có trách nhiệm phải mặc những chiếc áo này. Khi một cua rơ đồng thời chiếm nhiều áo thì anh sẽ mặc chiếc áo quan trọng hơn thường theo thứ tự: áo vàng, xanh rồi đến chấm đỏ. Trong trường hợp này chiếc áo đứng thứ tự thấp hơn sẽ được trao cho người đứng nhì của cách xếp hạng. Năm 1969 Eddy Merckx là người duy nhất đã giành được 3 chiếc áo trong cùng một năm.
Áo vàng.
Tay đua có tổng số thời gian ngắn nhất mang chiếc áo vàng (tiếng Pháp: "le maillot jaune") nổi tiếng dành cho người đang dẫn đầu bảng tổng sắp. Chiếc áo này được đưa ra năm 1919 để người xem có thể dễ dàng nhận ra người đang dẫn đầu. Người mang chiếc áo này đầu tiên là tay đua người Pháp Eugène Christophe. "Kẻ ăn thịt người", 5 lần chiến thắng Tour de France, tay đua người Bỉ Eddy Merckx, mang chiếc áo này lâu nhất, tổng cộng là trong 111 chặng đua. Cua rơ duy nhất mang chiếc áo vàng từ chặng đua đầu tiên đến chặng đua cuối cùng là người Luxembourg Nicolas Frantz năm 1928: là người chiến thắng giải năm trước đó anh đã khoác chiếc áo này ngay từ ở chặng đầu tiên và đã không trao lại cho đến chặng cuối cùng.
Áo xanh.
Người chạy nước rút nhanh nhất được danh dự mang chiếc áo xanh ("le maillot vert") từ năm 1953. Hạng này được xếp theo một hệ thống chấm điểm, trước nhất là khi về đích của các chặng nhưng các cuộc đua nước rút giữa chặng cũng được đánh giá. Các chặng đua bằng phẳng được tính nhiều hơn các chặng leo núi. Người Đức Erik Zabel đã 6 lần liên tiếp nhau (từ 1996 đến 2001) mang chiếc áo xanh về đến Paris và đang giữ kỷ lục trước Sean Kelly (4 lần trong khoảng thời gian từ 1982 đến 1989).
Áo chấm đỏ.
Phần thưởng cho giải leo núi đã có từ năm 1933 nhưng mãi đến năm 1975 chiếc áo trắng chấm đỏ ("le maillot à pois rouges") mới được trao cho giải này. Áo chấm đỏ được trao sau khi leo núi qua 4 thể loại từ thể loại 4 (dễ) đến 1 (khó) và "hors categorie" (rất khó). Duy nhất chỉ có Richard Virenque (Pháp) là đã chiến thắng 7 lần giải leo núi trong khoảng thời gian từ 1994 cho đến 2004, tiếp theo là Federico Bahamontes (Tây Ban Nha, 1954-1964) và Lucien van Impe (Bỉ, 1971-1983) với 6 lần chiến thắng.
Áo trắng.
Tay đua chuyên nghiệp trẻ (dưới 25 tuổi trong năm thi đấu) nhanh nhất. Giải này được đưa vào chương trình năm 1975, cách chấm điểm tương tự như cách chấm điểm cho áo vàng.
Áo xanh lá cây đậm.
Đội tuyển nhanh nhất (từ 1930). Thời gian của 3 cua rơ nhanh nhất trong mỗi đội được cộng lại sau mỗi chặng đua để xếp thứ tự cho hạng này.
Số xuất phát màu xanh nước biển.
Tay đua "hung hãn" ("aggressive") nhất(trước 2004 là màu đỏ) được một ban giám khảo bình chọn sau mỗi chặng. |
7,102 | 920262 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7102 | Người Ba Na | Người Ba Na (Bahnar; các nhóm nhánh: "Jơ Lơng, Rơ Ngao, Glar, Tơ Lô, Bơ Nâm, Kriem, KonKơdeh") là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Người Ba Na cư trú chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và cao nguyên trung phần Việt Nam, có dân số sấp xỉ 287 nghìn người năm 2019, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và giàu bản sắc. Nét đẹp trong văn hóa được thể hiện ở nhiều mặt, từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội.
Địa bàn cư trú.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Ba Na ở Việt Nam có dân số 286.910 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh:
Người Ba Na có nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay phong tục tập quán mỗi vùng.
Người Ba Na là dân tộc bản địa Việt Nam có từ lâu đời tập trung ở các vùng Tây Nguyên điển hình là hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai đây được coi là bản địa cũng như địa bàn cư trú của người Ba Na
Tại Mỹ có một số người Ba Na nhập cư theo diện HO.
Ngôn ngữ và các nhóm địa phương.
Tiếng Ba Na liên quan đến tiếng Kinh.
Người Ba Na nói tiếng Ba Na thuộc Ngữ chi Ba Na là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Nam Á (hay còn gọi ngôn ngữ Môn-Khmer), cùng với đó là Ngữ chi Ba Na và Ngữ chi Việt-Mường được xếp vào ngôn ngữ Môn-Khmer.
Nhà cửa.
Ở mỗi làng có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.
Nhà ở của người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Trước đây khi chế độ gia đình lớn còn thịnh hành, ở vùng người Ba Na sinh sống thường có những căn nhà dài hàng trăm mét, tuy nhiên hiện nay chế độ gia đình lớn không còn nữa, mô hình các gia đình nhỏ với những căn nhà sàn gọn gàng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là phổ biến. Nhà sàn thường dài từ 7m đến 15m, rộng từ 3m-4m, cao từ 4m-5m, sàn cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m
Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng vẫn tìm được ở nhiều địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na với những đặc điểm đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na là nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum - dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy theo địa phương). Vách che nghiêng theo thế "thượng thu hạ thách". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước cửa nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý là dưới đáy cối có một cái "ngõng". Khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn.
Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, bên ngoài buộc rất cầu kỳ như là một lớp trang trí.
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Có làm vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ chức mặt bằng đơn giản.
Hôn nhân, gia đình.
Người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian, theo thỏa thuận giữa hai gia đình hai bên, sau khi sinh con đầu lòng mới làm nhà riêng. Trẻ em luôn được yêu quý. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con.
Các con được thừa kế gia tài như nhau. Trong gia đình, mọi người sống hòa thuận bình đẳng. Người Ba Na thờ cúng nhiều thần linh.
Hôn nhân.
Trước đây, trai gái Ba Na khi đến tuổi trưởng thành (20 tuổi đối với nam; 18 tuổi đối với nữ), được tự do yêu thương, tìm hiểu lẫn nhau, nhưng quyền quyết định đi đến hôn nhân không phải không có ảnh hưởng của cha mẹ. Trong thực tế, nhiều khi cha mẹ can thiệp rất nhiều vào chuyện hôn nhân của con cái. Thậm chí, trong một số trường hợp, quyết định gả cưới của cha mẹ hoàn toàn đi ngược lại mong muốn của các con. Chính vì vậy, trong ngôn ngữ của người dân ở đây tồn tại hai thuật ngữ hôn nhân. Trong tường hợp trai gái tự do yêu đương và tìm người bạn đời tiến tới hôn nhân, người dân gọi là "chărơihkơ ding" (hôn nhân tự chọn); trường hợp cha mẹ quyết định gả bán con theo ý kiến riêng của mình, người dân gọi là "mẽ bă pơ giao ăn" (cha mẹ gả bán).
Trong thời điểm hiện nay, trai gái yêu thương và tự nguyện đến với hôn nhân phổ biến hơn nhiều so với quyết định gả bán của cha mẹ. Tuổi kết hôn cũng đang có xu hướng tăng lên, thường con trai trên 25 tuổi mới lấy vợ, con gái khoảng 20 tuổi mới lấy chồng. Việc gả bán con cái theo ý riêng của cha mẹ thường chỉ xảy ra giữa gia đình giàu có với gia đình nghèo vì lý do kinh tế, hay sắc đẹp. Các gia đình tương đương về điều kiện kinh tế, về địa vị xã hội thì con cái của họ phần lớn tự do tìm hiểu để đi đến hôn nhân. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, lựa chọn thông gia dựa trên việc so sánh giàu nghèo đã ít còn được đặt ra như trong quá khứ. Sự chênh lệch tuổi tác giữa nam và nữ (thậm chí chênh lệch nhiều) cũng không phải là điều quan trọng. Vấn đề mang tính quyết định để đi đến hôn nhân, trong thời điểm hiện tại là trai gái phải thương yêu nhau. Tiêu chuẩn hàng đầu để các chàng trai, cô gái nơi đây chọn bạn đời chính là đạo đức, sức khoẻ và tính cần cù, siêng năng và thạo việc.
Đối với người Ba Na, hôn nhân một vợ một chồng từ lâu đã mang tính phổ biến và bền vững. Trong làng, vào thời điểm hiện tại, tất cả đều là các gia đình một vợ một chồng sinh sống cùng con cái. Dù do cha mẹ gả bán hay do họ tự tìm đến với nhau do tiếng gọi của tình yêu thì hầu như tất cả các cặp vợ chồng đều sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc, răng long. Rất ít trường hợp li dị. Các lý do dẫn đến li dị giữa các cặp vợ chồng thường là do người vợ vô sinh, đàn ông ngoại tình hay có những bất hòa không giải quyết được dẫn đến chửi mắng, đánh đập nhau. Hiện nay, giải quyết vấn đề li dị của các cặp vợ chồng không chỉ dừng lại ở quyết định của Hội đồng già làng như trước kia, mà phải được đưa ra xử lý theo pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên, khi vừa xảy ra những lục đục giữa các cặp vợ chồng trong làng, Hội đồng già làng, thông qua Tổ hòa giải đã thể hiện vai trò của mình. Nếu việc hoà giải không đạt được kết quả như ý, hai vợ chồng vẫn quyết ly dị thì họ buộc phải đưa vụ việc ra giải quyết trước luật pháp.
Là một dân tộc theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ nên phong tục của người Ba Na khuyến khích những đôi trai gái khác dòng họ kết hôn với nhau. Nếu xác định được rõ ràng hai người trong cùng một "krung ktum (dòng họ)" thì chuyện cưới xin khó xảy ra. Tuy nhiên, do có sự phân biệt giữa họ gần và họ xa nên nguyên tắc hôn nhân ngoài dòng họ ở đây được thực thi với hai cấp độ khác nhau:
Thứ nhất, toàn bộ các thành viên nam nữ thuộc họ gần ("krung ktum gel"), tức là con cháu trong vòng ba đời của một ông bà tổ, bao gồm cả bên cha và bên mẹ, như: con cô, con cậu, con chú con bác, con dì con già; cháu cô cháu cậu, cháu chú cháu bác, cháu dì cháu già...(còn gọi là gia đình) tuyệt đối không có quan hệ tính giao và hôn nhân. Với người Gia-rai, một dân tộc láng giềng, cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai, không có sự ngăn cấm kết hôn một cách nghiêm ngặt giữa hai người cùng một dòng họ thuộc đời thứ ba, nhất là con cô con cậu. Người Ba Na làng Kon Rờ Bàng ở Kon Tum thì khác, nếu ai vi phạm quy định đó tức đã mắc tội loạn luân ("ha găm") và bị làng xử phạt rất nặng theo luật tục. Họ cho rằng người cùng một dòng họ lấy nhau là trái với đạo đức, khiến thần linh nổi giận gây ra các tai họa để trừng phạt con người như cháy làng, dịch bệnh, mất mùa... Dòng họ nào để xảy ra chuyện đó sẽ phải chuẩn bị đủ ba con trâu, ba con dê, ba con gà và 3 ché rượu để cúng thần nhà rông, thần nước để giải hạn cho dân làng và chính hai gia đình đó. Nghi thức quan trọng nhất trong lễ cúng là chủ làng đọc lời cúng mời giàng về ăn uống và dân làng buộc đôi trai gái bị phạt lấy một ít tiết của con vật hiến sinh hòa với rượu, đổ vào vỏ bầu mang đến từng nhà trong làng, dùng cành cây tre nhúng vào quả bầu đựng nước rồi quết lên chân cầu thang với ngụ ý xua đuổi, tẩy uế mọi rủi ro tai họa, mong giàng đừng bắt tội dân làng...
Thứ hai, các thành viên nam, nữ thuộc họ xa ("krung ktum gel"), tức là con cháu của một ông bà tổ, từ đời thứ bốn trở lên, tính theo đằng cha, cũng có thể lấy được nhau, nhưng phải làm một lễ cúng nhỏ tạ lỗi với tổ tiên. Khi đó họ sẽ không mắc vào tội loạn luân và không vi phạm luật tục.(đời thứ 5 mới lấy được)
Những trường hợp nam, nữ quan hệ tình cảm sâu nặng với nhau mà không đi đến hôn nhân, không làm thủ tục cưới hỏi thì làng thì bắt vạ một con dê, một con bò, hoặc một con gà. Trước thập niên 1960, trai gái chưa cưới xin có quan hệ với nhau lỡ có con, phải tiến hành lễ cúng thần trước khi trỉa lúa, vào khoảng đầu tháng 4, với lễ vật là một con dê và một con lợn. Người dân quan niệm các trường hợp vi phạm này đã làm ảnh hưởng đến thần đất, thần lúa nên buộc phải tiến hành lễ cúng phạt trước khi trỉa lúa nếu không dân làng sẽ mất mùa, đói kém. Vào ngày tổ chức nghi lễ, những con lợn, dê lễ vật được giết thịt lấy máu trộn với rượu. Cũng tương tự như những người mắc tội loạn luân, đôi trai gái phạm tội phải lần lượt mang thứ máu chộn rượu đó bôi vào chân từng chiếc cầu thang lên nhà trong làng, vừa bôi vừa xin lỗi mọi người xin đừng nhớ, xin bỏ qua chuyện cũ... Trong trường hợp người con gái có chửa mà không chịu khai ra bố của đứa trẻ thi cô ta sẽ phải chịu hình phạt một mình, từ trách nhiệm chuẩn bị lễ vật tới việc thực hiện các thủ tục trong lễ cúng. Trường hợp hai bên cùng nhau nhận lỗi thì chàng trai phải chịu trách nhiệm cao hơn. Không chỉ chuẩn bị lễ vật nộp phạt và thực hiện nghi lễ, người con trai còn phải cưới cô gái làm vợ và chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ nên người. Nếu đã bị phát hiện và thừa nhận là cha của đứa trẻ mà không cưới cô gái và không chịu chăm sóc đứa trẻ, ngoài việc nộp phạt cho làng, chàng trai còn phải đền cho cô gái một con bò. Trường hợp người con gái có quan hệ với nhiều người con trai, khi có thai, chàng trai có quan hệ với cô sau cùng phải đền nhiều hơn hoặc có thể chia thành các phần trách nhiệm đều nhau.
Theo phong tục truyền thống của người Ba Na làng Kon Rờ Bàng, những trường hợp chồng hay vợ chết sớm chưa được làm lễ bỏ mả, người goá có thể tái giá, nhưng trước đó phải tiến hành một lễ cúng với lễ vật gồm một ghè rượu, một con gà. Sau khi tiến hành nghi lễ, việc tái giá của người goá được dân làng đồng tình, ủng hộ. Vì vậy, nghi lễ này cũng có vai trò tương tự lễ bỏ mả. Tuy nhiên, đó là lễ bỏ mả sớm. Thời gian sớm nhất có thể thực hiện nghi lễ này là 3 năm sau khi người chồng hoặc người vợ mất đi. Trong trường hợp người goá có quan hệ trai, gái trước thời điểm này sẽ bị làng phạt một bò làm lễ cúng, vì tội vi phạm quy định hôn nhân. Sau khi người mẹ chết, nếu bố lấy vợ mới, con cái thường không ở với bố và mẹ kế mà về sống với ông bà nội. Chỉ khi ông bà nội cũng đã mất, không còn nơi nương tựa, con của người vợ trước mới ở chung với người vợ sau của bố. Trong trường hợp người đàn ông đang sống cùng vợ con, nhưng lại có quan hệ tình cảm sâu nặng với người phụ nữ khác, luật tục bắt buộc ông ta phải làm thủ tục li dị, bỏ người vợ trước mới có quyền cưới người vợ sau.
Về trai gái khi quen nhau nếu người con gái có bầu mà người trai không nhận thì người trai sẽ bị làng phạt vạ theo tục lệ mỗi làng để cúng ma làng như mỗ trâu mỗ lợn và vài ghè rượu mời chức sắc trong làng đến uống, nếu không sẽ bị đuổi khỏi làng...
Kinh tế.
Người Ba Na sinh sống nhờ nông nghiệp, chủ yếu là trồng rẫy. Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường có nuôi gia cầm, gia súc như trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó cũng được nuôi nhưng không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn giản, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán theo nguyên tắc hàng đổi hàng, xác định giá trị bằng gà, rìu, gùi thóc, lợn hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu, v.v...
Văn hoá.
Nhạc cụ đa dạng: cồng, chiêng kết cấu đa dạng, đàn: t'rưng, khinh khung, gôông, klông pút, kơni, kèn: tơ nốt, arơng, tơ tiếp... Nghệ thuật chạm khắc gỗ phát triển. Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các điệu múa trong những ngày hội hay các nghi lễ tôn giáo. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng nhà mồ v.v... mộc mạc, đơn sơ, nhưng tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.
Trang phục.
Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so với dân tộc Gia-rai hoặc Ê-đê. Tuy nhiên, nó khác nhau ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na dành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn một nửa áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn với các màu trắng đỏ), nền chàm còn lại của áo váy không đáng kể so với diện tích hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu, được thắt và buông thõng dài hai đầu sang hai bên hông. |
7,103 | 70067156 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7103 | Dụ ngôn Đứa con hoang đàng | Người cha nhân hậu (hoặc Người con hoang đàng) hoặc là một trong những dụ ngôn của Chúa Giêsu, được ký thuật trong Phúc âm Lu-ca 15: 11-32.
Chuyện kể về người con trai trở về sau khi tiêu xài hoang phí toàn bộ tài sản của mình. Cụm từ "Người con trai hoang đàng" ngày nay được sử dụng rộng rãi ám chỉ những người chưa trưởng thành không chịu sống theo các chuẩn mực mà cha mẹ họ muốn họ sống, nhằm giúp họ vững vàng bước chân vào đời.
Một góc nhìn.
Tuy câu chuyện thường được nhắc đến như là chuyện"Người con trai hoang đàng", tiêu đề này không được tìm thấy trong Tân Ước, nhìều nhà phê bình cho rằng câu chuyện nên được đặt tên"Người con đã mất", sẽ đồng bộ hơn khi được đặt vào chuỗi các dụ ngôn bao gồm Dụ ngôn Đồng bạc bị đánh mất và Dụ ngôn Chiên lạc mất. Các câu chuyện này được ký thuật ngay trước đó trong Phúc âm Lu-ca chương 15. Cả ba câu chuyện kể đều thuộc chủ đề về sự quan tâm của Thiên Chúa dành cho tội nhân chịu hối cải hơn là cho người công chính không hề sa ngã. Một số người khác cho rằng cần đổi tên tiêu đề thành"Chuyện về hai người con", tập chú vào vai trò của người con cả nhằm đả kích tính ganh tị và đầu óc hẹp hòi.
Đây là một trong những dụ ngôn được biết đến nhiều nhất của Chúa Giê-su, chỉ được chép lại trong Phúc âm Lu-ca, làm nổi bật thông điệp thần học của phúc âm này: Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện. Sự tha thứ dành cho người con không dựa trên công đức, vì từ đầu cho đến cuối câu chuyện, khó có thể tìm thấy bất cứ việc lành nào chàng trai đã làm. Chỉ cần hành động quay về trong hối cải là đủ cho tấm lòng bao dung của người cha vẫn hằng mong đợi con mình.
Đứa con hoang đàng là hình ảnh khá phổ biến trong các gia đình Cơ Đốc đương đại, khi những đứa con đến tuổi trưởng thành quyết liệt khước từ niềm tin truyền thống của gia đình, bất kể những nỗ lực của cha mẹ dìu dắt con cái họ từng bước lớn lên trong đức tin, cùng những lời cầu nguyện thấm đẫm tình yêu dành cho đứa con yêu dấu. Kiêu hãnh và mạnh mẽ, chàng trai tìm đến những vùng đất xa lạ, buông mình vào các cuộc phiêu lưu, và háo hức dò tìm các giá trị mới, cho đến khi ngã quỵ trước thất bại và tuyệt vọng. Khi ấy, đứa con hoang đàng mới nhận biết hơi ấm vòng tay ôm của người cha là quý biết bao!
Trong Nghệ thuật.
Âm nhạc.
Dụ ngôn Đứa con hoang đàng được nhắc đến trong bản dân ca Ái Nhĩ Lan "The Wild Rover", cũng xuất hiện trong "Prodigal Blues", một ca khúc được Billy Idol thể hiện, nói về cuộc đấu tranh của anh chống lại những cơn nghiện ma túy. Bono, ca sĩ của nhóm U2 cũng mượn ý tưởng từ dụ ngôn này để viết ca khúc "The First Time". Cũng từ hình ảnh đứa con hoang đàng, Dustin Kensrue viết "Please Come Home" cho album cùng tên phát hành năm 2007. Năm 1981, nhóm Iron Maiden thu âm ca khúc "Prodigal Son". Mục sư Robert Wilkins thuật lại dụ ngôn này trong ca khúc "Prodigal Son" được nhóm Rolling Stones "cover" cho album "Beggar’s Banquet" năm 1968. Nhóm Nashville Bluegrass thu âm Prodigal Son "a capella" theo âm điệu dòng nhạc phúc âm.
Văn chương.
Có lẽ tác phẩm văn học sâu sắc nhất gợi cảm hứng từ Dụ ngôn Đứa con hoang đàng là của nhà thần học người Hà Lan Henri Nouwen, quyển "The Return of the Prodigal Son, A Story of Homecoming" (1992), trong đó tác giả miêu tả cuộc hành trình tâm linh của ông phần nào tác động bởi lần thưởng thức họa phẩm "The Return of the Prodigal Son" của Rembrandt. Theo Nouwen, câu chuyện được thể hiện trong họa phẩm của Rembrandt miêu tả ba nhân vật: người em tức là đứa con hoang đàng; người anh đang giận dữ là người luôn tự hào về phẩm hạnh của mình; và người cha luôn yêu thương con. Nouwen cho rằng tất cả tín hữu Cơ Đốc – kể cả ông – luôn phải đấu tranh để được giải thoát khỏi những"sự yếu đuối"cố hữu thể hiện qua tính cách của hai anh em, hầu có thể trải nghiệm sự tăng trưởng tâm linh mà trở thành người cha hi sinh, sẵn sàng ban cho và sẵn lòng tha thứ. |
7,104 | 863807 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7104 | Tứ thư | Tứ Thư (四書 "Sì shū") là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:
Thông thường người ta hay nói là: Tứ Thư Ngũ Kinh, với Ngũ Kinh gồm 5 tác phẩm Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh Xuân Thu. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.
Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: "sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế" nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.
Tóm tắt nội dung.
Đại Học.
"Đại học" là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia. Xưa, người đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và được học sách này. Hai chữ "đại học" được nhà nho giải thích là "đại nhân chi học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân. Cách giải thích ấy phần nào hé lộ về nội dung, mục đích của bộ sách. Đại học vốn chỉ là một thiên trong sách "Lễ ký" ("Kinh Lễ" sau này), được Tăng Sâm - một học trò hạng trung của Khổng Tử chế hóa thành. Tuy nhiên, nó chỉ thuộc bộ "Tứ thư" vào thời Tống, với sự xuất hiện cuốn "Tứ thư tập chú" của Chu Hi. Trên đại quan, sách "Đại học" gồm 2 phần:
"Đại học" đưa ra ba cương lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm: Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng của chính mình), Tân dân (làm mới cho dân, ngụ ý sau khi tự sửa mình thành tựu lại đứng ra giúp người cải cách, bỏ xấu theo tốt) và Chỉ ư chí thiện (an trú ở nơi chí thiện). Ba cương lĩnh này được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm: cách vật (tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri (đạt tri thức về sự vật), thành ý (làm cho ý của mình thành thực), chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính), tu thân (tu sửa thân mình), tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị quốc (khiến cho nước được an trị), bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên bình).
Minh minh đức ứng với cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm và tu thân trong bát điều mục. Tân dân ứng với tề gia và trị quốc. Chỉ ư chí thiện tương ứng với bình thiên hạ. Bắt đầu từ chỗ làm sáng cái đức vốn sáng, vì có gốc gác tiên thiên của bản thân mình, lấy đó làm khởi điểm cho sự tu đức. Kết quả cuối cùng của quá trình này là làm cho toàn bộ thiên hạ được an trị, đó là cứu cánh của nó. Sự tu đức, được coi là phổ dụng cho tất cả mọi người.Đó là cái gọi là: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản"" (Nghĩa là: "từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự sửa mình làm gốc").
Sách "Đại học" dạy người ta cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi chính dĩ đức" của nho gia.
Trung Dung.
Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ. Tử Tư là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử.
Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Sách Trung Dung chia làm hai phần:
Cả hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.
Luận Ngữ.
Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.
Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Như có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách.
Trình Y Xuyên, một nhà Nho đời Tống nói:
Bởi vậy, khi đọc Luận Ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tường tận, càng suy nghĩ càng phát hiện được nhiều điều hay.
Trình Y Xuyên lại nói:
Tóm lại sách Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
Mạnh Tử.
Sách Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông như: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương v.v. ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như: học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu.
Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: "Tâm học" và "Chính trị học".
Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.
Trình Y Xuyên nói:
Tổng kết.
Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng hơn 2.000 năm, đã trải qua bao sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Hoa. Lần thì bị Tần Thủy Hoàng đốt, lần thì bị tiêu tan trong các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn "tam sao thất bản". Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh Nho tu chỉnh.
Đầu tiên là hai anh em họ Trình: Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107) hiệu là Y Xuyên, nghiên cứu, soạn tập và chú giải Tứ Thư và Ngũ Kinh. Sau đó Chu Hy (1130-1200) hiệu là Hối Am, bổ cứu và sắp đặt thành chương cú cho có thứ tự phân minh.
Ngày nay, có những bản sách Tứ Thư và Ngũ Kinh là do công lao của hai anh em Trình Hạo, Trình Di và của Chu Hy thời nhà Tống. |
7,105 | 895208 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7105 | Ngày Julius | Hôm nay
là ngày Julius
[]
Ngày Julius hoặc số ngày Julius (viết tắt theo tiếng Anh là JDN) là số ngày đã trôi qua kể từ 12 giờ trưa Giờ Greenwich (UT) của thứ hai, ngày 1 tháng 1, năm 4713 TCN trong lịch Julius đón trước (tức là 24 tháng 11, 4714 TCN trong lịch Gregory đón trước, cũng là ngày Julius 0).
Hệ thống ngày Julius thường được dùng trong thiên văn học để thống nhất mọi sự kiện thiên văn, miêu tả bởi nhiều hệ thống lịch khác nhau, vào một hệ thống ngày duy nhất.
Niên kỷ Julius.
Niên kỷ Julius (viết tắt theo tiếng Anh là JD) là số ngày Julius cộng với phần thập phân của ngày đã trôi qua kể từ 12 giờ trưa.
Trong khi số ngày Julius là số nguyên thì niên kỷ Julius là số thực, cộng thêm giờ, phút và giây, quy đổi ra phần thập phân của ngày.
Cách tính.
Số ngày Julius có thể tính bởi các công thức sau, sử dụng năm thiên văn (1 TCN là 0, 2 TCN là −1, 4713 TCN là −4712):
Chuyển một ngày trong lịch Gregory (giữa trưa) ra số ngày Julius:
Chuyển một ngày trong lịch Julius (giữa trưa) ra số ngày Julius:
Trong các công thức trên ["x"/"y"] là phần nguyên của phép chia "x"/"y".
Tính niên kỷ Julius, thêm giờ, phút, giây theo UT:
Ngày trong tuần có thể tìm thấy từ số ngày Julius bằng việc tìm số dư trong phép chia cho 7, với 0 nghĩa là thứ 2.
Lịch sử.
Số ngày Julius đã được dựa trên "chu kỳ Julius" đề xuất bởi Joseph Scaliger năm 1583, vào thời lịch Gregory mới xuất hiện:
Ngày khởi nguyên của chu kỳ này là lần cuối cùng cả ba chu kỳ ở năm đầu tiên — Scaliger chọn thời điểm khởi nguyên này vì nó xuất hiện sớm hơn mọi sự kiện lịch sử và thiên văn đã biết thời đó. Scailger chọn tên Julius vì nó hợp với tên lịch Julius đang sử dụng thời ông.
Trong quyển "Outlines of Astronomy", xuất bản lần đầu năm 1849, nhà thiên văn John Herschel đã viết:
Các nhà thiên văn đã chọn ngày Julius của Herschel vào cuối thế kỷ 19, nhưng chọn kinh tuyến Greenwich thay cho Alexandria, sau khi Greenwich được chọn làm kinh tuyến gốc bởi một hội nghị quốc tế năm 1884.
Ngày Julius bắt đầu vào giữa trưa vì vào thời Herschel đề xuất nó, các ngày trong thiên văn học đều bắt đầu vào giữa trưa. Việc chọn thời điểm giữa trưa để bắt đầu tính ngày đã có từ thời Ptolemy. Ông đã chọn giữa trưa vì Mặt Trời đi qua kinh tuyến của người quan sát luôn vào cùng thời điểm trong mọi ngày quanh năm, khác với thời điểm Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn có thể thay đổi tùy mùa đến vài giờ. Giữa đêm đã không được chọn vì nó đã không thể được tính chính xác nếu chỉ dùng đồng hồ nước. Hơn nữa, nếu ngày bắt đầu từ giữa trưa, các quan sát trong đêm có thể chỉ cần ghi vào một ngày, vì cả buổi đêm nằm gọn trong một ngày (các quan sát trong đêm của Ptolemy đều phải ghi hai ngày, theo ngày Ai Cập, bắt đầu từ rạng đông, và ngày Babylon, bắt đầu lúc hoàng hôn). Việc chọn mốc giữa trưa được dùng cho nhiều quan sát thiên văn đến tận năm 1925. |
7,107 | 142827 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7107 | Người đàn bà ngoại tình (Tân Ước) | Câu chuyện Người đàn bà ngoại tình ("Pericope Adulteræ") theo truyền thống là tên được đặt cho đoạn Phúc âm Gioan 7:53-8:11 . Đoạn văn ghi lại ý định ném đá một phụ nữ bị cáo buộc về tội ngoại tình của những người thuộc phái Pharisêu, và Chúa Giêsu nêu lên quan điểm về vụ việc này qua câu nói: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi."
Văn bản.
Theo bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ:
Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?" Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !"
Ý nghĩa.
Qua câu nói: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi" (Ga 8:7), Chúa Giê-su muốn hướng con người nhìn về tâm hồn mình, để họ nhận biết tội lỗi bản thân và ăn năn trước khi kết tội anh em đồng loại. Hơn nữa việc kết tội không thuộc quyền của con người mà là đặc quyền của Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thẩm quyền kết án con người. Khi con người kết án anh em mình là lúc họ đặt mình ngang quyền với Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng muôn vật.
Khi bàn về câu truyện này, thánh Augustinô dùng hai từ bằng tiếng La tinh là "Miseria" và "misericordia" (Khổ đau và lòng thương xót) bởi vì "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài mà được cứu độ" (Ga 3,17) và theo nghị quyết của Công đồng Vatican II: "Người Ki Tô hữu có bổn phận nặng nề, phải hợp tác với tất cả những người khác trong việc xây dựng một thế giới xứng đáng với nhân phẩm con người hơn" (Gaudiumet Spes, 57) .
Phóng tác.
Đoạn văn này thường được dùng trong các phóng tác phim về các Tin Mừng. Nhiều danh họa đã minh họa cho câu chuyện này, trong số đó có Giovanni Francesco Barbieri (Guercino), Pieter Bruegel il Vecchio, Antoine Caron, Lucas Cranach the Elder, Nicolas Poussin, Jacopo Tintoretto...
Đây cũng là nội dung của bài hát "Chuyện người đàn bà 2000 năm trước" của Song Ngọc, trong đó có những câu sau:
Nhạc sĩ Song Ngọc đã khéo léo dùng những chữ tương phản như "Thế giới hiền lương / ánh mắt cuồng căm" và đặt câu hỏi, có phải vì người đời giả dối, sợ phải đối mặt với tòa án lương tri với tội của chính mình nên đã lẵng lặng bỏ đi: "Vì người vô tội hay đời giả dối ? Thế giới giả nhân ? Chào thua ! Người ơi, Tình ơi ! Ai tội đồ ? Ai tỉnh ngộ ?...". Nhưng dù sao thì "cũng vậy thôi", và câu chuyện vẫn có kết thúc tốt đẹp và câu hỏi dành riêng cho lương tâm mỗi người. |
7,109 | 390197 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7109 | Các Mối phúc | Các Mối Phúc ("Beatitudes") hay Tám Mối Phúc thật là phần trọng tâm, được biết đến nhiều nhất và yêu thích nhất của Bài giảng trên núi, được ký thuật trong các sách Phúc âm Matthew và Phúc âm Luca. Trong đó, Chúa Giê-su miêu tả các phẩm chất của người được hưởng Nước Thiên đàng, tuần tự từng phẩm chất một. Được xem là các đặc điểm của người được Thiên Chúa chúc phúc, không nên xem xét các phước hạnh này theo tiêu chuẩn "trần thế", nhưng khi được nhìn xem từ quan điểm của thiên đàng, chúng thật sự là các chân phúc (mối phúc thật).
Các mối phúc, theo nguyên ngữ Hi văn, nên được hiểu là "niềm vui thoả tận đáy lòng mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống".
Các mối phúc đã sớm được trích dẫn trong Phụng vụ Thánh thiêng ("Divine Liturgy") của John Chrysostom, đến nay vẫn được xem là giáo nghi được yêu thích nhất của Giáo hội Chính thống Đông phương.
Trích dẫn các Tin mừng.
Trong khi Mat-thêu ghi lại "Tám mối phúc thật" thì Luca lại ghi lại "bốn chúc lành và bốn chúc dữ"
Mat-thêu 5.2-12.
Người mở miệng dạy họ rằng:
Luca 6.20-26.
Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói:
Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.
Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng.
Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười.
Phúc cho anh em khi vì Con người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.
Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói.
Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.
Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế. |
7,193 | 15735 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7193 | Panduranga | Panduranga (tiếng Hindi: पाण्डुराग / Pāṇḍuraṅga ; chữ Hán: 潘朧 / Phan-lung, 潘郎 / Phan-lang, 環王 / Hoàn-vương) là một tiểu quốc tồn tại trong giai đoạn 757 - 1832, tương ứng khu vực hiện nay là Ninh Thuận và Bình Thuận. Panduranga được biết đến là xứ Champa có cương vực rộng nhất và tồn tại sau cùng, khi vương quốc Chămpa bị người Việt triệt phá vào các năm 1471 và 1653.
Lịch sử.
Lịch sử Chăm Pa thời kỳ đầu qua các sử liệu và bia ký chỉ cho thấy những thông tin ở miền Bắc tại vùng Amaravati và Vijaya. Thông tin về các địa khu/tiểu quốc phía nam như Panduraga và Kauthara nhắc tới muộn hơn. Có những công trình nghiên cứu cho rằng trước khi hợp nhất vào Lâm Ấp, Panduranga là vùng lãnh thổ chư hầu của vương quốc Phù Nam.
Sau sự sụp đổ của các vương triều phía bắc trong thời kỳ Lâm Ấp, vào năm 757 một vương triều mới ở phía Nam lên nắm quyền kiểm soát toàn Chăm Pa, với kinh đô là Virapura, trong thời kỳ tiểu quốc Panduranga. Virapura nói riêng và Panduranga nói chung thực sự là trung tâm quyền lực của vương quốc, và đến năm 859 mới kết thúc vai trò trung tâm của mình đến thế kỷ 15. Tuy nhiên với thời gian, Panduranga lại trở thành nạn nhân của sự thịnh vượng, các thế lực lân bang liên tục tràn vào cướp phá. Trong suốt 21 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Panduranga, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng qua cao nguyên Langbian, đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá. Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara), không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp. Năm 859, một vương tôn có nhiều chiến công, tên là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Jaya Indravarman II. Quốc hiệu Campapura (đất nước của người Chăm -theo tiếng Phạn cổ) được Indravarman II chính thức sử dụng. Sử sách Trung Hoa phiên âm là "Changcheng" hoặc Chiêm Thành hoặc Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa.
Từ năm 1471, sau khi kinh đô Vijaya thất thủ trước Đại Việt, Chăm Pa mất các lãnh thổ miền bắc từ đèo Cù Mông trở ra. Người Chăm tập trung quay về khu vực phía Nam với vương quốc mới là Panduranga, từ lúc đó địa khu Panduranga lại trở thành trung tâm hành chính của người Chăm tới năm 1832 khi nhà Nguyễn xóa hẳn quy chế tự trị.
Triều đại.
Thời kỳ Hoàn Vương (757 - 859).
Hoàn Vương quốc ra đời sau một cuộc thay đổi quyền lực ở Lâm Ấp, vương quốc vốn tồn tại tại vùng này trước đó.
Năm 757, một tiểu vương ở phía nam Lâm Ấp nổi lên hạ bệ Bhadravarman II - nhà vua trẻ của Lâm Ấp vừa lên ngôi - rồi tự xưng vương, hiệu Prithi Indravarman, chấm dứt dòng Gangaraja phía bắc.
Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Chăm pa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Chăm trong thời kỳ này là Hoàn Vương quốc (tức vương quyền trở về quê cũ). Việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura (thành phố sư tử tức Trà Kiệu, Quảng Nam ngày nay) về Virapura.
Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía nam đưa lên lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm phía bắc; tiếng Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phụng; đạo Bà la môn được đông đảo người theo; đạo Phật nguyên thủy Thượng toạ bộ ("Theravada") phát triển mạnh trong dân gian; đền đài, dinh thự và chùa tháp được xây dựng lên khắp nơi, nhiều nhất là tại Khu Lật (Huế), Amavarati (Mỹ Sơn), Sinhapura (Trà Kiệu)... để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyên tắc tự trị của các tiểu vương quốc phía bắc vẫn được tôn trọng, vì không thấy di ảnh hay hình tượng nữ thần Bhagavati - vị thần bảo hộ Panduranga được Prithi Indravarman chọn làm "Bà Mẹ xứ sở" để dân chúng thờ phụng – trong các di tích khảo cổ trên lãnh thổ phía bắc.
Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (646-653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aia Trang (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà.
Prithi Indravarman là một quân vương tài giỏi, đất nước thái bình và rất phồn vinh. Sự giàu có của Hoàn Vương quốc hấp dẫn các vương quốc lân bang, đặc biệt là Srivijaya (Palembang), Malayu (Malaysia), Javadvipa (Java), Nagara Phatom (Thái Lan), Sriksetra (Miến Điện) và Angkor (Chân Lạp); họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp phá.
Năm 774, quân Nam Đảo (người Java và Mã Lai) từ ngoài khơi đổ bộ vào Kauthara và Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đã chống trả lại mãnh liệt nhưng bị chết trong đám loạn quân (sau này được dân chúng tôn thờ dưới pháp danh Rudraloka). Một bia ký đọc được ở tháp Po Nagar ghi "những người đen đủi và gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xác chết, lại có tính hung ác. Bọn người này đến cướp đi tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt phá đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn công này quân Nam Đảo cướp đi rất nhiều báu vật, trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng.
Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người cháu gọi ông bằng cậu tên là Cri Satyavarman được hoàng tộc tôn lên thay thế. Nhưng vừa lên ngôi, Satyavarman đã cùng hoàng tộc chạy lên miền bắc (Bình Định) lánh nạn. Tại đây, vua được cộng đồng người Chăm và người Thượng địa phương (Ba Na, Hrê) giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công quân Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Năm 786, Satyavarman mất (được dân chúng thờ phụng dưới pháp danh Isvaraloka), em trai út của ông được hoàng tộc đưa lên ngôi, hiệu Indravarman I(còn gọi là Nhân Đà La Bạt Ma) (786-801).
Hay tin Satyavarman chết, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại phía Tây thành Virapura (gần Phan Rang ngày nay). Quân Nam Đảo chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt theo nhiều phụ nữ cùng báu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Đến năm 799, Indravarman I mới đuổi được quân Nam Đảo ra khơi để kiến thiết lại xứ sở. Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Indravarman I dẹp yên được giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía Bắc), Indra (Đông Bắc), Agni (Đông), Yama (Đông Nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (Nam). Yakshas là những bộ lạc người Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer.
Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên thay, hiệu Harivarman I (Kha Lê Bạt Ma). Trong hai năm đầu tân vương dồn mọi nỗ lực xây dựng lại đất nước và phục hồi thế lực quân sự. Để nhận thêm sự ủng hộ của quần chúng, nhà vua sai tể tướng Senapati Pangro trùng tu lại tháp Po Nagar vào năm 817 và xây thêm hai tháp mới cạnh tháp chính, một ở hướng Nam và một ở hướng Tây Bắc để dân chúng đến chiêm bái tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đá hoa cương.
Sau những cố gắng vượt bực, Hoàn Vương quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định tấn công những quốc gia đã cướp bóc đất nước trước đó. Tháng 1 năm 803, quân Chăm tấn công châu Hoan (Tỷ Cảnh, nay là Nghệ An) và châu Ái (Hải Âm, nay là Thanh Hóa), mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng lúa gạo mang về từ miền bắc, thủy quân Hoàn Vương quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java và Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhà vua cho người lên miền núi mộ thêm binh sĩ. Với đạo quân này, hai lần (năm 803 và 817), Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn.
Để có thêm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I đem quân đánh chiếm châu Hoan và châu Ái lần nữa, nhưng bị thái thú Trương Châu đánh bại: 59 người trong hoàng tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tàu chiến và quân trang quân dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ xác tại trận. Qua năm sau, năm 809, Harivarman I tái chiếm châu Hoan và châu Ái một cách dễ dàng và mang về rất nhiều phẩm vật.
Con trai Harivarman I là tiểu vương đất Panduranga lên kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III (Thích Lợi Tì Kiên Đà Bạt Ma). Vì tân vương còn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi làm phụ chính. Viên tể tướng này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Kambujas (Campuchia ngày nay), do vua Jayavarman II cai trị, phá nhiều thành trì Khmer trên cao nguyên Đồng Nai thượng. Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên Po Nagar, Senapati Par cho xây thêm hai tháp mới về phía tây và tây nam, thời gian sau xây thêm ba tháp khác: một tại khu trung tâm thờ Sri Shambu, một phía Tây Bắc thờ Shandhaka và một phía Nam thờ Ganesha. Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga.
Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương quốc là một đất nước phồn thịnh, quân đội hùng mạnh. Một bia ký, tìm được tại tháp Po Nagar, miêu tả Vikrantavarman III như sau:
Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) miêu tả thêm: "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quý tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quý: "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai" hay "... quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...".
Thời kỳ 859 - 1471.
Thời kỳ này Panduranga được cai trị bởi các vua Chăm Pa từ Simhapura (Trà Kiệu) và Vijaya (Đồ Bàn). Panduranga nhiều lần bị đế chế Khmer xâm chiếm.
Po Klong Garai.
Là vua Chăm Pa có gốc Panduranga, ông cai trị trong khoảng 50 năm, Po Klong Garai đã có công lãnh đạo dân tộc Chăm đương cự với ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp, được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi.
Thời kỳ 1471 - 1692.
Sau khi bị Đại Việt chinh phục năm 1471, nhóm hoàng tộc Chăm từ Nam Bàn (từ Quảng Nam đến Đồ Bàn) do Bố Trì Trì là cháu của Trà Toàn chạy về Nam Chăm Pa lánh nạn và tranh chấp quyền bính với các dòng vương tôn địa phương tại Phan Rang (Virapura). Dân chúng địa phương được kêu gọi không thừa nhận dòng họ Bố Trì Tri (Jayavarman Mafoungnan) vì chỉ là cấp thừa hành của các tiên vương.
Dòng họ Bố Trì Tri không trị vì lâu. Năm 1478, Bố Trì Tri mất em là Koulai lên thay nhưng bị ám sát năm 1505. Con Koulai kế nghiệp và trị vì đến 1530 thì mất. Kể từ sau ngày đó con cháu dòng vương tôn Nam Bàn được hoàng triều và dân chúng tôn lên làm vua. Con Trà Toại, em của Trà Toàn vua cuối cùng của Vijaya, là hoàng thân Po Krut Drak được tôn lên làm vua kế nghiệp Chakou Poulo cai quản xứ Panduranga.
Thuận Thành trấn (1693 - 1832).
Trước sức ép nam tiến của người Việt, tới năm 1693 tướng Nguyễn Hữu Cảnh đã tấn công và sáp nhập vùng đất cuối cùng của chính quyền Chăm Pa vào lãnh thổ xứ Đàng Trong, tuy nhiên từ năm 1693-1697 người Chăm đã kháng cự mãnh liệt đồng thời chính quyền Đàng Trong cũng muốn dành nguồn lực cho việc chinh phạt Chân Lạp nên tới năm 1697 đã trả lại quyền hành cho các vua người Chăm, nhưng đổi tên trong văn bản thành Trấn Thuận Thành, hay Thuận Thành trấn. Trấn Thuận Thành là một lãnh thổ tự trị và đồng thời là chư hầu của chính quyền Đàng Trong. Kinh đô đặt ở Băl Canar, nay thuộc tỉnh Bình Thuận.
Trong chiến tranh Tây Sơn, Thuận Thành trấn là chiến trường nơi tranh chấp giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Từ năm 1794, đất Panduranga được xem như một tiền đồn của chúa Nguyễn nhằm ngăn bước tiến của quân Tây Sơn vào đất Gia Định - thủ phủ của quân Nguyễn bấy giờ.
Tuy nhiên từ năm 1828-1832, chính quyền Chăm Pa ở đây nằm dưới sự bảo hộ của tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt. Sau khi Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng đã xóa bỏ chế độ tự trị của người Chăm và thành lập tỉnh Bình Thuận. Chính quyền cuối cùng của Thuận Thành trấn nói riêng, và Chăm Pa nói chung, kết thúc từ đấy. Vương quốc Chămpa không còn tồn tại nữa sau năm 1832.
Đặc trưng.
Panduranga cùng với Kauthara là hai địa khu của bộ tộc Cau sinh sống, một trong hai bộ tộc chính hình thành nên người Chăm sau này, tại Panduranga sớm hình thành các đô thị ven biển mà người chăm vốn lành nghề về hàng hải. Các đô thị vẫn còn tồn tại đến ngày nay tại Việt Nam với các tên gọi chuyển sang Hán Việt như: Parang thành Phan Rang, Panrik thành Phan Rí, Pajai thành Phan Thiết. Các công trình kiến trúc về tôn giáo như các tháp Chăm được xây dựng liên tục qua các thời kỳ, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 17. Các tháp Po Nagar (ở thế kỷ 8), tháp Hòa Lai, tháp Phú Hài, tháp Po Dam (thế kỷ 9), tháp Po Klaung Garai (thế kỷ 13), tháp Po Rome (thế kỷ 17).
Panduranga là địa khu cuối cùng của người Chăm trước khi bị sáp nhập hoàn toàn vào Việt Nam năm 1832. Vì thế hiện nay, số lượng người Chăm tập trung và sinh sống ở đây nhiều nhất nước. Các khu vực đông người Chăm sống là các làng ở Phan Rang, Ninh Phước, Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận các làng ở Bắc Bình, Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Hiện nay người Chăm ở đây đang còn khoảng 100.000 người và vẫn giữ lại được các tập tục cổ xưa. |
7,195 | 69646757 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7195 | Chế Bồng Nga | Po Binasuor hay còn được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi Chế Bồng Nga (Hán-Việt: 制蓬峩, ? - 23 tháng 1 năm 1390 ÂL), theo cách gọi của người Ê Đê và Giarai tại vùng Tây Nguyên là R'čăm B'nga ("Anak Orang Cham Bunga", nghĩa là "Bông hoa ánh sáng của người Champa") Bhinethuor, Che Bunga hay A Đáp A Giả (chữ Hán: 阿荅阿者, "Ngo-ta Ngo-che") trong các tài liệu Trung Hoa, là tên hiệu của vị vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 (tức là vị vua đời thứ 39) của nhà nước Chiêm Thành. Là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.
Trong giai đoạn 1367–1389, ông từng 12 lần đưa quân Bắc phạt Đại Việt nhằm tái chiếm các vùng đất Châu Ô và Châu Lý vốn được chuyển giao sang chính quyền Đại Việt trong thời gian cai trị của vua Chế Mân. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông dẫn đại quân phản công vào đất Chiêm. Chế Bồng Nga nhử quân Đại Việt đến thành Đồ Bàn, rồi đổ phục binh ra giết vua Trần Duệ Tông cùng phần lớn quân Việt. Thắng lợi này khiến triều đình Đại Việt khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là thượng hoàng Trần Nghệ Tông, các vua Trần sau Duệ Tông, và bình chương Lê Quý Ly bỏ kinh thành chạy dài. Trong cuộc chiến này, ông đã có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long.
Năm 1390, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa. Chế Bồng Nga được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.
Sự nghiệp.
Chế Bồng Nga là con trai út của vua Chế A Năng với húy Zainal Abidin. Sau khi Chế A Năng chết, con rể là Trà Hòa giành được ngôi vua. Sau khi vua Trà Hòa mất, Chế Bồng Nga được quần thần tôn làm kế vương.
Đánh Đại Việt.
Sau khi lên ngôi được một thời gian, Chế Bồng Nga nhận thấy quân đội nhà Trần không còn hùng mạnh như trước nên có ý muốn đưa quân Bắc phạt. Năm 1361, Chế Bồng Nga đem quân đi theo đường biển tiến đánh cửa biển Dĩ Lý (thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay) khiến quan quân Đại Việt phải bỏ chạy. Quân Chiêm cướp phá và tàn sát dân chúng rồi quay trở ra biển. Vua Trần Dụ Tông lập tức ra lệnh cho phòng thủ. Đến năm sau, người Chăm lại sang quấy phá Hóa châu, đốt cháy nhiều nhà cửa. Vua Trần sai Đỗ Tử Bình đem binh chống giữ, củng cố và tái tổ chức các binh đội vùng Thuận Hóa.
Vào năm 1365, nhân dịp nam nữ vui chơi ngày xuân Ất Tị, người Chăm đã phục kích sẵn ở các vùng đồi núi chung quanh bất ngờ xông ra bắt cóc đám thanh niên này rồi chạy mất. Một năm sau, người Chăm tiếp tục sử dụng chiêu thức cũ nhưng tướng Trần Phạm A Song đã dự phòng trước nên phản công đánh đuổi được. Tháng giêng năm 1368, Trần Dụ Tông cử Trần Thế Hưng làm Thống quân hành khiển đồng tri, Đỗ Tử Bình làm phó, mang quân đi bình Chiêm Thành. Tháng 4 ÂL năm 1368, quân Trần tiến vào Chiêm Động (vùng Quảng Nam). Quân Chiêm đặt phục binh, quân Trần rơi vào chỗ phục kích, bị thua trận. Trần Thế Hưng bị bắt, Đỗ Tử Bình chạy thoát, mang tàn quân chạy về nước. Nhận thấy binh lực nhà Trần ngày càng sa sút, Chế Bồng Nga mới sai Mục Bà Ma đi sứ sang đòi lại đất Hóa châu nhưng không thành.
Xưng thần với nhà Minh.
Cũng trong năm đó, bên Trung Hoa, Chu Nguyên Chương đánh đuổi được người Mông Cổ lập nên nhà Minh, xưng đế niên hiệu Hồng Vũ, đặt kinh đô ở Nam Kinh. Chế Bồng Nga sai sứ là Hổ Đô Man sang mừng đem voi, hổ và các sản vật tiến cống. Vua Minh sai Ngô Dụng, Nhan Tông Lỗ, Dương Tải đưa tiễn sứ thần Chiêm về nước, phong Chế Bồng Nga làm Chiêm Thành quốc vương, ban ấn tín, một quyển lịch Đại Thống và 50 tấm lụa thêu vàng. Trong sắc thư gửi Chiêm vương có viết:
Từ đó người Chăm hàng năm mang cống phẩm sang Trung Quốc, được vua nhà Minh cho người sang tế sơn xuyên và giám khảo các kỳ thi. Cũng vào thời đó, biển Đông có rất nhiều hải khấu hoành hành ở biển Đông, sử Minh gọi là "Nuỵ khấu" hay "Uy khấu" (Giặc Nuỵ). "Minh thực lục" có ghi lại: Chế Bồng Nga đem binh thuyền ra đánh chìm và cướp về hai mươi thuyền chở 31 tấn gỗ quí, liền cho người đưa sang tiến cống nhà Minh khiến vua Minh rất hài lòng, ban thưởng hậu hĩ.
Chiếm Thăng Long lần 1 (1371).
Năm 1371, triều đình nhà Trần xảy ra nội loạn, hoàng tử Trần Phủ (tức sau này là vua Trần Nghệ Tông) lật đổ được Dương Nhật Lễ và giành lại ngôi báu. Mẹ của Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga đánh Đại Việt trả thù và báo cáo tình hình biên giới và sự suy yếu của nhà Trần. Được dịp, vào tháng 3 năm 1371 ÂL, Chế Bồng Nga tập trung chiến thuyền tiến vào cửa Đại An tấn công Đại Việt. Quân Chiêm vào đến Thái Tô, huyện Thọ Xương. Quân Trần chống cự không nổi. Theo sử thuật lại, ông đi thẳng vào Thăng Long "như đi vào chỗ không người", không nơi nào có quân chống giữ. Vua Nghệ Tông bỏ chạy khỏi kinh đô khiến quân Chiêm vào Thăng Long lấy hết vàng bạc châu báu, bắt cả đàn bà trẻ con rồi đốt sạch cung điện, sách vở. Tháng 3 nhuận năm 1371, Chế Bồng Nga mang quân ra đánh. Quân Chiêm vượt biển đánh vào cửa Đại An, tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long. Ngày 27 tháng 3 ÂL, quân Chiêm tiến vào Thăng Long, cướp phá cung điện, bắt phụ nữ, lấy của cải ngọc lụa mang về.
Năm sau, vua Chiêm dâng biểu viết trên vàng lá, dài hơn 1 xích, bề ngang 5 thốn, lên vua Minh đế kể tội Đại Việt, trong đó có câu:
Tuy nhiên, theo sử Việt, đây là một sự vu cáo, vì nhà Trần không hề động binh trong thời kỳ này, và chủ đích của Chế Bồng Nga là cốt sao nhà Minh để yên cho người Chiêm Thành cứ ngang nhiên lộng hành cướp bóc. Chu Nguyên Chương sau đó đã xuống chiếu bắt hai nước không được gây sự chiến tranh và đồng ý cho người Chăm được sang "du học" về quân sự tại Phúc Kiến.
Đánh bại nhà Trần, giết Trần Duệ Tông.
Năm 1376, Chế Bồng Nga lại một lần nữa mang quân bắc tiến. Vua Trần là Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình dẫn quân đi đánh. Chế Bồng Nga sai người sang xin dâng 10 mâm vàng xin giảng hòa. Nhưng Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Vua Trần nổi giận, mới chuẩn bị quân mã để nam tiến. Tháng 1 ÂL năm 1377, quân Trần dẫn quân đi dọc theo bờ biển, tiến đến Cầu Đá ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng, nói với Trần Duệ Tông rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn. Vua Trần mắc mưu, liền thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm tứ phía phục binh đổ ra đánh, chia cắt quân Trần ra từng đoạn khiền quân Trần đại bại, mười phần chết đến bảy, tám phần. Vua Trần bị hãm trong vòng vây, bị trúng phải tên mà chết. Một hoàng thân nhà Trần là Ngự Câu vương Trần Húc đã ra đầu hàng quân Chiêm.
Chiếm Thăng Long lần 2 và 3 (1378).
Chế Bồng Nga thừa thế thắng, đem quân đánh đuổi đến tận Thanh Nghệ, đánh tan quân nhà Trần rồi vào kinh đô cướp phá suốt một ngày. Đến khi ra khơi quay về nhà, chiến thuyền của Chiêm Thành bị bão đắm mất nhiều nhưng những đồ cướp được cũng đủ để tiến cống nhà Minh trong năm đó. Chế Bồng Nga lại gả con gái cho Ngự Câu vương Trần Húc rồi tháng 5 năm 1378 đưa y về Nghệ An phong làm trấn thủ và tiếm xưng vương hiệu. Đến tháng 6, Chế Bồng Nga lại đem binh vượt sông Đại Hoàng đánh tan quân của Đỗ Tử Bình, chiếm lấy kinh đô Thăng Long hạ nhục quân Bắc bằng cách bắt quan kinh doãn là Lê Giốc phải sụp lạy nhưng Lê Giốc không chịu nên ông đã cho người giết chết. Lần này quân Chiêm lại cướp bóc được rất nhiều. Vua Nghệ Tông chỉ còn nước đem các vàng bạc châu báu giấu trong núi Thiên Kiến và động Khả Lăng.
Chinh phạt Nghệ An - Thanh Hóa.
Năm 1380, Chế Bồng Nga lại một lần nữa đem quân bắc phạt, ông cho tuyển binh ngay tại vùng Tân Bình và Thuận Hóa, rồi sau đó đã đánh chiếm Nghệ An vào tháng 3, chiếm Thanh Hóa vào tháng 4. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly, Đỗ Tử Bình đem quân đón đánh quân Chiêm khiến Chế Bồng Nga phải rút quân về. Tuy Chế Bồng Nga bị thua nhưng ở thời kỳ này các châu Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình vẫn thuộc về người Chăm, còn quan quân nhà Trần thì sợ người Chiêm, đến bài vị, thần tượng của các bậc tiên vương ở các lăng Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương cũng phải đem giấu đi vì sợ bị phá.
Chiếm Thăng Long lần 4 (1383).
Giữa năm 1383, Chế Bồng Nga lại đích thân dẫn quân Bắc phạt. Lê Quý Đôn mô tả:...""vua ra vào Việt Nam như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kinh hoàng"." Chế Bồng Nga chiếm giữ Thăng Long, đến năm 1383. Chế Bồng Nga trước đó đã tiến cống hậu hĩ hàng năm cho nhà Minh, nên vua Minh làm ngơ, không can thiệp. Đến năm 1386, Minh Thái Tổ hạ chiếu viết thư cho Trần Nghệ Tông cho hay sắp đem quân bình định Chiêm Thành và ra lệnh cho Đại Việt sửa soạn 100 thớt voi cùng các trạm lương thực suốt từ Vân Nam tới Nghệ An. Nhà Trần không lấy gì làm phấn khởi trước đề nghị này, lại sợ quân Minh có ý đồ xâm chiếm nước ta nên vội vàng thoái thác. Cùng năm đó, vua Minh cho sứ giả đưa con trai Chế Bồng Nga sau khi ông này sang tiến cống 54 thớt voi về nước. Năm sau người Chăm lại đem cống 51 con voi, trầm hương và sừng tê và được tiếp đãi rất trọng thể.
Bắc phạt lần 5.
Năm 1389, Chế Bồng Nga lại đưa quân sang đánh Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly cầm quân chống giặc. Lê Quý Ly nghênh địch hơn 20 ngày, kéo hết thuyền lên bờ để đợi. Chế Bồng Nga đóng ở thượng nguồn sông Lương, cho đắp đập ngăn sông ở phía thượng lưu và đóng cọc dày đặc để chống cự. Sau đó, ông bố trí tượng binh và bộ binh mai phục, rồi giả vờ bỏ đi, Lê Quý Ly mắc mưu đem quân truy kích không ngờ bị trúng kế. Chế Bồng Nga hạ lệnh cho phá đập nước, cho voi trận xông ra đánh. Quân Trần bị thiệt hại nặng nề, tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí bị bắt sống, nhiều tướng chết trận. Lê Quý Ly để tuỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự cùng với Nguyễn Đa Phương chỉ huy quân Thánh Dực còn mình thì trốn về kinh đô. Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh biết thế yếu không chống cự nổi cũng rút quân về. Chế Bồng Nga đuổi theo đến Hoàng giang, Nghệ Tông sai đô tướng là Trần Khát Chân đem binh chống giữ. Vua tôi nhà Trần ôm nhau khóc mà từ biệt đủ biết là họ đã khiếp sợ đến chừng nào. Trần Khát Chân kéo quân đến Hoàng giang, thấy nơi đây không thể bố trận, mới đem quân đóng ở sông Hải Triều.
Cái chết.
Đến tháng 1 năm 1390, Chế Bồng Nga đem hơn 100 chiến thuyền đến thị sát trên sông Hải Triều. Hoàng đệ là Trần Nguyên Diệu đem quân bản bộ ra hàng vua Chiêm với hy vọng được người Chăm đưa lên làm vua. Cùng lúc đó, một nhà sư là Phạm Sư Ôn nổi lên đánh chiếm kinh đô, thượng hoàng và vua phải bỏ kinh đô mà chạy, cho triệu tướng Hoàng Thế Phương đang đóng ở Hoàng giang ra cứu. Không may cho Chế Bồng Nga, một tiểu tướng của ông tên là Bỉ Lậu Kê vì sợ tội đã ra hàng quân Trần, báo cho Trần Khát Chân biết là thuyền ngự của vua Chiêm sơn màu xanh lục. Khi mấy trăm chiến thuyền của Chế Bồng Nga và Nguyên Diệu kéo tới, Khát Chân cho tập trung súng bắn xối xả vào chiếc thuyền ngự, Chế Bồng Nga bị trúng đạn chết. Trần Nguyên Diệu liền chặt thủ cấp vua Chiêm rồi chèo thuyền trở về bên quân Trần. Quân Chiêm thấy chủ tướng đã tử trận vội vàng chạy về Hoàng giang hợp với phó tướng của Chế Bồng Nga là La Ngai. Viên đại đội phó trong đội quân Long Tiệp là Phạm Nhữ Lặc và người đầu ngũ là Dương Ngang giết Nguyên Diệu, cướp lấy thủ cấp Bồng Nga đem dâng nộp. Trần Khát Chân sai bỏ vào hòm, cho phi ngựa đem đến hành tại ở Bình Than, tâu việc đánh được giặc. Sử kể rằng khi đầu Chế Bồng Nga được phó tướng Phạm Như Lạt đem vào trình giữa canh ba, thượng hoàng Nghệ Tông hoảng hốt nhỏm dậy tưởng mình đã bị vây bắt. Đến khi nghe được tin thắng trận, Nghệ Tông liền cho gọi các quan đến để xem cho kĩ. Các quan mặc triều phục, đến và hô ""Vạn tuế" !". Nghệ Tông nói:
Hậu Chế Bồng Nga.
Bị đánh bại năm 1390, tướng La Ngai chiếm được xác Chế Bồng Nga đem đi hỏa táng, rồi thu quân về nước. La Ngai thu thập tàn quân rút về nước đi bộ men theo đường núi không dám rút bằng đường thủy. Sau khi quay trở về Đồ Bàn, La Ngai tiếm xưng vương hiệu và chịu triều cống nhà Trần trở lại. Năm 1391, La Ngai sai sứ sang xin nhà Minh thừa nhận nhưng Minh Thái Tổ nói với các quan bộ Lễ rằng: "Đây do viên quan soán nghịch! Đồ tiến cống đừng nhận. Trước đây viên quan Chiêm Thành là Các Thắng giết Vương nước này tự lập, nên cự tuyệt."
Chính sách cai trị khắt khe của La Ngai gây bất mãn trong nước. Vây cánh của Chế Bồng Nga đều bị La Ngai thay bằng những tướng sĩ thân tín, con trai của Chế Bồng Nga tên Chế Ma Nô Dã Na cùng em là Chế San Nô sợ bị ám hại đã chạy qua Đại Việt xin tị nạn. Cả hai được nhà Trần phong tước Hiệu chính hầu. Năm 1397, một hoàng thân tên Chế Đà Biệt, em là Mộ Hoa, con là Gia Diếp cùng toàn thể gia quyến sang Đại Việt tị nạn. Chế Đà Biệt được Hồ Quý Ly giao trọng trách bảo vệ biên giới phía nam của Đại Việt đề phòng những cuộc tấn công mới của quân Chiêm Thành. Năm 1400, La Ngai mất, con là Ba Đích Lại lên ngôi.Mãi đến năm 1413, Ba Đích Lại mới được nhà Minh tấn phong.
Các vùng đất dưới ảnh hưởng Chiêm Thành đều được Hồ Quý Ly thu hồi sau cái chết của Chế Bồng Nga. Lê Quý Ly đã tấn công vào vùng đất Cổ Lũy, Quảng Ngãi, ngày nay. Theo "Biên Niên Sử Hoàng gia Chăm" (1835), Thủ đô Bal Angwei đã thất thủ vào năm 1397 và dân tị nạn đổ vào Bal Panrang. Sau trận chiến năm 1400 một bộ phận nhà nước Chiêm Thành được khôi phục (vương triều Vijaya). Sau khi Lê Lợi đuổi quân Minh ra khỏi, vương triều Panrang cũng được khôi phục năm 1433. Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương triều Panrang đã thừa kế vương quốc Chiêm Thành cho đến năm 1832.
Nhận định.
Về Chế Bồng Nga, nhiều ý kiến thừa nhận là một ông vua anh hùng ít có của Chiêm Thành. Nhưng theo Trần Xuân Sinh, vua Chiêm cũng chỉ có tài của tướng cướp dữ tợn. Chế Bồng Nga dùng binh đi chinh chiến liên miên nhiều năm khiến nhân lực Chiêm Thành bị tổn thất nặng. Không đòi lại đất đai bị mất để kiến thiết lại, bốn lần tiến vào Thăng Long, vua Chiêm chỉ cướp phá, vơ vét và vội vã rút về, không lần nào ở lâu. Chế Bồng Nga không phải ông vua anh hùng chấn hưng, mở mang đất nước.
Nhà Hán học người Pháp Georges Maspero trong cuốn "Le royaume de Champa" ("Vương quốc Champa") đã xem giai đoạn 1360"–"1390 dưới triều Chế Bồng Nga là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa. Các sử gia người Việt như Ngô Sĩ Liên hay Ngô Thì Sĩ cũng phải gián tiếp thừa nhận tài năng của Chế Bồng Nga khi những cải cách của ông đã biến một nước Chăm đã suy yếu có thể quật khởi và đe doạ sự tồn vong của Đại Việt. Trần Trọng Kim ghi rằng:
"Vả bấy giờ ở nước Nam ta, vua Dụ-tông chỉ lo việc hoang-chơi, không tưởng gì đến việc Võ-bị; mà ở bên Chiêm thành thì có Chế Bồng Nga là một ông vua anh-hùng, có ý đánh An-nam để rửa những thù trước. Vậy cho nên hết sức tập trận, luyện binh; bắt quân lính phải chịu khó-nhọc cho quen, dàn trận voi cho tiện đường lui tới: thắng thì cho voi đi trước để xông-đột, bại thì cho voi đi sau để ngăn giữ quân nghịch. Nhờ cách xếp đặt có thứ-tự, dụng binh có kỷ-luật như thế, cho nên quân Chiêm-thành từ đó mạnh lắm, sau đánh phá thành Thăng-long mấy lần, làm cho vua tôi nhà Trần phải kính-sợ mấy phen."
Gia quyến.
Chế Bồng Nga có hậu duệ gồm 3 người được ghi lại trong sử: Người thứ nhất là Chế Ma Nô Đà Nan, sang đầu hàng Đại Việt năm 1390 khi bị La Ngai giành ngôi. Người thứ 2 là Chế Sơn Na, sang đầu hàng Đại Việt năm 1390 cùng anh trai.. Ông còn một con gái không rõ tên, được gả năm 1377 cho Ngự Câu Vương Trần Húc. |
7,210 | 69667676 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7210 | Giải Vô địch Wimbledon | Giải Wimbledon (tiếng Anh: "The Championships Wimbledon") là giải đấu quần vợt lâu đời và có uy tín nhất trên thế giới. Giải được tổ chức tại All England Club ở Wimbledon, Luân Đôn kể từ năm 1877.
Wimbledon là một trong bốn giải Grand Slam cũng với Úc mở rộng, Pháp Mở rộng, và Mỹ Mở rộng. Kể từ khi giải Úc Mở rộng chuyển sang mặt sân cứng vào năm 1988, Wimbledon là giải đấu lớn duy nhất tổ chức trên sân cỏ.
Giải diễn ra trong hơn hai tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7, mà tâm điểm của sự chú ý là các trận chung kết đơn nữ và đơn nam, lần lượt được tổ chức vào các ngày thứ bảy và chủ nhật thứ hai của tháng 7. Năm nội dung dành cho các tay vợt trưởng thành, cùng các nội dung trẻ và nội dung khách mời được tổ chức đều đặn hàng năm. Wimbledon gây chú ý nhờ truyền thống về trang phục cũng như việc không đặt các biển quảng cáo quanh sân. Vào năm 2009, Sân Trung tâm của Wimbledon được lắp thêm mái vòm kéo để việc che mưa qua đó tiết kiệm được thời gian.
Lịch sử.
All England Lawn Tennis and Croquet Club ("Câu lạc bộ croquet và quần vợt sân cỏ toàn Anh"') là một câu lạc bộ tư nhân được thành lập vào ngày 23 tháng 7 năm 1868, ban đầu có tên là "The All England Croquet Club" ("Câu lạc bộ croquet toàn Anh"). Sân đầu tiên của câu lạc bộ nằm gần đường Worple Road, Wimbledon. Vào năm 1876, quần vợt sân cỏ, trò chơi được Thiếu tá Walter Clopton Wingfield khởi phát khoảng một năm trước đó và ban đầu có tên là "Sphairistikè", được bổ sung vào chương trình hoạt động của câu lạc bộ. Mùa xuân năm 1877, câu lạc bộ được đổi tên là "The All England Croquet and Lawn Tennis Club" và đánh dấu cột mốc này bằng việc tổ chức Giải vô địch Quần vợt sân cỏ đầu tiên. Một bộ luật mới, thay thế cho bộ luật do Marylebone CC quản lý, được soạn ra để phục vụ cho sự kiện. Luật lệ ngày nay gần như tương tự ngoại trừ các chi tiết như chiều cao lưới và các cột cũng như khoảng cách từ đường biên giao bóng tới lưới.
Giải đầu tiên, Giải quần vợt Wimbledon 1877, khai mạc ngày 9 tháng 7 năm 1877. Nội dung đơn nam là nội dung duy nhất được tổ chức và người chiến thắng là Spencer Gore, một cựu tay vợt môn rackets của trường Harrow School, trong số 22 tay vợt tham gia. Khoảng 200 quan khách đã trả mỗi người một shilling để xem trận chung kết.
Các sân được sắp xếp sao cho sân đấu chính nằm ở chính giữa, do đó sân chính có tên là "Centre Court". Cái tên này được giữ nguyên khi câu lạc bộ chuyển tới địa điểm như ngày nay trên đường Church Road vào năm 1922 mặc dù không còn ở vị trí trung tâm nữa. Tuy nhiên vào năm 1980, bốn sân mới được đưa vào hoạt động ở phía bắc của sân, có nghĩa là Centre Court trở lại với vị trí giống như tên gọi của sân. Việc Mở cửa Sân số 1 vào năm 1997 lại càng nhấn mạnh thêm điều này.
Cho tới năm 1882, quần vợt hoạt động chủ yếu ở câu lạc bộ, đo đó vào năm này từ "croquet" bị loại khỏi tên của câu lạc bộ. Tuy nhiên vì lý do tình cảm nên từ này được phục hồi lại vào năm 1899.
Vào năm 1884, câu lạc bộ bổ sung thêm các nội dung đơn nữ và đôi nam. Các cuộc thi đấu đôi nữ và đôi nam nữ được thêm vào năm 1913. Cho đến năm 1922, chỉ phải chơi duy nhất trận chung kết với đối thủ xuất sắc nhất tại vòng ngoài. Giống như ba giải Major hay Grand Slam còn lại, chỉ các tay vợt nghiệp dư hàng đầu mới được dự tranh, các vận động viên chuyên nghiệp không được dự. Tuy nhiên điều này bị phá bỏ vào năm 1968 khi kỷ nguyên mở ra đời. Kể từ khi Fred Perry vô địch đơn nam năm 1936 thì phải tới năm 2013 Andy Murray mới là người Vương quốc Anh tiếp theo vô địch nội dung này. Trong khi đó cũng chưa từng có tay vợt Vương quốc Liên hiệp Anh nào vô địch đơn nữ kể từ thời của Virginia Wade vào năm 1977, mặc dù Annabel Croft và Laura Robson lần lượt giành chức vô địch đơn nữ trẻ năm 1984 và 2008. Giải được truyền hình lần đầu tiên năm 1937.
Mặc dù tên chính thức của giải là "The Championships, Wimbledon", thì giải còn có thể được nhắc đến với các tên như "The All England Lawn Tennis Championships", "The Wimbledon Championships" hay chỉ đơn giản là "Wimbledon". Từ năm 1912 tới 1924, giải được International Lawn Tennis Federation công nhận với cái tên "World Grass Court Championships".
Các nội dung.
Wimbledon gồm năm nội dung chính, năm nội dung trẻ và năm nội dung khách mời.
Các nội dung chính.
Các nội dung chính, cùng số tay vợt (hoặc cặp vận động viên đối với đánh đôi) gồm:
Các nội dung trẻ.
Không có nội dung đôi nam nữ trẻ.
Các nội dung khách mời.
Từ năm 2016 ban tổ chức bổ sung thêm nội dung đơn xe lăn.
Thể thức thi đấu.
Tại nội dung đơn nam và đôi nam, bên nào thắng ba set trước sẽ thắng trận đấu; trong khi các nội dung khác trận đấu kết thúc khi có người thắng hai set. Loạt tiebreak sẽ diễn ra nếu tỉ số của set đấu là 6–6. Kể từ năm 2019, set cuối cùng sẽ có loạt tiebreak khi tỉ số là 12-12.
Tất cả các nội dung đều thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, ngoại trừ các nội dung đôi nam, nữ và nam lớn tuổi khách mời thi đấu theo thể thức loại trực tiếp.
Trước năm 1922, nhà vô địch của giải năm trước (ngoại từ nội dung đôi nữ và đôi nam nữ) được đặc cách vào thẳng trận chung kết (khi đó gọi là vòng thách đấu). Điều này giúp nhiều tay vợt bảo vệ danh hiệu trong nhiều năm liền, do họ được nghỉ ngơi còn các đối thủ phải thi đấu từ các vòng ngoài. Kể từ năm 1922, các đương kim vô địch buộc phải thi đấu tất cả các vòng chính giống như các đấu thủ khác.
Các vận động viên và cách phân hạt giống.
Cả hai nội dung đơn nam và đơn nữ bao gồm 128 vận động viên. Kể từ mùa giải 2001 trứoc khi các giải đấu bắt đầu ban tổ chức công bố 32 hạt giống đơn nam và đơn nữ, 16 cặp hạt giống ở mỗi nội dung đôi. Hệ thống xếp hạng hạt giống được bắt đầu từ Giải quần vợt Wimbledon 1924. Ở thời điểm đó việc phân hạt giống cho phép các quốc gia có 4 vận động viên của nước đó ở bốn nhánh đấu riêng. Hệ thống này được thay thế từ Giải quần vợt Wimbledon 1927 và kể từ đó các tay vợt được xếp hạng hạt giống theo thứ hạng. Hai hạt giống số một đầu tiên là René Lacoste và Helen Wills.
Ủy ban điều hành ("Committee of Management") sẽ quyết định những tay vợt nào được nhận wildcard. Thông thường, wild card sẽ là các vận động vien có thành tích tốt ở các giải trước hoặc thu hút sự chú ý của công chúng nếu tham dự Wimbledon. Wild card duy nhất từng vô địch đơn nam là Goran Ivanišević vào năm 2001. Các vận động viên và các cặp không có thức hạng đủ cao hay không được trao wild card phải thi đấu ở vòng loại được tổ chức một tuần trước Wimbledon tại Sân thể thao của Ngân hàng Anh nằm ở Roehampton. Các cuộc thi đấu vòng loại diễn ra trong ba vòng; vòng loại đánh đôi chỉ diễn ra trong một vòng. Không có vòng loại cho nội dung đôi nam nữ. Thành tích tốt nhất của các tay vợt nội dung đơn phải xuất phát từ vòng loại là vòng bán kết: John McEnroe vào năm 1977 (nam), Vladimir Voltchkov năm 2000 (nam), và Alexandra Stevenson năm 1999 (nữ).
Các vận động viên được phép thi đấu ở nội dung trẻ nhờ sự đề đạt của các hiệp hội quần vợt quốc gia, dựa theo bảng xếp hạng của Liên đoàn quần vợt quốc tế và, đối với nội dung đơn, nhờ thi đấu vòng loại. Đối với nội dung khách mờ, Ủy ban điều hành là bên quyết định.
Ủy ban xếp hạng giống các tay vợt hàng đầu theo dựa trên xếp hạng, nhưng có thể thay đổi theo thành tích trên mặt sân cỏ của vận động viên. Từ năm 2002 sau thỏa thuận với ATP thì việc xếp hạng hạt giống có những thay đổi. Các hạt giống vẫn thuộc top 32 vận động viên trên BXH ATP, thứ tự hạt giống được xác định theo công thức: Điểm của ATP + 100% điểm nhận được từ các giải sân cỏ trong 12 tháng gần nhất + 75% điểm nhận được tại giải sân cỏ tốt nhất trong 12 tháng trước đó. Chỉ có hai tay vợt không được xếp hạng hạt giống từng vô địch đơn nam: Boris Becker năm 1985 và Goran Ivanišević năm 2001. Năm 1985 chỉ có 16 hạt giống và Becker xếp hạng 20; Ivanišević xếp thứ 125 khi vô địch với tư cách wildcard, mặc dù trước đó từng vào chung kết ba lần, và từng là tay vợt số 2 thế giới; xếp hạng của anh thấp là do chấn thương vai dai dẳng ba năm liền, và chỉ vừa mới bình phục. Vào năm 1996, Richard Krajicek, người ban đầu không được xếp hạt giống, lên ngôi vô địch (xếp thứ 17, và chỉ có 16 hạt giống) nhưng được xếp làm hạt giống (vẫn với số 17) khi Thomas Muster bỏ cuộc trước giải. Chưa từng tay vợt nữ không được xếp hạng hạt giống nào vô địch; nhà vô địch có thứ hạng hạt giống thấp nhất là Venus Williams vào năm 2007 ở vị trí thứ 23. Các cặp không xếp hạng hạt giống cũng có một số lần gây bất ngờ; đặc biệt vào năm 2005 giải lần đầu tiên có hai nhà vô địch đôi nam dự tranh từ vòng loại.
Sân thi đấu.
Wimbledon có 19 sân, tất cả đều có mặt sân cỏ. Đây là truyền thống "lawn tennis" (quần vợt trên sân cỏ) của người Anh, vì vậy họ vẫn muốn giữ mặc dù hầu hết tất cả các giải quần vợt khác trên thế giới dùng sân cứng hoặc sân đất nện (clay court). Trên sân cỏ banh đi nhanh, nảy thấp và không đều, vì vậy nó thường thích ứng với những tay đấu thủ hay giao banh và chạy lên lưới (serve and volley). Nhưng có trường hợp đặc biệt là Bjorn Borg, vốn là tay vợt trước đó đã thành danh từ sân đất nện rất ít khi lên lưới, nhưng đã vô địch Wimbledon 5 năm liên tiếp (1976-1980).
Sân thi đấu chính ở Wimbledon có tên là Sân Trung tâm ("Centre Court"), các trận chung kết luôn diễn ra ở đó. Do thời tiết ở Luân Đôn hay mưa trong thời gian tổ chức giải, người ta đã quyết định lắp mái che di động trên sân, đã hoàn thành năm 2009.
Sân Số 1 nguyên thủy gắn liền với Sân Trung tâm, nhưng năm 1997 được làm lại, thay bằng khán đài mới có sức chứa lớn hơn. Người ta nói rằng Sân Số 1 nguyên thủy có một không khí rất độc đáo, được nhiều đấu thủ ưa thích, vì vậy việc thay nó đã làm buồn lòng nhiều người. Sân Số 1 cũng là nơi thi đấu một số trận quan trọng như tứ kết giải đơn, và có một màn ảnh truyền hình khổng lồ bên ngoài cho những người tụ tập trên một bãi cỏ cao để xem. Người Anh thường đặt tên cho ngọn đồi theo tên đấu thủ Anh "gà nhà" nào có nhiều hi vọng thắng giải. Ngày trước đấu thủ Anh đó là Tim Henman nên họ gọi là "ngọn đồi Henman". Nay đấu thủ Anh có hi vọng là Andy Murray nên lại gọi là "ngọn đồi Murray". Họ hy vọng có được nhà vô địch đơn nam người Anh đầu tiên kể từ Fred Perry năm 1936.
Sân Số 2 có hỗn danh là "Mồ chôn các nhà vô địch" vì nơi đó nhiều tay vợt có hạng từng thua những đấu thủ xếp hạng thấp hơn. Các nạn nhân có cả Andre Agassi, Pete Sampras... và suýt nữa là thêm Tim Henman ở vòng 1 giải năm 2005.
Truyền thống.
Các cô bé và cậu bé nhặt bóng.
Trong các trận đấu tại giải, các cô và cậu bé nhặt bóng, còn được gọi là các BBG, đóng vai trò quan trọng giúp giải đấu diễn ra trơn tru. Kể từ năm 1947 lực lượng nhặt bóng được cung cấp bởi trường Goldings. thuộc quỹ từ thiện Barnardo's Từ những năm 1920 trở về trước đơn vị cung cấp là Nhà trẻ em Shaftesbury.
Kể từ năm 1969, các BBG được cử tới làm nhiệm vụ từ các trường địa phương. Tính tới 2008 các cô cậu bé nhặt bóng được chọn từ các trường tại các khu của Luân Đôn như Merton, Sutton, Kingston, và Wandsworth, cũng như tới từ Surrey. Trước đây, trường văn phạm nam sinh Wandsworth ở Sutherland Grove, trường nữ sinh Southfields và Mayfield ở West Hill, Wandsworth (cả hai đều đã ngừng hoạt động), là các trường được chọn cung cấp BBG, phần nào nhờ gần câu lạc bộ. BBG có độ tuổi trung bình 15, từ các lớp chín và mười trong hệ thống giáo dục Anh. BBG sẽ phục vụ một cho tới năm giải đấu (nếu được chọn lại).
Từ năm 2005, các đội BBG gồm sáu người, hai người ở hai bên lưới, bốn người ở các góc. Các đội nhặt bóng sẽ luân phiên đổi lượt, tuần tự một giờ trên sân, một giờ nghỉ, (hai giờ tùy thuộc vào sân đấu). Các đội sẽ không được thông báo họ sẽ làm việc ở sân nào trong ngày hôm đó nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn như nhau ở tất cả các sân. Với sự gia tăng số sân và tăng thời gian thi đấu trong ngày, tính tới 2008, số BBG được yêu cầu là khoảng 250. Kể từ ngày thứ Tư thứ hai, các BBG được cho nghỉ, để lại khoảng 80 người trong ngày Chủ nhật cuối cùng. Mỗi BBG được nhận một chứng nhận, một ống bóng đã qua sử dụng, một ảnh của nhóm và tờ chương trình khi rời giải. Việc nhặt bóng được trả lương tổng cộng là từ 120 tới 180 bảng Anh một người sau quãng thời gian 13 ngày, tùy thuộc vào số thời gian tham gia. Mỗi BBG được phép giữ tất cả các phục trang, thường bao gồm ba tới bốn áo thun, hai hay ba quần đùi hoặc skort (váy với quần đùi bên trong), tracksuit, mười hai cặp vớ, ba cặp băng cổ tay, một chiếc mũ, túi đựng chai nước, cặp sách và giày. Cùng với đó việc nhặt bóng được xem là đặc quyền, và được coi là một chi tiết có giá trị trong CV của học sinh khi ra trường bởi nó cho thấy kỷ luật của người đó. Các BBG được phân chia theo tỉ lệ 50:50 giữa nam và nữ. Các cô bé nhặt bóng được sử dụng từ năm 1977, được phục vụ ở sân Trung tâm từ năm 1985.
Các BBG tiềm năng đầu tiên sẽ được hiệu trưởng trường tiến cử để cân nhắc chọn lựa. Ứng viên muốn được chọn phải vượt qua bài kiểm tra viết về luật quần vợt, và vượt qua các bài kiểm tra về thể lực, khả năng di chuyển và các bài kiểm tra thích thi khác sau những hướng dẫn ban đầu. Những người vượt qua thành công sẽ bắt đầu giai đoạn luyện tập, bắt đầu từ tháng 2, từ đó người ta sẽ chọn ra các BBG cuối cùng. Tính tới 2008, số người tham gia đợt tập luyện là 600. Giai đoạn này bao gồm các buổi tập hàng tuần với các hướng dẫn thể chất, phương pháp và lý thuyết, nhằm đảm bảo các BBG phải thật nhanh, lẹ, tự tin và thích nghi tốt với các tình huống.
Màu sắc và đồng phục.
Xanh lá cây đậm và tía là những màu truyền thống của Wimbledon. Wimbledon cũng là giải đấu duy nhất bắt buộc các tay vợt phải mặc trang phục "chủ yếu là màu trắng" trong các trận đấu chính thức của giải. Việc mặc đồ trắng cùng với vài điểm nhấn màu khác cũng có thể chấp nhận được, miễn không phải là hình logo thương hiệu (ngoại lệ duy nhất là logo của nhà sản xuất trang phục). Một số tranh cãi nổi lên sau khi Martina Navratilova mặc áo có hình nhãn hiệu thuốc lá "Kim" vào năm 1982. Cho tới năm 2005, trọng tài chính, trọng tài biên, các cô cậu nhặt bóng đều mặc màu xanh lá cây; tuy nhiên, từ năm 2006, những người này mặc đồng phục màu xanh hải quân và màu kem.
Hoàng gia.
Trước kia, truyền thống của Sân Trung tâm còn đòi hỏi các vận động viên khi vào sân và khi rời sân phải cúi chào các người thuộc hoàng tộc ngồi trong Chỗ Ngồi Hoàng gia (Royal Box). Nhưng từ 2003, chủ tịch của All England Club, Công tước xứ Kent, quyết định chấm dứt điều lệ này. Các vận động viên chỉ phải chào khi có sự hiện diện của Nữ hoàng (Elizabeth II) hay Thái tử (Charles), cụ thể là khi Nữ hoàng tới dự khán vào ngày 24 tháng 6 năm 2010.
Lịch trình.
Hàng năm giải bắt đầu 6 tuần trước ngày thứ hai đầu tiên của tháng 8, và kéo dài 2 tuần. Theo truyền thống thì ngày Chủ nhật giữa giải là ngày nghỉ, nhưng do mưa nên đã có bốn lần thông lệ này bị phá vào các năm 1991, 1997, 2004 và 2016. Tuần đầu tiên dành cho các vòng đấu ngoài, tuần thứ hai là các trận vòng 4, tứ kết, bán kết và chung kết.
Cúp và tiền thưởng.
Vô địch đơn nam được nhận một chiếc cúp mạ vàng cao chừng 46 cm (hơn 18 inch). Vô địch đơn nữ nhận một chiếc khay bạc đường kính chừng 48 cm (gần 19 inch), thường gọi là "Đĩa Nước Hoa Hồng Vệ Nữ" (Venus Rosewater Dish) hoặc gọi tắt là "Đĩa Nước Hoa Hồng "(Rosewater Dish). Các giải còn lại cũng có cúp. Năm 2009 tiền thưởng là 850.000 bảng Anh cho mỗi danh hiệu vô địch đơn nam và đơn nữ.
Các nhà vô địch.
Martina Navratilova, người Mỹ gốc Tiệp Khắc, là tay vợt đoạt giải đơn nhiều nhất: 9 lần vô địch đơn nữ (1978, 1979, 1982–1987 và 1990), ngoài ra còn có 7 lần vô địch đôi nữ và 4 lần vô địch đôi nam nữ. Các tay vợt nữ thành công khác là Helen Wills Moody với 8 lần vô địch giải đơn; Dorothea Douglass Chambers và Steffi Graf, mỗi người 7 lần giải đơn.
Về phía nam giới, Roger Federer, người Thuỵ Sĩ, là tay vợt đoạt nhiều giải đơn nhất với 8 lần vô địch (2003–2007, 2009, 2012 và 2017). Tiếp theo các tay vợt có 7 lần lên ngôi tại All England Club là: William Renshaw, người Anh (1881–1885 và 1889), Pete Sampras, người Mỹ (1993–1995 và 1997–2000), Novak Djokovic, người Serbia (2011, 2014, 2015, 2018 - 2022 trong đó 2020 không tổ chức vì Covid). Ngoài ra William Renshaw còn 5 lần vô địch giải đôi cùng với người anh em song sinh của mình, Ernest Renshaw.
Kể từ kỷ nguyên mở năm 1968, các nhà vô địch đơn nam nổi tiếng gồm có Bjorn Borg (1976–1980), Pete Sampras (1993–1995 và 1997–2000) và Roger Federer (2003–2007, 2009, 2012 và 2017) và Novak Djokovic (2011, 2014, 2015, 2018 - 2022).
Năm 2013, Andy Murray đã trở thành tay vợt nam đầu tiên sau 77 năm của làng quần vợt Vương quốc Anh giành chức vô địch Wimbledon sau khi anh đánh bại Djokovic 3–0 (6–4, 7–5, 6–4) trong trận chung kết.
Danh sách đầy đủ các nhà vô địch:
Điểm thứ hạng.
Điểm trên bảng xếp hạng ATP và WTA kết thúc thay đổi theo mỗi kỳ Wimbledon. Sau đây là điểm số các tay vợt đánh đơn nhận được tùy theo thành tích của họ: |
7,215 | 715442 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7215 | Thái Bình Dương | Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất và sâu nhất trong năm phân vùng đại dương của Trái Đất. Nó kéo dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Đại Dương (hoặc, tùy theo định nghĩa, đến Nam Cực) ở phía nam, và được bao bọc bởi các lục địa châu Á và châu Đại Dương ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.
Với diện tích (nếu được định nghĩa với biên giới phía nam là Nam Cực), phân vùng lớn nhất này của Đại dương Thế giới và của thủy quyển bao phủ khoảng 46% bề mặt nước của Trái Đất và khoảng 32% tổng diện tích bề mặt của nó, lớn hơn toàn bộ diện tích đất của Trái Đất cộng lại—. Tâm của cả Bán cầu Nước và Bán cầu Tây, cũng như cực không thể tiếp cận của đại dương, đều ở Thái Bình Dương. Hoàn lưu đại dương (do hiệu ứng Coriolis gây ra) tiếp tục chia nó thành hai khối nước phần lớn độc lập gặp nhau ở xích đạo: Bắc Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương. Thái Bình Dương cũng có thể được phân chia không chính thức theo Đường đổi ngày quốc tế thành Đông Thái Bình Dương và Tây Thái Bình Dương, cho phép nó được tiếp tục phân chia thành bốn phần tư, cụ thể là "Đông Bắc Thái Bình Dương" ngoài khơi Bắc Mỹ, "Đông Nam Thái Bình Dương" ngoài khơi Nam Mỹ, "Tây Bắc Thái Bình Dương" ngoài khơi Viễn Đông châu Á, và "Tây Nam Thái Bình Dương" xung quanh châu Đại Dương.
Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là . Vực thẳm Challenger in the Rãnh Mariana, nằm ở tây bắc Thái Bình Dương, là điểm sâu nhất trên thế giới được biết đến, đạt độ sâu . Thái Bình Dương cũng chứa điểm sâu nhất ở Bán cầu Nam—Vực thẳm Horizon ở Rãnh Tonga—tại độ sâu . Điểm sâu thứ ba trên Trái Đất, Vực thẳm Sirena, cũng nằm trong Rãnh Mariana.
Tây Thái Bình Dương có nhiều vùng biển cận biên lớn, bao gồm Biển Philippines, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản, Biển Okhotsk, Biển Bering, Vịnh Alaska, Mar de Grau, Biển Tasman, và Biển San Hô.
Từ nguyên.
Vào đầu thế kỷ thứ 16, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa đã băng qua eo đất Panama vào năm 1513 và nhìn thấy "Biển phương Nam" rộng lớn mà ông đặt tên là (trong tiếng Tây Ban Nha). Sau đó, tên hiện tại của đại dương này được đặt bởi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới của Tây Ban Nha vào năm 1521, khi mà ông bắt gặp những cơn gió thuận lợi khi đến đại dương. Ông gọi nó là , trong cả tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha đều có nghĩa là 'biển thái bình'.
Lịch sử khám phá.
Các cuộc di cư ban đầu.
Các cuộc di cư quan trọng diễn ra vào thời tiền sử. Khoảng năm 3000 trước công nguyên, những người Austronesia trên đảo Đài Loan đã làm chủ được những chuyến đi đường dài bằng xuồng và họ đã truyền bá bản thân và ngôn ngữ của mình xuống phía nam đến Philippines, Indonesia, và Đông Nam Á hải đảo; về phía tây đến Madagascar; pjhía đông nam đến New Guinea và Melanesia; và phía đông đến quần đảo Micronesia, châu Đại Dương và Polynesia.
Thương mại đường dài phát triển dọc khắp các vùng duyên hải từ Mozambique đến Nhật Bản. Hoạt động buôn bán, đi kèm với đó là tri thức, đã vươn tới quần đảo Indonesia nhưng có vẻ như chưa đến Úc. Ít nhất vào khoảng năm 878, thời điểm xuất hiện một khu người Hồi giáo định cư ở Quảng Châu, hoạt động thương mại khi đó đa phần nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo và Ả rập.
Sự khám phá của người châu Âu.
Lần tiếp xúc đầu tiên của những nhà thám hiểm châu Âu với rìa Tây Thái Bình Dương là chuyến đi của đoàn thám hiểm người Bồ Đào Nha đến quần đảo Maluku vào năm 1512 do António de Abreu và Francisco Serrão dẫn đầu, tiếp theo là cuộc thám hiểm đến vùng Hoa Nam của Jorge Álvares năm 1513, cả hai đều thực hiện theo lệnh của Afonso de Albuquerque.
Phần Đông Thái Bình Dương được khám phá bởi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa vào năm 1513 sau chuyến đi vượt eo đất Panama tới đại dương mới. Ông đã đặt tên cho nó là "Mar del Sur" (nghĩa đen: "Nam Hải" hay "Biển phương Nam") vì vùng biển này nằm ở phía nam của eo đất, địa điểm mà ông quan sát nó lần đầu.
Sau này, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã dẫn đầu chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới bằng thuyền của người Tây Ban Nha khởi hành vào năm 1519. Magellan gọi đại dương này là "Pacífico" (yên bình), lý do bởi đoàn thám hiểm thấy đây là nơi có thời tiết đẹp sau khi họ từng trải qua những vùng biển giông tố gần Cape Horn. Để vinh danh Magellan, tên gọi "Biển Magellan" thường được sử dụng để chỉ đại dương này cho tới thế kỷ thứ XVIII. Sau sự kiện Magellan thiệt mạng tại Philippines năm 1521, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Sebastián Elcano đã dẫn đầu đoàn di chuyển vượt Ấn Độ Dương và Mũi Hảo Vọng quay trở về quê hương, qua đó hoàn thành chuyến hành trình vòng quanh thế giới lần đầu tiên vào năm 1522. Trong giai đoạn 1525–1527, quần đảo Caroline và Papua New Guinea được khám phá sau các chuyến thám hiểm đường biển của người Bồ Đào Nha vòng quanh và phía đông quần đảo Maluku. Những người Bồ Đào Nha cũng đã đến Nhật Bản vào các năm 1542–43.
Năm 1564, Miguel López de Legazpi dẫn đầu một chuyến hành trình bao gồm năm con tàu Tây Ban Nha chở 379 nhà thám hiểm vượt đại dương từ Mexico đến Philippines và quần đảo Mariana. Trong giai đoạn còn lại của thế kỷ XVI, vai trò của người Tây Ban Nha là tối quan trọng, với những chuyến tàu khởi hành từ Mexico và Peru vượt Thái Bình Dương, qua Guam đến Philippines, hình thành nên Đông Ấn Tây Ban Nha. Trong vòng hai thế kỷ rưỡi, những chiếc thuyền buồm Manila đã kết nối Manila và Acapulco qua một trong những tuyến đường giao thương dài nhất lịch sử. Bên cạnh đó, các cuộc thám hiểm của người Tây Ban Nha còn khám phá ra các quần đảo ở Nam Thái Bình Dương như Tuvalu, quần đảo Marquises, quần đảo Cook, quần đảo Solomon, và quần đảo Admiralty.
Sau này, trong công cuộc tìm kiếm Terra Australis (vùng đất [lớn] phía nam), những nhà thám hiểm người Tây Ban Nha thế kỷ XVII đã khám phá ra quần đảo Pitcairn và Vanuatu; và họ đã chèo thuyền qua eo biển Torres nằm giữa Úc và New Guinea. Các nhà thám hiểm Hà Lan cũng tham gia vào hoạt động thương mại và khám phá; vào năm 1942 Abel Janszoon Tasman phát hiện ra Tasmania và New Zealand.
Trong hai thế kỷ XVI và XVII người Tây Ban Nha đã nhận định Thái Bình Dương là một "Mare clausum" (nghĩa đen: biển kín), với chỉ duy nhất một lối vào từ Đại Tây Dương được biết đến đó là eo biển Magellan. Thời điểm đó eo biển này đặt dưới sự tuần tra của các hạm đội được cử đến để ngăn chặn sự xâm nhập của các con tàu không phải Tây Ban Nha. Ở Tây Thái Bình Dương, người Hà Lan đe dọa đến Philippines khi đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha.
Giai đoạn thế kỷ XVIII đánh dấu sự khởi đầu các chuyến thám hiểm lớn của người Nga ở Alaska và quần đảo Aleutian. Tây Ban Nha cũng cử các đoàn thám hiểm đến Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Bắc Mỹ và họ đã tới được đảo Vancouver thuộc miền Nam Canada cũng như Alaska. Người Pháp khai phá và định cư ở Polynesia, còn người Anh thì thực hiện ba chuyến du hành với sự tham gia của James Cook đến Nam Thái Bình Dương, Úc, Hawaii, và Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Bắc Mỹ. Vào năm 1768, nhà thiên văn học trẻ Pierre-Antoine Véron đã cùng với Louis Antoine de Bougainville thực hiện một chuyến hành trình khám phá, qua đó lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập được bề rộng của Thái Bình Dương một cách chính xác. Cuộc thám hiểm Malaspina là một trong những chuyến hành trình khám phá khoa học đầu tiên do người Tây Ban Nha thực hiện từ 1789 đến 1794. Họ đã đi qua hầu khắp Thái Bình Dương, từ Cape Horn tới Alaska, Guam, Philippines, New Zealand, Úc, và Nam Thái Bình Dương.
Thời kỳ chủ nghĩa đế quốc mới.
Sự lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn thế kỷ XIX dẫn đến việc hầu khắp châu Đại Dương trở nên chịu sự chiếm đóng của các cường quốc châu Âu, và tiếp sau đó là Mỹ và Nhật Bản. Kho tri thức về hải dương học được đóng góp đáng kể nhờ các chuyến hành trình của tàu HMS "Beagle" có sự tham gia của Charles Darwin vào thập niên 1830; của tàu USS "Tuscarora" (1873–76); và tàu "Gazelle" của Đức (1874–76).
Pháp trở thành đế quốc có vị thế hàng đầu ở châu Đại Dương sau khi lần lượt biến Tahiti và Nouvelle-Calédonie thành các vùng bảo hộ vào năm 1842 và 1853. Sau các chuyến tham quan đảo Phục Sinh vào các năm 1875 và 1887 thì đến năm 1888, sĩ quan hải quân người Chile Policarpo Toro đã tiến hành đàm phán với thổ dân Rapanui về vấn đề sáp nhập hòn đảo này vào Chile. Với việc chiếm đóng đảo Phục Sinh, Chile đã gia nhập nhóm các nước đế quốc. Cho đến năm 1900, hầu như toàn bộ các đảo trên Thái Bình Dương đã nằm dưới sự quản lý của các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Chile.
Mặc dù Mỹ đã nắm quyền kiểm soát Guam và Philippines từ tay Tây Ban Nha vào năm 1898, nhưng tới năm 1914 Nhật Bản mới là quốc gia chủ quản của hầu khắp vùng Tây Thái Bình Dương, rồi tiếp đó họ chiếm đóng thêm rất nhiều đảo trong Thế Chiến thứ Hai. Tuy nhiên, Nhật đã thất bại trong cuộc chiến, dẫn tới thế độc tôn của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ trên đại dương này. Kể từ sau Thế Chiến thứ Hai, rất nhiều thuộc địa trước đây ở Thái Bình Dương đã trở thành các quốc gia độc lập.
Môi trường địa lí.
Thái Bình Dương ngăn cách châu Á và châu Úc với châu Mỹ. Đại dương này có thể được chia thành hai phần nhỏ hơn là Bắc (Bắc Thái Bình Dương) và Nam (Nam Thái Bình Dương) bởi đường xích đạo. Với diện tích 165,2 triệu km² (63,8 triệu dặm²), Thái Bình Dương chiếm khoảng một phần ba diện tích bề mặt Trái Đất, lớn hơn con số 150 triệu km² (58 triệu dặm²) diện tích của toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại.
Thái Bình Dương trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Bering ở vùng Bắc Cực đến ranh giới phía bắc của Nam Đại Dương tại vĩ tuyến 60 °N (các định nghĩa trước đây cho rằng nó trải dài đến biển Ross). Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của Thái Bình Dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài xấp xỉ 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến vùng duyên hải Colombia—con số tương đương chiều dài nửa vòng Trái Đất và gấp hơn năm lần đường kính Mặt Trăng. Thái Bình Dương cũng là nơi tồn tại điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất, nó nằm ở độ sâu 10.911 m (35.797 ft; 5.966 fathom) trong rãnh Mariana. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 4.280 m (14.040 ft; 2.340 fathom).
Do sự tác động của kiến tạo mảng, Thái Bình Dương hiện đang thu hẹp với tốc độ khoảng 2,5 cm (0,98 in) mỗi năm ở ba phía, hay chừng 0,52 km² (0,2 dặm²) diện tích mỗi năm. Ngược lại, kích cỡ của Đại Tây Dương đang dần tăng lên.
Dọc theo rìa phía tây của Thái Bình Dương tồn tại rất nhiều biển, lớn nhất trong số đó phải kể đến biển Celebes, biển Coral, biển Hoa Đông, biển Philippine, biển Nhật Bản, biển Đông, biển Sulu, biển Tasman, và Hoàng Hải. Trong khi eo biển Malacca nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ở phía tây thì ở phía đông, hai eo biển Drake và Magellan nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Ở phía bắc, Thái Bình Dương nối với Bắc Băng Dương qua eo biển Bering.
Bởi kinh tuyến 180 nằm giữa Thái Bình Dương nên ta có thể coi đó là ranh giới phân chia Thái Bình Dương ra làm hai phần: "Tây Thái Bình Dương" (tiếp giáp châu Á) thuộc về Đông bán cầu, và "Đông Thái Bình Dương" (tiếp giáp châu Mỹ) thuộc về Tây bán cầu.
Trong gần như toàn bộ quãng hành trình của Magellan từ eo biển Magellan đến Philippines, nhà thám hiểm thực sự thấy đây là một đại dương yên bình. Tuy nhiên, Thái Bình Dương không phải lúc nào cũng yên bình. Hàng năm luôn có rất nhiều cơn bão nhiệt đới hoành hành trên đại dương này; chúng cũng thường tấn công các đảo và đất liền châu lục tiếp giáp. Vùng vành đai Thái Bình Dương đầy rẫy núi lửa và khu vực này thường bị ảnh hưởng bởi động đất. Đôi khi xuất hiện những cơn sóng thần có nguồn gốc từ động đất dưới đáy biển, chúng phá hủy nhiều hòn đảo và trong một vài trường hợp là toàn bộ các khu dân cư.
Phạm vi địa lí.
Thái Bình Dương, phía bắc đến eo biển Bering, 65°44′ vĩ bắc, phía nam đến châu Nam Cực, 85°33′ vĩ nam, bước vĩ độ là 151°. Phía đông đến 78°08′ kinh tây, phía tây đến 99°10′ kinh đông, bước kinh độ là 177°. Chiều dài nam bắc chừng 15.900 kilômét, chiều rộng đông tây lớn nhất chừng 19.900 kilômét. Từ bờ biển Colombia ở châu Nam Mĩ đến bán đảo Mã Lai ở châu Á, có chiều đông tây dài nhất là 21.300 kilômét. Thể tích bao gồm phần thuộc biển là 714,41 triệu kilômét khối, thể tích không bao gồm phần thuộc biển là 696,189 triệu kilômét khối. Chiều sâu trung bình bao gồm phần biển là 3.939,5 mét, chiều sâu trung bình không bao gồm phần biển là 4.187,8 mét, chiều sâu lớn nhất đã biết là 11.033 mét, ở vào bên trong rãnh Mariana. Phía bắc lấy eo biển Bering chỉ rộng 102 kilômét làm biên giới, phía đông nam khai thông với Đại Tây Dương qua eo biển Drake ở giữa đảo Đất Lửa ở châu Nam Mĩ và Graham Land ở châu Nam Cực; đường phân giới với Ấn Độ Dương ở phía tây nam là: từ đảo Sumatra qua đảo Java đến đảo Timor, lại còn qua biển Timor đến mũi Londonderry ở bang Tây Úc, rồi lại từ miền nam nước Úc qua eo biển Bass, từ đảo Tasmania thẳng đến đất liền Nam Cực.
Khí hậu.
Mô hình khí hậu của hai nửa bán cầu Bắc và Nam nhìn chung là sự phản chiếu lẫn nhau. Trong khi gió mậu dịch hoạt động ổn định ở Đông và Nam Thái Bình Dương thì ở Bắc Thái Bình Dương, điều kiện thời tiết là đa dạng hơn hẳn; một ví dụ là nhiệt độ thấp tại vùng duyên hải phía đông nước Nga trái ngược với khí hậu ôn hòa ở British Columbia trong những tháng mùa đông do sự khác biệt về dòng hải lưu.
Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Thái Bình Dương, El Niño - Dao động phương Nam (ENSO) là nhân tố tác động đến tình trạng thời tiết. Để xác định thời kỳ ENSO, người ta tính toán nhiệt độ bề mặt đại dương trung bình trong vòng ba tháng gần nhất tại khu vực cách Hawaii khoảng 3000 km (1900 dặm) về phía đông nam; nếu nhiệt độ đó cao hoặc thấp hơn 0,5 °C (0,9 °F) so với trung bình, thì El Niño hoặc La Niña được xem là đang có sự tiến triển.
Ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, mùa mưa xảy ra vào những tháng hè và nó có mối liên hệ với gió mùa; trái ngược với những cơn gió lạnh khô thổi trên đại dương vào mùa đông có nguồn gốc từ đất liền châu Á. Trên Trái Đất, xoáy thuận nhiệt đới (thường gọi là bão) hoạt động đỉnh điểm vào giai đoạn cuối mùa hè, thời điểm mà sự chênh lệch giữa nhiệt độ bề mặt đại dương và nhiệt độ trên cao là lớn nhất; tuy nhiên, mỗi khu vực có một mô hình mùa bão khác biệt. Trên quy mô toàn cầu, tháng 5 là tháng bão ít hoạt động nhất, còn tháng 9 là tháng hoạt động mạnh nhất. Tháng 11 là tháng duy nhất mà tất cả các khu vực xoáy thuận nhiệt đới đều cùng trong giai đoạn hoạt động chính thức. Xoáy thuận nhiệt đới có khả năng hình thành ở vùng biển phía nam Mexico, sau đó tấn công vùng duyên hải Tây Mexico và thi thoảng là vùng Tây Nam Hoa Kỳ trong khoảng tháng 6 đến tháng 10; còn ở Tây Thái Bình Dương, chúng hình thành và di chuyển vào đất liền Đông Á và Đông Nam Á chủ yếu trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 12.
Xa về vùng cực Bắc, băng xuất hiện nhiều nhất từ tháng 10 đến tháng 5; trong khi sương mù hiện hữu bền bỉ từ tháng 6 đến tháng 12. Áp thấp ở vịnh Alaska duy trì tình trạng ẩm ướt và ấm áp trong những tháng mùa đông cho vùng duyên hải phía nam. Ở những khu vực vĩ độ trung, gió Tây và dòng tia (dòng khí hẹp thổi trên cao) có thể rất mạnh, đặc biệt là ở Nam bán cầu do sự khác biệt về nhiệt độ giữa vùng nhiệt đới và châu Nam Cực, nơi ghi nhận nhiệt độ thấp nhất trên hành tinh mà con người từng đo được.
Địa hình địa mạo.
Đường Anđêzit là đường phân giới trọng yếu nhất trong địa mạo Thái Bình Dương, đem đá mácma mafic ở tầng khá sâu của bồn địa Trung Thái Dương phân cách với đá mácma felsic nửa chìm xuống ở ven rìa lục địa. Đường Anđêzit đi sát bên đảo lớn và nhỏ ở phía tây bang California, phía nam quần đảo Aleut, phía đông bán đảo Kamchatka, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Mariana, quần đảo Solomon, thẳng đến New Zealand; cũng duỗi dài về hướng đông bắc đến phía tây mạch núi Andes, châu Nam Mĩ và México, rồi lại bẻ cong trở về bang California. Các khu vực duỗi dài về phía đông của đất liền châu Á và đất liền châu Đại Dương như Indonesia, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, New Guinea và New Zealand tất cả đều ở ngoài đường Anđêzit.
Đất liền.
Vùng đất liền lớn nhất ở hoàn toàn vào bên trong hải vực Thái Bình Dương là đảo New Guinea - cũng là đảo lớn thứ hai thế giới. Hầu như tất cả đảo khá nhỏ trên Thái Bình Dương đều ở vào giữa 30° vĩ bắc và 30° vĩ nam, từ Đông Nam Á duỗi dài đến đảo Phục Sinh; hải vực còn lại của Thái Bình Dương gần như đều bị nước phủ kín. Đại tam giác Polynesia được hình thành do nối liền đảo Hawaii, đảo Phục Sinh và New Zealand đã vây chung quanh không ít đảo lớn và nhỏ, chúng nó tách ra lần lượt là quần đảo Cook, quần đảo Marquises, quần đảo Samoa, quần đảo Société, quần đảo Tokelau, quần đảo Tonga, quần đảo Tuamotu, quần đảo Tuvalu và quần đảo Wallis và Futuna.
Có rất nhiều đảo nhỏ của Micronesia ở về phía bắc xích đạo và phía tây đường đổi ngày quốc tế, trong đó bao gồm quần đảo Caroline, quần đảo Marshall và quần đảo Mariana.
Ở góc tây nam của Thái Bình Dương thì có Melanesia do New Guinea đứng đầu. Quần đảo trọng yếu khác ở Melanesia vẫn có quần đảo Bismarck, quần đảo Fiji, đảo New Caledonia, quần đảo Solomon và quần đảo New Hebrides.
Loại hình đảo lớn và nhỏ ở Thái Bình Dương đa dạng, có bốn loại hình đảo lớn và nhỏ: đảo ven đất liền, đảo bồi tích, đá ngầm san hô và đảo núi lửa. Đảo ven đất liền ở bên ngoài đường Anđêzit, bao gồm đảo New Guinea, quần đảo Philippines và đảo Đài Loan. Những đảo này nối liền nhau với đất liền ở gần đó. Đảo núi lửa, như đảo Bougainville, đảo Hawaii và quần đảo Solomon, rất nhiều đảo vẫn có núi lửa sống hoạt động.
Đảo lớn và nhỏ.
Thái Bình Dương có chừng 10.000 đảo lớn và nhỏ, tổng diện tích hơn 4,4 triệu kilômét vuông, chiếm chừng 45% tổng diện tích đảo lớn và nhỏ thế giới. Đảo ven đất liền chủ yếu phân bố ở phía tây của Thái Bình Dương, thí dụ như quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, quần đảo Philippines, đảo Kalimantan, đảo New Guinea, v.v; phía giữa có rất nhiều đảo hải dương (đá ngầm san hô và đảo núi lửa) phân tán chi chít.
Đảo lớn và nhỏ ở Thái Bình Dương đông nhiều, chủ yếu phân bố ở hải vực phía tây và phía giữa, theo tính chất chia làm hai loại lớn đảo đất liền và đảo hải dương. Đảo đất liền thông thường có liên hệ với đất liền về phương diện cấu tạo địa chất, thí dụ như quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, quần đảo Philippines, quần đảo Indonesia và đảo New Guinea - đảo lớn thứ hai thế giới. Đảo hải dương chia làm đá ngầm san hô và đảo núi lửa. Hải vực rộng lớn ngả về phía tây ở Trung Thái Bình Dương, từ tây về đông có ba quần đảo lớn: Melanesia, Micronesia và Polynesia. Trong đó quần đảo Melanesia phần nhiều là đảo đất liền, quần đảo Hawaii thuộc quần đảo Polynesia là quần đảo núi lửa nổi tiếng, quần đảo Micronesia hầu như đều là đá ngầm san hô.
Đá ngầm san hô ở Nam Thái Bình Dương là những cấu trúc tồn tại ở vùng biển nông hình thành trên dòng chảy dung nham ba-zan dưới bề mặt đại dương; tiêu biểu nhất phải kể đến đá ngầm san hô Great Barrier ngoài khơi Đông Bắc Úc. Một dạng đảo khác hình thành từ san hô đó là nền san hô nâng cao và chúng thường lớn hơn một chút so với các đảo san hô có độ cao thấp. Một vài ví dụ bao gồm đảo Banaba và rạn san hô vòng Makatea.
Địa hình đáy biển.
Được chia làm 3 bộ phận lớn khu vực nước sâu trung tâm, khu vực nước cạn ven rìa, thềm lục địa. Về cơ bản, bồn địa biển sâu dưới 2.000 mét chiếm chừng 87% tổng diện tích, bộ phân ven rìa ở giữa 200 đến 2.000 mét chiếm chừng 7,4%, thềm lục địa trong 200 mét chiếm chừng 5,6%. Nửa phần phía bắc có bồn trũng đại dương cực kì to lớn, phía tây có nhiều cung đảo, bên ngoài cung đảo có nhiều rãnh biển sâu. Biển ven rìa ở phía bắc và phía tây có thềm lục địa rộng lớn, chiều sâu của vùng nước sâu ở phía giữa vượt qua 5.000 mét. Quần đảo Hawaii và quần đảo Line đem vùng nước sâu ở giữa phân cách thành bồn trũng đại dương Đông bắc Thái Bình Dương, bồn trũng đại dương Tây nam Thái Bình Dương, bồn trũng đại dương Tây bắc Thái Bình Dương và bồn trũng đại dương Trung Thái Bình Dương. Đáy biển có số lượng nhiều nón núi lửa. Chiều sâu của vùng nước ven rìa phần nhiều trên 5.000 mét, diện tích bồn trũng đại dương khá nhỏ.
Động đất và núi lửa.
Chừng 85% núi lửa sống và 80% động đất ở thế giới tập trung ở khu vực Thái Bình Dương. Hệ thống núi Cordillera châu Mĩ ở bờ tây Thái Bình Dương và quần đảo hình dạng vòng hoa ở rìa Tây Thái Bình Dương là khu vực có núi lửa hoạt động mãnh liệt nhất trên thế giới, núi lửa sống phần nhiều đạt hơn 370 quả núi, có danh hiệu "vòng lửa Thái Bình Dương", động đất dồn dập.
Nằm trong vòng lặp kín của đường Anđêzit là rất nhiều rãnh sâu, núi lửa chìm, và các đảo núi lửa – nét đặc trưng của vùng Thái Bình Dương. Tại đây dung nham bazan chảy chậm ra phía ngoài những khe nứt, hình thành nên những núi lửa hình vòm. Phần đỉnh bị bào mòn của những núi lửa này tạo ra các chuỗi, vòng cung, cụm đảo. Ở phía ngoài đường andesit, vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực chứng kiến núi lửa hoạt động nhiều nhất trên Trái Đất. Tên gọi vành đai lửa để chỉ hàng trăm núi lửa còn hoạt động tọa lạc phía trên các đới hút chìm khác nhau.
Thái Bình Dương là đại dương duy nhất được bao quanh gần như toàn bộ bởi các đới hút chìm. Chỉ có vùng bờ biển Nam Cực và Úc là không có đới hút chìm ở gần đó.
Thái Bình Dương hình thành vào 750 triệu năm trước tại thời điểm siêu lục địa Rodinia phân tách mặc dù nó nhìn chung được gọi là đại dương Panthalassa (Toàn Đại Dương) cho tới khi siêu lục địa Pangea phân tách vào khoảng 200 triệu năm trước. Đáy Thái Bình Dương cổ xưa nhất chỉ khoảng 180 triệu năm tuổi, và lớp vỏ cổ hơn nay đã nằm ở phía dưới.
Trong lòng Thái Bình Dương tồn tại một vài chuỗi núi ngầm dài hình thành ở những điểm nóng núi lửa hoạt động. Có thể kể ra như chuỗi Hawai–Emperor và Louisville.
Hải lưu và thủy triều.
Thể tích nước của Thái Bình Dương chiếm khoảng 50,1% thể tích nước của toàn bộ đại dương trên Trái Đất, với giá trị ước tính 714 triệu km³. Nhiệt độ nước bề mặt có thể thay đổi từ mức −1,4 °C (29,5 °F) tương đương điểm đóng băng của nước biển ở vùng cực tới 30 °C (86 °F) ở gần xích đạo. Độ mặn cũng có sự biến đổi theo vĩ độ, đạt tối đa 37 phần nghìn tại khu vực phía đông nam. Vùng nước gần xích đạo có thể có độ mặn thấp ở mức 34 phần nghìn, thấp hơn các khu vực vĩ độ trung do ở gần xích đạo mưa xảy ra nhiều trong cả năm. Giá trị độ mặn thấp nhất−nhỏ hơn 32 phần nghìn−được tìm thấy ở phương Bắc do ít có sự bay hơi của nước biển ở những vùng băng giá.
Sự chuyển động của dòng nước thường là theo chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu. Dòng hải lưu Bắc xích đạo Thái Bình Dương chuyển động về phía tây dọc theo vĩ tuyến 15°B bởi gió mậu dịch, khi đến gần Philippines chuyển hướng Bắc trở thành hải lưu Kuroshio. Tới khoảng 35°B, phần chủ yếu của Kuroshio chuyển hướng Đông, cuối cùng sáp nhập vào dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương. Hải lưu Aleut, khi tới gần Bắc Mỹ tách ra thành hải lưu Alaska và hải lưu California; trong khi một nhánh khác của nó tiến vào biển Bering tạo nên một hoàn lưu chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Dòng hải lưu Nam xích đạo Thái Bình Dương chảy về phía tây trong khoảng vĩ độ từ 5°B đến 15°–20°N tới kinh tuyến 180 thì bị phân tách. Phần chuyển động lên phía bắc trộn lẫn với dòng hải lưu ngược còn phần chuyển động xuống phía nam trở thành hải lưu Đông Úc và một dòng chảy di chuyển qua vùng biển phía đông New Zealand. Một phần dòng chảy này nhập vào hải lưu vòng Nam Cực và hải lưu Nam Thái Bình Dương, còn lại chảy về phía đông tạo thành hải lưu Humboldt.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp.
Quốc gia có chủ quyền.
"1 Tình trạng chính trị của Đài Loan và Trung Quốc hiện có sự tranh cãi. Để biết thêm thông tin, xem Vị thế chính trị Đài Loan."
Sự hình thành biển - đại dương.
Giả thuyết chia tách Mặt Trăng.
Thái Bình Dương là đơn nguyên cấu tạo địa chất lớn nhất trên Trái Đất, so với Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương, nó có rất nhiều lịch sử diễn hoá đặc biệt độc nhất và "không giống ai", thí dụ như vành đai động đất, núi lửa bao quanh Thái Bình Dương, hệ thống cung đảo - rãnh biển phát triển rộng lớn và sự sai biệt rõ ràng trong lịch sử cấu tạo địa chất ở hai bờ địa dương. Điều này khiến rất nhiều người tin rằng, Thái Bình Dương khả năng có nguyên nhân hình thành dị biệt. Từ xưa tới nay, các nhà khoa học đã nêu ra quá nhiều giả thuyết liên quan đến nguyên nhân hình thành Thái Bình Dương, trong đó cái làm cho người ta phải để mắt, nhìn kĩ nhất chính là "Giả thuyết chia tách Mặt Trăng" do nhà thiên văn học, nhà số học quốc tịch Anh George Howard Darwin nêu ra vào năm 1879.
Darwin cho biết, thời kì đầu của Trái Đất ở vào trạng thái bán dung nham, tốc độ tự quay của nó rất nhanh so với bây giờ, đồng thời dưới tác dụng lực hấp dẫn của Mặt Trời sẽ phát sinh thủy triều sáng và tối. Nếu chu kì dao động của thủy triều giống nhau với chu kì dao động cố hữu của Trái Đất, thì lập tức sẽ phát sinh hiện tượng cộng hưởng, khiến cho biên độ dao động càng ngày càng lớn, cuối cùng có khả năng gây ra cắt xé phá vỡ cục bộ, khiến một bộ phận vật thể bay rời khỏi Trái Đất, biến thành là Mặt Trăng, nhưng mà hố lõm để lại dần dần biến thành là Thái Bình Dương. Bởi vì mật độ của Mặt Trăng (3,341 g/cm³) gần giống như mật độ của vật chất phần cạn Trái Đất (mật độ trung bình của nham thạch quyển bao gồm tầng đá peridotit nội tại ở phần đỉnh lớp phủ là 3,2 - 3,3 g/cm³), hơn nữa nhiều người cũng quan trắc xác thật được rằng, tốc độ tự quay của Trái Đất có hiện tượng càng sớm càng lẹ, liền khiến "Giả thuyết chia tách Mặt Trăng" của George Howard Darwin đã giành được sự ủng hộ của rất nhiều người. Tuy nhiên, một số người nghiên cứu chỉ ra, muốn khiến vật thể trên Trái Đất bay ra khỏi, tốc độ tự quay của Trái Đất nên phải mau hơn 4,43 radian/giờ, tức là thời gian của một ngày và đêm không được lớn hơn 1 giờ 25 phút. Chẳng lẽ Trái Đất thời kì đầu đã có tốc độ quay mau như vậy sao? Điều này hiển nhiên rất khó khiến người ta tin tưởng. Hơn nữa, nếu Mặt Trăng đúng là từ Trái Đất bay ra ngoài, thì quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng nên phải ở trên mặt xích đạo của Trái Đất, nhưng sự thật là không giống như vậy. Ngoài ra, đá Mặt Trăng phần lớn có sẵn giá trị tuổi thọ cổ xưa rất nhiều (4 tỉ đến 4,55 tỉ năm), nhưng mà đá cổ xưa nhất đã được tìm kiếm trên Trái Đất chỉ có 3,8 tỉ năm, điều này hiển nhiên cũng mâu thuẫn nhau với giả thuyết bay ra. Cuối cùng, mọi người đã vứt bỏ quan điểm này. Từ niên đại 50 - 60 thế kỉ XX tới nay, bởi vì tiến triển của môn ngành địa chất học thiên thể, mọi người phát hiện, Mặt Trăng, sao Hoả, sao Kim và sao Thủy ở lân cận Trái Đất tất cả đều phát triển rộng khắp hố va chạm có vẫn thạch, có cái quy mô tương đương cực kì to lớn. Điều này không thể không khiến mọi người nghĩ rằng, Trái Đất cũng có khả năng mắc phải tác dụng va chạm đồng dạng. |
7,228 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7228 | Blues | Nhạc Blues (/bluːz/) có nguồn gốc từ những điệu hát của miền tây Phi Châu được các nô lệ da đen mang sang Bắc Mỹ, đặc biệt là vùng châu thổ sông Mississippi ("Mississippi Delta") tại miền nam Hoa Kỳ. Tại vùng đất mới, điệu nhạc thô sơ này được phát triển thêm với các nhạc khí mới và trở nên rất phổ thông trong các cộng đồng nô lệ người Mỹ gốc Phi khi họ tụ tập với mục đích làm việc, gặt hái, tín ngưỡng hay tiêu khiển. Dần dần nhạc Blues cũng được ưa chuộng bởi giới trẻ da trắng Hoa Kỳ. Từ đó nó đã có ảnh hưởng đến hầu hết các loại nhạc tại Bắc Mỹ: nhạc Jazz, Big bands, Ragtime, Rhythm & Blues (R&B), Soul, Rock and roll, nhạc Pop, nhạc đồng quê và ngay đến nhạc cổ điển của thế kỷ 20.
Motif blues, dùng phổ biến trong nhạc jazz, blues và rock and roll, được đặc trưng bởi các gam tiến, trong đó blues mười hai thanh là phổ biến nhất. Các nốt nhạc blues, với mục đích biểu cảm, được hát hoặc chơi ngang hoặc chuyển dần (từ cung thứ 3 đến cung trưởng thứ 3) trong giọng tương ứng. Đây cũng là một phần đặc trưng quan trọng của loại nhạc này.
Blues là một thể loại nhạc có những đặc điểm khác như lời bài hát, dòng âm bass, và các nhạc cụ riêng. Blues có các loại nhạc blues nhỏ hơn bao gồm blues đồng quê, chẳng hạn như nhạc blues Delta, blues Piedmont và blues Texas, và blues phong cách đô thị như Chicago blues và West Coast blues. Thế chiến II đánh dấu sự chuyển đổi từ blues acoustic sang blues điện và giới thiệu nhạc blues cho một đối tượng công chúng rộng lớn hơn, đặc biệt là những người da trắng. Trong năm 1960 và 1970, một hình thức lai tạo gọi là blues-rock đã phát triển và định hình.
Ngày nay, nhạc Blues được thưởng thức hay trình diễn bởi nhiều sắc dân của các văn hóa khác nhau trên khắp thế giới: từ Nhật sang đến Anh, từ Đông Âu cho đến Nam Mỹ, từ Nga xuống đến Úc.
Từ nguyên học.
Từ này có thể xuất phát từ thuật ngữ blue devils - "quỷ xanh", có nghĩa là u sầu và buồn bã. Việc sử dụng đầu tiên của blues theo ý nghĩa này được thực hiện trong một màn hài kịch một hồi Blue Devils của George Colman (1798). Mặc dù trong âm nhạc người Mỹ gốc Phi từ trước đó đã có thể sử dụng từ này, nó đã được chứng thực từ năm 1912, khi "Dallas Blues" Hart Wand đã trở thành tác phẩm nhạc blues có bản quyền đầu tiên. Trong lời bài hát blues thường được sử dụng để mô tả một tâm trạng chán nản. |
7,241 | 4 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7241 | Trà Kiệu | Trà Kiệu tên một làng thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một địa danh lịch sử nằm cách Đà Nẵng khoảng 38 km, gần thánh địa Mỹ Sơn. Trước năm 1975 nhiều người còn gọi tên Trà Kiệu là hòn Bửu Châu.
Kinh đô Lâm Ấp.
Trà Kiệu là nơi đặt kinh đô của vương quốc Lâm Ấp từ khoảng năm 605 đến năm 757, với tên gọi là Simhapura.
Khởi nguyên.
Theo sử nhà Hán thì vào năm 192 có thổ lãnh tên là Khu Liên, nổi lên chống trả lại triều đình giết huyện lệnh rồi được người Chiêm tôn làm vua đặt tên nước là Lâm Ấp. Sau này cháu ngoại là Phạm Hùng kế vị.
Năm 353 thứ sử Giao Châu đánh vua Lâm Ấp là Phạm Phật. Năm 420 Đỗ Tuệ Độ lại cất binh từ Giao Châu đánh Lâm Ấp bắt nước ấy quy hàng. Được ít lâu năm 433 vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại thấy nhà Tống nội chiến, phân tranh Nam Bắc bị suy yếu nhiều nên cất binh đánh phá hai huyện Nhật Nam & Cửu Chân. Vua Tống sai Đoàn Hòa Chí đánh trả, giết hại rất nhiều.
Từ năm 605 đời nhà Tùy hai bên giao chiến mãi đến năm Trinh Quan thời nhà Đường (đời Đường Thái Tông), thì sử ghi vua Lâm Ấp là Phạm Đầu Lê và con là Phạm Trấn Long đều mất. Con của bà cô là Chư Cát Địa lên ngôi đổi tên nước là "Hoàn Vương quốc".
Mãi đến năm Mậu Tý 808 nhà Đường phái Trương Chu kéo binh vào đánh Hoàn Vương quốc giết hại rất nhiều. Vua Hoàn Vương yếu thế nên phải rút lui vào phía nam, đổi tên nước là Chiêm thành. Kinh đô Chiêm có tên là "Simhapura" (Sư tử thành) xây dựng tráng lệ nằm trong tiểu vương quốc Amaravati là 1 tiểu vương quốc hùng mạnh nhất trong 5 tiểu Vương quốc Champa.
Đến đời vua Vijạya Cri (998 - 1009) thì vua Chiêm bỏ Simhapura dời vào Đồ Bàn. Cố đô cũ của người Chiêm nhập vào quốc thổ của người Việt đang tràn xuống phía nam trong cuộc Nam tiến. Simhapura được gọi là xứ Chiêm động. Mặc cho thời gian và thiên nhiên tàn phá Trà Kiệu chìm vào quên lãng. |
7,245 | 630332 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7245 | Đạo văn | Đạo văn (tiếng Anh: "plagiarism"; tiếng Nhật: "盗作"- "Đạo tác"; tiếng Trung: "抄袭"- "Sao tập") là chiếm hữu một cách sai trái, ăn cắp, công bố ngôn ngữ, suy nghĩ, ý tưởng, hay cách diễn đạt của người khác và xem chúng như là những gì do mình tự tạo ra. Khái niệm đạo văn vẫn chưa có những định nghĩa và quy tắc rõ ràng.
Đạo văn được xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật và vi phạm đạo đức báo chí. Người nào đạo văn sẽ bị phạt tiền, bị đình chỉ, và thậm chí bị đuổi học hay đuổi việc.
Trong môi trường học thuật và công việc, đạo văn là một hành vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng; một số trường hợp đạo văn có thể cấu thành hành vi vi phạm bản quyền. |
7,246 | 827006 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7246 | Yoga | Yoga (sa. "yoga"), hay còn gọi là Du-già (zh. 瑜伽), là một họ các phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thế giới tâm linh của Ấn Độ được phổ biến chính qua khái niệm Yoga này. Người nam luyện Yoga được gọi là (Du-già) Hành giả (sa. "yogin"), người nữ là Nữ hành giả (sa. "yoginī"). Có lúc ta cũng thấy cách gọi Du-già sư, Du-già tăng.
Từ nguyên.
Yoga - được phiên âm Du-già ở đây - là một danh từ nam tính được diễn sinh từ gốc động từ √yuj tiếng Phạn. Từ điển Phạn-Anh của Monier-Williams cho những nghĩa chính như sau:
Như thế, thuật ngữ Yoga có nghĩa là đặt mình dưới một cái ách, điều ngự, cột thắt lại, chuẩn bị, chuyên chú. Trong các hệ thống học phái Yoga thì thuật ngữ này chỉ đến hai nhánh tu học luyện thân và luyện tâm, giúp hành giả nâng cao năng lực thân tâm cũng như những hoạt động của chúng trong chính mình, điều hoà chúng để rồi có thể tiến đến cấp bậc toàn hảo tâm linh. Tu luyện Yoga thân thể được gọi là Hatha yoga (Khống chế du-già, zh. 控制瑜伽, sa. "haṭhayoga"), tu luyện Yoga tâm thức là Raja yoga (Hoàng giả du-già, zh. 皇者瑜伽, sa. "rājayoga"), nghĩa là "phép Yoga của một ông vua" ("rāja").
Thuật ngữ Yoga rất cổ. Trong những bộ Áo nghĩa thư (zh. 奧義書, sa. "upaniṣad") quan trọng nhất người ta tìm thấy các miêu tả phương pháp tập trung và thiền định ("Kaṭha-upaniṣad" 1,3,13; 3,3,10.). Áo nghĩa thư Śvetāśvatara (sa. "Śvetāśvatara-Upaniṣad", 2,8-15) ghi rõ nguyên tắc thực hành Yoga: Tư thế thân, điều chế các giác quan và tâm thức, cách điều vận hơi thở v.v... Áo nghĩa thư Maitrī (sa. "Maitrī-Upaniṣad") 6,18 nói về Yoga với sáu thành phần (Lục chi du-già 六支瑜伽, sa. "ṣaḍaṅgayoga"):
Cũng trong Áo nghĩa thư này, người ta tìm thấy định nghĩa Yoga là "kết hợp" (6,26):
Không chỉ những truyền thống Hindu giáo chính thống, mà ngay những truyền thống được xem là bên ngoài cũng thực hiện Yoga. Ví dụ như các Thánh nhân trong Jaina giáo được xem là những vị am tường phép Yoga. Ngay Phật Thích Ca cũng thực hành Yoga và kinh điển đạo Phật thường nhắc đến các phương pháp tập trung lắng đọng tâm thức cũng như miêu tả các trạng thái thiền định. Một trong hai trường phái lớn của đạo Phật Đại thừa là Duy thức tông cũng có tên khác là Du-già hành phái (zh. 瑜伽行派, sa. "yogācāra"), chính vì các đại biểu trường phái này đặc biệt chú tâm đến việc thực hành Yoga.
Hệ thống Yoga cổ điển theo kinh Du-già.
Hệ thống Yoga cổ điển như một phái triết học được Ba-đan-xà-lê (zh. 巴丹闍梨, sa. "patañjali", tiểu sử không rõ, có thể sống thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ "Du-già kinh" (zh. 瑜伽經, sa. "yogasūtra") khai sáng. Trong hệ thống này, Yoga kết hợp chặt chẽ với Triết học số luận (zh. 數論, sa. "sāṃkhya") đến mức người ta xem Yoga và Số luận gần như là một hệ thống với Yoga đại diện khía cạnh thực hành và Số luận đại diện phần lý thuyết. Yoga hấp thụ phần triết học siêu hình của Số luận. Tuy nhiên, người ta tìm thấy hai điểm khác biệt nổi bật giữa hai hệ thống này: phái Số luận thuộc hệ thống vô thần trong khi hệ thống Yoga thừa nhận một đấng Tự Tại (sa. "īśvara"). Theo Số luận thì chỉ nhận thức siêu việt mới chính là con đường dẫn đến giải thoát. Đối với hai hệ thống này thì Phú-lâu-sa (zh. 富樓沙, sa. "puruṣa"), tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. "prakṛti", "Du-già kinh" 1,24-27) là hai nguyên lý tối cao. Phú-lâu-sa, khi phản chiếu trong tâm thức (sa. "citta") con người chính là tiểu ngã hoặc linh hồn (sa. "jīva") hiển hiện trong thế giới hiện tượng, lăn trôi trong vòng sinh tử. Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga.
Trong câu kệ thứ hai của "Du-già kinh" Ba-đan-xà-lê định nghĩa Yoga (Du-già) như sau:
Tâm thức có năm hoạt động, đó là:
Năm hoạt động tâm thức trên có thể gây phiền não (sa. "kliṣṭa") hoặc không gây phiền não (sa. "akliṣṭa", 1,5). Những hoạt động tâm thức gây phiền não lập cơ sở cho việc thu thập và gia tăng nghiệp chướng, trói buộc tâm thức. Có năm hoạt động tâm thức gây phiền não, đó là:
Những hoạt động gây phiền não bên trên có thể được diệt trừ bằng tâm thức tinh tiến (sa. "abhyāsa") và vô tham (sa. "vairāgya"). Quá trình dài dẳng và gian nan này chính là Yoga và theo Ba-đan-xà-lê, nó bao gồm tám cấp bậc.
Tám cấp của Yoga cổ điển.
Ba-đan-xà-lê miêu tả tám cấp của Yoga (sa. "aṣṭāṅgayoga") với những điểm đặc thù của nó. Hai cấp đầu tương quan đến việc tu trì giới luật, ba cấp kế đến tương quan đến việc tu tập thân thể và ba cấp cuối hướng dẫn trau dồi tâm thức.
Quyền năng siêu nhiên.
Trong lúc tu luyện ba cấp 6-8 thì hành giả có thể chứng nghiệm một vài năng lực siêu nhiên (sa. "vibhūti"), ví như biết được quá khứ vị lai, biết kiếp sống trước của mình, hiểu tiếng nói của chúng sinh (3,16). Tuy nhiên, Ba-đan-xà-lê cũng nói thêm là những năng lực siêu nhiên này có thể là chướng ngại trên con đường tu tập (3,36). Nếu hành giả tiến bước mà không để những năng lực này chi phối thì sẽ đạt đỉnh điểm của quá trình tu học, là Tam-ma-địa.
Hai dạng Tam-ma-địa.
Có hai dạng Tam-ma-địa (1,44):
Yoga trong Chí Tôn ca.
"Chí Tôn ca" (sa. "bhagavadgītā") ghi rõ mối quan hệ với phái Số luận và ảnh hưởng của phái này đến Chí Tôn ca cũng là những điểm đáng chú ý ("Chí Tôn ca" 2,39, 3,3.42). Tuy nhiên, "Chí Tôn ca" mở rộng phạm vi Yoga, cho rằng tất cả những nỗ lực thành tựu mục đích tâm linh đều là Yoga. Trong mối quan hệ này, "Chí Tôn ca" nhắc đến ba loại Yoga:
"Chí Tôn ca" định nghĩa Yoga là bình thản làm tròn bổn phận của mình sau khi dứt bỏ mọi ý nghĩ về thắng hay bại (2,48), là sự khéo léo khi hành động (2,50). Chương 6 nói về cách cư xử của một hành giả từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hành giả luôn luôn hài lòng, tự chủ và không dao động trước những việc xảy ra với chính mình.
Yoga và Mật giáo.
Một dạng Yoga khác với tên Laya-yoga được phát triển trong các hệ thống Mật giáo. Với khái niệm rằng, năng lực tâm linh của con người nằm co lại như một con rắn lửa (sa. "kuṇḍalinī") ở dưới cột xương sống của mỗi người, hệ phái này đưa ra những phép tu luyện để đánh thức năng lực. Qua quá trình tu tập, con rắn này vươn lên, đi qua sáu luân xa (sa. "cakra"), nôm na là "bánh xe" nằm ở cột sống, đến xa luân thứ 7 nằm trên đỉnh đầu, là hoa sen 1000 cánh (sa. "sahasrāha"), được xem là trú xứ của Thấp-bà (sa. "śiva"). Hành giả hoà nhập với Thấp-bà, đạt Tam-ma-địa, phát triển trọn vẹn năng lực tâm linh và đạt giải thoát. |
7,248 | 564338 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7248 | Yogi | Yogi hoặc yogini (tiếng Sanskrit,) là từ chỉ người luyện tập môn yoga. Từ Yogin phát sinh từ cùng một ngữ căn với tiếng La tinh "jungo" (nối kết, hợp nhất) và tiếng Đức "joch" (cái ách trói buộc).
Yogi trong cuộc sống.
Trong đời sống thường ngày, nhà yogi không có gì khác biệt với mọi người từ ăn uống, giao tiếp đến tính dục...
Chỉ có điều họ tích cực hơn về các mặt: Hành thiện, đức tin, lạc quan... Riêng đối với những vị muốn đi tới giải thoát, kỷ luật khắt khe nhiều ít tự đặt ra và tùy theo pháp môn họ chọn.
Yogi và đức tin.
Mặc dù giải thoát là phương hướng đi tới, nhưng không phải đó là đối tượng để so đo, phán xét, nhà yogi cứ khẩn trương nhưng không vội vã, cố gắng nhưng không đặt yêu cầu, như "vô cầu" của đạo Phật. Để minh họa cho đức tin này chúng ta lấy câu nói của đạo sư Vivekananda: "... Dù phải uống cạn cả đại dương". Nghĩa là cứ kiên nhẫn đi tới, không đặt vấn đề bao lâu, có hay không, như thế nào là thành đạt. Thậm chí nếu giống như "Dã tràng xe cát biển đông", điều này cũng không làm nao núng nhà yogi.
Yogi và tri thức.
Một yogi phải biết rõ hướng đi của mình, những trợ lực và những trở ngại, những cám dỗ của ảo giác ("Maya") và tri kiến để chế ngự. Ví dụ, một yogi nắm vững Hatha yoga muốn được toàn thiện, toàn mãn phải nghiên cứu thêm các môn pháp khác như: Mantra yoga, Bhakti yoga, Jnana yoga, Dhyana yoga, Raja Yoga, Karma yoga, Samadhi yoga... Thật ra trong một môn pháp đều chứa đựng các môn khác, vì muốn đặt trọng tâm về mặt nào cho thích hợp từng yogi nên chia ra nhiều môn loại. |
7,249 | 686685 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7249 | Định luật Lenz | Định luật Lenz được đặt tên theo nhà vật lý học Heinrich Lenz, người tìm ra định luật này năm 1834. Định luật Lenz phát biểu như sau:
"Chiều của dòng điện cảm ứng trong dây dẫn sinh ra bởi sự biến thiên của từ trường tuân theo định luật cảm ứng Faraday sẽ tạo ra một từ trường chống lại sự biến thiên từ thông đã sinh ra nó."
Dòng điện cảm ứng phải có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Công thức.
Định luật Lenz được biểu diễn bởi dấu âm trong định luật cảm ứng Faraday:
Trong đó:
Định luật Lenz phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng. Định luật này được thể hiện qua dấu "-" trong các phương trình Maxwell. |
7,252 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7252 | Định luật vật lý | Một định luật vật lý là một sự khái quát hóa một cách khoa học dựa trên các quan sát thực nghiệm. Các định luật vật lý có thể coi là các kết luận rút ra từ, hay các giả thuyết được kiểm nghiệm bởi các thí nghiệm vật lý. Mục đích cơ bản của khoa học nói chung, hay vật lý nói riêng, là mô tả tự nhiên bởi hệ thống các định luật như vậy.VD:Định luật Ôm, định luật phản xạ ánh sáng.v.v... |
7,255 | 816786 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7255 | Định luật cảm ứng Faraday | Định luật cảm ứng Faraday là định luật cơ bản trong điện từ, cho biết từ trường tương tác với một mạch điện để tạo ra sức điện động (EMF) - một hiện tượng gọi là cảm ứng điện từ. Đó là nguyên lý hoạt động cơ bản của máy biến áp, cuộn cảm, các loại động cơ điện, máy phát điện và nam châm điện.
Phương trình Maxwell-Faraday là sự tổng quát của định luật Faraday, và được liệt kê như là một trong các phương trình của Maxwell.
Lịch sử nghiên cứu.
Định luật cảm ứng được khám phá bởi nhà vật lý hóa học người Anh Michael Faraday năm 1831 và Joseph Henry độc lập nghiên cứu tại cùng thời gian.
Định luật Faraday.
Định nghĩa.
Theo một phiên bản phổ biến của định luật Faraday nói rằng:"Suất điện động cảm ứng trong bất kỳ một mạch kín bằng âm biến thiên thời gian của từ thông bao quanh nó."
Công thức.
Định luật cảm ứng Faraday cho biết mối liên hệ giữa biến thiên từ thông formula_1 trong diện tích mặt cắt của một vòng kín và điện trường cảm ứng dọc theo vòng đó. được tính bởi công thức:
Với là một phần của diện tích bề mặt di chuyển của cuộn dây formula_3, là từ trường (còn gọi là"mật độ từ thông"), và là Tích vô hướng. Trong các thuật ngữ trực quan hơn, lượng từ thông qua đi vòng dây tỷ lệ thuận với số lượng đường sức từ đi qua nó.
Dạng tích phân:
với E là điện trường cảm ứng, "d"s là một phần tử vô cùng bé của vòng kín và "d"ΦB/"dt" là biến thiên từ thông.
Phương trình Maxwell–Faraday.
Dạng vi phân, tính theo từ trường B:
Trong trường hợp của một cuộn cảm có "N" vòng cuốn, công thức trở thành:
với "V" là lực điện động cảm ứng và ΔΦ/Δt là biến thiên của từ thông Φ trong khoảng thời gian Δt.
Chiều của lực điện động (dấu trừ trong các biểu thức trên) phù hợp với định luật Lenz.
Lịch sử.
Định luật cảm ứng Faraday dựa trên các thí nghiệm của Michael Farádaday vào năm 1831.
Định luật ban đầu được phát biểu là: |
7,257 | 852840 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7257 | Định luật Faraday | Định luật Faraday có thể chỉ: |
7,277 | 518158 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7277 | Mặt Trăng | Mặt Trăng hay trăng, nguyệt là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Với độ sáng ở bầu trời chỉ sau Mặt Trời,tr.120 Mặt Trăng đã được con người biết đến từ thời tiền sử. Mặt Trăng có hình cầutr.223 với chiều rộng bằng khoảng 27% Trái Đất và khối lượng bằng khoảng 1,23% Trái Đất.tr.304 Bề mặt Mặt Trăng chứa nhiều khoáng silicat và không có khí quyển, thủy quyển, hay từ quyển đáng kể.tr.304,309
Giả thuyết về sự hình thành của Mặt Trăng được chấp nhận rộng rãi nhất cho rằng: cách đây hơn 4,5 tỷ năm, không lâu sau khi Trái Đất hình thành, Mặt Trăng được hình thành từ các vụn văng ra sau một vụ va chạm giữa Trái Đất và một thiên thể khác mang tên Theia cỡ Sao Hỏa.
Mặt Trăng ở trong quỹ đạo đồng bộ với Trái Đất, tức là chu kỳ tự quay của Mặt Trăng bằng với chu kỳ quay quanh Trái Đất, khoảng 27,3 ngày, do đó nó luôn quay một mặt về phía Trái Đất, là mặt gần.tr.123 Do hiện tượng bình động nên quan sát từ Trái Đất qua nhiều thời điểm, với mỗi thời điểm ở góc nhìn hơi khác, sẽ thấy tổng cộng nhiều hơn một nửa diện tích Mặt Trăng (59%). Các pha Mặt Trăng, từ trăng tròn đến trăng tối, tuần hoàn theo chu kỳ giao hội 29,5 ngày,tr.123 tạo thành cơ sở cho lịch Mặt Trăng (âm lịch).tr.208-209 Đường kính góc của Mặt Trăng trên bầu trời tương đương với Mặt Trời, khoảng hơn nửa độ, do đó Mặt Trăng che kín Mặt Trời trong nhật thực toàn phần.tr.253 Lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra thủy triều trên đại dương ở Trái Đất, đồng thời gây ra hiệu ứng tương tự cho phần vỏ và lõi đất đá của Trái Đất, và làm cho một ngày ở Trái Đất dài hơn một chút.tr.125-128 Khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là khoảng 384000 km,tr.19 tương đương 1,28 giây ánh sáng, hay khoảng 30 lần đường kính Trái Đất.tr.223 Trong tương lai xa, khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất sẽ tăng dần, do hiệu ứng thủy triều, và Mặt Trăng sẽ xuất hiện nhỏ dần.tr.128
Trong Hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm.tr.410 Nếu xét về tỷ lệ kích thước so với hành tinh mà nó quay quanh thì Mặt Trăng đạt tỷ lệ này cao nhất trong Hệ Mặt Trời.tr.388,410,412 Bề mặt Mặt Trăng có các biển Mặt Trăng là các vùng vật chất tối màu có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa cũ, nằm chủ yếu ở mặt gần, giữa các vùng vỏ cũ cao sáng màu có rất nhiều hố va chạm.tr.310-312 Các hố va chạm trên Mặt Trăng được bảo quản tốt và cung cấp nhiều thông tin về quá khứ của Hệ Mặt Trời.tr.303 Trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng bằng khoảng 1/6 so với Trái Đất.tr.226 Nhiệt độ thay đổi mạnh theo điều kiện nhận ánh sáng Mặt Trời, trung bình từ khoảng -180°C vào ban đêm đến trên 100 °C vào ban ngày tại xích đạo. Tồn tại hàng trăm tỷ tấn nước đá ở đáy những hố va chạm gần cực, nơi vĩnh viễn không nhận được ánh nắng.tr.309
Chương trình Luna của Liên Xô đã đưa được vật thể nhân tạo đầu tiên lên Mặt Trăng là tàu không người lái Luna 2, một tàu vũ trụ được chủ đích cho đâm xuống bề mặt Mặt Trăng vào tháng 9 năm 1959.tr.12-13 Sau đó vào năm 1966, tàu Luna 9 đã đổ bộ an toàn lên Mặt Trăng.tr.305 Chương trình Apollo của Hoa Kỳ những năm tiếp theo đã giúp con người lên Mặt Trăng, với Apollo 8 năm 1968 lần đầu đưa người bay quanh Mặt Trăng, rồi Apollo 11 vào tháng 7 năm 1969 cùng 5 chuyến bay khác sau đó đã hạ cánh với con người và thiết bị lên thiên thể này.tr.305-306 Các chuyến thám hiểm này đã mang về Trái Đất đá Mặt Trăng được dùng để nghiên cứu và bổ sung kiến thức về Mặt Trăng cũng như nguồn gốc hình thành của nó.tr.306 Từ sau chuyến bay Apollo 17 năm 1972 đến hiện tại, chỉ có các tàu không người lái đến thám hiểm Mặt Trăng.tr.307
Sự hiện diện của Mặt Trăng trên bầu trời, theo chu kỳ pha Mặt Trăng, đã để lại dấu ấn trong xã hội và văn hóa của loài người.tr.120 Ảnh hưởng trong văn hóa xã hội thể hiện ở ngôn ngữ,tr.123 hệ thống âm lịch,tr.208-209 nghệ thuật, và thần thoại.
Nguồn gốc hình thành.
"Trước hội nghị năm 1984, có các bên ủng hộ ba giả thuyết "truyền thống", một vài người bắt đầu nghiêm túc xem xét lý thuyết va chạm lớn, cùng rất nhiều người khác không có quan điểm rõ ràng và cho rằng cuộc tranh luận sẽ không bao giờ kết thúc. Sau hội nghị, cơ bản chỉ còn có hai phe: phe va chạm lớn và phe bất khả tri."
Mặt Trăng hình thành khoảng hơn 4,5 tỷ năm trước. Nghiên cứu về hafni và wolfram ở vỏ Mặt Trăng gợi ý thiên thể này ra đời sau Hệ Mặt Trời khoảng 50 triệu năm.
Đa số các giả thuyết từ sớm về nguồn gốc hình thành Mặt Trăng theo một trong ba ý tưởng chính.tr.320 Ý tưởng thứ nhất cho rằng vật chất văng ra từ Trái Đất trong thời kỳ đang hình thành bởi lực ly tâm, sau đó tập hợp lại thành Mặt Trăng. Tuy nhiên điều này đòi hỏi Trái Đất phải quay nhanh đến mức phi thực tế. Ý tưởng thứ hai giả định trường hấp dẫn của Trái Đất đã thu hút thiên thể Mặt Trăng đến từ nơi khác, nhưng việc này đòi hỏi khí quyển Trái Đất hấp thụ động năng của Mặt Trăng khi nó bay tới - một khả năng rất khó xảy ra. Ý tưởng thứ ba đề xuất sự hình thành cùng lúc của Trái Đất và Mặt Trăng từ đĩa bồi tụ khi Hệ Mặt Trời đang hình thành.tr.320 Phương án này không giải thích được tại sao Mặt Trăng lại có các tính chất khác với Trái Đất, ví dụ như ít kim loại hơn hẳn so với Trái Đất.tr.309 Ý tưởng thứ nhất và thứ ba cũng không tiên đoán được mômen động lượng của hệ Trái Đất - Mặt Trăng.
Để giải thích thỏa đáng nhiều bằng chứng thực nghiệm, một giả thuyết khác đã được xây dựng, gọi là giả thuyết va chạm lớn.tr.321 Giả thuyết này cho rằng hệ Trái Đất - Mặt Trăng hình thành sau một vụ va chạm lớn, lệch tâm, giữa một thiên thể có kích thước cỡ Sao Hỏa, tên là "Theia", với thiên thể tiền Trái Đất. Vụ va chạm đã làm văng nhiều vật chất vào không gian, một phần rời xa Trái Đất, một phần dần tích tụ thành một đĩa bồi tụ quanh Trái Đất rồi từ đó hình thành nên Mặt Trăng. Vào một hội nghị bàn về nguồn gốc Mặt Trăng năm 1984 ở Kona, Hawaii, giả thuyết va chạm lớn bắt đầu được đa số tán thành là hợp lý.
Các vụ va chạm lớn được cho là có khả năng xảy ra trong giai đoạn hình thành của Hệ Mặt Trời.tr.510 Những mô phỏng vụ va chạm lớn trên máy tính đã cho ra các kết quả phù hợp với khối lượng thực tế của lõi Mặt Trăng và mômen động lượng của hệ Trái Đất – Mặt Trăng. Vụ va chạm đã giải phóng rất nhiều năng lượng, đủ để làm nóng chảy lớp vỏ Trái Đất và tạo nên đại dương magma. Tương tự, Mặt Trăng mới hình thành cũng có đại dương magma của nó. Theo giả thuyết va chạm lớn, phần lớn Mặt Trăng được hình thành từ lớp vỏ của Trái Đất và Theia, phù hợp với thành phần ít kim loại và nhiều silicat của nó.tr.321 Các nguyên tố dễ bay hơi được giải phóng bởi nhiệt độ cao ở giai đoạn đầu của vụ va chạm, giải thích cho việc không còn vật chất dễ bốc hơi ở trên Mặt Trăng.tr.321 Nếu Mặt Trăng chứa nhiều thành phần của vỏ Trái Đất thì có thể giải thích được sự tương đồng về mặt hóa học của Mặt Trăng với vỏ Trái Đất, ví dụ như về nồng độ đồng vị oxy.tr.321
Tuy giả thuyết va chạm lớn có thể giải thích được nhiều kết quả quan sát song vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp, đa số liên quan đến thành phần của Mặt Trăng. Năm 2001, một nhóm nghiên cứu ở Viện Carnegie tại Washington báo cáo kết quả đo đạc đặc trưng đồng vị oxy trong đá Mặt Trăng có độ chính xác cao, cho thấy tính chất giống với đá ở Trái Đất. Các nghiên cứu khác sau đó cũng chỉ ra tỷ lệ đồng vị wolfram và titani ở vỏ Mặt Trăng giống hệt với Trái Đất. Đá Mặt Trăng thu được trong chương trình Apollo có đặc trưng đồng vị giống với đá trên Trái Đất và khác hầu hết các thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời. Trong khi đó các mô phỏng về vụ va chạm lớn khẳng định trên 40% cho đến phần lớn Mặt Trăng được hình thành từ vật liệu của Theia, chứ không phải từ thiên thể tiền Trái Đất. Để giải thích cho sự tương đồng hóa học giữa Mặt Trăng và vỏ Trái Đất, đã có các giả thuyết khác nhau được đưa ra, bao gồm cả đề xuất xem xét lại toàn diện giả thuyết va chạm lớn. Một số nghiên cứu cho rằng có khả năng Theia tương đồng hóa học với thiên thể tiền Trái Đất, với xác suất tới 20%, dù có ước lượng trước đó chỉ là chưa đến 2%. Một số giả thuyết khác giải thích vỏ Trái Đất và Mặt Trăng đều được tạo ra từ cùng vật liệu được hòa trộn sau sự kiện va chạm lớn, dù có nhà nghiên cứu nghi ngờ về khả năng này. Trong mọi trường hợp, sự tương đồng hóa học chứng tỏ Mặt Trăng không hình thành ở xa và độc lập với Trái Đất.tr.321
Giả thuyết va chạm lớn vẫn đang được phát triển để giải thích các quan sát ngày càng chính xác về Mặt Trăng. Một ý tưởng cho rằng vật liệu văng ra từ vụ va chạm lớn ban đầu hình thành nên hai thiên thể vệ tinh của Trái Đất. Sau đó, chúng nhập lại thành Mặt Trăng trong một va chạm ở tốc độ thấp. Ý tưởng này giải thích được việc vỏ Mặt Trăng ở mặt xa dày hơn so với mặt gần.
Đặc tính vật lý.
Mặt Trăng có hình dạng gần ellipsoid do tác động của lực thủy triều, với trục lớn lệch khoảng 30° so với phương nối đến Trái Đất. Trục lớn của ellipsoid cũng lệch khoảng 30° so với trục lớn của trường trọng lực Mặt Trăng, vì trục lớn của trường trọng lực gần trùng với phương nối đến Trái Đất. Hình dạng của Mặt Trăng hơi méo hơn so với mức gây ra bởi lực thủy triều hiện tại. "Hóa thạch hình dạng" này gợi ý về lịch sử của Mặt Trăng. Mặt Trăng đã nguội và đông cứng khi lực thủy triều còn mạnh, lúc nó cách Trái Đất chỉ khoảng một nửa khoảng cách hiện nay. Ngày nay, nó đã quá lạnh và cứng đến mức không thể điều chỉnh hình dạng lại cho phù hợp với lực thủy triều yếu hơn ở quỹ đạo hiện tại.
Với khối lượng riêng trung bình 3,3 g/cm³, bằng 1/5 so với Trái Đất,tr.226 Mặt Trăng dường như chứa chủ yếu đất đá silicat và thiếu kim loại (như sắt) hơn hẳn Trái Đất.tr.309 So với các vệ tinh tự nhiên lớn của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời thì Mặt Trăng có khối lượng riêng xếp thứ hai chỉ sau Io.tr.410,412,423
Cấu trúc bên trong.
Cấu trúc bên trong của Mặt Trăng được phân tách thành ba thành phần khác biệt về mặt hóa địa chất là lớp vỏ, lớp phủ và lõi.
Lõi Mặt Trăng có ít nhất một phần nóng chảy, có độ dẫn điện cao và khối lượng riêng lớn hơn lớp phủ.tr.326 Tuy nhiên thành phần hóa học của lõi Mặt Trăng chưa được xác định chắc chắn.tr.326 Có giả thuyết cho rằng lõi gồm hợp kim sắt-sắt sulfide-carbon nóng chảy với bán kính dưới 375 km.tr.326 Cũng có giả thuyết khác chỉ ra lõi lớn hơn một chút với thành phần gồm silicat nóng chảy pha thêm sắt và titani.tr.326 Lõi này có thể gồm phần lõi trong rắn chiếm khoảng 40% thể tích, và phần lõi ngoài nóng chảy chiếm khoảng 60% thể tích.
Bao quanh lõi là phần trong của lớp phủ có bán kính khoảng 480 km đến 587 km, một phần cũng bị nóng chảy.tr.325 Cấu trúc lớp phủ ở tầng trên được cho là đã hình thành theo cơ chế kết tinh từ một đại dương magma tồn tại ngay sau khi Mặt Trăng hình thành vào khoảng 4,5 tỷ năm trước.tr.221 Quá trình đại dương magma kết tinh đã tạo ra lớp phủ ultramafic có mật độ cao, chứa nhiều olivin và pyroxen, nằm dưới một lớp vỏ plagiocla nhẹ nổi lên và bao phủ bề mặt toàn cầu.tr.223 Những phần chất lỏng cuối cùng hóa rắn nằm giữa lớp vỏ và lớp phủ, chứa nhiều các thành phần tỏa nhiệt và không tương thích nhau về mặt hóa địa chất.tr.224 Các mẫu đá lấy từ biển Mặt Trăng, vốn là dung nham hóa rắn từng phun trào ra bề mặt từ lớp phủ nóng chảy một phần, xác nhận thành phần lớp phủ ultramafic.tr.223tr.312
Quá trình hình thành nêu trên tạo ra lớp vỏ anorthosit, một kết quả phù hợp với các đo đạc tại chỗ và viễn thám.tr.223tr.311 Sau khi khoảng ba phần tư đại dương dung nham đã kết tinh, các khoáng chất plagiocla nhẹ hơn bắt đầu hình thành và nổi lên trên tạo thành lớp vỏ.tr.224 Lớp vỏ dày khoảng 50 km.tr.283 Các mẫu đá trên vỏ Mặt Trăng đều có tuổi từ 3,3 đến 4,4 tỷ năm, cổ hơn hầu hết đá Trái Đất, và phù hợp với mô hình kết tinh đại dương dung nham.tr.310tr.282
Bề mặt.
Địa hình Mặt Trăng đã được đo bằng laser và xử lý ảnh stereo. Một đặc trưng địa hình nổi bật là bồn địa Nam cực - Aitken ở phía nam mặt xa Mặt Trăng. Đây là hố va chạm lớn nhất trong Hệ Mặt Trời với đường kính 2500 km. Bồn địa này chứa điểm sâu nhất trên Mặt Trăng có độ sâu khoảng 13 km so với vùng xung quanh rìa. Điểm cao nhất trên Mặt Trăng nằm ngay phía đông bắc bồn địa này, thuộc khu vực có thể được nâng lên do vụ va chạm nghiêng mà đã tạo ra bồn địa Nam Cực - Aitken. Các bồn địa nổi bật khác hình thành từ các vụ va chạm lớn trong thời kỳ đầu của Mặt Trăng gồm có biển Mưa, Trong Sáng, Khủng Hoảng ở mặt gần và Đông Phương ở ranh giới của hai mặttr.312tr.225 - chúng đều có phần trung tâm sâu và phần rìa cao. Mặt xa cao hơn mặt gần trung bình khoảng 1,9 km.
Liên đoàn Thiên văn Quốc tế khuyến nghị kinh tuyến gốc của hệ tọa độ địa lý Mặt Trăng đi qua điểm trung tâm trung bình của mặt gần Mặt Trăng. Trong hệ tọa độ này, hố va chạm nhỏ bé mang tên Mösting A có tọa độ 3,18°Nam, 5,16°Tây, cùng với một số đặc điểm địa hình khác, được dùng để đối chiếu vị trí vẽ bản đồ.
"Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng" năm 2010 đã phát hiện ra các vách đứt gãy chờm trên bề mặt Mặt Trăng, cho thấy rằng Mặt Trăng có thể đã co ngót lại trong thời kỳ địa chất gần đây. Các dấu hiệu co ngót tương tự cũng đã được quan sát trên Sao Thủy. Một nghiên cứu thực hiện với 12000 bức ảnh chụp được từ tàu quỹ đạo cho thấy biển Lạnh ở gần cực bắc, một bồn địa vốn được cho là đã ngừng tiến hóa về mặt địa chất giống như các biển Mặt Trăng khác, đang nứt và dịch chuyển. Mặt Trăng không có các mảng kiến tạo cho nên hoạt động địa chất ở đây chỉ là sự hình thành các vết nứt chủ yếu do sự co ngót của toàn Mặt Trăng khi nó nguội dần và một phần do lực thủy triều.
Biển và vùng cao.
Các vùng trên bề mặt Mặt Trăng có màu sẫm và tương đối bằng phẳng như những đồng bằng, không có đặc điểm địa hình nổi bật, đủ lớn để có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất, được gọi là các biển Mặt Trăng vì trước đây đã có giả định rằng những vùng này có nước.tr.19-20tr.310 Giả thuyết được chấp nhận hiện tại cho rằng các vùng này từng là bồn địa chứa dung nham cổ, nay đã nguội lạnh thành bazan tối màu.tr.312 Bazan trên Mặt Trăng có thành phần tương tự lớp vỏ bên dưới đại dương Trái Đất hoặc dung nham phun trào từ núi lửa Trái Đấttr.312 nhưng rất thiếu khoáng chất. Các dòng dung nham đã phun trào ra bề mặt và chảy vào các hố va chạm lớn trong thời đầu lịch sử Mặt Trăng.tr.312 Biển che phủ 17% diện tích Mặt Trăng và hầu hết nằm ở mặt gần,tr.312 biển ở mặt xa chỉ chiếm khoảng 1% bề mặt.
Một số biển ở mặt gần chứa các vòm núi lửa mà có thể hình thành từ magma có độ nhớt cao hơn đáng kể. Bản đồ hóa địa chất Mặt Trăng, đo bởi phổ kế gamma của vệ tinh "Lunar Prospector", cho thấy mặt gần Mặt Trăng có nồng độ cao hơn các nguyên tố hóa học có khả năng sinh nhiệt nằm bên dưới lớp vỏ, gợi ý về khả năng vùng nằm dưới lớp vỏ này đã từng nóng hơn và dễ phun trào dung nham hơn, giải thích cho việc mặt gần có nhiều biển hơn. Đa số bazan hình thành nên các biển nhỏ nằm xen kẽ giữa các vùng cao đã phun trào trong kỷ Mưa, 3,2–3,8 tỷ năm trước, còn riêng ở biển Mưa và Đại dương Bão, hoạt động phun trào đã kéo dài từ 4,2 đến khoảng 1 tỷ năm trước. Theo một nghiên cứu định tuổi bằng phương pháp đếm hố va chạm ở vùng Đại dương Bão thì lần cuối cùng dung nham trào lên bề mặt là cách đây 1,2 tỷ năm. Năm 2006, một nghiên cứu đã phát hiện hố va chạm Ina trong biển Hồ Hạnh Phúc có những đặc điểm trẻ với tuổi chỉ khoảng 10 triệu năm. Các trận động đất cùng hiện tượng thoát khí ra bề mặt cho thấy một số hoạt động địa chất của Mặt Trăng vẫn tiếp tục. Một nghiên cứu năm 2014 sử dụng ảnh chụp của "Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng" đã chỉ ra những vùng có tuổi ít hơn 100 triệu năm. Có khả năng lớp phủ của Mặt Trăng nóng hơn đã biết, ít nhất là ở mặt gần, tại những nơi có nhiều nguyên tố phóng xạ sinh nhiệt bên dưới lớp vỏ. Ở bồn địa Đông Phương, hoạt động núi lửa kéo dài chứng tỏ lớp phủ bên dưới vùng này ban đầu nóng và/hoặc có nhiều nguyên tố sinh nhiệt.
Các khu vực có màu sáng hơn trên Mặt Trăng được gọi là các "vùng cao" bởi chúng có độ cao lớn hơn hầu hết biển Mặt Trăng. Vùng cao có thành phần chủ yếu là plagiocla tích lũy từ đại dương dung nham cổ của Mặt Trăng, do nhẹ hơn nên nổi lên cao từ rất sớm cách đây đến 4,4 tỷ năm.tr.311 Do hình thành sớm nên vùng cao có một quãng thời gian dài hứng chịu sự bắn phá từ những mảnh vụn vũ trụ, dẫn đến mật độ cực cao hố va chạm.tr.311 Khác với Trái Đất, không có ngọn núi lớn nào trên Mặt Trăng được cho là hình thành bởi sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.tr.310 Tổng diện tích vùng cao chiếm 83% bề mặt Mặt Trăng.tr.311
Việc mặt gần có nhiều biển trong khi mặt xa có nhiều núi có thể được giải thích bởi một vụ va chạm ở tốc độ thấp giữa Mặt Trăng với một vệ tinh tự nhiên thứ hai của Trái Đất, chừng vài chục triệu năm sau khi hệ Trái Đất và Mặt Trăng hình thành.
Các hố va chạm.
Khi những tiểu hành tinh và sao chổi va chạm với bề mặt Mặt Trăng, các hố va chạm hình thành và bề mặt chịu tác động đáng kể. Theo ước tính chỉ riêng mặt gần của Mặt Trăng đã có khoảng 300.000 hố rộng hơn 1 km.tr.13 Niên đại địa chất Mặt Trăng căn cứ vào những sự kiện va chạm nổi bật nhất ở bồn địa Mật Hoa, Mưa, Đông Phươngtr.123 và đại diện bởi tuổi của hố va chạm Copernicus và Eratosthenes.tr.249 Đây là những cấu trúc để lại các dấu hiệu địa tầng học qua các ảnh chụp, chẳng hạn như mảnh văng từ hố Eratosthenes nằm trên nền biển xung quanh còn vật liệu bắn ra từ Copernicus lại chồng lên Eratosthenes.tr.249 Việc không có khí quyển, thời tiết và những quá trình địa chất gần đây đã giúp cho đa số hố giữ nguyên trạng từ lúc hình thành.tr.303, Chỉ có ít cấu trúc địa chất trên Mặt Trăng được định tuổi chính xác bằng phương pháp đo đặc trưng đồng vị,tr.168-169,177-178,212 các khu vực còn lại được so sánh tuổi với các cấu trúc này bằng phương pháp khác như đếm số hố va chạm.tr.135 Nếu giả định rằng các hố va chạm xuất hiện dần theo thời gian với tốc độ nhất định thì việc đếm số hố trên mỗi đơn vị diện tích rồi so sánh giữa các khu vực khác nhau có thể giúp so sánh tuổi giữa chúng.tr.129
Các hố va chạm trên Mặt Trăng đều có hình tròn do tốc độ cao của các mảnh vụn vũ trụ khi va chạm sẽ tạo ra hiệu ứng giống các vụ nổ, tác động đều ra mọi hướng xung quanh.tr.315 Khi mảnh va chạm lao xuống bề mặt, nó thâm nhập tới độ sâu khoảng 2 đến 3 lần đường kính mảnh va chạm, tạo ra sóng xung kích và nhiệt làm nứt tầng đá nền bên dưới và bốc hơi lớp silicat bề mặt.tr.316 Lớp đất bị bốc hơi giãn nở nhanh, tạo ra vụ nổ như bom hạt nhân, khoét một hố trên bề mặt có đường kính khoảng 10 đến 15 lần đường kính mảnh va chạm và đẩy vật liệu ra rìa, tạo nên vành tròn ngoài dâng cao.tr.316 Sóng xung kích trong lớp vỏ phản hồi lại làm dâng đất đá trong hố, khiến đáy hố trở nên phẳng và đôi khi nhô lên ở giữa.tr.316 Các vụ lở đất ở gần vành tạo nên cấu trúc dốc dạng bậc thang.tr.316 Những mảnh vật liệu bị văng lên cao do vụ nổ sau đó rơi xuống một vùng có đường kính cỡ gấp đôi đường kính hố va chạm.tr.316 Các mảnh to và bay nhanh rơi cách xa hố và thường tạo ra thêm hố nhỏ.tr.316
Phủ bên trên bề mặt Mặt Trăng là lớp đất mặt gồm đá bị tán vụn có nguồn gốc từ va chạm.tr.314 Cứ sau mỗi sự kiện va chạm thì chúng lại vỡ vụn thành những mảnh nhỏ hơn.tr.314 Đất Mặt Trăng có thành phần chiếm gần nửa là silica và các thành phần khác là một số oxit kim loại. Lớp đất mặt của những bề mặt cổ tại vùng cao nhìn chung dày hơn, trung bình khoảng 10-15 mét; trong khi tại các bề mặt trẻ ở biển, đất mặt chỉ dày 4-5 mét.tr.88,93,286 Bên dưới lớp đất mặt tán mịn là lớp các mảnh vỡ lớn văng ra từ các vụ va chạm và đá móng nứt gãy dày từ vài đến vài chục kilomet.tr.92-93 Bản thân lớp đất mặt cũng thường được phân làm hai địa tầng: tầng trên nằm ngay bề mặt, dày cỡ vài đến vài chục xăngtimét và chứa các hạt đã được trộn đều; tầng dưới có các lớp khác nhau chưa được trộn lẫn, hình thành từ các sự kiện va chạm trong quá khứ.tr.337
Trong ba tỷ năm qua, tốc độ sản sinh hố là một hố đường kính 1 km mỗi 200 nghìn năm, một hố đường kính 10 km mỗi vài triệu năm, và một đến hai hố đường kính 100 km mỗi tỷ năm.tr.319 Tốc độ sản sinh hố cao hơn gấp nhiều lần trước thời điểm cách đây gần 4 tỷ năm.tr.319 Tuổi của đá nóng chảy do va chạm thu thập từ các hố va chạm trong chương trình Apollo gợi ý về sự kiện biến cố Mặt Trăng diễn ra khoảng 3,9 tỉ năm trước, với sự xuất hiện nhiều bất thường các tiểu hành tinh va chạm với các thiên thể ở vòng trong của Hệ mặt trời, mặc dù có nghi vấn về giả thuyết này.
Việc so sánh những hình ảnh do "Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng" chụp cho thấy tốc độ sản sinh hố hiện tại nhanh hơn đáng kể ước tính trước đây, đặc biệt là với các hố nhỏ có kích cỡ trên chục mét. Khi va chạm xảy ra, những mảnh vật liệu nóng chảy hoặc bốc hơi văng ra ngoại biên với góc nhỏ và tốc độ rất cao.tr.216-217 Cơ chế này khuấy động hai xăngtimét lớp đất mặt trên cùng ở thang thời gian 81.000 năm, nhanh hơn một trăm lần so với các mô hình lý thuyết trước đây.
Các vụ va chạm lớn nhỏ gây xói mòn khiến núi non trên Mặt Trăng đều có bề mặt nhẵn trơn và độ cao thấp, giống những núi cổ nhất trên Trái Đất.tr.311
Các xoáy Mặt Trăng.
Các xoáy Mặt Trăng là các vùng có đặc điểm địa chất kỳ dị nằm rải rác khắp bề mặt của Mặt Trăng. Chúng có suất phản chiếu cao, có đặc điểm quang học của bề mặt mới hình thành gần đây và thường có các đường tối uốn lượn xen giữa những vùng sáng. Từ trường ở bề mặt các xoáy đều mạnh tuy nhiên không phải mọi vùng bất thường từ trường đều có xoáy.
Nước và sự sống.
Nước lỏng không tồn tại trên bề mặt Mặt Trăng.tr.309 Với điều kiện trên bề mặt, nước sẽ bị bức xạ cực tím từ Mặt Trời quang phân thành các chất khác. Ngay cả nước ngậm trong đất đá cũng bị giải hấp bởi tia cực tím của Mặt Trời. Môi trường tự nhiên của Mặt Trăng không hỗ trợ sự sống vì bức xạ Mặt Trời mạnh, gần như không có khí quyển, nhiệt độ cao vào ban ngày, cùng bức xạ ion hóa. Tổng lượng vi sinh vật mà các tàu vũ trụ đã mang lên Mặt Trăng trong các nhiệm vụ thám hiểm có tiếp xúc với bề mặt là khoảng 4,57×1010 tế bào hoặc bào tử, nhưng hầu hết được cho là không thể sống quá một ngày Mặt Trăng (29,5 ngày Trái Đất). Tuy nhiên vào năm 2019, ít nhất một hạt giống đã nảy mầm ở một thí nghiệm trong môi trường có kiểm soát của tàu đổ bộ "Thường Nga 4".
Từ những năm 1960, đã có giả thuyết về sự tồn tại của nước đá ở các hố va chạm lạnh lẽo luôn bị khuất trong bóng tối ở hai cực. Trục quay của Mặt Trăng đã ổn định trong vài tỷ năm trở lại đây và ở hai cực có những hố không nhận được ánh sáng Mặt Trời trong suốt thời gian này. Chúng có thể chứa nước đá đến từ sao chổi, gió Mặt Trời, hoặc các tầng đá bên dưới. Các mô phỏng trên máy tính năm 2003 gợi ý khoảng 14.000 kilomét vuông diện tích Mặt Trăng có thể nằm trong bóng tối vĩnh cửu. Các kế hoạch định cư trên Mặt Trăng của con người phụ thuộc đáng kể vào lượng nước có sẵn tại đây khi mà phương án vận chuyển nước từ Trái Đất tỏ ra không khả thi.
Những phát hiện gần đây đã xác nhận sự tồn tại của nước trên bề mặt Mặt Trăng.tr.309 Năm 1998, phổ kế neutron trên tàu vũ trụ "Lunar Prospector" chỉ ra dấu hiệu hydro trong nước đá nằm dưới lớp đất mặt vài chục xăngtimét ở các hố tối vĩnh cửu gần cực. Thủy tinh núi lửa được mang về từ Mặt Trăng cũng chứa lượng nước nhỏ. Tồn tại nước ở dạng liên kết hóa học trong đá Mặt Trăng.tr.309 Vào năm 2008 phổ kế "M3" của tàu vũ trụ "Chandrayaan-1" đã phát hiện sự tồn tại của nước ở cả các bề mặt được Mặt Trời chiếu sáng. Năm 2009, "LCROSS" cho một tên lửa hết nhiên liệu đâm xuống vùng tối vĩnh cửu trong hố va chạm Cabeus gần cực nam và phát hiện khoảng 155 kg nước trong luồng khói bụi bốc lên từ vụ va chạm.
Vào năm 2011 một thí nghiệm đã đo được 615 đến 1410 ppm nước trong bao thể nóng chảy của mẫu đá chứa magma cổ ở Mặt Trăng, cho thấy một số phần bên trong Mặt Trăng có lượng nước tương đương lớp phủ trên của Trái Đất. Việc phân tích lại dữ liệu phổ phản xạ của máy đo "M3" vào năm 2018 đã khẳng định sự tồn tại của nước đá trong vòng vĩ độ 20° ở cả hai cực. Dữ liệu cho thấy ánh sáng phản xạ đặc trưng của nước đá, khác hẳn so với ánh sáng từ hydroxyl, nước ở thể khác, hay các bề mặt phản xạ khác. Nước đá có nhiều hơn ở cực Nam, tại các khu vực nằm trong bóng tối lâu nhất. Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng xác nhận nhiệt độ rất thấp trong một số hố va chạm và chụp được ảnh nhờ ánh sáng của sao.tr.309 Tổng lượng nước ở các hố này vào khoảng hàng trăm tỷ tấn.tr.309
Cuối năm 2020, các nhà thiên văn phát hiện phân tử nước ở phần bề mặt được chiếu sáng của Mặt Trăng bằng thiết bị SOFIA. Những khe hở nhỏ khuất tối trong đất đá, ở cả vùng đất được chiếu sáng với vĩ độ trên 80, được cho là chiếm tới khoảng 10–20% diện tích tối vĩnh cửu chứa nước đá của Mặt Trăng.
Trường hấp dẫn.
Trường hấp dẫn của Mặt Trăng đã được đo từ những năm 1960 thông qua ảnh hưởng lên quỹ đạo của các tàu không gian gần Mặt Trăng, với gia tốc của các tàu được xác định nhờ dịch chuyển Doppler của sóng vô tuyến liên lạc giữa tàu và Trái Đất. Tàu "Lunar Prospector" đã vẽ bản đồ trọng trường của mặt gần vào những năm 1998-1999. Năm 2013, bản đồ trường hấp dẫn cho toàn bộ bề mặt Mặt Trăng đã được thiết lập chi tiết bởi cặp tàu quỹ đạo GRAIL. Gia tốc trọng trường của Mặt Trăng có những vùng cực đại tại một số bồn địa va chạm khổng lồ, một phần do mật độ khối lượng lớn của bazan biển lấp đầy những bồn địa đó. Tuy vậy, một số vùng cực đại không nằm gần khu vực có bazan biển.
Gia tốc trọng trường trung bình trên bề mặt Mặt Trăng là 1,63 m/s2, bằng khoảng 1/6 gia tốc trọng trường Trái Đất.tr.226 Một người mặc bộ đồ phi hành gia Apollo 11 kèm hệ thống cung cấp dưỡng khí nặng tổng cộng 91,3 kg sẽ cảm thấy như chỉ khoảng 15 kg trên Mặt Trăng. Tốc cần để thoát khỏi Mặt Trăng (tốc độ vũ trụ cấp 2) là 2,38 km/s so với Trái Đất là 11,2 km/s.tr.226
Từ trường.
Mặt Trăng có một từ trường ngoài với cường độ nhìn chung dưới 0,2 nanotesla, chưa bằng một phần một trăm ngàn từ trường Trái Đất. Hiện tại Mặt Trăng không có từ trường lưỡng cực toàn cầu mà chỉ có lớp vỏ đã từ hóa, có thể do trước kia từng tồn tại một dynamo toàn cầu. Khoảng 4,25 đến 3,56 tỉ năm trước từ trường Mặt Trăng có khả năng mạnh gần bằng từ trường Trái Đất ngày nay. Dynamo duy trì đến cách đây 1,92 đến 0,80 tỷ năm nhờ các dòng đối lưu hoạt động khi lõi Mặt Trăng kết tinh. Trên lý thuyết, một số vùng từ hóa còn sót lại có thể được gây ra bởi từ trường thoáng qua của những đám mây plasma giãn nở trong những vụ va chạm lớn. Khi những đám mây này xuất hiện sau các vụ va chạm lớn, Mặt Trăng vẫn đang có một nền từ trường đáng kể. Giả thuyết này được hỗ trợ bởi vị trí từ hóa mạnh nhất trên vỏ nằm gần điểm đối chân của những bồn địa va chạm lớn.
Khí quyển.
Mặt Trăng có khí quyển rất loãng đến nỗi các hạt khí gần như không va chạm với nhau, giống tầng ngoài khí quyển hành tinh, với tổng khối lượng từ dưới 10 tấn đến khoảng 30 tấn. Thiết bị của các tàu đổ bộ Apollo đo được mật độ hạt khí quyển khoảng 107 hạt/cm³ vào ban ngày và 105 hạt/cm³ vào ban đêm ở bề mặt Mặt Trăng, gần như chân không so với khí quyển Trái Đất (1019 hạt/cm³). Khí quyển bao gồm các chất khí thoát ra từ đất đá và khí sinh ra từ hoạt động phún xạ do gió mặt trời và bụi vũ trụ bắn phá thổ nhưỡng Mặt Trăng. Các nguyên tố được phát hiện có natri và kali sinh ra do phún xạ và giải hấp nhiệt (cũng có trong khí quyển Sao thủy và Io); helium-4 và neon chủ yếu từ gió mặt trời; argon-40, radon-222 và các đồng vị poloni thoát ra khí quyển sau khi hình thành từ phân rã phóng xạ trong lớp vỏ và lớp phủ. Tổng mật độ của các nguyên tố trên vẫn còn nhỏ hơn nhiều mật độ khí quyển Mặt Trăng, do đó các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm sự hiện diện của những phân tử và nguyên tử khác ở khí quyển, đặc biệt là các chất mà có thể được sinh ra từ lớp đất mặt. "Chandrayaan-1" đã phát hiện hơi nước với nồng độ thay đổi theo vĩ độ, nhiều nhất tại khoảng 60–70 độ nam. Hơi nước có thể được sinh ra từ sự thăng hoa nước đá ở lớp đất mặt. Những khí này quay lại lớp đất mặt do trọng lực của Mặt Trăng hoặc biến mất vào không gian do áp lực bức xạ mặt trời hoặc nếu chúng bị ion hóa thì bị thổi bay bởi từ trường gió mặt trời.
Cát bụi.
Tồn tại một đám mây bụi bất đối xứng bao quanh Mặt Trăng được tạo ra bởi các hạt bụi sao chổi. Mỗi giây có khoảng 0,1 đến 0,6 picôgam bụi sao chổi bay vào mỗi mét vuông bề mặt vùng xích đạo Mặt Trăng với tốc độ khoảng 20 kilômét trên giây. Các hạt này va vào bề mặt khiến bụi ở đó bắn lên với tốc độ cỡ vài trăm mét một giây, sau đó đa số chúng lại rơi xuống bề mặt. Trung bình, lớp bụi bay lơ lửng trên bề mặt Mặt Trăng có tổng khối lượng khoảng 120 kilogam và dày hàng trăm kilomét. Các phép đo bụi đã được thực hiện bởi Thí nghiệm Bụi Mặt Trăng (LDEX) của LADEE, trong khoảng 6 tháng với độ cao từ gần bề mặt đến trên 200 km. Trung bình mỗi phút có một hạt bụi bán kính trên 0,3 micromét va đập vào đầu đo của LDEX. Số lượng hạt bụi tăng lên vào những dịp mưa sao băng Geminid, Quadrantid, Taurid và Omicron Centaurid, khi Trái Đất và Mặt Trăng đi ngang qua những đám tàn tích sao chổi. Đám mây bụi của Mặt Trăng có mật độ bất đối xứng, dày hơn ở vùng hoàng hôn.
Các nhà du hành vũ trụ đặt chân lên Mặt Trăng trong chương trình Apollo đã chứng kiến những quầng sáng gần đường chân trời trước lúc bình minh, một hiện tượng cũng được quan sát bởi một số vệ tinh và tàu đổ bộ. Đây có thể là ánh sáng từ lớp bụi ở trên cao hoặc natri và kali trong khí quyển.
Quá khứ.
Năm 2017, một nghiên cứu dựa trên mô hình phun trào dung nham theo thời gian cho thấy Mặt Trăng từng có một khí quyển khá dày trong khoảng thời gian cỡ 70 triệu năm, giữa 3 và 4 tỷ năm trước. Khí quyển này chứa các khí sinh ra bởi các vụ phun trào núi lửa Mặt Trăng và có áp suất khoảng gấp rưỡi so với khí quyển Sao Hỏa ngày nay. Khí quyển cổ xưa này đã dần biến mất vào không gian chủ yếu do chuyển động nhiệt của các hạt khí với tốc độ trên tốc độ vũ trụ cấp 2.
Chuyển động và mùa.
Mặt Trăng tự quay quanh trục với chu kỳ phụ thuộc vào hệ quy chiếu: so với nền sao ở xa, chu kỳ này là chu kỳ sao,tr.46 27,3 ngày Trái Đất, còn so với Mặt Trời thì chu kỳ này là chu kỳ giao hội,tr.45 29,5 ngày Trái Đất. Đối với quan sát viên đứng yên trên bề mặt Mặt Trăng, Mặt Trời mọc và lặn theo chu kỳ đúng bằng chu kỳ giao hội. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và bị khóa thủy triều so với Trái Đất, khiến cho chu kỳ sao của chuyển động tự quay của Mặt Trăng đúng bằng chu kỳ quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất, và chu kỳ giao hội tự quay cũng bằng chu kỳ giao hội quỹ đạo (còn gọi là "tháng giao hội").tr.331 Chu kỳ giao hội quỹ đạo cũng là chu kỳ pha Mặt Trăng khi quan sát từ Trái Đất (còn gọi là "tuần trăng").tr.123tr.331
Độ nghiêng trục quay của Mặt Trăng so với hoàng đạo chỉ là 1,54°, nhỏ hơn nhiều so với 23,5°Của Trái Đất.tr.108 Do đó bức xạ Mặt Trời lên Mặt Trăng cũng ít thay đổi theo mùa hơn, ngoại trừ tại vùng gần cực, nơi mà yếu tố địa hình và yếu tố mùa đều có ảnh hưởng.
Năm 2005, một phân tích về các ảnh chụp bởi tàu vũ trụ "Clementine" cho thấy các khu vực nhiều núi non ở vành hố va chạm Peary tại cực bắc có thể được chiếu sáng trong toàn bộ cả ngày Mặt Trăng, tạo ra những đỉnh núi sáng vĩnh cửu. Các nghiên cứu sau này, từ 2005 đến 2013, cho rằng vùng rìa Peary có thể bị che khuất vào mùa đông, tuy nhiên xác nhận nhiều địa điểm ở vùng này và rìa hố va chạm khác gần hai cực có tỷ lệ nhận sáng từ 80% đến trên 90% trung bình năm, bao gồm rìa hố Shackleton gần cực nam. Tương tự, có nhiều khu vực nằm mãi mãi trong bóng tối ở đáy của những hố va chạm gần cực, và các "hố tối vĩnh cửu" này cực lạnh.
Tuy có thể tính được nhiệt độ trung bình bề mặt của Mặt Trăng, nhưng nhiệt độ thực tế ở từng địa điểm có thể lệch so với mức trung bình hàng chục độ K, tùy theo điều kiện địa hình (độ dốc, bóng râm, kiến trúc tán xạ ánh sáng và nhiệt), độ phản xạ sáng và bức xạ hồng ngoại của bề mặt địa phương, và tính chất nhiệt (nhiệt dung, độ dẫn nhiệt) của khu vực. Do thiếu khí quyển hay thủy quyển để ổn nhiệt, nhiệt độ bề mặt thay đổi mạnh trong ngày của Mặt Trăng.tr.314 Vào giữa trưa, nhiệt độ của đất đá màu sẫm có thể lên trên 100 °C; còn trong ban đêm (kéo dài khoảng hai tuần, tương đương với thời lượng ban ngày của Mặt Trăng), nhiệt độ đất xốp giảm xuống khoảng -180 °C.tr.314 Nơi có nhiệt độ ổn định và không quá lạnh là các đỉnh núi sáng vĩnh cửu gần cực, khoảng -50±10 °C, được cho là phù hợp để định cư vì dễ tiếp cận năng lượng Mặt Trời và nguồn nước đá ở các hố tối vĩnh cửu gần đó.
Hệ Trái Đất - Mặt Trăng.
Quỹ đạo.
Hệ Mặt Trăng và Trái Đất quay quanh khối tâm nằm ở dưới bề mặt Trái Đất khoảng 1.700 km (khoảng một phần tư bán kính Trái Đất), theo các quỹ đạo gần giống hình elip có độ lệch tâm nhỏ. So với nền các ngôi sao ở xa, hệ này quay hết đúng một vòng trong chu kỳ quỹ đạo (hay "tháng vũ trụ", "tháng sao") là 27,3 ngày.tr.223-224 Do khối tâm của hệ chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, nên để Mặt Trăng quay trở lại cùng một pha, cần khoảng thời gian lâu hơn là chu kỳ giao hội quỹ đạo (hay "tháng giao hội", "tuần trăng") 29,5 ngày.tr.223-224tr.123 Nếu nhìn từ cực bắc, hệ Mặt Trăng-Trái Đất quay theo chiều ngược kim đồng hồ, trùng chiều quay của hệ quanh Mặt Trời và chiều quay trên quỹ đạo của các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, đồng thời cũng là chiều tự quay của Trái Đất, Mặt Trăng và hầu hết các hành tinh này.tr.236-237tr.223-224 Mặt phẳng quỹ đạo của hệ, còn gọi là mặt phẳng bạch đạo, không lệch nhiều so với mặt phẳng quỹ đạo của hệ quanh Mặt Trời, còn gọi là mặt phẳng hoàng đạo,tr.253-257 và cũng không lệch nhiều so với mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.tr.236 Trong khi đó, khoảng một phần ba trong số các vệ tinh tự nhiên khác trong hệ Mặt Trời chuyển động trên quỹ đạo nằm gần mặt phẳng xích đạo của hành tinh mà chúng quay quanh theo cùng chiều quay,tr.410 đa số lệch nhiều so với mặt phẳng hoàng đạo,tr.389 và phần lớn các vệ tinh khác quay ngược chiều hành tinh theo các quỹ đạo bất thường và cách xa hành tinh.tr.410
Quỹ đạo của Mặt Trăng bị gây nhiễu bởi Mặt Trời, Trái Đất, và ở mức độ ít hơn là các hành tinh, khiến cho tất cả các thông số của quỹ đạo, như độ nghiêng, độ lệch tâm, bán trục lớn, điểm nút, củng điểm ... đều biến động nhỏ một cách tuần hoàn và phức tạp. Ví dụ, mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng tiến động theo chu kỳ 18,6 năm, và ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của chuyển động, thể hiện ở các công thức toán học trong các định luật Cassini. Ví dụ khác là độ lệch tâm quỹ đạo của Mặt Trăng thay đổi theo chu kỳ 206 ngày, khiến cho cận điểm và viễn điểm quỹ đạo của Mặt Trăng cũng biến động theo chu kỳ này.
Tương quan kích thước.
Xét tương quan với Trái Đất, Mặt Trăng là một vệ tinh tự nhiên lớn lạ thường: nó có đường kính bằng khoảng một phần tưtr.19 và khối lượng bằng 1/81 Trái Đất.tr.304 Mặt Trăng là vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời nếu so tương quan với kích cỡ hành tinh của chúng, dù vậy Charon có kích thước trên một nửa hành tinh lùn Pluto.tr.426-432 Mặt Trăng chiếm phần lớn mômen động lượng của hệ Trái Đất - Mặt Trăng, và khiến Trái Đất quay quanh khối tâm Trái Đất-Mặt Trăng một lần một tháng vũ trụ với tốc độ bằng 1/81 Mặt Trăng hay khoảng 12,5 m/s.tr.444-445 Chuyển động này chồng lên chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời với tốc độ lớn hơn nhiều khoảng 30 km/s.tr.245
Thủy triều.
Theo định luật vạn vật hấp dẫn, lực hấp dẫn giữa hai vật thể giảm dần theo bình phương khoảng cách giữa chúng.tr.630 Do vậy, với hệ hai thiên thể ở cạnh nhau, phần bề mặt trên thiên thể này nằm gần thiên thể kia hơn sẽ chịu lực hút mạnh hơn một chút so với phần nằm xa.tr.661 Chênh lệch lực hút này tạo ra lực thủy triều.tr.661 Đối với hệ Trái Đất - Mặt Trăng, lực thủy triều bóp méo cả Trái Đất và Mặt Trăng, gây ra nhiều hiệu ứng quan sát được.tr.665
Nếu Mặt Trăng từng tự quay quanh trục của nó với tốc độ nhanh hơn hoặc chậm hơn tốc độ hiện tại, lực thủy triều làm tốc độ này thay đổi dần cho đến khi chu kỳ tự quay đúng bằng chu kỳ quỹ đạo quanh Trái Đất, khiến Mặt Trăng luôn hướng một mặt về Trái Đất - được gọi là bị khóa đồng bộ (hay khóa thủy triều, đồng bộ thủy triều).tr.665tr.426-432 Nguyên nhân là lực thủy triều bởi Trái Đất làm biến dạng Mặt Trăng liên tục nếu nó vẫn còn quay so với phương nối đến Trái Đất, gây nên ma sát trong lòng Mặt Trăng tiêu hao năng lượng quay này, tạo thành mômen lực cản. Qua thời gian cỡ hàng ngàn năm, trong hệ quy chiếu gắn với phương nối đến Trái Đất, động năng quay của Mặt Trăng biến mất vì đã chuyển hóa hết thành nhiệt năng, Mặt Trăng không còn chuyển động quay so với phương nối đến Trái Đất và luôn có một mặt hướng về Trái Đất. Ở trạng thái khóa thủy triều cân bằng bền, thế năng Mặt Trăng nhỏ nhất và Mặt Trăng chỉ có thể nằm theo một trong hai tư thế cố định đối xứng nhau qua tâm. Ngày nay Mặt Trăng ở tư thế với khối tâm nằm cách tâm hình học khoảng 1,8 km về phía gần Trái Đất hơn. Vào năm 2016, các nhà khoa học hành tinh sử dụng dữ liệu thu thập bởi vệ tinh "Lunar Prospector" từ năm 1998 và phát hiện hai vùng giàu hydro (khả năng năng cao từng là các vùng có nước đá) trên hai mặt đối diện của Mặt Trăng. Có thể hai mảng này là hai cực của Mặt Trăng cách đây hàng tỉ năm trước, ở tư thế khóa thủy triều cân bằng bền với phân bổ khối lượng trong lòng Mặt Trăng khác hiện nay.
Mặt Trăng cũng tạo ra lực thủy triều trên Trái Đất, tác động lên cả đại dương và lớp vỏ đất đá của Trái Đất.tr.125 Hiệu ứng rõ rệt nhất là làm đại dương lý tưởng, nếu không có lục địa, sẽ nằm cân bằng ở hình dạng ellipsoid với hai "bướu" nhô lên khoảng một mét, một bướu nằm gần Mặt Trăng, và bướu kia nằm đối diện.tr.125-126 Trên thực tế, do Trái Đất tự quay trong trường lực thủy triều, đại dương không bao giờ kịp đạt hình dạng cân bằng vì giới hạn của tốc độ sóng và sự cản trở bởi nhiều yếu tố.tr.8 Lực trủy triều và chuyển động quay của Trái Đất tạo ra những sóng thủy triều với bước sóng hàng nghìn cây số, đỉnh sóng ứng với triều dâng và đáy sóng ứng với triều hạ.tr.1-2 Thành phần của sóng này gây bởi Mặt Trăng biến đổi theo chu kỳ 12,42 giờ, đúng bằng một nửa chu kỳ quay của một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất so với Mặt Trăng.tr.40 Mặt Trời cũng gây ra hiện tượng thủy triều trên Trái Đất, nhưng lực thủy triều của Mặt Trời chỉ bằng khoảng một nửa so với Mặt Trăng.tr.665 Tổng hợp tác động của lực thủy triều Mặt Trăng và Mặt Trời làm thay đổi phạm vi thủy triều với chu kỳ tuần hoàn khoảng hai tuần.tr.127 Phạm vi thủy triều ở từng nơi còn phụ thuộc địa hình biển, ma sát giữa đại dương với đáy biển, độ nhớt biển, nhiễu loạn dòng chảy, và cả các điều kiện khí tượng.tr.2
Lực thủy triều cũng gây ra các "bướu" ở phần lõi và vỏ đất đá của Trái Đất, với phạm vi chỉ khoảng 20 cm.tr.125-127 Khác với đại dương, nơi mà lực thủy triều gây ra chuyển động của các khối chất lỏng,tr.125-127 phần lõi và vỏ đất đá của Trái Đất bị nhào bóp một cách đàn hồi và dẻo dưới tác động của lực thủy triều. Ma sát trong các khối đại dương chuyển động dưới lực thủy triều, và ở mức độ nhỏ hơn là ma sát trong chuyển động dẻo của lõi đất đá, làm tiêu tán dần năng lượng tự quay của Trái Đất, khiến ngày Trái Đất dài thêm khoảng 0,002 giây sau mỗi thế kỷ.tr.128 Một nghiên cứu vào năm 2016 gợi ý về khả năng lực thủy triều đã giúp duy trì từ trường Trái Đất, do động năng và thế năng của hệ Trái Đất-Mặt Trăng-Mặt Trời đã chuyển hóa thành nhiệt năng và động năng ở lõi Trái Đất bởi sự nhào bóp của thủy triều, làm ổn định nhiệt độ cao và khả năng sinh ra từ trường của lõi. Do bảo toàn mô men động lượng trong hệ Trái Đất - Mặt Trăng, phần mô men động lượng mất đi ở chuyển động tự quay của Trái Đất được chuyển hóa sang mô men động lượng của Mặt Trăng, làm quỹ đạo Mặt Trăng tăng dần độ cao với tốc độ quỹ đạo giảm dần.tr.128 Thí nghiệm đo khoảng cách Mặt Trăng bằng cách chiếu laser lên các tấm hồi phản được chương trình Apollo lắp đặt trên bề mặt Mặt Trăng cho thấy khoảng cách tới Mặt Trăng tăng với tốc độ 38 mm mỗi năm (cỡ tốc độ mọc của móng tay người).tr.128tr.2
Nếu quá trình này tiếp tục diễn ra, chu kỳ tự quay của Trái Đất sẽ dài ra đến khi bằng với chu kỳ quỹ đạo của chuyển động quay quanh nhau của hệ Trái Đất - Mặt Trăng, tạo ra khóa thủy triều ở cả hai thiên thể.tr.128 Khi đó Mặt Trăng sẽ đứng yên tại một kinh tuyến, như một vệ tinh địa tĩnh, giống như trường hợp của Pluto và Charon hiện nay.tr.128 Tuy nhiên, trong tương lai, Mặt Trời sẽ trở thành một sao đỏ khổng lồ và sẽ nuốt chửng hệ Trái Đất - Mặt Trăng trước khi hiện tượng khóa thủy triều ở cả hai thiên thể này xảy ra.
Hiện tại, Mặt Trăng vẫn chịu tác động nhỏ của lực thủy triều gây ra bởi Trái Đất và Mặt Trời. Phạm vi thủy triều trên Mặt Trăng là 10 cm và biến đổi chủ yếu theo chu kỳ 27 ngày, với hai thành phần: thành phần theo phương hướng đến Trái Đất và gây ra bởi Trái Đất, vì Mặt Trăng đã bị khóa thủy triều trong quỹ đạo đồng bộ, và thành phần nhỏ hơn gây bởi Mặt Trời. Thành phần gây bởi Trái Đất là do sự bình động của Mặt Trăng, vì quỹ đạo của Mặt Trăng có độ lệch tâm.tr.166-170 Nếu quỹ đạo của Mặt Trăng tròn hoàn hảo thì chỉ có thành phần lực thủy triều gây ra bởi Mặt Trời.tr.166-170 Thành phần gây bởi Mặt Trời là nhỏ và biến đổi theo một số chu kỳ khác nữa, như chu kỳ 2 tuần, 1 tháng, 7 tháng, 1 năm, 6 năm, 18,6 năm. Ứng suất tích lũy từ các lực thủy triều gây ra các đợt động đất ở sâu trong lòng Mặt Trăng, đo được bởi các địa chấn kế mà chương trình Apollo đặt trên Mặt Trăng. Động đất Mặt Trăng ít xảy ra hơn, có cường độ yếu hơn so với động đất trên Trái Đất, nhưng có thể kéo dài hàng giờ, do không có thủy quyển hấp thụ. Ngoài động đất sâu do thủy triều, xảy ra theo các đợt với chu kỳ 27 ngày, còn có động đất nông ở các vùng địa chất yếu gần vỏ và động đất do va chạm với thiên thạch, xảy ra ngẫu nhiên theo thời gian.
Diện mạo nhìn từ Trái Đất.
Do khóa thủy triều, Mặt Trăng luôn luôn duy trì gần như một mặt hướng về Trái Đất.tr.665 Tuy nhiên bởi hiệu ứng bình động, từ Trái Đất thực tế có thể quan sát khoảng 59% bề mặt Mặt Trăng. Mặt đối diện Trái Đất được gọi là mặt gần (hay "mặt trước") còn mặt kia là mặt xa (hay "mặt khuất", "mặt sau").tr.224tr.124,305tr.27 Mặt xa thỉnh thoảng bị gọi không chính xác là "mặt tối" nhưng thực tế nó được soi sáng thường xuyên như mặt gần theo chu kỳ 29,5 ngày.tr.124 Mặt gần tối vào kỳ trăng tối (hay pha "không trăng").tr.268
Mặt Trăng có suất phản chiếu thấp khác thường, gần tương đương nhựa đường.tr.59 Mặc dù vậy ở pha trăng tròn, Mặt Trăng là vật thể sáng thứ hai trên bầu trời sau Mặt Trời,tr.120-121 một phần do sự tăng cường ánh sáng phản xạ ở góc hướng về phía Mặt Trời bởi hiệu ứng xung đối. Hiệu ứng xung đối, một đặc tính phản xạ của đất xốp và bề mặt gồ ghề, làm cho Mặt Trăng tại pha bán nguyệt chỉ sáng bằng một phần mười trăng tròn chứ không phải một nửa,tr.59 và phần ngoài rìa trăng tròn sáng gần bằng ở tâm, tức là không có hiệu ứng rìa tối. Mắt người cảm nhận Mặt Trăng là vật thể sáng trên nền trời xung quanh tối, khi nó được Mặt Trời chiếu rọi, còn do cơ chế bất biến mức sáng trong hệ thống thị giác tự động hiệu chỉnh quan hệ màu sắc và độ sáng với môi trường. Mặt Trăng trông lớn hơn khi gần đường chân trời nhưng đây hoàn toàn là hiệu ứng tâm lý gọi là ảo ảnh Mặt Trăng được mô tả lần đầu vào thế kỷ 7 trước công nguyên. Trăng tròn trên bầu trời có đường kính góc trung bình khoảng hơn 31 phút cung và kích cỡ biểu kiến gần tương đương Mặt Trời.tr.308,309,340
Độ cao lớn nhất của Mặt Trăng tại trung thiên thay đổi theo pha và thời gian trong năm. Trăng tròn cao nhất trên bầu trời vào mùa đông đối với cả hai bán cầu. Sự định hướng của hình ảnh Mặt Trăng, thể hiện rõ ở hướng của đường ranh giới sáng tối ở pha không tròn, phụ thuộc vào vĩ độ của địa điểm quan sát.tr.99 Người ở bán cầu nam nhìn hình Mặt Trăng lộn ngược so với người ở bán cầu bắc của Trái Đất. Một người quan sát ở miền nhiệt đới có thể thấy trăng lưỡi liềm hình mặt cười. Tại hai cực Bắc và Nam, Mặt Trăng mọc trên bầu trời liên tục trong gần hai tuần, rồi biến mất liên tục trong gần hai tuần, rồi lặp lại như vậy, theo chu kỳ 27,3 ngày. Ở vùng Bắc Cực vào mùa đông, khi Mặt Trời nằm phía dưới đường chân trời, sinh vật phù du di cư theo chiều thẳng đứng, với chu kỳ hằng ngày - 24,8 giờ đồng hồ - của ánh sáng Mặt Trăng, và chu kỳ hàng tháng - 29,5 ngày - của pha Mặt Trăng. Chu kỳ hằng ngày của ánh sáng Mặt Trăng dài hơn 24 giờ thông thường do Mặt Trăng quay cùng chiều với chiều quay của Trái Đất; điều này khiến cho, vào mỗi ngày, Mặt Trăng mọc muộn hơn ngày trước khoảng 0,8 giờ đồng hồ.tr.120-121
Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất thay đổi từ khoảng 356.400 km tại cận điểm gần nhất đến 406.700 km tại viễn điểm xa nhất, chênh nhau 14%. Nếu Mặt Trăng nằm tại cận điểm gần nhất đồng thời đang ở pha trăng tròn thì nó được gọi là siêu trăng; còn trăng tròn xảy ra ở viễn điểm xa nhất được gọi là vi trăng. Siêu trăng sáng hơn 30% so với vi trăng, do có đường kính góc lớn hơn 14% và diện tích sáng gấp 1,142 ≈ 1,30. Mắt người cảm nhận thay đổi độ sáng ít hơn so với mức thay đổi cường độ sáng thực tế, theo một số công thức liên hệ, như công thức logarit của định luật Weber–Fechner hoặc công thức của định luật lũy thừa Stevens. Như vậy, Mặt Trăng ở một pha tại cận điểm sẽ được cảm nhận sáng hơn so với Mặt Trăng ở cùng pha đó tại viễn điểm, nhưng độ sáng hơn cảm nhận được không nhiều đến mức 30%.
Đã có các báo cáo về sự thay đổi qua thời gian của một số đặc điểm trên bề mặt Mặt Trăng. Nhiều khẳng định như vậy bị cho là hão huyền và là kết quả từ việc quan sát dưới những điều kiện ánh sáng khác nhau, ảnh hưởng của khí quyển, hay những bản vẽ không phù hợp. Tuy nhiên, sự thoát khí thi thoảng diễn ra và có thể là nguyên nhân của một tỉ lệ nhỏ hiện tượng thoáng qua được báo cáo. Một ví dụ được chỉ ra vào năm 2006 rằng một vùng đường kính khoảng 3 km ở cấu trúc Ina bị điều chỉnh bởi các sự kiện giải phóng khí cách đây không quá 10 triệu năm và có thể vẫn đang tiếp diễn.
Cũng như Mặt Trời, hình dạng Mặt Trăng có thể bị ảnh hưởng bởi khí quyển Trái Đất. Hiệu ứng quang học phổ biến là hào quang 22° hình thành khi ánh sáng Mặt Trăng khúc xạ qua những tinh thể băng trong những đám mây ti tầng cao và quầng sáng nhỏ hơn khi Mặt Trăng được quan sát qua mây mỏng.
Thiên thực.
Thiên thực xảy ra khi ít nhất một phần của Trái Đất hoặc Mặt Trăng đi vào bóng râm của thiên thể còn lại - lúc đó Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng đều nằm trên một đường thẳng, gọi là sóc vọng.tr.129tr.255,318 Nhật thực là lúc Mặt Trăng chắn ánh sáng Mặt Trời đến một phần Trái Đất, diễn ra vào một số kỳ trăng tối khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.tr.131 Ngược lại, nguyệt thực là lúc Trái Đất chắn ánh sáng Mặt Trời đến Mặt Trăng, diễn ra vào một số kỳ trăng tròn khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.tr.133 Quỹ đạo Mặt Trăng quanh Trái Đất (bạch đạo) nghiêng khoảng 5°9' so với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (hoàng đạo), do đó thiên thực không xảy ra tại mọi dịp trăng tối và trăng tròn.tr.254-255 Để thiên thực diễn ra thì Mặt Trăng phải ở gần giao cắt của hai mặt phẳng quỹ đạo.tr.253-257 Sự tái lặp của nhật thực và nguyệt thực được mô tả bằng saros, với chu kỳ xấp xỉ 18 năm một lần.tr.253-257
Kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng gần bằng Mặt Trời và đều vào cỡ hơn nửa độ.tr.308,309,340 Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng nhiều nhưng do ở cách xa Trái Đất hơn hẳn nên nó có kích cỡ biểu kiến tương đồng.tr.253-257 Sự thay đổi trong kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng do quỹ đạo không tròn, xảy ra trong những chu kỳ khác nhau, dẫn đến hai dạng nhật thực là toàn phần (Mặt Trăng trông to hơn Mặt Trời) và vành khuyên (Mặt Trăng trông nhỏ hơn Mặt Trời).tr.253-257tr.130
Trong nhật thực toàn phần, chóp bóng tối nhất đằng sau Mặt Trăng in lên một vùng nhỏ ở bề mặt Trái Đất.tr.131tr.253 Những người ở trong vùng bóng tối này sẽ thấy đĩa Mặt Trời bị che phủ hoàn toàn và quầng mặt trời trở nên có thể quan sát bằng mắt thường.tr.131-132 Một số hành tinh và những ngôi sao sáng nhất cũng có thể xuất hiện trên bầu trời trong nhật thực toàn phần.tr.131 Khoảng 3000 km xung quanh vùng bóng tối là vùng bán dạ; những người ở vùng bán dạ thấy Mặt Trời bị che khuất một phần bởi Mặt Trăng.tr.131tr.253 Do chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng trên quỹ đạo mà vết của chóp bóng tối, và cả vùng bán dạ, sẽ di chuyển về phía đông với tốc độ khoảng 1500 km/h.tr.131 Do vậy, hiện tượng nhật thực toàn phần, đối với một người quan sát đứng yên trên mặt đất, chỉ kéo dài không quá 7 phút.tr.131 Trong quãng thời gian kéo dài khoảng một giờ đồng hồ trước và sau khi diễn ra nhật thực toàn phần, người quan sát có thể chứng kiến nhật thực một phần.tr.131-132
Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất gia tăng rất chậm qua thời gian, nên đường kính góc của Mặt Trăng đang giảm chậm.tr.128 Thêm nữa, do đang trong quá trình tiến hóa thành sao khổng lồ đỏ, kích cỡ và đường kính biểu kiến của Mặt Trời trên bầu trời đang tăng chậm. Sự kết hợp của hai thay đổi này đồng nghĩa rằng hàng tỷ năm trước, Mặt Trăng luôn luôn che phủ hoàn toàn Mặt Trời trong nhật thực và không có nhật thực hình khuyên.tr.496 Tương tự như thế, hàng tỷ năm sau, Mặt Trăng sẽ không còn có thể che phủ hoàn toàn Mặt Trời được nữa và nhật thực toàn phần cũng không còn.tr.496
Khác với nhật thực, trong nguyệt thực, chóp bóng tối đằng sau Trái Đất có thể bao phủ tới 4 lần Mặt Trăng.tr.132 Khi Mặt Trăng không nằm hoàn toàn trong bóng tối của Trái Đất, nguyệt thực một phần có thể được quan sát.tr.133 Vì bóng tối của Trái Đất là lớn so với Mặt Trăng, nên nguyệt thực toàn phần kéo dài lâu hơn so với nhật thực toàn phần.tr.133 Khoảng 20 phút trước khi Mặt Trăng đi vào bóng tối Trái Đất, Mặt Trăng tròn đầy bị mờ dần đi, do Trái Đất che bớt ánh sáng rọi đến nó.tr.133 Khi Mặt Trăng di chuyển trên quỹ đạo bắt đầu vào bóng tối Trái Đất, hình dạng tròn của bóng tối Trái Đất bắt đầu in lên bề mặt của Mặt Trăng.tr.133 Khi đã nằm hoàn toàn trong bóng tối của Trái Đất, Mặt Trăng vẫn có thể được nhìn thấy khá tối với màu hơi đỏ, được rọi sáng bởi ánh sáng Mặt Trời đi cong qua khí quyển Trái Đất.tr.133 Nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến một tiếng 40 phút, còn khoảng thời gian nguyệt thực một phần, trước và sau nguyệt thực toàn phần, có thể kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ.tr.133 Nguyệt thực toàn phần có thể được quan sát bởi tất cả mọi người ở nửa Trái Đất quay về phía Mặt Trăng, trái ngược với nhật thực toàn phần chỉ dành số ít nằm trong vệt đi qua của chóp bóng tối Mặt Trăng.tr.133
Do Mặt Trăng liên tục chắn khung cảnh bầu trời một diện tích tròn rộng nửa độ, hiện tượng che khuất xảy ra khi một hành tinh hay ngôi sao sáng đi qua phía sau Mặt Trăng và bị che mất.tr.141 Chiếu theo khái niệm này thì nhật thực là sự che khuất Mặt Trời,tr.141 mặc dù có định nghĩa rằng che khuất là một trường hợp của thiên thực trong đó thiên thể bị che có kích thước biểu kiến nhỏ hơn nhiều. Mỗi vùng trên Trái Đất có thể quan sát sự che khuất của các sao ở các thời điểm khác nhau và theo cách khác nhau, tương tự như với nhật thực, và hiện tượng che khuất từng được sử dụng để xác định vị trí của Mặt Trăng và tọa độ địa lý của người quan sát.tr.141 Sự che khuất bởi Mặt Trăng cũng được tận dụng để phát hiện các cặp sao đôi với khoảng cách biểu kiến từ 0,02 giây cung.tr.141 Đã có đề xuất sử dụng hiện tượng che khuất bởi Mặt Trăng để dựng ảnh chụp tia X cứng của các nguồn thiên văn.
Khám phá.
Trước thời du hành vũ trụ.
Một trong các hình vẽ cổ của con người về Mặt Trăng có thể là hình khắc trên đá vào 5000 năm trước ở di sản văn hóa thế giới Knowth của Ireland.
Tìm hiểu về các chu kỳ liên quan đến Mặt Trăng là một phần của hoạt động thiên văn học thời kỳ đầu: vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các nhà thiên văn Babylon đã ghi chép chu kỳ saros khoảng 18 năm của nguyệt thực và nhật thực, và các nhà thiên văn Ấn Độ đã mô tả cự giác hàng tháng của Mặt Trăng. Nhà thiên văn học Trung Quốc Thạch Thân, vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, đã hướng dẫn cách tiên đoán nhật thực. Tiếp theo đó là việc hình thành các hiểu biết về hình dạng của Mặt Trăng và cơ chế tạo nên ánh sáng Mặt Trăng: nhà triết học Hy Lạp cổ đại Parmenídis (475 trước công nguyên) cho rằng ánh sáng của Mặt Trăng là ánh sáng phản chiếu lại, và sách Chu Bễ ở Trung Quốc, khoảng thế kỷ thứ 6 đến thứ 4 trước công nguyên, cũng ghi chép rằng Mặt Trời tạo nên ánh sáng Mặt Trăng. Nhiều học giả Trung Quốc, từ cuối thời Chiến Quốc đến đời nhà Hán, đã ghi nhận hình dạng cầu của Mặt Trăng và Mặt Trời, và giải thích nhật thực gây bởi Mặt Trăng che Mặt Trời, mặc dù bị phản bác bởi những người theo học thuyết cho rằng Mặt Trăng là thái âm và Mặt Trời là thái dương.tr.411-414
Đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Arístarkhos xứ Sámios đã sử dụng hình học và một số căn cứ quan sát để ước lượng kích thước Mặt Trăng.tr.67-70 Arkhimídis, cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, đã thiết kế một mô hình vũ trụ có thể tính toán chuyển động của Mặt Trăng và các thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời. Vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Sélefkos Seleukos đã nhận định thủy triều gây ra bởi sức hút của Mặt Trăng, và độ cao của thủy triều phụ thuộc vào vị trí Mặt Trăng so với Mặt Trời. Sang đến thế kỷ thứ 2, Claudius Ptolemaeus đã cải thiện các kết quả tính toán về khoảng cách đến Mặt Trăng, vào cỡ 59 lần bán kính Trái Đất, và đường kính Mặt Trăng, vào cỡ 0,292 đường kính Trái Đất, rất sát với các con số đã biết hiện nay, là 60 và 0,273.tr.71-73
Năm 499, nhà thiên văn Ấn Độ Aryabhata ghi chép trong cuốn sách "Aryabhatiya" của ông về hiện tượng nguyệt thực là do Mặt Trăng đi vào bóng râm của Trái Đất, và nhật thực là do Mặt Trăng tạo bóng râm trên Trái Đất, kèm theo công thức tính toán khá chính xác về kích thước các bóng râm, thời gian kéo dài của nguyệt thực và nhật thực, và các thông số quỹ đạo của Mặt Trăng. Nhà thiên văn học và vật lý học người Ả Rập Alhazen (965–1040), bên cạnh nhiều phát hiện liên quan đến Mặt Trăng, có nêu ra trong sách "Ánh sáng Mặt Trăng" rằng Mặt Trăng không phản xạ giống như một cái gương, mà phản xạ khuếch tán về mọi hướng. Nhà thiên văn Trầm Quát của nhà Tống đã viết vào năm 1086 về các pha trăng rằm và trăng tối, so sánh chúng với hình tượng quả cầu bạc có một nửa sơn bột trắng, sẽ có hình lưỡi liềm nếu nhìn từ bên cạnh, và giải thích rằng thiên thực không xảy ra thường xuyên do bạch đạo lệch với hoàng đạo.tr.415-416
Những bản vẽ chi tiết bề mặt Mặt Trăng đầu tiên, trước khi kính viễn vọng được sử dụng, là bản vẽ bởi Leonardo da Vinci khoảng năm 1505 đến 1508, và bản đồ của Williams Gilbert năm 1600, thể hiện tên riêng một số đặc điểm Mặt Trăng.tr.123-125 Năm 1610, Galileo Galilei đã xuất bản những bức vẽ đầu tiên về hình ảnh Mặt Trăng quan sát qua kính viễn vọng, trong quyển sách "Sidereus Nuncius", và ghi chép rằng thiên thể này không nhẵn mà có các núi non và các hố.tr.125-126 Thomas Harriot cũng đã vẽ bản đồ Mặt Trăng chi tiết gần thời gian này, nhưng không xuất bản.tr.129 Việc vẽ bản đồ Mặt Trăng được phát triển tiếp trong thế kỷ 17, dựa vào quan sát từ kính viễn vọng.tr.130-132 Các nỗ lực của Giovanni Battista Riccioli và Francesco Maria Grimaldi, năm 1651, một phần dựa trên các công trình trước đó của Michael Florent van Langren, Johannes Hevelius và những người khác, đã tạo ra hệ thống đặt tên các đặc điểm Mặt Trăng được sử dụng rộng rãi ngày nay, trong đó các hố va chạm được đặt tên theo các nhà khoa học lớn đã khuất.tr.134 Wilhelm Beer và Johann Heinrich Mädler năm 1836 đã xây dựng bản đồ "Mappa Selenographica", xuất bản vào năm 1837 trong cuốn sách "Der Mond", chứa những nghiên cứu vi trắc chính xác về đường kính của 148 hố va chạm và chiều cao của 830 ngọn núi.tr.246 Các hố trên Mặt Trăng, lần đầu được ghi chép bởi Galileo, đã từng được cho là gây bởi hoạt động núi lửa, cho đến khi Franz von Gruithuisen, năm 1829, và Richard Proctor, năm 1873, đề xuất rằng chúng được tạo ra bởi các vụ va chạm. Quan điểm này được nhà địa chất thực nghiệm Grove Karl Gilbert đồng tình vào năm 1893, và tiếp tục được củng cố qua các nghiên cứu thực hiện từ các năm 1936 đến 1963, hình thành nên những hiểu biết về địa tầng học Mặt Trăng, một nhánh mới của địa chất thiên văn.tr.4-5
1958-1976.
Trong thời gian từ 1958, năm khởi động chương trình Luna của Liên Xô, đến những năm 1970, năm kết thúc của chương trình Apollo và cả chương trình Luna, cuộc Chạy đua Vũ trụ giữa Liên Xô và Mỹ đã làm tăng đáng kể mối quan tâm và sự hiểu biết về Mặt Trăng.tr.5-154tr.305-308tr.91-92 Một số nhà du hành vũ trụ đặt chân lên vệ tinh tự nhiên này, tuy nhiên khi cuộc đua này kết thúc, không còn có thêm nhiệm vụ thám hiểm nào đưa con người lên Mặt Trăng.tr.305-308
Liên Xô.
Sau ba nhiệm vụ không tên thất bại năm 1958, tàu không gian từ chương trình Luna của Liên Xô đã lần đầu tiên hoàn thành những mục tiêu sau: vật thể nhân tạo đầu tiên thoát khỏi trọng lực Trái Đất và đi qua gần Mặt Trăng là Luna 1, vật thể nhân tạo đầu tiên va chạm bề mặt Mặt Trăng là Luna 2, và những bức ảnh đầu tiên về mặt xa của Mặt Trăng mà bình thường ẩn dạng được chụp bởi Luna 3, tất cả đều vào năm 1959.tr.5-16
Tàu không gian đầu tiên đổ bộ nhẹ nhàng lên Mặt Trăng thành công là Luna 9 và phương tiện không người lái đầu tiên đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng là Luna 10, cả hai vào năm 1966.tr.55-58 Các mẫu đất và đá được đem về Trái Đất bởi ba nhiệm vụ trả về mẫu vật (Luna 16 năm 1970, Luna 20 năm 1972, và Luna 24 năm 1976) với tổng khối lượng 0,3 kg.tr.5tr.107,136 Hai cỗ máy thám trắc tiên phong trong chương trình Lunokhod của Liên Xô đã đặt chân lên Mặt Trăng vào các năm 1970 và 1973.tr.97-98,113
Luna 24 năm 1976 là nhiệm vụ thám hiểm Mặt Trăng cuối cùng của Liên Xô.tr.136
Hoa Kỳ.
Năm 1961, sau khi Liên Xô đưa được Yuri Gagarin là người đầu tiên lên không gian, Tổng thống Hoa Kỳ John Fitzgerald Kennedy cam kết sẽ đưa con người lên Mặt Trăng trước khi thập kỷ 1960 kết thúc.tr.92 Cùng năm, NASA đã tiến hành các nhiệm vụ với mục tiêu đưa các tàu thăm dò không người lái lên Mặt Trăng.tr.22-23 Chương trình Ranger, sau 13 lần thất bại liên tiếp, đã cho những ảnh chụp cận cảnh vào năm 1964; chương trình Surveyor đã đưa tàu Surveyor 1 hạ cánh trên Mặt Trăng sau "Luna 9" khoảng 4 tháng; chương trình Tàu quỹ đạo Mặt Trăng (1966-1967) đã chụp ảnh phần lớn bề mặt để khảo sát các vị trí dự kiến đổ bộ người.tr.40-41,58,60-65 Chương trình Apollo với các tàu có người lái được thực hiện song song.tr.2tr.74 Sau một loạt thử nghiệm, gồm sự cố Apollo 1 làm thiệt mạng phi hành đoàn, và thành công của Apollo 7 đưa người lên quỹ đạo quanh Trái Đất, năm 1968 Apollo 8 đã lần đầu tiên đưa người bay trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng.tr.2tr.14tr.32
Năm 1969, vào hồi 02:56 UTC ngày 21 tháng 7, trong nhiệm vụ Apollo 11, phi hành gia Neil Armstrong đã trở thành người đầu tiên bước chân trên Mặt Trăng.tr.90tr.55 Sự kiện này đã được truyền hình trực tiếp và ước chừng có khoảng 600 triệu người trên toàn cầu đã xem.tr.55
Các tàu Apollo đã mang về 381,7 kg đất đá Mặt Trăng trong 2196 mẫu vật.tr.5tr.298 Các nhiệm vụ Apollo cũng đã lắp đặt 14 loại thiết bị thí nghiệm địa vật lý của Gói Thí nghiệm Bề mặt Mặt Trăng Apollo (ALSEP), tại các vị trí đổ bộ của Apollo 12, 14, 15, 16 và 17. Chúng được hoạt động cho đến tháng 9 năm 1977. Tuy nhiên thí nghiệm đo khoảng cách laser Mặt Trăng của ALSEP chỉ dùng các thiết bị thụ động là các tấm gương hồi phản, nên vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay. Việc đo khoảng cách vẫn thường xuyên được thực hiện bởi các tia laser phát ra từ các trạm ở Trái Đất, với độ chính xác đạt đến cỡ milimét, để xác định thông số quỹ đạo và chuyển động tự quay của Mặt Trăng, kiểm chứng thuyết tương đối rộng, quan trắc sự tiến động của Trái Đất, theo dõi các hiệu ứng thủy triều với chuyển động của Mặt Trăng, hỗ trợ tìm hiểu về lõi Mặt Trăng.
Apollo 17 năm 1972 là chuyến bay cuối cùng của chương trình Apollo, trong đó có sự tham gia lần đầu của một nhà khoa học địa chất, Jack Schmitt, trong số các phi hành gia.tr.305-308
Thập kỷ 1970 đến nay.
Từ thập niên 1970, mối quan tâm trong thám hiểm vũ trụ bắt đầu hướng về các khu vực khác trong Hệ Mặt Trời.tr.98-99 Trong nhiều năm, Mặt Trăng không được chú ý, cho đến khi hoạt động vũ trụ dần được quốc tế hóa.tr.61
Từ những năm 1990, có thêm nhiều quốc gia tham gia khai phá trực tiếp Mặt Trăng. Năm 1990, Nhật Bản là quốc gia thứ ba đưa tàu vũ trụ bay quanh Mặt Trăng, tàu "Hiten" (ひてん).tr.179 Con tàu này thả ra một đầu dò quỹ đạo mang tên "Hagoromo", nhưng bộ phận truyền tín hiệu của đầu dò bị hỏng và nó đã không có đóng góp khoa học đáng kể nào.tr.179 Năm 1994, Hoa Kỳ đưa tàu "Clementine" vào quỹ đạo Mặt Trăng.tr.185 Tàu Clementine đã vẽ bản đồ địa hình gần như toàn cầu đầu tiên cho Mặt Trăng và chụp ảnh đa phổ toàn cầu đầu tiên cho bề mặt Mặt Trăng. Tiếp đó, vào năm 1998, tàu "Lunar Prospector" của Hoa Kỳ đã phát hiện dư lượng hydro ở hai cực, có thể được sinh ra bởi nước đá ở các hố chìm trong bóng tối.tr.205
"SMART-1" là tàu vũ trụ đầu tiên của Liên minh Châu Âu hoạt động trên quỹ đạo Mặt Trăng, từ ngày 15 tháng 11 năm 2004 cho đến khi được cho đâm xuống bề mặt vào ngày 3 tháng 9 năm 2006.tr.229 Chuyến thám hiểm này đã cung cấp những kết quả chi tiết hơn về địa hình và khoáng vật bề mặt Mặt Trăng.tr.229
Chương trình Thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc bắt đầu với tàu "Thường Nga 1".tr.256 "Thường Nga 1" đã bay quanh Mặt Trăng từ ngày 5 tháng 11 năm 2007, thu thập bản đồ ảnh chụp toàn bộ Mặt Trăng, và sau đó được điều khiển để đâm xuống thiên thể này ngày 1 tháng 3 năm 2009.tr.256 "Thường Nga 2", được phóng vào tháng 10 năm 2010, đã đến Mặt Trăng nhanh hơn, vẽ bản đồ Mặt Trăng ở độ phân giải cao hơn trong vòng 8 tháng, sau đó đi đến điểm Lagrange L2 của hệ Trái Đất-Mặt Trời, rồi bay qua tiểu hành tinh 4179 Toutatis ngày 13 tháng 12 năm 2012, và cuối cùng là đi vào khoảng không vũ trụ trong quỹ đạo quanh Mặt Trời.tr.272 Ngày 14 tháng 12 năm 2013, "Thường Nga 3" (嫦娥三号) đã đưa một tàu đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng.tr.291 Tàu đổ bộ này sau đó thả ra một xe tự hành Mặt Trăng có tên "Ngọc Thố" (玉兔).tr.291 "Thường Nga 4" cũng là một tàu mang theo xe tự hành đã được phóng vào năm 2019, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh ở mặt xa của Mặt Trăng. "Thường Nga 5" đã hạ cánh trên Mặt Trăng ngày 1 tháng 12 năm 2020 và sau đó đã mang về Trái Đất 1,731 kg mẫu vật.
Từ tháng 10 năm 2007 đến ngày 10 tháng 6 năm 2009, tàu quỹ đạo "Kaguya" (かぐや) của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản cùng với 2 vệ tinh nhân tạo nhỏ đi kèm để trung chuyển tín hiệu, đã thu thập các dữ liệu địa vật lý và ghi lại video độ phân giải HD đầu tiên trên quỹ đạo Mặt Trăng.tr.252
Nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng đầu tiên của Ấn Độ đã được thực hiện bởi tàu "Chandrayaan-1", bay quanh thiên thể này từ ngày 8 tháng 11 năm 2008 cho đến khi bị mất tín hiệu ngày 28 tháng 8 năm 2009.tr.259 "Chandrayaan-1" đã thả một đầu dò đâm vào Mặt Trăng, và thực hiện nhiều quan sát giúp xác nhận sự tồn tại của nước trên Mặt Trăng.tr.259 Sau nhiều lần bị trì hoãn, tàu quỹ đạo Mặt Trăng "Chandrayaan-2" (चन्द्रयान-२) đã được phóng vào tháng 7 năm 2019, mang theo tàu đổ bộ "Vikram" kèm xe tự hành "Pragyan". Tàu quỹ đạo đã tách khỏi tàu đổ bộ vào ngày 2 tháng 9 năm 2019 và duy trì hoạt động quanh Mặt Trăng cho đến nay, trong khi "Vikram" bắt đầu quy trình hạ cánh đến khu vực gần nam cực của Mặt Trăng vào ngày 6 tháng 9 năm 2019, nhưng bị mất tín hiệu khi còn cách bề mặt 2,1 km.
Ngày 18 tháng 6 năm 2009, Hoa Kỳ phóng cùng lúc "Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng" và thiết bị va chạm "LCROSS".tr.265-268 "LCROSS" đã tạo ra hai va chạm ở hố Cabeus ngày 9 tháng 10 năm 2009, giúp phát hiện nước và nhiều nguyên tố quan trọng ở Cabeus, còn "Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng" hiện nay vẫn đang hoạt động, đo cao độ chính xác và chụp ảnh độ phân giải cao.tr.265-268 Cặp tàu GRAIL của NASA, bắt đầu bay quanh Mặt Trăng từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, đã lập bản đồ trọng trường Mặt Trăng ở độ phân giải cao. Ngày 6 tháng 10 năm 2013, tàu thăm dò "LADEE" của NASA đã đi vào quỹ đạo Mặt Trăng, nghiên cứu tầng ngoài khí quyển Mặt Trăng.tr.287
Nga đã lên kế hoạch cho một căn cứ ở cực nam của Mặt Trăng qua chuỗi các dự án "Luna" trong tương lai, "Luna 25", "26", "27", "28", vân vân. "Luna 25" dự kiến là tàu đổ bộ không người lái được phóng vào tháng 10 năm 2021 để hạ cánh đến hố Boguslawsky, còn "Luna 27" và "Luna 28" sẽ hạ cánh ở vùng cực nam Mặt Trăng, với "Luna 28" dự kiến mang theo xe tự hành và thiết bị đưa mẫu vật trở lại Trái Đất, tất cả để chuẩn bị cho các chuyến thám hiểm Mặt Trăng của các nhà du hành vũ trụ sau đó. Hoa Kỳ cũng đã công bố chương trình Artemis, với mục tiêu đưa con người trở lại Mặt Trăng, với hai pha đã được khởi động song song. Pha 1 tập trung đưa người phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên vùng cực nam Mặt Trăng vào 2024. Pha 2 phát triển các công nghệ cho phép con người sinh sống lâu dài ở trên Mặt Trăng, và ở gần Mặt Trăng, với các hệ thống tái sử dụng và các chuyến bay tái lặp đến nhiều địa điểm của Mặt Trăng.
Hoạt động tư nhân.
Ngoài các dự án của các quốc gia, cũng có các kế hoạch tư nhân để thám hiểm và khai thác Mặt Trăng.tr.160-184
"Giải thưởng Mặt Trăng X" của Google ("XPRIZE"), công bố vào 2007, trao thưởng 30 triệu đô la Mỹ cho bất cứ tư nhân nào đưa được xe tự hành lên thiên thể này theo một số tiêu chí trước tháng 3 năm 2018.tr.178-179 Tuy không có đội dự thi nào kịp hoàn thành nhiệm vụ để nhận thưởng, đội ngũ "XPRIZE" đã huy động được 300 triệu đô la tiền tài trợ và ít nhất 5 đội đã ký hợp đồng phóng tàu.
Tháng 10 năm 2017, công ty Bigelow Aerospace, của tỷ phú Robert Bigelow, cùng công ty United Launch Alliance đã công bố về một dự án kho vận trên Mặt Trăng. Dự án này có thể đi vào vận hành từ năm 2022, hỗ trợ cho các chương trình quay lại Mặt Trăng và thám hiểm Sao Hỏa của NASA. Bigelow có các kế hoạch kho vận ở trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng, cũng như trên bề mặt Mặt Trăng.tr.177-178
Ngày 17 tháng 9 năm 2018, công ty liên vận vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã có hợp đồng với hành khách tư nhân đầu tiên mà họ sẽ đưa lên Mặt Trăng, dự kiến vào 2023, là Yusaku Maezawa. Musk cũng có kế hoạch về một cơ sở tại Mặt Trăng, như một phần trong chương trình đến Sao Hỏa.
Tháng 9 năm 2018, chương trình "Dịch vụ Vận tải Mặt Trăng Thương mại", một phần của chương trình Artemis của NASA, đã mở thầu cho các công ty tư nhân, để cung cấp dịch vụ vận tải cho các tàu đổ bộ và xe tự hành nhỏ lên Mặt Trăng.tr.5 Một số công ty đã từng tham gia "XPRIZE" trước đây cũng tham gia lần này, và một số trong đó đã được lựa chọn, như Astrobotic.tr.57tr.6 Astrobotic cũng hợp tác với công ty ATLAS Space Operations để phát triển kênh liên lạc bằng laser từ Mặt Trăng, cho phép thực hiện các tác vụ cần lưu lượng dữ liệu lớn, như trải nghiệm thực tại ảo trên Mặt Trăng.
Công ty Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos đã lên kế hoạch cho chương trình vận tải đến Mặt Trăng, bắt đầu từ khoảng giữa thập niên 2020, mang tên "Blue Moon".tr.173-174 "Blue Moon" sẽ cung cấp cho NASA các giải pháp vận tải thương mại. Một địa điểm nhận hàng dự kiến tại Mặt Trăng là hố Shackleton, nơi có nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp.
Một số ý tưởng khai thác Mặt Trăng bởi các đơn vị tư nhân đã được hình thành, như kinh doanh tài nguyên heli 3 của Mặt Trăng để làm nhiên liệu, hay thu năng lượng Mặt Trời để truyền về Trái Đất bằng vi sóng, tuy nhiên hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh này chưa được phát triển đầy đủ.tr.160-170
Sự hiện diện của con người.
Bề mặt Mặt Trăng đã có nhiều dấu ấn của hoạt động của con người. Mỗi nhiệm vụ Apollo đã để lại lượng khí tương đương với tổng khối lượng khí quyển Mặt Trăng, và sự ô nhiễm lâu dài có thể đã hiện diện dù phần lớn có thể đã thoát khỏi Mặt Trăng.tr.44 Các vật dụng mà con người để lại trên Mặt Trăng có các xe tự hành và tàu đổ bộ, các thiết bị thí nghiệm như Gói Thí nghiệm Bề mặt Mặt Trăng Apollo (ALSEP), và các bảng tưởng niệm hay tác phẩm nghệ thuật như "Nhà du hành đã Ngã xuống".
Một số thiết bị vẫn còn đang trong quá trình sử dụng, như các tấm hồi phản trong thí nghiệm đo khoảng cách laser Mặt Trăng của ALSEP. Một số tàu quỹ đạo vẫn đang hoạt động trên quỹ đạo Mặt Trăng, như "Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng".tr.267 Một số tàu đổ bộ và xe tự hành vẫn đang được vận hành ít nhất một phần, như "Kính viễn vọng Cực tím Mặt Trăng" của "Thường Nga 3"tr.294 hay các thiết bị của "Thường Nga 4".
Mặt Trăng được coi là một địa điểm lý tưởng để lắp đặt nhiều loại kính viễn vọng. Kính viễn vọng vô tuyến ở mặt xa của Mặt Trăng được che chắn khỏi nhiễu vô tuyến từ Trái Đất, và có thể quan sát được bước sóng dài hơn 20m, vốn không thể quan sát được từ Trái Đất do bị chắn bởi tầng điện li. Các hố tối vĩnh cửu và rất lạnh ở gần cực tạo nên môi trường phù hợp để lắp đặt các kính viễn vọng hồng ngoại đường kính đến 100m, tránh được nhiễu hồng ngoại từ các nguồn nhiệt, đồng thời tránh được nhiễu ảnh khí quyển, vì Mặt Trăng hầu như không có khí quyển. Kính viễn vọng thiên đỉnh lắp đặt tại các khu vực này có thể được tạo ra bằng gương lỏng quay và đạt đường kính 20-100m. Lớp đất Mặt Trăng mịn chứa nhiều silica có thể được dùng để chế tạo gương và các dụng cụ thủy tinh cho các đài quan sát. Sự có mặt của con người tại đây có thể giúp vận hành các trạm quan sát hiệu quả hơn các kính viễn vọng bay trong không gian.
Đã có những kế hoạch để tiến đến cho phép con người định cư trên Mặt Trăng. Dự án "Cổng Mặt Trăng" thuộc chương trình Artemis là một trong các nỗ lực đang được triển khai cho mục đích này. Tuy con người đã từng có mặt ngắn ngày trên Mặt Trăng, có các thử thách cho cuộc sống lâu dài tại đây, bao gồm phóng xạ vũ trụ và bụi Mặt Trăng.tr.85-87 Bụi Mặt Trăng có thể dính vào quần áo và bị mang theo vào khu vực sinh hoạt. Bụi này được một số nhà du hành vũ trụ ở chương trình Apollo mô tả là có mùi giống thuốc súng. Bụi mịn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.tr.86-87
Mặc dù đã có các quốc kỳ của một số nước được đưa lên Mặt Trăng, không quốc gia nào được phép tuyên bố chủ quyền trên Mặt Trăng nói riêng, và ở không gian ngoài Trái Đất nói chung, theo Hiệp ước Ngoại Không gian 1967. Hiệp ước này cho phép các tổ chức và cá nhân khai thác và sở hữu tài nguyên trên Mặt Trăng, nhưng giới hạn việc khai thác vào mục đích hòa bình và không tàn phá môi trường.tr.168-169 Hiệp ước Mặt Trăng năm 1979 định nghĩa Mặt Trăng là "di sản chung của nhân loại", và việc khai thác Mặt Trăng cần được đặt trong hợp tác quốc tế.tr.169-170 Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2018, mới chỉ có 18 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước này, trong đó không có Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, do có lo ngại rằng Hiệp ước Mặt Trăng có thể cản trợ hoạt động thương mại. Một số cá nhân đã tuyên bố sở hữu bất động sản trên Mặt Trăng nhưng không có tuyên bố nào đã được công nhận rộng rãi.tr.1,20
Văn hóa.
Thần thoại.
Các vùng tối sáng trên Mặt Trăng đã được con người tưởng tượng thành những hình ảnh khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau, như chú Cuội và cây đa trên cung trăng trong văn hóa dân gian Việt Nam, hay thỏ Mặt Trăng trong văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, hoặc hình người.
Trong nhiều nền văn hóa cổ, Mặt Trăng được nhân cách hóa hoặc thần thánh hóa. Thần thoại Trung Hoa kể về sự tích Hằng Nga bay lên Mặt Trăng và trường sinh cùng thỏ ngọc tại đây, một trong các sự tích lý giải cho phong tục tết Trung Thu. Thần thoại Ấn Độ coi Chandra (Soma) là nam thần Mặt Trăng. Tôn giáo Lưỡng Hà, trong thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tin Mặt Trăng là nam thần Sin (Nanna), cha của nữ thần Sao Kim Ishtar và thần Mặt Trời Shamash. Theo thần thoại Hy Lạp La Mã cổ đại, Mặt Trời là nam và Mặt Trăng là nữ, ứng với Helios (Sol) và Selene (Luna).
Việc quan sát các sự kiện thiên văn liên quan đến Mặt Trăng, Mặt Trời, các hành tinh và các sao cũng đã hình thành thuật chiêm tinh ở Trung Quốc, Ấn Độ và phương tây.tr.50
Lịch.
Chu kỳ lặp lại của pha Mặt Trăng được sử dụng như một công cụ đo thời gian tiện lợi, tạo thành cơ sở cho nhiều hệ thống lịch cổ.tr.119 Một số thanh đếm cổ, được làm từ xương hàng chục nghìn năm trước, đã được một số nhà nghiên cứu cho là đánh dấu các pha của Mặt Trăng. Ngày nay, chu kỳ lặp lại của tháng, khoảng 30 ngày, gần tương ứng với chu kỳ giao hội của Mặt Trăng.tr.223-224tr.119 Trong tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn Âu, từ biểu thị khái niệm "tháng", hay "nửa tháng", có nguồn gốc từ Mặt Trăng.
Hầu hết các lịch đã xuất hiện trong lịch sử loài người đều dựa trên các chu kỳ chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.tr.117-118 Lịch âm dương của Trung Hoa ngoài dựa vào các chu kỳ trên còn tích hợp thêm chu kỳ gần bằng 12 năm của Sao Mộc ứng với 12 con giáp, trong khi đó lịch Hồi giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ 7 dựa hoàn toàn vào lịch Mặt Trăng.tr.119 Theo lịch Hồi giáo, các tháng được xác định bằng việc quan sát trăng non sớm nhất ở đường chân trời.
Ảnh hưởng tâm sinh lý.
Trong một số nền văn hóa, Mặt Trăng có liên hệ với tính cách điên rồ hoặc phi lý. Một số học giả của Hy Lạp và La Mã cổ đại, như Aristoteles, Pliny cha, Lucius Mestrius Plutarchus hay Claudius Galenus, đã cho rằng pha của Mặt Trăng có mối liên hệ với chứng động kinh. Pliny cha (sống vào năm 23 đến 79) và Claudius Ptolemaeus (khoảng năm 150) giải thích rằng độ ẩm trong não có mối liên hệ với Mặt Trăng. Tuy nhiên mọi phân tích dữ liệu hiện đại đều không xác nhận các lý thuyết này.
Chu kỳ thủy triều và thay đổi của pha Mặt Trăng có tác động lên hành vi của một số loài sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt là những loài hoạt động vào ban đêm hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Tuy vậy các ghi chép về mối liên hệ giữa chu kỳ thay đổi của pha Mặt Trăng với trạng thái tâm sinh lý của con người đều bị bác bỏ. Một số người đã cho rằng các pha Mặt Trăng ảnh hưởng đến số ca nhập viện vì tâm thần, số ca giết người hoặc tự tử, hay số vụ phạm pháp; nhưng nhiều nghiên cứu đã phủ nhận quan niệm này.
Nguồn cảm hứng.
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ,"
"Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau."
"Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,"
"Ấy tin thắng trận Liên khu báo về."
Mặt Trăng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ ở các thời đại và nền văn hóa khác nhau, với hàng trăm tác phẩm vịnh nguyệt được lưu lại trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên cho đến nay. Một vài ví dụ là bài "Mặt Trăng", "Trăng tròn" của Sappho (610-570 trước công nguyên) ở Hy Lạp cổ đại, các bài thơ Đường " Nguyệt hạ độc chước" (月下獨酌), "Nguyệt dạ" (月夜) của Lý Bạch (701-762), Đỗ Phủ (712-770) ở Trung Quốc, "Dẫu gió thổi" (吹けども 葺けども) của Izumi Shikibu (976-1030) ở Nhật Bản, "Tới Mặt Trăng" ("Alla luna") của Giacomo Leopardi (1798–1837) ở Ý, "Trăng lên" ("La luna asoma") của Federico García Lorca (1898–1936) ở Tây Ban Nha, "ai mà biết Mặt Trăng có phải" ("who knows if the moon’s") của E. E. Cummings (1894–1962) ở Mỹ, "Huyền ảo" của Hàn Mặc Tử (1912–1940) ở Việt Nam.tr.4,tr.62
Mặt Trăng cũng là chủ đề của các tác phẩm văn học trong hai thiên niên kỷ qua. Vào thế kỷ thứ 2, Lukianos xứ Samosata viết tiểu thuyết "Truyện Thật" ("Ἀληθῆ διηγήματα"), kể chuyện những người từ Trái Đất đến Mặt Trăng và gặp các cư dân tại đó. Một số ví dụ khác từ thời Phục Hưng đến nay, là "Giấc mơ" ("Somnium", 1634) của Johannes Kepler, "Người cung trăng" ("The Man in the Moone", 1638) của Francis Godwin, "Tiếu sử về Đế chế Mặt Trăng" ("L’Autre monde ou les états et empires de la Lune", 1657) của Cyrano de Bergerac, "Từ Trái Đất lên Mặt Trăng" ("De la Terre à la Lune, trajet direct en 97 heures 20 minutes", 1865) của Jules Verne, "Khúc dạo đầu cho Không gian" ("Prelude to Space", 1951) của Arthur C. Clarke.
Ví dụ về những nhạc phẩm có tiêu đề liên hệ đến Mặt Trăng là "Clair de lune" (1905) trong giao hưởng của Claude Debussy, "Fly me to the Moon" viết bởi Bart Howard và biểu diễn bởi Quincy Jones-Frank Sinatra (1964) - bài hát đầu tiên được phát trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 11, album "The Dark Side of the Moon" (1973) của Pink Floyd, "Walking on the Moon" (1979) của The Police.
Ở nghệ thuật tạo hình, Mặt Trăng xuất hiện trong mô típ "lý ngư vọng nguyệt" (鯉魚望月, "cá chép trông trăng") ở tranh dân gian Việt Nam và Trung Hoa, trong các tác phẩm hội họa phương Đông và phương Tây như "Cảnh đêm trăng với cây cầu" (1648-1650) của Aert van der Neer, "Ánh trăng" (1833-1834) của Thomas Cole, "Trăng thu trên sông Tama" (1838) của Utagawa Hiroshige, "Cỏ mùa thu dưới trăng" (1872-1891) của Shibata Zeshin, và trong điện ảnh như "Chuyến du hành tới Mặt Trăng" (1902) của Georges Méliès, "2001: A Space Odyssey" (1968) của Stanley Kubrick.
Biểu tượng lưỡi liềm đã được dùng để đại diện cho Mặt Trăng từ trước Công Nguyên trong tử vi Hy Lạp cổ đại, và biểu tượng sao và lưỡi liềm đã xuất hiện từ thời kỳ văn hóa Lưỡng Hà. Lưỡi liềm cũng được dùng trong văn hóa Lưỡng Hà để đại diện một số vị thần thánh. Trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, nữ thần Selene đội trên đầu hình lưỡi liềm. Trong kỳ học, lưỡi liềm, đôi khi kèm sao, đã có mặt ở cờ của nhiều quốc gia Hồi giáo từ thế kỷ 14. Trăng tròn xuất hiện trên cờ Lào và Palau. |
7,282 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7282 | Rủi ro | Rủi ro (tiếng Anh: "Risk", "Hoodoo") là một cách gọi về những điều không tốt lành và không tốt đẹp. Thuật ngữ này đề cập tới sự không chắc chắn trong hệ quả, tác động của một hành động bất kỳ có liên quan đến những thứ mà con người coi trọng (chẳng hạn như sức khỏe, hạnh phúc, của cải, tài sản hoặc môi trường). Rủi ro thường tập trung vào những hậu quả tiêu cực mà con người không mong muốn. |
7,286 | 3200 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7286 | Tham số quỹ đạo | Các tham số quỹ đạo là các tham số cần để mô tả một quỹ đạo.
Tham số quỹ đạo Kepler.
Mô tả quỹ đạo Kepler.
Quỹ đạo Kepler (đường màu đỏ trong hình vẽ) là quỹ đạo của một quả cầu khối lượng "m" bay quanh quả cầu khối lượng "B" tuân thủ các định luật Newton và tương tác với nhau bằng lực hấp dẫn. Quỹ đạo này có hình elíp, một tâm của nó trùng với vật "B", nằm trên một mặt phẳng gọi là mặt phẳng quỹ đạo. Mặt phẳng này không nhất thiết trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là mặt phẳng "x"-"y" của hệ tọa độ Descartes "x"-"y"-"z" đang dùng trong định vị các vật thể. Tâm của hệ tọa độ này thường trùng với tâm quả cầu "B". Để miêu tả quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, người ta hay chọn hệ tọa độ hoàng đạo, có mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng hoàng đạo, tâm tại Mặt Trời và trục "x" trùng với phương nối Mặt Trời và Trái Đất khi Trái Đất ở vị trí xuân phân. Do vậy trục "x" trên mặt phẳng tham chiếu thường gọi là hướng "xuân phân".
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quỹ đạo Kepler được định nghĩa như sau:
Tham số Kepler.
Vì quỹ đạo Kepler có 7 bậc tự do (3 thành phần của vị trí, 3 thành phần vận tốc cộng với thời gian), chúng ta có thể miêu tả quỹ đạo Kepler bằng một nhóm 6 tham số cộng với thời gian. Có nhiều cách chọn 6 tham số này.
Một lựa chọn truyền thống cho các tham số quỹ đạo Kepler trong thiên văn học là các tham số Kepler, đặt tên theo Johannes Kepler và các định luật của ông. Chúng gồm:
Nhiều khi, bán trục lớn được dùng thay cho chu kỳ quỹ đạo.
Bán trục lớn có thể được tính dựa vào 6 tham số Kepler chính thống.
Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời thực tế không phải là hình cầu hoàn hảo, nên các tham số quỹ đạo của chúng, khi bay quanh Mặt Trời, có thể thay đổi chậm theo thời gian, do các nhiễu loạn hay thậm chí các hiệu ứng tương đối tính.
Liên kết ngoài.
Tiếng Anh |
7,287 | 874879 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7287 | Puma | Puma có thể là: |
7,289 | 859025 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7289 | Tem thư | Tem thư hay tem bưu chính, cũng còn gọi là bưu hoa là một mẩu giấy nhỏ do một cơ quan công quyền đảm nhiệm việc thư từ tức bưu chính, hoặc những đại lý có thẩm quyền thanh toán cước phí cùng những chi phí liên quan đến việc di chuyển, bảo hiểm và đăng ký gửi bưu phẩm. Khi đã dán tem thì đó được coi như là một chứng từ của bưu điện để giao đến địa chỉ do người gửi ấn định. Bưu phẩm này sau đó được xử lý bởi hệ thống bưu chính, trong đó dấu bưu điện cho biết ngày và điểm xuất phát của món hàng. Dấu bưu điện được đóng đè lên con tem coi như hủy bỏ hiệu lực của con tem; tiếng Việt gọi là con tem "chết", khác với tem "sống" còn dùng gửi hàng được.
Trên tem luôn có tên của quốc gia phát hành (ngoại trừ Vương quốc Anh), tên gọi của giá trị và thường là hình minh họa về con người, sự kiện, tổ chức hoặc thực tế tự nhiên tượng trưng cho truyền thống và giá trị của quốc gia, và mỗi con tem được in trên một mảnh thường hình chữ nhật, nhưng đôi khi hình tam giác hoặc giấy có hình dạng tùy chỉnh đặc biệt có mặt sau được tráng bằng hồ dính hoặc hồ tự dính.
Bởi vì các chính phủ phát hành tem có mệnh giá khác nhau với số lượng không đồng đều và thường xuyên ngừng một số loại tem và giới thiệu những loại tem mới thay thế, và vì minh họa trên tem và sự liên kết của tem với thực tế xã hội và chính trị của thời điểm phát hành, những con tem thường được nhà sưu tập tem đánh giá cao về vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử của chúng. Các nghiên cứu về lịch sử của tem và hệ thống gửi thư được gọi là tem học. Bởi vì các nhà sưu tập thường mua tem từ một cơ quan phát hành mà không có ý định sử dụng chúng cho mục đích bưu chính, doanh thu từ các giao dịch mua và thanh toán tem đó có thể khiến chúng trở thành một nguồn lợi nhuận ròng cho cơ quan bưu chính. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1840, Penny Black, tem bưu chính có khả năng dính đầu tiên, được phát hành tại Vương quốc Anh. Trong vòng ba năm, tem bưu chính đã được giới thiệu ở Thụy Sĩ và Brasil, muộn hơn một chút ở Hoa Kỳ và đến năm 1860, chúng đã có mặt ở 90 quốc gia trên thế giới. Tem bưu chính đầu tiên không cần hiển thị quốc gia phát hành, vì vậy không có tên quốc gia nào được hiển thị trên mặt tem đó. Do đó, Vương quốc Anh vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới bỏ qua tên của mình trên tem bưu chính; hình ảnh của quốc vương nước này biểu thị tem này xuất xứ từ Vương quốc Anh.
Lịch sử.
Tiền thân của tem thư.
Ngay từ năm 1653 người điều hành Bưu điện Paris (Pháp), Jean-Jacques Renouard de Villayer, đã cho ra đời "billet de port payé", một mảnh giấy dùng làm cước phí tương tự như tem thư. Vì không có mặt phủ keo nên phải dùng kẹp hay dây để gắn mảnh giấy này vào thư. Không còn một bản nào còn tồn tại cho đến ngày nay.
Ở Anh cũng có những tiền thân tương tự. Hệ thống một giá trả trước bằng một loại tem cho tất cả các thư trong địa phương do William Dockwra và Robert Murray của "London Penny Post" phát triển từ năm 1680 đã thành công đến mức làm cho Công tước xứ York ("Duke of York") phải lo ngại là độc quyền về bưu điện của ông sẽ bị chấm dứt. Do những khiếu nại của công tước nên London Penny Post phải chấm dứt hoạt động của mình chỉ sau 2 năm và được nhập vào General Post Office. Ngày nay một vài con tem hình tam giác ("triangular postmark") của London Penny Post vẫn còn trong cơ quan lưu trữ văn thư, ngoài ra người ta tin rằng còn có bốn con tem này do cá nhân sở hữu.
Đầu thế kỷ 19 một số thành phố đã có loại phong bì dùng để gửi thư trong thành phố có thể được xem là tiền thân của loại phong bì đã được in sẵn tem. Ví dụ như tại Sardinia (Ý) năm 1818 đã có một loại giấy của bưu điện có đóng dấu bưu phí trước ("carte postale bollata"), các bưu thiếp dùng để cho người đọc trả lời kèm theo trong các báo ở Anh vào khoảng năm 1818 cũng đã được trả bưu phí trước. Các tờ thư ("letter sheets") phát hành vào năm 1838 tại Sydney (Úc) được xem là bưu phẩm có đính kèm sẵn cước phí ("postal stationery") đầu tiên.
Con tem đầu tiên ra đời.
Trước khi có phát minh về tem thư, thật khó khăn để gửi đi một lá thư đến một nơi khác. Vấn đề càng phức tạp hơn khi lá thư phải đi qua nhiều nước. Rowland Hill, một giáo viên người Anh nghĩ ra chiếc tem thư có keo dính mặt sau. Người gửi thư phải trả tiền cho phần đường mà lá thư vượt qua. Người nhận thư không phải trả tiền gì cả vì tiền gửi thư đã được trả trước rồi. Bưu điện Anh chính thức phát hành con tem đầu tiên vào năm 1840. Tem thư trở nên phổ biến tức thì ở Anh. Những quốc gia khác cũng nhanh chóng phát hành tem thư cho nước mình. Tuy vậy, vẫn còn có nhiều vấn đề về thư từ quốc tế. Một số nước không muốn nhận thư có dán tem của nước khác. Cuối cùng, vào năm 1874, một người Đức đã tổ chức Hệ thống Bưu chính Toàn cầu (UPS), văn phòng được đặt tại Thuỵ Sĩ. Ngày nay, hầu như tất cả các nước trên thế giới là thành viên của tổ chức này. Mỗi nước trong tổ chức UPS đồng ý nhận thư với bưu phí đã được thanh toán ở các nước thành viên khác.
Ý tưởng cơ bản của phát minh tem thư là không thu cước phí từ người nhận nữa mà là từ người gửi. "Hệ thống trả tiền trước" đầu tiên ra đời. Ngoài ra, đi cùng với phát minh tem thư là việc đơn giản hóa và giảm bưu phí vì thế trao đổi thư từ không còn là việc chỉ dành riêng cho giới giàu có nữa.
Ngay từ năm 1836 người Áo Laurenz Koschier tại Laibach đã đề nghị với chính phủ Áo đưa tem thư vào sử dụng để đơn giản hóa hệ thống bưu điện. Người bán sách ở Scotland, James Chalmers, cũng đưa ra một đề nghị tương tự vào năm 1838. Sir Rowland Hill, người được chính phủ Anh giao nhiệm vụ cải tổ hệ thống bưu điện năm 1835, có lẽ đã lãnh nhận đề nghị này và đưa vào chương trình cải tổ của ông. Ông được xem như là người phát minh ra tem thư.
Rowland Hill cũng chịu trách nhiệm về mẫu mã cho hai con tem đầu tiên. Hằng ngàn bản phác thảo thiết kế được gửi đến đều bị Rowland Hill từ chối. Cuối cùng ông đã lấy bản vẽ của đồng tiền kỷ niệm từ năm 1837: con tem trị giá 1 penny mang chân dung nữ hoàng Victoria I trên nền đen và loại 2 penny trên nền xanh nước biển. Con tem đầu tiên dán bằng keo được phát hành lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 1840 tại Anh theo đề nghị của Rowland Hill, và con tem màu xanh sau đó hai ngày. Do có trị giá là một penny nên giới sưu tầm tem thư gọi con tem đầu tiên là con tem Penny Đen ("Penny Black"). Henry Corbald là người đúc bản in cho hai con tem đầu tiên này. Nhà in "Perkins, Bacon Petch" được giao nhiệm vụ in ấn.
Tem thư lan truyền rộng rãi.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi hai con tem đầu tiên của thế giới được phát hành các quốc gia khác đã làm theo. Năm 1841 và 1842 một số tem ở địa phương được phát hành tại Mỹ. Kế tiếp theo đó là các con tem của Brasil và của hai tiểu bang Thụy Sĩ: Zürich và Genf. Con tem Đức đầu tiên là Số Một Đen ("Der Schwarzer Eins") được Vương quốc Bayern phát hành ngày 1 tháng 11 năm 1849. Tiếp theo đó là các vương quốc Đức Hannover, Vương quốc Phổ, Sachsen và Schleswig-Holstein vào năm 1850. Con tem đầu tiên của Áo được phát hành vào ngày 1 tháng 6 năm 1850 và cũng có giá trị ở Liechtenstein.
Sau đó không lâu đã xuất hiện các loại tem thư khác ví dụ như con tem đầu tiên dùng để gửi báo ở Áo vào năm 1851. Con tem được phát hành nhân dịp khai mạc tuyến tàu hỏa đầu tiên ở Peru trong tháng 4 năm 1871 được xem là con tem đặc biệt đầu tiên. Thế nhưng không phải tất cả các nhà sử học đều đồng ý với quan điểm này.
Tem thư trở thành vật được sưu tầm.
Cùng với việc tem thư lan truyền đi rộng rãi khắp thế giới, sưu tập tem cũng trở thành phổ biến. Quyển album sưu tập tem đầu tiên được phát hành vào năm 1860. Ngay năm sau đó tiền thân của cuốn tổng mục tem ngày nay cũng đã ra đời. Năm 1862 là năm tờ báo chuyên về sưu tập tem đầu tiên ra đời. Đấy là tờ "The Monthly Advertiser", phát hành lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 12 năm 1862 tại xứ sở nơi tem thư ra đời (Anh). Bên cạnh đó các hiệp hội những người sưu tập tem và sự kiện tổ chức đặc biệt dành cho những người chơi tem ra đời ngày càng nhiều. Ngay trong năm 1856 đã có nhiều cuộc gặp gỡ của những người sưu tập tem tại Mỹ. Năm 1866 hội những người sưu tập tem đầu tiên, "Excelsior Stamp Association", được thành lập tại Mỹ. Tiếp theo đó là "Royal Philatelic Society" được thành lập tại Luân Đôn năm 1869.
Tem thư giả xuất hiện.
Đi kèm theo việc tem thư lan truyền đi nhanh chóng không những chỉ có các hiện tượng tốt. Ngày càng có nhiều người làm giả nhận ra việc giả mạo tem thư sẽ mang lại nhiều lợi tức.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi các con tem đầu tiên được đưa vào sử dụng, vào ngày 6 tháng 5 năm 1840, đã xuất hiện tem giả hoàn toàn đầu tiên. Thêm vào đó còn có nhiều hình thức giả mạo một phần các con tem có giá trị trong hệ thống bưu điện, tức là con tem thật chỉ được sửa đổi vài phần để tăng giá trị bưu điện của nó lên. Trong số này ví dụ như là thay đổi màu bằng các phương pháp hóa học hay dùng các thủ thuật thay đổi con số để làm giả một con tem có giá trị cao hơn.
Nhiều lúc người ta dùng các con "tem chết" (tem đã dùng, có đóng dấu) và bằng phương pháp thủ công cực nhọc để từ 2 (hay nhiều) con tem này làm ra một con "tem sống" (mới, chưa dùng). Dấu đóng của bưu điện được tẩy xóa đi bằng phương pháp hóa học.
Các cơ quan quản lý bưu điện cũng đã sớm có nhiều biện pháp bảo vệ chống lại việc giả mạo tem thư. Biện pháp bảo vệ lâu đời nhất chống lại việc giả mạo tem thư là hình in chìm trên giấy đã được áp dụng cho các con tem đầu tiên của thế giới theo lời đề nghị của Rowland Hill.
Một số nước sử dụng loại giấy đặc biệt để sản xuất tem. Ở loại giấy này bột giấy được pha thêm sợi tơ lụa thường có nhiều màu mà sau này có thể nhìn thấy trên giấy. Trong một vài đợt phát hành tem người ta đặt kèm vào giấy còn ướt sợi tơ có màu. Biện pháp bảo vệ này được áp dụng trong các đợt phát hành tem của các vương quốc Đức Bayern và Württemberg và ở Thụy Sĩ. Giấy có màu cũng làm cho việc giả mạo khó khăn hơn. Nếu giấy chỉ có màu trên một mặt người ta gọi đó là giấy nhuộm. Biện pháp bảo vệ này được áp dụng ví dụ như cho các con tem đầu tiên của Bayern. Tại Áo tem có thêm một vạch sơn bóng để chống lại việc tẩy xóa dấu bưu điện để sử dụng lại con tem.
Đỉnh cao của tem thư.
Vào khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, những năm 1900, trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự lan truyền tem thư đạt đến đỉnh cao. Tàu hỏa liên tục được mở rộng, nhờ vào đấy tem thư đã trở thành phương tiện truyền thông quan trọng nhất. Số lượng mỗi đợt phát hành tăng vọt, ví dụ như hai con tem quan trọng nhất của Áo, tem 5 và 10 Heller của năm 1908 đạt số lượng phát hành mỗi loại trên 3 tỉ. Nhưng các con tem này chỉ được sử dụng trong phần lãnh thổ Áo của Đế quốc Áo-Hung vì Hung phát hành tem riêng của mình từ khi có Hiệp định năm 1867.
Tem thư làm phương tiện tuyên truyền.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tem thư bắt đầu được sử dụng như là một phương tiện tuyên truyền. Các quốc gia đang có chiến tranh giả mạo tem thư theo hai cách khác nhau để gây thiệt hại cho đối phương. Ở cách thứ nhất người ta cố gắng giả mạo thật giống tem của đối phương rồi thông qua người trung gian dùng tem giả lợi dụng bưu điện của đối phương gửi đi các vật liệu tuyên truyền. Việc vài cá nhân mua một số lượng lớn tem thư nhất là trong lúc đang có chiến tranh sẽ không giấu diếm được đối phương. Ở loại gọi là giả mạo tuyên truyền, nội dung hay hình ảnh của con tem bị thay đổi đi theo các mục đích tuyên truyền. Ví dụ như sửa dòng chữ "Deutsches Reich" ("Đế chế Đức") lại là "Futsches Reich" ("Đế chế sụp đổ"). Loại giả mạo này phổ biến nhiều nhất là trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Không những chỉ có các kẻ thù của một quốc gia xem tem thư như là một phương tiện tuyên truyền lý tưởng. Một số các quốc gia khác như Đế chế Đức phát xít hay Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng hoà Dân chủ Đức cũng sử dụng các chủ đề trên tem thư để làm nơi tuyên truyền.
Kinh doanh tem thư hiện đại.
Từ khi máy đóng dấu tem được đưa vào sử dụng trong doanh nghiệp cũng như trong bưu điện, tem được dùng ngày càng ít đi. Nhất là khi điện thoại và thư điện tử phổ biến rộng rãi người dân cũng ngày càng ít khi dùng đến tem thư. Một số nước hầu như chỉ phát hành tem thư dành cho dân sưu tập, vì đó là một nguồn thu ngân sách đáng kể, hơn nữa lại là bằng ngoại tệ.
Tại Đức bắt đầu từ năm 2002 người ta đã có thể in tem từ Internet bằng phần mềm STAMPIT của Bưu điện Đức. Gần đây việc nới lỏng độc quyền vận chuyển thư (của bưu điện nhà nước), một biện pháp trong cải tổ bưu chính, đã cho phép các doanh nghiệp cá nhân có thể tự phát hành tem thư. Năm 2004, Công ty cổ phần PIN ở Berlin (Đức) cho ra đời tem thư mang chủ đề về Abrafaxe, một nhân vật anh hùng trong loạt truyện khôi hài thời Cộng hoà Dân chủ Đức.
Từ năm 2003, Bưu điện Hà Lan và Phần Lan (tại Phần Lan thoạt tiên chỉ dành cho các công ty) đã đưa vào sử dụng loại tem do chính khách hàng tự thiết kế lấy bằng cách có thể in một tấm ảnh, bản vẽ hay biểu trưng trên một khung được quy định trước. Ở Áo ngay từ năm 2003, người ta cũng đã có thể yêu cầu in tem thư riêng của mình với số lượng tối thiểu là 200 con tem.
Đặc điểm.
Hình dáng.
Tem thường có hình chữ nhật vì hình này cho phép sắp xếp tem trên giấy in tốt nhất. Hình vuông ít có hơn, ngoài ra các tem hình tam giác cũng đã xuất hiện khá sớm, được biết đến nhiều nhất có lẽ là con tem Mũi Hảo Vọng. Trong những thập niên gần đây nhiều quốc gia đã phát hành tem có đủ loại hình dáng khác nhau mà nhiều nhất là hình tròn. Cộng hòa Sierra Leone là quốc gia được nhiều người sưu tập tem biết đến vì hay phát hành tem có những dạng đặc biệt như huy hiệu, trái cây, chim, bản đồ hay hình trái dừa. Bưu chính Pháp đã phát hành nhiều tem hình trái tim; Bưu chính Nga có tem năm mới hình quạt, mỗi tờ tem hình tròn chia làm tám con tem, mới trông như hộp pho mát vậy.
Răng cưa.
Các tem thư đầu tiên không có răng cưa, nhân viên bưu điện phải dùng kéo để cắt rời từng con tem. Người Anh Henry Archer là người đầu tiên tìm cách tốt hơn là dùng kéo để tách rời các con tem. Đầu tiên ông thiết kế một máy đục lỗ dùng dao. Máy này dùng các dao nhỏ đặt cạnh nhau rạch khía có khoảng cách đều giữa những con tem. Các con tem được rạch khía xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1848 ở các quầy bưu điện. Thế nhưng Henry Archer vẫn chưa hoàn toàn bằng lòng với chiếc máy của ông. Chẳng bao lâu sau đó ông thay thế các con dao bằng kim đục lỗ. Hệ thống tách rời tem này được các nhân viên bưu điện ủng hộ và sau khi tem có răng cưa được phát hành tại Anh nhiều bưu điện của các quốc gia khác đã áp dụng cải tiến này.
Nguyên liệu.
Nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất để in tem là một loại giấy được sản xuất đặc biệt chỉ dùng để in tem. Có loại giấy chứa chất phát quang nhằm để chống giả mạo và để cho các máy đóng dấu tự động nhận ra vị trí của con tem cần đóng dấu trên phong bì. Ngoài ra một số bưu điện còn sử dụng cả gỗ hay vải, ví dụ như Bưu điện Thụy Sĩ đã dùng hai nguyên liệu này phát hành tem chỉ dành riêng bán cho người sưu tập tem. Vương quốc Bhutan, phát hành tem riêng từ năm 1955, còn đưa ra cả tem dưới dạng đĩa hát thật có thể hát được một mặt, có đường kính từ 68 mm đến 100 mm. Cộng hòa Burundi nhân dịp kỷ niệm ngày độc lập lần thứ 3 đã phát hành nhiều loại tem trên vàng được dát mỏng.
Tem lỗi.
Mặc dù được in thử nhiều lần và qua nhiều kiểm tra kỹ lưỡng song vẫn có tem bị in hỏng. Loại tem này thường chỉ được những người sưu tập tem chú ý đến. Nổi tiếng nhất trong loại tem lỗi này là con tem 3 skilling vàng ("Gul tre skilling banco") của Thụy Điển, được biết chỉ còn có một con, và con tem Jenny ngược đầu ("Inverted Jenny") của Mỹ từ năm 1918.
Tem in nổi.
Loại này hiếm thấy nhưng thay vì in màu thường, con tem được in màu và nổi (người mù có thể sờ thấy các vân nổi của hình in trên con tem.
Các loại tem thư.
Ngoài tem thư được bán và dùng rộng rãi nhiều nước trên thế giới đã hay vẫn còn có một số loại tem đặc biệt.
Tem công vụ.
Tem công vụ là loại tem chỉ được các cơ quan hay công sở dùng để gửi bưu phẩm hay bưu kiện mang tính chất công vụ. Vì thế loại tem này không được bán tại các quầy bưu điện.
Con tem công vụ đầu tiên là do Ấn Độ, vào thời gian đó vẫn còn là thuộc địa của Đế quốc Anh, phát hành vào năm 1866. Tại Đức con tem công vụ đầu tiên được phát hành vào năm 1920, sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị bãi bỏ. Áo chỉ có tem công vụ trong thời gian bị Đức quốc xã chiếm đóng (từ 1938 đến 1945). Thụy Sĩ phát hành tem công vụ từ 1918 đến 1945, ở Liechtenstein từ năm 1932. Việt Nam phát hành bộ tem sự vụ (công vụ) đầu tiên vào tháng 7 năm 1953 với giá mặt tính bằng Kg thóc.
Tem máy bay.
Tem máy bay chỉ được phép dùng để gửi bưu phẩm bằng đường hàng không. Đa số các quốc gia đều có phát hành tem máy bay vì việc vận chuyển bưu phẩm bằng máy bay vào đầu thế kỷ 20 là một sự kiện đặc biệt.
Đức và Thụy Sĩ phát hành con tem máy bay đầu tiên ngay từ năm 1912. Ở Áo con tem máy bay đầu tiên được phát hành trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vào ngày 10 tháng 3 năm 1918. Việt Nam phát hành bộ tem máy bay đầu tiên vào ngày 8 tháng 3 năm 1952.
Phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều bãi bỏ loại tem này sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các con tem bình thường từ đấy được phép dùng để gửi thư bằng đường hàng không.
Tem phạt.
Nhiều nước trên thế giới đã và vẫn đang phát hành tem phạt để thanh toán tiền cho những thư dán không đủ bưu phí. Tem phạt được dán lên thư trước khi đưa đến người nhận và người phát thư sẽ thu lệ phí này.
Ở Áo, các tem phạt được phát hành lần đầu tiên từ năm 1894 và chỉ được bãi bỏ khi đưa đồng Euro vào sử dụng năm 2002. Đức chưa từng phát hành tem phạt. Thụy Sĩ phát hành tem phạt từ năm 1878 nhưng đã ngưng phát hành ngay từ năm 1938. Liechtenstein sử dụng tem phạt của Áo cho đến khi tách ra khỏi hệ thống quản lý bưu điện Áo vào năm 1920. Sau khi độc lập về bưu điện trước tiên Liechtenstein phát hành tem phạt riêng bằng tiền Áo và sau này là tiền Thụy Sĩ cho đến năm 1940 mới chấm dứt. Việt Nam phát hành bộ tem phạt đầu tiên vào ngày 16 tháng 6 năm 1952, cũng gọi là Tem Thiếu Cước.
Tem sống.
Tem sống là loại tem chưa được sử dụng để gửi thư, bưu thiếp... hay chưa bị hủy bởi cơ quan bưu chính và có giá trị về mặt tài chính và mặt sưu tập rất cao. Tem sống được dùng để thanh toán cước phí bưu chính (dán lên phong bì để gửi thư) nên việc in tem cũng được bảo vệ và kiểm tra cẩn thận giống như tiền giấy.
Luật lệ.
Bản quyền của tem thư thuộc về cơ quan bưu chính phát hành con tem đó. Mặc dù vậy thường vẫn được phép sao chụp lại. Nhưng nếu không chụp lại cả con tem mà chỉ chụp lại toàn phần hay một phần các hình ảnh thiết kế trên con tem thì vẫn có thể vi phạm bản quyền của người thiết kế.
Việc in hình tem trên sách hay đưa lên trang web được các cơ quan quản lý bưu chính chấp nhận ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu như Bưu điện của Quần đảo Faroe cho phép ghi hình lại các tem thư không cần phải thay đổi gì thì việc chụp lại tem thư của Bưu điện Đức chỉ cho phép trong giới hạn nhất định: Các hình chụp lại tem thư phải lớn hơn ít nhất là 25% hay nhỏ hơn ít nhất là 10% so với nguyên bản, hay hình in lại phải có một vạch đen chéo qua góc (phương pháp này được đa số các cơ quan bưu chính trên thế giới công nhận.). Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định hình in lại tem thư phải có chữ "Specimen" lên tem hoặc có vạch đen chéo lên giá mặt tem.
Cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) giữ bản quyền đối với thiết kế tem bưu chính, phong bì có tem, bưu thiếp có tem, phong bì dùng luôn (aerogram), bưu thiếp kỷ niệm và các vật phẩm sưu tập tem khác, phát hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1978, nhưng cho phép sử dụng cho mục đích biên tập trong báo, tạp chí, sách, tổng mục tem và album tem.
Hình màu của tem sống phải nhỏ hơn 75% hoặc lớn hơn 150% kích thước con tem. Hình màu của tem chết và hình đen trắng (tem sống hoặc chết) có kích thước tùy ý .
Những con tem nổi tiếng.
Trong số những con tem nổi tiếng phải kể đến con tem British Guiana 1c magenta, hiếm nhất trên thế giới và con tem 3 skilling vàng của Thụy Điển, đắt tiền nhất thế giới. Ngoài ra các con tem dưới đây cũng là những con tem nổi tiếng nhất và được ưa chuộng nhất trong giới sưu tập tem: |
7,292 | 903240 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7292 | Tiến trình (khoa học máy tính) | Trong ngành khoa học máy tính, tiến trình () là một thực thể (instance) của một chương trình máy tính đang được thực thi bởi một hoặc nhiều luồng (thread). Một tiến trình có riêng một không gian địa chỉ, có ngăn xếp ("stack") riêng rẽ, có bảng chứa các file descriptor được mở cùng tiến trình và đặc biệt là có một định danh PID ("process identifier") duy nhất trong toàn bộ hệ thống vào thời điểm tiến trình đang chạy. |
7,293 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7293 | Hổ răng kiếm | Smilodon là một chi của phân họ Machairodont đã tuyệt chủng thuộc Họ Mèo. Chúng là một trong những động vật có vú thời tiền sử nổi tiếng nhất và loài mèo răng kiếm được biết đến rộng rãi nhất. Mặc dù thường được gọi là hổ răng kiếm, chi này không liên quan chặt chẽ đến các loài hổ hay mèo hiện đại. "Smilodon" sống ở châu Mỹ trong thế Canh Tân (2,5 triệu năm - 10,000 năm trước). Chi này được đặt tên vào năm 1842, dựa trên các hóa thạch từ Brazil. Có ba loài trong chi được công nhận ngày nay: "S. gracilis", "S. fatalis", và "S. populator". Hai loài thứ hai có lẽ là hậu duệ của "S. gracilis", mà chính nó có thể tiến hóa từ chi "Megantereon". Bộ sưu tập lớn nhất của hóa thạch "Smilodon" đã được khai quật từ hố nhựa Rancho La Brea ở Los Angeles, California.
Nhìn chung, Smilodon có cơ thể mạnh mẽ hơn bất kỳ loài săn mồi họ mèo nào khác, với các chân trước đặc biệt phát triển tốt và răng nanh trên dài đặc biệt. Hàm của chúng có một góc há mồm lớn hơn so với mèo hiện đại, và răng nanh trên của chúng khá mảnh mai, được thích nghi để tạo ra đòn cắn chính xác. "S. gracilis" là loài nhỏ nhất và có khối lượng từ 55 đến 100 kg. "S. fatalis" có khối lượng từ 160 đến 280 kg và chiều cao 100 cm. Cả hai loài này chủ yếu được biết đến từ Bắc Mỹ, nhưng các mảnh hóa thạch từ Nam Mỹ cũng được quy cho chúng. "S. populator" từ Nam Mỹ là loài lớn nhất, có cân nặng từ 220 đến 400 kg và chiều cao 120 cm, là một trong những loài mèo lớn nhất được biết đến. Hoa văn trên bộ lông của "Smilodon" chưa được xác định.
Ở Bắc Mỹ, "Smilodon" săn bắt những động vật ăn cỏ lớn như Bison antiquus và lạc đà "Camelops", và chúng vẫn thành công ngay cả khi gặp các loài săn mồi mới ở Nam Mỹ. "Smilodon" được cho là đã giết chết con mồi của nó bằng cách giữ chặt con mồi với chân trước và cắn nó, nhưng không rõ ràng là chúng cắn bằng cách nào. Các nhà khoa học tranh luận liệu "Smilodon" có lối sống xã hội hay đơn độc; phân tích hành vi của động vật ăn thịt hiện đại cũng như những tàn tích hóa thạch của "Smilodon" có thể sẽ chống lưng cho một trong hai quan điểm. "Smilodon" có thể sống trong môi trường sống khép kín như rừng và bụi rậm, vốn đã cung cấp sự bảo vệ cho con mồi bị phục kích.
"Smilodon" tuyệt chủng cùng thời điểm với hầu hết các động vật lớn tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ biến mất, khoảng 10.000 năm trước. Sự phụ thuộc nguồn thức ăn vào các loài động vật lớn đã được đề xuất là nguyên nhân của sự tuyệt chủng của loài mèo này, cùng với sự thay đổi khí hậu và cạnh tranh với các loài khác (bao gồm cả sự xuất hiện của con người ở châu Mỹ), nhưng nguyên nhân chính xác là không rõ.
Phân loại học.
Trong những năm 1830, nhà tự nhiên học người Đan Mạch Peter Wilhelm Lund và các trợ lý của ông đã thu thập hóa thạch trong các hang động đá vôi gần thị trấn nhỏ Lagoa Santa, Minas Gerais, Brazil. Trong số hàng ngàn hóa thạch được tìm thấy, ông nhận ra một vài chiếc răng má bị cô lập là của một con linh cẩu, mà ông đặt tên là "Hyaena neogaea" vào năm 1839. Sau khi tìm thấy nhiều vật liệu hơn (bao gồm cả răng nanh và xương chân), Lund kết luận rằng hóa thạch này thực chất thuộc về một chi riêng biệt của họ Mèo, mặc dù chuyển tiếp với linh cẩu. Ông tuyên bố rằng nó sẽ tương đương với những kẻ săn mồi hiện đại lớn nhất về kích thước, và mạnh mẽ hơn bất kỳ con mèo hiện đại nào. Lund ban đầu muốn đặt tên cho chi là "Hyaenodon", nhưng nhận ra tên này đã trở thành tên chính thức của một loài săn mồi thời tiền sử khác, thay vào đó, ông đặt tên cho nó là "Smilodon populator" vào năm 1842. Ông đã giải thích ý nghĩa của tên bằng tiếng Hy Lạp cổ đại của "Smilodon" là ("smilē"), một con dao mổ hoặc dao hai lưỡi, và ("odontús"), răng. Dịch ra là "răng có hình dạng như con dao hai lưỡi". Ông giải thích tên loài là "kẻ hủy diệt", cũng được dịch là "kẻ mang đến sự tàn phá". Đến năm 1846, Lund đã có được gần như mọi bộ phận của bộ xương (từ các cá thể khác nhau) và nhiều mẫu vật được tìm thấy ở các nước láng giềng bởi các nhà sưu tập khác trong những năm tiếp theo. Mặc dù một số tác giả sau này đã sử dụng tên loài ban đầu của Lund là "neogaea" thay vì "populator" nhưng hiện tại nó được coi là một "nomen nudum" ("tên trần"), vì nó không đi kèm với một mô tả thích hợp và không có mẫu chuẩn. Một số mẫu vật ở Nam Mỹ đã được gán cho các chi, phân chi, loài và phân loài khác, chẳng hạn như "Smilodontidion riggii", "Smilodon (Prosmilodon) skeenadensis" và "S. bonaeriensis", nhưng hiện tại chúng được coi là danh pháp đồng nghĩa của "S. populator".
Hóa thạch của "Smilodon" được phát hiện ở Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi. Năm 1869, nhà cổ sinh vật học người Mỹ Joseph Leidy đã mô tả một mảnh hàm trên với một răng hàm, được phát hiện trên thềm dầu ở Quận Hardin, Texas. Ông đã xác định mẫu vật này là một chi "Felis" (sau đó được sử dụng cho hầu hết các loài mèo, còn tồn tại cũng như tuyệt chủng) nhưng thấy nó đủ khác biệt để trở thành một phần của một phân chi riêng biệt, "F. (Trucifelis) fatalis". Tên loài có nghĩa là "định mệnh", nhưng người ta cho rằng Leidy ngụ ý là "chết người". Trong một bài báo năm 1880 về các loài mèo Mỹ đã tuyệt chủng, nhà cổ sinh vật học người Mỹ Edward Drinker Cope chỉ ra rằng răng hàm "F. fatalis" giống hệt với "Smilodon" và ông đã đề xuất kết hợp chúng thành loài mới gọi là "S. fatalis". Hầu hết các phát hiện ở Bắc Mỹ rất ít ỏi cho đến khi các cuộc khai quật tiên phong tại hố nhựa La Brea ở Los Angeles, nơi hàng trăm cá thể của "S. fatalis" đã được tìm thấy từ năm 1875. "S. fatalis" có các danh pháp đồng nghĩa cơ sở như "S. mercerii", "S. floridanus" và "S. californiaicus". Nhà cổ sinh vật học người Mỹ Annalisa Berta coi mẫu định danh của "S. fatalis" chưa hoàn chỉnh để trở thành một mẫu vật thích hợp và đôi khi loài này được đề xuất là một danh pháp đồng nghĩa cơ sở của "S. populator". Các nhà cổ sinh vật học Thụy Điển Bjorn Kurtén và Lars Werdelin ủng hộ sự khác biệt của hai loài vào năm 1990.
Trong bài viết năm 1880 về các loài mèo đã tuyệt chủng, Cope cũng đặt tên cho loài thứ ba là "Smilodon", "S. gracilis". Loài này được dựa trên một phần răng nanh, được lấy trong một hang động gần sông Schuylkill ở Pennsylvania. Cope tìm thấy răng nanh khác biệt với chi "Smilodon" khác do kích thước nhỏ hơn và cơ sở nén hơn. Tên cụ thể của nó đề cập đến hình thái nhẹ hơn của loài. Loài này được biết đến từ ít mẫu vật hơn và thiếu hoàn chỉnh hơn so với các thành viên khác trong chi. "S. gracilis" đôi khi được coi là một phần của các chi như "Megantereon" và "Ischyrosmilus". "S. populator", "S. fatalis" và "S. gracilis" hiện được coi là các loài "Smilodon" hợp lệ và các đặc điểm được sử dụng để xác định loài riêng biệt đã bị loại bỏ dưới dạng biến thể giữa các cá thể cùng loài (biến thể nội loài). Là một trong những động vật có vú nổi tiếng nhất thời tiền sử, "Smilodon" thường được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông phổ biến và là hóa thạch của bang California.
Tiến hóa.
Từ lâu, "Smilodon" đã là loài mèo răng kiếm được biết đến nhiều nhất, chúng vẫn là một trong những thành viên nổi tiếng nhất của nhóm, đến mức hai khái niệm này đã bị nhầm lẫn. Thuật ngữ "răng kiếm" dùng để chỉ một dạng hình thái sinh thái bao gồm nhiều nhóm động vật Một cung bên bị tuyệt chủng khác nhau (động vật có vú và họ hàng gần), tiến hóa hội tụ những răng nanh hàm trên cực dài, cũng như sự thích nghi trong hộp sọ và bộ xương liên quan đến việc sử dụng những chiếc răng đó. Chúng bao gồm các thành viên của Gorgonopsia, Thylacosmilidae, Machaeroidinae, Nimravidae, Barbourofelidae và Machairodontinae. Trong họ Mèo (mèo thật sự), các thành viên của phân họ Machairodontinae được gọi là mèo răng kiếm, và nhóm này được chia thành ba tông: Metailurini (răng kiếm giả); Homotherini (mèo răng đại đao); và Smilodontini (mèo răng dao găm Ê-cốt), mà "Smilodon" thuộc về. Các thành viên của Smilodontini được xác định bởi những chiếc răng nanh thon dài không có răng cưa, trong khi Homotherini được xác định bằng những chiếc răng nanh ngắn, rộng và dẹt hơn, với răng cưa thô hơn. Các thành viên của Metailurini ít chuyên dụng hơn và có răng nanh ngắn hơn, thiếu độ dẹt và không được công nhận là thành viên của Machairodontinae bởi một số chuyên gia.
Các loài dạng mèo sớm nhất được biết đến từ thế Oligocene của châu Âu, như "Proailurus", và sớm nhất có răng kiếm là chi từ thế Miocene "Pseudaelurus". Hộp sọ và hình thái của những con mèo răng kiếm sớm nhất tương tự như "chi Báo gấm". Dòng dõi này thích nghi hơn nữa với việc giết mồi chính xác các động vật lớn bằng cách phát triển răng nanh thon dài và góc há miệng rộng hơn, nhưng lại hy sinh lực cắn trong quá trình. Khi răng nanh của chúng trở nên dài hơn, cơ thể của những con mèo trở nên mạnh mẽ hơn để giữ con mồi vùng vẫy. Trong các loài smilodontin và homotherin tân tiến, vùng thắt lưng của cột sống và đuôi trở nên ngắn lại, cũng như các chi sau. Dựa trên các chuỗi ADN ty thể được chiết xuất từ hóa thạch, các dòng dõi của "Homotherium" và "Smilodon" được ước tính đã rẽ nhánh vào khoảng 18 triệu năm trước đây. Chi "Smilodon" sớm nhất là "S. gracilis", tồn tại từ 2,5 triệu đến 500.000 năm trước (thời kỳ đầu Blancan đến Irvingtonian) và là loài mèo kế thừa Bắc Mỹ của "Megantereon". Chính "Megantereon" đã di cư sang Bắc Mỹ từ lục địa Á-Âu trong thế Pliocene, cùng với "Homotherium". "S. gracilis" đã đến các khu vực phía bắc của Nam Mỹ trong thế Canh Tân sớm như là một phần của Cuộc đại trao đổi sinh thái tại châu Mỹ. "S. fatalis" tồn tại từ 1,6 triệu năm trước đến cách đây 10.000 năm (từ cuối kì Irvington đến Rancholabrean) và thay thế "S. gracilis" ở Bắc Mỹ. "S. populator" đã tồn tại 1 triệu năm trước đây đến cách đây 10.000 năm trước (kì Ensenadan đến Lujanian); chúng cư ngụ ở phần phía đông của Nam Mỹ.
Mặc dù có tên thông tục là "con hổ răng kiếm", "Smilodon" không liên quan chặt chẽ với loài hổ hiện đại (thuộc phân họ Pantherinae), hoặc bất kỳ loài mèo nào còn tồn tại. Một phân tích DNA cổ năm 1992 cho thấy "Smilodon" nên được nhóm với những con mèo hiện đại (phân họ Felinae và Pantherinae). Một nghiên cứu năm 2005 cho rằng "Smilodon" thuộc về một dòng dõi riêng biệt. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2006 đã xác nhận điều này, cho thấy Machairodontinae rẽ hướng sớm từ tổ tiên của mèo hiện đại và không liên quan chặt chẽ với bất kỳ loài còn sống nào. Cây phát sinh loài dưới đây dựa trên các phân tích hóa thạch và DNA cho thấy vị trí của "Smilodon" trong số các loài mèo đã tuyệt chủng và còn tồn tại, theo như Rincón và các đồng nghiệp, năm 2011:
Mô tả.
"Smilodon" có kích cỡ tương đương với những loài đại miêu hiện đại, nhưng săn chắc hơn. Nó có vùng thắt lưng thấp, xương vai cao, đuôi ngắn và các chi vận động rộng với đôi bàn chân tương đối ngắn. "Smilodon" nổi tiếng nhất với bộ răng nanh tương đối dài, dài nhất trong những con mèo răng kiếm, chiều dài vào khoảng 28 cm ở loài lớn nhất, "S. populator". Răng nanh mảnh và có các răng cưa tốt ở mặt trước và mặt sau.. Hộp sọ được cân đối mạnh mẽ với mõm ngắn và rộng. Xương gò má (zygomata) sâu và cong rộng, đỉnh giữa đầu (sagittal) nổi bật, với xương trá hơi lồi lõm. Xương hàm dưới có mép vành ở mỗi bên của mặt trước. Các răng cửa phía trên lớn, sắc sảo và nghiêng về phía trước. Có một khoảng trông giữa giữa các răng cửa và răng hàm của hàm dưới. Các răng cửa phía dưới rộng, bị cong vào và được đặt theo đường thẳng. Răng tiền hàm p3 của hàm dưới có mặt trong hầu hết các mẫu vật đầu tiên, nhưng bị mất trong các mẫu vật sau này; nó chỉ xuất hiện trong 6% mẫu tại La Brea. Có một số tranh luận về việc liệu "Smilodon" có lưỡng hình tình dục hay không. Một số nghiên cứu về hóa thạch "S. fatalis" đã tìm thấy sự khác biệt nhỏ giữa giới tính. Ngược lại, một nghiên cứu năm 2012 nhận thấy rằng, trong khi các hóa thạch của "S. fatalis" cho thấy sự khác biệt về kích thước giữa các cá thể nhỏ hơn so với chi "Panthera" hiện đại, sự khác biệt giữa các giới tính cũng giống nghiên cứu trước ở một số đặc điểm.
"S. gracilis" là loài nhỏ nhất, được ước tính có trọng lượng từ 55 đến 100 kg, bằng kích thước của một con báo đốm. Chúng tương tự như tổ tiên của chúng là "Megantereon" có cùng kích thước, nhưng răng và hộp sọ của chi này tiến bộ hơn, gần bằng "S. fatalis". "S. fatalis" có kích thước trung bình nằm giữa "S. gracilis" và "S. populator". Nó dao động từ 160 đến 280 kg và đạt đến chiều cao vai 100 cm và chiều dài cơ thể 175 cm. Nó tương tự như một con sư tử theo kích cỡ, nhưng mạnh hơn và cơ bắp hơn, và do đó có khối lượng cơ thể lớn hơn. Hộp sọ của nó cũng tương tự như của "Megantereon", mặc dù lớn hơn và có răng nanh lớn hơn. "S. populator" là một trong những loài mèo lớn nhất được biết đến, với khối lượng cơ thể từ 220 đến 400 kg, và một ước tính tới 470 kg. Nó có độ cao vai là 120 cm. So sánh với hai loài "S. fatalis", "S. populator" mạnh mẽ hơn và có một hộp sọ dài hơn và hẹp hơn với phía trên cao hơn, xương mũi có vị trí cao hơn, xương chẩm thẳng đứng hơn, xương nối cổ tay lớn hơn và chi trước dài hơn một ít so với chi sau. Các đường dấu chân lớn từ Argentina (danh pháp phân loại "Smilodonichium" đã được đề xuất) được quy cho "S. populator", và có kích thước vào khoảng 17,6 cm đến 19,2 cm. Con số này lớn hơn các dấu chân của hổ Bengal, các dấu chân đã được so sánh.
Theo truyền thống, mèo răng kiếm đã được khôi phục về mặt nghệ thuật với các đặc điểm bên ngoài tương tự như các loài mèo hiện nay, bởi các họa sĩ như Charles R. Knight phối hợp với các nhà cổ sinh vật học khác nhau vào đầu thế kỷ 20. Năm 1969, nhà cổ sinh vật học GJ Miller thay vào đó đề xuất rằng "Smilodon" trông rất khác so với một con mèo điển hình mà tương tự hơn với một con Chó bò Anh, với một đường môi dưới (để miệng mở rộng mà không làm rách các mô trên mặt), một cái mũi rút ngắn hơn và tai thấp hơn. Họa sĩ cổ sinh vật Mauricio Antón và các đồng tác giả đã tranh luận điều này vào năm 1998 và duy trì rằng các đặc điểm khuôn mặt của "Smilodon" nhìn chung không khác mấy so với những con mèo khác. Antón lưu ý rằng động vật hiện đại như hà mã có thể mở mồm với góc rộng mà không làm rách mô bằng cách gập vừa phải của cơ vòng mô, và cấu trúc cơ như vậy tồn tại trong các loài mèo lớn hiện đại. Antón nói rằng sự gộp lại phát sinh loài (nơi mà các đặc điểm của họ hàng gần nhất của một phân loại hóa thạch được sử dụng làm tài liệu tham khảo) là cách đáng tin cậy nhất để khôi phục lại hình dáng của động vật thời tiền sử và do đó, hình phục dựng "Smilodon" giống mèo của Charles vẫn chính xác.
"Smilodon" và những con mèo có răng kiếm khác đã được xây dựng lại với cả hai lớp lông không hoa văn và với các đốm (có vẻ là đặc điểm tổ tiên cho Phân bộ Dạng mèo), cả hai đều được coi là có thể. Các nghiên cứu về loài mèo hiện đại đã phát hiện ra rằng các loài sống trong môi trường mở có xu hướng không có hoa văn trong khi những loài sống trong môi trường nhiều thực vật có nhiều vằn hoa văn hơn, với một số ít ngoại lệ. Một số đặc điểm lông, chẳng hạn như bờm của sư tử đực hoặc sọc của hổ, là quá bất thường để dự đoán từ hóa thạch.
Cổ sinh vật học.
Hành vi săn mồi.
Là một động vật ăn thịt đầu bảng, "Smilodon" chủ yếu săn bắt các động vật có vú lớn. Các đồng vị được bảo quản trong xương của "S. fatalis" ở hố nhựa La Brea tiết lộ rằng động vật nhai lại như bò rừng "Bison antiquus" (lớn hơn nhiều so với bò bison châu Mỹ) và lạc đà ("Camelops") thường bị những con mèo ở đây săn. Ngoài ra, các đồng vị được bảo quản trong men răng của các mẫu "S. gracilis" từ Florida cho thấy loài này còn săn Lợn lòi Pecari "Platygonus" và loài "Hamauchenia" giống llama. Trong một số trường hợp hiếm hoi, "Smilodon" cũng có thể săn các mục tiêu như glyptodont, dựa trên một hộp sọ "Glyptotherium" mang dấu răng hình êlip trùng với kích thước và đường kính răng nanh của "Smilodon". Đây là một con glyptodont vị thành niên với giáp mặt chưa hoàn toàn phát triển. Các nghiên cứu đồng vị về xương sói ("Canis dirus") và sư tử Mỹ ("Panthera leo atrox") cho thấy sự chồng chéo với "S. fatalis" trong con mồi, điều này cho thấy chúng là những đối thủ cạnh tranh.[38] Sự sẵn có của con mồi trong khu vực Rancho La Brea có thể so sánh với vùng Đông Phi hiện đại..
Khi "Smilodon" di cư đến Nam Mỹ, chế độ ăn uống của nó thay đổi; bò bison vắng mặt, ngựa và proboscideans khác lạ, và các động vật móng guốc bản địa như Toxodontidae và Litopterna hoàn toàn không quen thuộc, nhưng loài "S. populator" vẫn phát triển mạnh ở đó cũng như các loài họ hàng ở Bắc Mỹ. Sự khác biệt giữa hai loài ở Bắc và Nam Mỹ có thể là do sự khác biệt về con mồi giữa hai lục địa.. "Smilodon" có lẽ đã tránh ăn xương và sẽ để lại đủ thức ăn cho những loài ăn xác thối. Bản thân "Smilodon" có thể đã ăn xác mồi của loài sói dire. Có người cho rằng "Smilodon" là một loài ăn xác thuần túy sử dụng răng nanh để tỏ ra thống trị trên cái xác thịt nó chiếm được, nhưng giả thuyết này không được hỗ trợ vì không có động vật có vú trên cạn hiện đại nào là loài chỉ ăn xác.
Não của "Smilodon" có các mẫu rãnh não tương tự như các loài mèo hiện đại, cho thấy sự phức tạp gia tăng của các vùng kiểm soát thính giác, thị giác và sự phối hợp giữa các chi. Mèo răng kiếm nói chung có đôi mắt tương đối nhỏ không giống như những con mèo hiện đại, có tầm nhìn hai mắt tốt để giúp chúng di chuyển trên cây. "Smilodon" có thể là loài săn mồi phục kích trong thảm thực vật dày đặc, vì tỷ lệ chi của nó tương tự như mèo rừng hiện đại, và đuôi ngắn của chúng không thể nào hỗ trợ cân bằng trong khi chạy. Không giống như tổ tiên của chúng "Megantereon", mà ít nhất có kĩ năng thăng bằng trên không và do đó có thể leo lên cây, "Smilodon" có lẽ sống hoàn toàn trên mặt đất do trọng lượng lớn hơn và thiếu các thích ứng leo trèo. Xương gót chân của "Smilodon" khá dài, cho thấy chúng là một loài bật nhảy tốt. Các cơ bắp uốn cong và mở rộng được phát triển tốt ở cánh tay có thể cho phép chúng kéo và giữ chắc chắn các con mồi lớn. Phân tích các mặt cắt ngang của cánh tay "S. fatalis" chỉ ra rằng chúng được tăng cường bởi vỏ xương dày đến mức chúng có thể duy trì tải trọng lớn hơn so với những con mèo lớn hiện đại, hoặc của sư tử đã tuyệt chủng ở Mỹ. Sự dày lên của xương đùi "S. fatalis" nằm trong phạm vi của các loài mèo còn tồn tại. Răng nanh của nó mỏng manh và không thể cắn vào xương; do có nguy cơ bị phá vỡ, những con mèo này phải bẻ cong và kiềm chế con mồi của chúng với các chân trước mạnh mẽ của chúng trước khi chúng có thể sử dụng răng nanh, và có thể sử dụng vết cắn hoặc đâm nhanh, mạnh hơn là nhắm vào cổ và sử dụng vết cắn chậm, ngạt thở được sử dụng bởi mèo hiện đại. Trong các trường hợp hiếm hoi, có bằng chứng hóa thạch, "Smilodon" sẵn sàng mạo hiểm cắn vào xương bằng răng nanh. Điều này có thể là tập trung hơn vào sự cạnh tranh với các "Smilodon" khác hoặc các mối đe dọa tiềm năng như động vật ăn thịt khác hơn là con mồi.
Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về cách loài "Smilodon" giết con mồi của nó. Theo truyền thống, giả thuyết phổ biến nhất là con mèo sẽ tạo ra một vết cắn đâm sâu hoặc đâm mở hàm vào cổ họng, thường xuyên cắt qua tĩnh mạch và/hoặc khí quản và do đó giết chết con mồi chớp nhoáng. Một giả thuyết khác cho rằng "Smilodon" nhắm vào bụng con mồi. Giả định này bị bàn cãi, vì độ cong của bụng con mồi có thể sẽ ngăn cản con mèo đưa ra một vết cắn hoặc đâm tốt. Về chiến thuật mà loài "Smilodon" vận dụng để tạo vết cắn, giả thuyết "răng nanh căt đứt" được ưa chuộng, sự uốn cong của cổ và vòng quay của hộp sọ sẽ hỗ trợ lực cắn lên con mồi, nhưng điều này dường như bất khả thi về mặt cơ học. Các mép hàm dưới có thế đã giúp con vật chống lại lực uốn khi hàm bị mắc lại bởi da con mồi. Các răng cửa nhô ra được bố trí thành dạng hình vòm, và được sử dụng để giữ con mồi ổn định trong khi răng nanh cắn con mồi. Bề mặt tiếp xúc giữa vòng đỉnh răng nanh và lợi được mở rộng, ổn định răng và giúp con mèo cảm nhận được khi răng đã thâm nhập vào thịt tối đa. Vì những con mèo có lỗ dưới ổ mắt khá lớn, trong đó có các dây thần kinh kết nối với ria mèo, nó gợi ý rằng các giác quan được cải thiện sẽ giúp tăng độ chính xác của mèo khi tạo ra vết cắn bên ngoài tầm nhìn của chúng, và do đó ngăn ngừa sự bẻ gãy của răng nanh. Răng nhai thịt giống như lưỡi dao được sử dụng để cắt da và tiếp cận thịt, và răng hàm giảm gợi ý rằng chúng không thích nghi để nghiền xương như mèo hiện đại. Vì thức ăn của mèo hiện đại đi vào miệng ở bên đồng thời chúng bị cắt bởi răng nhai thịt, không phải là răng cửa phía trước giữa hai răng nanh, con vật không cần mở rộng hàm, vì vậy răng nanh của "Smilodon" không cản trở bữa ăn.
Mặc dù có cơ thể mạnh mẽ hơn những loài mèo lớn khác, "Smilodon" có lực cắn yếu hơn. Những loài họ mèo lớn hiện đại (như hổ, sư tử) có xương gò má lớn, trong khi cấu trúc này nhỏ hơn ở "Smilodon", làm hạn chế độ dày và sức mạnh của các cơ thái dương giảm và do đó lực cắn của "Smilodon" yếu hơn. Phân tích bộ hàm hẹp của chi chỉ ra rằng chúng chỉ có thể tạo ra lực cắn bằng 1/3 so với sư tử (thương số cắn được đo cho sư tử thường là 112). Dường như có một quy luật chung là các con mèo có răng nanh càng dài thì có tỷ lệ cắn càng yếu. Phân tích cường độ chịu uốn của răng nanh (khả năng của răng nanh chống lại lực uốn mà không bị gãy) và lực cắn chỉ ra rằng răng của hổ răng kiếm bền hơn tương đối so với lực cắn mà nó tạo ra khi so sánh với mèo hiện đại. Ngoài ra, mồm của "Smilodon" có thể há rộng tới gần 120 độ, trong khi sư tử hiện đại chỉ mở được góc gần 65 độ. Góc há mồm này đủ rộng để cho phép "Smilodon" giữ chặt con mồi lớn mặc dù răng nanh dài. Một nghiên cứu năm 2018 so sánh hành vi giết mồi của "Smilodon fatalis" và "Homotherium serum", và phát hiện ra rằng loài trước có hộp sọ mạnh với ít xương thớ cơ thích hợp để tạo ra các vết cắn rạch, trong khi đó loài phía sau có nhiều xương thớ cơ hơn và sử dụng phương thức kẹp và giữ tương tự như sư tử. Do đó, hai loài này sẽ chiếm những hốc sinh thái riêng biệt.
Bẫy tự nhiên.
Nhiều mẫu vật "Smilodon" đã được khai quật từ các hố nhựa, hoạt động như cái bẫy động vật ăn thịt tự nhiên. Các loài vật vô tình bị mắc kẹt trong hố và trở thành mồi nhử cho các kẻ săn mồi đến ăn thịt, nhưng sau đó chúng cũng bị mắc kẹt. Nổi tiếng nhất trong những cái bẫy như vậy là tại hố La Brea ở Los Angeles, nơi đã cho ra hơn 166.000 mẫu "Smilodon fatalis",[59] tạo ra bộ sưu tập hóa thạch lớn nhất thế giới. Các trầm tích của hố bắt đầu tích lũy từ khoảng 40.000 đến 10.000 năm trước, trong kì Pleistocen muộn. Mặc dù những con thú bị mắc kẹt bị chôn vùi nhanh chóng, những kẻ săn mồi thường cố gắng lấy phần xương chân của chúng, nhưng chúng cũng thường bị mắc kẹt và sau đó bị những kẻ săn mồi khác ăn xác; 90% số lượng xương được khai quật thuộc về loài săn mồi.[60]
Các hố nhựa Talara ở Peru đại diện cho một kịch bản tương tự, và cũng đã sản xuất các hóa thạch của "Smilodon". Không giống như ở La Brea, nhiều xương bị gãy hoặc có dấu hiệu bị phong hóa. Điều này có thể là lớp nhựa nông hơn, do đó sự vùng vẫy của các con vật bị lún sau đã làm hỏng xương của các loài động vật bị bẫy trước đó. Nhiều loài động vật ăn thịt ở Talara là cá thể vị thành niên, có thể chỉ ra rằng những con vật thiếu kinh nghiệm và kém sức khỏe hơn có tỉ lệ bị mắc bẫy nhiều hơn. Mặc dù Lund nghĩ rằng sự tích lũy của "Smilodon" và hóa thạch ăn cỏ trong Hang Lagoa Santa là do những con mèo sử dụng hang động như nơi ở, đây có lẽ là kết quả của động vật chết trên bề mặt, và dòng nước sau đó kéo xương của chúng xuống sàn hang nhưng một số cá thể cũng có thể đã chết sau khi bị lạc trong hang động.[60]
Cuộc sống bầy đàn.
Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận xem "Smilodon" có phải là loài xã hội hay không. Một nghiên cứu về những kẻ săn mồi châu Phi phát hiện ra rằng các loài săn mồi theo bầy như sư tử và linh cẩu được phát hiện là phản ứng nhiều hơn với các tín hiệu cầu cứu hơn là những loài di săn đơn độc. Vì hóa thạch "S. fatalis" rất phổ biến ở hố nhựa La Brea, và có khả năng chúng đã bị thu hút bởi các tiếng kêu cứu của con mồi mắc kẹt, điều này có nghĩa là loài này cũng có hành vi xã hội. Một nghiên cứu quan trọng cho rằng nghiên cứu này đã bỏ qua các yếu tố khác, chẳng hạn như khối lượng cơ thể (những động vật nặng hơn có nhiều khả năng bị mắc kẹt hơn so với những động vật nhẹ hơn), trí thông minh (một số động vật xã hội, giống như sư tử Mỹ, có thể đủ thông minh để tranh hố bẫy), thiếu mồi thị giác và khứu giác, loại âm thanh thu hút và độ dài của tiếng kêu bị nạn (tiếng kêu cứu thực của con mồi bị mắc kẹt sẽ kéo dài hơn các tiếng gọi khác được sử dụng trong nghiên cứu). Tác giả của nghiên cứu này cân nhắc những chỉ trích trên và quan sát những kẻ săn mồi sẽ phản ứng thế nào nếu các bản ghi âm được phát ở Ấn Độ, nơi những con hổ đơn độc cùng tập trung xung quanh một xác thịt. Các tác giả của nghiên cứu ban đầu đã trả lời rằng mặc dù tác động của các tiếng kêu cứu trong các hố nhựa và các thí nghiệm phát lại sẽ không giống nhau, điều này sẽ không đủ để lật đổ các kết luận của họ. Ngoài ra, họ nói rằng trọng lượng và trí thông minh sẽ không có khả năng ảnh hưởng đến kết quả do động vật ăn thịt nhẹ hơn rất nhiều so với động vật ăn cỏ nặng và sói dire (dường như có trí khôn) cũng được tìm thấy tại hố.
Một lập luận khác về tính xã hội dựa trên những vết thương được hồi phục trong một số hóa thạch "Smilodon", điều này cho thấy rằng những con vật này cần các con vật khác cung cấp thức ăn cho nó. Lập luận này bị đặt câu hỏi, vì mèo có thể phục hồi nhanh chóng thậm chí từ tổn thương xương nghiêm trọng và một con "Smilodon" bị thương có thể tồn tại nếu nó gần bên nguồn nước. Não của "Smilodon" tương đối nhỏ so với các loài mèo khác. Một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng bộ não của "Smilodon" sẽ quá nhỏ để nó trở thành một động vật xã hội. Một phân tích kích thước não trong những con mèo lớn còn sống không tìm thấy mối tương quan giữa kích thước não và tính xã hội. Một lập luận chống lại "Smilodon" là loài xã hội nói rằng một loài săn mồi phục kích trong môi trường sống khép kín khiến săn mồi theo bầy không cần thiết, như trong hầu hết các loài mèo hiện đại. Tuy nhiên, người ta cũng đề xuất rằng là loài động vật ăn thịt lớn nhất trong môi trường lớn bằng các trảng cỏ của Châu Phi, "Smilodon" có thể có cấu trúc xã hội tương tự như sư tử hiện đại, có thể sống trong các nhóm chủ yếu để bảo vệ lãnh thổ khỏi các con sư tử khác (sư tử là loài mèo duy nhất sống có cấu trúc xã hội).
Liệu "Smilodon" có lưỡng hình giới tính hay không có ý nghĩa đối với hành vi sinh sản của nó. Dựa trên kết luận của họ rằng "Smilodon fatalis" không thể hiện tính lưỡng hình, Van Valkenburgh và Sacco đã đề xuất vào năm 2002 rằng, nếu loài mèo này có hành vi xã hội, chúng có thể sẽ sống theo các cặp đôi (cùng với con) mà không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các con đực để giành quyền sinh sản với con cái. Tương tự như vậy, Meachen-Samuels và Binder (2010) kết luận rằng sự hung hăng giữa con đực ít rõ rệt trong "S. fatalis" hơn là ở sư tử Mỹ. Christiansen và Harris (2012) đã phát hiện ra rằng, vì "S. fatalis" nếu thể hiện một số lưỡng hình giới tính, thì sẽ có sự lựa chọn tiến hóa để cạnh tranh giữa các con đực. Cấu trúc của xương móng cho thấy rằng "Smilodon" giao tiếp bằng các tiếng gầm, giống như những con mèo lớn hiện đại. Khả năng gầm lên có thể có ý nghĩa đối với đời sống xã hội của "Smilodon".
Phân bố và hệ sinh thái.
"Smilodon" sống trong thế Canh Tân (2,5 mya - 10.000 năm trước), và có lẽ là chi mèo răng kiếm gần đây nhất. "Smilodon" có lẽ sống trong một môi trường sống khép kín như rừng hoặc các đồng cỏ bụi rậm. Hóa thạch của chi đã được tìm thấy trên khắp châu Mỹ. Ở Bắc Mỹ, môi trường sống đa dạng đã hỗ trợ những con mèo răng kiếm khác ngoài "Smilodon", như "Homotherium" và "Xenosmilus"; môi trường sống ở đây rất phong phú từ các khu rừng cận nhiệt đới và thảo nguyên ở phía nam, đến thảo nguyên voi ma mút ở phía bắc. "Smilodon" sinh sống ở các vĩ độ ôn đới của Bắc Mỹ, nơi thảm thực vật khảm của cây gỗ, cây bụi và cỏ ở phía tây nam chứa đầy các loài động vật ăn cỏ lớn như ngựa, bò rừng, linh dương, hươu, lạc đà, voi ma mút, mastodon và lười đất. Những động vật ăn thịt lớn khác bao gồm sói dire, gấu mặt ngắn ("Arctodus simus") và sư tử Mỹ. Do sự cạnh tranh từ các loài thú ăn thịt lớn hơn ở Bắc Mỹ, "S. fatalis" có lẽ không thể đạt được kích thước tương tự như "S. populator". Kích thước tương tự của "S. fatalis" và sư tử Mỹ cho thấy sự chồng chéo và cạnh tranh trực tiếp giữa các loài này và chúng dường như đã ăn con mồi có kích thước giống nhau.
"S. gracilis" đã xâm nhập vào Nam Mỹ trong thời kỳ đầu đến giữa Canh Tân, nơi có lẽ đã sinh ra loài "S. populator", sống ở phía đông của lục địa. "S. fatalis" cũng đã vào miền tây Nam Mỹ vào cuối Canh Tân và hai loài được cho là bị chia cắt bởi dãy núi Andes. Tuy nhiên, vào năm 2018, một hộp sọ của "S. fatalis" được tìm thấy ở phía đông dãy Andes được báo cáo, điều này khiến ý niệm hai loài bị cách li về mặt địa lý bị đặt dấu chấm hỏi. Sự trao đổi hệ sinh thái giữa hai lục địa châu Mỹ dẫn đến một sự pha trộn của các loài bản địa và xâm lấn cùng chia sẻ thảo nguyên và rừng ở Nam Mỹ; Động vật ăn cỏ Bắc Mỹ bao gồm proboscideans, ngựa, lạc đà và hươu, động vật ăn cỏ Nam Mỹ bao gồm toxodonts, litopterns, lười và glyptodonts. Những kẻ săn mồi bản địa (bao gồm cả thylacosmilids răng kiếm) đã bị tuyệt chủng vào thế Thượng Tân và bị thay thế bởi các loài thú ăn thịt ở Bắc Mỹ như chó, gấu và mèo lớn.
"S. populator" đã rất thành công, trong khi "Homotherium" không trở nên phổ biến ở Nam Mỹ. Sự tuyệt chủng của thylacosmilids được cho là do cạnh tranh với "Smilodon", nhưng điều này có lẽ không chính xác, vì dường như chúng đã biến mất trước sự xuất hiện của những con mèo lớn. Chim khủng bố có thể đã thống trị hốc săn mồi lớn ở Nam Mỹ cho đến khi "Smilodon" tới đây. "S. populator" có thể đã đạt được kích thước lớn hơn "S. fatalis" do thiếu sự cạnh tranh ở Nam Mỹ; "S. populator" đã đến sau sự tuyệt chủng của "Arctotherium angustidens", một trong những loài ăn thịt lớn nhất từ trước đến nay, và do đó đã đảm nhận vị trí của loài thú ăn thịt lớn. "S. populator" ưa thích con mồi lớn từ môi trường sống mở như đồng cỏ và đồng bằng, dựa trên bằng chứng thu thập được từ các tỷ lệ đồng vị xác định chế độ ăn của động vật. Theo cách này, loài "Smilodon" Nam Mỹ có hành vi giống với sư tử hiện đại. "S. populator" có thể đã cạnh tranh với loài "Protocyon" ở đó, nhưng không đấu với loài báo đốm, loài ăn chủ yếu các con mồi nhỏ hơn.
Tuyệt chủng.
Cùng với nhiều loài động vật có vú lớn của thế Canh Tân, "Smilodon" đã tuyệt chủng 10.000 năm trước trong sự kiện tuyệt chủng Kỷ Đệ tứ. Sự tuyệt chủng của loài mèo răng kiếm có liên quan đến sự suy giảm của các động vật ăn cỏ lớn, bị thay thế bằng những loài ăn cỏ nhỏ và nhanh nhẹn hơn như hươu. Do đó, "Smilodon" có thể đã quá thích ứng trong việc săn những con mồi lớn và không thể thích nghi để săn những con mồi mới. Một nghiên cứu năm 2012 về sự bào mòn răng của "Smilodon" không cho thấy chúng bị giới hạn bởi nguồn thức ăn.[83] Các giải thích khác bao gồm biến đổi khí hậu và cạnh tranh với con người (đã di cư đến châu Mỹ khoảng 14.000 năm trước), hoặc sự kết hợp của nhiều yếu tố, cùng nhau đem đến sự tuyệt chủng của nhiều loài vật nói chung, thay vì sự tuyệt chủng của riêng loài mèo răng kiếm. |
7,298 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7298 | Hệ tọa độ thiên văn | Trong thiên văn học, hệ tọa độ thiên văn là một hệ tọa độ mặt cầu dùng để xác định vị trí biểu kiến của thiên thể trên thiên cầu.
Trong tọa độ Descartes, một vật thể có ba tọa độ trong không gian ba chiều được xác định trên ba trục "x", "y" và "z". Ngược lại hệ tọa độ thiên văn của thiên thể không xác định khoảng cách đến người quan sát mà chỉ xác định các hướng quan sát của nó trên thiên cầu.
Có nhiều loại hệ tọa độ thiên văn khác nhau, được phân biệt và được đặt tên theo mặt phẳng tham chiếu (mặt phẳng cơ bản), hay các trục chính của hệ tọa độ. Mặt phẳng tham chiếu cắt thiên cầu tại đường tròn lớn nhất, chia thiên cầu thành hai nửa bằng nhau.
Định nghĩa các trục và mặt phẳng trong các hệ tọa độ có thể dùng hệ thống B1950 hay hệ thống J2000 hiện đại hơn.
Các hệ tọa độ thiên văn.
Có nhiều hệ tọa độ được dùng trong thiên văn, trong đó các hệ tọa độ phổ biến là:
Chuyển đổi giữa các tọa độ.
Dưới đây đưa ra các phép chuyển đổi giữa các hệ tọa độ thiên văn. Xem lưu ý trước khi sử dụng các phương trình.
Xích đạo ↔ hoàng đạo.
Các phương trình cổ điển sau, được suy ra từ tính toán lượng giác cầu, đối với các phương trình cho tọa độ kinh độ được viết bên phải dấu ngoặc nhọn; chỉ cần chia phương trình thứ nhất cho phương trình thứ hai để có được phương trình với hàm tan thuận tiện hơn bên trái (phép chia này là không rõ ràng vì tan có chu kỳ 180° () trong khi cos và sin có chu kỳ 360° (2)). Công thức tương đương với ma trận quay được cho bên dưới mỗi trường hợp.
Xích đạo ↔ chân trời.
Lưu ý rằng góc phương vị () được đo từ điểm hướng nam, chiều dương hướng theo phía tây. Góc thiên đỉnh, tức là khoảng cách góc dọc theo đường tròn lớn từ thiên đỉnh tới vị trí thiên thể, đơn giản là góc phụ với góc cao: .
Khi giải phương trình để tìm phương vị , nên sử dụng hàm arctan hai đối số, ký hiệu là để tránh nhầm lẫn về giá trị góc. Hàm arctan hai đối số tính toán arctan của , với giá trị được xác định tùy theo góc phần tư chứa cặp . Do đó, giá trị phương vị là phù hợp với quy ước góc phương vị được đo từ phía nam và chiều dương tới phía tây,
trong đó
Nếu công thức trên cho một giá trị âm, nó có thể được đổi thành dương bằng cách chỉ cần cộng thêm 360°.
Một lần nữa, khi giải phương trình để tìm , nên sử dụng hàm arctan hai đối số để phù hợp với quy ước phương vị được tính từ phía nam và chiều dương tới phía tây,
trong đó
Xích đạo ↔ thiên hà.
Các phương trình bên dưới được dùng để chuyển đổi tọa độ xích đạo sang tọa độ thiên hà.
formula_10 là tọa độ xích đạo của Thiên cực Bắc và formula_11 là kinh độ thiên hà của Thiên cực Bắc. Các giá trị này tham chiếu theo J2000.0 là:
Nếu các tọa độ xích đạo được tham chiếu tới điểm phân mốc khác thì chúng phải được chỉnh tuế sai tới vị trí của chúng tại kỷ nguyên J2000.0 trước khi áp dụng các công thức trên.
Các phương trình sau chuyển đổi sang tọa độ xích đạo được tham chiếu theo B2000.0. |
7,299 | 631146 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7299 | Hệ tọa độ hoàng đạo | Hệ tọa độ hoàng đạo là một hệ tọa độ thiên văn sử dụng mặt phẳng hoàng đạo làm mặt phẳng tham chiếu.
Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời. Hình chiếu của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất lên thiên cầu vẽ thành đường hoàng đạo. Đó chính là đường biểu kiến mà Mặt Trời sẽ đi trên thiên cầu trong suốt một năm. Gốc tọa độ có thể đặt tại tâm Mặt Trời, khi đó ta có hệ tọa độ hoàng đạo nhật tâm, hoặc đặt tại tâm Trái Đất và gọi là hệ tọa độ hoàng đạo địa tâm.
Với hệ này, vĩ độ được gọi là hoàng vĩ ( hoặc ), kinh độ gọi là hoàng kinh ( hoặc ). Điểm mốc được chọn là điểm xuân phân, điểm này có hoàng kinh và hoàng vĩ đều bằng 0. Góc theo chiều vĩ độ, tức là khoảng cách góc từ thiên thể đến hoàng đạo gọi là "hoàng vĩ", "hoàng vĩ độ" hay "vĩ độ hoàng đạo". Góc này nằm trong mặt phẳng vuông góc với hoàng đạo, có đỉnh tại vị trí người quan sát hoặc tâm Trái Đất, một cạnh nối với vị trí của thiên thể trên thiên cầu, cạnh kia nằm trong mặt phẳng hoàng đạo. Góc theo chiều kinh độ, nằm trong mặt phẳng hoàng đạo, tính từ điểm xuân phân ngược chiều nhật động tới khi gặp cạnh góc vĩ độ nói trên, gọi là "hoàng kinh", "hoàng kinh độ" hay "kinh độ hoàng đạo".
Hệ tọa độ này thuận tiện khi xác định vị trí của các hành tinh và các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Các hành tinh đều có mặt phẳng quỹ đạo với độ nghiêng khá thấp so với mặt phẳng hoàng đạo nên có hoàng vĩ không lớn (trường hợp Diêm Vương Tinh lớn nhất cũng không quá 17,2°).
Hệ tọa độ hoàng đạo có thể được biểu diễn theo tọa độ cầu hoặc tọa độ trục vuông góc.
Hướng cơ bản.
Xích đạo thiên cầu và hoàng đạo dao động chậm do các lực nhiễu loạn tác động lên Trái Đất, do đó hướng của điểm mốc, tức là giao điểm giữa chúng tại điểm xuân phân của Bán cầu Bắc, không hoàn toàn cố định. Sự di chuyển chậm của trục quay Trái Đất, gọi là tiến động, gây ra sự quay chậm và liên tục của hệ tọa độ về phía tây quanh các cực của hoàng đạo, hoàn thành một vòng quay theo chu kỳ khoảng 26 000 năm. Ngoài ra, nó còn được tổng hợp với một sự tiến động nhỏ hơn của hoàng đạo, và một sự dao động nhỏ của trục quay Trái Đất gọi là chương động.
Nhằm tham chiếu hệ tọa độ mà có thể được coi là cố định trong không gian, các chuyển động này yêu cầu phải chỉ rõ điểm phân của một thời điểm ngày tháng, được gọi là một kỷ nguyên thiên văn, khi đưa ra một vị trí trong hệ tọa độ hoàng đạo. Ba loại điểm phân thường được sử dụng là:
Một vị trí trong hệ tọa độ hoàng đạo do đó thường được chỉ rõ, chẳng hạn theo "điểm phân thực và hoàng đạo của ngày", "điểm phân trung bình và hoàng đạo của J2000.0", hay tương tự. Lưu ý rằng không có "hoàng đạo trung bình", bởi hoàng đạo không có sự dao động nhỏ theo chu kỳ.
Tọa độ cầu.
Ghi chú lịch sử.
Từ thời cổ đến cuối thế kỷ 18, kinh độ hoàng đạo từng được đo dựa vào mười hai cung hoàng đạo, với mỗi cung gồm 30° kinh độ, việc này vẫn tiếp tục trong chiêm tinh học hiện đại. Các cung hoàng đạo xấp xỉ tương ứng với các chòm sao mà hoàng đạo đi qua. Hoàng kinh từng được xác định bằng cung hoàng đạo, độ, phút, và giây. Ví dụ, hoàng kinh tức là 19.933° về phía đông từ điểm bắt đầu của cung Sư Tử. Bởi Sư Tử bắt đầu tại 120° từ điểm xuân phân, hoàng kinh đó theo cách viết ngày nay là .
Ở Trung Quốc, hoàng kinh được đo dựa vào 24 Tiết khí, mỗi tiết khí gồm 15° kinh độ, và được sử dụng bởi nông lịch để đồng bộ với các thời điểm mùa màng, điều này rất quan trọng đối với các xã hội nông nghiệp.
Tọa độ trục vuông góc.
Một biến thể tọa độ trục vuông góc (tọa độ Descartes) của hệ tọa độ hoàng đạo thường được sử dụng trong các tính toán và mô phỏng quỹ đạo. Nó có gốc tọa độ ở tâm của Mặt Trời (hay ở khối tâm của hệ Mặt Trời), mặt phẳng cơ bản là mặt phẳng hoàng đạo, và trục có chiều dương tới điểm xuân phân. Hệ tọa độ có quy ước thuận tay phải, tức là, nếu ta hướng ngón cái tay phải thẳng đứng lên, nó sẽ mô phỏng trục , ngón cái chĩa ra sẽ chỉ hướng của trục , và các ngón tai còn lại cong đi sẽ chỉ theo chiều trục .
Các tọa độ trục vuông góc được liên hệ với tọa độ cầu tuơng ứng bởi các công thức
Chuyển đổi.
Chuyển đổi vectơ Descartes.
Chuyển đổi từ tọa độ xích đạo sang tọa độ hoàng đạo.
trong đó là độ nghiêng trục quay. |
7,300 | 297622 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7300 | Mặt phẳng quỹ đạo | Trong thiên văn học, mặt phẳng quỹ đạo là mặt phẳng hình học chứa quỹ đạo Kepler của một hành tinh quay quanh Mặt Trời hay một thiên thể quay quanh một thiên thể khác.
Với một vật thể bất kỳ chuyển động tương đối tuần hoàn thì mặt phẳng quỹ đạo là mặt phẳng có độ sai lệch với các vị trí của vật thể trong một chu kỳ của quá trình chuyển động là ít nhất |
7,302 | 686003 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7302 | Hoàng đạo | Hoàng đạo hay mặt phẳng hoàng đạo là đường đi biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu. Các nhà thiên văn cũng xét đến mặt phẳng chứa hoàng đạo, nó đồng phẳng với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (và do vậy trở thành quỹ đạo biểu kiến của Mặt Trời quanh Trái Đất). Đường đi của Mặt Trời thường ít được chú ý tới khi nhìn từ bề mặt Trái Đất do sự tự quay của Trái Đất, từ mang theo góc nhìn của người quan sát trên Trái Đất đi qua chu trình Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn, làm cản trở chuyển động biểu kiến của Mặt Trời so với các ngôi sao. Hoàng đạo là một mặt phẳng tham chiếu quan trọng và là cơ sở của hệ tọa độ hoàng đạo.
Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Chuyển động miêu tả ở trên là những cách đơn giản so với chuyển động thực tế. Do chuyển động của Trái Đất xung quanh khối tâm của hệ Trái Đất - Mặt Trăng, đường đi biểu kiến của Mặt Trời hơi đu đưa một chút, với chu kỳ vào khoảng một tháng. Cũng do các nhiễu loạn ảnh hưởng bởi các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, khối tâm hệ Trái Đất - Mặt Trăng hơi dao động xung quanh vị trí trung bình theo một cách phức tạp. Hoàng đạo thực sự là đường đi biểu kiến của Mặt Trời trong chu kỳ một năm.
Do Trái Đất mất 1 năm quay quanh Mặt Trời, vị trí biểu kiến của Mặt Trời cũng mất cùng một khoảng thời gian để hoàn thành một vòng quanh hoàng đạo. Với một năm có hơn 365 ngày một chút, Mặt Trời dịch chuyển khoảng ít hơn 1° về phía đông sau mỗi ngày. Khi đứng từ Trái Đất, có thể phát hiện ra sự thay đổi nhỏ trong vị trí của Mặt Trời so với các ngôi sao (khi đứng hướng trực tiếp về phía bắc hoặc phía nam), thì sẽ thấy vị trí của Mặt Trời chậm hơn khoảng 4 phút so với hôm trước nếu như Trái Đất không quay quanh Mặt Trời; một ngày Trái Đất bằng 24 tiếng dài hơn 23 tiếng 56 phút của ngày sao (sidereal day). Tuy vậy, miêu tả vừa rồi chỉ là một cách giản lược, dựa trên giả thiết Trái Đất quay quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi. Vận tốc thực của Trái Đất biến đổi khi nó quay quanh Mặt Trời trong một năm, do vậy tốc độ của Mặt Trời di chuyển trên hoàng đạo cũng biến đổi. Ví dụ, Mặt Trời nằm ở phía bắc của xích đạo thiên cầu trong 185 ngày của 1 năm, và ở phía nam trong 180 ngày. Sự biến đổi của vận tốc quỹ đạo Trái Đất cần được tính đến trong phương trình thời gian.
Mối quan hệ với xích đạo thiên cầu.
Bởi trục quay của Trái Đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó, mặt phẳng xích đạo của Trái Đất không đồng phẳng với mặt phẳng hoàng đạo, mà nghiêng với nó một góc 23,4°, hay còn được biết đến là độ nghiêng của mặt phẳng hoàng đạo. Nếu xích đạo được chiếu hướng ra ngoài thiên cầu, mà tạo thành xích đạo thiên cầu, nó cắt hoàng đạo tại hai điểm gọi là các điểm phân. Mặt Trời, trong quá trình chuyển động biểu kiến dọc theo hoàng đạo, sẽ cắt xích đạo thiên cầu tại những điểm này, một theo hướng từ nam đến bắc, một theo hướng ngược lại từ bắc đến nam. Điểm cắt từ nam đến bắc được gọi là điểm xuân phân, hay còn gọi là "điểm đầu tiên của Bạch Dương" và "điểm nút lên của hoàng đạo" trên xích đạo thiên cầu. Điểm cắt theo hướng từ bắc đến nam là điểm thu phân hoặc điểm nút xuống.
Hướng của trục quay của Trái Đất và xích đạo không cố định trong không gian vũ trụ, mà nó quay theo cực của hoàng đạo (ecliptic pole) với chu kỳ khoảng 26.000 năm, một quá trình mà các nhà thiên văn gọi là "tiến động Mặt Trời - Mặt Trăng" (lunisolar precession), do quá trình này ảnh hưởng chủ yếu bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng lên hình dáng không phải là hình cầu hoàn hảo của Trái Đất (Trái Đất phình ra tại xích đạo và dẹt hơn ở hai cực của nó). Do vậy, hoàng đạo cũng không phải là đường cố định. Nhiễu loạn hấp dẫn của các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời gây ra một chuyển động nhỏ hơn trong quỹ đạo của Trái Đất, và do đó là hoàng đạo, hay quá trình "tiến động hành tinh". Tác động tổng hợp của hai quá trình này được gọi là "tiến động chung" (general precession), và sự thay đổi vị trí của các điểm phân vào khoảng 50 giây cung (xấp xỉ 0°,014) trên một năm.
Tuy vậy, miêu tả ở trên vẫn là sự giản lược. Chuyển động chu kỳ của Mặt Trăng và chuyển động tuần hoàn biểu kiến của Mặt Trời (mà thực sự là chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo) gây ra những dao động tuần hoàn biên độ nhỏ giai đoạn ngắn (short-term small-amplitude periodic oscillation) ở trục quay của Trái Đất, và do đó là xích đạo thiên cầu, một quá trình mà các nhà thiên văn học gọi là chương động.
Ảnh hưởng này cộng thêm thành phần vào vị trí của các điểm phân; các vị trí của xích đạo thiên cầu và điểm thu phân khi kể đến đầy đủ cả hiện tượng tiến động và chương động được gọi là "xích đạo và điểm phân thực" (true equator and equinox); trong khi vị trí không kể đến ảnh hưởng của chương động gọi là "xích đạo và điểm phân trung bình" (mean equator and equinox).
Độ nghiêng của hoàng đạo.
Độ nghiêng của hoàng đạo là thuật ngữ được các nhà thiên văn học sử dụng cho sự nghiêng của mặt phẳng xích đạo Trái Đất với mặt phẳng hoàng đạo, hoặc tương đương góc của trục quay Trái Đất với trục vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo. Góc này có giá trị bằng 23,4° và hiện nay giá trị này đang giảm dần 0,013 độ (47 giây cung) trên một trăm năm do ảnh hưởng nhiễu loạn của các hành tinh.
Giá trị góc của độ nghiêng của hoàng đạo thu được bằng cách quan sát các chuyển động của Trái Đất và các hành tinh trong hệ Mặt Trời trong nhiều năm. Các nhà thiên văn lập ra những lịch thiên văn cơ sở mới (fundamental ephemeris) khi độ chính xác của các quan sát ngày được nâng cao và sự hiểu biết về các quá trình động lực được tăng cường, và từ những lịch thiên văn này nhiều giá trị thiên văn được rút ra, bao gồm độ nghiêng của hoàng đạo.
Cho đến năm 1983 độ nghiêng ở một ngày bất kỳ được tính toán dựa trên bảng vị trí các thiên thể của Simon Newcomb, nhà thiên văn đã phân tích vị trí các hành tinh cho đến tận năm 1895:
trong đó là độ nghiêng của hoàng đạo và là thế kỷ chí tuyến từ kỷ nguyên B1900.0 cho đến ngày cần tìm giá trị trên bảng.
Từ năm 1984, bộ lịch thiên văn DE do Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) lập ra bằng máy tính được sử dụng thay thế như là lịch thiên văn cơ bản của niên lịch "Astronomical Almanac". Độ nghiêng hoàng đạo trong lịch DE200, mà dựa trên các quan sát từ năm 1911 đến 1979, được tính toán như sau:
với là thế kỷ Julius từ kỷ nguyên J2000.0.
Lịch thiên văn cơ sở của JPL liên tục được cập nhật. Ví dụ, giá trị độ nghiêng xác định trong "Astronomical Almanac" của năm 2010 là:
Các công thức trên cho độ nghiêng hoàng đạo có xu hướng tìm đến giá trị chính xác hơn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, có lẽ chỉ vài thế kỷ.
J. Laskar đã đưa ra một công thức biểu diễn đến độ lớn cỡ với độ chính xác đến /1000 năm trong 10.000 năm.
Tất cả những công thức trên xác định cho độ nghiêng hoàng đạo "trung bình", tức là bỏ qua ảnh hưởng của chương động thiên văn. Độ nghiêng "thực" hay độ nghiêng tức thời sẽ phải kể đến ảnh hưởng của chương động.
Mặt phẳng của Hệ Mặt Trời.
Phần lớn các thiên thể trong hệ Mặt Trời quay quanh Mặt Trời trong gần cùng một mặt phẳng. Nguyên nhân là do ban đầu hệ Mặt Trời hình thành từ một đĩa tiền hành tinh. Mặt phẳng biểu diễn gần sát nhất với đĩa này được gọi là "mặt phẳng bất biến của hệ Mặt Trời". Quỹ đạo của Trái Đất, và do vậy là hoàng đạo, nghiêng một góc nhỏ hơn 1° so với mặt phẳng bất biến, và những hành tinh khác trong hệ Mặt Trời có mặt phẳng quỹ đạo của chúng nghiêng góc nhỏ hơn khoảng 6°. Vì vậy, hầu hết các vật thể trong hệ Mặt Trời nằm rất gần với hoàng đạo khi nhìn lên bầu trời. Hoàng đạo được định nghĩa theo bởi chuyển động của Mặt Trời. Mặt phẳng bất biến được định nghĩa theo mô men động lượng của toàn bộ hệ Mặt Trời, cơ bản đó là tổng của tất cả các vectơ mô men động lượng của tất cả các chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời và sự quay quanh trục của chính mỗi vật thể, một giá trị đòi hỏi phải biết giá trị chính xác của mỗi vật thể trong hệ Mặt Trời. Vì lý do này, để cho thuận tiện, mặt phẳng hoàng đạo thường được sử dụng làm mặt phẳng tham chiếu cho hệ Mặt Trời.
Mặt phẳng tham chiếu thiên cầu.
Hoàng đạo tạo thành một trong hai mặt phẳng cơ bản được dùng làm tham chiếu vị trí trên thiên cầu, mặt phẳng kia là xích đạo thiên cầu. Trục vuông góc với hoàng đạo xác định lên hai cực của hoàng đạo, cực bắc hoàng đạo là cực bắc của xích đạo. Trong hai mặt phẳng cơ bản này, mặt phẳng hoàng đạo ít thay đổi hơn so với các ngôi sao ở xa, chuyển động của nó so ảnh hưởng tiến động của các hành tinh chỉ gần bằng 1/100 so với của xích đạo thiên cầu.
Biểu diễn bằng hệ tọa độ cầu, các hoàng kinh (kinh tuyến hoàng đạo) và hoàng vĩ (vĩ tuyến hoàng đạo) hoặc kinh tuyến và vĩ tuyến thiên cầu, được sử dụng để định vị trí trên thiên cầu so với mặt phẳng hoàng đạo. Giá trị kinh độ xác định dương theo hướng đông từ 0° đến 360° dọc theo hoàng đạo từ điểm xuân phân, cùng hướng với hướng chuyển động của Mặt Trời. Vĩ độ được đo theo hướng vuông góc với hoàng đạo, đến +90° hướng về cực bắc hoặc -90° hướng về cực nam của hoàng đạo, hoàng đạo là vĩ tuyến được gán giá trị 0°. Một vị trí đầy đủ trên thiên cầu cũng cần tham số xác định khoảng cách. Các đơn vị khoảng cách khác nhau cũng được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Bên trong hệ Mặt Trời, thường các nhà thiên văn học sử dụng đơn vị thiên văn, và đối với các vật thể gần Trái Đất, đơn vị bán kính Trái Đất hoặc kilômét được sử dụng. Hệ tọa độ trục vuông góc đặt ở góc phần tư thứ nhất cũng hay được sử dụng; với trục hoành "x" chỉ hướng về điểm xuân phân, trục tung vuông góc 90° "y" chỉ hướng về phía đông, và trục cao độ "z' chỉ hướng về cực bắc hoàng đạo; đơn vị sử dụng là đơn vị thiên văn. Ký hiệu quy định chung cho hệ tọa độ hoàng đạo được sử dụng như ở bảng sau.
Sử dụng hệ tọa độ hoàng đạo thuận tiện nhất cho xác định vị trí các vật thể trong hệ Mặt Trời, vì hầu hết mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nghiêng góc nhỏ so với mặt phẳng hoàng đạo, và do vậy chúng luôn xuất hiện rất gần với hoàng đạo trên bầu trời. Bởi quỹ đạo Trái Đất, và do đó là hoàng đạo, di chuyển rất ít, nên có thể coi như nó là mặt phẳng cố định so với các ngôi sao.
Do chuyển động tiến động của các điểm phân, tọa độ hoàng đạo của các vật thể trên thiên cầu liên tục thay đổi. Xác định một vị trí bên trong hệ tọa độ hoàng đạo đòi hỏi xác định theo một điểm phân cụ thể, nghĩa là điểm phân của một ngày cụ thể, được các nhà thiên văn định nghĩa là kỷ nguyên; tọa độ xác định hướng của điểm phân tại ngày đó. Ví dụ, bảng "Astronomical Almanac" liệt kê các vị trí nhật tâm của Sao Hỏa lúc 0h giờ Trái Đất (Terrestrial Time), ngày 4 tháng 1 năm 2010 là: kinh độ 118° 09' 15".8, vĩ độ +1° 43' 16".7, khoảng cách thực đến Mặt Trời 1,6302454 AU, điểm phân trung bình và ngày hoàng đạo (mean equinox and ecliptic of date). Điều này xác định điểm phân trung bình của ngày 4 tháng 1 năm 2010 lúc 0h TT như miêu tả ở trên, mà không kể đến chương động.
Thiên thực.
Do mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng chỉ nghiêng khoảng 5,145° so với mặt phẳng hoàng đạo và Mặt Trời luôn nằm rất gần hoàng đạo, hiện tượng thiên thực luôn luôn xảy ra gần vị trí hoặc nằm trên hoàng đạo. Do quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng một góc nhỏ, thiên thực không xảy ra ở mỗi lần giao hội và xung đối giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, mà chỉ khi Mặt Trăng nằm rất gần với điểm nút quỹ đạo lên hoặc điểm nút xuống trong cùng thời điểm nó ở vị trí giao hội hoặc xung đối với Mặt Trời. Người cổ đại cũng phát hiện ra hiện tượng thiên thực chỉ xảy ra khi đường đi của Mặt Trăng cắt qua hoàng đạo.
Điểm phân và điểm chí.
Thời điểm chính xác của các điểm phân và điểm chí là lúc khi kinh độ hoàng đạo biểu kiến (bao gồm hiệu ứng quang sai và chương động) (hay hoàng kinh độ) của Mặt Trời là 0°, 90°, 180°, hoặc 270°. Do chuyển động trên quỹ đạo của Trái Đất bị ảnh hưởng nhiễu loạn và sự không đều khoảng thời gian ở lịch, ngày cho các điểm chí và điểm phân không cố định.
Đi qua các chòm sao.
Trong thiên văn học hiện đại, Hoàng đạo hiện nay đi qua các chòm sao được liệt kê dưới đây:
Chiêm tinh học.
Hoàng đạo tạo thành một đường trung tâm của một dải có độ rộng 20° gọi là cung Hoàng Đạo, mà Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh luôn chuyển động nằm trong dải này. Trong chiêm tinh học, dải này được chia thành "12 phần" có độ rộng 30° theo kinh tuyến, mỗi phần xấp xỉ với quãng đường Mặt Trời di chuyển trong một tháng. Ở thời cổ đại, 12 phần này tương ứng với 12 chòm sao chứa hoàng đạo. Những thuật ngữ cho các phần này vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay. "Điểm đầu tiên của Bạch Dương" được đặt như vậy khi điểm xuân phân thực sự nằm trong chòm sao Bạch Dương; sau đó nó sẽ di chuyển đến Song Ngư. |
7,306 | 70532111 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7306 | Bản đồ | Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất. Bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những thông số liên quan trực tiếp đến vị trí ấy có liên quan đến khu vực xung quanh.
Theo các nhà khoa học: Bản đồ là sự miêu tả khái quát, thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc bề mặt thiên thể khác trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước.
Bản đồ thường dùng nhất trong địa lý. Theo nghĩa này bản đồ thường có hai chiều mà vẫn biểu diễn một không gian có ba chiều đúng đắn. Môn bản đồ là khoa học và nghệ thuật vẽ bản đồ.
"Bản đồ" còn là một khái niệm được sử dụng trong sinh học để biểu thị một hệ thống nào đó, ví dụ như "bản đồ gen".
Tỉ lệ.
Tỉ lệ của một bản đồ địa lý là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.
Chẳng hạn, nếu 1 cm trên bản đồ ứng với 1 km ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỉ lệ 1:100000, vì 1 km = 100000 cm.
Ký hiệu của tỉ lệ có dạng 1:M, trong đó số M chỉ khoảng cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ.
Bản đồ có tỉ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ kém chi tiết hơn và có số M lớn.
Địa lý.
Bản đồ hay tạo bản đồ là nghiên cứu và thực hành tạo các hình ảnh đại diện của Trái đất trên một bề mặt phẳng, và người tạo bản đồ được gọi là người vẽ bản đồ .
Bản đồ đường bộ có lẽ là bản đồ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và tạo thành một tập hợp con các bản đồ hàng hải, bao gồm các biểu đồ hàng không và hải lý , bản đồ mạng lưới đường sắt, bản đồ đi bộ đường dài và đi xe đạp. Về số lượng, số lượng lớn nhất các tờ bản đồ được vẽ có lẽ được tạo thành từ các cuộc khảo sát địa phương, do các thành phố , cơ quan quản lý, cơ quan thuế, nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp và các cơ quan địa phương khác thực hiện. Nhiều dự án khảo sát quốc gia đã được quân đội thực hiện, chẳng hạn như Cơ quan khảo sát vũ khí Anh : một cơ quan chính phủ dân sự, nổi tiếng quốc tế về công việc chi tiết toàn diện.
Ngoài thông tin vị trí, bản đồ cũng có thể được sử dụng để phác họa các đường đồng mức biểu thị các giá trị không đổi về độ cao , nhiệt độ , lượng mưa ...
Độ chính xác.
Việc lập bản đồ các vùng lớn hơn, nơi không thể bỏ qua độ cong, yêu cầu các phép chiếu phải lập bản đồ từ bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng. Không thể làm phẳng hình cầu xuống mặt phẳng không bị biến dạng có nghĩa là bản đồ không thể có tỷ lệ không đổi.
Một số bản đồ, được gọi là bản đồ , có tỷ lệ bị bóp méo một cách cố ý để phản ánh thông tin khác với diện tích đất hoặc khoảng cách. Ví dụ, bản đồ châu Âu này (ở bên phải) đã bị bóp méo để hiển thị sự phân bố dân cư, trong khi hình dạng thô của lục địa vẫn có thể nhìn thấy rõ.
Một ví dụ khác về tỷ lệ bị bóp méo là bản đồ London Underground nổi tiếng . Cấu trúc địa lý cơ bản được tôn trọng nhưng các tuyến ống (và sông Thames ) được làm nhẵn để làm rõ mối quan hệ giữa các trạm. Gần trung tâm của bản đồ, các trạm được đặt cách xa nhau hơn là gần các cạnh của bản đồ.
Sự thiếu chính xác hơn nữa có thể là do cố ý. Ví dụ: các nhà lập bản đồ có thể đơn giản bỏ qua các cài đặt quân sự hoặc chỉ loại bỏ các đối tượng địa lý để nâng cao độ rõ ràng của bản đồ. Ví dụ: bản đồ đường có thể không hiển thị các tuyến đường sắt, đường thủy nhỏ hơn hoặc các đối tượng phi đường bộ nổi bật khác và ngay cả khi có, nó có thể hiển thị chúng kém rõ ràng hơn so với đường chính. Được gọi là khai báo, thực tiễn làm cho chủ đề mà người dùng quan tâm dễ đọc hơn, thường mà không ảnh hưởng đến độ chính xác tổng thể. Bản đồ dựa trên phần mềm thường cho phép người dùng chuyển đổi khai báo giữa BẬT, TẮT và TỰ ĐỘNG nếu cần. Trong AUTO, mức độ khai báo được điều chỉnh khi người dùng thay đổi tỷ lệ được hiển thị.
Các loại bản đồ.
Bản đồ thế giới hoặc các khu vực rộng lớn thường là bản đồ 'chính trị' hoặc 'vật lý'.
Ngoài ra còn có một số loại bản đồ: |
7,313 | 70392013 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7313 | Độ (góc) | Độ thông thường được biểu diễn bằng ký hiệu °, là đơn vị đo lường của các góc phẳng, hay của các vị trí dọc theo một đường tròn lớn của hình cầu tính từ điểm gốc tham chiếu (chẳng hạn như Trái Đất hay của bầu trời), tương ứng với 1/360 của một vòng tự quay tròn hoàn chỉnh.
Lịch sử.
Con số 360 có lẽ đã được chọn vì nó là số ngày trong năm của người cổ đại. Các loại lịch nguyên thủy, chẳng hạn như lịch Ba Tư sử dụng 360 ngày cho một năm. Điều này có lẽ chủ yếu là do sự quan sát của người cổ đại và họ nhận thấy các ngôi sao dường như chuyển động xung quanh sao Bắc cực tạo ra một vòng tròn với góc chuyển động cỡ chừng 1 độ trong một ngày. Ứng dụng của nó để đo các góc trong hình học có thể tìm thấy từ thời Thales, người đã phổ biến hình học trong những người Hy Lạp và sống ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ trong số những người có giao thiệp với Ai Cập và Babylon.
Nó cũng là con số dễ dàng chia hết: nó có 22 ước số khác nhau (2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 15, 18, 20, 24, 30, 36, 40, 45, 60, 72, 90, 120, 180), chia hết cho tất cả các số tự nhiên từ 2 đến 10 - ngoại trừ 7. (Nếu muốn có số độ trong một vòng tròn có thể chia hết cho tất cả các số từ 1 đến 10, nó phải là 2.520 độ nhưng con số này không thuận tiện lắm).
Để phục vụ cho nhiều mục đích thực tiễn, độ là giá trị góc đủ nhỏ để có thể đem lại độ chính xác tương đối cần thiết. Trong những ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao hơn, ví dụ như trong thiên văn hay để tính kinh độ và vĩ độ trên Trái Đất, các giá trị số đo góc có thể viết dưới dạng phần thập phân, nhưng có một sự chia nhỏ truyền thống khác được sử dụng thường xuyên hơn. Một độ được chia thành 60 phút, và một phút thành 60 giây. Các đơn vị này, còn được gọi tương ứng là phút góc hay giây góc, được biểu diễn tương ứng bằng dấu phết đơn hay đôi, hay bằng dấu đóng trích dẫn đơn hay đôi. Ví dụ: 40,1875° = 40°31'15". Nếu cần độ chính xác cao hơn, việc lấy phần thập phân của giây thông thường được sử dụng hơn là lấy các giá trị bội số của 1/60 giây.
Các đơn vị đo góc khác.
Trong toán học, việc đo góc theo độ ít được sử dụng, vì sự thuận tiện của tính chia hết của cơ số 360 là không cần thiết và không quá quan trọng. Vì nhiều lý do khác nhau các nhà toán học thông thường thích sử dụng đơn vị radian, là góc tương ứng với một cung tròn có độ dài bằng bán kính của chính đường tròn ấy. Vì vậy 180° = π radian, 1° ≈ 0,0174533 radian, và 1 radian ≈ 57,29578°.
Với sự sáng tạo ra hệ mét, dựa trên cơ số 10 (thập phân), đã có những ý định định nghĩa "độ thập phân" (grad hay gon), vì thế giá trị độ thập phân của một góc vuông bằng 100, và như vậy một vòng tròn có giá trị góc bằng 400 độ thập phân. Trong khi ý tưởng này không thu được nhiều sự hưởng ứng nhưng phần lớn các máy tính tay ("calculator") khoa học đều hỗ trợ đơn vị này. |
7,315 | 544615 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7315 | Độ (định hướng) | Độ trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Nó có thể là:
Độ cũng có nghĩa là đơn vị đo:lạnh,nóng,mát |
7,317 | 763210 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7317 | Độ (nhiệt độ) | Thuật ngữ độ được sử dụng trong một số thang đo nhiệt độ. Ký hiệu ° thông thường được sử dụng, tiếp theo sau nó là ký tự để chỉ đơn vị, ví dụ °C để chỉ "độ Celsius" (hay "độ bách phân" hoặc "độ C"). Trong một số ngôn ngữ nước ngoài, như trong tiếng Anh, để chỉ sự chênh lệch nhiệt độ, đôi khi người ta còn sử dụng cách viết ngược lại; chẳng hạn 100 C°, hay "100 Celsius degrees", là sự chênh lệch nhiệt độ, trong khi 100 °C, hay "100 degrees Celsius", là nhiệt độ thực tế của vật hay chất đó. Có các loại đơn vị đo nhiệt độ sau:
Ký hiệu của độ.
Trong Unicode, ký hiệu của độ là U+(00B0) (°). Trong bảng mã hóa ký tự trong HTML nó là codice_1. Alt+ Code là Alt+0176.
Vì sự biểu hiện giống nhau trong một số font chữ khi in ấn cũng như khi hiển thị trên màn hình máy tính, một số ký tự khác có thể bị nhầm lẫn với ký tự biểu diễn độ: "ký hiệu chỉ thị giống đực" (U+00BA, º), "vòng trên" (U+02DA, ˚), "số 0 trên" (U+2070, ⁰), số 0 trên proper (0) hay chữ "o trên" (o), và "toán tử vòng" (U+2218, ∘). Nếu ở trên giấy thì nó sẽ có một vòng tròn nhỏ ở trên.VD:0 độ. |
7,320 | 894948 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7320 | Chiến dịch Điện Biên Phủ | Trận Điện Biên Phủ (; ), còn gọi là Chiến dịch Trần Đình là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp (gồm Lực lượng Viễn chinh Pháp, Binh đoàn Lê dương Pháp, quân phụ lực bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam).
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954) của Việt Nam. Với thắng lợi quyết định này, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng cầm cự. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể cầm cự được trước các đợt tấn công như vũ bão của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và với sự hỗ trợ và can dự ngày càng sâu của Hoa Kỳ. Pháp đã không còn bất kì khả năng nào để tiếp tục chiến đấu tại Việt Nam sau thảm bại này.
Trên phương diện quốc tế, chiến dịch này có một ý nghĩa rất lớn và đã đi vào lịch sử nhân loại, bởi đây là lần đầu tiên quân đội của một nước từng là thuộc địa ở châu Á đánh bại đội quân hiện đại và tối tân của một cường quốc châu Âu, được hỗ trợ bởi đồng minh là Hoa Kỳ trong một chiến dịch quân sự lớn. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm và rút quân ra khỏi Đông Dương. Với niềm tin được cổ vũ mạnh mẽ bởi chiến thắng này, các thuộc địa của Pháp ở châu Phi cũng đồng loạt nổi dậy đòi độc lập. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho hầu hết các nước từng là thuộc địa của họ.
Qua đó, thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới này.
Kế hoạch của hai bên.
Kế hoạch Navarre.
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, quân Pháp lâm vào thế bị động và ngày càng lún sâu vào thất bại trên hầu khắp các chiến trường. Trong khi đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập được quyền kiểm soát cực kì vững chắc tại nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng... và nhiều khu vực ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nền kinh tế Pháp thời đó đã hầu như không còn đủ sức gánh chịu, chi trả được cho chiến phí của lính Pháp và tay sai tại Đông Dương được thêm nữa và Pháp đã phải cầu viện sự trợ giúp về cả kinh tế lẫn quân sự từ phía Hoa Kỳ.
Kết quả là tới năm 1954, 73% chiến phí của Pháp ở Đông Dương là do Hoa Kỳ chi trả (Cho đến năm 1954 thì Hoa Kỳ đã viện trợ hơn 200 triệu Franc vũ khí cho Pháp ở Đông Dương). Tới năm 1953, viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đã lên tới hơn 2,7 tỷ USD, riêng viện trợ quân sự đã là hơn 1,7 tỷ USD. Đến năm 1954, Mỹ lại viện trợ thêm 1,3 tỷ USD nữa. Tổng cộng Mỹ đã cung cấp cho Pháp trên 400.000 tấn vũ khí các loại, gồm có 360 máy bay, 347 tàu thuyền các loại, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 16.000 xe vận tải, và 175.000 tấn vũ khí các loại (súng ngắn, súng trường, tiểu liên, trung liên, đại liên, trọng liên, súng phóng lựu, súng không giật, dã pháo, lựu pháo...) kèm theo đạn.
Thời gian này, ở tất cả các cấp độ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình mà không cần sự chấp thuận của Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Henri Navarre than phiền trong hồi ký: ""Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ"."
Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến, nhưng mặt khác lại muốn duy trì quyền lợi của họ tại Đông Dương. Cuộc chiến bước sang năm thứ 8 đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ. Các lãnh đạo Việt Minh nhận định việc Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian. Việt Minh cũng dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ tập trung cho nỗ lực chống Cộng tại Đông Dương.
Ngày 24 tháng 7 năm 1953, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Dwight D. Eisenhower mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Eisenhower quyết định dành 400 triệu USD cho Đông Dương để "tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự". Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu USD cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu USD. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
Pháp bổ nhiệm Tổng Chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:
Để thực hiện kế hoạch này, người Pháp tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng lực lượng phụ lực quân ("Forces suppletives") bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở Khu 5, Navarre được chính phủ Pháp cấp thêm 9 tiểu đoàn tinh nhuệ. Quan trọng hơn cả, Kế hoạch Navarre được Mỹ tán thành. Viện trợ của Mỹ tăng vọt, chiếm đa số chi phí chiến tranh của Pháp.
Kế hoạch Navarre chỉ gặp trở ngại khi Bộ trưởng Tài chính Edgar Faure nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ Franc. Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng Mỹ, người ta bàn nên cắt giảm lực lượng bảo vệ nước Lào như kế hoạch nhằm giảm chi tiêu, nhưng Pháp không muốn bỏ Lào. Thống chế Alphonse Juin, người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc về nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị chiếm. Tướng Navarre xác nhận nếu QĐNDVN đánh Thượng Lào thì ông không thể đương đầu được và yêu cầu chính phủ ra chỉ thị rõ rệt nếu trường hợp đó xảy ra. Điều đó liên quan mật thiết đến việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau này.
Chiến cục Đông-Xuân 1953-1954.
Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa. Tổng quân số của Pháp là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân Việt (67%). Tổng quân số của QĐNDVN chỉ là 252.000 người. Như vậy, quân Pháp đông hơn 193.000 người. Chỉ riêng lực lượng phụ lực quân bản xứ do các sĩ quan Pháp chỉ huy cũng đã đông hơn 47.000 người.
Lực lượng cụ thể 2 bên lúc này như sau:
- Về bộ binh, Pháp có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; quân phụ lực bản xứ có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; quân phụ lực bản xứ có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; quân phụ lực bản xứ có 25 máy bay thám thính và liên lạc. Về hải quân, Pháp có 391 tàu; quân phụ lực bản xứ có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng của QĐNDVN vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, QĐNDVN có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, QĐNDVN có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
- Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, QĐNDVN có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của Pháp. Biên chế tiểu đoàn của QĐNDVN là 635 người/tiểu đoàn; biên chế tiểu đoàn Pháp là 1.000 người/tiểu đoàn.
Về viện trợ, từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954, Việt Minh nhận được từ Liên Xô, Trung Quốc tổng cộng 21.517 tấn hàng viện trợ các loại, trị giá khoảng 34 triệu đôla Mỹ (Đôla Mỹ theo thời giá 1954). Một nửa số hàng được viện trợ là lương thực (gạo, lúa mì, sắn, ngô...) và thực phẩm, số còn lại là vũ khí. Giá trị này chỉ bằng khoảng 0,85% lượng viện trợ mà Mỹ cấp cho Pháp.
Tuy người Pháp có ưu thế vượt trội về quân số cũng như trang bị, kĩ thuật nhưng thế trận chiến tranh nhân dân, áp dụng triệt để phương pháp đánh du kích của QĐNDVN đã khiến cho Pháp phải phân tán lực lượng rộng khắp các chiến trường. Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực QĐNDVN ở miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Hơn nửa lực lượng cơ động Pháp, 44 tiểu đoàn, phải tập ở trên miền Bắc để đối phó với chủ lực QĐNDVN. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng QĐNDVN mới bằng 2/3 lực lượng Pháp (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng QĐNDVN đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).
Cuối tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam báo cáo với Tổng Quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ:
Trong cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn."
Theo đó QĐNDVN sẽ mở một loạt chiến dịch tại nhiều vùng để phân tán binh lực địch, không cho quân Pháp co cụm tạo thành một lực lượng cơ động đủ mạnh để xoay chuyển tình thế.
Thiết lập "Con nhím" Điện Biên Phủ.
Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô Luangprabang, luôn ám ảnh Navarre. Nếu cả miền cực Bắc Đông Dương rơi vào quyền kiểm soát của Việt Minh sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh hưởng chính trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việc bảo vệ các quốc gia liên kết. Tướng René Cogny, Tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này.
Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam. Dài 15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng do người Thái cầy cấy quanh năm. Ở đó, có một sân bay dã chiến nhỏ đã bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời khỏi Đông Dương vào năm 1945, nằm dọc theo sông Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía tây, cách Lai Châu 80 km về phía nam. Xung quanh là núi đồi trập trùng, rừng cây bao quanh. Nó dễ dàng trở thành nơi ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như Lai Châu và Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ tây bắc Lào và thủ đô Luangprabang. Tướng Cogny nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh - không quân ("base aéroterrestre") lý tưởng, là "chiếc chìa khoá" của Thượng Lào.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công. Theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó.
Ngày 2 tháng 11 năm 1953, Navarre đã chỉ thị cho Cogny từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào. Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là "Castor" (Cuộc hành quân Castor), chỉ huy là tướng Jean Gilles.
Ngày 20 tháng 11, lúc 11 giờ sáng, 63 chuyến máy bay C-47 Dakota xuất phát từ Sân bay Gia Lâm đã thả 3.000 lính dù và chiến cụ các loại xuống Điện Biên Phủ. Thiếu tá Marcel Bigeard và Tiểu đoàn 6 Dù thuộc địa (6e BPC) nhảy xuống điểm DZ ("dropping zone") Tây Bắc, Thiếu tá Jean Bréchignac và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Dù nhẹ số 1 (II/1er RCP) nhảy xuống điểm DZ phía nam. Tiểu đoàn của Bigeard nhảy trúng khu vực có đại đội 634, tiểu đoàn 910, trung đoàn 148 (do Đại đội trưởng Trần Can chỉ huy) đang tập trận, chỉnh đốn quân số (để chuẩn bị đánh lên Lai Châu) nên nhanh chóng bị phát hiện và bị chống cự mãnh liệt, nhưng do bị áp đảo về quân số và phương tiện chiến tranh (quân Pháp đông hơn nhiều, lại có không quân ném bom, bắn phá) nên bộ đội Việt Nam rút lui vào 4 giờ chiều. Pháp tuyên bố phía Việt Nam tổn thất khoảng 115 lính chết và 4 bị bắt, còn Pháp thiệt hại 16 người chết, 47 bị thương cùng khoảng vài chục khẩu súng cá nhân.
Hai ngày sau, ngày 21 và 22 tháng 11, liên tiếp 3 tiểu đoàn lính dù nữa được cử đến với một đại đội pháo binh. Ngày 24 tháng 11, đường băng được sửa chữa xong, phi cơ lại đáp xuống được. Vậy là từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, Pháp đã ném xuống cánh đồng Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 quân.
Ngày 3 tháng 12 năm 1953, Navarre đã quyết định "chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ". Phương Tây coi đây là một sự chuyển hướng có tính chiến lược của Navarre, vì Điện Biên Phủ không nằm trong kế hoạch Thu Đông 1953 - 1954. Ngày 7 tháng 12, Đại tá Christian de Castries được Navarre và Cogny chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Navarre sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ, đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá, Navarre trả lời: ""Cả tôi lẫn Cogny đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Castries"."
Ngày 15 tháng 12, lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn. Ngày 24 tháng 12, Navarre tới Điện Biên Phủ dự lễ Giáng sinh với quân đồn trú. Tại đây, một tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện, chạy suốt chiều dài cánh đồng Mường Thanh, hai bên bờ sông Nậm Rốm.
Sau này, có những ý kiến chỉ trích các tướng lĩnh Pháp đã "mắc một lỗi sơ đẳng" khi thiết lập một căn cứ ở nơi quá xa xôi hẻo lánh, dễ bị bao vây cô lập để rồi bại trận. Nhưng ở vào thời điểm đó, với những yêu cầu chiến lược và chính trị của Pháp trong cuộc chiến (phải giữ bằng được Lào), thì việc thiết lập này là yêu cầu tất yếu và không thể khác được, như Navarre đã viết: ""Có cần bảo vệ Lào hay không? Tôi thì chỉ còn một cách chấp nhận phương án chiến đấu ở Điện Biên Phủ"."
Hơn nữa, các chỉ huy Pháp tin rằng lợi thế công nghệ vượt trội và sự trợ giúp của Mỹ sẽ giúp họ đánh bại được QĐNDVN vốn có trang bị thô sơ hơn nhiều. Jean Pouget, sĩ quan tùy tùng của Tổng Chỉ huy Navarre, viết: "...có thể khẳng định là không một ai trong số hơn 50 chính khách, các tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã phơi bày sẵn..." Tướng Navarre viết: "Theo ông de Chevigné vừa ở đó về 2-3 thật là bất khả xâm phạm. Vả lại, họ không dám tiến công đâu.". Tướng Cogny thì tin tưởng: ""Chúng ta đến đây là buộc Việt Minh phải giao chiến, không nên làm gì thêm để họ phải sợ mà lảng đi"."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: ""Tới lúc này, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ vẫn có thể mở một con đường rút lui. Vì sao Navarre không làm điều đó khi thấy nguy cơ một trận đánh sẽ xảy ra? Theo tôi, Navarre vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc nhọt tụ độc" trên miền Bắc". Theo đó, Điện Biên Phủ ra đời nhằm thu hút chủ lực QĐNDVN, tại đó Pháp sẽ dùng ưu thế hỏa lực vượt trội để tiêu diệt. Nhưng thực ra, Navarre đã bị cuốn theo các hoạt động trong Chiến cục đông-xuân 1953-1954 của QĐNDVN mà ông không hề biết. Trận đánh xảy ra không bất ngờ mà nó đã nằm trong dự tính của QĐNDVN về một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch của Việt Nam.
Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thì kể từ sau khi nối thông được đường biên giới với Trung Quốc nên đã nhận được sự viện trợ quân sự rất quý giá từ phía Liên Xô và Trung Quốc. Từ đó, QĐNDVN đã trở nên lớn mạnh và trưởng thành hơn rất nhiều so với thời điểm trước năm 1950. QĐNDVN với các sư đoàn (khi đó gọi là đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có tương đối nhiều kinh nghiệm trong việc tiêu diệt các tiểu đoàn của quân Pháp cố thủ trong các lô cốt phòng ngự kiên cố của chúng. Các đơn vị phòng không với pháo cao xạ cũng đã được xây dựng (đầu năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam có trong tay 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm và 72 khẩu súng máy phòng không DShK, ngoài ra còn có khoảng vài chục khẩu M2 Browning thu được của quân Pháp), nên đã giảm bớt được ưu thế về không quân của Pháp.
Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã hạ quyết tâm: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương"."
Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:
Tương quan lực lượng.
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Lực lượng QĐNDVN tham gia gồm:
- 11 trung đoàn bộ binh thuộc các đại đoàn bộ binh 304, 308, 312, 316
- 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn pháo binh với 24 khẩu trọng pháo 105 mm (4 khẩu thu được từ Pháp. 20 khẩu kia được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hỗ trợ từ sau năm 1951)
- 1 Trung đoàn pháo binh với 24 khẩu sơn pháo 75mm và 16 khẩu súng cối cỡ 120mm do Trung Quốc viện trợ.
- 1 Trung đoàn gồm 24 pháo cao xạ 61K-37 mm (367) (sau được tăng thêm một tiểu đoàn với thêm 12 khẩu 61K) vốn là phối thuộc của đại đoàn công pháo 351 (công binh – pháo binh)
Bộ Chỉ huy Chiến dịch
Ngoài ra còn có 4 đơn vị thanh niên xung phong với gần 20.000 người có nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu (vận tải, sửa đường...). Trong quá trình chiến dịch, có khoảng 8.000 thanh niên xung phong được chuyển cho các đơn vị bộ đội chủ lực để bổ sung thêm lực lượng.
Quân đội Liên hiệp Pháp.
Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn pháo binh 105 mm (24 khẩu - sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu nguyên vẹn và cho đến ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay thế khác), 1 đại đội pháo 155 mm (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120 m (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M24 Chaffee do Mỹ cung cấp), 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7 máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng này gồm khoảng 16.200 quân được tổ chức thành 3 phân khu:
Tổng cộng tất cả là 10 trung tâm đề kháng được đặt theo tên phụ nữ Pháp: "Gabrielle" (Bắc), "Béatrice", "Dominique" (Đông), "Eliane", "Isabelle" (Nam), "Junon", "Claudine", "Françoise" (Tây), "Huguette" và "Anne Marie". 10 trung tâm đề kháng lại chia ra thành 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố liên hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau; có 2 sân bay: Mường Thanh và Hồng Cúm để lập cầu hàng không. Tổng cộng quân Pháp ban đầu có hơn 10.800 quân, cùng với đó là 2.150 lính phụ lực bản xứ và Quốc gia Việt Nam. Trong trận đánh có thêm hơn 4.300 lính (trong đó có 1.901 lính phụ lực bản xứ) được tiếp viện cho lòng chảo. Đại tá Christian de Castries (trong thời gian chiến dịch được thăng hàm Chuẩn tướng) là Chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm.
Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm. Chúng có thể linh hoạt yểm trợ lẫn nhau và cho tất cả các cứ điểm khác khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm xung quanh.
Hỗ trợ cho Điện Biên Phủ là lực lượng không quân hùng hậu của Liên hiệp Pháp, và không quân dân sự Mỹ. Tổng cộng Pháp huy động 100 máy bay C-47 Dakota, cộng thêm 16 máy bay C-119 của Mỹ. Máy bay ném bom gồm 48 chiếc B-26 Invader, 8 oanh tạc cơ hạng nặng Privater. Máy bay cường kích có 227 chiếc gồm F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsair. Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chính ở Mường Thanh, và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn.
Tất cả các pháo và súng cối cũng như tất cả đạn pháo, đạn cối của Pháp đều được đưa trực tiếp từ Mỹ tới. Ngày 22 tháng 3, Tổng thống Mỹ Eisenhower chỉ thị cho Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân phải giải quyết cấp tốc các yêu cầu của Navarre. Một cầu hàng không được Mỹ thiết lập từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippines đến Bắc Bộ, rồi từ sân bay Cát Bi, Gia Lâm lên Điện Biên Phủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của quân Pháp, thậm chí cả những chiếc dù để thả hàng. Theo Bernard Fall, việc tiếp tế bằng đường hàng không của Mỹ cho Điện Biên Phủ đã tiêu thụ 82.296 chiếc dù, đã "bao phủ cả chiến trường như tuyết rơi, hoặc như một tấm vải liệm". Mỹ còn viện trợ cho Pháp loại bom mới Henlipholit, bên trong chứa hàng ngàn mảnh câu sắc nhằm sát thương hàng loạt bộ binh đối phương.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập. Nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành cụm cứ điểm, gọi là "trung tâm đề kháng theo kiểu phức hợp", có lực lượng cơ động, hỏa lực riêng, hệ thống công sự vững chắc, chung quanh là hào giao thông và hàng rào dây kẽm gai, khả năng phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi trung tâm đề kháng, cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm, đều có hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, chịu được tác động của đạn pháo 105mm. Hệ thống công sự phụ (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi mìn) dày đặc, hệ thống hỏa lực rất mạnh. Pháp đã rải xuống hàng ngàn km dây kẽm gai, chôn hàng vạn các loại mìn: mìn phát sáng, mìn sát thương, mìn cóc nhảy, hay mìn chứa xăng khô napalm để thiêu cháy hàng loạt bộ binh. Phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại tuyến bắn đêm, áo chống đạn, súng phóng lựu hiện đại nhất cũng được cung cấp.
Theo đánh giá thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng 2,5 km vuông đã có tới 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120mm và 81mm và một số dự trữ đạn dược khổng lồ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn trước trận đánh, hơn 100.000 viên) là quá mạnh. Navarre đã viết trong hồi ký: ""Tất cả đều có những cảm tưởng thuận lợi trước sức mạnh phòng thủ của tập đoàn cứ điểm và tinh thần tốt của đạo quân đóng ở đây. Không một ai mảy may tỏ ý lo ngại... Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ"."
Đặc biệt, trước khi trận đánh diễn ra, đích thân Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon (sau này trở thành Tổng thống) đã lên thị sát việc xây dựng cụm cứ điểm để "đảm bảo cho khoản đầu tư của Mỹ ở Đông Dương được sử dụng hiệu quả".
Những khó khăn của Việt Nam.
Về phía QĐNDVN, tuy có quân số đông hơn đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn. Theo lý thuyết quân sự "Ba công một thủ", bên tấn công phải mạnh hơn bên phòng thủ ít nhất là 3 lần cả về quân số lẫn hỏa lực thì mới là cân bằng lực lượng. Về quân số, QĐNDVN chỉ vừa đạt tỉ lệ này, nhưng về hỏa lực và trang bị thì lại kém hơn hẳn so với Pháp. Như các cuộc chiến tranh trước đó đã cho thấy, một nhóm nhỏ quân phòng thủ trong công sự kiên cố trên cao, sử dụng hỏa lực mạnh như đại liên có thể chặn đứng và gây thương vong nặng nề cho lực lượng tấn công đông hơn nhiều lần, đó gọi là lợi thế trên cao. Tiêu biểu như trận Iwo Jima, quân Mỹ dù áp đảo 5 lần về quân số và hàng chục lần về hỏa lực nhưng vẫn bị quân Nhật phòng thủ bằng súng máy và đại pháo trong các mỏm núi và lô cốt gây thương vong nặng nề (trận này quân Mỹ chịu thương vong còn cao hơn Nhật).
Trong từng trận đánh cụ thể, việc tiếp cận đồn Pháp cũng không dễ dàng. Khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953, một trong những công việc đầu tiên của họ là dồn hàng nghìn dân sống ở trung tâm Điện Biên Phủ vào khu vực bản Noong Nhai. Sau đó, quân Pháp dùng súng phun lửa và bom cháy san phẳng mọi lùm cây và chướng ngại vật trong thung lũng, để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn và tầm tác xạ của các loại hỏa lực, tiếp đó là để lấy nguyên vật liệu nhằm xây dựng tập đoàn cứ điểm. Các loại hỏa lực như xe tăng, lựu pháo, súng cối, súng phóng lựu, súng không giật (DKZ), v.v... được bố trí để bắn ngay khi phát hiện mục tiêu, nếu cần thì có thể gọi cả máy bay ném bom. Để có thể xung phong tiếp cận căn cứ địch, bộ đội Việt Nam sẽ phải chạy khoảng 200m giữa địa hình trống trải dày đặc dây kẽm gai và bãi mìn, phải hứng chịu đủ loại hỏa lực của Pháp mà không hề có xe thiết giáp và chướng ngại vật che chắn. Chỉ huy Pháp tự tin rằng, nếu QĐNDVN chỉ biết học theo cái chiến thuật biển người mà Trung Quốc áp dụng ở Triều Tiên, thì quân tấn công dù đông đảo tới đâu cũng sẽ bị bom, pháo và đại liên Pháp tiêu diệt nhanh chóng.
Thêm nữa, tuy quân Pháp bị bao vây vào giữa lòng chảo Điện Biên, Pháp ở đáy một chiếc mũ lộn ngược còn QĐNDVN ở trên vành mũ, nhưng đó là ở tầm quy mô chiến dịch. Từ đồn Pháp ra đến rìa thung lũng trung bình là 2 đến 3 km, vậy nên ở quy mô từng trận đánh thì Pháp lại ở trên cao, còn QĐNDVN phải ở dưới thấp tấn công lên. Quân Pháp cũng có dự trữ đạn pháo dồi dào hơn hẳn cùng với máy bay ném bom yểm trợ, nên áp đảo về hỏa lực: gấp 6 lần về đạn pháo và hơn tuyệt đối về không quân và xe tăng. Trung bình cứ 1 bộ đội Việt Nam phải hứng chịu 2 trái pháo, 1 trái bom và 6 viên đạn cối, trong khi không có xe tăng hay pháo tự hành để che chắn yểm trợ khi tiến công.
Việc bắn tỉa cũng hoàn toàn không đơn giản. Giống như phục kích, không phải chỗ nào cũng có thể là chỗ bắn tỉa được. QĐNDVN tuy có lợi thế hơn, nhưng thường thì những địa điểm bắn tỉa hiệu quả chỉ tập trung vào một vài đoạn hào chủ yếu. Một khi quân Pháp đã kê súng máy, hay chiếm được lợi thế trước thì công việc bắn tỉa gần như là bất khả thi. Các loại súng bắn tỉa của bộ đội Việt Nam thời đó cũng khá là thô sơ (chủ yếu là MAS-36 thu được của quân Pháp hoặc là Mosin-Nagant được Trung Quốc viện trợ), phần lớn chỉ dùng thước ngắm cơ khí thông thường, nên với những khoảng cách lớn (trên 300m), việc bắn tỉa không có hiệu quả.
Và đặc biệt khó khăn lớn nhất của QĐNDVN là khâu tiếp tế hậu cần. Phía Pháp cho rằng QĐNDVN không thể đưa pháo lớn (cỡ 105mm trở lên) vào Điện Biên Phủ, các khó khăn hậu cần của QĐNDVN là không thể khắc phục nổi nhất là khi mùa mưa đến. Navarre lý luận rằng Điện Biên Phủ ở xa hậu cứ Việt Minh 300–400 km, qua rừng rậm, núi cao, QĐNDVN không thể tiếp tế nổi lương thực, đạn dược cho 4 đại đoàn được, giỏi lắm chỉ một tuần lễ là QĐNDVN sẽ phải rút lui vì cạn tiếp tế. Trái lại quân Pháp sẽ được tiếp tế bằng máy bay, trừ khi sân bay bị phá hủy do đại bác của QĐNDVN. Navarre cho rằng trường hợp này khó có thể xảy ra vì sân bay ở quá tầm trọng pháo 105 ly của QĐNDVN, và dù QĐNDVN mang được pháo tới gần thì tức khắc sẽ bị máy bay và trọng pháo Pháp hủy diệt ngay.
Vì các lý do trên, khi thiết lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều tự tin cho rằng Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả chiến bại", là "cái bẫy để nghiền nát chủ lực Việt Minh". Nếu QĐNDVN tấn công sẽ chỉ chuốc lấy thảm bại.
Tướng Cogny đã trả lời phỏng vấn rằng: ""Chúng tôi đã có một hỏa lực mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần… Tôi sẽ làm tất cả để bắt tướng Giáp phải "ăn bụi" và chừa cái thói muốn đóng vai một nhà chiến lược lớn". Tướng Navarre nhận xét: "Làm cho Việt Minh tiến xuống khu lòng chảo! Đó là mơ ước của Đại tá Castries và toàn ban tham mưu. Họ mà xuống là chết với chúng ta... Và cuối cùng, chúng ta có được cái mà chúng ta đang cần: đó là mục tiêu, một mục tiêu tập trung mà chúng ta có thể " quất cho tơi bời"". Charles Piroth, chỉ huy pháo binh thì tự đắc: "Trọng pháo thì ở đây tôi đã có đủ rồi… Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa được pháo đến tận đây; nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay... và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi!" Pierre Schoenderffer, phóng viên mặt trận của Pháp, nhớ rõ câu trả lời của Piroth: "Thưa tướng quân, không có khẩu đại bác nào của Việt Minh bắn được 3 phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt!"
Các nỗ lực hậu cần.
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng với Tổng cục Cung cấp đã tính toán rằng: Bước đầu, ta phải huy động cho chiến dịch ít nhất 4.200 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối và 12 tấn đường. Tất cả đều phải vận chuyển qua chặng đường dài 500 km phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên đánh phá. Theo kinh nghiệm vận tải đã tổng kết ở chiến dịch Tây Bắc (năm 1952), nếu dùng dân công gánh gạo bằng đòn gánh thì để có 1 kg gạo đến đích phải có 24 kg ăn dọc đường. Vậy nếu cũng vận chuyển hoàn toàn bằng dân công gánh bộ, muốn có số gạo trên phải huy động từ hậu phương hơn 100.000 tấn gạo, và phải huy động hơn 2 triệu dân công để gánh. Cả hai con số này đều cao gấp nhiều lần so với nguồn lực có thể huy động được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã đề ra những giải pháp quyết đoán và đầy sáng tạo. Một mặt, Hồ chủ tịch động viên nhân dân và các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc ra sức tiết kiệm lương thực để đóng góp ngay tại chỗ. Mặt khác, Hồ chủ tịch lại động viên dân công phối hợp với công binh ra sức đẩy mạnh việc làm đường, sửa đường, huy động tối đa các phương tiện vận chuyển như: xe ngựa, xe đạp thồ, thuyền bè... nhằm giảm đến mức tối đa lượng lương thực, thực phẩm bị tiêu thụ dọc đường vận chuyển do phải đưa từ xa tới.
Số dân công chỉ tính từ trung tuyến trở lên, đã cần tới 14.500 người. Về chuẩn bị đường sá, các con đường thuộc tuyến chiến dịch đều phải bảo đảm vận chuyển bằng ô tô. Trước đây, để chuẩn bị đánh Nà Sản, con đường 13 từ Yên Bái lên Tạ Khoa đã sửa chữa xong, nhưng lúc này cần tiếp tục tu bổ thêm. Đường từ Mộc Châu đi Lai Châu rất xấu, phải sửa chữa nhiều. Phân công cho Bộ Giao thông Công chính phụ trách đường 13 lên tới Cò Nòi, và đường 41 từ Mộc Châu lên Sơn La, bộ đội phụ trách quãng đường 41 còn lại từ Sơn La đi Tuần Giáo, và từ Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ (sau này gọi là đường 42). Hai trung đoàn bộ binh cùng bộ đội công binh và hàng ngàn dân công được huy động để mở rộng 89 km đường và tu sửa 100 cầu hư hỏng trên đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ để ô tô gấp rút chuyển gạo và đạn cho các đơn vị. Hậu cần chiến dịch còn tổ chức tuyến vận tải bộ Sơn La - Mường Luân - Nà Sang bảo đảm cho các đơn vị ở Hồng Cúm; tổ chức thuyền, bè mảng theo sông Nậm Na chuyển 1.700 tấn gạo do Trung Quốc viện trợ từ Ba Nậm Cúm về Lai Châu. Thời gian tiến hành từ tháng 12 năm 1953. Trong giai đoạn chuẩn bị, các lực lượng cầu đường đã làm mới 89 km và sửa chữa nâng cấp được 500 km đường.
Lần đầu tiên xe cơ giới đã được huy động hàng loạt để chở số lượng lớn người và phương tiện để tiếp cận chiến trường. Toàn bộ 16 đại đội xe ô tô vận tải (534 xe) của Tổng cục Cung cấp đã được sử dụng (tuyến chiến dịch sử dụng 446 xe); có thời gian còn được tăng cường 94 xe của các các đơn vị binh chủng.
Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ đội làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy bay Pháp oanh tạc. Các dân công từ vùng do Việt Minh kiểm soát ở miền xuôi đi tiếp tế lên Điện Biên bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp 5 lần số bộ đội chủ lực) và được tổ chức biên chế như quân đội.
Một trong những lực lượng quan trọng phục vụ hậu cần cho chiến dịch là đội xe thồ trên 2 vạn người, với năng suất tải mỗi xe chở được 200–300 kg, kỷ lục lên đến 352 kg (người đó là ông Ma Văn Thắng, chỉ huy đội dân công hơn 10 người ở Thanh Ba (Phú Thọ). Hiện nay, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có trưng bày chiếc xe đạp thồ của ông Thắng). Xe thồ được cải tiến có thể cho năng suất chở hàng cao hơn gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ. Đồng thời, xe thồ cũng làm giảm được mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở. Ngoài ra, xe thồ còn có thể hoạt động tốt trên cả những tuyến đường ghồ ghề, sình lầy, lắm bùn đất mà ô tô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển thô sơ này đã gây nên sự bất ngờ lớn ngoài tầm dự tính của các chỉ huy Pháp, làm đảo lộn toàn bộ những tính toán, dự đoán trước đây của Pháp khi cho rằng Việt Minh không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.
Trong một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã làm được một khối lượng công việc đồ sộ. Con đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, dài 82 km, trước đây chỉ rộng 1 m, đã được mở rộng và sửa sang cho xe kéo pháo vào cách Điện Biên 15 km. Từ đây, các khẩu pháo được kéo bằng tay vào trận địa trên quãng đường dài 15 km. Đường kéo pháo rộng 3 mét, chạy từ cửa rừng Nà Nham, qua đỉnh Pha Sông cao 1.150 mét, xuống Bản Tấu, đường Điện Biên Phủ - Lai Châu, tới Bản Nghễu, mở mới hoàn toàn. Để bảo đảm bí mật, đường được ngụy trang toàn bộ, máy bay trinh sát Pháp khó có thể phát hiện.
Tổng cộng trong thời gian tiến hành chiến dịch, Việt Minh đã huy động được hơn 261.451 dân công từ các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4…, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, đóng góp cho chiến dịch 25.000 tấn lương thực. Ngoài ra, từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ… cũng đã huy động được hơn 7.000 xe cút kít, 1.800 xe trâu, 325 xe ngựa, hàng chục ngàn xe đạp thồ để phục vụ hậu cần chiến dịch. Trừ số tiêu hao dọc đường, số hàng tới được mặt trận để cung cấp cho quân đội là 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô, 1.200 tấn đạn, 1.733 tấn xăng dầu và 177 tấn vật chất khác. Số lượng hàng hóa bảo đảm cho hơn 87.000 người tham gia chiến dịch, trong đó 53.830 là bộ đội chủ lực (dự kiến 35.000 người) và 33.300 thanh niên xung phong/dân công phục vụ chiến dịch; vận chuyển và cứu chữa 8.458 thương bệnh binh (dự kiến 5.000)
Để ngăn chặn, máy bay Pháp đã không kích 1.186 trận vào các tuyến giao thông, ngày cao nhất sử dụng 250 lần máy bay ném bom (có cả máy bay B-26). Các đèo Lũng Lô, Pha Đin, các đầu mối giao thông Cò Nòi, Tuần Giáo, bến phà Tạ Khoa... thành trọng điểm đánh phá, có ngày Pháp ném xuống Cò Nòi và đèo Pha Đin 160-300 quả bom các loại. Để bảo đảm giao thông thông suốt, Bộ chỉ huy Chiến dịch đã sử dụng 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 mm, các tiểu đoàn súng máy 12,7mm bắn máy bay; 4 tiểu đoàn công binh cùng hàng vạn dân công bám các trục đường để sửa chữa cả ngày lẫn đêm. Từ tuyến trung tuyến trở lên đã sửa được 308 km đường ô tô, làm mới 63 km đường kéo pháo, phá 102 thác để tổ chức vận tải thủy trên sông Nậm Na. Tổng khối lượng đào đắp lên tới 35.000m3 đất, 15.000m3 đá, phá hàng ngàn quả bom nổ chậm. Vì vậy, trong suốt Chiến dịch "“...hiếm có đoạn đường nào bị đứt quá 24 giờ. Hơn nữa, trong thời gian đường bị cắt đứt, việc vận chuyển vẫn được tiếp tục bằng cách chuyển tải hoặc đi vòng đường khác”".
Ngoài ra, các chỉ huy pháo binh Pháp cũng đã đánh giá quá sai lầm khả năng tác chiến bằng pháo binh của QĐNDVN khi cho rằng với địa hình rừng núi quá hiểm trở, không có đường giao thông nên đối phương không thể nào có năng lực mang được các loại pháo cỡ lớn (lựu pháo 105mm và pháo phòng không 37 mm) vào Điện Biên Phủ tham chiến mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo 75 mm trợ chiến mà thôi. Trong thực tế chiến đấu, tất cả vũ khí của quân Pháp trong trận này đều là do không quân vận tải từ các sân bay ở Bắc Bộ vận chuyển đến. Các tướng Pháp ngạo mạn cho rằng xe vận tải của Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể chạy tới Điện Biên Phủ được. Tuy nhiên, những người lính pháo binh của QĐNDVN đã đáp trả lại sự ngạo mạn của các chỉ huy Pháp bằng cách khôn khéo tháo rời những chi tiết có thể tháo rời được một cách đơn giản và dễ dàng của khẩu pháo (như bệ pháo, tấm chắn, quy-lát pháo...) rồi dùng sức người để vận chuyển đến trận địa. Sau khi đến trận địa thì bộ đội pháo binh Việt Minh tiến hành lắp ráp những chi tiết này lại với nhau một cách bí mật, nhanh chóng và chính xác. Bằng cách thức đơn giản đó, bộ đội pháo binh Việt Nam đã đưa được thành công những khẩu lựu pháo 105 mm nặng tới 2,2 tấn (hay những cỗ pháo phòng không 37mm nặng 2,1 tấn) lên bố trí sâu trong các hầm pháo được lính công binh khoét vào sâu bên trong các lòng núi, sườn đồi. Bộ đội pháo binh Việt Minh đã xây dựng các trận địa pháo cực kì bí mật, an toàn nhưng lại rất nguy hiểm với quân Pháp. Từ trên cao, những trận địa này khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại cực kỳ an toàn trước bom và pháo của đối phương. Với thế trận hỏa lực này, các khẩu pháo của QĐNDVN được đặt chỉ cách mục tiêu chừng 5–7 km, chỉ bằng một nửa tầm bắn tối đa để mỗi phát đạn được bắn ra phải chính xác hơn, ít tốn đạn và sức công phá cũng cao hơn, thực hiện đúng nguyên tắc "hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung" được đại tướng Võ Nguyên Giáp đề ra, từ nhiều hướng bắn chụm vào một trung tâm. Ngược lại, pháo binh Pháp lại bố trí ở ngay giữa trung tâm, phơi mình trên trận địa, nhanh chóng trở thành mục tiêu cho pháo Việt Minh ngắm thẳng vào phản pháo, bắn phá.
Các trang bị vũ khí (pháo binh và đạn dược) chủ yếu do Trung Quốc viện trợ. Theo Đại tướng Lê Đức Anh nhận xét trong hồi ký của ông thì ""Ở Điện Biên Phủ, nếu không có lựu pháo, vũ khí, đạn dược và quân trang quân dụng của Trung Quốc giúp đỡ thì Việt Nam khó giành được thắng lợi"." Mặc dù vậy, lượng viện trợ không có nhiều và việc vận chuyển cũng rất khó khăn. Việc sử dụng đạn pháo cũng như đạn cối của QĐNDVN trong chiến dịch phải rất tiết kiệm. Trước mỗi trận đánh có hiệp đồng binh chủng, số lượng đạn pháo và đạn cối đều phải được duyệt trước. Ngoài ra, các trung đoàn, đại đoàn muốn xin pháo (hoặc cối) bắn chi viện thì cứ từ 3 viên đạn phải được phép của Tham mưu trưởng chiến dịch xác nhận, còn từ 5 viên đạn trở lên phải được đích thân Tổng Tư lệnh là đại tướng Võ Nguyên Giáp kí duyệt. Bởi với dự trữ chỉ có khoảng hơn 10.000 viên đạn pháo 105mm và khoảng vài nghìn viên đạn cối các cỡ khác nhau, nếu bắn cấp tập theo kiểu "nã thẳng tay" như Pháp thì các khẩu pháo cũng như cối của Việt Nam sẽ hết sạch đạn chỉ sau vài ngày.
Bên cạnh đó, các chỉ huy pháo binh QĐNDVN còn lập trận địa giả để nghi binh – dùng những thanh gỗ sơn thui đen rồi sắp xếp lại thành những khẩu pháo giả, ghếch nòng lên. Khi trận địa thật khai hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự chui ra rồi tung từ 1 đến 3 quả bộc phá loại nhỏ (mỗi quả chứa khoảng từ 2,5 đến 3 kg thuốc nổ) lên trên không thật cao. Xong xuôi, anh ta sẽ chạy thật nhanh ra khỏi khu vực đó. Máy bay trinh sát Pháp sẽ nghĩ đó là pháo Việt Minh nên sẽ phát tín hiệu cho pháo binh và không quân Pháp tiến hành bắn phá tơi bời. Sau khi mất khoảng 80% bom đạn để đánh các "khẩu pháo" giả của Việt Minh thì các chỉ huy Pháp mới nhận ra là mình đã bị Việt Minh lừa cho một vố đau. Những khẩu pháo thật được bộ đội pháo binh cất giữ trong núi, hầm và được ngụy trang kỹ. Suốt chiến dịch, pháo binh QĐNDVN chỉ hỏng một pháo 105mm (Khẩu pháo này vốn đã bị hỏng hóc tương đối nhiều từ lúc mà Trung Quốc tiến hành hỗ trợ cho Việt Minh một lô 20 khẩu pháo 105mm mà họ thu giữ được từ tay quân đội Tưởng Giới Thạch trong thời kỳ Nội chiến Trung Quốc, những khẩu pháo 105mm này vốn do Hoa Kỳ chế tạo và viện trợ cho quân đội Tưởng Giới Thạch trong suốt Thế chiến 2 và thời kỳ nội chiến Trung Quốc). Đây là một nguyên nhân làm cho pháo binh Pháp dù có các thiết bị phản pháo hiện đại vẫn bị thất bại. Tướng Võ Nguyên Giáp về sau nhận xét: ""Thực tế kinh nghiệm này của chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành truyền thống chiến đấu dùng thô sơ đánh hiện đại của quân đội ta trong suốt chiều dài chống Mỹ cứu nước"." Còn tướng Paul Ély, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp khi diễn ra trận Điện Biên Phủ, sau này nhận định: ""Một lần nữa, kỹ thuật lại bị thua bởi những con người có tâm hồn và một lòng tin"."
Chuyển đổi phương án tác chiến.
Ngày 14 tháng 1 năm 1954 tại hang Thẩm Púa, tướng Giáp và Bộ Chỉ huy chiến dịch phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh thắng nhanh" và ngày nổ súng dự định là 20 tháng 1. Nhiệm vụ thọc sâu giao cho Đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ. Đại đoàn 308 sẽ đánh vào tập đoàn cứ điểm từ hướng Tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng tới Sở Chỉ huy của de Castries. Các Đại đoàn 312, 316 nhận nhiệm vụ, đột kích vào hướng Đông, nơi có những cao điểm trọng yếu. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu, đã được Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Quân ủy Trung ương cùng Bộ Tổng Tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự trung ương Trung Quốc, bởi đánh sớm khi Pháp chưa tập trung đủ lực lượng và củng cố công sự thì có nhiều khả năng giành chiến thắng.
Do một đơn vị trọng pháo QĐNDVN vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được quyết định lùi lại thêm 5 ngày, đến 17 giờ ngày 25 tháng 1. Sau đó, do tin về ngày nổ súng bị lộ, Pháp biết được, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại 24 giờ, chuyển sang 26 tháng 1.
Đêm 25 tháng 1, sau cả một ngày dài suy nghĩ, tướng Giáp quyết định phải cho lui quân vì ông nhận thấy ba khó khăn rõ rệt:
Tướng Giáp cho rằng phương án "đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng. Ông kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc, tiến chắc", đánh dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần dần tập đoàn cứ điểm.
Cuộc họp Đảng ủy, Bộ Chỉ huy QĐNDVN sáng 26 tháng 1 không đi đến được ý kiến thống nhất tuy không ai tin rằng trận này sẽ chắc thắng. Tuy nhiên, tướng Giáp quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó. Ông kết luận: "Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là "đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra."
Trong vòng gần 2 tháng sau đó, pháo được kéo ra, QĐNDVN tiếp tục đánh nghi binh, mở đường rộng hơn, dài hơn chung quanh núi rừng Điện Biên Phủ, rồi lại kéo pháo vào, xây dựng công sự kiên cố hơn, hào được đào sâu hơn, tiếp cận gần hơn căn cứ của quân Pháp, lương thảo, vũ khí từ hậu phương dồn lên cho mặt trận nhiều hơn. Tất cả chuẩn bị cho trận đánh dài ngày, có thể sang đến cả mùa mưa.
Về chiến thuật tác chiến bộ binh, từ những kinh nghiệm thu được ở Hòa Bình, Nà Sản, Bộ Chỉ huy QĐNDVN chủ trương tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng, từng cứ điểm từ ngoài vào trong, thu hẹp phạm vi chiếm đóng cho tới lúc Pháp không còn sức kháng cự. Không sử dụng lối đánh xung phong trực diện mà dùng cách đánh vây lấn, đào hào áp sát cứ điểm địch. Cách đánh này cần một thời gian chuẩn bị và chiến đấu dài ngày, thường gọi là "Đánh chắc Tiến chắc", cũng còn được gọi là "đánh bóc vỏ". Bộ binh được đường hào che chắn và có được vị trí tiến công gần nhất có thể, sẽ hạn chế tối đa thương vong khi tấn công (xem thêm Chiến thuật công kiên).
Sau này, tướng Giáp cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Việc điều chỉnh phương châm tác chiến này kéo theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu hậu cần sẽ tăng lên gấp nhiều lần, diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn núi rồi kéo lại vào các vị trí mới. QĐNDVN đã quyết tâm thực hiện và đã thực hiện được với một nỗ lực rất lớn.
Sau này khi tổng kết về chiến thắng của QĐNDVN tại Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu của hai bên đều thống nhất được với nhau: một nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của QĐNDVN tại trận đánh này là đã huy động được rất lớn nguồn sức người để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, một việc mà Pháp cho rằng không thể giải quyết được. Trong hồi ký Navarre cũng khẳng định: ""Nếu tướng Giáp tiến công vào khoảng 25 tháng 1 như ý đồ ban đầu thì chắc chắn ông ta sẽ thất bại. Nhưng không may cho chúng ta, ông ta đã nhận ra điều đó và đây là một trong những lý do khiến ông ta tạm ngưng tiến công"."
Diễn biến.
Vòng vây Điện Biên Phủ.
Phát hiện lực lượng lớn của QĐNDVN đang tiến về lòng chảo Điện Biên, de Castries liên tục tung lực lượng giải tỏa các ngọn đồi. Theo nhà báo Bernard Fall thì từ ngày 6 tháng 12 năm 1953 đến 13 tháng 3 năm 1954, de Castries đã huy động một nửa lực lượng của tập đoàn cứ điểm vào những cuộc hành binh giải tỏa: "Theo những bản kê mới nhất từ Điện Biên Phủ gửi về, thiệt hại của binh đoàn đồn trú từ 20 tháng 11 đến 15 tháng 2 đã lên tổng số 32 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan và 836 binh lính, tương đương với 10% số sĩ quan và hạ sĩ quan và 8% binh lính ở thung lũng. Nói cách khác, số tổn thất của người Pháp tương đương với một tiểu đoàn bộ binh nhưng số sĩ quan là của hai tiểu đoàn. Trong tổng số này còn chưa tính đến số thiệt hại của các đơn vị trong cuộc hành binh Pollux".
Navarre đã viết trong cuốn hồi ký của mình: "Trong thời gian này, đại tá Castries thực hành những trận chiến đấu mạnh mẽ có tính thăm dò xung quanh Điện Biên Phủ. Ở khắp nơi, quân Pháp đều vấp phải những đơn vị bộ đội vững vàng và phòng ngự rất giỏi của địch. Chúng ta bị thiệt hại khá nặng nề. Rõ ràng là vòng vây chung quanh tập đoàn cứ điểm không hề bị rạn nứt".
Tướng Gilles muốn phát hiện những nơi đóng quân của đối phương và chuẩn bị cho kế hoạch tiếp theo cuộc hành quân Castor, tức là đón đoàn quân từ Lai Châu rút xuống, rời bỏ pháo đài cuối cùng của Pháp ở vùng thượng du vì biết trước không thể nào đương đầu nổi với các Sư đoàn 308 và Sư đoàn 316 của Việt Minh. Cuộc hành quân rút khỏi Lai Châu được mang tên mật là Cuộc hành quân Pollux. Điều rủi ro là các sư đoàn Việt Nam có thể ngăn chặn cuộc rút quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Để hạn chế mối nguy hiểm này, Trung tá André Trancart, Chỉ huy Binh đoàn Tác chiến Tây Bắc đã nhận được chỉ thị phân chia số binh lính đóng ở Lai Châu làm ba bộ phận để rút lui.
Giai đoạn ba của cuộc hành quân đã biến thành một cuộc chạy trốn hỗn loạn. QĐNDVN đã có mặt ở Lai Châu còn sớm hơn dự đoán của Pháp, lính chặn hậu của Pháp bị bộ đội chủ lực của Sư đoàn 316 đuổi đánh quyết liệt. Lính người Thái trang bị kém, thường chỉ thường dùng vào việc biệt kích phá hoại, không quen với chiến đấu chính quy đã bị đánh tan tác. Những tốp lính Thái đi chân đất chạy trốn, không còn lương thực, đạn dược. Sáng 10 tháng 12 năm 1953, 200 lính Thái này do Trung sĩ Blanc chỉ huy bị vây chặt ở Mường Pồn là một bản nhỏ cách Điện Biên Phủ 18 km, trên đường Pavie từ Điện Biên Phủ đi Lai Châu, và bị tiêu diệt toàn bộ sau 36 giờ chống cự. Tiểu đoàn Dù Lê dương tới chi viện bị phục kích, bộ đội Việt Nam áp sát đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê và lựu đạn khiến các máy bay B-26 Invader (đến để ném bom chi viện) ném bom trúng cả quân Pháp lẫn bộ đội Việt Minh. Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn Dù Lê dương là đơn vị thương vong nặng nhất trong cuộc hành quân: 11 người bị chết, khoảng 30 người bị thương và bị bắt.
Nếu so sánh với cánh quân lính Thái từ Lai Châu rút về mà lính Dù lê dương có nhiệm vụ đi đón thì thiệt hại của đơn vị Dù lê dương vẫn còn nhẹ. Khi rời khỏi Lai Châu ngày 8 tháng 12, toàn bộ các Đại đội lính Thái có tổng cộng 2.101 người trong đó có 3 sĩ quan, 34 hạ sĩ quan người Pháp. Khi những binh lính sống sót cuối cùng đến được Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 12, chỉ còn lại có 1 sĩ quan là Trung úy Ulpat, 9 hạ sĩ quan và 175 lính Thái.
Những chiến sĩ đặc công và bộ đội địa phương của QĐNDVN còn tổ chức đánh tập kích, tiêu hao lực lượng không quân Pháp tại các sân bay lớn như Gia Lâm, Cát Bi...Đêm ngày 31/1/1954, 4 chiếc Douglas C-47 Skytrain bị đặc công Việt Nam đặt thuốc nổ phá hủy hoặc đánh hỏng nặng ở sân bay Đồ Sơn. Đêm ngày 5/3/1954, 16 chiến sĩ đặc công Việt Nam lại tổ chức đánh tập kích sân bay Gia Lâm, đặt thuốc nổ phá hủy hoặc làm hỏng nặng 10 máy bay của Pháp (2 chiếc Boeing 307, 5 chiếc Douglas C-47 Skytrain, 1 chiếc Bristol Freighter, 2 chiếc DHC-2 Beaver). Đêm ngày 7/3/1954, sân bay Cát Bi bị tấn công, 1 chiếc máy bay ném bom B-26 Invader và 6 chiếc Criquet bị phá hủy. Tổng cộng có 78 máy bay Pháp bị phá hủy hoặc bị đánh hỏng nặng trong các vụ tấn công kiểu như thế này.
Tuy thế, giới chỉ huy Pháp vẫn rất tự tin vào chiến thắng. Bộ trưởng Quốc phòng René Pleven đã báo cáo với Chính phủ Pháp sau chuyến đi thị sát tình hình Đông Dương: ""Tôi không tìm được bất cứ ai tỏ ra nghi ngờ về tính vững chắc của tập đoàn cứ điểm. Nhiều người còn mong ước cuộc tiến công của Việt Minh"."
Về phía QĐNDVN, công tác chính trị ngay trước trận đánh được triển khai một cách sâu rộng. Cán bộ, chiến sĩ được phổ biến chỗ mạnh, chỗ yếu của Pháp, những điều kiện tất thắng của mình. Ý nghĩa to lớn của chiến dịch thấm tới từng người: ""Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan "kế hoạch Nava", đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện mới cho kháng chiến"."
Tổng Quân ủy gửi thư hiệu triệu toàn thể cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ Trung ương Đảng đã trao. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân 22 tháng 12 năm 1953, Hồ Chủ tịch đã trao cho mỗi đại đoàn, mỗi quân khu một lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" làm giải thưởng luân lưu. Các chi bộ đều mở hội nghị xác định thái độ đảng viên, kêu gọi đảng viên dẫn đầu trong chiến đấu, cắm bằng được lá cờ trên nóc sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng đã trở thành một biểu tượng trong cả chiến dịch, trong mỗi trận đánh.
Ngày 11 tháng 3 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới các chiến sĩ: "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang... Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới... Chúc các chú thắng to!"
Cùng ngày, lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được gửi tới các đơn vị: "Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Nava, giáng một đòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch thắng lợi sẽ có ảnh hưởng vang dội trong nước và ngoài nước, sẽ là một cống hiến xứng đáng vào phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào... Giờ ra trận đã đến! Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Hồ Chủ tịch".
Chiến dịch diễn ra trong 55 ngày đêm nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục, vì QĐNDVN có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công liên tục mà chia thành các đợt tiến công. Sau mỗi đợt lại tổ chức lại quân số, bổ sung hậu cần.
Đợt 1.
Đợt 1 từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 17 tháng 3, QĐNDVN tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm.
Các đơn vị được bố trí như sau: Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165) tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng "Him Lam". Trung đoàn 165 (312) và Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiêu diệt trung tâm đề kháng "đồi Độc lập". Trung đoàn 36 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng "Bản Kéo". Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) kiềm chế pháo binh đối phương ở "Hồng Cúm".
Để bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng", tham mưu đã bố trí một lực lượng mạnh hơn quân Pháp gấp 3 lần, nếu kể cả lực lượng dự phòng thì gấp 5 lần, có kế hoạch phòng pháo, phòng không, chống phản kích, dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử lý trong quá trình diễn biến chiến đấu đã được soạn và thực hành kĩ lưỡng. Công tác kiểm tra được thực hiện tỉ mỉ.
Trận Him Lam.
Lúc 15 giờ ngày 13 tháng 3, các đơn vị của Đại đoàn 312 bắt đầu xuất phát tiến ra trận địa ở đồi Him lam.
Lúc 17 giờ 05 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, trận đánh bắt đầu. 40 khẩu pháo (sơn pháo 75mm và lựu pháo 105mm) và súng cối (các cỡ 60mm, 82mm, 120mm) của Việt Nam đồng loạt khai hỏa, bắn cấp tập vào cụm cứ điểm Him Lam (cụm cứ điểm Beatrice).
Một viên đạn pháo 105mm rơi trúng Sở Chỉ huy Him Lam, giết chết Thiếu tá Chỉ huy trưởng Paul Pégot cùng với ba sĩ quan khác và cả chiếc điện đài. Him Lam mất liên lạc với Mường Thanh ngay từ đầu trận đánh. Một kho xăng bốc cháy sau khi lãnh 2 quả đạn cối 82mm của Việt Nam. Các trận địa pháo của Pháp ở Him Lam bị tê liệt hoàn toàn ngay từ đầu. 12 khẩu trọng pháo và súng cối của Pháp ở Him Lam bị đạn pháo và súng cối của Việt Nam đánh hỏng. Đường dây điện thoại từ phân khu trung tâm tới cứ điểm Him Lam bị cắt đứt. Nhiều hầm, hào, công sự sụp đổ. 18 máy bay Pháp đang đậu trên sân bay bị đạn pháo 105mm và đạn cối 120mm của Việt Nam phá hủy (trong đó có 3 chiếc Douglas C-47 Skytrain, 1 chiếc C-119, 1 chiếc C-46, 7 chiếc Criquet). Chỉ riêng trong trận mở màn thì pháo binh Việt Minh đã bắn hết 2.000 viên đạn pháo cùng với hàng nghìn viên đạn súng cối.
Sau hơn 4 tiếng đồng hồ bắn pháo liên tục và dữ dội thì lính bộ binh của QĐNDVN xung phong tấn công như vũ bão vào cụm cứ điểm "Him Lam" ("Béatrice"). Sau hơn 3 giờ đồng hồ tấn công, lính của đại đoàn 312 đã xóa sổ tập đoàn cứ điểm Him Lam (Beatrice). Đến 23 giờ 30 đêm hôm đó, đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn đã báo cáo tới Bộ Chỉ huy chiến dịch: "Đại đoàn 312 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng "Him Lam", xóa sổ hoàn toàn Tiểu đoàn III/13e DBLE, thu giữ toàn bộ vũ khí, trang bị". Ngày hôm sau, đại đoàn 312 cho phép một xe jeep và một xe cứu thương kiểu Mỹ không mang theo vũ khí của Pháp chạy từ Mường Thanh lên Him Lam để thu lượm thương binh và xác lính Pháp. Trong trận đánh này, bộ đội Việt Nam tiêu diệt hoặc làm bị hơn 300 lính Pháp và bắt sống khoảng 200 lính, thu giữ được rất nhiều vũ khí, đạn dược.
Ngày 14 tháng 3 năm 1954, đại đội Pháo cao xạ 815 (Trung đoàn pháo cao xạ 367) bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay trinh sát “Moran”, đây là chiếc máy bay đầu tiên của Pháp bị pháo cao xạ bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đại đội 815 được Ban chỉ huy Trung đoàn tặng cờ “Lập công đầu” và được Bộ Tổng tư lệnh thưởng Huân chương quân công Hạng 3.
Trận đồi Độc lập.
Lúc 14 giờ 45 ngày 14 tháng 3, tướng Cogny đáp ứng yêu cầu của Castries là tăng cường ngay cho Điện Biên Phủ một tiểu đoàn Dù để duy trì số lượng của tập đoàn cứ điểm như trước khi nổ ra trận đánh: 12 tiểu đoàn bộ binh. Những chiếc C-47 Dakota liều lĩnh vượt qua lưới lửa do pháo phòng không tầm thấp của bộ đội Việt Minh bắn lên, bay thấp thu ngắn thời gian tiếp đất của những chiếc dù, vội vã ném xuống 16 lính dù của Tiểu đoàn 5e BPVN do Đại úy André Botella chỉ huy.
Trong khi đó, phía QĐNDVN cũng triển khai bước tiếp theo. Nhiệm vụ tiến công "đồi Độc Lập" (Pháp gọi là "Gabrielle") được giao cho Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) và Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) dưới quyền chỉ huy của Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 Vương Thừa Vũ. Trung đoàn 165 đảm nhiệm mũi chủ yếu đột phá từ hướng đông - nam, đánh dọc theo chiều dài của cứ điểm. Trung đoàn 88 phụ trách mũi thứ yếu, đột phá từ hướng đông bắc, đồng thời mở một mũi vu hồi ở hướng tây, và bố trí lực lượng làm nhiệm vụ chặn viện từ Mường Thanh ra.
Lúc 3 giờ 30 phút ngày 15, Chỉ huy trưởng trận đánh hạ lệnh tiến công, cả lựu pháo và sơn pháo lúc này lại lên tiếng. Lúc 4 giờ sáng, Chỉ huy trưởng cứ điểm "Gabrielle" là Thiếu tá Roland de Mecquenem báo cáo tình hình bằng điện đài và được Chỉ huy tập đoàn cứ điểm de Castries hứa sẽ yểm trợ pháo tối đa, kể cả pháo 155 ly, và sẽ có phản kích nhanh chóng bằng bộ binh và chiến xa. Không lâu sau đó, một trái đại bác rơi trúng hầm chỉ huy cứ điểm "Gabrielle". Mecquenem may mắn thoát chết nhưng Thiếu tá Edouard Kah, người đang nhận bàn giao thay thế Mecquenem chỉ huy cứ điểm bị thương nặng. Đến 6 giờ 30 phút sáng ngày 15, QĐNDVN cắm cờ Quyết chiến Quyết thắng lỗ chỗ vết đạn trên đỉnh "đồi Độc lập". Tiểu đoàn V/7e RTA bị xóa sổ, cả Kah, Mecquenem và những sĩ quan, binh lính sống sót đều bị bắt làm tù binh.
Quân Pháp mở cuộc phản công dưới sự chỉ huy của Trung tá Pierre Langlais, chỉ huy trưởng phân khu Trung tâm thay cho Trung tá Jules Gaucher tử trận, huy động 2 tiểu đoàn Dù 8e BPC và 5e BPVN, tổng cộng 1.000 lính cùng 5 xe tăng, nhưng đang tiến quân thì bị lựu pháo 105mm cùng với súng cối 82mm và 120mm của bộ đội Việt Minh nã cập tấp, trúng đội hình nên bị đẩy lùi.
Cũng sáng hôm đó, Trung tá Charles Piroth, chỉ huy pháo binh cứ điểm, sau hai đêm không thực hiện được lời hứa phá hủy các họng pháo của Việt Minh, đã tự sát trong hầm của mình bằng một trái lựu đạn. Jean Pouget viết trong hồi ký: "Trung tá Piroth đã dành trọn một đêm (13 tháng 3) quan sát hỏa lực dần dần bị đối phương phản pháo chính xác một cách kinh khủng vào trận địa pháo của ông, hai khẩu pháo 105 ly bị quét sạch cùng pháo thủ, một khẩu 155 ly bị loại khỏi vòng chiến đấu..." Trung tá André Trancart, chỉ huy phân khu Bắc, bạn thân của Piroth kể lại sau trận đồi Độc lập, Piroth khóc và nói: ""Tôi đã mất hết danh dự. Tôi đã bảo đảm với Castries và Tổng Chỉ huy sẽ không để pháo binh địch giành vai trò quyết định, và bây giờ, chúng ta sẽ thua trận. Tôi đi thôi"."
Trận Bản Kéo.
Sáng ngày 17, "đồn Bản Kéo" ("Anne-Marie") xôn xao vì có tin Việt Minh sắp tiến công. Buổi trưa, từng đám binh lính dân tộc Thái của Đèo Văn Long kéo tới gặp viên Đại úy đồn trưởng, nêu hai yêu sách: "Một, phải phát hết khẩu phần lương thực. Hai, giải tán đồn cho binh lính về quê hương làm ăn." Đại úy Clarchambre (Clácsăm) kinh hoàng điện cho Mường Thanh: "Chúng tôi buộc phải bỏ vị trí rút về khu trung tâm đây!" . Và Clarchambre mở cổng đồn, ra lệnh cho binh lính theo mình về sân bay. Nhưng binh lính không còn nghe theo lời chỉ huy, ào ào chạy về phía khu rừng. Clarchambre vội gọi điện về Mường Thanh, yêu cầu cho pháo bắn chặn đường rút chạy của binh sĩ Thái, nhưng cũng không ngăn cản được. Trung đoàn 36 chiếm gọn "Bản Kéo" mà không tốn một viên đạn. Thừa thắng xông lên, Trung đoàn 36 tiến thẳng vào Bản Kéo và chiếm gọn luôn cả các ngọn đồi ở phía bắc sân bay.
Kết quả đợt 1.
Chỉ sau năm ngày chiến đấu, cánh cửa phía bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã mở toang. Lực lượng phản kích Pháp không thể giành lại những vị trí đã mất, đặc biệt chỗ dựa của tập đoàn cứ điểm là sân bay đã bị pháo 105 và cối 120 của Việt Minh uy hiếp nghiêm trọng. Ngày 20/3/1954, Tổng Tham mưu trưởng Pháp - Ely, được phái sang Mỹ cầu viện. Ely phát biểu công khai: "Pháp không thể thắng được với phương tiện hiện có trong tay" và yêu cầu Mỹ tăng cường giúp đỡ vũ khí, đặc biệt là máy bay ném bom B-26, và nếu cần thì can thiệp bằng không quân.
Ngay từ những ngày đầu (từ ngày 23 tháng 3), pháo binh của Việt Nam đã loại bỏ khả năng cất, hạ cánh của sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, từ đó trở đi các máy bay Pháp chỉ còn tiếp tế được cho tập đoàn cứ điểm bằng cách thả dù, điều này cho thấy cầu hàng không mà bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều kỳ vọng thực tế là rất yếu ớt trước cách đánh áp sát, đánh giáp lá cà bằng lựu đạn và lưỡi lê của đối phương.
Nói riêng về đạn pháo, trong cả quá trình chiến đấu tại Điện Biên Phủ, quân Pháp đã bắn hết hơn 110.000 quả đạn lựu pháo cỡ 105mm trở lên. Trong khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bắn 17.500 quả 105mm, trong số này có khoảng 5.000 quả là thu được từ dù tiếp tế của đối phương, 11.700 quả đạn khác là chiến lợi phẩm từ Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Mới chưa hết ba ngày chiến đấu, quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã tiêu thụ một số lượng đạn dược khổng lồ: 12.600 viên đại bác 105 ly, 10.000 viên đạn cối 120 ly, 3.000 viên đạn trọng pháo 155 ly, chiếm gần nửa số lượng đạn dự trữ. Thế nhưng, cay đắng thay, 11 khẩu súng cối cỡ 120 ly bị phá hủy hoàn toàn, và 4 khẩu đại bác cỡ 105mm và 155mm bị hỏng hóc quá nhiều, cần phải được thay thế và sửa chữa ngay. Trong khi đó, những khẩu pháo và súng cối của pháo binh Việt Minh vẫn chưa có dấu hiệu bị hư hại gì cả. Nhưng "con nhím Điện Biên Phủ" lúc này không chỉ cần có đạn dược và lương thực. Pháp cần vận chuyển cho binh đoàn đồn trú những thứ tối cần thiết không thể thả bằng dù, và di tản số thương binh đã làm cho những căn hầm cứu chữa dưới lòng đất bên bờ sông Nậm Rốm trở nên ngột ngạt. Nhưng do chiến hào của QĐNDVN đã vào gần, đặc biệt là sự tiếp cận của súng máy phòng không, những cuộc hạ cánh ban đêm trở nên hết sức khó khăn. Súng máy phòng không 12,7mm và pháo cao xạ 37mm của bộ đội Việt Minh đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với những viên phi công Pháp và Mỹ. Các loại máy bay chiến đấu và vận tải, kể cả pháo đài bay B-26 của Hoa Kỳ, liên tiếp bị bắn rơi trên bầu trời Điện Biên Phủ.
Ngay từ những ngày đầu của đợt 1 quân Pháp đã nhận ra những tính toán ban đầu của họ là quá sai lầm, dẫn tới các điểm yếu chết người và tương lai thất bại rõ ràng, nhưng họ vẫn tăng cường cầm cự Điện Biên Phủ đến mức tối đa vì hy vọng khi mùa mưa đến sẽ làm Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể giải quyết vấn đề hậu cần và phải bỏ cuộc, Điện Biên Phủ sẽ tránh được việc phải đầu hàng. Sau đó khi mùa mưa không giúp được, Bộ Chỉ huy Pháp hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để Hội nghị Genève sẽ nhóm họp vào đầu tháng 5, sẽ có ngừng bắn trước khi tập đoàn cứ điểm sụp đổ. Nhưng hy vọng này cũng không có được, Điện Biên Phủ đầu hàng một ngày trước khi nhóm họp Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương.
Tổng kết đợt 1, QĐNDVN đã tiêu diệt hoàn toàn 2 tiểu đoàn Pháp tinh nhuệ, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội quân Pháp bị bắt, tổng cộng 2.000 lính đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, 12 máy bay bị bắn rơi. Báo cáo kết luận tại Hội nghị sơ kết đợt 1 chiến dịch đã kết luận phải tiếp tục "nắm vững phương châm và chủ trương tác chiến, tích cực hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn 2".
Đợt 2.
Đợt 2 của chiến dịch diễn ra từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh phân khu trung tâm và đặc biệt là dãy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dãy đồi phía đông khống chế cánh đồng Mường Thanh (các cụm "Dominique" và "Eliane") với hơn một vạn quân, nằm trên dãy đồi phía đông và ken nhặt với nhau trên cánh đồng hai bên bờ sông Nậm Rốm. Hơn ba mươi cứ điểm ở đây được chia thành 4 trung tâm đề kháng mang tên những cô gái: "Huguette", "Claudine", "Eliane", "Dominique". Mỗi trung tâm đề kháng gồm nhiều cứ điểm. "Huguette" và "Claudine" gồm khoảng hai chục cứ điểm ở phía tây, nằm trên cánh đồng bằng phẳng bên hữu ngạn sông Nậm Rốm. "Eliane" và "Dominique" ở phía đông, gồm hơn một chục cứ điểm tiếp giáp nhau bên tả ngạn sông Nậm Rốm, có những cao điểm lợi hại kiểm soát toàn bộ trận địa khu trung tâm. Trong số các cao điểm này, "Eliane 2" (đồi A1) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó khống chế một phạm vi khá rộng gồm cả khu vực sở chỉ huy của de Castries và hai chiếc cầu trên sông Nậm Rốm.
Chủ trương của Đảng ủy Mặt trận trong đợt 2 là tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh chiếm đồng thời các cao điểm phía đông. Trong số này, có 5 cao điểm quan trọng. Đó là các cao điểm E, D1 thuộc trung tâm đề kháng "Dominique" và các cao điểm C1, C2, A1 thuộc trung tâm đề kháng "Eliane".
Các cao điểm phía đông.
18 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.
Tại cao điểm C1 ("Eliane 1"), QĐNDVN lần đầu mở rào bằng đạn phóng bộc lôi. Sau 5 phút Tiểu đoàn 215 của Trung đoàn 98 đã dọn xong cửa mở qua bảy lần rào dây thép gai, sau đó xung phong. Được sự hỗ trợ của pháo binh, trong 10 phút, Đại đội 38 đã chiếm được chiếc lô cốt nằm trên mỏm đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi, được gọi là "mỏm Cột Cờ", và cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng lên nóc sở chỉ huy. Quân Pháp dồn về những lô cốt ở khu vực phía tây, gọi pháo bắn vào trận địa. Các chiến sĩ QĐNDVN xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh giáp lá cà. Trận đánh diễn ra đúng 45 phút. Toàn bộ một đại đội 140 lính thuộc Tiểu đoàn I/4e RTM bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Số thương vong của QĐNDVN chỉ là 10 người.
Đồi C2 ("Eliane 4") kế tiếp C1 bởi một dải đất hình yên ngựa. 23 giờ, một trung đội của Đại đội 35 đột nhập được một đoạn hào của C2, chiếm liên tiếp 11 lô cốt và ụ súng. Tuy nhiên lực lượng phía sau qua nhiều lần xung phong đều bị hỏa lực rất mạnh của Pháp cản lại. Tiểu đoàn 215 quyết định lui về C1 tiếp tục chuẩn bị tạo điều kiện tiến công C2 ban ngày.
Tại cao điểm D1 ("Dominique 2"), Trung đoàn 209 sử dụng hai tiểu đoàn 166 và 154, thời gian mở cửa đột phá cũng diễn ra nhanh. Chỉ sau 5 phút, ở hướng chính, Tiểu đoàn 166 đã phá xong ba lượt hàng rào và xung phong vào căn cứ, thọc sâu chia cắt đội hình Pháp ra từng mảng để tiêu diệt. Tuy nhiên, ở hướng phụ, giao thông hào đã bị Pháp lấp mất 50 mét, Tiểu đoàn 154 tiến vào gặp lầy, mở cửa chậm bị hỏa lực trong đồn khống chế, phải mất gần một giờ mới lọt vào trong đồn. Viên Đại úy Garandeau, chỉ huy Tiểu đoàn III/3e RTA, bị pháo vùi chết trong hầm của sở chỉ huy. Sau hai giờ chiến đấu, QĐNDVN chiếm toàn bộ đồi D1.
Tại cao điểm E ("Dominique 1"), pháo nổ đúng lúc diễn ra cuộc thay quân giữa một đại đội của Tiểu đoàn III/3e RTA với đại đội của Tiểu đoàn 5e BPVN tới thay thế đang tập trung dọc giao thông hào không có hầm trú ẩn. Toàn bộ quân số của 2 đại đội với đầy đủ trang bị, cùng đại đội súng cối hạng nặng nằm giữa vị trí bị pháo bắn tiêu diệt. Hai mũi tiến công của Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn 428 (Trung đoàn 141) mở cửa qua hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn và chiếm toàn bộ cứ điểm vào lúc 19 giờ 45 phút. Đại đoàn tiếp tục điều Tiểu đoàn 130 tiến công sang D2, các đơn vị vừa chiếm được đồi E phát triển vào các ngọn đồi ở phía trong. Cuộc chiến đấu kéo dài cho đến khi trời sáng.
Tại đồi A1 ("Eliane 2"), Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An chủ động ra lệnh cho hỏa lực của trung đoàn bắn vào cứ điểm yểm hộ cho xung kích mở cửa trong nửa giờ. Tuy nhiên, pháo binh Pháp lúc này đã kịp phản pháo, bắn dữ dội vào cửa mở. Mất hơn nửa giờ, hai mũi tiến công của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua 100 mét rào và bãi mìn lọt vào đồn. Pháp đã dựa vào địa thế tự nhiên của quả đồi, bố trí công trình phòng thủ thành ba tuyến. Bên ngoài, ở tiền duyên là tuyến chống cự chủ yếu. Tuyến trung gian có đặt trận địa hỏa lực. Trên đỉnh đồi là tuyến cố thủ và sở chỉ huy. Trong cứ điểm có nhiều tuyến chiến hào và giao thông hào liên hoàn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp đậy, chịu được đạn súng cối và pháo. Lực lượng QĐNDVN bị tổn thất nhiều khi vượt qua cửa mở.
Lúc này cuộc chiến đấu trên những cao điểm khác đã kết thúc, Pháp dồn tất cả hỏa lực đại bác và súng cối vào A1 mong cứu vãn tình hình. Các đợt xung phong của Tiểu đoàn 255 cũng không vượt qua hàng rào lửa đại bác. Quá nửa đêm, cuộc chiến đấu tại A1 diễn ra giằng co. Mỗi bên giữ được nửa đồi.
Sở Chỉ huy nhận định: Bộ đội đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1. Trung đoàn 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng giải quyết A1, Trung đoàn 98 đánh xuống C2 không thành công, đã bị tiêu hao, cần điều một đơn vị khác tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1, và phòng ngự ở C1 ban ngày. Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại. Đại đoàn 308 đưa Trung đoàn 102 từ phía tây sang phía đông, tiếp tục tiến công tiêu diệt A1 và phòng ngự tại C1.
Các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là các đồi A1 ("Eliane 2"), C1 ("Eliane 1"), D1 ("Dominique 2"). Một mặt, Pháp dựa vào hầm ngầm, lô cốt để cố thủ và đưa quân từ các điểm khác dùng xe tăng và lính dù, lính lê dương ("légionnaire") phản kích các cứ điểm này vì có tính sống còn với quân Pháp.
Ngày 31 tháng 3, Tiểu đoàn 8e BPC lợi dụng màn khói đại bác tiến lên "Dominique 2". Lúc này lực lượng cảnh giới của QĐNDVN đã tử thương khi pháo Pháp bắn phá. Sau 25 phút, Pháp chiếm lại gần hết đồi D1, dồn đại đội phòng ngự vào một góc. Bộ đội Việt Nam dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh lui những đợt phản kích của Pháp, quyết tử giữ mảnh đồi còn lại. Tuy đường dây điện thoại đã đứt, nhưng đài quan sát trung đoàn phát hiện kịp thời sự có mặt của quân Pháp trên D1, lập tức dùng pháo 105mm bắn chặn và điều lực lượng lên tăng viện. Hai đại đội chi viện đã đảo lộn thế trận. Đại úy Pichelin, chỉ huy đại đội Dù xung kích, tử trận. Thấy tình thế bất lợi, Tiểu đoàn trưởng Tourret yêu cầu Thiếu tá Bigeard tiếp viện thêm lực lượng. Bigeard đáp: "Tôi không còn gì trong tay. Nếu không giữ được nữa thì biến!" Sau 1 giờ chiến đấu, quân Pháp rút về Mường Thanh. Bigeard đã không chiếm lại được "Dominique 2" mà còn phải bỏ luôn cả "Dominique 5" (D3) do một đại đội Thái bảo vệ và rút trận địa pháo tại "Dominique 5" (210), vì biết những cao điểm này không thể đứng vững nếu đã mất "Dominique 2".
1 giờ 30 chiều cùng ngày, Bigeard trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn dù 6e BPC và 5e BPVN tiến lên "Eliane 1". Đại đội 273 của Trung đoàn 102 đã có mặt trên cao điểm từ buổi sáng cùng với bộ phận còn lại của Đại đội 35 Trung đoàn 98 đánh trả. Lần này Pháp chiếm được điểm cao "Cột Cờ", đẩy những chiến sĩ phòng ngự vào thế bất lợi. Pháo binh không thể tiếp tục yểm hộ vì không phân biệt được vị trí 2 bên. Các chiến sĩ của ta đã lấy vải dù trắng buộc lên đầu súng làm chuẩn cho pháo binh. Trong lúc pháo nổ dồn dập, trung đoàn đưa một bộ phận tăng viện theo đường hào mới đào phía đồi D, cùng với những người phòng ngự đánh bật quân Pháp khỏi "Cột Cờ", khôi phục lại trận địa. Đến 16 giờ chiều ngày hôm đó, Bigeard buộc phải ra lệnh rút lui, để lại trận địa gần 100 lính Pháp tử trận.
Những cuộc phản kích của Pháp ngày 31 tháng 3 đã hoàn toàn thất bại. 10 giờ tối, Chỉ huy trưởng Phân khu Trung tâm Langlais gọi điện thoại cho Bigeard, hỏi có thể giữ được những gì còn lại trong đêm nay không! Bigeard trả lời: "Thưa Đại tá, chừng nào còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ Eliane [A1]". A1 đã trở thành "thành lũy cuối cùng" ("dernier rempart") của tập đoàn cứ điểm.
Giai đoạn đào hào, vây siết.
Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, phía QĐNDVN đã áp dụng chiến thuật "vây lấn" rất có hiệu quả bằng việc đào các "giao thông hào" dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp.
Những tuyến chiến hào dài khoảng hơn 100 km và việc đào công sự được thực hiện liên tục thường xuyên. Dựa trên những yêu cầu về chiến thuật, QĐNDVN đã xây dựng hai loại đường hào: đường hào trục dùng cho việc cơ động pháo, vận chuyển thương binh, điều động bộ đội với số lượng lớn và đường hào tiếp cận địch của bộ binh.
Các loại đường hào này đều có chiều sâu tới 1,7 mét và không quá rộng để bảo đảm an toàn trước bom đạn địch, giữ bí mật cho bộ đội khi di chuyển. Đáy của đường hào bộ binh rộng 0,5 mét, trục đáy hào rộng tới 1,2 mét. Dọc đường hào, bộ binh có hố phòng pháo, hầm trú ẩn, chiến hào và ụ súng để đối phó với những cuộc tiến công của Pháp.
Trận địa hào được xây dựng vào ban đêm, ngụy trang rất kỹ và triển khai cùng một lúc trên toàn thể mặt trận nên đã phân tán được sự đánh phá của Pháp. Việc đào hào, xây dựng trận địa cũng thực sự cũng là một cuộc chiến đấu. Bộ đội chủ lực cùng với lính công binh phải lao động cật lực từ 14 đến 18 tiếng mỗi ngày với những công việc liên tục như chuẩn bị vật liệu, đốn gỗ, chặt lá, ngụy trang, dùng cuốc, thuổng, xẻng đào đất, dựng hào, lấp hố (hố bom). Thời tiết lại không thuận lợi: mưa dầm, gió bấc, công sự lầy lội, bùn nước... dưới làn mưa bom bão đạn của quân Pháp. Bộ đội Việt Nam đã sáng tạo ra những “con cúi”. Những con cúi này được làm bằng những chiếc rọ tre (rọ bắt cá) tròn, dài khoảng 2m, đường kính khoảng 1 mét, bên trong rọ được nhồi đặc bằng những khúc gỗ hoặc thân cây chuối rừng để chắn đạn súng máy và đạn súng bắn tỉa của quân Pháp. Ban đêm, khi đội hình hàng dọc của tiểu đội tiếp cận trận địa, “con cúi” được lăn lên phía trước để chắn đạn cho bộ đội nằm trên mặt đất đào hào...
Các chiến hào này giúp hạn chế đáng kể thương vong vì pháo binh vào sát được vị trí của quân đối phương, làm bàn đạp tấn công rất thuận lợi. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này nhưng không có phương sách nào để khắc chế. QĐNDVN vây lấn đào hào cắt ngang cả sân bay, đào hào đến tận chân lô cốt cố thủ, khu vực kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp đến mức không thể hẹp hơn.
Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của bộ đội nhích dần đến gần phân khu trung tâm. Từ những đoạn hào chỉ cách quân Pháp vài chục mét, bộ đội Việt Minh dùng ĐKZ (hoặc Bazooka) bắn sập những lô cốt, ụ súng, tạo điều kiện cho những chiến sĩ khác lao lên xung phong, tấn công kẻ địch. Chiến hào tiến vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn dày đặc của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho chính những người tiến công, vì nếu quân Pháp lao ra tấn công để phá hào (hoặc bỏ chạy) thì rất dễ đạp phải mìn hoặc vướng vào dây kẽm gai do chính tay bọn chúng chôn xung quanh cứ điểm với mật độ dày đặc.
Bộ chỉ huy Việt Nam còn đẩy mạnh phong trào "săn Tây bắn tỉa", đẩy mạnh tiêu diệt địch bằng nhiều hình thức, nhằm làm cho quân Pháp càng bị tiêu hao quân số. Các tổ thiện xạ tìm những vị trí bất ngờ để phục kích, bắn tỉa như bụi rậm, bờ sông... Việc đi lấy nước dưới sông Nậm Rốm trở thành vô cùng khó khăn, về sau trở thành mạo hiểm với lính Pháp. Con số lính Pháp bị diệt trong thời gian này bằng bắn tỉa rất đáng kể. Chỉ trong vòng 10 ngày, các chiến sĩ bắn tỉa của Đại đoàn 312 diệt 110 lính Pháp, ngang với số quân bị loại khỏi vòng chiến đấu trong một trận công kiên. Chiến sĩ Đoàn Tương Líp của Trung đoàn 88 dùng một cây súng trường Lee-Enfield (cây súng này do Trung đoàn 88 của anh Líp thu được từ một tên hàng binh Pháp sau trận đồi Độc Lập diễn ra ngày 15/3/1954) với 9 viên đạn đã tiêu diệt 9 địch. Chiến sĩ Lục của Trung đoàn 165 trong một ngày bắn tỉa với 1 cây súng trường K-44 diệt được 30 địch. Ở Hồng Cúm, trong 15 ngày sau khi phát động phong trào bắn tỉa, Trung đoàn 57 đã diệt ngót 100 địch. Ở một đơn vị thuộc Đại đoàn 308 ở phía Tây, trong vòng 10 ngày, bốn tổ thiện xạ đã hạ được hơn 100 địch. Chiến sĩ Lâm Văn Vượng với 15 viên đạn súng trường MAS-36 diệt được 13 địch. Quân Pháp phải suốt cả ngày lẫn đêm đề phòng, lo lắng đủ thứ: lo tránh đạn pháo (ban ngày) rồi lại đến lính bắn tỉa Việt Nam (ban đêm) khiến cho quân Pháp càng ngày càng mệt mỏi về thể chất, rệu rã về tinh thần vì chiến đấu xong mà lại chẳng được nghỉ ngơi, lúc nào cũng trong trạng thái lo sợ mất ăn mất ngủ.
Quân Pháp sống trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp. Trên diện tích 1 km vuông, một khoảng rộng bên bờ sông phải dành cho bệnh viện và cái "hố chung". Nếu tập đoàn cứ điểm không ngừng bị thu hẹp thì khu vực dành cho thương binh và người chết cũng không ngừng phát triển. Công binh Pháp ra sức đào thêm những nhánh hào mới để mở rộng bệnh viện nhưng vẫn không đủ chỗ cho thương binh. Nhiều thương binh phải nằm ngay tại cứ điểm. Chiếc máy xúc duy nhất còn lại chỉ chuyên vào việc đào hố chôn người chết. Danh mục đồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ có thêm một yêu cầu khẩn cấp, đó là thuốc sát trùng và thuốc diệt côn trùng DDT. Ruồi, muỗi, gián, nhặng, rắn, rết... từ các cánh rừng già, sông, suối, ao tù, vũng nước đọng... ở xung quanh tập đoàn cứ điểm kéo tới hút máu, đẻ trứng, sinh sôi, nảy nở...ngay trên những vết thương. Thương binh nặng nằm trên những chiếc giường ba tầng, sáu người trong một căn hầm nhỏ chật chội, ẩm ướt, thiếu ánh sáng... Nhiều người bị thương sọ não và mắc chứng hoại tử. Máu mủ của những người nằm bên trên chảy xuống những người nằm bên dưới. Những cẳng tay, cẳng chân, những ống tiêm được quân y Pháp chôn ngay trong đường hầm, khi trời mưa, nước bên ngoài chảy vào, tất cả lại lềnh bềnh nổi lên. Phần lớn những bộ phận lọc nước đã bị hỏng. Những viên chỉ huy ra lệnh cho binh lính đào giếng nhưng chỉ thấy một thứ nước váng dầu đục ngầu. Rời công sự đi lượm dù hoặc lấy nước là làm mồi cho lính bắn tỉa, khó trở về an toàn. Điện Biên Phủ khẩn thiết yêu cầu gửi thật nhiều ống nhòm ngầm (kính tiềm vọng) vì nhô đầu lên khỏi chiến hào để quan sát đã trở thành một trò chơi mạo hiểm với lính Pháp, ló đầu ra khỏi hào quan sát là rất dễ bị trúng đạn bắn tỉa của lính Việt Nam.
Vòng vây thu hẹp, tiếp tế và tiếp viện trở nên cực kỳ khó khăn. Những phi công Mỹ làm công việc này đã được đánh giá là dũng cảm, nhưng cũng không đáp ứng được yêu cầu đề ra khi phải bay thấp thả dù trong một không phận nhỏ hẹp có pháo phòng không chờ sẵn. Nếu bay thấp thì máy bay trở thành mồi ngon cho pháo phòng không Việt Nam, nhưng nếu bay cao thì việc thả dù sẽ thiếu chính xác. Riêng trong ngày 26 tháng 4, 50 máy bay trúng đạn trên bầu trời Điện Biên Phủ và 3 chiếc bị bắn hạ, trong đó có một máy bay A-26 Invader và hai chiếc F6F Hellcat của Hạm đội 11, do phi công Mỹ lái. Đêm hôm đó hứa tăng viện 80 người, nhưng chỉ thả dù được 36 người, hứa thả 150 tấn hàng tiếp tế, nhưng chỉ thả được 91 tấn, 34% còn lại rơi lạc vào phía Việt Nam.
Việc các kiện hàng thả dù trượt đã làm tăng thêm dự trữ lương thực, đạn dược cho phía Việt Nam. Đây là một hệ quả tai hại mà các chỉ huy Pháp không hề mong muốn, nhưng Pháp buộc phải tiếp tục thả dù để duy trì khả năng chiến đấu của binh lính, ngoài ra hình ảnh những chiếc máy bay vẫn đang thả dù chi viện cũng là một cách để lính Pháp không mất hết hi vọng chiến đấu.
Một trung đoàn QĐNDVN trong một tuần đã thu được 776 dù với đủ các thứ như: đạn (đạn súng bộ binh, rồi có cả đạn pháo, đạn cối), gạo, đồ hộp (thịt hộp, cá hộp, rau hộp), sữa bò, dầu hỏa, thịt tươi, muối ăn, đường kính, nước ngọt (đựng trong các bi đông dã chiến (làm bằng inox) kiểu Mỹ), rượu các loại, rau xanh, bánh quy (đựng trong các hộp cát cút dã chiến kiểu Mỹ), bột mì, trứng tươi, bơ, ngũ cốc, trái cây, bánh mì... Số hàng này Pháp đã phải dùng khoảng 30 chuyến Đakôta để chuyên chở lên đây. Đại đoàn 304 thu được 600 viên đạn pháo 105 ly, 3.000 viên đạn cối 120 ly và 81 ly, hàng tấn đạn bộ binh các cỡ khác, hàng chục tấn lương thực, thuốc men. Tổng số đạn pháo 105mm thu được là hơn 5.500 viên, tương đương 1/3 kho đạn của QĐNDVN, đã bổ sung đáng kể tình trạng thiếu đạn vào cuối chiến dịch.
Cuốn "Nhật ký chiến sự" của Jean Pouget ghi nhận: ""Có tới 50% kiện hàng rơi ngoài bãi thả. Ngày 1-4, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị trí. Ngày 6-4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9-4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả, quân của tôi chỉ thu được có vỏn vẹn... 6 tấn. Ngày 13-4, máy bay C-119 của Mỹ đã "trút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa Việt Minh, coi như tiếp tế đạn cho đối phương!" Ngày 18-4, hơn 30 tấn hàng "rơi lạc" sang trận địa Việt Minh. Ngày 27-4, có tới 70% số dù hàng rơi lạc mục tiêu. Ngày 5-5, hầu hết số hàng do C-119 thả xuống đều rơi xuống trận địa Việt Minh"."
Jean Pouget, sĩ quan giúp việc của Navarre, kể lại rằng: Ngày 16/4, một đoàn 35 lính người Việt do một đại úy Pháp chỉ huy, tải nước đến vị trí Huy–ghét 6 (Việt Nam gọi là cứ điểm 105, phía bắc sân bay Hồng Cúm). Sau khi vượt quãng đường hơn một km, khi tới đích chỉ còn 7 người sống sót, cõng 5 can nước. Tính ra, mất 28 lính để tiếp tế cho mỗi lính trong cứ điểm 1/4 lít nước. Đêm 16 rạng ngày 17/4, muốn ra sông lấy một vài can nước và thu chừng nửa tá hòm quân nhu được thả xuống, hai đại đội phải chiến đấu trong vòng 10 tiếng đồng hồ. Trong "Vài hồi ức về Điện Biên Phủ", Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "“Hàng ngày, ở sở chỉ huy, khi nghe báo cáo số địch chết vì bị bắn tỉa, số lương thực, đạn dược của địch thả dù mà bộ đội ta đã đoạt được, tôi chẳng khỏi nghĩ, chúng ta đang cho kẻ địch nếm những đòn cay đắng nhất”"
Để động viên tinh thần cho lính Pháp ở Điện Biên Phủ, tháng 4 năm 1954, chính phủ Pháp đã thăng quân hàm trước thời hạn cho de Castries, từ Đại tá lên Chuẩn tướng (nhiều tài liệu tiếng Việt ghi là Thiếu tướng). Ngày 15 tháng 4, lúc 16 giờ, một chiếc C-119 bay đến lượn mấy vòng rồi thả xuống một loạt dù, trong đó có một chiếc dù đỏ rơi gần trận địa QĐNDVN. Nó được đưa về trụ sở trung đoàn. Trong hòm toàn những đồ hạng sang như thuốc lá cao cấp, rượu vang trắng Bordeaux (vang Boóc đô) loại đắt tiền, xúc xích bò, áo may ô, lưỡi dao cạo râu, và một lá thư màu hồng của vợ Castries gửi cho chồng nhân dịp ông được thăng lên tướng. Số hàng này được giữ lại và trao cho de Castries sau đó 1 tháng, khi ông ta đã trở thành tù binh. Tại buổi lễ ăn mừng lên chức của De Castries ở Điện Biên thì ông ta được "chào đón" bằng loại rượu vang chua loét đã hết hạn sử dụng từ nhiều ngày trước đó và đi kèm với thái độ thờ ơ, chán ngấy, ghẻ lạnh và có cả thù ghét nữa đến từ đám lính dưới quyền của mình ở Điện Biên.
Cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ càng ngày càng yếu thế cho phía Pháp. Tình cảnh của quân Pháp ngày càng bi đát và đi đến cùng cực. Điện Biên Phủ cho thấy khi bị bao vây cô lập thì một tiền đồn dù mạnh đến đâu rồi cũng sẽ bị tiêu diệt.
Kế hoạch cứu nguy của Hoa Kỳ.
Ngày 20-3, tướng Ely, Tổng Tham mưu trưởng Pháp bay sang Washington nhờ Mỹ chi viện. Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower đã mắc nợ với cử tri Mỹ một lời hứa khi tranh cử là sẽ tạo một không khí hòa dịu trong tình hình quốc tế đang bị đầu độc vì chiến tranh Lạnh giữa Tây và Đông. Nhưng ông ta không thể giữ thái độ thờ ơ trước lời kêu cứu của nhà cầm quyền Pháp. Trong hồi ký "Không có thêm những Việt Nam mới" (No more Vietnams), Tổng thống Nixon viết: ""Đô đốc Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom B-29 ở Philippines mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của Việt Minh. Và đặt ra kế hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim kền kền" (Opération Vautour) nhằm đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ"."
Những phe phái "diều hâu" ở Washington cũng xúc tiến kế hoạch. Ngày 3 tháng 4 năm 1954, Ngoại trưởng Mỹ John Dulles và Đô đốc Arthur Radford họp với 8 nghị sĩ có thế lực trong Quốc hội, thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, phổ biến ý định của Tổng thống muốn có một nghị quyết cho phép sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở Đông Dương. Dulles nhấn mạnh Đông Dương sụp đổ có thể dẫn tới mất toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bị đẩy về quần đảo Hawaii. Nếu Mỹ không giúp Pháp thì hậu quả sẽ là Pháp phải từ bỏ chiến tranh Đông Dương.
Nhưng theo những quan chức Mỹ, nhiệm vụ chính phải được hoàn tất với 3 sư đoàn không quân ném bom, hai ở Okinawa, một ở Clark Field, tổng cộng là 98 siêu pháo đài bay B-29, mỗi chiếc mang 14 tấn bom, phải có thêm 450 máy bay tiêm kích phản lực bảo vệ cho máy bay ném bom.
Ngày 9 tháng 4, tại Washington, Eisenhower họp với Radford, các Tham mưu trưởng ba quân chủng và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối mọi mặt tình hình. Radford là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các vị tham mưu trưởng của Hải quân và Không quân Mỹ tỏ vẻ không muốn dính dán đến cuộc chiến này. Riêng Tham mưu trưởng Lục quân Matthew Ridgway thì lại phản đối quyết liệt. Ridgway viện dẫn sự thất bại thê thảm của Mỹ từ cuộc hành binh "Bóp nghẹt" (Strangle) ở Triều Tiên khi Mỹ mở cuộc hành binh này nhằm mục đích chính là tiêu diệt con đường tiếp tế của Liên Xô và Trung Quốc dành cho Bắc Triều Tiên, để chứng minh sự hạn chế của những hành động bằng không quân trong loại hình chiến tranh này. Ridgway cho rằng những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ binh tốn kém với lối thoát không rõ ràng ở lục địa châu Á.
Ý kiến của Ridgway được nhiều người tán đồng và kế hoạch "Chim kền kền" ngay lập tức bị đình chỉ. Nhưng mười năm sau, cũng tại Việt Nam, nhà cầm quyền Mỹ đã quên đi những kinh nghiệm này.
Đợt 3.
Đợt 3 của chiến dịch diễn ra từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 7 tháng 5, QĐNDVN đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Sau khi lực lượng của Pháp đã trở nên tuyệt vọng, suy kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến đấu, và quân Pháp ở Bắc Bộ cũng đã hết lính dù và lính lê dương (légionnaire) có thể ném tiếp xuống Điện Biên Phủ, QĐNDVN tổ chức đợt đánh dứt điểm các quả đồi phía đông.
Mở đầu kế hoạch đợt 3 là tiếp tục hoàn thành nốt những nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2: tiêu diệt hoàn toàn hai cao điểm A1 và C1, đồng thời đánh chiếm thêm một số cứ điểm ở phía tây và phía đông, thu hẹp thêm nữa phạm vi chiếm đóng của quân Pháp, chuẩn bị cho tổng công kích. Nhiệm vụ được trao cho các đơn vị như sau:
Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định, công binh Việt Nam đào đường hầm từ trận địa tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay trước mũi súng quân Pháp, trong tầm kiểm soát của lựu đạn, khắc phục thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân Pháp phát hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân Pháp tiến xuống cửa hầm, dù phải hy sinh tới người cuối cùng, để bảo vệ bí mật tuyệt đối ý đồ đào hầm.
Tại phía đông, Trung đoàn 98 tiến công cứ điểm C1 lần thứ hai. Thiếu tá Jean Bréchignac, vẫn đặt sở chỉ huy trên "Eliane 4", đã linh cảm trận đánh "Eliane 1" sắp nổ ra. Ngày 1 tháng 5, Bréchignac quyết định đưa Đại đội 3 của Tiểu đoàn Dù Tiêm kích số 2 lên thay thế cho Đại đội Clédic đã bị tiêu hao, đồng thời ra lệnh cho Đại đội 1 sẵn sàng tham gia phản kích.
Ngày 1-5, Đại đội 811 của QĐNDVN đã có 20 ngày đêm phòng ngự tại C1, được lệnh rời khỏi trận địa 200 mét cho hỏa pháo chuẩn bị. Sơn pháo đặt trên đồi D1 nhắm từng hỏa điểm trên C1 bắn phá. Dứt tiếng pháo, tổ bộc phá lập tức mở những hàng rào cự mã ngăn cách, đưa bộ đội xông lên phía "Cột Cờ". Chỉ sau năm phút, QĐNDVN đã chiếm được "Cột Cờ". Lực lượng Dù xung kích của Pháp mới lên tiếp viện bắn xối xả vào khu vực "Cột Cờ". Tuy nhiên, Đại đội 1480 từ phía dưới tiến lên đã kịp thời có mặt, cùng với 811 hình thành hai mũi tiến công chia cắt quân Pháp để tiêu diệt.
Nửa đêm, toàn bộ quân Pháp ở C1 bị tiêu diệt. Dây thép gai và mìn lấy từ trận địa lập tức được trải ra sườn đồi thành một bãi chướng ngại dày đặc, đề phòng quân Pháp phản kích. Sau hơn 30 ngày đêm liên tục chiến đấu, trận đánh tại C1 lúc này đã kết thúc.
ở phía đông sông Nậm Rốm, hai tiểu đoàn 166 và 154 của Trung đoàn 209 tiến công các cứ điểm 505 và 505A ("Dominique 3"). Một đại đội của Tiểu đoàn 6e BPC và những đơn vị lính Algérie, lính Thái tại đây, do Tiểu đoàn trưởng Chenel chỉ huy, chống cự khá quyết liệt. 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5, Trung đoàn 209 tiêu diệt hoàn toàn hai cứ điểm này, chấm dứt sự tồn tại của trung tâm đề kháng "Dominique".
Trên cánh đồng phía tây, trận đánh tiêu diệt cứ điểm 811A ("Huguette 5") của Trung đoàn 88 diễn ra rất nhanh chóng. Với những đường hào đã đào xuyên qua hàng rào cứ điểm, bộ đội bất thần tổ chức xung phong. Toàn bộ đại đội Âu Phi, vừa tới thay quân để tăng cường phòng thủ cứ điểm này, bị diệt gọn trong vòng không đầy 80 phút.
Như vậy, ngay trong đêm đầu của đợt tiến công thứ ba, Pháp đã mất thêm bốn cứ điểm: C1, 505, 505A ở phía đông, và 311A ở phía tây.
Đêm ngày 4 tháng 5, trên cánh đồng phía tây, sau khi tiêu diệt 311A, Đại đoàn 308 tiếp tục đánh 311B ("Huguette 4") ở phía trong. Trung đoàn 36 tiêu diệt 1 đại đội gồm lính lê dương và lính Maroc, đưa trận địa tới gần trung tâm đề kháng "Lili" ("Lilie", từ "Claudine" mới tách ra), tấm bình phong cuối cùng che chở cho Sở Chỉ huy Đờ Cát ở hướng này. Buổi sáng, Pháp phản kích định chiếm lại nhưng thất bại.
Cũng trong ngày 5 tháng 5, Trung đoàn 174 báo cáo đường hầm ở A1 đã hoàn thành. Trong đêm, một tấn bộc phá chia thành những gói hai mươi ký, được đưa vào đặt dưới hầm ngầm Pháp. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1954, Tiểu đoàn 255 của Trung đoàn 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối hôm đó.
Trước giờ G năm phút, các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về A1, nhắm mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và ánh chớp của ngàn cân bộc phá. Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm vang lên, trên đồi A1 có một đám khói lớn phụt lên. Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên, diệt phần lớn Đại đội Dù 2 của Trung úy Edme (Étmơ) đóng ở đây. Nguyễn Hữu An lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Khối bộc phá một tấn đã tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị đánh A1 trong đợt trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của Tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi. Trên đỉnh đồi, lính dù dựa vào chiến hào và công sự đã được củng cố trong thời gian qua ra sức chống đỡ chờ quân viện. Quá nửa đêm, Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của Tiểu đoàn 249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng của quân Pháp.
4 giờ sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, Đại úy Jean Pouget chỉ còn lại 34 lính dù. Quân dù đã sử dụng đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Pouget bị thương nặng và bị bắt. Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.
Đến sáng ngày 7 tháng 5, QĐNDVN đã tiến công tiêu diệt cứ điểm C2, 506, 507, 310F. Các quả đồi phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả dĩ chiếm lại. Tại Mường Thanh, 12 giờ, Langlais triệu tập cuộc họp các chỉ huy tiểu đoàn. Lần này vắng mặt những người chỉ huy dù. Theo kế hoạch Albatross, quân Pháp sẽ mở cuộc phá vây vào 20 giờ ngày hôm nay, mồng 7 tháng 5. Nhưng con đường cách đây ba ngày còn để ngỏ phía nam Junon, đã bị ba đường hào cắt ngang. Chỉ huy các tiểu đoàn lần lượt báo cáo đơn vị mình không ở trong trạng thái thực hiện một cuộc phá vây mà họ tin là khó sống sót. Những người dự họp đều nhận thấy: dù có hy sinh phần lớn quân rút chạy, cũng khó giúp cho một nhóm người thoát khỏi thung lũng. Cuộc tiến công của những người lính kiệt sức nhắm vào những vị trí được đối phương bảo vệ vững chắc, sẽ là một hành động tự sát.
Đúng 3 giờ chiều, các đại đoàn được lệnh: ""Không cần đợi trời tối, lập tức mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Đơn vị phía đông đánh thẳng vào khu vực trung tâm, đơn vị phía tây giáp công sang, cùng tiến vào Sở chỉ huy của địch. Phải đánh thật mạnh, bao vây thật chặt, không để cho Đờ Cát hoặc bất cứ tên địch nào chạy thoát"."
QĐNDVN tổng tiến công trên khắp các mặt trận. Quân Pháp đã sức tàn lực kiệt, rệu rã kéo cờ quyết định đầu hàng. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật thuộc trung đoàn Hoàng Cầm lập tức dẫn Đại đội 360 luồn dưới làn đạn của những khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân Pháp hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật nhảy lên mặt đất, dùng một lính bảo an người Việt dẫn theo đường tắt tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của de Castries. Các đài quan sát báo cáo về: "Quân ta từ ba phía đang đánh vào khu trung tâm, 312 từ phía đông tiến qua cầu Mường Thanh, 308 từ phía tây mở đường qua sân bay, và từ phía tây nam mở đường vào Lili, hướng về sở chỉ huy của Đờ Cát. Quân địch chỉ chống cự lẻ tẻ."
Lúc đó, Đại đội 360 chỉ còn 5 người: Tạ Quốc Luật, Hoàng Đăng Vinh, Bùi Văn Nhỏ, Nguyễn Văn Lam và Đào Văn Hiếu. Khoảng 17 giờ, sau khi dùng thủ pháo tiêu diệt tổ bảo vệ ở phòng ngoài sát cửa ra vào, 5 chiến sĩ vượt qua gian hầm thứ 2, tiến vào gian hầm giữa khá rộng có tướng de Castries và các sĩ quan Pháp đang ở đấy. Tạ Quốc Luật nói bằng tiếng Pháp, đại ý: ""Các ông hàng đi. Các ông thua rồi. Các ông phải ra lệnh cho các ổ đề kháng bỏ súng, đầu hàng và điện về Hà Nội không cho máy bay ném bom xuống Điện Biên nữa"."
Sau đó, nhóm chiến sĩ dẫn giải tù binh lên khỏi hầm, đi về phía cầu Mường Thanh rồi bàn giao cho Nguyễn Thăng Bình - Trung đoàn phó Trung đoàn 209 - trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 130. 5 giờ 30 chiều, Đại đoàn 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng Đờ Cát"
Cụm phân khu Nam Hồng Cúm mưu toan chạy sang Lào nhưng bị các đơn vị QĐNDVN đuổi theo, tất cả đã bị bắt không đi thoát. Gần 11.000 quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đều bị bắt làm tù binh. Chỉ có một số ít lính Pháp may mắn được giải cứu bằng cách chạy vào rừng (4 lính Châu Âu và 40 lính Thái nhảy xuống sông và băng rừng sang Lào, một trung đội từ các kíp lính xe tăng đã đi 160 km đường rừng trong 20 ngày, 3 lính tăng và 1 lính dù từ cứ điểm Isabelle trốn thoát khỏi trại tù binh và băng rừng trong 5 ngày).
Kết quả trận đánh.
Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16.000 người, họ đã không thể nào lật ngược được thế cờ. Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 tới 2.293 người chết, 5.240 tới 6.650 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Toàn bộ 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội Quân đội Quốc gia Việt Nam bị Việt Minh tiêu diệt. Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706, gồm 1 chuẩn tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá. Thiệt hại về phía Mỹ là 2 phi công chết và 1 bị thương.
Về không quân, Pháp bị tổn thất 59 phi cơ bị phá hủy (38 chiếc bị bắn rơi, 21 chiếc bị phá hủy khi đậu trên sân bay), trong đó có 3 máy bay khác bị phá hủy trước ngày 13 tháng 3 năm 1954, ngoài ra còn có 2 trực thăng cũng bị phá hủy. Ngoài số máy bay bị phá hủy, còn có 186 phi cơ khác bị hư hại ở các mức độ khác nhau. Phía Mỹ có 1 vận tải cơ hạng nặng C-119 bị bắn rơi. Về vũ khí, Pháp mất toàn bộ trang bị vũ khí, xe tăng và pháo binh ở Điện Biên Phủ. Phía QĐNDVN thu giữ 2 chiếc xe tăng M24 Chaffee, 28 khẩu đại bác và súng cối các loại, 5.915 khẩu súng bộ binh các loại (súng cá nhân và súng cộng đồng), 20.000 lít xăng dầu cùng rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng khác.
Thiệt hại về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hồ sơ quân y của Việt Nam là 4.020 người chết, 9.691 người bị thương, và 792 mất tích. Hiện nay tại Điện Biên Phủ, có 3 nghĩa trang liệt sĩ trận này là nghĩa trang phía gần đồi Độc Lập, nghĩa trang gần đồi Him Lam và nghĩa trang gần đồi A1, mỗi nghĩa trang lần lượt có 2.432, 896 và 648 ngôi mộ, tổng cộng là 3.976 ngôi mộ. Do một trận lũ lớn vào năm 1954 cuốn trôi các bia mộ nên 3.972 mộ đều là liệt sĩ vô danh. Chỉ có 4 ngôi mộ được đặt riêng biệt là mộ của các anh hùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Trần Can là còn biết được tên tuổi cụ thể (xem thêm Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ).
Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen: "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để giành độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn..."
Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến gặp và chúc mừng Bộ Tổng Tham mưu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại đây, bằng kinh nghiệm chính trị, ông đã nói một câu chúc mừng kèm dự đoán chính xác: ""Chúc mừng chú [Võ Nguyên Giáp] thắng trận. Nhưng đừng chủ quan, còn phải đánh với Mỹ nữa. Sớm muộn gì chúng cũng sẽ nhảy vào Đông Dương thế chỗ Pháp"." Quả nhiên như lời chủ tịch Hồ Chí Minh nói, chỉ mất chưa đầy 1 năm, Mỹ đã chính thức nhảy vào Việt Nam thay thế cho Pháp.
Ảnh hưởng quốc tế của trận đánh.
Đối với thực dân Pháp, trận này là một thất bại thảm hại và bất ngờ. Mặc dù đã chiến đấu nhiều năm và về sau còn được Hoa Kỳ trợ giúp đắc lực, Pháp đã không thể bình định Việt Nam. Thảm bại này khiến cho họ không còn nhân lực và ý chí để mà tiếp tục ứng chiến. Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Dù đã áp dụng kỹ nghệ "Chiến tranh hiện đại", Pháp đã không thể nào tránh khỏi những biến cố này. Nhiều sĩ quan nổi giận trước thất bại chính trị và quân sự này và họ lại đổ tội cho các chính trị gia, giống như hồi bị Đức đánh bại năm 1940.
Sau này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Marcel Bigeard, nguyên là Trung tá phó Chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sang thăm Việt Nam năm 1993, nhìn lại chiến trường cũ, đã có một câu với một nhà quay phim nước ngoài: "Nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh". Còn tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp rằng: ""Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc"."
Chỉ huy phó của Tập đoàn cứ điểm, Đại tá Pierre Langlais cũng viết trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ của ông rằng: ""Ở Điện Biên Phủ, nếu người ta muốn nhìn thẳng vào sự thật, thì ắt phải thấy rằng viện trợ cho Việt Minh chỉ là một giọt nước đặt bên cạnh dòng thác vật tư của Mỹ đổ vào cho người Pháp chúng ta"." Nhà báo Pháp Giuyn Roa khẳng định: "Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng Navarre mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200, 300 kg hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilông. Cái đã đánh bại tướng Navarre không phải bởi các phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương..."
Trận Điện Biên Phủ được coi là một trong những trận đánh được phân tích tỉ mỉ nhất trong lịch sử. Thắng lợi quyết định của lực lượng Việt Minh dưới quyền Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch ác liệt đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh Đông Dương, chính trận chiến này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia thuộc địa đầu tiên dùng vũ lực buộc quân đội một nước phương Tây rút về nước, giành được độc lập, được xem là một đòn giáng mạnh vào nước Pháp nói riêng và thế giới phương Tây nói chung. Theo cuốn "The French Secret Services" của sử gia Douglas Porch, thảm bại Điện Biên Phủ đã "thay đổi diễn biến lịch sử Pháp" và sánh vai với các thất bại trước kia của Pháp dưới quyền tướng Joseph Joffre (1914) và Maurice Gamelin (1940).
Được chiến thắng của người Việt Nam cổ vũ, các khu vực thuộc địa ở châu Phi cũng đồng loạt nổi dậy. Nhiều người đã ăn mừng tại các vùng thuộc địa Pháp, từ Algiers (Algeria), qua Dakar (Senegal) đến Tananarive (Madagascar). 4 ngày sau thất bại của Pháp, nghị sỹ Pháp Christian Fouchet bày tỏ lo ngại: "“Khắp nơi tại Liên hiệp Pháp, những tiếng xì xào âm ỉ làm trái tim của một số người lo sợ và làm kích động một số khác”". Tại Ma-rốc, ở Casablanca xuất hiện những tấm bưu thiếp có ghi: "“Casablanca, Điện Biên Phủ của người Pháp”". Còn tại Tuynidi, khi ăn mừng tại các khu phố bình dân, nơi người ta phục vụ một món ăn đặc biệt mang tên "“Tagine Điện Biên Phủ”". Chỉ 3 tháng sau trận Điện Biên Phủ, nhân dân Algérie, thuộc địa lớn nhất của Pháp đã nổi dậy đòi độc lập, nửa năm sau lại đến các nước Maroc và Tuynidi, hàng chục nước thuộc địa khác cũng nổi dậy trong vài năm sau đó. Đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước thuộc địa. Qua đó, đại thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh là một thảm họa đánh dấu cho thất bại hoàn toàn của Pháp trong việc tái xây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tổng thống lâm thời nước Cộng hòa Algeria Ben Youcef Ben Khedda sau này nhận định: "“Ngày 7/5/1954, quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc đạo quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam phải chịu thảm họa Điện Biên Phủ nhục nhã. Thất bại này của Pháp xảy ra như một khối thuốc nổ mạnh tác động tới những người tin rằng lựa chọn nổi dậy trong thời gian ngắn từ nay là giải pháp duy nhất, chiến lược khả dĩ duy nhất"". Năm 1962, trong lời đề tựa cuốn "Đêm thực dân" (La Nuit Coloniale), nhà lãnh đạo giải phóng dân tộc Ferhat Abbas, sau này trở thành tổng thống đầu tiên của Algerie, đã viết: "“Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng quân sự. Đó là khẳng định của người dân châu Á và châu Phi trước người châu Âu. Đó là xác nhận về nhân quyền quy mô toàn cầu. Tại Điện Biên Phủ, nước Pháp đã đánh mất sự hiện diện hợp lý duy nhất, đó là lý lẽ của kẻ mạnh”". Năm 2013, Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - đã gọi Võ Nguyên Giáp là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng kết:
Tù binh Pháp.
Theo Jane Hamilton-Merritt, thì vào ngày 8 tháng 5, sau khi Việt Minh kiểm tra số tù binh thì có 11.721 binh lính quân đội Liên hiệp Pháp đã bị bắt, trong đó 4.436 người đã bị thương, số còn lại cũng đã suy kiệt nặng về sức khỏe do thiếu ăn, thiếu ngủ và bị bệnh truyền nhiễm. Đây là số lượng tù binh lớn nhất Việt Minh từng bắt giữ: 1/3 số tù binh bị bắt trong cả cuộc chiến.
Người phụ trách y tế là Thiếu tá, bác sĩ phẫu thuật Grauwin nói với tướng Giáp: "Thương binh chúng tôi còn nhiều, họ nằm rải rác ở các hầm. Các ông bắn ác liệt quá, không thể chuyển được, ùn lại khoảng 600-700 người. Toàn là thương binh nặng các hướng dồn về, còn số thương binh vừa và nhẹ nằm ở các đơn vị tôi không rõ số lượng, nhưng biết họ đang ở trong tình trạng vô cùng tồi tệ, có thuốc cũng khó cứu nổi. Phòng mổ cũng là nơi chứa thương binh. Trời mưa, hầm nào cũng bùn lầy ứ đọng, thương binh phải nằm 2-3 tầng. Vệ sinh tệ hại, xin các ông giúp đỡ họ". Hồ Chủ tịch đã chỉ thị: "Hãy cứu chữa và săn sóc họ. Vì họ là người thua trận..."
Trong số 11.721 tù binh, có 858 lính Pháp bị thương nặng và 1 nữ y tá đã được trao trả ngay cho Hội Chữ thập Đỏ, số còn lại được dẫn về các trại tù binh. Howard R. Simpson, phóng viên của Mỹ, cũng viết trong sách của mình rằng một số tù binh chiến tranh khi trở về cho biết ""họ phải ăn uống rất kham khổ, đó là sự thật, nhưng khi nhìn lại thì thấy bộ đội Việt Nam ăn uống còn khổ hơn"." Theo Võ Nguyên Giáp thì họ rất xúc động vì nước Việt Nam trong điều kiện còn thiếu thốn như thế mà vẫn chăm sóc tù binh chu đáo, đối xử với họ rất nhân đạo. Có hơn một vạn tù binh đã ký tên vào bản đề nghị chấm dứt chiến tranh gửi hội nghị Genève.
Tuy nhiên, trên đường hành quân về hậu phương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách Điện Biên Phủ 600 km, họ xuyên rừng, lội suối, đi bộ hơn 30 km mỗi ngày, qua những con đường mới làm. Đoàn tù binh bị hao hụt dần vì bị máy bay của Pháp dội bom xuống hằng ngày, bệnh tật thường xuyên hoành hành đặc biệt là sốt rét, kiết lỵ, thương hàn, ghẻ lở do lính Pháp đã sống trong điều kiện mất vệ sinh quá lâu. Khẩu phần ăn tương đương với bộ đội Việt Minh vẫn không đủ với thể trạng to lớn của người Âu-Phi. Một lính Việt Minh ăn một nắm cơm bằng một bát tô (bát ô-tô) là đủ no nhưng lính Pháp ăn 3 hoặc 4 nắm như thế vẫn chưa no. Trong số 7.573 tù binh bị dẫn về hậu phương có 3.290 người (phần lớn mang quốc tịch Pháp) được trả tự do, số còn lại chết vì nhiều lý do.
Số tù binh ở Điện Biên Phủ gồm nhiều quốc tịch khác nhau, được gọi là đơn vị lính lê dương người nước ngoài (légion Etrangère), trong đó có nhiều người là dân các nước thuộc địa Pháp ở Bắc Phi, Trung Phi, cả người Trung Âu (Đức, Áo…) trong đó lính Đức chiếm đến 80% lực lượng lê dương tại Đông Dương mà phần lớn được tuyển mộ từ lực lượng tù binh phát xít Đức. Số tù binh này được bố trí những cuộc nói chuyện, trao đổi ý kiến ở những giờ gọi là "lớp học" về chủ nghĩa thực dân. Một số sau khi trở về Tổ quốc đã chiến đấu chống Pháp để giành lại độc lập cho quê hương.
Ngoài số tù binh là lính lê dương Pháp, QĐNDVN cũng bắt được 3.091 lính bản xứ người Việt phục vụ cho Pháp (Quân đội Quốc gia Việt Nam). Số tù binh này một phần trở về quê quán, phần khác lại theo Pháp tập kết vào Nam tiếp tục phục vụ. Có người trở thành chỉ huy cao cấp trong tổ chức hậu thân là Quân lực Việt Nam Cộng hòa, như Phạm Văn Phú (sau này trở thành thiếu tướng của Việt Nam Cộng hòa).
Trong văn hóa đại chúng.
Trận Điện Biên Phủ là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng như các bài hát "Hò kéo pháo", "Chiến thắng Điện Biên", "Qua miền Tây Bắc"... hay bài thơ "Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên" của nhà thơ Tố Hữu có những đoạn đã trở nên rất quen thuộc với từng chiến sĩ Điện Biên:
""Hoan hô chiến sĩ Điện Biên<br> Chiến sĩ anh hùng, đầu nung lửa sắt<br> 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt<br> Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn!<br>...Những bàn tay xẻ núi lăn bom<br> Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện<br> Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến<br>…Dù bom đạn xương tan thịt nát<br> Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…"<br>Chín năm làm một Điện Biên<br>Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng...""
Điện ảnh Việt Nam có những bộ phim lấy bối cảnh trận đánh, tiêu biểu là 2 phim "Hoa ban đỏ" và "Giải phóng Điện Biên". Điện ảnh Pháp cũng làm một bộ phim sử thi về trận đánh này.
Cuối năm 2011, công ty Emobi Games (nay được đổi tên thành HIKER GAMES Việt Nam) đã thành công trong việc làm ra một tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) đồ họa cao đầu tiên và gần như duy nhất của Việt Nam là 7554 lấy cảm hứng từ chiến dịch này. Chỉ trừ 3 màn chơi đầu và màn chơi thứ 9 ra thì các màn chơi còn lại của game đều miêu tả một cách rất sống động và cực kì rõ nét về chiến dịch này.
Ngoài ra, cũng xuất hiện bộ tem "Chiến thắng Điện Biên Phủ" (1954) do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ.
Tham khảo.
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Pháp |
7,322 | 827006 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7322 | Điện Biên | Điện Biên là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ của Việt Nam, gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ và lễ hội hoa ban. Tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Điện Biên Phủ.
Tên gọi.
Tên gọi Điện Biên là phiên âm Hán Việt của "奠邊", do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên. "Điện" nghĩa là vững chãi, "Biên" nghĩa là vùng biên giới, biên ải, "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chãi. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Địa lý.
Điện Biên nằm ở rìa phía Tây khu vực Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh có tọa độ địa lý từ 20°54’ đến 22°33’ vĩ độ Bắc và từ 102°10' đến 103°36' kinh độ Đông. Tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, giáp tỉnh Sơn La về phía Đông và Đông Bắc, giáp tỉnh Lai Châu về phía Bắc, giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc về phía Tây Bắc, giáp các tỉnh Phôngsali và Luang Prabang của Lào về phía Tây và Tây Nam.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km với đường biên giới tiếp giáp với Lào là 360 km và đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 40,86 km.
Địa hình.
Điện Biên có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800 m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085 m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh (1.886 m). Ở phía Tây có các điểm cao 1.127 m, 1.649 m, 1.860 m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong cả tỉnh. Trong đó, cánh đồng Mường Thanh được tạo thành từ thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150 km², là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh Điện Biên và cả khu vực Tây Bắc.
Địa chất.
Điện Biên có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và cấu trúc kiến tạo phức tạp. Sau pha ổn định về địa chất kiến tạo tương đối vào thế Pliocen và kỷ Đệ Tứ, địa hình núi phân cách được thiết lập. Do nâng cao các dòng chảy diễn ra quá trình đào xẻ lòng làm cho các thung lũng sông ngày càng sâu với các sườn dốc từ 300–400 m và các vách dốc đứng, nhiều thác ghềnh.
Thổ nhưỡng.
Đất đai ở Điện Biên phần lớn thuộc nhóm đất đỏ vàng (629.806,26 ha), nhóm đất đen, cùng với một diện tích lớn đất phù sa (12.622,13 ha) nằm tại vùng thung lũng Mường Thanh,
Các đứt gãy.
Điện Biên là nơi giao nhau của một số đứt gãy sâu phân đới: Đứt gãy sông Đà, đứt gãy sông Mã, đứt gãy Điện Biên – Lai Châu và đứt gãy Sơn La. Trong đó đứt gãy Lai Châu – Điện Biên hoạt động tách giãn mạnh, tạo ra sụt lún dạng địa hào và nâng mạnh ở hai bờ đông tây, mật độ dập vỡ vỏ Trái Đất cũng tăng cực đại. Những yếu tố trên đã tạo ra các khu vực trượt lở và lũ bùn đá điển hình, là nguyên nhân gây ra các hiện tượng như lũ lụt, động đất. Các đứt gãy này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phân bố khoáng sản ở Điện Biên.
Khoáng sản.
Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, sắt, chì, kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân, v.v.. Trong đó, trữ lượng về than, vật liệu sản xuất (xi măng) và nguồn nước khoáng có thể được khai thác với quy mô lớn; còn lại là trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh. Hiện nay có khoảng 83 mỏ, điểm mỏ khoáng sản và biểu hiện khoáng sản ở Điện Biên. Nguồn than mỡ thường phân bố ở khu vực huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; khoáng sản thuộc các nhóm vật liệu xây dựng thông thường, chì và kẽm ở huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa; sắt, đồng, antimon ở huyện Mường Chà; vàng ở huyện Điện Biên Đông, đá vôi ở huyện Điện Biên.
Khí hậu.
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa nhưng kết thúc khá sớm và không có hiện tượng thời tiết mưa phùn và nồm ẩm như các tỉnh, thành ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường; chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nét đặc trưng khí hậu ở tỉnh là sự phân hóa đa dạng theo dạng địa hình và theo mùa. Điện Biên cũng là tỉnh có biên độ nhiệt trung bình ngày và đêm cao nhất cả nước.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 °C đến 23 °C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14 °C đến 18 °C). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 đến tháng 9 (25 °C) chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500 m. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần qua các thập niên. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1350 mm đến 2200 mm phân bố không đều giữa các địa phương và bị giảm sút mạnh về tổng lượng mưa hàng năm từ những thập niên 70 - 80 trở lại đây, thường tập trung theo mùa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 sớm hơn các tỉnh có vĩ độ thấp, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 77 đến 90%. Điện Biên có nhiều nắng, khoảng từ 1850 đến 2150 giờ/năm và từ 115 đến 215 giờ/tháng. Các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6 và tháng 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8 và tháng 9.
Chế độ nhiệt ở Điện Biên phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa hình. Do vị trí nằm khuất sau dãy núi Hoàng Liên Sơn nên không khí lạnh của khối khí lạnh di chuyển đến đây phải đi theo thung lũng sông Đà ngược lên, trên đường di chuyển khối khí này bớt lạnh đi, vì vậy chế độ nhiệt mùa đông của Điện Biên ấm và khô hơn so với Đông Bắc. Tuy nhiên do địa hình tương đối kín nên mỗi khi có đợt lạnh tràn về với cường độ mạnh thì không khí lạnh được giữ lại khá lâu, tạo nên đợt lạnh kéo dài nhiều ngày.
Nhiệt độ thấp kỷ lục ở Điện Biên là -4.2 °C vào 6 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2016 (trạm Pha Đin)
Thủy văn.
Nguồn nước ở Điện Biên rất phong phú với ba hệ thống sông lớn đi qua, bao gồm hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Mã và sông Mê Công. Sông ngòi trong tỉnh thường có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh – đặc biệt là các sông thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm – nên có tiềm năng phát triển thủy điện. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.
Sông Đà ở Điện Biên có năm phụ lưu chính là Nậm Ma (dòng chính dài 63 km), Nậm Bum (dòng chính dài 36 km), Nậm Pồ (dòng chính dài 103 km), Nậm Mức (dòng chính dài 86 km) và Nậm Muôi (dòng chính dài 50 km). Tổng diện tích các lưu vực khoảng 5300 km², chiếm 55% diện tích tự nhiên của tỉnh. Sông Đà chảy qua huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay.
Đối với sông Mã thì có hai phụ lưu chính là sông Nậm Húa (dòng chính dài 62,5 km) và suối Lư (dòng chính dài 39 km). Tổng diện tích các lưu vực 2550 km² và là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh.
Trong khi đó, hệ thống sông Mê Kông có diện tích lưu vực ít hơn là 1650 km² với hai nhánh chính là sông Nậm Rốm và Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ đến Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà chảy theo hướng từ nam sang bắc, sau đó chuyển sang hướng từ đông sang tây và gặp sông Nậm Rốm ở Điện Biên Phủ rồi chảy sang Lào.
Toàn tỉnh có hơn 10 hồ và hơn 1000 sông, suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều, đáng chú ý là hồ Pá Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe và suối khoáng nóng Uva. Nguồn nước ngầm của tỉnh được tập trung chủ yếu ở các thung lũng lớn như huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Dù có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng hiện nay mới chỉ thực hiện một số mũi khoan thử nghiệm, chưa đi vào khai thác.
Hành chính.
Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 129 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường, 5 thị trấn và 115 xã.
Lịch sử.
Thời thượng cổ.
Vào thế kỷ thứ 6–7 ở vùng Vân Nam (Trung Quốc), quốc gia Nam Chiếu ra đời. Sau đó, những cuộc tranh chấp giữa Nam Chiếu và các tộc người khác thường xuyên diễn ra, khiến cho cả vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương bất ổn định. Thời kỳ này đất Mường Thanh cũng trải qua nhiều biến động lớn.
Đến thế kỷ 9–10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo, v.v.. Đến thế kỷ 11–12, người Tày Đăm (Thái đen) theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên).
Thời Bắc thuộc.
Vào thời kỳ Bắc thuộc, Điện Biên thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Vào đời Lý, đất Điện Biên nằm trong hạt châu Lâm Tây; vào đời Trần, Điện Biên thuộc lộ Đà Giang, cuối thời Trần là trấn Thiên Hưng; thời Minh thuộc lại chia làm 2 châu Gia Hưng và Quy Hoá. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập, bao gồm ba phủ: Quý Hóa, Gia Hưng, An Tây. Mặc dù vậy, các thủ lĩnh người Lự cơ bản vẫn làm chủ Mường Thanh. Từ 1466 về sau, Lê Thánh Tông đặt làm 12 thừa thừa tuyên, trong đó Hưng Hóa bao gồm 3 phủ, 4 huyện và 17 châu. Năm 1831, Minh Mạng đổi thành tỉnh Hưng Hóa, tỉnh lị đặt ở thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông (nay thuộc Phú Thọ).
Thời Pháp thuộc.
Thời Pháp thuộc, Hưng Hóa được chia thành các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và tách một số huyện nhập vào Phú Thọ. Năm 1890, thực dân Pháp mới đặt được ách cai trị ở Lai Châu (bao gồm Điện Biên và Lai Châu ngày nay). Lai Châu trừ Phong Thổ thuộc Đạo quan binh thứ Tư, trực tiếp nằm trong khu quân sự Vạn Bú. Ngày 28 tháng 6 năm 1909, ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu, nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, Phủ Điện Biên (nay là Điện Biên Phủ) trở thành trung tâm điều hành, hành chính phía của khu vực phía nam tỉnh Lai Châu. Năm 1954, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Navarre đã đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên Phủ với ý đồ xây dựng căn cứ chiến lược quân sự, khống chế và thôn tính Đông Dương và phía Nam Trung Quốc, phía bắc Lào.
Sau năm 1954.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – được coi là "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến. Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, trung ương đã quyết định lập khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái - Mèo theo Nghị quyết của Quốc hội vào ngày 29 tháng 4 năm 1955. Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Ngày 27 tháng 9 năm 1962, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã quyết định thành lập lại 3 tỉnh Sơn La, Nghĩa Lộ và Lai Châu. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ, Phong Thổ và thị trấn Lai Châu.
Từ năm 1962 đến năm 1994, thị trấn Lai Châu sau này là thị xã Lai Châu là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu.
Ngày 18 tháng 4 năm 1992, theo quyết định số 130/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, thành lập thị xã Điện Biên Phủ và di chuyển tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu về thị xã Điện Biên Phủ.
Ngày 14 tháng 1 năm 2002, thành lập huyện Mường Nhé trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các huyện Mường Tè và Mường Lay.
Ngày 26 tháng 9 năm 2003, thành lập thành phố Điện Biên Phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Điện Biên Phủ.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra nghị quyết chia tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Tỉnh Điện Biên chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, đổi tên thị xã Lai Châu thành thị xã Mường Lay, đổi tên huyện Mường Lay thành huyện Mường Chà.
Ngày 14 tháng 11 năm 2006, thành lập huyện Mường Ảng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Tuần Giáo.
Ngày 25 tháng 8 năm 2012, thành lập huyện Nậm Pồ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các huyện Mường Nhé và Mường Chà.
Tỉnh Điện Biên có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện như hiện nay.
Kinh tế.
Kinh tế Điện Biên thuộc nhóm trung bình. Điện Biên là một trong những tỉnh gặp khó khăn, do địa hình đồi núi chia cắt nên nông nghiệp không phải là thế mạnh của Điện Biên. Hiện nay tỉnh đang chú trọng vào công nghiệp và du lịch. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2020, tỉnh Điện Biên xếp ở vị trí thứ 46 trên 63 tỉnh thành. Năm 2018, Điện Biên xếp thứ 60 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) với 15.750 tỉ đồng (0,684 tỉ USD), xếp thứ 61 về GRDP bình quân đầu người với 27,31 triệu đồng (1.186 USD), đứng thứ 49 về tốc độ tăng trưởng GRDP với 7,15%.
Dự ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP theo giá so sánh năm 2016 đạt 9223,2 tỷ đồng. Trong đó: khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,56%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,07%; dịch vụ tăng 8,64%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng xác định, trong đó: khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,77%, giảm 1,08%; công nghiệp – xây dựng chiếm 25,29%, tăng 0,03%; dịch vụ chiếm 48,48%, tăng 1,04% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 22,31 triệu đồng/người/năm, tăng 7,87% so với năm 2015.
Nông nghiệp.
Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chính là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp ở Điện Biên phát triển. Tuy nhiên, các vụ rét đậm, rét hại vào mùa đông lại cản trở sự phát triển của cây trồng và vật nuôi. Điện Biên có 9 trang trại: 5 trang trại trồng trọt, 2 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại nuôi trồng thủy sản và 1 trang trại khác. Tổng sản lượng lương thực của tỉnh Điện Biên ước đạt 253622 tấn; tổng số gia súc toàn tỉnh ước đạt 550600 con.
Diện tích gieo cấy lúa năm 2016 đạt 500,98 km², tăng 1,32%; năng suất bình quân đạt 35 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 175119 tấn, tăng 0,17% so với năm 2015. Diện tích gieo trồng ngô ước đạt 29.977 ha, tăng 0,8%; năng suất bình quân ước đạt 26,19 tạ/ha; sản lượng đạt 78503,44 tấn, tăng 3,03% so với năm 2015.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi trong tỉnh ước tính đến hết năm 2016: tổng số trâu có 129640 con, tăng 2,9%; tổng số bò có 53564 con, tăng 5,72%; tổng số lợn có 374350 con, tăng 5,28% so với năm 2015.
Công nghiệp.
Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp ở Điện Biên tăng cao so với cùng kỳ năm 2015 như: điện, gạch xây, đá xây dựng, xi măng, trang in offset; một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp đạt thấp như: than sạch, gạch xây dựng.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 ước đạt 2235,22 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2015. Trong đó: công nghiệp khai thác đạt 107,97 tỷ đồng, tăng 1,38%; công nghiệp chế biến đạt 1798,94 tỷ đồng, tăng 5,32%; sản xuất, phân phối điện đạt 286,79 tỷ đồng, tăng 46,26%; cung cấp nước và xử lý rác thải đạt 41,52 tỷ đồng, tăng 8,99% so với năm 2015.
Xã hội.
Dân cư.
Tính đến năm 2021, dân số của tỉnh Điện Biên là 625.100 người với mật độ dân số là 66 người/km². Trong đó, dân số nam là 317.400 người và dân số nữ là 307.700 người; dân số thành thị đạt 95 nghìn người và dân số nông thôn đạt 530.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 2019 là 2 ‰. Năm 2019, Điện Biên có 134.273 hộ gia đình với 24.646 hộ ở thành thị và 109.627 hộ ở nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 30%.
Theo cuộc điều tra dân số năm 2019, tỉnh Điện Biên có 42 dân tộc sinh sống bao gồm: Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày, Nùng, Mường... Trong đó, dân tộc Mông là dân tộc có dân số đông nhất với 228.279 người, chiếm 38,1% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông xếp thứ hai với 213.714 người, chiếm 35,6% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh có dân số đông thứ ba với 104.061 người, chiếm 17,3% dân số tỉnh.
Y tế.
Các hoạt động y tế, chương trình mục tiêu Y tế được duy trì và triển khai có hiệu quả theo kế hoạch, chất lượng công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh Điện Biên từng bước được nâng lên. Tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Ước cả năm tổng số lượt khám bệnh ước đạt trên 1.000.000 lượt người, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 103.800 lượt và trên 6500 bệnh nhân điều trị ngoại trú, Công suất sử dụng giường bệnh đạt 112%. Tuy nhiên, vì Điện Biên là tỉnh miền núi, 90% dân số là đồng bào các dân tộc ít người, sinh sống chủ yếu ở các bản vùng cao nên điều kiện khám, chữa bệnh vẫn còn nhiều hạn chế về chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh.
Giáo dục.
Toàn tỉnh Điện Biên có tổng cộng 517 trường học; trong đó có 333 trường phổ thông, bao gồm: 176 trường tiểu học, 124 trường trung học cơ sở, 21 trường trung học phổ thông, 1 trường phổ thông cơ sở và 1 trường trung học. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Phương pháp dạy học tiếp tục được đổi mới theo hướng tích cực hóa, phát huy khả năng sáng tạo, hứng thú học tập, tạo điều kiện để mọi học sinh bộc lộ khả năng và năng lực của bản thân. Tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ở Điện Biên vẫn còn rất nhiều khó khăn gồm có cơ sở vật chất thiếu thốn hay đường đến trường gặp trở ngại.
Tỉ lệ dân số biết chữ ở Điện Biên là 73,1%; số nam biết chữ nhiều hơn số nữ và ở thành thị nhiều hơn nông thôn.
Tôn giáo và tín ngưỡng.
Theo số liệu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau với 60.668 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 57.920 người, tiếp theo là Công giáo có 2.672 người, Phật giáo có 73 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tính đến năm 2019, Điện Biên là một trong những địa phương có số dân theo đạo Công giáo thưa nhất miền Bắc Việt Nam với 2.672 tín hữu, chiếm 0,4% dân số toàn tỉnh và cũng là địa phương có số dân theo đạo Tin Lành đông nhất miền Bắc Việt Nam với hơn 50.000 tín hữu. Số dân còn lại đa số thì không theo tôn giáo nào cả.
Du lịch.
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (Mường Phăng); các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; các đồi A1, C1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (hầm Đờ-cát Tơ-ri). Một điểm đến thu hút khách du lịch khác là thành Bản Phủ – đền thờ Hoàng Công Chất.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng có các công trình kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2004 tại đồi D1 nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành vào ngày 5 tháng 5 năm 2014 tại thành phố Điện Biên Phủ, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, Điện Biên còn có rất nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (huyện Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông…
Theo số liệu của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Điện Biên, lượng khách du lịch đến Điện Biên 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 490 nghìn lượt, tăng hơn một nửa so với cùng kỳ 2017. Trong đó, khách quốc tế đạt 94 nghìn lượt, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 643,7 tỷ đồng, tăng gần một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Văn hóa.
Ẩm thực.
Điện Biên có nền ẩm thực ít nhiều chịu ảnh hưởng của ẩm thực vùng Tây Bắc. Ngoài các món ăn phổ biến như phở, bánh cuốn, bún chả...; Điện Biên cũng có không ít các món ăn đặc sản phong phú và đa dạng.
Gạo Điện Biên gồm hai loại cơ bản là IR64 (gạo tám Điện Biên) và Bắc thơm số 7 (gạo tám thơm Điện Biên) với hàng chục nghìn tấn gạo được sản xuất mỗi năm trên cánh đồng Mường Thanh. Gạo được chế biến và đóng gói tại tỉnh Điện Biên. Gạo tám Điện Biên có hạt nhỏ, căng bóng, màu đục; cơm dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm. Cơm lam, vốn là món ăn để mang đi nương hay đi rừng, được nấu bằng ống tre, với nguyên liệu thường là gạo nếp nương. Một biến thể khác của món này là món cơm lam ngũ sắc, có năm màu sắc khác nhau. Sâu chít cũng là một sản vật phổ biến ở đây, thường dùng để ăn, nấu cháo hoặc ngâm rượu, được tiêu thụ mạnh ở vùng xuôi. Các loại gia vị đặc trưng ở đây gồm hạt mắc khén, chẳm chéo và hạt dổi. Tỉnh còn có nhiều món ăn đặc sản khác như: thịt trâu gác bếp, vịt om hoa chuối, khẩu xén, nậm pịa, xôi chim, pa pỉnh tộp,…
Danh sách ẩm thực ở Điện Biên.
Pa tỉnh tộp, gà nướng mắc khén, rượu mông pê Tủa Chùa, táo mèo Pha Đin, bánh chưng đen Huổi Só, lạp xưởng hun khói, ngô nếp tím Điện Biên, canh bon, long nhãn Pom Lót, mận Phiêng Ban, xôi nếp nương, chè tuyết Sín Chải, bắp cải cuốn nhót xanh, gà đen Tủa Chùa, dưa mèo, bún khô Thanh An, rau thối, lợn đen mười bốn vú Mường Lay, sâu chít - rượu sâu chít, hạt dổi, mắc khén, chẳm chéo, khẩu xén Mường Lay, khoai sọ Tủa Chùa, thịt lợn hấp lá chuối, gạo tám thơm Điện Biên, măng riềng, hoa đu đủ đực, bánh đa Hoàng Công Chất, gà mọ, khoai sọ Tủa Chùa, gạo lứt đỏ, nộm hoa ban, cá ngần sông Đà, cơm lam, bánh chưng nếp nương, xôi chim Mường Thanh, gỏi cá, vịt om hoa chuối, côn trùng rang, vịt bầu cổ ngắn Tủa Chùa, bí xanh Tìa Dình, nếp cẩm, bánh dày Mông, xôi sắn, mật ong, thịt trâu gác bếp, dứa Mường Chà, rêu đá, măng, nậm pịa, đương quy Tủa Chùa, tiết canh lá bơ mó Mường Luân, rau sắn, lợn cắp nách Tủa Chùa, nếp tan Na Son.
Lễ hội.
Ở Điện Biên có nhiều lễ hội, nổi bật nhất là lễ hội hoa ban và lễ hội thành Bản Phủ. Lễ hội hoa ban Điện Biên thường diễn ra vào giữa tháng 3 hàng năm nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hoá dân tộc ở Điện Biên. Lễ khai mạc thường được tổ chức ở quảng trường 7 – 5, với kết thúc là một màn biểu diễn pháo hoa nổ tầm thấp, được Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh; Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Điện Biên truyền hình trực tiếp. Các chương trình, hoạt động của lễ hội gồm có: cuộc thi "Người đẹp hoa ban," diễu hành đường phố "Đêm hội hoa ban," chương trình nghệ thuật "Về miền hoa ban," thưởng thức ẩm thực "Hương sắc Điện Biên," các cuộc thi đấu thể thao và trò chơi dân gian, các triển lãm tranh, trình diễn trang phục dân tộc, thăm quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ…
Lễ hội thành Bản Phủ được tổ chức vào ngày 24 đến ngày 25 tháng 2 âm lịch ở thành Bản Phủ để tưởng nhớ thủ lĩnh tướng quân Hoàng Công Chất trong công cuộc giải phóng Mường Then – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
Một số ngày hội được Điện Biên đăng cai trong những năm qua gồm có Ngày hội Văn hóa, thể thao và Du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào, Ngày hội Văn hóa Dân tộc Thái và Năm du lịch Quốc gia 2004. Cuộc đua xe đạp do Báo Quân đội nhân dân tổ chức vào các năm 2014 và 2019 có hành trình xuất phát từ Hà Nội về Điện Biên Phủ. Vào dịp kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố này có thể bắn pháo hoa tầm thấp với thời lượng tối đa là 15 phút.
Ngoài ra, Điện Biên còn có nhiều lễ hội, nghi lễ, tập tục của các nhiều đồng bào dân tộc như lễ hội Hạn Khuống của người Thái, Tết cơm mới của người La Hủ, lễ hội mừng măng mọc hay Tết Hoa của dân tộc Cống.
Nghệ thuật.
Xoè vòng là điệu múa khá phổ biến trong các hoạt động văn hóa tại tỉnh Điện Biên. Được thể hiện tài tình, khéo léo từ các đôi nam nữ, múa xoè không chỉ là sự kết tinh từ văn hóa cũng như niềm tin vào một cuộc ấm no, mùa màng tốt tươi; mà còn có ý nghĩa gắn kết tình cảm, sự tin tưởng, hay thể hiện biểu cảm, cảm xúc qua từng điệu múa. Xoè vòng là điệu múa xoè phổ biến nhất và được tham gia đông đảo hơn cả do tính đơn giản của nó; và thường được chọn làm tiết mục kết trong các chương trình văn nghệ. Các lớp tập huấn và truyền dạy nghệ thuật xòe Thái đã được tổ chức ở Điện Biên để bảo tồn và phát huy nghệ thuật này.
Giao thông.
Mạng lưới giao thông đường bộ gồm:
Đường hàng không gồm có sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ – Viêng Chăn – Luông Pha Băng và ĐIện Biên – Hồ Chí Minh.
Tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2016 đến ngày 15 tháng 9 năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 31 người. |
7,326 | 611219 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7326 | Danh sách vô địch đôi nam Wimbledon | Nội dung đôi nam bắt đầu thi đấu từ năm 1884, còn đôi nữ bắt đầu từ 1913.
Các năm 1915-1918 và 1940-1945 giải không được tổ chức vì hai cuộc chiến tranh thế giới. |
7,327 | 601070 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7327 | Danh sách vô địch đôi nam nữ Wimbledon | Nội dung đôi nam nữ bắt đầu thi đấu từ năm 1913, cùng năm với nội dung đôi nữ.
Các năm 1915-1918 và 1940-1945 giải không được tổ chức vì hai cuộc chiến tranh thế giới.
Ivan Dodig
Robert Lindstedt |
7,330 | 69919705 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7330 | Nhật ký trong tù | Nhật ký trong tù (nguyên văn chữ Hán: 獄中日記; Hán-Việt: "Ngục trung nhật ký") là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Ngoài ra, phần cuối văn bản là bút ký đọc sách và bút ký đọc báo ghi chép tóm tắt những thông tin quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa quốc tế và Việt Nam đương thời.
"Nhật ký trong tù" không chỉ ghi những cảnh sinh hoạt trong tù, mà còn có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Để tránh rắc rối với chính quyền Tưởng Giới Thạch, ở bìa đầu cuốn sổ, Hồ Chí Minh đã cẩn thận viết chệch thời gian sáng tác đi 10 năm: "29/8/1932 – 10/9/1933"; nhưng đến cuối tập thơ, trang 53, trên chữ "hoàn" (hết), Hồ Chí Minh đã dùng cùng một thứ chữ để ghi lại thời gian sáng tác chính xác: "29/8/1942 – 10/9/1943".
Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp chữ Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật Bản... Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký".
Hoàn cảnh ra đời.
Giữa tháng 8 năm 1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội và Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội, Nguyễn Ái Quốc từ Pác Bó sang Trùng Khánh, Trung Quốc để kêu gọi sự ủng hộ của các nước Khối Đồng Minh đối với Mặt trận Việt Minh trong công cuộc đánh đuổi Pháp và Nhật. Khi đi, Nguyễn Ái Quốc mang theo tấm danh thiếp, ở giữa in tên Hồ Chí Minh, một bên in "Tân Văn ký giả", một bên in "Việt Nam – Hoa kiều". Tên gọi Hồ Chí Minh chính thức được sử dụng từ đây.
Ngày 27 tháng 8, trên đường từ Ba Mông, huyện Tĩnh Tây tới huyện lỵ Bình Mã (nay là Điền Đông) để bắt xe đi Trùng Khánh, Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương bắt ở thị trấn Túc Vinh, huyện Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình gian nan "Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/Mười tám nhà lao đã ở qua". Chính trong bối cảnh này, tập thơ "Nhật ký trong tù" đã ra đời.
Người dẫn đường cho Hồ Chí Minh trong chuyến đi này là Dương Đào, nhân vật trong bài thơ số 116 "Dương Đào ốm nặng", một thanh niên người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, Quảng Tây cũng bị bắt và giải đi nhiều nơi. Sau khi Hồ Chí Minh được trả tự do ít lâu, Dương Đào cũng được ra tù nhưng chưa kịp về quê nhà thì chết tại Liễu Châu do bị lao lực vì tù đày. Dịp Quốc khánh Việt Nam năm 1963, Hồ Chí Minh đã mời những người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam ở hai huyện Tĩnh Tây và Nà Phạ sang thăm Việt Nam, trong đó có em ruột Dương Đào là Dương Thắng Cường. Khi đoàn về nước, Hồ Chí Minh đã gửi lụa biếu bà Dương Đào.
Hình thức.
"Nhật ký trong tù" là một cuốn sổ tay nhỏ, kích thước 12,5 cm x 9,5 cm, gồm 64 tờ viết trên một mặt bằng mực Tàu, chủ yếu theo hàng dọc từ trên xuống, từ phải sang trái và 18 tờ để trắng.
Bìa trước ghi bốn chữ Hán "Ngục trung nhật ký" tức "Nhật ký trong tù" kèm theo cặp số biểu thị ngày tháng năm là 29/8/1932 và 10/9/1933; bốn câu đề từ "Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao" và một hình vẽ hai tay bị xiềng, bàn tay đang nắm chặt.
Từ tờ thứ nhất đến tờ 46 chép 131 bài thơ, đánh số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trong đó bài số 100 "Liễu Châu ngục" chỉ có tên bài mà không có nội dung thơ. Từ tờ 47 đến tờ 52 là mục đọc sách (độc thư lan). Tờ 53 chép 2 bài thơ cuối kèm theo cặp số biểu thị ngày tháng năm 29/8/1942 và 10/9/1943 cùng với chữ "Hoàn", nghĩa là "Hết". Từ tờ 62 đến 71 là mục đọc báo (khán báo lan).
Số bài.
Trong bản gốc bút tích Ngục trung nhật ký, tác giả không đánh số thứ tự và không đặt tên bài cho bốn câu "đề từ" (Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao - Nam Trân dịch). Hồ Chí Minh chỉ đánh số thứ tự bắt đầu từ bài số 1 là bài Khai quyển (Mở đầu tập nhật ký) cho đến bài cuối cùng số 133 là bài Kết luận (nằm tại trang 53 của tập thơ). Tổng cộng 133 bài.
Một số cuốn sách có tác dụng tra cứu quan trọng thì lại có sơ suất như cuốn: "Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù" Nhà xuất bản Giáo dục; Tuyển tập văn học, tập 3, Nhà xuất bản Văn học 1995; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000… đều đánh số thứ tự các bài thơ không như tác giả, mà đánh số thứ tự tính từ ngoài bìa, vì vậy bài Khai quyển trở thành bài số 2. Các bài khác do vậy cứ đẩy lên một số, dẫn đến có cuốn có 134 bài.
Đánh giá.
Tập thơ "Nhật ký trong tù" đã được một số nhà phê bình đánh giá. Theo BBC, không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc – quê hương của thơ chữ Hán – như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.
Xuân Diệu có viết: ""Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó... Người xưa nói: "Đối diện đàm tâm" nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau... Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lênin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường..."" |
7,333 | 69877193 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=7333 | Quốc huy Việt Nam | Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa I, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ 15 tháng 9 tới 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do Chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ, và họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa.
Lịch sử.
Năm 1950, một số quốc gia trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có công văn gửi Ban thường vụ Quốc hội về việc sáng tác quốc huy.
Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động và đã thu hút đông đảo họa sĩ trên cả nước tham gia. Trong đó, họa sĩ Bùi Trang Chước đã có 112 bản vẽ phác thảo và chi tiết. 15 bản vẽ của ông đã được Ban mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên Truyền để trình lên Chính phủ.
Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của ông là hình tròn, hai bên là các bông lúa, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, dưới đe là dải lụa có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phía trên bên trong là ngôi sao vàng trên nền đỏ, dưới ngôi sao gần giữa trung tâm là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng xung quanh, gợi lên hình ảnh buổi bình minh. Toàn bộ Quốc huy dùng hai màu vàng và đỏ, là các màu cổ truyền của hoành phi và câu đối. Các mẫu này khi trình lên Chính phủ thì được Chủ tịch Hồ Chí Minh góp ý: "Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại".
Mẫu quốc huy này của ông đã được Trung Ương duyệt, và chỉ đạo chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Lúc đó, họa sĩ Bùi Trang Chước đang được giao một nhiệm vụ tuyệt mật là vẽ và in tiền, do đó, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã chỉnh sửa mẫu Quốc huy.
Ngày 14 tháng 1 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 254-SL về việc ban bố mẫu quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kèm theo đó là Phụ lục số 1, 2 in mẫu vẽ quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.
Năm 1976, khi đất nước Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa đổi phần quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI). Vì vậy, Quốc huy Việt Nam chính thức mang dòng chữ (in hoa) "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".
Mô tả.
Khi được ban hành lần đầu năm 1956, quốc huy nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được mô tả tại Điều 2 Sắc lệnh 254/SL của Chủ tịch nước như sau:
Hiến pháp năm 2013 mô tả Quốc huy tại khoản 2 Điều 13 như sau:
Thiết kế.
Quốc huy Việt Nam được thiết kế theo mẫu:
Lỗi kỹ thuật.
Đầu năm 2007, họa sĩ, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Chương cho rằng việc in ấn, sao chép hình quốc huy Việt Nam có nhiều sai sót so với Hiến pháp quy định như: |